SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
guyễn
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRUNGTÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2015
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trọng Cường
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRUNGTÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THANH HÀ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày10 tháng 11 năm 2009
Học viên thực hiện
Nguyễn Trọng Cường
LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn PGS.TS.Lê Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn về
chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đóng góp những ý kiến quí báu,
khích lệ tôi hoàn thành luận án này.
Chân thành cám ơn quí Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và cung cấp
những kiến thức quí báu, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, khoa Đào tạo sau Đại học, khoa
Quản trị kinh doanh trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giúp đỡ và cung cấp nhiều kiến thức quí báu cho tôi trong suốtthời gian
học Cao học ngành Quản trị kinh doanh.
Xin cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Trung Tâm
Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ, các cán bộ đồng
nghiệp trong cơ quan, các bạn cùng khóa đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập để hoàn thành khóa học này.
Chân thành biết ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình về tinh thần và vật
chất để tôi hoàn thành chương trình học Thạc sĩ ngành Quản trị kinh
doanh.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng./.
Nguyễn Trọng Cường
MỤC LỤC
Trang
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii
DANH SÁCH BẢNG iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Đối tượng nghiên cứu 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 5
1.1 Vai trò của chiến lược đối với một tổ chức 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến chiến lược 5
1.1.2 Tầm quan trọng của chiến lược và quản trị chiến lược đối với sự 6
phát triển của một tổ chưc
10
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức
1.2.1 Phân tích môi trường 10
1.2.1.1 Phân tích môi trường bên ngoài 11
1.2.1.2 Phân tích môi trường bên trong 15
1.2.1.3 Các cấp hoạt động chiến lược và công cụ chiến lược 15
1.2.1.4 Phương pháp phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ ( 16
SWOT)
1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu 17
1.2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược 18
1.3 Kết kuận chương một 18
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRUNG 19
TÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
2.1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công 19
nghệ thành phố Cần Thơ
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 19
2.1.2 Kết quả hoạt động các năm qua 20
2.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến Trung tâm 24
2.2.1 Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại) 24
2.2.1.1 Marketing 24
2.2.1.2 Tài chính và kế toán 25
2.2.1.3 Ma trận các yếu tố nội bộ IFE 26
2.2.2 Môi trường bên ngoài 27
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô 27
2.2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE 30
2.2.2.3 Môi trường tác nghiệp 31
2.2.2.4 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh 41
2.2.2.5 Hiện trạng hoạt động kiểm định phương tiện đo và hiệu chuẩn 42
i
phương tiện đo, thiết bị tại TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL
2.3 Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) đối 45
với Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ
2.3.1 Các cơ hội đối với Trung tâm 45
2.3.2 Các nguy cơ đối với Trung tâm 46
2.3.3 Các điểm mạnh của Trung tâm 47
2.3.4 Các điểm yếu của Trung tâm 48
2.4 Sự cần thiết phải đầu tư và phát triển Trung tâm 50
2.5 Kết luận chương hai 54
CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM 56
KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TP. CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2015
3.1 Quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển Trung tâm 56
3.1.1 Quan điểm 56
3.1.2 Mục tiêu 57
3.2 Sứ mạng của Trung tâm 61
3.3 Chiến lược phát triển Trung tâm 62
3.3.1 Chiến lược đầu tư 62
3.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 63
3.3.2.1 Đầu tư mới hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo và thiết bị. 64
3.3.2.2 Mở mới một số hoạt động kiểm định phương tiện đo 65
3.3.2.3 Hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm 65
3.3.2.4 Mở rộng lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu 66
3.3.2.5 Duy trì và mở rộng các họat động dịch vụ về đào tạo, tư vấn 68
3.3.3 Chiến lược xâm nhập thị trường 69
3.3.4 Chiến lược phát triển thị trường 69
3.3.5 Chiến lược về nguồn nhân lực 70
3.3.6 Chiến lược về chất lượng sản phẩm 71
3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 72
3.4.1 Giải pháp đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị mới 72
3.4.1.1 Giải pháp huy động vốn 73
3.4.1.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 74
3.4.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 76
3.4.2.1 Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 77
3.4.3 Giải pháp về thực hiện marketing 78
3.4.4 Giải pháp về cơ chế và lộ trình thực hiện 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
ii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
01. Aplac Asia Pacific laboratory Accredition Cooperation
02. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
03. GTGT Giá trị gia tăng
04. ISO International Standardzation Organization
05. KĐ Kiểm định
06. KĐV Kiểm định viên
07. HC Hiệu chuẩn
08. KHCN Khoa học công nghệ
09. Nata National Asosociation of Testing Authorities
10. NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
11. PR Promotion
12. PTĐ Phương tiện đo
13. PTN Phòng thử nghiệm
14. Quatest Quality testing
15. R&D Reseach and develop
16. TN Thử nghiệm
17. TP Thành phố
18. TTKT&UDCN Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ
19. TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
20. UBND Uỷ ban Nhân dân
21. Vinalab Vietnam Laboratory (Hội hợp tác các phòng thử
nghiệm Việt Nam)
22. TT KN DP-MP Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm và
&TP thực phẩm
23. QLNN Quản lý nhà nước
iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng số 2.1: Kết quả hoạt động thử nghiệm và kiểm định-hiệu chuẩn
Bảng số 2.2: Doanh thu của Trung tâm các năm qua
Bảng số 2.3: Nguồn nhân lực của Trung tâm các năm qua
Bảng số 2.4: Ma trận các yếu tố nội bộ IFE
Bảng số 2.5: Các yếu tố kinh tế chính của TP Cần Thơ
Bảng số 2.6: Các yếu tố xã hội chính của TP Cần Thơ
Bảng số 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE
Bảng số 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành
khá lâu đời, đóng vai trò quan trọng về Kinh tế - Xã hội và là động lực phát
triển của cả vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên
1.389,6 km2
, dân số khoảng 1,2 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân những năm gần đây là 15,5 % năm. Thu nhập bình quân 1440 USD
/người (năm 2008).
Là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2004 và dự kiến phấn đấu đến
trước năm 2010 sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương. Do đó,
tháng 5/2005, Bộ Chính Trị đã có Nghị quyết số 45/TW về việc xây dựng và
phát triển TP.Cần Thơ trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước
với phương hướng phát triển TP Cần Thơ đến năm 2010 trở thành “cửa ngõ
của cả vùng hạ lưu sông Mê-Kông; là trung tâm Công nghiệp, trung tâm
Thương mại – Dịch vụ, Du lịch, trung tâm Giáo dục - Đào tạo và Khoa học -
Công nghệ … Của vùng ĐBSCL”
Trong kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của TP Cần Thơ năm năm
2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của UBND thành phố Cần Thơ đã nêu rõ
phương hướng phát triển, cùng với các nhiệm vụ, biện pháp thực hiện. Về
Khoa học Công nghệ, phương hướng phát triển đến năm 2010 là tăng cường
nghiên cứu khoa học; tổ chức có hiệu quả các hoạt động liên quan đến các qui
hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội . . . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hỗ
trợ các doanh nghiệp . . . Nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn đo lường
chất lượng.
Để thực sự trở thành trung tâm Khoa học – Công nghệ của ĐBSCL đòi hỏi
thành phố Cần Thơ phải đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động Khoa học – Công
nghệ. Trong đó, hoạt động kỹ thuật về thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng
hóa phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và hỗ trợ các doanh
nghiệp đánh giá và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như các hoạt động Kiểm
định – Hiệu chuẩn phương tiện đo, thiết bị thử nghiệm, thiết bị sản xuất là rất
1
quan trọng trong sự phát triển Khoa học – Công nghệ nói riêng và phát triển
Kinh tế - Xã hội nói chung.
Bên cạnh đó, tháng 9 năm 2005 Chính phủ đã ra Nghị định số 115/2005/NĐ-
CP ngày 05/09/2005, qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức Khoa học và Công nghệ công lập. Trung tâm kỹ thuật và Ứng dụng Công
nghệ Cần Thơ (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc đối
tượng áp dụng Nghị định này. Tuy Trung tâm kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ
Cần Thơ đã được thành lập từ năm 1995, nhưng đến nay vẫn hoạt động theo cơ
chế bao cấp cũ, chưa có hoạch định chiến lược phát triển đơn vị theo cơ chế
mới, phương pháp mới như những doanh nghiệp.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm kỹ thuật
và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ” nhằm cùng Ban Giám đốc và tập thể cán bộ
viên chức Trung tâm định ra được chiến lược phát triển đơn vị phù hợp, nhằm
mở rộng – phát triển qui mô cơ quan, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, đồng
thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị trong cơ chế thị trường có nhiều
cạnh tranh, thách thức và góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng
Công nghệ thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hiện nay của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và xu hướng phát triển của thành phố Cần Thơ cũng như vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm
Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ phù hợp (Định hướng
phát triển thành Trung tâm Kỹ thuật của vùng ĐBSCL)
3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: từ các sở quản lý chuyên ngành, niên giám thống kê TP
Cần Thơ, website của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các nguồn
khác có liên quan.
- Số liệu sơ cấp: khảo sát các phòng thử nghiệm, kiểm định tại Cần Thơ.
2
* Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh.
Dùng phương pháp đánh giá thực tế hoạt động trong thời gian qua, xác
định xu hướng phát triển Kinh tế - Xã hội chung và nhu cầu của các cơ quan
quản lý nhà nước về quản lý chất lượng cũng như nhu cầu đánh giá chất lượng
của các doanh nghiệp. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho Trung tâm Kỹ
thuật và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ trên cơ sở lý thuyết về xây dựng
chiến lược. Xây dựng phòng thử nghiệm trọng điểm cho TP Cần Thơ để phục
vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL, nhằm thực hiện
Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và
phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước”.
Cách tiếp cận của đề tài là từ phân tích - tổng hợp các yếu tố môi trường
tác động vào Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP Cần Thơ, từ đó
dự báo các cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu của Trung tâm Kỹ thuật
và Ứng dụng Công nghệ TP Cần Thơ, làm cơ sở cho việc đưa ra lộ trình phát
triển của Trung tâm.
Nghiên cứu đối chiếu giữa yêu cầu của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với
các đơn vị kỹ thuật (thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa) nói chung và
Trung tâm kỹ thuật Cần Thơ nói riêng để từ đó khái quát các đơn vị sự nghiệp
kỹ thuật đã đáp ứng được gì và chưa đáp ứng được gì khi Việt Nam đã là thành
viên của WTO. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình phát triển cho Trung tâm. Tôi
coi đây là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. Ngoài ra đề tài còn sử
dụng các phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là TP Cần Thơ (các hoạt động thử nghiệm
chất lượng sản phẩm, kiểm định – hiệu chuẩn các phương tiện đo và thiết bị thử
nghiệm) có tính đến sự tác động qua lại trong sự phát triển của TP Cần Thơ với
các tỉnh trong vùng ĐBSCL (chủ yếu là các tỉnh lân cận TP. Cần Thơ từ Đồng
Tháp đến Cà Mau).
3
Nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động thử nghiệm chất
lượng sản phẩm, Kiểm định – Hiệu chuẩn phương tiện đo và thiết bị của Trung
tâm giai đoạn từ năm 2003-2008.
Không gian nghiên cứu: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ
thành phố Cần Thơ.
Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của
Trung tâm có liên quan đến chiến lược phát triển Trung tâm.
Giới hạn nghiên cứu: Chỉ chọn các hoạt động thử nghiệm chất lượng sản
phẩm, kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng xuất nhập khẩu, Kiểm định - Hiệu
chuẩn phương tiện đo – thiết bị và một vài hoạt động dịch vụ (không khảo sát
các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ).
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày được quyết định giao đề tài đến
30/12/2008.
5. Đốitượng nghiên cứu
Các hoạt động thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn của Trung tâm Kỹ
thuật và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ. Các phòng thử nghiệm, các sở ban
ngành, các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động thử nghiệm, kiểm định,
hiệu chuẩn.
Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
• Xác định các cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển Trung tâm Kỹ thuật
và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ.
• Phân tích môi trường tác nghiệp của Trung tâm KT&UDCN.
• Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Trung tâm.
• Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2015 hợp lý.
• Đề xuất một số giải pháp thực hiện.
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
1.1 Vai trò của chiến lược đối với một tổ chức
1.1.1 Mộtsố khái niệm liên quan đến chiến lược
1.1.1.1 Chiến lược: Chiến lược được hiểu là những kế hoạch được thiết lập
hoặc những hành động được thực hiện nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức.
Như vậy, chiến lược được xem là những kế hoạch cho tương lai (quản trị chiến
lược phát triển vị thế cạnh tranh, Phạm Hữu Lam chủ biên).
1.1.1.2 Mục đíchvà mục tiêu tổ chức
* Sứ mạng: Sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và
các họat động của tổ chức. Sứ mạng được thể hiện ra dưới dạng bản tuyên bố
bằng văn bản. Sứ mạng của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đối
với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của công ty đối với xã hội. Thực chất
bản tuyên bố về sứ mạng của công ty tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức
quan trọng: “công ty tồn tại nhằm mục đích gì ?”. Bản tuyên bố về sứ mạng
thường phải đề cập đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ và những
triết lý mà công ty theo đuổi.
Bản tuyên bố về sứ mạng tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng
đắn các mục tiêu và các chiến lược của công ty, thêm nữa nó giúp tạo lập và
củng cố hình ảnh của công ty trước xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đối với
các đối tượng hữu quan.
* Các mục tiêu dài hạn: Nếu tuyên bố về sứ mạng là một nỗ lực để thể
hiện tầm nhìn một cách rõ ràng và cụ thể hơn thì các mục tiêu chiến lược nhằm
thể hiện các sứ mạng một cách cụ thể hơn nữa.
Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà
công ty muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Các mục tiêu
chiến lược của tổ chức có những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, các mục tiêu chiến lược bao gồm cả các mục tiêu tài chính và
phi tài chính.
5
- Thứ hai, các mục tiêu chiến lược tạo ra thứ tự các ưu tiên và cơ sở cho
sự lựa chọn, đánh đổi.
- Thứ ba, các mục tiêu chiến lược phải hiện thực khi những người lao
động đưa ra những nỗ lực cần thiết.
- Thứ tư, các mục tiêu chiến lược liên quan tới hoạt động và kết hợp các
chức năng khác nhau của tổ chức.
* Các mục tiêu ngắn hạn: Các mục tiêu ngắn hạn có thể được xem như
nền tảng từ đó các mục tiêu chiến lược được thực hiện. Các mục tiêu ngắn hạn
thường có các đặc tính sau: Có thể đo lường được; Có thể giao cho mọi người;
Thách thức nhưng có khả năng thực hiện; Giới hạn cụ thể về thời gian.
Các mục tiêu ngắn hạn phải bảo đảm nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn
của chiến lược tổng thể và hội nhập có hiệu quả vào chiến lược chung. Các nhà
quản trị phải luôn bảo đảm rằng việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu ngắn
hạn phải được đặt trong bối cảnh của chiến lược và mục tiêu chung và nhằm
đạt tới các mục tiêu dài hạn, sứ mạng của tổ chức.
1.1.2 Tầmquan trọng của chiến lược và quản trị chiến lược đối với sự phát
triển của tổ chức
Trong những năm gần đây, lý luận và thực tiễn về quản trị đã có những
thay đổi to lớn. Trong sự thay đổi đó, xây dựng và quản trị chiến lược đã và
đang nhận được một sự chú ý đặc biệt của tất cả các nhà lý luận và các nhà
quản trị trong thực tiễn. Để thấy được tầm quan trọng của xây dựng và quản trị
chiến lược, trước hết cần hiểu những đặc điểm lớn của môi trường kinh doanh
hiện đại. Những đặc điểm này chi phối và quyết định sự tồn tại và phát triển
của tất cả các doanh nghiệp hiện nay, nó vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra
những thách thức cho sự phát triển.
Đặc điểm lớn nhất là quá trình quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới. Quá trình này với hai xu thế đang đồng thời xảy ra: toàn cầu hóa và
khu vực hóa. Toàn cầu hóa tức là sự phân công lao động diễn ra trên tòan thế
giới. Sự phân công lao động quốc tế này làm nền kinh tế thế giới trở nên thống
nhất, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Hơn nữa, việc hình thành các khu vực mậu
6
dịch tự do (Liên minh châu Âu: EU, khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ: NAFTA, khu
mậu dịch tự do Đông nam Á: AFTA) trên toàn thế giới đang thúc đẩy tăng
cường hợp tác khu vực và làm cho quá trình quốc tế hóa diễn ra nhanh và mạnh
hơn. Quá trình quốc tế hóa gắn liền với việc giảm và gỡ bỏ các rào cản thương
mại tạo ra những thị trường rộng lớn hơn, và những cơ hội cho sự phát triển to
lớn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quốc tế hóa cũng làm cho sự cạnh tranh trở nên
toàn cầu, gay gắt và dữ dội hơn; đồng thời lợi thế so sánh bị giảm do các nguồn
lực di chuyển dễ dàng hơn. Tận dụng những cơ hội của quá trình quốc tế hóa
và đương đầu với cạnh tranh toàn cầu trở thành thách thức lớn nhất cho sự tồn
tại và phát triển của các tổ chức và đây cũng là thách thức lớn nhất đối với
quản lý hiện nay và những năm tới.
Đặc điểm thứ hai là cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ đang
diễn ra với tốc độ như vũ bão. Với tốc độ chưa từng có của cuộc cách mạng
khoa học- kỹ thuật- công nghệ, một khối lượng khổng lồ các kiến thức và công
nghệ được tạo ra. Những lợi ích to lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật-
công nghệ đã được biết đến nhiều, song nó cũng tạo ra những thách thức to lớn
cho sự phát triển của tổ chức. Tốc độ phát triển sản phẩm mới diễn ra rất nhanh
tạo ra các sản phẩm mới hiệu quả hơn, làm cho các sản phẩm hiện hữu trở nên
bị lạc hậu và chu kỳ đời sống sản phẩm bị rút ngắn lại. Không những bản thân
sản phẩm bị lỗi thời mà công nghệ cũng ở trong tình trạng như tương tự. Sự lạc
hậu của công nghệ và sản phẩm đòi hỏi các công ty phải ứng dụng nhanh nhất
các thành tựu mới nhất vào sản xuất- kinh doanh, phải khuyến khích và hỗ trợ
mọi người sáng tạo, phải có một hệ thống năng động đủ sức thích ứng với
những tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công
nghệ. Một trong những đặc điểm đặc biệt của cuộc cách mạng khoa học- kỹ
thuật- công nghệ là sự kết hợp giữa công nghệ máy tính với công nghệ viễn
thông. Sự kết hợp này tạo ra kỷ nguyên thông tin. Sự bùng nổ thông tin làm
cho khối lượng thông tin phải xử lý nhiều hơn, phức tạp hơn, và đặc biệt làm
thay đổi cách thức làm việc. Nhiều công việc mới được tạo ra, cách thức tổ
chức quản lý và giải quyết công việc cũng thay đổi nhanh chóng. Việc phát
7
triển mạng internet cho phép tất cả mọi người có thể liên lạc với nhau một cách
nhanh chóng ở tất cả mọi nơi trên toàn thế giới. Tốc độ và sự sáng tạo trở thành
những yếu tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển.
Đặc điểm thứ ba là sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.
Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật-
công nghệ đã dẫn tới sự thay đổi rất nhanh chóng của môi trường kinh doanh.
Hiển nhiên, để tồn tại và phát triển trong môi trường, các tổ chức phải luôn
thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Khi môi trường thay đổi nhanh, khó
dự đoán hơn thì việc phân tích, kiểm sóat sự thay đổi của môi trường trở nên
rất quan trọng. Phát triển một tổ chức năng động, đủ sức thích ứng và phản ứng
nhanh chóng với những thay đổi nhanh của môi trường là một trong những yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh doanh hiện đại.
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh thì những kỹ năng phân tích- yếu tố
quyết định của sự phát triển trong điều kiện môi trường ổn định trở nên không
đủ cho sự tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó, sự nhạy cảm, sự sáng tạo có
một ý nghĩa quyết định. Tổ chức chỉ có thể năng động, thích ứng nhanh và có
hiệu quả với sự thay đổi của môi trường khi những người lao động hết lòng vì
nó, làm việc với tư cách là người chủ thực sự của tổ chức và làm việc với ý
thức sáng tạo cao. Quản trị sự thay đổi chiến lược và luôn có quan điểm chiến
lược trong phát triển tổ chức có một ý nghĩa lớn cho sự tồn tại và phát triển của
các tổ chức hiện đại.
Trước những đặc điểm lớn vừa là cơ hội vừa là thách thức sự tồn tại và
phát triển của các tổ chức như trình bày ở trên, quản trị chiến lược có vai trò
đặc biệt quan trọng :
Trước hết, quản trị chiến lược nhằm đạt tới những mục tiêu của tổ chức.
“Quản trị là đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng và thông qua con người”. Vai trò
của các mục tiêu là rất quan trọng. Nếu không nhằm đạt tới những mục tiêu
nào đó thì không cần có các nhà quản trị. Thực tiễn quản trị đã dẫn tới việc
chuyên môn hóa các họat động của tổ chức. Trong điều kiện chuyên môn hóa,
các nhà quản trị và người lao động ở các phòng ban, bộ phận của tổ chức
8
thường có xu hướng chỉ đạt tới các mục tiêu của đơn vị mình mà không thấy
các mục tiêu của toàn bộ tổ chức, và vì vậy có thể cản trở và làm tổn hại đến
việc đạt tới các mục tiêu chung. Sự cộng hưởng các sức mạnh của các bộ phận
và cá nhân trong tổ chức chỉ có thể đạt được khi có một quan điểm toàn diện và
hệ thống trong việc xử lý các vấn đề của thực tiễn kinh doanh. Quản trị chiến
lược giúp thấy rõ các mục tiêu của tổ chức, thông qua đó lôi kéo các nhà quản
trị của các cấp vào quá trình quản trị chiến lược của tổ chức, tạo ra sự cộng
hưởng của tòan bộ tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu chung của tòan tổ chức
hơn là các mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, phòng ban.
Thứ hai, quản trị chiến lược quan tâm một cách rộng lớn tới các nhân
vật hữu quan. Sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đòi hỏi nó phải thỏa
mãn, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan như các
khách hàng, các nhà cung ứng, những người lao động, những người chủ sở
hũu… Tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan tới sự phát triển của một tổ
chức được gọi là các nhân vật hữu quan do chúng có ảnh hưởng qua lại với các
hoạt động, cũng như sự thành bại của tổ chức. Các nhu cầu, lợi ích của các
nhân vật hữu quan là khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Vì vậy, quan
tâm giải quyết hài hòa các nhu cầu và lợi ích đó là một việc làm có sự quan tâm
đặc biệt của các tổ chức hiện nay. Các nhà quản trị và những người lao động
của các phòng ban, bộ phận của tổ chức có xu hướng chỉ thỏa mãn nhu cầu của
những nhân vật hữu quan cụ thể có liên quan tới mình hơn là quan tâm tới giải
quyết hài hòa nhu cầu và lợi ích của tất cả các nhân vật hữu quan.
Thứ ba, quản trị chiến lược gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh
dài hạn. Phát triển bền vững và tư duy chiến lược là những khái niệm được
nhắc tới rất nhiều hiện nay. Nghĩa vụ của các nhà quản trị là phải bảo đảm sự
phát triển bền vững tổ chức của họ. Muốn vậy, các nhà quản trị cần có quan
điểm dài hạn, có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của tổ chức họ. Những
mục tiêu chiến lược dài hạn là cơ sở quan trọng cho các kế hoạch và mục tiêu
ngắn hạn. Thông qua các mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn để đạt tới các mục
tiêu chiến lược dài hạn. Trong điều kiện của môi trường kinh doanh thay đổi
9
rất nhanh và bất định thì năng lực thích ứng của tổ chức đóng một vai trò rất
quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nó. Việc xử lý các vấn đề bức bách
hiện tại chỉ có hiệu qủa khi nó dựa trên một định hướng dài hạn và hướng tới
việc đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn. Hơn nữa, các nhà quản trị và
người lao động của các đơn vị trong tổ chức thường chỉ nhìn thấy các mục tiêu
ngắn hạn của bộ phận của họ, do đó có thể có những họat động bất lợi cho các
mục tiêu chiến lược dài hạn. Vì vậy, làm cho mọi người trong tổ chức hiểu
được các mục tiêu chiến lược dài hạn, qua đó hướng những nỗ lực của họ vào
việc đạt tới các mục tiêu này có một ý nghĩa to lớn khi họ xử lý công việc trước
mắt, hằng ngày của họ.
Thứ tư, quản trị chiến lược quan tâm cả tới hiệu suất và hiệu quả. Hai
khái niệm căn bản rất quan trọng của quản trị là hiệu suất và hiệu quả. Peter
Drucker định nghĩa “ hiệu quả là việc giải quyết đúng công việc và hiệu suất là
giải quyết công việc đúng cách”. Quản trị phải nhằm đưa tổ chức đạt tới các
mục tiêu của nó với hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động thường
ngày, các nhà quản trị thường có xu hướng nâng cao hiệu suất hoạt động của
đơn vị họ. Việc nâng cao hiệu suất hoạt động của các bộ phận của tổ chức
không phải lúc nào cũng dẫn đến việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức, khi điều
này xảy ra thì đó là một sự lãng phí rất lớn. Vì vậy, xác định đúng đắn các mục
tiêu chiến lược dài hạn, làm cho mọi người hiểu rõ các mục tiêu đó, qua đó
hướng các nguồn lực và hoạt động của tổ chức vào việc đạt tới các mục tiêu
với hiệu suất cao nhất là điều quan trọng trong việc quản trị một tổ chức. Quản
trị chiến lược giúp thực hiện điều này.
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức
Mỗi tổ chức khi xây dựng chiến lược phát triển cho mình đều trải qua các
quy trình cơ bản sau:
1.2.1 Phântích môi trường
Môi trường tổng quát mà tổ chức cần phân tích có thể chia thành ba mức độ:
môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, và môi trường nội bộ (hoàn cảnh nội
10
bộ). Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh. Môi trường
tác nghiệp được xác định với một ngành cụ thể, với tất cả các tổ chức trong
ngành chịu ảnh hưởng. Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp
kết hợp với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài hoặc môi trường nằm
ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại
trong một tổ chức nhất định. Đôi khi môi trường nội bộ được gọi là môi trường
kiểm soát được.
1.2.1.1Phântích môi trường bên ngoài.
Nghiên cứu môi trường bên ngoài là một quá trình phải tiến hành
thường xuyên, liên tục không bao giờ dừng lại, vì nó chính là điều kiện đảm
bảo sự thành công của chiến lược. Mục đích của nghiên cứu môi trường bên
ngoài là nhằm nhận dạng những mối đe dọa cũng như những cơ hội có ảnh
hưởng đến họat động của doanh nghiệp.
* Môi trường tổng quát (Môi trường vĩ mô)
Môi trường tổng quát là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả
các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các
tổ chức. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như : các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, tự nhiên, dân số, và kỹ thuật công nghệ. Môi trường
này có các đặc điểm sau đây:
- Công ty khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được nó, khó có thể điều
chỉnh được nó, trái lại phụ thuộc vào nó.
- Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác
nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng
họat động của từng doanh nghiệp.
- Sự thay đổi của môi trường tổng quát có tác dụng làm thay đổicục diện
của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ.
- Mỗi yếu tố của môi trường tổng quát có thể ảnh hưởng đến tổ chức một
cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Các yếu tố chủ yếu của môi trường tổng quát (vĩ mô) gồm:
11
* Môi trường kinh tế: Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan
tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có
tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường
tổng quát. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa
đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các
ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh
nghiệp. Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, trong đó, một số yếu
tố cơ bản thường được quan tâm nhất là:
- Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội, và tổng sản phẩm quốc dân.
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất
- Cán cân thanh toán quốc tế
- Xu hướng của tỷ giá hối đoái.
- Xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế.
- Mức độ lạm phát.
- Hệ thống thuế và mức thuế.
- Các biến động trên thị trường chứng khóan.
* Môi trường chính trị và pháp luật: Bao gồm hệ thống các quan điểm,
đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu
hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong
nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
* Môi trường văn hóa xã hội: Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà
những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội
hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một
phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó
thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm cần
chú ý là: sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn, và
tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được.
Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường rất rộng:
“Nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản
phẩm và dịch vụ”.
12
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các họat động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức,
thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền
thống; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức và học vấn
chung của xã hội… Trên thực tế, ngòai khái niệm văn hóa xã hội còn tồn tại
khái niệm văn hóa của vùng, văn hóa làng xã, chính những phạm trù này quyết
định thị hiếu, phong cách tiêu dùng ở từng khu vực sẽ khác nhau.
* Môi trường dân số: Là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu
tố khác của môi trường tổng quát, đặc biệt là yếu tố xã hội và kinh tế. Những
thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi
trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Chúng ta có thể dùng thông tin này để hoạch định chiến lược sản phẩm,
chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo… Những
khía cạnh cần quan tâm của môi trường này gồm : Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ
tăng của dân số; Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính ,
dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên;
Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng…
* Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu,
cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản
trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và
không khí…
Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của
nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận
tải… Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một
yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch
vụ.
* Môi trường công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động,
chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và
đe dọa từ môi trường này có thể là: Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện
và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản
13
phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện
hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công
nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo
điều kiện thuận lợi cho những người thâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe
dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới
càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm
tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
Bên cạnh những đe dọa là những cơ hội đối với các doanh nghiệp như:
Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn, với chất
lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Sự ra đời
của công nghệ mới và khả năng chuyển giao công nghệ mới này vào các ngành
khác có thể tạo ra những cơ hội rất quan trọng để phát triển sản xuất và hoàn
thiện sản phẩm ở các ngành. Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản
phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và có nhiều tính năng hơn, qua đó có thể tạo ra
những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Môi trường cạnh tranh (Môi trường tác nghiệp)
Đây là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn
các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây. Michael
Porter đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh
trong một ngành kinh doanh: Đe dọa của những người nhập ngành; Sức mạnh
đàm phán của nhà cung cấp; Sức mạnh đàm phán của người mua; Đe dọa của
sản phẩm thay thế; và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu
trong ngành.
Sức mạnh của áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu
tư, cường độ cạnh tranh, và mức độ lợi nhuận của ngành. Khi áp lực cạnh tranh
càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng của công ty cùng ngành càng
bị hạn chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho các công ty
trong ngành thu được lợi nhuận cao. Các công ty cần phải nghiên cứu hiện
trạng và xu hướng của áp lực cạnh tranh, căn cứ vào những điều kiện bên trong
của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó
14
với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng
theo cách có lợi cho mình.
- Môi trường kinh doanh quốc tế
Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày nay thì không
thể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thế giới, trái
lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày
càng tăng. Trong bối cảnh như vậy chắc chắn rằng những biến động của môi
trường kinh doanh quốc tế sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh của các
công ty hoạt động trong nước.
1.2.1.2Phântích môi trường bên trong.
Phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu
của công ty, qua đó xác định các năng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh của
công ty. Bối cảnh để hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu của công ty là dây
chuyền gía trị của công ty, tình hình tài chính, văn hóa, tổ chức và lãnh đạo của
công ty. Bàn về năng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh hay những điểm mạnh
và những điểm yếu của công ty tức là nói tới sự so sánh các mặt, các họat động
của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.3Các cấphoạtđộng chiến lược và công cụ chiến lược.
Tiến trình tăng trưởng và phát triển đặt công ty đứng trước sự lựa chọn
về lĩnh vực kinh doanh và thị trường. Quá trình tăng trưởng của công ty có thể
bắt đầu từ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó, thực hiện việc phát
triển thị trường và tiến hành đa dạng hóa. Khi công ty chỉ kinh doanh một loại
sản phẩm mà không tiến hành đa dạng hóa thì chiến lược cấp công ty chính là
chiến lươc cạnh tranh (cấp kinh doanh). Việc đa dạng hóa các hoạt động của
công ty có thể diễn ra là hội nhập dọc (về phía trước và về phía sau) hoặc hội
nhập ngang (đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa tổ hợp). Có thể sử dụng ba
phương pháp phân tích cấu trúc kinh doanh đó là phương pháp BCG, phương
pháp Mc. Kinsey, và phương pháp dựa trên sự phát triển của ngành. Trong cả
ba giai đoạn tăng trưởng và phát triển công ty (công ty hoạt động ở thị trường
nội địa trên một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Để củng cố và duy trì vị thế cạnh
15
tranh, công ty có thể thực hiện hội nhập dọc hoặc mở rộng thị trường ra bên
ngoài, toàn cầu hóa hoạt động. Công ty thực hiện đa dạng hóa, mở rộng hoạt
động sang các lĩnh vực kinh doanh mới) đều có những đặc điểm riêng của từng
giai đoạn cũng như những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, công ty có thể sử
dụng các phương pháp phân tíchcấu trúc kinh doanh của công ty. Phương pháp
Boston Consunting Group (BCG) với mục tiêu là xác định những yêu cầu về
vốn đầu tư và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở từng lĩnh vực kinh doanh
khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của công ty. Phương pháp McKingsey
cũng giống như phương pháp BCG, chia công ty thành các SBU, rồi đánh gía
chúng theo hai căn cứ: tính hấp dẫn của ngành và vị thế cạnh tranh của SBU.
Điểm khác biệt là hai tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố hơn.
Phương pháp phân tích cấu trúc dựa trên sự phát triển của ngành khắc phục
được nhược điểm của phương pháp Mckinsey. Mô hình này cũng chia công ty
thành các SBU, rồi đánh giá vị thế cạnh tranh của chúng theo phương pháp
trong mô hình Mckinsey. Điểm khác biệt là tiềm năng và triển vọng của các
SBU với những vị thế cạnh tranh khác nhau sẽ được xem xét qua các giai đoạn
phát triển của ngành. Các công cụ khác dùng trong xây dựng chiến lược là: ma
trận các yếu tố nội bộ (IFE), ma trận các yếu tố môi trường (EFE), ma trận hình
ảnh các đối thủ cạnh tranh …
1.2.1.4 Phương pháp phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ
(SWOT)
Chữ SWOT là chữ viết tắt các từ trong tiếng Anh gồm: Strengths,
Weaknesses, Opportunities, Threats. Mục đích của việc phân tích này là phối
hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các nguy cơ và cơ hội thích hợp. Có thể thực
hiện quá trình phối hợp này bằng cách sử dụng ma trận SWOT. Để xây dựng
ma trận SWOT, trước tiên ta liệt kê ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy
cơ được xác lập bằng ma trận thứ tự ưu tiên theo các ô tương ứng. Sau đó ta
tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên
để tạo ra các cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra bốn nhóm phối hợp cơ
16
bản. Tương ứng với các nhóm này là các phương án chiến lược mà ta cần xem
xét.
Phối hợp S/O thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội.
Điều quan trọng là tổ chức (công ty) phải sử dụng các mặt mạnh của mình
nhằm khai thác cơ hội.
Phối hợp S/T thu được do phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ của
chính công ty, nhằm giảm thiểu các nguy cơ.
Phối hợp W/O là phối hợp giữa các mặt yếu của công ty và các cơ hội lớn.
Công ty có thể vượt qua các mặt yếu bằng cách tranh thủ các cơ hội.
Phối hợp W/T là phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của công ty. Điều
quan trọng là công ty phải cố gắng làm sao giảm thiểu được mặt yếu của mình
và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ.
Việc phân tích SWOT phải nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó
hình thành các phương án chiến lược. Mặc dù các cơ hội và nguy cơ là khác
nhau song khi một cơ hội bị bỏ qua thì nó có thể trở thành nguy cơ. Ngược lại
cũng có thể chuyển nguy cơ thành cơ hội.
1.2.2 Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu
+ Chức năng nhiệm vụ : là mục đích của tổ chức, phân biệt tổ chức với các
tổ chức tương tự khác. Nó còn được gọi là các nguyên tắc kinh doanh, mục
đích, triết lý và tín điều của tổ chức hoặc các quan điểm của tổ chức (sứ mạng
của tổ chức). Từ đó, xác định lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, thông thường
đó là loại sản phẩm cơ bản, hoặc loại dịch vụ chính, các nhóm đối tượng khách
hàng hàng đầu, nhu cầu thị trường, lĩnh vực công nghệ, hoặc tổ hợp các yếu tố
này. Khi đề ra chức năng nhiệm vụ phải tính đến ít nhất năm yếu tố chính là:
lịch sử của tổ chức, sở thích hiện tại của ban lãnh đạo và các chủ sở hữu, các
kiến giải về môi trường, nguồn nhân lực hiện có và các khả năng đặc biệt.
+ Mục tiêu: được dùng để chỉ các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức
phấn đấu đạt được. Tuy mục tiêu được suy ra từ chức năng nhiệm vụ, nhưng
chúng cần phải cụ thể rõ ràng hơn. Thông thường nội dung mục tiêu là mức lợi
nhuận, mức tăng trưởng doanh số bán hàng, thị phần, tính rủi ro và đổi mới.
17
Mục tiêu thường được chia ra làm hai loại chính là mục tiêu ngắn hạn và mục
tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiện trong một năm, mục
tiêu dài hạn thường được thực hiện trong thời gian hơn một năm.
1.2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược
Sau khi phân tích điều kiện môi trường kinh doanh của tổ chức và lựa chọn
mục tiêu thích hợp, Ban lãnh đạo cao cấp phải lựa chọn các chiến lược nhằm
đạt mục tiêu đề ra. Một trong các loại mục tiêu chính mà tổ chức cần hoạch
định được gọi là mục tiêu tăng trưởng. Một trong các công cụ dùng để lựa chọn
chiến lược gọi chung là bảng phân tích danh mục vốn đầu tư. Trong công tác
quản lý chiến lược, khái niệm danh mục vốn đầu tư nhấn mạnh rằng mức góp
vốn của mỗi cá nhân có mối phụ thuộc lẫn nhau và danh mục vốn đầu tư có
khác và quan trọng hơn so với mức tham gia của cá nhân.
1.3 Kết luận chương một
Việt Nam gia nhập WTO là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế. Quá trình này đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua nhiều thách
thức, song cũng tạo ra nhiều cơ hội. Nếu biết triệt để tận dụng các cơ hội, vượt
qua các thách thức thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh (SXKD) và dịch vụ nói chung.
Thành phố Cần Thơ là một bộ phận của Việt Nam, vì lẽ đó gia nhập WTO
sẽ tác động trực tiếp đến SXKD và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn ở
tất cả các mặt như: tạo ra cơ hội và thách thức về môi trường kinh doanh; làm
thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm chiến lược cạnh tranh phù hợp, tác
động đến tái cấu trúc doanh nghiệp và tác động đến đổi mới công nghệ. Để tồn
tại và phát triển đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ và nhận
dạng chính xác mức độ tác động, tính chất tác động, thời gian tác động… từ đó
đưa ra lộ trình đổi mới doanh nghiệp, đổi mới các chiến lược và chính sách về:
thị trường, khách hàng, sản phẩm, trang thiết bị công nghệ…nhằm khai thác
triệt để các cơ hội và tìm cách hạn chế nguy cơ tạo môi trường tốt cho phát
triển SXKD và dịch vụ. Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng công nghệ TP Cần
thơ cũng không thể là trường hợp ngoại lệ.
18
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
TRUNG TÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ
thành phố Cần Thơ
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấutổ chức
Trung tâm kỹthuật và ứng dụng công nghệ thành phố Cần Thơ (gọi tắt
là Trung tâm) được thành lập theo quyết định số 52/2004/QĐ-UB, ngày 09-01-
2004, của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, là đơn vị sự nghiệp có thu, tự
đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Khoa học và
Công nghệ thành phố Cần Thơ. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng. Trung tâm có các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; dịch vụ khoa
học công nghệ và môi trường; kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ.
* Các nhiệm vụ chủ yếu:
ƒ Tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công
nghệ và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa
học-công nghệ vào sản xuất và đời sống;
ƒ Giám định chất lượng, thử nghiệm sản phẩm;
ƒ Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; bảo trì, sửa chữa các thiết bị
phương tiện đo lường;
ƒ Liên kết, hợp tác về khoa học, công nghệ và môi trường với các tổ chức,
cá nhân trong, ngoài thành phố để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng, dịch vụ về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi
trường.
Trung tâm có ba phòng chức năng: Phòng Hành chính-tổ chức-tổng hợp;
Phòng Nghiên cứu-ứng dụng và Phòng Kỹ thuật. Phòng kỹ thuật gồm 04 bộ
19
phận trực thuộc: thử nghiệm Vật liệu xây dựng - Điện; thử nghiệm Hóa lý -
Hóa thực phẩm; thử nghiệm vi sinh; kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm là thử nghiệm chất lượng của các sản
phẩm thuộc ngành lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, môi trường, xăng dầu…. Các thử nghiệm còn hạn chế trong
một số chỉ tiêu đơn giản về hóa lý, vi sinh, vật liệu xây dựng và điện do thiếu
các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp nối
với đầu dò MS, máy phát xạ…. Bộ phận kiểm định thuộc phòng kỹ thuật thực
hiện công tác kiểm định phương tiện đo có độ chính xác không cao, do năng
lực chuẩn và trang thiết bị còn hạn chế (phụ lục 1).
2.1.2 Kết quả hoạtđộng các năm qua
Khối lượng công việc đã thực hiện trong các năm qua của Trung tâm được thể
hiện qua số liệu thống kê sau đây:
Bảng số 2.1: kết quả hoạt động thử nghiệm và kiểm định-hiệu chuẩn
STT Lĩnh vực hoạt động Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008
A Thử nghiệm (TN)
1 Tổng số mẫu : 1.851 1.861 3.046 4018 4003 4249
1.1 Lương thực, thực phẩm 145 555 605 551 741 1129
1.2 Hàng xuất khẩu 30 06 41 86 38 58
1.3 Vật liệu xây dựng 424 275 763 1541 1063 928
1.4 Môi trường 936 744 1.139 1470 1905 1808
1.5 Hàng tiêu dùng - - 08 08 01 09
1.6 Khác (phân bón, thuốc 316 281 490 362 255 174
bảo vệ thực vật, nước)
2 Tổng số chỉ tiêu TN: 4.461 3.670 5.514 9374 8914 12007
20
2.1 Hóa lý 2.241 1.919 2.407 4693 4738 8153
2.2 Vi sinh 998 1.006 1.517 1449 1877 1474
2.3 Vật liệu xây dựng 1.220 740 1.579 3175 2092 2335
2.4 Điện 02 05 11 57 207 45
B Kiểm định PTĐ 0 16.748 52.895 46.250 26.716 32.601
C Hiệu chuẩn 0 0 0 10 111 296
Danh mục chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm chính của Trung tâm hiện có được thể
hiện trong bảng thống kê tại Phụ lục 1, chi tiết về kiểm định- hiệu chuẩn tại phụ lục 2.
* Nhận xét chung về năng lực hoạt động của Trung tâm:
Với các chuẩn, thiết bị đo lường thử nghiệm hiện có, Trung tâm vẫn chưa
đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các đơn vị quản lý Nhà nước lẫn doanh
nghiệp. Nhu cầu thử nghiệm sản phẩm với các nhóm chỉ tiêu chuyên sâu; kiểm
định/hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo ngày càng tăng về số lượng và đa dạng
về chủng loại, trình độ công nghệ của các thiết bị, phương tiện đo ngày càng
hiện đại, chính xác, vượt xa năng lực kỹ thuật của Trung tâm.
Trong thời gian qua, khách hàng đã yêu cầu một số chỉ tiêu cần thử nghiệm
nhưng Trung tâm chưa thể đáp ứng được. Cụ thể như sau:
ƒ Vật liệu xây dựng: Độ mài mòn của gạch, lực kéo đứt mối hàn thép xây
dựng, kích thước lớp mạ của vật liệu, nhiệt thủy hóa bẩy ngày của xi
măng.
ƒ Điện: thử nghiệm bình ắc-qui, dây cáp điện, sứ cách điện;
ƒ Hàng tiêu dùng: Định danh các nhóm chất thuộc công nghiệp nhựa,
môi trường, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, composite, nhựa tấm;
ƒ Hóa lý - môi trường: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Cl,P, C;
Phốt-pho hữu cơ, Xia-nua; Phê-nol, hoạt chất bề mặt, Ben-zen, độ phèn,
độ đục của nước, các hợp chật cao phân tử trong cát đá.
ƒ Hóa thực phẩm: Hóa chất dùng trong chế biến thủy sản (Sorbitol,
K2CO3, Na2CO3, Acetat,...), hàm lượng acid hữu cơ (acid citric, bezoic,
21
sorbic,...), các loại vitamin, các loại acid amin, acid béo tự do trong các
sản phẩm có dầu, mỡ, các chất kháng sinh, các enzyme.
ƒ Hóa công nghiệp: Sơn, kem đánh răng, dầu hỏa.
- Năng lực về thiết bị thử nghiệm: (Qua phụ lục số 1)
+ Trung tâm đã có thiết bị cơ bản để thử nghiệm các chỉ tiêu không
chuyên sâu cho đa ngành (Vật liệu xây dựng, hóa môi trường, hóa thực phẩm,
hàng tiêu dùng, điện, xăng dầu…). Trong đó có một vài thiết bị hiện đại, độ
chính xác khá, có thể đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu thử nghiệm hiện tại
(như máy quang phổ hấp thu nguyên tử, máy sắc ký khí, quang phổ huỳnh
quang tia X…).
+ Trung tâm thiếu các thiết bị chuyên sâu, hiện đại để thử nghiệm các chỉ
tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng chất kháng sinh, độc tố trong
thực phẩm, chỉ số ốctan của xăng (theo quy chuẩn Việt Nam)…
+ Một số thiết bị của trung tâm sử dụng lâu năm nên đã xuống cấp, dễ bị
hư hỏng, cần bổ sung, thay thế.
Bảng số 2.2: Doanh thu của Trung tâm các năm qua (ĐVT: 1000đ)
2006
TT NỘI DUNG THU 2004 2005 2007 2008
I Tổng doanh thu 546.645 1.092.478 1.504.842 1.720.820 2.782.567
1 Thử nghiệm CL 230.453 308.000 509.198 635.665 828.202
2 Kiểm định PTĐ 201.000 602.000 666.891 512.406 587.688
3 Kiểm tra hàng NK - - - - 570.000
4 Dịch vụ 115.192 182.478 328.753 572.749 796.677
-hiệu chuẩn, S/chữa 25.192 82.487 178.759 330.708 644.127
-đào tạo, tư vấn… 90.000 100.000 150.000 242.042 152.450
- Doanh thu: (Qua bảng số 2.2)
+ Doanh thu tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong năm năm qua (Từ
50% 2005/2004 đến 72,5%; 87%; 61,8% các năm tiếp theo. Nếu so sánh doanh
thu năm 2008 và 2004 thì sau 5 năm doanh thu tăng hơn 5 lần). Trung tâm
22
đang có những thuận lợi để phát triển. Đặc biệt, mở mới việc kiểm tra chất
lượng hàng hóa nhập khẩu và hiệu chuẩn thiết bị.
+ Các nguồn thu hầu như đều có sự tăng trưởng và các nguồn thu tương
đối đồng đều. Trong đó nguồn thu tăng trưởng nhanh nhất là nguồn thu về hiệu
chuẩn, sửa chữa phương tiện đo và thiết bị. Điều này cũng chứng tỏ nhu cầu
hiệu chuẩn, sửa chữa ngày càng tăng.
+ Tuy tốc độ tăng doanh thu cao trong năm năm qua, nhưng tổng nguồn
thu đối với một tổ chức như vậy là còn thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu tái đầu
tư mở rộng hoặc thay đổi công nghệ tiên tiến. Nguồn thu kiểm định có chiều
hướng bão hòa nếu không mở rộng thêm các lĩnh vực kiểm định mới.
Bảng 2.3 Nguồn nhân lực của Trung tâm các năm qua
TT Nguồn nhân 2004 2005 2006 2007 2008
lực(người)
I Tổng số nhân viên 21 24 26 30 33
1 Trên đại học 5 5 5 7 7
2 Đại học 11 12 14 16 19
3 Trung cấp 2 3 3 3 3
4 Tốt nghiệp PTTH 3 4 4 4 4
II Kinh nghiệm công tác
1 Trên 20 năm 5 5 6 7 7
2 Từ 10 năm đến 20 năm 3 4 7 7 7
3 Từ 5 năm đến 9 năm 4 6 7 8 8
4 Dưới 5 năm 9 9 6 9 11
- Nguồn nhân lực: (Qua bảng số 2.3)
+ Trung tâm có nguồn nhân lực có trình độ khá cao (Tốt nghiệp đại học
trở lên đạt trên 76% năm 2004 và trên 78% năm 2008).
+ Nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong công tác thử nghiệm, kiểm định,
hiệu chuẩn khá (trên 38% năm 2004 và 42,42% năm 2008 số cán bộ có kinh
23
nghiệm từ 10 năm đến trên 20 năm). Phân bố nguồn nhân lực có nhiều kinh
nghiệm và ít kinh nghiệm khá đồng đều nên có thể bổ sung cho nhau thuận lợi.
+ Số lượng nguồn nhân lực cònhạn chế nên khó đảm bảo tiến độ thử
nghiệm, kiểm định khi có nhu cầu lớn vào cùng một thời điểm
2.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến Trung tâm KT&UDCN
2.2.1 Môitrường bên trong (hoàn cảnh nội tại)
Ngoài các yếu tố về thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực, doanh thu… như
phần trên, các yếu tố môi trường nội bộ khác là:
2.2.1.1Marketing
Marketing là điểm còn yếu của Trung tâm. Xuất phát từ phòng thử
nghiệm của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 1980, đến năm 1995
phòng này được tách ra thành Trung tâm như hiện nay. Do có quá trình hoạt
động khá lâu năm nên được nhiều khách hàng biết đến và trung thành với
Trung tâm (đây là lợi thế của Trung tâm). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động trung tâm đã phát triển và mở mới được nhiều hoạt động, song do việc
quảng bá, giới thiệu và nắm bắt thông tin về thị trường còn yếu nên còn nhiều
khách hàng tiềm năng ở các tỉnh lân cận chưa đến với Trung tâm.
Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm khá đa dạng, bao gồm thử nghiệm chất
lượng đa lĩnh vực, kiểm định-hiệu chuẩn đa lĩnh vực, kiểm tra chất lượng
hàng nhập khẩu, đào tạo, tư vấn… Do đó, đây là lợi thế của Trung tâm (đáp
ứng cùng lúc nhiều yêu cầu đa dạng về thử nghiệm, kiểm định-hiệu chuẩn
cho các DN nên giảm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp).
Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường của Trung tâm còn
yếu, thường chỉ thu thập qua các doanh nghiệp hoặc qua thông tin đại chúng
và báo cáo của các ngành. Việc quảng cáo và khuyến mãi của Trung tâm
chưa có hiệu quả cao (hầu như không có khuyến mãi). Trung tâm chưa quảng
cáo trên truyền hình nói chung, rất ít quảng cáo trên báo địa phương và các
báo khu vực. Đến nay, Trung tâm vẫn chủ yếu quảng cáo bằng cách gửi thư
ngỏ giới thiệu năng lực của mình trực tiếp đến các doanh nghiệp, tổ chức có
liên quan.
24
Chiến lược về giá và định giá của Trung tâm chưa linh hoạt, do Trung
tâm còn là đơn vị sự nghiệp nên vẫn phải thu mức phí - lệ phí cho nhiều chỉ
tiêu thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo quy định của nhà nước (Thông tư
số 83/2002/TT-BTC ngày25/9/2002). Khi Trung tâm chuyển sang cơ chế tự
chủ hoàn toàn thì không phải áp dụng TT.83 nữa, thay vào đó là tính gía theo
thỏa thuận giữa Trung tâm với khách hàng.
Việc phân tích nhu cầu của khách hàng cũng như mức độ am hiểu về
khách hàng, Trung tâm thực hiện chưa tốt, chưa bài bản, chưa khoa học. Một
phần do Trung tâm vẫn hoạt động thụ động, chờ khách hàng đến với mình
theo cơ chế quan liêu, bao cấp cũ, một phần cũng do nhóm thực hiện
marketing chưa được đào tạo đầy đủ và chưa có kinh nghiệm nhiều. Phương
pháp phân loại ý kiến khách hàng và phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc thị
trường mới còn mang tính tự phát, chưa theo trình tự khoa học. Tuy nhiên,
mức độ nổi tiếng và chất lượng dịch vụ của Trung tâm khá tốt, do thời gian
hoạt động lâu năm và quản lý quá trình công việc của Trung tâm được thực
hiện theo quy trình ISO/IEC 17025:2005 từ năm 2000 đến nay.
Nói chung, công tác marketing của Trung tâm còn yếu cả về cơ cấu tổ
chức thực hiện, cả về biện pháp thực hiện, cả về con người thực hiện. Vấn đề
này cần được quan tâm để thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
2.2.1.2Tàichính và kế toán
Trước hết, hệ thống kế toán của Trung tâm hiện làm tốt việc lập kế hoạch
tài chính và lợi nhuận. Nhưng hệ thống này còn yếu trong việc lập kế hoạch về
giá thành, vì marketing yếu nên thiếu thông tin và thông tin chưa kịp thời cho
việc lập kế hoạch giá. Hiện nay, hệ thống này đã kiểm soát giá thành tốt và có
khả năng giảm giá thành đối với các dịch vụ không nằm trong danh mục thu
phí, lệ phí.
Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm còn yếu,
chưa có cơ chế cụ thể để vay các ngân hàng (vì tài sản chủ yếu vẫn do nhà
nước quản lý). Muốn huy động nguồn vốn này, Trung tâm phải xây dựng các
dự án khả thi, trình sở khoa học và công nghệ để thông qua hội đồng khoa học
25
và được hội đồng chấp nhận mới được vay để thực hiện dự án. Điểm mạnh
trong vay ngắn và trung hạn loại này là trung tâm chỉ phải hoàn lại 60-80 % số
vốn vay (vì đây là dự án khoa học công nghệ, kinh phí được lấy từ nguồn sự
nghiệp khoa học của địa phương) tùy từng loại dự án. Nguồn vốn so với các
đối thủ cạnh tranh cũng còn yếu, kể cả vốn lưu động và vốn vay. Tuy nhiên, tỷ
lệ lãi khá cao do phần lớn các thiết bị của Trung tâm đã được khấu hao xong.
2.2.1.3Ma trận các yếu tố nội bộ IFE
Bảng 2.4 Ma trận các yếu tố nội bộ IFE
Mức độ
STT Yếu tố bên trong chủ yếu quan Phân loại
trọng
4
1 Đội ngũ cán bộ có trình độ 0.16
cao, kinh nghiệm.
4
2 Lĩnh vực hoạt động đa ngành 0.13
3
3 Thiết bị công nghệ hiện đại 0.11
3
4 Hoạt động theo hệ thống chất 0.05
lượng ISO:17025
4
5 Được chỉ định kiểm tra CLHH 0.12
3
6 Cơ cấu tổ chức linh hoạt 0.03
4
7 Chất lượng SP dịch vụ uy tín 0.16
1
8 Hoạt động maketing 0.10
2
9 Trang thiết bị đồng bộ 0.05
2
10 Nguồn thu – vốn 0.09
TỔNG CỘNG 1.00
Số điểm
quan trọng
0.64
0.52
0.33
0.15
0.48
0.09
0.64
0.10
0.10
0.18
3.23
Tổng số điểm quan trọng là 3.23 trên mức trung bình là 2.5. Điều này cho
thấy Trung tâm khá tốt về yếu tố nội bộ. Trung tâm có thế mạnh về chất lượng
sản phẩm, uy tín trên thị trường. Độingũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm,
hoạt động với các thiết bị khá hiện đại, do đó được các Bộ quản lý chuyên
ngành chỉ định là đơn vị thử nghiệm CLSPHH. Tuy nhiên, điểm yếu của Trung
26
tâm là hoạt động marketing cần phải có tổ chức và đầu tư thêm cho hoạt động
này, cũng như đầu tư đồng bộ cho các thiết bị thì nguồn thu sẽ được cải thiện.
2.2.2 Môitrường bên ngoài
2.2.2.1Môitrường vĩ mô
* Các yếu tố kinh tế chính
Bảng số 2.5 Các yếu tố kinh tế chính của TP Cần Thơ
CÁC YẾU TỐ 2004 2005 2006 2007 2008
1.Xu hướng GDP ( tỷ đồng) 11.745 14.278 17.230 22.484 25.904
- Khu vực I (%) 20,76 18,70 17,05 15,15 16,74
- Khu vực II (%) 38,41 39,84 39,03 41,22 38,37
- Khu vực III (%) 40,82 41,46 43,92 43,62 44,89
2.Thất nghiệp (người) 40.205 39.645 39.281 38.114
3.Chỉ số giá t.dùng cả nước 108.4 106.6 100.5 102,91
( Nguồn: Niên gián thống kê các năm của Cục thống kê Cần Thơ)
Điểm nổi bật trong các yếu tố kinh tế là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
của thành phố Cần Thơ qua năm năm đều tăng khá cao, đứng nhất nhì của vùng
ĐBSCL, qua năm năm (2004-2008) là thành phố trực thuộc Trung ương, tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 15,5% năm, thu nhập bình quân trên đầu
người đạt 1440 USD(2008). Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội nói chung, nó cũng là yếu tố để các DN mở rộng sản xuất- kinh doanh
và các doanh nghiệp mới ra đời. Cơ cấu kinh tế cũng đang dịch chuyển đúng
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
vẫn còn chậm và chưa vững chắc, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ còn
thấp.
Trong năm 2009, mặc dù ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu,
nhưng thành phố Cần Thơ đang quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng 15%.
Theo dự đoán của một số nhà kinh tế thì từ năm 2010 kinh tế thế giới sẽ hồi
phục dần, vì vậy dự kiến kinh tế của Cần Thơ cũng sẽ tiếp tục pháp triển mạnh.
Đặc biệt là từ đầu năm 2010, cầu Cần Thơ sẽ khánh thành, nạo vét cơ bản
luồng tàu Định An cho tàu có tải trọng lớn 30.000 tấn vào cảng nước sâu Cái
27
Cui, sân bay quốc tế Cần Thơ đi vào hoạt động… Như vậy, tình hình kinh tế
nói chung là thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh
doanh, điều này cũng tạo thuận lợi cho Trung tâm phát triển các dịch vụ kỹ
thuật phục vụ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
Các yếu tố kinh tế khác như tỷ lệ lạm phát, lãi xuất ngân hàng, chính sách
tiền tệ, cán cân thanh toán… hầu hết đang thuận lợi cho phát triển, hoặc có ảnh
hưởng nhưng không quá lớn đến Trung tâm.
* Các yếu tố xã hội
Bảng số 2.6 Các yếu tố xã hội chính của TP Cần Thơ
CÁC YẾU TỐ 2004 2005 2006 2007 2008
1.D/số tr. bình (người) 1.127765 1.135211 1.147067 1.159008 1.184120
- Thành thị 562.079 567.952 578.128 601.484
- Nông thôn 565.686 567.259 568.939 557.524
- Nam 553.586 557.741 564..068 571.166
- Nữ 574.179 577.470 582.999 587.842
2. Tỷ lệ sinh ( %) 15,2 16,1 14,91 15,07 14,77
3.T.lệ tăng t. nhiên( %) 10,98 11,64 10,83 10,56 10,68
4.L/động làm việc 487.375 497.133 509.527 520.676 566.676
trong các ngành K. tế
(Nguồn: Niên giám thống kê các năm của cục Thống kê Cần Thơ)
(Ghi chú: Số liệu năm 2008 của hai bảng 2.5 và 2.6 từ B/C của UBND TPCT)
Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng dân số khá cao do tỷ lệ sinh cao. Cơ cấu
giữa nông thôn và thành thị đang theo xu hướng đô thị hóa ( dân số thành
thị ngày càng tăng trong khi dân số nông thôn giảm dần). Tỷ lệ giới tính nữ vẫn
nhiều hơn nam. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm
khoảng 44,42% dân số (2006) và đang có xu hướng tăng dần, nghĩa là tỷ lệ thất
nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong khoảng vài năm gần đây, tỷ lệ tăng dân
số cơ học có chiều hướng phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực thành thị. Do
đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao, thúc đẩy sản xuất phát triển.
28
Mặt khác, quan điểm về mức sống và tính tích cực tiêu dùng nói chung của
người dân vùng ĐBSCL là tương đối thoải mái, dễ dãi, phóng khoáng, đặc biệt
là tiêu dùng trong sinh hoạt, ăn uống, điều này cũng làm thúc đẩy sản xuất phát
triển.
* Yếu tố chính phủ và chính trị
Trước hết, Chính phủ Việt Nam có mức độ ổn định cao trong nhiều năm
gần đây. Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng để các tổ chức tăng cường đầu tư,
phát triển sản xuất kinh doanh. Các luật về bảo vệ môi trường đã được ban
hành và đang từng bước đi vào cuộc sống, làm cho các doanh nghiệp phải tăng
chi phí cho việc đảm bảo môi trường cho cả sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên yêu
cầu về giám sát ô nhiễm môi trường cũng tăng cao, đó là điều kiện thuận lợi
cho các đơn vị làm dịch vụ giám sát và thử nghiệm chất lượng các mẫu về môi
trường.
Các quy định về chống độc quyền của nhà nước đã mang lại môi trường
kinh doanh lành mạnh. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa cùng Nghị định
132/2008/NĐ-CP ra đời đã tạo điều kiện tách bạch rõ ràng các hoạt động giữa
quản lý nhà nước và sự nghiệp kỹ thuật, tạo điều kiện cho các tổ chức sự
nghiệp phát triển. Các quy định về tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập về tài chính, nhân sự và tổ chức
như Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC là
những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức như Trung Tâm.
Từ Nghị quyết 45-NQ/TW, ngày 21/01/2003 của Bộ chính trị, Nghị quyết sô
01/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, UBND thành
phố Cần Thơ đã ra quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng
công nghệ vùng ĐBSCL. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Trung tâm đầu
tư phát triển.
* Các yếu tố tự nhiên
Cần Thơ là thành phố xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp, do đó nguồn tài
nguyên thiên nhiên chính là đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu ôn hòa, đó là
29
những tài nguyên có hạn. Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,
tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến đất nông nghiệp giảm nhanh,
ngành nông nghiệp phải nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và áp dụng các
kỹ thuật nông nghiệp cao vào sản xuất. Yếu tố này dẫn đến ngành nông nghiệp
càng cần đến các dịch vụ kỹ thuật của Trung tâm. Nạn ô nhiễm môi trường đã
trở thành vấn nạn của xã hội, đòi hỏi phải có những quy định pháp luật chặt chẽ
và các giải pháp kỹ thuật để giám sát và xử lý môi trường. Đó cũng là yếu tố
thuận lợi cho Trung tâm. Tuy Trung tâm cũng phải có chi phí xử lý nước thải
và khí thải trong quá trình thử nghiệm. Nhưng chi phí đó không quá cao.
Về năng lượng, từ khi nhà máy điện Ô Môn và nhà máy điện Cà Mau đi
vào hoạt động, thì sự thiếu hụt nguồn điện không còn gay gắt nữa, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên giá thành điện còn khá cao vào giờ
cao điểm cũng phần nào ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
* Các yếu tố công nghệ
Không có ngành công nghiệp nào hoặc tổ chức kinh tế nào lại không
phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ ngày càng tinh vi, phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh. Đó là các yếu tố như: Chi phí cho nghiên cứu và phát triển,
sự bảo vệ bản quyền, các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ mới, tự động
hóa....Tuy nhiên mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi tổ chức chịu ảnh hưởng nhiều
hay ít cũng khác nhau. Trung tâm kỹ thuật cũng vậy. Đối với các thiết bị dùng
trong thử nghiệm chất lượng sản phẩm thì cũng luôn có các sản phẩm mới ra
đời, với độ chính xác cao hơn, khả năng phát hiện cao hơn, tuy nhiên thường là
điều kiện bảo quản và môi trường làm việc cho thiết bị cũng khắt khe hơn. Đây
là vấn đề cần được tính toán kỹ lưỡng khi đầu tư các loại thiết bị. Tuy nhiên,
Trung tâm có lợi thế do đi sau, nên đã có kinh nghiệm của những đơn vị đi
trước, có sự tư vấn của nhiều nhà chuyên môn và nhà cung cấp, do đó dễ lựa
chọn được các thiết bị có công nghệ và giá cả phù hợp với điều kiện cụ thể của
Trung tâm.
2.2.2.2Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE
Bảng 2.7:Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE
30
STT Yếu tố bên ngoàichủ yếu
Mức độ
Phân loại
Số điểm
quan trọng quan trọng
1 Nhu cầu TNCL, KĐ – HC 0.14 4 0.56
ngày càng lớn
2 Bộ chủ quản quan âm đầu tư 0.12 4 0.48
3 Môi trường hoạt động minh 0.10 4 0.40
bạch
4 Cơ chế chính sách rõ ràng 0.08 3 0.24
5 Chính trị xã hội ổn định 0.08 2 0.16
6 Vị trí tập trung các khu CN 0.10 3 0.3
7 Hội nhập khu vực và thế giới 0.10 2 0.2
8 Gia tăng cạnh tranh và thử 0.10 2 0.2
nghiệm
9 Thay đổi công nghệ 0.08 1 0.08
10 Những hạn chế về chính sách 0.10 3 0.3
quản lý, điều hành, kiểm tra,
giám sát
Tổng cộng 1.00 2.92
Qua bảng đáng giá các yếu tố môi trường, tổng số điểm quan trọng là
2.92, lớn hơn mức trung bình là 2.5, điều này cho thấy Trung tâm tận dụng khá
hiệu quả các cơ hội hiện có và hạn chế khá tốt các ảnh hưởng tiêu cực của các
mối đe dọa bên ngoài. Qua ma trận, với mức phân loại là 4 cho thấy Trung tâm
tận dụng tốt các cơ hội về nhu cầu thị trường, môi trường hoạt động cũng như
tranh thủ được sự hỗ trợ của Bộ quản lý ngành. Với mức phân loại là 3 cho
thấy Trung tâm đã có bước chuẩn bị trước các chính sách quản lý của Nhà
nước và điều kiện vị trí tự nhiên. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ vẫn còn là
thách thức đối với Trung tâm.
2.2.2.3Môitrường tác nghiệp
Hiện trạng các phòng thử nghiệm trên địa bàn TP Cần Thơ:
31
Theo số liệu thống kê của Chi cục tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng cùng
Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ Cần Thơ, tính đến cuối năm 2007,
số lượng và năng lực chính của các phòng thử nghiệm như sau ( Danh mục chi
tiết các phòng thử nghiệm tại phụ lục 3):
- Về số lượng: trên địa bàn thành phố có 74 phòng thử nghiệm ( PTN ).
+ Phòng thử nghiệm cấp thành phố là 23 phòng, thuộc các ngành: khoa
học công nghệ 1, nông nghiệp 2, tài nguyên- môi trường 1, xây dựng 1, y tế 18
( trong đó, 16 PTN của các bệnh viện có tính chuyên ngành bệnh học).
+ Phòng thử nghiệm thuộc các cơ sở sản xuất và tư nhân là 14, tập trung
ở các cơ sở chế biến thủy sản, dược phẩm, thuốc sát trùng và vật liệu xây
dựng…
+ Phòng thử nghiệm thuộc khối trung ương là 31 thuộc các ngành:
trường đại học Cần Thơ 29 ( 23 PTN có tính chuyên ngành nghiên cứu khoa
học và giảng dạy), Viện lúa ĐBSCL có 01 PTN chuyên ngành nghiên cứu khoa
học, Bộ thủy sản có 01 ( Nafiquaved) chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm
thủy sản xuất khẩu và 6 PTN của trường Trung học Y tế Cần Thơ.
- Năng lực các PTN phục vụ QLNN về chất lượng sản phẩm và môi
trường theo lĩnh vực chuyên môn: 74 PTN trên địa bàn có các lĩnh vực sau:
+ Phòng thử nghiệm hóa- lý : 71/74 PTN đều có thử nghiệm hóa lý.
Trong đó có 06 PTN về vật liệu xây dựng ( khoa học công nghệ 01, cơ sở 02,
xây dựng 01, Đại học Cần thơ 02); và 13 phòng thí nghiệm có thiết bị chuyên
sâu (khoa học 1, nông nghiệp 1, Y tế 2, cơ sở 2, Đại học Cần Thơ 5, Viện lúa 1
và Nafiquaved 1).
Các PTN hoá lý trên địa bàn thành phố nếu được kết hợp, điều phối tốt
thì có khả năng phân tích hầu hết các chỉ tiêu thông thường về chất lượng sản
phẩm và môi trường. Tuy nhiên, do đầu tư thiết bị còn dàn trải, cơ chế quản lý
PTN chưa phù hợp nên việc khai thác hết công suất các PTN còn nhiều hạn
chế. Phần lớn các PTN đều có trang thiết bị và chỉ tiêu thử nghiệm trùng lắp
nhau, nhất là lĩnh vực thực phẩm. Một số PTN có lĩnh vực hoạt động hẹp (thủy
32
sản, chăn nuôi,…) nên tuy có thiết bị chuyên sâu, nhưng có ít sản phẩm thử
nghiệm.
+ PTN Vi sinh: 38/74 PTN có thử nghiệm vi sinh. Tuy có nhiều PTN vi
sinh nhưng trên thực tế chỉ có một số hoạt động nhiều về chất lượng sản phẩm
và môi trường (Khoa học 1, Y tế 2, Bộ Thuỷ sản 1, Cơ sở 4). Các PTN vi sinh
khác (các bệnh viện, trường ĐHCT) chủ yếu phục vụ cho công tác nội nghiệp.
* Nhận xét về tình hình hoạt động của các phòng thử nghiệm:
Việc nhận xét các PTN được dựa trên các tiêu chí: tính phù hợp với hoạt
động quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá, được áp dụng hệ thống quản lý
PTN tiên tiến, năng lực thử ngiệm và địa bàn hoạt động.
- Vấn đề áp dụng hệ thống chất lượng đảm bảo năng lực kỹ thuật và tổ
chức quản lý PTN theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đây là vấn đề mà các PTN phải thực hiện trong thời gian tới nhằm tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực (AFTA, WTO,…). Việc thực hiện công
nhận PTN theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005 (ISO/IEC 17025:
1999), nhằm chứng minh PTN đang điều hành hệ thống chất lượng với năng
lực kỹ thuật tốt, có thể cung cấp kết quả thử nghiệm có giá trị kỹ thuật, được
thừa nhận trên bình diện quốc tế.
Gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về công bố chất lượng
hàng hoá, kiểm soát ô nhiễm môi truờng, trong đó các đơn vị QLNN về chất
lượng hàng hoá - môi trường khi thực hiện nhiệm vụ phải căn cứ vào kết quả
thử nghiệm của các PTN được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005.
Như vậy, các PTN trên địa bàn thành phố, nhất là các PTN có nhiệm vụ phục
vụ QLNN phải tốn nhiều công sức, thời gian, tài chính cho việc áp dụng và
thực hiện công nhận PTN theo tiêu chuẩn trên.
- Tính phù hợp với hoạt động QLNN về chất lượng hàng hoá.
Trước 1995, trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có 3 PTN phục vụ
QLNN về chất lượng hàng hoá là: Khoa học có TT KT&UDCN, Y tế có TT Y
học dự phòng và TT KNDP-MP &TP.
33
Sau khi có Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Thủ tướng Chính
phủ qui định về phân công trách nhiệm QLNN về chất lượng hàng hoá, số
lượng các PTN tăng dần hàng năm. Các ngành được phân công trách nhiệm
QLNN có xu hướng xây dựng các PTN phục vụ cho từng ngành. Đến cuối năm
2002 tăng thêm 4 PTN (TN-MT 1, nông nghiệp 2, Bộ thuỷ sản 1).
Việc gia tăng PTN đã giúp một phần cho ổn định và nâng cao chất lượng
hàng hoá trong tỉnh. Tuy nhiên vấn đề phát huy năng lực trang thiết bị còn bị
hạn chế ở một số PTN có chuyên ngành hẹp, nhất là các PTN của ngành nông
nghiệp. Mặt khác, việc xây dựng PTN nằm trong cơ quan QLNN (các Chi cục)
cũng cần làm rõ trách nhiệm giữa cơ quan QLNN và đơn vị sự nghiệp kỹ thuật,
tạo sự khách quan trong thanh- kiểm tra, tránh tình trạng "vừa đá bóng - vừa
thổi còi".
Đối với cơ sở SXKD, trong thời gian gần đây số lượng các cơ sở xây
dựng các PTN cũng phát triển nhanh. Trong đó, do tính chất bắt buộc, các cơ
sở sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng) phải xây dựng PTN được công nhận
theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005; Công ty CP Dược Hậu Giang
cũng đã được công nhận theo tiêu chuẩn trên. Một số các đơn vị sản xuất thuỷ
sản xuất khẩu cũng xây dựng nhiều PTN vi sinh, có chức năng kiểm soát chất
lượng cơ sở (KCS) nhằm đáp ứng kiểm tra sản phẩm thường xuyên. Các PTN
trên đã góp phần cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá nhanh chóng hơn. Tuy
nhiên, việc mỗi cơ sở phải xây dựng PTN đang gây tốn kém về tài chính, nếu
như tất cả cơ sở sản xuất đều phải có PTN đạt tiêu chuẩn thì mức chi phí có thể
lên vài chục tỷ đồng.
Đối với các PTN của các Viện, Trường ở Cần Thơ, nhiều PTN có trang
thiết bị hiện đại được lắp đặt gần đây đã hỗ trợ nhiều cho hoạt động nghiên cứu
khoa học trên địa bàn, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học và quản lý môi
trường. Đây là những PTN hỗ trợ rất tốt cho địa phương nếu có sự phối hợp
đồng bộ giữa địa phương và các viện, trường.
- Địa bàn hoạt động.
34
Các PTN thuộc thành phố phần lớn chỉ hoạt động nội tỉnh, trừ 2 PTN của
ngành khoa học công nghệ và ngành thủy sản có địa bàn hoạt động rộng đến 12
tỉnh ĐBSCL về các lĩnh vực chất lượng hàng hoá và môi trường. Tuy nhiên do
thiếu thiết bị chuyên sâu, 2 PTN trên hỗ trợ các tỉnh bạn còn hạn chế.
* Đánh giá về hoạt động của các PTN và các đối thủ cạnh tranh chính
của Trung tâm kỹ thuật và UDCN CầnThơ trên từng lĩnh vực:
Cùng với phát triển kinh tế của cả nước, thời gian qua, TP Cần Thơ đã
có những bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc, trong đó có sự đóng góp của các
PTN trên địa bàn thành phố giúp ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động của các PTN trên địa
bàn còn hạn chế:
- Hoạt động của các PTN hiện nay có một số ngành chưa tách bạch rõ
giữa QLNN và sự nghiệp kỹ thuật. Điều này có ảnh hưởng đến cải cách hành
chính trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động thiếu linh hoạt và kém hiệu quả.
- Tính đến cuối năm 2007 chỉ mới có 3/7 PTN trong diện hỗ trợ QLNN
được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005 (TT KT &UDCN thuộc
ngành Khoa học, TTKNDP-MP&TP thuộc ngành Y tế và Nafiquaved thuộc
ngành Thủy sản). Các PTN còn lại phải phấn đấu hơn nữa để có thể đạt yêu cầu
thừa nhận kết quả thử nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc này cần đòi
hỏi thời gian và kinh phí.
- Đầu tư PTN còn dàn trải, chưa khai thác hết năng lực thiết bị PTN hiện
có trên địa bàn. Thành phố chưa có PTN thật sự mạnh, chuyên môn hoá cao, có
năng lực phân tích tổng hợp nhằm phục vụ QLNN, hỗ trợ doanh nghiệp trong
lĩnh vực ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, không
chỉ phục vụ cho thành phố mà còn cho các tỉnh bạn vùng ĐBSCL.
Trung tâm xác định được một số đối thủ cạnh tranh chính trên từng lĩnh
vực thử nghiệm chất lượng hiện tại, cụ thể trên địa bàn TP Cần thơ như sau:
- Đối với lĩnh vực thử nghiệm về thủy sản gồm : Trung tâm kiểm
nghiệm chất lượng thủy sản khu vực 4 (Nafiquaved) của Bộ Thủy sản, chi
nhánh công ty giám định Intertek, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó
35
đối thủ cạnh tranh chính là Nafiquaved, vì đây là đơn vị hoạt động đồng đều ở
các mặt thử nghiệm hóa lý và vi sinh và có tầm ảnh hưởng rộng trên toàn vùng
ĐBSCL. Hơn nữa đây là đơn vị họat động độc quyền của Bộ Thủy sản (Vừa
hoạt động kỹ thuật, vừa mang tính chất quản lý nhà nước). Chi nhánh công ty
Intertek, mặc dù là đơn vị 100% vốn nước ngoài nhưng hiện nay còn yếu về cả
nhân sự và thiết bị (nhiều chỉ tiêu chất lượng của thủy sản phải gửi nhờ Trung
tâm thử nghiệm giúp như hàm lượng các kim lọai nặng trong thủy sản Fe, Cu,
As, Pb…), và cán bộ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm
ISO/IEC 17025 cũng do Trung tâm đào tạo giúp.
- Đối với lĩnh vực thử nghiệm môi trường: Đối thủ chính là Trung tâm
quan trắc môi trường Cần Thơ thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường. Đây là đơn vị
mang tính chuyên ngành, là lợi thế của họ. Song hiện nay đơn vị này còn thiếu
cả nhân lực ( hiện có khoảng 12 nhân viên) và trang thiết bị cả về hóa lý và vi
sinh ( hiện Trung tâm quan trắc vẫn phải nhờ Trung tâm thử nghiệm giúp toàn
bộ các chỉ tiêu về vi sinh và các chỉ tiêu kim lọai nặng …). Hơn nữa, Trung
tâm Quan trắc cũng chưa có nhà xưởng cho phòng thử nghiệm của mình, hiện
vẫn phải sử dụng nhờ các phòng thử nghiệm trong Sở Khoa học và Công nghệ.
Mặt khác, Trung tâm cũng chưa được chứng nhận hệ thống ISO/IEC 17025.
- Đối với lĩnh vực thử nghiệm vật liệu xây dựng:
Đây là lĩnh vực có khá nhiều đơn vị tham gia như: phòng thử nghiệm vật
liệu xây dựng thuộc khoa Công nghệ đại học Cần thơ, Trung tâm thử nghiệm
địa chất công trình và vật liệu xây dựng thuộc công ty thiết kế tư vấn xây dựng
( Sở xây dựng) và một số phòng thử nghiệm của tư nhân. Trong đó, đối thủ
cạnh tranh chính là PTN vật liệu xây dựng thuộc khoa Công nghệ đại học Cần
Thơ. Đây là phòng thử nghiệm có đội ngũ cán bộ khá, có tương đối đầy đủ các
thiết bị thử nghiệm hiện đại vừa sử dụng PTN để đào tạo sinh viên, vừa làm
dịch vụ thử nghiệm. Tuy nhiên, PTN này hiện nay mới được công nhận hệ
thống quản lý Lab của Bộ Xây dựng, theo qui định mới của Bộ xây dựng
phòng còn phải áp dụng và được công nhận thực hiện theo hệ thống quản ký
chất lượng ISO.9000 thì kết quả thử nghiệm của PTN này mới có giá trị pháp
36
lý, mặt khác PTN này cũng không đặt trọng tâm vào họat động dịch vụ thử
nghiệm chất lượng.
+ Đối với PTN địa chất công trình và vật liệu xây dựng thuộc sở Xây dựng
hiện nay chưa có đủ các thiết bị thử nghiệm và cũng chưa đạt được hệ thống
quản lý theo ISO/IEC 17025. Tuy nhiên, trong tương lai không xa thì đây là đối
thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua một số
PTN của tư nhân hay của một số công ty xây dựng, họ thường có những giải
pháp tài chính rất linh hoạt (Chế độ chi hoa hồng, giá cả thử nghiệm linh
hoạt…).
- Đối với lĩnh vực thử nghiệm chất lượng thực phẩm: Chủ yếu là
Trung tâm y học dự phòng thuộc sở Y tế. Đây là đơn vị chuyên ngành làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay (Tương lai
sẽ thành lập Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc sở Y tế). Tuy nhiên, hiện
đơn vị này còn yếu về một số mặt như: thiết bị thử nghiệm đã cũ kỹ, lạc hậu
chưa được đầu tư mới, thiếu các bộ chuyên sâu để thử nghiệm chất lượng thực
phẩm, chưa áp dụng và được công nhận quản lý theo chuẩn mực của hệ thống
quản lý chất lượng ISO/IEC 17025.
- Đối với lĩnh vực thử nghiệm chất lượng của ngành nông nghiệp, hiện
chỉ có PTN của Chi cục thú y là kiểm được chất lượng của thuốc thú y và một
số chỉ tiêu của thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, các lĩnh vực khác chỉ có Trung tâm đầu tư thực hiện như: chất
lượng của dầu khí ( Xăng các loại, dầu diezen, dầu lửa, khí thiên nhiên…),
hàng tiêu dùng, cơ khí…
Đối với các đơn vị trong ngành khoa học- công nghệ tại vùng ĐBSCL
hiện nay mới có một số đơn vị thành lập trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật có được PTN như: TT.UDTBKH Đồng Tháp, Trà Vinh,Vĩnh Long,
An Giang có được một số thiết bị thông thừơng, thử nghiệm được một số chỉ
tiêu đơn giản. Các tỉnh còn lại như Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau mới thành lập ban đầu mô hình trung tâm kỹ thuật và ứng dụng
công nghệ, nên chưa có thiết bị thử nghiệm nào đáng kể, cán bộ thử nghiệm
37
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY

Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfHanaTiti
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại AthenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athenaconco12345
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athenahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Dung Tri
 
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XA
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XAẤn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XA
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XABrand Team TTC
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Man_Ebook
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY (20)

Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuầnĐề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên webĐề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại AthenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại athena
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đỨng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011
 
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XA
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XAẤn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XA
Ấn phẩm TTC số 04: VỮNG VÀNG KIẾN TẠO MẠNH MẼ VƯƠN XA
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH guyễn XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNGTÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trọng Cường XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNGTÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngườihướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THANH HÀ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
  • 3. LỜI CAM ĐOAN * Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày10 tháng 11 năm 2009 Học viên thực hiện Nguyễn Trọng Cường
  • 4. LỜI CẢM TẠ Chân thành biết ơn PGS.TS.Lê Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn về chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đóng góp những ý kiến quí báu, khích lệ tôi hoàn thành luận án này. Chân thành cám ơn quí Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức quí báu, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, khoa Đào tạo sau Đại học, khoa Quản trị kinh doanh trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp nhiều kiến thức quí báu cho tôi trong suốtthời gian học Cao học ngành Quản trị kinh doanh. Xin cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Trung Tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ, các cán bộ đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn cùng khóa đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập để hoàn thành khóa học này. Chân thành biết ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành chương trình học Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng./. Nguyễn Trọng Cường
  • 5. MỤC LỤC Trang NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii DANH SÁCH BẢNG iv PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 3 5 Đối tượng nghiên cứu 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 5 1.1 Vai trò của chiến lược đối với một tổ chức 5 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến chiến lược 5 1.1.2 Tầm quan trọng của chiến lược và quản trị chiến lược đối với sự 6 phát triển của một tổ chưc 10 1.2 Quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức 1.2.1 Phân tích môi trường 10 1.2.1.1 Phân tích môi trường bên ngoài 11 1.2.1.2 Phân tích môi trường bên trong 15 1.2.1.3 Các cấp hoạt động chiến lược và công cụ chiến lược 15 1.2.1.4 Phương pháp phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ ( 16 SWOT) 1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu 17 1.2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược 18 1.3 Kết kuận chương một 18 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRUNG 19 TÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công 19 nghệ thành phố Cần Thơ 2.1.1 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 19 2.1.2 Kết quả hoạt động các năm qua 20 2.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến Trung tâm 24 2.2.1 Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại) 24 2.2.1.1 Marketing 24 2.2.1.2 Tài chính và kế toán 25 2.2.1.3 Ma trận các yếu tố nội bộ IFE 26 2.2.2 Môi trường bên ngoài 27 2.2.2.1 Môi trường vĩ mô 27 2.2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE 30 2.2.2.3 Môi trường tác nghiệp 31 2.2.2.4 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh 41 2.2.2.5 Hiện trạng hoạt động kiểm định phương tiện đo và hiệu chuẩn 42 i
  • 6. phương tiện đo, thiết bị tại TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL 2.3 Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) đối 45 với Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ 2.3.1 Các cơ hội đối với Trung tâm 45 2.3.2 Các nguy cơ đối với Trung tâm 46 2.3.3 Các điểm mạnh của Trung tâm 47 2.3.4 Các điểm yếu của Trung tâm 48 2.4 Sự cần thiết phải đầu tư và phát triển Trung tâm 50 2.5 Kết luận chương hai 54 CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM 56 KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TP. CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015 3.1 Quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển Trung tâm 56 3.1.1 Quan điểm 56 3.1.2 Mục tiêu 57 3.2 Sứ mạng của Trung tâm 61 3.3 Chiến lược phát triển Trung tâm 62 3.3.1 Chiến lược đầu tư 62 3.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 63 3.3.2.1 Đầu tư mới hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo và thiết bị. 64 3.3.2.2 Mở mới một số hoạt động kiểm định phương tiện đo 65 3.3.2.3 Hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm 65 3.3.2.4 Mở rộng lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu 66 3.3.2.5 Duy trì và mở rộng các họat động dịch vụ về đào tạo, tư vấn 68 3.3.3 Chiến lược xâm nhập thị trường 69 3.3.4 Chiến lược phát triển thị trường 69 3.3.5 Chiến lược về nguồn nhân lực 70 3.3.6 Chiến lược về chất lượng sản phẩm 71 3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 72 3.4.1 Giải pháp đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị mới 72 3.4.1.1 Giải pháp huy động vốn 73 3.4.1.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 74 3.4.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 76 3.4.2.1 Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 77 3.4.3 Giải pháp về thực hiện marketing 78 3.4.4 Giải pháp về cơ chế và lộ trình thực hiện 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 ii
  • 7. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 01. Aplac Asia Pacific laboratory Accredition Cooperation 02. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 03. GTGT Giá trị gia tăng 04. ISO International Standardzation Organization 05. KĐ Kiểm định 06. KĐV Kiểm định viên 07. HC Hiệu chuẩn 08. KHCN Khoa học công nghệ 09. Nata National Asosociation of Testing Authorities 10. NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 11. PR Promotion 12. PTĐ Phương tiện đo 13. PTN Phòng thử nghiệm 14. Quatest Quality testing 15. R&D Reseach and develop 16. TN Thử nghiệm 17. TP Thành phố 18. TTKT&UDCN Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ 19. TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 20. UBND Uỷ ban Nhân dân 21. Vinalab Vietnam Laboratory (Hội hợp tác các phòng thử nghiệm Việt Nam) 22. TT KN DP-MP Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm và &TP thực phẩm 23. QLNN Quản lý nhà nước iii
  • 8. DANH SÁCH BẢNG Bảng số 2.1: Kết quả hoạt động thử nghiệm và kiểm định-hiệu chuẩn Bảng số 2.2: Doanh thu của Trung tâm các năm qua Bảng số 2.3: Nguồn nhân lực của Trung tâm các năm qua Bảng số 2.4: Ma trận các yếu tố nội bộ IFE Bảng số 2.5: Các yếu tố kinh tế chính của TP Cần Thơ Bảng số 2.6: Các yếu tố xã hội chính của TP Cần Thơ Bảng số 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE Bảng số 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh iv
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành khá lâu đời, đóng vai trò quan trọng về Kinh tế - Xã hội và là động lực phát triển của cả vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 1.389,6 km2 , dân số khoảng 1,2 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân những năm gần đây là 15,5 % năm. Thu nhập bình quân 1440 USD /người (năm 2008). Là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2004 và dự kiến phấn đấu đến trước năm 2010 sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương. Do đó, tháng 5/2005, Bộ Chính Trị đã có Nghị quyết số 45/TW về việc xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước với phương hướng phát triển TP Cần Thơ đến năm 2010 trở thành “cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê-Kông; là trung tâm Công nghiệp, trung tâm Thương mại – Dịch vụ, Du lịch, trung tâm Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ … Của vùng ĐBSCL” Trong kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của TP Cần Thơ năm năm 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của UBND thành phố Cần Thơ đã nêu rõ phương hướng phát triển, cùng với các nhiệm vụ, biện pháp thực hiện. Về Khoa học Công nghệ, phương hướng phát triển đến năm 2010 là tăng cường nghiên cứu khoa học; tổ chức có hiệu quả các hoạt động liên quan đến các qui hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội . . . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp . . . Nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Để thực sự trở thành trung tâm Khoa học – Công nghệ của ĐBSCL đòi hỏi thành phố Cần Thơ phải đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động Khoa học – Công nghệ. Trong đó, hoạt động kỹ thuật về thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như các hoạt động Kiểm định – Hiệu chuẩn phương tiện đo, thiết bị thử nghiệm, thiết bị sản xuất là rất 1
  • 10. quan trọng trong sự phát triển Khoa học – Công nghệ nói riêng và phát triển Kinh tế - Xã hội nói chung. Bên cạnh đó, tháng 9 năm 2005 Chính phủ đã ra Nghị định số 115/2005/NĐ- CP ngày 05/09/2005, qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập. Trung tâm kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc đối tượng áp dụng Nghị định này. Tuy Trung tâm kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ đã được thành lập từ năm 1995, nhưng đến nay vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp cũ, chưa có hoạch định chiến lược phát triển đơn vị theo cơ chế mới, phương pháp mới như những doanh nghiệp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ” nhằm cùng Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức Trung tâm định ra được chiến lược phát triển đơn vị phù hợp, nhằm mở rộng – phát triển qui mô cơ quan, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị trong cơ chế thị trường có nhiều cạnh tranh, thách thức và góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hiện nay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xu hướng phát triển của thành phố Cần Thơ cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ phù hợp (Định hướng phát triển thành Trung tâm Kỹ thuật của vùng ĐBSCL) 3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: từ các sở quản lý chuyên ngành, niên giám thống kê TP Cần Thơ, website của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các nguồn khác có liên quan. - Số liệu sơ cấp: khảo sát các phòng thử nghiệm, kiểm định tại Cần Thơ. 2
  • 11. * Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh. Dùng phương pháp đánh giá thực tế hoạt động trong thời gian qua, xác định xu hướng phát triển Kinh tế - Xã hội chung và nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng cũng như nhu cầu đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ trên cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược. Xây dựng phòng thử nghiệm trọng điểm cho TP Cần Thơ để phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL, nhằm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước”. Cách tiếp cận của đề tài là từ phân tích - tổng hợp các yếu tố môi trường tác động vào Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP Cần Thơ, từ đó dự báo các cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu của Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP Cần Thơ, làm cơ sở cho việc đưa ra lộ trình phát triển của Trung tâm. Nghiên cứu đối chiếu giữa yêu cầu của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với các đơn vị kỹ thuật (thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa) nói chung và Trung tâm kỹ thuật Cần Thơ nói riêng để từ đó khái quát các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật đã đáp ứng được gì và chưa đáp ứng được gì khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình phát triển cho Trung tâm. Tôi coi đây là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là TP Cần Thơ (các hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, kiểm định – hiệu chuẩn các phương tiện đo và thiết bị thử nghiệm) có tính đến sự tác động qua lại trong sự phát triển của TP Cần Thơ với các tỉnh trong vùng ĐBSCL (chủ yếu là các tỉnh lân cận TP. Cần Thơ từ Đồng Tháp đến Cà Mau). 3
  • 12. Nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, Kiểm định – Hiệu chuẩn phương tiện đo và thiết bị của Trung tâm giai đoạn từ năm 2003-2008. Không gian nghiên cứu: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ thành phố Cần Thơ. Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của Trung tâm có liên quan đến chiến lược phát triển Trung tâm. Giới hạn nghiên cứu: Chỉ chọn các hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng xuất nhập khẩu, Kiểm định - Hiệu chuẩn phương tiện đo – thiết bị và một vài hoạt động dịch vụ (không khảo sát các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ). Thời gian nghiên cứu: Từ ngày được quyết định giao đề tài đến 30/12/2008. 5. Đốitượng nghiên cứu Các hoạt động thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn của Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ. Các phòng thử nghiệm, các sở ban ngành, các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết: • Xác định các cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ TP. Cần Thơ. • Phân tích môi trường tác nghiệp của Trung tâm KT&UDCN. • Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Trung tâm. • Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2015 hợp lý. • Đề xuất một số giải pháp thực hiện. 4
  • 13. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1.1 Vai trò của chiến lược đối với một tổ chức 1.1.1 Mộtsố khái niệm liên quan đến chiến lược 1.1.1.1 Chiến lược: Chiến lược được hiểu là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức. Như vậy, chiến lược được xem là những kế hoạch cho tương lai (quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Phạm Hữu Lam chủ biên). 1.1.1.2 Mục đíchvà mục tiêu tổ chức * Sứ mạng: Sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và các họat động của tổ chức. Sứ mạng được thể hiện ra dưới dạng bản tuyên bố bằng văn bản. Sứ mạng của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của công ty đối với xã hội. Thực chất bản tuyên bố về sứ mạng của công ty tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: “công ty tồn tại nhằm mục đích gì ?”. Bản tuyên bố về sứ mạng thường phải đề cập đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ và những triết lý mà công ty theo đuổi. Bản tuyên bố về sứ mạng tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược của công ty, thêm nữa nó giúp tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trước xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan. * Các mục tiêu dài hạn: Nếu tuyên bố về sứ mạng là một nỗ lực để thể hiện tầm nhìn một cách rõ ràng và cụ thể hơn thì các mục tiêu chiến lược nhằm thể hiện các sứ mạng một cách cụ thể hơn nữa. Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà công ty muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Các mục tiêu chiến lược của tổ chức có những đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, các mục tiêu chiến lược bao gồm cả các mục tiêu tài chính và phi tài chính. 5
  • 14. - Thứ hai, các mục tiêu chiến lược tạo ra thứ tự các ưu tiên và cơ sở cho sự lựa chọn, đánh đổi. - Thứ ba, các mục tiêu chiến lược phải hiện thực khi những người lao động đưa ra những nỗ lực cần thiết. - Thứ tư, các mục tiêu chiến lược liên quan tới hoạt động và kết hợp các chức năng khác nhau của tổ chức. * Các mục tiêu ngắn hạn: Các mục tiêu ngắn hạn có thể được xem như nền tảng từ đó các mục tiêu chiến lược được thực hiện. Các mục tiêu ngắn hạn thường có các đặc tính sau: Có thể đo lường được; Có thể giao cho mọi người; Thách thức nhưng có khả năng thực hiện; Giới hạn cụ thể về thời gian. Các mục tiêu ngắn hạn phải bảo đảm nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của chiến lược tổng thể và hội nhập có hiệu quả vào chiến lược chung. Các nhà quản trị phải luôn bảo đảm rằng việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu ngắn hạn phải được đặt trong bối cảnh của chiến lược và mục tiêu chung và nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn, sứ mạng của tổ chức. 1.1.2 Tầmquan trọng của chiến lược và quản trị chiến lược đối với sự phát triển của tổ chức Trong những năm gần đây, lý luận và thực tiễn về quản trị đã có những thay đổi to lớn. Trong sự thay đổi đó, xây dựng và quản trị chiến lược đã và đang nhận được một sự chú ý đặc biệt của tất cả các nhà lý luận và các nhà quản trị trong thực tiễn. Để thấy được tầm quan trọng của xây dựng và quản trị chiến lược, trước hết cần hiểu những đặc điểm lớn của môi trường kinh doanh hiện đại. Những đặc điểm này chi phối và quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp hiện nay, nó vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức cho sự phát triển. Đặc điểm lớn nhất là quá trình quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Quá trình này với hai xu thế đang đồng thời xảy ra: toàn cầu hóa và khu vực hóa. Toàn cầu hóa tức là sự phân công lao động diễn ra trên tòan thế giới. Sự phân công lao động quốc tế này làm nền kinh tế thế giới trở nên thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Hơn nữa, việc hình thành các khu vực mậu 6
  • 15. dịch tự do (Liên minh châu Âu: EU, khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ: NAFTA, khu mậu dịch tự do Đông nam Á: AFTA) trên toàn thế giới đang thúc đẩy tăng cường hợp tác khu vực và làm cho quá trình quốc tế hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. Quá trình quốc tế hóa gắn liền với việc giảm và gỡ bỏ các rào cản thương mại tạo ra những thị trường rộng lớn hơn, và những cơ hội cho sự phát triển to lớn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quốc tế hóa cũng làm cho sự cạnh tranh trở nên toàn cầu, gay gắt và dữ dội hơn; đồng thời lợi thế so sánh bị giảm do các nguồn lực di chuyển dễ dàng hơn. Tận dụng những cơ hội của quá trình quốc tế hóa và đương đầu với cạnh tranh toàn cầu trở thành thách thức lớn nhất cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức và đây cũng là thách thức lớn nhất đối với quản lý hiện nay và những năm tới. Đặc điểm thứ hai là cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ đang diễn ra với tốc độ như vũ bão. Với tốc độ chưa từng có của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ, một khối lượng khổng lồ các kiến thức và công nghệ được tạo ra. Những lợi ích to lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ đã được biết đến nhiều, song nó cũng tạo ra những thách thức to lớn cho sự phát triển của tổ chức. Tốc độ phát triển sản phẩm mới diễn ra rất nhanh tạo ra các sản phẩm mới hiệu quả hơn, làm cho các sản phẩm hiện hữu trở nên bị lạc hậu và chu kỳ đời sống sản phẩm bị rút ngắn lại. Không những bản thân sản phẩm bị lỗi thời mà công nghệ cũng ở trong tình trạng như tương tự. Sự lạc hậu của công nghệ và sản phẩm đòi hỏi các công ty phải ứng dụng nhanh nhất các thành tựu mới nhất vào sản xuất- kinh doanh, phải khuyến khích và hỗ trợ mọi người sáng tạo, phải có một hệ thống năng động đủ sức thích ứng với những tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ. Một trong những đặc điểm đặc biệt của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ là sự kết hợp giữa công nghệ máy tính với công nghệ viễn thông. Sự kết hợp này tạo ra kỷ nguyên thông tin. Sự bùng nổ thông tin làm cho khối lượng thông tin phải xử lý nhiều hơn, phức tạp hơn, và đặc biệt làm thay đổi cách thức làm việc. Nhiều công việc mới được tạo ra, cách thức tổ chức quản lý và giải quyết công việc cũng thay đổi nhanh chóng. Việc phát 7
  • 16. triển mạng internet cho phép tất cả mọi người có thể liên lạc với nhau một cách nhanh chóng ở tất cả mọi nơi trên toàn thế giới. Tốc độ và sự sáng tạo trở thành những yếu tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển. Đặc điểm thứ ba là sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ đã dẫn tới sự thay đổi rất nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Hiển nhiên, để tồn tại và phát triển trong môi trường, các tổ chức phải luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Khi môi trường thay đổi nhanh, khó dự đoán hơn thì việc phân tích, kiểm sóat sự thay đổi của môi trường trở nên rất quan trọng. Phát triển một tổ chức năng động, đủ sức thích ứng và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi nhanh của môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh doanh hiện đại. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh thì những kỹ năng phân tích- yếu tố quyết định của sự phát triển trong điều kiện môi trường ổn định trở nên không đủ cho sự tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó, sự nhạy cảm, sự sáng tạo có một ý nghĩa quyết định. Tổ chức chỉ có thể năng động, thích ứng nhanh và có hiệu quả với sự thay đổi của môi trường khi những người lao động hết lòng vì nó, làm việc với tư cách là người chủ thực sự của tổ chức và làm việc với ý thức sáng tạo cao. Quản trị sự thay đổi chiến lược và luôn có quan điểm chiến lược trong phát triển tổ chức có một ý nghĩa lớn cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức hiện đại. Trước những đặc điểm lớn vừa là cơ hội vừa là thách thức sự tồn tại và phát triển của các tổ chức như trình bày ở trên, quản trị chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng : Trước hết, quản trị chiến lược nhằm đạt tới những mục tiêu của tổ chức. “Quản trị là đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng và thông qua con người”. Vai trò của các mục tiêu là rất quan trọng. Nếu không nhằm đạt tới những mục tiêu nào đó thì không cần có các nhà quản trị. Thực tiễn quản trị đã dẫn tới việc chuyên môn hóa các họat động của tổ chức. Trong điều kiện chuyên môn hóa, các nhà quản trị và người lao động ở các phòng ban, bộ phận của tổ chức 8
  • 17. thường có xu hướng chỉ đạt tới các mục tiêu của đơn vị mình mà không thấy các mục tiêu của toàn bộ tổ chức, và vì vậy có thể cản trở và làm tổn hại đến việc đạt tới các mục tiêu chung. Sự cộng hưởng các sức mạnh của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức chỉ có thể đạt được khi có một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề của thực tiễn kinh doanh. Quản trị chiến lược giúp thấy rõ các mục tiêu của tổ chức, thông qua đó lôi kéo các nhà quản trị của các cấp vào quá trình quản trị chiến lược của tổ chức, tạo ra sự cộng hưởng của tòan bộ tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu chung của tòan tổ chức hơn là các mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, phòng ban. Thứ hai, quản trị chiến lược quan tâm một cách rộng lớn tới các nhân vật hữu quan. Sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đòi hỏi nó phải thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan như các khách hàng, các nhà cung ứng, những người lao động, những người chủ sở hũu… Tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan tới sự phát triển của một tổ chức được gọi là các nhân vật hữu quan do chúng có ảnh hưởng qua lại với các hoạt động, cũng như sự thành bại của tổ chức. Các nhu cầu, lợi ích của các nhân vật hữu quan là khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Vì vậy, quan tâm giải quyết hài hòa các nhu cầu và lợi ích đó là một việc làm có sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức hiện nay. Các nhà quản trị và những người lao động của các phòng ban, bộ phận của tổ chức có xu hướng chỉ thỏa mãn nhu cầu của những nhân vật hữu quan cụ thể có liên quan tới mình hơn là quan tâm tới giải quyết hài hòa nhu cầu và lợi ích của tất cả các nhân vật hữu quan. Thứ ba, quản trị chiến lược gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn. Phát triển bền vững và tư duy chiến lược là những khái niệm được nhắc tới rất nhiều hiện nay. Nghĩa vụ của các nhà quản trị là phải bảo đảm sự phát triển bền vững tổ chức của họ. Muốn vậy, các nhà quản trị cần có quan điểm dài hạn, có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của tổ chức họ. Những mục tiêu chiến lược dài hạn là cơ sở quan trọng cho các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn. Thông qua các mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn để đạt tới các mục tiêu chiến lược dài hạn. Trong điều kiện của môi trường kinh doanh thay đổi 9
  • 18. rất nhanh và bất định thì năng lực thích ứng của tổ chức đóng một vai trò rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nó. Việc xử lý các vấn đề bức bách hiện tại chỉ có hiệu qủa khi nó dựa trên một định hướng dài hạn và hướng tới việc đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn. Hơn nữa, các nhà quản trị và người lao động của các đơn vị trong tổ chức thường chỉ nhìn thấy các mục tiêu ngắn hạn của bộ phận của họ, do đó có thể có những họat động bất lợi cho các mục tiêu chiến lược dài hạn. Vì vậy, làm cho mọi người trong tổ chức hiểu được các mục tiêu chiến lược dài hạn, qua đó hướng những nỗ lực của họ vào việc đạt tới các mục tiêu này có một ý nghĩa to lớn khi họ xử lý công việc trước mắt, hằng ngày của họ. Thứ tư, quản trị chiến lược quan tâm cả tới hiệu suất và hiệu quả. Hai khái niệm căn bản rất quan trọng của quản trị là hiệu suất và hiệu quả. Peter Drucker định nghĩa “ hiệu quả là việc giải quyết đúng công việc và hiệu suất là giải quyết công việc đúng cách”. Quản trị phải nhằm đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu của nó với hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động thường ngày, các nhà quản trị thường có xu hướng nâng cao hiệu suất hoạt động của đơn vị họ. Việc nâng cao hiệu suất hoạt động của các bộ phận của tổ chức không phải lúc nào cũng dẫn đến việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức, khi điều này xảy ra thì đó là một sự lãng phí rất lớn. Vì vậy, xác định đúng đắn các mục tiêu chiến lược dài hạn, làm cho mọi người hiểu rõ các mục tiêu đó, qua đó hướng các nguồn lực và hoạt động của tổ chức vào việc đạt tới các mục tiêu với hiệu suất cao nhất là điều quan trọng trong việc quản trị một tổ chức. Quản trị chiến lược giúp thực hiện điều này. 1.2 Quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức Mỗi tổ chức khi xây dựng chiến lược phát triển cho mình đều trải qua các quy trình cơ bản sau: 1.2.1 Phântích môi trường Môi trường tổng quát mà tổ chức cần phân tích có thể chia thành ba mức độ: môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, và môi trường nội bộ (hoàn cảnh nội 10
  • 19. bộ). Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh. Môi trường tác nghiệp được xác định với một ngành cụ thể, với tất cả các tổ chức trong ngành chịu ảnh hưởng. Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp kết hợp với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài hoặc môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại trong một tổ chức nhất định. Đôi khi môi trường nội bộ được gọi là môi trường kiểm soát được. 1.2.1.1Phântích môi trường bên ngoài. Nghiên cứu môi trường bên ngoài là một quá trình phải tiến hành thường xuyên, liên tục không bao giờ dừng lại, vì nó chính là điều kiện đảm bảo sự thành công của chiến lược. Mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận dạng những mối đe dọa cũng như những cơ hội có ảnh hưởng đến họat động của doanh nghiệp. * Môi trường tổng quát (Môi trường vĩ mô) Môi trường tổng quát là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như : các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tự nhiên, dân số, và kỹ thuật công nghệ. Môi trường này có các đặc điểm sau đây: - Công ty khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được nó, khó có thể điều chỉnh được nó, trái lại phụ thuộc vào nó. - Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng họat động của từng doanh nghiệp. - Sự thay đổi của môi trường tổng quát có tác dụng làm thay đổicục diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ. - Mỗi yếu tố của môi trường tổng quát có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Các yếu tố chủ yếu của môi trường tổng quát (vĩ mô) gồm: 11
  • 20. * Môi trường kinh tế: Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, trong đó, một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất là: - Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội, và tổng sản phẩm quốc dân. - Lãi suất và xu hướng của lãi suất - Cán cân thanh toán quốc tế - Xu hướng của tỷ giá hối đoái. - Xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế. - Mức độ lạm phát. - Hệ thống thuế và mức thuế. - Các biến động trên thị trường chứng khóan. * Môi trường chính trị và pháp luật: Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. * Môi trường văn hóa xã hội: Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm cần chú ý là: sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn, và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường rất rộng: “Nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ”. 12
  • 21. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các họat động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền thống; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội… Trên thực tế, ngòai khái niệm văn hóa xã hội còn tồn tại khái niệm văn hóa của vùng, văn hóa làng xã, chính những phạm trù này quyết định thị hiếu, phong cách tiêu dùng ở từng khu vực sẽ khác nhau. * Môi trường dân số: Là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường tổng quát, đặc biệt là yếu tố xã hội và kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể dùng thông tin này để hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo… Những khía cạnh cần quan tâm của môi trường này gồm : Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số; Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính , dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng… * Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí… Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải… Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. * Môi trường công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường này có thể là: Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản 13
  • 22. phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người thâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước. Bên cạnh những đe dọa là những cơ hội đối với các doanh nghiệp như: Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn, với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Sự ra đời của công nghệ mới và khả năng chuyển giao công nghệ mới này vào các ngành khác có thể tạo ra những cơ hội rất quan trọng để phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm ở các ngành. Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và có nhiều tính năng hơn, qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty. - Môi trường cạnh tranh (Môi trường tác nghiệp) Đây là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây. Michael Porter đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong một ngành kinh doanh: Đe dọa của những người nhập ngành; Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp; Sức mạnh đàm phán của người mua; Đe dọa của sản phẩm thay thế; và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. Sức mạnh của áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh, và mức độ lợi nhuận của ngành. Khi áp lực cạnh tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng của công ty cùng ngành càng bị hạn chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho các công ty trong ngành thu được lợi nhuận cao. Các công ty cần phải nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của áp lực cạnh tranh, căn cứ vào những điều kiện bên trong của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó 14
  • 23. với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo cách có lợi cho mình. - Môi trường kinh doanh quốc tế Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày nay thì không thể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thế giới, trái lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Trong bối cảnh như vậy chắc chắn rằng những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh của các công ty hoạt động trong nước. 1.2.1.2Phântích môi trường bên trong. Phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, qua đó xác định các năng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh của công ty. Bối cảnh để hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu của công ty là dây chuyền gía trị của công ty, tình hình tài chính, văn hóa, tổ chức và lãnh đạo của công ty. Bàn về năng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh hay những điểm mạnh và những điểm yếu của công ty tức là nói tới sự so sánh các mặt, các họat động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. 1.2.1.3Các cấphoạtđộng chiến lược và công cụ chiến lược. Tiến trình tăng trưởng và phát triển đặt công ty đứng trước sự lựa chọn về lĩnh vực kinh doanh và thị trường. Quá trình tăng trưởng của công ty có thể bắt đầu từ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó, thực hiện việc phát triển thị trường và tiến hành đa dạng hóa. Khi công ty chỉ kinh doanh một loại sản phẩm mà không tiến hành đa dạng hóa thì chiến lược cấp công ty chính là chiến lươc cạnh tranh (cấp kinh doanh). Việc đa dạng hóa các hoạt động của công ty có thể diễn ra là hội nhập dọc (về phía trước và về phía sau) hoặc hội nhập ngang (đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa tổ hợp). Có thể sử dụng ba phương pháp phân tích cấu trúc kinh doanh đó là phương pháp BCG, phương pháp Mc. Kinsey, và phương pháp dựa trên sự phát triển của ngành. Trong cả ba giai đoạn tăng trưởng và phát triển công ty (công ty hoạt động ở thị trường nội địa trên một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Để củng cố và duy trì vị thế cạnh 15
  • 24. tranh, công ty có thể thực hiện hội nhập dọc hoặc mở rộng thị trường ra bên ngoài, toàn cầu hóa hoạt động. Công ty thực hiện đa dạng hóa, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh doanh mới) đều có những đặc điểm riêng của từng giai đoạn cũng như những ưu điểm và nhược điểm của nó. Để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, công ty có thể sử dụng các phương pháp phân tíchcấu trúc kinh doanh của công ty. Phương pháp Boston Consunting Group (BCG) với mục tiêu là xác định những yêu cầu về vốn đầu tư và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của công ty. Phương pháp McKingsey cũng giống như phương pháp BCG, chia công ty thành các SBU, rồi đánh gía chúng theo hai căn cứ: tính hấp dẫn của ngành và vị thế cạnh tranh của SBU. Điểm khác biệt là hai tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố hơn. Phương pháp phân tích cấu trúc dựa trên sự phát triển của ngành khắc phục được nhược điểm của phương pháp Mckinsey. Mô hình này cũng chia công ty thành các SBU, rồi đánh giá vị thế cạnh tranh của chúng theo phương pháp trong mô hình Mckinsey. Điểm khác biệt là tiềm năng và triển vọng của các SBU với những vị thế cạnh tranh khác nhau sẽ được xem xét qua các giai đoạn phát triển của ngành. Các công cụ khác dùng trong xây dựng chiến lược là: ma trận các yếu tố nội bộ (IFE), ma trận các yếu tố môi trường (EFE), ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh … 1.2.1.4 Phương pháp phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT) Chữ SWOT là chữ viết tắt các từ trong tiếng Anh gồm: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Mục đích của việc phân tích này là phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các nguy cơ và cơ hội thích hợp. Có thể thực hiện quá trình phối hợp này bằng cách sử dụng ma trận SWOT. Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên ta liệt kê ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận thứ tự ưu tiên theo các ô tương ứng. Sau đó ta tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên để tạo ra các cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra bốn nhóm phối hợp cơ 16
  • 25. bản. Tương ứng với các nhóm này là các phương án chiến lược mà ta cần xem xét. Phối hợp S/O thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội. Điều quan trọng là tổ chức (công ty) phải sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội. Phối hợp S/T thu được do phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ của chính công ty, nhằm giảm thiểu các nguy cơ. Phối hợp W/O là phối hợp giữa các mặt yếu của công ty và các cơ hội lớn. Công ty có thể vượt qua các mặt yếu bằng cách tranh thủ các cơ hội. Phối hợp W/T là phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của công ty. Điều quan trọng là công ty phải cố gắng làm sao giảm thiểu được mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ. Việc phân tích SWOT phải nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược. Mặc dù các cơ hội và nguy cơ là khác nhau song khi một cơ hội bị bỏ qua thì nó có thể trở thành nguy cơ. Ngược lại cũng có thể chuyển nguy cơ thành cơ hội. 1.2.2 Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu + Chức năng nhiệm vụ : là mục đích của tổ chức, phân biệt tổ chức với các tổ chức tương tự khác. Nó còn được gọi là các nguyên tắc kinh doanh, mục đích, triết lý và tín điều của tổ chức hoặc các quan điểm của tổ chức (sứ mạng của tổ chức). Từ đó, xác định lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, thông thường đó là loại sản phẩm cơ bản, hoặc loại dịch vụ chính, các nhóm đối tượng khách hàng hàng đầu, nhu cầu thị trường, lĩnh vực công nghệ, hoặc tổ hợp các yếu tố này. Khi đề ra chức năng nhiệm vụ phải tính đến ít nhất năm yếu tố chính là: lịch sử của tổ chức, sở thích hiện tại của ban lãnh đạo và các chủ sở hữu, các kiến giải về môi trường, nguồn nhân lực hiện có và các khả năng đặc biệt. + Mục tiêu: được dùng để chỉ các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức phấn đấu đạt được. Tuy mục tiêu được suy ra từ chức năng nhiệm vụ, nhưng chúng cần phải cụ thể rõ ràng hơn. Thông thường nội dung mục tiêu là mức lợi nhuận, mức tăng trưởng doanh số bán hàng, thị phần, tính rủi ro và đổi mới. 17
  • 26. Mục tiêu thường được chia ra làm hai loại chính là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiện trong một năm, mục tiêu dài hạn thường được thực hiện trong thời gian hơn một năm. 1.2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Sau khi phân tích điều kiện môi trường kinh doanh của tổ chức và lựa chọn mục tiêu thích hợp, Ban lãnh đạo cao cấp phải lựa chọn các chiến lược nhằm đạt mục tiêu đề ra. Một trong các loại mục tiêu chính mà tổ chức cần hoạch định được gọi là mục tiêu tăng trưởng. Một trong các công cụ dùng để lựa chọn chiến lược gọi chung là bảng phân tích danh mục vốn đầu tư. Trong công tác quản lý chiến lược, khái niệm danh mục vốn đầu tư nhấn mạnh rằng mức góp vốn của mỗi cá nhân có mối phụ thuộc lẫn nhau và danh mục vốn đầu tư có khác và quan trọng hơn so với mức tham gia của cá nhân. 1.3 Kết luận chương một Việt Nam gia nhập WTO là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua nhiều thách thức, song cũng tạo ra nhiều cơ hội. Nếu biết triệt để tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) và dịch vụ nói chung. Thành phố Cần Thơ là một bộ phận của Việt Nam, vì lẽ đó gia nhập WTO sẽ tác động trực tiếp đến SXKD và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn ở tất cả các mặt như: tạo ra cơ hội và thách thức về môi trường kinh doanh; làm thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm chiến lược cạnh tranh phù hợp, tác động đến tái cấu trúc doanh nghiệp và tác động đến đổi mới công nghệ. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ và nhận dạng chính xác mức độ tác động, tính chất tác động, thời gian tác động… từ đó đưa ra lộ trình đổi mới doanh nghiệp, đổi mới các chiến lược và chính sách về: thị trường, khách hàng, sản phẩm, trang thiết bị công nghệ…nhằm khai thác triệt để các cơ hội và tìm cách hạn chế nguy cơ tạo môi trường tốt cho phát triển SXKD và dịch vụ. Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng công nghệ TP Cần thơ cũng không thể là trường hợp ngoại lệ. 18
  • 27. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRUNG TÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thành phố Cần Thơ 2.1.1 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấutổ chức Trung tâm kỹthuật và ứng dụng công nghệ thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Trung tâm) được thành lập theo quyết định số 52/2004/QĐ-UB, ngày 09-01- 2004, của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm có các chức năng và nhiệm vụ sau: * Chức năng: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; dịch vụ khoa học công nghệ và môi trường; kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. * Các nhiệm vụ chủ yếu: ƒ Tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất và đời sống; ƒ Giám định chất lượng, thử nghiệm sản phẩm; ƒ Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; bảo trì, sửa chữa các thiết bị phương tiện đo lường; ƒ Liên kết, hợp tác về khoa học, công nghệ và môi trường với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài thành phố để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, dịch vụ về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Trung tâm có ba phòng chức năng: Phòng Hành chính-tổ chức-tổng hợp; Phòng Nghiên cứu-ứng dụng và Phòng Kỹ thuật. Phòng kỹ thuật gồm 04 bộ 19
  • 28. phận trực thuộc: thử nghiệm Vật liệu xây dựng - Điện; thử nghiệm Hóa lý - Hóa thực phẩm; thử nghiệm vi sinh; kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là thử nghiệm chất lượng của các sản phẩm thuộc ngành lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, môi trường, xăng dầu…. Các thử nghiệm còn hạn chế trong một số chỉ tiêu đơn giản về hóa lý, vi sinh, vật liệu xây dựng và điện do thiếu các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp nối với đầu dò MS, máy phát xạ…. Bộ phận kiểm định thuộc phòng kỹ thuật thực hiện công tác kiểm định phương tiện đo có độ chính xác không cao, do năng lực chuẩn và trang thiết bị còn hạn chế (phụ lục 1). 2.1.2 Kết quả hoạtđộng các năm qua Khối lượng công việc đã thực hiện trong các năm qua của Trung tâm được thể hiện qua số liệu thống kê sau đây: Bảng số 2.1: kết quả hoạt động thử nghiệm và kiểm định-hiệu chuẩn STT Lĩnh vực hoạt động Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 A Thử nghiệm (TN) 1 Tổng số mẫu : 1.851 1.861 3.046 4018 4003 4249 1.1 Lương thực, thực phẩm 145 555 605 551 741 1129 1.2 Hàng xuất khẩu 30 06 41 86 38 58 1.3 Vật liệu xây dựng 424 275 763 1541 1063 928 1.4 Môi trường 936 744 1.139 1470 1905 1808 1.5 Hàng tiêu dùng - - 08 08 01 09 1.6 Khác (phân bón, thuốc 316 281 490 362 255 174 bảo vệ thực vật, nước) 2 Tổng số chỉ tiêu TN: 4.461 3.670 5.514 9374 8914 12007 20
  • 29. 2.1 Hóa lý 2.241 1.919 2.407 4693 4738 8153 2.2 Vi sinh 998 1.006 1.517 1449 1877 1474 2.3 Vật liệu xây dựng 1.220 740 1.579 3175 2092 2335 2.4 Điện 02 05 11 57 207 45 B Kiểm định PTĐ 0 16.748 52.895 46.250 26.716 32.601 C Hiệu chuẩn 0 0 0 10 111 296 Danh mục chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm chính của Trung tâm hiện có được thể hiện trong bảng thống kê tại Phụ lục 1, chi tiết về kiểm định- hiệu chuẩn tại phụ lục 2. * Nhận xét chung về năng lực hoạt động của Trung tâm: Với các chuẩn, thiết bị đo lường thử nghiệm hiện có, Trung tâm vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các đơn vị quản lý Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Nhu cầu thử nghiệm sản phẩm với các nhóm chỉ tiêu chuyên sâu; kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, trình độ công nghệ của các thiết bị, phương tiện đo ngày càng hiện đại, chính xác, vượt xa năng lực kỹ thuật của Trung tâm. Trong thời gian qua, khách hàng đã yêu cầu một số chỉ tiêu cần thử nghiệm nhưng Trung tâm chưa thể đáp ứng được. Cụ thể như sau: ƒ Vật liệu xây dựng: Độ mài mòn của gạch, lực kéo đứt mối hàn thép xây dựng, kích thước lớp mạ của vật liệu, nhiệt thủy hóa bẩy ngày của xi măng. ƒ Điện: thử nghiệm bình ắc-qui, dây cáp điện, sứ cách điện; ƒ Hàng tiêu dùng: Định danh các nhóm chất thuộc công nghiệp nhựa, môi trường, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, composite, nhựa tấm; ƒ Hóa lý - môi trường: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Cl,P, C; Phốt-pho hữu cơ, Xia-nua; Phê-nol, hoạt chất bề mặt, Ben-zen, độ phèn, độ đục của nước, các hợp chật cao phân tử trong cát đá. ƒ Hóa thực phẩm: Hóa chất dùng trong chế biến thủy sản (Sorbitol, K2CO3, Na2CO3, Acetat,...), hàm lượng acid hữu cơ (acid citric, bezoic, 21
  • 30. sorbic,...), các loại vitamin, các loại acid amin, acid béo tự do trong các sản phẩm có dầu, mỡ, các chất kháng sinh, các enzyme. ƒ Hóa công nghiệp: Sơn, kem đánh răng, dầu hỏa. - Năng lực về thiết bị thử nghiệm: (Qua phụ lục số 1) + Trung tâm đã có thiết bị cơ bản để thử nghiệm các chỉ tiêu không chuyên sâu cho đa ngành (Vật liệu xây dựng, hóa môi trường, hóa thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện, xăng dầu…). Trong đó có một vài thiết bị hiện đại, độ chính xác khá, có thể đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu thử nghiệm hiện tại (như máy quang phổ hấp thu nguyên tử, máy sắc ký khí, quang phổ huỳnh quang tia X…). + Trung tâm thiếu các thiết bị chuyên sâu, hiện đại để thử nghiệm các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng chất kháng sinh, độc tố trong thực phẩm, chỉ số ốctan của xăng (theo quy chuẩn Việt Nam)… + Một số thiết bị của trung tâm sử dụng lâu năm nên đã xuống cấp, dễ bị hư hỏng, cần bổ sung, thay thế. Bảng số 2.2: Doanh thu của Trung tâm các năm qua (ĐVT: 1000đ) 2006 TT NỘI DUNG THU 2004 2005 2007 2008 I Tổng doanh thu 546.645 1.092.478 1.504.842 1.720.820 2.782.567 1 Thử nghiệm CL 230.453 308.000 509.198 635.665 828.202 2 Kiểm định PTĐ 201.000 602.000 666.891 512.406 587.688 3 Kiểm tra hàng NK - - - - 570.000 4 Dịch vụ 115.192 182.478 328.753 572.749 796.677 -hiệu chuẩn, S/chữa 25.192 82.487 178.759 330.708 644.127 -đào tạo, tư vấn… 90.000 100.000 150.000 242.042 152.450 - Doanh thu: (Qua bảng số 2.2) + Doanh thu tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong năm năm qua (Từ 50% 2005/2004 đến 72,5%; 87%; 61,8% các năm tiếp theo. Nếu so sánh doanh thu năm 2008 và 2004 thì sau 5 năm doanh thu tăng hơn 5 lần). Trung tâm 22
  • 31. đang có những thuận lợi để phát triển. Đặc biệt, mở mới việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và hiệu chuẩn thiết bị. + Các nguồn thu hầu như đều có sự tăng trưởng và các nguồn thu tương đối đồng đều. Trong đó nguồn thu tăng trưởng nhanh nhất là nguồn thu về hiệu chuẩn, sửa chữa phương tiện đo và thiết bị. Điều này cũng chứng tỏ nhu cầu hiệu chuẩn, sửa chữa ngày càng tăng. + Tuy tốc độ tăng doanh thu cao trong năm năm qua, nhưng tổng nguồn thu đối với một tổ chức như vậy là còn thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu tái đầu tư mở rộng hoặc thay đổi công nghệ tiên tiến. Nguồn thu kiểm định có chiều hướng bão hòa nếu không mở rộng thêm các lĩnh vực kiểm định mới. Bảng 2.3 Nguồn nhân lực của Trung tâm các năm qua TT Nguồn nhân 2004 2005 2006 2007 2008 lực(người) I Tổng số nhân viên 21 24 26 30 33 1 Trên đại học 5 5 5 7 7 2 Đại học 11 12 14 16 19 3 Trung cấp 2 3 3 3 3 4 Tốt nghiệp PTTH 3 4 4 4 4 II Kinh nghiệm công tác 1 Trên 20 năm 5 5 6 7 7 2 Từ 10 năm đến 20 năm 3 4 7 7 7 3 Từ 5 năm đến 9 năm 4 6 7 8 8 4 Dưới 5 năm 9 9 6 9 11 - Nguồn nhân lực: (Qua bảng số 2.3) + Trung tâm có nguồn nhân lực có trình độ khá cao (Tốt nghiệp đại học trở lên đạt trên 76% năm 2004 và trên 78% năm 2008). + Nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong công tác thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn khá (trên 38% năm 2004 và 42,42% năm 2008 số cán bộ có kinh 23
  • 32. nghiệm từ 10 năm đến trên 20 năm). Phân bố nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm và ít kinh nghiệm khá đồng đều nên có thể bổ sung cho nhau thuận lợi. + Số lượng nguồn nhân lực cònhạn chế nên khó đảm bảo tiến độ thử nghiệm, kiểm định khi có nhu cầu lớn vào cùng một thời điểm 2.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến Trung tâm KT&UDCN 2.2.1 Môitrường bên trong (hoàn cảnh nội tại) Ngoài các yếu tố về thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực, doanh thu… như phần trên, các yếu tố môi trường nội bộ khác là: 2.2.1.1Marketing Marketing là điểm còn yếu của Trung tâm. Xuất phát từ phòng thử nghiệm của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 1980, đến năm 1995 phòng này được tách ra thành Trung tâm như hiện nay. Do có quá trình hoạt động khá lâu năm nên được nhiều khách hàng biết đến và trung thành với Trung tâm (đây là lợi thế của Trung tâm). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động trung tâm đã phát triển và mở mới được nhiều hoạt động, song do việc quảng bá, giới thiệu và nắm bắt thông tin về thị trường còn yếu nên còn nhiều khách hàng tiềm năng ở các tỉnh lân cận chưa đến với Trung tâm. Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm khá đa dạng, bao gồm thử nghiệm chất lượng đa lĩnh vực, kiểm định-hiệu chuẩn đa lĩnh vực, kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, đào tạo, tư vấn… Do đó, đây là lợi thế của Trung tâm (đáp ứng cùng lúc nhiều yêu cầu đa dạng về thử nghiệm, kiểm định-hiệu chuẩn cho các DN nên giảm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp). Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường của Trung tâm còn yếu, thường chỉ thu thập qua các doanh nghiệp hoặc qua thông tin đại chúng và báo cáo của các ngành. Việc quảng cáo và khuyến mãi của Trung tâm chưa có hiệu quả cao (hầu như không có khuyến mãi). Trung tâm chưa quảng cáo trên truyền hình nói chung, rất ít quảng cáo trên báo địa phương và các báo khu vực. Đến nay, Trung tâm vẫn chủ yếu quảng cáo bằng cách gửi thư ngỏ giới thiệu năng lực của mình trực tiếp đến các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan. 24
  • 33. Chiến lược về giá và định giá của Trung tâm chưa linh hoạt, do Trung tâm còn là đơn vị sự nghiệp nên vẫn phải thu mức phí - lệ phí cho nhiều chỉ tiêu thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo quy định của nhà nước (Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày25/9/2002). Khi Trung tâm chuyển sang cơ chế tự chủ hoàn toàn thì không phải áp dụng TT.83 nữa, thay vào đó là tính gía theo thỏa thuận giữa Trung tâm với khách hàng. Việc phân tích nhu cầu của khách hàng cũng như mức độ am hiểu về khách hàng, Trung tâm thực hiện chưa tốt, chưa bài bản, chưa khoa học. Một phần do Trung tâm vẫn hoạt động thụ động, chờ khách hàng đến với mình theo cơ chế quan liêu, bao cấp cũ, một phần cũng do nhóm thực hiện marketing chưa được đào tạo đầy đủ và chưa có kinh nghiệm nhiều. Phương pháp phân loại ý kiến khách hàng và phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường mới còn mang tính tự phát, chưa theo trình tự khoa học. Tuy nhiên, mức độ nổi tiếng và chất lượng dịch vụ của Trung tâm khá tốt, do thời gian hoạt động lâu năm và quản lý quá trình công việc của Trung tâm được thực hiện theo quy trình ISO/IEC 17025:2005 từ năm 2000 đến nay. Nói chung, công tác marketing của Trung tâm còn yếu cả về cơ cấu tổ chức thực hiện, cả về biện pháp thực hiện, cả về con người thực hiện. Vấn đề này cần được quan tâm để thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới. 2.2.1.2Tàichính và kế toán Trước hết, hệ thống kế toán của Trung tâm hiện làm tốt việc lập kế hoạch tài chính và lợi nhuận. Nhưng hệ thống này còn yếu trong việc lập kế hoạch về giá thành, vì marketing yếu nên thiếu thông tin và thông tin chưa kịp thời cho việc lập kế hoạch giá. Hiện nay, hệ thống này đã kiểm soát giá thành tốt và có khả năng giảm giá thành đối với các dịch vụ không nằm trong danh mục thu phí, lệ phí. Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm còn yếu, chưa có cơ chế cụ thể để vay các ngân hàng (vì tài sản chủ yếu vẫn do nhà nước quản lý). Muốn huy động nguồn vốn này, Trung tâm phải xây dựng các dự án khả thi, trình sở khoa học và công nghệ để thông qua hội đồng khoa học 25
  • 34. và được hội đồng chấp nhận mới được vay để thực hiện dự án. Điểm mạnh trong vay ngắn và trung hạn loại này là trung tâm chỉ phải hoàn lại 60-80 % số vốn vay (vì đây là dự án khoa học công nghệ, kinh phí được lấy từ nguồn sự nghiệp khoa học của địa phương) tùy từng loại dự án. Nguồn vốn so với các đối thủ cạnh tranh cũng còn yếu, kể cả vốn lưu động và vốn vay. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi khá cao do phần lớn các thiết bị của Trung tâm đã được khấu hao xong. 2.2.1.3Ma trận các yếu tố nội bộ IFE Bảng 2.4 Ma trận các yếu tố nội bộ IFE Mức độ STT Yếu tố bên trong chủ yếu quan Phân loại trọng 4 1 Đội ngũ cán bộ có trình độ 0.16 cao, kinh nghiệm. 4 2 Lĩnh vực hoạt động đa ngành 0.13 3 3 Thiết bị công nghệ hiện đại 0.11 3 4 Hoạt động theo hệ thống chất 0.05 lượng ISO:17025 4 5 Được chỉ định kiểm tra CLHH 0.12 3 6 Cơ cấu tổ chức linh hoạt 0.03 4 7 Chất lượng SP dịch vụ uy tín 0.16 1 8 Hoạt động maketing 0.10 2 9 Trang thiết bị đồng bộ 0.05 2 10 Nguồn thu – vốn 0.09 TỔNG CỘNG 1.00 Số điểm quan trọng 0.64 0.52 0.33 0.15 0.48 0.09 0.64 0.10 0.10 0.18 3.23 Tổng số điểm quan trọng là 3.23 trên mức trung bình là 2.5. Điều này cho thấy Trung tâm khá tốt về yếu tố nội bộ. Trung tâm có thế mạnh về chất lượng sản phẩm, uy tín trên thị trường. Độingũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, hoạt động với các thiết bị khá hiện đại, do đó được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định là đơn vị thử nghiệm CLSPHH. Tuy nhiên, điểm yếu của Trung 26
  • 35. tâm là hoạt động marketing cần phải có tổ chức và đầu tư thêm cho hoạt động này, cũng như đầu tư đồng bộ cho các thiết bị thì nguồn thu sẽ được cải thiện. 2.2.2 Môitrường bên ngoài 2.2.2.1Môitrường vĩ mô * Các yếu tố kinh tế chính Bảng số 2.5 Các yếu tố kinh tế chính của TP Cần Thơ CÁC YẾU TỐ 2004 2005 2006 2007 2008 1.Xu hướng GDP ( tỷ đồng) 11.745 14.278 17.230 22.484 25.904 - Khu vực I (%) 20,76 18,70 17,05 15,15 16,74 - Khu vực II (%) 38,41 39,84 39,03 41,22 38,37 - Khu vực III (%) 40,82 41,46 43,92 43,62 44,89 2.Thất nghiệp (người) 40.205 39.645 39.281 38.114 3.Chỉ số giá t.dùng cả nước 108.4 106.6 100.5 102,91 ( Nguồn: Niên gián thống kê các năm của Cục thống kê Cần Thơ) Điểm nổi bật trong các yếu tố kinh tế là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ qua năm năm đều tăng khá cao, đứng nhất nhì của vùng ĐBSCL, qua năm năm (2004-2008) là thành phố trực thuộc Trung ương, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 15,5% năm, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 1440 USD(2008). Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, nó cũng là yếu tố để các DN mở rộng sản xuất- kinh doanh và các doanh nghiệp mới ra đời. Cơ cấu kinh tế cũng đang dịch chuyển đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm và chưa vững chắc, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ còn thấp. Trong năm 2009, mặc dù ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thành phố Cần Thơ đang quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng 15%. Theo dự đoán của một số nhà kinh tế thì từ năm 2010 kinh tế thế giới sẽ hồi phục dần, vì vậy dự kiến kinh tế của Cần Thơ cũng sẽ tiếp tục pháp triển mạnh. Đặc biệt là từ đầu năm 2010, cầu Cần Thơ sẽ khánh thành, nạo vét cơ bản luồng tàu Định An cho tàu có tải trọng lớn 30.000 tấn vào cảng nước sâu Cái 27
  • 36. Cui, sân bay quốc tế Cần Thơ đi vào hoạt động… Như vậy, tình hình kinh tế nói chung là thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này cũng tạo thuận lợi cho Trung tâm phát triển các dịch vụ kỹ thuật phục vụ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Các yếu tố kinh tế khác như tỷ lệ lạm phát, lãi xuất ngân hàng, chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán… hầu hết đang thuận lợi cho phát triển, hoặc có ảnh hưởng nhưng không quá lớn đến Trung tâm. * Các yếu tố xã hội Bảng số 2.6 Các yếu tố xã hội chính của TP Cần Thơ CÁC YẾU TỐ 2004 2005 2006 2007 2008 1.D/số tr. bình (người) 1.127765 1.135211 1.147067 1.159008 1.184120 - Thành thị 562.079 567.952 578.128 601.484 - Nông thôn 565.686 567.259 568.939 557.524 - Nam 553.586 557.741 564..068 571.166 - Nữ 574.179 577.470 582.999 587.842 2. Tỷ lệ sinh ( %) 15,2 16,1 14,91 15,07 14,77 3.T.lệ tăng t. nhiên( %) 10,98 11,64 10,83 10,56 10,68 4.L/động làm việc 487.375 497.133 509.527 520.676 566.676 trong các ngành K. tế (Nguồn: Niên giám thống kê các năm của cục Thống kê Cần Thơ) (Ghi chú: Số liệu năm 2008 của hai bảng 2.5 và 2.6 từ B/C của UBND TPCT) Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng dân số khá cao do tỷ lệ sinh cao. Cơ cấu giữa nông thôn và thành thị đang theo xu hướng đô thị hóa ( dân số thành thị ngày càng tăng trong khi dân số nông thôn giảm dần). Tỷ lệ giới tính nữ vẫn nhiều hơn nam. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 44,42% dân số (2006) và đang có xu hướng tăng dần, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong khoảng vài năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học có chiều hướng phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực thành thị. Do đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao, thúc đẩy sản xuất phát triển. 28
  • 37. Mặt khác, quan điểm về mức sống và tính tích cực tiêu dùng nói chung của người dân vùng ĐBSCL là tương đối thoải mái, dễ dãi, phóng khoáng, đặc biệt là tiêu dùng trong sinh hoạt, ăn uống, điều này cũng làm thúc đẩy sản xuất phát triển. * Yếu tố chính phủ và chính trị Trước hết, Chính phủ Việt Nam có mức độ ổn định cao trong nhiều năm gần đây. Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng để các tổ chức tăng cường đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Các luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành và đang từng bước đi vào cuộc sống, làm cho các doanh nghiệp phải tăng chi phí cho việc đảm bảo môi trường cho cả sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên yêu cầu về giám sát ô nhiễm môi trường cũng tăng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị làm dịch vụ giám sát và thử nghiệm chất lượng các mẫu về môi trường. Các quy định về chống độc quyền của nhà nước đã mang lại môi trường kinh doanh lành mạnh. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa cùng Nghị định 132/2008/NĐ-CP ra đời đã tạo điều kiện tách bạch rõ ràng các hoạt động giữa quản lý nhà nước và sự nghiệp kỹ thuật, tạo điều kiện cho các tổ chức sự nghiệp phát triển. Các quy định về tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập về tài chính, nhân sự và tổ chức như Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC là những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức như Trung Tâm. Từ Nghị quyết 45-NQ/TW, ngày 21/01/2003 của Bộ chính trị, Nghị quyết sô 01/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ đã ra quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng ĐBSCL. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Trung tâm đầu tư phát triển. * Các yếu tố tự nhiên Cần Thơ là thành phố xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp, do đó nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu ôn hòa, đó là 29
  • 38. những tài nguyên có hạn. Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến đất nông nghiệp giảm nhanh, ngành nông nghiệp phải nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp cao vào sản xuất. Yếu tố này dẫn đến ngành nông nghiệp càng cần đến các dịch vụ kỹ thuật của Trung tâm. Nạn ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn nạn của xã hội, đòi hỏi phải có những quy định pháp luật chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật để giám sát và xử lý môi trường. Đó cũng là yếu tố thuận lợi cho Trung tâm. Tuy Trung tâm cũng phải có chi phí xử lý nước thải và khí thải trong quá trình thử nghiệm. Nhưng chi phí đó không quá cao. Về năng lượng, từ khi nhà máy điện Ô Môn và nhà máy điện Cà Mau đi vào hoạt động, thì sự thiếu hụt nguồn điện không còn gay gắt nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên giá thành điện còn khá cao vào giờ cao điểm cũng phần nào ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. * Các yếu tố công nghệ Không có ngành công nghiệp nào hoặc tổ chức kinh tế nào lại không phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ ngày càng tinh vi, phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đó là các yếu tố như: Chi phí cho nghiên cứu và phát triển, sự bảo vệ bản quyền, các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ mới, tự động hóa....Tuy nhiên mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi tổ chức chịu ảnh hưởng nhiều hay ít cũng khác nhau. Trung tâm kỹ thuật cũng vậy. Đối với các thiết bị dùng trong thử nghiệm chất lượng sản phẩm thì cũng luôn có các sản phẩm mới ra đời, với độ chính xác cao hơn, khả năng phát hiện cao hơn, tuy nhiên thường là điều kiện bảo quản và môi trường làm việc cho thiết bị cũng khắt khe hơn. Đây là vấn đề cần được tính toán kỹ lưỡng khi đầu tư các loại thiết bị. Tuy nhiên, Trung tâm có lợi thế do đi sau, nên đã có kinh nghiệm của những đơn vị đi trước, có sự tư vấn của nhiều nhà chuyên môn và nhà cung cấp, do đó dễ lựa chọn được các thiết bị có công nghệ và giá cả phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung tâm. 2.2.2.2Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE Bảng 2.7:Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường EFE 30
  • 39. STT Yếu tố bên ngoàichủ yếu Mức độ Phân loại Số điểm quan trọng quan trọng 1 Nhu cầu TNCL, KĐ – HC 0.14 4 0.56 ngày càng lớn 2 Bộ chủ quản quan âm đầu tư 0.12 4 0.48 3 Môi trường hoạt động minh 0.10 4 0.40 bạch 4 Cơ chế chính sách rõ ràng 0.08 3 0.24 5 Chính trị xã hội ổn định 0.08 2 0.16 6 Vị trí tập trung các khu CN 0.10 3 0.3 7 Hội nhập khu vực và thế giới 0.10 2 0.2 8 Gia tăng cạnh tranh và thử 0.10 2 0.2 nghiệm 9 Thay đổi công nghệ 0.08 1 0.08 10 Những hạn chế về chính sách 0.10 3 0.3 quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát Tổng cộng 1.00 2.92 Qua bảng đáng giá các yếu tố môi trường, tổng số điểm quan trọng là 2.92, lớn hơn mức trung bình là 2.5, điều này cho thấy Trung tâm tận dụng khá hiệu quả các cơ hội hiện có và hạn chế khá tốt các ảnh hưởng tiêu cực của các mối đe dọa bên ngoài. Qua ma trận, với mức phân loại là 4 cho thấy Trung tâm tận dụng tốt các cơ hội về nhu cầu thị trường, môi trường hoạt động cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ của Bộ quản lý ngành. Với mức phân loại là 3 cho thấy Trung tâm đã có bước chuẩn bị trước các chính sách quản lý của Nhà nước và điều kiện vị trí tự nhiên. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ vẫn còn là thách thức đối với Trung tâm. 2.2.2.3Môitrường tác nghiệp Hiện trạng các phòng thử nghiệm trên địa bàn TP Cần Thơ: 31
  • 40. Theo số liệu thống kê của Chi cục tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng cùng Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ Cần Thơ, tính đến cuối năm 2007, số lượng và năng lực chính của các phòng thử nghiệm như sau ( Danh mục chi tiết các phòng thử nghiệm tại phụ lục 3): - Về số lượng: trên địa bàn thành phố có 74 phòng thử nghiệm ( PTN ). + Phòng thử nghiệm cấp thành phố là 23 phòng, thuộc các ngành: khoa học công nghệ 1, nông nghiệp 2, tài nguyên- môi trường 1, xây dựng 1, y tế 18 ( trong đó, 16 PTN của các bệnh viện có tính chuyên ngành bệnh học). + Phòng thử nghiệm thuộc các cơ sở sản xuất và tư nhân là 14, tập trung ở các cơ sở chế biến thủy sản, dược phẩm, thuốc sát trùng và vật liệu xây dựng… + Phòng thử nghiệm thuộc khối trung ương là 31 thuộc các ngành: trường đại học Cần Thơ 29 ( 23 PTN có tính chuyên ngành nghiên cứu khoa học và giảng dạy), Viện lúa ĐBSCL có 01 PTN chuyên ngành nghiên cứu khoa học, Bộ thủy sản có 01 ( Nafiquaved) chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu và 6 PTN của trường Trung học Y tế Cần Thơ. - Năng lực các PTN phục vụ QLNN về chất lượng sản phẩm và môi trường theo lĩnh vực chuyên môn: 74 PTN trên địa bàn có các lĩnh vực sau: + Phòng thử nghiệm hóa- lý : 71/74 PTN đều có thử nghiệm hóa lý. Trong đó có 06 PTN về vật liệu xây dựng ( khoa học công nghệ 01, cơ sở 02, xây dựng 01, Đại học Cần thơ 02); và 13 phòng thí nghiệm có thiết bị chuyên sâu (khoa học 1, nông nghiệp 1, Y tế 2, cơ sở 2, Đại học Cần Thơ 5, Viện lúa 1 và Nafiquaved 1). Các PTN hoá lý trên địa bàn thành phố nếu được kết hợp, điều phối tốt thì có khả năng phân tích hầu hết các chỉ tiêu thông thường về chất lượng sản phẩm và môi trường. Tuy nhiên, do đầu tư thiết bị còn dàn trải, cơ chế quản lý PTN chưa phù hợp nên việc khai thác hết công suất các PTN còn nhiều hạn chế. Phần lớn các PTN đều có trang thiết bị và chỉ tiêu thử nghiệm trùng lắp nhau, nhất là lĩnh vực thực phẩm. Một số PTN có lĩnh vực hoạt động hẹp (thủy 32
  • 41. sản, chăn nuôi,…) nên tuy có thiết bị chuyên sâu, nhưng có ít sản phẩm thử nghiệm. + PTN Vi sinh: 38/74 PTN có thử nghiệm vi sinh. Tuy có nhiều PTN vi sinh nhưng trên thực tế chỉ có một số hoạt động nhiều về chất lượng sản phẩm và môi trường (Khoa học 1, Y tế 2, Bộ Thuỷ sản 1, Cơ sở 4). Các PTN vi sinh khác (các bệnh viện, trường ĐHCT) chủ yếu phục vụ cho công tác nội nghiệp. * Nhận xét về tình hình hoạt động của các phòng thử nghiệm: Việc nhận xét các PTN được dựa trên các tiêu chí: tính phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá, được áp dụng hệ thống quản lý PTN tiên tiến, năng lực thử ngiệm và địa bàn hoạt động. - Vấn đề áp dụng hệ thống chất lượng đảm bảo năng lực kỹ thuật và tổ chức quản lý PTN theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là vấn đề mà các PTN phải thực hiện trong thời gian tới nhằm tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực (AFTA, WTO,…). Việc thực hiện công nhận PTN theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005 (ISO/IEC 17025: 1999), nhằm chứng minh PTN đang điều hành hệ thống chất lượng với năng lực kỹ thuật tốt, có thể cung cấp kết quả thử nghiệm có giá trị kỹ thuật, được thừa nhận trên bình diện quốc tế. Gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về công bố chất lượng hàng hoá, kiểm soát ô nhiễm môi truờng, trong đó các đơn vị QLNN về chất lượng hàng hoá - môi trường khi thực hiện nhiệm vụ phải căn cứ vào kết quả thử nghiệm của các PTN được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005. Như vậy, các PTN trên địa bàn thành phố, nhất là các PTN có nhiệm vụ phục vụ QLNN phải tốn nhiều công sức, thời gian, tài chính cho việc áp dụng và thực hiện công nhận PTN theo tiêu chuẩn trên. - Tính phù hợp với hoạt động QLNN về chất lượng hàng hoá. Trước 1995, trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có 3 PTN phục vụ QLNN về chất lượng hàng hoá là: Khoa học có TT KT&UDCN, Y tế có TT Y học dự phòng và TT KNDP-MP &TP. 33
  • 42. Sau khi có Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ qui định về phân công trách nhiệm QLNN về chất lượng hàng hoá, số lượng các PTN tăng dần hàng năm. Các ngành được phân công trách nhiệm QLNN có xu hướng xây dựng các PTN phục vụ cho từng ngành. Đến cuối năm 2002 tăng thêm 4 PTN (TN-MT 1, nông nghiệp 2, Bộ thuỷ sản 1). Việc gia tăng PTN đã giúp một phần cho ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá trong tỉnh. Tuy nhiên vấn đề phát huy năng lực trang thiết bị còn bị hạn chế ở một số PTN có chuyên ngành hẹp, nhất là các PTN của ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc xây dựng PTN nằm trong cơ quan QLNN (các Chi cục) cũng cần làm rõ trách nhiệm giữa cơ quan QLNN và đơn vị sự nghiệp kỹ thuật, tạo sự khách quan trong thanh- kiểm tra, tránh tình trạng "vừa đá bóng - vừa thổi còi". Đối với cơ sở SXKD, trong thời gian gần đây số lượng các cơ sở xây dựng các PTN cũng phát triển nhanh. Trong đó, do tính chất bắt buộc, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng) phải xây dựng PTN được công nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2005; Công ty CP Dược Hậu Giang cũng đã được công nhận theo tiêu chuẩn trên. Một số các đơn vị sản xuất thuỷ sản xuất khẩu cũng xây dựng nhiều PTN vi sinh, có chức năng kiểm soát chất lượng cơ sở (KCS) nhằm đáp ứng kiểm tra sản phẩm thường xuyên. Các PTN trên đã góp phần cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc mỗi cơ sở phải xây dựng PTN đang gây tốn kém về tài chính, nếu như tất cả cơ sở sản xuất đều phải có PTN đạt tiêu chuẩn thì mức chi phí có thể lên vài chục tỷ đồng. Đối với các PTN của các Viện, Trường ở Cần Thơ, nhiều PTN có trang thiết bị hiện đại được lắp đặt gần đây đã hỗ trợ nhiều cho hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học và quản lý môi trường. Đây là những PTN hỗ trợ rất tốt cho địa phương nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa địa phương và các viện, trường. - Địa bàn hoạt động. 34
  • 43. Các PTN thuộc thành phố phần lớn chỉ hoạt động nội tỉnh, trừ 2 PTN của ngành khoa học công nghệ và ngành thủy sản có địa bàn hoạt động rộng đến 12 tỉnh ĐBSCL về các lĩnh vực chất lượng hàng hoá và môi trường. Tuy nhiên do thiếu thiết bị chuyên sâu, 2 PTN trên hỗ trợ các tỉnh bạn còn hạn chế. * Đánh giá về hoạt động của các PTN và các đối thủ cạnh tranh chính của Trung tâm kỹ thuật và UDCN CầnThơ trên từng lĩnh vực: Cùng với phát triển kinh tế của cả nước, thời gian qua, TP Cần Thơ đã có những bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc, trong đó có sự đóng góp của các PTN trên địa bàn thành phố giúp ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động của các PTN trên địa bàn còn hạn chế: - Hoạt động của các PTN hiện nay có một số ngành chưa tách bạch rõ giữa QLNN và sự nghiệp kỹ thuật. Điều này có ảnh hưởng đến cải cách hành chính trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động thiếu linh hoạt và kém hiệu quả. - Tính đến cuối năm 2007 chỉ mới có 3/7 PTN trong diện hỗ trợ QLNN được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005 (TT KT &UDCN thuộc ngành Khoa học, TTKNDP-MP&TP thuộc ngành Y tế và Nafiquaved thuộc ngành Thủy sản). Các PTN còn lại phải phấn đấu hơn nữa để có thể đạt yêu cầu thừa nhận kết quả thử nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc này cần đòi hỏi thời gian và kinh phí. - Đầu tư PTN còn dàn trải, chưa khai thác hết năng lực thiết bị PTN hiện có trên địa bàn. Thành phố chưa có PTN thật sự mạnh, chuyên môn hoá cao, có năng lực phân tích tổng hợp nhằm phục vụ QLNN, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn cho các tỉnh bạn vùng ĐBSCL. Trung tâm xác định được một số đối thủ cạnh tranh chính trên từng lĩnh vực thử nghiệm chất lượng hiện tại, cụ thể trên địa bàn TP Cần thơ như sau: - Đối với lĩnh vực thử nghiệm về thủy sản gồm : Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng thủy sản khu vực 4 (Nafiquaved) của Bộ Thủy sản, chi nhánh công ty giám định Intertek, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó 35
  • 44. đối thủ cạnh tranh chính là Nafiquaved, vì đây là đơn vị hoạt động đồng đều ở các mặt thử nghiệm hóa lý và vi sinh và có tầm ảnh hưởng rộng trên toàn vùng ĐBSCL. Hơn nữa đây là đơn vị họat động độc quyền của Bộ Thủy sản (Vừa hoạt động kỹ thuật, vừa mang tính chất quản lý nhà nước). Chi nhánh công ty Intertek, mặc dù là đơn vị 100% vốn nước ngoài nhưng hiện nay còn yếu về cả nhân sự và thiết bị (nhiều chỉ tiêu chất lượng của thủy sản phải gửi nhờ Trung tâm thử nghiệm giúp như hàm lượng các kim lọai nặng trong thủy sản Fe, Cu, As, Pb…), và cán bộ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025 cũng do Trung tâm đào tạo giúp. - Đối với lĩnh vực thử nghiệm môi trường: Đối thủ chính là Trung tâm quan trắc môi trường Cần Thơ thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường. Đây là đơn vị mang tính chuyên ngành, là lợi thế của họ. Song hiện nay đơn vị này còn thiếu cả nhân lực ( hiện có khoảng 12 nhân viên) và trang thiết bị cả về hóa lý và vi sinh ( hiện Trung tâm quan trắc vẫn phải nhờ Trung tâm thử nghiệm giúp toàn bộ các chỉ tiêu về vi sinh và các chỉ tiêu kim lọai nặng …). Hơn nữa, Trung tâm Quan trắc cũng chưa có nhà xưởng cho phòng thử nghiệm của mình, hiện vẫn phải sử dụng nhờ các phòng thử nghiệm trong Sở Khoa học và Công nghệ. Mặt khác, Trung tâm cũng chưa được chứng nhận hệ thống ISO/IEC 17025. - Đối với lĩnh vực thử nghiệm vật liệu xây dựng: Đây là lĩnh vực có khá nhiều đơn vị tham gia như: phòng thử nghiệm vật liệu xây dựng thuộc khoa Công nghệ đại học Cần thơ, Trung tâm thử nghiệm địa chất công trình và vật liệu xây dựng thuộc công ty thiết kế tư vấn xây dựng ( Sở xây dựng) và một số phòng thử nghiệm của tư nhân. Trong đó, đối thủ cạnh tranh chính là PTN vật liệu xây dựng thuộc khoa Công nghệ đại học Cần Thơ. Đây là phòng thử nghiệm có đội ngũ cán bộ khá, có tương đối đầy đủ các thiết bị thử nghiệm hiện đại vừa sử dụng PTN để đào tạo sinh viên, vừa làm dịch vụ thử nghiệm. Tuy nhiên, PTN này hiện nay mới được công nhận hệ thống quản lý Lab của Bộ Xây dựng, theo qui định mới của Bộ xây dựng phòng còn phải áp dụng và được công nhận thực hiện theo hệ thống quản ký chất lượng ISO.9000 thì kết quả thử nghiệm của PTN này mới có giá trị pháp 36
  • 45. lý, mặt khác PTN này cũng không đặt trọng tâm vào họat động dịch vụ thử nghiệm chất lượng. + Đối với PTN địa chất công trình và vật liệu xây dựng thuộc sở Xây dựng hiện nay chưa có đủ các thiết bị thử nghiệm và cũng chưa đạt được hệ thống quản lý theo ISO/IEC 17025. Tuy nhiên, trong tương lai không xa thì đây là đối thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua một số PTN của tư nhân hay của một số công ty xây dựng, họ thường có những giải pháp tài chính rất linh hoạt (Chế độ chi hoa hồng, giá cả thử nghiệm linh hoạt…). - Đối với lĩnh vực thử nghiệm chất lượng thực phẩm: Chủ yếu là Trung tâm y học dự phòng thuộc sở Y tế. Đây là đơn vị chuyên ngành làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay (Tương lai sẽ thành lập Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc sở Y tế). Tuy nhiên, hiện đơn vị này còn yếu về một số mặt như: thiết bị thử nghiệm đã cũ kỹ, lạc hậu chưa được đầu tư mới, thiếu các bộ chuyên sâu để thử nghiệm chất lượng thực phẩm, chưa áp dụng và được công nhận quản lý theo chuẩn mực của hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025. - Đối với lĩnh vực thử nghiệm chất lượng của ngành nông nghiệp, hiện chỉ có PTN của Chi cục thú y là kiểm được chất lượng của thuốc thú y và một số chỉ tiêu của thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, các lĩnh vực khác chỉ có Trung tâm đầu tư thực hiện như: chất lượng của dầu khí ( Xăng các loại, dầu diezen, dầu lửa, khí thiên nhiên…), hàng tiêu dùng, cơ khí… Đối với các đơn vị trong ngành khoa học- công nghệ tại vùng ĐBSCL hiện nay mới có một số đơn vị thành lập trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có được PTN như: TT.UDTBKH Đồng Tháp, Trà Vinh,Vĩnh Long, An Giang có được một số thiết bị thông thừơng, thử nghiệm được một số chỉ tiêu đơn giản. Các tỉnh còn lại như Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau mới thành lập ban đầu mô hình trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, nên chưa có thiết bị thử nghiệm nào đáng kể, cán bộ thử nghiệm 37