SlideShare a Scribd company logo
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN)
có vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm
qua, việc huy động, bố trí và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB đã đạt được
những thành tựu quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
Tĩnh Gia là một huyện phía nam của tỉnh Thanh Hoá, có Khu Kinh tế Nghi
Sơn đã và đang được Chính phủ và Tỉnh đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm như:
Nhà máy Lọc hoá dầu, nhiệt điện, luyện kim, hệ thống cảng nước sâu, xi măng, …
Do vậy những năm qua các dự án phụ trợ ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn trên địa bàn
huyện cũng được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ. Công tác quản lý vốn NSNN
trong đầu tư XDCB đã từng bước mang lại hiệu quả. Quá trình thực hiện đầu tư
XDCB đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng
kinh tế của huyện đạt khá cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh trong nhiều
năm. Tuy vậy, hiệu quả quản lý vốn đầu tư (VĐT) XDCB chưa đạt được mục tiêu
đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở nhiều khâu; thất thoát trong đầu tư XDCB chưa
được khắc phục triệt để.
Từ những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần phải quản lý hiệu quả VĐT XDCB
từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Là cán bộ đang công tác
trong ngành tài chính của huyện, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm
qua công tác thực tế, chúng tôi chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa " làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế..
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả quản lý và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn
NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. Từ
đó làm rõ hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà
nước tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu
tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB bằng NSNN tại huyện Tĩnh Gia
thường gặp những bất cập, khó khăn gì? Nguyên nhân từ đâu? Hiện nay công tác
quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia như thế nào?
- Muốn nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới thì cần có các giải pháp gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn của NSNN trong đầu tư
XDCB.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư
XDCB, bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về
thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN do
huyện Tĩnh Gia quản lý đầu tư vào XDCB (không bao gồm các dự án thực hiện trên
địa bàn huyện thuộc nguồn vốn NSNN do Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn quản
lý).
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu
tư XDCB từ năm 2010 - 2012 tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra các công trình đã và đang xây dựng từ năm 2010
đến 2012 có sử dụng vốn NSNN tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
3
- Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu tại Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hoá.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp: Điều tra
tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và chuyên gia chuyên khảo.
4.3.1 Phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích thống kê:
- Cấp độ thứ nhất là khảo sát các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các
ngành và các nguồn số liệu thống kê.
+ Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đang tải
trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các
đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng, ...
+ Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
XDCB, các Ban quản lý dự án (QLDA), một số đơn vị thi công trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia.
- Cấp độ thứ hai là quan trọng nhất: Điều tra nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở
tiến hành khảo sát thực tế đơn vị quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
trên địa bàn huyện Tĩnh Gia thông qua phiếu điều tra. Phương pháp cụ thể là chọn
một số Ban QLDA chuyên trách, không chuyên trách, các chủ đầu tư đại diện cho
cấp huyện, cấp xã, chọn một số đơn vị thi công và một số chuyên gia trong lĩnh vực
XDCB.
Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên,
sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số
liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra
đã xây dựng sẵn (phần mềm SPSS).
4
4.3.2. Phương pháp so sánh
Căn cứ số liệu và kết quả điều tra làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá hiệu
quả quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
4.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài những phương pháp nêu trên, tác
giả đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực XDCB
đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Xây dựng, Giao
thông vận tải (GTVT), Kho bạc nhà nước (KBNN), Lãnh đạo và chuyên viên quản
lý XDCB tại các Phòng, Ban, Ngành cấp huyện, ... để làm căn cứ cho việc đưa các
kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao
nhằm nâng cao việc quản lý hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý vốn ngân sách nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách
nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
5
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân
sách nhà nước
1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1. Đầu tư
* Khái niệm đầu tư
Theo nghĩa rộng: đầu tư có thể hiểu là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền,
nguồn lực, công nghệ, ... để đạt được một hay nhiều mục tiêu đã định trước mà các
mục tiêu đó có thể là chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội hay chỉ là mục tiêu về nhân
đạo đơn thuần [2].
Theo nghĩa hẹp: đầu tư được hiểu cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế hoạt
động đầu tư mang mục đích kiếm lời, tính sinh lời là đặc trưng cơ bản và chủ yếu
của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tế. Hoạt động đầu tư khác với mua sắm,
cất giữ hay nhằm mục đích tiêu dùng, cũng phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt
động bỏ vốn nhằm duy trì sự hoạt động thường xuyên của các tổ chức hoặc đảm bảo
cho quá trình sản xuất được duy trì, mà hoạt động đó có thể gọi là hoạt động sản
xuất kinh doanh (SXKD) [2].
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể biểu hiện cụ thể hơn và mang bản
chất kinh tế, đó là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một tiêu
chuẩn cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư. Ở đây hoàn toàn không có khái niệm
đầu tư không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng khái niệm đầu tư có thể
hiểu là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực
sản phẩm mới và các yếu tố cơ bản cho quá trình phát triển SXKD. Đó là hoạt động
6
mang tính chất thường xuyên của mọi nền kinh tế và là nền tảng của sự phát triển
của xã hội.
Hoạt động đầu tư nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn và thông qua nhiều
nguồn vốn mà trong đó nguồn vốn tích luỹ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) là đặc biệt hết sức quan trọng.
Với cách hiểu trên đây, ngày nay nhiều nước đang đứng trước những thách
thức gay gắt cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc tích luỹ còn quá thấp.
Đối với nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường (KTTT) nhiều
thành phần nên đòi hỏi phải có một khối lượng vốn rất lớn, nhất là vốn để đầu tư
XDCB. Nhưng với đồng vốn trong nước còn quá hạn hẹp cho nên rất cần sự huy
động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Về vấn đề này,
đang đặt ra cho nước ta cũng như các nước đang phát triển đều dựa nguồn vốn từ
bên ngoài để đầu tư và phát triển nhằm mục đích đem lại tiềm lực và vận hội mới để
hòa nhập với các khu vực và thế giới, với nguyên tắc đảm bảo được kinh tế nhà
nước và trả được vốn vay.
* Phương thức đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế và người sử
dụng vốn không phải là một chủ thể mà người bỏ vốn đó không trực tiếp tham gia
vào điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Loại hình
thức này người bỏ vốn không cần biết mục tiêu cụ thể của hoạt động đầu tư mà họ
chỉ cần biết là vốn của họ được sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào và mục tiêu
hoạt động đầu tư ra sao.
Đầu tư gián tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: việc
mua chứng chỉ, đơn giá, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, phiếu tín dụng, ...
Hiện nay loại hình thức đầu tư gián tiếp là loại hình thức đầu tư khá phát
triển, và nó có đặc điểm là gặp rủi ro, mà sự rủi ro đó nằm ngay trong quá trình đầu
tư và nó không cảm nhận được nên người đầu tư cảm thấy yên tâm khi quyết định
đầu tư.
7
- Đầu tư trực tiếp: Là loại hình thức hoạt động đầu tư mà người có vốn trực
tiếp tham gia quản lý thực hiện đầu tư. Nghĩa là người bỏ vốn và người sử dụng vốn
là cùng một chủ thể. Loại hoạt động đầu tư này được người đầu tư chủ động quyết
định mục tiêu cụ thể. Các hình thức hoạt động đầu tư này được biểu hiện ở các nội
dung như: Hợp đồng liên doanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn...
Trong đầu tư trực tiếp có thể chia thành 2 nhóm như: Đầu tư chuyển dịch và
đầu tư phát triển.
+ Đầu tư chuyển dịch: Là sự chuyển dịch vốn từ nguồn này sang nguồn khác
thông qua việc mua bán cổ phiếu. Nhằm tăng tỷ trọng vốn để nắm quyền chi phối
và quản trị hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Việc chuyển dịch sở hữu các cổ
phần trong doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi vốn của doanh nghiệp. Nhưng nó
lại có khi có khả năng tạo ra năng lực quản lý và năng lực sản xuất kinh doanh, tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao.
Với hình thức đầu tư này người mua lại có mong muốn hoạt động của doanh
nghiệp có hiệu quả cao hơn. Nên có thể tạo ra những phương thức quản lý mới và
tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp.
+ Đầu tư phát triển (ĐTPT): Đây là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu
nhất, chủ sở hữu VĐT gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư. Hình
thức đầu tư này nhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có để tạo ra năng lực sản
xuất mới về chất lượng. Đầu tư phát triển chính là hình thức đầu tư tái sản xuất mở
rộng, tạo ra sản phẩm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xét trên quan điểm tổng thể nền kinh tế thì đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư
chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại lâu dài nếu không có đầu tư phát triển.
Ngược lại ĐTPT có thể đạt được trên quy mô lớn nếu có sự đóng góp tích cực của
các loại hình đầu tư khác.
Đầu tư XDCB là một lĩnh vực của hoạt động đầu tư có tác động rất quan
trọng đối với nền kinh tế và nó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong
từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh
8
và ổn định để nâng cao sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Mặt khác, nó là một
trong những nhân tố cơ bản có vai trò tạo nên lực lượng sản xuất ngày càng cao và
có trình độ cao hơn.
Đầu tư XDCB có đặc điểm là mang lại hiệu quả cho tương lai mà nó thể hiện
trên 2 mặt sau [14]:
Một là: Hiệu quả trực tiếp đem lại lợi ích cho người bỏ VĐT của nền kinh tế,
trong từng ngành, từng vùng.
Hai là: Hiệu quả gián tiếp được đánh giá khi xem xét phạm vi chung.
Với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vai trò của đầu tư XDCB càng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển và tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý bằng việc điều chỉnh
cơ cấu đầu tư cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu cần đạt được về
KT-XH [2].
1.1.1.2. Vốn đầu tư
* Khái niệm vốn đầu tư
VĐT là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị SXKD, dịch vụ, là tiền tiết
kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết
hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để tái sản xuất các tài sản cố định để duy trì
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở
vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ,
cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của
các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới.
* Đặc điểm về vốn đầu tư
Thứ nhất: Đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh
lời. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố
đầu tư. Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này,
trước hết phải có VĐT. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến
hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời. Trong các yếu tố tạo ra sự tăng
9
trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc
điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh
tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh
lời. Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm
khác.
Thứ hai: Đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng VĐT lớn
thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần
thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ
sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp
hoá dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng...
Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu quả
sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển KT-XH. Đặc biệt, sử dụng VĐT nước
ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng
chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến
khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêhicô
và các nước Đông Nam á là những điển hình về tình trạng này.
Thứ ba: Quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất dài
mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn dài vì sản phẩm XDCB mang
tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt mà mỗi
công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai
thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính
chất dự án.
Quá trình đầu tư thường gồm ba giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án
và khai thác dự án.
- Giai đoạn xây dựng dự án, giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn tất yếu,
những giai đoạn này lại kéo dài mà không tạo ra sản phẩm. Đây chính là nguyên
nhân của công thức “Đầu tư mâu thuẫn với tiêu dùng”, vì vậy có nhà kinh tế cho
rằng đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong
10
nhiều thời kỳ nối tiếp sau này, cho nên muốn nâng hiệu quả sử dụng VĐT cần chú ý
tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh dự án vào khai thác.
- Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn diện ba giai đoạn của
quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự
án mà không chú ý vào cả thời gian khai thác dự án.
Thứ tư: Đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư
XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các
yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưỏng sẽ gây nên những tổn thất mà các
nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu tố được đầu tư, sự thay đổi
chính sách như quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách thuế, mức lãi
suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại
cho các nhà đầu tư, tránh được hoặc hạn chế rủi ro sẽ thu được những món lời lớn,
và đây là niềm hy vọng kích thích các nhà đầu tư. Chính xét trên phương diện này
mà Samuelson cho rằng: đầu tư là sự đánh bạc về tương lai với hy vọng thu nhập
của quá trình đầu tư sẽ lớn hơn chi phí của quá trình này. Đặc điểm chỉ ra rằng, nếu
muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi
ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn đầu tư của họ và lợi nhuận tối
đa thu được nhờ hạn chế hoặc tránh rủi ro. Do đó họ mong muốn hoàn vốn nhanh
và có lãi. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến những ưu
điểm miễn, giảm thuế trong thời kỳ đầu về khấu hao cao, về lãi suất vay vốn thấp,
về chuyển vốn và lãi về nước nhanh, thuận tiện (vốn đầu tư nước ngoài).
* Các nguồn hình thành vốn đầu tư
VĐT của nến kinh tế được hình thành từ hai nguồn chính vốn trong nước và
vốn nước ngoài.
- Vốn trong nước
Cơ sở vật chất - kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của VĐT
nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng VĐT
trong nước. Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có
11
hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển KT-XH của
mỗi nước. Vốn trong nước bao gồm:
+ Vốn NSNN: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn
ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được nhà nước duy trì
trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch
Nhà nước [9].
+ Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Được hình thành từ lợi nhuận để
lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có
vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của
tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong
các giai đoạn tiếp theo.
+ Vốn của tư nhân và của hộ gia đình: Trong xu hướng khuyến khích đầu tư
trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn
VĐT từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với VĐT của khu vực
Nhà nước.
- Vốn nước ngoài
VĐT nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.
- Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế như:
Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay
theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại
dưới hình thức ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát
triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với
việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển KT-XH của nước nhận đầu tư.
- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá
trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường đủ lớn để giải quyết dứt diểm
từng vấn đề KT-XH của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, với VĐT trực tiếp, nước
nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người
12
đầu tư đem vào góp vốn sử dụng), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con
đường ngoại thương với lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập
kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián
tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới; nhanh chóng được thế giới biết đến thông
qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích
kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có
quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu
tư.
1.1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản và vai trò, phạm vi của vốn đầu tư xây
dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB là quá trình đầu tư vốn để thực hiện nhiệm vụ sản xuất mở
rộng tài sản cố định (TSCĐ). Việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội
nhằm tạo ra tiềm lực lớn hơn. VĐT là phần tích luỹ xã hội của các cơ sở SXKD, là
tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động các nguồn khác được đưa vào quá trình tái
sản xuất xã hội.
Vốn ĐTPT là những chi phí bỏ ra làm tăng TSCĐ, tài sản lưu động, tài sản
trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và là mặt bằng dân trí, bảo vệ
môi trường sinh thái trong một thời gian nhất định.
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt động
trong các lĩnh vực KT-XH nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau. Hoạt
động đầu tư XDCB thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định
được gọi là đầu tư XDCB
XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB, là các hoạt động cụ
thể để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Đầu tư
XDCB là hình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất. Người có VĐT XDCB gắn
liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư nhằm góp phần và nâng cao năng lực
sản xuất hiện có, tạo ra năng lực sản xuất mới cho các hoạt động SXKD nhằm sinh
lợi.
13
Trong các khoản mục VĐT phát triển thì VĐT XDCB là bộ phận quan trọng
và chiếm tỷ lệ lớn nhất. VĐT XDCB là những chi phí bằng tiền dùng cho việc xây
dựng mới, mở rộng, xây lại và khôi phục TSCĐ trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát
triển đang đứng trước những thiếu hụt về vốn cho ĐTPT, do chưa có tích luỹ hoặc
mức độ tích luỹ thấp. Nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá (CNH- HĐH) nhu cầu vốn rất lớn, nhất là VĐT XDCB cho sự nghiệp phát triển
KT-XH, nhưng vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải huy động và đa dạng hóa các
nguồn vốn, đặt biệt là bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài cho nhu cầu ĐTPT.
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo
những mục tiêu KT-XH nhất định. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh
vực này phải vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian
trên cơ sở phân tích, tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt
động đầu tư mang lại hiệu quả ngày càng cao. Bởi vì đầu tư XDCB là một quá trình
lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và
chủ quan khác nhau, do vậy việc tuân thủ theo đúng quy trình, trình tự là yếu tố bắt
buộc. Thông thường trình tự đầu tư bao gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị đầu tư;
thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng,
khai thác. Vì vậy, việc thực hiện đầu tư XDCB đầy đủ và nghiêm túc các trình tự
XDCB có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB của việc
thực hiện đầu tư [4].
1.1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước
trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước
ta đang trong thời kỳ CNH- HĐH theo định hướng XHCN. Do vậy, công tác đầu tư
XDCB có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát
triển KT-XH của Đảng và nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu
quả các tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong
14
xã hội, đồng thời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở
vật chất cho sự phát triển bền vững.
Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, phù hợp từng thời kỳ phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
chung, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và phát triển KT-XH.
Đầu tư XDCB là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản xuất
ngày càng có trình độ cao hơn. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng
nhanh nếu có đầu tư XDCB, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả SXKD.
Nhờ có đầu tư XDCB mà ngày càng có nhiều các công trình văn hoá, giáo
dục, y tế, nhà ở để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nhờ có các nguồn VĐT XDCB (đặc biệt là nguồn vốn trong nước) mà quy
mô đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các vùng, đặc biệt các vùng khó khăn đều được
tăng. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đang triển khai.
Với một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, vai trò của đầu tư càng
có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm tăng sức
cạnh tranh trên thị trường nhờ đó làm cho đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn. Đối
với nước ta hiện nay, chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN thì vai trò quản lý
điều hành của nhà nước về đầu tư phải phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế
thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình bằng việc điều chỉnh cơ cấu
đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu trong chiến lược phát triển
KT-XH đã đặt ra, để mục tiêu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp vào năm 2020.
Vai trò của đầu tư thông qua chính sách đầu tư đúng đắn có ý nghĩa quan trọng,
không ngừng góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, phát triển KT-XH có
hiệu quả mà còn khuyến khích ĐTPT từ các thành phần kinh tế, từ đó làm cho nền kinh
tế phát triển có hiệu quả cao hơn thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau:
15
- Đảm bảo sự phát triển cân đối nền kinh tế
Trong cân đối nền kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng thì vai
trò của VĐT XDCB từ NSNN có tầm quan trọng hết sức đặc biệt vì nó là đòn bẩy
của nền kinh tế. Mặt khác, do cạnh tranh nên một số ngành kinh tế sẽ phát triển mất
cân đối nhất là ngành SXKD phục vụ nhu cầu của quần chúng nhân dân, những lĩnh
vực này NSNN phải đầu tư cho thoả đáng, ví dụ như đầu tư qua các doanh nghiệp
công ích.
- Thực hiện chính sách xã hội
Trong bất kỳ xã hội nào đều có sự phân hoá về mức sống và điều kiện sinh
hoạt, vậy để giám sát sự chênh lệch đó NSNN phải có đầu tư nhất định. Vì trong
việc thực hiện các chính sách xã hội thì vai trò VĐT XDCB từ NSNN giữ vai trò
quan trọng bậc nhất và chủ động nhất để xây dựng công trình phúc lợi xã hội.
Để thực hiện tốt các chính sách xã hội thì NSNN phải đầu tư vào các lĩnh
vực sau:
+ Đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho các
đối tượng nghèo đói hoặc là đối tượng chính sách xã hội.
+ Đầu tư cho các chương trình khác như cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Định hướng phát triển kinh tế
Trong việc định hướng phát triển nền kinh tế, NSNN có vai trò hết sức quan
trọng. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt
chẽ với tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân, và có mối quan hệ với tất cả các
khâu trong hệ thống tài chính. NSNN không thể tách rời với nhà nước và nhà nước
quản lý, sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
1.1.2.3. Phạm vi sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho cấp phát đầu tư xây
dựng cơ bản
Vốn NSNN chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng
vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách và quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng. Cụ thể vốn NSNN chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:
16
- Các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, quốc phòng an ninh không có khả năng
thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho
ĐTPT.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự
tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép.
- Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và
các khoản thu của nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).
Như vậy đầu tư XDCB bằng NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước
đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ
NSNN. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi ĐTPT, hiện nay quan điểm
của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích
ĐTPT và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng
thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ
ra đều mang lại hiệu quả cao.
1.1.2.4. Các bước của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản
* Trình tự đầu tư
Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao
gồm 8 bước công việc, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ 1.1 (trang 17):
Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn
trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự
án mà một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với
dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và
bước nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ
cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án
có thiết kế mẫu.
17
Sơ đồ 1.1. Trình tự trong hoạt động đầu tư [13]
Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp
theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của
bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và
được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý
nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.
- Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm
nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn VĐT và
lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
Giai đoạn I
Chuẩn bị đầu tư
Nghiên cứu cơ
hội đầu tư
Nghiên cứu dự
án tiền khả thi
Nghiên cứu dự
án khả thi
Thẩm định và
phê duyệt dự án
Giai đoạn II
Thực hiện đầu tư
Thiết kế, lập
tổng dự toán,
dự toán
Ký kết HĐ:
xây dựng, thiết
bị
Thi công xây
dựng, đào tạo,
CN,CBKT,QL
Chạy thử
nghiệm thu,
quyết toán
Đưa vào khai thác sử dụng
18
+ Lập dự án đầu tư.
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư,
tổ chức cho vay VĐT và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư.
- Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Phê duyệt dự án đầu tư (đối với công trình phải lập dự án) hoặc báo cáo
kinh tế kỹ thuật công trình.
+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình.
+ Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu
hoặc hồ sơ yêu cầu (đối với công trình chỉ định thầu).
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
+ Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.
* Phân loại dự án đầu tư
Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và
thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân
loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau [3,10]:
- Theo tính chất của dự án: người ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại
dự án: dự án đầu tư SXKD, dự án ĐTPT KT - XH, dự án đầu tư nhân đạo.
- Theo nguồn VĐT: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, VĐT của Chính phủ, VĐT của khu vực tư nhân, vốn
liên doanh và vốn cổ phần…
- Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp,
lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ…
- Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ.
19
Phân loại dự án theo yêu cầu phân cấp quản lý của Nhà nước thì trong
Luật Xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân dự án thành ba nhóm như
sau [3,10]:
- Dự án nhóm A
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc
phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng (không
kể mức vốn).
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ
tầng khu công nghiệp (không kể mức vốn).
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí,
hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác điểm
trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh,
in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh,
truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch,
thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư trên
500 tỷ đồng.
- Dự án nhóm B
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí,
hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
20
sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở, với tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm
trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,
công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản
xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng
mức đầu tư từ 40 đến 700 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh,
truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch,
thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư từ 30
đến 500 tỷ đồng.
- Dự án nhóm C
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí,
hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây
dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm
trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh,
in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng.
+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh,
truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch,
21
thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư dưới
30 tỷ đồng.
1.2. Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà
nước
1.2.1. Cơ chế quản lý chung
VĐT từ NSNN phải vận động qua các quan hệ như sau:
Quan hệ 1: Nhà nước quyết định và cấp phát vốn NSNN cho các dự án đầu
tư và nhà nước thực hiện quản lý thông qua thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu
tư.
VĐT từ NSNN chỉ cấp cho các dự án, công trình phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, mà nhà nước quyết định cho các dự án thuộc các nhóm:
- Các dự án thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH như: dự án giao thông thủy lợi, trồng
rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, trại thú y, nghiên cứu giống mới, các
công trình văn hóa, xã hội, thể dục - thể thao, dự án về khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi
trường sinh thái, dự án an ninh quốc phòng ...
- Dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
- Dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
Những dự án đó phải thể hiện trong kế hoạch hàng năm để được duyệt và
nhà nước cấp vốn. Điều kiện để dự án được cấp vốn NSNN:
- Có đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng.
- Được ghi kế hoạch VĐT XDCB theo quy định.
- Quyết định thành lập ban QLDA, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng, chủ
đầu tư phải mở tài khoản cấp phát vốn tại Tổng cục Đầu tư phát triển.
- Tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy
định.
- Có khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốn và thanh toán.
Cơ chế cấp phát vốn:
Nhà nước quy định chi tiết việc cấp phát vốn khi tiến hành thực hiện:
22
- Quy định đối tượng như: điều kiện được cấp phát tạm ứng, mức tạm ứng
thu hồi tạm ứng.
- Quy định cấp phát theo khối lượng công việc.
- Quy định chế độ báo cáo, quyết toán, kiểm tra...
Quy trình cấp phát được thực hiện.
- Theo kế hoạch nhà nước cấp phát cho chủ đầu tư.
- Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo của đơn vị thi công được chủ đầu tư
xác nhận để chuyển số vốn cho đơn vị thi công. Đây là sự phối hợp giữa cơ quan
quản lý và chủ đầu tư trong việc cấp phát vốn để nhằm đảm bảo cho tiến độ thi công
liên tục, không thiếu vốn.
Quan hệ 2: Quá trình đấu thầu để lựa chọn đơn vị thi công:
Trong đấu thầu điều quan trọng là có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ chống
các tiêu cực, gian lận trong đấu thầu, hậu quả nó sẽ dẫn đến tham nhũng tiêu cực về
tài chính, gây thất thoát tài sản, nguồn vốn nhà nước.
Quan hệ 3: Công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn đầu tư:
Đây là công việc rất quan trọng bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả và
hiệu lực VĐT. Trong giai đoạn này cần thực hiện: giám sát, kiểm tra, theo dõi quá
trình thi công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình, hiệu quả VĐT.
Quan hệ 4: Tổ chức quản lý VĐT từ NSNN:
Bộ máy thực hiện quản lý VĐT từ NSNN bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước có các Bộ, UBND các cấp.
- Cơ quan quản lý đầu tư có Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước.
- Chủ đầu tư.
Trách nhiệm của các cơ quan này như sau:
Một là: chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến độ và
đảm bảo chất lượng theo quy định.
+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và cấp phát vốn.
23
+ Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành quy định của pháp
luật.
+ Báo cáo quyết toán theo quy định.
+ Yêu cầu cấp vốn, thanh toán và yêu cầu cơ quan đầu tư phát triển giải thích
những điểm chưa thoả đáng trong việc thanh toán.
Hai là: các Bộ và UBND các cấp có trách nhiệm:
+ Thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao của Chính phủ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư thực hiện kế hoạch tiếp nhận và sử dụng
vốn đúng mục đích.
+ Báo cáo tiến trình theo quy định.
Ba là: Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
+ Kiểm tra và cấp vốn thanh toán đầy đủ và kịp thời.
+ Yêu cầu chủ đầu tư cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác quản lý và thanh
toán.
+ Nếu chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng thì được
phép tạm ngừng cấp vốn.
+ Được cấp bổ sung các khoản đã đủ điều kiện cấp vốn mà chưa cấp hoặc
cấp chưa đủ.
+ Thực hiện quyết toán và báo cáo theo quy định.
Cơ quan ĐTPT có trách nhiệm tổ chức công tác quản lý và cấp phát thanh
toán vốn theo đúng quy trình và đảm bảo quản lý chặt chẽ, cấp vốn thanh toán kịp
thời, đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn NSNN để cấp phát cho chủ đầu tư theo luật
NSNN. Ngoài ra, còn báo cáo và quyết toán vốn theo quy định của Luật NSNN [1].
1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.2.1. Nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Sử dụng VĐT XDCB theo đúng kế hoạch, trình tự: Đây là nguyên tắc tiên
quyết, bởi nguồn vốn có hạn và các công việc liên quan phải làm thì đã được chỉ rõ
trong kế hoạch. Do vậy, việc quản lý sử dụng vốn phải được làm theo đúng kế
24
hoạch đã đề ra, phải tuân theo đúng trình tự của kế hoạch để đạt hiệu quả tối ưu
nhất.
Sử dụng VĐT XDCB một cách hợp lý: Khi sử dụng vốn một cách hợp lý sẽ
đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm hơn do không phải đầu tư vào những mục không cần
thiết. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong sử dụng VĐT XDCB.
1.2.2.2. Yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước
VĐT XDCB từ NSNN là nguồn vốn lớn, thu từ dân do đó công tác quản lý
vốn này phải hết sức chú ý đến tính hiệu quả của việc sử dụng chúng, giảm thiểu tối
đa sự thất thoát lãng phí vốn.
Để chống thất thoát, lãng phí VĐT và để đầu tư vốn có hiệu quả, điều đầu
tiên phải quan tâm là việc xác định chủ trương đầu tư. Nhớ lại thời kỳ kế hoạch hóa
tập trung, do quan liêu chạy theo cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, chạy theo mục tiêu phải
hoàn thành, tất cả đều phải dựa vào VĐT của nhà nước, chúng ta đã phải trả giá cho
những công trình đầu tư nhưng kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, giá thành cao,
nhiều thiết bị đắt tiền được nhập về rồi đắp chiếu, dần trở thành đống sắt vụn và còn
rất nhiều điều bất hợp lý nhưng chưa có ai tổng kết để xem hậu quả nhà nước đã bị
thiệt hại là bao nhiêu, nhưng tin chắc rằng con số đó không nhỏ.
Trong thời gian gần đây, việc đổi mới kinh tế, cơ cấu đầu tư đã được các cấp,
các ngành chú ý hơn, song tình trạng đầu tư không đúng định hướng gây lãng phí
chưa được giảm bớt. Quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch các ngành, các địa
phương còn sơ sài, thiếu cơ sở khoa học, có quy hoạch không xuất phát từ thực tiễn
khách quan mà lại xuất phát từ nguyện vọng chủ quan, chạy theo phong trào. Mấu
chốt là nghiên cứu quy hoạch phải được áp dụng vào cuộc sống. Những câu hỏi tại
sao đã được đặt ra không ít trong các cuộc hội thảo, các diễn đàn, hay trong chính
các đề tài nghiên cứu, nhưng câu trả lời vẫn chưa thỏa đáng. Nguyên nhân thì có
nhiều, song nguyên nhân cơ bản mà các nhà nghiên cứu vẫn loay hoay đi tìm đó là
‘‘một phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học và phù hợp với thực tiễn".
25
Vấn đề cần được làm rõ là nguồn vốn của nhà nước đã được đầu tư đúng
hướng, đúng chỗ chưa? Cần làm rõ, phân định trách nhiệm từ người quyết định đầu
tư, người trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác, chấm dứt tình trạng người đầu tư
không có trách nhiệm gì, người xây dựng không gắn với người sử dụng, dồn tất cả
các khoản chi phí tiêu cực cho người quản lý công trình. Để nâng cao hiệu, quả đầu
tư vốn, chống thất thoát nguồn vốn của nhà nước, cần có những giải pháp sau [12]:
- Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư một cách hợp lý
Điều này có nghĩa là vốn phải được đầu tư vào đúng các dự án, đúng các
chương trình được ghi vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Phải đúng quy
mô của công trình, nghĩa là công trình cần bao nhiêu vốn để đảm bảo chất lượng thì
mới được đầu tư vào cho đầy đủ.
- Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư hiệu quả
Vốn từ NSNN được quản lý một cách có hiệu quả, nghĩa là phải đảm bảo
phát huy được hết hiệu quả đồng vốn NSNN. Ở đây cơ quan quản lý vốn phải xem
xét, phân tích, đánh giá tính hiệu quả các công trình, các dự án trước khi bỏ vốn vào
đầu tư công việc nào đó. Để đảm bảo yêu cầu tính hiệu quả đồng VĐT từ NSNN,
các cơ quan quản lý VĐT cần phải phân tích tính khả thi cho thật kỹ và tập trung
đầu tư vào các công trình, các dự án có tính khả thi. Ngược lại, cần phải loại bỏ các
công trình, dự án mà tính khả thi của thị trường còn thấp và chưa chắc chắn.
- Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư một cách tiết kiệm
Tiết kiệm vốn từ NSNN phải thực hiện ngay ở mỗi khâu của quá trình
XDCB:
+ Tiết kiệm khi lập dự án: tiết kiệm ở khâu này rất quan trọng vì nếu định
hướng đầu tư đúng thì công trình sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại.
+ Tiết kiệm trong khâu cấp phát và quản lý.
- Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư cần được quản lý chặt chẽ
Để triển khai một dự án, công tác chuẩn bị đầu tư thường được tiến hành
trước từ 1 - 2 năm. Trong thực tế đây vẫn là khâu chủ yếu làm chậm việc thực hiện
đầu tư, hiện tượng "vốn chờ dự án" vẫn còn phổ biến. Có một số Bộ và địa phương
26
tranh thủ được ghi kế hoạch đầu tư, mặc dù chưa đủ thủ tục, cốt là để giữ chỗ sau đó
mới chạy các thủ tục.
Việc giao kế hoạch đầu tư hàng năm thường chậm, có khi giữa năm mới giao
xong, gây ra tình trạng đầu năm sau vẫn thực hiện vốn của năm trước. Do đó, việc
đẩy mạnh thực hiện các thủ tục về chuẩn bị đầu tư và phân cấp giữa trung ương và
địa phương cần được cải tiến.
- Công khai vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn VĐT của nhà nước cần phải tiến
hành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây
dựng ... Nhưng biện pháp quan trọng nhất là việc công khai toàn bộ hoạt động đầu
tư bằng vốn nhà nước. Có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng
điều cơ bản là phải đảm bảo sự giám sát của nhân dân.
Để đảm bảo các yêu cầu quản lý VĐT từ NSNN phải đúng mục tiêu đúng
đối tượng. Đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả vốn NSNN trong ĐTPT đất nước.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
1.2.3.1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý VĐT từ NSNN là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự chủ trương tăng
trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ
nào đó trong một khoảng thời gian xác định [8].
1.2.3.2. Tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng
ngân sách nhà nước
Trong các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư XDCB thì nguồn vốn từ NSNN
là quan trọng nhất và có tỷ trọng lớn nhất hiện nay của nền kinh tế quốc gia vì nó là
nguồn vốn được quản lý theo pháp luật nhà nước một cách chặt chẽ. Do đó việc
quản lý nguồn vốn này là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa một thực tế hiện nay
tại nước ta nói chung và tại các sở nói riêng là tình trạng thất thoát lãng phí vốn
trong đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Không ít những
27
cán bộ quản lý dựa vào quyền hạn của mình để tham ô nguồn vốn hoặc quản lý
không chặt chẽ, phí phạm cho những việc làm không thật sự cần thiết hoặc năng lực
kém dẫn đến cách quản lý không hiệu quả. Chính vì vậy mà việc quản lý nguồn vốn
XDCB từ NSNN là hết sức quan trọng và không thể thiếu được.
Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai
thác tốt các điều kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp
và dân cư.
Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu
tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được
nhiều vốn còn thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế
khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương,
đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng,
miền ưu tiên thì cần phải có những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định
và lâu dài.
Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá
kinh tế và giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị
trường hay chính sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí
và lợi ích của sự thay đổi chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính
xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án
như địa điểm, qui mô, vào thời gian nào, đã đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn
không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi chính sách.
1.2.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản bằng ngân sách nhà nước
- Giải ngân hết vốn đầu tư
Việc quản lý VĐT XDCB từ NSNN được đánh giá mức độ hiệu quả thông
qua việc sử dụng nguồn vốn vào đầu tư, nếu quản lý vốn với hiệu quả tốt thì lượng
28
vốn được cấp sẽ được sử dụng hết cho những dự án xây dựng, đảm bảo tiến độ và
chất lượng của dự án, đưa vào khai thác sử dụng kịp thời, hiệu quả phục vụ phát
triển KT-XH và đời sống của nhân dân.
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo đúng kế
hoạch
Quản lý VĐT phải phù hợp từng bước của quá trình đầu tư và theo đúng kế
hoạch phân bổ vốn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạn chế
bội chi hoặc chi không hết. Tránh việc chi chồng chéo không đúng theo kế hoạch
phân bổ vốn trong năm.
- Tạo sự minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước
Sự minh bạch trong quản lý VĐT được thể hiện qua việc công khai quyết
toán VĐT XDCB đối với từng công trình, dự án thông qua hồ sơ quản lý được các
cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt và được cơ quan thanh tra, kiểm toán công
nhận. Điều đó thể hiện không có sự tham ô thất thoát vốn, chứng tỏ nguồn vốn được
sử dụng hết cho ĐTPT theo quy định. Tình trạng thất thoát do cán bộ quản lý thiếu
năng lực hoặc có những người đủ năng lực quản lý nhưng trách nhiệm công việc
không cao nên đã không kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn cũng gây nên
những thất thoát nghiêm trọng, các sai phạm thường xuyên diễn ra do không nắm rõ
nội quy, yêu cầu trong quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
1.2.4. Những hạn chế và thách thức hiện nay trong công tác quản lý sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại nước ta tuy đã có nhiều thành
tựu nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế chưa khắc phục được như:
1.2.4.1. Quy hoạch kém
Quy hoạch phát triển nhiều ngành chất lượng chưa cao hoặc chậm được phê
duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển ngành với vùng và địa phương.
Quy hoạch chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng
thoả đáng đến yếu tố môi trường và xã hội. Không ít dự án quy hoạch tuy đã được
29
xác định nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích và dự
báo về thị trường và năng lực cạnh tranh nên phải thay đổi nhiều lần như quy hoạch
ngành điện, xi măng... Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông, hệ
thống cảng, đô thị... còn mang tính tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó; hệ
thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc
khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng, tiết kiệm VĐT.
1.2.4.2. Đầu tư dàn trải
Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình
trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư
thấp, chậm được khắc phục.
Việc bố trí VĐT thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm
qua. Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng chậm, trong khi đó số
dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng cao hơn, bình quân vốn
bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần. Một số Bộ, ngành và địa
phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí
vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư.
1.2.4.3. Thất thoát, lãng phí
Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra trong
nhiều dự án đầu tư, thuộc các nguồn vốn ở các ngành, địa phương và trong tất cả
các giai đoạn của quá trình đầu tư
1.2.4.4. Nợ đọng vốn đầu tư lớn
Nợ đọng VĐT XDCB từ NSNN ở mức cao, kéo dài, vẫn tiếp diễn và có xu
hướng gia tăng.
Ngoài tình trạng nợ đọng VĐT có liên quan đến nguồn vốn từ NSNN, nợ
đọng lớn và kéo dài còn xảy ra ở các dự án, công trình sử dụng các nguồn VĐT
khác.
30
Đánh giá chung cho thấy những tồn tại trên đã làm cho hiệu quả đầu tư
XDCB đạt thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và ở
tầm vi mô của từng dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các Bộ, ngành, địa
phương. Trong những năm qua, đầu tư XDCB mới chủ yếu góp phần phát triển KT-
XH theo chiều rộng, chưa tạo được bước chuyển biến tích cực về chất lượng tăng
trưởng, chi phí sản xuất cao, giá trị tăng thêm của sản phẩm còn ít, chưa có tác động
mạnh đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, kiến trúc và cảnh quan đô thị.
Đầu tư XDCB trong các chương trình mục tiêu cũng chưa đạt kết quả cao [12].
1.2.5. Các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
1.2.5.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địa
phương
Việc xây dựng chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, ngành, địa phương
phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của đất nước, địa
phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại
phải phù hợp với thực tiễn của đất nước, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của
cả thế giới và khu vực. Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi
mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền
KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so
sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển
KT-XH [5].
Nếu xác định tốt chiến lược, thực hiện có quy hoạch chiến lược đó thì đảm
bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng đồng bộ dài hạn
chiến lược phát triển KT-XH là một yêu cầu bức thiết, tất yếu khách quan của quá
trình phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Ngày nay, trong xu thế biến đổi rất nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự
lớn mạnh và tăng cường của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhiều quốc gia đã
đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn theo những định hướng lớn, trong chiến
31
lược dài hạn đó, có những chiến lược "mềm", linh hoạt được thay đổi theo sự thay
đổi của tình hình thế giới và hoàn cảnh của đất nước. Ở Việt Nam, đã xây dựng
chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2005-
2010 và có định hướng phát triển đất nước đến năm 2020, hàng năm có những thay
đổi nếu thấy cần thiết để phù hợp với tình hình của đất nước và thế giới.
Để quản lý, thực hiện chiến lược phát triển đất nước, thì cần phải có nhiều
công cụ và chính sách, trong đó có công cụ quy hoạch. Quy hoạch là cụ thể hoá
mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ để thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch
sai thì sẽ dẫn đến những sai lầm mà đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế
tối đa những quy hoạch sai mà nhiều năm không khắc phục được hoặc khắc phục lại
quá tốn kém.
Nếu quy hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các công trình, hiệu quả
phù hợp với điều kiện của đất nước, vùng, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu quy
hoạch không tốt, thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch ngành, quy hoạch phát
triển địa phương, quy hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện
chồng chéo sẽ dẫn đến sự lãng phí rất lớn, không đem lại được hiệu quả của VĐT.
Thực tế những năm qua, việc quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng của cả xã hội là rất
cần thiết và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, còn không ít những trường hợp do chỉ
suy tính đến phát triển của địa phương mà chưa tính đến quy hoạch chung nên hiệu
quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này, nhiều chuyên gia nước ngoài
sau khi nghiên cứu đã không khỏi có những ngạc nhiên khi thấy rằng ở Việt Nam có
gần 80% người dân, với mức thu nhập dưới 1600 USD/người/năm (năm 2012); tổng
kim ngạch xuất khẩu dưới 228,37 tỷ USD/năm (Theo số liệu thống kê của Tổng cục
hải quan năm 2012) nhưng lại có hơn 260 cảng biển và 21 sân bay, đáng chú ý
trong đó có nhiều cảng biển, sân bay được quy hoạch xây dựng quá gần nhau nên
vô hình chung đã tự hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí nguồn lực của đất
nước. Ví dụ, Cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng Áng 25km, cảng
Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30km, cảng Dung Quất
cách cảng Kỳ Hà 10km, khoảng cách giữa sân bay Quảng Bình và sân bay Phú Bài
32
(Thừa Thiên Huế) rất nhỏ, thời gian đi bằng đường bộ chỉ khoảng 2 đến 3 giờ [5].
Qua đây cho thấy, việc thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên,
có trọng điểm các công trình XDCB, lượng VĐT, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự
án, từng công trình, tránh việc đầu tư dàn trải mới nghĩ đến được thu được hiệu quả
nguồn lực đầu tư.
1.2.5.2. Nhóm nhân tố về các yếu tố của nguồn lực
Khi nói đến các yếu tố của nguồn lực, người ta thường hay nói đến quy mô,
số lượng, đặc biệt là chất lượng của các yếu tố đầu vào. Cụ thể là:
- Vốn
- Lao động
- Tài nguyên thiên nhiên
- Khoa học công nghệ [13].
Các yếu tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển. Song, tuỳ theo
từng quốc gia cụ thể thì quy mô, cơ cấu và tỷ trọng của các yếu tố đầu vào là khác
nhau. Ví dụ, các quốc gia phát triển, vốn nhiều, giá vốn thấp thì họ sử dụng nhiều
vốn; quốc gia nào nhiều tài nguyên thiên nhiên thì họ sẽ sử dụng lợi thế của mình là
tài nguyên thiên nhiên, quốc gia nào có quy mô dân số lớn, lao động nhiều, thì có
lợi thế là quy mô lao động và nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cơ bản
là sử dụng các biến số này như thế nào cho có hiệu quả mới là quyết định.
Ngày nay, trong xu thế của sự lớn mạnh của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, thì nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng luôn là
yếu tố quyết định. Bởi vì, con người lao động quyết định từ khâu ý tưởng ban đầu
đến khâu cuối cùng là phải có sản phẩm cho xã hội, do vậy, họ phải có năng lực,
sức khoẻ, phẩm chất. Nói cách khác, người lao động đồng thời là nguồn lực và
chính người lao động mới có khả năng và đủ điều kiện để sử dụng các nguồn lực
khác. Tuy vậy, nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có nước ta cần rất nhiều vốn
để thực hiện công cuộc CNH-HĐH, thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Trong tình hình hiện nay, cũng cần phải nhắc lại lần nữa, các nguồn lực là quan
33
trọng, không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn là phải sử dụng chúng như thế nào
cho có hiệu quả và hợp lý mới có tính quyết định.
1.2.5.3. Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách tác động đến hiệu quả đầu tư
Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai thác
tốt các điều kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp và
dân cư.
Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu
tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được
nhiều vốn, mà còn thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế
khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương,
đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng,
miền ưu tiên thì cần phải có những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định
và lâu dài.
Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá
kinh tế và giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị
trường hay chính sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí
và lợi ích của sự thay đổi chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính
xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án,
như địa điểm, quy mô vào thời gian nào, đã đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn
không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi chính sách.
1.2.5.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản
Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, nếu không nói là có tính quyết định đối
với hiệu quả của đầu tư XDCB. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành
quy chế quản lý đầu tư XDCB, trước hết là Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu
thầu, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụng nguồn vốn của nhà
34
nước cho cả ba quá trình từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa
vào khai thác sử dụng (vì sự lãng phí, thất thoát, tham nhũng chủ yếu xảy ra từ khâu
đầu tư bằng nguồn vốn NSNN) [16].
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình trong việc nâng cao
hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1. Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là địa phương có nhiều kinh nghiệm về cải cách hành
chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực
đầu tư XDCB.
Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
đầu tư xây dựng, UBND thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển
khai đầu tư và xây dựng: từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư;
lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí
lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn
đầu tư; đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB); tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ
chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các
bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý
của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hoá
quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của
Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước.
Trong quản lý VĐT, Đà Nẵng đã tập trung kế hoạch giải ngân cho các công
trình, dự án trọng điểm; tập trung giải ngân vốn cho công tác GPMB để có mặt bằng
sạch trển khai dự án. Đồng thời điều hành linh hoạt việc cắt giảm, tạm dừng vốn của
các dự án, công trình chưa thực sự cần thiết để ưu tiên vốn cho các dự án công trình
trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả phát triển KT-XH trên địa bàn.
Kinh nghiệm về công tác quản lý đầu tư XDCB trong đó có hiệu quả quản lý
VĐT từ NSNN tại thành phố Đà Nẵng cho thấy vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về
35
tinh thần gương mẫu “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm” cần được đúc kết thành
bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.
1.3.2. Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là địa phương có kinh nghiệm điều hành linh hoạt, có hiệu quả
công tác quản lý VĐT XDCB trên địa bàn thực hiện kiềm chế lạm phát.
Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, kế hoạch vốn phân
bổ chi đầu tư XDCB đầu năm 2011 là 2.542,7 tỷ đồng, kế hoạch cả năm dự kiến chi
gần 5.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được UBND tỉnh chỉ đạo bố trí sắp xếp phân
bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: Các công trình trọng điểm
chuyển tiếp; trả nợ XDCB đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên
các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và triển khai
các công trình mới. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, thực hiện Nghị
quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh đã điều hành
công tác đầu tư XDCB theo hướng dừng khởi công các công trình, dự án mới; rà
soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển VĐT từ NSNN đã bố trí cho các công trình,
dự án chưa cấp bách để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan
trọng, cấp bách. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tư XDCB của Quảng Ninh năm 2011
bắt buộc phải có những sự điều chỉnh, cơ cấu lại kế hoạch đã phân bổ từ đầu năm
cho phù hợp. Theo đó, tỉnh đã ngừng triển khai 4 dự án lớn với tổng mức đầu tư dự
kiến là 1.134 tỷ đồng; giãn tiến độ 26 công trình khởi công năm 2010 với tổng nhu
cầu vốn là 387 tỷ đồng; giãn tiến độ của 17 công trình thuộc nguồn vốn đã phân cấp
cho các huyện, thị xã, thành phố với tổng số vốn cắt giảm là hơn 19 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn
vốn đã cam kết, thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực một cách hợp lý. Một số
nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế tiếp tục tìm đến và đầu tư tại Quảng Ninh.
Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và sáng tạo trong công tác quản lý chi
đầu tư XDCB, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra, đem
lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp tục thúc
đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TẠI HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HOÁ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Tĩnh Gia
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh lỵ Thanh Hoá
41 km về phía Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 458,28 km2. Phía Nam huyện
giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng Xương, phía
Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Tĩnh Gia là vùng hội tụ đồng thời
cả 3 vùng sinh thái: Vùng biển và ven biển; vùng đồng bằng; vùng trung du, miền
núi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Tĩnh Gia thực hiện sự phát triển đa dạng,
tổng hợp bao gồm cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; cả kinh tế
miền núi bán sơn địa, đồng bằng và kinh tế biển. Quốc lộ 1A từ tỉnh lỵ Thanh Hoá
qua huyện lỵ Tĩnh Gia chia lãnh thổ huyện thành hai phần theo hướng Bắc - Nam.
Tĩnh Gia có 42 km bờ biển, có Cảng nước sâu Nghi Sơn đã được phê duyệt quy
hoạch chi tiết giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cảng tổng hợp
quốc gia đầu mối khu vực loại I, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá trong
tỉnh, trong nước và quốc tế. Tính đa dạng của hệ thống giao thông là điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược mở cửa, phát triển KTTT của huyện hiện tại
và trong tương lai [18]
Huyện Tĩnh Gia có 1 Thị trấn và 33 xã (trong đó có 2 xã miền núi, 15 xã ven
biển và 16 xã đồng bằng)
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam
và được chia làm 3 tiểu vùng: Vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng trung du và
bán sơn địa.
37
2.1.1.3. Đất đai
Huyện Tĩnh Gia có tổng diện tích 45.828,67 ha, bao gồm đất nông nghiệp
26.883,05 ha; đất phi nông nghiệp 12.793,09 ha; đất chưa sử dụng 6.152,53 ha [18]
2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Theo tài liệu của Trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá,
Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng của khí hậu Vịnh Bắc bộ và khí hậu khu vực Bắc Trung bộ.
- Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 - 17,0 độ C;
- Nhiệt độ trung bình tháng 7: 30,0 - 31,5 độ C;
- Lượng mưa trung bình năm: 1.600 - 1.800 mm
- Độ ẩm không khí trung bình 80%.
Do nằm ở vị trí gần biển Đông, Tĩnh Gia là huyện cửa ngõ đón gió bão, gió
mùa Đông Bắc và các luồng gió từ biển tràn vào, tốc độ gió trung bình hàng năm
1,8 - 2,2 m/s.
Trên địa bàn huyện có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: Sông Kênh
Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hoà, sông Cầu đáy, ... và các con suối
nhỏ là nơi tiêu thoát nước, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh
hoạt của một bộ phận dân cư.
2.1.1.5. Tài nguyên nhiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản nhìn chung có trữ
lượng và chất lượng hạn chế, chủ yếu là một số loại khoáng sản làm vật liệu xây
dựng như cát, đá, sỏi, mỏ sét làm xi măng, làm gạch ở các xã phía nam huyện [18].
- Tài nguyên rừng: Toàn huyện có 14.297,6 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng
tự nhiên 3.875,6 ha, rừng trồng là 10.421,7 ha, độ che phủ rừng đạt 28,6%, chủ yếu
là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn. Rừng trồng có 9.017,9 ha,
chủ yếu là các loại cây như: Keo lá tràm, bạch đàn, thông, ... [18]
- Tài nguyên biển: Huyện Tĩnh Gia có 42 km bờ biển, có 3 cửa lạch: Lạch
Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt
thuỷ hải sản [17]
38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
- Tổng dân số trong toàn huyện 214.420 người (theo kết quả tổng điều tra dân
số năm 2009), đến năm 2012 dân số toàn huyện là 227.920 người (theo số liệu của
Chi cục Thống kê huyện).
- Tổng số hộ trên địa bàn là 50.120 hộ, trong đó hộ nghèo là 10.115 hộ;
- Tổng số lao động: 139.300 lao động. Trong đó:
+ Lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản: 105.920 lao động;
+ Lao động ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD): 11.150 lao động;
+ Lao động ngành thương mai dịch vụ (TMDV): 22.230 lao động.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Hệ thống các công trình đầu mối về giao thông, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống đê
điều, hồ đập thường xuyên được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hệ thống trường học, trạm y tế, công
sở làm việc được đầu tư làm mới, bổ sung trang thiết bị kịp thời đảm bảo làm việc
hiệu quả. Trên địa bàn huyện có 30/33 xã thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, những năm qua đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông
nông thôn, nhà văn hoá, trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn, ... nhiều xã đã đạt
10-12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2.1.2.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010 - 2012 kinh tế của huyện có sự
phát triển khá ổn định và tăng trưởng cao. Giá trị gia tăng (GTGT) năm sau cao hơn
năm trước trên tất cả các các lĩnh vực CN-XD, nông nghiệp và TMDV. GTGT toàn
huyện năm 2012 tăng hơn năm 2010 là 69,8%, trong đó ngành CN-XD có GTGT
cao nhất ( tăng 79,4% so với năm 2010). Nếu không tính đầu tư vào Khu Kinh tế
Nghi Sơn GTGT trên địa bàn huyện năm 2012 tăng 17,7% so với năm 2010, trong
đó ngành CN-XD tăng 9,1%, ngành nông nghiệp tăng11,3%, ngành TMDV tăng
37,7% (số liệu bảng 2.1, trang 39).
39
Bảng 2.1. Giá trị gia tăng (VA) huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010 - 2012
(Tính theo giá cố định 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
I- Chung trên địa bàn 3.302.560 4.220.679 5.610.100
- CN - XD 2.718.345 3.549.850 4.876.900
- Nông nghiệp 274.032 287.987 306.200
- Thương mại, dịch vụ 310.183 382.842 427.000
II- Không tính Khu
Kinh tế Nghi Sơn
994.392 1.099.021 1.180.854
- CN - XD 410.177 428.192 447.654
- Nông nghiệp 274.032 287.987 306.200
- Thương mại, dịch vụ 310.183 382.842 427.000
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia
Mặc dù, giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế của cả nước nói chung và trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng kinh tế của huyện Tĩnh Gia vẫn giữ được mức ổn định do có đầu tư
vào Khu Kinh tế Nghi Sơn (37,1% năm 2010; 28,8% năm 2011; 32,9% năm 2012)
và tăng khá cao so với bình quân chung của toàn tỉnh (toàn tỉnh 10,3%). Nếu không
tính Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2012 tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2011 là
5,6%, nguyên nhân do đầu tư công cắt giảm, đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cũng
giảm do suy giảm kinh tế (số liệu bảng 2.2, trang 40).
40
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tĩnh Gia 2010 - 2012
(Theo GTGT-VA)
Đơn vị: %
Ngành/năm 2010 2011 2012
I- Tính chung trên
địa bàn
37,1 28,8 32,9
- CN - XD 43,5 30,6 37,4
- Nông nghiệp 5,4 5,1 6,3
- Thương mại, dịch vụ 22,0 23,4 11,5
II- Không tính Khu
Kinh tế Nghi Sơn
17,8 11,6 6,0
- CN - XD 27,4 4,4 4,5
- Nông nghiệp 5,4 5,1 6,3
- Thương mại, dịch vụ 22,0 23,4 11,5
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhưng chưa
thật tích cực. Do quy mô và tốc độ đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Khu Kinh
tế Nghi Sơn lớn làm cho tỷ trọng ngành CN-XD tăng nhanh và đạt GTGT lớn
(82,7%) năm 2012, tỷ trọng ngành nông nghiệp và TMDV giảm. Tuy nhiên, nếu
không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn, cơ cấu kinh tế ngành CN-XD chiếm tỷ trọng
42,4%, ngành nông nghiệp 27,8%, ngành TMDV 29,7% (số liệu bảng 2.3 và 2.4,
trang 41)
41
Bảng 2.3. Giá trị gia tăng huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010 - 2012
(Tính theo giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
I- Tính chung trên
địa bàn
5.795.133 6.763.113 7.093.358
- CN - XD 4.713.248 5.587.631 5.863.218
- Nông nghiệp 508.587 504.347 594.589
- Thương mại, dịch vụ 573.298 671.135 635.551
II- Không tính Khu
Kinh tế Nghi Sơn
1.647.474 1.801.916 2.136.942
- CN - XD 565.589 626.434 906.802
- Nông nghiệp 508.587 504.347 594.589
- Thương mại, dịch vụ 573.298 671.135 635.551
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia
Từ số liệu bảng 2.3 tính ra cơ cấu kinh tế huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Tĩnh Gia gia đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
I- Kinh tế trên toàn địa bàn 100 100 100
- Công nghiệp - Xây dựng 81,3 82,6 82,7
- Nông nghiệp 8,8 7,5 8,3
- Thương mại, dịch vụ 9,9 9,9 9,0
II- Kinh tế huyện không tính
KKT Nghi Sơn
100 100 100
- Công nghiệp - Xây dựng 34,3 34,8 42,4
- Nông nghiệp 30,9 28,0 27,8
- Thương mại, dịch vụ 34,8 37,2 29,7
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia
42
* Phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia: Nhiều dự án
được đầu tư xây dựng, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như
xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, cảng biển và nhiều dự án đang triển khai
như: Liên hợp lọc hóa dầu, Trung tâm nhiệt điện, luyện cán thép, ... Đến nay, Khu
kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 52 dự án vào đầu tư. Trong đó có 46 dự án đầu tư
trong nước, vốn đăng ký đầu tư 49.943,54 tỷ đồng (tương đương 2.500 triệu USD)
và 06 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư hơn 14 tỷ USD. Khu kinh tế
Nghi Sơn có 24 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động SXKD với các lĩnh vực: Sản
xuất vật liệu xây dựng (xi măng), bia, dịch vụ cảng, sản xuất và chế biến hải sản, ...
Sự phát triển mạnh mẽ của Khu Kinh tế Nghi Sơn là cơ sở cho sự phát triển của
Huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới [18].
2.1.3. Cơ hội phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới
Với những tiềm năng và lợi thế đặc biệt của huyện, với mục tiêu xây dựng
huyện trở thành vùng kinh tế động lực phát triển của tỉnh và của cả nước, trong
thời gian qua, huyện đã nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của tỉnh
Thanh Hóa cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Đó là
cơ hội to lớn để huyện phát huy mạnh mẽ nội lực, phấn đấu thực hiện thành công
phương hướng phát triển đã xác định. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể
hiện trước hết ở việc thẩm định các quy hoạch phát triển sau đây [18]:
1. Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị mới Nghi Sơn đến năm 2020 đựơc
Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 604/QĐ- TTg ngày 01/05/2001.
2. Quyết định số 2416/QĐ-UB ngày 28/7/ 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu du lịch nghỉ mát Hải Hoà,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
3. Quyết định số 610/2004/QĐ-UB ngày 08/3/2004 của UBND tỉnh Thanh
Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nam tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2010.
4. Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007.
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAYQuản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAYQuản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 

Similar to Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
Luanvan84
 
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đQuản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
La nguyen thiminh_tt
La nguyen thiminh_ttLa nguyen thiminh_tt
La nguyen thiminh_tt
HipNguyn161
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.docQuản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
sividocz
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
CleverCFO Education
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh ChampasakGiải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM! (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
 
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đQuản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
 
La nguyen thiminh_tt
La nguyen thiminh_ttLa nguyen thiminh_tt
La nguyen thiminh_tt
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.docQuản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Của Tỉnh Bình Định.doc
 
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh ChampasakGiải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM!

  • 1. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm qua, việc huy động, bố trí và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Tĩnh Gia là một huyện phía nam của tỉnh Thanh Hoá, có Khu Kinh tế Nghi Sơn đã và đang được Chính phủ và Tỉnh đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm như: Nhà máy Lọc hoá dầu, nhiệt điện, luyện kim, hệ thống cảng nước sâu, xi măng, … Do vậy những năm qua các dự án phụ trợ ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ. Công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB đã từng bước mang lại hiệu quả. Quá trình thực hiện đầu tư XDCB đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh trong nhiều năm. Tuy vậy, hiệu quả quản lý vốn đầu tư (VĐT) XDCB chưa đạt được mục tiêu đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở nhiều khâu; thất thoát trong đầu tư XDCB chưa được khắc phục triệt để. Từ những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần phải quản lý hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Là cán bộ đang công tác trong ngành tài chính của huyện, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác thực tế, chúng tôi chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa " làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế.. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả quản lý và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
  • 2. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. Từ đó làm rõ hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB. - Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB bằng NSNN tại huyện Tĩnh Gia thường gặp những bất cập, khó khăn gì? Nguyên nhân từ đâu? Hiện nay công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia như thế nào? - Muốn nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới thì cần có các giải pháp gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn của NSNN trong đầu tư XDCB. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN do huyện Tĩnh Gia quản lý đầu tư vào XDCB (không bao gồm các dự án thực hiện trên địa bàn huyện thuộc nguồn vốn NSNN do Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn quản lý). - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp: Đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB từ năm 2010 - 2012 tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. + Số liệu sơ cấp: Điều tra các công trình đã và đang xây dựng từ năm 2010 đến 2012 có sử dụng vốn NSNN tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
  • 3. 3 - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp: Điều tra tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và chuyên gia chuyên khảo. 4.3.1 Phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích thống kê: - Cấp độ thứ nhất là khảo sát các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm: + Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê. + Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đang tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ... + Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực XDCB, các Ban quản lý dự án (QLDA), một số đơn vị thi công trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. - Cấp độ thứ hai là quan trọng nhất: Điều tra nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế đơn vị quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Tĩnh Gia thông qua phiếu điều tra. Phương pháp cụ thể là chọn một số Ban QLDA chuyên trách, không chuyên trách, các chủ đầu tư đại diện cho cấp huyện, cấp xã, chọn một số đơn vị thi công và một số chuyên gia trong lĩnh vực XDCB. Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên, sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra đã xây dựng sẵn (phần mềm SPSS).
  • 4. 4 4.3.2. Phương pháp so sánh Căn cứ số liệu và kết quả điều tra làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 4.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực XDCB đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải (GTVT), Kho bạc nhà nước (KBNN), Lãnh đạo và chuyên viên quản lý XDCB tại các Phòng, Ban, Ngành cấp huyện, ... để làm căn cứ cho việc đưa các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm nâng cao việc quản lý hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN. 5. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
  • 5. 5 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1.1. Đầu tư * Khái niệm đầu tư Theo nghĩa rộng: đầu tư có thể hiểu là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền, nguồn lực, công nghệ, ... để đạt được một hay nhiều mục tiêu đã định trước mà các mục tiêu đó có thể là chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội hay chỉ là mục tiêu về nhân đạo đơn thuần [2]. Theo nghĩa hẹp: đầu tư được hiểu cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế hoạt động đầu tư mang mục đích kiếm lời, tính sinh lời là đặc trưng cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tế. Hoạt động đầu tư khác với mua sắm, cất giữ hay nhằm mục đích tiêu dùng, cũng phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt động bỏ vốn nhằm duy trì sự hoạt động thường xuyên của các tổ chức hoặc đảm bảo cho quá trình sản xuất được duy trì, mà hoạt động đó có thể gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) [2]. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế, đó là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một tiêu chuẩn cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư. Ở đây hoàn toàn không có khái niệm đầu tư không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng khái niệm đầu tư có thể hiểu là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản phẩm mới và các yếu tố cơ bản cho quá trình phát triển SXKD. Đó là hoạt động
  • 6. 6 mang tính chất thường xuyên của mọi nền kinh tế và là nền tảng của sự phát triển của xã hội. Hoạt động đầu tư nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn và thông qua nhiều nguồn vốn mà trong đó nguồn vốn tích luỹ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) là đặc biệt hết sức quan trọng. Với cách hiểu trên đây, ngày nay nhiều nước đang đứng trước những thách thức gay gắt cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc tích luỹ còn quá thấp. Đối với nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường (KTTT) nhiều thành phần nên đòi hỏi phải có một khối lượng vốn rất lớn, nhất là vốn để đầu tư XDCB. Nhưng với đồng vốn trong nước còn quá hạn hẹp cho nên rất cần sự huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Về vấn đề này, đang đặt ra cho nước ta cũng như các nước đang phát triển đều dựa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư và phát triển nhằm mục đích đem lại tiềm lực và vận hội mới để hòa nhập với các khu vực và thế giới, với nguyên tắc đảm bảo được kinh tế nhà nước và trả được vốn vay. * Phương thức đầu tư - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể mà người bỏ vốn đó không trực tiếp tham gia vào điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Loại hình thức này người bỏ vốn không cần biết mục tiêu cụ thể của hoạt động đầu tư mà họ chỉ cần biết là vốn của họ được sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào và mục tiêu hoạt động đầu tư ra sao. Đầu tư gián tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: việc mua chứng chỉ, đơn giá, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, phiếu tín dụng, ... Hiện nay loại hình thức đầu tư gián tiếp là loại hình thức đầu tư khá phát triển, và nó có đặc điểm là gặp rủi ro, mà sự rủi ro đó nằm ngay trong quá trình đầu tư và nó không cảm nhận được nên người đầu tư cảm thấy yên tâm khi quyết định đầu tư.
  • 7. 7 - Đầu tư trực tiếp: Là loại hình thức hoạt động đầu tư mà người có vốn trực tiếp tham gia quản lý thực hiện đầu tư. Nghĩa là người bỏ vốn và người sử dụng vốn là cùng một chủ thể. Loại hoạt động đầu tư này được người đầu tư chủ động quyết định mục tiêu cụ thể. Các hình thức hoạt động đầu tư này được biểu hiện ở các nội dung như: Hợp đồng liên doanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Trong đầu tư trực tiếp có thể chia thành 2 nhóm như: Đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. + Đầu tư chuyển dịch: Là sự chuyển dịch vốn từ nguồn này sang nguồn khác thông qua việc mua bán cổ phiếu. Nhằm tăng tỷ trọng vốn để nắm quyền chi phối và quản trị hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Việc chuyển dịch sở hữu các cổ phần trong doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi vốn của doanh nghiệp. Nhưng nó lại có khi có khả năng tạo ra năng lực quản lý và năng lực sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Với hình thức đầu tư này người mua lại có mong muốn hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn. Nên có thể tạo ra những phương thức quản lý mới và tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp. + Đầu tư phát triển (ĐTPT): Đây là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu nhất, chủ sở hữu VĐT gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư. Hình thức đầu tư này nhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có để tạo ra năng lực sản xuất mới về chất lượng. Đầu tư phát triển chính là hình thức đầu tư tái sản xuất mở rộng, tạo ra sản phẩm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xét trên quan điểm tổng thể nền kinh tế thì đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại lâu dài nếu không có đầu tư phát triển. Ngược lại ĐTPT có thể đạt được trên quy mô lớn nếu có sự đóng góp tích cực của các loại hình đầu tư khác. Đầu tư XDCB là một lĩnh vực của hoạt động đầu tư có tác động rất quan trọng đối với nền kinh tế và nó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh
  • 8. 8 và ổn định để nâng cao sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Mặt khác, nó là một trong những nhân tố cơ bản có vai trò tạo nên lực lượng sản xuất ngày càng cao và có trình độ cao hơn. Đầu tư XDCB có đặc điểm là mang lại hiệu quả cho tương lai mà nó thể hiện trên 2 mặt sau [14]: Một là: Hiệu quả trực tiếp đem lại lợi ích cho người bỏ VĐT của nền kinh tế, trong từng ngành, từng vùng. Hai là: Hiệu quả gián tiếp được đánh giá khi xem xét phạm vi chung. Với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vai trò của đầu tư XDCB càng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý bằng việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu cần đạt được về KT-XH [2]. 1.1.1.2. Vốn đầu tư * Khái niệm vốn đầu tư VĐT là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị SXKD, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để tái sản xuất các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới. * Đặc điểm về vốn đầu tư Thứ nhất: Đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố đầu tư. Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này, trước hết phải có VĐT. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời. Trong các yếu tố tạo ra sự tăng
  • 9. 9 trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm khác. Thứ hai: Đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng VĐT lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng... Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển KT-XH. Đặc biệt, sử dụng VĐT nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêhicô và các nước Đông Nam á là những điển hình về tình trạng này. Thứ ba: Quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn dài vì sản phẩm XDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án. Quá trình đầu tư thường gồm ba giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. - Giai đoạn xây dựng dự án, giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn tất yếu, những giai đoạn này lại kéo dài mà không tạo ra sản phẩm. Đây chính là nguyên nhân của công thức “Đầu tư mâu thuẫn với tiêu dùng”, vì vậy có nhà kinh tế cho rằng đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong
  • 10. 10 nhiều thời kỳ nối tiếp sau này, cho nên muốn nâng hiệu quả sử dụng VĐT cần chú ý tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh dự án vào khai thác. - Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn diện ba giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý vào cả thời gian khai thác dự án. Thứ tư: Đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưỏng sẽ gây nên những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu tố được đầu tư, sự thay đổi chính sách như quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư, tránh được hoặc hạn chế rủi ro sẽ thu được những món lời lớn, và đây là niềm hy vọng kích thích các nhà đầu tư. Chính xét trên phương diện này mà Samuelson cho rằng: đầu tư là sự đánh bạc về tương lai với hy vọng thu nhập của quá trình đầu tư sẽ lớn hơn chi phí của quá trình này. Đặc điểm chỉ ra rằng, nếu muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn đầu tư của họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế hoặc tránh rủi ro. Do đó họ mong muốn hoàn vốn nhanh và có lãi. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến những ưu điểm miễn, giảm thuế trong thời kỳ đầu về khấu hao cao, về lãi suất vay vốn thấp, về chuyển vốn và lãi về nước nhanh, thuận tiện (vốn đầu tư nước ngoài). * Các nguồn hình thành vốn đầu tư VĐT của nến kinh tế được hình thành từ hai nguồn chính vốn trong nước và vốn nước ngoài. - Vốn trong nước Cơ sở vật chất - kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của VĐT nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng VĐT trong nước. Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có
  • 11. 11 hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển KT-XH của mỗi nước. Vốn trong nước bao gồm: + Vốn NSNN: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nước [9]. + Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Được hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo. + Vốn của tư nhân và của hộ gia đình: Trong xu hướng khuyến khích đầu tư trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn VĐT từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với VĐT của khu vực Nhà nước. - Vốn nước ngoài VĐT nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp. - Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế như: Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển KT-XH của nước nhận đầu tư. - Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường đủ lớn để giải quyết dứt diểm từng vấn đề KT-XH của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, với VĐT trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người
  • 12. 12 đầu tư đem vào góp vốn sử dụng), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương với lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới; nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư. 1.1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản và vai trò, phạm vi của vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư XDCB là quá trình đầu tư vốn để thực hiện nhiệm vụ sản xuất mở rộng tài sản cố định (TSCĐ). Việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra tiềm lực lớn hơn. VĐT là phần tích luỹ xã hội của các cơ sở SXKD, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động các nguồn khác được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Vốn ĐTPT là những chi phí bỏ ra làm tăng TSCĐ, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và là mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian nhất định. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực KT-XH nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư XDCB thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư XDCB XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB, là các hoạt động cụ thể để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Đầu tư XDCB là hình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất. Người có VĐT XDCB gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư nhằm góp phần và nâng cao năng lực sản xuất hiện có, tạo ra năng lực sản xuất mới cho các hoạt động SXKD nhằm sinh lợi.
  • 13. 13 Trong các khoản mục VĐT phát triển thì VĐT XDCB là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. VĐT XDCB là những chi phí bằng tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây lại và khôi phục TSCĐ trong nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển đang đứng trước những thiếu hụt về vốn cho ĐTPT, do chưa có tích luỹ hoặc mức độ tích luỹ thấp. Nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH) nhu cầu vốn rất lớn, nhất là VĐT XDCB cho sự nghiệp phát triển KT-XH, nhưng vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn, đặt biệt là bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài cho nhu cầu ĐTPT. Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo những mục tiêu KT-XH nhất định. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này phải vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian trên cơ sở phân tích, tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả ngày càng cao. Bởi vì đầu tư XDCB là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việc tuân thủ theo đúng quy trình, trình tự là yếu tố bắt buộc. Thông thường trình tự đầu tư bao gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, khai thác. Vì vậy, việc thực hiện đầu tư XDCB đầy đủ và nghiêm túc các trình tự XDCB có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB của việc thực hiện đầu tư [4]. 1.1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư XDCB có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong thời kỳ CNH- HĐH theo định hướng XHCN. Do vậy, công tác đầu tư XDCB có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH của Đảng và nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong
  • 14. 14 xã hội, đồng thời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển bền vững. Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp từng thời kỳ phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và phát triển KT-XH. Đầu tư XDCB là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản xuất ngày càng có trình độ cao hơn. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh nếu có đầu tư XDCB, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD. Nhờ có đầu tư XDCB mà ngày càng có nhiều các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, nhà ở để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhờ có các nguồn VĐT XDCB (đặc biệt là nguồn vốn trong nước) mà quy mô đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các vùng, đặc biệt các vùng khó khăn đều được tăng. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đang triển khai. Với một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, vai trò của đầu tư càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ đó làm cho đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với nước ta hiện nay, chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN thì vai trò quản lý điều hành của nhà nước về đầu tư phải phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình bằng việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu trong chiến lược phát triển KT-XH đã đặt ra, để mục tiêu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vai trò của đầu tư thông qua chính sách đầu tư đúng đắn có ý nghĩa quan trọng, không ngừng góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, phát triển KT-XH có hiệu quả mà còn khuyến khích ĐTPT từ các thành phần kinh tế, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao hơn thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau:
  • 15. 15 - Đảm bảo sự phát triển cân đối nền kinh tế Trong cân đối nền kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng thì vai trò của VĐT XDCB từ NSNN có tầm quan trọng hết sức đặc biệt vì nó là đòn bẩy của nền kinh tế. Mặt khác, do cạnh tranh nên một số ngành kinh tế sẽ phát triển mất cân đối nhất là ngành SXKD phục vụ nhu cầu của quần chúng nhân dân, những lĩnh vực này NSNN phải đầu tư cho thoả đáng, ví dụ như đầu tư qua các doanh nghiệp công ích. - Thực hiện chính sách xã hội Trong bất kỳ xã hội nào đều có sự phân hoá về mức sống và điều kiện sinh hoạt, vậy để giám sát sự chênh lệch đó NSNN phải có đầu tư nhất định. Vì trong việc thực hiện các chính sách xã hội thì vai trò VĐT XDCB từ NSNN giữ vai trò quan trọng bậc nhất và chủ động nhất để xây dựng công trình phúc lợi xã hội. Để thực hiện tốt các chính sách xã hội thì NSNN phải đầu tư vào các lĩnh vực sau: + Đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho các đối tượng nghèo đói hoặc là đối tượng chính sách xã hội. + Đầu tư cho các chương trình khác như cho các đối tượng chính sách xã hội. - Định hướng phát triển kinh tế Trong việc định hướng phát triển nền kinh tế, NSNN có vai trò hết sức quan trọng. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân, và có mối quan hệ với tất cả các khâu trong hệ thống tài chính. NSNN không thể tách rời với nhà nước và nhà nước quản lý, sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. 1.1.2.3. Phạm vi sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản Vốn NSNN chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn NSNN chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:
  • 16. 16 - Các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho ĐTPT. - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. - Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật). Như vậy đầu tư XDCB bằng NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ NSNN. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi ĐTPT, hiện nay quan điểm của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích ĐTPT và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao. 1.1.2.4. Các bước của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản * Trình tự đầu tư Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ 1.1 (trang 17): Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu.
  • 17. 17 Sơ đồ 1.1. Trình tự trong hoạt động đầu tư [13] Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án. - Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: + Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. + Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn VĐT và lựa chọn hình thức đầu tư. + Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. Giai đoạn I Chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu cơ hội đầu tư Nghiên cứu dự án tiền khả thi Nghiên cứu dự án khả thi Thẩm định và phê duyệt dự án Giai đoạn II Thực hiện đầu tư Thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán Ký kết HĐ: xây dựng, thiết bị Thi công xây dựng, đào tạo, CN,CBKT,QL Chạy thử nghiệm thu, quyết toán Đưa vào khai thác sử dụng
  • 18. 18 + Lập dự án đầu tư. + Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay VĐT và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư. - Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: + Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước. + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. + Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình. + Phê duyệt dự án đầu tư (đối với công trình phải lập dự án) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình. + Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình. + Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu (đối với công trình chỉ định thầu). + Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị. + Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có). + Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu. + Thi công xây lắp công trình. + Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng. * Phân loại dự án đầu tư Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau [3,10]: - Theo tính chất của dự án: người ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dự án: dự án đầu tư SXKD, dự án ĐTPT KT - XH, dự án đầu tư nhân đạo. - Theo nguồn VĐT: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, VĐT của Chính phủ, VĐT của khu vực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần… - Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ… - Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ.
  • 19. 19 Phân loại dự án theo yêu cầu phân cấp quản lý của Nhà nước thì trong Luật Xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân dự án thành ba nhóm như sau [3,10]: - Dự án nhóm A + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng (không kể mức vốn). + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp (không kể mức vốn). + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác điểm trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. - Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng. - Dự án nhóm B + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
  • 20. 20 sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở, với tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng mức đầu tư từ 40 đến 700 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư từ 30 đến 500 tỷ đồng. - Dự án nhóm C + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch,
  • 21. 21 thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng. 1.2. Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 1.2.1. Cơ chế quản lý chung VĐT từ NSNN phải vận động qua các quan hệ như sau: Quan hệ 1: Nhà nước quyết định và cấp phát vốn NSNN cho các dự án đầu tư và nhà nước thực hiện quản lý thông qua thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu tư. VĐT từ NSNN chỉ cấp cho các dự án, công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà nhà nước quyết định cho các dự án thuộc các nhóm: - Các dự án thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH như: dự án giao thông thủy lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, trại thú y, nghiên cứu giống mới, các công trình văn hóa, xã hội, thể dục - thể thao, dự án về khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, dự án an ninh quốc phòng ... - Dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. - Dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. Những dự án đó phải thể hiện trong kế hoạch hàng năm để được duyệt và nhà nước cấp vốn. Điều kiện để dự án được cấp vốn NSNN: - Có đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng. - Được ghi kế hoạch VĐT XDCB theo quy định. - Quyết định thành lập ban QLDA, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng, chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp phát vốn tại Tổng cục Đầu tư phát triển. - Tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy định. - Có khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốn và thanh toán. Cơ chế cấp phát vốn: Nhà nước quy định chi tiết việc cấp phát vốn khi tiến hành thực hiện:
  • 22. 22 - Quy định đối tượng như: điều kiện được cấp phát tạm ứng, mức tạm ứng thu hồi tạm ứng. - Quy định cấp phát theo khối lượng công việc. - Quy định chế độ báo cáo, quyết toán, kiểm tra... Quy trình cấp phát được thực hiện. - Theo kế hoạch nhà nước cấp phát cho chủ đầu tư. - Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo của đơn vị thi công được chủ đầu tư xác nhận để chuyển số vốn cho đơn vị thi công. Đây là sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và chủ đầu tư trong việc cấp phát vốn để nhằm đảm bảo cho tiến độ thi công liên tục, không thiếu vốn. Quan hệ 2: Quá trình đấu thầu để lựa chọn đơn vị thi công: Trong đấu thầu điều quan trọng là có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ chống các tiêu cực, gian lận trong đấu thầu, hậu quả nó sẽ dẫn đến tham nhũng tiêu cực về tài chính, gây thất thoát tài sản, nguồn vốn nhà nước. Quan hệ 3: Công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn đầu tư: Đây là công việc rất quan trọng bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả và hiệu lực VĐT. Trong giai đoạn này cần thực hiện: giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình thi công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình, hiệu quả VĐT. Quan hệ 4: Tổ chức quản lý VĐT từ NSNN: Bộ máy thực hiện quản lý VĐT từ NSNN bao gồm: - Cơ quan quản lý nhà nước có các Bộ, UBND các cấp. - Cơ quan quản lý đầu tư có Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. - Chủ đầu tư. Trách nhiệm của các cơ quan này như sau: Một là: chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo quy định. + Cung cấp hồ sơ, tài liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và cấp phát vốn.
  • 23. 23 + Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành quy định của pháp luật. + Báo cáo quyết toán theo quy định. + Yêu cầu cấp vốn, thanh toán và yêu cầu cơ quan đầu tư phát triển giải thích những điểm chưa thoả đáng trong việc thanh toán. Hai là: các Bộ và UBND các cấp có trách nhiệm: + Thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao của Chính phủ. + Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư thực hiện kế hoạch tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích. + Báo cáo tiến trình theo quy định. Ba là: Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm: + Kiểm tra và cấp vốn thanh toán đầy đủ và kịp thời. + Yêu cầu chủ đầu tư cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác quản lý và thanh toán. + Nếu chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng thì được phép tạm ngừng cấp vốn. + Được cấp bổ sung các khoản đã đủ điều kiện cấp vốn mà chưa cấp hoặc cấp chưa đủ. + Thực hiện quyết toán và báo cáo theo quy định. Cơ quan ĐTPT có trách nhiệm tổ chức công tác quản lý và cấp phát thanh toán vốn theo đúng quy trình và đảm bảo quản lý chặt chẽ, cấp vốn thanh toán kịp thời, đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn NSNN để cấp phát cho chủ đầu tư theo luật NSNN. Ngoài ra, còn báo cáo và quyết toán vốn theo quy định của Luật NSNN [1]. 1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.2.2.1. Nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Sử dụng VĐT XDCB theo đúng kế hoạch, trình tự: Đây là nguyên tắc tiên quyết, bởi nguồn vốn có hạn và các công việc liên quan phải làm thì đã được chỉ rõ trong kế hoạch. Do vậy, việc quản lý sử dụng vốn phải được làm theo đúng kế
  • 24. 24 hoạch đã đề ra, phải tuân theo đúng trình tự của kế hoạch để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Sử dụng VĐT XDCB một cách hợp lý: Khi sử dụng vốn một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm hơn do không phải đầu tư vào những mục không cần thiết. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong sử dụng VĐT XDCB. 1.2.2.2. Yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước VĐT XDCB từ NSNN là nguồn vốn lớn, thu từ dân do đó công tác quản lý vốn này phải hết sức chú ý đến tính hiệu quả của việc sử dụng chúng, giảm thiểu tối đa sự thất thoát lãng phí vốn. Để chống thất thoát, lãng phí VĐT và để đầu tư vốn có hiệu quả, điều đầu tiên phải quan tâm là việc xác định chủ trương đầu tư. Nhớ lại thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, do quan liêu chạy theo cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, chạy theo mục tiêu phải hoàn thành, tất cả đều phải dựa vào VĐT của nhà nước, chúng ta đã phải trả giá cho những công trình đầu tư nhưng kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, giá thành cao, nhiều thiết bị đắt tiền được nhập về rồi đắp chiếu, dần trở thành đống sắt vụn và còn rất nhiều điều bất hợp lý nhưng chưa có ai tổng kết để xem hậu quả nhà nước đã bị thiệt hại là bao nhiêu, nhưng tin chắc rằng con số đó không nhỏ. Trong thời gian gần đây, việc đổi mới kinh tế, cơ cấu đầu tư đã được các cấp, các ngành chú ý hơn, song tình trạng đầu tư không đúng định hướng gây lãng phí chưa được giảm bớt. Quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch các ngành, các địa phương còn sơ sài, thiếu cơ sở khoa học, có quy hoạch không xuất phát từ thực tiễn khách quan mà lại xuất phát từ nguyện vọng chủ quan, chạy theo phong trào. Mấu chốt là nghiên cứu quy hoạch phải được áp dụng vào cuộc sống. Những câu hỏi tại sao đã được đặt ra không ít trong các cuộc hội thảo, các diễn đàn, hay trong chính các đề tài nghiên cứu, nhưng câu trả lời vẫn chưa thỏa đáng. Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân cơ bản mà các nhà nghiên cứu vẫn loay hoay đi tìm đó là ‘‘một phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học và phù hợp với thực tiễn".
  • 25. 25 Vấn đề cần được làm rõ là nguồn vốn của nhà nước đã được đầu tư đúng hướng, đúng chỗ chưa? Cần làm rõ, phân định trách nhiệm từ người quyết định đầu tư, người trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác, chấm dứt tình trạng người đầu tư không có trách nhiệm gì, người xây dựng không gắn với người sử dụng, dồn tất cả các khoản chi phí tiêu cực cho người quản lý công trình. Để nâng cao hiệu, quả đầu tư vốn, chống thất thoát nguồn vốn của nhà nước, cần có những giải pháp sau [12]: - Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư một cách hợp lý Điều này có nghĩa là vốn phải được đầu tư vào đúng các dự án, đúng các chương trình được ghi vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Phải đúng quy mô của công trình, nghĩa là công trình cần bao nhiêu vốn để đảm bảo chất lượng thì mới được đầu tư vào cho đầy đủ. - Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư hiệu quả Vốn từ NSNN được quản lý một cách có hiệu quả, nghĩa là phải đảm bảo phát huy được hết hiệu quả đồng vốn NSNN. Ở đây cơ quan quản lý vốn phải xem xét, phân tích, đánh giá tính hiệu quả các công trình, các dự án trước khi bỏ vốn vào đầu tư công việc nào đó. Để đảm bảo yêu cầu tính hiệu quả đồng VĐT từ NSNN, các cơ quan quản lý VĐT cần phải phân tích tính khả thi cho thật kỹ và tập trung đầu tư vào các công trình, các dự án có tính khả thi. Ngược lại, cần phải loại bỏ các công trình, dự án mà tính khả thi của thị trường còn thấp và chưa chắc chắn. - Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư một cách tiết kiệm Tiết kiệm vốn từ NSNN phải thực hiện ngay ở mỗi khâu của quá trình XDCB: + Tiết kiệm khi lập dự án: tiết kiệm ở khâu này rất quan trọng vì nếu định hướng đầu tư đúng thì công trình sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại. + Tiết kiệm trong khâu cấp phát và quản lý. - Vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư cần được quản lý chặt chẽ Để triển khai một dự án, công tác chuẩn bị đầu tư thường được tiến hành trước từ 1 - 2 năm. Trong thực tế đây vẫn là khâu chủ yếu làm chậm việc thực hiện đầu tư, hiện tượng "vốn chờ dự án" vẫn còn phổ biến. Có một số Bộ và địa phương
  • 26. 26 tranh thủ được ghi kế hoạch đầu tư, mặc dù chưa đủ thủ tục, cốt là để giữ chỗ sau đó mới chạy các thủ tục. Việc giao kế hoạch đầu tư hàng năm thường chậm, có khi giữa năm mới giao xong, gây ra tình trạng đầu năm sau vẫn thực hiện vốn của năm trước. Do đó, việc đẩy mạnh thực hiện các thủ tục về chuẩn bị đầu tư và phân cấp giữa trung ương và địa phương cần được cải tiến. - Công khai vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn VĐT của nhà nước cần phải tiến hành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây dựng ... Nhưng biện pháp quan trọng nhất là việc công khai toàn bộ hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước. Có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng điều cơ bản là phải đảm bảo sự giám sát của nhân dân. Để đảm bảo các yêu cầu quản lý VĐT từ NSNN phải đúng mục tiêu đúng đối tượng. Đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả vốn NSNN trong ĐTPT đất nước. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.2.3.1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý VĐT từ NSNN là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự chủ trương tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định [8]. 1.2.3.2. Tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước Trong các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư XDCB thì nguồn vốn từ NSNN là quan trọng nhất và có tỷ trọng lớn nhất hiện nay của nền kinh tế quốc gia vì nó là nguồn vốn được quản lý theo pháp luật nhà nước một cách chặt chẽ. Do đó việc quản lý nguồn vốn này là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa một thực tế hiện nay tại nước ta nói chung và tại các sở nói riêng là tình trạng thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Không ít những
  • 27. 27 cán bộ quản lý dựa vào quyền hạn của mình để tham ô nguồn vốn hoặc quản lý không chặt chẽ, phí phạm cho những việc làm không thật sự cần thiết hoặc năng lực kém dẫn đến cách quản lý không hiệu quả. Chính vì vậy mà việc quản lý nguồn vốn XDCB từ NSNN là hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai thác tốt các điều kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp và dân cư. Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được nhiều vốn còn thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương, đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng, miền ưu tiên thì cần phải có những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định và lâu dài. Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá kinh tế và giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị trường hay chính sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí và lợi ích của sự thay đổi chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án như địa điểm, qui mô, vào thời gian nào, đã đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi chính sách. 1.2.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước - Giải ngân hết vốn đầu tư Việc quản lý VĐT XDCB từ NSNN được đánh giá mức độ hiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn vốn vào đầu tư, nếu quản lý vốn với hiệu quả tốt thì lượng
  • 28. 28 vốn được cấp sẽ được sử dụng hết cho những dự án xây dựng, đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, đưa vào khai thác sử dụng kịp thời, hiệu quả phục vụ phát triển KT-XH và đời sống của nhân dân. - Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo đúng kế hoạch Quản lý VĐT phải phù hợp từng bước của quá trình đầu tư và theo đúng kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạn chế bội chi hoặc chi không hết. Tránh việc chi chồng chéo không đúng theo kế hoạch phân bổ vốn trong năm. - Tạo sự minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Sự minh bạch trong quản lý VĐT được thể hiện qua việc công khai quyết toán VĐT XDCB đối với từng công trình, dự án thông qua hồ sơ quản lý được các cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt và được cơ quan thanh tra, kiểm toán công nhận. Điều đó thể hiện không có sự tham ô thất thoát vốn, chứng tỏ nguồn vốn được sử dụng hết cho ĐTPT theo quy định. Tình trạng thất thoát do cán bộ quản lý thiếu năng lực hoặc có những người đủ năng lực quản lý nhưng trách nhiệm công việc không cao nên đã không kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn cũng gây nên những thất thoát nghiêm trọng, các sai phạm thường xuyên diễn ra do không nắm rõ nội quy, yêu cầu trong quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. 1.2.4. Những hạn chế và thách thức hiện nay trong công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại nước ta tuy đã có nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế chưa khắc phục được như: 1.2.4.1. Quy hoạch kém Quy hoạch phát triển nhiều ngành chất lượng chưa cao hoặc chậm được phê duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển ngành với vùng và địa phương. Quy hoạch chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thoả đáng đến yếu tố môi trường và xã hội. Không ít dự án quy hoạch tuy đã được
  • 29. 29 xác định nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh nên phải thay đổi nhiều lần như quy hoạch ngành điện, xi măng... Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông, hệ thống cảng, đô thị... còn mang tính tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó; hệ thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm VĐT. 1.2.4.2. Đầu tư dàn trải Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chậm được khắc phục. Việc bố trí VĐT thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng chậm, trong khi đó số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng cao hơn, bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần. Một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư. 1.2.4.3. Thất thoát, lãng phí Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra trong nhiều dự án đầu tư, thuộc các nguồn vốn ở các ngành, địa phương và trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư 1.2.4.4. Nợ đọng vốn đầu tư lớn Nợ đọng VĐT XDCB từ NSNN ở mức cao, kéo dài, vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng. Ngoài tình trạng nợ đọng VĐT có liên quan đến nguồn vốn từ NSNN, nợ đọng lớn và kéo dài còn xảy ra ở các dự án, công trình sử dụng các nguồn VĐT khác.
  • 30. 30 Đánh giá chung cho thấy những tồn tại trên đã làm cho hiệu quả đầu tư XDCB đạt thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và ở tầm vi mô của từng dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các Bộ, ngành, địa phương. Trong những năm qua, đầu tư XDCB mới chủ yếu góp phần phát triển KT- XH theo chiều rộng, chưa tạo được bước chuyển biến tích cực về chất lượng tăng trưởng, chi phí sản xuất cao, giá trị tăng thêm của sản phẩm còn ít, chưa có tác động mạnh đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, kiến trúc và cảnh quan đô thị. Đầu tư XDCB trong các chương trình mục tiêu cũng chưa đạt kết quả cao [12]. 1.2.5. Các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.2.5.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địa phương Việc xây dựng chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, ngành, địa phương phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của đất nước, địa phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại phải phù hợp với thực tiễn của đất nước, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của cả thế giới và khu vực. Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển KT-XH [5]. Nếu xác định tốt chiến lược, thực hiện có quy hoạch chiến lược đó thì đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng đồng bộ dài hạn chiến lược phát triển KT-XH là một yêu cầu bức thiết, tất yếu khách quan của quá trình phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Ngày nay, trong xu thế biến đổi rất nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự lớn mạnh và tăng cường của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhiều quốc gia đã đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn theo những định hướng lớn, trong chiến
  • 31. 31 lược dài hạn đó, có những chiến lược "mềm", linh hoạt được thay đổi theo sự thay đổi của tình hình thế giới và hoàn cảnh của đất nước. Ở Việt Nam, đã xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2005- 2010 và có định hướng phát triển đất nước đến năm 2020, hàng năm có những thay đổi nếu thấy cần thiết để phù hợp với tình hình của đất nước và thế giới. Để quản lý, thực hiện chiến lược phát triển đất nước, thì cần phải có nhiều công cụ và chính sách, trong đó có công cụ quy hoạch. Quy hoạch là cụ thể hoá mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ để thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch sai thì sẽ dẫn đến những sai lầm mà đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế tối đa những quy hoạch sai mà nhiều năm không khắc phục được hoặc khắc phục lại quá tốn kém. Nếu quy hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các công trình, hiệu quả phù hợp với điều kiện của đất nước, vùng, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu quy hoạch không tốt, thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển địa phương, quy hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện chồng chéo sẽ dẫn đến sự lãng phí rất lớn, không đem lại được hiệu quả của VĐT. Thực tế những năm qua, việc quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng của cả xã hội là rất cần thiết và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, còn không ít những trường hợp do chỉ suy tính đến phát triển của địa phương mà chưa tính đến quy hoạch chung nên hiệu quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này, nhiều chuyên gia nước ngoài sau khi nghiên cứu đã không khỏi có những ngạc nhiên khi thấy rằng ở Việt Nam có gần 80% người dân, với mức thu nhập dưới 1600 USD/người/năm (năm 2012); tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 228,37 tỷ USD/năm (Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan năm 2012) nhưng lại có hơn 260 cảng biển và 21 sân bay, đáng chú ý trong đó có nhiều cảng biển, sân bay được quy hoạch xây dựng quá gần nhau nên vô hình chung đã tự hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí nguồn lực của đất nước. Ví dụ, Cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng Áng 25km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30km, cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10km, khoảng cách giữa sân bay Quảng Bình và sân bay Phú Bài
  • 32. 32 (Thừa Thiên Huế) rất nhỏ, thời gian đi bằng đường bộ chỉ khoảng 2 đến 3 giờ [5]. Qua đây cho thấy, việc thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên, có trọng điểm các công trình XDCB, lượng VĐT, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình, tránh việc đầu tư dàn trải mới nghĩ đến được thu được hiệu quả nguồn lực đầu tư. 1.2.5.2. Nhóm nhân tố về các yếu tố của nguồn lực Khi nói đến các yếu tố của nguồn lực, người ta thường hay nói đến quy mô, số lượng, đặc biệt là chất lượng của các yếu tố đầu vào. Cụ thể là: - Vốn - Lao động - Tài nguyên thiên nhiên - Khoa học công nghệ [13]. Các yếu tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển. Song, tuỳ theo từng quốc gia cụ thể thì quy mô, cơ cấu và tỷ trọng của các yếu tố đầu vào là khác nhau. Ví dụ, các quốc gia phát triển, vốn nhiều, giá vốn thấp thì họ sử dụng nhiều vốn; quốc gia nào nhiều tài nguyên thiên nhiên thì họ sẽ sử dụng lợi thế của mình là tài nguyên thiên nhiên, quốc gia nào có quy mô dân số lớn, lao động nhiều, thì có lợi thế là quy mô lao động và nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cơ bản là sử dụng các biến số này như thế nào cho có hiệu quả mới là quyết định. Ngày nay, trong xu thế của sự lớn mạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng luôn là yếu tố quyết định. Bởi vì, con người lao động quyết định từ khâu ý tưởng ban đầu đến khâu cuối cùng là phải có sản phẩm cho xã hội, do vậy, họ phải có năng lực, sức khoẻ, phẩm chất. Nói cách khác, người lao động đồng thời là nguồn lực và chính người lao động mới có khả năng và đủ điều kiện để sử dụng các nguồn lực khác. Tuy vậy, nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có nước ta cần rất nhiều vốn để thực hiện công cuộc CNH-HĐH, thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay, cũng cần phải nhắc lại lần nữa, các nguồn lực là quan
  • 33. 33 trọng, không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn là phải sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả và hợp lý mới có tính quyết định. 1.2.5.3. Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách tác động đến hiệu quả đầu tư Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai thác tốt các điều kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp và dân cư. Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được nhiều vốn, mà còn thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương, đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng, miền ưu tiên thì cần phải có những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định và lâu dài. Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá kinh tế và giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị trường hay chính sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí và lợi ích của sự thay đổi chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án, như địa điểm, quy mô vào thời gian nào, đã đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi chính sách. 1.2.5.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, nếu không nói là có tính quyết định đối với hiệu quả của đầu tư XDCB. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý đầu tư XDCB, trước hết là Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụng nguồn vốn của nhà
  • 34. 34 nước cho cả ba quá trình từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng (vì sự lãng phí, thất thoát, tham nhũng chủ yếu xảy ra từ khâu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN) [16]. 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.1. Thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là địa phương có nhiều kinh nghiệm về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư XDCB. Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng, UBND thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB); tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước. Trong quản lý VĐT, Đà Nẵng đã tập trung kế hoạch giải ngân cho các công trình, dự án trọng điểm; tập trung giải ngân vốn cho công tác GPMB để có mặt bằng sạch trển khai dự án. Đồng thời điều hành linh hoạt việc cắt giảm, tạm dừng vốn của các dự án, công trình chưa thực sự cần thiết để ưu tiên vốn cho các dự án công trình trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả phát triển KT-XH trên địa bàn. Kinh nghiệm về công tác quản lý đầu tư XDCB trong đó có hiệu quả quản lý VĐT từ NSNN tại thành phố Đà Nẵng cho thấy vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về
  • 35. 35 tinh thần gương mẫu “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm” cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước. 1.3.2. Tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là địa phương có kinh nghiệm điều hành linh hoạt, có hiệu quả công tác quản lý VĐT XDCB trên địa bàn thực hiện kiềm chế lạm phát. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, kế hoạch vốn phân bổ chi đầu tư XDCB đầu năm 2011 là 2.542,7 tỷ đồng, kế hoạch cả năm dự kiến chi gần 5.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được UBND tỉnh chỉ đạo bố trí sắp xếp phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: Các công trình trọng điểm chuyển tiếp; trả nợ XDCB đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và triển khai các công trình mới. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh đã điều hành công tác đầu tư XDCB theo hướng dừng khởi công các công trình, dự án mới; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển VĐT từ NSNN đã bố trí cho các công trình, dự án chưa cấp bách để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tư XDCB của Quảng Ninh năm 2011 bắt buộc phải có những sự điều chỉnh, cơ cấu lại kế hoạch đã phân bổ từ đầu năm cho phù hợp. Theo đó, tỉnh đã ngừng triển khai 4 dự án lớn với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.134 tỷ đồng; giãn tiến độ 26 công trình khởi công năm 2010 với tổng nhu cầu vốn là 387 tỷ đồng; giãn tiến độ của 17 công trình thuộc nguồn vốn đã phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố với tổng số vốn cắt giảm là hơn 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực một cách hợp lý. Một số nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế tiếp tục tìm đến và đầu tư tại Quảng Ninh. Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và sáng tạo trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
  • 36. 36 Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HOÁ 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Tĩnh Gia 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 41 km về phía Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 458,28 km2. Phía Nam huyện giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Tĩnh Gia là vùng hội tụ đồng thời cả 3 vùng sinh thái: Vùng biển và ven biển; vùng đồng bằng; vùng trung du, miền núi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Tĩnh Gia thực hiện sự phát triển đa dạng, tổng hợp bao gồm cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; cả kinh tế miền núi bán sơn địa, đồng bằng và kinh tế biển. Quốc lộ 1A từ tỉnh lỵ Thanh Hoá qua huyện lỵ Tĩnh Gia chia lãnh thổ huyện thành hai phần theo hướng Bắc - Nam. Tĩnh Gia có 42 km bờ biển, có Cảng nước sâu Nghi Sơn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực loại I, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Tính đa dạng của hệ thống giao thông là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược mở cửa, phát triển KTTT của huyện hiện tại và trong tương lai [18] Huyện Tĩnh Gia có 1 Thị trấn và 33 xã (trong đó có 2 xã miền núi, 15 xã ven biển và 16 xã đồng bằng) 2.1.1.2. Địa hình Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam và được chia làm 3 tiểu vùng: Vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng trung du và bán sơn địa.
  • 37. 37 2.1.1.3. Đất đai Huyện Tĩnh Gia có tổng diện tích 45.828,67 ha, bao gồm đất nông nghiệp 26.883,05 ha; đất phi nông nghiệp 12.793,09 ha; đất chưa sử dụng 6.152,53 ha [18] 2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn Theo tài liệu của Trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu Vịnh Bắc bộ và khí hậu khu vực Bắc Trung bộ. - Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 - 17,0 độ C; - Nhiệt độ trung bình tháng 7: 30,0 - 31,5 độ C; - Lượng mưa trung bình năm: 1.600 - 1.800 mm - Độ ẩm không khí trung bình 80%. Do nằm ở vị trí gần biển Đông, Tĩnh Gia là huyện cửa ngõ đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió từ biển tràn vào, tốc độ gió trung bình hàng năm 1,8 - 2,2 m/s. Trên địa bàn huyện có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: Sông Kênh Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hoà, sông Cầu đáy, ... và các con suối nhỏ là nơi tiêu thoát nước, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một bộ phận dân cư. 2.1.1.5. Tài nguyên nhiên nhiên - Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản nhìn chung có trữ lượng và chất lượng hạn chế, chủ yếu là một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, mỏ sét làm xi măng, làm gạch ở các xã phía nam huyện [18]. - Tài nguyên rừng: Toàn huyện có 14.297,6 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên 3.875,6 ha, rừng trồng là 10.421,7 ha, độ che phủ rừng đạt 28,6%, chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn. Rừng trồng có 9.017,9 ha, chủ yếu là các loại cây như: Keo lá tràm, bạch đàn, thông, ... [18] - Tài nguyên biển: Huyện Tĩnh Gia có 42 km bờ biển, có 3 cửa lạch: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản [17]
  • 38. 38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động - Tổng dân số trong toàn huyện 214.420 người (theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009), đến năm 2012 dân số toàn huyện là 227.920 người (theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện). - Tổng số hộ trên địa bàn là 50.120 hộ, trong đó hộ nghèo là 10.115 hộ; - Tổng số lao động: 139.300 lao động. Trong đó: + Lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản: 105.920 lao động; + Lao động ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD): 11.150 lao động; + Lao động ngành thương mai dịch vụ (TMDV): 22.230 lao động. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hệ thống các công trình đầu mối về giao thông, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống đê điều, hồ đập thường xuyên được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hệ thống trường học, trạm y tế, công sở làm việc được đầu tư làm mới, bổ sung trang thiết bị kịp thời đảm bảo làm việc hiệu quả. Trên địa bàn huyện có 30/33 xã thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, những năm qua đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá, trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn, ... nhiều xã đã đạt 10-12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 2.1.2.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010 - 2012 kinh tế của huyện có sự phát triển khá ổn định và tăng trưởng cao. Giá trị gia tăng (GTGT) năm sau cao hơn năm trước trên tất cả các các lĩnh vực CN-XD, nông nghiệp và TMDV. GTGT toàn huyện năm 2012 tăng hơn năm 2010 là 69,8%, trong đó ngành CN-XD có GTGT cao nhất ( tăng 79,4% so với năm 2010). Nếu không tính đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn GTGT trên địa bàn huyện năm 2012 tăng 17,7% so với năm 2010, trong đó ngành CN-XD tăng 9,1%, ngành nông nghiệp tăng11,3%, ngành TMDV tăng 37,7% (số liệu bảng 2.1, trang 39).
  • 39. 39 Bảng 2.1. Giá trị gia tăng (VA) huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010 - 2012 (Tính theo giá cố định 1994) Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 I- Chung trên địa bàn 3.302.560 4.220.679 5.610.100 - CN - XD 2.718.345 3.549.850 4.876.900 - Nông nghiệp 274.032 287.987 306.200 - Thương mại, dịch vụ 310.183 382.842 427.000 II- Không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn 994.392 1.099.021 1.180.854 - CN - XD 410.177 428.192 447.654 - Nông nghiệp 274.032 287.987 306.200 - Thương mại, dịch vụ 310.183 382.842 427.000 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia Mặc dù, giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Tĩnh Gia vẫn giữ được mức ổn định do có đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn (37,1% năm 2010; 28,8% năm 2011; 32,9% năm 2012) và tăng khá cao so với bình quân chung của toàn tỉnh (toàn tỉnh 10,3%). Nếu không tính Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2012 tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2011 là 5,6%, nguyên nhân do đầu tư công cắt giảm, đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cũng giảm do suy giảm kinh tế (số liệu bảng 2.2, trang 40).
  • 40. 40 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tĩnh Gia 2010 - 2012 (Theo GTGT-VA) Đơn vị: % Ngành/năm 2010 2011 2012 I- Tính chung trên địa bàn 37,1 28,8 32,9 - CN - XD 43,5 30,6 37,4 - Nông nghiệp 5,4 5,1 6,3 - Thương mại, dịch vụ 22,0 23,4 11,5 II- Không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn 17,8 11,6 6,0 - CN - XD 27,4 4,4 4,5 - Nông nghiệp 5,4 5,1 6,3 - Thương mại, dịch vụ 22,0 23,4 11,5 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhưng chưa thật tích cực. Do quy mô và tốc độ đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn lớn làm cho tỷ trọng ngành CN-XD tăng nhanh và đạt GTGT lớn (82,7%) năm 2012, tỷ trọng ngành nông nghiệp và TMDV giảm. Tuy nhiên, nếu không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn, cơ cấu kinh tế ngành CN-XD chiếm tỷ trọng 42,4%, ngành nông nghiệp 27,8%, ngành TMDV 29,7% (số liệu bảng 2.3 và 2.4, trang 41)
  • 41. 41 Bảng 2.3. Giá trị gia tăng huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010 - 2012 (Tính theo giá hiện hành) Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 I- Tính chung trên địa bàn 5.795.133 6.763.113 7.093.358 - CN - XD 4.713.248 5.587.631 5.863.218 - Nông nghiệp 508.587 504.347 594.589 - Thương mại, dịch vụ 573.298 671.135 635.551 II- Không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn 1.647.474 1.801.916 2.136.942 - CN - XD 565.589 626.434 906.802 - Nông nghiệp 508.587 504.347 594.589 - Thương mại, dịch vụ 573.298 671.135 635.551 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia Từ số liệu bảng 2.3 tính ra cơ cấu kinh tế huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Tĩnh Gia gia đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 I- Kinh tế trên toàn địa bàn 100 100 100 - Công nghiệp - Xây dựng 81,3 82,6 82,7 - Nông nghiệp 8,8 7,5 8,3 - Thương mại, dịch vụ 9,9 9,9 9,0 II- Kinh tế huyện không tính KKT Nghi Sơn 100 100 100 - Công nghiệp - Xây dựng 34,3 34,8 42,4 - Nông nghiệp 30,9 28,0 27,8 - Thương mại, dịch vụ 34,8 37,2 29,7 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia
  • 42. 42 * Phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia: Nhiều dự án được đầu tư xây dựng, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, cảng biển và nhiều dự án đang triển khai như: Liên hợp lọc hóa dầu, Trung tâm nhiệt điện, luyện cán thép, ... Đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 52 dự án vào đầu tư. Trong đó có 46 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký đầu tư 49.943,54 tỷ đồng (tương đương 2.500 triệu USD) và 06 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư hơn 14 tỷ USD. Khu kinh tế Nghi Sơn có 24 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động SXKD với các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng), bia, dịch vụ cảng, sản xuất và chế biến hải sản, ... Sự phát triển mạnh mẽ của Khu Kinh tế Nghi Sơn là cơ sở cho sự phát triển của Huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới [18]. 2.1.3. Cơ hội phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới Với những tiềm năng và lợi thế đặc biệt của huyện, với mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế động lực phát triển của tỉnh và của cả nước, trong thời gian qua, huyện đã nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Đó là cơ hội to lớn để huyện phát huy mạnh mẽ nội lực, phấn đấu thực hiện thành công phương hướng phát triển đã xác định. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện trước hết ở việc thẩm định các quy hoạch phát triển sau đây [18]: 1. Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị mới Nghi Sơn đến năm 2020 đựơc Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 604/QĐ- TTg ngày 01/05/2001. 2. Quyết định số 2416/QĐ-UB ngày 28/7/ 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu du lịch nghỉ mát Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 3. Quyết định số 610/2004/QĐ-UB ngày 08/3/2004 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010. 4. Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007.