SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ĐÌNH QUYỆN
TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ĐÌNH QUYỆN
TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi. Các nội dung
trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những thông tin, số liệu trong bảng phục vụ cho việc nghiên cứu,
phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau và có ghi rõ nguồn trích dẫn cũng như trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện bất kỳ gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung
đề tài luận văn của mình.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Đình Quyện
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tốt khóa học và bài Luận văn Thạc sĩ xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Học viện Khoa học xã hội cùng các bạn học
tập thân mến đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ truyền đạt kiến thức cũng như
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn Thạc sĩ tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn PGS TS
Trần Văn Độ đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và tạo điều
kiện hết sức để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp
ý chân thành nhất từ quý thầy cô góp phần tốt hơn nưa cho bài luận văn này.
Người thực hiện
Lê Đình Quyện
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................ 7
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm.......... 7
1.2. Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác............................. 13
1.3. Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm ...................................... 14
1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới mại
dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015..................................... 15
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 24
2.1. Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................... 24
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm........ 36
2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong xét xử (định tội,
quyết định hình phạt) tội môi giới mại dâm................................................ 39
Chương 3: BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM.................. 48
3.1. Sự hoàn thiện của các văn bản pháp luật ............................................. 48
3.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm 48
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại
dâm.............................................................................................................. 59
3.4. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật................................................... 63
KẾT LUẬN.................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
PGS. TS Phó Giáo Sư Tiến sĩ
ThS Thạc Sĩ
TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TW Trung ương
XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so
với các tội phạm nói chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm
(2014 – 2018) .................................................................................................. 25
Bảng 2.2. Tổng số vụ án và bị cáo về tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công
cộng so với nhóm tội phạm mại dâm và nhóm tội phạm môi giới mại dâm .. 26
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM
giai đoạn 2014 – 2018..................................................................................... 29
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại
dâm so với tội phạm chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm
(2014 -2018).................................................................................................... 25
Biểu đồ 2.2. So sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại
dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng
trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018)........................... 27
Biểu đồ 2.3. So sánh số bị cáo xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại
dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng
trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 (2014 – 2018)................................... 28
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, sự gia tăng về dân số
cùng tốc độ gia tăng các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn môi giới mại dâm ở
Việt Nam hiện nay đang ngày càng báo động. Các tệ nạn xã hội nói chung và
tệ nạn mại dâm nói riêng đặc biệt là nghề môi giới mại dâm luôn là vấn nạn
khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
Môi giới mại dâm là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính chất phức tạp, tinh
vi và trá hình của nó trong khi đó những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội
thì vô cùng nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, mại dâm nói chung và môi giới mại dâm là hành vi bất
hợp pháp. Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 đã được công bố mục
đích đưa ra các quy định về phòng và chống mại dâm.
Nghề môi giới mại dâm gián tiếp làm trung gian cầu nối cho những
người hành nghề mại dâm, làm phát sinh các loại tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác. Đây là những nguyên nhân dẫn tới các loại tội phạm
khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội xâm hại trẻ em, hiếp dâm,
cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội mua bán người. Vì phần lớn
người hành nghề mại dâm và môi giới mại dâm phần lớn là những người trình
độ học vấn thấp, thu nhập cao trong khi bản than họ lười lao động, sợ vất vả
nhưng lại thích ăn chơi đua đòi. Theo thống kê năm 2012 sau khi thực hiện
khảo sát tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam thì người hành nghề môi giới mại
dâm luôn lý lí do là “nhà nghèo” nên phải đi hành nghề môi giới mại dâm.
Nhưng thực tế cho thấy đa phần là gia đình trung bình (42,2% nhà nghèo,
52.2% có gia cảnh trung bình, 2.4% gia đình khá giả) [10], 27,6% là do bạn
bè rủ rê, 63,9% là do lôi kéo bởi chính những người môi giới mại dâm khác,
chỉ có 6% là do bị lừa [5].
2
Tội phạm môi giới mại dâm thời gian gần đây “nở rộ” do nguồn lợi mà
nó mang lại cao cùng nhu cầu ngày một tăng. Tuy nhiên, để bắt giữ rất khó
khăn do hoạt động này thường ẩn núp dưới dạng hoạt động kinh doanh như:
môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động,… Hoạt động môi
giới mại dâm ngày càng lớn mạnh và gia tăng bang nhóm, tổ chức tội phạm
về ma túy, băng nhóm xã hội đen chuyên hoạt động bảo kê, bắt cóc, giữ người
trái phép, cố ý gây thương tích,… Như vậy, hoạt động môi giới mại dâm đang
đe dọa trực tiếp đến bản thân và gia đình của người tham gia, ảnh hưởng tới
cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phát triển xã hội. Môi giới mại dâm là
tiền đề hình thành nên các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm khác.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Chính vì vậy để
triệt để hết các đường dây tệ nạn xã hội nói chung và môi giới mại dâm nói
riêng vô cùng khó khăn và không dễ dàng. Không những vậy, xu thế hướng
ngoại nên việc tiếp cận các công cụ tân tiến như internet với những phương
thức liên kết dễ dàng mang yếu tố tiêu cực tác động không nhỏ đến tâm lý
giới trẻ ngày nay, cùng với đó sự thay đổi về tư tưởng sống qua các thế hệ, sự
tha hóa về đạo đức, nhân cách. Chính những điều đó, mô hình chung đã tạo
điều kiện cho các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt
Nam và mới đây là BLHS 2015 về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm đã
góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa cụ thể và
đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán với
nhau. Trong một số trường hợp, các cơ quan pháp luật còn lúng túng và thiếu
sót trong việc đưa ra các phán quyết xử phạt trong việc giải quyết các vụ án
về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
3
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phòng chống, tiến tới đẩy lùi, đẩy mạnh
triệt xóa tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm là một trong những nhiệm
vụ quan trọng và vô cùng khó khăn, phức tạp đặt ra trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Cũng như đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự
Việt Nam về tội này.
2. Tình hình nghiên cứu
Môi giới mại dâm luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà
còn ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Những hậu quả mà nó đem lại
rất lớn ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân và toàn xã hội làm mất trật
tự an toàn xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa tương lai nòi giống dân
tộc, vi phạm pháp luật,… Do đó nghiên cứu về tội môi giới mai dâm và tội
phạm môi giới mại dâm ở Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học và nghiên cứu về vấn
đề môi giới mại dâm ở những mức độ khác nhau như:
 Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án Nhân dân tối cao
về đề tài: “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đấu phòng và chống các
tội phạm về tình dục” của tác giả ThS. Nguyễn Quang Lộc.
 Luận văn Thạc Sĩ ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự đề tài: “Tội
môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội) của tác giả ThS. Vũ Thị Hồng Hạnh.
 Luận văn Thạc Sĩ luật học chuyên ngành Tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm đề tài: “Các tội mại dâm trên địa bàn TP. HCM: Tình hình,
nguyên nhân và phòng ngừa” của tác giả ThS. Nguyễn Quốc Tuân.
 Luận án tiến sĩ luật học: “Tệ nạn mại dâm – Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa” tác giả Trần Hải Âu bảo vệ đề tài năm 2004.
Đề tài luận án đưa các lý luận chung về các vấn đề mại dâm trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Luận án đưa ra các phân tích về tình hình và thực trạng tệ nạn
4
mại dâm và các đặc điểm của tội phạm môi giới mại dâm. Nghiên cứu sâu vào
các vấn đề về mại dâm và hoạt động phòng ngừa môi giới mại dâm.
 Luận án tiến sĩ luật học: “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức”
tác giả Nguyễn Hoàng Minh bảo vệ đề tài năm 2010. Đề tài luận án đi sâu
nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến mại dâm có tổ chức, phân tích đưa
ra các số liệu làm rõ loại tội phạm này. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động điều tra cũng như đưa ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm
triệt để các đường dây mại dâm có tổ chức.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích quy
định của pháp luật và đánh giá thực tiễn tố tụng, đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm.
- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
+ Tập trung nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện có hệ thống
các vấn đề lý luận;
+ Phân tích quy định của pháp luật về tội môi giới mại dâm;
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tội môi giới mại dâm trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đưa ra các kiến nghị, đề xuất và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần lớn môi giới mại dâm tập trung ở nam giới và có độ tuổi từ 18
đến 30 tuổi, làm các nghề để môi giới mại dâm như xe ôm, xích lô và có trình
độ thấp.
- Đối tượng nữ tập trung ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên có trình độ văn
hóa thấp.
5
- Đối tượng trẻ làm việc trong các dịch vụ thường được coi như nguy
cơ cao có thể tham gia tổ chức, làm trung gian giới thiệu nhằm thực hiện việc
mua bán mại dâm như tiếp viên nhà hàng, karaoke, massage,…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP. HCM. Đây là thành phố có
lượng người hoạt động môi giới mại dâm tương đối cao so với các địa phương
khác trong cả nước, địa điểm nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khu vực nội
thành trong thời gian 05 năm (từ 2014 đến năm 2018).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của đảng ta về Nhà
nước và pháp luật, về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, về quyền con
người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; điều tra tâm lý xã hội học, phương
pháp thống kê, khảo sát thực tiễn và vụ việc điển hình… Mục đích nhằm đưa
ra tình hình phân tích đề tài một cách khách quan và khoa học nhất về các quy
định luật hình sự và cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu mà đề tài đã đưa ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài là một trong những công trình ít ỏi trong khoa học pháp lý
nghiên cứu về tội môi giới mại dâm. Luận văn góp tiếng nói khiêm tốn vào
việc hoàn thiện lý luận về đấu tranh phòng chống tội mại dâm.
Luận văn cũng là tài liệu để tham khảo trong hoàn thiện pháp luật hình
sự về tội mại dâm và trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm
này; đồng thời có thể được sử dụng trong nghiên cứu, học tập luật Hình sự.
6
7. Kết cấu của bài luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm 3 chương:
 Chương 1 Những vấn đề lý luận về tội môi giới mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam;
 Chương 2 Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh;
 Chương 3 Đảm bảo áp dụng pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử
các vụ án về tội môi giới mại dâm.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm
Môi giới là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian cho
các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ để hưởng thù lao. Nội
dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và
tiến hành một số đàm phán với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc
với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng.
Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng
với khách hàng [13]. Người môi giới được hiểu là người đóng vai trò trung
gian hoặc giới thiệu trong các hợp đồng kinh tế. Người này có nhiệm vụ giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bên bán cho bên mua. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp thì người này cung cấp thông tin về bên bán cho bên mua và
người lại.
Thuật ngữ mại dâm theo tiếng Latin là Prostituere, có nghĩa là “bày ra
để bán” là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người
mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hay một số
quyền lợi và ưu đãi nào đó [19]. Trong xã hội học và tội phạm học, theo nghĩa
rộng thì mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa thuận tình
dục để lấy tiền hoặc bất cứ giá trị vật chất nào do các bên tự thỏa thuận.
Tội phạm môi giới mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
liên quan đến việc mua bán tình dục, được quy định trong BLHS do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự
công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, cần
được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [11].
8
Môi giới mại dâm được hiểu là làm trung gian cho các hoạt động mua
bán dâm. Cũng như người mua bán dâm thì pháp luật hiện hành ở Việt Nam
cũng đưa ra các quy định cụ thể về mức phạt cũng như xử lý hành vi môi giới
mại dâm. Theo một cách hiểu khác thì người môi giới mại dâm có thể chủ
động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm găp gỡ với người có nhu
cầu mua dâm hoặc ngược lại. Tiếp theo, các bên có thể tự thỏa thuận về giá
cả, địa điểm mua bán và thời gian. Tội môi giới mại dâm không chỉ trực tiếp
xâm phạm đến trật tự công cộng xã hội, còn xâm phạm đến đạo đức, nếp sống
văn minh, các thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Thông thường hành
vi môi giới mại dâm kèm theo yếu tố trục lợi. Theo Khoản 1 Điều 328 BLHS
2015 [12, Khoản 1 Điều 328] quy định về tội môi giới mại dâm thì chỉ cần có
hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm (gọi chung là môi giới) thì đã cấu
thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu
lợi hay không. Cũng có định nghĩa khác tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống
mại dâm ngày 17/03/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Môi
giới mại dâm là hành vị dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người trung gian để các bên
thực hiện việc mua, bán dâm.” [17, Điều 3]
Bên cạnh đó, dưới nhiều góc độ và quan điểm khoa học hình sự khác
nhau cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến môi giới mại
dâm.
- Quan điểm thứ nhất: Môi giới mại dâm là hành vi trung gian giữa
người bán dâm và người mua dâm. Môi giới mại dâm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội là tệ nạn mại dâm, xâm phạm
nghiêm trọng trật tự công cộng.[14]
- Quan điểm thứ hai: Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt
của người làm trung gian để các bên thực hiện mua dâm, bán dâm; do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi hoặc 16 tuổi trở lên cố ý
thực hiện, xâm phạm đến trật tự nơi công cộng. [4]
9
Qua đó, ta thấy được mặc dù có những khái niệm khác nhau về môi
giới mại dâm nhưng nhìn chung các luồng quan điểm trên đưa ra được mặt
khách quan của tội môi giới mại dâm và các dấu hiệu khác đặc trưng cho tội
môi giới mại dâm gồm như khách thể của tội phạm, mặt chủ quan và chủ thể
của loại tội phạm này. Đặc biệt, các quan điểm trên đều có điểm chung đó là
môi giới mại dâm đều có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
Ý nghĩa về quy định tội phạm môi giới mại dâm trong quy định của
BLHS Việt Nam: Đứng trên phương diện đạo đức xã hội thì môi giới mại
dâm là vấn đề tiêu cực bị xã hội lên án khá gay gắt đối vơi hành vi này. Ngay
cả thời kỳ phong kiến thì hoạt động môi giới mại dâm đã được hình thành và
hoạt động còn khá đơn giản nhằm phục vụ cho các quan lại lớn mặc dù thời
kỳ này thì hành vi môi giới mại dâm chưa được xem là vi phạm pháp luật.
Nhưng nhìn chung, nghề môi giới mại dâm đã được tồn tại từ rất lâu. Tuy
nhiên, sớm nhận thấy tác hại vô cùng nghiêm trọng của ngành nghề này mang
lại thì ngay từ khi giành được chính quyền và độc lập năm 1945 thì nhà nước
ta đã có những chính sách và hoạt động giúp ngăn ngừa loại tội phạm này. Cả
nước lúc bấy giờ tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam, tội môi giới mại dâm được chính phủ cách mạng lâm
thời lúc bấy giờ quy định đây là loại tội phạm và cần có hình phạt xử lý đối
với người vi phạm. Trải qua từng giai đoạn của đất nước loại tội phạm môi
giới mại dâm tiếp tục được ghi nhận trong BLHS đầu tiên của Việt Nam vào
năm 1985 tại Điều 202 về tội môi giới mại dâm. Tiếp theo đó là BLHS 1999
quy định tại Điều 255 BLHS về tội môi giới mại dâm thuộc Chương XIX về
tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tiếp theo đến
BLHS 2015 quy định tại điều 328 BLHS về tội môi giới mại dâm. Từ đó, ta
thấy được những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa các quy định trong BLHS
Việt Nam lúc bấy giờ. Việc đưa ra quy định về tội môi giới mại dâm trong
10
BLHS 2015 của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đấu
tranh chống lại hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự xã hội gây ảnh
hưởng tiêu cực đến các thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đang trong xu
hướng ngày càng gia tăng. Qua đó, ta thấy được ý nghĩa của việc quy định các
điều khoản đối với tội môi giới mại dâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Việc
quy định loại tội phạm này là sự ghi nhận và đảm bảo về phương diện pháp
luật Việc Nam đối với các chuẩn mực đạo đức xã hôi, lối sống, nhân phẩm
con người, danh sự, sức khỏe,… được thừa nhận bởi cộng đồng. Ngăn chặn
hành vi xâm phạm và biểu hiện xâm phạm bằng pháp luật quy định trong
BLHS là phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất giúp răn đe và trừng trị kẻ
phạm tội. Quy định về tội môi giới mại dâm được quy định trong BLHS được
ghi nhận tại bộ luật này có sự bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
nhân dân, bảo vệ bình đẳng và lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời còn
thể hiện sự quyền uy của nhà nước trong việc xử lý và xử phạt hành vi trái
pháp luật. Chính vì vậy, bảo vệ chuẩn mực đạo đức, các thuần phong mỹ tục,
đạo đức, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người là nhiệm vụ cơ bản và
hàng đầu mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
- Khách thể của tội môi giới mại dâm
Tội môi giới mại dâm là các tội phạm xâm phạm đến an toàn trật tự
công cộng đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn hóa, xã hội một
cách tiêu cực, gây thiệt hại vật chất. Khách thể của tội môi giới mại dâm là
các trật tự công cộng nguy cơ làm tăng thêm nhiều tệ nạn xã hội khác và các
bệnh xã hội nguy hiểm đến tín mạng con người.
- Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm
Xét về mặt khách quan của tội môi giới mại dâm được thực hiện với
nhiều thủ đoạn khác nhau và ngày càng được biến tấu rất tinh vi như: dụ dỗ,
lôi kéo, dẫn dắt với vai trò là bên trung gian giữa bên bán và mua dâm bất kể
11
người mua/bán dâm là ai. Tội phạm được cấu thành tội kể từ thời điểm người
phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và bên mua, bán dâm nhận
lời hoặc đồng ý thỏa thuận. Xét về hậu quả thì hậu quả mà nó đem lại thì
không được xem là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Như vậy chỉ
cần có dấu hiệu dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và được sự thỏa thuận giữa các bên
mua, bán dâm thì hành vi đã cấu thành tội môi giới mại dâm. Mặt khách quan
của tội môi giới mại dâm có rất nhiều hình thức thực hiện như:
- Dụ dỗ hoặc dẫn dắt mối cho các bên mua bán dâm;
- Làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm với các thỏa thuận
giữa các bên;
- Tổ chức cuộc gặp gỡ cho các bên mua dâm và bên bán dâm gặp
nhau;
- Đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia lợi ích cho bên bán dâm,…
Xét về hành vi thì tội môi giới mại dâm bao gồm các hành vi sau đây:
Bên trung gian giao dịch giữa người bán và mua dâm, người phạm tội môi
giới mại dâm sẽ thực hiện việc giao dịch, thỏa thuận giá cả, địa điểm thực
hiện mua bán dâm và các điều kiện khác đi kèm. Dẫn dắt, dụ dỗ người khác
tham gia mua bán dâm. Người phạm tội môi giới mại dâm tổ chức để bên bán
và bên mua dâm gặp gỡ, giới thiệu lẫn nhau. Thực hiện việc thu tiền, phân
chia tiền, lợi ích thu được từ những hành vi môi giới mại dâm nếu trên.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A làm nghề vận chuyển và lái xe ôm, quen
biết chị Nguyễn Thị B hành nghề gái mại dâm. Vì thế anh A đã nhiều lần móc
nối và chở chị B đến nhà nghỉ hoặc khách sạn để bán dâm cho khách. A chỉ
biết chở chị B đến theo yêu cầu của chị B chứ không hề biết khách mua dâm
là ai. Như vậy, hành vi của A vẫn được xem là hành vi môi giới mại dâm, làm
trung gian thực hiện các việc mua bán dâm.
12
Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy
hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, có thể bằng trực tiếp
hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bon tội phạm còn thực
hiện nhiều thủ đoạn tinh vi hơn như dung máy nhắn tin, điện thoại di động….
để hoạt động nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có
hành vi môi giới cũng đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng
cũng có thể làm công việc dẫn dắt môi giới mại dâm. Tùy vào từng trường
hợp tính chất, hành vi, của người phạm tội cụ thể mà họ có thể chịu trách
nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
- Chủ thể của tội môi giới mại dâm
Chủ thể của tội môi giới mại dâm là người có đủ điều kiện chịu trách
nhiệm hình sự về tội này: đạt độ tuổi theo luật quy định và không ở trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm.
Theo quy định tại Điều 12 và Điều 328 BLHS 2015, thì chủ thể của tôi
môi giới mại dâm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và tại thời điểm mà họ thực
hiện hành vi môi giới mại dâm không ở trong tình trạng không có trách nhiệm
hình sự, tức tình trang đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất
đi khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.
- Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm
Tội môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích là
vụ lợi hoặc động cơ mục đích khác, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình có nguy hiểm đến xã
hội cũng như có thể làm gia tang các tệ nạn xã hội, bị cấm theo quy định của
BLHS, nhận thức rõ hậu quả của nó nhưng vẫn cố tình tìm mọi cách để thực
hiện hành vi môi giới mại dâm.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định động cơ của tội phạm của cực kỳ
quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mức phạt, nếu động cơ người phạm tội càng
13
xấu và có tổ chức thì hình phạt dành cho người phạm tội càng nặng và ngược
lại. Người môi giới mại dâm nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy
hiểm, vi phạm pháp luật theo BLHS và nhận thức được rõ mức độ và tính
chất nghiệm trọng nhưng vẫn tiến hành thực hiện dụ dỗ, dẫn dắt người mua
bán dâm để thực hiện việc mua bán dâm. Trong trường hợp nếu người đó
không hề biết hoặc không thể biết việc mua bán dâm thì người đó không
phạm tội.
1.2. Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác
- Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội tổ chức mại dâm
Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, tổ chức hoạt động
mại dâm quy định: “Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp
thực hiện việc mua dâm, bán dâm” .
Như vậy, tội tổ chức mại dâm và tội môi giới mại dâm khác nhau chủ
yếu về hành vi khách quan của tội phạm. Tổ chức mại dâm là việc thực hiện
các hoạt động bố trí điều kiện cho hoạt động mua bán dâm diễn ra ví dụ như
bố trí, sắp xếp phòng, nhà nghỉ, khách sạn để thực hiện hành vi mua bán dâm.
Còn môi giới mại dâm là hành vi là trung gian để người mua dâm và người
bán dâm thoả thuận, thống nhất về việc mua, bán dâm.
- Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội chứa mại dâm
Trên thực tế hiện nay có nhiều khái niệm và quan điểm về tội chứa mại
dâm và được xem là hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội.
Theo Khoản 1 Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Người nào chứa mại
dâm thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm [12, Khoản 1 Điều 327]. Tội chưa mại
dâm thông thường được hiểu là hành vi tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật
chất, tinh thần cho hoạt động mua bán mại dâm được thực hiện tốt hơn như
việc cho sử dụng, thuê hoặc cho thuê, mượn hoặc cho mượn địa điểm hoặc
phương tiện như bố trí người canh gác, bảo vệ hoạt động mua bán dâm, nhận
14
gái mại dâm về làm thuê hoặc nhân viên để hòng che mắt các cơ quan chức
năng.
Như vậy, tội môi giới mại dâm cũng khác với tội chứa mại dâm ở mặt
khách quan của tội phạm. Tội chứa mại dâm được thể hiện ở hành vi như cho
thuê mượn địa điểm như nơi ở, nơi làm việc, quán trọ, địa điểm kinh doanh,
nơi làm việc, quán trọ làm nơi tụ tập để mua bán dâm; bố trí người canh gác,
bảo vệ hoạt động mua bán dâm... Qua thực tiễn đấu tranh đối với tội phạm
này cho thấy, người phạm tội thực hiện rất nhiều hành vi tinh vi xảo quyệt để
nhằm mục đích qua mắt che dấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng như
núp bóng dưới các công ty, nhà hàng kinh doanh, quán karaoke… để hoạt
động mại dâm trá hình. Còn môi giới mại dâm không tạo điều kiện cho việc
mua bán dâm, mà chỉ là hành vi trung gian để các bên mua bán dâm thoả
thuận việc mua bán.
1.3. Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm
Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay người môi giới mại dâm thực hiện
hành vi bán dâm vi phạm pháp luật Hình sự cụ thể quy định tại Điều 328
BLHS 2015 về tội môi giới mại dâm. Trên tinh thần quy định các khung hình
phạt khác nhau đối với mức độ phạt tội môi giới mại dâm. Chính vì vậy, việc
phân hóa một cách rõ rệt trong từng trường hợp cụ thể bao gồm hình phạt tù
và không phạt tù. Xét mặt tổng thể về chế tài quy định đường lối xử lý đối với
tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 BLHS 2015 tương đối rõ ràng và
phù hợp hơn so với quy định tại Điều 255 BLHS 1999: Mức tối thiểu của
khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng (Khoản 1) là 06 tháng đến 03 năm tù,
tội nghiêm trọng (Khoản 2) là từ 03 năm đến 07 năm và đặc biệt nghiêm trọng
(Khoản 3) phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Ngoài khung hình phạt chính, người
phạm tội còn bị phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung “từ 10 triệu đồng
đến 50 triệu đồng”.
15
- Chế tài ở khung cơ bản
Đối với tội phạm môi giới mại dâm nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định theo Khoản 1 Điều 51 BLHS thì có thể xem xét và giảm mức
hình phạt. Như vậy, đối với tội phạm môi giới mại dâm sẽ căn cứ tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự. Qua đó các
biện pháp xử lý sẽ là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mục đích nhằm hạn
chế, răn đe người phạm tội môi giới mại dâm với các mức phạt, cũng như
giáo dục, cải tạo và nâng cao nhận thức người phạm tội môi giới mại dâm với
các hình phạt được xác định cụ thể bao gồm các hình phạt chính và hình phạt
bổ sung.
- Những trường hợp cần tăng nặng hình phạt
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất (Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015)
có mức hình phạt từ 03 năm đến 07 năm tù.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai (Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015)
người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 328 BLHS
2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đây là khung hình phạt cao nhất xử
lý người phạm tội môi giới mại dâm cũng chứng tỏ được quan điểm của các
nhà làm luật về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với xã hội.
1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới
mại dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015
- Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự giai đoạn 1945 đến năm
1985
Sự hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam sau cách mạng
tháng 8 đến khi phát điển lần thứ nhất giai đoạn 1945 – 1954 Đảng và Nhà
nước ta đã chú trọng đến việc bài trừ các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại
dâm nhằm góp phần cải tạo, bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội, ổn định an ninh.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tệ nạn mại dâm phát triển chưa mạnh, cũng chưa
16
xuất hiện nhiều đối tượng hành nghề môi giới mại dâm, và chiếm tỉ lệ thấp so
với tệ nạn xã hội nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ đưa ra biện pháp xử
lý hành chính, giáo dục có cải tạo giúp họ hoàn lương. Thực tế, đã có rất
nhiều người từng làm mại dâm giai đoạn lúc này trở lại con đường chân
chính. Do đó, lúc này chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc chịu
trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm đối với tội phạm về mại dâm nói
chung và môi giới mại dâm nói riêng. Những quy định cụ thể của Nhà nước
về đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm giai đoạn này như:
- Nghị quyết 49/TVQH ngày 20/06/1961 của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội.
- Thông tư số 121/CP ngày 09/08/1961 hướng dẫn thi hành nghị quyết
49/TVQH/1961.
- Nghị quyết 129/CP ngày 08/08/1964 của Hội đồng Chính phủ về công
tác bảo vệ trật tự an ninh nếu rõ: “Vấn đề bảo vệ trật tự an ninh xã hội thời
chiến, kiên quyết tập trung cải tạo hết những tên lưu manh chuyên nghiệp và
gái điếm chuyên nghiệp”.[7]
Qua các văn bản của Nhà nước quy định ta thấy được việc phân hóa đối
tượng về tệ nạn mại dâm và môi giới mại dâm chỉ tập trung cải tạo. Mặc dù
vậy thì chỉ dừng lại mức độ phạt hành chính, nhưng cũng rất kịp thời và đúng
đắn góp phần bài trừ tệ nạn mại dâm trong đời sống xã hội.
Ngày 15/03/1976 Hội đồng Chính phủ đã ban sắc lệnh số 03 quy định
về tội tổ chức mại dâm. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định về
hoạt động mại dâm, tạo cơ sở pháp lý nhằm đấu tranh, phòng và chống tệ nạn
xã hội nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng. Tiếp tục vào tháng 04/1976
Bộ Tư pháp – Chính phủ đã ra Thông tư số 03/TT/BTP quy định về hình phạt
bổ sung áp dụng với bị cáo: “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, kẻ phạm
17
tội có tính chất chuyên nghiệp còn bị quản chế hoặc cấm lưu trú ở một só địa
phương từ một đến năm năm sau khi mãn hạn tù”.[16]
Chỉ thị số 54/TATC ngày 06/07/1977 hướng dẫn việc thi hành thống
nhất trong cả nước: “Các tòa án thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc cũng có
thể áp dụng thống nhất điều khoản này tại Điều 9 Sắc lệnh 03 vì đối với một
số tội nói trên thì Tòa án phía Bắc cho đến nay chỉ căn cứ vào án lệ, vào
đường lối chính sách chung để xử lý.”[16]
Với việc ban hành các quy định đã nêu trên thì tệ nạn mại dâm đã được
quy định là tội phạm với tên gọi “tội tổ chức mại dâm” được xác định là đối
tượng làm xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe
nhân dân. Hình phạt áp dụng cho loại tội phạm này gồm hình phạt chính và
hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, những quy định này còn rất đơn giản và chung
chung. Mới chỉ quy định theo nhóm tội, chưa có quy định thành một tội danh
độc lập, cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng chưa được quy định trong
văn bản pháp luật nên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc phân hóa
trách nhiệm hình sự đối với từng loại tội phạm cụ thể.
Tóm lại, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường trong công tác đấu tranh và góp phần
đảm bảo pháp chế quy định đối với loại tội phạm mại dâm nói chung và môi
giới mại dâm nói riêng.
- Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1985
Sắc lệnh 03 ngày 15/03/1976 đã được ban hành đã đóng vai trò quan
trọng trong công tác dấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mại
dâm nói riêng. Tuy nhiên, hành vi mại dâm có tổ chức ngày càng có xu hướng
gia tăng nhanh và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng được gia tăng thì lúc
này đòi hỏi Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn dành riêng cho loại
tội phạm này tại BLHS. Hơn nữa, nước ta giai đoạn này đang phát triển đi lên
xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng
đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đặc biệt là pháp luật
hình sự. Vì vậy, sau thời gian dài nghiên cứu và soạn thảo, BLHS đã được
18
quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 đã được thông quá vào ngày 27/06/1985 và có
hiệu lực ngày 01/01/1986 với 280 điều. Tại Điều 202 BLHS 1985 quy định
hành vi môi giới mại dâm và chứa mại dâm được quy định với tội danh “Tội
chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm”. Thuật ngữ “mãi” được phiên âm từ
tiếng Hán Việt nghĩa là “mua”, theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “tiếp tục”.
Lần đầu tiên, hành vi môi giới mại dâm được quy định tại một điều riêng biệt
và độc lập thể hiện được bước tiến mới trong việc nhìn nhận và đánh giá của
các nhà làm luật đối với tính chất và mức độ nguy hiểm do tệ nạn mãi dâm
nói chung và hành vi môi giới mại dâm nói riêng. Tuy nhiên, những dấu hiệu
cấu thành tội quy định trong điều luật lúc bấy giờ về tội môi giới mãi dâm
chưa được quy định thành điều luật độc lập mà được quy định chung cùng với
tội chứa mãi dâm trong cùng một điều luật. Ngoài ra, cũng có nhiều văn bản
khác được ban hành nhằm mục đích đấu tranh, bài trừ các tệ nạn xã hội đặc
biệt là tệ nạn mại dâm như:
- Chỉ thị số 14 – CT ngày 16/01/1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
về “Biện pháp giải quyết các vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội” yêu cầu
lập hồ sơ truy tố hoặc tập trung cải tạo đối tượng vi phạm mại dâm và người
môi giới mại dâm.
- Chỉ thị 135 – HĐBT ngày 14/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ
trường về “giải quyết vấn đề xã hội trong tình hình mới” nhằm nhấn mạnh:
“Đối với số gái mại dâm, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ ngày ở cơ sở, ủy
ban nhân dân các cấp phải phân loại có kế hoạch đưa đi chữa bệnh, tổ chức
các trường, trại phục vụ nhân phẩm do ngành lao động quản lý, có sự tham
gia của các cơ quan thanh niên, phụ nữ, y tế.”[6]
Từ khi ban hành cho đến khi hết hiệu lực, BLHS 1985 đã trải qua 4
lần sửa đổi, bổ sung qua các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997.
Trong đó, tội môi giới mại dâm từng bước được hoàn thiện. Qua các lần sửa
đổi, bổ sung BLHS 1985 đã dần hoàn chỉnh, khoa học, góp phần không nhỏ
trong công tác xét xử.
- Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1999
Trong giai đoạn này, để đáp ứng những bất cập trong quy định BLHS
1985 và đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới. Chính vì vậy, ngày 21/12/1999
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS
1999 có hiệu lực 01/07/2000. BLHS 1999 ra đời so với BLHS 1985 đã hoàn
thiện hơn rất nhiều thể hiện chính sách của nước ta đối với loại tội phạm nói
19
chung và tội mại dâm nói riêng. Tội môi giới mại dâm được quy định tại điều
255 BLHS 1999 thể hiện sự khoa học và chính xác hơn, tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình xét xử. BLHS 1999 quy định tội môi giới mại dâm với 5
khoản, với khoản 1 nêu cấu thành tội phạm cơ bản, các khoản tiếp theo là cấu
thành tội tăng nặng với khung định mức có mức độ tăng dần, khoản 5 quy
định về hình phạt bổ sung.
Như vậy, qua từng giai đoạn pháp luật Hình sự về tội môi giới mại dâm
sau nhiều giai đoạn điển pháp hóa đã chỉnh sửa, bổ sung theo hướng cụ thể,
đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này. Cùng với các văn
bản khác, BLHS 1999 là công cụ quan trọng trong công tác đấu tranh phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm đặc biệt là tội môi giới mại dâm. BLHS 1999
đã góp phần xây dựng trong việc bảo vệ trật tự xã hội, thuần phòng mĩ tục và
tọa điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền và giáo dục phòng ngừa, xử
lý người phạm tội.
- Quy định Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 về tội môi giới mại dâm
Quy định về hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước đưa ra nhằm trừng trị
những người phạm tội nói chung và phạm tội môi giới mại dâm nói riêng.
Ban hành các pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về mức phạt đối
với hành vi môi giới mại dâm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người phạm
tội môi giới mại dâm sẽ bị phạt hành chính hay bị truy tố trách nhiệm hình sự.
- Về mức xử phạt hành chính: Theo Điểm C Khoản 4 Nghị Định
167/2013/NĐ-CP [3] quy định “phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với trường hợp môi giới mại dâm, bán dâm không thường xuyên”.
Theo Khoản 4 Điều 328 BLHS 2015 quy định tội môi giới mại dâm: “Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định xử
phạt khá nghiêm khắc đối với người phạm tội môi giới mại dâm. Cụ thể, theo
Điều 22 NĐ 167/2013/NĐ – CP [3] quy định người bán dâm thường chỉ xử
phạt hành chính với mức cơ bản từ 100.000 đồng – 300.000 đồng và người
mua dâm chỉ phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Trong một số trường
hợp đặc biệt, mua dâm chưa thành niên hoặc mua bán dâm để cố tình lây
nhiễm HIV cho người khác mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
20
- Về mức xử phạt hình sự: Trong trường hợp hành vi môi giới mại dâm
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người môi giới mại dâm bị kết
án theo quy định tại Điều 328 BLHS quy định:
“1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện
việc mua dâm, bán dâm thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người đủ 16 tuổi đến 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
07 đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.”
Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 328 BLHS thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm là tội
phạm ít nghiêm trọng. Chế tài và hình phạt này được áp dụng với người thực
hiện hành vi môi giới mại dâm, làm trung gian, dẫn dắt, dụ dỗ người khác
tham gia vào hoạt động mua bán dâm. Như vậy là chỉ cần phát hiện được có
người tham gia vào hành vi nêu trên thì đều có thể phải chịu mức hình phạt
này và không xét đến hậu quả mà nó gây ra như thế nào cũng như không phụ
thuộc vào các tình tiết định khung khác. Theo Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc các trường hợp sau: có hành vi
môi giới mại dâm đối với đối tượng là người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng dưới
18 tuổi. Người phạm tội có tổ chức là đặt ra vấn đề có nhiều người cùng phạm
tội môi giới mại dâm, trong đó có người đứng đầu đứng ra tổ chức, thực hiện,
lên kế hoạch và chỉ đạo việc mua bán dâm của các bên và phân công vai trò
cụ thể cho từng người thực hiện. Người vi phạm tội đã lên kế hoạch một cách
cụ thể và tỉ mỉ chi tiết cho từng hoạt động môi giới mại dâm. Về phần phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp ở đây cụ thể người phạm tội thực hiện các hoạt
động phạm tội nhiều lần và có hành vi thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội
của mình. Nguồn thu nhập chính của người phạm tội từ hoạt động môi giới
21
mại dâm của mình. Đối với phạm tội từ hai lần trở lên thì đây là hoạt động
phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện hành vi môi giới mại dâm
trước đó. Đối với hành vi hai người trở lên tùy vào trường hợp tội phạm thực
hiện hoạt động dụ dỗ, dẫn dắt làm trung gian mua bán dâm cho từ hai người
trở lên thì cũng có thể bị xử lý khung hình phạt 03 năm đến 07 năm. Tái phạm
nguy hiểm thì đối với trường hợp này người phạm tội đã từng phạm tội nhưng
chưa được xóa án tích và loại tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng hoặc đã kết án hai lần trước đó mà chưa được xóa án tích mà lần phạm
tội gần nhất có tình tiết tái phạm. Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với
tội phạm thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015 trong trường hợp
dụ dỗ, dẫn dắt người tham gia mại dâm là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động này lên đến hơn 500.000.000 đồng.
Mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với người phạm tội rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp hình phạt đối với người phạm tội nếu chỉ thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015 và có tình tiết
giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể áp
dụng hình phạt dưới 3 năm tù nhưng không được dưới 06 tháng. Nếu vi phạm
thuộc Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015 và có tình tiết tái phạm nguy hiểm hoặc
có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ
giảm nhẹ không đáng kể thì có thể phạt tù 07 năm tù.
Như vậy, để tìm hiểu kĩ hơn về các tình tiết tang nặng trách nhiệm hình
sự của tội môi giới mại dâm bao gồm các tình tiết như sau:
- Có tổ chức: Theo định nghĩa quy định tại Khoản 2 Điều 17 BLHS
“Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa
người cùng thực hiện tội phạm”. [12]
- Có tính chất chuyên nghiệp: Theo hướng dẫn tại điểm d mục 9 Nghị
quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC ngày
12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS quy định trường
hợp môi giới mại dâm bị coi là có tính chất chuyên nghiệp khi đủ các điều
kiện xét tình tiết phạm tội có tính chuyên nghiệp:
+ Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân
biệt đã truy tố trách nhiệm hình sự hay chưa truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án
tích;
22
+ Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy
kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Khi áp dụng trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cần phân
biệt cụ thể thì đối với tội phạm từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội
đã bị kết án và chưa xóa án tích thì tùy vào trường hợp và mức độ mà người
đó bị áp dụng cả ba tình tiết bao gồm: phạm tội nhiều lần, tái phạm, phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp.
Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng: Đối với trường hợp này thì người phạm tội gây ra thiệt hại rất lớn, lớn
hơn so với mức gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy việc xác định hậu quả
nghiêm trọng là như thế nào được căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể. Nếu
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì dựa trên tính mạng, sức khỏe để xét
đến hậu quả. Nếu xâm phạm đến tài sản cần được xét trên tài sản để làm căn
cứ mức thiệt hại. Trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là
những thiệt hại do người phạm tội gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây
hậu quả nghiêm trọng. Như vậy trường hợp người môi giới mại dâm là người
môi giới mại dâm làm mất trật tự xã hội, ảnh hướng xấu đến danh tiếng và uy
tín cán bộ, công chức hoặc uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức, làm xói mòn
đạo đức con người, làm lây lan các bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến tính
mạng và sức khỏe con người,…
Tiểu kết chương 1
Tội môi giới mại dâm là các tệ nạn ngày càng có dấu hiệu phát triển
nhanh. Đây cũng chính là nhưng nguyên nhân gây nên nhiều tội phạm xã hội
hình thành. Ngoài những hành vi môi giới mại dâm thì đây cũng chính là
những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các lối sống không lành mạnh của con
người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và làm lây truyền nhiều loại bệnh xã hội
nguy hiểm khác. Tội môi giới mại dâm không căn cứ vào hậu quả hành vi, chỉ
cần có hành vi môi giới thì dù hậu quả chưa được xảy ra cũng được cấu kết
thành tội môi giới mại dâm. Chính tính chất nguy hiểm của ngành nghề này
tồn tại và hình thành trong xã hội. Nên quy định pháp luật đưa ra các mức
phạt dành cho tội này khá nặng.
23
Cùng với các tệ nạn xã hội khác thì tệ nạn môi giới mại dâm là hiện
tượng khá phức tạp của đời sống xã hội. Hành vi môi giới mại dâm là tệ nạn
xã hội đi trái với đạo đức con người, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến
sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đem lại hậu quả rất
nghiêm trọng. Môi giới mại dâm làm mất trật tự an toàn xã hội liên quan đến
hành vi vi phạm pháp luật là điều kiện nảy sinh các loại tội phạm khác. Chính
vì vậy, hành vi môi giới mại dâm cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời và
những người bị vi phạm phải được xử phạt nghiêm khắc, đúng người đúng
tội.
24
Chương 2
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh
Trên địa bàn TP. HCM trong những năm gần đây, khi tiến hành xét cử
các bị cáo về tội môi giới mại dâm nhiều tòa án đã áp dụng khung và mức
hình phạt nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa. Nhưng thực tế, cũng
không ít vụ việc xử phạt quá năng hoặc quá nhẹ làm chưa thỏa đáng do áp
dụng không chính xác tình tiết tăng nặng định khung và tình tiết tăng nặng
giảm nhẹ hoặc việc đánh giá chứng cứ chưa thật sự chặt chẽ, đánh giá các tình
tiết trong vụ án xác định vai trò của đồng phạm chưa đúng và vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bị hủy án hoặc cải sửa án còn tồn tại . Về mặt
Các quy định của BLHS 2015 Việt Nam về tội môi giới mại dâm cũng đã có
quy định cụ thể góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm môi giới mại dâm.
- Khái quát tình hình thụ lý, xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở từ các số liệu thống kê đưa ra về tội phạm loại hình môi giới
mại dâm được xét xử sơ thẩm trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm
(bắt đầu năm 2014 đến năm 2018) nhằm đưa ra được những đánh giá về thực
trạng, diễn biến, cơ cấu cũng như tính chất của tội phạm về tội môi giới mại
dâm trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời, đó cũng là thống kê được một số đặc
điểm nhân thân của những người phạm tội loại tội phạm này. Theo số liệu
thống kê của Tòa án nhân dân TP. HCM trong thời gian (bắt đầu năm 2014
đến năm 2018), Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã
đưa ra sơ thẩm là 23.400 vụ án các loại với 37.835 bị cáo trong đó có 472 vụ
án phạm tội môi giới mại dâm với tổng số 575 bị cáo [15]. Trung bình 1 năm
xét xử khoảng 85 vụ và 98 bị cáo về tội môi giới mại dâm. Bảng thống kê dưới
25
đây thể hiện cụ thể số vụ và số bị cáo được Tòa án nhân dân cấp quận, huyện
trên địa bàn TP. HCM đưa ra xét xử sơ thẩm theo từng năm 2014 – 2018.
Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại
dâm so với các tội phạm nói chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian
05 năm (2014 – 2018)
Năm
Tình hình xét xử tội phạm trên địa bàn TP. HCM
Tội phạm chung (1) Tội môi giới mại dâm (2) Tỷ lệ
(2) / (1)Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo
2014 2.073 3.892 35 65 1.69%
2015 4.343 4.973 62 72 1.43%
2016 4.796 5.238 90 119 1.88%
2017 9.496 10.444 110 145 1.16%
2018 7.488 13288 210 155 2.8%
Tổng Cộng 23.400 37.835 472 575 2.02%
Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP.HCM
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới
mại dâm so với tội phạm chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05
năm (2014 -2018)
Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP. HCM
2.02%
97,98%
Tội môi giới mại dâm
Tội phạm chung
26
Qua đó, tỉ lệ giữa tội môi giới mại dâm và tội phạm nói chung cho ta
thấy được trong thời gian 05 năm bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2018 tại Tòa
án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã đưa ra 23.400 vụ án
các loại trong đó có 472 vụ án liên quan đến tội môi giới mại dâm trên địa bàn
TP. HCM chiếm tỉ lệ tương ứng là 2.02%. Theo số liệu thống kê được thì loại
tội phạm môi giới mại dâm so với tội phạm chung không chiếm tỉ lệ quá cao.
Tuy nhiên, số vụ án về tội môi giới mại dâm qua từng năm theo xu hướng
tăng cao. Trong năm 2015, thì loại tội phạm môi giới mại dâm so với tội
phạm chung biến động thất thường, mức tăng giảm không ổn định. Đặc biệt,
năm 2018 loại tội phạm môi giới mại dâm tăng đột biến, cụ thể năm 2018 loại
tội phạm này tăng gấp đôi so với năm 2017 tương ứng với 2.8%, gấp 2.3 lần
so với năm 2016, gấp 3.4 lần so với năm 2015. Nhìn chung thì loại tội phạm
chung và tội phạm môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM rất đáng lo ngại
và cần chú ý đến bởi tính diễn biến đầy phức tạp và ngày càng tăng cao hơn
hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình môi giới mại dâm so với loại
hình tội phạm làm mất trật tự an toàn công cộng và tội mại dâm trên địa bàn
TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018).
Bảng 2.2. Tổng số vụ án và bị cáo về tội phạm xâm phạm trật tự an
toàn công cộng so với nhóm tội phạm mại dâm và nhóm tội phạm môi
giới mại dâm
Năm
Tình hình xét xử tội phạm trên địa bàn TP. HCM (2014-2018)
Tội phạm xâm
phạm an toàn
công cộng (1)
Nhóm tội
phạm mại
dâm (2)
Nhóm tội
phạm môi
giới mại dâm
(3)
Tỷ lệ %
(3)/(1)
Tỷ lệ %
(3)/(2)
27
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2014 2015 2016 2017 2018
Tội phạm xâm phạmantoàncôngcộng
Nhóm tội phạmmại dâm
Nhóm tội phạmmôi giới mạidâm
Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP.HCM
Biểu đồ 2.2. So sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi
giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an
toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018)
Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM
Vụ án Bị cáo
Vụ
án
Bị
cáo
Vụ
án
Bị cáo
2014 545 620 90 97 55 95 10.09% 61.11%
2015 490 554 104 122 61 85 12.45% 58.65%
2016 585 1.690 82 99 47 68 8.03% 57.32%
2017 1.507 5.703 207 337 162 195 10.75% 78.26%
2018 1.358 4.520 200 245 126 146 9.28% 63%
Tổng
cộng
4.485 13.087 683 900 451 589 10.06% 66.03%
28
Biểu đồ 2.3. So sánh số bị cáo xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi
giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an
toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 (2014 – 2018)
Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM
Trong khoảng thời gian 05 năm bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2018 tại
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã đưa ra 4.485 vụ
án các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng. Trong đó nhóm tội mại dâm
chiếm 683 vụ án, tội môi giới mại dâm là 451 vụ án. Tỷ lệ tội môi giới mại
dâm so với tội xâm phạm an toàn công cộng và tội mại dâm thì thấy được tội
môi giới chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ thể: chiếm tỷ lệ 10.06% so với tội phạm
xâm phạm an toàn công cộng và 66.03% so với nhóm tội phạm về mại dâm.
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Tòa án nhân dân cập quận,
huyện trên địa bàn TP. HCM đã thụ lý và giải quyết 455 vụ án với tổng 568 bị
cáo phạm tội môi giới mại dâm. Tỷ lệ các vụ án được xét xử đạt rất cao.
Trong thời gian 05 năm thì không có vụ nào bị đình chỉ xét xử, cũng như số
vụ án bị trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung cũng chiếm tỷ lệ rất
thấp chỉ khoảng 20 vụ án trên tổng số 455 vụ án. Qua đó cũng cho thấy thực
tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm môi giới trên địa bàn TP. HCM. Sau khi
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2014 2015 2016 2017 2018
Tội phạm xâm phạmantoàncôngcộng
Nhóm tội phạmmại dâm
Nhóm tội phạmmôi giới mạidâm
29
nghiên cứu và khảo sát thực tế nhưng người hoạt động trong lĩnh vực mại
dâm và môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM.
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tội môi giới mại dâm trên địa bàn
TP. HCM giai đoạn 2014 – 2018
Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM
- Thực tiễn định tội trong xét xử tội môi giới mại dâm
- Thực tiễn định tội danh tội môi giới mại dâm
Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trên địa bàn TP. HCM nhiều vụ án
môi giới mại dâm lớn đã bị phát hiện và nhanh chóng xử lý một cách kịp thời,
nghiêm minh trừng trị nhằm triệt để và phòng chống các loại tội phạm này.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số trường hợp chưa được phát hiện hoặc định
sai tội danh.
Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh: Định tội danh là việc xác
định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phụ hợp và chính xác giữa các dấu hiệu
của hành vi phạm tội và cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm đã được quy định trong pháp luật hình sự [18]. Như vậy định
tôi danh là cả một quá trình đánh giá từ chứng cứ, hành vi, diễn biến phải thể
hiện sự logic, ghi nhận sự phù hợp của từng trường hợp phạm tội cụ thể đang
được xem xét với các dấu hiệu cấu thành của tội phạm đã được quy định. Có
Năm
Tổng số vụ án–bị cáo Giải quyết
Đình chỉ hoặc
tạm đình chỉ
Trả hồ sơ cho
Viện kiểm sát
Xét xử
Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ
án
Bị
cáo
2014 55 75 0 0 0 0 55 75
2015 61 70 0 0 0 0 61 70
2016 32 45 0 0 2 2 32 45
2017 147 158 0 0 6 6 147 158
2018 200 261 0 0 12 14 200 261
TC 495 609 0 0 20 22 495 609
30
thể thấy việc định tội danh đối với tội môi giới mại dâm là vô cùng quan
trọng, là cả một quá trình xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã
hội do người thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm do BLHS quy
định. Việc định tội danh đúng, là việc áp dụng đầy đủ và chính xác các quy
định pháp luật đối với hành vi phạm tội được thực hiện. Đồng thời định tội
danh là việc đánh giá mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
hại đến lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ. Việc xác đúng tội danh, đúng
người đúng tội, đảm bảo công bằng dân chủ trong xã hội, đảm bảo lợi ích cho
nhà nước và nhân dân, góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm môi giới mại dâm.
Như vậy có thể hiểu được là định tội danh cho các tội phạm hình sự nói
chung và tội môi giới mại dâm nói riêng là quá trình xác định sự phù hợp giữa
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm do BLHS quy định hay không. Do đó, việc định tội đúng là áp dụng đầy
đủ và chính xác các quy định của pháp luật đối với hành vi phạm tội được
thực hiện. Điều này cũng đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN và thông qua
đó đảm bảo được tính công bằng và dân chủ và các lợi ích hợp pháp của nhà
nước và nhân dân, góp phần tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng
chống tôi phạm xã hội.
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Tòa án nhân dân cập quận,
huyện trên địa bàn TP. HCM đã thụ lý và giải quyết 455 vụ án với tổng 568 bị
cáo phạm tội môi giới mại dâm. Tỷ lệ các vụ án được xét xử đạt rất cao.
Trong thời gian 05 năm thì không có vụ nào bị đình chỉ xét xử, cũng như số
vụ án bị trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung cũng chiếm tỷ lệ rất
thấp chỉ khoảng 20 vụ án trên tổng số 455 vụ án. Qua đó cũng cho thấy thực
tiễn định tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố là
hoàn toàn đúng và từ đó đã nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội
31
phạm môi giới trên địa bàn TP. HCM. Sau đây tác giả lấy ví dụ và phân tích
theo Điều 328 BLHS năm 2015 và BLSH 1999 theo từng mốc thời gian cụ
thể mà BLHS có hiệu lực áp dụng:
Thứ nhất, trong khoản thời gian từ nă 2014 - 2017 trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh sảy ra 295 vụ môi giới mại dâm được định tội danh sảy ra
trước thời điểm điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày
(01/01/2018) nên thực tiễn định tội danh sẽ được phân tích theo khoản 1 điều
255 BLHS năm 1999, cụ thể như sau:
Vào Khoảng 23 giờ ngày 30/5/2018, Nguyễn Văn Tiến, đến nhà hàng
Ruby, số 31A Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 để uống bia và
hát karaoke tại phòng VIP 13 của nhà hàng. Tại đây, Minh cho Nguyễn Hữu
Sinh (là quản lý nhà hàng) 500.000 đồng, Sinh điều 01 tiếp viên nữ gồm Vũ
Thị Ngọc Ánh (sinh năm 1988), để tiếp bia cho Minh và bạn Minh. Sau đó
Tiến, Minh muốn mua dâm đối với Ánh nói phải báo với Sinh. Đến khoảng
01 giờ ngày 31/5/2018, Minh liên hệ và cho Sinh thêm 500.000 đồng, được
Sinh thỏa thuận giá đi khách với Minh là 4.000.000 đồng/người, khách và
nhân viên bán dâm tự chọn khách sạn. Sau khi thỏa thuận giá bán dâm, Sinh
kêu Ánh lên thay đồ để đi bán dâm cho khách. Minh và Tiến đi taxi đến khách
sạn A25, số 19A Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1 lấy phòng và chờ
Ánh đến để thực hiện hành vi mua bán dâm. Tại đây, Ánh bán dâm cho Minh
tại phòng 902, khi các đối tượng đang thực hiện hành vi mua bán dâm thì các
trinh sát đội Hình sự - Công an Quận 1 gồm các đồng chí Huỳnh Duyệt, Lê
Xuân Thiện kiểm tra phòng 902 phát hiện Minh và Ánh đang thực hiện hành
vi mua bán dâm và thu giữ 02 chiếc bao cao su đã qua sử dụng và 02 vỏ bao
cao su hiệu Durex đã qua sử dụng; đồng chí Phạm Phúc Hải, Cao Công Trình
kiểm tra phòng 906 phát hiện Tiến và Ánh đang thực hiện hành vi mua bán
dâm và thu giữ 01 vỏ bao cao su đã qua sử dụng và 01 vỏ bao cao su hiệu
Durex đã qua sử dụng. Sau đó, các đối tượng được đưa về Công an phường
32
Phạm Ngũ Lão, Quận 1 và lập hồ sơ chuyển Công an Quận 1 xử lý. Quá trình
điều tra, Nguyễn Hữu Sinh đã khai nhận hành vi môi giới mại dâm của mình.
Lời khai của bị cáo phù hợp với các vật chứng thu giữ cùng các tài liệu chứng
cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập được. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số
161/2018/HSST ngày 30/10/2018 của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Hữu Sinh phạm tội
“Môi giới mại dâm”. Áp dụng Khoản 1 Điều 255; điểm s Khoản 1 Điều 51
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Xử phạt bị cáo Nguyễn
Hữu Sinh 02 (hai) năm tù.
Qua vụ án nêu trên, Bị cáo được định tội danh theo cấu thành của
Khoản 1 Điều 255 BLHS. Khoản 1 quy định “Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt
người mại dâm thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm” và việc cơ quan tiến
hành tố tụng định tội danh khoản 1 điều 255 BLHS 1999 là hoàn toàn đúng.
- Định tội danh và quyết định hình phạt theo Khoản 2 Điều 255 BLHS
năm 1999.
Trong khoản thời gian từ năm 2014 – 2017, trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh xảy ra hơn 156 vụ môi giới mại dâm bị xử lý hình sự theo Khoản 2
Điều 255 BLHS năm 1999 điển hình vụ án như sau:
Khoảng 16 giờ 00 ngày 23/3/2017, NLQ1 sử dụng số thuê bao
0901385146 gọi điện thoại cho T (gái bán dâm) có số thuê bao 0933545895
để mua dâm; đồng thời NLQ1 yêu cầu 03 gái bán dâm để bán dâm cho NLQ1
và 02 người bạn. T đồng ý và thỏa thuận giá 1.500.000 đồng/1 người/1lượt,
tiền phòng khách trả. Lúc này, NLQ4 đang chơi tại phòng T nên T rủ NLQ4
đi bán dâm, NLQ4 đồng ý; T tiếp tục nhắn tin cho NLQ5 trên mạng “Zalo”
với nội dung gọi NLQ5 đến khách sạn “Ngọc Yến” – địa chỉ: 839/11-15
đường Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10 để bán dâm với giá 1.500.000
đồng/1 người/1lượt, NLQ5 đồng ý; sau đó, NLQ4 sử dụng xe môtô biển số
65K1-240.67 chở T đến khách sạn “ Ngọc Yến”, NLQ5 đi bộ đến sau; khi đến
33
khách sạn, T sắp xếp NLQ4 vào phòng 12A bán dâm cho NLQ3, NLQ5 vào
phòng 03A bán dâm cho NLQ1, còn T vào phòng 11A bán dâm cho NLQ2;
tiền bán dâm, do mỗi người trực tiếp lấy của khách và được hưởng hết, T
không lấy tiền môi giới. Đây là lần đầu tiên T giới thiệu cho NLQ4 và NLQ5
đi bán dâm cho khách. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 143/2017HSST ngày
15/09/2017 Tòa án nhân dân Quận 10 quyết định: Áp dụng điểm e Khoản 2
Điều 255; điểm p, e Khoản 1, 2 Điều 46; Khoản 1, 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự
năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị quyết số 41/2017/QH14
ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015
(được sửa đổi, bổ sung năm 2017); Khoản 3 Điều 7; Khoản 2 Điều 328 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) [điều khoản có lợi
cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 Tuyên Bố Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm T Phạm Tội môi giới mại dâm
xử phạt T 03 (ba) năm tù.
Đối chiếu với vụ án nêu trên thì người phạm tội đã có hành vị dụ dỗ và
lôi kéo làm trung gian lôi kéo thêm 02 người cùng hành nghề để mua bán,
dâm tuy nhiên bị cáo không có hành vi thu lợi về lợi ích vật chất tuy nhiên đã
đủ dấu hiệu để định tội danh. Qua vụ án nêu trên chúng ta thấy việc định tội
danh của cơ quan tiến hành tố tụng theo khoản điểm e Khoản 2 Điều 255 là
hoàn toàn chính xác. Bị cáo đã có hành vi “Phạm tội đối với nhiều người”.
- Định tội danh và quyết định hình phạt theo khoản 3 điều 255 BLHS
năm 1999.
Theo số liệu thống kê từ Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổng
kết thì từ năm 2014 – 2017 có 139 vụ án bị xử lý hình sự “về tội môi giới mại
dâm” bị truy tố theo khoản 3 điều 255 BLHS 1999. Để có cái nhìn khách
quan tôi xin được lấy ví dụ từ thực tiễn như sau:
34
Vào một ngày khoảng cuối tháng 02-2014, Lê Thị Long có thuê Trung
(làm nghề lái xe ôm) chở đến nhà Nguyễn Thị Mai để nhờ Mai tìm người
giúp việc tại quán cắt tóc của Long ở cửa khẩu Thiên Bảo và nếu khách có
nhu cầu thì bán dâm. Mai nhận lời giúp. Khoảng ba ngày sau Mai gặp Mai
Thị Quỳnh tại chợ Hà Giang. Mai rủ Quỳnh sang làm nghề cắt tóc và bán dâm
tại quán của Long, Quỳnh đồng ý. Hôm sau, Quỳnh đến nhà Mai chơi và gặp
Long tại nhà Mai. Long nói với Mai nếu tìm được phụ nữ trẻ đẹp khoảng 15
đến 17 tuổi đưa đến nhà Long sẽ trả 20.000.000 đồng một người và nhờ
Quỳnh tìm giúp 2 người. Quỳnh thống nhất với Mai nếu tìm được sẽ chia cho
Mai một nửa tiền. Tối ngày 01-3-2015, Mai và Quỳnh đã rủ cháu Hoàng Lan
Anh (14 tuổi) và Hoàng Lan Hương (15 tuổi) là hàng xóm của Quỳnh nói là
đi làm thuê ở Hà Nội, tiền công mỗi ngày được 500.000 đồng, nên Hương và
Anh đồng ý đi. Mai gọi điện choTrung nhờ đưa người đi. Sáng hôm sau Yến,
Quỳnh đưa Hương và Anh đến nhà Hương thì gặp Trường, Trung gọi thêm
một xe ôm và cùng đi lên khách sạn X. Trung nhờ thêm P đưa Hương, và Anh
sang với tiền công là 3.000.000 đồng. Đến 19 giờ cùng ngày, P đưa Hương,
Hương và Anh ra Hà Nội đến nhà Long rồi P quay về TP. HCM. Hôm sau
Mai cùng với Trung sang nhà Long để lấy tiền. Long đã trả cho Mai
11.500.000 đồng và trả cho Quỳnh 10.000.000 đồng, nhưng mới ứng trước
cho Quỳnh 5.000.000 đồng để mua quần áo, còn lại Long giữ hộ. Sau đó,
Long đã tổ chức cho Anh và Hương hành nghề mại dâm, còn Quỳnh làm phục
vụ tại nhà Long. Đến ngày 01-4-2015, Long đồng ý cho Quỳnh và Anh trở về
TPHCM. Khi về đến TP. HCM, Anh đã tố cáo hành vi của Long, Mai. Hoàng
Lan Hương trở lại tiếp tục bán dâm đến ngày 06-7-2015 cũng trở về TPHCM.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 105/HSST ngày 21-11-2015, Toà án nhân dân
Quận X đã áp dụng các điểm a Khoản 3 Điều 255; p Khoản 1 Điều 51 đối với
35
Lê Thị Long, Nguyễn Thị Mai và Mai Thị Quỳnh và Điều 55 Bộ luật hình sự,
xử phạt: Lê Thị Long 12 năm tù.
Ngày 24-11-2015 Lê Thị Long kháng cáo kêu oan. Ngày 29-11-2015,
Long có đơn kháng cáo kêu oan về tội mua bán trẻ em và xin giảm nhẹ hình
phạt.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 419/HSPT ngày 23-3-2017, Toà phúc
thẩm Toà án nhân TPHCM giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ
thẩm đối với Lê Thị Long.
Từ vụ án nêu trên thì khi xét xử các bị cáo về tội môi giới mại dâm,
Tòa án đã áp dụng đúng và hoàn toàn chính xác về khung và mức hình phạt.
Tuy nhiên, cần nên xem xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt theo
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
- Hạn chế, khó khăn trong định tội danh tội môi giới mại dâm
Từ những phân tích và đánh giá như ở trên cho thấy tội phạm môi giới
mại dâm trong thời gian qua trên địa bàn TP. HCM diễn biến phức tạp và tính
chất nguy hiểm ngày càng tăng về tần suất và phạm vi hoạt động cũng như độ
tuổi phạm tội. Quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm này chưa thật sự đạt
hiệu quả cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan
trọng nhất là về các dấu hiệu định tội của loại hình tội phạm này chưa rõ ràng
và cụ thể:
- Trên thực tế, việc môi giới mại dâm diễn ra rất đa dạng theo nhiều
hình thức khác nhau, bằng nhiều hành vi khác nhau. Nhưng trong khi đó, quy
định Điều 328 BLHS 2015 về tội môi giới mại dâm theo hướng tội phạm này
thể hiện ở mặt khách quan không chỉ là dụ dỗ hay dẫn dắt người mại dâm.
Như vậy, nếu chỉ giới hạn hành vi dụ dỗ hay dẫn dắt người mại dâm thì còn
quá hẹp chưa bao quát được các hành vi khác có liên quan. Bên cạnh đó, cần
36
nghiên cứu bổ sung tình tiết tăng nặng định khung đối với tội môi giới mại
dâm đối với người chưa thành niên dưới 13 tuổi.
- Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP. HCM bên cạnh phát hiện vụ án
về môi giới mại dâm được các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý kịp
thời thì còn một số vụ án còn tồn tại nhiều vướng mắc xác định tội phạm môi
giới mại dâm lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để chứa chấp, môi giới
và tổ chức hoạt động mại dâm và mua bán dâm ở nơi công cộng; thực hiện
môi giới mại dâm, chứa mại dâm đối với trẻ em ở độ tuổi dưới 13 để tăng
khung hình phạt đối với tội danh này và tăng tính răn đe phòng ngừa tội
phạm.
- Thực tiễn xét xử chỉ xử lý người đã thành niên vì các cơ quan tiến
hành tố tụng cho rằng nếu người mua dâm là người chưa thành niên thì bản
thân họ lại chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Chính vì vậy, hành
vi của họ chưa có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và không cần phải xử lý
họ theo quy định của BLHS. Nên để thống nhất giữa các quy định trong luật
và thực tiễn áp dụng luật theo Điều 329 BLHS cần có thêm chi tiết quy định
chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên. Cũng như việc xác định đối
tượng tác động thuộc tội môi giới mại dâm hay tội tổ chức mại dâm còn chưa
thống nhất. Từ đó cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải nhiều khó
khăn trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến môi giới mại dâm có yếu
tố tổ chức mại dâm.
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm
- Thực tiễn quyết định hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm
Theo quan điểm của PGS. TS Phạm Văn Lợi thì “Quyết định hình phạt
là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc
Tòa án lựa chọn loại hình và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều
luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người
37
phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội” [8]. Theo đó, các quyết định về hình
phạt chính là việc Tòa án lựa chọn hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong
phạm vi phạm tội và phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội.
Quyết định về hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản và quá trình áp
dụng quy định luật Hình sự.
Như vậy, quyết định hình phạt có thể hiểu là lựa chọn loại hình phạt và
xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi chế tài để áp dụng đối với người
phạm tội do Tòa án thực hiện trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Quyết định
hình phạt có nghĩa quan trọng trong việc xét xử, là giai đoạn quyết định để
đưa hình phạt quy định trong chế tài hình sự ra áp dụng đối với người phạm
tội cụ thể quyết định hình phạt là biểu hiện chính sách Nhà nước đối với
người phạm tội phải gánh chịu [9].
Trong những năm gần đây, khi xét xử các bị cáo về tội môi giới mại
dâm, nhiều Tòa án đã áp dụng đúng khung và mức hình phạt cho từng tội
danh. Bên cạnh những thành tích đạt được đã ghi nhận thì còn những vụ án bị
hủy, cải sửa lớn do đánh giá đánh giá chứng cứ, áp dụng hình phạt trong xét
xử tội môi giới mại dâm và thực tế sảy ra có trường hợp áp dụng xử phạt quá
nặng hoặc còn quá nhẹ chưa đủ răn đe, do việc áp dụng không đúng tình tiết
tăng nặng định khung và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Một số vụ án
điển hình cho vụ việc như trên (Phụ lục 1).
Thực tế, dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc sẽ áp dụng
hình phạt tương ứng cho từng tội phạm. Xét về việc xử lý vụ việc thì người
thực hiện hành vi môi giới mại dâm sẽ tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Ví dụ điển hình vừa mới đây như vụ việc xét xử đường dây môi giới
mại dâm của Kiều Đại Vũ vào ngày 15/07/2019. Theo đó, ông Kiều Đại Vũ
(23 tuổi, hiện ngụ tại huyện Hóc Môn) bị viện KSND TP. HCM truy tố về tội
38
môi giới mại dâm theo K2 Điều 328 BLHS 2015. Theo như bản cáo trạng thì
vào ngày 30/08/2018 phòng cảnh sát hình sự - công an TP. HCM phối hợp
với đơn vị nghiệp vụ và kiểm tra khách sạn tại đường Trần Hưng Đạo, Quận
5, TP. HCM và khách sạn tại đường Nam Quốc Quận 1 thì đã phát hiện ra 4
cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Qua tiến hành điều tra của
cơ quan chức năng thì ông Vũ đã khai nhận 29/08/2018 Trương Đình T và
Nguyễn Thé M đã liên hệ với Vũ yêu cầu cung cấp 2 gái bán dâm vào chiều
30/08/2018 và ông Vũ đã đồng ý. Sau đó Vũ liên lạc với 2 gái bán dâm và
thỏa thuận đồng ý bán dâm với giá 6 triệu đồng/lần và người còn lại đồng ý
bán 3 triệu/lần. Vũ báo lại cho người mua dâm và bán lại với giá 12 triệu
đồng/ lần và 7 triệu đồng/ lần thì đều đồng ý. Như kế hoạch đã thỏa thuận vào
chiều 30/08 Vũ điện thoại cho người mua dâm đến tại khách sạn Quận 5 đến
thực hiện việc bán dâm. Trong lúc thực hiện việc mua bán dâm thì đối tượng
đã bị công an TP. HCM phát hiện. Lần môi giới này Vũ nhận được 10 triệu
đồng. Tương tự ngày 30/08/2018 Vũ gặp Q. và Đ. Tại quán cafe Quận 1. Tại
đây Q. đưa Vũ 8.500 USD tiền mua dâm và tiền thưởng 500 USD. Khi đôi
trai gái đang thực hiện việc mua bán dâm thì bị công an TP. HCM phát hiện.
Lần môi giới này Vũ hưởng lợi 3.400 USD.
Qua điều tra ngoài những lần môi giới trên thì ông Vũ đã khai nhận đã
nhiều lần thực hiện việc môi giới mại dâm khác hưởng từ 1 – 4 triệu đồng.
Đối với 8 người có hành vi mua bán dâm, công an TP. HCM đã ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính với những người này. Tại tòa, Vũ khai nhận
không biết việc giới thiệu mua bán dâm và nhận tiền hoa hồng là việc làm trái
pháp luật và bị cáo Vũ trình trước tòa cho rằng “bị cáo nhận thức còn hạn chế
nên không biết đó là việc làm sai trái”. Tuy nhiên, chủ tọa khẳng định hành vi
phạm tội của bị cáo chuyên nghiệp và hoạt động độc lập. Còn đối với đại diện
Viện kiểm sát khẳng định bị cáo là sinh viên đã sinh sống và học tập tại TP.
39
HCM. Vì vậy bị cáo không thể nói rằng bản thân mù mờ thông tin và thiếu
nhận thức pháp luật. Trước lập luận và chứng cứ từ Hội đồng xét xử cùng
Viện kiểm sát đưa ra cuối cùng Vũ đã nhận tội.
- Những hạn chế và khó khăn trong quyết định hình phạt môi giới mại
dâm
Đối với hình phạt tù có thời hạn, quy định theo Điều 328 BLHS 2015
xây dựng mức án cao nhất của khung hình phạt là 15 năm, mức thấp nhất là
06 tháng tù cho nên tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với
chủ thể vi phạm tội môi giới mại dâm chưa đạt hiệu quả cao.
2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong xét xử (định
tội, quyết định hình phạt) tội môi giới mại dâm
Cách hiểu thứ nhất: Khái niệm “Người” ở đây bao gồm cả người mua
dâm và người bán dâm vì phù hợp với quy định của Pháp lệnh phòng chống
mại dâm năm 2003 tại Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh này về giải thích từ ngữ “7.
Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để
các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm”. Điều 328 BLHS 2015 quy định:
“người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua
dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Với cách hiểu thứ nhất thì hoàn toàn hợp lý và không có mâu thuẫn,
đúng với hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống, người bán dâm có thể là nữ hoặc
nam, nhiều người bán dâm cho một người,…
Có như vậy, nhà nước mới đảm bảo được việc xử lý và phòng chống
loại tội phạm mại dâm. Như vậy, có sự thay đổi về cấu trúc trong mặt khách
quan tội môi giới mại dâm đã thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật trong khái
niệm “người” tại Điểm a, đ Khoản 2 Điều 328. Nhờ vậy mới đảm bảo phù
hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời khắc mục được những bất cập trong
40
quy định tại Điểm b, mục 4.2 Nghị quyết 01/2006/HĐTP – TANDTC về tình
tiết phạm tội nhiều lần.
Cách hiểu thứ 2: Khái niệm “Người” được hiểu là người bán dâm vì
hành vi mại dâm theo nghĩa của từ “mại dâm” theo như từ điển Tiếng Việt là
hành vi bán dâm, còn từ “mãi dâm” theo từ điển Tiếng Việt là hành vi mua
dâm. Như vậy, tội môi giới mại dâm là tội môi giới hành vi bán dâm. Do đó,
môi giới mại dâm đối với 2 người trở lên theo điểm đ Khoản 2 Điều 328
BLHS được hiểu là môi giới cho 2 người bán dâm trở lên. Ngoài ra, quy định
tại Điểm a Khoản 2 Điều 328 BLHS đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi sẽ phải là quy định độ tuổi dành cho người bán dâm vì ngay tại Điều 329
BLHS quy định về tôi “Mua dâm người dưới 18 tuổi” quy định chỉ xử lý
người mua dâm là người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi. Các
điều luật này đưa ra nhằm bảo vệ những người bán dâm chưa đến tuổi thành
niên là nạn nhân của hành vi mua bán dâm. Bản thân người mua dâm là người
chủ động thực hiện hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy không có quy định đối
với người bán dâm dưới 18 tuổi.
Như vậy, thực tế xét xử có 2 luồng ý kiến đưa ra về cách hiểu từ ngữ
trong quy định giữa nhà làm luật và thực tiễn áp dụng sẽ dẫn đến nhiều tranh
cãi và bất cập nếu như trong cùng một vụ việc xảy ra xét xử. Do chưa có văn
bản hướng dẫn và giải thích rõ quy định trong luật tại Điều 328 BLHS nên
nhiều địa phương đã áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, ta thấy được cách hiểu
thứ nhất có vẻ hợp lý, không có sự mâu thuẫn trong các điều luật quy định với
nhau, đáp ứng được thực tiễn xảy ra trong cuộc sống.
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định của BLHS
2015. Tuy nhiên Thông tư liên tịch 02 trường hợp một người thực hiện nhiều
lần trong cùng một hành vi xâm phạm và mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm
dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời các hành vi
41
xâm phạm chưa bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành
chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xử phạt bằng hoặc trên mức tối
thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS thì khi đó người thực hiện
nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy tố trách nhiệm hình
sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của tất cả các lần bị xâm
phạm, nếu có hành vi xâm phạm đến sở hữu được thực hiện liên tục và kế tiếp
nhau về mặt thời gian.
- Những bất câp, hạn chế liên quan đến các quy định tại phần tội phạm
môi giới mại dâm trong BLHS:
- Xét về dấu hiệu của việc cấu thành tội phạm môi giới mại dâm cũng
như các dấu hiệu cấu thành mại dâm khác còn chưa phù hợp với thực tế, khó
chứng minh được trên thực tế gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm.
- Một số tội quy định trong BLHS về tội môi giới mại dâm không mô
tả rõ ràng dấu hiệu của hành vi khách quan cho việc xác định tội danh này với
tội danh khác như: thuật ngữ dụ dỗ, dẫn dắt tội mua bán người (Điều 119), tội
mua bán trẻ em (Điều 120) dẫn đến việc phân biệt giữa hành vi mua bán
người, mua bán trẻ em với việc môi giới mại dâm.
- Những bất cập, hạn chế trong quy định của BLHS về trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự:
 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã được ghi nhận trong
BLHS hiện hành thông qua các điều khoản cụ thể như về độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự,… các quy định chưa cụ thể, ranh giới giữa trường hợp được
loại trừ trách nhiệm hình sự và trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự chưa
rõ ràng nên người dân còn e dè, chưa chủ động bảo vệ được quyền và lợi ích
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Luận văn: Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAYLuận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
 
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà GiangLuận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà NộiLuận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 

Similar to Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ

Similar to Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ (20)

Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâm
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâmLuận văn: Tình hình các tội về mại dâm
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâm
 
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâm tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâm tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Tình hình các tội về mại dâm tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tình hình các tội về mại dâm tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đTội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận Văn Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Dưới 18 ...
Luận Văn Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Dưới 18 ...Luận Văn Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Dưới 18 ...
Luận Văn Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Do Người Dưới 18 ...
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đLuận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH QUYỆN TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH QUYỆN TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi. Các nội dung trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những thông tin, số liệu trong bảng phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ nguồn trích dẫn cũng như trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện bất kỳ gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đề tài luận văn của mình. NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Đình Quyện
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện tốt khóa học và bài Luận văn Thạc sĩ xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Học viện Khoa học xã hội cùng các bạn học tập thân mến đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn PGS TS Trần Văn Độ đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và tạo điều kiện hết sức để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành nhất từ quý thầy cô góp phần tốt hơn nưa cho bài luận văn này. Người thực hiện Lê Đình Quyện
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................ 7 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm.......... 7 1.2. Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác............................. 13 1.3. Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm ...................................... 14 1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới mại dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015..................................... 15 Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 24 2.1. Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 24 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm........ 36 2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong xét xử (định tội, quyết định hình phạt) tội môi giới mại dâm................................................ 39 Chương 3: BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM.................. 48 3.1. Sự hoàn thiện của các văn bản pháp luật ............................................. 48 3.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm 48 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm.............................................................................................................. 59 3.4. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật................................................... 63 KẾT LUẬN.................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự PGS. TS Phó Giáo Sư Tiến sĩ ThS Thạc Sĩ TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh TW Trung ương XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so với các tội phạm nói chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018) .................................................................................................. 25 Bảng 2.2. Tổng số vụ án và bị cáo về tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công cộng so với nhóm tội phạm mại dâm và nhóm tội phạm môi giới mại dâm .. 26 Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2014 – 2018..................................................................................... 29 Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so với tội phạm chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 -2018).................................................................................................... 25 Biểu đồ 2.2. So sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018)........................... 27 Biểu đồ 2.3. So sánh số bị cáo xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 (2014 – 2018)................................... 28
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, sự gia tăng về dân số cùng tốc độ gia tăng các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn môi giới mại dâm ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng báo động. Các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng đặc biệt là nghề môi giới mại dâm luôn là vấn nạn khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Môi giới mại dâm là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính chất phức tạp, tinh vi và trá hình của nó trong khi đó những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội thì vô cùng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, mại dâm nói chung và môi giới mại dâm là hành vi bất hợp pháp. Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 đã được công bố mục đích đưa ra các quy định về phòng và chống mại dâm. Nghề môi giới mại dâm gián tiếp làm trung gian cầu nối cho những người hành nghề mại dâm, làm phát sinh các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đây là những nguyên nhân dẫn tới các loại tội phạm khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội xâm hại trẻ em, hiếp dâm, cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội mua bán người. Vì phần lớn người hành nghề mại dâm và môi giới mại dâm phần lớn là những người trình độ học vấn thấp, thu nhập cao trong khi bản than họ lười lao động, sợ vất vả nhưng lại thích ăn chơi đua đòi. Theo thống kê năm 2012 sau khi thực hiện khảo sát tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam thì người hành nghề môi giới mại dâm luôn lý lí do là “nhà nghèo” nên phải đi hành nghề môi giới mại dâm. Nhưng thực tế cho thấy đa phần là gia đình trung bình (42,2% nhà nghèo, 52.2% có gia cảnh trung bình, 2.4% gia đình khá giả) [10], 27,6% là do bạn bè rủ rê, 63,9% là do lôi kéo bởi chính những người môi giới mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa [5].
  • 9. 2 Tội phạm môi giới mại dâm thời gian gần đây “nở rộ” do nguồn lợi mà nó mang lại cao cùng nhu cầu ngày một tăng. Tuy nhiên, để bắt giữ rất khó khăn do hoạt động này thường ẩn núp dưới dạng hoạt động kinh doanh như: môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động,… Hoạt động môi giới mại dâm ngày càng lớn mạnh và gia tăng bang nhóm, tổ chức tội phạm về ma túy, băng nhóm xã hội đen chuyên hoạt động bảo kê, bắt cóc, giữ người trái phép, cố ý gây thương tích,… Như vậy, hoạt động môi giới mại dâm đang đe dọa trực tiếp đến bản thân và gia đình của người tham gia, ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phát triển xã hội. Môi giới mại dâm là tiền đề hình thành nên các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm khác. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Chính vì vậy để triệt để hết các đường dây tệ nạn xã hội nói chung và môi giới mại dâm nói riêng vô cùng khó khăn và không dễ dàng. Không những vậy, xu thế hướng ngoại nên việc tiếp cận các công cụ tân tiến như internet với những phương thức liên kết dễ dàng mang yếu tố tiêu cực tác động không nhỏ đến tâm lý giới trẻ ngày nay, cùng với đó sự thay đổi về tư tưởng sống qua các thế hệ, sự tha hóa về đạo đức, nhân cách. Chính những điều đó, mô hình chung đã tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam và mới đây là BLHS 2015 về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán với nhau. Trong một số trường hợp, các cơ quan pháp luật còn lúng túng và thiếu sót trong việc đưa ra các phán quyết xử phạt trong việc giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
  • 10. 3 tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phòng chống, tiến tới đẩy lùi, đẩy mạnh triệt xóa tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và vô cùng khó khăn, phức tạp đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Cũng như đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về tội này. 2. Tình hình nghiên cứu Môi giới mại dâm luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Những hậu quả mà nó đem lại rất lớn ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân và toàn xã hội làm mất trật tự an toàn xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa tương lai nòi giống dân tộc, vi phạm pháp luật,… Do đó nghiên cứu về tội môi giới mai dâm và tội phạm môi giới mại dâm ở Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học và nghiên cứu về vấn đề môi giới mại dâm ở những mức độ khác nhau như:  Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án Nhân dân tối cao về đề tài: “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đấu phòng và chống các tội phạm về tình dục” của tác giả ThS. Nguyễn Quang Lộc.  Luận văn Thạc Sĩ ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự đề tài: “Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội) của tác giả ThS. Vũ Thị Hồng Hạnh.  Luận văn Thạc Sĩ luật học chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm đề tài: “Các tội mại dâm trên địa bàn TP. HCM: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” của tác giả ThS. Nguyễn Quốc Tuân.  Luận án tiến sĩ luật học: “Tệ nạn mại dâm – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa” tác giả Trần Hải Âu bảo vệ đề tài năm 2004. Đề tài luận án đưa các lý luận chung về các vấn đề mại dâm trong xã hội Việt Nam hiện nay. Luận án đưa ra các phân tích về tình hình và thực trạng tệ nạn
  • 11. 4 mại dâm và các đặc điểm của tội phạm môi giới mại dâm. Nghiên cứu sâu vào các vấn đề về mại dâm và hoạt động phòng ngừa môi giới mại dâm.  Luận án tiến sĩ luật học: “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức” tác giả Nguyễn Hoàng Minh bảo vệ đề tài năm 2010. Đề tài luận án đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến mại dâm có tổ chức, phân tích đưa ra các số liệu làm rõ loại tội phạm này. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động điều tra cũng như đưa ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm triệt để các đường dây mại dâm có tổ chức. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn tố tụng, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm. - Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: + Tập trung nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện có hệ thống các vấn đề lý luận; + Phân tích quy định của pháp luật về tội môi giới mại dâm; + Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. + Đưa ra các kiến nghị, đề xuất và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phần lớn môi giới mại dâm tập trung ở nam giới và có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, làm các nghề để môi giới mại dâm như xe ôm, xích lô và có trình độ thấp. - Đối tượng nữ tập trung ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên có trình độ văn hóa thấp.
  • 12. 5 - Đối tượng trẻ làm việc trong các dịch vụ thường được coi như nguy cơ cao có thể tham gia tổ chức, làm trung gian giới thiệu nhằm thực hiện việc mua bán mại dâm như tiếp viên nhà hàng, karaoke, massage,… 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP. HCM. Đây là thành phố có lượng người hoạt động môi giới mại dâm tương đối cao so với các địa phương khác trong cả nước, địa điểm nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành trong thời gian 05 năm (từ 2014 đến năm 2018). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của đảng ta về Nhà nước và pháp luật, về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, về quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; điều tra tâm lý xã hội học, phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn và vụ việc điển hình… Mục đích nhằm đưa ra tình hình phân tích đề tài một cách khách quan và khoa học nhất về các quy định luật hình sự và cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu mà đề tài đã đưa ra. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài là một trong những công trình ít ỏi trong khoa học pháp lý nghiên cứu về tội môi giới mại dâm. Luận văn góp tiếng nói khiêm tốn vào việc hoàn thiện lý luận về đấu tranh phòng chống tội mại dâm. Luận văn cũng là tài liệu để tham khảo trong hoàn thiện pháp luật hình sự về tội mại dâm và trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này; đồng thời có thể được sử dụng trong nghiên cứu, học tập luật Hình sự.
  • 13. 6 7. Kết cấu của bài luận văn Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương:  Chương 1 Những vấn đề lý luận về tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam;  Chương 2 Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;  Chương 3 Đảm bảo áp dụng pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm.
  • 14. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm Môi giới là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ để hưởng thù lao. Nội dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng. Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng [13]. Người môi giới được hiểu là người đóng vai trò trung gian hoặc giới thiệu trong các hợp đồng kinh tế. Người này có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bên bán cho bên mua. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người này cung cấp thông tin về bên bán cho bên mua và người lại. Thuật ngữ mại dâm theo tiếng Latin là Prostituere, có nghĩa là “bày ra để bán” là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hay một số quyền lợi và ưu đãi nào đó [19]. Trong xã hội học và tội phạm học, theo nghĩa rộng thì mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa thuận tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ giá trị vật chất nào do các bên tự thỏa thuận. Tội phạm môi giới mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến việc mua bán tình dục, được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, cần được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [11].
  • 15. 8 Môi giới mại dâm được hiểu là làm trung gian cho các hoạt động mua bán dâm. Cũng như người mua bán dâm thì pháp luật hiện hành ở Việt Nam cũng đưa ra các quy định cụ thể về mức phạt cũng như xử lý hành vi môi giới mại dâm. Theo một cách hiểu khác thì người môi giới mại dâm có thể chủ động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm găp gỡ với người có nhu cầu mua dâm hoặc ngược lại. Tiếp theo, các bên có thể tự thỏa thuận về giá cả, địa điểm mua bán và thời gian. Tội môi giới mại dâm không chỉ trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng xã hội, còn xâm phạm đến đạo đức, nếp sống văn minh, các thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Thông thường hành vi môi giới mại dâm kèm theo yếu tố trục lợi. Theo Khoản 1 Điều 328 BLHS 2015 [12, Khoản 1 Điều 328] quy định về tội môi giới mại dâm thì chỉ cần có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm (gọi chung là môi giới) thì đã cấu thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu lợi hay không. Cũng có định nghĩa khác tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17/03/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Môi giới mại dâm là hành vị dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người trung gian để các bên thực hiện việc mua, bán dâm.” [17, Điều 3] Bên cạnh đó, dưới nhiều góc độ và quan điểm khoa học hình sự khác nhau cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến môi giới mại dâm. - Quan điểm thứ nhất: Môi giới mại dâm là hành vi trung gian giữa người bán dâm và người mua dâm. Môi giới mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội là tệ nạn mại dâm, xâm phạm nghiêm trọng trật tự công cộng.[14] - Quan điểm thứ hai: Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện mua dâm, bán dâm; do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi hoặc 16 tuổi trở lên cố ý thực hiện, xâm phạm đến trật tự nơi công cộng. [4]
  • 16. 9 Qua đó, ta thấy được mặc dù có những khái niệm khác nhau về môi giới mại dâm nhưng nhìn chung các luồng quan điểm trên đưa ra được mặt khách quan của tội môi giới mại dâm và các dấu hiệu khác đặc trưng cho tội môi giới mại dâm gồm như khách thể của tội phạm, mặt chủ quan và chủ thể của loại tội phạm này. Đặc biệt, các quan điểm trên đều có điểm chung đó là môi giới mại dâm đều có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. Ý nghĩa về quy định tội phạm môi giới mại dâm trong quy định của BLHS Việt Nam: Đứng trên phương diện đạo đức xã hội thì môi giới mại dâm là vấn đề tiêu cực bị xã hội lên án khá gay gắt đối vơi hành vi này. Ngay cả thời kỳ phong kiến thì hoạt động môi giới mại dâm đã được hình thành và hoạt động còn khá đơn giản nhằm phục vụ cho các quan lại lớn mặc dù thời kỳ này thì hành vi môi giới mại dâm chưa được xem là vi phạm pháp luật. Nhưng nhìn chung, nghề môi giới mại dâm đã được tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, sớm nhận thấy tác hại vô cùng nghiêm trọng của ngành nghề này mang lại thì ngay từ khi giành được chính quyền và độc lập năm 1945 thì nhà nước ta đã có những chính sách và hoạt động giúp ngăn ngừa loại tội phạm này. Cả nước lúc bấy giờ tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, tội môi giới mại dâm được chính phủ cách mạng lâm thời lúc bấy giờ quy định đây là loại tội phạm và cần có hình phạt xử lý đối với người vi phạm. Trải qua từng giai đoạn của đất nước loại tội phạm môi giới mại dâm tiếp tục được ghi nhận trong BLHS đầu tiên của Việt Nam vào năm 1985 tại Điều 202 về tội môi giới mại dâm. Tiếp theo đó là BLHS 1999 quy định tại Điều 255 BLHS về tội môi giới mại dâm thuộc Chương XIX về tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tiếp theo đến BLHS 2015 quy định tại điều 328 BLHS về tội môi giới mại dâm. Từ đó, ta thấy được những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa các quy định trong BLHS Việt Nam lúc bấy giờ. Việc đưa ra quy định về tội môi giới mại dâm trong
  • 17. 10 BLHS 2015 của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đấu tranh chống lại hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đang trong xu hướng ngày càng gia tăng. Qua đó, ta thấy được ý nghĩa của việc quy định các điều khoản đối với tội môi giới mại dâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Việc quy định loại tội phạm này là sự ghi nhận và đảm bảo về phương diện pháp luật Việc Nam đối với các chuẩn mực đạo đức xã hôi, lối sống, nhân phẩm con người, danh sự, sức khỏe,… được thừa nhận bởi cộng đồng. Ngăn chặn hành vi xâm phạm và biểu hiện xâm phạm bằng pháp luật quy định trong BLHS là phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất giúp răn đe và trừng trị kẻ phạm tội. Quy định về tội môi giới mại dâm được quy định trong BLHS được ghi nhận tại bộ luật này có sự bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ nhân dân, bảo vệ bình đẳng và lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời còn thể hiện sự quyền uy của nhà nước trong việc xử lý và xử phạt hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, bảo vệ chuẩn mực đạo đức, các thuần phong mỹ tục, đạo đức, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người là nhiệm vụ cơ bản và hàng đầu mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. - Khách thể của tội môi giới mại dâm Tội môi giới mại dâm là các tội phạm xâm phạm đến an toàn trật tự công cộng đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn hóa, xã hội một cách tiêu cực, gây thiệt hại vật chất. Khách thể của tội môi giới mại dâm là các trật tự công cộng nguy cơ làm tăng thêm nhiều tệ nạn xã hội khác và các bệnh xã hội nguy hiểm đến tín mạng con người. - Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm Xét về mặt khách quan của tội môi giới mại dâm được thực hiện với nhiều thủ đoạn khác nhau và ngày càng được biến tấu rất tinh vi như: dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt với vai trò là bên trung gian giữa bên bán và mua dâm bất kể
  • 18. 11 người mua/bán dâm là ai. Tội phạm được cấu thành tội kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và bên mua, bán dâm nhận lời hoặc đồng ý thỏa thuận. Xét về hậu quả thì hậu quả mà nó đem lại thì không được xem là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Như vậy chỉ cần có dấu hiệu dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và được sự thỏa thuận giữa các bên mua, bán dâm thì hành vi đã cấu thành tội môi giới mại dâm. Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm có rất nhiều hình thức thực hiện như: - Dụ dỗ hoặc dẫn dắt mối cho các bên mua bán dâm; - Làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm với các thỏa thuận giữa các bên; - Tổ chức cuộc gặp gỡ cho các bên mua dâm và bên bán dâm gặp nhau; - Đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia lợi ích cho bên bán dâm,… Xét về hành vi thì tội môi giới mại dâm bao gồm các hành vi sau đây: Bên trung gian giao dịch giữa người bán và mua dâm, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ thực hiện việc giao dịch, thỏa thuận giá cả, địa điểm thực hiện mua bán dâm và các điều kiện khác đi kèm. Dẫn dắt, dụ dỗ người khác tham gia mua bán dâm. Người phạm tội môi giới mại dâm tổ chức để bên bán và bên mua dâm gặp gỡ, giới thiệu lẫn nhau. Thực hiện việc thu tiền, phân chia tiền, lợi ích thu được từ những hành vi môi giới mại dâm nếu trên. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A làm nghề vận chuyển và lái xe ôm, quen biết chị Nguyễn Thị B hành nghề gái mại dâm. Vì thế anh A đã nhiều lần móc nối và chở chị B đến nhà nghỉ hoặc khách sạn để bán dâm cho khách. A chỉ biết chở chị B đến theo yêu cầu của chị B chứ không hề biết khách mua dâm là ai. Như vậy, hành vi của A vẫn được xem là hành vi môi giới mại dâm, làm trung gian thực hiện các việc mua bán dâm.
  • 19. 12 Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, có thể bằng trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bon tội phạm còn thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi hơn như dung máy nhắn tin, điện thoại di động…. để hoạt động nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có hành vi môi giới cũng đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng cũng có thể làm công việc dẫn dắt môi giới mại dâm. Tùy vào từng trường hợp tính chất, hành vi, của người phạm tội cụ thể mà họ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội. - Chủ thể của tội môi giới mại dâm Chủ thể của tội môi giới mại dâm là người có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự về tội này: đạt độ tuổi theo luật quy định và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm. Theo quy định tại Điều 12 và Điều 328 BLHS 2015, thì chủ thể của tôi môi giới mại dâm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và tại thời điểm mà họ thực hiện hành vi môi giới mại dâm không ở trong tình trạng không có trách nhiệm hình sự, tức tình trang đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình. - Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm Tội môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích là vụ lợi hoặc động cơ mục đích khác, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình có nguy hiểm đến xã hội cũng như có thể làm gia tang các tệ nạn xã hội, bị cấm theo quy định của BLHS, nhận thức rõ hậu quả của nó nhưng vẫn cố tình tìm mọi cách để thực hiện hành vi môi giới mại dâm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định động cơ của tội phạm của cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mức phạt, nếu động cơ người phạm tội càng
  • 20. 13 xấu và có tổ chức thì hình phạt dành cho người phạm tội càng nặng và ngược lại. Người môi giới mại dâm nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm, vi phạm pháp luật theo BLHS và nhận thức được rõ mức độ và tính chất nghiệm trọng nhưng vẫn tiến hành thực hiện dụ dỗ, dẫn dắt người mua bán dâm để thực hiện việc mua bán dâm. Trong trường hợp nếu người đó không hề biết hoặc không thể biết việc mua bán dâm thì người đó không phạm tội. 1.2. Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác - Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội tổ chức mại dâm Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm quy định: “Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp thực hiện việc mua dâm, bán dâm” . Như vậy, tội tổ chức mại dâm và tội môi giới mại dâm khác nhau chủ yếu về hành vi khách quan của tội phạm. Tổ chức mại dâm là việc thực hiện các hoạt động bố trí điều kiện cho hoạt động mua bán dâm diễn ra ví dụ như bố trí, sắp xếp phòng, nhà nghỉ, khách sạn để thực hiện hành vi mua bán dâm. Còn môi giới mại dâm là hành vi là trung gian để người mua dâm và người bán dâm thoả thuận, thống nhất về việc mua, bán dâm. - Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội chứa mại dâm Trên thực tế hiện nay có nhiều khái niệm và quan điểm về tội chứa mại dâm và được xem là hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội. Theo Khoản 1 Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm [12, Khoản 1 Điều 327]. Tội chưa mại dâm thông thường được hiểu là hành vi tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất, tinh thần cho hoạt động mua bán mại dâm được thực hiện tốt hơn như việc cho sử dụng, thuê hoặc cho thuê, mượn hoặc cho mượn địa điểm hoặc phương tiện như bố trí người canh gác, bảo vệ hoạt động mua bán dâm, nhận
  • 21. 14 gái mại dâm về làm thuê hoặc nhân viên để hòng che mắt các cơ quan chức năng. Như vậy, tội môi giới mại dâm cũng khác với tội chứa mại dâm ở mặt khách quan của tội phạm. Tội chứa mại dâm được thể hiện ở hành vi như cho thuê mượn địa điểm như nơi ở, nơi làm việc, quán trọ, địa điểm kinh doanh, nơi làm việc, quán trọ làm nơi tụ tập để mua bán dâm; bố trí người canh gác, bảo vệ hoạt động mua bán dâm... Qua thực tiễn đấu tranh đối với tội phạm này cho thấy, người phạm tội thực hiện rất nhiều hành vi tinh vi xảo quyệt để nhằm mục đích qua mắt che dấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng như núp bóng dưới các công ty, nhà hàng kinh doanh, quán karaoke… để hoạt động mại dâm trá hình. Còn môi giới mại dâm không tạo điều kiện cho việc mua bán dâm, mà chỉ là hành vi trung gian để các bên mua bán dâm thoả thuận việc mua bán. 1.3. Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay người môi giới mại dâm thực hiện hành vi bán dâm vi phạm pháp luật Hình sự cụ thể quy định tại Điều 328 BLHS 2015 về tội môi giới mại dâm. Trên tinh thần quy định các khung hình phạt khác nhau đối với mức độ phạt tội môi giới mại dâm. Chính vì vậy, việc phân hóa một cách rõ rệt trong từng trường hợp cụ thể bao gồm hình phạt tù và không phạt tù. Xét mặt tổng thể về chế tài quy định đường lối xử lý đối với tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 BLHS 2015 tương đối rõ ràng và phù hợp hơn so với quy định tại Điều 255 BLHS 1999: Mức tối thiểu của khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng (Khoản 1) là 06 tháng đến 03 năm tù, tội nghiêm trọng (Khoản 2) là từ 03 năm đến 07 năm và đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 3) phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Ngoài khung hình phạt chính, người phạm tội còn bị phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung “từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng”.
  • 22. 15 - Chế tài ở khung cơ bản Đối với tội phạm môi giới mại dâm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định theo Khoản 1 Điều 51 BLHS thì có thể xem xét và giảm mức hình phạt. Như vậy, đối với tội phạm môi giới mại dâm sẽ căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự. Qua đó các biện pháp xử lý sẽ là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mục đích nhằm hạn chế, răn đe người phạm tội môi giới mại dâm với các mức phạt, cũng như giáo dục, cải tạo và nâng cao nhận thức người phạm tội môi giới mại dâm với các hình phạt được xác định cụ thể bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. - Những trường hợp cần tăng nặng hình phạt - Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất (Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015) có mức hình phạt từ 03 năm đến 07 năm tù. - Khung hình phạt tăng nặng thứ hai (Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015) người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đây là khung hình phạt cao nhất xử lý người phạm tội môi giới mại dâm cũng chứng tỏ được quan điểm của các nhà làm luật về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với xã hội. 1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới mại dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015 - Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự giai đoạn 1945 đến năm 1985 Sự hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam sau cách mạng tháng 8 đến khi phát điển lần thứ nhất giai đoạn 1945 – 1954 Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc bài trừ các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm nhằm góp phần cải tạo, bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội, ổn định an ninh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tệ nạn mại dâm phát triển chưa mạnh, cũng chưa
  • 23. 16 xuất hiện nhiều đối tượng hành nghề môi giới mại dâm, và chiếm tỉ lệ thấp so với tệ nạn xã hội nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ đưa ra biện pháp xử lý hành chính, giáo dục có cải tạo giúp họ hoàn lương. Thực tế, đã có rất nhiều người từng làm mại dâm giai đoạn lúc này trở lại con đường chân chính. Do đó, lúc này chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm đối với tội phạm về mại dâm nói chung và môi giới mại dâm nói riêng. Những quy định cụ thể của Nhà nước về đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm giai đoạn này như: - Nghị quyết 49/TVQH ngày 20/06/1961 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội. - Thông tư số 121/CP ngày 09/08/1961 hướng dẫn thi hành nghị quyết 49/TVQH/1961. - Nghị quyết 129/CP ngày 08/08/1964 của Hội đồng Chính phủ về công tác bảo vệ trật tự an ninh nếu rõ: “Vấn đề bảo vệ trật tự an ninh xã hội thời chiến, kiên quyết tập trung cải tạo hết những tên lưu manh chuyên nghiệp và gái điếm chuyên nghiệp”.[7] Qua các văn bản của Nhà nước quy định ta thấy được việc phân hóa đối tượng về tệ nạn mại dâm và môi giới mại dâm chỉ tập trung cải tạo. Mặc dù vậy thì chỉ dừng lại mức độ phạt hành chính, nhưng cũng rất kịp thời và đúng đắn góp phần bài trừ tệ nạn mại dâm trong đời sống xã hội. Ngày 15/03/1976 Hội đồng Chính phủ đã ban sắc lệnh số 03 quy định về tội tổ chức mại dâm. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định về hoạt động mại dâm, tạo cơ sở pháp lý nhằm đấu tranh, phòng và chống tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng. Tiếp tục vào tháng 04/1976 Bộ Tư pháp – Chính phủ đã ra Thông tư số 03/TT/BTP quy định về hình phạt bổ sung áp dụng với bị cáo: “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, kẻ phạm
  • 24. 17 tội có tính chất chuyên nghiệp còn bị quản chế hoặc cấm lưu trú ở một só địa phương từ một đến năm năm sau khi mãn hạn tù”.[16] Chỉ thị số 54/TATC ngày 06/07/1977 hướng dẫn việc thi hành thống nhất trong cả nước: “Các tòa án thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc cũng có thể áp dụng thống nhất điều khoản này tại Điều 9 Sắc lệnh 03 vì đối với một số tội nói trên thì Tòa án phía Bắc cho đến nay chỉ căn cứ vào án lệ, vào đường lối chính sách chung để xử lý.”[16] Với việc ban hành các quy định đã nêu trên thì tệ nạn mại dâm đã được quy định là tội phạm với tên gọi “tội tổ chức mại dâm” được xác định là đối tượng làm xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân. Hình phạt áp dụng cho loại tội phạm này gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, những quy định này còn rất đơn giản và chung chung. Mới chỉ quy định theo nhóm tội, chưa có quy định thành một tội danh độc lập, cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng chưa được quy định trong văn bản pháp luật nên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng loại tội phạm cụ thể. Tóm lại, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường trong công tác đấu tranh và góp phần đảm bảo pháp chế quy định đối với loại tội phạm mại dâm nói chung và môi giới mại dâm nói riêng. - Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1985 Sắc lệnh 03 ngày 15/03/1976 đã được ban hành đã đóng vai trò quan trọng trong công tác dấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mại dâm nói riêng. Tuy nhiên, hành vi mại dâm có tổ chức ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng được gia tăng thì lúc này đòi hỏi Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn dành riêng cho loại tội phạm này tại BLHS. Hơn nữa, nước ta giai đoạn này đang phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đặc biệt là pháp luật hình sự. Vì vậy, sau thời gian dài nghiên cứu và soạn thảo, BLHS đã được
  • 25. 18 quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 đã được thông quá vào ngày 27/06/1985 và có hiệu lực ngày 01/01/1986 với 280 điều. Tại Điều 202 BLHS 1985 quy định hành vi môi giới mại dâm và chứa mại dâm được quy định với tội danh “Tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm”. Thuật ngữ “mãi” được phiên âm từ tiếng Hán Việt nghĩa là “mua”, theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “tiếp tục”. Lần đầu tiên, hành vi môi giới mại dâm được quy định tại một điều riêng biệt và độc lập thể hiện được bước tiến mới trong việc nhìn nhận và đánh giá của các nhà làm luật đối với tính chất và mức độ nguy hiểm do tệ nạn mãi dâm nói chung và hành vi môi giới mại dâm nói riêng. Tuy nhiên, những dấu hiệu cấu thành tội quy định trong điều luật lúc bấy giờ về tội môi giới mãi dâm chưa được quy định thành điều luật độc lập mà được quy định chung cùng với tội chứa mãi dâm trong cùng một điều luật. Ngoài ra, cũng có nhiều văn bản khác được ban hành nhằm mục đích đấu tranh, bài trừ các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm như: - Chỉ thị số 14 – CT ngày 16/01/1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về “Biện pháp giải quyết các vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội” yêu cầu lập hồ sơ truy tố hoặc tập trung cải tạo đối tượng vi phạm mại dâm và người môi giới mại dâm. - Chỉ thị 135 – HĐBT ngày 14/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trường về “giải quyết vấn đề xã hội trong tình hình mới” nhằm nhấn mạnh: “Đối với số gái mại dâm, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ ngày ở cơ sở, ủy ban nhân dân các cấp phải phân loại có kế hoạch đưa đi chữa bệnh, tổ chức các trường, trại phục vụ nhân phẩm do ngành lao động quản lý, có sự tham gia của các cơ quan thanh niên, phụ nữ, y tế.”[6] Từ khi ban hành cho đến khi hết hiệu lực, BLHS 1985 đã trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung qua các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997. Trong đó, tội môi giới mại dâm từng bước được hoàn thiện. Qua các lần sửa đổi, bổ sung BLHS 1985 đã dần hoàn chỉnh, khoa học, góp phần không nhỏ trong công tác xét xử. - Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1999 Trong giai đoạn này, để đáp ứng những bất cập trong quy định BLHS 1985 và đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới. Chính vì vậy, ngày 21/12/1999 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS 1999 có hiệu lực 01/07/2000. BLHS 1999 ra đời so với BLHS 1985 đã hoàn thiện hơn rất nhiều thể hiện chính sách của nước ta đối với loại tội phạm nói
  • 26. 19 chung và tội mại dâm nói riêng. Tội môi giới mại dâm được quy định tại điều 255 BLHS 1999 thể hiện sự khoa học và chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xét xử. BLHS 1999 quy định tội môi giới mại dâm với 5 khoản, với khoản 1 nêu cấu thành tội phạm cơ bản, các khoản tiếp theo là cấu thành tội tăng nặng với khung định mức có mức độ tăng dần, khoản 5 quy định về hình phạt bổ sung. Như vậy, qua từng giai đoạn pháp luật Hình sự về tội môi giới mại dâm sau nhiều giai đoạn điển pháp hóa đã chỉnh sửa, bổ sung theo hướng cụ thể, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này. Cùng với các văn bản khác, BLHS 1999 là công cụ quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm đặc biệt là tội môi giới mại dâm. BLHS 1999 đã góp phần xây dựng trong việc bảo vệ trật tự xã hội, thuần phòng mĩ tục và tọa điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền và giáo dục phòng ngừa, xử lý người phạm tội. - Quy định Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 về tội môi giới mại dâm Quy định về hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước đưa ra nhằm trừng trị những người phạm tội nói chung và phạm tội môi giới mại dâm nói riêng. Ban hành các pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi môi giới mại dâm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ bị phạt hành chính hay bị truy tố trách nhiệm hình sự. - Về mức xử phạt hành chính: Theo Điểm C Khoản 4 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP [3] quy định “phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp môi giới mại dâm, bán dâm không thường xuyên”. Theo Khoản 4 Điều 328 BLHS 2015 quy định tội môi giới mại dâm: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.” Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định xử phạt khá nghiêm khắc đối với người phạm tội môi giới mại dâm. Cụ thể, theo Điều 22 NĐ 167/2013/NĐ – CP [3] quy định người bán dâm thường chỉ xử phạt hành chính với mức cơ bản từ 100.000 đồng – 300.000 đồng và người mua dâm chỉ phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Trong một số trường hợp đặc biệt, mua dâm chưa thành niên hoặc mua bán dâm để cố tình lây nhiễm HIV cho người khác mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • 27. 20 - Về mức xử phạt hình sự: Trong trường hợp hành vi môi giới mại dâm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người môi giới mại dâm bị kết án theo quy định tại Điều 328 BLHS quy định: “1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người đủ 16 tuổi đến 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.” Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 328 BLHS thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm là tội phạm ít nghiêm trọng. Chế tài và hình phạt này được áp dụng với người thực hiện hành vi môi giới mại dâm, làm trung gian, dẫn dắt, dụ dỗ người khác tham gia vào hoạt động mua bán dâm. Như vậy là chỉ cần phát hiện được có người tham gia vào hành vi nêu trên thì đều có thể phải chịu mức hình phạt này và không xét đến hậu quả mà nó gây ra như thế nào cũng như không phụ thuộc vào các tình tiết định khung khác. Theo Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc các trường hợp sau: có hành vi môi giới mại dâm đối với đối tượng là người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng dưới 18 tuổi. Người phạm tội có tổ chức là đặt ra vấn đề có nhiều người cùng phạm tội môi giới mại dâm, trong đó có người đứng đầu đứng ra tổ chức, thực hiện, lên kế hoạch và chỉ đạo việc mua bán dâm của các bên và phân công vai trò cụ thể cho từng người thực hiện. Người vi phạm tội đã lên kế hoạch một cách cụ thể và tỉ mỉ chi tiết cho từng hoạt động môi giới mại dâm. Về phần phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ở đây cụ thể người phạm tội thực hiện các hoạt động phạm tội nhiều lần và có hành vi thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội của mình. Nguồn thu nhập chính của người phạm tội từ hoạt động môi giới
  • 28. 21 mại dâm của mình. Đối với phạm tội từ hai lần trở lên thì đây là hoạt động phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện hành vi môi giới mại dâm trước đó. Đối với hành vi hai người trở lên tùy vào trường hợp tội phạm thực hiện hoạt động dụ dỗ, dẫn dắt làm trung gian mua bán dâm cho từ hai người trở lên thì cũng có thể bị xử lý khung hình phạt 03 năm đến 07 năm. Tái phạm nguy hiểm thì đối với trường hợp này người phạm tội đã từng phạm tội nhưng chưa được xóa án tích và loại tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc đã kết án hai lần trước đó mà chưa được xóa án tích mà lần phạm tội gần nhất có tình tiết tái phạm. Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với tội phạm thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015 trong trường hợp dụ dỗ, dẫn dắt người tham gia mại dâm là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động này lên đến hơn 500.000.000 đồng. Mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với người phạm tội rất nghiêm trọng. Trong trường hợp hình phạt đối với người phạm tội nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015 và có tình tiết giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể áp dụng hình phạt dưới 3 năm tù nhưng không được dưới 06 tháng. Nếu vi phạm thuộc Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015 và có tình tiết tái phạm nguy hiểm hoặc có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể phạt tù 07 năm tù. Như vậy, để tìm hiểu kĩ hơn về các tình tiết tang nặng trách nhiệm hình sự của tội môi giới mại dâm bao gồm các tình tiết như sau: - Có tổ chức: Theo định nghĩa quy định tại Khoản 2 Điều 17 BLHS “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa người cùng thực hiện tội phạm”. [12] - Có tính chất chuyên nghiệp: Theo hướng dẫn tại điểm d mục 9 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS quy định trường hợp môi giới mại dâm bị coi là có tính chất chuyên nghiệp khi đủ các điều kiện xét tình tiết phạm tội có tính chuyên nghiệp: + Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã truy tố trách nhiệm hình sự hay chưa truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
  • 29. 22 + Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Khi áp dụng trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cần phân biệt cụ thể thì đối với tội phạm từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án và chưa xóa án tích thì tùy vào trường hợp và mức độ mà người đó bị áp dụng cả ba tình tiết bao gồm: phạm tội nhiều lần, tái phạm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: Đối với trường hợp này thì người phạm tội gây ra thiệt hại rất lớn, lớn hơn so với mức gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy việc xác định hậu quả nghiêm trọng là như thế nào được căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể. Nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì dựa trên tính mạng, sức khỏe để xét đến hậu quả. Nếu xâm phạm đến tài sản cần được xét trên tài sản để làm căn cứ mức thiệt hại. Trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại do người phạm tội gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy trường hợp người môi giới mại dâm là người môi giới mại dâm làm mất trật tự xã hội, ảnh hướng xấu đến danh tiếng và uy tín cán bộ, công chức hoặc uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức, làm xói mòn đạo đức con người, làm lây lan các bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người,… Tiểu kết chương 1 Tội môi giới mại dâm là các tệ nạn ngày càng có dấu hiệu phát triển nhanh. Đây cũng chính là nhưng nguyên nhân gây nên nhiều tội phạm xã hội hình thành. Ngoài những hành vi môi giới mại dâm thì đây cũng chính là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các lối sống không lành mạnh của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và làm lây truyền nhiều loại bệnh xã hội nguy hiểm khác. Tội môi giới mại dâm không căn cứ vào hậu quả hành vi, chỉ cần có hành vi môi giới thì dù hậu quả chưa được xảy ra cũng được cấu kết thành tội môi giới mại dâm. Chính tính chất nguy hiểm của ngành nghề này tồn tại và hình thành trong xã hội. Nên quy định pháp luật đưa ra các mức phạt dành cho tội này khá nặng.
  • 30. 23 Cùng với các tệ nạn xã hội khác thì tệ nạn môi giới mại dâm là hiện tượng khá phức tạp của đời sống xã hội. Hành vi môi giới mại dâm là tệ nạn xã hội đi trái với đạo đức con người, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đem lại hậu quả rất nghiêm trọng. Môi giới mại dâm làm mất trật tự an toàn xã hội liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật là điều kiện nảy sinh các loại tội phạm khác. Chính vì vậy, hành vi môi giới mại dâm cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời và những người bị vi phạm phải được xử phạt nghiêm khắc, đúng người đúng tội.
  • 31. 24 Chương 2 THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trên địa bàn TP. HCM trong những năm gần đây, khi tiến hành xét cử các bị cáo về tội môi giới mại dâm nhiều tòa án đã áp dụng khung và mức hình phạt nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa. Nhưng thực tế, cũng không ít vụ việc xử phạt quá năng hoặc quá nhẹ làm chưa thỏa đáng do áp dụng không chính xác tình tiết tăng nặng định khung và tình tiết tăng nặng giảm nhẹ hoặc việc đánh giá chứng cứ chưa thật sự chặt chẽ, đánh giá các tình tiết trong vụ án xác định vai trò của đồng phạm chưa đúng và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bị hủy án hoặc cải sửa án còn tồn tại . Về mặt Các quy định của BLHS 2015 Việt Nam về tội môi giới mại dâm cũng đã có quy định cụ thể góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm môi giới mại dâm. - Khái quát tình hình thụ lý, xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở từ các số liệu thống kê đưa ra về tội phạm loại hình môi giới mại dâm được xét xử sơ thẩm trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (bắt đầu năm 2014 đến năm 2018) nhằm đưa ra được những đánh giá về thực trạng, diễn biến, cơ cấu cũng như tính chất của tội phạm về tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời, đó cũng là thống kê được một số đặc điểm nhân thân của những người phạm tội loại tội phạm này. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP. HCM trong thời gian (bắt đầu năm 2014 đến năm 2018), Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã đưa ra sơ thẩm là 23.400 vụ án các loại với 37.835 bị cáo trong đó có 472 vụ án phạm tội môi giới mại dâm với tổng số 575 bị cáo [15]. Trung bình 1 năm xét xử khoảng 85 vụ và 98 bị cáo về tội môi giới mại dâm. Bảng thống kê dưới
  • 32. 25 đây thể hiện cụ thể số vụ và số bị cáo được Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đưa ra xét xử sơ thẩm theo từng năm 2014 – 2018. Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so với các tội phạm nói chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018) Năm Tình hình xét xử tội phạm trên địa bàn TP. HCM Tội phạm chung (1) Tội môi giới mại dâm (2) Tỷ lệ (2) / (1)Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2014 2.073 3.892 35 65 1.69% 2015 4.343 4.973 62 72 1.43% 2016 4.796 5.238 90 119 1.88% 2017 9.496 10.444 110 145 1.16% 2018 7.488 13288 210 155 2.8% Tổng Cộng 23.400 37.835 472 575 2.02% Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP.HCM Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so với tội phạm chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 -2018) Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP. HCM 2.02% 97,98% Tội môi giới mại dâm Tội phạm chung
  • 33. 26 Qua đó, tỉ lệ giữa tội môi giới mại dâm và tội phạm nói chung cho ta thấy được trong thời gian 05 năm bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2018 tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã đưa ra 23.400 vụ án các loại trong đó có 472 vụ án liên quan đến tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM chiếm tỉ lệ tương ứng là 2.02%. Theo số liệu thống kê được thì loại tội phạm môi giới mại dâm so với tội phạm chung không chiếm tỉ lệ quá cao. Tuy nhiên, số vụ án về tội môi giới mại dâm qua từng năm theo xu hướng tăng cao. Trong năm 2015, thì loại tội phạm môi giới mại dâm so với tội phạm chung biến động thất thường, mức tăng giảm không ổn định. Đặc biệt, năm 2018 loại tội phạm môi giới mại dâm tăng đột biến, cụ thể năm 2018 loại tội phạm này tăng gấp đôi so với năm 2017 tương ứng với 2.8%, gấp 2.3 lần so với năm 2016, gấp 3.4 lần so với năm 2015. Nhìn chung thì loại tội phạm chung và tội phạm môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM rất đáng lo ngại và cần chú ý đến bởi tính diễn biến đầy phức tạp và ngày càng tăng cao hơn hiện nay. Để có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình môi giới mại dâm so với loại hình tội phạm làm mất trật tự an toàn công cộng và tội mại dâm trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018). Bảng 2.2. Tổng số vụ án và bị cáo về tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công cộng so với nhóm tội phạm mại dâm và nhóm tội phạm môi giới mại dâm Năm Tình hình xét xử tội phạm trên địa bàn TP. HCM (2014-2018) Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng (1) Nhóm tội phạm mại dâm (2) Nhóm tội phạm môi giới mại dâm (3) Tỷ lệ % (3)/(1) Tỷ lệ % (3)/(2)
  • 34. 27 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2014 2015 2016 2017 2018 Tội phạm xâm phạmantoàncôngcộng Nhóm tội phạmmại dâm Nhóm tội phạmmôi giới mạidâm Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP.HCM Biểu đồ 2.2. So sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018) Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2014 545 620 90 97 55 95 10.09% 61.11% 2015 490 554 104 122 61 85 12.45% 58.65% 2016 585 1.690 82 99 47 68 8.03% 57.32% 2017 1.507 5.703 207 337 162 195 10.75% 78.26% 2018 1.358 4.520 200 245 126 146 9.28% 63% Tổng cộng 4.485 13.087 683 900 451 589 10.06% 66.03%
  • 35. 28 Biểu đồ 2.3. So sánh số bị cáo xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 (2014 – 2018) Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM Trong khoảng thời gian 05 năm bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2018 tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã đưa ra 4.485 vụ án các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng. Trong đó nhóm tội mại dâm chiếm 683 vụ án, tội môi giới mại dâm là 451 vụ án. Tỷ lệ tội môi giới mại dâm so với tội xâm phạm an toàn công cộng và tội mại dâm thì thấy được tội môi giới chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ thể: chiếm tỷ lệ 10.06% so với tội phạm xâm phạm an toàn công cộng và 66.03% so với nhóm tội phạm về mại dâm. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Tòa án nhân dân cập quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã thụ lý và giải quyết 455 vụ án với tổng 568 bị cáo phạm tội môi giới mại dâm. Tỷ lệ các vụ án được xét xử đạt rất cao. Trong thời gian 05 năm thì không có vụ nào bị đình chỉ xét xử, cũng như số vụ án bị trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung cũng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 20 vụ án trên tổng số 455 vụ án. Qua đó cũng cho thấy thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm môi giới trên địa bàn TP. HCM. Sau khi 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2014 2015 2016 2017 2018 Tội phạm xâm phạmantoàncôngcộng Nhóm tội phạmmại dâm Nhóm tội phạmmôi giới mạidâm
  • 36. 29 nghiên cứu và khảo sát thực tế nhưng người hoạt động trong lĩnh vực mại dâm và môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM. Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2014 – 2018 Nguồn: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân TP. HCM - Thực tiễn định tội trong xét xử tội môi giới mại dâm - Thực tiễn định tội danh tội môi giới mại dâm Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trên địa bàn TP. HCM nhiều vụ án môi giới mại dâm lớn đã bị phát hiện và nhanh chóng xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh trừng trị nhằm triệt để và phòng chống các loại tội phạm này. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số trường hợp chưa được phát hiện hoặc định sai tội danh. Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh: Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phụ hợp và chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội và cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong pháp luật hình sự [18]. Như vậy định tôi danh là cả một quá trình đánh giá từ chứng cứ, hành vi, diễn biến phải thể hiện sự logic, ghi nhận sự phù hợp của từng trường hợp phạm tội cụ thể đang được xem xét với các dấu hiệu cấu thành của tội phạm đã được quy định. Có Năm Tổng số vụ án–bị cáo Giải quyết Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát Xét xử Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2014 55 75 0 0 0 0 55 75 2015 61 70 0 0 0 0 61 70 2016 32 45 0 0 2 2 32 45 2017 147 158 0 0 6 6 147 158 2018 200 261 0 0 12 14 200 261 TC 495 609 0 0 20 22 495 609
  • 37. 30 thể thấy việc định tội danh đối với tội môi giới mại dâm là vô cùng quan trọng, là cả một quá trình xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội do người thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm do BLHS quy định. Việc định tội danh đúng, là việc áp dụng đầy đủ và chính xác các quy định pháp luật đối với hành vi phạm tội được thực hiện. Đồng thời định tội danh là việc đánh giá mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ. Việc xác đúng tội danh, đúng người đúng tội, đảm bảo công bằng dân chủ trong xã hội, đảm bảo lợi ích cho nhà nước và nhân dân, góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm môi giới mại dâm. Như vậy có thể hiểu được là định tội danh cho các tội phạm hình sự nói chung và tội môi giới mại dâm nói riêng là quá trình xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm do BLHS quy định hay không. Do đó, việc định tội đúng là áp dụng đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật đối với hành vi phạm tội được thực hiện. Điều này cũng đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN và thông qua đó đảm bảo được tính công bằng và dân chủ và các lợi ích hợp pháp của nhà nước và nhân dân, góp phần tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tôi phạm xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Tòa án nhân dân cập quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã thụ lý và giải quyết 455 vụ án với tổng 568 bị cáo phạm tội môi giới mại dâm. Tỷ lệ các vụ án được xét xử đạt rất cao. Trong thời gian 05 năm thì không có vụ nào bị đình chỉ xét xử, cũng như số vụ án bị trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung cũng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 20 vụ án trên tổng số 455 vụ án. Qua đó cũng cho thấy thực tiễn định tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố là hoàn toàn đúng và từ đó đã nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội
  • 38. 31 phạm môi giới trên địa bàn TP. HCM. Sau đây tác giả lấy ví dụ và phân tích theo Điều 328 BLHS năm 2015 và BLSH 1999 theo từng mốc thời gian cụ thể mà BLHS có hiệu lực áp dụng: Thứ nhất, trong khoản thời gian từ nă 2014 - 2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sảy ra 295 vụ môi giới mại dâm được định tội danh sảy ra trước thời điểm điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày (01/01/2018) nên thực tiễn định tội danh sẽ được phân tích theo khoản 1 điều 255 BLHS năm 1999, cụ thể như sau: Vào Khoảng 23 giờ ngày 30/5/2018, Nguyễn Văn Tiến, đến nhà hàng Ruby, số 31A Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 để uống bia và hát karaoke tại phòng VIP 13 của nhà hàng. Tại đây, Minh cho Nguyễn Hữu Sinh (là quản lý nhà hàng) 500.000 đồng, Sinh điều 01 tiếp viên nữ gồm Vũ Thị Ngọc Ánh (sinh năm 1988), để tiếp bia cho Minh và bạn Minh. Sau đó Tiến, Minh muốn mua dâm đối với Ánh nói phải báo với Sinh. Đến khoảng 01 giờ ngày 31/5/2018, Minh liên hệ và cho Sinh thêm 500.000 đồng, được Sinh thỏa thuận giá đi khách với Minh là 4.000.000 đồng/người, khách và nhân viên bán dâm tự chọn khách sạn. Sau khi thỏa thuận giá bán dâm, Sinh kêu Ánh lên thay đồ để đi bán dâm cho khách. Minh và Tiến đi taxi đến khách sạn A25, số 19A Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1 lấy phòng và chờ Ánh đến để thực hiện hành vi mua bán dâm. Tại đây, Ánh bán dâm cho Minh tại phòng 902, khi các đối tượng đang thực hiện hành vi mua bán dâm thì các trinh sát đội Hình sự - Công an Quận 1 gồm các đồng chí Huỳnh Duyệt, Lê Xuân Thiện kiểm tra phòng 902 phát hiện Minh và Ánh đang thực hiện hành vi mua bán dâm và thu giữ 02 chiếc bao cao su đã qua sử dụng và 02 vỏ bao cao su hiệu Durex đã qua sử dụng; đồng chí Phạm Phúc Hải, Cao Công Trình kiểm tra phòng 906 phát hiện Tiến và Ánh đang thực hiện hành vi mua bán dâm và thu giữ 01 vỏ bao cao su đã qua sử dụng và 01 vỏ bao cao su hiệu Durex đã qua sử dụng. Sau đó, các đối tượng được đưa về Công an phường
  • 39. 32 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 và lập hồ sơ chuyển Công an Quận 1 xử lý. Quá trình điều tra, Nguyễn Hữu Sinh đã khai nhận hành vi môi giới mại dâm của mình. Lời khai của bị cáo phù hợp với các vật chứng thu giữ cùng các tài liệu chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập được. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 161/2018/HSST ngày 30/10/2018 của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Hữu Sinh phạm tội “Môi giới mại dâm”. Áp dụng Khoản 1 Điều 255; điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Sinh 02 (hai) năm tù. Qua vụ án nêu trên, Bị cáo được định tội danh theo cấu thành của Khoản 1 Điều 255 BLHS. Khoản 1 quy định “Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm” và việc cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh khoản 1 điều 255 BLHS 1999 là hoàn toàn đúng. - Định tội danh và quyết định hình phạt theo Khoản 2 Điều 255 BLHS năm 1999. Trong khoản thời gian từ năm 2014 – 2017, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra hơn 156 vụ môi giới mại dâm bị xử lý hình sự theo Khoản 2 Điều 255 BLHS năm 1999 điển hình vụ án như sau: Khoảng 16 giờ 00 ngày 23/3/2017, NLQ1 sử dụng số thuê bao 0901385146 gọi điện thoại cho T (gái bán dâm) có số thuê bao 0933545895 để mua dâm; đồng thời NLQ1 yêu cầu 03 gái bán dâm để bán dâm cho NLQ1 và 02 người bạn. T đồng ý và thỏa thuận giá 1.500.000 đồng/1 người/1lượt, tiền phòng khách trả. Lúc này, NLQ4 đang chơi tại phòng T nên T rủ NLQ4 đi bán dâm, NLQ4 đồng ý; T tiếp tục nhắn tin cho NLQ5 trên mạng “Zalo” với nội dung gọi NLQ5 đến khách sạn “Ngọc Yến” – địa chỉ: 839/11-15 đường Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10 để bán dâm với giá 1.500.000 đồng/1 người/1lượt, NLQ5 đồng ý; sau đó, NLQ4 sử dụng xe môtô biển số 65K1-240.67 chở T đến khách sạn “ Ngọc Yến”, NLQ5 đi bộ đến sau; khi đến
  • 40. 33 khách sạn, T sắp xếp NLQ4 vào phòng 12A bán dâm cho NLQ3, NLQ5 vào phòng 03A bán dâm cho NLQ1, còn T vào phòng 11A bán dâm cho NLQ2; tiền bán dâm, do mỗi người trực tiếp lấy của khách và được hưởng hết, T không lấy tiền môi giới. Đây là lần đầu tiên T giới thiệu cho NLQ4 và NLQ5 đi bán dâm cho khách. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 143/2017HSST ngày 15/09/2017 Tòa án nhân dân Quận 10 quyết định: Áp dụng điểm e Khoản 2 Điều 255; điểm p, e Khoản 1, 2 Điều 46; Khoản 1, 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017); Khoản 3 Điều 7; Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) [điều khoản có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tuyên Bố Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm T Phạm Tội môi giới mại dâm xử phạt T 03 (ba) năm tù. Đối chiếu với vụ án nêu trên thì người phạm tội đã có hành vị dụ dỗ và lôi kéo làm trung gian lôi kéo thêm 02 người cùng hành nghề để mua bán, dâm tuy nhiên bị cáo không có hành vi thu lợi về lợi ích vật chất tuy nhiên đã đủ dấu hiệu để định tội danh. Qua vụ án nêu trên chúng ta thấy việc định tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng theo khoản điểm e Khoản 2 Điều 255 là hoàn toàn chính xác. Bị cáo đã có hành vi “Phạm tội đối với nhiều người”. - Định tội danh và quyết định hình phạt theo khoản 3 điều 255 BLHS năm 1999. Theo số liệu thống kê từ Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết thì từ năm 2014 – 2017 có 139 vụ án bị xử lý hình sự “về tội môi giới mại dâm” bị truy tố theo khoản 3 điều 255 BLHS 1999. Để có cái nhìn khách quan tôi xin được lấy ví dụ từ thực tiễn như sau:
  • 41. 34 Vào một ngày khoảng cuối tháng 02-2014, Lê Thị Long có thuê Trung (làm nghề lái xe ôm) chở đến nhà Nguyễn Thị Mai để nhờ Mai tìm người giúp việc tại quán cắt tóc của Long ở cửa khẩu Thiên Bảo và nếu khách có nhu cầu thì bán dâm. Mai nhận lời giúp. Khoảng ba ngày sau Mai gặp Mai Thị Quỳnh tại chợ Hà Giang. Mai rủ Quỳnh sang làm nghề cắt tóc và bán dâm tại quán của Long, Quỳnh đồng ý. Hôm sau, Quỳnh đến nhà Mai chơi và gặp Long tại nhà Mai. Long nói với Mai nếu tìm được phụ nữ trẻ đẹp khoảng 15 đến 17 tuổi đưa đến nhà Long sẽ trả 20.000.000 đồng một người và nhờ Quỳnh tìm giúp 2 người. Quỳnh thống nhất với Mai nếu tìm được sẽ chia cho Mai một nửa tiền. Tối ngày 01-3-2015, Mai và Quỳnh đã rủ cháu Hoàng Lan Anh (14 tuổi) và Hoàng Lan Hương (15 tuổi) là hàng xóm của Quỳnh nói là đi làm thuê ở Hà Nội, tiền công mỗi ngày được 500.000 đồng, nên Hương và Anh đồng ý đi. Mai gọi điện choTrung nhờ đưa người đi. Sáng hôm sau Yến, Quỳnh đưa Hương và Anh đến nhà Hương thì gặp Trường, Trung gọi thêm một xe ôm và cùng đi lên khách sạn X. Trung nhờ thêm P đưa Hương, và Anh sang với tiền công là 3.000.000 đồng. Đến 19 giờ cùng ngày, P đưa Hương, Hương và Anh ra Hà Nội đến nhà Long rồi P quay về TP. HCM. Hôm sau Mai cùng với Trung sang nhà Long để lấy tiền. Long đã trả cho Mai 11.500.000 đồng và trả cho Quỳnh 10.000.000 đồng, nhưng mới ứng trước cho Quỳnh 5.000.000 đồng để mua quần áo, còn lại Long giữ hộ. Sau đó, Long đã tổ chức cho Anh và Hương hành nghề mại dâm, còn Quỳnh làm phục vụ tại nhà Long. Đến ngày 01-4-2015, Long đồng ý cho Quỳnh và Anh trở về TPHCM. Khi về đến TP. HCM, Anh đã tố cáo hành vi của Long, Mai. Hoàng Lan Hương trở lại tiếp tục bán dâm đến ngày 06-7-2015 cũng trở về TPHCM. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 105/HSST ngày 21-11-2015, Toà án nhân dân Quận X đã áp dụng các điểm a Khoản 3 Điều 255; p Khoản 1 Điều 51 đối với
  • 42. 35 Lê Thị Long, Nguyễn Thị Mai và Mai Thị Quỳnh và Điều 55 Bộ luật hình sự, xử phạt: Lê Thị Long 12 năm tù. Ngày 24-11-2015 Lê Thị Long kháng cáo kêu oan. Ngày 29-11-2015, Long có đơn kháng cáo kêu oan về tội mua bán trẻ em và xin giảm nhẹ hình phạt. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 419/HSPT ngày 23-3-2017, Toà phúc thẩm Toà án nhân TPHCM giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm đối với Lê Thị Long. Từ vụ án nêu trên thì khi xét xử các bị cáo về tội môi giới mại dâm, Tòa án đã áp dụng đúng và hoàn toàn chính xác về khung và mức hình phạt. Tuy nhiên, cần nên xem xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt theo trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. - Hạn chế, khó khăn trong định tội danh tội môi giới mại dâm Từ những phân tích và đánh giá như ở trên cho thấy tội phạm môi giới mại dâm trong thời gian qua trên địa bàn TP. HCM diễn biến phức tạp và tính chất nguy hiểm ngày càng tăng về tần suất và phạm vi hoạt động cũng như độ tuổi phạm tội. Quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm này chưa thật sự đạt hiệu quả cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất là về các dấu hiệu định tội của loại hình tội phạm này chưa rõ ràng và cụ thể: - Trên thực tế, việc môi giới mại dâm diễn ra rất đa dạng theo nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều hành vi khác nhau. Nhưng trong khi đó, quy định Điều 328 BLHS 2015 về tội môi giới mại dâm theo hướng tội phạm này thể hiện ở mặt khách quan không chỉ là dụ dỗ hay dẫn dắt người mại dâm. Như vậy, nếu chỉ giới hạn hành vi dụ dỗ hay dẫn dắt người mại dâm thì còn quá hẹp chưa bao quát được các hành vi khác có liên quan. Bên cạnh đó, cần
  • 43. 36 nghiên cứu bổ sung tình tiết tăng nặng định khung đối với tội môi giới mại dâm đối với người chưa thành niên dưới 13 tuổi. - Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP. HCM bên cạnh phát hiện vụ án về môi giới mại dâm được các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý kịp thời thì còn một số vụ án còn tồn tại nhiều vướng mắc xác định tội phạm môi giới mại dâm lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để chứa chấp, môi giới và tổ chức hoạt động mại dâm và mua bán dâm ở nơi công cộng; thực hiện môi giới mại dâm, chứa mại dâm đối với trẻ em ở độ tuổi dưới 13 để tăng khung hình phạt đối với tội danh này và tăng tính răn đe phòng ngừa tội phạm. - Thực tiễn xét xử chỉ xử lý người đã thành niên vì các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng nếu người mua dâm là người chưa thành niên thì bản thân họ lại chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Chính vì vậy, hành vi của họ chưa có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và không cần phải xử lý họ theo quy định của BLHS. Nên để thống nhất giữa các quy định trong luật và thực tiễn áp dụng luật theo Điều 329 BLHS cần có thêm chi tiết quy định chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên. Cũng như việc xác định đối tượng tác động thuộc tội môi giới mại dâm hay tội tổ chức mại dâm còn chưa thống nhất. Từ đó cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến môi giới mại dâm có yếu tố tổ chức mại dâm. 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm - Thực tiễn quyết định hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm Theo quan điểm của PGS. TS Phạm Văn Lợi thì “Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại hình và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người
  • 44. 37 phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội” [8]. Theo đó, các quyết định về hình phạt chính là việc Tòa án lựa chọn hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi phạm tội và phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Quyết định về hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản và quá trình áp dụng quy định luật Hình sự. Như vậy, quyết định hình phạt có thể hiểu là lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi chế tài để áp dụng đối với người phạm tội do Tòa án thực hiện trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Quyết định hình phạt có nghĩa quan trọng trong việc xét xử, là giai đoạn quyết định để đưa hình phạt quy định trong chế tài hình sự ra áp dụng đối với người phạm tội cụ thể quyết định hình phạt là biểu hiện chính sách Nhà nước đối với người phạm tội phải gánh chịu [9]. Trong những năm gần đây, khi xét xử các bị cáo về tội môi giới mại dâm, nhiều Tòa án đã áp dụng đúng khung và mức hình phạt cho từng tội danh. Bên cạnh những thành tích đạt được đã ghi nhận thì còn những vụ án bị hủy, cải sửa lớn do đánh giá đánh giá chứng cứ, áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm và thực tế sảy ra có trường hợp áp dụng xử phạt quá nặng hoặc còn quá nhẹ chưa đủ răn đe, do việc áp dụng không đúng tình tiết tăng nặng định khung và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Một số vụ án điển hình cho vụ việc như trên (Phụ lục 1). Thực tế, dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc sẽ áp dụng hình phạt tương ứng cho từng tội phạm. Xét về việc xử lý vụ việc thì người thực hiện hành vi môi giới mại dâm sẽ tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Ví dụ điển hình vừa mới đây như vụ việc xét xử đường dây môi giới mại dâm của Kiều Đại Vũ vào ngày 15/07/2019. Theo đó, ông Kiều Đại Vũ (23 tuổi, hiện ngụ tại huyện Hóc Môn) bị viện KSND TP. HCM truy tố về tội
  • 45. 38 môi giới mại dâm theo K2 Điều 328 BLHS 2015. Theo như bản cáo trạng thì vào ngày 30/08/2018 phòng cảnh sát hình sự - công an TP. HCM phối hợp với đơn vị nghiệp vụ và kiểm tra khách sạn tại đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. HCM và khách sạn tại đường Nam Quốc Quận 1 thì đã phát hiện ra 4 cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Qua tiến hành điều tra của cơ quan chức năng thì ông Vũ đã khai nhận 29/08/2018 Trương Đình T và Nguyễn Thé M đã liên hệ với Vũ yêu cầu cung cấp 2 gái bán dâm vào chiều 30/08/2018 và ông Vũ đã đồng ý. Sau đó Vũ liên lạc với 2 gái bán dâm và thỏa thuận đồng ý bán dâm với giá 6 triệu đồng/lần và người còn lại đồng ý bán 3 triệu/lần. Vũ báo lại cho người mua dâm và bán lại với giá 12 triệu đồng/ lần và 7 triệu đồng/ lần thì đều đồng ý. Như kế hoạch đã thỏa thuận vào chiều 30/08 Vũ điện thoại cho người mua dâm đến tại khách sạn Quận 5 đến thực hiện việc bán dâm. Trong lúc thực hiện việc mua bán dâm thì đối tượng đã bị công an TP. HCM phát hiện. Lần môi giới này Vũ nhận được 10 triệu đồng. Tương tự ngày 30/08/2018 Vũ gặp Q. và Đ. Tại quán cafe Quận 1. Tại đây Q. đưa Vũ 8.500 USD tiền mua dâm và tiền thưởng 500 USD. Khi đôi trai gái đang thực hiện việc mua bán dâm thì bị công an TP. HCM phát hiện. Lần môi giới này Vũ hưởng lợi 3.400 USD. Qua điều tra ngoài những lần môi giới trên thì ông Vũ đã khai nhận đã nhiều lần thực hiện việc môi giới mại dâm khác hưởng từ 1 – 4 triệu đồng. Đối với 8 người có hành vi mua bán dâm, công an TP. HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với những người này. Tại tòa, Vũ khai nhận không biết việc giới thiệu mua bán dâm và nhận tiền hoa hồng là việc làm trái pháp luật và bị cáo Vũ trình trước tòa cho rằng “bị cáo nhận thức còn hạn chế nên không biết đó là việc làm sai trái”. Tuy nhiên, chủ tọa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo chuyên nghiệp và hoạt động độc lập. Còn đối với đại diện Viện kiểm sát khẳng định bị cáo là sinh viên đã sinh sống và học tập tại TP.
  • 46. 39 HCM. Vì vậy bị cáo không thể nói rằng bản thân mù mờ thông tin và thiếu nhận thức pháp luật. Trước lập luận và chứng cứ từ Hội đồng xét xử cùng Viện kiểm sát đưa ra cuối cùng Vũ đã nhận tội. - Những hạn chế và khó khăn trong quyết định hình phạt môi giới mại dâm Đối với hình phạt tù có thời hạn, quy định theo Điều 328 BLHS 2015 xây dựng mức án cao nhất của khung hình phạt là 15 năm, mức thấp nhất là 06 tháng tù cho nên tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với chủ thể vi phạm tội môi giới mại dâm chưa đạt hiệu quả cao. 2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong xét xử (định tội, quyết định hình phạt) tội môi giới mại dâm Cách hiểu thứ nhất: Khái niệm “Người” ở đây bao gồm cả người mua dâm và người bán dâm vì phù hợp với quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 tại Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh này về giải thích từ ngữ “7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm”. Điều 328 BLHS 2015 quy định: “người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Với cách hiểu thứ nhất thì hoàn toàn hợp lý và không có mâu thuẫn, đúng với hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống, người bán dâm có thể là nữ hoặc nam, nhiều người bán dâm cho một người,… Có như vậy, nhà nước mới đảm bảo được việc xử lý và phòng chống loại tội phạm mại dâm. Như vậy, có sự thay đổi về cấu trúc trong mặt khách quan tội môi giới mại dâm đã thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật trong khái niệm “người” tại Điểm a, đ Khoản 2 Điều 328. Nhờ vậy mới đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời khắc mục được những bất cập trong
  • 47. 40 quy định tại Điểm b, mục 4.2 Nghị quyết 01/2006/HĐTP – TANDTC về tình tiết phạm tội nhiều lần. Cách hiểu thứ 2: Khái niệm “Người” được hiểu là người bán dâm vì hành vi mại dâm theo nghĩa của từ “mại dâm” theo như từ điển Tiếng Việt là hành vi bán dâm, còn từ “mãi dâm” theo từ điển Tiếng Việt là hành vi mua dâm. Như vậy, tội môi giới mại dâm là tội môi giới hành vi bán dâm. Do đó, môi giới mại dâm đối với 2 người trở lên theo điểm đ Khoản 2 Điều 328 BLHS được hiểu là môi giới cho 2 người bán dâm trở lên. Ngoài ra, quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 328 BLHS đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ phải là quy định độ tuổi dành cho người bán dâm vì ngay tại Điều 329 BLHS quy định về tôi “Mua dâm người dưới 18 tuổi” quy định chỉ xử lý người mua dâm là người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi. Các điều luật này đưa ra nhằm bảo vệ những người bán dâm chưa đến tuổi thành niên là nạn nhân của hành vi mua bán dâm. Bản thân người mua dâm là người chủ động thực hiện hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy không có quy định đối với người bán dâm dưới 18 tuổi. Như vậy, thực tế xét xử có 2 luồng ý kiến đưa ra về cách hiểu từ ngữ trong quy định giữa nhà làm luật và thực tiễn áp dụng sẽ dẫn đến nhiều tranh cãi và bất cập nếu như trong cùng một vụ việc xảy ra xét xử. Do chưa có văn bản hướng dẫn và giải thích rõ quy định trong luật tại Điều 328 BLHS nên nhiều địa phương đã áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, ta thấy được cách hiểu thứ nhất có vẻ hợp lý, không có sự mâu thuẫn trong các điều luật quy định với nhau, đáp ứng được thực tiễn xảy ra trong cuộc sống. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định của BLHS 2015. Tuy nhiên Thông tư liên tịch 02 trường hợp một người thực hiện nhiều lần trong cùng một hành vi xâm phạm và mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời các hành vi
  • 48. 41 xâm phạm chưa bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xử phạt bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS thì khi đó người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của tất cả các lần bị xâm phạm, nếu có hành vi xâm phạm đến sở hữu được thực hiện liên tục và kế tiếp nhau về mặt thời gian. - Những bất câp, hạn chế liên quan đến các quy định tại phần tội phạm môi giới mại dâm trong BLHS: - Xét về dấu hiệu của việc cấu thành tội phạm môi giới mại dâm cũng như các dấu hiệu cấu thành mại dâm khác còn chưa phù hợp với thực tế, khó chứng minh được trên thực tế gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. - Một số tội quy định trong BLHS về tội môi giới mại dâm không mô tả rõ ràng dấu hiệu của hành vi khách quan cho việc xác định tội danh này với tội danh khác như: thuật ngữ dụ dỗ, dẫn dắt tội mua bán người (Điều 119), tội mua bán trẻ em (Điều 120) dẫn đến việc phân biệt giữa hành vi mua bán người, mua bán trẻ em với việc môi giới mại dâm. - Những bất cập, hạn chế trong quy định của BLHS về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự:  Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã được ghi nhận trong BLHS hiện hành thông qua các điều khoản cụ thể như về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự,… các quy định chưa cụ thể, ranh giới giữa trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự và trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự chưa rõ ràng nên người dân còn e dè, chưa chủ động bảo vệ được quyền và lợi ích