SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH LY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐÀ NẴNG - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH LY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG
ĐÀ NẴNG - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác, những kết quả nghiên
cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............................. 8
1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm ................................... 8
1.2. Chủ thể, nội dung, đối tượng của quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm................................................................................................................ 13
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm........... 20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 22
2.1. Các yếu tố đặc thù của quận Ngũ Hành Sơn có ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm ...................................................................... 22
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn................................................................................................. 24
2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm................ 42
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM HIỆN NAY........................................................................... 51
3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện về quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.................................................. 51
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn ........................................................................... 53
3.3. Kiến nghị hoàn thiện................................................................................ 62
KẾT LUẬN.................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP : An toàn thực phẩm
Nxb : Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy Ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo ATTP của quận........31
Bảng 2.2: Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về
ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018.......................35
Bảng 2.3: Số liệu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của
quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018......................................................37
Bảng 2.4: Số liệu công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách ATTP trên
địa bàn quận giai đoạn 2016-2018 ..................................................................41
Bảng 2.5: Nội dung vi phạm về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn .....47
Bảng 2.6: Kinh phí đầu tư công tác đảm bảo ATTP quận 2016-2017 ...........49
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển
của cơ thể, tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động và làm việc một cách hiệu
quả. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một mối rủi ro có thể mang tới cho cơ thể
nguồn bệnh khác nhau khi không đảm bảo chất lượng ATTP. Thực phẩm
mang tới nguồn công dụng rất lớn nhưng chỉ khi mọi thứ được đảm bảo về
chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh trong sản xuất và chế biến. Cho thấy vai trò
của ATTP rất lớn đối với sức khỏe con người.
Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng,
chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng được
mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Vấn đề bảo đảm an toàn thực thẩm trong thời
gian qua đang được cấp ủy Đảng, chính quyền quanh tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
đạt kết quả nhất định. Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh,
chế biến thực phẩm và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm bước đầu có
chuyển biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn
thực phẩm đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện. Bộ máy tổ chức
cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa
phương đang được kiện toàn, thực hiện phân công, phân cấp, công tác phối
hợp giữa các bộ, ngành và địa phương bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên an
toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng
đang là mối lo của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Gần đây,
nhiều sự việc liên tục xảy ra xoay quanh vấn đề vệ an toàn thực phẩm như: sử
dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm,
việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc quy trình chế biến không đảm
bảo…đã gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Ở Việt Nam, theo tài
liệu của Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực
2
phẩm cũng như số người nhiễm độc thực phẩm còn khá cao. Theo thống kê
của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 10/2018 cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực
phẩm khiến hơn 2.010 người ngộ độc trong đó có 15 trường hợp tử vong [33]
. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật, cùng
với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong
thực phẩm.
Tại thành phố Đà Nẵng, du khách ngộ độc thức ăn không phải là câu
chuyện mới. Thống kê cho thấy, năm 2017, trên địa bàn thành phố đã diễn ra
nhiều vụ ngộ độc liên quan đến an toàn thực phẩm. Điển hình, vụ 09 du khách
trong đoàn 50 người từ Quảng Ninh du lịch Đà Nẵng bị ngộ độc sau khi ăn
trưa tại một nhà hàng ở Đà Nẵng (tháng 9/2017). Hậu quả, nhiều người bị đau
bụng, buồn nôn phải nhập viện. Đặc biệt, trước đó, cuối tháng 7/2017, khoa
Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) cũng đã tiếp nhận 46 nạn
nhân là du khách đến từ Lào, nhập viện với biểu hiện ngộ độc thực phẩm như:
đau bụng, đau đầu, sốt, nôn,…sau khi ăn uống tại một nhà hàng trên địa bàn
Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 46 người đều ngộ độc thức ăn, có
biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc [25].
Riêng đối với Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trong 09 tháng
đầu năm 2016 đã lập biên bản xử lý, xử phạt hơn 20 cơ sở vi phạm an toàn
thực phẩm, thu hồi, tiêu hủy nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,
không đảm bảo an toàn thực phẩm; “ đột kích” các điểm giết mổ gia cầm, gia
súc không đúng quy định, phát hiện, xử phạt 05 điểm giết mổ chui; số lượng
các cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm…ngày
càng nhiều, ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân
chưa có chuyển biến đáng kể. Điều đó tạo ra cho chính quyền quận Ngũ Hành
Sơn nhiều thách thức trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Bên cạnh
đó, thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn còn
3
bộc lộ nhiều yếu kém, vấn đề chỉ đạo điều hành chưa khả thi, đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa
đồng bộ và niềm tin của người dân đối với cơ quan QLNN về ATTP chưa cao
[25].
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
An toàn thực phẩm đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Có
rất nhiều công trình nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Một số công trình, bài viết đã được nghiên cứu như:
Chu Thế Vinh (2013), Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ
sở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”;
Trần Thị Khúc (2014), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Hà Nội;
Ngô Thị Xuân (2014), Quản lý nhà nước về về sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội;
Nguyễn Lê Uyên (2011), Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu đã không còn tính thời sự, phần
lớn nội dung của các bài viết chỉ mang tính định hướng hoàn thiện một cách
chung chung mà không đi sâu vào phân tích các vấn đề có tính hệ thống về
mặt lý luận và chỉ ra từng hạn chế, để từ đó đưa ra hướng hoàn thiện của chế
4
định này. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Do đó, đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng” giúp có cái nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn công tác quản lý nhà
nước lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề ra phương hướng và giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện ,mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về ATTP.
- Phân tích thực trạng QLNN về ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về lĩnh vực
ATTP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài nghiên cứu về hoạt động QLNN về ATTP trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian: từ năm 2016 đến năm 2019.
5
5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mac – Lenin, những luận điểm
quản lý hành chính nhà nước Việt Nam về ATTP.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin ngoài ra đề tài còn sử dụng một số
phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Luận văn thu thập tài liệu về thực trạng, chính sách QLNN về ATTP
như: các đề tài tham khảo, các luận văn, các văn bản pháp luật về ATTP như:
Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư…liên quan đến
ATTP.
Ngoài ra, luận văn còn khai thác và sử dụng số liệu trên internet của Bộ
Y tế, Cục an toàn thực phẩm, các tổ chức Chính phủ, của Tổng Cục thống kê,
các đánh giá, quan điểm, nhận định của chuyên gia, báo cáo của các cơ quan
có liên quan đối với hoạt động QLNN về ATTP:
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: gồm phương pháp điều tra và
phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra: là phương pháp nhằm thu thập dữ liệu nhằm
phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Thông qua
điều tra, phỏng vấn sẽ thu thập dữ liệu sơ cấp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét
một cách chủ quan thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Quận Ngũ Hành
Sơn cũng như để biết được hệ thống chính sách pháp luật, công tác chỉ đạo,
sự phối hợp và nguồn lực phục vụ công tác QLNN về ATTP cũng như đánh
giá mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATTP, mối quan tâm của
6
họ đến vấn đề ATTP và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đến thực phẩm
hiện nay như thế nào và việc đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm về công tác QLNN về ATTP hiện
nay và thông qua điều tra để biết được việc chấp hành các quy định về ATTP,
kiến thức về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh như thế nào.
Đối tượng phỏng vấn:
- Cơ quan QLNN về ATTP: cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách
công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận (phòng Y tế, phòng
Kinh tế, Trung tâm Y tế dự phòng…).
- Chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh.
- Người tiêu dùng.
Phương pháp quan sát trực quan: là phương pháp thu thập dữ liệu đơn
giản, dễ thực hiện. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt để nghe,
để nhìn sự vật, hiện tượng.
Phương pháp này được sử dụng để quan sát điều kiện đảm bảo ATTP
của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cách thức QLNN
về ATTP của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận.
Phương pháp phân tích dữ liệu gồm:
- Phương pháp thống kê:
Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình
bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục
vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê chia ra làm
hai lĩnh vực là thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả về bộ máy QLNN về
ATTP, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý” kết quả thanh
tra, kiểm tra ATTP, số lượng đơn vị vi phạm về điệu kiện ATTP…
Sử dụng phương pháp thống kê suy luận: các dữ liệu sơ cấp thu thập
7
được sẽ được xử lý và tổng hợp phân tích bằng các phương pháp thống kê,
khái quát số liệu từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho vấn đề nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích,…để đánh giá công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc đánh giá thực
tiễn hoạt động QLNN đối với ATTP.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp địa phương có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng QLNN đối
với lĩnh vực ATTP trên địa bàn quận, từ đó đề ra các giải pháp cần thiết nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực ATTP nhằm thay đổi hành vi của
con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân, phòng
ngừa ngộ độc do thực phẩm gây ra.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn.
Chương 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước
ta hiện nay.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm (ATTP), quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm
Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex): Thực phẩm là tất cả các
chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn,
uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc
xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ định
được dùng như dược phẩm [18].
Theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm
2010 của Quốc hội, thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng
tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm
mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo định nghĩa của Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) và Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) thì “ An toàn thực phẩm (ATTP) là việc bảo đảm
thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm
thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học
hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật,
thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng [13].
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, ATTP là việc
bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Vậy, ATTP là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo
cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người
9
tiêu dùng. Như vậy, ATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Để nghiên cứu khái niệm QLNN, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản
lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác khác nhau
tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên
cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc
độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động
của đời sống xã hội.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng
những phương tiện khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Nhà nước là
thiết chế quyền lực công, đại diện cho toàn thể nhân dân quản lý mọi mặt của
đời sống xã hội. Nhà nước có những quyền lực đặc biệt, nắm trong tay những
công cụ quản lý đặc biệt, đảm bảo thực hiện quyền lợi của giai cấp thống trị
và quyền lợi của toàn xã hội.
Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặc biệt. Đó là loại quản lý
gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước;
gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt,
khác hẳn với các loại quyền lực khác [14].
Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được
xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội.
Quản lý ATTP: được định nghĩa là hoạt động điều khiển có tính bắt
buộc của các cơ quan chức năng quốc gia (cấp Trung ương) hoặc địa phương
nhằm tạo nên sự bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo rằng tất cả các loại thực
phẩm trong khi sản xuất, vận chuyển, lưu kho, chế biến và phân phối đều an
10
toàn, lành mạnh (không độc hại) và thích hợp cho tiêu thụ ở người; phù hợp
với các yêu cầu về an toàn và chất lượng; được dán nhãn một cách trung thực
và chuẩn xác như đã được quy định bởi pháp luật. Trách nhiệm trên hết của
hoạt động QLNN về ATTP là việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
cũng như hướng dẫn các quy định về quản lý thực phẩm an toàn và bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng [13].
Hay, QLNN về ATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua
các văn bản pháp luật, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến
tình hình thực hiện ATVSTP của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu
dùng nhằm định hướng , dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về
ATTP. QLNN về ATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công tác
hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lược, kế hoạch có
liên quan đến vấn đề ATTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản gồm một
số công việc cụ thể: tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác thanh tra, xử lý vi
phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý.
1.1.2. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đối với sức khỏe:
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát
triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người song cũng là nguồn gốc gây
bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh ATTP. Không có thực phẩm nào được coi là
quý báu dinh dưỡng nếu nó không an toàn cho cơ thể. Vì vậy thực phẩm rất
quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.
Về lâu dài, thực phẩm chẳng những có tác động lớn đối với sức khỏe
của mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử
dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc cấp tính với
các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng sự nguy hiểm lâu dài là sự tích lũy dần
các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát
11
bệnh hoặc có thể gây các khuyết tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh
hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy
dinh dưỡng, người cao tuổi, người bệnh càng nhạy cảm với các bệnh do thực
phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh nhiều hơn
[11].
- Đối với kinh tế:
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực
phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa
chính trị, rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm
chẳng những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các
loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp vượt quá
mức quy định cho phép theo quy định quốc tế hoặc nhà nước, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi thực phẩm không an toàn thành nhiều hậu quả khác
nhau, bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong, cụ thể [13]:
- Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là
chi phí khám bệnh, hồi phục sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc
người đau yếu, bị mất.
- Lương do phải nghỉ làm…
- Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, bảo quản
sản phẩm tiêu hủy sản phẩm, những thiệt hại đó làm mất lợi nhuận
của nhà sản xuất và tổn thất nặng nề nhất là mất lòng tin của người
tiêu dùng.
- Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân
tích, thẩm tra độc hại, giải quyết hậu quả…
Do đó, đảm bảo ATTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý
nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, môi trường sống của
12
các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu hàng đầu của
ATTP là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc, thực phẩm phải đảm bảo
lành và sạch.
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Quản lý ATTP đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn
cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng và bổ dưỡng cho cộng đồng. Mặt
khác, bảo đảm chất lượng, ATTP còn là một trong những điều kiện tiên quyết,
thiết yếu để thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phát triển ở cả
thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia và quốc
tế. Gần đây, sự bùng phát bệnh tật do thực phẩm gây ra đã trở nên báo động,
gây nên những mối lo ngại về hiệu quả của hệ thống kiểm soát ATTP. Theo
kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019, 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng, thấp còi [33]. Thiếu dinh dưỡng không chỉ là kết quả của nguồn
cung ứng thực phẩm không đầy đủ, nó còn gây ra do sự tiêu thụ các loại thức
ăn còn hạn chế, không an toàn và kém chất lượng. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra khoảng 40 triệu vụ ngộ độc. Một nửa số ca
tử vong trên thế giới có liên quan tới lương thực, thực phẩm. Ở các nước đang
phát triển, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực
phẩm không an toàn gây ra, trong đó tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô
nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hằng năm cho khoảng 2,2 triệu người
trong đó hầu hết là trẻ em [27].
Bên cạnh đó, trong môi trường toàn cầu mới, cả các nước xuất nhập
khẩu thực phẩm đều đang đẩy mạnh hệ thống kiểm soát thực phẩm của mình,
thực hiện và tuân thủ các chiến lược kiểm soát thực phẩm dựa trên đánh giá
nguy cơ nhằm vừa bảo đảm quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, vừa tạo điều
kiện thúc đẩy thương mại thực phẩm phát triển. Điều quan trọng đối với các
nước đang phát triển đó là thực hiện và thi hành một hệ thống kiểm soát
13
ATTP dựa trên khái niệm hiện đại về đánh giá các mối nghi. Nhà nước có vai
trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách và tạo khung pháp lý
nhằm giảm thiểu những rủi ro, những mối nguy đối với ATTP hay đề ra
những quy định mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng để
bảo đảm thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất tới lưu thông.Tại Việt Nam,
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
khóa XI thông qua từ năm 2003. Để nâng cao tính hiệu quả và đồng bộ trong
công tác quản lý về ATTP, Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12)
đã được Quốc hội thông qua năm 2010. Tới nay nhiều văn bản pháp lý khác
đã và đang được xây dựng, triển khai nhằm tạo lập một hệ thống kiểm soát
thực phẩm đồng bộ từ quá trình sản xuất tới lưu thông, phân phối.
Nhìn chung, quản lý ATTP không những là trách nhiệm và nghĩa vụ
của các cấp, ngành chức năng mà còn cần sự đóng góp của toàn xã hội, đặc
biệt là sự tham gia tích cực từ phía người sản xuất, người kinh doanh và người
tiêu dùng nhằm mục đích bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại
quyền lợi cho chính mình [33].
1.2. Chủ thể, nội dung, đối tượng của quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Chủ thể quản lý: Là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định
buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt
được những mục tiêu đã định trước.
Chủ thể quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước
trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức
năng đối nội và đối ngoại của nhà nước
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã chuyển hoạt động quản lý về
ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Theo đó, việc phân công
14
trách nhiệm QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm được xác định theo hướng
quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh
doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong QLNN về ATTP
của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm các Bộ, ngành
trong lĩnh vực QLNN về ATTP ( giảm số bộ tham gia QLNN về ATTP từ 08
Bộ theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 còn 03 Bộ). Tại Điều
62, Điều 63, Điều 64 quy định:
Tại tuyến Trung ương:
Chính phủ: quản lý ATTP trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó giao
nhiệm vụ quản lý trên một số lĩnh vực cụ thể:
Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng
thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của
Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá
trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt,
thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng
và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ
mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo
quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Bộ Công thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
15
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại
rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột
và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý
ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công
quản lý.
Tại tuyến địa phương:
Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/05/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy
sản và muối đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành
lập Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản. Ngoài ra các Chi cục
thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản cũng tham gia triển khai quản lý, kiểm tra
chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo phân công của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Một số Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản
địa phương đã được thành lập Trạm kiểm nghiệm hoặc các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất lượng, ATTP nông, lâm,
thủy sản.
Trong lĩnh vực y tế, tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP
của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11 biên
chế hành chính. Tại cấp huyện và cấp xã các địa phương, theo báo cáo của
UBND các tỉnh, tại cấp huyện và cấp xã đã bố trí cán bộ làm công tác ATTP.
Tại cấp huyện, công tác quản lý về ATTP giao cho Phòng Kinh tế hoặc Phòng
Kinh tế - Nông nghiệp, Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm.
Tuy nhiên, ở những quận hoặc thành phố thuộc tỉnh, do không có Phòng
Nông nghiệp, công tác quản lý về ATTP giao cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm
Y tế thực hiện. Tại cấp xã, có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm vụ giúp UBND về
16
ATTP. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Phó Chủ tịch
UBND xã, phường làm Trưởng ban, Phó ban là Trạm trưởng Trạm Y tế; các
thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an
ninh trật tự...
Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Xây dựng và ban hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Bất kỳ một xã hội nào cũng có trật tự riêng của nó, trật tự đó phải được
giữ vững bằng pháp luật, không thể chỉ bằng tập tục hoặc chỉ bằng những quy
tắc có tính chất xã hội. Trong xã hội có rất nhiều vấn đề nhưng không phải
loại vấn đề nào cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng có
một số vấn đề xã hội nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Trong đó
có vấn đề về ATTP bởi tính chất phức tạp của nó.
Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước, các chủ thể
quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhưng hình thức cơ bản
và quan trọng nhất là xây dựng và ban hành pháp luật. Việc quản lý xã hội
phải bằng pháp luật thì mục đích việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả
cao. Pháp luật có vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt đối với các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, nó chính là phương tiện ghi nhận các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, pháp luật do nhà nước ban hành để quản
lý xã hội nhưng nhà nước cũng sẽ bị hạn chế bởi chính pháp luật, chịu sự
phục tùng và phải thi hành pháp luật do chính mình đặt ra, có như vậy mới
đảm bảo được quyền của công dân, tránh sự lạm quyền, đảm bảo sự công
bằng và sự phát triển bình thường của xã hội
Chính sách ATTP được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư
tưởng của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và QLNN về
ATTP. Chính sách đặt ra các nguyên tắc chung sao cho phù hợp với mục tiêu
của đất nước. Chính sách có ý nghĩa quan trọng trong công tác QLNN về
17
ATTP, song chính sách không thể thiếu pháp luật. Nhà nước ban hành các
văn bản pháp luật về ATTP nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP, phòng chống ngộ
độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Chằng hạn, Nhà nước
ban hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 178/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
ATTP,…
Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Quản lý xã hội bằng pháp luật không có nghĩa là nhà nước chỉ ban hành
pháp luật mà bao gồm cả tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội,
đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Hoạt động
ban hành và xây dựng pháp luật là hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên,
điều quan trọng hơn là nó phải được thực thi trong thực tế, sự quan trọng của
pháp luật không phải ở chỗ chúng được ghi trên giấy, mà là ở chỗ được đem
ra thi hành và mang lại hiệu quả.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về ATTP bao
gồm: Công bố văn bản quy phạm pháp luật quy định về ATTP thông qua việc
tổ chức công bố, đăng công báo, niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; phổ
biến, truyền thông về việc ban hành và nội dung của văn bản quy phạm pháp
luật; ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật; thực hiện các điều kiện bảo đảm thi hành văn bản quy phạm
pháp luật như tập huấn nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, kinh
phí, cơ sở vật chất; theo dõi, đánh giá hiệu quả thi hành văn bản quy phạm
pháp luật…
Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật, kế hoạch phải đảm bảo tính
thống nhất, minh bạch, rõ ràng và phải được phổ biến, thông tin đại chúng.
Chất lượng của công cụ kế hoạch hóa, chính sách và bộ máy tổ chức trong
QLNN về ATTP sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản
18
xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm phát triển đồng thời giảm ngộ độc thực
phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tính mạng con người.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý an toàn thực phẩm
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước,
cả hai hoạt động này đều có cùng mục đích là nhằm phát huy những nhân tố
tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể quản lý nhà nước, góp phần hoàn
thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện
tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, thanh tra và kiểm tra vẫn
là hai hoạt động riêng biệt, trong quản lý nhà nước về ATTP, kiểm tra là hoạt
động được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức bởi rất nhiều chủ thể
như cấp trên đối với cấp dưới, thủ trưởng cơ quan đối với cán bộ, công chức,
trung ương đối với địa phương…nhằm xem xét tình hình thực tế thi hành
pháp luật hay thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định để từ đó đưa ra
đánh giá, nhận xét trong khi đó thanh tra lại là sự xem xét, đánh giá và xử lý
việc thực hiện pháp luật của các chủ thể quản lý nhằm phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, chủ thể tiến hành của hoạt động thanh tra chỉ có cơ quan thanh tra
được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động chủ yếu theo kế hoạch,
thường được chọn lọc trước để đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực
hiệu quả của thanh tra cũng như đảm bảo mục đích của thanh tra, hoạt động
thanh tra thường có quy định các biện pháp xử lý trong khi kiểm tra không có
quy định chi tiết các biện pháp xử lý.
Quy định pháp luật về an toàn thực phẩm
Vấn đề về an toàn thực phẩm ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được ghi nhận trong các văn bản pháp luật sau đây:
19
Luật An toàn thực phẩm
Luật số 55/2010/QH12 của Quốc hội: Luật An toàn thực phẩm quy định
về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;
điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm
và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm
nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng
ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo
dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành đã đóng một vai trò lớn trong điều chỉnh vấn đề vầ
ATTP. Có thể kể đến là: Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 75/2017/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm triển
khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố
của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia
Lai; Quyết định số 37/QĐ-ATTP về việc ban hành Tài liệu tập huấn kiến thức
về an toàn thực phẩm và Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm;
Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu
hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của
20
Bộ Y tế; Thông tư số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về
an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy
chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Công điện số 688/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử
dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển
từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế,...
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Lợi ích kinh tế: lòng tham lợi nhuận của một số con người đã dẫn tới sự
tràn lan thực phẩm bẩn. Lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ lời nhuận cao, nhanh
chóng làm giàu, người ta bất chấp tội lỗi, bán rẻ lương tâm, bằng mọi giá
kiếm lời, miễn sao cái hầu bao của họ mỗi ngày một chặt và phình to nhanh
chóng theo thời gian, họ đang bị đồng tiền làm mờ đôi mắt và mù lòa nhân
phẩm, “ Người Việt giết lẫn nhau”.
Nhận thức: Mấy ai phân biệt được thực phẩm bẩn và sạch? Thực phẩm
bẩn đang tràn lan trên thị trường rất khó phân biệt. Họ có thể coi những sản
phẩm sạch là râu bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ
sạch của chúng, điều này hoàn toàn không có một cơ sở khoa học nào cả. Một
số người dù biết thực phẩm bẩn nhưng giá cả khiến họ bất chấp mua những
thực phẩm gây hại cho cơ thể về dùng. Bạn nghĩ sao vào siêu thị hoặc những
nơi có giấy phép thực phẩm an toàn là bạn đã mua được thực phẩm sạch? Rất
nhiều siêu thị lớn cũng nhập hàng từ các chợ thường trên địa bàn rồi được dán
mác an toàn mang đi các cửa hàng để tiêu thụ mà giá của chúng sau khi dán
mác đắt gấp nhiều lần so với trước.
Cơ chế quản lý: việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm
bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa
đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an
toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.
21
Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước :Liên kết, phối kết hợp là
cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một
trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị
chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả
các lĩnh vực. Chẳng hạn như: cơ quan y tế trong lĩnh vực ATVSTP là cơ quan
thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP. Vì vậy giữa
cơ quan QLNN về vệ sinh ATTP với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp
với nhau để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt. Phối kết hợp trong các
hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên tryền, đào tạo hay trong hoạt động kiểm
nghiệm,…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: đài,
báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan QLNN về ATTP, qua đó
tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Kết luận Chương 1
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là một yêu cầu tất yếu
trong quá trình hội nhập và phát triển. Xoay quanh các vấn đề lý luận như:
Hiểu như thế nào về ATTP và quản lý nhà nước về ATTP; chỉ ra đối tượng,
nội dung và chủ thể của nó; nêu lên vai trò của công tác quản lý nhà nước; các
yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, làm rõ những quy
định của pháp luật về ATTP. Tất cả các nội dung này đều được ghi nhận tại
Chương 1 của luận văn.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về
ATTP trong Chương 1 của luận văn có vai trò quan trọng, làm nền tảng phân
tích, đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về ATTP từ thực tiễn tại Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng, góp phần đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường
quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Các yếu tố đặc thù của quận Ngũ Hành Sơn có ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
2.1.1. Đặc điểm địa lý – dân cư
Ngũ Hành Sơn là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập
theo Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ và Quyết
định 181/QĐ-UB ngày 27 tháng 01 năm 1997 của UBND lâm thời thành phố
Đà Nẵng.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố, phía Đông
giáp biển Đông; phía Tây giáp với huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ; phía
Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà; phía nam giáp với huyện Điện
Bàn của tỉnh Quảng Nam. Về dân số có: 43.084 người với mật độ dân số
1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số
lượng người trong độ tuổi lao động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với
tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,20% (theo số liệu
thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2009). Đến ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính
phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP về việc chia phường Bắc Mỹ An
thành 02 phường: Mỹ An và Khuê Mỹ. Do vậy, hiện nay quận Ngũ Hành Sơn
có 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Qúy1
.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường
thủy rất thuận lợi; nối liền với trung tâm thành phố; rất gần với cảng hàng
1
http://nguhanhson.danang.gov.vn.
23
không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại
với đô thị cổ Hội An – một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận
và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông – Tây, dài 1450
km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà điểm cuối đường ở phía đông
là cảng biển Tiên Sa. Để tận dụng lợi thế vừa có núi, có sông và có biển, tại
các kỳ Đại hội, Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn đã đặt ra mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng: “…giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
công nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ, thương mại”,
trong đó phấn đấu ngành du lịch, dịch vụ tăng bình quân 30%/năm. Và tiếp
đó, triển khai Kết luận 02-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng,
quận đưa ra mục tiêu hằng năm ngành du lịch, dịch vụ tăng bình quân từ 32 –
34%, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố
[37]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát
triển nhanh chóng của ngành thương mại - dịch vụ, kéo theo đó là sự phát
triển của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến thực phẩm
như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, quán ăn
đường phố,...Theo số liệu Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn cung cấp, tính đến
cuối năm 2017, toàn quận hiện đang được phân cấp quản lý 5.268 cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống ( trong đó, cơ sở sản xuất
kinh doanh cơ bản: 391; cơ sở trong chợ: 2.542; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống có đăng ký kinh doanh: 743; bếp ăn tập thể do quận quản lý: 86; cơ sở
ăn uống không đăng ký kinh doanh: 507; quán ăn đường phố: 947; nhóm trẻ
gia đình do 4 phường quản lý: 70). Với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm khá lớn, tồn tại với nhiều loại hình đa dạng như trên thì việc quản
lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận là một trong những nhiệm vụ rất khó
khăn, phức tạp, đòi hỏi lực lượng chuyên ngành đủ về số lượng, vững về
24
chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tâm huyết với ngành mới có thể đảm nhận
và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của quận.
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản và chỉ đạo triển khai thực hiện
Với các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội đặc thù, quận Ngũ Hành
Sơn xác định rõ việc quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận là nhiệm
vụ hết sức cấp bách và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tác động trực tiếp đến
đời sống xã hội của quận . Với mục tiêu hết sức cụ thể là nhằm cung cấp
nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về ATTP đến từng
người dân, hộ gia đình góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, từ đó nâng cao
sức khỏe, chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu
an sinh xã hội quận, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất
lượng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Quận Ngũ Hành Sơn trực thuộc thành phố Đà Nẵng nên các quy định
chung của thành phố về quản lý ATTP được áp dụng trực tiếp trên địa bàn
quận. Việc xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy đinh về
QLNN về ATTP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo việc quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn. Trong thời gian qua, thành
phố Đà nẵng nói chung và và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng chấp hành
nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan chức năng
ban hành quy định chung cho cả nước, trong đó đặc biệt tuân thủ văn bản có
tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực ATTP đó là Luật An toàn thực phẩm
được Quốc hội thông qua ngày 7 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1
tháng 7 năm 2011. Song song với đó, để đảm bảo QLNN về ATTP chung của
cả nước phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng,
UBND thành phố căn cứ trên cơ sở chức năng, quyền hạn, thẩm quyền theo
25
quy định đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên toàn thành
phố, trong đó có quận Ngũ Hành Sơn nhằm nâng cao hiệu lực công tác
QLNN trên lĩnh vực ATTP tại địa phương.
Đặc biệt, ngày 29/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1268/QĐ-TTg về việc "Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực
phẩm thành phố Đà Nẵng" trên cơ sở hợp nhất Chi cục Vệ sinh An toàn thực
phẩm trực thuộc Sở Y tế thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản
và thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và
bộ phận tham mưu công tác an toàn thực phẩm của Sở Công Thương thành
phố. Đây là cơ sở pháp lý rất hữu hiệu để Đà Nẵng tăng cường năng lực quản
lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP. Theo đó, UBND thành phố đã ban hành
Quyết định số 7231/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 về việc "Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực
phẩm thành phố Đà Nẵng".
2.2.2. Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
những lời dặn dò của Bác luôn có giá trị thời sự đối với công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước, đặc biệt là hiện nay khi đất nước ta đang bước vào thời
kỳ hội nhập toàn cầu hóa, hợp tác và giao lưu quốc tế, chúng ta càng phải
nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng, tính chất phức tạp
của công tác cán bộ, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ "tâm", đủ
"tầm", trước những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn. . Xác định được tầm quan
trọng của công tác cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ QLNN nói chung, QLNN
về ATTP trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, trong những năm qua,
26
việc bố trí công chức và tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về ATTP trên
địa bàn quận luôn được quan tâm, củng cố, kiện toàn tăng dần về số lượng và
nâng cao về chất lượng.
Theo phân cấp quản lý nhà nước hiện nay, cơ quan có chức năng tham
mưu, giúp việc cho UBND thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về
ATTP gồm 04 đơn vị chính: Ban Quản lý ATTP thành phố, Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện trực thuộc và UBND cấp xã
phường, cụ thể:
* Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố:
- Tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về ATTP trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm
bảo ATTP trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp quản lý về
ATTP trên địa bàn thành phố, cụ thể:
+ Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, hàng hóa
theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
Thương, giao cho Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản.
+ Quản lý siêu thị, trung tâm thương mại; chợ đầu mối; chợ đấu giá
nông sản, thủy sản; chợ thuộc cấp thành phố quản lý; cửa hàng tiện ích, các
cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác theo
phân cấp của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến
suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay,
thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch
27
và Đầu tư cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Bếp ăn tập thể trong các khu
công nghiệp, chế xuất (không kể số lượng suất ăn) và ngoài khu công nghiệp,
chế xuất có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ. Cơ sở cung cấp
dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, khu du lịch, siêu thị, bệnh viện cấp
thành phố; căng tin ăn uống trong các sở, ban, ngành, trường học trung học
phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ
sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế
độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
+ Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các
cơ sở được phân cấp quản lý: có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai,
nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng
cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trừ cơ sở kinh doanh thực phẩm
bao gói sẵn, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể không có đăng ký có
ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
+ Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các cơ sở sản
xuất thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở được phân cấp quản lý.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố:
- Quản lý cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản) có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và
các vùng sản xuất rau quy hoạch được phê duyệt, chăn nuôi tập trung.
- Quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và động vật khác.
- Quản lý tàu đánh bắt cá có công suất máy chính từ 20CV trở lên,
28
quản lý cảng cá.
- Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP đối với các cơ sở được phân cấp quản lý.
* UBND quận:
- Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP và chịu trách nhiệm trước
UBND thành phố về ATTP trên địa bàn quận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành ATTP cấp quận;
chủ động tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn;
trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về ATTP của UBND phường; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và
trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng về ATTP trên
địa bàn quản lý.
- Phân công và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị (Phòng Y tế,
Phòng Kinh tế, Ban Quản lý các chợ thuộc phân cấp quản lý) trong việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn quận theo phân cấp.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND phường triển khai thực hiện các
nhiệm vụ quản lý ATTP theo phân cấp.
- Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: Cơ sở
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Trừ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước
khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi
chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Hộ gia
đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
- Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến
29
suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng ăn uống, quán ăn, cửa hàng, quầy
hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm: Bếp ăn tập thể; Căng tin ăn uống trong
các cơ quan, đơn vị tuyến quận trong các trường học trung học cơ sở, tiểu
học, nhà trẻ, mầm non.
- Quản lý các chợ thuộc cấp quận quản lý.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các
cơ sở được phân cấp, các cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,
trừ cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, bếp ăn
tập thể không có đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý.
* UBND phường:
- Quản lý cơ sở nhóm trẻ gia đình dưới 30 cháu, dịch vụ nấu tiệc lưu
động (cưới, giỗ, hiếu hỷ...).
- Quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
- Quản lý các chợ thuộc cấp phường quản lý.
- Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý.
Trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý của UBND thành phố, hiện
nay, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo ATTP trên địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn do UBND quận trực tiếp chỉ đạo thông qua việc thành
lập Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận do đồng chí Chủ tịch UBND quận
làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thành viên Ban Chỉ đạo gồm có: Trưởng
phòng Y tế, Trưởng phòng Kinh tế quận, Trưởng Công an quận, Đội trưởng
Đội Quản lý thị trường Ngũ Hành Sơn và Chủ tịch UBND 04 phường trực
30
thuộc. Trong đó, Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn là cơ quan Thường trực của
Ban Chỉ đạo, trực tiếp làm công tác tham mưu cho đồng chí Trưởng Ban Chỉ
đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo
ATTP, đồng thời là đơn vị sâu đầu mối, tổng hợp thông tin, kết quả hoạt động
thực hiện chính sách ATTP của các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo.
Thực tế hiện nay, thành phố phân cấp quản lý nhà nước về ATTP cho
tuyến quận, phường rất lớn nhưng lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra
chuyên ngành rất mỏng, một số nơi cán bộ chưa đảm bảo chất lượng chuyên
môn dẫn đến công tác tham mưu, thực hiện chính sách ATTP chưa kịp thời,
chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, mục tiêu chính sách chưa đảm bảo.
Bên cạnh đó, đặc thù hiện nay của công tác quản lý ATTP luôn phát sinh
những nội dung mới, phức tạp, đòi hỏi phải liên tục cập nhật các thông tin về
quản lý, kiến thức khoa học mới giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Tuy
nhiên hiện nay, chế độ tiền lương, tiền công và chế độ đãi ngộ chưa đảm bảo
điều kiện sống và làm việc của cán bộ, công chức và người làm công tác đảm
bảo ATTP nên không khuyến khích được cán bộ tận tụy, công tâm trong thực
hiện nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo ATTP quận hiện nay chưa
đảm bảo yêu cầu, hầu hết các thành viên của Ban Chỉ đạo là kiêm nhiệm
nhiều nhiệm vụ nên chất lượng công tác tham mưu, lãnh đạo và thực hiện
chính sách, pháp luật về ATTP có phần hạn chế. Nguồn nhân lực làm công
tác đảm bảo ATTP của quận và phường rất mỏng, năng lực công tác của một
số cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự buông lỏng về quản lý, quá tải trong việc
theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa
bàn quận, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng bị mất an
toàn và khó kiểm soát hơn.
31
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo ATTP của quận
Đơn vị
Tổng số cán
bộ của đơn vị
Cán bộ tham gia công
tác đảm bảo ATTP
Ban Chỉ đạo liên ngành
VSATTP quận
12 12
Phòng Y tế quận 03 02
Phòng Kinh tế quận 05 02
UBND 04 phường 08 08
Tổng cộng 28 24
Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn
Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng với lực lượng 24 cán bộ, nhân
viên tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn toàn quận, trong
đó, thực hiện đồng thời công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, kiểm
tra, giám sát, tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATTP
của gần 5.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn
uống. Đây thực sự là khối lượng công việc hết sức nặng nề và khó khăn, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa
bàn quận. Bên cạnh đó, ở một số phường trực thuộc quận, cán bộ làm công
tác đảm bảo ATTP chưa có chuyên môn về quản lý nhà nước trên lĩnh vực
ATTP, kinh nghiệm thực tế trong công tác QLNN về ATTP không nhiều, nên
không thể tránh khỏi việc bỏ sót các trường hợp vi phạm về ATTP của các
đơn vị.
2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về an toàn
thực phẩm
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về ATTP của Trung ương, thành phố,
UBND quận Ngũ Hành Sơn đã cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn,
32
phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Trong những năm qua, cấp ủy chính quyền từ quận đến phường đã
quan tâm, chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP, quán triệt và tổ chức thực hiện
Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư, Kết luận số 11-KL/TW
ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
vấn đề ATTP trong tình hình mới nghiêm túc, tuyên truyền bằng nhiều hình
thức, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần nâng cao nhận
thức cho cấp ủy, chính quyền, cộng đồng về ATTP, ý thức tự bảo vệ sức khỏe
của nhân dân.
Hằng năm, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố,
UBND quận đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, chỉ đạo các cấp,
các ngành, phường tập trung thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn
quận, cụ thể: Kế hoạch bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ
hội, Tháng hành động vì ATTP, cao điểm về ATTP,..
Ngoài ra, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra Kế hoạch số 14/KH-
UBND ngày 13/1/2017 về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về việc
đảm bảo ATTP trong giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
Mặt khác, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng xây dựng và ban hành Kế hoạch
số 40/KH-UBND ngày 16/2/2017 về triển khai tuyên truyền thực hiện chương
trình “Thành phố 4 an” về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành
Sơn từ nay đến năm 2020. UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra các mục tiêu
cụ thể phấn đấu thực hiện đến năm 2020 nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn
quận.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, góp phần
thực hiện đạt mục tiêu chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Hằng
33
năm, UBND quận chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức quán triệt, tuyên
truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay, tập trung vào 03 nhóm đối tượng
chính sau đây: - Nhà lãnh đạo, quản lý các cấp với các nội dung: chủ trương,
quy định của Trung ương, thành phố và quận về công tác đảm bảo ATTP, chú
trọng các nội dung về Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm trước đây là Nghị định
38/2012/NĐ-CP và từ ngày 02/02/2018 được thay thế bằng Nghị định
15/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng
48 quản lý nhà nước về ATTP; kỹ năng kiểm tra và xử phạt vi phạm hành
chính; kỹ năng quản lý thức ăn đường phố; công tác tham mưu UBND quận,
phường trong quản lý nhà nước về ATTP.
- Chủ và nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng về
các nội dung: Tuyên truyền kiến thức ATTP, cách phòng chống ngộ độc thực
phẩm cũng như quy định cần thiết đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương về thực hiện Chương trình "Thành phố 4 an"
của BTV Thành ủy, đề nghị các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo
công tác "An ninh trật tự" (lắp camera giám sát an ninh), "An toàn giao
thông" (sắp xếp xe cộ trên vỉa hè), "An toàn thực phẩm" (đảm bảo các tiêu chí
ATTP theo quy định, trang bị muỗng (thìa) không rãnh, thùng rác thông minh,
giỏ rác tại bàn ăn…), xác nhận kiến thức và tiến tới thẩm định kiểm tra và cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp sổ theo dõi nguồn gốc xuất
xứ cho các hộ kinh doanh trong 03 chợ thuộc phân cấp quản lý và các hộ kinh
doanh dịch vụ ăn uống thuộc quận. Cấp phát tờ rơi tuyên truyền quy định về
thức ăn đường phố; hướng dẫn bảo quản thực phẩm; hướng dẫn kinh doanh
và sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Người tiêu dùng thực phẩm về các nội dung: phổ biến, cập nhật kiến
34
thức cơ bản về bảo đảm ATTP cho báo cáo viên, tuyên truyền cấp quận, các
đồng chí cựu chiến binh, tổ trưởng tổ dân phố nhằm phục vụ công tác tuyên
truyền sâu rộng đến từng khu dân cư trên địa bàn về kiến thức tiêu dùng thông
thái, cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn…. Phối hợp báo cáo viên tuyên
truyền ATTP tại các phường trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân
phố định kỳ, kết quả có 1.283/1.283 tổ dân phố tuyên truyền về ATTP đến
nhân dân. Tổ chức Hội thi tuyên truyền ATTP đối với Bếp ăn tập thể với 300
người tham dự qua đó phổ biến, truyền tải các kiến thức, quy định liên quan
đến ATTP một cách trực quan, sinh động đến người tham gia.Bên cạnh đó,
huy động sự tham gia phối hợp tuyên truyền của Mặt trận, hội đoàn thể các
cấp và các phường thuộc quận với nhiều mô hình sáng tạo trong công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đảm bảo
ATTP như tổ chức các Hội thi tuyên truyền ở khu dân cư, phong trào thi đua
giữa các đơn vị; hỗ trợ dụng cụ buôn bán, kinh doanh đảm bảo vệ sinh, ATTP
như: mô hình “Tiếng loa lưu động” truyên truyền ATTP của Phường Khuê
Mỹ; Hội thi tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa của phường Hòa Hải;
với mô hình “02 có” “02 hỗ trợ” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mỹ An; 6
phường hỗ trợ mũ và tạp dề cho chủ các cơ sở buôn bán thực phẩm trên địa
bàn các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Qúy. UBND quận vận
động tài trợ và cấp phát mũ và tạp dề, muỗng (thìa) không rãnh cho các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (tiến hành thu hồi 784 muỗng
có rãnh và cấp phát 5.640 muỗng (thìa) không có rãnh) góp phần hạn chế viêc
mất vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh thức ăn. Ngoài ra, công tác tuyên truyền,
hướng dẫn thực hiện các quy định về ATTP còn được lồng ghép trong các đợt
kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở nhằm trực tiếp hướng dẫn cách khắc
phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện ATTP tại đơn vị.
35
Bảng 2.2: Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018
Nội dung và hình thức tuyên
truyền
2016 2017
2018
(6 tháng)
Nói chuyện về ATTP (buổi) 331 466 170
Phát thanh (lần) 484 625 282
Băng rôn, khẩu hiệu (cái) 44 148 89
Áp phích (cái) 20 633 10
Tờ rơi (tờ) 8.386 31.991 8.028
Bài viết tuyên truyền (bài) 64 80 58
Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn
Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP quận
giai đoạn 2016-2018 trong bảng thống kê đã thể hiện sự quan tâm của chính
quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và sự phối
hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị: từ chính quyền, mặt trận đoàn thể quận
đến phường đều tham gia và thực hiện quyết liệt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ
biến chính sách ATTP với hiều hình thức đa dạng, nội dung tuyên truyền phù
hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quá trình
QLNN về ATTP trên địa bàn quận.
Thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ
Hành Sơn năm 2019, UBND quận triển khai Kế hoạch số 58/KH-UBND huy
động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể xã hội nâng
cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Kế hoạch nêu rõ,
quận Ngũ Hành Sơn phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể, 100% khu dân cư trên
địa bàn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm soát và giám sát an
toàn thực phẩm; trên 95% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
36
được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 95% cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ
hàng hóa lưu thông, phân phối trong trên địa bàn quận, ngăn chặn việc kinh
doanh hàng thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; tăng
cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực
phẩm…
Căn cứ các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP, trong thời gian qua, UBND quận Ngũ Hành Sơn thực hiện nghiêm
việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở
sản xuất, 51 kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận theo phân cấp quản lý
và đúng quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
Phân công Tổ Một cửa của UBND quận là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, chuyển Phòng Y tế quận tiến
hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ tham mưu UBND quận thành lập Đoàn
thẩm định thực tế tại cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có kết quả thẩm định, nếu đạt yêu cầu, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ tham mưu UBND quận cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP trong vòng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP có giá trị trong vòng 3 năm
kể từ ngày cấp.
37
Bảng 2.3: Số liệu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của
quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018
2016 2017 2018 (6 tháng)
Tổng số cơ sở cần được cấp, cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
(theo phân cấp quản lý)
870 1.061 1.058
Tổng số cơ sở đã được cấp, cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 861 1.061 1.058
Tỷ lệ 98.97% 99.91% 100%
Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn
Số liệu tổng hợp về công tác cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018 tại bảng trên cho thấy
UBND quận đã thực sự quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá các điều kiện
ban đầu về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực
phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn, tỷ lệ cơ sở được cấp, cấp lại Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tăng qua từng năm và đến 6 tháng đầu
năm 2018 đã đạt tỷ lệ 100% cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó
đảm bảo các quy định ban đầu về ATTP, nâng cao hiệu quả công tác phòng,
ngừa, hạn chế các vi phạm về quản lý ATTP tại các cơ sở thuộc phân cấp
quản lý.
Trong năm 2017, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đăng ký với UBND
thành phố Đà Nẵng và Sở Công Thương xây dựng 01 chợ trên địa bàn quận
đạt chuẩn "Chợ đảm bảo ATTP" theo các tiêu chí đã được Sở Công Thương
hướng dẫn tại Công văn số 1209/SCT-KTATMT ngày 22/7/2016 đó là chợ
Bắc Mỹ An thuộc UBND quận quản lý. Theo đó, UBND quận chỉ đạo các
phòng ngành liên quan và Ban quản lý các chợ trực tiếp khảo sát thực trạng đi
đến thống nhất và cấp kinh phí đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng của chợ, cụ thể
38
như sau: đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới các hạng mục: nền chợ, quầy
hàng, cải tạo hệ thống nước,… với tổng kinh phí là 1,469 tỷ đồng (trong đó
UBND quận đầu tư 770 triệu đồng, Ban Quản lý chợ đầu tư 133 triệu đồng,
các hộ tiểu thương đóng góp là 566 triệu đồng).
Bên cạnh đó, Ban Quản lý các chợ đã phối hợp với các phòng, ngành tổ
chức các lớp tập huấn cho các hộ tiểu thương để phổ biến các điều kiện xây
dựng chợ đảm bảo ATTP. Ngoài ra, hướng dẫn các hộ tiểu thương việc kê
khai, cung cấp thông tin về nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm bày bán tại chợ
đảm bảo các quy định về ATTP; thực hiện cam kết không buôn bán các sản
phẩm hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, không
đảm bảo chất lượng. Hàng năm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các hộ
tiểu thương trong chợ, rà soát, cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy
định và yêu cầu các chủ hộ ký cam kết về đảm bảo ATTP. Bên cạnh việc
kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP của quận đối với các hộ
kinh doanh thực phẩm trong chợ, Ban Quản lý các chợ cũng đã thành lập tổ
kiểm tra nội bộ về công tác thực hiện các quy định ATTP để thường xuyên tự
kiểm tra ATTP, góp phần quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện ATTP trong
chợ, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn đến tay người dân.
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm
Trong hoạt động QLNN nói chung, QLNN về ATTP nói riêng thì thanh
tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo pháp chế xã hội
chủ nghĩa, qua hoạt động kiểm tra để xem xét các quy định của pháp luật có
được thực hiện đúng và thống nhất hay không, có đảm bảo đủ các điều kiện
thực hiện, có phù hợp với thực tế, hay chỉ ra những yếu kém bất cập trong
quản lý, nguyên nhân của chúng từ đó có những hướng dẫn và điều chỉnh kịp
thời để đảm bảo hiệu quả công việc của từng đơn vị. Thông qua hoạt động
39
thanh tra để phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây
dựng những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo kỷ cương, pháp chế. Theo đó,
UBND quận phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành chức
năng chuyên môn và UBND các phường trực thuộc.
- UBND quận: Hàng năm, ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm tra việc đảm
bảo ATTP trên toàn địa bàn quận, trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát 54
các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên
địa bàn quận. - Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận: Trực tiếp tham mưu
UBND quận thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
ATTP trên địa bàn quận. Năm 2018, căn cứ Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày
05/3/2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận Hải Châu về "Kiểm tra
ATTP trên địa bàn quận Hải Châu năm 2018", Ban Chỉ đạo đã ban hành
Quyết định thành lập 02 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
- Phòng Y tế quận: Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
liên ngành VSATTP quận, Phòng Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức thực
hiện việc thành lập Đoàn kiểm tra và chủ trì phối hợp với các ngành chức
năng tiến hành kiểm tra thực tế việc đảm bảo ATTP cũng như giám sát việc
chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống thuộc
lĩnh vực y tế quản lý theo phân cấp; tổ chức các đợt cao điểm ra quân kiểm tra
ATTP vào các dịp Lễ lớn như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Trung thu và
các dịp kỷ niệm trong năm. Đặc biệt, ra quân kiểm tra ATTP trong thời gian
diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017; Lễ hội Pháo hoa Quốc
40
tế (DIFF) hàng năm của thành phố Đà Nẵng…
- Phòng Kinh tế quận: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương và nông nghiệp
theo phân cấp quản lý. Tham gia các đợt kiểm tra liên ngành về ATTP do Ban
Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận chủ trì. Giám sát ô nhiễm trong thực phẩm
đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Tổ chức cho các cơ sở ký cam
kết thực hiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
(không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm
bảo ATTP) và kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các đơn vị này.
Phối hợp kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm giả, nhái, kém chất
lượng, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
- Trung tâm Y tế quận: Phối hợp với các đơn vị trong công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện đảm bảo ATTP khi có yêu cầu về chuyên môn như xét
nghiệm, điều tra về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm.
- Công an quận: Phối hợp với các phòng, ngành của quận tham gia công
tác theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi liên quan đến tội vi phạm quy
định về ATTP được quy định tại Điều 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan.
- UBND các phường: Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo
phân cấp quản lý. Thành lập các đoàn kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa
bàn phường đối với các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Tham mưu UBND
quận chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo ATTP phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương. Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của quận
khi có yêu cầu.
41
Bảng 2.4: Số liệu công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách ATTP trên địa
bàn quận giai đoạn 2016-2018
2016 2017 2018 (6 tháng)
Số cơ sở được kiểm tra 1.708 2.354 1.767
Tỷ lệ cơ sở được kiểm tra so
với tổng cơ sở quản lý 36.6% 44.4% 33.3%
Số cơ sở vi phạm 43 51 36
Tỷ lệ cơ sở vi phạm so với
tổng số cơ sở được kiểm tra 0.025% 0.022% 0.02%
Số tiền xử phạt thu nộp ngân
sách nhà nước
63 triệu
đồng
98.8 triệu
đồng
75.5 triệu đồng
Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn
Số liệu về công tác kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa bàn quận từ
năm 2016 đến nửa đầu năm 2018 tại bảng trên thể hiện rất rõ kết quả công tác
theo dõi, kiểm tra và xử lý các vi phạm về ATTP của quận Ngũ Hành Sơn. Số
lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống
được kiểm tra tăng đều qua các năm đạt tỷ lệ tăng bình quân 43,24%/năm, thể
hiện sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị quận, trong đó, có vai
trò rất quan trọng của các đơn vị chức năng được phân công phụ trách công
tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận, góp phần nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về ATTP, kiểm soát tình hình và chủ động ngăn ngừa, dự phòng các
tình huống tiêu cực về ATTP phát sinh trên địa bàn. Trong những năm qua, số
lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống của
quận được kiểm tra ATTP tăng đều qua các năm thể hiện sự đầu tư năng lực
và nguồn lực tham gia thực hiện công tác kiểm tra ATTP của quận đã được
nâng lên. Theo đó, các cơ sở vi phạm các quy định về ATTP cũng tăng theo
từng năm: từ 43 cơ sở vi phạm trong năm 2016 tăng đến 51 cơ sở vi phạm
42
năm 2017 và đến nửa đầu năm 2018 đã có 36 cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, xét
về tỷ lệ số cơ sở vi phạm so với tổng số cơ sở được kiểm tra thì đều giảm qua
57 các năm, cụ thể từ 0,025% năm 2016 giảm còn 0,022% vào năm 2017 và
đến nửa đầu năm 2018 chỉ còn 0,02%. Kết quả này cho thấy tình hình chấp
hành các quy định về đảm bảo ATTP của các cơ sở được cải thiện rõ nét; ý
thức chấp hành pháp luật về ATTP của người dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được nâng lên, phản ánh
một phần kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật về ATTP của quận đạt hiệu quả khá tốt, năng lực kiểm tra của các lực
lượng chức năng quận được cải thiện qua từng năm… những kết quả trên đã
góp phần vào thành tựu chung trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP
trên địa bàn quận trong thời gian qua
Trong thời gian đến, quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục tập trung triển khai
thực hiện “Đề án Quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố đến năm
2020”. Ngoài ra, quận cũng chú trọng công tác tập huấn nâng cao kiến thức
quản lý về VSATTP đối với các thành viên Đoàn kiểm tra và xây dựng đội
ngũ cán bộ phụ trách ATTP tuyến quận và các phường đảm bảo chất lượng,
năng nổ trong thực thi nhiệm vụ. “UBND quận tiếp tục huy động hệ thống
chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể xã hội nâng cao trách
nhiệm quản lý nhà nước, ý thức trách nhiệm của người dân về ATTP, tạo
chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hình thành nếp
sống văn hóa, góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân.
2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Công tác sơ, tổng kết đánh giá thực tiễn để xác định những mặt làm
được, những hạn chế, yếu kém, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc
phục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình QLNN. Vì vậy,
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn

More Related Content

What's hot

Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bien
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bienThuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bien
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bienLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaNghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...Dungg Nguyên Thùy
 
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phap
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phapHoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phap
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phapLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (19)

Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
 
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bien
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bienThuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bien
Thuc trang dieu kien ve sinh va kien thuc, thuc hanh vsattp cua nguoi che bien
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaNghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám và điều trị tại B...
 
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
 
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
 
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
 
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
 
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phap
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phapHoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phap
Hoat dong cung ung thuoc tai benh vien huu nghi thuc trang va mot so giai phap
 
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia LaiLuận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
 
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...
Thuc trang su dung trang thiet bi y te tai cac tram y te xa thuoc tinh ha tay...
 

Similar to Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn

Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...sividocz
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...nataliej4
 
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...sividocz
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn (20)

Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Núi Thành, ...
 
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải ChâuLuận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOTĐề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
 
Đề tài: Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại quận 8 TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại quận 8 TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại quận 8 TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại quận 8 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
 
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thàn...
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...
Luân Văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Liên...
 
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, th...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
 
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệpAn toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ...
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
 
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTPháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quả...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH LY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÀ NẴNG - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH LY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG ĐÀ NẴNG - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác, những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Ly
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............................. 8 1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm ................................... 8 1.2. Chủ thể, nội dung, đối tượng của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm................................................................................................................ 13 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm........... 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................................. 22 2.1. Các yếu tố đặc thù của quận Ngũ Hành Sơn có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ...................................................................... 22 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn................................................................................................. 24 2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm................ 42 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY........................................................................... 51 3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.................................................. 51 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn ........................................................................... 53 3.3. Kiến nghị hoàn thiện................................................................................ 62 KẾT LUẬN.................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm Nxb : Nhà xuất bản QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy Ban nhân dân
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo ATTP của quận........31 Bảng 2.2: Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018.......................35 Bảng 2.3: Số liệu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018......................................................37 Bảng 2.4: Số liệu công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách ATTP trên địa bàn quận giai đoạn 2016-2018 ..................................................................41 Bảng 2.5: Nội dung vi phạm về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn .....47 Bảng 2.6: Kinh phí đầu tư công tác đảm bảo ATTP quận 2016-2017 ...........49
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực phẩm là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động và làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một mối rủi ro có thể mang tới cho cơ thể nguồn bệnh khác nhau khi không đảm bảo chất lượng ATTP. Thực phẩm mang tới nguồn công dụng rất lớn nhưng chỉ khi mọi thứ được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh trong sản xuất và chế biến. Cho thấy vai trò của ATTP rất lớn đối với sức khỏe con người. Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng được mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Vấn đề bảo đảm an toàn thực thẩm trong thời gian qua đang được cấp ủy Đảng, chính quyền quanh tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt kết quả nhất định. Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm bước đầu có chuyển biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện. Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương đang được kiện toàn, thực hiện phân công, phân cấp, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng đang là mối lo của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Gần đây, nhiều sự việc liên tục xảy ra xoay quanh vấn đề vệ an toàn thực phẩm như: sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc quy trình chế biến không đảm bảo…đã gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực
  • 8. 2 phẩm cũng như số người nhiễm độc thực phẩm còn khá cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 10/2018 cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 2.010 người ngộ độc trong đó có 15 trường hợp tử vong [33] . Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật, cùng với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Tại thành phố Đà Nẵng, du khách ngộ độc thức ăn không phải là câu chuyện mới. Thống kê cho thấy, năm 2017, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến an toàn thực phẩm. Điển hình, vụ 09 du khách trong đoàn 50 người từ Quảng Ninh du lịch Đà Nẵng bị ngộ độc sau khi ăn trưa tại một nhà hàng ở Đà Nẵng (tháng 9/2017). Hậu quả, nhiều người bị đau bụng, buồn nôn phải nhập viện. Đặc biệt, trước đó, cuối tháng 7/2017, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) cũng đã tiếp nhận 46 nạn nhân là du khách đến từ Lào, nhập viện với biểu hiện ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, đau đầu, sốt, nôn,…sau khi ăn uống tại một nhà hàng trên địa bàn Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 46 người đều ngộ độc thức ăn, có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc [25]. Riêng đối với Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trong 09 tháng đầu năm 2016 đã lập biên bản xử lý, xử phạt hơn 20 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, thu hồi, tiêu hủy nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm; “ đột kích” các điểm giết mổ gia cầm, gia súc không đúng quy định, phát hiện, xử phạt 05 điểm giết mổ chui; số lượng các cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm…ngày càng nhiều, ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa có chuyển biến đáng kể. Điều đó tạo ra cho chính quyền quận Ngũ Hành Sơn nhiều thách thức trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn còn
  • 9. 3 bộc lộ nhiều yếu kém, vấn đề chỉ đạo điều hành chưa khả thi, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ và niềm tin của người dân đối với cơ quan QLNN về ATTP chưa cao [25]. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài An toàn thực phẩm đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Một số công trình, bài viết đã được nghiên cứu như: Chu Thế Vinh (2013), Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”; Trần Thị Khúc (2014), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội; Ngô Thị Xuân (2014), Quản lý nhà nước về về sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội; Nguyễn Lê Uyên (2011), Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các bài viết, các công trình nghiên cứu đã không còn tính thời sự, phần lớn nội dung của các bài viết chỉ mang tính định hướng hoàn thiện một cách chung chung mà không đi sâu vào phân tích các vấn đề có tính hệ thống về mặt lý luận và chỉ ra từng hạn chế, để từ đó đưa ra hướng hoàn thiện của chế
  • 10. 4 định này. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Do đó, đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” giúp có cái nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn công tác quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề ra phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện ,mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về ATTP. - Phân tích thực trạng QLNN về ATTP tại quận Ngũ Hành Sơn. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về lĩnh vực ATTP. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: đề tài nghiên cứu về hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thời gian: từ năm 2016 đến năm 2019.
  • 11. 5 5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mac – Lenin, những luận điểm quản lý hành chính nhà nước Việt Nam về ATTP. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập tài liệu về thực trạng, chính sách QLNN về ATTP như: các đề tài tham khảo, các luận văn, các văn bản pháp luật về ATTP như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư…liên quan đến ATTP. Ngoài ra, luận văn còn khai thác và sử dụng số liệu trên internet của Bộ Y tế, Cục an toàn thực phẩm, các tổ chức Chính phủ, của Tổng Cục thống kê, các đánh giá, quan điểm, nhận định của chuyên gia, báo cáo của các cơ quan có liên quan đối với hoạt động QLNN về ATTP: - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: gồm phương pháp điều tra và phương pháp quan sát Phương pháp điều tra: là phương pháp nhằm thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Thông qua điều tra, phỏng vấn sẽ thu thập dữ liệu sơ cấp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét một cách chủ quan thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn cũng như để biết được hệ thống chính sách pháp luật, công tác chỉ đạo, sự phối hợp và nguồn lực phục vụ công tác QLNN về ATTP cũng như đánh giá mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATTP, mối quan tâm của
  • 12. 6 họ đến vấn đề ATTP và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay như thế nào và việc đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm về công tác QLNN về ATTP hiện nay và thông qua điều tra để biết được việc chấp hành các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh như thế nào. Đối tượng phỏng vấn: - Cơ quan QLNN về ATTP: cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận (phòng Y tế, phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế dự phòng…). - Chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh. - Người tiêu dùng. Phương pháp quan sát trực quan: là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt để nghe, để nhìn sự vật, hiện tượng. Phương pháp này được sử dụng để quan sát điều kiện đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cách thức QLNN về ATTP của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận. Phương pháp phân tích dữ liệu gồm: - Phương pháp thống kê: Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê chia ra làm hai lĩnh vực là thống kê mô tả và thống kê suy luận. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả về bộ máy QLNN về ATTP, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý” kết quả thanh tra, kiểm tra ATTP, số lượng đơn vị vi phạm về điệu kiện ATTP… Sử dụng phương pháp thống kê suy luận: các dữ liệu sơ cấp thu thập
  • 13. 7 được sẽ được xử lý và tổng hợp phân tích bằng các phương pháp thống kê, khái quát số liệu từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,…để đánh giá công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc đánh giá thực tiễn hoạt động QLNN đối với ATTP. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn Giúp địa phương có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng QLNN đối với lĩnh vực ATTP trên địa bàn quận, từ đó đề ra các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực ATTP nhằm thay đổi hành vi của con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân, phòng ngừa ngộ độc do thực phẩm gây ra. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Chương 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
  • 14. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm (ATTP), quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex): Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ định được dùng như dược phẩm [18]. Theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội, thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Theo định nghĩa của Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “ An toàn thực phẩm (ATTP) là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng [13]. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Vậy, ATTP là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người
  • 15. 9 tiêu dùng. Như vậy, ATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. Để nghiên cứu khái niệm QLNN, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng những phương tiện khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Nhà nước là thiết chế quyền lực công, đại diện cho toàn thể nhân dân quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước có những quyền lực đặc biệt, nắm trong tay những công cụ quản lý đặc biệt, đảm bảo thực hiện quyền lợi của giai cấp thống trị và quyền lợi của toàn xã hội. Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặc biệt. Đó là loại quản lý gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước; gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt, khác hẳn với các loại quyền lực khác [14]. Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội. Quản lý ATTP: được định nghĩa là hoạt động điều khiển có tính bắt buộc của các cơ quan chức năng quốc gia (cấp Trung ương) hoặc địa phương nhằm tạo nên sự bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo rằng tất cả các loại thực phẩm trong khi sản xuất, vận chuyển, lưu kho, chế biến và phân phối đều an
  • 16. 10 toàn, lành mạnh (không độc hại) và thích hợp cho tiêu thụ ở người; phù hợp với các yêu cầu về an toàn và chất lượng; được dán nhãn một cách trung thực và chuẩn xác như đã được quy định bởi pháp luật. Trách nhiệm trên hết của hoạt động QLNN về ATTP là việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hướng dẫn các quy định về quản lý thực phẩm an toàn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng [13]. Hay, QLNN về ATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện ATVSTP của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhằm định hướng , dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về ATTP. QLNN về ATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản gồm một số công việc cụ thể: tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác thanh tra, xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý. 1.1.2. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm - Đối với sức khỏe: Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người song cũng là nguồn gốc gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh ATTP. Không có thực phẩm nào được coi là quý báu dinh dưỡng nếu nó không an toàn cho cơ thể. Vì vậy thực phẩm rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Về lâu dài, thực phẩm chẳng những có tác động lớn đối với sức khỏe của mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng sự nguy hiểm lâu dài là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát
  • 17. 11 bệnh hoặc có thể gây các khuyết tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người bệnh càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh nhiều hơn [11]. - Đối với kinh tế: Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm chẳng những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp vượt quá mức quy định cho phép theo quy định quốc tế hoặc nhà nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại khi thực phẩm không an toàn thành nhiều hậu quả khác nhau, bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong, cụ thể [13]: - Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, hồi phục sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người đau yếu, bị mất. - Lương do phải nghỉ làm… - Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, bảo quản sản phẩm tiêu hủy sản phẩm, những thiệt hại đó làm mất lợi nhuận của nhà sản xuất và tổn thất nặng nề nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. - Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, thẩm tra độc hại, giải quyết hậu quả… Do đó, đảm bảo ATTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, môi trường sống của
  • 18. 12 các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu hàng đầu của ATTP là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Quản lý ATTP đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng và bổ dưỡng cho cộng đồng. Mặt khác, bảo đảm chất lượng, ATTP còn là một trong những điều kiện tiên quyết, thiết yếu để thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phát triển ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế. Gần đây, sự bùng phát bệnh tật do thực phẩm gây ra đã trở nên báo động, gây nên những mối lo ngại về hiệu quả của hệ thống kiểm soát ATTP. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019, 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi [33]. Thiếu dinh dưỡng không chỉ là kết quả của nguồn cung ứng thực phẩm không đầy đủ, nó còn gây ra do sự tiêu thụ các loại thức ăn còn hạn chế, không an toàn và kém chất lượng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra khoảng 40 triệu vụ ngộ độc. Một nửa số ca tử vong trên thế giới có liên quan tới lương thực, thực phẩm. Ở các nước đang phát triển, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra, trong đó tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hằng năm cho khoảng 2,2 triệu người trong đó hầu hết là trẻ em [27]. Bên cạnh đó, trong môi trường toàn cầu mới, cả các nước xuất nhập khẩu thực phẩm đều đang đẩy mạnh hệ thống kiểm soát thực phẩm của mình, thực hiện và tuân thủ các chiến lược kiểm soát thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ nhằm vừa bảo đảm quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, vừa tạo điều kiện thúc đẩy thương mại thực phẩm phát triển. Điều quan trọng đối với các nước đang phát triển đó là thực hiện và thi hành một hệ thống kiểm soát
  • 19. 13 ATTP dựa trên khái niệm hiện đại về đánh giá các mối nghi. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách và tạo khung pháp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro, những mối nguy đối với ATTP hay đề ra những quy định mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng để bảo đảm thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất tới lưu thông.Tại Việt Nam, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua từ năm 2003. Để nâng cao tính hiệu quả và đồng bộ trong công tác quản lý về ATTP, Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12) đã được Quốc hội thông qua năm 2010. Tới nay nhiều văn bản pháp lý khác đã và đang được xây dựng, triển khai nhằm tạo lập một hệ thống kiểm soát thực phẩm đồng bộ từ quá trình sản xuất tới lưu thông, phân phối. Nhìn chung, quản lý ATTP không những là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp, ngành chức năng mà còn cần sự đóng góp của toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng nhằm mục đích bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại quyền lợi cho chính mình [33]. 1.2. Chủ thể, nội dung, đối tượng của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Chủ thể quản lý: Là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã định trước. Chủ thể quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã chuyển hoạt động quản lý về ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Theo đó, việc phân công
  • 20. 14 trách nhiệm QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong QLNN về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm các Bộ, ngành trong lĩnh vực QLNN về ATTP ( giảm số bộ tham gia QLNN về ATTP từ 08 Bộ theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 còn 03 Bộ). Tại Điều 62, Điều 63, Điều 64 quy định: Tại tuyến Trung ương: Chính phủ: quản lý ATTP trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó giao nhiệm vụ quản lý trên một số lĩnh vực cụ thể: Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ Công thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
  • 21. 15 bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Tại tuyến địa phương: Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản. Ngoài ra các Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản cũng tham gia triển khai quản lý, kiểm tra chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản địa phương đã được thành lập Trạm kiểm nghiệm hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản. Trong lĩnh vực y tế, tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11 biên chế hành chính. Tại cấp huyện và cấp xã các địa phương, theo báo cáo của UBND các tỉnh, tại cấp huyện và cấp xã đã bố trí cán bộ làm công tác ATTP. Tại cấp huyện, công tác quản lý về ATTP giao cho Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế - Nông nghiệp, Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm. Tuy nhiên, ở những quận hoặc thành phố thuộc tỉnh, do không có Phòng Nông nghiệp, công tác quản lý về ATTP giao cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế thực hiện. Tại cấp xã, có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm vụ giúp UBND về
  • 22. 16 ATTP. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Phó Chủ tịch UBND xã, phường làm Trưởng ban, Phó ban là Trạm trưởng Trạm Y tế; các thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an ninh trật tự... Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Xây dựng và ban hành pháp luật về an toàn thực phẩm Bất kỳ một xã hội nào cũng có trật tự riêng của nó, trật tự đó phải được giữ vững bằng pháp luật, không thể chỉ bằng tập tục hoặc chỉ bằng những quy tắc có tính chất xã hội. Trong xã hội có rất nhiều vấn đề nhưng không phải loại vấn đề nào cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng có một số vấn đề xã hội nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Trong đó có vấn đề về ATTP bởi tính chất phức tạp của nó. Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước, các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhưng hình thức cơ bản và quan trọng nhất là xây dựng và ban hành pháp luật. Việc quản lý xã hội phải bằng pháp luật thì mục đích việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao. Pháp luật có vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nó chính là phương tiện ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, pháp luật do nhà nước ban hành để quản lý xã hội nhưng nhà nước cũng sẽ bị hạn chế bởi chính pháp luật, chịu sự phục tùng và phải thi hành pháp luật do chính mình đặt ra, có như vậy mới đảm bảo được quyền của công dân, tránh sự lạm quyền, đảm bảo sự công bằng và sự phát triển bình thường của xã hội Chính sách ATTP được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và QLNN về ATTP. Chính sách đặt ra các nguyên tắc chung sao cho phù hợp với mục tiêu của đất nước. Chính sách có ý nghĩa quan trọng trong công tác QLNN về
  • 23. 17 ATTP, song chính sách không thể thiếu pháp luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về ATTP nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Chằng hạn, Nhà nước ban hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP,… Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Quản lý xã hội bằng pháp luật không có nghĩa là nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà bao gồm cả tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Hoạt động ban hành và xây dựng pháp luật là hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nó phải được thực thi trong thực tế, sự quan trọng của pháp luật không phải ở chỗ chúng được ghi trên giấy, mà là ở chỗ được đem ra thi hành và mang lại hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về ATTP bao gồm: Công bố văn bản quy phạm pháp luật quy định về ATTP thông qua việc tổ chức công bố, đăng công báo, niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, truyền thông về việc ban hành và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện các điều kiện bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật như tập huấn nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất; theo dõi, đánh giá hiệu quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật… Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật, kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, rõ ràng và phải được phổ biến, thông tin đại chúng. Chất lượng của công cụ kế hoạch hóa, chính sách và bộ máy tổ chức trong QLNN về ATTP sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản
  • 24. 18 xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm phát triển đồng thời giảm ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tính mạng con người. Thanh tra, kiểm tra và xử lý an toàn thực phẩm Thanh tra, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, cả hai hoạt động này đều có cùng mục đích là nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, thanh tra và kiểm tra vẫn là hai hoạt động riêng biệt, trong quản lý nhà nước về ATTP, kiểm tra là hoạt động được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức bởi rất nhiều chủ thể như cấp trên đối với cấp dưới, thủ trưởng cơ quan đối với cán bộ, công chức, trung ương đối với địa phương…nhằm xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật hay thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định để từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét trong khi đó thanh tra lại là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của các chủ thể quản lý nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chủ thể tiến hành của hoạt động thanh tra chỉ có cơ quan thanh tra được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động chủ yếu theo kế hoạch, thường được chọn lọc trước để đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực hiệu quả của thanh tra cũng như đảm bảo mục đích của thanh tra, hoạt động thanh tra thường có quy định các biện pháp xử lý trong khi kiểm tra không có quy định chi tiết các biện pháp xử lý. Quy định pháp luật về an toàn thực phẩm Vấn đề về an toàn thực phẩm ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản pháp luật sau đây:
  • 25. 19 Luật An toàn thực phẩm Luật số 55/2010/QH12 của Quốc hội: Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã đóng một vai trò lớn trong điều chỉnh vấn đề vầ ATTP. Có thể kể đến là: Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai; Quyết định số 37/QĐ-ATTP về việc ban hành Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm; Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của
  • 26. 20 Bộ Y tế; Thông tư số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Công điện số 688/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế,... 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Lợi ích kinh tế: lòng tham lợi nhuận của một số con người đã dẫn tới sự tràn lan thực phẩm bẩn. Lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ lời nhuận cao, nhanh chóng làm giàu, người ta bất chấp tội lỗi, bán rẻ lương tâm, bằng mọi giá kiếm lời, miễn sao cái hầu bao của họ mỗi ngày một chặt và phình to nhanh chóng theo thời gian, họ đang bị đồng tiền làm mờ đôi mắt và mù lòa nhân phẩm, “ Người Việt giết lẫn nhau”. Nhận thức: Mấy ai phân biệt được thực phẩm bẩn và sạch? Thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường rất khó phân biệt. Họ có thể coi những sản phẩm sạch là râu bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ sạch của chúng, điều này hoàn toàn không có một cơ sở khoa học nào cả. Một số người dù biết thực phẩm bẩn nhưng giá cả khiến họ bất chấp mua những thực phẩm gây hại cho cơ thể về dùng. Bạn nghĩ sao vào siêu thị hoặc những nơi có giấy phép thực phẩm an toàn là bạn đã mua được thực phẩm sạch? Rất nhiều siêu thị lớn cũng nhập hàng từ các chợ thường trên địa bàn rồi được dán mác an toàn mang đi các cửa hàng để tiêu thụ mà giá của chúng sau khi dán mác đắt gấp nhiều lần so với trước. Cơ chế quản lý: việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.
  • 27. 21 Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước :Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn như: cơ quan y tế trong lĩnh vực ATVSTP là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP. Vì vậy giữa cơ quan QLNN về vệ sinh ATTP với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt. Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên tryền, đào tạo hay trong hoạt động kiểm nghiệm,…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: đài, báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan QLNN về ATTP, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật. Kết luận Chương 1 Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển. Xoay quanh các vấn đề lý luận như: Hiểu như thế nào về ATTP và quản lý nhà nước về ATTP; chỉ ra đối tượng, nội dung và chủ thể của nó; nêu lên vai trò của công tác quản lý nhà nước; các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, làm rõ những quy định của pháp luật về ATTP. Tất cả các nội dung này đều được ghi nhận tại Chương 1 của luận văn. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về ATTP trong Chương 1 của luận văn có vai trò quan trọng, làm nền tảng phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP từ thực tiễn tại Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
  • 28. 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Các yếu tố đặc thù của quận Ngũ Hành Sơn có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 2.1.1. Đặc điểm địa lý – dân cư Ngũ Hành Sơn là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ và Quyết định 181/QĐ-UB ngày 27 tháng 01 năm 1997 của UBND lâm thời thành phố Đà Nẵng. Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố, phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp với huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ; phía Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà; phía nam giáp với huyện Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Về dân số có: 43.084 người với mật độ dân số 1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,20% (theo số liệu thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2009). Đến ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP về việc chia phường Bắc Mỹ An thành 02 phường: Mỹ An và Khuê Mỹ. Do vậy, hiện nay quận Ngũ Hành Sơn có 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Qúy1 . 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thủy rất thuận lợi; nối liền với trung tâm thành phố; rất gần với cảng hàng 1 http://nguhanhson.danang.gov.vn.
  • 29. 23 không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An – một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông – Tây, dài 1450 km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà điểm cuối đường ở phía đông là cảng biển Tiên Sa. Để tận dụng lợi thế vừa có núi, có sông và có biển, tại các kỳ Đại hội, Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn đã đặt ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng: “…giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ, thương mại”, trong đó phấn đấu ngành du lịch, dịch vụ tăng bình quân 30%/năm. Và tiếp đó, triển khai Kết luận 02-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, quận đưa ra mục tiêu hằng năm ngành du lịch, dịch vụ tăng bình quân từ 32 – 34%, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố [37]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại - dịch vụ, kéo theo đó là sự phát triển của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến thực phẩm như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, quán ăn đường phố,...Theo số liệu Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn cung cấp, tính đến cuối năm 2017, toàn quận hiện đang được phân cấp quản lý 5.268 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống ( trong đó, cơ sở sản xuất kinh doanh cơ bản: 391; cơ sở trong chợ: 2.542; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có đăng ký kinh doanh: 743; bếp ăn tập thể do quận quản lý: 86; cơ sở ăn uống không đăng ký kinh doanh: 507; quán ăn đường phố: 947; nhóm trẻ gia đình do 4 phường quản lý: 70). Với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khá lớn, tồn tại với nhiều loại hình đa dạng như trên thì việc quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi lực lượng chuyên ngành đủ về số lượng, vững về
  • 30. 24 chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tâm huyết với ngành mới có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của quận. 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn 2.2.1. Công tác ban hành các văn bản và chỉ đạo triển khai thực hiện Với các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội đặc thù, quận Ngũ Hành Sơn xác định rõ việc quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của quận . Với mục tiêu hết sức cụ thể là nhằm cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về ATTP đến từng người dân, hộ gia đình góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, từ đó nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu an sinh xã hội quận, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất lượng của khách du lịch trong và ngoài nước. Quận Ngũ Hành Sơn trực thuộc thành phố Đà Nẵng nên các quy định chung của thành phố về quản lý ATTP được áp dụng trực tiếp trên địa bàn quận. Việc xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy đinh về QLNN về ATTP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn. Trong thời gian qua, thành phố Đà nẵng nói chung và và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng chấp hành nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan chức năng ban hành quy định chung cho cả nước, trong đó đặc biệt tuân thủ văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực ATTP đó là Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 7 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Song song với đó, để đảm bảo QLNN về ATTP chung của cả nước phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố căn cứ trên cơ sở chức năng, quyền hạn, thẩm quyền theo
  • 31. 25 quy định đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên toàn thành phố, trong đó có quận Ngũ Hành Sơn nhằm nâng cao hiệu lực công tác QLNN trên lĩnh vực ATTP tại địa phương. Đặc biệt, ngày 29/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg về việc "Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng" trên cơ sở hợp nhất Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và bộ phận tham mưu công tác an toàn thực phẩm của Sở Công Thương thành phố. Đây là cơ sở pháp lý rất hữu hiệu để Đà Nẵng tăng cường năng lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP. Theo đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 7231/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 về việc "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng". 2.2.2. Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” những lời dặn dò của Bác luôn có giá trị thời sự đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là hiện nay khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa, hợp tác và giao lưu quốc tế, chúng ta càng phải nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng, tính chất phức tạp của công tác cán bộ, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ "tâm", đủ "tầm", trước những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn. . Xác định được tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ QLNN nói chung, QLNN về ATTP trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, trong những năm qua,
  • 32. 26 việc bố trí công chức và tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận luôn được quan tâm, củng cố, kiện toàn tăng dần về số lượng và nâng cao về chất lượng. Theo phân cấp quản lý nhà nước hiện nay, cơ quan có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP gồm 04 đơn vị chính: Ban Quản lý ATTP thành phố, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện trực thuộc và UBND cấp xã phường, cụ thể: * Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố: - Tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố, cụ thể: + Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, hàng hóa theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, giao cho Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. + Quản lý siêu thị, trung tâm thương mại; chợ đầu mối; chợ đấu giá nông sản, thủy sản; chợ thuộc cấp thành phố quản lý; cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác theo phân cấp của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch
  • 33. 27 và Đầu tư cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, chế xuất (không kể số lượng suất ăn) và ngoài khu công nghiệp, chế xuất có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ. Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, khu du lịch, siêu thị, bệnh viện cấp thành phố; căng tin ăn uống trong các sở, ban, ngành, trường học trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. + Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp quản lý: có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trừ cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể không có đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm. + Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. + Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở được phân cấp quản lý. * Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố: - Quản lý cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và các vùng sản xuất rau quy hoạch được phê duyệt, chăn nuôi tập trung. - Quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và động vật khác. - Quản lý tàu đánh bắt cá có công suất máy chính từ 20CV trở lên,
  • 34. 28 quản lý cảng cá. - Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp quản lý. * UBND quận: - Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về ATTP trên địa bàn quận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành ATTP cấp quận; chủ động tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của UBND phường; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng về ATTP trên địa bàn quản lý. - Phân công và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị (Phòng Y tế, Phòng Kinh tế, Ban Quản lý các chợ thuộc phân cấp quản lý) trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn quận theo phân cấp. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND phường triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý ATTP theo phân cấp. - Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trừ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định. - Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến
  • 35. 29 suất ăn sẵn, nhà hàng ăn uống, cửa hàng ăn uống, quán ăn, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan cấp quận cấp và cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm: Bếp ăn tập thể; Căng tin ăn uống trong các cơ quan, đơn vị tuyến quận trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mầm non. - Quản lý các chợ thuộc cấp quận quản lý. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được phân cấp, các cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, bếp ăn tập thể không có đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm. - Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. * UBND phường: - Quản lý cơ sở nhóm trẻ gia đình dưới 30 cháu, dịch vụ nấu tiệc lưu động (cưới, giỗ, hiếu hỷ...). - Quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. - Quản lý các chợ thuộc cấp phường quản lý. - Tổ chức kiểm tra các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý của UBND thành phố, hiện nay, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn do UBND quận trực tiếp chỉ đạo thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận do đồng chí Chủ tịch UBND quận làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thành viên Ban Chỉ đạo gồm có: Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Kinh tế quận, Trưởng Công an quận, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Ngũ Hành Sơn và Chủ tịch UBND 04 phường trực
  • 36. 30 thuộc. Trong đó, Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, trực tiếp làm công tác tham mưu cho đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo ATTP, đồng thời là đơn vị sâu đầu mối, tổng hợp thông tin, kết quả hoạt động thực hiện chính sách ATTP của các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo. Thực tế hiện nay, thành phố phân cấp quản lý nhà nước về ATTP cho tuyến quận, phường rất lớn nhưng lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra chuyên ngành rất mỏng, một số nơi cán bộ chưa đảm bảo chất lượng chuyên môn dẫn đến công tác tham mưu, thực hiện chính sách ATTP chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, mục tiêu chính sách chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, đặc thù hiện nay của công tác quản lý ATTP luôn phát sinh những nội dung mới, phức tạp, đòi hỏi phải liên tục cập nhật các thông tin về quản lý, kiến thức khoa học mới giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên hiện nay, chế độ tiền lương, tiền công và chế độ đãi ngộ chưa đảm bảo điều kiện sống và làm việc của cán bộ, công chức và người làm công tác đảm bảo ATTP nên không khuyến khích được cán bộ tận tụy, công tâm trong thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo ATTP quận hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu, hầu hết các thành viên của Ban Chỉ đạo là kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chất lượng công tác tham mưu, lãnh đạo và thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP có phần hạn chế. Nguồn nhân lực làm công tác đảm bảo ATTP của quận và phường rất mỏng, năng lực công tác của một số cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự buông lỏng về quản lý, quá tải trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn quận, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng bị mất an toàn và khó kiểm soát hơn.
  • 37. 31 Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo ATTP của quận Đơn vị Tổng số cán bộ của đơn vị Cán bộ tham gia công tác đảm bảo ATTP Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận 12 12 Phòng Y tế quận 03 02 Phòng Kinh tế quận 05 02 UBND 04 phường 08 08 Tổng cộng 28 24 Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng với lực lượng 24 cán bộ, nhân viên tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn toàn quận, trong đó, thực hiện đồng thời công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, kiểm tra, giám sát, tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATTP của gần 5.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đây thực sự là khối lượng công việc hết sức nặng nề và khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, ở một số phường trực thuộc quận, cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP chưa có chuyên môn về quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, kinh nghiệm thực tế trong công tác QLNN về ATTP không nhiều, nên không thể tránh khỏi việc bỏ sót các trường hợp vi phạm về ATTP của các đơn vị. 2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về ATTP của Trung ương, thành phố, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn,
  • 38. 32 phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Trong những năm qua, cấp ủy chính quyền từ quận đến phường đã quan tâm, chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư, Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới nghiêm túc, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, cộng đồng về ATTP, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hằng năm, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố, UBND quận đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, chỉ đạo các cấp, các ngành, phường tập trung thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn quận, cụ thể: Kế hoạch bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, cao điểm về ATTP,.. Ngoài ra, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra Kế hoạch số 14/KH- UBND ngày 13/1/2017 về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về việc đảm bảo ATTP trong giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Mặt khác, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng xây dựng và ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 16/2/2017 về triển khai tuyên truyền thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn từ nay đến năm 2020. UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra các mục tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện đến năm 2020 nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, góp phần thực hiện đạt mục tiêu chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Hằng
  • 39. 33 năm, UBND quận chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay, tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính sau đây: - Nhà lãnh đạo, quản lý các cấp với các nội dung: chủ trương, quy định của Trung ương, thành phố và quận về công tác đảm bảo ATTP, chú trọng các nội dung về Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm trước đây là Nghị định 38/2012/NĐ-CP và từ ngày 02/02/2018 được thay thế bằng Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng 48 quản lý nhà nước về ATTP; kỹ năng kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; kỹ năng quản lý thức ăn đường phố; công tác tham mưu UBND quận, phường trong quản lý nhà nước về ATTP. - Chủ và nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng về các nội dung: Tuyên truyền kiến thức ATTP, cách phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như quy định cần thiết đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương về thực hiện Chương trình "Thành phố 4 an" của BTV Thành ủy, đề nghị các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo công tác "An ninh trật tự" (lắp camera giám sát an ninh), "An toàn giao thông" (sắp xếp xe cộ trên vỉa hè), "An toàn thực phẩm" (đảm bảo các tiêu chí ATTP theo quy định, trang bị muỗng (thìa) không rãnh, thùng rác thông minh, giỏ rác tại bàn ăn…), xác nhận kiến thức và tiến tới thẩm định kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp sổ theo dõi nguồn gốc xuất xứ cho các hộ kinh doanh trong 03 chợ thuộc phân cấp quản lý và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc quận. Cấp phát tờ rơi tuyên truyền quy định về thức ăn đường phố; hướng dẫn bảo quản thực phẩm; hướng dẫn kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm. - Người tiêu dùng thực phẩm về các nội dung: phổ biến, cập nhật kiến
  • 40. 34 thức cơ bản về bảo đảm ATTP cho báo cáo viên, tuyên truyền cấp quận, các đồng chí cựu chiến binh, tổ trưởng tổ dân phố nhằm phục vụ công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng khu dân cư trên địa bàn về kiến thức tiêu dùng thông thái, cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn…. Phối hợp báo cáo viên tuyên truyền ATTP tại các phường trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố định kỳ, kết quả có 1.283/1.283 tổ dân phố tuyên truyền về ATTP đến nhân dân. Tổ chức Hội thi tuyên truyền ATTP đối với Bếp ăn tập thể với 300 người tham dự qua đó phổ biến, truyền tải các kiến thức, quy định liên quan đến ATTP một cách trực quan, sinh động đến người tham gia.Bên cạnh đó, huy động sự tham gia phối hợp tuyên truyền của Mặt trận, hội đoàn thể các cấp và các phường thuộc quận với nhiều mô hình sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đảm bảo ATTP như tổ chức các Hội thi tuyên truyền ở khu dân cư, phong trào thi đua giữa các đơn vị; hỗ trợ dụng cụ buôn bán, kinh doanh đảm bảo vệ sinh, ATTP như: mô hình “Tiếng loa lưu động” truyên truyền ATTP của Phường Khuê Mỹ; Hội thi tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa của phường Hòa Hải; với mô hình “02 có” “02 hỗ trợ” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mỹ An; 6 phường hỗ trợ mũ và tạp dề cho chủ các cơ sở buôn bán thực phẩm trên địa bàn các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Qúy. UBND quận vận động tài trợ và cấp phát mũ và tạp dề, muỗng (thìa) không rãnh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (tiến hành thu hồi 784 muỗng có rãnh và cấp phát 5.640 muỗng (thìa) không có rãnh) góp phần hạn chế viêc mất vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh thức ăn. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về ATTP còn được lồng ghép trong các đợt kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở nhằm trực tiếp hướng dẫn cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện ATTP tại đơn vị.
  • 41. 35 Bảng 2.2: Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018 Nội dung và hình thức tuyên truyền 2016 2017 2018 (6 tháng) Nói chuyện về ATTP (buổi) 331 466 170 Phát thanh (lần) 484 625 282 Băng rôn, khẩu hiệu (cái) 44 148 89 Áp phích (cái) 20 633 10 Tờ rơi (tờ) 8.386 31.991 8.028 Bài viết tuyên truyền (bài) 64 80 58 Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP quận giai đoạn 2016-2018 trong bảng thống kê đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị: từ chính quyền, mặt trận đoàn thể quận đến phường đều tham gia và thực hiện quyết liệt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách ATTP với hiều hình thức đa dạng, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quá trình QLNN về ATTP trên địa bàn quận. Thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn năm 2019, UBND quận triển khai Kế hoạch số 58/KH-UBND huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Kế hoạch nêu rõ, quận Ngũ Hành Sơn phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể, 100% khu dân cư trên địa bàn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm soát và giám sát an toàn thực phẩm; trên 95% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
  • 42. 36 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 95% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối trong trên địa bàn quận, ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm… Căn cứ các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong thời gian qua, UBND quận Ngũ Hành Sơn thực hiện nghiêm việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, 51 kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận theo phân cấp quản lý và đúng quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Phân công Tổ Một cửa của UBND quận là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, chuyển Phòng Y tế quận tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ tham mưu UBND quận thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có kết quả thẩm định, nếu đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tham mưu UBND quận cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong vòng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp.
  • 43. 37 Bảng 2.3: Số liệu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 (6 tháng) Tổng số cơ sở cần được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (theo phân cấp quản lý) 870 1.061 1.058 Tổng số cơ sở đã được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 861 1.061 1.058 Tỷ lệ 98.97% 99.91% 100% Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn Số liệu tổng hợp về công tác cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018 tại bảng trên cho thấy UBND quận đã thực sự quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá các điều kiện ban đầu về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn, tỷ lệ cơ sở được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tăng qua từng năm và đến 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt tỷ lệ 100% cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó đảm bảo các quy định ban đầu về ATTP, nâng cao hiệu quả công tác phòng, ngừa, hạn chế các vi phạm về quản lý ATTP tại các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Trong năm 2017, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đăng ký với UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Công Thương xây dựng 01 chợ trên địa bàn quận đạt chuẩn "Chợ đảm bảo ATTP" theo các tiêu chí đã được Sở Công Thương hướng dẫn tại Công văn số 1209/SCT-KTATMT ngày 22/7/2016 đó là chợ Bắc Mỹ An thuộc UBND quận quản lý. Theo đó, UBND quận chỉ đạo các phòng ngành liên quan và Ban quản lý các chợ trực tiếp khảo sát thực trạng đi đến thống nhất và cấp kinh phí đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng của chợ, cụ thể
  • 44. 38 như sau: đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới các hạng mục: nền chợ, quầy hàng, cải tạo hệ thống nước,… với tổng kinh phí là 1,469 tỷ đồng (trong đó UBND quận đầu tư 770 triệu đồng, Ban Quản lý chợ đầu tư 133 triệu đồng, các hộ tiểu thương đóng góp là 566 triệu đồng). Bên cạnh đó, Ban Quản lý các chợ đã phối hợp với các phòng, ngành tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ tiểu thương để phổ biến các điều kiện xây dựng chợ đảm bảo ATTP. Ngoài ra, hướng dẫn các hộ tiểu thương việc kê khai, cung cấp thông tin về nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm bày bán tại chợ đảm bảo các quy định về ATTP; thực hiện cam kết không buôn bán các sản phẩm hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng. Hàng năm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các hộ tiểu thương trong chợ, rà soát, cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định và yêu cầu các chủ hộ ký cam kết về đảm bảo ATTP. Bên cạnh việc kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP của quận đối với các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ, Ban Quản lý các chợ cũng đã thành lập tổ kiểm tra nội bộ về công tác thực hiện các quy định ATTP để thường xuyên tự kiểm tra ATTP, góp phần quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện ATTP trong chợ, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn đến tay người dân. 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Trong hoạt động QLNN nói chung, QLNN về ATTP nói riêng thì thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, qua hoạt động kiểm tra để xem xét các quy định của pháp luật có được thực hiện đúng và thống nhất hay không, có đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện, có phù hợp với thực tế, hay chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng từ đó có những hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu quả công việc của từng đơn vị. Thông qua hoạt động
  • 45. 39 thanh tra để phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo kỷ cương, pháp chế. Theo đó, UBND quận phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành chức năng chuyên môn và UBND các phường trực thuộc. - UBND quận: Hàng năm, ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên toàn địa bàn quận, trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát 54 các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận. - Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận: Trực tiếp tham mưu UBND quận thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ATTP trên địa bàn quận. Năm 2018, căn cứ Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 05/3/2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận Hải Châu về "Kiểm tra ATTP trên địa bàn quận Hải Châu năm 2018", Ban Chỉ đạo đã ban hành Quyết định thành lập 02 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn. - Phòng Y tế quận: Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận, Phòng Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thành lập Đoàn kiểm tra và chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra thực tế việc đảm bảo ATTP cũng như giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống thuộc lĩnh vực y tế quản lý theo phân cấp; tổ chức các đợt cao điểm ra quân kiểm tra ATTP vào các dịp Lễ lớn như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Trung thu và các dịp kỷ niệm trong năm. Đặc biệt, ra quân kiểm tra ATTP trong thời gian diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017; Lễ hội Pháo hoa Quốc
  • 46. 40 tế (DIFF) hàng năm của thành phố Đà Nẵng… - Phòng Kinh tế quận: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương và nông nghiệp theo phân cấp quản lý. Tham gia các đợt kiểm tra liên ngành về ATTP do Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận chủ trì. Giám sát ô nhiễm trong thực phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Tổ chức cho các cơ sở ký cam kết thực hiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP) và kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các đơn vị này. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm giả, nhái, kém chất lượng, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. - Trung tâm Y tế quận: Phối hợp với các đơn vị trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo ATTP khi có yêu cầu về chuyên môn như xét nghiệm, điều tra về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm. - Công an quận: Phối hợp với các phòng, ngành của quận tham gia công tác theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi liên quan đến tội vi phạm quy định về ATTP được quy định tại Điều 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan. - UBND các phường: Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý. Thành lập các đoàn kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa bàn phường đối với các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Tham mưu UBND quận chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo ATTP phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của quận khi có yêu cầu.
  • 47. 41 Bảng 2.4: Số liệu công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách ATTP trên địa bàn quận giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 (6 tháng) Số cơ sở được kiểm tra 1.708 2.354 1.767 Tỷ lệ cơ sở được kiểm tra so với tổng cơ sở quản lý 36.6% 44.4% 33.3% Số cơ sở vi phạm 43 51 36 Tỷ lệ cơ sở vi phạm so với tổng số cơ sở được kiểm tra 0.025% 0.022% 0.02% Số tiền xử phạt thu nộp ngân sách nhà nước 63 triệu đồng 98.8 triệu đồng 75.5 triệu đồng Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn Số liệu về công tác kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa bàn quận từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2018 tại bảng trên thể hiện rất rõ kết quả công tác theo dõi, kiểm tra và xử lý các vi phạm về ATTP của quận Ngũ Hành Sơn. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kiểm tra tăng đều qua các năm đạt tỷ lệ tăng bình quân 43,24%/năm, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị quận, trong đó, có vai trò rất quan trọng của các đơn vị chức năng được phân công phụ trách công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP, kiểm soát tình hình và chủ động ngăn ngừa, dự phòng các tình huống tiêu cực về ATTP phát sinh trên địa bàn. Trong những năm qua, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống của quận được kiểm tra ATTP tăng đều qua các năm thể hiện sự đầu tư năng lực và nguồn lực tham gia thực hiện công tác kiểm tra ATTP của quận đã được nâng lên. Theo đó, các cơ sở vi phạm các quy định về ATTP cũng tăng theo từng năm: từ 43 cơ sở vi phạm trong năm 2016 tăng đến 51 cơ sở vi phạm
  • 48. 42 năm 2017 và đến nửa đầu năm 2018 đã có 36 cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ số cơ sở vi phạm so với tổng số cơ sở được kiểm tra thì đều giảm qua 57 các năm, cụ thể từ 0,025% năm 2016 giảm còn 0,022% vào năm 2017 và đến nửa đầu năm 2018 chỉ còn 0,02%. Kết quả này cho thấy tình hình chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP của các cơ sở được cải thiện rõ nét; ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của người dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được nâng lên, phản ánh một phần kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP của quận đạt hiệu quả khá tốt, năng lực kiểm tra của các lực lượng chức năng quận được cải thiện qua từng năm… những kết quả trên đã góp phần vào thành tựu chung trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận trong thời gian qua Trong thời gian đến, quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục tập trung triển khai thực hiện “Đề án Quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố đến năm 2020”. Ngoài ra, quận cũng chú trọng công tác tập huấn nâng cao kiến thức quản lý về VSATTP đối với các thành viên Đoàn kiểm tra và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách ATTP tuyến quận và các phường đảm bảo chất lượng, năng nổ trong thực thi nhiệm vụ. “UBND quận tiếp tục huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, ý thức trách nhiệm của người dân về ATTP, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hình thành nếp sống văn hóa, góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Công tác sơ, tổng kết đánh giá thực tiễn để xác định những mặt làm được, những hạn chế, yếu kém, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình QLNN. Vì vậy,