SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THU HIỀN
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN GIO LINH (QUẢNG TRỊ)
TỪ 1990 ĐẾN 2010
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Huế, tháng 9 năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THU HIỀN
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN GIO LINH (QUẢNG TRỊ)
TỪ 1990 ĐẾN 2010
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 03 13
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG CHÍ HIẾU
Huế, tháng 9 năm 2017
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................10
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................10
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................................11
7. Bố cục của luận văn...................................................................................................11
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ -
XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH .....................................................................................12
1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên............................................................................12
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................12
1.1.2. Tài nguyên...........................................................................................................13
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................14
1.2.1. Nguồn lực kinh tế ................................................................................................14
1.2.2. Nguồn lực xã hội .................................................................................................17
1.3. Chủ trương của Đảng..............................................................................................20
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và tỉnh Quảng Trị.........................................20
1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng ...................................................................20
1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị..................................................................22
1.3.2. Chủ trương của Huyện ủy Gio Linh....................................................................23
Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH TỪ NĂM 1990
ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................................................27
2.1. Về chuyển biến kinh tế..............................................................................................27
2.1.1. Thời kì 1990-2000...............................................................................................27
2.1.1.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp....................................................................27
2.1.1.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.................34
2.1.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch ........................................................37
2.1.2. Thời kì 2000-2010...............................................................................................39
3
2.1.2.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp....................................................................39
2.1.2.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.................46
2.1.2.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch ........................................................49
2.2. Về chuyển biến xã hội ............................................................................................52
2.2.1. Thời kì 1990-2000...............................................................................................52
2.2.1.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế .................................................................................52
2.2.1.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm.............................................................55
2.2.2. Thời kì 2000-2010...............................................................................................58
2.2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế .................................................................................58
2.2.2.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm.............................................................61
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...67
3.1. Đặc điểm.................................................................................................................67
3.1.1. Nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng đi lên...............................................67
3.1.2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa............................................................................................................................68
3.1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh...................................................69
3.1.4. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt..............................................................70
3.2. Ý nghĩa lịch sử........................................................................................................71
3.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh giai đoạn 1991-2010 khẳng định tính
đúng đắn trong đường lối của Đảng nói chung và Đảng bộ huyện Gio Linh nói riêng
trong công cuộc đổi mới................................................................................................71
3.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh thời kì 1990-2010 là quá trình chuyển
biến phù hợp với xu thế chung, hợp lí đúng qui luật.....................................................71
3.2.3. Chuyển biến kinh tế - xã hội thời kì 1990-2010 đã tạo ra tiền đề thực hiện công
cuộc đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội..........................................................................72
3.3. Bài học kinh nghiệm...............................................................................................73
3.3.1. Nhận thức đầy đủ và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra các chính sách cụ thể, vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn địa phương; từng lĩnh vực kinh tế - xã hội. .............................................73
3.3.2. Các chủ trương, nhiệm vụ đề ra phải hợp lòng dân, thiết thực phục vụ lợi ích
nhân dân, được nhân dân tham gia bàn bạc, thì sẽ tạo được phong trào quần chúng
rộng rãi; giúp công tác lãnh đạo, điều hành đạt hiệu quả..............................................73
4
3.3.3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực ..................74
3.3.4. Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo, đẩy mạnh
khai thác lợi thế của địa phương....................................................................................74
3.3.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực .....................................................75
KẾT LUẬN ..................................................................................................................77
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội được coi là thước đo trình độ cho sự phát triển của mỗi quốc
gia dân tộc trên thế giới. Bất cứ một quốc gia hay một thể chế chính trị nào thì thước
đo cho sự phát triển cũng bao gồm thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó
những những thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Kinh tế - xã hội có mối
quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác, là nhân tố quyết định cho sự vận động và
phát triển của một dân tộc. Chính vì thế, tất cả các quốc gia dù theo thể chế xã hội nào
thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Huyện Gio Linh là một huyện nhỏ ở phía bắc của tỉnh Quảng Trị, từ khi tái lập
(tách ra từ huyện Bến Hải năm 1990), nền kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến
tích cực, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Điều đó đã
khẳng định đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ năm 1986 là đúng đắn. Đường lối đó
đã được nhân dân Gio Linh vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh địa
phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, địa phương vẫn còn tồn tại
những hạn chế và khó khăn cần được tiếp tục tổng kết, đánh giá, nhằm đưa ra những
giải pháp cụ thể thích hợp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh và bền
vững trong thời gian tới. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã
hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 1990 đến năm 2010, có ý nghĩa về mặt
khoa học và thực tiễn sau:
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Gio Linh thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến năm 2010, trong đó, luận văn nêu
bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao động sáng tạo của nhân dân huyện
Gio Linh đã thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung của đất nước. Trên cơ sở
đó, luận văn góp phần tìm hiểu rõ hơn những vấn đề lí luận và thực tiễn về đường lối
đổi mới của Đảng, về việc hiện thực hóa đường lối đó vào hoàn cảnh cụ thể ở địa
phương, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm,
đồng thời thấy được những thành công và tồn tại của nền kinh tế - xã hội huyện Gio
Linh trong 20 năm đổi mới. Mặt khác, qua luận văn, mong muốn được đóng góp một
6
số ý kiến, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của huyện
trong tương lai.
Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này để chỉ ra những tồn tại, hạn chế,
cùng với những kiến nghị, giải pháp về quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện cho hiện nay và trong tương lai, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc
hoạch định chính sách, chủ trương nhằm đưa nền kinh tế - xã hội ở Gio Linh phát
triển.
Mặt khác, ở một mức độ nhất định, luận văn cung cấp một số tư liệu cho việc
tham khảo, vận dụng trong những tiết giảng về bộ môn lịch sử địa phương cho giáo
viên các cấp học ở huyện nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, trước
hết cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội
huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài có những công trình sau:
Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là
công trình này nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định hướng xã hội
chủ nghĩa và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam trong
thời kì đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã đưa ra một
số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến nhanh trên con
đường đổi mới.
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị,
tập III (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đề cập đến tiến trình khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nền
tảng, là động lực của sự phát triển.
7
Trong thời gian gần đây, có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn
thạc sĩ đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội ở một số địa phương,
như: Đinh Thị Hoài Thu (2010), Chuyển biến kinh tế - xã hội ở Thị trấn Hồ Xá (Huyện
Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị) giai đoạn 1986-2005. Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội ở Thị trấn Hồ Xá
trong giai đoạn 1986-2005, luận văn làm rõ vị trí, vai trò, thành tựu, những đóng góp
cùng những hạn chế trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của huyện
Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị; qua đó, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của thị trấn
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay; rút ra một số kinh nghiệm và
những giải pháp chủ yếu nhằm gợi mở cho Đảng bộ và chính quyền Thị trấn Hồ Xá
tham khảo để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp hơn trong thời gian tới. Lê Thị
Hằng (2012), Chuyển biến kinh tế của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) giai đoạn
1989-2010. Luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên
cứu sự chuyển biến kinh tế ở thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 1989-
2010, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về sự chuyển biến kinh tế của thành phố,
rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng
cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới. Võ Thị Hoài Thu (2014), Nghiên
cứu phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị. Khóa luận tốt nghiệp
ngành Sư phạm Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên cứu về vấn đề phát triển
nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2020, khóa luận tổng quan lí luận liên quan đến sản
xuất nông nghiệp; phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện
trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị; trên cơ sở
phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Về phía địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh (1995) Lịch sử Đảng
bộ huyện Gio Linh, tập I (1039-1975), là một công trình nghiên cứu dưới gốc độ lịch
sử Đảng, viết về con người và mảnh đất Gio Linh, thể hiện truyền thống chống giặc
ngoại xâm kiên cường, bất khuất của ông cha để vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
kiên gan bền chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, cho quê hương được giải
phóng. Trong đó, có trình bày về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới chế độ thực
dân phong kiến và sự ra đời của chi bộ chợ cầu.
8
Thúy Sâm (2000), Làng Lan Đình và nghề đan lát, Tạp chí Cửa Việt, số 69. Bài
báo nghiên cứu Làng đan Lan Đình ở xã Gio Phong, huyện Gio Linh, nội dung viết về
các sản phẩm từ nghề đan, cấu tạo kĩ thuật, giá cả và thị trường tiêu thụ và tác giả đã
nêu lên thực tế hiện nay, tầm quan trọng của hàng đan cũng như hướng đầu tư để nhân
rộng các sản phẩm bằng kĩ thuật tinh vi đặc biệt hơn đề nghề đan cổ truyền ở Lan Đình
sẽ không mất đi mà sẽ được nhân rộng, phát huy một ngành kinh tế, nâng cao đời sống
cho đa số bộ phận cư dân nghèo vùng quê Gio Linh, Quảng Trị.
Lê Đình Hào (2001), Nghề dệt chiếu làng Lâm Xuân, Tạp chí Cửa Việt, số 87.
Nội dung bài báo viết về đôi nét về điều kiện tự nhiên - xã hội làng Lâm Xuân, qui
trình dệt chiếu và cuối cùng tác giả đã nêu lên ý kiến về việc đầu tư để khôi phục, củng
cố mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để nghề
chiếu Lâm Xuân phát triển trở lại thích ứng với thị trường hiện nay vẫn là những trăn
trở, nhưng ước nguyện luôn sống động trong tâm thức của mỗi người dân làm nghề dệt
chiếu ở Lâm Xuân hôm nay.
Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh,
tập II (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, thể hiện tinh thần anh dũng kiên
cường của nhân dân Gio Linh trong xây dựng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế xây dựng lại cuộc sống trên đống tro tàn, đổ nát. Được sự quan tâm lãnh
chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cùng các ban ngành đoàn thể ở Trung ương, tỉnh và địa
phương, đến nay diện mạo Gio Linh đã thay da đổi thịt, văn hóa - xã hội có nhiều tiến
bộ, quốc phòng - an ninh được đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; công tác xây dựng Đảng, chính
quyền, Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới và hiệu quả.
Thanh Hải (2007), Gio Linh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tạp chí Cửa
Việt, số 151. Bài báo đã đề cập đến vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên huyện Gio Linh; kho
tàng văn hóa dân gian, dân vũ; tự hào miền quê vốn giàu truyền thống, là nơi có nhiều
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, bao gồm: di tích lịch sử, di tích kiến
trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh; bên cạnh các lĩnh vực về đời sống văn
hóa, bài viết còn đề cập đến bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế - xã hội huyện Gio
Linh; tác giả cho rằng việc các tầng lớp nhân dân toàn huyện quyết tâm phấn đấu, tiếp
tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, làm cho phong trào phát triển sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền
9
vững, tạo chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi
trường văn hóa, tư tưởng đạo đức lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục
thể thao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm động lực
thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn
2006 -2010 và những năm tiếp theo.
Ngoài ra còn có các bộ lịch sử Đảng bộ các xã trong huyện: Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Gio Thành (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Thành, tập I (1930-2010), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Gio Hải (2015), Lịch sử Đảng
bộ xã Gio Hải, tập I (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Gio Việt (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Việt, tập I (1930-2010), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; đã đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương
qua các giai đoạn, như: ổn định sản xuất để đấu tranh với địch; hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau chiến tranh; khôi phục hậu quả
của hai cuộc chiến tranh cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc
đổi mới.
Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau, ở
một mức độ khác nhau đã có một số nội sung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio
Linh từ năm 1990 đến năm 2010 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc đi
sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến
năm 2010 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Gio
Linh từ năm 1990 đến năm 2010. Từ đó rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa và các bài học
kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của huyện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập và xử lý các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung của
luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân
huyện Gio Linh.
10
Thứ hai, phân tích các nhân tố đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và
chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh.
Thứ ba, phân tích hệ thống những chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh từ
năm 1990 đến năm 2010, làm rõ những thành tựu và hạn chế của huyện trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Thứ 4, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh
nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ
năm 1990 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận văn chọn mốc mở đầu là năm 1990 (huyện Gio Linh tái lập,
tách ra từ huyện Bến Hải) và mốc kết thúc đến năm 2010 (năm cuối cùng có ý nghĩa
quyết định trong việc hoàn thành qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện thời kì
1996-2010).
Về không gian, giới hạn trong huyện Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, gồm 19 xã
và 2 thị trấn Gio Linh, Cửa Việt.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề này, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài; các bài viết nghiên cứu về đổi
mới kinh tế - xã hội đăng trên các tạp chí của Trung ương và địa phương như: Tạp chí
Kinh tế - dự phòng, Thông tin lí luận, báo Quảng Trị,…
- Nguồn tài liệu do Cục Thống kê huyện Gio Linh công bố.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn tham
khảo các tài liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết
hàng năm của Huyện ủy Gio Linh, Tỉnh ủy Quảng Trị qua các kì Đại hội và hội nghị
từ năm 1990 đến năm 2010, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân
dân huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010, cùng với những tài liệu của các
phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh Quảng Trị và huyện Gio Linh.
11
- Nguồn tài liệu do tác giả khảo sát thực tế tại địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm
tái hiện lại bức tranh chân thực về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Gio Linh từ
năm 1990 đến năm 2010, kết hợp với với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội
dung vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp,… để làm rõ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến kinh
tế - xã hội của huyện Gio Linh trong 20 năm (1990-2010).
Hai là, Luận văn đánh giá làm rõ những thành công cũng như những hạn chế
trong quá trình chuyển biến kinh tế của huyện sau khi tách huyện. Từ đó rút ra một số
đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm để nêu lên một số giải pháp góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về
lịch sử kinh tế của huyện Gio Linh nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, đồng thời
cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền
thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh
(13 trang).
Chương 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010
(39 trang).
Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (9 trang).
12
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH
1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lí từ 160
9’
đến 170
vĩ Bắc và 1060
52’40” đến 1070
10’ độ kinh Đông, được giới hạn như sau: Phía
Đông giáp Biển Đông, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh, phía Tây giáp huyện Cam Lộ,
Đakrông và Hướng Hóa, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố
Đông Hà.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua và một số tỉnh
lộ như 73, 74, 75, 76 nối vùng đồng bằng với vùng gò đồi phía Tây tạo điều kiện thuận lợi
giao lưu kinh tế xã hội giữa các địa phương trong huyện cũng như với cả tỉnh.
Những lợi thế về vị trí địa lí, tạo ra cho Gio Linh một nền tảng cơ bản để có thể
tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các huyện trong tỉnh, đẩy nhanh
hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 473 km2
, chiếm 10,5% tỉnh Quảng Trị.
Địa hình Gio Linh dốc nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống
sông suối, ao hồ xen kẽ nhau. Do đó, việc tổ chức sản xuất cũng như việc phát triển
các hệ thống giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn. Phía Tây là đồi núi có diện
tích 31.773,75 ha (67,18%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631,01 ha (26,7%) và
phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8 ha (6,12%).
Tài nguyên đất, nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển chiếm diện tích khoảng
9.000 ha; đất mặn chiếm diện tích khoảng 300 ha; đất phèn chiếm diện tích, khoảng
300 ha; đất phù sa chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các xã ven sông Bến Hải, tuy chiếm
tỉ trọng không lớn nhưng đây là nhóm đất có giá trị, đang được sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp; đất đỏ vàng diện tích 146.51 ha (chiếm 56.06% diện tích gò đồi).
Kinh tế Gio Linh chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp; vùng trung du, miền núi
chủ yếu là đất bazan đỏ phù hợp với việc trồng cây lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao
su, mít, chè, …và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Vùng đồng bằng ven biển trồng
lúa và các loại cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng cát và miền biển chủ
yếu là đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
13
Đất đai ở huyện Gio Linh tầng đất mặt dày, là một điều kiện hết sức thuận lợi để
phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của đất đai huyện phần lớn là
chua, ở vùng đồi độ pH dao động từ 3,9 - 4,4. Thành phần cơ giới thịt trung bình, tỉ lệ
cấp hạt sét và limon từ 70 - 80%, độ xốp lớn, khả năng giữ nước, giữ phân kém, dẫn
đến vào mùa khô cây trồng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nên chậm phát triển.
Huyện Gio Linh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển
hình, mùa hè có gió Tây khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 9), mùa đông lạnh ẩm ướt chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).
Khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu
mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng thời
tiết thất thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố cây trong và vật nuôi.
Khí hậu phân hóa theo mùa nên cây trồng cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa
với các mùa khác nhau, có thể thâm canh, xen canh, gối vụ, …Bão, lũ lụt, hạn hán,
sương muối làm thiệt hại mùa mạng và làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Chế độ khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, lượng ẩm cao gây
khó khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
1.1.2. Tài nguyên
* Tài nguyên nước
Gio Linh có 2 sông lớn chảy qua là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Sông
Bến Hải nằm ở phía Bắc của huyện, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên thủy chế
thất thường, hơn nữa phần trung lưu chảy qua khu vực phía Tây có độ dốc lớn nên khả
năng thủy lợi của sông kém. Hệ thống sông Thạch Hãn đổ ra biển qua Cửa Việt, là
mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng.
Trên địa bàn huyện còn có một số sông suối nhỏ như sông Cánh Hòm, suối Tân
Bích, suối Kinh Môn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra,
nguồn nước mặt trên địa bàn còn được cung cấp bởi một số hồ, đập nhằm điều hòa lưu
lượng và phục vụ tưới tiêu trong khu vực bao gồm hồ Kinh Môn, Hà Thượng, Trúc
Kinh, hồ Đập Hoi và một số hồ thủy lợi nhỏ như hồ Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ.
Nhìn chung, hệ thống sông, hồ, ao khu vực đã cung cấp nguồn nước mặt tương
đối đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa nhiều nước, thuận lợi cho sản
xuất; tuy nhiên, còn gây ngập úng một số nơi làm thiệt hại mùa mạng. Mùa khô thiếu
14
nước, hạn hán, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú, chất lượng nước tốt, đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mặt khác có thể khai thác để bổ sung một phần
nước tưới phục vụ nhu cầu sản xuất.
* Tài nguyên thủy sản
Gio Linh có 15 km bờ biển, với hai cửa sông quan trọng (cửa Tùng, cửa Việt);
ngư trường rộng lớn, khá nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang,
cua, một số loại cá,… Diện tích bãi bồi ven sông, đặc biệt vùng ven biển với diện tích
mặt nước và một số diện tích bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển
nuôi trồng thủy hải sản các loại. Cùng với phát triển đánh bắt thủy sản các khu vực ven
sông, đầm hồ, diện tích bãi bồi, mặt nước tự nhiên được người dân tận dụng để nuôi
thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt các loại; có một số nơi nuôi tôm trên cát.
Với đường bờ biển dài, Gio Linh có tiềm năng quan trọng để phát triển mạng
lưới thương mại - dịch vụ vùng biển với hai bãi tắm đẹp của vùng cũng như của tỉnh
Quảng Trị thu hút khách du lịch; phát triển thành các khu du lịch - dịch vụ góp phần
làm chuyển biến cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là nguyên liệu sản xuất xi măng và
vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy
tinh và kính xây dựng, than bùn, làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh; Ti tan phân bố
dọc ven biển có thể khai thác xuất khẩu; đá bazan tập trung ở phía Tây huyện gồm các
xã Gio Sơn, Gio Hòa, Gio Bình khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng; đá xây
dựng, ốp lát ở các xã phía Tây huyện như Gio Bình, Gio Hòa, Gio An, …có nhiều tảng
đá to trong lòng đất gây khó khăn rất lớn trong quá trình khai đất làm nông nghiệp, nay
là nguyên liệu cho nghề chẻ đá của địa phương, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân ở
đây, góp phần xây dựng những công trình phục vụ cuộc sống.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Nguồn lực kinh tế
* Cơ sở vật chất kĩ thuật
Gio Linh có 6.917,6 ha đất ruộng, 3.517,35 ha đất lâm nghiệp, gần 700 ha
cây công nghiệp hằng năm, 812 ha nuôi trồng thủy hải sản.
15
Để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp các giống mới có năng
suất cao và phân bón, thuốc trừ sâu cũng như trao đổi kinh nghiệm sản xuất,
huyện có trạm bảo vệ thực vật Gio Linh, Trạm giống huyện Gio Linh, các trạm
giống ở các hợp tác xã như các trạm giống: Gio An, nông trường Cồn Tiên, xã
Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang, Trung Hải,… và nhiều cơ sở dịch vụ nông
nghiệp khác.
Các trạm giống ở nông trường Cồn Tiên, Gio An ươm những loại cây công
nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp như cao su, hồ tiêu, keo, cây ăn quả, được
phân bố đều khắp trong toàn huyện, tạo điều kiện để người dân thuận lợi trong
việc vận chuyển và đưa vào sản xuất
Bên cạnh các cơ sở cung cấp các giống cây công nghiệp cho năng suất cao,
Gio Linh còn có hơn 70 cơ sở dịch vụ nông nghiệp cung cấp nhiều máy móc hiện
đại như: máy cày, máy bừa, máy xay xát cho người dân.
- Thông tin liên lạc, cùng với giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên
lạc đã vươn tới các xã, cả những xã vùng sâu. Tất cả các xã trong huyện đều có
bưu điện văn hóa. Hệ thống truyền thanh được mở rộng với 4 trạm thu phát, 7
trạm truyền thanh cơ sở.
- Thủy lợi, toàn huyện có 4 hệ thống hồ đập lớn và hơn 75 các hồ đập nhỏ;
115,7km kênh mương tưới. Tuy nhiên, các hồ đập chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ,
số lượng ít nên chưa đảm bảo tưới tiêu cho nông nghiệp. Hơn nữa, điều kiện địa
hình đồi núi độ dốc lớn làm hạn chế hiệu quả của các đập thủy lợi.
- Những thành tựu đạt được trước năm 1990
Từ năm 1975 đến năm 1989, kinh tế Gio Linh đã đạt được một số thành tựu
đáng kể trên các mặt nông - lâm, công nghiệp và giao thông vận tải góp phần tạo tiền
đề về chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh trong chặng đường tiếp theo.
Về nông - lâm nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
Gio Linh lần thứ V (4/1989) và các Nghị quyết của Huyện ủy, các phong trào thi đua
lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng quê hương được phát động mạnh mẽ trong các
tầng lớp nhân dân, được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Nổi bật là các
phong trào khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, rà phá bom mìn để giải phóng
ruộng vườn. Toàn huyện đã lao vào trận tuyến mới, trận tuyến quyết liệt không chỉ đổ
mồ hôi, sức lực mà cả xương máu để làm sống dậy mảnh đất “trắng” từng bị cày xới,
16
la liệt bom đạn, chất nổ. Chỉ riêng tính từ ngày giải phóng nhân dân đã đưa tổng diện
tích khai hoang phục hóa toàn huyện là 5.371 ha. Trong vụ đông - xuân 1975-1976,
ngoài các công trình thủy lợi vừa như Kinh Môn, đập Hói Thủy Khê, các xã chú trọng
công trình thủy lợi, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa mới
có năng suất cao vào gieo cấy đã được các địa phương chú ý. Tỉ lệ giống lúa mới vụ
đông - xuân 1975-1976 đã chiếm 21,2% diện tích, đưa năng suất lúa bình quân toàn
huyện đạt 11,18 tạ/ha, bằng 73% kế hoạch đặt ra. Tổng sản lượng lương thực quy thóc
4.606 tấn, đạt 81,9% kế hoạch, tăng 93,3% so với vụ đông - xuân 1974-1975. Kết quả
bình quân trong 3 năm (1977-1979) diện tích cây lương thực tăng 12,3%; diện tích hoa
màu tăng từ 32% năm 1976 lên 42% năm 1979; sản lượng lương thực quy thóc tăng
bình quân 18%, trong đó sản lượng màu quy thóc tăng bình quân 37%. Đàn gia súc,
gia cầm tăng lên. Theo thống kê đến 1/4/1975, trên địa bàn đàn trâu bò từ 5.800 con
năm 1977 tăng lên 6.600 con năm 1979, đàn lợn từ 12.000 con tăng lên 16.000 con
[12, tr.54].
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
IV) (tháng 1-1981) về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
nông nghiệp, được nông dân đón nhận với tinh thần hồ hởi, phấn khởi và hăng hái sản
xuất, thúc đẩy nông nghiệp trên địa bàn huyện có những chuyển biến mạnh mẽ. Tổng
sản lượng lương thực từ 22.100 tấn năm 1981 lên 26.500 tấn năm 1984, năng suất lúa
từ 9,8 tạ/ha lên 14,9 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người từ 246kg năm 1981 lên
285kg năm 1984; các năm 1987, 1988 sản lượng lương thực đạt 21.000 tấn, so với thời
kì 1981-1985 tăng 2.6000 tấn. Các xã đàn trâu bò từ 6.900 con năm 1981 lên 10.400
con năm 1985, đàn lợn bình quân hằng năm từ năm 1981-1985 đạt 14.500 con [14,
tr.80].
Trong 3 năm 1975-1977, toàn huyện đã trồng được 1.105 ha cây tập trung và
hàng chục vạn cây phân tán, chủ yếu là cây phi lao, bạch đàn, xoan dừa và tre mát.
Năm 1979 diện tích trồng cây đã đạt trên 10.000 ha. Năm 1981, diện tích cây công
nghiệp hàng năm 117,3 ha, năm 1984 là 278,5 ha và năm 1985 là 1.918,4 ha, trong đó
một số loại cây có giá trị xuất khẩu cao, được đầu tư phát triển mạnh như cao su, hồ
tiêu, ớt, …
Về công nghiệp, tập trung khai thế mạnh sẵn có, phát triển cơ khí, vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, tăng nhanh các mặt hàng thủ công mĩ
17
nghệ. Trong 3 năm (1978-1980), công nghiệp đạt giá trị sản lượng là 3.366.000 đồng,
tăng 67,6% so với năm 1976. Năm 1978, trên địa bàn đã xây dựng hai xí nghiệp gạch
ngói, các cơ sở chế biến màu đạt 500-800 tấn/năm [13, tr.55] và mở rộng thêm. Giá trị
sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên, từ 25,4 triệu đồng năm 1981 lên 50,3 triệu
đồng năm 1985. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng trên 76%
[11, tr.85]. Một số xí nghiệp đã đi vào hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa,
bước đầu sản xuất có hiệu quả, vươn lên mở rộng quan hệ sản xuất, chất lượng và giá
trị sản phẩm ngày càng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình
quân hàng năm những năm 1986-1989 là 100 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân
10%/năm, năm 1989 đạt 102 triệu đồng [16, tr.117] . Một số ngành nghề mới như sản
xuất làn mây, chiếu cói, mành tăm xuất khẩu được đầu tư phát triển, bước đầu mang
lại hiệu quả.
Về giao thông vận tải và lưu thông phân phối, được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự
đóng góp tiền của, công sức của nhân dân và các lực lượng trên địa bàn, cơ sở hạ tầng
và giao thông ở Gio Linh đã được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp. Huyện đầu tư xây
mới nhiều cầu cống, tuyến giao thông như Bến Hải - Gio Việt, Chợ Kên - Nghĩa trang
Trường Sơn, …hình thành mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo sản xuất về cả số
lượng, chủng loại. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 1988 là 17.000
tấn, tăng gấp hai lần so với năm 1986; thu mua lương thực hàng năm đạt 4.000 tấn và
hàng trăm tấn bông đót, sắt, phế liệu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng khá, năm 1985
đạt 950.000 rúp - đôla, năm 1988 là 1,1 triệu rúp - đô la. Bình quân giá trị kim ngạch
xuất khẩu tính trên đầu người năm 1987 là 7,66 rúp - đôla, năm 1988 là 9 rúp - đôla
[22, tr.118-119].
1.2.2. Nguồn lực xã hội
Về giáo dục, mặc dù vẫn còn những khó khăn cả về vật chất lẫn đội ngũ giáo
viên, nhưng cũng đã thu được nhiều thành quả quan trọng. Các xã có dân số đông đều
có trường cấp I và cấp II. Đến cuối năm 1980, toàn huyện có 20 trường phổ thông cấp
I, cấp II, đón nhận hàng năm khoảng 10.000 học sinh, đảm bảo nhu cầu học hết văn
hóa cấp II, có 1 trường cấp III với hàng trăm học sinh theo học. Ngoài ra, huyện còn
mở thêm các lớp học bổ túc, học xóa mù, các trường vừa học vừa làm. Tính trung
bình, cứ ba người dân có một người đi học.
18
Phong trào giáo dục trong những năm 1977-1980 đã xuất hiện nhiều điểm sáng.
Trường cấp III vừa học, vừa làm Cồn Tiên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục kí quyết định
thành lập ngày 19/3/1979; gắn với Nông trường quốc doanh Cồn Tiên đã thu hút hàng
ngàn học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo học. Học sinh vừa học, vừa lao
động đảm bảo mức khoán của Nông trường; chăm lo công tác trồng cây phủ xanh đất
trống đồi trọc, trồng vườn rừng, là trường duy nhất trong toàn quốc trồng được nửa
triệu cây. Trường cấp I xã Gio Hòa là trường được chọn làm điểm nhân rộng của
ngành về nâng cao chất lượng dạy học, cải tiến giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm và
đã được Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên công nhận “Lá cờ đầu phong trào vở sạch,
chữ đẹp”.
Mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo được mở rộng. Đến cuối năm 1980 đã có trên
4.800 cháu vào nhà trẻ, đạt 50% số cháu trong độ tuổi; hơn 5.000 cháu vào các lớp
mẫu giáo, đạt 66% số cháu trong độ tuổi, tăng gấp đôi so với năm 1977 [3, tr.59].
Tính từ năm 1981 đến 1985, trung bình hằng có 10.333 học sinh ở các cấp, tỉ lệ
tốt nghiệp các cấp gần 90%. Số lượng học sinh giỏi toàn diện đạt gần 4% [11, tr.90].
Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ, nhà trường gắn liền với xã hội, học sinh các
trường tham gia sản xuất, làm hàng xuất khẩu đạt nhiều kết quả.
Từ năm 1986 trở đi, ngành giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ. Bước đầu
đã đạt được kết quả trong việc huy động số lượng, nâng cao chất lượng đại trà, chăm
lo bồi dưỡng học sinh giỏi, đẩy mạnh hoạt động lao động trồng cây xanh, giáo dục
hướng nghiệp dạy nghề. Năm học 1989-1990, trên địa bàn huyện đã có 21 trường học
trung học cơ sở, 1 trường phổ thông trung học, 2 trường bổ túc văn hóa, 1 trường dạy
nghề, với tổng số học sinh các cấp học, ngành học là 11.028 học sinh [3, tr.122].
Về y tế, đến cuối năm 1980, các bệnh viện và trạm xá được nâng cấp và xây
mới, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Ngoài 1 bệnh viện ở trung tâm, hầu hết
các xã đều có trạm xá. Năm 1977, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,5%, đến năm 1980
giảm xuống còn 2,3% [6, tr.60]. Đến giai đoạn 1981-1985, hoạt động y tế đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, 100% số xã có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh không
ngừng được nâng cao; có 1 bệnh viện, 2 bệnh xá và 16 trạm y tế xã. Y tế huyện đã kịp
thời chặn đứng và dập tắt các nạn dịch như: sốt rét, sốt xuất huyết, mắt hột,... Chương
trình kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch được nhân dân đồng tình hưởng ứng,
đưa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 1989 xuống còn 1,81% [21, tr.122].
19
Công tác chính sách xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, với phương
châm giải quyết công ăn việc làm gắn với việc tổ chức lại sản xuất, điều phối dân cư,
xây dựng vùng kinh tế mới. Ở các xã miền biển, huyện đã chỉ đạo phát triển các tổ hợp
chế biến hải sản, làm dịch vụ; tổ chức trồng cây, sản xuất lương thực, thành lập các
hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động vùng
biển, từng bước xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các vùng bãi ngang của huyện.
Những thành tựu đã đạt được trong những năm 1977-1989 về kinh tế - xã hội
đã thể hiện sự phấn đấu, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện theo phương
hướng đổi mới của Đảng. Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thì chỉ là
những thành tựu bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng tự cấp, tự túc, khép kín, kiến thức và năng
lực sản xuất hàng hóa còn yếu; trình độ sản xuất, kinh doanh, lương thực vẫn chưa
đảm bảo vững chắc, một số xã vẫn chưa chủ động được lương thực trước những diễn
biến bất lợi của thiên tai. Việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các vùng mới có
chuyển biến rõ ở vùng đồng bằng, còn vùng biển và miền núi vẫn đang lúng túng.
Trong ba chương trình kinh tế lớn lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu thì chương trình sản xuất hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, chương trình hàng tiêu
dùng chưa có chuyển biến đáng kể.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được nghiên cứu, sắp xếp một cách
hợp lí; mặt hàng còn đơn điệu, số lượng ít, chất lượng sản phẩm còn kém, giá thành
cao, khó tiêu thụ. Việc tạo vốn cho sản xuất còn nhiều lúng tứng. Một số mặt hàng
xuất khẩu và tiêu dùng từ nguyên liệu địa phương chưa được tổ chức sản xuất một
cách có hiệu quả.
Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Công
tác y tế chưa đảm bảo phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công tác vận
động thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa được thường xuyên, tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên còn cao.
Dù còn nhiều tồn tại, hạn chế nêu trên, nhưng những thành quả mà Đảng bộ và
nhân dân huyện Gio Linh giành được trong những năm hợp nhất (1977-1989), nhất là
những năm thực hiện công cuộc đổi mới có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở, tiền đề cho
sự nghiệp chuyển biến kinh tế - xã hội những năm tiếp theo của huyện.
20
1.3. Chủ trương của Đảng
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và tỉnh Quảng Trị
1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986-1989), nền kinh tế đất
nước vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp tục
cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu
và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), đã xác định phương hướng,
nhiệm vụ trong 5 năm (1991-1995) như sau:
Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh
tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng
của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước
đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Đảng chủ trương vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định đời
sống của nhân dân; chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội; phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người nghèo
khổ, giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế, thu hút nhiều nguồn nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất
- kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
[32, tr.4-5].
Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng,
đến năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng
6/1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ
yếu của giai đoạn 1996-2000 là:
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp, chú
21
trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu.
Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả
qui mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số vấn
đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển;
khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo
[12, tr.6].
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) nhìn lại một cách tổng quát quá
trình cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX, định ra chiến lược phát triển đất nước
trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát:
Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục -
đào tạo, khoa học - công nghệ và phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều
việc làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội [44, tr.404].
Bước sang giai đoạn 2006-2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) (7/11/2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được
nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra nhiệm vụ:
Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm
năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng
tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước
đang phát triển có thu nhập thấp; chuyển mạnh sang kinh tế thị trường,
thực hiện các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế trí
thức; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao sức khỏe nhân dân [17,
tr.476].
22
1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị
Sau ngày tái lập tỉnh (1/7/1989), Quảng Trị đứng trước những thời cơ, thuận lợi
cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị tiếp tục tiến
hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986) đã đề ra.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (8/1991) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ
trong 5 năm (1991-1995) như sau:
Tổ chức lại nền kinh tế - xã hội, bố trí cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu
kinh tế đã xác định, phát triển có chọn lựa một số cơ sở công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và kết cấu hạ tầng, tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh theo
cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (5/1996) nêu rõ phương hướng, mục
tiêu và nhiệm vụ của nhiệm kì 1996-2000 là:
Tập trung mọi lực lượng, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát huy
lợi thế, phát triển kinh tế từng bước vững chắc; giải quyết những vấn đề
bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; phấn đấu không còn hộ
đói, giảm bớt hộ nghèo, tăng hộ khá, sớm hình thành cơ cấu kinh tế công
nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ [15, tr.262].
Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, có trọng điểm, khai
thác thế mạnh mũi nhọn vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản
và mở rộng công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; xây dựng kết cấu
hạ tầng và từng bước phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch [27,
tr.264-265].
Giai đoạn 2001-2010, gắn với các Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV
với đường lối phát triển là: Huy động tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, dự báo xu thế phát triển, nắm bắt cơ hội, đón đầu
thời cơ để chủ động phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng lợi thế của hành lang kinh tế
Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để mở rộng và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, mở rộng
23
thị trường xuất khẩu, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trên từng lĩnh vực, từng ngành, từng vùng
lãnh thổ trong tỉnh.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2000) là tạo bước đột phá về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển nền kinh tế toàn diện, vững chắc, sớm rút ngắn khoảng cách so với các tỉnh trong
cả nước với các định hướng lớn là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa,
làm cơ sở, nền tảng của nền kinh tế; phát triển công nghiệp - xây dựng là nhiệm vụ
trọng tâm, ưu tiên số một của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thương mại -
du lịch - dịch vụ giữ vị trí quan trọng, sớm trở thành ngành mũi nhọn [5, tr.22].
1.3.2. Chủ trương của Huyện ủy Gio Linh
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng
Trị, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XI (9/1991) xác định nhiệm vụ của
nhiệm kì 1991-1995 là:
Tích cực đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, nhằm giải phóng năng lực
sản xuất, huy động mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế để khai thác
có hiệu quả các ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến. Phấn đấu đến năm
1995 vượt qua khó khăn, giữ gìn ổn định, đảm bảo nhu cầu lương thực tại
chỗ cho xã hội, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên trong thời kì
giáp hạt ở một số vùng. Từng bước giải quyết việc ăn, ở và đi lại cho nhân
dân, đảm bảo việc làm cho người lao động, gắn với việc giảm mạnh gia
tăng dân số. Giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội cho các đối tượng.
Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, tăng
cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh xã
hội” [24, tr.143-144].
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Huyện ủy Gio Linh đã
tổ chức nhiều hội nghị đề ra nhiều nghị quyết, chủ trương trên các lĩnh vực, trong đó
có Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 20/6/1992, với những nội dung chính là: “Tiếp tục đẩy
mạnh việc sản xuất cây lương thực, tích cực phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây lâm nghiệp; đẩy mạnh khai thác kết hợp với chế biến thủy hải sản, tăng cường ứng
24
dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất và đời sống, quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhanh chóng ổn định sản xuất ở các xã miền tây vừa mới tách ra
từ Công ti Cao su Quảng Trị” [14, tr.146].
Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XII được tiến hành ngày 28/2/1996 đề
ra phương hướng, mục tiêu chung cho nhiệm kì (1996-2000) là:
Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, khai thác
triệt để các tiềm năng, thế mạnh, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu và
tăng trưởng kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản
lí của Nhà nước, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Phấn đấu đến năm
2000 đảm bảo nhu cầu lương thực cho toàn xã hội, xóa bỏ tình trạng thiếu
đói, giải quyết cơ bản về việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, từng bước
vượt qua tình trạng của huyện nghèo, kém phát triển, vươn lên thu hẹp
khoảng cách so với các huyện khác, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội [8, tr.169].
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XIII (11/2000) đã đề ra
phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005:
Tập trung đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác tốt các lợi thế, tranh thủ mọi thời cơ và
các nguồn lực đưa nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc. Từng bước
nâng cao chất lượng hoạt động của các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đẩy
mạnh xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo
được sự chuyển biến mạnh về đời sống của nhân dân, nhất là những vùng
khó khăn; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đảm bảo giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội [13, tr.15].
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Gio Linh lần thứ XIV (10/2005) đề ra phương hướng,
nhiệm vụ nhiệm kì 2005-2010 là:
Xúc tiến nhanh quy hoạch chi tiết ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, quy
hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn; tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỉ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Đầu tư
25
chỉ đạo củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông - ngư nghiệp, đảm bảo kinh doanh
dịch vụ có hiệu quả. Tăng cường chỉ đạo phát triển ngành nghề dịch vụ, đánh
bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, khai thác tiềm năng vùng cát. Thực
hiện có hiệu quả phong trào xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, các chương
trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm [16, tr.4].
Những chủ trương trên đây của Đảng và các cấp là phương hướng để cán bộ và
nhân dân Gio Linh vận dụng vào thực tiễn của địa phương, phát huy sáng tạo, tìm ra
những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện nhà từng bước chuyển dịch
theo kịp các huyện khác trong tỉnh Quảng Trị và cả nước.
Tiểu kết
Gio Linh là một huyện đồng bằng có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên để
phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng khá rõ nét và toàn diện đến sự
chuyển biến kinh tế cũng như đời sống người dân huyện Gio Linh. Bên cạnh những
thuận lợi việc định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên phần lớn không mấy thuận
lợi nhất là khí hậu khắc nghiệt, hằng năm người dân phải đối mặt với thiên tai, bão lụt,
hạn hán; hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất
của người dân. Đảng bộ và chính quyền trong huyện đã có nhiều cố gắng, khắc phục
khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện.
Bên cạnh những thành tựu về nguồn lực kinh tế - xã hội của huyện là một trong
những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc chuyển biến kinh tế - xã hội. Huyện còn tồn
tại nhiều hạn chế, do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và
chính quyền còn nhiều hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát triển. Cơ
cấu kinh tế của huyện trước năm 1990 chủ yếu nặng về tỉ trọng nông nghiệp, tiềm
năng đất đai phần lớn thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện với các
loại cây trồng, vật nuôi có khả năng đem lại năng suất. Tuy nhiên từ năm 1990 trở về
trước, nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất
thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm chừng,
chưa có thị trường xuất khẩu. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm
chiếm tỉ lệ cao. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí còn thấp, đời sống
của người dân còn nhiều hạn chế; đội ngũ lao động có tay nghề kĩ thuật còn thiếu.
Đảng bộ, chính quyền huyện đã vận dụng linh hoạt đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước và Tỉnh Ủy Quảng Trị; đã đề ra những chủ trương, chính sách trên
26
cơ sở phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn và những thành tựu đã đạt trước những
năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới để tiếp tục bước vào thời kì mới, tạo ra một
bước chuyển biến kinh tế - xã hội rõ rệt trong thời kì 1990-2010.
27
Chương 2
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Về chuyển biến kinh tế
2.1.1. Thời kì 1990-2000
2.1.1.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
* Về nông nghiệp
Nhận thức rõ vị trí nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huyện chủ trương “đẩy
mạnh hơn nữa công tác khai hoang, phục hóa; mở rộng diện tích gieo trồng; bố trí lại
cơ cấu sản xuất, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; tiếp tục phát huy thế mạnh của một nền
nông nghiệp toàn diện, đi vào chuyên canh và thâm canh có hiệu quả ngày càng cao”
[28, tr.6].
Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Gio Linh bình quân giai đoạn 1991-
1995 là 7,8%, giai đoạn 1996-2000 đạt 9%. Đạt được mức tăng trưởng như vậy do
huyện tập trung chỉ đạo các xã vận động bà con nông dân thực hiện đưa giống lúa có
năng suất cao vào sản xuất, thực hiện những biện pháp thâm canh, tăng vụ, chú trọng
phát triển gia súc gia cầm, tăng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày nâng cao
năng suất, tận dụng quỹ đất và cải tạo đất.
Bảng 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân
mỗi năm qua các thời kì (theo giá hiện hành )
ĐVT: Giá trị (triệu đồng), tăng trưởng (%)
Năm
Toàn ngành Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ trong
nông nghiệp
Giá trị Tăng
trưởng
Giá trị Tăng
trưởng
Giá trị Tăng
trưởng
Giá trị Tăng
trưởng
1990 34.599 - 22.314 - 9.187 - 3.098 -
1995 68.531 14,64 49.480 17,26 11.438 4,48 7.612 11,11
2000 120.002 11,85 75.432 8,79 29.886 21,17 14.703 14,07
[13, tr.241]
28
Trong nông nghiệp thời kì 1990-2000, mức tăng trưởng bình quân của chăn
nuôi và dịch vụ trong nông ngiệp tăng lên, trồng trọt giảm xuống.
Nguyên nhân, do điều kiện sản xuất còn nhiều yếu tố bất lợi, hai năm 1998,
1999 thiên tai hạn hán, lũ lụt hậu quả nghiêm trọng nhưng nhờ có định hướng phát
triển đúng cho từng tiểu vùng; một số công trình thủy lợi đưa vào sử dụng phát huy
hiệu quả; cơ giới hóa trong nông nghiệp được tăng cường, công tác chuyển đổi, nâng
cấp giống cây con, chỉ đạo thời vụ, thâm canh, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản
xuất, cải tạo vườn tạp được nhiều địa phương chú ý; nên trồng trọt giai đoạn 1990-
1995 đạt 17,26%; đến giai đoạn 1995-2000 đạt 8,79%.
Chăn nuôi, tương đối ổn định về số lượng và chất lượng được nâng lên theo
hướng đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi; công tác
phòng chống dịch bệnh được chú trọng, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư giống, vốn,
kĩ thuật vào chăn nuôi; nên chăn nuôi gia súc gia cầm mức tăng trưởng bình quân mỗi
năm của giai đoạn 1990-1995 ở mức 17,26%, đến 1995-2000 đạt 21,17%;
Trong nông nghiệp huyện luôn tăng cường đưa các giống cây trồng, vật nuôi
năng suất chất lượng tốt vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng các dịch vụ nông
nghiệp như phân bón, công tác phòng chống dịch bệnh, máy móc ngày được đưa vào
sử dụng phục vụ quá trình sản xuất.
Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
ĐVT %
Năm 1990 1995 2000
Tổng số 100 100 100
Trồng trọt 64,5 72,2 62,8
Chăn nuôi 26,5 16,7 24,9
Dịch vụ 9 11,1 12,3
Việc bố trí cơ cấu sản xuất cũng được điều chỉnh dần, phù hợp với điều kiện đất
đai, tập quán canh tác và phát triển trình độ sản xuất của địa phương. Việc khai thác
tốt tài nguyên nông nghiệp làm cho cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp ngày càng được
cân bằng, sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.
29
- Về trồng trọt
Thành công lớn nhất trong những năm 1990-2000 là tạo sự bứt phá mạnh mẽ
trong chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, kinh tế vùng gò đồi trở thành một mũi nhọn
vùng kinh tế trọng điểm, khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ để phát
triển thành một vùng chuyên canh, tập trung sản xuất một số cây con và mặt hàng có
giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, dâu tằm, thịt, sữa,… phá dần thế độc
canh cây lúa bằng cách tăng vụ và đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng
nhằm sử dụng ruộng đất có hiệu quả và phát triển kinh tế đa dạng.
Bảng 2.3: Diện tích các loại cây trồng
ĐVT: ha
Năm 1990 1995 2000
Tổng số 7.601 8.857 9.745
Cây lương thực hàng năm 5.391 5.560 6.254
Cây chất bột 1.535 1.656 1.268
Cây thực phẩm 195 415 514
Cây công nghiệp hàng năm 250 966 459
Cây công nghiệp lâu năm 195 110 1.031
Cây ăn quả 135 128 181
[2, tr.242].
Diện tích các loại cây trồng năm 1990 đạt 7.601 ha, đến năm 2000 đạt 9.745 ha
(so với kế hoạch đạt 100,84%) tăng thêm 2.144 ha [8, tr.2]. Nhờ những chủ trương đề
ra trong Đại hội XI (9/1991) và XII (2/1996) của Đảng bộ huyện đã đẩy mạnh khả
năng khai hoang, tận dụng đất hoang hóa vào sản xuất làm cho diện tích gieo trồng các
loại cây nông nghiệp tăng lên đáng kể.
Đối với cây lương thực hàng năm 1990 chiếm 5.391 ha đến năm 2000 tăng lên
6.254 ha, tăng 863 ha. Diện tích các loại cây chất bột như khoai, sắn bị thu hẹp, nhưng
không đáng kể từ năm 1990 đến 2000 diện tích gieo trồng giảm 267 ha. Diện tích các
loại cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn
quả đến năm 2000 đều có xu hướng tăng lên.
Đáng chú ý là diện tích cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cao su diện tích
tăng nhanh từ 195 ha năm 1990 lên 1.031 ha năm 2000, vì dự án của Thường vụ
30
Huyện ủy về phát triển kinh tế gò đồi giai đoạn 1996-2000, đặc biệt là trong năm
1998, chương trình phát triển kinh tế gò đồi được đẩy mạnh, việc lồng ghép các
chương trình, mục tiêu dự án thực hiện ngày càng hiệu quả.
Đối với cây lương thực có hạt (lúa, ngô), huyện đã từng bước đưa vụ Hè - Thu
thành một vụ sản xuất chính, đẩy mạnh công tác thâm canh, nâng cao năng suất và
hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, tăng cường công tác khuyến nông, tích cực ứng
dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, chủ động công tác tưới tiêu, đưa một
số giống lúa có chất lượng và năng suất cao vào sản xuất. Huyện chủ trương chuyển
nhanh diện tích lúa rẫy sang trồng cây ngô lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng lúa. Nhờ đó mà diện tích và sản lượng các loại cây lương thực đều
tăng nhanh.
Bảng 2.4: Sản lượng lương thực cây có hạt
ĐVT: tấn
Năm
Tổng sản lượng
lương thực Thóc Ngô
Bình quân lương
thực đầu người (kg)
1990 11.314 11.302 12 123,1
1995 13.479 13.479 - 201,5
2000 24.030 24.010 20,15 327,3
[19, tr.241]
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 1990 đến năm 2000 tăng lên, từ 11.314
tấn lên 24.030 tấn tăng 12.716 tấn. Trong đó, sản lượng thóc và ngô đều tăng lên, nên
bình quân lương thực đầu người tăng lên theo các năm.
Điểm đáng chú ý ở đây, năm 1995 một số xã như Trung Hải, Trung Sơn, Gio
Phong,… đã có lương thực hàng hóa.
Sản lượng lương thực năm 2000 tăng vượt 2.248 tấn so với chỉ thị Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra. Nổi bật hơn cả có xã Gio Quang, bình quân lương
thực trên 1.000 kg/người/năm.
Do nhu cầu thực phẩm tăng nhanh nên diện tích và sản lượng rau, đậu các loại
cũng tăng khá nhanh. Trên địa bàn nổi tiếng với loại rau liệt được trồng ở xã Gio An
như một loại cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Diện tích rau liệt và các loại rau
khác năm 2000 tăng 4,07 lần, sản lượng tăng 2,57 lần so với năm 1990.
31
Đối với cây công nghiệp, huyện luôn xác định cây cao su và hồ tiêu là thế
mạnh của địa phương. Do giá cả ổn định và hợp lí nên người sản xuất trong các thành
phần kinh tế tập trung đầu tư vốn, kĩ thuật, máy móc, tạo thành những vùng chuyên
canh lớn. Diện tích cây công nghiệp lâu năm của huyện chiếm 19,37% tổng diện tích
toàn tỉnh. Cây ăn quả các loại trồng năm 1990 trồng được 80 ha, năm 1996 trồng được
52 ha đạt 52% kế hoạch đưa diện tích cây ăn quả lên 110 ha, đến năm 2000 đạt 145 ha.
- Về chăn nuôi
Huyện chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở cả 3 khu vực quốc doanh,
tập thể và hộ gia đình, nhằm đáp ứng sức cày, kéo và vừa tăng thực phẩm hàng hóa.
Trong thời kì (1990-2000) điểm nổi bật là chăn nuôi phát triển chủ yếu tập trung ở các
hộ gia đình theo lợi thế tiềm năng của từng vùng, hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập
thể không theo kịp cơ chế mới, kinh doanh thua lỗ kéo dài nên phải giải thể. Chăn nuôi
gia súc, gia cầm đã giải quyết cơ bản nhu cầu thực phẩm trên địa bàn và một phần sức
kéo, phân bón cho sản xuất; góp phần tăng thêm thu nhập và sử dụng lao động nông
nhàn.
Đối với huyện Gio Linh, phát triển chăn nuôi là một trong những định hướng
phát triển kinh tế quan trọng của huyện. Trong thời kì 1990-2000 chăn nuôi có mức
tăng trưởng bình quân mỗi năm 16,69% [25, tr.173].
Chăn nuôi gia súc trong thời kì 1990-2000 phát triển tương đối toàn diện, cả về
tổng đàn và tăng về chất lượng gia súc. Quy mô đàn gia súc qua các năm được thể qua
bảng 2.5:
Bảng 2.5: Quy mô đàn gia súc qua các năm
ĐVT: con
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
1990 2.500 8.842 15.500 158,5
1995 3.159 14.495 18.436 164.102
2000 3.244 12.522 23.709 183.605
[13, tr.242]
Tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 1990
chiếm 26,5%, đến năm 2000 giảm xuống còn 24,9% [21, tr.173]. Được sự giúp đỡ của Viện
chăn nuôi thú y và trung tâm khuyến nông tỉnh, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư giống,
32
vốn, kĩ thuật để nuôi bò lai sind, lợn lai kinh tế, vịt siêu trứng, gà công nghiệp đem lại giá trị
kinh tế cao. Nhờ vậy mà, tỉ trọng chăn nuôi giảm nhưng năng suất, sản lượng qua các năm
không ngừng tăng lên.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh, năm 1990 giá trị chăn nuôi đạt
9.187 triệu đồng, năm 2000 đạt 29.886 triệu đồng; như vậy chỉ sau 10 năm giá trị chăn
nuôi tăng lên 20.699 triệu đồng, vượt 5% chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.
Có thể nói kết quả sản xuất nông nghiệp từ năm 1990-2000 là kết quả tổng hợp của
quá trình đổi mới công tác quản lí, điều hành thông qua đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy
vai trò, quyền tự chủ của đơn vị kinh tế cơ sở (hộ gia đình) ở nông thôn; kết quả đó là dấu
hiệu của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn thành khu
vực kinh tế có tỉ trọng giá trị hàng hóa ngày càng cao.
* Về lâm nghiệp
Thời kì 1990-2000, sản xuất lâm nghiệp chuyển mạnh theo hướng từ chủ yếu
khai thác sang hướng bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng với nhiều thành phần xã
hội cùng tham gia nhằm duy trì và bảo tồn nguồn tài nguyên quí giá này. Trong cơ cấu
sản xuất lâm nghiệp, hoạt động khai thác giảm mạnh và tăng hoạt động lâm sinh. Tỉ
trọng hoạt động khai thác và hoạt động lâm sinh qua các thời kì trong bảng 2.6:
Bảng 2.6: Giá trị và tỉ trọng sản xuất lâm nghiệp
phân theo ngành hoạt động
ĐVT: Giá trị (triệu đồng), tỉ trọng (%)
Năm Tổng số
Trồng và nuôi
rừng
Khai thác Hoạt động
lâm nghiệp khác
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
1990 4.289 863 20,1 3.187 74,3 239 5,6
1995 6.154 1.004 16,3 4.477 72,7 673 11
2000 7.564 1.476 19,5 5.127 67,8 961 12,7
Đảng bộ chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh ở tất cả các vùng, trên cả 3 khu vực
quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. Đã dấy lên mạnh mẽ phong trào ươm cây và trồng
cây lâm nghiệp. Hàng năm, toàn huyện trồng được từ 10 triệu đến 13 triệu cây. Rừng
trồng tập trung hàng năm đạt trên 1.000 ha. Cùng với việc trồng mới, chăm sóc, bảo vệ
33
rừng, đã chú ý việc khai thác các nguồn lợi từ rừng. Bình quân hàng năm khai thác
3.500 đến 4.000m3
gỗ, 2000 ste củi, 300 đến 400 tấn đót nguyên liệu.
Phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng chuyển biến mạnh mẽ. Trong 10 năm
trồng trên 6.138 ha rừng tập trung và 2 triệu cây phân tán, nâng độ che phủ từ 13,43%
năm 1991 [15, tr.151] lên 21,68% năm 2000 (nếu tính cả diện tích cao su thì 31%) [11,
tr.174]; góp phần quan trọng vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cân bằng môi
trường sinh thái, biến vùng đất hoang hóa, thành những rừng cây xanh tốt, tạo nên một
sức sống mới trên quê hương Gio Linh
Công tác định canh, định cư ở 2 xã miền núi, công tác di dãn dân xây dựng
vùng kinh tế mới có cố gắng. Năm 1997-1998 đã đưa 213 hộ, với 916 nhân khẩu, 407
lao động lên các vùng của dự án di dãn dân của huyện (Hải Cụ xã Trung Sơn, Khe Me
xã Linh Thượng, Trãng Rộng xã Hải Thái, Đồng Trài xã Trung Hải) [17, tr.151]. Đến
năm 2000, đã đưa thêm 568 khẩu, trong đó có 365 lao động lên các vùng dự án.
Thời kì 1990-2000, khai thác lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn năm 1990 là
74,3% đến năm 2000 giảm xuống còn 67,8% [11, tr.2]. Đây là tín hiệu đáng mừng
trong sản xuất lâm nghiệp, tuy mức giảm còn thấp nhưng đã thể hiện được sự quyết
tâm của người dân, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền đối với ngành lâm nghiệp nên hoạt
động khai thác lâm nghiệp đã bắt đầu có hiệu quả, như khoanh vùng những khu vực
rừng còn trẻ để bảo vệ và áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác lâm nghiệp.
* Về ngư nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 05 của Huyện ủy ngày 20/1/1997 về phát triển kinh tế
- xã hội vùng biển giai đoạn 1997-2000, Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển kinh tế vùng
biển theo hướng đẩy mạnh việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng gắn với chế biến”
[4,tr.171]. Nghị quyết 05 Huyện ủy còn nhấn mạnh: “Lấy khai thác, nuôi trồng, chế
biến thủy hải sản làm trung tâm” [11, tr.171].
Nhờ có điều kiện thuận lợi cộng với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật
tương đối đồng bộ cho các khâu nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản, nên sản xuất
thủy sản phát triển nhanh.
Bảng 2.7: Số liệu ngành thủy sản qua các năm
Năm 1990 1995 2000
Giá trị sản xuất thủy sản (giá hiện hành: triệu đồng) 20.000 31.953 75.071
Tổng sản lượng hải sản đánh bắt (tấn) 800 3.500 6.140
34
Khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản có bước phát triển mới. Tàu thuyền,
ngư lưới ngày càng được cải tiến, năng lực đánh bắt ngày một tăng nhanh từ 3.500 CV
năm 1990 tăng lên 17.490 CV năm 2000. Đầu tư mua sắm, nâng cấp, cải hoán thêm
hàng trăm tàu thuyền các loại, đặc biệt đã đóng mới 18 tàu đánh bắt xa bờ với các
phương tiện hiện đại. Sản lượng hải sản năm 2000 đạt 6.140 tấn. Giá trị sản xuất thủy
sản tăng lên 75.071 triệu đồng năm 2000. Nuôi trồng chế biến thủy hải sản tiếp tục
phát triển. Năm 2000 sản lượng tôm, cá nuôi đạt 210 tấn, tăng 126 tấn so với năm
1995 [1, tr.174].
2.1.1.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng
- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong năm 1990, tổng giá trị sản lượng công nghiệp 1.572 triệu đồng. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hằng năm của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là
23% [10, tr.152].
Năm 1995, sản xuất công nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, quá trình
chuyển đổi cơ chế đi vào ổn định, hệ thống mạng lưới điện phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt được mở rộng đến nhiều nơi, thúc đẩy phát triển công nghiệp toàn diện hơn.
Trong năm 1995, tổng giá trị sản xuất công nghiệp 3.370 triệu đồng.
Năm 2000, sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển nhanh và chuyển biến
mạnh mẽ, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra; đưa giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2000 đạt 12.000 triệu đồng, tăng 9.512 triệu đồng so với năm 1995
[7, tr.175].
Bảng 2.8: Giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp qua các thời kì
ĐVT Giá trị (triệu đồng), tỉ trọng (%)
Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Toàn ngành 1.572 100 3.496 100 11.871 100
Công nghiệp quốc
doanh
371 23,6 476 13,6 771 6,5
Công nghiệp ngoài
quốc doanh
1.201 76,4 3.020 86,4 11.101 93,5
35
Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, sản xuất cá thể chiếm tỉ trọng lớn và có xu
hướng tăng dần. Năm 1990, sản xuất công nghiệp cá thể chiếm 76,4% đến năm 2000
tăng lên 93,5%. Ngược lại, sản xuất tập thể chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng giảm, năm
1990 chiếm 23,6% đến năm 2000 giảm xuống còn 6,5% [12, tr.55].
Công nghiệp khai thác và chế biến nông, lâm, hải sải sản đã từng bước liên
doanh, liên kết với các cơ sở kinh tế quanh vùng, các trung tâm công nghiệp dịch vụ
trong nước, đầu tư chiều sâu và chuyển hướng sản xuất gắn với thị trường. Đảng bộ và
chính quyền huyện Gio Linh luôn quan tâm phát triển song song cả công nghiệp khai
thác lẫn công nghiệp chế biến, song hướng trọng tâm vẫn là công nghiệp chế biến,
công nghiệp khai thác chỉ duy trì để cung cấp cho công nghiệp chế biến. Việc phát
triển công nghiệp chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với công nghiệp
khai thác, mà còn không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.
Bảng 2.9: Giá trị và cơ cấu công nghiệp khai thác và chế biến
ĐVT: Giá trị (triệu đồng), Tỉ trọng(%)
1990 1995 2000
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Tổng số 1.572 100 3.496 100 11.871 100
CN khai thác 210 13,4 320 9,2 1.404 12,2
CN chế biến 1.362 86,6 3.176 90,8 10.467 87,8
Gio Linh là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, nên trong cơ cấu ngành công
nghiệp những năm đầu đổi mới công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ, có xu hướng
giảm dần năm 1990 chiếm 13,4% đến năm 2000 giảm xuống 12,2%. Trong khi đó
ngành công nghiệp chế biến như chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất
vật liệu xây dựng, công nghiệp may mặc. Chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng dần,
năm 1990 chiếm 86,6% đến năm 2000 chiếm 87,8%.
Trong buổi ban đầu ngành công nghiệp Gio Linh đã có những bước chuyển tích
cực để trở thành một trong những ngành mũi nhọn của Gio Linh.
Cùng với công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp như đan lát, dân dụng,
sửa chữa cơ khí, điện tử, sản xuất nước đã được củng cố. Một số ngành nghề mới như
sản xuất nấm rơm, mây, tre đan, khảm tranh tre xuất khẩu đang được triển khai, phát
36
triển mạnh đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn. Một số cơ sở tự xoay xở về vật tư,
nguyên liệu, vốn liếng, mở rộng quan hệ thị trường, đã mạnh dạn hơn trong việc vay
vốn của Nhà nước để đầu tư cho sản xuất, đưa sản phẩm của mình cạnh tranh trên thị
trường. Các ngành tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất được một số mặt hàng phục vụ
công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Giai đoạn 1990-1995, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển, các làng nghề
truyền thống được khôi phục, làng nghề mới dần xuất hiện và đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người lao động. Như nghề đan lát Lan Đình, đây là một làng nông nghiệp
vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Nghề mộc ở Làng Cát Sơn, một
làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị, thu hút lao
động vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp với thu nhập mỗi người cao hơn so với lao
động sản xuất thuần nông. Khảo sát toàn huyện có 65% hộ nông dân có nghề phụ
ngoài sản xuất nông nghiệp. Riêng xã Gio Phong có tới 100% số hộ nông dân tham gia
sản xuất nghề thủ công đan lát. Thu nhập từ nghề tiểu thủ công đã giúp tăng thu nhập
đáng kể, nhiều gia đình thoát nghèo nhờ phát triển mạnh nghề thủ công.
Bước sang giai đoạn 1996-2000, Gio Linh trở thành một huyện có công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp phát triển ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế
của huyện. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống góp phần tạo việc làm và tăng
thêm thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là 23% [10, tr.152].
* Về phát triển cơ sở hạ tầng
Quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong những năm
1991-1995, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức quốc tế,
cùng với sự đóng góp hàng vạn ngày công và hàng tỉ đồng của nhân dân, đã xây dựng
và sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục công trình, tạo dựng một bước quan trọng về cơ
sở hạ tầng. Đến cuối năm 1995, các tuyến đường giao thông từ huyện về các xã cơ bản
đã thông suốt, mạng lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được mở rộng đến
nhiều nơi, có 50% số xã và 20% số hộ dùng điện. Hệ thống trường học, trạm xá, trụ sở
làm việc của các cơ quan cấp huyện và một số xã được xây dựng ngày một khang trang.
Trong những năm 1996-2000, với nhiều nguồn vốn đầu tư của Trung ương, các
tổ chức quốc tế, vốn sự nghiệp kinh tế của huyện và đóng góp của nhân dân, 5 năm
qua đã tập trung xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp thêm nhiều hạng mục công trình
37
quan trọng đưa vào sử dụng. Tổng số vốn đã huy động 61.245 triệu đồng, tăng gấp hai
lần so với giai đoạn 1991-1995. Trong đó: vốn đóng góp của nhân dân là 9.337 triệu
đồng, chiếm 15,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 14,5% [4, tr.176].
Mạng lưới điện tiếp tục được mở rộng, đã xây dựng 50km đường dây 20KV, 28
trạm biến áp 10/0,4KV, với dung lượng 1.800KVA, đến cuối năm 1999 có 100% xã ,
thị trấn có điện lưới quốc gia, 83,93% số hộ dùng điện. Đến cuối năm 2000, có 85% số
hộ dùng điện [17, tr.175].
Hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới với tổng chiều
dài 52km đường, hàng trăm cống qua các tuyến đường 73 đông, đường Gio Thành,
Gio Hải, đường 76 Đông, đường thị trấn. Đến nay, 100% xã có đường ô tô về đến
trung tâm, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân.
Thủy lợi được ưu tiên đầu tư. Đã xây dựng mới một số đập và trạm bơm điện,
kiên cố hóa một số tuyến kênh mương với tổng chiều dài 13.674m; tu bổ, cải tạo, nâng
cấp các đập nhỏ với tổng số vốn đầu tư chiếm 22% trong tổng số vốn huy động, đảm
bảo nước tưới cho 50% diện tích lúa trên địa bàn..
Bưu chính thông tin liên lạc, tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ
đạo, giao dịch trên địa bàn. Đến năm 2000, 100% xã có máy điện thoại, 1 tổng đài
trung tâm, 3 tổng đài cụm xã, 16 điểm bưu điện văn hóa xã, có 890 máy thuê bao, đạt
1,22 máy/100 dân, tăng 4,2 lần so với năm 1995 [10, tr.176].
Trong thời kì 1990-2000, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Gio Linh tăng nhanh,
tổng số vốn đầu tư năm 1990 là 4.030 triệu đồng, tăng lên 12.183 triệu đồng năm 2000
[11, tr.243].
2.1.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch
* Về thương mại - dịch vụ
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI và Nghị quyết hội
nghị giữa nhiệm kì, huyện đã cố gắng khai thác các nguồn thu trên huyện đã cố gắng
khai thác các nguồn thu trên địa bàn, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, sự giúp đỡ của các tổ
chức trong nước và quốc tế, cơ bản đã cân đối cho nhu cầu ngân sách hoạt động
thường xuyên và dành một phần đầu tư cho sự nghiệp kinh tế.
Phương thức và thủ tục cho vay được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi để 67,8%
số hộ được vay vốn, nâng số dư tính đến cuối năm 1995 lên 9 tỉ đồng, tăng gần 8 lần
so với năm 1990, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAYChuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 

Similar to Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...HanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...NuioKila
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...
Luận văn:  Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...Luận văn:  Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...anh hieu
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...hieu anh
 

Similar to Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010 (20)

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu LongSự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...
Luận văn:  Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...Luận văn:  Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời k...
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ THU HIỀN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH (QUẢNG TRỊ) TỪ 1990 ĐẾN 2010 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Huế, tháng 9 năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ THU HIỀN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH (QUẢNG TRỊ) TỪ 1990 ĐẾN 2010 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 03 13 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CHÍ HIẾU Huế, tháng 9 năm 2017
  • 3. 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.........................................................................................................................5 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................10 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................10 6. Đóng góp của luận văn..............................................................................................11 7. Bố cục của luận văn...................................................................................................11 Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH .....................................................................................12 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên............................................................................12 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................12 1.1.2. Tài nguyên...........................................................................................................13 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................14 1.2.1. Nguồn lực kinh tế ................................................................................................14 1.2.2. Nguồn lực xã hội .................................................................................................17 1.3. Chủ trương của Đảng..............................................................................................20 1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và tỉnh Quảng Trị.........................................20 1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng ...................................................................20 1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị..................................................................22 1.3.2. Chủ trương của Huyện ủy Gio Linh....................................................................23 Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................................................27 2.1. Về chuyển biến kinh tế..............................................................................................27 2.1.1. Thời kì 1990-2000...............................................................................................27 2.1.1.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp....................................................................27 2.1.1.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.................34 2.1.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch ........................................................37 2.1.2. Thời kì 2000-2010...............................................................................................39
  • 4. 3 2.1.2.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp....................................................................39 2.1.2.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.................46 2.1.2.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch ........................................................49 2.2. Về chuyển biến xã hội ............................................................................................52 2.2.1. Thời kì 1990-2000...............................................................................................52 2.2.1.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế .................................................................................52 2.2.1.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm.............................................................55 2.2.2. Thời kì 2000-2010...............................................................................................58 2.2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế .................................................................................58 2.2.2.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm.............................................................61 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...67 3.1. Đặc điểm.................................................................................................................67 3.1.1. Nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng đi lên...............................................67 3.1.2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa............................................................................................................................68 3.1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh...................................................69 3.1.4. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt..............................................................70 3.2. Ý nghĩa lịch sử........................................................................................................71 3.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh giai đoạn 1991-2010 khẳng định tính đúng đắn trong đường lối của Đảng nói chung và Đảng bộ huyện Gio Linh nói riêng trong công cuộc đổi mới................................................................................................71 3.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh thời kì 1990-2010 là quá trình chuyển biến phù hợp với xu thế chung, hợp lí đúng qui luật.....................................................71 3.2.3. Chuyển biến kinh tế - xã hội thời kì 1990-2010 đã tạo ra tiền đề thực hiện công cuộc đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội..........................................................................72 3.3. Bài học kinh nghiệm...............................................................................................73 3.3.1. Nhận thức đầy đủ và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra các chính sách cụ thể, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương; từng lĩnh vực kinh tế - xã hội. .............................................73 3.3.2. Các chủ trương, nhiệm vụ đề ra phải hợp lòng dân, thiết thực phục vụ lợi ích nhân dân, được nhân dân tham gia bàn bạc, thì sẽ tạo được phong trào quần chúng rộng rãi; giúp công tác lãnh đạo, điều hành đạt hiệu quả..............................................73
  • 5. 4 3.3.3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực ..................74 3.3.4. Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo, đẩy mạnh khai thác lợi thế của địa phương....................................................................................74 3.3.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực .....................................................75 KẾT LUẬN ..................................................................................................................77
  • 6. 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế - xã hội được coi là thước đo trình độ cho sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới. Bất cứ một quốc gia hay một thể chế chính trị nào thì thước đo cho sự phát triển cũng bao gồm thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó những những thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác, là nhân tố quyết định cho sự vận động và phát triển của một dân tộc. Chính vì thế, tất cả các quốc gia dù theo thể chế xã hội nào thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Huyện Gio Linh là một huyện nhỏ ở phía bắc của tỉnh Quảng Trị, từ khi tái lập (tách ra từ huyện Bến Hải năm 1990), nền kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến tích cực, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Điều đó đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ năm 1986 là đúng đắn. Đường lối đó đã được nhân dân Gio Linh vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, địa phương vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn cần được tiếp tục tổng kết, đánh giá, nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể thích hợp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 1990 đến năm 2010, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn sau: Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến năm 2010, trong đó, luận văn nêu bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao động sáng tạo của nhân dân huyện Gio Linh đã thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung của đất nước. Trên cơ sở đó, luận văn góp phần tìm hiểu rõ hơn những vấn đề lí luận và thực tiễn về đường lối đổi mới của Đảng, về việc hiện thực hóa đường lối đó vào hoàn cảnh cụ thể ở địa phương, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, đồng thời thấy được những thành công và tồn tại của nền kinh tế - xã hội huyện Gio Linh trong 20 năm đổi mới. Mặt khác, qua luận văn, mong muốn được đóng góp một
  • 7. 6 số ý kiến, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong tương lai. Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này để chỉ ra những tồn tại, hạn chế, cùng với những kiến nghị, giải pháp về quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cho hiện nay và trong tương lai, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, chủ trương nhằm đưa nền kinh tế - xã hội ở Gio Linh phát triển. Mặt khác, ở một mức độ nhất định, luận văn cung cấp một số tư liệu cho việc tham khảo, vận dụng trong những tiết giảng về bộ môn lịch sử địa phương cho giáo viên các cấp học ở huyện nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, trước hết cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến đề tài có những công trình sau: Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình này nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến nhanh trên con đường đổi mới. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập III (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đề cập đến tiến trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nền tảng, là động lực của sự phát triển.
  • 8. 7 Trong thời gian gần đây, có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội ở một số địa phương, như: Đinh Thị Hoài Thu (2010), Chuyển biến kinh tế - xã hội ở Thị trấn Hồ Xá (Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị) giai đoạn 1986-2005. Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội ở Thị trấn Hồ Xá trong giai đoạn 1986-2005, luận văn làm rõ vị trí, vai trò, thành tựu, những đóng góp cùng những hạn chế trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị; qua đó, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của thị trấn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay; rút ra một số kinh nghiệm và những giải pháp chủ yếu nhằm gợi mở cho Đảng bộ và chính quyền Thị trấn Hồ Xá tham khảo để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp hơn trong thời gian tới. Lê Thị Hằng (2012), Chuyển biến kinh tế của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) giai đoạn 1989-2010. Luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế ở thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 1989- 2010, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về sự chuyển biến kinh tế của thành phố, rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới. Võ Thị Hoài Thu (2014), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị. Khóa luận tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế, nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2020, khóa luận tổng quan lí luận liên quan đến sản xuất nông nghiệp; phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị; trên cơ sở phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Về phía địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh (1995) Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh, tập I (1039-1975), là một công trình nghiên cứu dưới gốc độ lịch sử Đảng, viết về con người và mảnh đất Gio Linh, thể hiện truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của ông cha để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên gan bền chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, cho quê hương được giải phóng. Trong đó, có trình bày về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới chế độ thực dân phong kiến và sự ra đời của chi bộ chợ cầu.
  • 9. 8 Thúy Sâm (2000), Làng Lan Đình và nghề đan lát, Tạp chí Cửa Việt, số 69. Bài báo nghiên cứu Làng đan Lan Đình ở xã Gio Phong, huyện Gio Linh, nội dung viết về các sản phẩm từ nghề đan, cấu tạo kĩ thuật, giá cả và thị trường tiêu thụ và tác giả đã nêu lên thực tế hiện nay, tầm quan trọng của hàng đan cũng như hướng đầu tư để nhân rộng các sản phẩm bằng kĩ thuật tinh vi đặc biệt hơn đề nghề đan cổ truyền ở Lan Đình sẽ không mất đi mà sẽ được nhân rộng, phát huy một ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho đa số bộ phận cư dân nghèo vùng quê Gio Linh, Quảng Trị. Lê Đình Hào (2001), Nghề dệt chiếu làng Lâm Xuân, Tạp chí Cửa Việt, số 87. Nội dung bài báo viết về đôi nét về điều kiện tự nhiên - xã hội làng Lâm Xuân, qui trình dệt chiếu và cuối cùng tác giả đã nêu lên ý kiến về việc đầu tư để khôi phục, củng cố mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để nghề chiếu Lâm Xuân phát triển trở lại thích ứng với thị trường hiện nay vẫn là những trăn trở, nhưng ước nguyện luôn sống động trong tâm thức của mỗi người dân làm nghề dệt chiếu ở Lâm Xuân hôm nay. Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh, tập II (1975-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, thể hiện tinh thần anh dũng kiên cường của nhân dân Gio Linh trong xây dựng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế xây dựng lại cuộc sống trên đống tro tàn, đổ nát. Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cùng các ban ngành đoàn thể ở Trung ương, tỉnh và địa phương, đến nay diện mạo Gio Linh đã thay da đổi thịt, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh được đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới và hiệu quả. Thanh Hải (2007), Gio Linh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tạp chí Cửa Việt, số 151. Bài báo đã đề cập đến vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên huyện Gio Linh; kho tàng văn hóa dân gian, dân vũ; tự hào miền quê vốn giàu truyền thống, là nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, bao gồm: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh; bên cạnh các lĩnh vực về đời sống văn hóa, bài viết còn đề cập đến bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế - xã hội huyện Gio Linh; tác giả cho rằng việc các tầng lớp nhân dân toàn huyện quyết tâm phấn đấu, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào phát triển sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền
  • 10. 9 vững, tạo chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2006 -2010 và những năm tiếp theo. Ngoài ra còn có các bộ lịch sử Đảng bộ các xã trong huyện: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Gio Thành (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Thành, tập I (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Gio Hải (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Hải, tập I (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ xã Gio Việt (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Gio Việt, tập I (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; đã đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương qua các giai đoạn, như: ổn định sản xuất để đấu tranh với địch; hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau chiến tranh; khôi phục hậu quả của hai cuộc chiến tranh cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới. Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau, ở một mức độ khác nhau đã có một số nội sung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010. Từ đó rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của huyện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, thu thập và xử lý các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung của luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Gio Linh.
  • 11. 10 Thứ hai, phân tích các nhân tố đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh. Thứ ba, phân tích hệ thống những chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010, làm rõ những thành tựu và hạn chế của huyện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Thứ 4, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, luận văn chọn mốc mở đầu là năm 1990 (huyện Gio Linh tái lập, tách ra từ huyện Bến Hải) và mốc kết thúc đến năm 2010 (năm cuối cùng có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện thời kì 1996-2010). Về không gian, giới hạn trong huyện Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị, gồm 19 xã và 2 thị trấn Gio Linh, Cửa Việt. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề này, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài; các bài viết nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã hội đăng trên các tạp chí của Trung ương và địa phương như: Tạp chí Kinh tế - dự phòng, Thông tin lí luận, báo Quảng Trị,… - Nguồn tài liệu do Cục Thống kê huyện Gio Linh công bố. - Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các tài liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết hàng năm của Huyện ủy Gio Linh, Tỉnh ủy Quảng Trị qua các kì Đại hội và hội nghị từ năm 1990 đến năm 2010, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010, cùng với những tài liệu của các phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh Quảng Trị và huyện Gio Linh.
  • 12. 11 - Nguồn tài liệu do tác giả khảo sát thực tế tại địa phương. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh chân thực về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010, kết hợp với với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp,… để làm rõ vấn đề. 6. Đóng góp của luận văn Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh trong 20 năm (1990-2010). Hai là, Luận văn đánh giá làm rõ những thành công cũng như những hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế của huyện sau khi tách huyện. Từ đó rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm để nêu lên một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về lịch sử kinh tế của huyện Gio Linh nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, đồng thời cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (13 trang). Chương 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh từ năm 1990 đến năm 2010 (39 trang). Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (9 trang).
  • 13. 12 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lí từ 160 9’ đến 170 vĩ Bắc và 1060 52’40” đến 1070 10’ độ kinh Đông, được giới hạn như sau: Phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh, phía Tây giáp huyện Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua và một số tỉnh lộ như 73, 74, 75, 76 nối vùng đồng bằng với vùng gò đồi phía Tây tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội giữa các địa phương trong huyện cũng như với cả tỉnh. Những lợi thế về vị trí địa lí, tạo ra cho Gio Linh một nền tảng cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các huyện trong tỉnh, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 473 km2 , chiếm 10,5% tỉnh Quảng Trị. Địa hình Gio Linh dốc nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống sông suối, ao hồ xen kẽ nhau. Do đó, việc tổ chức sản xuất cũng như việc phát triển các hệ thống giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn. Phía Tây là đồi núi có diện tích 31.773,75 ha (67,18%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631,01 ha (26,7%) và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8 ha (6,12%). Tài nguyên đất, nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển chiếm diện tích khoảng 9.000 ha; đất mặn chiếm diện tích khoảng 300 ha; đất phèn chiếm diện tích, khoảng 300 ha; đất phù sa chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các xã ven sông Bến Hải, tuy chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đây là nhóm đất có giá trị, đang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp; đất đỏ vàng diện tích 146.51 ha (chiếm 56.06% diện tích gò đồi). Kinh tế Gio Linh chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp; vùng trung du, miền núi chủ yếu là đất bazan đỏ phù hợp với việc trồng cây lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, mít, chè, …và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Vùng đồng bằng ven biển trồng lúa và các loại cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng cát và miền biển chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
  • 14. 13 Đất đai ở huyện Gio Linh tầng đất mặt dày, là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của đất đai huyện phần lớn là chua, ở vùng đồi độ pH dao động từ 3,9 - 4,4. Thành phần cơ giới thịt trung bình, tỉ lệ cấp hạt sét và limon từ 70 - 80%, độ xốp lớn, khả năng giữ nước, giữ phân kém, dẫn đến vào mùa khô cây trồng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nên chậm phát triển. Huyện Gio Linh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, mùa hè có gió Tây khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 9), mùa đông lạnh ẩm ướt chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau). Khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố cây trong và vật nuôi. Khí hậu phân hóa theo mùa nên cây trồng cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa với các mùa khác nhau, có thể thâm canh, xen canh, gối vụ, …Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối làm thiệt hại mùa mạng và làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Chế độ khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, lượng ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp. 1.1.2. Tài nguyên * Tài nguyên nước Gio Linh có 2 sông lớn chảy qua là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Sông Bến Hải nằm ở phía Bắc của huyện, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên thủy chế thất thường, hơn nữa phần trung lưu chảy qua khu vực phía Tây có độ dốc lớn nên khả năng thủy lợi của sông kém. Hệ thống sông Thạch Hãn đổ ra biển qua Cửa Việt, là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng. Trên địa bàn huyện còn có một số sông suối nhỏ như sông Cánh Hòm, suối Tân Bích, suối Kinh Môn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra, nguồn nước mặt trên địa bàn còn được cung cấp bởi một số hồ, đập nhằm điều hòa lưu lượng và phục vụ tưới tiêu trong khu vực bao gồm hồ Kinh Môn, Hà Thượng, Trúc Kinh, hồ Đập Hoi và một số hồ thủy lợi nhỏ như hồ Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ. Nhìn chung, hệ thống sông, hồ, ao khu vực đã cung cấp nguồn nước mặt tương đối đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa nhiều nước, thuận lợi cho sản xuất; tuy nhiên, còn gây ngập úng một số nơi làm thiệt hại mùa mạng. Mùa khô thiếu
  • 15. 14 nước, hạn hán, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú, chất lượng nước tốt, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mặt khác có thể khai thác để bổ sung một phần nước tưới phục vụ nhu cầu sản xuất. * Tài nguyên thủy sản Gio Linh có 15 km bờ biển, với hai cửa sông quan trọng (cửa Tùng, cửa Việt); ngư trường rộng lớn, khá nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, một số loại cá,… Diện tích bãi bồi ven sông, đặc biệt vùng ven biển với diện tích mặt nước và một số diện tích bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản các loại. Cùng với phát triển đánh bắt thủy sản các khu vực ven sông, đầm hồ, diện tích bãi bồi, mặt nước tự nhiên được người dân tận dụng để nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt các loại; có một số nơi nuôi tôm trên cát. Với đường bờ biển dài, Gio Linh có tiềm năng quan trọng để phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ vùng biển với hai bãi tắm đẹp của vùng cũng như của tỉnh Quảng Trị thu hút khách du lịch; phát triển thành các khu du lịch - dịch vụ góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương. * Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là nguyên liệu sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng, than bùn, làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh; Ti tan phân bố dọc ven biển có thể khai thác xuất khẩu; đá bazan tập trung ở phía Tây huyện gồm các xã Gio Sơn, Gio Hòa, Gio Bình khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng; đá xây dựng, ốp lát ở các xã phía Tây huyện như Gio Bình, Gio Hòa, Gio An, …có nhiều tảng đá to trong lòng đất gây khó khăn rất lớn trong quá trình khai đất làm nông nghiệp, nay là nguyên liệu cho nghề chẻ đá của địa phương, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân ở đây, góp phần xây dựng những công trình phục vụ cuộc sống. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Nguồn lực kinh tế * Cơ sở vật chất kĩ thuật Gio Linh có 6.917,6 ha đất ruộng, 3.517,35 ha đất lâm nghiệp, gần 700 ha cây công nghiệp hằng năm, 812 ha nuôi trồng thủy hải sản.
  • 16. 15 Để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp các giống mới có năng suất cao và phân bón, thuốc trừ sâu cũng như trao đổi kinh nghiệm sản xuất, huyện có trạm bảo vệ thực vật Gio Linh, Trạm giống huyện Gio Linh, các trạm giống ở các hợp tác xã như các trạm giống: Gio An, nông trường Cồn Tiên, xã Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang, Trung Hải,… và nhiều cơ sở dịch vụ nông nghiệp khác. Các trạm giống ở nông trường Cồn Tiên, Gio An ươm những loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp như cao su, hồ tiêu, keo, cây ăn quả, được phân bố đều khắp trong toàn huyện, tạo điều kiện để người dân thuận lợi trong việc vận chuyển và đưa vào sản xuất Bên cạnh các cơ sở cung cấp các giống cây công nghiệp cho năng suất cao, Gio Linh còn có hơn 70 cơ sở dịch vụ nông nghiệp cung cấp nhiều máy móc hiện đại như: máy cày, máy bừa, máy xay xát cho người dân. - Thông tin liên lạc, cùng với giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc đã vươn tới các xã, cả những xã vùng sâu. Tất cả các xã trong huyện đều có bưu điện văn hóa. Hệ thống truyền thanh được mở rộng với 4 trạm thu phát, 7 trạm truyền thanh cơ sở. - Thủy lợi, toàn huyện có 4 hệ thống hồ đập lớn và hơn 75 các hồ đập nhỏ; 115,7km kênh mương tưới. Tuy nhiên, các hồ đập chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, số lượng ít nên chưa đảm bảo tưới tiêu cho nông nghiệp. Hơn nữa, điều kiện địa hình đồi núi độ dốc lớn làm hạn chế hiệu quả của các đập thủy lợi. - Những thành tựu đạt được trước năm 1990 Từ năm 1975 đến năm 1989, kinh tế Gio Linh đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên các mặt nông - lâm, công nghiệp và giao thông vận tải góp phần tạo tiền đề về chuyển biến kinh tế - xã hội Gio Linh trong chặng đường tiếp theo. Về nông - lâm nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ V (4/1989) và các Nghị quyết của Huyện ủy, các phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng quê hương được phát động mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Nổi bật là các phong trào khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, rà phá bom mìn để giải phóng ruộng vườn. Toàn huyện đã lao vào trận tuyến mới, trận tuyến quyết liệt không chỉ đổ mồ hôi, sức lực mà cả xương máu để làm sống dậy mảnh đất “trắng” từng bị cày xới,
  • 17. 16 la liệt bom đạn, chất nổ. Chỉ riêng tính từ ngày giải phóng nhân dân đã đưa tổng diện tích khai hoang phục hóa toàn huyện là 5.371 ha. Trong vụ đông - xuân 1975-1976, ngoài các công trình thủy lợi vừa như Kinh Môn, đập Hói Thủy Khê, các xã chú trọng công trình thủy lợi, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào gieo cấy đã được các địa phương chú ý. Tỉ lệ giống lúa mới vụ đông - xuân 1975-1976 đã chiếm 21,2% diện tích, đưa năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 11,18 tạ/ha, bằng 73% kế hoạch đặt ra. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 4.606 tấn, đạt 81,9% kế hoạch, tăng 93,3% so với vụ đông - xuân 1974-1975. Kết quả bình quân trong 3 năm (1977-1979) diện tích cây lương thực tăng 12,3%; diện tích hoa màu tăng từ 32% năm 1976 lên 42% năm 1979; sản lượng lương thực quy thóc tăng bình quân 18%, trong đó sản lượng màu quy thóc tăng bình quân 37%. Đàn gia súc, gia cầm tăng lên. Theo thống kê đến 1/4/1975, trên địa bàn đàn trâu bò từ 5.800 con năm 1977 tăng lên 6.600 con năm 1979, đàn lợn từ 12.000 con tăng lên 16.000 con [12, tr.54]. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) (tháng 1-1981) về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, được nông dân đón nhận với tinh thần hồ hởi, phấn khởi và hăng hái sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp trên địa bàn huyện có những chuyển biến mạnh mẽ. Tổng sản lượng lương thực từ 22.100 tấn năm 1981 lên 26.500 tấn năm 1984, năng suất lúa từ 9,8 tạ/ha lên 14,9 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người từ 246kg năm 1981 lên 285kg năm 1984; các năm 1987, 1988 sản lượng lương thực đạt 21.000 tấn, so với thời kì 1981-1985 tăng 2.6000 tấn. Các xã đàn trâu bò từ 6.900 con năm 1981 lên 10.400 con năm 1985, đàn lợn bình quân hằng năm từ năm 1981-1985 đạt 14.500 con [14, tr.80]. Trong 3 năm 1975-1977, toàn huyện đã trồng được 1.105 ha cây tập trung và hàng chục vạn cây phân tán, chủ yếu là cây phi lao, bạch đàn, xoan dừa và tre mát. Năm 1979 diện tích trồng cây đã đạt trên 10.000 ha. Năm 1981, diện tích cây công nghiệp hàng năm 117,3 ha, năm 1984 là 278,5 ha và năm 1985 là 1.918,4 ha, trong đó một số loại cây có giá trị xuất khẩu cao, được đầu tư phát triển mạnh như cao su, hồ tiêu, ớt, … Về công nghiệp, tập trung khai thế mạnh sẵn có, phát triển cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, tăng nhanh các mặt hàng thủ công mĩ
  • 18. 17 nghệ. Trong 3 năm (1978-1980), công nghiệp đạt giá trị sản lượng là 3.366.000 đồng, tăng 67,6% so với năm 1976. Năm 1978, trên địa bàn đã xây dựng hai xí nghiệp gạch ngói, các cơ sở chế biến màu đạt 500-800 tấn/năm [13, tr.55] và mở rộng thêm. Giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên, từ 25,4 triệu đồng năm 1981 lên 50,3 triệu đồng năm 1985. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng trên 76% [11, tr.85]. Một số xí nghiệp đã đi vào hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bước đầu sản xuất có hiệu quả, vươn lên mở rộng quan hệ sản xuất, chất lượng và giá trị sản phẩm ngày càng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm những năm 1986-1989 là 100 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 10%/năm, năm 1989 đạt 102 triệu đồng [16, tr.117] . Một số ngành nghề mới như sản xuất làn mây, chiếu cói, mành tăm xuất khẩu được đầu tư phát triển, bước đầu mang lại hiệu quả. Về giao thông vận tải và lưu thông phân phối, được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp tiền của, công sức của nhân dân và các lực lượng trên địa bàn, cơ sở hạ tầng và giao thông ở Gio Linh đã được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp. Huyện đầu tư xây mới nhiều cầu cống, tuyến giao thông như Bến Hải - Gio Việt, Chợ Kên - Nghĩa trang Trường Sơn, …hình thành mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo sản xuất về cả số lượng, chủng loại. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 1988 là 17.000 tấn, tăng gấp hai lần so với năm 1986; thu mua lương thực hàng năm đạt 4.000 tấn và hàng trăm tấn bông đót, sắt, phế liệu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng khá, năm 1985 đạt 950.000 rúp - đôla, năm 1988 là 1,1 triệu rúp - đô la. Bình quân giá trị kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 1987 là 7,66 rúp - đôla, năm 1988 là 9 rúp - đôla [22, tr.118-119]. 1.2.2. Nguồn lực xã hội Về giáo dục, mặc dù vẫn còn những khó khăn cả về vật chất lẫn đội ngũ giáo viên, nhưng cũng đã thu được nhiều thành quả quan trọng. Các xã có dân số đông đều có trường cấp I và cấp II. Đến cuối năm 1980, toàn huyện có 20 trường phổ thông cấp I, cấp II, đón nhận hàng năm khoảng 10.000 học sinh, đảm bảo nhu cầu học hết văn hóa cấp II, có 1 trường cấp III với hàng trăm học sinh theo học. Ngoài ra, huyện còn mở thêm các lớp học bổ túc, học xóa mù, các trường vừa học vừa làm. Tính trung bình, cứ ba người dân có một người đi học.
  • 19. 18 Phong trào giáo dục trong những năm 1977-1980 đã xuất hiện nhiều điểm sáng. Trường cấp III vừa học, vừa làm Cồn Tiên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục kí quyết định thành lập ngày 19/3/1979; gắn với Nông trường quốc doanh Cồn Tiên đã thu hút hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo học. Học sinh vừa học, vừa lao động đảm bảo mức khoán của Nông trường; chăm lo công tác trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng vườn rừng, là trường duy nhất trong toàn quốc trồng được nửa triệu cây. Trường cấp I xã Gio Hòa là trường được chọn làm điểm nhân rộng của ngành về nâng cao chất lượng dạy học, cải tiến giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm và đã được Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên công nhận “Lá cờ đầu phong trào vở sạch, chữ đẹp”. Mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo được mở rộng. Đến cuối năm 1980 đã có trên 4.800 cháu vào nhà trẻ, đạt 50% số cháu trong độ tuổi; hơn 5.000 cháu vào các lớp mẫu giáo, đạt 66% số cháu trong độ tuổi, tăng gấp đôi so với năm 1977 [3, tr.59]. Tính từ năm 1981 đến 1985, trung bình hằng có 10.333 học sinh ở các cấp, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp gần 90%. Số lượng học sinh giỏi toàn diện đạt gần 4% [11, tr.90]. Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ, nhà trường gắn liền với xã hội, học sinh các trường tham gia sản xuất, làm hàng xuất khẩu đạt nhiều kết quả. Từ năm 1986 trở đi, ngành giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ. Bước đầu đã đạt được kết quả trong việc huy động số lượng, nâng cao chất lượng đại trà, chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, đẩy mạnh hoạt động lao động trồng cây xanh, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề. Năm học 1989-1990, trên địa bàn huyện đã có 21 trường học trung học cơ sở, 1 trường phổ thông trung học, 2 trường bổ túc văn hóa, 1 trường dạy nghề, với tổng số học sinh các cấp học, ngành học là 11.028 học sinh [3, tr.122]. Về y tế, đến cuối năm 1980, các bệnh viện và trạm xá được nâng cấp và xây mới, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Ngoài 1 bệnh viện ở trung tâm, hầu hết các xã đều có trạm xá. Năm 1977, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,5%, đến năm 1980 giảm xuống còn 2,3% [6, tr.60]. Đến giai đoạn 1981-1985, hoạt động y tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 100% số xã có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao; có 1 bệnh viện, 2 bệnh xá và 16 trạm y tế xã. Y tế huyện đã kịp thời chặn đứng và dập tắt các nạn dịch như: sốt rét, sốt xuất huyết, mắt hột,... Chương trình kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đưa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 1989 xuống còn 1,81% [21, tr.122].
  • 20. 19 Công tác chính sách xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, với phương châm giải quyết công ăn việc làm gắn với việc tổ chức lại sản xuất, điều phối dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới. Ở các xã miền biển, huyện đã chỉ đạo phát triển các tổ hợp chế biến hải sản, làm dịch vụ; tổ chức trồng cây, sản xuất lương thực, thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động vùng biển, từng bước xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các vùng bãi ngang của huyện. Những thành tựu đã đạt được trong những năm 1977-1989 về kinh tế - xã hội đã thể hiện sự phấn đấu, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện theo phương hướng đổi mới của Đảng. Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thì chỉ là những thành tựu bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng tự cấp, tự túc, khép kín, kiến thức và năng lực sản xuất hàng hóa còn yếu; trình độ sản xuất, kinh doanh, lương thực vẫn chưa đảm bảo vững chắc, một số xã vẫn chưa chủ động được lương thực trước những diễn biến bất lợi của thiên tai. Việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các vùng mới có chuyển biến rõ ở vùng đồng bằng, còn vùng biển và miền núi vẫn đang lúng túng. Trong ba chương trình kinh tế lớn lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu thì chương trình sản xuất hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, chương trình hàng tiêu dùng chưa có chuyển biến đáng kể. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được nghiên cứu, sắp xếp một cách hợp lí; mặt hàng còn đơn điệu, số lượng ít, chất lượng sản phẩm còn kém, giá thành cao, khó tiêu thụ. Việc tạo vốn cho sản xuất còn nhiều lúng tứng. Một số mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng từ nguyên liệu địa phương chưa được tổ chức sản xuất một cách có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Công tác y tế chưa đảm bảo phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công tác vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa được thường xuyên, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao. Dù còn nhiều tồn tại, hạn chế nêu trên, nhưng những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Gio Linh giành được trong những năm hợp nhất (1977-1989), nhất là những năm thực hiện công cuộc đổi mới có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở, tiền đề cho sự nghiệp chuyển biến kinh tế - xã hội những năm tiếp theo của huyện.
  • 21. 20 1.3. Chủ trương của Đảng 1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và tỉnh Quảng Trị 1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986-1989), nền kinh tế đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), đã xác định phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm (1991-1995) như sau: Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Đảng chủ trương vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định đời sống của nhân dân; chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa [32, tr.4-5]. Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng, đến năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng 6/1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ yếu của giai đoạn 1996-2000 là: Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp, chú
  • 22. 21 trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả qui mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo [12, tr.6]. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) nhìn lại một cách tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội [44, tr.404]. Bước sang giai đoạn 2006-2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (7/11/2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra nhiệm vụ: Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp; chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế trí thức; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao sức khỏe nhân dân [17, tr.476].
  • 23. 22 1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị Sau ngày tái lập tỉnh (1/7/1989), Quảng Trị đứng trước những thời cơ, thuận lợi cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (8/1991) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm (1991-1995) như sau: Tổ chức lại nền kinh tế - xã hội, bố trí cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế đã xác định, phát triển có chọn lựa một số cơ sở công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và kết cấu hạ tầng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (5/1996) nêu rõ phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của nhiệm kì 1996-2000 là: Tập trung mọi lực lượng, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, phát triển kinh tế từng bước vững chắc; giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; phấn đấu không còn hộ đói, giảm bớt hộ nghèo, tăng hộ khá, sớm hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ [15, tr.262]. Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, có trọng điểm, khai thác thế mạnh mũi nhọn vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản và mở rộng công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng và từng bước phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch [27, tr.264-265]. Giai đoạn 2001-2010, gắn với các Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV với đường lối phát triển là: Huy động tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, dự báo xu thế phát triển, nắm bắt cơ hội, đón đầu thời cơ để chủ động phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng lợi thế của hành lang kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, mở rộng
  • 24. 23 thị trường xuất khẩu, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trên từng lĩnh vực, từng ngành, từng vùng lãnh thổ trong tỉnh. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2000) là tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế toàn diện, vững chắc, sớm rút ngắn khoảng cách so với các tỉnh trong cả nước với các định hướng lớn là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, làm cơ sở, nền tảng của nền kinh tế; phát triển công nghiệp - xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thương mại - du lịch - dịch vụ giữ vị trí quan trọng, sớm trở thành ngành mũi nhọn [5, tr.22]. 1.3.2. Chủ trương của Huyện ủy Gio Linh Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XI (9/1991) xác định nhiệm vụ của nhiệm kì 1991-1995 là: Tích cực đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, nhằm giải phóng năng lực sản xuất, huy động mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế để khai thác có hiệu quả các ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến. Phấn đấu đến năm 1995 vượt qua khó khăn, giữ gìn ổn định, đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ cho xã hội, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên trong thời kì giáp hạt ở một số vùng. Từng bước giải quyết việc ăn, ở và đi lại cho nhân dân, đảm bảo việc làm cho người lao động, gắn với việc giảm mạnh gia tăng dân số. Giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội cho các đối tượng. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội” [24, tr.143-144]. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Huyện ủy Gio Linh đã tổ chức nhiều hội nghị đề ra nhiều nghị quyết, chủ trương trên các lĩnh vực, trong đó có Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 20/6/1992, với những nội dung chính là: “Tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất cây lương thực, tích cực phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp; đẩy mạnh khai thác kết hợp với chế biến thủy hải sản, tăng cường ứng
  • 25. 24 dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất và đời sống, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhanh chóng ổn định sản xuất ở các xã miền tây vừa mới tách ra từ Công ti Cao su Quảng Trị” [14, tr.146]. Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XII được tiến hành ngày 28/2/1996 đề ra phương hướng, mục tiêu chung cho nhiệm kì (1996-2000) là: Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của Nhà nước, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Phấn đấu đến năm 2000 đảm bảo nhu cầu lương thực cho toàn xã hội, xóa bỏ tình trạng thiếu đói, giải quyết cơ bản về việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, từng bước vượt qua tình trạng của huyện nghèo, kém phát triển, vươn lên thu hẹp khoảng cách so với các huyện khác, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội [8, tr.169]. Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XIII (11/2000) đã đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005: Tập trung đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác tốt các lợi thế, tranh thủ mọi thời cơ và các nguồn lực đưa nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc. Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo được sự chuyển biến mạnh về đời sống của nhân dân, nhất là những vùng khó khăn; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội [13, tr.15]. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Gio Linh lần thứ XIV (10/2005) đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì 2005-2010 là: Xúc tiến nhanh quy hoạch chi tiết ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, quy hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn; tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Đầu tư
  • 26. 25 chỉ đạo củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông - ngư nghiệp, đảm bảo kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Tăng cường chỉ đạo phát triển ngành nghề dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, khai thác tiềm năng vùng cát. Thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm [16, tr.4]. Những chủ trương trên đây của Đảng và các cấp là phương hướng để cán bộ và nhân dân Gio Linh vận dụng vào thực tiễn của địa phương, phát huy sáng tạo, tìm ra những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện nhà từng bước chuyển dịch theo kịp các huyện khác trong tỉnh Quảng Trị và cả nước. Tiểu kết Gio Linh là một huyện đồng bằng có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên để phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng khá rõ nét và toàn diện đến sự chuyển biến kinh tế cũng như đời sống người dân huyện Gio Linh. Bên cạnh những thuận lợi việc định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên phần lớn không mấy thuận lợi nhất là khí hậu khắc nghiệt, hằng năm người dân phải đối mặt với thiên tai, bão lụt, hạn hán; hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân. Đảng bộ và chính quyền trong huyện đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh những thành tựu về nguồn lực kinh tế - xã hội của huyện là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc chuyển biến kinh tế - xã hội. Huyện còn tồn tại nhiều hạn chế, do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền còn nhiều hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện trước năm 1990 chủ yếu nặng về tỉ trọng nông nghiệp, tiềm năng đất đai phần lớn thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện với các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng đem lại năng suất. Tuy nhiên từ năm 1990 trở về trước, nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm chừng, chưa có thị trường xuất khẩu. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm tỉ lệ cao. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí còn thấp, đời sống của người dân còn nhiều hạn chế; đội ngũ lao động có tay nghề kĩ thuật còn thiếu. Đảng bộ, chính quyền huyện đã vận dụng linh hoạt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và Tỉnh Ủy Quảng Trị; đã đề ra những chủ trương, chính sách trên
  • 27. 26 cơ sở phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn và những thành tựu đã đạt trước những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới để tiếp tục bước vào thời kì mới, tạo ra một bước chuyển biến kinh tế - xã hội rõ rệt trong thời kì 1990-2010.
  • 28. 27 Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010 2.1. Về chuyển biến kinh tế 2.1.1. Thời kì 1990-2000 2.1.1.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp * Về nông nghiệp Nhận thức rõ vị trí nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huyện chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa công tác khai hoang, phục hóa; mở rộng diện tích gieo trồng; bố trí lại cơ cấu sản xuất, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; tiếp tục phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp toàn diện, đi vào chuyên canh và thâm canh có hiệu quả ngày càng cao” [28, tr.6]. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Gio Linh bình quân giai đoạn 1991- 1995 là 7,8%, giai đoạn 1996-2000 đạt 9%. Đạt được mức tăng trưởng như vậy do huyện tập trung chỉ đạo các xã vận động bà con nông dân thực hiện đưa giống lúa có năng suất cao vào sản xuất, thực hiện những biện pháp thâm canh, tăng vụ, chú trọng phát triển gia súc gia cầm, tăng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày nâng cao năng suất, tận dụng quỹ đất và cải tạo đất. Bảng 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm qua các thời kì (theo giá hiện hành ) ĐVT: Giá trị (triệu đồng), tăng trưởng (%) Năm Toàn ngành Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ trong nông nghiệp Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 1990 34.599 - 22.314 - 9.187 - 3.098 - 1995 68.531 14,64 49.480 17,26 11.438 4,48 7.612 11,11 2000 120.002 11,85 75.432 8,79 29.886 21,17 14.703 14,07 [13, tr.241]
  • 29. 28 Trong nông nghiệp thời kì 1990-2000, mức tăng trưởng bình quân của chăn nuôi và dịch vụ trong nông ngiệp tăng lên, trồng trọt giảm xuống. Nguyên nhân, do điều kiện sản xuất còn nhiều yếu tố bất lợi, hai năm 1998, 1999 thiên tai hạn hán, lũ lụt hậu quả nghiêm trọng nhưng nhờ có định hướng phát triển đúng cho từng tiểu vùng; một số công trình thủy lợi đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; cơ giới hóa trong nông nghiệp được tăng cường, công tác chuyển đổi, nâng cấp giống cây con, chỉ đạo thời vụ, thâm canh, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn tạp được nhiều địa phương chú ý; nên trồng trọt giai đoạn 1990- 1995 đạt 17,26%; đến giai đoạn 1995-2000 đạt 8,79%. Chăn nuôi, tương đối ổn định về số lượng và chất lượng được nâng lên theo hướng đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi; công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư giống, vốn, kĩ thuật vào chăn nuôi; nên chăn nuôi gia súc gia cầm mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của giai đoạn 1990-1995 ở mức 17,26%, đến 1995-2000 đạt 21,17%; Trong nông nghiệp huyện luôn tăng cường đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất chất lượng tốt vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng các dịch vụ nông nghiệp như phân bón, công tác phòng chống dịch bệnh, máy móc ngày được đưa vào sử dụng phục vụ quá trình sản xuất. Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế ĐVT % Năm 1990 1995 2000 Tổng số 100 100 100 Trồng trọt 64,5 72,2 62,8 Chăn nuôi 26,5 16,7 24,9 Dịch vụ 9 11,1 12,3 Việc bố trí cơ cấu sản xuất cũng được điều chỉnh dần, phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và phát triển trình độ sản xuất của địa phương. Việc khai thác tốt tài nguyên nông nghiệp làm cho cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp ngày càng được cân bằng, sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.
  • 30. 29 - Về trồng trọt Thành công lớn nhất trong những năm 1990-2000 là tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, kinh tế vùng gò đồi trở thành một mũi nhọn vùng kinh tế trọng điểm, khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ để phát triển thành một vùng chuyên canh, tập trung sản xuất một số cây con và mặt hàng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, dâu tằm, thịt, sữa,… phá dần thế độc canh cây lúa bằng cách tăng vụ và đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng nhằm sử dụng ruộng đất có hiệu quả và phát triển kinh tế đa dạng. Bảng 2.3: Diện tích các loại cây trồng ĐVT: ha Năm 1990 1995 2000 Tổng số 7.601 8.857 9.745 Cây lương thực hàng năm 5.391 5.560 6.254 Cây chất bột 1.535 1.656 1.268 Cây thực phẩm 195 415 514 Cây công nghiệp hàng năm 250 966 459 Cây công nghiệp lâu năm 195 110 1.031 Cây ăn quả 135 128 181 [2, tr.242]. Diện tích các loại cây trồng năm 1990 đạt 7.601 ha, đến năm 2000 đạt 9.745 ha (so với kế hoạch đạt 100,84%) tăng thêm 2.144 ha [8, tr.2]. Nhờ những chủ trương đề ra trong Đại hội XI (9/1991) và XII (2/1996) của Đảng bộ huyện đã đẩy mạnh khả năng khai hoang, tận dụng đất hoang hóa vào sản xuất làm cho diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp tăng lên đáng kể. Đối với cây lương thực hàng năm 1990 chiếm 5.391 ha đến năm 2000 tăng lên 6.254 ha, tăng 863 ha. Diện tích các loại cây chất bột như khoai, sắn bị thu hẹp, nhưng không đáng kể từ năm 1990 đến 2000 diện tích gieo trồng giảm 267 ha. Diện tích các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đến năm 2000 đều có xu hướng tăng lên. Đáng chú ý là diện tích cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cao su diện tích tăng nhanh từ 195 ha năm 1990 lên 1.031 ha năm 2000, vì dự án của Thường vụ
  • 31. 30 Huyện ủy về phát triển kinh tế gò đồi giai đoạn 1996-2000, đặc biệt là trong năm 1998, chương trình phát triển kinh tế gò đồi được đẩy mạnh, việc lồng ghép các chương trình, mục tiêu dự án thực hiện ngày càng hiệu quả. Đối với cây lương thực có hạt (lúa, ngô), huyện đã từng bước đưa vụ Hè - Thu thành một vụ sản xuất chính, đẩy mạnh công tác thâm canh, nâng cao năng suất và hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, tăng cường công tác khuyến nông, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, chủ động công tác tưới tiêu, đưa một số giống lúa có chất lượng và năng suất cao vào sản xuất. Huyện chủ trương chuyển nhanh diện tích lúa rẫy sang trồng cây ngô lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa. Nhờ đó mà diện tích và sản lượng các loại cây lương thực đều tăng nhanh. Bảng 2.4: Sản lượng lương thực cây có hạt ĐVT: tấn Năm Tổng sản lượng lương thực Thóc Ngô Bình quân lương thực đầu người (kg) 1990 11.314 11.302 12 123,1 1995 13.479 13.479 - 201,5 2000 24.030 24.010 20,15 327,3 [19, tr.241] Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 1990 đến năm 2000 tăng lên, từ 11.314 tấn lên 24.030 tấn tăng 12.716 tấn. Trong đó, sản lượng thóc và ngô đều tăng lên, nên bình quân lương thực đầu người tăng lên theo các năm. Điểm đáng chú ý ở đây, năm 1995 một số xã như Trung Hải, Trung Sơn, Gio Phong,… đã có lương thực hàng hóa. Sản lượng lương thực năm 2000 tăng vượt 2.248 tấn so với chỉ thị Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra. Nổi bật hơn cả có xã Gio Quang, bình quân lương thực trên 1.000 kg/người/năm. Do nhu cầu thực phẩm tăng nhanh nên diện tích và sản lượng rau, đậu các loại cũng tăng khá nhanh. Trên địa bàn nổi tiếng với loại rau liệt được trồng ở xã Gio An như một loại cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Diện tích rau liệt và các loại rau khác năm 2000 tăng 4,07 lần, sản lượng tăng 2,57 lần so với năm 1990.
  • 32. 31 Đối với cây công nghiệp, huyện luôn xác định cây cao su và hồ tiêu là thế mạnh của địa phương. Do giá cả ổn định và hợp lí nên người sản xuất trong các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vốn, kĩ thuật, máy móc, tạo thành những vùng chuyên canh lớn. Diện tích cây công nghiệp lâu năm của huyện chiếm 19,37% tổng diện tích toàn tỉnh. Cây ăn quả các loại trồng năm 1990 trồng được 80 ha, năm 1996 trồng được 52 ha đạt 52% kế hoạch đưa diện tích cây ăn quả lên 110 ha, đến năm 2000 đạt 145 ha. - Về chăn nuôi Huyện chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở cả 3 khu vực quốc doanh, tập thể và hộ gia đình, nhằm đáp ứng sức cày, kéo và vừa tăng thực phẩm hàng hóa. Trong thời kì (1990-2000) điểm nổi bật là chăn nuôi phát triển chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình theo lợi thế tiềm năng của từng vùng, hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập thể không theo kịp cơ chế mới, kinh doanh thua lỗ kéo dài nên phải giải thể. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã giải quyết cơ bản nhu cầu thực phẩm trên địa bàn và một phần sức kéo, phân bón cho sản xuất; góp phần tăng thêm thu nhập và sử dụng lao động nông nhàn. Đối với huyện Gio Linh, phát triển chăn nuôi là một trong những định hướng phát triển kinh tế quan trọng của huyện. Trong thời kì 1990-2000 chăn nuôi có mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 16,69% [25, tr.173]. Chăn nuôi gia súc trong thời kì 1990-2000 phát triển tương đối toàn diện, cả về tổng đàn và tăng về chất lượng gia súc. Quy mô đàn gia súc qua các năm được thể qua bảng 2.5: Bảng 2.5: Quy mô đàn gia súc qua các năm ĐVT: con Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 2.500 8.842 15.500 158,5 1995 3.159 14.495 18.436 164.102 2000 3.244 12.522 23.709 183.605 [13, tr.242] Tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 1990 chiếm 26,5%, đến năm 2000 giảm xuống còn 24,9% [21, tr.173]. Được sự giúp đỡ của Viện chăn nuôi thú y và trung tâm khuyến nông tỉnh, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư giống,
  • 33. 32 vốn, kĩ thuật để nuôi bò lai sind, lợn lai kinh tế, vịt siêu trứng, gà công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy mà, tỉ trọng chăn nuôi giảm nhưng năng suất, sản lượng qua các năm không ngừng tăng lên. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh, năm 1990 giá trị chăn nuôi đạt 9.187 triệu đồng, năm 2000 đạt 29.886 triệu đồng; như vậy chỉ sau 10 năm giá trị chăn nuôi tăng lên 20.699 triệu đồng, vượt 5% chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Có thể nói kết quả sản xuất nông nghiệp từ năm 1990-2000 là kết quả tổng hợp của quá trình đổi mới công tác quản lí, điều hành thông qua đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy vai trò, quyền tự chủ của đơn vị kinh tế cơ sở (hộ gia đình) ở nông thôn; kết quả đó là dấu hiệu của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn thành khu vực kinh tế có tỉ trọng giá trị hàng hóa ngày càng cao. * Về lâm nghiệp Thời kì 1990-2000, sản xuất lâm nghiệp chuyển mạnh theo hướng từ chủ yếu khai thác sang hướng bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng với nhiều thành phần xã hội cùng tham gia nhằm duy trì và bảo tồn nguồn tài nguyên quí giá này. Trong cơ cấu sản xuất lâm nghiệp, hoạt động khai thác giảm mạnh và tăng hoạt động lâm sinh. Tỉ trọng hoạt động khai thác và hoạt động lâm sinh qua các thời kì trong bảng 2.6: Bảng 2.6: Giá trị và tỉ trọng sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động ĐVT: Giá trị (triệu đồng), tỉ trọng (%) Năm Tổng số Trồng và nuôi rừng Khai thác Hoạt động lâm nghiệp khác Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng 1990 4.289 863 20,1 3.187 74,3 239 5,6 1995 6.154 1.004 16,3 4.477 72,7 673 11 2000 7.564 1.476 19,5 5.127 67,8 961 12,7 Đảng bộ chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh ở tất cả các vùng, trên cả 3 khu vực quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. Đã dấy lên mạnh mẽ phong trào ươm cây và trồng cây lâm nghiệp. Hàng năm, toàn huyện trồng được từ 10 triệu đến 13 triệu cây. Rừng trồng tập trung hàng năm đạt trên 1.000 ha. Cùng với việc trồng mới, chăm sóc, bảo vệ
  • 34. 33 rừng, đã chú ý việc khai thác các nguồn lợi từ rừng. Bình quân hàng năm khai thác 3.500 đến 4.000m3 gỗ, 2000 ste củi, 300 đến 400 tấn đót nguyên liệu. Phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng chuyển biến mạnh mẽ. Trong 10 năm trồng trên 6.138 ha rừng tập trung và 2 triệu cây phân tán, nâng độ che phủ từ 13,43% năm 1991 [15, tr.151] lên 21,68% năm 2000 (nếu tính cả diện tích cao su thì 31%) [11, tr.174]; góp phần quan trọng vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cân bằng môi trường sinh thái, biến vùng đất hoang hóa, thành những rừng cây xanh tốt, tạo nên một sức sống mới trên quê hương Gio Linh Công tác định canh, định cư ở 2 xã miền núi, công tác di dãn dân xây dựng vùng kinh tế mới có cố gắng. Năm 1997-1998 đã đưa 213 hộ, với 916 nhân khẩu, 407 lao động lên các vùng của dự án di dãn dân của huyện (Hải Cụ xã Trung Sơn, Khe Me xã Linh Thượng, Trãng Rộng xã Hải Thái, Đồng Trài xã Trung Hải) [17, tr.151]. Đến năm 2000, đã đưa thêm 568 khẩu, trong đó có 365 lao động lên các vùng dự án. Thời kì 1990-2000, khai thác lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn năm 1990 là 74,3% đến năm 2000 giảm xuống còn 67,8% [11, tr.2]. Đây là tín hiệu đáng mừng trong sản xuất lâm nghiệp, tuy mức giảm còn thấp nhưng đã thể hiện được sự quyết tâm của người dân, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền đối với ngành lâm nghiệp nên hoạt động khai thác lâm nghiệp đã bắt đầu có hiệu quả, như khoanh vùng những khu vực rừng còn trẻ để bảo vệ và áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác lâm nghiệp. * Về ngư nghiệp Thực hiện Nghị quyết số 05 của Huyện ủy ngày 20/1/1997 về phát triển kinh tế - xã hội vùng biển giai đoạn 1997-2000, Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển kinh tế vùng biển theo hướng đẩy mạnh việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng gắn với chế biến” [4,tr.171]. Nghị quyết 05 Huyện ủy còn nhấn mạnh: “Lấy khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản làm trung tâm” [11, tr.171]. Nhờ có điều kiện thuận lợi cộng với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật tương đối đồng bộ cho các khâu nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản, nên sản xuất thủy sản phát triển nhanh. Bảng 2.7: Số liệu ngành thủy sản qua các năm Năm 1990 1995 2000 Giá trị sản xuất thủy sản (giá hiện hành: triệu đồng) 20.000 31.953 75.071 Tổng sản lượng hải sản đánh bắt (tấn) 800 3.500 6.140
  • 35. 34 Khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản có bước phát triển mới. Tàu thuyền, ngư lưới ngày càng được cải tiến, năng lực đánh bắt ngày một tăng nhanh từ 3.500 CV năm 1990 tăng lên 17.490 CV năm 2000. Đầu tư mua sắm, nâng cấp, cải hoán thêm hàng trăm tàu thuyền các loại, đặc biệt đã đóng mới 18 tàu đánh bắt xa bờ với các phương tiện hiện đại. Sản lượng hải sản năm 2000 đạt 6.140 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản tăng lên 75.071 triệu đồng năm 2000. Nuôi trồng chế biến thủy hải sản tiếp tục phát triển. Năm 2000 sản lượng tôm, cá nuôi đạt 210 tấn, tăng 126 tấn so với năm 1995 [1, tr.174]. 2.1.1.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng - Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trong năm 1990, tổng giá trị sản lượng công nghiệp 1.572 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là 23% [10, tr.152]. Năm 1995, sản xuất công nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, quá trình chuyển đổi cơ chế đi vào ổn định, hệ thống mạng lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được mở rộng đến nhiều nơi, thúc đẩy phát triển công nghiệp toàn diện hơn. Trong năm 1995, tổng giá trị sản xuất công nghiệp 3.370 triệu đồng. Năm 2000, sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển nhanh và chuyển biến mạnh mẽ, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra; đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 12.000 triệu đồng, tăng 9.512 triệu đồng so với năm 1995 [7, tr.175]. Bảng 2.8: Giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp qua các thời kì ĐVT Giá trị (triệu đồng), tỉ trọng (%) Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Toàn ngành 1.572 100 3.496 100 11.871 100 Công nghiệp quốc doanh 371 23,6 476 13,6 771 6,5 Công nghiệp ngoài quốc doanh 1.201 76,4 3.020 86,4 11.101 93,5
  • 36. 35 Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, sản xuất cá thể chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng dần. Năm 1990, sản xuất công nghiệp cá thể chiếm 76,4% đến năm 2000 tăng lên 93,5%. Ngược lại, sản xuất tập thể chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng giảm, năm 1990 chiếm 23,6% đến năm 2000 giảm xuống còn 6,5% [12, tr.55]. Công nghiệp khai thác và chế biến nông, lâm, hải sải sản đã từng bước liên doanh, liên kết với các cơ sở kinh tế quanh vùng, các trung tâm công nghiệp dịch vụ trong nước, đầu tư chiều sâu và chuyển hướng sản xuất gắn với thị trường. Đảng bộ và chính quyền huyện Gio Linh luôn quan tâm phát triển song song cả công nghiệp khai thác lẫn công nghiệp chế biến, song hướng trọng tâm vẫn là công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác chỉ duy trì để cung cấp cho công nghiệp chế biến. Việc phát triển công nghiệp chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với công nghiệp khai thác, mà còn không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Bảng 2.9: Giá trị và cơ cấu công nghiệp khai thác và chế biến ĐVT: Giá trị (triệu đồng), Tỉ trọng(%) 1990 1995 2000 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tổng số 1.572 100 3.496 100 11.871 100 CN khai thác 210 13,4 320 9,2 1.404 12,2 CN chế biến 1.362 86,6 3.176 90,8 10.467 87,8 Gio Linh là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, nên trong cơ cấu ngành công nghiệp những năm đầu đổi mới công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ, có xu hướng giảm dần năm 1990 chiếm 13,4% đến năm 2000 giảm xuống 12,2%. Trong khi đó ngành công nghiệp chế biến như chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp may mặc. Chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, năm 1990 chiếm 86,6% đến năm 2000 chiếm 87,8%. Trong buổi ban đầu ngành công nghiệp Gio Linh đã có những bước chuyển tích cực để trở thành một trong những ngành mũi nhọn của Gio Linh. Cùng với công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp như đan lát, dân dụng, sửa chữa cơ khí, điện tử, sản xuất nước đã được củng cố. Một số ngành nghề mới như sản xuất nấm rơm, mây, tre đan, khảm tranh tre xuất khẩu đang được triển khai, phát
  • 37. 36 triển mạnh đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn. Một số cơ sở tự xoay xở về vật tư, nguyên liệu, vốn liếng, mở rộng quan hệ thị trường, đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn của Nhà nước để đầu tư cho sản xuất, đưa sản phẩm của mình cạnh tranh trên thị trường. Các ngành tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất được một số mặt hàng phục vụ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Giai đoạn 1990-1995, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển, các làng nghề truyền thống được khôi phục, làng nghề mới dần xuất hiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Như nghề đan lát Lan Đình, đây là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Nghề mộc ở Làng Cát Sơn, một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị, thu hút lao động vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp với thu nhập mỗi người cao hơn so với lao động sản xuất thuần nông. Khảo sát toàn huyện có 65% hộ nông dân có nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp. Riêng xã Gio Phong có tới 100% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề thủ công đan lát. Thu nhập từ nghề tiểu thủ công đã giúp tăng thu nhập đáng kể, nhiều gia đình thoát nghèo nhờ phát triển mạnh nghề thủ công. Bước sang giai đoạn 1996-2000, Gio Linh trở thành một huyện có công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của huyện. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống góp phần tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là 23% [10, tr.152]. * Về phát triển cơ sở hạ tầng Quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong những năm 1991-1995, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức quốc tế, cùng với sự đóng góp hàng vạn ngày công và hàng tỉ đồng của nhân dân, đã xây dựng và sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục công trình, tạo dựng một bước quan trọng về cơ sở hạ tầng. Đến cuối năm 1995, các tuyến đường giao thông từ huyện về các xã cơ bản đã thông suốt, mạng lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được mở rộng đến nhiều nơi, có 50% số xã và 20% số hộ dùng điện. Hệ thống trường học, trạm xá, trụ sở làm việc của các cơ quan cấp huyện và một số xã được xây dựng ngày một khang trang. Trong những năm 1996-2000, với nhiều nguồn vốn đầu tư của Trung ương, các tổ chức quốc tế, vốn sự nghiệp kinh tế của huyện và đóng góp của nhân dân, 5 năm qua đã tập trung xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp thêm nhiều hạng mục công trình
  • 38. 37 quan trọng đưa vào sử dụng. Tổng số vốn đã huy động 61.245 triệu đồng, tăng gấp hai lần so với giai đoạn 1991-1995. Trong đó: vốn đóng góp của nhân dân là 9.337 triệu đồng, chiếm 15,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 14,5% [4, tr.176]. Mạng lưới điện tiếp tục được mở rộng, đã xây dựng 50km đường dây 20KV, 28 trạm biến áp 10/0,4KV, với dung lượng 1.800KVA, đến cuối năm 1999 có 100% xã , thị trấn có điện lưới quốc gia, 83,93% số hộ dùng điện. Đến cuối năm 2000, có 85% số hộ dùng điện [17, tr.175]. Hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới với tổng chiều dài 52km đường, hàng trăm cống qua các tuyến đường 73 đông, đường Gio Thành, Gio Hải, đường 76 Đông, đường thị trấn. Đến nay, 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân. Thủy lợi được ưu tiên đầu tư. Đã xây dựng mới một số đập và trạm bơm điện, kiên cố hóa một số tuyến kênh mương với tổng chiều dài 13.674m; tu bổ, cải tạo, nâng cấp các đập nhỏ với tổng số vốn đầu tư chiếm 22% trong tổng số vốn huy động, đảm bảo nước tưới cho 50% diện tích lúa trên địa bàn.. Bưu chính thông tin liên lạc, tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, giao dịch trên địa bàn. Đến năm 2000, 100% xã có máy điện thoại, 1 tổng đài trung tâm, 3 tổng đài cụm xã, 16 điểm bưu điện văn hóa xã, có 890 máy thuê bao, đạt 1,22 máy/100 dân, tăng 4,2 lần so với năm 1995 [10, tr.176]. Trong thời kì 1990-2000, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Gio Linh tăng nhanh, tổng số vốn đầu tư năm 1990 là 4.030 triệu đồng, tăng lên 12.183 triệu đồng năm 2000 [11, tr.243]. 2.1.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch * Về thương mại - dịch vụ Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI và Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kì, huyện đã cố gắng khai thác các nguồn thu trên huyện đã cố gắng khai thác các nguồn thu trên địa bàn, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế, cơ bản đã cân đối cho nhu cầu ngân sách hoạt động thường xuyên và dành một phần đầu tư cho sự nghiệp kinh tế. Phương thức và thủ tục cho vay được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi để 67,8% số hộ được vay vốn, nâng số dư tính đến cuối năm 1995 lên 9 tỉ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 1990, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa