SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
Download to read offline
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình do tôi thực hiện nghiên cứu theo sự hướng dẫn khoa
học của GS. TS. Võ Khánh Vinh. Các thông tin, số liệu trong luận án là đáng
tin cậy. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong công trình
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phùng Ngọc Tấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 6
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................. 15
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG ...............................................................................19
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng........................ 19
2.2. Vai trò và nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi đua, khen thưởng .... 26
2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam . 41
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................50
3.1. Quá trình xây dựng và phát triển pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam ................................................................................................................. 50
3.2. Pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng............................................ 58
3.3. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng............ 78
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ..............................................................................................................102
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng .......................... 102
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng...................... 109
4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.................. 119
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN..................................................................................................147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................150
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Hội đồng Chính phủ HĐCP
Hội đồng Bộ trưởng HĐBT
Hội đồng Nhà nước HĐNN
Tư bản chủ nghĩa TBCN
Ủy ban hành chính UBHC
Ủy ban nhân dân UBND
Ủy ban Thường vụ Quốc hội UBTVQH
Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam
UBTƯMTDTGPMN
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
UBTƯMTTQVN
Xã hội chủ nghĩa XHCN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Nội dung Trang
Biểu 3.1
Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen
thưởng
86
Biểu 3.2
Ý kiến đánh giá về sự tham gia của mọi người vào các
phong trào thi đua
98
Biểu 3.3
Lý do mọi người chưa tham gia vào các phong trào thi
đua
99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác thi đua,
khen thưởng. Nhiều văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được ban
hành nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất,
công tác, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Hiện nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị,
văn bản chỉ đạo về thi đua, khen thưởng, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước
từng bước hoàn thiện về pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong hệ thống
pháp luật về thi đua, khen thưởng, cùng với Luật thi đua, khen thưởng được
Quốc hội thông qua, còn có các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH), Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước ở
trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ban hành.
Các văn bản pháp luật kể trên nhìn chung đã tạo ra khuôn khổ pháp lý
có tính hệ thống, khá hoàn chỉnh cho công tác thi đua, khen thưởng. Tuy
nhiên, cho đến nay, pháp luật về thi đua khen thưởng vẫn chưa hoàn thiện,
còn có những mâu thuẫn, chồng chéo; khá phổ biến là hiện tượng dùng công
văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh công tác thi đua,
khen thưởng. Thực tế này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính thống nhất,
chỉnh thể và vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, nhận
thức về pháp luật thi đua, khen thưởng có những biểu hiện lệch lạc, nặng hình
thức và chạy theo thành tích. Điều đó dẫn tới chỗ thực hiện khen thưởng tràn
2
lan và ngược lại, người xứng đáng được khen thì không khen; hiện tượng
“chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân
chương” như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X tại
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra. Các hạn chế trong pháp
luật cũng như thực hiện pháp luật như vậy ít nhiều làm cho ý nghĩa của công
tác thi đua, khen thưởng bị lệch lạc, hình thức, thậm chí bị lợi dụng.
Trên phương diện khoa học, cho đến nay đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó, phải kể đến công
trình nghiên cứu được Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước thực hiện dưới
hình thức báo cáo chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tiếp đó, tổ chức Hội thảo khoa học kỷ
niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Tuy
nhiên cho đến nay, chưa công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống
và toàn diện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là góc nhìn pháp lý cần
được bổ khuyết trong nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng.
Xuất phát từ những trình bày trên đây, NCS chọn đề tài: “Pháp luật về
thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công
tác thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở khoa học cho việc kiến nghị các cơ quan
có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đổi mới toàn diện pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác thi đua, khen
thưởng, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng,
luận án kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Để thực hiện mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ các khía cạnh lý luận xung quanh về pháp luật thi đua,
3
khen thưởng;
- Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng để có được các đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Xác định quan điểm và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định của pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các văn bản pháp luật về
thi đua, khen thưởng do các cơ quan nhà nước ban hành, chủ yếu là các văn
bản của các cơ quan nhà nước trung ương.
Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật này tại
một số cơ quan, đơn vị trong những năm gần đây để làm rõ hơn các đánh giá
về tính hoàn chỉnh của pháp luật thi đua khen thưởng hiện hành.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng trên cơ sở quán
triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và về
khen thưởng.
Để nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành
và liên ngành. Luận án chủ yếu được tiếp cận từ góc độ luật hành chính
nhưng cũng tiếp cận từ các góc độ khác: kinh tế, chính trị, văn hóa...
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể…Cụ thể là:
Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương
4
pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công
trình nghiên cứu khoa học về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án,
tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó
và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu.
Chương 2, luận án sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh
để đưa ra định nghĩa pháp luật về thi đua, khen thưởng và những nội dung cơ
bản khác liên quan mật thiết đến pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chương 3, để nghiên cứu các vấn đề lịch sử pháp luật, tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để đánh giá quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng
ở Việt Nam.
Khi phân tích, đánh giá pháp luật về thi đua, khen thưởng qua văn bản
và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng, luận án sử dụng phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, hệ thống và phương pháp điều tra xã hội học để
đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng tổ chức
thực hiện pháp luật, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cần
khắc phục.
Tại Chương 4, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống, so sánh và lịch sử để xác định quan điểm hoàn thiện pháp luật thi
đua, khen thưởng.
Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống,
luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án đã hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận về thi
5
đua, khen thưởng nhằm đề xuất nhận thức lý luận về vấn đề này một cách
toàn diện, đầy đủ và đúng đắn.
Hai là, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật
về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những
ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó, kiến nghị
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với những kết quả đạt được, luận án trực tiếp góp phần trong việc tiếp
tục bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
tin cậy đối với các cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp tham gia vào
quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Kết quả nghiên cứu đề tài còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc sửa
đổi, bổ sung toàn diện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề thi đua, khen thưởng.
7. Kết cấu, bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án có cơ cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Chương 3. Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam
hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về thi
đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về thi đua - khen thưởng
Thi đua, khen thưởng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã trở
thành nguyên tắc hiến định. Trên thực tế, công tác này đã được nghiên cứu với
số lượng khá đồ sộ. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau:
+ Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của PGS.TS Nguyễn Viết
Vượng, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách trình bày, phân tích khá
kỹ về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi đua; phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; nêu định hướng
và các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua.
+ Sách “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen
thưởng”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008. Cuốn sách này đã phân tích
khá kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác
thi đua, khen thưởng. Nội dung của cuốn sách đưa ra cách tiếp cận tổng quát
khi nghiên cứu về thi đua, khen thưởng, có thể tham khảo để nghiên cứu phát
triển làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng.
+ Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết và
hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, đặc
biệt là công tác lãnh đạo của người.
+ Sách tham khảo: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
7
những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua,
khen thưởng” của PGS. TS Nguyễn Thế Thắng, năm 2009. Cuốn sách phân
tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Những vấn đề lý luận chung
về thi đua, khen thưởng”, năm 2012 do PGS. TS Nguyễn Thế Thắng làm chủ
nhiệm. Đề tài trình bày, phân tích một số quan điểm và khái niệm cơ bản
trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; phân tích vai trò của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận tổ quốc đối với công tác thi đua, khen thưởng; phân tích vị trí, vai
trò, ý nghĩa của việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen
thưởng và sự cần thiết phải đổi mới công tác thi đua, khen thưởng hiện nay.
+ Các sách tham khảo khác như: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác
thi đua, khen thưởng”, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
trong sự nghiệp đổi mới hôm nay”, “Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về thi đua, khen thưởng”...
+ Các công trình nghiên cứu khác đã đưa ra những yêu cầu chung và đề
cập đến sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là:
“Một số giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” của TS. Trần Hữu
Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 178/11/2010; “Những hạn chế trong
quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng hiện nay” của tác giả Văn Tất Thu,
đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 36/2010; “Nâng cao chất lượng công
tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trường Ninh,
đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 136/2011; “Đảm bảo tính thống
nhất trong quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng”, của tác giả Dương
Nguyễn Duy Thành, đăng trên Tạp chí Thanh tra số 66/2013...; Bài viết
“Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ,
8
khen thưởng đối với cán bộ khoa học xã hội và giải pháp khắc phục” của TS.
Trần Anh Tuấn, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 38/2011; “Công tác
thi đua, khen thưởng từ góc nhìn cải cách hành chính nhà nước” của TS.
Nguyễn Hữu Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 180/2011, v.v.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan trực diện
đến pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Đây là nhóm có số lượng công trình nghiên cứu nhiều nhất, bao gồm
một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo và nhiều bài viết
của các tác giả bàn về thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thi đua, khen thưởng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí
Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Thi đua, khen thưởng, trên trang thông tin điện tử
của thi đua, khen thưởng trung ương (http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn)...
Trong số các công trình nghiên cứu trên đây, có một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như sau:
+ Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về thi đua, yêu nước
trong xây dựng và hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng” của Trương
Quốc Bảo, sách do Nhà xuất bản chính trị quốc gia - ấn hành, năm 2010. Nội
dung cuốn sách đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về thi đua, khen thưởng; trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng và giải
pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là cuốn sách có cách tiếp cận
khá mở khi phản ánh thực trạng thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua
dẫn chứng các quy định cụ thể, nội dung cuốn sách đã đưa ra được bức tranh
khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng và những vấn đề được toàn xã hội
9
quan tâm và yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với công tác thi đua, khen
thưởng. Có thể nói đây là cuốn cẩm nang cho những ai quan tâm đến công tác
thi đua, khen thưởng và nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi
mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 do Thứ trưởng
Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà làm
chủ nhiệm - Viện khoa học tổ chức Nhà nước là cơ quan chủ trì. Đối tượng
nghiên cứu lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài là lịch sử công tác khen thưởng từ thời kỳ phong kiến và
công tác thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước cho đến nay, nghiên cứu
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, quy định của
Đảng, Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu
chế độ chính sách khen thưởng của một số nước trên thế giới như: Pháp, Bỉ,
Nga, Nhật, Australia, Trung Quốc để rút ra những bài học vận dụng vào điều
kiện thực tiễn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài được các tác giả
phân tích, đánh giá khá rõ thực trạng công tác thi đua, khen thưởng và quy định
của pháp luật về thi đua, khen thưởng, tổ chức làm công tác thi đua, khen
thưởng ở Việt nam hiện nay. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài gắn liền với
chức năng và nhiệm vụ của ngành thi đua - khen thưởng nên kết quả nghiên
cứu được hướng đến việc ứng dụng vào việc sửa đổi, bổ sung Luật thi đua,
khen thưởng. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu khá cụ thể các giải pháp hoàn thiện
các quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”, năm 2010
do PGS. TS Nguyễn Minh Mẫn làm chủ nhiệm. Đối tượng nghiên cứu là quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua,
khen thưởng. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các văn bản quy định về thi
10
đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do các cơ
quan của Đảng, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, người đứng
đầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ… ban hành từ sau ngày 02/9/1945 đến nay. Đề tài
cũng nghiên cứu một số văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng
và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do một số bộ, cơ quan ở trung
ương, địa phương, các văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ban hành. Kết quả nghiên
cứu của đề tài được các tác giả phân tích, đánh giá khá kỹ thực trạng các quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua,
khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm,
nhược điểm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức
làm công tác thi đua, khen thưởng; từ đó Đề tài đưa ra các kiến nghị về quan
điểm, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ
chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Lịch sử thi đua, khen
thưởng”, năm 2010 do TS. Trần Hữu Nam làm chủ nhiệm. Ngoài việc đi sâu
phân tích một số vấn đề về lý luận thi đua, khen thưởng, các tác giả đã tập
trung phân tích lịch sử hình thành và phát triển thi đua, khen thưởng Việt
Nam qua các giai đoạn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được bức
tranh khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng các chế độ phong kiến
Việt nam; pháp luật về thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước, năm 1945
đến nay. Tài liệu sẽ là nguồn tài liệu rất hữu ích cho việc tham khảo, nghiên
cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sẽ hoàn thiện hơn nếu
đề tài đi sâu phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng; từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
11
về thi đua, khen thưởng.
+ Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam” của tác giả Đỗ Thúy Phượng, năm 2010. Luận văn đi sâu nghiên cứu
những quy định của Luật thi đua, khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng; phân tích, đánh giá công tác
thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, những kết quả đã đạt được,
cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực
hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả quan
trọng mà luận văn đạt được đó là tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp Luật về thi
đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay, trong đó đã đánh giá, phân tích ưu
điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó đề
xuất quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận văn: “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác
thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” năm 2007 của Nguyễn Hữu Đoạt.
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về thi đua, khen thưởng. Những kết quả nghiên cứu bước đầu của luận
văn đã phản ánh khá kỹ thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những
ưu điểm, nhược điểm của hệ thống các văn bản quy phạm pháp Luật thi đua,
khen thưởng ở Việt nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung chưa được phân tích thấu
đáo, chưa xác định được rõ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
các cấp trong việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi
đua, khen thưởng, đặc biệt là chưa phân tích thấu đáo vị trí, vai trò của hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc bảo
đảm thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
12
+ Luận văn “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác thi đua,
khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Ngọc Tấn, năm 2012. Kết quả
mà luận văn đạt được đó là phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp
luật về thi đua, khen thưởng; những hạn chế trong các quy định và thực hiện
pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó Luận văn đã đưa ra kiến nghị quan
điểm, các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi đua,
khen thưởng ở Việt Nam hiện nay.
+ Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác
thi đua, khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua, khen thưởng trung ương
tại Cộng hòa Liên Bang Nga”, năm 2009 của Phó trưởng Ban Ngô Văn Lai.
Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác thi đua,
khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua - khen thưởng trung ương tại Cộng
hòa Pháp”, năm 2010 của Trưởng Ban Trần Thị Hà. Tài liệu báo cáo này
phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về khen thưởng của
Liên Bang Nga, Cộng hòa Pháp; trong đó có đề cập đến các hình thức khen
thưởng, chính sách khen thưởng; quy trình xem xét, đề nghị khen thưởng; tổ
chức bộ máy khen thưởng. Nội dung tài liệu rất có giá trị tham khảo, nghiên
cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua và tổ chức làm công tác
thi đua, khen thưởng.
+ Tài liệu “Báo cáo tình hình 08 năm thực hiện Luật thi đua, khen
thưởng, các giải pháp khắc phục và định hướng công tác thi đua, khen
thưởng trong thời gian tới”, năm 2012 của Bộ Nội vụ. Báo cáo này phân tích,
đánh giá 08 năm triển khai thực hiện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.
Báo cáo đi sâu phân tích và đánh giá khá kỹ thực trạng tổ chức quán triệt Luật
thi đua, khen thưởng; công tác ban hành văn bản thực hiện Luật thi đua, khen
thưởng; công tác tổ chức thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách
khen thưởng; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung tài
13
liệu báo cáo này rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các quy định
của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi
đua, yêu nước”, năm 2008 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo tư
tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 của Ban Tuyên giáo
Trung ương - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tài liệu kỷ yếu hội thảo
khoa học này tập trung rất nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong
trào thi đua yêu nước; Bác Hồ với công tác thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh thi
đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Vai trò của người đứng đầu trong tổ
chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong xây dựng con người mới thời kỳ hội nhập quốc tế... Tuy nhiên,
các bài viết chủ yếu tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, thi
đua yêu nước, từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
và công tác khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chưa có bài viết nào đi
sâu nghiên cứu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học,
trang tin điện tử đề cập đến pháp luật về thi đua, khen thưởng, như: Bài viết
“Đổi mới toàn diện công tác thi đua, khen thưởng trước tiên phải đổi mới từ
pháp luật” của tác giả Đào Duy Nhâm, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen
thưởng số 139/2011. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng vẫn còn nhiều nội dung không phù hợp,
không tạo cơ sở để động viên, khích lệ đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia vào các phong trào thi đua yêu nước. Bài viết: “Xây dựng môi trường thi
đua và phát triển môi trường thi đua” của tác giả Ngọc Bách - Bích Thủy,
đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 137/2011. Bài viết Phân tích tác
14
động của các yếu tố môi trường thi đua làm ảnh hưởng đến kết quả tổ chức,
thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Bài viết:
“Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Trường Ninh, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số
136/2011. Bài viết đề cập cơ sở pháp lý đảm bảo quyền bình đẳng, công bằng,
công khai, minh bạch trong thi đua, khen thưởng. Bài viết: “Khắc phục tình
trạng thi đua, khen thưởng tràn lan” của tác giả Quỳnh Trang, đăng trên Tạp
chí Thanh tra (3/2013). Bài viết bàn về các giải pháp khắc phục khen thưởng
trùng lắp, chồng chéo, tràn lan. Bài viết: “Giải pháp hoàn thiện pháp luật và
bảo đảm thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng” của tác giả Phùng
Ngọc Tấn, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 306 (10/2013). Bài
viết bàn về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi
đua, khen thưởng. Bài viết: “Kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng
của một số quốc gia” của tác giả Nguyễn Khắc Hà, đăng trên Tạp chí Tổ chức
Nhà nước số 11/2012. Bài viết bàn về pháp luật khen thưởng ở các nước trên
thế giới như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Australia... mang tính gợi mở có
thể tham khảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng
ở Việt Nam.
Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy pháp luật về thi đua,
khen thưởng cần phải được tiếp tục đổi mới theo hướng phải tôn trọng các
quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền và nghĩa vụ
của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân theo các quy
luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu quả, thiết thực,
tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các hoạt động thi đua,
khen thưởng phải bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân (“cở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen
thưởng trong giai đoạn hiện nay”; “Quy định của pháp luật về thi đua, khen
15
thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”; “vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
thi đua, khen thưởng”).
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng có khá nhiều công trình nghiên
cứu về thi đua, khen thưởng và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Những kết
quả nghiên cứu của các công trình trên đây rất có giá trị và sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo, nghiên cứu của luận án. Nhiều nội dung cụ thể được đề cập đến
trong các công trình trên sẽ được tham khảo để đưa ra quan niệm thống nhất
về thi đua, khen thưởng và xác định các nhu cầu, định hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Từ các công trình nghiên cứu kể trên có liên quan đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng, có thể nhận định khái quát về nội dung của các công trình
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu đã đề cập các khái niệm thi đua,
khen thưởng, các đặc điểm và vai trò của thi đua, khen thưởng; đã xác định
tính đa dạng của các hình thức thi đua, khen thưởng; các hoạt động tổ chức
công tác thi đua, khen thưởng; xác định khái niệm, đặc điểm và vai trò của
quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng…
Thứ hai, pháp luật về thi đua, khen thưởng được nhiều nhà nghiên cứu
và quản lý quan tâm kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đã có các
phân tích và đánh giá về công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời nhiều công
trình nghiên cứu cũng đặt vấn đề tăng cường vai trò của thi đua, khen thưởng
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo đó, thi đua, khen thưởng cần được đổi mới căn bản theo hướng
16
tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền
và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân
theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu
quả, thiết thực, tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các
hoạt động thi đua, khen thưởng phải bằng pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề thi
đua, khen thưởng không chỉ được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước mà còn được các nhà quản lý, các khoa học
nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ pháp
lý. Với những góc nhìn khác nhau và cách tiếp cận nhiều chiều nhưng vẫn có
nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng về vấn đề này.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng tuy đều khẳng định rằng pháp luật thi đua, khen thưởng là
cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua,
khen thưởng và triển khai phát động các phong trào thi đua, thực hiện công
tác khen thưởng. Nói cách khác, pháp luật về thi đua, khen thưởng là cơ sở
pháp lý quan trọng để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Các công trình
nghiên cứu cũng đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hoạt
động thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, chưa có các công trình nghiên cứu một cách
hệ thống vấn đề thi đua, khen thưởng dưới góc độ luật học.
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Một là, nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ luật học các vấn
đề lý luận về thi đua, khen thưởng liên quan đến các vấn đề khái niệm, đặc
điểm, vai trò, nội dung điều chỉnh, và các yếu tố tác động đến pháp luật về thi
đua, khen thưởng…Đồng thời, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện
những mặt còn hạn chế, cần phải được xem xét, đánh giá một cách tổng thể,
biện chứng và khách quan hơn. Trên bình diện này đòi hỏi phải nghiên cứu,
17
phân tích toàn diện quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, tổ chức và
hoạt động của các thiết chế nhà nước và các quy định pháp luật, nghiên cứu
hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật...
Hai là, phân tích và đánh giá một cách tổng thể pháp luật về thi đua,
khen thưởng về hình thức, nội dung trên cơ sở xem xét các quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng thời gian qua. Trong đó,
rất đáng chú ý là cần xác định những yêu cầu gì đang đặt ra đối với pháp luật
về thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập quốc tế?
Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay như thế
nào, có những hạn chế gì, nguyên nhân của tình trạng này...
Ba là, đề xuất toàn diện các giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thi
đua, khen thưởng, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp
luật và các công trình nghiên cứu về thi đua, khen thưởng hiện nay.
Kết luận chương 1
Thi đua, khen thưởng là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên
cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dù tiếp cận từ góc độ nào, các công trình
nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề liên quan đến thi đua, khen thưởng đều ít
nhiều đề cập đến pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống lý luận về thi đua, khen
thưởng không chỉ có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận về thi
đua, khen thưởng mà còn có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận
về pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam là vấn đề đã được Đảng và
Nhà nước ta đề ra ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Tuy nhiên, chỉ từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới các nhà quản lý,
18
các nhà khoa học trong nước mới thực sự quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống về pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn
chế, bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Với thực trạng tình hình nghiên cứu như trên, nghiên cứu sinh đã
chọn và nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam hiện nay”.
Nghiên cứu sinh cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với
từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của luận án.
19
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng
2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thi đua
C.Mác - Ph.Ănghen nghiên cứu một cách khoa học về hiện tượng thi
đua, và chỉ ra rằng thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt
động chung và kế hoạch của con người. Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và
sự nâng cao năng suất lao động. Điều đó cũng có nghĩa rằng thi đua là một
hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác
lao động của con người. Ở đây, mọi người tự nguyện tham gia thi đua, không
có sự bắt buộc. Từ đó, thi đua có thể quan niệm là mọi người tự nguyện cùng
nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt
nhất trong các hoạt động hay công việc chung của cộng đồng xã hội.
Thi đua khác với cạnh tranh, tuy rằng chúng đều thúc đẩy hoạt động
của con người. Nhưng, cạnh tranh là ý thức và hành động cố gắng mang lại
thế thắng về mình trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Trong kinh tế thị
trường, điều này rất rõ, về tổ chức của mình nhằm trước hết là lợi ích, trong
kinh tế là cố gắng chiếm lĩnh uy tín, thị phần lớn và tất nhiên lợi nhuận lớn
hơn so với các đối tượng khác, do đó trở thành động lực quan trọng thúc đẩy
quá trình cải tiến kỹ thuật, quản lý, tăng hiệu quả...tóm lại là động lực để tiến
lên. Thi đua như trên đã nêu là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực thúc đẩy
lẫn nhau đạt những thành tích tốt nhất trong quá trình thực hiện công việc
chung. Luật thi đua, khen thưởng hiện nay xác định: “Thi đua là hoạt động có
tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt
được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[2, tr.15]. Khái
20
niệm này xét về bản chất thì không khác với quan niệm thi đua nêu trên, nó
chỉ đặt trong bối cảnh cụ thể nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác
thi đua và khen thưởng và thấy ở đây ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội
mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra giản dị rằng: “Tưởng lầm rằng thi
đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày
chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở.
Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa
nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều
hơn, mọi việc đều thi đua như vậy” [63, tr.658].
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thi đua bao giờ cũng là phong trào thi
đua tập thể của những công nhân, nông dân, trí thức, những người lao động
tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không đối kháng về lợi ích cá nhân, tập
thể và xã hội, mọi người mang hết khả năng và nhiệt tình của mình ra để xây
dựng đất nước. Nguyên tắc quan trọng nhất của thi đua là đoàn kết, hợp tác
cùng phát triển, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; người tiên tiến thân ái giúp
đỡ người chậm tiến để đạt tới sự tiến bộ chung, hoàn toàn không giống với bí
mật, giấu nghề, kìm hãm nhau trong cạnh tranh. Thi đua yêu nước chẳng
những nhằm phát triển kinh tế mà còn nhằm xây dựng con người mới, rèn
luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động. Trong quá trình đất nước hội
nhập và phát triển ở nước ta, thi đua vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng cần
phải được đổi mới để phù hợp với tình hình mới.
Dưới chủ nghĩa xã hội, thi đua là sự “đọ sức” thân ái trong lao động và
sáng tạo và các hoạt động khác. Thi đua là một phong trào rộng lớn của quần
chúng, cho nên phong trào ấy sẽ “tạo ra khả năng thu hút thực sự đa số nhân
dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết
năng lực của mình phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một
21
nguồn vô tận”[78, tr.41]. “Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi
đua, mà trái lại lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách rộng
rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân
lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực
của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận,
những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng
nghìn, hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ
nghĩa đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua”[79, tr.35].
Tuy nhiên, trong xã hội tư bản, sự hợp tác và phân công lao động làm
nên sự giàu có và hoa lệ của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân bần cùng
đến mức trở thành cái máy. Lao động dẫn tới sự tích luỹ tư bản và do đó dẫn
tới sự phồn vinh ngày càng tăng của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân
ngày càng phụ thuộc vào nhà tư bản, đặt công nhân vào sự cạnh tranh ngày
càng mạnh, đẩy công nhân vào tình cảnh nghèo khổ, khốn cùng, do vậy
không thể có thi đua trong xã hội tư bản.
Bản chất của thi đua yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh không dung
chứa kiểu tổ chức phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, “đầu voi đuôi
chuột”, hoặc thi đua theo kiểu ganh đua, “Thi đua không phải là tranh đua”.
Bản chất của thi đua yêu nước đòi hỏi mọi người đều phải ra sức thi đua, nêu
cao tinh thần yêu nước để làm tốt hơn các công việc yêu nước, không loại trừ
một ai. Chính vì vậy, để phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng và có
hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người “tuỳ theo sức của mình”
mà góp phần thiết thực cho cách mạng. Người chỉ rõ các cụ phụ lão phải “thi
đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc”; các cháu nhi đồng
phải “thi đua học hành và giúp việc người lớn”; đồng bào phú hào phải “thi
đua mở mang doanh nghiệp”; đồng bào công giáo “thi đua sản xuất”; đồng
bào trí thức và chuyên môn “thi đua sáng tác và phát minh”; nhân viên Chính
22
phủ “thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân”; bộ đội phải thi đua huấn
luyện, giết giặc lập công...Người cho rằng, thi đua là biểu hiện lòng yêu nước
của mỗi người dân Việt Nam. Thi đua yêu nước là nhân cách, phẩm chất đạo
đức của người Việt Nam yêu nước. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải
thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”[63, tr.473].
Đây chính là quan niệm mới thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư tưởng của
Hồ Chí Minh. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Khi tinh thần yêu
nước được khơi dậy, và nhân dân ta vô luận ở địa vị nào làm công việc gì,
phải ra sức tham gia cuộc thi đua yêu nước”. Đồng thời, “người người thi đua,
ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua” sẽ là một hiện thực, sẽ trở thành
“bổn phận” của mỗi người dân Việt Nam yêu nước.
Trong quyết định xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, do bản chất xã hội, thi đua vẫn là cần
trong hoạt động kinh tế và các hoạt động khác. Bản chất của phong trào thi
đua yêu nước, không chỉ là tạo ra tiềm lực về vật chất, tinh thần mà còn có tác
dụng cải tạo người lao động, cải tạo con người, giúp con người loại bỏ những
tư tưởng lạc hậu, bảo thủ. “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm
cho mọi người tiến bộ”[63, tr.270]. Có thể nói thi đua là đòn bẩy mạnh mẽ
của tiến bộ kinh tế xã hội, là trường học giáo dục chính trị lao động và đạo
đức cho nhân dân lao động. Chức năng chủ yếu của thi đua xã hội chủ nghĩa
là nâng cao hiệu suất trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của đời
sống xã hội.
2.1.2. Khái niệm khen thưởng và ý nghĩa của khen thưởng
Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, các Sứ thần Triều Lê,
Lịch Triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi rõ việc khen thưởng
rất đa dạng, chẳng hạn: Khen thưởng người có công trong chiến trận, người
có công trong việc đi sứ, người phò tá có công lao tài đức, người tiến cử
23
người hiền tài, người có lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công,
không vị nể người quyền quý cấp trên, người có công làm thuỷ lợi, người có
tài văn chương, người cao tuổi [34]. Đối tượng khen thưởng rất rộng rãi, từ
người già đến trẻ em (từ 11 tuổi), từ nam giới đến phụ nữ, từ người Kinh đến
người dân tộc thiểu số đều được khen thưởng.
Dưới chế độ phong kiến, triều đình nào thực hiện được việc thưởng,
phạt kịp thời và công minh đều khiến cho người có lỗi biết nhận ra lỗi lầm để
tu sửa, khích lệ, động viên mọi người hăng hái lập công để được khen thưởng.
Đó cũng chính là tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc ta. Nguyễn Trãi đã
có nhận định rằng một Nhà nước mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là
Nhà nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước
đang suy tàn. Nhà nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh
[83, tr.21].
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khen thưởng, Người nêu
rõ: “Thưởng phạt phải nghiêm minh, có công thì thưởng, có lỗi thì phạt; có
công mới có huân, phải có công huân mới được thưởng huân chương, thưởng
cái nào đích đáng cái ấy… khen thưởng phải có tác dụng động viên, giáo dục,
nêu gương” [83, tr.20]. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày
26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Quốc lệnh 10 điều thưởng
của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người thường nhắc cán bộ làm
công tác thi đua, khen thưởng: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm
minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới
thành công” [61, tr.163].
Từ thực tiễn trên đây, có thể hiểu khen thưởng là quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá thành tích xuất sắc trong công việc
của cá nhân, tổ chức dưới hình thức nhất định (tinh thần, vật chất...) phù hợp
các yêu cầu của một bối cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể. Tại khoản 2 Điều 3
24
của Luật thi đua, khen thưởng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2003 đã quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn
vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể
có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Quy định này phản ánh về
cơ bản khái niệm khen thưởng được nêu ở trên.
Trong quan niệm về khen thưởng có hai yếu tố cơ bản là thành tích và
khen thưởng. Ở đây, cần thấy rằng, người có thành tích được khen thưởng thì
sẽ kích thích hoạt động của chính họ và người khác. Trường hợp ngược lại có
thể làm hạn chế hay thui chột động lực làm việc nói chung, từ đó, hoạt động
chung của mọi người bị giảm hiệu quả.
2.1.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Một là, khen thưởng là đánh giá kết quả của thi đua và là nhân tố thúc
đẩy phong trào thi đua phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu
hoạch. Người không chỉ quan tâm tới các anh hùng, chiến sĩ thi đua, mà còn
quan tâm đến việc biểu dương và phát huy tác dụng của những tấm gương
“Người tốt, việc tốt”.
Hai là, khen thưởng phải gắn với thực hành phong trào thi đua yêu
nước và nhiệm vụ chính trị của đất nước, từng địa phương, từng đơn vị.
“Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng” [63, tr.270]. Để đạt được tiêu chí
này, cần có sự lãnh đạo thống nhất, có sự phối hợp giữa đảng, chính quyền
với các đoàn thể nhân dân, bảo đảm các mặt hoạt động thi đua ăn khớp với
nhau, nhằm vào mục đích chung, vào mục tiêu thi đua nhằm hoàn thành tốt
những nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước đề ra.
Các cấp uỷ đảng, các đoàn thể cần giải thích cặn kẽ cho người lao động
hiểu rõ các Nghị quyết của Đại hội Đảng hoặc Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công việc đó phải làm một cách
25
sâu rộng và liên tục nhưng nhẹ nhàng, giản dị làm sao cho mọi người phấn
khởi, hăng hái tham gia thi đua hoàn thành tốt kế hoạch công tác của mình.
Ba là, khen thưởng đúng kịp thời sẽ thúc đẩy, mở đường cho phong
trào thi đua sôi nổi, thiết thực.
Thi đua là hành động cách mạng, hành động tự nguyện, tự giác của
quần chúng. Phát động phong trào thi đua là một trong những biện pháp nhằm
tập hợp, tổ chức quần chúng tham gia, tạo nên động lực mạnh mẽ cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các phong trào thi đua để giáo
dục, rèn luyện, xây dựng lớp người mới của chủ nghĩa xã hội. Do đó, cần
động viên mọi người dân yêu nước tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi
đua. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” [32, tr.113]. Còn trong
công tác khen thưởng, công khai là cơ sở bảo đảm tính chính xác trong khen
thưởng. Muốn phong trào thi đua và công tác khen thưởng đạt kết quả tốt, cần
công khai trong các nội dung, kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc, bình xét, suy tôn,
khen thưởng, cần có tính minh bạch, dân chủ trong thi đua, khen thưởng, góp
phần tạo niềm tin cho mỗi cá nhân, tổ chức tham gia, từ đó tiếp tục động viên,
khuyến khích mọi người phấn khởi, hăng hái, nỗ lực thực hiện và hoàn thành
nhiệm vụ chính trị được giao.
Bốn là, thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, cộng đồng hoàn thành
nhiệm vụ và là cơ sở cho việc khen thưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra bản chất tốt đẹp của thi đua, đó là thi đua
mang tình đồng chí, đồng đội, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; thi đua là
người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ.
Người nói: “Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua.
Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ” [32, tr.112].
Thi đua làm cho con người năng động hơn, sống tốt đẹp hơn. Thi đua
không chỉ làm cho sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng
26
những nhân tố điển hình tiên tiến mà còn nhằm “nâng đỡ những người kém
cỏi”, loại trừ những phần tử lạc hậu, chống đối, kìm hãm sự phát triển sản
xuất, tiến bộ của xã hội. Muốn đạt được những mục tiêu đó, mỗi cá nhân, tập
thể đều phải có ý thức tự giác, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phải “thật
thà tự phê bình và thân ái phê bình là một lực lượng để đẩy mạnh thi đua”
[32, tr.93].
2.2. Vai trò và nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi đua,
khen thưởng
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Theo nhận thức chung, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính
bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Từ nhận thức này, có
thể định nghĩa: pháp luật về thi đua, khen thưởng là hệ thống các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật
về thi đua, khen thưởng ngoài những đặc điểm cơ bản của pháp luật là tính
quy phạm, tính bắt buộc chung, tính được nhà nước bảo đảm thực hiện, nó có
một số đặc điểm sau:
- Pháp luật về thi đua khen thưởng điều chỉnh liên quan đến phương
pháp cơ bản trong quản lý nhà nước là thuyết phục. Có nhiều phương pháp
quản lý nhà nước cơ bản đã được xác định là cưỡng chế, thuyết phục, chỉ thị
(ra mệnh lệnh) và kinh tế. Trong đó, cưỡng chế và thuyết phục đóng vai trò
nổi trội. Giữa hai phương pháp này, phương pháp thuyết phục đóng vai trò
đặc biệt quan trọng bởi bằng phương pháp này, nó làm cho con người nhận
thức tự giác để chủ động và sáng tạo thực hiện hành vi quản lý với tư cách
người làm chủ và với tư cách của đối tượng bị quản lý. Điều đó càng có ý
27
nghĩa khi xu hướng chung của quản lý nhà nước thời đại ngày nay là giảm
thiểu cưỡng chế nhà nước.
- Pháp luật về thi đua, khen thưởng là công cụ điều chỉnh hoạt động của
các chủ thể pháp luật liên quan nhằm tác động đến lĩnh vực tư tưởng, tinh
thần của con người hay xét cho cùng mục tiêu nó hướng tới nhận thức, tình
cảm, động cơ hành vi, hoạt động của con người.
- Pháp luật về thi đua, khen thưởng có chức năng tạo động lực động
viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu
nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giáo
dục, động viên thúc đẩy và tạo động lực lôi cuốn quần chúng nhân dân tham
gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc
phòng; khơi dậy óc tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực,
nhân lên cái chân, thiện, mỹ; đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đẩy lùi
cái ác và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật về thi đua, khen thưởng có hình thức thể hiện phong phú và
đa dạng, do nhiều loại cơ quan ban hành gồm các loại văn bản như: sắc lệnh,
pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư...
- Đối tượng của Luật thi đua, khen thưởng rất rộng bao gồm công dân
Việt Nam, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,
người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước
ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
- Pháp luật về thi đua, khen thưởng sớm được hình thành cùng với sự ra
đời và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1945 đến
nay. Văn bản pháp lý đầu tiên về lĩnh vực khen thưởng là Quốc lệnh quy định
28
10 điểm thưởng và 10 điểm phạt được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban
hành ngày 26/1/1946) và đây cũng là văn bản pháp lý về chính sách khen
thưởng của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
2.2.2. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng
2.2.2.1. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng với tính cách là
một bộ phận của pháp luật Việt Nam có vai trò sau:
- Điều chỉnh, định hướng trong hoạt động thi đua, khen thưởng. Điều
chỉnh, định hướng trong hoạt động quản lý về thi đua, khen thưởng của pháp
luật thi đua, khen thưởng thể hiện ở việc xác định các nguyên tắc trong hoạt
động trong thi đua, khen thưởng, ví dụ: quy định về nguyên tắc thi đua tự
nguyện, tự giác, công khai; quy định về nguyên tắc khen thưởng chính xác,
công khai, công bằng, kịp thời - Khoản 1, 2 Điều 6 Luật thi đua, khen
thưởng); quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong hoạt động thi
đua, khen thưởng; các điều kiện đảm bảo trong hoạt động thi đua, khen
thưởng…;
- Phản ánh những thành tựu, những tri thức mới trong xây dựng, phát
triển hệ thống pháp luật và pháp luật về thi đua, khen thưởng. Là sản phẩm
của sự phát triển xã hội nên pháp luật luôn phản ánh những tiến bộ của xã hội
trên những phương diện khác nhau (chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật…),
đặc biệt là phản ánh sự phát triển trong nhận thức và tư duy về những vấn đề
chính trị - pháp lý. Trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng cũng là như vậy.
Nghiên cứu các quy định của pháp Luật thi đua, khen thưởng có thể thấy
trong đó những thành tựu, tri thức mới của khoa học pháp lý thế giới đã được
tiếp nhận có chọn lọc và sử dụng phù hợp với thực tế trong xây dựng và phát
triển chính sách thi đua, khen thưởng Việt Nam. Chẳng hạn như quy định về
đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền quyết định tặng hình
thức khen thưởng…(các quy định này đã được phản ánh phần nào trong
29
nghiên cứu về khái niệm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã thể hiện ở trên).
- Góp phần vào kết quả thành công của công cuộc đổi mới đất nước
trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Có nhiều biểu hiện cụ thể để
nhận biết vai trò này của pháp luật. Ở đây chỉ xin trích phát biểu của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm 61 năm Ngày Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/ 2009) và phát
động thi đua cả nước hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà
Nội, ngày 14/6/2009: “Nhiều phong trào thi đua được phát động, khơi dậy và
nhân rộng. Từ những phong trào này, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập
thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến,
tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, phát huy
sức mạnh và sức sáng tạo của con người Việt Nam; tạo động lực mạnh mẽ và
góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước”.
- Vai trò thông tin về lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thông tin có ở
nhiều loại hình hoạt động khác nhau như: báo chí, truyền hình, phát thanh…
mỗi loại hình có những vai trò, thế mạnh riêng trong việc thực hiện chức năng
thông tin, tuyên truyền. Đối với pháp luật, thông tin không phải là nhiệm vụ
cơ bản, tuy nhiên thông qua pháp luật có thể nhận biết được thông tin về
những vấn đề nhất định. Vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen
thưởng thể hiện trong những hiểu biết mà người ta nhận được về đối tượng,
phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi
đua, khen thưởng…
Vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen thưởng không chỉ thể
hiện sự nhận biết đối với chính sách thi đua, khen thưởng hiện thời mà thông
qua các văn bản tuy không còn hiệu lực pháp luật thi hành nhưng vẫn còn giá
trị nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển chính sách thi đua, khen
30
thưởng của quốc gia. Cũng thông qua quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng (cùng với các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội…) có thể dự báo
xu hướng phát triển chính sách thi đua, khen thưởng quốc gia, trong trường
hợp này vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen thưởng thể hiện ở chỗ
là cơ sở cho dự báo nghiên cứu phát triển chính sách thi đua, khen thưởng.
2.2.2.2. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với quản lý
công tác thi đua, khen thưởng
Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong quản lý hoạt động
thi đua, khen thưởng thể hiện trên các mặt:
- Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí
Minh về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng. Trong vai trò này
cùng với việc quán triệt sâu sắc hơn về công tác thi đua, khen thưởng của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc mở rộng, nâng cao nhận thức về công
tác quản lý thi đua, khen thưởng trong điều kiện cải cách, hội nhập. Nhìn lại
quá trình phát triển của pháp luật thi đua, khen thưởng trong thời gian qua cho
thấy chúng ta đang làm tốt cả hai nhiệm vụ này với nhiều biểu hiện cụ thể
khác nhau như: từng bước hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng; tạo
động lực góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế; kết hợp tốt pháp luật với chính
sách thi đua, khen thưởng của Đảng trong quản lý hoạt động về thi đua, khen
thưởng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch...
- Là công cụ để quản lý thi đua, khen thưởng. Là công cụ quản lý các
hoạt động về thi đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng hình thành
khung pháp lý trong quản lý với những quy định cụ thể cho các hoạt động như
hình thức tổ chức thi đua, phạm vi thi đua, nội dung thi đua, trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức trong việc phát động phong trào thi đua, các hành vi bị
31
cấm trong thi đua, khen thưởng... Cùng với vai trò trên, pháp luật thi đua,
khen thưởng còn là cơ sở để phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước trung ương - địa phương trong quản lý
hoạt động thi đua, khen thưởng. Ngoài ra với vai trò công cụ quản lý về thi
đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng còn là căn cứ để đánh giá
chất lượng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý về công tác thi
đua, khen thưởng;
- Tạo những bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng. Cơ sở pháp lý trực tiếp để cá nhân, tổ chức thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng là nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của cá nhân, tổ chức theo vị trí
công việc đảm nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, cấp, đơn vị và
điều kiện, môi trường làm việc là những yếu tố rất quan trọng tác động đến
quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cá nhân, tổ chức. Theo
đó pháp luật thi đua, khen thưởng có vai trò bảo đảm cho các hoạt động về thi
đua, khen thưởng với các biểu hiện cụ thể như: đảm bảo về pháp lý, cơ sở tạo
ra các điều kiện vật chất cụ thể trong tổ chức thực hiện hoạt động thi đua,
khen thưởng…
2.2.2.3. Vai trò của pháp luật về thi đua khen thưởng đối với các hoạt
động thi đua, khen thưởng
Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh:
- Cơ sở để xác định mục tiêu, yêu cầu thực hiện các hoạt động về thi
đua, khen thưởng. Với vai trò này, pháp luật thi đua, khen thưởng là cơ sở để
hình thành mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể các hoạt động về thi đua, khen
thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng ngành, cấp,
đơn vị. Chẳng hạn, thi đua phát triển kinh tế nhằm mục đích đạt năng suất,
chất lượng hiệu quả cao nhất, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và
bền vững, thực hiện tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kinh tế - xã hội
32
đặt ra... Thi đua phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh
phát huy sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế; tiếp thu và khai thác có hiệu quả mặt tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa, coi đó là những nhân tố quan trọng để
thúc đẩy mục tiêu của đất nước, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, v.v.
- Là phương tiện để các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động về
thi đua, khen thưởng và kiểm soát việc thực hiện các hoạt động về thi đua,
khen thưởng. Vai trò này của pháp luật thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức thực
hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ
được pháp luật cho phép và phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức, thực hiện
các hoạt động thi đua, khen thưởng. Đồng thời, nhờ công cụ pháp luật, các
chủ thể pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn có thể kiểm soát được các hoạt
động thi đua, khen thưởng của các cá nhân, tổ chức. Vai trò kiểm soát này rất
quan trọng vì thực tế những năm qua cho thấy đã có rất nhiều những phát
hiện về các sai phạm này của các cá nhân, tổ chức như “kê khai gian dối, làm
giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng”. Có những
trường hợp cá nhân, tập thể sau khi được phong tặng các danh hiệu, hình thức
khen thưởng phải bị hủy bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật và tiền
thưởng đã nhận.
2.2.3. Nội dung điều chỉnh cơ bản của pháp luật về thi đua, khen thưởng
2.2.3.1. Nội dung điều chỉnh về thi đua
a) Xác định nguyên tắc thi đua. Thi đua yêu nước được tổ chức thực
hiện trên cơ sở phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai. Theo nguyên tắc này, các
cá nhân, tập thể, cộng đồng tham gia thi đua trước hết trên cơ sở tự nguyện, tự
giác. Thực hiện thi đua một cách gò ép, miễn cưỡng thì sẽ không có hứng thú,
33
say mê, hăng hái thì thực chất không phải là thi đua nữa.
- Nguyên tắc đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Thi đua là giúp nhau cùng phát triển, cùng hướng tới mục đích tốt đẹp,
thi đua có ý nghĩa nhân văn cao cả. Thi đua làm cho con người năng động
hơn, sống tốt đẹp hơn. Thi đua không chỉ làm cho sản xuất phát triển, nâng
cao hiệu quả công tác, xây dựng những nhân tố tiên tiến mà còn nhằm nâng
đỡ những người kém cỏi, loại trừ những phần tử lạc hậu, kìm hãm sự phát
triển sản xuất, tiến bộ của xã hội. Muốn đạt được mục tiêu trên, mỗi cá nhân,
tập thể đều phải có ý thức tự giác, hợp tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa
công nhân, nông dân, trí thức, giữa các thành phần kinh tế, các dân tộc anh
em trên cả cộng đồng.
Thực tiễn cho thấy, trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh cả lành
mạnh và không lành mạnh, hiện tượng cá lớn nuốt cá bé cho nên cần phải bảo
vệ tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích thi đua, chống những
hành vi sai trái đi ngược lại với luật định, làm trái với chuẩn mực xã hội.
b) Xác định hình thức, nội dung và phạm vi thi đua
- Các hình thức thi đua
Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực
hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ
quan, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên áp dụng giữa các cá nhân trong
một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị, hoặc giữa các đơn vị có chức
năng, nhiệm vụ, có tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Thi đua theo đợt (theo chuyên đề): Thi đua theo chuyên đề là hình thức
thi đua nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong một
thời gian nhất định hoặc giải quyết những công việc khó khăn, bức xúc nhất;
những việc còn yếu kém, tồn đọng; những việc mà đông đảo quần chúng nhân
34
dân có nguyện vọng giải quyết kịp thời trong một thời gian ngắn nhất như:
Phát động thi đua xóa nhà tranh tre, nứa, lá cho người nghèo; phát động chiến
dịch thi đua làm thủy lợi; làm đường giao thông nông thôn; thi đua thực hiện
tốt chủ trương cải cách hành chính; phát động chiến dịch thi đua phòng chống
dịch bệnh cho người, gia súc... Thi đua theo đợt phát động khi được xác định
rõ yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra hoặc phát động thi đua theo các chuyên đề để giải quyết một nội dung
cụ thể.
- Nội dung cơ bản của thi đua
Thi đua là hướng tinh thần thực hành vào công việc để đạt kết quả tốt
nhất. Công việc này không phải là cái gì chung chung trừu tượng mà là công
việc rất cụ thể, thiết thực, rõ ràng nhằm thực hiện tốt hơn những công việc
hàng ngày.
Nội dung cốt lõi cũng như bản chất thực sự về thi đua là bám sát nhiệm
vụ chính trị trung tâm và tình hình thực tế của giai đoạn lịch sử nhất định
khơi dậy được tiềm năng, tính tích cực, sáng tạo của mọi người, mọi tổ chức
nhằm phát huy tinh thần tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.
Nội dung tổ chức phong trào thi đua bao gồm:
+ Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua;
+ Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua;
+ Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua;
+ Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua;
+ Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.
Mỗi phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức,
tiêu chí, và đặc biệt là gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị, tạo sự tiến bộ rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi
trường xã hội lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa, củng cố quốc phòng, an
35
ninh, giữ vững ổn định trật tự và an toàn xã hội.
- Phạm vi của thi đua
Phạm vi của thi đua tùy theo mục đích và nội dung thi đua có thể bao
gồm toàn quốc và các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở.
Phong trào thi đua trên phạm vi toàn quốc thường được phát động và tổ
chức thực hiện nhằm thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng hoặc Chính phủ.
Phạm vi Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và ở cơ sở
là thi đua thường được tổ chức trong các bộ, ban, ngành đoàn thể Trung
ương, địa phương và ở cơ sở (thường được áp dụng với thi đua thường
xuyên). Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu, phạm vi thi đua theo đợt có thể tổ
chức quy mô rộng lớn, không bó hẹp trong một cơ quan, đơn vị, mà có thể
trong phạm vi một địa phương, một ngành hoặc cả nước.
2.2.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về khen thưởng
a) Xác định nguyên tắc khen thưởng
Các nguyên tắc cơ bản của khen thưởng được xác định là:
- Khen thưởng phải gắn với phong trào thi đua và nhiệm vụ chính trị
của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Thi đua và khen thưởng luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các hình thức khen thưởng đều xuất phát
từ phong trào thi đua, ngoại trừ khen thưởng đột xuất, khen thưởng cống hiến.
Các cá nhân và tập thể được khen thưởng phải thực sự là hạt nhân tiêu biểu
xuất sắc, là nòng cốt và điển hình trong phong trào thi đua.
Khen thưởng ở nước ta thường xuất phát từ đề xuất của cơ quan, tổ
chức, thành viên các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Ở các nước trên thế giới hình
thức đề xuất có thể giống hoặc khác hơn. Hầu hết các nước trên thế giới
không tổ chức phong trào thi đua. Ở Cộng hòa Pháp, việc đề xuất, phát hiện
người cần được khen thưởng do đại biểu dân cử, thị trưởng, tỉnh trưởng hoặc
đại diện các vùng của Chính phủ…đề xuất hay khi có đề nghị ít nhất của 50
36
công dân trở lên. Ở Nhật bản, các hình thức khen thưởng huân, huy chương
do cấp cơ sở giới thiệu lên...[46, tr.69, 175].
- Khen thưởng phải bảo đảm chính xác, công bằng, công khai và kịp
thời. Khen thưởng phải có tác dụng giáo dục, động viên thúc đẩy phong trào
thi đua, khơi dậy óc tìm tòi sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực
của mỗi cá nhân và tập thể. Do đó, khen thưởng phải chính xác, công khai,
công bằng và kịp thời mới có tác dụng động viên nêu gương. Khen thưởng
phô trương hình thức và báo cáo thiếu trung thực, không chính xác, công bằng
và kịp thời sẽ làm mất tác dụng và ý nghĩa của nó. Người được khen thưởng
đúng cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy được tính tích cực
trong các công việc được giao. Người không được khen thưởng cũng thấy
được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình cần phải phấn đấu để được ghi nhận
trong thời gian tới.
- Khen thưởng phải hướng đến đơn vị cơ sở, cá nhân tiêu biểu trên mọi
lĩnh vực. Khen trước hết tập trung cho các đơn vị dưới cơ sở, bao gồm các tổ,
đội, tiểu đội, trung đội, phân xưởng, trạm trại, khu phố, thôn ấp, làng bản…Sở
dĩ như vậy là vì cơ sở là nơi hiểu được rất rõ về người mà mình đề xuất và
phát huy tác dụng thực tế.
Cá nhân là thành viên cấu thành một tập thể, do đó tỉ lệ khen thưởng cho
cá nhân quyết định điều kiện khen thưởng cho tập thể. Cá nhân bao gồm
những người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu…là
những cá nhân góp phần quan trọng không thể thiếu được trong việc hoàn
thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Vì vậy, phải có
tỷ lệ khen thưởng cá nhân hợp lý. Nguyên tắc này được thể hiện trong các
nước nhưng không hoàn toàn giống nhau. Ở Trung Quốc, số lượng khen
thưởng hằng năm không nhiều, tập trung chủ yếu khen thưởng cho người trực
tiếp lao động, chỉ khen thưởng từ cấp phòng trở xuống và quy định cấp phòng
37
không quá 20%, cá nhân không quá 0,2 nghìn. Tại Cộng hòa Pháp, Nhật bản,
hằng năm đều phân bố chỉ tiêu, hạn mức cho mỗi hình thức khen thưởng và chỉ
có khen thưởng cho cá nhân, không có khen thưởng cho tập thể [46, tr.70-73].
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
Trong quá trình học tập, lao động và công tác của các cá nhân và tập thể có
thể lập được nhiều thành tích khác nhau trên nhiều lĩnh vực; khi xem xét đề
nghị khen thưởng phải căn cứ vào thời gian, phạm vi ảnh hưởng, công lao
đóng góp, hình thức và điều kiện lập được thành tích. Do đó, không nhất thiết
một đối tượng phải khen nhiều hình thức khác nhau; thành tích đạt được, công
lao đóng góp trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhưng có cùng chung
một mức hình thức khen thưởng, thì có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
- Đối tượng khen thưởng phải cân đối, hài hòa. Khen thưởng thành tích
toàn diện phải song song với thành tích từng mặt công tác, cần khuyến khích
khen thưởng thành tích từng mặt công tác. Khi xét khen thưởng một mặt công
tác xuất sắc phải đảm bảo yêu cầu các mặt công tác khác đạt mức thành tích
tốt. Khen thưởng từng mặt công tác làm cơ sở khen thưởng thành tích toàn
diện cho một đơn vị, địa phương, ngành. Sự cân đối hài hòa trong khen
thưởng còn thể hiện ở khen thưởng thành tích thường xuyên hàng năm (dựa
vào tổng kết phong trào thi đua) song song với việc khen thưởng thành tích
đột xuất, khen thưởng chuyên đề.
- Khen về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất. Khen đi đôi với
thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu không thể thiếu được trong tình hình
hiện nay vì “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, để động
viên những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Hình thức
khen cao phải được thưởng vật chất cao hơn. Tuy khuyến khích vật chất là
một động lực, song nhìn chung không nên nhấn mạnh quá đến yếu tố vật chất.
38
Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu, cần quan
tâm hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy về chế độ chính sách kèm theo như
những người được khen thưởng cao với thành tích xuất sắc được quan tâm
cho đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, đề bạt…để tạo ra sức hút, động lực
của phong trào thi đua.
b) Xác định các hình thức khen thưởng
Khen thưởng là một hình thức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Khen
thưởng là đoạn kết của phong trào thi đua, nhưng khen thưởng có thể giúp
phong trào thi đua tiếp tục phát huy tác dụng hoặc ngược lại. Trước đây, cũng
như ngày nay, trên thế giới, kể cả các quốc gia, các tổ chức không phát động
thi đua, nhưng cũng rất chú trọng đến việc khen thưởng, xem đó là công cụ
quản lý quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực hoạt động của con người nhằm đạt mục
đích riêng của mỗi người cũng như mục đích chung của xã hội. Một số hình
thức khen thưởng hiện nay ở nước ta là:
- Huân chương. Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có
công trạng, lập được thành tích thường xuyên, đột xuất hoặc có quá trình cống
hiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các nước trên thế
giới cũng có hình thức này. Cộng hòa Pháp có Huân chương Bắc đẩu Bội tinh
là huân chương cao quý nhất mang tính phổ quát được trao cho tất cả các đối
tượng thuộc mọi lĩnh vực nhưng phải còn sống có công trạng đặc biệt xuất sắc
gồm có 5 hạng, Liên bang Nga có Huân chương công trạng, Huân chương Vì
sự dũng cảm, Huân chương danh dự, Huân chương Hữu nghị, Huân chương
Thánh Georgie, Huân chương Suvorov, Kutuzov, Aleksand Nevski…
- Huy chương được dùng để tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân và người nước ngoài đã có thời gian cống hiến, đóng góp
39
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình thức này cũng có ở các
nước. Cộng hòa Pháp có Huy chương Quân công (Mesdaille Militaire) để
xem xét tặng thưởng cho binh lính và hạ sỹ quan, những người phục vụ trong
quân đội, trong chiến tranh; Huy chương Dũng cảm (để trao tặng cho những
người có hành động dũng cảm); Huy chương Vì sự nghiệp Thanh niên và Thể
thao (để trao tặng cho những vận động viên thể thao)...
- Danh hiệu vinh dự Nhà nước. Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân,
tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Danh hiệu vinh dự cũng được nhiều nhà nước sử dụng.
Liên Bang Nga có các danh hiệu: Danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân
dân; Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân; Danh hiệu Nghệ sĩ
ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân...Trung Quốc có Giải thưởng cho người tài; Giải
thưởng danh dự; Giải thưởng cho những người được nhân dân hài lòng...
- Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Giải thưởng Hồ
Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công
trình, tác phẩm đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, để tặng cho người nước ngoài có tác phẩm, công
trình nghiên cứu về Việt Nam.
- Kỷ niệm chương, Huy hiệu. Để tặng cho cá nhân có đóng góp vào
quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội. Tên Kỷ niệm chương, tên Huy hiệu, đối tượng và tiêu
chuẩn do bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội quy định. Kỷ niệm chương, Huy hiệu phải được đăng ký với cơ quan
quản lý Nhà nước ở Trung ương. Hình thức này cũng thấy có ở các nước.
Vương quốc Bỉ có Kỷ niệm chương về Lao động (không thuộc cấp Nhà nước)
có 2 hạng dành cho các đối tượng có thâm niên 25 năm và 30 năm lao động.
Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Nhật bản có huy hiệu để tặng cho cá nhân có
40
đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh, thành phố...
- Bằng khen là hình thức tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho
tập thể lập được thành tích thường xuyên và đột xuất.
- Giấy khen là hình thức tặng cho cá nhân và tập thể lập được thành tích
thường xuyên và đột xuất.
c) Xác định đối tượng khen thưởng
Đối tượng khen thưởng là các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc
trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác góp phần vào sự
nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đối tượng này gồm cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước
ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài.
d) Xác định tiêu chuẩn khen thưởng
Tiêu chuẩn khen thưởng là thành tích, công lao đóng góp, cống hiến
của cá nhân, tập thể đạt được. Từng hình thức, loại hình khen thưởng, từng
mức hạng được xác định tiêu chuẩn tương ứng thể hiện kết quả đạt được,
mức độ công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, của
các bộ, ngành hoặc của từng địa phương...Ở đây, thành tích đạt được nhiều,
công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng
cao, không nhất thiết phải theo tuần tự có hình thức khen thưởng mức thấp
rồi mới khen thưởng mức cao, không cộng dồn thành tích đã khen của lần
trước để nâng mức khen lần sau; không nhất thiết lần khen sau phải cao hơn
lần khen trước. Ở nước ta hiện nay, các tiêu chuẩn được xác định cho cụ thể
cho các nhóm khác nhau: Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo
chuyên đề, khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen
thưởng theo niên hạn và khen thưởng đối ngoại. Chẳng hạn, với nhóm khen
thưởng thường xuyên, đây là hình thức khen thưởng được tiến hành thường
xuyên hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOTLuận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳngQuản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An BiênLuận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaTổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
 
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOTLuận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
Luận văn: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm, HOT
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

Similar to Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (20)

Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Thanh tra hành chính tại TP Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Thanh tra hành chính tại TP Tuyên Quang, HAYLuận văn: Thanh tra hành chính tại TP Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Thanh tra hành chính tại TP Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử, HAY
Luận văn: Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử, HAYLuận văn: Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử, HAY
Luận văn: Mối quan hệ giữa hoạt động công tố và xét xử, HAY
 
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOTLuận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.docĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOTLuận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
 
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docQuyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Luận án: Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, HAY
Luận án: Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, HAYLuận án: Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, HAY
Luận án: Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình do tôi thực hiện nghiên cứu theo sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Võ Khánh Vinh. Các thông tin, số liệu trong luận án là đáng tin cậy. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phùng Ngọc Tấn
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 6 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................. 15 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 18 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ...............................................................................19 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng........................ 19 2.2. Vai trò và nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi đua, khen thưởng .... 26 2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam . 41 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................50 3.1. Quá trình xây dựng và phát triển pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam ................................................................................................................. 50 3.2. Pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng............................................ 58 3.3. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng............ 78 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................................................................102 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng .......................... 102 4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng...................... 109 4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.................. 119 Kết luận chương 4 ......................................................................................... 146 KẾT LUẬN..................................................................................................147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................150
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Hội đồng Chính phủ HĐCP Hội đồng Bộ trưởng HĐBT Hội đồng Nhà nước HĐNN Tư bản chủ nghĩa TBCN Ủy ban hành chính UBHC Ủy ban nhân dân UBND Ủy ban Thường vụ Quốc hội UBTVQH Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam UBTƯMTDTGPMN Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBTƯMTTQVN Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Nội dung Trang Biểu 3.1 Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen thưởng 86 Biểu 3.2 Ý kiến đánh giá về sự tham gia của mọi người vào các phong trào thi đua 98 Biểu 3.3 Lý do mọi người chưa tham gia vào các phong trào thi đua 99
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được ban hành nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo về thi đua, khen thưởng, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước từng bước hoàn thiện về pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng, cùng với Luật thi đua, khen thưởng được Quốc hội thông qua, còn có các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Các văn bản pháp luật kể trên nhìn chung đã tạo ra khuôn khổ pháp lý có tính hệ thống, khá hoàn chỉnh cho công tác thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật về thi đua khen thưởng vẫn chưa hoàn thiện, còn có những mâu thuẫn, chồng chéo; khá phổ biến là hiện tượng dùng công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng. Thực tế này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính thống nhất, chỉnh thể và vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật thi đua, khen thưởng có những biểu hiện lệch lạc, nặng hình thức và chạy theo thành tích. Điều đó dẫn tới chỗ thực hiện khen thưởng tràn
  • 6. 2 lan và ngược lại, người xứng đáng được khen thì không khen; hiện tượng “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương” như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra. Các hạn chế trong pháp luật cũng như thực hiện pháp luật như vậy ít nhiều làm cho ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng bị lệch lạc, hình thức, thậm chí bị lợi dụng. Trên phương diện khoa học, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó, phải kể đến công trình nghiên cứu được Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước thực hiện dưới hình thức báo cáo chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tiếp đó, tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Tuy nhiên cho đến nay, chưa công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và toàn diện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là góc nhìn pháp lý cần được bổ khuyết trong nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Xuất phát từ những trình bày trên đây, NCS chọn đề tài: “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở khoa học cho việc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đổi mới toàn diện pháp luật về thi đua, khen thưởng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng, luận án kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Để thực hiện mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận án là: - Làm rõ các khía cạnh lý luận xung quanh về pháp luật thi đua,
  • 7. 3 khen thưởng; - Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng để có được các đánh giá thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng; - Xác định quan điểm và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng do các cơ quan nhà nước ban hành, chủ yếu là các văn bản của các cơ quan nhà nước trung ương. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật này tại một số cơ quan, đơn vị trong những năm gần đây để làm rõ hơn các đánh giá về tính hoàn chỉnh của pháp luật thi đua khen thưởng hiện hành. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và về khen thưởng. Để nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành. Luận án chủ yếu được tiếp cận từ góc độ luật hành chính nhưng cũng tiếp cận từ các góc độ khác: kinh tế, chính trị, văn hóa... Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể…Cụ thể là: Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương
  • 8. 4 pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu. Chương 2, luận án sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh để đưa ra định nghĩa pháp luật về thi đua, khen thưởng và những nội dung cơ bản khác liên quan mật thiết đến pháp luật về thi đua, khen thưởng. Chương 3, để nghiên cứu các vấn đề lịch sử pháp luật, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để đánh giá quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam. Khi phân tích, đánh giá pháp luật về thi đua, khen thưởng qua văn bản và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng, luận án sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, hệ thống và phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cần khắc phục. Tại Chương 4, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh và lịch sử để xác định quan điểm hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án đã hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận về thi
  • 9. 5 đua, khen thưởng nhằm đề xuất nhận thức lý luận về vấn đề này một cách toàn diện, đầy đủ và đúng đắn. Hai là, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với những kết quả đạt được, luận án trực tiếp góp phần trong việc tiếp tục bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tin cậy đối với các cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; Kết quả nghiên cứu đề tài còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề thi đua, khen thưởng. 7. Kết cấu, bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án có cơ cấu như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về thi đua, khen thưởng Chương 3. Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay Chương 4. Quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
  • 10. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về thi đua - khen thưởng Thi đua, khen thưởng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã trở thành nguyên tắc hiến định. Trên thực tế, công tác này đã được nghiên cứu với số lượng khá đồ sộ. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: + Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách trình bày, phân tích khá kỹ về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; nêu định hướng và các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua. + Sách “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008. Cuốn sách này đã phân tích khá kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung của cuốn sách đưa ra cách tiếp cận tổng quát khi nghiên cứu về thi đua, khen thưởng, có thể tham khảo để nghiên cứu phát triển làm phong phú thêm lý luận về thi đua, khen thưởng. + Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là công tác lãnh đạo của người. + Sách tham khảo: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
  • 11. 7 những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua, khen thưởng” của PGS. TS Nguyễn Thế Thắng, năm 2009. Cuốn sách phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. + Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Những vấn đề lý luận chung về thi đua, khen thưởng”, năm 2012 do PGS. TS Nguyễn Thế Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài trình bày, phân tích một số quan điểm và khái niệm cơ bản trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; phân tích vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc đối với công tác thi đua, khen thưởng; phân tích vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng và sự cần thiết phải đổi mới công tác thi đua, khen thưởng hiện nay. + Các sách tham khảo khác như: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua, khen thưởng”, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp đổi mới hôm nay”, “Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về thi đua, khen thưởng”... + Các công trình nghiên cứu khác đã đưa ra những yêu cầu chung và đề cập đến sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là: “Một số giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” của TS. Trần Hữu Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 178/11/2010; “Những hạn chế trong quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng hiện nay” của tác giả Văn Tất Thu, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 36/2010; “Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trường Ninh, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 136/2011; “Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng”, của tác giả Dương Nguyễn Duy Thành, đăng trên Tạp chí Thanh tra số 66/2013...; Bài viết “Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ,
  • 12. 8 khen thưởng đối với cán bộ khoa học xã hội và giải pháp khắc phục” của TS. Trần Anh Tuấn, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 38/2011; “Công tác thi đua, khen thưởng từ góc nhìn cải cách hành chính nhà nước” của TS. Nguyễn Hữu Nam, đăng trên Tạp chí Nhà nước số 180/2011, v.v. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan trực diện đến pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là nhóm có số lượng công trình nghiên cứu nhiều nhất, bao gồm một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo và nhiều bài viết của các tác giả bàn về thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Thi đua, khen thưởng, trên trang thông tin điện tử của thi đua, khen thưởng trung ương (http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn)... Trong số các công trình nghiên cứu trên đây, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: + Cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về thi đua, yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng” của Trương Quốc Bảo, sách do Nhà xuất bản chính trị quốc gia - ấn hành, năm 2010. Nội dung cuốn sách đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đây là cuốn sách có cách tiếp cận khá mở khi phản ánh thực trạng thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua dẫn chứng các quy định cụ thể, nội dung cuốn sách đã đưa ra được bức tranh khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng và những vấn đề được toàn xã hội
  • 13. 9 quan tâm và yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với công tác thi đua, khen thưởng. Có thể nói đây là cuốn cẩm nang cho những ai quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và nghiên cứu pháp luật về thi đua, khen thưởng. + Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà làm chủ nhiệm - Viện khoa học tổ chức Nhà nước là cơ quan chủ trì. Đối tượng nghiên cứu lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử công tác khen thưởng từ thời kỳ phong kiến và công tác thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước cho đến nay, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, quy định của Đảng, Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu chế độ chính sách khen thưởng của một số nước trên thế giới như: Pháp, Bỉ, Nga, Nhật, Australia, Trung Quốc để rút ra những bài học vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài được các tác giả phân tích, đánh giá khá rõ thực trạng công tác thi đua, khen thưởng và quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở Việt nam hiện nay. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài gắn liền với chức năng và nhiệm vụ của ngành thi đua - khen thưởng nên kết quả nghiên cứu được hướng đến việc ứng dụng vào việc sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu khá cụ thể các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. + Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”, năm 2010 do PGS. TS Nguyễn Minh Mẫn làm chủ nhiệm. Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các văn bản quy định về thi
  • 14. 10 đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do các cơ quan của Đảng, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ… ban hành từ sau ngày 02/9/1945 đến nay. Đề tài cũng nghiên cứu một số văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng do một số bộ, cơ quan ở trung ương, địa phương, các văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ban hành. Kết quả nghiên cứu của đề tài được các tác giả phân tích, đánh giá khá kỹ thực trạng các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; từ đó Đề tài đưa ra các kiến nghị về quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. + Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Lịch sử thi đua, khen thưởng”, năm 2010 do TS. Trần Hữu Nam làm chủ nhiệm. Ngoài việc đi sâu phân tích một số vấn đề về lý luận thi đua, khen thưởng, các tác giả đã tập trung phân tích lịch sử hình thành và phát triển thi đua, khen thưởng Việt Nam qua các giai đoạn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được bức tranh khá đầy đủ pháp luật về thi đua, khen thưởng các chế độ phong kiến Việt nam; pháp luật về thi đua, khen thưởng từ khi thành lập nước, năm 1945 đến nay. Tài liệu sẽ là nguồn tài liệu rất hữu ích cho việc tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sẽ hoàn thiện hơn nếu đề tài đi sâu phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
  • 15. 11 về thi đua, khen thưởng. + Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp Luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thúy Phượng, năm 2010. Luận văn đi sâu nghiên cứu những quy định của Luật thi đua, khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng; phân tích, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, những kết quả đã đạt được, cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả quan trọng mà luận văn đạt được đó là tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp Luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay, trong đó đã đánh giá, phân tích ưu điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. + Luận văn: “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” năm 2007 của Nguyễn Hữu Đoạt. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Những kết quả nghiên cứu bước đầu của luận văn đã phản ánh khá kỹ thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống các văn bản quy phạm pháp Luật thi đua, khen thưởng ở Việt nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung chưa được phân tích thấu đáo, chưa xác định được rõ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là chưa phân tích thấu đáo vị trí, vai trò của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc bảo đảm thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
  • 16. 12 + Luận văn “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Ngọc Tấn, năm 2012. Kết quả mà luận văn đạt được đó là phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; những hạn chế trong các quy định và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; từ đó Luận văn đã đưa ra kiến nghị quan điểm, các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay. + Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua, khen thưởng trung ương tại Cộng hòa Liên Bang Nga”, năm 2009 của Phó trưởng Ban Ngô Văn Lai. Tài liệu “Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng của đoàn cán bộ Ban thi đua - khen thưởng trung ương tại Cộng hòa Pháp”, năm 2010 của Trưởng Ban Trần Thị Hà. Tài liệu báo cáo này phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về khen thưởng của Liên Bang Nga, Cộng hòa Pháp; trong đó có đề cập đến các hình thức khen thưởng, chính sách khen thưởng; quy trình xem xét, đề nghị khen thưởng; tổ chức bộ máy khen thưởng. Nội dung tài liệu rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. + Tài liệu “Báo cáo tình hình 08 năm thực hiện Luật thi đua, khen thưởng, các giải pháp khắc phục và định hướng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới”, năm 2012 của Bộ Nội vụ. Báo cáo này phân tích, đánh giá 08 năm triển khai thực hiện Luật thi đua, khen thưởng năm 2003. Báo cáo đi sâu phân tích và đánh giá khá kỹ thực trạng tổ chức quán triệt Luật thi đua, khen thưởng; công tác ban hành văn bản thực hiện Luật thi đua, khen thưởng; công tác tổ chức thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung tài
  • 17. 13 liệu báo cáo này rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. + Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua, yêu nước”, năm 2008 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn hiện nay”, năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tài liệu kỷ yếu hội thảo khoa học này tập trung rất nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước; Bác Hồ với công tác thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Vai trò của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng con người mới thời kỳ hội nhập quốc tế... Tuy nhiên, các bài viết chủ yếu tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, thi đua yêu nước, từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. + Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học, trang tin điện tử đề cập đến pháp luật về thi đua, khen thưởng, như: Bài viết “Đổi mới toàn diện công tác thi đua, khen thưởng trước tiên phải đổi mới từ pháp luật” của tác giả Đào Duy Nhâm, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 139/2011. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng vẫn còn nhiều nội dung không phù hợp, không tạo cơ sở để động viên, khích lệ đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước. Bài viết: “Xây dựng môi trường thi đua và phát triển môi trường thi đua” của tác giả Ngọc Bách - Bích Thủy, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 137/2011. Bài viết Phân tích tác
  • 18. 14 động của các yếu tố môi trường thi đua làm ảnh hưởng đến kết quả tổ chức, thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Bài viết: “Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trường Ninh, đăng trên Tạp chí Thi đua, khen thưởng số 136/2011. Bài viết đề cập cơ sở pháp lý đảm bảo quyền bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong thi đua, khen thưởng. Bài viết: “Khắc phục tình trạng thi đua, khen thưởng tràn lan” của tác giả Quỳnh Trang, đăng trên Tạp chí Thanh tra (3/2013). Bài viết bàn về các giải pháp khắc phục khen thưởng trùng lắp, chồng chéo, tràn lan. Bài viết: “Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng” của tác giả Phùng Ngọc Tấn, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 306 (10/2013). Bài viết bàn về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bài viết: “Kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng của một số quốc gia” của tác giả Nguyễn Khắc Hà, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 11/2012. Bài viết bàn về pháp luật khen thưởng ở các nước trên thế giới như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Australia... mang tính gợi mở có thể tham khảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam. Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy pháp luật về thi đua, khen thưởng cần phải được tiếp tục đổi mới theo hướng phải tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các hoạt động thi đua, khen thưởng phải bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân (“cở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”; “Quy định của pháp luật về thi đua, khen
  • 19. 15 thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng”; “vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng”). 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu 1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu Cho đến nay, có thể khẳng định rằng có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi đua, khen thưởng và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây rất có giá trị và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu của luận án. Nhiều nội dung cụ thể được đề cập đến trong các công trình trên sẽ được tham khảo để đưa ra quan niệm thống nhất về thi đua, khen thưởng và xác định các nhu cầu, định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Từ các công trình nghiên cứu kể trên có liên quan đến pháp luật về thi đua, khen thưởng, có thể nhận định khái quát về nội dung của các công trình nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu đã đề cập các khái niệm thi đua, khen thưởng, các đặc điểm và vai trò của thi đua, khen thưởng; đã xác định tính đa dạng của các hình thức thi đua, khen thưởng; các hoạt động tổ chức công tác thi đua, khen thưởng; xác định khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng… Thứ hai, pháp luật về thi đua, khen thưởng được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đã có các phân tích và đánh giá về công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời nhiều công trình nghiên cứu cũng đặt vấn đề tăng cường vai trò của thi đua, khen thưởng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Theo đó, thi đua, khen thưởng cần được đổi mới căn bản theo hướng
  • 20. 16 tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua; tuân theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương hình thức, lãng phí. Nhà nước quản lý các hoạt động thi đua, khen thưởng phải bằng pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề thi đua, khen thưởng không chỉ được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, trong hệ thống pháp luật của Nhà nước mà còn được các nhà quản lý, các khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ pháp lý. Với những góc nhìn khác nhau và cách tiếp cận nhiều chiều nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng về vấn đề này. Thứ ba, các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về thi đua, khen thưởng tuy đều khẳng định rằng pháp luật thi đua, khen thưởng là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng và triển khai phát động các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng. Nói cách khác, pháp luật về thi đua, khen thưởng là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hoạt động thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, cần thấy rằng, chưa có các công trình nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề thi đua, khen thưởng dưới góc độ luật học. 1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Một là, nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ luật học các vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng liên quan đến các vấn đề khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung điều chỉnh, và các yếu tố tác động đến pháp luật về thi đua, khen thưởng…Đồng thời, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện những mặt còn hạn chế, cần phải được xem xét, đánh giá một cách tổng thể, biện chứng và khách quan hơn. Trên bình diện này đòi hỏi phải nghiên cứu,
  • 21. 17 phân tích toàn diện quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước và các quy định pháp luật, nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật... Hai là, phân tích và đánh giá một cách tổng thể pháp luật về thi đua, khen thưởng về hình thức, nội dung trên cơ sở xem xét các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng thời gian qua. Trong đó, rất đáng chú ý là cần xác định những yêu cầu gì đang đặt ra đối với pháp luật về thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và hội nhập quốc tế? Thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay như thế nào, có những hạn chế gì, nguyên nhân của tình trạng này... Ba là, đề xuất toàn diện các giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật và các công trình nghiên cứu về thi đua, khen thưởng hiện nay. Kết luận chương 1 Thi đua, khen thưởng là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dù tiếp cận từ góc độ nào, các công trình nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề liên quan đến thi đua, khen thưởng đều ít nhiều đề cập đến pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống lý luận về thi đua, khen thưởng không chỉ có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận về thi đua, khen thưởng mà còn có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống lý luận về pháp luật và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam là vấn đề đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, chỉ từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới các nhà quản lý,
  • 22. 18 các nhà khoa học trong nước mới thực sự quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với thực trạng tình hình nghiên cứu như trên, nghiên cứu sinh đã chọn và nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay”. Nghiên cứu sinh cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của luận án.
  • 23. 19 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của thi đua, khen thưởng 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thi đua C.Mác - Ph.Ănghen nghiên cứu một cách khoa học về hiện tượng thi đua, và chỉ ra rằng thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người. Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao năng suất lao động. Điều đó cũng có nghĩa rằng thi đua là một hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động của con người. Ở đây, mọi người tự nguyện tham gia thi đua, không có sự bắt buộc. Từ đó, thi đua có thể quan niệm là mọi người tự nguyện cùng nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong các hoạt động hay công việc chung của cộng đồng xã hội. Thi đua khác với cạnh tranh, tuy rằng chúng đều thúc đẩy hoạt động của con người. Nhưng, cạnh tranh là ý thức và hành động cố gắng mang lại thế thắng về mình trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Trong kinh tế thị trường, điều này rất rõ, về tổ chức của mình nhằm trước hết là lợi ích, trong kinh tế là cố gắng chiếm lĩnh uy tín, thị phần lớn và tất nhiên lợi nhuận lớn hơn so với các đối tượng khác, do đó trở thành động lực quan trọng thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật, quản lý, tăng hiệu quả...tóm lại là động lực để tiến lên. Thi đua như trên đã nêu là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực thúc đẩy lẫn nhau đạt những thành tích tốt nhất trong quá trình thực hiện công việc chung. Luật thi đua, khen thưởng hiện nay xác định: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[2, tr.15]. Khái
  • 24. 20 niệm này xét về bản chất thì không khác với quan niệm thi đua nêu trên, nó chỉ đặt trong bối cảnh cụ thể nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác thi đua và khen thưởng và thấy ở đây ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra giản dị rằng: “Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua như vậy” [63, tr.658]. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thi đua bao giờ cũng là phong trào thi đua tập thể của những công nhân, nông dân, trí thức, những người lao động tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không đối kháng về lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, mọi người mang hết khả năng và nhiệt tình của mình ra để xây dựng đất nước. Nguyên tắc quan trọng nhất của thi đua là đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; người tiên tiến thân ái giúp đỡ người chậm tiến để đạt tới sự tiến bộ chung, hoàn toàn không giống với bí mật, giấu nghề, kìm hãm nhau trong cạnh tranh. Thi đua yêu nước chẳng những nhằm phát triển kinh tế mà còn nhằm xây dựng con người mới, rèn luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động. Trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển ở nước ta, thi đua vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng cần phải được đổi mới để phù hợp với tình hình mới. Dưới chủ nghĩa xã hội, thi đua là sự “đọ sức” thân ái trong lao động và sáng tạo và các hoạt động khác. Thi đua là một phong trào rộng lớn của quần chúng, cho nên phong trào ấy sẽ “tạo ra khả năng thu hút thực sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một
  • 25. 21 nguồn vô tận”[78, tr.41]. “Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách rộng rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận, những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua”[79, tr.35]. Tuy nhiên, trong xã hội tư bản, sự hợp tác và phân công lao động làm nên sự giàu có và hoa lệ của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân bần cùng đến mức trở thành cái máy. Lao động dẫn tới sự tích luỹ tư bản và do đó dẫn tới sự phồn vinh ngày càng tăng của xã hội nhưng nó lại làm cho công nhân ngày càng phụ thuộc vào nhà tư bản, đặt công nhân vào sự cạnh tranh ngày càng mạnh, đẩy công nhân vào tình cảnh nghèo khổ, khốn cùng, do vậy không thể có thi đua trong xã hội tư bản. Bản chất của thi đua yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh không dung chứa kiểu tổ chức phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, “đầu voi đuôi chuột”, hoặc thi đua theo kiểu ganh đua, “Thi đua không phải là tranh đua”. Bản chất của thi đua yêu nước đòi hỏi mọi người đều phải ra sức thi đua, nêu cao tinh thần yêu nước để làm tốt hơn các công việc yêu nước, không loại trừ một ai. Chính vì vậy, để phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng và có hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người “tuỳ theo sức của mình” mà góp phần thiết thực cho cách mạng. Người chỉ rõ các cụ phụ lão phải “thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc”; các cháu nhi đồng phải “thi đua học hành và giúp việc người lớn”; đồng bào phú hào phải “thi đua mở mang doanh nghiệp”; đồng bào công giáo “thi đua sản xuất”; đồng bào trí thức và chuyên môn “thi đua sáng tác và phát minh”; nhân viên Chính
  • 26. 22 phủ “thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân”; bộ đội phải thi đua huấn luyện, giết giặc lập công...Người cho rằng, thi đua là biểu hiện lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam. Thi đua yêu nước là nhân cách, phẩm chất đạo đức của người Việt Nam yêu nước. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”[63, tr.473]. Đây chính là quan niệm mới thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Khi tinh thần yêu nước được khơi dậy, và nhân dân ta vô luận ở địa vị nào làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc thi đua yêu nước”. Đồng thời, “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua” sẽ là một hiện thực, sẽ trở thành “bổn phận” của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Trong quyết định xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, do bản chất xã hội, thi đua vẫn là cần trong hoạt động kinh tế và các hoạt động khác. Bản chất của phong trào thi đua yêu nước, không chỉ là tạo ra tiềm lực về vật chất, tinh thần mà còn có tác dụng cải tạo người lao động, cải tạo con người, giúp con người loại bỏ những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ. “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ”[63, tr.270]. Có thể nói thi đua là đòn bẩy mạnh mẽ của tiến bộ kinh tế xã hội, là trường học giáo dục chính trị lao động và đạo đức cho nhân dân lao động. Chức năng chủ yếu của thi đua xã hội chủ nghĩa là nâng cao hiệu suất trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của đời sống xã hội. 2.1.2. Khái niệm khen thưởng và ý nghĩa của khen thưởng Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, các Sứ thần Triều Lê, Lịch Triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi rõ việc khen thưởng rất đa dạng, chẳng hạn: Khen thưởng người có công trong chiến trận, người có công trong việc đi sứ, người phò tá có công lao tài đức, người tiến cử
  • 27. 23 người hiền tài, người có lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên, người có công làm thuỷ lợi, người có tài văn chương, người cao tuổi [34]. Đối tượng khen thưởng rất rộng rãi, từ người già đến trẻ em (từ 11 tuổi), từ nam giới đến phụ nữ, từ người Kinh đến người dân tộc thiểu số đều được khen thưởng. Dưới chế độ phong kiến, triều đình nào thực hiện được việc thưởng, phạt kịp thời và công minh đều khiến cho người có lỗi biết nhận ra lỗi lầm để tu sửa, khích lệ, động viên mọi người hăng hái lập công để được khen thưởng. Đó cũng chính là tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc ta. Nguyễn Trãi đã có nhận định rằng một Nhà nước mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là Nhà nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước đang suy tàn. Nhà nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh [83, tr.21]. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khen thưởng, Người nêu rõ: “Thưởng phạt phải nghiêm minh, có công thì thưởng, có lỗi thì phạt; có công mới có huân, phải có công huân mới được thưởng huân chương, thưởng cái nào đích đáng cái ấy… khen thưởng phải có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương” [83, tr.20]. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Quốc lệnh 10 điều thưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người thường nhắc cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” [61, tr.163]. Từ thực tiễn trên đây, có thể hiểu khen thưởng là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá thành tích xuất sắc trong công việc của cá nhân, tổ chức dưới hình thức nhất định (tinh thần, vật chất...) phù hợp các yêu cầu của một bối cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể. Tại khoản 2 Điều 3
  • 28. 24 của Luật thi đua, khen thưởng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 đã quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Quy định này phản ánh về cơ bản khái niệm khen thưởng được nêu ở trên. Trong quan niệm về khen thưởng có hai yếu tố cơ bản là thành tích và khen thưởng. Ở đây, cần thấy rằng, người có thành tích được khen thưởng thì sẽ kích thích hoạt động của chính họ và người khác. Trường hợp ngược lại có thể làm hạn chế hay thui chột động lực làm việc nói chung, từ đó, hoạt động chung của mọi người bị giảm hiệu quả. 2.1.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Một là, khen thưởng là đánh giá kết quả của thi đua và là nhân tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch. Người không chỉ quan tâm tới các anh hùng, chiến sĩ thi đua, mà còn quan tâm đến việc biểu dương và phát huy tác dụng của những tấm gương “Người tốt, việc tốt”. Hai là, khen thưởng phải gắn với thực hành phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị của đất nước, từng địa phương, từng đơn vị. “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng” [63, tr.270]. Để đạt được tiêu chí này, cần có sự lãnh đạo thống nhất, có sự phối hợp giữa đảng, chính quyền với các đoàn thể nhân dân, bảo đảm các mặt hoạt động thi đua ăn khớp với nhau, nhằm vào mục đích chung, vào mục tiêu thi đua nhằm hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước đề ra. Các cấp uỷ đảng, các đoàn thể cần giải thích cặn kẽ cho người lao động hiểu rõ các Nghị quyết của Đại hội Đảng hoặc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công việc đó phải làm một cách
  • 29. 25 sâu rộng và liên tục nhưng nhẹ nhàng, giản dị làm sao cho mọi người phấn khởi, hăng hái tham gia thi đua hoàn thành tốt kế hoạch công tác của mình. Ba là, khen thưởng đúng kịp thời sẽ thúc đẩy, mở đường cho phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực. Thi đua là hành động cách mạng, hành động tự nguyện, tự giác của quần chúng. Phát động phong trào thi đua là một trong những biện pháp nhằm tập hợp, tổ chức quần chúng tham gia, tạo nên động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các phong trào thi đua để giáo dục, rèn luyện, xây dựng lớp người mới của chủ nghĩa xã hội. Do đó, cần động viên mọi người dân yêu nước tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” [32, tr.113]. Còn trong công tác khen thưởng, công khai là cơ sở bảo đảm tính chính xác trong khen thưởng. Muốn phong trào thi đua và công tác khen thưởng đạt kết quả tốt, cần công khai trong các nội dung, kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc, bình xét, suy tôn, khen thưởng, cần có tính minh bạch, dân chủ trong thi đua, khen thưởng, góp phần tạo niềm tin cho mỗi cá nhân, tổ chức tham gia, từ đó tiếp tục động viên, khuyến khích mọi người phấn khởi, hăng hái, nỗ lực thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Bốn là, thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở cho việc khen thưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra bản chất tốt đẹp của thi đua, đó là thi đua mang tình đồng chí, đồng đội, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; thi đua là người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ. Người nói: “Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ” [32, tr.112]. Thi đua làm cho con người năng động hơn, sống tốt đẹp hơn. Thi đua không chỉ làm cho sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng
  • 30. 26 những nhân tố điển hình tiên tiến mà còn nhằm “nâng đỡ những người kém cỏi”, loại trừ những phần tử lạc hậu, chống đối, kìm hãm sự phát triển sản xuất, tiến bộ của xã hội. Muốn đạt được những mục tiêu đó, mỗi cá nhân, tập thể đều phải có ý thức tự giác, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phải “thật thà tự phê bình và thân ái phê bình là một lực lượng để đẩy mạnh thi đua” [32, tr.93]. 2.2. Vai trò và nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về thi đua, khen thưởng Theo nhận thức chung, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Từ nhận thức này, có thể định nghĩa: pháp luật về thi đua, khen thưởng là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về thi đua, khen thưởng ngoài những đặc điểm cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính được nhà nước bảo đảm thực hiện, nó có một số đặc điểm sau: - Pháp luật về thi đua khen thưởng điều chỉnh liên quan đến phương pháp cơ bản trong quản lý nhà nước là thuyết phục. Có nhiều phương pháp quản lý nhà nước cơ bản đã được xác định là cưỡng chế, thuyết phục, chỉ thị (ra mệnh lệnh) và kinh tế. Trong đó, cưỡng chế và thuyết phục đóng vai trò nổi trội. Giữa hai phương pháp này, phương pháp thuyết phục đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi bằng phương pháp này, nó làm cho con người nhận thức tự giác để chủ động và sáng tạo thực hiện hành vi quản lý với tư cách người làm chủ và với tư cách của đối tượng bị quản lý. Điều đó càng có ý
  • 31. 27 nghĩa khi xu hướng chung của quản lý nhà nước thời đại ngày nay là giảm thiểu cưỡng chế nhà nước. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng là công cụ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể pháp luật liên quan nhằm tác động đến lĩnh vực tư tưởng, tinh thần của con người hay xét cho cùng mục tiêu nó hướng tới nhận thức, tình cảm, động cơ hành vi, hoạt động của con người. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng có chức năng tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giáo dục, động viên thúc đẩy và tạo động lực lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; khơi dậy óc tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực, nhân lên cái chân, thiện, mỹ; đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đẩy lùi cái ác và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng có hình thức thể hiện phong phú và đa dạng, do nhiều loại cơ quan ban hành gồm các loại văn bản như: sắc lệnh, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư... - Đối tượng của Luật thi đua, khen thưởng rất rộng bao gồm công dân Việt Nam, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. - Pháp luật về thi đua, khen thưởng sớm được hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Văn bản pháp lý đầu tiên về lĩnh vực khen thưởng là Quốc lệnh quy định
  • 32. 28 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành ngày 26/1/1946) và đây cũng là văn bản pháp lý về chính sách khen thưởng của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 2.2.2. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.2.2.1. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng với tính cách là một bộ phận của pháp luật Việt Nam có vai trò sau: - Điều chỉnh, định hướng trong hoạt động thi đua, khen thưởng. Điều chỉnh, định hướng trong hoạt động quản lý về thi đua, khen thưởng của pháp luật thi đua, khen thưởng thể hiện ở việc xác định các nguyên tắc trong hoạt động trong thi đua, khen thưởng, ví dụ: quy định về nguyên tắc thi đua tự nguyện, tự giác, công khai; quy định về nguyên tắc khen thưởng chính xác, công khai, công bằng, kịp thời - Khoản 1, 2 Điều 6 Luật thi đua, khen thưởng); quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong hoạt động thi đua, khen thưởng; các điều kiện đảm bảo trong hoạt động thi đua, khen thưởng…; - Phản ánh những thành tựu, những tri thức mới trong xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật và pháp luật về thi đua, khen thưởng. Là sản phẩm của sự phát triển xã hội nên pháp luật luôn phản ánh những tiến bộ của xã hội trên những phương diện khác nhau (chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật…), đặc biệt là phản ánh sự phát triển trong nhận thức và tư duy về những vấn đề chính trị - pháp lý. Trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng cũng là như vậy. Nghiên cứu các quy định của pháp Luật thi đua, khen thưởng có thể thấy trong đó những thành tựu, tri thức mới của khoa học pháp lý thế giới đã được tiếp nhận có chọn lọc và sử dụng phù hợp với thực tế trong xây dựng và phát triển chính sách thi đua, khen thưởng Việt Nam. Chẳng hạn như quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng…(các quy định này đã được phản ánh phần nào trong
  • 33. 29 nghiên cứu về khái niệm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã thể hiện ở trên). - Góp phần vào kết quả thành công của công cuộc đổi mới đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Có nhiều biểu hiện cụ thể để nhận biết vai trò này của pháp luật. Ở đây chỉ xin trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm 61 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/ 2009) và phát động thi đua cả nước hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 14/6/2009: “Nhiều phong trào thi đua được phát động, khơi dậy và nhân rộng. Từ những phong trào này, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, phát huy sức mạnh và sức sáng tạo của con người Việt Nam; tạo động lực mạnh mẽ và góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước”. - Vai trò thông tin về lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thông tin có ở nhiều loại hình hoạt động khác nhau như: báo chí, truyền hình, phát thanh… mỗi loại hình có những vai trò, thế mạnh riêng trong việc thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền. Đối với pháp luật, thông tin không phải là nhiệm vụ cơ bản, tuy nhiên thông qua pháp luật có thể nhận biết được thông tin về những vấn đề nhất định. Vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen thưởng thể hiện trong những hiểu biết mà người ta nhận được về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng… Vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen thưởng không chỉ thể hiện sự nhận biết đối với chính sách thi đua, khen thưởng hiện thời mà thông qua các văn bản tuy không còn hiệu lực pháp luật thi hành nhưng vẫn còn giá trị nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển chính sách thi đua, khen
  • 34. 30 thưởng của quốc gia. Cũng thông qua quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng (cùng với các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội…) có thể dự báo xu hướng phát triển chính sách thi đua, khen thưởng quốc gia, trong trường hợp này vai trò thông tin của pháp luật về thi đua, khen thưởng thể hiện ở chỗ là cơ sở cho dự báo nghiên cứu phát triển chính sách thi đua, khen thưởng. 2.2.2.2. Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với quản lý công tác thi đua, khen thưởng Vai trò của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng thể hiện trên các mặt: - Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng. Trong vai trò này cùng với việc quán triệt sâu sắc hơn về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc mở rộng, nâng cao nhận thức về công tác quản lý thi đua, khen thưởng trong điều kiện cải cách, hội nhập. Nhìn lại quá trình phát triển của pháp luật thi đua, khen thưởng trong thời gian qua cho thấy chúng ta đang làm tốt cả hai nhiệm vụ này với nhiều biểu hiện cụ thể khác nhau như: từng bước hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng; tạo động lực góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế; kết hợp tốt pháp luật với chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng trong quản lý hoạt động về thi đua, khen thưởng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch... - Là công cụ để quản lý thi đua, khen thưởng. Là công cụ quản lý các hoạt động về thi đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng hình thành khung pháp lý trong quản lý với những quy định cụ thể cho các hoạt động như hình thức tổ chức thi đua, phạm vi thi đua, nội dung thi đua, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phát động phong trào thi đua, các hành vi bị
  • 35. 31 cấm trong thi đua, khen thưởng... Cùng với vai trò trên, pháp luật thi đua, khen thưởng còn là cơ sở để phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trung ương - địa phương trong quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng. Ngoài ra với vai trò công cụ quản lý về thi đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng còn là căn cứ để đánh giá chất lượng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý về công tác thi đua, khen thưởng; - Tạo những bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Cơ sở pháp lý trực tiếp để cá nhân, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của cá nhân, tổ chức theo vị trí công việc đảm nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, cấp, đơn vị và điều kiện, môi trường làm việc là những yếu tố rất quan trọng tác động đến quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cá nhân, tổ chức. Theo đó pháp luật thi đua, khen thưởng có vai trò bảo đảm cho các hoạt động về thi đua, khen thưởng với các biểu hiện cụ thể như: đảm bảo về pháp lý, cơ sở tạo ra các điều kiện vật chất cụ thể trong tổ chức thực hiện hoạt động thi đua, khen thưởng… 2.2.2.3. Vai trò của pháp luật về thi đua khen thưởng đối với các hoạt động thi đua, khen thưởng Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh: - Cơ sở để xác định mục tiêu, yêu cầu thực hiện các hoạt động về thi đua, khen thưởng. Với vai trò này, pháp luật thi đua, khen thưởng là cơ sở để hình thành mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể các hoạt động về thi đua, khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng ngành, cấp, đơn vị. Chẳng hạn, thi đua phát triển kinh tế nhằm mục đích đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao nhất, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và bền vững, thực hiện tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kinh tế - xã hội
  • 36. 32 đặt ra... Thi đua phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh phát huy sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế; tiếp thu và khai thác có hiệu quả mặt tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa, coi đó là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy mục tiêu của đất nước, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, v.v. - Là phương tiện để các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động về thi đua, khen thưởng và kiểm soát việc thực hiện các hoạt động về thi đua, khen thưởng. Vai trò này của pháp luật thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ được pháp luật cho phép và phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức, thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng. Đồng thời, nhờ công cụ pháp luật, các chủ thể pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn có thể kiểm soát được các hoạt động thi đua, khen thưởng của các cá nhân, tổ chức. Vai trò kiểm soát này rất quan trọng vì thực tế những năm qua cho thấy đã có rất nhiều những phát hiện về các sai phạm này của các cá nhân, tổ chức như “kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng”. Có những trường hợp cá nhân, tập thể sau khi được phong tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng phải bị hủy bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận. 2.2.3. Nội dung điều chỉnh cơ bản của pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.2.3.1. Nội dung điều chỉnh về thi đua a) Xác định nguyên tắc thi đua. Thi đua yêu nước được tổ chức thực hiện trên cơ sở phải đảm bảo các nguyên tắc: - Nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai. Theo nguyên tắc này, các cá nhân, tập thể, cộng đồng tham gia thi đua trước hết trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Thực hiện thi đua một cách gò ép, miễn cưỡng thì sẽ không có hứng thú,
  • 37. 33 say mê, hăng hái thì thực chất không phải là thi đua nữa. - Nguyên tắc đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Thi đua là giúp nhau cùng phát triển, cùng hướng tới mục đích tốt đẹp, thi đua có ý nghĩa nhân văn cao cả. Thi đua làm cho con người năng động hơn, sống tốt đẹp hơn. Thi đua không chỉ làm cho sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng những nhân tố tiên tiến mà còn nhằm nâng đỡ những người kém cỏi, loại trừ những phần tử lạc hậu, kìm hãm sự phát triển sản xuất, tiến bộ của xã hội. Muốn đạt được mục tiêu trên, mỗi cá nhân, tập thể đều phải có ý thức tự giác, hợp tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa công nhân, nông dân, trí thức, giữa các thành phần kinh tế, các dân tộc anh em trên cả cộng đồng. Thực tiễn cho thấy, trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh cả lành mạnh và không lành mạnh, hiện tượng cá lớn nuốt cá bé cho nên cần phải bảo vệ tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích thi đua, chống những hành vi sai trái đi ngược lại với luật định, làm trái với chuẩn mực xã hội. b) Xác định hình thức, nội dung và phạm vi thi đua - Các hình thức thi đua Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị, hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, có tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau. Thi đua theo đợt (theo chuyên đề): Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong một thời gian nhất định hoặc giải quyết những công việc khó khăn, bức xúc nhất; những việc còn yếu kém, tồn đọng; những việc mà đông đảo quần chúng nhân
  • 38. 34 dân có nguyện vọng giải quyết kịp thời trong một thời gian ngắn nhất như: Phát động thi đua xóa nhà tranh tre, nứa, lá cho người nghèo; phát động chiến dịch thi đua làm thủy lợi; làm đường giao thông nông thôn; thi đua thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính; phát động chiến dịch thi đua phòng chống dịch bệnh cho người, gia súc... Thi đua theo đợt phát động khi được xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hoặc phát động thi đua theo các chuyên đề để giải quyết một nội dung cụ thể. - Nội dung cơ bản của thi đua Thi đua là hướng tinh thần thực hành vào công việc để đạt kết quả tốt nhất. Công việc này không phải là cái gì chung chung trừu tượng mà là công việc rất cụ thể, thiết thực, rõ ràng nhằm thực hiện tốt hơn những công việc hàng ngày. Nội dung cốt lõi cũng như bản chất thực sự về thi đua là bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm và tình hình thực tế của giai đoạn lịch sử nhất định khơi dậy được tiềm năng, tính tích cực, sáng tạo của mọi người, mọi tổ chức nhằm phát huy tinh thần tích cực của mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tổ chức phong trào thi đua bao gồm: + Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua; + Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua; + Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; + Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; + Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua. Mỗi phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức, tiêu chí, và đặc biệt là gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tạo sự tiến bộ rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa, củng cố quốc phòng, an
  • 39. 35 ninh, giữ vững ổn định trật tự và an toàn xã hội. - Phạm vi của thi đua Phạm vi của thi đua tùy theo mục đích và nội dung thi đua có thể bao gồm toàn quốc và các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở. Phong trào thi đua trên phạm vi toàn quốc thường được phát động và tổ chức thực hiện nhằm thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng hoặc Chính phủ. Phạm vi Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và ở cơ sở là thi đua thường được tổ chức trong các bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương, địa phương và ở cơ sở (thường được áp dụng với thi đua thường xuyên). Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu, phạm vi thi đua theo đợt có thể tổ chức quy mô rộng lớn, không bó hẹp trong một cơ quan, đơn vị, mà có thể trong phạm vi một địa phương, một ngành hoặc cả nước. 2.2.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về khen thưởng a) Xác định nguyên tắc khen thưởng Các nguyên tắc cơ bản của khen thưởng được xác định là: - Khen thưởng phải gắn với phong trào thi đua và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Thi đua và khen thưởng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ phong trào thi đua, ngoại trừ khen thưởng đột xuất, khen thưởng cống hiến. Các cá nhân và tập thể được khen thưởng phải thực sự là hạt nhân tiêu biểu xuất sắc, là nòng cốt và điển hình trong phong trào thi đua. Khen thưởng ở nước ta thường xuất phát từ đề xuất của cơ quan, tổ chức, thành viên các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Ở các nước trên thế giới hình thức đề xuất có thể giống hoặc khác hơn. Hầu hết các nước trên thế giới không tổ chức phong trào thi đua. Ở Cộng hòa Pháp, việc đề xuất, phát hiện người cần được khen thưởng do đại biểu dân cử, thị trưởng, tỉnh trưởng hoặc đại diện các vùng của Chính phủ…đề xuất hay khi có đề nghị ít nhất của 50
  • 40. 36 công dân trở lên. Ở Nhật bản, các hình thức khen thưởng huân, huy chương do cấp cơ sở giới thiệu lên...[46, tr.69, 175]. - Khen thưởng phải bảo đảm chính xác, công bằng, công khai và kịp thời. Khen thưởng phải có tác dụng giáo dục, động viên thúc đẩy phong trào thi đua, khơi dậy óc tìm tòi sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực của mỗi cá nhân và tập thể. Do đó, khen thưởng phải chính xác, công khai, công bằng và kịp thời mới có tác dụng động viên nêu gương. Khen thưởng phô trương hình thức và báo cáo thiếu trung thực, không chính xác, công bằng và kịp thời sẽ làm mất tác dụng và ý nghĩa của nó. Người được khen thưởng đúng cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy được tính tích cực trong các công việc được giao. Người không được khen thưởng cũng thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới. - Khen thưởng phải hướng đến đơn vị cơ sở, cá nhân tiêu biểu trên mọi lĩnh vực. Khen trước hết tập trung cho các đơn vị dưới cơ sở, bao gồm các tổ, đội, tiểu đội, trung đội, phân xưởng, trạm trại, khu phố, thôn ấp, làng bản…Sở dĩ như vậy là vì cơ sở là nơi hiểu được rất rõ về người mà mình đề xuất và phát huy tác dụng thực tế. Cá nhân là thành viên cấu thành một tập thể, do đó tỉ lệ khen thưởng cho cá nhân quyết định điều kiện khen thưởng cho tập thể. Cá nhân bao gồm những người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu…là những cá nhân góp phần quan trọng không thể thiếu được trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Vì vậy, phải có tỷ lệ khen thưởng cá nhân hợp lý. Nguyên tắc này được thể hiện trong các nước nhưng không hoàn toàn giống nhau. Ở Trung Quốc, số lượng khen thưởng hằng năm không nhiều, tập trung chủ yếu khen thưởng cho người trực tiếp lao động, chỉ khen thưởng từ cấp phòng trở xuống và quy định cấp phòng
  • 41. 37 không quá 20%, cá nhân không quá 0,2 nghìn. Tại Cộng hòa Pháp, Nhật bản, hằng năm đều phân bố chỉ tiêu, hạn mức cho mỗi hình thức khen thưởng và chỉ có khen thưởng cho cá nhân, không có khen thưởng cho tập thể [46, tr.70-73]. - Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. Trong quá trình học tập, lao động và công tác của các cá nhân và tập thể có thể lập được nhiều thành tích khác nhau trên nhiều lĩnh vực; khi xem xét đề nghị khen thưởng phải căn cứ vào thời gian, phạm vi ảnh hưởng, công lao đóng góp, hình thức và điều kiện lập được thành tích. Do đó, không nhất thiết một đối tượng phải khen nhiều hình thức khác nhau; thành tích đạt được, công lao đóng góp trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhưng có cùng chung một mức hình thức khen thưởng, thì có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. - Đối tượng khen thưởng phải cân đối, hài hòa. Khen thưởng thành tích toàn diện phải song song với thành tích từng mặt công tác, cần khuyến khích khen thưởng thành tích từng mặt công tác. Khi xét khen thưởng một mặt công tác xuất sắc phải đảm bảo yêu cầu các mặt công tác khác đạt mức thành tích tốt. Khen thưởng từng mặt công tác làm cơ sở khen thưởng thành tích toàn diện cho một đơn vị, địa phương, ngành. Sự cân đối hài hòa trong khen thưởng còn thể hiện ở khen thưởng thành tích thường xuyên hàng năm (dựa vào tổng kết phong trào thi đua) song song với việc khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng chuyên đề. - Khen về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất. Khen đi đôi với thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu không thể thiếu được trong tình hình hiện nay vì “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, để động viên những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Hình thức khen cao phải được thưởng vật chất cao hơn. Tuy khuyến khích vật chất là một động lực, song nhìn chung không nên nhấn mạnh quá đến yếu tố vật chất.
  • 42. 38 Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu, cần quan tâm hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy về chế độ chính sách kèm theo như những người được khen thưởng cao với thành tích xuất sắc được quan tâm cho đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, đề bạt…để tạo ra sức hút, động lực của phong trào thi đua. b) Xác định các hình thức khen thưởng Khen thưởng là một hình thức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Khen thưởng là đoạn kết của phong trào thi đua, nhưng khen thưởng có thể giúp phong trào thi đua tiếp tục phát huy tác dụng hoặc ngược lại. Trước đây, cũng như ngày nay, trên thế giới, kể cả các quốc gia, các tổ chức không phát động thi đua, nhưng cũng rất chú trọng đến việc khen thưởng, xem đó là công cụ quản lý quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực hoạt động của con người nhằm đạt mục đích riêng của mỗi người cũng như mục đích chung của xã hội. Một số hình thức khen thưởng hiện nay ở nước ta là: - Huân chương. Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên, đột xuất hoặc có quá trình cống hiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các nước trên thế giới cũng có hình thức này. Cộng hòa Pháp có Huân chương Bắc đẩu Bội tinh là huân chương cao quý nhất mang tính phổ quát được trao cho tất cả các đối tượng thuộc mọi lĩnh vực nhưng phải còn sống có công trạng đặc biệt xuất sắc gồm có 5 hạng, Liên bang Nga có Huân chương công trạng, Huân chương Vì sự dũng cảm, Huân chương danh dự, Huân chương Hữu nghị, Huân chương Thánh Georgie, Huân chương Suvorov, Kutuzov, Aleksand Nevski… - Huy chương được dùng để tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và người nước ngoài đã có thời gian cống hiến, đóng góp
  • 43. 39 cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình thức này cũng có ở các nước. Cộng hòa Pháp có Huy chương Quân công (Mesdaille Militaire) để xem xét tặng thưởng cho binh lính và hạ sỹ quan, những người phục vụ trong quân đội, trong chiến tranh; Huy chương Dũng cảm (để trao tặng cho những người có hành động dũng cảm); Huy chương Vì sự nghiệp Thanh niên và Thể thao (để trao tặng cho những vận động viên thể thao)... - Danh hiệu vinh dự Nhà nước. Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Danh hiệu vinh dự cũng được nhiều nhà nước sử dụng. Liên Bang Nga có các danh hiệu: Danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân; Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân; Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân...Trung Quốc có Giải thưởng cho người tài; Giải thưởng danh dự; Giải thưởng cho những người được nhân dân hài lòng... - Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để tặng cho người nước ngoài có tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam. - Kỷ niệm chương, Huy hiệu. Để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Tên Kỷ niệm chương, tên Huy hiệu, đối tượng và tiêu chuẩn do bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội quy định. Kỷ niệm chương, Huy hiệu phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương. Hình thức này cũng thấy có ở các nước. Vương quốc Bỉ có Kỷ niệm chương về Lao động (không thuộc cấp Nhà nước) có 2 hạng dành cho các đối tượng có thâm niên 25 năm và 30 năm lao động. Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Nhật bản có huy hiệu để tặng cho cá nhân có
  • 44. 40 đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh, thành phố... - Bằng khen là hình thức tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập được thành tích thường xuyên và đột xuất. - Giấy khen là hình thức tặng cho cá nhân và tập thể lập được thành tích thường xuyên và đột xuất. c) Xác định đối tượng khen thưởng Đối tượng khen thưởng là các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối tượng này gồm cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài. d) Xác định tiêu chuẩn khen thưởng Tiêu chuẩn khen thưởng là thành tích, công lao đóng góp, cống hiến của cá nhân, tập thể đạt được. Từng hình thức, loại hình khen thưởng, từng mức hạng được xác định tiêu chuẩn tương ứng thể hiện kết quả đạt được, mức độ công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, của các bộ, ngành hoặc của từng địa phương...Ở đây, thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng cao, không nhất thiết phải theo tuần tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới khen thưởng mức cao, không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau; không nhất thiết lần khen sau phải cao hơn lần khen trước. Ở nước ta hiện nay, các tiêu chuẩn được xác định cho cụ thể cho các nhóm khác nhau: Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn và khen thưởng đối ngoại. Chẳng hạn, với nhóm khen thưởng thường xuyên, đây là hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi