SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LẠI XUÂN MÔN
HiÖu qu¶ ho¹t ®éng
Quü Hç trî n«ng d©n ViÖt Nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LẠI XUÂN MÔN
HiÖu qu¶ ho¹t ®éng
Quü Hç trî n«ng d©n ViÖt Nam
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
2. TS. Vũ Đình Ánh
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lại Xuân Môn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH.............10
1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế .........................................................................10
1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn..........................................................................................................10
1.1.2. Nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn .............................................................................................12
1.1.3. Nghiên cứu về tài chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn...............13
1.1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp............16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...................................................................20
1.2.1. Nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn .............................20
1.2.2. Nghiên cứu về Quỹ tài chính của Nhà nước ..........................................22
1.2.3. Nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn .........................23
1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hỗ trợ tín dụng cho nông dân
và nông nghiệp .................................................................................................24
1.3. Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu...............................................................26
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................26
1.3.2. Trọng tâm nghiên cứu của luận án .........................................................28
1.4. Khung phân tích...............................................................................................29
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN..........................31
2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân....................................31
2.1.1. Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp............................................31
2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới ...........32
2.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân .........................................................34
2.2. Tổng quan về tín dụng chính sách và quỹ hỗ trợ nông dân.........................36
2.2.1. Quan niệm về tín dụng chính sách .........................................................36
2.2.2. Đặc điểm tín dụng chính sách nông nghiệp ...........................................36
2.2.3. Vai trò của tín dụng chính sách với nông nghiệp, nông dân..................37
2.2.4. Các hình thức hỗ trợ với nông nghiệp, nông thôn..................................39
2.2.5. Khái niệm và đặc điểm Quỹ hỗ trợ của nhà nước..................................40
2.3. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân .................43
2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động..........................................................43
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.....50
2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.......53
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách.............58
2.4.1. Hệ thống tín dụng nông nghiệp ở Mỹ ....................................................59
2.4.2. Mô hình tín dụng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản .............................60
2.4.3. Kinh nghiệm kết hợp tín dụng chính sách nông nghiệp và tín dụng
địa phương........................................................................................................61
2.4.4. Bài học cho Việt Nam ............................................................................63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ..................................................................................65
3.1. Quá trình phát triển và mô hình hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân........65
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ..65
3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ...................................69
3.1.3. Hệ thống chính sách, quy định pháp lý về hoạt động của Quỹ hỗ trợ
nông dân ...........................................................................................................77
3.1.4. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ nông dân ........................78
3.1.5. So sánh hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng chính sách
và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn........................................81
3.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ....84
3.2.1. Thực trạng về các hoạt động hỗ trợ của Quỹ với nông dân ...................84
3.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ..........93
3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ...............................96
3.3.1. Tác động tích cực của Quỹ Hỗ trợ nông dân đến nông nghiệp nông thôn...96
3.3.2. Những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.....109
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ
Nông dân ........................................................................................................112
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN.............................................117
4.1. Bối cảnh phát triển nông nghiệp nông thôn ................................................117
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và ngành nông nghiệp Việt Nam....................117
4.1.2. Cơ hội ...................................................................................................118
4.1.3. Thách thức và rủi ro .............................................................................120
4.1.4. Xu hướng cải cách trong nông nghiệp Việt nam..................................126
4.2. Định hƣớng phát triển hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ......................127
4.2.1. Định hướng và quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng...127
4.2.2. Quan điểm phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân.........................................130
4.2.3. Định hướng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.....................131
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân............132
4.3.1. Tầm quan trọng của các nhóm giải pháp..............................................132
4.3.2. Giải pháp về huy động nguồn lực, tăng quy mô vốn cho Quỹ.............134
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các khoản vốn vay .................................135
4.3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực hoạt động Quỹ...................................138
4.3.5. Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân...141
4.3.6. Các giải pháp khác ...............................................................................144
4.4. Một số kiến nghị .............................................................................................145
KẾT LUẬN............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HND : Hội nông dân
HTND : Hỗ trợ nông dân
HGĐ : Hộ gia đình
IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế
NN-NT : Nông nghiệp, nông thôn
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NSNN : Ngân sách nhà nước
TCNN : Tài chính nhà nước
WB : Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và huyện.............................72
Bảng 3.2: Số lượng nhân sự của toàn bộ các Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn
2012-2017 .......................................................................................................73
Bảng 3.3: So sánh mục đích hoạt động giữa Quỹ HTND, NHCSXH và
Agribank.........................................................................................................82
Bảng 3.4: So sánh về tổ chức, bộ máy và nhân sự Quỹ HTND, NHCSXH và
Agribank.........................................................................................................82
Bảng 3.5: So sánh về nguồn vốn của Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank.............83
Bảng 3.6: So sánh về cho vay và sử dụng vốn giữa Quỹ HTND, NHCSXH và
Agribank.........................................................................................................84
Bảng 3.7: So sánh nguồn vốn huy động của Quỹ, 2016-2018..................................92
Bảng 3.8: Mức độ quan trọng các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động Quỹ.......95
Bảng 3.9: Tác động của Quỹ tới số trang trại của tỉnh, 2012-2016........................103
Bảng 3.10. Một số chỉ số phát triển kinh tế - xã hội 2012-2017.............................106
Bảng 3.11: Những khó khăn chủ yếu của Quỹ hỗ trợ.............................................112
Bảng 4.1. Mức độ quan trọng của các giải pháp đổi mới hoạt động của Quỹ
hỗ trợ Nông dân............................................................................................133
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 1.1: Khung phân tích của luận án....................................................................30
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân ..............................................69
Hình 3.2: Mô hình bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương .........70
Hình 3.3: Bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện........71
Hình 3.4: Thay đổi cơ cấu nhân sự Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, 2012-2017.......73
Hình 3.5: Số lớp và số lượt người tham dự tập huấn của Quỹ, 2012-2017 ..............74
Hình 3.6: Doanh số cho vay (triệu đồng) và tốc độ tăng hàng năm (trục phải)
của Quỹ, 2012-2017.......................................................................................85
Hình 3.7: Số hộ tiếp cận vốn và quy mô cho vay trung bình, 2012-2017 ................86
Hình 3.8: Quy mô doanh số cho vay theo vùng kinh tế, 2012-2017 ........................87
Hình 3.9: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, 2012-2017...........................................88
Hình 3.10: Số lớp và số lượt người tham dự lớp tập huấn khoa học kỹ thuật,
2012-2017.......................................................................................................90
Hình 3.11: Số lượt người tập huấn khoa học kỹ thuật theo vùng kinh tế, 2012-2017 ....91
Hình 3.12: Mẫu phỏng vấn theo vùng kinh tế...........................................................94
Hình 3.13: Ảnh hưởng của các khoản vay tới hoạt động sản xuất, kinh doanh .......97
Hình 3.14: Quy trình thủ tục cho vay đơn giản hơn các ngân hàng trong cùng
khu vực nông nghiệp......................................................................................97
Hình 3.15: Lãi suất cho vay trung bình thấp hơn các ngân hàng trong khu vực
nông nghiệp....................................................................................................98
Hình 3.16: Thời hạn cho vay của Quỹ nên như thế nào là phù hợp?........................98
Hộp 3.1. Mô hình sản xuất do vay vốn từ Quỹ HTND Tuyên quang.....................100
Hộp 3.2. Mô hình sản xuất từ vốn hỗ trợ của Quỹ HTND ở Bình phước ..............102
Hình 3.17: Quy mô trung bình của mỗi khoản vay của Quỹ cao hơn các ngân
hàng cùng trong lĩnh vực nông nghiệp.........................................................109
Hình 3.18: Quy mô vốn cho vay từ Quỹ HTND so với nhu cầu ............................110
Hình 3.19: Đánh giá năng lực cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân ..................................113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thời sự của đề tài luận án
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính
phủ, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thành lập Quỹ hỗ trợ
nông dân (HTND) ngày 02/3/1996. Mục đích của Quỹ là hỗ trợ, giúp đỡ hội viên
nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa, xóa đói,
giảm nghèo, làm giàu. Quỹ HTND là loại quỹ đặc thù có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước, khác với các tổ chức tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận, không kinh
doanh tiền tệ, không tạo nguồn bằng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân và tổ chức
(chỉ nhận nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ chức không nhằm mục đích
lợi nhuận), không thu lãi nhưng có thu phí để bảo đảm bù đắp các chi phí hoạt động
của quỹ. Đến nay, qua hơn 20 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ nông dân đã được thành
lập ở 3 cấp (Trương ương, tỉnh, huyện), có 100% cấp tỉnh và cấp huyện đã thành lập
Quỹ hỗ trợ nông dân.
Quỹ HTND ngoài mục tiêu cung cấp tín dụng cho nông dân theo các dự án
phát triển nông nghiệp của Hội nông dân còn là phương tiện, điều kiện, công cụ
hoạt động của Hội Nông dân, góp phần để xây dựng Hội và giai cấp nông dân Việt
Nam vững mạnh. Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động đạt kết quả, đã góp phần đưa kinh
tế nông nghiệp nước ta hỗ trợ cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, bảo đảm an ninh
lương thực, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống nông dân được cải
thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới mạnh mẽ.
Giai đoạn vừa qua Quỹ hỗ trợ nông dân không chỉ góp phần vào phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn có hiệu quả lớn về xã hội: (1) góp phần giải
quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu; (2) giữ người nông dân ở lại
phát triển nông thôn; (3) góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở
nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội; (4) góp phần hạn chế tín dụng đen ở nông thôn…
Về chính trị, hoạt động của Quỹ góp phần thực hiện các Nghị quyết của
Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: (1) thể hiện sự quan tâm
của Đảng đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; (2) là cầu nối giữa
Đảng với nông dân, chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đến với nông dân, nông dân và ý kiến của nông dân với Đảng; (3) xây
dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh; (4) góp phần tăng cường vai trò
của Hội nông dân các cấp.
2
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp khác
nhau nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự ra đời của Quỹ
HTND chính là một trong những chính sách đó. Sự thành công của Quỹ HTND như
đã phân tích ở trên cho thấy hướng đi đúng đắn của chính sách này.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, Quỹ HTND vẫn còn nhiều hạn chế
như: nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về hình thức huy động vốn, số hộ nông dân
cũng như tổ hợp tác liên kết sản xuất tiếp cận vốn chưa nhiều, tỷ lệ vốn/hộ nông dân
thấp; một số cơ chế, chính sách với hoạt động của Quỹ HTND còn bất cập… Hơn
thế nữa, hạn chế về năng lực của nguồn nhân lực và những rào cản về thể chế ảnh
hưởng lớn đến sự hợp tác hoạt động của Quỹ với các định chế tài chính khác vì mục
tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Hoạt động của Quỹ còn đứng trước những thách thức khi nước ta đang
bước vào thời kỳ mới, bối cảnh mới với nhiều thay đổi như: hội nhập quốc tế sâu
rộng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 bùng nổ; biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp có ảnh hưởng mạnh tới sản
xuất nông nghiệp.v.v..
Vì vậy, cần có đánh giá lại hoạt động của Quỹ HTND để có giải pháp phù
hợp trước các yêu cầu mới, trình độ phát triển mới của nông nghiệp, nông dân và
nông thôn Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy vai trò của
Quỹ đồng hành cùng sự phát triển sản xuất, kinh doanh của người nông dân.
Phân tích hiệu quả hoạt động của quỹ, nguyên nhân của những hạn chế trong
hiệu quả hoạt động và tìm giải pháp nhằm cải thiện năng lực huy động các nguồn lực
đảm bảo cho sự hoạt động mở rộng của Quỹ, bảo đảm sử dụng và quản lý nguồn vốn
có hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp,
nông thôn và nông dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu là một đòi hỏi cấp bách.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, trọng tâm là đổi mới hoạt
động huy động các nguồn lực nhằm không chỉ làm cho bản thân Quỹ phát triển một
cách bền vững trong quá trình đồng hành với người nông dân, mà còn nâng cao vị
thế, vai trò của Quỹ đối với nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân Việt Nam là việc làm cần thiết.
Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ càng cần thiết hơn
3
khi xem xét trong bối cảnh hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào từ ngân sách Nhà nước, việc huy động vốn của toàn
xã hội còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp
đầu vào và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản chưa tham gia đầu tư xây dựng
nguồn vốn hỗ trợ nông dân. Đại đa số hộ nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay
từ ngân hàng, nên một bộ phận nông dân đã phải đi vay tín dụng đen lãi suất cao,
gặp nhiều rủi ro. Mặt khác,khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn chưa thoát
hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng để có thể tài trợ cho sự phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH.
Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND cũng như hoạt động của các Quỹ
tài chính nhà nước còn là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà
nước khó khăn hiện nay, nhiệm vụ chi cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
tăng hàng năm, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước vẫn duy trì ở mức cao ảnh hưởng
đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Đề tài luận án: "Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam"
được thực hiện trong bối cảnh đó, với mong muốn có những luận cứ khoa học và
thực tiễn hỗ trợ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách pháp luật vì sự phát
triển của Quỹ cũng như vì mục tiêu hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh,
nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn và cải thiện phúc lợi của người nông dân Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: qua nghiên cứu đánh giá về
hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động Quỹ, làm sáng tỏ các thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
trong hoạt động của Quỹ HTND Việt nam. Đồng thời, thông qua phân tích lý luận
và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, luận án sẽ cung cấp luận cứ
khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ
HTND Việt Nam.
Để đạt mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên
4
quan đến chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nhất là nghiên cứu về Quỹ HTND để
tìm ra khoảng trống nghiên cứu của để tài, xây dựng khung phân tích của luận án.
- Tổng hợp và hệ thống có chọn lọc các lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân
(tập trung vào hỗ trợ qua tín dụng với nông dân), về hiệu quả hoạt động của chính sách
hỗ trợ tín dụng của nhà nước với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; cơ sở lý luận về
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Xây dựng
hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
- Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hỗ trợ tín dụng cho nông dân, và
cho nông nghiệp, nông thôn để tìm kiếm bài học cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông
dân trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của Quỹ và chỉ rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong
hoạt động của Quỹ
- Phân tích bối cảnh mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất
các giải pháp cơ bản, kiến nghị chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động Quỹ
HTND Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tổng quát của luận án là các vấn đề lý luận và thực
tiễn về hoạt động và hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Việt Nam. Trên cơ sở này, luận án sẽ đi vào nghiên cứu các đối nghiên cứu cụ thể
như chính sách hỗ trợ tín dụng nông dân, nông nghiệp qua mô hình Quỹ, các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ HTND, thực trạng hoạt động hoạt động của Quỹ
HTND Việt nam, hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên các mặt kinh tế, xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Quỹ HTND, luận án cũng sẽ nghiên cứu nhằm
đề xuất các giải pháp chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
+ Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong đó tập trung chính vào
phương thức hỗ trợ qua Quỹ HTND. Do đó trong phạm vi luận án sẽ không phân tích
các chính sách hỗ trợ khác do các đơn vị khác hoặc do các tổ chức tín dụng như ngân
hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... thực hiện.
5
+ Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc huy động các
nguồn tài trợ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, các hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn
phục vụ sản xuất và kinh doanh cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân nhằm
đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững của các khoản vốn vay. Tuy nhiên, do phạm
vi nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế nên luận án sẽ phân tích chủ yếu
các vấn đề liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý mà không phân tích sâu vào các
nghiệp vụ quản lý cụ thể của Quỹ HTND.
+ Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND thông qua phân tích tác
động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND
trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, đánh giá một số tiêu chí về hiệu quả hoạt động
thực tiễn của Quỹ HTND trên các góc độ kinh tế, xã hội, chính trị.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các nội dung hoạt động hợp tác với
các định chế tài chính khác (như hoạt động nhận ủy thác) sẽ không được nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động
và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn từ năm 2012 đến 2017, là giai đoạn
nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và khủng
hoảng kinh tế thế giới. Đây cũng là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều
thử thách mới sau khi hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây
cũng là giai đoạn phù hợp với thời gian nghiên cứu của luận án theo quy định và cũng
là giai đoạn có số liệu nhiều nhất cho phân tích. Tuy nhiên, để tăng cường tính thời sự
và khoa học, trong phân tích luận án cũng sẽ cố gắng tối đa phân tích tình hình mới
nhất (đến 2018 nếu có số liệu) hoặc có so sánh với giai đoạn trước 2012 với một số
chỉ tiêu.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn Việt Nam, không phân
biệt địa giới hành chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
những nguyên lý cơ bản của quản lý kinh tế để đánh giá quá trình hoạt động và phát
triển cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động của Quỹ HTND.
6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài luận án sẽ sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu cụ thể gồm:
- Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng
để phân tích các số liệu thực tế về kết quả hoạt động của Quỹ HTND về cơ chế huy
động vốn, chuyển tải vốn, cho vay vốn và quản lý vốn, mô hình tổ chức, bộ máy
quản lý Quỹ ở các cấp, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
- Phương pháp mô hình định lượng: Được sử dụng trong phân tích ảnh
hưởng của hoạt động của Quỹ HTND đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Luận
án sẽ sử dụng hồi quy chéo để phân tích ảnh hưởng của cho vay từ Quỹ HTND tới
các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc (phương pháp cụ thể
được mô tả ở chương 3).
- Phương pháp khảo sát, điều tra: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát,
điều tra để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu quả hoạt động của
Quỹ trong thời gian qua.
Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ HTND và cán bộ Hội nông dân
cấp tỉnh và cấp huyện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, các khó khăn, thuận
lợi trong hoạt động của Quỹ. Thông qua khảo sát, điều tra sẽ cung cấp bằng chứng
đánh giá những mặt được và chưa được trong hoạt động của Quỹ, nguyên nhân của
những vấn đề còn tồn tại cũng như các kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả
hoạt động của Quỹ.
Cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là 300 mẫu (thu về là 229 phiếu
khảo sát). Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu có chủ đích (nhắm tới đối tượng
khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ và cán bộ Hội nông dân có hiểu biết về hoạt động
của Quỹ). Đây là một hình thức chọn mẫu phi xác suất. Cỡ mẫu là phù hợp với yêu
cầu của khảo sát thống kế theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (Nguyễn Đình
Thọ, 2011).
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia là cán bộ
của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Bộ
NN&PTNT, Bộ Công thương…) và cá nhân một số nhà khoa học là chủ nhiệm đề
tài dự án nghiên cứu.
7
4.3. Phương pháp thu thập v ử lý thông tin
Đề tài sử dụng 2 nguồn thông tin và số liệu
Thông tin thứ cấp: Đề tài tiến hành thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn
số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp kết quả các
nghiên cứu đi trước, nội dung tổng quan nghiên cứu sẽ làm nổi bật các kết quả
nghiên cứu trước và tổng hợp các đánh giá về vấn đề tương tự.Số liệu thống kê thứ
cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ các các báo cáo về tình hình hoạt động
của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam trên toàn quốc; Các số liệu của NHNN Việt
Nam, Ngân hàng NN&TPNT, Ngân hàng CSXH…
Số liệu sơ cấp: được thực hiện qua phát phiếu khảo sát, điều tra với cán bộ
trong hệ thống Quỹ HTND trên toàn quốc.
Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội,
thách thức đối với đổi mới hoạt động của Quỹ HTND trong thời gian tới.
Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi xây dựng bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo
sát thử với 10 mẫu để điều chỉnh bảng hỏi và sau đó thực hiện khảo sát bằng hình
thức gửi phiếu điều tra qua công văn đến các đơn vị là Hội nông dân các tỉnh, huyện
trên toàn quốc. Sau khi thu phiếu điều tra, tác giả rà soát và loại bỏ các phiếu không
hợp lệ để xử lý dữ liệu. Vì vậy, kết quả khảo sát là đáng tin cậy, luận án sử dụng
phần mềm Exel và SPSS để xử lý tính toán kết quả, phân tích các chỉ tiêu theo
thống kê mô tả.
Trong phạm vi của luận án, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả
chỉ thực hiện khảo sát với đối tượng là cán bộ quản lý Quỹ HTND ở các cấp. Việc
tập trung khảo sát nhóm đối tượng này vì đây cũng là những người làm việc và hiểu
rõ nhất hoạt động của Quỹ và có thể đánh giá cả tác động bên trong và bên ngoài
Quỹ. Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận của luận án là phân tích hoạt động
Quỹ nhằm có những thay đổi dưới góc độ chính sách là chủ yếu. Tuy nhiên, việc
giới hạn nhóm đối tượng khảo sát cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng
phân tích mọi khía cạnh về tác động của Quỹ. Vì vậy, khảo sát hộ nông dân về vai
trò của Quỹ HTND là vấn đề tiếp tục sẽ cần được làm rõ trong các khảo sát khác
trong tương lai.
8
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Tính mới của luận án về cách tiếp cận v phương pháp
- Về cách tiếp cận:
Luận án phân tích hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND không chỉ dưới góc
độ kinh tế mà còn dưới góc độ chính trị, xã hội. Cách tiếp cận này cung cấp cái nhìn
tổng thể hơn về hiệu quả của chính sách và đây là cách tiếp cận mới hơn với cách
tiếp cận thông thường chỉ đánh giá về hiệu quả kinh tế.
- Về phương pháp:
Đề tài mà luận án lựa chọn có cách tiếp cận vừa với phương pháp định tính
qua phân tích tài liệu thứ cấp và qua khảo sát, đồng thời cũng sử dụng phương pháp
định lượng về đánh giá hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ qua Quỹ HTND.
Sự phối hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng sẽ cung cấp các bằng chứng
khoa học cho các nhận định và đánh giá.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông
nghiệp và nông dân tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu định tính và ít có bằng chứng định
lượng nên cách tiếp cận phối hợp qua phân tích định tính với thống kê mô tả và phân
tích định lượng qua phân tích hồi quy là cách tiếp cận mới.
5.2. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới như sau:
- Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của
hiệu quả hoạt động với mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân, chỉ ra các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
- Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt
động của Quỹ HTND. Qua phân tích số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát, luận án đã
đánh giá và chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
trong hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
Thông qua phân tích dữ liệu khảo sát, luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, đó là cơ sở để cung cấp các giải pháp phù
hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.
Luận án cũng dùng mô hình phân tích định lượng để cung cấp bằng chứng
cho tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Về mặt chính sách: Từ những phân tích có cơ sở, luận án cũng sẽ đề cập đến
9
những giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
- Về mặt học thuật: luận án sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quản
quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và những người quan tâm đến chủ để hoạt động của
Quỹ HTND.
Tóm lại, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về hiệu quả
hoạt động của Quỹ HTND trên quy mô toàn quốc, các đề án đổi mới Quỹ HTND chỉ
nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ cơ chế mà ít có các phân tích rõ ràng về hiệu quả tác
động kinh tế của Quỹ HTND. Vì vậy, nghiên cứu của luận án là những đóng góp mới
về nội dung lý luận và thực tiễn cho đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên luận án cũng chưa thể giải quyết toàn
bộ các vấn đề liên quan đến Quỹ HTND chi tiết cho từng khu vực và từng vùng.
Các vấn đề được giải quyết ở luận án chủ yếu là những vấn đề chung mang tính vĩ
mô cho hoạt động của Quỹ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
+ Về lý luận: luận án cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới lý luận về chính
sách hỗ trợ nông dân qua mô hình Quỹ HTND nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách và
đổi mới hoạt động của tổ chức này.
+ Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp các giải pháp
chính sách để áp dụng trong quá trình đổi mới hoạt động của Quỹ HTND Việt Nam
nhằm cải thiện hiệu quả của Quỹ và phát huy tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã
hội của Quỹ HTND Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung phân tích.
Chương 2: Lý luận về tín dụng hỗ trợ nông nghiệp và hiệu quả hoạt động
của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ
Hỗ trợ nông dân.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế
1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) tỷ trọng đóng
góp của khu vực nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế ngày một giảm dần. Mặc
dù vậy, khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có vai trò quan trọng đối với tăng
trưởng và phát triển. Vai trò quan trọng đó là do một bộ phận người nông dân
không thể tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, di chuyển sang các khu vực
công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Vai trò đó còn do yêu cầu đảm
bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh các bất ổn của khu vực và thế giới cùng
với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để
đảm bảo cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp, với năng lực yếu kém, cần còn
những sự đầu tư các nguồn lực sản xuất, trong đó có nguồn vốn quỹ.
Về vai trò của vốn tín dụng, nhiều nghiên cứu cho rằng vốn tín dụng đóng
vai trò to lớn đối với người nông dân sản xuất sản xuất nhỏ, có tác động đến thu
nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người dân (Aliou Diagne Manfred Zeller (1999).
Theo Boucher và cộng sự (2007), vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc
đầu tư vào tư liệu sản xuất, còn theo Diagne, A., Zeller, M., & Sharma M (2000) thì
vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng
công nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm
tăng hiệu quả và thu nhập của họ.
Monika Huppi và Gershon Feder (1989) đã nghiên cứu vai trò của tín dụng
nông thôn thông qua hình thức tín dụng hợp tác xã và chương trình cho vay theo
nhóm. Theo các tác giả, các mô hình tín dụng nông thôn nói trên có vai trò quan
trọng trong việc khắc phục những thất bại của hệ thống ngân hàng thương mại trong
việc cung cấp tín dụng cho các hộ nông dân ở các nền kinh tế đang phát triển.
Việc các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay nông thôn khác
không tiếp cận đến nhóm nông dân thu nhập thấp có ảnh hưởng đến mục tiêu xoá
đói, giảm nghèo ở các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù vậy, hoạt động của tín
dụng nông thôn và các chương trình cho vay theo nhóm có cả những kết quả tốt và
11
không tốt. Theo các tác giả, các hạn chế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
nông thôn nằm chủ yếu ở các hoạt động triển khai và các hoạt động hỗ trợ bổ sung
chứ không nằm ở hoạt động cho vay và cách tiếp cận đối tượng cho vay.
Các tác giả xác định các yếu tố mang lại sự thành công của chương trình
cho vay theo nhóm bao gồm (1) tính đồng nhất trong mỗi nhóm nông dân với kết
hợp tính trách nhiệm chung trong việc hoàn trả và trách nhiệm giám sát, quản lý; (2)
thiết lập trái phiếu cộng đồng như là một hình thức đặt cọc và chỉ được hoàn trả cho
nhóm sau khi đã hoàn trả đầy đủ khoản vay; (3) Từ chối cho các thành viên của
nhóm vay tiếp các khoản trong tương lai khi bất cứ thành viên nào bị phá sản,
không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của khoản vay hiện hữu.
Guinnane, T. (2001) đã nghiên cứu về vai trò của tín dụng hợp tác xã đối
với sự phát triển của nông nghiệp Đức trong thế kỷ 19. Mặc dù đây là thời kỳ phát
triển mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại ở Đức, nhưng tín dụng hợp tác xã
vẫn tồn tại và đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Điều này là do hoạt
động của tổ chức tín dụng hợp tác xã đã vốn hoá dựa trên các thông tin và đặc biệt
là đã thành công trong việc xử lý/xử phạt các trường hợp phá sản. Đây là hai yếu tố
quan trọng góp phần thành công trong việc cung cấp tín dụng cho những cá nhân
người nông dân bị bỏ qua bởi hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động xây dựng
hệ thống thông tin được ưu tiên đã góp phần giúp chương trình thiết kế được các
khoản cho vay phù hợp với nhu cầu của từng người/hộ nông dân.
Can thiệp của chính phủ vào các vấn đề như giải quyết khó khăn trong thực
thi, sửa chữa vấn đề thông tin không hoàn hảo, bảo vệ những người gửi tiền, xử lý
vấn đề sức mạnh thị trường... là cần thiết để phát triển thị trường tín dụng nông thôn
(Timothy Besley, 1994). Tác giả đã đề xuất những giải pháp để chính phủ các nền
kinh tế đang phát triển xử lý vấn đề nói trên như giải pháp về quyền tài sản, hay
cung cấp đang dạng hoá các mô hình tín dụng nông thôn... để đạt được mục tiêu
phát triển.
Timothy Besley và Stephen Coate (1995) đã nghiên cứu thực trạng hoạt
động tín dụng nông thôn ở Bangladesh. Dựa trên phương pháp lý thuyết trò chơi,
các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay theo
nhóm. Theo các tác giả, hoạt động tín dụng nông thôn dựa trên mô hình cho vay
theo nhóm có cả những kết quả tích cực và những kết quả tiêu cực. Tỷ lệ hoàn trả
tiền vay của các nhóm được các tác giả sử dụng như là yếu tố đánh giá hiệu quả
12
hoạt động. Trong trường hợp nhóm đi vay thành công, các thành viên, các tác giả đã
chỉ ra những vấn đề có liên quan. Trong một số tình huống, nhóm đi vay sẽ thanh
toán khoản vay, mặc dù tổng thể dự án của nhóm vay không đủ thu nhập so với
khoản vay ban đầu. Trong một số trường hợp khác, nhóm tuyên bố vỡ nợ mặc dù
một số cá nhân trong nhóm có đủ năng lực hoàn trả nếu đó là khoản vay cá nhân.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất phương án nhằm thiết lập những "tài sản đảm
bảo mang tính xã hội" để giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động tín
dụng nông thôn.
Cũng trong trường hợp của Bangladesh, các tác giả Manohar Sharma và
Manfred Zeller (1997) đã sử dụng mô hình kinh tế Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt
động của tổ chức tín dụng nông thôn. Trên cơ sở số liệu về tỷ lệ hoàn trả vốn vay
của 128 nhóm vay tín dụng thuộc ba chương trình tín dụng nông thôn của
Bangladesh, các tác giả đã kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng như quy
mô nhóm vay, quy mô khoản vay, sự kết hợp giữa doanh nghiệp với nhóm vay, các
đặc tính nhân chủng học, các ràng buộc xã hội... Theo các tác giả, khả năng hoàn trả
là tốt ngay cả ở các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối với hoạt
động của các tổ chức tín dụng nông thôn là việc thiết kế dịch vụ/chương trình cho
vay theo từng nhóm phù hợp. Bên cạnh đó, việc tự do trong thành lập nhóm đi vay
là khuyến nghị của tác giả để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhóm đi vay và
do đó là hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn.
1.1.2. Nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nh nước cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Các nước trên thế giới đều có quỹ tài chính ngoài ngân sách, chủ yếu trong
các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giao thông, lương hưu… Tuy nhiên, mức
độ phát triển, quy mô và cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách
khác nhau.
Các Quỹ Hỗ trợ của nhà nước, bao gồm các quỹ hỗ trợ nhà nước trong lĩnh
vực phát triển nông nghiệp và nông thôn đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới
phân tích, đánh giá từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay. Các nghiên cứu của
Jakson,R (2003); Kwon, W.J., và cộng sự (1996), Rosenbaum, S., và cộng sự
(1998), Silar, J., và Doucha, T. (1999), Serova, E., và Ianbykh, R. (1999), Brook,
A.C. (2000), Lux, M. (2001), Williams, E., (2011), đã phân tích, đánh giá vai trò
của các quỹ hỗ trợ của nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau như giúp người
13
dân tiếp cận được các dịch vụ công như giáo dục, y tế, hay khắc phục các hậu quả
của thiên tai. Lux, M. (2001) phân tích vai trò của quỹ hỗ trợ nhà nước đối với hoạt
động phát triển nhà ở xã hội của cộng hoà Czech. Silar, J., và Doucha, T. (1999),
nghiên cứu về chương trình hỗ trợ tín dụng thông qua quỹ hỗ trợ và bảo đảm sử
dụng ngân sách của chính phủ trong trường hợp cộng hoà Czech. Mục đích của
chương trình này hướng tới việc hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp của các nông
trại. Theo tác giả, kinh nghiệm không thành công của việc cung cấp các khoản tiền
hỗ trợ (1991) hay cho vay không lãi suất (1992-1993) đã dẫn tới sự ra đời của Quỹ
hỗ trợ và bảo đảm cho các hộ nông dân và các hộ làm lâm nghiệp. Quỹ hỗ trợ sử
dụng ngân sách nhà nước đã cung cấp tín dụng với quy mô khoảng 55 tỷ CZK (1,8
tỷ USD) và đã thanh toán 7,7 tỷ CZK lãi suất trong giai đoạn 1994-1998. Quỹ thực
sự có vai trò quan trọng đối với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội lúc đó. Tuy nhiên,
những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động cũng như nhiều nông dân không
có khả năng hoàn trả khoản vay đã dẫn tới vấn đề của hệ thống này. Chính vì vậy,
tác giả đã khuyến nghị chính phủ giảm mức độ hỗ trợ (ngân sách) cho quỹ như là
giải pháp cần thiết.
Serova, E., và Ianbykh, R. (1999) nghiên cứu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp của
các nền kinh tế chuyển đổi. Theo các tác giả, đối với các nền kinh tế có cơ cấu kinh
tế nông nghiệp chủ yếu, các khoản tín dụng đã không được sử dụng hiệu quả trong
giai đoạn đầu của quá trình cải cách. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích các
nguyên nhân và khuyến nghị giải pháp thay đổi cơ chế hoạt động để nâng cao hiệu
quả hỗ trợ của các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước.
1.1.3. Nghiên cứu về t i chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn
Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại NHTM đối với sự phát triển
của nông dân, nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế, do những quy định pháp
luật liên quan đến hoạt động của các NHTM này. Phần lớn các khoản vay của
NHTM đòi hỏi tài sản thế chấp, lãi suất cao, thủ tục rườm rà một điều mà nông dân
không phải khi nào cũng đáp ứng được. Trong bối cảnh đó, các Quỹ tài chính vi mô
(đôi khi còn được gọi là tín dụng vi mô) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
khu vực nông thôn, nông dân. Trong khi các NHTM hướng tới việc cung cấp dịch
vụ tài chính cho các khách hàng có tài sản đảm bảo, các tổ chức tín dụng vi mô
thường hướng tới nhóm khách hàng không có những tài sản đảm bảo và khó tiếp
cận vay từ hệ thống NHTM.
14
Theo Sinha (1998), Otero (1999), tài chính vi mô là hoạt động "cung cấp
các dịch vụ tài chính cho những người nghèo có thu nhập thấp hoặc những người
dân tự kinh doanh thuộc nhóm nghèo không cần tài sản thế chấp". Sinha còn nhấn
mạnh sự khác biệt của khái niệm tài chính vi mô với tín dụng vi mô. Trong khi nội
dung của "tín dụng vi mô" chỉ liên quan đến các khoản cho vay, "tài chính vi mô"
còn có cả những dịch vụ tài chính bổ sung bên cạnh các khoản vay, như tiết kiệm
hay bảo hiểm, và hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Theo quan niệm này thì Quỹ HTND
cũng có thể coi là một dạng Quỹ tài chính vi mô.
Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức tài chính vi mô, đã được đánh
giá qua một số nghiên cứu như Robinson (2001), Markowski (2002), Anne-Lucie
Lafourcade và cộng sự (2005)... Nhiều nghiên cứu đã thông qua việc đánh giá hoạt
động của các tổ chức tài chính vi mô, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn
chế của tổ chức tài chính vi mô và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.
Những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô trên
thế giới đã được chỉ ra bởi các nghiên cứu của Hulme và Mosley, (1996),
Rutherford, (1996), Morduch, (1998), Mosley và Hulme, (1998); Copestake,
Bhalotra, và Johnson, (2001), Zaman, (2001).
Trong giai đoạn 1950-1970, chính phủ hay các nhà tài trợ quốc tế thường
hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua
những khoản trợ cấp trong các chương trình tín dụng nông thôn. Sự phát triển của
các tổ chức tài chính vi mô mới bắt đầu phát triển từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Theo một số nghiên cứu, thập kỷ 90 của thế kỷ trước được đánh giá là giai đoạn
bùng nổ cả về số lượng và phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức tài chính vi mô đối
nhu cầu vốn cho phát triển của người nghèo, của người nông dân (Robinson, 2001).
Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tăng lên cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, của nông thôn và của nông dân. Bắt đầu với hoạt động chính
là cung cấp các gói tín dụng vi mô, các tổ chức TCVM đã bổ sung thêm các hoạt
động khác như thu hút tiền gửi, dưới dạng quỹ tiết kiệm và quỹ lương hưu khi xuất
hiện các nhu cầu gửi tiền từ những người nghèo, bao gồm cả những nông dân
(Anne-Lucie Lafourcade và cộng sự, 2005).
Theo Anne-Lucie Lafourcade và cộng sự (2005), tổ chức tín dụng vi mô
(TDVM) là "tổ chức cung cấp các dịch vụ cho vay, tiết kiệm, chuyển tiền, bảo hiểm
và các dịch vụ tài chính khác cho những người nghèo". Mặc dù số lượng các tổ
15
chức tín dụng vi mô đã phát triển nhưng phạm vi bao phủ còn hạn chế. Hơn 10 nghìn
tổ chức tín dụng vi mô trên thế giới mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của khoảng 30 triệu
người nghèo trong năm 2004, tương đương với 4% trên tổng số người nghèo, bao gồm
cả những người nông dân, có nhu cầu tiếp cận vốn phục vụ sản xuất.
Trong khi một số nghiên cứu đánh giá cao vai trò hoạt động mới được bổ
sung của các tổ chức tín dụng vi mô, một số nghiên cứu khác lại đặt câu hỏi về sự
cần thiết của việc mở rộng các hoạt động đối với các tổ chức tài chính vi mô. Theo
một số nghiên cứu, tổ chức TCVM được thành lập nhằm bổ sung cho hệ thống tài
chính vốn chỉ có các NHTM, trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển của khu
vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Khác với vai trò, chức năng chính của các
NHTM, vai trò, chức năng chính của các tổ chức tài chính vi mô là hướng tới việc
giải quyết nhiệm vụ xã hội.
Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô, theo Markowski (2002) bao gồm
(1) vai trò xã hội thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cho bộ phận
lớn những người có thu nhập thấp để giúp họ cải thiện phúc lợi và (2) vai trò thương
mại thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính đó theo cách thức đảm bảo
tính bền vững của tổ chức tài chính.
Liên quan đến vai trò của các tổ chức tài chính vi mô, một số nghiên cứu
như UNCDF (2004) cho thấy, thông qua các nội dung hoạt động, các tổ chức này đã
(i) giúp đỡ các hộ gia đình nghèo cùng cực thoả mãn được các nhu cầu cơ bản và
tránh được các rủi ro; (ii) cải thiện phúc lợi kinh tế của các hộ gia đình; (iii) nâng
cao vai trò của nữ giới bằng cách hỗ trợ họ trong việc tham gia các hoạt động kinh
tế, nhờ đó cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới.
Trong thập kỷ vừa qua, các nghiên cứu của Littlefield, Murduch và
Hashemi (2003), Simanowitz và Brody (2004) hay IMF (2005) tiếp tục xác nhận vai
trò quan trọng của các tổ chức tài chính vi mô đối với việc thực hiện, hoàn thành
một số mục tiêu thiên niên kỷ; bao gồm giảm nghèo cùng cực và đói, phổ cập giáo
dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò của nữ giới, giảm tỷ lệ tử vong của
trẻ sơ sinh... Thách thức đối với khu vực nông thôn trong việc giải quyết những vấn
đề đó thường lớn hơn so với thách thức của khu vực thành thị, mặc dù đôi khi có thể
xảy ra điều ngược lại.
Liên quan đến các mô hình huy động vốn cho các tổ chức tín dụng vi mô và
xác định các nhà tài trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô, đã có một số
16
nghiên cứu tổng kết. Nghiên cứu Grameen Bank (2000a), có đến 14 mô hình hoạt
động của các tổ chức tín dụng vi mô đã và đang tồn tại, đóng góp cho sự phát triển,
cải thiện phúc lợi của người nghèo, tín dụng cho nông dân. Trong số 14 mô hình
hoạt động đó, ba mô hình hoạt động được xem là có hiệu quả bao gồm: (a) Mô hình
Hiệp hội quay vòng tín dụng và tiết kiệm; (b) Mô hình Nhóm đoàn kết Grameen; (c)
Mô hình Ngân hàng làng xã.
Nghiên cứu của Simanowitz (2001) cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới
hiện tượng nhóm người nghèo nhất không thể tiếp cận được đến các dịch vụ tài
chính của các tổ chức tín dụng vi mô. Các nguyên nhân đó bao gồm (a) nhóm người
nghèo nhất tự loại mình ra khỏi cuộc chơi; (b) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi các
người khác trong nhóm nghèo; (c) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi các nhân viên của tổ
chức tín dụng vi mô; (d) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi cách các chương trình cung
cấp dịch vụ tài chính được xây dựng, thiết kế.
Tương tự như vậy, Markowski (2002) và Rogaly (1996) cũng đã từng chỉ ra
hoạt động thiết kế các dự án của các tổ chức tài chính vi mô như là một nguyên
nhân dẫn tới việc loại bỏ nhóm người nghèo nhất ra khỏi các hoạt động cung cấp tín
dụng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của tổ chức
tài chính vi mô sẽ không cao nếu quá chú trọng vào phạm vi phục vụ thay vì các nội
dung hoạt động cụ thể. Theo Simanowitz và Walter, (2002), các tổ chức tài chính vi
mô vì thế cần cải thiện chiều sâu các nội dung hoạt động. Các sản phẩm dịch vụ cần
được thiết kế dựa trên nhóm người nghèo nhất và phải đảm bảo rằng các dịch vụ đó sẽ
được đưa đến tất cả các nhóm nghèo theo cách đảm bảo chi phí hiệu quả.
1.1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì
vậy, chính sách tín dụng và hỗ trợ cho nông nghiệp luôn được Đảng và nhà nước
coi là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu. Vấn đề đặt ra là liệu chính sách
tín dụng và hỗ trợ mang tính tiếp cận tích cực từ nhà nước sẽ mang lại những hiệu quả
như thế nào trong việc phát triển nông nghiệp.
Tuy còn nhiều tranh cãi về phương pháp, phần lớn các nghiên cứu trên thế
giới về tín dụng nông nghiệp đều cho rằng một chính sách chủ động và hiệu quả từ
nhà nước sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Glover &
Kusterer (2016), trong một nghiên cứu so sánh giữa nhiều nước phát triển, cho rằng
17
một chính sách tín dụng hợp lý, phối hợp giữa nhà tài trợ quốc tế, nhà nước, doanh
nghiệp, và ngân hàng sẽ giúp ngành nông nghiệp phát triển theo hướng dựa vào thị
trường, hình thành ngành kinh doanh chuyên nghiệp cho nông dân.
Hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đã được nhiều nhà nghiên
cứu đánh giá, phân tích. Các nghiên cứu như Hulme và Mosley, (1996), Morduch,
(1998), Mosley và Hulme, (1998), Copestake, Bhalotra, và Johnson, (2001);Zaman,
(2001) cho thấy có cả những tác động tích cực và tiêu cực, trong đó hoạt động của
các tổ chức tài chính vi mô thường mang lại lợi ích cho nhóm nghèo nhưng lại
không mang đến lợi ích cho nhóm nghèo nhất. Bên cạnh đó, Rutherford, (1996)
chứng minh rằng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô mới chỉ dừng lại ở việc
cung cấp các khoản vay cho người nghèo nhưng chưa hướng đến việc nâng cao
năng lực cho người nghèo quản lý những đồng tiền của họ một cách tốt hơn.
Các khoản vay tài trợ bởi tổ chức tài chính vi mô có thực sự cải thiện thu
nhập của những người nông dân nghèo nói riêng và những người nghèo nói chung
cũng là vấn đề đáng quan tâm. Những nghiên cứu của Rahman(1998),
Mayoux(1999), Husain, Mukherjee, và Dutta(2010), cho thấy cần có sự kết hợp
giữa hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô với các hoạt động can thiệp
khác của chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của sự can thiệp, hướng tới
mục tiêu cải thiện phúc lợi người nghèo.
Đối với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và bảo toàn vốn của
các quỹ tài chính vi mô có các nghiên cứu của Basu và cộng sự (2004),
Ledgerwood, J. và cộng sự (2006), Ledgerwood, J. và cộng sự (2013).
Theo Basu và cộng sự (2004), quỹ tài chính vi mô phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở châu Phi đã phát triển nhiều hình thức nhằm huy
động vốn tài trợ cho hoạt động của quỹ.
Những phương thức đó được phân chia ở các cấp độ như cấp khách hàng
(client), cấp doanh nghiệp (institution), cấp vĩ mô (macro). Hoạt động huy động vốn
ở cấp độ khách hàng được đa dạng hoá, không chỉ có tiết kiệm cá nhân mà tiết kiệm
theo nhóm được tạo ra để khuyến khích các thành viên trong một nhóm cộng đồng
cùng tham gia và chính khoản tiền gửi dựa trên cơ sở hợp tác này lại trở thành sự
đảm bảo cho các khoản vay, khiến cho người đi vay có trách nhiệm hơn trong việc
hoàn trả. Ở cấp độ doanh nghiệp (institution), hoạt động huy động vốn được dựa
căn bản trên các nhóm tiết kiệm ở trên cũng như dựa trên việc tiếp cận các tổ chức
18
dựa trên cộng đồng (community-based organizations).
Ở cấp độ vĩ mô, việc huy động tiền gửi có thể dựa trên các tổ chức huy
động tiền gửi từ các người nghèo, nhóm người thường bị hệ thống tài chính chính
thống bỏ qua. Dựa trên tính kinh tế theo quy mô, hoạt động của các tổ chức này đủ
trở thành một nguồn vốn tin cậy cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.
Theo nhóm tác giả, các quốc gia châu Phi như Benin, Guinea, Tanzania hay
Ghana các tổ chức hợp tác xã và các hiệp hội đều sử dụng các hoạt động tiết kiệm cá
nhân và tiết kiệm nhóm cũng như các chương trình tín dụng. Mô hình "ngân hàng làng
xã", một biến thể của mô hình Grameen Bank đã được các nền kinh tế châu Phi vận
dụng và có hiệu quả tốt với phát triển nông nghiệp.
Tác giả Karmakar K.G. (2000) đã nhận thấy, sử dụng các nguồn vốn bất
hợp lý sẽ dẫn tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển của khu vực nông thôn
bị giảm, mặc dù kết quả này có thể không ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, Karmakar đã chứng
minh được rằng, các chương trình tín dụng không phù hợp sẽ khiến các hộ nông dân
rơi vào bẫy nghèo đói. Tác giả đã lập luận rằng việc chính thức hoá thị trường vốn
sẽ khiến cho người nông dân mất cơ hội tiếp cận vốn tín dụng. Trong bối cảnh đó,
tác giả lập luận rằng các hình thức tín dụng vi mô vẫn có vai trò quan trọng đối với
người nghèo, hướng tới mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Một trong những nguyên nhân quan trọng, theo Karmakar K.G. (2000) dẫn
tới sự kém hiệu quả của các chương trình tín dụng nông thôn truyền thống là cơ chế
thu hồi vốn thực hiện kém hiệu quả. Sự kém hiệu quả của cơ chế này, bắt nguồn từ
nhóm các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Theo tác giả, những người vỡ nợ có
thể được phân làm hai nhóm, (a) nhóm có nhận thức rõ ràng và (b) nhóm cần phải
được giải thích thêm về những động cơ và trách nhiệm khi phá sản; Trên cơ sở đó,
tác giả luận giải sự cần thiết phải có các chương trình hỗ trợ đi kèm với chương
trình tín dụng vi mô.
Ledgerwood, J. và cộng sự (2006) khi bàn về các hoạt động huy động vốn
cộng đồng cho các quỹ tài chính vi mô ở các nền kinh tế đang phát triển đã đề ra 10
nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất một khung chính sách
nhằm giúp các tổ chức tài chính vi mô xây dựng các quy tắc và cơ chế giám sát,
đảm bảo cho các quỹ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính một cách đầy đủ. Tương
tự như vậy, để đảm bảo các hoạt động của quỹ tài chính vi mô được vận hành và
19
đáp ứng yêu cầu, nhóm tác giả đã đề xuất một cấu trúc tổ chức với những cơ quan
cần phải có. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là việc xây dựng khung
chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động của quỹ tài chính vi mô nhằm đảm bảo
các quỹ đó vận hành tốt, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, bảo toàn vốn và phát triển
bền vững.
Theo Ledgerwood, J. (2013), trước hết đã nghiên cứu về nhu cầu vay vốn
và hệ sinh thái tài chính, trong đó làm rõ vai trò của chính phủ, của các nhà tài trợ
đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tài chính vi mô. Đối với hoạt động
huy động tiền gửi, để tạo động lực gửi tiền từ người nghèo, hoạt động của các tổ
chức tài chính vi mô cần hiểu được nhu cầu của người nghèo khi gửi tiền để có cách
xây dựng sản phẩm phù hợp. Nhu cầu đó đã được Rutherford (2009) phân tích và
làm rõ. Yếu tố lãi suất tiền gửi đôi khi không quan trọng bằng sự an toàn của khoản
tiền gửi, sự dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng dịch vụ tiền gửi.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã bàn tới việc đổi mới những hoạt động huy
động tiền gửi, phù hợp với chức năng của tổ chức tài chính vi mô, biến các khoản
tiết kiệm nhỏ thành các khoản vay có quy mô đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của người
nghèo, trong đó có người nông dân. Các tác giả cũng đã nghiên cứu các kênh cung
cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo, và dành trọng tâm cho lĩnh vực tài chính
nông nghiệp. Trên cơ sở đó, cũng bàn đến các hoạt động bảo hiểm và các kênh
thanh toán, nhận tiền, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại.
Nghiên cứu của Ledgerwood, J. và cộng sự (2013), cũng đề xuất cơ chế
quản lý đảm bảo sự bền vững của tổ chức. Phương thức hoạt động của quỹ và quản
lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu đã dành một chương để bàn
về hoạt động huy động vốn (chương 16). Các tác giả đã mô hình hoá các nguồn tài
trợ, quy mô tài trợ và các kênh dẫn vốn cho các tổ chức tài chính vi mô. Các đặc
trưng của các nhà cung cấp vốn cho các tổ chức tài chính vi mô. Đồng thời, nghiên
cứu này cũng chỉ ra các mô hình tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô, trên
cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các tổ chức thuộc các nền kinh tế Đức,
Luxembourg, Pháp...; Các công cụ để thực hiện cung cấp nguồn vốn... Kết quả
nghiên cứu có thể là những gợi ý cho việc phát triển các hoạt động, thiết kế các hoạt
động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam có tính đến bối cảnh phát triển mới.
20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn
Về quá trình hình thành và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng vi
mô ở Việt Nam, Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013) đã chỉ ra sự phát triển mất
cân đối của hệ thống tín dụng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác
động của Nghị định 141 năm 2006, có sự chuyển đổi ồ ạt của các loại hình ngân
hàng thương mại cổ phần nông thôn sang loại hình ngân hàng đô thị (trang 12).Trên
cơ sở xem xét tiến trình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam,
các tác giả đi đến kết luận hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam bị phân bố
một cách mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa thị dân và nông dân, giữa
các ngành công nghiệp và dịch vụ với ngành nông nghiệp, giữa nền kinh tế thực và
nền kinh tế ảo. Đây là một trong những cơ sở khoa học cho thấy khu vực nông
nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đã và đang đối mặt với thách thức huy
động vốn cho phát triển và nền kinh tế thiếu các tổ chức tín dụng vi mô, đảm bảo
việc cung cấp dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển của nông nghiệp, nông
thôn và nông dân Việt Nam.
Liên quan đến địa bàn hoạt động của tổ chức tín dụng vi mô ở Việt Nam,
nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016) cũng phát hiện thấy một trong những nguyên
nhân dẫn tới sự phổ biến của "tín dụng đen" là do (i) sự linh hoạt về hoạt động của loại
hình "tín dụng đen" so với hoạt động của tổ chức tín dụng vi mô; (ii) Chưa có phân
định phạm vi bao phủ giữa ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), quỹ tín dụng nhân
dân (nay đã nâng cấp thành ngân hàng), và các tổ chức tín dụng khác; (iii) Hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô chưa cao;...
Nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016) cũng chỉ rõ các hình thức tổ chức tài
chính đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển
của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Đó là (i) quỹ tín dụng;
(ii) ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng NN&PTNT (iii) các tổ chức tài chính
vi mô khác. Tác giả cũng đã làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức này nhìn từ đối
tượng thụ hưởng dịch vụ, hình thức cung cấp dịch vụ tín dụng, điều kiện tiếp nhận
tín dụng, quy mô khoản vay cũng như nguồn tài trợ. Về cơ bản hình thức quỹ tín
dụng của Việt Nam giống với các mô hình trên thế giới, ngoại trừ trường hợp ngân
hàng Chính sách xã hội.
21
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân ở Việt nam cũng là
nội dung được nhiều tác giả quan tâm. Duong Pham và Inzumida (2002) khi phân
tích về tín dụng ngân hàng đối với các nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác
giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết
luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng
diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn
mức tín dụng khác là: Tỷ lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác.
Theo tác giả Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011), nghiên cứu
về “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành
Hà Nội” qua phương pháp thống kê mô tả và phương pháp đánh giá nông thôn có
người tham gia (PRA) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng được phân tích từ hai phía
người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng. Về phía người đi vay là biến điều
kiện kinh tế của hộ, trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức tín
dụng, các yếu tố được phân tích bao gồm: thủ tục cho vay, lãi suất, lượng vốn cho
vay, trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ tín dụng.
Về vai trò của các tổ chức tín dụng phục vụ sự phát triển của nông nghiệp,
nông dân và nông thôn Việt Nam, có các nghiên cứu của Hà Thị Thuý Mai (2014),
Hà Thị Thoa (2014), Tạ Việt Anh (2010), Lâm Thị Thanh Lan (2012), Nguyễn
Quang Huân, (2013), Ngô Đức Duy, (2016). Các tác giả đã đánh giá khả năng tiếp
cận đối với từng mô hình tín dụng nông thôn của hộ nông dân, ảnh hưởng của tín
dụng nông thôn đối với thu nhập của các hộ nông dân. Một số nghiên cứu đã đánh
giá mối quan hệ giữa tiếp cận tín dụng với phát triển kinh tế hộ và nông nghiệp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả Nguyễn Quang Huân (2013) đã đưa ra các
nhóm giải pháp đối với các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, bao gồm nhóm giải
pháp dành cho các nhà cung cấp tín dụng, nhóm giải pháp vĩ mô giúp các nhà cung
cấp tín dụng huy động và tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông
thôn hay nhóm giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân vay vốn nâng cao hiệu quả sự
dụng vốn vay. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên phạm vi địa bàn một số tỉnh
của Việt Nam như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
Liên quan đến hoạt động huy động nguồn vốn cho quỹ tài chính, như quỹ
tín dụng nhân dân, trong bối cảnh mới, Võ Hoàng Nhi (2016) đã chỉ ra những thách
thức đổi mới hoạt động của bộ máy quỹ tín dụng nhân dân, đáp ứng các yêu cầu
22
quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo toàn và phát triển
vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những thay đổi
trong khung chính sách pháp luật của Việt Nam và những thách thức đổi mới tổ chức,
đổi mới hoạt động như hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động cho vay, hoạt động
giám sát của quỹ tín dụng nhân dân, một loại hình tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam.
1.2.2. Nghiên cứu về Quỹ tài chính của Nh nước
Quỹ HTND là một trong loại Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở
Việt nam. Vì vậy cũng cần xem xét thêm các nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về quỹ tài chính nhà nước (TCNN) không nhiều.
Tác giả Nguyễn Bá Minh (2013) đã nêu rõ sự cần thiết cũng như vai trò của
các quỹ TCNN đối với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tác giả cho rằng với
sự phát triển của các quỹ TCNN đã góp phần phát triển mở rộng, đa dạng các hoạt
động tài chính của Nhà nước, thông qua các hoạt động của các quỹ, thị trường tài
chính, thị trường tiền tệ phát triển, tạo dựng được nguồn vốn nhàn rỗi và tăng khả
năng đối phó với các rủi ro.
Một số công trình nghiên cứu về quản lý quỹ TCNN khác như: của Đặng
Văn Thanh (2013): "Tăng cường quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt
Nam"; của Hà Thị Hương Lan (2013): "Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:
Một số vấn đề đặt ra"; Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm (2013) về: "Quản lý và
giám sát các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam"…đã đánh giá thực
trạng quản lý các quỹ TCNN trên các khía cạnh: quản lý nguồn thu, nguồn chi, về
kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ…
Các nghiên cứu trên cho rằng các quỹ tài chính nhà nước cũng còn một số
mặt hạn chế, cần phải khắc phục, như: (i) Việc huy động của một số quỹ tài chính
nhà nước còn hạn chế, chủ yếu vẫn là từ NSNN, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn
lực NSNN; (ii) Một số quỹ tài chính nhà nước chưa có phân định rõ ràng, trùng lặp
nguồn thu, nhiệm vụ chi với NSNN; (iii) Theo quy định các quỹ tài chính nhà nước
thực hiện cơ chế "tự kiểm soát" chi tiêu. Vì vậy, trong trường hợp bộ máy quản lý
điều hành quỹ yếu kém, quản lý không chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến khả năng vi phạm chế
độ chi tiêu, sử dụng kinh phí sai mục đích, thất thoát, lãng phí... Hơn nữa, việc giám
sát của các cơ quan quyền lực (Quốc hội, hội đồng nhân dân) và cơ quan kiểm toán
còn hạn chế.
23
Các bài viết trên cũng cho thấy hiện vẫn chưa có khung pháp luật đầy đủ
quy định chế tài xử lý thống nhất đối với hoạt động của các quỹ này, chưa có văn
bản pháp lý thống nhất có tính quy định chung để điều chỉnh về nguyên tắc thành lập
và sử dụng quỹ, hoạt động của các quỹ. Do bản chất hoạt động của các quỹ không nằm
trong hệ thống NSNN nên không bị điều chỉnh trực tiếp bởi Luật NSNN, mà được
quản lý theo các quy định riêng; các quỹ này cũng không phải là các tổ chức cung cấp
các khoản tài chính thương mại như các ngân hàng, nên cũng không chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của Luật Các tổ chức tín dụng. Điều này vừa gây ra khó khăn cho hoạt động
quản lý nhà nước đối với các quỹ, làm hạn chế tính đầy đủ, chính xác của việc phân
tích đánh giá chi tiêu công, hạn chế tính minh bạch của ngân sách.
1.2.3. Nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn
Có hai quỹ hỗ trợ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là Quỹ Hỗ trợ
nông dân Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Các quỹ này đều được tổ
chức ở cấp trung ương và địa phương; nguyên tắc hoạt động như tổ chức tài chính
vi mô. Các nghiên cứu về hoạt động của 2 quỹ này không nhiều, có thể điểm một số
những công trình sau:
Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), trong nghiên cứu về "Hoàn thiện quản lý
Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh" đã phân tích mô hình, nguyên tắc hoạt động
cũng như nội dung quản lý của Quỹ HTND. Nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng
quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh trên các phương diện: quản lý huy động
nguồn lực, quản lý cho vay và quản lý thu nợ. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý Quỹ như: Hoàn thiện quy định, cơ chế, chính sách
huy động vốn; hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động quản lý, mô hình tổ chức
quản lý Quỹ; tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động của Quỹ; đào tạo tập
huấn cán bộ Quỹ; linh hoạt các hoạt động phối hợp với các cơ quan khác. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiệp vụ quản lý Quỹ ở địa phương mà
chưa phân tích về hiệu quả Quỹ HTND trên phạm vi quốc gia.
Trong bối cảnh thiếu các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho nông dân,
trong bối cảnh các NHTM Việt Nam xa rời khu vực nông thôn, nông nghiệp và
nông dân, yêu cầu phát triển những tổ chức tín dụng vi mô trở nên cấp thiết hơn.
Các nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016), Phương Nghi (2016), Nguyễn Thị Thu
Hằng (2014), Bùi Mai Hoa (2010) đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của
24
Quỹ Hỗ trợ nông dân ở các địa phương như Trà Vinh, Quảng Ninh, Thái Nguyên,
Ninh Bình. Các nghiên cứu này đã phân tích sâu một số nội dung hoạt động cụ thể
của Quỹ Hỗ trợ nông dân và vai trò của các hoạt động đó đối với mục tiêu giảm
nghèo cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
Bài phân tích thực trạng phát triển của Quỹ HTND tỉnh Trà Vinh của
Phương Nghi (2016) cho thấy các hoạt động của Quỹ có tác động tích cực. Bên
cạnh việc giải ngân vốn vay cho các hộ nông dân, Quỹ HTND còn có cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (lớp đào tạo nghề, lớp đào tạo về kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm...). Kết quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, trường hợp tỉnh Trà Vinh
cho thấy, không chỉ có tác động tích cực đến chiều cạnh giảm nghèo mà còn tác
động tích cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu của Bùi Mai Hoa (2010) cũng cho thấy các hoạt động nhằm tạo
nguồn vốn cho việc thực hiện các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Theo tác giả,
nguồn vốn chính vẫn dựa vào ngân sách của Hội Nông dân và ngân sách của Tỉnh có
tính chất hỗ trợ. Trên địa bàn nghiên cứu, các hoạt động của Quỹ còn hướng tới việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm cải thiện phúc lợi của người nông dân.
1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hỗ trợ tín dụng cho nông dân và
nông nghiệp
Nguyễn Việt Cường (2008), sử dụng mô hình định lượng và số liệu điều tra
hộ gia đình Việt nam đánh giá tác động để xem xét hiệu quả của chính sách tín dụng
vi mô cho hộ nông dân nghèo. Nghiên cứu cho thấy chương trình này tác động tính
cực đến thu nhập nói chung của nông dân, dù tác động mong muốn ban đầu là
hướng đến hộ nghèo chưa được thành công như kỳ vọng. Barry & Robison (2001),
trong một khảo cứu về chính sách tín dụng của cả các nước phát triển và đang phát
triển, cho rằng ngành nông nghiệp dù ở mức độ phát triển cao hay thấp cũng đều
cần sự tham gia chủ động của nhà nước.
Các nghiên cứu về hiệu quả chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, phát triển
nông nghiệp của Việt Nam cho thấy các chính sách được ban hành góp phần nâng
cao năng suất, sản lượng trong nông nghiệp, góp phần xóa đối giảm nghèo. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hoạt động của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn hay Ngân hàng CSXH (luận án của Nguyễn Thị Kim
Nhung (2002), Nguyễn Trí Tâm (2004)).
25
Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần tích cực
trong việc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn
mới (Trần Lan Phương, 2016). Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo của cả nước từ 17% (năm 2001), xuống còn 4,5%, vào cuối năm 2015
(Nguyễn Thành Nam, 2016).
Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2014) đã đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố tác động đến năng lực tiếp cận tín dụng của nông dân, trường hợp
thành phố Hà Nội. Theo các tác giả, các yếu tố nhân chủng học, quy chế, thủ tục
cho vay tín dụng là những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng. Bên cạnh
đó, các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập của hộ, tài sản thế chấp
hay mục đích vay vốn cũng có khả năng ảnh hưởng. Dựa trên kết quả mô hình kinh
tế lượng, các tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp đổi mới hoạt động của tổ chức
tín dụng để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân.
Tác giả Phan Thị Nữ (2012), trên cơ sở các số liệu điều tra mức sống hộ gia
đình, đã vận dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ tác động của tín
dụng đối với kết quả giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Tác giả đã phát hiện thấy
tác động tích cực của tín dụng đối với sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình nghèo
thông qua kênh dẫn chi tiêu cho đời sống. Tuy nhiên, kênh cải thiện thu nhập của hộ
nghèo không có tác động tích cực. Trong khi đó, cải thiện về giáo dục và đa dạng
hoá việc làm lại mang đến sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình. Đây là những cơ sở
khoa học, gợi ý cho việc thay đổi nội dung hoạt động tín dụng nông thôn để thực sự
cải thiện phúc lợi của các hộ nông dân.
Trước đó, tác giả Trương Đồng Lộc (2009) cũng đã nghiên cứu vai trò, tác
động của tín dụng nông thôn đến kết quả xoá đói, giảm nghèo đối với các hộ nông
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã luận giải mối quan hệ chặt trẽ giữa
tín dụng nông thôn với hoạt động xoá đói giảm nghèo để thấy được vai trò của vốn
đối với sự phát triển của các hộ nông dân. Các kênh tác động của vốn đến cải thiện
phúc lợi của các hộ nông dân được nghiên cứu bao năng suất lao động, thu nhập của
hộ gia đình, mức tiết kiệm của các hộ gia đình. Vai trò của vốn tín dụng như là
nguồn lực bổ sung để các hộ gia đình có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của "thiếu
vốn - không có khả năng đầu tư - thu nhập thấp - tiết kiệm thấp - thiếu vốn".
Theo tác giả, hạn chế trong việc tiếp cận vốn chính thức đối với hộ gia đình
26
là nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến cơ hộ thoát nghèo. Trong khi đó, các kênh
hỗ trợ phi chính thức ít có khả năng giúp các hộ nông dân thoát nghèo. Trên cơ sở
phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã đi đến những phát hiện như (a) Tiếp cận
tính dụng chính thức là yếu tố giúp hộ nông dân tăng sản xuất, cải thiện thu nhập;
(b) Các NHTM cần giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin để tăng cơ hội tiếp cận
vốn tín dụng của các hộ nông dân; (c) Cần có sự kết hợp giữa vốn tín dụng của các
NHTM với tiết kiệm của các hộ dân địa phương để nâng cao hiệu quả chính sách;
(d) Gắn kết hoạt động tín dụng với các chương trình phát triển nông thôn là cần
thiết; (e) Mô hình cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung có nhiều mặt tích cực.
(f) đa dạng hoá các loại hình tín dụng nông thôn. Như vậy, tác giả cũng đã có những
sự kế thừa mô hình tín dụng vi mô trong việc tìm kiếm cơ hội chính thức hoá các
mô hình tín dụng vì sự cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn.
Một số luận án nghiên cứu về sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn như
luận án của Trần Lan Phương (2016), Bùi Thanh Nguyên (2017), của Trần Thị Bích
Hồng (2018) cũng đã đề cập đến vai trò của tín dụng chính sách với phát triển nông
nghiệp và chỉ ra hiệu quả của hỗ trợ tín dụng với xóa đói giảm nghèo và với phát
triển nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ phân tích về hiệu quả tín
dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội (nghiên cứu của Trần Lan
Phương (2016)) hoặc tác động của tín dụng chính sách nông nghiệp nói chung với
một địa phương (Bùi Thanh Nguyên (2017) và Trần Thị Bích Hồng (2018)). Chưa
có luận án nào nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng của mô hình Quỹ HTND.
1.3. Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước đã chỉ ra vai trò của tín dụng nông
nghiệp, nông thôn, của các tổ chức tài chính vi mô và các quỹ hỗ trợ của nhà nước
trong thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thông qua các
hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính và các dịch vụ bổ sung. Các nghiên cứu nước
ngoài đã giới thiệu các mô hình tổ chức hoạt động phổ biến cũng như các nội dung
hoạt động cốt lõi của các tổ chức tài chính vi mô tương ứng với từng mô hình.
Mỗi hình thức tổ chức tài chính vi mô sẽ có phương thức quản trị hoạt động
khác nhau, nguồn tài trợ vốn khác nhau, mức độ và phạm vi cung cấp dịch vụ khác
nhau. Bên cạnh hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng, các tổ chức này sẽ có các dịch vụ
khác, đi kèm, phụ thuộc vào trình độ phát triển. Với mỗi tổ chức tài chính vi mô, những
27
ưu điểm và hạn chế của hoạt động, rủi ro của dịch vụ cũng như thách thức đảm bảo các
mục tiêu duy trì tính bền vững, duy trì vai trò của tổ chức đã được làm rõ.
Để bảo toàn vốn cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của quỹ tài chính vi
mô, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự thiết kế hoạt động cho vay riêng biệt theo hình
thức huy động vốn. Trong đó, giữa hoạt động cho vay và hoạt động giám sát sử
dụng vốn vay đã được nhiều tổ chức tài chính vận dụng linh hoạt. Với sự hạn chế về
tổ chức, nhân lực của quỹ, trong nhiều trường hợp, hoạt động giám sát được chuyển
giao cho bản thân nhóm vay, hay cho các tổ chức dựa trên cộng đồng....
Các nghiên cứu nước ngoài cũng đã chỉ rõ các yêu cầu đối với hoạt động
của tổ chức tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các tổ
chức tài chính vi mô đứng trên quan điểm xã hội và kinh tế.
Các nghiên cứu này đã gợi ý để hình thành các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô cũng như gợi ý về kinh nghiệm
quản lý nhà nước đối với các hoạt động này nhằm đạt mục tiêu xã hội và kinh tế,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn và nông dân mỗi quốc gia.
Trong đó, đáng chú ý là mô hình của các tổ chức tín dụng vi mô cần phù hợp với
đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia và từng vùng.
Đối với Quỹ Hỗ trợ nhà nước, các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu tập trung
vào các lĩnh vực an sinh xã hội, giao thông…Cơ chế quản lý của các quỹ này rất đa
dạng, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng quỹ cũng như chính sách tài
khóa của từng quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Các nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng các Quỹ hỗ trợ của nhà nước cần được quản lý tốt và giám sát chặt chẽ để
tránh việc hỗ trợ sai mục đích và kém hiệu quả.
Một số nghiên cứu trong nước về các Quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN
(gồm cả các Quỹ Hỗ trợ) đã phân tích vai trò quan trọng của các quỹ này đối với
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của ngành, địa phương trong quá
trình phát triển. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và yêu cầu
nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ TCNN ngoài NSNN. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chỉ mới ở dạng các bài báo nhỏ và phân tích một số vấn đề chung
của Quỹ TCNN mà không đi vào phân tích các Quỹ cụ thể.
Một số nghiên cứu về Quỹ HTND tuy có đề cập đến những hoạt động của
Quỹ HTND, song chủ yếu ở một địa phương cụ thể, chưa đánh giá một cách tổng
thể các hoạt động của Quỹ trên toàn quốc. Hơn nữa, các nghiên cứu đó chủ yếu
phân tích định tính về tác động của Quỹ HTND với giảm nghèo ở địa phương. Một
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đình
Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia ĐìnhLuận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đình
Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia ĐìnhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng nai
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng naiPhân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng nai
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng naiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đình
Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia ĐìnhLuận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đình
Luận Văn Các Yếu Tố Cơ Bản Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đình
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng nai
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng naiPhân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng nai
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cp nông súc sản đồng nai
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 

Similar to Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...luanvantrust
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...NOT
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY (20)

Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAYĐề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTLuận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
 
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đLuận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI LẠI XUÂN MÔN HiÖu qu¶ ho¹t ®éng Quü Hç trî n«ng d©n ViÖt Nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI LẠI XUÂN MÔN HiÖu qu¶ ho¹t ®éng Quü Hç trî n«ng d©n ViÖt Nam Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. TS. Vũ Đình Ánh HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Xuân Môn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH.............10 1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế .........................................................................10 1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn..........................................................................................................10 1.1.2. Nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn .............................................................................................12 1.1.3. Nghiên cứu về tài chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn...............13 1.1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp............16 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...................................................................20 1.2.1. Nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn .............................20 1.2.2. Nghiên cứu về Quỹ tài chính của Nhà nước ..........................................22 1.2.3. Nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn .........................23 1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hỗ trợ tín dụng cho nông dân và nông nghiệp .................................................................................................24 1.3. Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu...............................................................26 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................26 1.3.2. Trọng tâm nghiên cứu của luận án .........................................................28 1.4. Khung phân tích...............................................................................................29 Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN..........................31 2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân....................................31 2.1.1. Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp............................................31 2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới ...........32 2.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân .........................................................34 2.2. Tổng quan về tín dụng chính sách và quỹ hỗ trợ nông dân.........................36 2.2.1. Quan niệm về tín dụng chính sách .........................................................36 2.2.2. Đặc điểm tín dụng chính sách nông nghiệp ...........................................36
  • 5. 2.2.3. Vai trò của tín dụng chính sách với nông nghiệp, nông dân..................37 2.2.4. Các hình thức hỗ trợ với nông nghiệp, nông thôn..................................39 2.2.5. Khái niệm và đặc điểm Quỹ hỗ trợ của nhà nước..................................40 2.3. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân .................43 2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động..........................................................43 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.....50 2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.......53 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách.............58 2.4.1. Hệ thống tín dụng nông nghiệp ở Mỹ ....................................................59 2.4.2. Mô hình tín dụng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản .............................60 2.4.3. Kinh nghiệm kết hợp tín dụng chính sách nông nghiệp và tín dụng địa phương........................................................................................................61 2.4.4. Bài học cho Việt Nam ............................................................................63 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ..................................................................................65 3.1. Quá trình phát triển và mô hình hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân........65 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ..65 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ...................................69 3.1.3. Hệ thống chính sách, quy định pháp lý về hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân ...........................................................................................................77 3.1.4. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ nông dân ........................78 3.1.5. So sánh hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn........................................81 3.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ....84 3.2.1. Thực trạng về các hoạt động hỗ trợ của Quỹ với nông dân ...................84 3.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ..........93 3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ...............................96 3.3.1. Tác động tích cực của Quỹ Hỗ trợ nông dân đến nông nghiệp nông thôn...96 3.3.2. Những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.....109
  • 6. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân ........................................................................................................112 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN.............................................117 4.1. Bối cảnh phát triển nông nghiệp nông thôn ................................................117 4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và ngành nông nghiệp Việt Nam....................117 4.1.2. Cơ hội ...................................................................................................118 4.1.3. Thách thức và rủi ro .............................................................................120 4.1.4. Xu hướng cải cách trong nông nghiệp Việt nam..................................126 4.2. Định hƣớng phát triển hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ......................127 4.2.1. Định hướng và quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng...127 4.2.2. Quan điểm phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân.........................................130 4.2.3. Định hướng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.....................131 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân............132 4.3.1. Tầm quan trọng của các nhóm giải pháp..............................................132 4.3.2. Giải pháp về huy động nguồn lực, tăng quy mô vốn cho Quỹ.............134 4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các khoản vốn vay .................................135 4.3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực hoạt động Quỹ...................................138 4.3.5. Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân...141 4.3.6. Các giải pháp khác ...............................................................................144 4.4. Một số kiến nghị .............................................................................................145 KẾT LUẬN............................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................152
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HND : Hội nông dân HTND : Hỗ trợ nông dân HGĐ : Hộ gia đình IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế NN-NT : Nông nghiệp, nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước TCNN : Tài chính nhà nước WB : Ngân hàng thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và huyện.............................72 Bảng 3.2: Số lượng nhân sự của toàn bộ các Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2012-2017 .......................................................................................................73 Bảng 3.3: So sánh mục đích hoạt động giữa Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank.........................................................................................................82 Bảng 3.4: So sánh về tổ chức, bộ máy và nhân sự Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank.........................................................................................................82 Bảng 3.5: So sánh về nguồn vốn của Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank.............83 Bảng 3.6: So sánh về cho vay và sử dụng vốn giữa Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank.........................................................................................................84 Bảng 3.7: So sánh nguồn vốn huy động của Quỹ, 2016-2018..................................92 Bảng 3.8: Mức độ quan trọng các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động Quỹ.......95 Bảng 3.9: Tác động của Quỹ tới số trang trại của tỉnh, 2012-2016........................103 Bảng 3.10. Một số chỉ số phát triển kinh tế - xã hội 2012-2017.............................106 Bảng 3.11: Những khó khăn chủ yếu của Quỹ hỗ trợ.............................................112 Bảng 4.1. Mức độ quan trọng của các giải pháp đổi mới hoạt động của Quỹ hỗ trợ Nông dân............................................................................................133
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 1.1: Khung phân tích của luận án....................................................................30 Hình 3.1: Mô hình tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân ..............................................69 Hình 3.2: Mô hình bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương .........70 Hình 3.3: Bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện........71 Hình 3.4: Thay đổi cơ cấu nhân sự Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, 2012-2017.......73 Hình 3.5: Số lớp và số lượt người tham dự tập huấn của Quỹ, 2012-2017 ..............74 Hình 3.6: Doanh số cho vay (triệu đồng) và tốc độ tăng hàng năm (trục phải) của Quỹ, 2012-2017.......................................................................................85 Hình 3.7: Số hộ tiếp cận vốn và quy mô cho vay trung bình, 2012-2017 ................86 Hình 3.8: Quy mô doanh số cho vay theo vùng kinh tế, 2012-2017 ........................87 Hình 3.9: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, 2012-2017...........................................88 Hình 3.10: Số lớp và số lượt người tham dự lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, 2012-2017.......................................................................................................90 Hình 3.11: Số lượt người tập huấn khoa học kỹ thuật theo vùng kinh tế, 2012-2017 ....91 Hình 3.12: Mẫu phỏng vấn theo vùng kinh tế...........................................................94 Hình 3.13: Ảnh hưởng của các khoản vay tới hoạt động sản xuất, kinh doanh .......97 Hình 3.14: Quy trình thủ tục cho vay đơn giản hơn các ngân hàng trong cùng khu vực nông nghiệp......................................................................................97 Hình 3.15: Lãi suất cho vay trung bình thấp hơn các ngân hàng trong khu vực nông nghiệp....................................................................................................98 Hình 3.16: Thời hạn cho vay của Quỹ nên như thế nào là phù hợp?........................98 Hộp 3.1. Mô hình sản xuất do vay vốn từ Quỹ HTND Tuyên quang.....................100 Hộp 3.2. Mô hình sản xuất từ vốn hỗ trợ của Quỹ HTND ở Bình phước ..............102 Hình 3.17: Quy mô trung bình của mỗi khoản vay của Quỹ cao hơn các ngân hàng cùng trong lĩnh vực nông nghiệp.........................................................109 Hình 3.18: Quy mô vốn cho vay từ Quỹ HTND so với nhu cầu ............................110 Hình 3.19: Đánh giá năng lực cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân ..................................113
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thời sự của đề tài luận án Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) ngày 02/3/1996. Mục đích của Quỹ là hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu. Quỹ HTND là loại quỹ đặc thù có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, khác với các tổ chức tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh tiền tệ, không tạo nguồn bằng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân và tổ chức (chỉ nhận nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ chức không nhằm mục đích lợi nhuận), không thu lãi nhưng có thu phí để bảo đảm bù đắp các chi phí hoạt động của quỹ. Đến nay, qua hơn 20 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ nông dân đã được thành lập ở 3 cấp (Trương ương, tỉnh, huyện), có 100% cấp tỉnh và cấp huyện đã thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân. Quỹ HTND ngoài mục tiêu cung cấp tín dụng cho nông dân theo các dự án phát triển nông nghiệp của Hội nông dân còn là phương tiện, điều kiện, công cụ hoạt động của Hội Nông dân, góp phần để xây dựng Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh. Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động đạt kết quả, đã góp phần đưa kinh tế nông nghiệp nước ta hỗ trợ cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới mạnh mẽ. Giai đoạn vừa qua Quỹ hỗ trợ nông dân không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn có hiệu quả lớn về xã hội: (1) góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu; (2) giữ người nông dân ở lại phát triển nông thôn; (3) góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội; (4) góp phần hạn chế tín dụng đen ở nông thôn… Về chính trị, hoạt động của Quỹ góp phần thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: (1) thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; (2) là cầu nối giữa Đảng với nông dân, chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nông dân, nông dân và ý kiến của nông dân với Đảng; (3) xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh; (4) góp phần tăng cường vai trò của Hội nông dân các cấp.
  • 11. 2 Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự ra đời của Quỹ HTND chính là một trong những chính sách đó. Sự thành công của Quỹ HTND như đã phân tích ở trên cho thấy hướng đi đúng đắn của chính sách này. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, Quỹ HTND vẫn còn nhiều hạn chế như: nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về hình thức huy động vốn, số hộ nông dân cũng như tổ hợp tác liên kết sản xuất tiếp cận vốn chưa nhiều, tỷ lệ vốn/hộ nông dân thấp; một số cơ chế, chính sách với hoạt động của Quỹ HTND còn bất cập… Hơn thế nữa, hạn chế về năng lực của nguồn nhân lực và những rào cản về thể chế ảnh hưởng lớn đến sự hợp tác hoạt động của Quỹ với các định chế tài chính khác vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hoạt động của Quỹ còn đứng trước những thách thức khi nước ta đang bước vào thời kỳ mới, bối cảnh mới với nhiều thay đổi như: hội nhập quốc tế sâu rộng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ; biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp có ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp.v.v.. Vì vậy, cần có đánh giá lại hoạt động của Quỹ HTND để có giải pháp phù hợp trước các yêu cầu mới, trình độ phát triển mới của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy vai trò của Quỹ đồng hành cùng sự phát triển sản xuất, kinh doanh của người nông dân. Phân tích hiệu quả hoạt động của quỹ, nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả hoạt động và tìm giải pháp nhằm cải thiện năng lực huy động các nguồn lực đảm bảo cho sự hoạt động mở rộng của Quỹ, bảo đảm sử dụng và quản lý nguồn vốn có hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu là một đòi hỏi cấp bách. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, trọng tâm là đổi mới hoạt động huy động các nguồn lực nhằm không chỉ làm cho bản thân Quỹ phát triển một cách bền vững trong quá trình đồng hành với người nông dân, mà còn nâng cao vị thế, vai trò của Quỹ đối với nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam là việc làm cần thiết. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ càng cần thiết hơn
  • 12. 3 khi xem xét trong bối cảnh hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào từ ngân sách Nhà nước, việc huy động vốn của toàn xã hội còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản chưa tham gia đầu tư xây dựng nguồn vốn hỗ trợ nông dân. Đại đa số hộ nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, nên một bộ phận nông dân đã phải đi vay tín dụng đen lãi suất cao, gặp nhiều rủi ro. Mặt khác,khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn chưa thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng để có thể tài trợ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH. Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND cũng như hoạt động của các Quỹ tài chính nhà nước còn là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước khó khăn hiện nay, nhiệm vụ chi cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tăng hàng năm, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước vẫn duy trì ở mức cao ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề tài luận án: "Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam" được thực hiện trong bối cảnh đó, với mong muốn có những luận cứ khoa học và thực tiễn hỗ trợ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách pháp luật vì sự phát triển của Quỹ cũng như vì mục tiêu hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và cải thiện phúc lợi của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: qua nghiên cứu đánh giá về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Quỹ, làm sáng tỏ các thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của Quỹ HTND Việt nam. Đồng thời, thông qua phân tích lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam. Để đạt mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên
  • 13. 4 quan đến chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nhất là nghiên cứu về Quỹ HTND để tìm ra khoảng trống nghiên cứu của để tài, xây dựng khung phân tích của luận án. - Tổng hợp và hệ thống có chọn lọc các lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân (tập trung vào hỗ trợ qua tín dụng với nông dân), về hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hỗ trợ tín dụng cho nông dân, và cho nông nghiệp, nông thôn để tìm kiếm bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ và chỉ rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động của Quỹ - Phân tích bối cảnh mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản, kiến nghị chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tổng quát của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động và hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam. Trên cơ sở này, luận án sẽ đi vào nghiên cứu các đối nghiên cứu cụ thể như chính sách hỗ trợ tín dụng nông dân, nông nghiệp qua mô hình Quỹ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ HTND, thực trạng hoạt động hoạt động của Quỹ HTND Việt nam, hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên các mặt kinh tế, xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Quỹ HTND, luận án cũng sẽ nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: + Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong đó tập trung chính vào phương thức hỗ trợ qua Quỹ HTND. Do đó trong phạm vi luận án sẽ không phân tích các chính sách hỗ trợ khác do các đơn vị khác hoặc do các tổ chức tín dụng như ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... thực hiện.
  • 14. 5 + Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc huy động các nguồn tài trợ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, các hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững của các khoản vốn vay. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế nên luận án sẽ phân tích chủ yếu các vấn đề liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý mà không phân tích sâu vào các nghiệp vụ quản lý cụ thể của Quỹ HTND. + Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND thông qua phân tích tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, đánh giá một số tiêu chí về hiệu quả hoạt động thực tiễn của Quỹ HTND trên các góc độ kinh tế, xã hội, chính trị. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các nội dung hoạt động hợp tác với các định chế tài chính khác (như hoạt động nhận ủy thác) sẽ không được nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn từ năm 2012 đến 2017, là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây cũng là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thử thách mới sau khi hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là giai đoạn phù hợp với thời gian nghiên cứu của luận án theo quy định và cũng là giai đoạn có số liệu nhiều nhất cho phân tích. Tuy nhiên, để tăng cường tính thời sự và khoa học, trong phân tích luận án cũng sẽ cố gắng tối đa phân tích tình hình mới nhất (đến 2018 nếu có số liệu) hoặc có so sánh với giai đoạn trước 2012 với một số chỉ tiêu. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn Việt Nam, không phân biệt địa giới hành chính. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những nguyên lý cơ bản của quản lý kinh tế để đánh giá quá trình hoạt động và phát triển cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động của Quỹ HTND.
  • 15. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài luận án sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: - Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thực tế về kết quả hoạt động của Quỹ HTND về cơ chế huy động vốn, chuyển tải vốn, cho vay vốn và quản lý vốn, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý Quỹ ở các cấp, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động - Phương pháp mô hình định lượng: Được sử dụng trong phân tích ảnh hưởng của hoạt động của Quỹ HTND đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Luận án sẽ sử dụng hồi quy chéo để phân tích ảnh hưởng của cho vay từ Quỹ HTND tới các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc (phương pháp cụ thể được mô tả ở chương 3). - Phương pháp khảo sát, điều tra: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian qua. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ HTND và cán bộ Hội nông dân cấp tỉnh và cấp huyện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, các khó khăn, thuận lợi trong hoạt động của Quỹ. Thông qua khảo sát, điều tra sẽ cung cấp bằng chứng đánh giá những mặt được và chưa được trong hoạt động của Quỹ, nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại cũng như các kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của Quỹ. Cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là 300 mẫu (thu về là 229 phiếu khảo sát). Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu có chủ đích (nhắm tới đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ và cán bộ Hội nông dân có hiểu biết về hoạt động của Quỹ). Đây là một hình thức chọn mẫu phi xác suất. Cỡ mẫu là phù hợp với yêu cầu của khảo sát thống kế theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (Nguyễn Đình Thọ, 2011). - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia là cán bộ của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương…) và cá nhân một số nhà khoa học là chủ nhiệm đề tài dự án nghiên cứu.
  • 16. 7 4.3. Phương pháp thu thập v ử lý thông tin Đề tài sử dụng 2 nguồn thông tin và số liệu Thông tin thứ cấp: Đề tài tiến hành thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước, nội dung tổng quan nghiên cứu sẽ làm nổi bật các kết quả nghiên cứu trước và tổng hợp các đánh giá về vấn đề tương tự.Số liệu thống kê thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ các các báo cáo về tình hình hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam trên toàn quốc; Các số liệu của NHNN Việt Nam, Ngân hàng NN&TPNT, Ngân hàng CSXH… Số liệu sơ cấp: được thực hiện qua phát phiếu khảo sát, điều tra với cán bộ trong hệ thống Quỹ HTND trên toàn quốc. Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức đối với đổi mới hoạt động của Quỹ HTND trong thời gian tới. Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi xây dựng bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo sát thử với 10 mẫu để điều chỉnh bảng hỏi và sau đó thực hiện khảo sát bằng hình thức gửi phiếu điều tra qua công văn đến các đơn vị là Hội nông dân các tỉnh, huyện trên toàn quốc. Sau khi thu phiếu điều tra, tác giả rà soát và loại bỏ các phiếu không hợp lệ để xử lý dữ liệu. Vì vậy, kết quả khảo sát là đáng tin cậy, luận án sử dụng phần mềm Exel và SPSS để xử lý tính toán kết quả, phân tích các chỉ tiêu theo thống kê mô tả. Trong phạm vi của luận án, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả chỉ thực hiện khảo sát với đối tượng là cán bộ quản lý Quỹ HTND ở các cấp. Việc tập trung khảo sát nhóm đối tượng này vì đây cũng là những người làm việc và hiểu rõ nhất hoạt động của Quỹ và có thể đánh giá cả tác động bên trong và bên ngoài Quỹ. Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận của luận án là phân tích hoạt động Quỹ nhằm có những thay đổi dưới góc độ chính sách là chủ yếu. Tuy nhiên, việc giới hạn nhóm đối tượng khảo sát cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng phân tích mọi khía cạnh về tác động của Quỹ. Vì vậy, khảo sát hộ nông dân về vai trò của Quỹ HTND là vấn đề tiếp tục sẽ cần được làm rõ trong các khảo sát khác trong tương lai.
  • 17. 8 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Tính mới của luận án về cách tiếp cận v phương pháp - Về cách tiếp cận: Luận án phân tích hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ chính trị, xã hội. Cách tiếp cận này cung cấp cái nhìn tổng thể hơn về hiệu quả của chính sách và đây là cách tiếp cận mới hơn với cách tiếp cận thông thường chỉ đánh giá về hiệu quả kinh tế. - Về phương pháp: Đề tài mà luận án lựa chọn có cách tiếp cận vừa với phương pháp định tính qua phân tích tài liệu thứ cấp và qua khảo sát, đồng thời cũng sử dụng phương pháp định lượng về đánh giá hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ qua Quỹ HTND. Sự phối hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học cho các nhận định và đánh giá. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp và nông dân tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu định tính và ít có bằng chứng định lượng nên cách tiếp cận phối hợp qua phân tích định tính với thống kê mô tả và phân tích định lượng qua phân tích hồi quy là cách tiếp cận mới. 5.2. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của hiệu quả hoạt động với mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân, chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Qua phân tích số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát, luận án đã đánh giá và chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Thông qua phân tích dữ liệu khảo sát, luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, đó là cơ sở để cung cấp các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Luận án cũng dùng mô hình phân tích định lượng để cung cấp bằng chứng cho tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Về mặt chính sách: Từ những phân tích có cơ sở, luận án cũng sẽ đề cập đến
  • 18. 9 những giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Về mặt học thuật: luận án sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quản quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và những người quan tâm đến chủ để hoạt động của Quỹ HTND. Tóm lại, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên quy mô toàn quốc, các đề án đổi mới Quỹ HTND chỉ nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ cơ chế mà ít có các phân tích rõ ràng về hiệu quả tác động kinh tế của Quỹ HTND. Vì vậy, nghiên cứu của luận án là những đóng góp mới về nội dung lý luận và thực tiễn cho đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên luận án cũng chưa thể giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến Quỹ HTND chi tiết cho từng khu vực và từng vùng. Các vấn đề được giải quyết ở luận án chủ yếu là những vấn đề chung mang tính vĩ mô cho hoạt động của Quỹ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn + Về lý luận: luận án cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân qua mô hình Quỹ HTND nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách và đổi mới hoạt động của tổ chức này. + Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp các giải pháp chính sách để áp dụng trong quá trình đổi mới hoạt động của Quỹ HTND Việt Nam nhằm cải thiện hiệu quả của Quỹ và phát huy tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Quỹ HTND Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2: Lý luận về tín dụng hỗ trợ nông nghiệp và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
  • 19. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế 1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế ngày một giảm dần. Mặc dù vậy, khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển. Vai trò quan trọng đó là do một bộ phận người nông dân không thể tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, di chuyển sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Vai trò đó còn do yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh các bất ổn của khu vực và thế giới cùng với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp, với năng lực yếu kém, cần còn những sự đầu tư các nguồn lực sản xuất, trong đó có nguồn vốn quỹ. Về vai trò của vốn tín dụng, nhiều nghiên cứu cho rằng vốn tín dụng đóng vai trò to lớn đối với người nông dân sản xuất sản xuất nhỏ, có tác động đến thu nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người dân (Aliou Diagne Manfred Zeller (1999). Theo Boucher và cộng sự (2007), vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất, còn theo Diagne, A., Zeller, M., & Sharma M (2000) thì vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng hiệu quả và thu nhập của họ. Monika Huppi và Gershon Feder (1989) đã nghiên cứu vai trò của tín dụng nông thôn thông qua hình thức tín dụng hợp tác xã và chương trình cho vay theo nhóm. Theo các tác giả, các mô hình tín dụng nông thôn nói trên có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những thất bại của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ nông dân ở các nền kinh tế đang phát triển. Việc các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay nông thôn khác không tiếp cận đến nhóm nông dân thu nhập thấp có ảnh hưởng đến mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù vậy, hoạt động của tín dụng nông thôn và các chương trình cho vay theo nhóm có cả những kết quả tốt và
  • 20. 11 không tốt. Theo các tác giả, các hạn chế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn nằm chủ yếu ở các hoạt động triển khai và các hoạt động hỗ trợ bổ sung chứ không nằm ở hoạt động cho vay và cách tiếp cận đối tượng cho vay. Các tác giả xác định các yếu tố mang lại sự thành công của chương trình cho vay theo nhóm bao gồm (1) tính đồng nhất trong mỗi nhóm nông dân với kết hợp tính trách nhiệm chung trong việc hoàn trả và trách nhiệm giám sát, quản lý; (2) thiết lập trái phiếu cộng đồng như là một hình thức đặt cọc và chỉ được hoàn trả cho nhóm sau khi đã hoàn trả đầy đủ khoản vay; (3) Từ chối cho các thành viên của nhóm vay tiếp các khoản trong tương lai khi bất cứ thành viên nào bị phá sản, không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của khoản vay hiện hữu. Guinnane, T. (2001) đã nghiên cứu về vai trò của tín dụng hợp tác xã đối với sự phát triển của nông nghiệp Đức trong thế kỷ 19. Mặc dù đây là thời kỳ phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại ở Đức, nhưng tín dụng hợp tác xã vẫn tồn tại và đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Điều này là do hoạt động của tổ chức tín dụng hợp tác xã đã vốn hoá dựa trên các thông tin và đặc biệt là đã thành công trong việc xử lý/xử phạt các trường hợp phá sản. Đây là hai yếu tố quan trọng góp phần thành công trong việc cung cấp tín dụng cho những cá nhân người nông dân bị bỏ qua bởi hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động xây dựng hệ thống thông tin được ưu tiên đã góp phần giúp chương trình thiết kế được các khoản cho vay phù hợp với nhu cầu của từng người/hộ nông dân. Can thiệp của chính phủ vào các vấn đề như giải quyết khó khăn trong thực thi, sửa chữa vấn đề thông tin không hoàn hảo, bảo vệ những người gửi tiền, xử lý vấn đề sức mạnh thị trường... là cần thiết để phát triển thị trường tín dụng nông thôn (Timothy Besley, 1994). Tác giả đã đề xuất những giải pháp để chính phủ các nền kinh tế đang phát triển xử lý vấn đề nói trên như giải pháp về quyền tài sản, hay cung cấp đang dạng hoá các mô hình tín dụng nông thôn... để đạt được mục tiêu phát triển. Timothy Besley và Stephen Coate (1995) đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng nông thôn ở Bangladesh. Dựa trên phương pháp lý thuyết trò chơi, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay theo nhóm. Theo các tác giả, hoạt động tín dụng nông thôn dựa trên mô hình cho vay theo nhóm có cả những kết quả tích cực và những kết quả tiêu cực. Tỷ lệ hoàn trả tiền vay của các nhóm được các tác giả sử dụng như là yếu tố đánh giá hiệu quả
  • 21. 12 hoạt động. Trong trường hợp nhóm đi vay thành công, các thành viên, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề có liên quan. Trong một số tình huống, nhóm đi vay sẽ thanh toán khoản vay, mặc dù tổng thể dự án của nhóm vay không đủ thu nhập so với khoản vay ban đầu. Trong một số trường hợp khác, nhóm tuyên bố vỡ nợ mặc dù một số cá nhân trong nhóm có đủ năng lực hoàn trả nếu đó là khoản vay cá nhân. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất phương án nhằm thiết lập những "tài sản đảm bảo mang tính xã hội" để giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động tín dụng nông thôn. Cũng trong trường hợp của Bangladesh, các tác giả Manohar Sharma và Manfred Zeller (1997) đã sử dụng mô hình kinh tế Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn. Trên cơ sở số liệu về tỷ lệ hoàn trả vốn vay của 128 nhóm vay tín dụng thuộc ba chương trình tín dụng nông thôn của Bangladesh, các tác giả đã kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng như quy mô nhóm vay, quy mô khoản vay, sự kết hợp giữa doanh nghiệp với nhóm vay, các đặc tính nhân chủng học, các ràng buộc xã hội... Theo các tác giả, khả năng hoàn trả là tốt ngay cả ở các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn là việc thiết kế dịch vụ/chương trình cho vay theo từng nhóm phù hợp. Bên cạnh đó, việc tự do trong thành lập nhóm đi vay là khuyến nghị của tác giả để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhóm đi vay và do đó là hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn. 1.1.2. Nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nh nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Các nước trên thế giới đều có quỹ tài chính ngoài ngân sách, chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giao thông, lương hưu… Tuy nhiên, mức độ phát triển, quy mô và cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác nhau. Các Quỹ Hỗ trợ của nhà nước, bao gồm các quỹ hỗ trợ nhà nước trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phân tích, đánh giá từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay. Các nghiên cứu của Jakson,R (2003); Kwon, W.J., và cộng sự (1996), Rosenbaum, S., và cộng sự (1998), Silar, J., và Doucha, T. (1999), Serova, E., và Ianbykh, R. (1999), Brook, A.C. (2000), Lux, M. (2001), Williams, E., (2011), đã phân tích, đánh giá vai trò của các quỹ hỗ trợ của nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau như giúp người
  • 22. 13 dân tiếp cận được các dịch vụ công như giáo dục, y tế, hay khắc phục các hậu quả của thiên tai. Lux, M. (2001) phân tích vai trò của quỹ hỗ trợ nhà nước đối với hoạt động phát triển nhà ở xã hội của cộng hoà Czech. Silar, J., và Doucha, T. (1999), nghiên cứu về chương trình hỗ trợ tín dụng thông qua quỹ hỗ trợ và bảo đảm sử dụng ngân sách của chính phủ trong trường hợp cộng hoà Czech. Mục đích của chương trình này hướng tới việc hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp của các nông trại. Theo tác giả, kinh nghiệm không thành công của việc cung cấp các khoản tiền hỗ trợ (1991) hay cho vay không lãi suất (1992-1993) đã dẫn tới sự ra đời của Quỹ hỗ trợ và bảo đảm cho các hộ nông dân và các hộ làm lâm nghiệp. Quỹ hỗ trợ sử dụng ngân sách nhà nước đã cung cấp tín dụng với quy mô khoảng 55 tỷ CZK (1,8 tỷ USD) và đã thanh toán 7,7 tỷ CZK lãi suất trong giai đoạn 1994-1998. Quỹ thực sự có vai trò quan trọng đối với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội lúc đó. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động cũng như nhiều nông dân không có khả năng hoàn trả khoản vay đã dẫn tới vấn đề của hệ thống này. Chính vì vậy, tác giả đã khuyến nghị chính phủ giảm mức độ hỗ trợ (ngân sách) cho quỹ như là giải pháp cần thiết. Serova, E., và Ianbykh, R. (1999) nghiên cứu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo các tác giả, đối với các nền kinh tế có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ yếu, các khoản tín dụng đã không được sử dụng hiệu quả trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích các nguyên nhân và khuyến nghị giải pháp thay đổi cơ chế hoạt động để nâng cao hiệu quả hỗ trợ của các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước. 1.1.3. Nghiên cứu về t i chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại NHTM đối với sự phát triển của nông dân, nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế, do những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của các NHTM này. Phần lớn các khoản vay của NHTM đòi hỏi tài sản thế chấp, lãi suất cao, thủ tục rườm rà một điều mà nông dân không phải khi nào cũng đáp ứng được. Trong bối cảnh đó, các Quỹ tài chính vi mô (đôi khi còn được gọi là tín dụng vi mô) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực nông thôn, nông dân. Trong khi các NHTM hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các khách hàng có tài sản đảm bảo, các tổ chức tín dụng vi mô thường hướng tới nhóm khách hàng không có những tài sản đảm bảo và khó tiếp cận vay từ hệ thống NHTM.
  • 23. 14 Theo Sinha (1998), Otero (1999), tài chính vi mô là hoạt động "cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo có thu nhập thấp hoặc những người dân tự kinh doanh thuộc nhóm nghèo không cần tài sản thế chấp". Sinha còn nhấn mạnh sự khác biệt của khái niệm tài chính vi mô với tín dụng vi mô. Trong khi nội dung của "tín dụng vi mô" chỉ liên quan đến các khoản cho vay, "tài chính vi mô" còn có cả những dịch vụ tài chính bổ sung bên cạnh các khoản vay, như tiết kiệm hay bảo hiểm, và hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Theo quan niệm này thì Quỹ HTND cũng có thể coi là một dạng Quỹ tài chính vi mô. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức tài chính vi mô, đã được đánh giá qua một số nghiên cứu như Robinson (2001), Markowski (2002), Anne-Lucie Lafourcade và cộng sự (2005)... Nhiều nghiên cứu đã thông qua việc đánh giá hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của tổ chức tài chính vi mô và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó. Những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô trên thế giới đã được chỉ ra bởi các nghiên cứu của Hulme và Mosley, (1996), Rutherford, (1996), Morduch, (1998), Mosley và Hulme, (1998); Copestake, Bhalotra, và Johnson, (2001), Zaman, (2001). Trong giai đoạn 1950-1970, chính phủ hay các nhà tài trợ quốc tế thường hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua những khoản trợ cấp trong các chương trình tín dụng nông thôn. Sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô mới bắt đầu phát triển từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Theo một số nghiên cứu, thập kỷ 90 của thế kỷ trước được đánh giá là giai đoạn bùng nổ cả về số lượng và phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức tài chính vi mô đối nhu cầu vốn cho phát triển của người nghèo, của người nông dân (Robinson, 2001). Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của nông thôn và của nông dân. Bắt đầu với hoạt động chính là cung cấp các gói tín dụng vi mô, các tổ chức TCVM đã bổ sung thêm các hoạt động khác như thu hút tiền gửi, dưới dạng quỹ tiết kiệm và quỹ lương hưu khi xuất hiện các nhu cầu gửi tiền từ những người nghèo, bao gồm cả những nông dân (Anne-Lucie Lafourcade và cộng sự, 2005). Theo Anne-Lucie Lafourcade và cộng sự (2005), tổ chức tín dụng vi mô (TDVM) là "tổ chức cung cấp các dịch vụ cho vay, tiết kiệm, chuyển tiền, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác cho những người nghèo". Mặc dù số lượng các tổ
  • 24. 15 chức tín dụng vi mô đã phát triển nhưng phạm vi bao phủ còn hạn chế. Hơn 10 nghìn tổ chức tín dụng vi mô trên thế giới mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của khoảng 30 triệu người nghèo trong năm 2004, tương đương với 4% trên tổng số người nghèo, bao gồm cả những người nông dân, có nhu cầu tiếp cận vốn phục vụ sản xuất. Trong khi một số nghiên cứu đánh giá cao vai trò hoạt động mới được bổ sung của các tổ chức tín dụng vi mô, một số nghiên cứu khác lại đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc mở rộng các hoạt động đối với các tổ chức tài chính vi mô. Theo một số nghiên cứu, tổ chức TCVM được thành lập nhằm bổ sung cho hệ thống tài chính vốn chỉ có các NHTM, trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Khác với vai trò, chức năng chính của các NHTM, vai trò, chức năng chính của các tổ chức tài chính vi mô là hướng tới việc giải quyết nhiệm vụ xã hội. Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô, theo Markowski (2002) bao gồm (1) vai trò xã hội thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cho bộ phận lớn những người có thu nhập thấp để giúp họ cải thiện phúc lợi và (2) vai trò thương mại thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính đó theo cách thức đảm bảo tính bền vững của tổ chức tài chính. Liên quan đến vai trò của các tổ chức tài chính vi mô, một số nghiên cứu như UNCDF (2004) cho thấy, thông qua các nội dung hoạt động, các tổ chức này đã (i) giúp đỡ các hộ gia đình nghèo cùng cực thoả mãn được các nhu cầu cơ bản và tránh được các rủi ro; (ii) cải thiện phúc lợi kinh tế của các hộ gia đình; (iii) nâng cao vai trò của nữ giới bằng cách hỗ trợ họ trong việc tham gia các hoạt động kinh tế, nhờ đó cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới. Trong thập kỷ vừa qua, các nghiên cứu của Littlefield, Murduch và Hashemi (2003), Simanowitz và Brody (2004) hay IMF (2005) tiếp tục xác nhận vai trò quan trọng của các tổ chức tài chính vi mô đối với việc thực hiện, hoàn thành một số mục tiêu thiên niên kỷ; bao gồm giảm nghèo cùng cực và đói, phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò của nữ giới, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh... Thách thức đối với khu vực nông thôn trong việc giải quyết những vấn đề đó thường lớn hơn so với thách thức của khu vực thành thị, mặc dù đôi khi có thể xảy ra điều ngược lại. Liên quan đến các mô hình huy động vốn cho các tổ chức tín dụng vi mô và xác định các nhà tài trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô, đã có một số
  • 25. 16 nghiên cứu tổng kết. Nghiên cứu Grameen Bank (2000a), có đến 14 mô hình hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô đã và đang tồn tại, đóng góp cho sự phát triển, cải thiện phúc lợi của người nghèo, tín dụng cho nông dân. Trong số 14 mô hình hoạt động đó, ba mô hình hoạt động được xem là có hiệu quả bao gồm: (a) Mô hình Hiệp hội quay vòng tín dụng và tiết kiệm; (b) Mô hình Nhóm đoàn kết Grameen; (c) Mô hình Ngân hàng làng xã. Nghiên cứu của Simanowitz (2001) cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhóm người nghèo nhất không thể tiếp cận được đến các dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng vi mô. Các nguyên nhân đó bao gồm (a) nhóm người nghèo nhất tự loại mình ra khỏi cuộc chơi; (b) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi các người khác trong nhóm nghèo; (c) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi các nhân viên của tổ chức tín dụng vi mô; (d) bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi cách các chương trình cung cấp dịch vụ tài chính được xây dựng, thiết kế. Tương tự như vậy, Markowski (2002) và Rogaly (1996) cũng đã từng chỉ ra hoạt động thiết kế các dự án của các tổ chức tài chính vi mô như là một nguyên nhân dẫn tới việc loại bỏ nhóm người nghèo nhất ra khỏi các hoạt động cung cấp tín dụng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô sẽ không cao nếu quá chú trọng vào phạm vi phục vụ thay vì các nội dung hoạt động cụ thể. Theo Simanowitz và Walter, (2002), các tổ chức tài chính vi mô vì thế cần cải thiện chiều sâu các nội dung hoạt động. Các sản phẩm dịch vụ cần được thiết kế dựa trên nhóm người nghèo nhất và phải đảm bảo rằng các dịch vụ đó sẽ được đưa đến tất cả các nhóm nghèo theo cách đảm bảo chi phí hiệu quả. 1.1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp Phát triển nông nghiệp là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy, chính sách tín dụng và hỗ trợ cho nông nghiệp luôn được Đảng và nhà nước coi là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu. Vấn đề đặt ra là liệu chính sách tín dụng và hỗ trợ mang tính tiếp cận tích cực từ nhà nước sẽ mang lại những hiệu quả như thế nào trong việc phát triển nông nghiệp. Tuy còn nhiều tranh cãi về phương pháp, phần lớn các nghiên cứu trên thế giới về tín dụng nông nghiệp đều cho rằng một chính sách chủ động và hiệu quả từ nhà nước sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Glover & Kusterer (2016), trong một nghiên cứu so sánh giữa nhiều nước phát triển, cho rằng
  • 26. 17 một chính sách tín dụng hợp lý, phối hợp giữa nhà tài trợ quốc tế, nhà nước, doanh nghiệp, và ngân hàng sẽ giúp ngành nông nghiệp phát triển theo hướng dựa vào thị trường, hình thành ngành kinh doanh chuyên nghiệp cho nông dân. Hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, phân tích. Các nghiên cứu như Hulme và Mosley, (1996), Morduch, (1998), Mosley và Hulme, (1998), Copestake, Bhalotra, và Johnson, (2001);Zaman, (2001) cho thấy có cả những tác động tích cực và tiêu cực, trong đó hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô thường mang lại lợi ích cho nhóm nghèo nhưng lại không mang đến lợi ích cho nhóm nghèo nhất. Bên cạnh đó, Rutherford, (1996) chứng minh rằng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các khoản vay cho người nghèo nhưng chưa hướng đến việc nâng cao năng lực cho người nghèo quản lý những đồng tiền của họ một cách tốt hơn. Các khoản vay tài trợ bởi tổ chức tài chính vi mô có thực sự cải thiện thu nhập của những người nông dân nghèo nói riêng và những người nghèo nói chung cũng là vấn đề đáng quan tâm. Những nghiên cứu của Rahman(1998), Mayoux(1999), Husain, Mukherjee, và Dutta(2010), cho thấy cần có sự kết hợp giữa hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô với các hoạt động can thiệp khác của chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của sự can thiệp, hướng tới mục tiêu cải thiện phúc lợi người nghèo. Đối với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và bảo toàn vốn của các quỹ tài chính vi mô có các nghiên cứu của Basu và cộng sự (2004), Ledgerwood, J. và cộng sự (2006), Ledgerwood, J. và cộng sự (2013). Theo Basu và cộng sự (2004), quỹ tài chính vi mô phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở châu Phi đã phát triển nhiều hình thức nhằm huy động vốn tài trợ cho hoạt động của quỹ. Những phương thức đó được phân chia ở các cấp độ như cấp khách hàng (client), cấp doanh nghiệp (institution), cấp vĩ mô (macro). Hoạt động huy động vốn ở cấp độ khách hàng được đa dạng hoá, không chỉ có tiết kiệm cá nhân mà tiết kiệm theo nhóm được tạo ra để khuyến khích các thành viên trong một nhóm cộng đồng cùng tham gia và chính khoản tiền gửi dựa trên cơ sở hợp tác này lại trở thành sự đảm bảo cho các khoản vay, khiến cho người đi vay có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả. Ở cấp độ doanh nghiệp (institution), hoạt động huy động vốn được dựa căn bản trên các nhóm tiết kiệm ở trên cũng như dựa trên việc tiếp cận các tổ chức
  • 27. 18 dựa trên cộng đồng (community-based organizations). Ở cấp độ vĩ mô, việc huy động tiền gửi có thể dựa trên các tổ chức huy động tiền gửi từ các người nghèo, nhóm người thường bị hệ thống tài chính chính thống bỏ qua. Dựa trên tính kinh tế theo quy mô, hoạt động của các tổ chức này đủ trở thành một nguồn vốn tin cậy cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Theo nhóm tác giả, các quốc gia châu Phi như Benin, Guinea, Tanzania hay Ghana các tổ chức hợp tác xã và các hiệp hội đều sử dụng các hoạt động tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm nhóm cũng như các chương trình tín dụng. Mô hình "ngân hàng làng xã", một biến thể của mô hình Grameen Bank đã được các nền kinh tế châu Phi vận dụng và có hiệu quả tốt với phát triển nông nghiệp. Tác giả Karmakar K.G. (2000) đã nhận thấy, sử dụng các nguồn vốn bất hợp lý sẽ dẫn tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển của khu vực nông thôn bị giảm, mặc dù kết quả này có thể không ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, Karmakar đã chứng minh được rằng, các chương trình tín dụng không phù hợp sẽ khiến các hộ nông dân rơi vào bẫy nghèo đói. Tác giả đã lập luận rằng việc chính thức hoá thị trường vốn sẽ khiến cho người nông dân mất cơ hội tiếp cận vốn tín dụng. Trong bối cảnh đó, tác giả lập luận rằng các hình thức tín dụng vi mô vẫn có vai trò quan trọng đối với người nghèo, hướng tới mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Một trong những nguyên nhân quan trọng, theo Karmakar K.G. (2000) dẫn tới sự kém hiệu quả của các chương trình tín dụng nông thôn truyền thống là cơ chế thu hồi vốn thực hiện kém hiệu quả. Sự kém hiệu quả của cơ chế này, bắt nguồn từ nhóm các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Theo tác giả, những người vỡ nợ có thể được phân làm hai nhóm, (a) nhóm có nhận thức rõ ràng và (b) nhóm cần phải được giải thích thêm về những động cơ và trách nhiệm khi phá sản; Trên cơ sở đó, tác giả luận giải sự cần thiết phải có các chương trình hỗ trợ đi kèm với chương trình tín dụng vi mô. Ledgerwood, J. và cộng sự (2006) khi bàn về các hoạt động huy động vốn cộng đồng cho các quỹ tài chính vi mô ở các nền kinh tế đang phát triển đã đề ra 10 nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất một khung chính sách nhằm giúp các tổ chức tài chính vi mô xây dựng các quy tắc và cơ chế giám sát, đảm bảo cho các quỹ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính một cách đầy đủ. Tương tự như vậy, để đảm bảo các hoạt động của quỹ tài chính vi mô được vận hành và
  • 28. 19 đáp ứng yêu cầu, nhóm tác giả đã đề xuất một cấu trúc tổ chức với những cơ quan cần phải có. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là việc xây dựng khung chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động của quỹ tài chính vi mô nhằm đảm bảo các quỹ đó vận hành tốt, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, bảo toàn vốn và phát triển bền vững. Theo Ledgerwood, J. (2013), trước hết đã nghiên cứu về nhu cầu vay vốn và hệ sinh thái tài chính, trong đó làm rõ vai trò của chính phủ, của các nhà tài trợ đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tài chính vi mô. Đối với hoạt động huy động tiền gửi, để tạo động lực gửi tiền từ người nghèo, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô cần hiểu được nhu cầu của người nghèo khi gửi tiền để có cách xây dựng sản phẩm phù hợp. Nhu cầu đó đã được Rutherford (2009) phân tích và làm rõ. Yếu tố lãi suất tiền gửi đôi khi không quan trọng bằng sự an toàn của khoản tiền gửi, sự dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng dịch vụ tiền gửi. Trên cơ sở đó, các tác giả đã bàn tới việc đổi mới những hoạt động huy động tiền gửi, phù hợp với chức năng của tổ chức tài chính vi mô, biến các khoản tiết kiệm nhỏ thành các khoản vay có quy mô đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của người nghèo, trong đó có người nông dân. Các tác giả cũng đã nghiên cứu các kênh cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo, và dành trọng tâm cho lĩnh vực tài chính nông nghiệp. Trên cơ sở đó, cũng bàn đến các hoạt động bảo hiểm và các kênh thanh toán, nhận tiền, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại. Nghiên cứu của Ledgerwood, J. và cộng sự (2013), cũng đề xuất cơ chế quản lý đảm bảo sự bền vững của tổ chức. Phương thức hoạt động của quỹ và quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu đã dành một chương để bàn về hoạt động huy động vốn (chương 16). Các tác giả đã mô hình hoá các nguồn tài trợ, quy mô tài trợ và các kênh dẫn vốn cho các tổ chức tài chính vi mô. Các đặc trưng của các nhà cung cấp vốn cho các tổ chức tài chính vi mô. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra các mô hình tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các tổ chức thuộc các nền kinh tế Đức, Luxembourg, Pháp...; Các công cụ để thực hiện cung cấp nguồn vốn... Kết quả nghiên cứu có thể là những gợi ý cho việc phát triển các hoạt động, thiết kế các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam có tính đến bối cảnh phát triển mới.
  • 29. 20 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn Về quá trình hình thành và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô ở Việt Nam, Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013) đã chỉ ra sự phát triển mất cân đối của hệ thống tín dụng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của Nghị định 141 năm 2006, có sự chuyển đổi ồ ạt của các loại hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang loại hình ngân hàng đô thị (trang 12).Trên cơ sở xem xét tiến trình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, các tác giả đi đến kết luận hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam bị phân bố một cách mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa thị dân và nông dân, giữa các ngành công nghiệp và dịch vụ với ngành nông nghiệp, giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế ảo. Đây là một trong những cơ sở khoa học cho thấy khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đã và đang đối mặt với thách thức huy động vốn cho phát triển và nền kinh tế thiếu các tổ chức tín dụng vi mô, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Liên quan đến địa bàn hoạt động của tổ chức tín dụng vi mô ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016) cũng phát hiện thấy một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phổ biến của "tín dụng đen" là do (i) sự linh hoạt về hoạt động của loại hình "tín dụng đen" so với hoạt động của tổ chức tín dụng vi mô; (ii) Chưa có phân định phạm vi bao phủ giữa ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), quỹ tín dụng nhân dân (nay đã nâng cấp thành ngân hàng), và các tổ chức tín dụng khác; (iii) Hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô chưa cao;... Nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016) cũng chỉ rõ các hình thức tổ chức tài chính đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Đó là (i) quỹ tín dụng; (ii) ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng NN&PTNT (iii) các tổ chức tài chính vi mô khác. Tác giả cũng đã làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức này nhìn từ đối tượng thụ hưởng dịch vụ, hình thức cung cấp dịch vụ tín dụng, điều kiện tiếp nhận tín dụng, quy mô khoản vay cũng như nguồn tài trợ. Về cơ bản hình thức quỹ tín dụng của Việt Nam giống với các mô hình trên thế giới, ngoại trừ trường hợp ngân hàng Chính sách xã hội.
  • 30. 21 Nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân ở Việt nam cũng là nội dung được nhiều tác giả quan tâm. Duong Pham và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác. Theo tác giả Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011), nghiên cứu về “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội” qua phương pháp thống kê mô tả và phương pháp đánh giá nông thôn có người tham gia (PRA) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng được phân tích từ hai phía người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng. Về phía người đi vay là biến điều kiện kinh tế của hộ, trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức tín dụng, các yếu tố được phân tích bao gồm: thủ tục cho vay, lãi suất, lượng vốn cho vay, trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ tín dụng. Về vai trò của các tổ chức tín dụng phục vụ sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, có các nghiên cứu của Hà Thị Thuý Mai (2014), Hà Thị Thoa (2014), Tạ Việt Anh (2010), Lâm Thị Thanh Lan (2012), Nguyễn Quang Huân, (2013), Ngô Đức Duy, (2016). Các tác giả đã đánh giá khả năng tiếp cận đối với từng mô hình tín dụng nông thôn của hộ nông dân, ảnh hưởng của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của các hộ nông dân. Một số nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa tiếp cận tín dụng với phát triển kinh tế hộ và nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả Nguyễn Quang Huân (2013) đã đưa ra các nhóm giải pháp đối với các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, bao gồm nhóm giải pháp dành cho các nhà cung cấp tín dụng, nhóm giải pháp vĩ mô giúp các nhà cung cấp tín dụng huy động và tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn hay nhóm giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân vay vốn nâng cao hiệu quả sự dụng vốn vay. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên phạm vi địa bàn một số tỉnh của Việt Nam như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lâm Đồng. Liên quan đến hoạt động huy động nguồn vốn cho quỹ tài chính, như quỹ tín dụng nhân dân, trong bối cảnh mới, Võ Hoàng Nhi (2016) đã chỉ ra những thách thức đổi mới hoạt động của bộ máy quỹ tín dụng nhân dân, đáp ứng các yêu cầu
  • 31. 22 quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo toàn và phát triển vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những thay đổi trong khung chính sách pháp luật của Việt Nam và những thách thức đổi mới tổ chức, đổi mới hoạt động như hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động cho vay, hoạt động giám sát của quỹ tín dụng nhân dân, một loại hình tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. 1.2.2. Nghiên cứu về Quỹ tài chính của Nh nước Quỹ HTND là một trong loại Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt nam. Vì vậy cũng cần xem xét thêm các nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu về quỹ tài chính nhà nước (TCNN) không nhiều. Tác giả Nguyễn Bá Minh (2013) đã nêu rõ sự cần thiết cũng như vai trò của các quỹ TCNN đối với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tác giả cho rằng với sự phát triển của các quỹ TCNN đã góp phần phát triển mở rộng, đa dạng các hoạt động tài chính của Nhà nước, thông qua các hoạt động của các quỹ, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ phát triển, tạo dựng được nguồn vốn nhàn rỗi và tăng khả năng đối phó với các rủi ro. Một số công trình nghiên cứu về quản lý quỹ TCNN khác như: của Đặng Văn Thanh (2013): "Tăng cường quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam"; của Hà Thị Hương Lan (2013): "Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: Một số vấn đề đặt ra"; Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm (2013) về: "Quản lý và giám sát các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Việt Nam"…đã đánh giá thực trạng quản lý các quỹ TCNN trên các khía cạnh: quản lý nguồn thu, nguồn chi, về kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ… Các nghiên cứu trên cho rằng các quỹ tài chính nhà nước cũng còn một số mặt hạn chế, cần phải khắc phục, như: (i) Việc huy động của một số quỹ tài chính nhà nước còn hạn chế, chủ yếu vẫn là từ NSNN, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực NSNN; (ii) Một số quỹ tài chính nhà nước chưa có phân định rõ ràng, trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với NSNN; (iii) Theo quy định các quỹ tài chính nhà nước thực hiện cơ chế "tự kiểm soát" chi tiêu. Vì vậy, trong trường hợp bộ máy quản lý điều hành quỹ yếu kém, quản lý không chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến khả năng vi phạm chế độ chi tiêu, sử dụng kinh phí sai mục đích, thất thoát, lãng phí... Hơn nữa, việc giám sát của các cơ quan quyền lực (Quốc hội, hội đồng nhân dân) và cơ quan kiểm toán còn hạn chế.
  • 32. 23 Các bài viết trên cũng cho thấy hiện vẫn chưa có khung pháp luật đầy đủ quy định chế tài xử lý thống nhất đối với hoạt động của các quỹ này, chưa có văn bản pháp lý thống nhất có tính quy định chung để điều chỉnh về nguyên tắc thành lập và sử dụng quỹ, hoạt động của các quỹ. Do bản chất hoạt động của các quỹ không nằm trong hệ thống NSNN nên không bị điều chỉnh trực tiếp bởi Luật NSNN, mà được quản lý theo các quy định riêng; các quỹ này cũng không phải là các tổ chức cung cấp các khoản tài chính thương mại như các ngân hàng, nên cũng không chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Các tổ chức tín dụng. Điều này vừa gây ra khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các quỹ, làm hạn chế tính đầy đủ, chính xác của việc phân tích đánh giá chi tiêu công, hạn chế tính minh bạch của ngân sách. 1.2.3. Nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn Có hai quỹ hỗ trợ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Các quỹ này đều được tổ chức ở cấp trung ương và địa phương; nguyên tắc hoạt động như tổ chức tài chính vi mô. Các nghiên cứu về hoạt động của 2 quỹ này không nhiều, có thể điểm một số những công trình sau: Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), trong nghiên cứu về "Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh" đã phân tích mô hình, nguyên tắc hoạt động cũng như nội dung quản lý của Quỹ HTND. Nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh trên các phương diện: quản lý huy động nguồn lực, quản lý cho vay và quản lý thu nợ. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý Quỹ như: Hoàn thiện quy định, cơ chế, chính sách huy động vốn; hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động quản lý, mô hình tổ chức quản lý Quỹ; tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động của Quỹ; đào tạo tập huấn cán bộ Quỹ; linh hoạt các hoạt động phối hợp với các cơ quan khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiệp vụ quản lý Quỹ ở địa phương mà chưa phân tích về hiệu quả Quỹ HTND trên phạm vi quốc gia. Trong bối cảnh thiếu các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho nông dân, trong bối cảnh các NHTM Việt Nam xa rời khu vực nông thôn, nông nghiệp và nông dân, yêu cầu phát triển những tổ chức tín dụng vi mô trở nên cấp thiết hơn. Các nghiên cứu của Bùi Diệu Anh (2016), Phương Nghi (2016), Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), Bùi Mai Hoa (2010) đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của
  • 33. 24 Quỹ Hỗ trợ nông dân ở các địa phương như Trà Vinh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình. Các nghiên cứu này đã phân tích sâu một số nội dung hoạt động cụ thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân và vai trò của các hoạt động đó đối với mục tiêu giảm nghèo cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam Bài phân tích thực trạng phát triển của Quỹ HTND tỉnh Trà Vinh của Phương Nghi (2016) cho thấy các hoạt động của Quỹ có tác động tích cực. Bên cạnh việc giải ngân vốn vay cho các hộ nông dân, Quỹ HTND còn có cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (lớp đào tạo nghề, lớp đào tạo về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...). Kết quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, trường hợp tỉnh Trà Vinh cho thấy, không chỉ có tác động tích cực đến chiều cạnh giảm nghèo mà còn tác động tích cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu của Bùi Mai Hoa (2010) cũng cho thấy các hoạt động nhằm tạo nguồn vốn cho việc thực hiện các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Theo tác giả, nguồn vốn chính vẫn dựa vào ngân sách của Hội Nông dân và ngân sách của Tỉnh có tính chất hỗ trợ. Trên địa bàn nghiên cứu, các hoạt động của Quỹ còn hướng tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm cải thiện phúc lợi của người nông dân. 1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hỗ trợ tín dụng cho nông dân và nông nghiệp Nguyễn Việt Cường (2008), sử dụng mô hình định lượng và số liệu điều tra hộ gia đình Việt nam đánh giá tác động để xem xét hiệu quả của chính sách tín dụng vi mô cho hộ nông dân nghèo. Nghiên cứu cho thấy chương trình này tác động tính cực đến thu nhập nói chung của nông dân, dù tác động mong muốn ban đầu là hướng đến hộ nghèo chưa được thành công như kỳ vọng. Barry & Robison (2001), trong một khảo cứu về chính sách tín dụng của cả các nước phát triển và đang phát triển, cho rằng ngành nông nghiệp dù ở mức độ phát triển cao hay thấp cũng đều cần sự tham gia chủ động của nhà nước. Các nghiên cứu về hiệu quả chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp của Việt Nam cho thấy các chính sách được ban hành góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trong nông nghiệp, góp phần xóa đối giảm nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hay Ngân hàng CSXH (luận án của Nguyễn Thị Kim Nhung (2002), Nguyễn Trí Tâm (2004)).
  • 34. 25 Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới (Trần Lan Phương, 2016). Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ 17% (năm 2001), xuống còn 4,5%, vào cuối năm 2015 (Nguyễn Thành Nam, 2016). Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2014) đã đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng lực tiếp cận tín dụng của nông dân, trường hợp thành phố Hà Nội. Theo các tác giả, các yếu tố nhân chủng học, quy chế, thủ tục cho vay tín dụng là những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó, các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập của hộ, tài sản thế chấp hay mục đích vay vốn cũng có khả năng ảnh hưởng. Dựa trên kết quả mô hình kinh tế lượng, các tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp đổi mới hoạt động của tổ chức tín dụng để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân. Tác giả Phan Thị Nữ (2012), trên cơ sở các số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, đã vận dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ tác động của tín dụng đối với kết quả giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Tác giả đã phát hiện thấy tác động tích cực của tín dụng đối với sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình nghèo thông qua kênh dẫn chi tiêu cho đời sống. Tuy nhiên, kênh cải thiện thu nhập của hộ nghèo không có tác động tích cực. Trong khi đó, cải thiện về giáo dục và đa dạng hoá việc làm lại mang đến sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình. Đây là những cơ sở khoa học, gợi ý cho việc thay đổi nội dung hoạt động tín dụng nông thôn để thực sự cải thiện phúc lợi của các hộ nông dân. Trước đó, tác giả Trương Đồng Lộc (2009) cũng đã nghiên cứu vai trò, tác động của tín dụng nông thôn đến kết quả xoá đói, giảm nghèo đối với các hộ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã luận giải mối quan hệ chặt trẽ giữa tín dụng nông thôn với hoạt động xoá đói giảm nghèo để thấy được vai trò của vốn đối với sự phát triển của các hộ nông dân. Các kênh tác động của vốn đến cải thiện phúc lợi của các hộ nông dân được nghiên cứu bao năng suất lao động, thu nhập của hộ gia đình, mức tiết kiệm của các hộ gia đình. Vai trò của vốn tín dụng như là nguồn lực bổ sung để các hộ gia đình có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của "thiếu vốn - không có khả năng đầu tư - thu nhập thấp - tiết kiệm thấp - thiếu vốn". Theo tác giả, hạn chế trong việc tiếp cận vốn chính thức đối với hộ gia đình
  • 35. 26 là nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến cơ hộ thoát nghèo. Trong khi đó, các kênh hỗ trợ phi chính thức ít có khả năng giúp các hộ nông dân thoát nghèo. Trên cơ sở phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã đi đến những phát hiện như (a) Tiếp cận tính dụng chính thức là yếu tố giúp hộ nông dân tăng sản xuất, cải thiện thu nhập; (b) Các NHTM cần giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin để tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân; (c) Cần có sự kết hợp giữa vốn tín dụng của các NHTM với tiết kiệm của các hộ dân địa phương để nâng cao hiệu quả chính sách; (d) Gắn kết hoạt động tín dụng với các chương trình phát triển nông thôn là cần thiết; (e) Mô hình cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung có nhiều mặt tích cực. (f) đa dạng hoá các loại hình tín dụng nông thôn. Như vậy, tác giả cũng đã có những sự kế thừa mô hình tín dụng vi mô trong việc tìm kiếm cơ hội chính thức hoá các mô hình tín dụng vì sự cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn. Một số luận án nghiên cứu về sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn như luận án của Trần Lan Phương (2016), Bùi Thanh Nguyên (2017), của Trần Thị Bích Hồng (2018) cũng đã đề cập đến vai trò của tín dụng chính sách với phát triển nông nghiệp và chỉ ra hiệu quả của hỗ trợ tín dụng với xóa đói giảm nghèo và với phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ phân tích về hiệu quả tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội (nghiên cứu của Trần Lan Phương (2016)) hoặc tác động của tín dụng chính sách nông nghiệp nói chung với một địa phương (Bùi Thanh Nguyên (2017) và Trần Thị Bích Hồng (2018)). Chưa có luận án nào nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng của mô hình Quỹ HTND. 1.3. Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước đã chỉ ra vai trò của tín dụng nông nghiệp, nông thôn, của các tổ chức tài chính vi mô và các quỹ hỗ trợ của nhà nước trong thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính và các dịch vụ bổ sung. Các nghiên cứu nước ngoài đã giới thiệu các mô hình tổ chức hoạt động phổ biến cũng như các nội dung hoạt động cốt lõi của các tổ chức tài chính vi mô tương ứng với từng mô hình. Mỗi hình thức tổ chức tài chính vi mô sẽ có phương thức quản trị hoạt động khác nhau, nguồn tài trợ vốn khác nhau, mức độ và phạm vi cung cấp dịch vụ khác nhau. Bên cạnh hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng, các tổ chức này sẽ có các dịch vụ khác, đi kèm, phụ thuộc vào trình độ phát triển. Với mỗi tổ chức tài chính vi mô, những
  • 36. 27 ưu điểm và hạn chế của hoạt động, rủi ro của dịch vụ cũng như thách thức đảm bảo các mục tiêu duy trì tính bền vững, duy trì vai trò của tổ chức đã được làm rõ. Để bảo toàn vốn cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của quỹ tài chính vi mô, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự thiết kế hoạt động cho vay riêng biệt theo hình thức huy động vốn. Trong đó, giữa hoạt động cho vay và hoạt động giám sát sử dụng vốn vay đã được nhiều tổ chức tài chính vận dụng linh hoạt. Với sự hạn chế về tổ chức, nhân lực của quỹ, trong nhiều trường hợp, hoạt động giám sát được chuyển giao cho bản thân nhóm vay, hay cho các tổ chức dựa trên cộng đồng.... Các nghiên cứu nước ngoài cũng đã chỉ rõ các yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đứng trên quan điểm xã hội và kinh tế. Các nghiên cứu này đã gợi ý để hình thành các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô cũng như gợi ý về kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động này nhằm đạt mục tiêu xã hội và kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn và nông dân mỗi quốc gia. Trong đó, đáng chú ý là mô hình của các tổ chức tín dụng vi mô cần phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia và từng vùng. Đối với Quỹ Hỗ trợ nhà nước, các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực an sinh xã hội, giao thông…Cơ chế quản lý của các quỹ này rất đa dạng, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng quỹ cũng như chính sách tài khóa của từng quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các Quỹ hỗ trợ của nhà nước cần được quản lý tốt và giám sát chặt chẽ để tránh việc hỗ trợ sai mục đích và kém hiệu quả. Một số nghiên cứu trong nước về các Quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN (gồm cả các Quỹ Hỗ trợ) đã phân tích vai trò quan trọng của các quỹ này đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của ngành, địa phương trong quá trình phát triển. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ TCNN ngoài NSNN. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới ở dạng các bài báo nhỏ và phân tích một số vấn đề chung của Quỹ TCNN mà không đi vào phân tích các Quỹ cụ thể. Một số nghiên cứu về Quỹ HTND tuy có đề cập đến những hoạt động của Quỹ HTND, song chủ yếu ở một địa phương cụ thể, chưa đánh giá một cách tổng thể các hoạt động của Quỹ trên toàn quốc. Hơn nữa, các nghiên cứu đó chủ yếu phân tích định tính về tác động của Quỹ HTND với giảm nghèo ở địa phương. Một