SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
1
LỜI MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển giữa các Doanh nghiệp luôn có sự cạnh
tranh gay gắt, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là
phải nâng cao lợi nhuận qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và
đặc biệt là giảm chi phí, hạ giá thành. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi, tổ chức và hạ giá
thành sản phẩm là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Muốn đạt được mục tiêu đó, các Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản
xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh
lãng phí. Để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành thì công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và giá thành phải được tổ chức hợp lý, khoa học đảm bảo phát huy chức năng
là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nhận thấy
tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm sau một thời gian thực tập tại Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần
Dệt may Nam Định em xin được đi sâu tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần
Dệt may Nam Định”.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Vận dụng những lý thuyết cơ bản để đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng
công tác kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt,
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Qua đó đánh giá hiệu quả bước đầu mà
Nhà máy đạt được, thấy được những khó khăn còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải
pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy.
Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 11 năm 2010 của Nhà máy. Tuy nhiên
do thời gian có hạn nên em chỉ tập trung nghiên cứu quá trình kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Để làm rõ đề tài trên, bài viết của em có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:
Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
đối chiếu làm cơ sở để phân tích kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
2
IV. Đóng góp của đề tài.
Đề tài là kết quả của một thời gian đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tình hình
thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Dệt. Trên cơ
sở đó những kiến nghị được đưa ra sẽ bám sát vào tình hình thực tế giải quyết một số
tồn tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm
tại Nhà máy. Cụ thể:
- Góp phần cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, tạo điều kiện để kế
toán phản ánh kịp thời chi phí phát sinh.
- Góp phần làm cho kết quả tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy được chính
xác hơn, phù hợp với chi phí thực tế mà Nhà máy đã bỏ ra.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM:
CHƯƠNG I: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Nhà máy Dệt- Tổng
công ty Cổ phần Dệt may Nam Định có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
CHƯƠNG III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
3
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA NHÀ MÁY DỆT-
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý kinh doanh tại Nhà máy.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.
1.1. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Tên giao dịch trong nước: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dinh textile garment join stock
corporation.
Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh
Địa chỉ: Số 43 - Tô Hiệu, p.Ngô Quyền, Tp. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503.849749 - Fax: 03503.849750.
Email: Vinatexnamdinh@hn.vnn.vn
Website:Vinatexnamdinh.com
Loại hình doanh nghiệp: Nhà máy cổ phần.
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là Nhà máy Sợi
Nam Định được thành lập vào năm 1889. Đến 07/10/1955 được Nhà nước tiếp quản và
tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định. Tháng 6 năm 1995,
Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Nhà máyDệt Nam Định theo
Quyết định số 831/CNN-TCLĐ ngày 14/6/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tháng 7
năm 2005, Nhà máy Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Dệt Nam Định theo Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/7/2005 của
Thủ tướng Chính phủ, hạch toán độc lập là thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam (VINATEX)
Để phù hợp với sự phát triển đi lên của Ngành Dệt May cũng như tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, ngày 13/02/2007, Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp Quyết định số 547/QĐ-BCN chuyển Nhà máytrách nhiệm hữu hạn Nhà
nước một thành viên Dệt Nam Định thành Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định,
và Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định chính thức hoạt động từ ngày
01/01/2008.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
4
1.2. Nhà máy Dệt.
Tên tiếng việt : Nhà máy Dệt- Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Địa chỉ : Số 51 Trần Phú, Phường Năng Tĩnh, TP Nam Định.
Điện thoại : 0350 3825708.
Fax : 0350 3825717
Email : detnd@yahoo.com
Tiền thân của Nhà máy dệt là xưởng tổng hợp được thành lập từ năm 1962,
nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất vải mộc cho nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Tháng 5
năm 1996 thì được đổi tên thành Nhà máy Dệt, trong quá trình hình thành và phát triển
các thế hệ công nhân đã được thay thế hoàn toàn.Trong những năm gần đây, dưới sự
tác động của cơ chế thị trường. Tổng công ty đã chú trọng hóa đến việc đa dạng hóa
sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế Nhà máy Dệt đã chú trọng
đến việc nâng cao công nghệ sản xuất, để sản xuất lại vải có chất lượng cao cung cấp
cho nhà máycũng như bán ra thị trường.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định là:
- Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc tiêu thụ nội địa.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi – May mặc; Thiết bị - Phụ tùng.
- Mua bán nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc.
- Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản …
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Tại Nhà máy Dệt : sản xuất vải mộc các loại cung cấp cho nhà máy nhuộm, và
bán ra thị trường.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà máy.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
5
Sơ đồ tổ chức quản lý tại Nhà máy Dệt như sau:
Giám đốc: điều hành cao nhất tại nhà máy, chịu trách nhiệm trước Công ty.
Phó Giám đốc: Trợ giúp cho giám đốc và phụ trách kỹ thuật.
Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện quản lý nhân lực, tuyển dụng, đào tạo lao
động.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng sản phẩm...
Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn và định
mức kỹ thuật cho sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi Nhà máy. Thực hiện quản lý tài chính,
tham mưu cho giám đốc, hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính nộp cho phòng
kế toán Tổng công ty để tiến hành hợp cộng.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT)
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật
tư
Phòng tài chính kế
toán
Xưởng
chuẩn
bị
Xưởng
dệt 1
Xưởng
dệt 2
Xưởng
cơ điện
Xưởng
hoàn
thành
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
6
Sơ đồ tổ chức sản xuất nhà máy dệt
+ Xưởng chuẩn bị: Làm công tác chuẩn bị dệt và chia ra thành các tổ có nhiệm
vụ như tên tổ: Tổ ống: đánh ống; tổ suốt: đánh suốt...
+ Xưởng dệt 1, dệt 2: Chức năng là dệt. Các buồng dệt A, B, C, D, E giống
nhau đều dệt vải và trên máy móc thiết bị không phải máy Bỉ buồng F dệt khăn. Buồng
bỉ: dệt vải nhưng dùng máy Bỉ.
+ Xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm về điện sản xuất, sửa chữa lắp đặt máy
móc, bảo trì máy móc.
+ Xưởng hoàn thành: kiểm tra chất lượng vải, khối lượng vải gấp, đóng kiện
và nhập kho.
Tại các tổ lại chia lam 3 ca:ca A, ca B, ca C
II. Đặc điểm công tác kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, cập nhật số liệu theo đối
tượng và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động SXKD toàn nhà máy
cũng như Tổng công ty, đảm bảo tuân thủ chính sách chế độ, theo Luật kế toán thống
kê, các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi bằng tiền,
giám sát bằng tiền mọi hoạt động SXKD, các chi phí giá thành sản phẩm; thực hiện các
nghĩa vụ nộp ngân sách , nghĩa vụ người lao động; thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý,
sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, thực hiện kế toán
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ
điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng
A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F
Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ
khám, gấp...
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ
điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng
A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F
Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ
khám, gấp...
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ
điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng
A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F
Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ
khám, gấp...
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
7
quản trị doanh nghiệp, tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý giúp lãnh đạo đưa ra các
quyết định kinh tế, tài chính có hiệu quả.
Hoạt động SXKD của Tổng công ty đã được phân cấp quản lý với từng đơn vị
nhà máy xí nghiệp thành viên, vì vậy công tác hạch toán kế toán cũng được tổ chức theo
hình thức vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với phân cấp quản lý. Hoạt động SXKD
của nhà máy được phân cấp quản lý cho từng phân xưởng. Tổng công ty có 01 Phòng
Tài chính kế toán thuộc Tổng công ty. Mỗi Nhà máy, Xí nghiệp thành viên có phòng kế
toán. Phòng Tài chính kế toán Tổng công ty và các Phòng kế toán các đơn vị thành viên
là một thể thống nhất, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Kế toán trưởng Tổng công
ty, thực hiện nhiệm vụ hoạt động tài chính, hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn Nhà máy theo quy định của pháp luật.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định:
* Đặc điểm nhân lực kế toáncủaTổng công ty:
Tổng số nhân viên kế toánlà 32 người.
Trong đó Đại học: 29 người, Cao đẳng: 1 người, Trung cấp : 2 người.
Kế toán trưởng
Kiêm trưởng phòng
Thủ quỹ Các kế toán viên
Phó phòng kế toán
Kiêm KT tổng hợp
Thủ quỹ
Các phòng kế toán đơn
vị thành viên
Kế toán viên
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
8
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Dệt.
Bộ máy kế toán của Nhà máy gồm có 3 người:
- Kế toán trưởng ( Kế toán trưởng Nhà máy ): Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc giúp giám đốc kí duyệt, quyết toán các hoạt động mua bán, báo cáo
tình hình biến động tài chính của Nhà máy lên Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định và chỉ đạo kiểm tra nhân viên kế toán thực hiện các chế độ các chính sách, thể lệ
về kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệnh
kiểm tra kế toán của Tổng công ty, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải thích và trả lời
các câu hỏi phục vụ công tác kiểm toán.
- Kế toán vật tư, tổng hợp, tính giá thành, kiểm soát chi theo dõi công nợ:
+ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tình hình tăng giảm
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Cân đối xuất-nhập-tồn vật liệu ở các kho kể cả về
lượng và về tiền. Tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, theo dõi tình
hình biến động của TSCĐ, tình hình tu sửa, tăng giảm TSCĐ, và khấu hao TSCĐ trong
Nhà máy.
+ Kế toán quỹ: Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các
khoản vốn bằng tiền ( tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng ).Kiểm tra báo cáo quỹ, và
phản ánh các nghiệp vụ thu, chi và tính toán số dư tiền mặt tồn quỹ.Kế toán phân loại và
tổng hợp định khoản các nghiệp vụ kinh tế có liên quan trên báo cáo quỹ.
+ Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Kế toán ghi chép chi tiết chi phí sản xuất
trực tiếp phát sinh trong kì và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm, giá thành
đơn vị từng loại sản phẩm của từng công đoạn
+ Kế toán tiền lương: Vào số liệu năng suất đơn giá từng công đoạn của công
nhân, tính lương theo sản phẩm , theo thời gian trả cho người lao động. Báo cáo tổng
hợp tiền lương, tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
+ Kế toán Tài sản cố định: Theo dõi TSCĐ của đơn vị, hàng tháng tính và trích
khấu hao.
Kế toán vật tư, kế
toán quỹ
Kế toán tổng hợp
và tính giá thành
Kế toán trưởng
( Trưởng phòng Nhà máy )
Kế toán lương, Tài
sản cố định.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
9
Phòng kế toán của Nhà máy thu thập kiểm tra xử lý các chứng từ ban đầu, hạch
toán các chứng từ chi tiết, tổng hợp về các hoạt động kinh tế của các bộ phận tại Nhà
máy. Định kì ( 1 tháng ) Nhà máy tiến hành gửi báo cáo kế toán nội bộ của Nhà máy lên
phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, đã áp dụng chế độ kế
toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính ban
hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
Ngoài những tài khoản kế toánđược quy định trongchế độ kế toán doanh nghiệp thì
hệ thống tài khoản mà Nhà máy đang áp dụng còn có sự khác biệt ở chỗ nó được chi tiết
hóa để phù hợp với đặc điểm của Nhà máy.
Tài khoản kế toán gồm 10 loại:
+ 9 loại TK trong báo cáo kế toán ghi kép.
+ 1 loại TK trong báo cáo kế toán ghi đơn.
Hệ thống sổ kế toán Nhà máy đang áp dụng : theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Chế độ báo cáo tài chính: Các báo cáo kế toán được tuân thủ theo quy định trong
Chế độ kế toán của Bộ tài chính. Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiềntệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, và sổ sách
sử dụng trong hình thức Nhật ký- chứng từ.
Niên độ kế toán : Nhà máy áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch tức là bắt
đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam.
Phương pháp tính khấu hao tài sản: Nhà máy tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng và công suất của máy móc thiết bị Nhà máy
tiến hành lập kế hoạch khấu hao lên cấp trên. Kế toán TSCĐ căn cứ vào kế hoạch khấu
haoTSCĐ lập bảng phân bổ khấu hao, sau đó vào sổ cái 214 và lên báo cáo tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nhà máy hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế toán năm khi giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì sẽ trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện.
Giá nhập kho, xuất kho: Nhà máy hạch toán giá nhập kho và xuất kho theo
phương pháp bình quân gia quyền.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
10
Phương pháp tính thuế: Nhà máy áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy.
3.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Để phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh, tại Nhà máy Dệt cũng như Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Nam Định cũng đã áp dụng hình thức Nhật kí chứng từ để hạch toán kế toán.
Quá trình hạch toán được thực hiện theo sơ đồ sau:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
* Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký
chứng từ có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì
căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào nhật
ký chứng từ.
Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
NHẬT KÍ CHỨNG TỪ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
11
Cuối tháng kế toán khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối
chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp
vào sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ,
bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Do Nhà máy Dệt là đơn vị phụ thuộc nên cuối tháng kế toán tập hợp số liệu rồi
báo lên phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
3.2. Phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Hiện nay phương thức ghi sổ kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính.
Công tác kế toán của nhà máy được xử lý trên máy tính với phần mềm kế toán
FastAcounting. Phòng kế toán của nhà máy được trang bị 3 máy vi tính, mỗi nhân viên
1 máy. Các phòng ban khác trong nhà máy đều sử dụng máy tính. Trình độ tin học
của nhân viên trong nhà máy ngày càng cao.
Trình tự hạch toán kế toán trên phần mềm FastAcounting tại Nhà máy Dệt.
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
Với từng phần hành mà có chứng từ và sổ sách khác nhau
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
Phần mềm kế toán
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
- Sổ kế toán.
- Sổ tổng hợp.
- Sổ chi tiết.
- Báo cáo tài chính.
- Báo cáo quản trị
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
12
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được
tự động nhập vào sổ kế toán tổng hơp, các sổ , thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm nào khi cần thiết ) kế toán sẽ thực hiện
các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Sau đó thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính
theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay ( sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ).
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DỆT- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY NAM ĐỊNH
I. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Nhà máy.
1. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau. Để thuận tiện
cho công tác quản lý cần phân loại chi phí theo những tiêu thức phù hợp. Hiện nay tại
Nhà máy Dệt chia toàn bộ chi phí sản xuất làm 3 khoản mục. Mỗi khoản mục gồm
những chi phí có cùng mục đích, công dụng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
+ Chi phí nguyên liệu chính: Sợi các loại. Sợi có nguồn gốc khác nhau như
nhập từ kho công ty về, sợi do nhà máy mua ngoài.
+ Chi phí vật liệu: Vật liệu hồ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương và các khoản trích theo lương của công
nhân sản xuất, đốc công, thợ phục vụ
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư phụ tùng,
chi phí khấu hao, điện, hơi, nước. Các chi phí mua ngoài như điện thoại, chi bằng tiền
khác như chi cho đào tạo công nhân... dùng cho việc phục vụ, quản lý sản xuất ở phân
xưởng sản xuất.
Cách phân loại này giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công
tác tính giá thành sản phẩm, phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành, lập định mức
chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Do đặc điểm sản xuất của Nhà máy Dệt chủ yếu là dệt nên chi phí sản xuất
được tập hợp theo từng loại sản phẩm ở phân xưởng đó là vải trên các thiết bị khác
nhau: vải trên máy Bỉ, khăn trên buồng máy Trung Quốc, vải trên buồng máy khí nén.
3, Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Tại Nhà máy, chi phí sản xuất chung được hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên và được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp ( do chi phí sản
xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, mà không hạch toán
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
14
trực tiếp cho từng đối tượng. Các chi phí này trước hết được tập trung sau đó lựa chọn
tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu
chi phí.
Kỳ tập hợp chi phí : Hàng tháng.
Đối với hoạt động sản xuất chính, chi phí sản xuất gồm: CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC. Đối với hoạt động sản xuất gia công thì chi phí sản xuất gồm: CPNCTT,
CPSXC.
II. Kế toán chi phí sản xuất.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong Nhà máy,
nguyên vật liệu trong Nhà máy bao gồm:
- Vật liệu chính: Sợi các loại.Sợi có nguồn gốc khác nhau, như sợi nhập từ kho
công ty về, sợi do Nhà máy mua ngoài.
- Vật liệu phụ: Vật liệu hồ,…
Cuối tháng căn cứ vào khối lượng từng mặt hàng sản xuất ra mỗi mặt hàng có
một đơn công nghệ sợi (một kg vải loại này cần bao nhiêu kg sợi từng loại). Dựa vào
đó bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định mức tiêu hao nguyên liệu để xác định khối
lượng từng loại sợi đã dùng sản xuất từng mặt hàng. Và vật liệu xuất kho được tính giá
theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính:
Giá trị
sợi xuất
từng loại
=
Giá trị sợi tồn đầu kỳ
từng loại
+
Giá trị sợi nhập trong
kỳ từng loại
x
Khối lượng
sợi xuất trong
kỳ
Khối lượng tồn đầu
kỳ từng loại
+
Khối lượng sợi nhập
trong kỳ
Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được tiến
hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Như vậy chi phí hồ
kết hợp với chi phí sợi tạo ra chi phí nguyên vật liệu (trực tiếp) cho sản phẩm, hồ là vật
liệu chính. Cũng như vật liệu sợi, cuối tháng bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định
mức tiêu hao hồ.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
15
1.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.
1.2.1. Chứng từ sử dụng.
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu báo vật tư còn lại ở
các bộ phận, bảng tổng hợp tiêu hao NVL.
1.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Bộ phận sản xuất:Khi có nhu cầu lĩnh vật tư, sẽ lập Phiếu xin lĩnh vật tư, sau
đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật.
- Bộ phận kỹ thuật, kế toán trưởng: Kiểm tra, xét duyệt Phiếu xin lĩnh vật tư
mà bộ phận sản xuất gửi lên.
- Kế toán vật tư- TSCĐ: Khi nhận được Phiếu xin lĩnh vật tư có sự đồng ý của
Bộ phận kỹ thuật, Kế toán trưởng, Kế toán vật tư- TSCĐ sẽ lập Phiếu xuất kho. Phiếu
xuất kho được lập làm 3 liên.
- Bộ phận kho: Khi nhận được Phiếu xuất kho ( Liên 3 ), sẽ kiểm tra và xuất
vật tư. Căn cứ vào Phiếu xuất kho kế toán tại Bộ phận kho sẽ ghi thẻ kho và cập nhật
dữ liệu xuất vật tư vào chương trình cập nhật chi phí nguyên vật liệu trong chương
trình tính giá thành
Ví dụ: Trong tháng 11/2010 đã phát sinh giao dịch mua bán giữa Nhà máy và
Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông- Cty Dệt may Hà Nội theo Hóa đơn GTGT số
0086898. Nội dung hóa đơn:
Kiểm tra, xuất
vật tư, và ghi
thẻ kho
Bộ phận kho
Giám đốc, Kế
toán trưởng, Bộ
phận kỹ thuật
Kế toán vật tư-
TSCĐ
Bộ phận sản
xuất
Kiểm tra, xét
duyệt
Lập phiếu xin
nhận lĩnh vật
tư
Lập phiếu xuất
kho
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
16
Hóa đơn giá trị gia tăng
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 20 tháng 11 năm 2010
Mẫu số: 01 GTKT -
3LT
GL/2009B
0083698
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Dệt Hà Đông HANOSIMEX
Địa chỉ: Phố Cầu Am, P. Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây.
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 0100100826
Họ tên người mua hàng: Anh Bình
Tên đơn vị: Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Địa chỉ: Số 43, Tô Hiệu, Thành phố Nam Định.
Số tài khoản: 102010000363239 Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0600019436-003-1
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sợi N76 83/17 Kg 20781,46 32.000 665.066.720
2 Sợi 20 coton chai ky Kg 9346,2 28.800 269.170.560
3 S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 1322,2 28.399 37.549.158
Cộng tiền hàng 971.726.438
Thuế suất GTGT 10% 97.172.643
Tổng cộng tiền thanh toán 1.068.899.081
Bằng chữ: Một tỷ sáu mươi tám triệu tám trăm chin mươi chin ngàn tám mốt đồng.
Căn cứ vào hóa đơn kế toán tiến hành nhập liệu trên máy như phiếu nhập mua
trên. Trên phiếu nhập mua ta tiến hành như sau:
Người mua hàng
( Ký, họ tên )
Người bán hàng
( Ký, họ tên )
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên )
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
17
Khi bộ phận sản xuất đề xuất yêu cầu lĩnh vật tư, thì sẽ lập Phiếu lĩnh vật tư và
đưa cho kế toán trưởng duyệt.
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Đơn vị: nhà máy dệt
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày14tháng11năm2010
Số: 1034
Định khoản
Nợ:
Có:
Tên đơn vị: Máy mắc ca C
Lý do lĩnh: phục vụ sản suất.
Lĩnh tại kho: .Nhà máy dệt
Danh
diểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
đơn vị
Thành
tiền
(5x6)
Ghi
chú
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 2 3 4 5 6 7 8
Sợi N76 83/17 Kg 299,0
Sợi 20 coton chai ky Kg 1127,1
S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 860,0
Cộng thành tiền (viếtbằngchữ):........................................................................
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị
Căn cứ vào phiếu trên ta tiến hành nhập máy như sau: Kế toán hàng tồn kho →
Phiếu xuất điều chuyển kho và nhập liệu như sau:
1.3. Tài khoản hạch toán.
- TK152: Tài khoản nguyên liệu, dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động của các loại NVL trong kho của Nhà máy.
Tài khoản 152 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL nhập kho.
+ Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
18
+ Số dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
Tại Nhà máy, TK152 có mở các TK cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại.
TK1520: Nguyên liệu, TK1521: Vật liệu, TK1522: Nhiên liệu, TK1523: Phụ tùng,
TK1524: Thiết bị cần lắp, TK1525: Bao bì, TK1526: Thiết bị xây dựng, TK1528: Phế
liệu.
Với nguyên liệu sợi chỉ hạch toán vào TK1520 với sợi do nhà máy mua ngoài
- TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp. Được dùng để phản ánh toàn bộ chi phí
nguyên vật liệu phát sinh trong tháng tại phân xưởng sản xuất.
Tài khoản 621 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm tại phân xưởng.
+ Bên Có: Phản ánh kết chuyển nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ tại phân xưởng vào tài khoản 154.
+ Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
TK621 SO: chi phí sợi chỉ hạch toán vào TK621S0 sợi của nhà máy mua
ngoài; TK 621 HO: chi phí hồ.
Với sợi do công ty xuất xuống sẽ được hạch toán vào TK154.
1.4. Trình tự hạch toán.
1.4.1. Sổ sách hạch toán.
- Sổ chi tiết tài khoản 621
1.4.2. Quy trình hạch toán.
Từ các chứng từ gốc như phiếu lĩnh vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,..
kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự kết xuất sang bảng
kê, nhật ký chứng từ, và sổ chi tiết tài khoản 621, 152.
Ví dụ: Tại kho sản xuất có sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú. Có số tồn đầu kỳ
là 3688 (kg), giá trị tồn là: 119192427. Số nhập trong kỳ: 46491 (kg), giá trị nhập:
1502542629 (đ). Kết hợp với báo cáo tiêu hao nguyên liệu, ta có số lượng xuất là:
44407.45 (kg) do đó ta có giá trị xuất của sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú trong tháng
11 sẽ là:
đồng thời, giá trị sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú có giá trị tồn cuối là:
32319 X 5571.55 = 186530725 (đ )
119192472 + 1502542629
X 44407.75 = 32319 X 44407.45 = 1435204377 ( đ )
3688 + 46491
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
19
và ta sẽ tính được chi phí nguyên liệu của từng mặt hàng dựa trên tổng lượng sợi từng
loại sản xuất ra từng mặt hàng.
Ví dụ: Theo báo cáo định mức tiêu hao thì sản lượng sợi NE 20/1 65/35 AS
Vĩnh Phú tiêu hao để sản xuất ra vải Xi 1921 A2khổ 160 mộc A là 44353.28(kg) 
chi phí nguyên liệu sợi loại này để sản xuất ra vải Xi 1921A2 khổ 160Mộc A là:
44353.28 x 32319 =1433453656 ( đ ).
Tương tự ta cũng tính được giá trị 2 loại sợi còn lại để sản xuất ra vải này.
Tổng chi phí cả 3 loại sợi ta có chi phí nguyên liệu để sản xuất ra vải Xi 1921 A2 là:
1582676186 (đ) các mặt hàng khác tính tương tự
Cộng giá trị xuất từng loại sợi ta có tổng gía trị nguyên liệu xuất vào giá thành
trong tháng là: 12856844740 (đ). Phần chi phí nguyên liệu xuất vào giá thành được thể
hiện trên chi tiết TK1541 ở biểu số 2. Theo biểu số 2 ta có giá trị nguyên liệu sợi xuất
vào giá thành là :
4926476463 + 12850150960 – 4919782688 = 12856844740.
Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được
tiến hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Căn cứ vào yêu
cầu và kế hoạch sản xuất, xưởng chuẩn bị làm đơn xin lĩnh vật liệu hồ. Kế toán căn cứ
vào quyết định của giám đốc đơn vị lập phiếu lĩnh vật tư.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ngày 15/11/2010:
Tên đơn vị : KA chuẩn bị
Lý do lĩnh : Hồ sợi
Lĩnh tại kho : 5400nmd
Danh điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
Quy cách vật
tư
ĐVT
Số lượng
Giá
đơn vị
Thành
tiền
Ghi chú
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 2 3 4 5 6 7 8
152.004.00010 Bột sắn CN Kg 100 100
1521.011.10050 SV 101 Kg 1,6 06
1521.001.05020 J và nol (217) Kg 4,0 4
1521.011.16320 CTX Kg 10 10
1521.001.15910 Wax Kg 6,5 6,5
152.001.03520 Glyxerin Kg 1,5 1,6
Cộng thành tiền (viết bằng chữ):....................................
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Đơn vị: Nhà máy dệt
......................................
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày 15 tháng 11 năm 2010
Số: 10035
Định khoản
Nợ:
Có:
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
20
Kế toán tiến hành chọn phần hành kế toán hàng tồn kho → cập nhật số liệu
→ phiếu xuất điều chuyển kho và tiến hành nhập liệu như ở trên . Cũng như nguyên
liệu sợi, cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại sản xuất ra lập báo cáo
định mức tiêu hao nguyên vật liêu hoặc báo cáo tổng hợp nguyên liệu để biết lượng sợi
tiêu hao cho từng loại mặt hàng.
Trích Báo cáo tổng hợp nguyên liệu
Tháng 11 năm 2010
Mặt hàng
Sản
lượng
tháng 11
(m)
Chỉ số Trọng lượng sợi thực hiện tháng 11
Dọc Ngang Biên Dọc Ngang Biên Tổng
Xi1921A2
loại A
154.149,6 2065/35 2065/35 40/2 30578,19 18258,48 132,26 48968,94
..... ..... .... .... ... ... ... ... ...
Căn cứ vào bảng trên ta biết được từng loại vải có bao nhiêu sợi dọc, sợi
ngang, sợi biên. Trong đó tổng sợi dọc và sợi biên là sợi qua hồ. Biết tổng lương sợi
qua hồ của từng mặt hàng ta sẽ biết được tổng lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt
hàng ( các mặt hàng có cùng đơn công nghệ hồ :lượng hồ/1kg sợi qua hồ bằng nhau
được xếp vào cùng một nhóm). Mỗi nhóm có tổng chi phí hồ thực tế riêng = tổng (kg)
sợi qua hồ x lượng hồ/1kg sợi qua hồ x giá1kg
Lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt hàng, chi phí hồ của từng nhóm mặt
hàng được thể hiện trên bảng vật liệu hồ.
Trích Bảng Vật liệu hồ tháng 11 năm 2010
Số TT
nhóm
Sản phẩm
Số lượng sợi
qua hồ
Thành tiền
Kế hoạch T Tế
Thiết bị khác
54 Katê 7639 và tương
đương
10902,25 44.324.188 44.052.608
... ..... .... ... ...
Máydệt picano (dệt bỉ)
15 PC (17-44) 65/35 35803,93 148.872.741 147.960.579
... ....
Cộng 275982.96 821.856.232 816.820.616
Biết chi phí và tổng lượng sợi qua hồ từng nhóm từ đó máy tính chi phí hồ
cho từng mặt hàng trong nhóm. Sau đó kế toán sẽ tiến hành nhập liệu như sau vào
máy. Đầu tiên ta nhập lượng tiêu hao hồ trên phiếu nhập lượng tiêu hao hồ như sau:
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
21
Nhập lượng tiêu hao hồ
Mã vải Tên vải Nhóm Lượng sợi quahồ
1552.008.10001M1 KT7639 khổ125 mộc A 54 10803,95
1552.008.10001M2 KT 7639 khổ 25 mộc B 54 98,3
1552.015.95001M1 Xí1921A2khổ160mộcA 15 30710.45
...... .... … ....
Nhập xong kết thúc ấn nhận. Tiếp theo ta chọn phiếu nhập chi phí hồ và tiến
hành nhập liệu như sau
Nhập chi phí hồ
Mã nhóm Tên nhóm Chi phí
54 Katê7639 và tương đương 44.052.608
15 PC (17-44) 65/35 147.960.579
...... .... ....
Cộng 816.820.615
Kết thúc ấn nhận để tính chi phí hồ cho từng mặt hàng
Ví dụ: Nhóm Katê 7639 và tương đương gồm hai mặt hàng 7639-2 loại A và
7639-2 loại B. Tổng chi phí hồ của nhóm là: 40.047.852 (đ). Tổng lượng sợi qua hồ
của nhóm là 10902,25 do đó chi phí hồ của từng mặt hàng là;
Chi phí của 7639-2 loại A =
44052608
x 10803,95 = 43655408 (đ)
10902,25
Chi phí của 7639-2 loại B =
44052608
x 98.3 = 397200 (đ)
10902,25
Tương tự chi phí hồ của Xi 1921 A2 mộc A là: 12636086 (đ)
Sau khi ta nhập liệu xong trên tài khoản 621 sẽ có phát sinh nợ của TK621 SO
là 816820616 (đ). Số liệu này được thể hiện trên sổ chi tiết TK621 tại( biểu số 1).
Phần chi phí vật liệu hồ này ứng với hai phiếu xuất PX7 và PX16.
Nhận Hủy bỏ
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
22
Biểu số 1
Sổ chi tiết tài khoản
Tài khoản: 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dự nợ kỳ đầu: 0
Chứng từ
Diễn giải TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày Số PS Nợ PS Có
21/11 PX 7 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 380.615.573
31/11 PX 16 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 436.205.043
31/11 PX 20 Xuất sợi SX (Nhà máy dệt) 1520 1.001.548.441
31/11 PKT 102 Chi phí VLH 1541DE 816.820.616
31/11 PKT 102 Chi phí Nguyên liệu 1541DE 1.001.548.441
Tổng phát sinh nợ: 1.818.369.057
Tổng phát sinh có: 1.818.369.057
Dự nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày 30. tháng 11. năm 2010
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chi phí nguyên liệu ( tổng giá trị sợi nhập từ kho của công ty và sợi xuất từ
kho sợi 9 ) và vật liệu hồ phát sinh trong tháng 11 năm 2010 được thể hiện chi tiết trên
tài khoản 154:
Chi tiết TK 1541 Biểu số 2
Diễn giải Nguyên liệu Vật liệu hồ . . . . . . .
Dư đầu kỳ 4.926.476.463 169.761.633 . . . . . . .
Phát sinh trong kỳ 12.850.150.960 816.820.616 . . . . . . .
Dư cuối kỳ 491.985.687 169.761.633 . . . . . . .
Trong quá trình sản xuất có những phế liệu như: Sợi phế, vải lỗi, khăn lỗi, phụ
tùng phế (gang, sắt, thép) khi nhập lại kho chờ bán, giá nhập kho bằng đúng giá bán
kho cho khách hàng. Khi nhập vật tư lại kho phế ta có phiếu nhập vật tư.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
23
Ví dụ ta có phiếu nhập vật tư sau:
Đơn vị: Nhà máy dệt
Số............................
Phiếu nhập vật tư
Ngày 19 tháng 11 năm 2010
Định khoản:
Nợ: ...................
Có: ...................
Tên đơn vị : Dệt 2
Hợp đồng số :465/HĐ-VT ngày 08 tháng 11 năm 2010
Biên bản kiểm nghiệm số: 465/KN ngày 19 tháng 11 năm 2010
Nhập tại kho: 6
Danh điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
Quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá đơn
vị
Thành tiền
Theophiếu
giao hàng
Thực
nhận
1521001R165 Sợi rối màu Kg 15 63.800 957.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín trăm năm bảy nghìn đồng.
Kế toán trưởng Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu
Căn cứ vào phiếu trên kế toán tiến hành nhập liệu vào chương trình kế toán
trên phiếu nhập. Phần phế liệu này khi tính giá thành sẽ được trừ ra khỏi giá thành
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Nhà máy, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số CPSX,
nên việc hạch toán chi phí nhân công cũng vô cùng quan trọng. Việc hạch toán đúng, đủ,
kịp thời chi phí nhân công không những cung cấp thông tin cho nhà quản lý mà còn phản
ánh lao động thực sự tại mỗi phân xưởng, để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp.
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm:
Tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm thêm giờ, tiền công ăn ca, các khoản phụ
cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, tại các tổ đứng máy.
Nhà máy sử dụng Bảng chấm công, Bảng sản lượng cá nhân của từng buồng ,
từng tổ. Dựa vào đó kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng buồng,
từng tổ trên quyết định của Hội đồng chia lương. Từ đó tính ra tiền lương của từng
công nhân.
Lao động của Nhà máy được chia ra làm 2 khối như Khối công nhân sản xuất,
Khối kỹ thuật, quản lý.
Hàng ngày khi khám vải (tại xưởng hoàn thành), thông qua phiếu khám vải sẽ
xác định được sản lượng sản phẩm từng loại sản phẩm /1 ca máy / số đứng ca máy của
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
24
từng cá nhân trong các phân xưởng dệt, các buồng dệt. Căn cứ vào đó mỗi tổ có một bảng
sản lượng cá nhân chi tiết đến từng cá nhân. Công nhân sản xuất hưởng lương sản phẩm:
Lương sản phẩm
của 1 người
=
n
i 1

 khối lượng
sản phẩm i
X
đơn giá tiền
lương 1 spi
-
Tiền phạt + tiền
thưởng
Tại Nhà máy có áp dụng các mức phạt khác nhau như: Phạt do lỗi dô mặt vải
150đ/lỗi, phạt loại 3 quá mức với đơn giá loại 2/1sản phẩm.
VD: Công nhân Trương Thị Nam Bình có tổng lương sản phẩm ban đầu ( chưa
có thưởng và phạt) là 1526549(đ) (được tính theo khối lượng sản phẩm và đơn giá tiền
lương từng sản phẩm). Do mắc lỗi 9 nhiều nên bị phạt là 25500đ/170 lỗi. Tiền thưởng
vượt mức là 40443đ. Vậy:
Lương sản phẩm được hưởng = 1526549 - 25500 + 40443 = 1541492 (đ)
Tiền lương của mỗi công nhân đứng máy, hưởng thực tế được tính như sau:
Lương
sản
phẩm
+
Lương
thời
gian
+
Lương
bù
+
Phụ
cấp
TN
(nếu
có)
+
Tiền
cơm,
đêm
-
8,5%
BH
phải
nộp
-
Cơm
đêm
-
Vay
trước
-
Tín
dụng
Tổng hợp lương công nhân đứng máy (thợ dệt) sẽ tính lương cho công nhân
phục vụ như thợ chữa máy (CM) thợ nối gỡ (NG). Lương thợ phục vụ ăn theo tỷ trọng
lương thợ đứng máy dệt trong tổ theo định mức kế hoạch.
Ví dụ: 1 thợ chữa máy phục vụ việc chữa máy của 6 công nhân đứng máy khi
đó lương thợ chữa máy sẽ là:
Lương thợ chữa máy đó (KH)
x Tổng lương thực tế
của 6 công nhân đứng máy
Tổng lương 6 công nhân đứng máy (VH)
Tổng lương của thợ đứng máy và thợ phục vụ trong tổ được lương của cả tổ.
Tổng hợp lương của các tổ, buồng, phân xưởng được lương sản xuất (chi phí nhân
công trực tiếp) của toàn nhà máy.
2.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.
2.2.1. Chứng từ sử dụng.
Bảng chấm công, bảng sản lượng cá nhân, bảng tính thời gian, bảng lương sản
phẩm, bảng thanh toán và phân bổ tiền lương.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
25
2.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp
Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất ở từng bộ phận xưởng sẽ theo dõi kết quả làm
việc của công nhân trên bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân. Cuối tháng tổ
trưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân lên cho Phòng tổ
chức kiểm tra ký duyệt. Tại đây Phòng tổ chức có trách nhiệm tổng hợp lại và kiểm
tra, sau đó gửi cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương tính tiền lương và lập bảng
thanh toán lương. Sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Khi đã
kiểm tra ký duyệt xong, kế toán trưởng chuyển xuống cho kế toán chi phí. Kế toán chi
phí cập nhật dữ liệu chi phí nhân công trực tiếp vào phần mềm kế toán.
Ví dụ: Từ bảng sản lượng cá nhân của từng buồng và bảng chấm công, kế
toán tiền lương lập bảng thanh toán lương cho từng buồng trên quyết định của hội
đông chia lương.
Tại bảng thanh toán lương thể hiện số tiền lương thực tế được nhận của từng
cá nhân. Trong đó cột lương sản phẩm là số lương sản phẩm được hưởng của từng
người trên bảng sản lương cá nhân.
- Cột lương thời gian phản ánh tiền lương được hưởng trong các ngày nghỉ
phép, lễ, tết....
- Cột bù lương: Tiền phân phối thêm của công ty cho công nhân .
- Cột tiền cơm và ăn đêm: Phản ánh một phần tiền cơm đêm và ăn trưa mà
nhà máy cho công nhân. Bữa trưa 7000đ/người, đêm 8000đ/người.
- Cột phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với tổ trưởng tổ sản xuất phụ cấp trách
nhiệm là 10% lương cơ bản.
- Cột trừ BHXH, BHYT, BHTN : là 8.5% phần trích trên lương (theo hệ số
Cập nhật
chi phí
nhân công
trực tiếp
Kế toán chi
phí
Phòng tổ
chức
Kế toán
lương
Bộ phận sản
xuất
Kiểm tra,
xét duyệt
Lập bảng
chấm công,
bảng sản
lượng cá
nhân
Tính tiền
lương, lập
bảng thanh
toán lương
Kế toán
trưởng
Kiểm tra,
xét duyệt
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
26
và lương cơ bản)
- Cột tiền cơm và đêm ở phần các khoản phải nộp là phần tiền cơm của cơm
trưa và cơm tối công nhân phải chịu (sau khi trừ phần nhà máy hỗ trợ) tiền công nhân
phải trả thêm cho mỗi suất cơm trưa là 3.000đ, 1 suất cơm tối là 4.000đ.
- Kỳ 1: là phần tiền lương công nhân đã lĩnh tại đợt trả lương lần thứ nhất
trong tháng. Việc trả lương cho công nhân được tách làm 2 kỳ một tháng.
- Kỳ 2: là phần lương trả nốt cho công nhân và bằng tổng tiền lương thực tế
công nhân được lĩnh trong tháng trừ lĩnh đợt 1.
Trích bảng thanh toán lương buồng dệt E ca C tháng 11 năm 2010.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
27
Sản lượng cá nhân Tháng 11 năm 2009
Đơn vị: Dệt E Ca C
Họ và tên Tổ
Tổ
đứng
máy
Mã
SP
Tên SP
Sản lượng ngày Sản lượng đêm
Loại 3 túi
tiền
Lỗi
9
Khă
n xe
Thành
tiền
Tiền phạt
Tiền
thưởng
Tiền
lương
SP
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Ngày Đêm Lỗi 9
Loại
3
Trương Thị
Nam Bình
E03
E03 Ve 58 60C045CT8 1402 114 23 668 63 587597
E03 Ve 62
CR72S2CLC
TB
1395 93 608 16 526758
E03 Ve 68 60 (18).CTB 758 37 339 32 16 170 10 328068 25500
E03 Ve 69 60 (16) CTB 194 24 31 80 18 84122
Cộng cá nhân 3749 268 54 1695 129 16 170 10
152654
9
25500 40443
154149
2
Lại T.Nga E03
E01 Ve 05 7637 TQ 55 15135
E01 Ve 06 4576TQ 28 20 11607
E03 Ve 08
60601,45CT
B
1118 293 9 50 94 249 17 523043 18000
E03 Ve 62
CR76/2
CLCTB
324 110 49 118978
E03 Ve 67 Fin 54MCT 427 141 254 50 5 275.754
E03 Ve 69 60(1.60) CTB 720 160 27 430 62 369245
Cộng cá nhân 2672 614 36 1362 255 5 249 17
131376
2
18000 16164
131192
6
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
28
Bảng thanh toán lương (tháng 11/2010)
Họ và tên
Chức
danh
Hệ
số
TỔNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN ĐƯỢC NHẬN
CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHIA RA
Tiền lương và thu nhập
được lĩnh
Chia ra
Tổng
cộng
Lương sản
phẩm
Lương thời
gian
Bù
lương
Tiền cơm + ăn đêm Phụ cấp
trách
nhiệm
BHXH
BHYT
BHTN
Cơm Đêm Tổng trừ Kỳ 1 Kỳ 2
Công Tiền
Công
Tiền Cơm Đêm Tiền
Trương T Nam Bình TD
3.6
7 31 1541492 1 47800 358415 21 10 227000
217470
7 135090 63000 40000 238090 400000 1536671
Lại Thị Nga TD
2.1
3 30 1311926 14214 256377 20 10 220000
180251
7 112722 60000 40000 212722 300000 1289795
Phạm T Yên Hà TT 4.4 31 2242254 14214 45000 20 10 220000 45000
256646
8 195625 60000 40000 295625 500000 1770843
Trần Hữu Tiến CM
2.7
1 28 1664787 286950 19 9 205000
215673
7 141507 57000 36000 234507 300000 1622230
Bùi Thị Tươi NG 4.4 28 1424450 14214 272577 20 9 212000
192324
1 122286 60000 36000 218286 300000 1404955
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Tổng cộng
76.
9
687
3170894
4
11 567539 5884157 466 223 5079200 45000
618252
48
4153140 1398000 892000 13805082 8750000 39270166
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
29
2.3. Tài khoản hạch toán.
- Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Dùng để tập hợp và kết chuyển chi
phí tiềnlương, tiềnăn cavà tiềnlàm thêm giờ, và các khoản tríchtheo lương của công nhân
trực tiếpsảnxuất toàn phân xưởng vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập
hợp chi phí và tính giá thành
Kết cấu tài khoản 622 như sau:
+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở phân
xưởng gồm: Tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp và các khoản trích theo
lương phát sinh trong kỳ
+ Bên có: Phản ánh kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất
sang tài khoản 154
+ Cuối kỳ không có số dư.
TK6221 : Lương , TK6222 : CPNCTT BHXH , TK6223 : CPNTTT BHYT ,
TK6224: CPNCTT KPCĐ
- Bên cạnh đó để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, tại Nhà máy kế toán còn
sử dụng tài khoản
+ Tài khoản 334: Phải trả người lao động
+ Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này có các tài khoản cấp 2:
TK3382: KPCĐ, TK3383: BHXH, TK3384: BHYT, TK3388: BHTN.
2.4. Trình tự hạch toán.
2.4.1. Sổ sách hạch toán.
- Phiếu kế toán.
- Sổ chi tiết tài khoản 622
2.4.2. Quy trình hạch toán.
Tại Nhà máy, việc tính lương không được thực hiện trên phần mềm fast mà kế
toánphải thực hiệntổng hợp thủ công. Riêngbảng lương sản phẩm được tínhtrênmột phần
mềm nhỏ riêng.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương các bộ phận, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp
lương ( giống bảng phân bổ tiền lương ).
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
30
Trích Bảng tổng hợp lương tháng 11 năm 2010:
Trên bảng tổng hợp tiền lương cho thấy CPNCTT (lương, các khoản trích theo
lương) của từng đối tượng nơi phát sinh chi phí. Khi tập hợp CPNCTT cho các đối
tượng tập hợp chi phí là từng mặt hàng (vải trên máy bỉ, máy khác, khăn). Trước hết
chi phí lương NCTT của xưởng chuẩn bị, ngành hoàn thành, phục vụ sẽ được tổng lại
và phân bổ cho xưởng dệt, dệt bỉ, khăn E+F theo chi phí nhân công trực tiếp của đối
tượng này. Tiến hành như sau:
Tổng chi phí để phân bổ: 188301674+101980008+116102221=406383903(đ)
Phần phân bổ cho dệt Bỉ là:
256644749
406383903 x = 83152243 (đ)
256644749 + 863401991 + 134234453
Vậy chi phí tiền lương trực tiếp ở dệt bỉ, trong tháng 11 là: 339796992 (đ)
Cũng với phương pháp như trên KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cũng được
phân bổ vào các đối tượng trên như vậy. Ta có tiền lương và KPCĐ, BHXH, BHYT,
BHTN của dệt bỉ sau khi phân bổ:
Tiền lương KPCĐ + BHXH + BHYT + BHTN
Dệt Bỉ 339.796.992 74.755.338
Tại các xưởng này chi phí nhân công lại được tập hợp trực tiếp cho từng mặt
hàng. Đầu tiên căn cứ vào bảng sản lượng cá nhân hoặc phiếu khám vải sẽ có khối
lượng từng mặt hàng vải. Mỗi mặt hàng vải lại có đơn giá tiền lương sản phẩm, mức
phạt, thưởng khác nhau. Do đó tính được từng mặt hàng có tiền lương (sản phẩm):
Số
hiệu
TK
nợ
Đối
tượng
sử
dụng
Tài khoản 334 - Thanh toán với nhân công
Các khoản phải trích nộp
BHXH + BHYT+ KPCĐ +
BHTN
Lương chính Lương phụ
Tổng cộng
Công Tiền Công Tiền
622
Chuẩn
bị
2270 174.919.812 53 13.381.862 188.301.674 38.482.359
Dệt 12819 823.933.455 189 39.468.536 863.401.991 181.265.360
Dệt bỉ 2760 242.906.973 60 20.627.408 256.644.749 53.439.534
Hoàn
thành
1615 101.980.008 101.980.008 22.435.602
Khăn
E+F
282 132.163.301 20 2.680.152 134.234.453 29.075.926
Phục
vụ
1651 112.169.578 20 3.932.643 116.102.221 24.677.307
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
31
Do đó ta tính được tổng lương sản phẩm của phân xưởng. Tiếp theo ta tính
phần tiền lương thực tế được tính trong kỳ của từng mặt hàng và KPCĐ, BHXH của
từng mặt hàng được tính theo tiền lương sản phẩm của từng mặt hàng.
Ví dụ: Mặt hàng A của Dệt Bỉ có lương sản phẩm là x; tổng lương sản phẩm
của Dệt Bỉ là y. Khi đó: Tiền lương thực tế của mặt hàng A = 339796992 x
x
y
Phần chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện chi tiết theo tưng khoản mục
trên sổ chi tiết Tk 622
Sổ chi tiết tài khoản
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dự nợ kỳ đầu: 0
Chứng từ
Diễn giải TK đ/
Số phát sinh
Ngày Số PS Nợ PS Có
30/11 PKT 73
Kinh phí công đoàn
(Kinh phí công đoàn nộp CT)
3382 11.289.372
30/11 PKT 91 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3383 135.127.500
30/11 PKT 92 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3384 18,017,000
30/11 PKT 93 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3389 5.644.686
30/11 PKT 60 Lương CN trực tiếp 3341 1.107.516.063
30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 1.107.516.063
30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 135.127.500
30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 18.017.000
30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 11.289.372
30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 5.644.686
Tổng phát sinh nợ: 1,271,949,935
Tổng phát sinh có: 1,271,949,935
Dự nợ cuối kỳ: 0
Lập ngày 30 tháng 11 năm 2010
3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
3.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung ở Nhà máy là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tổ
chức quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng hàng tháng. Các khoản chi chủ yếu
bao gồm:
Khối lượng
sản phẩm
(i)
x
Đơn giá tiền
sản phẩm
lượng mặt
hàng (i)
- Số lỗi x
Tiền
phạt
1 lỗi
-
Tiền
phạt
khác
+
Thưởng
của mặt
hàng (i)
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
32
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Là toàn bộ chi phí về lương, các khoản trích
theo lương cho nhân viên quản lý thuộc bộ phận phục vụ sản xuất.
- Chi phí vật liệu của Nhà máy gồm điện (dạng vật liệu do máy phát điện
không do mua ngoài), phụ tùng thay thế (chi tiết từng xưởng), vật liệu khác, bao bì...
Trong số những phụ tùng được sử dụng trong Nhà máy có những loại phân bổ 1 lần có
những loại phân bổ nhiều lần vì thế mà hàng tháng luôn có một phần CPSXC - vật liệu
được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn ( theo dõi trên sổ tổng hợp
chữ T của tài khoản 242 ).
- Chi phí công cụ dụng cụ: Tại Nhà máy công cụ dụng cụ gồm: Găng tay,
máy tính, khẩu trang , đồng hồ ẩm kế... là các tài sản không đủ điều kiện để ghi nhận
tài sản cố định. Làm tương tự như chi phí vật liệu, hàng tháng cũng có một phần
CPSXC- công cụ dụng cụ được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao của tài sản cố định
thuộc quản lý và sử dụng của Nhà máy.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dịch vụ điện, dịch vụ hơi, được cung cấp bởi
Nhà máy động lực thuộc Tổng công ty. Ngoài ra các dịch vụ nước uống, nước dùng
cho sản xuất,...
- Chi phí bằng tiền khác: Vệ sinh phân xưởng, chi phí lám sạch máy, chi phí
huấn luyện an toàn lao động,...
Tại nhà máy CPSXC được tập hợp theo toàn bộ các phân xưởng sản xuất.
Sau đó phân bổ cho từng mặt hàng tiêu thụ phân bổ với vải trên thiết bị khác (dệt
khác) là m2; trên máy Bỉ là số ca may, khăn là m2.
3.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.
3.2.1. Chứng từ sử dụng.
- Phiếu thu, phiếu chi, phiếu lĩnh vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng
chấm công, bảng thanh toán tiền lương của nhân viên phân xưởng,....
3.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Cập nhật chi
phí sản xuất
chung
Kế toán chi phí
Kế toán trưởng Kế toán tiền
Nhà cung cấp
dịch vụ
Kiểm tra, xét
duyệt
Giao chứng từ
liên quan
Thực hiện
thanh toán cho
nhà cung cấp
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
33
Nhà cung cấp chuyển các chứng từ liên quan như HĐGTGT, Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ,.. lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Kế toán chuyển chúng từ
xuống cho kế toán tiền. Kế toán tiền có nhiệm vụ thanh toán cho nhà cung cấp và ghi sổ
sách. Sau đó chuyển đến cho kế toán chi phí để cập nhật vào chi phí sản xuất chung.
Đối với chi phí nhân viên phân xưởng thì quy trình luân chuyển chứng từ ta làm
tương tự như ở sơ đồ 2.2, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ thì làm tương tự như sơ đồ 2.1.
3.3. Tài khoản hạch toán.
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để theo dõi toàn
bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng, mà không chi tiết cho từng sản phẩm nào
Kết cấu tài khoản 627 như sau:
+ Bên nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ tại phân xưởng bao
gồm: chi phí về nhân công, chi phí vật liệu, chi phí côngcụ dụng cụ, chi phí sửa chữalớn tài
sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
+ Bên có: Phản ánh kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154
+ Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu (chi tiết từng loại: vật liệu điện, phụ tùng thay thế,
vật liệu khác, bao bì...).
TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ (chi tiết)
TK 6274: Khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi tiết cho nước, hơi, điện...).
TK 6278: Chi bằng tiền khác.
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan như: 111, 112, 331, 152, 153, 242,...
3.4. Trình tự hạch toán.
3.4.1. Sổ sách sử dụng.
- Sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 242.
- Sổ chi tiết tài khoản 627.
3.4.2. Trình tự hạch toán.
* Chi phí nhân viên phân xưởng ( TK6271 )
Căn cứ vào bảng tổng hợp lương tháng 11 ta có chi phí nhân viên phân xưởng
của nhà máy. Trích bảng tổng hợp lương tháng 11:
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
34
Dựa vào đó máy phân bổ cho xưởng dệt Bỉ theo m2 vải ta có
Phần phân bổ cho dệt Bỉ là :
568397.4
103648043 x = 29891604 (đ)
1970897.2
Sau khi đã có chi phí nhân viên phân xưởng của từng xưởng ta tiến hành phân
bổ cho từng mặt hàng trong từng xưởng như sau:
Ta nhập định mức phân bổ cho các mặt hàng trong từng xưởng trên phiếu
nhập định mức phân bổ của fast như phiếu sau:
Phiếu nhập định mức phân bổ
Mã hàng Tên hàng Định mức
1552.015.95001M1 Xi 1921 A2 màu khổ 160 loại A 1872
... ... ...
Sau nhập xong nhấn Esc thoát ra ngoài như vậy định mức phân bổ của từng
mặt hàng đã được nhập vào máy. Sau này khi tập hợp chi phí cho từng đối tượng máy
sẽ tự đọc chi phí của từng đối tượng (theo định mức phân bổ).
* Chi phí vật liệu (TK 6272).
Chi phí vật liệu của nhà máy gồm điện (dạng vật liệu do máy phát điện không
do mua ngoài), phụ tùng thay thế (chi tiết từng xưởng), vật liệu khác, bao bì...
Trong tháng khi xuất vật liệu nhà máy dùng phiếu lĩnh vật tư:
Số
hiệu
TK
nợ
Đối
tượng sử
dụng
Tài khoản 334 - Thanh toán với nhân công
Tài khoản 3382,
3383, 3384, 3389 -
Các khoản trích nộp
Lương chính Lương phụ
Tổng cộng
Công Tiền Công Tiền
….. ……. …… …….. …… ….. ……. …….
627
QL phân
xưởng
1406 84533072 6 424340 84957412 18690631
… …… ….. ….. …. ….. ….. ………
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
35
Cộng bẳng tiền :.........................................................................................................
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị
Căn cứ vào phiếu trên, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy : Hàng tồn kho
→ Cập nhật số liệu → Phiếu xuất :
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu lĩnh như trên bộ phận vật tư lập báo cáo
tổng hợp hàng xuất kho liệt kê tất cả vật liệu, phụ tùng... đã xuất sử dụng phục phụ sản
xuất tương ứng phần chi phí vật liệu (TK 6272). Trích Tổng hợp hàng xuất kho T11
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định
Đơn vị: nhà máy dệt
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày 20 tháng 11 năm 2010
Số:A00165
Định khoản
Tên đơn vị: Tổ điện
Lý do lĩnh: Thay hỏng
Lĩnh tại kho: 2
Danh
điểm
vật
tư
Tên nhãn hiệu quy
cách vật tư
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
[5x6]
Ghi
chú
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 1523-051-143 3 4 5 6 7 8
Môtơ kéo máy
Picanot
Cái 05 05
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
36
Tổng hợp hàng xuất kho
Từ ngày 01/11/2010- 30/11/2010
STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số
lượng
Giá trị
1 1523051143 Mô tơ kéo máy Piscanol Cái 30 60.000.000
2 1523051147 Băng liếm phải Cái 200 40.000.000
... ... ... ... ... ...
34 1523051154 Dây Cuaroa Cái 150 14.250.000
Tổng cộng: 1.248 686.133.290
Ngày 30 tháng 11 năm 2010
Người lập biểu
Dựa vào báo cáo ta biết được giá trị vật tư xuất kho được tính vào chi phí của
tháng là 686133290 (đ).
Trong số những phụ tùng được sử dụng trong nhà máy có những loại phân bổ
1 lần có những loại phân bổ nhiều lần vì thế mà hàng tháng luôn có một phần CPSXC
- vật liệu được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn. Có sổ tổng hợp
chữ T của tài khoản 242.
Người lập biểu
Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản: 242 - Chi phí trả trước
Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dư nợ đầu kỳ: 81802098
TK đ/ư Tên tài khoản
Số phát sinh
PS nợ PS có
627 Chi phí sản xuất chung 10.366.461
6272 Chi phí vật liệu 4.745.650
62722 Chi phí sản xuất chung - Phụ tùng thay thế 4.745.650
627222 Chi phí sản xuất chung - Phụ tùng thay thế khác 4.745.650
6273 Chi phí công cụ, dụng cụ 5.620.811
62731 Chi phí công cụ, dụng cụ 5.620.811
Tổng phát sinh nợ: 0
Tổng phát sinh có: 10.366.461
Dư nợ cuối kỳ: 71.435.637
Ngày 30 tháng 11 năm2010
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
37
Như vậy là trong tháng 11 có 4745650 (đ) được trích từ chi phí trả trước dài hạn
vào chi phí sản xuất chung (TK6272). Trong tháng 11 có đánh giá lại vật tư vì thế giá
trị vật tư xuất cho sản xuất tháng 11 được tăng 69655945
Do đó tổng chi phí (vật liệu) sản xuất chung TK6272 trong tháng là:
686133290 + 4745650 + 69655945 = 760534885 (đ)
Tổng chi phí sản xuất chung vật liệu sẽ được máy phân bổ cho các xưởng theo
% mét vuông vải của từng đối tượng trong tổng số mét vuông vải, khăn .
Phân bổ cho Bỉ sẽ là :
568397.4
760534885 x = 219334652 (đ)
1970897.2
Sau khi đã biết phần chi phí phân bổ cho từng xưởng máy sẽ tự phân bổ chi
phí cho từng mặt hàng theo định mức đã nhập vào phiếu nhập định mức
* Chi phí công cụ dụng cụ (TK 6273).
Theo yêu cầu của sản xuất công cụ dụng cụ được xuất cho sản xuất cũng thể
hiện trên phiếu lĩnh vật tư. Ta có phiếu lĩnh vật tư ngày 20/11/2010 sau:
Cộng thành tiền :……………………………………………………………………
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị
Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư trên, kế toán tiến hành nhập liệu vào phiếu xuất
trên máy. Tiến hành nhập liệu như trên phiếu xuất tương tự phần vật liệu
Cuối tháng lại dựa vào số liệu trên báo cáo tổng hợp xuất kho. Phần phân bổ
chi phí trả trước, chênh lệch do đánh giá lại vật tư để tính tổng CPSX công cụ dụng cụ
cho toàn nhà máy như phần chi phí vật liệu đã làm ở trên.
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định
Đơn vị: nhà máy dệt
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày 03 tháng 11 năm 2010
Số:A00179
Định khoản
Tên đơn vị: Hoàn thành
Lý do lĩnh: Phục vụ khám vải
Lĩnh tại kho: 2
Danh
điểm
vật
tư
Tên nhãn hiệu quy
cách vật tư
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
[5x6]
Ghi
chú
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 1530-001-09320 3 4 5 6 7 8
Máy tính Casio 8 số
nhật
Cái 04 04
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
38
Tổng hợp hàng xuất kho
Từ ngày 01/11/2009 - 30/11/2009
STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT
Số
lượng
Giá trị
1 153000104320 Máy tính Casio 8 số Nhật Cái 2000 132.000
2 153000104340 Máy tính Casio 12 số Cái 1000 231.000
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
7 153000120560 Đầu máy nén khí Cái 1000 9.472.857
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
18 153000300010 Đồng hồ ẩm kế Cái 5000 1.595.000
. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tổng cộng 242000 19.056.352
Phần chi phí trả trước dài hạn (TK 242) phân bổ vào chi phí TK6273 là
5620811 (đ). Chênh lệch do đánh giá lại vật tư xuất cho sản xuất là: 7760(đ). Do đó
tổng chi phí công cụ dụng cụ tháng 11 của toàn Nhà máy là:
19.056.352+ 5620811+ 7760 = 24684922 (đ).
Phân bổ chi phí này cho các xưởng theo % mét vuông vải, khăn của từng xưởng. Khi
đó phân bổ cho Bỉ sẽ là:
568397.4
24684922 x = 7119014.4 (đ)
1970897.2
Việc phân bổ chi phí cho từng mặt hàng sẽ được máy thực hiện dựa trên định
mức đã nhập vào máy.
* Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274):
Để tiến hành phân bổ khấu hao theo bộ phận, từ danh mục tài sản cố định →
Cập nhật số liệu → phân bổ khấu hao tài sản cố định sẽ hiện lên màn hình sau:
Phân bổ KH TSCĐ
Từ tháng:
Đến tháng:
Khi ấn thực hiện chương trình tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Khi
đó sẽ hiện lên bảng phân bổ KH TSCĐ theo bộ phận sau:
11
11
Thực hiện Hủy
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
39
Nhà máy dệt - Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo bộ phận
STT
TK
Bộ phận TK 6274 Tổng cộng
2141
1 Phòng tổ chức hành chính - 031
2 Phòng tài chính - 032
3 Phòng kỹ thuật - 033 605.338 605.338
4 Phòng kế hoạch - 034 311.356 311.356
5 Ngành hoàn thành - 036 1.261.912 1.261.912
6 Buồng dệt A - 038 201.666 201.666
7 Buồng dệt B - 039 22.004.029 22.004.029
8 Buồng dệt D - 041 201.666 201.666
9 Buồng dệt E - 042 .................. ..................
10 Buồng dệt F - 040 28.472.818 28.472.818
11 Buồng dệt Bỉ - 043 277.963.408 277.963.408
12 Buồng chuẩn bị - 044 66.381.228 66.381.228
13 Nôi còn lại - 045 1.498.425 1.498.425
Cộng tài khoản 2141 398.901.847 398.901.847
Tổng cộng: 398.901.847 398.901.847
Qua bảng trên ta có khấu hao TSCĐ ở từng bộ phận. Trong đó xưởng dệt
(buồng dệt A; B; D; 1 phần E) là 22407361; Dệt Bỉ là 277963408; khăn (F và 1 phần
buồng E) là 28472818.
Để phân bổ được chi phí khấu hao cho từng mặt hàng của từng đối tượng trước
hết phải thực hiện phân bổ tổng chi phí khấu hao của các bộ phận khác cho các đối tượng
dệt, dệt bỉ, khăn theo % mét vuông khăn, vải như ở các chi phí khác. Tổng chi phí khấu
hao của các bộ phận khác ngoài 3 đối tượng trên là:
605.338 + 311.356 + 1.261.912 + 66.381.228+ 1.498.425= 70058259 (đ)
Phần phân bổ cho Bỉ là:
568397.4
70058259 x = 20204469 (đ)
1970897.2
Vậy tổng chi phí khấu hao tại dệt Bỉ là: 298167877 (đ)
Biết tổng chi phí khấu hao của từng đối tượng ta sẽ biết được chi phí phân
bổ cho từng mặt hàng nhờ định mức đã nhập vào máy.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
40
* Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277).
- Dịch vụ điện: Điện do nhà máy dùng cho sản xuất được cung cấp bởi nhà
máy động lực của công ty. Việc cung cấp dịch vụ giữa 2 nhà máy được thể hiện trên
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Nam Định
43 Tô Hiệu - Nam Định
Mã số thuế: 060019436
Phiếu xuất kho
Kiêm vận chuyển nội bộ
Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng
Ngày 30 tháng 11 năm 2010
Mẫu số:
03PXK-3LL
AD/2009B
0086006
Căn cứ vào lệnh điều động số:............. ngày .... tháng ... năm ... của ........ về việc........
Họ tên người vận chuyển: Nhà máy dệt Hợp đồng số:............................
Phương tiện vận chuyển:...................................................................................................
Xuât tại kho: Nhà máy động lực
Nhập tại kho: ......................................................................................................................
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách,
phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hóa)
MS ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Thực
xuất
Thực nhập
- Điện lưới Kw/h
+ Giờ bình thường - 563.605 829,23 467.358.174
+ Giờ cao điểm - 145.209 1.384,23 201.002.654
+ Giờ thấp điểm - 225.840 459,23 103.712.503
Cộng 772.073.331
Xuất, ngày ....... tháng ....... năm 200..... Nhập, ngày ....... tháng ....... năm 200.....
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ kho xuất
(Ký, họ tên)
Người vận chuyển
(Ký, họ tên)
Thủ kho nhập
(Ký, họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Căn cứ vào phiếu trên, kế toán chi phí tiến hành nhập liệu vào máy: Kế toán
mua hàng và công nợ phải trả → Cập nhật số liệu → Hóa đơn mua hàng (dịch vụ)
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
41
Vậy trong tháng 11, chi phí tiền điện của toàn nhà máy là 772073331. Chi phí
tiền điện được phân bổ cho dệt, bỉ, khăn như sau:
Với buồng bỉ tiền điện tính như sau:
Điện
cho
bỉ
=
9,6
Kw/h/máy
x 0,8 x
7,5
h/ca
x
8216
(ca máy)
x
826,05
đ/Kw
= 390921224
Sau khi tính tiền điện cho bỉ, phần chi phí điện còn lại được phân bổ cho dệt
và khăn theo tỷ trọng mét vuông khăn và vải
Với chi phí của từng buồng trên, phân bổ chi phí điện cho từng mặt hàng theo
định mức đã nhập vào máy.
- Dịch vụ hơi.
Hơi được dùng trong công đoạn hồ sợi. Hơi cũng được cung cấp bởi nhà máy
động lực. Do đó phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là hoá đơn mua bán giữa 2
nhà máy tương tự như với điện .Ta cũng nhập liệu tương tự
Chi phí hơi tháng 11 củanhà máy là 146952000(đ). Chi phí tiền hơi được phân bổ
cho các buồng theo tiêu thức đó là số kg sợi qua hồ của từng buồng.
Theo bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (phần CPNVLTT) ta có toàn
nhà máy số kg sợi qua hồ là 275892.96kg.
Sợi qua hồ của bỉ: 131531.34kg
Do đó chi phí hơi của bỉ là:
11531.34
146952000 x = 70059031 (đ)
275892.6
Chi phí hơi của từng buồng sẽ được phân bổ theo số kg sợi qua hồ của từng
mặt hàng (đã nhập vào máy phần CPNVLTT).
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
42
- Các dịch vụ còn lại như nước, điện thoại, thì tập hợp và phân bổ như các chi
phí 6272, 6273. Ta phân bổ các chi phí này theo % mét vuông vải của các buồng. Khi
đó ta có chi phí từng loại ở từng buồng như những chi phí đã phân bố ở trên. Sau đó
các chi phí này cũng phân bổ cho từng mặt hàng theo định mức phân bổ đã nhập vào
máy. Sau khi nhập liệu xong các chi phí trên ta có thể theo dõi chúng trên sổ chi tiết
TK627. Trích sổ chi tiết TK627 tháng 11/2010.
Tổng phát sinh nợ: 2.130.478.613
Tổng phát sinh có: 2.130.478.613
Dự nợ cuối kỳ: 0
Lập ngày 30 tháng 11 năm 2010
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Chi phí bằng tiền khác (TK 6278).
Là các chi phí khác, các chi phí ở trên được chi ra bằng tiền như: Chi phí huấn
luyện an toàn lao động và các chi phí khác. Khi thực hiện các hoạt động và tiến hành
chi tiền kế toán viết phiếu chi tiền. Căn cứ vào phiếu chi, kế toán tiền mặt tiến hành
nhập liệu: Kế toán tiền mặt tiền gửi NH → Cập nhật số liệu → Phiếu chi tiền mặt.
Trong đó: TK Có: 1111: Tiền VND máy đã mặc định sẵn ta không cần nhập.
Sổ chi tiết tài khoản
Tài khoản: 627 chi phí sản xuất chung
Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Chứng từ
Diễn giải TK đ/ư
Số tiền
Ngày Số PS Nợ PS Có
11/11 PC 2
Chi phí tai nạn lao động (Nhà máy
dệt)
1111 191.000
11/11 PC 3 Tiếp khách (Nhà máy dệt) 1111 1.342.000
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
14/11 PC 15
Chi phí huấn luyện an toàn lao động
(Nhà máy dệt)
1111 4.524.000
20/11 PC 28 Điện thoại (Nhà máy dệt) 1111 3.122.525
21/11 PC 32
Sửa máy lạnh cho máy mắc (Nhà
máy dệt)
1111 1.070.000
30/11 HĐ 20 Điện (Nhà máy động lực) 33618 772.073.331
30/11 HĐ 21 Hơi (Nhà máy động lực) 33618 146.952.000
30/11 HĐ 20 Nước (Nhà máy động lực) 33618 8.585.892
. . . .. . . . . . . . . … . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
43
TK Nợ: 6278 ( chi tiết cho từng khoản chi phí ).
Các chi phí sản xuất chung TK6277, TK6278 được chi ra bằng tiền ta có thể
xem số phát sinh trên sổ nhật ký chứng từ số 1. Trên nhật ký chứng từ số 1 ta có thể
thấy được các chi phí sản xuất chung bằng tiền phát sinh vào ngày nào, giá trị và từng
khoản mục chi tiết cuả tài khoản 6277, TK6278. Cách tính, tập hợp và phân bổ chi phí
bằng tiền cho từng đối tượng, từng mặt hàng, ta sẽ tính tương tự như các chi phí ở trên
đã tính.
4. Kết chuyển tổng hợp chi phí sản xuất.
4.1. Tài khoản sử dụng.
- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dùng để phản ánh chi
phí sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ còn dở dang đầu kỳ và cuối
kỳ. Tài khoản 154 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang cuối kỳ.
+ Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang đầu kỳ.
+ Dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
TK 1541: CPSXKDDD (sản xuất chính) ,TK 1541 BI: CPSXKDDD - dệt bỉ
TK 1541 K: CPSXKDDD - khăn , TK 1541 VK: CPSXKDDD - vải khác
TK 1541 DE: CPSXKDDD nhà máy dệt.
4.2. Trình tự hạch toán kết chuyển chi phí
- Tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng:
Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng trước hết ta phải đi tập hợp chi
phí cho các buồng. Vào chương trình kế toán máy → Kế toán chi phí và tính giá thành
→ GT nhà máy dệt Nam Định →Tập hợp chi phí cho các đối tượng:
Khi đó máy sẽ cho phép ta tập hợp chi phí cho đối tượng là buồng bỉ. Khí đó
xuất hiện cửa sổ sửa lại giá trị tập hợp chi phí cho các đối tượng.
Sửa lại giá trị tập hợp chi phí cho đối tượng Bỉ
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
44
Trong đó:
+ VLC là giá trị nguyên liệu tiêu hao để sản xuất các sản phẩm trên Bỉ.
+ VL hồ là chi phí hồ đã tập hợp ở phần chi phí NVLTT ứng với Bỉ. Riêng hai
cột của phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này máy đã tự tập hợp và điền vào ứng
với từng mặt hàng (Ví dụ ta điền ở hàng đầu là NLC ,VLhồ của Xi 1921 A2 mộc A
thuộc Bỉ ) và hàng cuối là tổng chi phí của các mặt hàng.
Lương là tiền lương của công nhân sản xuất (TK 622).Bảo hiểm là các khoản
trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Phần chi
phí này ta cũng phải đọc vào máy dựa vào số liệu đã tập hợp ở phần chi phí NCTT cho
từng mặt hàng. CPC là chi phí SXC còn lại ngoài điện, hơi, nước và khấu hao và trừ đi
phế liệu thu hồi.
Sau khi đã sửa giá trị tập hợp chi phí, máy sẽ căn cứ vào các giá trị vừa nhập,
định mức phân bổ của từng mặt hàng trong Bỉ (ca máy) để tập hợp CPSXC cho các
mặt hàng. Tương tự ta cũng vào tập hợp chi phí sản xuất cho dệt và khăn như bỉ.
- Khi đã tập hợp chi phí cho từng mặt hàng xong, ta thực hiện việc kết chuyển
chi phí của TK621, TK622, TK627 sang TK1541DE. Thông thường chỉ có TK621,
TK622 thì chi phí trên đó mới kết chuyển tự động vì chỉ có phát sinh bên Nợ. Riêng
TK627 còn có phần phát sinh bên có mà kết chuyển tự động lại chỉ theo 1 vế là Nợ
hoặc Có vì thế với TK627 thường kết chuyển bằng tay. Với bút toán kết chuyển tự
động chỉ thực hiện kết chuyển với tài khoản mẹ mà không thực hiện được với các tài
khoản chi tiết mà phải kết chuyển bằng tay. Vì thế tại Nhà máy việc kết chuyển chi phí
được thực hiện bằng tay đó là thao tác với Phiếu kế toán:
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
45
Sau khi kết chuyển tập hợp chi phí sán xuất ta có Bảng kê số 4 là bảng kê để
tập hợp chi phí sản xuất cho toàn nhà máy. Cột TK là các tài khoản ghi nợ hay các tài
khoản chi phí theo từng khoản mục chi phí sản xuất (chi tiết cho từng khoản mục). Các
TK Có là các tài khoản ghi có đối ứng với các tài khoản chi phí. Từ bảng kê số 4 ta có
nhật ký chứng từ số 7. Trích bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 :
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
46
Bảng kê số 4
TK ten_tk tkco1111 tkco1520 tkco1521 tkco1522 tkco1523 tkco1525 tkco1531
621 Chi phí NVL trực tiếp 910498583 742564196
621HO Chi phí NVL trực tiếp - vật liệu hồ 742564196
621SO Chi phí NVL trực tiếp - sợi 910498583
622 Chi phí nhân công trực tiếp
6221 Chi phí nhân công-Lương
6222 Chi phí nhân công trực tiếp-BHXH
6223 Chi phí nhân công trực tiếp-BHYT
6224 Chi phí nhân công trực tiếp-KPCĐ
627 Chi phí sản xuất chung 29965290 85613628 95909 555496985 33983600 17331010
. .154 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tổng cộng 29965290 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010
tk ten_tk
tkco
1541de
tkco2141 tkco2421
tkco242
2
tkco33111
21
tkco3341 tkco33681 tkco3382 tkco3383 tkco3384 tongcongcpps
621 Chi phí NVL trực tiếp 1653062779
621HO Chi phí NVL trực tiếp - vật liệu hồ 742564196
621SO Chi phí NVL trực tiếp - sợi 910498583
622 Chi phí nhân công trực tiếp 1107516063 11289372 135127500 18017000 1271949935
6221 Chi phí nhân công-Lơng 1107516063 1107516063
6222 Chi phí nhân công trực tiếp-BHXH 135127500 135127500
6223 Chi phí nhân công trực tiếp-BHYT 18017000 18017000
6224 Chi phí nhân công trực tiếp-KPCĐ 11289372 11289372
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
47
NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 11 năm 2010
tk có 154 1520 1521 1522 1523 1525 1531 214 242 331
tk nợ
154
621 910498583 742564196
622
627 85613628 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000
641
642
242
142
cộng A 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000
152 125840829
153
155 1387177078
111
157
131
627 Chi phí sản xuất chung 362638043 5109828 4314227 10281000 84957412 927658373 959228 10653600 1420480 2130478613
. 154. .
.
. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
10771456841. .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
.10771456841
. . . . . . . . . . .
Tổng cộng 362638043 5109828 4314227 10281000 1192473475 927658373 12248600 145781100 19437480 15826948168
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
48
632 22630244457
cộngB 24143262364
Cộng A+B 24143262364 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
49
Với hình thức nhật ký chứng từ số liệu trên các nhật ký sẽ được chuyển lên các
sổ cái tài khoản .Trích sổ cái một số tài khoản tại Nhà máy tháng 11/2010:
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dự nợ kỳ đầu: 0
Chứng từ
Diễn giải TK đ/
Số tiền
Ngày Số PS Nợ PS Có
/ / 1541DE 1.107.516.063
/ / 1541DE 135.127.500
/ / 1541DE 18.017.000
/ / 1541DE 11.289.372
/ / 1541DE 5.644.686
/ / 3341 1.107.516.063
/ / 3382 11.289.372
/ / 3383 135.127.500
/ / 3384 18.017.000
/ / 3389 5.644.686
Tổng phát sinh nợ: 1.271.949.935
Tổng phát sinh có: 1.271.949.935
Dự nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày ...... tháng ...... năm..................
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, Họ tên ) (Ký, Họ tên )
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
50
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dự nợ kỳ đầu: 13.122.801.903
Chứng từ
Diễn giải TK đ/ư
Số tiền
Ngày Số PS Nợ PS Có
/ / 1528 125.840.829
/ / 15502 191.058.713
/ / 15503 1.196.118.365
/ / 33681 10.771.456.841
/ / 621HO 742.564.196
/ / 621SO 910.498.583
/ / 6221 1.107.516.063
/ / 6222 135.127.500
/ / 6223 18.017.000
/ / 6224 11.289.372
/ / 62711 84.957.412
/ / 62732 246.170
/ / 6274 362.638.043
/ / 62771 772.073.331
/ / ………………….. ………… ………….
/ / 62788 2.577.700
Tổng phát sinh nợ: 15.826.948.168
Tổng phát sinh có: 24.143.262.364
Dự nợ cuối kỳ: 4.806.487.707
Lập, ngày ...... tháng ……..năm........
Kế toán trưởng Người ghi sổ
III. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy.
1. Đối tượng tính giá thành.
* Đối tượng tính giá sản phẩm:
- Đối tượng tính giá thành tại Nhà máy Dệt cũng chính là đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất đó là từng mặt hàng vải trên thiết bị khác, trên Bỉ và từng mặt hàng
khăn.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
51
- Đối tượng tính giá sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà Nhà
máy sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đó là vải
mộc.
- Kỳ tính giá thành: tháng, quý, năm hoặc kết thúc một chu trình sản xuất sản
phẩm hoặc các loại sản phẩm đã hoàn thành.
* Phân loại giá thành sản phẩm:
Đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân loại
căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành, theo cách phân loại này thì có 2 loại:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình
chế tạo sản phẩm : CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho thành phẩm
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất tính cho
số sản phẩm tiêu thụ cộng chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Công việc tính giá thành được thực hiện hàng tháng sau khi kết chuyển chi phí
sản xuất. Cũng giống như hầu hết các phần mềm kế toán thì fast cũng cho phép tiến
hành tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản
phẩm sẽ được tính như sau:
Tổng giá = CP sản xuất + CP sản xuất phát - CP sản xuất
thành SP dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ
Tổng giá
thành SP
=
CPNVLTT
tồn đầu kỳ
+
CPNVLTT phát sinh
trong kỳ
+
CPNCTT
trong kỳ
+ CPSXC trong kỳ -
CPNVLTT
tồn cuối kỳ
-
Phế liệu thu hồi
(nếu có)
Từ đó ta có:
Tổng giáthành
SP
=
CPNVLTT thực tế
trong kỳ
+ CPNCTT trong kỳ + CPSXC trong kỳ
CPNVLTT thực tế trong kỳ chính là phần chi phí nguyên liệu sợi và vật liệu
hồ được tính trên cơ sở định mức tiêu hao của từng mặt hàng.
CPNCTT gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất
(đã được tập hợp cho từng mặt hàng như trên).
CPSXC gồm toàn bộ các chi phí phát sinh được tập hợp cho từng mặt hàng
như phần CPSXC đã trình bày ở trên.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
52
Sau khi nhập liệu xong các sản phẩm đã được nhập để chuyển vào kho sẽ
được thực hiện tính giá thành khi thực hiện bút toán tính giá thành. Bút toán tính giá
thành được thực hiện trên phiếu tính giá thành cho từng đối tượng (Bỉ, dệt, khăn, vải).
Giả sử ta muốn tính giá thành các mặt hàng trên máy Bỉ ta tiến hành nhập liệu như trên
phiếu sau:
Giá thành của từng mặt hàng của từng xưởng Bỉ Dệt (khác) Khăn được thể
hiện trên bảng tính giá thành của từng xưởng. Như vậy giá thành và giá thành đơn vị
của từng mặt hàng và từng buồng đã được máy tính ra trên các bảng giá thành.
Trích bảng tính giá thành sản phẩm Bỉ tháng 11/2010
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungBáo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungDương Hà
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNguyen Minh Chung Neu
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minhluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 

What's hot (20)

Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty buôn bán vật liệu xây dựng
Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty buôn bán vật liệu xây dựngKế toán doanh thu, chi phí tại Công ty buôn bán vật liệu xây dựng
Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty buôn bán vật liệu xây dựng
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
 
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungBáo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tảiKế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đĐề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
 

Similar to Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhânluanvantrust
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ luanvantrust
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân luanvantrust
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Lớp kế toán trưởng
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhânhieu anh
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149) (20)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỆT TẠI NHÀ MÁ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương MaiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Ph...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Ph...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Ph...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Ph...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
Bckd.tham
Bckd.thamBckd.tham
Bckd.tham
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty GiầyĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
 
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAYQuản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân.doc
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân.docKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân.doc
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân.doc
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty may mặc
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty may mặcKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty may mặc
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty may mặc
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt(TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

  • 1. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường phát triển giữa các Doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh gay gắt, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải nâng cao lợi nhuận qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và đặc biệt là giảm chi phí, hạ giá thành. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi, tổ chức và hạ giá thành sản phẩm là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất. Muốn đạt được mục tiêu đó, các Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành phải được tổ chức hợp lý, khoa học đảm bảo phát huy chức năng là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sau một thời gian thực tập tại Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định em xin được đi sâu tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định”. II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Vận dụng những lý thuyết cơ bản để đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Qua đó đánh giá hiệu quả bước đầu mà Nhà máy đạt được, thấy được những khó khăn còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy. Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 11 năm 2010 của Nhà máy. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ tập trung nghiên cứu quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy. III. Phương pháp nghiên cứu. Để làm rõ đề tài trên, bài viết của em có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn.
  • 2. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 2 IV. Đóng góp của đề tài. Đề tài là kết quả của một thời gian đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tình hình thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Dệt. Trên cơ sở đó những kiến nghị được đưa ra sẽ bám sát vào tình hình thực tế giải quyết một số tồn tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại Nhà máy. Cụ thể: - Góp phần cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, tạo điều kiện để kế toán phản ánh kịp thời chi phí phát sinh. - Góp phần làm cho kết quả tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy được chính xác hơn, phù hợp với chi phí thực tế mà Nhà máy đã bỏ ra. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM: CHƯƠNG I: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Nhà máy Dệt- Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. CHƯƠNG III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
  • 3. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 3 CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA NHÀ MÁY DỆT- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý kinh doanh tại Nhà máy. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy. 1.1. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Tên giao dịch trong nước: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dinh textile garment join stock corporation. Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh Địa chỉ: Số 43 - Tô Hiệu, p.Ngô Quyền, Tp. Nam Định - Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503.849749 - Fax: 03503.849750. Email: Vinatexnamdinh@hn.vnn.vn Website:Vinatexnamdinh.com Loại hình doanh nghiệp: Nhà máy cổ phần. Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là Nhà máy Sợi Nam Định được thành lập vào năm 1889. Đến 07/10/1955 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định. Tháng 6 năm 1995, Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Nhà máyDệt Nam Định theo Quyết định số 831/CNN-TCLĐ ngày 14/6/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tháng 7 năm 2005, Nhà máy Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định theo Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hạch toán độc lập là thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) Để phù hợp với sự phát triển đi lên của Ngành Dệt May cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, ngày 13/02/2007, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quyết định số 547/QĐ-BCN chuyển Nhà máytrách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định thành Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, và Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2008.
  • 4. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 4 1.2. Nhà máy Dệt. Tên tiếng việt : Nhà máy Dệt- Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Địa chỉ : Số 51 Trần Phú, Phường Năng Tĩnh, TP Nam Định. Điện thoại : 0350 3825708. Fax : 0350 3825717 Email : detnd@yahoo.com Tiền thân của Nhà máy dệt là xưởng tổng hợp được thành lập từ năm 1962, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất vải mộc cho nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Tháng 5 năm 1996 thì được đổi tên thành Nhà máy Dệt, trong quá trình hình thành và phát triển các thế hệ công nhân đã được thay thế hoàn toàn.Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của cơ chế thị trường. Tổng công ty đã chú trọng hóa đến việc đa dạng hóa sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế Nhà máy Dệt đã chú trọng đến việc nâng cao công nghệ sản xuất, để sản xuất lại vải có chất lượng cao cung cấp cho nhà máycũng như bán ra thị trường. 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định là: - Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc tiêu thụ nội địa. - Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi – May mặc; Thiết bị - Phụ tùng. - Mua bán nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc. - Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản … - Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Tại Nhà máy Dệt : sản xuất vải mộc các loại cung cấp cho nhà máy nhuộm, và bán ra thị trường. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà máy.
  • 5. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 5 Sơ đồ tổ chức quản lý tại Nhà máy Dệt như sau: Giám đốc: điều hành cao nhất tại nhà máy, chịu trách nhiệm trước Công ty. Phó Giám đốc: Trợ giúp cho giám đốc và phụ trách kỹ thuật. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện quản lý nhân lực, tuyển dụng, đào tạo lao động. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng sản phẩm... Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật cho sản phẩm. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi Nhà máy. Thực hiện quản lý tài chính, tham mưu cho giám đốc, hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính nộp cho phòng kế toán Tổng công ty để tiến hành hợp cộng. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT) Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài chính kế toán Xưởng chuẩn bị Xưởng dệt 1 Xưởng dệt 2 Xưởng cơ điện Xưởng hoàn thành
  • 6. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 6 Sơ đồ tổ chức sản xuất nhà máy dệt + Xưởng chuẩn bị: Làm công tác chuẩn bị dệt và chia ra thành các tổ có nhiệm vụ như tên tổ: Tổ ống: đánh ống; tổ suốt: đánh suốt... + Xưởng dệt 1, dệt 2: Chức năng là dệt. Các buồng dệt A, B, C, D, E giống nhau đều dệt vải và trên máy móc thiết bị không phải máy Bỉ buồng F dệt khăn. Buồng bỉ: dệt vải nhưng dùng máy Bỉ. + Xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm về điện sản xuất, sửa chữa lắp đặt máy móc, bảo trì máy móc. + Xưởng hoàn thành: kiểm tra chất lượng vải, khối lượng vải gấp, đóng kiện và nhập kho. Tại các tổ lại chia lam 3 ca:ca A, ca B, ca C II. Đặc điểm công tác kế toán. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, cập nhật số liệu theo đối tượng và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động SXKD toàn nhà máy cũng như Tổng công ty, đảm bảo tuân thủ chính sách chế độ, theo Luật kế toán thống kê, các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi bằng tiền, giám sát bằng tiền mọi hoạt động SXKD, các chi phí giá thành sản phẩm; thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách , nghĩa vụ người lao động; thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, thực hiện kế toán Nhà máy dệt Xưởng chuẩn bị Xưởng dệt 1 Xưởng chuẩn bị Xưởng cơ điện Xưởng hoàn thành Tổ ống Tổ suốt Tổ lờ Tổ hồ Tổ lờ Tổ hồ Buồng A Buồng B Buồng D Buồng F Buồng Bỉ Buồng E Các tổ cơ điện,.... Các tổ khám, gấp... Nhà máy dệt Xưởng chuẩn bị Xưởng dệt 1 Xưởng chuẩn bị Xưởng cơ điện Xưởng hoàn thành Tổ ống Tổ suốt Tổ lờ Tổ hồ Tổ lờ Tổ hồ Buồng A Buồng B Buồng D Buồng F Buồng Bỉ Buồng E Các tổ cơ điện,.... Các tổ khám, gấp... Nhà máy dệt Xưởng chuẩn bị Xưởng dệt 1 Xưởng chuẩn bị Xưởng cơ điện Xưởng hoàn thành Tổ ống Tổ suốt Tổ lờ Tổ hồ Tổ lờ Tổ hồ Buồng A Buồng B Buồng D Buồng F Buồng Bỉ Buồng E Các tổ cơ điện,.... Các tổ khám, gấp...
  • 7. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 7 quản trị doanh nghiệp, tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kinh tế, tài chính có hiệu quả. Hoạt động SXKD của Tổng công ty đã được phân cấp quản lý với từng đơn vị nhà máy xí nghiệp thành viên, vì vậy công tác hạch toán kế toán cũng được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với phân cấp quản lý. Hoạt động SXKD của nhà máy được phân cấp quản lý cho từng phân xưởng. Tổng công ty có 01 Phòng Tài chính kế toán thuộc Tổng công ty. Mỗi Nhà máy, Xí nghiệp thành viên có phòng kế toán. Phòng Tài chính kế toán Tổng công ty và các Phòng kế toán các đơn vị thành viên là một thể thống nhất, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Kế toán trưởng Tổng công ty, thực hiện nhiệm vụ hoạt động tài chính, hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Nhà máy theo quy định của pháp luật. * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định: * Đặc điểm nhân lực kế toáncủaTổng công ty: Tổng số nhân viên kế toánlà 32 người. Trong đó Đại học: 29 người, Cao đẳng: 1 người, Trung cấp : 2 người. Kế toán trưởng Kiêm trưởng phòng Thủ quỹ Các kế toán viên Phó phòng kế toán Kiêm KT tổng hợp Thủ quỹ Các phòng kế toán đơn vị thành viên Kế toán viên
  • 8. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 8 * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Dệt. Bộ máy kế toán của Nhà máy gồm có 3 người: - Kế toán trưởng ( Kế toán trưởng Nhà máy ): Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc giúp giám đốc kí duyệt, quyết toán các hoạt động mua bán, báo cáo tình hình biến động tài chính của Nhà máy lên Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định và chỉ đạo kiểm tra nhân viên kế toán thực hiện các chế độ các chính sách, thể lệ về kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm tra kế toán của Tổng công ty, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải thích và trả lời các câu hỏi phục vụ công tác kiểm toán. - Kế toán vật tư, tổng hợp, tính giá thành, kiểm soát chi theo dõi công nợ: + Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Cân đối xuất-nhập-tồn vật liệu ở các kho kể cả về lượng và về tiền. Tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tình hình tu sửa, tăng giảm TSCĐ, và khấu hao TSCĐ trong Nhà máy. + Kế toán quỹ: Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền ( tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng ).Kiểm tra báo cáo quỹ, và phản ánh các nghiệp vụ thu, chi và tính toán số dư tiền mặt tồn quỹ.Kế toán phân loại và tổng hợp định khoản các nghiệp vụ kinh tế có liên quan trên báo cáo quỹ. + Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Kế toán ghi chép chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kì và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm, giá thành đơn vị từng loại sản phẩm của từng công đoạn + Kế toán tiền lương: Vào số liệu năng suất đơn giá từng công đoạn của công nhân, tính lương theo sản phẩm , theo thời gian trả cho người lao động. Báo cáo tổng hợp tiền lương, tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. + Kế toán Tài sản cố định: Theo dõi TSCĐ của đơn vị, hàng tháng tính và trích khấu hao. Kế toán vật tư, kế toán quỹ Kế toán tổng hợp và tính giá thành Kế toán trưởng ( Trưởng phòng Nhà máy ) Kế toán lương, Tài sản cố định.
  • 9. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 9 Phòng kế toán của Nhà máy thu thập kiểm tra xử lý các chứng từ ban đầu, hạch toán các chứng từ chi tiết, tổng hợp về các hoạt động kinh tế của các bộ phận tại Nhà máy. Định kì ( 1 tháng ) Nhà máy tiến hành gửi báo cáo kế toán nội bộ của Nhà máy lên phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. 2. Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy. Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, đã áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài những tài khoản kế toánđược quy định trongchế độ kế toán doanh nghiệp thì hệ thống tài khoản mà Nhà máy đang áp dụng còn có sự khác biệt ở chỗ nó được chi tiết hóa để phù hợp với đặc điểm của Nhà máy. Tài khoản kế toán gồm 10 loại: + 9 loại TK trong báo cáo kế toán ghi kép. + 1 loại TK trong báo cáo kế toán ghi đơn. Hệ thống sổ kế toán Nhà máy đang áp dụng : theo hình thức Nhật ký chứng từ. Chế độ báo cáo tài chính: Các báo cáo kế toán được tuân thủ theo quy định trong Chế độ kế toán của Bộ tài chính. Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiềntệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, và sổ sách sử dụng trong hình thức Nhật ký- chứng từ. Niên độ kế toán : Nhà máy áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam. Phương pháp tính khấu hao tài sản: Nhà máy tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng và công suất của máy móc thiết bị Nhà máy tiến hành lập kế hoạch khấu hao lên cấp trên. Kế toán TSCĐ căn cứ vào kế hoạch khấu haoTSCĐ lập bảng phân bổ khấu hao, sau đó vào sổ cái 214 và lên báo cáo tài chính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nhà máy hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế toán năm khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện. Giá nhập kho, xuất kho: Nhà máy hạch toán giá nhập kho và xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
  • 10. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 10 Phương pháp tính thuế: Nhà máy áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy. 3.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy. Để phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, tại Nhà máy Dệt cũng như Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định cũng đã áp dụng hình thức Nhật kí chứng từ để hạch toán kế toán. Quá trình hạch toán được thực hiện theo sơ đồ sau: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÍ CHỨNG TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
  • 11. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 11 Cuối tháng kế toán khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Do Nhà máy Dệt là đơn vị phụ thuộc nên cuối tháng kế toán tập hợp số liệu rồi báo lên phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. 3.2. Phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy. Hiện nay phương thức ghi sổ kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính. Công tác kế toán của nhà máy được xử lý trên máy tính với phần mềm kế toán FastAcounting. Phòng kế toán của nhà máy được trang bị 3 máy vi tính, mỗi nhân viên 1 máy. Các phòng ban khác trong nhà máy đều sử dụng máy tính. Trình độ tin học của nhân viên trong nhà máy ngày càng cao. Trình tự hạch toán kế toán trên phần mềm FastAcounting tại Nhà máy Dệt. Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm. Đối chiếu, kiểm tra. Với từng phần hành mà có chứng từ và sổ sách khác nhau Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Sổ kế toán. - Sổ tổng hợp. - Sổ chi tiết. - Báo cáo tài chính. - Báo cáo quản trị
  • 12. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 12 ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hơp, các sổ , thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm nào khi cần thiết ) kế toán sẽ thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Sau đó thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay ( sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ).
  • 13. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DỆT- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH I. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Nhà máy. 1. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý cần phân loại chi phí theo những tiêu thức phù hợp. Hiện nay tại Nhà máy Dệt chia toàn bộ chi phí sản xuất làm 3 khoản mục. Mỗi khoản mục gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : + Chi phí nguyên liệu chính: Sợi các loại. Sợi có nguồn gốc khác nhau như nhập từ kho công ty về, sợi do nhà máy mua ngoài. + Chi phí vật liệu: Vật liệu hồ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, đốc công, thợ phục vụ - Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư phụ tùng, chi phí khấu hao, điện, hơi, nước. Các chi phí mua ngoài như điện thoại, chi bằng tiền khác như chi cho đào tạo công nhân... dùng cho việc phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất. Cách phân loại này giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành, lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. 2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm sản xuất của Nhà máy Dệt chủ yếu là dệt nên chi phí sản xuất được tập hợp theo từng loại sản phẩm ở phân xưởng đó là vải trên các thiết bị khác nhau: vải trên máy Bỉ, khăn trên buồng máy Trung Quốc, vải trên buồng máy khí nén. 3, Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Tại Nhà máy, chi phí sản xuất chung được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp ( do chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, mà không hạch toán
  • 14. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 14 trực tiếp cho từng đối tượng. Các chi phí này trước hết được tập trung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Kỳ tập hợp chi phí : Hàng tháng. Đối với hoạt động sản xuất chính, chi phí sản xuất gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Đối với hoạt động sản xuất gia công thì chi phí sản xuất gồm: CPNCTT, CPSXC. II. Kế toán chi phí sản xuất. 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong Nhà máy, nguyên vật liệu trong Nhà máy bao gồm: - Vật liệu chính: Sợi các loại.Sợi có nguồn gốc khác nhau, như sợi nhập từ kho công ty về, sợi do Nhà máy mua ngoài. - Vật liệu phụ: Vật liệu hồ,… Cuối tháng căn cứ vào khối lượng từng mặt hàng sản xuất ra mỗi mặt hàng có một đơn công nghệ sợi (một kg vải loại này cần bao nhiêu kg sợi từng loại). Dựa vào đó bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định mức tiêu hao nguyên liệu để xác định khối lượng từng loại sợi đã dùng sản xuất từng mặt hàng. Và vật liệu xuất kho được tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính: Giá trị sợi xuất từng loại = Giá trị sợi tồn đầu kỳ từng loại + Giá trị sợi nhập trong kỳ từng loại x Khối lượng sợi xuất trong kỳ Khối lượng tồn đầu kỳ từng loại + Khối lượng sợi nhập trong kỳ Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được tiến hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Như vậy chi phí hồ kết hợp với chi phí sợi tạo ra chi phí nguyên vật liệu (trực tiếp) cho sản phẩm, hồ là vật liệu chính. Cũng như vật liệu sợi, cuối tháng bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định mức tiêu hao hồ.
  • 15. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 15 1.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ. 1.2.1. Chứng từ sử dụng. Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu báo vật tư còn lại ở các bộ phận, bảng tổng hợp tiêu hao NVL. 1.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ. Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Bộ phận sản xuất:Khi có nhu cầu lĩnh vật tư, sẽ lập Phiếu xin lĩnh vật tư, sau đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật. - Bộ phận kỹ thuật, kế toán trưởng: Kiểm tra, xét duyệt Phiếu xin lĩnh vật tư mà bộ phận sản xuất gửi lên. - Kế toán vật tư- TSCĐ: Khi nhận được Phiếu xin lĩnh vật tư có sự đồng ý của Bộ phận kỹ thuật, Kế toán trưởng, Kế toán vật tư- TSCĐ sẽ lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên. - Bộ phận kho: Khi nhận được Phiếu xuất kho ( Liên 3 ), sẽ kiểm tra và xuất vật tư. Căn cứ vào Phiếu xuất kho kế toán tại Bộ phận kho sẽ ghi thẻ kho và cập nhật dữ liệu xuất vật tư vào chương trình cập nhật chi phí nguyên vật liệu trong chương trình tính giá thành Ví dụ: Trong tháng 11/2010 đã phát sinh giao dịch mua bán giữa Nhà máy và Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông- Cty Dệt may Hà Nội theo Hóa đơn GTGT số 0086898. Nội dung hóa đơn: Kiểm tra, xuất vật tư, và ghi thẻ kho Bộ phận kho Giám đốc, Kế toán trưởng, Bộ phận kỹ thuật Kế toán vật tư- TSCĐ Bộ phận sản xuất Kiểm tra, xét duyệt Lập phiếu xin nhận lĩnh vật tư Lập phiếu xuất kho
  • 16. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 16 Hóa đơn giá trị gia tăng Liên 2: Giao khách hàng Ngày 20 tháng 11 năm 2010 Mẫu số: 01 GTKT - 3LT GL/2009B 0083698 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Dệt Hà Đông HANOSIMEX Địa chỉ: Phố Cầu Am, P. Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây. Số tài khoản: Điện thoại: MST: 0100100826 Họ tên người mua hàng: Anh Bình Tên đơn vị: Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định Địa chỉ: Số 43, Tô Hiệu, Thành phố Nam Định. Số tài khoản: 102010000363239 Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0600019436-003-1 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sợi N76 83/17 Kg 20781,46 32.000 665.066.720 2 Sợi 20 coton chai ky Kg 9346,2 28.800 269.170.560 3 S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 1322,2 28.399 37.549.158 Cộng tiền hàng 971.726.438 Thuế suất GTGT 10% 97.172.643 Tổng cộng tiền thanh toán 1.068.899.081 Bằng chữ: Một tỷ sáu mươi tám triệu tám trăm chin mươi chin ngàn tám mốt đồng. Căn cứ vào hóa đơn kế toán tiến hành nhập liệu trên máy như phiếu nhập mua trên. Trên phiếu nhập mua ta tiến hành như sau: Người mua hàng ( Ký, họ tên ) Người bán hàng ( Ký, họ tên ) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên )
  • 17. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 17 Khi bộ phận sản xuất đề xuất yêu cầu lĩnh vật tư, thì sẽ lập Phiếu lĩnh vật tư và đưa cho kế toán trưởng duyệt. Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định Đơn vị: nhà máy dệt Phiếu lĩnh vật tư Ngày14tháng11năm2010 Số: 1034 Định khoản Nợ: Có: Tên đơn vị: Máy mắc ca C Lý do lĩnh: phục vụ sản suất. Lĩnh tại kho: .Nhà máy dệt Danh diểm vật tư Tên nhãn hiệu quy cách vật tư ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền (5x6) Ghi chú Xin lĩnh Thực phát 1 2 3 4 5 6 7 8 Sợi N76 83/17 Kg 299,0 Sợi 20 coton chai ky Kg 1127,1 S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 860,0 Cộng thành tiền (viếtbằngchữ):........................................................................ Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị Căn cứ vào phiếu trên ta tiến hành nhập máy như sau: Kế toán hàng tồn kho → Phiếu xuất điều chuyển kho và nhập liệu như sau: 1.3. Tài khoản hạch toán. - TK152: Tài khoản nguyên liệu, dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại NVL trong kho của Nhà máy. Tài khoản 152 có kết cấu như sau: + Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL nhập kho. + Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất.
  • 18. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 18 + Số dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ. Tại Nhà máy, TK152 có mở các TK cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại. TK1520: Nguyên liệu, TK1521: Vật liệu, TK1522: Nhiên liệu, TK1523: Phụ tùng, TK1524: Thiết bị cần lắp, TK1525: Bao bì, TK1526: Thiết bị xây dựng, TK1528: Phế liệu. Với nguyên liệu sợi chỉ hạch toán vào TK1520 với sợi do nhà máy mua ngoài - TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp. Được dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng tại phân xưởng sản xuất. Tài khoản 621 có kết cấu như sau: + Bên Nợ: Phản ánh trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. + Bên Có: Phản ánh kết chuyển nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tại phân xưởng vào tài khoản 154. + Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ TK621 SO: chi phí sợi chỉ hạch toán vào TK621S0 sợi của nhà máy mua ngoài; TK 621 HO: chi phí hồ. Với sợi do công ty xuất xuống sẽ được hạch toán vào TK154. 1.4. Trình tự hạch toán. 1.4.1. Sổ sách hạch toán. - Sổ chi tiết tài khoản 621 1.4.2. Quy trình hạch toán. Từ các chứng từ gốc như phiếu lĩnh vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,.. kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự kết xuất sang bảng kê, nhật ký chứng từ, và sổ chi tiết tài khoản 621, 152. Ví dụ: Tại kho sản xuất có sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú. Có số tồn đầu kỳ là 3688 (kg), giá trị tồn là: 119192427. Số nhập trong kỳ: 46491 (kg), giá trị nhập: 1502542629 (đ). Kết hợp với báo cáo tiêu hao nguyên liệu, ta có số lượng xuất là: 44407.45 (kg) do đó ta có giá trị xuất của sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú trong tháng 11 sẽ là: đồng thời, giá trị sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú có giá trị tồn cuối là: 32319 X 5571.55 = 186530725 (đ ) 119192472 + 1502542629 X 44407.75 = 32319 X 44407.45 = 1435204377 ( đ ) 3688 + 46491
  • 19. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 19 và ta sẽ tính được chi phí nguyên liệu của từng mặt hàng dựa trên tổng lượng sợi từng loại sản xuất ra từng mặt hàng. Ví dụ: Theo báo cáo định mức tiêu hao thì sản lượng sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú tiêu hao để sản xuất ra vải Xi 1921 A2khổ 160 mộc A là 44353.28(kg)  chi phí nguyên liệu sợi loại này để sản xuất ra vải Xi 1921A2 khổ 160Mộc A là: 44353.28 x 32319 =1433453656 ( đ ). Tương tự ta cũng tính được giá trị 2 loại sợi còn lại để sản xuất ra vải này. Tổng chi phí cả 3 loại sợi ta có chi phí nguyên liệu để sản xuất ra vải Xi 1921 A2 là: 1582676186 (đ) các mặt hàng khác tính tương tự Cộng giá trị xuất từng loại sợi ta có tổng gía trị nguyên liệu xuất vào giá thành trong tháng là: 12856844740 (đ). Phần chi phí nguyên liệu xuất vào giá thành được thể hiện trên chi tiết TK1541 ở biểu số 2. Theo biểu số 2 ta có giá trị nguyên liệu sợi xuất vào giá thành là : 4926476463 + 12850150960 – 4919782688 = 12856844740. Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được tiến hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Căn cứ vào yêu cầu và kế hoạch sản xuất, xưởng chuẩn bị làm đơn xin lĩnh vật liệu hồ. Kế toán căn cứ vào quyết định của giám đốc đơn vị lập phiếu lĩnh vật tư. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ngày 15/11/2010: Tên đơn vị : KA chuẩn bị Lý do lĩnh : Hồ sợi Lĩnh tại kho : 5400nmd Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu Quy cách vật tư ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Xin lĩnh Thực phát 1 2 3 4 5 6 7 8 152.004.00010 Bột sắn CN Kg 100 100 1521.011.10050 SV 101 Kg 1,6 06 1521.001.05020 J và nol (217) Kg 4,0 4 1521.011.16320 CTX Kg 10 10 1521.001.15910 Wax Kg 6,5 6,5 152.001.03520 Glyxerin Kg 1,5 1,6 Cộng thành tiền (viết bằng chữ):.................................... Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định Đơn vị: Nhà máy dệt ...................................... Phiếu lĩnh vật tư Ngày 15 tháng 11 năm 2010 Số: 10035 Định khoản Nợ: Có:
  • 20. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 20 Kế toán tiến hành chọn phần hành kế toán hàng tồn kho → cập nhật số liệu → phiếu xuất điều chuyển kho và tiến hành nhập liệu như ở trên . Cũng như nguyên liệu sợi, cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại sản xuất ra lập báo cáo định mức tiêu hao nguyên vật liêu hoặc báo cáo tổng hợp nguyên liệu để biết lượng sợi tiêu hao cho từng loại mặt hàng. Trích Báo cáo tổng hợp nguyên liệu Tháng 11 năm 2010 Mặt hàng Sản lượng tháng 11 (m) Chỉ số Trọng lượng sợi thực hiện tháng 11 Dọc Ngang Biên Dọc Ngang Biên Tổng Xi1921A2 loại A 154.149,6 2065/35 2065/35 40/2 30578,19 18258,48 132,26 48968,94 ..... ..... .... .... ... ... ... ... ... Căn cứ vào bảng trên ta biết được từng loại vải có bao nhiêu sợi dọc, sợi ngang, sợi biên. Trong đó tổng sợi dọc và sợi biên là sợi qua hồ. Biết tổng lương sợi qua hồ của từng mặt hàng ta sẽ biết được tổng lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt hàng ( các mặt hàng có cùng đơn công nghệ hồ :lượng hồ/1kg sợi qua hồ bằng nhau được xếp vào cùng một nhóm). Mỗi nhóm có tổng chi phí hồ thực tế riêng = tổng (kg) sợi qua hồ x lượng hồ/1kg sợi qua hồ x giá1kg Lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt hàng, chi phí hồ của từng nhóm mặt hàng được thể hiện trên bảng vật liệu hồ. Trích Bảng Vật liệu hồ tháng 11 năm 2010 Số TT nhóm Sản phẩm Số lượng sợi qua hồ Thành tiền Kế hoạch T Tế Thiết bị khác 54 Katê 7639 và tương đương 10902,25 44.324.188 44.052.608 ... ..... .... ... ... Máydệt picano (dệt bỉ) 15 PC (17-44) 65/35 35803,93 148.872.741 147.960.579 ... .... Cộng 275982.96 821.856.232 816.820.616 Biết chi phí và tổng lượng sợi qua hồ từng nhóm từ đó máy tính chi phí hồ cho từng mặt hàng trong nhóm. Sau đó kế toán sẽ tiến hành nhập liệu như sau vào máy. Đầu tiên ta nhập lượng tiêu hao hồ trên phiếu nhập lượng tiêu hao hồ như sau:
  • 21. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 21 Nhập lượng tiêu hao hồ Mã vải Tên vải Nhóm Lượng sợi quahồ 1552.008.10001M1 KT7639 khổ125 mộc A 54 10803,95 1552.008.10001M2 KT 7639 khổ 25 mộc B 54 98,3 1552.015.95001M1 Xí1921A2khổ160mộcA 15 30710.45 ...... .... … .... Nhập xong kết thúc ấn nhận. Tiếp theo ta chọn phiếu nhập chi phí hồ và tiến hành nhập liệu như sau Nhập chi phí hồ Mã nhóm Tên nhóm Chi phí 54 Katê7639 và tương đương 44.052.608 15 PC (17-44) 65/35 147.960.579 ...... .... .... Cộng 816.820.615 Kết thúc ấn nhận để tính chi phí hồ cho từng mặt hàng Ví dụ: Nhóm Katê 7639 và tương đương gồm hai mặt hàng 7639-2 loại A và 7639-2 loại B. Tổng chi phí hồ của nhóm là: 40.047.852 (đ). Tổng lượng sợi qua hồ của nhóm là 10902,25 do đó chi phí hồ của từng mặt hàng là; Chi phí của 7639-2 loại A = 44052608 x 10803,95 = 43655408 (đ) 10902,25 Chi phí của 7639-2 loại B = 44052608 x 98.3 = 397200 (đ) 10902,25 Tương tự chi phí hồ của Xi 1921 A2 mộc A là: 12636086 (đ) Sau khi ta nhập liệu xong trên tài khoản 621 sẽ có phát sinh nợ của TK621 SO là 816820616 (đ). Số liệu này được thể hiện trên sổ chi tiết TK621 tại( biểu số 1). Phần chi phí vật liệu hồ này ứng với hai phiếu xuất PX7 và PX16. Nhận Hủy bỏ
  • 22. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 22 Biểu số 1 Sổ chi tiết tài khoản Tài khoản: 621 - Chi phí NVL trực tiếp Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Dự nợ kỳ đầu: 0 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số PS Nợ PS Có 21/11 PX 7 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 380.615.573 31/11 PX 16 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 436.205.043 31/11 PX 20 Xuất sợi SX (Nhà máy dệt) 1520 1.001.548.441 31/11 PKT 102 Chi phí VLH 1541DE 816.820.616 31/11 PKT 102 Chi phí Nguyên liệu 1541DE 1.001.548.441 Tổng phát sinh nợ: 1.818.369.057 Tổng phát sinh có: 1.818.369.057 Dự nợ cuối kỳ: 0 Lập, ngày 30. tháng 11. năm 2010 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí nguyên liệu ( tổng giá trị sợi nhập từ kho của công ty và sợi xuất từ kho sợi 9 ) và vật liệu hồ phát sinh trong tháng 11 năm 2010 được thể hiện chi tiết trên tài khoản 154: Chi tiết TK 1541 Biểu số 2 Diễn giải Nguyên liệu Vật liệu hồ . . . . . . . Dư đầu kỳ 4.926.476.463 169.761.633 . . . . . . . Phát sinh trong kỳ 12.850.150.960 816.820.616 . . . . . . . Dư cuối kỳ 491.985.687 169.761.633 . . . . . . . Trong quá trình sản xuất có những phế liệu như: Sợi phế, vải lỗi, khăn lỗi, phụ tùng phế (gang, sắt, thép) khi nhập lại kho chờ bán, giá nhập kho bằng đúng giá bán kho cho khách hàng. Khi nhập vật tư lại kho phế ta có phiếu nhập vật tư.
  • 23. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 23 Ví dụ ta có phiếu nhập vật tư sau: Đơn vị: Nhà máy dệt Số............................ Phiếu nhập vật tư Ngày 19 tháng 11 năm 2010 Định khoản: Nợ: ................... Có: ................... Tên đơn vị : Dệt 2 Hợp đồng số :465/HĐ-VT ngày 08 tháng 11 năm 2010 Biên bản kiểm nghiệm số: 465/KN ngày 19 tháng 11 năm 2010 Nhập tại kho: 6 Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu Quy cách vật tư ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Theophiếu giao hàng Thực nhận 1521001R165 Sợi rối màu Kg 15 63.800 957.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín trăm năm bảy nghìn đồng. Kế toán trưởng Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu Căn cứ vào phiếu trên kế toán tiến hành nhập liệu vào chương trình kế toán trên phiếu nhập. Phần phế liệu này khi tính giá thành sẽ được trừ ra khỏi giá thành 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp. Tại Nhà máy, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số CPSX, nên việc hạch toán chi phí nhân công cũng vô cùng quan trọng. Việc hạch toán đúng, đủ, kịp thời chi phí nhân công không những cung cấp thông tin cho nhà quản lý mà còn phản ánh lao động thực sự tại mỗi phân xưởng, để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp. Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm thêm giờ, tiền công ăn ca, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, tại các tổ đứng máy. Nhà máy sử dụng Bảng chấm công, Bảng sản lượng cá nhân của từng buồng , từng tổ. Dựa vào đó kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng buồng, từng tổ trên quyết định của Hội đồng chia lương. Từ đó tính ra tiền lương của từng công nhân. Lao động của Nhà máy được chia ra làm 2 khối như Khối công nhân sản xuất, Khối kỹ thuật, quản lý. Hàng ngày khi khám vải (tại xưởng hoàn thành), thông qua phiếu khám vải sẽ xác định được sản lượng sản phẩm từng loại sản phẩm /1 ca máy / số đứng ca máy của
  • 24. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 24 từng cá nhân trong các phân xưởng dệt, các buồng dệt. Căn cứ vào đó mỗi tổ có một bảng sản lượng cá nhân chi tiết đến từng cá nhân. Công nhân sản xuất hưởng lương sản phẩm: Lương sản phẩm của 1 người = n i 1   khối lượng sản phẩm i X đơn giá tiền lương 1 spi - Tiền phạt + tiền thưởng Tại Nhà máy có áp dụng các mức phạt khác nhau như: Phạt do lỗi dô mặt vải 150đ/lỗi, phạt loại 3 quá mức với đơn giá loại 2/1sản phẩm. VD: Công nhân Trương Thị Nam Bình có tổng lương sản phẩm ban đầu ( chưa có thưởng và phạt) là 1526549(đ) (được tính theo khối lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương từng sản phẩm). Do mắc lỗi 9 nhiều nên bị phạt là 25500đ/170 lỗi. Tiền thưởng vượt mức là 40443đ. Vậy: Lương sản phẩm được hưởng = 1526549 - 25500 + 40443 = 1541492 (đ) Tiền lương của mỗi công nhân đứng máy, hưởng thực tế được tính như sau: Lương sản phẩm + Lương thời gian + Lương bù + Phụ cấp TN (nếu có) + Tiền cơm, đêm - 8,5% BH phải nộp - Cơm đêm - Vay trước - Tín dụng Tổng hợp lương công nhân đứng máy (thợ dệt) sẽ tính lương cho công nhân phục vụ như thợ chữa máy (CM) thợ nối gỡ (NG). Lương thợ phục vụ ăn theo tỷ trọng lương thợ đứng máy dệt trong tổ theo định mức kế hoạch. Ví dụ: 1 thợ chữa máy phục vụ việc chữa máy của 6 công nhân đứng máy khi đó lương thợ chữa máy sẽ là: Lương thợ chữa máy đó (KH) x Tổng lương thực tế của 6 công nhân đứng máy Tổng lương 6 công nhân đứng máy (VH) Tổng lương của thợ đứng máy và thợ phục vụ trong tổ được lương của cả tổ. Tổng hợp lương của các tổ, buồng, phân xưởng được lương sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp) của toàn nhà máy. 2.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ. 2.2.1. Chứng từ sử dụng. Bảng chấm công, bảng sản lượng cá nhân, bảng tính thời gian, bảng lương sản phẩm, bảng thanh toán và phân bổ tiền lương.
  • 25. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 25 2.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ. Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất ở từng bộ phận xưởng sẽ theo dõi kết quả làm việc của công nhân trên bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân. Cuối tháng tổ trưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân lên cho Phòng tổ chức kiểm tra ký duyệt. Tại đây Phòng tổ chức có trách nhiệm tổng hợp lại và kiểm tra, sau đó gửi cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương tính tiền lương và lập bảng thanh toán lương. Sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Khi đã kiểm tra ký duyệt xong, kế toán trưởng chuyển xuống cho kế toán chi phí. Kế toán chi phí cập nhật dữ liệu chi phí nhân công trực tiếp vào phần mềm kế toán. Ví dụ: Từ bảng sản lượng cá nhân của từng buồng và bảng chấm công, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương cho từng buồng trên quyết định của hội đông chia lương. Tại bảng thanh toán lương thể hiện số tiền lương thực tế được nhận của từng cá nhân. Trong đó cột lương sản phẩm là số lương sản phẩm được hưởng của từng người trên bảng sản lương cá nhân. - Cột lương thời gian phản ánh tiền lương được hưởng trong các ngày nghỉ phép, lễ, tết.... - Cột bù lương: Tiền phân phối thêm của công ty cho công nhân . - Cột tiền cơm và ăn đêm: Phản ánh một phần tiền cơm đêm và ăn trưa mà nhà máy cho công nhân. Bữa trưa 7000đ/người, đêm 8000đ/người. - Cột phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với tổ trưởng tổ sản xuất phụ cấp trách nhiệm là 10% lương cơ bản. - Cột trừ BHXH, BHYT, BHTN : là 8.5% phần trích trên lương (theo hệ số Cập nhật chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí Phòng tổ chức Kế toán lương Bộ phận sản xuất Kiểm tra, xét duyệt Lập bảng chấm công, bảng sản lượng cá nhân Tính tiền lương, lập bảng thanh toán lương Kế toán trưởng Kiểm tra, xét duyệt
  • 26. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 26 và lương cơ bản) - Cột tiền cơm và đêm ở phần các khoản phải nộp là phần tiền cơm của cơm trưa và cơm tối công nhân phải chịu (sau khi trừ phần nhà máy hỗ trợ) tiền công nhân phải trả thêm cho mỗi suất cơm trưa là 3.000đ, 1 suất cơm tối là 4.000đ. - Kỳ 1: là phần tiền lương công nhân đã lĩnh tại đợt trả lương lần thứ nhất trong tháng. Việc trả lương cho công nhân được tách làm 2 kỳ một tháng. - Kỳ 2: là phần lương trả nốt cho công nhân và bằng tổng tiền lương thực tế công nhân được lĩnh trong tháng trừ lĩnh đợt 1. Trích bảng thanh toán lương buồng dệt E ca C tháng 11 năm 2010.
  • 27. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 27 Sản lượng cá nhân Tháng 11 năm 2009 Đơn vị: Dệt E Ca C Họ và tên Tổ Tổ đứng máy Mã SP Tên SP Sản lượng ngày Sản lượng đêm Loại 3 túi tiền Lỗi 9 Khă n xe Thành tiền Tiền phạt Tiền thưởng Tiền lương SP Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 1 Loại 2 Loại 3 Ngày Đêm Lỗi 9 Loại 3 Trương Thị Nam Bình E03 E03 Ve 58 60C045CT8 1402 114 23 668 63 587597 E03 Ve 62 CR72S2CLC TB 1395 93 608 16 526758 E03 Ve 68 60 (18).CTB 758 37 339 32 16 170 10 328068 25500 E03 Ve 69 60 (16) CTB 194 24 31 80 18 84122 Cộng cá nhân 3749 268 54 1695 129 16 170 10 152654 9 25500 40443 154149 2 Lại T.Nga E03 E01 Ve 05 7637 TQ 55 15135 E01 Ve 06 4576TQ 28 20 11607 E03 Ve 08 60601,45CT B 1118 293 9 50 94 249 17 523043 18000 E03 Ve 62 CR76/2 CLCTB 324 110 49 118978 E03 Ve 67 Fin 54MCT 427 141 254 50 5 275.754 E03 Ve 69 60(1.60) CTB 720 160 27 430 62 369245 Cộng cá nhân 2672 614 36 1362 255 5 249 17 131376 2 18000 16164 131192 6
  • 28. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 28 Bảng thanh toán lương (tháng 11/2010) Họ và tên Chức danh Hệ số TỔNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN ĐƯỢC NHẬN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHIA RA Tiền lương và thu nhập được lĩnh Chia ra Tổng cộng Lương sản phẩm Lương thời gian Bù lương Tiền cơm + ăn đêm Phụ cấp trách nhiệm BHXH BHYT BHTN Cơm Đêm Tổng trừ Kỳ 1 Kỳ 2 Công Tiền Công Tiền Cơm Đêm Tiền Trương T Nam Bình TD 3.6 7 31 1541492 1 47800 358415 21 10 227000 217470 7 135090 63000 40000 238090 400000 1536671 Lại Thị Nga TD 2.1 3 30 1311926 14214 256377 20 10 220000 180251 7 112722 60000 40000 212722 300000 1289795 Phạm T Yên Hà TT 4.4 31 2242254 14214 45000 20 10 220000 45000 256646 8 195625 60000 40000 295625 500000 1770843 Trần Hữu Tiến CM 2.7 1 28 1664787 286950 19 9 205000 215673 7 141507 57000 36000 234507 300000 1622230 Bùi Thị Tươi NG 4.4 28 1424450 14214 272577 20 9 212000 192324 1 122286 60000 36000 218286 300000 1404955 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 76. 9 687 3170894 4 11 567539 5884157 466 223 5079200 45000 618252 48 4153140 1398000 892000 13805082 8750000 39270166
  • 29. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 29 2.3. Tài khoản hạch toán. - Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiềnlương, tiềnăn cavà tiềnlàm thêm giờ, và các khoản tríchtheo lương của công nhân trực tiếpsảnxuất toàn phân xưởng vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí và tính giá thành Kết cấu tài khoản 622 như sau: + Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở phân xưởng gồm: Tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ + Bên có: Phản ánh kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất sang tài khoản 154 + Cuối kỳ không có số dư. TK6221 : Lương , TK6222 : CPNCTT BHXH , TK6223 : CPNTTT BHYT , TK6224: CPNCTT KPCĐ - Bên cạnh đó để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, tại Nhà máy kế toán còn sử dụng tài khoản + Tài khoản 334: Phải trả người lao động + Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này có các tài khoản cấp 2: TK3382: KPCĐ, TK3383: BHXH, TK3384: BHYT, TK3388: BHTN. 2.4. Trình tự hạch toán. 2.4.1. Sổ sách hạch toán. - Phiếu kế toán. - Sổ chi tiết tài khoản 622 2.4.2. Quy trình hạch toán. Tại Nhà máy, việc tính lương không được thực hiện trên phần mềm fast mà kế toánphải thực hiệntổng hợp thủ công. Riêngbảng lương sản phẩm được tínhtrênmột phần mềm nhỏ riêng. Căn cứ vào bảng thanh toán lương các bộ phận, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp lương ( giống bảng phân bổ tiền lương ).
  • 30. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 30 Trích Bảng tổng hợp lương tháng 11 năm 2010: Trên bảng tổng hợp tiền lương cho thấy CPNCTT (lương, các khoản trích theo lương) của từng đối tượng nơi phát sinh chi phí. Khi tập hợp CPNCTT cho các đối tượng tập hợp chi phí là từng mặt hàng (vải trên máy bỉ, máy khác, khăn). Trước hết chi phí lương NCTT của xưởng chuẩn bị, ngành hoàn thành, phục vụ sẽ được tổng lại và phân bổ cho xưởng dệt, dệt bỉ, khăn E+F theo chi phí nhân công trực tiếp của đối tượng này. Tiến hành như sau: Tổng chi phí để phân bổ: 188301674+101980008+116102221=406383903(đ) Phần phân bổ cho dệt Bỉ là: 256644749 406383903 x = 83152243 (đ) 256644749 + 863401991 + 134234453 Vậy chi phí tiền lương trực tiếp ở dệt bỉ, trong tháng 11 là: 339796992 (đ) Cũng với phương pháp như trên KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cũng được phân bổ vào các đối tượng trên như vậy. Ta có tiền lương và KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của dệt bỉ sau khi phân bổ: Tiền lương KPCĐ + BHXH + BHYT + BHTN Dệt Bỉ 339.796.992 74.755.338 Tại các xưởng này chi phí nhân công lại được tập hợp trực tiếp cho từng mặt hàng. Đầu tiên căn cứ vào bảng sản lượng cá nhân hoặc phiếu khám vải sẽ có khối lượng từng mặt hàng vải. Mỗi mặt hàng vải lại có đơn giá tiền lương sản phẩm, mức phạt, thưởng khác nhau. Do đó tính được từng mặt hàng có tiền lương (sản phẩm): Số hiệu TK nợ Đối tượng sử dụng Tài khoản 334 - Thanh toán với nhân công Các khoản phải trích nộp BHXH + BHYT+ KPCĐ + BHTN Lương chính Lương phụ Tổng cộng Công Tiền Công Tiền 622 Chuẩn bị 2270 174.919.812 53 13.381.862 188.301.674 38.482.359 Dệt 12819 823.933.455 189 39.468.536 863.401.991 181.265.360 Dệt bỉ 2760 242.906.973 60 20.627.408 256.644.749 53.439.534 Hoàn thành 1615 101.980.008 101.980.008 22.435.602 Khăn E+F 282 132.163.301 20 2.680.152 134.234.453 29.075.926 Phục vụ 1651 112.169.578 20 3.932.643 116.102.221 24.677.307
  • 31. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 31 Do đó ta tính được tổng lương sản phẩm của phân xưởng. Tiếp theo ta tính phần tiền lương thực tế được tính trong kỳ của từng mặt hàng và KPCĐ, BHXH của từng mặt hàng được tính theo tiền lương sản phẩm của từng mặt hàng. Ví dụ: Mặt hàng A của Dệt Bỉ có lương sản phẩm là x; tổng lương sản phẩm của Dệt Bỉ là y. Khi đó: Tiền lương thực tế của mặt hàng A = 339796992 x x y Phần chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện chi tiết theo tưng khoản mục trên sổ chi tiết Tk 622 Sổ chi tiết tài khoản Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Dự nợ kỳ đầu: 0 Chứng từ Diễn giải TK đ/ Số phát sinh Ngày Số PS Nợ PS Có 30/11 PKT 73 Kinh phí công đoàn (Kinh phí công đoàn nộp CT) 3382 11.289.372 30/11 PKT 91 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3383 135.127.500 30/11 PKT 92 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3384 18,017,000 30/11 PKT 93 Trích bảo hiểm (Bảo hiểm) 3389 5.644.686 30/11 PKT 60 Lương CN trực tiếp 3341 1.107.516.063 30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 1.107.516.063 30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 135.127.500 30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 18.017.000 30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 11.289.372 30/11 PKT 102 Chi phí nhân công trực tiếp 1541DE 5.644.686 Tổng phát sinh nợ: 1,271,949,935 Tổng phát sinh có: 1,271,949,935 Dự nợ cuối kỳ: 0 Lập ngày 30 tháng 11 năm 2010 3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 3.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở Nhà máy là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng hàng tháng. Các khoản chi chủ yếu bao gồm: Khối lượng sản phẩm (i) x Đơn giá tiền sản phẩm lượng mặt hàng (i) - Số lỗi x Tiền phạt 1 lỗi - Tiền phạt khác + Thưởng của mặt hàng (i)
  • 32. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 32 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Là toàn bộ chi phí về lương, các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý thuộc bộ phận phục vụ sản xuất. - Chi phí vật liệu của Nhà máy gồm điện (dạng vật liệu do máy phát điện không do mua ngoài), phụ tùng thay thế (chi tiết từng xưởng), vật liệu khác, bao bì... Trong số những phụ tùng được sử dụng trong Nhà máy có những loại phân bổ 1 lần có những loại phân bổ nhiều lần vì thế mà hàng tháng luôn có một phần CPSXC - vật liệu được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn ( theo dõi trên sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 242 ). - Chi phí công cụ dụng cụ: Tại Nhà máy công cụ dụng cụ gồm: Găng tay, máy tính, khẩu trang , đồng hồ ẩm kế... là các tài sản không đủ điều kiện để ghi nhận tài sản cố định. Làm tương tự như chi phí vật liệu, hàng tháng cũng có một phần CPSXC- công cụ dụng cụ được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao của tài sản cố định thuộc quản lý và sử dụng của Nhà máy. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dịch vụ điện, dịch vụ hơi, được cung cấp bởi Nhà máy động lực thuộc Tổng công ty. Ngoài ra các dịch vụ nước uống, nước dùng cho sản xuất,... - Chi phí bằng tiền khác: Vệ sinh phân xưởng, chi phí lám sạch máy, chi phí huấn luyện an toàn lao động,... Tại nhà máy CPSXC được tập hợp theo toàn bộ các phân xưởng sản xuất. Sau đó phân bổ cho từng mặt hàng tiêu thụ phân bổ với vải trên thiết bị khác (dệt khác) là m2; trên máy Bỉ là số ca may, khăn là m2. 3.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ. 3.2.1. Chứng từ sử dụng. - Phiếu thu, phiếu chi, phiếu lĩnh vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của nhân viên phân xưởng,.... 3.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ. Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Cập nhật chi phí sản xuất chung Kế toán chi phí Kế toán trưởng Kế toán tiền Nhà cung cấp dịch vụ Kiểm tra, xét duyệt Giao chứng từ liên quan Thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp
  • 33. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 33 Nhà cung cấp chuyển các chứng từ liên quan như HĐGTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,.. lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Kế toán chuyển chúng từ xuống cho kế toán tiền. Kế toán tiền có nhiệm vụ thanh toán cho nhà cung cấp và ghi sổ sách. Sau đó chuyển đến cho kế toán chi phí để cập nhật vào chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí nhân viên phân xưởng thì quy trình luân chuyển chứng từ ta làm tương tự như ở sơ đồ 2.2, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ thì làm tương tự như sơ đồ 2.1. 3.3. Tài khoản hạch toán. - Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng, mà không chi tiết cho từng sản phẩm nào Kết cấu tài khoản 627 như sau: + Bên nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ tại phân xưởng bao gồm: chi phí về nhân công, chi phí vật liệu, chi phí côngcụ dụng cụ, chi phí sửa chữalớn tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác + Bên có: Phản ánh kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154 + Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu (chi tiết từng loại: vật liệu điện, phụ tùng thay thế, vật liệu khác, bao bì...). TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ (chi tiết) TK 6274: Khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài (chi tiết cho nước, hơi, điện...). TK 6278: Chi bằng tiền khác. Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan như: 111, 112, 331, 152, 153, 242,... 3.4. Trình tự hạch toán. 3.4.1. Sổ sách sử dụng. - Sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 242. - Sổ chi tiết tài khoản 627. 3.4.2. Trình tự hạch toán. * Chi phí nhân viên phân xưởng ( TK6271 ) Căn cứ vào bảng tổng hợp lương tháng 11 ta có chi phí nhân viên phân xưởng của nhà máy. Trích bảng tổng hợp lương tháng 11:
  • 34. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 34 Dựa vào đó máy phân bổ cho xưởng dệt Bỉ theo m2 vải ta có Phần phân bổ cho dệt Bỉ là : 568397.4 103648043 x = 29891604 (đ) 1970897.2 Sau khi đã có chi phí nhân viên phân xưởng của từng xưởng ta tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng trong từng xưởng như sau: Ta nhập định mức phân bổ cho các mặt hàng trong từng xưởng trên phiếu nhập định mức phân bổ của fast như phiếu sau: Phiếu nhập định mức phân bổ Mã hàng Tên hàng Định mức 1552.015.95001M1 Xi 1921 A2 màu khổ 160 loại A 1872 ... ... ... Sau nhập xong nhấn Esc thoát ra ngoài như vậy định mức phân bổ của từng mặt hàng đã được nhập vào máy. Sau này khi tập hợp chi phí cho từng đối tượng máy sẽ tự đọc chi phí của từng đối tượng (theo định mức phân bổ). * Chi phí vật liệu (TK 6272). Chi phí vật liệu của nhà máy gồm điện (dạng vật liệu do máy phát điện không do mua ngoài), phụ tùng thay thế (chi tiết từng xưởng), vật liệu khác, bao bì... Trong tháng khi xuất vật liệu nhà máy dùng phiếu lĩnh vật tư: Số hiệu TK nợ Đối tượng sử dụng Tài khoản 334 - Thanh toán với nhân công Tài khoản 3382, 3383, 3384, 3389 - Các khoản trích nộp Lương chính Lương phụ Tổng cộng Công Tiền Công Tiền ….. ……. …… …….. …… ….. ……. ……. 627 QL phân xưởng 1406 84533072 6 424340 84957412 18690631 … …… ….. ….. …. ….. ….. ………
  • 35. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 35 Cộng bẳng tiền :......................................................................................................... Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị Căn cứ vào phiếu trên, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy : Hàng tồn kho → Cập nhật số liệu → Phiếu xuất : Cuối tháng căn cứ vào các phiếu lĩnh như trên bộ phận vật tư lập báo cáo tổng hợp hàng xuất kho liệt kê tất cả vật liệu, phụ tùng... đã xuất sử dụng phục phụ sản xuất tương ứng phần chi phí vật liệu (TK 6272). Trích Tổng hợp hàng xuất kho T11 Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định Đơn vị: nhà máy dệt Phiếu lĩnh vật tư Ngày 20 tháng 11 năm 2010 Số:A00165 Định khoản Tên đơn vị: Tổ điện Lý do lĩnh: Thay hỏng Lĩnh tại kho: 2 Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền [5x6] Ghi chú Xin lĩnh Thực phát 1 1523-051-143 3 4 5 6 7 8 Môtơ kéo máy Picanot Cái 05 05
  • 36. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 36 Tổng hợp hàng xuất kho Từ ngày 01/11/2010- 30/11/2010 STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá trị 1 1523051143 Mô tơ kéo máy Piscanol Cái 30 60.000.000 2 1523051147 Băng liếm phải Cái 200 40.000.000 ... ... ... ... ... ... 34 1523051154 Dây Cuaroa Cái 150 14.250.000 Tổng cộng: 1.248 686.133.290 Ngày 30 tháng 11 năm 2010 Người lập biểu Dựa vào báo cáo ta biết được giá trị vật tư xuất kho được tính vào chi phí của tháng là 686133290 (đ). Trong số những phụ tùng được sử dụng trong nhà máy có những loại phân bổ 1 lần có những loại phân bổ nhiều lần vì thế mà hàng tháng luôn có một phần CPSXC - vật liệu được trích vào từ các chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn. Có sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 242. Người lập biểu Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản Tài khoản: 242 - Chi phí trả trước Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Dư nợ đầu kỳ: 81802098 TK đ/ư Tên tài khoản Số phát sinh PS nợ PS có 627 Chi phí sản xuất chung 10.366.461 6272 Chi phí vật liệu 4.745.650 62722 Chi phí sản xuất chung - Phụ tùng thay thế 4.745.650 627222 Chi phí sản xuất chung - Phụ tùng thay thế khác 4.745.650 6273 Chi phí công cụ, dụng cụ 5.620.811 62731 Chi phí công cụ, dụng cụ 5.620.811 Tổng phát sinh nợ: 0 Tổng phát sinh có: 10.366.461 Dư nợ cuối kỳ: 71.435.637 Ngày 30 tháng 11 năm2010
  • 37. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 37 Như vậy là trong tháng 11 có 4745650 (đ) được trích từ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất chung (TK6272). Trong tháng 11 có đánh giá lại vật tư vì thế giá trị vật tư xuất cho sản xuất tháng 11 được tăng 69655945 Do đó tổng chi phí (vật liệu) sản xuất chung TK6272 trong tháng là: 686133290 + 4745650 + 69655945 = 760534885 (đ) Tổng chi phí sản xuất chung vật liệu sẽ được máy phân bổ cho các xưởng theo % mét vuông vải của từng đối tượng trong tổng số mét vuông vải, khăn . Phân bổ cho Bỉ sẽ là : 568397.4 760534885 x = 219334652 (đ) 1970897.2 Sau khi đã biết phần chi phí phân bổ cho từng xưởng máy sẽ tự phân bổ chi phí cho từng mặt hàng theo định mức đã nhập vào phiếu nhập định mức * Chi phí công cụ dụng cụ (TK 6273). Theo yêu cầu của sản xuất công cụ dụng cụ được xuất cho sản xuất cũng thể hiện trên phiếu lĩnh vật tư. Ta có phiếu lĩnh vật tư ngày 20/11/2010 sau: Cộng thành tiền :…………………………………………………………………… Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư trên, kế toán tiến hành nhập liệu vào phiếu xuất trên máy. Tiến hành nhập liệu như trên phiếu xuất tương tự phần vật liệu Cuối tháng lại dựa vào số liệu trên báo cáo tổng hợp xuất kho. Phần phân bổ chi phí trả trước, chênh lệch do đánh giá lại vật tư để tính tổng CPSX công cụ dụng cụ cho toàn nhà máy như phần chi phí vật liệu đã làm ở trên. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định Đơn vị: nhà máy dệt Phiếu lĩnh vật tư Ngày 03 tháng 11 năm 2010 Số:A00179 Định khoản Tên đơn vị: Hoàn thành Lý do lĩnh: Phục vụ khám vải Lĩnh tại kho: 2 Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền [5x6] Ghi chú Xin lĩnh Thực phát 1 1530-001-09320 3 4 5 6 7 8 Máy tính Casio 8 số nhật Cái 04 04
  • 38. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 38 Tổng hợp hàng xuất kho Từ ngày 01/11/2009 - 30/11/2009 STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá trị 1 153000104320 Máy tính Casio 8 số Nhật Cái 2000 132.000 2 153000104340 Máy tính Casio 12 số Cái 1000 231.000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 7 153000120560 Đầu máy nén khí Cái 1000 9.472.857 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 18 153000300010 Đồng hồ ẩm kế Cái 5000 1.595.000 . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng 242000 19.056.352 Phần chi phí trả trước dài hạn (TK 242) phân bổ vào chi phí TK6273 là 5620811 (đ). Chênh lệch do đánh giá lại vật tư xuất cho sản xuất là: 7760(đ). Do đó tổng chi phí công cụ dụng cụ tháng 11 của toàn Nhà máy là: 19.056.352+ 5620811+ 7760 = 24684922 (đ). Phân bổ chi phí này cho các xưởng theo % mét vuông vải, khăn của từng xưởng. Khi đó phân bổ cho Bỉ sẽ là: 568397.4 24684922 x = 7119014.4 (đ) 1970897.2 Việc phân bổ chi phí cho từng mặt hàng sẽ được máy thực hiện dựa trên định mức đã nhập vào máy. * Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274): Để tiến hành phân bổ khấu hao theo bộ phận, từ danh mục tài sản cố định → Cập nhật số liệu → phân bổ khấu hao tài sản cố định sẽ hiện lên màn hình sau: Phân bổ KH TSCĐ Từ tháng: Đến tháng: Khi ấn thực hiện chương trình tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Khi đó sẽ hiện lên bảng phân bổ KH TSCĐ theo bộ phận sau: 11 11 Thực hiện Hủy
  • 39. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 39 Nhà máy dệt - Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo bộ phận STT TK Bộ phận TK 6274 Tổng cộng 2141 1 Phòng tổ chức hành chính - 031 2 Phòng tài chính - 032 3 Phòng kỹ thuật - 033 605.338 605.338 4 Phòng kế hoạch - 034 311.356 311.356 5 Ngành hoàn thành - 036 1.261.912 1.261.912 6 Buồng dệt A - 038 201.666 201.666 7 Buồng dệt B - 039 22.004.029 22.004.029 8 Buồng dệt D - 041 201.666 201.666 9 Buồng dệt E - 042 .................. .................. 10 Buồng dệt F - 040 28.472.818 28.472.818 11 Buồng dệt Bỉ - 043 277.963.408 277.963.408 12 Buồng chuẩn bị - 044 66.381.228 66.381.228 13 Nôi còn lại - 045 1.498.425 1.498.425 Cộng tài khoản 2141 398.901.847 398.901.847 Tổng cộng: 398.901.847 398.901.847 Qua bảng trên ta có khấu hao TSCĐ ở từng bộ phận. Trong đó xưởng dệt (buồng dệt A; B; D; 1 phần E) là 22407361; Dệt Bỉ là 277963408; khăn (F và 1 phần buồng E) là 28472818. Để phân bổ được chi phí khấu hao cho từng mặt hàng của từng đối tượng trước hết phải thực hiện phân bổ tổng chi phí khấu hao của các bộ phận khác cho các đối tượng dệt, dệt bỉ, khăn theo % mét vuông khăn, vải như ở các chi phí khác. Tổng chi phí khấu hao của các bộ phận khác ngoài 3 đối tượng trên là: 605.338 + 311.356 + 1.261.912 + 66.381.228+ 1.498.425= 70058259 (đ) Phần phân bổ cho Bỉ là: 568397.4 70058259 x = 20204469 (đ) 1970897.2 Vậy tổng chi phí khấu hao tại dệt Bỉ là: 298167877 (đ) Biết tổng chi phí khấu hao của từng đối tượng ta sẽ biết được chi phí phân bổ cho từng mặt hàng nhờ định mức đã nhập vào máy.
  • 40. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 40 * Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277). - Dịch vụ điện: Điện do nhà máy dùng cho sản xuất được cung cấp bởi nhà máy động lực của công ty. Việc cung cấp dịch vụ giữa 2 nhà máy được thể hiện trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định 43 Tô Hiệu - Nam Định Mã số thuế: 060019436 Phiếu xuất kho Kiêm vận chuyển nội bộ Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng Ngày 30 tháng 11 năm 2010 Mẫu số: 03PXK-3LL AD/2009B 0086006 Căn cứ vào lệnh điều động số:............. ngày .... tháng ... năm ... của ........ về việc........ Họ tên người vận chuyển: Nhà máy dệt Hợp đồng số:............................ Phương tiện vận chuyển:................................................................................................... Xuât tại kho: Nhà máy động lực Nhập tại kho: ...................................................................................................................... TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập - Điện lưới Kw/h + Giờ bình thường - 563.605 829,23 467.358.174 + Giờ cao điểm - 145.209 1.384,23 201.002.654 + Giờ thấp điểm - 225.840 459,23 103.712.503 Cộng 772.073.331 Xuất, ngày ....... tháng ....... năm 200..... Nhập, ngày ....... tháng ....... năm 200..... Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ kho xuất (Ký, họ tên) Người vận chuyển (Ký, họ tên) Thủ kho nhập (Ký, họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Căn cứ vào phiếu trên, kế toán chi phí tiến hành nhập liệu vào máy: Kế toán mua hàng và công nợ phải trả → Cập nhật số liệu → Hóa đơn mua hàng (dịch vụ)
  • 41. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 41 Vậy trong tháng 11, chi phí tiền điện của toàn nhà máy là 772073331. Chi phí tiền điện được phân bổ cho dệt, bỉ, khăn như sau: Với buồng bỉ tiền điện tính như sau: Điện cho bỉ = 9,6 Kw/h/máy x 0,8 x 7,5 h/ca x 8216 (ca máy) x 826,05 đ/Kw = 390921224 Sau khi tính tiền điện cho bỉ, phần chi phí điện còn lại được phân bổ cho dệt và khăn theo tỷ trọng mét vuông khăn và vải Với chi phí của từng buồng trên, phân bổ chi phí điện cho từng mặt hàng theo định mức đã nhập vào máy. - Dịch vụ hơi. Hơi được dùng trong công đoạn hồ sợi. Hơi cũng được cung cấp bởi nhà máy động lực. Do đó phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là hoá đơn mua bán giữa 2 nhà máy tương tự như với điện .Ta cũng nhập liệu tương tự Chi phí hơi tháng 11 củanhà máy là 146952000(đ). Chi phí tiền hơi được phân bổ cho các buồng theo tiêu thức đó là số kg sợi qua hồ của từng buồng. Theo bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (phần CPNVLTT) ta có toàn nhà máy số kg sợi qua hồ là 275892.96kg. Sợi qua hồ của bỉ: 131531.34kg Do đó chi phí hơi của bỉ là: 11531.34 146952000 x = 70059031 (đ) 275892.6 Chi phí hơi của từng buồng sẽ được phân bổ theo số kg sợi qua hồ của từng mặt hàng (đã nhập vào máy phần CPNVLTT).
  • 42. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 42 - Các dịch vụ còn lại như nước, điện thoại, thì tập hợp và phân bổ như các chi phí 6272, 6273. Ta phân bổ các chi phí này theo % mét vuông vải của các buồng. Khi đó ta có chi phí từng loại ở từng buồng như những chi phí đã phân bố ở trên. Sau đó các chi phí này cũng phân bổ cho từng mặt hàng theo định mức phân bổ đã nhập vào máy. Sau khi nhập liệu xong các chi phí trên ta có thể theo dõi chúng trên sổ chi tiết TK627. Trích sổ chi tiết TK627 tháng 11/2010. Tổng phát sinh nợ: 2.130.478.613 Tổng phát sinh có: 2.130.478.613 Dự nợ cuối kỳ: 0 Lập ngày 30 tháng 11 năm 2010 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Chi phí bằng tiền khác (TK 6278). Là các chi phí khác, các chi phí ở trên được chi ra bằng tiền như: Chi phí huấn luyện an toàn lao động và các chi phí khác. Khi thực hiện các hoạt động và tiến hành chi tiền kế toán viết phiếu chi tiền. Căn cứ vào phiếu chi, kế toán tiền mặt tiến hành nhập liệu: Kế toán tiền mặt tiền gửi NH → Cập nhật số liệu → Phiếu chi tiền mặt. Trong đó: TK Có: 1111: Tiền VND máy đã mặc định sẵn ta không cần nhập. Sổ chi tiết tài khoản Tài khoản: 627 chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có 11/11 PC 2 Chi phí tai nạn lao động (Nhà máy dệt) 1111 191.000 11/11 PC 3 Tiếp khách (Nhà máy dệt) 1111 1.342.000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14/11 PC 15 Chi phí huấn luyện an toàn lao động (Nhà máy dệt) 1111 4.524.000 20/11 PC 28 Điện thoại (Nhà máy dệt) 1111 3.122.525 21/11 PC 32 Sửa máy lạnh cho máy mắc (Nhà máy dệt) 1111 1.070.000 30/11 HĐ 20 Điện (Nhà máy động lực) 33618 772.073.331 30/11 HĐ 21 Hơi (Nhà máy động lực) 33618 146.952.000 30/11 HĐ 20 Nước (Nhà máy động lực) 33618 8.585.892 . . . .. . . . . . . . . … . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
  • 43. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 43 TK Nợ: 6278 ( chi tiết cho từng khoản chi phí ). Các chi phí sản xuất chung TK6277, TK6278 được chi ra bằng tiền ta có thể xem số phát sinh trên sổ nhật ký chứng từ số 1. Trên nhật ký chứng từ số 1 ta có thể thấy được các chi phí sản xuất chung bằng tiền phát sinh vào ngày nào, giá trị và từng khoản mục chi tiết cuả tài khoản 6277, TK6278. Cách tính, tập hợp và phân bổ chi phí bằng tiền cho từng đối tượng, từng mặt hàng, ta sẽ tính tương tự như các chi phí ở trên đã tính. 4. Kết chuyển tổng hợp chi phí sản xuất. 4.1. Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dùng để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ còn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tài khoản 154 có kết cấu như sau: + Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang cuối kỳ. + Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang đầu kỳ. + Dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. TK 1541: CPSXKDDD (sản xuất chính) ,TK 1541 BI: CPSXKDDD - dệt bỉ TK 1541 K: CPSXKDDD - khăn , TK 1541 VK: CPSXKDDD - vải khác TK 1541 DE: CPSXKDDD nhà máy dệt. 4.2. Trình tự hạch toán kết chuyển chi phí - Tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng: Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng trước hết ta phải đi tập hợp chi phí cho các buồng. Vào chương trình kế toán máy → Kế toán chi phí và tính giá thành → GT nhà máy dệt Nam Định →Tập hợp chi phí cho các đối tượng: Khi đó máy sẽ cho phép ta tập hợp chi phí cho đối tượng là buồng bỉ. Khí đó xuất hiện cửa sổ sửa lại giá trị tập hợp chi phí cho các đối tượng. Sửa lại giá trị tập hợp chi phí cho đối tượng Bỉ
  • 44. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 44 Trong đó: + VLC là giá trị nguyên liệu tiêu hao để sản xuất các sản phẩm trên Bỉ. + VL hồ là chi phí hồ đã tập hợp ở phần chi phí NVLTT ứng với Bỉ. Riêng hai cột của phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này máy đã tự tập hợp và điền vào ứng với từng mặt hàng (Ví dụ ta điền ở hàng đầu là NLC ,VLhồ của Xi 1921 A2 mộc A thuộc Bỉ ) và hàng cuối là tổng chi phí của các mặt hàng. Lương là tiền lương của công nhân sản xuất (TK 622).Bảo hiểm là các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Phần chi phí này ta cũng phải đọc vào máy dựa vào số liệu đã tập hợp ở phần chi phí NCTT cho từng mặt hàng. CPC là chi phí SXC còn lại ngoài điện, hơi, nước và khấu hao và trừ đi phế liệu thu hồi. Sau khi đã sửa giá trị tập hợp chi phí, máy sẽ căn cứ vào các giá trị vừa nhập, định mức phân bổ của từng mặt hàng trong Bỉ (ca máy) để tập hợp CPSXC cho các mặt hàng. Tương tự ta cũng vào tập hợp chi phí sản xuất cho dệt và khăn như bỉ. - Khi đã tập hợp chi phí cho từng mặt hàng xong, ta thực hiện việc kết chuyển chi phí của TK621, TK622, TK627 sang TK1541DE. Thông thường chỉ có TK621, TK622 thì chi phí trên đó mới kết chuyển tự động vì chỉ có phát sinh bên Nợ. Riêng TK627 còn có phần phát sinh bên có mà kết chuyển tự động lại chỉ theo 1 vế là Nợ hoặc Có vì thế với TK627 thường kết chuyển bằng tay. Với bút toán kết chuyển tự động chỉ thực hiện kết chuyển với tài khoản mẹ mà không thực hiện được với các tài khoản chi tiết mà phải kết chuyển bằng tay. Vì thế tại Nhà máy việc kết chuyển chi phí được thực hiện bằng tay đó là thao tác với Phiếu kế toán:
  • 45. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 45 Sau khi kết chuyển tập hợp chi phí sán xuất ta có Bảng kê số 4 là bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn nhà máy. Cột TK là các tài khoản ghi nợ hay các tài khoản chi phí theo từng khoản mục chi phí sản xuất (chi tiết cho từng khoản mục). Các TK Có là các tài khoản ghi có đối ứng với các tài khoản chi phí. Từ bảng kê số 4 ta có nhật ký chứng từ số 7. Trích bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 :
  • 46. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 46 Bảng kê số 4 TK ten_tk tkco1111 tkco1520 tkco1521 tkco1522 tkco1523 tkco1525 tkco1531 621 Chi phí NVL trực tiếp 910498583 742564196 621HO Chi phí NVL trực tiếp - vật liệu hồ 742564196 621SO Chi phí NVL trực tiếp - sợi 910498583 622 Chi phí nhân công trực tiếp 6221 Chi phí nhân công-Lương 6222 Chi phí nhân công trực tiếp-BHXH 6223 Chi phí nhân công trực tiếp-BHYT 6224 Chi phí nhân công trực tiếp-KPCĐ 627 Chi phí sản xuất chung 29965290 85613628 95909 555496985 33983600 17331010 . .154 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng 29965290 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010 tk ten_tk tkco 1541de tkco2141 tkco2421 tkco242 2 tkco33111 21 tkco3341 tkco33681 tkco3382 tkco3383 tkco3384 tongcongcpps 621 Chi phí NVL trực tiếp 1653062779 621HO Chi phí NVL trực tiếp - vật liệu hồ 742564196 621SO Chi phí NVL trực tiếp - sợi 910498583 622 Chi phí nhân công trực tiếp 1107516063 11289372 135127500 18017000 1271949935 6221 Chi phí nhân công-Lơng 1107516063 1107516063 6222 Chi phí nhân công trực tiếp-BHXH 135127500 135127500 6223 Chi phí nhân công trực tiếp-BHYT 18017000 18017000 6224 Chi phí nhân công trực tiếp-KPCĐ 11289372 11289372
  • 47. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 47 NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 11 năm 2010 tk có 154 1520 1521 1522 1523 1525 1531 214 242 331 tk nợ 154 621 910498583 742564196 622 627 85613628 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000 641 642 242 142 cộng A 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000 152 125840829 153 155 1387177078 111 157 131 627 Chi phí sản xuất chung 362638043 5109828 4314227 10281000 84957412 927658373 959228 10653600 1420480 2130478613 . 154. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10771456841. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10771456841 . . . . . . . . . . . Tổng cộng 362638043 5109828 4314227 10281000 1192473475 927658373 12248600 145781100 19437480 15826948168
  • 48. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 48 632 22630244457 cộngB 24143262364 Cộng A+B 24143262364 910498583 828177824 95909 555496985 33983600 17331010 362638043 9424055 10281000
  • 49. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 49 Với hình thức nhật ký chứng từ số liệu trên các nhật ký sẽ được chuyển lên các sổ cái tài khoản .Trích sổ cái một số tài khoản tại Nhà máy tháng 11/2010: Sổ cái tài khoản Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Dự nợ kỳ đầu: 0 Chứng từ Diễn giải TK đ/ Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có / / 1541DE 1.107.516.063 / / 1541DE 135.127.500 / / 1541DE 18.017.000 / / 1541DE 11.289.372 / / 1541DE 5.644.686 / / 3341 1.107.516.063 / / 3382 11.289.372 / / 3383 135.127.500 / / 3384 18.017.000 / / 3389 5.644.686 Tổng phát sinh nợ: 1.271.949.935 Tổng phát sinh có: 1.271.949.935 Dự nợ cuối kỳ: 0 Lập, ngày ...... tháng ...... năm.................. Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, Họ tên ) (Ký, Họ tên )
  • 50. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 50 Sổ cái tài khoản Tài khoản: 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Dự nợ kỳ đầu: 13.122.801.903 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có / / 1528 125.840.829 / / 15502 191.058.713 / / 15503 1.196.118.365 / / 33681 10.771.456.841 / / 621HO 742.564.196 / / 621SO 910.498.583 / / 6221 1.107.516.063 / / 6222 135.127.500 / / 6223 18.017.000 / / 6224 11.289.372 / / 62711 84.957.412 / / 62732 246.170 / / 6274 362.638.043 / / 62771 772.073.331 / / ………………….. ………… …………. / / 62788 2.577.700 Tổng phát sinh nợ: 15.826.948.168 Tổng phát sinh có: 24.143.262.364 Dự nợ cuối kỳ: 4.806.487.707 Lập, ngày ...... tháng ……..năm........ Kế toán trưởng Người ghi sổ III. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy. 1. Đối tượng tính giá thành. * Đối tượng tính giá sản phẩm: - Đối tượng tính giá thành tại Nhà máy Dệt cũng chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đó là từng mặt hàng vải trên thiết bị khác, trên Bỉ và từng mặt hàng khăn.
  • 51. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 51 - Đối tượng tính giá sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà Nhà máy sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đó là vải mộc. - Kỳ tính giá thành: tháng, quý, năm hoặc kết thúc một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc các loại sản phẩm đã hoàn thành. * Phân loại giá thành sản phẩm: Đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân loại căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành, theo cách phân loại này thì có 2 loại: - Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm : CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho thành phẩm - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Công việc tính giá thành được thực hiện hàng tháng sau khi kết chuyển chi phí sản xuất. Cũng giống như hầu hết các phần mềm kế toán thì fast cũng cho phép tiến hành tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm sẽ được tính như sau: Tổng giá = CP sản xuất + CP sản xuất phát - CP sản xuất thành SP dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ Tổng giá thành SP = CPNVLTT tồn đầu kỳ + CPNVLTT phát sinh trong kỳ + CPNCTT trong kỳ + CPSXC trong kỳ - CPNVLTT tồn cuối kỳ - Phế liệu thu hồi (nếu có) Từ đó ta có: Tổng giáthành SP = CPNVLTT thực tế trong kỳ + CPNCTT trong kỳ + CPSXC trong kỳ CPNVLTT thực tế trong kỳ chính là phần chi phí nguyên liệu sợi và vật liệu hồ được tính trên cơ sở định mức tiêu hao của từng mặt hàng. CPNCTT gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất (đã được tập hợp cho từng mặt hàng như trên). CPSXC gồm toàn bộ các chi phí phát sinh được tập hợp cho từng mặt hàng như phần CPSXC đã trình bày ở trên.
  • 52. Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9 52 Sau khi nhập liệu xong các sản phẩm đã được nhập để chuyển vào kho sẽ được thực hiện tính giá thành khi thực hiện bút toán tính giá thành. Bút toán tính giá thành được thực hiện trên phiếu tính giá thành cho từng đối tượng (Bỉ, dệt, khăn, vải). Giả sử ta muốn tính giá thành các mặt hàng trên máy Bỉ ta tiến hành nhập liệu như trên phiếu sau: Giá thành của từng mặt hàng của từng xưởng Bỉ Dệt (khác) Khăn được thể hiện trên bảng tính giá thành của từng xưởng. Như vậy giá thành và giá thành đơn vị của từng mặt hàng và từng buồng đã được máy tính ra trên các bảng giá thành. Trích bảng tính giá thành sản phẩm Bỉ tháng 11/2010