SlideShare a Scribd company logo
1 of 152
Download to read offline
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐOÀN PHƯƠNG THÚY
KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN
DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP-2016
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐOÀN PHƯƠNG THÚY
KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN
DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Đình Tôn
GS.TS. Đặng Vũ Bình
HÀ NỘI-2016
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá
mạnh, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu
cầu đời sống con người. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát triển chăn
nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta hiện
nay mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn thấp hơn so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với việc cải tiến điều
kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, trong những năm qua, chúng ta
đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng thịt tốt từ những
nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Những nguồn gen quý này đã góp phần tích cực
nâng cao năng suất, tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn nước ta. Cũng như nhiều
nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của Việt
Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan trọng
trong đàn giống cụ kỵ (GGP), nái lai F1 là con lai giữa đực Landrace với nái
Yorkshire hoặc giữa đực Yorkshire với nái Landrace cũng chiếm tỷ trọng cao
trong đàn bố mẹ (PS). Các lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc cũng như
đực lai PiDu (con lai giữa Piétrain và Duroc) tham gia tạo nhiều tổ hợp lai khác
nhau, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn lợn cả nước.
Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung
nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng cao
tiềm năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực giống
của ba giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu
trong nước đã tập trung theo hướng này. Phan Xuân Hảo (2007) đã đánh giá tăng
khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
đối với lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) đã
ước tính hệ số di truyền, tương quan di truyền giữa các tính trạng tăng khối lượng
trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng và khả năng chuyển hoá thức ăn
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
của lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006) đã ước tính hệ số
di truyền của tuổi đạt 90 kg, dày mỡ lưng đối với lợn Yorkshire, Landrace và
Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2010) đã ước tính
giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng của lợn
Landrace và Yorkshire. Cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về năng suất sinh sản
của nái lai thuận nghịch giữa Yorkshire và Landrace (Lê Đình Phùng và Nguyễn
Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh,
2010; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011; Phạm Thị Đào và cs., 2013). Trần
Thị Minh Hoàng và cs. (2008a) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Mỹ Văn, Tam Điệp và
Thuỵ Phương. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006, 2012, 2013) đã đánh giá tiềm năng
di truyền của một số tính trạng năng suất trên các giống lợn thuần Duroc, Landrace
và Yorkshire ở các tỉnh phía Nam cũng như xác định ảnh hưởng di truyền cộng
gộp trực tiếp và của mẹ đối với số con sơ sinh sống/ổ của nái Yorkshire và
Landrace thuần chủng. Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011) đã ước tính
giá trị giống liên kết đàn thuần và đàn lai đối với một số tính trạng sản xuất của lợn
Yorkshire và Landrace.
Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái
cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc,
Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt là đối
với các cơ sở nhân giống ở các tỉnh phía Bắc.
Đề tài nghiên cứu của luận án này nhằm đánh giá năng suất sinh sản ở lợn
nái, khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc,
Landrace và Yorkshire thuần chủng trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống
hạt nhân Dabaco, một trong những cơ sở lớn về nhân giống lợn ngoại ở nước ta.
Trên cơ sở đó, xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất sinh sản,
tốc độ sinh trưởng, giảm dày mỡ lưng cho ba giống lợn này.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire,
đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta.
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự
đoán giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối với
lợn đực giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty
Lợn giống hạt nhân Dabaco.
- Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống
của số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc đối
với lợn nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty
Lợn giống hạt nhân Dabaco.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn đực và lợn nái trên ba giống lợn thuần
chủng Duroc, Landrace và Yorkshire thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống
hạt nhân Dabaco.
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu theo dõi và xử lý từ năm 2011 tới năm 2015.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thuộc tập đoàn Dabaco.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây
dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai
sữa/ổ đối với lợn nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire.
- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây
dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng
ngày và dày mỡ lưng đối với lợn đực giống hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire.
- Bổ sung vào tư liệu quản lý giống về năng suất sinh sản, hệ số di truyền,
giá trị giống của một số chỉ tiêu năng suất chủ yếu đối với 3 giống lợn quan trọng
là Duroc, Landrace và Yorkshire.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được các tính trạng chủ yếu về năng suất sinh sản của lợn nái và
tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với ba giống lợn Duroc,
Landrace và Yorkshire.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
- Ước tính được hệ số di truyền, hệ số lặp lại về số con sơ sinh sống/ổ, số con
cai sữa/ổ; hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị
đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sản xuất, hệ số di truyền, hệ số lặp lại
đối với một số tính trạng năng suất chủ yếu của ba giống lợn Duroc, Landrace và
Yorkshire.
- Xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi đối với
ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire trên cơ sở đó góp phần đáp ứng yêu
cầu sản xuất chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao ở nước ta.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cải thiện năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt luôn được quan
tâm xem xét trong các mục tiêu nhân giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói
riêng. Trong công tác giống lợn, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc cải
tiến di truyền đối với đàn giống vật nuôi. Chọn lọc là phương thức được ưu tiên
hàng đầu đối với các tính trạng có hệ số di truyền cao. Phương pháp dự đoán hồi
quy không sai lệch tốt nhất (BLUP) để ước tính giá trị giống ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Sử dụng BLUP cho phép dự đoán được giá trị
giống một cách chính xác nhất. Với quy mô đàn giống lớn, dữ liệu giống được tích
luỹ qua nhiều thế hệ, thông qua việc sử dụng được tất cả giá trị kiểu hình của các
con vật họ hàng, BLUP khắc phục được cả những hạn chế đối với các tính trạng
vốn có hệ số di truyền thấp. Chọn lọc trên cơ sở phương pháp BLUP là định hướng
đúng đắn góp phần cải tiến di truyền vật nuôi một cách nhanh hơn và bền vững
hơn.
1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng biến thiên liên
tục, giá trị của chúng được xác định bằng các phép đo (cân, đong, đo, đếm). Hầu
hết các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng số
lượng. Trong các chương trình giống lợn, các tính trạng số lượng được quan tâm
nhiều nhất gồm số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ hoặc
khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, tăng khối lượng trung bình hàng ngày hoặc tuổi đạt
khối lượng xuất bán, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dày mỡ lưng.
Cơ sở khoa học cho việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi đó là hai hiện
tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng:
- Cơ sở di truyền của sự chọn lọc: sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc,
quan hệ thân thuộc càng gần, các con vật càng giống nhau.
- Cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo: sự suy hoá cận
thân và hiện tượng ưu thế lai.
Giá trị được sử dụng để biểu thị các đặc tính của tính trạng số lượng. Giá trị
kiểu hình (Phenotype Value) của một cá thể là các giá trị thu được của các phép
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
đo khi đánh giá các tính trạng. Giá trị kiểu hình (P) bao gồm giá trị kiểu gen (G) và
sai lệch môi trường (E).
P=G+E
Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, chúng gây ra các hiệu ứng:
cộng gộp (Addition), trội (Dominance) và át chế hoặc tương tác (Interaction). Tác
động cộng gộp hay giá trị giống (A) là sự tác động có tính độc lập và tích luỹ lại
của tất cả các gen. Tác động trội (D) được thực hiện bởi tương tác giữa các gen
trong cùng locus. Tác động tương tác (I) được thực hiện bởi tương tác giữa các gen
khác locus. Như vậy, giá trị kiểu gen được xác định:
G=A+D+I
Sai lệch môi trường được tạo ra do tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi điều kiện môi trường. Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai
phần: Sai lệch môi trường chung (General Environment, Eg) hoặc sai lệch môi
trường thường xuyên (Permanent Environment, Ep) tác động tới tất cả các cá thể
trong cùng một quần thể. Sai lệch môi trường riêng (Special Environment, Es)
hoặc sai lệch môi trường tạm thời (Temporary Environment, Et) tác động tới một
số cá thể trong quần thể. Như vậy, sai lệch môi trường được xác định:
E = Eg + Es = Ep + Et
Do vậy:
P = A + D + I + Eg + Es
Để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải tác động bao
gồm:
- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu về công tác giống.
+ Phương pháp chọn lọc được thực hiện để tác động vào hiệu ứng cộng gộp
(A) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền trung bình
hoặc cao. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là những tính
trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao.
+ Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác
gen (I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
Những tính trạng về khả năng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp.
- Tác động lên yếu tố môi trường (E): được thực hiện bằng cách cải tiến điều
kiện chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng
bệnh, kỹ thuật chuồng trại…)
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
1.1.2. Hệ số di truyền
Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tác
giống. Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cải
tiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năng
suất cao. Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế hệ
con được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc.
Hệ số di truyền có thể được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau: hệ số di truyền theo
nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp.
* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2
G) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương
sai di truyền ( σG
2
) và phương sai kiểu hình ( σ2
P ), hoặc được biểu thị bằng hồi
quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc bằng bình phương
của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền
theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức:
2
h2 σG
G = 2
σP
* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2
A) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương
sai di truyền cộng gộp ( σ2
A ) và phương sai kiểu hình ( σ2
P ), hoặc được biểu thị
bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị
kiểu hình, hoặc bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền cộng gộp
và giá trị kiểu hình.
2
h2 σA
A = 2
σP
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quy định
bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con. Hệ số di truyền theo nghĩa
hẹp được sử dụng trong công tác giống vật nuôi.
* Phương pháp xác định hệ số di truyền
Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ); phân tích
phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột được sử dụng để ước tính hệ
số di truyền. Trong đó, phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt được sử dụng
phổ biến trong các phần mềm chuyên dụng ước tính hệ số di truyền.
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
* Giá trị của hệ số di truyền
Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc tỷ lệ
phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ (3 nhóm)
khác nhau:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính
trạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa…
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm các
tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng…
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1) bao gồm: dày mỡ lưng,
diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc…
1.1.3. Hệ số lặp lại
Hệ số lặp lại của một tính trạng là một đại lượng biểu thị mức độ trùng lặp
của tính trạng đó nếu được đo lường nhiều lần.
Hệ số lặp lại của một tính trạng là tỷ lệ giữa tổng của phương sai của giá trị
kiểu gen (σ G
2
) và phương sai của sai lệch môi trường chung (σ Eg
2
) với phương
sai của giá trị kiểu hình (σ P
2
).
R σ G
2
+ σ Eg
2
=
σ P2
Như vậy, hệ số lặp lại là giới hạn trên của hệ số di truyền. Hệ số lặp lại được
biểu thị bằng một số thập phân có giá trị từ 0 đến 1. Hệ số lặp lại lớn hay nhỏ phụ
thuộc vào bản chất di truyền của các tính trạng (phụ thuộc vào đặc điểm di truyền
của quần thể) và điều kiện môi trường mà cá thể đó được nuôi dưỡng (Falconer,
1993). Khi tính trạng của cá thể được xác định m lần, phương sai sai lệch môi
trường riêng (σ Es
2
) sẽ giảm đi m lần, do vậy phương sai kiểu hình trung bình của
m lần xác định sẽ giảm đi. Tỷ số giữa phương sai kiểu hình của m lần
xác định (σ ) và phương sai kiểu hình (σ P
2
) biểu thị độ chính xác của giá trị kiểu hình:
σ P
2
(m) = 1+ (m −1)R
σ 2 m
P
2
P(m)
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Khi số lần xác định tăng lên, tỷ lệ này giảm mạnh ở các tính trạng có hệ số
lặp lại nhỏ. Do đó sử dụng giá trị kiểu hình trung bình sẽ làm tăng độ chính xác
của giá trị này trong đánh giá chọn lọc vật giống.
1.1.4. Hệ số tương quan di truyền
Trong thực tế sản xuất, các nhà chọn giống thường quan tâm chọn lọc đồng
thời một số tính trạng. Về mặt di truyền, các tính trạng này thường có tương quan
với nhau do tính đa hiệu của gen và sự liên kết gen trong quá trình di truyền
(Lasley, 1972). Sự tồn tại của các tương quan di truyền giữa các tính trạng đã được
quan sát thấy khi tính trạng này được cải thiện thường kéo theo những biến đổi di
truyền nhất định của tính trạng khác.
Hệ số tương quan di truyền (rA), tương quan ngoại cảnh bao gồm cả tác động
cộng gộp và tương tác (rE) và tương quan kiểu hình (rP) giữa 2 tính trạng X
và Y được tính theo các công thức sau:
- Hệ số tương quan di truyền: rA =
σ
Axy
σ 2.σ 2
Ax Ay
- Hệ số tương quan ngoại cảnh: rE =
σ
E xy
σ 2 .σ 2
Ex Ey
- Hệ số tương quan kiểu hình: rP =
σ
Pxy
σ 2
.σ 2
Px Py
Trong đó:
rA , rE , rP : các hệ số tương quan di truyền, ngoại cảnh và kiểu hình
σAxy ,σExy , σPxy : các hiệp phương sai di truyền, ngoại cảnh và kiểu hình
σAx
2
; σAy
2
, σ2
Ex , σ2
Ey ,σ2
Px , σ2
Py : phương sai di truyền, ngoại cảnh và kiểu
hình Hiện nay, việc ước tính các tham số di truyền thường sử dụng một tập hợp
lớn các số liệu, các mô hình hỗn hợp bao gồm cả yếu tố cố định và yếu tố ngẫu
nhiên được sử dụng và một số phần mềm chuyên dụng như Harvey (1990),
MTDF.REML (Boldman et al., 1995), VCE (Groeneveld et al., 2008) đáp ứng
được yêu cầu này.
1.1.5. Giá trị giống
Giá trị di truyền cộng gộp (A) hay giá trị giống (Breeding Value, BV) là phần
mà kiểu gen truyền được từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Chỉ có thể ước tính được giá trị giống, vì vậy giá trị giống ước tính
(Estimated Breeding Value, EBV) được sử dụng rộng rãi trong đánh giá chọn lọc
vật giống. Ước tính giá trị giống một tính trạng của vật nuôi phải dựa vào giá trị
kiểu hình của tính trạng này. Các giá trị kiểu hình được sử dụng để ước tính giá trị
giống được gọi là các nguồn thông tin, bao gồm:
+ Giá trị kiểu hình của một, hoặc trung bình của các lần xác định lặp lại trên
chính bản thân con vật;
+ Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình trên các anh chị em (ruột hay nửa
ruột thịt) của con vật;
+ Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình trên các đời con của con vật;
+ Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình của các lần xác định lặp lại trên
tổ tiên (bố, mẹ, ông, bà…) của con vật.
* Dự đoán giá trị giống bằng phương pháp BLUP
Trên cơ sở ước tính giá trị giống bằng phương pháp chỉ số chọn lọc
(Selection Index) kinh điển, phương pháp BLUP do Henderson xây dựng và phát
triển.
BLUP là phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất được sử dụng
rộng rãi trong việc dự đoán giá trị giống của con vật (BLUP) và ước tính ảnh
hưởng của các yếu tố cố định (BLUE). Phương pháp BLUP có những ưu điểm như
sau:
- Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật
có họ hàng với con vật cần đánh giá, nên dự đoán được giá trị giống một cách
chính xác nhất, nhờ đó hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng cao hơn;
- Loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố cố định như đàn vật nuôi, năm,
mùa vụ, lứa đẻ… do nguồn thông tin của các con vật họ hàng chịu ảnh hưởng của
các yếu tố này;
- Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn vật giống do xử lý các
nguồn thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định;
- Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm không
cân bằng.
Mô hình hỗn hợp được sử dụng trong phương pháp BLUP như sau:
Y = X + Z + e
Trong đó:
Y: Véc tơ giá trị của tính trạng nghiên cứu
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
: Véc tơ giá trị ước tính của các yếu tố cố định
: Véc tơ giá trị giống dự đoán của các con vật trong hệ phổ
e: Véc tơ sai số ngẫu nhiên
X: Ma trận ảnh hưởng của các yếu tố cố định
Z: Ma trận ảnh hưởng của các con vật trong hệ phổ.
Henderson đã sử dụng phương trình sau để tính các vec tơ và :
Trong đó:
- X’ và Z’: các ma trận chuyển vị của X và Z
- A: ma trận quan hệ di truyền cộng gộp của các con vật trong hệ phổ, còn
gọi là NRM (Numerator Relationship Matrix)
- α = (1-h2
)/h2
hoặc (h2
: hệ số di truyền, và : phương sai di
truyền cộng gộp và phương sai sai lệch môi trường)
Một số mô hình BLUP được sử dụng để dự đoán giá trị giống của vật nuôi:
- Mô hình đực giống (Sire Model): Dùng để dự đoán khác biệt mong đợi ở
đời con (Expected Progeny Differences, EPD), từ đó dự đoán giá trị giống của con
đực;
- Mô hình vật giống (Animal Model): Dùng để dự đoán giá trị giống của bản
thân con vật;
- Mô hình lặp lại (Repeatability Model): Dùng để dự đoán giá trị giống khi
giá trị kiểu hình của một tính trạng được xác định lặp lại với một số lần. Mô hình
này còn được gọi là mô hình với các ảnh hưởng ngoại cảnh ngẫu nhiên (Models
with Random Environmental Effects);
- Mô hình nhiều tính trạng (Mutivariate Animal Model): Dùng để dự đoán
giá trị giống với hai hay nhiều tính trạng dựa trên mối quan hệ kiểu hình và mối
quan hệ di truyền giữa các tính trạng này.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu liên quan đế dự đoán giá trị giống
bằng các mô hình khác nhau thường sử dụng phần mềm MTDF.REML (Boldman
et al., 1995) hoặc PEST (Groeneveld et al., 2002).
1.1.6. Hiệu quả chọn lọc
Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R) về một tính trạng thuộc mục tiêu
chọn giống là sự chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của đời con sinh ra
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
từ những bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế
hệ bố mẹ đối với tính trạng đó.
Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng phụ thuộc hệ số di truyền vào ly sai
chọn lọc (Selection Differential, S) của tính trạng đó. Ly sai chọn lọc là sự chênh
lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị
trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ đối với tính trạng đó.
Do ly sai chọn lọc được tiêu chuẩn hoá theo độ lệch chuẩn kiểu hình của tính
trạng (σP) nên hiệu quả chọn lọc của một tính trạng phụ thuộc tỷ lệ thuận với hệ số
di truyền, cường độ chọn lọc (i) và độ lệch chuẩn của tính trạng:
R = h2
S = h2
iσP
1.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh
hưởng
1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản
nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn cái nhưng các
nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số chı̉tiêu năng suất sinh sản
nhất định, đólà các chỉ tiêu có tầm quan trọng quyết đinḥ hiêụquả kinh tế trong
chăn nuôi lợn nái.
Gordon (2004) cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa
do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất
sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này phản ánh được đầy đủtoàn bộ chu kı̀sản suất của
một lợn nái trong môṭnăm. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành
phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất
trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh
đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ
thai lứa sau.
Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống
khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc
cai sữa.
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Mabry et al. (1996) cho rằng, các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của
lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi
và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người
chăn nuôi lợn nái.
Theo quyết định số 657/QĐ-BNN-CN (2014) về việc phê duyệt các chỉ tiêu
định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc đối với lợn ngoại như
sau:
- Số con đẻ ra còn sống/ổ: ≥ 10,5 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 9,5 con
(Duroc), ≥ 9,0 con (Piétrain), ≥ 11,0 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối
với lợn cụ kỵ các giống tương ứng).
- Số con cai sữa/ổ: ≥ 9,7 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 8,7 con (Duroc), ≥8,3
con (Piétrain), ≥ 10,1 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối với lợn cụ kỵ
các giống tương ứng)
- Số ngày cai sữa: 21 – 28 ngày
- Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh: ≥ 14,5 kg (Yorkshire, Landrace), ≥ 13,0 kg
(Duroc), ≥ 12,0 kg (Piétrain), ≥ 15,5 kg (các giống tổng hợp)
- Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: 65 - 80 kg (Yorkshire, Landrace), 55 -80 kg
(Duroc), 50 - 80 kg (Piétrain), 65 – 85 kg (các giống tổng hợp)
- Số con 75 ngày tuổi/ổ: ≥ 9,2 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 8,3 con (Duroc),
≥ 7,9 con (Piétrain), ≥ 9,6 con (các giống tổng hợp)
- Khối lượng lợn ở 75 ngày tuổi: ≥ 25 kg/con
- Tuổi đẻ lứa đầu: 340-385 ngày
- Số lứa đẻ/nái/năm: ≥ 2,2 lứa (Yorkshire, Landrace), ≥ 2 lứa (Duroc), ≥ 1,9
lứa (Piétrain), ≥ 2,25 lứa (Các giống tổng hợp)
- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa: ≥ 92%
- Tỷ lệ nuôi sống từ cai sữa đến 75 ngày: ≥ 95%
- Thời gian nuôi cái hậu bị (từ 75 ngày đến khi phối giống lần đầu): 150-160
ngày
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
* Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
(Marsac et al., 2000; Hamann et al., 2004).
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Theo Legault (1985), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các
giống lợn được chia thành 4 nhóm chính (dẫn theo Rothschild and Bidanel, 1998)
như sau:
- Các giống đa dụng như Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng
được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá;
- Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Piétrain, Landrace của Bỉ,
Hampshire, Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản
xuất thịt cao;
- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống chuyên sản của
Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao
nhưng khả năng cho thịt kém;
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
Các giống “dòng bố” thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống
đa dụng. Ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn
con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với Landrace và Large
White (Blasco et al., 1995).
Theo Hamann et al. (2004), lợn Landrace có số con đẻ ra cao hơn so với lợn
Piétrain.
Theo Dan and Summer (1995), số con sơ sinh/ổ của nái Large White và nái
Landrace lần lượt là 9,6 và 10,4 con; số con sơ sinh sống/ổ tương ứng đạt 9,1 và
9,7 con. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
Judge et al. (1996) nhận thấy lợn có hội chứng stress có tỷ lệ nạc cao, song
thân hình thường ngắn hơn, thu nhận thức ăn thấp và tăng khối lượng trung bình
hàng ngày không cao cũng như số con trong ổ, tỷ lệ nuôi sống thấp (dẫn theo
Rothschild and Bidanel, 1998). Trên đàn lợn Landrace và Yorkshire, yếu tố giống
ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/ổ (số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số
con để nuôi và số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và khối lượng toàn ổ giai đoạn
sơ sinh, cai sữa (Hoque et al., 2002). Đặng Vũ Bình (1999) khi nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái
ngoại (Landrace và Yorkshire) nuôi tại Xí nghiệp Lợn giống Mỹ Văn cho thấy
giống chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P<0,05).
Các chı ̉tiêu sinh sản thường cóhê ̣sốdi truyền thấp, tuổi đẻlứa đầu với h2
=
0,27 (Rydhmer et al., 1995); hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng số
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
con đẻra/ổvàsốcon cai sữa/ổcủa một số công bố đều dao động từ 0,03 đến 0,12: số
con đẻra/lứa với h2
= 0,12 (Damgaard et al., 2003), h2
= 0,08 (Smital et al., 2005), h2
= 0,03 (Imboonta et al., 2007), h2
= 0,09 (Lundgren et al., 2010) vàh2
= 0,12
(Schneider et al., 2011); sốcon cai sữa/ổvới h2
= 0,11 (Schneider et al., 2011). Khối
lương̣sơ sinh/ổvới h2
= 0,07 (Grandinson et al., 2005) vàh2
= 0,18 (Schneider et al.,
2011); khối lương̣sơ sinh/con với h2
= 0,44 (Schneider et al., 2011); khối lương̣cai
sữa/ổvới h2
= 0,20 (Grandinson et al., 2005), h2
= 0,21 (Lundgren et al., 2010) vàh2
= 0,22 (Schneider et al., 2011); khoảng cách giữa hai lứa đẻvới h2
= 0,08 (Rydhmer
et al., 1995). Các chı̉tiêu sinh sản cóhê ̣sốdi truyền thấp nên năng suất sinh sản
chiụảnh hưởng lớn bởi tác đông̣của các yếu tốmôi trường. Trong choṇ loc ̣nhân thuần,
các tı́nh trang̣năng suất sinh sản thường đaṭtiến bô ̣di truyền châṃ so với nhóm các
tı́nh trang̣sinh trưởng vàchất lượng thi ̣t. Khi nghiêńu cưác yếu tố̉nha hưởng đến ưu
thế lai ởlơn,̣ cho đến nay các kết quảnghiên cứu đa ̃khẳng đinḥ ởlơṇ các tı́nh trang̣
sinh sản cóhê ̣sốdi truyền thấp thı̀khi lai taọđaṭưu thếlai cao.
Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản của
lợn. Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụ thai
cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn (0,6-
0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lơṇ nái thuần chủng. Tỉ lệ
nuôi sống lợn con ở các lơṇ nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối
lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lơṇ nái giống thuần (Gunsett and
Robison, 1990). Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hưởng của
cận huyết. Theo Johnson (1990), khi hệ số cận huyết ở lợn nái tăng thêm 10% thì
số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ.
Ngoài sự ảnh hưởng của giống, kiểu gen halothane cũng có ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của lợn nái (Biedermann et al., 1997; Stalder et al., 1998).
* Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ rệt và có
ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương
thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật...
(Gamba, 2000; Riha et al., 2000; Dierckx et al., 1997; Sohst, 1997).
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
- Chế độ nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số và chất
lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Zimmerman et al. (1996) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ
cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai.
Yamada and Nakamura (1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong
giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi
dưỡng đầy đủ.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng
rụng, tăng số phôi sống (Ashworth et al., 2000).
- Mùa vụ
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái.
Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa
có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp,
tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos and Bilkei, 2004). Theo Quiniou et al. (2000), nhiệt
độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động
dục trở lại sau cai sữa giảm.
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào
các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng
sinh sản từ 5 đến 20%.
Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi
phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi et al., 2000a, Koketsu et al., 1998).
Theo Dominguez et al. (1998) thì tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít vào mùa hè.
Đặng Vũ Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng
năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lơṇ nái ngoaịđã kết luận yếu tố mùa vụ
ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi, khối
lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi). Khối lượng toàn ổ sơ sinh ở mùa
đông cao hơn mùa thu (P<0,01). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a), Phạm Thị
Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng cho biết yếu tố mùa vụ ảnh
hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu.
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
- Tuổi và lứa đẻ
Clark and Leman (1996) cho biết tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997).
Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế
bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ
ba (Deckert et al., 1998).
Warrick et al. (1989) cho biết số con đẻ ra tương quan thuận với số lượng
trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997).
Theo Tretinjak et al. (2009), số con đẻ ra/ổ thường thấp nhất ở lứa thứ nhất,
tăng lên và đạt cao nhất ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 5.
- Ảnh hưởng của lơṇ đực phốivà phương thức phối giống
Nhiều tác giả cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái
ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ (Serenius et al., 2003).
Theo Anon (1993), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực
tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (dẫn theo Gordon, 1997). Phối
giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10%)
so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhưng kết quả nghiên cứu của
Alexopoulos et al. (1997) lại ngược lại.
- Thời gian cai sữa
Mabry et al. (1996); Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết: phối giống sớm
sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo
Gordon (2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm giảm 0,2 con
trong ổ, giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong
ổ.
Lợn nái phối giống khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp (15,9 so
với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai
thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Tonn et al., 1995, dẫn theo
Gordon, 1997; Deckert et al., 1998).
- Chế độ nuôi nhốt
Nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn ảnh hưởng đến quátrı̀nh sinh lývàgây trở
ngại cho phối giống, chủ yếu là gây hiêṇ tương̣lợn cái không hoăc ̣châṃ động dục.
Các nhà chăn nuôi khuyến cáo khắc phục vấn đề này bằng cách không nhốt lợn cái
hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ phối giống (Zimmerman et al.,
1996). Việc nuôi nhốt cá thể hoặc nuôi riêng biệt từng lợn cái
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với những cái hậu bị được nuôi theo
nhóm. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên nuôi lơṇ cái giai đoa ̣n
hậu bị tách biệt đàn. Mâ ̣t độ nuôi bihậukhông phùhợp cũng làm châ ̣m tuổi đông̣
duc ̣
của lơṇ cái hâụbi. ̣
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng của vật nuôi do có
sự tăng lên về số lượng và thể tích tế bào. Mối liên hệ giữa khối lượng và tuổi của
vật nuôi được thể hiện bằng đồ thị hình chữ S. Giai đoạn trước thành thục sinh dục
có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho
đến khi đạt ổn định về khối lượng, lúc này vật nuôi thành thục về thể vóc. Khả
năng sinh trưởng được mô tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật
nuôi tăng lên (w2 – w1) với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó (t2 – t1).
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng
tháng (kg/tháng) hoặc hàng ngày (g/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối được mô hình
hoá bằng đồ thị parabol. Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị
cực đại (đỉnh parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Sinh trưởng tương đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật
nuôi tăng lên (w2 – w1) với khối lượng tại thời điểm bắt đầu (w1).
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
* Yếu tố di truyền
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng bao gồm sự khác
biệt giữa các giống và sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống.
Khả năng sinh trưởng của lợn bị ảnh hưởng bởi giống, dòng và kiểu gen
khác nhau (Campell and Taverner, 1988). Mrode and Kennedy (1993) đã chỉ ra sự
khác biệt về khả năng sinh trưởng giữa giống Yorkshire và Landrace. Trong một
nghiên cứu ở Úc, khi so sánh năng suất sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và
Landrace. McPhee et al. (1981) đã cho biết giống lợn Yorkshire có tốc độ sinh
trưởng cao hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn giống lợn Landrace. Một số
nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự khi so sánh năng suất sinh trưởng các
giống lợn Landrace và Yorkshire tại Hà Lan (Haer and de
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Vries, 1993).
Ảnh hưởng của kiểu di truyền đến lượng thức ăn thu nhận hàng ngày đã
được Kalm (1986) chỉ ra khi so sánh lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của giống
lợn Piétrain chỉ tương đương 87% so với giống lợn Landrace. Sự khác biệt này đã
được Webb and Simpson (1986) giải thích rằng một phần do ảnh hưởng của gen
halothane ở trạng thái đồng hợp tử. Đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc
đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến khả năng sinh trưởng. Lợn mang
gen halothane đồng hợp tử lặn hoặc dị hợp có khối lượng thân thịt và tỷ lệ nạc cao
hơn (Leach et al., 1996; Larzul et al., 1997; Youssao et al., 2002; Merour et al.,
2009; Salmi et al., 2010; Werner et al., 2010). Lợn Landrace mang kiểu gen
halothane dị hợp tử (CT) có tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn mang kiểu gen CC (Đinh
Văn Chỉnh và cs., 1999).
Gen RN-
được nhận thấy trên giống lợn Hampshire với tác động làm giảm
sản lượng thịt từ 5 – 6% (Leroy et al., 2000).
Tính biệt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới tính có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng
suất sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn trong phương thức cho ăn tự do
(Haer and de Vries, 1993). Những con đực có tốc độ sinh trưởng cao hơn và hiệu
quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn con cái. Campell et al. (1985) cho rằng do khả
năng sinh trưởng nạc cao, những con đực luôn thể hiện tăng khối lượng nhanh và
nạc hơn so với con cái và đực thiến. Trong quy trình cho ăn tự do, lượng thức ăn
thu nhận và tăng khối lượng trung bình hàng ngày của những con đực thiến luôn
cao hơn tương ứng là 9% và 11% so với những con cái, mặc dù hiệu quả chuyển
hóa thức ăn không có sự sai khác giữa hai giới tính này (Thomke et al., 1995). Do
sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa con đực và con cái, nên giới tính luôn được
khuyến cáo như một trong những tiêu chí quan trọng cho việc thiết lập các nhóm
tương đồng trong đánh giá di truyền các tính trạng sinh trưởng.
* Yếu tố ngoại cảnh
- Mức ăn và dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối
sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng và
protein trong khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc
độ tăng khối lượng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Tốc độ tăng
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
khối lương,̣ chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các
vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Việc bổ sung các axit
amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt giúp tăng khối lượng trung bình hàng ngày
cao hơn, tiết kiệm được thức ăn và protein. Chẳng hạn, bổ sung lysin đủ nhu cầu
vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ bắp phát triển nâng cao tỉ lệ nạc.
Đối với tốc độ sinh trưởng, tương quan giữa năng lượng ăn vào và protein
tăng dần trong khẩu phần đã được nghiên cứu trong suốt giai đoạn sinh trưởng của
lợn từ 45 – 90kg (Campell et al., 1985; Dunkin et al., 1986). Ảnh hưởng của năng
lượng ăn vào đến năng suất sinh trưởng thể hiện mối tương quan thuận tuyến tính
với tăng khối lượng trung bình hàng ngày (Campell et al., 1985; Quiniou et al.,
1995). Hệ số chuyển hóa thức ăn không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng năng lượng
trong khẩu phần (Quiniou et al., 1995), mặc dù Campell et al. (1985) đã nhận thấy
hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn đối với những con lợn thu nhận trên 33 MJ năng
lượng tiêu hóa mỗi ngày. Ngoài ra, mối tương tác giữa kiểu gen và mức protein
trong khẩu phần đối với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nạc cũng được Stern et al.
(1995) báo cáo. Henry (1985) cho biết ở những con lợn đang sinh trưởng, lượng
thức ăn thu nhận chủ yếu phụ thuộc vào mật độ năng lượng trong khẩu phần.
Về phương thức cho ăn, Thomke et al. (1995) đã so sánh lượng thức ăn thu
nhận và tăng khối lượng trung bình hàng ngày giữa quy trình cho ăn hạn chế và
quy trình cho ăn tự do. Kết quả cho thấy lượng thức ăn thu nhận và tăng khối
lượng trung bình hàng ngày tăng 20% đối với quy trình cho ăn tự do, song tỷ lệ
nạc thấp hơn 1,5% so với quy trình cho ăn hạn chế. Tương tác giữa kiểu gen với
quy trình cho ăn cũng đã được báo cáo khi Cameron and Curran (1995) nghiên cứu
chọn lọc những dòng lợn cho ăn hạn chế và cho ăn tự do.
- Mùa vụ
Lợn điều chınh̉ thân nhiêṭcủa chúng bằng cách cân bằng nhiêṭlương̣mất đi với
nhiệt tạo ra qua trao đổi chất vàlương̣nhiệt hấp thu ̣đươc ̣. Khi sư ̣khác nhau giữa thân
nhiê ̣t vànhiê ̣t độ môi trường trở nên lớn thı̀tı̉lê ̣ thoát nhiê ̣t sẽ tăng lên. Về mùa lạnh
nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiêṭđô ̣hữu hiêụthı̀ tăng thêm chi phí thức ăn
đểtăng nhiêṭlương̣trao đổi chất đểvâṭnuôi tư ̣nótaọ ra nhiêṭlương̣để giữấm cho cơ thể.
Theo Curstis (1996), khi nhiêṭđô ̣thấp hơn 100
C so với nhiêṭđô ̣tối ưu thı̀ nhu
cầu thức ăn/1 lơṇ nái/ngày đêm tăng 0,68 kg; với lơṇ choai cókhối lương̣
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
trung bı̀nh 36 kg khi nhiêṭđô ̣giảm 70
C so với nhiêṭđô ̣tối ưu thı̀nhu cầu thức ăn
tăng 0,11 kg/con/ngày.
Ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn thu nhận của lợn trong giai đoạn
sinh trưởng là rất rõ rệt. Theo Gourdine et al. (2006), trong suốt giai đoạn mùa hè,
lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giảm 20% ở giống lợn Yorkshire và 14% ở
giống lợn địa phương, do có sức chịu đựng khí hậu nóng giống của lợn Yorkshire
kém hơn giống lợn địa phương. Khi lượng thức ăn thu nhận giảm đã dẫn tới sinh
trưởng giảm.
Đối với năng suất sinh trưởng, Vries et al. (1994) đã chỉ ra trong một
nghiên cứu kết hợp các số liệu của giống lợn Yorkshire và Landrace ở Hà Lan và
Úc, các ảnh hưởng của mùa vụ đến tăng khối lượng trung bình hàng ngày là rất
đáng kể. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về nhiệt độ giữa các mùa
(Sakai et al., 1992). Đối với lợn giai đoạn sinh trưởng, tăng khối lượng trung bình
hàng ngày đạt cao nhất trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 20o
C và tăng khối lượng
trung bình hàng ngày giảm xuống khi nhiệt độ dưới 8o
C hoặc trên 24o
C.
- Ảnh hưởng của thời gian nuôi
Thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất thiṭ.Dựa vào quy luật sinh
trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức
nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn
phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi
dài, khối lượng giết thịt lớn hơn.
- Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng
Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho
phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt. Các nhân tố stress
trong thời gian chăn nuôi cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, sức sản
suất thịt của lợn. Theo Curstis (1996), khi nhiêṭđô ̣chuồng nuôi tăng trên mức tối
ưu thı̀lơṇ thịt giảm tăng khối lương̣vàtăng chi phí thức ăn.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nâng cao năng suất - chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt
luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các nhàchăn nuôi của
mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản và lai
tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ cao, tỷ lệ nạc cao,
21
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp và dày mỡ lưng thấp đã thành công lớn
ởcác nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan,
Đan Mạch và Úc (Hermesch et al., 1995; Alfonso et al., 1997).
Việc nghiên cứu lai tạo dòng tổng hợp, dòng chuyên hoá và lai tạo tìm ra
các tổ hợp lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã rất thành công tại các nước
có trình độ chăn nuôi tiên tiến như Mỹ, Đức, Canada, Anh, Đan Mạch, Australia…
Hầu hết các nước có nền chăn nuôi phát triển đều xây dựng riêng cho mình một hệ
thống giống lợn hoàn thiện theo mô hình giống hình tháp. Các chương trình nhân
giống đã phát triển đến mức tinh vi hơn với các hệ thống đàn hạt nhân, đàn nhân
giống và đàn sản xuất được bao hàm trong mô hình tháp giống. Trong đó, đàn hạt
nhân (cụ kỵ - GGP) là những đàn thuần, được kiểm tra và chọn lọc theo những
định hướng cụ thể. Đàn nhân giống (ông bà - GP) thường là các tổ hợp lai, có số
lượng nhiều hơn so với đàn cụ kỵ được chọn lọc và cuối cùng là đàn sản xuất (bố
mẹ - PS).
* Khả năng sinh sản
Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace
cho biết tiến bộ di truyền về tính trạng số lợn con sơ sinh sống/ổ của hai giống này
là 0,10 con/năm, tính trạng khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của hai
giống lợn này tương ứng 5,0 gam/năm và 6,0 gam/năm.
Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh
hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) cho thấy lợn Large White nuôi
tại Thái Lan có tuổi đẻ lứa đầu 428,34 ngày, số con sơ sinh sống/ổ đạt 8,58 con và
khối lượng sơ sinh/ổ đạt 11,80 kg. Tác giả khẳng định hệ số di truyền ước tính
ở mức thấp cho các tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,06), số con sơ sinh sống/ổ (0,11)
và khối lượng sơ sinh/ổ (0,08).
Nghiên cứu hai giống lợn Landrace và Yorkshire, hệ số di truyền của tính
trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã được công bố đạt 0,03
- 0,18 và 0,07 - 0,20 (Southwood and Kennedy, 1991; Ferraz and Johnson, 1993;
See et al., 1993; Irgang et al., 1994; Estany and Sorensen, 1995; Roeche and
Kennedy, 1995; Kerr and Cameron, 1996; Crump et al., 1997; Alfonso et al.,
1997; Wang and Lee, 1999; Wolf et al., 1999; Hermesch et al., 2000b; Ishida et
al., 2001; Hanenberg et al., 2001; Chen et al., 2003a, b; Damgaard et al., 2003;
22
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Hamann et al., 2004; Kanis et al., 2005; Arango et al., 2005; Holm et al., 2005;
Rho et al., 2006; Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007).
Theo Mabry (2001) nghiên cứu trên lơṇ Yorkshire nuôi tại My ̃cho biết giá trị
giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36 con. Holl and Robinson
(2003) cho biết giátri ̣giống vềsốcon sơ sinh sống/ổởdòng lơṇ đươc ̣choṇ
loc ̣
thếhê ̣thứ9 đãtăng lên 0,63 con. Boyette et al. (2005) cho biết giátri ̣ giống của
sốcon sơ sinh sống/ổcủa lơṇ nuôi tại My ̃là0,63 con.
Kaplon et al. (1991) nghiên cứu trên lợn Large White nuôi tại Balan từ
1978 đến 1987 đã ước tính khuynh hướng kiểu hình và khuynh hướng ngoại cảnh
về các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con 21 ngày tuổi/ổ, khối lượng 21 ngày
tuổi/ổ lần lượt là: 0,17 và 0,11 con; 0,16 và 0,10 con; 1,86 và 1,43 kg.
Một số nghiên cứu tương quan di truyền đối với các tính trạng sinh sản giữa
số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã tương quan di truyền
thuận, biến động khá lớn về mức độ tương quan giữa các nghiên cứu: từ +0,14 đến
+0,89 (Seiwerdt et al., 1995; Hermesch et al., 2000a; Damgaard et al., 2003).
Ngược lại nghiên cứu của Wang and Lee (1999) cho hai tính trạng này trên lợn
Landrace lại có tương quan di truyền nghịch đạt -0,07.
Escriche et al. (2009) cho biết lợn nái nuôi tại Tây Ban Nha có số con đẻ
ra/ổ ở nái Large White (13,29 con), Landrace (11,58 con). Tuy nhiên, tỷ lệ sơ sinh
chết của nái Large White (14,30%), Landrace (9,45%).
Số con đẻ ra/ổ thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất từ lứa
thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009).
Theo Roeche et al. (2009), hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tính
trạng khối lượng sơ sinh (0,20).
* Khả năng sinh trưởng
Rauw et al. (2006) nghiên cứu trên lợn Duroc nuôi tại Tây Ban Nha cho
thấy tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 861 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/tăng
khối lượng đạt 3,12 kg. Tribout et al. (2010) cho biết lợn Large White nuôi tại
Pháp giai đoạn từ 10 đến 20 tuần tuổi có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt
2,76 kg. Kết quả công bố của Lewis and Bunter (2011) trên lợn Large White và
Landrace nuôi tại Úc, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,80-3,21 kg.
Tomka et al. (2010) cho rằng, hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình
hàng ngày trong khoảng từ 0,13 đến 0,23. Szyndler-Nedza et al. (2010) cho
23
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Pulawska ở mức
thấp (0,07), lợn Piétrain ở mức cao (0,578), nhưng hệ số di truyền của tính trạng tỷ
lệ nạc trên lợn đực, cái Piétrain đạt các giá trị lần lượt 0,124 và 0,242. Theo
Kiszlinger et al. (2011), hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày
và tỷ lệ nạc trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary ước tính được ở mức thấp
(0,20 và 0,17). Theo Saintilan et al. (2011), hệ số di truyền tăng khối lượng trung
bình hàng ngày trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp ở mức trung bình (0,4) và hệ số di
truyền về tỷ lệ nạc ở mức cao (0,58). Radović et al. (2013) khẳng định hệ số di
truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Landrace nuôi tại Serbia ở
mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,633).
Nghiên cứu hai giống lợn Landrace và Yorkshire, hệ số di truyền của tính
trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đã được công bố ở mức trung bình
thấp tương ứng ở 2 giống đạt 0,16 – 0,25 và 0,13 – 0,25 (Ferraz and Johnson,
1993; Bidanel et al., 1994; Hall et al., 1999; Hermesch et al., 2000a; Kanis et al.,
2005; Van Wijk et al., 2005). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng
hệ số di truyền của tính trạng này ở mức trung bình cao đạt 0,36 – 0,42 trên cả hai
giống Landrace và Yorkshire (Sonesson et al., 1998; Lopez-Serrano et al., 2000;
Chen et al., 2003a; Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007; Kang, 2008). Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất hệ số di truyền của tính trạng này ở
mức trung bình trên cả giống Landrace và Yorkshire đạt 0,25 – 0,35 (Van
Steenbergen et al., 1990; Cameron and Curran, 1994b; Li and Kennedy, 1994;
Hicks et al., 1998; Hall et al., 1999; Solanes et al., 2004).
Hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đã
được công bố trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,5 – 0,7 (Ferraz and
Johnson, 1993; Bidanel et al., 1994; Li and Kennedy, 1994; Hicks et al., 1998;
Hermesch et al., 2000a; Chen et al., 2003a; Solanes et al., 2004; Rho et al., 2006;
Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007; Kang, 2008).
Sở dĩ có sự khác biệt khá lớn giữa các kết quả nghiên cứu là do các quần
thể có tần số gen khác nhau, nguồn dữ liệu, các phương pháp tính toán khác nhau.
Nghiên cứu về tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng
ngày và dày mỡ lưng trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire cũng có sự khác
biệt. Một số kết quả cho biết tương quan di truyền thuận đạt +0,04 đến +0,65
(Andersen and Vestergaard, 1984; Van Steenbergen et al., 1990; Hicks et al.,
24
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
1998; Van Wijk et al., 2005). Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho rằng giữa
chúng có mối tương quan di truyền nghịch đạt -0,06 đến -0,67 (Cameron and
Curran, 1994b; Bidanel et al., 1994; Li and Kennedy, 1994; Kim et al., 2006). Sự
khác nhau giữa các nghiên cứu trên có thể do sự khác biệt về quần thể hoặc do
định hướng và mục tiêu chọn lọc khác nhau có thể đã tác động làm thay đổi tần số
gen trong các quần thể. Thậm chí, trên cùng một quần thể, tại thời điểm nào đó
tương quan di truyền giữa hai tính trạng có thể dương, nhưng sau một thời gian
chọn lọc, tần số gen của các tính trạng này có sự thay đổi và có thể chuyển thành
tương quan âm và ngược lại (Falconer and Mackay, 1996).
Tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với hệ số
chuyển hóa thức ăn là tương quan nghịch ở mức độ chặt chẽ đạt -0,52 (Mrode and
Kennedy, 1993; Cameron and Curran, 1994a). Ngược lại, giữa dày mỡ lưng với
chuyển hóa thức ăn lại có tương quan thuận ở mức tương đối chặt chẽ đạt 0,28
(Mrode and Kennedy, 1993) và 0,36 (Cameron and Curran, 1994a). Chính vì vậy,
trong những điều kiện không cho phép theo dõi thu thập số liệu cá thể về thức ăn
sử dụng, các chương trình giống có thể chỉ cần hai tính trạng tăng khối lượng trung
bình hàng ngày và dày mỡ lưng để chọn lọc.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Khả năng sinh sản
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999) cho thấy nái
Landrace có số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,00 - 9,83 và
8,27 - 8,73 con.
Theo Lê Thanh Hải (2001), nái thuần Landrace, Yorkshire có số con cai
sữa/ổ tương ứng là 8,55 và 8,60 con; với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng
là 75,00 và 67,20 kg.
Đặng Vũ Bình (2003) công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và
Yorkshire nuôi tại các cơ sơ giống miền Bắc ở mức độ thấp so với năng suất của
các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu
trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai
sữa/năm.
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết năng suất sinh sản
của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) khi phối với đực Duroc và Piétrain có số con
đẻ ra/ổ tương ứng là 11,05 và 10,76 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,64 và
9,46 con; khối lượng sơ sinh/con tương ứng đạt 1,39 và 1,42 kg; khối lượng cai
sữa/con tương ứng là 7,20 và 7,39 kg.
25
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), khả năng sinh sản của
nái F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực F1(Duroc x Landrace) có số con đẻ
ra/ổ, số con cai sữa/ổ đạt 10,41 và 9,25 con, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm
đạt 144,5 kg. Khi sử dụng đực PiDu phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) đạt
tương ứng 10,31 và 9,07 con; 134,65 kg (Lê Đình Phùng, 2009)
Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) công bố về năng suất sinh sản của nái Móng
Cái, Piétrain, Landrace, Yorkshire nuôi trong điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy
nái Móng Cái có số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ cao nhất (11,67 và 9,44
con), thấp nhất ở nái Piétrain (9,61 và 8,82 con). Tuy nhiên, khối lượng sơ
sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain đạt cao nhất (1,48 và 14,43 kg),
thấp nhất ở nái Móng Cái (0,60 và 6,04 kg).
Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định năng suất sinh sản
của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với 2 giống. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ
sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai Landrace x (Landrace x
Yorkshire) đạt 11,17; 10,63; 10,45 và 10,06 con; ở tổ hợp lai Duroc x (Landrace x
Yorkshire) tương ứng đạt 11,25; 10,70; 10,54 và 10,05 con; ở tổ hợp lai Pidu x
(Landrace x Yorkshire) tương ứng đạt 11,45; 10,88; 10,66 và 10,15 con.
Kết quả công bố của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho thấy
nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc có khối lượng cai sữa/con, khối
lượng lúc 60 ngày tuổi/con đạt 6,35 và 18,66 kg, cao hơn khi phối với đực
Landrace tương ứng đạt 6,09 và 18,34 kg.
Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace x
Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực L19 có số con sơ sinh/ổ, số
con để nuôi/ổ cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh/ổ, khối
lượng cai sữa/ổ thấp hơn.
Lê Đình Phùng và cs. (2011) công bố về năng suất sinh sản của nái
Landrace và Yorkshire trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Quảng Bình. Kết quả
cho biết tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian cai sữa, khoảng cách lứa
đẻ, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ
sinh/con, khối lượng cai sữa/con của giống Landrace đạt 269,6; 385,2; 24,7; 157,3
ngày; 10,9; 10,1; 9,8 con; 1,44 và 6,25 kg và Yorkshire tương ứng đạt 269,0;
384,2; 24,4; 154,5 ngày; 11,2; 10,3; 9,8 con; 1,41 và 6,14 kg.
26
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011), hệ số di truyền của
tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,12 và
0,14, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đạt tương ứng ở 2 giống đạt 0,16 và 0,14.
Phạm Thị Đào và cs. (2013) cho thấy sử dụng lợn đực lai PiDu75 phối với
nái F1(Landrace x Yorkshire) đạt được số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để
nuôi và số con cai sữa toàn ổ cao hơn so với sử dụng lợn đực lai PiDu25 và
PiDu50 phối với lợn nái F1(Landrace x Yorkshire). Sử dụng lợn đực lai PiDu50
phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) có khối lượng trung bình lợn con sơ sinh,
khối lượng trung bình lợn con cai sữa cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu75 ×
F1(Landrace x Yorkshire) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(Landrace x
Yorkshire). Nhưng sử dụng lợn đực lai PiDu75 có tác dụng nâng cao khối lượng
lợn con sơ sinh của toàn ổ và khối lượng cai sữa toàn ổ so với các tổ hợp lai
PiDu50×F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu25 × F1(Landrace x Yorkshire).
Kết quả công bố của Luc et al. (2013) cho thấy kiểu gen halothane không
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress
nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam.
Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014b) cho biết hệ số di truyền của các tính trạng
sinh sản của dòng lợn VCN03 như số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối
lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/con đều đạt ở mức
thấp (0,19; 0,11; 0,12; 0,10 và 0,11) ngoại trừ hệ số di truyền khối lượng cai sữa/ổ
ở mức trung bình (0,24).
Dòng lợn VCN03 có số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ là 8,85 và
8,15 con; khối lượng sơ sinh sống/con, khối lượng sơ sinh sống/ổ và khối lượng
cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ đạt 1,56; 14,10; 6,72 và 58,56 kg (Trịnh Hồng
Sơn, 2015b).
Nguyễn Văn Đức (2015) nghiên cứu khả năng sinh sản của các giống lợn
Landrace, Yorkshire và Duroc nguồn gốc Đan Mạch, nuôi tại Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển chăn nuôi lợn Bình Thắng. Kết quả cho biết số con sơ sinh/ổ của
3 giống đạt tương ứng 13,9; 14,2 và 10,1 con; số con sơ sinh sống/ổ đạt 11,0; 11,8
và 8,4 con; khối lượng sơ sinh/con đạt 1,21; 1,24 và 1,36 kg, số con cai sữa/ổ đạt
10,5; 11,3 và 8,1 con; khối lượng cai sữa/ổ đạt 59,6; 63,7 và 42,9 kg.
* Khả năng sinh trưởng
Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt lợn đã được nhiều
tác giả trong nước quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung
27
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt của các tổ hợp lai, còn lại
nghiên cứu trên con thuần còn hạn chế.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a,b,c)
đã khẳng định sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1(Yorkshire x Móng
Cái), F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung
bình hàng ngày cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn, dày mỡ
lưng mỏng hơn, diện tích cơ thăn lớn hơn khi phối với đực Landrace, Yorkshire và
Duroc.
Phan Xuân Hảo (2007) nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết
khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 710,56 và 664,87 g/ngày, tỷ lệ
nạc đạt 56,17 và 53,86%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,91 và 3,07 kg.
Đặng Vũ Bình và cs. (2008) cho biết con lai giữa đực PiDu phối với nái
F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày
(656,74 g/ngày) thấp hơn, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lại cao hơn
so với con lai giữa đực Duroc (673,60 g/ngày và 2,81 kg), Landrace (679,48
g/ngày và 2,74 kg). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giữa
đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có xu hướng cao hơn so với con
lai giữa đực Duroc và Landrace. Con lai giữa đực Landrace phối với nái
F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt
605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,04 kg, tỷ lệ nạc đạt
49,99% (Vũ Đình Tôn và cs., 2008).
Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) nghiên cứu trên các tổ hợp lai
giữa nái F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực Duroc
và L19 cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 680 - 702
g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,7 - 2,8 kg.
Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định năng suất thịt của
tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Khả năng tăng khối
lượng trung bình hàng ngày ở tổ hợp lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire)
đạt 735,33 g cao hơn tổ hợp lai 3 giống Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) đạt
723,47g và tổ hợp lai 2 giống Landrace x F1(Landrace x Yorkshire) đạt 728,09g.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng ngược lại ở 3 tổ hợp lai tương
ứng 2,48; 2,52 và 2,57kg.
28
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Theo Phan Xuân Hảo (2010), tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire)
có ưu thế hơn về khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày so với tổ hợp lai
Omega x F1(Landrace x Yorkshire).
Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết sử dụng đực Duroc
phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng
trung bình hàng ngày (736,03 g/ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,72
kg) tốt hơn so với con lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực
Landrace (703,89 g/ngày và 2,75 kg).
Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011), hệ số di truyền của
tuổi đạt 90kg của giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,35 và 0,31 và hệ số di
truyền của dày mỡ lưng lúc 90 kg tương ứng ở 2 giống đạt 0,49 và 0,50.
Đỗ Đức Lực và cs. (2011) khẳng định, khối lượng lúc 2 và 5,5 tháng tuổi,
tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn của lợn Piétrain
kháng stress không chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane. Kết quả công bố của
Do Duc Luc et al. (2013) về khả năng sinh trưởng của lợn đực Piétrain kháng
stress thuần và đực lai với Duroc cho thấy tỷ lệ máu Piétrain kháng stress càng
tăng khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày càng giảm, nhưng tỷ lệ nạc lại
càng tăng. Theo Phạm Thị Đào và cs. (2013), con lai có sự tham gia của đực PiDu
với tỷ lệ “máu” Piétrain kháng stress tăng dần (25, 50 và 75%), khả năng tăng khối
lượng trung bình hàng ngày, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giảm
dần, nhưng tỷ lệ nạc có xu hướng ngược lại. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013) công bố
về khả năng sinh trưởng của dòng đực tổng hợp VCN03 cho thấy khả năng tăng
khối lượng trung bình hàng ngày (829,80 g/ngày), tỷ lệ móc hàm (84,30%), tỷ lệ
nạc (61,14%) của thế hệ 1 sau chọn lọc đạt cao hơn so với thế hệ xuất phát (769,51
g/ngày, 84,12% và 59,74%).
Hà Xuân Bộ và cs. (2013) nghiên cứu trên lợn đực hậu bị Piétrain kháng
stress giai đoạn 2-7,5 tháng tuổi cho biết tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt
551,62 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 8,00 mm; dày cơ thăn đạt 58,16 mm; tỷ lệ nạc đạt
64,75%.
Theo Hà Xuân Bộ và Đỗ Đức Lực (2015), tăng khối lượng trung bình hàng
ngày của lợn Piétrain kháng stress đạt mức trung bình thấp (510,19 g/ngày), nhưng
có tỷ lệ nạc rất cao (65,78%) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt mức trung
bình (2,69 kg).
29
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Do Duc Luc et al. (2015) cho biết tăng khối lượng trung bình hàng ngày,
dày mỡ lưng của tổ hợp lai Piétrain x (Landrace x Yorkshire) đối với lợn cái và
đực đạt tương ứng 631 và 670g/ngày; 11,1 và 13,1mm.
Hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở giống lợn Landrace
đạt 0,10 (Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức, 2002) và Yorkshire đạt 0,17
(Trần Thị Dân, 2001); 0,12 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2002).
Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2004) cho biết hệ số di truyền của tính trạng số
con sơ sinh sống/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ ở Yorkshire đạt 0,10 và 0,17; tương
quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng trung bình lúc 21 ngày
tuổi ở giống lợn Landrace đạt -0,29 và Yorkshire đạt -0,36.
Hai et al. (1997) khẳng định hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng
trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng ở giống lợn Yorkshire đạt 0,25 và 0,49;
tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với dày mỡ lưng
đạt -0,16.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) cho
thấy: hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày
mỡ lưng ở giống lợn Landrace đạt 0,41 và 0,48; Yorkshire đạt 0,32 và 0,59; tương
quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với dày mỡ lưng đạt
tương ứng 0,36 và 0,43; tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình
hàng ngày với chuyển hóa thức ăn đạt -0,46 (Landrace) và -0,49 (Yorkshire);
tương quan di truyền giữa dày mỡ lưng với chuyển hóa thức ăn đạt 0,55
(Landrace) và 0,46 (Yorkshire).
Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006), khả năng di truyền của tính trạng
tuổi đạt khối lượng 90 kg ở mức trung bình (0,32 – 0,45), dày mỡ lưng có khả
năng di truyền ở mức cao (0,47 – 0,66), số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng lúc 21
ngày tuổi có khả năng di truyền ở mức thấp (0,11 – 0,17) trên tất cả các giống lợn
thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam.
Hà Xuân Bộ và cs. (2014) cho biết hệ số di truyền các tính trạng khối lượng
sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình hàng ngày
và tỷ lệ nạc tương ứng là 0,13; 0,12; 0,25; 0,23; 0,31 và 0,19.
Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a) cho thấy hệ số di truyền của tính trạng dày
cơ thăn (0,58) và tỷ lệ nạc đạt (0,56) ở mức cao; tăng khối lượng trung bình hàng
ngày, dày mỡ lưng và khối lượng kết thúc thí nghiệm ở mức trung bình (0,34; 0,34
và 0,22), tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi ở mức thấp (0,17).
30
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Hà Xuân Bộ và cs. (2015) cho biết căn cứ giá trị giống ước tính bằng
phương pháp BLUP để chọn lọc đực giống Piétrain kháng stress có tác dụng cải
thiện năng suất của đời con: với các tỷ lệ chọn lợn đực giống 5, 10, 15, 20%, nâng
cao được 13,25; 12,20; 10,32 và 9% khả năng tăng khối lượng trung bình hàng
ngày ở đời con.
Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015) đã khẳng định tăng khối lượng trung bình
hàng ngày và dày mỡ lưng tương ứng của 3 giống Duroc, Piétrain và Landrace đạt
755,06; 732,42; 732,60 g/con/ngày; 10,85; 9,71 và 11,76 mm. Hệ số di truyền của
3 giống về tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 0,30; 0,29; 0,32.
Phương pháp BLUP là phương pháp chọn giống tốt nhất và ngày càng được
sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về giá trị giống ở
nước ta còn hạn chế. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a, b; 2010) nghiên cứu về
giá trị giống ước tính ở giống lợn Landrace và Yorkshire trên các tính trạng tăng
khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng
toàn ổ lúc 21 ngày cho thấy khi phối những cá thể đực và cái có giá trị giống ước
tính cao thì giá trị giống ước tính ở đời con sẽ cao. Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị
Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009); Nguyễn Hữu Tỉnh và
Nguyễn Thị Viễn (2011); Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a), Hà Xuân Bộ và cs.
(2015) cũng đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống ước tính của
một số tính trạng trên lợn ngoại. Việc sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá
trị giống ước tính đã được ứng dụng ở một số cơ sở giống lợn và đã đem lại được
kết quả nhất định như số con đẻ ra còn sống đã tăng 0,045-0,2 con/ổ/năm và dày
mỡ lưng đã giảm được 0,3-0,4 mm/năm.
Có thể nhận thấy: các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến khả
năng sinh sản, sinh trưởng của các tổ hợp lai, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá
các giống thuần chủng, đặc điểm di truyền và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt
là đối với các cơ sở nhân giống ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, việc đánh giá năng
suất sinh sản ở lợn nái, khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị, xây
dựng định hướng chọn lọc của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần
chủng trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco trong nghiên
cứu này là rất cần thiết, góp phần nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống
Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng
suất cao của nước ta.
31
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn nái cụ kỵ (GGP) và đàn lợn đực
hậu bị kiểm tra năng suất của 3 giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi
tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 2011 tới 2015.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với hai nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc
đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire.
Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm:
- Đánh giá năng suất sinh sản của ba giống lợn nái được nhân giống thuần
chủng là: Duroc, Landrace và Yorkshire;
- Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với hai tính trạng là số con sơ
sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối
với ba giống lợn này.
Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định
hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire.
Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, xác định dày mỡ lưng lợn đực hậu bị
trong thời gian nuôi kiểm tra năng suất của ba giống lợn thuần Duroc, Landrace và
Yorkshire;
- Ước tính hệ số di truyền đối với hai tính trạng là tăng khối lượng trung
bình hàng ngày và dày mỡ lưng; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối
với ba giống lợn này.
3.4. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn
lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
3.4.1.1. Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản của đàn
nái cụ kỵ nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong khoảng thời
32
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
gian từ 2012 đến 2015, bao gồm ba giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire.
Các giống thuần này có nguồn gốc xuất phát như sau:
- Lợn Duroc được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Đài Loan vào năm
2015;
- Lợn Landrace được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào
năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013;
- Lợn Yorkshire được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào
năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013.
Ba đàn lợn trên được nhân giống thuần tại Công ty TNHH Lợn giống Dabaco
tạo nên đàn cụ kỵ. Số lượng cá thể lợn nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của các lợn
nái theo dõi được nêu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lượng nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của lợn nái
Số lượng cá thể Số lượng ổ đẻ Số lượng bố Số lượng mẹ
lợn nái của các nái của lợn nái của lợn nái
Duroc 85 208 24 46
Landrace 267 649 52 114
Yorkshire 321 919 39 141
Tổng 673 1776 115 301
3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu
* Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh
Cả ba giống lợn trên đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh
theo cùng một quy trình của Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco. Cụ thể
như sau:
Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho nái hậu bị là: N962,
N972 và N992, nái chửa là N982, nái nuôi con là N829 và lợn con tập ăn, sau cai
sữa là N907. Hàm lượng năng lượng trao đổi của các loại thức ăn tương ứng là:
3200, 3125, 3200, 2900, 3100 và 3450 kcal ME/kg; hàm lượng protein thô tương
ứng là: 16,5; 15,5; 17,0; 14,0; 17,0 và 21,0%.
Mức ăn của nái hậu bị:
Sau cai sữa - 100 kg: ăn tự do
Từ 100 – 130 kg: 2,4 – 2,6 kg/con/ngày
Từ 130 kg - phối giống: 2,5 – 2,7 kg/con/ngày.
33
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc

Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfMan_Ebook
 
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptxChungNaue
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Man_Ebook
 
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Gvn - các giống lợn
Gvn - các giống lợnGvn - các giống lợn
Gvn - các giống lợnSinhKy-HaNam
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Man_Ebook
 
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...tcoco3199
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Man_Ebook
 
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptxChungNaue
 
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...tcoco3199
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...tcoco3199
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc (20)

Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
 
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx
4.NGÔ ĐÌNH TÂN - GĐ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ.pptx
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
 
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...
Luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt Triết Giang - Gửi miễn phí...
 
Gvn - các giống lợn
Gvn - các giống lợnGvn - các giống lợn
Gvn - các giống lợn
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.doc
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
 
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
 
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx
1. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn.pptx
 
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
 

More from tcoco3199

Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.docLuận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doctcoco3199
 
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...tcoco3199
 
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...tcoco3199
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.docLuận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doctcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.docLuận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doctcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxLuận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxLuận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxtcoco3199
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxLuận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxtcoco3199
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxtcoco3199
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxtcoco3199
 

More from tcoco3199 (20)

Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.docLuận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
 
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
 
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.docLuận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.docLuận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxLuận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
 
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxLuận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxLuận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
 

Recently uploaded

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Landrace Và Yorkshire.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐOÀN PHƯƠNG THÚY KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP-2016
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐOÀN PHƯƠNG THÚY KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Tôn GS.TS. Đặng Vũ Bình HÀ NỘI-2016
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá mạnh, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với việc cải tiến điều kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống. Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, trong những năm qua, chúng ta đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng thịt tốt từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Những nguồn gen quý này đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn nước ta. Cũng như nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP), nái lai F1 là con lai giữa đực Landrace với nái Yorkshire hoặc giữa đực Yorkshire với nái Landrace cũng chiếm tỷ trọng cao trong đàn bố mẹ (PS). Các lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc cũng như đực lai PiDu (con lai giữa Piétrain và Duroc) tham gia tạo nhiều tổ hợp lai khác nhau, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn lợn cả nước. Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng cao tiềm năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực giống của ba giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước đã tập trung theo hướng này. Phan Xuân Hảo (2007) đã đánh giá tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đối với lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) đã ước tính hệ số di truyền, tương quan di truyền giữa các tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng và khả năng chuyển hoá thức ăn 1
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 của lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006) đã ước tính hệ số di truyền của tuổi đạt 90 kg, dày mỡ lưng đối với lợn Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2010) đã ước tính giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng của lợn Landrace và Yorkshire. Cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái lai thuận nghịch giữa Yorkshire và Landrace (Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011; Phạm Thị Đào và cs., 2013). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Mỹ Văn, Tam Điệp và Thuỵ Phương. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006, 2012, 2013) đã đánh giá tiềm năng di truyền của một số tính trạng năng suất trên các giống lợn thuần Duroc, Landrace và Yorkshire ở các tỉnh phía Nam cũng như xác định ảnh hưởng di truyền cộng gộp trực tiếp và của mẹ đối với số con sơ sinh sống/ổ của nái Yorkshire và Landrace thuần chủng. Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011) đã ước tính giá trị giống liên kết đàn thuần và đàn lai đối với một số tính trạng sản xuất của lợn Yorkshire và Landrace. Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt là đối với các cơ sở nhân giống ở các tỉnh phía Bắc. Đề tài nghiên cứu của luận án này nhằm đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái, khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, một trong những cơ sở lớn về nhân giống lợn ngoại ở nước ta. Trên cơ sở đó, xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất sinh sản, tốc độ sinh trưởng, giảm dày mỡ lưng cho ba giống lợn này. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta. 2
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn đực giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. - Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn đực và lợn nái trên ba giống lợn thuần chủng Duroc, Landrace và Yorkshire thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. Thời gian nghiên cứu: dữ liệu theo dõi và xử lý từ năm 2011 tới năm 2015. Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thuộc tập đoàn Dabaco. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ đối với lợn nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire. - Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng đối với lợn đực giống hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire. - Bổ sung vào tư liệu quản lý giống về năng suất sinh sản, hệ số di truyền, giá trị giống của một số chỉ tiêu năng suất chủ yếu đối với 3 giống lợn quan trọng là Duroc, Landrace và Yorkshire. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được các tính trạng chủ yếu về năng suất sinh sản của lợn nái và tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. 3
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 - Ước tính được hệ số di truyền, hệ số lặp lại về số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ; hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sản xuất, hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với một số tính trạng năng suất chủ yếu của ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. - Xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire trên cơ sở đó góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao ở nước ta. 4
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cải thiện năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt luôn được quan tâm xem xét trong các mục tiêu nhân giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói riêng. Trong công tác giống lợn, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến di truyền đối với đàn giống vật nuôi. Chọn lọc là phương thức được ưu tiên hàng đầu đối với các tính trạng có hệ số di truyền cao. Phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất (BLUP) để ước tính giá trị giống ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Sử dụng BLUP cho phép dự đoán được giá trị giống một cách chính xác nhất. Với quy mô đàn giống lớn, dữ liệu giống được tích luỹ qua nhiều thế hệ, thông qua việc sử dụng được tất cả giá trị kiểu hình của các con vật họ hàng, BLUP khắc phục được cả những hạn chế đối với các tính trạng vốn có hệ số di truyền thấp. Chọn lọc trên cơ sở phương pháp BLUP là định hướng đúng đắn góp phần cải tiến di truyền vật nuôi một cách nhanh hơn và bền vững hơn. 1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng biến thiên liên tục, giá trị của chúng được xác định bằng các phép đo (cân, đong, đo, đếm). Hầu hết các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng số lượng. Trong các chương trình giống lợn, các tính trạng số lượng được quan tâm nhiều nhất gồm số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ hoặc khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, tăng khối lượng trung bình hàng ngày hoặc tuổi đạt khối lượng xuất bán, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dày mỡ lưng. Cơ sở khoa học cho việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi đó là hai hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng: - Cơ sở di truyền của sự chọn lọc: sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần, các con vật càng giống nhau. - Cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo: sự suy hoá cận thân và hiện tượng ưu thế lai. Giá trị được sử dụng để biểu thị các đặc tính của tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình (Phenotype Value) của một cá thể là các giá trị thu được của các phép 5
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 đo khi đánh giá các tính trạng. Giá trị kiểu hình (P) bao gồm giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). P=G+E Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, chúng gây ra các hiệu ứng: cộng gộp (Addition), trội (Dominance) và át chế hoặc tương tác (Interaction). Tác động cộng gộp hay giá trị giống (A) là sự tác động có tính độc lập và tích luỹ lại của tất cả các gen. Tác động trội (D) được thực hiện bởi tương tác giữa các gen trong cùng locus. Tác động tương tác (I) được thực hiện bởi tương tác giữa các gen khác locus. Như vậy, giá trị kiểu gen được xác định: G=A+D+I Sai lệch môi trường được tạo ra do tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường. Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai phần: Sai lệch môi trường chung (General Environment, Eg) hoặc sai lệch môi trường thường xuyên (Permanent Environment, Ep) tác động tới tất cả các cá thể trong cùng một quần thể. Sai lệch môi trường riêng (Special Environment, Es) hoặc sai lệch môi trường tạm thời (Temporary Environment, Et) tác động tới một số cá thể trong quần thể. Như vậy, sai lệch môi trường được xác định: E = Eg + Es = Ep + Et Do vậy: P = A + D + I + Eg + Es Để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải tác động bao gồm: - Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu về công tác giống. + Phương pháp chọn lọc được thực hiện để tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là những tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao. + Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác gen (I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng về khả năng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp. - Tác động lên yếu tố môi trường (E): được thực hiện bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật chuồng trại…) 6
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 1.1.2. Hệ số di truyền Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tác giống. Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cải tiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năng suất cao. Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế hệ con được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc. Hệ số di truyền có thể được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau: hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. * Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2 G) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương sai di truyền ( σG 2 ) và phương sai kiểu hình ( σ2 P ), hoặc được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức: 2 h2 σG G = 2 σP * Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2 A) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương sai di truyền cộng gộp ( σ2 A ) và phương sai kiểu hình ( σ2 P ), hoặc được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình, hoặc bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. 2 h2 σA A = 2 σP Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quy định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được sử dụng trong công tác giống vật nuôi. * Phương pháp xác định hệ số di truyền Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ); phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột được sử dụng để ước tính hệ số di truyền. Trong đó, phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt được sử dụng phổ biến trong các phần mềm chuyên dụng ước tính hệ số di truyền. 7
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 * Giá trị của hệ số di truyền Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc tỷ lệ phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ (3 nhóm) khác nhau: - Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính trạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa… - Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm các tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng… - Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1) bao gồm: dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc… 1.1.3. Hệ số lặp lại Hệ số lặp lại của một tính trạng là một đại lượng biểu thị mức độ trùng lặp của tính trạng đó nếu được đo lường nhiều lần. Hệ số lặp lại của một tính trạng là tỷ lệ giữa tổng của phương sai của giá trị kiểu gen (σ G 2 ) và phương sai của sai lệch môi trường chung (σ Eg 2 ) với phương sai của giá trị kiểu hình (σ P 2 ). R σ G 2 + σ Eg 2 = σ P2 Như vậy, hệ số lặp lại là giới hạn trên của hệ số di truyền. Hệ số lặp lại được biểu thị bằng một số thập phân có giá trị từ 0 đến 1. Hệ số lặp lại lớn hay nhỏ phụ thuộc vào bản chất di truyền của các tính trạng (phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của quần thể) và điều kiện môi trường mà cá thể đó được nuôi dưỡng (Falconer, 1993). Khi tính trạng của cá thể được xác định m lần, phương sai sai lệch môi trường riêng (σ Es 2 ) sẽ giảm đi m lần, do vậy phương sai kiểu hình trung bình của m lần xác định sẽ giảm đi. Tỷ số giữa phương sai kiểu hình của m lần xác định (σ ) và phương sai kiểu hình (σ P 2 ) biểu thị độ chính xác của giá trị kiểu hình: σ P 2 (m) = 1+ (m −1)R σ 2 m P 2 P(m)
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 8
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Khi số lần xác định tăng lên, tỷ lệ này giảm mạnh ở các tính trạng có hệ số lặp lại nhỏ. Do đó sử dụng giá trị kiểu hình trung bình sẽ làm tăng độ chính xác của giá trị này trong đánh giá chọn lọc vật giống. 1.1.4. Hệ số tương quan di truyền Trong thực tế sản xuất, các nhà chọn giống thường quan tâm chọn lọc đồng thời một số tính trạng. Về mặt di truyền, các tính trạng này thường có tương quan với nhau do tính đa hiệu của gen và sự liên kết gen trong quá trình di truyền (Lasley, 1972). Sự tồn tại của các tương quan di truyền giữa các tính trạng đã được quan sát thấy khi tính trạng này được cải thiện thường kéo theo những biến đổi di truyền nhất định của tính trạng khác. Hệ số tương quan di truyền (rA), tương quan ngoại cảnh bao gồm cả tác động cộng gộp và tương tác (rE) và tương quan kiểu hình (rP) giữa 2 tính trạng X và Y được tính theo các công thức sau: - Hệ số tương quan di truyền: rA = σ Axy σ 2.σ 2 Ax Ay - Hệ số tương quan ngoại cảnh: rE = σ E xy σ 2 .σ 2 Ex Ey - Hệ số tương quan kiểu hình: rP = σ Pxy σ 2 .σ 2 Px Py Trong đó: rA , rE , rP : các hệ số tương quan di truyền, ngoại cảnh và kiểu hình σAxy ,σExy , σPxy : các hiệp phương sai di truyền, ngoại cảnh và kiểu hình σAx 2 ; σAy 2 , σ2 Ex , σ2 Ey ,σ2 Px , σ2 Py : phương sai di truyền, ngoại cảnh và kiểu hình Hiện nay, việc ước tính các tham số di truyền thường sử dụng một tập hợp lớn các số liệu, các mô hình hỗn hợp bao gồm cả yếu tố cố định và yếu tố ngẫu nhiên được sử dụng và một số phần mềm chuyên dụng như Harvey (1990), MTDF.REML (Boldman et al., 1995), VCE (Groeneveld et al., 2008) đáp ứng được yêu cầu này. 1.1.5. Giá trị giống Giá trị di truyền cộng gộp (A) hay giá trị giống (Breeding Value, BV) là phần mà kiểu gen truyền được từ thế hệ trước cho thế hệ sau. 9
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Chỉ có thể ước tính được giá trị giống, vì vậy giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value, EBV) được sử dụng rộng rãi trong đánh giá chọn lọc vật giống. Ước tính giá trị giống một tính trạng của vật nuôi phải dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này. Các giá trị kiểu hình được sử dụng để ước tính giá trị giống được gọi là các nguồn thông tin, bao gồm: + Giá trị kiểu hình của một, hoặc trung bình của các lần xác định lặp lại trên chính bản thân con vật; + Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình trên các anh chị em (ruột hay nửa ruột thịt) của con vật; + Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình trên các đời con của con vật; + Giá trị kiểu hình của một hoặc trung bình của các lần xác định lặp lại trên tổ tiên (bố, mẹ, ông, bà…) của con vật. * Dự đoán giá trị giống bằng phương pháp BLUP Trên cơ sở ước tính giá trị giống bằng phương pháp chỉ số chọn lọc (Selection Index) kinh điển, phương pháp BLUP do Henderson xây dựng và phát triển. BLUP là phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất được sử dụng rộng rãi trong việc dự đoán giá trị giống của con vật (BLUP) và ước tính ảnh hưởng của các yếu tố cố định (BLUE). Phương pháp BLUP có những ưu điểm như sau: - Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật có họ hàng với con vật cần đánh giá, nên dự đoán được giá trị giống một cách chính xác nhất, nhờ đó hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng cao hơn; - Loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố cố định như đàn vật nuôi, năm, mùa vụ, lứa đẻ… do nguồn thông tin của các con vật họ hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố này; - Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn vật giống do xử lý các nguồn thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định; - Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm không cân bằng. Mô hình hỗn hợp được sử dụng trong phương pháp BLUP như sau: Y = X + Z + e Trong đó: Y: Véc tơ giá trị của tính trạng nghiên cứu 10
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 : Véc tơ giá trị ước tính của các yếu tố cố định : Véc tơ giá trị giống dự đoán của các con vật trong hệ phổ e: Véc tơ sai số ngẫu nhiên X: Ma trận ảnh hưởng của các yếu tố cố định Z: Ma trận ảnh hưởng của các con vật trong hệ phổ. Henderson đã sử dụng phương trình sau để tính các vec tơ và : Trong đó: - X’ và Z’: các ma trận chuyển vị của X và Z - A: ma trận quan hệ di truyền cộng gộp của các con vật trong hệ phổ, còn gọi là NRM (Numerator Relationship Matrix) - α = (1-h2 )/h2 hoặc (h2 : hệ số di truyền, và : phương sai di truyền cộng gộp và phương sai sai lệch môi trường) Một số mô hình BLUP được sử dụng để dự đoán giá trị giống của vật nuôi: - Mô hình đực giống (Sire Model): Dùng để dự đoán khác biệt mong đợi ở đời con (Expected Progeny Differences, EPD), từ đó dự đoán giá trị giống của con đực; - Mô hình vật giống (Animal Model): Dùng để dự đoán giá trị giống của bản thân con vật; - Mô hình lặp lại (Repeatability Model): Dùng để dự đoán giá trị giống khi giá trị kiểu hình của một tính trạng được xác định lặp lại với một số lần. Mô hình này còn được gọi là mô hình với các ảnh hưởng ngoại cảnh ngẫu nhiên (Models with Random Environmental Effects); - Mô hình nhiều tính trạng (Mutivariate Animal Model): Dùng để dự đoán giá trị giống với hai hay nhiều tính trạng dựa trên mối quan hệ kiểu hình và mối quan hệ di truyền giữa các tính trạng này. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu liên quan đế dự đoán giá trị giống bằng các mô hình khác nhau thường sử dụng phần mềm MTDF.REML (Boldman et al., 1995) hoặc PEST (Groeneveld et al., 2002). 1.1.6. Hiệu quả chọn lọc Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R) về một tính trạng thuộc mục tiêu chọn giống là sự chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của đời con sinh ra 11
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 từ những bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ đối với tính trạng đó. Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng phụ thuộc hệ số di truyền vào ly sai chọn lọc (Selection Differential, S) của tính trạng đó. Ly sai chọn lọc là sự chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ đối với tính trạng đó. Do ly sai chọn lọc được tiêu chuẩn hoá theo độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng (σP) nên hiệu quả chọn lọc của một tính trạng phụ thuộc tỷ lệ thuận với hệ số di truyền, cường độ chọn lọc (i) và độ lệch chuẩn của tính trạng: R = h2 S = h2 iσP 1.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt. Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn cái nhưng các nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số chı̉tiêu năng suất sinh sản nhất định, đólà các chỉ tiêu có tầm quan trọng quyết đinḥ hiêụquả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Gordon (2004) cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này phản ánh được đầy đủtoàn bộ chu kı̀sản suất của một lợn nái trong môṭnăm. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa. 12
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Mabry et al. (1996) cho rằng, các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái. Theo quyết định số 657/QĐ-BNN-CN (2014) về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc đối với lợn ngoại như sau: - Số con đẻ ra còn sống/ổ: ≥ 10,5 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 9,5 con (Duroc), ≥ 9,0 con (Piétrain), ≥ 11,0 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối với lợn cụ kỵ các giống tương ứng). - Số con cai sữa/ổ: ≥ 9,7 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 8,7 con (Duroc), ≥8,3 con (Piétrain), ≥ 10,1 con (các giống tổng hợp), thấp hơn 10% (đối với lợn cụ kỵ các giống tương ứng) - Số ngày cai sữa: 21 – 28 ngày - Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh: ≥ 14,5 kg (Yorkshire, Landrace), ≥ 13,0 kg (Duroc), ≥ 12,0 kg (Piétrain), ≥ 15,5 kg (các giống tổng hợp) - Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: 65 - 80 kg (Yorkshire, Landrace), 55 -80 kg (Duroc), 50 - 80 kg (Piétrain), 65 – 85 kg (các giống tổng hợp) - Số con 75 ngày tuổi/ổ: ≥ 9,2 con (Yorkshire, Landrace), ≥ 8,3 con (Duroc), ≥ 7,9 con (Piétrain), ≥ 9,6 con (các giống tổng hợp) - Khối lượng lợn ở 75 ngày tuổi: ≥ 25 kg/con - Tuổi đẻ lứa đầu: 340-385 ngày - Số lứa đẻ/nái/năm: ≥ 2,2 lứa (Yorkshire, Landrace), ≥ 2 lứa (Duroc), ≥ 1,9 lứa (Piétrain), ≥ 2,25 lứa (Các giống tổng hợp) - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa: ≥ 92% - Tỷ lệ nuôi sống từ cai sữa đến 75 ngày: ≥ 95% - Thời gian nuôi cái hậu bị (từ 75 ngày đến khi phối giống lần đầu): 150-160 ngày 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái * Yếu tố di truyền Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Marsac et al., 2000; Hamann et al., 2004). 13
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Theo Legault (1985), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia thành 4 nhóm chính (dẫn theo Rothschild and Bidanel, 1998) như sau: - Các giống đa dụng như Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá; - Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Piétrain, Landrace của Bỉ, Hampshire, Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao; - Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém; - Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Các giống “dòng bố” thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng. Ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với Landrace và Large White (Blasco et al., 1995). Theo Hamann et al. (2004), lợn Landrace có số con đẻ ra cao hơn so với lợn Piétrain. Theo Dan and Summer (1995), số con sơ sinh/ổ của nái Large White và nái Landrace lần lượt là 9,6 và 10,4 con; số con sơ sinh sống/ổ tương ứng đạt 9,1 và 9,7 con. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Judge et al. (1996) nhận thấy lợn có hội chứng stress có tỷ lệ nạc cao, song thân hình thường ngắn hơn, thu nhận thức ăn thấp và tăng khối lượng trung bình hàng ngày không cao cũng như số con trong ổ, tỷ lệ nuôi sống thấp (dẫn theo Rothschild and Bidanel, 1998). Trên đàn lợn Landrace và Yorkshire, yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/ổ (số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Hoque et al., 2002). Đặng Vũ Bình (1999) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại (Landrace và Yorkshire) nuôi tại Xí nghiệp Lợn giống Mỹ Văn cho thấy giống chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P<0,05). Các chı ̉tiêu sinh sản thường cóhê ̣sốdi truyền thấp, tuổi đẻlứa đầu với h2 = 0,27 (Rydhmer et al., 1995); hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng số 14
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 con đẻra/ổvàsốcon cai sữa/ổcủa một số công bố đều dao động từ 0,03 đến 0,12: số con đẻra/lứa với h2 = 0,12 (Damgaard et al., 2003), h2 = 0,08 (Smital et al., 2005), h2 = 0,03 (Imboonta et al., 2007), h2 = 0,09 (Lundgren et al., 2010) vàh2 = 0,12 (Schneider et al., 2011); sốcon cai sữa/ổvới h2 = 0,11 (Schneider et al., 2011). Khối lương̣sơ sinh/ổvới h2 = 0,07 (Grandinson et al., 2005) vàh2 = 0,18 (Schneider et al., 2011); khối lương̣sơ sinh/con với h2 = 0,44 (Schneider et al., 2011); khối lương̣cai sữa/ổvới h2 = 0,20 (Grandinson et al., 2005), h2 = 0,21 (Lundgren et al., 2010) vàh2 = 0,22 (Schneider et al., 2011); khoảng cách giữa hai lứa đẻvới h2 = 0,08 (Rydhmer et al., 1995). Các chı̉tiêu sinh sản cóhê ̣sốdi truyền thấp nên năng suất sinh sản chiụảnh hưởng lớn bởi tác đông̣của các yếu tốmôi trường. Trong choṇ loc ̣nhân thuần, các tı́nh trang̣năng suất sinh sản thường đaṭtiến bô ̣di truyền châṃ so với nhóm các tı́nh trang̣sinh trưởng vàchất lượng thi ̣t. Khi nghiêńu cưác yếu tố̉nha hưởng đến ưu thế lai ởlơn,̣ cho đến nay các kết quảnghiên cứu đa ̃khẳng đinḥ ởlơṇ các tı́nh trang̣ sinh sản cóhê ̣sốdi truyền thấp thı̀khi lai taọđaṭưu thếlai cao. Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản của lợn. Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn (0,6- 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lơṇ nái thuần chủng. Tỉ lệ nuôi sống lợn con ở các lơṇ nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lơṇ nái giống thuần (Gunsett and Robison, 1990). Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hưởng của cận huyết. Theo Johnson (1990), khi hệ số cận huyết ở lợn nái tăng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ. Ngoài sự ảnh hưởng của giống, kiểu gen halothane cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Biedermann et al., 1997; Stalder et al., 1998). * Yếu tố ngoại cảnh Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ rệt và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Gamba, 2000; Riha et al., 2000; Dierckx et al., 1997; Sohst, 1997). 15
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 - Chế độ nuôi dưỡng Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt. Zimmerman et al. (1996) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Yamada and Nakamura (1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống (Ashworth et al., 2000). - Mùa vụ Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos and Bilkei, 2004). Theo Quiniou et al. (2000), nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 đến 20%. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi et al., 2000a, Koketsu et al., 1998). Theo Dominguez et al. (1998) thì tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít vào mùa hè. Đặng Vũ Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lơṇ nái ngoaịđã kết luận yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi, khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi). Khối lượng toàn ổ sơ sinh ở mùa đông cao hơn mùa thu (P<0,01). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a), Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng cho biết yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu. 16
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 - Tuổi và lứa đẻ Clark and Leman (1996) cho biết tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert et al., 1998). Warrick et al. (1989) cho biết số con đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997). Theo Tretinjak et al. (2009), số con đẻ ra/ổ thường thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng lên và đạt cao nhất ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 5. - Ảnh hưởng của lơṇ đực phốivà phương thức phối giống Nhiều tác giả cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ (Serenius et al., 2003). Theo Anon (1993), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (dẫn theo Gordon, 1997). Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhưng kết quả nghiên cứu của Alexopoulos et al. (1997) lại ngược lại. - Thời gian cai sữa Mabry et al. (1996); Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết: phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Gordon (2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm giảm 0,2 con trong ổ, giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ. Lợn nái phối giống khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp (15,9 so với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Tonn et al., 1995, dẫn theo Gordon, 1997; Deckert et al., 1998). - Chế độ nuôi nhốt Nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn ảnh hưởng đến quátrı̀nh sinh lývàgây trở ngại cho phối giống, chủ yếu là gây hiêṇ tương̣lợn cái không hoăc ̣châṃ động dục. Các nhà chăn nuôi khuyến cáo khắc phục vấn đề này bằng cách không nhốt lợn cái hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ phối giống (Zimmerman et al., 1996). Việc nuôi nhốt cá thể hoặc nuôi riêng biệt từng lợn cái 17
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với những cái hậu bị được nuôi theo nhóm. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên nuôi lơṇ cái giai đoa ̣n hậu bị tách biệt đàn. Mâ ̣t độ nuôi bihậukhông phùhợp cũng làm châ ̣m tuổi đông̣ duc ̣ của lơṇ cái hâụbi. ̣ 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng của vật nuôi do có sự tăng lên về số lượng và thể tích tế bào. Mối liên hệ giữa khối lượng và tuổi của vật nuôi được thể hiện bằng đồ thị hình chữ S. Giai đoạn trước thành thục sinh dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho đến khi đạt ổn định về khối lượng, lúc này vật nuôi thành thục về thể vóc. Khả năng sinh trưởng được mô tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên (w2 – w1) với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó (t2 – t1). Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng tháng (kg/tháng) hoặc hàng ngày (g/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối được mô hình hoá bằng đồ thị parabol. Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị cực đại (đỉnh parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sinh trưởng tương đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên (w2 – w1) với khối lượng tại thời điểm bắt đầu (w1). 1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng * Yếu tố di truyền Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng bao gồm sự khác biệt giữa các giống và sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống. Khả năng sinh trưởng của lợn bị ảnh hưởng bởi giống, dòng và kiểu gen khác nhau (Campell and Taverner, 1988). Mrode and Kennedy (1993) đã chỉ ra sự khác biệt về khả năng sinh trưởng giữa giống Yorkshire và Landrace. Trong một nghiên cứu ở Úc, khi so sánh năng suất sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace. McPhee et al. (1981) đã cho biết giống lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng cao hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn giống lợn Landrace. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự khi so sánh năng suất sinh trưởng các giống lợn Landrace và Yorkshire tại Hà Lan (Haer and de 18
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Vries, 1993). Ảnh hưởng của kiểu di truyền đến lượng thức ăn thu nhận hàng ngày đã được Kalm (1986) chỉ ra khi so sánh lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của giống lợn Piétrain chỉ tương đương 87% so với giống lợn Landrace. Sự khác biệt này đã được Webb and Simpson (1986) giải thích rằng một phần do ảnh hưởng của gen halothane ở trạng thái đồng hợp tử. Đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến khả năng sinh trưởng. Lợn mang gen halothane đồng hợp tử lặn hoặc dị hợp có khối lượng thân thịt và tỷ lệ nạc cao hơn (Leach et al., 1996; Larzul et al., 1997; Youssao et al., 2002; Merour et al., 2009; Salmi et al., 2010; Werner et al., 2010). Lợn Landrace mang kiểu gen halothane dị hợp tử (CT) có tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn mang kiểu gen CC (Đinh Văn Chỉnh và cs., 1999). Gen RN- được nhận thấy trên giống lợn Hampshire với tác động làm giảm sản lượng thịt từ 5 – 6% (Leroy et al., 2000). Tính biệt Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới tính có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn trong phương thức cho ăn tự do (Haer and de Vries, 1993). Những con đực có tốc độ sinh trưởng cao hơn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn con cái. Campell et al. (1985) cho rằng do khả năng sinh trưởng nạc cao, những con đực luôn thể hiện tăng khối lượng nhanh và nạc hơn so với con cái và đực thiến. Trong quy trình cho ăn tự do, lượng thức ăn thu nhận và tăng khối lượng trung bình hàng ngày của những con đực thiến luôn cao hơn tương ứng là 9% và 11% so với những con cái, mặc dù hiệu quả chuyển hóa thức ăn không có sự sai khác giữa hai giới tính này (Thomke et al., 1995). Do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa con đực và con cái, nên giới tính luôn được khuyến cáo như một trong những tiêu chí quan trọng cho việc thiết lập các nhóm tương đồng trong đánh giá di truyền các tính trạng sinh trưởng. * Yếu tố ngoại cảnh - Mức ăn và dinh dưỡng Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng khối lượng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Tốc độ tăng 19
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 khối lương,̣ chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Việc bổ sung các axit amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt giúp tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn, tiết kiệm được thức ăn và protein. Chẳng hạn, bổ sung lysin đủ nhu cầu vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ bắp phát triển nâng cao tỉ lệ nạc. Đối với tốc độ sinh trưởng, tương quan giữa năng lượng ăn vào và protein tăng dần trong khẩu phần đã được nghiên cứu trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lợn từ 45 – 90kg (Campell et al., 1985; Dunkin et al., 1986). Ảnh hưởng của năng lượng ăn vào đến năng suất sinh trưởng thể hiện mối tương quan thuận tuyến tính với tăng khối lượng trung bình hàng ngày (Campell et al., 1985; Quiniou et al., 1995). Hệ số chuyển hóa thức ăn không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần (Quiniou et al., 1995), mặc dù Campell et al. (1985) đã nhận thấy hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn đối với những con lợn thu nhận trên 33 MJ năng lượng tiêu hóa mỗi ngày. Ngoài ra, mối tương tác giữa kiểu gen và mức protein trong khẩu phần đối với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nạc cũng được Stern et al. (1995) báo cáo. Henry (1985) cho biết ở những con lợn đang sinh trưởng, lượng thức ăn thu nhận chủ yếu phụ thuộc vào mật độ năng lượng trong khẩu phần. Về phương thức cho ăn, Thomke et al. (1995) đã so sánh lượng thức ăn thu nhận và tăng khối lượng trung bình hàng ngày giữa quy trình cho ăn hạn chế và quy trình cho ăn tự do. Kết quả cho thấy lượng thức ăn thu nhận và tăng khối lượng trung bình hàng ngày tăng 20% đối với quy trình cho ăn tự do, song tỷ lệ nạc thấp hơn 1,5% so với quy trình cho ăn hạn chế. Tương tác giữa kiểu gen với quy trình cho ăn cũng đã được báo cáo khi Cameron and Curran (1995) nghiên cứu chọn lọc những dòng lợn cho ăn hạn chế và cho ăn tự do. - Mùa vụ Lợn điều chınh̉ thân nhiêṭcủa chúng bằng cách cân bằng nhiêṭlương̣mất đi với nhiệt tạo ra qua trao đổi chất vàlương̣nhiệt hấp thu ̣đươc ̣. Khi sư ̣khác nhau giữa thân nhiê ̣t vànhiê ̣t độ môi trường trở nên lớn thı̀tı̉lê ̣ thoát nhiê ̣t sẽ tăng lên. Về mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiêṭđô ̣hữu hiêụthı̀ tăng thêm chi phí thức ăn đểtăng nhiêṭlương̣trao đổi chất đểvâṭnuôi tư ̣nótaọ ra nhiêṭlương̣để giữấm cho cơ thể. Theo Curstis (1996), khi nhiêṭđô ̣thấp hơn 100 C so với nhiêṭđô ̣tối ưu thı̀ nhu cầu thức ăn/1 lơṇ nái/ngày đêm tăng 0,68 kg; với lơṇ choai cókhối lương̣ 20
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 trung bı̀nh 36 kg khi nhiêṭđô ̣giảm 70 C so với nhiêṭđô ̣tối ưu thı̀nhu cầu thức ăn tăng 0,11 kg/con/ngày. Ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn thu nhận của lợn trong giai đoạn sinh trưởng là rất rõ rệt. Theo Gourdine et al. (2006), trong suốt giai đoạn mùa hè, lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giảm 20% ở giống lợn Yorkshire và 14% ở giống lợn địa phương, do có sức chịu đựng khí hậu nóng giống của lợn Yorkshire kém hơn giống lợn địa phương. Khi lượng thức ăn thu nhận giảm đã dẫn tới sinh trưởng giảm. Đối với năng suất sinh trưởng, Vries et al. (1994) đã chỉ ra trong một nghiên cứu kết hợp các số liệu của giống lợn Yorkshire và Landrace ở Hà Lan và Úc, các ảnh hưởng của mùa vụ đến tăng khối lượng trung bình hàng ngày là rất đáng kể. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về nhiệt độ giữa các mùa (Sakai et al., 1992). Đối với lợn giai đoạn sinh trưởng, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt cao nhất trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 20o C và tăng khối lượng trung bình hàng ngày giảm xuống khi nhiệt độ dưới 8o C hoặc trên 24o C. - Ảnh hưởng của thời gian nuôi Thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất thiṭ.Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn. - Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt. Các nhân tố stress trong thời gian chăn nuôi cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, sức sản suất thịt của lợn. Theo Curstis (1996), khi nhiêṭđô ̣chuồng nuôi tăng trên mức tối ưu thı̀lơṇ thịt giảm tăng khối lương̣vàtăng chi phí thức ăn. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nâng cao năng suất - chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các nhàchăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ cao, tỷ lệ nạc cao, 21
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp và dày mỡ lưng thấp đã thành công lớn ởcác nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch et al., 1995; Alfonso et al., 1997). Việc nghiên cứu lai tạo dòng tổng hợp, dòng chuyên hoá và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã rất thành công tại các nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như Mỹ, Đức, Canada, Anh, Đan Mạch, Australia… Hầu hết các nước có nền chăn nuôi phát triển đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống giống lợn hoàn thiện theo mô hình giống hình tháp. Các chương trình nhân giống đã phát triển đến mức tinh vi hơn với các hệ thống đàn hạt nhân, đàn nhân giống và đàn sản xuất được bao hàm trong mô hình tháp giống. Trong đó, đàn hạt nhân (cụ kỵ - GGP) là những đàn thuần, được kiểm tra và chọn lọc theo những định hướng cụ thể. Đàn nhân giống (ông bà - GP) thường là các tổ hợp lai, có số lượng nhiều hơn so với đàn cụ kỵ được chọn lọc và cuối cùng là đàn sản xuất (bố mẹ - PS). * Khả năng sinh sản Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace cho biết tiến bộ di truyền về tính trạng số lợn con sơ sinh sống/ổ của hai giống này là 0,10 con/năm, tính trạng khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của hai giống lợn này tương ứng 5,0 gam/năm và 6,0 gam/năm. Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) cho thấy lợn Large White nuôi tại Thái Lan có tuổi đẻ lứa đầu 428,34 ngày, số con sơ sinh sống/ổ đạt 8,58 con và khối lượng sơ sinh/ổ đạt 11,80 kg. Tác giả khẳng định hệ số di truyền ước tính ở mức thấp cho các tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,06), số con sơ sinh sống/ổ (0,11) và khối lượng sơ sinh/ổ (0,08). Nghiên cứu hai giống lợn Landrace và Yorkshire, hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã được công bố đạt 0,03 - 0,18 và 0,07 - 0,20 (Southwood and Kennedy, 1991; Ferraz and Johnson, 1993; See et al., 1993; Irgang et al., 1994; Estany and Sorensen, 1995; Roeche and Kennedy, 1995; Kerr and Cameron, 1996; Crump et al., 1997; Alfonso et al., 1997; Wang and Lee, 1999; Wolf et al., 1999; Hermesch et al., 2000b; Ishida et al., 2001; Hanenberg et al., 2001; Chen et al., 2003a, b; Damgaard et al., 2003; 22
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Hamann et al., 2004; Kanis et al., 2005; Arango et al., 2005; Holm et al., 2005; Rho et al., 2006; Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007). Theo Mabry (2001) nghiên cứu trên lơṇ Yorkshire nuôi tại My ̃cho biết giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36 con. Holl and Robinson (2003) cho biết giátri ̣giống vềsốcon sơ sinh sống/ổởdòng lơṇ đươc ̣choṇ loc ̣ thếhê ̣thứ9 đãtăng lên 0,63 con. Boyette et al. (2005) cho biết giátri ̣ giống của sốcon sơ sinh sống/ổcủa lơṇ nuôi tại My ̃là0,63 con. Kaplon et al. (1991) nghiên cứu trên lợn Large White nuôi tại Balan từ 1978 đến 1987 đã ước tính khuynh hướng kiểu hình và khuynh hướng ngoại cảnh về các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con 21 ngày tuổi/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ lần lượt là: 0,17 và 0,11 con; 0,16 và 0,10 con; 1,86 và 1,43 kg. Một số nghiên cứu tương quan di truyền đối với các tính trạng sinh sản giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã tương quan di truyền thuận, biến động khá lớn về mức độ tương quan giữa các nghiên cứu: từ +0,14 đến +0,89 (Seiwerdt et al., 1995; Hermesch et al., 2000a; Damgaard et al., 2003). Ngược lại nghiên cứu của Wang and Lee (1999) cho hai tính trạng này trên lợn Landrace lại có tương quan di truyền nghịch đạt -0,07. Escriche et al. (2009) cho biết lợn nái nuôi tại Tây Ban Nha có số con đẻ ra/ổ ở nái Large White (13,29 con), Landrace (11,58 con). Tuy nhiên, tỷ lệ sơ sinh chết của nái Large White (14,30%), Landrace (9,45%). Số con đẻ ra/ổ thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009). Theo Roeche et al. (2009), hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tính trạng khối lượng sơ sinh (0,20). * Khả năng sinh trưởng Rauw et al. (2006) nghiên cứu trên lợn Duroc nuôi tại Tây Ban Nha cho thấy tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 861 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng đạt 3,12 kg. Tribout et al. (2010) cho biết lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 10 đến 20 tuần tuổi có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,76 kg. Kết quả công bố của Lewis and Bunter (2011) trên lợn Large White và Landrace nuôi tại Úc, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,80-3,21 kg. Tomka et al. (2010) cho rằng, hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong khoảng từ 0,13 đến 0,23. Szyndler-Nedza et al. (2010) cho 23
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Pulawska ở mức thấp (0,07), lợn Piétrain ở mức cao (0,578), nhưng hệ số di truyền của tính trạng tỷ lệ nạc trên lợn đực, cái Piétrain đạt các giá trị lần lượt 0,124 và 0,242. Theo Kiszlinger et al. (2011), hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary ước tính được ở mức thấp (0,20 và 0,17). Theo Saintilan et al. (2011), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp ở mức trung bình (0,4) và hệ số di truyền về tỷ lệ nạc ở mức cao (0,58). Radović et al. (2013) khẳng định hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Landrace nuôi tại Serbia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,633). Nghiên cứu hai giống lợn Landrace và Yorkshire, hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đã được công bố ở mức trung bình thấp tương ứng ở 2 giống đạt 0,16 – 0,25 và 0,13 – 0,25 (Ferraz and Johnson, 1993; Bidanel et al., 1994; Hall et al., 1999; Hermesch et al., 2000a; Kanis et al., 2005; Van Wijk et al., 2005). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng hệ số di truyền của tính trạng này ở mức trung bình cao đạt 0,36 – 0,42 trên cả hai giống Landrace và Yorkshire (Sonesson et al., 1998; Lopez-Serrano et al., 2000; Chen et al., 2003a; Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007; Kang, 2008). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất hệ số di truyền của tính trạng này ở mức trung bình trên cả giống Landrace và Yorkshire đạt 0,25 – 0,35 (Van Steenbergen et al., 1990; Cameron and Curran, 1994b; Li and Kennedy, 1994; Hicks et al., 1998; Hall et al., 1999; Solanes et al., 2004). Hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đã được công bố trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,5 – 0,7 (Ferraz and Johnson, 1993; Bidanel et al., 1994; Li and Kennedy, 1994; Hicks et al., 1998; Hermesch et al., 2000a; Chen et al., 2003a; Solanes et al., 2004; Rho et al., 2006; Roh et al., 2006; Imboonta et al., 2007; Kang, 2008). Sở dĩ có sự khác biệt khá lớn giữa các kết quả nghiên cứu là do các quần thể có tần số gen khác nhau, nguồn dữ liệu, các phương pháp tính toán khác nhau. Nghiên cứu về tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire cũng có sự khác biệt. Một số kết quả cho biết tương quan di truyền thuận đạt +0,04 đến +0,65 (Andersen and Vestergaard, 1984; Van Steenbergen et al., 1990; Hicks et al., 24
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 1998; Van Wijk et al., 2005). Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho rằng giữa chúng có mối tương quan di truyền nghịch đạt -0,06 đến -0,67 (Cameron and Curran, 1994b; Bidanel et al., 1994; Li and Kennedy, 1994; Kim et al., 2006). Sự khác nhau giữa các nghiên cứu trên có thể do sự khác biệt về quần thể hoặc do định hướng và mục tiêu chọn lọc khác nhau có thể đã tác động làm thay đổi tần số gen trong các quần thể. Thậm chí, trên cùng một quần thể, tại thời điểm nào đó tương quan di truyền giữa hai tính trạng có thể dương, nhưng sau một thời gian chọn lọc, tần số gen của các tính trạng này có sự thay đổi và có thể chuyển thành tương quan âm và ngược lại (Falconer and Mackay, 1996). Tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với hệ số chuyển hóa thức ăn là tương quan nghịch ở mức độ chặt chẽ đạt -0,52 (Mrode and Kennedy, 1993; Cameron and Curran, 1994a). Ngược lại, giữa dày mỡ lưng với chuyển hóa thức ăn lại có tương quan thuận ở mức tương đối chặt chẽ đạt 0,28 (Mrode and Kennedy, 1993) và 0,36 (Cameron and Curran, 1994a). Chính vì vậy, trong những điều kiện không cho phép theo dõi thu thập số liệu cá thể về thức ăn sử dụng, các chương trình giống có thể chỉ cần hai tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng để chọn lọc. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước * Khả năng sinh sản Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999) cho thấy nái Landrace có số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,00 - 9,83 và 8,27 - 8,73 con. Theo Lê Thanh Hải (2001), nái thuần Landrace, Yorkshire có số con cai sữa/ổ tương ứng là 8,55 và 8,60 con; với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng là 75,00 và 67,20 kg. Đặng Vũ Bình (2003) công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sơ giống miền Bắc ở mức độ thấp so với năng suất của các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai sữa/năm. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) khi phối với đực Duroc và Piétrain có số con đẻ ra/ổ tương ứng là 11,05 và 10,76 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,64 và 9,46 con; khối lượng sơ sinh/con tương ứng đạt 1,39 và 1,42 kg; khối lượng cai sữa/con tương ứng là 7,20 và 7,39 kg. 25
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), khả năng sinh sản của nái F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực F1(Duroc x Landrace) có số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ đạt 10,41 và 9,25 con, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 144,5 kg. Khi sử dụng đực PiDu phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) đạt tương ứng 10,31 và 9,07 con; 134,65 kg (Lê Đình Phùng, 2009) Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) công bố về năng suất sinh sản của nái Móng Cái, Piétrain, Landrace, Yorkshire nuôi trong điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy nái Móng Cái có số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ cao nhất (11,67 và 9,44 con), thấp nhất ở nái Piétrain (9,61 và 8,82 con). Tuy nhiên, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain đạt cao nhất (1,48 và 14,43 kg), thấp nhất ở nái Móng Cái (0,60 và 6,04 kg). Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định năng suất sinh sản của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với 2 giống. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai Landrace x (Landrace x Yorkshire) đạt 11,17; 10,63; 10,45 và 10,06 con; ở tổ hợp lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) tương ứng đạt 11,25; 10,70; 10,54 và 10,05 con; ở tổ hợp lai Pidu x (Landrace x Yorkshire) tương ứng đạt 11,45; 10,88; 10,66 và 10,15 con. Kết quả công bố của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho thấy nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc có khối lượng cai sữa/con, khối lượng lúc 60 ngày tuổi/con đạt 6,35 và 18,66 kg, cao hơn khi phối với đực Landrace tương ứng đạt 6,09 và 18,34 kg. Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực L19 có số con sơ sinh/ổ, số con để nuôi/ổ cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ thấp hơn. Lê Đình Phùng và cs. (2011) công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Quảng Bình. Kết quả cho biết tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của giống Landrace đạt 269,6; 385,2; 24,7; 157,3 ngày; 10,9; 10,1; 9,8 con; 1,44 và 6,25 kg và Yorkshire tương ứng đạt 269,0; 384,2; 24,4; 154,5 ngày; 11,2; 10,3; 9,8 con; 1,41 và 6,14 kg. 26
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011), hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,12 và 0,14, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đạt tương ứng ở 2 giống đạt 0,16 và 0,14. Phạm Thị Đào và cs. (2013) cho thấy sử dụng lợn đực lai PiDu75 phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) đạt được số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa toàn ổ cao hơn so với sử dụng lợn đực lai PiDu25 và PiDu50 phối với lợn nái F1(Landrace x Yorkshire). Sử dụng lợn đực lai PiDu50 phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) có khối lượng trung bình lợn con sơ sinh, khối lượng trung bình lợn con cai sữa cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu75 × F1(Landrace x Yorkshire) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(Landrace x Yorkshire). Nhưng sử dụng lợn đực lai PiDu75 có tác dụng nâng cao khối lượng lợn con sơ sinh của toàn ổ và khối lượng cai sữa toàn ổ so với các tổ hợp lai PiDu50×F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu25 × F1(Landrace x Yorkshire). Kết quả công bố của Luc et al. (2013) cho thấy kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014b) cho biết hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản của dòng lợn VCN03 như số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/con đều đạt ở mức thấp (0,19; 0,11; 0,12; 0,10 và 0,11) ngoại trừ hệ số di truyền khối lượng cai sữa/ổ ở mức trung bình (0,24). Dòng lợn VCN03 có số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ là 8,85 và 8,15 con; khối lượng sơ sinh sống/con, khối lượng sơ sinh sống/ổ và khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ đạt 1,56; 14,10; 6,72 và 58,56 kg (Trịnh Hồng Sơn, 2015b). Nguyễn Văn Đức (2015) nghiên cứu khả năng sinh sản của các giống lợn Landrace, Yorkshire và Duroc nguồn gốc Đan Mạch, nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi lợn Bình Thắng. Kết quả cho biết số con sơ sinh/ổ của 3 giống đạt tương ứng 13,9; 14,2 và 10,1 con; số con sơ sinh sống/ổ đạt 11,0; 11,8 và 8,4 con; khối lượng sơ sinh/con đạt 1,21; 1,24 và 1,36 kg, số con cai sữa/ổ đạt 10,5; 11,3 và 8,1 con; khối lượng cai sữa/ổ đạt 59,6; 63,7 và 42,9 kg. * Khả năng sinh trưởng Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt lợn đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung 27
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt của các tổ hợp lai, còn lại nghiên cứu trên con thuần còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a,b,c) đã khẳng định sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1(Yorkshire x Móng Cái), F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn, dày mỡ lưng mỏng hơn, diện tích cơ thăn lớn hơn khi phối với đực Landrace, Yorkshire và Duroc. Phan Xuân Hảo (2007) nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 710,56 và 664,87 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 56,17 và 53,86%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,91 và 3,07 kg. Đặng Vũ Bình và cs. (2008) cho biết con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (656,74 g/ngày) thấp hơn, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lại cao hơn so với con lai giữa đực Duroc (673,60 g/ngày và 2,81 kg), Landrace (679,48 g/ngày và 2,74 kg). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có xu hướng cao hơn so với con lai giữa đực Duroc và Landrace. Con lai giữa đực Landrace phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,04 kg, tỷ lệ nạc đạt 49,99% (Vũ Đình Tôn và cs., 2008). Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) nghiên cứu trên các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực Duroc và L19 cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 680 - 702 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,7 - 2,8 kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định năng suất thịt của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở tổ hợp lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) đạt 735,33 g cao hơn tổ hợp lai 3 giống Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) đạt 723,47g và tổ hợp lai 2 giống Landrace x F1(Landrace x Yorkshire) đạt 728,09g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng ngược lại ở 3 tổ hợp lai tương ứng 2,48; 2,52 và 2,57kg. 28
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Theo Phan Xuân Hảo (2010), tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) có ưu thế hơn về khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày so với tổ hợp lai Omega x F1(Landrace x Yorkshire). Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết sử dụng đực Duroc phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (736,03 g/ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,72 kg) tốt hơn so với con lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Landrace (703,89 g/ngày và 2,75 kg). Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011), hệ số di truyền của tuổi đạt 90kg của giống lợn Landrace và Yorkshire đạt 0,35 và 0,31 và hệ số di truyền của dày mỡ lưng lúc 90 kg tương ứng ở 2 giống đạt 0,49 và 0,50. Đỗ Đức Lực và cs. (2011) khẳng định, khối lượng lúc 2 và 5,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn của lợn Piétrain kháng stress không chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane. Kết quả công bố của Do Duc Luc et al. (2013) về khả năng sinh trưởng của lợn đực Piétrain kháng stress thuần và đực lai với Duroc cho thấy tỷ lệ máu Piétrain kháng stress càng tăng khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày càng giảm, nhưng tỷ lệ nạc lại càng tăng. Theo Phạm Thị Đào và cs. (2013), con lai có sự tham gia của đực PiDu với tỷ lệ “máu” Piétrain kháng stress tăng dần (25, 50 và 75%), khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giảm dần, nhưng tỷ lệ nạc có xu hướng ngược lại. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013) công bố về khả năng sinh trưởng của dòng đực tổng hợp VCN03 cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (829,80 g/ngày), tỷ lệ móc hàm (84,30%), tỷ lệ nạc (61,14%) của thế hệ 1 sau chọn lọc đạt cao hơn so với thế hệ xuất phát (769,51 g/ngày, 84,12% và 59,74%). Hà Xuân Bộ và cs. (2013) nghiên cứu trên lợn đực hậu bị Piétrain kháng stress giai đoạn 2-7,5 tháng tuổi cho biết tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 551,62 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 8,00 mm; dày cơ thăn đạt 58,16 mm; tỷ lệ nạc đạt 64,75%. Theo Hà Xuân Bộ và Đỗ Đức Lực (2015), tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Piétrain kháng stress đạt mức trung bình thấp (510,19 g/ngày), nhưng có tỷ lệ nạc rất cao (65,78%) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt mức trung bình (2,69 kg). 29
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Do Duc Luc et al. (2015) cho biết tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng của tổ hợp lai Piétrain x (Landrace x Yorkshire) đối với lợn cái và đực đạt tương ứng 631 và 670g/ngày; 11,1 và 13,1mm. Hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở giống lợn Landrace đạt 0,10 (Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức, 2002) và Yorkshire đạt 0,17 (Trần Thị Dân, 2001); 0,12 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2002). Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2004) cho biết hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ ở Yorkshire đạt 0,10 và 0,17; tương quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng trung bình lúc 21 ngày tuổi ở giống lợn Landrace đạt -0,29 và Yorkshire đạt -0,36. Hai et al. (1997) khẳng định hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng ở giống lợn Yorkshire đạt 0,25 và 0,49; tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với dày mỡ lưng đạt -0,16. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) cho thấy: hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng ở giống lợn Landrace đạt 0,41 và 0,48; Yorkshire đạt 0,32 và 0,59; tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với dày mỡ lưng đạt tương ứng 0,36 và 0,43; tương quan di truyền giữa tăng khối lượng trung bình hàng ngày với chuyển hóa thức ăn đạt -0,46 (Landrace) và -0,49 (Yorkshire); tương quan di truyền giữa dày mỡ lưng với chuyển hóa thức ăn đạt 0,55 (Landrace) và 0,46 (Yorkshire). Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006), khả năng di truyền của tính trạng tuổi đạt khối lượng 90 kg ở mức trung bình (0,32 – 0,45), dày mỡ lưng có khả năng di truyền ở mức cao (0,47 – 0,66), số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng lúc 21 ngày tuổi có khả năng di truyền ở mức thấp (0,11 – 0,17) trên tất cả các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam. Hà Xuân Bộ và cs. (2014) cho biết hệ số di truyền các tính trạng khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60 ngày và 7,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc tương ứng là 0,13; 0,12; 0,25; 0,23; 0,31 và 0,19. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a) cho thấy hệ số di truyền của tính trạng dày cơ thăn (0,58) và tỷ lệ nạc đạt (0,56) ở mức cao; tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng và khối lượng kết thúc thí nghiệm ở mức trung bình (0,34; 0,34 và 0,22), tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi ở mức thấp (0,17). 30
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Hà Xuân Bộ và cs. (2015) cho biết căn cứ giá trị giống ước tính bằng phương pháp BLUP để chọn lọc đực giống Piétrain kháng stress có tác dụng cải thiện năng suất của đời con: với các tỷ lệ chọn lợn đực giống 5, 10, 15, 20%, nâng cao được 13,25; 12,20; 10,32 và 9% khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con. Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015) đã khẳng định tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng tương ứng của 3 giống Duroc, Piétrain và Landrace đạt 755,06; 732,42; 732,60 g/con/ngày; 10,85; 9,71 và 11,76 mm. Hệ số di truyền của 3 giống về tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 0,30; 0,29; 0,32. Phương pháp BLUP là phương pháp chọn giống tốt nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về giá trị giống ở nước ta còn hạn chế. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a, b; 2010) nghiên cứu về giá trị giống ước tính ở giống lợn Landrace và Yorkshire trên các tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày cho thấy khi phối những cá thể đực và cái có giá trị giống ước tính cao thì giá trị giống ước tính ở đời con sẽ cao. Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009); Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011); Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a), Hà Xuân Bộ và cs. (2015) cũng đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống ước tính của một số tính trạng trên lợn ngoại. Việc sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống ước tính đã được ứng dụng ở một số cơ sở giống lợn và đã đem lại được kết quả nhất định như số con đẻ ra còn sống đã tăng 0,045-0,2 con/ổ/năm và dày mỡ lưng đã giảm được 0,3-0,4 mm/năm. Có thể nhận thấy: các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến khả năng sinh sản, sinh trưởng của các tổ hợp lai, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá các giống thuần chủng, đặc điểm di truyền và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt là đối với các cơ sở nhân giống ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, việc đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái, khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị, xây dựng định hướng chọn lọc của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco trong nghiên cứu này là rất cần thiết, góp phần nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta. 31
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn nái cụ kỵ (GGP) và đàn lợn đực hậu bị kiểm tra năng suất của 3 giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 2011 tới 2015. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với hai nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire. Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm: - Đánh giá năng suất sinh sản của ba giống lợn nái được nhân giống thuần chủng là: Duroc, Landrace và Yorkshire; - Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với hai tính trạng là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba giống lợn này. Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire. Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm: - Đánh giá khả năng sinh trưởng, xác định dày mỡ lưng lợn đực hậu bị trong thời gian nuôi kiểm tra năng suất của ba giống lợn thuần Duroc, Landrace và Yorkshire; - Ước tính hệ số di truyền đối với hai tính trạng là tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba giống lợn này. 3.4. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 3.4.1.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản của đàn nái cụ kỵ nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong khoảng thời 32
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 gian từ 2012 đến 2015, bao gồm ba giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire. Các giống thuần này có nguồn gốc xuất phát như sau: - Lợn Duroc được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Đài Loan vào năm 2015; - Lợn Landrace được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013; - Lợn Yorkshire được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013. Ba đàn lợn trên được nhân giống thuần tại Công ty TNHH Lợn giống Dabaco tạo nên đàn cụ kỵ. Số lượng cá thể lợn nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của các lợn nái theo dõi được nêu trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Số lượng nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của lợn nái Số lượng cá thể Số lượng ổ đẻ Số lượng bố Số lượng mẹ lợn nái của các nái của lợn nái của lợn nái Duroc 85 208 24 46 Landrace 267 649 52 114 Yorkshire 321 919 39 141 Tổng 673 1776 115 301 3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh Cả ba giống lợn trên đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh theo cùng một quy trình của Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco. Cụ thể như sau: Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho nái hậu bị là: N962, N972 và N992, nái chửa là N982, nái nuôi con là N829 và lợn con tập ăn, sau cai sữa là N907. Hàm lượng năng lượng trao đổi của các loại thức ăn tương ứng là: 3200, 3125, 3200, 2900, 3100 và 3450 kcal ME/kg; hàm lượng protein thô tương ứng là: 16,5; 15,5; 17,0; 14,0; 17,0 và 21,0%. Mức ăn của nái hậu bị: Sau cai sữa - 100 kg: ăn tự do Từ 100 – 130 kg: 2,4 – 2,6 kg/con/ngày Từ 130 kg - phối giống: 2,5 – 2,7 kg/con/ngày. 33