SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
Download to read offline
BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
TỪ QUANG HTRN - PHAN ĐÌNH THAM - NGÔN THỊ HOÁN
Chủ biên: PGS.TS. TỪ QUANG HlỂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I • ■
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Từ QUANG HIỂN - PHAN ĐÌNH THẤM - NGÔN THỊ HOÁN
Chủ biên: PGS.TS. TỪ QUANG HlỂN
Giáo trình
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA súc
(Sử dụng cho hệ Đại học)
Ễ
>MH
ể
OC 7 HAI N G iư ệ v)
• HÒN( • V»UỢ N
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ N Ộ I-2001
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Chi phí thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí trong chăn nuôi, do đó, việc sử dụng hợp
lý, có hiệu quả thức ãn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm
và tăng lợi nhuận ngành chãn nuôi. Trong những thập kỷ vừa qua cùng với những thành
tựu của công tác giống, khoa học thức ãn và dinh dưỡng gia súc cũng có những thành tích
nổi bật. Việc nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn ăn mới đáp ứng nhu cầu của những con
giống mới đã góp phần tăng năng suất chăn nuôi và giảm giá thành sản phẩm một cách
đáng kểệVí dụ ở thập kỷ 50, gà thịt nuôi công nghiệp tiêu tốn trên 3kg thức ăn/lkg tãng
trọng; Ngày nay chỉ tiêu tốn dưới 2 kg thức ăn/ lkg tăng trọng. Càng ngày kho tàng kiến
thức về thức ãn và dinh dưỡng càng sâu, rộng. Môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc
giảng dạy trong các trường Đại học chỉ cung cấp được một phần kiến thức then chốt nhất
trong kho tàng kiến thức của ngành khoa học này. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản
nhất về thức ăn gia súc và những cơ sở khoa học chung nhất về dinh dưỡng gia súc, cung
cấp cho người học chiếc chìa khoá để mở cánh cửa vào lĩnh vực khoa học thức ăn và dinh
.dưỡng gia súc. Toàn bộ chương trình môn học được chia thành 4 chương lớn:
V
k
Chương I giới thiệu các thành phần hoá học cơ bản của thức ăn như nước, protein, xơ,
dẫn xuất vô đạm, các chất khoáng và vitamin..:*vai trà của các chất dinh dưỡng này và nhu
cầu của vật nuôi đối với chúng.
Chương II đề cập đến các phương pháp đo và ước tính giá trị năng lựợng của thức ăn.
Dựa vào kiến thức đã học sinh viên có thể ước tính được các loại năng lượng (thô, tiêu hoá,
trao đổi, thuần) của thức ăn.
Chương Hỉ giới thiệu các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở Việt Nam, đặc
điểm dinh dưỡng của từng nhóm thức ăn (thức ãn hạt và phụ phẩm của chúng, thức ãn động
vật, thức ăn xanh, thức ăn củ quả...), tỷ lệ phối chế các loại thức ăn này trong khẩu phần ãn
của gia súc và những lưu ý khi sử dụng chúng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Chương IV cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về việc xây dựng tiêu
chuẩn ăn cho vật nuôi. Dựa vào kiến thức đã học sinh viên có thể định mức thức ãn cần
cung cấp cho vật nuôi trong một ngày đêm.
Môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc không đề cập tới vấn đề dinh dưỡng cho từng
đối tượng gia súc, gia cầm cụ thể. Việc này thuộc về các môn học chãn nuôi chuyên khoa.
Nhưng với những kiến thức cơ bản đã học, sinh viên sẽ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt
được kiến thức về dinh dưỡng đối với từng loại gia súc, gia cầm, ở từng trạng thái và giai
đoạn cụ thể trong các môn chăn nuôi chuyên khoa.
3
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GP : Giá trị sinh học của protein
TĐCB : Trao đổi cơ bản
KPCS : Khẩu phần cơ sở
TẢ : Thức ăn
VCK : Vật chất khô, g/kg thức ăn
VCHC : Vật chất hữu cơ, g/kg thức ăn
VCHCTH : Vật chất hữu cơ tiêu hoá, g/kg TÃ
Pr : Protein
p thô : Protein thô, g/kg thức ăn
L thô : Lipit thô, g/kg thức ăn
X thô : Xơ thô, g/kg thức ãn
G thô : Gluxit thô (dẫn xuất vô đạm thô), g/kg thức ăn
Đ : Đường
PTH : Protein tiêu hoá, g/kg TẢ
LTH : Lipit tiêu hoá, g/kg TẢ
XTH : Xơ tiêu hoá, g/kg thức ăn
GTH : Gluxit tiêu hoá, g/kg thức ăn
NL (E) : Năng lượng
NL thô (CE) : Năng lượng thô, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ
NLTH (DE) : Năng lượng tiêu hoá, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ
NLTĐ (ME) : Năng lượng trao đổi, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ
NL thuần (NE): Năng lượng thuần, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ
NL thuần - TS : Năng lượng thuần cho tiết sữa Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TÃ.
NL thuần - ST : Năng lượng thuần cho sinh trưởng, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ.
NL thuần - DT: Năng lượng thuần cho duy trì, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ.
4
Chương I
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA THỨC ĂN
■
Khi phân tích thành phần hoá học của thức ãn gia súc chúng ta sẽ được các thành phần
như ở sơ đồ dưới đây:
1
-Nước
Thức ãn gia súc — Chất khoáng
L v .ck h ô
—Đa lượng Ca, p, Na, Cl, s,Mg
Vi lượng : Fe, Cu, Mn, Zn, I, Se,
—I, Se, Co, Mo, Fệ..
— Protit
—
Protein
-V.c. hữu cơ
— Lipit phức tạp
— Saccarit
-Hydrat —
Các bon I
— Polisaccarit
-Vitamin
■Các chất khác
(Sắc tố, hooc môn)
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tỉ mỉ từng vật chất dinh dưỡng đã nêu trên.
1. NƯỚC
1.1. Nước trong thức ăn gia súc
Hàm lượng nước trong một số thức ăn gia súc được giới thiệu tại bảng 1.1.
v.c. chứa Nitơ
_phi protit (Amit)
— Lipit đơn giản
- Lipit
5
Bảng 1.1 Tỷ lệ nước trong một số thức ăn
Tên thức ăn
Tỷ lệ nước
(%)
Tỷ lệ vật chất khô
(%)
Rau xanh và củ quả
Rau muống trắng 89,2 10,8
Rau lấp 92,2 7,8
Khoai lang vỏ trắng 80,4 19,6
Quả bí đò 85,2 14,8
Thức ăn hạt và phụ phẩm
Hạt ngô vàng 12,5 87,5
Hạt đỗ tương 13,0 87,0
Cảm gạo xát ì 4,0 86,0
Khô dầu đỗ tương 13,9 86,1
Thức ăn động vật
Bột cá đặc biệt 7,7 92,3
Bột sữa khử bơ 6,5 93,5
Bột thịt - xương 8,3 91,7
Trong thức ân xanh và củ quả tỷ lệ nưốc chiếm tới 80-90%. Do chứa nhiều nước nôn
thức ãn mém, ngon, gia súc thích ãn. Các thức ftn này là nguồn cung cấp nước cho gia súc.
Ví dụ: Một con bò ăn 30kg cỏ, tỷ lệ nước trong cỏ là 80% thì 1 ngày bò đã nhận một lượng
nước là 30 X 80% = 24 kg nước. Hay một lợn nái một ngày ăn 4 kg rau xanh, tỷ lộ nước
trong rau là 85%, thì một ngày nó đã nhận được 4 X 85% = 3,4 kg nướcắTuy nhiên do tỷ lệ
nưổc trong thức ãn xanh cao nôn chúng khó bảo quản dự trữ và không thể đưa vào thức ăn
hỗn hợp. Muốn đưa thức ân xanh vào thức an hỗn hợp cẩn phải phơi khô và nghiền thành
bột. Thức ân hạt và phụ phẩm có tỷ lệ nưóc trôn dưới 13%. Khi mới thu hoạch các loại hạt
thường có độ ẩm từ 16-22%. Nếu cất trữ với độ ẩm như vậy chúng dẻ bị thối mốc, nếu ẩm
độ không khí cao chúng có thể nảy mầm. Để có thể bảo quản thức ăn hạt và phụ phẩm
trong thời gian dài ván có thể đảm bảo chất lượríg tốt cẩn phải phơi, sấy để đưa độ ẩm của
thức ãn xuống dưới 14%. Thức ăn hạt và phụ phẩm chiếm tới 70-90% khối lượng vật chất
khô của khẩu phần hoặc của thức ăn hỗn hợp vì thế tang hoặc giảm 1-2% nước trong chúng
sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nồng độ năng lượng của khẩu phần hoặc của thức ân hỗn hợp. Ví
dụ: 1 kg hạt ngô vàng với tỷ lệ nước 12,5% có 3295 Kcal năng lượng trao đổi, nhưng tỷ lệ
nước 10% sẽ có 3389 Kcal (tăng 94 Kcal/lkg). Điểu chỉnh nồng độ năng lượng của thức ăn
thông qua điổu chỉnh tỷ lộ nước trong thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất thức ftn
hỗn hợp cho gia súc, gia cầm non. Các gia súc, gia cầm này đòi hỏi thức ăn có nồng độ
nâng lượng cao (3200 - 3400 Kcal năng lượng trao đổi/lkg thức ăn). Nếu thức an có tỷ lệ
nước 13-14% thì cần phải bổ sung thôm 2-5% mỡ hoặc dầu thực vật thì thức an mới đạt
6
được năng lượng trên. Điều đó làm cho giá thành thức ăn cao và gia súc, gia cầm non dễ bị
ỉa chảy. Nhưng nếu đưa độ ẩm của thức ăn xuống dưới 10% thì không cần thiết phải bổ
sung dầu, mỡ vào thức ăn, hoặc chỉ cần bổ sung rất ít.
Thức ăn động vật dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phân huỷ vì thế để bảo quản được tốt
cần phải đưa tỷ lộ nước trong thức ăn xuống dưới 10% và phải cất trữ trong bao ni lông
hoặc chum vại có nắp kín.
1.2. Nước trong cơ thể động vật và vai trò của nước
Trong cơ thể gia súc, gia cầm non nước chiếm tỉ lệ trên dưới 70%, còn trong cơ thể gia
súc gia cầm lớn nước chiếm trên dưới 60%. Trong sữa động vật nước chiếm 82-86%. Như
vậy, nếu một bò sữa cho 15 lít sữa/ ngày thì nó sẽ mất đi một lượng nước khoảng 12-13 lít.
Vì thế gia súc non và gia súc tiết sữa cần nước cao hơn các gia súc khác. Trong máu động
vật nước chiếm tới 95%, trong huyết tương 92%, trong nước bọt, dịch vị 98-99%, trong gan
trên dưới 75%ể
Trong cơ thể động vật nước đóng một vai trò rất quan trọng.
Nước là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng, có hoà tan cơ thể động vật mới hấp thu
và sử dụng được. Nước còn là chất vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô, các tế bào
trong khắp cơ thể và vận chuyển các chất cặn bã thải ra ngoài.
Quá trình tiêu hoá thức ăn thực hiện được nhờ có nước vì các dịch tiêu hoá chỉ hoạt
động được ở trạng thái lỏng.
Các phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể thực hiện được là nhờ có nước.
Mantoza C12H220n + H20 -» C6H|206 glucoza
Lactoza C12H220n + H20 -» C6H1206 glucoza + C6H12
06galactoza
Mỡ C3H5(OOCR)3+ H20 -> C3H5(0H)3+ RC00H
Nước điều hoà thân nhiệt. Sự thoát hơi nước (mồ hôi) làm giảm thân nhiệt.
Nước giữ thể hình con vật vì nước trong tế bào làm cho tế bào trương phồng có hình
dạng nhất định. Nước chuyển dịch làm cho cơ thể có tính chất đàn hồi chống các tác động
bên ngoài.
l ề
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của động vật
Nhu cầu nước của vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tô' quan
trọng nhất là:
- Số lượng thức ăn ăn vào
- Nhiệt độ môi trường
- Khả năng sản xuất của con vật.
7
+ Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất khô
(VCK) chúng ăn vào (r = 0,73 đến 0,94). Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để đảm bảo
cho quá trình tiêu hoá, hấp thu xẩy ra bình thường và để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất
của bò, cứ 1 kg VCK khẩu phần cần cung cấp cho bò một lượng nước như sau:
Bò đang sinh trưởng và vỗ béo : 3,5 kg nước
Bò chửa kỳ cuối : 4 - 4,5kg nước
Bò tiết sữa : 4,2 - 4,5 kg nước.
Đối với lợn đang sinh trưởng nhu cầu nước tối thiểu có thể tính theo biểu thức:
y = 0,03 + 3,6x
Trong đó:
X lượng thức ăn thu nhận (kg) khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn/nước = 2/1 ễ
Yêu cầu nước mức trung bình đối với lợn là 7 - 8 kg nước/kg VCK, gà.: l-l-,5kg/-lkg
VCK, ngựa dê 2-3 kg/lkg VCK. Trong một số trường hợp nhú 'cầu nước độc lập với lượng
vật chất khô ăn vào, ví dụ như khi con vật nhịn đói, nó vẫn tiếp tục uống nước, con vật ăn ít
VCK nhưng vẫn uống nhiều nước.
Ngoài ra thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cũng có vai trò nhất định trong việc chi
phối nhu cầu nước.
Paquay (1970) cho biết có mối tương quan thuận giữa lượng nước thu nhận với lượng
protein, chất béo, K, Mg và C1 ăn vào.
Mối quan hệ giữa nhu cầu nước của gia súc với sức sản xuất của chúng cũng khá chặt
chẽ. Con vật có sức sản xuất càng lớn thì nhu cầu nước càng cao, vì tỷ lệ nước trong sản
phẩm khá cao. Một kg sữa có khoảng 0,87kg nước, 1 kg tăng trọng có khoảng 0,4 - 0,6kg
nước. Ngoài ra để tạo ra sản phẩm càng nhiều các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể cũng
càng mạnh, do đó nhu cầu nước tăng lên.
Như vậy con vật cao sản cần nhiều nước hơn con vật thấp sản, con vật non cần nhiều
nước hơn con vật trưởng thành.
Mối quan hệ giữa nhu cầu nước và nhiệt độ môi trường như sau: Nhu cầu nước của vật
nuôi tăng khi nhiệt độ không khí tăng. Người ta đã xác định được rằng, đối với bò ở nhiệt
độ 4°c cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26-27°C là 5,2 và ở 32°c là 7,3 kg
nước.
Nhiệt độ của nước uống cũng ảnh hưởng đến sự thu nhận nước. Khi nhiệt độ nước là
32°c gà giảm uống nước và ngừng uống khi nhiệt độ nước là 45°c. Ở loài nhai lại khi nhiệt
độ nước quá thấp con vật cũng giảm uống nước. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp,
biết được nhu cầu nước của con vật, người chăn nuôi sẽ cung cấp nước đủ theo nhu cầu của
chúng, do đó:
8
+ Đảm bảo sức khoẻ, sức sản xuất cao.
+ Giảm chi phí cho việc cung cấp nước.
+ Giảm ô nhiễm môi trường.
+ Giảm chi phí cho việc xử lý phân, nước tiểuẽ
Cách cung cấp nước tốt nhất là dùng vòi uống tự động. Ngoài ra cần đảm bảo những
đòi hỏi về vệ sinh nước uống: nồng độ chất hoà tan không vượt quá 15g/I (nước sạch chứa
dưới 2,5g/l), hàm lượng NaCl không quá 1%, muối sunfat < 0,1%, muối Nitrat không quá
50mg/l. Tuyệt đối không cho con vật uống nước bị nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm và ký sinh trùng hoặc các hoá chất độc hại.
2. PROTEIN
Trong khoa học và trong thức ăn gia súc, protein là khái niệm bao gồm protit và các
hợp chất chứa ni tơ phi protit.
Protit là một phần cơ bản của protein. Ví dụ: Trong protein thực vật, protit chiếm 60-
90%, còn trong một sô' sản phẩm protein động vật, protit chiếm tới 100%. Vì thế có thể coi
như khái niệm protein và protit là đồng nhất.
2.1. Protit
Protit có thành phần hoá học dao động trong một giới hạn hẹp, cụ thể như sau:
Cacbon
Oxy
Hydro
Nitơ
Lưu huỳnh
Phốt pho
Các nguyên tố khác
52% (50 - 55)
1% (6,5 - 7,5)
23% (21 - 24)
16% (14- 19)
2% (0,3 - 5,7)
0,6% (0 - 1)
0,05% (0 - 0,3)
Phân tử protit được xây dựng nên bởi các axit amin (a.a). Số lượng axit amin khác
nhau và cách sắp xếp các axit amin khác nhau sẽ tạo nên các protit khác nhau.
2.1.1. Ajwí amỉn
Cấu tạo của axit amin gồm có các gốc radican (-R) và 2 nhóm định chức là nhóm
cacboxin (-C00H) và nhóm amin (-NH2).
ỉjJH2
R----- c ------C00H
H
9
Các axit amin khác nhau có gốc radican khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên chức
năng khác nhau của axit amin trong các quá trình sinh học.
ì1
H
CH— c — COOH — c ----CO
O
H
1 CH3^ 1
n h 2 n h 2
R của alanin R của valin
Tuỳ thuộc vào sự sắp xếp không gian của các phân tử axit amin mà ta có thể gặp hai
dạng của một axit amin đó là dạng L và dạng D.
NH2
COOH COOH
— H H — NH-
R R
Dạng L Dạng D
Một số axit amin còn có cả dạng DL.
Các axit amin tự nhiên thường ở dạng L. Động vật chỉ hấp thu và sử dụng các axit
amin ở dạng L, còn dạng D gia súc không hấp thu và sử dụng được. Có thể các men của
chúng không thích ứng.
Người ta đã phát hiện được trên 150 axit amin khác nhau. Nhưng để tạo thành protit
chủ yếu có 22 axit amin tham gia.
Căn cứ vào yêu cầu và khả năng tổng hợp axit amin của cơ thể động vật, mà người ta
chia axit amin thành hai loại: loại không thay thế được (axit amin thiết yếu) và loại có thê
thay thế được (axit amin không thiết yếu).
Axit amin không thể thay thế được là những axit amin mà cơ thể động vật không tự
tổng hợp được hoặc không thể tạo thành bằng cách chuyển hoá từ axit amin khác. Động
vật buộc phải lấy các axit amin đó từ thức ãn. Axit amin có thể thay thế được là những
axit amin mà cơ thể động vật có thể tổng hợp được hoặc tạo ra được bằng cách chuyển
hoá từ các axit amin khác.
Axit amin không thay thế được gồm có: Lizin, methionin, triptophan, histidin,
phenylalanin, lơxin, izolơxin, treonin, arginin, valin, glixin.
Axit amin bán thay thế: Xistin, xistein, tirozin.
Axit amin có thể thay thế được: Alanin, asparagin, prolin, cerin, ornitin, axit
glutamic, axit asparaginic.
Tuỳ theo loài và tuổi động vật mà số lượng các axit amin không thay thế được nói
trên có thể khác nhau. Ví dụ: Glixin chỉ là axit amin không thay thế được của gia cầm
non. Histidin không phải là axit amin không thay thế được của người. Arginin chỉ là axit
amin không thay thế được của lợn đang sinh trưởng. Riêng động vật nhai lại trưởng thành
thì các axit amin thiết yếu được tổng hợp bởi vi sinh vật trong dạ cỏ, vì thế chúng không
phụ thuộc nhiều vào các axit amin cung cấp từ thức ăn.
10
2 J ề
2. Cấu trúc và thuộc tính của protit
Protit được tạo nên bởi hai hoặc nhiều axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi cầu
nối peptit (- NH - co -).
H2N- <jTH
- COOH + HNH- CH-COOH---- * ẵ H2N -C H - co - NH - CH - COOH
CH3 (CH2)2 cỊh3 (cỊh2)2
c - CH3 S - c h 3
Alanin Methionin Alaninmethionin
Protit được cấu tạo bởi 2 axit amin gọi là dipeptit, bởi 3 axit amin gọi là tripeptit, bởi
4-10 axit amin gọi là poligopeptit, ẹòn trên 10 axit amin gọi là polipeptit.
Protit mà các phân tử của chúng được tạo bởi các cầu nối thẳng thì chúng có cấu tạo
phiến (ví dụ: Fibrilla) chúng không hoà tan trong nước và ở trong cơ thể chúng đóng vai trò
thành phần cấu trúc.
Các protit mà các phân tử của chúng được cấu tạo thành từ những mắt xích uốn cong
liên tục thì chúng có cấu tạo hình cầu (globulin), chúng hoà tan trong nước và trong cơ thể,
chúng đóng những vai trò chức năng quan trọng (hemoglobin, pepxin...)-
Giữa hai loại trên còn có dạng trung gian. * .
Protit có dạng keo, có tính chất lưỡng tính nên nó có tác dụng đệm, đó là một trong
những thuộc tính quan trọng của protit. Nó không hoà tan trong dung môi hữu cơ, nhưng đa
số protit có tính chất thuỷ phân và hoà tan trong nước. Protit không bền vững, dễ bị biến
tính. Dưới tác động của tác nhân vật lý, hoá học như nhiệt độ trên 60°c hay dưới 10-15uc.
khi bị chiếu tia cực tím, khi bị axit, muối, các dung môi hoà tan hữu cơ thì protit sẽ bị biến
tính.
2.1.3. Phân loại Protit
Căn cứ vào thành phần và thuộc tính hoá lý của protit người ta chia thành 2 loại: protit
đơn giản và protit phức tạp.
- Protit đơn giản là loại khi thuỷ phân chỉ cho ra axit amin. Điển hình của protit đơn
giản có nguồn gốc thực vật là: gluten và prolamin, còn có nguồn gốc động vật là :
Protamin, histon và albumin.
- Protit phức tạp là loại khi thuỷ phân cho ra các axit amin và các vật chất khác như
hydratcacbon, axit photphoric, axit nucleic... Điển hình của protit phức tạp là photpho
proteit, nucleoproteit, metaloproteit, lipoproteit và gliceroproteit.
Căn cứ vào sự có mặt của các axit amin thiết yếu người ta chia protit thành ba loại:
- Protit hoàn toàn (hoàn hảo) là protit chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu; đây là protit
có giá trị dinh dưỡng cao.
11
- Protit bán hoàn toàn là protit chứa một số axit amin thiếu yếu.
- Protit không hoàn toàn là các protit chứa rất ít các axit amin thiết yếu.
2.2. Vật chất chứa nitơ phi protit (amit)
Amit là sản phẩm trung gian chính được sinh ra trong quá trình tổng hợp protit hoặc
khi phân giải protit.
Sau đây là một sô' loại amit:
Asparagin và glutamin có nhiều trong thực vật non, chúng là sản phẩn trung gian trong
quá trình tổng hợp và phân giải protit của thực vật. Các amit này động vật hấp thu và sử
dụng rất tốt.
Karbamit chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng là thành phần thường thấy trong thức ăn gia
súc. Ở độns. vật còn hú sữa, nó là sản phẩm cuối cùng trong quá trình trao đổi đạm và được
bài tiết qua nước tiểu.
Amin: Amin là một thành phần quan trọng của amit, trong thực vật và sản phẩm thực
vật. Đa số chúng được tạo thành khi tách nhóm cacboxyn khỏi axit amin. Theo cách này
trong cơ thể động vật tạo ra nhiều amin có ý nghĩa sinh học to lớn.
Bảng 1.2: Một só'amin được tạo thành từaxit amin
Axit amin Amin Axit amin Amin
Lizin Kadaverin Ornitin Petrecxin
Histidin Histamin Triptophan Triptamin
Methionin Kolin Xerin Kolamin
Xistein Xisteamin 3,4 dihydrocxy
Tirozin Tirazin Phenylalanin Adrenalin
Một vài thức ăn chứa amin không có lợi. Ví dụ: betain, trong cơ thể động vật amin này
biến thành trimetilanin, nó đi vào trong sữa làm cho sữa có mùi bột cá.
Nitrat: Nitrat là thành phần không mong muốn trong thức ăn, chúng độc hại cho động
vật. Hàm lượng nitrat có nhiều trong thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin
A từ caroten và làm ngộ độc gia súc.
Alcaloit: Một sô thức ăn chứa alcaloit, chất này có thể gây ngộ độc mạnh cho gia súc.
2.3. Yêu cầu của động vật đối vói chất lượng protein
Yêu cầu của động vật dạ dày đơn
- Chất lượng protein có ý nghĩa rất quan trọng đối với động vật dạ dày đom. Ví dụ: Lợn
con sau cai sữa nếu được ãn thức ăn chứa protein có chất laợng cao (đầy đủ và cân đối các
axit amin) thì chỉ cần tỷ lệ protein trong thức ăn 12-13%, còn nếu protein chất lượng thấp
thì phải cần tỷ lệ protit trong thức ăn từ 18-20%.
12
- Động vật dạ dày đơn đòi hỏi thức ăn protein phải có đầy đủ và cân đối các axit amin.
Nếu thiếu một vài axit amin, hoặc có đủ nhưng không cân đối sẽ ảnh hưởng đến quá trình
hấp thu và sinh tổng hợp protit trong cơ thể động vật.
- Đối với động vật non sinh trưởng với tốc độ nhanh thì việc thiếu các axit amin có ảnh
hưởng xấu nhanh hơn so với thiếu vitamin và khoáng. Bixon đã làm thí nghiệm và thấy
rằng thiếu triptophan trong thức ăn làm cho lợn choai giảm trọng lượng 967g/tuần, khi bổ
sung đầy đủ lợn đã tăng lên 4515g/tuần. Tất cả các axit amin thiết yếu đều ảnh hưởng đến
lợn choai tương tự. Vì vậy, khi sử dụng thức ăn giàu protein nếu biết nó thiếu hoặc nghèo
axit amin thiết yếu nào đó, ta cần bổ sung thêm bằng axit amin tổng hợp hoặc hỗn hợp với
thức ăn protein khác giàu axit amin đó.
Yêu cầu của động vật nhai lại
- Khi tổng hợp protit của mình, đọng vật nhai lại cũng cần có đầy đủ các axit amin
thiết yếu. Khi còn non (thời kỳ bú sữa) chúng đòi hỏi được cung cấp đầy đủ các axit amin
thiết yếu giống như jáộng •vật dạ dày đơn. Nhưng khi đã trưởng thành chúng không đòi
hỏi trong thức ăn có đầy đủ các axit amin đó. Vì rằng vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng
hợp protit từ các chất chứa nitơ hết sức đơn giản như amoniac, muối amon, peptit, các
axit amin tự do... sau khi vi sinh vật chết đi, động vật sử dụng xác của vi sinh vật như
một nguồn protit có chất lượng cao. Vì thế ta có thể thay thế một phần protit thức ăn của
động vật nhai lại bằng các hợp chất chứa nitơ phi protit như carbamit, sunfatamon, nước
amoniac...
2.4. Đánh giá chất lượng protein
2.4.1. Xác định tỷ lệ protein thô và protein tiêu hoá
Người ta thường xác định tỷ lệ protein thô bằng cách phân tích xác định tỷ lệ nitơ của
thức ăn rồi nhân với hệ số 6,25. Vì tỷ lệ nitơ trong protein thường ổn định ở mức khoảng
16% (100: 16 = 6,25).
Đối với bột thịt, bột cá, hạt đậu, đỗ, ngô người ta dùng hệ số 6,25, đối với sữa dùng hệ
số 6,38, khô dầu dùng hệ sô' 5,60, còn hạt hoà thảo dùng hệ số 5,83.
Hàm lượng protein (g)/kgTẢ = N (g)/kgTẢ . 6,25 (hoặc 6,38; 5,60; 5,83)
Tỷ lệ protein tiêu hoá là tỷ lệ % giữa phần protein thức ăn tiêu hoá được với tổng sô'
protein gia súc ãn được.
Ví dụ: Lợn ăn một khẩu phần chứa lOOg protein, lượng protein thải ra trong phân là
22g. Tỷ lệ tiêu hoá protein của khẩu phần đó là:
100 ~ 2 2 X 100 = 78%
100
Protein thức ăn nào có tỷ lệ tiêu hoá cao hơn được coi là protein đó giá trị hơn.
13
2.4.2. Phương pháp của Osbưnn và Mendel (1919)
Đây là phương pháp cổ nhất chủ yếu dùng cho động vật sinh trưởng. Vì sinh trưởng
của động vật có liên quan chật chẽ với chất lửợng proteinếOsbưn và Mendel đã đưa ra công
thức sau:
............................ ............. Tăng trọng của động vật (g, kg)
Hệ sô hiệu quả của protein (HHP) = --------------------;---------;-------
Protein động vật ăn được (g, kg)
Hệ số này càng lớn có nghĩa là protein thức ăn càng tốtềVì tiêu tốn ít protein mà gia
súc lại tăng trọng nhiều.
Sự không chính xác của phương pháp này ở chỗ hệ số này bị ảnh hưởng bởi hàng loạt
các nhân tố sau: Tỷ lệ protein trong thức ăn, hàm lượng các vật chất dinh dưỡng khác trong
khẩu phần, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, ẩm độ môi trường...
2.4.3. Phương pháp Thomas và Mitchel (1924)
Cơ sở của phương pháp này là thí nghiệm cân bằng nitơ. Nitơ trong thức ăn do động
vật ăn vào một phần được tiêu hoá (N tiêu hoá), một phần thải ra theo phân (N phân)... Nitơ
tiêu hoá phần lớn được cơ thể sử dụng, còn một phần nhỏ bị thải ra ngoài theo nước tiểu (N
nước tiểu). Phương pháp này đánh giá giá trị protein cãn cứ vào thành phần nitơ thực sự
được sử dụng bởi cơ thể động vật nhiều hay ít. Thomas và Mitchel đưa ra công thức tính giá
trị của protein (GP%) sau đây:
N thức ăn - (N phân + N nước tiểu)
(1) GP (%) = ------------ F
Ề
Ễ
«. ' ---------- Ị _ x 100
N thức ăn - N phân
^ X N TẢ - (N phân - N tr.đổi) - (N n.tiểu - N nôi sinh)
(2) GP (%) = ------------3 , —---- — — ------------- —
------ — X 100
N TĂ - (N phân - N trao đổi)
N tích luỹ trong cơ thể ìnn
■
“ ' 1 X 1uu
N tiêu hoá
Công thức (2) chính xác hơn ở chỗ nitơ phân tích được trong phân không chỉ riêng
N thức ăn mà còn có N thải ra từ các tế bào đường tiêu hoá. Còn N nước tiểu cũng
không phải chỉ có riêng N thức ăn mà còn có cả N trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
thải ra.
Độ chính xác của phương pháp này cao, nhưng nó vẫn bị ảnh hưởng bởi N trao đổi
và N nội sinh, vì chúng không phải là cố định. Tròng khi người ta lại xác định hai chỉ tiêu
này ở một số đối tượng gia súc nào đó và áp dụng cho các đối tượng khác. Mitchel đã xác
định GP của một số loại thức ăn và có kết quả như ở bảng 1.3.
14
Bảng 1.3. GP (%) của một số thức ăn (Mitchel 1955)
Tên thức Sn GP (%)
Sữa 06-97
Bột cá 74-89
Khô dầu đỗ tương 67-76
Hạt đỗ các loại 62-65
Ngô 49-61
2.4.4. Phương pháp hoá học của Mitchel và Blok
Phương pháp này chỉ chú ý tới axit amin khổng thay thế dược thường thiếu nhất của
proteịn cần nghiện cứuế So sánh áxit amin đố V
Ớ
I axit amin tương ứng có trong protein
chuẩn (trứng). Ví dụ: Protein của ngô thiếu nhất là lizin.'Lizin của trứng là 7% còn lizin của
ngô là 2,9%. Nghĩa là so với trứng, ngô chỉ bảo đảm được 41,4% lizin (2,9 : 7 X 100).
Người, ta dùng tỷ lệ này để biểu thị giá trị sinh học protein của ngổ.
2.4.5. Phương pháp hoá học của Oser (1951)
Phương pháp nặy dựa trên sự so sánh toàn bộ các axit amin thiết yếu của protein cần
nghiên cứu với axit amin tương ứng của trứng.
Công thức như sau:
/1O
O
a 100b ĨÕÕz Ỵ CAAT 1„ 10Oa . 100b . 100z,
EAAI = n ỉ —
—- X —— X... X— — ; LogEAAI = - (log —
—
—+ log - 7— +... log ——
V a, b, Z1 n a, bì Z1
" I
EAAI là chỉ số của axit amin thiết yếu (Essential Amino Acid Index),
a, b...z là tỷ lệ axit amin thiết yếu của protein cần nghiên cứu, %
• a„ b|ế..z, là tỉ lệ axit amỉn thiết yếu của trứng, %.
n là số axit amin cẩn nghi&n cứu.
Phương pháp này khá chính xác, so với phương pháp của Thomas và Mitchel (GP) là
phưcmg pháp được coi là tốt nhất chỉ sai khác ± 2 - 4%, thỉnh thoảng tới ±10-15% hoặc hơn
là do chưa tính hết các axit amin cần tính vào công thức nói trẽn.
Bảng /.4ẳSo sánh kết quả của phương pháp Oser (EAAI) và
phương pháp Mỉtchel - Thomat (GP) trẻn cùng một loại thức ăn
Nguổn gốc protoln GP (%) EAAI (%)
Sữa bò 90 90
Nấm bla 85 80
Thịt 78 88
Lúa mạch 67 67
Khoai t&y 67 71
15
2.4.6. Phương pháp hoá học gián tiếp
Phương pháp này xác định giá trị sinh học của protein thông qua việc xác định axit
amin huyết tương của máu, hoạt tính của một loại enzim, hàm lượng N trong gan hoặc hàm
lượng carbamit trong máu...
Phương pháp xác định giá trị sinh học của protein thông qua xác định hàm lượng
carbamit trong máu như sau:
Qua nhiều thí nghiệm trên chuột bạch, lợn, cho thấy có sự tương quan giữa giá trị sinh
học của protein và hàm lượng carbamit trong máu. Chất lượng protein càng kém thì hàm
lượng carbamit trong máu càng cao.
Bergener và Kiti (1977) đã nghiên cứu và thông báo mối tương quan giữa GP và hàm
lượng carbamit trong máu ở bảng sau:
Bảng J.JỂMối quan hệ giữa GP và carbam.it trong máu
Nguồn gốc protein GP (°/ồ
) Carbamít trong máu (mg%)
- Bột cá 96,6 ±0,71 14,6 ±0,51
- Khô dầu đậu tương 70,1 ± 1,03 21,3 ±0,24
- Kiều mạch 68,0 ±1,75 20,9 ± 0,95
- Khô dầu lạc 60,3 ± 0,40 22,0 ± 0,72
- Đỗ các loại 42,7 ± 1,34 30,6 ± 0,92
Người ta so sánh hàm lượng carbamit trong máu của một protein chuẩn (có GP =
100%) với hàm lượng carbamit của protein cần nghiên cứu. Chỉ số tìm được là chỉ số đánh
giá giá trị sinh học của protein cần nghiên cứuẾChỉ số này tính như sau:
Y (%) =
Carbamit trong máu của protein chuẩn (mg%)
Carbamit trong máu của protein cần nghiên cứu (mg%)
X 100
Khi GP của protein chuẩn không phải là 100%, ví dụ trứng có GP = 96,6%, ta hiệu
chỉnh như sau:
Y hiệu chỉnh (%) =
Y X 96,6
100
2.4.7. Đánh giá chất lượng protein thức ăn đối với động vật nhai lại
Đối với động vật nhai lại đánh giá chất lượng protein chủ yếu dựa vào khả năng tiêu
hoá của protein thức ăn.
Tiêu hoá protein thức ãn ở động vật nhai lại có đặc điểm riêng:
- Một phần nhỏ protein thức ãn không bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ được đi thẳng tới
dạ dày thật và được tiêu hoá ở đó.
16
- Phần lớn protein thức ăn bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ và chúng sử dụng sản phẩm để
tạo thành protein của bản thân chúng. Sau khi vi sinh vật chết đi, gia súc nhai lại sử dụng
các vi sinh vật này như một nguồn protein thức ăn. Như vậy vi sinh vật được sinh sôi nẩy
nở càng nhiều càng tốt. Muốn vậy phải cung cấp đủ không chỉ protein cho vi sinh vật mà
còn phải đủ cả năng lượng cho chúng (các vật chất hữu cơ như: Celluloza, tinh bột, lipit...).
Chính vì vậy khi đánh giá protein thức ăn cho động vật nhai lại người ta phải tính đến:
* Phần protein thức ăn đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá ở đó.
* Phần protein bị vi sinh vật lên men để sử dụng thành protein cơ thể chúng.
* Phần vật chất hữu cơ tiêu hoá được để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật.
Khi xác định protein tiêu hoá được của thức ăn giàu protein, người ta tính phần protein
đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá hấp thụ ở ruột non cộng với phần protein bị lên
men trong dạ cỏ.
Còn khi xác định protein tiêu hoá được của thức ăn nghèo protein thì người ta tính
phần protein đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá hấp thụ ở ruột non cộng với lượng vi
sinh vật được tiêu hoá ở ruột non. Lượng vi sinh vật này dựa vào lượng vật chất hữu cơ tiêu
hoá được để suy ra. Cụ thể là cứ 1 kg VCHCTH cho 135g protein vi sinh vật, 80% trong số
này là protein thuần và tỷ lệ tiêu hoá của nó ở ruột non là 70%. Lượng vi sinh vật tiêu hoá
được sẽ là 135x80% X70% = 75,6g. Như vậy cứ 1 kg vật chất hữu cơ tiêu hoá sẽ cho 75,6g
protein v s v tiêu hoá ở ruột non.
Do đặc điểm tiêu hoá protein của động vật nhai lại có tính đặc thù như đã nói ở phần
trên, vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng protein ở động vật nhai lại cần phải:
- Đối với thức ãn giàu protein và protein có giá trị sinh học cao như bột cá, khô dầu đỗ
tương, khô dầu lạc, bột sữa... cần phải tìm cách để protein đi thẳng vào dạ dày thật mà
không bị vi sinh vật phân giải ở dạ cỏ. Ví dụ: Như dùng phương pháp tanin hoá thức ăn,
formandehit hoá thức ăn hoặc nghiền nóng thức ăn.
- Đối với thức ăn nghèo protein hoặc thức ăn chứa nhiều nitơ phi protit cần phải cung
cấp thức ăn có đủ năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Tức là phải có một tỷ lệ tinh bột,
xenluloza thích hợp trong khẩu phần ăn của gia súc.
3. LIPIT
Lipit trong các sản phẩm động vật và thực vật gồm hai phần: Lipit đơn giản và lipit
phức tạp.
Lipit đơn giản chỉ gồm glixerin và axit béo. Nó chiếm tới 70-80% trong lipit động vật
và 80 - 90% trong lipit thực vật.
Lipit phức tạp có nhiều nguyên tố hoá học tham gia trong cấu trúc phân tử hom là lipit
đơn giản. Lipit phức tạp gồm: photpholipit, glicolipit, steridit, carotinoit.
3.1ẵLipit đơn giản (mỡ)
Mỡ động vật và thực vật được cấu tạo từ c, H, o. Phân tử mỡ là do glixerin và axit béo
kết hợp tạo thành. ________________
Ễ
>MK9 CT HAI nG u,ỂM
R LV
ẵ’HÕN»4 MUCVN
H2
0H hooc - R, c a o - co - R
CHOH + HOOC - R2
1
CH2OH HOOC - R,
l2u v
-'-' ixl
HO -C 0-R 2 + 3 H20
CH2
0 - CO - R3
Triglixerit
Trong mỡ động, thực vật không phải tất cả các phân tử đều có 3 axit béo mà có thể chỉ
là 1 hoặc 2 axit béo tham gia cấu tạo thành phần tử mỡắ
3.1.1. Axỉt béo
Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 600 axit béo. Trong mỡ động, thực vật thường gặp
16 axit béo. Axit béo được chia ra làm hai loại: Axit béo no và axit béo không no.
Trong dầu thực vật, axit béo không no chiếm từ 65 - 85%. Còn trong mỡ động vật axit
béo không no có nhiều nhất ở mỡ cá (dầu cá) 80 - 90% và ít nhất ở mỡ bò 20-25%.
Người ta dùng chỉ sô' iod để xác định mức độ axit béo không no trong mỡ. Chỉ sô' này
biểu thị bằng số gam iod liên kết trong lOOg mỡ. Chỉ sô' này càng cao thì mỡ càng chứa
nhiều axit béo không no.
Sau đây là một số loại axit béo no và không no thường gặp trong mỡ đỡng thực vật.
Tên axit béo Thành phần hoá học Điểm nóng chảy (°C)
Axit béo no
Butiric C4H802 - 6
Kapronic QH12
02 - 2
Kapnc C|otỈ2o^2 31
Loric C12H2402 44
Nicritric Ci4H2802 56
Palmitic C16H3202 63
Stearic C18H3602 70
Arakinic Cịq
H^O;, 76
Licnoxenic C,4H4802 86
Axit béo không no
Palmitoleic Cl6H3
o02
Oleic ClgH3402
Linoleic Cl8H3202
Linolenoic C18H3002
Arakidoic Q>2H3202
18
3.1.2. Axit béo không thay thế được
Một số axit béo quan trọng như : Linoleic, linolenoic và arakidoic, khi thiếu chúng
trong thức ăn của gia cầm, lợn, cừu, bò ở giai đoạn nhỏ sẽ dẫn đến giảm sinh trưởng, có
sự thay đổi về da, phá huỷ sự chín của trứng của gia súc cái... Những sự rối loạn này sẽ
mất đi khi bổ sung vào thức ăn những axit béo nói trên hoặc chỉ cần bổ sung hai loại axit
béo đầu. Các axít béo không thay thế được còn nằm trong các chất kích thích cơ, giảm
huyết áp, trong các chất hoạt động của một số hooc môn.
Axit béo không thay thế được có nhiều trong dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu
đỗ tương, dầu ngô. Còn trong mỡ động vật có nhiều nhất ở dầu cá và ít nhất ở mỡ bò, mỡ
cừu.
Bảng Ị.6. Tỷ lệ axit béo không no và không thay thế được ở một sô'loại mỡ
Nguồn gốc mỡ
% trong tổng số mỡ
Axit béo không no Axit béo không thay thế
Mõ động vật:
Mỡ bò cái 20-45 3 -5
Mỡ bò thịt 40-45 3 -6
Mỡ cừu 36-47 3 -7
Mỡ gà mái 55-65 17-22
Mỡ lờn 50-60 12-18
Dầu cá 85-95 75-80
Dầu thực vật:
Dầu lạc 65-70 20-25
Dầu bông 70-75 42-45
Dầu hướng dương 80-90 45-50
Dầu ngô 80-85 50-52
Dầu đỗ tương 80-85 55-60
3.2ẵLipit phức tạp
3.2.1ếPhotphatit (Photpholipit)
Sở dĩ gọi như vậy vì trong phân tử của nó có chứa axit photphoric. Photphatit thường
chiếm 2-15% trong lipit thực vật và 20 - 30% trong lipit động vật.
Photphatit được chia làm ba loại: Glixerophotphatit, inozitphotphatit và
sphingozitphotphatit.
19
Trong thức ăn gia súc chú ý hơn cả là glixerophotphatit. Tuỳ thuộc thành phần N trong
cấu tạo phân tử mà người ra chia nó thành ba loại: Lexitin, kolamin - kephalin và
xerinphotphatit.
Lexitin là thành phần rất quan trọng của hầu hết lipit động vật và thực vật. Thiếu
lexitin, động vật sẽ bị thoái hoá mỡ gan. Khi đó có thể bổ sung methionin và kolin vào thức
ăn để tăng cường quá trình tổng hợp lexitin. Các dầu thực vật như dầu bông, dầu đỗ tương,
dầu hướng dương rất giàu lexitin. Trong trứng lexitin chiếm tới 30% lipit trứng.
3.2.2. Steroit
Đại diện quan trọng của steroit là colesterol (C27H450H) và ergosterol (C2gH4?0H)Ể
Colesterin được tổng hợp trong cơ thể động vật. Chỉ có 10% colesterin liên quan đến
axit béo (colesterit), số còn lại ở dạng tự do nằm trong máu, gan và mô thần kinh. Rất nhiều
hoại chất sinh học được cấu tạo từ colesterin như hooc môn sinh dục, axit mật, vitamin
nhóm D... Khi chiếu tia cực tím vào colesterin sẽ cho vitamin D3.
Ergosterin có trong thực vật và cơ thể vi sinh vật, có nhiều trong men bia và nấm mốc.
Khi chiếu tia cực tím vào ergosterin sẽ cho vitamin D2.
Ngoài các lipit phức tạp trên còn có glicolipit, kartinoit, dầu thơm chiết từ thực yật.
3. 3. Nhu cầu của động vật đối với lỉpit
3.3.1. Vai trò của lỉpit đối với cơ thể động vật
Lipit là thành phần cấu tạo nên cơ thể, cấu tạo màng tế bào, hồng cầu, tế bào thần kinh.
Lipit là chất dự trữ nãng lượng tốt nhất đối với cơ thể động vật (một đom vị trọng lượng
mỡ chứa năng lượng gấp 2, 25 lần gluxit và protit).
Lipit là nguyên liệu tạo nên các hooc môn nội tiết (testosteron, progestrogen), nguyên
liệu tạo vitamin. Mỡ là dung môi hoà tan vitamin A, D, K, E. Nếu thiếu mỡ sẽ dẫn đến
động vật thiếu vitamin nhóm này.
Mỡ được hấp thụ vào cơ thể một phần được oxy hoá cho năng lượng, một phần được
đặc trưng hoá thành mỡ cơ thể tạo thành lớp đệm mềm tránh va chạm và chống thời tiết
lạnh.
3.3.2. Nhu cầu lipit của động vật dạ dày đơn
Đối với lợn cần bảo đảm 1-1,5% lipit trong khẩu phần. Nếu trong khẩu phần chỉ có dưới
0,06% lipit sẽ thấy hiện tượng lợn chậm lớn, rụng lông, lợn giống chậm thành thục về tính.
Đối với gà thịt cần đảm bảo > 2% lipit trong khẩu phần, còn gà mái là 2,5%.
Tỷ lệ tiêu hoá và sử dụng lipit ở động vật dạ dày đơn phụ thuộc vào mạch cacbon của
axit béo và độ nóng chảy của mỡ. Mạch cacbon càng dài, độ nóng chảy càng cao thì tỷ lệ
tiêu hoá và mức sử dụng mỡ càng thấp và ngược lại. Cụ thể tỷ lệ tiêu hoá mỡ bò là 78% và
cho 6300 Kcal nãng lượng trao đổi/l kg, còn mỡ lợn là 92% và cho 8700 Kcal/lkgỂGia
cầm sử dụng mỡ thực vật tốt hơn là mỡ động vậtắ
20
Đối với lợn khẩu phần ăn càng chứa nhiều axit béo không no thì chỉ số iod của mỡ lợn
càng cao và độ nóng chảy của mỡ càng thấp. Do đó cần cho lợn ăn vừa phải thức ăn thực
vật giàu lipit và hạn chế mức độ bổ sung lipit thực vật vào khẩu phần ăn của lợn. Thường
khi vỗ béo người ta chỉ sử dụng tinh bột là chính. Trong cơ thể, tinh bột được chuyển hoá
thành mỡ nên chất lượng mỡ tốt.
Ngựa có hệ vi sinh vật ở manh tràng biến axit béo không no thành axit béo no. Tuy
vậy, thức ăn chứa nhiều axit béo không no mỡ ngựa vẫn mềm nhão vì trước khi đến manh
tràng mỡ của thức ăn đã được hấp thu.
3.3.3. Nhu cầu ĩipit của dộng vật dạ dày kép
Đối với trâu, bò sữa để đảm bảo cho việc sản xuất sữa, trong vật chất khô của khẩu
phần ãn cần có 2 - 4% mỡ thô. Khi động vật đang tiết sữa thì cần cung cấp thêm 20-25g mỡ
thô tính theo mỗi lít sữa trong mỗi ngày.
Chúng ta đã biết khi lipit vào dạ cỏ của động vật nhai lại nó sẽ bị vi sinh vật dạ cỏ
phân huỷ thành glixerin và axit béo. Glixerin tiếp tục được phân huỷ thành axit béo bay
hơi. Còn các axit béo không no được chuyển thành axit béo no mà chủ yếu là stearic. Và ở
đây xẩy ra quá trình tổng hợp lipit rất tích cực của vi sinh vật. Chính vì thế khi lipit được
chuyển đến dạ dày thật thì mỡ đã được tãng lên cả về chất lượng lẫn số lượng.
Tuy vậy, cũng cần chú ý đối với động vật cái đang tiết sữa, chất lượng mỡ thức ãn
cũng có ảnh hưởng tới chất lượng mỡ sữa.
4. HYDRATCACBON
Trong sản phẩm động vật hydratcacbon hiếm khi vượt quá 1-2% còn trong sản phẩm
thực vật nó thường chiếm tới 60-80% vật chất khô. Hydratcacbon là vật chất cung cấp nãng
lượng chủ yếu cho động vật. Khi động vật đủ nhu cầu về năng lượng, nó được chuyển hoá
thành glicogen hoặc mỡ để dự trữ.
Hydratcacbon còn góp phần cấu tạo nên các tổ chức tế bào cơ thể như glucolipit trong
tổ chức não, thần kinh.
Hydratcacbon gồm một loạt các vật chất hữu cơ mà trong thành phần của nó không có
nitơ.
4.1. Phân loại Hydratcacbon
Hydratcacbon được chia thành hai nhóm lớn: nhóm sacarit bao gồm tất cả các đường
có chứa 24 nguyên tử cácbon trở xuống và nhóm polisacarit (đường đa) gồm tất cả các
hydratcacbon còn lại.
4.1.1. Sacarit
Nhóm sacarit được chia thành các loại sau:
21
- Đường đơn (mônosacarit) gồm hai loại: hexoza và pentoza.
Hexoza có công thức chung C6H1206 gồm các đường sau: Glucoza, fructoza, galactoza
và manoza.
Pentoza có công thức chung C5H10Oj gồm các đường sau: Arabinoza, riboza, kxiloza và
dezoxiriboza.
- Đường đôi (disacarit) công thức chung: C12H220n gồm các đường sau: Sacaroza,
maltoza, lactoza, xelobioza.
- Đường ba (trisacarit) công thức C18H3201
6
, có một loại đường là raphinoza.
- Đường bốn (tetrasacarit) công thức G,4H4202
1 có một loại đường là stakinoza.
4.1.2. Polisacarit
GỒỨ1các loại sau:
- Hecxơzan công thức chung (C6Hlo05)n gồm có: Tinh bột, destrin, glicagen, inulin,
xenluloza.
- Pentozan công thức chung (C5H,005)n gồm có: Arabani và Kxilani.
- Heteropolisacarit gồm có: Hemixenluloza, pectin, chất nhầy thực vật, nhựa tự nhiên.
- Các polisacarit khác gồm có: Lignin, axit hữu cơ...
4.2ểNguồn gốc và chức năng của một số hydratcacbon quan trọng
4.2.1. Sacarit
* Đường dơn
D- glucoza có nhiều trong quả ngọt, thực vật, mật ong, đặc biệt chiếm tới 20% trong
quả nho chín, trong máu động vật có 0,1 - 0,2%. Glucoza cung cấp tới 50% năng lượng cho
cơ thể. Glucoza chống xeton huyết, nó là đường khử mạnh. Glucoza dễ lên men sinh rượu:
C5H,206+ men —
» 2C2H50H + 2C02. Sử dụng quá nhiều glucoza dễ gây đái đưòngệ
D- fructoza có trong quả ngọt, mật ong, có ít trong thực vật xanh, trong máu và các tổ
chức của động vật có rất ít fructoza. Fructoza có tính khử mạnh hơn glucoza. Nó cũng dễ
chuyển hoá thành rượu. Trong cơ thể động vật fructoza được sinh ra trong quá trình trao đổi
chất khi thuỷ phân sacaroza. Sacaroza —
» a glucoza + p fructoza.
* Đường đôi
Sacaroza: Có nhiều trong mía (15-20%), trong củ cải đường (20-22%), hầu hết các
thực vật đều có sacaroza. Trong cơ thể động vật nó không có ở dạng tự do. Sacaroza của
thức ăn được thuỷ phân ở ruột non nhờ men sacaraza tạo ra glucoza và fructoza và được hấp
thu (sacaroza = a glucoza + p fructoza).
22
Lactoza (đường sữa) là đường duy nhất được tạo thành trong cơ thể động vật. Lactoza
trong sữa khi vào đến ruột non sẽ bị thuỷ phân nhờ men lactaza tạo thành a glucoza và
(3 fluctoza và được hấp thu.
Maltoza được sinh ra khi thuỷ phân tinh bột hoặc glicogen. Nó dễ bị lên men rượu và
được sử dụng trong sản xuất bia. Maltoza dễ bị thuỷ phân ở ruột non tạo thành hai phần tử
a glucoza.
4.2.2. Polisacarit
* Tinh bột
Tinh bột là chất dự trữ năng lượng của thực vật. Nó chiếm nhiều trong hạt, củ và rễ củ
(chiếm từ 70- 80% vật chất khô).
Trong hệ thống tiêu hoá của động vật, tinh bột bị thuỷ phân nhờ men amilaza và
maltaza, kết quả cho ra glucoza.
Tinh bột là thành phần quan trọng trong thức ăn gia súc. Nó có tỷ lệ tiêu hoá cao. Gia
súc có thể ãn một lượng lớn mà không bị rối loạn tiêu hoá. Chính vì vậy, nó chiếm một tỷ
lệ lớn trong khẩu phần ãn của gia súc.
* Xeluloza
Xeluloza cấu tạo nên thành phần tế bào thực vật. Trong thức ăn xanh tự nhiên nó
chiếm 30-35% vật chất khô. Xeluloza chỉ bị phân giải bởi các axit mạnh hoặc bởi các men
xelulaza và xelobiaza của vi sinh vật trong dạ cỏ của động vật nhai lại và trong manh tràng
ngựa.
Dưới tác động của các men này xeluloza bị phân giải thành glucoza và xelobioza. Các
đường này lại tiếp tục bị lên men thành các axit axetic, lactic, propionic và các axit khác và
chúng được hấp thụ.
Xeluloza là một thành phần quan trọng trong thức ăn của động vật nhai lại và ngựa.
4.3. Yêu cầu của động vật đối với một số hydratcacbon
4.3.1. Yêu cầu với các sacarìt (đường)
Đường (sacarit) được hấp thu hầu như 100%. Ở động vật dạ dày đơn đường được hấp
thu trực tiếp. Còn ở động vật nhai lại nó bị lên men phân giải và được hấp thu dưới dạng
axit béo bay hơi.
Trong thức ãn đường có ảnh hưởng đến tính ngon miệng của khẩu phần. Tuy nhiên,
tỷ lệ đường quá cao sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá của các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là
tiêu hoá xơ ở động vật nhai lại. Trong khẩu phần của gia súc trưởng thành tỷ lệ đường
chiếm 2 - 4 % vật chất khô là thích hợpế
23
Đối với động vật non đòi hỏi tỷ lệ đưcmg 20-25% vật chất khô khẩu phần. Tỷ lệ này
lên tới 65 - 70% sẽ gây rối loạn tiêu hoá.
Lưu ý là bê, nghé, dê, cừu non mới sinh sử dụng tốt nhất là lactoza, thứ đến là glucoza
và galactoza, còn các đưòng đỏi trở lên hầu như chúng không tiêu hoá được. Đối với lợn,
gia cầm các loại đường chúng đều có thể sử dụng được ngay từ sau khi mới sinh.
4.3.2. Yêu cầu đối với tình bột
Tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần có ảnh hưởng tốt đến tính ngon miệng của khẩu
phần. Tỷ lệ tiêu hoá của nó tới 95%.
Đối vđi động vật dạ dày đơn sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá tinh bột là
glucoza. Tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá của
khấu phần.
Đối với động vật nhai lại tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu
hoá xơ và các chất dinh dưỡng khác. Vì vi sinh vật trước tiên tập trung vào phân giải tinh
bột. Nếu nuôi gia súc nhai lại với khẩu phần giàu tinh bột sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật
phân giải tinh bột và làm giảm vi sinh vật phân giải xơ. Trong khẩu phần của bò sữa không
nên chứa quá 25 - 30% tinh bột. Tỷ lệ tinh bột cao sẽ làm giảm tỷ lệ mỡ sữa vì nó làm tăng
sản sinh axit propionic trong dạ cỏ. Khẩu phần không nên chứa nhiều tinh bột có nguồn gốc
từ ngô, mạch, khoai tây.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình lên men bình thường trong dạ cỏ và để đảm bảo cung
cấp năng lượng cho gia súc, trong khẩu phần ăn gia súc nhai lại cũng cần có tỷ lệ tinh bột từ
10-40% cho gia súc vỗ béo và từ 10-25% cho gia súc tiết sữa.
Bé, nghé chỉ sử dụng được tinh bột sau 3-4 tuần tuổi, lợn sau 2 tuần tuổi, gà ngay từ
khi mới nở.
4.3.3. Yêu cầu đôi với xơ thô
Càng nhiều xơ trong thức ãn càng làm giảm tính ngon miệng của khẩu phần. Tuy vậy,
trong khẩu phần cũng cần có tỷ lệ xơ nhất định để tăng nhu động của hệ thống tiêu hoá và
tạo khuôn phân.
Đối với lọn con, gia cầm, tỷ lệ xơ không quá 2-4%, lợn choai 3 - 8%. Riêng lợn nái tỷ
lệ này có thể tới ]8%.
Đối với ngựa, tỷ lệ xơ trong khẩu phần từ 10 -30%.
Đôi với gia súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu), hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể phân giải
chất xơ, vì vậy, tỷ lệ xơ trong khẩu phần có thể chiếm tỷ lệ lớn (20 - 30%) và nó là nguồn
cung cấp năng lượng đáng kể cho gia súc nhai lại.
24
Bảng /.7ằ
-Giới hạn cho phép hydratcacbon trong khẩu phần gia súc
(% trong vật chất khô thức ăn)
Loại động vật Đường (1
) Tỉnh bột Xơ thô Tông sô
Gà 1-8 tuần tuổi 2-50 5-55 2-5 ẳ
* 55-74
Gà mái hậu bị 2-50 10-55 3-6 65-78
Gà đẻ trứng 2-50 10-55 3-6 65-77
Lợn con < 90 ngày tuổi 20-50 0-55 2-5 20-75*
Lợn thịt > 90 ngày tuổi 2-50 10-60 3-8 65-80
Lợn cái chửa 2-50 10-60 4-18 65-79
Lợn cái nuôi con 2-50 10-60 4-14 65-78
Bê, nghé < 2 tháng tuổi 25-65 0-10 2-10 25-74
Bê, nghé > 2 tháng tuổi 2-50 10-40 10-40 70-78
Trâu, bò vỗ béo 30-25 15-40 10-25 70-83
Trâu, bò cái tiếĩ sữa 4-20 10-25 20-25 70-79
'n Nên hiểu rằng với tỷ lệ đường trong thức ăn như ở bảng trên thì gà, lợn lớn, lợn nái, trâu, bò
lớn, trâu, bò tiết sữa vẫn tiêu họá hấp thu bình thườìĩgtàược mà không nên hiểu rằng tỷ lệ này là đinh
lượng đường trong thức ăn gia súc.
5. KHOÁNG
Dựa vào hàm lượng khoáng trong cơ thể gia súc nhiều hay ít mà người ta chia ra làm
hai loại: Khoáng đa lượng bao gồm canxi, photpho, natri, clo, lưu huỳnh, magie và khoáng
vi lượng bao gồm: sắt, đồng, kẽm, mangan, coban, iod, selen, molipden, flo và các nguyên
tỏ' khác.
5.1. Khoáng đa lượng
5.1.1. Canxi (Ca)
* Canxi trong đất, trong thức ăn và trong cơ thểgia súc
Canxi ở trong đất với tỷ lệ 0,15 - 0,25%, trong cỏ với tỷ lệ 0,3 - 2,0% vật chất khô (cỏ
hoà thảo 0,3 - 0,7%, cỏ họ đậu 1-2% vật chất khô)ằTỷ lệ Ca trong hạt hoà thảo thấp nhất,
chỉ khoảng 0,05-0,15%.
Tỷ lệ Ca trong cơ thể động vật non khoảng 0,7 - 1,1%, trong cơ thể động vật trưởng
thành khoảng 1,2 - 1,8%. Khoảng 99% tổng số Ca trong cơ thể động vật nằm ở xương dưới
dạng các muối khác nhau. Trong tro xương Ca chiếm 36,5%. Một phần nhỏ Ca nằm trong
tất cả các mô của cơ thể động vật và trong các dịch thể. Hàm lượng Ca (mg/lkg) trong các
bộ phận như sau: Cơ 50-150, gan 100-350, lách 100-150, thận 50-250, tim 100-250, mô
thần kinh 80-240. Hàm lượng Ca trong máu và huyết thanh (mg %) của một sô' gia súc gia
cầm như sau: bò 6,5 - 7 (máu) và 9-12 (huyết thanh), bê 7 và 9 - 12, cừu 6 và 10-12, lợn 6
và 10-12, gà mái 8-30 và 10-40. Khi thiếu Ca trong thức ăn dẫn tới Ca trong huyết thanh
giảm đáng kể.
25
* Hấp thu canxi
Canxi được hấp thu chủ yếu ở ruột non, một phần nhỏ ở dạ dày thật (gia súc nhai lại).
Vitamin A và các yếu tố làm giảm pH ruột (đường lactoza) sẽ làm tăng hấp thu Ca. Các hợp
chất kết hợp với Ca tạo ra phức chất hoà tan sẽ làm tăng hấp thu Ca. Ví dụ: Mỡ và muối mật
(axit béo + Ca -» xà phòng Ca, xà phòng Ca + muối mật -> phức chất hoà tan).
Hàm lượng p, Mg, AI cao, thiếu protein, thừa hoặc thiếu mỡ trong thức ãn đều làm
giảm hấp thu Ca. Các muối oxalat và axit oxalic quá nhiều trong thức ăn sẽ gây kết tủa
oxalat Ca làm giảm hấp thu Ca.
Động vật trưởng thành, động vật cho sản phẩm (sữa, lông) hấp thu Ca thức ãn dao
động từ 5 - 50%, gà mái đẻ có thể hấp thu Ca tới 72% (Hening 1976).
Đại bộ phận Ca thải theo phân, thải theo nước tiểu với hàm lượng cao chỉ thấy ở lợn,
bê dưới 2 tháng tuổi, gà mái đẻ. ở người 33% Ca được thải qua mồ hôi (Anke, 1977). Gia
súc tiết sữa, gia cầm đẻ trứng thải trừ một lượng lớn Ca theo sản phẩm.
* Vai trò sinh học
Canxi cùng photpho là các nguyên tố chính cấu tạo xương, ở các mô mềm và dịch tổ
chức có tới 50% Ca ở dạng ion. Các ion Ca tham gia duy trì hưng phấn bình thường của hộ
thống thần kinh, tham gia điều hoà hoạt động của tim, liên quan Jới quá trình đông máu.
Trao đổi Ca trong cơ thể động vật gắn liền với hoạt động của các tuyến giáp trạng. Khi
Ca máu giảm, tuyến này kích thích huy động Ca từ xương chuyển vào máu. Còn khi Ca
máu cao thì hooc môn tuyến giáp ức chế việc huy động Ca từ xương vào máu.
Hạ Ca huyết thường gặp ở bò cao sản trong những ngày đầu mới đẻắNguyên nhân do
gia súc thải trừ nhiều Ca qua sữa mà hooc môn phó giáp trạng hoạt động không đáp ứng
được (kích thích huy động Ca từ xương chuyển vào máu).
Để khắc phục tình trạng trên ta cần làm như sau:
- Kích thích hoạt động của tuyến phó giáp trạng.
- Tạm thời giảm Ca và tăng p trong thức ăn.
- 25-30 ngày trước khi đẻ tăng thêm 10-12g Ca/con/1 ngày đêm.
- Tăng thêm Vitamin D vào thức ăn trước và sau khi đẻỂ
Lun ý: Nếu tăng hoạt động của tuyến phó giáp trạng lâu dài gia súc sẽ bị thiếu Ca
xương dẵn đến gia súc bị què chân, biến dạng móng, tích luỹ muối Ca trong mô mềm.
Thiếu Ca động vật bị còi xương, mềm, xốp xương, giảm tính thèm ăn, gia súc non sinh
trướng chậm, gia súc sinh sản giảm cho sản phẩm (trứng, sữa), giảm số trứng rụng, giảm tỷ
lệ con đẻ ra nuôi sống, ở gia cầm làm giảm tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng ấp nở.
26
* Nhu cầu Ca
Nếu khẩu phần ăn đủ vitamin D và tỷ lệ Ca: p cân đối thì nhu cầu Ca của gia súc, gia
cầm như sau: (g/lkg vật chất khô thức ăn), bò chửa, bò tiết sữa 2,5 - 4, cừu lớn 4-7, bê, cừu
non 5-8, lợn nái 5-6, lợn thịt 6-9, gà mái 35-42, gà thịt 9-10.
Nguồn bổ sung Ca là bột đá vôi CaC03(hạt mịn 0,1 0,2mm), bột CaCl2,
dicanxỉphotphat.
5.1.2. Phốt pho (P)
* Phốt pho trong đất, trong thức ăn gia súc và trong cơ thểgia.súc
Photpho trong đất thường thiếu nên cần phải bón phân chứa photpho cho đất.
Hàm lượng p trong thực vật dao động từ 1,5 - 4g/lkg vật chất khô (VCK)., hạt hoà
thảo có hàm lượng p cao và ổn định từ 3,5-4,5g/kg VCK. Đại bộ phận p trong thực vật ở
dạng vật chất hữu cơ, có 50-70% ở dạng liên kết dễ hoà tan, 20-3-0% ở dạng photpho lipit,
phot pho protein, axit nucleic và 8-12% ở dạng khoáng photphồ.
Tỷ lệ p trong động vật non là 0,4-0,6%, động vật trưởng thành iừ 0,7 - 0,9%. 75 - 85%
tổng số p nằm trong xương. Tro xương có từ 18-19%p. Tỷ lệ Ca: í* (2:1) trong xương hầu
như không đổi. Trong mô mềm lượng p > Ca tới 20 lần. Hàm lượng p trong các cơ quan của
động vật như sau (g/kg): cơ 1,5 - 2,5, gan 1,8 - 2,6, thận 1-1,6, lách 3,5 - 4, trong huyết
thanh có 5-7mg%, khi thiếu p lâu dài thì tỷ lệ này giảm xuống còn 4-4,5 mg %.
* Hấp thu và thải trừphotpho
Hấp thu p chủ yếu ở ruột non. Việc hấp thu p không bị ảnh hưởng bởi Ca và vitamin D
mà chủ yếu bị phụ thuộc nguồn gốc p, hàm lượng p trong thức ăn, tuổi gia súc. Bê, nghé
hấp thu được trên 90% p thức ăn, bò lỡ 50-55%, phốtpho trong photphatit (photpholipit)
chất lượng cao được hấp thu khoảng 75-78%, trong thức ăn thông thường được hấp thu <
50%. Tỷ lệ hấp thu p thấp nhất là photpho phitin (lợn, gia cầm hấp thu được 20-40%). Fe,
Mg, AI có ảnh hưởng xấu đến hấp thu p, còn Ca và Mn có ảnh hưởng ít.
Photpho thải trừ qua phân, nước tiểu, mồ hôi (động vật nhai lại thải trừ p chủ yếu qua
phân). Khi hoạt động của tuyến phó giáp trạng tăng và khi thừa p thì thải trừ p qua nước
tiểu tăng.
* Vai trò sinh học
Photpho cùng với canxi là chất tạo xương, photpho có trong hàng loạt các hợp chất hữu
cơ quan trọng như axit nucleic (là chất mang thông tin đi truyền), photpholipit, photpho
protein,trong nhiều enzim và hệ thống enzim. Photpho tham gia quá trình trao đổi chất của
một loạt các vật chất hữu cơ như hydratcacbon, protein, lipit, trao đổi năng lượng (ATP,
CP...).
27
* Thiếu và thừa p
Thiếu p gia súc giảm sản phẩm rất nhanh và giảm lượng thức ăn ăn được. Động vật
non thiếu p lâu dài sẽ bị mềm, xốp xương. Nhưng chỉ thiếu p bệnh này xẩy ra không
nghiêm trọng, chỉ nghiêm trọng khi thiếu cả Ca và vitamin D.
Thừa p dẫn tới sử dụng Ca, Mn giảm làm cho gia súc lớn bị yếu xương, gia súc non còi
xương. Bệnh này hay gập ở động vật đực (đặc biệt là bò đực), gây tích luỹ p ở mô mểm, tỷ
lệ chết cao. Thừa Ca, p gây sỏi thận, bàng quang. Thừa p gia súc giảm sử dụng thức ăn. Khi
tăng Mg trong thức ãn có ảnh hưởng xấu đến hấp thu, sử dụng p.
* Nhu cầu của động vật
Động vật non, gia súc cái chửa kỳ 2 và nuôi con cần nhiều p. Trong điểu kiện bình
thường nhu cầu p của động vật như sau (g/kg VCK thức ăn): Bò lớn, cừu 2 -3; bò, cừu chửa
và cho sữa 3 - 4,5; bò choai, cừu tơ 5-3; lợn nái 3,5 - 5; lợn con dưới 2 tháng tuổi 7 - 5,5,
trên 2 tháng tuổi 5 - 4,5 ; gà mái, gà thịt 6,5 - 8.
Nguồn p bổ sung cho động vật dạy đày đơn và gia cầm tốt nhất là mônô, di và
tricanxiphotphat, cho động vật nhai lại là mônô và dinatriphotphat.
5.1.3. Natri (Na)
* Natri trong đất, thức ủn vù trong cơ thểđộng vật
Natri trong đất rất ít, trong cỏ ít khi vượt quá lg/1 kg VCK, trong thức ăn có khoảng
0,5g/kg VCK. Nhu cầu của động vật là 1,5 -1,7 g/kg VCK thức ãn.
Trong cơ thể động vật trưởng thành có khoảng lg Na/lkg khối lượng. Trong máu chứa
nhiều Na nhất (lOg/ lkg VCK).
Natri có nhiều trong thận, xương, da, phổi, mô thần kinh, có rất ít trong cơ, gan, tim.
* Hấp thu, thải trừ
Đại bộ phận Na được hấp thu ở ruột non, số ít được hấp thu ở tất cả các đoạn ruột
khác. Natri được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (90 - 95%), phần nhỏ qua phân, mồ hôi và
sản phẩm (trứng, sữa). Tuyến thượng thận (hoocmon aldostreron) điều chỉnh cân bằng Na
trong cơ thể. Khi Na trong máu thấp, hooc môn này kích thích huy động Na từ kho (xương,
da, mô thần kinh) đi vào máu.
* Vai trò sinh học
Phần lớn Na nằm ở dịch ngoài tế bào, 90% Na ở dạng cationỂNatri đóng vai trò quan
trọng trong cân bằng toan - kiềm trong cơ thể, tham gia vào trao đổi nước, ảnh hưởng đến
hưng phấn thần kinh, ảnh hưởng tới cơ, hoạt động của tim, chức năng của gan, thận và hoạt
động của một số enzim.
28
Khi thiếu Na làm giảm tính thèm ãn của động vật, làm chậm tổng hợp protein, mỡ,
giảm cho sản phẩm, giảm sử dụng thức ăn và hàng loạt chức nãng khác trong cơ thể động
vật (ảnh hưởng lớn nhất ở động vật non, gia súc chửa và tiết sữa).
Thừa Na với liều lượng lớn sẽ gây ngộ độc cho động vật đặc biệt là động vật dạ dày
đơn và gia cầm. Đối với động vật nhai lại khi tăng thêm tỷ lệ muối thậm chí tới 9% và cung
cấp thật đầy đủ nước, cũng không thấy gia súc bị ngộ độc.
* Nhu cầu Na
Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường nhu cầu Na như sau (g/kg VCK):
Bò, cừu tiết sữa 1,5 - l,8g, bò, cừu khác 1,2 - l,5g, lợn chửa giai đoạn II và nuôi con
1,8 - 2g, các loại lợn khác 1,2 - l,5g, gia cầm 1,5 - l,8g.
5.1.4. Clo(Cl)
* Clo trong đất, thức ăn và trong cơ thểđộng vật
Hàm lượng C1 có trong đất khoảng lOOmg/kg, trong thực vật khoảng 3 - 15g/ kg vật
chất khô, C1 có nhiều hơn trong thân lá củ cải và cỏ tự nhiên.
Hàm lượng C1 trong cơ thể động vật khoảng lg/lkg khối lượng, đa phần nó nằm ở
trong dịch ngoài tế bào. Hàm lượng C1 trong huyết thanh là 0,35 - 0,4%, trong thận gần 2%,
trong các cơ quan khác có khoảng 0,08% - 0,16%, ít nhất là trong tế bào cơ 0,05 - 0,12tyo.
Clo được hấp thu chủ yếu ở ruột non, còn thải trừ chủ yếu theo nước tiểu, phần nhỏ
theo phân.
* Vai trò sinh học
Clo là thành phần của HC1, axit này đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn.
Khi thiếu Clo trong thức ăn sẽ gây thiếu HC1 trong dạ dày sẽ không tạo được môi
trường axit để men pepsin hoạt động.
Thiếu Cl kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, cơ, gia súc dễ mắc bệnh và chết.
Thực tiễn ít xẩy ra điều đó vì trong thức ăn có hàm lượng C1 lớn hơn so với nhu cầu của gia
súc.
Thừa C1 thường gặp trong thực tế, khi mà cho gia súc, gia cầm ăn thức ăn có tỷ lệ muối
quá cao.
* Nhu cầu Cỉo
Trong thức ăn có 1,5 - 2,5g Cl/lkg VCK hoàn toàn thoả mãn nhu cầu C1của gia súc.
5.1.5. Lưu huỳnh (S)
* Lưu huỳnh trong đất, thức ăn và cơ thểđộng vật
Hàm lượng s trong đất khoảng 800mg/lkg, phần lớn s nằm trong mùn. Cây sử dụng
s ở dạng ion sunphat. Trong thực vật hàm lượng s có khoảng 0,5-18g/kg VCK. 85-90% s
29
trong thực vật nằm trong axit amin chứa s như metheonin, xistin và xistein. Do vậy, thức
ăn giàu protein cũng giàu s (bột cá, mấm men, khô dầu hướng dương...)-
Trong cơ thể động vật s có khoảng l,5g/kg thể trọng, 50% s nằm trong cơ, sô' còn lại
có nhiều ở lông, gan, da (4% trong lông cừu). Trong cơ thể s là thành phần của các hợp
chất hữu cơ phức tạp với ý nghĩa sinh học to lớn như axit amin (a.a) chứa lưu huỳnh,
vitamin nhóm B (tiamin, piridoxan, biótin) trong hooc môn insulin, trong axit mật,
coenzim A...
* Hấp thu và thải trừ
Hấp thu chủ yếu ở dạng axit amin chứa s, lưu huỳnh vô cơ được hấp thu rất ít.
Phần lớn s được thải trừ theo nước tiểu. Khi hàm lượng s trong nước tiểu tăng chứng
tỏ protein trong cơ thể bị phân giải nhiều.
* Vai trò sinh học
Vai trò của s gắn liền với vai trò của các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh (axit amin
hooc môn, vitamin). Thiếu các hợp chất này gia súc sẽ giảm tổng hợp protein, giảm cho
sữa, thịt, trứng, động vật non giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, giảm khả năng chống
bệnh, tăng mỡ gan.
* Nhu cầu lưu huỳnh
Động vật nhai lại cần 1,2 - 1,5 g s/kg VCK TẢ, có thể cung cấp trên 70% lượng này
bặng s vô cơ. Vi sinh vật sử dụng s vô cơ trong việc tổng hợp axit amin có chứa s của nó.
Mà muốn tổng hợp được axit amin thì phải cung cấp vật chất chứa nitơ cho chúng. Thiếu
nitơ thì vi sinh vật không thể tổng hợp được axit amin. Vì thế, tỷ lệ N và s có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tỷ lệ này thích hợp làN :S = 12-16:l.
Gia súc dạ dày đơn và gia cầm hấp thu s vô cơ rất kém, nguồn cung cấp s cho chúng
chủ yếu là axit amin chứa lưu huỳnh.
5:1.6. Magiê (Mg)
* Magiê trong đất, thức ăn và cơ thể động vật
Hàm lượng Mg trong đất khoảng 2,3%, thức ăn xanh có 0,5-4g Mg/kg vật chất khô,
thức ăn giàu protein, khô dầu, cám, hạt họ đậu có khoảng 3 - lOgMg/kg VCK.
Hàm lượng Mg trong cơ thể động vật khoảng 0,4 - 0,5 g/kg khối lượng. 60-70% Mg
ở trong xương, 20 -30% trong cơ, 7 - 8% ở trong các mô khác, 1% ở trong chất dịch
ngoài tế bào.
Trong huyết thanh có khoảng 1,8 - 4mg Magiê, thức ăn có tỷ lệ Mg cao thì Mg trong
huyết thanh cũng cao. Khi tỷ lệ Mg trong huyết thanh bò từ 1,2 - 1,7% là biểu hiện thiếu
Mg, còn dưới 1, 1% là thiếu trầm trọng.
30
* Hấp thu và thải trừ magiê
Hấp thu chủ yếu ở ruột non, một phần nhỏ được hấp tỉm-tại dạ dày thật và ruột già.
Magiê của sữa được hấp thu tới 90%, của thức ă(i hỗn hợp 20-50%, của thức ăn hạ!
được hấp thu rất thấp. Magiê trong cỏ xanh được hấp thu lớn gấp 2 lần so với cỏ khô. Đạ'
bộ phận magiê được thải theo phân, một phần nhỏ thải qua-nước tiểu. Nếu Mg trong huyết
thanh > 1,8% thì Mg trong nước tiểu cũng tăng lên.
* Vai trò sinh học
Magiê là nhân tố hoạt động của nhiều enzim và hệ thống enzim. Magiê tham gia trao
đổi hydratcacbon, canxi và photpho, nó cần thiết cho sự hoạt động bình thưcmg của cơ và hc
thống thần kinh.
Khi tỷ lệ Mg trong huyết thanh giảm xuống 0,5 - 0,8mg % làm cho con vật tăng hưnf
phấn thần kinh, rối loạn tiêu hoá, co thắt cơ. Bệnh thiếu Mg thường gặp ở gia súc nhai lại
trong mùa xuân, lúc này gia súc ăn nhiều cỏ non, Mg trong đó ít, hàm lượng protein và amit
cao, hàm lượng xơ trong cỏ thấp và lại giàu Ca. Thiếu Mg làm giảm lượng thức ăn ăn được
và giảm thân nhiệt của gia súc.
Khi giảm Mg trong huyết thanh sẽ tăng colesterin trong máu, dễ phát sinh các khối V
ác tính. Ở động vật non ít gặp thiếu Mg.
Thừa Mg ít khi gặp. Liều 4 -5 g/kg VCK thức ãn chưa gây nguy hiểm, nhưng cao hơn
7g/kg VCK sẽ gây rối loạn tiêu hoá, giảm tăng trọng, tăng thải canxi theo nước tiểu, gây sỏi
thận, bàng quang.
* Nhu cầu magiê
Động vật dạ dày đơn, gia cầm yêu cầu 0,4 - 0,6 g/kg VCK thức ăn, gia súc non nhai ỉại
yêu cầu l-2g/kg VCK thức ăn.
Các nguyên liệu bổ sung Mg có MgS04và MgO là tốt hơn cả. Bổ sung các hợp chất này
cùng với các khoáng khi thấy thức ăn thiếu magiê.
5.2. Khoáng vỉ lượng
5.2.2. Sắt (Fe)
Sắt có trong đất trung bình khoảng 2-4%, thức ăn xanh, cỏ khô, thức ăn ủ xanh có từ
150 -200mg/kg vật chất khô. Thức ăn hạt ngũ cốc có khoảng 40-70mg/kg vật chất khô.
Thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột xương, ,bột máu giàu chất sắt nhất, có khi tới
2000mg/kg vật chất khô. nghèo nhất là sữa chỉ có 5-7mg/kg vật chất khô.
Trong cơ thể động vật trưởng thành sắt có khoảng 40-50mg/kg khối lượng sống.
Khoảng 60-70% sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin, khoảng 2-20% ở trong mioglobin,
khoảng 16-26% ở dạng dự trữ nằm trong gan, mô xương... một phần rất nhỏ sắt nằm trong
enzim và plasma.
31
Bảng 1.8. Hàm lượng sắt trong máu vò trong huyết thanh
Loại gia súc Fe trong máu (mg %) Fe trong H.thanh (mg %)
Đò sữa 36-42 0,1
Bò thịt 35-45 0,12-0,16
Cừu 38-40 0,10-0,15
Lợn 40-50 0,18
Gà mái đẻ - 0,5 - 0,40
c
Khi thiếu Fe trong thức ăn sẽ dẫn đến hàm lượng sắt trong máu, huyết thanh, gan, thịt,
xương giảm.
* Vai trò của sắt
Sắt tham gia cấu tạo hemoglobin và một loạt các enzim, nó tham gia vào rất nhiều các
quá trình sinh học quan trọng và liên quan tới hô hấp mô bào.
Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm hemoglobin, gia súc sinh trưởng chậm, cho sản phẩm
thấp, sử dụng thức ăn kém. Lợn con sau khi sinh thường bị thiếu sắt, do cơ thể chúng dự trữ
rất ít, mà sữa mẹ chỉ bảo đảm 15% nhu cầu.
Lợn mẹ giai đoạn chửa cuối cùng và thời gian tiết sữa thường thấy hiện tượng thiếu sắt.
Lúc này nhu cầu về sắt của nó rất cao so với bình thường. Nếu không cung cấp đủ sắt vào
lúc này thì hàm lượng sắt trong huyết thanh sẽ giảm 3-4 lần.
Thừa sắt gây ngộ độc chỉ khi hàm lượng sắt tới ngưỡng sau (mg/kg vật chất khô khẩu
phần): 2000-2400 đối với động vật nhai lại, 4000-5000 đối với lợn, trên 1600 đối với gia
cầm.
* Nhu cầu của động vật đôi với sắt
Trong thức ăn nếu có từ 80-120 mg Fe/kg vật chất khô là đáp ứng nhu cầu của gia súc.
Riêng lợn chửa, lợn con cần có 120-150 mg/kg vật chất khô. Khi thức ăn có khô dầu bông
cần tăng hàm lượng sắt trong thức ăn. Vì sắt giúp trung hoà và phân giải chất độc gosipol.
Thường bổ sung vào thức ăn ở dạng Ferosunfat (FeS04). Bổ sung sắt cho lợn con ở
dạng dextran-Fe, miopher umpheron có kết quả tốt hơn.
5.2.2. Đồng (Cu)
* Đồng trong thực vật và trong cơ thể động vật
Đồng trong lớp đất mặt có từ 2 -150 mg/kg. Trong thực vật Cu có từ 0,5 - 30mg/kg vật
chất khô. Cây, hạt họ đậu chứa nhiều đồng hơn cây, hạt hoà thảo. Hàm lượng đồng (mg/kg
VCK) ở khô dầu từ 15-35, men bia 15-18, cám 9-15, trong rơm rạ, hạt ngô thấp nhất chỉ có
2 -4 mg.
32
Cơ thể động vật có hàm lượng đồng từ 1,6 - 2,8 mg/kg khối lượng sống. Các cơ quan
tổ chức khác nhau có hàm lượng đồng khác nhau dao động từ 1-2 đến 20 - 30mg/kg hoặc
hơn. Gan là nơi chứa nhiều nhất, nó là kho dự trữ đỒngỂThức ãn có đủ đồng thì trong gan
cừu có 70 - 80 mg/vật chất khô, bò 25-35 mg, lợn 12-15mg, gà mái 2,5 - 4mg/kg vật chất
khô. Khi trong thức ăn thiếu đồng một thời gian dài thì hàm lượng đồng trong gan giảm đi
rất nhiều, trong gan động vật nhai lại chỉ còn 15-20mg/kg vật chất khô. Khi này cơ thể sẽ
sử dụng đồng của máu, lông, da cho các quá trình sinh học quan trọng của cơ thể.
* Vai trò sinh học của đồng
Đồng có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu đổng trong thức ãn sẽ giảm hấp
thu sắt và sử dụng sắt trong việc tổng hợp hemoglobin. Đồng tham gia vào quá trình tạo
xương và trong chức năng bảo vệ của cơ thểệĐồng là thành phần quan trọng và là nhân tố
hoạt động của hàng loạt enzim, chính vì vậy nó tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp rất nhiều
vào quá trình sinh học trong cơ thể động vật. Thiếu đồng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo
máu, tạo lông, rối loạn thần kinh...
Khi hàm lượng đồng trong thức ăn có từ 30-50mg/kg vật chất khô đối với bò thịt và
100-250mg/kg VCK đối với lợn và gia cầm sẽ gây ngộ độc.
* Yêu cẩu của động vật đối với đồng
Hàm lượng đổng (mg/kg VCK thức ăn) thoả mãn nhu cầu của các loại động vật như
sau: 10-12mg đối với bò thịt, 8 - lOmg đối với cừu, 10-15mg đối với lợn và 7-10mg đối với
gia cầm. Khi thức ãn nhiều molipden và ion sunfat cần tăng hàm lượng đồng lên 3-4 lần
hoặc hơn nữa.
Đồng được bổ sung vào thức ăn ở dạng đồng sunfat (CuS04. 5H20).
Khả năng hấp thu sử dụng đồng của gia súc ở các dạng khác nhau như sau: CuCO, >
CuS04 > CuCl2 > Cu20 £ CuO. Đồng được động vật sử dụng tốt nhất ở dạng liên kết với một
số axit amin như Cu - L - phenilalanin, Cu - L - valin, Cu - L - tirozinẻ
5 .2JẵKẽm (Zn)
* Kẽm trong cơ thể động vật
Động vật lớn có 20-30 mg Zn/kg khối lượngể
Kẽm có nhiều trong xương, gan, lông, sừng, móng, tuyến yên, tuyến sữa, tinh trùng,
trứng. Hàm lượng Zn trong một số cơ quan như sau (mg/kg): gan 40-60, xương 60-120,
lông 80 - 130, thận 15 - 27, tinh trùng 13 - 23, máu 2,5 - 6, huyết thanh 1-2, cơ 8 -12.
* Hấp thu và trải trừ
Đại bộ phận Zn được hấp thu ở ruột non. Động vật non hấp thu Zn tốt hơn động vật
lớn. Khi thức ăn có nhiều Ca, p, Al, Cu, Mg thì hấp thu Zn kém.
33
Kẽm ở dạng liên kết thì khó hấp thu (khi thức ăn của lợn, gà có đỗ tương). Axit amin
histidin và xistin làm tăng hấp thu Zn. Tỷ lệ hấp thu Zn của thức ăn dao động lớn từ 5-10
đến 30 -40%.
Đại bộ phận Zn thải trừ qua phân, phần nhỏ qua nước tiểu và qua sữa (5-12%).
* Vai trò sinh học
Kẽm tham gia trao đổi protein, lipit, gluxit. Kẽm tham gia vào điều hoà chức năng
sinh dục, tạo máu và hô hấp. Kẽm là nhân tố hoạt động của một số enzim quan trọng.
Enzim chứa kẽm gồm carboxipeptidaza, lơxinamimonopeptidaza, Cacboanhydraza,
glutamatdehydrogenaza, lactatdehydrogenaza.
Enzim có kẽm là nhân tố hoạt động gồm: arginaza, tripeptidaza, aminopeptidaza,
laxitinaza, alkalnaphotphataza.
Kẽm còn ảnh hưởng tới nhiều enzim khác. Đặc biệt là tăng hiệu quả của insulinẵ
Thiếu Zn da bị sừng hoá, da mần đỏ, gia súc sinh trưởng chậm, phá huỷ quá trình tạo
máu, tạo xương và trứng chậm chín.
Lợn ăn thức ãn hỗn hợp (Zn trong đó khó hấp thu) nên thường bị thiếu kẽm. Thiếu Zn
làm tăng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Gia súc cái thiếu kẽm sẽ làm giảm số lượng trứng
rụng, giảm tỷ lệ trứng thụ thai. Gia súc đực thiếu kẽm làm giảm số lượng, chất lượng tinh
trùng. Gia cầm thiếu kẽm sẽ chậm sinh trưởng, chân què, gà mái đẻ trứng có vỏ mểm, giảm
tỷ lệ trứng có phôi, giảm tỷ lệ ấp nở.
Gia súc, gia cầm sẽ có biểu hiện sức khoẻ kém khi Zn trong thức ãn (mg/kg vật chất
khô) như sau: động vật nhai lại 10-15 mg, dê cừu 5-10mg, lợn, gà 40-50mg.
Thừa kẽm sẽ gây giảm hemoglobin, giảm hấp thụ đồng, giảm tính thèm ăn, tăng hàm
lượng kẽm trong dịch vị dạ dày và xương.
Gia súc, gia cầm bị ngộ độc khi có Zn trong thức ăn như saụ: 1000-2000mg/kg thức ăn
gia cầm, 2000-4000mg/kg thức ăn của lợn, 900mg/kg thức ăn của bò, 2000mg/kg thức ăn
của cừu.
* Nhu cầu kẽm của động vật
Vì Ca có ảnh hưởng lớn đến Zn, thừa Ca sẽ dẫn đến thiếu Zn, nên người ta quy định tỷ
lệ Ca: Zn không vượt quá 125:1.
Quy định hàm lượng Zn trong thức ăn như sau (mg/kg vật chất khô): trâu, bò, cừu 30-
50; gia cầm 40-90; lợn 50-100mg.
5.2.4. Mangan (Mn)
* Muìigan trong thức ăn và trong cơ thểđộng vật
Hàm lượng mangan trong một số thức ăn như sau (mg/kg vật chất khô): cỏ tươi 40-80,
hạt hoà thảo 6-20, bột cá 10-15, sữa 0,2 - 0,4.
34
Hàm lượng mangan trong cơ thể động vật có từ 0,4 đến 0,5 mg/kg khối lượng sống.
Hàm lượng Mn trong cơ thể lớn nhất khi động vật gần trưởng thành sau đó thì giảm
xuống. Trong gan, xương, lông, sừng, móng có hàm lượng Mn cao hơn các cơ quan khác.
Hàm lượng Mn trong một sô' cơ quan như sau: (mg/kg): Gan 3,5; xương 3-4,5; cơ 0,15-
0,5; máu 0,2-0,5; tim 0,25-0,3; thần kinh 0,35-0,4; thận 1,2-1,5; lông 1,2-5. Hàm lượng
Mn trong các cơ quan khá ổn định. Khi thiếu Mn thì Mn từ lông, sừng, móng được điều
động trước tiên nên có thể dùng hàm lượng Mn ở các cơ quan này là yếu tố chỉ thị khi
thiếu Mn.
* Hấp thu và thải trừ
Đa số Mn được hấp thu ở ruột non. Các chất như kẽm, muối côban, một số kháng
sinh, vitamin nhóm B, vitamin D, côlin và axit pholic là các chất tăng cường hấp thu Mn.
Các chất Ca, p, NaCl hàm lượng cao và Fe, Mg, I là nguyên tố làm giảm hấp thu và trao
đổi Mn.
Tỷ lệ Mn hấp thu được ở động vật non là 15%, ở động vật trưởng thành là 0,5-5%
(Anke và Henning, 1976)
Đa số Mn thải trừ theo phân, thải trừ qua nước tiểu không đáng kể, còn theo sản phẩm
sữa là 0,03 - 0,06mg/kg sữa, trứng là 0,01-0,02 mg/kg.
* Vai trò sinh học
Mangan là thành phần của một số men như arginaza, ocxalaxetatcarboxylaza,
photphataza, hydrolaza. Mangan tham gia nhiều quá trình sinh học cơ thể, đặc biệt là trao
đổi lipit và hydratcacbon. Mangan còn thúc đẩy việc tạo xương.
Thiếu Mn gia súc sinh trưởng chậm do phát triển của bộ xương kém. Thiếu Mn gia súc
cho lông (cừu) và gia cầm cho ít lông. Gia súc sinh sản thiếu Mn sẽ giảm cho sản phẩm,
con đẻ ra tỷ lệ chết cao. Gia cầm sinh sản thiếu Mn trứng sẽ có vỏ mềm, giảm tỷ lệ trứng có
phôi và ấp nở. Động vật dạ dày đơn và gia cầm sẽ thiếu Mn khi: Thức ăn của lợn có dưới
lOmg/kg VCK, gia cầm 10-35mg, đại gia súc 45-50mg.
Với liều lượng Mn rất cao (lOOOmg/kg VCK) mới ảnh hưởng tới sức khoẻ gia súc và
liều lượng 4000mg mới gây ngộ độc, vì vậy ít gặp gia súc bị bệnh do thừa Mn.
* Nhu cầu Mangan của gia súc
Yêu cầu hàm lượng Mn trong thức ăn như sau (mg/kg VCK): Thức ăn của dê, cừu, lợn
là 30-60mg; gà mái đẻ 50-70mg; gà thịt 60-90mg; đại gia súc 80-100mg.
5.2.5. Côban (Co)
* Co trong đất, thức ăn và cơ thểgia súc
Hàm lượng Co trong lớp đất mặt vỏ trái đất dao động từ l-430mg/kg (Voinar, 1962). Ở
vùng đất chỉ có 2-30mg/kg, gia súc thường mắc bệnh thiếu Co.
35
Hàm lượng Co trong thức ăn phụ thuộc vào Co có trong đất. Thông thường hàm lượng
Co trong thức ăn như sau (mg/kg VCK): thức ăn xanh hoà thảo và cỏ khô là 0,15 - 0,18mg;
hạt họ đậu 0,15-0,18; hạt hoà thảo, khô dầu 0,25-0,40mg, nấm men ủ thức ãn gia súc
l,0mg, sữa 0,01 - 0,015 mg, trong cơ thể động vật có từ 50-100(j.g Co/kg khối lượng. Co có
nhiều nhất ở trong thận, gan, tim, tuyến giáp. Trong máu có 4-9 |ag/100cm trong huyết
thanh có 0,5 - 0,7|ag/cm3.
* Hấp thu vờ thải trừ
Co được hấp thu chủ yếu ở ruột non dưới các dạng muối vô cơ, hợp chất protein - Co,
vitamin B1
2
, một vài kháng sinh (clotetraxilin, aureomixin) và vitamin (D, piridoxan...) có
ảnh hưởng tốt đến hấp thu Co.
Co được thải trừ theo phân, nước tiểu, sữa, trứng. Ở gia súc nhai lại có 1,5 - 2% tổng số
Co hấp thu được thải trừ theo nước tiểu.
* Vai trò sinh học
Côban là một thành phần của Vitamin B1
2(côban chiếm 4,5% phân tử Vitamin B,,).
Thông qua B1
2côban tham gia tổng hợp protein, axit nucleic, methionin, colin.
Cóban tham gia quá trình tạo máu. Coban thúc đẩy việc hấp thu và sử dụng Fe trong
việc tổng hợp hemoglobin.
Côban ảnh hưởng đến nhiều hoóc môn nội tiết, ví dụ: Nó cần thiết cho việc tạo hoóc
môn insulin và là nhân tố hoạt động của hoóc môn này. Thiếu côban gia súc giảm tính
thèm ăn, rối loạn tiêu hoá, có sự biến đổi da, lông. Khi hàm lượng côban trong thức ăn dưới
0,07 - 0,08mkg/kg VCK gia súc sẽ bị thiếu côban.
Rất ít khi thừa côban. Đối với bê, cừu chỉ khi có 20-30mg/kg VCK thức ăn mới ảnh
hưởng đến sức khoẻ và hàm lượng 90-120mg/kg VCK mới gây ngộ độc.
* Nhu cầu côbcin
Hàm lượng côban trong thức ăn từ 0,2 - 0,3mg/kg VCK là đáp ứng đủ nhu cầu của gia
súc. Tăng liều lượng lên 0,5 - lmg sẽ làm tãng thêm sức khoẻ và sản phẩm của gia súc. Đối
với gia súc nhai lại cho ăn hợp chất tổng hợp chứa nitơ cần tăng liều lượng lên 1-2 mg/kg
VCK, liều lượng này sẽ làm tăng hoạt động của vi sinh vật trong việc sử dụng nitơ phi
protit. Nguồn bổ sung côban là C0SO47H20, CoCl2và C0CO3.
5.2.6. Iod (I)
Iod trong đất có khoảng 0,1 - 5mg/kg. Để đảm bảo có đủ I trong thức ăn cho gia súc
phải có hàm lượng I trong đất từ 0,5 - 4mg/kg. Thông thường trong thức ăn gia súc có từ
0,05 - 0,7mg iod/kg VCK. Trong hạt hoà thảo có 0,04 - 0,006mg, bột cá 10-12mg/kg VCK.
36
Đại bộ phận iod được hấp thu ở ruột non, phần nhỏ được hấp thu ở dạ dày. Iod vô cơ
dễ hấp thu hơn là iod có trong hợp chất hữu cơ.
Phần lớn iod thải trừ theo nước tiểu, chỉ phần nhỏ theo phân. Hàm lượng I trong sữa
khoảng từ 15-50mg/kg.
Iod là thành phần của hoóc môn tiroxin, hooc môn này điều hoà quá trình trao đổi
chất, nó có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tạo sản phẩm của gia súc.
Thiếu iod sẽ sinh bệnh bướu cổ. Gia súc cái thiếu I, trứng chín chậm, con đẻ ra yếu, tỷ
lệ chết cao. Gia súc đực thiếu iod quá trình tạo tinh trùng bị phá huỷ, mất khả năng hoạt
động sinh dụcệGà mái thiếu iod sẽ giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở, gà con nở ra
yếu. Đặc điểm chính của sự thiếu I là rối loạn chức năng sinh sản.
Hiếm thấy gia súc, gia cầm bị thừa iod. Chỉ thấy ảnh hưởng tới sức khỏe và sản phẩm
của gia cầm khi có 300-1000mg iod/kg VCK thức ăn.
Nhu cầu iod của gia súc, gia cầm như sau (mg/kg VCK): bê, cừu, lợn 0,2 - 0,5, gà mái
đẻ 0,5 - 0,8, gà dò 1,0.
Nguồn thức ãn giầu I là: Tảo biển, bột cá biển.
Hàm lượng I trong thức ãn thực vật phụ thuộc vào hàm lượng của nó trong đất.
Nguồn bổ sung iod là KI và Nai.
Có những loại thức ăn chứa các chất mà khi hàm lượng Iot trong khẩu phần đầy đủ,
cũng làm rối loạn tổng hợp tiroxin ở tuyến giáp, gây ra bệnh bướu cổ. Ví dụ hầu hết các
loại thức ăn họ hoa chữ thập: các loại rau cải và cây họ đậu: đậu tương, đậu Hà Lan, lạc.
Vì vậy không nên cho vật nuôi ăn các loại thức ăn kể trên trong thời gian kéo dài.
5.2.7. Selen (Se)
Hàm lượng Se có trong đất khoảng 0,05 - 0,7 mg/kg, trong cỏ hoà thảo khoảng 4-5
mg/kg VCK, cơ thể động vật khoảng 20-25 ng/kg trọng lượng (trong máu có 5-19 |ig/cm
trong da đại gia súc 1-4 mg/kg).
Se có mối quan hệ tương hỗ với vitamin E và một số chất có hoạt tính sinh học khác. Khi
bổ sung Se, vitamin E và axit amin chứa lưu huỳnh sẽ làm cho gia súc tăng trọng nhanh và
tăng sản phẩm. Có thể thay thế một phần vitamin E bằng Se và ngược lại.
Thừa Se gia súc giảm tính thèm ăn, giảm trọng lượng, ảnh hưởng xấu đến trao đổi
protein, hoạt động của tim và gan không bình thường, rụng lông, móng biến dạng. Bê, cừu,
lợn bị bệnh khi thức ăn chứa 10-15 mg Se/kg VCK, gia cầm bị bệnh khi có 3-4 mg/kg
VCK. Liều gây chết cho bò là 10-1 lmg/kg, ngựa 3-4; lợn 13-18mg/kg khối lượng cơ thể.
Nhu cầu Se của động vật được đáp ứng khi đủ vitamin E là 0, 1 mg và khi thiếu
vitamin E là 0,3mg/kg VCK thức ăn. Khi hàm lượng Se dưới 0,lmg/kg VCK thì cần bổ
sung thêm Se vào thức ăn.
Nguồn bổ sung Se là Na2Se03và Se02.
37
5.2.8. Một sô nguyên liệu khoáng dùng đểbổsung vào thức ăn của gia súc, gm cầm
Để thoả mãn một cách đầy đủ nhất các nguyên tố khoáng theo nhu cầu của gia súc, gia
cầm người ta thường sản xuất các hỗn hợp khoáng để bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia
súc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên liệu dùng để sản xuất các hỗn hợp
khoáng và công thức một số hỗn hợp khoáng dùng bổ sung vào thức ăn gia súc gia cầm.
Bảng 1.9: Nguyên liệu dùng để bổ sung canxi và phôtpho
Tên khoáng
Trong 1 kg có
Canxi (g) Photpho (g)
Bột đá vôi OdOŨ3 380 0,05
Bột đá dolomit 240 0,05
Suníat canxi (CaS04).2H2
0 230 -
Clorit canxi (CaCI2) 360 -
Bột vỏ sò 330 0,03
Bột xương 300 190
Tro xương 350 160
Monocanxiphotphat [Ca(H2S04)2
] 171 264
[Ca(H2P04)2. H20] 159 245
Dicanxiphotphat (Ca2HP04) í 294 227
t (Ca2HP04ề2H20) 232 180
Tricanxiphotphat [Ca3(P0)2
] 387 200
Mononatriphotphat (NaH2P04) 258
(NaH2P04.H20) 225
Dinatriphotphat (Na2HP04) 215
(Na2HP04. 2 H20) 173
(Na2HP04. 7 H20) 116
Trinatriphotphat (Na3P04) 188
Monomagie photphat [Mg(H2P04)2.H20] 233
Dimagie photphat [Mg2(HP04)2.3H20] 179
[Mg3(P04)2.5H20] - 175
Monoamon photphat (NH4H2P04) - 269
Diamon photphat (NH4)2 HP04
] - 271
Triamon photphat [(NH4)3P04.3H20] - 153
Carbamit photphat [C0(NH2)2H3P04
] - 200
Axit photphoric (H3P04) - 316
38
Bảng ỉ.10: Nguyên liệu để sản xuất khoáng vi lượng
Nguyên liệu Trong 1 g có (mg)
Sulíat sắt (FeS04.7H20) 201 Fe
Lactat sắt [Fe(CH3CH0HC00)2
] 239 Fe
Glixephotphat sắt [C3H5(0H)20P03
] Fe 254 Fe
Clorit sắt (FeCI2) 440 Fe
Sulíat đồng (CuS04.5H20) 254 Cu
Cacbonat đồng (CuCOg) 514 Cu
Clorit đổng (CuCI2) 472 Cu
Nitrat đổng [Cu(N03)2.3H20] 263 Cu
Photphat đổng [Cu3(P04)2
] 634 cu
Axetat đồng [Cu(CH3C00)2
] 350 Cu
Sulíat kẽm (ZnS04)ẽ7H2
0 227 Zn
Cacbonat kẽm (ZnC03) 521 Zn
Oxit kẽm (2n0) 803 Zn
Axetat kẽm (Zn(CH3C00)2
] 357 Zn
Clorit kẽm (ZnCI2) 480 Zn
Sulíat mangan (MnS04
ể
5H20) 228 Mn
Cacbonat mangan (MnC03) 478 Mn
Clorit mangan (MnCI2) 437 Mn
Oxit mangan (MnO) 774 Mn
Sultat coban (CoS04.7H20) 210 Co
Clorit coban (CoCI2.6H20) 248 Co
Cacbonat coban (C0CO3) 295 Co
Axetat coban [CH3C00)2Co] 333 Co
lodua kali (KI) 764 I
lodua natri (Nal) 847 I
Natri selen (Na2Se) 631 Se
Natri oxit selen (Na2Se03) 456 Se
Oxit selen (Se02) 711 Se
Oxit arsen (As203) 751 As
Axit arsen (H2NC6H4As03H2) 345 As
Axit arsen (H3ASO3) 595 As
Axit arsen (H3As04) 529 As
39
Bảng I.U: Nguyên liệu bổ sung lưu huỳnh, magiê
Nguyên liệu
Trong 1 kg có
S(g)
Sultat amon [NH4)2S04] 220 -
Sultat natri (Na2S04) 225 -
(Na2S04.l0H20) 100 -
Sulíat canxi (CaS04.2H20) 186 -
Lưu huỳnh nguyêh chất 1000 -
Sulíat magỉe (MgS04) 266 2Ơ
2
(MgS04.7H20) 130 99
(MgS04.10H20) 106 81
Oxit magie - 602
ị Methionin 215 *
Bảng 1.12: Hỗn hợp khoáng bổ sung cho gia súc, gia cầm
Nguyên liệu Cho bò Cho dê, cừu Cho lợn Cho gia cẩm
Thành phần (%)
Bột đá (CaC03) 44,06 45,16 67,35 58,85
Suníat magie (MgS04, 7H20) 30,00 25,00 - 10,00
Suníat natri (NâS04, 10H20) - 20,00 - -
Suníat Săt (FeS04, 7H20) 8,40 0,85 1,00 1,00
Suníat kẽm (ZnS04, 7H20) 7,50 2,32 12,50 10,00
Suntat mangan (MnS04l 5H20) 8,00 2,50 4,00 12,50
Suníat coban (CoS04, 7H20) 0,30 0,15 0,13 0,10
lodua kali (KI) 0,04 0,02 0,02 0,05
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00
Trong 1kg có (g)
Ca 158 162 242 212
s 60 60 - -
Mg 30 25 - 10
Fe 16,8 8 30 15
Cu 4,3 2,2 2,5 2,5
Zn 17,0 5,3 28,4 22,7
Mn 18,2 5,7 9,1 28,5
Co 0,63 0,3 0,27 0,21
I 0,30 0,15 0,15 0,38
Liều lượng bổ sung:
BS vào 1 kg VCK khẩu phần (g) 3 7 1 2
BS vào TĂ hỗn hợp (%) 0,3 0,7 0,1 0,2
40
6. VITAMIN
Vitamin được chia làm 2 nhóm:
Vitamin hoà tan trong mỡ gồm: A, D, K, E.
Vitamin hoà tan trong nước gồm: Vitamin nhóm B (B,, B2, B3 B4, B„ B6....BI2...) và
vitamin c.
6.1. Vitamin hoà tan trong mỡ
6.1.1. Vitamin A (C2
0
Hjo
O)
Nguồn gốc: Vitamin A chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật. Nó có nhiều
trong gan, sữa, trứng, dầu cá. Gần 90% vitamin A dự trữ ở gan.
Bảng I.13.ặHàm lượng vitamin A ở một vài sản phẩm động vật
Tên sản phẩm Vitamin A, Ul/kg VCK
Sữa bò 500 - 4000
Lòng đỏ trứng 20000 - 40000
Gan bò 40000 - 60000
Gan lợn 20000 - 200000
Dầu cá 200000 - 5000000
Trong thức ăn thực vật không có vitamin A mà chỉ có tiền vitamin A hay còn gọi là
caroten. Chỉ có 4 loại caroten có thể chuyển thành vitamin A đó là : a, p,y caroten và
criptoxantin (chủ yếu trong ngô vàng, đỏ). Trong gan của động vật caroten nhờ men
carotenaza chuyển thành vitamin A, p caroten chuyển hoá tốt nhất vì nó có hai mặt cân đối
chuyển thành hai phần tử vitamin A.
p caroten C4QỈỈ56 + 2 H2
0 -» 2 C20H3
0
0.
Bảng I.14:Hàmlượng caroten ở một vài loại thức ăn
Tồn thức ân p caroten, mg/kg VCK TĂ
Cỏ tươi tự nhiên 150-250
Cây ngô già 15-60
Củ cà rốt 150-200
Rơm rạ 4 -4
Hạt ngũ cốc 1 -2
Khoai tây, củ cải 0
Chức năng: Vitamin A giúp tổ chức thượng bì sinh trưởng bình thường, thiếu vitamin
A tổ chức thượng bì bị keratin hoá khiến vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể nhất là đường tiêu
41
hoá và hô hấp. Thiếu A gây bệnh khô mắt do tuyến nước mắt mất tác dụng tiết dịch. Thiếu
vitamin A tổ chức niêm mạc thận bị keratin hoá gây sỏi thận. Thiếu vitamin A da khô đóng
vảy từng lớp. Thiếu vitaminA kéo dài, gia súc đực dịch hoàn thoái hoá, mất khả năng giao
phối, con cái niêm mạc âm đạo khô gây sẩy thai hoặc thai chết lưu, con đẻ non ra chết yểu.
Vitamin A là thành phần chủ yếu của rodôpxin duy trì thị giác, protein + vitamin A ->
rôdôpxin. Rôdôpxin — trời tối rentinen -> kích thích thần kinh hưng phấn truyền lên
não. Thiếu vitamin A sẽ thiếu rodôpxin và retinen dẫn đến bị quáng gà khi tối trời.
Lợn cái thiếu vitamin A lâu dài, con sẽ mất nhãn cầu (lòng đen). Vitamin A xúc tiến
quá trình sinh trưởng của động vật non. Thiếu vitamin A mỡ bị tiêu biến, cơ, nội tạng teo
lại làm cho động vật sinh trưởng kém.
Thiếu vitamin A tổ chức thần kinh bị thoái hoá, chân con vật bị tê liệt (bê, nghé, lợn
con dễ bị hơn cả).
Nhu cầu của động vật đối với vitamin A:
Trong điều kiện bình thường cung cấp từ 20-60 UI vit. A/kg trọng lượng là bảo đảm
cho gia súc không bị thiếu vitamin A. Nhưng để gia súc có sức khoẻ tốt cần phải cung cấp
nhiều hơn. Trong một kilôgam vật chất khô khẩu phần cần có lượng vitàmiri A như sau: bò
sữa: 5000-6000 UI, bê < 4 tháng tuổi: 3000-5000 UI, bò đực: 6000-8000 UI, ngựa 5000-
6000 UI, lợn mẹ 3000-6000, gà mái và gà giò 8000-10000 ui.
Nhưng trong thức ăn chỉ có caroten cung cấp cho gia súc, gia cầm. Trong cơ thể gia
cầm 1 mg (3caroten sau khi biến đổi cho 1667 UI vitamin A, với ngựa 555, lợn 533, trâu bò
130-140 UI.
Ngộ độc vitamin A đối với lợn khi khẩu phần thức ăn có 82500 Ul/kg VCK thức ăn,
nuôi kéo dài 17 ngày liền, còn gà với liều lượng 1.500.000 Ul/kg nuôi kéo dài 20 ngày liền.
Vì gia súc nhai lại đại bộ phận vitamin A bị phá hủy ở dạ cỏ nên đã thí nghiệm với khẩu
phần chứa 2.560 Ul/kg thức ăn không thấy động vật bị ngộ độc.
1 UI = 0,3 ng A « 0,6|j.g caroten.
Caroten không có tính gây ngộ độc như vitamin A.
6.1.2. Vitamin D
* Nguồn gốc
Thực vật xanh chứa rất ít vitamin D. cỏ khô có nhiều vitamin D2 khoảng từ 200-1700
Ul/kg VCK. Nấm, men bia chiếu tia cực tím có nhiều vitamin D2, 1 kg men bia chiếu tia tử
ngoại có 2,5 triệu UI, dầu cá có nhiều vitamin D3. Hạt ngũ cốc, các loại củ, rễ củ không có
vitamin D. Sữa động vật giàu vitamin D.
Trong thực vật chủ yếu có tiền vitamin D2 là esgosterol chiếu tia tử ngoại —
» D2. Da,
lông động vật có tiền vitamin D3là 7 dehydrocholesterol chiếu tia tử ngoại -» Đy
D2 và D3 giống nhau nhưng hiệu lực D3> D2 (nhất là ở gia cầm).
42
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt nataliej4
 
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.ppt
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.pptsgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.ppt
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.pptssuserab168a
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...nataliej4
 
ung dng men tieu hoa GS.ppt
ung dng men tieu hoa GS.pptung dng men tieu hoa GS.ppt
ung dng men tieu hoa GS.pptHuynhKhanh21
 
LEC 31 S2.7.pptx
LEC 31 S2.7.pptxLEC 31 S2.7.pptx
LEC 31 S2.7.pptxhaotrang592
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA nataliej4
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA nataliej4
 
Tieu chuan chat luong trong sx thuc pham
Tieu chuan chat luong trong sx thuc phamTieu chuan chat luong trong sx thuc pham
Tieu chuan chat luong trong sx thuc phamCẩm Ái
 
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfThiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfMan_Ebook
 
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượngNguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượngMai Hương Hương
 
Công nghệ sản xuất thức ăn viên
Công nghệ sản xuất thức ăn viênCông nghệ sản xuất thức ăn viên
Công nghệ sản xuất thức ăn viênHong Nga Luong
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Man_Ebook
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinh
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinhNhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinh
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinhhongspsk34
 
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngVai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngTu Sắc
 
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...LyChu15
 

Similar to Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf (20)

2 29
2 292 29
2 29
 
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
 
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.ppt
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.pptsgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.ppt
sgd-hue-bg-da41-he-2021_43202316.ppt
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
 
ung dng men tieu hoa GS.ppt
ung dng men tieu hoa GS.pptung dng men tieu hoa GS.ppt
ung dng men tieu hoa GS.ppt
 
Chủ đề(1) (1) (1)
Chủ đề(1) (1) (1)Chủ đề(1) (1) (1)
Chủ đề(1) (1) (1)
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
LEC 31 S2.7.pptx
LEC 31 S2.7.pptxLEC 31 S2.7.pptx
LEC 31 S2.7.pptx
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Tieu chuan chat luong trong sx thuc pham
Tieu chuan chat luong trong sx thuc phamTieu chuan chat luong trong sx thuc pham
Tieu chuan chat luong trong sx thuc pham
 
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfThiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
 
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượngNguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
 
Công nghệ sản xuất thức ăn viên
Công nghệ sản xuất thức ăn viênCông nghệ sản xuất thức ăn viên
Công nghệ sản xuất thức ăn viên
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinh
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinhNhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinh
Nhom 3_Chăn nuôi heo bằng thức ăn lên men vi sinh
 
Chế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cươngChế biến thực phẩm đại cương
Chế biến thực phẩm đại cương
 
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡngVai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
Vai trò và nhu cầu các chất ding dưỡng
 
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

  • 1. BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TỪ QUANG HTRN - PHAN ĐÌNH THAM - NGÔN THỊ HOÁN Chủ biên: PGS.TS. TỪ QUANG HlỂN
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I • ■ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Từ QUANG HIỂN - PHAN ĐÌNH THẤM - NGÔN THỊ HOÁN Chủ biên: PGS.TS. TỪ QUANG HlỂN Giáo trình THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA súc (Sử dụng cho hệ Đại học) Ễ >MH ể OC 7 HAI N G iư ệ v) • HÒN( • V»UỢ N NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ N Ộ I-2001
  • 3.
  • 4. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Chi phí thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí trong chăn nuôi, do đó, việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả thức ãn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận ngành chãn nuôi. Trong những thập kỷ vừa qua cùng với những thành tựu của công tác giống, khoa học thức ãn và dinh dưỡng gia súc cũng có những thành tích nổi bật. Việc nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn ăn mới đáp ứng nhu cầu của những con giống mới đã góp phần tăng năng suất chăn nuôi và giảm giá thành sản phẩm một cách đáng kểệVí dụ ở thập kỷ 50, gà thịt nuôi công nghiệp tiêu tốn trên 3kg thức ăn/lkg tãng trọng; Ngày nay chỉ tiêu tốn dưới 2 kg thức ăn/ lkg tăng trọng. Càng ngày kho tàng kiến thức về thức ãn và dinh dưỡng càng sâu, rộng. Môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc giảng dạy trong các trường Đại học chỉ cung cấp được một phần kiến thức then chốt nhất trong kho tàng kiến thức của ngành khoa học này. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về thức ăn gia súc và những cơ sở khoa học chung nhất về dinh dưỡng gia súc, cung cấp cho người học chiếc chìa khoá để mở cánh cửa vào lĩnh vực khoa học thức ăn và dinh .dưỡng gia súc. Toàn bộ chương trình môn học được chia thành 4 chương lớn: V k Chương I giới thiệu các thành phần hoá học cơ bản của thức ăn như nước, protein, xơ, dẫn xuất vô đạm, các chất khoáng và vitamin..:*vai trà của các chất dinh dưỡng này và nhu cầu của vật nuôi đối với chúng. Chương II đề cập đến các phương pháp đo và ước tính giá trị năng lựợng của thức ăn. Dựa vào kiến thức đã học sinh viên có thể ước tính được các loại năng lượng (thô, tiêu hoá, trao đổi, thuần) của thức ăn. Chương Hỉ giới thiệu các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở Việt Nam, đặc điểm dinh dưỡng của từng nhóm thức ăn (thức ãn hạt và phụ phẩm của chúng, thức ãn động vật, thức ăn xanh, thức ăn củ quả...), tỷ lệ phối chế các loại thức ăn này trong khẩu phần ãn của gia súc và những lưu ý khi sử dụng chúng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chương IV cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về việc xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi. Dựa vào kiến thức đã học sinh viên có thể định mức thức ãn cần cung cấp cho vật nuôi trong một ngày đêm. Môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc không đề cập tới vấn đề dinh dưỡng cho từng đối tượng gia súc, gia cầm cụ thể. Việc này thuộc về các môn học chãn nuôi chuyên khoa. Nhưng với những kiến thức cơ bản đã học, sinh viên sẽ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt được kiến thức về dinh dưỡng đối với từng loại gia súc, gia cầm, ở từng trạng thái và giai đoạn cụ thể trong các môn chăn nuôi chuyên khoa. 3
  • 5. MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT GP : Giá trị sinh học của protein TĐCB : Trao đổi cơ bản KPCS : Khẩu phần cơ sở TẢ : Thức ăn VCK : Vật chất khô, g/kg thức ăn VCHC : Vật chất hữu cơ, g/kg thức ăn VCHCTH : Vật chất hữu cơ tiêu hoá, g/kg TÃ Pr : Protein p thô : Protein thô, g/kg thức ăn L thô : Lipit thô, g/kg thức ăn X thô : Xơ thô, g/kg thức ãn G thô : Gluxit thô (dẫn xuất vô đạm thô), g/kg thức ăn Đ : Đường PTH : Protein tiêu hoá, g/kg TẢ LTH : Lipit tiêu hoá, g/kg TẢ XTH : Xơ tiêu hoá, g/kg thức ăn GTH : Gluxit tiêu hoá, g/kg thức ăn NL (E) : Năng lượng NL thô (CE) : Năng lượng thô, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ NLTH (DE) : Năng lượng tiêu hoá, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ NLTĐ (ME) : Năng lượng trao đổi, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ NL thuần (NE): Năng lượng thuần, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ NL thuần - TS : Năng lượng thuần cho tiết sữa Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TÃ. NL thuần - ST : Năng lượng thuần cho sinh trưởng, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ. NL thuần - DT: Năng lượng thuần cho duy trì, Kcal/kg TẢ hoặc MJ/kg TẢ. 4
  • 6. Chương I THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA THỨC ĂN ■ Khi phân tích thành phần hoá học của thức ãn gia súc chúng ta sẽ được các thành phần như ở sơ đồ dưới đây: 1 -Nước Thức ãn gia súc — Chất khoáng L v .ck h ô —Đa lượng Ca, p, Na, Cl, s,Mg Vi lượng : Fe, Cu, Mn, Zn, I, Se, —I, Se, Co, Mo, Fệ.. — Protit — Protein -V.c. hữu cơ — Lipit phức tạp — Saccarit -Hydrat — Các bon I — Polisaccarit -Vitamin ■Các chất khác (Sắc tố, hooc môn) Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tỉ mỉ từng vật chất dinh dưỡng đã nêu trên. 1. NƯỚC 1.1. Nước trong thức ăn gia súc Hàm lượng nước trong một số thức ăn gia súc được giới thiệu tại bảng 1.1. v.c. chứa Nitơ _phi protit (Amit) — Lipit đơn giản - Lipit 5
  • 7. Bảng 1.1 Tỷ lệ nước trong một số thức ăn Tên thức ăn Tỷ lệ nước (%) Tỷ lệ vật chất khô (%) Rau xanh và củ quả Rau muống trắng 89,2 10,8 Rau lấp 92,2 7,8 Khoai lang vỏ trắng 80,4 19,6 Quả bí đò 85,2 14,8 Thức ăn hạt và phụ phẩm Hạt ngô vàng 12,5 87,5 Hạt đỗ tương 13,0 87,0 Cảm gạo xát ì 4,0 86,0 Khô dầu đỗ tương 13,9 86,1 Thức ăn động vật Bột cá đặc biệt 7,7 92,3 Bột sữa khử bơ 6,5 93,5 Bột thịt - xương 8,3 91,7 Trong thức ân xanh và củ quả tỷ lệ nưốc chiếm tới 80-90%. Do chứa nhiều nước nôn thức ãn mém, ngon, gia súc thích ãn. Các thức ftn này là nguồn cung cấp nước cho gia súc. Ví dụ: Một con bò ăn 30kg cỏ, tỷ lệ nước trong cỏ là 80% thì 1 ngày bò đã nhận một lượng nước là 30 X 80% = 24 kg nước. Hay một lợn nái một ngày ăn 4 kg rau xanh, tỷ lộ nước trong rau là 85%, thì một ngày nó đã nhận được 4 X 85% = 3,4 kg nướcắTuy nhiên do tỷ lệ nưổc trong thức ãn xanh cao nôn chúng khó bảo quản dự trữ và không thể đưa vào thức ăn hỗn hợp. Muốn đưa thức ân xanh vào thức an hỗn hợp cẩn phải phơi khô và nghiền thành bột. Thức ân hạt và phụ phẩm có tỷ lệ nưóc trôn dưới 13%. Khi mới thu hoạch các loại hạt thường có độ ẩm từ 16-22%. Nếu cất trữ với độ ẩm như vậy chúng dẻ bị thối mốc, nếu ẩm độ không khí cao chúng có thể nảy mầm. Để có thể bảo quản thức ăn hạt và phụ phẩm trong thời gian dài ván có thể đảm bảo chất lượríg tốt cẩn phải phơi, sấy để đưa độ ẩm của thức ãn xuống dưới 14%. Thức ăn hạt và phụ phẩm chiếm tới 70-90% khối lượng vật chất khô của khẩu phần hoặc của thức ăn hỗn hợp vì thế tang hoặc giảm 1-2% nước trong chúng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nồng độ năng lượng của khẩu phần hoặc của thức ân hỗn hợp. Ví dụ: 1 kg hạt ngô vàng với tỷ lệ nước 12,5% có 3295 Kcal năng lượng trao đổi, nhưng tỷ lệ nước 10% sẽ có 3389 Kcal (tăng 94 Kcal/lkg). Điểu chỉnh nồng độ năng lượng của thức ăn thông qua điổu chỉnh tỷ lộ nước trong thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất thức ftn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm non. Các gia súc, gia cầm này đòi hỏi thức ăn có nồng độ nâng lượng cao (3200 - 3400 Kcal năng lượng trao đổi/lkg thức ăn). Nếu thức an có tỷ lệ nước 13-14% thì cần phải bổ sung thôm 2-5% mỡ hoặc dầu thực vật thì thức an mới đạt 6
  • 8. được năng lượng trên. Điều đó làm cho giá thành thức ăn cao và gia súc, gia cầm non dễ bị ỉa chảy. Nhưng nếu đưa độ ẩm của thức ăn xuống dưới 10% thì không cần thiết phải bổ sung dầu, mỡ vào thức ăn, hoặc chỉ cần bổ sung rất ít. Thức ăn động vật dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phân huỷ vì thế để bảo quản được tốt cần phải đưa tỷ lộ nước trong thức ăn xuống dưới 10% và phải cất trữ trong bao ni lông hoặc chum vại có nắp kín. 1.2. Nước trong cơ thể động vật và vai trò của nước Trong cơ thể gia súc, gia cầm non nước chiếm tỉ lệ trên dưới 70%, còn trong cơ thể gia súc gia cầm lớn nước chiếm trên dưới 60%. Trong sữa động vật nước chiếm 82-86%. Như vậy, nếu một bò sữa cho 15 lít sữa/ ngày thì nó sẽ mất đi một lượng nước khoảng 12-13 lít. Vì thế gia súc non và gia súc tiết sữa cần nước cao hơn các gia súc khác. Trong máu động vật nước chiếm tới 95%, trong huyết tương 92%, trong nước bọt, dịch vị 98-99%, trong gan trên dưới 75%ể Trong cơ thể động vật nước đóng một vai trò rất quan trọng. Nước là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng, có hoà tan cơ thể động vật mới hấp thu và sử dụng được. Nước còn là chất vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô, các tế bào trong khắp cơ thể và vận chuyển các chất cặn bã thải ra ngoài. Quá trình tiêu hoá thức ăn thực hiện được nhờ có nước vì các dịch tiêu hoá chỉ hoạt động được ở trạng thái lỏng. Các phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể thực hiện được là nhờ có nước. Mantoza C12H220n + H20 -» C6H|206 glucoza Lactoza C12H220n + H20 -» C6H1206 glucoza + C6H12 06galactoza Mỡ C3H5(OOCR)3+ H20 -> C3H5(0H)3+ RC00H Nước điều hoà thân nhiệt. Sự thoát hơi nước (mồ hôi) làm giảm thân nhiệt. Nước giữ thể hình con vật vì nước trong tế bào làm cho tế bào trương phồng có hình dạng nhất định. Nước chuyển dịch làm cho cơ thể có tính chất đàn hồi chống các tác động bên ngoài. l ề 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của động vật Nhu cầu nước của vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tô' quan trọng nhất là: - Số lượng thức ăn ăn vào - Nhiệt độ môi trường - Khả năng sản xuất của con vật. 7
  • 9. + Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất khô (VCK) chúng ăn vào (r = 0,73 đến 0,94). Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá, hấp thu xẩy ra bình thường và để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất của bò, cứ 1 kg VCK khẩu phần cần cung cấp cho bò một lượng nước như sau: Bò đang sinh trưởng và vỗ béo : 3,5 kg nước Bò chửa kỳ cuối : 4 - 4,5kg nước Bò tiết sữa : 4,2 - 4,5 kg nước. Đối với lợn đang sinh trưởng nhu cầu nước tối thiểu có thể tính theo biểu thức: y = 0,03 + 3,6x Trong đó: X lượng thức ăn thu nhận (kg) khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn/nước = 2/1 ễ Yêu cầu nước mức trung bình đối với lợn là 7 - 8 kg nước/kg VCK, gà.: l-l-,5kg/-lkg VCK, ngựa dê 2-3 kg/lkg VCK. Trong một số trường hợp nhú 'cầu nước độc lập với lượng vật chất khô ăn vào, ví dụ như khi con vật nhịn đói, nó vẫn tiếp tục uống nước, con vật ăn ít VCK nhưng vẫn uống nhiều nước. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cũng có vai trò nhất định trong việc chi phối nhu cầu nước. Paquay (1970) cho biết có mối tương quan thuận giữa lượng nước thu nhận với lượng protein, chất béo, K, Mg và C1 ăn vào. Mối quan hệ giữa nhu cầu nước của gia súc với sức sản xuất của chúng cũng khá chặt chẽ. Con vật có sức sản xuất càng lớn thì nhu cầu nước càng cao, vì tỷ lệ nước trong sản phẩm khá cao. Một kg sữa có khoảng 0,87kg nước, 1 kg tăng trọng có khoảng 0,4 - 0,6kg nước. Ngoài ra để tạo ra sản phẩm càng nhiều các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể cũng càng mạnh, do đó nhu cầu nước tăng lên. Như vậy con vật cao sản cần nhiều nước hơn con vật thấp sản, con vật non cần nhiều nước hơn con vật trưởng thành. Mối quan hệ giữa nhu cầu nước và nhiệt độ môi trường như sau: Nhu cầu nước của vật nuôi tăng khi nhiệt độ không khí tăng. Người ta đã xác định được rằng, đối với bò ở nhiệt độ 4°c cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26-27°C là 5,2 và ở 32°c là 7,3 kg nước. Nhiệt độ của nước uống cũng ảnh hưởng đến sự thu nhận nước. Khi nhiệt độ nước là 32°c gà giảm uống nước và ngừng uống khi nhiệt độ nước là 45°c. Ở loài nhai lại khi nhiệt độ nước quá thấp con vật cũng giảm uống nước. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, biết được nhu cầu nước của con vật, người chăn nuôi sẽ cung cấp nước đủ theo nhu cầu của chúng, do đó: 8
  • 10. + Đảm bảo sức khoẻ, sức sản xuất cao. + Giảm chi phí cho việc cung cấp nước. + Giảm ô nhiễm môi trường. + Giảm chi phí cho việc xử lý phân, nước tiểuẽ Cách cung cấp nước tốt nhất là dùng vòi uống tự động. Ngoài ra cần đảm bảo những đòi hỏi về vệ sinh nước uống: nồng độ chất hoà tan không vượt quá 15g/I (nước sạch chứa dưới 2,5g/l), hàm lượng NaCl không quá 1%, muối sunfat < 0,1%, muối Nitrat không quá 50mg/l. Tuyệt đối không cho con vật uống nước bị nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng hoặc các hoá chất độc hại. 2. PROTEIN Trong khoa học và trong thức ăn gia súc, protein là khái niệm bao gồm protit và các hợp chất chứa ni tơ phi protit. Protit là một phần cơ bản của protein. Ví dụ: Trong protein thực vật, protit chiếm 60- 90%, còn trong một sô' sản phẩm protein động vật, protit chiếm tới 100%. Vì thế có thể coi như khái niệm protein và protit là đồng nhất. 2.1. Protit Protit có thành phần hoá học dao động trong một giới hạn hẹp, cụ thể như sau: Cacbon Oxy Hydro Nitơ Lưu huỳnh Phốt pho Các nguyên tố khác 52% (50 - 55) 1% (6,5 - 7,5) 23% (21 - 24) 16% (14- 19) 2% (0,3 - 5,7) 0,6% (0 - 1) 0,05% (0 - 0,3) Phân tử protit được xây dựng nên bởi các axit amin (a.a). Số lượng axit amin khác nhau và cách sắp xếp các axit amin khác nhau sẽ tạo nên các protit khác nhau. 2.1.1. Ajwí amỉn Cấu tạo của axit amin gồm có các gốc radican (-R) và 2 nhóm định chức là nhóm cacboxin (-C00H) và nhóm amin (-NH2). ỉjJH2 R----- c ------C00H H 9
  • 11. Các axit amin khác nhau có gốc radican khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên chức năng khác nhau của axit amin trong các quá trình sinh học. ì1 H CH— c — COOH — c ----CO O H 1 CH3^ 1 n h 2 n h 2 R của alanin R của valin Tuỳ thuộc vào sự sắp xếp không gian của các phân tử axit amin mà ta có thể gặp hai dạng của một axit amin đó là dạng L và dạng D. NH2 COOH COOH — H H — NH- R R Dạng L Dạng D Một số axit amin còn có cả dạng DL. Các axit amin tự nhiên thường ở dạng L. Động vật chỉ hấp thu và sử dụng các axit amin ở dạng L, còn dạng D gia súc không hấp thu và sử dụng được. Có thể các men của chúng không thích ứng. Người ta đã phát hiện được trên 150 axit amin khác nhau. Nhưng để tạo thành protit chủ yếu có 22 axit amin tham gia. Căn cứ vào yêu cầu và khả năng tổng hợp axit amin của cơ thể động vật, mà người ta chia axit amin thành hai loại: loại không thay thế được (axit amin thiết yếu) và loại có thê thay thế được (axit amin không thiết yếu). Axit amin không thể thay thế được là những axit amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được hoặc không thể tạo thành bằng cách chuyển hoá từ axit amin khác. Động vật buộc phải lấy các axit amin đó từ thức ãn. Axit amin có thể thay thế được là những axit amin mà cơ thể động vật có thể tổng hợp được hoặc tạo ra được bằng cách chuyển hoá từ các axit amin khác. Axit amin không thay thế được gồm có: Lizin, methionin, triptophan, histidin, phenylalanin, lơxin, izolơxin, treonin, arginin, valin, glixin. Axit amin bán thay thế: Xistin, xistein, tirozin. Axit amin có thể thay thế được: Alanin, asparagin, prolin, cerin, ornitin, axit glutamic, axit asparaginic. Tuỳ theo loài và tuổi động vật mà số lượng các axit amin không thay thế được nói trên có thể khác nhau. Ví dụ: Glixin chỉ là axit amin không thay thế được của gia cầm non. Histidin không phải là axit amin không thay thế được của người. Arginin chỉ là axit amin không thay thế được của lợn đang sinh trưởng. Riêng động vật nhai lại trưởng thành thì các axit amin thiết yếu được tổng hợp bởi vi sinh vật trong dạ cỏ, vì thế chúng không phụ thuộc nhiều vào các axit amin cung cấp từ thức ăn. 10
  • 12. 2 J ề 2. Cấu trúc và thuộc tính của protit Protit được tạo nên bởi hai hoặc nhiều axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi cầu nối peptit (- NH - co -). H2N- <jTH - COOH + HNH- CH-COOH---- * ẵ H2N -C H - co - NH - CH - COOH CH3 (CH2)2 cỊh3 (cỊh2)2 c - CH3 S - c h 3 Alanin Methionin Alaninmethionin Protit được cấu tạo bởi 2 axit amin gọi là dipeptit, bởi 3 axit amin gọi là tripeptit, bởi 4-10 axit amin gọi là poligopeptit, ẹòn trên 10 axit amin gọi là polipeptit. Protit mà các phân tử của chúng được tạo bởi các cầu nối thẳng thì chúng có cấu tạo phiến (ví dụ: Fibrilla) chúng không hoà tan trong nước và ở trong cơ thể chúng đóng vai trò thành phần cấu trúc. Các protit mà các phân tử của chúng được cấu tạo thành từ những mắt xích uốn cong liên tục thì chúng có cấu tạo hình cầu (globulin), chúng hoà tan trong nước và trong cơ thể, chúng đóng những vai trò chức năng quan trọng (hemoglobin, pepxin...)- Giữa hai loại trên còn có dạng trung gian. * . Protit có dạng keo, có tính chất lưỡng tính nên nó có tác dụng đệm, đó là một trong những thuộc tính quan trọng của protit. Nó không hoà tan trong dung môi hữu cơ, nhưng đa số protit có tính chất thuỷ phân và hoà tan trong nước. Protit không bền vững, dễ bị biến tính. Dưới tác động của tác nhân vật lý, hoá học như nhiệt độ trên 60°c hay dưới 10-15uc. khi bị chiếu tia cực tím, khi bị axit, muối, các dung môi hoà tan hữu cơ thì protit sẽ bị biến tính. 2.1.3. Phân loại Protit Căn cứ vào thành phần và thuộc tính hoá lý của protit người ta chia thành 2 loại: protit đơn giản và protit phức tạp. - Protit đơn giản là loại khi thuỷ phân chỉ cho ra axit amin. Điển hình của protit đơn giản có nguồn gốc thực vật là: gluten và prolamin, còn có nguồn gốc động vật là : Protamin, histon và albumin. - Protit phức tạp là loại khi thuỷ phân cho ra các axit amin và các vật chất khác như hydratcacbon, axit photphoric, axit nucleic... Điển hình của protit phức tạp là photpho proteit, nucleoproteit, metaloproteit, lipoproteit và gliceroproteit. Căn cứ vào sự có mặt của các axit amin thiết yếu người ta chia protit thành ba loại: - Protit hoàn toàn (hoàn hảo) là protit chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu; đây là protit có giá trị dinh dưỡng cao. 11
  • 13. - Protit bán hoàn toàn là protit chứa một số axit amin thiếu yếu. - Protit không hoàn toàn là các protit chứa rất ít các axit amin thiết yếu. 2.2. Vật chất chứa nitơ phi protit (amit) Amit là sản phẩm trung gian chính được sinh ra trong quá trình tổng hợp protit hoặc khi phân giải protit. Sau đây là một sô' loại amit: Asparagin và glutamin có nhiều trong thực vật non, chúng là sản phẩn trung gian trong quá trình tổng hợp và phân giải protit của thực vật. Các amit này động vật hấp thu và sử dụng rất tốt. Karbamit chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng là thành phần thường thấy trong thức ăn gia súc. Ở độns. vật còn hú sữa, nó là sản phẩm cuối cùng trong quá trình trao đổi đạm và được bài tiết qua nước tiểu. Amin: Amin là một thành phần quan trọng của amit, trong thực vật và sản phẩm thực vật. Đa số chúng được tạo thành khi tách nhóm cacboxyn khỏi axit amin. Theo cách này trong cơ thể động vật tạo ra nhiều amin có ý nghĩa sinh học to lớn. Bảng 1.2: Một só'amin được tạo thành từaxit amin Axit amin Amin Axit amin Amin Lizin Kadaverin Ornitin Petrecxin Histidin Histamin Triptophan Triptamin Methionin Kolin Xerin Kolamin Xistein Xisteamin 3,4 dihydrocxy Tirozin Tirazin Phenylalanin Adrenalin Một vài thức ăn chứa amin không có lợi. Ví dụ: betain, trong cơ thể động vật amin này biến thành trimetilanin, nó đi vào trong sữa làm cho sữa có mùi bột cá. Nitrat: Nitrat là thành phần không mong muốn trong thức ăn, chúng độc hại cho động vật. Hàm lượng nitrat có nhiều trong thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin A từ caroten và làm ngộ độc gia súc. Alcaloit: Một sô thức ăn chứa alcaloit, chất này có thể gây ngộ độc mạnh cho gia súc. 2.3. Yêu cầu của động vật đối vói chất lượng protein Yêu cầu của động vật dạ dày đơn - Chất lượng protein có ý nghĩa rất quan trọng đối với động vật dạ dày đom. Ví dụ: Lợn con sau cai sữa nếu được ãn thức ăn chứa protein có chất laợng cao (đầy đủ và cân đối các axit amin) thì chỉ cần tỷ lệ protein trong thức ăn 12-13%, còn nếu protein chất lượng thấp thì phải cần tỷ lệ protit trong thức ăn từ 18-20%. 12
  • 14. - Động vật dạ dày đơn đòi hỏi thức ăn protein phải có đầy đủ và cân đối các axit amin. Nếu thiếu một vài axit amin, hoặc có đủ nhưng không cân đối sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sinh tổng hợp protit trong cơ thể động vật. - Đối với động vật non sinh trưởng với tốc độ nhanh thì việc thiếu các axit amin có ảnh hưởng xấu nhanh hơn so với thiếu vitamin và khoáng. Bixon đã làm thí nghiệm và thấy rằng thiếu triptophan trong thức ăn làm cho lợn choai giảm trọng lượng 967g/tuần, khi bổ sung đầy đủ lợn đã tăng lên 4515g/tuần. Tất cả các axit amin thiết yếu đều ảnh hưởng đến lợn choai tương tự. Vì vậy, khi sử dụng thức ăn giàu protein nếu biết nó thiếu hoặc nghèo axit amin thiết yếu nào đó, ta cần bổ sung thêm bằng axit amin tổng hợp hoặc hỗn hợp với thức ăn protein khác giàu axit amin đó. Yêu cầu của động vật nhai lại - Khi tổng hợp protit của mình, đọng vật nhai lại cũng cần có đầy đủ các axit amin thiết yếu. Khi còn non (thời kỳ bú sữa) chúng đòi hỏi được cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu giống như jáộng •vật dạ dày đơn. Nhưng khi đã trưởng thành chúng không đòi hỏi trong thức ăn có đầy đủ các axit amin đó. Vì rằng vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp protit từ các chất chứa nitơ hết sức đơn giản như amoniac, muối amon, peptit, các axit amin tự do... sau khi vi sinh vật chết đi, động vật sử dụng xác của vi sinh vật như một nguồn protit có chất lượng cao. Vì thế ta có thể thay thế một phần protit thức ăn của động vật nhai lại bằng các hợp chất chứa nitơ phi protit như carbamit, sunfatamon, nước amoniac... 2.4. Đánh giá chất lượng protein 2.4.1. Xác định tỷ lệ protein thô và protein tiêu hoá Người ta thường xác định tỷ lệ protein thô bằng cách phân tích xác định tỷ lệ nitơ của thức ăn rồi nhân với hệ số 6,25. Vì tỷ lệ nitơ trong protein thường ổn định ở mức khoảng 16% (100: 16 = 6,25). Đối với bột thịt, bột cá, hạt đậu, đỗ, ngô người ta dùng hệ số 6,25, đối với sữa dùng hệ số 6,38, khô dầu dùng hệ sô' 5,60, còn hạt hoà thảo dùng hệ số 5,83. Hàm lượng protein (g)/kgTẢ = N (g)/kgTẢ . 6,25 (hoặc 6,38; 5,60; 5,83) Tỷ lệ protein tiêu hoá là tỷ lệ % giữa phần protein thức ăn tiêu hoá được với tổng sô' protein gia súc ãn được. Ví dụ: Lợn ăn một khẩu phần chứa lOOg protein, lượng protein thải ra trong phân là 22g. Tỷ lệ tiêu hoá protein của khẩu phần đó là: 100 ~ 2 2 X 100 = 78% 100 Protein thức ăn nào có tỷ lệ tiêu hoá cao hơn được coi là protein đó giá trị hơn. 13
  • 15. 2.4.2. Phương pháp của Osbưnn và Mendel (1919) Đây là phương pháp cổ nhất chủ yếu dùng cho động vật sinh trưởng. Vì sinh trưởng của động vật có liên quan chật chẽ với chất lửợng proteinếOsbưn và Mendel đã đưa ra công thức sau: ............................ ............. Tăng trọng của động vật (g, kg) Hệ sô hiệu quả của protein (HHP) = --------------------;---------;------- Protein động vật ăn được (g, kg) Hệ số này càng lớn có nghĩa là protein thức ăn càng tốtềVì tiêu tốn ít protein mà gia súc lại tăng trọng nhiều. Sự không chính xác của phương pháp này ở chỗ hệ số này bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các nhân tố sau: Tỷ lệ protein trong thức ăn, hàm lượng các vật chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, ẩm độ môi trường... 2.4.3. Phương pháp Thomas và Mitchel (1924) Cơ sở của phương pháp này là thí nghiệm cân bằng nitơ. Nitơ trong thức ăn do động vật ăn vào một phần được tiêu hoá (N tiêu hoá), một phần thải ra theo phân (N phân)... Nitơ tiêu hoá phần lớn được cơ thể sử dụng, còn một phần nhỏ bị thải ra ngoài theo nước tiểu (N nước tiểu). Phương pháp này đánh giá giá trị protein cãn cứ vào thành phần nitơ thực sự được sử dụng bởi cơ thể động vật nhiều hay ít. Thomas và Mitchel đưa ra công thức tính giá trị của protein (GP%) sau đây: N thức ăn - (N phân + N nước tiểu) (1) GP (%) = ------------ F Ề Ễ «. ' ---------- Ị _ x 100 N thức ăn - N phân ^ X N TẢ - (N phân - N tr.đổi) - (N n.tiểu - N nôi sinh) (2) GP (%) = ------------3 , —---- — — ------------- — ------ — X 100 N TĂ - (N phân - N trao đổi) N tích luỹ trong cơ thể ìnn ■ “ ' 1 X 1uu N tiêu hoá Công thức (2) chính xác hơn ở chỗ nitơ phân tích được trong phân không chỉ riêng N thức ăn mà còn có N thải ra từ các tế bào đường tiêu hoá. Còn N nước tiểu cũng không phải chỉ có riêng N thức ăn mà còn có cả N trong quá trình trao đổi chất của cơ thể thải ra. Độ chính xác của phương pháp này cao, nhưng nó vẫn bị ảnh hưởng bởi N trao đổi và N nội sinh, vì chúng không phải là cố định. Tròng khi người ta lại xác định hai chỉ tiêu này ở một số đối tượng gia súc nào đó và áp dụng cho các đối tượng khác. Mitchel đã xác định GP của một số loại thức ăn và có kết quả như ở bảng 1.3. 14
  • 16. Bảng 1.3. GP (%) của một số thức ăn (Mitchel 1955) Tên thức Sn GP (%) Sữa 06-97 Bột cá 74-89 Khô dầu đỗ tương 67-76 Hạt đỗ các loại 62-65 Ngô 49-61 2.4.4. Phương pháp hoá học của Mitchel và Blok Phương pháp này chỉ chú ý tới axit amin khổng thay thế dược thường thiếu nhất của proteịn cần nghiện cứuế So sánh áxit amin đố V Ớ I axit amin tương ứng có trong protein chuẩn (trứng). Ví dụ: Protein của ngô thiếu nhất là lizin.'Lizin của trứng là 7% còn lizin của ngô là 2,9%. Nghĩa là so với trứng, ngô chỉ bảo đảm được 41,4% lizin (2,9 : 7 X 100). Người, ta dùng tỷ lệ này để biểu thị giá trị sinh học protein của ngổ. 2.4.5. Phương pháp hoá học của Oser (1951) Phương pháp nặy dựa trên sự so sánh toàn bộ các axit amin thiết yếu của protein cần nghiên cứu với axit amin tương ứng của trứng. Công thức như sau: /1O O a 100b ĨÕÕz Ỵ CAAT 1„ 10Oa . 100b . 100z, EAAI = n ỉ — —- X —— X... X— — ; LogEAAI = - (log — — —+ log - 7— +... log —— V a, b, Z1 n a, bì Z1 " I EAAI là chỉ số của axit amin thiết yếu (Essential Amino Acid Index), a, b...z là tỷ lệ axit amin thiết yếu của protein cần nghiên cứu, % • a„ b|ế..z, là tỉ lệ axit amỉn thiết yếu của trứng, %. n là số axit amin cẩn nghi&n cứu. Phương pháp này khá chính xác, so với phương pháp của Thomas và Mitchel (GP) là phưcmg pháp được coi là tốt nhất chỉ sai khác ± 2 - 4%, thỉnh thoảng tới ±10-15% hoặc hơn là do chưa tính hết các axit amin cần tính vào công thức nói trẽn. Bảng /.4ẳSo sánh kết quả của phương pháp Oser (EAAI) và phương pháp Mỉtchel - Thomat (GP) trẻn cùng một loại thức ăn Nguổn gốc protoln GP (%) EAAI (%) Sữa bò 90 90 Nấm bla 85 80 Thịt 78 88 Lúa mạch 67 67 Khoai t&y 67 71 15
  • 17. 2.4.6. Phương pháp hoá học gián tiếp Phương pháp này xác định giá trị sinh học của protein thông qua việc xác định axit amin huyết tương của máu, hoạt tính của một loại enzim, hàm lượng N trong gan hoặc hàm lượng carbamit trong máu... Phương pháp xác định giá trị sinh học của protein thông qua xác định hàm lượng carbamit trong máu như sau: Qua nhiều thí nghiệm trên chuột bạch, lợn, cho thấy có sự tương quan giữa giá trị sinh học của protein và hàm lượng carbamit trong máu. Chất lượng protein càng kém thì hàm lượng carbamit trong máu càng cao. Bergener và Kiti (1977) đã nghiên cứu và thông báo mối tương quan giữa GP và hàm lượng carbamit trong máu ở bảng sau: Bảng J.JỂMối quan hệ giữa GP và carbam.it trong máu Nguồn gốc protein GP (°/ồ ) Carbamít trong máu (mg%) - Bột cá 96,6 ±0,71 14,6 ±0,51 - Khô dầu đậu tương 70,1 ± 1,03 21,3 ±0,24 - Kiều mạch 68,0 ±1,75 20,9 ± 0,95 - Khô dầu lạc 60,3 ± 0,40 22,0 ± 0,72 - Đỗ các loại 42,7 ± 1,34 30,6 ± 0,92 Người ta so sánh hàm lượng carbamit trong máu của một protein chuẩn (có GP = 100%) với hàm lượng carbamit của protein cần nghiên cứu. Chỉ số tìm được là chỉ số đánh giá giá trị sinh học của protein cần nghiên cứuẾChỉ số này tính như sau: Y (%) = Carbamit trong máu của protein chuẩn (mg%) Carbamit trong máu của protein cần nghiên cứu (mg%) X 100 Khi GP của protein chuẩn không phải là 100%, ví dụ trứng có GP = 96,6%, ta hiệu chỉnh như sau: Y hiệu chỉnh (%) = Y X 96,6 100 2.4.7. Đánh giá chất lượng protein thức ăn đối với động vật nhai lại Đối với động vật nhai lại đánh giá chất lượng protein chủ yếu dựa vào khả năng tiêu hoá của protein thức ăn. Tiêu hoá protein thức ãn ở động vật nhai lại có đặc điểm riêng: - Một phần nhỏ protein thức ãn không bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ được đi thẳng tới dạ dày thật và được tiêu hoá ở đó. 16
  • 18. - Phần lớn protein thức ăn bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ và chúng sử dụng sản phẩm để tạo thành protein của bản thân chúng. Sau khi vi sinh vật chết đi, gia súc nhai lại sử dụng các vi sinh vật này như một nguồn protein thức ăn. Như vậy vi sinh vật được sinh sôi nẩy nở càng nhiều càng tốt. Muốn vậy phải cung cấp đủ không chỉ protein cho vi sinh vật mà còn phải đủ cả năng lượng cho chúng (các vật chất hữu cơ như: Celluloza, tinh bột, lipit...). Chính vì vậy khi đánh giá protein thức ăn cho động vật nhai lại người ta phải tính đến: * Phần protein thức ăn đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá ở đó. * Phần protein bị vi sinh vật lên men để sử dụng thành protein cơ thể chúng. * Phần vật chất hữu cơ tiêu hoá được để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật. Khi xác định protein tiêu hoá được của thức ăn giàu protein, người ta tính phần protein đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá hấp thụ ở ruột non cộng với phần protein bị lên men trong dạ cỏ. Còn khi xác định protein tiêu hoá được của thức ăn nghèo protein thì người ta tính phần protein đi thẳng vào dạ dày thật và được tiêu hoá hấp thụ ở ruột non cộng với lượng vi sinh vật được tiêu hoá ở ruột non. Lượng vi sinh vật này dựa vào lượng vật chất hữu cơ tiêu hoá được để suy ra. Cụ thể là cứ 1 kg VCHCTH cho 135g protein vi sinh vật, 80% trong số này là protein thuần và tỷ lệ tiêu hoá của nó ở ruột non là 70%. Lượng vi sinh vật tiêu hoá được sẽ là 135x80% X70% = 75,6g. Như vậy cứ 1 kg vật chất hữu cơ tiêu hoá sẽ cho 75,6g protein v s v tiêu hoá ở ruột non. Do đặc điểm tiêu hoá protein của động vật nhai lại có tính đặc thù như đã nói ở phần trên, vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng protein ở động vật nhai lại cần phải: - Đối với thức ãn giàu protein và protein có giá trị sinh học cao như bột cá, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc, bột sữa... cần phải tìm cách để protein đi thẳng vào dạ dày thật mà không bị vi sinh vật phân giải ở dạ cỏ. Ví dụ: Như dùng phương pháp tanin hoá thức ăn, formandehit hoá thức ăn hoặc nghiền nóng thức ăn. - Đối với thức ăn nghèo protein hoặc thức ăn chứa nhiều nitơ phi protit cần phải cung cấp thức ăn có đủ năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Tức là phải có một tỷ lệ tinh bột, xenluloza thích hợp trong khẩu phần ăn của gia súc. 3. LIPIT Lipit trong các sản phẩm động vật và thực vật gồm hai phần: Lipit đơn giản và lipit phức tạp. Lipit đơn giản chỉ gồm glixerin và axit béo. Nó chiếm tới 70-80% trong lipit động vật và 80 - 90% trong lipit thực vật. Lipit phức tạp có nhiều nguyên tố hoá học tham gia trong cấu trúc phân tử hom là lipit đơn giản. Lipit phức tạp gồm: photpholipit, glicolipit, steridit, carotinoit. 3.1ẵLipit đơn giản (mỡ) Mỡ động vật và thực vật được cấu tạo từ c, H, o. Phân tử mỡ là do glixerin và axit béo kết hợp tạo thành. ________________ Ễ >MK9 CT HAI nG u,ỂM R LV ẵ’HÕN»4 MUCVN
  • 19. H2 0H hooc - R, c a o - co - R CHOH + HOOC - R2 1 CH2OH HOOC - R, l2u v -'-' ixl HO -C 0-R 2 + 3 H20 CH2 0 - CO - R3 Triglixerit Trong mỡ động, thực vật không phải tất cả các phân tử đều có 3 axit béo mà có thể chỉ là 1 hoặc 2 axit béo tham gia cấu tạo thành phần tử mỡắ 3.1.1. Axỉt béo Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 600 axit béo. Trong mỡ động, thực vật thường gặp 16 axit béo. Axit béo được chia ra làm hai loại: Axit béo no và axit béo không no. Trong dầu thực vật, axit béo không no chiếm từ 65 - 85%. Còn trong mỡ động vật axit béo không no có nhiều nhất ở mỡ cá (dầu cá) 80 - 90% và ít nhất ở mỡ bò 20-25%. Người ta dùng chỉ sô' iod để xác định mức độ axit béo không no trong mỡ. Chỉ sô' này biểu thị bằng số gam iod liên kết trong lOOg mỡ. Chỉ sô' này càng cao thì mỡ càng chứa nhiều axit béo không no. Sau đây là một số loại axit béo no và không no thường gặp trong mỡ đỡng thực vật. Tên axit béo Thành phần hoá học Điểm nóng chảy (°C) Axit béo no Butiric C4H802 - 6 Kapronic QH12 02 - 2 Kapnc C|otỈ2o^2 31 Loric C12H2402 44 Nicritric Ci4H2802 56 Palmitic C16H3202 63 Stearic C18H3602 70 Arakinic Cịq H^O;, 76 Licnoxenic C,4H4802 86 Axit béo không no Palmitoleic Cl6H3 o02 Oleic ClgH3402 Linoleic Cl8H3202 Linolenoic C18H3002 Arakidoic Q>2H3202 18
  • 20. 3.1.2. Axit béo không thay thế được Một số axit béo quan trọng như : Linoleic, linolenoic và arakidoic, khi thiếu chúng trong thức ăn của gia cầm, lợn, cừu, bò ở giai đoạn nhỏ sẽ dẫn đến giảm sinh trưởng, có sự thay đổi về da, phá huỷ sự chín của trứng của gia súc cái... Những sự rối loạn này sẽ mất đi khi bổ sung vào thức ăn những axit béo nói trên hoặc chỉ cần bổ sung hai loại axit béo đầu. Các axít béo không thay thế được còn nằm trong các chất kích thích cơ, giảm huyết áp, trong các chất hoạt động của một số hooc môn. Axit béo không thay thế được có nhiều trong dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu đỗ tương, dầu ngô. Còn trong mỡ động vật có nhiều nhất ở dầu cá và ít nhất ở mỡ bò, mỡ cừu. Bảng Ị.6. Tỷ lệ axit béo không no và không thay thế được ở một sô'loại mỡ Nguồn gốc mỡ % trong tổng số mỡ Axit béo không no Axit béo không thay thế Mõ động vật: Mỡ bò cái 20-45 3 -5 Mỡ bò thịt 40-45 3 -6 Mỡ cừu 36-47 3 -7 Mỡ gà mái 55-65 17-22 Mỡ lờn 50-60 12-18 Dầu cá 85-95 75-80 Dầu thực vật: Dầu lạc 65-70 20-25 Dầu bông 70-75 42-45 Dầu hướng dương 80-90 45-50 Dầu ngô 80-85 50-52 Dầu đỗ tương 80-85 55-60 3.2ẵLipit phức tạp 3.2.1ếPhotphatit (Photpholipit) Sở dĩ gọi như vậy vì trong phân tử của nó có chứa axit photphoric. Photphatit thường chiếm 2-15% trong lipit thực vật và 20 - 30% trong lipit động vật. Photphatit được chia làm ba loại: Glixerophotphatit, inozitphotphatit và sphingozitphotphatit. 19
  • 21. Trong thức ăn gia súc chú ý hơn cả là glixerophotphatit. Tuỳ thuộc thành phần N trong cấu tạo phân tử mà người ra chia nó thành ba loại: Lexitin, kolamin - kephalin và xerinphotphatit. Lexitin là thành phần rất quan trọng của hầu hết lipit động vật và thực vật. Thiếu lexitin, động vật sẽ bị thoái hoá mỡ gan. Khi đó có thể bổ sung methionin và kolin vào thức ăn để tăng cường quá trình tổng hợp lexitin. Các dầu thực vật như dầu bông, dầu đỗ tương, dầu hướng dương rất giàu lexitin. Trong trứng lexitin chiếm tới 30% lipit trứng. 3.2.2. Steroit Đại diện quan trọng của steroit là colesterol (C27H450H) và ergosterol (C2gH4?0H)Ể Colesterin được tổng hợp trong cơ thể động vật. Chỉ có 10% colesterin liên quan đến axit béo (colesterit), số còn lại ở dạng tự do nằm trong máu, gan và mô thần kinh. Rất nhiều hoại chất sinh học được cấu tạo từ colesterin như hooc môn sinh dục, axit mật, vitamin nhóm D... Khi chiếu tia cực tím vào colesterin sẽ cho vitamin D3. Ergosterin có trong thực vật và cơ thể vi sinh vật, có nhiều trong men bia và nấm mốc. Khi chiếu tia cực tím vào ergosterin sẽ cho vitamin D2. Ngoài các lipit phức tạp trên còn có glicolipit, kartinoit, dầu thơm chiết từ thực yật. 3. 3. Nhu cầu của động vật đối với lỉpit 3.3.1. Vai trò của lỉpit đối với cơ thể động vật Lipit là thành phần cấu tạo nên cơ thể, cấu tạo màng tế bào, hồng cầu, tế bào thần kinh. Lipit là chất dự trữ nãng lượng tốt nhất đối với cơ thể động vật (một đom vị trọng lượng mỡ chứa năng lượng gấp 2, 25 lần gluxit và protit). Lipit là nguyên liệu tạo nên các hooc môn nội tiết (testosteron, progestrogen), nguyên liệu tạo vitamin. Mỡ là dung môi hoà tan vitamin A, D, K, E. Nếu thiếu mỡ sẽ dẫn đến động vật thiếu vitamin nhóm này. Mỡ được hấp thụ vào cơ thể một phần được oxy hoá cho năng lượng, một phần được đặc trưng hoá thành mỡ cơ thể tạo thành lớp đệm mềm tránh va chạm và chống thời tiết lạnh. 3.3.2. Nhu cầu lipit của động vật dạ dày đơn Đối với lợn cần bảo đảm 1-1,5% lipit trong khẩu phần. Nếu trong khẩu phần chỉ có dưới 0,06% lipit sẽ thấy hiện tượng lợn chậm lớn, rụng lông, lợn giống chậm thành thục về tính. Đối với gà thịt cần đảm bảo > 2% lipit trong khẩu phần, còn gà mái là 2,5%. Tỷ lệ tiêu hoá và sử dụng lipit ở động vật dạ dày đơn phụ thuộc vào mạch cacbon của axit béo và độ nóng chảy của mỡ. Mạch cacbon càng dài, độ nóng chảy càng cao thì tỷ lệ tiêu hoá và mức sử dụng mỡ càng thấp và ngược lại. Cụ thể tỷ lệ tiêu hoá mỡ bò là 78% và cho 6300 Kcal nãng lượng trao đổi/l kg, còn mỡ lợn là 92% và cho 8700 Kcal/lkgỂGia cầm sử dụng mỡ thực vật tốt hơn là mỡ động vậtắ 20
  • 22. Đối với lợn khẩu phần ăn càng chứa nhiều axit béo không no thì chỉ số iod của mỡ lợn càng cao và độ nóng chảy của mỡ càng thấp. Do đó cần cho lợn ăn vừa phải thức ăn thực vật giàu lipit và hạn chế mức độ bổ sung lipit thực vật vào khẩu phần ăn của lợn. Thường khi vỗ béo người ta chỉ sử dụng tinh bột là chính. Trong cơ thể, tinh bột được chuyển hoá thành mỡ nên chất lượng mỡ tốt. Ngựa có hệ vi sinh vật ở manh tràng biến axit béo không no thành axit béo no. Tuy vậy, thức ăn chứa nhiều axit béo không no mỡ ngựa vẫn mềm nhão vì trước khi đến manh tràng mỡ của thức ăn đã được hấp thu. 3.3.3. Nhu cầu ĩipit của dộng vật dạ dày kép Đối với trâu, bò sữa để đảm bảo cho việc sản xuất sữa, trong vật chất khô của khẩu phần ãn cần có 2 - 4% mỡ thô. Khi động vật đang tiết sữa thì cần cung cấp thêm 20-25g mỡ thô tính theo mỗi lít sữa trong mỗi ngày. Chúng ta đã biết khi lipit vào dạ cỏ của động vật nhai lại nó sẽ bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ thành glixerin và axit béo. Glixerin tiếp tục được phân huỷ thành axit béo bay hơi. Còn các axit béo không no được chuyển thành axit béo no mà chủ yếu là stearic. Và ở đây xẩy ra quá trình tổng hợp lipit rất tích cực của vi sinh vật. Chính vì thế khi lipit được chuyển đến dạ dày thật thì mỡ đã được tãng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Tuy vậy, cũng cần chú ý đối với động vật cái đang tiết sữa, chất lượng mỡ thức ãn cũng có ảnh hưởng tới chất lượng mỡ sữa. 4. HYDRATCACBON Trong sản phẩm động vật hydratcacbon hiếm khi vượt quá 1-2% còn trong sản phẩm thực vật nó thường chiếm tới 60-80% vật chất khô. Hydratcacbon là vật chất cung cấp nãng lượng chủ yếu cho động vật. Khi động vật đủ nhu cầu về năng lượng, nó được chuyển hoá thành glicogen hoặc mỡ để dự trữ. Hydratcacbon còn góp phần cấu tạo nên các tổ chức tế bào cơ thể như glucolipit trong tổ chức não, thần kinh. Hydratcacbon gồm một loạt các vật chất hữu cơ mà trong thành phần của nó không có nitơ. 4.1. Phân loại Hydratcacbon Hydratcacbon được chia thành hai nhóm lớn: nhóm sacarit bao gồm tất cả các đường có chứa 24 nguyên tử cácbon trở xuống và nhóm polisacarit (đường đa) gồm tất cả các hydratcacbon còn lại. 4.1.1. Sacarit Nhóm sacarit được chia thành các loại sau: 21
  • 23. - Đường đơn (mônosacarit) gồm hai loại: hexoza và pentoza. Hexoza có công thức chung C6H1206 gồm các đường sau: Glucoza, fructoza, galactoza và manoza. Pentoza có công thức chung C5H10Oj gồm các đường sau: Arabinoza, riboza, kxiloza và dezoxiriboza. - Đường đôi (disacarit) công thức chung: C12H220n gồm các đường sau: Sacaroza, maltoza, lactoza, xelobioza. - Đường ba (trisacarit) công thức C18H3201 6 , có một loại đường là raphinoza. - Đường bốn (tetrasacarit) công thức G,4H4202 1 có một loại đường là stakinoza. 4.1.2. Polisacarit GỒỨ1các loại sau: - Hecxơzan công thức chung (C6Hlo05)n gồm có: Tinh bột, destrin, glicagen, inulin, xenluloza. - Pentozan công thức chung (C5H,005)n gồm có: Arabani và Kxilani. - Heteropolisacarit gồm có: Hemixenluloza, pectin, chất nhầy thực vật, nhựa tự nhiên. - Các polisacarit khác gồm có: Lignin, axit hữu cơ... 4.2ểNguồn gốc và chức năng của một số hydratcacbon quan trọng 4.2.1. Sacarit * Đường dơn D- glucoza có nhiều trong quả ngọt, thực vật, mật ong, đặc biệt chiếm tới 20% trong quả nho chín, trong máu động vật có 0,1 - 0,2%. Glucoza cung cấp tới 50% năng lượng cho cơ thể. Glucoza chống xeton huyết, nó là đường khử mạnh. Glucoza dễ lên men sinh rượu: C5H,206+ men — » 2C2H50H + 2C02. Sử dụng quá nhiều glucoza dễ gây đái đưòngệ D- fructoza có trong quả ngọt, mật ong, có ít trong thực vật xanh, trong máu và các tổ chức của động vật có rất ít fructoza. Fructoza có tính khử mạnh hơn glucoza. Nó cũng dễ chuyển hoá thành rượu. Trong cơ thể động vật fructoza được sinh ra trong quá trình trao đổi chất khi thuỷ phân sacaroza. Sacaroza — » a glucoza + p fructoza. * Đường đôi Sacaroza: Có nhiều trong mía (15-20%), trong củ cải đường (20-22%), hầu hết các thực vật đều có sacaroza. Trong cơ thể động vật nó không có ở dạng tự do. Sacaroza của thức ăn được thuỷ phân ở ruột non nhờ men sacaraza tạo ra glucoza và fructoza và được hấp thu (sacaroza = a glucoza + p fructoza). 22
  • 24. Lactoza (đường sữa) là đường duy nhất được tạo thành trong cơ thể động vật. Lactoza trong sữa khi vào đến ruột non sẽ bị thuỷ phân nhờ men lactaza tạo thành a glucoza và (3 fluctoza và được hấp thu. Maltoza được sinh ra khi thuỷ phân tinh bột hoặc glicogen. Nó dễ bị lên men rượu và được sử dụng trong sản xuất bia. Maltoza dễ bị thuỷ phân ở ruột non tạo thành hai phần tử a glucoza. 4.2.2. Polisacarit * Tinh bột Tinh bột là chất dự trữ năng lượng của thực vật. Nó chiếm nhiều trong hạt, củ và rễ củ (chiếm từ 70- 80% vật chất khô). Trong hệ thống tiêu hoá của động vật, tinh bột bị thuỷ phân nhờ men amilaza và maltaza, kết quả cho ra glucoza. Tinh bột là thành phần quan trọng trong thức ăn gia súc. Nó có tỷ lệ tiêu hoá cao. Gia súc có thể ãn một lượng lớn mà không bị rối loạn tiêu hoá. Chính vì vậy, nó chiếm một tỷ lệ lớn trong khẩu phần ãn của gia súc. * Xeluloza Xeluloza cấu tạo nên thành phần tế bào thực vật. Trong thức ăn xanh tự nhiên nó chiếm 30-35% vật chất khô. Xeluloza chỉ bị phân giải bởi các axit mạnh hoặc bởi các men xelulaza và xelobiaza của vi sinh vật trong dạ cỏ của động vật nhai lại và trong manh tràng ngựa. Dưới tác động của các men này xeluloza bị phân giải thành glucoza và xelobioza. Các đường này lại tiếp tục bị lên men thành các axit axetic, lactic, propionic và các axit khác và chúng được hấp thụ. Xeluloza là một thành phần quan trọng trong thức ăn của động vật nhai lại và ngựa. 4.3. Yêu cầu của động vật đối với một số hydratcacbon 4.3.1. Yêu cầu với các sacarìt (đường) Đường (sacarit) được hấp thu hầu như 100%. Ở động vật dạ dày đơn đường được hấp thu trực tiếp. Còn ở động vật nhai lại nó bị lên men phân giải và được hấp thu dưới dạng axit béo bay hơi. Trong thức ãn đường có ảnh hưởng đến tính ngon miệng của khẩu phần. Tuy nhiên, tỷ lệ đường quá cao sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá của các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là tiêu hoá xơ ở động vật nhai lại. Trong khẩu phần của gia súc trưởng thành tỷ lệ đường chiếm 2 - 4 % vật chất khô là thích hợpế 23
  • 25. Đối với động vật non đòi hỏi tỷ lệ đưcmg 20-25% vật chất khô khẩu phần. Tỷ lệ này lên tới 65 - 70% sẽ gây rối loạn tiêu hoá. Lưu ý là bê, nghé, dê, cừu non mới sinh sử dụng tốt nhất là lactoza, thứ đến là glucoza và galactoza, còn các đưòng đỏi trở lên hầu như chúng không tiêu hoá được. Đối với lợn, gia cầm các loại đường chúng đều có thể sử dụng được ngay từ sau khi mới sinh. 4.3.2. Yêu cầu đối với tình bột Tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần có ảnh hưởng tốt đến tính ngon miệng của khẩu phần. Tỷ lệ tiêu hoá của nó tới 95%. Đối vđi động vật dạ dày đơn sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá tinh bột là glucoza. Tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá của khấu phần. Đối với động vật nhai lại tỷ lệ tinh bột cao trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá xơ và các chất dinh dưỡng khác. Vì vi sinh vật trước tiên tập trung vào phân giải tinh bột. Nếu nuôi gia súc nhai lại với khẩu phần giàu tinh bột sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật phân giải tinh bột và làm giảm vi sinh vật phân giải xơ. Trong khẩu phần của bò sữa không nên chứa quá 25 - 30% tinh bột. Tỷ lệ tinh bột cao sẽ làm giảm tỷ lệ mỡ sữa vì nó làm tăng sản sinh axit propionic trong dạ cỏ. Khẩu phần không nên chứa nhiều tinh bột có nguồn gốc từ ngô, mạch, khoai tây. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình lên men bình thường trong dạ cỏ và để đảm bảo cung cấp năng lượng cho gia súc, trong khẩu phần ăn gia súc nhai lại cũng cần có tỷ lệ tinh bột từ 10-40% cho gia súc vỗ béo và từ 10-25% cho gia súc tiết sữa. Bé, nghé chỉ sử dụng được tinh bột sau 3-4 tuần tuổi, lợn sau 2 tuần tuổi, gà ngay từ khi mới nở. 4.3.3. Yêu cầu đôi với xơ thô Càng nhiều xơ trong thức ãn càng làm giảm tính ngon miệng của khẩu phần. Tuy vậy, trong khẩu phần cũng cần có tỷ lệ xơ nhất định để tăng nhu động của hệ thống tiêu hoá và tạo khuôn phân. Đối với lọn con, gia cầm, tỷ lệ xơ không quá 2-4%, lợn choai 3 - 8%. Riêng lợn nái tỷ lệ này có thể tới ]8%. Đối với ngựa, tỷ lệ xơ trong khẩu phần từ 10 -30%. Đôi với gia súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu), hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể phân giải chất xơ, vì vậy, tỷ lệ xơ trong khẩu phần có thể chiếm tỷ lệ lớn (20 - 30%) và nó là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho gia súc nhai lại. 24
  • 26. Bảng /.7ằ -Giới hạn cho phép hydratcacbon trong khẩu phần gia súc (% trong vật chất khô thức ăn) Loại động vật Đường (1 ) Tỉnh bột Xơ thô Tông sô Gà 1-8 tuần tuổi 2-50 5-55 2-5 ẳ * 55-74 Gà mái hậu bị 2-50 10-55 3-6 65-78 Gà đẻ trứng 2-50 10-55 3-6 65-77 Lợn con < 90 ngày tuổi 20-50 0-55 2-5 20-75* Lợn thịt > 90 ngày tuổi 2-50 10-60 3-8 65-80 Lợn cái chửa 2-50 10-60 4-18 65-79 Lợn cái nuôi con 2-50 10-60 4-14 65-78 Bê, nghé < 2 tháng tuổi 25-65 0-10 2-10 25-74 Bê, nghé > 2 tháng tuổi 2-50 10-40 10-40 70-78 Trâu, bò vỗ béo 30-25 15-40 10-25 70-83 Trâu, bò cái tiếĩ sữa 4-20 10-25 20-25 70-79 'n Nên hiểu rằng với tỷ lệ đường trong thức ăn như ở bảng trên thì gà, lợn lớn, lợn nái, trâu, bò lớn, trâu, bò tiết sữa vẫn tiêu họá hấp thu bình thườìĩgtàược mà không nên hiểu rằng tỷ lệ này là đinh lượng đường trong thức ăn gia súc. 5. KHOÁNG Dựa vào hàm lượng khoáng trong cơ thể gia súc nhiều hay ít mà người ta chia ra làm hai loại: Khoáng đa lượng bao gồm canxi, photpho, natri, clo, lưu huỳnh, magie và khoáng vi lượng bao gồm: sắt, đồng, kẽm, mangan, coban, iod, selen, molipden, flo và các nguyên tỏ' khác. 5.1. Khoáng đa lượng 5.1.1. Canxi (Ca) * Canxi trong đất, trong thức ăn và trong cơ thểgia súc Canxi ở trong đất với tỷ lệ 0,15 - 0,25%, trong cỏ với tỷ lệ 0,3 - 2,0% vật chất khô (cỏ hoà thảo 0,3 - 0,7%, cỏ họ đậu 1-2% vật chất khô)ằTỷ lệ Ca trong hạt hoà thảo thấp nhất, chỉ khoảng 0,05-0,15%. Tỷ lệ Ca trong cơ thể động vật non khoảng 0,7 - 1,1%, trong cơ thể động vật trưởng thành khoảng 1,2 - 1,8%. Khoảng 99% tổng số Ca trong cơ thể động vật nằm ở xương dưới dạng các muối khác nhau. Trong tro xương Ca chiếm 36,5%. Một phần nhỏ Ca nằm trong tất cả các mô của cơ thể động vật và trong các dịch thể. Hàm lượng Ca (mg/lkg) trong các bộ phận như sau: Cơ 50-150, gan 100-350, lách 100-150, thận 50-250, tim 100-250, mô thần kinh 80-240. Hàm lượng Ca trong máu và huyết thanh (mg %) của một sô' gia súc gia cầm như sau: bò 6,5 - 7 (máu) và 9-12 (huyết thanh), bê 7 và 9 - 12, cừu 6 và 10-12, lợn 6 và 10-12, gà mái 8-30 và 10-40. Khi thiếu Ca trong thức ăn dẫn tới Ca trong huyết thanh giảm đáng kể. 25
  • 27. * Hấp thu canxi Canxi được hấp thu chủ yếu ở ruột non, một phần nhỏ ở dạ dày thật (gia súc nhai lại). Vitamin A và các yếu tố làm giảm pH ruột (đường lactoza) sẽ làm tăng hấp thu Ca. Các hợp chất kết hợp với Ca tạo ra phức chất hoà tan sẽ làm tăng hấp thu Ca. Ví dụ: Mỡ và muối mật (axit béo + Ca -» xà phòng Ca, xà phòng Ca + muối mật -> phức chất hoà tan). Hàm lượng p, Mg, AI cao, thiếu protein, thừa hoặc thiếu mỡ trong thức ãn đều làm giảm hấp thu Ca. Các muối oxalat và axit oxalic quá nhiều trong thức ăn sẽ gây kết tủa oxalat Ca làm giảm hấp thu Ca. Động vật trưởng thành, động vật cho sản phẩm (sữa, lông) hấp thu Ca thức ãn dao động từ 5 - 50%, gà mái đẻ có thể hấp thu Ca tới 72% (Hening 1976). Đại bộ phận Ca thải theo phân, thải theo nước tiểu với hàm lượng cao chỉ thấy ở lợn, bê dưới 2 tháng tuổi, gà mái đẻ. ở người 33% Ca được thải qua mồ hôi (Anke, 1977). Gia súc tiết sữa, gia cầm đẻ trứng thải trừ một lượng lớn Ca theo sản phẩm. * Vai trò sinh học Canxi cùng photpho là các nguyên tố chính cấu tạo xương, ở các mô mềm và dịch tổ chức có tới 50% Ca ở dạng ion. Các ion Ca tham gia duy trì hưng phấn bình thường của hộ thống thần kinh, tham gia điều hoà hoạt động của tim, liên quan Jới quá trình đông máu. Trao đổi Ca trong cơ thể động vật gắn liền với hoạt động của các tuyến giáp trạng. Khi Ca máu giảm, tuyến này kích thích huy động Ca từ xương chuyển vào máu. Còn khi Ca máu cao thì hooc môn tuyến giáp ức chế việc huy động Ca từ xương vào máu. Hạ Ca huyết thường gặp ở bò cao sản trong những ngày đầu mới đẻắNguyên nhân do gia súc thải trừ nhiều Ca qua sữa mà hooc môn phó giáp trạng hoạt động không đáp ứng được (kích thích huy động Ca từ xương chuyển vào máu). Để khắc phục tình trạng trên ta cần làm như sau: - Kích thích hoạt động của tuyến phó giáp trạng. - Tạm thời giảm Ca và tăng p trong thức ăn. - 25-30 ngày trước khi đẻ tăng thêm 10-12g Ca/con/1 ngày đêm. - Tăng thêm Vitamin D vào thức ăn trước và sau khi đẻỂ Lun ý: Nếu tăng hoạt động của tuyến phó giáp trạng lâu dài gia súc sẽ bị thiếu Ca xương dẵn đến gia súc bị què chân, biến dạng móng, tích luỹ muối Ca trong mô mềm. Thiếu Ca động vật bị còi xương, mềm, xốp xương, giảm tính thèm ăn, gia súc non sinh trướng chậm, gia súc sinh sản giảm cho sản phẩm (trứng, sữa), giảm số trứng rụng, giảm tỷ lệ con đẻ ra nuôi sống, ở gia cầm làm giảm tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng ấp nở. 26
  • 28. * Nhu cầu Ca Nếu khẩu phần ăn đủ vitamin D và tỷ lệ Ca: p cân đối thì nhu cầu Ca của gia súc, gia cầm như sau: (g/lkg vật chất khô thức ăn), bò chửa, bò tiết sữa 2,5 - 4, cừu lớn 4-7, bê, cừu non 5-8, lợn nái 5-6, lợn thịt 6-9, gà mái 35-42, gà thịt 9-10. Nguồn bổ sung Ca là bột đá vôi CaC03(hạt mịn 0,1 0,2mm), bột CaCl2, dicanxỉphotphat. 5.1.2. Phốt pho (P) * Phốt pho trong đất, trong thức ăn gia súc và trong cơ thểgia.súc Photpho trong đất thường thiếu nên cần phải bón phân chứa photpho cho đất. Hàm lượng p trong thực vật dao động từ 1,5 - 4g/lkg vật chất khô (VCK)., hạt hoà thảo có hàm lượng p cao và ổn định từ 3,5-4,5g/kg VCK. Đại bộ phận p trong thực vật ở dạng vật chất hữu cơ, có 50-70% ở dạng liên kết dễ hoà tan, 20-3-0% ở dạng photpho lipit, phot pho protein, axit nucleic và 8-12% ở dạng khoáng photphồ. Tỷ lệ p trong động vật non là 0,4-0,6%, động vật trưởng thành iừ 0,7 - 0,9%. 75 - 85% tổng số p nằm trong xương. Tro xương có từ 18-19%p. Tỷ lệ Ca: í* (2:1) trong xương hầu như không đổi. Trong mô mềm lượng p > Ca tới 20 lần. Hàm lượng p trong các cơ quan của động vật như sau (g/kg): cơ 1,5 - 2,5, gan 1,8 - 2,6, thận 1-1,6, lách 3,5 - 4, trong huyết thanh có 5-7mg%, khi thiếu p lâu dài thì tỷ lệ này giảm xuống còn 4-4,5 mg %. * Hấp thu và thải trừphotpho Hấp thu p chủ yếu ở ruột non. Việc hấp thu p không bị ảnh hưởng bởi Ca và vitamin D mà chủ yếu bị phụ thuộc nguồn gốc p, hàm lượng p trong thức ăn, tuổi gia súc. Bê, nghé hấp thu được trên 90% p thức ăn, bò lỡ 50-55%, phốtpho trong photphatit (photpholipit) chất lượng cao được hấp thu khoảng 75-78%, trong thức ăn thông thường được hấp thu < 50%. Tỷ lệ hấp thu p thấp nhất là photpho phitin (lợn, gia cầm hấp thu được 20-40%). Fe, Mg, AI có ảnh hưởng xấu đến hấp thu p, còn Ca và Mn có ảnh hưởng ít. Photpho thải trừ qua phân, nước tiểu, mồ hôi (động vật nhai lại thải trừ p chủ yếu qua phân). Khi hoạt động của tuyến phó giáp trạng tăng và khi thừa p thì thải trừ p qua nước tiểu tăng. * Vai trò sinh học Photpho cùng với canxi là chất tạo xương, photpho có trong hàng loạt các hợp chất hữu cơ quan trọng như axit nucleic (là chất mang thông tin đi truyền), photpholipit, photpho protein,trong nhiều enzim và hệ thống enzim. Photpho tham gia quá trình trao đổi chất của một loạt các vật chất hữu cơ như hydratcacbon, protein, lipit, trao đổi năng lượng (ATP, CP...). 27
  • 29. * Thiếu và thừa p Thiếu p gia súc giảm sản phẩm rất nhanh và giảm lượng thức ăn ăn được. Động vật non thiếu p lâu dài sẽ bị mềm, xốp xương. Nhưng chỉ thiếu p bệnh này xẩy ra không nghiêm trọng, chỉ nghiêm trọng khi thiếu cả Ca và vitamin D. Thừa p dẫn tới sử dụng Ca, Mn giảm làm cho gia súc lớn bị yếu xương, gia súc non còi xương. Bệnh này hay gập ở động vật đực (đặc biệt là bò đực), gây tích luỹ p ở mô mểm, tỷ lệ chết cao. Thừa Ca, p gây sỏi thận, bàng quang. Thừa p gia súc giảm sử dụng thức ăn. Khi tăng Mg trong thức ãn có ảnh hưởng xấu đến hấp thu, sử dụng p. * Nhu cầu của động vật Động vật non, gia súc cái chửa kỳ 2 và nuôi con cần nhiều p. Trong điểu kiện bình thường nhu cầu p của động vật như sau (g/kg VCK thức ăn): Bò lớn, cừu 2 -3; bò, cừu chửa và cho sữa 3 - 4,5; bò choai, cừu tơ 5-3; lợn nái 3,5 - 5; lợn con dưới 2 tháng tuổi 7 - 5,5, trên 2 tháng tuổi 5 - 4,5 ; gà mái, gà thịt 6,5 - 8. Nguồn p bổ sung cho động vật dạy đày đơn và gia cầm tốt nhất là mônô, di và tricanxiphotphat, cho động vật nhai lại là mônô và dinatriphotphat. 5.1.3. Natri (Na) * Natri trong đất, thức ủn vù trong cơ thểđộng vật Natri trong đất rất ít, trong cỏ ít khi vượt quá lg/1 kg VCK, trong thức ăn có khoảng 0,5g/kg VCK. Nhu cầu của động vật là 1,5 -1,7 g/kg VCK thức ãn. Trong cơ thể động vật trưởng thành có khoảng lg Na/lkg khối lượng. Trong máu chứa nhiều Na nhất (lOg/ lkg VCK). Natri có nhiều trong thận, xương, da, phổi, mô thần kinh, có rất ít trong cơ, gan, tim. * Hấp thu, thải trừ Đại bộ phận Na được hấp thu ở ruột non, số ít được hấp thu ở tất cả các đoạn ruột khác. Natri được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (90 - 95%), phần nhỏ qua phân, mồ hôi và sản phẩm (trứng, sữa). Tuyến thượng thận (hoocmon aldostreron) điều chỉnh cân bằng Na trong cơ thể. Khi Na trong máu thấp, hooc môn này kích thích huy động Na từ kho (xương, da, mô thần kinh) đi vào máu. * Vai trò sinh học Phần lớn Na nằm ở dịch ngoài tế bào, 90% Na ở dạng cationỂNatri đóng vai trò quan trọng trong cân bằng toan - kiềm trong cơ thể, tham gia vào trao đổi nước, ảnh hưởng đến hưng phấn thần kinh, ảnh hưởng tới cơ, hoạt động của tim, chức năng của gan, thận và hoạt động của một số enzim. 28
  • 30. Khi thiếu Na làm giảm tính thèm ãn của động vật, làm chậm tổng hợp protein, mỡ, giảm cho sản phẩm, giảm sử dụng thức ăn và hàng loạt chức nãng khác trong cơ thể động vật (ảnh hưởng lớn nhất ở động vật non, gia súc chửa và tiết sữa). Thừa Na với liều lượng lớn sẽ gây ngộ độc cho động vật đặc biệt là động vật dạ dày đơn và gia cầm. Đối với động vật nhai lại khi tăng thêm tỷ lệ muối thậm chí tới 9% và cung cấp thật đầy đủ nước, cũng không thấy gia súc bị ngộ độc. * Nhu cầu Na Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường nhu cầu Na như sau (g/kg VCK): Bò, cừu tiết sữa 1,5 - l,8g, bò, cừu khác 1,2 - l,5g, lợn chửa giai đoạn II và nuôi con 1,8 - 2g, các loại lợn khác 1,2 - l,5g, gia cầm 1,5 - l,8g. 5.1.4. Clo(Cl) * Clo trong đất, thức ăn và trong cơ thểđộng vật Hàm lượng C1 có trong đất khoảng lOOmg/kg, trong thực vật khoảng 3 - 15g/ kg vật chất khô, C1 có nhiều hơn trong thân lá củ cải và cỏ tự nhiên. Hàm lượng C1 trong cơ thể động vật khoảng lg/lkg khối lượng, đa phần nó nằm ở trong dịch ngoài tế bào. Hàm lượng C1 trong huyết thanh là 0,35 - 0,4%, trong thận gần 2%, trong các cơ quan khác có khoảng 0,08% - 0,16%, ít nhất là trong tế bào cơ 0,05 - 0,12tyo. Clo được hấp thu chủ yếu ở ruột non, còn thải trừ chủ yếu theo nước tiểu, phần nhỏ theo phân. * Vai trò sinh học Clo là thành phần của HC1, axit này đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn. Khi thiếu Clo trong thức ăn sẽ gây thiếu HC1 trong dạ dày sẽ không tạo được môi trường axit để men pepsin hoạt động. Thiếu Cl kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, cơ, gia súc dễ mắc bệnh và chết. Thực tiễn ít xẩy ra điều đó vì trong thức ăn có hàm lượng C1 lớn hơn so với nhu cầu của gia súc. Thừa C1 thường gặp trong thực tế, khi mà cho gia súc, gia cầm ăn thức ăn có tỷ lệ muối quá cao. * Nhu cầu Cỉo Trong thức ăn có 1,5 - 2,5g Cl/lkg VCK hoàn toàn thoả mãn nhu cầu C1của gia súc. 5.1.5. Lưu huỳnh (S) * Lưu huỳnh trong đất, thức ăn và cơ thểđộng vật Hàm lượng s trong đất khoảng 800mg/lkg, phần lớn s nằm trong mùn. Cây sử dụng s ở dạng ion sunphat. Trong thực vật hàm lượng s có khoảng 0,5-18g/kg VCK. 85-90% s 29
  • 31. trong thực vật nằm trong axit amin chứa s như metheonin, xistin và xistein. Do vậy, thức ăn giàu protein cũng giàu s (bột cá, mấm men, khô dầu hướng dương...)- Trong cơ thể động vật s có khoảng l,5g/kg thể trọng, 50% s nằm trong cơ, sô' còn lại có nhiều ở lông, gan, da (4% trong lông cừu). Trong cơ thể s là thành phần của các hợp chất hữu cơ phức tạp với ý nghĩa sinh học to lớn như axit amin (a.a) chứa lưu huỳnh, vitamin nhóm B (tiamin, piridoxan, biótin) trong hooc môn insulin, trong axit mật, coenzim A... * Hấp thu và thải trừ Hấp thu chủ yếu ở dạng axit amin chứa s, lưu huỳnh vô cơ được hấp thu rất ít. Phần lớn s được thải trừ theo nước tiểu. Khi hàm lượng s trong nước tiểu tăng chứng tỏ protein trong cơ thể bị phân giải nhiều. * Vai trò sinh học Vai trò của s gắn liền với vai trò của các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh (axit amin hooc môn, vitamin). Thiếu các hợp chất này gia súc sẽ giảm tổng hợp protein, giảm cho sữa, thịt, trứng, động vật non giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, giảm khả năng chống bệnh, tăng mỡ gan. * Nhu cầu lưu huỳnh Động vật nhai lại cần 1,2 - 1,5 g s/kg VCK TẢ, có thể cung cấp trên 70% lượng này bặng s vô cơ. Vi sinh vật sử dụng s vô cơ trong việc tổng hợp axit amin có chứa s của nó. Mà muốn tổng hợp được axit amin thì phải cung cấp vật chất chứa nitơ cho chúng. Thiếu nitơ thì vi sinh vật không thể tổng hợp được axit amin. Vì thế, tỷ lệ N và s có quan hệ chặt chẽ với nhau, tỷ lệ này thích hợp làN :S = 12-16:l. Gia súc dạ dày đơn và gia cầm hấp thu s vô cơ rất kém, nguồn cung cấp s cho chúng chủ yếu là axit amin chứa lưu huỳnh. 5:1.6. Magiê (Mg) * Magiê trong đất, thức ăn và cơ thể động vật Hàm lượng Mg trong đất khoảng 2,3%, thức ăn xanh có 0,5-4g Mg/kg vật chất khô, thức ăn giàu protein, khô dầu, cám, hạt họ đậu có khoảng 3 - lOgMg/kg VCK. Hàm lượng Mg trong cơ thể động vật khoảng 0,4 - 0,5 g/kg khối lượng. 60-70% Mg ở trong xương, 20 -30% trong cơ, 7 - 8% ở trong các mô khác, 1% ở trong chất dịch ngoài tế bào. Trong huyết thanh có khoảng 1,8 - 4mg Magiê, thức ăn có tỷ lệ Mg cao thì Mg trong huyết thanh cũng cao. Khi tỷ lệ Mg trong huyết thanh bò từ 1,2 - 1,7% là biểu hiện thiếu Mg, còn dưới 1, 1% là thiếu trầm trọng. 30
  • 32. * Hấp thu và thải trừ magiê Hấp thu chủ yếu ở ruột non, một phần nhỏ được hấp tỉm-tại dạ dày thật và ruột già. Magiê của sữa được hấp thu tới 90%, của thức ă(i hỗn hợp 20-50%, của thức ăn hạ! được hấp thu rất thấp. Magiê trong cỏ xanh được hấp thu lớn gấp 2 lần so với cỏ khô. Đạ' bộ phận magiê được thải theo phân, một phần nhỏ thải qua-nước tiểu. Nếu Mg trong huyết thanh > 1,8% thì Mg trong nước tiểu cũng tăng lên. * Vai trò sinh học Magiê là nhân tố hoạt động của nhiều enzim và hệ thống enzim. Magiê tham gia trao đổi hydratcacbon, canxi và photpho, nó cần thiết cho sự hoạt động bình thưcmg của cơ và hc thống thần kinh. Khi tỷ lệ Mg trong huyết thanh giảm xuống 0,5 - 0,8mg % làm cho con vật tăng hưnf phấn thần kinh, rối loạn tiêu hoá, co thắt cơ. Bệnh thiếu Mg thường gặp ở gia súc nhai lại trong mùa xuân, lúc này gia súc ăn nhiều cỏ non, Mg trong đó ít, hàm lượng protein và amit cao, hàm lượng xơ trong cỏ thấp và lại giàu Ca. Thiếu Mg làm giảm lượng thức ăn ăn được và giảm thân nhiệt của gia súc. Khi giảm Mg trong huyết thanh sẽ tăng colesterin trong máu, dễ phát sinh các khối V ác tính. Ở động vật non ít gặp thiếu Mg. Thừa Mg ít khi gặp. Liều 4 -5 g/kg VCK thức ãn chưa gây nguy hiểm, nhưng cao hơn 7g/kg VCK sẽ gây rối loạn tiêu hoá, giảm tăng trọng, tăng thải canxi theo nước tiểu, gây sỏi thận, bàng quang. * Nhu cầu magiê Động vật dạ dày đơn, gia cầm yêu cầu 0,4 - 0,6 g/kg VCK thức ăn, gia súc non nhai ỉại yêu cầu l-2g/kg VCK thức ăn. Các nguyên liệu bổ sung Mg có MgS04và MgO là tốt hơn cả. Bổ sung các hợp chất này cùng với các khoáng khi thấy thức ăn thiếu magiê. 5.2. Khoáng vỉ lượng 5.2.2. Sắt (Fe) Sắt có trong đất trung bình khoảng 2-4%, thức ăn xanh, cỏ khô, thức ăn ủ xanh có từ 150 -200mg/kg vật chất khô. Thức ăn hạt ngũ cốc có khoảng 40-70mg/kg vật chất khô. Thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột xương, ,bột máu giàu chất sắt nhất, có khi tới 2000mg/kg vật chất khô. nghèo nhất là sữa chỉ có 5-7mg/kg vật chất khô. Trong cơ thể động vật trưởng thành sắt có khoảng 40-50mg/kg khối lượng sống. Khoảng 60-70% sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin, khoảng 2-20% ở trong mioglobin, khoảng 16-26% ở dạng dự trữ nằm trong gan, mô xương... một phần rất nhỏ sắt nằm trong enzim và plasma. 31
  • 33. Bảng 1.8. Hàm lượng sắt trong máu vò trong huyết thanh Loại gia súc Fe trong máu (mg %) Fe trong H.thanh (mg %) Đò sữa 36-42 0,1 Bò thịt 35-45 0,12-0,16 Cừu 38-40 0,10-0,15 Lợn 40-50 0,18 Gà mái đẻ - 0,5 - 0,40 c Khi thiếu Fe trong thức ăn sẽ dẫn đến hàm lượng sắt trong máu, huyết thanh, gan, thịt, xương giảm. * Vai trò của sắt Sắt tham gia cấu tạo hemoglobin và một loạt các enzim, nó tham gia vào rất nhiều các quá trình sinh học quan trọng và liên quan tới hô hấp mô bào. Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm hemoglobin, gia súc sinh trưởng chậm, cho sản phẩm thấp, sử dụng thức ăn kém. Lợn con sau khi sinh thường bị thiếu sắt, do cơ thể chúng dự trữ rất ít, mà sữa mẹ chỉ bảo đảm 15% nhu cầu. Lợn mẹ giai đoạn chửa cuối cùng và thời gian tiết sữa thường thấy hiện tượng thiếu sắt. Lúc này nhu cầu về sắt của nó rất cao so với bình thường. Nếu không cung cấp đủ sắt vào lúc này thì hàm lượng sắt trong huyết thanh sẽ giảm 3-4 lần. Thừa sắt gây ngộ độc chỉ khi hàm lượng sắt tới ngưỡng sau (mg/kg vật chất khô khẩu phần): 2000-2400 đối với động vật nhai lại, 4000-5000 đối với lợn, trên 1600 đối với gia cầm. * Nhu cầu của động vật đôi với sắt Trong thức ăn nếu có từ 80-120 mg Fe/kg vật chất khô là đáp ứng nhu cầu của gia súc. Riêng lợn chửa, lợn con cần có 120-150 mg/kg vật chất khô. Khi thức ăn có khô dầu bông cần tăng hàm lượng sắt trong thức ăn. Vì sắt giúp trung hoà và phân giải chất độc gosipol. Thường bổ sung vào thức ăn ở dạng Ferosunfat (FeS04). Bổ sung sắt cho lợn con ở dạng dextran-Fe, miopher umpheron có kết quả tốt hơn. 5.2.2. Đồng (Cu) * Đồng trong thực vật và trong cơ thể động vật Đồng trong lớp đất mặt có từ 2 -150 mg/kg. Trong thực vật Cu có từ 0,5 - 30mg/kg vật chất khô. Cây, hạt họ đậu chứa nhiều đồng hơn cây, hạt hoà thảo. Hàm lượng đồng (mg/kg VCK) ở khô dầu từ 15-35, men bia 15-18, cám 9-15, trong rơm rạ, hạt ngô thấp nhất chỉ có 2 -4 mg. 32
  • 34. Cơ thể động vật có hàm lượng đồng từ 1,6 - 2,8 mg/kg khối lượng sống. Các cơ quan tổ chức khác nhau có hàm lượng đồng khác nhau dao động từ 1-2 đến 20 - 30mg/kg hoặc hơn. Gan là nơi chứa nhiều nhất, nó là kho dự trữ đỒngỂThức ãn có đủ đồng thì trong gan cừu có 70 - 80 mg/vật chất khô, bò 25-35 mg, lợn 12-15mg, gà mái 2,5 - 4mg/kg vật chất khô. Khi trong thức ăn thiếu đồng một thời gian dài thì hàm lượng đồng trong gan giảm đi rất nhiều, trong gan động vật nhai lại chỉ còn 15-20mg/kg vật chất khô. Khi này cơ thể sẽ sử dụng đồng của máu, lông, da cho các quá trình sinh học quan trọng của cơ thể. * Vai trò sinh học của đồng Đồng có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu đổng trong thức ãn sẽ giảm hấp thu sắt và sử dụng sắt trong việc tổng hợp hemoglobin. Đồng tham gia vào quá trình tạo xương và trong chức năng bảo vệ của cơ thểệĐồng là thành phần quan trọng và là nhân tố hoạt động của hàng loạt enzim, chính vì vậy nó tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp rất nhiều vào quá trình sinh học trong cơ thể động vật. Thiếu đồng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, tạo lông, rối loạn thần kinh... Khi hàm lượng đồng trong thức ăn có từ 30-50mg/kg vật chất khô đối với bò thịt và 100-250mg/kg VCK đối với lợn và gia cầm sẽ gây ngộ độc. * Yêu cẩu của động vật đối với đồng Hàm lượng đổng (mg/kg VCK thức ăn) thoả mãn nhu cầu của các loại động vật như sau: 10-12mg đối với bò thịt, 8 - lOmg đối với cừu, 10-15mg đối với lợn và 7-10mg đối với gia cầm. Khi thức ãn nhiều molipden và ion sunfat cần tăng hàm lượng đồng lên 3-4 lần hoặc hơn nữa. Đồng được bổ sung vào thức ăn ở dạng đồng sunfat (CuS04. 5H20). Khả năng hấp thu sử dụng đồng của gia súc ở các dạng khác nhau như sau: CuCO, > CuS04 > CuCl2 > Cu20 £ CuO. Đồng được động vật sử dụng tốt nhất ở dạng liên kết với một số axit amin như Cu - L - phenilalanin, Cu - L - valin, Cu - L - tirozinẻ 5 .2JẵKẽm (Zn) * Kẽm trong cơ thể động vật Động vật lớn có 20-30 mg Zn/kg khối lượngể Kẽm có nhiều trong xương, gan, lông, sừng, móng, tuyến yên, tuyến sữa, tinh trùng, trứng. Hàm lượng Zn trong một số cơ quan như sau (mg/kg): gan 40-60, xương 60-120, lông 80 - 130, thận 15 - 27, tinh trùng 13 - 23, máu 2,5 - 6, huyết thanh 1-2, cơ 8 -12. * Hấp thu và trải trừ Đại bộ phận Zn được hấp thu ở ruột non. Động vật non hấp thu Zn tốt hơn động vật lớn. Khi thức ăn có nhiều Ca, p, Al, Cu, Mg thì hấp thu Zn kém. 33
  • 35. Kẽm ở dạng liên kết thì khó hấp thu (khi thức ăn của lợn, gà có đỗ tương). Axit amin histidin và xistin làm tăng hấp thu Zn. Tỷ lệ hấp thu Zn của thức ăn dao động lớn từ 5-10 đến 30 -40%. Đại bộ phận Zn thải trừ qua phân, phần nhỏ qua nước tiểu và qua sữa (5-12%). * Vai trò sinh học Kẽm tham gia trao đổi protein, lipit, gluxit. Kẽm tham gia vào điều hoà chức năng sinh dục, tạo máu và hô hấp. Kẽm là nhân tố hoạt động của một số enzim quan trọng. Enzim chứa kẽm gồm carboxipeptidaza, lơxinamimonopeptidaza, Cacboanhydraza, glutamatdehydrogenaza, lactatdehydrogenaza. Enzim có kẽm là nhân tố hoạt động gồm: arginaza, tripeptidaza, aminopeptidaza, laxitinaza, alkalnaphotphataza. Kẽm còn ảnh hưởng tới nhiều enzim khác. Đặc biệt là tăng hiệu quả của insulinẵ Thiếu Zn da bị sừng hoá, da mần đỏ, gia súc sinh trưởng chậm, phá huỷ quá trình tạo máu, tạo xương và trứng chậm chín. Lợn ăn thức ãn hỗn hợp (Zn trong đó khó hấp thu) nên thường bị thiếu kẽm. Thiếu Zn làm tăng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Gia súc cái thiếu kẽm sẽ làm giảm số lượng trứng rụng, giảm tỷ lệ trứng thụ thai. Gia súc đực thiếu kẽm làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng. Gia cầm thiếu kẽm sẽ chậm sinh trưởng, chân què, gà mái đẻ trứng có vỏ mểm, giảm tỷ lệ trứng có phôi, giảm tỷ lệ ấp nở. Gia súc, gia cầm sẽ có biểu hiện sức khoẻ kém khi Zn trong thức ãn (mg/kg vật chất khô) như sau: động vật nhai lại 10-15 mg, dê cừu 5-10mg, lợn, gà 40-50mg. Thừa kẽm sẽ gây giảm hemoglobin, giảm hấp thụ đồng, giảm tính thèm ăn, tăng hàm lượng kẽm trong dịch vị dạ dày và xương. Gia súc, gia cầm bị ngộ độc khi có Zn trong thức ăn như saụ: 1000-2000mg/kg thức ăn gia cầm, 2000-4000mg/kg thức ăn của lợn, 900mg/kg thức ăn của bò, 2000mg/kg thức ăn của cừu. * Nhu cầu kẽm của động vật Vì Ca có ảnh hưởng lớn đến Zn, thừa Ca sẽ dẫn đến thiếu Zn, nên người ta quy định tỷ lệ Ca: Zn không vượt quá 125:1. Quy định hàm lượng Zn trong thức ăn như sau (mg/kg vật chất khô): trâu, bò, cừu 30- 50; gia cầm 40-90; lợn 50-100mg. 5.2.4. Mangan (Mn) * Muìigan trong thức ăn và trong cơ thểđộng vật Hàm lượng mangan trong một số thức ăn như sau (mg/kg vật chất khô): cỏ tươi 40-80, hạt hoà thảo 6-20, bột cá 10-15, sữa 0,2 - 0,4. 34
  • 36. Hàm lượng mangan trong cơ thể động vật có từ 0,4 đến 0,5 mg/kg khối lượng sống. Hàm lượng Mn trong cơ thể lớn nhất khi động vật gần trưởng thành sau đó thì giảm xuống. Trong gan, xương, lông, sừng, móng có hàm lượng Mn cao hơn các cơ quan khác. Hàm lượng Mn trong một sô' cơ quan như sau: (mg/kg): Gan 3,5; xương 3-4,5; cơ 0,15- 0,5; máu 0,2-0,5; tim 0,25-0,3; thần kinh 0,35-0,4; thận 1,2-1,5; lông 1,2-5. Hàm lượng Mn trong các cơ quan khá ổn định. Khi thiếu Mn thì Mn từ lông, sừng, móng được điều động trước tiên nên có thể dùng hàm lượng Mn ở các cơ quan này là yếu tố chỉ thị khi thiếu Mn. * Hấp thu và thải trừ Đa số Mn được hấp thu ở ruột non. Các chất như kẽm, muối côban, một số kháng sinh, vitamin nhóm B, vitamin D, côlin và axit pholic là các chất tăng cường hấp thu Mn. Các chất Ca, p, NaCl hàm lượng cao và Fe, Mg, I là nguyên tố làm giảm hấp thu và trao đổi Mn. Tỷ lệ Mn hấp thu được ở động vật non là 15%, ở động vật trưởng thành là 0,5-5% (Anke và Henning, 1976) Đa số Mn thải trừ theo phân, thải trừ qua nước tiểu không đáng kể, còn theo sản phẩm sữa là 0,03 - 0,06mg/kg sữa, trứng là 0,01-0,02 mg/kg. * Vai trò sinh học Mangan là thành phần của một số men như arginaza, ocxalaxetatcarboxylaza, photphataza, hydrolaza. Mangan tham gia nhiều quá trình sinh học cơ thể, đặc biệt là trao đổi lipit và hydratcacbon. Mangan còn thúc đẩy việc tạo xương. Thiếu Mn gia súc sinh trưởng chậm do phát triển của bộ xương kém. Thiếu Mn gia súc cho lông (cừu) và gia cầm cho ít lông. Gia súc sinh sản thiếu Mn sẽ giảm cho sản phẩm, con đẻ ra tỷ lệ chết cao. Gia cầm sinh sản thiếu Mn trứng sẽ có vỏ mềm, giảm tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở. Động vật dạ dày đơn và gia cầm sẽ thiếu Mn khi: Thức ăn của lợn có dưới lOmg/kg VCK, gia cầm 10-35mg, đại gia súc 45-50mg. Với liều lượng Mn rất cao (lOOOmg/kg VCK) mới ảnh hưởng tới sức khoẻ gia súc và liều lượng 4000mg mới gây ngộ độc, vì vậy ít gặp gia súc bị bệnh do thừa Mn. * Nhu cầu Mangan của gia súc Yêu cầu hàm lượng Mn trong thức ăn như sau (mg/kg VCK): Thức ăn của dê, cừu, lợn là 30-60mg; gà mái đẻ 50-70mg; gà thịt 60-90mg; đại gia súc 80-100mg. 5.2.5. Côban (Co) * Co trong đất, thức ăn và cơ thểgia súc Hàm lượng Co trong lớp đất mặt vỏ trái đất dao động từ l-430mg/kg (Voinar, 1962). Ở vùng đất chỉ có 2-30mg/kg, gia súc thường mắc bệnh thiếu Co. 35
  • 37. Hàm lượng Co trong thức ăn phụ thuộc vào Co có trong đất. Thông thường hàm lượng Co trong thức ăn như sau (mg/kg VCK): thức ăn xanh hoà thảo và cỏ khô là 0,15 - 0,18mg; hạt họ đậu 0,15-0,18; hạt hoà thảo, khô dầu 0,25-0,40mg, nấm men ủ thức ãn gia súc l,0mg, sữa 0,01 - 0,015 mg, trong cơ thể động vật có từ 50-100(j.g Co/kg khối lượng. Co có nhiều nhất ở trong thận, gan, tim, tuyến giáp. Trong máu có 4-9 |ag/100cm trong huyết thanh có 0,5 - 0,7|ag/cm3. * Hấp thu vờ thải trừ Co được hấp thu chủ yếu ở ruột non dưới các dạng muối vô cơ, hợp chất protein - Co, vitamin B1 2 , một vài kháng sinh (clotetraxilin, aureomixin) và vitamin (D, piridoxan...) có ảnh hưởng tốt đến hấp thu Co. Co được thải trừ theo phân, nước tiểu, sữa, trứng. Ở gia súc nhai lại có 1,5 - 2% tổng số Co hấp thu được thải trừ theo nước tiểu. * Vai trò sinh học Côban là một thành phần của Vitamin B1 2(côban chiếm 4,5% phân tử Vitamin B,,). Thông qua B1 2côban tham gia tổng hợp protein, axit nucleic, methionin, colin. Cóban tham gia quá trình tạo máu. Coban thúc đẩy việc hấp thu và sử dụng Fe trong việc tổng hợp hemoglobin. Côban ảnh hưởng đến nhiều hoóc môn nội tiết, ví dụ: Nó cần thiết cho việc tạo hoóc môn insulin và là nhân tố hoạt động của hoóc môn này. Thiếu côban gia súc giảm tính thèm ăn, rối loạn tiêu hoá, có sự biến đổi da, lông. Khi hàm lượng côban trong thức ăn dưới 0,07 - 0,08mkg/kg VCK gia súc sẽ bị thiếu côban. Rất ít khi thừa côban. Đối với bê, cừu chỉ khi có 20-30mg/kg VCK thức ăn mới ảnh hưởng đến sức khoẻ và hàm lượng 90-120mg/kg VCK mới gây ngộ độc. * Nhu cầu côbcin Hàm lượng côban trong thức ăn từ 0,2 - 0,3mg/kg VCK là đáp ứng đủ nhu cầu của gia súc. Tăng liều lượng lên 0,5 - lmg sẽ làm tãng thêm sức khoẻ và sản phẩm của gia súc. Đối với gia súc nhai lại cho ăn hợp chất tổng hợp chứa nitơ cần tăng liều lượng lên 1-2 mg/kg VCK, liều lượng này sẽ làm tăng hoạt động của vi sinh vật trong việc sử dụng nitơ phi protit. Nguồn bổ sung côban là C0SO47H20, CoCl2và C0CO3. 5.2.6. Iod (I) Iod trong đất có khoảng 0,1 - 5mg/kg. Để đảm bảo có đủ I trong thức ăn cho gia súc phải có hàm lượng I trong đất từ 0,5 - 4mg/kg. Thông thường trong thức ăn gia súc có từ 0,05 - 0,7mg iod/kg VCK. Trong hạt hoà thảo có 0,04 - 0,006mg, bột cá 10-12mg/kg VCK. 36
  • 38. Đại bộ phận iod được hấp thu ở ruột non, phần nhỏ được hấp thu ở dạ dày. Iod vô cơ dễ hấp thu hơn là iod có trong hợp chất hữu cơ. Phần lớn iod thải trừ theo nước tiểu, chỉ phần nhỏ theo phân. Hàm lượng I trong sữa khoảng từ 15-50mg/kg. Iod là thành phần của hoóc môn tiroxin, hooc môn này điều hoà quá trình trao đổi chất, nó có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tạo sản phẩm của gia súc. Thiếu iod sẽ sinh bệnh bướu cổ. Gia súc cái thiếu I, trứng chín chậm, con đẻ ra yếu, tỷ lệ chết cao. Gia súc đực thiếu iod quá trình tạo tinh trùng bị phá huỷ, mất khả năng hoạt động sinh dụcệGà mái thiếu iod sẽ giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở, gà con nở ra yếu. Đặc điểm chính của sự thiếu I là rối loạn chức năng sinh sản. Hiếm thấy gia súc, gia cầm bị thừa iod. Chỉ thấy ảnh hưởng tới sức khỏe và sản phẩm của gia cầm khi có 300-1000mg iod/kg VCK thức ăn. Nhu cầu iod của gia súc, gia cầm như sau (mg/kg VCK): bê, cừu, lợn 0,2 - 0,5, gà mái đẻ 0,5 - 0,8, gà dò 1,0. Nguồn thức ãn giầu I là: Tảo biển, bột cá biển. Hàm lượng I trong thức ãn thực vật phụ thuộc vào hàm lượng của nó trong đất. Nguồn bổ sung iod là KI và Nai. Có những loại thức ăn chứa các chất mà khi hàm lượng Iot trong khẩu phần đầy đủ, cũng làm rối loạn tổng hợp tiroxin ở tuyến giáp, gây ra bệnh bướu cổ. Ví dụ hầu hết các loại thức ăn họ hoa chữ thập: các loại rau cải và cây họ đậu: đậu tương, đậu Hà Lan, lạc. Vì vậy không nên cho vật nuôi ăn các loại thức ăn kể trên trong thời gian kéo dài. 5.2.7. Selen (Se) Hàm lượng Se có trong đất khoảng 0,05 - 0,7 mg/kg, trong cỏ hoà thảo khoảng 4-5 mg/kg VCK, cơ thể động vật khoảng 20-25 ng/kg trọng lượng (trong máu có 5-19 |ig/cm trong da đại gia súc 1-4 mg/kg). Se có mối quan hệ tương hỗ với vitamin E và một số chất có hoạt tính sinh học khác. Khi bổ sung Se, vitamin E và axit amin chứa lưu huỳnh sẽ làm cho gia súc tăng trọng nhanh và tăng sản phẩm. Có thể thay thế một phần vitamin E bằng Se và ngược lại. Thừa Se gia súc giảm tính thèm ăn, giảm trọng lượng, ảnh hưởng xấu đến trao đổi protein, hoạt động của tim và gan không bình thường, rụng lông, móng biến dạng. Bê, cừu, lợn bị bệnh khi thức ăn chứa 10-15 mg Se/kg VCK, gia cầm bị bệnh khi có 3-4 mg/kg VCK. Liều gây chết cho bò là 10-1 lmg/kg, ngựa 3-4; lợn 13-18mg/kg khối lượng cơ thể. Nhu cầu Se của động vật được đáp ứng khi đủ vitamin E là 0, 1 mg và khi thiếu vitamin E là 0,3mg/kg VCK thức ăn. Khi hàm lượng Se dưới 0,lmg/kg VCK thì cần bổ sung thêm Se vào thức ăn. Nguồn bổ sung Se là Na2Se03và Se02. 37
  • 39. 5.2.8. Một sô nguyên liệu khoáng dùng đểbổsung vào thức ăn của gia súc, gm cầm Để thoả mãn một cách đầy đủ nhất các nguyên tố khoáng theo nhu cầu của gia súc, gia cầm người ta thường sản xuất các hỗn hợp khoáng để bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia súc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên liệu dùng để sản xuất các hỗn hợp khoáng và công thức một số hỗn hợp khoáng dùng bổ sung vào thức ăn gia súc gia cầm. Bảng 1.9: Nguyên liệu dùng để bổ sung canxi và phôtpho Tên khoáng Trong 1 kg có Canxi (g) Photpho (g) Bột đá vôi OdOŨ3 380 0,05 Bột đá dolomit 240 0,05 Suníat canxi (CaS04).2H2 0 230 - Clorit canxi (CaCI2) 360 - Bột vỏ sò 330 0,03 Bột xương 300 190 Tro xương 350 160 Monocanxiphotphat [Ca(H2S04)2 ] 171 264 [Ca(H2P04)2. H20] 159 245 Dicanxiphotphat (Ca2HP04) í 294 227 t (Ca2HP04ề2H20) 232 180 Tricanxiphotphat [Ca3(P0)2 ] 387 200 Mononatriphotphat (NaH2P04) 258 (NaH2P04.H20) 225 Dinatriphotphat (Na2HP04) 215 (Na2HP04. 2 H20) 173 (Na2HP04. 7 H20) 116 Trinatriphotphat (Na3P04) 188 Monomagie photphat [Mg(H2P04)2.H20] 233 Dimagie photphat [Mg2(HP04)2.3H20] 179 [Mg3(P04)2.5H20] - 175 Monoamon photphat (NH4H2P04) - 269 Diamon photphat (NH4)2 HP04 ] - 271 Triamon photphat [(NH4)3P04.3H20] - 153 Carbamit photphat [C0(NH2)2H3P04 ] - 200 Axit photphoric (H3P04) - 316 38
  • 40. Bảng ỉ.10: Nguyên liệu để sản xuất khoáng vi lượng Nguyên liệu Trong 1 g có (mg) Sulíat sắt (FeS04.7H20) 201 Fe Lactat sắt [Fe(CH3CH0HC00)2 ] 239 Fe Glixephotphat sắt [C3H5(0H)20P03 ] Fe 254 Fe Clorit sắt (FeCI2) 440 Fe Sulíat đồng (CuS04.5H20) 254 Cu Cacbonat đồng (CuCOg) 514 Cu Clorit đổng (CuCI2) 472 Cu Nitrat đổng [Cu(N03)2.3H20] 263 Cu Photphat đổng [Cu3(P04)2 ] 634 cu Axetat đồng [Cu(CH3C00)2 ] 350 Cu Sulíat kẽm (ZnS04)ẽ7H2 0 227 Zn Cacbonat kẽm (ZnC03) 521 Zn Oxit kẽm (2n0) 803 Zn Axetat kẽm (Zn(CH3C00)2 ] 357 Zn Clorit kẽm (ZnCI2) 480 Zn Sulíat mangan (MnS04 ể 5H20) 228 Mn Cacbonat mangan (MnC03) 478 Mn Clorit mangan (MnCI2) 437 Mn Oxit mangan (MnO) 774 Mn Sultat coban (CoS04.7H20) 210 Co Clorit coban (CoCI2.6H20) 248 Co Cacbonat coban (C0CO3) 295 Co Axetat coban [CH3C00)2Co] 333 Co lodua kali (KI) 764 I lodua natri (Nal) 847 I Natri selen (Na2Se) 631 Se Natri oxit selen (Na2Se03) 456 Se Oxit selen (Se02) 711 Se Oxit arsen (As203) 751 As Axit arsen (H2NC6H4As03H2) 345 As Axit arsen (H3ASO3) 595 As Axit arsen (H3As04) 529 As 39
  • 41. Bảng I.U: Nguyên liệu bổ sung lưu huỳnh, magiê Nguyên liệu Trong 1 kg có S(g) Sultat amon [NH4)2S04] 220 - Sultat natri (Na2S04) 225 - (Na2S04.l0H20) 100 - Sulíat canxi (CaS04.2H20) 186 - Lưu huỳnh nguyêh chất 1000 - Sulíat magỉe (MgS04) 266 2Ơ 2 (MgS04.7H20) 130 99 (MgS04.10H20) 106 81 Oxit magie - 602 ị Methionin 215 * Bảng 1.12: Hỗn hợp khoáng bổ sung cho gia súc, gia cầm Nguyên liệu Cho bò Cho dê, cừu Cho lợn Cho gia cẩm Thành phần (%) Bột đá (CaC03) 44,06 45,16 67,35 58,85 Suníat magie (MgS04, 7H20) 30,00 25,00 - 10,00 Suníat natri (NâS04, 10H20) - 20,00 - - Suníat Săt (FeS04, 7H20) 8,40 0,85 1,00 1,00 Suníat kẽm (ZnS04, 7H20) 7,50 2,32 12,50 10,00 Suntat mangan (MnS04l 5H20) 8,00 2,50 4,00 12,50 Suníat coban (CoS04, 7H20) 0,30 0,15 0,13 0,10 lodua kali (KI) 0,04 0,02 0,02 0,05 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 Trong 1kg có (g) Ca 158 162 242 212 s 60 60 - - Mg 30 25 - 10 Fe 16,8 8 30 15 Cu 4,3 2,2 2,5 2,5 Zn 17,0 5,3 28,4 22,7 Mn 18,2 5,7 9,1 28,5 Co 0,63 0,3 0,27 0,21 I 0,30 0,15 0,15 0,38 Liều lượng bổ sung: BS vào 1 kg VCK khẩu phần (g) 3 7 1 2 BS vào TĂ hỗn hợp (%) 0,3 0,7 0,1 0,2 40
  • 42. 6. VITAMIN Vitamin được chia làm 2 nhóm: Vitamin hoà tan trong mỡ gồm: A, D, K, E. Vitamin hoà tan trong nước gồm: Vitamin nhóm B (B,, B2, B3 B4, B„ B6....BI2...) và vitamin c. 6.1. Vitamin hoà tan trong mỡ 6.1.1. Vitamin A (C2 0 Hjo O) Nguồn gốc: Vitamin A chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật. Nó có nhiều trong gan, sữa, trứng, dầu cá. Gần 90% vitamin A dự trữ ở gan. Bảng I.13.ặHàm lượng vitamin A ở một vài sản phẩm động vật Tên sản phẩm Vitamin A, Ul/kg VCK Sữa bò 500 - 4000 Lòng đỏ trứng 20000 - 40000 Gan bò 40000 - 60000 Gan lợn 20000 - 200000 Dầu cá 200000 - 5000000 Trong thức ăn thực vật không có vitamin A mà chỉ có tiền vitamin A hay còn gọi là caroten. Chỉ có 4 loại caroten có thể chuyển thành vitamin A đó là : a, p,y caroten và criptoxantin (chủ yếu trong ngô vàng, đỏ). Trong gan của động vật caroten nhờ men carotenaza chuyển thành vitamin A, p caroten chuyển hoá tốt nhất vì nó có hai mặt cân đối chuyển thành hai phần tử vitamin A. p caroten C4QỈỈ56 + 2 H2 0 -» 2 C20H3 0 0. Bảng I.14:Hàmlượng caroten ở một vài loại thức ăn Tồn thức ân p caroten, mg/kg VCK TĂ Cỏ tươi tự nhiên 150-250 Cây ngô già 15-60 Củ cà rốt 150-200 Rơm rạ 4 -4 Hạt ngũ cốc 1 -2 Khoai tây, củ cải 0 Chức năng: Vitamin A giúp tổ chức thượng bì sinh trưởng bình thường, thiếu vitamin A tổ chức thượng bì bị keratin hoá khiến vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể nhất là đường tiêu 41
  • 43. hoá và hô hấp. Thiếu A gây bệnh khô mắt do tuyến nước mắt mất tác dụng tiết dịch. Thiếu vitamin A tổ chức niêm mạc thận bị keratin hoá gây sỏi thận. Thiếu vitamin A da khô đóng vảy từng lớp. Thiếu vitaminA kéo dài, gia súc đực dịch hoàn thoái hoá, mất khả năng giao phối, con cái niêm mạc âm đạo khô gây sẩy thai hoặc thai chết lưu, con đẻ non ra chết yểu. Vitamin A là thành phần chủ yếu của rodôpxin duy trì thị giác, protein + vitamin A -> rôdôpxin. Rôdôpxin — trời tối rentinen -> kích thích thần kinh hưng phấn truyền lên não. Thiếu vitamin A sẽ thiếu rodôpxin và retinen dẫn đến bị quáng gà khi tối trời. Lợn cái thiếu vitamin A lâu dài, con sẽ mất nhãn cầu (lòng đen). Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trưởng của động vật non. Thiếu vitamin A mỡ bị tiêu biến, cơ, nội tạng teo lại làm cho động vật sinh trưởng kém. Thiếu vitamin A tổ chức thần kinh bị thoái hoá, chân con vật bị tê liệt (bê, nghé, lợn con dễ bị hơn cả). Nhu cầu của động vật đối với vitamin A: Trong điều kiện bình thường cung cấp từ 20-60 UI vit. A/kg trọng lượng là bảo đảm cho gia súc không bị thiếu vitamin A. Nhưng để gia súc có sức khoẻ tốt cần phải cung cấp nhiều hơn. Trong một kilôgam vật chất khô khẩu phần cần có lượng vitàmiri A như sau: bò sữa: 5000-6000 UI, bê < 4 tháng tuổi: 3000-5000 UI, bò đực: 6000-8000 UI, ngựa 5000- 6000 UI, lợn mẹ 3000-6000, gà mái và gà giò 8000-10000 ui. Nhưng trong thức ăn chỉ có caroten cung cấp cho gia súc, gia cầm. Trong cơ thể gia cầm 1 mg (3caroten sau khi biến đổi cho 1667 UI vitamin A, với ngựa 555, lợn 533, trâu bò 130-140 UI. Ngộ độc vitamin A đối với lợn khi khẩu phần thức ăn có 82500 Ul/kg VCK thức ăn, nuôi kéo dài 17 ngày liền, còn gà với liều lượng 1.500.000 Ul/kg nuôi kéo dài 20 ngày liền. Vì gia súc nhai lại đại bộ phận vitamin A bị phá hủy ở dạ cỏ nên đã thí nghiệm với khẩu phần chứa 2.560 Ul/kg thức ăn không thấy động vật bị ngộ độc. 1 UI = 0,3 ng A « 0,6|j.g caroten. Caroten không có tính gây ngộ độc như vitamin A. 6.1.2. Vitamin D * Nguồn gốc Thực vật xanh chứa rất ít vitamin D. cỏ khô có nhiều vitamin D2 khoảng từ 200-1700 Ul/kg VCK. Nấm, men bia chiếu tia cực tím có nhiều vitamin D2, 1 kg men bia chiếu tia tử ngoại có 2,5 triệu UI, dầu cá có nhiều vitamin D3. Hạt ngũ cốc, các loại củ, rễ củ không có vitamin D. Sữa động vật giàu vitamin D. Trong thực vật chủ yếu có tiền vitamin D2 là esgosterol chiếu tia tử ngoại — » D2. Da, lông động vật có tiền vitamin D3là 7 dehydrocholesterol chiếu tia tử ngoại -» Đy D2 và D3 giống nhau nhưng hiệu lực D3> D2 (nhất là ở gia cầm). 42