SlideShare a Scribd company logo
1 of 137
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ ĐÀO
ẢNH HƯỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal DUROC)
CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE YORKSHIRE)
VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI
THƯƠNG PHẨM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ ĐÀO
ẢNH HƢỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal DUROC)
CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE YORKSHIRE)
VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI
THƢƠNG PHẨM
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS VŨ ĐÌNH TÔN
2. GS. TS ĐẶNG VŨ BÌNH
HÀ NỘI - 2015
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận án
Phạm Thị Đào
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
đƣợc sự động viên, quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn thầy giáo
hƣớng dẫn PGS.TS. Vũ Đình Tôn và GS.TS. Đặng Vũ Bình, đã tận tình hƣớng dẫn,
đƣa ra những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành tốt luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ
nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Chăn
nuôi chuyên khoa, Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Phòng thí nghiệm trung tâm, cán bộ
Trung tâm Nghiên cứu liên ngành PTNT, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chủ trang trại bà Phạm Thị Mây, ông Phạm
Văn Lanh (tỉnh Hải Dƣơng) và ông Nguyễn Văn Binh (tỉnh Hƣng Yên) đã tạo mọi điều
kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT
Hải Dƣơng, lãnh đạo, cán bộ Phòng Chăn nuôi, các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là
ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình th
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận án
Phạm Thị Đào
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ vii
Trích yếu luận án viii
Thesis abstract x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở lý luận về lai giống 5
2.1.1 Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng 5
2.1.2 Lai giống và ƣu thế lai 7
2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản ở
lợn nái 12
2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 12
2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 12
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và
các yếu tố ảnh hƣởng 18
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18
2.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18
2.4 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc và trong nƣớc 24
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 24
2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 30
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 35
3.2 Địa điểm nghiên cứu 36
3.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 36
3.3.1 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 36
3.3.2 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con lai 40
3.3.3 Đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của con lai 43
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 50
4.1.1 Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản 50
4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 51
4.1.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 62
4.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai 65
4.2.1 Sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa
đến 60 ngày tuổi 65
4.2.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 68
4.3 Năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 76
4.3.1 Năng suất thân thịt 76
4.3.2 Chất lƣợng thịt 88
4.3.3 Thành phần hoá học của thịt 98
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102
5.1 Kết luận 102
5.2 Đề nghị 103
Danh mục công trình đã công bố 104
Tài liệu tham khảo 105
Phụ lục 119
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
CB
cs
DFD
Du
GLM
KL
L
LSM
LY
MC
ME
Pi
PiDu
PiDu25
PiDu50
PiDu75
PSE
SCS
TĂ
TCVN
TL
TS
TTTĂ
VCK
Y
Bảo quản
Chế biến
cộng sự
Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, chắc, khô)
Duroc
General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát
Khối lƣợng
Landrace
Least Square Mean (trung bình bình phƣơng nhỏ nhất)
Landrace × Yorkshire
Móng Cái
Metabolisable Energy (Năng lƣợng trao đổi)
Piétrain
Lợn đực lai Piétrain × Duroc
Lợn đực lai 25% Piétrain Re-Hal × 75% Duroc
Lợn đực lai 50% Piétrain Re-Hal × 50% Duroc
Lợn đực lai 75% Piétrain Re-Hal × 25% Duroc
Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch)
Sau cai sữa
Thức ăn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tỷ lệ
Tổng số
Tiêu tốn thức ăn
Vật chất khô
Yorkshire
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Số lƣợng lợn nái nghiên cứu trong mỗi tổ hợp lai 37
3.2 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con 37
3.3 Số lƣợng lợn theo dõi sinh trƣởng trong mỗi tổ hợp lai 40
3.4 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 41
3.5 Số lƣợng lợn đo độ dày mỡ lƣng và tỷ lệ thịt nạc trong mỗi tổ hợp lai 44
3.6 Số lƣợng lợn mổ khảo sát để đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng
thịt trong mỗi tổ hợp lai 44
4.1 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh sản 50
4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có
thành phần di truyền khác nhau 52
4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 63
4.4 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng từ sau cai
sữa đến 60 ngày tuổi 65
4.5 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con sau cai
sữa đến 60 ngày tuổi 67
4.6 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng giai đoạn
nuôi thịt 69
4.7 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai 71
4.8 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng năng suất thân thịt 76
4.9 Độ dày mỡ lƣng, độ sâu cơ thăn và tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 78
4.10 Các chỉ tiêu năng suất thân thịt 82
4.11 Các yếu tố ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 89
4.12 Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt 90
4.13 Các chỉ tiêu về tỷ lệ mất nƣớc và độ dai của thịt 93
4.14 Màu sắc thịt của các con lai 96
4.15 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của thịt 98
4.16 Hàm lƣợng vật chất khô, protein, mỡ thô và khoáng tổng số trong cơ thăn
của ba tổ hợp lai 99
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh 57
4.2 Khối lƣợng lợn con cai sữa của các tổ hợp lai 60
4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 64
4.4 Tăng khối lƣợng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày 66
4.5 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi68
4.6 Tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 73
4.7 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 75
4.8 Độ dày mỡ lƣng xác định trên cơ thể lợn sống 78
4.9 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 81
4.10 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên thân thịt xẻ 84
4.11 Độ dày mỡ lƣng của ba tổ hợp lai khi mổ khảo sát 87
4.12 Hàm lƣợng protein thô của cơ thăn 100
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
I/ Tóm tắt mở đầu:
Họ và tên: PHẠM THỊ ĐÀO
Tên đề tài: ―Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal Duroc) có thành
phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace
Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm”.
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
II/ Nội dung bản trích yếu
1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối giống với
lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ
lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt.
2. Đối tượng nghiên cứu
Lợn đực lai PiDu với tỷ lệ giống Piétrain Re-Hal là 25%, 50% và 75%.
3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Trong Luận án đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phƣơng pháp điều tra: Từ số liệu thống kê về các trang trại của địa phƣơng,
khảo sát lựa chọn 2 trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải
Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng và 1 trang trại huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên để triển khai
đồng thời 3 tổ hợp lai và có đủ cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu.
- Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp
phân lô so sánh. Quy trình kỹ thuật và chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái lai và con
lai nuôi thịt của ba tổ hợp lai áp dụng cho các trại đảm bảo nhƣ nhau.
- Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng quy đang đƣợc áp dụng cho việc nghiên
cứu theo dõi nhằm đánh giá đƣợc năng suất sinh sản đàn lợn nái
F1(LandraceYorkshire) phối giống với đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 và đánh giá
đƣợc khả năng sinh trƣởng của lợn lai nuôi thịt từ các tổ hợp lai trên.
- Các chỉ tiêu về chất lƣợng thịt lợn đƣợc phân tích tại Bộ môn Di truyền - giống
vật nuôi và Phòng thí nghiệm trung tâm, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
- Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
SAS 9.1 (2002).
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
4. Các kết quả chính đạt được và kết luận
- Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc đóng góp thêm các tƣ liệu về khả năng
sản xuất của lợn đực lai PiDu trong điều kiện sản xuất chăn nuôi nƣớc ta.
- Đã nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhƣ: Cơ sở lý
luận về lai giống; Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản
ở lợn nái; Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các
yếu tố ảnh hƣởng; Tình hình nghiên cứu về lai giống và sử dụng lợn đực có giống
Piétrain Re-Hal và Duroc ở ngoài nƣớc và trong nƣớc.
- Đã đánh giá đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính trạng năng suất sinh sản
của lợn nái lai F1(LandraceYorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu có thành
phần di truyền khác nhau và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh trƣởng, chất
lƣợng thịt lợn lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ các tổ hợp lai này.
- Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire)
phối với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau.
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của lợn lai nuôi thịt và
năng suất, chất lƣợng thịt của các con lai đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu có thành phần
di truyền khác nhau phối với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire). Lợn thịt của ba tổ
hợp lai đều có khả năng sinh trƣởng tốt, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về chất lƣợng
thịt nhƣ độ pH, tỷ lệ mất nƣớc, màu sắc thịt, độ dai của thịt và các thành phần hoá học
của thịt.
- Đề nghị phát triển và sử dụng lợn đực PiDu rộng rãi trong chăn nuôi trang trại.
Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu25 để nâng cao năng suất sinh trƣởng. Khuyến
khích sử dụng lợn đực lai PiDu50 và PiDu75 để nâng cao năng suất sinh sản, năng suất
thân thịt và chất lƣợng thịt trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam.
Luận án đã hoàn thành và đạt đƣợc kết quả phù hợp với mục tiêu và nội dung
nghiên cứu đặt ra. Về mặt khoa học, luận án đã có những đóng góp nhất định xây dựng
phƣơng pháp nghiên cứu, luận cứ khoa học và có ý nghĩa thực tiễn giúp các cơ sở chăn
nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất
lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực giống PiDu trong sản xuất chăn
nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam nhằm cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm có chất
lƣợng cao.
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
THESIS ABSTRACT
I/ General information
PhD student: Pham Thi Dao
Thesis title: Effects of crossbred boars (Piétrain Re-Hal x Duroc) with different
genotype components on reproductive performance of crossbred sows F1(Landrace
Yorkshire) and productive performance and meat quality of fattening pigs
Specialized: Animal Science Code number: 62.62.01.05
Education organization: Vietnam National University of Agriculture
II/ Summary
1. Objective of the research
The study aimed at identifying which genotype types of crossbred PiDu boars
were appropriate for crossbreeding with crossbred sows F1(Landrace Yorkshire) to
increase the sows’ reproductive performance, fattening pigs’ growth rate, lean
percentage and meat quality.
2. Research materials
Crossbred PiDu boars that have 25%, 50% and 75% of genotype of Piétrain Re-Hal
3. Research methods
The following methods have been applied in this research:
- Survey method: Based on the provincial statistical data about the number of
pig farms, two representative pig farms (one in Cam Giang district , another in
Haiduong city) and one pig farm in Van Giang district, Hung Yen province were
selected for the research on crossbreeding (3 crossbreds). These farms had all necessary
facilities for implementing the research.
- Experimental design: The experiment was conducted by a completely
randomized design. The feeding program and management of sows and growing pigs
were all the same among the farms.
- The standard methods were applied to measure the sow’s reproductive
performance and growth productivity of the growing pigs born in three crossbred
between sows F1(LandraceYorkshire) and crossbred boars (PiDu25, PiDu50 và
PiDu75).
-The carcass quality was measured at the laboratory of Department of Animal
Genetics and Breeding and Central Laboratory of Faculty of Animal Science, Vietnam
National University of Agriculture
- Data was analysed by statistical biostatistics using SAS 9.1 sofware
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
4. Results and conclusions
- The study had a significantly scientific contribution in term of productive
performance of crossbred boars PiDu raising in the farming condition in Vietnam
- The study has reviewed a wide range of literature about related aspects of pig
production such as: Principle genetics and breeding; reproductive indicators and factors
affecting reproductive performance of sows; indicators for determining pig’s growth,
carcass productivity and quality; current research results and application of Piétrain Re-
Hal and Duroc boar breeds in Vietnam and other countries.
- The research has identified several factors affecting the reproductive
performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with PiDu boars with different
genotype components. Several factors affecting growth perfomance and meat quality of
growing pigs born in three crossbreds has also been examined.
- The reproductive performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with
boars PiDu having different genotype components has been evaluated in this study.
- This study was also identified the growth perfomance, feed conversion
efficiency, meat productivity and quality of fattening pigs born in different crossbreed
combinations between sows F1(Landrace Yorkshire) and PiDu boars with different
genotype components. In three crossbreed combinations, the fattening pigs had a high
growth rate, a good meat quality that meets the pork standard requirements about
several parameters such as pH, drip loss, color, tenderness and meat chemical
composition.
- Based on the research results, the study has suggested to applying and
developing the crossbred PiDu boars in the pig production of farms. The crossbred
PiDu25 boar is recommended for promoting the growth perfomance. The crossbred
PiDu50 and PiDu75 boar should be used to cross with sows to improve sow
reproductive performance, carcass productivity and quality of pigs in pig production in
North of Vietnam.
The study has completed and achieved good results that are appropriate with the
research objectives and contents. In the scientific point of view, the study has a
significant contribution in term of research methodology and scientific references.
Moreover, the study plays an important role to make several recommendations about
selecting appropriate genotype combinations in order to improve sow reproductive
performance, growth productivity and meat quality. According to results of the study,
the PiDu boars will be applied and developed widely in pig farms, contributing to the
development of pig production in North of Vietnam and help to produce high quality
pork for consumers in the market.
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực
phẩm cho xã hội. Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn đang có những thay
đổi đáng kể, theo Trung tâm tin học và thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT
(2014), tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2014, tổng đàn lợn trong cả nƣớc đạt 26,80
triệu con, tăng 1,9% so với năm 2013. Chất lƣợng con giống từng bƣớc đƣợc cải
tạo theo hƣớng nạc hoá đàn lợn, thể hiện thông qua tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai
nhiều giống ngoại ngày càng tăng trong tổng đàn lợn.
Trƣớc yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng về số lƣợng và chất lƣợng,
rất cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp
ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và phục vụ xuất khẩu.
Để có đƣợc đàn lợn thịt có tốc độ tăng trƣởng nhanh và đạt tỷ lệ thịt nạc ở
mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải
tiến chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những
tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp đƣợc một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao
sản và đặc biệt sử dụng triệt để ƣu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ thực tiễn của sản xuất đã
khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hƣớng tăng số con
sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trƣởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi
kg tăng khối lƣợng, nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng thịt nạc. Hầu hết các nƣớc có
nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất
hàng thƣơng phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức
ăn, tiết kiệm thời gian nuôi.
Khi nghiên cứu trên con lai giữa nái Yorkshire với đực Piétrain và
Landrace, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) kết luận rằng tổ hợp lai
Piétrain Landrace có khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con cao
hơn so với tổ hợp lai Landrace Yorkshire; tăng khối lƣợng trung bình trong
thời gian nuôi thịt, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt nạc ở tổ hợp lai Piétrain
Yorkshire cũng có xu hƣớng cao hơn nhƣng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng
lại thấp hơn.
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và
F1(LY) phối với đực PiDu là tƣơng đối cao, ổn định và không có sự sai khác rõ
rệt giữa 3 tổ hợp lai (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Tác giả cũng
khẳng định rằng con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trƣởng tƣơng
đối cao, đặc biệt con lai 4 giống (PiDu LY) có xu hƣớng thể hiện đƣợc ƣu thế
lai về tăng khối lƣợng so với con lai 3 giống (PiDu Y và PiDu L).
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cũng cho
rằng năng suất sinh sản, sinh trƣởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao
hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực
PiDu phối với nái F1(LY) để đạt đƣợc năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn
Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Việc sử dụng đực PiDu phối với nái ngoại
(Landrace, Yorkshire và LY) đạt đƣợc năng suất cao nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc
chất lƣợng thịt tốt (Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010; Nguyễn Văn
Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010).
Lợn đực Piétrain có ƣu điểm tỷ lệ thịt nạc cao, nhƣng tốc độ sinh trƣởng
chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn, lƣợng mỡ
giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ƣu điểm và hạn chế tối đa những nhƣợc
điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain và Duroc là giải pháp tốt
nhất, vừa tận dụng đƣợc ƣu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn
nuôi vừa cải thiện đƣợc chất lƣợng sản phẩm.
Dòng đực Piétrain cổ điển do sự tồn tại của allene lặn n nằm ở locus
halothan (Ollivier et al., 1975), cho nên lợn dễ bị stress và tỷ lệ thịt PSE (Pale,
Soft, Excudative) cao đã làm cho chất lƣợng thịt kém. Khoa Thú y, Trƣờng Đại
học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain Re-Hal, một allen C từ locus halothan của
giống lợn Large White đƣợc chuyển vào bộ gen của Piétrain cổ điển (Hanset et
al., 1995; Leroy et al., 1999, 2000) và dòng lợn kháng stress này có thƣơng hiệu
là Piétrain Re-Hal.
Các nghiên cứu trong nƣớc đã khẳng định các con lai với sự tham gia của
lợn đực lai PiDu có sức sinh trƣởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lƣợng thịt
đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ
Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009).
Tuy nhiên trong các nghiên cứu về sử dụng lợn đực lai PiDu, các tác giả
chƣa đề cập đến thành phần di truyền tham gia của giống Piétrain và Duroc là
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
bao nhiêu. Việc xác định rõ thành phần di truyền tham gia của Piétrain và Duroc
là rất quan trọng. Với các thành phần di truyền khác nhau có thể phù hợp với
từng điều kiện chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối
giống với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh
sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace
Yorkshire) phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75.
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của các con lai
thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn
nái lai F1(Landrace Yorkshire).
- Đánh giá đƣợc năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của các con lai
thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn
nái lai F1(Landrace Yorkshire).
- Xác định đƣợc tổ hợp lai thích hợp và góp phần phát triển việc sử dụng
lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến năng suất sinh sản của lợn
nái F1(Landrace Yorkshire) đƣợc phối giống với lợn đực lai PiDu có thành
phần di truyền khác nhau và năng suất sinh trƣởng, chất lƣợng thịt của các con
lai từ các tổ hợp lai này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao
năng suất sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng
lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam.
- Đóng góp thêm dữ liệu về năng suất và chất lƣợng sản phẩm của các tổ
hợp lai trong chăn nuôi lợn để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao
kỹ thuật và giảng dạy học tập.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất sinh sản của lợn nái lai
F1(Landrace Yorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu 25, 50 và 75%
thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal.
- Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất, chất lƣợng thịt của 3 tổ hợp lai
giữa đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal
với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire).
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAI GIỐNG
2.1.1. Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng
2.1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá
thể là sự sai khác về mức độ mà theo Darwin thì sự khác nhau này là nguồn vật
liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo (dẫn theo
Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Tính trạng số lƣợng có các đặc trƣng sau:
- Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ
có một tác động nhỏ.
- Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi điều kiện môi trƣờng.
- Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lƣợng bằng các phép đo.
- Các giá trị quan sát đƣợc của các tính trạng số lƣợng là các biến biến
thiên liên tục.
Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng
số lƣợng (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Cho đến nay, di truyền học số lƣợng đã
đƣợc nhiều nhà di truyền học và thống kê bổ sung, nâng cao và trở thành môn
khoa học có cơ sở khoa học vững chắc, đƣợc ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến
di truyền các giống vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Petrop, 1984).
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính
khác của một cá thể đƣợc gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số
lƣợng cũng nhƣ tính trạng chất lƣợng. Kiểu hình này do kiểu gen và môi trƣờng
gây ra:
P=G+E
Trong đó, P: giá trị kiểu hình; G: giá trị kiểu gen; E: sai lệch môi trƣờng.
Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất 2 locus trở lên đƣợc biểu thị:
P = A + D + I + Eg + Es
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Trong đó, A: giá trị cộng gộp (giá trị giống); D: sai lệch trội; I: sai lệch
tƣơng tác (sai lệch át gen); Eg: sai lệch môi trƣờng chung; Es: sai lệch môi
trƣờng riêng.
Nhƣ vậy, muốn cải tiến năng suất của vật nuôi có thể tác động bằng
những biện pháp khác nhau:
+ Tác động về mặt di truyền (G).
- Tác dụng vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
- Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống.
+ Tác động về mặt môi trƣờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi:
dinh dƣỡng, chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc...
2.1.1.3. Hệ số di truyền
Hệ số di truyền của tính trạng số lƣợng có vai trò quan trọng trong công
tác giống. Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có
thể đạt đƣợc khi tiến hành chọn lọc đối với một tính trạng nhất định.
Theo Phan Cự Nhân và cs. (1985), Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính
trạng có hệ số di truyền thấp hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao.
Ngƣợc lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu
quả lai giống lại thấp.
Hệ số di truyền của một tính trạng số lƣợng là tỷ lệ giữa phần do gen quy
định với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền có hai khái niệm:
hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp.
* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2
G) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa
phƣơng sai di truyền (G
2
) và phƣơng sai kiểu hình (2
P ), hoặc đƣợc biểu thị
bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc
biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan giữa giá trị di truyền và giá trị
kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đƣợc biểu diễn bằng công thức:

2
h2 G
G 2
P
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít đƣợc sử dụng trong công tác giống vật
nuôi vì việc ƣớc tính phƣơng sai di truyền chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng. Hệ số di truyền theo nghĩa
rộng đƣợc xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng
thƣờng ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng
đƣợc xác định qua đời sau.
* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2
A) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa
phƣơng sai di truyền cộng gộp (2
A ) và phƣơng sai kiểu hình (2
P ), hoặc đƣợc
biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo
giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan
giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
đƣợc biểu diễn bằng công thức:
2
h2A
A 2
P
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình đƣợc quy
định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con. Hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp thƣờng đƣợc dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số di
truyền theo nghĩa rộng.
2.1.2. Lai giống và ƣu thế lai
2.1.2.1. Lai giống
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống
khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng
khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống
hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tƣơng tự nhau
(Lasley, 1974; Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phƣơng pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ƣu việt vì con lai thƣờng có ƣu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
2.1.2.2. Ưu thế lai
Ƣu thế lai là khái niệm biểu thị sức sống của con lai vƣợt trội hơn cha mẹ,
khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ƣu thế lai không chỉ
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
thể hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ƣu thế về sức sống, tốc độ sinh
trƣởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Lasley, 1974).
Ƣu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngƣợc với suy thoái cận huyết.
Nói chung sự suy giảm sức sống do cận huyết đƣợc khắc phục trở lại khi lai
giống (Falconer, 1993).
Thuật ngữ ƣu thế lai đƣợc nhà di truyền học ngƣời Mỹ Shull (1914) đƣa
ra và đƣợc Snell (1961) thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Văn Thiện, 1995;
Nguyễn Hải Quân và cs., 1995) nhƣ sau: Ƣu thế lai là sự hơn hẳn của đời con
đối với trung bình của đời bố mẹ. Có thể hiểu ƣu thế lai là sức sống, sức miễn
kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai đƣợc nâng cao, khả
năng lợi dụng thức ăn tốt.
Có thể giải thích ƣu thế lai bằng các giả thiết:
- Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen
trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả
các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen
aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 sẽ có kiểu gen: AaBbCcDdEeFf.
Do tính trạng số lƣợng đƣợc quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất xuất
hiện một kiểu gen đồng hợp tử hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các
gen trội và lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp đƣợc kiểu gen
tốt nhất cũng thấp.
- Thuyết siêu trội: Mỗi một alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng
riêng của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời đƣợc
biểu lộ. Mỗi gen có một khả năng tổng hợp riêng, quá trình này đƣợc thực hiện
trong những điều kiện môi trƣờng khác nhau. Do vậy kiểu gen dị hợp tử sẽ có
khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trƣờng.
- Tƣơng tác gen: Tƣơng tác giữa các gen trong cùng một locus dẫn tới
hiện tƣợng trội không hoàn toàn. Tƣơng tác giữa các gen trong các locus khác
nhau, bao gồm vô số các kiểu tƣơng tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất
phức tạp, đa dạng của sinh vật.
Cơ sở thống kê của ƣu thế lai
Cơ sở thống kê của ƣu thế lai do Falconer đƣa ra từ năm 1964. Ƣu thế lai
ở F1: HF1 = dy2
, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp tử, y là sai khác về tần
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
số gen giữa 2 quần thể bố mẹ. Ƣu thế lai sinh ra bởi ảnh hƣởng đồng thời của tất
cả các locus là tổng của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: HF1 =dy2
.
Nhƣ vậy, ƣu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp tử và sự
khác biệt về tần số gen giữa hai quần thể.
Ƣu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2
, do đó HF2 = 1/2 HF1
Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng đƣợc coi nhƣ là hiện tƣợng suy
hoá cận huyết. Theo Falconer (1993), ƣu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh
hƣởng của mẹ. Chẳng hạn, tính trạng số con trong ổ của lợn. Ƣu thế lai quan sát
đƣợc ở F1 không có đóng góp của mẹ. Ở F2, mặc dù ƣu thế lai mất đi một nửa
nhƣng lại có ảnh hƣởng ƣu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1.
Ảnh hƣởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hƣởng tốt
hoặc xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hƣởng của
mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do những sự khác nhau về di truyền, về
ngoại cảnh hoặc sự phối hợp khác nhau giữa di truyền và ngoại cảnh của những
cá thể mẹ khác nhau gây ra. Ảnh hƣởng của mẹ có thể đƣợc thực hiện trong quá
trình thụ tinh, có chửa và tiết sữa nuôi con. Các ảnh hƣởng này có thể chỉ xuất
hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và đƣợc thực hiện
bởi nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002), có 5 loại ảnh
hƣởng của mẹ:
- Ảnh hƣởng của nguyên sinh chất nhƣng không phải là ADN ngoài nhân.
- Ảnh hƣởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân.
- Ảnh hƣởng của mẹ trong giai đoạn trƣớc khi đẻ.
- Ảnh hƣởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.
- Ảnh hƣởng của mẹ sau khi sinh.
Theo Dickerson (1974), khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ƣu thế lai cá
thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai
có cả ƣu thế lai cá thể và ƣu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực
lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ƣu thế lai cá thể và ƣu thế lai của
bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả ƣu thế lai cá thể, cả ƣu
thế lai của mẹ và ƣu thế lai của bố.
Sử dụng các phƣơng pháp của Dickerson (1972) đƣa ra phƣơng trình dự
tính năng suất ở con lai với các tổ hợp lai.
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
- Lai 2 giống:
M: Trung bình của các giống tham gia.
MA, MB: Trung bình quần thể của giống A và B trong nhân giống thuần.
MAB, MBA: Trung bình của con lai từ tạp giao: cái A, đực B và ngƣợc lại.
gA, gB: Hiệu quả di truyền cộng gộp của các gen đối với giống A và B.
mA, mB: Hiệu quả của mẹ giống A và B.
pA, pB: Hiệu quả của bố giống A và B.
hAB: Hiệu quả ƣu thế lai giữa giống A và B.
- Lai 3 giống:
MAB.C = M + 1/4 (2 gC + gA + gB) + 1/2 (hAC + hBC)+ 1/2(mA + mB) + hmAB
+ pC + 1/4 rAB
Trong đó:
hAC: Hiệu quả ƣu thế lai giữa A và C; B và C.
hmAB: Hiệu quả ƣu thế lai của mẹ giữa giống A và B.
rAB: Hiệu quả của sự tái tổ hợp giữa giống A và B.
pC: Hiệu quả của bố giống C.
gC: Hiệu quả di truyền cộng tính của gen đối với giống C.
Để tính toán ƣu thế lai đối với một tính trạng nhất định từ các giá trị
trung bình của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ, Minke ma (1974) đã đƣa
ra công thức:
1/2(BA + AB) – 1/2(AA + BB)
H(%)= x100
1/2 (AA + BB)
Trong đó, H: ƣu thế lai; BA: F1(bố B mẹ A); AB: F1(bố A mẹ B);
AA: bố A mẹ A; BB: bố B mẹ B)
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
a) Tổ hợp lai
Ƣu thế lai đặc trƣng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Đình Miên và cs.
(1994), mức độ ƣu thế lai đạt đƣợc có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ
thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ƣu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ƣu thế lai
của lợn nái ảnh hƣởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trƣởng của lợn con. Ƣu thế
lai cá thể ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai
đoạn sau cai sữa. Ƣu thế lai của bố thể hiện ở tính hăng của con đực, kết quả
phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5-
10%, khi lai ba giống hoặc lai trở ngƣợc số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-
15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lƣợng cai sữa/con tăng
đƣợc 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998).
b) Tính trạng
Ƣu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di
truyền cao nhƣng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những
tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ƣu thế lai
cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thƣờng có ƣu thế lai cao, vì vậy
để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh
hơn, hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ƣu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ƣu thế
lai cá thể là 2%, ƣu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa/ổ có ƣu thế lai cá thể
9%, ƣu thế lai của mẹ 11%; khối lƣợng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ƣu thế lai cá thể
12%, ƣu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000).
c) Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ƣu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ƣu thế lai thu đƣợc khi lai
giữa chúng càng lớn bấy nhiêu (Phan Cự Nhân và cs., 1985). Lasley (1974) cho
biết, nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì
mức dị hợp tử cao nhất là ở F1, với sự phân ly của các gen trong các thế hệ sau
mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ƣu thế lai càng cao. Ƣu thế lai của
một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh
ảnh hƣởng đến gia súc, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến biểu hiện của ƣu thế lai.
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở LỢN NÁI
2.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh
sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng lợn cho khâu sản xuất
lợn thịt.
Ngƣời ta thƣờng quan tâm tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất
định, đây cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Gordon (2004) và Legault (1980) cho rằng, trong các trại chăn nuôi hiện
đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá
đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan
trọng của các thành phần cấu thành ảnh hƣởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do
một nái sản xuất trong một năm lần lƣợt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của
lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai
sữa đến khi thụ thai lứa sau. Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào
chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và
tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa.
Mabry et al. (1997) cho rằng, các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu
của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng toàn ổ ở 21
ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu này có
tầm quan trọng về mặt kinh tế và ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời sản xuất
lợn giống cũng nhƣ ngƣời nuôi lợn thƣơng phẩm.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào 2
yếu tố: di truyền và ngoại cảnh.
2.2.2.1. Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái
(Venanzi et al., 1997; Đặng Vũ Bình, 1999; Hamann et al., 2004).
Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm các tính trạng vốn có hệ số di truyền
nhỏ, lại thƣờng không tạo đƣợc áp lực chọn lọc cần thiết nên hiệu quả của chọn lọc
rất thấp. Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số biến động khá cao. Tƣơng quan
giữa số con/ổ và khối lƣợng toàn ổ cũng nhƣ giữa khối lƣợng toàn ổ và khối lƣợng
trung bình một con lợn con là dƣơng và chặt chẽ, nhƣng giữa số con và khối lƣợng
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
trung bình một một lợn con là âm và chặt chẽ (Đặng Vũ Bình, 1995).
Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác
nhau thì có năng suất khác nhau. Theo Rydhmer et al. (1995) hệ số di truyền
( h2
) tính trạng tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra sống/ổ và khoảng cách lứa đẻ lần
lƣợt là: 0,27; 0,13; 0,08. Theo Tolle et al. (1999) cũng cho hệ số di truyền của
chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa/ổ là 0,09-0,12 và 0,05-0,07.
Theo nghiên cứu của Legault (1985 )(dẫn theo Rothschild and Bidanel,
1998), căn cứ vào khả năng sinh sản, sức sản xuất thịt, các giống lợn chia làm 4
nhóm chính:
- Các giống đa dụng nhƣ Y, L và một số dòng nguyên chủng đƣợc xếp
vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng "dòng bố" nhƣ Pi, L của Bỉ, Hampshire, Poland,
China có khả năng sinh sản trung bình nhƣng khả năng sản xuất thịt cao
- Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản
của Trung Quốc nhƣ Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt
cao nhƣng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phƣơng có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng.
Các giống "dòng bố" thƣờng có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống
đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hƣớng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con
chết trƣớc khi cai sữa của giống này cao hơn so với L và Y (Blasco et al., 1995).
Lengerken and Pfeiffer (1987) cho biết lợn nhạy cảm với stress có khả
năng cho nạc cao song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối
với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình chăn
nuôi và vận chuyển. Nhƣng Biedermann et al. (1998) không thấy ảnh hƣởng của
gen halothan đối với khả năng sinh sản ở lợn nái.
Tỷ lệ lợn con bị chết sau khi đẻ trung bình là 11% (6-13%), trong đó 7%
là do bị mẹ đè (Grandinson et al., 2003). Colin (1998) cho biết: Tỷ lệ lợn con bị
chết ngay sau khi sinh chiếm 2-10%, có thể 11% chết trong tuần tuổi đầu tiên.
Trung bình tỷ lệ lợn con chết từ khi đẻ ra cho tới khi cai sữa là 12% (5-25%). Tỷ
lệ lợn con chết trƣớc khi cai sữa chiếm tới 60,10% ở ngày đầu tiên; 23,6% từ
ngày 2-7 sau đẻ và 16,2% sau 7 ngày (Gordon, 2004).
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Nhƣ vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hƣởng của giống và các
thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả
kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.
2.2.2.2. Các yếu tố ngoại cảnh
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới
khả năng sinh sản của lợn nái nhƣ: chế độ nuôi dƣỡng, tuổi, khối lƣợng phối,
phƣơng thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trƣờng, thời gian chiếu sáng,
bệnh tật... (Riha et al., 2000; Sohst, 1997).
- Chế độ nuôi dƣỡng
Dinh dƣỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần đƣợc cung cấp đủ về số và
chất lƣợng các chất dinh dƣỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Rothschild and Bidanel (1998) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai
đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hƣởng tới tỷ lệ thụ thai. Yamada et
al. (1998) nhận thấy nuôi dƣỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm
tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dƣỡng đầy đủ. Nuôi
dƣỡng tốt lợn nái trƣớc khi động dục có thể làm tăng số lƣợng trứng rụng, tăng
số phôi sống (Ashworth et al., 2000).
Các nghiên cứu của Flowers et al. (1989), Rhoder et al. (1991) và Cassar et
al. (1994), cho biết áp dụng chế độ dinh dƣỡng ―Flushing‖ trong pha sinh trƣởng
của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lƣợng trứng rụng (85% so với 64%)
và tăng lƣợng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (dẫn theo Gordon,
1997). Lodge and Hardy (1968) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận trong thời kỳ
động dục có ảnh hƣởng đến số trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997). Brooks and
Cole (1972) cho biết, lợn nái ăn gấp đôi lƣợng thức ăn ở giai đoạn trƣớc khi phối
giống và ở ngày phối giống so với bình thƣờng có tác dụng làm tăng số lƣợng trứng
rụng và số con đẻ ra /ổ (dẫn theo Gordon, 1997).
Nuôi dƣỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết
phôi ở lợn nái mới đẻ (Prunier et al., 2000), làm giảm 20-30% số phôi khi nuôi với mức
dinh dƣỡng bình thƣờng (Whaley et al., 1997). Theo nghiên cứu của Cozler et al.
(2000) và Pettigrew and Tokach (1991) cho biết nuôi dƣỡng lợn nái với mức năng
lƣợng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết
sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú (dẫn theo Gordon, 1997).
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng. Giảm
lƣợng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lƣợng cơ thể, hậu quả là
thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Brand et
al., 2000; Graham et al., 2000). Theo Chung et al. (1998), tăng lƣợng thức ăn thu
nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lƣợng sữa và tăng khả năng tăng trọng của
lợn con. Gordon (2004) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa
ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục
trở lại hơn là tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối,
tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ
tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lƣợng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dƣỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít
nhất, khối lƣợng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có đƣợc khối
lƣợng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Robinson (1991), cho biết nuôi dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con
với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (dẫn
theo Gordon, 1997). Theo Close et al. (1985) và Cole (1990), mức dinh dƣỡng
protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dƣỡng
của cơ thể để nuôi thai (dẫn theo Clowes et al., 2003). Theo Pike and Boaz (1969),
mức dinh dƣỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm giảm khả năng tiết sữa
của lợn mẹ, do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn theo Gordon, 1997). Nuôi
dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ
làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trƣởng thành của tế bào
trứng, giảm số con đẻ ra và số con sơ sinh sống/ổ (Yang et al., 2000), tăng tỷ lệ hao
hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trƣởng của lợn con (Cheng et al., 2000).
Podtereba (1997) xác nhận có 9 axit amin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá
trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi.
- Mùa vụ
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn
nái. Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ.
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả
thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos et al., 2004). Theo Quiniou et al. (2000),
nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ
động dục trở lại sau cai sữa giảm.
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống
vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả
năng sinh sản từ 5-20%. Nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ lợn nái không động dục,
giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai (Pistoni, 1997). Nhiều nghiên
cứu đã chỉ rõ ảnh hƣởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Theo
Pastison (1980) nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30-50%) và làm thiệt
hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (dẫn theo Gordon, 1997). Nghiên cứu
của Mauget (1982) nhận thấy từ tháng 7 đến tháng 11, lợn nái dễ dàng không
động dục (dẫn theo Gordon, 1997). Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có
thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi et
al., 2000; Koketsu et al., 1998).
Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm
bình thƣờng của chu kỳ động dục. Claus and Weiler (1985) cho biết từ tháng 5
đến tháng 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với
các tháng khác (dẫn theo Gordon, 1997) .
Prunier et al. (1994) cho thấy nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn của
lợn nái đẻ (dẫn theo Gordon, 1997). Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới
20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái
(Peltoniemi et al., 2000).
- Tuổi và lứa đẻ
Clark and Leman (1996) cho biết, tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng
ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Lợn nái kiểm định có tỷ
lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu et al., 1998). Số lƣợng trứng rụng
thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục
thứ hai và đạt tƣơng đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert et al., 1998).
Theo Warrick et al. (1989) cho biết, số con đẻ ra tƣơng quan thuận với số lƣợng
trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997).
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì
có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái
thƣờng thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ 3, 4, 5 và sau đó gần nhƣ
là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Venanzi et al. (1997) cho biết số con
đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tƣ, ở lứa đẻ thứ tám trở đi số lợn con mới
đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
nái và giảm nhanh sau 4-5 tuổi. Lợn mới đẻ lứa đầu thƣờng hay sợ hãi, do đó tỷ
lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết thai cao (Grandinson et al., 2003). Lợn đẻ lứa đầu
tiên thƣờng có số con đẻ ra, khối lƣợng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau
(Colin, 1998).
- Số lần phối và phƣơng thức phối giống
Nghiên cứu của Clark and Leman (1986) nhận thấy, số lần phối giống trong
một lần động dục ở lợn nái ảnh hƣởng tới số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997).
Clark and Leman (1986) cho biết, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động
dục cao nhất có thể đạt đƣợc số con đẻ ra/ổ cao, nhƣng phối hai lần trong một chu
kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Tilton and Cole
(1982) thấy rằng khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24
giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần (dẫn theo Gordon, 1997).
Theo Anon (1993), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực
tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (dẫn theo Gordon, 1997).
Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn
(0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhƣng kết quả nghiên cứu của
Alexopoulos et al. (1997) lại ngƣợc lại.
- Thời gian cai sữa
Xue et al. (1993) phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ nhận
thấy, thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con sơ sinh và số con sơ sinh
sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối
giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài (dẫn theo Gordon, 1997).
Gaustad-Aas et al. (2004) và Mabry et al. (1997) cho biết, phối giống sớm
sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Gordon
(2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm giảm 0,2 con trong ổ,
giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ.
Lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục trở lại 4-5 ngày, có thể
phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Theo các tác giả Newport
(1977) và Cole et al. (1975) cho biết, không nên phối giống cho lợn nái sớm hơn
ba tuần sau khi đẻ, phối giống sớm sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái
(dẫn theo Gordon, 1997).
Theo Tonn et al. (1995), lợn nái phối giống khi cai sữa lợn con sớm có số
lƣợng trứng rụng thấp (15,9 so với 24,6) và số phôi ít ở ngày chửa thứ 11, lợn nái
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài
(dẫn theo Gordon, 1997).
2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, KHẢ NĂNG CHO
THỊT, CHẤT LƢỢNG THỊT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt
Để đánh giá năng suất và chất lƣợng thịt của lợn, ngƣời ta sử dụng các
nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt.
Theo Clutter and Brascamp (1998), các chỉ tiêu quan trọng đánh giá sinh
trƣởng của lợn thịt bao gồm: tăng trọng hàng ngày, thu nhận thức ăn, tiêu tốn
thức ăn, tốc độ tăng trƣởng thịt nạc, tiêu tốn thức ăn cho tăng trƣởng thịt nạc và
tuổi đạt khối lƣợng giết thịt. Giữa tăng trọng hàng ngày và tiêu tốn thức ăn có
mối tƣơng quan di truyền âm và chặt chẽ, r = -0,69- 0,99, giữa tăng trọng hàng
ngày và thu nhận thức ăn có mối tƣơng quan di truyền dƣơng, r = 0,28- 0,37
(Sellier, 1998).
Colin (1998) cho biết, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thân thịt quan
trọng là tỷ lệ thịt móc hàm, dài thân thịt, tỷ lệ thịt nạc hoặc tỷ lệ thịt nạc/mỡ, độ
dày mỡ lƣng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thịt bao gồm:
độ dai, khả năng giữ nƣớc (tỷ lệ mất nƣớc), hao hụt khi nấu, năng suất chế biến,
hàm lƣợng glycogen, protein trong cơ, pH của cơ sau giết mổ 45 phút (pH45) và
24 giờ (pH24), màu sắc thịt, tính chất sợi cơ.... Trong đó các chỉ tiêu tỷ lệ mất
nƣớc, màu sắc thịt, pH thịt là quan trọng nhất.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất
lƣợng thịt
2.3.2.1. Yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh trƣởng và cho thịt khác nhau
(Evan, 2003; Labroue et al., 2000).
Giống ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, khả năng tích lũy mỡ. Theo
Colin (1998) và Sellier (1998), các giống Pi, L Bỉ và L Đức có thịt đùi, tỷ lệ thịt
nạc và diện tích cơ thăn cao hơn các giống lợn khác. Các giống lợn địa phƣơng
thƣờng có tốc độ sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ thịt nạc thấp,
nhƣng tỷ lệ mỡ trong cơ lại cao (Labroue et al., 2000).
Khả năng sinh trƣởng và cho thịt của các giống lợn không giống nhau.
Khả năng này phụ thuộc vào quá trình lớn lên của con vật tức là quá trình sinh
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
trƣởng, đó là quá trình tích lũy các chất chủ yếu là protein (Wood et al.,1987) .
Puigvert et al. (2000) cho biết, giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến
chất lƣợng thịt, còn khối lƣợng giết thịt, khẩu phần thức ăn, tính biệt và điều
kiện môi trƣờng ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt .
Các chỉ tiêu nuôi vỗ béo nhƣ tăng khối lƣợng/ngày đêm, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lƣợng, thu nhận thức ăn/ngày có hệ số di truyền ở mức độ trung
bình (h2
= 0,31) (Clutter and Brascamp, 1998), các chỉ tiêu thân thịt nhƣ tỉ lệ
móc hàm, chiều dài thân thịt, tỉ lệ nạc hoặc tỉ lệ nạc/xƣơng, độ dày mỡ lƣng,
diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2
= 0,3 - 0,6) (Sellier, 1998). Theo
Stewart and Schinkel (1989) và Ducos (1994), các chỉ tiêu về thân thịt có hệ số di
truyền tƣơng đối cao trong số đó của tỉ lệ móc hàm là thấp nhất (h2
= 0,3 - 0,5)
và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2
= 0,56 -0,57). Các tính trạng thuộc chất
lƣợng thịt nhƣ khả năng giữ nƣớc (tỉ lệ mất nƣớc), màu sắc thịt, cấu trúc cơ,
thành phần hóa học của cơ, pH1 và pH2 sau khi giết thịt có hệ số di truyền ở mức
0,1 đến 0,3 (Sellier, 1998).
Tƣơng quan di truyền giữa một cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ nhƣ
giữa tăng khối lƣợng và thu nhận thức ăn (r = 0,65), bên cạnh đó là các tƣơng
quan nghịch và chặt nhƣ giữa tỉ lệ nạc với độ dày mỡ lƣng (r = - 0,87) (Stewart
and Schincket, 1989), tỉ lệ mất nƣớc và pH2 (r = -0,71) với khả năng giữ nƣớc (r
= - 0,94) (Sellier, 1998). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt nhƣ tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lƣng,
chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống khác nhau. Lợn L
có chiều dài thân thịt dài hơn so với lợn Y khoảng 1,5 cm; ngƣợc lại tỉ lệ móc hàm ở
Y lại cao hơn so với L (Haminell et al. 1993); lợn Hampshire có thân thịt nhiều nạc
hơn nhƣng thƣờng ngắn hơn và có khối lƣợng lớn hơn so với lợn Y
(Smith et al.,1990).
Con lai cho ƣu thế lai hơn bố mẹ về tăng khối lƣợng (10%) và lƣợng thức
ăn thu nhận hàng ngày (Sellier, 1998). Nghiên cứu của Liu et al. (2000) cho biết,
con lại 3 giống có ƣu thế lai về tăng khối lƣợng tới 16,44 %, ƣu thế lai về tiêu
tốn thức ăn là -8,18 % trong khi đó con lai trở ngƣợc có ƣu thế lai về tăng khối
lƣợng chỉ đạt 7,03%, tiêu tốn thức ăn là - 2,7 %.
Kết quả nghiên cứu của Lachowiez et al. (1997) cho biết, thịt của con lai
mềm và nhiều nƣớc, năng suất chế biến cao, màu thịt sáng hơn so với của lợn
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
thuần. Popovic (1997) cho biết, thịt của các con lai L × Y, Y × L, Du × (L × Y),
Hampshire × (L × Y), Du × (Y × L), Hampshire × (Y × L) có màu sắc và khả
năng giữ nƣớc tốt.
Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng thịt PSE có chất lƣợng thấp và nó
thƣờng là kết quả cuối cùng của hội chứng stress. Khi lợn bị stress có thể chết
trên đƣờng vận chuyển đƣa đi bán, hoặc nếu sống sót cho đến lúc giết mổ thì
cũng có nhiều ảnh hƣởng đến việc xuất hiện thịt PSE .
Thịt có chất lƣợng cao khi chƣa xử lý sẽ có màu hồng tƣơi, thớ cơ chắc,
mặt thịt không rỉ nƣớc và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ
bóng, chắc, thơm, có chất dinh dƣỡng cao khi đƣợc nấu đúng cách. Ngoài ra thịt
lợn có chất lƣợng cao vẫn giữ đƣợc phần lớn dịch thể của nó khi cắt, bao gói,
ƣớp lạnh hoặc khi nấu cũng nhƣ khi xử lý, xông khói, xay nghiền trong quá trình
chế biến thành sản phẩm của nhà máy. Theo Judge et al. (1996), thịt lợn PSE có
chất lƣợng thịt kém vì các lý do sau
- Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn;
- Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi
khả năng lƣu giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có vân;
- Thịt thăn và cơ đùi thƣờng lộ ra 2 sắc thái khác nhau ở các lát cắt.
- Khi còn là thịt tƣơi chƣa chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (đôi
khi độ mất nƣớc cao hơn 7%) thịt chuyển thành màu xám, không hấp dẫn ngƣời
mua và chóng ôi hơn thịt bình thƣờng;
- Khi dùng để chế biến các thực phẩm dạng công nghiệp (hun khói, xúc
xích) thịt có độ mất nƣớc cao (vƣợt quá 3 - 10 % so với mức bình thƣờng), màu
sắc không đồng nhất, các thớ cơ rời rạc, khó thái miếng;
- Các mảnh thịt ƣớp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông.
Trong một số trƣờng hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng
thái thịt PSE mà là DFD. Thịt DFD là một biểu hiện không mong đợi, dễ bị thối
hỏng hơn vì độ pH cao, nó có một số nhƣợc điểm khác với thịt PSE.
Thịt DFD có màu thẫm, rắn chắc và khô hoàn toàn trái ngƣợc với PSE,
nhƣng cũng không hấp dẫn vì màu đỏ thẫm là dấu hiệu của lợn già loại thải, thịt
không tƣơi hoặc bị mất nƣớc trong khi bảo quản (Sebranek and Judge, 1996).
Ngăn ngừa xuất hiện thịt PSE và DFD là một khâu quan trọng trong việc nâng
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
cao chất lƣợng thịt lợn. Giải pháp về mặt di truyền là kiểm tra và loại bỏ những
lợn nhạy cảm stress ra khỏi đàn, tức là kiểm tra gen nhạy cảm stress (gen
halothan) của từng gia súc giống. Đây là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất
vì nó giải quyết đƣợc tận gốc cơ sở di truyền quyết định chất lƣợng thịt. Các giải
pháp khác nhằm hạn chế sự xuất hiện thịt kém phẩm chất (yếu tố ngoại cảnh) chứ
không thể loại bỏ hết đƣợc các nguy cơ làm xuất hiện thịt kém phẩm chất ngay
từ bản thân con vật (di truyền).
2.3.2.2. Yếu tố ngoại cảnh
a) Dinh dưỡng
Dinh dƣỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi
phối sinh trƣởng và khả năng cho thịt của gia súc. Theo Wood et al. (2004), nuôi
lợn thịt bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ sinh trƣởng chậm, khối lƣợng giết
thịt thấp. Mức năng lƣợng và protein thấp trong khẩu phần làm tăng khả năng
tích luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang et al., 2003). Theo Colin (1998) cho
biết, lƣợng protein của khẩu phần hàng ngày có quan hệ chặt chẽ với mức tăng
trƣởng nạc hàng ngày.
Lenartowiez et al. (1998) cho biết, mức năng lƣợng cao trong khẩu phần
sẽ làm tăng tốc độ tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn so với mức năng lƣợng thấp.
Mức năng lƣợng và protein trong khẩu phần thấp sẽ làm tăng quá trình tích luỹ
mỡ trong cơ (Chang et al., 2003).
Chất khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợn thịt. Tốc độ sinh
trƣởng và cả phẩm chất thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các
vitamin với các chất khoáng. Jondreville et al. (2003) cho biết, bổ sung Cu, Zn
một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng tăng khả năng sinh trƣởng và giảm ô
nhiễm môi trƣờng. Theo Swigert et al. (2004), bổ sung Mg có thể làm tăng pH
cơ, do đó làm giảm tỷ lệ thịt PSE, nâng cao chất lƣợng thịt. Geesink et al. (2004)
cho biết, bổ sung Mg, tryptophan, vitamin E và vitamin C trong thời gian nhất
định có tác dụng nâng cao chất lƣợng thịt lợn.
Mức thu nhận thức ăn phụ thuộc vào sự cân bằng các chất dinh dƣỡng. Mức thu
nhận thức ăn cao sẽ có mức sinh trƣởng cao. Theo Lorenzo et al. (2003) cho biết, tăng
thu nhận thức ăn ở giai đoạn sinh trƣởng sớm khi hiệu quả sử dụng thức ăn cao và sinh
trƣởng nạc mạnh sẽ giảm quá trình tích luỹ mỡ, giảm tiêu tốn thức ăn. Giữa mức tăng
trọng và thu nhận thức ăn có mối tƣơng quan chặt (r = 0,94). Ở giai
21
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
đoạn sinh trƣởng sớm, hiệu quả sử dụng thức ăn và sinh trƣởng nạc phụ thuộc
chặt chẽ vào mức thu nhận thức ăn.
Hiệu quả sử dụng protein bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố. Lợn hƣớng nạc
có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với lợn hƣớng mỡ, lợn còn non cao hơn
lợn trƣởng thành, lợn đực cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Khẩu phần có đủ axit
amin tốt hơn khẩu phần không đủ. Tăng mức lysine, protein trong khẩu phần sẽ
làm tăng thu nhận thức ăn và tăng tốc độ sinh trƣởng.
Lợn nuôi bằng khẩu phần dinh dƣỡng cao (protein, năng lƣợng) sẽ có sự
phát triển mạnh mẽ về thịt nạc, mỡ và tỷ lệ mỡ trong cơ thấp hơn, tỷ lệ xƣơng
cao hơn so với lợn nuôi bằng khẩu phần dinh dƣỡng thấp (Wood et al., 2004).
Theo Colin (1998), hình thức nuôi dƣỡng hạn chế thức ăn và số lƣợng
năng lƣợng trong khẩu phần có ảnh hƣởng đến thành phần thân thịt. Ở lợn đƣợc
nuôi dƣỡng tự do, năng lƣợng thu nhận cao hơn so với nhu cầu nên tích luỹ mỡ
nhiều hơn, lợn biểu hiện tăng trọng của phần thịt nạc cao hơn và qua đó nâng cao
đƣợc số lƣợng thịt nạc. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt nạc sẽ thấp hơn. Mức thức ăn thấp
sẽ làm tốc độ sinh trƣởng nạc kém, mức thức ăn cao sẽ làm tăng quá trình tích
luỹ mỡ. Kim et al. (2000) cho biết sự ảnh hƣởng của nuôi dƣỡng theo giai đoạn
có ảnh hƣởng tới tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dƣỡng và một
số chỉ tiêu năng suất thân thịt. Kết quả cho thấy nuôi dƣỡng lợn thịt theo hai giai
đoạn có hiệu quả kinh tế và môi trƣờng tốt hơn so với nuôi một giai đoạn.
Mối quan hệ về sinh trƣởng giữa cơ, mỡ và xƣơng sẽ ảnh hƣởng đến sự
phát triển của gia súc. Lợn sinh trƣởng chậm khi giết mổ ở tuổi cao sẽ có tỷ lệ
cao về xƣơng và mỡ. Lợn sinh trƣởng cao sẽ có nhiều mỡ cao hơn lợn sinh
trƣởng bình thƣờng, đặc biệt ở con đực (Evan et al., 2003).
b) Thời gian nuôi
Thành phần hoá học của cơ thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi của gia súc,
khối lƣợng, tính biệt, chế độ nuôi dƣỡng. Khi sơ sinh, nƣớc chiếm 77%, protein
18%, lipit 2% và khoáng tổng số là 3%. Ở giai đoạn trƣởng thành, nƣớc chiếm
64%, protein 16%, lipit 16% và khoáng tổng số 3%.
Khối lƣợng cơ thể càng tăng, tỷ lệ mỡ càng cao. Mức nuôi dƣỡng cao,
lợn sẽ béo hơn, lợn nuôi hạn chế sẽ ít mỡ và nhiều nạc. Theo Larzul et al. (1998),
khối lƣợng giết thịt ảnh hƣởng đến màu sắc thịt và cấu trúc sợi cơ. Thời gian
nuôi càng dài, tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng và tỷ lệ thịt nạc càng giảm.
22
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
c) Mùa vụ
Huang et al. (2004) cho biết, mùa vụ có ảnh hƣởng rõ rệt tới độ dày mỡ
lƣng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa đông có độ dày
mỡ lƣng thấp hơn so với mùa thu và mùa xuân (Choi et al., 1997). Stress nhiệt
có liên quan tới mức sinh trƣởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp. Lisiak
et al. (2000) nhận thấy lợn mổ vào mùa hè có tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn mổ
vào mùa đông. Kuchenmeister et al. (2000) cho biết, chất lƣợng thịt giảm xuống
đối với lợn mổ vào mùa hè và mùa đông. Nhiệt độ cao về mùa hè làm tăng tỷ lệ
thịt PSE (Guardia et al., 2004). Neill et al. (2003) cho biết, các tháng trong năm
có ảnh hƣởng tới một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt.
d) Chăm sóc và nuôi dưỡng
Nhiệt độ chuồng nuôi cao hoặc thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép đều
bất lợi cho sinh trƣởng của lợn thịt. Che tối chuồng nuôi trong giai đoạn vỗ béo
hoặc sử dụng các thuốc an thần nhằm hạn chế hoạt động sẽ có lợi cho quá trình
tích luỹ các chất dinh dƣỡng.
Goft et al. (2003) nhận thấy giun sán là nguyên nhân quan trọng làm giảm
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Do đó việc vệ sinh, tẩy giun sán là hết
sức cần thiết.
Số lƣợng lợn nuôi thịt trong một ô chuồng có ảnh hƣởng đến khả năng
tăng trọng, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn nhƣng không ảnh hƣởng đến tỷ lệ
thịt nạc (Turner, 2003). Theo Ekachat et al. (1997), tiếng động quá lớn và nhanh
làm giảm sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn thịt. Lợn ở những ổ đẻ
có số con để nuôi/ổ cao sẽ có khối lƣợng giết thịt thấp, nhƣng tỷ lệ thịt nạc cao
hơn so với lợn ở những ổ đẻ có số con để nuôi/ổ thấp (Buczynski et al., 2000).
Các điều kiện trƣớc khi giết mổ, bắt lợn, thời gian vận chuyển, nơi nhốt,
điều kiện khi giết mổ là nguyên nhân gây nên stress và tăng tỷ lệ thịt PSE
(Guardia et al., 2004). Thời gian vận chuyển không nên kéo dài quá 3 giờ, nếu
thời gian vận chuyển quá 3 giờ đồng thời với mật độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ thịt
PSE. Gregory (1998) cho biết cho lợn ăn vào buổi sáng trong ngày giết mổ có thể
làm tăng tỷ lệ thịt PSE, nhất là giết mổ ngay khi tới lò mổ. Cho lợn nghỉ ngơi 2-3
giờ trƣớc khi giết mổ có tác dụng làm giảm tỷ lệ thịt PSE. Mùa vụ trong năm
cũng có ảnh hƣởng tới tỷ lệ thịt PSE và DFD. Tỷ lệ thịt DFD cao là do điều kiện
kém trƣớc khi giết mổ (Neill et al., 2003). Guardia et al. (2004) cho biết tỷ lệ thịt
23
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PSE tăng cao ở mùa hè. Thời gian vận chuyển, mật độ lợn, thời gian nhốt lợn
trƣớc khi giết thịt ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ thịt PSE, DFD.
e) Tính biệt
Evan et al. (2003) cho biết lợn đực lớn nhanh hơn lợn cái. Lợn đực không
thiến có tốc độ lớn nhanh nhƣng không đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích vì mùi
của nó (Kortz et al., 2000). Kortz et al. (2000) cũng xác nhận lợn đực có khả
năng tăng trọng và tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn cái tới 3%. Lợn đực thiến có nhiều
mỡ trong cơ, ít mỡ dƣới da so với lợn cái (Kolstad et al., 1997). Kortz et al.
(2000) cho biết lợn đực không thiến và lợn cái có diện tích cơ thăn lớn hơn lợn
đực thiến, thịt của lợn đực không thiến có hàm lƣợng vật chất khô và tỷ lệ mỡ
trong thịt thấp hơn so với đực thiến, nhƣng cao hơn về trị số pH thịt so với lợn
đực thiến và lợn cái. Kortz et al. (2000) cho thấy thịt của lợn cái không tốt hơn
thịt của lợn đực thiến. Theo Guardia et al. (2004) lợn đực không thiến có tỷ lệ
thịt PSE cao hơn lợn cái và lợn đực thiến 0,5 %.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao,
chất lƣợng thịt tốt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ
yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các phƣơng pháp
kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nhƣng từ nửa sau thế kỉ này do có thêm về
những về những hiểu biết mới về ƣu thế lai và sự phát triển mạnh lai kinh tế ở
lợn. Thời kì đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản nhƣ lai giữa 2
giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn
và cao hơn nữa là các chƣơng trình lai tạo lợn hybrid.
Theo Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm
trƣớc. Việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm đã
trở thành phổ biến (Xue et al., 1997; Whaley et al., 1997). Kết quả nghiên cứu
của Hansen et al. (1997) cho biết lai hai giống (Du White composite) và
(Meishan White composite) thì con lai có tốc độ sinh trƣởng tốt hơn lợn
Meishan thuần, lợn lai (Du White composite) tăng trọng cao hơn (Meishan
White composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi
lợn tại Ba Lan (Ostrowski and Blicharski, 1997; Grzeskowiak et al., 2000; Migdal
et al., 2000).
24
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Grzeskowiak et al. (2000) cho thấy lai hai giống giữa Hampshire Du đạt
giá trị pH1 của thịt cao hơn so với Pi Du và Pi thuần. So sánh giữa các tổ hợp
lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski and Blicharski (1997), Buczyncki et al. (1998),
Eckert et al. (1998), Kapelanski et al. (1998), Lenartowiez et al. (1998) và
Grzeskowiak et al. (2000) cho thấy con lai có 25 và 50 % máu Pi có tỷ lệ thịt nạc
cao và chất lƣợng thịt tốt. Sử dụng đực lai F1(PiDu) có tác dụng nâng cao diện
tích và khối lƣợng cơ thăn (Gajewczyk et al., 1998). Blicharski and Ostrowski
(2000) cho thấy lợn lai có khả năng tăng trọng, tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn thuần và
tỷ lệ thịt nạc đùi có tƣơng quan cao với tỷ lệ thịt nạc (r=0,93). Lachowiez et al.
(1997) cho biết thịt của lợn lai mềm, nhiều nƣớc và có năng suất chế biến cao
hơn thịt của lợn thuần. Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai
hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản nhƣ: số con đẻ
ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lƣợng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng
số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lƣợng sơ
sinh và khối lƣợng khi cai sữa. Ƣu thế lai về khối lƣợng khi cai sữa tới 18,30%
(Chokhatarid, 2000). Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng
cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm (Dzhuneibaev and
Kurenkova, 1998). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có
mức tăng trọng tốt và tỷ lệ thịt nạc cao so với lợn thuần. Gerasimov et al. (1997)
cho biết trong nhiều tổ hợp lai hai, ba giống, tổ hợp lai hai giống (Du Large
Black), tổ hợp lai ba giống Du (Poltava Meat Russian Large White) có khả
năng tăng trọng cao nhƣng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.
Kết quả nghiên cứu của Pogodaev and Filenko (1997) cũng có kết quả tƣơng tự.
Các con lai có chất lƣợng thịt tốt do thịt có tỷ lệ mỡ cao (Samkov, 2000). Theo
Leroy et al. (1996) cho biết lai hai giống (Pi LW) có số con khi sơ sinh, khi cai
sữa và khối lƣợng cả ổ ở 5 tuần tuổi đều cao hơn so với nái thuần. Lai hai giống
giữa Pi với L Bỉ đƣợc Smet et al. (1997) cho biết có kết quả tốt.
Nghiên cứu của White et al. (1997) nhận thấy nái lai F1(Y Meishan) có
số trứng rụng, số thai và số con đẻ ra/ổ nhiều hơn giống thuần. Xue et al. (1997)
cho biết lai ba giống Du (LW L) có tốc độ sinh trƣởng, chất lƣợng thân thịt
tốt. Kim et al. (1994) nhận thấy lai hai, ba giống Du (Y L) có tốc độ sinh
trƣởng, chất lƣợng thân thịt tốt. Do đó việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến
để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm.
25
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Lai giữa 3 giống lợn L, Y, Du, con lai có tốc độ tăng khối lƣợng nhanh,
tiêu tốn thức ăn thấp và số ngày đạt khối lƣợng giết thịt 94 kg thấp hơn so với
các tổ hợp lai khác (Haminell et al., 1993).
Tại Trung Quốc lợn thịt thƣơng phẩm đƣợc sản xuất từ ba giống Du, L, LW,
đạt 90 kg ở 165 ngày tuổi (Tan et al., 2000), sử dụng nái lai (L Y) hoặc (Y
L) phối với lợn đực Hampshire và lai luân chuyển giữa ba giống Hampshire, Y, L có
kết quả tốt trong 64 tổ hợp lai khác nhau (Wang and Zhang, 1997). Việc sử dụng nái
lai (L Y) phối với đực Du đƣợc ứng dụng khá rộng rãi để nâng cao tăng khối
lƣợng và khả năng cho thịt (Liu et al., 2000). Trong 2,2 triệu con nái tại Đức đƣợc
phối giống phần lớn sử dụng tinh dịch lợn đực Pi (Gordon, 1997). Theo Sohst
(1997) nái lai F1(L Leicoma) có số con đẻ ra/lứa cao hơn nái thuần 0,5 con. Sử
dụng nái lai đã trở thành phổ biến để tiến hành lai ba, bốn và năm giống trong sản
xuất lợn thịt thƣơng phẩm (Wuensch et al., 2000). Wuensch et al. (2000) cho
biết nái lai (Pi L) và (LW L) có thời gian sử dụng cao hơn so với nái thuần.
Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và
cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz et al. (2000) nhận thấy lai ba giống
đạt đƣợc số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng nhƣ khối lƣợng sơ sinh/con cao
hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu
quả nâng cao khối lƣợng khi cai sữa và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt
(Kamyk, 1998). Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn
(Ostrowski and Blicharski, 1997; Grzeskowiak et al., 2000). Nhiều tổ hợp lai ba,
bốn giống đƣợc Grzeskowiak et al. (1998) nghiên cứu và đạt kết quả tốt.
Nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai ba giống đều có tác dụng
nâng cao các chỉ tiêu sinh sản nhƣ số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lƣợng ở 60
ngày tuổi/con. Gerasimov and Pron (2000) cho biết nái lai có chất lƣợng tốt về sản
xuất sữa, khối lƣợng sơ sinh, con lai sinh trƣởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao.
Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn
thịt thƣơng phẩm (Dzhuneibaev et al., 1998). Theo các tác giả lợn lai có mức tăng
trọng tốt và tỷ lệ thịt nạc cao. Gerasimov et al. (1997) cho biết trong nhiều tổ hợp lai
ba giống, tổ hợp lai ba giống Du (Poltava Meat Russian LW) có khả năng tăng
trọng cao và tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các tổ hợp lai khác. Kết quả nghiên cứu
của Pogodaev et al. (1997) cũng có kết quả tƣơng tự. Các con lai có chất lƣợng thịt
tốt do thịt có tỷ lệ mỡ cao (Samkov, 2000).
26
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Ở châu Âu hiện nay, ba giống phổ biến đƣợc dùng là Pi, Hampshire và
Du. Giống Pi có tỉ lệ nạc cao nhƣng tần số gen halothan cao, giống Hampshire
có khả năng kháng stress song có hạn chế tồn tại gen RN và ảnh hƣởng đến chất
lƣợng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống Du có khả năng kháng stress
nhƣng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao.
Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần nhƣ tất cả đƣợc
sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai đƣợc sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein
LW) và F1(Edelschwein L) đƣợc phối với lợn đực giống Pi hoặc Du để sản
xuất con lai ba giống nuôi thịt (Knapp and Willam, 1998; Mayr et al., 1997).
Nhƣ vậy, hầu hết các nƣớc có nền chăn nuôi phát triển trên thế giới đều
sử dụng các tổ hợp lai kinh tế để sản xuất lợn thƣơng phầm, mang lại hiệu quả
kinh tế cao từ việc giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi thịt và nâng cao
tỷ lệ thịt nạc nhờ ƣu thế lai. Các nhà tạo giống căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng đòi
hỏi chất lƣợng thịt tốt, mùi vị, độ mịn… và tỷ lệ thịt nạc cao mà lựa chọn lợn đực
kết thúc trong tổ hợp lai. Đa số lợn thịt thƣơng phẩm trên thế giới đều là những
tổ hợp lai từ 3, 4 hoặc 5 giống.
Lợn Piétrain xuất hiện ở vƣơng quốc Bỉ đƣợc tạo ra từ năm 1920 tại một
làng nhỏ có tên là Piétrain. Lợn Piétrain đƣợc công nhận giống mới năm 1953 tại
tỉnh Brabant và trên cả nƣớc năm 1956. Lợn Piétrain cổ điển có màu lông trắng
với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể không cố định trên da, nhƣng năng
suất ổn định đặc trƣng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ thịt nạc đạt 60,9%
(Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus
halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale,
Soft, Excudative) và lợn dễ bị stress. Hanset at al. (1983) cho biết tần số kiểu gen
TT dƣơng tính với halothane đối với lợn Piétrain đực và cái ở Bỉ lần lƣợt 88,4%
và 93,3%.
Lợn Piétrain Re-Hal (kháng stress) đƣợc phát triển từ lợn Piétrain cổ điển
tại Khoa Thú y, trƣờng Đại học Liège (Bỉ) trên cơ sở phép lai trở ngƣợc để
chuyển allen C trên lợn Large White thay thế cho allen T ở locus halothane của
lợn Piétrain.
Piétrain Re-Hal có khả năng tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày đạt
599g/ngày, dày mỡ lƣng là 1,54 cm, giá trị pH cơ thăn và mông 45 phút sau giết
thịt đạt các giá trị lần lƣợt 6,11 và ,33, giá trị pH cơ thăn 24 giờ sau giết thịt là
27
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc

More Related Content

Similar to Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc

Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdfGiáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...tcoco3199
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...Man_Ebook
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...tcoco3199
 
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...tcoco3199
 
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc (20)

Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdfGiáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
 
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
 
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở HuếLuận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
 
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...
Luận Văn Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Du...
 
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.docPhát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Giáo trình sau đại học ngà...
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
 
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
 
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần T...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
 
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt...
 
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...
Khả Năng Sinh Sản, Sinh Trưởng Và Định Hướng Chọn Lọc Đối Với Lợn Duroc, Land...
 
Khả năng sản xuất của tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại
Khả năng sản xuất của tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoạiKhả năng sản xuất của tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại
Khả năng sản xuất của tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 

Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền Khác Nhau Đến Năng Suất Sinh Sản Của Nái Lai F1 (Landrace Yorkshire) Và Năng Suất, Chất Lượng Thịt Của Các Con Lai Thương Ph.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ ĐÀO ẢNH HƯỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal DUROC) CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE YORKSHIRE) VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI THƯƠNG PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ ĐÀO ẢNH HƢỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal DUROC) CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE YORKSHIRE) VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI THƢƠNG PHẨM CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS VŨ ĐÌNH TÔN 2. GS. TS ĐẶNG VŨ BÌNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận án Phạm Thị Đào i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân và tập thể. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Vũ Đình Tôn và GS.TS. Đặng Vũ Bình, đã tận tình hƣớng dẫn, đƣa ra những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Phòng thí nghiệm trung tâm, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu liên ngành PTNT, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chủ trang trại bà Phạm Thị Mây, ông Phạm Văn Lanh (tỉnh Hải Dƣơng) và ông Nguyễn Văn Binh (tỉnh Hƣng Yên) đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dƣơng, lãnh đạo, cán bộ Phòng Chăn nuôi, các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình th Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận án Phạm Thị Đào ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Trích yếu luận án viii Thesis abstract x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu 3 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.4 Những đóng góp mới của luận án 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở lý luận về lai giống 5 2.1.1 Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng 5 2.1.2 Lai giống và ƣu thế lai 7 2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái 12 2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 12 2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 12 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các yếu tố ảnh hƣởng 18 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18 2.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18 2.4 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc và trong nƣớc 24 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 24 2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 30 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 35 3.2 Địa điểm nghiên cứu 36 3.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 36 3.3.1 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 36 3.3.2 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con lai 40 3.3.3 Đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của con lai 43 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50 4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 50 4.1.1 Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản 50 4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 51 4.1.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 62 4.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai 65 4.2.1 Sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 65 4.2.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 68 4.3 Năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 76 4.3.1 Năng suất thân thịt 76 4.3.2 Chất lƣợng thịt 88 4.3.3 Thành phần hoá học của thịt 98 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102 5.1 Kết luận 102 5.2 Đề nghị 103 Danh mục công trình đã công bố 104 Tài liệu tham khảo 105 Phụ lục 119 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ CB cs DFD Du GLM KL L LSM LY MC ME Pi PiDu PiDu25 PiDu50 PiDu75 PSE SCS TĂ TCVN TL TS TTTĂ VCK Y Bảo quản Chế biến cộng sự Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, chắc, khô) Duroc General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát Khối lƣợng Landrace Least Square Mean (trung bình bình phƣơng nhỏ nhất) Landrace × Yorkshire Móng Cái Metabolisable Energy (Năng lƣợng trao đổi) Piétrain Lợn đực lai Piétrain × Duroc Lợn đực lai 25% Piétrain Re-Hal × 75% Duroc Lợn đực lai 50% Piétrain Re-Hal × 50% Duroc Lợn đực lai 75% Piétrain Re-Hal × 25% Duroc Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch) Sau cai sữa Thức ăn Tiêu chuẩn Việt Nam Tỷ lệ Tổng số Tiêu tốn thức ăn Vật chất khô Yorkshire v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Số lƣợng lợn nái nghiên cứu trong mỗi tổ hợp lai 37 3.2 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con 37 3.3 Số lƣợng lợn theo dõi sinh trƣởng trong mỗi tổ hợp lai 40 3.4 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 41 3.5 Số lƣợng lợn đo độ dày mỡ lƣng và tỷ lệ thịt nạc trong mỗi tổ hợp lai 44 3.6 Số lƣợng lợn mổ khảo sát để đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt trong mỗi tổ hợp lai 44 4.1 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh sản 50 4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau 52 4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 63 4.4 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 65 4.5 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 67 4.6 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng giai đoạn nuôi thịt 69 4.7 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai 71 4.8 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng năng suất thân thịt 76 4.9 Độ dày mỡ lƣng, độ sâu cơ thăn và tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 78 4.10 Các chỉ tiêu năng suất thân thịt 82 4.11 Các yếu tố ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 89 4.12 Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt 90 4.13 Các chỉ tiêu về tỷ lệ mất nƣớc và độ dai của thịt 93 4.14 Màu sắc thịt của các con lai 96 4.15 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của thịt 98 4.16 Hàm lƣợng vật chất khô, protein, mỡ thô và khoáng tổng số trong cơ thăn của ba tổ hợp lai 99 vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh 57 4.2 Khối lƣợng lợn con cai sữa của các tổ hợp lai 60 4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 64 4.4 Tăng khối lƣợng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày 66 4.5 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi68 4.6 Tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 73 4.7 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 75 4.8 Độ dày mỡ lƣng xác định trên cơ thể lợn sống 78 4.9 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 81 4.10 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên thân thịt xẻ 84 4.11 Độ dày mỡ lƣng của ba tổ hợp lai khi mổ khảo sát 87 4.12 Hàm lƣợng protein thô của cơ thăn 100 vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN I/ Tóm tắt mở đầu: Họ và tên: PHẠM THỊ ĐÀO Tên đề tài: ―Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal Duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm”. Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam II/ Nội dung bản trích yếu 1. Mục đích nghiên cứu của luận án Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối giống với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt. 2. Đối tượng nghiên cứu Lợn đực lai PiDu với tỷ lệ giống Piétrain Re-Hal là 25%, 50% và 75%. 3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Trong Luận án đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phƣơng pháp điều tra: Từ số liệu thống kê về các trang trại của địa phƣơng, khảo sát lựa chọn 2 trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng và 1 trang trại huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên để triển khai đồng thời 3 tổ hợp lai và có đủ cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu. - Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô so sánh. Quy trình kỹ thuật và chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái lai và con lai nuôi thịt của ba tổ hợp lai áp dụng cho các trại đảm bảo nhƣ nhau. - Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng quy đang đƣợc áp dụng cho việc nghiên cứu theo dõi nhằm đánh giá đƣợc năng suất sinh sản đàn lợn nái F1(LandraceYorkshire) phối giống với đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 và đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của lợn lai nuôi thịt từ các tổ hợp lai trên. - Các chỉ tiêu về chất lƣợng thịt lợn đƣợc phân tích tại Bộ môn Di truyền - giống vật nuôi và Phòng thí nghiệm trung tâm, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 4. Các kết quả chính đạt được và kết luận - Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc đóng góp thêm các tƣ liệu về khả năng sản xuất của lợn đực lai PiDu trong điều kiện sản xuất chăn nuôi nƣớc ta. - Đã nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhƣ: Cơ sở lý luận về lai giống; Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái; Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các yếu tố ảnh hƣởng; Tình hình nghiên cứu về lai giống và sử dụng lợn đực có giống Piétrain Re-Hal và Duroc ở ngoài nƣớc và trong nƣớc. - Đã đánh giá đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LandraceYorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh trƣởng, chất lƣợng thịt lợn lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ các tổ hợp lai này. - Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) phối với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của lợn lai nuôi thịt và năng suất, chất lƣợng thịt của các con lai đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau phối với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire). Lợn thịt của ba tổ hợp lai đều có khả năng sinh trƣởng tốt, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về chất lƣợng thịt nhƣ độ pH, tỷ lệ mất nƣớc, màu sắc thịt, độ dai của thịt và các thành phần hoá học của thịt. - Đề nghị phát triển và sử dụng lợn đực PiDu rộng rãi trong chăn nuôi trang trại. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu25 để nâng cao năng suất sinh trƣởng. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu50 và PiDu75 để nâng cao năng suất sinh sản, năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. Luận án đã hoàn thành và đạt đƣợc kết quả phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra. Về mặt khoa học, luận án đã có những đóng góp nhất định xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu, luận cứ khoa học và có ý nghĩa thực tiễn giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực giống PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam nhằm cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm có chất lƣợng cao. ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 THESIS ABSTRACT I/ General information PhD student: Pham Thi Dao Thesis title: Effects of crossbred boars (Piétrain Re-Hal x Duroc) with different genotype components on reproductive performance of crossbred sows F1(Landrace Yorkshire) and productive performance and meat quality of fattening pigs Specialized: Animal Science Code number: 62.62.01.05 Education organization: Vietnam National University of Agriculture II/ Summary 1. Objective of the research The study aimed at identifying which genotype types of crossbred PiDu boars were appropriate for crossbreeding with crossbred sows F1(Landrace Yorkshire) to increase the sows’ reproductive performance, fattening pigs’ growth rate, lean percentage and meat quality. 2. Research materials Crossbred PiDu boars that have 25%, 50% and 75% of genotype of Piétrain Re-Hal 3. Research methods The following methods have been applied in this research: - Survey method: Based on the provincial statistical data about the number of pig farms, two representative pig farms (one in Cam Giang district , another in Haiduong city) and one pig farm in Van Giang district, Hung Yen province were selected for the research on crossbreeding (3 crossbreds). These farms had all necessary facilities for implementing the research. - Experimental design: The experiment was conducted by a completely randomized design. The feeding program and management of sows and growing pigs were all the same among the farms. - The standard methods were applied to measure the sow’s reproductive performance and growth productivity of the growing pigs born in three crossbred between sows F1(LandraceYorkshire) and crossbred boars (PiDu25, PiDu50 và PiDu75). -The carcass quality was measured at the laboratory of Department of Animal Genetics and Breeding and Central Laboratory of Faculty of Animal Science, Vietnam National University of Agriculture - Data was analysed by statistical biostatistics using SAS 9.1 sofware x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 4. Results and conclusions - The study had a significantly scientific contribution in term of productive performance of crossbred boars PiDu raising in the farming condition in Vietnam - The study has reviewed a wide range of literature about related aspects of pig production such as: Principle genetics and breeding; reproductive indicators and factors affecting reproductive performance of sows; indicators for determining pig’s growth, carcass productivity and quality; current research results and application of Piétrain Re- Hal and Duroc boar breeds in Vietnam and other countries. - The research has identified several factors affecting the reproductive performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with PiDu boars with different genotype components. Several factors affecting growth perfomance and meat quality of growing pigs born in three crossbreds has also been examined. - The reproductive performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with boars PiDu having different genotype components has been evaluated in this study. - This study was also identified the growth perfomance, feed conversion efficiency, meat productivity and quality of fattening pigs born in different crossbreed combinations between sows F1(Landrace Yorkshire) and PiDu boars with different genotype components. In three crossbreed combinations, the fattening pigs had a high growth rate, a good meat quality that meets the pork standard requirements about several parameters such as pH, drip loss, color, tenderness and meat chemical composition. - Based on the research results, the study has suggested to applying and developing the crossbred PiDu boars in the pig production of farms. The crossbred PiDu25 boar is recommended for promoting the growth perfomance. The crossbred PiDu50 and PiDu75 boar should be used to cross with sows to improve sow reproductive performance, carcass productivity and quality of pigs in pig production in North of Vietnam. The study has completed and achieved good results that are appropriate with the research objectives and contents. In the scientific point of view, the study has a significant contribution in term of research methodology and scientific references. Moreover, the study plays an important role to make several recommendations about selecting appropriate genotype combinations in order to improve sow reproductive performance, growth productivity and meat quality. According to results of the study, the PiDu boars will be applied and developed widely in pig farms, contributing to the development of pig production in North of Vietnam and help to produce high quality pork for consumers in the market. xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội. Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn đang có những thay đổi đáng kể, theo Trung tâm tin học và thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT (2014), tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2014, tổng đàn lợn trong cả nƣớc đạt 26,80 triệu con, tăng 1,9% so với năm 2013. Chất lƣợng con giống từng bƣớc đƣợc cải tạo theo hƣớng nạc hoá đàn lợn, thể hiện thông qua tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai nhiều giống ngoại ngày càng tăng trong tổng đàn lợn. Trƣớc yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng về số lƣợng và chất lƣợng, rất cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và phục vụ xuất khẩu. Để có đƣợc đàn lợn thịt có tốc độ tăng trƣởng nhanh và đạt tỷ lệ thịt nạc ở mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp đƣợc một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để ƣu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ thực tiễn của sản xuất đã khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hƣớng tăng số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trƣởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng khối lƣợng, nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng thịt nạc. Hầu hết các nƣớc có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất hàng thƣơng phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. Khi nghiên cứu trên con lai giữa nái Yorkshire với đực Piétrain và Landrace, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) kết luận rằng tổ hợp lai Piétrain Landrace có khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con cao hơn so với tổ hợp lai Landrace Yorkshire; tăng khối lƣợng trung bình trong thời gian nuôi thịt, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt nạc ở tổ hợp lai Piétrain Yorkshire cũng có xu hƣớng cao hơn nhƣng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lại thấp hơn. 1
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(LY) phối với đực PiDu là tƣơng đối cao, ổn định và không có sự sai khác rõ rệt giữa 3 tổ hợp lai (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Tác giả cũng khẳng định rằng con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trƣởng tƣơng đối cao, đặc biệt con lai 4 giống (PiDu LY) có xu hƣớng thể hiện đƣợc ƣu thế lai về tăng khối lƣợng so với con lai 3 giống (PiDu Y và PiDu L). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cũng cho rằng năng suất sinh sản, sinh trƣởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực PiDu phối với nái F1(LY) để đạt đƣợc năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Việc sử dụng đực PiDu phối với nái ngoại (Landrace, Yorkshire và LY) đạt đƣợc năng suất cao nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt tốt (Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Lợn đực Piétrain có ƣu điểm tỷ lệ thịt nạc cao, nhƣng tốc độ sinh trƣởng chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn, lƣợng mỡ giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ƣu điểm và hạn chế tối đa những nhƣợc điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain và Duroc là giải pháp tốt nhất, vừa tận dụng đƣợc ƣu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi vừa cải thiện đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Dòng đực Piétrain cổ điển do sự tồn tại của allene lặn n nằm ở locus halothan (Ollivier et al., 1975), cho nên lợn dễ bị stress và tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Excudative) cao đã làm cho chất lƣợng thịt kém. Khoa Thú y, Trƣờng Đại học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain Re-Hal, một allen C từ locus halothan của giống lợn Large White đƣợc chuyển vào bộ gen của Piétrain cổ điển (Hanset et al., 1995; Leroy et al., 1999, 2000) và dòng lợn kháng stress này có thƣơng hiệu là Piétrain Re-Hal. Các nghiên cứu trong nƣớc đã khẳng định các con lai với sự tham gia của lợn đực lai PiDu có sức sinh trƣởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lƣợng thịt đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Tuy nhiên trong các nghiên cứu về sử dụng lợn đực lai PiDu, các tác giả chƣa đề cập đến thành phần di truyền tham gia của giống Piétrain và Duroc là 2
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 bao nhiêu. Việc xác định rõ thành phần di truyền tham gia của Piétrain và Duroc là rất quan trọng. Với các thành phần di truyền khác nhau có thể phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối giống với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của các con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire). - Đánh giá đƣợc năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của các con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire). - Xác định đƣợc tổ hợp lai thích hợp và góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace Yorkshire) đƣợc phối giống với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau và năng suất sinh trƣởng, chất lƣợng thịt của các con lai từ các tổ hợp lai này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. - Đóng góp thêm dữ liệu về năng suất và chất lƣợng sản phẩm của các tổ hợp lai trong chăn nuôi lợn để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và giảng dạy học tập. 3
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal. - Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất, chất lƣợng thịt của 3 tổ hợp lai giữa đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal với lợn nái lai F1(Landrace Yorkshire). 4
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAI GIỐNG 2.1.1. Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng 2.1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ mà theo Darwin thì sự khác nhau này là nguồn vật liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995). Tính trạng số lƣợng có các đặc trƣng sau: - Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ có một tác động nhỏ. - Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi điều kiện môi trƣờng. - Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lƣợng bằng các phép đo. - Các giá trị quan sát đƣợc của các tính trạng số lƣợng là các biến biến thiên liên tục. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lƣợng (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Cho đến nay, di truyền học số lƣợng đã đƣợc nhiều nhà di truyền học và thống kê bổ sung, nâng cao và trở thành môn khoa học có cơ sở khoa học vững chắc, đƣợc ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Petrop, 1984). 2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác của một cá thể đƣợc gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số lƣợng cũng nhƣ tính trạng chất lƣợng. Kiểu hình này do kiểu gen và môi trƣờng gây ra: P=G+E Trong đó, P: giá trị kiểu hình; G: giá trị kiểu gen; E: sai lệch môi trƣờng. Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất 2 locus trở lên đƣợc biểu thị: P = A + D + I + Eg + Es 5
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Trong đó, A: giá trị cộng gộp (giá trị giống); D: sai lệch trội; I: sai lệch tƣơng tác (sai lệch át gen); Eg: sai lệch môi trƣờng chung; Es: sai lệch môi trƣờng riêng. Nhƣ vậy, muốn cải tiến năng suất của vật nuôi có thể tác động bằng những biện pháp khác nhau: + Tác động về mặt di truyền (G). - Tác dụng vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. - Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống. + Tác động về mặt môi trƣờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: dinh dƣỡng, chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc... 2.1.1.3. Hệ số di truyền Hệ số di truyền của tính trạng số lƣợng có vai trò quan trọng trong công tác giống. Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể đạt đƣợc khi tiến hành chọn lọc đối với một tính trạng nhất định. Theo Phan Cự Nhân và cs. (1985), Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng có hệ số di truyền thấp hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngƣợc lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu quả lai giống lại thấp. Hệ số di truyền của một tính trạng số lƣợng là tỷ lệ giữa phần do gen quy định với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền có hai khái niệm: hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. * Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2 G) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa phƣơng sai di truyền (G 2 ) và phƣơng sai kiểu hình (2 P ), hoặc đƣợc biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đƣợc biểu diễn bằng công thức:  2 h2 G G 2 P Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít đƣợc sử dụng trong công tác giống vật nuôi vì việc ƣớc tính phƣơng sai di truyền chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua 6
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đƣợc xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng thƣờng ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng đƣợc xác định qua đời sau. * Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2 A) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa phƣơng sai di truyền cộng gộp (2 A ) và phƣơng sai kiểu hình (2 P ), hoặc đƣợc biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đƣợc biểu diễn bằng công thức: 2 h2A A 2 P Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình đƣợc quy định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp thƣờng đƣợc dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. 2.1.2. Lai giống và ƣu thế lai 2.1.2.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tƣơng tự nhau (Lasley, 1974; Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phƣơng pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ƣu việt vì con lai thƣờng có ƣu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 2.1.2.2. Ưu thế lai Ƣu thế lai là khái niệm biểu thị sức sống của con lai vƣợt trội hơn cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ƣu thế lai không chỉ 7
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 thể hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ƣu thế về sức sống, tốc độ sinh trƣởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Lasley, 1974). Ƣu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngƣợc với suy thoái cận huyết. Nói chung sự suy giảm sức sống do cận huyết đƣợc khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993). Thuật ngữ ƣu thế lai đƣợc nhà di truyền học ngƣời Mỹ Shull (1914) đƣa ra và đƣợc Snell (1961) thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Nguyễn Hải Quân và cs., 1995) nhƣ sau: Ƣu thế lai là sự hơn hẳn của đời con đối với trung bình của đời bố mẹ. Có thể hiểu ƣu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai đƣợc nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt. Có thể giải thích ƣu thế lai bằng các giả thiết: - Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 sẽ có kiểu gen: AaBbCcDdEeFf. Do tính trạng số lƣợng đƣợc quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất xuất hiện một kiểu gen đồng hợp tử hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp đƣợc kiểu gen tốt nhất cũng thấp. - Thuyết siêu trội: Mỗi một alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng riêng của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời đƣợc biểu lộ. Mỗi gen có một khả năng tổng hợp riêng, quá trình này đƣợc thực hiện trong những điều kiện môi trƣờng khác nhau. Do vậy kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trƣờng. - Tƣơng tác gen: Tƣơng tác giữa các gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tƣợng trội không hoàn toàn. Tƣơng tác giữa các gen trong các locus khác nhau, bao gồm vô số các kiểu tƣơng tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức tạp, đa dạng của sinh vật. Cơ sở thống kê của ƣu thế lai Cơ sở thống kê của ƣu thế lai do Falconer đƣa ra từ năm 1964. Ƣu thế lai ở F1: HF1 = dy2 , trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp tử, y là sai khác về tần 8
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 số gen giữa 2 quần thể bố mẹ. Ƣu thế lai sinh ra bởi ảnh hƣởng đồng thời của tất cả các locus là tổng của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: HF1 =dy2 . Nhƣ vậy, ƣu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp tử và sự khác biệt về tần số gen giữa hai quần thể. Ƣu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2 , do đó HF2 = 1/2 HF1 Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng đƣợc coi nhƣ là hiện tƣợng suy hoá cận huyết. Theo Falconer (1993), ƣu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hƣởng của mẹ. Chẳng hạn, tính trạng số con trong ổ của lợn. Ƣu thế lai quan sát đƣợc ở F1 không có đóng góp của mẹ. Ở F2, mặc dù ƣu thế lai mất đi một nửa nhƣng lại có ảnh hƣởng ƣu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Ảnh hƣởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hƣởng tốt hoặc xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hƣởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do những sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc sự phối hợp khác nhau giữa di truyền và ngoại cảnh của những cá thể mẹ khác nhau gây ra. Ảnh hƣởng của mẹ có thể đƣợc thực hiện trong quá trình thụ tinh, có chửa và tiết sữa nuôi con. Các ảnh hƣởng này có thể chỉ xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002), có 5 loại ảnh hƣởng của mẹ: - Ảnh hƣởng của nguyên sinh chất nhƣng không phải là ADN ngoài nhân. - Ảnh hƣởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân. - Ảnh hƣởng của mẹ trong giai đoạn trƣớc khi đẻ. - Ảnh hƣởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con. - Ảnh hƣởng của mẹ sau khi sinh. Theo Dickerson (1974), khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ƣu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ƣu thế lai cá thể và ƣu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ƣu thế lai cá thể và ƣu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả ƣu thế lai cá thể, cả ƣu thế lai của mẹ và ƣu thế lai của bố. Sử dụng các phƣơng pháp của Dickerson (1972) đƣa ra phƣơng trình dự tính năng suất ở con lai với các tổ hợp lai. 9
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 - Lai 2 giống: M: Trung bình của các giống tham gia. MA, MB: Trung bình quần thể của giống A và B trong nhân giống thuần. MAB, MBA: Trung bình của con lai từ tạp giao: cái A, đực B và ngƣợc lại. gA, gB: Hiệu quả di truyền cộng gộp của các gen đối với giống A và B. mA, mB: Hiệu quả của mẹ giống A và B. pA, pB: Hiệu quả của bố giống A và B. hAB: Hiệu quả ƣu thế lai giữa giống A và B. - Lai 3 giống: MAB.C = M + 1/4 (2 gC + gA + gB) + 1/2 (hAC + hBC)+ 1/2(mA + mB) + hmAB + pC + 1/4 rAB Trong đó: hAC: Hiệu quả ƣu thế lai giữa A và C; B và C. hmAB: Hiệu quả ƣu thế lai của mẹ giữa giống A và B. rAB: Hiệu quả của sự tái tổ hợp giữa giống A và B. pC: Hiệu quả của bố giống C. gC: Hiệu quả di truyền cộng tính của gen đối với giống C. Để tính toán ƣu thế lai đối với một tính trạng nhất định từ các giá trị trung bình của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ, Minke ma (1974) đã đƣa ra công thức: 1/2(BA + AB) – 1/2(AA + BB) H(%)= x100 1/2 (AA + BB) Trong đó, H: ƣu thế lai; BA: F1(bố B mẹ A); AB: F1(bố A mẹ B); AA: bố A mẹ A; BB: bố B mẹ B) 10
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai a) Tổ hợp lai Ƣu thế lai đặc trƣng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Đình Miên và cs. (1994), mức độ ƣu thế lai đạt đƣợc có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ƣu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ƣu thế lai của lợn nái ảnh hƣởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trƣởng của lợn con. Ƣu thế lai cá thể ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ƣu thế lai của bố thể hiện ở tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5- 10%, khi lai ba giống hoặc lai trở ngƣợc số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10- 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lƣợng cai sữa/con tăng đƣợc 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998). b) Tính trạng Ƣu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao nhƣng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ƣu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thƣờng có ƣu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ƣu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ƣu thế lai cá thể là 2%, ƣu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa/ổ có ƣu thế lai cá thể 9%, ƣu thế lai của mẹ 11%; khối lƣợng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ƣu thế lai cá thể 12%, ƣu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000). c) Sự khác biệt giữa bố và mẹ Ƣu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ƣu thế lai thu đƣợc khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu (Phan Cự Nhân và cs., 1985). Lasley (1974) cho biết, nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất là ở F1, với sự phân ly của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần. Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ƣu thế lai càng cao. Ƣu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng đến gia súc, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến biểu hiện của ƣu thế lai. 11
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở LỢN NÁI 2.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Một yêu cầu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt. Ngƣời ta thƣờng quan tâm tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất định, đây cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Gordon (2004) và Legault (1980) cho rằng, trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hƣởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lƣợt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa. Mabry et al. (1997) cho rằng, các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu này có tầm quan trọng về mặt kinh tế và ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời sản xuất lợn giống cũng nhƣ ngƣời nuôi lợn thƣơng phẩm. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào 2 yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. 2.2.2.1. Yếu tố di truyền Giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái (Venanzi et al., 1997; Đặng Vũ Bình, 1999; Hamann et al., 2004). Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm các tính trạng vốn có hệ số di truyền nhỏ, lại thƣờng không tạo đƣợc áp lực chọn lọc cần thiết nên hiệu quả của chọn lọc rất thấp. Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số biến động khá cao. Tƣơng quan giữa số con/ổ và khối lƣợng toàn ổ cũng nhƣ giữa khối lƣợng toàn ổ và khối lƣợng trung bình một con lợn con là dƣơng và chặt chẽ, nhƣng giữa số con và khối lƣợng 12
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 trung bình một một lợn con là âm và chặt chẽ (Đặng Vũ Bình, 1995). Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có năng suất khác nhau. Theo Rydhmer et al. (1995) hệ số di truyền ( h2 ) tính trạng tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra sống/ổ và khoảng cách lứa đẻ lần lƣợt là: 0,27; 0,13; 0,08. Theo Tolle et al. (1999) cũng cho hệ số di truyền của chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa/ổ là 0,09-0,12 và 0,05-0,07. Theo nghiên cứu của Legault (1985 )(dẫn theo Rothschild and Bidanel, 1998), căn cứ vào khả năng sinh sản, sức sản xuất thịt, các giống lợn chia làm 4 nhóm chính: - Các giống đa dụng nhƣ Y, L và một số dòng nguyên chủng đƣợc xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. - Các giống chuyên dụng "dòng bố" nhƣ Pi, L của Bỉ, Hampshire, Poland, China có khả năng sinh sản trung bình nhƣng khả năng sản xuất thịt cao - Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc nhƣ Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhƣng khả năng cho thịt kém. - Các giống địa phƣơng có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng. Các giống "dòng bố" thƣờng có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hƣớng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trƣớc khi cai sữa của giống này cao hơn so với L và Y (Blasco et al., 1995). Lengerken and Pfeiffer (1987) cho biết lợn nhạy cảm với stress có khả năng cho nạc cao song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình chăn nuôi và vận chuyển. Nhƣng Biedermann et al. (1998) không thấy ảnh hƣởng của gen halothan đối với khả năng sinh sản ở lợn nái. Tỷ lệ lợn con bị chết sau khi đẻ trung bình là 11% (6-13%), trong đó 7% là do bị mẹ đè (Grandinson et al., 2003). Colin (1998) cho biết: Tỷ lệ lợn con bị chết ngay sau khi sinh chiếm 2-10%, có thể 11% chết trong tuần tuổi đầu tiên. Trung bình tỷ lệ lợn con chết từ khi đẻ ra cho tới khi cai sữa là 12% (5-25%). Tỷ lệ lợn con chết trƣớc khi cai sữa chiếm tới 60,10% ở ngày đầu tiên; 23,6% từ ngày 2-7 sau đẻ và 16,2% sau 7 ngày (Gordon, 2004). 13
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Nhƣ vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hƣởng của giống và các thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau. 2.2.2.2. Các yếu tố ngoại cảnh Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản của lợn nái nhƣ: chế độ nuôi dƣỡng, tuổi, khối lƣợng phối, phƣơng thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trƣờng, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Riha et al., 2000; Sohst, 1997). - Chế độ nuôi dƣỡng Dinh dƣỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần đƣợc cung cấp đủ về số và chất lƣợng các chất dinh dƣỡng để có kết quả sinh sản tốt. Rothschild and Bidanel (1998) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hƣởng tới tỷ lệ thụ thai. Yamada et al. (1998) nhận thấy nuôi dƣỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dƣỡng đầy đủ. Nuôi dƣỡng tốt lợn nái trƣớc khi động dục có thể làm tăng số lƣợng trứng rụng, tăng số phôi sống (Ashworth et al., 2000). Các nghiên cứu của Flowers et al. (1989), Rhoder et al. (1991) và Cassar et al. (1994), cho biết áp dụng chế độ dinh dƣỡng ―Flushing‖ trong pha sinh trƣởng của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lƣợng trứng rụng (85% so với 64%) và tăng lƣợng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (dẫn theo Gordon, 1997). Lodge and Hardy (1968) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận trong thời kỳ động dục có ảnh hƣởng đến số trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997). Brooks and Cole (1972) cho biết, lợn nái ăn gấp đôi lƣợng thức ăn ở giai đoạn trƣớc khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thƣờng có tác dụng làm tăng số lƣợng trứng rụng và số con đẻ ra /ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Nuôi dƣỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (Prunier et al., 2000), làm giảm 20-30% số phôi khi nuôi với mức dinh dƣỡng bình thƣờng (Whaley et al., 1997). Theo nghiên cứu của Cozler et al. (2000) và Pettigrew and Tokach (1991) cho biết nuôi dƣỡng lợn nái với mức năng lƣợng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú (dẫn theo Gordon, 1997). 14
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng. Giảm lƣợng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lƣợng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Brand et al., 2000; Graham et al., 2000). Theo Chung et al. (1998), tăng lƣợng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lƣợng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Gordon (2004) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lƣợng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của nuôi dƣỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lƣợng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có đƣợc khối lƣợng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con. Robinson (1991), cho biết nuôi dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (dẫn theo Gordon, 1997). Theo Close et al. (1985) và Cole (1990), mức dinh dƣỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dƣỡng của cơ thể để nuôi thai (dẫn theo Clowes et al., 2003). Theo Pike and Boaz (1969), mức dinh dƣỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ, do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn theo Gordon, 1997). Nuôi dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trƣởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con sơ sinh sống/ổ (Yang et al., 2000), tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trƣởng của lợn con (Cheng et al., 2000). Podtereba (1997) xác nhận có 9 axit amin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. - Mùa vụ Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos et al., 2004). Theo Quiniou et al. (2000), nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. 15
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5-20%. Nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ lợn nái không động dục, giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai (Pistoni, 1997). Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hƣởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Theo Pastison (1980) nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30-50%) và làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (dẫn theo Gordon, 1997). Nghiên cứu của Mauget (1982) nhận thấy từ tháng 7 đến tháng 11, lợn nái dễ dàng không động dục (dẫn theo Gordon, 1997). Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi et al., 2000; Koketsu et al., 1998). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thƣờng của chu kỳ động dục. Claus and Weiler (1985) cho biết từ tháng 5 đến tháng 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác (dẫn theo Gordon, 1997) . Prunier et al. (1994) cho thấy nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn của lợn nái đẻ (dẫn theo Gordon, 1997). Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi et al., 2000). - Tuổi và lứa đẻ Clark and Leman (1996) cho biết, tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu et al., 1998). Số lƣợng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tƣơng đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert et al., 1998). Theo Warrick et al. (1989) cho biết, số con đẻ ra tƣơng quan thuận với số lƣợng trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997). Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thƣờng thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ 3, 4, 5 và sau đó gần nhƣ là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Venanzi et al. (1997) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tƣ, ở lứa đẻ thứ tám trở đi số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn 16
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 nái và giảm nhanh sau 4-5 tuổi. Lợn mới đẻ lứa đầu thƣờng hay sợ hãi, do đó tỷ lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết thai cao (Grandinson et al., 2003). Lợn đẻ lứa đầu tiên thƣờng có số con đẻ ra, khối lƣợng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998). - Số lần phối và phƣơng thức phối giống Nghiên cứu của Clark and Leman (1986) nhận thấy, số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hƣởng tới số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Clark and Leman (1986) cho biết, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt đƣợc số con đẻ ra/ổ cao, nhƣng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Tilton and Cole (1982) thấy rằng khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần (dẫn theo Gordon, 1997). Theo Anon (1993), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (dẫn theo Gordon, 1997). Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhƣng kết quả nghiên cứu của Alexopoulos et al. (1997) lại ngƣợc lại. - Thời gian cai sữa Xue et al. (1993) phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ nhận thấy, thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài (dẫn theo Gordon, 1997). Gaustad-Aas et al. (2004) và Mabry et al. (1997) cho biết, phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Gordon (2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm giảm 0,2 con trong ổ, giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ. Lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục trở lại 4-5 ngày, có thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Theo các tác giả Newport (1977) và Cole et al. (1975) cho biết, không nên phối giống cho lợn nái sớm hơn ba tuần sau khi đẻ, phối giống sớm sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái (dẫn theo Gordon, 1997). Theo Tonn et al. (1995), lợn nái phối giống khi cai sữa lợn con sớm có số lƣợng trứng rụng thấp (15,9 so với 24,6) và số phôi ít ở ngày chửa thứ 11, lợn nái 17
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (dẫn theo Gordon, 1997). 2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, KHẢ NĂNG CHO THỊT, CHẤT LƢỢNG THỊT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt Để đánh giá năng suất và chất lƣợng thịt của lợn, ngƣời ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt. Theo Clutter and Brascamp (1998), các chỉ tiêu quan trọng đánh giá sinh trƣởng của lợn thịt bao gồm: tăng trọng hàng ngày, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn, tốc độ tăng trƣởng thịt nạc, tiêu tốn thức ăn cho tăng trƣởng thịt nạc và tuổi đạt khối lƣợng giết thịt. Giữa tăng trọng hàng ngày và tiêu tốn thức ăn có mối tƣơng quan di truyền âm và chặt chẽ, r = -0,69- 0,99, giữa tăng trọng hàng ngày và thu nhận thức ăn có mối tƣơng quan di truyền dƣơng, r = 0,28- 0,37 (Sellier, 1998). Colin (1998) cho biết, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thân thịt quan trọng là tỷ lệ thịt móc hàm, dài thân thịt, tỷ lệ thịt nạc hoặc tỷ lệ thịt nạc/mỡ, độ dày mỡ lƣng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thịt bao gồm: độ dai, khả năng giữ nƣớc (tỷ lệ mất nƣớc), hao hụt khi nấu, năng suất chế biến, hàm lƣợng glycogen, protein trong cơ, pH của cơ sau giết mổ 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24), màu sắc thịt, tính chất sợi cơ.... Trong đó các chỉ tiêu tỷ lệ mất nƣớc, màu sắc thịt, pH thịt là quan trọng nhất. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 2.3.2.1. Yếu tố di truyền Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh trƣởng và cho thịt khác nhau (Evan, 2003; Labroue et al., 2000). Giống ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, khả năng tích lũy mỡ. Theo Colin (1998) và Sellier (1998), các giống Pi, L Bỉ và L Đức có thịt đùi, tỷ lệ thịt nạc và diện tích cơ thăn cao hơn các giống lợn khác. Các giống lợn địa phƣơng thƣờng có tốc độ sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ thịt nạc thấp, nhƣng tỷ lệ mỡ trong cơ lại cao (Labroue et al., 2000). Khả năng sinh trƣởng và cho thịt của các giống lợn không giống nhau. Khả năng này phụ thuộc vào quá trình lớn lên của con vật tức là quá trình sinh 18
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 trƣởng, đó là quá trình tích lũy các chất chủ yếu là protein (Wood et al.,1987) . Puigvert et al. (2000) cho biết, giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt, còn khối lƣợng giết thịt, khẩu phần thức ăn, tính biệt và điều kiện môi trƣờng ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt . Các chỉ tiêu nuôi vỗ béo nhƣ tăng khối lƣợng/ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng, thu nhận thức ăn/ngày có hệ số di truyền ở mức độ trung bình (h2 = 0,31) (Clutter and Brascamp, 1998), các chỉ tiêu thân thịt nhƣ tỉ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỉ lệ nạc hoặc tỉ lệ nạc/xƣơng, độ dày mỡ lƣng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,6) (Sellier, 1998). Theo Stewart and Schinkel (1989) và Ducos (1994), các chỉ tiêu về thân thịt có hệ số di truyền tƣơng đối cao trong số đó của tỉ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 - 0,5) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 -0,57). Các tính trạng thuộc chất lƣợng thịt nhƣ khả năng giữ nƣớc (tỉ lệ mất nƣớc), màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hóa học của cơ, pH1 và pH2 sau khi giết thịt có hệ số di truyền ở mức 0,1 đến 0,3 (Sellier, 1998). Tƣơng quan di truyền giữa một cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ nhƣ giữa tăng khối lƣợng và thu nhận thức ăn (r = 0,65), bên cạnh đó là các tƣơng quan nghịch và chặt nhƣ giữa tỉ lệ nạc với độ dày mỡ lƣng (r = - 0,87) (Stewart and Schincket, 1989), tỉ lệ mất nƣớc và pH2 (r = -0,71) với khả năng giữ nƣớc (r = - 0,94) (Sellier, 1998). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt nhƣ tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lƣng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống khác nhau. Lợn L có chiều dài thân thịt dài hơn so với lợn Y khoảng 1,5 cm; ngƣợc lại tỉ lệ móc hàm ở Y lại cao hơn so với L (Haminell et al. 1993); lợn Hampshire có thân thịt nhiều nạc hơn nhƣng thƣờng ngắn hơn và có khối lƣợng lớn hơn so với lợn Y (Smith et al.,1990). Con lai cho ƣu thế lai hơn bố mẹ về tăng khối lƣợng (10%) và lƣợng thức ăn thu nhận hàng ngày (Sellier, 1998). Nghiên cứu của Liu et al. (2000) cho biết, con lại 3 giống có ƣu thế lai về tăng khối lƣợng tới 16,44 %, ƣu thế lai về tiêu tốn thức ăn là -8,18 % trong khi đó con lai trở ngƣợc có ƣu thế lai về tăng khối lƣợng chỉ đạt 7,03%, tiêu tốn thức ăn là - 2,7 %. Kết quả nghiên cứu của Lachowiez et al. (1997) cho biết, thịt của con lai mềm và nhiều nƣớc, năng suất chế biến cao, màu thịt sáng hơn so với của lợn 19
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 thuần. Popovic (1997) cho biết, thịt của các con lai L × Y, Y × L, Du × (L × Y), Hampshire × (L × Y), Du × (Y × L), Hampshire × (Y × L) có màu sắc và khả năng giữ nƣớc tốt. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng thịt PSE có chất lƣợng thấp và nó thƣờng là kết quả cuối cùng của hội chứng stress. Khi lợn bị stress có thể chết trên đƣờng vận chuyển đƣa đi bán, hoặc nếu sống sót cho đến lúc giết mổ thì cũng có nhiều ảnh hƣởng đến việc xuất hiện thịt PSE . Thịt có chất lƣợng cao khi chƣa xử lý sẽ có màu hồng tƣơi, thớ cơ chắc, mặt thịt không rỉ nƣớc và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ bóng, chắc, thơm, có chất dinh dƣỡng cao khi đƣợc nấu đúng cách. Ngoài ra thịt lợn có chất lƣợng cao vẫn giữ đƣợc phần lớn dịch thể của nó khi cắt, bao gói, ƣớp lạnh hoặc khi nấu cũng nhƣ khi xử lý, xông khói, xay nghiền trong quá trình chế biến thành sản phẩm của nhà máy. Theo Judge et al. (1996), thịt lợn PSE có chất lƣợng thịt kém vì các lý do sau - Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn; - Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi khả năng lƣu giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có vân; - Thịt thăn và cơ đùi thƣờng lộ ra 2 sắc thái khác nhau ở các lát cắt. - Khi còn là thịt tƣơi chƣa chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (đôi khi độ mất nƣớc cao hơn 7%) thịt chuyển thành màu xám, không hấp dẫn ngƣời mua và chóng ôi hơn thịt bình thƣờng; - Khi dùng để chế biến các thực phẩm dạng công nghiệp (hun khói, xúc xích) thịt có độ mất nƣớc cao (vƣợt quá 3 - 10 % so với mức bình thƣờng), màu sắc không đồng nhất, các thớ cơ rời rạc, khó thái miếng; - Các mảnh thịt ƣớp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông. Trong một số trƣờng hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng thái thịt PSE mà là DFD. Thịt DFD là một biểu hiện không mong đợi, dễ bị thối hỏng hơn vì độ pH cao, nó có một số nhƣợc điểm khác với thịt PSE. Thịt DFD có màu thẫm, rắn chắc và khô hoàn toàn trái ngƣợc với PSE, nhƣng cũng không hấp dẫn vì màu đỏ thẫm là dấu hiệu của lợn già loại thải, thịt không tƣơi hoặc bị mất nƣớc trong khi bảo quản (Sebranek and Judge, 1996). Ngăn ngừa xuất hiện thịt PSE và DFD là một khâu quan trọng trong việc nâng 20
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 cao chất lƣợng thịt lợn. Giải pháp về mặt di truyền là kiểm tra và loại bỏ những lợn nhạy cảm stress ra khỏi đàn, tức là kiểm tra gen nhạy cảm stress (gen halothan) của từng gia súc giống. Đây là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất vì nó giải quyết đƣợc tận gốc cơ sở di truyền quyết định chất lƣợng thịt. Các giải pháp khác nhằm hạn chế sự xuất hiện thịt kém phẩm chất (yếu tố ngoại cảnh) chứ không thể loại bỏ hết đƣợc các nguy cơ làm xuất hiện thịt kém phẩm chất ngay từ bản thân con vật (di truyền). 2.3.2.2. Yếu tố ngoại cảnh a) Dinh dưỡng Dinh dƣỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trƣởng và khả năng cho thịt của gia súc. Theo Wood et al. (2004), nuôi lợn thịt bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ sinh trƣởng chậm, khối lƣợng giết thịt thấp. Mức năng lƣợng và protein thấp trong khẩu phần làm tăng khả năng tích luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang et al., 2003). Theo Colin (1998) cho biết, lƣợng protein của khẩu phần hàng ngày có quan hệ chặt chẽ với mức tăng trƣởng nạc hàng ngày. Lenartowiez et al. (1998) cho biết, mức năng lƣợng cao trong khẩu phần sẽ làm tăng tốc độ tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn so với mức năng lƣợng thấp. Mức năng lƣợng và protein trong khẩu phần thấp sẽ làm tăng quá trình tích luỹ mỡ trong cơ (Chang et al., 2003). Chất khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợn thịt. Tốc độ sinh trƣởng và cả phẩm chất thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với các chất khoáng. Jondreville et al. (2003) cho biết, bổ sung Cu, Zn một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng tăng khả năng sinh trƣởng và giảm ô nhiễm môi trƣờng. Theo Swigert et al. (2004), bổ sung Mg có thể làm tăng pH cơ, do đó làm giảm tỷ lệ thịt PSE, nâng cao chất lƣợng thịt. Geesink et al. (2004) cho biết, bổ sung Mg, tryptophan, vitamin E và vitamin C trong thời gian nhất định có tác dụng nâng cao chất lƣợng thịt lợn. Mức thu nhận thức ăn phụ thuộc vào sự cân bằng các chất dinh dƣỡng. Mức thu nhận thức ăn cao sẽ có mức sinh trƣởng cao. Theo Lorenzo et al. (2003) cho biết, tăng thu nhận thức ăn ở giai đoạn sinh trƣởng sớm khi hiệu quả sử dụng thức ăn cao và sinh trƣởng nạc mạnh sẽ giảm quá trình tích luỹ mỡ, giảm tiêu tốn thức ăn. Giữa mức tăng trọng và thu nhận thức ăn có mối tƣơng quan chặt (r = 0,94). Ở giai 21
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 đoạn sinh trƣởng sớm, hiệu quả sử dụng thức ăn và sinh trƣởng nạc phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhận thức ăn. Hiệu quả sử dụng protein bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố. Lợn hƣớng nạc có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với lợn hƣớng mỡ, lợn còn non cao hơn lợn trƣởng thành, lợn đực cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Khẩu phần có đủ axit amin tốt hơn khẩu phần không đủ. Tăng mức lysine, protein trong khẩu phần sẽ làm tăng thu nhận thức ăn và tăng tốc độ sinh trƣởng. Lợn nuôi bằng khẩu phần dinh dƣỡng cao (protein, năng lƣợng) sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về thịt nạc, mỡ và tỷ lệ mỡ trong cơ thấp hơn, tỷ lệ xƣơng cao hơn so với lợn nuôi bằng khẩu phần dinh dƣỡng thấp (Wood et al., 2004). Theo Colin (1998), hình thức nuôi dƣỡng hạn chế thức ăn và số lƣợng năng lƣợng trong khẩu phần có ảnh hƣởng đến thành phần thân thịt. Ở lợn đƣợc nuôi dƣỡng tự do, năng lƣợng thu nhận cao hơn so với nhu cầu nên tích luỹ mỡ nhiều hơn, lợn biểu hiện tăng trọng của phần thịt nạc cao hơn và qua đó nâng cao đƣợc số lƣợng thịt nạc. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt nạc sẽ thấp hơn. Mức thức ăn thấp sẽ làm tốc độ sinh trƣởng nạc kém, mức thức ăn cao sẽ làm tăng quá trình tích luỹ mỡ. Kim et al. (2000) cho biết sự ảnh hƣởng của nuôi dƣỡng theo giai đoạn có ảnh hƣởng tới tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dƣỡng và một số chỉ tiêu năng suất thân thịt. Kết quả cho thấy nuôi dƣỡng lợn thịt theo hai giai đoạn có hiệu quả kinh tế và môi trƣờng tốt hơn so với nuôi một giai đoạn. Mối quan hệ về sinh trƣởng giữa cơ, mỡ và xƣơng sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của gia súc. Lợn sinh trƣởng chậm khi giết mổ ở tuổi cao sẽ có tỷ lệ cao về xƣơng và mỡ. Lợn sinh trƣởng cao sẽ có nhiều mỡ cao hơn lợn sinh trƣởng bình thƣờng, đặc biệt ở con đực (Evan et al., 2003). b) Thời gian nuôi Thành phần hoá học của cơ thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi của gia súc, khối lƣợng, tính biệt, chế độ nuôi dƣỡng. Khi sơ sinh, nƣớc chiếm 77%, protein 18%, lipit 2% và khoáng tổng số là 3%. Ở giai đoạn trƣởng thành, nƣớc chiếm 64%, protein 16%, lipit 16% và khoáng tổng số 3%. Khối lƣợng cơ thể càng tăng, tỷ lệ mỡ càng cao. Mức nuôi dƣỡng cao, lợn sẽ béo hơn, lợn nuôi hạn chế sẽ ít mỡ và nhiều nạc. Theo Larzul et al. (1998), khối lƣợng giết thịt ảnh hƣởng đến màu sắc thịt và cấu trúc sợi cơ. Thời gian nuôi càng dài, tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng và tỷ lệ thịt nạc càng giảm. 22
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 c) Mùa vụ Huang et al. (2004) cho biết, mùa vụ có ảnh hƣởng rõ rệt tới độ dày mỡ lƣng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa đông có độ dày mỡ lƣng thấp hơn so với mùa thu và mùa xuân (Choi et al., 1997). Stress nhiệt có liên quan tới mức sinh trƣởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp. Lisiak et al. (2000) nhận thấy lợn mổ vào mùa hè có tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn mổ vào mùa đông. Kuchenmeister et al. (2000) cho biết, chất lƣợng thịt giảm xuống đối với lợn mổ vào mùa hè và mùa đông. Nhiệt độ cao về mùa hè làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Guardia et al., 2004). Neill et al. (2003) cho biết, các tháng trong năm có ảnh hƣởng tới một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt. d) Chăm sóc và nuôi dưỡng Nhiệt độ chuồng nuôi cao hoặc thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép đều bất lợi cho sinh trƣởng của lợn thịt. Che tối chuồng nuôi trong giai đoạn vỗ béo hoặc sử dụng các thuốc an thần nhằm hạn chế hoạt động sẽ có lợi cho quá trình tích luỹ các chất dinh dƣỡng. Goft et al. (2003) nhận thấy giun sán là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Do đó việc vệ sinh, tẩy giun sán là hết sức cần thiết. Số lƣợng lợn nuôi thịt trong một ô chuồng có ảnh hƣởng đến khả năng tăng trọng, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn nhƣng không ảnh hƣởng đến tỷ lệ thịt nạc (Turner, 2003). Theo Ekachat et al. (1997), tiếng động quá lớn và nhanh làm giảm sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn thịt. Lợn ở những ổ đẻ có số con để nuôi/ổ cao sẽ có khối lƣợng giết thịt thấp, nhƣng tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn ở những ổ đẻ có số con để nuôi/ổ thấp (Buczynski et al., 2000). Các điều kiện trƣớc khi giết mổ, bắt lợn, thời gian vận chuyển, nơi nhốt, điều kiện khi giết mổ là nguyên nhân gây nên stress và tăng tỷ lệ thịt PSE (Guardia et al., 2004). Thời gian vận chuyển không nên kéo dài quá 3 giờ, nếu thời gian vận chuyển quá 3 giờ đồng thời với mật độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ thịt PSE. Gregory (1998) cho biết cho lợn ăn vào buổi sáng trong ngày giết mổ có thể làm tăng tỷ lệ thịt PSE, nhất là giết mổ ngay khi tới lò mổ. Cho lợn nghỉ ngơi 2-3 giờ trƣớc khi giết mổ có tác dụng làm giảm tỷ lệ thịt PSE. Mùa vụ trong năm cũng có ảnh hƣởng tới tỷ lệ thịt PSE và DFD. Tỷ lệ thịt DFD cao là do điều kiện kém trƣớc khi giết mổ (Neill et al., 2003). Guardia et al. (2004) cho biết tỷ lệ thịt 23
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PSE tăng cao ở mùa hè. Thời gian vận chuyển, mật độ lợn, thời gian nhốt lợn trƣớc khi giết thịt ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ thịt PSE, DFD. e) Tính biệt Evan et al. (2003) cho biết lợn đực lớn nhanh hơn lợn cái. Lợn đực không thiến có tốc độ lớn nhanh nhƣng không đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích vì mùi của nó (Kortz et al., 2000). Kortz et al. (2000) cũng xác nhận lợn đực có khả năng tăng trọng và tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn cái tới 3%. Lợn đực thiến có nhiều mỡ trong cơ, ít mỡ dƣới da so với lợn cái (Kolstad et al., 1997). Kortz et al. (2000) cho biết lợn đực không thiến và lợn cái có diện tích cơ thăn lớn hơn lợn đực thiến, thịt của lợn đực không thiến có hàm lƣợng vật chất khô và tỷ lệ mỡ trong thịt thấp hơn so với đực thiến, nhƣng cao hơn về trị số pH thịt so với lợn đực thiến và lợn cái. Kortz et al. (2000) cho thấy thịt của lợn cái không tốt hơn thịt của lợn đực thiến. Theo Guardia et al. (2004) lợn đực không thiến có tỷ lệ thịt PSE cao hơn lợn cái và lợn đực thiến 0,5 %. 2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao, chất lƣợng thịt tốt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các phƣơng pháp kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nhƣng từ nửa sau thế kỉ này do có thêm về những về những hiểu biết mới về ƣu thế lai và sự phát triển mạnh lai kinh tế ở lợn. Thời kì đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản nhƣ lai giữa 2 giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chƣơng trình lai tạo lợn hybrid. Theo Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm trƣớc. Việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm đã trở thành phổ biến (Xue et al., 1997; Whaley et al., 1997). Kết quả nghiên cứu của Hansen et al. (1997) cho biết lai hai giống (Du White composite) và (Meishan White composite) thì con lai có tốc độ sinh trƣởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai (Du White composite) tăng trọng cao hơn (Meishan White composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại Ba Lan (Ostrowski and Blicharski, 1997; Grzeskowiak et al., 2000; Migdal et al., 2000). 24
  • 38. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Grzeskowiak et al. (2000) cho thấy lai hai giống giữa Hampshire Du đạt giá trị pH1 của thịt cao hơn so với Pi Du và Pi thuần. So sánh giữa các tổ hợp lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski and Blicharski (1997), Buczyncki et al. (1998), Eckert et al. (1998), Kapelanski et al. (1998), Lenartowiez et al. (1998) và Grzeskowiak et al. (2000) cho thấy con lai có 25 và 50 % máu Pi có tỷ lệ thịt nạc cao và chất lƣợng thịt tốt. Sử dụng đực lai F1(PiDu) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lƣợng cơ thăn (Gajewczyk et al., 1998). Blicharski and Ostrowski (2000) cho thấy lợn lai có khả năng tăng trọng, tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn thuần và tỷ lệ thịt nạc đùi có tƣơng quan cao với tỷ lệ thịt nạc (r=0,93). Lachowiez et al. (1997) cho biết thịt của lợn lai mềm, nhiều nƣớc và có năng suất chế biến cao hơn thịt của lợn thuần. Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản nhƣ: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lƣợng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lƣợng sơ sinh và khối lƣợng khi cai sữa. Ƣu thế lai về khối lƣợng khi cai sữa tới 18,30% (Chokhatarid, 2000). Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm (Dzhuneibaev and Kurenkova, 1998). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ thịt nạc cao so với lợn thuần. Gerasimov et al. (1997) cho biết trong nhiều tổ hợp lai hai, ba giống, tổ hợp lai hai giống (Du Large Black), tổ hợp lai ba giống Du (Poltava Meat Russian Large White) có khả năng tăng trọng cao nhƣng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác. Kết quả nghiên cứu của Pogodaev and Filenko (1997) cũng có kết quả tƣơng tự. Các con lai có chất lƣợng thịt tốt do thịt có tỷ lệ mỡ cao (Samkov, 2000). Theo Leroy et al. (1996) cho biết lai hai giống (Pi LW) có số con khi sơ sinh, khi cai sữa và khối lƣợng cả ổ ở 5 tuần tuổi đều cao hơn so với nái thuần. Lai hai giống giữa Pi với L Bỉ đƣợc Smet et al. (1997) cho biết có kết quả tốt. Nghiên cứu của White et al. (1997) nhận thấy nái lai F1(Y Meishan) có số trứng rụng, số thai và số con đẻ ra/ổ nhiều hơn giống thuần. Xue et al. (1997) cho biết lai ba giống Du (LW L) có tốc độ sinh trƣởng, chất lƣợng thân thịt tốt. Kim et al. (1994) nhận thấy lai hai, ba giống Du (Y L) có tốc độ sinh trƣởng, chất lƣợng thân thịt tốt. Do đó việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm. 25
  • 39. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Lai giữa 3 giống lợn L, Y, Du, con lai có tốc độ tăng khối lƣợng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và số ngày đạt khối lƣợng giết thịt 94 kg thấp hơn so với các tổ hợp lai khác (Haminell et al., 1993). Tại Trung Quốc lợn thịt thƣơng phẩm đƣợc sản xuất từ ba giống Du, L, LW, đạt 90 kg ở 165 ngày tuổi (Tan et al., 2000), sử dụng nái lai (L Y) hoặc (Y L) phối với lợn đực Hampshire và lai luân chuyển giữa ba giống Hampshire, Y, L có kết quả tốt trong 64 tổ hợp lai khác nhau (Wang and Zhang, 1997). Việc sử dụng nái lai (L Y) phối với đực Du đƣợc ứng dụng khá rộng rãi để nâng cao tăng khối lƣợng và khả năng cho thịt (Liu et al., 2000). Trong 2,2 triệu con nái tại Đức đƣợc phối giống phần lớn sử dụng tinh dịch lợn đực Pi (Gordon, 1997). Theo Sohst (1997) nái lai F1(L Leicoma) có số con đẻ ra/lứa cao hơn nái thuần 0,5 con. Sử dụng nái lai đã trở thành phổ biến để tiến hành lai ba, bốn và năm giống trong sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm (Wuensch et al., 2000). Wuensch et al. (2000) cho biết nái lai (Pi L) và (LW L) có thời gian sử dụng cao hơn so với nái thuần. Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz et al. (2000) nhận thấy lai ba giống đạt đƣợc số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng nhƣ khối lƣợng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu quả nâng cao khối lƣợng khi cai sữa và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt (Kamyk, 1998). Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Ostrowski and Blicharski, 1997; Grzeskowiak et al., 2000). Nhiều tổ hợp lai ba, bốn giống đƣợc Grzeskowiak et al. (1998) nghiên cứu và đạt kết quả tốt. Nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản nhƣ số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lƣợng ở 60 ngày tuổi/con. Gerasimov and Pron (2000) cho biết nái lai có chất lƣợng tốt về sản xuất sữa, khối lƣợng sơ sinh, con lai sinh trƣởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thƣơng phẩm (Dzhuneibaev et al., 1998). Theo các tác giả lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ thịt nạc cao. Gerasimov et al. (1997) cho biết trong nhiều tổ hợp lai ba giống, tổ hợp lai ba giống Du (Poltava Meat Russian LW) có khả năng tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các tổ hợp lai khác. Kết quả nghiên cứu của Pogodaev et al. (1997) cũng có kết quả tƣơng tự. Các con lai có chất lƣợng thịt tốt do thịt có tỷ lệ mỡ cao (Samkov, 2000). 26
  • 40. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Ở châu Âu hiện nay, ba giống phổ biến đƣợc dùng là Pi, Hampshire và Du. Giống Pi có tỉ lệ nạc cao nhƣng tần số gen halothan cao, giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế tồn tại gen RN và ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống Du có khả năng kháng stress nhƣng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao. Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần nhƣ tất cả đƣợc sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai đƣợc sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein LW) và F1(Edelschwein L) đƣợc phối với lợn đực giống Pi hoặc Du để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt (Knapp and Willam, 1998; Mayr et al., 1997). Nhƣ vậy, hầu hết các nƣớc có nền chăn nuôi phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai kinh tế để sản xuất lợn thƣơng phầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi thịt và nâng cao tỷ lệ thịt nạc nhờ ƣu thế lai. Các nhà tạo giống căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng đòi hỏi chất lƣợng thịt tốt, mùi vị, độ mịn… và tỷ lệ thịt nạc cao mà lựa chọn lợn đực kết thúc trong tổ hợp lai. Đa số lợn thịt thƣơng phẩm trên thế giới đều là những tổ hợp lai từ 3, 4 hoặc 5 giống. Lợn Piétrain xuất hiện ở vƣơng quốc Bỉ đƣợc tạo ra từ năm 1920 tại một làng nhỏ có tên là Piétrain. Lợn Piétrain đƣợc công nhận giống mới năm 1953 tại tỉnh Brabant và trên cả nƣớc năm 1956. Lợn Piétrain cổ điển có màu lông trắng với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể không cố định trên da, nhƣng năng suất ổn định đặc trƣng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ thịt nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Excudative) và lợn dễ bị stress. Hanset at al. (1983) cho biết tần số kiểu gen TT dƣơng tính với halothane đối với lợn Piétrain đực và cái ở Bỉ lần lƣợt 88,4% và 93,3%. Lợn Piétrain Re-Hal (kháng stress) đƣợc phát triển từ lợn Piétrain cổ điển tại Khoa Thú y, trƣờng Đại học Liège (Bỉ) trên cơ sở phép lai trở ngƣợc để chuyển allen C trên lợn Large White thay thế cho allen T ở locus halothane của lợn Piétrain. Piétrain Re-Hal có khả năng tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày đạt 599g/ngày, dày mỡ lƣng là 1,54 cm, giá trị pH cơ thăn và mông 45 phút sau giết thịt đạt các giá trị lần lƣợt 6,11 và ,33, giá trị pH cơ thăn 24 giờ sau giết thịt là 27