SlideShare a Scribd company logo
1 of 246
Download to read offline
636
9100
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
s -------ỉ------------------------------------------------------------
TSềTRẦN VĂN TƯỜNG - TS. NGUYỄN q u a n g t u y ê n
Chủ biên: TS. TRẦN VÀN TUÔNG
Giáo trình
CHĂN NUÔI
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỒNG ĐẠI HỌC NồNG LÂM THÁI NGUYÊN
TS. TRẦN VẢN TƯỜNG - TS. NGUYÊN QUANG TUYÊN
Chủ biên: TSễTRẦN VẢN tu ồ n g
Giáo trình
CHĂN NUÔI
PM HOCTHAi :;GUVẾN
1, :
ế *
•v.uẹrN
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2000
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều năm qua việc giảng dạy môn học “Chăn nuôi”cho sinh viên ngoài
Khoa CHăn nuôi - Thú y chủ yếu dựa trên cơ sớ bài giảng do các giảng viên phụ
trách môn học tự biên soạn. Do không có giáo trình nên phương pháp giảng dạy chủ
yếu vẫn là phương pháp truyền thống: Thày đọc - trò chép. Giảng viên không có điều
kiện mở rộng nội dung bài giảng, truyền thụ những kiến thức và thông tin mới. Sinh
viên không có tài liệu học tập, ít có điều kiện mở mang kiến thức.
Để từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng
đào tạo, việc biên soạn giáo trình của môn học là nhu cầu cấp thiết. Do vậy, tập thể
tác giả chúng tôi đã phối hợp biên soạn cuốn giáo trình “Chăn nuôi”này dành cho
sinh viên ngoài Khoa Chăn nuôi - Thú y.
Giáo trình được biên soạn do TS. Trần Văn Tường làm chủ biên, bao gồm 3
phần chính:
Phần I: Chăn nuôi đại cương do TS. Trần Văn Tườngbiên soạn.
Phẩn II: Chăn nuôi chuyên khoa do TS. Trần Văn Tườngbiên soạn.
Phần III: Một số bệnh chủ yếu ở vật nuôi và biện pháp phòng trị do TS. Nguyễn
Quang Tuyên biên soạn.
Do kinh nghiệm của các tác giả còn hạn chế và cuốn giáo trình “Lhăn nuôi”
lần đầu tiên ra mắt bạn đọc nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và
khiếm khuyết.
Chúng tôi mong nhận được ỷ kiến đóng góp phê bình của các đồng nghiệp, các
em sinh viên và các độc giả khác.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
TẬP THỂ TÁC GIẢ
3
BÀI MỞ ĐẦU
l ệ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG NỀN k in h tế
QUỐC DÂN
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Ở
nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩm nông nghiệp. Việc nâng cao đời
sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng
bữa ăn phụ thuộc một phần đáng kể vào sự phát triển của ngành chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao như: thịt, sữa, trứng và các sản phẩm chế biến.
Hiện nay, hàng năm ngành chăn nuôi nước ta cung cấp khoảng trên 1,6 triệu tấn thịt
các loại, trên 40 nghìn tấn sữa và trên 3 tỷ quả trứng.
- Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở
công nghiệp chế biến sữa, thịt.ể. được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển
chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp như: da, lông, sừng,
móng để sản xuất ra các mật hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.
- Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích kMc nhau. Máu
vật nuôi được sử dụng trong bào chế thuốc, albumin... và để sản xuất bột máu dùng
trong chăn nuôi. Từ các tuyến nội tiết người ta bào chế các loại chế phẩm chữa
bệnh có chứa hormon. Xương vật nuôi được sử dụng để chế biến bột xương dùng
trong chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn sức kéo quan trọng cho ngành trồng trọt. Ở nước
ta hiện nay khoảng 70% sức kéo trong nông nghiệp vẫn do trâu, bò đảm nhận. Ở các tỉnh
miền núi ngựa là phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá quan trọng.
- Ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, góp
phần tăng năng suất cây trồng. Mặt khác ngành chăn nuôi còn sử dụng các sản phẩm của
ngành trồng trọt kể cả các phế phụ phẩm, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
2. VÀI NÉT VỂ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, ở hầu khắp các nước chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng. Số luợng
vật nuôi trên thế giới có xu hướng tăng liên tục. Hiện nay trên thế giới có khoảng: 1,3 tỷ
5
bò; trên 1,1 tỷ cừu; 1,1 tỷ lợn; gần 600 triệu dê; 150 triệu trâu. Đàn gia cẩm thế giới có
khoảng 12 tỷ con, trong đó 95% là gà.
Năm 1996 ngành chãn nuôi thế giới cung cấp 215,9 iriệu tấn thịt. Trong đó có: 86,4
triệu tấn thịt lợn; 58,3 triệu tấn gia cầm; 56,5 triệu tấn thịt trâu, bò; 10,7 triệu tấn thịt dê,
cừu và 4 triệu tấn thịt khác.
Năm 1996 toàn thế giới sản xuất được 533 triệu tẵn sữa các loại, trong đó chủ yếu là
sữa bò.
Năm 1998, sản lượng trứng trên toàn thế giới xấp xỉ 48 triệu tấn (tương đương 869
tỷ quả).
Trong chăn nuôi trâu, bò người ta đã tạo ra khoảng trên 300 giống bò, 38 giống trâu
với các hướng sản xuất khác nhau: chuyên dụng sữa, chuyên dụng thk, kiêm dụng..ỗ
nãng suất chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Trong chăn nuôi lợn người ta đã tạo ra nhiều giống lẹm không những có khậ năng
sinh trưởng nhanh, năng suất cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người.
Trong chăn nuôi gia cẩm những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu về công tác
giống, các tiến bộ di truyền trong chọn lọc, tạo giống, nhân giống và sử dụng tối đa ưu
thế lai, tạo ra các tổ hợp lai tối ưu năng suất các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng
ngày càng được nâng cao. Gà chuyên thịt chỉ cần nuôi 38-42 ngày đã đạt được khối
lượng sống 2-2,3 kg; tiêu tốn 1,7-1,9 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Các giống gà
chuyên trứng cho năng suất 300-320 trứng/năm; tiêu tốn 2,0-2,2 kg thức ăn cho 1 kg
trứng.
Trong các lĩnh vực chăn nuôi khác cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng,
thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của con người.
Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, phụ
thuộc vào tập quán chăn nuôi, trình độ phát triển, khả năng thâm canh và các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội khác.
Ở các nước phát triển chăn nuôi chủ yếu theo hướng thâm canh, sử dụng các giống
vật nuôi có năng suất cao. Do vậy tuy số lượng vật nuôi không nhiều nhưng lửợng sản
phẩm thu được lớn.
Còn ở các nước đang phát triển, tuy số lượng vật nuôi không nhỏ hhưng do chăn
nuôi quảng canh, sử dụng các giống địa phương có năng suất thấp, nên lượng sản phầm
thu được ít.
6
3. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN c h ă n n u ô i
Ỏ NƯỚC TA
3.1. Hiện trạng chăn nuôi ò Việt Nam
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lực lượng
xã hội tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp có 2 ngành sản xuất chính là
trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi ở nước ta có từ lâu đời. Song do tập quán sản xuất và các điều kiện
địa lý, kinh tế - xã hội, sự phát triển của ngành chăn nuôi còn hạn chế, qui mô nhỏ, phân
tán, chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1995 tỷ trọng của ngành chăn nuôi mới chỉ đạt
22,7% so với tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đến vấn đề phát triển chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Mục tiêu phẵn đấu đến năm 2000 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 35 - 38%. Trong những
năm qua ngành chăn nuôi nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng.
3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bỏ
Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta có truyền thống từ lâu đời. Song phương thức chăn nuôi
còn lạc hậu, mang tính quảng canh, chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón. Đàn trâu, bò
của ta chủ yếu là giống địa phương có tầm vóc nhỏ, sức sản xuất thấp, giá trị kinh tế
thấp về mọi mặtỗTrên cơ sở xác định rõ vai trò của chăn nuôi trâu, bò trong ngành chăn
nuôi, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy
phát triển, do đó đàn trâu, bò ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đặc biột là từ sau
năm 1980. Năm 1980 đàn bò chỉ có trên 1,6 triệu con, đàn trâu 2,3 triệu con. Đến nay nước
ta đã có trên 4 triệu bò và khoảng 3 triệu trâu.
Nước ta đã nhập các giống như: bò Hà Lan từ Trang Quốc (1960), từ Cuba (1970),
bò Redsindhi từ Pakistan (1986); trâu Mura từ Trung Quốc (1960); từ Ấn Độ (1975).
Ngành chăn nuôi trâu, bò sữa được hình thành và phát triển. Đến tháng 6/1999 cả nước
có 28.000 bò sữa. Chúng ta đã xây dựng được các trung tâm sản xuất sữa như: Mộc
Châu, Lâm Đổng, Sông Bé, Phù Đổng, Ba Vì. Với sự giúp đỡ của Cu Ba chúng ta đã xây
dựng Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa (Ba Vì) phục vụ cho việc cải tạo đàn bò trong
cả nước. Chương trình "Sind hoá" đàn bò được triển khai rộng rãi ở hầu hết các tỉnh
trong cả nước và chương trình bò sữa đang được thực hiện có kết quả ở một số địa
phương, đặc biệt là xung quanh các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
Hàng năm nước ta sản xuất được trên 42000 tẵn sữa vàtrên 100 nghìn tẵn thịt trâu, bò.
Nhằm cung cấp thức ăn cho trâu, bò; nước ta đã nhập hàng trăm giống cỏ năng suất cao
từ Cu Ba, Australia... và đã chọn lọc được một số giống thích hợp như: cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ
Pangola, cỏ Ruzi, cỏ Stylo, câyGigan tea, đậu Flemingia congesta...
7
3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn ở nước ta rất phát triển, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho
nhu cầu xã hội. Theo tài liệu của FAO, Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều
lợn, xếp hàng thứ 9 trên thế giới.
Trong những năm qua chăn nuôi lợn ở nước ta có những bước phát triển quan trọng.
Số lượng lợn tăng rõ rệt qua các năm. Năm 1975 đàn lợn chỉ có 8,8 triệu con, đến năm
1999 đã có trên 18 triệu con. Nước ta đã nhập hàng loạt các giống lợn ngoại có năng
suất cao, chất lượng tốt như: Yorkshire, Đại Bạch, Landrace... để nhân thuần và lai kinh
tế với lợn nội. Nhờ đó khối lượng xuất chuồng của lợn tăng từ 30 - 40 kg trước đây lên
80 - 90 kg hiện nay, góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất và tổng sản phẩm
thịt lem. Năm 1998 nước ta sản xuất 1.227.600 tấn thịt lợn hơi, chiếm 77% sản lượng thịt
hơi các loại. Hiện nay để nâng cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn nhằm đáp ứng nbu cầu tiêu dùng
và xuất khẩu,chúng ta đang từng bước phát triển đàn lợn ngoại thuần và lợn lai có tỷ lệ máu
ngoại cao.
3.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm
Nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có từ lâu đời, với quy mồ nhỏ chủ yếu sử dụng
các giống địa phương với phương thức chăn thả tự nhiên là chính.
Vào những năm cuối của thập kỷ 60 một số giống gà công nghiệp đã được nhập vào
nước ta. Đến năm 1974 Cu Ba giúp ta hai bộ giống gà thuần chủng chuyên trứng và
chuyên thịt. Ngành chăn nuôi gà công nghiộp ở nước ta được hình thành và phát triển.
Đặc biệt từ năm 1990 nước ta nhập hàng loạt các giống gà siêu trứng, siêu thịt từ các
nước trên giới, chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh. Chúng ta đã xây dựng hàng
loạt các xí nghiệp gà công nghiệp ở khắp các vùng trong nước. Những nãm gần đây
nước ta đã nhập nhiều giống gà thả vườn lông màu, dễ nuôi, thịt thơm ngon như: gà Tam
Hoàng, gà Jiangcun, Lương Phượng, Kabừ.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt và các thuỷ cầm khác cũng có
bước phát triển đáng kể. Nhiều giống vịt năng suất cao đã được nhập vào nước ta. Các
giống ngỗng, ngan, bồ câu, chim cút cao sản cũng đã được nhập vào nước ta. Gần đây
chúng ta đã tiến hành nuôi thử nghiệm đà điểu Châu Phi.
Đàn gia cầm nước ta trong những năm qua đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Năm 1990 đàn gia cầm có trên 107 triệu con, năm 1999 tăng đến trên 170 triệu con
trong đó gà là 120 triệu con (75%). Năm 1997 nước ta sản xuất 226 nghìn tân thịt gia
cầm và 3,169 tỷ quả trứng. Mức tiêu thụ thịt gia cầm tính trên đầu người đạt 2,6kg trứng
đạt 41 quả /năm.
8
3.1.4. Tình hình phát triển chăn nuôi dê
Ở nước ta nghề nuôi dê có từ lâu đời nhưng chưa trở thành tập quán. Phần lớn chăn
nuôi dê vẫn mang tính quảng canh, tự túc, tự phát. Đàn dê lúc tăng lúc giảm. Năm 1988
có 410 nghìn con, đến năm 1991 chỉ còn 312 nghìn con, đến năm 1995 đã tăng lên đến
550 nghìn con. Từ đó tới nay đàn dê lại có chiều hướng suy giảm. Dê chủ yếu là nguồn
cung cấp thực phẩm tại chỗ. Thịt dê chưa được giao lưu trên thị trường một cách rộng
rãi.
Từ đầu những năm 90 trở lại đây nghề chăn nuôi dê sữa bắt đầu hình thành và phát
triển. Ngoài giống dê Bách Thảo được đưa từ miển Nam ra/iước ta đã nhập một số giống
dê sữa từ các nước như Ấn Độ, Pháp về nuôi thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu dê và
thỏ Sơn Tây. Bước đầu dê sữa đã được triển khai nuôi thử nghiệm tại một số địa phương
đạt kết quả khả quan.
Các lĩnh vực chăn nuôi khác ở nước ta trong những năm gần đây cũng được quan
tâm và phát triển đạt được những kết quả tốt. Song vẫn mang tính tự phát, phát triển chưa
ổn định, do vậy chưa có những số liệu thống kê đầy đủ và chính xác.
3.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi sau năm 2000
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về các sản phẩm chăn nuôi, sau năm
2000 ngành chăn nuôi phải tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc và phấn đấu trở
thành ngành sản xuất chính. Muốn mở rộng phát triển chăn nuôi hiện nay một vấn đề
đặt ra là thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biên Để mở rộng thị trường tiêu thụ vấn đề
sống còn là nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với hàng hoá
xuất khẩu.
Do vậy mỗi lĩnh vực chăn nuôi đều có hướng phát triển riêng.
Đôi với trâu: Trước mắt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là cung cấp sức kéo và
một phần chuyển sang nuôi lấy thịt. Do vậy cần tiến hành nhân giống thuần chủng,
thông qua chọn lọc, ghép đôi giao phối và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nuôi
dưỡng, chăm sóc để từng bước nâng cao tầm vóc, sức kéo và khả năng cho thịt. Tuy
nhiên về lâu dài cần cải tạo đàn trâu theo hướng thịt, sữa.
Đôi với bò: Cần chuyển hướng từ nuôi để cày kéo sang nuôi lấy thịt, sữa. Do vậy
đàn bò cần được cải tạo một cách cơ bản bằng nhân giống tạp giao (lai) theo 2 bước:
Bước 1: Tạo bò nền bằng biện pháp Sind hoá đàn bò địa phương.
Bước 2: Tạo đàn bò theo hướng chuyên dụng sữa, thịt.
Đõiếvới lợn: Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển về sô' lượng. Tiếp tục chương trình
"Móng Cái hoá" đàn lợn nái. Từng bước đưa lợn ngoại thuần và các con lai có tỷ lệ máu
ngoại cao vào nuôi thịt để nâng cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn.
Đối với gia cầm: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Tuy
nhiên cần chú trong phát triển đàn gà địa phương theo hướng đa dạng sinh học để
tận dụng tiềm năng. Mở rộng phương thức nuôi gà thả vưòm (gà sạch) để nâng cao
chất lượng hàng hoá, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục phát triển chăn nuôi các
lơại gia cầm, thuỷ cẩm khác như: vịt, ngan, ngỗng, gà tây, bồ câu, chim cút ở quy
mô thích hợp.
Đôi với dê: Phát triển đàn dê ở những nơi thích hợp. Từng bước cải tạo đàn dê nâng
cao năng suất bằng cách lai dê địa phương với dê Bách Thảo. Từng bước phát triển mở
rộng chăn nuôi dê sữa ở những vùng thích hợp.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản tận dụng mọi điều kiện, mở rộng
các hình thức nuôi (nuôi ao hồ, nuôi ruộng, nuôi lồng...).
Chú trọng phát triển các lĩnh vực chăn nuôi các con đặc sản ở quy mô thích hợp.
Nghiên cứu mở rộng chủng loại vật nuôi theo hướng đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường sinh thái.
10
Phần thứ nhất
CHÃN NUÔI ĐẠI CƯƠNG
Chương I
NHŨNG KIẾN THỨC c ơ BẢN
VỂ GIẢI PHẪU, SINH LÝ VẬT NUÔI
1. KHÁI NIỆM
1.1. Sinh học
Sinh học là lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hình thức phát ưiển của thế
giới sinh vật, phát hiện các qui luật điều khiển cơ thể sổng. Nố bao gồm hàng loạt các
môn khoa học, trong đó có giải phẫu và sinh lý.
1.2. Giải phẫu
Giải phẩu là môn khoa học về cấu tạo, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các bộ phận
của cơ thể, có thể nhìn thấy bằng mất thường hoặc phóng đại lên chút ít {giải phẫu đại
thể).
Bên cạnh giải phẫu đại thể còn có các môn giải phẫu vi thể nhưtổ chức học, tế bào
học và phôi thai học.
1.3. Sinh lý học
Sinh lý học là môn khoa học nghiên cứu các quá trình xảy ra trong cơ thể sổng,
có nghĩa là nghiên cứu hoạt động (chức năng) của các bộ phận riêng biệt và của toàn
bộ cơ thể.
Sinh lý học động vật được xây dựng trên cơ sở học thuyết của nhà sinh lý học vĩ đại
Paplop (Nga) về:
+ Tính thống nhất của cơ thể.
+ Vai trò chỉ đạo của hệ thẩn kinh trung ương trong toàn bộ hoạt động sống của cơthế.
+ Tính thống nhất của cơ thể với môi trường sống xung quanh nó.
Những hiểu biết vể giải phẫu, sình lý rất cẩn thiết để hiểu được những gì xảy ra
trong cơ thể con vật và những biến đổi gì sẽ xảy ra khi thay đổi điểu kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc.
Vì vậy giải phẫu, sinh lý học có mối quan hệ mật thiết với các khoa học về dinh
dưỡng, nhân giống vật nuôi và các môn khoa học khác về chăn nuôi.
13
2. TẾ BÀO, Tỏ CHỨC, Cơ QUAN VÀ HỆ c ơ QUAN
2.1. Tế bào
2.1.1. Khái niệm
Tế bào là những thể nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể động vật mà chỉ có thể nhìn thấy
bằng kính hiển vi.
2.1.2. Kính thước của tế bào
Kích thước trung bình của tế bào khoảng 3 - 30 um. Song cũng có những tế bào lớn
như tế bào thần kinh và tế bào sinh dục.
2.1.3. Cấu tạo cùa tế bào
Tế bào được cấu tạo từ nhân, nguyên
sinh chất và màng tế bào.
- Nhân: Nằm trong nguyên sinh chất,
được bao bọc bởi màng nhân. Hình dạng
của nhân rất đa dạng: ovan, hình que...
Nhân có ý nghĩa to lớn trong trao đổi
chất, phân chia tế bào và di truyền.
- Nguyên sinh chất: Là dịch nhày,
không màu, trong suốt, là cơ sở cho quá
trình trao đổi chất.
- Màng: Bao bọc tế bào và thực hiện
trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
ngoài tế bào.
2.1.4. Chức năng của tế bào
Các tế bào sống, sinh sản, thường
xuyên thay đổi và chết.
Các chức năng chủ yếu của tế bào gồm: trao đổi chất, nhân cảm và sinh sản.
- Trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng dưới dạng hoà tan và oxy được đưa đến các tế
bào nhờ máu. Chúng đi vào tế bào qua màng tế bào, còn các sản phẩm của quá trình
phân giải được thải ra từ tế bào đi vào gian bào.
- Sự sinh sản của tế bào: Xảy ra nhờ sự phân chia tế bào. Sự phân chia có thể đơn
giản hoặc phức tạp.
2.1.5. Hình thái của tế bào
Hình dạng của các tế bào của cơ thể rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân,
chúng có thể có dạng hình cầu, đa giác, lập phương...
Hình 1. Cấu tạo tế bào động vật
1- Nhân; 2- Nguyên sinh chất; 3- Màng tế bào
14
2ệ/ ế6. Thành phần hoá học của tế bào động vật
Trong tế bào đông vật nước chiếm khoảng 85%, protit 10%, mỡ 2%, các chất hữu cơ
khác 1,5% và khoáng 1,5%.
2.2. Tổ chức (Mô)
2.2.iẻKhái niệm
Tổ chức là nhóm tế bào có hình thái giống nhau. Mỗi tổ chức thực hiện một chức năng
riêng và có những đặc điểm riêng. Tiy nhiên, các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau.
2.2.2ẳPhán loại tổ chức
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng người ta phân chia ra các loại tổ chức:
-Tổ chức biểu bì (biểu mô): Có đặc điểm là các tế bào nằm cạnh nhau thành từng
dẫy. Nó bao bọc bề mặt cơ thể, các xoang và các cơ quan trong cơ thể, có chức năng bảo
vệ các tổ chức bên trong.
-T ổ chức liên kết: Được phân bố khắp cơ thể và có chức năng gắn các phẩn khác
nhau của cơ thể lại với nhau.
Có hai loại tổ chức liên kết: dinh dưỡng và cơ học.
Máu và bạch huyết là các tổ chức liên kết có tác dụng dinh dưỡng.
Tổ chức sụn và xương là tổ chức liên kết cơ học.
Ngoài ra còn có các tổ chức liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng, vừa có
chức năng cơ học.
-Tổ chức cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài. Tổ chức cơ được chia thành cơ
trơn, cơ vân và cơ tim.
+ Cơ trơn co giãn không phụ thuộc vào ý muốn của con vật. Cơ trơn thường phân bố
ở các cơ quan nội tạng như tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, trong các mạch máu.
+ Cơ vân còn gọi là cơ xứơng. Cơ xương gắn với các xương thực hiện chức năng vận
động, co giãn theo ý muốn.
+ Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có khả năng co giãn tự động ngoài ý muốn, theo nhịp điệu.
2.3ếCác cơ quan
Cơ quan là bộ phận của cơ thể có hình dạng và cấu tạo nhất định, thực hiện một
chức năng chuyên môn hoá hẹp. Mỗi cơ quan nằm trong cơ thể ở một vị trí nhất định và
phụ thuộc rất chặt chẽ vào các cơ quan khác.
Ví dụ: Mắt, gan, lưỡi, thận, tim...
15
2.4. Các hệ cơ quan
2.4.1. Khái niệm
Hệ cơ quan bao gồm các cơ quan riêng biệt khác nhau về hình dạng cấu tạo, nhưng
thực hiện một chức năng chung.
2.4.2. Phân loại
Trong cơ thể có các hệ cơ quan sau:
- Hệ tiêu hoá: Có chức năng tiêu hoá thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hệ hô hấp: Cung cấp oxy và thải C02.
- Hệ tuần hoàn: Đưa oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Hệ bài tiết: Đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể.
- Hệ vận động: Có chức năng vận động.
- Hệ sinh sản: Đảm bảo quá trình sinh sản.
- Hệ thần kinh: Thực hiện mối quan hệ qua lại giữa tất cả các hệ cơ quan với nhau
và mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, có chức năng chỉ đạo.
- Da và lông: Thực hiện chức năng bảo vệ và các chức năng khác.
Các hệ cơ quan phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau.
3. HỆ VẬN ĐỘNG
• • •
Các cơ quan vận động gồm các cơ quan vận động thụ động (bộ xương) và các cơ
quan vận động chủ động (các cơ).
3ẽl ỂBộ xương
3.1.1. Khái niệm
Bộ xương là nền tảng của cơ thể được cấu tạo từ các xương liên kết với nhau, cố
định hay không cô' định nhờ các dây chằng và sụn.
3.1.2. Chức năng
Bộ xương là cốt (khung) của cơ thể và có chức năng bảo vệ các cơ quan bên trong
như: não, tim, phổi...
3.1.3. Phân loại
Về hình dạng xương được chia thành 3 loại:
- Xương ống hoặc xương dài:Xương kéo dài và có xoang hình ống chứa tủy sống. •
- Xương ngắn: Thường có chiều dài, rộng và dày tương đương nhau. Chúng nằm giữa
các xương dài, có tác dụng làm giảm va đập khi chuyển động.
- Xương dẹt: Thường mỏng nhưng phát triển mạnh về chiều dài và chiểu rộng; có tác
dụng bảo vệ rất tốt các tổ chức và cơ quan mềm. Đó là các xương hộp sọ và xương sườn.
Về vị trí, chức năng xương được chia thành:
16
- Xương phần thân: Được cấu tạo từ cột sống và các xương liên quan. Cột sống được
cấu tạo từ các đốt sống liên kết với nhau bởi dây chằng và sụn.
Xương phần thân được chia thành 5 phần:
+ Phần cổ: Có 7 đốt sống. Đốt đầu tiên gọi là xương Atlat, nối vói xương chẩm của hộp
sọ tạo nên khớp động, giúp con vật có thể quay đầu sang phải, sang trái.
+ Phần ngực: Lổng ngực được tạo nên bởi các đốt sống ngực, các xương sườn và
xương ngực.
SỐđốt sống ngực bằng số đôi xương sườn, ở ngựa là 18; các động vật nhai lặi:. 13;
lợn 14-15. Trong đó số đôi xương sườn thật ởngựa và nhai lại là 8; ở lợn là 7.
+ Phần hông: Được cấu tạo từ 6 đốt sống hông, có tác dụng bảo vệ xoang bụng. Hai
bên sườn và phía bên dưới xoang bụng là cơ.
+ Phần khum: Được cấu tạo từ một xương hình thành từ 5 đốt xương khum hợp lại
(ở lợn là 4). Gắn với xương khum là xương chậu, tạo thành xoang chậu.
+ Phần đuôi: Được cấu tạo từ 17 -19 đốt sống ở ngựa, 15 - 20 ở trâu, bò; 3 - 24 ở cừu.
- Xương dầu: Xương đầu được chia thành 2 phần:
+ Phần sọ: Gồm 10 xương tạọ thành hộp sọ, bên trong chứa não.
+ Phần mặt: Có 2 xoang là xoang mũi và xoang miệng, được hình thành từ một số
xương gắn chặt với nhau. Các xương mặt tạo nên bộ máy nhai nghiền.
- Xương chi: Các chi giúp cho con vật vận động được. Chúng gắn với thân bằng
xương cánh tay và xương đùi.
+ Xương chi trước bao gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương ống tay, xương cổ
tay, xương bàn và xương ngón tay.
+ Xương chi sau bao gồm: Xương đùi, xương ống chân, xương cổ chân, xương bàn
và xương ngón chân.
?
Hình 2. Bộ xương của bò
1- Hộp sọ; 2- Phần cổ; 3- Phần ngực; 4- Phần hông; 5- Phần khum; 6- xương đuôi; 7- Xương bả vai
8- Khung chậu; 9- xương cánh tay; 10- Xương đùi; 11- xương ống tay; 12- Xướng ống chân
13- xương cổ tay; 14- xương cổ chân; 15- Xương bàn tay; 16- xương ban chân; 1 7 -Xương ngon.
3.2. Hệ cơ
Hệ cơ được hình thành từ các cơ gắn vào các xương đảm bảo cho Gon Vật đi đứng và
vận động được.
Cơ xương hay cơ bắp là cơ quan vận động được cấu tạo từ các sợi cơ vân có khả
năng co giãn dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Nhờ vậy chúng có khả năng sinh ra
công.
Phụ thuộc vào vị trí và chức năng, các cơ có cấu tạo và hình dạng khác nhau. Nhưng
bất kỳ cơ nào cũng có phần bắp cơ có khả năng co giãn và phẩn gân cơ để gắn các cơ với
các xương hoặc với da có tác dụng truyén lực.
'Người ta phân chia thành các nhóm cơ sau:
- Cơ đầu: Các cơ đầu co giãn gây nên chuyển động của xương hàm^môi, lỗ mũi, mí
mắt, vành tai.
- Cơ cổ: Các cơ cổ gây nên chuyển động của đầu và cổ.
- Cơ thăn: Nằm ở phía trên và phía dưới cột sống, gây co giãn cột sống.
- Cơ lồng ngực: Nằm giữa các xương sườn và gắn vói các đốt sống và xương ngực.
Chúng có tác dụng làm giãn nở hoặc thu hẹp lồng ngực khi thở.
-Cơ thành bụng: Bao phủ xoang bụng, được cấu tạo từ nhiều lớp và có các sợi cơ
chạy theo các hướng khác nhau. Các cơ này tham gia vào quá trình hô'hấp, bảo vệ xoang
bụng và quá trình thải phân.
- Cơ chi: Các cơ chi trước và chi sau tạo nên chuyển động của các chi. Nhờ các cơ
duỗi và cơ co mà các chi co duỗi được. Các cơ chí sau phát triển hơn cơ chi trước.
- Cơ dưới da: Gắn chặt với da, gây nên chuyển động của da. Nhờ chuyển động của
da con vật loại bỏ được các vật lạ trên da.
4. HỆ TIÊU HOÁ, QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU
4.1. Hệ tiêụ hoá
4.1.1. Cấu tạo của các cơ quan tiêu hoá
Các cơ quan tiêu hoá có dạng hình ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. Chu vi
và cấu tạo thành ống ở các đoạn khác nhau không giống nhau: có đoạn phình to, có đoạn
thu nhỏ phù hợp với chức năng sinh lý.
// ỵ
Ong tiêu hoá được cấu tạo từ 3 lớp:
- Niêm mạc (màng nhầy): Bao bọc toàn bộ bề mặt phía trong của ống tiêu hoá.
Niêm mạc được bao phủ bởi lớp biểu bì, cấu tạo nên các tuyến tiết dịch. Niêm mạc có
vai trò to lớn trong quá trình tiêu hoá, bởi vì các tuyến tiêu hoá tiết ra các men tiêu hoá
thông qua niêm mạc. Ngoài ra, niêm mạc còn hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu
hoá.
18
- Lớp cơ: Nằm sâu bên trong lớp niêm mạc. Nhờ sự co giãn của lớp cơ nhu động
ruột được hình thành có tác dụng nhào trộn và di chuyển thức ăn.
- Màng tương: Bao bọc ống tiêu hoá từ bên ngoài. Lớp này tiết ra tương dịch làm
cho chuyển động của ruột được dễ dàng.
Thành ống tiêu hoá có hệ thống các mạch máu và dây thần kinh.
4.1.2. Các phần của hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hoá bao gồm các phần sau:
- Phần trước: Nằm trước cơ hoành, gồm xoang miệng, hầu, thực quản.
+ Xoang miệng: Xoang miệng nằm giữa hai hàm, phía trước có môi, phía sau có
màng khẩu cái, hai bên là má, phía trên có vòm khẩu cái, phía dưới có lưõi. Trên hàm có
răng. Các bộ phận của xoang miệng có chức năng lấy, nhai và nuốt thức ăn. Trong
xoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt: tuyến dưới tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
+ Hầu: Nằm sau màng khẩu cái, trước thanh quản, là ngã ba của miệng, khí quản và
thực quản, có liên quan tới nuốt và thở.
+ Thực quản: Được nối từ hầu tới dạ dày, có nhiệm vụ chuyển thức ăn xuống dạ dày.
- Phần giữa: Nằm ở xoang bụng, gồm dạ dày và ruột non.
+ Dạ dày: Là nơi phình to của ống tiêu hoá ở sau cơ hoành, trong xoang bụng. Dạ
dày có nhiệm vụ dự trữ, nhào trộn, nghiền và tiết men tiêu hoá thức ăn. Dạ dày có 3 loại:
* Dạ dày đơn (ở ngựa và động vật ăn thịt). Dạ dày đơn được chia làm 3 vùng:
Thượng vị, thân vị và hạ vị.
* Dạ dày trung gian (ở lợn): Ngoài 3 vùng như ở dạ dày đơn, ở gần thượng vị còn có
manh nang (túi mù).
* Dạ dày kép (ở động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu): có 4 ngàn (4 túi): Dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
Hình 3. Sơ đổ cấu tạo hệ tiêu hoá của bò
1- Xoang miệng; 2- Lưỡi; 3- Tuyến nước bọt dưới tai; 4- Màng khẩu cái; 5- Hầu; 6- Khí quản'
7- Thực quan; 8- Dạ cỏ; 9- Dạ tổ ong; 10- Dạ lá sách; 11- Dạ múi khế; 12- Tá tràng;
13- Khổng tràng; 14- Hổi tràng; 15- Gan; 16- Tĩnh mạch cửa; 17- Túi mật; 18- ống mật 1
9- Tuyến tụy; 20- Manh tràng; 21- Kết tràng; 22- Trực tràng.
19
+ Ruột non: Chia làm 3 phần là: Tá tràng, khổng tràng và hổi tràng. Ruột non có vai
trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Phần sau: Gồm ruột già và hậu môn.
+ Ruột già: Thường lớn gấp 2 - 3 lần so với ruột non và chia làm 3 phẩn: Manh
tràng, kết tràng và trực tràng.
+ Hậu môn: Là cửa sau của trực tràng, nằm dưới gốc đuôi. Cuối hậu môn có cơ vòng
thắt lại, chỉ khi thải phân mới giãn ra.
4.2. Quá trình tiêu hoá
4.2.1. Khái niệm
Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất phức tạp của thức ăn thành các chất có cấu
tạo đơn giản mà cơ thể động vật có khả năng hấp thu được.
Thông qua quá trình tiêu hoá protit, lipit, gluxit của thức ăn được phân giải thành
axit amin, axit béo và đường.
Có 3 hình thức tiêu hoá:
- Tiêu hoá cơ học như nhai, nghiền, co bóp.
- Tiêu hoá hoá học; Nhờ các dịch tiêu hoá.
- Tiêu hoá vi sinh vật: Nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong đừờng tiêu hoá.
4.2.2. Tiêu hoáởmỉệng
Tiêu hoá ở miệng bao gồm tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học.
- Tiêu hoá cơ học nhờ động tác nhai nghiền thức ăn.
- Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt. Trong nước bọt có chứa các men tiêu hoá tinh bột
là Amylaza và Maltaza.
Tinh bột —^ y
la
z
a > Dextrin -> Maltose — -> 2 Glucose
Trong nước bọt có chất nhày Muxin làm trơn thức ãn cho dễ nuốt và có men
Lizoxim do tế bào bạch cầu tiết ra có tác dụng diệt trùng.
Ngoài ra nước bọt có tác dụng hoà tan thức ăn gây khẩu vị và trung hoà axit béo bay
hơi trong dạ cỏ (ở động vật nhai lại).
4.2.3. Tiêu hoá ở dạ dày
- Tiêu hoá ở dạ dày dơn4
. Xảy ra nhờ tác dụng của dịch vị do dạ dày tiết ra.
Dịch vị có chứa HC1 có tác dụng diệt trùng thức ăn làm trương phồng các phân tửprotit,
hoạt hoá men Pepsin của dịch vị. Trong dịch vị có men Pepsin tiêu hoá protit. Khi mới hình
thành men này ở dạng chưa hoạt động (Pepsinogen), sau đó được hoạt hoá nhờHC1.
Pepsinogen — Pepsin
20
Ngoài ra trong dịch vị còn có các men Catepsin (ở gia súc non), Kimozin (tiêu hoá
protit sữa) và Gelatinaza (tiêu hoá protit ở các tổ chức liên kết).
Dưới tác dụng các men của dịch vị các phân tử protit được phân giải thành axit
amin.
Men Lipaza (tiêu hoá lipit) ở dạ dày có hoạt lực thấp, hàm lượng ít nên chưa có tác
dụng tiêu hoá.
- Tiêu hoá ở dạ dày trung gian (ở lợn)
Nhìn chung quá trình tiêu hoá ở dạ dày trung gian giống như ở dạ dày đơn, nhưng
do ở vùng manh nang hàm lượng axit thấp hơn nên quá trình tiêu hoá tinh bột do các
men của nước bọt tốt hơn. Đồng thời do hàm lượng HC1 thấp hơn và hoạt lực của các
men ở dạ dày yếu hơn (so với dạ dày đơn) nên tiêu hoá protit kém hơn.
- Tiêu hoá ở dạ dày kép (ở động vật nhai lại):
+ Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ là môi trường yếm khí, trung tính có nhiệt độ 38 - 40°c
thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Trong dạ cỏ có sô' lượng vi sinh vật rất lớn (10“ con/g chất chứa) và phong phú về
chủng loại, gồm 3 nhóm lớn: vi khuẩn, thảo phúc trùng và nấm yếm khí. Chúng gồm
nhiều loại khác nhau có khả năng lên men bột đường, phân giải xơ và protit.
* Sự tiêu hoá xơ như sau:
Cellulose c^g*ẵ > Đường kép M
en
V
S
V > Glucose ^ > axit béo
* Sự tiêu hoá tinh bột như sau:
Tinh bột A
^ za > Maltose - *%**■
-> 2 Glucose > axit béo
Ở các động vật khác Glucose là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá bột
đường và được hấp thu vào máu, nhưng ở động vật nhai lại thì Glụcose được tiếp tục lên
men thành các axit béo dễ bay hơi cấp thấp (chủ yếu là axit axetic, axit propionic và axit
butyric)ễ
* Sự tiêu hoá protit và nitơ phiprotit như sau:
Protit thức ăn - m
en
^ --->Peptit -> axit amin —ỈSĨSSSĨ. >NH3+ axit hữucơ
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải protit và nitơ phiprotit đều là NH3
. 80%
NHj sinh ra được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên protit của bản thân.
c = o c o 2+ NH3
(Urea)
21
Nhờ hệ vi sinh vật mà động vật nhai lại có thể sử dụng các chất chứa nitơ phiprotit
(ure, các muối amon...) làm thức ăn.
+ Tiêu hoá ở dạ múi khế: Dạ múi khế tiết ra dịch vị có chứa các men tiêu hoá và quá
trình tiêu hoá xảy ra giống như ở dạ dày đơn.
4.2.4. Tiêu hoá ở ruột non
Quá trình tiêu hoá ở ruột non xảy ra nhờ các dịch tiêu hoá gồm:
- Dịch tụy: Được tiết ra từ tuyến tụy có chứa các men tiêu hoá:
+ Men tiêu hoá protit: chủ yếu là Trypsin.
Protit —T
ry
p
si° ■
>Peptit —
» axit amin
Ngoài ra trong dịch tụy còn có các men khác như Kimotrypsin, Elactaza,
Ribonucleaza, Cacboxypeptidaza, aminopeptidaza.
+ Men tiêu hoá lipit: Đó là men Lipaza.
Đầu tiên nó ở dạng tiền men Prolipaza —-0
*
1
——>Lipaza
Lipit —L
ip
a
z
1
1 > Glyxerin + axit béo.
+ Men tiêu hoá bột đường gồm có: Amilaza, Maltaza, Sacaraza, Lactaza.
Tinh bột —A
m
i‘a
2
a >Dextrin -» Maltose
f" Maltose —M
a
lla
2
a > 2Glucose
Đường
đôi Sacarase —S
a
c
a
ra
z
a > Glucose + Fructose
Lactose —L
a
c
1
a
z
a > Glucose + Galactose
- Dịch mật: Được tiết ra từ gan và tập trung vào túi mật. Thành phần chủ yếu của
dịch mật gồm các axit mật, các muối mật và các sắc tố mật.
Tác dụng của dịch mật (chủ yếu là muối mật): giúp cho quá trình tiêu hoá mỡ, hoạt
hoá men lipaza, giúp cho quá trình hấp thu axit béo và tăng nhu động ruột.
- Dịch ruột: Do các tuyến trong niêm mạc ruột non tiết ra có chứa các men tiêu hoá
protit, lipit và bột đường giống như dịch tụy.
4.2.5. Tiêu hoá ở ruột già
Ở ruột già không có quá trình tiết dịch và men tiêu hoá, chỉ có dịch nhầy được tiết ra.
Quá trình tiêu hoá ở ruột già chủ yếu nhờ vi sinh vật như ở dạ cỏ động vật nhai lại có tác
dụng tiêu hoá cellulose và protitệCác sản phẩm tiêu hoá được hấp thu qua vách ruột già.
Trong quá trình tiêu hoá có khoảng 2 - 3% protit khống được tiêu hoá sẽ bị thối rữa
do hoạt động của vi sinh vật tạo nên các sản phẩm có mùi hôi thối và độc hại đối với cơ
thể. Nếu haịn lượng lớn sẽ dẫn tới ỉa chảy.
22
4.3. Quá trình hấp thu
4.3.1. Các cơ quan hấp thu
- Miệng:Nhìn chung ở miệng không có quá trình hấp thu. Tuy nhiên, có một số chất
như rượu và một số chất độc được hấp thu.
- Dạ dày: Hấp thu một số chất nhưmuối, nước, rượu, đường đơn và một số axit amin.
Phần trước của dạ dày kép (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) có khả năng Ịựíp thu nước
rất manh. Ngoài ra, các axit béo bay hơi, muối khoáng, đường Glucose, một số axit
amin, NHj và các khí thể được hấp thu ở đây.
- Ruột non: Là cơ quan hấp thu chủ yếu. Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu
ở đây.
- Ruột già (chủ yếu là manh tràng): Có khả năng hấp thu một số chất như axit béo
bay hơi, NHj...
4.3.2. Cơ chế hấp thu
- Cơ chếhấp thu bị động: Tuân theo các qui luật lý, hoá học đơn thuầnể
+ Qui luật thẩm thấu: Nước từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng
độ cao.
+ Qui luật khuyếch tán: Các ion đi từ dung dịch có nồng độ cao sang dung dịch có
nồng độ thấp.
+ Qui luật lọc qua: Các chất có kích thước nhỏ lọc qua măng tế bào vào máu.
- Cơ chếhấp thu chủ động: Các chất cần thiếr được hấp thu nhờ vật mang. Đặc trưng
của quá trình này là tiêu tốn năng lượng.
4.3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng chủ yếu
- Sự hấp thu protit: Protit được hấp thu ở dạng axit amin. Tốc độ hấp thu phụ thuộc
vào sự cân cỉối giữa các axit amin.
- Sự hấp thu mỡ: Mỡ được hấp thu dưới dạng Glyxerin và các axit béo.
Glyxerh hoà tan trong nước nên dẻ hấp thu trực tiếp qua thành ruột. Các axit béo
không hoà tlan trong nước, nên phải kết hợp với dịch mật để tạo thành phức chất hoà tan
và đi qua thành ruột vào máu, sau đó axit mật trở về gan.
- Sự hấp thu Gluxit: Gluxit được hấp thu dưới dạng đường đơn. Tỷ lệ hấp thu của các
loại đường không giống nhau (cao nhất là Glucose: 100%j).
r
5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
5ễl. Khái niệm
Trao đổi chất và năng lượng là quá trình cơ bản của mọi cơ thể sống, bao gồm:
- Các chất dinh dưỡng khác nhau từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể.
23
- Hấp thu và chuyển hoá các chất trong cơ thể.
- Đào thải các sản phẩm không cần thiết cho cơ thể ra ngoài.
Quá trình trao đổi chất bao gồm 2 quá trình đối lập nhưng liên quan chặt chẽ với
nhau, đó là: Đồng hoá và dị hoá. Nhờ đó mà vật chất sống luôn đổi mới, năng lượng cần
thiết cho các chức năng sống của cơ thể được đảm bảo.
5.2. Quá trình trao đổi các chất
5.2.1. Trao đổi protit
Trao đổi protit có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì 1/5 cơ thể động vật được cấu tạo từ
protit.
- Đồng hoá: Sản phẩm tiêu hoá protit là các axit amin. Chúng được hấp thu từ ruột
vào máu theo tĩnh mạch cửa vào gan. Tại đây một phần được giữ lại để tổng hợp
albumin, globulin và íìbrinogen của máu, phần lớn được đưa tới các mô bào để tổng hợp
thành protit đặc trưng của mô bào. Có những mô bào đặc biệt tổng hợp nên các protit có
tính đặc trưng lớn như Hormon, enzym...
- Dị hoá: Trước tiên là protit ở gan, sau đó đến các protit mô bào được huy động để
phân giải thành các axit amin. Các axit amin bị khử amin tạo thành NH3và xetoaxit.
NH3được sử dụng để tạo thành ure, còn các xetoaxit có thể bị oxy hoá tạo thành C02,
H2
0 và giải phóng năng lượng.
Để xem xét quá trình trao đổi protit người ta xem xét sự cân bằng nitơ:
^ líc h lũy ^ tíiứ r ốn ■ (N phâQ + N □ước tiểu)
5.2.2. Trao đổi gluxỉt
Trao đổi gluxit có ý nghĩa rất to lớn, mặc dù trong cơ thể rất ít. Song trong thức ăn
gluxit nhiều gấp 5 - 6 lầri protit.
- Đồng hoá: Gluxit ở đường tiêu hoá được phân giải thành các đường đơn glucose,
íructose, galactose. Chúng được hấp thu vào máu và được đưa về gan. Trước khi vào gan
íructose và galactose được đồng phân chuyển hoá thành glucose. Ò
. gan một phần
glucose được giữ lại để chuyển thành glycogen dự trữ ở gan, phần lớn được chuyển đến
các mô cơ và tạo thành glycogen cơ. Chúng cũng có thể chuyển thành mỡ dự trữ.
- Dị hoá: Gluxit là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các quá trình hoạt động.
Glycogen trước hết là ở gan, sau đó là ở mô bào, được chuyển thành glucose. Glucose
được oxy hoá để giải phóng năng lượng.
5.2.3. Trao đổi lipit
- Đồng hoá: Lipit ở đường tiêu hoá được hấp thu vào máu dưới dạng glyxerin và axit
béo. Khi vào gan một phần các chất này được giữ lại để tổng hợp mỡ gan, phần lớn được
đưa đến mô bào để tạo thành mỡ mô bào (dự trữ). Mỡ trong cơ thể cũng có thể được
hình thành từ gluxit và protit của thức ăn.
24
- Dị hoá: Mỡ trước hết ở gan, sau đó là mỡ ò các mô bào khi cần thiết được huy
động để phân giải thành glyxerin và các axit béo. Glyxerin và các axit béo được oxy hoá
để giải phóng năng lượng. Mỡ có giá trị năng lượng cao gấp 2,3 lần so với gluxit và
protit.
5.2.4. Trao đổi khoáng
Trao đổi khoáng là quá trình quan trọng trong sự sống còn của cơ thể, mặc dù các
chất khoáng không có giá trị năng lượng như protit, lipít và gluxit.
- Các chất khoáng tham gia vào thành phần của tất cả các tế bào của cơ thể.
- Chúng cần thiết để tổng hợp một số hợp chất quan trọng như hemoglobin.
- Tham gia vào hoạt động tiết địch của cá0 tuyến tiêu hoá.
- Vận chuyển khí.
- Giữ ổn định áp suất thẩm thấu của máu và các mô bào.
- Tham gia vào giữ thăng bằng toan kiềm trong cơ thể.
- Gây ảnh hưởng đặc biột tới các quá trình sinh lý.
Traó đổi khoáng liên quan tới trao đổi nước, vì các hợp chất khoáng trong cơ thể
thường ở dạng dung dịch.
Các chất khoáng đặc biệt cần thiết đối với gia súc non và gia súc cao sản. Quan
trọng nhất là các hợp chất của Na, K, Ca, p, Cl, Fe, Cu, I, Mn, Zn, Co (xem phẩn vai trò
các chất dinh dưỡng).
- Đồng hoá: Các chất khoáng được hấp thu dưới dạng muối và ion. Các muối được
dự trữ ở các cơ quan khác nhau và được cơ thể sử dụng dần. Ca, p được dự trữ ở xương,
Na, C1 ở da, K ở các cơ, Fe ở gan.
- Dị hoá: Các chất khoáng được thải khỏi cơ thể theo nước tiểu, phân và một phần
qua mồ hôi.
5.2.5. Trao đổi nước
Trao đổi nước cũng có ý nghĩa to lớn trong các quá trình sinh hoá của cơ thể.
- Nước hoà tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Nước là môi trường của các phản ứng hoá học liên quan đến hoạt động sống của cơ
thể.
- Nước hoà tan các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và chúng được
đào thải khỏi cơ thể dưới dạng mồ hôi và nước tiểu.
Trong cơ thể nước chiếm 65% (ở vật non - 85%). Nước có trong tất cả các tổ chức
và cơ quan, nhiểu nhất là ở da và ở cơ. Lượng nước trong cơ thể tương đối ổn định, nó
thay đổi phụ thuộc vào tuổi, thể trạng (béo, gầy) và cường độ hoạt động cơ bắp và cả vào
nhiệt độ không khí xung quanh.
25
I Nguồn nước cung cấp cho cơ thể từ thức ăn, nước uống, nước sinh ra do quá trình
oxy hoá các chất và nước nội sinh.
Nước từ cơ thể thải ra ngoài qua thận, da, phổi hoặc qua các sản phẩm như sữa, nước
mắt.
5.2.6. Trao đổi khí
Trao đổi khí trong cơ thể liên quan đến các quá trình khác nhau của trao đổi chất.
Khi trao đổi chất tãng, lượng oxy được cơ thể hấp thu tăng lên do nhu cầu về năng
lượng của cơ thể tăng.
5.2.7. Trao đổi năng lượng
Quá trình trao đổi năng lượng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ trao đổi năng lượng.
Năng lượng thô
Trao đổi năng lượng là sự chuyển hoá năng lượng từ hoá năng thành nhiệt năng,
công năng và điện năng. Trong đó chỉ có 25% năng lượng sản sinh ra do sự oxy hoá các
chất dinh dưỡng trong cơ thể biến thành công năng, một phần rất nhỏ biến thành điện
năng, phần lớn là nhiệt năng duy trì thân nhiệt và thải ra ngoài.
6. MÁU VÀ TUẦN HOÀN MÁU
Máu là tổ chức lỏng lưu thông trong mạch quản có chức năng vận chuyển các chất
dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và thải các sản phẩm cặn bã của quá trình chuyển hoá
tới các cơ quan bài tiết như: thận, phổi.
r
 i  6.1.1. Chức năng của máu
(Năng lượng tổng số)
▼
Năng lượng trao đổi
________ J _ ________
r —
Năng lượng hoá nhiệt
~ ị
Năng lương thuần
6.1. Máu
26
Máu thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Hô hấp: Huyết sắc tố lấy 0 2từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vân chuyển khí
C02từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.
- Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, axit béo, glucose từ
nhung mao ruột non đến các tế bào và tổ chức trong cơ thể.
- Bài tiết: Máu đem cận bã của quá trình chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết.
- Điều hoà hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra
có tác dụng điều hoà trao đổi chất và các hoạt động khác.
- Điều hoà thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỉ nhiệt cao, có tác dụng điều hoà
nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cẩu có khả năng thực bào, tiêu diệt
các vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và các kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.
6.1.2. Đặc tính lý hoá của máu
Máu có màu đỏ tươi, có vị mặn và mùi tanh (đặc trưng).
Tỷ trọng của máu 1,040 - 1,065. Áp suất thẩm thấu của máu là 5320 mm Hg
(7 atmotphe). pH của máu dao động từ 7,35 - 7,50.
Lượng máu của động vật chiếm khoảng 5 - 9% so với khối lượng cơ thể. Trong cơ
thể máu chia làm 2 phần: máu lưu thông và máu dự trữ. Lượng máu tuần hoàn trong cơ
thể chiếm 1/2 tổng số máu. Máu dự trữ nằm ở gan, lách, da và một số nơi khác.
6.1.3. Thành phần của máu
Trong máu vật chất khô chiếm 20%, nước 80%.
Máu được chia làm 2 phần: Huyết tương và thành phần hữu hình.
- Huyết tương: Huyết tương là dịch lỏng màu vàng, chiếm khoảng 2/3 lượng máu.
Huyết tương = Fibrin + Huyết thanh.
Trong huyết thanh có 90-92% nước; 8-10% vật chất khô, gồm protit, lipit, đường.
Fibrin chiếm 0,1 - 0,4%.
- Thành phấn hữu hình: Gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hổng cầu: Hồng cầu vận chuyển 0 2tới các tổ chức của cơ thể nhờ huyết sắc tố
(Hb). Trong hồng cầu Hb chiếm 95-96%.
SỐ lượng hồng cầu (tính bằng triệu/mm3
) ở. các loài động vật khác nhau rất khác
nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính biệt, lứa tuổi, trạng thái sinh lý, dinh dưỡng,
bệnh tật... Tương tự.hàm hiợng huyết sắc tố (tinh bằng g%) cũng biến động rất lớn.
+ Bạch cầu: Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu (tính bằng nghìn/mm3) và phụ
thuộc vào loài, tính biệt, tuổi, sinh lý, bệnh tật...
27
Bạch cầu có chức năng: chống viêm nhiễm, chống ngộ độc tạo nên miễn dịch do
chúng có khả năng thực bào.
+ Tiểu cầu: Nhỏ hơn hồng cầu và bạch cầu và có số lượng ít: 10 - 60 nghìn/mm3
máu. Chúng có chức năng tham gia vào quá trình đông máu.
Bảng 1. Các chỉ tiêu huyết học của một số loài vật nuôi (trưởng thành)
Chỉ tiêu Ngựa Trâu, bò Dê, cừu Lợn Thỏ Gia cẩm
Hổng cầu (triệu/mm3) 6 - 9 5 - 7 , 5 7,5-12,5 6-7,5 5 - 7 , 5 2,5 - 4 , 5
Bạch cầu (nghìn/mm3) 7 - 1 2 6 - 1 0 6 - 1 1 8 - 1 6 5 , 5 - 9 2 0 - 4 0
Huyết sắc tố (g%) 8 - 1 4 9 - 1 2 7 - 1 1 9 - 1 1 10-12,5 8 - 1 3
6.1.4. Nhóm máu
Máu động vật có 4 nhóm: A, B, AB và o.
Việc nghiên cứu nhóm máu có ý nghĩa rất lớn trong công tác thú y, trong việc tiếp
máu và trong công tác chọn giống vật nuôi.
Sơ đồ truyền máu
A
o <—> AB
B
>
^
Ị
6.2. Sinh lý tuần hoàn
6.2.1. Sinh lý tìm
- Cấu tạo của tim:
Tim động vật có 4 ngãn: tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái.
Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định.
Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái 2 lá, bên phải 3 lá). Giữa động
mạch và tâm thất có van bán nguyệt (van tổ chim).
Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả
năng co bóp tự động.
28
lỉình 4. Cấu tạo của tim
A- Tim bò nhìn từ bên trái; B- Sơ đổ cấu tạo tim; 1- Tảm thất phải; 2, 3- Cơ vân; 4- Dây chằng,
5- Van tổ chim; 6- Tĩnh mạch sau; 7- Tâm nhĩ phải; 8- Tĩnh mạch trước; 9- Nút Keithflack;
10- Nút Asop tawara, 11- Tâm nhĩtrái; 12- Tĩnh mạch phổi; 13- Tâm thất trái; 14- Đỉnh tim;
15- Tĩnh mạch phổi; 16- Đông mạch chủ.
-Chu kỳ co bóp của tim:
Hoạt động co bóp của tim diễn ra theo chu kỳ nhất định. Cứ mỗi lần tim co rồi giãn
gọi là một chu kỳ tim đập.
Một chu kỳ tim đập gồm tâm thu (tim co bóp) và tâm trương (tim giãn).
Khi nghe ở vùng ngực ta nghe thấy tiếng tim (pùm - tắc). Khi tim bị bệnh hẹp van nhĩ
thất có tiếng pùm - xì - tắc, còn khi hở van tổ chim cổ tiếng pùm - tắc - xì.
- Nhịp tim:
Số lần tim đập trong 1 phút gọi là nhịp tim. Động vật các loài khác nhau có nhịp tim
khác nhau.
Bò: 50-70 lần/phút; trâu: 40-50 lần/phút; lợn: 80-90 lần/phút; ngựa: 32-42 lần/phút;
chó: 70-80 lần/phút; gà: 300 lần/phút.
Nhịp tim phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cơ thể và cường độ trao đổi chất. Nhịp
tim cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi, tính biệt, sức khoẻ, trạrig thái thần kinh,
điều kiện ngoại cảnh.
6.2.2. Sinh lý hệ mạch
- Mạch quản: Là một hệ thống ống khép kín gồm có động mạch, tĩnh mạch và các
mao mạch.
+ Thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi. Động mạch nhỏ dần theo chiều máu chảy.
29
+ Mao mạch chỉ có một lớp tế bào rất mỏng, thuận tiện cho trao đổi chất. Máu từ
mao mạch sẽ về các tĩnh mạch.
+ Tĩnh mạch có thành mỏng và to dần theo chiều máu chảy.
- Huyết áp: Là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
Người ta thường xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
+ Huyết áp tối đa là huyết áp ứng với nhịp đập của tim lúc tâm thu (tim co bóp).
+ Huyết áp tối thiểu là huyết áp ứng với lúc tâm trương (tim giãn).
Bảng 2. Huyết áp ở một số loài vật nuôi (mm Hg)
Loài Vị trí đo Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu
Ngựa Cổ tay 172 123
Trâu, bò Đuôi 98 - 128 6 9 - 9 9
Dê, cừu Đùi 151 114
Chó Đùi 150 90
Lợn Cổ tay 139 99
7ẳHỆ SINH SẢN VÀ SINH LÝ SINH SẢN
Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của các loài vật nuôi. Hình thức sinh sản ở
vật nuôi là sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản được điều tiết bởi hệ thần kinh và thể
dịch.
7.1. Sinh lý sinh dục đực
7.7ễ/ ằCác cơ quan sinh dục đực
Các cơ quan sinh dục đực bao gồm:
- Dịch hoàn: Là nơi sản sinh tinh trùng và tiết ra hormon sinh dục đực.
- Phụ dịch hoàn: Là nơi tích trữ tinh trùng và có tác dụng dinh dưỡng.
- Ông dẩn tinh: Dẫn tinh trùng từ phụ dịch hoàn ra dương vật khi giao phối.
- Dương vật: Là cơ quan giao cấu.
- Qui đầu: Là phần ngoài cùng nối với dương vật.
- Các tuyến sinh dục phụ có tác dụng tiết dịch (tinh thanh), gồm:
+ Tuyên niộu đạo (Cowper): Tiết dịch trong suốt, có tác dụng rửa và trung hoà axit ở
âm đạo con cái.
+ Tuyên tiền liệt: Tiết dịch có tác dụng hoạt hoá tinh trùng.
+ Túi tinh (tinh nang): Tiết dịch sau cùng khi giao phối, khi vào cổ tử cung tạo
thành keo đặc nút chặt cổ tử cung.
Ngoài ra còn có bao dịch hoàn chứa dịch hoàn và phụ dịch hoàn, bao qui đầu có tác
dụng bảo vệ qui đầu.
30
Hình 5. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực
A- Ngựa; B- Bò; C- Dê; D- Lợn
1- Thận; 2- Niệu quàn; 3- Trực tràng; 4- Bàng quang; 5- Tuyến tiền liệt; 6- Tuyến tinh nang; 7- Niệu đạo;
8- Tuyến Cowper; 9- Đường niệu đạo sinh đục; 10- Dương vật; 11- Bao dịch hoàn; 12- Phụ dịch hoàn;
13- Dịch hoàn; 14- Bao quy đầu; 15- Quy đẩu; 16- Ống dẫn tinh.
7.1.2. Tỉnh trùng và sự hình thành tình trùng
- Tinh trùng: Là tế bào sinh dục đực. Cấu tạo của tinh trùng gồm: đầu, cổ, thân và
đuôi.
Đầu tinh trùng có thể Acrosome. có chứa men hyaluronidaza. Trong đầu có nhân
chứa ADN.
Cổ, thân và đuôi tinh trùng được cấu tạo từ các sợi cơ có tác dụng vận động.
- Sự hình thành tinh trùng: Tinh trùng được hình thành ở tế bào thượng bì trong ống
sinh tinh của dịch hoàn, trải qua các giai đoạn khác nhau. Qua quá trình phân chia tinh
trùng có n nhiễm sắc thể. Sau đó tinh trùng tăng lên về kích thước và hoàn thiện về chức
năng và được dự trữ ở phụ dịch hoàn dưới dạng tiềm sinh.
Sự hình thành tinh trùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố hormon, loài, giống, tuổi và
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và thời tiết khí hậu.
31
7.1.3. Đặc tính của tinh trùng
- Tinh trùng có khả năng vận động nhờ chuyển động tiến thẳng của bản thân và nhờ
sự co bóp của đường sinh dục con cái.
- Trong cơ quan sinh dục đực tinh trùng hô hấp yếm khí, khi vào đường sinh (lục con
cái hoặc được lấy ra ngoài tinh trùng hô hấp hiếu khí.
7.1.4. Tinh dịch và phẩm chất tình dịch
- Tinh dịch bao gồm tinh trùng và tinh thanh
- Các chỉ tiêu chính để đánh giá phẩm chất tinh dịch gồm:
+ Dung lượng tinh dịch (V) là lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh (ml).
+ Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch.
+ Hoạt lực tinh tTÙng (A) là tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng trong tổng số linh trùng (A >
0,9: tốt; A > 0,7: trung binh; A < 0,7: kém).
+ Chỉ tiêu tổng hợp VAC: Là tổng sô tinh trùng tiên thẳng có trong tinh dịch một
lần xuất tinh.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu: sức kháng, tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng, pH của tinh dịch.
7.2ềSinh lý sinh dục cái
7.2.1. Các cơ quan sinh dục cái
Bộ máy sinh dục cái bao gồm:
- Buồng trứng: Là cơ quan có hai chức nãng: sản sinh ra tế bào trứng và tiết kích tố
sinh dục (oestrogen).
- Ông dẫn trứng: Có chức năng đưa trứng từ buồng trứng về tử cung. Đầu ống dẫn
trứng phía buồng trứng phát triển rộng ra tạo thành loa kèn.
- Tử cung chia làm 3 phần: sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Sừng tử cung là
nơi thai làm tổ và phát triển.
- Âm đạo,ẻLà cơ quan hình ống có tác dụng trong việc giao phối.
- Âm hộ: Là cửa của đường sinh dục cái có tác dụng hảo vệ.
7.2.2ểSự hình thành trứng và thể vàng
- Tế bào trứng: Trong buồng trứng nang trứng trải qua hai lần phân chia: một lần
giảm nhiễm và một lần nguyên nhiễm, tạo thành tế bào trứng chín có n nhiễm sắc thể.
Khi trứng chín bề mặt buồng trứng vỡ ra, trứng được giải phóng ra ngoài và rơi vào loa
kèn của ống dẫn trứng.
-Thê vàng: Sau khi trứng rụng trên bề mặt buồng trứng để lại vết sẹo và một đám tế
hào màu vàng gọi là thể vàng (hoàng thể). Thể vàng tiết ra kích tố progesterol có tác
dụng ức chế tuyến yên tiết FSH và LH; ức chế các nang trứng khác phát triển và có tác
dụng an thai. Nếu gia súc chửa*thì thể vàng tổn tại suốt thời gian chửa và khổng cỏ hiện
tượng động dục trong thời gian chửa. Nếu gia súc không chửa thì 10 - 12 ngày sau thể
vàng tự tiêu biến.
Hình 6. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái
A. Bò
1- Sừng tử cung; 2- Màng treo; 3- Thân tử cung;
4- Ống dẫn trứng; 5- Buồng trứng; 6- Loa kèn;
7- Âm đạo; 8- Tiền đình âm đạo; 9- Âm vật;
10- Các tuyến tiền đình nhỏ; 11- Âm hộ; 12- Lỗ niệu
đạo; 13- Các tuyến tiền đình lớn; 14- Dấu vết màng
trinh; 15- cửa tử cung; 16- cổ tử cung.
B. Lợn
1- Thản tử cung; 2- Sừng tử cung; 3- Màng treo;
4- Loa kèn; 5- Buồng trứng; 6- ống dẫn trứng,
7- Các tuyến tiền đình; 8- Tiền nh âm đạo;
9- Các hạch lympho;10,13- Âm vật;
11, 12- Âm hộ; 14- Lỗ niệu đạo; 15- Âm đạo;
16- Rãnh cổ tử cung.
7.3ẵHoạt động sỉnh dục và quá trình sinh sản
7.3.1. Sự thành thục vê tính dục
• • t
Vật nuôi phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện thành thục về tính dục:
ở con cái buồng trứng đã có trứng chín rụng, có khả năng thụ thai, các biểu hiện động dục
xuất hiện; ở con đực trong dịch hoàn đã có tinh trùng thành thục, có khả năng gây thụ thai. •
Tuổi thành thục về tính dục ở vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, chế độ nuôi dưỡng
chăm sóc, khí hậu... Ở lợn là 3 - 4 tháng; ở bò 9 - 12 tháng; dê: 5 - 6 tháng; trâu 18-24
tháng...
7.3.2. Sự thành thục vê thể vóc
Sau khi thành thục về tính dục cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Đến một
giai đoạn nhất định cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện. Khi dó con vật được coi là
thành thuc về thể vóc.
33'
Thành thục về tính dục thường đến sớm hơn thành thục vẻ thể vóc. Khi thành thục
về tính con đực có khả năng phối giống và con cái có khả nâng thụ thai. Nhưng thông
thường người ta không sử dụng chúng vào thời gian này, vì nếu đưa vào sử dụng sớm cơ
thể chúng chưa phát triển đầy đủ sẽ inh hưởng xấu đến sinh trưởng - phát dục của bố mẹ
và bào thai. Sử dụng sớm sẽ làm cho con đực và con cái có tầm vóc nhỏ, sức khoẻ kém,
sức sản xuất thấp, hao mòn nhanh và sớm bị loại thải.
Người ta chỉ đưa vào sử dụng đực giống và cái sinh sản khi chúng đạt tới sự thành
thục về thể vóc. Khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu phải đạt 70% khối lượng lúc
trưởng thành.
Tliy nhiên, tuổi đưa vào sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản
xuất, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc...
Bò cái thường được phối giống lần đầu vào 18 - 20 tháng tuổi, bò đực 18 - 24 tháng
tuổi; trâu 30 tháng tuổi, lợn nái nội 8 tháng tuổi, lợn đực nội 7 -8 tháng tuổi, dê cái 7-8
tháng tuổi, dê đực 5-6 tháng tuổi...
7.3.3. Động dục và các biểu hiện động dục
Khi gia súc cái thành thục về tính chúng bắt đầu có biểu hiện động dục (động hớn).
Thời gian động dục của gia súc ở các loài khác nhau thì khác nhau. Ví dụ: ở bò 18 - 36
giờ; trâu 29 giờ; lợn 3 -4 ngày.
Thời gian động dục được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I (trước chịu đực): Bộ phận sinh dục có nhiều biến đổi. Âm hộ sưng do
xung huyết, lúc đầu hồng nhạt sau chuyển dần sang màu hồng đỏ. Từ âm đạo có niêm
dịch trong suốt chảy ra, càng về sau càng nhiều và chuyển sang màu đục, độ keo dính
tăng.
Con vật bò ăn, kêu rống, phá phách, thích gần con đực, nhảy lên lưng con khác,
nhưng chưa cho con đực nhảy.
- Giai đoạn II (chịu đực): Niêm dịch ra nhiều đặc như hồ nếp, âm hộ đỏ hồng sưng
mọng chuyển dần sang tím tái. Tử cung bắt đầu hé mở, sau đó mở rộng. Con vật hay đái
dắt, đứng tư thế dạng chân, cong đuôi lên, sẵn sàng cho phối giống.
- Giai đoạn 111 (sau chịu đực): Các biểu hiện động dục giảm dần và con vật trở lại
trạng thái bình thường.
7.3.4. Chu kỳ động dục
ở gia súc động dục có tính chu kỳ, nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian nhất đinh
lại xuất hiện động dục.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần động dục trước đến lần động dục sau.
ở trâu, bò, lợn chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày (18-24 ngày).
Trong một chu kỳ động dục có 3 thời kỳ: thời kỳ trước động dục, thời kỳ đông dục
vàthời ky sau động dục (thời kỳ yên tĩnh).
34
7.3.5. Rụng trứng «
Là hiện tượng trứng chúi (thành thục) rời khòi buồng trứng đi vào ống dẫn trứng. Ỏ
lợn nái trứng rụng sau khi bắt đầu động dục 25 - 40 giờ; ở bò trứng rụng sau khi hết chịu
đực 6-10 giờ; ở trâu 12 giờ.
7.3.6. Thu tinh
9
Thụ tinh là quá trình kết hợp và đồng hoá lẫn nhau giữa hai tế bào sinh dục: tinh trùng
và trứng để tạo ra một hợp tử mang bản chãt hoàn toàn mới, có số lượng nhiễm sắc thể là 2n.
Sựthụ tinh xảy ra nếu trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng.
7.3.7. Quá trình chửa
Sau khi thụ tinh hợp tử hình thành và di chuyển về tử cung. Dưới ảnh hưởng của
kích tố progesterol do thể vàng tiết ra dạ con xung huyết, niêm mạc dày lên, các tuyến
tăng cường tiết dịch tạo điều kiộn cho trứng làrn tổ.
Trong khi chửa ở cơ thể mẹ các quá trình trao đổi chất, tiêu hoá, hấp thu, tích lũỵ
được tăng cườngỗ
Thời gian chửa ở lợn là 114 ngày; ở bò: 280 - 285 ngày; ở trâu: 300 - 310 ngày; ở
dê: 150 ngày; ngựa: 340 ngày; chó: 62 ngày; mèo: 58 ngày...
7.3.8. Quá trình đẻ
Khi đã phát triển thành thục, thai rời tử cung theo đường sinh dục con mẹ ra ngoài.
Hiện tượng đó được gọi là đẻ.
Quá trình đẻ gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I - Mở cổ tử cung: Tử cung bắt đầu co bóp, màng ối vỡ, cù tử cung bắt
đầu mở.
- Giai đoạn II - Thai ra: Tử cung co bóp mạnh đẩy thai ra ngoài.
- Giai đoạn III - Nhau ra: Sau khi thai ra, cơ trơn tử cung tiếp tục co bóp, nhau bị
bong ra và được đẩy ra ngoài.
Quá trình co bóp của cơ trơn tử cung hình thành do tác dụng của các kích tố-ẵ
oestrogen và oxytoxin.
Trước khi đẻ con vật có các biểu hiện: Sụt mông, chảy nhựa chuối, tuyến sữa căng.
Một số gia súc có hiện tượng cắn ổ.
8ễSINH LÝ NỘI TIẾT
8.1. Khái niệm
Các cơ quan trong cơ thể sống hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối
liên hệ đố được thực hiện chủ yếu qua hệ thẩn kinh. Ngoài ra các cơ quan còn liên hệ với
nhau qua thể dịch - nhờ các tuyến nội tiết. Hai hệ này bổ trợ lẫn nhau tạo nên cơ chế
chung gọi là thần kinh - thể dịch.
35
Các tuyến nội tiết tiết ra các chất gọi là hormon (kích tố). Các hormon này thấm trực
tiếp vào máu, không qua hệ thống ống dẫn.
Hormon có tác dụng điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể thông qua trao đổi
chất, làm tăng hoặc giảm quá trình phân giải hoặc tổng hợp các chất thông qua việc tăng
giảm hàm lượng hormon đó ở trong máu.
8.2. Các tuyến nội tiết
8.2.1. Tuyến giáp
- Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản, xếp thành đôi.
- Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin, được hình thành từ tyrosin và iot.
- Tác dụng của tyroxin là:
+ Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục
+ Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp
+ Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa
+ Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết
+ Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hộ thần kinh
Nếu thiếu iot trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp với các biểu hiện: hạ thân
nhiệt, trao đổi chất giảm, sinh trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm. Ở
người xuất hiện bệnh bướu cổ, run tay và chứng đần độn.
Ưu năng tuyến giáp (bệnh Basedo) do tuyến giáp hoạt động quá manh có các biểu
hiện tăng thân nhiệt, tim đập nhanh. Người mắc bệnh này có thể bị lồi mắt.
Ngoài tyroxin, tuyến giáp còn tiết ra tyrocanxitonin có tác dụng làm tăng sự hấp thu
canxi từ máu vào xương, làm hạ canxi huyết.
8.2.2. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận.
Tuyến này chia làm hai miền: miền tủy và miền vỏ.
- Miền tủy: Tiết ra hormon Adrenalin và Noradrenalin.
Hai hormon này có tác dụng cơ bản giống nhau: Làm tim đập nhanh, làm co mạch,
tăng huyết áp, làm giãn các cơ tron ở dạ dày, ruột, khí quản, tử cung, làm giãn đồng tử,
làm tăng đường huyết, kích thích hưng phấn của hệ thần kinh.
- Miền vỏ tiết ra các loại hocmon:
+ Hormon điều tiết chuyển hoá đường: Glucococticoit.
+ Hormon điều tiết chuyển hoá muối, nước: Mineralcocticoit.
+ Hormon điều hoà hoạt động sinh dục: Andrococticoit.
36
8.2.3. Tuyến tụy nội tiết
Tuyến tụy nội tiết là một phần của tuyến tụy, bao gồm một số tế bào hợp thành và
chỉ chiếm 1-3% khối lượng tuyến tụy.
Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormon: Glucagon; Insulin và Lipocain.
- Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao jổi
Gluxit, làm tăng đường huyết, gây bệnh đái đường.
- Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành
glucose.
- Lipocain có tác dụng trong oxy hoá các chất đặc biệt là axit béo. Nếu thiếu mỡ
được đưa vể gan, không được oxy hoá, tích tụ gây thẩm mỡ gan.
8.2.4. Tuyến nội tiết sinh dục
- Tuyến nội tiết sinh dục cái gồm:
+ Buồng trứng: Tiết ra hormon Oestrogen có tác dụng tạo đặc tính sinh dục thứ cấp
ở con cái, kích thích niêm mạc tử cung phát triển, tăng phát triển tuyến vú, tâng tiết dịch
nhờn và gây hiện tượng động dục.
+ Thể vàng: Tiết ra hormon Progesteron có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm
mạc tử cung tạo điều kiện cho thai làm tổ, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH, làm
giảm co bóp của cơ trơn tử cung, tạo điều kiện an toàn cho thai phát triển.
+ Nhau thai: Tiết ra các hormon: Prolan A (tác dụng như FSH), prolan B (tác dụng
như LH), oestrogen, progesteron.
ị
- Tuyêh nội tiết sinh dục đực
Ở con đực dịch hoàn tiết ra các chất nội tiết có tên chung là androgen, có tác dụng
hình thành và duy trì đặc tính sinh dục thứ cấp, thúc đẩy sự phát triển của tuyến sinh dục
phụ, kích thích vỏ não gây ham muốn sinh dục ở con đực.
Nhìn chung tất cả các tuyến nội tiết kể trên đều hoạt động dưới sự điều khiển của hệ
thần kinh, thông qúa các kích tố của tuyến yên.
8.2.5. Tuyến yên
Túyến yên là tuyến nhỏ nằm dưới đại não, trên xương yên, có 3 thuỳ.
- Thuỳ trước tiết ra các hormon:
+ Somato Tropin Hormon (STH) là kích tố sinh trưởng có tác dụng tăng cường quá
trình tổng hợp các chất trong cơ thể, đặc biệt là protit. Nếu ưu năng (kích tố tiết ra quá
nhiều) cơ thể phát triển quá mức gây khổng lồ, nếu nhược năng cơ thể kém phát triển gây
tí hon.
+ Tireo Stimulin Hormon (TSH) gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, kích
thích quá trình lấy iot.và hình thành kích tô' tuyến giáp (tyroxin).
37
+ Adreno Coctico Tropin Hormon (ACTH) điều khiển hoạt động của tuyến thượng
thận.
+ Gonado Stimulin Hormon (GSH) điều tiết hoạt động sinh dục bao gồm FSH và LH.
* FSH (Foliculo Stừnulin Hormon) kích thích sự phát triển của các tế bào trứng ở con
cái và thúc đẩy sựphát triển của ống sinh tinh và kích thích quá trình sinh tinh ở con đực.
* LH (Lutein Stimulin Hormon) kích thích rụng trứng, hình thành thể vàng và sự
phân tiết các hormon sinh dục.
+ Prolactin: Có tác dụng thúc đẩy phát triển của tuyến vú và quá trình tiết sữa.
- Thùy sau tuyến yên tiết ra hai loại hormon.
+ Oxytoxin kích thích co bóp của cơ trơn tử cung, ống dẫn sữa ở con cái và cơ trơn
ống dẫn tinh ở con đực.
+ Vazoprexin có tác dụng làm co hệ mạch ngoại vi, làm tăng huyết áp, tăng cường
quá trình hấp thu nước ở ống thận, chống lợi tiểu.
9. HÔ HẤP, BÀI TIẾT, TIẾT SỮA
9.1. Hệ hô hấp và quá trình hô hấp
Hô hấp bao gồm: Hô hấp mô bào là quá trình nhận 0 2và thải ra C02trong tế bào và
hô hấp phổi là quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận 0 2từ không khí hít vào và thải C02
theo khí thở ra).
9.1.1. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm mũi, họng, hầu, khí quản và phổi. Phổi nằm trong xoang ngực
bao gồm các phế quản và nhiểu túi phế nang.
9.1.2. Quá trình hô hấp
- Hít vào: Là kết quả của việc mở rộng lồng ngực theo 3 chiều do tác dụng của cơ
gian sườn và cơ hoành.
- Thở ra: Là kết quả ngừng hít vào, lồng ngực thu lại theo 3 chiều ngược với hít vào.
- Nhịp thở: Được đo bằng số lần thở/phút, chịu ảnh hưởng của các nhân tố: loài,
giống, tuổi, trạng thái sinh lý và điều kiện môi trường.
9.1.3. Trao đổi khí trong quá trình hô hấp
- Ở phổi: oxy trong khí hít vào kết hợp với hemoglobin của máu tạo thành oxy
hemoglobinệChất này theo tuần hoàn máu trở về tim và đi tới các mô bào.
- Ở mô bào: oxy được giải phóng để cung cấp cho các mô bào, còn hemoglobin kếu
hợp với C02do các mô bào thải ra, đưa C02về phổi và thải ra ngoài.
38
9.2ẽHệ bài tiết và quá trình bài tiết
9.2.1. Hệ bài tiết
Hệ bài tiết bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Thận có cấu tạo đặc biệt
để lọc máu thành nước tiểu. Thận được cấu tạo từnhiều đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận có
tiểu cầu thận và ống dẫn nhỏ.
ti
9.2.2. Quá trình bài tiết
Quá trình bài tiết có tác dụng đào thải các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất ra
ngoài, duy trì sự ổn định môi trường bên trong của cơ thể và tham gia vào quá trình điểu
hoà thân nhiệt.
Sản phẩm của quá trình bài tiết là nước tiểu. Nước tiểu được hình thành trong thận,
được lọc từ máu. Sau khi hình thành nước tiểu qua niệu quản tới bàng quang và được dự
trữ ở đó. Từ bàng quang nước tiểu qua đường niệu đạo ra ngoài.
- Tính chất lý, hoá học của nước tiểu
Là chất thải được hình thành trong thận.
+ Nước tiểu không màu hoặc vàng nhạt. Khi bị bệnh nước tiểu vàng đậm. Khi thận
bị tổn thương nước tiểu có màu đỏỗ
+ Trong nước tiểu có 93 - 97% nước; 3 - 7% vật chất khô.
+ Trong nước tiểu bình thường không có protit, lipit và gluxit.
+ Hàm lượng axit uric, amoniac và ure trong nước tiểu cao hơn trong huyết tương
nhiều lần.
+ Các ion cr, K Ca**, Mg” trong nước tiểu có hàm lượng cao hơn trong nuyết tương.
- Kiểm tra nước tiểu
Dựa vào kết quả kiểm tra nước tiểu người ta tiến hành chẩn đoán bệnh.
+ Albumin niệu (có albumin trong nước tiểu): Do viêm thận.
+ Glucose niệu (có đường trong nước tiểu): Do rối loạn trao đổi đường.
+ Huyết niệu (có các thành phần hữu hình của máu trong nước tiểu): Do viêm
nhiễm. SỐlượng hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
+ Ngoài ra còn có thể kiểm tra các ion trong nước tiểu để chẩn đoán sỏi thận.
9.3. Tuyến vú và sinh lý tiết sữa
9.3.1. Tuyến vú
Tuyến vú là nơi sản sinh ra sữa và được cấu tạo từ hai phần chính:
- Tuyến bào: Là nơi tổng hợp sữa từ các chất dinh dưỡng từ máu đưa đến. Mỗi tuyến
bào như một cái túi thông với ống dẫn nhỏ tiếp đến ống dẫn trung bình và ống dẫn lớn,
cuối cùng là bể sữa.
39
- Tổ chức liên kết: Bao bọc xung quanh các tuyến bào, ống dẫn và toàn bộ tuyến vú
có tác dụng bảo vệ và giữ ổn định hình dạng của bầu vú.
Tuỷến vú có hệ thống mạch máu và dây thần kinh rất phong phú.
'ữ
Hình 7. Cấu tạo tuyến vú,của bò
1- Da; 2- Màng trắng bên ngoài; 3- Màng trắng bên trong; 4- Tuyến bào; 5- ống dẫn sữa nhỏ; 6- ống dẫn
sữa trung bình; 7- ống dẫn sữa lớn; 8- Bể sữa; 9- Rãnh núm vú; 10- Cơ thăn núm vú; 11- Cơ trơn núm vú;
12- Cơ trơn của ống dẫn sữa; 13- Dây thần kinh ; 14- Động mạch; 15- Tĩnh mạch; 16- Tổ chức liên kết.
9.3.2. Thành phần của sữa
Thành phần của sữa rất phong phú.
Các chất dinh dưỡng chủ yếu là:
- Protit sữa: Trong đó cazein là protit chỉ có ở sữa, chiếm 80%. Ngoài ra có các
protit khác như albumin và globulin.
- Mỡ sữa: có nguồn gốc từ các axit béo, gồm các giọt có kích thước nhỏ.
- Đường sữa: chủ yếu là đường lactose (chỉ có ở trong sữa)ẻ
Ngoài ra trong sữa còn có các chất khoáng đa, vi lượng, các vitamin, các enzim...
Thành phần của sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, chế độ dinh dưỡng,
điều kiện ngoại cảnh...
Bảng 3. Thành phần hoá học của sữa một sỏ loài vật nuôi (%)
Loài vât nuôi Nước Protit Mỡ Đường Khoáng
Bò châu Âu 87,6 3,2 3,5 4,9 0,8
Bò châu Á 86,2 3,0 4,8 5,3 0.7
Trâu 82 9 4,6 7,5 4.2 0,8
Dê 86,9 3,8 4,1 4,4 0.8
Ngựa 90 3 1.9 1,0 6,5 0,3
Lợn ' 8 2 4 6,1 6,4 4,0 1.1
40
9.3.3. Sinh lý tiết sữa
- Sự hình thành sữa:
Sữa được hình thành trong tuyến bào từ các chất dinh dưỡng do máu đưa tới. Để sản
sinh ra 1 lít sữa cần có 500 - 540 lít máu đi qua tuyến vú.
Sự hình thành sữa trong tuyến bào là một quá trình sinh tổng hợp phức tạp.
+ Protit sữa: Cazein là protit chủ yếu và đặc thù của sữa, được tổng hợp trong tuyến
bào từ các axit amin cần thiết do máu đưa tới. Albumin trong sữa có hai nguồn gốc: một
phần được tổng hợp từ các axit amin có trong máu, phần còn lại được chuyển trực tiếp từ
máu vào tuyến sữa theo cơ chế thẩm thấu. Còn globulin sữa hầu như được hấp thu trực
tiếp từ máu theo cơ chế thẩm thấu.
+ Đường lactose: Lactose là loại đường đặc trưng của sữa, được tạo thành trong
tuyến sữa từ glucose và galactose với sự tham gia của các enzim.
+ Mỡ sữa: Mỡ sữa được tạo thành trong tuyến sữa do sự kết hợp giữa glyxerin và
axit béo.
+ Các chất khoáng, vitamin và enzim: Được tuyến sữa tiếp nhận từ máu.
Quá trình tiết sữa được thực hiện dưới sự điều khiển của trung ương thần kinh và
hormon prolactin do tuyến yên tiết ra.
- Sựthải sữa:
Sữa sau khi được hình thành chứa đầy trong bao tuyến, ống dẫn sữa và được dự trữ ở
bể sữa. Khi vật non bú hoặc vắt sữa dưới tác dụng của oxytoxin do tuyến yên tiết ra cơ
trơn co bóp mạnh đẩy sữa về bể sữa và thải ra ngoài.
10. DA VÀ LÔNG
10.1. Da
Da là cơ quan xúc giác, điểu tiết nhiệt, bài tiết và bảo vệ.
- Da ở các phần khác nhau trên cơ thể có độ dày khác nhau.
- Dưới da có lớp tổ chức liên kết xốp là nơi tích lũy mỡ dưới da. Lớp mỡ này có tác
dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của nhiệt.
10.2. Các tuyến của da
I
Là các cơ quan bài tiết.
Ở da có 2 loại tuyến:
- Tuyến nhờn: Nằm ở gần chân lông, tiết ra chất nhờn có tác dụng bảo vệ da.
- Tuyến mồ hôi: Nằm sâu hơn tuyến nhờn ở lớp dưới da có tác dụng tiết mồ hôi,
chứa các sản phẩm phân giải của quá trình trao đổi chất.
41
10.3. Lông
Da được bao phủ từ bên ngoài bởi lớp lông có tác dụng chống rét và bảo vộ da khỏi
các tác động cơ học, đồng thời thực hiện chức năng xúc giác.
Lông gồm phần thân và phần chân lông.
Độ dày của lớp lông và kích thước, kết cấu của lông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
loài, giống, hướng sản xuất, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh...
11. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC c ơ QUAN CẢM GIÁC
Hệ thần kinh có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con vật. Mọi hoạt động của cơ thể
sống nằm dưới sự chỉ đạo của thần kinh trung ương. Thông qua hệ thần kinh tất cả các
cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ
với môi trường bên ngoài. Nhờ hệ thần kinh cơ thể cảm nhận được các thay đổi của môi
trường và có cơ chế thích ứng với các thay đổi đó.
Chức năng của hệ thần kinh được thực hiện nhờ phản xạ, thông qua cung phản xạ.
Người ta chia hệ thần kinh thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật.
11.1. Hệ thán kinh trung ương
11.1.1. Tủy sống
Tủy sống nằm xuyên bên trong ống cột sống. Nó được bao bọc bởi ba lớp màng:
Màng ngoài, màng giữa và màng trong.
Tủy sống được cấu tạo từ hai lớp:
- Chất trắng: Đó là các tua của tế bào thần kinh có tác dụng truyền dẫn kích thích từ
trung tâm đến các cơ quan và ngược lênệ
- Chất xám: Chiếm vị trí trung tâm của tủy sống và được cấu tạo từ các tế bào thần
kinh.
Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra.
Tủy sống có 2 chức năng chính là: là nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh
cảm giác tới các cơ quan vận động và là trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não
bộ) và các bộ phận của cơ thể.
11.1.2. Não
Não được chia ra: Đại não, tiểu não và hành não.
- Đại não chia thành hai bán cầu đại não trái và phải. Chất trắng nằm ở bên trong, chất
xám bao bọc ở bên ngoài tạo nên vỏ não. vỏ não không bằng phẳng mà có nhiều rãnh và
nếp nhăn. Cấu tạo như vậy làm tăng bề mặt vỏ não và tăng số tế bào thần kinh ở vỏ não.
Các phần riêng biệt của vỏ não là các trung tâm hoạt động thần kinh cao cấp và các
trung tâm điều khiển hoạt động và cử chỉ của con vật.
42
Ở chân não bộ dưới các bán cầu đại não là não trung gian. Nó là một phần của não.
- Tiểu não nằm sau đại não. Tiểu não là bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh
trung ương. Chức năng của nó là điều khiển hoạt động của con vật và sự cân bằng của cơ
thể.
- Hành não nằm dưới tiểu não, nối liền với tủy sống.
Từ não có 12 đôi dây thần kinh đi tới các giác quan và các cơ quan trong cơ thể.
Chức năng của não rất phức tạp. Mọi hoạt động của cơ thể đều gắn liển với hoạt
đông của não.
11.2. Hệ thần kinh thực vật
• • •
Trung tâm chính của hệ thần kinh thực vật nằm ở hành não. Hệ thần kinh thực vật
nối với hầu như tất cả các dây thần kinh của não, nối với tủy sống và điều khiển hoạt
động của các cơ quan nội tạng: tim, mạch máu, phổi, dạ dày, ruột, các cơ quan sinh dục,
các tuyến nội tiết.
Người ta phân chia hệ thần kinh thực vật thành:
- Hệ thần kinh giao cảm
- Hệ thần kinh phó giao cảm
Tác động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nói chung đối nghịch nhau.
Trong các trường hợp khi các dây thần kinh phó giao cảm kích thích một cơ quan nào
đó, thì các dây thần kinh giao cảm gây ức chế.
Hệ thần kinh thực vật không những điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng mà
còn gây ảnh hưởng đến trao đổi chất trong các cơ quan và các biến đổi hoá học.
11.3. Phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Các phản xạ được hình thành nhờ hoạt động của vỏ não.
- Phản xạ không điều kiện: Là các phản xạ bẩm sinh, có tính di truyền, được hình
thành và củng cố trong quá trình phát triển lịch sử của loài.
Ví dụ: Hoạt động của tim, hô hấp, tiết nước bọt khi ăn, nhắm mở mắt khi có tác
động của ánh sáng.
Các phản xạ không điều kiện phức tạp nhất là các bản năng.
Các phản xạ không điều kiện mang tính ổn định hầu như không thay đổi dưới tác
động của môi trường.
- Phản xạ có điều kiện: Hình thành trên cơ sở phản xạ không điều kiện trong quá
trình sống. Phản xạ có điểu kiện là những quan hệ mới, những thói quen mới có. Nhờ
các phản xạ có điều kiện cơ thể sống nằm trong sự thống nhất không tách rời với thế giới
xung quanh.
43
11.4. Các cơ quan cảm giác
Các cơ quan cảm giác bao gồm:
- Thị giác: Mắt
- Thính giác: Tai
- Vị giác: Cáocơ quan vị giác nằm ở niêm mạc xoang miệng, đặc biột ở lưỡi.
- Khứu giác: Các cơ quan khứu giác nằm ở phẩn phía sau của xoang mũi.
- Các cơ quan xúc giác nằm chủ yếu ở lớp biểu bì của da.
11.5. Loại hình thần kinh
Dựa vào cường độ của hai quá trình hưng phấn, ức chế và sự cân bằng giữa hai quá
trình này, đổng thời dựa vào tốc độ phản ứng của cơ thể đối vổi các kích thích của ngoại
cảnh, người ta chia ra 4 loại hình thần kinh.
- Mạnh - cân bằng - linh hoạt: Đây là loại hình thần kinh lý tưởng.
Con vật loại này dễ thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có sức khoẻ tốt, sức sản xuất
cao. V
- Mạnh - cân bằng - chậm chạp: Con vật loại hình này biểu hiện yên tĩnh, trầm lặng,
thích nghi với thay đổi của ngoại cảnh nhưng chậm, thích hợp với gia súc lấy thịt.
- Mạnh - không cản bằng: Thường là hưng phấn mạnh hơn ức chế. Con vật biểu hiện
hung hăng hay cổng kích, dễ bị kích động. Đực giống thường thuộc loại hình thần kinh
này.
- Yếu: Đây là loại hình thần kinh có quá trình ức chế chiếm ưu thế. Con vật luôn tỏ
ra sợ hãi, kém ăn, kém ngủ nên sức khoẻ kém, sức sản xuất thấp.
44
Chương II
NHŨNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN
TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CÔNG TÁC GIỐNG
1.1. Khái niệm
- Công tác giống là tập hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức sản
xuất và các phẩm chất di truyền của vật nuôi.
- Mục đích của công tác giống là: Hoàn thiện nâng cao phẩm chất của các giống vật
nuôi hiện có và tạo ra các giống mới có năng suất và phẩm chất cao hơn.
- Trong công tác giống vật nuôi có 3 khâu chủ yếu, có quan hệ mật thiết, hỗ trợ bổ
sung lẫn nhau, đó là: chọn lọc, chọn phối và nhân giống.
Chọn lọc, chọn phối là tiền đề của nhân giống vật nuôi và sau khi nhân giống lại tiếp
tục chọn lọc chọn phối. Cho nên nếu chọn lọc, chọn phối là cải tiến tính chất di truyền
của các cá thể thì nhân giống không ngừng nâng cao phẩm chất của quần thể và phổ
biến phẩm chất của quần thể đó trên một phạm vi rộng rãi hơn.
- Điều kiện dể tiến hành công tác giống có kết quả là:
+ Phải tạo điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Không thể tạo ra
giống vật nuôi có năng suất cao trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng kém. Đồng thời
cũng không thể phát huy tiềm năng di truyển của các giống cao sản nếu không đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về điểu kiện nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Phải có một số lượng vật nuôi đủ lớn. Không thể tiến hành công tác giống có kết
quả trong một nhóm nhỏ vật nuôi.
1.2. Ý nghĩa của công tác giống
Công tác giống trong chăn nuôi rất quan trọng. Trong chăn nuôi yếu tố quan trọng
hàng đầu là con giống. Người ta thường nói "Giống là tiền dề, thức ăn là cơ sở'. Muốn
chăn nuôi đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn thì trước tiên phải có giống
45
tốt. Không thể nói đến thâm canh chăn nuôi nếu không có giống tốt. Muốn có giống tốt
thì đương nhiên phải tiến hành công tác giống.
SỐlượng sản phẩm chăn nuôi có thể tăng lên bằng hai cách là: Cải thiện điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc và tăng số đầu con hoặc nâng cao phẩm chất của các vật nuôi đó.
Nhưng khả năng chuyển hoá thức ãn thành sản phẩm của căc giống khác nhau thì
khác nhau. Các giống địa phương chưa được cải tiến (giống nguyên thủy) cũng có thể
nâng cao năng suất trong điều kiện nuôi dưỡng tốt nhưng chỉ đến một mức độ nhất
định Khi tiềm nãng di truyền của giống đó đã được tận dụng hết, thì việc tiếp tục tăng
năng suất chỉ có thể thực hiện được bằng con đường cải tạo một cách cơ bản, có nghĩa là
tạo nên một tổ hợp di truyền mới. Các giống tạo thành (cao sản) khác biệt với các giống
nguyên thuy ở chố chúng cho năng suât cao va sử dụng hiệu quả thức ăn. Chúng có tính
di truyền ổn định, có khả năng truyền lại các phẩm chất của giống cho đời sau.
Để tiếp tục nâng cao phẩm giống và duy trì sức sản xụất ở mức độ cao đòi hỏi công
tác giống phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.
2. CO SỞ SINH HỌC CỦA CÔNG TÁC GIỐNG
Bất cứ một giống vật nuôi nào cũng được hình thành trong điều kiện ngoại cảnh nhất
định. Trải qua nhiều thế hệ chúng có những đặc tính sinh học ổn đinh và có khả năng
truyền lại những đặc tính ấy cho những thế hộ kế tiếp. Đó là đặc tính sinh học của động
vật nói chung và vật nuôi nói riêng. Đặc tính đó dựa trên 3 yếu tố cơ bản là:
- Tính di truyền và biến dị:
+ Di truyền là đặc tính của sinh vật có khả nâng truyền lại các đặc tính của mình
cho đời sau. Mức độ di truyền từng tính trạng có sự sai khác nhau và được thể hiện bằng
hệ sô' di truyền (h2).
Trong di truyền học người ta chia các tính trạng ra làm 2 loại: Tính trạng số lượng
và tính trạng chất lượng.
Các tính trạng chất lượng được di truyền theo quy luật của di truyền học Menđen.
Trong chăn nuôi người ta đặc biệt chú ý đến các tính trạng sô lượng vì phần lớn các
tinh trạng năng suất là tính trạng sô lượng. Các tính trạng sô lượng thể hiên bằng kiểu
hình (Phenotype). ệ .
P = G+E
p - Giá trị kiểu hình
G - Giá trị kiểu gen (Genotype)
E - Tác động của môi trường (Envừonment)
Trong đó:
G = A + D + I
A - Giá trị cộng gộp
D - Giá trị tính trội
I - Giá trị tương tác các gen
46
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf

Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfMan_Ebook
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta carotenThan Van Bac
 
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi ppt
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi pptTổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi ppt
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi pptkioku_612
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019PinkHandmade
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfPadiseranch
 
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...Man_Ebook
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmYenPhuong16
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docluận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfMan_Ebook
 
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdftailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdfPadiseranch
 
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdf
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdfGiáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdf
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdfMan_Ebook
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếLong Khủng
 
Aaaaaaaaaaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaAaaaaaaaaaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaQunhDngPhm
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 

Similar to Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf (20)

Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
 
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi ppt
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi pptTổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi ppt
Tổng quan thị trường sản phẩm vật nuôi ppt
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docluận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
 
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdftailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
 
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdf
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdfGiáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdf
Giáo trình công nghệ chăn nuôi - Đào Duy Cầu.pdf
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dế
 
Aaaaaaaaaaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaAaaaaaaaaaaaaa
Aaaaaaaaaaaaaa
 
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.docPhát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
đồ áN
đồ áNđồ áN
đồ áN
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf

  • 1. 636 9100 Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN s -------ỉ------------------------------------------------------------ TSềTRẦN VĂN TƯỜNG - TS. NGUYỄN q u a n g t u y ê n Chủ biên: TS. TRẦN VÀN TUÔNG Giáo trình CHĂN NUÔI
  • 2. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỒNG ĐẠI HỌC NồNG LÂM THÁI NGUYÊN TS. TRẦN VẢN TƯỜNG - TS. NGUYÊN QUANG TUYÊN Chủ biên: TSễTRẦN VẢN tu ồ n g Giáo trình CHĂN NUÔI PM HOCTHAi :;GUVẾN 1, : ế * •v.uẹrN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2000
  • 3.
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU Trong nhiều năm qua việc giảng dạy môn học “Chăn nuôi”cho sinh viên ngoài Khoa CHăn nuôi - Thú y chủ yếu dựa trên cơ sớ bài giảng do các giảng viên phụ trách môn học tự biên soạn. Do không có giáo trình nên phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống: Thày đọc - trò chép. Giảng viên không có điều kiện mở rộng nội dung bài giảng, truyền thụ những kiến thức và thông tin mới. Sinh viên không có tài liệu học tập, ít có điều kiện mở mang kiến thức. Để từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, việc biên soạn giáo trình của môn học là nhu cầu cấp thiết. Do vậy, tập thể tác giả chúng tôi đã phối hợp biên soạn cuốn giáo trình “Chăn nuôi”này dành cho sinh viên ngoài Khoa Chăn nuôi - Thú y. Giáo trình được biên soạn do TS. Trần Văn Tường làm chủ biên, bao gồm 3 phần chính: Phần I: Chăn nuôi đại cương do TS. Trần Văn Tườngbiên soạn. Phẩn II: Chăn nuôi chuyên khoa do TS. Trần Văn Tườngbiên soạn. Phần III: Một số bệnh chủ yếu ở vật nuôi và biện pháp phòng trị do TS. Nguyễn Quang Tuyên biên soạn. Do kinh nghiệm của các tác giả còn hạn chế và cuốn giáo trình “Lhăn nuôi” lần đầu tiên ra mắt bạn đọc nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ỷ kiến đóng góp phê bình của các đồng nghiệp, các em sinh viên và các độc giả khác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 3
  • 5.
  • 6. BÀI MỞ ĐẦU l ệ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG NỀN k in h tế QUỐC DÂN Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩm nông nghiệp. Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc một phần đáng kể vào sự phát triển của ngành chăn nuôi. - Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, sữa, trứng và các sản phẩm chế biến. Hiện nay, hàng năm ngành chăn nuôi nước ta cung cấp khoảng trên 1,6 triệu tấn thịt các loại, trên 40 nghìn tấn sữa và trên 3 tỷ quả trứng. - Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở công nghiệp chế biến sữa, thịt.ể. được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển chăn nuôi. - Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp như: da, lông, sừng, móng để sản xuất ra các mật hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. - Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích kMc nhau. Máu vật nuôi được sử dụng trong bào chế thuốc, albumin... và để sản xuất bột máu dùng trong chăn nuôi. Từ các tuyến nội tiết người ta bào chế các loại chế phẩm chữa bệnh có chứa hormon. Xương vật nuôi được sử dụng để chế biến bột xương dùng trong chăn nuôi. - Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn sức kéo quan trọng cho ngành trồng trọt. Ở nước ta hiện nay khoảng 70% sức kéo trong nông nghiệp vẫn do trâu, bò đảm nhận. Ở các tỉnh miền núi ngựa là phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá quan trọng. - Ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng năng suất cây trồng. Mặt khác ngành chăn nuôi còn sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt kể cả các phế phụ phẩm, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển. 2. VÀI NÉT VỂ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, ở hầu khắp các nước chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng. Số luợng vật nuôi trên thế giới có xu hướng tăng liên tục. Hiện nay trên thế giới có khoảng: 1,3 tỷ 5
  • 7. bò; trên 1,1 tỷ cừu; 1,1 tỷ lợn; gần 600 triệu dê; 150 triệu trâu. Đàn gia cẩm thế giới có khoảng 12 tỷ con, trong đó 95% là gà. Năm 1996 ngành chãn nuôi thế giới cung cấp 215,9 iriệu tấn thịt. Trong đó có: 86,4 triệu tấn thịt lợn; 58,3 triệu tấn gia cầm; 56,5 triệu tấn thịt trâu, bò; 10,7 triệu tấn thịt dê, cừu và 4 triệu tấn thịt khác. Năm 1996 toàn thế giới sản xuất được 533 triệu tẵn sữa các loại, trong đó chủ yếu là sữa bò. Năm 1998, sản lượng trứng trên toàn thế giới xấp xỉ 48 triệu tấn (tương đương 869 tỷ quả). Trong chăn nuôi trâu, bò người ta đã tạo ra khoảng trên 300 giống bò, 38 giống trâu với các hướng sản xuất khác nhau: chuyên dụng sữa, chuyên dụng thk, kiêm dụng..ỗ nãng suất chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Trong chăn nuôi lợn người ta đã tạo ra nhiều giống lẹm không những có khậ năng sinh trưởng nhanh, năng suất cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong chăn nuôi gia cẩm những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu về công tác giống, các tiến bộ di truyền trong chọn lọc, tạo giống, nhân giống và sử dụng tối đa ưu thế lai, tạo ra các tổ hợp lai tối ưu năng suất các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng ngày càng được nâng cao. Gà chuyên thịt chỉ cần nuôi 38-42 ngày đã đạt được khối lượng sống 2-2,3 kg; tiêu tốn 1,7-1,9 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Các giống gà chuyên trứng cho năng suất 300-320 trứng/năm; tiêu tốn 2,0-2,2 kg thức ăn cho 1 kg trứng. Trong các lĩnh vực chăn nuôi khác cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của con người. Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi, trình độ phát triển, khả năng thâm canh và các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Ở các nước phát triển chăn nuôi chủ yếu theo hướng thâm canh, sử dụng các giống vật nuôi có năng suất cao. Do vậy tuy số lượng vật nuôi không nhiều nhưng lửợng sản phẩm thu được lớn. Còn ở các nước đang phát triển, tuy số lượng vật nuôi không nhỏ hhưng do chăn nuôi quảng canh, sử dụng các giống địa phương có năng suất thấp, nên lượng sản phầm thu được ít. 6
  • 8. 3. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN c h ă n n u ô i Ỏ NƯỚC TA 3.1. Hiện trạng chăn nuôi ò Việt Nam Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lực lượng xã hội tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp có 2 ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta có từ lâu đời. Song do tập quán sản xuất và các điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, sự phát triển của ngành chăn nuôi còn hạn chế, qui mô nhỏ, phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1995 tỷ trọng của ngành chăn nuôi mới chỉ đạt 22,7% so với tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển chăn nuôi, phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Mục tiêu phẵn đấu đến năm 2000 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 35 - 38%. Trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng. 3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bỏ Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta có truyền thống từ lâu đời. Song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, mang tính quảng canh, chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón. Đàn trâu, bò của ta chủ yếu là giống địa phương có tầm vóc nhỏ, sức sản xuất thấp, giá trị kinh tế thấp về mọi mặtỗTrên cơ sở xác định rõ vai trò của chăn nuôi trâu, bò trong ngành chăn nuôi, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển, do đó đàn trâu, bò ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đặc biột là từ sau năm 1980. Năm 1980 đàn bò chỉ có trên 1,6 triệu con, đàn trâu 2,3 triệu con. Đến nay nước ta đã có trên 4 triệu bò và khoảng 3 triệu trâu. Nước ta đã nhập các giống như: bò Hà Lan từ Trang Quốc (1960), từ Cuba (1970), bò Redsindhi từ Pakistan (1986); trâu Mura từ Trung Quốc (1960); từ Ấn Độ (1975). Ngành chăn nuôi trâu, bò sữa được hình thành và phát triển. Đến tháng 6/1999 cả nước có 28.000 bò sữa. Chúng ta đã xây dựng được các trung tâm sản xuất sữa như: Mộc Châu, Lâm Đổng, Sông Bé, Phù Đổng, Ba Vì. Với sự giúp đỡ của Cu Ba chúng ta đã xây dựng Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa (Ba Vì) phục vụ cho việc cải tạo đàn bò trong cả nước. Chương trình "Sind hoá" đàn bò được triển khai rộng rãi ở hầu hết các tỉnh trong cả nước và chương trình bò sữa đang được thực hiện có kết quả ở một số địa phương, đặc biệt là xung quanh các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hàng năm nước ta sản xuất được trên 42000 tẵn sữa vàtrên 100 nghìn tẵn thịt trâu, bò. Nhằm cung cấp thức ăn cho trâu, bò; nước ta đã nhập hàng trăm giống cỏ năng suất cao từ Cu Ba, Australia... và đã chọn lọc được một số giống thích hợp như: cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Pangola, cỏ Ruzi, cỏ Stylo, câyGigan tea, đậu Flemingia congesta... 7
  • 9. 3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn ở nước ta rất phát triển, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho nhu cầu xã hội. Theo tài liệu của FAO, Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn, xếp hàng thứ 9 trên thế giới. Trong những năm qua chăn nuôi lợn ở nước ta có những bước phát triển quan trọng. Số lượng lợn tăng rõ rệt qua các năm. Năm 1975 đàn lợn chỉ có 8,8 triệu con, đến năm 1999 đã có trên 18 triệu con. Nước ta đã nhập hàng loạt các giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng tốt như: Yorkshire, Đại Bạch, Landrace... để nhân thuần và lai kinh tế với lợn nội. Nhờ đó khối lượng xuất chuồng của lợn tăng từ 30 - 40 kg trước đây lên 80 - 90 kg hiện nay, góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất và tổng sản phẩm thịt lem. Năm 1998 nước ta sản xuất 1.227.600 tấn thịt lợn hơi, chiếm 77% sản lượng thịt hơi các loại. Hiện nay để nâng cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn nhằm đáp ứng nbu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,chúng ta đang từng bước phát triển đàn lợn ngoại thuần và lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao. 3.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm Nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có từ lâu đời, với quy mồ nhỏ chủ yếu sử dụng các giống địa phương với phương thức chăn thả tự nhiên là chính. Vào những năm cuối của thập kỷ 60 một số giống gà công nghiệp đã được nhập vào nước ta. Đến năm 1974 Cu Ba giúp ta hai bộ giống gà thuần chủng chuyên trứng và chuyên thịt. Ngành chăn nuôi gà công nghiộp ở nước ta được hình thành và phát triển. Đặc biệt từ năm 1990 nước ta nhập hàng loạt các giống gà siêu trứng, siêu thịt từ các nước trên giới, chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh. Chúng ta đã xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gà công nghiệp ở khắp các vùng trong nước. Những nãm gần đây nước ta đã nhập nhiều giống gà thả vườn lông màu, dễ nuôi, thịt thơm ngon như: gà Tam Hoàng, gà Jiangcun, Lương Phượng, Kabừ. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt và các thuỷ cầm khác cũng có bước phát triển đáng kể. Nhiều giống vịt năng suất cao đã được nhập vào nước ta. Các giống ngỗng, ngan, bồ câu, chim cút cao sản cũng đã được nhập vào nước ta. Gần đây chúng ta đã tiến hành nuôi thử nghiệm đà điểu Châu Phi. Đàn gia cầm nước ta trong những năm qua đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Năm 1990 đàn gia cầm có trên 107 triệu con, năm 1999 tăng đến trên 170 triệu con trong đó gà là 120 triệu con (75%). Năm 1997 nước ta sản xuất 226 nghìn tân thịt gia cầm và 3,169 tỷ quả trứng. Mức tiêu thụ thịt gia cầm tính trên đầu người đạt 2,6kg trứng đạt 41 quả /năm. 8
  • 10. 3.1.4. Tình hình phát triển chăn nuôi dê Ở nước ta nghề nuôi dê có từ lâu đời nhưng chưa trở thành tập quán. Phần lớn chăn nuôi dê vẫn mang tính quảng canh, tự túc, tự phát. Đàn dê lúc tăng lúc giảm. Năm 1988 có 410 nghìn con, đến năm 1991 chỉ còn 312 nghìn con, đến năm 1995 đã tăng lên đến 550 nghìn con. Từ đó tới nay đàn dê lại có chiều hướng suy giảm. Dê chủ yếu là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ. Thịt dê chưa được giao lưu trên thị trường một cách rộng rãi. Từ đầu những năm 90 trở lại đây nghề chăn nuôi dê sữa bắt đầu hình thành và phát triển. Ngoài giống dê Bách Thảo được đưa từ miển Nam ra/iước ta đã nhập một số giống dê sữa từ các nước như Ấn Độ, Pháp về nuôi thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây. Bước đầu dê sữa đã được triển khai nuôi thử nghiệm tại một số địa phương đạt kết quả khả quan. Các lĩnh vực chăn nuôi khác ở nước ta trong những năm gần đây cũng được quan tâm và phát triển đạt được những kết quả tốt. Song vẫn mang tính tự phát, phát triển chưa ổn định, do vậy chưa có những số liệu thống kê đầy đủ và chính xác. 3.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi sau năm 2000 Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về các sản phẩm chăn nuôi, sau năm 2000 ngành chăn nuôi phải tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc và phấn đấu trở thành ngành sản xuất chính. Muốn mở rộng phát triển chăn nuôi hiện nay một vấn đề đặt ra là thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biên Để mở rộng thị trường tiêu thụ vấn đề sống còn là nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu. Do vậy mỗi lĩnh vực chăn nuôi đều có hướng phát triển riêng. Đôi với trâu: Trước mắt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là cung cấp sức kéo và một phần chuyển sang nuôi lấy thịt. Do vậy cần tiến hành nhân giống thuần chủng, thông qua chọn lọc, ghép đôi giao phối và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nuôi dưỡng, chăm sóc để từng bước nâng cao tầm vóc, sức kéo và khả năng cho thịt. Tuy nhiên về lâu dài cần cải tạo đàn trâu theo hướng thịt, sữa. Đôi với bò: Cần chuyển hướng từ nuôi để cày kéo sang nuôi lấy thịt, sữa. Do vậy đàn bò cần được cải tạo một cách cơ bản bằng nhân giống tạp giao (lai) theo 2 bước: Bước 1: Tạo bò nền bằng biện pháp Sind hoá đàn bò địa phương. Bước 2: Tạo đàn bò theo hướng chuyên dụng sữa, thịt. Đõiếvới lợn: Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển về sô' lượng. Tiếp tục chương trình "Móng Cái hoá" đàn lợn nái. Từng bước đưa lợn ngoại thuần và các con lai có tỷ lệ máu ngoại cao vào nuôi thịt để nâng cao tỷ lệ nạc trong thịt lợn.
  • 11. Đối với gia cầm: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên cần chú trong phát triển đàn gà địa phương theo hướng đa dạng sinh học để tận dụng tiềm năng. Mở rộng phương thức nuôi gà thả vưòm (gà sạch) để nâng cao chất lượng hàng hoá, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục phát triển chăn nuôi các lơại gia cầm, thuỷ cẩm khác như: vịt, ngan, ngỗng, gà tây, bồ câu, chim cút ở quy mô thích hợp. Đôi với dê: Phát triển đàn dê ở những nơi thích hợp. Từng bước cải tạo đàn dê nâng cao năng suất bằng cách lai dê địa phương với dê Bách Thảo. Từng bước phát triển mở rộng chăn nuôi dê sữa ở những vùng thích hợp. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản tận dụng mọi điều kiện, mở rộng các hình thức nuôi (nuôi ao hồ, nuôi ruộng, nuôi lồng...). Chú trọng phát triển các lĩnh vực chăn nuôi các con đặc sản ở quy mô thích hợp. Nghiên cứu mở rộng chủng loại vật nuôi theo hướng đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. 10
  • 12. Phần thứ nhất CHÃN NUÔI ĐẠI CƯƠNG
  • 13.
  • 14. Chương I NHŨNG KIẾN THỨC c ơ BẢN VỂ GIẢI PHẪU, SINH LÝ VẬT NUÔI 1. KHÁI NIỆM 1.1. Sinh học Sinh học là lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hình thức phát ưiển của thế giới sinh vật, phát hiện các qui luật điều khiển cơ thể sổng. Nố bao gồm hàng loạt các môn khoa học, trong đó có giải phẫu và sinh lý. 1.2. Giải phẫu Giải phẩu là môn khoa học về cấu tạo, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các bộ phận của cơ thể, có thể nhìn thấy bằng mất thường hoặc phóng đại lên chút ít {giải phẫu đại thể). Bên cạnh giải phẫu đại thể còn có các môn giải phẫu vi thể nhưtổ chức học, tế bào học và phôi thai học. 1.3. Sinh lý học Sinh lý học là môn khoa học nghiên cứu các quá trình xảy ra trong cơ thể sổng, có nghĩa là nghiên cứu hoạt động (chức năng) của các bộ phận riêng biệt và của toàn bộ cơ thể. Sinh lý học động vật được xây dựng trên cơ sở học thuyết của nhà sinh lý học vĩ đại Paplop (Nga) về: + Tính thống nhất của cơ thể. + Vai trò chỉ đạo của hệ thẩn kinh trung ương trong toàn bộ hoạt động sống của cơthế. + Tính thống nhất của cơ thể với môi trường sống xung quanh nó. Những hiểu biết vể giải phẫu, sình lý rất cẩn thiết để hiểu được những gì xảy ra trong cơ thể con vật và những biến đổi gì sẽ xảy ra khi thay đổi điểu kiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Vì vậy giải phẫu, sinh lý học có mối quan hệ mật thiết với các khoa học về dinh dưỡng, nhân giống vật nuôi và các môn khoa học khác về chăn nuôi. 13
  • 15. 2. TẾ BÀO, Tỏ CHỨC, Cơ QUAN VÀ HỆ c ơ QUAN 2.1. Tế bào 2.1.1. Khái niệm Tế bào là những thể nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể động vật mà chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. 2.1.2. Kính thước của tế bào Kích thước trung bình của tế bào khoảng 3 - 30 um. Song cũng có những tế bào lớn như tế bào thần kinh và tế bào sinh dục. 2.1.3. Cấu tạo cùa tế bào Tế bào được cấu tạo từ nhân, nguyên sinh chất và màng tế bào. - Nhân: Nằm trong nguyên sinh chất, được bao bọc bởi màng nhân. Hình dạng của nhân rất đa dạng: ovan, hình que... Nhân có ý nghĩa to lớn trong trao đổi chất, phân chia tế bào và di truyền. - Nguyên sinh chất: Là dịch nhày, không màu, trong suốt, là cơ sở cho quá trình trao đổi chất. - Màng: Bao bọc tế bào và thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài tế bào. 2.1.4. Chức năng của tế bào Các tế bào sống, sinh sản, thường xuyên thay đổi và chết. Các chức năng chủ yếu của tế bào gồm: trao đổi chất, nhân cảm và sinh sản. - Trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng dưới dạng hoà tan và oxy được đưa đến các tế bào nhờ máu. Chúng đi vào tế bào qua màng tế bào, còn các sản phẩm của quá trình phân giải được thải ra từ tế bào đi vào gian bào. - Sự sinh sản của tế bào: Xảy ra nhờ sự phân chia tế bào. Sự phân chia có thể đơn giản hoặc phức tạp. 2.1.5. Hình thái của tế bào Hình dạng của các tế bào của cơ thể rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, chúng có thể có dạng hình cầu, đa giác, lập phương... Hình 1. Cấu tạo tế bào động vật 1- Nhân; 2- Nguyên sinh chất; 3- Màng tế bào 14
  • 16. 2ệ/ ế6. Thành phần hoá học của tế bào động vật Trong tế bào đông vật nước chiếm khoảng 85%, protit 10%, mỡ 2%, các chất hữu cơ khác 1,5% và khoáng 1,5%. 2.2. Tổ chức (Mô) 2.2.iẻKhái niệm Tổ chức là nhóm tế bào có hình thái giống nhau. Mỗi tổ chức thực hiện một chức năng riêng và có những đặc điểm riêng. Tiy nhiên, các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau. 2.2.2ẳPhán loại tổ chức Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng người ta phân chia ra các loại tổ chức: -Tổ chức biểu bì (biểu mô): Có đặc điểm là các tế bào nằm cạnh nhau thành từng dẫy. Nó bao bọc bề mặt cơ thể, các xoang và các cơ quan trong cơ thể, có chức năng bảo vệ các tổ chức bên trong. -T ổ chức liên kết: Được phân bố khắp cơ thể và có chức năng gắn các phẩn khác nhau của cơ thể lại với nhau. Có hai loại tổ chức liên kết: dinh dưỡng và cơ học. Máu và bạch huyết là các tổ chức liên kết có tác dụng dinh dưỡng. Tổ chức sụn và xương là tổ chức liên kết cơ học. Ngoài ra còn có các tổ chức liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng, vừa có chức năng cơ học. -Tổ chức cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài. Tổ chức cơ được chia thành cơ trơn, cơ vân và cơ tim. + Cơ trơn co giãn không phụ thuộc vào ý muốn của con vật. Cơ trơn thường phân bố ở các cơ quan nội tạng như tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, trong các mạch máu. + Cơ vân còn gọi là cơ xứơng. Cơ xương gắn với các xương thực hiện chức năng vận động, co giãn theo ý muốn. + Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có khả năng co giãn tự động ngoài ý muốn, theo nhịp điệu. 2.3ếCác cơ quan Cơ quan là bộ phận của cơ thể có hình dạng và cấu tạo nhất định, thực hiện một chức năng chuyên môn hoá hẹp. Mỗi cơ quan nằm trong cơ thể ở một vị trí nhất định và phụ thuộc rất chặt chẽ vào các cơ quan khác. Ví dụ: Mắt, gan, lưỡi, thận, tim... 15
  • 17. 2.4. Các hệ cơ quan 2.4.1. Khái niệm Hệ cơ quan bao gồm các cơ quan riêng biệt khác nhau về hình dạng cấu tạo, nhưng thực hiện một chức năng chung. 2.4.2. Phân loại Trong cơ thể có các hệ cơ quan sau: - Hệ tiêu hoá: Có chức năng tiêu hoá thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Hệ hô hấp: Cung cấp oxy và thải C02. - Hệ tuần hoàn: Đưa oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. - Hệ bài tiết: Đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể. - Hệ vận động: Có chức năng vận động. - Hệ sinh sản: Đảm bảo quá trình sinh sản. - Hệ thần kinh: Thực hiện mối quan hệ qua lại giữa tất cả các hệ cơ quan với nhau và mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, có chức năng chỉ đạo. - Da và lông: Thực hiện chức năng bảo vệ và các chức năng khác. Các hệ cơ quan phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. 3. HỆ VẬN ĐỘNG • • • Các cơ quan vận động gồm các cơ quan vận động thụ động (bộ xương) và các cơ quan vận động chủ động (các cơ). 3ẽl ỂBộ xương 3.1.1. Khái niệm Bộ xương là nền tảng của cơ thể được cấu tạo từ các xương liên kết với nhau, cố định hay không cô' định nhờ các dây chằng và sụn. 3.1.2. Chức năng Bộ xương là cốt (khung) của cơ thể và có chức năng bảo vệ các cơ quan bên trong như: não, tim, phổi... 3.1.3. Phân loại Về hình dạng xương được chia thành 3 loại: - Xương ống hoặc xương dài:Xương kéo dài và có xoang hình ống chứa tủy sống. • - Xương ngắn: Thường có chiều dài, rộng và dày tương đương nhau. Chúng nằm giữa các xương dài, có tác dụng làm giảm va đập khi chuyển động. - Xương dẹt: Thường mỏng nhưng phát triển mạnh về chiều dài và chiểu rộng; có tác dụng bảo vệ rất tốt các tổ chức và cơ quan mềm. Đó là các xương hộp sọ và xương sườn. Về vị trí, chức năng xương được chia thành: 16
  • 18. - Xương phần thân: Được cấu tạo từ cột sống và các xương liên quan. Cột sống được cấu tạo từ các đốt sống liên kết với nhau bởi dây chằng và sụn. Xương phần thân được chia thành 5 phần: + Phần cổ: Có 7 đốt sống. Đốt đầu tiên gọi là xương Atlat, nối vói xương chẩm của hộp sọ tạo nên khớp động, giúp con vật có thể quay đầu sang phải, sang trái. + Phần ngực: Lổng ngực được tạo nên bởi các đốt sống ngực, các xương sườn và xương ngực. SỐđốt sống ngực bằng số đôi xương sườn, ở ngựa là 18; các động vật nhai lặi:. 13; lợn 14-15. Trong đó số đôi xương sườn thật ởngựa và nhai lại là 8; ở lợn là 7. + Phần hông: Được cấu tạo từ 6 đốt sống hông, có tác dụng bảo vệ xoang bụng. Hai bên sườn và phía bên dưới xoang bụng là cơ. + Phần khum: Được cấu tạo từ một xương hình thành từ 5 đốt xương khum hợp lại (ở lợn là 4). Gắn với xương khum là xương chậu, tạo thành xoang chậu. + Phần đuôi: Được cấu tạo từ 17 -19 đốt sống ở ngựa, 15 - 20 ở trâu, bò; 3 - 24 ở cừu. - Xương dầu: Xương đầu được chia thành 2 phần: + Phần sọ: Gồm 10 xương tạọ thành hộp sọ, bên trong chứa não. + Phần mặt: Có 2 xoang là xoang mũi và xoang miệng, được hình thành từ một số xương gắn chặt với nhau. Các xương mặt tạo nên bộ máy nhai nghiền. - Xương chi: Các chi giúp cho con vật vận động được. Chúng gắn với thân bằng xương cánh tay và xương đùi. + Xương chi trước bao gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương ống tay, xương cổ tay, xương bàn và xương ngón tay. + Xương chi sau bao gồm: Xương đùi, xương ống chân, xương cổ chân, xương bàn và xương ngón chân. ? Hình 2. Bộ xương của bò 1- Hộp sọ; 2- Phần cổ; 3- Phần ngực; 4- Phần hông; 5- Phần khum; 6- xương đuôi; 7- Xương bả vai 8- Khung chậu; 9- xương cánh tay; 10- Xương đùi; 11- xương ống tay; 12- Xướng ống chân 13- xương cổ tay; 14- xương cổ chân; 15- Xương bàn tay; 16- xương ban chân; 1 7 -Xương ngon.
  • 19. 3.2. Hệ cơ Hệ cơ được hình thành từ các cơ gắn vào các xương đảm bảo cho Gon Vật đi đứng và vận động được. Cơ xương hay cơ bắp là cơ quan vận động được cấu tạo từ các sợi cơ vân có khả năng co giãn dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Nhờ vậy chúng có khả năng sinh ra công. Phụ thuộc vào vị trí và chức năng, các cơ có cấu tạo và hình dạng khác nhau. Nhưng bất kỳ cơ nào cũng có phần bắp cơ có khả năng co giãn và phẩn gân cơ để gắn các cơ với các xương hoặc với da có tác dụng truyén lực. 'Người ta phân chia thành các nhóm cơ sau: - Cơ đầu: Các cơ đầu co giãn gây nên chuyển động của xương hàm^môi, lỗ mũi, mí mắt, vành tai. - Cơ cổ: Các cơ cổ gây nên chuyển động của đầu và cổ. - Cơ thăn: Nằm ở phía trên và phía dưới cột sống, gây co giãn cột sống. - Cơ lồng ngực: Nằm giữa các xương sườn và gắn vói các đốt sống và xương ngực. Chúng có tác dụng làm giãn nở hoặc thu hẹp lồng ngực khi thở. -Cơ thành bụng: Bao phủ xoang bụng, được cấu tạo từ nhiều lớp và có các sợi cơ chạy theo các hướng khác nhau. Các cơ này tham gia vào quá trình hô'hấp, bảo vệ xoang bụng và quá trình thải phân. - Cơ chi: Các cơ chi trước và chi sau tạo nên chuyển động của các chi. Nhờ các cơ duỗi và cơ co mà các chi co duỗi được. Các cơ chí sau phát triển hơn cơ chi trước. - Cơ dưới da: Gắn chặt với da, gây nên chuyển động của da. Nhờ chuyển động của da con vật loại bỏ được các vật lạ trên da. 4. HỆ TIÊU HOÁ, QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU 4.1. Hệ tiêụ hoá 4.1.1. Cấu tạo của các cơ quan tiêu hoá Các cơ quan tiêu hoá có dạng hình ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. Chu vi và cấu tạo thành ống ở các đoạn khác nhau không giống nhau: có đoạn phình to, có đoạn thu nhỏ phù hợp với chức năng sinh lý. // ỵ Ong tiêu hoá được cấu tạo từ 3 lớp: - Niêm mạc (màng nhầy): Bao bọc toàn bộ bề mặt phía trong của ống tiêu hoá. Niêm mạc được bao phủ bởi lớp biểu bì, cấu tạo nên các tuyến tiết dịch. Niêm mạc có vai trò to lớn trong quá trình tiêu hoá, bởi vì các tuyến tiêu hoá tiết ra các men tiêu hoá thông qua niêm mạc. Ngoài ra, niêm mạc còn hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu hoá. 18
  • 20. - Lớp cơ: Nằm sâu bên trong lớp niêm mạc. Nhờ sự co giãn của lớp cơ nhu động ruột được hình thành có tác dụng nhào trộn và di chuyển thức ăn. - Màng tương: Bao bọc ống tiêu hoá từ bên ngoài. Lớp này tiết ra tương dịch làm cho chuyển động của ruột được dễ dàng. Thành ống tiêu hoá có hệ thống các mạch máu và dây thần kinh. 4.1.2. Các phần của hệ tiêu hoá Hệ tiêu hoá bao gồm các phần sau: - Phần trước: Nằm trước cơ hoành, gồm xoang miệng, hầu, thực quản. + Xoang miệng: Xoang miệng nằm giữa hai hàm, phía trước có môi, phía sau có màng khẩu cái, hai bên là má, phía trên có vòm khẩu cái, phía dưới có lưõi. Trên hàm có răng. Các bộ phận của xoang miệng có chức năng lấy, nhai và nuốt thức ăn. Trong xoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt: tuyến dưới tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. + Hầu: Nằm sau màng khẩu cái, trước thanh quản, là ngã ba của miệng, khí quản và thực quản, có liên quan tới nuốt và thở. + Thực quản: Được nối từ hầu tới dạ dày, có nhiệm vụ chuyển thức ăn xuống dạ dày. - Phần giữa: Nằm ở xoang bụng, gồm dạ dày và ruột non. + Dạ dày: Là nơi phình to của ống tiêu hoá ở sau cơ hoành, trong xoang bụng. Dạ dày có nhiệm vụ dự trữ, nhào trộn, nghiền và tiết men tiêu hoá thức ăn. Dạ dày có 3 loại: * Dạ dày đơn (ở ngựa và động vật ăn thịt). Dạ dày đơn được chia làm 3 vùng: Thượng vị, thân vị và hạ vị. * Dạ dày trung gian (ở lợn): Ngoài 3 vùng như ở dạ dày đơn, ở gần thượng vị còn có manh nang (túi mù). * Dạ dày kép (ở động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu): có 4 ngàn (4 túi): Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Hình 3. Sơ đổ cấu tạo hệ tiêu hoá của bò 1- Xoang miệng; 2- Lưỡi; 3- Tuyến nước bọt dưới tai; 4- Màng khẩu cái; 5- Hầu; 6- Khí quản' 7- Thực quan; 8- Dạ cỏ; 9- Dạ tổ ong; 10- Dạ lá sách; 11- Dạ múi khế; 12- Tá tràng; 13- Khổng tràng; 14- Hổi tràng; 15- Gan; 16- Tĩnh mạch cửa; 17- Túi mật; 18- ống mật 1 9- Tuyến tụy; 20- Manh tràng; 21- Kết tràng; 22- Trực tràng. 19
  • 21. + Ruột non: Chia làm 3 phần là: Tá tràng, khổng tràng và hổi tràng. Ruột non có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. - Phần sau: Gồm ruột già và hậu môn. + Ruột già: Thường lớn gấp 2 - 3 lần so với ruột non và chia làm 3 phẩn: Manh tràng, kết tràng và trực tràng. + Hậu môn: Là cửa sau của trực tràng, nằm dưới gốc đuôi. Cuối hậu môn có cơ vòng thắt lại, chỉ khi thải phân mới giãn ra. 4.2. Quá trình tiêu hoá 4.2.1. Khái niệm Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất phức tạp của thức ăn thành các chất có cấu tạo đơn giản mà cơ thể động vật có khả năng hấp thu được. Thông qua quá trình tiêu hoá protit, lipit, gluxit của thức ăn được phân giải thành axit amin, axit béo và đường. Có 3 hình thức tiêu hoá: - Tiêu hoá cơ học như nhai, nghiền, co bóp. - Tiêu hoá hoá học; Nhờ các dịch tiêu hoá. - Tiêu hoá vi sinh vật: Nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong đừờng tiêu hoá. 4.2.2. Tiêu hoáởmỉệng Tiêu hoá ở miệng bao gồm tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học. - Tiêu hoá cơ học nhờ động tác nhai nghiền thức ăn. - Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt. Trong nước bọt có chứa các men tiêu hoá tinh bột là Amylaza và Maltaza. Tinh bột —^ y la z a > Dextrin -> Maltose — -> 2 Glucose Trong nước bọt có chất nhày Muxin làm trơn thức ãn cho dễ nuốt và có men Lizoxim do tế bào bạch cầu tiết ra có tác dụng diệt trùng. Ngoài ra nước bọt có tác dụng hoà tan thức ăn gây khẩu vị và trung hoà axit béo bay hơi trong dạ cỏ (ở động vật nhai lại). 4.2.3. Tiêu hoá ở dạ dày - Tiêu hoá ở dạ dày dơn4 . Xảy ra nhờ tác dụng của dịch vị do dạ dày tiết ra. Dịch vị có chứa HC1 có tác dụng diệt trùng thức ăn làm trương phồng các phân tửprotit, hoạt hoá men Pepsin của dịch vị. Trong dịch vị có men Pepsin tiêu hoá protit. Khi mới hình thành men này ở dạng chưa hoạt động (Pepsinogen), sau đó được hoạt hoá nhờHC1. Pepsinogen — Pepsin 20
  • 22. Ngoài ra trong dịch vị còn có các men Catepsin (ở gia súc non), Kimozin (tiêu hoá protit sữa) và Gelatinaza (tiêu hoá protit ở các tổ chức liên kết). Dưới tác dụng các men của dịch vị các phân tử protit được phân giải thành axit amin. Men Lipaza (tiêu hoá lipit) ở dạ dày có hoạt lực thấp, hàm lượng ít nên chưa có tác dụng tiêu hoá. - Tiêu hoá ở dạ dày trung gian (ở lợn) Nhìn chung quá trình tiêu hoá ở dạ dày trung gian giống như ở dạ dày đơn, nhưng do ở vùng manh nang hàm lượng axit thấp hơn nên quá trình tiêu hoá tinh bột do các men của nước bọt tốt hơn. Đồng thời do hàm lượng HC1 thấp hơn và hoạt lực của các men ở dạ dày yếu hơn (so với dạ dày đơn) nên tiêu hoá protit kém hơn. - Tiêu hoá ở dạ dày kép (ở động vật nhai lại): + Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ là môi trường yếm khí, trung tính có nhiệt độ 38 - 40°c thích hợp cho vi sinh vật hoạt động. Trong dạ cỏ có sô' lượng vi sinh vật rất lớn (10“ con/g chất chứa) và phong phú về chủng loại, gồm 3 nhóm lớn: vi khuẩn, thảo phúc trùng và nấm yếm khí. Chúng gồm nhiều loại khác nhau có khả năng lên men bột đường, phân giải xơ và protit. * Sự tiêu hoá xơ như sau: Cellulose c^g*ẵ > Đường kép M en V S V > Glucose ^ > axit béo * Sự tiêu hoá tinh bột như sau: Tinh bột A ^ za > Maltose - *%**■ -> 2 Glucose > axit béo Ở các động vật khác Glucose là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá bột đường và được hấp thu vào máu, nhưng ở động vật nhai lại thì Glụcose được tiếp tục lên men thành các axit béo dễ bay hơi cấp thấp (chủ yếu là axit axetic, axit propionic và axit butyric)ễ * Sự tiêu hoá protit và nitơ phiprotit như sau: Protit thức ăn - m en ^ --->Peptit -> axit amin —ỈSĨSSSĨ. >NH3+ axit hữucơ Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải protit và nitơ phiprotit đều là NH3 . 80% NHj sinh ra được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên protit của bản thân. c = o c o 2+ NH3 (Urea) 21
  • 23. Nhờ hệ vi sinh vật mà động vật nhai lại có thể sử dụng các chất chứa nitơ phiprotit (ure, các muối amon...) làm thức ăn. + Tiêu hoá ở dạ múi khế: Dạ múi khế tiết ra dịch vị có chứa các men tiêu hoá và quá trình tiêu hoá xảy ra giống như ở dạ dày đơn. 4.2.4. Tiêu hoá ở ruột non Quá trình tiêu hoá ở ruột non xảy ra nhờ các dịch tiêu hoá gồm: - Dịch tụy: Được tiết ra từ tuyến tụy có chứa các men tiêu hoá: + Men tiêu hoá protit: chủ yếu là Trypsin. Protit —T ry p si° ■ >Peptit — » axit amin Ngoài ra trong dịch tụy còn có các men khác như Kimotrypsin, Elactaza, Ribonucleaza, Cacboxypeptidaza, aminopeptidaza. + Men tiêu hoá lipit: Đó là men Lipaza. Đầu tiên nó ở dạng tiền men Prolipaza —-0 * 1 ——>Lipaza Lipit —L ip a z 1 1 > Glyxerin + axit béo. + Men tiêu hoá bột đường gồm có: Amilaza, Maltaza, Sacaraza, Lactaza. Tinh bột —A m i‘a 2 a >Dextrin -» Maltose f" Maltose —M a lla 2 a > 2Glucose Đường đôi Sacarase —S a c a ra z a > Glucose + Fructose Lactose —L a c 1 a z a > Glucose + Galactose - Dịch mật: Được tiết ra từ gan và tập trung vào túi mật. Thành phần chủ yếu của dịch mật gồm các axit mật, các muối mật và các sắc tố mật. Tác dụng của dịch mật (chủ yếu là muối mật): giúp cho quá trình tiêu hoá mỡ, hoạt hoá men lipaza, giúp cho quá trình hấp thu axit béo và tăng nhu động ruột. - Dịch ruột: Do các tuyến trong niêm mạc ruột non tiết ra có chứa các men tiêu hoá protit, lipit và bột đường giống như dịch tụy. 4.2.5. Tiêu hoá ở ruột già Ở ruột già không có quá trình tiết dịch và men tiêu hoá, chỉ có dịch nhầy được tiết ra. Quá trình tiêu hoá ở ruột già chủ yếu nhờ vi sinh vật như ở dạ cỏ động vật nhai lại có tác dụng tiêu hoá cellulose và protitệCác sản phẩm tiêu hoá được hấp thu qua vách ruột già. Trong quá trình tiêu hoá có khoảng 2 - 3% protit khống được tiêu hoá sẽ bị thối rữa do hoạt động của vi sinh vật tạo nên các sản phẩm có mùi hôi thối và độc hại đối với cơ thể. Nếu haịn lượng lớn sẽ dẫn tới ỉa chảy. 22
  • 24. 4.3. Quá trình hấp thu 4.3.1. Các cơ quan hấp thu - Miệng:Nhìn chung ở miệng không có quá trình hấp thu. Tuy nhiên, có một số chất như rượu và một số chất độc được hấp thu. - Dạ dày: Hấp thu một số chất nhưmuối, nước, rượu, đường đơn và một số axit amin. Phần trước của dạ dày kép (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) có khả năng Ịựíp thu nước rất manh. Ngoài ra, các axit béo bay hơi, muối khoáng, đường Glucose, một số axit amin, NHj và các khí thể được hấp thu ở đây. - Ruột non: Là cơ quan hấp thu chủ yếu. Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu ở đây. - Ruột già (chủ yếu là manh tràng): Có khả năng hấp thu một số chất như axit béo bay hơi, NHj... 4.3.2. Cơ chế hấp thu - Cơ chếhấp thu bị động: Tuân theo các qui luật lý, hoá học đơn thuầnể + Qui luật thẩm thấu: Nước từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao. + Qui luật khuyếch tán: Các ion đi từ dung dịch có nồng độ cao sang dung dịch có nồng độ thấp. + Qui luật lọc qua: Các chất có kích thước nhỏ lọc qua măng tế bào vào máu. - Cơ chếhấp thu chủ động: Các chất cần thiếr được hấp thu nhờ vật mang. Đặc trưng của quá trình này là tiêu tốn năng lượng. 4.3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng chủ yếu - Sự hấp thu protit: Protit được hấp thu ở dạng axit amin. Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào sự cân cỉối giữa các axit amin. - Sự hấp thu mỡ: Mỡ được hấp thu dưới dạng Glyxerin và các axit béo. Glyxerh hoà tan trong nước nên dẻ hấp thu trực tiếp qua thành ruột. Các axit béo không hoà tlan trong nước, nên phải kết hợp với dịch mật để tạo thành phức chất hoà tan và đi qua thành ruột vào máu, sau đó axit mật trở về gan. - Sự hấp thu Gluxit: Gluxit được hấp thu dưới dạng đường đơn. Tỷ lệ hấp thu của các loại đường không giống nhau (cao nhất là Glucose: 100%j). r 5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 5ễl. Khái niệm Trao đổi chất và năng lượng là quá trình cơ bản của mọi cơ thể sống, bao gồm: - Các chất dinh dưỡng khác nhau từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể. 23
  • 25. - Hấp thu và chuyển hoá các chất trong cơ thể. - Đào thải các sản phẩm không cần thiết cho cơ thể ra ngoài. Quá trình trao đổi chất bao gồm 2 quá trình đối lập nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Đồng hoá và dị hoá. Nhờ đó mà vật chất sống luôn đổi mới, năng lượng cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể được đảm bảo. 5.2. Quá trình trao đổi các chất 5.2.1. Trao đổi protit Trao đổi protit có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì 1/5 cơ thể động vật được cấu tạo từ protit. - Đồng hoá: Sản phẩm tiêu hoá protit là các axit amin. Chúng được hấp thu từ ruột vào máu theo tĩnh mạch cửa vào gan. Tại đây một phần được giữ lại để tổng hợp albumin, globulin và íìbrinogen của máu, phần lớn được đưa tới các mô bào để tổng hợp thành protit đặc trưng của mô bào. Có những mô bào đặc biệt tổng hợp nên các protit có tính đặc trưng lớn như Hormon, enzym... - Dị hoá: Trước tiên là protit ở gan, sau đó đến các protit mô bào được huy động để phân giải thành các axit amin. Các axit amin bị khử amin tạo thành NH3và xetoaxit. NH3được sử dụng để tạo thành ure, còn các xetoaxit có thể bị oxy hoá tạo thành C02, H2 0 và giải phóng năng lượng. Để xem xét quá trình trao đổi protit người ta xem xét sự cân bằng nitơ: ^ líc h lũy ^ tíiứ r ốn ■ (N phâQ + N □ước tiểu) 5.2.2. Trao đổi gluxỉt Trao đổi gluxit có ý nghĩa rất to lớn, mặc dù trong cơ thể rất ít. Song trong thức ăn gluxit nhiều gấp 5 - 6 lầri protit. - Đồng hoá: Gluxit ở đường tiêu hoá được phân giải thành các đường đơn glucose, íructose, galactose. Chúng được hấp thu vào máu và được đưa về gan. Trước khi vào gan íructose và galactose được đồng phân chuyển hoá thành glucose. Ò . gan một phần glucose được giữ lại để chuyển thành glycogen dự trữ ở gan, phần lớn được chuyển đến các mô cơ và tạo thành glycogen cơ. Chúng cũng có thể chuyển thành mỡ dự trữ. - Dị hoá: Gluxit là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các quá trình hoạt động. Glycogen trước hết là ở gan, sau đó là ở mô bào, được chuyển thành glucose. Glucose được oxy hoá để giải phóng năng lượng. 5.2.3. Trao đổi lipit - Đồng hoá: Lipit ở đường tiêu hoá được hấp thu vào máu dưới dạng glyxerin và axit béo. Khi vào gan một phần các chất này được giữ lại để tổng hợp mỡ gan, phần lớn được đưa đến mô bào để tạo thành mỡ mô bào (dự trữ). Mỡ trong cơ thể cũng có thể được hình thành từ gluxit và protit của thức ăn. 24
  • 26. - Dị hoá: Mỡ trước hết ở gan, sau đó là mỡ ò các mô bào khi cần thiết được huy động để phân giải thành glyxerin và các axit béo. Glyxerin và các axit béo được oxy hoá để giải phóng năng lượng. Mỡ có giá trị năng lượng cao gấp 2,3 lần so với gluxit và protit. 5.2.4. Trao đổi khoáng Trao đổi khoáng là quá trình quan trọng trong sự sống còn của cơ thể, mặc dù các chất khoáng không có giá trị năng lượng như protit, lipít và gluxit. - Các chất khoáng tham gia vào thành phần của tất cả các tế bào của cơ thể. - Chúng cần thiết để tổng hợp một số hợp chất quan trọng như hemoglobin. - Tham gia vào hoạt động tiết địch của cá0 tuyến tiêu hoá. - Vận chuyển khí. - Giữ ổn định áp suất thẩm thấu của máu và các mô bào. - Tham gia vào giữ thăng bằng toan kiềm trong cơ thể. - Gây ảnh hưởng đặc biột tới các quá trình sinh lý. Traó đổi khoáng liên quan tới trao đổi nước, vì các hợp chất khoáng trong cơ thể thường ở dạng dung dịch. Các chất khoáng đặc biệt cần thiết đối với gia súc non và gia súc cao sản. Quan trọng nhất là các hợp chất của Na, K, Ca, p, Cl, Fe, Cu, I, Mn, Zn, Co (xem phẩn vai trò các chất dinh dưỡng). - Đồng hoá: Các chất khoáng được hấp thu dưới dạng muối và ion. Các muối được dự trữ ở các cơ quan khác nhau và được cơ thể sử dụng dần. Ca, p được dự trữ ở xương, Na, C1 ở da, K ở các cơ, Fe ở gan. - Dị hoá: Các chất khoáng được thải khỏi cơ thể theo nước tiểu, phân và một phần qua mồ hôi. 5.2.5. Trao đổi nước Trao đổi nước cũng có ý nghĩa to lớn trong các quá trình sinh hoá của cơ thể. - Nước hoà tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. - Nước là môi trường của các phản ứng hoá học liên quan đến hoạt động sống của cơ thể. - Nước hoà tan các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và chúng được đào thải khỏi cơ thể dưới dạng mồ hôi và nước tiểu. Trong cơ thể nước chiếm 65% (ở vật non - 85%). Nước có trong tất cả các tổ chức và cơ quan, nhiểu nhất là ở da và ở cơ. Lượng nước trong cơ thể tương đối ổn định, nó thay đổi phụ thuộc vào tuổi, thể trạng (béo, gầy) và cường độ hoạt động cơ bắp và cả vào nhiệt độ không khí xung quanh. 25
  • 27. I Nguồn nước cung cấp cho cơ thể từ thức ăn, nước uống, nước sinh ra do quá trình oxy hoá các chất và nước nội sinh. Nước từ cơ thể thải ra ngoài qua thận, da, phổi hoặc qua các sản phẩm như sữa, nước mắt. 5.2.6. Trao đổi khí Trao đổi khí trong cơ thể liên quan đến các quá trình khác nhau của trao đổi chất. Khi trao đổi chất tãng, lượng oxy được cơ thể hấp thu tăng lên do nhu cầu về năng lượng của cơ thể tăng. 5.2.7. Trao đổi năng lượng Quá trình trao đổi năng lượng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ trao đổi năng lượng. Năng lượng thô Trao đổi năng lượng là sự chuyển hoá năng lượng từ hoá năng thành nhiệt năng, công năng và điện năng. Trong đó chỉ có 25% năng lượng sản sinh ra do sự oxy hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể biến thành công năng, một phần rất nhỏ biến thành điện năng, phần lớn là nhiệt năng duy trì thân nhiệt và thải ra ngoài. 6. MÁU VÀ TUẦN HOÀN MÁU Máu là tổ chức lỏng lưu thông trong mạch quản có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và thải các sản phẩm cặn bã của quá trình chuyển hoá tới các cơ quan bài tiết như: thận, phổi. r i 6.1.1. Chức năng của máu (Năng lượng tổng số) ▼ Năng lượng trao đổi ________ J _ ________ r — Năng lượng hoá nhiệt ~ ị Năng lương thuần 6.1. Máu 26
  • 28. Máu thực hiện các chức năng chủ yếu sau: - Hô hấp: Huyết sắc tố lấy 0 2từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vân chuyển khí C02từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài. - Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, axit béo, glucose từ nhung mao ruột non đến các tế bào và tổ chức trong cơ thể. - Bài tiết: Máu đem cận bã của quá trình chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết. - Điều hoà hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hoà trao đổi chất và các hoạt động khác. - Điều hoà thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỉ nhiệt cao, có tác dụng điều hoà nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể. - Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cẩu có khả năng thực bào, tiêu diệt các vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và các kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể. 6.1.2. Đặc tính lý hoá của máu Máu có màu đỏ tươi, có vị mặn và mùi tanh (đặc trưng). Tỷ trọng của máu 1,040 - 1,065. Áp suất thẩm thấu của máu là 5320 mm Hg (7 atmotphe). pH của máu dao động từ 7,35 - 7,50. Lượng máu của động vật chiếm khoảng 5 - 9% so với khối lượng cơ thể. Trong cơ thể máu chia làm 2 phần: máu lưu thông và máu dự trữ. Lượng máu tuần hoàn trong cơ thể chiếm 1/2 tổng số máu. Máu dự trữ nằm ở gan, lách, da và một số nơi khác. 6.1.3. Thành phần của máu Trong máu vật chất khô chiếm 20%, nước 80%. Máu được chia làm 2 phần: Huyết tương và thành phần hữu hình. - Huyết tương: Huyết tương là dịch lỏng màu vàng, chiếm khoảng 2/3 lượng máu. Huyết tương = Fibrin + Huyết thanh. Trong huyết thanh có 90-92% nước; 8-10% vật chất khô, gồm protit, lipit, đường. Fibrin chiếm 0,1 - 0,4%. - Thành phấn hữu hình: Gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. + Hổng cầu: Hồng cầu vận chuyển 0 2tới các tổ chức của cơ thể nhờ huyết sắc tố (Hb). Trong hồng cầu Hb chiếm 95-96%. SỐ lượng hồng cầu (tính bằng triệu/mm3 ) ở. các loài động vật khác nhau rất khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính biệt, lứa tuổi, trạng thái sinh lý, dinh dưỡng, bệnh tật... Tương tự.hàm hiợng huyết sắc tố (tinh bằng g%) cũng biến động rất lớn. + Bạch cầu: Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu (tính bằng nghìn/mm3) và phụ thuộc vào loài, tính biệt, tuổi, sinh lý, bệnh tật... 27
  • 29. Bạch cầu có chức năng: chống viêm nhiễm, chống ngộ độc tạo nên miễn dịch do chúng có khả năng thực bào. + Tiểu cầu: Nhỏ hơn hồng cầu và bạch cầu và có số lượng ít: 10 - 60 nghìn/mm3 máu. Chúng có chức năng tham gia vào quá trình đông máu. Bảng 1. Các chỉ tiêu huyết học của một số loài vật nuôi (trưởng thành) Chỉ tiêu Ngựa Trâu, bò Dê, cừu Lợn Thỏ Gia cẩm Hổng cầu (triệu/mm3) 6 - 9 5 - 7 , 5 7,5-12,5 6-7,5 5 - 7 , 5 2,5 - 4 , 5 Bạch cầu (nghìn/mm3) 7 - 1 2 6 - 1 0 6 - 1 1 8 - 1 6 5 , 5 - 9 2 0 - 4 0 Huyết sắc tố (g%) 8 - 1 4 9 - 1 2 7 - 1 1 9 - 1 1 10-12,5 8 - 1 3 6.1.4. Nhóm máu Máu động vật có 4 nhóm: A, B, AB và o. Việc nghiên cứu nhóm máu có ý nghĩa rất lớn trong công tác thú y, trong việc tiếp máu và trong công tác chọn giống vật nuôi. Sơ đồ truyền máu A o <—> AB B > ^ Ị 6.2. Sinh lý tuần hoàn 6.2.1. Sinh lý tìm - Cấu tạo của tim: Tim động vật có 4 ngãn: tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái 2 lá, bên phải 3 lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt (van tổ chim). Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động. 28
  • 30. lỉình 4. Cấu tạo của tim A- Tim bò nhìn từ bên trái; B- Sơ đổ cấu tạo tim; 1- Tảm thất phải; 2, 3- Cơ vân; 4- Dây chằng, 5- Van tổ chim; 6- Tĩnh mạch sau; 7- Tâm nhĩ phải; 8- Tĩnh mạch trước; 9- Nút Keithflack; 10- Nút Asop tawara, 11- Tâm nhĩtrái; 12- Tĩnh mạch phổi; 13- Tâm thất trái; 14- Đỉnh tim; 15- Tĩnh mạch phổi; 16- Đông mạch chủ. -Chu kỳ co bóp của tim: Hoạt động co bóp của tim diễn ra theo chu kỳ nhất định. Cứ mỗi lần tim co rồi giãn gọi là một chu kỳ tim đập. Một chu kỳ tim đập gồm tâm thu (tim co bóp) và tâm trương (tim giãn). Khi nghe ở vùng ngực ta nghe thấy tiếng tim (pùm - tắc). Khi tim bị bệnh hẹp van nhĩ thất có tiếng pùm - xì - tắc, còn khi hở van tổ chim cổ tiếng pùm - tắc - xì. - Nhịp tim: Số lần tim đập trong 1 phút gọi là nhịp tim. Động vật các loài khác nhau có nhịp tim khác nhau. Bò: 50-70 lần/phút; trâu: 40-50 lần/phút; lợn: 80-90 lần/phút; ngựa: 32-42 lần/phút; chó: 70-80 lần/phút; gà: 300 lần/phút. Nhịp tim phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cơ thể và cường độ trao đổi chất. Nhịp tim cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi, tính biệt, sức khoẻ, trạrig thái thần kinh, điều kiện ngoại cảnh. 6.2.2. Sinh lý hệ mạch - Mạch quản: Là một hệ thống ống khép kín gồm có động mạch, tĩnh mạch và các mao mạch. + Thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi. Động mạch nhỏ dần theo chiều máu chảy. 29
  • 31. + Mao mạch chỉ có một lớp tế bào rất mỏng, thuận tiện cho trao đổi chất. Máu từ mao mạch sẽ về các tĩnh mạch. + Tĩnh mạch có thành mỏng và to dần theo chiều máu chảy. - Huyết áp: Là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Người ta thường xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. + Huyết áp tối đa là huyết áp ứng với nhịp đập của tim lúc tâm thu (tim co bóp). + Huyết áp tối thiểu là huyết áp ứng với lúc tâm trương (tim giãn). Bảng 2. Huyết áp ở một số loài vật nuôi (mm Hg) Loài Vị trí đo Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu Ngựa Cổ tay 172 123 Trâu, bò Đuôi 98 - 128 6 9 - 9 9 Dê, cừu Đùi 151 114 Chó Đùi 150 90 Lợn Cổ tay 139 99 7ẳHỆ SINH SẢN VÀ SINH LÝ SINH SẢN Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của các loài vật nuôi. Hình thức sinh sản ở vật nuôi là sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản được điều tiết bởi hệ thần kinh và thể dịch. 7.1. Sinh lý sinh dục đực 7.7ễ/ ằCác cơ quan sinh dục đực Các cơ quan sinh dục đực bao gồm: - Dịch hoàn: Là nơi sản sinh tinh trùng và tiết ra hormon sinh dục đực. - Phụ dịch hoàn: Là nơi tích trữ tinh trùng và có tác dụng dinh dưỡng. - Ông dẩn tinh: Dẫn tinh trùng từ phụ dịch hoàn ra dương vật khi giao phối. - Dương vật: Là cơ quan giao cấu. - Qui đầu: Là phần ngoài cùng nối với dương vật. - Các tuyến sinh dục phụ có tác dụng tiết dịch (tinh thanh), gồm: + Tuyên niộu đạo (Cowper): Tiết dịch trong suốt, có tác dụng rửa và trung hoà axit ở âm đạo con cái. + Tuyên tiền liệt: Tiết dịch có tác dụng hoạt hoá tinh trùng. + Túi tinh (tinh nang): Tiết dịch sau cùng khi giao phối, khi vào cổ tử cung tạo thành keo đặc nút chặt cổ tử cung. Ngoài ra còn có bao dịch hoàn chứa dịch hoàn và phụ dịch hoàn, bao qui đầu có tác dụng bảo vệ qui đầu. 30
  • 32. Hình 5. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực A- Ngựa; B- Bò; C- Dê; D- Lợn 1- Thận; 2- Niệu quàn; 3- Trực tràng; 4- Bàng quang; 5- Tuyến tiền liệt; 6- Tuyến tinh nang; 7- Niệu đạo; 8- Tuyến Cowper; 9- Đường niệu đạo sinh đục; 10- Dương vật; 11- Bao dịch hoàn; 12- Phụ dịch hoàn; 13- Dịch hoàn; 14- Bao quy đầu; 15- Quy đẩu; 16- Ống dẫn tinh. 7.1.2. Tỉnh trùng và sự hình thành tình trùng - Tinh trùng: Là tế bào sinh dục đực. Cấu tạo của tinh trùng gồm: đầu, cổ, thân và đuôi. Đầu tinh trùng có thể Acrosome. có chứa men hyaluronidaza. Trong đầu có nhân chứa ADN. Cổ, thân và đuôi tinh trùng được cấu tạo từ các sợi cơ có tác dụng vận động. - Sự hình thành tinh trùng: Tinh trùng được hình thành ở tế bào thượng bì trong ống sinh tinh của dịch hoàn, trải qua các giai đoạn khác nhau. Qua quá trình phân chia tinh trùng có n nhiễm sắc thể. Sau đó tinh trùng tăng lên về kích thước và hoàn thiện về chức năng và được dự trữ ở phụ dịch hoàn dưới dạng tiềm sinh. Sự hình thành tinh trùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố hormon, loài, giống, tuổi và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và thời tiết khí hậu. 31
  • 33. 7.1.3. Đặc tính của tinh trùng - Tinh trùng có khả năng vận động nhờ chuyển động tiến thẳng của bản thân và nhờ sự co bóp của đường sinh dục con cái. - Trong cơ quan sinh dục đực tinh trùng hô hấp yếm khí, khi vào đường sinh (lục con cái hoặc được lấy ra ngoài tinh trùng hô hấp hiếu khí. 7.1.4. Tinh dịch và phẩm chất tình dịch - Tinh dịch bao gồm tinh trùng và tinh thanh - Các chỉ tiêu chính để đánh giá phẩm chất tinh dịch gồm: + Dung lượng tinh dịch (V) là lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh (ml). + Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch. + Hoạt lực tinh tTÙng (A) là tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng trong tổng số linh trùng (A > 0,9: tốt; A > 0,7: trung binh; A < 0,7: kém). + Chỉ tiêu tổng hợp VAC: Là tổng sô tinh trùng tiên thẳng có trong tinh dịch một lần xuất tinh. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu: sức kháng, tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng, pH của tinh dịch. 7.2ềSinh lý sinh dục cái 7.2.1. Các cơ quan sinh dục cái Bộ máy sinh dục cái bao gồm: - Buồng trứng: Là cơ quan có hai chức nãng: sản sinh ra tế bào trứng và tiết kích tố sinh dục (oestrogen). - Ông dẫn trứng: Có chức năng đưa trứng từ buồng trứng về tử cung. Đầu ống dẫn trứng phía buồng trứng phát triển rộng ra tạo thành loa kèn. - Tử cung chia làm 3 phần: sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Sừng tử cung là nơi thai làm tổ và phát triển. - Âm đạo,ẻLà cơ quan hình ống có tác dụng trong việc giao phối. - Âm hộ: Là cửa của đường sinh dục cái có tác dụng hảo vệ. 7.2.2ểSự hình thành trứng và thể vàng - Tế bào trứng: Trong buồng trứng nang trứng trải qua hai lần phân chia: một lần giảm nhiễm và một lần nguyên nhiễm, tạo thành tế bào trứng chín có n nhiễm sắc thể. Khi trứng chín bề mặt buồng trứng vỡ ra, trứng được giải phóng ra ngoài và rơi vào loa kèn của ống dẫn trứng. -Thê vàng: Sau khi trứng rụng trên bề mặt buồng trứng để lại vết sẹo và một đám tế hào màu vàng gọi là thể vàng (hoàng thể). Thể vàng tiết ra kích tố progesterol có tác dụng ức chế tuyến yên tiết FSH và LH; ức chế các nang trứng khác phát triển và có tác
  • 34. dụng an thai. Nếu gia súc chửa*thì thể vàng tổn tại suốt thời gian chửa và khổng cỏ hiện tượng động dục trong thời gian chửa. Nếu gia súc không chửa thì 10 - 12 ngày sau thể vàng tự tiêu biến. Hình 6. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái A. Bò 1- Sừng tử cung; 2- Màng treo; 3- Thân tử cung; 4- Ống dẫn trứng; 5- Buồng trứng; 6- Loa kèn; 7- Âm đạo; 8- Tiền đình âm đạo; 9- Âm vật; 10- Các tuyến tiền đình nhỏ; 11- Âm hộ; 12- Lỗ niệu đạo; 13- Các tuyến tiền đình lớn; 14- Dấu vết màng trinh; 15- cửa tử cung; 16- cổ tử cung. B. Lợn 1- Thản tử cung; 2- Sừng tử cung; 3- Màng treo; 4- Loa kèn; 5- Buồng trứng; 6- ống dẫn trứng, 7- Các tuyến tiền đình; 8- Tiền nh âm đạo; 9- Các hạch lympho;10,13- Âm vật; 11, 12- Âm hộ; 14- Lỗ niệu đạo; 15- Âm đạo; 16- Rãnh cổ tử cung. 7.3ẵHoạt động sỉnh dục và quá trình sinh sản 7.3.1. Sự thành thục vê tính dục • • t Vật nuôi phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện thành thục về tính dục: ở con cái buồng trứng đã có trứng chín rụng, có khả năng thụ thai, các biểu hiện động dục xuất hiện; ở con đực trong dịch hoàn đã có tinh trùng thành thục, có khả năng gây thụ thai. • Tuổi thành thục về tính dục ở vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, khí hậu... Ở lợn là 3 - 4 tháng; ở bò 9 - 12 tháng; dê: 5 - 6 tháng; trâu 18-24 tháng... 7.3.2. Sự thành thục vê thể vóc Sau khi thành thục về tính dục cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Đến một giai đoạn nhất định cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện. Khi dó con vật được coi là thành thuc về thể vóc. 33'
  • 35. Thành thục về tính dục thường đến sớm hơn thành thục vẻ thể vóc. Khi thành thục về tính con đực có khả năng phối giống và con cái có khả nâng thụ thai. Nhưng thông thường người ta không sử dụng chúng vào thời gian này, vì nếu đưa vào sử dụng sớm cơ thể chúng chưa phát triển đầy đủ sẽ inh hưởng xấu đến sinh trưởng - phát dục của bố mẹ và bào thai. Sử dụng sớm sẽ làm cho con đực và con cái có tầm vóc nhỏ, sức khoẻ kém, sức sản xuất thấp, hao mòn nhanh và sớm bị loại thải. Người ta chỉ đưa vào sử dụng đực giống và cái sinh sản khi chúng đạt tới sự thành thục về thể vóc. Khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu phải đạt 70% khối lượng lúc trưởng thành. Tliy nhiên, tuổi đưa vào sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc... Bò cái thường được phối giống lần đầu vào 18 - 20 tháng tuổi, bò đực 18 - 24 tháng tuổi; trâu 30 tháng tuổi, lợn nái nội 8 tháng tuổi, lợn đực nội 7 -8 tháng tuổi, dê cái 7-8 tháng tuổi, dê đực 5-6 tháng tuổi... 7.3.3. Động dục và các biểu hiện động dục Khi gia súc cái thành thục về tính chúng bắt đầu có biểu hiện động dục (động hớn). Thời gian động dục của gia súc ở các loài khác nhau thì khác nhau. Ví dụ: ở bò 18 - 36 giờ; trâu 29 giờ; lợn 3 -4 ngày. Thời gian động dục được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn I (trước chịu đực): Bộ phận sinh dục có nhiều biến đổi. Âm hộ sưng do xung huyết, lúc đầu hồng nhạt sau chuyển dần sang màu hồng đỏ. Từ âm đạo có niêm dịch trong suốt chảy ra, càng về sau càng nhiều và chuyển sang màu đục, độ keo dính tăng. Con vật bò ăn, kêu rống, phá phách, thích gần con đực, nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa cho con đực nhảy. - Giai đoạn II (chịu đực): Niêm dịch ra nhiều đặc như hồ nếp, âm hộ đỏ hồng sưng mọng chuyển dần sang tím tái. Tử cung bắt đầu hé mở, sau đó mở rộng. Con vật hay đái dắt, đứng tư thế dạng chân, cong đuôi lên, sẵn sàng cho phối giống. - Giai đoạn 111 (sau chịu đực): Các biểu hiện động dục giảm dần và con vật trở lại trạng thái bình thường. 7.3.4. Chu kỳ động dục ở gia súc động dục có tính chu kỳ, nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian nhất đinh lại xuất hiện động dục. Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần động dục trước đến lần động dục sau. ở trâu, bò, lợn chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày (18-24 ngày). Trong một chu kỳ động dục có 3 thời kỳ: thời kỳ trước động dục, thời kỳ đông dục vàthời ky sau động dục (thời kỳ yên tĩnh). 34
  • 36. 7.3.5. Rụng trứng « Là hiện tượng trứng chúi (thành thục) rời khòi buồng trứng đi vào ống dẫn trứng. Ỏ lợn nái trứng rụng sau khi bắt đầu động dục 25 - 40 giờ; ở bò trứng rụng sau khi hết chịu đực 6-10 giờ; ở trâu 12 giờ. 7.3.6. Thu tinh 9 Thụ tinh là quá trình kết hợp và đồng hoá lẫn nhau giữa hai tế bào sinh dục: tinh trùng và trứng để tạo ra một hợp tử mang bản chãt hoàn toàn mới, có số lượng nhiễm sắc thể là 2n. Sựthụ tinh xảy ra nếu trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. 7.3.7. Quá trình chửa Sau khi thụ tinh hợp tử hình thành và di chuyển về tử cung. Dưới ảnh hưởng của kích tố progesterol do thể vàng tiết ra dạ con xung huyết, niêm mạc dày lên, các tuyến tăng cường tiết dịch tạo điều kiộn cho trứng làrn tổ. Trong khi chửa ở cơ thể mẹ các quá trình trao đổi chất, tiêu hoá, hấp thu, tích lũỵ được tăng cườngỗ Thời gian chửa ở lợn là 114 ngày; ở bò: 280 - 285 ngày; ở trâu: 300 - 310 ngày; ở dê: 150 ngày; ngựa: 340 ngày; chó: 62 ngày; mèo: 58 ngày... 7.3.8. Quá trình đẻ Khi đã phát triển thành thục, thai rời tử cung theo đường sinh dục con mẹ ra ngoài. Hiện tượng đó được gọi là đẻ. Quá trình đẻ gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn I - Mở cổ tử cung: Tử cung bắt đầu co bóp, màng ối vỡ, cù tử cung bắt đầu mở. - Giai đoạn II - Thai ra: Tử cung co bóp mạnh đẩy thai ra ngoài. - Giai đoạn III - Nhau ra: Sau khi thai ra, cơ trơn tử cung tiếp tục co bóp, nhau bị bong ra và được đẩy ra ngoài. Quá trình co bóp của cơ trơn tử cung hình thành do tác dụng của các kích tố-ẵ oestrogen và oxytoxin. Trước khi đẻ con vật có các biểu hiện: Sụt mông, chảy nhựa chuối, tuyến sữa căng. Một số gia súc có hiện tượng cắn ổ. 8ễSINH LÝ NỘI TIẾT 8.1. Khái niệm Các cơ quan trong cơ thể sống hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ đố được thực hiện chủ yếu qua hệ thẩn kinh. Ngoài ra các cơ quan còn liên hệ với nhau qua thể dịch - nhờ các tuyến nội tiết. Hai hệ này bổ trợ lẫn nhau tạo nên cơ chế chung gọi là thần kinh - thể dịch. 35
  • 37. Các tuyến nội tiết tiết ra các chất gọi là hormon (kích tố). Các hormon này thấm trực tiếp vào máu, không qua hệ thống ống dẫn. Hormon có tác dụng điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể thông qua trao đổi chất, làm tăng hoặc giảm quá trình phân giải hoặc tổng hợp các chất thông qua việc tăng giảm hàm lượng hormon đó ở trong máu. 8.2. Các tuyến nội tiết 8.2.1. Tuyến giáp - Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản, xếp thành đôi. - Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin, được hình thành từ tyrosin và iot. - Tác dụng của tyroxin là: + Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục + Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp + Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa + Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết + Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hộ thần kinh Nếu thiếu iot trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp với các biểu hiện: hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm, sinh trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm. Ở người xuất hiện bệnh bướu cổ, run tay và chứng đần độn. Ưu năng tuyến giáp (bệnh Basedo) do tuyến giáp hoạt động quá manh có các biểu hiện tăng thân nhiệt, tim đập nhanh. Người mắc bệnh này có thể bị lồi mắt. Ngoài tyroxin, tuyến giáp còn tiết ra tyrocanxitonin có tác dụng làm tăng sự hấp thu canxi từ máu vào xương, làm hạ canxi huyết. 8.2.2. Tuyến thượng thận Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận. Tuyến này chia làm hai miền: miền tủy và miền vỏ. - Miền tủy: Tiết ra hormon Adrenalin và Noradrenalin. Hai hormon này có tác dụng cơ bản giống nhau: Làm tim đập nhanh, làm co mạch, tăng huyết áp, làm giãn các cơ tron ở dạ dày, ruột, khí quản, tử cung, làm giãn đồng tử, làm tăng đường huyết, kích thích hưng phấn của hệ thần kinh. - Miền vỏ tiết ra các loại hocmon: + Hormon điều tiết chuyển hoá đường: Glucococticoit. + Hormon điều tiết chuyển hoá muối, nước: Mineralcocticoit. + Hormon điều hoà hoạt động sinh dục: Andrococticoit. 36
  • 38. 8.2.3. Tuyến tụy nội tiết Tuyến tụy nội tiết là một phần của tuyến tụy, bao gồm một số tế bào hợp thành và chỉ chiếm 1-3% khối lượng tuyến tụy. Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormon: Glucagon; Insulin và Lipocain. - Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao jổi Gluxit, làm tăng đường huyết, gây bệnh đái đường. - Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucose. - Lipocain có tác dụng trong oxy hoá các chất đặc biệt là axit béo. Nếu thiếu mỡ được đưa vể gan, không được oxy hoá, tích tụ gây thẩm mỡ gan. 8.2.4. Tuyến nội tiết sinh dục - Tuyến nội tiết sinh dục cái gồm: + Buồng trứng: Tiết ra hormon Oestrogen có tác dụng tạo đặc tính sinh dục thứ cấp ở con cái, kích thích niêm mạc tử cung phát triển, tăng phát triển tuyến vú, tâng tiết dịch nhờn và gây hiện tượng động dục. + Thể vàng: Tiết ra hormon Progesteron có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung tạo điều kiện cho thai làm tổ, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH, làm giảm co bóp của cơ trơn tử cung, tạo điều kiện an toàn cho thai phát triển. + Nhau thai: Tiết ra các hormon: Prolan A (tác dụng như FSH), prolan B (tác dụng như LH), oestrogen, progesteron. ị - Tuyêh nội tiết sinh dục đực Ở con đực dịch hoàn tiết ra các chất nội tiết có tên chung là androgen, có tác dụng hình thành và duy trì đặc tính sinh dục thứ cấp, thúc đẩy sự phát triển của tuyến sinh dục phụ, kích thích vỏ não gây ham muốn sinh dục ở con đực. Nhìn chung tất cả các tuyến nội tiết kể trên đều hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, thông qúa các kích tố của tuyến yên. 8.2.5. Tuyến yên Túyến yên là tuyến nhỏ nằm dưới đại não, trên xương yên, có 3 thuỳ. - Thuỳ trước tiết ra các hormon: + Somato Tropin Hormon (STH) là kích tố sinh trưởng có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể, đặc biệt là protit. Nếu ưu năng (kích tố tiết ra quá nhiều) cơ thể phát triển quá mức gây khổng lồ, nếu nhược năng cơ thể kém phát triển gây tí hon. + Tireo Stimulin Hormon (TSH) gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, kích thích quá trình lấy iot.và hình thành kích tô' tuyến giáp (tyroxin). 37
  • 39. + Adreno Coctico Tropin Hormon (ACTH) điều khiển hoạt động của tuyến thượng thận. + Gonado Stimulin Hormon (GSH) điều tiết hoạt động sinh dục bao gồm FSH và LH. * FSH (Foliculo Stừnulin Hormon) kích thích sự phát triển của các tế bào trứng ở con cái và thúc đẩy sựphát triển của ống sinh tinh và kích thích quá trình sinh tinh ở con đực. * LH (Lutein Stimulin Hormon) kích thích rụng trứng, hình thành thể vàng và sự phân tiết các hormon sinh dục. + Prolactin: Có tác dụng thúc đẩy phát triển của tuyến vú và quá trình tiết sữa. - Thùy sau tuyến yên tiết ra hai loại hormon. + Oxytoxin kích thích co bóp của cơ trơn tử cung, ống dẫn sữa ở con cái và cơ trơn ống dẫn tinh ở con đực. + Vazoprexin có tác dụng làm co hệ mạch ngoại vi, làm tăng huyết áp, tăng cường quá trình hấp thu nước ở ống thận, chống lợi tiểu. 9. HÔ HẤP, BÀI TIẾT, TIẾT SỮA 9.1. Hệ hô hấp và quá trình hô hấp Hô hấp bao gồm: Hô hấp mô bào là quá trình nhận 0 2và thải ra C02trong tế bào và hô hấp phổi là quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận 0 2từ không khí hít vào và thải C02 theo khí thở ra). 9.1.1. Hệ hô hấp Hệ hô hấp bao gồm mũi, họng, hầu, khí quản và phổi. Phổi nằm trong xoang ngực bao gồm các phế quản và nhiểu túi phế nang. 9.1.2. Quá trình hô hấp - Hít vào: Là kết quả của việc mở rộng lồng ngực theo 3 chiều do tác dụng của cơ gian sườn và cơ hoành. - Thở ra: Là kết quả ngừng hít vào, lồng ngực thu lại theo 3 chiều ngược với hít vào. - Nhịp thở: Được đo bằng số lần thở/phút, chịu ảnh hưởng của các nhân tố: loài, giống, tuổi, trạng thái sinh lý và điều kiện môi trường. 9.1.3. Trao đổi khí trong quá trình hô hấp - Ở phổi: oxy trong khí hít vào kết hợp với hemoglobin của máu tạo thành oxy hemoglobinệChất này theo tuần hoàn máu trở về tim và đi tới các mô bào. - Ở mô bào: oxy được giải phóng để cung cấp cho các mô bào, còn hemoglobin kếu hợp với C02do các mô bào thải ra, đưa C02về phổi và thải ra ngoài. 38
  • 40. 9.2ẽHệ bài tiết và quá trình bài tiết 9.2.1. Hệ bài tiết Hệ bài tiết bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Thận có cấu tạo đặc biệt để lọc máu thành nước tiểu. Thận được cấu tạo từnhiều đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận có tiểu cầu thận và ống dẫn nhỏ. ti 9.2.2. Quá trình bài tiết Quá trình bài tiết có tác dụng đào thải các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất ra ngoài, duy trì sự ổn định môi trường bên trong của cơ thể và tham gia vào quá trình điểu hoà thân nhiệt. Sản phẩm của quá trình bài tiết là nước tiểu. Nước tiểu được hình thành trong thận, được lọc từ máu. Sau khi hình thành nước tiểu qua niệu quản tới bàng quang và được dự trữ ở đó. Từ bàng quang nước tiểu qua đường niệu đạo ra ngoài. - Tính chất lý, hoá học của nước tiểu Là chất thải được hình thành trong thận. + Nước tiểu không màu hoặc vàng nhạt. Khi bị bệnh nước tiểu vàng đậm. Khi thận bị tổn thương nước tiểu có màu đỏỗ + Trong nước tiểu có 93 - 97% nước; 3 - 7% vật chất khô. + Trong nước tiểu bình thường không có protit, lipit và gluxit. + Hàm lượng axit uric, amoniac và ure trong nước tiểu cao hơn trong huyết tương nhiều lần. + Các ion cr, K Ca**, Mg” trong nước tiểu có hàm lượng cao hơn trong nuyết tương. - Kiểm tra nước tiểu Dựa vào kết quả kiểm tra nước tiểu người ta tiến hành chẩn đoán bệnh. + Albumin niệu (có albumin trong nước tiểu): Do viêm thận. + Glucose niệu (có đường trong nước tiểu): Do rối loạn trao đổi đường. + Huyết niệu (có các thành phần hữu hình của máu trong nước tiểu): Do viêm nhiễm. SỐlượng hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. + Ngoài ra còn có thể kiểm tra các ion trong nước tiểu để chẩn đoán sỏi thận. 9.3. Tuyến vú và sinh lý tiết sữa 9.3.1. Tuyến vú Tuyến vú là nơi sản sinh ra sữa và được cấu tạo từ hai phần chính: - Tuyến bào: Là nơi tổng hợp sữa từ các chất dinh dưỡng từ máu đưa đến. Mỗi tuyến bào như một cái túi thông với ống dẫn nhỏ tiếp đến ống dẫn trung bình và ống dẫn lớn, cuối cùng là bể sữa. 39
  • 41. - Tổ chức liên kết: Bao bọc xung quanh các tuyến bào, ống dẫn và toàn bộ tuyến vú có tác dụng bảo vệ và giữ ổn định hình dạng của bầu vú. Tuỷến vú có hệ thống mạch máu và dây thần kinh rất phong phú. 'ữ Hình 7. Cấu tạo tuyến vú,của bò 1- Da; 2- Màng trắng bên ngoài; 3- Màng trắng bên trong; 4- Tuyến bào; 5- ống dẫn sữa nhỏ; 6- ống dẫn sữa trung bình; 7- ống dẫn sữa lớn; 8- Bể sữa; 9- Rãnh núm vú; 10- Cơ thăn núm vú; 11- Cơ trơn núm vú; 12- Cơ trơn của ống dẫn sữa; 13- Dây thần kinh ; 14- Động mạch; 15- Tĩnh mạch; 16- Tổ chức liên kết. 9.3.2. Thành phần của sữa Thành phần của sữa rất phong phú. Các chất dinh dưỡng chủ yếu là: - Protit sữa: Trong đó cazein là protit chỉ có ở sữa, chiếm 80%. Ngoài ra có các protit khác như albumin và globulin. - Mỡ sữa: có nguồn gốc từ các axit béo, gồm các giọt có kích thước nhỏ. - Đường sữa: chủ yếu là đường lactose (chỉ có ở trong sữa)ẻ Ngoài ra trong sữa còn có các chất khoáng đa, vi lượng, các vitamin, các enzim... Thành phần của sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh... Bảng 3. Thành phần hoá học của sữa một sỏ loài vật nuôi (%) Loài vât nuôi Nước Protit Mỡ Đường Khoáng Bò châu Âu 87,6 3,2 3,5 4,9 0,8 Bò châu Á 86,2 3,0 4,8 5,3 0.7 Trâu 82 9 4,6 7,5 4.2 0,8 Dê 86,9 3,8 4,1 4,4 0.8 Ngựa 90 3 1.9 1,0 6,5 0,3 Lợn ' 8 2 4 6,1 6,4 4,0 1.1 40
  • 42. 9.3.3. Sinh lý tiết sữa - Sự hình thành sữa: Sữa được hình thành trong tuyến bào từ các chất dinh dưỡng do máu đưa tới. Để sản sinh ra 1 lít sữa cần có 500 - 540 lít máu đi qua tuyến vú. Sự hình thành sữa trong tuyến bào là một quá trình sinh tổng hợp phức tạp. + Protit sữa: Cazein là protit chủ yếu và đặc thù của sữa, được tổng hợp trong tuyến bào từ các axit amin cần thiết do máu đưa tới. Albumin trong sữa có hai nguồn gốc: một phần được tổng hợp từ các axit amin có trong máu, phần còn lại được chuyển trực tiếp từ máu vào tuyến sữa theo cơ chế thẩm thấu. Còn globulin sữa hầu như được hấp thu trực tiếp từ máu theo cơ chế thẩm thấu. + Đường lactose: Lactose là loại đường đặc trưng của sữa, được tạo thành trong tuyến sữa từ glucose và galactose với sự tham gia của các enzim. + Mỡ sữa: Mỡ sữa được tạo thành trong tuyến sữa do sự kết hợp giữa glyxerin và axit béo. + Các chất khoáng, vitamin và enzim: Được tuyến sữa tiếp nhận từ máu. Quá trình tiết sữa được thực hiện dưới sự điều khiển của trung ương thần kinh và hormon prolactin do tuyến yên tiết ra. - Sựthải sữa: Sữa sau khi được hình thành chứa đầy trong bao tuyến, ống dẫn sữa và được dự trữ ở bể sữa. Khi vật non bú hoặc vắt sữa dưới tác dụng của oxytoxin do tuyến yên tiết ra cơ trơn co bóp mạnh đẩy sữa về bể sữa và thải ra ngoài. 10. DA VÀ LÔNG 10.1. Da Da là cơ quan xúc giác, điểu tiết nhiệt, bài tiết và bảo vệ. - Da ở các phần khác nhau trên cơ thể có độ dày khác nhau. - Dưới da có lớp tổ chức liên kết xốp là nơi tích lũy mỡ dưới da. Lớp mỡ này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của nhiệt. 10.2. Các tuyến của da I Là các cơ quan bài tiết. Ở da có 2 loại tuyến: - Tuyến nhờn: Nằm ở gần chân lông, tiết ra chất nhờn có tác dụng bảo vệ da. - Tuyến mồ hôi: Nằm sâu hơn tuyến nhờn ở lớp dưới da có tác dụng tiết mồ hôi, chứa các sản phẩm phân giải của quá trình trao đổi chất. 41
  • 43. 10.3. Lông Da được bao phủ từ bên ngoài bởi lớp lông có tác dụng chống rét và bảo vộ da khỏi các tác động cơ học, đồng thời thực hiện chức năng xúc giác. Lông gồm phần thân và phần chân lông. Độ dày của lớp lông và kích thước, kết cấu của lông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản xuất, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh... 11. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC c ơ QUAN CẢM GIÁC Hệ thần kinh có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con vật. Mọi hoạt động của cơ thể sống nằm dưới sự chỉ đạo của thần kinh trung ương. Thông qua hệ thần kinh tất cả các cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài. Nhờ hệ thần kinh cơ thể cảm nhận được các thay đổi của môi trường và có cơ chế thích ứng với các thay đổi đó. Chức năng của hệ thần kinh được thực hiện nhờ phản xạ, thông qua cung phản xạ. Người ta chia hệ thần kinh thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật. 11.1. Hệ thán kinh trung ương 11.1.1. Tủy sống Tủy sống nằm xuyên bên trong ống cột sống. Nó được bao bọc bởi ba lớp màng: Màng ngoài, màng giữa và màng trong. Tủy sống được cấu tạo từ hai lớp: - Chất trắng: Đó là các tua của tế bào thần kinh có tác dụng truyền dẫn kích thích từ trung tâm đến các cơ quan và ngược lênệ - Chất xám: Chiếm vị trí trung tâm của tủy sống và được cấu tạo từ các tế bào thần kinh. Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tủy sống có 2 chức năng chính là: là nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác tới các cơ quan vận động và là trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể. 11.1.2. Não Não được chia ra: Đại não, tiểu não và hành não. - Đại não chia thành hai bán cầu đại não trái và phải. Chất trắng nằm ở bên trong, chất xám bao bọc ở bên ngoài tạo nên vỏ não. vỏ não không bằng phẳng mà có nhiều rãnh và nếp nhăn. Cấu tạo như vậy làm tăng bề mặt vỏ não và tăng số tế bào thần kinh ở vỏ não. Các phần riêng biệt của vỏ não là các trung tâm hoạt động thần kinh cao cấp và các trung tâm điều khiển hoạt động và cử chỉ của con vật. 42
  • 44. Ở chân não bộ dưới các bán cầu đại não là não trung gian. Nó là một phần của não. - Tiểu não nằm sau đại não. Tiểu não là bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương. Chức năng của nó là điều khiển hoạt động của con vật và sự cân bằng của cơ thể. - Hành não nằm dưới tiểu não, nối liền với tủy sống. Từ não có 12 đôi dây thần kinh đi tới các giác quan và các cơ quan trong cơ thể. Chức năng của não rất phức tạp. Mọi hoạt động của cơ thể đều gắn liển với hoạt đông của não. 11.2. Hệ thần kinh thực vật • • • Trung tâm chính của hệ thần kinh thực vật nằm ở hành não. Hệ thần kinh thực vật nối với hầu như tất cả các dây thần kinh của não, nối với tủy sống và điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng: tim, mạch máu, phổi, dạ dày, ruột, các cơ quan sinh dục, các tuyến nội tiết. Người ta phân chia hệ thần kinh thực vật thành: - Hệ thần kinh giao cảm - Hệ thần kinh phó giao cảm Tác động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nói chung đối nghịch nhau. Trong các trường hợp khi các dây thần kinh phó giao cảm kích thích một cơ quan nào đó, thì các dây thần kinh giao cảm gây ức chế. Hệ thần kinh thực vật không những điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng mà còn gây ảnh hưởng đến trao đổi chất trong các cơ quan và các biến đổi hoá học. 11.3. Phản xạ có điều kiện và không điều kiện Các phản xạ được hình thành nhờ hoạt động của vỏ não. - Phản xạ không điều kiện: Là các phản xạ bẩm sinh, có tính di truyền, được hình thành và củng cố trong quá trình phát triển lịch sử của loài. Ví dụ: Hoạt động của tim, hô hấp, tiết nước bọt khi ăn, nhắm mở mắt khi có tác động của ánh sáng. Các phản xạ không điều kiện phức tạp nhất là các bản năng. Các phản xạ không điều kiện mang tính ổn định hầu như không thay đổi dưới tác động của môi trường. - Phản xạ có điều kiện: Hình thành trên cơ sở phản xạ không điều kiện trong quá trình sống. Phản xạ có điểu kiện là những quan hệ mới, những thói quen mới có. Nhờ các phản xạ có điều kiện cơ thể sống nằm trong sự thống nhất không tách rời với thế giới xung quanh. 43
  • 45. 11.4. Các cơ quan cảm giác Các cơ quan cảm giác bao gồm: - Thị giác: Mắt - Thính giác: Tai - Vị giác: Cáocơ quan vị giác nằm ở niêm mạc xoang miệng, đặc biột ở lưỡi. - Khứu giác: Các cơ quan khứu giác nằm ở phẩn phía sau của xoang mũi. - Các cơ quan xúc giác nằm chủ yếu ở lớp biểu bì của da. 11.5. Loại hình thần kinh Dựa vào cường độ của hai quá trình hưng phấn, ức chế và sự cân bằng giữa hai quá trình này, đổng thời dựa vào tốc độ phản ứng của cơ thể đối vổi các kích thích của ngoại cảnh, người ta chia ra 4 loại hình thần kinh. - Mạnh - cân bằng - linh hoạt: Đây là loại hình thần kinh lý tưởng. Con vật loại này dễ thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có sức khoẻ tốt, sức sản xuất cao. V - Mạnh - cân bằng - chậm chạp: Con vật loại hình này biểu hiện yên tĩnh, trầm lặng, thích nghi với thay đổi của ngoại cảnh nhưng chậm, thích hợp với gia súc lấy thịt. - Mạnh - không cản bằng: Thường là hưng phấn mạnh hơn ức chế. Con vật biểu hiện hung hăng hay cổng kích, dễ bị kích động. Đực giống thường thuộc loại hình thần kinh này. - Yếu: Đây là loại hình thần kinh có quá trình ức chế chiếm ưu thế. Con vật luôn tỏ ra sợ hãi, kém ăn, kém ngủ nên sức khoẻ kém, sức sản xuất thấp. 44
  • 46. Chương II NHŨNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CÔNG TÁC GIỐNG 1.1. Khái niệm - Công tác giống là tập hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất và các phẩm chất di truyền của vật nuôi. - Mục đích của công tác giống là: Hoàn thiện nâng cao phẩm chất của các giống vật nuôi hiện có và tạo ra các giống mới có năng suất và phẩm chất cao hơn. - Trong công tác giống vật nuôi có 3 khâu chủ yếu, có quan hệ mật thiết, hỗ trợ bổ sung lẫn nhau, đó là: chọn lọc, chọn phối và nhân giống. Chọn lọc, chọn phối là tiền đề của nhân giống vật nuôi và sau khi nhân giống lại tiếp tục chọn lọc chọn phối. Cho nên nếu chọn lọc, chọn phối là cải tiến tính chất di truyền của các cá thể thì nhân giống không ngừng nâng cao phẩm chất của quần thể và phổ biến phẩm chất của quần thể đó trên một phạm vi rộng rãi hơn. - Điều kiện dể tiến hành công tác giống có kết quả là: + Phải tạo điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Không thể tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng kém. Đồng thời cũng không thể phát huy tiềm năng di truyển của các giống cao sản nếu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điểu kiện nuôi dưỡng, chăm sóc. + Phải có một số lượng vật nuôi đủ lớn. Không thể tiến hành công tác giống có kết quả trong một nhóm nhỏ vật nuôi. 1.2. Ý nghĩa của công tác giống Công tác giống trong chăn nuôi rất quan trọng. Trong chăn nuôi yếu tố quan trọng hàng đầu là con giống. Người ta thường nói "Giống là tiền dề, thức ăn là cơ sở'. Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn thì trước tiên phải có giống 45
  • 47. tốt. Không thể nói đến thâm canh chăn nuôi nếu không có giống tốt. Muốn có giống tốt thì đương nhiên phải tiến hành công tác giống. SỐlượng sản phẩm chăn nuôi có thể tăng lên bằng hai cách là: Cải thiện điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và tăng số đầu con hoặc nâng cao phẩm chất của các vật nuôi đó. Nhưng khả năng chuyển hoá thức ãn thành sản phẩm của căc giống khác nhau thì khác nhau. Các giống địa phương chưa được cải tiến (giống nguyên thủy) cũng có thể nâng cao năng suất trong điều kiện nuôi dưỡng tốt nhưng chỉ đến một mức độ nhất định Khi tiềm nãng di truyền của giống đó đã được tận dụng hết, thì việc tiếp tục tăng năng suất chỉ có thể thực hiện được bằng con đường cải tạo một cách cơ bản, có nghĩa là tạo nên một tổ hợp di truyền mới. Các giống tạo thành (cao sản) khác biệt với các giống nguyên thuy ở chố chúng cho năng suât cao va sử dụng hiệu quả thức ăn. Chúng có tính di truyền ổn định, có khả năng truyền lại các phẩm chất của giống cho đời sau. Để tiếp tục nâng cao phẩm giống và duy trì sức sản xụất ở mức độ cao đòi hỏi công tác giống phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. 2. CO SỞ SINH HỌC CỦA CÔNG TÁC GIỐNG Bất cứ một giống vật nuôi nào cũng được hình thành trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trải qua nhiều thế hệ chúng có những đặc tính sinh học ổn đinh và có khả năng truyền lại những đặc tính ấy cho những thế hộ kế tiếp. Đó là đặc tính sinh học của động vật nói chung và vật nuôi nói riêng. Đặc tính đó dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: - Tính di truyền và biến dị: + Di truyền là đặc tính của sinh vật có khả nâng truyền lại các đặc tính của mình cho đời sau. Mức độ di truyền từng tính trạng có sự sai khác nhau và được thể hiện bằng hệ sô' di truyền (h2). Trong di truyền học người ta chia các tính trạng ra làm 2 loại: Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Các tính trạng chất lượng được di truyền theo quy luật của di truyền học Menđen. Trong chăn nuôi người ta đặc biệt chú ý đến các tính trạng sô lượng vì phần lớn các tinh trạng năng suất là tính trạng sô lượng. Các tính trạng sô lượng thể hiên bằng kiểu hình (Phenotype). ệ . P = G+E p - Giá trị kiểu hình G - Giá trị kiểu gen (Genotype) E - Tác động của môi trường (Envừonment) Trong đó: G = A + D + I A - Giá trị cộng gộp D - Giá trị tính trội I - Giá trị tương tác các gen 46