SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
1 
GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
- Gia công bằng tia nước trộn hạt mài là một trong những phương pháp gia 
công tiên tiến. Phương pháp này có thể gia công được hầu hết các loại vật liệu 
trong chế tạo cơ khí mà các phương pháp gia công truyền thống khó hoặc không 
thể thực hiện được; 
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế sử 
dụng trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài là rất cấp thiết. 
2. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cắt, chất lượng cắt của các hạt mài: 
- Hạt mài mới Supreme garnet cỡ hạt 80; 
- Hạt mài tái chế (hạt mài được sử dụng lại sau khi sử lý); 
- Hạt mài bù tái chế (hạt mài mới + hạt mài tái chế) khi gia công thép tấm 
không gỉ mác SUS 201 và SUS 304 mạ mầu một mặt bằng phương pháp tia 
nước trộn hạt mài. 
3. Mục đích nghiên cứu 
Xây dựng được cơ sở khoa học ứng dụng hiệu quả hạt mài tái chế và hạt 
mài bù tái chế trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài. 
4. Mục tiêu nghiên cứu 
- Tìm ra được khối lượng hạt mài tái sử dụng, từ hạt mài Supreme garnet 
cỡ hạt 80; 
- Tìm ra được khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài 
bù tái chế so với hạt mài mới; 
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế 
so với việc sử dụng hạt mài mới. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
a) Nghiên cứu lý thuyết 
- Nghiên cứu bản chất cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; 
- Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng hạt mài tái chế và bù tái chế. 
b) Nghiên cứu thực nghiệm 
Xác định khả năng cắt, chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế. 
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 
a) Ý nghĩa khoa học của đề tài 
- Xây dựng được cơ sở khoa học về khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt 
mài bù tái chế trong công nghệ cắt bằng tia nước trộn hạt mài; 
- Chứng minh hiệu quả của việc sử dụng hạt mài tái chế và bù tái chế trong 
phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài. 
b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
- Kết quả nghiên cứu ứng dụng được vào thực tế sản xuất để giảm chi phí 
gia công bằng tia nước trộn hạt mài;
2 
- Lập chỉ dẫn khi sử dụng hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế, giúp nhà 
sản xuất ứng dụng thuận lợi. 
7. Các điểm mới của luận án 
- Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 có khả năng tái chế tốt, kết quả thu hồi 
hạt mài khi gia công thép tấm không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15.8mm từ hạt 
mài có kích thước lớn hơn 90m đạt được xấp xỉ 58,8%; 
- Khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế từ hạt mài Supreme 
garnet luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới, nên hạt mài tái chế và 
bù tái chế có thể được sử dụng chế độ cắt như hạt mài mới; 
- Sau khi ra khỏi vòi phun các hạt mài có nhiều kích thước khác nhau. Tuy 
nhiên, các hạt mài có kích thước từ 90 đến 150 μm là các hạt cắt đạt chiều sâu 
cắt lớn nhất; 
- Kích thước hạt mài thích hợp cho tái chế hoặc bù tái chế được xác định là 
những hạt mài có kích thước từ 90m trở lên; 
- Khi tái chế được xấp xỉ 58,8% thì giá thành của hạt mài tái chế bằng (30  
40)% của giá thành hạt mài mới và giá thành của hạt mài bù tái chế bằng (60  
65)% giá thành của hạt mài mới. Điều này chỉ ra rằng nếu sử dụng hạt mài tái 
chế và bù tái chế từ hạt mài Supreme garnet cho phép giảm đáng kể chi phí 
trong gia công. 
8. Bố cục của luận án 
Nội dung luận án được trình bày trên 125 trang. Ngoài phần mở đầu và 
phần kết luận chung được trình bày trên 4 trang, nội dung luận án gồm 5 chương: 
Chương 1. Tổng quan về gia công bằng tia nước trộn hạt mài, vấn đề tái 
chế và bù tái chế hạt mài (17 trang); 
Chương 2. Thiết bị, Hạt mài, thông số và mẫu thí nghiệm (26 trang); 
Chương 3. Nghiên cứu thực nghiệm xác định hiệu quả hạt mài tái chế (28 trang); 
Chương 4. Nghiên cứu thực nghiệm xác định hiệu quả hạt mài bù tái chế (33 trang); 
Chương 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế (17 trang). 
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG BẰNG TIA NƯỚC TRỘN HẠT 
MÀI, VẤN ĐỀ TÁI CHẾ VÀ BÙ TÁI CHẾ HẠT MÀI 
1.1. Tổng quan về gia công bằng tia nước hạt mài 
- Gia công bằng tia nước trộn hạt mài sau vòi tăng tốc là tạo ra dòng nước ở 
áp suất rất cao (350 MPa), được dẫn cưỡng bức đi qua một lỗ có đường kính rất 
nhỏ (0,33 mm) để tạo ra một tia nước có vận tốc rất lớn (gần 1000 m/s). Khi tia 
nước có vận tốc rất lớn này đi qua một cửa cấp hạt mài, do có chênh lệch áp 
suất, dòng hạt mài sẽ bị hút vào hòa trộn với tia nước trong buồng trộn và được 
tia nước đẩy đi với vận tốc bằng 50  70% vận tốc tia nước (500  700 m/s). Ở 
vận tốc rất cao này, các hạt mài tuy có khối lượng rất nhỏ nhưng lại có một động
3 
năng phá hủy vô cùng lớn. Khi bắn vào bề mặt phôi, động năng của các hạt mài 
chuyển thành lực cắt cơ học, cắt phoi từ phôi gia công một cách dễ dàng; 
- Nhược điểm của phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài là chi 
phí cho gia công tương đối cao và lượng chất thải sau gia công đổ ra môi trường 
rất lớn (ở châu Âu, chi phí cho một giờ gia công từ (250  300) đôla/giờ. Ở Việt 
Nam chi phí cho một giờ gia công từ (2,5  5,0) triệu đồng/giờ. 
1.1.1. Quy luật ảnh hưởng một số thông số cơ bản đến khả năng cắt bằng 
tia nước trộn hạt mài 
1.1.1.1. Ảnh hưởng của p, Vdc, qhm đến hmax 
hmax 
(mm) 
P (MPa) Vdc (mm/ph) 
a) 
b) 
c) 
Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của một số thông số cơ bản đến 
chiều sâu cắt lớn nhất (hmax) [80] 
hmax 
(mm) 
a) Áp suất nước (p); b) Vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc); c) Lưu lượng hạt mài (qhm). 
Quy luật ảnh hưởng của một số thông số cơ bản đến chiều sâu cắt lớn nhất 
được trình bày trên hình 1.2. Quan sát hình 1.2 thấy rằng: 
- Chiều sâu cắt lớn nhất tăng tỷ lệ thuận với áp suất nước (hình 1.2a); 
- Chiều sâu cắt lớn nhất tỷ lệ nghịch với vận tốc dịch chuyển đầu cắt (hình 1.2b); 
- Chiều sâu cắt lớn nhất phụ thuộc vào lưu lượng khối lượng hạt mài tham 
gia cắt. Khi tăng lưu lượng khối lượng hạt mài tham gia cắt thì chiều sâu cắt 
tăng nhưng khi khối lượng hạt mài tăng quá một giá trị nào đó thì chiều sâu cắt 
lớn nhất lại bắt đầu giảm (hình 1.2c). 
1.1.1.2. Quan hệ giữa áp suất nước, đường kính vòi phun đến lưu lượng hạt mài 
- Lưu lượng hạt mài tăng tỷ lệ thuận với áp suất nước. Áp suất nước xấp xỉ 
325MPa thì lưu lượng hạt mài tối ưu là 9g/s [61]; 
- Lưu lượng hạt mài tăng tỷ lệ thuận với đường kính vòi phun. Đường kính 
vòi phun xấp xỉ bằng 1,1mm thì lưu lượng hạt mài tối ưu là 9g/s; 
1.1.1.3. Ảnh hưởng của khoảng cách gia công đến độ sâu cắt tối đa 
- Khoảng cách gia công (khoảng cách từ đầu vòi phun đến bề mặt gia công) 
xấp xỉ bằng 2mm thì độ sâu cắt đạt được tối đa [5, 89, 93]; 
- Độ sâu cắt tối đa giảm dần khi khoảng cách gia công > 2mm. 
1.1.1.4. Ảnh hưởng của đường kính và chiều dài vòi phun [48] 
- Tỷ lệ loại bỏ vật liệu gia công tăng khi đường kính vòi phun tăng từ 0.7 
đến 1,3 mm và giảm khi đường kính vòi phun >1,6 mm; 
qhm (g/s) 
hmax 
(mm)
4 
- Chiều dài vòi phun xấp xỉ bằng 40mm cho độ sâu cắt lớn nhất. Nhưng để kết hợp 
giữa tuổi bền và khả năng cắt tốt nhất, chiều dài vòi phun phải nằm trong khoảng từ 75 
đến 105 mm. Thường bằng 76,2; 88,9 và 101,6 mm (quy đổi từ kích thước hệ anh). 
1.1.1.5. Ảnh hưởng của đường kính vòi tăng tốc và đường kính vòi phun 
- Khả năng cắt lớn nhất đạt được khi tỷ lệ giữa đường kính vòi phun và 
đường kính vòi tăng tốc và nằm trong khoảng từ 3 đến 4 [93]. 
1.2. Tổng quan về tái chế và bù tái chế hạt mài 
Để nâng cao hiệu quả gia công bằng tia nước hạt mài đã có một số nghiên 
cứu về tái chế và bù tái chế cho hạt mài Barton garnet, hạt mài GMA garnet và 
hạt mài Garnet miền nam Ấn Độ, kết quả như sau: 
- Khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài Barton garnet và hạt mài 
GMA garnet tái chế đã được chứng minh là tốt hơn hạt mài mới [35, 89]; 
- Khả năng cắt của hạt mài Garnet tái chế (nguồn gốc miền nam Ấn độ) đã 
được chứng minh chỉ bằng 82% so với hạt mài mới khi cắt nhôm - Al6061. 
Để nghiên cứu tái chế và bù tái chế hạt mài cần thiết phải hiểu về vỡ của 
hạt mài và ảnh hưởng của các thông số đến vỡ của hạt mài trong quá trình gia 
công, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như sau: 
1.2.2. Quá trình vỡ của hạt mài trong gia công 
Trong quá trình gia công, vỡ của hạt mài xảy ra ở hai giai đoạn là giai đoạn 
trộn và giai đoạn cắt: 
- Giai đoạn trộn do hạt mài va chạm với thành buồn trộn và thành trong của 
vòi phun và do bản thân chúng va chạm với nhau; 
- Giai đoạn cắt do hạt mài va chạm với phôi, va chạm với nam dập sóng 
nước và bản thân chúng va chạm với nhau; 
- Do bị vỡ trong quá trình trộn nên kích thước hạt mài trung bình sau khi ra khỏi 
vòi phun nhỏ hơn so với kích thước hạt mài ở đầu vào vòi phun. 
- Quá trình vỡ của hạt mài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hạt mài, kích 
thước hạt mài, lưu lượng hạt mài, áp suất nước gia công, vật liệu gia công, chiều 
dày của vật liệu, … 
1.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài luận án 
1.3.1. Nội dung thí nghiệm 
Các thí nghiệm cắt bằng tia nước trộn hạt mài được tiến hành trên phôi thép 
không gỉ SUS304 và SUS201 bao gồm: 
- Thí nghiệm cắt bằng hạt mài mới; 
- Thí nghiệm cắt bằng hạt mài tái chế; 
- Thí nghiệm cắt bằng hạt mài bù tái chế. 
1.3.2. Đánh giá kết quả thí nghiệm 
- Tìm ra được khối lượng hạt mài tái sử dụng từ hạt mài Supreme garnet cỡ 
hạt 80; 
- Tìm ra được khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài 
bù tái chế so với hạt mài mới;
5 
- Xác định kích thước hợp lý của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; 
- Xây dựng được cơ sở khoa học ứng dụng hiệu quả hạt mài tái chế và hạt 
mài bù tái chế trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài; 
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế 
so với việc sử dụng hạt mài mới. 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 
Từ tổng quan về phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài, vấn đề 
tái chế và bù tái chế hạt mài có thể kết luận như sau: 
- Cơ chế hạt mài bị vỡ do tương tác với thành buồng trộn, thành trong của 
vòi phun, tương tác với phôi và giữa chúng tương tác với nhau. Sự vỡ của hạt 
mài ảnh hưởng tới chất lượng cắt khi gia công; 
- Kích thước của hạt mài < 60m có khả năng cắt kém; 
- Khả năng cắt của hạt mài còn phụ thuộc vào lịch sử hình thành hạt mài; 
- Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 (xuất xứ Ấn Độ), đang được ứng dụng 
phổ biến trong gia công bằng tia nước trộn hạt mài ở Việt Nam nhưng chưa có 
nghiên cứu nào về tái chế và bù tái chế cho hạt mài này cũng như đánh giá hiệu 
quả việc sử dụng chúng. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao hiệu quả của hạt mài tái chế và 
bù tái chế trong gia công bằng tia nước áp suất cao” sẽ có tính khoa học và tính ứng 
dụng cao. 
Chương 2. THIẾT BỊ, HẠT MÀI, THÔNG SỐ VÀ MẪU THÍ NGHIỆM 
2.1. Thiết bị 
2.1.1. Máy gia công bằng tia nước trộn hạt mài 
Model M23120B Flow Waterjet: 
- Áp suất nước cực đại do bơm tạo ra cho việc cắt vật liệu: 380 MPa; 
- Áp suất nước chọn cho quá trình cắt liên tục: 350 MPa. 
2.1.2. Thiết bị phân loại hạt mài 
Có nhiều phương pháp có thể phân loại hạt mài. Trong đề tài này chọn cách 
phân loại hạt mài bằng sàng vì khả năng phù hợp của nó với thực tế sản xuất. 
Sàng hạt mài được chế tạo theo tiêu chuẩn ISO 3310-1. 
Mục đích phân loại hạt mài bằng sàng là để xác định khối lượng, kích 
thước hạt mài trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun 
tham gia cắt phôi. 
2.1.3. Thiết bị đo độ nhám bề mặt 
- Model: MITUTOYO Surftes SJ-301. 
- Thông số độ nhám được sử dụng để đánh giá chất lượng bề mặt cắt bằng 
tia nước trộn hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế.
6 
2.1.4. Thiết bị chụp hình dạng hạt mài 
Ký hiệu (Model): JSM-5410LV scanning microscope, được sử dụng để 
quan sát sự thay đổi hình dạng hình học của hạt mài trước khi vào buồng trộn 
vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt. 
2.2. Xác định hạt mài cho nghiên cứu 
Đề tài chọn hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 đang được sử dụng ở Việt Nam. 
2.3. Vật liệu phôi và mẫu phôi thí nghiệm 
Vật liệu phôi thí nghiệm là thép SUS 201 và thép SUS 304. Ảnh mẫu phôi 
phù hợp cho thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất (hình 2.20). Phương pháp 
tính độ sâu cắt lớn nhất được mô tả trên hình 2.21. 
Hình 2.20. Ảnh phôi thép SUS 304 và 
SUS 201 có chiều dày thay đổi 
hmax A 
B 
Hình 2.21. Sơ đồ phương pháp tính 
chiều sâu cắt lớn nhất 
2.4. Thiết lập các thông số cho thí nghiệm cắt bằng tia nước áp suất cao 
trộn hạt mài 
2.4. Xác định thông số đầu vào của thí nghiệm 
Nhóm các thông số cần điều chỉnh được gồm: 
- Vận tốc dịch chuyển đầu cắt: Vdc (mm/ph); 
- Khối lượng lưu lượng hạt mài: qhm (g/s); 
- Loại hạt mài: hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế. 
Nhóm các thông số không cần điều chỉnh trong quá trình gia công gồm: 
- Áp suất làm việc: P (MPa); 
- Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt gia công:  (mm); 
- Đường kính lỗ vòi tăng tốc: dori (mm); 
- Đường kính lỗ vòi phun: df (mm) và chiều dài vòi phun: lf (mm). 
2.4.2. Xác định thông số đầu ra của thí nghiệm 
- Độ sâu cắt lớn nhất hmax(mm); 
- Độ nhám bề mặt (Ra), chiều rộng rãnh cắt trên và dưới. 
2.4.3. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định khả năng tái chế 
- Máy thí nghiệm M23120B Flow Waterjet; 
- Áp suất nước làm việc liên tục: 350 MPa; 
hmax = AB.sin 
C 
Chiều dày thay đổi
7 
- Đường kính lỗ vòi tăng tốc: 0.33 mm; 
- Đường kính lỗ vòi phun: 1,02 mm, chiều dài vòi phun: 101,6 mm; 
- Vận tốc dịch chuyển đầu cắt: 100 mm/ph; 
- Khoảng cách gia công: 2mm; 
- Lưu lượng hạt mài: 9g/s; 
- Loại hạt mài: Supreme garnet cỡ hạt 80; 
- Phôi thí nghiệm: SUS 304 kích thước (500 x 200 x 15.8) mm; 
- Góc đầu cắt so với mặt phôi gia công: 900; 
- Kết quả thí nghiệm: khối lượng hạt mài thu hồi được sau gia công (kg). 
2.4.4. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất của hạt mài 
Các thông số thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất được thiết lập giống 
như mục 2.4.3 ngoại trừ các phần khác như sau: 
- Vận tốc dịch chuyển đầu cắt là: 100, 125, 150, 175 và 200 mm/ph; 
- Loại hạt mài: hạt mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; 
- Phôi thí nghiệm: SUS 304, SUS 201 có chiều dày thay đổi (hình 2.20); 
- Kết quả của thí nghiệm: Độ sâu cắt đạt được lớn nhất (hmax). 
2.4.5. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định độ nhám bề mặt 
Các thông số thí nghiệm xác định độ nhám bề mặt được thiết lập giống như 
mục 2.4.3 ngoại trừ các phần khác như sau: 
- Phôi thí nghiệm là thép SUS 304 có kích thước 30 x 30 x 10mm; 
- Vận tốc dịch chuyển của đầu cắt: 10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph; 
- Loại hạt mài: hạt mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; 
Kết quả thí nghiệm: Giá trị độ nhám Ra của các bề mặt gia công cắt bằng 
hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế đo theo hướng tiến của đầu cắt 
ở các độ sâu cách nhau 5mm theo chiều sâu cắt trên phôi. 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 
Từ phân tích trong nội dung chương 2 cho phép kết luận như sau: 
- Chọn được hệ thống thiết bị phù hợp cho thí nghiệm, đảm bảo độ tin cậy 
cho kết quả nghiên cứu tại Việt Nam; 
- Chọn được bộ thông số kỹ thuật cho các thí nghiệm: áp suất nước gia 
công cắt, vận tốc dịch chuyển đầu cắt, lưu lượng hạt mài và khoảng cách gia công; 
- Chọn được hạt mài phục vụ nội dung nghiên cứu: Supreme garnet cỡ hạt 80, 
hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; 
- Chọn được vật liệu mẫu thí nghiệm (thép SUS 304, SUS 201) và thiết kế 
mẫu thí nghiệm phù hợp với nội dung nghiên cứu; 
- Chọn được các chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá kết quả nghiên cứu: Độ sâu cắt 
lớn nhất, tình trạng, độ nhám bề mặt gia công và chiều rộng rãnh cắt.
8 
Chương 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ 
HẠT MÀI TÁI CHẾ 
Mục tiêu nghiên cứu của chương này là xác định khả năng thu hồi của hạt 
mài tái chế, xác định kích thước hạt mài hợp lý cho tái chế, khả năng cắt, chất 
lượng cắt và hiệu quả của hạt mài tái chế. 
3.1. Xác định khả năng thu hồi của hạt mài mới Supreme garnet cỡ hạt 80 
Ký hiệu kích thước của hạt mài bằng chữ (S). Tiến hành thí nghiệm theo 
các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.3. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong 
bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm thu hồi hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 so với đầu vào 
TT Khoảng kích thước Kết quả tái chế (%) 
1 90 μm < S < 355 μm 58.8 
2 106 μm < S < 355 μm 53.4 
3 125 μm < S < 355 μm 47.0 
4 150 μm < S < 355 μm 38.7 
5 180 μm < S < 355 μm 27.4 
6 212 μm < S < 355 μm 16.4 
7 250 μm < S < 355 μm 4.6 
Quan sát bảng 3.1 thấy rằng khi thu hồi từ hạt mài có kích thước càng nhỏ thì 
khối lượng hạt mài thu hồi được càng nhiều. 
Tỷ lệ thu hồi hạt mài khi gia công thép SUS 304 chiều dày 15.8mm, từ hạt 
mài có kích thước  90 μm được 58,8% do đó rất khả thi cho tái chế. 
3.2. Nghiên cứu phân bố khối lượng, kích thước hạt mài Supreme garnet 
trong quá trình gia công bằng tia nước trộn hạt mài 
3.2.1. Phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài mới trước và sau khi cắt phôi 
Bảng 3.2. Khối lượng và kích thước hạt mài mới trước và sau khi cắt phôi 
TT Khoảng kích thước 
hạt mài (m) 
Khối lượng hạt mài 
trước khi cắt phôi (%) 
Khối lượng hạt mài sau 
khi cắt phôi (%) 
1 300m < S < 355m 50 0 
2 250m < S  300m 32.52 4.52 
3 212m < S  250m 14.48 11.8 
4 180m < S  212m 2.32 11.04 
5 150m < S  180m 0.68 11.28 
6 125m < S  150m - 8.28 
7 106m < S  125m - 6.4 
8 90m < S  106m - 5.4
9 
Nhận xét : Sau khi cắt phôi, khối lượng và kích thước của hạt mài mới thay 
đổi rất nhiều. Tiến hành thu hồi, làm sạch và phân loại hạt mài bằng sàng (lấy lại 
những hạt mài có kích thước > 90m) kết quả được trình bày trong bảng 3.2. 
Để nghiên cứu khối lượng và kích thước hạt mài như thế nào sẽ đóng vai 
trò quyết định khả năng cắt và chất lượng cắt vật liệu, quá trình phân bố khối 
lượng, kích thước của hạt mài trước vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun đã được 
tiến hành xem xét. 
3.2.2. Phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài trước vòi phun và sau 
khi ra khỏi vòi phun 
Các mẫu hạt mài tái chế được thiết lập theo khoảng kích thước hạt mài thu hồi. 
Mẫu số 1: 90m  S < 355m Mẫu số 3: 125m  S < 355 
Mẫu số 2: 106m  S < 355m Mẫu số 4: 150m  S < 355m 
Ngoài ra, quy ước mẫu hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 là “hạt mài mới”. 
Hình 3.2. Đồ thị kết quả thí nghiệm khối lượng, kích thước của hạt mài mới trước khi 
vào và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt 
Quan sát hình 3.2 và hình 3.3 thấy rằng khối lượng hạt mài mới (hình 3.2) 
và hạt mài tái chế (hình 3.3) theo từng khoảng kích thước sau khi ra khỏi vòi 
phun tham gia cắt khác hoàn toàn khối lượng hạt mài ở đầu vào. Cụ thể là khối 
lượng theo từng khoảng kích thước ở đầu vào giảm xuống rất mạnh. Điều này 
chứng tỏ rằng trong quá trình trộn và tăng tốc, hạt mài có kích thước lớn sẽ vỡ 
thành hạt mài có kích thước nhỏ. Do bị vỡ nên khối lượng theo từng khoảng 
kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun mới thực sự đóng vai trò quyết định 
khả năng cắt và chất lượng cắt vật liệu gia công chứ không phải khối lượng, kích 
thước của hạt mài ở đầu vào.
10 
Hình 3.3. Đồ thị kết quả thí nghiệm khối lượng, kích thước của hạt mài tái chế (mẫu số 1) 
trước khi vào và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt phôi 
3.2.3. Hình dạng hình học của hạt mài mới và hạt mài tái chế trước khi vào 
buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun 
Quan sát hình 3.7 thấy rằng, kích thước và hình dáng của các hạt mài sau 
khi ra khỏi vòi phun khác với đầu vào: các hạt mài có nhiều cạnh sắc hơn và có 
kích thước nhỏ hơn trước khi vào buồng trộn vòi phun (hình 3.7b và hình 3.7d). 
a) 
b) 
c) 
d) 
Hình 3.7. Ảnh hình dạng hạt mài trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun 
a) Hạt mài mới trước khi vào buồng trộn vòi phun 
b) Hạt mài mới sau khi ra khỏi vòi phun 
c) Hạt mài tái chế trước khi vào buồng trộn vòi phun 
d) Hạt mài tái chế sau khi ra khỏi vòi phun 
Sở dĩ có các đặc điểm trên là do hạt mài trong quá trình trộn chúng va 
chạm với thành buồng trộn và thành vòi phun có độ cứng rất cao (HRA = 89  
95) hoặc cũng có thể do bản thân chúng va chạm với nhau nên đã bị vỡ ra [61]. 
Do bị vỡ nên các hạt mài to trở thành nhiều hạt nhỏ hơn (kích thước giảm đi) 
như mô tả trên hình 3.8. 
Trên thực tế các hạt mài thường có su hướng vỡ ra một vài mảnh to và một 
số mảnh nhỏ. Nếu một hạt bị vỡ ra thành hai mảnh to và một số mảnh nhỏ thì 
thường một hạt tròn có su hướng vỡ thành các hạt dài (Hình 3.8a). Điều đó có
11 
nghĩa là nếu nhiều hạt tròn thì sẽ có su hướng vỡ thành các hạt dài, sắc cạnh 
(hình 3.8a) và ngược lại nhiều hạt dài sẽ vỡ thành nhiều hạt tròn (hình 3.8b). 
a) 
b) 
Hình 3.8. Sơ đồ cơ chế vỡ của hạt mài [89] 
a) Ảnh hạt tròn sẽ vỡ thành hai hạt dài và các mảnh nhỏ 
b) Ảnh hạt dài sẽ vỡ thành hai hạt tròn và các mảnh nhỏ 
Từ cơ chế vỡ đó với các hạt mài tròn khi đi vào buồng trộn thì sau khi ra 
khỏi vòi phun sẽ bị vỡ thành nhiều hạt dài và sắc cạnh. Với các hạt mài dài khi 
đi vào buồng trộn thì sau khi ra khỏi vòi phun sẽ bị vỡ thành nhiều hạt tròn và 
sắc cạnh. Vì vậy, khả năng cắt của hạt mài mới cũng như khả năng cắt của hạt 
mài tái chế không phụ thuộc hoàn toàn vào hình dạng hình học, kích thước hạt 
mài ở đầu vào mà chủ yếu phụ thuộc vào hình dạng hình học, kích thước của hạt 
mài cũng như sự phân bố kích thước hạt mài sau khi chúng ra khỏi vòi phun. 
3.3. Đánh giá khả năng cắt của hạt mài tái chế 
Hình 3.9. Hình ảnh thí nghiệm xác 
định độ sâu cắt lớn nhất 
3.3.1. Thí nghiệm 
Quá trình gá kẹp phôi và tiến hành cắt 
phôi bằng tia nước trộn hạt mài được mô tả 
như hình 3.9. Các thông số còn lại sử dụng 
trong thí nghiệm đã được trình bày ở mục 2.4.4. 
3.3.2. Kết quả và nhận xét 
Kết quả thí nghiệm cho 5 mẫu hạt mài 
được mô tả trên hình 3.10 (một mẫu hạt mài 
mới và 4 mẫu hạt mài tái chế). 
Phân tích hình 3.10 cho 5 mẫu hạt mài thấy rằng: 
- Nếu chỉ xét các hạt mài lớn hơn 90m tham gia cắt thì, khối lượng hạt 
mài ở các khoảng kích thước (>150, >180 và >212)m tương đối như nhau còn 
khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước (>90, >106, >125 và >250)m rất 
khác nhau. Như vậy, nếu cho rằng khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước 
(>150, >180 và >212)m tương đối như nhau sẽ bóc tách phoi tương đối giống 
nhau thì độ sâu cắt của tia nước trộn hạt mài lúc này chỉ phụ thuộc vào khối 
lượng hạt mài ở các khoảng kích thước khác nhau của từng mẫu; 
- Mẫu hạt mài mới có khối lượng, kích thước hạt mài lớn hơn 250m là lớn 
nhất nhưng không cắt đạt độ sâu lớn nhất. Chứng tỏ khối lượng hạt mài sau khi
12 
ra khỏi vòi phun có kích thước lớn hơn 250m không phải là hạt cơ bản để cắt 
đạt độ sâu lớn nhất. Điều này cũng rất phù hợp với kết luận của tác giả J. Ohlsen [35]; 
90 
80 
70 
60 
50 
40 
30 
20 
10 
0 
> 90 > 106 > 125 > 150 > 180 > 212 > 250 
Khối lượng hạt mài (gam) 
hạt mài mới, cắt sâu 26mm 
hạt mài tái chế - mẫu số 1, cắt sâu 27mm 
hat mài tái chế - mẫu số 2, cắt sâu 26.8mm 
hạt mài tái chế - mẫu số 3, cắt sâu 26.8mm 
hạt mài tái chế - mẫu số 4, cắt sâu 26.5mm 
Kích thước hạt mài (m) 
Hình 3.10. Đồ thị quan hệ giữa khối lượng và kích thước hạt mài tái chế của các mẫu 
hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt phôi 
- Hạt mài tái chế (mẫu số 1) có khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra 
khỏi vòi phun nằm trong khoảng từ (90  150)m lớn nhất trong 5 mẫu hạt mài 
và có khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun nằm trong khoảng 
từ (212  300)m gần như nhỏ nhất nhưng lại cắt phôi SUS 304 đạt được độ sâu 
lớn nhất. Điều này chỉ ra rằng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun có kích thước từ 
(90  150)m là hạt cơ bản để cắt đạt độ sâu lớn nhất; 
- Hạt mài tái chế (mẫu số 2, 3, 4) sau khi ra khỏi vòi phun có khối lượng và 
kích thước hạt mài nằm trong khoảng từ (90150)m lớn hơn mẫu hạt mài mới 
và khối lượng, kích thước hạt mài và nằm trong khoảng từ (212  300)m nhỏ 
hơn hạt mài mới, nên khả năng cắt sẽ bằng và hơn hạt mài mới một chút. 
3.4. Đánh giá chất lượng cắt của hạt mài tái chế 
3.4.1. Thí nghiệm về tình trạng, độ nhám bề mặt và chiều rộng rãnh cắt 
Tiến hành cắt phôi theo các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.5. Hình ảnh của 
bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái chế 
tại vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc) bằng :10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph được mô 
tả trên hình 3.12a và 3.12b 
3.4.2. Kết quả và nhận xét 
3.4.2.1. Kết quả thí nghiệm và nhận xét về tình trạng bề mặt gia công 
Quan sát hình 3.12a và hình 3.12b nhận thấy: Quá trình cắt bằng tia nước trộn hạt 
mài mới hoặc trộn hạt mài tái chế với vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc = 10mm/ph), 
bề mặt M1 và T1 rất mịn, không thấy có sự khác biệt về tình trạng của bề mặt.
13 
Vdc = 10 mm/ph 
Vdc = 20mm/ph 
Vdc = 30mm/ph 
Vdc = 40mm/ph 
a) 
b) 
Vdc = 50mm/ph 
Hình 3.12. Hình ảnh tình trạng bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài trên phôi 
thép SUS 304 tại các Vdc khác nhau 
a) Bằng tia nước trộn hạt mài mới; b) Bằng tia nước trộn hạt mài tái chế.
14 
Khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt tăng lên bằng (20, 30, 40, 50)mm/ph, 
tương ứng với bề mặt cắt là M2, M3, M4 và M5 hoặc T2, T3, T4 và T5 đã bắt 
đầu hiện lên sự khác biệt rõ rệt theo chiều tăng của vận tốc dịch chuyển đầu cắt. 
Cụ thể bề mặt cắt được chia thành hai khu vực rõ rệt. Ở phía lối vào của tia nước 
trộn hạt mài là khu vực bề mặt cắt có chất lượng cao. Tiếp theo là khu vực cắt 
thô, bề mặt của khu vực này được đặc trưng bởi các đường gợn sóng có chiều 
cong ngược với chiều chuyển động của đầu cắt. Vết gợn sóng tăng dần theo vận 
tốc dịch chuyển đầu cắt và chiều sâu cắt đạt được. 
Nguyên nhân trên bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới và hạt 
mài tái chế hình thành vết gợn sóng và vùng cắt trễ có trị số tăng dần theo vận 
tốc dịch chuyển đầu cắt và độ sâu cắt đạt được là do sự suy giảm năng lượng của 
tia nước trộn hạt mài khi cắt sâu vào phôi, cũng như sự phân phối hạt mài không 
đồng đều làm cho tia nước trộn hạt mài không đủ khả năng cắt bỏ vật liệu trong 
vùng cắt mà lệch hướng về phía bề mặt đã gia công. Quá trình thoát ra khỏi phôi 
khi bị lệch hướng của tia nước trộn hạt mài tạo nên trên bề mặt các đường gợn 
sóng do xói mòn. 
Để không còn đường gợn sóng trên bề mặt gia công, khi các thông số khác 
đã chọn hợp lý, chỉ bằng cách giảm vận tốc dịch chuyển đầu cắt xuống đến một 
giá trị thích hợp. Vì vận tốc dịch chuyển đầu cắt xác định sự phân bố năng lượng 
của hạt mài tác động lên quá trình bóc tách phoi trong vùng cắt, cho nên việc 
tăng hay giảm vận tốc dịch chuyển đầu cắt đồng nghĩa với việc giảm hay tăng 
năng lượng tác động lên vùng cắt. 
3.05 3.18 
2.87 
3.21 2.74 
3.11 
3.06 
2.87 
2.53 
2.79 
2.66 2.7 
3.5 
3 
2.5 
2 
1.5 
1 
0.5 
0 
Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới 
Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế - mẫu số 1 
5 10 15 20 25 30 
Giá trị độ nhám bề mặt (m) 
Độ sâu cắt tại các vị trí khác nhau của bề mặt gia công (mm) 
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn giá trị độ nhám theo độ sâu cắt khi gia công thép SUS304 
bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế (mẫu số 1) tại Vdc = 10mm/ph 
Các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới (quan sát 
trên hình 3.13) lớn hơn các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt 
mài tái chế. Vì kích thước trung bình của hạt mài tái chế nhỏ hơn so với hạt mài 
mới sau khi ra khỏi vòi phun, dẫn đến số lượng hạt mài tham gia cắt nhiều hơn
15 
nên sau khi cắt sẽ để lại nhiều vết cắt chồng chéo dẫn đến giá trị Ra nhỏ hơn. 
Khi so sánh trong một cấp độ nhám thấy rằng các giá trị Ra vẫn nằm trong một 
khoảng kích thước của cùng một cấp độ nhám. Như vậy có thể kết luận: tình 
trạng bề mặt và chất lượng bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái 
chế tương đương như khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới. 
3.4.2.3. Kết quả thí nghiệm và nhận xét về chiều rộng rãnh cắt 
Hình ảnh biên dạng rãnh cắt thực tế mác thép không gỉ SUS 304 có chiều 
dày 30mm bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái chế, ở các 
vận tốc dịch chuyển đầu cắt khác nhau: 10, 20, 30, 40 và 50mm/ph được mô tả 
trên hình 3.15. 
Quan sát hình 3.15 thấy rằng: 
- Chiều rộng rãnh cắt ở mặt trên của phôi đều như nhau ở mọi vận tốc dịch 
chuyển đầu cắt. Chiều rộng rãnh cắt ở mặt dưới của phôi chỉ bằng chiều rộng 
rãnh cắt ở mặt trên của phôi khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt bằng 10mm/ph. 
Ngoài ra khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt tăng thì chiều rộng rãnh cắt ở mặt dưới 
của phôi bị côn (thu hẹp lại); 
- Chiều rộng rãnh cắt phụ thuộc vào vận tốc dịch chuyển đầu cắt. Vận tốc 
dịch chuyển đầu cắt phù hợp, rãnh cắt sẽ thẳng từ trên xuống dưới. Vận tốc dịch 
chuyển đầu cắt lớn, rãnh cắt bị côn (trên rộng, dưới hẹp). Vận tốc dịch chuyển 
đầu cắt quá nhỏ rãnh cắt cũng bị côn nhưng độ côn ngược lại với khi vận tốc 
dịch chuyển đầu cắt lớn (trên hẹp dưới rộng). Do vậy chỉ tồn tại một vận tốc 
dịch chuyển đầu cắt thích hợp để đạt được chiều rộng rãnh cắt song song. Trong 
thí nghiệm này chính là vận tốc dịch chuyển đầu cắt bằng 10mm/ph; 
Nguyên nhân rãnh cắt bị côn ở lối ra khi tăng vận tốc dịch chuyển đầu cắt 
là do khi cắt vào sâu trong phôi động năng của hạt mài bị giảm, vận tốc dịch 
chuyển đầu cắt tăng, nên không đủ thời gian cho các hạt mài tiếp theo có động 
năng đủ lớn cắt phôi theo đúng quỹ đạo. Qua các thí nghiệm đã chỉ ra rằng biên 
dạng rãnh cắt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái 
chế là như nhau. 
Hình 3.15. Hình ảnh biên dạng rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi gia công khi 
cắt bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế
16 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 
Từ các kết quả các thí nghiệm nghiên cứu, đánh giá về khả năng cắt, chất 
lượng cắt của hạt mài tái chế so với hạt mài mới, rút ra những kết luận sau: 
- Có thể thu hồi được xấp xỉ 58.8% hạt mài với kích thước > 90m tái sử 
dụng để cắt thép không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15,8mm bằng phương pháp 
tia nước trộn hạt mài; 
- Kích thước và hình dạng các hạt mài bị thay đổi sau vòi phun đã tạo cho 
hạt mài có nhiều góc cắt thuận lợi và kích thước phù hợp dẫn đến khả năng cắt 
tốt hơn đặc biệt trong dải kích thước từ 90  300m; 
- Kích thước hạt mài xác định tái chế tốt nhất > 90m; 
- Chiều rộng của rãnh được cắt bằng hạt mài tái chế tương đương với khi 
cắt bằng hạt mài mới; 
- Độ nhám bề mặt (Ra) khi gia công bằng hạt mài tái chế nhỏ hơn khi gia 
công bằng hạt mài mới nhưng vẫn nằm trong cùng một cấp độ nhám với hạt mài mới; 
- Do khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế tương đương của 
hạt mài mới, điều này cho phép sử dụng hạt mài tái chế với các thông số công 
nghệ cắt tương tự như đối với hạt mài mới. 
Chương 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ 
HẠT MÀI BÙ TÁI CHẾ 
Mục tiêu nghiên cứu của chương 4 là tìm ra khả năng cắt và chất lượng cắt 
của hạt mài bù tái chế, đồng thời xác định dải kích thước phù hợp của hạt mài bù 
tái chế. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hạt mài bù tái chế. 
4.1. Nghiên cứu phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài bù tái chế 
trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun 
Do hạt mài bị vỡ ra trong quá trình trộn và tăng tốc nên, kích thước hạt mài 
sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt vật liệu gia công không như kích thước 
hạt mài ở đầu vào. Vì vậy, khối lượng và kích thước hạt mài bù tái chế trước khi 
vào buồng trộn, vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun phải được nghiên cứu, thử 
nghiệm, xác định để làm cơ sở khoa học chứng minh cho khả năng cắt và đánh 
giá hiệu quả sử dụng của chúng, gồm các nội dung sau: 
4.1.1. Nội dung thí nghiệm 
4.1.1.1. Các phương pháp bù tái chế 
- Phương pháp thứ nhất: Tiến hành bù áp đặt khối lượng hạt mài mới bằng: 
20%; 40%; 60%; 80% và 100% khối lượng hạt mài tái chế được có kích thước từ 
90m trở lên. Sau đó tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của từng tỷ lệ bù áp đặt đến 
khả năng cắt và chất lượng cắt khi cắt bằng các mẫu hạt mài bù tái chế này. 
- Phương pháp thứ hai: Tiến hành bù duy trì khối lượng hạt mài đầu vào. 
Hạt mài mới được bù vào từng khoảng kích thước của hạt mài tái chế cho đủ
17 
100% khối lượng hạt mài ở đầu vào. Sau đó tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đến 
khả năng cắt và chất lượng cắt khi cắt bằng các mẫu hạt mài bù tái chế này. 
Tương tự như hạt mài mới và hạt mài tái chế, khối lượng, kích thước của 
hạt mài bù tái chế sau quá trình trộn đi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt khác 
hoàn toàn với khối lượng, kích thước hạt mài ở đầu vào. Như vậy, nghiên cứu 
ảnh hưởng của khối lượng, kích thước hạt mài đến khả năng cắt và chất lượng 
cắt phải nghiên cứu bằng khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun. 
4.2. Khả năng cắt của hạt mài Supreme garnet bù tái chế 
4.2.1 Thí nghiệm 
Quá trình gá kẹp phôi và tiến hành cắt tương tự như khi cắt bằng hạt mài tái 
chế. Điểm khác ở đây là sử dụng hạt mài bù tái chế. 
4.2.2. Kết quả và nhận xét 
a. Theo phương pháp bù áp đặt 
Tổng hợp kết quả độ sâu cắt đạt được của tia nước trộn các mẫu hạt mài bù 
tái chế theo khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun được trình 
bày trong bảng 4.16. 
Bảng 4.16. Kết quả thí nghiệm độ sâu cắt phôi lớn nhất của các mẫu hạt mài bù tái 
chế (bù áp đặt) theo khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun 
TT Mẫu hạt 
mài 
hmax 
(mm) 
Kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (m) 
>90 >106 >125 >150 >180 >212 >250 >300 
Khối lượng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (gam) 
1 hạt mới 24.7 30 36 42 78 76 81 42 0 
2 bù 20% 28 44.2 49.3 56.2 76.3 75.2 79.3 32.0 0 
3 bù 40% 27.5 42.1 47.4 54.1 76.4 75.2 79.4 33.4 0 
4 bù 60% 27.1 40.6 46.0 52.6 76.8 75.4 79.8 34.5 0 
5 bù 80% 26.6 39.5 44.9 51.5 76.9 75.4 79.9 35.3 0 
6 bù 100% 25.7 38.5 44 50.5 77 75.5 80 36 0 
Quan sát bảng 4.16 cho 6 mẫu hạt mài (một mẫu hạt mài mới và 5 mẫu hạt 
mài bù tái chế theo phương pháp bù áp đặt) thấy rằng: 
- Độ sâu cắt lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài mới nhỏ hơn của tia 
nước trộn hạt mài bù tái chế theo phương pháp bù áp đặt; 
- Độ sâu cắt lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài bù tái chế theo 
phương pháp bù áp đặt tỷ lệ nghịch với khối lượng hạt mài mới bù vào. 
b. Theo phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi 
Tương tự phương pháp bù áp đặt, kết quả độ sâu cắt lớn nhất của tia nước 
trộn các mẫu hạt mài bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi theo khối lượng, 
kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun được tổng hợp lại và được trình bày 
trong bảng 4.17. Quan sát bảng 4.17 nhận thấy:
18 
- Khả năng cắt của các mẫu hạt mài bù duy trì khối lượng đầu vào cũng 
tăng tỷ lệ thuận với mẫu hạt mài có khối lượng, kích thước hạt mài từ (90  
150)m và tăng tỷ lệ nghịch với khối lượng hạt mài có kích thước trên 250m. 
Do vậy, hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun có kích thước từ (90  150)m cũng là 
hạt cơ bản để cắt đạt độ sâu lớn nhất. Mẫu hạt mài bù tái chế nào có khối lượng hạt 
mài cơ bản nhiều hơn sẽ cắt được sâu hơn; 
- Độ sâu cắt đạt được lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài bù tái chế tỷ 
lệ nghịch với khối lượng hạt mài mới bù vào. 
Bảng 4.17. Kết quả thí nghiệm độ sâu cắt phôi lớn nhất của các mẫu hạt mài bù tái 
chế (bù duy trì) theo khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun 
TT 
Mẫu hạt 
mài mới 
và hạt 
mài bù 
tái chế 
hmax 
(mm) 
Kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (m) 
>90 >106 >125 >150 >180 >212 >250 >300 
Khối lượng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (gam) 
1 hạt mới 26 30 36 42 78 76 81 42 0 
2 bù 41.2% 26.3 40 45 52 77 75 80 35 0 
3 bù 46.6% 26.2 39 45 51 77 75 80 36 0 
4 bù 53% 26.2 38.0 43.5 50 77.1 75.5 80.1 36.4 0 
5 bù 61.3% 26.1 37 42 49 77 76 80 37 0 
- So sánh giữa hai phương pháp bù tái chế: bù theo một tỷ lệ định trước và 
bù duy trì khối lượng đầu vào nhận thấy, khả năng cắt của hạt mài bù tái chế 
theo phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào tương đương với khả năng cắt 
khi bù áp đặt theo một tỷ lệ định trước nào đó. Như vậy, để đơn giản và thuận 
tiện cho việc bù tái chế với khối lượng hạt mài tái chế được, các nghiên cứu tiếp 
theo chỉ xét cho phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi. 
4.3. Xác định kích thước hạt mài bù tái chế hợp lý 
1.00 
1.13 
1.11 
1.09 
1.05 
1.15 
1.10 
1.05 
1.00 
0.95 
0.90 
New bù > 90 bù > 106 bù > 125 bù > 150 
Khả năng cắt so với hạt mài mới 
Khả năng cắt so với hạt mài mới 
Mẫu hạt mài bù tái chế 
Hình 4.10. Biểu đồ khả năng cắt lớn nhất tương ứng các mẫu hạt mài bù tái chế
19 
Tiến hành gá kẹp phôi và cắt phôi bằng tia nước trộn các mẫu hạt mài bù 
duy trì khối lượng đầu vào không đổi. Kết quả được mô tả trên hình 4.10. 
Quan sát hình 4.10 nhận thấy: hệ số cắt của hạt mài bù tái chế lớn hơn của 
hạt mài mới là 1.13, 1.11, 1.09 và 1.05 lần tương ứng với bù hạt mài mới vào hạt 
mài tái chế có kích thước từ 90, 106, 125 và 150m trở lên. Vì hạt mài bù tái 
chế có kích thước từ 90m trở lên cho khả năng cắt lớn nhất cho nên, kích thước 
hạt mài bù tái chế hợp lý được xác định là từ 90m trở lên. 
4.4. Đánh giá chất lượng cắt của hạt mài bù tái chế 
4.4.1. Thí nghiệm về độ nhám và chiều rộng rãnh cắt 
Tiến hành cắt phôi theo các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.5. Hình ảnh của 
bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế khi gia công mác thép 
SUS 304 chiều dày 30mm tại các vận tốc dịch chuyển của đầu cắt khác nhau 
được mô tả trên hình 4.11. Ký hiệu các bề mặt cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù 
tái chế là B1, B2, B3, B4 và B5 tương ứng với vận tốc dịch chuyển của đầu cắt 
là: 10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph (hình 4.11). 
Hình 4.11. Hình ảnh tình trạng bề mặt thép SUS 304 khi cắt bằng tia nước trộn hạt 
mài bù tái chế tại các vận tốc dịch chuyển của đầu cắt khác nhau 
Quan sát hình 4.11 nhận thấy: Chất lượng bề mặt khi cắt bằng hạt mài bù 
tái chế tuân theo đúng quy luật như khi cắt bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế 
(đã nghiên cứu ở chương 3). 
4.4.2. Kết quả và nhận xét 
4.4.2.1. Tình trạng bề mặt cắt 
1. Vùng cắt chất lượng cao 
2. Vùng cắt thô (gợn sóng) 
3. Diện tích vùng cắt trễ 
Hình 4.12. Hình ảnh tình trạng bề mặt khi vận tốc dịch chuyển của đầu cắt bằng 60mm/ph 
Khi vận tốc dịch chuyển của đầu cắt và độ sâu cắt tăng cũng làm tăng độ 
lớn các đường gợn sóng và diện tích cắt trễ - phần chưa được cắt hết (hình 4.12); 
Để không còn đường gợn sóng và vùng cắt trễ trên bề mặt gia công khi các 
thông số khác đã chọn tối ưu chỉ bằng cách giảm vận tốc dịch chuyển của đầu 
cắt xuống đến một giá trị hợp lý.
20 
4.4.2.2. Độ nhám bề mặt cắt 
Độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế nhỏ hơn độ 
nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới. 
4.4.2.3. Chiều rộng rãnh cắt 
Quan sát rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi thí nghiệm (hình 4.15) 
thấy rằng bề rộng rãnh cắt ở mặt trên của phôi và ở mặt dưới của phôi khi gia 
công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế cũng tuân theo quy luật như khi gia 
công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế. 
Hình 4.15. Hình ảnh biên dạng rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi gia công 
khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt thay đổi 
4.4.2.4. So sánh chất lượng cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, hạt mài tái 
chế và hạt mài bù tái chế bằng chỉ tiêu độ nhám 
2.75 
3.11 3.21 
2.74 
3.05 
2.87 
3.18 
2.82 
2.66 2.7 2.64 2.79 2.53 
2.29 
2.42 2.46 
2.87 
3.06 
3.5 
3 
2.5 
2 
1.5 
1 
0.5 
0 
Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới 
Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế 
Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế 
5 10 15 20 25 30 
Giá trị độ nhám bề mặt (m) 
Độ sâu cắt tại các vị trí khác nhau của bề mặt gia công (mm) 
Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn độ nhám bề mặt gia công tại các vị trí khác nhau khi gia công 
bằng hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế tại Vdc =10mm/ph 
Giá trị đo độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, tia nước 
trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế được mô tả trên hình 4.16. 
Quan sát hình 4.16 nhận thấy: Các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia 
nước trộn hạt mài tái chế nhỏ nhất, sau đó đến các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt 
bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế và cuối cùng các giá trị độ nhám bề mặt 
khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới là lớn nhất;
21 
Khi xét theo một cấp độ nhám nhất định thì các giá trị đó vẫn nằm trong 
một khoảng kích thước từ (2.5  3.2)m của cùng một cấp độ nhám. Như vậy có 
thể kết luận rằng: chất lượng bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế 
và tia nước trộn hạt mài bù tái chế là tương đương như khi gia công bằng tia 
nước trộn hạt mài mới. 
a. Hạt mài mới 
b. Hạt mài tái chế 
c. Hạt mài bù tái chế 
Hình 4.17. Hình ảnh độ nhám (x 1000) của bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài 
tại Vdc = 10mm/ph 
Nguyên nhân: Chất lượng bề mặt cắt phụ thuộc vào số lượng hạt mài tham 
gia cắt. Số lượng hạt mài tham gia cắt nhiều sẽ để lại nhiều vết cắt chồng chéo 
lên nhau, dẫn đến giá trị độ nhám của bề mặt giảm. 
Để có thể thấy rõ hơn giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài tái 
chế là nhỏ nhất, giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài mới là lớn 
nhất và giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài bù tái chế nằm ở giữa 
giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Quan sát hình ảnh độ nhám của bề mặt khi cắt bằng 
tia nước trộn hạt mài mới, tia nước trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài 
bù tái chế được máy đo ghi lại (hình 4.17) thấy rằng: sự dao động của biên dạng 
bề mặt, khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới có nhiều xung nhấp nhô lớn hơn 
sự dao động của biên dạng bề mặt, khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tái chế và 
bù tái chế. Do vậy, chất lượng của bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài 
tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế tốt hơn khi cắt bằng hạt mài mới là 
hoàn toàn phù hợp với kết quả đã trình bày.
22 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 
Từ các kết quả của chương 4 có thể rút ra những kết luận sau: 
- Để đơn giản và thuận tiện cho việc bù tái chế thì nên chọn phương pháp 
bù tái chế duy trì khối lượng đầu vào; 
- Khả năng cắt của hạt mài bù tái chế (theo phương pháp bù duy trì khối 
lượng đầu vào) luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới và đạt giá trị 
cao nhất, khi bù hạt mài mới vào hạt mài tái chế có kích thước từ 90m trở lên; 
- Kích thước hạt mài bù tái chế hợp lý được xác định là từ 90m trở lên; 
- Độ nhám bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế lớn hơn 
độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài tái chế nhưng vẫn nhỏ hơn độ nhám bề mặt 
khi cắt bằng hạt mài mới. Nếu xét trong một khoảng kích thước giới hạn cho một 
cấp độ nhám (từ 2.5  3.2m) thì chúng cùng thuộc một cấp độ nhám; 
- Do khả năng cắt và chất lượng cắt khi sử dụng hạt mài bù tái chế tương 
đương hạt mài mới. Điều này cho phép sử dụng các thông số điều khiển quá 
trình cắt tương tự như sử dụng hạt mài mới. 
Chương 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HẠT MÀI TÁI CHẾ 
VÀ HẠT MÀI BÙ TÁI CHẾ 
5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế 
5.1.1. Tính giá thành cho hạt mài tái chế 
Giá thành hạt mài tái chế được tính phương trình 5.1 [89]: 
C C C 
, , ,   
httc h tl h n h 
 (5.1) 
tc k G 
w tchê 
C 
. 
Sau khi tính toán, thay các giá trị vào phương trình 5.1 có được: 
Ctc = 4977 đồng/kg (giá thành cho 1kg hạt mài tái chế khi kgs = 1) 
Ctc = 4446 đồng/kg (giá thành cho 1kg hạt mài tái chế khi kgs = 0.5) 
Phân tích phương trình (5.1) thấy rằng giá thành của hạt mài tái chế chỉ phụ 
thuộc vào chi phí lương. Tiến hành khảo sát giá thành hạt mài tái chế khi chi phí 
lương cho công nhân vận hành máy và người quản lý tăng dần đến 50% thì chi 
phí cho hạt mài tái chế tăng thêm cao nhất là 15% nhưng giá thành hạt mài tái 
chế vẫn nhỏ hơn giá thành hạt mài mới. 
5.1.2. Xét các ảnh hưởng đến giá thành hạt mài tái chế 
Phân tích hình 5.3 thấy rằng, khi hệ số sử dụng máy tái chế giảm thì giá 
thành hạt mài tái chế tăng lên. Vì vậy, cần tìm cách để hệ số sử dụng máy tái chế 
tiến dần đến 1. Có thể dùng một hệ thống tái chế cho nhiều đầu cắt tia nước trộn 
hạt mài hoặc tính toán lượng hạt mài tái chế để lựa chọn hệ thống tái chế phù 
hợp. Điều này dẫn đến lợi nhuận thu được từ tái chế hạt mài đạt mức cao nhất.
23 
4977 4870 5109 
5279 
5825 
5507 
4392 
4870 4711 4597 4512 4446 
7000 
6000 
5000 
4000 
3000 
2000 
1000 
0 
0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 
Hệ số sử dụng máy tái chế 
Giá thành hạt m ài (đồng/kg) 
Kgs = 1 
Kgs = 0.5 
Hình 5.3. Ảnh hưởng của hệ số sử dụng 
máy đến giá thành hạt mài tái chế 
Hình 5.5. Đồ thị biểu diễn tương quan 
giá thành hạt mài và chi phí cắt cho 1 m 
chiều dài của các loại hạt mài khác nhau 
5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài bù tái chế 
Sau khi nghiên cứu khả năng cắt của hạt mài bù tái chế khi gia công mác 
thép không gỉ SUS 201 và SUS 304. Bù tái chế được chọn theo phương pháp 
duy trì khối lượng đầu vào không đổi. Kích thước hợp lý của hạt mài bù tái chế 
được xác định từ 90m trở lên. Để có thể triển khai trong thực tế sản xuất cần 
phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng hạt mài bù tái chế trên cơ 
sở giá thành hạt mài tái chế ở mục 5.1.1. 
5.2.1. Phương pháp tính giá thành cho hạt mài bù tái chế 
Chi phí cho một đơn vị hạt mài bù tái chế bằng tổng chi phí cho khối lượng 
hạt mài tái chế được và chi phí cho khối lượng hạt mài mới bổ xung vào chia 
cho tổng khối lượng hạt mài bù tái chế (phương trình 5.2). Theo kết luận ở mục 
4.3, mẫu hạt mài bù tái chế được chọn cho thực tế sản xuất có tỷ lệ bù hạt mài 
mới vào hạt mài tái chế có kích thước > 90m là 41.2%. Vậy chi phí cho hạt mài 
bù tái chế được tính theo công thức: 
.(100 ) . (5.2) 
 , 
(đồng/kg) 100 
, 
new m tc tc tc 
btc m 
C r C r 
C 
  
Sau khi thay số và tính toán, giá thành hạt mài bù tái chế theo (5.2) là: 
- Cbtc = 9107 đồng/kg, khi máy tái chế chạy 1 ca và kgs = 1. 
- Cbtc = 8795 đồng/kg, khi máy tái chế chạy 1 ca và kgs = 0.5 
So sánh giá thành của hạt mài bù tái chế với giá thành của hạt mài mới thấy 
rằng: giá thành của hạt mài bù tái chế cao nhất chỉ gần bằng 2/3 giá thành của 
hạt mài mới. Vì vậy khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài, nếu dùng hạt mài 
bù tái chế, giá trị lợi nhuận tăng lên tối thiểu bằng 1/3 giá thành của hạt mài mới. 
5.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng hạt mài tái chế được đến giá thành hạt 
mài bù tái chế 
Tính toán theo phương trình 5.2 thấy rằng giá thành hạt mài bù tái chế phụ 
thuộc vào khối lượng hạt mài tái chế được. Theo tính toán khi khối lượng hạt mài 
tái chế được giảm xuống còn 30% thì chi phí cho hạt mài bù tái chế vẫn còn ít hơn 
chi phí cho hạt mài mới đến 20% (giá thành hạt mài mới là 15000 đồng/kg).
24 
5.3. So sánh tính kinh tế để lựa chọn hạt mài 
Phân tích hình 5.5 thấy rằng nếu chi phí cho 1 m chiều dài cắt bằng nhau 
thì chi phí cho giá thành hạt mài phụ thuộc mạnh vào hệ số cắt của hạt mài. Do 
vậy khi sử dụng hạt mài tái chế có hệ số cắt bằng và cao hơn hệ số cắt của hạt 
mài mới nhưng có giá thành nhỏ hơn nên chi phí cắt cho 1m dài sẽ giảm đáng kể. 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 
Từ các kết quả của chương 5 có thể rút ra những kết luận sau: 
- Giá thành cao nhất của hạt mài tái chế từ hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 
80 chỉ bằng (30  40)% giá thành hạt mài mới khi gia công thép không gỉ SUS 
304 chiều dày 15,8mm; 
- Khi tái chế được xấp xỉ 30  58% thì giá thành hạt mài bù tái chế bằng 
80% đến 60% giá thành của hạt mài mới; 
- Chi phí cho gia công bằng tia nước trộn hạt mài sẽ giảm đáng kể khi hạt 
mài được tái sử dụng. 
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN 
1) Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 có khả năng tái chế tốt, kết quả thu 
hồi hạt mài khi gia công thép tấm không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15.8mm từ 
hạt mài có kích thước lớn hơn 90m đạt được xấp xỉ 58%; 
2) Khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế từ hạt mài 
Supreme garnet luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới, nên hạt mài tái 
chế và bù tái chế có thể được sử dụng chế độ cắt như hạt mài mới; 
3) Xác định chế độ cắt cho các vật liệu khác nhau khi sử dụng hạt mài tái 
chế hoặc hạt mài bù tái chế, có thể áp dụng được bảng hệ số khả năng gia công 
của các loại vật liệu bằng tia nước trộn hạt mài như trong gia công bằng tia nước 
trộn hạt mới; 
4) Sau khi ra khỏi vòi phun các hạt mài có nhiều kích thước khác nhau. Tuy 
nhiên, các hạt mài có kích thước từ 90 đến 150μm là các hạt cắt đạt chiều sâu 
cắt lớn nhất; 
5) Kích thước hạt mài thích hợp cho tái chế hoặc bù tái chế được xác định 
là những hạt mài có kích thước từ 90m trở lên; 
6) Trong cùng chế độ cắt thì giá trị độ nhám bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia 
nước trộn hạt mài bù tái chế lớn hơn giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài 
tái chế nhưng lại nhỏ hơn giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài mới; 
7) Khi tái chế được xấp xỉ 58% thì giá thành của hạt mài tái chế chỉ bằng 
(30  40)% của giá thành hạt mài mới và giá thành của hạt mài bù tái chế chỉ 
bằng (60  65)% giá thành của hạt mài mới./.

More Related Content

Similar to Tom tat noi dung luan an hung

Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...
Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...
Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​Man_Ebook
 
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdfThiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfMan_Ebook
 
Cac phuong phap gia cong cat got
Cac phuong phap gia cong cat gotCac phuong phap gia cong cat got
Cac phuong phap gia cong cat gotTrieu Albert
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfNhuoc Tran
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfNguyninhVit
 
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdf
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdfNghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdf
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdfGiáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdfMan_Ebook
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiếtGia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiếtthuexesaigonnet
 

Similar to Tom tat noi dung luan an hung (20)

Khảo Sát Mòn Dao Khi Bôi Trơn, Làm Mát Quá Trình Phay Bằng Dầu Nano.doc
Khảo Sát Mòn Dao Khi Bôi Trơn, Làm Mát Quá Trình Phay Bằng Dầu Nano.docKhảo Sát Mòn Dao Khi Bôi Trơn, Làm Mát Quá Trình Phay Bằng Dầu Nano.doc
Khảo Sát Mòn Dao Khi Bôi Trơn, Làm Mát Quá Trình Phay Bằng Dầu Nano.doc
 
Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...
Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...
Luận văn: Lựa chọn mũi khoan và xác định chế độ cắt hợp lý để nâng cao hiệu q...
 
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAYĐề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
 
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOTĐề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
 
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựngĐề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
 
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​
Thiết kế nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài 3 k225b​
 
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdfThiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm bằng thủy lực.pdf
 
Đề tài: Nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài, HOT
Đề tài: Nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài, HOTĐề tài: Nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài, HOT
Đề tài: Nâng cấp hệ truyền động quay chi tiết của máy mài, HOT
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
 
Cac phuong phap gia cong cat got
Cac phuong phap gia cong cat gotCac phuong phap gia cong cat got
Cac phuong phap gia cong cat got
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
 
Luận văn: Phân tích khung bê tông cốt thép tới phân phối lại mô men
Luận văn: Phân tích khung bê tông cốt thép tới phân phối lại mô menLuận văn: Phân tích khung bê tông cốt thép tới phân phối lại mô men
Luận văn: Phân tích khung bê tông cốt thép tới phân phối lại mô men
 
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
 
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdf
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdfNghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdf
Nghiên cứu robot hàn - cắt gia công đường ống dẫn dầu, khí.pdf
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Bôi Trơn Làm Nguội Tối Thiểu (Mql) Có Sử Dụng Hạt Na...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Bôi Trơn Làm Nguội Tối Thiểu (Mql) Có Sử Dụng Hạt Na...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Bôi Trơn Làm Nguội Tối Thiểu (Mql) Có Sử Dụng Hạt Na...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Bôi Trơn Làm Nguội Tối Thiểu (Mql) Có Sử Dụng Hạt Na...
 
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdfGiáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ Đến Độ Nhám Bề Mặt Chi Tiế...
 
Giải pháp hoán cải bộ làm kín cơ khí lắp trên bơm ly tâm của tàu
Giải pháp hoán cải bộ làm kín cơ khí lắp trên bơm ly tâm của tàuGiải pháp hoán cải bộ làm kín cơ khí lắp trên bơm ly tâm của tàu
Giải pháp hoán cải bộ làm kín cơ khí lắp trên bơm ly tâm của tàu
 
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiếtGia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết
Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết
 

Recently uploaded

CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Tom tat noi dung luan an hung

  • 1. 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài - Gia công bằng tia nước trộn hạt mài là một trong những phương pháp gia công tiên tiến. Phương pháp này có thể gia công được hầu hết các loại vật liệu trong chế tạo cơ khí mà các phương pháp gia công truyền thống khó hoặc không thể thực hiện được; - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế sử dụng trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài là rất cấp thiết. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cắt, chất lượng cắt của các hạt mài: - Hạt mài mới Supreme garnet cỡ hạt 80; - Hạt mài tái chế (hạt mài được sử dụng lại sau khi sử lý); - Hạt mài bù tái chế (hạt mài mới + hạt mài tái chế) khi gia công thép tấm không gỉ mác SUS 201 và SUS 304 mạ mầu một mặt bằng phương pháp tia nước trộn hạt mài. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được cơ sở khoa học ứng dụng hiệu quả hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài. 4. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm ra được khối lượng hạt mài tái sử dụng, từ hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80; - Tìm ra được khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế so với hạt mài mới; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế so với việc sử dụng hạt mài mới. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu bản chất cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; - Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng hạt mài tái chế và bù tái chế. b) Nghiên cứu thực nghiệm Xác định khả năng cắt, chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án a) Ý nghĩa khoa học của đề tài - Xây dựng được cơ sở khoa học về khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế trong công nghệ cắt bằng tia nước trộn hạt mài; - Chứng minh hiệu quả của việc sử dụng hạt mài tái chế và bù tái chế trong phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài. b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu ứng dụng được vào thực tế sản xuất để giảm chi phí gia công bằng tia nước trộn hạt mài;
  • 2. 2 - Lập chỉ dẫn khi sử dụng hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế, giúp nhà sản xuất ứng dụng thuận lợi. 7. Các điểm mới của luận án - Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 có khả năng tái chế tốt, kết quả thu hồi hạt mài khi gia công thép tấm không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15.8mm từ hạt mài có kích thước lớn hơn 90m đạt được xấp xỉ 58,8%; - Khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế từ hạt mài Supreme garnet luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới, nên hạt mài tái chế và bù tái chế có thể được sử dụng chế độ cắt như hạt mài mới; - Sau khi ra khỏi vòi phun các hạt mài có nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, các hạt mài có kích thước từ 90 đến 150 μm là các hạt cắt đạt chiều sâu cắt lớn nhất; - Kích thước hạt mài thích hợp cho tái chế hoặc bù tái chế được xác định là những hạt mài có kích thước từ 90m trở lên; - Khi tái chế được xấp xỉ 58,8% thì giá thành của hạt mài tái chế bằng (30  40)% của giá thành hạt mài mới và giá thành của hạt mài bù tái chế bằng (60  65)% giá thành của hạt mài mới. Điều này chỉ ra rằng nếu sử dụng hạt mài tái chế và bù tái chế từ hạt mài Supreme garnet cho phép giảm đáng kể chi phí trong gia công. 8. Bố cục của luận án Nội dung luận án được trình bày trên 125 trang. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chung được trình bày trên 4 trang, nội dung luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan về gia công bằng tia nước trộn hạt mài, vấn đề tái chế và bù tái chế hạt mài (17 trang); Chương 2. Thiết bị, Hạt mài, thông số và mẫu thí nghiệm (26 trang); Chương 3. Nghiên cứu thực nghiệm xác định hiệu quả hạt mài tái chế (28 trang); Chương 4. Nghiên cứu thực nghiệm xác định hiệu quả hạt mài bù tái chế (33 trang); Chương 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế (17 trang). Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG BẰNG TIA NƯỚC TRỘN HẠT MÀI, VẤN ĐỀ TÁI CHẾ VÀ BÙ TÁI CHẾ HẠT MÀI 1.1. Tổng quan về gia công bằng tia nước hạt mài - Gia công bằng tia nước trộn hạt mài sau vòi tăng tốc là tạo ra dòng nước ở áp suất rất cao (350 MPa), được dẫn cưỡng bức đi qua một lỗ có đường kính rất nhỏ (0,33 mm) để tạo ra một tia nước có vận tốc rất lớn (gần 1000 m/s). Khi tia nước có vận tốc rất lớn này đi qua một cửa cấp hạt mài, do có chênh lệch áp suất, dòng hạt mài sẽ bị hút vào hòa trộn với tia nước trong buồng trộn và được tia nước đẩy đi với vận tốc bằng 50  70% vận tốc tia nước (500  700 m/s). Ở vận tốc rất cao này, các hạt mài tuy có khối lượng rất nhỏ nhưng lại có một động
  • 3. 3 năng phá hủy vô cùng lớn. Khi bắn vào bề mặt phôi, động năng của các hạt mài chuyển thành lực cắt cơ học, cắt phoi từ phôi gia công một cách dễ dàng; - Nhược điểm của phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài là chi phí cho gia công tương đối cao và lượng chất thải sau gia công đổ ra môi trường rất lớn (ở châu Âu, chi phí cho một giờ gia công từ (250  300) đôla/giờ. Ở Việt Nam chi phí cho một giờ gia công từ (2,5  5,0) triệu đồng/giờ. 1.1.1. Quy luật ảnh hưởng một số thông số cơ bản đến khả năng cắt bằng tia nước trộn hạt mài 1.1.1.1. Ảnh hưởng của p, Vdc, qhm đến hmax hmax (mm) P (MPa) Vdc (mm/ph) a) b) c) Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của một số thông số cơ bản đến chiều sâu cắt lớn nhất (hmax) [80] hmax (mm) a) Áp suất nước (p); b) Vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc); c) Lưu lượng hạt mài (qhm). Quy luật ảnh hưởng của một số thông số cơ bản đến chiều sâu cắt lớn nhất được trình bày trên hình 1.2. Quan sát hình 1.2 thấy rằng: - Chiều sâu cắt lớn nhất tăng tỷ lệ thuận với áp suất nước (hình 1.2a); - Chiều sâu cắt lớn nhất tỷ lệ nghịch với vận tốc dịch chuyển đầu cắt (hình 1.2b); - Chiều sâu cắt lớn nhất phụ thuộc vào lưu lượng khối lượng hạt mài tham gia cắt. Khi tăng lưu lượng khối lượng hạt mài tham gia cắt thì chiều sâu cắt tăng nhưng khi khối lượng hạt mài tăng quá một giá trị nào đó thì chiều sâu cắt lớn nhất lại bắt đầu giảm (hình 1.2c). 1.1.1.2. Quan hệ giữa áp suất nước, đường kính vòi phun đến lưu lượng hạt mài - Lưu lượng hạt mài tăng tỷ lệ thuận với áp suất nước. Áp suất nước xấp xỉ 325MPa thì lưu lượng hạt mài tối ưu là 9g/s [61]; - Lưu lượng hạt mài tăng tỷ lệ thuận với đường kính vòi phun. Đường kính vòi phun xấp xỉ bằng 1,1mm thì lưu lượng hạt mài tối ưu là 9g/s; 1.1.1.3. Ảnh hưởng của khoảng cách gia công đến độ sâu cắt tối đa - Khoảng cách gia công (khoảng cách từ đầu vòi phun đến bề mặt gia công) xấp xỉ bằng 2mm thì độ sâu cắt đạt được tối đa [5, 89, 93]; - Độ sâu cắt tối đa giảm dần khi khoảng cách gia công > 2mm. 1.1.1.4. Ảnh hưởng của đường kính và chiều dài vòi phun [48] - Tỷ lệ loại bỏ vật liệu gia công tăng khi đường kính vòi phun tăng từ 0.7 đến 1,3 mm và giảm khi đường kính vòi phun >1,6 mm; qhm (g/s) hmax (mm)
  • 4. 4 - Chiều dài vòi phun xấp xỉ bằng 40mm cho độ sâu cắt lớn nhất. Nhưng để kết hợp giữa tuổi bền và khả năng cắt tốt nhất, chiều dài vòi phun phải nằm trong khoảng từ 75 đến 105 mm. Thường bằng 76,2; 88,9 và 101,6 mm (quy đổi từ kích thước hệ anh). 1.1.1.5. Ảnh hưởng của đường kính vòi tăng tốc và đường kính vòi phun - Khả năng cắt lớn nhất đạt được khi tỷ lệ giữa đường kính vòi phun và đường kính vòi tăng tốc và nằm trong khoảng từ 3 đến 4 [93]. 1.2. Tổng quan về tái chế và bù tái chế hạt mài Để nâng cao hiệu quả gia công bằng tia nước hạt mài đã có một số nghiên cứu về tái chế và bù tái chế cho hạt mài Barton garnet, hạt mài GMA garnet và hạt mài Garnet miền nam Ấn Độ, kết quả như sau: - Khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài Barton garnet và hạt mài GMA garnet tái chế đã được chứng minh là tốt hơn hạt mài mới [35, 89]; - Khả năng cắt của hạt mài Garnet tái chế (nguồn gốc miền nam Ấn độ) đã được chứng minh chỉ bằng 82% so với hạt mài mới khi cắt nhôm - Al6061. Để nghiên cứu tái chế và bù tái chế hạt mài cần thiết phải hiểu về vỡ của hạt mài và ảnh hưởng của các thông số đến vỡ của hạt mài trong quá trình gia công, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như sau: 1.2.2. Quá trình vỡ của hạt mài trong gia công Trong quá trình gia công, vỡ của hạt mài xảy ra ở hai giai đoạn là giai đoạn trộn và giai đoạn cắt: - Giai đoạn trộn do hạt mài va chạm với thành buồn trộn và thành trong của vòi phun và do bản thân chúng va chạm với nhau; - Giai đoạn cắt do hạt mài va chạm với phôi, va chạm với nam dập sóng nước và bản thân chúng va chạm với nhau; - Do bị vỡ trong quá trình trộn nên kích thước hạt mài trung bình sau khi ra khỏi vòi phun nhỏ hơn so với kích thước hạt mài ở đầu vào vòi phun. - Quá trình vỡ của hạt mài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hạt mài, kích thước hạt mài, lưu lượng hạt mài, áp suất nước gia công, vật liệu gia công, chiều dày của vật liệu, … 1.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài luận án 1.3.1. Nội dung thí nghiệm Các thí nghiệm cắt bằng tia nước trộn hạt mài được tiến hành trên phôi thép không gỉ SUS304 và SUS201 bao gồm: - Thí nghiệm cắt bằng hạt mài mới; - Thí nghiệm cắt bằng hạt mài tái chế; - Thí nghiệm cắt bằng hạt mài bù tái chế. 1.3.2. Đánh giá kết quả thí nghiệm - Tìm ra được khối lượng hạt mài tái sử dụng từ hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80; - Tìm ra được khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế so với hạt mài mới;
  • 5. 5 - Xác định kích thước hợp lý của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; - Xây dựng được cơ sở khoa học ứng dụng hiệu quả hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế trong công nghệ gia công bằng tia nước trộn hạt mài; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế so với việc sử dụng hạt mài mới. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ tổng quan về phương pháp gia công bằng tia nước trộn hạt mài, vấn đề tái chế và bù tái chế hạt mài có thể kết luận như sau: - Cơ chế hạt mài bị vỡ do tương tác với thành buồng trộn, thành trong của vòi phun, tương tác với phôi và giữa chúng tương tác với nhau. Sự vỡ của hạt mài ảnh hưởng tới chất lượng cắt khi gia công; - Kích thước của hạt mài < 60m có khả năng cắt kém; - Khả năng cắt của hạt mài còn phụ thuộc vào lịch sử hình thành hạt mài; - Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 (xuất xứ Ấn Độ), đang được ứng dụng phổ biến trong gia công bằng tia nước trộn hạt mài ở Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu nào về tái chế và bù tái chế cho hạt mài này cũng như đánh giá hiệu quả việc sử dụng chúng. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao hiệu quả của hạt mài tái chế và bù tái chế trong gia công bằng tia nước áp suất cao” sẽ có tính khoa học và tính ứng dụng cao. Chương 2. THIẾT BỊ, HẠT MÀI, THÔNG SỐ VÀ MẪU THÍ NGHIỆM 2.1. Thiết bị 2.1.1. Máy gia công bằng tia nước trộn hạt mài Model M23120B Flow Waterjet: - Áp suất nước cực đại do bơm tạo ra cho việc cắt vật liệu: 380 MPa; - Áp suất nước chọn cho quá trình cắt liên tục: 350 MPa. 2.1.2. Thiết bị phân loại hạt mài Có nhiều phương pháp có thể phân loại hạt mài. Trong đề tài này chọn cách phân loại hạt mài bằng sàng vì khả năng phù hợp của nó với thực tế sản xuất. Sàng hạt mài được chế tạo theo tiêu chuẩn ISO 3310-1. Mục đích phân loại hạt mài bằng sàng là để xác định khối lượng, kích thước hạt mài trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun tham gia cắt phôi. 2.1.3. Thiết bị đo độ nhám bề mặt - Model: MITUTOYO Surftes SJ-301. - Thông số độ nhám được sử dụng để đánh giá chất lượng bề mặt cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế.
  • 6. 6 2.1.4. Thiết bị chụp hình dạng hạt mài Ký hiệu (Model): JSM-5410LV scanning microscope, được sử dụng để quan sát sự thay đổi hình dạng hình học của hạt mài trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt. 2.2. Xác định hạt mài cho nghiên cứu Đề tài chọn hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 đang được sử dụng ở Việt Nam. 2.3. Vật liệu phôi và mẫu phôi thí nghiệm Vật liệu phôi thí nghiệm là thép SUS 201 và thép SUS 304. Ảnh mẫu phôi phù hợp cho thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất (hình 2.20). Phương pháp tính độ sâu cắt lớn nhất được mô tả trên hình 2.21. Hình 2.20. Ảnh phôi thép SUS 304 và SUS 201 có chiều dày thay đổi hmax A B Hình 2.21. Sơ đồ phương pháp tính chiều sâu cắt lớn nhất 2.4. Thiết lập các thông số cho thí nghiệm cắt bằng tia nước áp suất cao trộn hạt mài 2.4. Xác định thông số đầu vào của thí nghiệm Nhóm các thông số cần điều chỉnh được gồm: - Vận tốc dịch chuyển đầu cắt: Vdc (mm/ph); - Khối lượng lưu lượng hạt mài: qhm (g/s); - Loại hạt mài: hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế. Nhóm các thông số không cần điều chỉnh trong quá trình gia công gồm: - Áp suất làm việc: P (MPa); - Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt gia công:  (mm); - Đường kính lỗ vòi tăng tốc: dori (mm); - Đường kính lỗ vòi phun: df (mm) và chiều dài vòi phun: lf (mm). 2.4.2. Xác định thông số đầu ra của thí nghiệm - Độ sâu cắt lớn nhất hmax(mm); - Độ nhám bề mặt (Ra), chiều rộng rãnh cắt trên và dưới. 2.4.3. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định khả năng tái chế - Máy thí nghiệm M23120B Flow Waterjet; - Áp suất nước làm việc liên tục: 350 MPa; hmax = AB.sin C Chiều dày thay đổi
  • 7. 7 - Đường kính lỗ vòi tăng tốc: 0.33 mm; - Đường kính lỗ vòi phun: 1,02 mm, chiều dài vòi phun: 101,6 mm; - Vận tốc dịch chuyển đầu cắt: 100 mm/ph; - Khoảng cách gia công: 2mm; - Lưu lượng hạt mài: 9g/s; - Loại hạt mài: Supreme garnet cỡ hạt 80; - Phôi thí nghiệm: SUS 304 kích thước (500 x 200 x 15.8) mm; - Góc đầu cắt so với mặt phôi gia công: 900; - Kết quả thí nghiệm: khối lượng hạt mài thu hồi được sau gia công (kg). 2.4.4. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất của hạt mài Các thông số thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất được thiết lập giống như mục 2.4.3 ngoại trừ các phần khác như sau: - Vận tốc dịch chuyển đầu cắt là: 100, 125, 150, 175 và 200 mm/ph; - Loại hạt mài: hạt mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; - Phôi thí nghiệm: SUS 304, SUS 201 có chiều dày thay đổi (hình 2.20); - Kết quả của thí nghiệm: Độ sâu cắt đạt được lớn nhất (hmax). 2.4.5. Thiết lập các thông số thí nghiệm xác định độ nhám bề mặt Các thông số thí nghiệm xác định độ nhám bề mặt được thiết lập giống như mục 2.4.3 ngoại trừ các phần khác như sau: - Phôi thí nghiệm là thép SUS 304 có kích thước 30 x 30 x 10mm; - Vận tốc dịch chuyển của đầu cắt: 10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph; - Loại hạt mài: hạt mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; Kết quả thí nghiệm: Giá trị độ nhám Ra của các bề mặt gia công cắt bằng hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế đo theo hướng tiến của đầu cắt ở các độ sâu cách nhau 5mm theo chiều sâu cắt trên phôi. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ phân tích trong nội dung chương 2 cho phép kết luận như sau: - Chọn được hệ thống thiết bị phù hợp cho thí nghiệm, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu tại Việt Nam; - Chọn được bộ thông số kỹ thuật cho các thí nghiệm: áp suất nước gia công cắt, vận tốc dịch chuyển đầu cắt, lưu lượng hạt mài và khoảng cách gia công; - Chọn được hạt mài phục vụ nội dung nghiên cứu: Supreme garnet cỡ hạt 80, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế; - Chọn được vật liệu mẫu thí nghiệm (thép SUS 304, SUS 201) và thiết kế mẫu thí nghiệm phù hợp với nội dung nghiên cứu; - Chọn được các chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá kết quả nghiên cứu: Độ sâu cắt lớn nhất, tình trạng, độ nhám bề mặt gia công và chiều rộng rãnh cắt.
  • 8. 8 Chương 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ HẠT MÀI TÁI CHẾ Mục tiêu nghiên cứu của chương này là xác định khả năng thu hồi của hạt mài tái chế, xác định kích thước hạt mài hợp lý cho tái chế, khả năng cắt, chất lượng cắt và hiệu quả của hạt mài tái chế. 3.1. Xác định khả năng thu hồi của hạt mài mới Supreme garnet cỡ hạt 80 Ký hiệu kích thước của hạt mài bằng chữ (S). Tiến hành thí nghiệm theo các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.3. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm thu hồi hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 so với đầu vào TT Khoảng kích thước Kết quả tái chế (%) 1 90 μm < S < 355 μm 58.8 2 106 μm < S < 355 μm 53.4 3 125 μm < S < 355 μm 47.0 4 150 μm < S < 355 μm 38.7 5 180 μm < S < 355 μm 27.4 6 212 μm < S < 355 μm 16.4 7 250 μm < S < 355 μm 4.6 Quan sát bảng 3.1 thấy rằng khi thu hồi từ hạt mài có kích thước càng nhỏ thì khối lượng hạt mài thu hồi được càng nhiều. Tỷ lệ thu hồi hạt mài khi gia công thép SUS 304 chiều dày 15.8mm, từ hạt mài có kích thước  90 μm được 58,8% do đó rất khả thi cho tái chế. 3.2. Nghiên cứu phân bố khối lượng, kích thước hạt mài Supreme garnet trong quá trình gia công bằng tia nước trộn hạt mài 3.2.1. Phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài mới trước và sau khi cắt phôi Bảng 3.2. Khối lượng và kích thước hạt mài mới trước và sau khi cắt phôi TT Khoảng kích thước hạt mài (m) Khối lượng hạt mài trước khi cắt phôi (%) Khối lượng hạt mài sau khi cắt phôi (%) 1 300m < S < 355m 50 0 2 250m < S  300m 32.52 4.52 3 212m < S  250m 14.48 11.8 4 180m < S  212m 2.32 11.04 5 150m < S  180m 0.68 11.28 6 125m < S  150m - 8.28 7 106m < S  125m - 6.4 8 90m < S  106m - 5.4
  • 9. 9 Nhận xét : Sau khi cắt phôi, khối lượng và kích thước của hạt mài mới thay đổi rất nhiều. Tiến hành thu hồi, làm sạch và phân loại hạt mài bằng sàng (lấy lại những hạt mài có kích thước > 90m) kết quả được trình bày trong bảng 3.2. Để nghiên cứu khối lượng và kích thước hạt mài như thế nào sẽ đóng vai trò quyết định khả năng cắt và chất lượng cắt vật liệu, quá trình phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài trước vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun đã được tiến hành xem xét. 3.2.2. Phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài trước vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun Các mẫu hạt mài tái chế được thiết lập theo khoảng kích thước hạt mài thu hồi. Mẫu số 1: 90m  S < 355m Mẫu số 3: 125m  S < 355 Mẫu số 2: 106m  S < 355m Mẫu số 4: 150m  S < 355m Ngoài ra, quy ước mẫu hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 là “hạt mài mới”. Hình 3.2. Đồ thị kết quả thí nghiệm khối lượng, kích thước của hạt mài mới trước khi vào và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt Quan sát hình 3.2 và hình 3.3 thấy rằng khối lượng hạt mài mới (hình 3.2) và hạt mài tái chế (hình 3.3) theo từng khoảng kích thước sau khi ra khỏi vòi phun tham gia cắt khác hoàn toàn khối lượng hạt mài ở đầu vào. Cụ thể là khối lượng theo từng khoảng kích thước ở đầu vào giảm xuống rất mạnh. Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình trộn và tăng tốc, hạt mài có kích thước lớn sẽ vỡ thành hạt mài có kích thước nhỏ. Do bị vỡ nên khối lượng theo từng khoảng kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun mới thực sự đóng vai trò quyết định khả năng cắt và chất lượng cắt vật liệu gia công chứ không phải khối lượng, kích thước của hạt mài ở đầu vào.
  • 10. 10 Hình 3.3. Đồ thị kết quả thí nghiệm khối lượng, kích thước của hạt mài tái chế (mẫu số 1) trước khi vào và sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt phôi 3.2.3. Hình dạng hình học của hạt mài mới và hạt mài tái chế trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun Quan sát hình 3.7 thấy rằng, kích thước và hình dáng của các hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun khác với đầu vào: các hạt mài có nhiều cạnh sắc hơn và có kích thước nhỏ hơn trước khi vào buồng trộn vòi phun (hình 3.7b và hình 3.7d). a) b) c) d) Hình 3.7. Ảnh hình dạng hạt mài trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun a) Hạt mài mới trước khi vào buồng trộn vòi phun b) Hạt mài mới sau khi ra khỏi vòi phun c) Hạt mài tái chế trước khi vào buồng trộn vòi phun d) Hạt mài tái chế sau khi ra khỏi vòi phun Sở dĩ có các đặc điểm trên là do hạt mài trong quá trình trộn chúng va chạm với thành buồng trộn và thành vòi phun có độ cứng rất cao (HRA = 89  95) hoặc cũng có thể do bản thân chúng va chạm với nhau nên đã bị vỡ ra [61]. Do bị vỡ nên các hạt mài to trở thành nhiều hạt nhỏ hơn (kích thước giảm đi) như mô tả trên hình 3.8. Trên thực tế các hạt mài thường có su hướng vỡ ra một vài mảnh to và một số mảnh nhỏ. Nếu một hạt bị vỡ ra thành hai mảnh to và một số mảnh nhỏ thì thường một hạt tròn có su hướng vỡ thành các hạt dài (Hình 3.8a). Điều đó có
  • 11. 11 nghĩa là nếu nhiều hạt tròn thì sẽ có su hướng vỡ thành các hạt dài, sắc cạnh (hình 3.8a) và ngược lại nhiều hạt dài sẽ vỡ thành nhiều hạt tròn (hình 3.8b). a) b) Hình 3.8. Sơ đồ cơ chế vỡ của hạt mài [89] a) Ảnh hạt tròn sẽ vỡ thành hai hạt dài và các mảnh nhỏ b) Ảnh hạt dài sẽ vỡ thành hai hạt tròn và các mảnh nhỏ Từ cơ chế vỡ đó với các hạt mài tròn khi đi vào buồng trộn thì sau khi ra khỏi vòi phun sẽ bị vỡ thành nhiều hạt dài và sắc cạnh. Với các hạt mài dài khi đi vào buồng trộn thì sau khi ra khỏi vòi phun sẽ bị vỡ thành nhiều hạt tròn và sắc cạnh. Vì vậy, khả năng cắt của hạt mài mới cũng như khả năng cắt của hạt mài tái chế không phụ thuộc hoàn toàn vào hình dạng hình học, kích thước hạt mài ở đầu vào mà chủ yếu phụ thuộc vào hình dạng hình học, kích thước của hạt mài cũng như sự phân bố kích thước hạt mài sau khi chúng ra khỏi vòi phun. 3.3. Đánh giá khả năng cắt của hạt mài tái chế Hình 3.9. Hình ảnh thí nghiệm xác định độ sâu cắt lớn nhất 3.3.1. Thí nghiệm Quá trình gá kẹp phôi và tiến hành cắt phôi bằng tia nước trộn hạt mài được mô tả như hình 3.9. Các thông số còn lại sử dụng trong thí nghiệm đã được trình bày ở mục 2.4.4. 3.3.2. Kết quả và nhận xét Kết quả thí nghiệm cho 5 mẫu hạt mài được mô tả trên hình 3.10 (một mẫu hạt mài mới và 4 mẫu hạt mài tái chế). Phân tích hình 3.10 cho 5 mẫu hạt mài thấy rằng: - Nếu chỉ xét các hạt mài lớn hơn 90m tham gia cắt thì, khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước (>150, >180 và >212)m tương đối như nhau còn khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước (>90, >106, >125 và >250)m rất khác nhau. Như vậy, nếu cho rằng khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước (>150, >180 và >212)m tương đối như nhau sẽ bóc tách phoi tương đối giống nhau thì độ sâu cắt của tia nước trộn hạt mài lúc này chỉ phụ thuộc vào khối lượng hạt mài ở các khoảng kích thước khác nhau của từng mẫu; - Mẫu hạt mài mới có khối lượng, kích thước hạt mài lớn hơn 250m là lớn nhất nhưng không cắt đạt độ sâu lớn nhất. Chứng tỏ khối lượng hạt mài sau khi
  • 12. 12 ra khỏi vòi phun có kích thước lớn hơn 250m không phải là hạt cơ bản để cắt đạt độ sâu lớn nhất. Điều này cũng rất phù hợp với kết luận của tác giả J. Ohlsen [35]; 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 > 90 > 106 > 125 > 150 > 180 > 212 > 250 Khối lượng hạt mài (gam) hạt mài mới, cắt sâu 26mm hạt mài tái chế - mẫu số 1, cắt sâu 27mm hat mài tái chế - mẫu số 2, cắt sâu 26.8mm hạt mài tái chế - mẫu số 3, cắt sâu 26.8mm hạt mài tái chế - mẫu số 4, cắt sâu 26.5mm Kích thước hạt mài (m) Hình 3.10. Đồ thị quan hệ giữa khối lượng và kích thước hạt mài tái chế của các mẫu hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt phôi - Hạt mài tái chế (mẫu số 1) có khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun nằm trong khoảng từ (90  150)m lớn nhất trong 5 mẫu hạt mài và có khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun nằm trong khoảng từ (212  300)m gần như nhỏ nhất nhưng lại cắt phôi SUS 304 đạt được độ sâu lớn nhất. Điều này chỉ ra rằng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun có kích thước từ (90  150)m là hạt cơ bản để cắt đạt độ sâu lớn nhất; - Hạt mài tái chế (mẫu số 2, 3, 4) sau khi ra khỏi vòi phun có khối lượng và kích thước hạt mài nằm trong khoảng từ (90150)m lớn hơn mẫu hạt mài mới và khối lượng, kích thước hạt mài và nằm trong khoảng từ (212  300)m nhỏ hơn hạt mài mới, nên khả năng cắt sẽ bằng và hơn hạt mài mới một chút. 3.4. Đánh giá chất lượng cắt của hạt mài tái chế 3.4.1. Thí nghiệm về tình trạng, độ nhám bề mặt và chiều rộng rãnh cắt Tiến hành cắt phôi theo các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.5. Hình ảnh của bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái chế tại vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc) bằng :10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph được mô tả trên hình 3.12a và 3.12b 3.4.2. Kết quả và nhận xét 3.4.2.1. Kết quả thí nghiệm và nhận xét về tình trạng bề mặt gia công Quan sát hình 3.12a và hình 3.12b nhận thấy: Quá trình cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới hoặc trộn hạt mài tái chế với vận tốc dịch chuyển đầu cắt (Vdc = 10mm/ph), bề mặt M1 và T1 rất mịn, không thấy có sự khác biệt về tình trạng của bề mặt.
  • 13. 13 Vdc = 10 mm/ph Vdc = 20mm/ph Vdc = 30mm/ph Vdc = 40mm/ph a) b) Vdc = 50mm/ph Hình 3.12. Hình ảnh tình trạng bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài trên phôi thép SUS 304 tại các Vdc khác nhau a) Bằng tia nước trộn hạt mài mới; b) Bằng tia nước trộn hạt mài tái chế.
  • 14. 14 Khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt tăng lên bằng (20, 30, 40, 50)mm/ph, tương ứng với bề mặt cắt là M2, M3, M4 và M5 hoặc T2, T3, T4 và T5 đã bắt đầu hiện lên sự khác biệt rõ rệt theo chiều tăng của vận tốc dịch chuyển đầu cắt. Cụ thể bề mặt cắt được chia thành hai khu vực rõ rệt. Ở phía lối vào của tia nước trộn hạt mài là khu vực bề mặt cắt có chất lượng cao. Tiếp theo là khu vực cắt thô, bề mặt của khu vực này được đặc trưng bởi các đường gợn sóng có chiều cong ngược với chiều chuyển động của đầu cắt. Vết gợn sóng tăng dần theo vận tốc dịch chuyển đầu cắt và chiều sâu cắt đạt được. Nguyên nhân trên bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới và hạt mài tái chế hình thành vết gợn sóng và vùng cắt trễ có trị số tăng dần theo vận tốc dịch chuyển đầu cắt và độ sâu cắt đạt được là do sự suy giảm năng lượng của tia nước trộn hạt mài khi cắt sâu vào phôi, cũng như sự phân phối hạt mài không đồng đều làm cho tia nước trộn hạt mài không đủ khả năng cắt bỏ vật liệu trong vùng cắt mà lệch hướng về phía bề mặt đã gia công. Quá trình thoát ra khỏi phôi khi bị lệch hướng của tia nước trộn hạt mài tạo nên trên bề mặt các đường gợn sóng do xói mòn. Để không còn đường gợn sóng trên bề mặt gia công, khi các thông số khác đã chọn hợp lý, chỉ bằng cách giảm vận tốc dịch chuyển đầu cắt xuống đến một giá trị thích hợp. Vì vận tốc dịch chuyển đầu cắt xác định sự phân bố năng lượng của hạt mài tác động lên quá trình bóc tách phoi trong vùng cắt, cho nên việc tăng hay giảm vận tốc dịch chuyển đầu cắt đồng nghĩa với việc giảm hay tăng năng lượng tác động lên vùng cắt. 3.05 3.18 2.87 3.21 2.74 3.11 3.06 2.87 2.53 2.79 2.66 2.7 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế - mẫu số 1 5 10 15 20 25 30 Giá trị độ nhám bề mặt (m) Độ sâu cắt tại các vị trí khác nhau của bề mặt gia công (mm) Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn giá trị độ nhám theo độ sâu cắt khi gia công thép SUS304 bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế (mẫu số 1) tại Vdc = 10mm/ph Các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới (quan sát trên hình 3.13) lớn hơn các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tái chế. Vì kích thước trung bình của hạt mài tái chế nhỏ hơn so với hạt mài mới sau khi ra khỏi vòi phun, dẫn đến số lượng hạt mài tham gia cắt nhiều hơn
  • 15. 15 nên sau khi cắt sẽ để lại nhiều vết cắt chồng chéo dẫn đến giá trị Ra nhỏ hơn. Khi so sánh trong một cấp độ nhám thấy rằng các giá trị Ra vẫn nằm trong một khoảng kích thước của cùng một cấp độ nhám. Như vậy có thể kết luận: tình trạng bề mặt và chất lượng bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế tương đương như khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới. 3.4.2.3. Kết quả thí nghiệm và nhận xét về chiều rộng rãnh cắt Hình ảnh biên dạng rãnh cắt thực tế mác thép không gỉ SUS 304 có chiều dày 30mm bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái chế, ở các vận tốc dịch chuyển đầu cắt khác nhau: 10, 20, 30, 40 và 50mm/ph được mô tả trên hình 3.15. Quan sát hình 3.15 thấy rằng: - Chiều rộng rãnh cắt ở mặt trên của phôi đều như nhau ở mọi vận tốc dịch chuyển đầu cắt. Chiều rộng rãnh cắt ở mặt dưới của phôi chỉ bằng chiều rộng rãnh cắt ở mặt trên của phôi khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt bằng 10mm/ph. Ngoài ra khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt tăng thì chiều rộng rãnh cắt ở mặt dưới của phôi bị côn (thu hẹp lại); - Chiều rộng rãnh cắt phụ thuộc vào vận tốc dịch chuyển đầu cắt. Vận tốc dịch chuyển đầu cắt phù hợp, rãnh cắt sẽ thẳng từ trên xuống dưới. Vận tốc dịch chuyển đầu cắt lớn, rãnh cắt bị côn (trên rộng, dưới hẹp). Vận tốc dịch chuyển đầu cắt quá nhỏ rãnh cắt cũng bị côn nhưng độ côn ngược lại với khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt lớn (trên hẹp dưới rộng). Do vậy chỉ tồn tại một vận tốc dịch chuyển đầu cắt thích hợp để đạt được chiều rộng rãnh cắt song song. Trong thí nghiệm này chính là vận tốc dịch chuyển đầu cắt bằng 10mm/ph; Nguyên nhân rãnh cắt bị côn ở lối ra khi tăng vận tốc dịch chuyển đầu cắt là do khi cắt vào sâu trong phôi động năng của hạt mài bị giảm, vận tốc dịch chuyển đầu cắt tăng, nên không đủ thời gian cho các hạt mài tiếp theo có động năng đủ lớn cắt phôi theo đúng quỹ đạo. Qua các thí nghiệm đã chỉ ra rằng biên dạng rãnh cắt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới và tia nước trộn hạt mài tái chế là như nhau. Hình 3.15. Hình ảnh biên dạng rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi gia công khi cắt bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế
  • 16. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ các kết quả các thí nghiệm nghiên cứu, đánh giá về khả năng cắt, chất lượng cắt của hạt mài tái chế so với hạt mài mới, rút ra những kết luận sau: - Có thể thu hồi được xấp xỉ 58.8% hạt mài với kích thước > 90m tái sử dụng để cắt thép không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15,8mm bằng phương pháp tia nước trộn hạt mài; - Kích thước và hình dạng các hạt mài bị thay đổi sau vòi phun đã tạo cho hạt mài có nhiều góc cắt thuận lợi và kích thước phù hợp dẫn đến khả năng cắt tốt hơn đặc biệt trong dải kích thước từ 90  300m; - Kích thước hạt mài xác định tái chế tốt nhất > 90m; - Chiều rộng của rãnh được cắt bằng hạt mài tái chế tương đương với khi cắt bằng hạt mài mới; - Độ nhám bề mặt (Ra) khi gia công bằng hạt mài tái chế nhỏ hơn khi gia công bằng hạt mài mới nhưng vẫn nằm trong cùng một cấp độ nhám với hạt mài mới; - Do khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài tái chế tương đương của hạt mài mới, điều này cho phép sử dụng hạt mài tái chế với các thông số công nghệ cắt tương tự như đối với hạt mài mới. Chương 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ HẠT MÀI BÙ TÁI CHẾ Mục tiêu nghiên cứu của chương 4 là tìm ra khả năng cắt và chất lượng cắt của hạt mài bù tái chế, đồng thời xác định dải kích thước phù hợp của hạt mài bù tái chế. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hạt mài bù tái chế. 4.1. Nghiên cứu phân bố khối lượng, kích thước của hạt mài bù tái chế trước khi vào buồng trộn vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun Do hạt mài bị vỡ ra trong quá trình trộn và tăng tốc nên, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt vật liệu gia công không như kích thước hạt mài ở đầu vào. Vì vậy, khối lượng và kích thước hạt mài bù tái chế trước khi vào buồng trộn, vòi phun và sau khi ra khỏi vòi phun phải được nghiên cứu, thử nghiệm, xác định để làm cơ sở khoa học chứng minh cho khả năng cắt và đánh giá hiệu quả sử dụng của chúng, gồm các nội dung sau: 4.1.1. Nội dung thí nghiệm 4.1.1.1. Các phương pháp bù tái chế - Phương pháp thứ nhất: Tiến hành bù áp đặt khối lượng hạt mài mới bằng: 20%; 40%; 60%; 80% và 100% khối lượng hạt mài tái chế được có kích thước từ 90m trở lên. Sau đó tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của từng tỷ lệ bù áp đặt đến khả năng cắt và chất lượng cắt khi cắt bằng các mẫu hạt mài bù tái chế này. - Phương pháp thứ hai: Tiến hành bù duy trì khối lượng hạt mài đầu vào. Hạt mài mới được bù vào từng khoảng kích thước của hạt mài tái chế cho đủ
  • 17. 17 100% khối lượng hạt mài ở đầu vào. Sau đó tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đến khả năng cắt và chất lượng cắt khi cắt bằng các mẫu hạt mài bù tái chế này. Tương tự như hạt mài mới và hạt mài tái chế, khối lượng, kích thước của hạt mài bù tái chế sau quá trình trộn đi ra khỏi vòi phun để tham gia cắt khác hoàn toàn với khối lượng, kích thước hạt mài ở đầu vào. Như vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng, kích thước hạt mài đến khả năng cắt và chất lượng cắt phải nghiên cứu bằng khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun. 4.2. Khả năng cắt của hạt mài Supreme garnet bù tái chế 4.2.1 Thí nghiệm Quá trình gá kẹp phôi và tiến hành cắt tương tự như khi cắt bằng hạt mài tái chế. Điểm khác ở đây là sử dụng hạt mài bù tái chế. 4.2.2. Kết quả và nhận xét a. Theo phương pháp bù áp đặt Tổng hợp kết quả độ sâu cắt đạt được của tia nước trộn các mẫu hạt mài bù tái chế theo khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun được trình bày trong bảng 4.16. Bảng 4.16. Kết quả thí nghiệm độ sâu cắt phôi lớn nhất của các mẫu hạt mài bù tái chế (bù áp đặt) theo khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun TT Mẫu hạt mài hmax (mm) Kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (m) >90 >106 >125 >150 >180 >212 >250 >300 Khối lượng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (gam) 1 hạt mới 24.7 30 36 42 78 76 81 42 0 2 bù 20% 28 44.2 49.3 56.2 76.3 75.2 79.3 32.0 0 3 bù 40% 27.5 42.1 47.4 54.1 76.4 75.2 79.4 33.4 0 4 bù 60% 27.1 40.6 46.0 52.6 76.8 75.4 79.8 34.5 0 5 bù 80% 26.6 39.5 44.9 51.5 76.9 75.4 79.9 35.3 0 6 bù 100% 25.7 38.5 44 50.5 77 75.5 80 36 0 Quan sát bảng 4.16 cho 6 mẫu hạt mài (một mẫu hạt mài mới và 5 mẫu hạt mài bù tái chế theo phương pháp bù áp đặt) thấy rằng: - Độ sâu cắt lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài mới nhỏ hơn của tia nước trộn hạt mài bù tái chế theo phương pháp bù áp đặt; - Độ sâu cắt lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài bù tái chế theo phương pháp bù áp đặt tỷ lệ nghịch với khối lượng hạt mài mới bù vào. b. Theo phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi Tương tự phương pháp bù áp đặt, kết quả độ sâu cắt lớn nhất của tia nước trộn các mẫu hạt mài bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi theo khối lượng, kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun được tổng hợp lại và được trình bày trong bảng 4.17. Quan sát bảng 4.17 nhận thấy:
  • 18. 18 - Khả năng cắt của các mẫu hạt mài bù duy trì khối lượng đầu vào cũng tăng tỷ lệ thuận với mẫu hạt mài có khối lượng, kích thước hạt mài từ (90  150)m và tăng tỷ lệ nghịch với khối lượng hạt mài có kích thước trên 250m. Do vậy, hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun có kích thước từ (90  150)m cũng là hạt cơ bản để cắt đạt độ sâu lớn nhất. Mẫu hạt mài bù tái chế nào có khối lượng hạt mài cơ bản nhiều hơn sẽ cắt được sâu hơn; - Độ sâu cắt đạt được lớn nhất (hmax) của tia nước trộn hạt mài bù tái chế tỷ lệ nghịch với khối lượng hạt mài mới bù vào. Bảng 4.17. Kết quả thí nghiệm độ sâu cắt phôi lớn nhất của các mẫu hạt mài bù tái chế (bù duy trì) theo khối lượng, kích thước của hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun TT Mẫu hạt mài mới và hạt mài bù tái chế hmax (mm) Kích thước hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (m) >90 >106 >125 >150 >180 >212 >250 >300 Khối lượng hạt mài sau khi ra khỏi vòi phun (gam) 1 hạt mới 26 30 36 42 78 76 81 42 0 2 bù 41.2% 26.3 40 45 52 77 75 80 35 0 3 bù 46.6% 26.2 39 45 51 77 75 80 36 0 4 bù 53% 26.2 38.0 43.5 50 77.1 75.5 80.1 36.4 0 5 bù 61.3% 26.1 37 42 49 77 76 80 37 0 - So sánh giữa hai phương pháp bù tái chế: bù theo một tỷ lệ định trước và bù duy trì khối lượng đầu vào nhận thấy, khả năng cắt của hạt mài bù tái chế theo phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào tương đương với khả năng cắt khi bù áp đặt theo một tỷ lệ định trước nào đó. Như vậy, để đơn giản và thuận tiện cho việc bù tái chế với khối lượng hạt mài tái chế được, các nghiên cứu tiếp theo chỉ xét cho phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi. 4.3. Xác định kích thước hạt mài bù tái chế hợp lý 1.00 1.13 1.11 1.09 1.05 1.15 1.10 1.05 1.00 0.95 0.90 New bù > 90 bù > 106 bù > 125 bù > 150 Khả năng cắt so với hạt mài mới Khả năng cắt so với hạt mài mới Mẫu hạt mài bù tái chế Hình 4.10. Biểu đồ khả năng cắt lớn nhất tương ứng các mẫu hạt mài bù tái chế
  • 19. 19 Tiến hành gá kẹp phôi và cắt phôi bằng tia nước trộn các mẫu hạt mài bù duy trì khối lượng đầu vào không đổi. Kết quả được mô tả trên hình 4.10. Quan sát hình 4.10 nhận thấy: hệ số cắt của hạt mài bù tái chế lớn hơn của hạt mài mới là 1.13, 1.11, 1.09 và 1.05 lần tương ứng với bù hạt mài mới vào hạt mài tái chế có kích thước từ 90, 106, 125 và 150m trở lên. Vì hạt mài bù tái chế có kích thước từ 90m trở lên cho khả năng cắt lớn nhất cho nên, kích thước hạt mài bù tái chế hợp lý được xác định là từ 90m trở lên. 4.4. Đánh giá chất lượng cắt của hạt mài bù tái chế 4.4.1. Thí nghiệm về độ nhám và chiều rộng rãnh cắt Tiến hành cắt phôi theo các thông số đã thiết lập ở mục 2.4.5. Hình ảnh của bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế khi gia công mác thép SUS 304 chiều dày 30mm tại các vận tốc dịch chuyển của đầu cắt khác nhau được mô tả trên hình 4.11. Ký hiệu các bề mặt cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế là B1, B2, B3, B4 và B5 tương ứng với vận tốc dịch chuyển của đầu cắt là: 10, 20, 30, 40 và 50 mm/ph (hình 4.11). Hình 4.11. Hình ảnh tình trạng bề mặt thép SUS 304 khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế tại các vận tốc dịch chuyển của đầu cắt khác nhau Quan sát hình 4.11 nhận thấy: Chất lượng bề mặt khi cắt bằng hạt mài bù tái chế tuân theo đúng quy luật như khi cắt bằng hạt mài mới và hạt mài tái chế (đã nghiên cứu ở chương 3). 4.4.2. Kết quả và nhận xét 4.4.2.1. Tình trạng bề mặt cắt 1. Vùng cắt chất lượng cao 2. Vùng cắt thô (gợn sóng) 3. Diện tích vùng cắt trễ Hình 4.12. Hình ảnh tình trạng bề mặt khi vận tốc dịch chuyển của đầu cắt bằng 60mm/ph Khi vận tốc dịch chuyển của đầu cắt và độ sâu cắt tăng cũng làm tăng độ lớn các đường gợn sóng và diện tích cắt trễ - phần chưa được cắt hết (hình 4.12); Để không còn đường gợn sóng và vùng cắt trễ trên bề mặt gia công khi các thông số khác đã chọn tối ưu chỉ bằng cách giảm vận tốc dịch chuyển của đầu cắt xuống đến một giá trị hợp lý.
  • 20. 20 4.4.2.2. Độ nhám bề mặt cắt Độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế nhỏ hơn độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới. 4.4.2.3. Chiều rộng rãnh cắt Quan sát rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi thí nghiệm (hình 4.15) thấy rằng bề rộng rãnh cắt ở mặt trên của phôi và ở mặt dưới của phôi khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế cũng tuân theo quy luật như khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế. Hình 4.15. Hình ảnh biên dạng rãnh cắt ở mặt trên và mặt dưới của phôi gia công khi vận tốc dịch chuyển đầu cắt thay đổi 4.4.2.4. So sánh chất lượng cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế bằng chỉ tiêu độ nhám 2.75 3.11 3.21 2.74 3.05 2.87 3.18 2.82 2.66 2.7 2.64 2.79 2.53 2.29 2.42 2.46 2.87 3.06 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế 5 10 15 20 25 30 Giá trị độ nhám bề mặt (m) Độ sâu cắt tại các vị trí khác nhau của bề mặt gia công (mm) Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn độ nhám bề mặt gia công tại các vị trí khác nhau khi gia công bằng hạt mài mới, hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế tại Vdc =10mm/ph Giá trị đo độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, tia nước trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế được mô tả trên hình 4.16. Quan sát hình 4.16 nhận thấy: Các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tái chế nhỏ nhất, sau đó đến các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế và cuối cùng các giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới là lớn nhất;
  • 21. 21 Khi xét theo một cấp độ nhám nhất định thì các giá trị đó vẫn nằm trong một khoảng kích thước từ (2.5  3.2)m của cùng một cấp độ nhám. Như vậy có thể kết luận rằng: chất lượng bề mặt gia công bằng tia nước trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế là tương đương như khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài mới. a. Hạt mài mới b. Hạt mài tái chế c. Hạt mài bù tái chế Hình 4.17. Hình ảnh độ nhám (x 1000) của bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tại Vdc = 10mm/ph Nguyên nhân: Chất lượng bề mặt cắt phụ thuộc vào số lượng hạt mài tham gia cắt. Số lượng hạt mài tham gia cắt nhiều sẽ để lại nhiều vết cắt chồng chéo lên nhau, dẫn đến giá trị độ nhám của bề mặt giảm. Để có thể thấy rõ hơn giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài tái chế là nhỏ nhất, giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài mới là lớn nhất và giá trị độ nhám bề mặt khi gia công bằng hạt mài bù tái chế nằm ở giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Quan sát hình ảnh độ nhám của bề mặt khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới, tia nước trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế được máy đo ghi lại (hình 4.17) thấy rằng: sự dao động của biên dạng bề mặt, khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài mới có nhiều xung nhấp nhô lớn hơn sự dao động của biên dạng bề mặt, khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tái chế và bù tái chế. Do vậy, chất lượng của bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài tái chế và tia nước trộn hạt mài bù tái chế tốt hơn khi cắt bằng hạt mài mới là hoàn toàn phù hợp với kết quả đã trình bày.
  • 22. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Từ các kết quả của chương 4 có thể rút ra những kết luận sau: - Để đơn giản và thuận tiện cho việc bù tái chế thì nên chọn phương pháp bù tái chế duy trì khối lượng đầu vào; - Khả năng cắt của hạt mài bù tái chế (theo phương pháp bù duy trì khối lượng đầu vào) luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới và đạt giá trị cao nhất, khi bù hạt mài mới vào hạt mài tái chế có kích thước từ 90m trở lên; - Kích thước hạt mài bù tái chế hợp lý được xác định là từ 90m trở lên; - Độ nhám bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế lớn hơn độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài tái chế nhưng vẫn nhỏ hơn độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài mới. Nếu xét trong một khoảng kích thước giới hạn cho một cấp độ nhám (từ 2.5  3.2m) thì chúng cùng thuộc một cấp độ nhám; - Do khả năng cắt và chất lượng cắt khi sử dụng hạt mài bù tái chế tương đương hạt mài mới. Điều này cho phép sử dụng các thông số điều khiển quá trình cắt tương tự như sử dụng hạt mài mới. Chương 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HẠT MÀI TÁI CHẾ VÀ HẠT MÀI BÙ TÁI CHẾ 5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài tái chế 5.1.1. Tính giá thành cho hạt mài tái chế Giá thành hạt mài tái chế được tính phương trình 5.1 [89]: C C C , , ,   httc h tl h n h  (5.1) tc k G w tchê C . Sau khi tính toán, thay các giá trị vào phương trình 5.1 có được: Ctc = 4977 đồng/kg (giá thành cho 1kg hạt mài tái chế khi kgs = 1) Ctc = 4446 đồng/kg (giá thành cho 1kg hạt mài tái chế khi kgs = 0.5) Phân tích phương trình (5.1) thấy rằng giá thành của hạt mài tái chế chỉ phụ thuộc vào chi phí lương. Tiến hành khảo sát giá thành hạt mài tái chế khi chi phí lương cho công nhân vận hành máy và người quản lý tăng dần đến 50% thì chi phí cho hạt mài tái chế tăng thêm cao nhất là 15% nhưng giá thành hạt mài tái chế vẫn nhỏ hơn giá thành hạt mài mới. 5.1.2. Xét các ảnh hưởng đến giá thành hạt mài tái chế Phân tích hình 5.3 thấy rằng, khi hệ số sử dụng máy tái chế giảm thì giá thành hạt mài tái chế tăng lên. Vì vậy, cần tìm cách để hệ số sử dụng máy tái chế tiến dần đến 1. Có thể dùng một hệ thống tái chế cho nhiều đầu cắt tia nước trộn hạt mài hoặc tính toán lượng hạt mài tái chế để lựa chọn hệ thống tái chế phù hợp. Điều này dẫn đến lợi nhuận thu được từ tái chế hạt mài đạt mức cao nhất.
  • 23. 23 4977 4870 5109 5279 5825 5507 4392 4870 4711 4597 4512 4446 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Hệ số sử dụng máy tái chế Giá thành hạt m ài (đồng/kg) Kgs = 1 Kgs = 0.5 Hình 5.3. Ảnh hưởng của hệ số sử dụng máy đến giá thành hạt mài tái chế Hình 5.5. Đồ thị biểu diễn tương quan giá thành hạt mài và chi phí cắt cho 1 m chiều dài của các loại hạt mài khác nhau 5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hạt mài bù tái chế Sau khi nghiên cứu khả năng cắt của hạt mài bù tái chế khi gia công mác thép không gỉ SUS 201 và SUS 304. Bù tái chế được chọn theo phương pháp duy trì khối lượng đầu vào không đổi. Kích thước hợp lý của hạt mài bù tái chế được xác định từ 90m trở lên. Để có thể triển khai trong thực tế sản xuất cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng hạt mài bù tái chế trên cơ sở giá thành hạt mài tái chế ở mục 5.1.1. 5.2.1. Phương pháp tính giá thành cho hạt mài bù tái chế Chi phí cho một đơn vị hạt mài bù tái chế bằng tổng chi phí cho khối lượng hạt mài tái chế được và chi phí cho khối lượng hạt mài mới bổ xung vào chia cho tổng khối lượng hạt mài bù tái chế (phương trình 5.2). Theo kết luận ở mục 4.3, mẫu hạt mài bù tái chế được chọn cho thực tế sản xuất có tỷ lệ bù hạt mài mới vào hạt mài tái chế có kích thước > 90m là 41.2%. Vậy chi phí cho hạt mài bù tái chế được tính theo công thức: .(100 ) . (5.2)  , (đồng/kg) 100 , new m tc tc tc btc m C r C r C   Sau khi thay số và tính toán, giá thành hạt mài bù tái chế theo (5.2) là: - Cbtc = 9107 đồng/kg, khi máy tái chế chạy 1 ca và kgs = 1. - Cbtc = 8795 đồng/kg, khi máy tái chế chạy 1 ca và kgs = 0.5 So sánh giá thành của hạt mài bù tái chế với giá thành của hạt mài mới thấy rằng: giá thành của hạt mài bù tái chế cao nhất chỉ gần bằng 2/3 giá thành của hạt mài mới. Vì vậy khi gia công bằng tia nước trộn hạt mài, nếu dùng hạt mài bù tái chế, giá trị lợi nhuận tăng lên tối thiểu bằng 1/3 giá thành của hạt mài mới. 5.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng hạt mài tái chế được đến giá thành hạt mài bù tái chế Tính toán theo phương trình 5.2 thấy rằng giá thành hạt mài bù tái chế phụ thuộc vào khối lượng hạt mài tái chế được. Theo tính toán khi khối lượng hạt mài tái chế được giảm xuống còn 30% thì chi phí cho hạt mài bù tái chế vẫn còn ít hơn chi phí cho hạt mài mới đến 20% (giá thành hạt mài mới là 15000 đồng/kg).
  • 24. 24 5.3. So sánh tính kinh tế để lựa chọn hạt mài Phân tích hình 5.5 thấy rằng nếu chi phí cho 1 m chiều dài cắt bằng nhau thì chi phí cho giá thành hạt mài phụ thuộc mạnh vào hệ số cắt của hạt mài. Do vậy khi sử dụng hạt mài tái chế có hệ số cắt bằng và cao hơn hệ số cắt của hạt mài mới nhưng có giá thành nhỏ hơn nên chi phí cắt cho 1m dài sẽ giảm đáng kể. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Từ các kết quả của chương 5 có thể rút ra những kết luận sau: - Giá thành cao nhất của hạt mài tái chế từ hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 chỉ bằng (30  40)% giá thành hạt mài mới khi gia công thép không gỉ SUS 304 chiều dày 15,8mm; - Khi tái chế được xấp xỉ 30  58% thì giá thành hạt mài bù tái chế bằng 80% đến 60% giá thành của hạt mài mới; - Chi phí cho gia công bằng tia nước trộn hạt mài sẽ giảm đáng kể khi hạt mài được tái sử dụng. KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN 1) Hạt mài Supreme garnet cỡ hạt 80 có khả năng tái chế tốt, kết quả thu hồi hạt mài khi gia công thép tấm không gỉ mác SUS 304 chiều dày 15.8mm từ hạt mài có kích thước lớn hơn 90m đạt được xấp xỉ 58%; 2) Khả năng cắt của hạt mài tái chế và hạt mài bù tái chế từ hạt mài Supreme garnet luôn tương đương khả năng cắt của hạt mài mới, nên hạt mài tái chế và bù tái chế có thể được sử dụng chế độ cắt như hạt mài mới; 3) Xác định chế độ cắt cho các vật liệu khác nhau khi sử dụng hạt mài tái chế hoặc hạt mài bù tái chế, có thể áp dụng được bảng hệ số khả năng gia công của các loại vật liệu bằng tia nước trộn hạt mài như trong gia công bằng tia nước trộn hạt mới; 4) Sau khi ra khỏi vòi phun các hạt mài có nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, các hạt mài có kích thước từ 90 đến 150μm là các hạt cắt đạt chiều sâu cắt lớn nhất; 5) Kích thước hạt mài thích hợp cho tái chế hoặc bù tái chế được xác định là những hạt mài có kích thước từ 90m trở lên; 6) Trong cùng chế độ cắt thì giá trị độ nhám bề mặt (Ra) khi cắt bằng tia nước trộn hạt mài bù tái chế lớn hơn giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài tái chế nhưng lại nhỏ hơn giá trị độ nhám bề mặt khi cắt bằng hạt mài mới; 7) Khi tái chế được xấp xỉ 58% thì giá thành của hạt mài tái chế chỉ bằng (30  40)% của giá thành hạt mài mới và giá thành của hạt mài bù tái chế chỉ bằng (60  65)% giá thành của hạt mài mới./.