SlideShare a Scribd company logo
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
THỰC TẬP MÁY ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG
GIÁO TRÌNH
60
NGUYỄN LÊ HỒNG SƠN
NGUYỄN THÀNH LUÂN
ĐOÀN MINH HÙNG
Nguyễn Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thành Luân,
Đoàn Minh Hùng
Giáo trình
THỰC TẬP MÁY ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Thực tập máy điều hòa không khí dân dụng được biên
soạn theo đề cương môn học thực tập Điện Lạnh 2 của chương trình đào
tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, Bộ môn Công nghệ Nhiệt - Điện
Lạnh, Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nội dung giáo trình được biên soạn với thời lượng 135 tiết (3 tín
chỉ) bao gồm các nội dung như sau: gia công đường ống đồng; lắp đặt,
vận hành, bảo trì bảo dưỡng và chuẩn đoán các sự cố liên quan đến máy
điều hòa không khí hai khối; lắp đặt, vận hành máy điều hòa không khí
Multi; thử nghiệm và vận hành máy điều hòa không khí VRV. Giáo trình
này cung cấp kiến thức cơ bản về thực tập máy điều hòa không khí dân
dụng trong thực tế. Vì vậy, cuốn giáo trình này không chỉ phục vụ cho
sinh viên chuyên ngành “Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt” của trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có thể giúp ích cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Công nghệ nhiệt-
điện lạnh, học viên các trung tâm đào tạo ngắn hạn liên quan đến nghề
Điện lạnh.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu
của các giảng viên Bộ môn Công Nghệ Nhiệt - Điện Lạnh, Khoa Cơ khí
Động lực, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh để
giáo trình được hoàn thiện.
Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh những thiếu sót, nhóm
tác giả mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp và độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong những lần tái bản
sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Công nghệ Nhiệt - Điện
Lạnh, Khoa Cơ Khí Động Lực, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.
HCM. Theo địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Chân thành cảm ơn!
4
5
Mục lục
Bài thực hành số 1: Gia công ống đồng......................................................7
Bài thực hành số 2: Hàn kim loại..............................................................15
Bài thực hành số 3: Động cơ quạt và máy nén .........................................26
Bài thực hành số 4: Khảo sát máy điều hòa không khí hai khối (Split)....38
Bài thực hành số 5: Mạch điện máy điều hòa không khí hai khối............48
Bài thực hành số 6: Thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa
không khí hai khối ....................................................58
Bài thực hành số 7: Lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối.................71
Bài thực hành số 8: Bảo trì bảo dưỡng máy điều hòa không khí hai khối....82
Bài thực hành số 9: Chẩn đoán sự cố và một số lưu ý khi sử dụng máy
điều hòa không khí hai khối......................................88
Bài thực hành số 10: Máy điều hòa không khí Multi................................. 95
Bài thực hành số 11: Lắp đặt, thử kín, hút chân không và nạp ga máy
điều hòa không khí Multi............................ ............102
Bài thực hành số 12: Lắp đặt dàn lạnh kiểu âm trần.................................112
Bài thực hành số 13: Thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa
không khí VRV .......................................................118
6
7
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
GIA CÔNG ỐNG ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Sử dụng dụng cụ gia công ống đồng an toàn, đúng kỹ thuật.
- Thành thạo các kỹ năng cắt, nong, loe, uốn và nối ống bằng rắc co.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Giới thiệu về ống đồng.
2. Dụng cụ và kỹ thuật cắt, nong, loe và uốn ống đồng.
3. Kỹ thuật nối ống bằng rắc co.
B. Nội dung thực hành
1. Cắt ống.
2. Nong ống.
3. Loe ống.
4. Uốn ống.
5. Nối ống bằng rắc co.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật
Số
lượng
Đơn vị Ghi chú
1 Kìm nong ống 01 Cái
2 Ống đồng 10 02 m
3 Ống đồng 6 01 m
4 Bộ loe lệch tâm 01 Bộ
5 Dao cắt ống 01 Cái
6 Bộ uốn ống 610 01 Cái
8
7 Rắc co 10 03 Cái
8 Rắc co 6 03 Cái
9 Thước đo kích thước miệng loe 01 Cái
10 Thước dây 01 Cái
11 Mỏ lết 02 Cái
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
1.1 Giới thiệu về ống đồng
Ống đồng (Hình 1.1) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh
môi chất Freon. Theo đặc điểm về độ cứng thì ống đồng được chia làm 2
loại: ống đồng mềm và ống đồng cứng. Ống đồng mềm có độ dẻo cao, dễ
gia công, có đường kính ngoài DN ≤ 28, các kích thước ống như Bảng
1.1; Ống đồng cứng có độ cứng cao, cỡ ống DN > 28. Bề dày của ống
đồng thường được đo bằng Zem (1 Zem= 0.1 mm), việc lựa chọn bề dày
ống tùy theo điều kiện làm việc và tiêu chuẩn thi công lắp đặt.
Bảng 1.1 Thông số kích thước ống đồng
Đường kính
ngoài
Inch 1/4 3/8 1/2 5/8 3/4 7/8 9/8 11/8
mm 6.35 9.53 12.7 15.87 19.05 22.22 28.57 34.9
Bề dày
Inch 0.030 0.032 0.032 0.035 0.035 0.045 0.050 0.055
mm 0.76 0.81 0.81 0.89 0.89 1.14 1.27 1.40
1 Zem= 0.1 mm
Hình 1.1 Ống đồng
9
1.2 Dụng cụ và kỹ thuật cắt, nong, loe và uốn ống đồng
1.2.1 Dao cắt
Dao cắt ống (Hình 1.2) là dụng cụ được sử dụng để cắt ống
đồng mềm trong thi công lắp đặt đường ống hệ thống lạnh và điều hòa
không khí.
1- Núm xoay tịnh tiến lưỡi dao, 2- Lưỡi dao
Hình 1.2 Dao cắt ống đồng
Quy trình sử dụng dao để cắt ống được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định vị trí ống cần cắt.
Bước 2: Đưa dao cắt vào vị trí đánh dấu, tịnh tiến lưỡi dao tiếp xúc
với bề mặt ống.
Bước 3: Tiến hành quay dao để cắt ống.
Bước 4: Sau khi cắt ống tiến hành làm sạch bavia, sử dụng dụng cụ
làm sạch bavia như Hình 1.3 chuốt vào đầu ống và quay nhẹ để loại bỏ
bavia. Khi thực hiện cần tránh các mạt đồng rơi vào ống.
Bước 5: Kiểm tra đầu ống, yêu cầu mặt cắt vuông góc, mặt cắt tròn,
đều và sạch bavia.
Hình 1.3 Dụng cụ làm sạch bavia
Dụng cụ làm sạch bavia (Hình 1.3) là dụng cụ được sử dụng để
làm sạch mặt cắt ống đồng.
10
1.2.2 Dụng cụ nong ống
Khi nối hai ống có cùng đường kính, để giảm khả năng rò rỉ và
tăng cường độ bền cho mối nối khi hàn, một đầu ống của vị trí nối sẽ
được nong rộng bằng dụng cụ nong ống như Hình 1.4.
Hình 1.4 Kìm nong ống
+ Quy trình nong ống được thực hiện như sau:
Bước 1: Đưa đầu nong của kìm nong ống vào đầu ống cần nong.
Bước 2: Tiến hành bấm kìm và quay ống để thực hiện nong.
Bước 3: Kiểm tra đầu nong, yêu cầu đầu nong tròn, đều, không bị
nứt và chiều cao đủ lớn để thuận lợi cho việc gá ống khi hàn.
1.2.3 Dụng cụ loe ống
Để thực hiện kết nối rắc co, đầu ống đồng cần được loe có dạng
hình côn. Dụng cụ loe ống có 2 loại: bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ
loe đồng tâm có đặc điểm là khi loe đường tâm của ống và tâm của đầu loe
trùng nhau, chất lượng đầu loe không cao thường hay xảy ra lỗi không đều
về bề dày thành loe. Đối với bộ loe lệch tâm (Hình 1.5) thì đường tâm của
ống và đường tâm của đầu loe lệch nhau, chất lượng đầu loe tốt và
thường được sử dụng trong thực tế thi công lắp đặt đường ống đồng.
1- Bàn loe, 2- Bộ điều chỉnh, 3- Khóa cố định
Hình 1.5 Bộ loe lệch tâm
11
+ Quy trình loe ống được thực hiện như sau:
Bước 1: Đưa đầu ống cần loe vào bàn loe, điều chỉnh chiều cao đầu
ống nhô lên khỏi bàn loe hợp lý.
Bước 2: Đưa bộ điều chỉnh (2) lắp vào bàn loe (1) đúng vào vị trí
đầu ống cần loe, quay bộ điều chỉnh (2) để định vị chính xác đầu loe với
đầu ống cần loe. Sau khi đầu loe đã được định vị, tiến hành khóa chặt bàn
loe bằng khóa cố định (3).
Bước 3: Thực hiện quay bộ điều chỉnh để loe ống đến khi kết thúc.
Bước 4: Tháo ống ra khỏi bộ loe, kiểm tra đường kính và chất
lượng đầu loe. Đường kính miệng loe có thể kiểm tra bằng cách sử dụng
thước đo đầu loe hoặc kiểm tra ăn khớp với đầu nối rắc co (Hình 1.6).
Hình 1.6 Kiểm tra đường kính đầu loe
Yêu cầu kỹ thuật đối với đầu loe:
- Đầu loe phải sạch bavia.
- Đầu loe tròn, đều.
- Đầu loe không bị nứt.
- Bề mặt loe phải nhẵn.
- Bề dày của thành loe đều.
- Đường kính đầu loe ăn khớp với đầu nối rắc co.
1.2.4 Dụng cụ uốn ống
Dụng cụ uốn ống được sử dụng để uốn đường ống theo các góc yêu
cầu khi thi công. Dụng cụ uốn thường có 2 loại chính là lò xo uốn và
dụng cụ uốn kiểu cán xoay (Hình 1.7). Lò xo uốn được sử dụng trong
trường hợp yêu cầu về góc uốn không cần chính xác cao, dụng cụ uốn
dạng cán xoay được sử dụng để uốn chính xác góc theo yêu cầu.
12
Hình 1.7 Dụng cụ uốn ống
+ Quy trình uốn ống bằng dụng cụ kiểu cán xoay được thực hiện
như sau:
Bước 1: Đo và đánh dấu vị trí cần uốn.
Bước 2: Đưa ống vào dụng cụ uốn, đặt dấu trên ống ứng với dấu 0
trên dụng cụ uốn, sau đó từ từ uốn ống đến góc mong muốn được ghi trên
dụng cụ uốn ống.
Bước 3: Tháo ống ra khỏi dụng cụ uốn và kiểm tra chất lượng ống
sau khi uốn. Yêu cầu ống uốn đúng góc yêu cầu và không bị gập, gãy.
1.3 Kỹ thuật nối ống bằng rắc co
Nối rắc co là một kết nối ống quan trọng trong thi công lắp đặt hệ
thống lạnh và điều hòa không khí. Do đó, việc kết nối rắc co cần đúng kỹ
thuật để tránh hở mối nối. Quy trình thực hiện nối ống bằng rắc co được
thực hiện như sau:
Bước 1: Cắt ống và làm sạch bavia (mục 1.2.1)
Bước 2: Loe ống (mục 1.2.3)
Bước 3: Chỉnh trục của ống loe thẳng với trục khớp nối (Hình 1.8).
Sau đó dùng tay siết chặt đai ốc loe đến khi không siết được bằng tay thì sử
dụng cờ lê lực hoặc cờ lê thường để siết. Nếu sử dụng cờ lê thường cần chú
ý đến lực siết, lực siết quá lớn có thể làm hỏng đầu loe hoặc rắc co.
Hình 1.8 Nối ống bằng rắc co
13
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
GIA CÔNG ỐNG ĐỒNG
Họ tên sinh viên: .................................................................................
MSSV: ..................................... Lớp:....................................................
Nhóm:..................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Gia công chi tiết sau:
Đơn vị trên bản vẽ mm.
Yêu cầu:
- Sai số về kích thước:  0.2 mm.
- Sai số về góc uốn:  2.0
.
+ Quy trình cắt ống:
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
SV GV
14
+ Quy trình nong ống:
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
+ Quy trình uốn ống:
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
+ Quy trình loe ống:
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
+ Quy trình nối ống bằng rắc co:
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
2
Các lỗi thường gặp trong quá trình gia công,
nguyên nhân và rút kinh nghiệm.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
Kết quả thực hành
15
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
HÀN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Sử dụng bộ hàn gió đá và bộ hàn điện (MIG) an toàn, đúng kỹ thuật.
- Thành thạo kỹ năng hàn ống đồng và hàn sắt.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Giới thiệu về bộ hàn gió đá.
2. An toàn hàn hơi.
3. Quy trình hàn gió đá.
4. Giới thiệu bộ hàn điện (MIG).
5. An toàn hàn điện.
6. Quy trình hàn điện cơ bản.
B. Nội dung thực hành
1. Hàn ống đồng.
2. Hàn sắt.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
TT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú
1 Chi tiết gia công bài 1 - -
2 Đầu dịch vụ 6 03 Cái
3 Kìm nong ống 01 Cái
4 Thép V- 25x1.5mm 0.5 m
5 Bộ hàn gió đá 01 Bộ
6 Que hàn bạc 03 Que
7 Que hàn thau 03 Que
8 Bột hàn the - -
9 Bộ hàn điện 01 Bộ
16
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
2.1 Giới thiệu về bộ hàn gió đá
Bộ hàn gió đá hay còn gọi là bộ hàn oxy- acetylen (C2H2). Hàn gió
đá được sử dụng rộng rãi trong hàn kết nối ống đồng khi thi công lắp đặt
hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
Hình 2.1 Bộ hàn gió đá
Hình 2.1 thể hiện chi tiết bộ hàn gió đá, với các chi tiết chính bao
gồm: chai oxy, chai acetylen, bộ van điều áp,van chống cháy ngược, dây
dẫn khí, mỏ hàn.
Chai gió (chai oxy): Chai làm bằng thép bên trong chứa khí oxy với
áp suất lớn nhất khoảng 150 kg/cm2
. Thân chai cao có ghi chữ oxygen,
sơn màu xanh. Đầu ra của chai được gắn thêm bộ van điều áp để điều
chỉnh áp suất đầu ra khi sử dụng.
Chai acetylen: Chai làm bằng thép bên trong chứa khí acetylen với
áp suất lớn nhất khoảng 15 kg/cm2
. Thân chai thấp có ghi chữ acetylen,
sơn màu nâu. Đầu ra của chai được gắn thêm bộ van điều áp để điều
chỉnh áp suất đầu ra khi sử dụng và có van chống cháy ngược để bảo vệ
tránh ngọn lửa hàn cháy ngược vào chai acetylen gây ra cháy, nổ.
17
Ống dẫn khí: Ống cao su đôi, chịu được áp suất cao. Ống màu xanh
dùng để dẫn khí oxy và ống màu đỏ để dẫn khí acetylen đến mỏ hàn.
Mỏ hàn: Mỏ hàn làm bằng đồng thau, bên trên mỏ hàn có tay cầm,
van điều chỉnh lưu lượng và béc đốt.
Trong hàn ống đồng, que hàn có 2 loại: que hàn bạc và que hàn
thau (Hình 2.2). Que hàn thau được sử dụng để hàn nối đồng thau hoặc
hàn đồng với sắt, để que hàn dễ chảy cần sử dụng thêm bột hàn the. Que
hàn bạc dễ nóng chảy hơn và được sử dụng nhiều trong hàn kết nối
đường ống khi thi công lắp đặt hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
Hình 2.2 Que hàn và bột hàn the
2.2 An toàn hàn hơi
Một số quy chuẩn và tiêu chuẩn an toàn lao động đối với công việc
hàn hơi bao gồm:
 QCVN 17:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn lao động đối với công việc hàn hơi.
 TCVN 3254-1989: Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ.
 TCVN 6713:2013: Chai chứa khí - An toàn trong thao tác.
Sau đây là một số quy định cơ bản về an toàn khi hàn hơi:
a. An toàn đối với ngƣời lao động
- Phải đủ sức khỏe, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện về an
toàn lao động.
- Phải sử dụng đúng và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân.
- Không thực hiện công việc hàn, cắt bằng khí ở những nơi không
đảm bảo điều kiện an toàn lao động như không đủ ánh sáng, điều kiện
thời tiết xấu.
- Không hàn ở khu vực có các chất dễ cháy, nổ như: xăng, dầu,…
18
- Không hàn, cắt trên đường ống và thiết bị đang chịu áp lực hoặc
đang chứa các hóa chất dễ cháy, nổ.
- Khi hàn trong khu vực kín như các thùng chứa, nồi hơi,… phía
ngoài phải có người hỗ trợ và đảm bảo thông gió tốt.
- Không đưa mỏ hàn đang cháy ra khỏi vị trí làm việc.
- Khi hàn trên cao phải che chắn và mang dây an toàn theo quy định.
b. An toàn đối với chai acetylen
- Khi vận chuyển cần đảm bảo van chai khóa chặt, có nắp đậy bảo
vệ và tránh va chạm mạnh.
- Không đặt chai nằm ngang, phải đặt chai thẳng đứng để chất
acetol không đi theo khí acetylen làm xáo trộn lửa hàn. Phải cố định chai
tránh bị ngã gây tai nạn lao động.
c. An toàn đối với chai oxy
- Khi vận chuyển cần đảm bảo van chai khóa chặt, có nắp đậy bảo
vệ và tránh va chạm mạnh.
- Không để chai oxy vào khu vực có dầu mỡ, trước khi sử dụng
phải kiểm tra lau sạch dầu mỡ ở chai.
d. An toàn đối với mỏ hàn
- Mỏ hàn phải kín và không nghẹt. Thông nghẹt mỏ hàn phải dùng
dây đồng có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ béc hàn.
- Khi mồi lửa cho mỏ hàn không được mở oxy và acetylen cùng
một lúc. Phải thực hiện mồi lửa theo đúng quy trình hướng dẫn.
e. An toàn với ống dẫn khí
- Không được dùng ống cao su dẫn khí oxy để dẫn khí acetylen và
ngược lại.
- Không để ống cao su dính dầu mỡ, tránh ống vắt qua nơi có nhiệt
độ cao hoặc nơi có nguồn điện.
2.3 Quy trình hàn gió đá
a. Chuẩn bị
- Kiểm tra lượng acetylen và oxy trong các chai, kiểm tra tình trạng
các van điều áp, kiểm tra các ống dẫn khí và các mối nối với chai và mỏ
hàn, kiểm tra tình trạng mỏ hàn.
- Bộ hàn phải được cố định chắc chắn.
19
- Khu vực hàn cần đảm bảo an toàn cháy nổ, che chắn và cách ly.
- Có bình chữa cháy ở khu vực hàn.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
b. Công tác hàn
Bước 1: Mở van chai oxy và chai acetylen. Điều chỉnh áp suất đầu
ra của hai chai bằng các van điều áp. Tỷ lệ áp suất oxy và acetylen là
10/1 (áp suất trên đồng hồ), ví dụ áp suất oxy là 5 bar thì áp suất acetylen
là 0.5 bar. Sau đó mở van acetylen và oxy trên mỏ hàn để kiểm tra mỏ
hàn và cân chỉnh lại áp suất đầu ra của chai acetylen và oxy.
Bước 2: Đưa mỏ hàn đến vị trí làm việc.
Bước 3: Mở van acetylen trên mỏ hàn (không mở quá lớn), sau đó
dùng bật lửa để mồi lửa.
Bước 4: Mở van oxy trên mỏ hàn và điều chỉnh cả 2 van để sao cho
chân ngọn lửa không đứt tại miệng mỏ hàn, chiều dài tâm ngọn lửa
khoảng 25 mm tính từ miệng mỏ hàn, chiều dài ngọn lửa 520 cm tùy
vào đường kính ống cần hàn.
Bước 5: Nung đỏ vị trí mối nối cần hàn, sau đó đưa que hàn vào
mối nối cho que hàn chảy để lấp kín mối nối.
Bước 6: Sau khi hàn xong tắt mỏ hàn bằng cách khóa van oxy
trước, sau đó khóa van acetylen.
Lưu ý: Trong quá trình hàn ống đồng cần sử dụng khí ni tơ (N2) để
thổi (Hình 2.3) với áp suất khoảng 0.2 bar (áp suất đồng hồ) nhằm mục
đích bảo vệ mối hàn hạn chế bị oxy hóa. Cần lưu ý để nguội mối hàn
trước khi ngắt khí N2.
Hình 2.3 Thổi khí N2 khi hàn
20
c. Công đoạn kết thúc hàn
Bước 1: Sau khi kết thúc công việc, khóa van chai acetylen, chai
oxy. Sau đó mở van acetylen và van oxy trên mỏ hàn để xả hết khí
acetylen và oxy trong dây và mỏ hàn ra ngoài.
Bước 2: Khóa van điều áp ở chai acetylen và chai oxy (nới lỏng
van điều áp). Sau đó thu gọn dây hàn và vệ sinh công nghiệp.
2.4 Giới thiệu bộ hàn điện (MIG)
Bộ hàn MIG được sử dụng để hàn kim loại như sắt, thép. Các bộ
phận cơ bản của bộ hàn được thể hiện như Hình 2.4.
Hình 2.4 Máy hàn MIG
Máy hàn: là bộ phận có chức năng chuyển dòng xoay chiều (AC)
thành dòng điện 1 chiều (DC) để hàn.
Dây cáp hàn: dùng để dẫn điện trong mạch hàn, dây cáp hàn cần
chọn đúng loại để đảm bảo dẫn điện tốt, tránh dây bị nóng hoặc bị cháy.
Bảng 2.1 thể hiện tiết diện cáp cho phép tương ứng với dòng điện hàn.
Bảng 2.1 Tiết diện cáp cho phép tương ứng với dòng điện hàn
Tiết diện cáp,
mm2
16 25 35 50 70 95 120 150
Dòng điện hàn
cho phép, A
100 140 175 225 280 335 400 460
Kìm hàn: dụng cụ để gắn que hàn. Kìm hàn có cấu tạo đơn giản tuy
nhiên yêu cầu tay cầm phải bọc cách điện, cách nhiệt, khối lượng nhẹ, dễ
gắn que hàn, tiếp xúc điện tốt và thuận lợi khi sử dụng.
Que hàn: sử dụng để gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối
hàn. Que hàn gồm có lõi kim loại bên trong và bên ngoài phủ thuốc bọc.
Dựa vào đặc tính thuốc bọc có thể phân loại que hàn điện như sau: que
hàn nhóm thuốc bọc hệ axit (ký hiệu A), que hàn nhóm thuốc bọc hệ
bazơ (ký hiệu B), que hàn nhóm thuốc bọc hệ Rutil (ký hiệu R) và que
hàn nhóm thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hoặc C).
21
Mặt nạ hàn: là dụng cụ bảo vệ mắt và da khỏi bị ảnh hưởng của tia
hồ quang, xỉ, bụi khi hàn gây ra.
Ngoài ra, khi hàn còn có một số dụng cụ phụ trợ khác như: chổi sắt,
búa gõ xỉ, đục.
2.5 An toàn hàn điện
Một số quy chuẩn và tiêu chuẩn an toàn lao động đối với công việc
hàn điện bao gồm:
 QCVN 03:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn lao động đối với công việc hàn điện.
 TCVN 3254 -1989: Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ.
Sau đây là một số quy định cơ bản về an toàn khi hàn điện:
a. An toàn đối với ngƣời lao động
- Phải đủ sức khỏe, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện về an
toàn lao động.
- Phải sử dụng đúng và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân.
- Không hàn ở khu vực có các chất dễ cháy, nổ như: xăng, dầu,...
- Không hàn trên đường ống và thiết bị đang chịu áp suất hoặc
đang chứa hóa chất dễ cháy nổ.
- Khi hàn trong khu vực kín như các thùng chứa, nồi hơi,… phía
ngoài phải có người hỗ trợ và đảm bảo thông gió tốt.
b. An toàn đối với máy hàn
- Dây cáp hàn cho máy hàn di động không dài quá 10 m. Dây cáp
hàn phải được lựa chọn và đấu nối đảm bảo an toàn điện.
- Máy hàn phải đảm bảo an toàn điện, không hư hỏng và có đầy đủ
thiết bị bảo vệ.
- Máy hàn cần đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt.
2.6 Quy trình hàn điện cơ bản
a. Chuẩn bị
- Kiểm tra bộ hàn, nguồn điện, kìm hàn, dây cáp hàn, que hàn.
- Khu vực hàn cần đảm bảo an toàn cháy nổ, che chắn và cách ly.
- Có bình chữa cháy ở khu vực hàn.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
22
b. Công tác hàn
Bước 1: Làm sạch bề mặt hàn.
Bước 2: Kẹp dây mass (cực âm) vào vật cần hàn. Kẹp dây mass
tránh đường hàn để có thể thực hiện việc hàn dễ dàng.
Bước 3: Gắn que hàn vào kìm hàn. Yêu cầu que hàn được gắn chắc
chắn, đúng vị trí khe gắn que hàn trên kìm hàn.
Bước 4: Điều chỉnh dòng điện hàn và thử que hàn. Yêu cầu chỉnh
dòng điện phù hợp với bề dày vật hàn.
Bước 5: Hàn cố định 2 chi tiết, có thể hàn 2 mối hoặc 4 mối ở 2
đầu chi tiết cần hàn.
Bước 6: Gõ xỉ các mối hàn cố định, sau đó tiến hành hàn các mối
tiếp theo. Yêu cầu gõ sạch xỉ, các mối hàn chồng mí 1/2  2/3 đường
kính mối hàn.
Để tránh que hàn bị dính khi hàn cần lưu ý, nghiêng que hàn 1 góc
khoảng 45  60
so với bề mặt hàn. Khi chỉnh dòng điện hàn cần lưu ý:
nếu dòng điện quá thấp sẽ dẫn đến hàn bị dính que, mối hàn bị ngậm xỉ;
nếu dòng điện quá cao sẽ gây thủng vật hàn. Lựa chọn que hàn dựa vào
bề dày của vật hàn, bề dày vật hàn càng lớn thì đường kính que hàn càng
lớn. Nếu chọn que hàn không đúng sẽ làm thủng vật hàn. Chất lượng que
hàn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn. Do đó cần bảo quản tốt,
tránh que hàn bị ẩm hoặc bị vỡ lớp thuốc bọc. Bảng 2.2 thể hiện kích
thước que hàn và dòng điện hàn tương ứng khi sử dụng.
Bảng 2.2 Kích thước que hàn và dòng điện hàn
Đường kính que hàn 2.5 3.2 4.0 5.0
Dòng
điện hàn
Hàn bằng 5080A 80120A 120180A 150200A
Hàn trần,
hàn đứng
Giảm dòng điện so với hàn bằng 1015%
c. Công đoạn kết thúc hàn
Bước 1: Sau khi kết thúc công việc hàn. Tắt nguồn điện, thu dọn
bộ hàn.
Bước 2: Vệ sinh công nghiệp.
23
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
HÀN KIM LOẠI
Họ tên sinh viên:.................................................................................
MSSV:...................................... Lớp: ...................................................
Nhóm: .................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Hàn gió đá chi tiết sau:
Đơn vị trên bản vẽ mm
Yêu cầu:
- Các mối hàn kín.
- Đảm bảo thẩm mỹ và thời gian.
Quy trình hàn gió đá:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
SV GV
24
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
2
Hàn điện (MIG) chi tiết sau:
Yêu cầu:
- Hàn chồng mí 1/2 đường kính mối hàn.
Quy trình hàn MIG:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
25
3
Các lỗi thường gặp trong quá trình hàn, nguyên
nhân và rút kinh nghiệm.
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Kết quả thực hành
26
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
ĐỘNG CƠ QUẠT VÀ MÁY NÉN
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Nắm được quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng động cơ quạt và
máy nén.
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường điện V.O.M và Ampe kìm.
- Thực hiện đo, kiểm tra và đánh giá được tình trạng động cơ quạt
và máy nén.
- Thực hiện lắp đặt được mạch điện khởi động động cơ quạt và
máy nén.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Dụng cụ đo V.O.M và Ampe kìm.
2. Động cơ máy nén.
3. Động cơ quạt.
B. Nội dung thực hành
1. Kiểm tra, đánh giá tình trạng động cơ máy nén.
2. Lắp ráp mạch điện khởi động máy nén.
3. Xác định các chân động cơ quạt 1 tốc độ và nhiều tốc độ.
4. Lắp ráp mạch điện khởi động động cơ quạt.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT
Tên dụng cụ - quy cách kỹ
thuật
Số
lượng
Đơn vị Ghi chú
1 Đồng hồ vạn năng V.O.M 01 Cái
2 Ampe kìm 01 Cái
3 Quạt 1 tốc độ (1 pha/220V) 01 Cái
4 Quạt 3 tốc độ (1 pha/220V) 01 Cái
27
5
Máy nén kín 1HP
(1 pha/220V)
01 Cái
6 Tụ điện 25 F (220V) 01 Cái
7 Tụ điện 1.5 F (220V) 01 Cái
8 Dây điện 1.5 mm2
2.0 m
9 Băng keo điện 01 Cuộn
10 Cos chữ U (âm) 20 Cái
11 Kìm bấm cos 01 Cái
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
3.1 Dụng cụ đo V.O.M và Ampe kìm
3.1.1 Đồng hồ vạn năng V.O.M
V.O.M (Hình 3.1) là dụng cụ sử dụng để đo kiểm tra thông mạch,
kiểm tra điện áp, kiểm tra dòng điện. Dụng cụ này giúp người sử dụng đo
kiểm được tình trạng nguồn điện, mạch điện, thiết bị điện trong quá trình
lắp đặt, sửa chữa trong dân dụng cũng như công nghiệp.
Hình 3.1 Đồng hồ vạn năng V.O.M
Sau đây là một số hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng V.O.M:
a. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện trở
Chức năng đo điện trở của V.O.M được sử dụng để xác định giá trị
điện trở của đối tượng cần đo, có thể sử dụng chức năng này để kiểm tra
28
thông mạch trong quá trình lắp đặt, sửa chữa điện. Quy trình đo điện trở
được thực hiện như sau:
Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp.
Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh để kim
chỉ về 0.
Bước 3: Đặt 2 que dò vào hai đầu điện trở cần đo.
Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo. Kết quả đo = Giá trị đo x thang đo.
Ví dụ khi chọn thang đo là x10 và giá trị đo 5. Vậy kết quả đo:
5x10=50
b. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện áp nguồn điện một chiều
Chức năng này được sử dụng để xác định giá trị điện áp của nguồn
điện 1 chiều. Quy trình đo được tiến hành như sau:
Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện áp nguồn 1 chiều- DCV,
chỉnh thang đo phù hợp với điện áp cần đo (để thang đo cao hơn điện áp
cần đo một bậc).
Bước 2: Đặt que đỏ vào cực dương (+), que đen vào cực âm (-)
nguồn cần đo.
Bước 3: Đọc giá trị điện áp và ghi kết quả đo.
c. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện áp nguồn điện xoay chiều
Chức năng này được sử dụng để xác định giá trị điện áp của nguồn
xoay chiều. Quy trình đo được tiến hành như sau:
Bước 1: Chỉnh VOM về chế độ đo điện áp nguồn xoay chiều-
ACV, chỉnh thang đo phù hợp với điện áp cần đo (để thang đo cao hơn
điện áp cần đo một bậc).
Bước 2: Đặt 2 que dò vào 2 cực của nguồn cần đo.
Bước 3: Đọc giá trị điện áp và ghi kết quả đo.
3.1.2 Ampe kìm
Ampe kìm (Hình 3.2) là một dụng cụ có chức năng chính là đo
dòng điện, ngoài ra Ampe kìm còn được tích hợp thêm chức năng đo
điện trở, đo điện áp. Đây là dụng cụ đo quan trọng trong quá trình lắp
đặt, vận hành, sửa chữa điện. Sau đây là hướng dẫn sử dụng Ampe kìm:
29
Hình 3.2 Ampe kìm
a. Sử dụng Ampe kìm để đo điện trở, điện áp nguồn điện
Để sử dụng Ampe kìm đo điện trở, điện áp nguồn điện cần cắm
thêm que dò và sử dụng như cách sử dụng đồng hồ vạn năng V.O.M
thông thường.
b. Sử dụng Ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều
Chức năng này được sử dụng để đo dòng điện của phụ tải trong quá
trình chạy kiểm tra máy. Quy trình đo được tiến hành như sau:
Hình 3.3 Sử dụng Ampe kìm đo dòng điện xoay chiều
Bước 1: Chỉnh Ampe kìm sang chế độ đo dòng điện, chọn thang đo
phù hợp với dòng điện cần đo (nếu có).
Bước 2: Kẹp Ampe kìm vào 1 dây cấp nguồn cho phụ tải cần đo
(Hình 3.3).
Bước 3: Đọc giá trị, ghi kết quả đo.
Lưu ý: Khi kẹp Ampe kìm chỉ kẹp một dây.
30
3.2 Động cơ máy nén
Máy nén là một thiết bị quan trọng trong hệ thống lạnh. Về mặt cấu
tạo, máy nén gồm hai phần chính là phần cơ và phần điện. Để kiểm tra
tình trạng máy nén người ta thực hiện kiểm tra cả hai phần cơ và điện.
Đối với phần điện thì kiểm tra tình trạng cuộn dây, tình trạng cách điện
vỏ. Đối với phần cơ thì kiểm tra khả năng hút, nén, khả năng khởi động
lại và một số vấn đề khác như độ ồn, rung lắc,…
3.2.1 Xác định chân và kiểm tra cách điện vỏ máy nén
a. Xác định các chân động cơ máy nén
Đối với động cơ máy nén loại không đồng bộ 1 pha thì động cơ
điện có 2 cuộn dây là cuộn làm việc (CR) và cuộn khởi động (CS), tương
ứng có 3 chân C, S và R để kết nối điện (Hình 3.4). Điện trở của các cặp
chân của động cơ có đặc điểm:
SR CS CR
R R R
  , đây là cơ sở để xác định các chân C, S và R.
Quy trình đo xác định các chân C, S và R được tiến hành như sau:
Hình 3.4 Động cơ máy nén (loại không đồng bộ 1 pha)
Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp.
Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim
chỉ về 0.
Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của động cơ máy nén.
Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất chính là cặp chân SR, từ đó suy ra
chân còn lại là chân C.
Bước 4: Đo điện trở chân C với 2 chân SR.
- Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp CS→ Chân S.
- Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp CR → Chân R.
b. Kiểm tra cách điện vỏ máy nén
Để đánh giá khả năng rò điện đối với các máy nén (đặc biệt máy
nén kín) thì người ta thực hiện kiểm tra cách điện vỏ máy nén. Theo quy
C
S
R
31
chuẩn, để đảm bảo an toàn thì độ cách điện vỏ phải đạt 5 MΩ trở lên.
Quy trình thực hiện đo kiểm tra cách điện vỏ máy nén được thực hiện
như sau:
Bước 1: Sử dụng V.O.M chỉnh về chế độ đo điện trở (x 10K), vặn
núm điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0.
Bước 2: Lần lượt đo điện trở giữa các chân C, S, R với vỏ máy nén
và kết luận khả năng cách điện với vỏ.
Lưu ý: Đảm bảo đầu dò V.O.M tiếp xúc tốt với các chân C, S, R và
vỏ máy nén.
3.2.2 Mạch khởi động máy nén
Hình 3.5 thể hiện sơ đồ đấu điện để khởi động máy nén, đây là
mạch điện thường được sử dụng trong máy điều hòa không khí loại Non-
Inverter.
CR: Tụ làm việc
Hình 3.5 Mạch điện khởi động máy nén sử dụng tụ điện
Trong mạch điện, tụ điện được sử dụng để tạo momen khi khởi
động động cơ. Điện dung của tụ điện được xác định theo công thức:
1600 đm
đm
I
C
U
 , F (3.1)
Trong đó:
I đm: Dòng định mức của động cơ, A
Uđm: Hiệu điện thế nguồn cấp cho động cơ, V
Để đánh giá tình trạng tụ điện, có thể thực hiện kiểm tra như sau:
Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở (sử dụng thang x100), sau đó đặt 2
que dò của V.O.M vào 2 đầu tụ điện và quan sát kim đồng hồ:
32
- Nếu lên giá trị điện trở sau đó trả về giá trị vô cùng: Tụ tốt.
- Nếu lên giá trị điện trở sau đó trả về giá trị A (khác vô cùng): Tụ
chập.
- Nếu không lên giá trị điện trở: Tụ thủng.
3.3 Động cơ quạt
Quạt là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống như hệ
thống lạnh, hệ thống sấy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông
gió, v.v. Theo nguyên lý làm việc có thể chia quạt thành 2 nhóm là quạt
ly tâm và quạt hướng trục. Theo tốc độ quay của quạt có thể chia quạt
thành quạt 1 tốc độ và quạt nhiều tốc độ. Động cơ quạt 1 tốc độ (loại
không đồng bộ) có cấu tạo tương tự như động cơ máy nén được trình bày
ở phần trước. Đối với động cơ quạt nhiều tốc độ, về mặt cấu tạo tương tự
động cơ quạt 1 tốc độ nhưng có sự khác biệt về số lượng đầu dây. Hình
3.6 thể hiện động cơ quạt 2 tốc độ. Điện trở các cặp chân của động cơ có
đặc điểm như sau:
+ RSR là lớn nhất.
+ RHS > RHR.
+ RLS > RLR.
+ RLR > RHR.
+ RLS > RHS.
Hình 3.6 Động cơ quạt 2 tốc độ
Dựa theo đặc điểm điện trở các cặp chân, quy trình đo để xác định
các chân L, H, S và R của động cơ quạt như sau:
Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo
phù hợp.
33
Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim
chỉ về 0.
Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của quạt (có 6 lần đo).
Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất, từ đó xác định được 2 nhóm:
nhóm 1 là cặp chân S-R và nhóm 2 là cặp chân H-L.
Bước 4: Lấy 1 trong 2 chân ở nhóm H-L đo điện trở với 2 chân ở
nhóm S-R.
- Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS (HS)→ Chân S.
- Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp LR (HR)→ Chân R.
Bước 5: Sau khi đã xác định được chân S và R. Đo điện trở giữa
chân S lần lượt với 2 chân H và L
- Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS→ Chân L.
- Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp HS→ Chân H.
Hình 3.7 thể hiện động cơ quạt 3 tốc độ. Điện trở các cặp chân của
động cơ có đặc điểm như sau:
+ RSR là lớn nhất
+ RLS > RLR
+ RMS > RMR
+ RHS > RHR
+ RLS > RMS > RHS.
+ RLR > RMR > RHR.
Hình 3.7 Động cơ quạt 3 tốc độ
34
Dựa theo đặc điểm điện trở các cặp chân, quy trình đo xác định các
chân L, M, H, S và R của động cơ quạt như sau:
Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo
phù hợp.
Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim
chỉ về 0.
Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của quạt (có 10 lần đo).
Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất, từ đó xác định được 2 nhóm:
nhóm 1 là cặp chân S-R và nhóm 2 là các chân H - M - L.
Bước 4: Lấy 1 trong 3 chân ở nhóm H - M - L đo điện trở với 2
chân ở nhóm S - R.
- Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS (MS) (HS) → Chân S.
- Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp LR (MR) (HR) →
Chân R.
Bước 5: Sau khi đã xác định được chân S và chân R. Đo điện trở
của chân S lần lượt với 3 chân trong nhóm H - M - L.
- Cặp chân lên điện trở lớn nhất chính là cặp LS→ Chân L.
- Cặp chân lên điện trở nhỏ nhất chính là cặp HS→ Chân H. Từ đó
suy ra chân còn lại là chân M.
35
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
ĐỘNG CƠ QUẠT VÀ MÁY NÉN
Họ tên sinh viên:...................................................................................
MSSV:...................................... Lớp: .....................................................
Nhóm: ...................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Xác định các chân C, S, R của động cơ máy nén và
kiểm tra cách điện vỏ máy nén.
SV GV
2
Lắp ráp mạch khởi động động cơ máy nén.
Quy trình thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
36
Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
3
Xác định các chân của động cơ quạt và lắp ráp
mạch khởi động động cơ quạt.
a. Quạt 1 tốc độ b. Quạt 2 tốc độ
c. Quạt 3 tốc độ
Quy trình thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
37
Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
4
Các lỗi thường gặp trong quá trình thực tập,
nguyên nhân và rút kinh nghiệm:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Kết quả thực hành
38
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
KHẢO SÁT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
HAI KHỐI (SPLIT)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Nắm được sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai khối.
- Khảo sát được các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí
hai khối.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Phân loại máy điều hòa không khí hai khối.
2. Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối.
3. Các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối.
B. Nội dung thực hành
1. Khảo sát cấu tạo máy điều hòa không khí hai khối.
2. Xác định các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú
1
Máy điều hòa không khí hai khối,
loại Non-Inverter
01 Máy
2
Máy điều hòa không khí hai khối,
loại Inverter
01 Máy
3 Bộ tua vít 01 Bộ
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
4.1 Phân loại máy điều hòa không khí hai khối
Phân loại máy điều hòa không khí hai khối dựa theo nhiều tiêu chí
khác nhau, cụ thể như sau:
39
+ Theo chức năng: Máy điều hòa không khí chỉ có chức năng làm
lạnh và máy điều hòa không khí có chức năng làm lạnh và sưởi.
+ Theo đặc điểm điều chỉnh năng suất lạnh: Máy điều hòa không
khí loại Non-Inverter, máy điều hòa không khí loại Inverter.
+ Theo môi chất lạnh: R410A, R32, R22,…
+ Theo công suất điện: 1 HP, 1.5 HP, 2 HP,…
4.2 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối
Máy điều hòa không khí hai khối (Hình 4.1) có cụm trong nhà và
ngoài trời tách biệt nhau. Cụm trong nhà và ngoài trời được kết nối với
nhau bằng các ống đồng dẫn ga và dây điện điều khiển. Cụm trong nhà
gồm có dàn bay hơi, quạt dàn lạnh, quạt đảo, lưới lọc và board mạch. Cụm
ngoài trời gồm có máy nén, dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng, phin lọc, cáp tiết
lưu, riêng đối với máy Inverter thì cụm ngoài trời có board mạch và sử dụng
van tiết lưu điện tử thay cho cáp tiết lưu. Máy điều hoà hai khối có công suất
nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao gồm chủ yếu các model sau: 9.000
Btu/h, 18.000 Btu/h, 27.000 Btu/h, 36.000 Btu/h, 48.000 Btu/h và 60.000
Btu/h. Hình 4.2 thể hiện sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai
khối loại Non-Inverter chỉ có chức năng làm lạnh.
Hình 4.1 Máy điều hòa không khí hai khối
40
Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối loại Non-
Inverter chỉ có chức năng làm lạnh
Nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí hai khối loại Non-
Inverter chỉ có chức năng làm lạnh như sau: Hơi môi chất sau khi ra khỏi
dàn bay hơi ở trạng thái hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt được máy
nén hút về và nén lên thành hơi có nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi
vào dàn ngưng tụ, tại đây môi chất nhả nhiệt cho môi trường không khí
bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng cao áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết
lưu, giảm áp suất và giảm nhiệt độ xuống trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi
chất đi vào dàn bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của không khí bên
trong không gian điều hòa sôi và hóa hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi
dàn bay hơi lại được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn.
Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối loại Non-
Inverter có chức năng làm lạnh và sưởi.
41
Sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai khối loại Non-
Inverter có chức năng làm lạnh và sưởi được thể hiện như Hình 4.3.
Nguyên lý làm việc của máy như sau:
 Chế độ làm lạnh
Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi ở trạng thái hơi bão hòa
khô hoặc hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén lên thành hơi có
nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi vào dàn ngưng tụ, tại đây môi chất
nhả nhiệt cho môi trường không khí bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng cao
áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết lưu 1, giảm áp suất và nhiệt độ xuống
trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi chất đi qua van 1 chiều, rồi đi vào dàn
bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của không khí bên trong không gian
điều hòa sôi và hóa hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi lại
được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn.
 Chế độ sưởi ấm
Khi bật chế độ sưởi, van đảo chiều có điện và đảo chiều vào, ra của
các dòng môi chất. Khi đó cụm trong nhà trở thành dàn nóng và cụm
ngoài trời trở thành dàn lạnh.
Nguyên lý làm việc như sau: Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay
hơi ở trạng thái hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt được máy nén hút về
và nén lên thành hơi có nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi vào dàn
ngưng tụ, tại đây môi chất nhả nhiệt cho không gian cần sưởi ấm, ngưng
tụ thành lỏng cao áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết lưu 2 và cáp tiết lưu
1 giảm áp suất và nhiệt độ xuống trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi chất đi
vào dàn bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của môi trường không khí
bên ngoài trời, sôi và bay hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi
lại được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn.
Theo đặc điểm phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh. Máy điều
hòa được chia làm 2 loại là máy Non-inverter và máy Inverter. Máy Non-
Inverter (mono) điều chỉnh năng suất lạnh theo phương pháp ON/OFF,
máy sẽ dựa theo tín hiệu nhiệt độ của phòng để điều khiển chạy và dừng
máy nén. Hình 4.4 thể hiện nguyên tắc điều khiển máy nén để điều chỉnh
năng suất lạnh của máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter.
Sơ đồ cho thấy, khi nhiệt độ của phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt 0.75
C
thì máy nén sẽ chạy, máy nén sẽ dừng khi nhiệt độ phòng nhỏ hơn nhiệt
độ cài đặt 1.25
C. Đối với các máy điều hòa không khí hai khối loại Non-
inverter, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 lần chạy lại của máy nén khoảng 1.5
 2
C tùy thuộc vào model của máy.
42
Hình 4.4 Nguyên lý điều chỉnh năng suất lạnh của máy điều hòa không
khí hai khối loại Non-Inverter
Máy Inverter điều chỉnh năng suất lạnh theo phương pháp thay đổi
tần số dòng điện của tín hiệu nhiệt độ thu được để điều chỉnh tốc độ quay
của máy nén từ đó giảm năng suất lạnh tương ứng của máy theo tín hiệu
nhiệt độ nhận được. Hình 4.5 thể hiện nguyên tắc thay đổi tần số dòng
điện theo tín hiệu nhiệt độ phòng và nhiệt độ cài đặt của máy Inverter
hãng Daikin. Sơ đồ cho thấy, tần số dòng điện không thay đổi khi chênh
lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ cài đặt t = tphòng - tcài đặt trong
khoảng -0.5
C  t  0.5
C. Nếu chênh lệch nhiệt độ t > 0.5
C thì máy
sẽ tăng tần số dòng điện; t < -0.5
C thì máy giảm tần số dòng điện. Khi
chênh lệch nhiệt độ t < -2
C thì máy nén sẽ dừng làm việc.
Hình 4.5 Nguyên lý điều chỉnh năng suất lạnh của máy điều hòa không
khí hai khối loại Inverter
Theo các nghiên cứu thì máy Inverter có một số ưu điểm hơn so
với máy Non-Inverter, chi tiết thể hiện trong Hình 4.6.
43
Hình 4.6 Một số ưu điểm máy lạnh Inverter so với máy lạnh Non-
Inverter
Cấu tạo chi tiết của dàn lạnh và dàn nóng được thể hiện như Hình
4.7 và Hình 4.8.
Hình 4.7 Cấu tạo chi tiết dàn lạnh
44
STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết
1 Giá treo cụm dàn lạnh 9 Cánh quạt đảo
2 Khung lắp các chi tiết 10 Ống nước ngưng
3 Cánh quạt dàn lạnh 11 Vỏ dàn lạnh
4 Ổ đỡ quạt 12 Remote
5 Động cơ quạt dàn lạnh 13 Mặt nạ dàn lạnh
6 Dàn bay hơi 14 Lưới lọc bụi
7 Máng hứng nước 15 Tụ điện
8 Đường ống ga 16 Vỏ hộp điện
Hình 4.8. Cấu tạo chi tiết dàn nóng
45
STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết
1
Vỏ mặt sau và lưới
chắn côn trùng
10
Tấm ngăn giữa dàn ngưng tụ
với máy nén và thiết bị điện
2 Nắp bảo vệ vị trí nối
điện
11 Máy nén
3 Dàn ngưng tụ 12 Đệm giảm chấn
4 Tụ điện 13 Tấm đáy của dàn nóng
5 Tấm gắn các chi tiết
điện
14 Van 3 ngã
6 Thermictor 15 Van 2 ngã
7 Tấm gắn quạt dàn
nóng
16 Nắp trên của dàn nóng
8 Động cơ quạt dàn
nóng
17 Vỏ mặt trước dàn nóng
9 Cánh quạt dàn nóng 18 Lưới bảo vệ trước quạt
4.2 Các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối
Khi khảo sát thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai
khối, cần khảo sát những thông số kỹ thuật theo bảng sau:
STT Thông số Ghi chú
1 Model máy
2 Công suất điện
3 Năng suất lạnh
4 Môi chất lạnh
5 Loại máy Non-Inverter hay Inverter
46
6 Chức năng Chỉ làm lạnh hay làm lạnh và sưởi
7 Chỉ số hiệu quả năng
lượng EER
8 Hiệu điện thế định mức
9 Dòng điện định mức
10 Dòng điện cực đại
Lưu ý: Máy điều hòa có công suất 1HP (công suất điện) có năng
suất lạnh tương ứng 9000 Btu/h. Tương tự máy 2HP có năng suất lạnh
tương ứng khoảng 18000 Btu/h, máy 3HP có năng suất lạnh tương ứng
khoảng 27000 Btu/h.
Quy đổi đơn vị: 1HP = 746 W.
4.3 Quy trình tháo lắp khảo sát máy điều hòa không khí hai khối
+ Các bước tháo lắp dàn lạnh.
Bước 1: Tháo mặt nạ của dàn lạnh. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo
tránh làm hỏng khớp nối.
Bước 2: Tháo lưới lọc bụi và cánh đảo. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo
cánh đảo tránh làm hỏng khớp nối.
Bước 3: Tháo vỏ ngoài của dàn lạnh. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo
vỏ máy tránh làm hỏng các khớp nối.
Bước 4: Tháo vỏ hộp điện.
Bước 5: Khảo sát cấu tạo dàn lạnh.
Bước 6: Lắp lại máy theo trình tự ngược lại lúc tháo dàn lạnh. Lưu
ý lắp đặt đầy đủ các chi tiết.
+ Các bước tháo lắp dàn nóng
Bước 1: Tháo nắp mặt trên của dàn nóng.
Bước 2: Tháo vỏ mặt trước của dàn nóng.
Bước 3: Khảo sát cấu tạo dàn nóng.
Bước 4: Lắp lại máy theo trình tự ngược lại lúc tháo dàn nóng. Lưu
ý lắp đặt đầy đủ các chi tiết.
47
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
KHẢO SÁT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI
Họ tên sinh viên: ...................................................................................
MSSV: ..................................... Lớp:......................................................
Nhóm:....................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Khảo sát sơ đồ nhiệt máy điều hòa không khí hai
khối.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
SV GV
2
Khảo sát thông số kỹ thuật máy điều hòa không
khí hai khối.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
Kết quả thực hành
48
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ HAI KHỐI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Lắp đặt được mạch điện máy máy điều hòa không khí hai khối
loại Non-Inverter.
- Sử dụng được Remote điều khiển máy điều hòa không khí hai khối.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter.
2. Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại
Non-Inverter.
3. Các chức năng của Remote.
B. Nội dung thực hành
1. Lắp đặt mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối
loại Non-Inverter.
2. Sử dụng Remote máy điều hòa không khí hai khối.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật
Số
lượng
Đơn vị Ghi chú
1
Board mạch máy điều hòa không
khí hai khối loại Non-Inverter
01 Cái
2 Remote tương ứng với board 01 Cái
3 Động cơ quạt dàn lạnh 01 Cái
4 Động cơ quạt dàn nóng 01 Cái
5 Động cơ quạt đảo của dàn lạnh 01 Cái
49
6 Máy nén 1 HP 01 Cái
7 Thermic 1 HP 01 Cái
8 Tụ điện 25 F 01 Cái
9 Tụ điện 1.5 F 01 Cái
10 V.O.M 01 Cái
11 Ampe kìm 01 Cái
12 Cos chữ U-1.5 mm 10 Cái
13 Kìm bấm cos 01 Cái
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
5.1 Board mạch máy điều hòa không khí loại Non-Inverter (mono)
Hình 5.1 thể hiện sơ đồ nguyên lý của một board mạch máy điều
hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. Các chi tiết cơ bản trên board
mạch như sau:
+ IC: đây là nơi lưu trữ chương trình thuật toán điều khiển các chế độ của
máy lạnh.
+ Rơle quạt: đây là các rơle tốc độ của quạt dàn lạnh, có chức năng thừa
hành cấp nguồn cho các chân tốc độ của quạt dàn lạnh.
+ Rơle máy nén: có chức năng thừa hành cấp nguồn cho máy nén và quạt
dàn nóng.
+ Biến thế: có nhiệm vụ chuyển nguồn điện 220V thành nguồn 12V để
cấp cho board.
+ Chân gắn quạt đảo: sử dụng để kết nối board mạch với động cơ quạt
đảo.
+ Nút nguồn ON/OFF: nút mở và tắt máy lạnh.
+ Chân gắn quạt dàn lạnh: sử dụng để kết nối board mạch với động cơ
quạt dàn lạnh.
+ Đèn tín hiệu: đèn báo chế độ làm việc của máy.
+ Thermostat: cảm biến nhiệt độ không khí ra khỏi dàn lạnh.
+ Tụ quạt: tụ của quạt dàn lạnh.
50
+ Đầu nhận tín hiệu của Remote: có chức năng nhận tín hiệu điều khiển
từ Remote.
Hình 5.1 Board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter
5.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại
Non-Inverter
Hình 5.2 là sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai
khối loại Non-Inverter với công suất nhỏ. Rơle máy nén sẽ trực tiếp thừa
hành cấp nguồn cho quạt dàn nóng và máy nén.
Hình 5.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối
loại Non-Inverter với công suất nhỏ
51
Quy trình lắp đặt mạch điện được thực hiện như sau:
Bước 1: Đo xác định các chân của động cơ quạt dàn lạnh. Yêu cầu
xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ.
Bước 2: Đo xác định các chân của động cơ quạt đảo. Yêu cầu xác
định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ.
Bước 3: Đo xác định các chân của máy nén. Yêu cầu xác định đúng
chân C, S, R của động cơ máy nén.
Bước 4: Đo kiểm tra tụ của máy nén và tụ của quạt dàn nóng. Yêu
cầu kiểm tra đúng quy trình và chọn tụ có điện dung phù hợp với công
suất máy nén, quạt dàn nóng.
Bước 5: Đo kiểm tra thermic của máy nén. Yêu cầu kiểm tra tình
trạng tiếp điểm và thông số thermic phù hợp với công suất máy nén.
Bước 6: Xác định các chân S, R và các chân tốc độ quạt trên board.
Yêu cầu xác định đúng các chân trên board.
Bước 7: Kết nối các chân quạt dàn lạnh vào board mạch. Yêu cầu
kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối.
Bước 8: Kết nối các chân quạt đảo vào board mạch. Yêu cầu kết
nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối.
Bước 9: Lắp đặt mạch điện như sơ đồ Hình 5.2.
Bước 10: Cấp nguồn cho mạch, sử dụng Remote để điều khiển các
chế độ làm việc. Lưu ý cần kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy nén
khi vận hành mạch. Các chế độ vận hành mạch điện bao gồm:
- Điều khiển máy nén và quạt dàn nóng.
- Điều khiển quạt dàn lạnh.
- Điều khiển quạt đảo.
Trong trường hợp máy có công suất lớn thì contactor được sử dụng
để thừa hành cấp nguồn cho quạt dàn nóng và máy nén, khi đó sơ đồ
mạch điện như Hình 5.3.
52
Hình 5.3 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối
loại Non-Inverter với công suất lớn
Quy trình lắp đặt mạch điện được thực hiện như sau:
Bước 1: Đo xác định các chân của động cơ quạt dàn lạnh. Yêu cầu
xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ quạt.
Bước 2: Đo xác định các chân của động cơ quạt đảo. Yêu cầu xác
định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ quạt.
Bước 3: Đo xác định các chân của máy nén. Yêu cầu xác định đúng
chân C, S, R của động cơ máy nén.
Bước 4: Đo kiểm tra tụ của máy nén và tụ của quạt dàn nóng. Yêu
cầu kiểm tra đúng quy trình và chọn tụ có điện dung phù hợp với công
suất máy nén, quạt dàn nóng.
Bước 5: Đo kiểm tra thermic của máy nén. Yêu cầu kiểm tra tình
trạng tiếp điểm và thông số thermic phù hợp với công suất máy nén.
Bước 6: Đo kiểm tra contactor (cuộn dây và tiếp điểm). Yêu cầu
phân biệt được cuộn dây và tiếp điểm của contactor, kiểm tra được tình
trạng cuộn dây và tiếp điểm.
Bước 7: Xác định các chân S, R và các chân tốc độ quạt trên board.
Yêu cầu xác định đúng các chân của quạt trên board.
53
Bước 8: Kết nối các chân quạt dàn lạnh vào board mạch. Yêu cầu
kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối.
Bước 9: Kết nối các chân quạt đảo vào board mạch. Yêu cầu kết
nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối.
Bước 10: Lắp đặt mạch điện như sơ đồ Hình 5.3.
Bước 11: Cấp nguồn cho mạch, sử dụng Remote để điều khiển các
chế độ làm việc. Lưu ý cần kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy nén
khi vận hành mạch. Các chế độ vận hành mạch điện bao gồm:
- Điều khiển máy nén và quạt dàn nóng.
- Điều khiển quạt dàn lạnh.
- Điều khiển quạt đảo.
5.3 Chức năng Remote máy điều hòa không khí hai khối
Hình 5.4 giới thiệu Remote của một số hãng máy điều hòa không
khí hai khối, đây là các thiết bị điều khiển máy lạnh từ xa. Mặc dù có sự
khác nhau về hình dáng, tên gọi một số phím chức năng tuy nhiên về cơ
bản các chức năng điều khiển máy lạnh tương tự nhau.
Hình 5.4 Remote một số hãng máy điều hòa không khí hai khối
Sau đây giới thiệu các chức năng cơ bản của Remote máy điều hòa
không khí hai khối hãng Sanyo (Hình 5.5).
54
Hình 5.5 Remote máy điều hòa không khí hai khối hãng Sanyo
Các chế độ đặc biệt của máy được thể hiện như bảng sau:
STT Chế độ Đặc điểm
1 AUTO
Khi chọn chức năng này thì máy điều hòa không
khí sẽ tính toán sự khác biệt giữa nhiệt độ cài đặt
và nhiệt độ phòng để tự chọn chế độ chạy phù
hợp.
2 SLEEP
Khi chọn chức năng này thì máy điều hòa tự động
tăng 1
C sau 60 phút và tiếp đó tăng thêm 1
C sau
60 phút nữa, sau đó sẽ duy trì nhiệt độ này trong
suốt thời gian tiếp theo. Chức năng này giúp tiết
kiệm điện năng và đảm bảo sự thoải mái cho
người sử dụng khi ngủ vào ban đêm.
3 DRY
Chức năng này sử dụng khi muốn giảm độ ẩm
trong phòng.
Khi chọn chức năng này quạt dàn lạnh tự động
chạy ở tốc độ thấp.
• Nếu nhiệt độ phòng cao hơn 2°C so với nhiệt độ
cài đặt thì máy sẽ chạy chế độ COOL.
• Nếu nhiệt độ phòng bằng nhiệt độ cài đặt ± 2°C
55
thì máy làm việc với chu kz "BẬT" 6 phút và “TẮT”
4 phút.
4 BLOW
Chức năng này được sử dụng để làm khô dàn lạnh
sau khi tắt máy. Khi bật chức năng này quạt dàn
lạnh sẽ chạy 10 phút ở tốc độ thấp để làm khô
dàn lạnh.
5 TURBO
Trong chế độ “COOL” khi sử dụng chức năng này
đối với máy Non-Inverter thì quạt dàn lạnh sẽ
chạy ở tốc độ rất cao để làm mát nhanh chóng
không gian điều hòa, đối với máy Inverter thì máy
nén sẽ chạy với công suất cao nhất, quạt dàn
nóng và quạt dàn lạnh chạy với tốc độ cao nhất.
56
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI
Họ tên sinh viên:.....................................................................................
MSSV:...................................... Lớp: .......................................................
Nhóm: .....................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Lắp ráp mạch điện như sơ đồ sau:
Quy trình thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
SV GV
57
Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
2
Lắp ráp mạch điện như sơ đồ sau:
Quy trình thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Kết quả thực hành
58
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG
VÀ NẠP GA MÁY ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ HAI KHỐI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Nắm được quy trình thử kín, hút chân không, nạp ga và nhốt ga
về dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối.
- Thực hiện được quy trình thử kín máy điều hòa không khí hai
khối an toàn và đúng kỹ thuật.
- Thực hiện được quy trình hút chân không máy điều hòa không khí
hai khối an toàn và đúng kỹ thuật.
- Thực hiện được quy trình nạp ga máy điều hòa không khí hai
khối an toàn và đúng kỹ thuật.
- Thực hiện được quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không
khí hai khối an toàn và đúng kỹ thuật.
- Sử dụng dụng cụ đồ nghề an toàn và đúng kỹ thuật.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Thử kín máy điều hòa không khí hai khối.
2. Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối.
3. Chạy thử máy và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối.
4. Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối.
B. Nội dung thực hành
1. Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối.
2. Thử kín máy điều hòa không khí hai khối.
3. Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối.
4. Chạy thử máy và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối.
5. Ghi thông số hoạt động của máy điều hòa không khí hai khối.
59
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT
Tên dụng cụ - quy cách kỹ
thuật
Số
lượng
Đơn vị Ghi chú
1
Máy điều hòa không khí hai
khối
01 Máy
2 Bình ni tơ (N2) và van điều áp 01 Bộ
3 Máy hút chân không 01 Cái
4 Đồng hồ nạp ga 01 Cái
5 Môi chất lạnh tương ứng máy 01 Bình
6 Bộ lục giác 01 Bộ
7 Mỏ lết 02 Cái
8 V.O.M 01 Cái
9 Ampe kìm 01 Cái
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
6.1 Thử kín máy điều hòa không khí hai khối
+ Mục đích: Kiểm tra khả năng kín của đường ống kết nối giữa dàn nóng
và dàn lạnh máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt.
+ Vị trí thử và áp suất thử: Thử kín phía hạ áp với áp suất thử là
Pt =1.2Pcb-max
Pcb-max: Áp suất cân bằng (lúc máy dừng), áp suất này phụ thuộc vào loại
môi chất và nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh, ví dụ:
- Đối với ga R22: Pcb-max= 182  208 psi (g) ứng với nhiệt độ môi trường
35  40
C.
- Đối với ga R32: Pcb-max= 303  345 psi (g) ứng với nhiệt độ môi trường
35  40
C.
- Đối với ga R410A: Pcb-max= 295  336 psi (g) ứng với nhiệt độ môi
trường 35  40
C.
Lưu ý: (g) có nghĩa là áp suất trên đồng hồ hay áp suất dư.
60
Đồng hồ nạp ga (Hình 6.1) là dụng cụ cần thiết được sử dụng trong
quá trình thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa không khí hai
khối. Trên đồng hồ nạp ga có các vòng môi chất lạnh bên trên thể hiện áp
suất dư và nhiệt độ bão hòa tương ứng, do đó rất thuận lợi cho các thao
tác khi thử kín, hút chân không và nạp ga.
Hình 6.1 Cấu tạo đồng hồ nạp ga
Hình 6.2 thể hiện sơ đồ kết nối để thử kín đường ống ga sau khi lắp
đặt máy điều hòa không khí hai khối.
61
Hình 6.2 Sơ đồ thử kín máy điều hòa không khí hai khối
Quy trình thử kín máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện
như sau:
Bước 1: Kết nối sơ đồ như Hình 6.2 (nối dây mềm vào đầu dịch vụ
van 3 ngã)
Bước 2: Mở chai N2 và điều chỉnh van điều áp để áp suất đầu ra
phù hợp với áp suất thử kín. Yêu cầu phải đảm bảo an toàn và điều chỉnh
được áp suất phù hợp để thử kín.
Bước 3: Mở van phía cao áp ở đồng hồ nạp ga, cho N2 từ từ đi vào
hệ thống. Định kỳ khóa van đồng hồ kiểm tra áp suất trong hệ thống. Nếu
kim đồng hồ bị giảm về 0 thì tiến hành xác định vị trí bị xì, có thể sử
dụng bọt xà phòng để kiểm tra các vị trí kết nối. Nếu kim đồng hồ không
62
giảm về 0 thì tiếp tục cho N2 vào cho đến khi đạt áp suất thử yêu cầu.
Yêu cầu sử dụng được đồng hồ nạp ga, nắm quy trình thực hiện và biết
cách sử dụng bọt xà phòng để tìm vị trí hở.
Bước 4: Sau khi đạt áp suất thử kín tiến hành khóa van chai N2, ghi
giá trị áp suất, nhiệt độ môi trường, chụp hình ảnh minh chứng và duy trì
áp suất thử trong vòng 24 giờ.
Bước 5: Sau 24 giờ tiến hành kiểm tra áp suất, ghi giá trị nhiệt độ
môi trường và áp suất trên đồng hồ, chụp hình minh chứng để lưu hồ sơ.
Độ giảm áp suất cho phép được xác định:
tt kt
mt mt
ΔP = 0.1(t -t ), bar với
tt kt
mt mt
t , t lần lượt là nhiệt độ môi trường lúc thử kín và lúc kiểm tra. Nếu
độ giảm áp suất trong mức cho phép thì hệ thống xem như kín.
Bước 6: Xả từ từ khí N2 trong hệ thống ra ngoài, kết thúc giai đoạn
thử kín. Yêu cầu xả hết khí N2 trong hệ thống ra ngoài và thực hiện đảm
bảo an toàn cho người và thiết bị.
6.2 Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối
+ Mục đích: Loại bỏ không khí và hơi nước ra khỏi đường ống và
dàn lạnh của máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt.
+ Độ chân không yêu cầu: -755 mmHg.
Hình 6.3 thể hiện sơ đồ kết nối để hút chân không đường ống ga và
dàn lạnh máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt máy.
Hình 6.3 Sơ đồ hút chân không máy điều hòa không khí hai khối
63
Quy trình hút chân không máy điều hòa không khí hai khối được
thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối sơ đồ hút chân không như Hình 6.3.
Bước 2: Mở van phía thấp áp của đồng hồ nạp ga. Sau đó bật máy
hút chân không thực hiện hút chân không. Định kỳ khóa van phía thấp áp
của đồng hồ nạp ga để kiểm tra độ chân không trong hệ thống. Khi độ
chân không đạt -755 mmHg thì tiến hành hút tiếp khoảng 30 phút, sau đó
khóa van phía thấp áp đồng hồ nạp ga và tắt máy hút chân không.
Bước 3: Ghi giá trị độ chân không, chụp hình ảnh minh chứng và
duy trì độ chân không trong hệ thống ít nhất 1 giờ. Sau 1 giờ nếu kim
đồng hồ không thay đổi vị trí xem như hoàn thành việc hút chân không.
6.3 Chạy thử máy điều hòa không khí hai khối và nạp ga bổ sung
+ Mục đích chạy thử máy điều hòa không khí hai khối: Kiểm tra
tình trạng làm việc của máy sau khi lắp đặt, từ đó xem xét việc nạp ga
bổ sung.
Quy trình chạy thử máy điều hòa không khí hai khối được thực
hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng lục giác mở khóa các van dịch vụ ở dàn nóng.
Lưu ý khi mở các van cần mở chậm và đóng trả lại từ 1/2  1 vòng sau
khi mở hết van.
Bước 2: Cấp nguồn, khởi động máy, chọn chế độ chạy lạnh
“COOL” và cài đặt nhiệt độ yêu cầu xuống giá trị thấp nhất. Sau đó kẹp
Ampe kìm để đo dòng điện của máy.
Bước 3: Dựa vào giá trị dòng điện đo được trên Ampe kìm và áp
suất hút đo được trên đồng hồ nạp ga để đánh giá trình trạng máy. Áp
suất hút máy nén tùy vào loại ga nạp trong máy. Đối với máy điều hòa
không khí hai khối, nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh (ga) khoảng 5 
6
C, với các máy sử dụng các môi chất như R22, R410A và R32 thì áp
suất hút tương ứng khoảng 70  73 psi (g), 120  125 psi (g) và 123 
128 psi (g). Nếu dòng điện và áp suất hút đo được thấp hơn nhiều so với
giá trị định mức thì kết luận máy thiếu ga và cần nạp bổ sung.
Quy trình nạp ga cho máy điều hòa không khí hai khối được thực
hiện như sau:
Bước 1: Kết nối sơ đồ như Hình 6.4.
Bước 2: Tiến hành loại bỏ không khí trong dây mềm kết nối bình
ga.
64
Bước 3: Mở van chai ga, mở van phía thấp áp của đồng hồ nạp ga,
cho ga từ từ đi vào hệ thống. Trong quá trình nạp cần quan sát áp suất hút
và dòng điện để kiểm soát lượng ga vào máy. Tiến hành nạp cho đến khi
đạt thông số kỹ thuật yêu cầu (dòng điện định mức, áp suất hút và nhiệt
độ không khí ra khỏi dàn lạnh).
Hình 6.4 Sơ đồ nạp ga máy điều hòa không khí hai khối
Lưu ý: Đối với các ga đơn chất thì có thể nạp hơi hoặc lỏng. Riêng
đối với các ga không đồng sôi như R410A thì bắt buộc phải nạp lỏng.
Khi nạp lỏng cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh trường hợp máy nén bị
ngập lỏng.
Bước 4: Ghi thông số hoạt động của máy theo Bảng 6.1 để đánh giá
tình trạng làm việc của máy.
Bảng 6.1 Thông số làm việc của máy điều hòa không khí hai khối
STT Thông số Giá trị
1 Dòng điện
2 Áp suất hút
3 Nhiệt độ của không khí ra dàn lạnh
4 Nhiệt độ không khí ra dàn nóng
65
6.4 Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối
+ Mục đích: Dồn ga về dàn nóng trước khi di chuyển máy điều hòa
không khí hai khối sang vị trí khác hoặc khi thay thế máy.
Quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối được
thực hiện như sau:
Bước 1: Khởi động máy, chọn chế độ chạy lạnh “COOL”, cài đặt
nhiệt độ yêu cầu xuống giá trị thấp nhất. Sau đó kẹp Ampe kìm để đo
dòng điện của máy.
Bước 2: Sau khi máy chạy ổn định, sử dụng lục giác khóa van dịch
vụ ở trên đường đi của ga đến dàn lạnh (van 2 ngã). Yêu cầu thao tác
khóa van cần chậm và khóa van phải chặt.
Bước 3: Quan sát dòng điện trên Ampe kìm, khi thấy dòng điện ổn
định, không giảm nữa và không khí ra khỏi dàn nóng hết nóng thì sử
dụng lục giác khóa van dịch vụ ở trên đường ga hút về máy nén (van 3
ngã). Yêu cầu thao tác khóa van cần chậm và khóa van phải chặt.
Bước 4: Tắt máy và thực hiện công tác tháo dỡ.
66
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÊN BÀI THỰC HÀNH
THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GA MÁY ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ HAI KHỐI
Họ tên sinh viên:.....................................................................................
MSSV:...................................... Lớp: .......................................................
Nhóm: .....................................................................................................
STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh
giá
1
Thực hiện quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều
hòa không khí hai khối.
+ Các bước thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
+ Lưu ý khi thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
SV GV
67
2
Thực hiện quy trình thử kín máy điều hòa không khí
hai khối.
+ Các bước thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
+ Lưu ý khi thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
68
3
Thực hiện quy trình hút chân không máy điều hòa
không khí hai khối.
+ Các bước thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
+ Lưu ý khi thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
69
4
Thực hiện quy trình chạy thử máy điều hòa không
khí hai khối.
+ Các bước thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
+ Lưu ý khi thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
5
Thực hiện quy trình nạp ga máy điều hòa không khí
hai khối.
+ Các bước thực hiện:
.................................................................................
70
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
+ Lưu ý khi thực hiện:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
6
Ghi thông số hoạt động và đánh giá tình trạng
máy.
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Kết quả thực hành
71
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
HAI KHỐI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Nắm được quy trình lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối.
- Lắp đặt được máy điều hòa không khí hai khối an toàn, đúng kỹ
thuật.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề.
2. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh.
3. Lắp đặt đường ống và kết nối điện.
B. Nội dung thực hành
1. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh.
2. Lắp đặt đường ống và kết nối điện.
III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT
Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên).
STT
Tên dụng cụ - quy cách kỹ
thuật
Số
lượng
Đơn vị Ghi chú
1
Máy điều hòa không khí hai
khối, 1HP
01 Máy
2 Ống đồng 6 05 m
3 Ống đồng 10 05 m
4 Gel cách nhiệt đôi 6/10 05 m
5 Dây điện 1.5 mm2
07 m
Khác
màu
6 Simili 01 kg
72
7 Băng keo điện 01 Cuộn
8 Khung gỗ lắp máy 01 Cái
9 CB-10A 01 Cái
10 Cùm omega 60 mm 05 Cái
11 Cos chữ Y loại 1.5 20 Cái
12 Phích cắm loại 10A 01 Cái
13 Ống nước ngưng 16 05 m
14 Eke lắp dàn nóng loại 40 cm 02 Cái
15 Vít bắt gỗ loại 3 cm 10 Cái
16 Bộ loe lệch tâm 01 Cái
17 Dao cắt ống đồng 01 Cái
18 V.O.M 01 Cái
19 Bút thử điện 01 Cái
20 Ampe kìm 01 Cái
21 Mỏ lết 02 Cái
22 Bộ cờ lê 01 Bộ
23 Tua vít 01 Cái
24 Máy bắt vít 01 Cái
25 Bút để đánh dấu 01 Cái
26 Dao cắt giấy 01 Cái
27 Thước dây 01 Cái
28 Thước thủy (LIVO) 01 Cái
29 Mũi khoét 65 01 Cái
30 Khoan điện 01 Cái
31 Mũi bắt vít 01 Cái
32 Kìm bấm cos 01 Cái
33 Bình ni tơ (N2) và van điều áp 01 Bộ
73
34 Máy hút chân không 01 Cái
35 Đồng hồ nạp ga 01 Cái
36 Môi chất lạnh tương ứng máy 01 Bình
37 Bộ lục giác 01 Bộ
IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH
7.1 Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề
Để chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cho công việc lắp đặt máy điều hòa
không khí hai khối cần thực hiện khảo sát các thông số kỹ thuật máy và
vị trí lắp đặt, cụ thể như sau:
• Khảo sát thông số dòng điện định mức của máy để tính chọn CB
và dây điện.
• Khảo sát sơ đồ mạch điện của máy để chuẩn bị đủ số lượng dây
khác màu.
• Khảo sát model máy để chuẩn bị ống đồng, ống nước ngưng, gel
cách nhiệt đúng kích thước.
• Khảo sát công suất máy để chuẩn bị eke treo dàn nóng (nếu dàn
nóng treo tường).
• Khảo sát vị trí lắp đặt để chuẩn bị thang, dây an toàn và dự trù đủ
chiều dài ống đồng, dây điện, ống nước ngưng cần sử dụng khi lắp đặt.
• Khảo sát loại môi chất lạnh để chuẩn bị trong trường hợp nạp
bổ sung.
Để lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối cần chuẩn bị một số
dụng cụ đồ nghề cơ bản như sau: Bộ loe lệch tâm, dao cắt ống đồng,
V.O.M, bút thử điện, Ampe kìm, mỏ lết, bộ cờ lê, tua vít, máy bắt vít, bút
để đánh dấu, dao cắt giấy, thước dây, thước thủy (LIVO), mũi khoét bê
tông, khoan điện, mũi bắt vít, kìm bấm cos, bình ni tơ (N2) và van điều
áp, máy hút chân không, đồng hồ nạp ga, môi chất lạnh tương ứng máy,
bộ lục giác, thang chữ A (nếu cần), dây an toàn (nếu cần).
7.2 Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh
7.2.1 Lắp đặt dàn lạnh
a. Yêu cầu kỹ thuật
- Lắp đặt dàn lạnh đúng vị trí bản vẽ hoặc đúng vị trí theo yêu cầu.
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf
Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơnĐề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình gia công nguội cơ bản
Giáo trình gia công nguội cơ bảnGiáo trình gia công nguội cơ bản
Giáo trình gia công nguội cơ bản
jackjohn45
 
Chuong6 he thong dieu hoa khong khi kieu kho
Chuong6  he thong dieu hoa khong khi kieu khoChuong6  he thong dieu hoa khong khi kieu kho
Chuong6 he thong dieu hoa khong khi kieu khotiger1202
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep
ANT ACADEMY
 
Kỹ thuật nhiệt trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
Kỹ thuật nhiệt    trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)Kỹ thuật nhiệt    trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
Kỹ thuật nhiệt trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
Trinh Van Quang
 
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdfGiáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạnĐề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdfTài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điệnĐề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kVĐề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
Cửa Hàng Vật Tư
 
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
 luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
freeloadtailieu
 
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
nataliej4
 
Giáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hayGiáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hay
Trung Trực Nguyễn Phạm
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Vũ Xuân Quỳnh
 
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAYĐề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
nataliej4
 

What's hot (20)

Laptrinhplc
LaptrinhplcLaptrinhplc
Laptrinhplc
 
Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơnĐề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
Đề tài: Quy trình công nghệ trộn nguyên liệu trong sản suất sơn
 
Giáo trình gia công nguội cơ bản
Giáo trình gia công nguội cơ bảnGiáo trình gia công nguội cơ bản
Giáo trình gia công nguội cơ bản
 
Chuong6 he thong dieu hoa khong khi kieu kho
Chuong6  he thong dieu hoa khong khi kieu khoChuong6  he thong dieu hoa khong khi kieu kho
Chuong6 he thong dieu hoa khong khi kieu kho
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep
 
Kỹ thuật nhiệt trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
Kỹ thuật nhiệt    trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)Kỹ thuật nhiệt    trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
Kỹ thuật nhiệt trịnh văn quang (dành cho ngành cơ khí)
 
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdfGiáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
Giáo trình thực hành điện cơ bản - Bùi Văn Hồng.pdf
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạnĐề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn
 
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdfTài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf
 
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điệnĐề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
Đề tài: Quy trình vận hành thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện
 
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kVĐề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
Đề tài: Tính toán, lựa chọn rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110 kV
 
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
Giáo trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa
 
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
Tài liệu: Qui trình gia công chế tạo và lắp dựng bồn chứa, HAY!
 
luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
 luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
luu-do-thuat-toan-dieu-khien-thang-may-va-bang-quy-dinh-i-o-trong-plc
 
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
 
Bai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiepBai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiep
 
Giáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hayGiáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hay
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
 
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAYĐề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
Đề tài: Lập trình thiết kế hệ thống chuông báo tại trường học, HAY
 
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
Giáo trình điều hòa không khí trung tâm hoàn thiện 4054859
 

Similar to Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf

Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAYĐề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOTĐề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp cao đẳng công thương
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp   cao đẳng công thươngBài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp   cao đẳng công thương
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp cao đẳng công thương
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdfThiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
Man_Ebook
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Man_Ebook
 
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun) Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
nataliej4
 
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨAluận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
hieu anh
 
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công TrìnhBáo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
DUY HO
 
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOTĐề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuấtQuy trình sản xuất
Quy trình sản xuấtimpresswindow
 
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Man_Ebook
 
Thiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdfThiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAYĐề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
Khoa Vu
 
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptxNhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
nmtrisdh212
 
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đĐề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
Man_Ebook
 
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng caoBài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
nataliej4
 
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptxĐào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
TrnQucThnh14
 
Bài giảng vẽ điện
Bài giảng vẽ điệnBài giảng vẽ điện
Bài giảng vẽ điện
quanglocbp
 

Similar to Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf (20)

Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAYĐề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
Đề tài: Hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục, HAY
 
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOTĐề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
Đề tài: hệ thống tự động hóa dây truyền đúc liên tục 3 dòng, HOT
 
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp cao đẳng công thương
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp   cao đẳng công thươngBài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp   cao đẳng công thương
Bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp cao đẳng công thương
 
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdfThiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
Thiết kế máy cán ren con lăn và chế tạo mô hình thu nhỏ.pdf
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun) Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Chung Cư 32 Tầng (Kèm File Autocad+Yuyun)
 
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨAluận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
luận văn QUI TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG BỒN CHỨA
 
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công TrìnhBáo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
 
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOTĐề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
Đề tài: Công nghệ tự động hóa trong dây chuyền đúc liên tục, HOT
 
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuấtQuy trình sản xuất
Quy trình sản xuất
 
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
 
Thiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdfThiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdf
 
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAYĐề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
Đề tài: Ổn định vênh một phần tiết diện thanh thành mỏng, HAY
 
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
Báo cáo-thí-nghiệm-công-trình
 
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptxNhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
Nhóm 2 - Máy cắt và tuốt hai đầu dây.pptx
 
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đĐề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
Đề tài: Máy khoan đứng 2h125, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
Nghiên cứu công nghệ gia công lỗ sâu, áp dụng cho hệ thống thủy lực, khí nén,...
 
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng caoBài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
Bài giảng môđun 19 hàn mag nâng cao
 
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptxĐào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
Đào tạo kiểm tra máy hàn ^M QT hàn mặt đầu.pptx
 
Bài giảng vẽ điện
Bài giảng vẽ điệnBài giảng vẽ điện
Bài giảng vẽ điện
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Giáo trình thực tập máy điều hòa không khí dân dụng.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH THỰC TẬP MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG GIÁO TRÌNH 60 NGUYỄN LÊ HỒNG SƠN NGUYỄN THÀNH LUÂN ĐOÀN MINH HÙNG
  • 2. Nguyễn Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thành Luân, Đoàn Minh Hùng Giáo trình THỰC TẬP MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực tập máy điều hòa không khí dân dụng được biên soạn theo đề cương môn học thực tập Điện Lạnh 2 của chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, Bộ môn Công nghệ Nhiệt - Điện Lạnh, Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung giáo trình được biên soạn với thời lượng 135 tiết (3 tín chỉ) bao gồm các nội dung như sau: gia công đường ống đồng; lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng và chuẩn đoán các sự cố liên quan đến máy điều hòa không khí hai khối; lắp đặt, vận hành máy điều hòa không khí Multi; thử nghiệm và vận hành máy điều hòa không khí VRV. Giáo trình này cung cấp kiến thức cơ bản về thực tập máy điều hòa không khí dân dụng trong thực tế. Vì vậy, cuốn giáo trình này không chỉ phục vụ cho sinh viên chuyên ngành “Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt” của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có thể giúp ích cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Công nghệ nhiệt- điện lạnh, học viên các trung tâm đào tạo ngắn hạn liên quan đến nghề Điện lạnh. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của các giảng viên Bộ môn Công Nghệ Nhiệt - Điện Lạnh, Khoa Cơ khí Động lực, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh để giáo trình được hoàn thiện. Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh những thiếu sót, nhóm tác giả mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Công nghệ Nhiệt - Điện Lạnh, Khoa Cơ Khí Động Lực, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM. Theo địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Chân thành cảm ơn!
  • 5. 4
  • 6. 5 Mục lục Bài thực hành số 1: Gia công ống đồng......................................................7 Bài thực hành số 2: Hàn kim loại..............................................................15 Bài thực hành số 3: Động cơ quạt và máy nén .........................................26 Bài thực hành số 4: Khảo sát máy điều hòa không khí hai khối (Split)....38 Bài thực hành số 5: Mạch điện máy điều hòa không khí hai khối............48 Bài thực hành số 6: Thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối ....................................................58 Bài thực hành số 7: Lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối.................71 Bài thực hành số 8: Bảo trì bảo dưỡng máy điều hòa không khí hai khối....82 Bài thực hành số 9: Chẩn đoán sự cố và một số lưu ý khi sử dụng máy điều hòa không khí hai khối......................................88 Bài thực hành số 10: Máy điều hòa không khí Multi................................. 95 Bài thực hành số 11: Lắp đặt, thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa không khí Multi............................ ............102 Bài thực hành số 12: Lắp đặt dàn lạnh kiểu âm trần.................................112 Bài thực hành số 13: Thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa không khí VRV .......................................................118
  • 7. 6
  • 8. 7 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 GIA CÔNG ỐNG ĐỒNG I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Sử dụng dụng cụ gia công ống đồng an toàn, đúng kỹ thuật. - Thành thạo các kỹ năng cắt, nong, loe, uốn và nối ống bằng rắc co. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Giới thiệu về ống đồng. 2. Dụng cụ và kỹ thuật cắt, nong, loe và uốn ống đồng. 3. Kỹ thuật nối ống bằng rắc co. B. Nội dung thực hành 1. Cắt ống. 2. Nong ống. 3. Loe ống. 4. Uốn ống. 5. Nối ống bằng rắc co. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Kìm nong ống 01 Cái 2 Ống đồng 10 02 m 3 Ống đồng 6 01 m 4 Bộ loe lệch tâm 01 Bộ 5 Dao cắt ống 01 Cái 6 Bộ uốn ống 610 01 Cái
  • 9. 8 7 Rắc co 10 03 Cái 8 Rắc co 6 03 Cái 9 Thước đo kích thước miệng loe 01 Cái 10 Thước dây 01 Cái 11 Mỏ lết 02 Cái IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 1.1 Giới thiệu về ống đồng Ống đồng (Hình 1.1) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh môi chất Freon. Theo đặc điểm về độ cứng thì ống đồng được chia làm 2 loại: ống đồng mềm và ống đồng cứng. Ống đồng mềm có độ dẻo cao, dễ gia công, có đường kính ngoài DN ≤ 28, các kích thước ống như Bảng 1.1; Ống đồng cứng có độ cứng cao, cỡ ống DN > 28. Bề dày của ống đồng thường được đo bằng Zem (1 Zem= 0.1 mm), việc lựa chọn bề dày ống tùy theo điều kiện làm việc và tiêu chuẩn thi công lắp đặt. Bảng 1.1 Thông số kích thước ống đồng Đường kính ngoài Inch 1/4 3/8 1/2 5/8 3/4 7/8 9/8 11/8 mm 6.35 9.53 12.7 15.87 19.05 22.22 28.57 34.9 Bề dày Inch 0.030 0.032 0.032 0.035 0.035 0.045 0.050 0.055 mm 0.76 0.81 0.81 0.89 0.89 1.14 1.27 1.40 1 Zem= 0.1 mm Hình 1.1 Ống đồng
  • 10. 9 1.2 Dụng cụ và kỹ thuật cắt, nong, loe và uốn ống đồng 1.2.1 Dao cắt Dao cắt ống (Hình 1.2) là dụng cụ được sử dụng để cắt ống đồng mềm trong thi công lắp đặt đường ống hệ thống lạnh và điều hòa không khí. 1- Núm xoay tịnh tiến lưỡi dao, 2- Lưỡi dao Hình 1.2 Dao cắt ống đồng Quy trình sử dụng dao để cắt ống được thực hiện như sau: Bước 1: Xác định vị trí ống cần cắt. Bước 2: Đưa dao cắt vào vị trí đánh dấu, tịnh tiến lưỡi dao tiếp xúc với bề mặt ống. Bước 3: Tiến hành quay dao để cắt ống. Bước 4: Sau khi cắt ống tiến hành làm sạch bavia, sử dụng dụng cụ làm sạch bavia như Hình 1.3 chuốt vào đầu ống và quay nhẹ để loại bỏ bavia. Khi thực hiện cần tránh các mạt đồng rơi vào ống. Bước 5: Kiểm tra đầu ống, yêu cầu mặt cắt vuông góc, mặt cắt tròn, đều và sạch bavia. Hình 1.3 Dụng cụ làm sạch bavia Dụng cụ làm sạch bavia (Hình 1.3) là dụng cụ được sử dụng để làm sạch mặt cắt ống đồng.
  • 11. 10 1.2.2 Dụng cụ nong ống Khi nối hai ống có cùng đường kính, để giảm khả năng rò rỉ và tăng cường độ bền cho mối nối khi hàn, một đầu ống của vị trí nối sẽ được nong rộng bằng dụng cụ nong ống như Hình 1.4. Hình 1.4 Kìm nong ống + Quy trình nong ống được thực hiện như sau: Bước 1: Đưa đầu nong của kìm nong ống vào đầu ống cần nong. Bước 2: Tiến hành bấm kìm và quay ống để thực hiện nong. Bước 3: Kiểm tra đầu nong, yêu cầu đầu nong tròn, đều, không bị nứt và chiều cao đủ lớn để thuận lợi cho việc gá ống khi hàn. 1.2.3 Dụng cụ loe ống Để thực hiện kết nối rắc co, đầu ống đồng cần được loe có dạng hình côn. Dụng cụ loe ống có 2 loại: bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ loe đồng tâm có đặc điểm là khi loe đường tâm của ống và tâm của đầu loe trùng nhau, chất lượng đầu loe không cao thường hay xảy ra lỗi không đều về bề dày thành loe. Đối với bộ loe lệch tâm (Hình 1.5) thì đường tâm của ống và đường tâm của đầu loe lệch nhau, chất lượng đầu loe tốt và thường được sử dụng trong thực tế thi công lắp đặt đường ống đồng. 1- Bàn loe, 2- Bộ điều chỉnh, 3- Khóa cố định Hình 1.5 Bộ loe lệch tâm
  • 12. 11 + Quy trình loe ống được thực hiện như sau: Bước 1: Đưa đầu ống cần loe vào bàn loe, điều chỉnh chiều cao đầu ống nhô lên khỏi bàn loe hợp lý. Bước 2: Đưa bộ điều chỉnh (2) lắp vào bàn loe (1) đúng vào vị trí đầu ống cần loe, quay bộ điều chỉnh (2) để định vị chính xác đầu loe với đầu ống cần loe. Sau khi đầu loe đã được định vị, tiến hành khóa chặt bàn loe bằng khóa cố định (3). Bước 3: Thực hiện quay bộ điều chỉnh để loe ống đến khi kết thúc. Bước 4: Tháo ống ra khỏi bộ loe, kiểm tra đường kính và chất lượng đầu loe. Đường kính miệng loe có thể kiểm tra bằng cách sử dụng thước đo đầu loe hoặc kiểm tra ăn khớp với đầu nối rắc co (Hình 1.6). Hình 1.6 Kiểm tra đường kính đầu loe Yêu cầu kỹ thuật đối với đầu loe: - Đầu loe phải sạch bavia. - Đầu loe tròn, đều. - Đầu loe không bị nứt. - Bề mặt loe phải nhẵn. - Bề dày của thành loe đều. - Đường kính đầu loe ăn khớp với đầu nối rắc co. 1.2.4 Dụng cụ uốn ống Dụng cụ uốn ống được sử dụng để uốn đường ống theo các góc yêu cầu khi thi công. Dụng cụ uốn thường có 2 loại chính là lò xo uốn và dụng cụ uốn kiểu cán xoay (Hình 1.7). Lò xo uốn được sử dụng trong trường hợp yêu cầu về góc uốn không cần chính xác cao, dụng cụ uốn dạng cán xoay được sử dụng để uốn chính xác góc theo yêu cầu.
  • 13. 12 Hình 1.7 Dụng cụ uốn ống + Quy trình uốn ống bằng dụng cụ kiểu cán xoay được thực hiện như sau: Bước 1: Đo và đánh dấu vị trí cần uốn. Bước 2: Đưa ống vào dụng cụ uốn, đặt dấu trên ống ứng với dấu 0 trên dụng cụ uốn, sau đó từ từ uốn ống đến góc mong muốn được ghi trên dụng cụ uốn ống. Bước 3: Tháo ống ra khỏi dụng cụ uốn và kiểm tra chất lượng ống sau khi uốn. Yêu cầu ống uốn đúng góc yêu cầu và không bị gập, gãy. 1.3 Kỹ thuật nối ống bằng rắc co Nối rắc co là một kết nối ống quan trọng trong thi công lắp đặt hệ thống lạnh và điều hòa không khí. Do đó, việc kết nối rắc co cần đúng kỹ thuật để tránh hở mối nối. Quy trình thực hiện nối ống bằng rắc co được thực hiện như sau: Bước 1: Cắt ống và làm sạch bavia (mục 1.2.1) Bước 2: Loe ống (mục 1.2.3) Bước 3: Chỉnh trục của ống loe thẳng với trục khớp nối (Hình 1.8). Sau đó dùng tay siết chặt đai ốc loe đến khi không siết được bằng tay thì sử dụng cờ lê lực hoặc cờ lê thường để siết. Nếu sử dụng cờ lê thường cần chú ý đến lực siết, lực siết quá lớn có thể làm hỏng đầu loe hoặc rắc co. Hình 1.8 Nối ống bằng rắc co
  • 14. 13 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH GIA CÔNG ỐNG ĐỒNG Họ tên sinh viên: ................................................................................. MSSV: ..................................... Lớp:.................................................... Nhóm:.................................................................................................. STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Gia công chi tiết sau: Đơn vị trên bản vẽ mm. Yêu cầu: - Sai số về kích thước:  0.2 mm. - Sai số về góc uốn:  2.0 . + Quy trình cắt ống: ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ SV GV
  • 15. 14 + Quy trình nong ống: ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ + Quy trình uốn ống: ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ + Quy trình loe ống: ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ + Quy trình nối ống bằng rắc co: ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ 2 Các lỗi thường gặp trong quá trình gia công, nguyên nhân và rút kinh nghiệm. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ Kết quả thực hành
  • 16. 15 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 HÀN KIM LOẠI I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Sử dụng bộ hàn gió đá và bộ hàn điện (MIG) an toàn, đúng kỹ thuật. - Thành thạo kỹ năng hàn ống đồng và hàn sắt. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Giới thiệu về bộ hàn gió đá. 2. An toàn hàn hơi. 3. Quy trình hàn gió đá. 4. Giới thiệu bộ hàn điện (MIG). 5. An toàn hàn điện. 6. Quy trình hàn điện cơ bản. B. Nội dung thực hành 1. Hàn ống đồng. 2. Hàn sắt. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). TT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Chi tiết gia công bài 1 - - 2 Đầu dịch vụ 6 03 Cái 3 Kìm nong ống 01 Cái 4 Thép V- 25x1.5mm 0.5 m 5 Bộ hàn gió đá 01 Bộ 6 Que hàn bạc 03 Que 7 Que hàn thau 03 Que 8 Bột hàn the - - 9 Bộ hàn điện 01 Bộ
  • 17. 16 IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 2.1 Giới thiệu về bộ hàn gió đá Bộ hàn gió đá hay còn gọi là bộ hàn oxy- acetylen (C2H2). Hàn gió đá được sử dụng rộng rãi trong hàn kết nối ống đồng khi thi công lắp đặt hệ thống lạnh và điều hòa không khí. Hình 2.1 Bộ hàn gió đá Hình 2.1 thể hiện chi tiết bộ hàn gió đá, với các chi tiết chính bao gồm: chai oxy, chai acetylen, bộ van điều áp,van chống cháy ngược, dây dẫn khí, mỏ hàn. Chai gió (chai oxy): Chai làm bằng thép bên trong chứa khí oxy với áp suất lớn nhất khoảng 150 kg/cm2 . Thân chai cao có ghi chữ oxygen, sơn màu xanh. Đầu ra của chai được gắn thêm bộ van điều áp để điều chỉnh áp suất đầu ra khi sử dụng. Chai acetylen: Chai làm bằng thép bên trong chứa khí acetylen với áp suất lớn nhất khoảng 15 kg/cm2 . Thân chai thấp có ghi chữ acetylen, sơn màu nâu. Đầu ra của chai được gắn thêm bộ van điều áp để điều chỉnh áp suất đầu ra khi sử dụng và có van chống cháy ngược để bảo vệ tránh ngọn lửa hàn cháy ngược vào chai acetylen gây ra cháy, nổ.
  • 18. 17 Ống dẫn khí: Ống cao su đôi, chịu được áp suất cao. Ống màu xanh dùng để dẫn khí oxy và ống màu đỏ để dẫn khí acetylen đến mỏ hàn. Mỏ hàn: Mỏ hàn làm bằng đồng thau, bên trên mỏ hàn có tay cầm, van điều chỉnh lưu lượng và béc đốt. Trong hàn ống đồng, que hàn có 2 loại: que hàn bạc và que hàn thau (Hình 2.2). Que hàn thau được sử dụng để hàn nối đồng thau hoặc hàn đồng với sắt, để que hàn dễ chảy cần sử dụng thêm bột hàn the. Que hàn bạc dễ nóng chảy hơn và được sử dụng nhiều trong hàn kết nối đường ống khi thi công lắp đặt hệ thống lạnh và điều hòa không khí. Hình 2.2 Que hàn và bột hàn the 2.2 An toàn hàn hơi Một số quy chuẩn và tiêu chuẩn an toàn lao động đối với công việc hàn hơi bao gồm:  QCVN 17:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi.  TCVN 3254-1989: Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ.  TCVN 6713:2013: Chai chứa khí - An toàn trong thao tác. Sau đây là một số quy định cơ bản về an toàn khi hàn hơi: a. An toàn đối với ngƣời lao động - Phải đủ sức khỏe, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động. - Phải sử dụng đúng và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân. - Không thực hiện công việc hàn, cắt bằng khí ở những nơi không đảm bảo điều kiện an toàn lao động như không đủ ánh sáng, điều kiện thời tiết xấu. - Không hàn ở khu vực có các chất dễ cháy, nổ như: xăng, dầu,…
  • 19. 18 - Không hàn, cắt trên đường ống và thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang chứa các hóa chất dễ cháy, nổ. - Khi hàn trong khu vực kín như các thùng chứa, nồi hơi,… phía ngoài phải có người hỗ trợ và đảm bảo thông gió tốt. - Không đưa mỏ hàn đang cháy ra khỏi vị trí làm việc. - Khi hàn trên cao phải che chắn và mang dây an toàn theo quy định. b. An toàn đối với chai acetylen - Khi vận chuyển cần đảm bảo van chai khóa chặt, có nắp đậy bảo vệ và tránh va chạm mạnh. - Không đặt chai nằm ngang, phải đặt chai thẳng đứng để chất acetol không đi theo khí acetylen làm xáo trộn lửa hàn. Phải cố định chai tránh bị ngã gây tai nạn lao động. c. An toàn đối với chai oxy - Khi vận chuyển cần đảm bảo van chai khóa chặt, có nắp đậy bảo vệ và tránh va chạm mạnh. - Không để chai oxy vào khu vực có dầu mỡ, trước khi sử dụng phải kiểm tra lau sạch dầu mỡ ở chai. d. An toàn đối với mỏ hàn - Mỏ hàn phải kín và không nghẹt. Thông nghẹt mỏ hàn phải dùng dây đồng có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ béc hàn. - Khi mồi lửa cho mỏ hàn không được mở oxy và acetylen cùng một lúc. Phải thực hiện mồi lửa theo đúng quy trình hướng dẫn. e. An toàn với ống dẫn khí - Không được dùng ống cao su dẫn khí oxy để dẫn khí acetylen và ngược lại. - Không để ống cao su dính dầu mỡ, tránh ống vắt qua nơi có nhiệt độ cao hoặc nơi có nguồn điện. 2.3 Quy trình hàn gió đá a. Chuẩn bị - Kiểm tra lượng acetylen và oxy trong các chai, kiểm tra tình trạng các van điều áp, kiểm tra các ống dẫn khí và các mối nối với chai và mỏ hàn, kiểm tra tình trạng mỏ hàn. - Bộ hàn phải được cố định chắc chắn.
  • 20. 19 - Khu vực hàn cần đảm bảo an toàn cháy nổ, che chắn và cách ly. - Có bình chữa cháy ở khu vực hàn. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. b. Công tác hàn Bước 1: Mở van chai oxy và chai acetylen. Điều chỉnh áp suất đầu ra của hai chai bằng các van điều áp. Tỷ lệ áp suất oxy và acetylen là 10/1 (áp suất trên đồng hồ), ví dụ áp suất oxy là 5 bar thì áp suất acetylen là 0.5 bar. Sau đó mở van acetylen và oxy trên mỏ hàn để kiểm tra mỏ hàn và cân chỉnh lại áp suất đầu ra của chai acetylen và oxy. Bước 2: Đưa mỏ hàn đến vị trí làm việc. Bước 3: Mở van acetylen trên mỏ hàn (không mở quá lớn), sau đó dùng bật lửa để mồi lửa. Bước 4: Mở van oxy trên mỏ hàn và điều chỉnh cả 2 van để sao cho chân ngọn lửa không đứt tại miệng mỏ hàn, chiều dài tâm ngọn lửa khoảng 25 mm tính từ miệng mỏ hàn, chiều dài ngọn lửa 520 cm tùy vào đường kính ống cần hàn. Bước 5: Nung đỏ vị trí mối nối cần hàn, sau đó đưa que hàn vào mối nối cho que hàn chảy để lấp kín mối nối. Bước 6: Sau khi hàn xong tắt mỏ hàn bằng cách khóa van oxy trước, sau đó khóa van acetylen. Lưu ý: Trong quá trình hàn ống đồng cần sử dụng khí ni tơ (N2) để thổi (Hình 2.3) với áp suất khoảng 0.2 bar (áp suất đồng hồ) nhằm mục đích bảo vệ mối hàn hạn chế bị oxy hóa. Cần lưu ý để nguội mối hàn trước khi ngắt khí N2. Hình 2.3 Thổi khí N2 khi hàn
  • 21. 20 c. Công đoạn kết thúc hàn Bước 1: Sau khi kết thúc công việc, khóa van chai acetylen, chai oxy. Sau đó mở van acetylen và van oxy trên mỏ hàn để xả hết khí acetylen và oxy trong dây và mỏ hàn ra ngoài. Bước 2: Khóa van điều áp ở chai acetylen và chai oxy (nới lỏng van điều áp). Sau đó thu gọn dây hàn và vệ sinh công nghiệp. 2.4 Giới thiệu bộ hàn điện (MIG) Bộ hàn MIG được sử dụng để hàn kim loại như sắt, thép. Các bộ phận cơ bản của bộ hàn được thể hiện như Hình 2.4. Hình 2.4 Máy hàn MIG Máy hàn: là bộ phận có chức năng chuyển dòng xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (DC) để hàn. Dây cáp hàn: dùng để dẫn điện trong mạch hàn, dây cáp hàn cần chọn đúng loại để đảm bảo dẫn điện tốt, tránh dây bị nóng hoặc bị cháy. Bảng 2.1 thể hiện tiết diện cáp cho phép tương ứng với dòng điện hàn. Bảng 2.1 Tiết diện cáp cho phép tương ứng với dòng điện hàn Tiết diện cáp, mm2 16 25 35 50 70 95 120 150 Dòng điện hàn cho phép, A 100 140 175 225 280 335 400 460 Kìm hàn: dụng cụ để gắn que hàn. Kìm hàn có cấu tạo đơn giản tuy nhiên yêu cầu tay cầm phải bọc cách điện, cách nhiệt, khối lượng nhẹ, dễ gắn que hàn, tiếp xúc điện tốt và thuận lợi khi sử dụng. Que hàn: sử dụng để gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn. Que hàn gồm có lõi kim loại bên trong và bên ngoài phủ thuốc bọc. Dựa vào đặc tính thuốc bọc có thể phân loại que hàn điện như sau: que hàn nhóm thuốc bọc hệ axit (ký hiệu A), que hàn nhóm thuốc bọc hệ bazơ (ký hiệu B), que hàn nhóm thuốc bọc hệ Rutil (ký hiệu R) và que hàn nhóm thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hoặc C).
  • 22. 21 Mặt nạ hàn: là dụng cụ bảo vệ mắt và da khỏi bị ảnh hưởng của tia hồ quang, xỉ, bụi khi hàn gây ra. Ngoài ra, khi hàn còn có một số dụng cụ phụ trợ khác như: chổi sắt, búa gõ xỉ, đục. 2.5 An toàn hàn điện Một số quy chuẩn và tiêu chuẩn an toàn lao động đối với công việc hàn điện bao gồm:  QCVN 03:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với công việc hàn điện.  TCVN 3254 -1989: Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ. Sau đây là một số quy định cơ bản về an toàn khi hàn điện: a. An toàn đối với ngƣời lao động - Phải đủ sức khỏe, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động. - Phải sử dụng đúng và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân. - Không hàn ở khu vực có các chất dễ cháy, nổ như: xăng, dầu,... - Không hàn trên đường ống và thiết bị đang chịu áp suất hoặc đang chứa hóa chất dễ cháy nổ. - Khi hàn trong khu vực kín như các thùng chứa, nồi hơi,… phía ngoài phải có người hỗ trợ và đảm bảo thông gió tốt. b. An toàn đối với máy hàn - Dây cáp hàn cho máy hàn di động không dài quá 10 m. Dây cáp hàn phải được lựa chọn và đấu nối đảm bảo an toàn điện. - Máy hàn phải đảm bảo an toàn điện, không hư hỏng và có đầy đủ thiết bị bảo vệ. - Máy hàn cần đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. 2.6 Quy trình hàn điện cơ bản a. Chuẩn bị - Kiểm tra bộ hàn, nguồn điện, kìm hàn, dây cáp hàn, que hàn. - Khu vực hàn cần đảm bảo an toàn cháy nổ, che chắn và cách ly. - Có bình chữa cháy ở khu vực hàn. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
  • 23. 22 b. Công tác hàn Bước 1: Làm sạch bề mặt hàn. Bước 2: Kẹp dây mass (cực âm) vào vật cần hàn. Kẹp dây mass tránh đường hàn để có thể thực hiện việc hàn dễ dàng. Bước 3: Gắn que hàn vào kìm hàn. Yêu cầu que hàn được gắn chắc chắn, đúng vị trí khe gắn que hàn trên kìm hàn. Bước 4: Điều chỉnh dòng điện hàn và thử que hàn. Yêu cầu chỉnh dòng điện phù hợp với bề dày vật hàn. Bước 5: Hàn cố định 2 chi tiết, có thể hàn 2 mối hoặc 4 mối ở 2 đầu chi tiết cần hàn. Bước 6: Gõ xỉ các mối hàn cố định, sau đó tiến hành hàn các mối tiếp theo. Yêu cầu gõ sạch xỉ, các mối hàn chồng mí 1/2  2/3 đường kính mối hàn. Để tránh que hàn bị dính khi hàn cần lưu ý, nghiêng que hàn 1 góc khoảng 45  60 so với bề mặt hàn. Khi chỉnh dòng điện hàn cần lưu ý: nếu dòng điện quá thấp sẽ dẫn đến hàn bị dính que, mối hàn bị ngậm xỉ; nếu dòng điện quá cao sẽ gây thủng vật hàn. Lựa chọn que hàn dựa vào bề dày của vật hàn, bề dày vật hàn càng lớn thì đường kính que hàn càng lớn. Nếu chọn que hàn không đúng sẽ làm thủng vật hàn. Chất lượng que hàn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn. Do đó cần bảo quản tốt, tránh que hàn bị ẩm hoặc bị vỡ lớp thuốc bọc. Bảng 2.2 thể hiện kích thước que hàn và dòng điện hàn tương ứng khi sử dụng. Bảng 2.2 Kích thước que hàn và dòng điện hàn Đường kính que hàn 2.5 3.2 4.0 5.0 Dòng điện hàn Hàn bằng 5080A 80120A 120180A 150200A Hàn trần, hàn đứng Giảm dòng điện so với hàn bằng 1015% c. Công đoạn kết thúc hàn Bước 1: Sau khi kết thúc công việc hàn. Tắt nguồn điện, thu dọn bộ hàn. Bước 2: Vệ sinh công nghiệp.
  • 24. 23 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH HÀN KIM LOẠI Họ tên sinh viên:................................................................................. MSSV:...................................... Lớp: ................................................... Nhóm: ................................................................................................. STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Hàn gió đá chi tiết sau: Đơn vị trên bản vẽ mm Yêu cầu: - Các mối hàn kín. - Đảm bảo thẩm mỹ và thời gian. Quy trình hàn gió đá: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. SV GV
  • 25. 24 ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 2 Hàn điện (MIG) chi tiết sau: Yêu cầu: - Hàn chồng mí 1/2 đường kính mối hàn. Quy trình hàn MIG: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................
  • 26. 25 3 Các lỗi thường gặp trong quá trình hàn, nguyên nhân và rút kinh nghiệm. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Kết quả thực hành
  • 27. 26 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 ĐỘNG CƠ QUẠT VÀ MÁY NÉN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Nắm được quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng động cơ quạt và máy nén. - Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường điện V.O.M và Ampe kìm. - Thực hiện đo, kiểm tra và đánh giá được tình trạng động cơ quạt và máy nén. - Thực hiện lắp đặt được mạch điện khởi động động cơ quạt và máy nén. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Dụng cụ đo V.O.M và Ampe kìm. 2. Động cơ máy nén. 3. Động cơ quạt. B. Nội dung thực hành 1. Kiểm tra, đánh giá tình trạng động cơ máy nén. 2. Lắp ráp mạch điện khởi động máy nén. 3. Xác định các chân động cơ quạt 1 tốc độ và nhiều tốc độ. 4. Lắp ráp mạch điện khởi động động cơ quạt. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Đồng hồ vạn năng V.O.M 01 Cái 2 Ampe kìm 01 Cái 3 Quạt 1 tốc độ (1 pha/220V) 01 Cái 4 Quạt 3 tốc độ (1 pha/220V) 01 Cái
  • 28. 27 5 Máy nén kín 1HP (1 pha/220V) 01 Cái 6 Tụ điện 25 F (220V) 01 Cái 7 Tụ điện 1.5 F (220V) 01 Cái 8 Dây điện 1.5 mm2 2.0 m 9 Băng keo điện 01 Cuộn 10 Cos chữ U (âm) 20 Cái 11 Kìm bấm cos 01 Cái IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 3.1 Dụng cụ đo V.O.M và Ampe kìm 3.1.1 Đồng hồ vạn năng V.O.M V.O.M (Hình 3.1) là dụng cụ sử dụng để đo kiểm tra thông mạch, kiểm tra điện áp, kiểm tra dòng điện. Dụng cụ này giúp người sử dụng đo kiểm được tình trạng nguồn điện, mạch điện, thiết bị điện trong quá trình lắp đặt, sửa chữa trong dân dụng cũng như công nghiệp. Hình 3.1 Đồng hồ vạn năng V.O.M Sau đây là một số hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng V.O.M: a. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện trở Chức năng đo điện trở của V.O.M được sử dụng để xác định giá trị điện trở của đối tượng cần đo, có thể sử dụng chức năng này để kiểm tra
  • 29. 28 thông mạch trong quá trình lắp đặt, sửa chữa điện. Quy trình đo điện trở được thực hiện như sau: Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp. Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh để kim chỉ về 0. Bước 3: Đặt 2 que dò vào hai đầu điện trở cần đo. Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo. Kết quả đo = Giá trị đo x thang đo. Ví dụ khi chọn thang đo là x10 và giá trị đo 5. Vậy kết quả đo: 5x10=50 b. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện áp nguồn điện một chiều Chức năng này được sử dụng để xác định giá trị điện áp của nguồn điện 1 chiều. Quy trình đo được tiến hành như sau: Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện áp nguồn 1 chiều- DCV, chỉnh thang đo phù hợp với điện áp cần đo (để thang đo cao hơn điện áp cần đo một bậc). Bước 2: Đặt que đỏ vào cực dương (+), que đen vào cực âm (-) nguồn cần đo. Bước 3: Đọc giá trị điện áp và ghi kết quả đo. c. Sử dụng đồng hồ V.O.M để đo điện áp nguồn điện xoay chiều Chức năng này được sử dụng để xác định giá trị điện áp của nguồn xoay chiều. Quy trình đo được tiến hành như sau: Bước 1: Chỉnh VOM về chế độ đo điện áp nguồn xoay chiều- ACV, chỉnh thang đo phù hợp với điện áp cần đo (để thang đo cao hơn điện áp cần đo một bậc). Bước 2: Đặt 2 que dò vào 2 cực của nguồn cần đo. Bước 3: Đọc giá trị điện áp và ghi kết quả đo. 3.1.2 Ampe kìm Ampe kìm (Hình 3.2) là một dụng cụ có chức năng chính là đo dòng điện, ngoài ra Ampe kìm còn được tích hợp thêm chức năng đo điện trở, đo điện áp. Đây là dụng cụ đo quan trọng trong quá trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa điện. Sau đây là hướng dẫn sử dụng Ampe kìm:
  • 30. 29 Hình 3.2 Ampe kìm a. Sử dụng Ampe kìm để đo điện trở, điện áp nguồn điện Để sử dụng Ampe kìm đo điện trở, điện áp nguồn điện cần cắm thêm que dò và sử dụng như cách sử dụng đồng hồ vạn năng V.O.M thông thường. b. Sử dụng Ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều Chức năng này được sử dụng để đo dòng điện của phụ tải trong quá trình chạy kiểm tra máy. Quy trình đo được tiến hành như sau: Hình 3.3 Sử dụng Ampe kìm đo dòng điện xoay chiều Bước 1: Chỉnh Ampe kìm sang chế độ đo dòng điện, chọn thang đo phù hợp với dòng điện cần đo (nếu có). Bước 2: Kẹp Ampe kìm vào 1 dây cấp nguồn cho phụ tải cần đo (Hình 3.3). Bước 3: Đọc giá trị, ghi kết quả đo. Lưu ý: Khi kẹp Ampe kìm chỉ kẹp một dây.
  • 31. 30 3.2 Động cơ máy nén Máy nén là một thiết bị quan trọng trong hệ thống lạnh. Về mặt cấu tạo, máy nén gồm hai phần chính là phần cơ và phần điện. Để kiểm tra tình trạng máy nén người ta thực hiện kiểm tra cả hai phần cơ và điện. Đối với phần điện thì kiểm tra tình trạng cuộn dây, tình trạng cách điện vỏ. Đối với phần cơ thì kiểm tra khả năng hút, nén, khả năng khởi động lại và một số vấn đề khác như độ ồn, rung lắc,… 3.2.1 Xác định chân và kiểm tra cách điện vỏ máy nén a. Xác định các chân động cơ máy nén Đối với động cơ máy nén loại không đồng bộ 1 pha thì động cơ điện có 2 cuộn dây là cuộn làm việc (CR) và cuộn khởi động (CS), tương ứng có 3 chân C, S và R để kết nối điện (Hình 3.4). Điện trở của các cặp chân của động cơ có đặc điểm: SR CS CR R R R   , đây là cơ sở để xác định các chân C, S và R. Quy trình đo xác định các chân C, S và R được tiến hành như sau: Hình 3.4 Động cơ máy nén (loại không đồng bộ 1 pha) Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp. Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim chỉ về 0. Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của động cơ máy nén. Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất chính là cặp chân SR, từ đó suy ra chân còn lại là chân C. Bước 4: Đo điện trở chân C với 2 chân SR. - Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp CS→ Chân S. - Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp CR → Chân R. b. Kiểm tra cách điện vỏ máy nén Để đánh giá khả năng rò điện đối với các máy nén (đặc biệt máy nén kín) thì người ta thực hiện kiểm tra cách điện vỏ máy nén. Theo quy C S R
  • 32. 31 chuẩn, để đảm bảo an toàn thì độ cách điện vỏ phải đạt 5 MΩ trở lên. Quy trình thực hiện đo kiểm tra cách điện vỏ máy nén được thực hiện như sau: Bước 1: Sử dụng V.O.M chỉnh về chế độ đo điện trở (x 10K), vặn núm điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0. Bước 2: Lần lượt đo điện trở giữa các chân C, S, R với vỏ máy nén và kết luận khả năng cách điện với vỏ. Lưu ý: Đảm bảo đầu dò V.O.M tiếp xúc tốt với các chân C, S, R và vỏ máy nén. 3.2.2 Mạch khởi động máy nén Hình 3.5 thể hiện sơ đồ đấu điện để khởi động máy nén, đây là mạch điện thường được sử dụng trong máy điều hòa không khí loại Non- Inverter. CR: Tụ làm việc Hình 3.5 Mạch điện khởi động máy nén sử dụng tụ điện Trong mạch điện, tụ điện được sử dụng để tạo momen khi khởi động động cơ. Điện dung của tụ điện được xác định theo công thức: 1600 đm đm I C U  , F (3.1) Trong đó: I đm: Dòng định mức của động cơ, A Uđm: Hiệu điện thế nguồn cấp cho động cơ, V Để đánh giá tình trạng tụ điện, có thể thực hiện kiểm tra như sau: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở (sử dụng thang x100), sau đó đặt 2 que dò của V.O.M vào 2 đầu tụ điện và quan sát kim đồng hồ:
  • 33. 32 - Nếu lên giá trị điện trở sau đó trả về giá trị vô cùng: Tụ tốt. - Nếu lên giá trị điện trở sau đó trả về giá trị A (khác vô cùng): Tụ chập. - Nếu không lên giá trị điện trở: Tụ thủng. 3.3 Động cơ quạt Quạt là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống như hệ thống lạnh, hệ thống sấy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, v.v. Theo nguyên lý làm việc có thể chia quạt thành 2 nhóm là quạt ly tâm và quạt hướng trục. Theo tốc độ quay của quạt có thể chia quạt thành quạt 1 tốc độ và quạt nhiều tốc độ. Động cơ quạt 1 tốc độ (loại không đồng bộ) có cấu tạo tương tự như động cơ máy nén được trình bày ở phần trước. Đối với động cơ quạt nhiều tốc độ, về mặt cấu tạo tương tự động cơ quạt 1 tốc độ nhưng có sự khác biệt về số lượng đầu dây. Hình 3.6 thể hiện động cơ quạt 2 tốc độ. Điện trở các cặp chân của động cơ có đặc điểm như sau: + RSR là lớn nhất. + RHS > RHR. + RLS > RLR. + RLR > RHR. + RLS > RHS. Hình 3.6 Động cơ quạt 2 tốc độ Dựa theo đặc điểm điện trở các cặp chân, quy trình đo để xác định các chân L, H, S và R của động cơ quạt như sau: Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp.
  • 34. 33 Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim chỉ về 0. Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của quạt (có 6 lần đo). Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất, từ đó xác định được 2 nhóm: nhóm 1 là cặp chân S-R và nhóm 2 là cặp chân H-L. Bước 4: Lấy 1 trong 2 chân ở nhóm H-L đo điện trở với 2 chân ở nhóm S-R. - Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS (HS)→ Chân S. - Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp LR (HR)→ Chân R. Bước 5: Sau khi đã xác định được chân S và R. Đo điện trở giữa chân S lần lượt với 2 chân H và L - Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS→ Chân L. - Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp HS→ Chân H. Hình 3.7 thể hiện động cơ quạt 3 tốc độ. Điện trở các cặp chân của động cơ có đặc điểm như sau: + RSR là lớn nhất + RLS > RLR + RMS > RMR + RHS > RHR + RLS > RMS > RHS. + RLR > RMR > RHR. Hình 3.7 Động cơ quạt 3 tốc độ
  • 35. 34 Dựa theo đặc điểm điện trở các cặp chân, quy trình đo xác định các chân L, M, H, S và R của động cơ quạt như sau: Bước 1: Chỉnh V.O.M về chế độ đo điện trở và chọn thang đo phù hợp. Bước 2: Chập 2 que dò của V.O.M và vặn núm điều chỉnh cho kim chỉ về 0. Bước 3: Lần lượt đo điện trở các cặp chân của quạt (có 10 lần đo). Xác định cặp chân có điện trở lớn nhất, từ đó xác định được 2 nhóm: nhóm 1 là cặp chân S-R và nhóm 2 là các chân H - M - L. Bước 4: Lấy 1 trong 3 chân ở nhóm H - M - L đo điện trở với 2 chân ở nhóm S - R. - Cặp chân lên điện trở lớn hơn chính là cặp LS (MS) (HS) → Chân S. - Cặp chân lên điện trở nhỏ hơn chính là cặp LR (MR) (HR) → Chân R. Bước 5: Sau khi đã xác định được chân S và chân R. Đo điện trở của chân S lần lượt với 3 chân trong nhóm H - M - L. - Cặp chân lên điện trở lớn nhất chính là cặp LS→ Chân L. - Cặp chân lên điện trở nhỏ nhất chính là cặp HS→ Chân H. Từ đó suy ra chân còn lại là chân M.
  • 36. 35 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ QUẠT VÀ MÁY NÉN Họ tên sinh viên:................................................................................... MSSV:...................................... Lớp: ..................................................... Nhóm: ................................................................................................... STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Xác định các chân C, S, R của động cơ máy nén và kiểm tra cách điện vỏ máy nén. SV GV 2 Lắp ráp mạch khởi động động cơ máy nén. Quy trình thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................
  • 37. 36 Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 3 Xác định các chân của động cơ quạt và lắp ráp mạch khởi động động cơ quạt. a. Quạt 1 tốc độ b. Quạt 2 tốc độ c. Quạt 3 tốc độ Quy trình thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................
  • 38. 37 Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 4 Các lỗi thường gặp trong quá trình thực tập, nguyên nhân và rút kinh nghiệm: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Kết quả thực hành
  • 39. 38 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 KHẢO SÁT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI (SPLIT) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Nắm được sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai khối. - Khảo sát được các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Phân loại máy điều hòa không khí hai khối. 2. Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối. 3. Các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối. B. Nội dung thực hành 1. Khảo sát cấu tạo máy điều hòa không khí hai khối. 2. Xác định các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Máy điều hòa không khí hai khối, loại Non-Inverter 01 Máy 2 Máy điều hòa không khí hai khối, loại Inverter 01 Máy 3 Bộ tua vít 01 Bộ IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 4.1 Phân loại máy điều hòa không khí hai khối Phân loại máy điều hòa không khí hai khối dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:
  • 40. 39 + Theo chức năng: Máy điều hòa không khí chỉ có chức năng làm lạnh và máy điều hòa không khí có chức năng làm lạnh và sưởi. + Theo đặc điểm điều chỉnh năng suất lạnh: Máy điều hòa không khí loại Non-Inverter, máy điều hòa không khí loại Inverter. + Theo môi chất lạnh: R410A, R32, R22,… + Theo công suất điện: 1 HP, 1.5 HP, 2 HP,… 4.2 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối Máy điều hòa không khí hai khối (Hình 4.1) có cụm trong nhà và ngoài trời tách biệt nhau. Cụm trong nhà và ngoài trời được kết nối với nhau bằng các ống đồng dẫn ga và dây điện điều khiển. Cụm trong nhà gồm có dàn bay hơi, quạt dàn lạnh, quạt đảo, lưới lọc và board mạch. Cụm ngoài trời gồm có máy nén, dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng, phin lọc, cáp tiết lưu, riêng đối với máy Inverter thì cụm ngoài trời có board mạch và sử dụng van tiết lưu điện tử thay cho cáp tiết lưu. Máy điều hoà hai khối có công suất nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao gồm chủ yếu các model sau: 9.000 Btu/h, 18.000 Btu/h, 27.000 Btu/h, 36.000 Btu/h, 48.000 Btu/h và 60.000 Btu/h. Hình 4.2 thể hiện sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter chỉ có chức năng làm lạnh. Hình 4.1 Máy điều hòa không khí hai khối
  • 41. 40 Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối loại Non- Inverter chỉ có chức năng làm lạnh Nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí hai khối loại Non- Inverter chỉ có chức năng làm lạnh như sau: Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi ở trạng thái hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén lên thành hơi có nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi vào dàn ngưng tụ, tại đây môi chất nhả nhiệt cho môi trường không khí bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng cao áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết lưu, giảm áp suất và giảm nhiệt độ xuống trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi chất đi vào dàn bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của không khí bên trong không gian điều hòa sôi và hóa hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi lại được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn. Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí hai khối loại Non- Inverter có chức năng làm lạnh và sưởi.
  • 42. 41 Sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa không khí hai khối loại Non- Inverter có chức năng làm lạnh và sưởi được thể hiện như Hình 4.3. Nguyên lý làm việc của máy như sau:  Chế độ làm lạnh Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi ở trạng thái hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén lên thành hơi có nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi vào dàn ngưng tụ, tại đây môi chất nhả nhiệt cho môi trường không khí bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng cao áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết lưu 1, giảm áp suất và nhiệt độ xuống trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi chất đi qua van 1 chiều, rồi đi vào dàn bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của không khí bên trong không gian điều hòa sôi và hóa hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi lại được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn.  Chế độ sưởi ấm Khi bật chế độ sưởi, van đảo chiều có điện và đảo chiều vào, ra của các dòng môi chất. Khi đó cụm trong nhà trở thành dàn nóng và cụm ngoài trời trở thành dàn lạnh. Nguyên lý làm việc như sau: Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi ở trạng thái hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén lên thành hơi có nhiệt độ cao, áp suất cao. Sau đó đi vào dàn ngưng tụ, tại đây môi chất nhả nhiệt cho không gian cần sưởi ấm, ngưng tụ thành lỏng cao áp. Sau đó môi chất đi qua cáp tiết lưu 2 và cáp tiết lưu 1 giảm áp suất và nhiệt độ xuống trạng thái yêu cầu. Tiếp đó môi chất đi vào dàn bay hơi, tại đây môi chất nhận nhiệt của môi trường không khí bên ngoài trời, sôi và bay hơi. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi lại được máy nén hút về và chu trình cứ thế tiếp diễn. Theo đặc điểm phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh. Máy điều hòa được chia làm 2 loại là máy Non-inverter và máy Inverter. Máy Non- Inverter (mono) điều chỉnh năng suất lạnh theo phương pháp ON/OFF, máy sẽ dựa theo tín hiệu nhiệt độ của phòng để điều khiển chạy và dừng máy nén. Hình 4.4 thể hiện nguyên tắc điều khiển máy nén để điều chỉnh năng suất lạnh của máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. Sơ đồ cho thấy, khi nhiệt độ của phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt 0.75 C thì máy nén sẽ chạy, máy nén sẽ dừng khi nhiệt độ phòng nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt 1.25 C. Đối với các máy điều hòa không khí hai khối loại Non- inverter, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 lần chạy lại của máy nén khoảng 1.5  2 C tùy thuộc vào model của máy.
  • 43. 42 Hình 4.4 Nguyên lý điều chỉnh năng suất lạnh của máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter Máy Inverter điều chỉnh năng suất lạnh theo phương pháp thay đổi tần số dòng điện của tín hiệu nhiệt độ thu được để điều chỉnh tốc độ quay của máy nén từ đó giảm năng suất lạnh tương ứng của máy theo tín hiệu nhiệt độ nhận được. Hình 4.5 thể hiện nguyên tắc thay đổi tần số dòng điện theo tín hiệu nhiệt độ phòng và nhiệt độ cài đặt của máy Inverter hãng Daikin. Sơ đồ cho thấy, tần số dòng điện không thay đổi khi chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ cài đặt t = tphòng - tcài đặt trong khoảng -0.5 C  t  0.5 C. Nếu chênh lệch nhiệt độ t > 0.5 C thì máy sẽ tăng tần số dòng điện; t < -0.5 C thì máy giảm tần số dòng điện. Khi chênh lệch nhiệt độ t < -2 C thì máy nén sẽ dừng làm việc. Hình 4.5 Nguyên lý điều chỉnh năng suất lạnh của máy điều hòa không khí hai khối loại Inverter Theo các nghiên cứu thì máy Inverter có một số ưu điểm hơn so với máy Non-Inverter, chi tiết thể hiện trong Hình 4.6.
  • 44. 43 Hình 4.6 Một số ưu điểm máy lạnh Inverter so với máy lạnh Non- Inverter Cấu tạo chi tiết của dàn lạnh và dàn nóng được thể hiện như Hình 4.7 và Hình 4.8. Hình 4.7 Cấu tạo chi tiết dàn lạnh
  • 45. 44 STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết 1 Giá treo cụm dàn lạnh 9 Cánh quạt đảo 2 Khung lắp các chi tiết 10 Ống nước ngưng 3 Cánh quạt dàn lạnh 11 Vỏ dàn lạnh 4 Ổ đỡ quạt 12 Remote 5 Động cơ quạt dàn lạnh 13 Mặt nạ dàn lạnh 6 Dàn bay hơi 14 Lưới lọc bụi 7 Máng hứng nước 15 Tụ điện 8 Đường ống ga 16 Vỏ hộp điện Hình 4.8. Cấu tạo chi tiết dàn nóng
  • 46. 45 STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết 1 Vỏ mặt sau và lưới chắn côn trùng 10 Tấm ngăn giữa dàn ngưng tụ với máy nén và thiết bị điện 2 Nắp bảo vệ vị trí nối điện 11 Máy nén 3 Dàn ngưng tụ 12 Đệm giảm chấn 4 Tụ điện 13 Tấm đáy của dàn nóng 5 Tấm gắn các chi tiết điện 14 Van 3 ngã 6 Thermictor 15 Van 2 ngã 7 Tấm gắn quạt dàn nóng 16 Nắp trên của dàn nóng 8 Động cơ quạt dàn nóng 17 Vỏ mặt trước dàn nóng 9 Cánh quạt dàn nóng 18 Lưới bảo vệ trước quạt 4.2 Các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối Khi khảo sát thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí hai khối, cần khảo sát những thông số kỹ thuật theo bảng sau: STT Thông số Ghi chú 1 Model máy 2 Công suất điện 3 Năng suất lạnh 4 Môi chất lạnh 5 Loại máy Non-Inverter hay Inverter
  • 47. 46 6 Chức năng Chỉ làm lạnh hay làm lạnh và sưởi 7 Chỉ số hiệu quả năng lượng EER 8 Hiệu điện thế định mức 9 Dòng điện định mức 10 Dòng điện cực đại Lưu ý: Máy điều hòa có công suất 1HP (công suất điện) có năng suất lạnh tương ứng 9000 Btu/h. Tương tự máy 2HP có năng suất lạnh tương ứng khoảng 18000 Btu/h, máy 3HP có năng suất lạnh tương ứng khoảng 27000 Btu/h. Quy đổi đơn vị: 1HP = 746 W. 4.3 Quy trình tháo lắp khảo sát máy điều hòa không khí hai khối + Các bước tháo lắp dàn lạnh. Bước 1: Tháo mặt nạ của dàn lạnh. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo tránh làm hỏng khớp nối. Bước 2: Tháo lưới lọc bụi và cánh đảo. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo cánh đảo tránh làm hỏng khớp nối. Bước 3: Tháo vỏ ngoài của dàn lạnh. Lưu ý cần cẩn thận khi tháo vỏ máy tránh làm hỏng các khớp nối. Bước 4: Tháo vỏ hộp điện. Bước 5: Khảo sát cấu tạo dàn lạnh. Bước 6: Lắp lại máy theo trình tự ngược lại lúc tháo dàn lạnh. Lưu ý lắp đặt đầy đủ các chi tiết. + Các bước tháo lắp dàn nóng Bước 1: Tháo nắp mặt trên của dàn nóng. Bước 2: Tháo vỏ mặt trước của dàn nóng. Bước 3: Khảo sát cấu tạo dàn nóng. Bước 4: Lắp lại máy theo trình tự ngược lại lúc tháo dàn nóng. Lưu ý lắp đặt đầy đủ các chi tiết.
  • 48. 47 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH KHẢO SÁT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI Họ tên sinh viên: ................................................................................... MSSV: ..................................... Lớp:...................................................... Nhóm:.................................................................................................... STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Khảo sát sơ đồ nhiệt máy điều hòa không khí hai khối. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ SV GV 2 Khảo sát thông số kỹ thuật máy điều hòa không khí hai khối. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ Kết quả thực hành
  • 49. 48 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Lắp đặt được mạch điện máy máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. - Sử dụng được Remote điều khiển máy điều hòa không khí hai khối. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. 2. Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. 3. Các chức năng của Remote. B. Nội dung thực hành 1. Lắp đặt mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. 2. Sử dụng Remote máy điều hòa không khí hai khối. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter 01 Cái 2 Remote tương ứng với board 01 Cái 3 Động cơ quạt dàn lạnh 01 Cái 4 Động cơ quạt dàn nóng 01 Cái 5 Động cơ quạt đảo của dàn lạnh 01 Cái
  • 50. 49 6 Máy nén 1 HP 01 Cái 7 Thermic 1 HP 01 Cái 8 Tụ điện 25 F 01 Cái 9 Tụ điện 1.5 F 01 Cái 10 V.O.M 01 Cái 11 Ampe kìm 01 Cái 12 Cos chữ U-1.5 mm 10 Cái 13 Kìm bấm cos 01 Cái IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 5.1 Board mạch máy điều hòa không khí loại Non-Inverter (mono) Hình 5.1 thể hiện sơ đồ nguyên lý của một board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter. Các chi tiết cơ bản trên board mạch như sau: + IC: đây là nơi lưu trữ chương trình thuật toán điều khiển các chế độ của máy lạnh. + Rơle quạt: đây là các rơle tốc độ của quạt dàn lạnh, có chức năng thừa hành cấp nguồn cho các chân tốc độ của quạt dàn lạnh. + Rơle máy nén: có chức năng thừa hành cấp nguồn cho máy nén và quạt dàn nóng. + Biến thế: có nhiệm vụ chuyển nguồn điện 220V thành nguồn 12V để cấp cho board. + Chân gắn quạt đảo: sử dụng để kết nối board mạch với động cơ quạt đảo. + Nút nguồn ON/OFF: nút mở và tắt máy lạnh. + Chân gắn quạt dàn lạnh: sử dụng để kết nối board mạch với động cơ quạt dàn lạnh. + Đèn tín hiệu: đèn báo chế độ làm việc của máy. + Thermostat: cảm biến nhiệt độ không khí ra khỏi dàn lạnh. + Tụ quạt: tụ của quạt dàn lạnh.
  • 51. 50 + Đầu nhận tín hiệu của Remote: có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ Remote. Hình 5.1 Board mạch máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter 5.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter Hình 5.2 là sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter với công suất nhỏ. Rơle máy nén sẽ trực tiếp thừa hành cấp nguồn cho quạt dàn nóng và máy nén. Hình 5.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter với công suất nhỏ
  • 52. 51 Quy trình lắp đặt mạch điện được thực hiện như sau: Bước 1: Đo xác định các chân của động cơ quạt dàn lạnh. Yêu cầu xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ. Bước 2: Đo xác định các chân của động cơ quạt đảo. Yêu cầu xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ. Bước 3: Đo xác định các chân của máy nén. Yêu cầu xác định đúng chân C, S, R của động cơ máy nén. Bước 4: Đo kiểm tra tụ của máy nén và tụ của quạt dàn nóng. Yêu cầu kiểm tra đúng quy trình và chọn tụ có điện dung phù hợp với công suất máy nén, quạt dàn nóng. Bước 5: Đo kiểm tra thermic của máy nén. Yêu cầu kiểm tra tình trạng tiếp điểm và thông số thermic phù hợp với công suất máy nén. Bước 6: Xác định các chân S, R và các chân tốc độ quạt trên board. Yêu cầu xác định đúng các chân trên board. Bước 7: Kết nối các chân quạt dàn lạnh vào board mạch. Yêu cầu kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối. Bước 8: Kết nối các chân quạt đảo vào board mạch. Yêu cầu kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối. Bước 9: Lắp đặt mạch điện như sơ đồ Hình 5.2. Bước 10: Cấp nguồn cho mạch, sử dụng Remote để điều khiển các chế độ làm việc. Lưu ý cần kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy nén khi vận hành mạch. Các chế độ vận hành mạch điện bao gồm: - Điều khiển máy nén và quạt dàn nóng. - Điều khiển quạt dàn lạnh. - Điều khiển quạt đảo. Trong trường hợp máy có công suất lớn thì contactor được sử dụng để thừa hành cấp nguồn cho quạt dàn nóng và máy nén, khi đó sơ đồ mạch điện như Hình 5.3.
  • 53. 52 Hình 5.3 Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa không khí hai khối loại Non-Inverter với công suất lớn Quy trình lắp đặt mạch điện được thực hiện như sau: Bước 1: Đo xác định các chân của động cơ quạt dàn lạnh. Yêu cầu xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ quạt. Bước 2: Đo xác định các chân của động cơ quạt đảo. Yêu cầu xác định đúng chân S, R và các chân tốc độ của động cơ quạt. Bước 3: Đo xác định các chân của máy nén. Yêu cầu xác định đúng chân C, S, R của động cơ máy nén. Bước 4: Đo kiểm tra tụ của máy nén và tụ của quạt dàn nóng. Yêu cầu kiểm tra đúng quy trình và chọn tụ có điện dung phù hợp với công suất máy nén, quạt dàn nóng. Bước 5: Đo kiểm tra thermic của máy nén. Yêu cầu kiểm tra tình trạng tiếp điểm và thông số thermic phù hợp với công suất máy nén. Bước 6: Đo kiểm tra contactor (cuộn dây và tiếp điểm). Yêu cầu phân biệt được cuộn dây và tiếp điểm của contactor, kiểm tra được tình trạng cuộn dây và tiếp điểm. Bước 7: Xác định các chân S, R và các chân tốc độ quạt trên board. Yêu cầu xác định đúng các chân của quạt trên board.
  • 54. 53 Bước 8: Kết nối các chân quạt dàn lạnh vào board mạch. Yêu cầu kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối. Bước 9: Kết nối các chân quạt đảo vào board mạch. Yêu cầu kết nối chắc chắn, tránh chạm, chập các chân kết nối. Bước 10: Lắp đặt mạch điện như sơ đồ Hình 5.3. Bước 11: Cấp nguồn cho mạch, sử dụng Remote để điều khiển các chế độ làm việc. Lưu ý cần kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy nén khi vận hành mạch. Các chế độ vận hành mạch điện bao gồm: - Điều khiển máy nén và quạt dàn nóng. - Điều khiển quạt dàn lạnh. - Điều khiển quạt đảo. 5.3 Chức năng Remote máy điều hòa không khí hai khối Hình 5.4 giới thiệu Remote của một số hãng máy điều hòa không khí hai khối, đây là các thiết bị điều khiển máy lạnh từ xa. Mặc dù có sự khác nhau về hình dáng, tên gọi một số phím chức năng tuy nhiên về cơ bản các chức năng điều khiển máy lạnh tương tự nhau. Hình 5.4 Remote một số hãng máy điều hòa không khí hai khối Sau đây giới thiệu các chức năng cơ bản của Remote máy điều hòa không khí hai khối hãng Sanyo (Hình 5.5).
  • 55. 54 Hình 5.5 Remote máy điều hòa không khí hai khối hãng Sanyo Các chế độ đặc biệt của máy được thể hiện như bảng sau: STT Chế độ Đặc điểm 1 AUTO Khi chọn chức năng này thì máy điều hòa không khí sẽ tính toán sự khác biệt giữa nhiệt độ cài đặt và nhiệt độ phòng để tự chọn chế độ chạy phù hợp. 2 SLEEP Khi chọn chức năng này thì máy điều hòa tự động tăng 1 C sau 60 phút và tiếp đó tăng thêm 1 C sau 60 phút nữa, sau đó sẽ duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tiếp theo. Chức năng này giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng khi ngủ vào ban đêm. 3 DRY Chức năng này sử dụng khi muốn giảm độ ẩm trong phòng. Khi chọn chức năng này quạt dàn lạnh tự động chạy ở tốc độ thấp. • Nếu nhiệt độ phòng cao hơn 2°C so với nhiệt độ cài đặt thì máy sẽ chạy chế độ COOL. • Nếu nhiệt độ phòng bằng nhiệt độ cài đặt ± 2°C
  • 56. 55 thì máy làm việc với chu kz "BẬT" 6 phút và “TẮT” 4 phút. 4 BLOW Chức năng này được sử dụng để làm khô dàn lạnh sau khi tắt máy. Khi bật chức năng này quạt dàn lạnh sẽ chạy 10 phút ở tốc độ thấp để làm khô dàn lạnh. 5 TURBO Trong chế độ “COOL” khi sử dụng chức năng này đối với máy Non-Inverter thì quạt dàn lạnh sẽ chạy ở tốc độ rất cao để làm mát nhanh chóng không gian điều hòa, đối với máy Inverter thì máy nén sẽ chạy với công suất cao nhất, quạt dàn nóng và quạt dàn lạnh chạy với tốc độ cao nhất.
  • 57. 56 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI Họ tên sinh viên:..................................................................................... MSSV:...................................... Lớp: ....................................................... Nhóm: ..................................................................................................... STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Lắp ráp mạch điện như sơ đồ sau: Quy trình thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. SV GV
  • 58. 57 Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 2 Lắp ráp mạch điện như sơ đồ sau: Quy trình thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Lưu ý khi đo kiểm và lắp đặt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Kết quả thực hành
  • 59. 58 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GA MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Nắm được quy trình thử kín, hút chân không, nạp ga và nhốt ga về dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối. - Thực hiện được quy trình thử kín máy điều hòa không khí hai khối an toàn và đúng kỹ thuật. - Thực hiện được quy trình hút chân không máy điều hòa không khí hai khối an toàn và đúng kỹ thuật. - Thực hiện được quy trình nạp ga máy điều hòa không khí hai khối an toàn và đúng kỹ thuật. - Thực hiện được quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối an toàn và đúng kỹ thuật. - Sử dụng dụng cụ đồ nghề an toàn và đúng kỹ thuật. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Thử kín máy điều hòa không khí hai khối. 2. Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối. 3. Chạy thử máy và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối. 4. Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối. B. Nội dung thực hành 1. Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối. 2. Thử kín máy điều hòa không khí hai khối. 3. Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối. 4. Chạy thử máy và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối. 5. Ghi thông số hoạt động của máy điều hòa không khí hai khối.
  • 60. 59 III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Máy điều hòa không khí hai khối 01 Máy 2 Bình ni tơ (N2) và van điều áp 01 Bộ 3 Máy hút chân không 01 Cái 4 Đồng hồ nạp ga 01 Cái 5 Môi chất lạnh tương ứng máy 01 Bình 6 Bộ lục giác 01 Bộ 7 Mỏ lết 02 Cái 8 V.O.M 01 Cái 9 Ampe kìm 01 Cái IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 6.1 Thử kín máy điều hòa không khí hai khối + Mục đích: Kiểm tra khả năng kín của đường ống kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt. + Vị trí thử và áp suất thử: Thử kín phía hạ áp với áp suất thử là Pt =1.2Pcb-max Pcb-max: Áp suất cân bằng (lúc máy dừng), áp suất này phụ thuộc vào loại môi chất và nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh, ví dụ: - Đối với ga R22: Pcb-max= 182  208 psi (g) ứng với nhiệt độ môi trường 35  40 C. - Đối với ga R32: Pcb-max= 303  345 psi (g) ứng với nhiệt độ môi trường 35  40 C. - Đối với ga R410A: Pcb-max= 295  336 psi (g) ứng với nhiệt độ môi trường 35  40 C. Lưu ý: (g) có nghĩa là áp suất trên đồng hồ hay áp suất dư.
  • 61. 60 Đồng hồ nạp ga (Hình 6.1) là dụng cụ cần thiết được sử dụng trong quá trình thử kín, hút chân không và nạp ga máy điều hòa không khí hai khối. Trên đồng hồ nạp ga có các vòng môi chất lạnh bên trên thể hiện áp suất dư và nhiệt độ bão hòa tương ứng, do đó rất thuận lợi cho các thao tác khi thử kín, hút chân không và nạp ga. Hình 6.1 Cấu tạo đồng hồ nạp ga Hình 6.2 thể hiện sơ đồ kết nối để thử kín đường ống ga sau khi lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối.
  • 62. 61 Hình 6.2 Sơ đồ thử kín máy điều hòa không khí hai khối Quy trình thử kín máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện như sau: Bước 1: Kết nối sơ đồ như Hình 6.2 (nối dây mềm vào đầu dịch vụ van 3 ngã) Bước 2: Mở chai N2 và điều chỉnh van điều áp để áp suất đầu ra phù hợp với áp suất thử kín. Yêu cầu phải đảm bảo an toàn và điều chỉnh được áp suất phù hợp để thử kín. Bước 3: Mở van phía cao áp ở đồng hồ nạp ga, cho N2 từ từ đi vào hệ thống. Định kỳ khóa van đồng hồ kiểm tra áp suất trong hệ thống. Nếu kim đồng hồ bị giảm về 0 thì tiến hành xác định vị trí bị xì, có thể sử dụng bọt xà phòng để kiểm tra các vị trí kết nối. Nếu kim đồng hồ không
  • 63. 62 giảm về 0 thì tiếp tục cho N2 vào cho đến khi đạt áp suất thử yêu cầu. Yêu cầu sử dụng được đồng hồ nạp ga, nắm quy trình thực hiện và biết cách sử dụng bọt xà phòng để tìm vị trí hở. Bước 4: Sau khi đạt áp suất thử kín tiến hành khóa van chai N2, ghi giá trị áp suất, nhiệt độ môi trường, chụp hình ảnh minh chứng và duy trì áp suất thử trong vòng 24 giờ. Bước 5: Sau 24 giờ tiến hành kiểm tra áp suất, ghi giá trị nhiệt độ môi trường và áp suất trên đồng hồ, chụp hình minh chứng để lưu hồ sơ. Độ giảm áp suất cho phép được xác định: tt kt mt mt ΔP = 0.1(t -t ), bar với tt kt mt mt t , t lần lượt là nhiệt độ môi trường lúc thử kín và lúc kiểm tra. Nếu độ giảm áp suất trong mức cho phép thì hệ thống xem như kín. Bước 6: Xả từ từ khí N2 trong hệ thống ra ngoài, kết thúc giai đoạn thử kín. Yêu cầu xả hết khí N2 trong hệ thống ra ngoài và thực hiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 6.2 Hút chân không máy điều hòa không khí hai khối + Mục đích: Loại bỏ không khí và hơi nước ra khỏi đường ống và dàn lạnh của máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt. + Độ chân không yêu cầu: -755 mmHg. Hình 6.3 thể hiện sơ đồ kết nối để hút chân không đường ống ga và dàn lạnh máy điều hòa không khí hai khối sau khi lắp đặt máy. Hình 6.3 Sơ đồ hút chân không máy điều hòa không khí hai khối
  • 64. 63 Quy trình hút chân không máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện như sau: Bước 1: Kết nối sơ đồ hút chân không như Hình 6.3. Bước 2: Mở van phía thấp áp của đồng hồ nạp ga. Sau đó bật máy hút chân không thực hiện hút chân không. Định kỳ khóa van phía thấp áp của đồng hồ nạp ga để kiểm tra độ chân không trong hệ thống. Khi độ chân không đạt -755 mmHg thì tiến hành hút tiếp khoảng 30 phút, sau đó khóa van phía thấp áp đồng hồ nạp ga và tắt máy hút chân không. Bước 3: Ghi giá trị độ chân không, chụp hình ảnh minh chứng và duy trì độ chân không trong hệ thống ít nhất 1 giờ. Sau 1 giờ nếu kim đồng hồ không thay đổi vị trí xem như hoàn thành việc hút chân không. 6.3 Chạy thử máy điều hòa không khí hai khối và nạp ga bổ sung + Mục đích chạy thử máy điều hòa không khí hai khối: Kiểm tra tình trạng làm việc của máy sau khi lắp đặt, từ đó xem xét việc nạp ga bổ sung. Quy trình chạy thử máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện như sau: Bước 1: Sử dụng lục giác mở khóa các van dịch vụ ở dàn nóng. Lưu ý khi mở các van cần mở chậm và đóng trả lại từ 1/2  1 vòng sau khi mở hết van. Bước 2: Cấp nguồn, khởi động máy, chọn chế độ chạy lạnh “COOL” và cài đặt nhiệt độ yêu cầu xuống giá trị thấp nhất. Sau đó kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy. Bước 3: Dựa vào giá trị dòng điện đo được trên Ampe kìm và áp suất hút đo được trên đồng hồ nạp ga để đánh giá trình trạng máy. Áp suất hút máy nén tùy vào loại ga nạp trong máy. Đối với máy điều hòa không khí hai khối, nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh (ga) khoảng 5  6 C, với các máy sử dụng các môi chất như R22, R410A và R32 thì áp suất hút tương ứng khoảng 70  73 psi (g), 120  125 psi (g) và 123  128 psi (g). Nếu dòng điện và áp suất hút đo được thấp hơn nhiều so với giá trị định mức thì kết luận máy thiếu ga và cần nạp bổ sung. Quy trình nạp ga cho máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện như sau: Bước 1: Kết nối sơ đồ như Hình 6.4. Bước 2: Tiến hành loại bỏ không khí trong dây mềm kết nối bình ga.
  • 65. 64 Bước 3: Mở van chai ga, mở van phía thấp áp của đồng hồ nạp ga, cho ga từ từ đi vào hệ thống. Trong quá trình nạp cần quan sát áp suất hút và dòng điện để kiểm soát lượng ga vào máy. Tiến hành nạp cho đến khi đạt thông số kỹ thuật yêu cầu (dòng điện định mức, áp suất hút và nhiệt độ không khí ra khỏi dàn lạnh). Hình 6.4 Sơ đồ nạp ga máy điều hòa không khí hai khối Lưu ý: Đối với các ga đơn chất thì có thể nạp hơi hoặc lỏng. Riêng đối với các ga không đồng sôi như R410A thì bắt buộc phải nạp lỏng. Khi nạp lỏng cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh trường hợp máy nén bị ngập lỏng. Bước 4: Ghi thông số hoạt động của máy theo Bảng 6.1 để đánh giá tình trạng làm việc của máy. Bảng 6.1 Thông số làm việc của máy điều hòa không khí hai khối STT Thông số Giá trị 1 Dòng điện 2 Áp suất hút 3 Nhiệt độ của không khí ra dàn lạnh 4 Nhiệt độ không khí ra dàn nóng
  • 66. 65 6.4 Nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối + Mục đích: Dồn ga về dàn nóng trước khi di chuyển máy điều hòa không khí hai khối sang vị trí khác hoặc khi thay thế máy. Quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối được thực hiện như sau: Bước 1: Khởi động máy, chọn chế độ chạy lạnh “COOL”, cài đặt nhiệt độ yêu cầu xuống giá trị thấp nhất. Sau đó kẹp Ampe kìm để đo dòng điện của máy. Bước 2: Sau khi máy chạy ổn định, sử dụng lục giác khóa van dịch vụ ở trên đường đi của ga đến dàn lạnh (van 2 ngã). Yêu cầu thao tác khóa van cần chậm và khóa van phải chặt. Bước 3: Quan sát dòng điện trên Ampe kìm, khi thấy dòng điện ổn định, không giảm nữa và không khí ra khỏi dàn nóng hết nóng thì sử dụng lục giác khóa van dịch vụ ở trên đường ga hút về máy nén (van 3 ngã). Yêu cầu thao tác khóa van cần chậm và khóa van phải chặt. Bước 4: Tắt máy và thực hiện công tác tháo dỡ.
  • 67. 66 V. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GA MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI Họ tên sinh viên:..................................................................................... MSSV:...................................... Lớp: ....................................................... Nhóm: ..................................................................................................... STT Nội dung báo cáo của sinh viên Đánh giá 1 Thực hiện quy trình nhốt ga dàn nóng máy điều hòa không khí hai khối. + Các bước thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. + Lưu ý khi thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. SV GV
  • 68. 67 2 Thực hiện quy trình thử kín máy điều hòa không khí hai khối. + Các bước thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. + Lưu ý khi thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................
  • 69. 68 3 Thực hiện quy trình hút chân không máy điều hòa không khí hai khối. + Các bước thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. + Lưu ý khi thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................
  • 70. 69 4 Thực hiện quy trình chạy thử máy điều hòa không khí hai khối. + Các bước thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. + Lưu ý khi thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 5 Thực hiện quy trình nạp ga máy điều hòa không khí hai khối. + Các bước thực hiện: .................................................................................
  • 71. 70 ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. + Lưu ý khi thực hiện: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 6 Ghi thông số hoạt động và đánh giá tình trạng máy. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Kết quả thực hành
  • 72. 71 BÀI THỰC HÀNH SỐ 7 LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Nắm được quy trình lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối. - Lắp đặt được máy điều hòa không khí hai khối an toàn, đúng kỹ thuật. II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH A. Kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề. 2. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh. 3. Lắp đặt đường ống và kết nối điện. B. Nội dung thực hành 1. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh. 2. Lắp đặt đường ống và kết nối điện. III. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY CẦN THIẾT Phương tiện giảng dạy tối thiểu cho 1 nhóm (2-3 sinh viên). STT Tên dụng cụ - quy cách kỹ thuật Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Máy điều hòa không khí hai khối, 1HP 01 Máy 2 Ống đồng 6 05 m 3 Ống đồng 10 05 m 4 Gel cách nhiệt đôi 6/10 05 m 5 Dây điện 1.5 mm2 07 m Khác màu 6 Simili 01 kg
  • 73. 72 7 Băng keo điện 01 Cuộn 8 Khung gỗ lắp máy 01 Cái 9 CB-10A 01 Cái 10 Cùm omega 60 mm 05 Cái 11 Cos chữ Y loại 1.5 20 Cái 12 Phích cắm loại 10A 01 Cái 13 Ống nước ngưng 16 05 m 14 Eke lắp dàn nóng loại 40 cm 02 Cái 15 Vít bắt gỗ loại 3 cm 10 Cái 16 Bộ loe lệch tâm 01 Cái 17 Dao cắt ống đồng 01 Cái 18 V.O.M 01 Cái 19 Bút thử điện 01 Cái 20 Ampe kìm 01 Cái 21 Mỏ lết 02 Cái 22 Bộ cờ lê 01 Bộ 23 Tua vít 01 Cái 24 Máy bắt vít 01 Cái 25 Bút để đánh dấu 01 Cái 26 Dao cắt giấy 01 Cái 27 Thước dây 01 Cái 28 Thước thủy (LIVO) 01 Cái 29 Mũi khoét 65 01 Cái 30 Khoan điện 01 Cái 31 Mũi bắt vít 01 Cái 32 Kìm bấm cos 01 Cái 33 Bình ni tơ (N2) và van điều áp 01 Bộ
  • 74. 73 34 Máy hút chân không 01 Cái 35 Đồng hồ nạp ga 01 Cái 36 Môi chất lạnh tương ứng máy 01 Bình 37 Bộ lục giác 01 Bộ IV. LÝ THUYẾT BÀI THỰC HÀNH 7.1 Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề Để chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cho công việc lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối cần thực hiện khảo sát các thông số kỹ thuật máy và vị trí lắp đặt, cụ thể như sau: • Khảo sát thông số dòng điện định mức của máy để tính chọn CB và dây điện. • Khảo sát sơ đồ mạch điện của máy để chuẩn bị đủ số lượng dây khác màu. • Khảo sát model máy để chuẩn bị ống đồng, ống nước ngưng, gel cách nhiệt đúng kích thước. • Khảo sát công suất máy để chuẩn bị eke treo dàn nóng (nếu dàn nóng treo tường). • Khảo sát vị trí lắp đặt để chuẩn bị thang, dây an toàn và dự trù đủ chiều dài ống đồng, dây điện, ống nước ngưng cần sử dụng khi lắp đặt. • Khảo sát loại môi chất lạnh để chuẩn bị trong trường hợp nạp bổ sung. Để lắp đặt máy điều hòa không khí hai khối cần chuẩn bị một số dụng cụ đồ nghề cơ bản như sau: Bộ loe lệch tâm, dao cắt ống đồng, V.O.M, bút thử điện, Ampe kìm, mỏ lết, bộ cờ lê, tua vít, máy bắt vít, bút để đánh dấu, dao cắt giấy, thước dây, thước thủy (LIVO), mũi khoét bê tông, khoan điện, mũi bắt vít, kìm bấm cos, bình ni tơ (N2) và van điều áp, máy hút chân không, đồng hồ nạp ga, môi chất lạnh tương ứng máy, bộ lục giác, thang chữ A (nếu cần), dây an toàn (nếu cần). 7.2 Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh 7.2.1 Lắp đặt dàn lạnh a. Yêu cầu kỹ thuật - Lắp đặt dàn lạnh đúng vị trí bản vẽ hoặc đúng vị trí theo yêu cầu.