SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------------------
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y
TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
Chủ nhiệm: Trần Minh Tuấn
ĐIỆN BIÊN-2018
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4
2.1. Một số công trình và tài liệu liên quan đến Đề tài.............................................................4
2.2. Giá trị của các công trình khoa học, tài liệu liên quan đến Đề tài và những vấn đề đặt
ra đối với Đề tài..............................................................................................................................6
2.2.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu, tài liệu liên
quan đến Đề tài...................................................................................................... 6
2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với Đề tài............................................................. 6
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 7
3.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................................7
3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................................. 8
7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG............................................................................... 9
CHƯƠNG 1: ......................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁCTRUYỀN THÔNG
CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN................................................ 9
1. Khái niệm về đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN.................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệmtruyền thông.........................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm truyền thông............................................................................... 9
1.1.2. Sự khác biệt giữa tuyên truyền và truyền thông ......................................... 9
1.2. Khái niệmvề đổi mới công tác truyền thông...................................................................11
1.2.1. Khái niệm đổi mới..................................................................................... 11
1.2.2. Đổi mới công tác truyền thông.................................................................. 12
1.2.3. Đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN ......... 12
2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác truyền thông chính sách
BHXH, BHYT, BHTN........................................................................................ 13
2.1. Về nhận thức ................................................................................................ 13
2.2. Về mặt hành vi ............................................................................................. 15
2.3. Hệ thống chính sách pháp luật............................................................................................19
2.4. Quyđịnh về chế độ, chính sách..........................................................................................20
2.5. Chất lượng phục vụ..............................................................................................................22
2.6. Công tác thanh tra, kiểmtra................................................................................................23
2.7. Điều kiện khách quan tác động tới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN............................................................................................................................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG I...................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ....................................................................................... 28
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH
BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN .......... 28
1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương........................................................ 28
2. Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN........... 29
2.1. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động truyền thông và xâydựng, tổ chức bộ máy
truyền thông..................................................................................................................................29
2.1.1. Tại BHXH tỉnh.......................................................................................... 30
2.1.2. Tại BHXH các huyện, thị, thành phố.............................................................................32
2.2. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN...........................................37
2.2.1.2. Phối hợp tuyên truyền với các cơ quan truyền thông báo chí................ 48
2.2.1.3. Tuyên truyền trực quan .......................................................................... 55
2.2.1.4.Hoạt động Trang tin điện tử BHXH tỉnh ................................................ 57
2.2.1.5. Tuyên truyền thông qua Hình thức Sân khấu hóa (Hội thi Tuyên truyền
viên về BHXH, BHYT)...................................................................................... 59
2.2.2. Kinh phí tuyên truyền................................................................................ 61
2.2.3. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN tạiBHXH các
huyện, thị, thành phố........................................................................................... 62
3. Đánh giá chung về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
............................................................................................................................. 64
3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................................................64
3.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................................66
CHƯƠNG 3: ....................................................................................... 69
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH
SÁCH BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN69
1. Định hướng chỉ đạo công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 69
1.1. Quan điểmcủa Đảng...........................................................................................................69
1.2. Lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam..........................................................................72
1.3. Nhận thức, hành động của BHXH tỉnh Điện Biên..........................................................74
2. Giải pháp để đổi mới công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN............. 77
2.1. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủyĐảng, chính quyền đối
với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHXH ............................................77
2.2. Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông...........80
2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác truyền thông .............................. 81
2.2.2. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ truyền thông.................................. 81
2.3. Giải pháp đổi mới thực hiện các chương trình phối hợp truyền thông chính sách
BHXH, BHYT, BHTN..............................................................................................................83
2.3.1. Tăng cường công tác phối hợp truyền thông trực tiếp theo các nhóm đối
tượng tại cơ sở..................................................................................................... 83
2.3.2. Nâng cao chất lượng hiệu quả truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng................................................ 88
2.3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN với cơ quan Báo, Đài ở Trung ương và địa phương ............................... 90
2.3.2.2. Truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên Trang tin điện tử
BHXH tỉnh và mạng xã hội Facebook................................................................ 94
2.3.3. Truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN thông qua tuyên truyền
trực quan.............................................................................................................. 98
2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH,
BHYT, BHTN.............................................................................................................................98
2.4.1. Coi trọng và thực hiện tốt công tác phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán
bộ, nhân dân ........................................................................................................ 98
2.4.2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư .................................. 99
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................... 101
1. Với BHXH Việt Nam.................................................................................... 101
2. Với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.............................................. 101
3. Với các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể liên quan ........................... 102
4. Với cơ quan báo chí (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ)
........................................................................................................................... 102
PHỤ LỤC.......................................................................................... 108
Chèn lại theo file đính kèm (Để A4 theo chiều dọc) xong lại mục lục
tự động............................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
NSNN: Ngân sách Nhà nước
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
KCB: Khám, chữa bệnh
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
UBND : Ủy ban nhân dân
HSSV : Học sinh, sinh viên
CCVC : Công chức, viên chức
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột trong hệ thống
ASXH, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, chính
sách BHXH, BHYT đã từng bước được hoàn thiện và đạt được những thành tựu
quan trọng, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động,
bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế.
Để việc thực thi các chính sách nói chung và chính sách BHXH, BHYT nói
riêng thì công tác truyền thông luôn có vai trò quan trọng, đặc biệt. Bởi lẽ, chỉ
có thông qua công tác thông tin, truyền thông mới làm cho mọi người hiểu rõ,
nắm vững và tin tưởng vào đường lối chính sách, pháp luật. Từ đó mà nghiêm
chỉnh chấp hành, thực thi chính sách. Có thể nói, đây chính là là cầu nối giữa
chính sách, pháp luật với thực tiễn cuộc sống. Vấn đề quan trọng này đã được
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: Để đạt được các mục
tiêu về phát triển BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 thì một trong những
nhiệm vụ và giải pháp quan trọng chính là: “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công
tác truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT”.
Tương tự như vậy, tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn
2016-2020, cũng yêu cầu UBND các tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách, pháp luật về BHYT, theo đó,ngành BHXH tăng cường các hoạt
động tuyên truyền, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình
thức để cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người
dân nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người
trong việc tham gia BHYT, đồng thời, giao chỉ tiêu bao phủ BHYT cho các tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, đến năm 2020, chỉ tiêu bao phủ
BHYT của tỉnh Điện Biên phải đạt 99% trên tổng số dân. Trong khi đó, tại tỉnh
Điện Biên, công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN mặc dù đã
có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được một số kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu và
3
tiềm năng, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN
còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Một số nơi, một số thời điểm, công tác truyền
thông về chính sách BHXH còn chưa được quan tâm đúng mức; Hình thức, nội
dung thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH đã có nhiều đổi mới, đa dạng
phong phú hơn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung chưa thật phù hợp
với từng nhóm đối tượng; Công tác truyền thông đối với những vấn đề xã hội,
dư luận quan tâm đôi khi còn bị động, chưa thật kịp thời; Công tác phối hợp
trong hoạt động truyền thông từ tỉnh xuống huyện và các cơ sở tuyến xã; giữa
các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và các phòng, ban cấp huyện còn
chưa thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng nêu trên, chủ yếu là do
nhận thức, ý thức trách nhiệmcủa một số tập thể, cá nhânvề công tác truyền
thông chưa cao…ngoài ra, những khó khăn, bất cập về trình độ dân trí, văn hóa,
chữ viết, tiếng nói và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh
sống rải rác trên khắp địa bàn tỉnh cũng là những cản trở không hề nhỏ đối với
công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN tại Điện
Biên. Nếu không kịp thời đổi mới công tác này sẽ rất khó khăn trong tổ chức
thực hiện, những chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN mà Nghị quyết số 28
NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII, cũng như
Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện
Biên về thực hiện Nghị quyết số 28 NQ/TW đã xác định đó là: “Phấn đấu đến
năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động
trong độ tuổi tham gia BHXH…”, thực tế đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh,
lực lượng lao động tham gia BHXH mới chỉ chiếm khoảng 13,57%, tham gia
BHTN là 9,1% trên tổng số lực lượng lao động. Số người tham gia BHYT tuy
đạt 98,6% nhưng không ổn định, do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn Ngân sách
Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng. Để đạt được các mục tiêu này, việc đổi mới công
tác thông tin truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn
Điện Biên có một vai trò quan trọng đặc biệt.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban
Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về: “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
4
truyền thông trong tình hình mới”, BHXH tỉnh Điện Biên xác định: Công tác
truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật BHXH, BHYT dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, UBND tỉnh, công tác này phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả
hệ thống chính trịvà phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, thường
xuyên, liên tục. Làm tốt công tác truyền thông sẽ góp phần củng cố, bồi đắp
niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về BHXH, BHYT. Đây, chính là cơ sở để Điện Biên hoàn thành
được các chỉ tiêu mà Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương
đã đề ra.
Từ những vấn đề nêu trên, BHXH tỉnh Điện Biên xác định việc đổi mới công
tác truyền thông chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN là hết sức cần
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Một số công trình và tài liệu liên quan đến Đề tài
Trải qua chặng đường 23 năm xây dựng và phát triển, đến nay,Ngành BHXH
đã có một số công trình nghiên cứu về các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền về
BHXH, BHYT của ngành BHXH như:
- Chuyên đề: “Những giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách
BHXH trên địa bàn Hải Phòng” do cử nhân Nguyễn Xuân Đoá làm chủ nhiệm
chuyên đề, nghiên cứu và bảo vệ năm 2000 đã đánh giá thực trạng công tác
tuyên truyền về BHXH ở Hải Phòng thông qua việc phân tích 5 hình thức tuyên
truyền đã thực hiện ở địa phương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề
xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở Hải Phòng. Đây là
chuyên đề nghiên cứu thực hiện trong phạm vị địa bàn tỉnh Hải Phòng.
- Đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BHXH
hiện nay” (nghiên cứu và bảo vệ năm 2001). Chủ nhiệm đề tài Trần Xuân Vinh
cùng các cộng sự của Ban Truyền thông đã có sự phân tích, đánh giá một cách
toàn diện thực trạng công tác truyền thông về chế độ chính sách BHXH giai
đoạn 1996-2001 của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra kinh nghiệm và đề
5
xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về BHXH. Tuy
nhiên, những đánh giá cũng như đề xuất giải pháp này mới chỉ dừng ở phạm vi
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (thời gian này chưa thực hiện BHXH tự
nguyện).
- Chuyên đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền
khu vực BHXH tự nguyện” do cử nhân Phạm Văn Cảnh làm chủ nhiệm chuyên
đề, nghiên cứu và bảo vệ năm 2004. Chuyên đề đã trình bày một số vấn đề lý
luận về công tác thông tin, tuyên truyền cũng như hiệu qủa của công tác tuyên
truyền, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên tuyền, phân tích thực trạng
công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến đặc điểm của đối tượng và giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền đối với đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện.
- Đề án: “Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động thông tin, truyền thông
của hệ thống BHXH Việt Nam” do ông Trần Xuân Vinh làm Chủ nhiệm (bảo vệ
năm 2012) đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động thông
tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy và tổ
chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT và đề xuất mô hình tổ
chức bộ máy và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT
của BHXH Việt Nam.
- Đề án: “Xây dựng mô hình tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đối với
các tổ chức tôn giáo” do Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn làm chủ nhiệm đề án và bảo vệ
năm 2012 đã thực hiện xây dựng mô hình tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT
dành riêng cho nhóm đối tượng là người theo đạo.
- Đề án: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền BHXH,
BHYT” (Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn chủ nhiệm và bảo vệ năm 2014). Đề tài đã
nêu lên tổng quan về hiệu quả công tác tuyên truyền và các tiêu chí đánh giá hiệu
quả công tác tuyên tuyền BHXH, BHYT. Đề tài cũng đã đánh giá được thực trạng
hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT ở Trung ương và BHXH các
6
địa phương đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
tuyền chính sách BHXH, BHYT.
- Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện” cũng do Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn làm chủ
nhiệm và bảo vệ năm 2016 đã đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp để
thực hiện tốt công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện.
- Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lý luận, thực tiễn
BHXH, BHYT trên Tạp chí BHXH” do Tiến sỹ Dương Tất Thắng-Tổng Biên
tập Tạp chí BHXH làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2017 đã nghiên cứu và đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tạp chí BHXH.
2.2. Giá trị của các công trình khoa học, tài liệu liên quan đến Đề tài và
những vấn đề đặt ra đối với Đề tài
2.2.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu, tài
liệu liên quan đến Đề tài
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu và tài liệu nêu trên là những tư liệu
quý cho thấy quan điểmcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềBHXH,
BHYT ở nước ta trong những năm qua.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đánh giá được thực trạng
công tác truyền thôngBHXH, BHYT ở Trung ương và BHXH các địa phương
thời gian qua.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu và tài liệu bước đầu đã đề cập đến
những định hướng, giải pháp để thực hiện nâng cao hiệu quảcông tác truyền
thông BHXH, BHYT, góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT ở nước
ta.
2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với Đề tài
Các công trình kể trên đã nghiên cứu một số mặt cơ bản về công tác truyền
thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, các công trình này chưa đề
cập đến vai trò của công tác truyền thông, cũng như các giải pháp đổi mới công
7
tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh biên giới,
miền núi nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.
Do đó, trên cơ sở lý luận về công tác truyền thông chính sách BHXH,
BHYT, BHTN, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ tăng cường phát triển đối tượng
tham gia BHXH, BHYT, BHTN, hướng tới hoàn thành các chỉ tiêu về BHXH,
BHYT, BHTN theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/BCT của Bộ Chính trị,
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Đề tài “Giải pháp
đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn
tỉnh Điện Biên” do BHXH tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện sẽ đánh giá một cách
toàn diện công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN do BHXH
tỉnh Điện Biên thực hiện trên địa bàn tỉnh trong những năm qua (2013-2018).
Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách
BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT,
BHTN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác truyền thông, và
thực trạng của công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN ở Điện Biên thời
gian vừa qua, Đề tài xác định, hệ thống hóa các quan điểm, phương hướng, làm
căn cứ cho việc xây dựng giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác truyền
thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển BHXH, BHYT theo định hướng của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đổi mới công tác truyền thông chính
sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Đánh giá thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
8
- Đề xuất giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH,
BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc
xây dựng giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tổ chức, công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức
thực hiện công tác truyền thông tại BHXH Điện Biên trong giai đoạn (2013-2018).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một cách khách quan khoa học, Đề tài kết hợp sử dụng các
phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp thống kê phân tích.
- Phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa và đưa ra cơ sở lý luận nhằm đổi mới và góp phần nâng cao
hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN, góp phần hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Điện Biên nói riêng.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ tham gia thực hiện Đề tài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Đề tài
được kết cấu gồm 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới công tác truyền thông chính sách
BHXH, BHYT, BHTN.
Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH,
BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁCTRUYỀN THÔNG CHÍNH
SÁCH BHXH, BHYT, BHTN
1.Khái niệmvề đổi mớicông tác truyềnthông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN
1.1. Khái niệm truyền thông
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông (Communication) là thuật ngữ bắt nguồn từ chữ La tinh:
COMMUNIA. Truyền thông là một quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương
tác xã hội trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ những quy
tắc và tín hiệu chung. Ở dạng giản đơn, thông tin được truyền từ người gửi tới
người nhận; ở dạng phức tạp các thông tin trao đổi liên kết người gửi với người
nhận.
Truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, diễn ra thường xuyên liên
tục và phát triển không ngừng. Từ những hình thức truyền thông đơn giản,
người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp như truyền hình, Internet...
các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu
được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ
xã hội. Mặt khác, truyền thông còn nhằm thỏa mãn nhu cầu tự nhận thức của
con người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác
nhau của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm, thái độ của mọi
người trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý.
Chính quá trình truyền thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm bắt
được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh, đánh giá
được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và
hoạt động tiếp theo.
1.1.2. Sự khác biệt giữa tuyên truyền và truyền thông
10
Trong tiếng La tinh, thuật ngữ “Tuyên truyền” (Propaganda) được giải
nghĩa là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong Đại bách khoa toàn
thư Liên Xô, thuật ngữ “Tuyên truyền” được giải thích theo hai nghĩa: Theo
nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về triết học,
chính trị, khoa học, nghệ thuật… nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy
thành ý thức xã hội, thành hành động của quần chúng; theo nghĩa hẹp, tuyên
truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm hình thành ở công chúng
thế giới quan và những chuẩn mực, những định hướng giá trị nhất định, kích
thích, cổ vũ tính tích cực của con người trong các hoạt động cải tạo tự nhiên và
xã hội.
Khái niệm “Tuyên truyền” có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau,
nhưng đơn giản và cụ thể là quan niệm của Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem
một việc nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm”, trong tác phẩm “Người
tuyên truyền và cách tuyên truyền”.
Tuyên truyền là một hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông, dưới
hình thức trực tiếp (như tuyên truyền miệng) hay gián tiếp thông qua các
phương tiện truyền thông (truyền đơn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trên
mạng Internet…) để đưa ra các thông tin hay thông điệp bằng ngôn ngữ (nói,
viết và hình ảnh).
Tuyên truyền là một phương pháp truyền thông, nhưng đó là một hoạt động
truyền thông phục vụ ý trí của chủ thể tuyên truyền; thường mang tính chủ quan,
chỉ đưa ra những mặt tốt, những giá trị tích cực, những hiệu quả có lợi cho
người nhận, mà không nói đến hay che giấu những mặt hạn chế. Trong khi đó,
việc truyền thông phải được xem là hoạt động cung cấp những thông tin một
cách trung thực cả mặt tích cực và mặt hạn chế, vì chỉ như vậy mới đem lại cho
người tiếp nhận những giá trị đích thực.Từ sự phân tích ở trên có thể thấy tuyên
truyền, là một loại hình truyền thông đặc thù. Đó là quá trình truyền thông dựa
trên mô hình truyền thông một chiều, áp đặt, thậm chí nhấn mạnh đến mức tuyệt
đối hóa vai trò của chủ thể mà ít coi trọng vai trò tích cực của khách thể hay
công chúng tham gia còn truyền thông mang tính hai chiều cân bằng nhau, đặc
biệt coi trọng thông tin phản hồi (vai trò tích cực của khách thể hay công chúng
tham gia).
11
1.2. Khái niệm về đổi mớicông tác truyền thông
1.2.1. Khái niệm đổi mới
Từ điển tiếng việt định nghĩa Đổi mới là: “Thay đổi cho khác hẳn với
trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển” (Từ điển Tiếng việt-Nhà xuất bản Đà nẵng, 2002).
Như vậy, đổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai
không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì
những cái đã lỗi thời.
Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản, đổi mới là nghĩ khác, làm khác cái cũ.
Cái cũ có nhiều cái đã lạc hậu nhưng cũng còn không ít cái còn mới, còn đúng.
Phủ định hoàn toàn là cực đoan, dễ sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ
nghĩa duy vật siêu hình.
Cũng không nên nghĩ đơn giản, đổi mới là nghĩ ngược lại, làm ngược lại
cái đã và đang diễn ra. Cái đã và đang diễn ra thường cần phải được hoàn thiện
hơn nữa nhưng không phải tất cả đều đã sai, đã trở thành vô nghĩa. Quan niệm
đổi mới là ngược hẳn, là quay 180 độ với quá khứ và hiện tại đều thuộc loại tư
duy cực đoan. Vẫn còn không ít cái tích cực trong quá khứ cần được kế thừa,
nhiều cái của hiện tại cần được tiếp tục song hành với tư duy đương đại.
Cái mới mà ta cần quan niệm đúng, cần vươn tới, là cái thích hợp với yêu
cầu của thời đại, cái phù hợp với thành quả của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Tất
nhiên, cái mới mà ta muốn thường khác với cái cũ, thậm chí ngược hẳn cái cũ
nhưng dứt khoát tiến bộ hơn cái cũ, giúp ta khắc phục được mọi sự trì trệ, giúp
cho sản xuất, công tác và cuộc sống phát triển thuận lợi, nhanh chóng.
Cái mới còn đồng nghĩa với cái cũ cải tiến, cái cũ hòa nhập được với thời
đại. Cái mới vẫn kết bạn thân thiết với cái cũ tích cực giàu chất khoa học và
nhân văn. Cái mới đứng về mặt khoa học là phủ định cái cũ nhưng suy cho
cùng, cái mới cũng là con đẻ của cái cũ nó lớn lên trong lòng cái cũ và ánh sáng
của thời đại đã chắp thêm đôi cánh cho nó bay cao, bay xa hơn mẹ nó. Do đó,
cái mới có tính ưu việt đặc biệt nhưng không phải không còn sự dằn vặt, trăn
12
trở; cái mới cũng có một dòng đời phức tạp khi nó đang chung sống cùng với
thế giới cái cũ.
Cái mới không hẳn sẽ mãi mãi mới. Có không ít cái mới rồi sẽ trở thành cũ
khi nó bị thực tiễn vượt qua hoặc bị những sáng tạo trong tương lai phủ định. Đó
là lẽ thường tình, là quy luật của sự phát triển và cũng là kết quả tất yếu, tự
nhiên của sự tự vận động trong bản thân cái mới.
1.2.2. Đổi mới công tác truyền thông
Đổi mới truyền thông là việc làm cần thiết để thay đổi từ nhận thức đến
công tác tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông bằng các giải pháp đột phá,
tiến bộ, khác hẳn so với trước, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao của công tác truyền thông.
1.2.3. Đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
Đổi mới công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN là việc
thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm bằng các giải pháp đột phá, tiến bộ nhằm
khắc phục hạn chế, yếu kém, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác truyền
thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mới.
Như vậy, đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
là bao gồm các hoạt động:
Thay đổi tư duy, nhận thức về công tác truyền thông, nói cách khác là cần
nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của công tác truyền thôngchính sách BHXH,
BHYT, BHTN.
Thực hiện các giải pháp mới, có tính đột phá, khắc phục cho được những
hạn chế, yếu kém của công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Muốn vậy, phải đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được hạn chế, yếu kém
của công tác này, đặc biệt, phải chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan chưa
làm tốt. Đồng thời, xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền
thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp
đổi mới phù hợp, hiệu quả.
Nội dung đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
bao gồm:
13
- Đổi mới về tư duy, nhận thức.
- Đổi mới về tổ chức cán bộ.
- Đổi mới về cách thức thực hiện (coi trọng truyền thông trực tiếp, đặc thù
địa phương,…).
- Đổi mới về công tác phối hợp.
- Đổi mới về sử dụng cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư.
- Đổi mới phong cách phục vụ.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác truyền thông
chính sách BHXH, BHYT, BHTN
2.1. Về nhận thức
Có thể thấy yếu tố này mang tính định tính nhiều hơn, bởi:
- Nhận thức về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Tình trạng
coi công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN tại
mỗi địa phương đơn vị là trách nhiệm riêng của Ngành BHXH đã được khắc
phục đáng kể. Các cấp ủy, chính quyền địa phương có Chương trình, có Nghị
quyết, Quyết định chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN có xu thế
tăng nhanh qua mỗi năm. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể quan tâm đến công tác BHXH, BHYT, BHTN thì ở đó việc tổ chức
thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhận thức về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và cả
hệ thống chính trị trong việc tham gia truyền thông thực hiện chính sách, pháp
luật về BHXH, BHYT, BHTN. Trong những năm qua, ở tỉnh và địa phương, các
sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và cả hệ thống chính trị đã có sự vào cuộc rất
tích cực, đã tổ chức truyền thông với các hình thức và mô hình đa dạng như: Mở
các hội nghị, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tư vấn giải đáp chế độ chính sách, phát
hành các ấn phẩm tuyên truyền,...Qua đó, đã cung cấp thông tin về BHXH,
BHYT, BHTN tới từng đối tượng, cụ thể là người sử dụng lao động NSDLĐ,
NLĐ, HSSV, đối tượng thuộc hộ cận nghèo và nhân dân tại các xã, phường, thị
14
trấn, các thôn, bản, góp phần quan trọng vào việc phát triển đối tượng tham gia
BHXH, BHYT, BHTN.
- Nhận thức về vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống
chính sách an sinh xã hội của đất nước, cũng như ý nghĩa quan trọng của việc
tham gia BHXH, BHYT, BHTN là nhằm góp phần ổn định đời sống, chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thực hiện công bằng, ổn định chính trị xã hội của
mọi người được nâng lên.
- Nhận thức của NSDLĐ trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN không
những đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ, gắn kết NLĐ với đơn vị
mà còn thực hiện trách nhiệm của mình đối với các chính sách ASXH của đất
nước.
- Mức độ nhận thức của NLĐ và mọi thành viên trong xã hội về các chế độ,
chính sách cụ thể của từng loại hình BHXH, BHYT, BHTN. Bản chất, ý nghĩa,
tính nhân văn, nhân đạo, chia sẻ cộng đồng và lợi ích thiết thực của việc tham
gia BHXH, BHYT, BHTN; sự khác nhau căn bản về mục đích, cơ chế quản lý
và tổ chức hoạt động giữa BHXH, BHYT, BHTN với bảo hiểm thương mại
khác...
Yếu tố này rất quan trọng, vì vấn đề này thuộc hệ ý thức trong đặc trưng
văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam thường có tính căn cơ, tính toán kỹ cái
được và cái mất; tuy nhiên, người Việt Nam lại có truyền thống đùm bọc, cưu
mang, yêu thương giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ nhau khi rủi ro, hoạn nạn.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong công tác truyền thông thực hiện chính sách BHXH,
BHYT, BHTN hiện nay là phải khơi dậy được tính cộng đồng, lòng yêu thương
đùm bọc của ngừời dân khi đồng loại gặp rủi ro, hoạn nạn và nêu cao tinh thần
trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, đơn vị SDLĐ, NLĐ... Bên cạnh
đó, vai trò hướng dẫn dư luận của công tác thông tin, tuyên truyền là hết sức
quan trọng. Đòi hỏi người làm công tác truyền thông phải thường xuyên nắm bắt
kịp thời dư luận và có giải pháp truyền thông phù hợp như nguyên lý truyền
thông đã chỉ rõ: Tuyên truyền để dân hiểu chủ trương đường lối, chế độ, chính
sách, nhưng dân không hiểu, phản hồi lại, lúc đó cần xem xét lại nội dung thông
15
điệp, kênh truyền, đối tượng tuyên truyền đã đúng chưa, từ đó đề xuất giải pháp
truyền thông phù hợp.
- Đặc biệt quan trọng đó là nhận thức của lãnh đạo các cấp và cán bộ,
CCVC của Ngành BHXH về tầm quan trọng của công tác truyền chính thông
sách BHXH, BHYT, BHTN.
Nếu các cấp lãnh đạo coi công tác truyền thông là quan trọng thì sẽ được
quan tâm đầu tư, bố trí tổ chức bộ máy, con người và kinh phí đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ; nếu coi công tác truyền thông là nhiệm vụ phụ trợ cho
các mặt công tác khác hoặc chỉ được quan tâm đến tại các hội nghị và các bản
báo cáo thì việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông sẽ ở mức rất hạn chế.
Nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giải thích chế độ chính sách
BHXH,BHYT, BHTN không chỉ là nhiệm vụ riêng của các cán bộtruyền thông
mà là nhiệm vụ chung của mỗi cán bộ, CCVC trong Ngành. Đối với cán bộ,
CCVC trong Ngành, không những hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên
môn mà còn phải là một tuyên truyền viên tích cực, tuyên truyền về chính sách
BHXH, BHYT, BHTN để phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
2.2. Về mặt hành vi
Yếu tố này mang tính định lượng nhiều hơn, thể hiện ở sự đo lường đánh
giá đầu ra và kết quả của công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN so với mục đích đề ra, sự tương xứng với việc đầu tư các nguồn lực, đó
là:Tổ chức bộ máy và con người thực hiện công tác truyền thông. Đây là yếu tố
quan trọng, vì sự hoàn thiện bộ máy truyền thông sẽ đảm bảo sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn công tác truyền thông thông suốt từ tỉnh đến địa phương.
* Yếu tố tổ chức bộ máy:
Thực tế khách quan cho thấy, bất kể một cơ quan, đơn vị, tổ chức nào khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải có cơ cấu, tổ chức bộ máy. Cơ
cấu, tổ chức tập trung vào 02 điểm mấu chốt, đó là:
+ Xác định các thành phần, các cấp, các bộ phận cơ cấu nên cơ quan, đơn
vị, tổ chức, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp, từng bộ phận. Xác định
16
nhu cầu đảm bảo cán bộ và phân công công việc, sắp xếp các vị trí theo thẩm
quyền giải quyết công việc đến từng thành viên.
+ Việc gắn kết các hoạt động thông qua việc quản lý, điều hành, thực hiện
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, điều lệ, nội quy, quy chế, lề lối làm việc.
Đối với hoạt động truyền thông củaBHXH tỉnh, yếu tố tổ chức, bộ máy tác
động trực tiếp và quan trọng, quyết định đến hiệu quả công tác truyền thông. Tổ
chức làm công tác truyền thông được bố trí thành 02 cấp: cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Ở BHXH cấp tỉnh: Trong điều kiện chưa có phòng truyền thông, công tác
truyền thông do Văn phòng thực hiện. Chức năng nhiệm vụ lồng ghép, cán bộ
làm công tác truyền thông kiêm nhiệm, dẫn đến khó khăn cho việc chỉ đạo và
thực hiện công tác truyền thông.
+ Ở BHXH cấp huyện: Giám đốc trực tiếp thực hiện công tác truyền thông,
đây cũng là nhiệm vụ kiêm nhiệm, do đó tính chuyên sâu không cao.
* Yếu tố con người:
Con người có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động là yếu tố lõi tạo nên
mọi thành công. Từ việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách tới pháp
luật, cho tới việc tổ chức thực hiện thành công hay không thành công đều từ con
người mà ra. Con người trong tổ chức thực hiện công tác truyền thông cần thiết
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phẩm chất đạo đức tốt, sống trung thực, lành mạnh, năng động và có
trách nhiệm.
+ Có kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, khả năng hoà nhậpvà
thu hút mọi người.
+ Được đào tạo cơ bản, có trình độ về chuyên ngành nhất định, phù hợp với
công việc. Trình độ chuyên môn tối thiểu phải là Đại học các chuyên ngành báo
chí, tuyên truyền, công nghệ thông tin và kinh tế.
+ Nhất thiết phải hiểu biết và tinh thông về chính sách BHXH, BHYT,
BHTN. Nhạy bén đối với các thông tin về BHXH, BHYT, BHTN, các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và ở từng địa phương.
+ Có kỹ năng viết bài, thiết kế các ấn phẩm truyền thông.
17
+ Có khả năng quan hệ với các cơ quan báo chí.
+ Có khả năng tổ chức các sự kiện.
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề.
+ Có kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông.
+ Làm việc tận tụy, cần cù và có tính kỷ luật cao.
Thực tiễn cán bộ làm công tác truyền thông hiện nay từ tỉnh đến địa
phương không được đào tạo đúng chuyên ngành báo chí, tuyên truyền, mặt khác
lại làm kiêm nhiệm nên trình độ, năng lực, sở trường hoạt động trong công tác
thông tin, tuyên truyền còn có những hạn chế. Trong những năm qua, BHXH
tỉnhĐiện Biên đã quan tâm tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ báo chí, tuyên
truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN tại tỉnh, nhưng cán bộ làm công tác truyền thông luôn thay đổi, làm giảm
hiệu quả công tác tập huấn đào tạo. Mặt khác, cán bộ làm công tác truyền thông
cũng cần có một vị trí nhất định để giao dịch, phối hợp. Các yếu tố trên đã tác
động làm giảm đi hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác truyền thông.
Có thể nói, nếu cán bộ làm công tác truyền thông được quan tâm, củng cố
và bổ sung thêm cả về lượng và chất, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và làm
việc theo chế độ chuyên trách thì hiệu quả công tác truyền thông chắc chắn sẽ
cao hơn.
- Sự tham gia vào cuộc thực hiện công tác truyền thông của các sở, ban,
ngành, đoàn thể sẽ giúp công tác truyền thông đi tới tận cơ sở, theo từng nhóm
đối tượng cụ thể, từng mô hình tuyên truyền cụ thể. Ví dụ: sự phối hợp tuyên
truyền với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, UBND xã, phường, thị
trấn, các thôn, bản... truyền thông trực tiếp đến NLĐ, người dân, với các mô
hình đối thoại, tọa đàm, tư vấn giải đáp chế độ chính sách, rất phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức.
- Sự đồng hành của các cơ quan truyền thông thể hiện qua sự phối hợpthường
xuyên qua các năm, số lượng các đơn vị phối hợp tuyên truyền với BHXH tỉnh và
BHXH các huyện, thị, thành phố, số lượng tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên
đề, chuyên mục... được đăng tải sẽ mang nhiều thông tin về BHXH, BHYT, BHTN
18
chuyển tải đến các tầng lớp nhân dân; không những góp phần nâng cao nhận thức
của mọi tổ chức, cá nhân về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH,
BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật mà còn củng cố xây đắp niềm tin của
nhân dân đối với chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, qua đó, tích cực
tham gia hơn. Đặc biệt, các phóng viên báo chí đã tham gia điều tra, phát hiện,
ngăn ngừa, phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN như:
Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, các hành vi lạm dụng, tiêu
cực trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Số lượng ấn phẩm truyền thông do cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các
huyện, thị, thành phố tiếp nhận và phát hành như: tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp về
chính sách BHXH, sách hỏi đáp về chính sách BHYT, sách tuyên truyền thực
hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, sổ
tay BHXH, áp phích “Những điều cần biết khi đi KCB BHYT”.... Số lượng Báo
BHXH, Tạp chí BHXH, Báo Điện Biên Phủ, Sổ tay sinh hoạt Chi bộ, Sổ tay công
tác Hội được phát hành, số lượng bài đăng và số lượng người truy cậpTrang tin
điện tử BHXH tỉnh Điện Biên tăng hàng năm; đây là những ấn phẩm chuyển tải
nhiều nội dung và nhiều khía cạnh khác nhau truyền thông về BHXH, BHYT,
BHTN, không những nâng cao nhận thức đối với các cơ quan, đơn vị, mọi tầng
lớp nhân dân, mà còn góp phần phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT,
BHTN.
- Công tác tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích, băng rôn,
khẩu hiệu trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu trung tâm và tại trụ sở
cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố, góp phần, quảng bá
hình ảnh của BHXH Việt Nam nói chung, BHXH tỉnh Điện Biên nói riêng và
chuyển tải những thông điệp về BHXH, BHYT, BHTN tới mọi người dân. Bên
cạnh đó là việc tổ chức Hội thi tìm hiểu về BHXH, BHYT, BHTN báo cáo tại
các hội nghị hoặc tuyên truyền miệng trực tiếp tại cơ sở. Thực chất, đây là yếu
tố đánh giá hiệu quả truyền thông qua các hình thức do cơ quan BHXH trực tiếp
19
thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Đối với yếu tố này, cần khảo sát đánh
giá về mặt số lượng, chất lượng ấn phẩm và sự quan tâm của nhân dân.
- Kinh phí đầu tư cho công tác truyền thông, đây là yếu tố cực kỳ quan
trọng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác truyền thông. Cần thiết phải
đánh giá việc sử dụng kinh phí được cấp cho công tác truyền thông đủ, thừa hay
thiếu? Việc sử dụng kinh phí có tiết kiệm, đúng mục đích hay chưa?
- Đặc biệt kết quả cuối cùng là số lượng người tham gia và số thu BHXH,
BHYT, BHTN tăng lên, không tăng hay giảm đi qua các năm? Trên cơ sở căn
cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra về phát triển số thu và mở
rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nếu sau quá trình truyền thông
mà số thu, số người tham BHXH, BHYT, BHTN gia tăng thì truyền thông có
hiệu quả. Nếu số thu, số lượng người tham gia không những không tăng mà có
chiều hướng giảm thì cần xem xét lại cả quá trình truyền thông, xem chưa làm
tốt ở khâu nào? Từ đó, có giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời nhằm nâng
cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Công tác
phát triển đối tượng và số thu BHXH, BHYT, BHTN trong những năm gần đây
liên tục tăng nhưng so với tiềm năng thì chưa tương xứng, đặc biệt là đối với
nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy, cần trú trọng phát triển
nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đối tượng tự
đóng. Nhóm đối tượng này chủ yếu là nông dân, NLĐ tự do có thu nhập thấp.
Hiện tại, số người tham gia BHXHtrên địa bàn tỉnh (13,57%), trong đó, số người
tham gia BHXH tự nguyện còn rất hạn chế (0,75%) so với lực lượng lao động
trong độ tuổi. Để phát triển đối tượng thuộc nhóm trên, bên cạnh việc đẩy mạnh
truyền thông, cần thiết Nhà nước phải đưa ra những chính sách hợp lý.
2.3. Hệ thống chính sách pháp luật
Nhìn chung, các văn bản ban hành để triển khai thực hiện Luật BHXH sửa
đổi, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT tương đối đồng bộ và sát
với tình hình thực tế, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và thuận lợi trong tổ chức thực
hiện.
20
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì thực
tế triển khai Luật cho thấy còn khá nhiều những vướng mắc cần tiếp tục hoàn
thiện, bổ sung.
Luật BHYT quy định quá nhiều nhóm đối tượng (tăng từ 14 lên 34 nhóm),
trong đó quy định tham gia của đối tượng hộ gia đình còn vướng mắc, cụ thể chưa
có hướng dẫn về việc thu BHYT hộ gia đình của tất cả các thành viên có bắt buộc
phải tham gia cùng năm tài chính hay không. Quy định tại các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật BHYT chưa cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các cấp, các ngành
để tổ chức tham gia BHYT cho các đối tượng như trách nhiệm của UBND xã
trong việc lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi, bình xét hộ nghèo; Ngành Lao động-
Thương binh và Xã hội trong việc bình xét, lập danh sách hộ gia đình cận nghèo,
xây dựng và công bố tiêu chí hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức
sống trung bình; của ngành Giáo dục trong thực hiện BHYT HSSV. Chế tài xử
phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHYT còn thiếu và chưa đủ mạnh; nhiều đối
tượng Luật quy định “Có trách nhiệm tham gia” nhưng không có chế tài xử phạt
khi không tuân thủ (như HSSV, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi). Nhiều doanh
nghiệp cố tình trốn đóng, nợ đóng BHYTdo mức xử phạt vi phạm hành chính quá
thấp.
Từ thực tế trên cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực
BHXH, BHYT, BHTN còn bất cập, chồng chéo. Văn bản ban hành nhiều, thay
đổi thường xuyên, thậm chí có nhiều thiếu sót, thiếu tính thực tiễn, còn nhiều kẽ
hở… gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện của ngành BHXH và cho các
cơ quan thông tấn, báo chí, phóng viên trong việc tiếp cận nội dung văn bản
cũng như hướng dẫn, giải đáp cho khán, thính giả. Do vậy, việc hoàn chỉnh, bổ
sung Luật BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện là một trong
những điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện và truyền thông tốt chính
sách BHXH, BHYT, BHTN, qua đó, thu hút sự tham gia của người dân, đảm
bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân và BHXH cho mọi NLĐ.
2.4. Quy định về chế độ, chính sách
21
Trong thời gian qua, hiệu quả tuyên truyền chưa cao còn do những bất cập
nội tại trong bản thân các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT chưa thực sự hấp
dẫn đối với người tham gia.
Hạn chế lớn nhất của Luật BHXH hiện hành là không thể mở rộng được
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, không đa dạng hóa các loại hình. Ngày
23/5/2018,Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH được ban hành nhằm từng
bước khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi
phải có lộ trình. Nguyên nhân khiến NLĐ không “Mặn mà” tham gia đóng
BHXH, nhất là đối tượng không bắt buộc là do thiếu công bằng trong thụ hưởng
chế độ BHXH. Chẳng hạn: Cán bộ CCVC được tính lương hưu dựa trên 5 năm
cuối cùng; còn công nhân thì lại lấy tổng lương của quá trình làm việc chia trung
bình để tính lương hưu. Một phần nguyên nhân nữa là do tâm lý NLĐ không
muốn đóng BHXH mà muốn lấy ngay tiền đóng BHXH và BHYT cho cơ quan,
xí nghiệp để bù vào mức lương thấp; tích lũy dần rồi gửi tiết kiệm. Ngoài ra, quy
định hiện hành của Luật BHXH còn nhiều “Kẽ hở” khiến NLĐ chưa thực sự
được đảm bảo quyền lợi: Luật BHXH và các văn bản dưới Luật không có quy
định về thu BHXH, BHYT, BHTN đối với hình thức khoán. Do đó, nhiều doanh
nghiệp đã dùng chiêu ký hợp đồng khoán và cách quãng thời gian.
Chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn, cụ thể, người tham gia BHXH
tự nguyện chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí, tử tuất, không được hưởng chế độ
thai sản, ốm đau, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, trong khi tỉ lệ mức đóng
BHXH tự nguyện còn khá cao (22%). Mặt khác, quy định mức hỗ trợ đối tượng
này trên cơ sở mức thu nhập chuẩn nghèo nông thôn chưa gắn với thực tế mức
chuẩn nghèo ở mỗi địa phương cũng khiến chính sách kém hấp dẫn đối với người
dân.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách BHXH như tăng thêm 5 năm
đóng BHXH để hưởng mức lương hưu tối đa; dự định nâng tuổi nghỉ hưu; điều
kiện hưởng BHXH 1 lần quá dễ dàng cũng góp phần gia tăng lượng người
hưởng BHXH 1 lần.
22
Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH đề ra là
phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực
lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là hết sức khó khăn và thách thức,
đòi hỏi phải có một lộ trình thực hiện mở rộng đối tượng với chỉ tiêu theo từng
năm và đồng thời phải thực hiện sửa đổi, bổ sung nhiều chế độ BHXH cả bắt
buộc và tự nguyện để chính sách thu hút, hấp dẫn với NLĐ ở cả khu vực có
quan hệ lao động và không có quan hệ lao động.
Đối với Luật BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày
01/12/2018, thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có
Thông tư hướng dẫn; Quy định không thực hiện điều trị nội trú tại các Phòng
khám đa khoa khu vực đối với các tỉnh miền núi, có xã thuộc vùng sâu vùng xa
gây khó khăn cho người bệnh; Chế độ, quyền lợi, văn bản thay đổi liên tục khiến
đối tượng tham gia BHYT không nắm bắt kịp thời được quyền lợi của mình khi đi
KCB, cụ thể việc gia tăng và thay đổi giá viện phí trong 03 năm liên tục theo Thông
tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, Thông tư: 15/2018/TT-BYT; Thông tư
39/2018/TT-BYT.Đó là những lý do làm giảm đi tính hấp dẫn của BHYT đối với
người đã tham gia BHYT và những người chưa tham gia BHYT.
2.5. Chất lượng phục vụ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chế độ chính sách BHXH, BHYT,BHTN luôn được Đảng và Chính phủ
quan tâm nhằm góp phần quan trọng đảm bảo nền an sinh xã hội của đất nước.
Đối với BHXH Điện Biên, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là chất
lượng phục vụ để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT,
BHTN. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, chất lượng phục vụ đối với
người tham gia BHXH, BHYT, BHTN vẫn còn một số hạn chế, bất cập, cụ
thể:Đối với người tham gia BHYT, việc thanh toán BHYT đôi khi chưa kịp thời;
thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong KCB còn gây
phiền hà cho người bệnh, đặc biệt là trong việc tạm ứng kinh phí, thanh toán,
23
quyết toán chi phí KCB cho người tham gia BHYT. Bên cạnh đó, chất lượng
KCB BHYT ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về nhân lực chuyên
môn, kỹ thuật y tế đã gây nên tình trạng quá tải, chờ đợi lâu ở các bệnh viện
tuyến trên; người bệnh phải tự trả thêm nhiều khoản chi phí điều trị ngoài quyền
lợi BHYT; sự phân biệt đối xử trong KCB BHYT cũng là vấn đề nhức
nhối....Ngoài ra, việc triển khai thực hiện công tác giám định trên Hệ thống
thông tin giám định BHYT tại một số huyện chưa đạt yêu cầu đề ra, cụ thể:một
số cơ sở KCB đẩy dữ liệu lên cổng chưa kịp thời, còn tình trạng chuyển dữ liệu
bệnh nhân chậm từ 01 ngày đến 4-5 ngày.(Thông tư 48/BYT quy định, phải đẩy
dữ liệu bệnh nhân lên cổng tiếp nhận ngay sau khi bệnh nhân ra viện) gây khó
khăn cho công tác kiểm tra, giám sát. Trong khi số lượng, chất lượng giám định
viên của BHXH tỉnh ở các Bệnh viện còn mỏng so với nhu cầu. Đó là những bất
cập làm hạn chế tính hấp dẫn của BHYT, ảnh hưởng tới công tác truyền thông,
vận động mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Đối với lĩnh vực BHXH, trong thời gian qua đã chú trọng đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin nên việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ được
thực hiện kịp thời, đúng quy định với các thủ tục hành chính được rút gọn, tạo
thuận lợi cho NLĐ; những tồn tại trong công tác chi trả đã dần được chấn chỉnh,
khắc phục; công tác quản lý đối tượng tiếp tục được tăng cường. Tuy nhiên, việc
giải quyết các chế độ BHXH còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Nhiều đơn
vị sử dụng lao động nợ BHXH hoặc không kịp thời tiếp nhận hồ sơ để giải quyết
chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ, sau thời gian dài mới đề nghị BHXH giải
quyết, quyết toán, khi đơn vị SDLĐ đóng đầy đủ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết
kịp thời, nhưng đơn vị SDLĐ phải có văn bản nêu lý do nộp muộn. Hiện đại hóa
trong quản lý BHXH tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BHXH trong việc nắm bắt thông
tin liên quan.
2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra
Việc phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra, nhất là ở cơ sở diễn ra chưa
thường xuyên, nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào thu, nộp BHXH,
24
BHYT;kiểm tra các nội dung nhạy cảm như: Tổ chức cán bộ, quản lý tài chính,
chi hoạt động bộ máy còn hạn chế; một số cuộc kiểm tra chỉ tập trung đôn
đốcthu hoặc tiến hành kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm.
Việc thi hành án đối với đơn vị xử phạt về việc vi phạm pháp luật về
BHXH, BHYT còn chậm, dẫn đến tình trạng một sốđơn vị SDLĐ chây ì,lợi
dụng tiếp tục vi phạm pháp luật BHXH, BHYT; việc đôn đốc kiểm tra sau xử
phạt còn hạn chế nên hiệu quả của quyết định xử phạt vi phạm hành chính
chưa cao.
Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý vi phạm với các
cơ quan còn hạn chế, do không đủ thẩm quyền giải quyết, dẫn đến giải quyết đơn
thư còn chậm như trường hợp của ông Sùng Nềnh Và.Đặc biệt có một số đơn
khiếu nại kéo dài như: Đơn của bà Hoàng Thị Ngọc-Công ty cây công nghiệp
Điện Biên (năm 2013), bà Vũ Thị Đạm-Công ty thương nghiệp Tuần Giáo
(năm 2013) và ông Nguyễn Trí Phúc-Công ty cổ phần vận tải ô tô Điện Biên
(năm 2014).
Bên cạnh đó việc chậm đóng BHXH, BHYT quy định mức phạt thấp hơn
mức lãi suất ngân hàng nên đại bộ phận các doanh nghiệp cố tình nợ, chấp nhận
chịu phạt để chiếm dụng Quỹ BHXH, BHYT gây khó khăn cho việc giải quyết
các chế độ và ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Từ năm 2013-2016, cơ quan
BHXH chưa có chức năng thanh tra nên đối với doanh nghiệp nợ BHXH,
BHYT, hàng quý, BHXH tỉnh lập danh sách báo cáo UBND tỉnh đề nghị Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội thành lập đoàn thanh tra xử lý vi phạm.
Năm 2015, BHXH tỉnh Điện Biên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân 04
doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý giao thông
tỉnh Điện Biên; Công ty cổ phần Trung Hải tỉnh Điện Biên; Doanh nghiệp tư
nhân Cường Tân huyện Tuần Giáo và Công ty Cổ phần cơ khí nông nghiệp
huyện Điện Biên. Sau khởi kiện, các doanh nghiệp đã nộp số tiền là 1.342 triệu
đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2017 các doanh nghiệp trên tiếp tục nợ kéo dài
với số tiền lớn (đến 18/5/2017: 04 doanh nghiệp này tiếp tục nợ số tiền là 2.669
triệu đồng, chiếm 0,28% số phải thu toàn tỉnh).
25
Năm 2016, BHXH tỉnh Điện Biên đã thiết lập hồ sơ 18 đơn vị nợ BHXH,
BHYT gửi Liên đoàn Lao động tỉnh để tiến hành thủ tục khởi kiện các đơn vị có
hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT ra Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, do
một số nguyên nhân khách quan, Liên đoàn Lao động tỉnh chưa thể tiến hành
thủ tục khởi kiện các đơn vị này.
Mặt khác, khi kiểm tra phát hiện các vi phạm chỉ nhắc nhở đề nghị đơn vị
SDLĐ chấp hành các quy định. Ở các cơ quan quản lý nhà nước không có bộ
phận thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT dẫn đến khi cơ quan BHXH
kiểm tra phát hiện, chuyển cơ quan thanh tra để xử lý còn rất hạn chế. Từ quý
IV/2016, thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1518/QĐ-BHXH của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh tiến hành triển khai thực hiện
thanh tra chuyên ngành thí điểm tại một số doanh nghiệp nợ đọng BHXH,
BHYT.
2.7. Điều kiện khách quan tác động tới công tác truyền thông chính
sách BHXH, BHYT, BHTN
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với
địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh; diện tích tự
nhiên 9.541,25 km2; mật độ dân số của Điện Biên khoảng 57,4 người/km2. Điện
Biên còn là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 02 quốc gia Lào và Trung
Quốc, dài hơn 455,5 km (trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712
km với Trung Quốc là 40,86 km).
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 08 huyện, 01 thị xã và
01 thành phố với 130 xã, phường, thị trấn. Có 07 huyện nghèo (trong đó có 05
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/CP, 02 huyện nghèo theo Quyết định
293/QĐ-TTg của Chính phủ) và 110 xã thuộc vùng khó khăn, 29 xã biên giới.
Dân số trung bình năm 2018 là 575.785 người, gồm 19 dân tộc cùng sinh sống
và trên 80% là dân tộc thiểu số (trong đó: dân tộc Thái chiếm 37,99%, Mông
34,8%, Kinh 18,42%, Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác).
Điều kiện Kinh tế-xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (41,01%), trình độ dân trí
thấp, tồn tại nhiều tập quán lạc hậu; thu nhập bình quân đầu người 24,15 triệu
đồng/người/năm (tương đương 1.064 USD/người/năm).Các doanh nghiệp đóng
26
trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh
cầm chừng, thu hẹp quy mô, không ít doanh nghiệp chỉ còn tồn tại trên danh
nghĩa, không tìm thấy doanh nghiệp theo địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, nhiều
doanh nghiệp đóng mã số thuế, ngừng hoạt động, thu nhập của người lao động ở
nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn thấp so với mặt bằng chung cả nước.Các doanh
nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp phụ thuộc vào vốn đầu tư của
Nhà nước. Những năm gần đây, Chính phủ giảm đầu tư công nên khối doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến nợ đọng BHXH,
BHTN, BHYT.
Về chính trị, đây là một địa bàn đặc biệt khó khăn và có nhiều tiềm ẩn.
Trình độ nhận thức không đồng đều, tệ nạn xã hội (ma túy và người nhiễm HIV)
chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn quốc, tình hình di dân tự do, tuyên truyền đạo trái
pháp luật, tình hình tội phạm cao. Các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế
độ chính sách BHXH, BHYT sống rải rác, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới.
Có thể thấy, các yếu tố kể trên có tác động không nhỏ đến hiệu quả công
tác truyền thông, dù công tác truyền thông có làm tốt nhưng sẽ kém hiệu quả khi
một trong các yếu tố trên không làm tốt; đồng thời nó làm giảm tính hấp dẫn, sự
mặn mà của người dân, NLĐ đối với chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Tuy nhiên, với những thay đổi trong Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của
Luật BHYT, Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014, có thể nhận định rằng,chế độ
chính sách BHXH, BHYT, BHTNhiện nay đang từng bước hoàn thiện,đáp ứng
ngày một tốt hơn yêu cầu của người tham gia và thụ hưởng các chính sách về
BHXH, BHYT, BHTN qua đó góp phần làm gia tăng độ bao phủ của chính
sách, hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi NLĐ.
27
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trên cơ sở hệ thống các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, nhóm nghiên
cứu đã luận giải dưới nhiều góc nhìn khác nhau về công tác truyền thông, đổi
mới công tác truyền thông; về công tác truyềnthông chế độ chính sách BHXH,
BHYT, BHTNnói chung và truyền thông phát triển đối tượng tham gia BHXH,
BHYT, BHTN nói riêng.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Đây chính là tiền đề cơ bản để nhóm nghiên cứu, trên cơ sở đó, đánh giá thực
trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh
Điện Biên.
28
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH
BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với
địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Diện
tích tự nhiên 9.541,25 km2, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2
quốc gia Lào và Trung Quốc với hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp
giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km. Toàn tỉnh có 10 đơn
vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn, trong số đó có 29 xã biên
giới,110 xã thuộc vùng khó khăn; Có 07 huyện nghèo, trong đó có 05 huyện
nghèo theo Nghị quyết 30a/CP, 02 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg
của Chính phủ.
Dân số trên 57 vạn người, cơ cấu dân số có nhiều nét đáng chú ý. Trước hết
là "Dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi
(với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm
54,1% tổng dân số; Tỷ lệ dân số sống tại thành thị đạt 15,1%, dân số sống tại
nông thôn đạt 84,9%; Mật độ dân số của Điện Biên khoảng 57,4 người/km2. 19
dân tộc anh em cùng sinh sống và trên 80% là dân tộc thiểu số (trong đó: dân tộc
Thái chiếm tỷ lệ cao nhất 38%, Mông 34,8%, Kinh 18,4%, còn lại là các dân tộc
khác chiếm 8,8% dân số). Trình độ nhận thức không đồng đều, tồn tại nhiều tập
quán lạc hậu. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán,
văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.
Về kinh tế, Điện Biên là tỉnh chậm phát triển so với các tỉnh, thành khác
trong cả nước, đời sống nhân dân vẫn còn rất khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu
là nông, lâm nghiệp,…Hàng năm, Ngân sách Trung ương phải trợ cấp trên 90%;
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chiếm 55,83% tổng số hộ trên địa bàn (trong
đó hộ nghèo: 48,14%, cận nghèo: 7,69%), (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2016-2020); Toàn tỉnh có 05 huyện nghèo, 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được
29
áp dụng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a/CP, 29 xã biên
giới, 101 xã khó khăn; Thu nhập bình quân đầu người 24,15 triệu
đồng/người/năm (tương đương 1.064 USD/người/năm).
Về chính trị, đây là một địa bàn đặc biệt khó khăn và có nhiều tiềm ẩn. Tệ
nạn xã hội (ma túy và người nhiễm HIV) chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn quốc,
tình hình di dân tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tình hình tội phạm cao.
2. Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
2.1. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động truyền thông và xây dựng, tổ
chức bộ máy truyền thông
Trong những năm qua, công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT,
BHTN tại tỉnh Điện Biên luôn được chú trọng. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, quản
lý hoạt động thông tin, truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn
được quan tâm và đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Để
thống nhất trong chỉ đạo, quản lý công tác thông tin, truyền thông, hằng năm,
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ vào Kế hoạch công tác thông
tin, truyền thông của BHXH Việt Nam, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn Ngành
và tình hình đặc thù của đơn vị, BHXH tỉnh xây dựng Kế hoạch công tác thông
tin, truyền thông của BHXH tỉnh. Theo đó, Văn phòng, các phòng chức
năngBHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể hóa nội dung các
nhiệm vụ được giao thành kế hoạch hoạt động của mỗi đơn vị. Giám đốc BHXH
các huyện, thị xã, thành phố, Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chức năng
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thông
tin, truyền thông trong phạm vi lĩnh vực phụ trách.
Về nguyên tắc, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và
về BHXH, BHYT, BHTN nói riêng phải được coi là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Hoạt động này phải được duy trì thường xuyên, đồng bộ và kịp thời.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông tại
BHXH các huyện, thị, thành phố trong những năm qua đang ở những mức độ
30
khác nhau. Một trong những hạn chế, bất cập chi phối đến công tác truyền thông
chính là mô hình tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác tuyên truyền.
Hiện nay, tại BHXH tỉnh, việc tổ chức bộ máy làm công tác truyền thông được
hình thành tổ chức theo 02 cấp: cấp tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố
(sau đây gọi chung là cấp huyện). Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này còn đang
bất cập, nhất là tại cấp tỉnh và đặc biệt là đối với cấp huyện.
2.1.1. Tại BHXH tỉnh
Tại BHXH tỉnh, việc bố trí viên chức làm công tác truyền thông tại BHXH
tỉnh đã được kiện toàn. Theo Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016
củaBHXH tỉnh, Tổ cộng tác viên tuyên truyền gồm: 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ
trách công tác tuyên truyền, trực tiếp làm Trưởng Ban Biên tập Trang tin điện tử
BHXH tỉnh và là người phát ngôn của cơ quan. Tổ cộng tác viên tuyên truyền
BHXH tỉnh gồm 24 đồng chí, bao gồm:13 đồng chí trong Ngành, là Phó Giám đốc
Phụ trách (trình độ Thạc sỹ), đại diện lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo các phòng
nghiệp vụ, trong đó, Văn phòng có 02 đồng chí: 01 viên chức quản lý có trình độ
thạc sỹ Ngữ Văn, 01 viên chức chuyên trách làm công tác tuyên truyền có trình độ
Đại học Luật, đã có kinh nhiệm 04 năm thực hiện nghiệp vụ công tác tuyên truyền,
đã được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do BHXH Việt Nam tổ chức hằng
năm; 11 đồng chí ngoài Ngành được mời tham gia thành viên tổ cộng tác viên, cụ
thể: Đại diện Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền
hình tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh, Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại
Điện Biên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông.
Bảng 1:
Thống kê nhân lực làm công tác tuyên truyền tại BHXH tỉnh
Đơn vị: Người
STT Đơn vị Số lượng
Giới tính
Nam Nữ
1 Phó Giám đốc BHXH tỉnh 01 01
31
2 Văn phòng 02 02
3 Phòng Quản lý Thu 01 01
4 Phòng Chế độ BHXH 01 01
5 Phòng Giám định BHYT 01 01
6 Phòng Khai thác và Thu nợ 01 01
7 Phòng Cấp sổ, thẻ 01 01
8 Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ
tục hành chính
01 01
9 Phòng Công nghê thông tin 01 01
10 Phòng Thanh tra, Kiểm tra 01 01
11 Phòng Tổ chức cán bộ 01 01
12 Phòng Kế hoạch tài chính 01 01
13 Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy 01 01
14 Sở Thông tin, Truyền thông 01 01
15 Báo Điện Biên Phủ 01 01
16 Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh 01 01
17 Thông tấn xã Việt Nam thường trú
tại Điện Biên
01 01
18 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội 01 01
19 Liên đoàn Lao động tỉnh
20 Sở Y tế 01 01
21 Sở Giáo dục và Đào tạo 01 01
22 Hội Nông dân 01 01
23 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 01 01
Tổng 23 09 14
Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016 của BHXH tỉnh
Các thành viên Tổ cộng tác viên tuyên truyền là những người có chuyên
môn sâu ở các mảng nghiệp vụ, trực tiếp tham gia thẩm định các nội dung
truyền thông đăng tải trên các phương tiện truyền thông, các tài liệu truyền
32
thông trực quan, tham gia tư vấn, giải đáp câu hỏi của các tổ chức và cá nhân
trên Trang tin điện tử BHXH tỉnh, tham gia Tổ tư vấn tại các Hội nghị đối thoại
với các nhóm đối tượng tại cơ sở...
Hạn chế:
- Cán bộ tuyên truyền vẫn còn phải kiêm nhiệm các công việc khác của Văn
phòng như: Hành chính, tổng hợp..., nên phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên
môn.
- Khối lượng công tác chuyên môn lớn, nên thời gian các thành viên Tổ
cộng tác viên tuyên truyền dành cho công tác truyền thông còn hạn chế.
- Sự chủ động và công tác tham mưu tổ chức các hoạt động thông tin tuyên
truyền có lúc còn chưa kịp thời mà phụ thuộc chủ yếu vào đề xuất của Văn
phòng.
- Số lượng cộng tác viên ngoài Ngành tuy đông nhưng hoạt động theo cơ
chế kiêm nhiệm, hiệu xuất không cao, hiệu quả thấp. Một số cộng tác viên của
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh hoạt động chưa thường xuyên. Số công tác viên còn lại của
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Điện Biên, Sở
Thông tin Truyền thông hầu như không hoạt động.
2.1.2. Tại BHXHcác huyện, thị, thành phố
BHXH các huyện, thị, thành phố phân công 01 đồng chí Giám đốc hoặc
Phó Giám đốc phụ trách công tác tuyên truyền; 01 đồng chí làm công tác tuyên
truyền kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ; 08 đồng chí ngoài Ngành được mời tham
gia thành viên tổ cộng tác viên, cụ thể: Đại diện Ban Tuyên Giáo Huyện ủy, Đài
Phát thanh huyện, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm y tế,
Liên đoàn Lao động huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân huyện,
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.
33
Bảng 2:
Thống kê nhân lực làm công tác tuyên truyền
tại BHXH các huyện, thị, thành phố
Đơn vị: Người
STT Đơn vị Số lượng
1 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc BHXH
huyện, thị, thành phố
01
2 Chuyên viên làm công tác tuyên truyền 01
3 Ban Tuyên Giáo huyện ủy 01
4 Đài Phát thanh huyện 01
5 Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội 01
6 Liên đoàn Lao động huyện 01
7 Trung tâm y tế 01
8 Phòng Giáo dục và Đào tạo 01
9 Hội Nông dân 01
10 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện 01
Tổng 10
Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016 của BHXH tỉnh.
Hạn chế:
BHXH cấp huyện hiện không có biên chế làm công tác tuyên truyền nên
việc tổ chức bộ máy và bố trí viên chức làm công tác tuyên truyền ở mỗi đơn vị
có sự khác nhau. Cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền còn phải kiêm
nhiệm nhiều nhiệm vụ như: Văn thư, thủ quỹ, ..., đây là một trong những nguyên
nhân cơ bản làm hiệu quả của công tác tuyên truyền trong thời gian qua chưa
được thường xuyên và chưa phát huy được hiệu quả cao. Cộng tác viên ngoài
Ngành hầu như không hoạt động.
Bên cạnh đó, để tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông BHXH,
BHYT, BHTN, không thể không kể đến nguồn nhân lực truyền thông đang hoạt
34
động tương đối hiệu quả tại cơ sở đó là đội ngũ nhân viên đại lý thu. Hiện nay,
BHXH tỉnh Điện Biên có 05 hệ thống đại lý: UBND xã, phường; Bưu điện, Hội
Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ và Trung tâm y tế với 294 nhân viên, tăng 149
nhân viên đại lý và tăng 02 hệ thống đại lý thu so với năm 2017, cụ thể theo
Biểu số liệu sau:
Bảng 3:
Số liệu hệ thống và nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT
S
TT
Hệ thống đại lý
Số lượng nhân viên
đại lý
1 UBND xã, phường 105
2 Bưu điện 123
3 Hội Nông dân 57
4 Hội Liên hiệp phụ nữ 5
5 Trung tâm y tế 4
Tổng 05 294
(Nguồn: Phòng Khai thác và Thu nợ).
Như vậy có thể thấy, so với thời gian trước đây, đội ngũ cán bộ tuyên
truyền đã được tăng cường một bước cả về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên,
đến nay, tại BHXH tỉnh chưa thành lập phòng tuyên truyền mà thực hiện lồng
ghép với Văn phòng, BHXH huyện không có biên chế làm công tác tuyên
truyền. Bên cạnh đó, lực lượng đảm nhiệm công tác truyền thông của tỉnh chất
lượng không đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác;
không ít cán bộ truyền thông thiếu chủ động trong việc triển khai, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là đối với các công việc đột xuất đôi khi còn
lúng túng. Như vậy, so với yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành thì lực lượng cán bộ
làm công tác truyền thông nhìn chung vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về
chuyên môn, nghiệp vụ, do đó, đã làm hạn chế đến chất lượng, hiệu quả công tác
truyền trong thời gian qua.
35
Để tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN,
trong những năm qua, BHXH tỉnh Điện Biên đã chủ động tham mưu với Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
đoàn thể tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong tổ chức thực hiện công tác
thông tin, truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt, tổ chức
thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. BHXH tỉnh đã chủ động tham
mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 về tăng cường
lãnh đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2013-2020; tham mưu
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1698/QĐ-UBND ngày 08/7/2013 về việc
triển khai thực hiệnNghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
Đồng thời, xây dựng Kế hoạch số 683/KH-BHXH ngày 17/7/2013 của BHXH
tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và
Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 của Tỉnh ủy Điện Biên. BHXH tỉnh đã chủ
động tham mưu cho Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 56-
HD/BTG ngày 17/01/2013 về việc hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 21-
NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, đồng thời BHXH
tỉnh ban hành Kế hoạch số 396/KH-BHXH ngày 25/4/2013 về Chương trình
triển khai công tác tuyên truyền thực hiệnNghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị,Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 của Tỉnh ủy
Điện Biên về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác BHXH, BHYT
giai đoạn 2013-2020”.
Thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2013-
2015 và 2020, BHXH tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, ban hành Kế hoạch số
599/KH-UBND ngày 27/02/2014 của về việc thực hiện Quyết định 538/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 1944/KH-UBND ngày 05/7/2016 của
UBND tỉnh về việc thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT do Thủ tướng Chính phủ
36
giao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công văn số
2015/UBND-KGVX ngày 12/7/2016 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh giao chỉ
tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần của Quyết định số
1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chỉ
tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020; Tích cực tham mưu cho Ban Tuyên
Giáo Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền về việc thực
hiện Luật BHXH năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT;
các chủ trương chính sách về BHXH, BHYT, BHTN đến đơn vị SDLĐ, NLĐ và
nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Để thực hiện Nghị quyết số 96-NQ/BCS ngày 24/08/2017 của Ban Cán sự
Đảng BHXH Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới”, BHXH tỉnh đã ban hànhKế
hoạch số 2073/KH-BHXH ngày 15/11/2017 về việc thực hiệnNghị quyết số 96-
NQ/BCS ngày 24/08/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về “Đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình
hình mới”.
Đặc biệt, trong năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày
23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải
cách chính sách BHXH, BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban
hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/10/2018 về việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp
hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
Riêng trong hai năm 2017, 2018, BHXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành 28 văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với
cơ quan BHXH tỉnh tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách pháp luật về
BHXH, BHYT, BHTN, trong đó có nội dung chỉ đạo thực hiện tốt công tác
thông tin, truyền thông phát triển đối tượng tham gia và giải quyết quyền lợi của
đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Trong thực tế, sự phối hợp của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tỉnh trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN chưa được
37
thường xuyên, liên tục. Mặt khác, việc quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông
hiện nay tại một số BHXH cấp huyện chưa đồng đều, còn có sự khác nhau về
nhận thức và phương pháp tổ chức thực hiện; một số BHXH cấp huyện chưa
thực sự chủ động trong việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông mà
hoàn toàn phụ thuộc vào BHXH tỉnh, đồng thời vẫn còn một số cấp ủy, đảng
chính quyền cấp xã chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH, BHYT,
BHTN do đó việc truyền thông những nội dung mới, có tính cốt lõi về BHXH,
BHYT, BHTNđến các khu dân cư còn gặp khó khăn, cụ thể: chưa tạo sự đồng
bộ, thống nhất các thành viên chủ chốt của các tổ chức, đoàn thể trong xã khi tổ
chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương.
Để công tác truyền thông góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu
BHYT toàn dân vào năm 2020 và BHXH cho mọi người lao động theo lộ trình
đã nêu tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và đặc
biệt phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60%
lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH thì việc kiện toàn đội ngũ làm
công tác truyền thông và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ làm công tác truyền thông là cần thiết và cấp bách.
2.2. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN
Những năm qua, tại tỉnh Điện Biên, công tác truyền thông BHXH, BHYT,
BHTN đã có những đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị
của đơn vị cũng như của toàn Ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp BHXH của
Ngành và thu được nhiều thắng lợi. Công tác truyền thông chính sách BHXH,
BHYT, BHTN đã được đẩy mạnh từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố. Cấp ủy,
chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm hơn
tới công tác triển khai thực hiện; Nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và xã hội về
chính sách BHXH, BHYT, BHTN từng bước có những chuyển biến tích cực;
Nội dung truyền thông luôn bám sát quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước,
các chế độ, chính sách mới đang hiện hành về BHXH, BHYT, BHTN nhất
làđịnh hướng được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”

More Related Content

What's hot

7. sach etabs viet
7. sach etabs viet7. sach etabs viet
7. sach etabs viet
256355
 
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_vietHe thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
Viet Nam
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
thucbk
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
20106117205359
2010611720535920106117205359
20106117205359
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
 
7. sach etabs viet
7. sach etabs viet7. sach etabs viet
7. sach etabs viet
 
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namLa01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤ...
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤ...CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤ...
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤ...
 
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_vietHe thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
He thong tim_kiem_thong_tin_tieng_viet
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
10046
1004610046
10046
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
 

Similar to ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”

Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN” (20)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BẢO HI...
 
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, HOT
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt NamLuận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàngLuận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”

  • 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN --------------------- ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN” Chủ nhiệm: Trần Minh Tuấn ĐIỆN BIÊN-2018
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 2 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4 2.1. Một số công trình và tài liệu liên quan đến Đề tài.............................................................4 2.2. Giá trị của các công trình khoa học, tài liệu liên quan đến Đề tài và những vấn đề đặt ra đối với Đề tài..............................................................................................................................6 2.2.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến Đề tài...................................................................................................... 6 2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với Đề tài............................................................. 6 3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 7 3.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................................7 3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................................. 8 7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG............................................................................... 9 CHƯƠNG 1: ......................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁCTRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN................................................ 9 1. Khái niệm về đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN.................................................................................................................... 9 1.1. Khái niệmtruyền thông.........................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm truyền thông............................................................................... 9 1.1.2. Sự khác biệt giữa tuyên truyền và truyền thông ......................................... 9 1.2. Khái niệmvề đổi mới công tác truyền thông...................................................................11 1.2.1. Khái niệm đổi mới..................................................................................... 11 1.2.2. Đổi mới công tác truyền thông.................................................................. 12 1.2.3. Đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN ......... 12 2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN........................................................................................ 13
  • 3. 2.1. Về nhận thức ................................................................................................ 13 2.2. Về mặt hành vi ............................................................................................. 15 2.3. Hệ thống chính sách pháp luật............................................................................................19 2.4. Quyđịnh về chế độ, chính sách..........................................................................................20 2.5. Chất lượng phục vụ..............................................................................................................22 2.6. Công tác thanh tra, kiểmtra................................................................................................23 2.7. Điều kiện khách quan tác động tới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN............................................................................................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG I...................................................................... 27 CHƯƠNG 2: ....................................................................................... 28 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN .......... 28 1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương........................................................ 28 2. Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN........... 29 2.1. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động truyền thông và xâydựng, tổ chức bộ máy truyền thông..................................................................................................................................29 2.1.1. Tại BHXH tỉnh.......................................................................................... 30 2.1.2. Tại BHXH các huyện, thị, thành phố.............................................................................32 2.2. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN...........................................37 2.2.1.2. Phối hợp tuyên truyền với các cơ quan truyền thông báo chí................ 48 2.2.1.3. Tuyên truyền trực quan .......................................................................... 55 2.2.1.4.Hoạt động Trang tin điện tử BHXH tỉnh ................................................ 57 2.2.1.5. Tuyên truyền thông qua Hình thức Sân khấu hóa (Hội thi Tuyên truyền viên về BHXH, BHYT)...................................................................................... 59 2.2.2. Kinh phí tuyên truyền................................................................................ 61 2.2.3. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN tạiBHXH các huyện, thị, thành phố........................................................................................... 62 3. Đánh giá chung về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN ............................................................................................................................. 64 3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................................................64 3.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................................66 CHƯƠNG 3: ....................................................................................... 69
  • 4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN69 1. Định hướng chỉ đạo công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 69 1.1. Quan điểmcủa Đảng...........................................................................................................69 1.2. Lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam..........................................................................72 1.3. Nhận thức, hành động của BHXH tỉnh Điện Biên..........................................................74 2. Giải pháp để đổi mới công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN............. 77 2.1. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủyĐảng, chính quyền đối với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHXH ............................................77 2.2. Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông...........80 2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác truyền thông .............................. 81 2.2.2. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ truyền thông.................................. 81 2.3. Giải pháp đổi mới thực hiện các chương trình phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN..............................................................................................................83 2.3.1. Tăng cường công tác phối hợp truyền thông trực tiếp theo các nhóm đối tượng tại cơ sở..................................................................................................... 83 2.3.2. Nâng cao chất lượng hiệu quả truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng................................................ 88 2.3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan Báo, Đài ở Trung ương và địa phương ............................... 90 2.3.2.2. Truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên Trang tin điện tử BHXH tỉnh và mạng xã hội Facebook................................................................ 94 2.3.3. Truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN thông qua tuyên truyền trực quan.............................................................................................................. 98 2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN.............................................................................................................................98 2.4.1. Coi trọng và thực hiện tốt công tác phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán bộ, nhân dân ........................................................................................................ 98 2.4.2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư .................................. 99 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................... 101 1. Với BHXH Việt Nam.................................................................................... 101 2. Với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.............................................. 101 3. Với các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể liên quan ........................... 102
  • 5. 4. Với cơ quan báo chí (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ) ........................................................................................................................... 102 PHỤ LỤC.......................................................................................... 108 Chèn lại theo file đính kèm (Để A4 theo chiều dọc) xong lại mục lục tự động............................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111
  • 6. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội NSNN: Ngân sách Nhà nước BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp KCB: Khám, chữa bệnh NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động UBND : Ủy ban nhân dân HSSV : Học sinh, sinh viên CCVC : Công chức, viên chức
  • 7. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột trong hệ thống ASXH, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, chính sách BHXH, BHYT đã từng bước được hoàn thiện và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế. Để việc thực thi các chính sách nói chung và chính sách BHXH, BHYT nói riêng thì công tác truyền thông luôn có vai trò quan trọng, đặc biệt. Bởi lẽ, chỉ có thông qua công tác thông tin, truyền thông mới làm cho mọi người hiểu rõ, nắm vững và tin tưởng vào đường lối chính sách, pháp luật. Từ đó mà nghiêm chỉnh chấp hành, thực thi chính sách. Có thể nói, đây chính là là cầu nối giữa chính sách, pháp luật với thực tiễn cuộc sống. Vấn đề quan trọng này đã được Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: Để đạt được các mục tiêu về phát triển BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 thì một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng chính là: “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT”. Tương tự như vậy, tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020, cũng yêu cầu UBND các tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT, theo đó,ngành BHXH tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức để cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tham gia BHYT, đồng thời, giao chỉ tiêu bao phủ BHYT cho các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, đến năm 2020, chỉ tiêu bao phủ BHYT của tỉnh Điện Biên phải đạt 99% trên tổng số dân. Trong khi đó, tại tỉnh Điện Biên, công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được một số kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu và
  • 8. 3 tiềm năng, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Một số nơi, một số thời điểm, công tác truyền thông về chính sách BHXH còn chưa được quan tâm đúng mức; Hình thức, nội dung thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH đã có nhiều đổi mới, đa dạng phong phú hơn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung chưa thật phù hợp với từng nhóm đối tượng; Công tác truyền thông đối với những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm đôi khi còn bị động, chưa thật kịp thời; Công tác phối hợp trong hoạt động truyền thông từ tỉnh xuống huyện và các cơ sở tuyến xã; giữa các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và các phòng, ban cấp huyện còn chưa thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng nêu trên, chủ yếu là do nhận thức, ý thức trách nhiệmcủa một số tập thể, cá nhânvề công tác truyền thông chưa cao…ngoài ra, những khó khăn, bất cập về trình độ dân trí, văn hóa, chữ viết, tiếng nói và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống rải rác trên khắp địa bàn tỉnh cũng là những cản trở không hề nhỏ đối với công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN tại Điện Biên. Nếu không kịp thời đổi mới công tác này sẽ rất khó khăn trong tổ chức thực hiện, những chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN mà Nghị quyết số 28 NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII, cũng như Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về thực hiện Nghị quyết số 28 NQ/TW đã xác định đó là: “Phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH…”, thực tế đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh, lực lượng lao động tham gia BHXH mới chỉ chiếm khoảng 13,57%, tham gia BHTN là 9,1% trên tổng số lực lượng lao động. Số người tham gia BHYT tuy đạt 98,6% nhưng không ổn định, do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng. Để đạt được các mục tiêu này, việc đổi mới công tác thông tin truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn Điện Biên có một vai trò quan trọng đặc biệt. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về: “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
  • 9. 4 truyền thông trong tình hình mới”, BHXH tỉnh Điện Biên xác định: Công tác truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, công tác này phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trịvà phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, thường xuyên, liên tục. Làm tốt công tác truyền thông sẽ góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT. Đây, chính là cơ sở để Điện Biên hoàn thành được các chỉ tiêu mà Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đã đề ra. Từ những vấn đề nêu trên, BHXH tỉnh Điện Biên xác định việc đổi mới công tác truyền thông chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Một số công trình và tài liệu liên quan đến Đề tài Trải qua chặng đường 23 năm xây dựng và phát triển, đến nay,Ngành BHXH đã có một số công trình nghiên cứu về các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT của ngành BHXH như: - Chuyên đề: “Những giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách BHXH trên địa bàn Hải Phòng” do cử nhân Nguyễn Xuân Đoá làm chủ nhiệm chuyên đề, nghiên cứu và bảo vệ năm 2000 đã đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền về BHXH ở Hải Phòng thông qua việc phân tích 5 hình thức tuyên truyền đã thực hiện ở địa phương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở Hải Phòng. Đây là chuyên đề nghiên cứu thực hiện trong phạm vị địa bàn tỉnh Hải Phòng. - Đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BHXH hiện nay” (nghiên cứu và bảo vệ năm 2001). Chủ nhiệm đề tài Trần Xuân Vinh cùng các cộng sự của Ban Truyền thông đã có sự phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng công tác truyền thông về chế độ chính sách BHXH giai đoạn 1996-2001 của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra kinh nghiệm và đề
  • 10. 5 xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về BHXH. Tuy nhiên, những đánh giá cũng như đề xuất giải pháp này mới chỉ dừng ở phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (thời gian này chưa thực hiện BHXH tự nguyện). - Chuyên đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền khu vực BHXH tự nguyện” do cử nhân Phạm Văn Cảnh làm chủ nhiệm chuyên đề, nghiên cứu và bảo vệ năm 2004. Chuyên đề đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác thông tin, tuyên truyền cũng như hiệu qủa của công tác tuyên truyền, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên tuyền, phân tích thực trạng công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến đặc điểm của đối tượng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Đề án: “Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động thông tin, truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam” do ông Trần Xuân Vinh làm Chủ nhiệm (bảo vệ năm 2012) đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam. - Đề án: “Xây dựng mô hình tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức tôn giáo” do Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn làm chủ nhiệm đề án và bảo vệ năm 2012 đã thực hiện xây dựng mô hình tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT dành riêng cho nhóm đối tượng là người theo đạo. - Đề án: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền BHXH, BHYT” (Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn chủ nhiệm và bảo vệ năm 2014). Đề tài đã nêu lên tổng quan về hiệu quả công tác tuyên truyền và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên tuyền BHXH, BHYT. Đề tài cũng đã đánh giá được thực trạng hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT ở Trung ương và BHXH các
  • 11. 6 địa phương đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền chính sách BHXH, BHYT. - Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện” cũng do Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn làm chủ nhiệm và bảo vệ năm 2016 đã đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lý luận, thực tiễn BHXH, BHYT trên Tạp chí BHXH” do Tiến sỹ Dương Tất Thắng-Tổng Biên tập Tạp chí BHXH làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2017 đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tạp chí BHXH. 2.2. Giá trị của các công trình khoa học, tài liệu liên quan đến Đề tài và những vấn đề đặt ra đối với Đề tài 2.2.1. Những giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến Đề tài Thứ nhất, các công trình nghiên cứu và tài liệu nêu trên là những tư liệu quý cho thấy quan điểmcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềBHXH, BHYT ở nước ta trong những năm qua. Thứ hai, các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đánh giá được thực trạng công tác truyền thôngBHXH, BHYT ở Trung ương và BHXH các địa phương thời gian qua. Thứ ba, các công trình nghiên cứu và tài liệu bước đầu đã đề cập đến những định hướng, giải pháp để thực hiện nâng cao hiệu quảcông tác truyền thông BHXH, BHYT, góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT ở nước ta. 2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với Đề tài Các công trình kể trên đã nghiên cứu một số mặt cơ bản về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập đến vai trò của công tác truyền thông, cũng như các giải pháp đổi mới công
  • 12. 7 tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh biên giới, miền núi nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Do đó, trên cơ sở lý luận về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ tăng cường phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, hướng tới hoàn thành các chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/BCT của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Đề tài “Giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên” do BHXH tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện sẽ đánh giá một cách toàn diện công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN do BHXH tỉnh Điện Biên thực hiện trên địa bàn tỉnh trong những năm qua (2013-2018). Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác truyền thông, và thực trạng của công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN ở Điện Biên thời gian vừa qua, Đề tài xác định, hệ thống hóa các quan điểm, phương hướng, làm căn cứ cho việc xây dựng giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển BHXH, BHYT theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. - Đánh giá thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • 13. 8 - Đề xuất giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc xây dựng giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tổ chức, công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác truyền thông tại BHXH Điện Biên trong giai đoạn (2013-2018). 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu một cách khách quan khoa học, Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp: - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp thống kê phân tích. - Phương pháp khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa và đưa ra cơ sở lý luận nhằm đổi mới và góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. - Đưa ra được các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Điện Biên nói riêng. - Nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ tham gia thực hiện Đề tài. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Đề tài được kết cấu gồm 03 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chương 3: Giải pháp đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • 14. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁCTRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN 1.Khái niệmvề đổi mớicông tác truyềnthông chính sách BHXH, BHYT, BHTN 1.1. Khái niệm truyền thông 1.1.1. Khái niệm truyền thông Truyền thông (Communication) là thuật ngữ bắt nguồn từ chữ La tinh: COMMUNIA. Truyền thông là một quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ những quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng giản đơn, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận; ở dạng phức tạp các thông tin trao đổi liên kết người gửi với người nhận. Truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, diễn ra thường xuyên liên tục và phát triển không ngừng. Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp như truyền hình, Internet... các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội. Mặt khác, truyền thông còn nhằm thỏa mãn nhu cầu tự nhận thức của con người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm, thái độ của mọi người trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý. Chính quá trình truyền thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và hoạt động tiếp theo. 1.1.2. Sự khác biệt giữa tuyên truyền và truyền thông
  • 15. 10 Trong tiếng La tinh, thuật ngữ “Tuyên truyền” (Propaganda) được giải nghĩa là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ “Tuyên truyền” được giải thích theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về triết học, chính trị, khoa học, nghệ thuật… nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động của quần chúng; theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm hình thành ở công chúng thế giới quan và những chuẩn mực, những định hướng giá trị nhất định, kích thích, cổ vũ tính tích cực của con người trong các hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội. Khái niệm “Tuyên truyền” có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng đơn giản và cụ thể là quan niệm của Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một việc nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm”, trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”. Tuyên truyền là một hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông, dưới hình thức trực tiếp (như tuyên truyền miệng) hay gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông (truyền đơn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trên mạng Internet…) để đưa ra các thông tin hay thông điệp bằng ngôn ngữ (nói, viết và hình ảnh). Tuyên truyền là một phương pháp truyền thông, nhưng đó là một hoạt động truyền thông phục vụ ý trí của chủ thể tuyên truyền; thường mang tính chủ quan, chỉ đưa ra những mặt tốt, những giá trị tích cực, những hiệu quả có lợi cho người nhận, mà không nói đến hay che giấu những mặt hạn chế. Trong khi đó, việc truyền thông phải được xem là hoạt động cung cấp những thông tin một cách trung thực cả mặt tích cực và mặt hạn chế, vì chỉ như vậy mới đem lại cho người tiếp nhận những giá trị đích thực.Từ sự phân tích ở trên có thể thấy tuyên truyền, là một loại hình truyền thông đặc thù. Đó là quá trình truyền thông dựa trên mô hình truyền thông một chiều, áp đặt, thậm chí nhấn mạnh đến mức tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể mà ít coi trọng vai trò tích cực của khách thể hay công chúng tham gia còn truyền thông mang tính hai chiều cân bằng nhau, đặc biệt coi trọng thông tin phản hồi (vai trò tích cực của khách thể hay công chúng tham gia).
  • 16. 11 1.2. Khái niệm về đổi mớicông tác truyền thông 1.2.1. Khái niệm đổi mới Từ điển tiếng việt định nghĩa Đổi mới là: “Thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” (Từ điển Tiếng việt-Nhà xuất bản Đà nẵng, 2002). Như vậy, đổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản, đổi mới là nghĩ khác, làm khác cái cũ. Cái cũ có nhiều cái đã lạc hậu nhưng cũng còn không ít cái còn mới, còn đúng. Phủ định hoàn toàn là cực đoan, dễ sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy vật siêu hình. Cũng không nên nghĩ đơn giản, đổi mới là nghĩ ngược lại, làm ngược lại cái đã và đang diễn ra. Cái đã và đang diễn ra thường cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhưng không phải tất cả đều đã sai, đã trở thành vô nghĩa. Quan niệm đổi mới là ngược hẳn, là quay 180 độ với quá khứ và hiện tại đều thuộc loại tư duy cực đoan. Vẫn còn không ít cái tích cực trong quá khứ cần được kế thừa, nhiều cái của hiện tại cần được tiếp tục song hành với tư duy đương đại. Cái mới mà ta cần quan niệm đúng, cần vươn tới, là cái thích hợp với yêu cầu của thời đại, cái phù hợp với thành quả của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Tất nhiên, cái mới mà ta muốn thường khác với cái cũ, thậm chí ngược hẳn cái cũ nhưng dứt khoát tiến bộ hơn cái cũ, giúp ta khắc phục được mọi sự trì trệ, giúp cho sản xuất, công tác và cuộc sống phát triển thuận lợi, nhanh chóng. Cái mới còn đồng nghĩa với cái cũ cải tiến, cái cũ hòa nhập được với thời đại. Cái mới vẫn kết bạn thân thiết với cái cũ tích cực giàu chất khoa học và nhân văn. Cái mới đứng về mặt khoa học là phủ định cái cũ nhưng suy cho cùng, cái mới cũng là con đẻ của cái cũ nó lớn lên trong lòng cái cũ và ánh sáng của thời đại đã chắp thêm đôi cánh cho nó bay cao, bay xa hơn mẹ nó. Do đó, cái mới có tính ưu việt đặc biệt nhưng không phải không còn sự dằn vặt, trăn
  • 17. 12 trở; cái mới cũng có một dòng đời phức tạp khi nó đang chung sống cùng với thế giới cái cũ. Cái mới không hẳn sẽ mãi mãi mới. Có không ít cái mới rồi sẽ trở thành cũ khi nó bị thực tiễn vượt qua hoặc bị những sáng tạo trong tương lai phủ định. Đó là lẽ thường tình, là quy luật của sự phát triển và cũng là kết quả tất yếu, tự nhiên của sự tự vận động trong bản thân cái mới. 1.2.2. Đổi mới công tác truyền thông Đổi mới truyền thông là việc làm cần thiết để thay đổi từ nhận thức đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông bằng các giải pháp đột phá, tiến bộ, khác hẳn so với trước, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao của công tác truyền thông. 1.2.3. Đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN Đổi mới công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN là việc thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm bằng các giải pháp đột phá, tiến bộ nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mới. Như vậy, đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN là bao gồm các hoạt động: Thay đổi tư duy, nhận thức về công tác truyền thông, nói cách khác là cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện các giải pháp mới, có tính đột phá, khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém của công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Muốn vậy, phải đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được hạn chế, yếu kém của công tác này, đặc biệt, phải chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan chưa làm tốt. Đồng thời, xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp đổi mới phù hợp, hiệu quả. Nội dung đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN bao gồm:
  • 18. 13 - Đổi mới về tư duy, nhận thức. - Đổi mới về tổ chức cán bộ. - Đổi mới về cách thức thực hiện (coi trọng truyền thông trực tiếp, đặc thù địa phương,…). - Đổi mới về công tác phối hợp. - Đổi mới về sử dụng cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư. - Đổi mới phong cách phục vụ. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN 2.1. Về nhận thức Có thể thấy yếu tố này mang tính định tính nhiều hơn, bởi: - Nhận thức về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Tình trạng coi công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN tại mỗi địa phương đơn vị là trách nhiệm riêng của Ngành BHXH đã được khắc phục đáng kể. Các cấp ủy, chính quyền địa phương có Chương trình, có Nghị quyết, Quyết định chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN có xu thế tăng nhanh qua mỗi năm. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm đến công tác BHXH, BHYT, BHTN thì ở đó việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đạt hiệu quả cao hơn. - Nhận thức về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia truyền thông thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Trong những năm qua, ở tỉnh và địa phương, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và cả hệ thống chính trị đã có sự vào cuộc rất tích cực, đã tổ chức truyền thông với các hình thức và mô hình đa dạng như: Mở các hội nghị, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tư vấn giải đáp chế độ chính sách, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền,...Qua đó, đã cung cấp thông tin về BHXH, BHYT, BHTN tới từng đối tượng, cụ thể là người sử dụng lao động NSDLĐ, NLĐ, HSSV, đối tượng thuộc hộ cận nghèo và nhân dân tại các xã, phường, thị
  • 19. 14 trấn, các thôn, bản, góp phần quan trọng vào việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. - Nhận thức về vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của đất nước, cũng như ý nghĩa quan trọng của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN là nhằm góp phần ổn định đời sống, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thực hiện công bằng, ổn định chính trị xã hội của mọi người được nâng lên. - Nhận thức của NSDLĐ trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN không những đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ, gắn kết NLĐ với đơn vị mà còn thực hiện trách nhiệm của mình đối với các chính sách ASXH của đất nước. - Mức độ nhận thức của NLĐ và mọi thành viên trong xã hội về các chế độ, chính sách cụ thể của từng loại hình BHXH, BHYT, BHTN. Bản chất, ý nghĩa, tính nhân văn, nhân đạo, chia sẻ cộng đồng và lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN; sự khác nhau căn bản về mục đích, cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động giữa BHXH, BHYT, BHTN với bảo hiểm thương mại khác... Yếu tố này rất quan trọng, vì vấn đề này thuộc hệ ý thức trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam thường có tính căn cơ, tính toán kỹ cái được và cái mất; tuy nhiên, người Việt Nam lại có truyền thống đùm bọc, cưu mang, yêu thương giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ nhau khi rủi ro, hoạn nạn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong công tác truyền thông thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là phải khơi dậy được tính cộng đồng, lòng yêu thương đùm bọc của ngừời dân khi đồng loại gặp rủi ro, hoạn nạn và nêu cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, đơn vị SDLĐ, NLĐ... Bên cạnh đó, vai trò hướng dẫn dư luận của công tác thông tin, tuyên truyền là hết sức quan trọng. Đòi hỏi người làm công tác truyền thông phải thường xuyên nắm bắt kịp thời dư luận và có giải pháp truyền thông phù hợp như nguyên lý truyền thông đã chỉ rõ: Tuyên truyền để dân hiểu chủ trương đường lối, chế độ, chính sách, nhưng dân không hiểu, phản hồi lại, lúc đó cần xem xét lại nội dung thông
  • 20. 15 điệp, kênh truyền, đối tượng tuyên truyền đã đúng chưa, từ đó đề xuất giải pháp truyền thông phù hợp. - Đặc biệt quan trọng đó là nhận thức của lãnh đạo các cấp và cán bộ, CCVC của Ngành BHXH về tầm quan trọng của công tác truyền chính thông sách BHXH, BHYT, BHTN. Nếu các cấp lãnh đạo coi công tác truyền thông là quan trọng thì sẽ được quan tâm đầu tư, bố trí tổ chức bộ máy, con người và kinh phí đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nếu coi công tác truyền thông là nhiệm vụ phụ trợ cho các mặt công tác khác hoặc chỉ được quan tâm đến tại các hội nghị và các bản báo cáo thì việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông sẽ ở mức rất hạn chế. Nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giải thích chế độ chính sách BHXH,BHYT, BHTN không chỉ là nhiệm vụ riêng của các cán bộtruyền thông mà là nhiệm vụ chung của mỗi cán bộ, CCVC trong Ngành. Đối với cán bộ, CCVC trong Ngành, không những hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải là một tuyên truyền viên tích cực, tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. 2.2. Về mặt hành vi Yếu tố này mang tính định lượng nhiều hơn, thể hiện ở sự đo lường đánh giá đầu ra và kết quả của công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN so với mục đích đề ra, sự tương xứng với việc đầu tư các nguồn lực, đó là:Tổ chức bộ máy và con người thực hiện công tác truyền thông. Đây là yếu tố quan trọng, vì sự hoàn thiện bộ máy truyền thông sẽ đảm bảo sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác truyền thông thông suốt từ tỉnh đến địa phương. * Yếu tố tổ chức bộ máy: Thực tế khách quan cho thấy, bất kể một cơ quan, đơn vị, tổ chức nào khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải có cơ cấu, tổ chức bộ máy. Cơ cấu, tổ chức tập trung vào 02 điểm mấu chốt, đó là: + Xác định các thành phần, các cấp, các bộ phận cơ cấu nên cơ quan, đơn vị, tổ chức, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp, từng bộ phận. Xác định
  • 21. 16 nhu cầu đảm bảo cán bộ và phân công công việc, sắp xếp các vị trí theo thẩm quyền giải quyết công việc đến từng thành viên. + Việc gắn kết các hoạt động thông qua việc quản lý, điều hành, thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, điều lệ, nội quy, quy chế, lề lối làm việc. Đối với hoạt động truyền thông củaBHXH tỉnh, yếu tố tổ chức, bộ máy tác động trực tiếp và quan trọng, quyết định đến hiệu quả công tác truyền thông. Tổ chức làm công tác truyền thông được bố trí thành 02 cấp: cấp tỉnh và cấp huyện. + Ở BHXH cấp tỉnh: Trong điều kiện chưa có phòng truyền thông, công tác truyền thông do Văn phòng thực hiện. Chức năng nhiệm vụ lồng ghép, cán bộ làm công tác truyền thông kiêm nhiệm, dẫn đến khó khăn cho việc chỉ đạo và thực hiện công tác truyền thông. + Ở BHXH cấp huyện: Giám đốc trực tiếp thực hiện công tác truyền thông, đây cũng là nhiệm vụ kiêm nhiệm, do đó tính chuyên sâu không cao. * Yếu tố con người: Con người có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động là yếu tố lõi tạo nên mọi thành công. Từ việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách tới pháp luật, cho tới việc tổ chức thực hiện thành công hay không thành công đều từ con người mà ra. Con người trong tổ chức thực hiện công tác truyền thông cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phẩm chất đạo đức tốt, sống trung thực, lành mạnh, năng động và có trách nhiệm. + Có kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, khả năng hoà nhậpvà thu hút mọi người. + Được đào tạo cơ bản, có trình độ về chuyên ngành nhất định, phù hợp với công việc. Trình độ chuyên môn tối thiểu phải là Đại học các chuyên ngành báo chí, tuyên truyền, công nghệ thông tin và kinh tế. + Nhất thiết phải hiểu biết và tinh thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Nhạy bén đối với các thông tin về BHXH, BHYT, BHTN, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và ở từng địa phương. + Có kỹ năng viết bài, thiết kế các ấn phẩm truyền thông.
  • 22. 17 + Có khả năng quan hệ với các cơ quan báo chí. + Có khả năng tổ chức các sự kiện. + Có khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề. + Có kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông. + Làm việc tận tụy, cần cù và có tính kỷ luật cao. Thực tiễn cán bộ làm công tác truyền thông hiện nay từ tỉnh đến địa phương không được đào tạo đúng chuyên ngành báo chí, tuyên truyền, mặt khác lại làm kiêm nhiệm nên trình độ, năng lực, sở trường hoạt động trong công tác thông tin, tuyên truyền còn có những hạn chế. Trong những năm qua, BHXH tỉnhĐiện Biên đã quan tâm tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ báo chí, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại tỉnh, nhưng cán bộ làm công tác truyền thông luôn thay đổi, làm giảm hiệu quả công tác tập huấn đào tạo. Mặt khác, cán bộ làm công tác truyền thông cũng cần có một vị trí nhất định để giao dịch, phối hợp. Các yếu tố trên đã tác động làm giảm đi hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác truyền thông. Có thể nói, nếu cán bộ làm công tác truyền thông được quan tâm, củng cố và bổ sung thêm cả về lượng và chất, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và làm việc theo chế độ chuyên trách thì hiệu quả công tác truyền thông chắc chắn sẽ cao hơn. - Sự tham gia vào cuộc thực hiện công tác truyền thông của các sở, ban, ngành, đoàn thể sẽ giúp công tác truyền thông đi tới tận cơ sở, theo từng nhóm đối tượng cụ thể, từng mô hình tuyên truyền cụ thể. Ví dụ: sự phối hợp tuyên truyền với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn, các thôn, bản... truyền thông trực tiếp đến NLĐ, người dân, với các mô hình đối thoại, tọa đàm, tư vấn giải đáp chế độ chính sách, rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. - Sự đồng hành của các cơ quan truyền thông thể hiện qua sự phối hợpthường xuyên qua các năm, số lượng các đơn vị phối hợp tuyên truyền với BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố, số lượng tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục... được đăng tải sẽ mang nhiều thông tin về BHXH, BHYT, BHTN
  • 23. 18 chuyển tải đến các tầng lớp nhân dân; không những góp phần nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật mà còn củng cố xây đắp niềm tin của nhân dân đối với chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, qua đó, tích cực tham gia hơn. Đặc biệt, các phóng viên báo chí đã tham gia điều tra, phát hiện, ngăn ngừa, phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN như: Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, các hành vi lạm dụng, tiêu cực trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. - Số lượng ấn phẩm truyền thông do cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố tiếp nhận và phát hành như: tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp về chính sách BHXH, sách hỏi đáp về chính sách BHYT, sách tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, sổ tay BHXH, áp phích “Những điều cần biết khi đi KCB BHYT”.... Số lượng Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Báo Điện Biên Phủ, Sổ tay sinh hoạt Chi bộ, Sổ tay công tác Hội được phát hành, số lượng bài đăng và số lượng người truy cậpTrang tin điện tử BHXH tỉnh Điện Biên tăng hàng năm; đây là những ấn phẩm chuyển tải nhiều nội dung và nhiều khía cạnh khác nhau truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN, không những nâng cao nhận thức đối với các cơ quan, đơn vị, mọi tầng lớp nhân dân, mà còn góp phần phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. - Công tác tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu trung tâm và tại trụ sở cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố, góp phần, quảng bá hình ảnh của BHXH Việt Nam nói chung, BHXH tỉnh Điện Biên nói riêng và chuyển tải những thông điệp về BHXH, BHYT, BHTN tới mọi người dân. Bên cạnh đó là việc tổ chức Hội thi tìm hiểu về BHXH, BHYT, BHTN báo cáo tại các hội nghị hoặc tuyên truyền miệng trực tiếp tại cơ sở. Thực chất, đây là yếu tố đánh giá hiệu quả truyền thông qua các hình thức do cơ quan BHXH trực tiếp
  • 24. 19 thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Đối với yếu tố này, cần khảo sát đánh giá về mặt số lượng, chất lượng ấn phẩm và sự quan tâm của nhân dân. - Kinh phí đầu tư cho công tác truyền thông, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác truyền thông. Cần thiết phải đánh giá việc sử dụng kinh phí được cấp cho công tác truyền thông đủ, thừa hay thiếu? Việc sử dụng kinh phí có tiết kiệm, đúng mục đích hay chưa? - Đặc biệt kết quả cuối cùng là số lượng người tham gia và số thu BHXH, BHYT, BHTN tăng lên, không tăng hay giảm đi qua các năm? Trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra về phát triển số thu và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nếu sau quá trình truyền thông mà số thu, số người tham BHXH, BHYT, BHTN gia tăng thì truyền thông có hiệu quả. Nếu số thu, số lượng người tham gia không những không tăng mà có chiều hướng giảm thì cần xem xét lại cả quá trình truyền thông, xem chưa làm tốt ở khâu nào? Từ đó, có giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Công tác phát triển đối tượng và số thu BHXH, BHYT, BHTN trong những năm gần đây liên tục tăng nhưng so với tiềm năng thì chưa tương xứng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy, cần trú trọng phát triển nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đối tượng tự đóng. Nhóm đối tượng này chủ yếu là nông dân, NLĐ tự do có thu nhập thấp. Hiện tại, số người tham gia BHXHtrên địa bàn tỉnh (13,57%), trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện còn rất hạn chế (0,75%) so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Để phát triển đối tượng thuộc nhóm trên, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông, cần thiết Nhà nước phải đưa ra những chính sách hợp lý. 2.3. Hệ thống chính sách pháp luật Nhìn chung, các văn bản ban hành để triển khai thực hiện Luật BHXH sửa đổi, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT tương đối đồng bộ và sát với tình hình thực tế, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và thuận lợi trong tổ chức thực hiện.
  • 25. 20 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì thực tế triển khai Luật cho thấy còn khá nhiều những vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung. Luật BHYT quy định quá nhiều nhóm đối tượng (tăng từ 14 lên 34 nhóm), trong đó quy định tham gia của đối tượng hộ gia đình còn vướng mắc, cụ thể chưa có hướng dẫn về việc thu BHYT hộ gia đình của tất cả các thành viên có bắt buộc phải tham gia cùng năm tài chính hay không. Quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT chưa cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các cấp, các ngành để tổ chức tham gia BHYT cho các đối tượng như trách nhiệm của UBND xã trong việc lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi, bình xét hộ nghèo; Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội trong việc bình xét, lập danh sách hộ gia đình cận nghèo, xây dựng và công bố tiêu chí hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; của ngành Giáo dục trong thực hiện BHYT HSSV. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHYT còn thiếu và chưa đủ mạnh; nhiều đối tượng Luật quy định “Có trách nhiệm tham gia” nhưng không có chế tài xử phạt khi không tuân thủ (như HSSV, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi). Nhiều doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ đóng BHYTdo mức xử phạt vi phạm hành chính quá thấp. Từ thực tế trên cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN còn bất cập, chồng chéo. Văn bản ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên, thậm chí có nhiều thiếu sót, thiếu tính thực tiễn, còn nhiều kẽ hở… gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện của ngành BHXH và cho các cơ quan thông tấn, báo chí, phóng viên trong việc tiếp cận nội dung văn bản cũng như hướng dẫn, giải đáp cho khán, thính giả. Do vậy, việc hoàn chỉnh, bổ sung Luật BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện và truyền thông tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN, qua đó, thu hút sự tham gia của người dân, đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân và BHXH cho mọi NLĐ. 2.4. Quy định về chế độ, chính sách
  • 26. 21 Trong thời gian qua, hiệu quả tuyên truyền chưa cao còn do những bất cập nội tại trong bản thân các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT chưa thực sự hấp dẫn đối với người tham gia. Hạn chế lớn nhất của Luật BHXH hiện hành là không thể mở rộng được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, không đa dạng hóa các loại hình. Ngày 23/5/2018,Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH được ban hành nhằm từng bước khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có lộ trình. Nguyên nhân khiến NLĐ không “Mặn mà” tham gia đóng BHXH, nhất là đối tượng không bắt buộc là do thiếu công bằng trong thụ hưởng chế độ BHXH. Chẳng hạn: Cán bộ CCVC được tính lương hưu dựa trên 5 năm cuối cùng; còn công nhân thì lại lấy tổng lương của quá trình làm việc chia trung bình để tính lương hưu. Một phần nguyên nhân nữa là do tâm lý NLĐ không muốn đóng BHXH mà muốn lấy ngay tiền đóng BHXH và BHYT cho cơ quan, xí nghiệp để bù vào mức lương thấp; tích lũy dần rồi gửi tiết kiệm. Ngoài ra, quy định hiện hành của Luật BHXH còn nhiều “Kẽ hở” khiến NLĐ chưa thực sự được đảm bảo quyền lợi: Luật BHXH và các văn bản dưới Luật không có quy định về thu BHXH, BHYT, BHTN đối với hình thức khoán. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã dùng chiêu ký hợp đồng khoán và cách quãng thời gian. Chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn, cụ thể, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí, tử tuất, không được hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, trong khi tỉ lệ mức đóng BHXH tự nguyện còn khá cao (22%). Mặt khác, quy định mức hỗ trợ đối tượng này trên cơ sở mức thu nhập chuẩn nghèo nông thôn chưa gắn với thực tế mức chuẩn nghèo ở mỗi địa phương cũng khiến chính sách kém hấp dẫn đối với người dân. Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách BHXH như tăng thêm 5 năm đóng BHXH để hưởng mức lương hưu tối đa; dự định nâng tuổi nghỉ hưu; điều kiện hưởng BHXH 1 lần quá dễ dàng cũng góp phần gia tăng lượng người hưởng BHXH 1 lần.
  • 27. 22 Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH đề ra là phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là hết sức khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có một lộ trình thực hiện mở rộng đối tượng với chỉ tiêu theo từng năm và đồng thời phải thực hiện sửa đổi, bổ sung nhiều chế độ BHXH cả bắt buộc và tự nguyện để chính sách thu hút, hấp dẫn với NLĐ ở cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động. Đối với Luật BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018, thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn; Quy định không thực hiện điều trị nội trú tại các Phòng khám đa khoa khu vực đối với các tỉnh miền núi, có xã thuộc vùng sâu vùng xa gây khó khăn cho người bệnh; Chế độ, quyền lợi, văn bản thay đổi liên tục khiến đối tượng tham gia BHYT không nắm bắt kịp thời được quyền lợi của mình khi đi KCB, cụ thể việc gia tăng và thay đổi giá viện phí trong 03 năm liên tục theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, Thông tư: 15/2018/TT-BYT; Thông tư 39/2018/TT-BYT.Đó là những lý do làm giảm đi tính hấp dẫn của BHYT đối với người đã tham gia BHYT và những người chưa tham gia BHYT. 2.5. Chất lượng phục vụ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ chính sách BHXH, BHYT,BHTN luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm nhằm góp phần quan trọng đảm bảo nền an sinh xã hội của đất nước. Đối với BHXH Điện Biên, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là chất lượng phục vụ để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, chất lượng phục vụ đối với người tham gia BHXH, BHYT, BHTN vẫn còn một số hạn chế, bất cập, cụ thể:Đối với người tham gia BHYT, việc thanh toán BHYT đôi khi chưa kịp thời; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong KCB còn gây phiền hà cho người bệnh, đặc biệt là trong việc tạm ứng kinh phí, thanh toán,
  • 28. 23 quyết toán chi phí KCB cho người tham gia BHYT. Bên cạnh đó, chất lượng KCB BHYT ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về nhân lực chuyên môn, kỹ thuật y tế đã gây nên tình trạng quá tải, chờ đợi lâu ở các bệnh viện tuyến trên; người bệnh phải tự trả thêm nhiều khoản chi phí điều trị ngoài quyền lợi BHYT; sự phân biệt đối xử trong KCB BHYT cũng là vấn đề nhức nhối....Ngoài ra, việc triển khai thực hiện công tác giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT tại một số huyện chưa đạt yêu cầu đề ra, cụ thể:một số cơ sở KCB đẩy dữ liệu lên cổng chưa kịp thời, còn tình trạng chuyển dữ liệu bệnh nhân chậm từ 01 ngày đến 4-5 ngày.(Thông tư 48/BYT quy định, phải đẩy dữ liệu bệnh nhân lên cổng tiếp nhận ngay sau khi bệnh nhân ra viện) gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát. Trong khi số lượng, chất lượng giám định viên của BHXH tỉnh ở các Bệnh viện còn mỏng so với nhu cầu. Đó là những bất cập làm hạn chế tính hấp dẫn của BHYT, ảnh hưởng tới công tác truyền thông, vận động mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT. Đối với lĩnh vực BHXH, trong thời gian qua đã chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin nên việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ được thực hiện kịp thời, đúng quy định với các thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho NLĐ; những tồn tại trong công tác chi trả đã dần được chấn chỉnh, khắc phục; công tác quản lý đối tượng tiếp tục được tăng cường. Tuy nhiên, việc giải quyết các chế độ BHXH còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Nhiều đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH hoặc không kịp thời tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ, sau thời gian dài mới đề nghị BHXH giải quyết, quyết toán, khi đơn vị SDLĐ đóng đầy đủ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết kịp thời, nhưng đơn vị SDLĐ phải có văn bản nêu lý do nộp muộn. Hiện đại hóa trong quản lý BHXH tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BHXH trong việc nắm bắt thông tin liên quan. 2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra Việc phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra, nhất là ở cơ sở diễn ra chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào thu, nộp BHXH,
  • 29. 24 BHYT;kiểm tra các nội dung nhạy cảm như: Tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, chi hoạt động bộ máy còn hạn chế; một số cuộc kiểm tra chỉ tập trung đôn đốcthu hoặc tiến hành kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm. Việc thi hành án đối với đơn vị xử phạt về việc vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT còn chậm, dẫn đến tình trạng một sốđơn vị SDLĐ chây ì,lợi dụng tiếp tục vi phạm pháp luật BHXH, BHYT; việc đôn đốc kiểm tra sau xử phạt còn hạn chế nên hiệu quả của quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa cao. Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý vi phạm với các cơ quan còn hạn chế, do không đủ thẩm quyền giải quyết, dẫn đến giải quyết đơn thư còn chậm như trường hợp của ông Sùng Nềnh Và.Đặc biệt có một số đơn khiếu nại kéo dài như: Đơn của bà Hoàng Thị Ngọc-Công ty cây công nghiệp Điện Biên (năm 2013), bà Vũ Thị Đạm-Công ty thương nghiệp Tuần Giáo (năm 2013) và ông Nguyễn Trí Phúc-Công ty cổ phần vận tải ô tô Điện Biên (năm 2014). Bên cạnh đó việc chậm đóng BHXH, BHYT quy định mức phạt thấp hơn mức lãi suất ngân hàng nên đại bộ phận các doanh nghiệp cố tình nợ, chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng Quỹ BHXH, BHYT gây khó khăn cho việc giải quyết các chế độ và ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Từ năm 2013-2016, cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra nên đối với doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, hàng quý, BHXH tỉnh lập danh sách báo cáo UBND tỉnh đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành lập đoàn thanh tra xử lý vi phạm. Năm 2015, BHXH tỉnh Điện Biên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân 04 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý giao thông tỉnh Điện Biên; Công ty cổ phần Trung Hải tỉnh Điện Biên; Doanh nghiệp tư nhân Cường Tân huyện Tuần Giáo và Công ty Cổ phần cơ khí nông nghiệp huyện Điện Biên. Sau khởi kiện, các doanh nghiệp đã nộp số tiền là 1.342 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2017 các doanh nghiệp trên tiếp tục nợ kéo dài với số tiền lớn (đến 18/5/2017: 04 doanh nghiệp này tiếp tục nợ số tiền là 2.669 triệu đồng, chiếm 0,28% số phải thu toàn tỉnh).
  • 30. 25 Năm 2016, BHXH tỉnh Điện Biên đã thiết lập hồ sơ 18 đơn vị nợ BHXH, BHYT gửi Liên đoàn Lao động tỉnh để tiến hành thủ tục khởi kiện các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT ra Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan, Liên đoàn Lao động tỉnh chưa thể tiến hành thủ tục khởi kiện các đơn vị này. Mặt khác, khi kiểm tra phát hiện các vi phạm chỉ nhắc nhở đề nghị đơn vị SDLĐ chấp hành các quy định. Ở các cơ quan quản lý nhà nước không có bộ phận thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT dẫn đến khi cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện, chuyển cơ quan thanh tra để xử lý còn rất hạn chế. Từ quý IV/2016, thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1518/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh tiến hành triển khai thực hiện thanh tra chuyên ngành thí điểm tại một số doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT. 2.7. Điều kiện khách quan tác động tới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh; diện tích tự nhiên 9.541,25 km2; mật độ dân số của Điện Biên khoảng 57,4 người/km2. Điện Biên còn là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 02 quốc gia Lào và Trung Quốc, dài hơn 455,5 km (trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km với Trung Quốc là 40,86 km). Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 130 xã, phường, thị trấn. Có 07 huyện nghèo (trong đó có 05 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/CP, 02 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg của Chính phủ) và 110 xã thuộc vùng khó khăn, 29 xã biên giới. Dân số trung bình năm 2018 là 575.785 người, gồm 19 dân tộc cùng sinh sống và trên 80% là dân tộc thiểu số (trong đó: dân tộc Thái chiếm 37,99%, Mông 34,8%, Kinh 18,42%, Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác). Điều kiện Kinh tế-xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (41,01%), trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều tập quán lạc hậu; thu nhập bình quân đầu người 24,15 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.064 USD/người/năm).Các doanh nghiệp đóng
  • 31. 26 trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cầm chừng, thu hẹp quy mô, không ít doanh nghiệp chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, không tìm thấy doanh nghiệp theo địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đóng mã số thuế, ngừng hoạt động, thu nhập của người lao động ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn thấp so với mặt bằng chung cả nước.Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp phụ thuộc vào vốn đầu tư của Nhà nước. Những năm gần đây, Chính phủ giảm đầu tư công nên khối doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT. Về chính trị, đây là một địa bàn đặc biệt khó khăn và có nhiều tiềm ẩn. Trình độ nhận thức không đồng đều, tệ nạn xã hội (ma túy và người nhiễm HIV) chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn quốc, tình hình di dân tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tình hình tội phạm cao. Các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT sống rải rác, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Có thể thấy, các yếu tố kể trên có tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác truyền thông, dù công tác truyền thông có làm tốt nhưng sẽ kém hiệu quả khi một trong các yếu tố trên không làm tốt; đồng thời nó làm giảm tính hấp dẫn, sự mặn mà của người dân, NLĐ đối với chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, với những thay đổi trong Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT, Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014, có thể nhận định rằng,chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTNhiện nay đang từng bước hoàn thiện,đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của người tham gia và thụ hưởng các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN qua đó góp phần làm gia tăng độ bao phủ của chính sách, hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi NLĐ.
  • 32. 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG I Trên cơ sở hệ thống các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, nhóm nghiên cứu đã luận giải dưới nhiều góc nhìn khác nhau về công tác truyền thông, đổi mới công tác truyền thông; về công tác truyềnthông chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTNnói chung và truyền thông phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN nói riêng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đây chính là tiền đề cơ bản để nhóm nghiên cứu, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • 33. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Diện tích tự nhiên 9.541,25 km2, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc với hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn, trong số đó có 29 xã biên giới,110 xã thuộc vùng khó khăn; Có 07 huyện nghèo, trong đó có 05 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/CP, 02 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Dân số trên 57 vạn người, cơ cấu dân số có nhiều nét đáng chú ý. Trước hết là "Dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 54,1% tổng dân số; Tỷ lệ dân số sống tại thành thị đạt 15,1%, dân số sống tại nông thôn đạt 84,9%; Mật độ dân số của Điện Biên khoảng 57,4 người/km2. 19 dân tộc anh em cùng sinh sống và trên 80% là dân tộc thiểu số (trong đó: dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất 38%, Mông 34,8%, Kinh 18,4%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 8,8% dân số). Trình độ nhận thức không đồng đều, tồn tại nhiều tập quán lạc hậu. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên. Về kinh tế, Điện Biên là tỉnh chậm phát triển so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, đời sống nhân dân vẫn còn rất khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp,…Hàng năm, Ngân sách Trung ương phải trợ cấp trên 90%; Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chiếm 55,83% tổng số hộ trên địa bàn (trong đó hộ nghèo: 48,14%, cận nghèo: 7,69%), (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020); Toàn tỉnh có 05 huyện nghèo, 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được
  • 34. 29 áp dụng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a/CP, 29 xã biên giới, 101 xã khó khăn; Thu nhập bình quân đầu người 24,15 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.064 USD/người/năm). Về chính trị, đây là một địa bàn đặc biệt khó khăn và có nhiều tiềm ẩn. Tệ nạn xã hội (ma túy và người nhiễm HIV) chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn quốc, tình hình di dân tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tình hình tội phạm cao. 2. Thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN 2.1. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động truyền thông và xây dựng, tổ chức bộ máy truyền thông Trong những năm qua, công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại tỉnh Điện Biên luôn được chú trọng. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động thông tin, truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được quan tâm và đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Để thống nhất trong chỉ đạo, quản lý công tác thông tin, truyền thông, hằng năm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ vào Kế hoạch công tác thông tin, truyền thông của BHXH Việt Nam, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn Ngành và tình hình đặc thù của đơn vị, BHXH tỉnh xây dựng Kế hoạch công tác thông tin, truyền thông của BHXH tỉnh. Theo đó, Văn phòng, các phòng chức năngBHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể hóa nội dung các nhiệm vụ được giao thành kế hoạch hoạt động của mỗi đơn vị. Giám đốc BHXH các huyện, thị xã, thành phố, Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thông tin, truyền thông trong phạm vi lĩnh vực phụ trách. Về nguyên tắc, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và về BHXH, BHYT, BHTN nói riêng phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Hoạt động này phải được duy trì thường xuyên, đồng bộ và kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông tại BHXH các huyện, thị, thành phố trong những năm qua đang ở những mức độ
  • 35. 30 khác nhau. Một trong những hạn chế, bất cập chi phối đến công tác truyền thông chính là mô hình tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác tuyên truyền. Hiện nay, tại BHXH tỉnh, việc tổ chức bộ máy làm công tác truyền thông được hình thành tổ chức theo 02 cấp: cấp tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện). Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này còn đang bất cập, nhất là tại cấp tỉnh và đặc biệt là đối với cấp huyện. 2.1.1. Tại BHXH tỉnh Tại BHXH tỉnh, việc bố trí viên chức làm công tác truyền thông tại BHXH tỉnh đã được kiện toàn. Theo Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016 củaBHXH tỉnh, Tổ cộng tác viên tuyên truyền gồm: 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ trách công tác tuyên truyền, trực tiếp làm Trưởng Ban Biên tập Trang tin điện tử BHXH tỉnh và là người phát ngôn của cơ quan. Tổ cộng tác viên tuyên truyền BHXH tỉnh gồm 24 đồng chí, bao gồm:13 đồng chí trong Ngành, là Phó Giám đốc Phụ trách (trình độ Thạc sỹ), đại diện lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, trong đó, Văn phòng có 02 đồng chí: 01 viên chức quản lý có trình độ thạc sỹ Ngữ Văn, 01 viên chức chuyên trách làm công tác tuyên truyền có trình độ Đại học Luật, đã có kinh nhiệm 04 năm thực hiện nghiệp vụ công tác tuyên truyền, đã được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do BHXH Việt Nam tổ chức hằng năm; 11 đồng chí ngoài Ngành được mời tham gia thành viên tổ cộng tác viên, cụ thể: Đại diện Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh, Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Điện Biên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông. Bảng 1: Thống kê nhân lực làm công tác tuyên truyền tại BHXH tỉnh Đơn vị: Người STT Đơn vị Số lượng Giới tính Nam Nữ 1 Phó Giám đốc BHXH tỉnh 01 01
  • 36. 31 2 Văn phòng 02 02 3 Phòng Quản lý Thu 01 01 4 Phòng Chế độ BHXH 01 01 5 Phòng Giám định BHYT 01 01 6 Phòng Khai thác và Thu nợ 01 01 7 Phòng Cấp sổ, thẻ 01 01 8 Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính 01 01 9 Phòng Công nghê thông tin 01 01 10 Phòng Thanh tra, Kiểm tra 01 01 11 Phòng Tổ chức cán bộ 01 01 12 Phòng Kế hoạch tài chính 01 01 13 Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy 01 01 14 Sở Thông tin, Truyền thông 01 01 15 Báo Điện Biên Phủ 01 01 16 Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh 01 01 17 Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Điện Biên 01 01 18 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội 01 01 19 Liên đoàn Lao động tỉnh 20 Sở Y tế 01 01 21 Sở Giáo dục và Đào tạo 01 01 22 Hội Nông dân 01 01 23 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 01 01 Tổng 23 09 14 Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016 của BHXH tỉnh Các thành viên Tổ cộng tác viên tuyên truyền là những người có chuyên môn sâu ở các mảng nghiệp vụ, trực tiếp tham gia thẩm định các nội dung truyền thông đăng tải trên các phương tiện truyền thông, các tài liệu truyền
  • 37. 32 thông trực quan, tham gia tư vấn, giải đáp câu hỏi của các tổ chức và cá nhân trên Trang tin điện tử BHXH tỉnh, tham gia Tổ tư vấn tại các Hội nghị đối thoại với các nhóm đối tượng tại cơ sở... Hạn chế: - Cán bộ tuyên truyền vẫn còn phải kiêm nhiệm các công việc khác của Văn phòng như: Hành chính, tổng hợp..., nên phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. - Khối lượng công tác chuyên môn lớn, nên thời gian các thành viên Tổ cộng tác viên tuyên truyền dành cho công tác truyền thông còn hạn chế. - Sự chủ động và công tác tham mưu tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền có lúc còn chưa kịp thời mà phụ thuộc chủ yếu vào đề xuất của Văn phòng. - Số lượng cộng tác viên ngoài Ngành tuy đông nhưng hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, hiệu xuất không cao, hiệu quả thấp. Một số cộng tác viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Hội Nông dân tỉnh hoạt động chưa thường xuyên. Số công tác viên còn lại của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Điện Biên, Sở Thông tin Truyền thông hầu như không hoạt động. 2.1.2. Tại BHXHcác huyện, thị, thành phố BHXH các huyện, thị, thành phố phân công 01 đồng chí Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách công tác tuyên truyền; 01 đồng chí làm công tác tuyên truyền kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ; 08 đồng chí ngoài Ngành được mời tham gia thành viên tổ cộng tác viên, cụ thể: Đại diện Ban Tuyên Giáo Huyện ủy, Đài Phát thanh huyện, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm y tế, Liên đoàn Lao động huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.
  • 38. 33 Bảng 2: Thống kê nhân lực làm công tác tuyên truyền tại BHXH các huyện, thị, thành phố Đơn vị: Người STT Đơn vị Số lượng 1 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc BHXH huyện, thị, thành phố 01 2 Chuyên viên làm công tác tuyên truyền 01 3 Ban Tuyên Giáo huyện ủy 01 4 Đài Phát thanh huyện 01 5 Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội 01 6 Liên đoàn Lao động huyện 01 7 Trung tâm y tế 01 8 Phòng Giáo dục và Đào tạo 01 9 Hội Nông dân 01 10 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện 01 Tổng 10 Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-BHXH ngày 26/01/2016 của BHXH tỉnh. Hạn chế: BHXH cấp huyện hiện không có biên chế làm công tác tuyên truyền nên việc tổ chức bộ máy và bố trí viên chức làm công tác tuyên truyền ở mỗi đơn vị có sự khác nhau. Cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ như: Văn thư, thủ quỹ, ..., đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hiệu quả của công tác tuyên truyền trong thời gian qua chưa được thường xuyên và chưa phát huy được hiệu quả cao. Cộng tác viên ngoài Ngành hầu như không hoạt động. Bên cạnh đó, để tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN, không thể không kể đến nguồn nhân lực truyền thông đang hoạt
  • 39. 34 động tương đối hiệu quả tại cơ sở đó là đội ngũ nhân viên đại lý thu. Hiện nay, BHXH tỉnh Điện Biên có 05 hệ thống đại lý: UBND xã, phường; Bưu điện, Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ và Trung tâm y tế với 294 nhân viên, tăng 149 nhân viên đại lý và tăng 02 hệ thống đại lý thu so với năm 2017, cụ thể theo Biểu số liệu sau: Bảng 3: Số liệu hệ thống và nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT S TT Hệ thống đại lý Số lượng nhân viên đại lý 1 UBND xã, phường 105 2 Bưu điện 123 3 Hội Nông dân 57 4 Hội Liên hiệp phụ nữ 5 5 Trung tâm y tế 4 Tổng 05 294 (Nguồn: Phòng Khai thác và Thu nợ). Như vậy có thể thấy, so với thời gian trước đây, đội ngũ cán bộ tuyên truyền đã được tăng cường một bước cả về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên, đến nay, tại BHXH tỉnh chưa thành lập phòng tuyên truyền mà thực hiện lồng ghép với Văn phòng, BHXH huyện không có biên chế làm công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, lực lượng đảm nhiệm công tác truyền thông của tỉnh chất lượng không đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác; không ít cán bộ truyền thông thiếu chủ động trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là đối với các công việc đột xuất đôi khi còn lúng túng. Như vậy, so với yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành thì lực lượng cán bộ làm công tác truyền thông nhìn chung vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó, đã làm hạn chế đến chất lượng, hiệu quả công tác truyền trong thời gian qua.
  • 40. 35 Để tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN, trong những năm qua, BHXH tỉnh Điện Biên đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2013-2020; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1698/QĐ-UBND ngày 08/7/2013 về việc triển khai thực hiệnNghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch số 683/KH-BHXH ngày 17/7/2013 của BHXH tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 của Tỉnh ủy Điện Biên. BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 56- HD/BTG ngày 17/01/2013 về việc hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, đồng thời BHXH tỉnh ban hành Kế hoạch số 396/KH-BHXH ngày 25/4/2013 về Chương trình triển khai công tác tuyên truyền thực hiệnNghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị,Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 của Tỉnh ủy Điện Biên về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2013-2020”. Thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2013- 2015 và 2020, BHXH tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, ban hành Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 27/02/2014 của về việc thực hiện Quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 1944/KH-UBND ngày 05/7/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT do Thủ tướng Chính phủ
  • 41. 36 giao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công văn số 2015/UBND-KGVX ngày 12/7/2016 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần của Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020; Tích cực tham mưu cho Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền về việc thực hiện Luật BHXH năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT; các chủ trương chính sách về BHXH, BHYT, BHTN đến đơn vị SDLĐ, NLĐ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Để thực hiện Nghị quyết số 96-NQ/BCS ngày 24/08/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới”, BHXH tỉnh đã ban hànhKế hoạch số 2073/KH-BHXH ngày 15/11/2017 về việc thực hiệnNghị quyết số 96- NQ/BCS ngày 24/08/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới”. Đặc biệt, trong năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/10/2018 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Riêng trong hai năm 2017, 2018, BHXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 28 văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, trong đó có nội dung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông phát triển đối tượng tham gia và giải quyết quyền lợi của đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Trong thực tế, sự phối hợp của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN chưa được
  • 42. 37 thường xuyên, liên tục. Mặt khác, việc quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông hiện nay tại một số BHXH cấp huyện chưa đồng đều, còn có sự khác nhau về nhận thức và phương pháp tổ chức thực hiện; một số BHXH cấp huyện chưa thực sự chủ động trong việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông mà hoàn toàn phụ thuộc vào BHXH tỉnh, đồng thời vẫn còn một số cấp ủy, đảng chính quyền cấp xã chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN do đó việc truyền thông những nội dung mới, có tính cốt lõi về BHXH, BHYT, BHTNđến các khu dân cư còn gặp khó khăn, cụ thể: chưa tạo sự đồng bộ, thống nhất các thành viên chủ chốt của các tổ chức, đoàn thể trong xã khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương. Để công tác truyền thông góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2020 và BHXH cho mọi người lao động theo lộ trình đã nêu tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và đặc biệt phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH thì việc kiện toàn đội ngũ làm công tác truyền thông và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông là cần thiết và cấp bách. 2.2. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN Những năm qua, tại tỉnh Điện Biên, công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN đã có những đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng như của toàn Ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp BHXH của Ngành và thu được nhiều thắng lợi. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã được đẩy mạnh từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố. Cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm hơn tới công tác triển khai thực hiện; Nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và xã hội về chính sách BHXH, BHYT, BHTN từng bước có những chuyển biến tích cực; Nội dung truyền thông luôn bám sát quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước, các chế độ, chính sách mới đang hiện hành về BHXH, BHYT, BHTN nhất làđịnh hướng được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai