SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO
ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY)
TỈNH KHÁNH HÕA”
Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Khánh Hòa
Cơ quan thực hiện đề tài: Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Tân
Nha Trang, tháng 7 năm 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN
MA TÖY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI
(NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÖY) TỈNH KHÁNH HÕA”
Cơ quan thực hiện đề tài Cơ quan chủ trì đề tài
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa Sở Lao động – Thƣơng binh
và Xã hội tỉnh Khánh Hòa
Chủ nhiệm đề tài
Nha Trang, tháng 7 năm 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƢỚC ................................................................................................. 3
1. Trên thế giới.............................................................................................. 3
2. Tại Việt Nam............................................................................................. 4
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 7
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 7
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 7
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 8
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 8
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................... 8
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 9
1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu .............................................. 9
2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 9
3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu................................................................... 9
4. Phƣơng pháp quan sát........................................................................... 10
5. Phƣơng pháp thống kê toán học ........................................................... 10
6. Phƣơng pháp tham quan, học tập kinh nghiệm. ................................... 10
7. Phƣơng pháp tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.......................... 11
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................... 12
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CTXH ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY....................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................... 12
1.1.1. Khái niệm ma túy........................................................................ 12
1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy............................................................ 13
1.1.3. Khái niệm ngƣời nghiện ma túy ................................................. 13
1.1.4. Khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy............................................ 13
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội .......................................................... 14
1.2. Các thuyết ảnh hƣởng đến công tác xã hội nhóm.............................. 14
1.3. Nhu cầu chung và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy........................ 15
1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con ngƣời ................................................... 15
1.3.2. Nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy.............................................. 16
1.4. Các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy.......................... 18
1.5. Các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy ................................ 20
1.6. Vai trò của nhân viên hỗ trợ xã hội ................................................... 21
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƢỜI NGIỆN MA TÚY ................................................................. 23
2.1. Yếu tố đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy........................................ 23
2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy............................ 26
2.3. Yếu tố cộng đồng............................................................................... 26
2.4. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực...................... 27
2.5. Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH ..................................................... 28
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO
NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY
TỈNH KHÁNH HÒA.................................................................................. 29
3.1. Khái quát về trung tâm giáo dục – lao động xã hội (Cơ sở cai
ngiện ma túy) tỉnh Khánh Hòa ................................................................. 29
3.2. Thực trạng công tác xã hội hỗ trợ đối với ngƣời cai nghiện ma
túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa ..................................... 30
3.2.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................ 30
3.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên.......................................... 32
3.2.3. Các hoạt động hỗ trợ trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy
tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa........................................ 33
3.2.3.1. Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ:................................................... 33
3.2.3.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực (kiến thức, thái độ, kỹ năng) ...... 34
3.2.3.3. Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm.............................................. 35
3.2.3.4. Công tác khảo sát lập hồ sơ quản lý trƣờng hợp ................. 36
3.2.4. Về ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................ 37
3.2.5. Đánh giá tiến trình công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy.. 44
3.2.6. Đánh giá hoạt động công tác xã hội............................................ 49
3.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động xtxh hỗ
trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh
khánh Hòa................................................................................................. 53
3.3.1. Yếu tố đặc điểm riêng của ngƣời nghiện ma túy........................ 53
3.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng từ bên ngoài ............................................ 57
3.3.2.1. Yếu tố từ cơ chế, chính sách đối với ngƣời nghiện ma túy .... 57
3.3.2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy.............. 58
3.3.2.3. Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên công
tác xã hội........................................................................................... 59
3.3.2.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực của Cơ sở.................................. 61
3.4. Thực hành mô hình công tác xã hội nhóm tại Cơ sở cai nghiện
ma túy tỉnh Khánh Hòa............................................................................. 62
3.4.1. Quy trình thành lập nhóm........................................................... 62
3.4.2. Các bƣớc thực hiện buổi sinh hoạt nhóm ................................... 63
34.3.Đánh giá về hiệu quả của công tác xã hội nhóm .......................... 67
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ
TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ. ............ 69
4.1. Kết nối nguồn lực .............................................................................. 69
4.1.1. Kết nối với gia đình .................................................................... 69
4.1.2. Kết nối với cộng đồng ................................................................ 69
4.1.3. Kết nối hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm ............................... 70
4.1.4. Kết nối cho ngƣời nghiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, pháp lý, giáo dục…..................................................................... 70
4.1.5 Ngƣời nghiện tiếp cận dịch vụ tƣ vấn điều trị nghiện ................. 70
4.2. Công tác xã hội là một phƣơng pháp thực hiện nằm trong hợp
phần điều trị cai nghiện ma túy (bao gồm cả chăm sóc sau điều trị) ....... 71
4.3. Điều trị nghiện cần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của ngƣời
nghiện chứ không phải chỉ tập trung vào vấn đề ma túy của họ. ............. 72
4.4. Điều trị nghiện không chỉ là điều trị cho bản thân ngƣời nghiện
mà điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng.............. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75
1. Kết luận................................................................................................. 75
2. Kiến nghị............................................................................................... 76
PHỤ LỤC........................................................................................................ 81
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NNMT Ngƣời nghiện ma tuý
CTXH Công tác xã hội
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
NVXH Nhân viên xã hội
NCNMT Ngƣời cai nghiện ma tuý
NCN Ngƣời cai nghiện
HIV (Human Immuno-deficiency
Virus)
Virus gây suy giảm miễm dịch ở ngƣời
AIDS (Acquired Immuno
Deficiency Syndrome)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
NXB Nhà xuất bản
LĐXH Lao động xã hội
CSCNMT Cơ sở cai nghiện ma túy
TP Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Về giới tính của cán bộ, nhân viên ................................................. 30
Bảng 3.2. Phân tích về độ tuổi của cán bộ, nhân viên .................................... 30
Bảng 3.3. Phân tích về thời gian, kinh nghiệm công tác của cán bộ, nhân viên 31
Bảng 3.4. Phân tích về trình độ của cán bộ, nhân viên................................... 31
Bảng 3.5. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên cai nghiện............................ 32
Bảng 3.6. Công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe................................................ 33
Bảng 3.7. Hỗ trợ nâng cao năng lực................................................................ 34
Bảng 3.8. Hỗ trợ dạy nghề và định hƣớng việc làm ....................................... 35
Bảng 3.9. Độ tuổi của học viên đang cai nghiện ma túy tại Cơ sở................. 37
Bảng 3.10. Tình trạng hôn nhân của học viên ................................................ 37
Bảng 3.11. Trình độ học vấn, chuyên môn của học viên................................ 39
Bảng 3.12. Tình trạng việc làm của học viên ................................................. 40
Bảng 3.13. Hoàn cảnh kinh tế của học viên.................................................... 40
Bảng 3.14. Tình trạng sử dụng ma túy của học viên ...................................... 41
Bảng 3.15. Loại ma túy sử dụng của học viên................................................ 42
Bảng 3.16. Hình thức sử dụng......................................................................... 43
Bảng 3.17. Tham gia điều trị nghiện, cai nghiện............................................ 43
Bảng 3.18. Nhu cầu của ngƣời nghiện tham gia các hoạt động CTXH.......... 44
Bảng 3.19. Tình trạng tham gia công tác xã hội của học viên........................ 44
Bảng 3.20. Tham gia một trong các hoạt động công tác xã hội...................... 46
Bảng 3.21. Hình thức tham gia sinh hoạt tại Cơ sở. ....................................... 47
Bảng 3.22. Đánh giá hoạt động CTXH đã triển khai...................................... 49
Bảng 3.23. Mức độ phục hồi của học viên sau thời gian tham gia hoạt động
công tác xã hội................................................................................................. 51
Bảng 3.24. Yếu tố do đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy .................................. 54
Bảng 3.25. Yếu tố từ cơ chế, chính sách đối với ngƣời nghiện ma túy.......... 57
Bảng 3.26. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy....................... 58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp về độ tuổi và tình trạng hôn nhân của học viên......... 38
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của học viên.................................................... 39
Biểu đồ 3.3. Tổng hợp về tình trạng việc làm và thu nhập của học viên ....... 41
Biểu đồ 3.4. Tình trạng tham gia công tác xã hội .......................................... 45
Biểu đồ 3.5. Đang tham gia một trong các hoạt động công tác xã hội .......... 46
Biểu đồ 3.6. Hình thức tham gia sinh hoạt ..................................................... 48
Biểu đồ 3.7. Đánh giá hoạt động công tác xã hội .......................................... 50
Biểu đồ 3.8. Mức độ phục hồi sau thời gian tham gia CTXH ....................... 52
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy ........................................... 54
1
MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Bộ Công an tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng
kết công tác năm 2017, triển khai công tác năm 2018 của Ủy ban Quốc gia
phòng, chống AIDS và phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm diễn ra ngày
08/12/2017, tính đến giữa tháng 11/2017 số ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý là 222.582 ngƣời, tăng 11.831 ngƣời so với cùng kỳ năm 2016. Trong
đó, 67,5% ngƣời nghiện đang sinh sống ngoài cộng đồng, 13,5% ngƣời
nghiện đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy, 19% ngƣời nghiện ở
trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng. Trong khi
50% ngƣời nghiện vẫn sử dụng heroin thì ở nhiều địa phƣơng có tỷ lệ trên
80% ngƣời nghiện chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp nhƣ: Trà Vinh
(90,7%), Đà Nẵng (86%, Quảng Trị (84%).
Theo thống kê của công an tỉnh Khánh Hòa, đến ngày 15/11/2017 số
ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý là 1.295 ngƣời, cụ thể: thành phố Nha Trang 445
ngƣời, thành phố Cam Ranh 183 ngƣời, huyện Diên Khánh 96 ngƣời, huyện
Vạn Ninh 194 ngƣời, thị xã Ninh Hòa 185 ngƣời, huyện Cam Lâm 50 ngƣời,
huyện Khánh Vĩnh 05 ngƣời. So với cuối năm 2016 tăng 102 ngƣời. Loại ma túy
sử dụng: Heroin 853 ngƣời (65,9%); Ma túy tổng hợp 312 ngƣời (24,1%); Cần
sa 130 ngƣời (10%). Có 101/140 xã, phƣờng, thị trấn ở 7/8 huyện, thị xã, thành
phố có ngƣời nghiện ma túy; trong đó có 20 đơn vị trọng điểm loại III, 01 đơn vị
trọng điểm loại II về ma túy.
Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời cai
nghiện đã làm rõ hơn các khái niệm, nội dung, phƣơng pháp, nhiệm vụ, vai
trò của công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy cai
nghiện, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định sức khỏe và cuộc sống.
Đề tài cũng chỉ ra những vấn đề lý luận chính về tiến trình công tác xã
hội nhóm, công tác xã hội cá nhân đối với ngƣời cai nghiện ma túy cũng nhƣ
vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội đối với nhiệm vụ này. Kết
quả nghiên cứu lý luận của đề tài góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về
công tác xã hội với ngƣời cai nghiện ma túy đang cai nghiện.
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện
ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ
2
sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa) có ý nghĩa quan trọng trong việc góp
phần vào việc giúp nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý và ngƣời nghiện
ma túy thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác xã hội, nhất là
công tác xã hội nhóm, cá nhân đối với ngƣời cai nghiện ma túy. Kết quả
nghiên cứu thực tiễn của đề tài cũng chứng tỏ, đối với ngƣời cai nghiện ma
túy thì việc ứng dụng công tác xã hội trong việc trợ giúp họ là phƣơng pháp
phổ biến, hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu hữu
ích cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã
hội tại trƣờng và cũng là tài liệu để gia đình, ngƣời nghiện ứng dụng trong các
hoạt động hỗ trợ điều trị nghiện ma túy. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng
làm cơ sở kiến nghị nhằm đƣa ra các chế độ, chính sách phù hợp cho ngƣời
cai nghiện ma túy và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động liên
quan trong điều trị nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu cũng là bƣớc khảo sát
đánh giá rất quan trọng về hiệu quả của việc điều trị nghiện tại các Cơ sở. Qua
đó các Cơ sở nhận ra các điểm yếu, các thiếu sót để có các giải pháp điều
chỉnh thích hợp, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong các hoạt động điều trị nghiện.
Trong quá trình triển khai hoạt động CTXH tại Cơ sở nhận thấy đây là
hoạt động rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ bản thân ngƣời
nghiện mà còn có ý nghĩa đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Cũng nhƣ một
ngƣời bình thƣờng, ngƣời nghiện cũng có tất cả các nhu cầu cần đƣợc đảm bảo,
họ có quyền đƣợc tiếp cận tất cả các dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay
ngƣời nghiện chƣa đƣợc đảm bảo đầy đủ các quyền của con ngƣời, họ chịu
nhiều thiệt thòi đặc biệt sự sự kỳ thị, xa lánh của gia đình và cộng đồng dẫn đến
các dịch vụ hỗ trợ đối với ngƣời nghiện chƣa đảm bảo.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu nghiên cứu thực trạng và giải pháp ứng
dụng khoa học về Công tác xã hội hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại
Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ sở cai nghiện
ma túy tỉnh Khánh Hòa) là hết sức cần thiết.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Trợ giúp cho ngƣời cai nghiện là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nhằm
giúp cho họ có đƣợc những điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu cai nghiện,
nâng cao năng lực và phát huy đƣợc những thế mạnh của bản thân, vƣợt qua
mặc cảm, tự ti để vƣơn lên trong cuộc sống, cho nên vấn đề này đã đƣợc rất
nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, cách nhìn khác nhau.
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều ấn phẩm đƣợc đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận
tốt nghiệp đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho ngƣời cai nghiện:
1. Trên thế giới
Nghiên cứu “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các dịch vụ dành
cho người sử dụng ma túy” của Martin SS, Scapitti FR (1993). Đây là nghiên
cứu dựa trên sự phối kết hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp cận mô
hình quản lý trƣờng hợp với ngƣời sử dụng ma túy để tìm hiểu về hiệu quả
trong việc kết nối, điều phối các dịch vụ dành cho ngƣời sử dụng ma túy.[28]
Callahan R.J (1997) trong “Addition - Anxiety conection” đã nghiên
cứu vấn đề nghiện và tác nhân nghiện bằng quan điểm tiếp cận tâm lý trị liệu
nhận thức. Với quan điểm này, ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và
thôi thúc một số ngƣời sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc
tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. Đồng thời đã phát hiện ra mối liên hệ giữa
nghiện và sự sợ hãi. Với phát hiện này đã giúp tìm ra phƣơng pháp chữa trị
cho hầu hết các nguyên nhân gây nghiện. Phƣơng pháp trị liệu này là tìm cách
vƣợt qua đƣợc sự lo hãi và gọi đó là: Liệu pháp trƣờng tƣ duy.[27]
Richardson, Myers, Bing (2002) cho rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm
giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. Nếu nhƣ sự nhận thức về cái
tôi hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết
hiện tƣợng là đại diện thì cái tôi phải có thêm tác nhân khác đi kèm nữa mới
dẫn đến nghiện. Tác nhân đó có thể là những đau đớn về sự thất bại của cá
nhân. Trong quá trình nghiên cứu ở nhiều đối tƣợng khác nhau đã thấy có một
mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất
4
bại cá nhân. Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã
dùng chất gây nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng nhƣ
những trải nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối
liên hệ giữa nghiện với tự nhận thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở
đƣờng cho việc trị liệu ngƣời nghiện ở chính “cái tôi” của họ để họ có khả
năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống.[29]
Tài liệu này đã giúp cho nhóm nghiên cứu triển khai các hoạt động sinh
hoạt nhóm và tƣ vấn tâm lý giúp cho ngƣời nghiện trải nghiệm lại những vấn
đề mà họ đã trải qua. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp can thiệp tốt nhất đối với
ngƣời nghiện, giúp họ nhận ra vấn đề của chính họ.
2. Tại Việt Nam
Hai tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, “Tâm lý
học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí
Minh”, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của nhiều
tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo
đức xã hội dành cho những ngƣời liên quan đến nghiện ma túy. Các tác giả
cho rằng, ngƣời nghiện là ngƣời rối loạn về tâm lý, không làm chủ đƣợc hành
vi của mình, từ không làm chủ đƣợc bản thân, họ hành động chủ yếu theo
ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách, tha
hóa, rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và
phát triển nhân cách ngƣời cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào
thái độ, tình thƣơng, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân
ngƣời nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân
cách cho ngƣời cai nghiện và những giải pháp giúp ngƣời sau cai nghiện ma
túy trở về với gia đình, cộng đồng đƣợc thực hiện bằng biện pháp tâm lý.[19]
Tác giả Phan Thị Mai Hƣơng, “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và
hoàn cảnh xã hội” (2005) là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma
tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý
luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hƣởng của chúng
trong việc nghiên cứu hành vi của ngƣời nghiện ma tuý, cũng nhƣ quan điểm
về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc
điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối
quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình đƣợc
5
tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trƣờng gia đình gắn với vị thế kinh tế, xã hội
có ảnh hƣởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện
ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành
vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa
tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hƣớng về
hƣớng giáo dục và ứng xử thích hợp với ngƣời nghiện ma tuý cũng nhƣ góp
phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.[18]
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma
túy tại Cơ sở giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức
Hạnh” đã phân tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của ngƣời nghiện ma tuý lần
đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hƣởng đến lý do nghiện ma túy
lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của
bạn bè có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của ngƣời nghiện.
Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, ngƣời nghiện càng dễ
dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm
hơn.[15]
Các nghiên cứu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Chemonics (2012) đã đƣa ra số
liệu liên quan đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm
thỏa mãn ngƣời cai nghiện ma túy cho ngƣời sau cai nghiện ma túy những khó
khăn, thách thức từ các mô hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề xuất cho
Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ học nghề, thỏa mãn nhu cầu việc làm
của ngƣời cai nghiện ma túy. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đi theo hƣớng
nghiên cứu xã hội học chứ chƣa đi sâu nghiên cứu nhu cầu việc làm của ngƣời
cai nghiện ma túy dựa trên lý luận khoa học tâm lý. Đặc biệt chƣa xây dựng
đƣợc thang đo mức độ biểu hiện nhu cầu việc làm dƣới góc độ tâm lý học (Tạp
chí phòng chống tệ nạn xã hội tháng 8 năm 2012, Hà Nội).
Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Tài liệu công tác xã hội với nhóm, sách phát
hành tại trƣờng Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh trình bày các phƣơng pháp
xã hội nhóm đối với các thân chủ có cùng vấn đề, môi trƣờng sinh hoạt này ảnh
hƣởng đến sự thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực. Sự tham gia tích cực của
các thành viên nhóm giúp điều hòa nhóm. Qua đó đánh giá sự chuyển biến
hành vi của từng cá nhân cũng nhƣ quá trình phát triển của nhóm. Mục tiêu đạt
6
đƣợc hay không phụ thuộc vào thực tế, am hiểu năng động nhóm. Kỹ năng can
thiệp của nhân viên công tác xã hội giúp giải quyết vấn đề và thực hiện đúng
vai trò của mình.[16]
Tại Khánh Hòa nói riêng, cũng nhƣ ở Việt Nam, hiện nay đã áp dụng
rất nhiều hình thức, phƣơng pháp cai nghiện nhƣng hiệu quả thấp, số ngƣời
tuân thủ điều trị không nhiều, tỷ lệ tái sử dụng ma túy ở mức rất cao. Ứng
dụng công tác xã hội trong điều trị nghiện ma túy là vấn đề khá mới ở Việt
Nam. Nghề công tác xã hội cũng là một nghề mới và chƣa phổ biến nên việc
triển khai các hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy còn
rất nhiều hạn chế. Nhận thấy việc triển khai các hoạt động công tác xã hội,
đặc biệt là công tác xã hội nhóm, cá nhân đối với ngƣời cai nghiện đang điều
trị nghiện tại các Cơ sở cai nghiện có ý nghĩa thiết thực, mang tính thực tiễn
cao nên triển khai nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện từ cơ sở lý luận đến
thực tiễn sẽ đƣa ra các giải pháp phù hợp trong việc điều trị nghiện ma túy.
Vì CTXH hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy ở Việt Nam là một
lĩnh vực mới, trƣớc đây hệ thống các trƣờng Đại học trên cả nƣớc không có
nội dung này. Mới đây trƣờng Đại học Lao động xã hội phối hợp với Bộ Lao
động – Thƣơng binh và Xã hội xây dựng nội dung chƣơng trình về CTXH đối
với ngƣời nghiện ma túy và chính thức đƣa vào đào tạo. Đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức, ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực này vì thế cũng
không có chuyên môn, từ năm 2016 đến nay đội ngũ cán bộ CCVCNLĐ làm
việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy bắt đầu tham gia các lớp tập huấn ngắn
hạn về công tác điều trị nghiện để có hình dung đầy đủ về công việc của
mình. Chính vì vậy những tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam đa
số vẫn đang ở vấn đề lý luận là chính, vấn đề ứng dụng thực tiễn còn thiếu.
Những nghiên cứu trên có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn cho đề tài tham khảo để trên
cơ sở đó vận dụng với thực tế của Cơ sở để có một đề tài nghiên cứu kết hợp
lý luận với thực tiễn. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
7
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học về CTXH
trong hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Lao
động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa).
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nội dung 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
- Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách của đề tài
2. Nội dung 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với
ngƣời nghiện ma túy
- Một số khái niệm liên quan
- Công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy
3. Nội dung 3. Thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ
sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
- Khái quát về Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
- Thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện
ma túy tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá thực trạng những yếu tố tác động đến hoạt động CTXH đối
với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố
4. Nội dung 4. Xây dựng mô hình và trình diễn mô hình
Mô hình ứng dụng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai
nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
8
5. Nội dung 5. Giải pháp ứng dụng khoa học về CTXH trong hỗ trợ
điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy từ thực tiễn
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi về thời gian: Từ ngày 4/2017 đến 8/2018
2. Phạm vi về không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
3. Phạm vi về đối tƣợng
- Nghiên cứu về lý luận và thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma
túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
- Nghiên cứu về lý luận và thực trạng những yếu tố tác động đến hoạt
động CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh
Khánh Hòa.
4. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
- 100 học viên đang cai nghiện tại Cơ sở
- 20 Cán bộ, nhân viên đang làm việc Cơ sở
- 02 Cán bộ quản lý của Cơ sở
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong công tác xã hội hỗ trợ cho
ngƣời nghiện ma túy gồm hỗ trợ một cách toàn diện tất cả các mặt, các lĩnh
vực liên quan đến ngƣời nghiện. Tuy nhiên với điều kiện nghiên cứu trong
thời gian ngắn và giới hạn trong Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa nên
đề tài chỉ tập trung hỗ trợ cho bản thân ngƣời đang cai nghiện tại Cơ sở chƣa
thực hiện đƣợc các vấn đề kết nối điều trị với cộng đồng và điều trị cho gia
đình ngƣời nghiện.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Xác định những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với
ngƣời cai nghiện ma túy.
2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai
nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
9
3. Đề xuất giải pháp ứng dụng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện
ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Là phƣơng pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các
tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Phƣơng pháp này đƣợc áp
dụng để phân tích các tài liệu nhƣ:
- Tra cứu các quy định của Quốc tế trong lĩnh vực điều trị cai nghiện
cho ngƣời nghiện chất; các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc về ngƣời nghiện ma túy và các dịch vụ hỗ trợ đối với họ ví dụ nhƣ:
Luật phòng, chống ma túy; Luật giáo dục; Luật việc làm, Đề án về công tác
đổi mới công tác cai nghiện ma túy của Chính phủ đến năm 2020, Nghị định
của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy.
- Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan,
tổ chức có liên quan đến vấn đề của ngƣời nghiện ma túy và CTXH hỗ trợ cho
ngƣời nghiện ma túy.
- Nghiên cứu một số công trình của các tác giả nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc về CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy hiện nay.
2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách
lập một bảng hỏi cho nhóm đối tƣợng cần nghiên cứu trong một không gian,
thời gian nhất định.
Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi đối với 100 khách thể là ngƣời nghiện
ma túy đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa để tìm
hiểu thực trạng hoàn cảnh, nhu cầu, đánh giá mức độ thích ứng của họ đối với
công tác xã hội đang triển khai tại Cơ sở.
3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà
nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những
mong muốn, nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung cấp
thông tin thông qua chính ngôn ngữ và thái độ của ngƣời ấy.
10
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số ngƣời nghiện, cán bộ nhân viên
và cán bộ lãnh đạo quản lý đang công tác tại Cơ sở để tìm hiểu sâu hơn, lý
giải nguyên nhân về các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Phƣơng pháp tiến hành phỏng vấn sâu 22 khách thể, trong đó gồm 02
cán bộ lãnh đạo và 20 cán bộ, nhân viên công tác xã hội có liên quan đến hoạt
động công tác xã hội cho ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy
tỉnh Khánh Hòa.
4. Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát là một phƣơng pháp mang tính chọn lựa, có hệ
thống và có mục đích để nhìn và lắng nghe về một tƣơng tác hay một hiện
tƣợng khi nó xảy ra. Quan sát là một cách để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Quan sát về môi trƣờng sống, sinh hoạt hằng ngày, thái độ giao tiếp của
ngƣời nghiện, nhân viên công tác xã hội với ngƣời xung quanh.
Trực tiếp tham gia các hoạt động công tác xã hội đang diễn ra tại Cơ
sở. Quan sát các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện đang thực hiện, trực tiếp
quan sát nhân viên công tác xã hội, ngƣời nghiện ma túy để đánh giá thái độ,
chất lƣợng, hiệu quả của tiến trình công tác xã hội.
Chủ nhiệm đề tài sẽ trực tiếp, thƣờng xuyên quan sát hoạt động điều trị
nghiện tại Cơ sở, trực tiếp tham gia 10 buổi sinh hoạt, 10 buổi tƣ vấn cá nhân.
5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra và số
liệu thống kê. Cụ thể nghiên cứu sẽ sử dụng chƣơng trình Excel để xử lý số liệu.
6. Phƣơng pháp tham quan, học tập kinh nghiệm.
Tham quan, học tập kinh nghiệm là một phƣơng pháp học tập thực tế
để các thành viên tham gia học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các mô
hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó để rồi áp dụng vào
cuộc sống, công việc của cơ quan mình.
Chủ nhiệm đề tài và các thành viên trực tiếp đến tham quan, học tập
kinh nghiệm ứng dụng công tác xã hội trong điều trị nghiện tại các Cơ sở tỉnh bạn.
11
7. Phƣơng pháp tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.
Hội thảo là cuộc thảo luận về một hoặc một số vấn đề nào đó có tính
khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mục đích của hội thảo là làm sáng
tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, đề xuất, kiến nghị hoặc dự báo
vấn đề một cách có cơ sở khoa học.
Nội dung của cuộc hội thảo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cấp bách của
công tác điều trị nghiện hiện nay, giúp nhóm nghiên cứu định hƣớng và lựa
chọn phƣơng pháp giải quyết những khó khăn đang đặt ra.
Chủ nhiệm đề tài tổ chức 02 buổi hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia,
các tham luận và các báo cao thực tiễn của các thành viên tham gia hội thảo.
12
Chƣơng 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CTXH ĐỐI VỚI NGƢỜI
NGHIỆN MA TÖY
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm ma túy
- Theo Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH ngày
23/7/2013 đã giải thích một số từ ngữ: Chất ma túy là các chất gây nghiện,
chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với ngƣời sử dụng. Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần
kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
đối với ngƣời sử dụng...
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đƣa ra định nghĩa: Ma tuý là bất
cứ chất nào khi đƣa vào cơ thể con ngƣời có tác dụng làm thay đổi một số
chức năng của cơ thể và làm cho con ngƣời lệ thuộc vào nó.
- Theo Liên hợp quốc: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp, khi đƣa vào cơ thể con ngƣời nó có tác dụng làm thay đổi trạng
thái, ý thức và sinh lý. Nếu lạm dụng ma tuý con ngƣời sẽ phụ thuộc vào nó,
khi đó gây tổn thƣơng, nguy hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng.
- Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam: Ma tuý bao gồm: nhựa cây thuốc
phiện; nhựa cần sa; cao côca; lá, hoa, quả của cây cần sa; lá cây côca; quả
thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tƣơi; herôin; côcain; các chất ma tuý khác ở
thể lỏng; các chất ma tuý ở thể rắn.
- Theo Từ điển tiếng Việt: ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng
gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dần quen thành nghiện.
Nhƣ vậy Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi
đƣợc đƣa vào cơ thể con ngƣời, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức
và sinh lý của ngƣời đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con ngƣời sẽ lệ thuộc vào nó,
khi đó gây tổn thƣơng và nguy hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng.
13
1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy
- Sổ tay chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) định nghĩa
về nghiện nhƣ sau: “Các triệu chứng bao gồm hiện tƣợng dung nạp (cần phải
tăng liều lƣợng sử dụng để đạt đƣợc khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các
triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng và tiếp
tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những ngƣời khác”. Bản chất
của nghiện ngoài những khía cạnh liên quan đến hành vi, tâm lý và xã hội,
nghiện là một căn bệnh làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử
dụng ma túy nhiều lần.
- Theo tổ chức y tế thê giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một ngƣời sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc đƣơng sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có đƣợc những hiệu ứng ma tuý về mặt
tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình
trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tƣợng quen ma tuý hoặc không, và
một ngƣời có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.
- Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm nghiện ma túy trong
Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt: Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020:
Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma
túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm
lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma
túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
1.1.3. Khái niệm ngƣời nghiện ma túy
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH ngày
23/7/2013: Ngƣời nghiện ma túy là ngƣời sử dụng chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
1.1.4. Khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy.
Trong đề tài này xác định khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy nhƣ sau:
Ngƣời cai nghiện ma tuý là ngƣời đang sử dụng các biện pháp để chấm
dứt việc sử dụng ma tuý, không còn lệ thuốc vào các chất ma tuý gây nghiện.
14
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội
- Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Công tác xã hội là một nghề, một
hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng
nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng
thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. (Bùi Thị Xuân Mai, 2012)[4]
- Khái niệm nhóm: Nhóm là tập hợp những con ngƣời có hành vi tƣơng
tác nhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí, vai trò để thực hiện
các mục tiêu chung.[22]
- Khái niệm công tác xã hội nhóm: Công tác xã hội nhóm nhóm là
phƣơng pháp trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cƣờng, củng cố chức năng
xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với
các vấn đề của cá nhân.[22]
- Khái niệm hỗ trợ xã hội: Tài liệu tập huấn của Trung tâm sáng kiến và
phát triển cộng đồng (SCDI) định nghĩa: Hỗ trợ xã hội là một tiến trình tƣơng
tác giữa nhân viên hỗ trợ và NSDMT nhằm nâng cao khả năng đối phó vấn
đề, tăng cƣờng sự tự tin, phát triển lòng tự trọng thông qua việc kết nối
NSDMT tới các nguồn lực của gia đình, cộng đồng và xã hội. Từ đó giúp
NSDMT giải quyết các vấn đề, đáp ứng các nhu cầu và phát triển một cách
độc lập và bền vững.
1.2. Các thuyết ảnh hƣởng đến công tác xã hội nhóm
- Thuyết hệ thống: Nhóm là hệ thống các yếu tố tƣơng tác lẫn nhau.
Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc
lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng nhƣ một thể thống nhất, huy động
tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu để đƣợc tồn tại.
- Thuyết Tâm lý năng động: Nhóm ảnh hƣởng lên hành vi con ngƣời:
Freud (1922) và Frank Moreno (Psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá
nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại các mâu thuẫn chƣa
đƣợc giải quyết.
- Thuyết học hỏi (Bandurra, 1977): Hành vi của thành viên nhóm đóng
vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử nhƣ thế nào đó và
15
B đồng tình thì A tiếp tục ứng xử nhƣ thế, còn ngƣợc lại thì A sẽ không ứng
xử nhƣ thế trong tƣơng lai.
- Thuyết hiện trường (Field): Kurt Lewin (1947): Nhóm có khoảng
không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó và vƣợt qua
các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm: Vai trò, quy tắc,
quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp.
- Thuyết trao đổi xã hội: Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên
nhóm. Đối với cá nhân, quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa
thƣởng và phạt xuất phát từ các hành vi.
1.3. Nhu cầu chung và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy
1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con ngƣời
Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh tính tích cực
hoạt động của con ngƣời, là trạng thái tâm lý khi cá nhân cảm thấy cần phải
có những điều kiện nhất định để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình,
trạng thái tâm lý đó kích thích tính tích cực hoạt động của con ngƣời nhằm đạt
đƣợc những điều mình muốn.
Hình 1. Thang nhu cầu của Maslow
Nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời: nhu cầu thể chất và sinh lý . Đó là
những nhu cầu về ăn, ở, mặc… đây là mạnh mẽ nhất vì sự sống của con ngƣời
phụ thuộc vào những điều này. Ngƣời bình thƣờng nên có đầy đủ những nhu
cầu này, ngoài ra họ còn rất cần có những nhu cầu vật chất thiết thực hơn cho
sức khỏe của họ.
Khi các nhu cầu về thể chất, sinh lý đƣợc đảm bảo và các yếu tố này
16
không còn chi phối đến suy nghĩ và hành vi thì con ngƣời có thể tập trung vào
nhu cầu đƣợc an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về
thể trạng, an toàn trong quá trình điều trị nghiện…
Khi con ngƣời cảm thấy tƣơng đối an toàn và yên tâm, họ sẽ hƣớng đến
nhu cầu yêu thƣơng, đƣợc yêu mến. Con ngƣời nhận đƣợc sự yêu thƣơng, quý
mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với những ngƣời xung quanh nhƣ:
những ngƣời thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng đồng, đồng
nghiệp và cả những ngƣời chăm sóc, yêu thƣơng.
Khi các nhu cầu nêu trên đã đƣợc đảm bảo thì nhu cầu đƣợc quý trọng
sẽ là một tất yếu. Mọi ngƣời đều mong muốn đƣợc ngƣời khác yêu thƣơng,
quý trọng. Điều này làm cho họ cảm thấy hạnh phúc, họ thấy đƣợc giá trị của
cuộc sống, giá trị của chính bản thân họ. Mỗi ngƣời sẽ cảm thấy tự tin hơn,
yêu thƣơng ngƣời khác hơn, sống có trách nhiệm đối với bản thân, ngƣời thân
và cộng đồng.
Khi các nhu cầu nêu trên đƣợc thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu
đƣợc tự khẳng định của con ngƣời xuất hiện. Nhu cầu tự khẳng định chính là
nhu cầu khẳng định chính mình mong muốn và đƣợc làm những việc mọi
ngƣời muốn làm. Trong cuộc sống, khi nhu cầu tự khẳng định mình tăng lên
chính là lúc con ngƣời nhìn nhận rõ nhất bản thân của họ, họ xác định tâm lý
vững vàng, khẳng định bản thân, quyết đoán, bản lĩnh. Đây chính là lúc con
ngƣời đƣa ra các quyết định sáng suốt dẫn đến thành công trong cuộc sống.
1.3.2. Nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy
Cũng là con ngƣời, ngƣời nghiện ma túy cũng có nhu cầu chung nhƣ
mọi ngƣời khác. Tuy nhiên do bị lệ thuộc vào ma túy, họ có những đặc điểm
về sức khỏe, tinh thần, nhận thức, tâm lý, hành vi riêng nên họ còn có các nhu
cầu rất riêng.
- Nhu cầu được chăm sóc, phục hồi sức khỏe: Trải qua thời gian sử
dụng ma túy, ngƣời nghiện lệ thuộc một cách toàn diện vào chất gây nghiện,
sức khỏe giảm sút, suy kiệt, tinh thần hoang mang, hoảng loạn mất tự chủ.
Nhu cầu đầu tiên của ngƣời nghiện là mong muốn đƣợc chăm sóc, điều trị,
phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Họ mong muốn đƣợc nghỉ ngơi,
ăn uống, chăm sóc để sức khỏe dần dần hồi phục thể chất, tinh thần đƣợc thƣ
17
giãn. Họ luôn mong muốn có một sức khỏe nhƣ ngƣời bình thƣờng để đƣợc
sống, sinh hoạt, lao động và trƣớc hết là để đƣợc tồn tại.
- Nhu cầu về tài chính: Ngƣời nghiện ma túy có nhu cầu về tài chính rất
lớn, họ luôn muốn có tiền để mua ma túy sử dụng và nhu cầu cơ thể ngày
càng cao, chi phí để mua đủ ma túy dùng là rất lớn. Ngoài ra họ luôn cần tiền
để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, cho việc điều trị bệnh do sức khỏe
giảm sút... và đặc biệt là chi phí cho các cuộc hút, chích, ăn chơi, nhậu nhẹt,
thác loạn là vô cùng khủng khiếp. Họ cũng thƣờng là những ngƣời không
đảm bảo tài chính chi cho chính bản thân họ do không có việc làm thu nhập
ổn định. Từ đó, họ thƣờng bất chấp tất cả để có tiền chi trả cho nhu cầu của
bản thân. Họ luôn sẵn sàng phạm tội giết ngƣời, cƣớp của, trộm cắp, lừa đảo...
làm ảnh hƣởng đến tài sản, tính mạng của những ngƣời xung quanh, làm mất
trật tự an toàn xã hội.
- Nhu cầu được cảm thông, chia sẻ: Bên cạnh việc bị tổn thƣơng về sức
khỏe thể chất, tinh thần, ngƣời nghiện ma túy còn bị ngƣời thân, bạn bè, gia
đình và xã hội kỳ thị. Họ thƣờng bị xa lánh, xua đuổi, miệt thị....Trong thâm
tâm của họ luôn mong muốn đƣợc mọi ngƣời quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ họ.
Trong khía cạnh nào đó họ mong muốn đƣợc sống an toàn, đƣợc bao bọc, che
chở của những ngƣời xung quanh. Nhu cầu đƣợc cảm thông, chia sẻ yêu
thƣơng luôn tồn tại trong họ, thôi thúc họ nhƣ một sự thật hiển nhiên của cuộc sống.
- Nhu cầu về việc làm, thu nhập: Hiện nay, ở Việt Nam một ngƣời bình
thƣờng, đƣợc đào tạo tốt, có đạo đức tốt cũng không dễ có đƣợc việc làm ổn
định và có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhu cầu việc làm, thu nhập của
ngƣời nghiện ma túy gần nhƣ là không thể thực hiện. Họ chủ yếu làm các
công việc tay chân, có tính thời vụ, thu nhập thấp nhƣ: phụ hồ, xây dựng, làm
thuê, đi biển, làm nông, phụ giúp gia đình ... nhu cầu về việc làm của họ là
chính đáng và luôn là nhu cầu hàng đầu của họ để có cuộc sống ổn định, từ đó
tham gia các chƣơng trình điều trị nghiện thích hợp.
- Nhu cầu được tham gia điều trị nghiện: Do nhận thức chƣa đúng về
tình trạng nghiện cũng nhƣ loại ma túy sử dụng, ngƣời mới sử dụng ma túy
hoặc sử dụng trong thời gian ngắn đều không hiểu hết tác hại của ma túy nên
không muốn tham gia điều trị nghiện, đôi khi còn chống đối khi đƣợc ngƣời
thân, gia đình đƣa đi cai nghiện. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng dẫn đến
18
nghiện và thậm trí nghiện rất nặng. Lúc này ngƣời nghiện mới nhận ra tác hại
của ma túy, cơ thể bị hủy hoại, tinh thần bị hoảng loạn. Đây chính là lúc nảy
sinh nhu cầu đƣợc tham gia điều trị nghiện. Ngƣời nghiện nảy sinh mong
muốn sức khỏe, tinh thần đƣợc phục hồi để trở lại cuộc sống bình thƣờng.
Lúc này nhu cầu bức thiết của họ là đƣợc tham gia chƣơng trình điều trị
nghiện thích hợp. Nhu cầu này nảy sinh nhƣ một sự tất yếu khách quan.
Ngƣời nghiện ma túy chỉ tích cực tham gia điều trị nghiện khi họ nhận ra
đƣợc nhu cầu của chính bản thân họ.
- Nhu cầu được tự khẳng định: Cũng nhƣ mọi ngƣời, ngƣời nghiện ma
túy luôn muốn tự khẳng định mình. Nhất là khi họ đang tích cực tham gia một
chƣơng trình điều trị nghiện. Họ luôn biết không dễ từ bỏ ma túy nhƣng họ có
sự nỗ lực bản thân, họ muốn khẳng định cho mọi ngƣời biết là họ hoàn toàn
có khả năng từ bỏ đƣợc ma túy. Một số ngƣời nghiện thật sự quyết tâm họ đã
bỏ đƣợc ma túy, không chỉ vậy họ tích cực, hăng say lao động sản xuất, làm
việc để lo cho bản thân và cả gia đình họ. Nhu cầu tự khẳng định nảy sinh
trong suy nghĩ, hành động của ngƣời nghiện ma túy, ngƣời sau cai nghiện ma
túy là tín hiệu lạc quan cho một ngƣời đi từ nghiện ngập đến thành công trong
cuộc sống.
1.4. Các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy
- Nghị định 80/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 147/2003/NĐ-CP về cai
nghiện ma túy tự nguyện và Nghị định 135/2004/NĐ-CP về áp dụng biện
pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh… đã đƣợc Chính phủ ban hành ngày
17/5/2018. Trong đó quy định chính sách hỗ trợ với ngƣời cai nghiện ma túy
tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đƣợc hƣởng các chính
sách hỗ trợ sau:
+ Nhà nƣớc bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm
thần cho ngƣời cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy
công lập;
+ Nhà nƣớc hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực
hiện các dịch vụ xét nghiệm; điều trị nhiễm trùng cơ hội đối với thƣơng binh,
ngƣời nghèo, ngƣời cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi; ngƣời nhiễm chất độc hóa học…
+ Địa phƣơng hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt ít
nhất bằng 70% định mức đối với ngƣời nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp
19
đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…
+ Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tối thiểu là 06 tháng, gồm: Điều
trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe; giáo dục, phục hồi hành vi, nhân
cách; lao động trị liệu, tƣ vấn hƣớng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập
cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
+ Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và phục
hồi sức khỏe tối thiểu là 20 ngày.
- Điều 27 Luật Thanh niên 2005, số 53/2005/QH11 quy định Chính
sách của Nhà nƣớc đối với thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm
HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo:
+ Có chính sách cho thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật đƣợc học
văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm phù hợp, đƣợc hƣởng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ; đƣợc miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục công lập;
đƣợc miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nƣớc;
tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao.
+ Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau
cải tạo đƣợc tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn
hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xoá bỏ mặc cảm vƣơn lên hoà nhập cộng đồng.
+ Thanh niên nhiễm HIV/AIDS không có nơi nƣơng tựa hoặc gia đình
không có điều kiện chăm sóc đƣợc tổ chức chăm sóc tại các cơ sở do Nhà
nƣớc, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm
sóc, giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật, thanh niên nhiễm
HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo hoà nhập cộng đồng.
- Điều 14 Nghị định 120/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn thực hiện Luật Thanh
niên quy định nhƣ sau:
+ Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo đƣợc chính quyền
cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tƣ vấn về nghề nghiệp, việc làm; tạo
điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện
tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng.
+ Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo của hộ nghèo hoặc
gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn đƣợc chính quyền địa phƣơng xác
20
nhận, khi học nghề đƣợc áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị
định này
- Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
12/8/2010 hƣớng dẫn chế độ hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại
nơi cƣ trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại
trung tâm quản lý sau cai nghiện. Chế độ hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện
ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú:
+ Hỗ trợ tƣ vấn: Ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại nơi cƣ trú đƣợc tƣ vấn
miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma tuý, tái hoà
nhập cộng đồng.
Chi hỗ trợ cho ngƣời đƣợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn (sau đây gọi là cấp xã) phân công trực tiếp tham gia quản lý sau cai
nghiện ma tuý (theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 94/2009/NĐ-CP) tƣ
vấn về tâm lý, xã hội cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý với mức nhƣ sau:
20.000 đồng/buổi tƣ vấn/ngƣời sau cai nghiện ma tuý; 30.000 đồng/buổi tƣ
vấn/nhóm ngƣời sau cai nghiện ma tuý (từ hai ngƣời trở lên).
+ Hỗ trợ học nghề: Ngƣời sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học
nghề đƣợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí
học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/ngƣời/khóa học nghề.
Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của ngƣời sau cai nghiện
ma tuý và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp xã xem xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý.
+ Các mức hỗ trợ quy định tại Điều này là mức tối thiểu, tuỳ theo khả
năng, điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ
trợ cao hơn để tạo điều kiện cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý có việc làm, thu
nhập ổn định.
1.5. Các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy
- Nhân viên hỗ trợ xã hội: Là ngƣời có kinh nghiệm chuyên môn và
đƣợc đào tạo cơ bản về các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ xã hội với ngƣời nghiện
chất. Thông qua các triết lý, nguyên tắc, nhân viên xã hội sẽ hỗ trợ ngƣời
nghiện ma túy nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, kết nối, điều phối các
nguồn lực nhằm hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy giải quyết vấn đề và đáp ứng
21
những nhu cầu thiết thực của họ. Ngoài ra nhân viên hỗ trợ xã hội còn tƣơng
tác với các nhóm, cơ quan, tổ chức nhằm tạo ra môi trƣờng hỗ trợ tốt nhất cho
ngƣời nghiện chất.
- Dịch vụ xã hội: Là hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng
đồng để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm
đảm bảo các giá trị và chuẩn mực đƣợc xã hội thừa nhận (Thuật ngữ an sinh
xã hội Việt Nam, 2011)
- Các hoạt động hỗ trợ xã hội với ngƣời sử dụng ma tuý: Để ngƣời
nghiện ma túy có thể đƣợc điều trị, đặc biệt là phục hồi, công tác hỗ trợ xã hội
cho ngƣời sử dụng ma túy bao gồm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, học nghề, tìm/
tạo việc làm; hỗ trợ gia đình ngƣời nghiện để giảm bớt căng thẳng cho gia
đình do liên quan đến sử dụng ma túy và giúp đỡ con em điều trị phục hồi; hỗ
trợ các nhóm bao gồm các nhóm có cùng đặc điểm và sở thích trong điều trị,
phục hồi; hỗ trợ pháp lý; sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ chuyển gửi, kết nối
1.6. Vai trò của nhân viên hỗ trợ xã hội
- Vai trò hỗ trợ nâng cao năng lực cho ngƣời nghiện ma túy. Nhân viên
xã hội sẽ là ngƣời đồng hành cùng ngƣời nghiện ma túy và luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy giải quyết các vấn đề của
họ. Nhân viên xã hội trong vai trò này sẽ làm các hoạt động cụ thể nhƣ tác
động, rỡ bỏ các rào cản ngăn việc ngƣời sử dụng ma túy tiếp cận các dịch vụ
cai nghiện; huy động các nguồn lực, giúp họ một số công việc giấy tờ hành
chính để hỗ trợ ngƣời sử dụng ma túy cai nghiện và vƣơn lên trong cuộc sống.
Ví dụ nhƣ ngƣời nghiện ma túy đã cai nghiện thành công và có nguyện vọng
muốn tìm việc làm. Tuy nhiên việc khai hồ sơ giấy tờ khá phức tạp. Nhân
viên xã hội trong vai trò này sẽ cùng ngƣời nghiện ma túy hoàn thiện các giấy
tờ hồ sơ để giúp họ có đủ điều kiện nhận việc làm.
- Vai trò kết nối: Với vai trò này, nhân viên xã hội sẽ dựa trên những
nhu cầu thiết thực của ngƣời nghiện ma túy để kết nối và hỗ trợ họ tiếp cận,
sử dụng có hiệu quả những dịch vụ xã hội. Nhân viên xã hội ở đây sẽ đóng
vai trò nhƣ “chiếc cầu” kết nối giữa những nhu cầu thiết thực của ngƣời
nghiện ma túy và những dịch vụ đƣợc cung cấp. Trên thực tế nhiều trƣờng
hợp do không biết thông tin hoặc do ngại ngần và chƣa hiểu đúng ý nghĩa
hoặc chƣa đủ những thủ tục nhất định nên đã không tiếp cận các dịch vụ. Nhƣ
22
vậy nhân viên xã hội sẽ tìm hiểu những lý do từ đó hỗ trợ tối đa để kết nối
những nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy tới đƣợc những dịch vụ cần thiết cho
việc giải quyết vấn đề của họ và phát triển trong cuộc sống sau này.
- Vai trò tƣ vấn: Trong quá trình cai nghiện, ngƣời nghiện ma túy sẽ
phải đƣơng đầu với rất nhiều vấn đề. Nhận đƣợc sự hỗ trợ tƣ vấn sẽ giúp họ
tự tin và giải quyết các vấn đề của họ tốt hơn. Ví dụ nhƣ việc tƣ vấn về pháp
luật, tƣ vấn về các mô hình cai nghiện, tƣ vấn về một số phƣơng pháp cai
nghiện cơ bản và những tƣ vấn khác sẽ rất hữu ích. Ngoài ra trong nhiều
trƣờng hợp cấp bách hoặc ngƣời nghiện ma túy đang rơi vào trạng thái hoang
mang, lo lắng, hoảng sợ… nhƣ vậy việc đƣa ra những lời tƣ vấn sẽ rất hữu ích
đối với họ.
- Vai trò huy động nguồn lực: Ngƣời sử dụng ma túy ngoài nỗ lực của
bản thân thì vẫn cần rất nhiều các nguồn lực khác để hỗ trợ họ. Nguồn lực ở
đây bao gồm cả những nguồn lực vật chất và tinh thần từ phía gia đình, hàng
xóm, cộng đồng và xã hội. Trên thực tế việc huy động nguồn lực ngoài lợi ích
mang lại sự hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy thì còn tạo ra đƣợc những nhận
thức chung sự đoàn kết trong cộng đồng, hàng xóm trong việc hỗ trợ ngƣời sử
dụng ma túy.
- Vai trò biện hộ: Là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho ngƣời nghiện ma túy
để họ đƣợc hƣởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong
những trƣờng hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ đƣợc
hƣởng. Xét theo quan điểm tiếp cận theo Quyền, rõ ràng ngƣời sử dụng ma
túy vẫn là con ngƣời và cần đƣợc nhận những dịch vụ và cần đƣợc đảm bảo
những lợi ích chính đáng của họ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhƣ sự kỳ thị, thiếu hiểu biết và những thủ tục hành chính nên nhiều trƣờng
hợp ngƣời sử dụng ma túy không đƣợc đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ.
Điều đó làm hạn chế khả năng phục hồi cũng nhƣ hòa nhập cộng đồng.
- Vai trò truyền thông: Việc hiểu đúng đắn về ngƣời sử dụng ma túy là
điều rất quan trọng để giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chỉ khi ngƣời
nghiện ma túy đƣợc sống trong một môi trƣờng lành mạnh, đƣợc nhận sự hỗ
trợ tối đa từ cộng đồng và những ngƣời xung quanh thì việc cai nghiện mới
đƣợc hiệu quả. Muốn có đƣợc điều đó, nhân viên hỗ trợ xã hội cần thực hiện
tốt vai trò truyền thông trong cộng đồng và xã hội. Thực hiện vai trò truyền
23
thông, nhân viên xã hội cần nắm chắc các kiến thức truyền thông cũng nhƣ
biết cách làm việc với các bên để truyền thông thực sự mang lại hiệu quả.
Qua nghiên cứu một số khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, ngƣời
nghiện ma túy, công tác xã hội, hỗ trợ xã hội, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của
ngƣời nghiện ma túy. Ngoài ra cũng đã làm rõ các chính sách hỗ trợ và hoạt
động hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy. Sự cần thiết phải đƣa công tác xã
hội hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy vì có nhƣ vậy mới giúp ngƣời
nghiện ma túy có cơ hội tiếp cận các dịch vụ và hòa nhập bền vững. Để làm
đƣợc nhƣ vậy cần nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng CTXH hỗ trợ cho
ngƣời nghiện và có giải pháp phù hợp với thực tiễn.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGIỆN MA TÖY
2.1. Yếu tố đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy
Ngƣời nghiện ma túy có những thay đổi về suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc
và hành vi do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt thể chất
hoặc bị lệ thuộc cả hai. Tùy theo những chất gây nghiện khác nhau mà họ có
những biểu hiện khi có ma túy và khi không có ma túy khác nhau. Khi thiếu
ma túy, ngƣời nghiện dễ nổi nóng, cáu gắt, thậm chí không thể kiểm soát
đƣợc những suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ gây ra những tổn thƣơng
cho ngƣời khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hƣởng xấu đến gia
đình và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi tỉnh táo, họ nhận thức đƣợc tác hại
của việc nghiện ma túy, đôi khi cũng có những mong muốn điều trị nghiện và
thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhƣng có
nhiều lý do nhƣ cám dỗ của ma túy quá lớn trong khi họ không có đủ ý chí
nghị lực vƣợt qua, bế tắc trong đời sống, kinh tế, xã hội nên họ sẽ quay trở lại
tái nghiện. Hiện nay, nhiều trƣờng hợp ngƣời nghiện nghiện nhiều loại túy
khác nhau nhƣ: ma túy tổng hợp, methadone, ma túy đá, cỏ mỹ, cần sa hoặc
sử dụng nhiều loại ma túy cùng lúc gây khó khăn trong việc lựa chọn liệu
pháp điều trị, rất dễ tái sử dụng và tái nghiện. Môi trƣờng xã hội chƣa an toàn,
việc tìm mua ma túy, tiếp cận ma túy khá dễ dàng làm cho ngƣời nghiện khó
từ bỏ ma túy.
Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, ngƣời nghiện ma
túy luôn lệ thuộc vào chất gây nghiện nên họ có nhiều thay đổi về nhận thức,
24
tâm lý và hành vi. Họ luôn có nhận thức tiêu cực về bản thân, gia đình và xã
hội. Thể chất, tinh thần bị lệ thuộc vào ma túy nên họ luôn có tâm lý không ổn
định, thiếu lý trí, thiếu tự tin, họ có nhiều hành vi không phù hợp, lệch chuẩn
làm ảnh hƣởng đến sức khỏe bản thân họ, gia đình và xã hội.
Khi mới sử dụng: Cảm giác cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, lo sợ,
mặc cảm mình bị ghét bỏ. Từ đó có thể dẫn đến những hành vi nhƣ: tiếp tục
sử dụng ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng, ngại
giao tiếp; lừa dối; phản kháng, bỏ nhà đi. Đặc biệt, do tính lệ thuộc ma túy
nên ngƣời cai nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có đƣợc liều dùng.
Khi đã nghiện nặng: Mặc cảm thua kém anh em, bạn bè; mặc cảm mình
bị ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình có thừa khả năng, có
thể thành đạt nhƣng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh. Đối với những ngƣời
đã sử dụng trong thời gian dài có cảm giác chán chƣờng, buông xuôi vì đã
từng nỗ lực từ bỏ nhiều lần nhƣng không thành công. Họ muốn đƣợc làm
ngƣời bình thƣờng, muốn có và sống với vợ con, muốn nói chuyện và giao
tiếp với ngƣời khác; có nhận thức về mình và luôn tìm kiếm cơ hội để có thể
từ bỏ ma túy.
Về sức khỏe: Ngƣời nghiện ma túy do sử dụng ma túy lâu ngày nên sức
khỏe giảm sút nhanh chóng cả về thể chất lẫn tinh thần: do lƣợng ma túy đƣa
vào cơ thể dẫn đến việc hủy hoại các tế bào cơ, xƣơng, tế bào thần kinh; việc
sinh hoạt, ăn, ngủ thất thƣờng, không tham gia các hoạt động thể dục thể thao
cũng làm cho cơ thể suy nhƣợc. Bên cạnh đó ngƣời nghiện thƣờng mắc phải
một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về răng miệng, tiêu hóa và hô hấp... Nhìn
chúng ngƣời nghiện ma túy thƣờng có sức khỏe yếu, tâm lý không ổn định.
Ngƣời nghiện ma túy bị tổn thƣơng não bộ, bị suy giảm thể lực, bị xã
hội, gia đình, ngƣơi thân bạn bè chê trách, xa lánh dẫn đến tâm lý bất an; họ
luôn có cảm giác bị xa lánh, ruồng bỏ nên luôn mặc cảm, cô đơn, tội lỗi. Họ
tìm cách sống khép kín, né tránh mọi ngƣời và chỉ muốn kết bạn với ngƣời
cùng cảnh ngộ. Ngoài ra một số còn có tâm lý buông xuôi, bất cần đời, sống
buông thả làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến gia đình và xã hội. Khi mới sử
dụng: Cảm giác cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, lo sợ, mặc cảm mình bị
ghét bỏ. Từ đó có thể dẫn đến những hành vi nhƣ: tiếp tục sử dụng ma túy để
tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng, ngại giao tiếp; lừa dối;
25
phản kháng, bỏ nhà đi. Đặc biệt, do tính lệ thuộc ma túy nên ngƣời cai nghiện
tìm đủ mọi cách để đảm bảo có đƣợc liều quen dùng.
Nhận thức: Đa phần ngƣời nghiện ma túy thiếu kiến thức liên quan đến
ma túy, không biết đƣợc tác hại nghiêm trọng của ma túy, các cơ chế gây
nghiện, các tác động về mặt sinh lý, tâm lý do ma túy gây ra.
Tình cảm: Ngƣời nghiện ma túy thƣờng bị cộng đồng, bạn bè, thậm chí
ngƣời thân xa lánh nên thiếu thốn tình cảm, ngoài ra do thần kinh bị tổn
thƣơng nên họ có diễn biến tình cảm phức tạp, yêu thƣơng, giận hờn, oán
trách xảy ra đan xen lẫn lộn. Họ rất cần đƣợc sự quan tâm chăm sóc chia sẻ
của mọi ngƣời đặc biệt trong thời gian cắt cơn, giải độc và suốt quá trình điều
trị nghiện.
Hành vi: Khi tỉnh táo, ngƣời nghiện ma túy nhận thức đƣợc tác hại của
việc nghiện ma túy, cũng có những mong muốn điều trị nghiện và thực hiện
những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Những cám dỗ của
ma túy quá lớn trong khi họ không có đủ ý chí nghị lực vƣợt qua, bế tắc trong
đời sống, kinh tế, xã hội nên họ có nhiều hành vi tiêu cực đến bản thân nhƣ
thƣờng xuyên buồn chán, thất vọng dẫn đến thực hiện các hành vi tiêu cực
nhƣ tự hủy hoại bản thân, hủy hoại tài sản, tự sát. Nghiện ma túy là bệnh mãn
tính của não bộ, ngƣời nghiện ma túy luôn lệ thuộc vào chất gây nghiện nên
họ có nhiều thay đổi hành vi. Khi đó, họ thực hiện các hành vi không đƣợc
kiểm soát nhƣ la hét, đập phá, đánh nhau, khóc, cƣời vô cớ, cản trở giao
thông, chống đối, gây nguy hiểm cho ngƣời xung quanh và nguy hiểm cho
chính bản thân họ. Ngoài ra do nhu cầu phải có tiền để mua ma túy sử dụng
nên ngƣời nghiện ma túy thƣờng có nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhƣ
cƣớp giật, giết ngƣời, trộm cắp, lừa đảo... khi bị phát hiện thì sẵn sàng chống
đối, hành vi của họ là rất nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến trật tự an toàn xã hội.
Đa phần, ngƣời nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp vì vậy khả năng
nhận thức hạn chế, rất dễ bị kích động, thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi,
thƣờng nghi ngờ vào khả năng của mình, thiếu niềm tin. Do đó khi họ thực
hiện các hành vi khác thƣờng, lệch chuẩn, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp
luật... họ dễ mất kiểm soát bản thân dẫn đến tiếp tục gây ra các hành vi nguy
hiểm hơn.
26
2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời cai
nghiện trong quá trình điều trị nghiện ma tuý. Ngƣời cai nghiện sẽ trở nên tự
tin hơn khi họ nhận đƣợc sự hỗ trợ thân thiện và quan tâm từ gia đình và cộng
đồng. Sự tham gia của gia đình trong suốt quá trình điều trị là vô cùng quan
trọng, góp phần mang lại thành công của quá trình điều trị nghiện: Nâng cao
chất lƣợng, hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ bỏ điều trị. Gia đình cần thiết lập mối
quan hệ tin tƣởng ở ngƣời cai nghiện thông qua việc cung cấp, hỗ trợ, giáo
dục ngƣời cai nghiện về thái độ chấp hành quy trình điều trị, giúp đỡ ngƣời
cai nghiện trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị và
cả trong đời sống. Bên cạnh đó cũng không ít gia đình, ngƣời thân trải qua
quá trình hỗ trợ, giúp đỡ liên tục nhƣng không hiệu quả, họ mệt mỏi, đau khổ
vì thế họ xa lánh, bỏ rơi ngƣời nghiện. Có gia đình từ bỏ con, em mình cho số
phận định đoạt, phó mặc cho chính quyền và các cơ quan chức năng giải
quyết, không quan tâm phối hợp trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy.
2.3. Yếu tố cộng đồng
Từ trƣớc đến nay cộng đồng luôn có sự phân biệt, kỳ thị, xa lánh đối
với ngƣời nghiện. Cộng đồng thƣờng gán cho ngƣời nghiện những mác nhƣ
kẻ hƣ hỏng, tệ nạn xã hội…Vốn định kiến nên dù ngƣời nghiện đã cai nghiện
trở về cộng đồng vẫn dành cho họ những cái nhìn ái ngại và không tiếp xúc.
Họ tỏ rõ thái độ khinh thƣờng hoặc thiếu tôn trọng đối với ngƣời nghiện. Đây
là nguyên nhân khiến ngƣời nghiện ma túy cảm thấy mặc cảm, tự ti, cô đơn,
lẻ loi không chỉ ở cộng đồng, làng xóm mà trong chính ngôi nhà của họ.
Chính vì vậy làm cho ngƣời nghiện dù muốn từ bỏ ma túy nhƣng họ không đủ
tự tin, chỉ cần thấy họ một số ngƣời buôn bán thƣờng ngay lập tức cho họ tiền
để họ đi ra khỏi chỗ của mình mặc dù họ không xin. Các cơ sở dạy nghề, các
doanh nghiệp cũng không đón tiếp họ khi họ có ý muốn xin việc làm.
Ngƣời nghiện ma túy bất lực trong mọi sự tìm kiếm. Họ không thể vƣợt
qua đƣợc rào cản của cộng đồng. Chính vì vậy những tháng gần kết thúc
chƣơng trình điều trị ngƣời nghiện thƣờng có rất nhiều nỗi lo đến mất ăn, mất
ngủ. Họ sợ về không tìm đƣợc việc làm, họ sợ những ngƣời xung quanh
không đón nhận rồi gặp bàn bè rủ rê thì khó có cơ hội chiến thắng bản thân.
Rồi lại tái nghiện, đi cai nghiện hoặc đi trại án.
27
2.4. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực
Ngày 27/12/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2596/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt
Nam đến năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phƣơng chƣa xây dựng
Kế hoạch triển khai Đề án là do: chƣa có hƣớng dẫn của Bộ, ngành về điều
kiện đảm bảo thực hiện Đề án nhƣ kinh phí thực hiện, cơ chế thu chi cho các
cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bắt buộc sang cơ sở tự nguyện; chƣa có hƣớng dẫn
về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các mô hình chuyển đổi từ cơ sở bắt
buộc sang cơ sở tự nguyện; điểm tƣ vấn, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; điều
trị methadone sang cơ sở điều trị tự nguyện…
Bên cạnh đó hệ thống chính sách pháp luật về cai nghiện và quản lý sau
cai vẫn còn nhiều bất cập nhƣ:
- Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định nghiện ma túy là tệ nạn
xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống ma túy năm
2008 quy định quản lý sau cai không phải là biện pháp xử lý hành chính; Luật
Xử lý vi phạm hành chính xử lý hành vi vi phạm và ngƣời nghiện ma túy, đề
cao nhân quyền con ngƣời, trong khi không có lộ trình tiếp cận phù hợp. Đề
án đổi mới công tác cai nghiện khẳng định ngƣời nghiện ma túy là ngƣời
bệnh mãn tính nhƣng khi xây dựng chính sách, giải quyết các vấn đề chƣa
tiếp cận theo Luật khám chữa bệnh...
- Điều 131 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định giao ngƣời nghiện
ma túy không có nơi cƣ trú ổn định cho tổ chức xã hội ở cơ sở quản lý trong
thời gian làm thủ tục đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thực tế, các
địa phƣơng đều đang gặp vƣớng mắc khi thực hiện bởi Luật không quy định
cụ thể tổ chức xã hội nào có trách nhiệm này và điều kiện đảm bảo; Quy định
về thời gian, thời hạn, thời hiệu không đồng bộ giữa các Luật và Nghị định:
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phƣờng, cai nghiện tại gia đình, cộng
đồng, quản lý sau cai, điều trị methadone…
- Về chính sách hỗ trợ đối với ngƣời đi cai nghiện, trong khi ngƣời bị
đƣa đi cai nghiện bắt buộc đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ tiền ăn, tiền thuốc chữa
bệnh, thuốc cắt cơn, tiền học nghề, học văn hóa... trong suốt thời gian cai
nghiện thì ngƣời đi cai nghiện tự nguyện phải đóng toàn bộ chi phí trong thời
28
gian cai nghiện, trừ những trƣờng hợp thuộc đối tƣợng chính sách đƣợc nhà
nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí cai nghiện.
- Quy định về thời gian, thời hạn, thời hiệu không đồng bộ giữa các
Luật và Nghị định: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, cai nghiện tại
gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai, điều trị methadone…
- Tuy nhiên dù còn nhiều hạn chế nhƣng các địa phƣơng đang tìm cách
tháo gỡ để tìm ra giải pháp tốt nhất hỗ trợ cho ngƣời nghiện. Các địa phƣơng
(trong đó có tỉnh Khánh Hòa) đã thành lập nhiều điểm tƣ vấn cai nghiện ma
túy tại cộng đồng và thành lập đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các xã,
phƣờng, thị trấn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy tại cộng đồng.
Nhƣng những hoạt động này chƣa thật sự mang lại hiệu quả vì chế độ đãi ngộ
đối với đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng quá thấp, họ không
phải cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm nên chƣa đầu tƣ thời gian,
công sức và sự nhiệt tình cho công việc này.
2.5. Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH thực hiện công việc hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy
hiện nay gồm: đội ngũ nhân viên công tác tại Cơ sở cai nghiện ma túy (nhân
viên tƣ vấn, giới thiệu việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục nâng cao năng
lực, điều chỉnh hành vi…), đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các xã,
phƣờng, thị trấn và đội ngũ nhân viên CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội.
Tuy nhiên năng lực của đội ngũ nhân viên CTXH trong lĩnh vực điều
trị nghiện còn yếu và thiếu. Đa số không có chuyên môn, làm công tác kiêm
nhiệm vì vậy họ không thể dốc hết tâm sức ra để hỗ trợ cho ngƣời nghiện.
Mặt khác CTXH ở Cơ sở dù có triển khai hiệu quả nhƣng ngƣời nghiện
không phải sống mãi ở Cơ sở mà thời gian chính của họ là ở cộng đồng nên
nếu họ không đƣợc nhân viên CTXH ở địa phƣơng trợ giúp thì khó có thể giữ
sạch ma túy.
Hơn nữa việc hỗ trợ cho ngƣời nghiện đòi hỏi phải kiên trì và có thời
gian nên nhân viên CTXH mà thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ nhanh nản chí và từ
bỏ việc của mình. Đây là hoạt động mang tính đặc thù cao, bởi đây là đối
tƣợng có tính phức tạp không giống với các đối tƣợng xã hội khác. Do đó cần
có đội ngũ nhân viên CTXH có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm với
29
công việc. Làm đƣợc điều đó đòi hỏi nhà nƣớc phải có chính sách ƣu đãi đối
với họ phù hợp.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO
NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÖY TỈNH
KHÁNH HÒA
3.1. Khái quát về trung tâm giáo dục – lao động xã hội (Cơ sở cai ngiện
ma túy) tỉnh Khánh Hòa
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh hòa là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, chịu sự quản lý trực tiếp
của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã
hội. Đƣợc thành lập từ tháng 8 năm 1993 với tên gọi Trung tâm Phòng, chống
lạm dụng ma tuý. Tháng 8 năm 1998, đổi tên thành Trung tâm Chữa bệnh -
Giáo dục - Dạy nghề Khánh Hòa trên cơ sở sát nhập với Trung tâm Dạy nghề
- Phụ nữ, trú đóng tại xã Phƣớc Đồng, Nha Trang;
Ngày 19 tháng 12 năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban
hành Quyết định số 87/QĐ-UB chính thức đổi tên Trung tâm Chữa bệnh -
Giáo dục - Dạy nghề thành Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Khánh Hòa;
Ngày 13 tháng 01 năm 2004 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội
Khánh Hòa chuyển về địa điểm mới tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (cách trung tâm thành phố Nha Trang hơn 50 km).
Ngày 16 tháng 5 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định số 1354/QĐ-UBND về việc đổi tên Trung tâm Giáo dục – Lao
động xã hội tỉnh Khánh Hòa thành Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
Có chức năng tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục
hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng
cho ngƣời nghiện ma túy.
Là cơ sở xã hội thực hiện tiếp nhận, quản lý, điều trị cắt cơn, giải độc,
tƣ vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy không có nơi cƣ trú ổn định trong
thời gian lập hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đƣa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc; tƣ vấn, điều trị ngoại trú cho ngƣời nghiện ma túy có nhu cầu.
Cơ sở đóng chân tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 50 km về hƣớng Tây Bắc. Diện
30
tích 10.000 m2
, đƣợc xây dựng gồm các hạng mục: Khu nhà hành chính, khu
nhà ở cán bộ, nhà ăn cán bộ, khu y tế, khu dạy nghề, các nhà kho và 04 khu
nhà ở học viên với sức chứa mỗi khu khoảng 200 học viên. Hiện tại chỉ sử
dụng 01 khu cho học viên cai nghiện bắt buộc và 01 khu cho học viên cai
nghiện tự nguyện.
3.2. Thực trạng công tác xã hội hỗ trợ đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa
3.2.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.1. Về giới tính của cán bộ, nhân viên
Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ
Nam 30 81,1%
Nữ 07 18,9%
Tổng số 37 100%
Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở
Tỷ lệ chênh lệch về giới tính của cán bộ, nhân viên khá lớn, nam chiếm
tỷ lệ 81,1%, nữ chiếm tỷ lệ 18,9%. Đây là yếu tố mang tính chất đặc thù công
việc, cán bộ nhân viên nam luôn chiếm đa số. Một phần do yêu cầu của công
tác quản lý học viên đòi hỏi cần nam giới để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù
nhƣ bảo vệ, tuần tra, kiểm soát, khống chế, can thiệp đánh nhau, truy tìm học
viên bỏ trốn ... các công việc này phù hợp với nam giới hơn.
Bảng 3.2. Phân tích về độ tuổi của cán bộ, nhân viên
Độ tuổi Số lƣợng ngƣời Chiếm tỷ lệ %
20 đến 30 09 24,3%
31 đến 45 23 62,2%
Trên 45 5 13,5%
Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở
Cán bộ nhân viên ở độ tuổi từ 20 đến 30 có 09 ngƣời chiếm tỷ lệ
24,3%, từ 31 đến 45 có 23 ngƣời chiếm 62,2%, từ 45 trở lên có 5 ngƣời chiếm
13,5%. Nhìn chung lực lƣợng cán bộ, nhân viên có độ tuổi rất trẻ, hầu hết đã
có gia đình, có cuộc sống ổn định, có tri thức và kinh nghiệm sống. Họ có
trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và có ý thức trách nhiệm cao
với công việc. Độ tuổi của cán bộ Cơ sở là độ tuổi đẹp nhất, đủ chín chăn, họ
31
nhiệt huyết, tận tâm hỗ trợ ngƣời cai nghiện ma túy trong suốt quá trình điều
trị, tạo chỗ dựa và niềm tin cho ngƣời cai nghiện ma túy, giúp họ có thêm
nghị lực hoàn thành quy trình điều trị nghiện. Nhìn chung độ tuổi của cán bộ,
nhân viên Cơ sở rất thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ CTXH hỗ trợ điều
trị cho ngƣời nghiện ma túy.
Bảng 3.3. Phân tích về thời gian, kinh nghiệm công tác của cán bộ, nhân viên
Năm công tác Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ %
Dƣới 1 năm 02 5,4%
Từ 1 đến 3 năm 04 10,8%
Từ 3 đến 5 năm 03 8,1%
Trên 5 năm 28 75,7%
Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở
Cán bộ, nhân viên có thâm niên, kinh nghiệm công tác về điều trị
nghiện ma túy khá cao, số ngƣời có thời gian công tác trên 5 năm là 28 ngƣời
chiếm tỷ lệ 75,7%. Đây là nguồn cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo, chủ chốt, có
chuyên môn cao, có năng lực điều hành, thực hiện mọi nhiệm vụ chuyên môn.
Số cán bộ nhân viên có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm là 03 ngƣời chiếm
tỷ lệ 8,1%, thời gian công tác từ 1 đến 3 năm là 04 ngƣời chiếm tỷ lệ 10,8%
đây là nguồn cán bộ, nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, có nhiệt
huyết, năng động trong công tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy
hiểm. Cán bộ nhân viên có thời gian công tác dƣới 1 năm là 2 ngƣời chiếm 5,4%.
Bảng 3.4. Phân tích về trình độ của cán bộ, nhân viên
Trình độ chuyên môn Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ %
Sau đại học 01 2,7%
Đại học 18 48,7%
Trung cấp, cao đẳng 14 37,8%
Phổ thông 04 10,8%
Đã tập huấn cơ bản về CTXH trong điều trị
nghiện ma túy
35 94,6%
Đã tập huấn nâng cao về CTXH trong điều
trị nghiện ma túy, tâm thần.
11 29,7%
Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở
32
Trình độ của cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động Cơ sở khá
cao, có 19/37 ngƣời trình độ đại học trở lên, 14/37 ngƣời trình độ trung cấp, cao
đẳng. Số nhân viên công tác xã hội có bằng đại học chuyên ngành phù hợp 06
ngƣời đảm nhiệm thực hiện các dịch vụ công tác xã hội. Một thuận lợi rất lớn là
có 35/37 cán bộ nhân viên đƣợc đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất, công
tác xã hội trong điều trị và phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy. 11 ngƣời đã đƣợc
đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy và
ngƣời tâm thần. Đội ngũ cán bộ nhân viên đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
CTXH về điều trị nghiện ma túy cho ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở.
3.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên
Bảng 3.5. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên cai nghiện
Năm
Học viên cai nghiện
bắt buộc
Học viên cai nghiện tự
nguyện
Tổng số
2015 137 96 233
2016 66 120 186
2017 147 140 287
6 tháng đầu năm
2018
83 102 185
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 và sơ kết 6 tháng đầu năm
2018 của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích số liệu tiếp nhận học viên cai nghiện trong 02 năm 2015 và
2016 cho thấy số lƣợng học viên tiếp nhận những năm gần đây ít hơn so với
khả năng tiếp nhận của Cơ sở. Đầu năm 2017 số học viên vào Cơ sở bắt đầu
tăng trở lại do các vƣớng mắc của các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn
thủ tục đƣa ngƣời nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đƣợc các cấp, các
ngành quan tâm tháo gỡ. Bên cạnh đó số ngƣời nghiện đến Cơ sở cai nghiện
tự nguyện năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 tăng lên nhiều so với các năm
2016 và năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng sau những nỗ lực cố gắng thực
hiện đề án: “Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức cai nghiện
ma túy tự nguyện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa”. Cơ sở đã gây
dựng đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời nghiện, gia đình ngƣời nghiện từ đó họ
chọn Cơ sở để đến cai nghiện tự nguyện.
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA

More Related Content

What's hot

Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (17)

Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinhLV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên GiangĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thịLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại trung tâm ở Hà Nội, HAY
Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại trung tâm ở Hà Nội, HAYHỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại trung tâm ở Hà Nội, HAY
Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập tại trung tâm ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
 
Quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xã
Quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xãQuản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xã
Quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xã
 

Similar to CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctCt01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctMinh Hòa Lê
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctMinh Hòa Lê
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiTrường Bảo
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfNuioKila
 
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA (20)

Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAYLuận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
 
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma TúyLuận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Luận văn: Công tác hỗ trợ người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Công tác hỗ trợ người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Công tác hỗ trợ người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Công tác hỗ trợ người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctCt01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ct
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
 
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
 
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY) TỈNH KHÁNH HÕA” Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Khánh Hòa Cơ quan thực hiện đề tài: Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Tân Nha Trang, tháng 7 năm 2018
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI (NAY LÀ CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÖY) TỈNH KHÁNH HÕA” Cơ quan thực hiện đề tài Cơ quan chủ trì đề tài Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa Chủ nhiệm đề tài Nha Trang, tháng 7 năm 2018
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ................................................................................................. 3 1. Trên thế giới.............................................................................................. 3 2. Tại Việt Nam............................................................................................. 4 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 7 I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 7 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 7 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 8 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 8 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................... 8 VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 9 1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu .............................................. 9 2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 9 3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu................................................................... 9 4. Phƣơng pháp quan sát........................................................................... 10 5. Phƣơng pháp thống kê toán học ........................................................... 10 6. Phƣơng pháp tham quan, học tập kinh nghiệm. ................................... 10 7. Phƣơng pháp tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.......................... 11 Chƣơng 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................... 12 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CTXH ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY....................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................... 12
  • 4. 1.1.1. Khái niệm ma túy........................................................................ 12 1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy............................................................ 13 1.1.3. Khái niệm ngƣời nghiện ma túy ................................................. 13 1.1.4. Khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy............................................ 13 1.1.5. Khái niệm công tác xã hội .......................................................... 14 1.2. Các thuyết ảnh hƣởng đến công tác xã hội nhóm.............................. 14 1.3. Nhu cầu chung và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy........................ 15 1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con ngƣời ................................................... 15 1.3.2. Nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy.............................................. 16 1.4. Các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy.......................... 18 1.5. Các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy ................................ 20 1.6. Vai trò của nhân viên hỗ trợ xã hội ................................................... 21 II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGIỆN MA TÚY ................................................................. 23 2.1. Yếu tố đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy........................................ 23 2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy............................ 26 2.3. Yếu tố cộng đồng............................................................................... 26 2.4. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực...................... 27 2.5. Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH ..................................................... 28 III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỈNH KHÁNH HÒA.................................................................................. 29 3.1. Khái quát về trung tâm giáo dục – lao động xã hội (Cơ sở cai ngiện ma túy) tỉnh Khánh Hòa ................................................................. 29 3.2. Thực trạng công tác xã hội hỗ trợ đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa ..................................... 30 3.2.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................ 30 3.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên.......................................... 32
  • 5. 3.2.3. Các hoạt động hỗ trợ trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa........................................ 33 3.2.3.1. Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ:................................................... 33 3.2.3.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực (kiến thức, thái độ, kỹ năng) ...... 34 3.2.3.3. Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm.............................................. 35 3.2.3.4. Công tác khảo sát lập hồ sơ quản lý trƣờng hợp ................. 36 3.2.4. Về ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................ 37 3.2.5. Đánh giá tiến trình công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy.. 44 3.2.6. Đánh giá hoạt động công tác xã hội............................................ 49 3.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động xtxh hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh khánh Hòa................................................................................................. 53 3.3.1. Yếu tố đặc điểm riêng của ngƣời nghiện ma túy........................ 53 3.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng từ bên ngoài ............................................ 57 3.3.2.1. Yếu tố từ cơ chế, chính sách đối với ngƣời nghiện ma túy .... 57 3.3.2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy.............. 58 3.3.2.3. Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội........................................................................................... 59 3.3.2.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực của Cơ sở.................................. 61 3.4. Thực hành mô hình công tác xã hội nhóm tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa............................................................................. 62 3.4.1. Quy trình thành lập nhóm........................................................... 62 3.4.2. Các bƣớc thực hiện buổi sinh hoạt nhóm ................................... 63 34.3.Đánh giá về hiệu quả của công tác xã hội nhóm .......................... 67 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ. ............ 69 4.1. Kết nối nguồn lực .............................................................................. 69 4.1.1. Kết nối với gia đình .................................................................... 69 4.1.2. Kết nối với cộng đồng ................................................................ 69
  • 6. 4.1.3. Kết nối hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm ............................... 70 4.1.4. Kết nối cho ngƣời nghiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, pháp lý, giáo dục…..................................................................... 70 4.1.5 Ngƣời nghiện tiếp cận dịch vụ tƣ vấn điều trị nghiện ................. 70 4.2. Công tác xã hội là một phƣơng pháp thực hiện nằm trong hợp phần điều trị cai nghiện ma túy (bao gồm cả chăm sóc sau điều trị) ....... 71 4.3. Điều trị nghiện cần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của ngƣời nghiện chứ không phải chỉ tập trung vào vấn đề ma túy của họ. ............. 72 4.4. Điều trị nghiện không chỉ là điều trị cho bản thân ngƣời nghiện mà điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng.............. 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75 1. Kết luận................................................................................................. 75 2. Kiến nghị............................................................................................... 76 PHỤ LỤC........................................................................................................ 81
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NNMT Ngƣời nghiện ma tuý CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội NCNMT Ngƣời cai nghiện ma tuý NCN Ngƣời cai nghiện HIV (Human Immuno-deficiency Virus) Virus gây suy giảm miễm dịch ở ngƣời AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. NXB Nhà xuất bản LĐXH Lao động xã hội CSCNMT Cơ sở cai nghiện ma túy TP Thành phố
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Về giới tính của cán bộ, nhân viên ................................................. 30 Bảng 3.2. Phân tích về độ tuổi của cán bộ, nhân viên .................................... 30 Bảng 3.3. Phân tích về thời gian, kinh nghiệm công tác của cán bộ, nhân viên 31 Bảng 3.4. Phân tích về trình độ của cán bộ, nhân viên................................... 31 Bảng 3.5. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên cai nghiện............................ 32 Bảng 3.6. Công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe................................................ 33 Bảng 3.7. Hỗ trợ nâng cao năng lực................................................................ 34 Bảng 3.8. Hỗ trợ dạy nghề và định hƣớng việc làm ....................................... 35 Bảng 3.9. Độ tuổi của học viên đang cai nghiện ma túy tại Cơ sở................. 37 Bảng 3.10. Tình trạng hôn nhân của học viên ................................................ 37 Bảng 3.11. Trình độ học vấn, chuyên môn của học viên................................ 39 Bảng 3.12. Tình trạng việc làm của học viên ................................................. 40 Bảng 3.13. Hoàn cảnh kinh tế của học viên.................................................... 40 Bảng 3.14. Tình trạng sử dụng ma túy của học viên ...................................... 41 Bảng 3.15. Loại ma túy sử dụng của học viên................................................ 42 Bảng 3.16. Hình thức sử dụng......................................................................... 43 Bảng 3.17. Tham gia điều trị nghiện, cai nghiện............................................ 43 Bảng 3.18. Nhu cầu của ngƣời nghiện tham gia các hoạt động CTXH.......... 44 Bảng 3.19. Tình trạng tham gia công tác xã hội của học viên........................ 44 Bảng 3.20. Tham gia một trong các hoạt động công tác xã hội...................... 46 Bảng 3.21. Hình thức tham gia sinh hoạt tại Cơ sở. ....................................... 47 Bảng 3.22. Đánh giá hoạt động CTXH đã triển khai...................................... 49 Bảng 3.23. Mức độ phục hồi của học viên sau thời gian tham gia hoạt động công tác xã hội................................................................................................. 51 Bảng 3.24. Yếu tố do đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy .................................. 54 Bảng 3.25. Yếu tố từ cơ chế, chính sách đối với ngƣời nghiện ma túy.......... 57 Bảng 3.26. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy....................... 58
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tổng hợp về độ tuổi và tình trạng hôn nhân của học viên......... 38 Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của học viên.................................................... 39 Biểu đồ 3.3. Tổng hợp về tình trạng việc làm và thu nhập của học viên ....... 41 Biểu đồ 3.4. Tình trạng tham gia công tác xã hội .......................................... 45 Biểu đồ 3.5. Đang tham gia một trong các hoạt động công tác xã hội .......... 46 Biểu đồ 3.6. Hình thức tham gia sinh hoạt ..................................................... 48 Biểu đồ 3.7. Đánh giá hoạt động công tác xã hội .......................................... 50 Biểu đồ 3.8. Mức độ phục hồi sau thời gian tham gia CTXH ....................... 52 Biểu đồ 3.9. Đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy ........................................... 54
  • 10. 1 MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Bộ Công an tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai công tác năm 2018 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm diễn ra ngày 08/12/2017, tính đến giữa tháng 11/2017 số ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 222.582 ngƣời, tăng 11.831 ngƣời so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, 67,5% ngƣời nghiện đang sinh sống ngoài cộng đồng, 13,5% ngƣời nghiện đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy, 19% ngƣời nghiện ở trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng. Trong khi 50% ngƣời nghiện vẫn sử dụng heroin thì ở nhiều địa phƣơng có tỷ lệ trên 80% ngƣời nghiện chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp nhƣ: Trà Vinh (90,7%), Đà Nẵng (86%, Quảng Trị (84%). Theo thống kê của công an tỉnh Khánh Hòa, đến ngày 15/11/2017 số ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý là 1.295 ngƣời, cụ thể: thành phố Nha Trang 445 ngƣời, thành phố Cam Ranh 183 ngƣời, huyện Diên Khánh 96 ngƣời, huyện Vạn Ninh 194 ngƣời, thị xã Ninh Hòa 185 ngƣời, huyện Cam Lâm 50 ngƣời, huyện Khánh Vĩnh 05 ngƣời. So với cuối năm 2016 tăng 102 ngƣời. Loại ma túy sử dụng: Heroin 853 ngƣời (65,9%); Ma túy tổng hợp 312 ngƣời (24,1%); Cần sa 130 ngƣời (10%). Có 101/140 xã, phƣờng, thị trấn ở 7/8 huyện, thị xã, thành phố có ngƣời nghiện ma túy; trong đó có 20 đơn vị trọng điểm loại III, 01 đơn vị trọng điểm loại II về ma túy. Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện đã làm rõ hơn các khái niệm, nội dung, phƣơng pháp, nhiệm vụ, vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định sức khỏe và cuộc sống. Đề tài cũng chỉ ra những vấn đề lý luận chính về tiến trình công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cá nhân đối với ngƣời cai nghiện ma túy cũng nhƣ vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội đối với nhiệm vụ này. Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công tác xã hội với ngƣời cai nghiện ma túy đang cai nghiện. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ
  • 11. 2 sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa) có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần vào việc giúp nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý và ngƣời nghiện ma túy thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác xã hội, nhất là công tác xã hội nhóm, cá nhân đối với ngƣời cai nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài cũng chứng tỏ, đối với ngƣời cai nghiện ma túy thì việc ứng dụng công tác xã hội trong việc trợ giúp họ là phƣơng pháp phổ biến, hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu hữu ích cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại trƣờng và cũng là tài liệu để gia đình, ngƣời nghiện ứng dụng trong các hoạt động hỗ trợ điều trị nghiện ma túy. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng làm cơ sở kiến nghị nhằm đƣa ra các chế độ, chính sách phù hợp cho ngƣời cai nghiện ma túy và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động liên quan trong điều trị nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu cũng là bƣớc khảo sát đánh giá rất quan trọng về hiệu quả của việc điều trị nghiện tại các Cơ sở. Qua đó các Cơ sở nhận ra các điểm yếu, các thiếu sót để có các giải pháp điều chỉnh thích hợp, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong các hoạt động điều trị nghiện. Trong quá trình triển khai hoạt động CTXH tại Cơ sở nhận thấy đây là hoạt động rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ bản thân ngƣời nghiện mà còn có ý nghĩa đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Cũng nhƣ một ngƣời bình thƣờng, ngƣời nghiện cũng có tất cả các nhu cầu cần đƣợc đảm bảo, họ có quyền đƣợc tiếp cận tất cả các dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ngƣời nghiện chƣa đƣợc đảm bảo đầy đủ các quyền của con ngƣời, họ chịu nhiều thiệt thòi đặc biệt sự sự kỳ thị, xa lánh của gia đình và cộng đồng dẫn đến các dịch vụ hỗ trợ đối với ngƣời nghiện chƣa đảm bảo. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu nghiên cứu thực trạng và giải pháp ứng dụng khoa học về Công tác xã hội hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa) là hết sức cần thiết.
  • 12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC Trợ giúp cho ngƣời cai nghiện là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nhằm giúp cho họ có đƣợc những điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu cai nghiện, nâng cao năng lực và phát huy đƣợc những thế mạnh của bản thân, vƣợt qua mặc cảm, tự ti để vƣơn lên trong cuộc sống, cho nên vấn đề này đã đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, cách nhìn khác nhau. Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm đƣợc đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho ngƣời cai nghiện: 1. Trên thế giới Nghiên cứu “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các dịch vụ dành cho người sử dụng ma túy” của Martin SS, Scapitti FR (1993). Đây là nghiên cứu dựa trên sự phối kết hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp cận mô hình quản lý trƣờng hợp với ngƣời sử dụng ma túy để tìm hiểu về hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các dịch vụ dành cho ngƣời sử dụng ma túy.[28] Callahan R.J (1997) trong “Addition - Anxiety conection” đã nghiên cứu vấn đề nghiện và tác nhân nghiện bằng quan điểm tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức. Với quan điểm này, ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số ngƣời sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. Đồng thời đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và sự sợ hãi. Với phát hiện này đã giúp tìm ra phƣơng pháp chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân gây nghiện. Phƣơng pháp trị liệu này là tìm cách vƣợt qua đƣợc sự lo hãi và gọi đó là: Liệu pháp trƣờng tƣ duy.[27] Richardson, Myers, Bing (2002) cho rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. Nếu nhƣ sự nhận thức về cái tôi hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tƣợng là đại diện thì cái tôi phải có thêm tác nhân khác đi kèm nữa mới dẫn đến nghiện. Tác nhân đó có thể là những đau đớn về sự thất bại của cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu ở nhiều đối tƣợng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất
  • 13. 4 bại cá nhân. Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng nhƣ những trải nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện với tự nhận thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đƣờng cho việc trị liệu ngƣời nghiện ở chính “cái tôi” của họ để họ có khả năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống.[29] Tài liệu này đã giúp cho nhóm nghiên cứu triển khai các hoạt động sinh hoạt nhóm và tƣ vấn tâm lý giúp cho ngƣời nghiện trải nghiệm lại những vấn đề mà họ đã trải qua. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp can thiệp tốt nhất đối với ngƣời nghiện, giúp họ nhận ra vấn đề của chính họ. 2. Tại Việt Nam Hai tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh”, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những ngƣời liên quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, ngƣời nghiện là ngƣời rối loạn về tâm lý, không làm chủ đƣợc hành vi của mình, từ không làm chủ đƣợc bản thân, họ hành động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách, tha hóa, rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và phát triển nhân cách ngƣời cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tình thƣơng, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân ngƣời nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho ngƣời cai nghiện và những giải pháp giúp ngƣời sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng đƣợc thực hiện bằng biện pháp tâm lý.[19] Tác giả Phan Thị Mai Hƣơng, “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” (2005) là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hƣởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của ngƣời nghiện ma tuý, cũng nhƣ quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình đƣợc
  • 14. 5 tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trƣờng gia đình gắn với vị thế kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hƣớng về hƣớng giáo dục và ứng xử thích hợp với ngƣời nghiện ma tuý cũng nhƣ góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.[18] Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy tại Cơ sở giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh” đã phân tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của ngƣời nghiện ma tuý lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hƣởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của ngƣời nghiện. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, ngƣời nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn.[15] Các nghiên cứu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Chemonics (2012) đã đƣa ra số liệu liên quan đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm thỏa mãn ngƣời cai nghiện ma túy cho ngƣời sau cai nghiện ma túy những khó khăn, thách thức từ các mô hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ học nghề, thỏa mãn nhu cầu việc làm của ngƣời cai nghiện ma túy. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đi theo hƣớng nghiên cứu xã hội học chứ chƣa đi sâu nghiên cứu nhu cầu việc làm của ngƣời cai nghiện ma túy dựa trên lý luận khoa học tâm lý. Đặc biệt chƣa xây dựng đƣợc thang đo mức độ biểu hiện nhu cầu việc làm dƣới góc độ tâm lý học (Tạp chí phòng chống tệ nạn xã hội tháng 8 năm 2012, Hà Nội). Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Tài liệu công tác xã hội với nhóm, sách phát hành tại trƣờng Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh trình bày các phƣơng pháp xã hội nhóm đối với các thân chủ có cùng vấn đề, môi trƣờng sinh hoạt này ảnh hƣởng đến sự thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực. Sự tham gia tích cực của các thành viên nhóm giúp điều hòa nhóm. Qua đó đánh giá sự chuyển biến hành vi của từng cá nhân cũng nhƣ quá trình phát triển của nhóm. Mục tiêu đạt
  • 15. 6 đƣợc hay không phụ thuộc vào thực tế, am hiểu năng động nhóm. Kỹ năng can thiệp của nhân viên công tác xã hội giúp giải quyết vấn đề và thực hiện đúng vai trò của mình.[16] Tại Khánh Hòa nói riêng, cũng nhƣ ở Việt Nam, hiện nay đã áp dụng rất nhiều hình thức, phƣơng pháp cai nghiện nhƣng hiệu quả thấp, số ngƣời tuân thủ điều trị không nhiều, tỷ lệ tái sử dụng ma túy ở mức rất cao. Ứng dụng công tác xã hội trong điều trị nghiện ma túy là vấn đề khá mới ở Việt Nam. Nghề công tác xã hội cũng là một nghề mới và chƣa phổ biến nên việc triển khai các hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy còn rất nhiều hạn chế. Nhận thấy việc triển khai các hoạt động công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội nhóm, cá nhân đối với ngƣời cai nghiện đang điều trị nghiện tại các Cơ sở cai nghiện có ý nghĩa thiết thực, mang tính thực tiễn cao nên triển khai nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện từ cơ sở lý luận đến thực tiễn sẽ đƣa ra các giải pháp phù hợp trong việc điều trị nghiện ma túy. Vì CTXH hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy ở Việt Nam là một lĩnh vực mới, trƣớc đây hệ thống các trƣờng Đại học trên cả nƣớc không có nội dung này. Mới đây trƣờng Đại học Lao động xã hội phối hợp với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội xây dựng nội dung chƣơng trình về CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy và chính thức đƣa vào đào tạo. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực này vì thế cũng không có chuyên môn, từ năm 2016 đến nay đội ngũ cán bộ CCVCNLĐ làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy bắt đầu tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về công tác điều trị nghiện để có hình dung đầy đủ về công việc của mình. Chính vì vậy những tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam đa số vẫn đang ở vấn đề lý luận là chính, vấn đề ứng dụng thực tiễn còn thiếu. Những nghiên cứu trên có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn cho đề tài tham khảo để trên cơ sở đó vận dụng với thực tế của Cơ sở để có một đề tài nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
  • 16. 7 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học về CTXH trong hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa (nay là Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa). II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Nội dung 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc - Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách của đề tài 2. Nội dung 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy - Một số khái niệm liên quan - Công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy - Các yếu tố ảnh hƣởng đến CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy 3. Nội dung 3. Thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. - Khái quát về Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. - Thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. - Đánh giá thực trạng những yếu tố tác động đến hoạt động CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. - Xác định mức độ tác động của các yếu tố 4. Nội dung 4. Xây dựng mô hình và trình diễn mô hình Mô hình ứng dụng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
  • 17. 8 5. Nội dung 5. Giải pháp ứng dụng khoa học về CTXH trong hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy từ thực tiễn Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi về thời gian: Từ ngày 4/2017 đến 8/2018 2. Phạm vi về không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. 3. Phạm vi về đối tƣợng - Nghiên cứu về lý luận và thực trạng CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. - Nghiên cứu về lý luận và thực trạng những yếu tố tác động đến hoạt động CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. 4. Phạm vi về khách thể nghiên cứu - 100 học viên đang cai nghiện tại Cơ sở - 20 Cán bộ, nhân viên đang làm việc Cơ sở - 02 Cán bộ quản lý của Cơ sở 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong công tác xã hội hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy gồm hỗ trợ một cách toàn diện tất cả các mặt, các lĩnh vực liên quan đến ngƣời nghiện. Tuy nhiên với điều kiện nghiên cứu trong thời gian ngắn và giới hạn trong Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa nên đề tài chỉ tập trung hỗ trợ cho bản thân ngƣời đang cai nghiện tại Cơ sở chƣa thực hiện đƣợc các vấn đề kết nối điều trị với cộng đồng và điều trị cho gia đình ngƣời nghiện. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Xác định những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy. 2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa.
  • 18. 9 3. Đề xuất giải pháp ứng dụng công tác xã hội đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu Là phƣơng pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để phân tích các tài liệu nhƣ: - Tra cứu các quy định của Quốc tế trong lĩnh vực điều trị cai nghiện cho ngƣời nghiện chất; các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về ngƣời nghiện ma túy và các dịch vụ hỗ trợ đối với họ ví dụ nhƣ: Luật phòng, chống ma túy; Luật giáo dục; Luật việc làm, Đề án về công tác đổi mới công tác cai nghiện ma túy của Chính phủ đến năm 2020, Nghị định của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy. - Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề của ngƣời nghiện ma túy và CTXH hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy. - Nghiên cứu một số công trình của các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy hiện nay. 2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi Là phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tƣợng cần nghiên cứu trong một không gian, thời gian nhất định. Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi đối với 100 khách thể là ngƣời nghiện ma túy đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu thực trạng hoàn cảnh, nhu cầu, đánh giá mức độ thích ứng của họ đối với công tác xã hội đang triển khai tại Cơ sở. 3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn, nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ và thái độ của ngƣời ấy.
  • 19. 10 Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số ngƣời nghiện, cán bộ nhân viên và cán bộ lãnh đạo quản lý đang công tác tại Cơ sở để tìm hiểu sâu hơn, lý giải nguyên nhân về các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp tiến hành phỏng vấn sâu 22 khách thể, trong đó gồm 02 cán bộ lãnh đạo và 20 cán bộ, nhân viên công tác xã hội có liên quan đến hoạt động công tác xã hội cho ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. 4. Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát là một phƣơng pháp mang tính chọn lựa, có hệ thống và có mục đích để nhìn và lắng nghe về một tƣơng tác hay một hiện tƣợng khi nó xảy ra. Quan sát là một cách để thu thập dữ liệu sơ cấp. Quan sát về môi trƣờng sống, sinh hoạt hằng ngày, thái độ giao tiếp của ngƣời nghiện, nhân viên công tác xã hội với ngƣời xung quanh. Trực tiếp tham gia các hoạt động công tác xã hội đang diễn ra tại Cơ sở. Quan sát các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện đang thực hiện, trực tiếp quan sát nhân viên công tác xã hội, ngƣời nghiện ma túy để đánh giá thái độ, chất lƣợng, hiệu quả của tiến trình công tác xã hội. Chủ nhiệm đề tài sẽ trực tiếp, thƣờng xuyên quan sát hoạt động điều trị nghiện tại Cơ sở, trực tiếp tham gia 10 buổi sinh hoạt, 10 buổi tƣ vấn cá nhân. 5. Phƣơng pháp thống kê toán học Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra và số liệu thống kê. Cụ thể nghiên cứu sẽ sử dụng chƣơng trình Excel để xử lý số liệu. 6. Phƣơng pháp tham quan, học tập kinh nghiệm. Tham quan, học tập kinh nghiệm là một phƣơng pháp học tập thực tế để các thành viên tham gia học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó để rồi áp dụng vào cuộc sống, công việc của cơ quan mình. Chủ nhiệm đề tài và các thành viên trực tiếp đến tham quan, học tập kinh nghiệm ứng dụng công tác xã hội trong điều trị nghiện tại các Cơ sở tỉnh bạn.
  • 20. 11 7. Phƣơng pháp tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia. Hội thảo là cuộc thảo luận về một hoặc một số vấn đề nào đó có tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mục đích của hội thảo là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, đề xuất, kiến nghị hoặc dự báo vấn đề một cách có cơ sở khoa học. Nội dung của cuộc hội thảo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cấp bách của công tác điều trị nghiện hiện nay, giúp nhóm nghiên cứu định hƣớng và lựa chọn phƣơng pháp giải quyết những khó khăn đang đặt ra. Chủ nhiệm đề tài tổ chức 02 buổi hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, các tham luận và các báo cao thực tiễn của các thành viên tham gia hội thảo.
  • 21. 12 Chƣơng 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CTXH ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm ma túy - Theo Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 đã giải thích một số từ ngữ: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng. Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng... - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đƣa ra định nghĩa: Ma tuý là bất cứ chất nào khi đƣa vào cơ thể con ngƣời có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể và làm cho con ngƣời lệ thuộc vào nó. - Theo Liên hợp quốc: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đƣa vào cơ thể con ngƣời nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý. Nếu lạm dụng ma tuý con ngƣời sẽ phụ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thƣơng, nguy hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng. - Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam: Ma tuý bao gồm: nhựa cây thuốc phiện; nhựa cần sa; cao côca; lá, hoa, quả của cây cần sa; lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tƣơi; herôin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý ở thể rắn. - Theo Từ điển tiếng Việt: ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dần quen thành nghiện. Nhƣ vậy Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đƣợc đƣa vào cơ thể con ngƣời, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của ngƣời đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con ngƣời sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thƣơng và nguy hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng.
  • 22. 13 1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy - Sổ tay chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) định nghĩa về nghiện nhƣ sau: “Các triệu chứng bao gồm hiện tƣợng dung nạp (cần phải tăng liều lƣợng sử dụng để đạt đƣợc khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những ngƣời khác”. Bản chất của nghiện ngoài những khía cạnh liên quan đến hành vi, tâm lý và xã hội, nghiện là một căn bệnh làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma túy nhiều lần. - Theo tổ chức y tế thê giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một ngƣời sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc đƣơng sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có đƣợc những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tƣợng quen ma tuý hoặc không, và một ngƣời có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý. - Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm nghiện ma túy trong Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt: Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020: Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. 1.1.3. Khái niệm ngƣời nghiện ma túy Theo Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013: Ngƣời nghiện ma túy là ngƣời sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. 1.1.4. Khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy. Trong đề tài này xác định khái niệm ngƣời cai nghiện ma túy nhƣ sau: Ngƣời cai nghiện ma tuý là ngƣời đang sử dụng các biện pháp để chấm dứt việc sử dụng ma tuý, không còn lệ thuốc vào các chất ma tuý gây nghiện.
  • 23. 14 1.1.5. Khái niệm công tác xã hội - Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. (Bùi Thị Xuân Mai, 2012)[4] - Khái niệm nhóm: Nhóm là tập hợp những con ngƣời có hành vi tƣơng tác nhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí, vai trò để thực hiện các mục tiêu chung.[22] - Khái niệm công tác xã hội nhóm: Công tác xã hội nhóm nhóm là phƣơng pháp trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cƣờng, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân.[22] - Khái niệm hỗ trợ xã hội: Tài liệu tập huấn của Trung tâm sáng kiến và phát triển cộng đồng (SCDI) định nghĩa: Hỗ trợ xã hội là một tiến trình tƣơng tác giữa nhân viên hỗ trợ và NSDMT nhằm nâng cao khả năng đối phó vấn đề, tăng cƣờng sự tự tin, phát triển lòng tự trọng thông qua việc kết nối NSDMT tới các nguồn lực của gia đình, cộng đồng và xã hội. Từ đó giúp NSDMT giải quyết các vấn đề, đáp ứng các nhu cầu và phát triển một cách độc lập và bền vững. 1.2. Các thuyết ảnh hƣởng đến công tác xã hội nhóm - Thuyết hệ thống: Nhóm là hệ thống các yếu tố tƣơng tác lẫn nhau. Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng nhƣ một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu để đƣợc tồn tại. - Thuyết Tâm lý năng động: Nhóm ảnh hƣởng lên hành vi con ngƣời: Freud (1922) và Frank Moreno (Psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại các mâu thuẫn chƣa đƣợc giải quyết. - Thuyết học hỏi (Bandurra, 1977): Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử nhƣ thế nào đó và
  • 24. 15 B đồng tình thì A tiếp tục ứng xử nhƣ thế, còn ngƣợc lại thì A sẽ không ứng xử nhƣ thế trong tƣơng lai. - Thuyết hiện trường (Field): Kurt Lewin (1947): Nhóm có khoảng không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó và vƣợt qua các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm: Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp. - Thuyết trao đổi xã hội: Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm. Đối với cá nhân, quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thƣởng và phạt xuất phát từ các hành vi. 1.3. Nhu cầu chung và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy 1.3.1. Nhu cầu cơ bản của con ngƣời Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh tính tích cực hoạt động của con ngƣời, là trạng thái tâm lý khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý đó kích thích tính tích cực hoạt động của con ngƣời nhằm đạt đƣợc những điều mình muốn. Hình 1. Thang nhu cầu của Maslow Nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời: nhu cầu thể chất và sinh lý . Đó là những nhu cầu về ăn, ở, mặc… đây là mạnh mẽ nhất vì sự sống của con ngƣời phụ thuộc vào những điều này. Ngƣời bình thƣờng nên có đầy đủ những nhu cầu này, ngoài ra họ còn rất cần có những nhu cầu vật chất thiết thực hơn cho sức khỏe của họ. Khi các nhu cầu về thể chất, sinh lý đƣợc đảm bảo và các yếu tố này
  • 25. 16 không còn chi phối đến suy nghĩ và hành vi thì con ngƣời có thể tập trung vào nhu cầu đƣợc an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về thể trạng, an toàn trong quá trình điều trị nghiện… Khi con ngƣời cảm thấy tƣơng đối an toàn và yên tâm, họ sẽ hƣớng đến nhu cầu yêu thƣơng, đƣợc yêu mến. Con ngƣời nhận đƣợc sự yêu thƣơng, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với những ngƣời xung quanh nhƣ: những ngƣời thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng đồng, đồng nghiệp và cả những ngƣời chăm sóc, yêu thƣơng. Khi các nhu cầu nêu trên đã đƣợc đảm bảo thì nhu cầu đƣợc quý trọng sẽ là một tất yếu. Mọi ngƣời đều mong muốn đƣợc ngƣời khác yêu thƣơng, quý trọng. Điều này làm cho họ cảm thấy hạnh phúc, họ thấy đƣợc giá trị của cuộc sống, giá trị của chính bản thân họ. Mỗi ngƣời sẽ cảm thấy tự tin hơn, yêu thƣơng ngƣời khác hơn, sống có trách nhiệm đối với bản thân, ngƣời thân và cộng đồng. Khi các nhu cầu nêu trên đƣợc thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu đƣợc tự khẳng định của con ngƣời xuất hiện. Nhu cầu tự khẳng định chính là nhu cầu khẳng định chính mình mong muốn và đƣợc làm những việc mọi ngƣời muốn làm. Trong cuộc sống, khi nhu cầu tự khẳng định mình tăng lên chính là lúc con ngƣời nhìn nhận rõ nhất bản thân của họ, họ xác định tâm lý vững vàng, khẳng định bản thân, quyết đoán, bản lĩnh. Đây chính là lúc con ngƣời đƣa ra các quyết định sáng suốt dẫn đến thành công trong cuộc sống. 1.3.2. Nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy Cũng là con ngƣời, ngƣời nghiện ma túy cũng có nhu cầu chung nhƣ mọi ngƣời khác. Tuy nhiên do bị lệ thuộc vào ma túy, họ có những đặc điểm về sức khỏe, tinh thần, nhận thức, tâm lý, hành vi riêng nên họ còn có các nhu cầu rất riêng. - Nhu cầu được chăm sóc, phục hồi sức khỏe: Trải qua thời gian sử dụng ma túy, ngƣời nghiện lệ thuộc một cách toàn diện vào chất gây nghiện, sức khỏe giảm sút, suy kiệt, tinh thần hoang mang, hoảng loạn mất tự chủ. Nhu cầu đầu tiên của ngƣời nghiện là mong muốn đƣợc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Họ mong muốn đƣợc nghỉ ngơi, ăn uống, chăm sóc để sức khỏe dần dần hồi phục thể chất, tinh thần đƣợc thƣ
  • 26. 17 giãn. Họ luôn mong muốn có một sức khỏe nhƣ ngƣời bình thƣờng để đƣợc sống, sinh hoạt, lao động và trƣớc hết là để đƣợc tồn tại. - Nhu cầu về tài chính: Ngƣời nghiện ma túy có nhu cầu về tài chính rất lớn, họ luôn muốn có tiền để mua ma túy sử dụng và nhu cầu cơ thể ngày càng cao, chi phí để mua đủ ma túy dùng là rất lớn. Ngoài ra họ luôn cần tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, cho việc điều trị bệnh do sức khỏe giảm sút... và đặc biệt là chi phí cho các cuộc hút, chích, ăn chơi, nhậu nhẹt, thác loạn là vô cùng khủng khiếp. Họ cũng thƣờng là những ngƣời không đảm bảo tài chính chi cho chính bản thân họ do không có việc làm thu nhập ổn định. Từ đó, họ thƣờng bất chấp tất cả để có tiền chi trả cho nhu cầu của bản thân. Họ luôn sẵn sàng phạm tội giết ngƣời, cƣớp của, trộm cắp, lừa đảo... làm ảnh hƣởng đến tài sản, tính mạng của những ngƣời xung quanh, làm mất trật tự an toàn xã hội. - Nhu cầu được cảm thông, chia sẻ: Bên cạnh việc bị tổn thƣơng về sức khỏe thể chất, tinh thần, ngƣời nghiện ma túy còn bị ngƣời thân, bạn bè, gia đình và xã hội kỳ thị. Họ thƣờng bị xa lánh, xua đuổi, miệt thị....Trong thâm tâm của họ luôn mong muốn đƣợc mọi ngƣời quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ họ. Trong khía cạnh nào đó họ mong muốn đƣợc sống an toàn, đƣợc bao bọc, che chở của những ngƣời xung quanh. Nhu cầu đƣợc cảm thông, chia sẻ yêu thƣơng luôn tồn tại trong họ, thôi thúc họ nhƣ một sự thật hiển nhiên của cuộc sống. - Nhu cầu về việc làm, thu nhập: Hiện nay, ở Việt Nam một ngƣời bình thƣờng, đƣợc đào tạo tốt, có đạo đức tốt cũng không dễ có đƣợc việc làm ổn định và có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhu cầu việc làm, thu nhập của ngƣời nghiện ma túy gần nhƣ là không thể thực hiện. Họ chủ yếu làm các công việc tay chân, có tính thời vụ, thu nhập thấp nhƣ: phụ hồ, xây dựng, làm thuê, đi biển, làm nông, phụ giúp gia đình ... nhu cầu về việc làm của họ là chính đáng và luôn là nhu cầu hàng đầu của họ để có cuộc sống ổn định, từ đó tham gia các chƣơng trình điều trị nghiện thích hợp. - Nhu cầu được tham gia điều trị nghiện: Do nhận thức chƣa đúng về tình trạng nghiện cũng nhƣ loại ma túy sử dụng, ngƣời mới sử dụng ma túy hoặc sử dụng trong thời gian ngắn đều không hiểu hết tác hại của ma túy nên không muốn tham gia điều trị nghiện, đôi khi còn chống đối khi đƣợc ngƣời thân, gia đình đƣa đi cai nghiện. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng dẫn đến
  • 27. 18 nghiện và thậm trí nghiện rất nặng. Lúc này ngƣời nghiện mới nhận ra tác hại của ma túy, cơ thể bị hủy hoại, tinh thần bị hoảng loạn. Đây chính là lúc nảy sinh nhu cầu đƣợc tham gia điều trị nghiện. Ngƣời nghiện nảy sinh mong muốn sức khỏe, tinh thần đƣợc phục hồi để trở lại cuộc sống bình thƣờng. Lúc này nhu cầu bức thiết của họ là đƣợc tham gia chƣơng trình điều trị nghiện thích hợp. Nhu cầu này nảy sinh nhƣ một sự tất yếu khách quan. Ngƣời nghiện ma túy chỉ tích cực tham gia điều trị nghiện khi họ nhận ra đƣợc nhu cầu của chính bản thân họ. - Nhu cầu được tự khẳng định: Cũng nhƣ mọi ngƣời, ngƣời nghiện ma túy luôn muốn tự khẳng định mình. Nhất là khi họ đang tích cực tham gia một chƣơng trình điều trị nghiện. Họ luôn biết không dễ từ bỏ ma túy nhƣng họ có sự nỗ lực bản thân, họ muốn khẳng định cho mọi ngƣời biết là họ hoàn toàn có khả năng từ bỏ đƣợc ma túy. Một số ngƣời nghiện thật sự quyết tâm họ đã bỏ đƣợc ma túy, không chỉ vậy họ tích cực, hăng say lao động sản xuất, làm việc để lo cho bản thân và cả gia đình họ. Nhu cầu tự khẳng định nảy sinh trong suy nghĩ, hành động của ngƣời nghiện ma túy, ngƣời sau cai nghiện ma túy là tín hiệu lạc quan cho một ngƣời đi từ nghiện ngập đến thành công trong cuộc sống. 1.4. Các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy - Nghị định 80/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 147/2003/NĐ-CP về cai nghiện ma túy tự nguyện và Nghị định 135/2004/NĐ-CP về áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh… đã đƣợc Chính phủ ban hành ngày 17/5/2018. Trong đó quy định chính sách hỗ trợ với ngƣời cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ sau: + Nhà nƣớc bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho ngƣời cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập; + Nhà nƣớc hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm; điều trị nhiễm trùng cơ hội đối với thƣơng binh, ngƣời nghèo, ngƣời cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi; ngƣời nhiễm chất độc hóa học… + Địa phƣơng hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt ít nhất bằng 70% định mức đối với ngƣời nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp
  • 28. 19 đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc… + Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tối thiểu là 06 tháng, gồm: Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe; giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, tƣ vấn hƣớng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện. + Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và phục hồi sức khỏe tối thiểu là 20 ngày. - Điều 27 Luật Thanh niên 2005, số 53/2005/QH11 quy định Chính sách của Nhà nƣớc đối với thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo: + Có chính sách cho thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật đƣợc học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm phù hợp, đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; đƣợc miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục công lập; đƣợc miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nƣớc; tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao. + Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo đƣợc tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xoá bỏ mặc cảm vƣơn lên hoà nhập cộng đồng. + Thanh niên nhiễm HIV/AIDS không có nơi nƣơng tựa hoặc gia đình không có điều kiện chăm sóc đƣợc tổ chức chăm sóc tại các cơ sở do Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật. + Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc, giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo hoà nhập cộng đồng. - Điều 14 Nghị định 120/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn thực hiện Luật Thanh niên quy định nhƣ sau: + Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo đƣợc chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tƣ vấn về nghề nghiệp, việc làm; tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng. + Thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoặc sau cải tạo của hộ nghèo hoặc gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn đƣợc chính quyền địa phƣơng xác
  • 29. 20 nhận, khi học nghề đƣợc áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này - Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 hƣớng dẫn chế độ hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại nơi cƣ trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại trung tâm quản lý sau cai nghiện. Chế độ hỗ trợ đối với ngƣời sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú: + Hỗ trợ tƣ vấn: Ngƣời sau cai nghiện ma tuý tại nơi cƣ trú đƣợc tƣ vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng. Chi hỗ trợ cho ngƣời đƣợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) phân công trực tiếp tham gia quản lý sau cai nghiện ma tuý (theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 94/2009/NĐ-CP) tƣ vấn về tâm lý, xã hội cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý với mức nhƣ sau: 20.000 đồng/buổi tƣ vấn/ngƣời sau cai nghiện ma tuý; 30.000 đồng/buổi tƣ vấn/nhóm ngƣời sau cai nghiện ma tuý (từ hai ngƣời trở lên). + Hỗ trợ học nghề: Ngƣời sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề đƣợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/ngƣời/khóa học nghề. Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của ngƣời sau cai nghiện ma tuý và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý. + Các mức hỗ trợ quy định tại Điều này là mức tối thiểu, tuỳ theo khả năng, điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý có việc làm, thu nhập ổn định. 1.5. Các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy - Nhân viên hỗ trợ xã hội: Là ngƣời có kinh nghiệm chuyên môn và đƣợc đào tạo cơ bản về các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ xã hội với ngƣời nghiện chất. Thông qua các triết lý, nguyên tắc, nhân viên xã hội sẽ hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, kết nối, điều phối các nguồn lực nhằm hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy giải quyết vấn đề và đáp ứng
  • 30. 21 những nhu cầu thiết thực của họ. Ngoài ra nhân viên hỗ trợ xã hội còn tƣơng tác với các nhóm, cơ quan, tổ chức nhằm tạo ra môi trƣờng hỗ trợ tốt nhất cho ngƣời nghiện chất. - Dịch vụ xã hội: Là hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực đƣợc xã hội thừa nhận (Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, 2011) - Các hoạt động hỗ trợ xã hội với ngƣời sử dụng ma tuý: Để ngƣời nghiện ma túy có thể đƣợc điều trị, đặc biệt là phục hồi, công tác hỗ trợ xã hội cho ngƣời sử dụng ma túy bao gồm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, học nghề, tìm/ tạo việc làm; hỗ trợ gia đình ngƣời nghiện để giảm bớt căng thẳng cho gia đình do liên quan đến sử dụng ma túy và giúp đỡ con em điều trị phục hồi; hỗ trợ các nhóm bao gồm các nhóm có cùng đặc điểm và sở thích trong điều trị, phục hồi; hỗ trợ pháp lý; sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ chuyển gửi, kết nối 1.6. Vai trò của nhân viên hỗ trợ xã hội - Vai trò hỗ trợ nâng cao năng lực cho ngƣời nghiện ma túy. Nhân viên xã hội sẽ là ngƣời đồng hành cùng ngƣời nghiện ma túy và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy giải quyết các vấn đề của họ. Nhân viên xã hội trong vai trò này sẽ làm các hoạt động cụ thể nhƣ tác động, rỡ bỏ các rào cản ngăn việc ngƣời sử dụng ma túy tiếp cận các dịch vụ cai nghiện; huy động các nguồn lực, giúp họ một số công việc giấy tờ hành chính để hỗ trợ ngƣời sử dụng ma túy cai nghiện và vƣơn lên trong cuộc sống. Ví dụ nhƣ ngƣời nghiện ma túy đã cai nghiện thành công và có nguyện vọng muốn tìm việc làm. Tuy nhiên việc khai hồ sơ giấy tờ khá phức tạp. Nhân viên xã hội trong vai trò này sẽ cùng ngƣời nghiện ma túy hoàn thiện các giấy tờ hồ sơ để giúp họ có đủ điều kiện nhận việc làm. - Vai trò kết nối: Với vai trò này, nhân viên xã hội sẽ dựa trên những nhu cầu thiết thực của ngƣời nghiện ma túy để kết nối và hỗ trợ họ tiếp cận, sử dụng có hiệu quả những dịch vụ xã hội. Nhân viên xã hội ở đây sẽ đóng vai trò nhƣ “chiếc cầu” kết nối giữa những nhu cầu thiết thực của ngƣời nghiện ma túy và những dịch vụ đƣợc cung cấp. Trên thực tế nhiều trƣờng hợp do không biết thông tin hoặc do ngại ngần và chƣa hiểu đúng ý nghĩa hoặc chƣa đủ những thủ tục nhất định nên đã không tiếp cận các dịch vụ. Nhƣ
  • 31. 22 vậy nhân viên xã hội sẽ tìm hiểu những lý do từ đó hỗ trợ tối đa để kết nối những nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy tới đƣợc những dịch vụ cần thiết cho việc giải quyết vấn đề của họ và phát triển trong cuộc sống sau này. - Vai trò tƣ vấn: Trong quá trình cai nghiện, ngƣời nghiện ma túy sẽ phải đƣơng đầu với rất nhiều vấn đề. Nhận đƣợc sự hỗ trợ tƣ vấn sẽ giúp họ tự tin và giải quyết các vấn đề của họ tốt hơn. Ví dụ nhƣ việc tƣ vấn về pháp luật, tƣ vấn về các mô hình cai nghiện, tƣ vấn về một số phƣơng pháp cai nghiện cơ bản và những tƣ vấn khác sẽ rất hữu ích. Ngoài ra trong nhiều trƣờng hợp cấp bách hoặc ngƣời nghiện ma túy đang rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, hoảng sợ… nhƣ vậy việc đƣa ra những lời tƣ vấn sẽ rất hữu ích đối với họ. - Vai trò huy động nguồn lực: Ngƣời sử dụng ma túy ngoài nỗ lực của bản thân thì vẫn cần rất nhiều các nguồn lực khác để hỗ trợ họ. Nguồn lực ở đây bao gồm cả những nguồn lực vật chất và tinh thần từ phía gia đình, hàng xóm, cộng đồng và xã hội. Trên thực tế việc huy động nguồn lực ngoài lợi ích mang lại sự hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy thì còn tạo ra đƣợc những nhận thức chung sự đoàn kết trong cộng đồng, hàng xóm trong việc hỗ trợ ngƣời sử dụng ma túy. - Vai trò biện hộ: Là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho ngƣời nghiện ma túy để họ đƣợc hƣởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trƣờng hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ đƣợc hƣởng. Xét theo quan điểm tiếp cận theo Quyền, rõ ràng ngƣời sử dụng ma túy vẫn là con ngƣời và cần đƣợc nhận những dịch vụ và cần đƣợc đảm bảo những lợi ích chính đáng của họ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ sự kỳ thị, thiếu hiểu biết và những thủ tục hành chính nên nhiều trƣờng hợp ngƣời sử dụng ma túy không đƣợc đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Điều đó làm hạn chế khả năng phục hồi cũng nhƣ hòa nhập cộng đồng. - Vai trò truyền thông: Việc hiểu đúng đắn về ngƣời sử dụng ma túy là điều rất quan trọng để giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chỉ khi ngƣời nghiện ma túy đƣợc sống trong một môi trƣờng lành mạnh, đƣợc nhận sự hỗ trợ tối đa từ cộng đồng và những ngƣời xung quanh thì việc cai nghiện mới đƣợc hiệu quả. Muốn có đƣợc điều đó, nhân viên hỗ trợ xã hội cần thực hiện tốt vai trò truyền thông trong cộng đồng và xã hội. Thực hiện vai trò truyền
  • 32. 23 thông, nhân viên xã hội cần nắm chắc các kiến thức truyền thông cũng nhƣ biết cách làm việc với các bên để truyền thông thực sự mang lại hiệu quả. Qua nghiên cứu một số khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, ngƣời nghiện ma túy, công tác xã hội, hỗ trợ xã hội, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy. Ngoài ra cũng đã làm rõ các chính sách hỗ trợ và hoạt động hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy. Sự cần thiết phải đƣa công tác xã hội hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy vì có nhƣ vậy mới giúp ngƣời nghiện ma túy có cơ hội tiếp cận các dịch vụ và hòa nhập bền vững. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng CTXH hỗ trợ cho ngƣời nghiện và có giải pháp phù hợp với thực tiễn. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGIỆN MA TÖY 2.1. Yếu tố đặc điểm của ngƣời nghiện ma túy Ngƣời nghiện ma túy có những thay đổi về suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc và hành vi do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt thể chất hoặc bị lệ thuộc cả hai. Tùy theo những chất gây nghiện khác nhau mà họ có những biểu hiện khi có ma túy và khi không có ma túy khác nhau. Khi thiếu ma túy, ngƣời nghiện dễ nổi nóng, cáu gắt, thậm chí không thể kiểm soát đƣợc những suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ gây ra những tổn thƣơng cho ngƣời khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hƣởng xấu đến gia đình và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi tỉnh táo, họ nhận thức đƣợc tác hại của việc nghiện ma túy, đôi khi cũng có những mong muốn điều trị nghiện và thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhƣng có nhiều lý do nhƣ cám dỗ của ma túy quá lớn trong khi họ không có đủ ý chí nghị lực vƣợt qua, bế tắc trong đời sống, kinh tế, xã hội nên họ sẽ quay trở lại tái nghiện. Hiện nay, nhiều trƣờng hợp ngƣời nghiện nghiện nhiều loại túy khác nhau nhƣ: ma túy tổng hợp, methadone, ma túy đá, cỏ mỹ, cần sa hoặc sử dụng nhiều loại ma túy cùng lúc gây khó khăn trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị, rất dễ tái sử dụng và tái nghiện. Môi trƣờng xã hội chƣa an toàn, việc tìm mua ma túy, tiếp cận ma túy khá dễ dàng làm cho ngƣời nghiện khó từ bỏ ma túy. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, ngƣời nghiện ma túy luôn lệ thuộc vào chất gây nghiện nên họ có nhiều thay đổi về nhận thức,
  • 33. 24 tâm lý và hành vi. Họ luôn có nhận thức tiêu cực về bản thân, gia đình và xã hội. Thể chất, tinh thần bị lệ thuộc vào ma túy nên họ luôn có tâm lý không ổn định, thiếu lý trí, thiếu tự tin, họ có nhiều hành vi không phù hợp, lệch chuẩn làm ảnh hƣởng đến sức khỏe bản thân họ, gia đình và xã hội. Khi mới sử dụng: Cảm giác cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, lo sợ, mặc cảm mình bị ghét bỏ. Từ đó có thể dẫn đến những hành vi nhƣ: tiếp tục sử dụng ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng, ngại giao tiếp; lừa dối; phản kháng, bỏ nhà đi. Đặc biệt, do tính lệ thuộc ma túy nên ngƣời cai nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có đƣợc liều dùng. Khi đã nghiện nặng: Mặc cảm thua kém anh em, bạn bè; mặc cảm mình bị ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình có thừa khả năng, có thể thành đạt nhƣng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh. Đối với những ngƣời đã sử dụng trong thời gian dài có cảm giác chán chƣờng, buông xuôi vì đã từng nỗ lực từ bỏ nhiều lần nhƣng không thành công. Họ muốn đƣợc làm ngƣời bình thƣờng, muốn có và sống với vợ con, muốn nói chuyện và giao tiếp với ngƣời khác; có nhận thức về mình và luôn tìm kiếm cơ hội để có thể từ bỏ ma túy. Về sức khỏe: Ngƣời nghiện ma túy do sử dụng ma túy lâu ngày nên sức khỏe giảm sút nhanh chóng cả về thể chất lẫn tinh thần: do lƣợng ma túy đƣa vào cơ thể dẫn đến việc hủy hoại các tế bào cơ, xƣơng, tế bào thần kinh; việc sinh hoạt, ăn, ngủ thất thƣờng, không tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng làm cho cơ thể suy nhƣợc. Bên cạnh đó ngƣời nghiện thƣờng mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về răng miệng, tiêu hóa và hô hấp... Nhìn chúng ngƣời nghiện ma túy thƣờng có sức khỏe yếu, tâm lý không ổn định. Ngƣời nghiện ma túy bị tổn thƣơng não bộ, bị suy giảm thể lực, bị xã hội, gia đình, ngƣơi thân bạn bè chê trách, xa lánh dẫn đến tâm lý bất an; họ luôn có cảm giác bị xa lánh, ruồng bỏ nên luôn mặc cảm, cô đơn, tội lỗi. Họ tìm cách sống khép kín, né tránh mọi ngƣời và chỉ muốn kết bạn với ngƣời cùng cảnh ngộ. Ngoài ra một số còn có tâm lý buông xuôi, bất cần đời, sống buông thả làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến gia đình và xã hội. Khi mới sử dụng: Cảm giác cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, lo sợ, mặc cảm mình bị ghét bỏ. Từ đó có thể dẫn đến những hành vi nhƣ: tiếp tục sử dụng ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới riêng, ngại giao tiếp; lừa dối;
  • 34. 25 phản kháng, bỏ nhà đi. Đặc biệt, do tính lệ thuộc ma túy nên ngƣời cai nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có đƣợc liều quen dùng. Nhận thức: Đa phần ngƣời nghiện ma túy thiếu kiến thức liên quan đến ma túy, không biết đƣợc tác hại nghiêm trọng của ma túy, các cơ chế gây nghiện, các tác động về mặt sinh lý, tâm lý do ma túy gây ra. Tình cảm: Ngƣời nghiện ma túy thƣờng bị cộng đồng, bạn bè, thậm chí ngƣời thân xa lánh nên thiếu thốn tình cảm, ngoài ra do thần kinh bị tổn thƣơng nên họ có diễn biến tình cảm phức tạp, yêu thƣơng, giận hờn, oán trách xảy ra đan xen lẫn lộn. Họ rất cần đƣợc sự quan tâm chăm sóc chia sẻ của mọi ngƣời đặc biệt trong thời gian cắt cơn, giải độc và suốt quá trình điều trị nghiện. Hành vi: Khi tỉnh táo, ngƣời nghiện ma túy nhận thức đƣợc tác hại của việc nghiện ma túy, cũng có những mong muốn điều trị nghiện và thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Những cám dỗ của ma túy quá lớn trong khi họ không có đủ ý chí nghị lực vƣợt qua, bế tắc trong đời sống, kinh tế, xã hội nên họ có nhiều hành vi tiêu cực đến bản thân nhƣ thƣờng xuyên buồn chán, thất vọng dẫn đến thực hiện các hành vi tiêu cực nhƣ tự hủy hoại bản thân, hủy hoại tài sản, tự sát. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính của não bộ, ngƣời nghiện ma túy luôn lệ thuộc vào chất gây nghiện nên họ có nhiều thay đổi hành vi. Khi đó, họ thực hiện các hành vi không đƣợc kiểm soát nhƣ la hét, đập phá, đánh nhau, khóc, cƣời vô cớ, cản trở giao thông, chống đối, gây nguy hiểm cho ngƣời xung quanh và nguy hiểm cho chính bản thân họ. Ngoài ra do nhu cầu phải có tiền để mua ma túy sử dụng nên ngƣời nghiện ma túy thƣờng có nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhƣ cƣớp giật, giết ngƣời, trộm cắp, lừa đảo... khi bị phát hiện thì sẵn sàng chống đối, hành vi của họ là rất nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Đa phần, ngƣời nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp vì vậy khả năng nhận thức hạn chế, rất dễ bị kích động, thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi, thƣờng nghi ngờ vào khả năng của mình, thiếu niềm tin. Do đó khi họ thực hiện các hành vi khác thƣờng, lệch chuẩn, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật... họ dễ mất kiểm soát bản thân dẫn đến tiếp tục gây ra các hành vi nguy hiểm hơn.
  • 35. 26 2.2. Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời cai nghiện trong quá trình điều trị nghiện ma tuý. Ngƣời cai nghiện sẽ trở nên tự tin hơn khi họ nhận đƣợc sự hỗ trợ thân thiện và quan tâm từ gia đình và cộng đồng. Sự tham gia của gia đình trong suốt quá trình điều trị là vô cùng quan trọng, góp phần mang lại thành công của quá trình điều trị nghiện: Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ bỏ điều trị. Gia đình cần thiết lập mối quan hệ tin tƣởng ở ngƣời cai nghiện thông qua việc cung cấp, hỗ trợ, giáo dục ngƣời cai nghiện về thái độ chấp hành quy trình điều trị, giúp đỡ ngƣời cai nghiện trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị và cả trong đời sống. Bên cạnh đó cũng không ít gia đình, ngƣời thân trải qua quá trình hỗ trợ, giúp đỡ liên tục nhƣng không hiệu quả, họ mệt mỏi, đau khổ vì thế họ xa lánh, bỏ rơi ngƣời nghiện. Có gia đình từ bỏ con, em mình cho số phận định đoạt, phó mặc cho chính quyền và các cơ quan chức năng giải quyết, không quan tâm phối hợp trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy. 2.3. Yếu tố cộng đồng Từ trƣớc đến nay cộng đồng luôn có sự phân biệt, kỳ thị, xa lánh đối với ngƣời nghiện. Cộng đồng thƣờng gán cho ngƣời nghiện những mác nhƣ kẻ hƣ hỏng, tệ nạn xã hội…Vốn định kiến nên dù ngƣời nghiện đã cai nghiện trở về cộng đồng vẫn dành cho họ những cái nhìn ái ngại và không tiếp xúc. Họ tỏ rõ thái độ khinh thƣờng hoặc thiếu tôn trọng đối với ngƣời nghiện. Đây là nguyên nhân khiến ngƣời nghiện ma túy cảm thấy mặc cảm, tự ti, cô đơn, lẻ loi không chỉ ở cộng đồng, làng xóm mà trong chính ngôi nhà của họ. Chính vì vậy làm cho ngƣời nghiện dù muốn từ bỏ ma túy nhƣng họ không đủ tự tin, chỉ cần thấy họ một số ngƣời buôn bán thƣờng ngay lập tức cho họ tiền để họ đi ra khỏi chỗ của mình mặc dù họ không xin. Các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp cũng không đón tiếp họ khi họ có ý muốn xin việc làm. Ngƣời nghiện ma túy bất lực trong mọi sự tìm kiếm. Họ không thể vƣợt qua đƣợc rào cản của cộng đồng. Chính vì vậy những tháng gần kết thúc chƣơng trình điều trị ngƣời nghiện thƣờng có rất nhiều nỗi lo đến mất ăn, mất ngủ. Họ sợ về không tìm đƣợc việc làm, họ sợ những ngƣời xung quanh không đón nhận rồi gặp bàn bè rủ rê thì khó có cơ hội chiến thắng bản thân. Rồi lại tái nghiện, đi cai nghiện hoặc đi trại án.
  • 36. 27 2.4. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực Ngày 27/12/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phƣơng chƣa xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án là do: chƣa có hƣớng dẫn của Bộ, ngành về điều kiện đảm bảo thực hiện Đề án nhƣ kinh phí thực hiện, cơ chế thu chi cho các cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bắt buộc sang cơ sở tự nguyện; chƣa có hƣớng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các mô hình chuyển đổi từ cơ sở bắt buộc sang cơ sở tự nguyện; điểm tƣ vấn, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; điều trị methadone sang cơ sở điều trị tự nguyện… Bên cạnh đó hệ thống chính sách pháp luật về cai nghiện và quản lý sau cai vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: - Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định nghiện ma túy là tệ nạn xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 quy định quản lý sau cai không phải là biện pháp xử lý hành chính; Luật Xử lý vi phạm hành chính xử lý hành vi vi phạm và ngƣời nghiện ma túy, đề cao nhân quyền con ngƣời, trong khi không có lộ trình tiếp cận phù hợp. Đề án đổi mới công tác cai nghiện khẳng định ngƣời nghiện ma túy là ngƣời bệnh mãn tính nhƣng khi xây dựng chính sách, giải quyết các vấn đề chƣa tiếp cận theo Luật khám chữa bệnh... - Điều 131 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định giao ngƣời nghiện ma túy không có nơi cƣ trú ổn định cho tổ chức xã hội ở cơ sở quản lý trong thời gian làm thủ tục đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thực tế, các địa phƣơng đều đang gặp vƣớng mắc khi thực hiện bởi Luật không quy định cụ thể tổ chức xã hội nào có trách nhiệm này và điều kiện đảm bảo; Quy định về thời gian, thời hạn, thời hiệu không đồng bộ giữa các Luật và Nghị định: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phƣờng, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai, điều trị methadone… - Về chính sách hỗ trợ đối với ngƣời đi cai nghiện, trong khi ngƣời bị đƣa đi cai nghiện bắt buộc đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh, thuốc cắt cơn, tiền học nghề, học văn hóa... trong suốt thời gian cai nghiện thì ngƣời đi cai nghiện tự nguyện phải đóng toàn bộ chi phí trong thời
  • 37. 28 gian cai nghiện, trừ những trƣờng hợp thuộc đối tƣợng chính sách đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí cai nghiện. - Quy định về thời gian, thời hạn, thời hiệu không đồng bộ giữa các Luật và Nghị định: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai, điều trị methadone… - Tuy nhiên dù còn nhiều hạn chế nhƣng các địa phƣơng đang tìm cách tháo gỡ để tìm ra giải pháp tốt nhất hỗ trợ cho ngƣời nghiện. Các địa phƣơng (trong đó có tỉnh Khánh Hòa) đã thành lập nhiều điểm tƣ vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng và thành lập đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các xã, phƣờng, thị trấn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy tại cộng đồng. Nhƣng những hoạt động này chƣa thật sự mang lại hiệu quả vì chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng quá thấp, họ không phải cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm nên chƣa đầu tƣ thời gian, công sức và sự nhiệt tình cho công việc này. 2.5. Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH Nhân viên CTXH thực hiện công việc hỗ trợ cho ngƣời nghiện ma túy hiện nay gồm: đội ngũ nhân viên công tác tại Cơ sở cai nghiện ma túy (nhân viên tƣ vấn, giới thiệu việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục nâng cao năng lực, điều chỉnh hành vi…), đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các xã, phƣờng, thị trấn và đội ngũ nhân viên CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội. Tuy nhiên năng lực của đội ngũ nhân viên CTXH trong lĩnh vực điều trị nghiện còn yếu và thiếu. Đa số không có chuyên môn, làm công tác kiêm nhiệm vì vậy họ không thể dốc hết tâm sức ra để hỗ trợ cho ngƣời nghiện. Mặt khác CTXH ở Cơ sở dù có triển khai hiệu quả nhƣng ngƣời nghiện không phải sống mãi ở Cơ sở mà thời gian chính của họ là ở cộng đồng nên nếu họ không đƣợc nhân viên CTXH ở địa phƣơng trợ giúp thì khó có thể giữ sạch ma túy. Hơn nữa việc hỗ trợ cho ngƣời nghiện đòi hỏi phải kiên trì và có thời gian nên nhân viên CTXH mà thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ nhanh nản chí và từ bỏ việc của mình. Đây là hoạt động mang tính đặc thù cao, bởi đây là đối tƣợng có tính phức tạp không giống với các đối tƣợng xã hội khác. Do đó cần có đội ngũ nhân viên CTXH có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm với
  • 38. 29 công việc. Làm đƣợc điều đó đòi hỏi nhà nƣớc phải có chính sách ƣu đãi đối với họ phù hợp. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÖY TỈNH KHÁNH HÒA 3.1. Khái quát về trung tâm giáo dục – lao động xã hội (Cơ sở cai ngiện ma túy) tỉnh Khánh Hòa Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh hòa là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đƣợc thành lập từ tháng 8 năm 1993 với tên gọi Trung tâm Phòng, chống lạm dụng ma tuý. Tháng 8 năm 1998, đổi tên thành Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Dạy nghề Khánh Hòa trên cơ sở sát nhập với Trung tâm Dạy nghề - Phụ nữ, trú đóng tại xã Phƣớc Đồng, Nha Trang; Ngày 19 tháng 12 năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 87/QĐ-UB chính thức đổi tên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Dạy nghề thành Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Khánh Hòa; Ngày 13 tháng 01 năm 2004 Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Khánh Hòa chuyển về địa điểm mới tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (cách trung tâm thành phố Nha Trang hơn 50 km). Ngày 16 tháng 5 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1354/QĐ-UBND về việc đổi tên Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Khánh Hòa thành Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. Có chức năng tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời nghiện ma túy. Là cơ sở xã hội thực hiện tiếp nhận, quản lý, điều trị cắt cơn, giải độc, tƣ vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy không có nơi cƣ trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tƣ vấn, điều trị ngoại trú cho ngƣời nghiện ma túy có nhu cầu. Cơ sở đóng chân tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 50 km về hƣớng Tây Bắc. Diện
  • 39. 30 tích 10.000 m2 , đƣợc xây dựng gồm các hạng mục: Khu nhà hành chính, khu nhà ở cán bộ, nhà ăn cán bộ, khu y tế, khu dạy nghề, các nhà kho và 04 khu nhà ở học viên với sức chứa mỗi khu khoảng 200 học viên. Hiện tại chỉ sử dụng 01 khu cho học viên cai nghiện bắt buộc và 01 khu cho học viên cai nghiện tự nguyện. 3.2. Thực trạng công tác xã hội hỗ trợ đối với ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa 3.2.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa Bảng 3.1. Về giới tính của cán bộ, nhân viên Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ Nam 30 81,1% Nữ 07 18,9% Tổng số 37 100% Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở Tỷ lệ chênh lệch về giới tính của cán bộ, nhân viên khá lớn, nam chiếm tỷ lệ 81,1%, nữ chiếm tỷ lệ 18,9%. Đây là yếu tố mang tính chất đặc thù công việc, cán bộ nhân viên nam luôn chiếm đa số. Một phần do yêu cầu của công tác quản lý học viên đòi hỏi cần nam giới để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù nhƣ bảo vệ, tuần tra, kiểm soát, khống chế, can thiệp đánh nhau, truy tìm học viên bỏ trốn ... các công việc này phù hợp với nam giới hơn. Bảng 3.2. Phân tích về độ tuổi của cán bộ, nhân viên Độ tuổi Số lƣợng ngƣời Chiếm tỷ lệ % 20 đến 30 09 24,3% 31 đến 45 23 62,2% Trên 45 5 13,5% Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở Cán bộ nhân viên ở độ tuổi từ 20 đến 30 có 09 ngƣời chiếm tỷ lệ 24,3%, từ 31 đến 45 có 23 ngƣời chiếm 62,2%, từ 45 trở lên có 5 ngƣời chiếm 13,5%. Nhìn chung lực lƣợng cán bộ, nhân viên có độ tuổi rất trẻ, hầu hết đã có gia đình, có cuộc sống ổn định, có tri thức và kinh nghiệm sống. Họ có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và có ý thức trách nhiệm cao với công việc. Độ tuổi của cán bộ Cơ sở là độ tuổi đẹp nhất, đủ chín chăn, họ
  • 40. 31 nhiệt huyết, tận tâm hỗ trợ ngƣời cai nghiện ma túy trong suốt quá trình điều trị, tạo chỗ dựa và niềm tin cho ngƣời cai nghiện ma túy, giúp họ có thêm nghị lực hoàn thành quy trình điều trị nghiện. Nhìn chung độ tuổi của cán bộ, nhân viên Cơ sở rất thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ CTXH hỗ trợ điều trị cho ngƣời nghiện ma túy. Bảng 3.3. Phân tích về thời gian, kinh nghiệm công tác của cán bộ, nhân viên Năm công tác Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ % Dƣới 1 năm 02 5,4% Từ 1 đến 3 năm 04 10,8% Từ 3 đến 5 năm 03 8,1% Trên 5 năm 28 75,7% Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở Cán bộ, nhân viên có thâm niên, kinh nghiệm công tác về điều trị nghiện ma túy khá cao, số ngƣời có thời gian công tác trên 5 năm là 28 ngƣời chiếm tỷ lệ 75,7%. Đây là nguồn cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo, chủ chốt, có chuyên môn cao, có năng lực điều hành, thực hiện mọi nhiệm vụ chuyên môn. Số cán bộ nhân viên có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm là 03 ngƣời chiếm tỷ lệ 8,1%, thời gian công tác từ 1 đến 3 năm là 04 ngƣời chiếm tỷ lệ 10,8% đây là nguồn cán bộ, nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết, năng động trong công tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm. Cán bộ nhân viên có thời gian công tác dƣới 1 năm là 2 ngƣời chiếm 5,4%. Bảng 3.4. Phân tích về trình độ của cán bộ, nhân viên Trình độ chuyên môn Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ % Sau đại học 01 2,7% Đại học 18 48,7% Trung cấp, cao đẳng 14 37,8% Phổ thông 04 10,8% Đã tập huấn cơ bản về CTXH trong điều trị nghiện ma túy 35 94,6% Đã tập huấn nâng cao về CTXH trong điều trị nghiện ma túy, tâm thần. 11 29,7% Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ năm 2017 của Cơ sở
  • 41. 32 Trình độ của cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động Cơ sở khá cao, có 19/37 ngƣời trình độ đại học trở lên, 14/37 ngƣời trình độ trung cấp, cao đẳng. Số nhân viên công tác xã hội có bằng đại học chuyên ngành phù hợp 06 ngƣời đảm nhiệm thực hiện các dịch vụ công tác xã hội. Một thuận lợi rất lớn là có 35/37 cán bộ nhân viên đƣợc đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất, công tác xã hội trong điều trị và phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy. 11 ngƣời đã đƣợc đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội trong điều trị cho ngƣời nghiện ma túy và ngƣời tâm thần. Đội ngũ cán bộ nhân viên đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ CTXH về điều trị nghiện ma túy cho ngƣời cai nghiện ma túy tại Cơ sở. 3.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên Bảng 3.5. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên cai nghiện Năm Học viên cai nghiện bắt buộc Học viên cai nghiện tự nguyện Tổng số 2015 137 96 233 2016 66 120 186 2017 147 140 287 6 tháng đầu năm 2018 83 102 185 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa. Phân tích số liệu tiếp nhận học viên cai nghiện trong 02 năm 2015 và 2016 cho thấy số lƣợng học viên tiếp nhận những năm gần đây ít hơn so với khả năng tiếp nhận của Cơ sở. Đầu năm 2017 số học viên vào Cơ sở bắt đầu tăng trở lại do các vƣớng mắc của các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thủ tục đƣa ngƣời nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ. Bên cạnh đó số ngƣời nghiện đến Cơ sở cai nghiện tự nguyện năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 tăng lên nhiều so với các năm 2016 và năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng sau những nỗ lực cố gắng thực hiện đề án: “Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa”. Cơ sở đã gây dựng đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời nghiện, gia đình ngƣời nghiện từ đó họ chọn Cơ sở để đến cai nghiện tự nguyện.