SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/……… .…../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ANH TOÀN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/……… .…../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ANH TOÀN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của
thầy PGS. TS. Lương Thanh Cường. Các số liệu được thể hiện trong luận văn là
trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Học viên
Nguyễn Anh Toàn
Lời Cảm Ơn
Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý Thầy, Cô Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên PGS.TS. Lương Thanh
Cường - người Thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định
hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, thầy luôn động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung
cấp rất nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu này.
Trân trọng!
Thừa Thiên Huế, tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Anh Toàn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT.....8
1.1. Khái quát chung về tổ chức thực hiện luật.......................................................8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật .............................................8
1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện luật............................10
1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện luật................................................................12
1.1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện luật......................................................14
1.2. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện luật .............................................21
1.2.1. Mức độ hoàn thiện của luật ....................................................................21
1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực .................................................................22
1.2.3. Ý thức pháp luật của các bên liên quan..................................................25
1.2.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật ........................................26
Tiểu kết chương 1..................................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN...............................................................28
2.1. Khái quát về luật bảo hiểm xã hội..................................................................28
2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................28
2.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm xã hội ...............................29
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay 32
2.2.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội............32
2.2.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.....................39
2.2.3. Hoạt động tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở Phú Yên ..............40
2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở Phú Yên ..................56
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân...........................................................56
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................72
Tiểu kết chương 2..................................................................................................75
Chương 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ
CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN .........76
3.1. Phương hướng, mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Phú Yên..........................................................................................................76
3.1.1. Mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên76
3.1.2. Phương hướng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Phú Yên ...........................................................................................................77
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.................................................................................................................78
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội..................................78
3.2.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức
thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.........................................................................79
3.2.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật bảo hiểm xã hội.......................80
3.2.4. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật bảo hiểm
xã hội.................................................................................................................82
3.2.5. Các giải pháp khác .................................................................................83
Tiểu kết chương 3..................................................................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẰT
BH: Bảo hiểm
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
DN: Doanh nghiệp
HĐND: Hội đồng nhân dân
LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
NLĐ: Người lao động
SDLĐ: Sử dụng lao động
UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu ...........31
Bảng 2.2: Lực lượng nhân sự các Phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.......33
Bảng 2.3: Lực lượng nhân sự BHXH các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc
BHXH tỉnh Phú Yên .................................................................................................34
Bảng 2.4: Tổng hợp mức đóng BHXH hàng tháng từ năm 2012 – 2016 .................40
Bảng 2.5: Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của BHXH Phú Yên 45
Bảng 2.6: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH 2014 - 2016 .....................61
Bảng 2.7: Kết quả thu BHXH 2014 - 2016...............................................................64
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH 2014 - 2016 ........................................67
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.........................................32
Hình 2.2: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 2014 – 2016 ......62
Hình 2.3: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện 2014 – 2016....63
Hình 2.4: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BH thất nghiệp 2014 – 2016........64
Hình 2.5: Kết quả thu BHXH bắt buộc 2014 – 2016................................................65
Hình 2.6: Kết quả thu BHXH tự nguyện 2014 – 2016 .............................................66
Hình 2.7: Kết quả thu BH thất nghiệp 2014 – 2016 .................................................67
Hình 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2014 ............................................68
Hình 2.9: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2015 ............................................69
Hình 2.10: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2016 ..........................................70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ “Công dân có
quyền được đảm bảo an sinh xã hội”, “Người làm công ăn lương được bảo đảm
các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”,
và “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của
Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức
khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo và vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ
năm 1995, trên cơ sở của Điều lệ BHXH được Thủ tưởng chính phủ ban hành ngày
26/01/1995. Theo đó, hệ thống BHXH được thành lập và đi vào hoạt động từ Trung
ương (TW) đến địa phương. Đến ngày 04/8/1995, BHXH tỉnh Phú Yên được hình
thành và thực hiện nhiệm vụ chăm lo an sinh xã hội cho người lao động.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, số doanh nghiệp và người
lao động ngày càng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu an sinh xã hội của người lao
động, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật BHXH vào ngày
29/6/2006, đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao
hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định
hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện
vọng đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH theo mục tiêu của Nghị quyết số 21-
NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, cụ thể là phấn
đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội,
35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 80% dân số tham gia
bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.
2
Tuy nhiên, tính đến năm 2015, một số doanh nghiệp, người lao động làm
việc liên quan đến BHXH mới tìm hiểu và nghiên cứu, đại bộ phận người lao động
thờ ơ với Luật BHXH. Minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này là toàn tỉnh Phú Yên
có 2.626 doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 776 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH
cho người lao động, chiếm tỷ lệ 29,55%, và số người lao động tham gia BHXH bắt
buộc là 49.291 lao động, và tỷ lệ lao động tham gia BHXH chỉ đạt 16% tổng số lao
động đang làm việc trong nền kinh tế Phú Yên (BHXH tỉnh Phú Yên, 2015) [5].
Để đạt được mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH cho đến năm
2020, BHXH tỉnh Phú Yên cần phải có nhiều đợt tuyên truyền, vận động doanh
nghiệp tham gia BHXH và tiến hành khảo sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện
Luật BHXH sâu rộng đến từng doanh nghiệp ở khắp các huyện, thành phố thuộc
tỉnh Phú Yên. Đó chính là lý do nghiên cứu “Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay” được lựa chọn để làm Luận văn Thạc sĩ,
nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận thực tiễn cho việc bảo đảm tổ chức thực hiện Luật
BHXH ở Phú Yên có hiệu quả cao nhất.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động Bảo hiểm xã hội
như hoàn thiện công tác thu BHXH, pháp luật về hoạt động BHXH, thực thi pháp
luật bảo hiểm tự nguyện, còn nghiên cứu về Tổ chức thực hiện BHXH thì khá ít.
Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, nghiên cứu này trình bày một số nghiên
cứu trước như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2015) về Quản lý thu
BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung
vào đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH, rút ra những bài học điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên của vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH
trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc [35].
Thứ hai, nghiên cứu của Đồng Đức Huy (2015) về Thực thi pháp luật Bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ luật học,
3
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng pháp Luật BHXH nói chung, đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, một
số yếu tố liên quan đến pháp Luật BHXH tự nguyện và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên [28].
Thứ ba, nghiên cứu Pháp luật về hoạt động thu Bảo hiểm xã hội của Tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Đỗ Thị Hằng (2015), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục tiêu của nghiên cứu này là góp phần làm sáng
tỏ cơ sở lý luận cũng như một số nội dung cơ bản của các quy định pháp luật về thu
BHXH, thực trạng áp dụng pháp luật về thu BHXH của tổ chức Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, qua đó, đưa ra những đánh giá và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện
mảng pháp luật này [27].
Thứ tư, nghiên cứu về Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang của Đỗ Tuấn Linh (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tác giả tập
trung vào việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang, rút ra những điểm mạnh, những tồn tại hạn chế và những nguyên
nhân, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
thu BHXH của tỉnh Tuyên Quang [26].
Thứ năm, nghiên cứu của Cao Thị Lan Mây (2014) về Hoàn thiện công tác
thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích, đánh
giá thực trạng về công tác thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ ra
những kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện
nay trong công tác thu BHXH khối DN ngoài quốc doanh, từ đó, tác giả đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH khối DN
NQD trên địa bàn tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm
2020 [20].
4
Thứ sáu, nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2015) về Quản lý thu Bảo hiểm xã
hội tại Bảo hiểm xã hội Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường ĐH Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào phân tích,
đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH bắt buộc, chỉ ra những kết quả đạt được,
những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện nay, rồi đề
xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn tp. Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020 [52].
Xét trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành Bảo
hiểm xã hội, tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đi sâu phân tích về công tác
tổ chức thực hiện Luật BHXH, cụ thể như:
Thứ nhất, nghiên cứu của Trần Thị Như Quỳnh (2015) về Những giải pháp
tăng cường quản lý thu và chống thất thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường ĐH Điện Lực. Tại nghiên cứu này, tác giả
đã xác định được 05 nhân tố tác động đến thực trạng thu và thất thu BHXH trên địa
bàn tỉnh Phú Yên một cách có ý nghĩa thống kê, gồm có (i) phương thức và mức thu
BHXH, (ii) loại hình doanh nghiệp, (iii) quy mô doanh nghiệp, (iv) chính sách và
pháp luật, và (v) quy trình thu BHXH. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu BHXH, như (i) đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền, (ii) mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH, (iii) tăng
cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà
nước, (iv) khắc phục nợ đọng tiền đóng BHXH, (v) cải cách thủ tục hành chính
trong công tác giải quyết chế độ BHXH, (vi) đổi mới phong cách phục vụ, (vii) tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm pháp Luật BHXH, (viii) ứng dụng công nghệ tin học trong quản
lý, và (ix) nâng cao năng lực hoạt động của BHXH tỉnh Phú Yên [51].
Thứ hai, gần giống với nghiên cứu của Trần Thị Như Quỳnh (2015), Trần
Nguyên Trung (2015) đã nghiên cứu về Nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn
thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Điện Lực. Tác giả đã triển khai đánh giá về
5
thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên rồi đưa ra một số giải pháp để tăng cường quản
lý thu BHXH trên địa bàn Tp. Tuy Hòa [50].
Thứ ba, khác với 02 nghiên cứu trước của Trần Thị Như Quỳnh (2015) và
Trần Nguyên Trung (2015) về hoạt động quản lý thu BHXH, Lê Huy Trung (2013)
đã nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Phú
Yên, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Nha Trang. Nghiên cứu này
tập trung vào hoạt động kiểm soát thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên. Lê
Huy Trung (2013) cho rằng, để tăng cường kiểm soát thu BHXH thì cơ quan BHXH
tỉnh Phú Yên cần phải (i) hoàn thiện môi trường kiểm soát, (ii) xây dựng hệ thống
thông tin kiểm soát thu BHXH thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, (iii) hoàn
thiện hệ thống tuyên truyền hỗ trợ và tư vấn cho đơn vị sử dụng lao động, (iv) hoàn
thiện công tác đăng ký ban đầu nộp BHXH, (v) hoàn thiện công tác thực hiện thu,
đối chiếu BHXH, (vi) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra đóng BHXH, (vii)
hoàn thiện công tác xử lý khiếu nại về BHXH, và (viii) tăng cường công tác kiểm
toán nội bộ tại đơn vị SDLĐ [33].
Thứ tư, nghiên cứu của Trương Thị Phượng (2010) về Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính
thức tại tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Nha
Trang. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 06 nhân tố tác động đến ý định tham
gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức, đó là (i) mức độ nhận thức
về tính an sinh xã hội của người dân, (ii) thái độ của NLĐ, (iii) mức độ ảnh hưởng
xã hội, (iv) mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân, (v) thu
nhập của người lao động, và (vi) mức độ truyền thông về BHXH tự nguyện. Tác giả
cho rằng để người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện thì cần phải thực hiện (i)
các giải pháp về phát triển kênh truyền thông, bao gồm: các phương tiện thông tin
đại chúng, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, và cả phương pháp truyền
thông; (ii) các giải pháp về phát triển kinh tế bao gồm: tạo việc làm và ổn định thu
nhập cho người lao động, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho NLĐ, nhà nước hỗ trợ
6
một phần kinh phí để người dân tham gia BHXH tự nguyện; (iii) tăng cường công
tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện đến với NLĐ khu vực phi chính thức; và (iv)
thực hiện nhóm giải pháp về chính sách pháp Luật BHXH tự nguyện, bao gồm: xây
dựng chính sách thích hợp để tạo cơ hội cho NLĐ khu vực phi chính thức tham gia
BHXH, quy định lại điều kiện được thanh toán BHXH một lần cho NLĐ, kết hợp
với Ngân hàng Chính sách xã hội mở sản phẩm tín dụng ngân hàng bán lẻ để vay và
cho vay phục vụ cho việc đóng BHXH tự nguyện [53].
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được những giải pháp nhằm bảo đảm
tổ chức thực hiện Luật BHXH 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm rõ thêm lý luận về tổ chức thực hiện luật.
Đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH của các chủ thể
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ
chức thực hiện Luật BHXH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến nay.
Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đang hoạt động và
người lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
7
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử về nhà nước và pháp luật.
Nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phương pháp quan sát, thống kê, phân
tích tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần bổ sung làm rõ thêm các vấn đề lý luận liên quan
đến tổ chức thực hiện luật.
Về thực tiễn, các giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để làm cơ sở cho Lãnh
đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên đưa ra những chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực
hiện Luật BHXH hiệu quả hơn; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên liên quan và lợi ích của nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện luật
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện
Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên
8
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT
1.1. Khái quát chung về tổ chức thực hiện luật
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật
1.1.1.1. Quan niệm về tổ chức thực hiện luật
Trong nghiên cứu này, tổ chức được hiểu theo hai nghĩa (i) tổ chức trên khía
cạnh là các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện luật và (ii) tổ chức được hiểu
là các hoạt động nhằm triển khai, thực hiện, đưa luật và cuộc sống của nhân dân.
i) Tổ chức là cơ quan tổ chức thực hiện luật
Hiến pháp 2013 quy định rõ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là
cơ quan chấp pháp của Quốc hội, có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 96). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành
và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn
quốc (Điều 99 [37]).
Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) tổ chức
và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương (Điều 112); Ủy ban
nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực
hiện nghị quyết của HĐND (Điều 114); Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề
của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND (Điều 113 [37]).
Trong ngành Bảo hiểm xã hội thì tổ chức Bảo hiểm xã hội chính là Cơ quan
Bảo hiểm xã hội các cấp, là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ BH xã hội, BH y tế, BH thất
nghiệp; thanh tra việc đóng BH xã hội, BH thất nghiệp, BH y tế và nhiệm vụ khác
theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (Điều 93 [38]).
9
ii)Tổ chức là các hoạt động tổ chức thực hiện luật
Tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, hệ thống của bộ máy,
xác định những công việc phù hợp với từng bộ phận, và giao trách nhiệm cho từng
nhà quản lý để vận hành các bộ phận hoạt động đạt hiệu quả cao nhất có thể. Công
tác tổ chức bao gồm việc thành lập nên các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận các
hoạt động cần thiết và xác định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hành và trách
nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên một môi
trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và
nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ
chức [48].
Tổ chức thực hiện luật là một chuỗi hoạt động nằm trong một chính thể
thống nhất, bắt đầu từ hướng dẫn thi hành luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
luật, triển khai, thực hiện, cho đến kiểm tra, giám sát, và đánh giá, tổng kết việc tổ
chức thực hiện luật. Để triển khai thực hiện pháp luật, Chính phủ ban hành các Nghị
định; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành các Thông tư hướng
dẫn thi hành pháp luật; Chính quyền địa phương triển khai thực hiện pháp luật dựa
trên các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm tổ chức thực hiện luật
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp
của các chủ thể pháp luật, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên
quan. Do đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật có những đặc điểm cụ thể như sau:
i) Đặc điểm của cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện luật
Cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện pháp luật là những cơ quan hành chính
nhà nước, là tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự
nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất
định được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những
nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.
10
Cơ quan tổ chức thực hiện luật được quy định cụ thể trong Luật tổ chức
Chính phủ 2015 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015. Luật tổ chức Chính
phủ 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ [42]. Luật tổ chức Chính quyền địa
phương 2015 quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền
địa phương ở các đơn vị hành chính từ tỉnh, thành phố trực thuộc TW; huyện, thị xã
và thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện [43].
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, được
thành lập từ TW đến địa phương để thực hiện những hoạt động được tiến hành trên
cơ sở luật và để thi hành luật; thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước
được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành, hoặc lĩnh vực chuyên môn, đó
là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động chấp hành – điều hành.
ii)Đặc điểm của các hoạt động tổ chức thực hiện luật
Các hoạt động tổ chức thực hiện luật được cụ thể hóa bằng các hành vi hợp
pháp của các chủ thể pháp luật, đó là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện
ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể, mà những hành vi đó mang tính
phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa các
quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế, đưa kết quả của hoạt động xây
dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc
sống, nghĩa là các quy phạm pháp luật được các chủ thể khác nhau thực hiện một
cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống [25].
1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện luật
1.1.2.1. Mục đích tổ chức thực hiện luật
Tổ chức triển khai thực hiện luật, các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật
một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
trong toàn dân. Nâng cao nhận thức của toàn dân, các cơ quan, tổ chức về vị trí, vai
trò, ý nghĩa của pháp luật, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Khắc phục
11
các hiện trạng chưa phù hợp của xã hội, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn
định và phát triển của xã hội.
1.1.2.2. Yêu cầu tổ chức thực hiện luật
Việc triển khai tổ chức thực hiện luật phải được thực hiện đồng bộ, gắn kết
chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp
luật, khắc phục các hạn chế, thu hút sự tham gia tích cực của các thành phần có liên
quan, việc triển khai thực thi pháp luật phải có sự kiểm tra, kiểm soát của các cấp
các ngành có liên quan, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
1.1.2.3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện luật
Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản do nhà nước xây dựng hoặc
thừa nhận, là nền tảng của hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật là những tư
tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà
nước và công dân, tư tưởng xuyên suốt nội dung của hệ thống pháp luật ([25], tr. 5).
Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những tư tưởng cơ
bản có liên quan chặt chẽ với nhau chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện
và bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa vì lợi ích của nhân dân lao động ([34], tr. 17).
Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập
quốc tế phải bảo đảm được các nguyên tắc chung là pháp luật phải thể hiện ý chí
của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động; mọi công dân bình đẳng trước pháp luật;
tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người; đảm bảo tính tối cao
của Hiến pháp; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; đảm bảo sự bình đẳng
và đoàn kết giữa các dân tộc; đảm bảo tính công bằng xã hội của pháp luật; pháp
luật phải được xây dựng và phát triển một các toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội củ đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa; đảm bảo
tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật; và đảm bảo tính minh bạch của pháp
luật ([45], tr. 26). Do đó, việc tổ chức thực hiện luật phải đảm bảo các nguyên tắc
nêu trên của pháp luật Việt Nam, tổ chức thực hiện luật phải đảm bảo được tính đầy
đủ, đúng đắn, chính xác, kịp thời và có lợi cho người dân.
12
1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện luật
1.1.3.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện luật
Pháp luật được ban hành bởi Quốc hội, còn Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp, ban hành các nghị định để hướng dẫn
thi hành pháp luật; các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành các thông tư để hướng dẫn
chi tiết thi hành luật; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 19, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015) quy định rằng
Chính phủ được phép ban hành Nghị định để quy định (i) Chi tiết điều, khoản, điểm
được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; (ii) Các biện pháp cụ thể
để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp
để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân
sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ
của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính
phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang
bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; (iii)
vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng
chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải
được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. [39].
Điều 24, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định rằng Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành Thông tư để quy định các
vấn đề (i) chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
13
tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (ii) biện
pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình [39].
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng quy định rõ HĐND
cấp tỉnh được ban hành nghị quyết để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao
trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; chính sách, biện
pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc
phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Điều 27). UBND cấp tỉnh được ban hành
quyết định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật,
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện
pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương (Điều 28). Còn đối với
HĐND huyện, xã được ban hành nghị quyết; UBND cấp huyện, xã được ban hành
quyết định để quy định những vấn đề được luật giao (Điều 30) [39]
1.1.3.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện luật
Mọi tổ chức, cá nhân đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhân dân
được quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, giám sát của
nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là một trong những phương thức bảo đảm
pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người,
quyền công dân. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền giám sát, hoặc thông qua các
cơ quan đại diện của mình, thông qua các tổ chức xã hội, mà họ là thành viên [29].
Trong ngành bảo hiểm xã hội, các chủ tham gia luật bảo hiểm xã hội có thể
để cập đến là người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, người lao động
bao gồm công nhân viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước,
cán bộ công chức nhà nước thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, còn
có người dân tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện, các tổ chức xã hội hoạt
động theo hình thức phi lợi nhuận.
14
1.1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện luật
1.1.4.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hàng năm trên cơ sở
đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời
kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (khoản 1,
Điều 31 [39]). Để một vấn đề, chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trở
thành Luật, thì cần phải trải qua nhiều công đoạn tổ chức thực hiện như (i) lập
chương trình xây dựng luật, (ii) soạn thảo luật, (iii) thẩm tra dự án luật, (iv) Ủy ban
thường vụ quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án luật, (iv) thảo luận, tiếp thu, chỉnh
lý và thông qua dự án luật, và (v) công bố luật [39].
Trên cơ sở Luật đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật của Quốc hội mà Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành. Danh
mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của
Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UB trung ương
MTTQ Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn
bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành (Điều
82, [39]).
Việc xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ được quy định chi tiết từ
Điều 84 đến Điều 96 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 [39].
Theo đó, để một nghị định được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành thì
phải trải qua các công đoan như sau: (i) lập đề nghị xây dựng nghị định, (ii) tiến
hành lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định, (iii) thẩm định đề nghị xây
dựng nghị định, (iv) Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định, (v)
tổ chức soạn thảo dự thảo nghị định, (vi) lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định, (vii)
thẩm định dự thảo nghị định, (viii) chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định, và (ix)
trình Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định.
15
Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị định được Chính phủ được tiến
hành theo trình tự sau (Điều 96, [39]):
i) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyến trình về dự thảo nghị định;
ii)Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
iii) Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận;
iv) Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên hợp phát biểu ý kiến;
v)Chính phủ thảo luận. (Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp,
Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý
kiến của Chính phủ);
vi) Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định. (Trong trường hợp
dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn
đề cần phải chính lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan
chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua);
vii) Thủ tướng Chính phủ ký nghị định.
Đối với việc xây dựng, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
được quy định chi tiết từ Điều 97 đến Điều 100; xây dựng và ban hành thông tư
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định chi tiết từ Điều 101
đến Điều 104; xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước được quy định
chi tiết từ Điều 105 đến Điều 108; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật liên tịch được quy định chi tiết tại Điều 109 và Điều 110; xây dựng và ban
hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định chi tiết từ Điều
111 đến Điều 126; xây dựng và ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh được
quy định chi tiết từ Điều 127 đến Điều 132; xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện được quy định từ Điều 133 đến
Điều 141; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND
cấp xã được quy định từ Điều 142 đến Điều 145 [39].
16
1.1.4.2. Phổ biến giáo dục luật
Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) hiểu theo nghĩa rộng là công tác,
lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện
PBGDPL (xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL; triển khai chương trình, kế
hoạch PBGDPL thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp PBGDPL; hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch
PBGDPL). Hiểu theo nghĩa hẹp là truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho
đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi
phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành [32, tr. 4].
Phổ biến, giáo dục luật giữ vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động
kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước. Mục đích của PBGDPL là
nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đơn vị, tổ
chức trong toàn xã hội, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của người dân, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
mang lại sự hạnh phúc cho người dân.
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nêu rõ, công dân có quyền được
thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; còn
nhà nước phải bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin
về pháp luật (Điều 2, [41]); và nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo
điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, DN, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL, huy
động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(Điều 4, [41]).
Để hoạt động PBGDPL trở nên hiệu quả, gần gủi với người dân, Quốc hội
khóa 13 đã lấy ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 8, [41]). Qua đó, ngày 09/11 hành năm, toàn Đảng,
toàn dân tổ chức thực hiện nhiều hoạt động PBGDPL. Tùy theo mỗi lĩnh vực đặc
thù, mà các tổ chức, đơn vị tổ chức những hoạt động phù hợp với ngành nghề và địa
phương của mình.
17
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện PBGDPL, Hội đồng
phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương; tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hội đồng phối hợp
PBGDPL là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL
(Khoản 1, Điều 7 [41]).
Đặc điểm của công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính
trị, tương tưởng; có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật;
được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính phủ, các bộ, ngành
Trung ương, UBND các cấp); là nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp
đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng
cao ý thức pháp luật cho đối tượng [32, tr. 4].
1.1.4.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật
Sau khi Quốc hội ban hành luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành các Nghị
định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn thi hành luật; UBND các cấp trực tiếp tổ
chức thực hiện luật. Để một bộ luật đi vào cuộc sống của người dân, các cơ quan
chức năng sẽ thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật khác nhau, như chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện luật, lập kế hoạch, phân công thực hiện và tổ chức triển khai
thực hiện luật.
Chỉ đạo là sự hướng dẫn đường lối, chủ trương nhất định, kế hoạch cụ thể để
tiến hành một sự việc nào đó. Thông thường thì công tác chỉ đạo của các cơ quan
quản lý nhà nước sẽ được thể hiện qua công văn nói chung, đối với những sự việc
khẩn cấp thì Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành công điện để chỉ đạo thực hiện. Một
số chỉ đạo nổi bật như Công điện 476/CĐ-TTg “V/v tổ chức cứu nạn vụ chìm tàu
trên song Ghềnh Hào, tỉnh Bạc Liêu” ngày 06/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
Công văn số 4296/LĐTBXH-LĐTL “V/v Hướng dẫn một số quy định của Bộ luật
lao động” ngày 13/11/2014 của Bộ LĐ-TB&XH; Công văn số 2935/LĐTBXH-
BHXH “V/v Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014” ngày
18
09/8/2016 của Bộ LĐ-TB&XH; Công văn số 6679/BYT-BH “V/v Chỉ đạo thực
hiện Luật Bảo hiểm y tế và và Chỉ thị số 06/CT-BYT” ngày 07/9/2016 của Bộ Y tế;
Công văn số 2974/BTP-PBGDPL “V/v triển khai thực hiện thông tư số 10/2016/TT-
BTP” ngày 31/8/2016 của Bộ Tư pháp; Công văn số 449/BTNMT-KH “V/v định
hướng xây dựng đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2018” ngày
08/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 1550/UBND-ĐTXD
“V/v Khẩn trương lập thủ tục quyết toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa” ngày 29/3/2017
của UBND tỉnh Phú Yên.
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng quản lý, đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động
trong tương lai, mà bất kỳ nhà quản lý, nhà kế hoạch nào cũng phải thực hiện để
phổ biến, triển khai thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Để một kế hoạch mang tính
khả thi thì kế hoạch đó phải xác định được các yếu tố (i) xác định mục tiêu, yêu
cầu công việc; (ii) xác định nội dung cần thực hiện; (iii) xác định phương thức,
cách thức tiến hành thực hiện công việc; và (iv) xác định việc tổ chức thực hiện
và phân bổ nguồn lực để thực hiện công việc. Cụ thể như Kế hoạch phổ biến
giáo dục pháp luật, Kế hoạch tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam và hướng dẫn tổ
chức Ngày pháp luật.
Để một chương trình, kế hoạch, chính sách được thực thi kịp thời và hiệu quả
thì không thể thiếu nghiệp vụ, kỹ thuật phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện
thực hiện chương trình, công việc một cách cụ thể. Phân công nhiệm vụ là giao cho
tổ chức, cá nhân nào đó trách nhiệm và quyền hạn để tổ chức thực hiện một chương
trình, công việc cụ thể. Hoạt động phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện thường
được thể hiện qua các Chương trình, Kế hoạch hành động của các tổ chức, đơn vị.
Để mô tả chi tiết cho hoạt động nghiệp vụ phân công và tổ chức thực hiện, nghiên
cứu này trình bày cụ thể như Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết
định số 1583/QĐ-BTP ngày 27/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) [18], và Kế
19
hoạch số 46/KH-UBNBD về “Thực hiện kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 06/01/2013
của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012
– 2020” ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Phú Yên [55].
 Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2006 [18] phân định rõ vai trò trách nhiệm tổ chức thực hiện của từng
đơn vị: “Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Người đứng đầu các tổ chức đoàn
thể cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này hoặc lồng ghép vào các hoạt động chuyên
môn của đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp; Vụ phổ biến, giáo
dục pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ
triển khai và tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả việc thực hiện các hoạt động
được phân công; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng có trách nhiệm đảm bảo
kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này”.
 Kế hoạch số 46/KH-UBNBD của UBND tỉnh Phú Yên [55] đề ra trách
nhiệm chung “Các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực
thi đầy đủ chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của
người dân về BHXH, BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về BHXH, BHYT theo quy định của
pháp luật, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các đơn vị trốn đóng, nợ đó, chậm
đóng BHXH, BHYT, các hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT; UBND các huyện, thị
xã, thành phố bổ sung mục tiêu, kế hoạch thực hiện chính sách BHXH, BHYT vào
chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm của đơn vị theo chỉ đạo củ Chính
phủ”, ngoài ra Kế hoạch số 46/KH-UBNBD còn phân công trách nhiệm tổ chức
triển khai thực hiện cho từng đơn vị trực thuộc như: Sở LĐTB&XH, Sở Y tế, Bảo
hiểm xã hội tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Cục thuế tỉnh, Ban quản
lý các Khu kinh tế, Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo Phú Yên. Ủy ban MTTQ
tỉnh và các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
20
1.1.4.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật
Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015,
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu
cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (khoản 1, Điều 2 [40]).
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
(khoản 1, Điều 3 [44]).
 Thanh tranh hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (khoản 2, Điều 3 [44]).
 Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý
thuộc ngành, lĩnh vực đó (khoản 3, Điều 3 [44]).
Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua
chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động
để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và
kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát
hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức
phát triển theo đúng mục tiêu.
Như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là
nhằm mục đích phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những biện pháp khắc phục,
phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy những nhân tố tích
21
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện luật
1.2.1. Mức độ hoàn thiện của luật
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật
và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ
tục và hình thức nhất định [54, tr. 199]. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác
định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về
mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn
cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những
ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định
mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là:
Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống
pháp luật [54, tr. 201].
Thứ nhất, tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện
của hệ thống pháp luật. Có thể nói đây là tiêu chuẩn để định lượng một hệ thống
pháp luật nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới
có thể tiếp tục nghiên cứu để định tính [54, tr. 202].
Thứ hai, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi
xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem giữa các bộ
phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không [54, tr. 202].
Thứ ba, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa
trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống
pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể
cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật
thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết
tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền
thống và các quy phạm xã hội khác [54, tr. 202].
22
Thứ tư, trình độ kỹ thuật pháp lý: kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn,
phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, gồm (i) kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được
vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (ii) trình độ kỹ
thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật; và (iii) cách
biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một
nghĩa [54, tr. 203].
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã xác định rất
rõ mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả
thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và
thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý
xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng
Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020” [17]. Vì thế, có thể xem mục tiêu của Nghị quyết số 48-NQ/TW
là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của luật.
Hệ thống pháp luật càng toàn diện, mức độ hoàn thiện của pháp luật càng
cao thì giúp cho hoạt động tổ chức thực hiện luật càng hiệu quả, góp phần mang lại
lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của các tổ chức và cá nhân. Ngược lại, với một hệ
thống pháp luật ở mức hoàn thiện thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức
thực hiện luật, làm cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân bị trì trệ, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân đó. Tuy nhiên, để pháp luật đi vào đời sống
của người dân không chỉ đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà phải
có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố với nhau.
1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
(bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới
23
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan điểm, vừa là
nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta
trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn
chính trị [49].
Tổ chức bộ máy nhà nước của một quốc gia là một hệ thống các cơ quan nhà
nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quan hệ mật thiết
với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc chung do pháp luật quy định, trong đó Hiến pháp
là luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia.
Cơ quan tổ chức chính quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được triển khai từ Trung ương xuống đến địa phương. Chính phủ là cơ quan
hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Chính
phủ. Cơ quan hành chính trực thuộc Chính phủ là các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
(cấp tỉnh), dưới tỉnh là cơ quan hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (cấp huyện), dưới huyện là cơ quan hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
Để bộ máy và nguồn lực nhà nước được vững mạnh, công tác xây dựng và
kiện toàn bộ máy nhà nước luôn được chú trọng và phát triển trong từng giai đoạn,
với một số nội dung chủ yếu như sau ([54] tr. 146):
 Đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, để
Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có khả năng thực hiện có
kết quả cao nhất chức năng lập pháp, quyết định ngân sách nhà nước và thực hiện
quyền giám sát tối cao. Quốc hội phải có cơ cấu tổ chức hợp lý và đội ngũ đại biểu
Quốc hội có đủ tiêu chuẩn là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng
lớp nhân dân. Đồng thời phải củng cố các hội đồng nhân dân, để hội đồng nhân dân
làm đúng chức năng nhiệm vụ luật định.
 Cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản
lý thống nhất, thông suất, có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi các nhiệm
24
vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối
ngoại. Tiến hành sắp xếp tổ chức, phân định rõ chức năng, thẩm quyền giữa các
cấp, thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ; tăng
cường công tác tổ chức và hoạt động thanh tra; kiện toàn tổ chức chính quyền địa
phương; xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành công
việc trong bộ máy nhà nước.
 Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp: Cải tiến tổ
chức và đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan tòa ấn theo hướng hai cấp xét xử;
củng cố và kiện toàn hệ thống cơ quan kiểm sát; sắp xếp lại hệ thống cơ quan điều
tra theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối; kiện toàn các tổ chức thi hành án; củng
cố các tổ chức bổ trợ tư pháp.
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước nhằm giữ vững bản chất của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhân dân,
đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước, bảo đảm chất lượng công
tác lãnh đạo của Đảng đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực
cao trong quản lý, điều hành bộ máy nhà nước.
 Tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu,
tham nhũng, xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật đồng thời tăng
cường công tác xây dựng pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và củng cố kỷ luật
trong nội bộ cơ quan nhà nước.
Một bộ máy nhà nước vững mạnh luôn là điều quan trọng trong phát triển
kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong việc
tổ chức thực hiện pháp luật. Một bộ máy nhà nước tinh gọn, được tổ chức khoa học
sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp
luật, mang lại lợi ích cho nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân. Ngược lại, với một bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả sẽ
làm cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội trở nên chậm chạp, lợi ích của nhà nước, lợi
ích của nhân dân sẽ bị ảnh hưởng.
25
1.2.3. Ý thức pháp luật của các bên liên quan
Ý thức pháp luật là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã
hội ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó, nhất là từ khi xuất hiện nhà nước pháp
quyền. Ý thức pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật; đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp
luật, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống ([24] tr.1).
Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng,
quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan
hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần
phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử
sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
và các tổ chức xã hội. ([54] tr.213).
Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật có thể được chia
thành ba loại là ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật
của cá nhân ([54] tr.216).
 Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội,
nó chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất
của pháp luật. Vì nó tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được
chính thức hóa trong toàn xã hội.
 Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm
của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Y thức pháp luật nhóm có phạm vi tác
động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã hội.
 Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lí,
tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Trình độ ý thức
pháp luật của cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra
là phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để những ý thức pháp
luật của cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật của xã hội.
Một xã hội với ý thức pháp luật càng cao thì xã hội đó càng phát triển. Khi
mọi người đều tôn trọng pháp luật, được thể hiện qua hành vi đúng đắn, tuân theo
26
những quy định của pháp luật. Với ý thức pháp luật cao thì việc thực hiện pháp luật
cũng như áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng và mang lại hiệu lực, hiệu quả trong
mọi hoạt động. Đối với một xã hội với ý thức pháp luật thấp thì tất yếu xã hội đó sẽ
chậm tiến bộ.
1.2.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật
Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các
ứng xử của đối tượng. Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và
đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy
ra. Trong quá trình kiểm soát có 02 yếu tố luôn tham gia vào kiểm soát và ảnh
hưởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng của người kiểm
soát và đối tượng kiểm soát.
Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật là toàn bộ những hoạt động xem
xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ
những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc
tổ chức thực hiện luật, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện luật là đúng mục đích và
đạt được hiệu quả cao nhất có thể.
Điều này cho thấy, khi hoạt động kiểm soát được thực hiện chặt chẽ và có sự
phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan sẽ giúp cho việc thực thi pháp
luật ngày càng tốt hơn, khắc phục được những sai phạm của các chủ thể tham gia,
đưa ra được những giải pháp đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo sự phát triển của xã hội.
Ngược lại, khi hoạt động kiểm soát tổ chức thực hiện luật không được thực hiện
chặt chẽ, thường xuyên thì có thể dẫn đến việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp
luật không được công minh làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của
nhân dân.
27
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, nghiên cứu này đã nêu lên được các khái niệm, đặc điểm tổ
chức thực hiện luật, các mục đích, yêu cầu và nguyên tắc tổ chức thực hiện luật;
nghiên cứu này cũng đã giới thiệu được các chủ thể bắt buộc và chủ thể tham tra
trong tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã trình bày được quá trình ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các
nghiệp vụ, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện luật. Đồng
thời, nghiên cứu này cũng đã xác định được các yếu tố tác động đến việc tổ chức
thực hiện luật, cụ thể là mức độ hoàn thiện luật, tổ chức bộ máy và nguồn lực, ý
thức pháp luật của các bên liên quan, và sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện
luật. Tiếp theo chương 2, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng
tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
28
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về luật bảo hiểm xã hội
2.1.1. Một số khái niệm
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào BHXH (khoản
1, Điều 3 [38]).
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà
người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (khoản 2, Điều 3 [38]).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà
người tham gia tham được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham
gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (khoản 3, Điều 3 [38]).
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội (Điều 5 [38])
i) Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH
và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
ii)Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của
người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập
tháng do người lao động lựa chọn.
iii) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời
gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì
không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.
iv) Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch;
được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần,
các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ
tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
29
v)Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
2.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm xã hội
“Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm
bảo ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc” (trích từ Chỉ thị số 15-
CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị) [16].
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay bù đắp được một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia
đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã
hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải quyết
các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các vấn
đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát triển
khinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp
với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn.
Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, với một số nội dung
chủ yếu như sau:
(i)Mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc bổ
sung thêm 3 đối tượng mới là người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới
3 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, công dân nước ngoài. Bảo hiểm
xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập
làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ
trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.
30
(ii) Tăng mức trợ cấp ốm đau: các mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh
tăng so với trước đó. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng
mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia 26 ngày như hiện hành. Mức
hỗ trợ ốm đau dài ngày (sau 180 ngày) tăng lên 50% thay vì 45% như hiện nay. Sửa
đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
(iii)Bổ sung nhiều chế độ thai sản: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 điều chỉnh
tăng thời gian hưởng thai sản khi sinh con lên 6 tháng phù hợp với Bộ luật Lao
động năm 2012. Luật BHXH 2014 cũng thêm chế độ lao động nam được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với
trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nữ khó mang thai
phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ muốn được nhận chế độ thai sản chỉ cần
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thay
vì 6 tháng như quy định trước đó. Luật BHXH 2014 cũng bổ sung chế độ thai sản
cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
(iv)Điều chỉnh chế độ hƣu trí: Luật BHXH 2014 quy định lộ trình tăng tuổi
nghỉ hưu đối với những trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% với mỗi năm nghỉ hưu
trước tuổi. Quy định các chế độ hưu trí đối với người bị phạt tù giam, ra nước ngoài
để định cư. Đối tượng được hưởng lương hưu cũng bổ sung thêm lao động nữ là
người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc mà
có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu. Tỷ
lệ hưởng lương hưu cũng được điều chỉnh. Luật mới quy định lộ trình tăng dần thời
gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30
năm (trước đó là 25 năm) đối với nữ và 35 năm (trước đó là 30 năm) đối với nam
mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Về bảo hiểm xã hội một lần: Từ năm
2014, tăng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội
từ 1,5 lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tiền
lương đã đóng bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh, đối với người bắt đầu tham
31
gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ áp dụng cho mọi
người lao động, không phân biệt người lao động thuộc khu vực nhà nước hay ngoài
nhà nước.
(v) Đảm bảo bình đẳng trong tham gia bảo hiểm xã hội: Luật BHXH
2014 đã xây dựng lộ trình tiến tới việc tính bình quân tiền lương, tiền công cả quá
trình đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
STT
Thời gian bắt đầu tham gia
BHXH
Số tiền cuối để tính bình quân
tiền lƣơng đóng BHXH
1 Trước ngày 01/01/1995 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu
2 Từ 01/01/1995 – 31/12/2000 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu
3 Từ 01/01/2001 – 31/12/2006 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
4 Từ 01/01/2007 – 31/12/2015 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
5 Từ 01/01/2016 – 31/12/2019 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
6 Từ 01/01/2020 – 31/12/2024 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
7 Từ ngày 01/01/2025 trở đi Toàn bộ thời gian đóng BHXH
Nguồn: Khoản 1, Điều 62 Luật BHXH 2014 [38]
(vi)Tổ chức thực hiện minh bạch: Người lao động có quyền tự quản lý sổ
bảo hiểm xã hội, hàng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng
bảo hiểm xã hội, được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội
cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội. Luật BHXH 2014 cũng quy định trách
nhiệm của người sử dụng lao động định kỳ 6 tháng phải niêm yết công khai thông
tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và niêm yết công khai thông
tin đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp hàng năm.
32
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay
2.2.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội
2.2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên
Ngày 16/8/1995, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1.004/QĐ-UB
chỉ đạo ngành LĐ-TBXH và Liên đoàn Lao động tỉnh chuyển giao sự nghiệp
BHXH sang BHXH Việt Nam quản lý theo hệ thống dọc. Ngày 31/8/1995, BHXH
tỉnh Phú Yên chính thức nhận bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự BHXH của
hai ngành chuyển sang theo tinh thần Thông tư 125/TT-LB ngày 24/6/1995 của
Liên Bộ: Ban tổ chức Chính Phủ - Bộ LĐ-TB&XH - Tổng LĐLĐ Việt Nam và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/9/1995. Đến đầu năm 2003, BHXH tỉnh tiếp
nhận hệ thống BHYT chuyển sang theo Quyết định số 20/200/QĐ-TTg ngày
24/1/2002 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ban đầu khi mới thành lập, từ 4 phòng nghiệp vụ và 6 BHXH huyện, thị xã
trực thuộc với 50 cán bộ, công chức, đến nay, toàn hệ thống có 11 phòng nghiệp vụ,
9 BHXH huyện, thị xã và thành phố với hơn 200 cán bộ, công chức.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên có tất cả là 11 phòng trực thuộc, với tổng số
nhân sự là 78 người, số lượng nhân sự Phòng giám định BHYT chiếm số lượng
Ban Giám đốc
Văn Phòng Phòng Kiểm traPhòng Tổ chức cán
bộ
Phòng Kế hoạch tài
chính
Phòng Chế độ BHXH Phòng Quản lý thuPhòng Khai tác và
thu nợ
Phòng Nhận và trả
kết quả TTHC
Phòng cấp Sổ, thẻ Phòng Giám định BHYTPhòng Công nghệ thông tin
33
đông nhất với 14 người (với tỷ lệ 17,95%), còn phòng có số lượng nhân sự ít nhất là
Phòng tổ chức cán bộ với 04 người (với tỷ lệ 5,13%).
Bảng 2.2: Lực lượng nhân sự các Phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên
TT Phòng/ Ban Số lƣợng Tỷ trọng %
1 Văn Phòng 08 10,26
2 Phòng Chế độ BHXH 07 8,97
3 Phòng quản lý Thu 08 10,26
4 Phòng Khai thác & Thu nợ 06 7,69
5 Phòng Nhận - Trả kết quả TTHC 06 7,69
6 Phòng Tổ chức cán bộ 04 5,13
7 Phòng cấp Sổ, thẻ 05 6,41
8 Phòng Công nghệ thông tin 06 7,69
9 Phòng Kiểm tra 07 8,97
10 Phòng Giám định BHYT 14 17,95
11 Phòng Kế hoạch – Tài chính 07 8,97
Tổng cộng 78 100,0
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên
Hoạt động tuyên truyền pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
xuyên suốt quá trình thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội, hướng đến mục tiêu 50%
lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2020, như nghiên cứu của Bùi Sỹ
Tuấn và Hoàng Minh Tuấn (2016) cho biết hoạt động Marketing BHXH tự nguyện
là vô cùng cần thiết để đẩy nhanh quá trình tham gia BHXH của lực lượng lao động
[19]. Do đó, Phòng tuyên truyên là thiết yếu cần được đặt ra để đáp ứng được
nguyện vọng, nhu cầu của người lao động, cũng như góp phần thực hiện thành công
nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 [2].
Tính đến năm 2016, tỉnh Phú Yên có tất cả 09 đơn vị BHXH huyện, thị xã và
thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên, với 126 nhân sự, trong đó BHXH Tp.
Tuy Hòa với số lượng nhân sự đông nhất là 20 người, chiếm tỷ lệ 15,87%, thấp nhất
34
là các BHXH thuộc 03 huyện miền núi, với 12 nhân sự cho mỗi đơn vị, chiếm tỷ lệ
9,52%.
Bảng 2.3: Lực lượng nhân sự BHXH các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc
BHXH tỉnh Phú Yên
TT Huyện, thị và thành phố Số lƣợng Tỷ trọng %
1 Thành phố Tuy Hòa 20 15,87
2 Thị xã Sông Cầu 13 10,32
3 Huyện Đông Hòa 15 11,90
4 Huyện Tây Hòa 14 11,11
5 Huyện Phú Hòa 13 10,32
6 Huyện Sơn Hòa 12 9,52
7 Huyện Sông Hinh 12 9,52
8 Huyện Tuy An 15 11,90
9 Huyện Đồng Xuân 12 9,52
Tổng cộng 126 100,0
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên
Bảo hiểm xã hội các huyện, thị và thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên
có các nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 2, [15]), cụ thể như sau:
 Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo
hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức
thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;
 Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
 Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;
 Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia
và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
 Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
35
giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo
hiểm xã hội huyện;
 Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
 Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ
chức, cá nhân tham gia;
 Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện;
 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
 Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
 Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn;
 Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người
lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy
đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
 Quản lý viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện;
 Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định;
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, theo chỉ đạo
của UBND tỉnh Phú Yên [55], cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên có trách nhiệm:
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT

More Related Content

What's hot

Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 

What's hot (19)

Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thôngĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, HAY
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, HAYLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, HAY
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, HAY
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dânLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư phápLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp
 
Du an dau tu nuoi baba
Du an dau tu nuoi babaDu an dau tu nuoi baba
Du an dau tu nuoi baba
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của, HAY
 
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hộiLuận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
Luận văn: Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nạiĐề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
Đề tài: Quyền giám sát của Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 

Similar to Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT

Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT (20)

Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đTạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng NgãiĐề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
 
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOTLuận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAYChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Thọ, HAY
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… .…../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TOÀN TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… .…../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TOÀN TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của thầy PGS. TS. Lương Thanh Cường. Các số liệu được thể hiện trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Học viên Nguyễn Anh Toàn
  • 4. Lời Cảm Ơn Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên PGS.TS. Lương Thanh Cường - người Thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, thầy luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp rất nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Trân trọng! Thừa Thiên Huế, tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Anh Toàn
  • 5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT.....8 1.1. Khái quát chung về tổ chức thực hiện luật.......................................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật .............................................8 1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện luật............................10 1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện luật................................................................12 1.1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện luật......................................................14 1.2. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện luật .............................................21 1.2.1. Mức độ hoàn thiện của luật ....................................................................21 1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực .................................................................22 1.2.3. Ý thức pháp luật của các bên liên quan..................................................25 1.2.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật ........................................26 Tiểu kết chương 1..................................................................................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN...............................................................28 2.1. Khái quát về luật bảo hiểm xã hội..................................................................28 2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................28 2.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm xã hội ...............................29 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay 32 2.2.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội............32
  • 6. 2.2.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.....................39 2.2.3. Hoạt động tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở Phú Yên ..............40 2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở Phú Yên ..................56 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân...........................................................56 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................72 Tiểu kết chương 2..................................................................................................75 Chương 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN .........76 3.1. Phương hướng, mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên..........................................................................................................76 3.1.1. Mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên76 3.1.2. Phương hướng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên ...........................................................................................................77 3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên.................................................................................................................78 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội..................................78 3.2.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.........................................................................79 3.2.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật bảo hiểm xã hội.......................80 3.2.4. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.................................................................................................................82 3.2.5. Các giải pháp khác .................................................................................83 Tiểu kết chương 3..................................................................................................85 KẾT LUẬN..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẰT BH: Bảo hiểm BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế DN: Doanh nghiệp HĐND: Hội đồng nhân dân LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ NLĐ: Người lao động SDLĐ: Sử dụng lao động UBND: Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu ...........31 Bảng 2.2: Lực lượng nhân sự các Phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.......33 Bảng 2.3: Lực lượng nhân sự BHXH các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên .................................................................................................34 Bảng 2.4: Tổng hợp mức đóng BHXH hàng tháng từ năm 2012 – 2016 .................40 Bảng 2.5: Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của BHXH Phú Yên 45 Bảng 2.6: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH 2014 - 2016 .....................61 Bảng 2.7: Kết quả thu BHXH 2014 - 2016...............................................................64 Bảng 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH 2014 - 2016 ........................................67
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.........................................32 Hình 2.2: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 2014 – 2016 ......62 Hình 2.3: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện 2014 – 2016....63 Hình 2.4: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BH thất nghiệp 2014 – 2016........64 Hình 2.5: Kết quả thu BHXH bắt buộc 2014 – 2016................................................65 Hình 2.6: Kết quả thu BHXH tự nguyện 2014 – 2016 .............................................66 Hình 2.7: Kết quả thu BH thất nghiệp 2014 – 2016 .................................................67 Hình 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2014 ............................................68 Hình 2.9: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2015 ............................................69 Hình 2.10: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2016 ..........................................70
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”, “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”, và “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 1995, trên cơ sở của Điều lệ BHXH được Thủ tưởng chính phủ ban hành ngày 26/01/1995. Theo đó, hệ thống BHXH được thành lập và đi vào hoạt động từ Trung ương (TW) đến địa phương. Đến ngày 04/8/1995, BHXH tỉnh Phú Yên được hình thành và thực hiện nhiệm vụ chăm lo an sinh xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, số doanh nghiệp và người lao động ngày càng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu an sinh xã hội của người lao động, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật BHXH vào ngày 29/6/2006, đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH theo mục tiêu của Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  • 11. 2 Tuy nhiên, tính đến năm 2015, một số doanh nghiệp, người lao động làm việc liên quan đến BHXH mới tìm hiểu và nghiên cứu, đại bộ phận người lao động thờ ơ với Luật BHXH. Minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này là toàn tỉnh Phú Yên có 2.626 doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 776 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động, chiếm tỷ lệ 29,55%, và số người lao động tham gia BHXH bắt buộc là 49.291 lao động, và tỷ lệ lao động tham gia BHXH chỉ đạt 16% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Phú Yên (BHXH tỉnh Phú Yên, 2015) [5]. Để đạt được mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH cho đến năm 2020, BHXH tỉnh Phú Yên cần phải có nhiều đợt tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia BHXH và tiến hành khảo sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH sâu rộng đến từng doanh nghiệp ở khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên. Đó chính là lý do nghiên cứu “Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay” được lựa chọn để làm Luận văn Thạc sĩ, nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận thực tiễn cho việc bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH ở Phú Yên có hiệu quả cao nhất. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động Bảo hiểm xã hội như hoàn thiện công tác thu BHXH, pháp luật về hoạt động BHXH, thực thi pháp luật bảo hiểm tự nguyện, còn nghiên cứu về Tổ chức thực hiện BHXH thì khá ít. Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, nghiên cứu này trình bày một số nghiên cứu trước như sau: Thứ nhất, nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2015) về Quản lý thu BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH, rút ra những bài học điểm mạnh, điểm yếu và nguyên của vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc [35]. Thứ hai, nghiên cứu của Đồng Đức Huy (2015) về Thực thi pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ luật học,
  • 12. 3 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp Luật BHXH nói chung, đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, một số yếu tố liên quan đến pháp Luật BHXH tự nguyện và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [28]. Thứ ba, nghiên cứu Pháp luật về hoạt động thu Bảo hiểm xã hội của Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Đỗ Thị Hằng (2015), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục tiêu của nghiên cứu này là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như một số nội dung cơ bản của các quy định pháp luật về thu BHXH, thực trạng áp dụng pháp luật về thu BHXH của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam, qua đó, đưa ra những đánh giá và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện mảng pháp luật này [27]. Thứ tư, nghiên cứu về Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang của Đỗ Tuấn Linh (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tác giả tập trung vào việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, rút ra những điểm mạnh, những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH của tỉnh Tuyên Quang [26]. Thứ năm, nghiên cứu của Cao Thị Lan Mây (2014) về Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong công tác thu BHXH khối DN ngoài quốc doanh, từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 [20].
  • 13. 4 Thứ sáu, nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2015) về Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH bắt buộc, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện nay, rồi đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tp. Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020 [52]. Xét trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đi sâu phân tích về công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH, cụ thể như: Thứ nhất, nghiên cứu của Trần Thị Như Quỳnh (2015) về Những giải pháp tăng cường quản lý thu và chống thất thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường ĐH Điện Lực. Tại nghiên cứu này, tác giả đã xác định được 05 nhân tố tác động đến thực trạng thu và thất thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên một cách có ý nghĩa thống kê, gồm có (i) phương thức và mức thu BHXH, (ii) loại hình doanh nghiệp, (iii) quy mô doanh nghiệp, (iv) chính sách và pháp luật, và (v) quy trình thu BHXH. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu BHXH, như (i) đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, (ii) mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH, (iii) tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, (iv) khắc phục nợ đọng tiền đóng BHXH, (v) cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ BHXH, (vi) đổi mới phong cách phục vụ, (vii) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp Luật BHXH, (viii) ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, và (ix) nâng cao năng lực hoạt động của BHXH tỉnh Phú Yên [51]. Thứ hai, gần giống với nghiên cứu của Trần Thị Như Quỳnh (2015), Trần Nguyên Trung (2015) đã nghiên cứu về Nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Điện Lực. Tác giả đã triển khai đánh giá về
  • 14. 5 thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên rồi đưa ra một số giải pháp để tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn Tp. Tuy Hòa [50]. Thứ ba, khác với 02 nghiên cứu trước của Trần Thị Như Quỳnh (2015) và Trần Nguyên Trung (2015) về hoạt động quản lý thu BHXH, Lê Huy Trung (2013) đã nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Nha Trang. Nghiên cứu này tập trung vào hoạt động kiểm soát thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên. Lê Huy Trung (2013) cho rằng, để tăng cường kiểm soát thu BHXH thì cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên cần phải (i) hoàn thiện môi trường kiểm soát, (ii) xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát thu BHXH thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, (iii) hoàn thiện hệ thống tuyên truyền hỗ trợ và tư vấn cho đơn vị sử dụng lao động, (iv) hoàn thiện công tác đăng ký ban đầu nộp BHXH, (v) hoàn thiện công tác thực hiện thu, đối chiếu BHXH, (vi) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra đóng BHXH, (vii) hoàn thiện công tác xử lý khiếu nại về BHXH, và (viii) tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị SDLĐ [33]. Thứ tư, nghiên cứu của Trương Thị Phượng (2010) về Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Nha Trang. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 06 nhân tố tác động đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức, đó là (i) mức độ nhận thức về tính an sinh xã hội của người dân, (ii) thái độ của NLĐ, (iii) mức độ ảnh hưởng xã hội, (iv) mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân, (v) thu nhập của người lao động, và (vi) mức độ truyền thông về BHXH tự nguyện. Tác giả cho rằng để người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện thì cần phải thực hiện (i) các giải pháp về phát triển kênh truyền thông, bao gồm: các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, và cả phương pháp truyền thông; (ii) các giải pháp về phát triển kinh tế bao gồm: tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho NLĐ, nhà nước hỗ trợ
  • 15. 6 một phần kinh phí để người dân tham gia BHXH tự nguyện; (iii) tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện đến với NLĐ khu vực phi chính thức; và (iv) thực hiện nhóm giải pháp về chính sách pháp Luật BHXH tự nguyện, bao gồm: xây dựng chính sách thích hợp để tạo cơ hội cho NLĐ khu vực phi chính thức tham gia BHXH, quy định lại điều kiện được thanh toán BHXH một lần cho NLĐ, kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội mở sản phẩm tín dụng ngân hàng bán lẻ để vay và cho vay phục vụ cho việc đóng BHXH tự nguyện [53]. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được những giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích làm rõ thêm lý luận về tổ chức thực hiện luật. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH của các chủ thể trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện Luật BHXH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến nay. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đang hoạt động và người lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
  • 16. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về nhà nước và pháp luật. Nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phương pháp quan sát, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần bổ sung làm rõ thêm các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức thực hiện luật. Về thực tiễn, các giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để làm cơ sở cho Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên đưa ra những chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật BHXH hiệu quả hơn; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan và lợi ích của nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện luật Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên
  • 17. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT 1.1. Khái quát chung về tổ chức thực hiện luật 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật 1.1.1.1. Quan niệm về tổ chức thực hiện luật Trong nghiên cứu này, tổ chức được hiểu theo hai nghĩa (i) tổ chức trên khía cạnh là các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện luật và (ii) tổ chức được hiểu là các hoạt động nhằm triển khai, thực hiện, đưa luật và cuộc sống của nhân dân. i) Tổ chức là cơ quan tổ chức thực hiện luật Hiến pháp 2013 quy định rõ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp pháp của Quốc hội, có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 96). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99 [37]). Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương (Điều 112); Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND (Điều 114); Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND (Điều 113 [37]). Trong ngành Bảo hiểm xã hội thì tổ chức Bảo hiểm xã hội chính là Cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp, là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ BH xã hội, BH y tế, BH thất nghiệp; thanh tra việc đóng BH xã hội, BH thất nghiệp, BH y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (Điều 93 [38]).
  • 18. 9 ii)Tổ chức là các hoạt động tổ chức thực hiện luật Tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, hệ thống của bộ máy, xác định những công việc phù hợp với từng bộ phận, và giao trách nhiệm cho từng nhà quản lý để vận hành các bộ phận hoạt động đạt hiệu quả cao nhất có thể. Công tác tổ chức bao gồm việc thành lập nên các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận các hoạt động cần thiết và xác định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hành và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức [48]. Tổ chức thực hiện luật là một chuỗi hoạt động nằm trong một chính thể thống nhất, bắt đầu từ hướng dẫn thi hành luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật, triển khai, thực hiện, cho đến kiểm tra, giám sát, và đánh giá, tổng kết việc tổ chức thực hiện luật. Để triển khai thực hiện pháp luật, Chính phủ ban hành các Nghị định; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật; Chính quyền địa phương triển khai thực hiện pháp luật dựa trên các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm tổ chức thực hiện luật Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên quan. Do đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật có những đặc điểm cụ thể như sau: i) Đặc điểm của cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện luật Cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện pháp luật là những cơ quan hành chính nhà nước, là tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.
  • 19. 10 Cơ quan tổ chức thực hiện luật được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Chính phủ 2015 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015. Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ [42]. Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính từ tỉnh, thành phố trực thuộc TW; huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện [43]. Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, được thành lập từ TW đến địa phương để thực hiện những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật; thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành, hoặc lĩnh vực chuyên môn, đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. ii)Đặc điểm của các hoạt động tổ chức thực hiện luật Các hoạt động tổ chức thực hiện luật được cụ thể hóa bằng các hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật, đó là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể, mà những hành vi đó mang tính phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế, đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc sống, nghĩa là các quy phạm pháp luật được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống [25]. 1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện luật 1.1.2.1. Mục đích tổ chức thực hiện luật Tổ chức triển khai thực hiện luật, các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong toàn dân. Nâng cao nhận thức của toàn dân, các cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Khắc phục
  • 20. 11 các hiện trạng chưa phù hợp của xã hội, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và phát triển của xã hội. 1.1.2.2. Yêu cầu tổ chức thực hiện luật Việc triển khai tổ chức thực hiện luật phải được thực hiện đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục các hạn chế, thu hút sự tham gia tích cực của các thành phần có liên quan, việc triển khai thực thi pháp luật phải có sự kiểm tra, kiểm soát của các cấp các ngành có liên quan, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. 1.1.2.3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện luật Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản do nhà nước xây dựng hoặc thừa nhận, là nền tảng của hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà nước và công dân, tư tưởng xuyên suốt nội dung của hệ thống pháp luật ([25], tr. 5). Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những tư tưởng cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa vì lợi ích của nhân dân lao động ([34], tr. 17). Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế phải bảo đảm được các nguyên tắc chung là pháp luật phải thể hiện ý chí của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động; mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc; đảm bảo tính công bằng xã hội của pháp luật; pháp luật phải được xây dựng và phát triển một các toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội củ đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa; đảm bảo tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật; và đảm bảo tính minh bạch của pháp luật ([45], tr. 26). Do đó, việc tổ chức thực hiện luật phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên của pháp luật Việt Nam, tổ chức thực hiện luật phải đảm bảo được tính đầy đủ, đúng đắn, chính xác, kịp thời và có lợi cho người dân.
  • 21. 12 1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện luật 1.1.3.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện luật Pháp luật được ban hành bởi Quốc hội, còn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp, ban hành các nghị định để hướng dẫn thi hành pháp luật; các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành các thông tư để hướng dẫn chi tiết thi hành luật; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Điều 19, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015) quy định rằng Chính phủ được phép ban hành Nghị định để quy định (i) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; (ii) Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; (iii) vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. [39]. Điều 24, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định rằng Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành Thông tư để quy định các vấn đề (i) chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
  • 22. 13 tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (ii) biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình [39]. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng quy định rõ HĐND cấp tỉnh được ban hành nghị quyết để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Điều 27). UBND cấp tỉnh được ban hành quyết định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương (Điều 28). Còn đối với HĐND huyện, xã được ban hành nghị quyết; UBND cấp huyện, xã được ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao (Điều 30) [39] 1.1.3.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện luật Mọi tổ chức, cá nhân đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhân dân được quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền giám sát, hoặc thông qua các cơ quan đại diện của mình, thông qua các tổ chức xã hội, mà họ là thành viên [29]. Trong ngành bảo hiểm xã hội, các chủ tham gia luật bảo hiểm xã hội có thể để cập đến là người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, người lao động bao gồm công nhân viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, cán bộ công chức nhà nước thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, còn có người dân tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện, các tổ chức xã hội hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận.
  • 23. 14 1.1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện luật 1.1.4.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hàng năm trên cơ sở đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (khoản 1, Điều 31 [39]). Để một vấn đề, chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trở thành Luật, thì cần phải trải qua nhiều công đoạn tổ chức thực hiện như (i) lập chương trình xây dựng luật, (ii) soạn thảo luật, (iii) thẩm tra dự án luật, (iv) Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án luật, (iv) thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, và (v) công bố luật [39]. Trên cơ sở Luật đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật của Quốc hội mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành. Danh mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UB trung ương MTTQ Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành (Điều 82, [39]). Việc xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ được quy định chi tiết từ Điều 84 đến Điều 96 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 [39]. Theo đó, để một nghị định được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành thì phải trải qua các công đoan như sau: (i) lập đề nghị xây dựng nghị định, (ii) tiến hành lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định, (iii) thẩm định đề nghị xây dựng nghị định, (iv) Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định, (v) tổ chức soạn thảo dự thảo nghị định, (vi) lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định, (vii) thẩm định dự thảo nghị định, (viii) chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định, và (ix) trình Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định.
  • 24. 15 Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị định được Chính phủ được tiến hành theo trình tự sau (Điều 96, [39]): i) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyến trình về dự thảo nghị định; ii)Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; iii) Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận; iv) Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên hợp phát biểu ý kiến; v)Chính phủ thảo luận. (Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ); vi) Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định. (Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chính lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua); vii) Thủ tướng Chính phủ ký nghị định. Đối với việc xây dựng, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được quy định chi tiết từ Điều 97 đến Điều 100; xây dựng và ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định chi tiết từ Điều 101 đến Điều 104; xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước được quy định chi tiết từ Điều 105 đến Điều 108; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch được quy định chi tiết tại Điều 109 và Điều 110; xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định chi tiết từ Điều 111 đến Điều 126; xây dựng và ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh được quy định chi tiết từ Điều 127 đến Điều 132; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện được quy định từ Điều 133 đến Điều 141; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã được quy định từ Điều 142 đến Điều 145 [39].
  • 25. 16 1.1.4.2. Phổ biến giáo dục luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) hiểu theo nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL (xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL; triển khai chương trình, kế hoạch PBGDPL thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp PBGDPL; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL). Hiểu theo nghĩa hẹp là truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành [32, tr. 4]. Phổ biến, giáo dục luật giữ vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước. Mục đích của PBGDPL là nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đơn vị, tổ chức trong toàn xã hội, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mang lại sự hạnh phúc cho người dân. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nêu rõ, công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; còn nhà nước phải bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật (Điều 2, [41]); và nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, DN, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL, huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (Điều 4, [41]). Để hoạt động PBGDPL trở nên hiệu quả, gần gủi với người dân, Quốc hội khóa 13 đã lấy ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 8, [41]). Qua đó, ngày 09/11 hành năm, toàn Đảng, toàn dân tổ chức thực hiện nhiều hoạt động PBGDPL. Tùy theo mỗi lĩnh vực đặc thù, mà các tổ chức, đơn vị tổ chức những hoạt động phù hợp với ngành nghề và địa phương của mình.
  • 26. 17 Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện PBGDPL, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hội đồng phối hợp PBGDPL là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL (Khoản 1, Điều 7 [41]). Đặc điểm của công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tương tưởng; có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật; được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, UBND các cấp); là nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng [32, tr. 4]. 1.1.4.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật Sau khi Quốc hội ban hành luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành các Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn thi hành luật; UBND các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện luật. Để một bộ luật đi vào cuộc sống của người dân, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật khác nhau, như chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật, lập kế hoạch, phân công thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện luật. Chỉ đạo là sự hướng dẫn đường lối, chủ trương nhất định, kế hoạch cụ thể để tiến hành một sự việc nào đó. Thông thường thì công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ được thể hiện qua công văn nói chung, đối với những sự việc khẩn cấp thì Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành công điện để chỉ đạo thực hiện. Một số chỉ đạo nổi bật như Công điện 476/CĐ-TTg “V/v tổ chức cứu nạn vụ chìm tàu trên song Ghềnh Hào, tỉnh Bạc Liêu” ngày 06/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 4296/LĐTBXH-LĐTL “V/v Hướng dẫn một số quy định của Bộ luật lao động” ngày 13/11/2014 của Bộ LĐ-TB&XH; Công văn số 2935/LĐTBXH- BHXH “V/v Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014” ngày
  • 27. 18 09/8/2016 của Bộ LĐ-TB&XH; Công văn số 6679/BYT-BH “V/v Chỉ đạo thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và và Chỉ thị số 06/CT-BYT” ngày 07/9/2016 của Bộ Y tế; Công văn số 2974/BTP-PBGDPL “V/v triển khai thực hiện thông tư số 10/2016/TT- BTP” ngày 31/8/2016 của Bộ Tư pháp; Công văn số 449/BTNMT-KH “V/v định hướng xây dựng đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2018” ngày 08/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 1550/UBND-ĐTXD “V/v Khẩn trương lập thủ tục quyết toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa” ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh Phú Yên. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng quản lý, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, mà bất kỳ nhà quản lý, nhà kế hoạch nào cũng phải thực hiện để phổ biến, triển khai thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Để một kế hoạch mang tính khả thi thì kế hoạch đó phải xác định được các yếu tố (i) xác định mục tiêu, yêu cầu công việc; (ii) xác định nội dung cần thực hiện; (iii) xác định phương thức, cách thức tiến hành thực hiện công việc; và (iv) xác định việc tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn lực để thực hiện công việc. Cụ thể như Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, Kế hoạch tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam và hướng dẫn tổ chức Ngày pháp luật. Để một chương trình, kế hoạch, chính sách được thực thi kịp thời và hiệu quả thì không thể thiếu nghiệp vụ, kỹ thuật phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện thực hiện chương trình, công việc một cách cụ thể. Phân công nhiệm vụ là giao cho tổ chức, cá nhân nào đó trách nhiệm và quyền hạn để tổ chức thực hiện một chương trình, công việc cụ thể. Hoạt động phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện thường được thể hiện qua các Chương trình, Kế hoạch hành động của các tổ chức, đơn vị. Để mô tả chi tiết cho hoạt động nghiệp vụ phân công và tổ chức thực hiện, nghiên cứu này trình bày cụ thể như Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 1583/QĐ-BTP ngày 27/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) [18], và Kế
  • 28. 19 hoạch số 46/KH-UBNBD về “Thực hiện kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 06/01/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020” ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Phú Yên [55].  Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 [18] phân định rõ vai trò trách nhiệm tổ chức thực hiện của từng đơn vị: “Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Người đứng đầu các tổ chức đoàn thể cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này hoặc lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn của đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp; Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ triển khai và tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả việc thực hiện các hoạt động được phân công; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này”.  Kế hoạch số 46/KH-UBNBD của UBND tỉnh Phú Yên [55] đề ra trách nhiệm chung “Các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực thi đầy đủ chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân về BHXH, BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các đơn vị trốn đóng, nợ đó, chậm đóng BHXH, BHYT, các hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT; UBND các huyện, thị xã, thành phố bổ sung mục tiêu, kế hoạch thực hiện chính sách BHXH, BHYT vào chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm của đơn vị theo chỉ đạo củ Chính phủ”, ngoài ra Kế hoạch số 46/KH-UBNBD còn phân công trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện cho từng đơn vị trực thuộc như: Sở LĐTB&XH, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Cục thuế tỉnh, Ban quản lý các Khu kinh tế, Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo Phú Yên. Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
  • 29. 20 1.1.4.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (khoản 1, Điều 2 [40]). Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (khoản 1, Điều 3 [44]).  Thanh tranh hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (khoản 2, Điều 3 [44]).  Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (khoản 3, Điều 3 [44]). Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu. Như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là nhằm mục đích phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy những nhân tố tích
  • 30. 21 cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.2. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện luật 1.2.1. Mức độ hoàn thiện của luật Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định [54, tr. 199]. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật [54, tr. 201]. Thứ nhất, tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Có thể nói đây là tiêu chuẩn để định lượng một hệ thống pháp luật nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để định tính [54, tr. 202]. Thứ hai, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không [54, tr. 202]. Thứ ba, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác [54, tr. 202].
  • 31. 22 Thứ tư, trình độ kỹ thuật pháp lý: kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật, gồm (i) kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (ii) trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật; và (iii) cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa [54, tr. 203]. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã xác định rất rõ mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [17]. Vì thế, có thể xem mục tiêu của Nghị quyết số 48-NQ/TW là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của luật. Hệ thống pháp luật càng toàn diện, mức độ hoàn thiện của pháp luật càng cao thì giúp cho hoạt động tổ chức thực hiện luật càng hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của các tổ chức và cá nhân. Ngược lại, với một hệ thống pháp luật ở mức hoàn thiện thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức thực hiện luật, làm cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân bị trì trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân đó. Tuy nhiên, để pháp luật đi vào đời sống của người dân không chỉ đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà phải có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố với nhau. 1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới
  • 32. 23 về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị [49]. Tổ chức bộ máy nhà nước của một quốc gia là một hệ thống các cơ quan nhà nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung do pháp luật quy định, trong đó Hiến pháp là luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia. Cơ quan tổ chức chính quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai từ Trung ương xuống đến địa phương. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Chính phủ. Cơ quan hành chính trực thuộc Chính phủ là các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh), dưới tỉnh là cơ quan hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện), dưới huyện là cơ quan hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Để bộ máy và nguồn lực nhà nước được vững mạnh, công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước luôn được chú trọng và phát triển trong từng giai đoạn, với một số nội dung chủ yếu như sau ([54] tr. 146):  Đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có khả năng thực hiện có kết quả cao nhất chức năng lập pháp, quyết định ngân sách nhà nước và thực hiện quyền giám sát tối cao. Quốc hội phải có cơ cấu tổ chức hợp lý và đội ngũ đại biểu Quốc hội có đủ tiêu chuẩn là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời phải củng cố các hội đồng nhân dân, để hội đồng nhân dân làm đúng chức năng nhiệm vụ luật định.  Cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suất, có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi các nhiệm
  • 33. 24 vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tiến hành sắp xếp tổ chức, phân định rõ chức năng, thẩm quyền giữa các cấp, thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ; tăng cường công tác tổ chức và hoạt động thanh tra; kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương; xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành công việc trong bộ máy nhà nước.  Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp: Cải tiến tổ chức và đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan tòa ấn theo hướng hai cấp xét xử; củng cố và kiện toàn hệ thống cơ quan kiểm sát; sắp xếp lại hệ thống cơ quan điều tra theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối; kiện toàn các tổ chức thi hành án; củng cố các tổ chức bổ trợ tư pháp.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm giữ vững bản chất của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước, bảo đảm chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý, điều hành bộ máy nhà nước.  Tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật đồng thời tăng cường công tác xây dựng pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và củng cố kỷ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước. Một bộ máy nhà nước vững mạnh luôn là điều quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Một bộ máy nhà nước tinh gọn, được tổ chức khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, mang lại lợi ích cho nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Ngược lại, với một bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả sẽ làm cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội trở nên chậm chạp, lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhân dân sẽ bị ảnh hưởng.
  • 34. 25 1.2.3. Ý thức pháp luật của các bên liên quan Ý thức pháp luật là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó, nhất là từ khi xuất hiện nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống ([24] tr.1). Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. ([54] tr.213). Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật có thể được chia thành ba loại là ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật của cá nhân ([54] tr.216).  Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội, nó chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Vì nó tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hóa trong toàn xã hội.  Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Y thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã hội.  Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lí, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để những ý thức pháp luật của cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật của xã hội. Một xã hội với ý thức pháp luật càng cao thì xã hội đó càng phát triển. Khi mọi người đều tôn trọng pháp luật, được thể hiện qua hành vi đúng đắn, tuân theo
  • 35. 26 những quy định của pháp luật. Với ý thức pháp luật cao thì việc thực hiện pháp luật cũng như áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng và mang lại hiệu lực, hiệu quả trong mọi hoạt động. Đối với một xã hội với ý thức pháp luật thấp thì tất yếu xã hội đó sẽ chậm tiến bộ. 1.2.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng. Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra. Trong quá trình kiểm soát có 02 yếu tố luôn tham gia vào kiểm soát và ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng của người kiểm soát và đối tượng kiểm soát. Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật là toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức thực hiện luật, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện luật là đúng mục đích và đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Điều này cho thấy, khi hoạt động kiểm soát được thực hiện chặt chẽ và có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan sẽ giúp cho việc thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn, khắc phục được những sai phạm của các chủ thể tham gia, đưa ra được những giải pháp đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo sự phát triển của xã hội. Ngược lại, khi hoạt động kiểm soát tổ chức thực hiện luật không được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên thì có thể dẫn đến việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật không được công minh làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhân dân.
  • 36. 27 Tiểu kết chương 1 Tại chương 1, nghiên cứu này đã nêu lên được các khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật, các mục đích, yêu cầu và nguyên tắc tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã giới thiệu được các chủ thể bắt buộc và chủ thể tham tra trong tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã trình bày được quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các nghiệp vụ, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện luật. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã xác định được các yếu tố tác động đến việc tổ chức thực hiện luật, cụ thể là mức độ hoàn thiện luật, tổ chức bộ máy và nguồn lực, ý thức pháp luật của các bên liên quan, và sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật. Tiếp theo chương 2, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
  • 37. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về luật bảo hiểm xã hội 2.1.1. Một số khái niệm Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào BHXH (khoản 1, Điều 3 [38]). Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (khoản 2, Điều 3 [38]). Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia tham được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (khoản 3, Điều 3 [38]). Nguyên tắc bảo hiểm xã hội (Điều 5 [38]) i) Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. ii)Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. iii) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH. iv) Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
  • 38. 29 v)Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. 2.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm xã hội “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc” (trích từ Chỉ thị số 15- CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị) [16]. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay bù đắp được một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát triển khinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn. Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, với một số nội dung chủ yếu như sau: (i)Mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc bổ sung thêm 3 đối tượng mới là người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, công dân nước ngoài. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.
  • 39. 30 (ii) Tăng mức trợ cấp ốm đau: các mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh tăng so với trước đó. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia 26 ngày như hiện hành. Mức hỗ trợ ốm đau dài ngày (sau 180 ngày) tăng lên 50% thay vì 45% như hiện nay. Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. (iii)Bổ sung nhiều chế độ thai sản: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 điều chỉnh tăng thời gian hưởng thai sản khi sinh con lên 6 tháng phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2012. Luật BHXH 2014 cũng thêm chế độ lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ muốn được nhận chế độ thai sản chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thay vì 6 tháng như quy định trước đó. Luật BHXH 2014 cũng bổ sung chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. (iv)Điều chỉnh chế độ hƣu trí: Luật BHXH 2014 quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Quy định các chế độ hưu trí đối với người bị phạt tù giam, ra nước ngoài để định cư. Đối tượng được hưởng lương hưu cũng bổ sung thêm lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu. Tỷ lệ hưởng lương hưu cũng được điều chỉnh. Luật mới quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm (trước đó là 25 năm) đối với nữ và 35 năm (trước đó là 30 năm) đối với nam mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Về bảo hiểm xã hội một lần: Từ năm 2014, tăng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ 1,5 lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh, đối với người bắt đầu tham
  • 40. 31 gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ áp dụng cho mọi người lao động, không phân biệt người lao động thuộc khu vực nhà nước hay ngoài nhà nước. (v) Đảm bảo bình đẳng trong tham gia bảo hiểm xã hội: Luật BHXH 2014 đã xây dựng lộ trình tiến tới việc tính bình quân tiền lương, tiền công cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu STT Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Số tiền cuối để tính bình quân tiền lƣơng đóng BHXH 1 Trước ngày 01/01/1995 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu 2 Từ 01/01/1995 – 31/12/2000 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu 3 Từ 01/01/2001 – 31/12/2006 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu 4 Từ 01/01/2007 – 31/12/2015 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu 5 Từ 01/01/2016 – 31/12/2019 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu 6 Từ 01/01/2020 – 31/12/2024 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu 7 Từ ngày 01/01/2025 trở đi Toàn bộ thời gian đóng BHXH Nguồn: Khoản 1, Điều 62 Luật BHXH 2014 [38] (vi)Tổ chức thực hiện minh bạch: Người lao động có quyền tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội, hàng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội, được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội. Luật BHXH 2014 cũng quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động định kỳ 6 tháng phải niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp hàng năm.
  • 41. 32 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay 2.2.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội 2.2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên Ngày 16/8/1995, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1.004/QĐ-UB chỉ đạo ngành LĐ-TBXH và Liên đoàn Lao động tỉnh chuyển giao sự nghiệp BHXH sang BHXH Việt Nam quản lý theo hệ thống dọc. Ngày 31/8/1995, BHXH tỉnh Phú Yên chính thức nhận bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự BHXH của hai ngành chuyển sang theo tinh thần Thông tư 125/TT-LB ngày 24/6/1995 của Liên Bộ: Ban tổ chức Chính Phủ - Bộ LĐ-TB&XH - Tổng LĐLĐ Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/9/1995. Đến đầu năm 2003, BHXH tỉnh tiếp nhận hệ thống BHYT chuyển sang theo Quyết định số 20/200/QĐ-TTg ngày 24/1/2002 của Thủ tướng Chính Phủ. Ban đầu khi mới thành lập, từ 4 phòng nghiệp vụ và 6 BHXH huyện, thị xã trực thuộc với 50 cán bộ, công chức, đến nay, toàn hệ thống có 11 phòng nghiệp vụ, 9 BHXH huyện, thị xã và thành phố với hơn 200 cán bộ, công chức. Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên có tất cả là 11 phòng trực thuộc, với tổng số nhân sự là 78 người, số lượng nhân sự Phòng giám định BHYT chiếm số lượng Ban Giám đốc Văn Phòng Phòng Kiểm traPhòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Chế độ BHXH Phòng Quản lý thuPhòng Khai tác và thu nợ Phòng Nhận và trả kết quả TTHC Phòng cấp Sổ, thẻ Phòng Giám định BHYTPhòng Công nghệ thông tin
  • 42. 33 đông nhất với 14 người (với tỷ lệ 17,95%), còn phòng có số lượng nhân sự ít nhất là Phòng tổ chức cán bộ với 04 người (với tỷ lệ 5,13%). Bảng 2.2: Lực lượng nhân sự các Phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên TT Phòng/ Ban Số lƣợng Tỷ trọng % 1 Văn Phòng 08 10,26 2 Phòng Chế độ BHXH 07 8,97 3 Phòng quản lý Thu 08 10,26 4 Phòng Khai thác & Thu nợ 06 7,69 5 Phòng Nhận - Trả kết quả TTHC 06 7,69 6 Phòng Tổ chức cán bộ 04 5,13 7 Phòng cấp Sổ, thẻ 05 6,41 8 Phòng Công nghệ thông tin 06 7,69 9 Phòng Kiểm tra 07 8,97 10 Phòng Giám định BHYT 14 17,95 11 Phòng Kế hoạch – Tài chính 07 8,97 Tổng cộng 78 100,0 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên Hoạt động tuyên truyền pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xuyên suốt quá trình thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội, hướng đến mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2020, như nghiên cứu của Bùi Sỹ Tuấn và Hoàng Minh Tuấn (2016) cho biết hoạt động Marketing BHXH tự nguyện là vô cùng cần thiết để đẩy nhanh quá trình tham gia BHXH của lực lượng lao động [19]. Do đó, Phòng tuyên truyên là thiết yếu cần được đặt ra để đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của người lao động, cũng như góp phần thực hiện thành công nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 [2]. Tính đến năm 2016, tỉnh Phú Yên có tất cả 09 đơn vị BHXH huyện, thị xã và thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên, với 126 nhân sự, trong đó BHXH Tp. Tuy Hòa với số lượng nhân sự đông nhất là 20 người, chiếm tỷ lệ 15,87%, thấp nhất
  • 43. 34 là các BHXH thuộc 03 huyện miền núi, với 12 nhân sự cho mỗi đơn vị, chiếm tỷ lệ 9,52%. Bảng 2.3: Lực lượng nhân sự BHXH các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên TT Huyện, thị và thành phố Số lƣợng Tỷ trọng % 1 Thành phố Tuy Hòa 20 15,87 2 Thị xã Sông Cầu 13 10,32 3 Huyện Đông Hòa 15 11,90 4 Huyện Tây Hòa 14 11,11 5 Huyện Phú Hòa 13 10,32 6 Huyện Sơn Hòa 12 9,52 7 Huyện Sông Hinh 12 9,52 8 Huyện Tuy An 15 11,90 9 Huyện Đồng Xuân 12 9,52 Tổng cộng 126 100,0 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Phú Yên Bảo hiểm xã hội các huyện, thị và thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Phú Yên có các nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 2, [15]), cụ thể như sau:  Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;  Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;  Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;  Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;  Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
  • 44. 35 giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;  Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;  Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia;  Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện;  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;  Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;  Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn;  Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Quản lý viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện;  Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao. Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên [55], cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên có trách nhiệm: