SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
1
Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hợp tác, hỗ
trợ cung cấp tài liệu và dữ liệu các phòng ban của nhà máy Hóa Chất Biên Hòa:
Phòng kế hoạch cung ứng, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng tổ chức
hành chánh, Phòng Tài vụ-Kế Toán.
Sự hỗ trợ, hiệu chỉnh các giải pháp thực hiện của lãnh đạo nhà máy Hóa Chất
Biên Hòa.
Đặc biệt là sự phân tích, hiệu chỉnh, góp ý của giáo viên hướng dẫn Phan Thành
Tâm để có thể hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Với thời gian nghiên cứu, kiến thức về quản lý kinh tế còn giới hạn, tác
giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của tất cả thầy cô giáo thuộcTrường
Đại Học Lạc Hồng có quan tâm tới nội dung đề tài để nghiên cứu có thể trở thành
ứng dụng khả thi.
Trân trọng!
Biên Hòa, ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tác giả
Trần Văn Trách
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết hay lý do lựa chọn đề tài...............................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.7. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................4
1.8. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................4
1.9. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ KINH
DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT - CLO ...............................................6
2.1. Những căn cứ xác định sự cần thiết của nội dung nghiên cứu .......................6
2.1.1 Căn cứ pháp lý:............................................................................................6
2.1.2 Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên:...........................7
2.1.3 Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành:...............7
2.1.4 Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế: ..................................................8
2.1.5 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:...................................................................9
2.1.6 Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo: ...............10
2.2 Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA
CHẤT BIÊN HÒA ................................................................................24
3.1 Thực trạng tình hình sản xuất tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa.....................24
3.1.1 Phần kỹ thuật –công nghệ..........................................................................24
3.1.2 Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm chính.............27
3.1.3 Phân tích ưu điểm của công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 so với
kiểu bình DD 350 ..................................................................................27
CHƯƠNG 4: NHIỆM VỤ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................31
4.1 Giải pháp đổi mới công nghệ:........................................................................31
4.2 Giải pháp bảo vệ môi trường .........................................................................41
4.2.1 Đối với khí clo: ..........................................................................................41
4.2.2 Nước thải: ..................................................................................................42
4.2.3 Chất thải rắn:..............................................................................................45
4.2.4 Phòng ngừa và kiểm soát sự cố môi trường: .............................................45
4.3 Các giải pháp về phòng chống cháy nổ: ........................................................45
4.3.1 Cháy nổ do sản phẩm khí hydrô: ...............................................................45
4.3.2 Cháy nổ do yếu tố điện: .............................................................................46
4.3.3 Biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao
động .......................................................................................................46
4.4 Giải pháp thực hiện dự kiến:........................................................................ 47
4.5 Qui mô và công suất đầu tư: ..........................................................................47
4.6 Hình thức thực hiện dự kiến: ........................................................................ 48
4.7 Nguồn vốn dự kiến:........................................................................................48
4.8 Chương trình sản xuất và các yếu tố đầu vào ................................................48
4.8.1 Phương án sản phẩm và qui cách:..............................................................48
4.8.2 Chế độ làm việc: ........................................................................................50
4.8.3 Nhu cầu đầu vào và giải pháp bảo đảm:....................................................50
4.9 Lựa chọn địa điểm xây dựng:.........................................................................56
4.10 Qui mô xây dựng công trình ..........................................................................57
4.11 Phương án giải phóng mặt bằng.....................................................................57
4.12 Phương hướng kiến trúc xây dựng.................................................................58
4.13 Phương án tổ chức lao động:..........................................................................58
4.13.1 Tổ chức của Nhà máy:...............................................................................58
4.13.2 Nhân lực:....................................................................................................58
4.14 Tiến độ thực hiện dự kiến ..............................................................................60
4.16 Kiến nghị hình thức quản lý...........................................................................63
4.16.1 Xác định chủ đầu tư...................................................................................63
4.16.2 Phân loại dự án đầu tư: ..............................................................................63
4.16.3 Mối quan hệ và trách nhiệm các cơ quan liên quan...................................63
PHẦN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN : TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
DỰ ÁN ..................................................................................................64
1 Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng tài chính..........................................64
Tổng mức đầu tư:.......................................................................................64
Nguồn vốn:.................................................................................................64
2 Phân tích hiệu quả đầu tư...............................................................................65
Cơ sở và phương pháp tính toán kinh tế:...................................................65
Các kết quả tính toán phần kinh tế:............................................................69
Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án ............................................................69
3 Kết luận và kiến nghị .....................................................................................70
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................71
Phụ lục .............................................................................................................. 72
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, một nền kinh tế phát triển bền vững phải luôn gắn liền với việc bảo
vệ môi trường, với mối quan tâm đến lợi ích chung của của cộng đồng, có trách
nhiệm đối với xã hội. Chúng ta đang phải trả giá cho những hoạt động để phát triển
kinh tế một cách nhanh nhất bằng mọi giá, bất chấp sự cạn kiệt của tài nguyên thiên
nhiên, sự hủy hoại môi trường với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả nhãn
tiền của những hành động vô trách nhiệm ấy mọi người chúng ta hàng ngày đều đã
và đang phải gánh chịu: hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần, Trái đất đang ấm lên
làm mực nước biển dâng cao, đe dọa nhấn chìm lục địa… tần suất và cả mức độ
tăng lên dữ dội chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Mỗi thành viên tồn tại trên Trái đất này, muốn bảo vệ sự sống cho mình, hãy
có ý thức và hãy bắt tay ngay vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi
trường.
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội, hơn ai hết, cần phải
nhận thưc và hiểu rõ vấn đề này. Ngoài mục tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh
doanh là tìm kiếm lợi nhuận, ngày nay doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền
vững, cần phải quan tâm, có trách nhiệm với môi trường, xã hội, cộng đồng.
Để phát triển sản xuất, vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lựa
chọn, đổi mới công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Đây là vấn đề tiên quyết,
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về lâu dài.
Trong quá trình thực hiện đề tài , tác giả đã nhận được rất nhiều hợp tác , cung
cấp các dữ liệu cần thiết của các phòng ban chuyên môn của nhà máy hóa chất Biên
hòa ; sự góp ý ,chỉnh sửa các nội dung liên quan tới việc đánh giá hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường của lãnh đạo nhà máy và đặc biệt là sự hướng dẩn ,xem xét ,
chỉnh sửa nội dung đề tài tận tình của thầy giáo hướng dẩn Phan Thành Tâm .
Xin chân thành cám ơn !.
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng đây là vấn đề lớn, với kiến thức có
hạn nên những giải pháp nêu ra trong đề tài này chưa hẳn là tối ưu, rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô, lãnh đạo Nhà máy Hóa chất Biên Hòa và Công ty
TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam để nghiên cứu có thể trở thành
khả thi trong tương lai.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÍNH CẤP THIẾT HAY LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thuộc Công ty TNHH một thành viên Hóa chất
Cơ bản Miền Nam, sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các loại hóa chất cơ bản: Xút
NaOH, axit clohidric HCl, Clo lỏng… phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, thực phẩm, xử lý nước, đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trên 50 năm.
Vì lý do thuộc về lịch sử, hiện công nghệ sản xuất tại nhà máy đang tồn tại hai
loại công nghệ điện phân khác nhau: công nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu
bình DD350 và công nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu bình BM2.7. So với
công nghệ điện phân DD350, công nghệ điện phân kiểu BM2.7 có nhiều ưu điểm
vượt trội: hệ thống kiểm soát đo lường tốt hơn, tiêu hao chi phí nguyên nhiên vật
liệu thấp hơn do đó giá thành sản phẩm thấp hơn, và đặc biệt là công nghệ kiểu
BM2.7 là công nghệ sản xuất khép kín, giảm tới mức tối đa các lọai chất thải nên rất
phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường.
Vấn đề đặt ra khá đơn giản, mọi người đều nhìn thấy, là cần phải đổi mới
công nghệ điện phân sang kiểu sử dụng bình BM2.7 sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế
và môi trường cao hơn rất nhiều so với sử dụng kiểu bình DD350.
Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, vấn đề liên quan tới các giải pháp làm
sao sửa chữa, nâng cấp và thay thế máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất hiện
hữu là ít tốn kém nhất, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đáp ứng cho việc đổi
mới công nghệ. Trong khi thực hiện đổi mới công nghệ, vẫn đảm bảo dây chuyền
sản xuất hiện hữu vẫn phải hoạt động để không làm gián đoạn việc cung cấp sản
phẩm cho khách hàng.
Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án là tìm các giải pháp tối ưu để đổi
mới được công nghệ điện phân tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa nhằm đạt hai mục
tiêu: chi phí đầu tư tiết kiệm nhất, đảm bảo dây chuyền sản xuất hiện hữu vẫn hoạt
động liên tục, thời gian buộc phải ngưng sản xuất là tối thiểu.
Đây là vấn đề hết sức cấp bách và cấn thiết đối với Nhà máy Hóa chất Biên
Hòa, nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển về lâu dài.
3
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, bằng những kiến thức về quản lý kinh tế đã
được học và bằng những kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm trực tiếp tham gia hoạt
động sản xuất tại nhà máy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu
đổi mới công nghệ điện phân sản xuất Xút-Clo và các giải pháp bảo vệ môi
trường, áp dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa từ năm 2011-1015” với hai
giải pháp chính là đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và xây dựng hệ
thống xử lý nước thải .
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc nội dung đã lựa chọn của đề tài, thực hiện mục đích chủ yếu là nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thay đổi cách
nhìn nhận đánh giá về Nhà máy nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất các hóa chất
cơ bản nói chung trong cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội, nhằm tạo ra một cái
nhìn thiện cảm, gần gũi và thân thiện hơn.
Cụ thể hơn là mang lại những hiệu quả kinh tế, môi trường thiết thực cho Nhà
máy, thể hiện trách nhiệm của Nhà máy đối với cộng đồng, xã hội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Như đã trình bày ở trên, đối tượng mà đề tài hướng đến là việc đổi mới công
nghệ điện phân sản xuất xút – clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, các giải pháp về
kỹ thuật công nghệ, giải pháp về môi trường, an toàn sức khỏe cho người lao động
trực tiếp tham gia sản xuất và các đối tượng khác: khách hàng, nhà cung cấp… có
liên quan đến các hoạt động sản xuất của Nhà máy.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đây là loại đề tài xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế, kỹ thuật, có giá trị ứng
dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, có thể mở rộng ứng dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa, có mở rộng tới
một số doanh nghiệp là khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, có liên quan tới hoạt
động của nhà máy.
1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Những công việc cần thực hiện khi nghiên cứu đề tài:
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ năng lực sản xuất của dây
chuyền sản xuất xút – clo hiện hữu tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
4
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát, xử lý và bảo vệ môi trường tại
Nhà máy.
- Xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà máy phù hợp với
môi trường vĩ mô và vi mô, đặc biệt là định hướng của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc di dời và chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa I -
Đồng Nai.
- Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến kỹ thuật công nghệ sản
xuất xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ
xút - clo trên toàn thế giới và tại Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường,
sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Các
quy định pháp lý của Việt Nam, của các nước phát triển liên quan đến nội
dung đề tài.
- Xem xét hồ sơ các dự án đầu tư, thay đổi công nghệ đã từng thực hiện tại
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
- Tổng hợp và phân tích các dữ liệu trên.
- Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, tiết kiệm nhất để đổi mới công nghệ
điện phân sản xuất xút - clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thời gian
thực hiện dự kiến từ 2011 đến 2015.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm cả
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, cụ thể
gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới kỹ thuật công nghệ sản xuất
xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm gốc xút - clo.
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy từ 2000 – 2010.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu nói trên.
- Phương pháp quan sát, đánh giá tình trạng dây chuyền sản xuất, công tác
bảo vệ môi trường, công tác an toàn hiện tại của Nhà máy Hóa chất Biên
Hòa.
- Phương pháp điều tra: các phàn nàn, phản hồi của khách hàng sử dụng sản
phẩm của Nhà máy, các cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh
5
Đồng Nai: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học công
nghệ.
1.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010
1.8. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa – Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 – Đồng Nai.
1.9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG 1:
Tổng quan
CHƯƠNG 2:
Cơ sở lý luận về môi trường sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xút - clo
CHƯƠNG 3:
Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường
tại nhà máy Hóa Chất Biên Hòa
CHƯƠNG 4:
Nhiệm vụ mục tiêu nghiên cứu và những giải pháp thực hiện
Dự kiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT –CLO
2.1. NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CỦA NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
2.1.1. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 138/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ Tướng chính phủ
về việc chuyển Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam thành Công ty TNHH
Một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam, với tên rút gọn là Công ty
Hóa chất Cơ bản Miền Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên
Hóa chất Cơ bản Miền Nam số 4104000071 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp ngày 24/9/2003 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 24/11/2005 -
là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các hóa chất cơ bản, trong đó có
các sản phẩm: xút NaOH, axít chlohydric HCl, clo lỏng…
- Chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc chuyển đổi công
năng Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, khuyến khích các doanh nghiệp đổi
mới công nghệ sản xuất sạch.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 4.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi Nghị định số
16/2005/NĐ-CP.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 05/2007/TT-XD ngày
25/7/2007 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
- Thông tư số 05/2007/TT-XD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 về Công bố định mức chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
7
2.1.2. Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên:
Kết quả điều tra dưới đây đã được tiến hành khi xây dựng Nhà máy và khi
Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam lập dự án đầu tư cải tạo hoàn thiện và mở rộng
nâng công suất xút từ 6.500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm, từ 10.000 tấn/năm lên
15.000 tấn/năm và dự án nâng công suất xút 15.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm và
30.000 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
a. Muối nguyên liệu:
Muối nguyên liệu có thành phần chủ yếu là NaCl.
Ở nước ta, các đồng muối đang có ở miền Bắc, miền Trung và Nam bộ. Theo
qui hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010 thì diện tích sản xuất
muối công nghiệp ở miền Trung khoảng 14.000 ha, trong đó chủ yếu ở các tỉnh:
- Ninh Thuận khoảng 4.500 ha.
- Bình Thuận khoảng 3.500 ha.
- Quảng Nam và Đà Nẵng khoảng 3.000 ha.
b. Phương án cung ứng:
Nguồn cung cấp muối đã ổn định nhiều năm nay. Sản lượng muối năm 2009
của toàn ngành muối trong cả nước đạt 1,5 triệu tấn. Ngoài ra, Tổng Công ty Muối
đang có các dự án đầu tư phát triển và mở rộng các đồng muối tại Cà Ná, Trí Hải
(Ninh Thuận), Vĩnh Hảo, Đầm Vua (Bình Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa)… Tuy
nhiên, do công nghệ sản xuất muối trong nước còn lạc hậu, nên sản lượng còn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, dự kiến trong năm 2010 vẫn phải nhập khẩu.
(Nguồn: Tổng Công ty Muối Việt Nam)
Như vậy, với tình hình cung cấp muối nguyên liệu như trên, nguồn nguyên
liệu muối trong nước và nhập khẩu cung ứng cho dự án (khoảng 70.000 – 80.000
Tấn/năm) là hoàn toàn khả thi.
2.1.3. Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành:
Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ thời kỳ 2010 –
2015 xác định phải xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản trong đó có các hóa
chất liên quan tới Xút - Clo. Các ngành kinh tế được xác định xây dựng phát triển
có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Xút - Clo như:
- Ngành điện: Điện năng là nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản
xuất Xút - Clo, yêu cầu về một nguồn cung cấp điện đủ sản lượng và ổn
8
định có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ điện phân. Việc phát triển
các nguồn điện hiện nay cũng như trong tương lai từ năng lượng thủy
điện, nhiệt điện, tuốc - bin khí và hệ thống phân phối điện hiện đại là cơ
sở rất tốt cho việc phát triển ngành Xút - Clo.
- Ngành dầu khí và hóa dầu: Với các mỏ dầu khí đang khai thác hiện nay và
tương lai sẽ có nhà máy chế biến khí cùng với các nhà máy lọc dầu sẽ cho
khí Etan, Etylen, Propan, Butan... cùng các hóa phẩm dầu mỏ khác, chính
là nguyên liệu cùng với khí Clo sẽ làm ra nhiều sản phẩm gốc Clo đa dạng
theo hướng phát triển mới về các sản phẩm hữu cơ có gốc Clo.
- Các ngành nhựa, chất tẩy rửa, thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản…, cũng
được định hướng phát triển là thuận lợi cho việc giải quyết thị trường cho
sản phẩm xút, axít HCl, sản phẩm đi từ xút như Silicat Natri và các sản
phẩm gốc Clo.
- Các kế hoạch xây dựng các nhà máy, tổ hợp sản xuất bột nhôm, nhôm kim
loại tại Bảo Lộc, Tân Rai... đòi hỏi nhu cầu cung cấp một lượng lớn Xút
trong dây chuyền sản xuất.
- Việc xây dựng trung tâm Khí Điện Đạm Phú Mỹ sử dụng công nghệ tuốc
- bin khí, năm 2007 đã đưa vào vận hành các nhà máy Phú Mỹ (PM 1, PM
2.1, PM 4) đòi hỏi việc cung cấp một lượng lớn khí clo cho việc xử lý
nước của hệ thống nước giải nhiệt, đang trở thành một thị trường lớn của
sản phẩm Clo hóa lỏng.
- Dự kiến các năm tới, các dự án của các nhà máy điện: Khí Điện Đạm Cà
Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch, Nhiệt điện Ô Môn-Cần Thơ… đưa vào khai
thác sử dụng, thì nhu cầu về thị trường Clo lại càng tăng cao.
- Ngành cấp nước sinh hoạt đang được đầu tư và phát triển, dự kiến sản
lượng nước cung cấp của toàn bộ các công ty cấp nước các tỉnh thành phía
Nam trong năm 2010 sản lượng đạt 4,5 triệu m³ sẽ tiêu thụ một lượng lớn
Clo lỏng, hóa chất gốc Clo để sát trùng và lọc nước, sản lượng dự kiến sẽ
tăng cao hơn trong các năm tiếp theo.
Như vậy, chiến lược phát triển các ngành liên quan có tác động rất lớn và
đang rất thuận lợi cho sự phát triển ngành Xút-Clo.
9
2.1.4. Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được thực hiện tại Nhà máy Hóa chất
Biên Hòa. Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa I, diện tích đất
Nhà máy đang quản lý, sử dụng là 56.780 m², các điều kiện cơ sở hạ tầng
đường giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống liên lạc, viễn thông đều
đã được đầu tư nâng cấp trong các năm qua.
- Nhà máy hiện có xưởng sản xuất Xút vừa được đầu tư mở rộng vào giữa
năm 2009 đạt công suất 30.000 tấn/năm và các sản phẩm gốc Clo. Hiện
nay, nhu cầu về các sản phẩm này ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu
này, việc nghiên cứu để đổi mới công nghệ sản xuất của Nhà máy là cần
thiết và qua đó tiến hành quy hoạch tổng thể nhà máy phù hợp với yêu cầu
đảm bảo vệ sinh môi trường và sạch đẹp của Khu công nghiệp.
- Mục tiêu của nghiên cứu là đổi mới công nghệ sản xuất Xút sạch, xây
dựng hệ thống xử lý nước thải không tăng hoặc tăng rất ít công suất sản
xuất Xút NaOH (30.000 – 35.000 tấn/năm, 5000 tấn là để dự phòng), khai
thác tối đa năng lực máy móc thiết bị, tiến tới phương án di dời nhà máy
theo chủ trương di dời các doanh nghiệp trong Khu CN Biên Hòa I theo
định hướng của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Ngoài kế hoạch phát triển nâng sản lượng Xút, công ty còn có kế hoạch
tăng sản lượng các sản phẩm gốc Clo và từng bước đa dạng hóa các sản
phẩm gốc Clo như: FeCl3, PAC, nước javel NaClO... đáp ứng nhu cầu thị
trường mà không phải xây dựng Nhà máy mới.
2.1.5. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu :
Các giải pháp nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và bảo vệ môi
trường tại nhà máy hóa chất Biên Hòa thể hiện các mục tiêu sau:
- Chuyển đổi từng phần và sau đó toàn bộ công nghệ điện phân sản xuất
Xút từ Bình điện phân kiểu DD 350 sang kiểu Bình điện phân BM 2.7,
đảm bảo sản xuất sạch, điều khiển tự động, khép kín, không rò rỉ gây ô
nhiễm môi trường.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất
Biên Hòa, trong năm 2010 tới 2015 (phù hợp với tiến độ di dời Khu công
nghiệp Biên Hòa 1 của UBND tỉnh Đồng Nai), năng lực sản xuất NaOH
từ 30.000 tấn/ năm, cộng thêm 5.000 tấn/năm để dự phòng trong trường
hợp việc di dời Nhà máy bị chậm trễ hơn so với dự kiến.
10
- Đầu tư máy móc thiết bị có tính tới việc tạo thuận lợi cho việc di dời Nhà
máy sau này.
- Tận dụng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hiện
hữu, chỉ đầu tư mới những thiết bị cần thiết, nhằm giảm thiểu chi phí đầu
tư.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải có quy mô, công nghệ phù hợp .
2.1.6. Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo:
Sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện nay gồm có Xút 32%, Xút
50%, Clo lỏng, axít HCl, Silicat Natri, Javel NaClO, Clorua sắt III FeCl3, PAC. Tất
cả các sản phẩm này đều có mối quan hệ rất mật thiết trong việc cân bằng Xút - Clo,
cũng như phân phối chi phí trong giá thành từng sản phẩm của toàn Nhà máy.
Do vậy việc phân tích tình hình tiêu thụ, điều phối nội bộ các sản phẩm này
cùng dự kiến tương lai nhằm bảo đảm việc lựa chọn công suất đầu tư phù hợp với
nhu cầu tăng thêm của tổng các nguồn tiêu thụ Xút và Clo.
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút:
Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam là một trong hai doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm Xút - Clo chủ yếu tại khu vực phía Nam. Do nhu cầu thị trường và nhu
cầu sử dụng trong nội bộ công ty để sản xuất Silicat Natri, Hydroxyt nhôm tại Nhà
máy Hóa chất Tân Bình tăng nhanh, Công ty đã phải đầu tư chiều sâu để tăng sản
lượng, đến nay đã đạt được sản lượng cao nhất là 30.000 tấn/năm (trên cơ sở năng
lực thiết bị hiện có).
Tính từ năm 1995 đến nay, sản phẩm Xút của công ty đã tăng gấp sáu lần, do
thị trường về sản phẩm này đang mở rộng, nhu cầu tăng nhanh cung không đủ cầu,
sản phẩm sản xuất hàng năm của Công ty không những tiêu thụ hết mà còn phải
mua từ công ty Vedan một lượng sản phẩm Xút không nhỏ để sử dụng trong nội bộ
công ty. Điều này xảy ra không phải do công ty đầu tư nâng sản lượng chậm mà
nguyên nhân chính là việc cân bằng các sản phẩm gốc Clo trong các năm qua luôn
khó khăn và không tương ứng với nhu cầu Xút trên thị trường.
Sản phẩm Xút chủ yếu cung ứng cho các ngành sản xuất dệt nhuộm, bột ngọt,
giấy, tẩy rửa, xử lý nước, các ngành công nghiệp khác và tiêu thụ khách hàng nhỏ lẻ
có mục đích sử dụng đa dạng trên thị trường.
11
Khách hàng chính về mặt hàng này là các ngành dệt nhuộm chiếm 27% doanh
số bán, xử lý nước khoảng 26%, kế đến là các công ty sản xuất bột ngọt chiếm 25%,
còn lại các ngành công nghiệp khác và bán lẻ chiếm 20%.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút những năm qua (quy về NaOH 100%)
(ĐVT: Tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Sản xuất 16.495 17.904 20.166 20.239 19.498
Tiêu thụ 12.270 12.956 12.268 11.567 11.322
Sử dụng nội bộ 8.327 9.620 9.564 9.514 9.061
Tổng tiêu thụ và nội bộ 20.597 22.576 21.832 21.081 20.383
Ghi chú: Phần Xút tiêu thụ cao hơn năng lực sản xuất là do phải mua lại của VEDAN
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ của các ngành sử dụng Xút NaOH 32% những năm qua
(ĐVT: tấn NaOH 32%)
STT Tên ngành 2005 2006 2007 2008 2009
1 Bột giặt 2.609 1.717 1.483 1.774 4.600
2 Chế biến vỏ tôm 434 555 582 237 116
3 Sản xuất công nghiệp khác 1.279 1.266 1.578 1.766 1.992
4 Dệt nhuộm 8.598 8.318 8.879 6.912 5.294
5 Giấy 1.869 970 557 738 882
6 Hóa phẩm 78 82 52 30 16
7 Xử lý nước 2.797 2.905 2.444 2.230 2.314
12
STT Tên ngành 2005 2006 2007 2008 2009
8 Thương mại 6.666 7.287 8.347 6.946 5.985
9 Thực phẩm 6.177 7.987 8.471 9.431 8.332
10 Xi mạ 42 38 55 30 178
11 Điện lực 319 132 74 104 148
12 Khác 287 163 102 60 303
Tổng cộng 30.868 31.257 32.624 30.258 30.160
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Trong thời gian gần đây, ngoài sản phẩm xút 32% NaOH, thị trường còn có
nhu cầu về sản phẩm xút 50% NaOH, do một số ngành nghề yêu cầu công nghệ
phải sử dụng Xút có nồng độ NaOH lớn hơn 32% như chế biến vỏ tôm chitin, giấy,
dệt nhuộm...
Để đáp ứng nhu cầu này của thị trường, năm 2005, trong dự án đầu tư nâng
công suất sản xuất xút lên 20.000 tấn NaOH 100%/năm, Công ty đã đầu tư một dây
chuyền cô xút từ nồng độ 32%NaOH lên 50%NaOH, có công suất 20.000 xút
NaOH 50% tấn/năm (tương đương 10.000 tấn/năm xút 100% NaOH) tại nhà máy
Hóa chất Biên Hòa. Năng lực hệ thống này vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và
các năm tiếp theo.
Bảng 2.3: Số lượng Xút 50% NaOH tiêu thụ trong thời gian qua
(ĐVT: tấn NaOH 50%)
STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
1 Chế biến vỏ tôm (chitin) 697 1.083 2.338 478 47
2 Sản xuất công nghiệp khác 184 534 181 97 211
3 Dệt nhuộm 1.002 2.207 3.075 3.553 4.724
4 Giấy 2.862 2.160 901 253 567
13
STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
5 Xử lý nước 25 13 0 0 0
6 Thương mại 74 16 71 15 194
7 Thực phẩm 244 295 50 284 390
8 Xi mạ 4 5
9 Điện lực 69 181 8 312 386
10 Khác 101 61 40 5 17
Tổng cộng 5.160 6.494 6.664 4.997 6.536
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
b. Dự kiến nhu cầu Xút trong tương lai:
Như trên đã giới thiệu, ngành tiêu thụ sản phẩm Xút chủ yếu là ngành dệt
nhuộm, bột ngọt, giấy, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác đang phát triển
mạnh. Các sản phẩm hóa chất cơ bản là những nguyên liệu không thể thiếu với nhu
cầu ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và đặc biệt là chất lượng sản phẩm với
công nghệ sản xuất tiên tiến.
Theo những thông tin thị trường có được và qua thăm dò khách hàng tiêu thụ
quen thuộc, dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau giai đoạn đầu tư như sau:
Bảng 2.4: Nhu cầu Xút trong các năm tới (qui về NaOH 100%)
(ĐVT: tấn NaOH 100%)
STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013
1 Bột giặt 2.300 2.580 3.000 3.280
2 Chế biến vỏ tôm chitin 1.200 1.350 1.500 1.600
3 Sản xuất công nghiệp khác 10.200 11.500 13.025 14.200
4 Dệt nhuộm 4.200 4.700 5.500 6.020
14
STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013
5 Giấy 680 760 880 980
6 Hóa phẩm 30 35 40 45
7 Xử lý nước 450 500 580 620
8 Thương mại 2.250 2.520 2.800 3.100
9 Thực phẩm 2.350 2.600 3.000 3.300
10 Xi mạ 40 45 50 55
11 Điện lực 100 110 125 150
12 Nội bộ Công ty HCCB 1.200 1.300 1.500 1.650
Tổng cộng 25.000 28.000 32.000 35.000
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] )
c. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Clo:
Sản phẩm Clo lỏng của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu cung cấp
cho các ngành xử lý nước. Khách hàng chủ yếu là các công ty cấp nước dùng Clo
để xử lý nước sinh hoạt, các nhà máy nhiệt điện dùng để xử lý nước giải nhiệt làm
nguội.
Từ cuối năm 2001, nhà máy Điện Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng tàu lần lượt đưa vào
vận hành các tổ máy Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, trở thành khách hàng sử
dụng với số lượng lớn sản phẩm clo lỏng của nhà máy. Lượng tiêu thụ hàng năm
tương đương với toàn bộ các công ty cấp nước phía Nam - khách hàng truyền thống,
chủ yếu từ trước tới nay của nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
15
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Clo những năm qua
ĐVT: Tấn
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Sử dụng nội bộ công ty 7 8 9 8 6
Thương phẩm 2.872 3.073 3.129 3.159 3.286
Sản lượng sản xuất 2.812 3.059 3.211 3.103 3.339
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Nhu cầu tiêu thụ Clo như đã nói, do sự phát triển các nhà máy nhiệt điện, nên
lượng tiêu thụ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Số lượng sản phẩm Clo phân phối đến khách hàng được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.6: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Clo lỏng trong các năm qua
(ĐVT: Tấn)
STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
1 Xử lý nước 1.653 1.927 2.063 2.351 2.447
2 Điện lực 1.207 1.118 1.029 750 717
3 Thương mại 0 2 2 9 20
4 Sản xuất công nghiệp khác 12 24 2 19 24
Tổng cộng 2.872 3.071 3.096 3.129 3.208
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
d. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Clo trong tương lai:
Cùng với các chương trình lớn của Quốc gia về nước sạch, ngành công nghiệp
xử lý nước của Việt Nam đang lớn mạnh và phát triển. Có rất nhiều nhà máy nước
đã và đang được mở rộng nâng công suất và xây dựng mới khắp các tỉnh thành phía
Nam cho thấy sự tăng nhanh về sản lượng nước cần xử lý, kéo theo tăng nhu cầu về
sản xuất các loại hóa chất như Clo, Javen, PAC, như các đơn vị:
16
- Nhà máy Nước Tân Hiệp, thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, có công
suất 300.000 m³/ngày;
- Nhà máy Nước Tân Thành, thuộc Công ty TNHH Cấp nước Bà Rịa-Vũng
Tàu, công suất 100.000 m³/ngày đang khởi công xây dựng;
- Nhà máy Nước Cầu Đỏ, thuộc Công ty Cấp nước Đà Nẵng, công suất
100.000 m³/ngày sắp đưa vào hoạt động, …
Các nhà máy cấp nước các tỉnh phía Nam với công suất năm 2010 khoảng
5.000.000 m³ nước/ngày, dự kiến tăng mạnh trong cac năm tới.
Việc phát triển và mở rộng quy mô, sản lượng của các công ty cấp nước là
hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của tự nhiên và xã hội: sự mở rộng các
đô thị, nhu cầu được cung cấp nước sạch của các vùng nông thôn, sự gia tăng tự
nhiên về dân số, …
Sự tăng trưởng của ngành điện cũng rất khả quan, ngoài nhà máy điện Phú Mỹ
đã đưa vào hoạt động, các năm sắp tới ngành điện cũng đang đầu tư xây dựng thêm
nhiều nhà máy nhiệt điện khác: Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch - Đồng Nai, Nhà
máy Nhiệt điện Ô Môn - Cần Thơ, Nhà máy Khí Điện Đạm Cà Mau, …
Ngoài hai khách hàng lớn sử dụng clo là cấp nước và điện lực, ngành công
nghiệp sản xuất các hóa chất xử lý nước cũng tiêu thụ một lượng clo khá lớn.
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Clo các năm 2009- 2012
(ĐVT: Tấn)
STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013
1 Sản xuất công nghiệp khác 150 180 215 250
2 Cấp nước 2.610 3.020 3.925 4.280
3 Thương mại 40 50 60 70
4 Điện lực 700 750 800 1.000
Tổng cộng 3.500 4.000 5.000 5.600
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
17
e. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl:
Sản phẩm axít HCl 32% các năm gần đây chủ yếu được sử dụng trong ngành
chế biến vỏ tôm (chitin), thực phẩm, xi mạ, hóa phẩm…
Do sự phát triển của các ngành công nghiệp có sử dụng HCl nói chung và đặc
biệt là sự tăng trưởng mạnh của ngành chế biến vỏ tôm nên thị trường tiêu thụ sản
phẩm axít HCl cũng có sự tăng trưởng khá tốt.
Có thể thấy rõ điều đó qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Sử dụng nội bộ 1.532 1.996 3.524 4.312 5.768
Di chuyển Công ty 293 721 857 396 138
Thương phẩm 31.561 33.717 37.972 38.835 37.986
Sản lượng sản xuất 34.090 36.257 41.863 43.287 42.086
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Qua bảng trên cho thấy, từ sau năm 2005, nhu cầu thị trường về Axit HCl đã
tăng đáng kể, và đều đặn qua các năm. Năng lực sản xuất hiện nay của nhà máy
khoảng trên dưới 60.000 tấn/năm. Khách hàng chủ yếu hiện nay về sản phẩm này
tập trung vào các ngành chính như đã nói ở trên, cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 2.9: Nhu cầu tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
1 Bột giặt 268 389 582 288 90
2 Chế biến vỏ tôm 15.228 14.367 13.359 14.085 9.560
3 Sản xuất công nghiệp khác 1.667 1.642 1.129 1.319 2.010
18
Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
4 Dệt nhuộm 8 13 15 10 6
5 Giấy 1 2 68 0 136
6 Hóa phẩm 1.109 1.290 1.477 1.731 2.106
7 Xử lý nước 308 491 348 298 147
8 Thương mại 4.275 5.561 8.024 7.259 6.068
9
Thực phẩm (bột ngọt, bia
rượu)
6.532 7.257
4.867 5.494 6.275
10 Xi mạ 1.804 1.935 6.676 6.876 9.132
11 Điện lực 361 278 248 454 161
Tổng cộng 31.561 33.225 36.793 37.814 35.691
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
f. Dự kiến nhu cầu Axít HCl trong tương lai:
Hiện nay, các ngành công nghiệp sử dụng Axít đang tăng trưởng và phát triển
mạnh, nhu cầu về Axít HCl đang có chiều hướng gia tăng, năng lực sản xuất của
nhà máy hiện tại đạt khoảng 70.000 tấn/năm HCl 32%, đủ cho nhu cầu hiện tại
nhưng với diễn tiến tình hình thị trường các năm sắp tới thì không thể đáp ứng.
Ngoài sự tăng trưởng nhìn chung của các ngành công nghiệp có sử dụng axít
HCl, ngành chế biến vỏ tôm chitin cũng tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây.
Ngoài việc tăng trưởng về sản lượng, công nghệ chế biến vỏ tôm cũng đã thay đổi
do yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Nếu như các năm trước đây, việc chế biến vỏ tôm đơn thuần là ngâm, rửa sơ
bộ các khoáng chất vô cơ có trong vỏ tôm (chủ yếu là ion Ca2+
) và các chất hữu cơ
dễ bị thủy phân bằng việc dùng dung dịch HCl loãng 25%, sau đó trung hòa lại
bằng dung dịch Xút NaOH, rửa sạch, sấy khô, đóng bao.
Công nghệ mới chế biến vỏ tôm yêu cầu phải loại bỏ gần như hoàn toàn các
thành phần vô cơ có trong vỏ tôm, sau khi đã chế biến sơ bộ như trước đây (chitin),
19
vỏ tôm tiếp tục được xử lý thêm bằng dung dịch axít HCl đậm đặc nồng độ 32%
trong nhiều giờ, sau đó rửa sạch, sấy khô và nghiền thành bột. Việc xử lý vỏ tôm
sạch hơn làm tiêu tốn thêm một số lượng đáng kể HCl.
Trong những năm gần đây, thị trường xử lý nước đã bắt đầu biết đến và chấp
nhận các sản phẩm dùng để xử lý nước của nhà máy Hóa chất Biên Hòa như: Sắt III
clorua FeCl3, PAC. Các sản phẩm này đều sử dụng HCl làm nguyên liệu nên lượng
HCl sử dụng nội bộ cũng gia tăng theo. Đây là các sản phẩm xử lý nước sẽ được sử
dụng với số lượng lớn trong tương lai.
Từ những phân tích trên, có thể dự báo thị trường tiêu thụ HCl trong các năm
sắp tới như trong bảng sau:
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Axít HCl các năm 2010- 2012
(ĐVT: Tấn)
Stt Tên Ngành 2010 2011 2012 2013
1 Bột giặt 760 800 1.000 1.100
2 Sản xuất chitin 18.500 20.000 28.000 30.500
3 Sản xuất công nghiệp khác 3.900 4.200 4.500 4.900
4 Dệt nhuộm 60 80 110 120
5 Giấy 50 60 90 100
6 Hóa phẩm 2.200 2.500 3.000 3.200
7 Xử lý nước 1000 1.400 2.000 2.200
8 Thương mại 6.000 7.000 9.200 10.000
9 Thực phẩm 7.400 9.000 11.000 12.000
10 Xi mạ 6.000 7.000 8.000 8.700
11 Điện lực 730 760 900 980
12 Nội bộ Cty HCCB 6.000 7.200 10.200 11.200
Tổng cộng 52.600 60.000 78.000 85.000
(Nguồn: - Phòng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] )
20
g. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Silicat Natri:
Silicat Natri được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất chất tẩy rửa, bột giặt.
Hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa là nhà cung cấp sản phẩm keo silicat lớn nhất
trên thị trường, tất cả các công ty lớn trong ngành tẩy rửa, mỹ phẩm như Công ty
liên doanh Unilever Việt Nam, Công ty cổ phần Bột giặt NET, Công ty TNHH
DASO… đều là khách hàng của Nhà máy. Ngoài ra các ngành khác như: gốm sứ,
gạch men, luyện kim, keo dán, giấy, phân bón cũng là những nguồn tiêu thụ đáng
kể Silicat Natri.
Nhu cầu Silicát Natri từ năm 2002 trở lại đây có xu hướng tăng mạnh. Hiện tại
theo nhu cầu khách hàng, nhà máy có 2 loại sản phẩm là Silicat 1 và Silicat 2.
Bảng 2.11: Tình hình sản xuất Silicat trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Thương phẩm 19.276 22.188 23.961 27.341 21.991
Sản lượng sản xuất 18.966 22.048 24.437 27.809 21.496
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Bảng 2.12: Tình hình tiêu thụ Silicat trong những năm qua
(ĐVT: tấn)
Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
1 Bột giặt 10.202 12.333 12.705 17.063 12.993
2 Sản xuất công nghiệp khác 4.153 4.677 5.704 4.244 3.439
3 Dệt nhuộm 170 165 143 173 189
4 Giấy 2.147 2.693 3.064 3.450 2.483
5 Gốm sứ 2.278 2.029 2.039 2.497 2.203
6 Thương mại 182 256 139 379 603
21
Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
7 Xi mạ 142 73 22 16 0
Tổng cộng 19.274 22.226 23.816 27.822 21.910
(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
h. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong tương lai:
Nhu cầu Silicat Natri tăng lên không ngừng, do mức sống ngày càng cao nên
sản lượng chất tẩy rửa liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra,
ngành gốm sứ, gạch men cũng là những khách hàng có tiềm năng trong tương lai.
Sau đây là dự kiến tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới.
Bảng 2.13: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới
(ĐVT: Tấn)
STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013
1 Bột giặt 17.100 18.000 19.200 21.000
2 Sản xuất công nghiệp khác 4.750 5.370 5.080 3.250
3 Dệt nhuộm 150 180 220 250
4 Giấy 600 650 700 1.000
5 Gốm sứ 2.400 2.800 3.300 4.000
6 Thương mại 3.000 3.000 3.200 3.500
Tổng cộng 28.000 30.000 31.700 33.000
(Nguồn: - Phòng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] )
i. Về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua và sắp đến:
Các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa được sản xuất để đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong nước là chính.
Những năm trước đây, Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam có xuất khẩu sang
thị trường Campuchia các sản phẩm của Nhà máy là clo lỏng và axít HCl 32%. Việc
22
xuất nhập khẩu hai sản phẩm Clo lỏng và Axít HCl tốn kém rất nhiều chi phí vận
chuyển và mức độ yêu cầu an toàn trong vận chuyển rất cao, hiệu quả kinh tế không
cao. Do vậy, trong nước không nhập hai loại sản phẩm này.
- Về tình hình xuất khẩu: Việc xuất khẩu các sản phẩm của Nhà máy là
không mang lại lợi ích như đã phân tích, nên các năm gần đây, sản phẩm
chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước, không có xuất khẩu.
- Về tình hình nhập khẩu: Trong thời gian qua, Việt Nam chủ yếu nhập xút
rắn từ Trung Quốc, riêng các tỉnh phía Nam mỗi năm nhập khoảng 25.000
tấn xút 100% NaOH.
j. Kết luận về phân tích thị trường và tính khả thi của nghiên cứu:
Trên đây là những phân tích tập trung vào các sản phẩm chủ yếu của nhà máy
Hóa chất Biên Hòa liên quan đến Xút - Clo. Ngoài ra, các sản phẩm khác như Javel
NaClO, Clorua sắt III, PAC dù doanh số bán ra chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm
tốn nhưng để phù hợp với năng lực sản xuất NaOH 30.000 – 35.000 tấn/năm, Nhà
máy cũng đang triển khai những dự án như nâng cấp năng lực tương xứng của các
hệ thống này.
Qua các phân tích về tình hình sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và dự báo
nhu cầu cho các năm tới có thể rút ra các kết luận như sau:
- Năng lực sản xuất của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa tại thời điểm này
(2010) là 30.000 tấn/năm, các sản phẩm HCl, Cl2 lỏng, Natri Silicat cân
bằng với sản phẩm NaOH.
- Trong năm 2010, năm đầu tiên khai thác dây chuyền sản xuất 30.000T
NaOH 100%/năm, dự kiến sản phẩm tiêu thụ tương đương công suất sản
xuất Xút 25.000 T/năm (số liệu 8 tháng đầu năm 2010).
- Như vậy, với tình hình dự báo thị trường sản phẩm trong vòng 5 năm sắp
tới, việc mở rộng công suất sản xuất sẽ không thực sự cần thiết. Tới 2015,
dự kiến công suất sản xuất Xút 35.000 tấn/năm (thay mới hệ thống bình
điện phân DD350 hiện hữu công suất 30.000 tấn/năm công thêm dự phòng
5000 tấn xút/năm) là đạt yêu cầu.
2.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU:
Các sản phẩm Xút, Clo lỏng, Axit HCl, Silicat phần lớn tiêu thụ trong nước,
sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất giấy, thực phẩm, chất tẩy rửa, dệt
23
nhuộm, điện, xi mạ, hyđroxyt nhôm và trong các ngành xử lý nước, cấp nước sinh
hoạt cho đô thị và nông thôn.
Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu được xác định như sau:
- Mục tiêu của nghiên cứu là tiền đề cho dự án khả thi đổi mới công nghệ
điện phân sản xuất Xút, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường – xã hội
do công nghệ sản xuất Bình điện phân BM 2.7 làm giảm tiêu hao điện
năng đáng kể, giảm chi phí bảo trì sửa chữa, hệ thống được vận hành và
điều khiển hoàn toàn tự động nên giảm thiểu sự rò rỉ nước muối, khí Clo ra
môi trường.
- Dự kiến sau đầu tư năng lực sản xuất Xút của nhà máy đạt 35.000 tấn
NaOH 100%/năm, phù hợp tình hình tiêu thụ của thị trường các sản phẩm
của nhà máy tới năm 2015 - năm dự kiến di dời nhà máy theo chủ trương
của UBND tỉnh Đồng Nai là hoàn toàn phù hợp.
- Như vậy, việc đổi mới công nghệ sản xuất Xút ở Nhà máy Hóa chất Biên
Hòa là rất cần thiết, phù hợp với tình hình tiêu thụ các sản phẩm của nhà
máy, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước về sản xuất công
nghệ sạch, đảm bảo phát triển bền vững.
24
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA
3.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT
BIÊN HÒA
3.1.1 Phần kỹ thuật – công nghệ:
3.1.1.1 Phương pháp công nghệ:
- Sản xuất xút 32% NaOH theo phương pháp điện phân nước muối trong
thùng điện phân có màng trao đổi ion. Quá trình điện phân xảy ra theo
phương trình phản ứng:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
- Sản xuất axit clohydric HCl 32% từ khí Cl2 và H2 sinh ra trong quá trình
điện phân sản xuất xút như trên: Khí H2 và Cl2 được đưa qua hệ thống
tổng hợp, phản ứng tạo khí HCl xảy ra theo phương trình phản ứng:
H2 + Cl2 → 2 HCl
Khí HCl sau đó được hấp thụ bằng nước vô khoáng và tạo thành dung dịch
axit clohydric nồng độ 32% HCl.
3.1.1.2 Sơ đồ dây chuyền sản xuất:
Phụ lục 1: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất của Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa
a. Dây chuyền điện phân:
Dây chuyền điện phân gồm 6 công đoạn sản xuất chính là: công đoạn xử lý
nước muối sơ cấp; công đoạn xử lý nước muối thứ cấp; công đoạn điện phân; công
đoạn xử lý nước muối nghèo; công đoạn điều dụng xút và công đoạn điều dụng khí
Clo và Hydro.
Công đoạn xử lý nước muối sơ cấp và thứ cấp:
Nguyên liệu muối từ kho chứa được đưa vào thiết bị hòa tan bằng băng tải.
Nước muối đi từ dưới lên, qua cột muối đạt nồng độ bão hòa 310g/l. Tiếp đó, các
ion Ca2+
, Mg2+
, SO4
2-
có ảnh hưởng xấu đến quá trình điện phân, được phản ứng tạo
kết tủa với Na2CO3, BaCl2, NaOH theo phản ứng:
SO4
2-
+ BaCl2 → BaSO4↓ + 2Cl-
25
Ca2+
+ Na2CO3 → CaCO3↓ + 2Na+
Mg2+
+ NaOH → Mg(OH)2↓ + 2Na+
Kết tủa cùng với cặn tạp chất không tan được tách loại khỏi nước muối nhờ
thiết bị lắng trong. Sau khi lắng trong, nước muối được đưa tới khâu xử lý nước
muối thứ cấp. Tại đây, các cặn không tan còn sót lại sau quá trình lắng trong được
tách loại sau khi đi qua các thiết bị lọc nến, sử dụng chất trợ lọc xenlulo. Sau đó,
nước muối được trung hòa, gia nhiệt và khử các ion hòa tan như Ca2+
, Mg2+
, Al3+
…
còn lại trong dung dịch dưới dạng vết (ppb) nhờ cột trao đổi ion. Nước muối sau khi
ra khỏi cột trao đổi ion có độ tinh khiết rất cao sẽ được đưa lên thùng cao vị nước
muối trước khi cấp vào thùng điện giải.
Công đoạn điện phân
Hệ thống điện phân hoạt động theo công nghệ màng trao đổi ion. Thùng điện
phân hiện hữu đang sử dụng là hai kiểu thùng: Thùng lưỡng cực (bioplar element)
36DD 350 từ năm 1996 và kiểu thùng đơn (single element) BM 2.7 từ năm 2005 do
hãng UHDENORA của ITALY chế tạo. Mỗi thùng lưỡng cực gồm 36 ngăn lưỡng
cực, một mặt Anod và một Catod, các ngăn lưỡng cực được lắp nối tiếp nhau giống
như thiết bị lọc ép. Giữa các ngăn, một màng trao đổi ion sẽ phân chia hai gian
Anod và Catod thành hai phần riêng biệt.
Thùng đơn được cấu thành từ 34 ngăn (cell) riêng biệt, mỗi ngăn là một thành
phần điện phân đầy đủ gồm anod, catod, màng trao đổi ion, các không gian anod và
catod. Các ngăn riêng biệt được kết nối, xiết chặt vào nhau bằng các thanh giằng
(tie-rod)
Một hệ thống đường ống phân phối nước muối vào từng ngăn Anod, nước vô
khoáng vào từng ngăn Catod. Dưới tác dụng của dòng một chiều, ion Na+ di
chuyển qua màng, kết hợp với ion OH-
thành NaOH, ion Cl-
phóng điện trên điện
cực Anod tạo thành khí Cl2, ion H+
phóng điện trên bề mặt Catod tạo thành khí H2.
Phản ứng điện phân diễn ra như sau:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2↑
Một hệ thống tuần hoàn nhằm đảm bảo dung dịch xút ra khỏi bình đạt nồng độ
32%NaOH; nước muối ra khỏi bình còn nồng độ 220g/l được gọi là nước muối
nghèo, được đưa tới công đoạn tiếp theo để xử lý.
Công đoạn xử lý nước muối nghèo
26
Trong quá trình điện phân đồng thời với phản ứng chính tạo thành sản phẩm
xút, khí Clo và Hydro còn xảy ra một số phản ứng phụ tạo các ion không mong
muốn như ClO-
, ClO3-
. Các ion này tồn tại trong nước muối nghèo ra khỏi thùng
điện phân và có hại đối với quá trình tái bão hòa nước muối do đó cần phải được xử
lý theo các bước sau đây:
Dùng Axít HCl phân hủy ClO3
-
, ClO-
thành Cl2:
HCl + HClO → Cl2 ↑ + H2O.
6HCl + NaClO3 → 3Cl2↑ + 3NaCl + H2O
Khí Cl2 được tách ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách giảm áp suất riêng
phần trên bề mặt dung dịch trong một tháp đệm làm việc ở áp suất chân không.
Cột than hoạt tính (hoặc dung dịch Natri Sunfit 10%Na2SO3) sẽ loại bỏ hoàn
toàn lượng Cl2 còn sót lại trong nước muối theo phản ứng:
2Cl2 + 2H2O → O2 + 4 HCl
Hoặc: Na2SO3 + H2O + Cl2 → Na2SO4 + 2HCl.
Công đoạn điều dụng xút:
Dung dịch xút nồng độ 32%NaOH sau khi ra khỏi thùng điện phân được đưa
tới một thùng chứa trung gian, từ thùng chứa này, phần chủ yếu được bơm về kho
chứa thành phẩm, một phần được cung cấp cho các nơi để sản xuất xút 45%, 50%,
sử dụng nội bộ, … Ngoài ra, còn có một hệ thống gồm bồn chứa, bơm, bộ giải nhiệt
làm nguội để cung cấp xút loãng khi khởi động lại dây chuyền.
Công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro:
Khí Clo, Hydro ra khỏi thùng điện phân sẽ được làm nguội, điều chỉnh áp suất
thích hợp bảo đảm cho hệ thống luôn làm việc áp suất âm đối với Clo và dương đối
với Hydro. Quạt đẩy đưa Clo đến các dây chuyền tiếp theo sản xuất các sản phẩm
gốc Clo.
b. Hệ thống tổng hợp axít HCl:
Khí Cl2, H2 sau khi ra khỏi thùng điện phân có nhiệt độ khoảng 85o
C bão hoà
hơi nước sẽ được làm nguội xuống 35o
C, tách một phần hàm ẩm trước khi đưa qua
công đoạn tổng hợp HCl (một phần khí Cl2 đuợc đưa sang công đoạn hóa lỏng Cl2).
Hệ thống tổng hợp HCl gồm hai công đoạn chủ yếu: giai đoạn đốt cháy hỗn hợp khí
Cl2, H2 tạo hơi HCl, công đoạn hấp thu hơi HCl bằng nước vô khóang và dung dịch
axít loãng tạo dung dịch sản phẩm HCl 32%. Ngoài ra, còn có công đoạn hấp thụ
27
khí dư tạo dung dịch axít loãng và tuần hoàn trở lại hệ thống như đã mô tả ở trên.
Hệ thống được sử dụng các ejector hơi để tạo chân không đưa hỗn hợp khí H2 và
Cl2 vào tháp tổng hợp.
Sản phẩm axit clohydric nồng độ có thể thay đổi từ 32- 35%HCl tùy theo yêu
cầu sử dụng, nhiệt độ khoảng 40-45o
C được bơm vào các bồn thành phẩm.
3.1.2 Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm chính:
Phụ lục 3: Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm
3.1.3 Phân tích ưu điểm của công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 so với
kiểu bình DD 350
Dây chuyền sản xuất Xút NaOH tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện đang sử
dụng công nghệ điện phân màng trao đổi ion với 2 kiểu bình điện phân khác nhau:
- Bình điện phân kiểu DD 350: công nghệ điện phân lưỡng cực của hãng
DENORA, ITALY, được đưa vào sử dụng từ 1996.
Mỗi bình điện phân gồm 36 chi tiết (element) lưỡng cực, một mặt là anod
và mặt kia là cathode. Ở giữa các chi tiết là các màng trao đổi ion. Các chi
tiết được sắp liên tiếp nhau và được ép chặt vào nhau bởi các thanh giằng
(tie rod) tạo thành kết cấu giống như một máy lọc ép.
Tổng cộng có 3 bình điện phân kiểu DD 350.
Công suất của mỗi bình là 5.000 tấn NaOH 100%/năm, tương ứng với 3
bình là 15.000 tấn/năm.
- Bình điện phân kiểu BM 2.7: do hãng UHDE, Đức và Ý sản xuất, đưa vào
sử dụng từ 2005.
Đặc điểm loại bình này là một thành phần/ chi tiết điện phân gồm các ngăn
đơn (single element) ghép lại, mỗi ngăn đơn gồm anod, cathod và màng
trao đổi ion.
Mỗi bình điện phân gồm 34 ngăn đơn.
Có 3 bình điện phân, mỗi công suất 5.000 tấn NaOH 10%/năm.
Tổng cộng công suất của hệ thống điện phân của kiểu bình BM 2.7 là
15.000 tấn NaOH 100%/năm.
- Hệ thống xử lý nước muối dùng chung cho cả 2 hệ.
- Tổng công suất của 2 hệ thống là 30.000 tấn NaOH 100%/năm.
28
Ưu điểm công nghệ điện phân sử dụng bình BM 2.7 so với bình DD 350:
Bình điện phân kiểu
DD 350
Bình điện phân kiểu
BM 2.7
Công nghệ Sử dụng kiểu bình điện
phân element lưỡng cực,
kẽ hở zero. Tuần hoàn
bằng trọng lực.
Kiểu bình điện phân từng
ngăn đơn (single element).
Tuần hoàn cưỡng bức.
Hệ thống điều khiển PLC, chủ yếu vận hành
bằng tay, các thông số quá
trình chỉ hiển thị giá trị đo
DCS, vận hành hoàn toàn tự
động.
Tiêu hao điện năng Điện thế rơi trên một ngăn
cao, khoảng 3,5 V
Điện thế rơi thấp 3,15 V
Bảo trì sửa chữa Thường xuyên, hàng tháng
phải ngưng máy sửa chữa,
thay thế màng, element
hư hỏng.
Rất hiếm khi, 6 năm thay
lưới hoạt hóa một lần.
An toàn, môi trường Sử dụng phòng ngừa quá
áp bằng các thiết bị thủy
phong và hệ thống thông
khí Nitơ.
Hệ thống phòng ngừa bằng
các van an toàn tự động
thông khí Nitơ với thời
lượng hợp lý khi mất điện,
tuyệt đối không xảy ra hiện
tượng rò rỉ khí Clo hay cháy
nổ khí Hydro.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra những ưu đểm của công nghệ điện phân
sử dụng bình điện phân kiểu BM 2.7 so với bình kiểu DD 350:
Về hiệu quả kinh tế:
Như đã so sánh ở trên:
Điện thế rơi trên mỗi ngăn ở bình BM 2.7 so với bình DD 350 thấp hơn
Δp = 3,5 – 3,15 = 0, 35 V
29
Với năng lực sản xuất hiện hữu (15.000 tấn NaOH 100%/năm của bình DD
350 + 15.000 tấn NaOH 100%/năm của bình BM 2.7) mỗi loại bình sử dụng 108
ngăn.
Tổng điện thế rơi chênh lệch giữa 2 loại bình:
108 × 0,35 = 40V
Tương ứng dòng tải 13 kA, điện năng tiêu hao chênh lệch giữa 2 loại bình này
trong 1 ngày/ 1 năm là:
40V × 13 kA × 24h = 12.480 kWh/ngày
Hay 40V × 13 kA × 24h × 340 ngày = 4.243.200 kWh/năm.
Với đơn giá điện tại thời điểm hiện tại (tháng 8/2010), bình quân khoảng
1.000đ /kWh điện, mỗi năm chi phí điện năng tiêu hao chênh lệch khoảng 4, 243 tỷ
đồng.
Về chi phí bảo trì sửa chữa:
Như bảng so sánh trên, công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 vận hành và
giám sát hoàn toàn tự động nên các thông số vận hành ổn định, đặc biệt là áp lực khí
Cl2, H2. Chế độ hoạt động của bình BM 2.7 ổn định, độ bền màng trao đổi ion cao.
Bình DD 350, do vận hành chủ yếu bằng tay nên chế độ hoạt động rất không ổn
định, làm ảnh hưởng tới độ bền màng trao đổi ion và do đó ảnh hưởng tới tấm điện
cực thường xuyên phải sửa chữa. Bình quân mỗi tháng phải sửa chữa tối thiểu một
lần. Điều đó dẫn tới: thời gian ngưng máy trong năm rất nhiều, làm ảnh hưởng tới
sản lượng và doanh thu, chi phí vật tư, nhân công dành cho sửa chữa hàng năm rất
lớn, đặc biệt đối với các vật tư phải nhập khẩu: điện cực element, lưới Titan, lưới
Niken hoạt hóa…
Theo ước tính của nhà máy, chi phí sửa chữa hàng năm đối với 3 bình điện
phân DD 350 hiện hữu từ khoảng 4 – 5 tỷ đồng/năm.
Những hệ lụy về mặt môi trường:
Ngoài những thiệt hại về mặt kinh tế nói trên, việc sử dụng bình DD 350 tất
nhiên cũng đem lại những hệ lụy khác về môi trường:
- Do hệ thống vận hành và giám sát bình DD 350 hoàn toàn bằng tay nên
chế độ kiểm soát không tốt, dù rất ít nhưng vẫn có sự rò rỉ nhất định khí Clo,
dung dịch NaOH, dung dịch NaCl… ra môi trường.
30
- Các tấm điện cực (element) của bình DD350 như đã nói, thường xuyên bị
hư hỏng do nước muối nghèo ăn mòn, xảy ra hiện tượng rò rỉ nước muối, Xút
từ element, nếu không sửa chữa thay thế kịp thời cũng dễ gây ô nhiễm.
- Việc sửa chữa bảo trì các tấm điện cực bình điện phân, cũng kèm theo một
khối lượng nước rửa khá lớn, cần thiết phải được tập trung đưa về hệ thống
xử lý nước thải.
- Ngoài ra, do kiểm soát an toàn trong hệ thống hoàn toàn do chủ quan của
con người, nên nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do khí Hydro cũng vẫn có thể xảy ra.
31
CHƯƠNG 4
NHIỆM VỤ MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐIỆN PHÂN SẢN XUẤT XÚT-
CLO
Đây là nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ điện phân, không phải đầu tư
chiều sâu nâng công suất nên việc thay thế cải tạo thiết bị, đường ống công nghệ
chủ yếu tập trung thay thế hệ thống bình điện phân DD 350, thay thế một số thiết bị
cũ có năng lực sản xuất hoặc đặc tính kỹ thuật không phù hợp. Phương án cải tạo
thay thế phải dựa vào các yếu tố sau:
- Chỉ bắt buộc phải đầu tư mới các hạng mục chính cần thiết để đổi mới
công nghệ điện phân: bình điện phân BM 2.7, hệ thống tuần hoàn Xút
NaOH và nước muối, hệ thống làm nguội và tách mù khí Cl2, H2.
- Các công đoạn khác chủ yếu là cải tạo, sửa chữa thiết bị, đường ống công
nghệ cho phù hợp.
- Có tính tới năng lực tăng 5.000 tấn NaOH 100%/năm để dự phòng, phù
hợp với tình hình tiêu thụ sản phẩm các năm sắp tới và phù hợp với tiến
độ di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 của UBND
tỉnh Đồng Nai.
4.1.1 Dây chuyền xử lý nước muối và điện phân
4.1.1.1 Công đoạn hòa tan và xử lý nước muối sơ cấp
Dây chuyền hiện hữu vận hành với công suất 30.000 tấn/năm 100% không cần
thiết phải đầu tư gì thêm.
4.1.1.2 Công đoạn xử lý nước muối thứ cấp
Hệ thống xử lý nước muối thứ cấp hiện hữu gồm hệ thống lọc nến sử dụng bột
trợ lọc cellulose, hệ thống trao đổi ion được đầu tư từ dự án đâu tư nâng công suất
sản xuất Xút lên 30.000 tấn/năm, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2010. Năng lực đủ
đáp ứng về mặt công suất cũng như chất lượng nước muối cấp cho dây chuyền hiện
hữu. Tuy nhiên, như đã nêu ở mục lựa chọn qui mô và công suất đầu tư, dự án có
tính đến năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường cho các năm kế tiếp,
phù hợp với tiến độ di dời, nên công suất sản xuất Xút NaOH sau khi đầu tư dự kiến
32
là 35.000 tấn NaOH 100%/năm(lớn hơn công suất hiện hữu là 5.000 tấn NaOH
100%/năm) nên hệ thống này có nâng cấp sửa chữa một phần cho phù hợp. Khối
lượng cụ thể cần thiết phải đầu tư mới ở công đoạn này như sau:
- Đầu tư thêm một cột lọc nến Cellulose có công suất tương đương 2 cột lọc
F 527 A/B hiện hữu.
- Trang bị thêm 02 bơm nước muối sau lọc P507 C/D có công suất khoảng
70 m3
/h (phù hợp với năng lực điện phân 35.000 tấn NaOH 100%/năm).
- Trang bị thêm một bồn chứa nước muối sau lọc D 507 B dung tích khoảng
80 – 100 m3
, vật liệu chế tạo FRP.
- Các thiết bị còn lại: cột trao đổi ion, hệ thống gia nhiệt, hệ thống vệ sinh
cột lọc, cột nhựa… vẫn đủ năng lực đáp ứng.
4.1.1.3 Công đoạn điện phân
Đây là hạng mục chính trong mục tiêu của nghiên cứu đổi mới công nghệ này.
Hệ thống điện phân hiện hữu, như đã trình bày bao gồm 2 kiểu bình điện phân:
- Kiểu bình DD 350, công nghệ của hãng DENORA, sử dụng từ năm 1996,
gồm 3 bình, công suất mỗi bình là 5.000 tấn NaOH 100%/năm, tổng công
suất của hệ thống này là 15.000 tấn NaOH 100%/năm.
- Hệ thống bình điện phân sử dụng kiểu bình BM 2.7, công nghệ của hãng
UHDENORA, cũng gồm 3 bình điện phân, công suất mỗi bình 5.000 tấn
NaOH 100%/năm, 1 bình sử dụng từ 2005, 2 bình sử dụng từ tháng
3/2010. Công suất của hệ thống bình BM 2.7 cũng là 15.000 tấn NaOH
100%/năm.
Như vậy, tổng công suất của dây chuyền điện phân sản xuất Xút tại nhà máy
Hóa chất Biên Hòa hiện hữu là 30.000 tấn NaOH 100%/năm.
Như trên đã trình bày, mục tiêu chính của nghiên cứu là đổi mới công nghệ
điện phân Xút. Kiểu bình điện phân DD 350 đang sử dụng là công nghệ cũ, được sử
dụng từ những thập niên 90 nên đã khá lạc hậu, tiêu tốn điện năng và vận hành chưa
đảm bảo an toàn tuyệt đối (xin xem phần so sánh ưu và nhược điểm của 2 kiểu bình
điện phân ở chương trước).
Kiểu bình điện phân BM 2.7 của hãng UHDE thuộc thế hệ công nghệ điện
phân mới, tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực sản xuất Xút – Clo.
33
Ngoài những đặc điểm, ưu điểm nổi bật, để đảm bảo vấn đề tương thích về
mặt công nghệ nhằm tạo thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo trì, dự phòng thay thế sau
này, đề nghị kiểu bình điện phân dự kiến thay thế mới là kiểu bình BM 2.7 hoặc
tương đương.
Khối lượng cần đầu tư mới ở công đoạn này thuộc phạm vi nghiên cứu bao
gồm:
- 1 bình điện phân BM 2.7 công suất 20.000 tấn NaOH 100%/năm, gồm
136 ngăn riêng biệt (single elment) cấu thành.
- Cụm đường ống công nghệ và van kèm theo.
- 1 hệ thống các thanh đồng dẫn điện kết nối từ hệ thống biến thế chỉnh lưu
tới bình điện phân.
- 1 hệ thống đo đếm, điều khiển kết nối các bình điện phân hệ thống tuần
hoàn nước muối tới phòng điều khiển trung tâm.
- 1 hệ thống cầu trục công suất 2T để lắp ráp và sửa chữa bình điện phân.
Bình điện phân mới dự kiến lắp đặt ở xưởng điện phân .
* Công đoạn tuần hoàn nước muối và Xút ngoài bình:
Đây là công đoạn bắt buộc phải có đi kèm theo bình điện phân.
Dây chuyền gồm các thiết bị chính cụ thể như sau:
- 1 bồn chứa nước muối tuần hoàn.
- 1 bồn chứa Xút tuần hoàn
- Bơm nước muối, bơm Xút tuần hoàn.
- Thiết bị gia nhiêt nước muối, gia nhiệt Xút tuần hoàn
- Đường ống công nghệ và van.
4.1.1.4 Công đoạn cấp nước muối vào phòng điện giải
Không phải sửa chữa nâng cấp gì, chỉ đấu nối đường ống công nghệ với hệ
thống hiện hữu.
4.1.1.5 Công đoạn xử lý nước muối sau điện phân (nước muối nghèo)
Công đoạn này được đầu tư mới và đưa vào sử dụng từ 1996, thuộc dự án đổi
mới công nghệ điện phân từ kiểu thùng điện phân Hooker, màng ngăn sang thùng
điện phân màng trao đổi ion DD 350, công suất 10.000 tấn NaOH 100%/năm.
34
Sau nhiều lần nâng công suất: 15.000 tấn NaOH 100%/năm,20.000 tấn NaOH
100%/năm, 30.000 tấn NaOH 100%/năm, công đoạn này chủ yếu là sửa chữa, nâng
cấp một số thiết bị, đường ống công nghệ cho phù hợp. Chưa đầu tư mới lần nào.
Vì vậy, công đoạn xử lý nước muối nghèo cũng phải có một vài sửa chữa,
nâng cấp hoặc thay thế cho phù hợp, khối lượng cần thay thế cụ thể như sau:
- Thay mới 2 bơm nước muối P 502 A/B, hai bơm này được sử dụng từ
1996, thuộc dự án đổi mới công nghệ sản xuất Xút 10.000 tấn NaOH
100%/năm. Tình trạng đã hư hỏng, sửa chữa nhiều lần, công suất đã tới
hạn, không đủ đáp ứng.
- Sửa chữa, nâng dung tích bồn chứa nước muối D 502, vật liệu FRP từ 6
m3
lên 10 m3
.
- Thay mới bộ trao đổi nhiệt E 501 đã hư hỏng, năng lực không đủ đáp ứng.
- Thay mới Tuy –e tạo chân không J501 do thiết bị này sử dụng công nghệ
đã cũ, không còn phù hợp.
- Bổ sung thêm một cột khử khí Clo C 501 bằng titan, tận dụng thiết bị cũ.
- Bổ sung mới một thiết bị trộn nước muối, thiết bị khử clorat.
Tất cả các thiết bị nói trên đều đã sử dụng từ 1996.
4.1.1.6 Công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đổi mới công nghệ điện phân, do đặc thù
công nghệ bình DD 350 và bình BM 2.7 khác nhau rõ rệt về áp lực khí thể và hệ
thống điều chỉnh và ổn định áp lực, an toàn… nên công đoạn này cũng phải sửa đổi
cho phù hợp. Khối lượng thay đổi cụ thể như sau:
Các thiết bị cần đầu tư mới thêm gồm:
- 1 thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội khí Clo bằng titan
- 1 thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội khí Hydro
- 1 bộ tách mù cho khí Cl2
- 1 bộ tách mù cho khí H2
- Van, đường ống công nghệ, đang sử dụng cho bình DD 350 ở áp lực vận
hành thấp, không phù hợp với áp lực cao của bình điện phân BM 2.7, cần
phải được thay thế hoặc gia cố thêm.
Các thiết bị có thể loại bỏ, không cần thiết:
35
- Hệ thống quạt thổi khí Clo K 601
- Hệ thống chứa và ổn định áp khí Hydro G 2101
4.1.2 Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm
4.1.2.1 Kho chứa nguyên liệu:
Nguyên liệu chính sử dụng trong công nghệ điện phân sản xuất Xút Clo chủ
yếu là muối NaCl công nghiệp, các hóa chất xử lý nước muối: BaCl2, Na2CO3,
NaSO3, trợ lắng, trợ lọc.
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện có 3 kho chứa muối nguyên liệu ngoài trời,
tổng diện tích khoảng 10.000 m2
, năng lực chứa tối đa khoảng 75.000 tấn. Với năng
lực sản xuất hiện tại (30.000 tấn NaOH 100%/năm) và sau khi thực hiện dự án
(35.000 tấn NaOH 100%/năm), năng lực chứa muối đủ cho nhu cầu sử dụng trong 1
năm nên không phải đầu tư gì thêm.
Đối với các nguyên liệu, hóa chất khác: trong năm 2010, Nhà máy Hóa chất
Biên Hòa đã thực hiện đầu tư 1 kho chứa nguyên liệu và vật tư diện tích khoảng
3.000 m2
nên vẫn đủ khả năng đáp ứng.
4.1.2.2. Hệ thống kho chứa thành phẩm:
Sản phẩm NaOH 32%: hiện gồm 2 bồn chứa với dung tích 1.000 m3
/bồn.
Trong năm 2010 và 2011, nhà máy Hóa chất Biên Hòa đang tiếp tục đầu tư thêm 2
bồn chứa, năng lực chứa 1.500 m3
/bồn. Tổng năng lực chứa NaOH 32% lên đến
5.000 m3
, tương ứng 25 ngày sản xuất với năng lực sản xuất Xút tối đa của dự án.
Sản phẩm HCl 32%: năng lực chứa hiện hữu là 1.800 m3
. Trong năm 2010,
đang triển khai dự án đầu tư thêm 2 bồn chứa 1.500 m3
/bồn. Tổng năng lực chứa
4.800 m3
, tương đương 30 ngày sản xuất nên cũng không gặp vấn đề khó khăn gì.
Các sản phẩm khác: NaOH 50%, Silicat Natri, Clo lỏng… năng lực chứa cũng
đã được nhà máy Hóa chất Biên Hòa xem xét và đưa vào đầu tư các thiết bị lẻ.
Không cần thiết phải đưa vào dự án này.
4.1.3 Hệ thống biến thế - chỉnh lưu:
Hệ thống biến thế chỉnh lưu tại Nhà máy Hóa chất Biên hòa đang sử dụng gồm
2 hệ thống.
Cụm máy biến thế chỉnh lưu 14kA/380V được đầu tư và đưa vào sử dụng từ
năm 2000, đang cung cấp cho bình điện phân DD 350.
36
Cụm máy biến thế chỉnh lưu 16kA/380V đưa vào đầu tư và đưa vào sử dụng
từ năm 2005, thuộc dự án nâng công suất sản xuất Xút NaOH lên 20.000 tấn NaOH
100%/năm.
Hệ thống này hiện đang sử dụng để cung cấp điện cho bình điện phân BM 2.7
Cả hai hệ thống biến thế chỉnh lưu trên hiện đã vận hành và khai thác hết công
suất, không có hệ thống dự phòng.
Xem xét năng lực của hệ thống hiện hữu, cũng như đặc thù của dự án: vừa sản
xuất vừa đầu tư nên hệ thống này cần thiết phải được đầu tư mới thêm 1 máy biến
thế chỉnh lưu.
Công suất dự kiến đáp ứng được cho hệ thống bình điện phân mới (năng lực
sản xuất 30.000 tấn NaOH 100%/năm) là 14 kA/700V DC – 10MVA.
Sau khi dự án đưa vào khai thác, cụm máy biến thế chỉnh lưu 14 kA/380V
đang sử dụng cho bình DD 350 hiện hữu sẽ được sửa chữa để dự phòng.
4.1.4 Dây chuyền tổng hợp axit HCl
Dây chuyền tổng hợp axít hiện hữu gồm ba hệ thống, một hệ thống có công
suất 60 tấn/ngày (1998, công suất 100 tấn/ngày (2002) và công suất 200 tấn/ngày
(2010).
Về mặt năng lực sản xuất, ba hệ thống này hoàn toàn đáp ứng được việc cân
đối Clo cho dây chuyền điện phân sản xuất Xút 30.000 tấn NaOH 100%/năm hiện
hữu và sau khi dự án đổi mới công nghệ điện phân hoàn thành và đưa vào khai thác
sử dụng (35.000 tấn NaOH 100%/năm)
Tuy nhiên, tồn tại một số vấn đề của hệ thống này cần phải được cân nhắc,
xem xét:
- Năng lực hệ thống vẫn đủ đáp ứng cho dây chuyền sản xuất Xút NaOH
30.000 tấn/ năm. Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống tổng hợp HCl 200 T/ngày
mới đưa vào sử dụng (2010), hệ thống tổng hợp 60 T/ngày và 100 T/ngày
sử dụng đã lâu, thời gian hư hỏng phải sửa chữa trong năm khá lớn.
- Thị trường tiêu thụ HCl tăng trưởng nhanh trong năm 2010 và dự kiến còn
tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới (xem bảng), trong lúc các sản
phẩm gốc Clo khác: Clo lỏng, Javen NaClO không tăng trưởng tương ứng.
Như vậy, ưu tiên chủ yếu trong sử dụng Clo vẫn là sản xuất HCl.
37
- Vì thế, việc cần thiết phải đầu tư thêm một hệ thống tổng hợp HCl cho
công đoạn này để đáp ứng nhu cầu nói trên.
Tóm lại, ở công đoạn này, cần được đầu tư trang bị mới thêm 1 dây chuyền
tổng hợp HCl 32% công suất 64T HCl 100%/ngày (tương đương 200 tấn/HCl
32%/ngày), hệ thống phụ trợ kèm theo là hệ thống Cooling tower, bơm nước tuần
hoàn.
4.1.5 Dây chuyền Hóa lỏng Clo
Năng lực sản xuất Clo lỏng tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện tại là
24T/ngày (720 T/tháng).
Khác với thị trường tiêu thụ sản phẩm HCl 32%, thị trường sản phẩm Clo lỏng
tăng trưởng không nhiều, mỗi năm tăng từ 10 – 15% (khoảng 200 tấn/tháng trong
năm 2000 lên 400 tấn/tháng trong năm 2010).
Với tình hình tiêu thụ sản phẩm Clo lỏng hiện tại khoảng 400T/hiện hữu hoàn
toàn đáp ứng được cho các năm sắp tới.
Như vậy, không cần thiết đầu tư gì thêm ở công đoạn này.
4.1.6 Các dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất các hóa chất xử lý nước:
Dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất Javen NaClO:
Dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất Javen NaClO hiện hữu tại nhà
máy Hóa chất Biên Hòa năng lực đủ hấp thu 3 T Clo/h, tương ứng với công suất sản
xuất Xút 30.000 tấn NaOH 100%/năm hiện tại, thời gian hấp thu khoảng 15 phút.
Để đảm bảo năn glực hấp thu Clotrong các tình huống khẩn cấp, cần thiết phải
đầu tư thêm một hệ thống xử lý Clo khẩn cấp, công suất tương đương hoặc lớn hơn.
Dự kiến năng lực hấp thu khoảng 4 tấn Clo/h, dây chuyền kiểm soát hòan tòan tự
động.
Dây chuyền sản xuất hóa chất xử lý nước: PAC, FeCl3
Các sản phẩm xử lý nước của nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong các năm qua
(2008 – 2010) tiêu thụ tốt, tăng trưởng đều đặn hàng năm.
Đặc biệt là sản phẩm PAC, đã từng bước chiếm lĩnh thị phần các hóa chất
dùng để xử lý nước; nước sinh hoạt và nước thải. Thay thế dần cho sản phẩm phèn
nhôm Al2(SO4)3. 3H2O do chứng tỏ được những ưu điểm về kỹ thuật và hiệu quả
kinh tế của nó.
38
Dây chuyền sản xuất PAC và FeCl3 hiện hữu tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa
hoàn toàn do nhà máy tự thiết kế, một số thiết bị phản ứng nhập khẩu từ Trung
Quốc từ 2005. Năng lực đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường, tuy nhiên công nghệ và
thiết bị đã cũ kỹ lạc hậu.
Đang trong giai đoạn này, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa đã có dự kiến đầu tư 1
dây chuyền sản xuất PAC hiện đại, công suất 10.000 tấn PAC bột /năm. Tuy nhiên,
để phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai về việc di dời nhà máy phục
vụ cho mục đích chuyển đổi công năng cho Khu công nghiệp Biên Hòa I, nên dự án
này đang tạm ngưng.
Vì vậy, việc đầu tư cho hệ thống này chủ yếu là trang bị thêm các thiết bị lẻ
như: nồi phản ứng, bơm, bồn chứa, hệ thống nạp liệu… để tăng năng lực sản xuất
của hệ thống đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
4.1.7 Hệ thống phụ trợ
Hệ thống cấp điện:
Hệ thống cung cấp và phân phối điện của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong
dự án nâng công suất sản xuất Xút lên 30.000 tấn NaOH 100%/năm trước đây đã
đầu tư cho phù hợp.
Như vậy, các hạng mục của hệ thống này trong phạm vi nghiên cứu không
phải đầu tư gì thêm.
Tuy nhiên, trong năm 2010, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa phải tiếp nhận thêm
2 dây chuyền sản xuất muối NaCl, muối Na2SO4 từ 1 đơn vị khác thuộc Công ty
Hóa chất Cơ bản Miền Nam là Xưởng NCTN Thủ Đức, nên nhu cầu sử dụng điện
năng tăng lên.
Vì vậy, phải đầu tư thêm cho hệ thống này, khối lượng cụ thể như sau:
- Một biến thế động lực, công suất 3000 – 4000 KVA.
- Hệ thống đường dây cáp tăng cường từ hệ thống lưới của Điện lực Biên
Hòa tới tủ hợp bộ.
- Hệ thống tụ bù, máy cắt trung thế.
- Máy phát điện 1000 KVA hiện hữu đủ năng lực dự phòng, không cần phải
đầu tư gì thêm.
Nguồn cấp nước:
39
Hiện tại nhà máy sử dụng một nguồn nước cung cấp duy nhất là nguồn nước
thủy cục của Công ty Cấp nước Đồng Nai theo hệ thống cung cấp của KCN Biên
Hòa. Đường ống nước vào nhà máy có đường kính 100mm, áp lực 2 kg/cm², lưu
lượng 80 m³/h, lượng nước sử dụng của toàn bộ nhà máy là 65 m³/h tại thời điểm
cao nhất. Do đó, không cần thay đổi đường ống cấp nước chính và hệ thống đường
ống nước nội bộ đến từng phân xưởng sản xuất.
Hệ thống nước giải nhiệt
Các thiết bị trao đổi nhiệt trong dây chuyền sản xuất được làm nguội bằng
nguồn nước tuần hoàn giải nhiệt, kiểm soát chất lượng, pH bằng hệ thống nước giải
nhiệt (Cooling tower).
Đối với dây chuyền xử lý nước muối và điện phân, hệ thống Cooling tower
năng lực đủ đáp ứng: 2 hệ thống giải nhiệt, công suất 300 m3
/h/1 hệ, hiệu số nhiệt
độ sau khi trao đổi Δt = 6o
C.
Riêng đối với dây chuyền tổng hợp HCl, thuộc phạm vi dự án như đã trình
bày, cần đầu tư mới 1 hệ thống tổng hợp HCl công suất 200 T/ngày nên cần thiết
phải đầu tư thêm 1 hệ thống giải nhiệt nước công suất 4000 m3
/h, Δt = 5o
C
Nước vô khoáng
Dây chuyền nước vô khoáng của nhà máy có công suất 25m³/h, hệ thống được
vận hành và tái sinh tự động, công suất và chất lượng đáp ứng được yêu cầu, không
cần đầu tư gì thêm.
Hệ nước làm lạnh (chiller)
Do cần đầu tư thêm 1 hệ thống biến thế chỉnh lưu 14kA/700 V DC, nên cần
thiết phải trang bị kèm theo 1 hệ thống nước lạnh (chiller) tương ứng. Theo tính
toán của nhà máy Hóa chất Biên Hòa, công suất của hệ thống chiller mới khoảng 40
m3
/h, Δt = 6o
C (nhiệt độ nước vào tv = 16o
C, nhiệt độ nước ra tr = 10o
C).
Cấp hơi
Hệ thống cung cấp hơi tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa đang sử dụng từ 2
nguồn:
- Nguồn hơi được cung cấp từ dây chuyền sản xuất axit Sulfuric H2SO4 của
nhà máy Hóa chất Tân Bình 2, công suất 10 tấn hơi/h, áp lực hơi 22
kG/cm2
. Đây là nguồn cung cấp hơi chủ yếu của nhà máy.
40
- Ngoài ra, nhà máy hiện có 2 lò hơi dự phòng, 1 lò công suất hơi 6 tấn
hơi/h, áp lực 14 kG/cm2
, sử dụng từ năm 2008 và 1 nồi hơi 2T hơi/h, áp
lực 10 kG/cm2
, do Trung quốc chế tạo sử dụng từ 2002.
- Như vậy, hệ thống cấp hơi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu, không cần thiết
phải đầu tư gì thêm.
Khí nén
Hệ thống khí nén hiện tại được dùng để cung cấp 3 loại khí nén khác nhau cho
dây chuyền sản xuất:
- Khí nén Instrument: Sử dụng cho hệ thống tự động đóng mở, điều khiển
các van tự động trong dây chuyền, nguồn khí nén đòi hỏi không có dầu và
tương đối khô.
- Khí nén cho nạp bình và xử lý bình Clo: Nguồn khí này đòi hỏi không lẫn
dầu và khô tuyệt đối, hiện đây là nguồn có nhu cầu sử dụng nhiều nhất
trong nhà máy.
- Khí nén công nghệ: Khí này dùng để khuấy trộn, tái sinh vật liệu lọc và
vệ sinh các thiết bị trên dây chuyền sản xuất, nguồn khí này đòi hỏi chất
lượng không cao.
Khí Nitơ
Khí Nitơ dùng để phòng chống cháy nổ do Hydro tạo hỗn hợp nổ với không
khí trong dây chuyền điện phân và dây chuyền tổng hợp axít HCl.
Trong năm 2010, nhà máy đang thực hiện việc mua sắm 1 dây chuyền sản
xuất khí N2 công suất… nên không cần phải trang bị gì thêm.
Xứ lý nước thải
Cần thiết phải đầu tư một dây chuyền xử lý nươc thải, năng lực xử lý
120m3
/ngày.
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong năm 2010 đang thực hiện đầu tư dây
chuyền xử lý nước thải công suất 120 m3
/ngày. Dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử
dụng cuối năm 2010. Hệ thống xử lý nước thải này đủ năng lực đáp ứng cho dự án
Phân tích thí nghiệm
Phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng của nhà máy trong năm 2006 đã xây
dựng, được công nhận và đang áp dụng hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu
41
chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Năng lực máy móc thiết bị của phòng đã được trang bị
để đáp ứng được yêu cầu khi xây dựng hệ thống này.
Ngoài ra, trong các năm 2007- 2009, phòng cũng đã được trang bị thêm một
số thiết bị quan trọng, cần thiết khác: máy phân tích quang phổ phát xạ, máy chuẩn
độ điện thế, máy đo tỷ trọng, tủ sấy mới …thuộc dự án đầu tư thiết bị phòng thí
nghiệm.
Như vậy năng lực của phòng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu: không cần thiết
phải đầu tư gì thêm.
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc trong hoạt động sản xuất của nhà máy đang được thực hiện
thông qua 3 hệ thống:
- Hệ thống điện thoại nội bộ được trang bị đến từng cương vị sản xuất.
- Hệ thống máy tính nối mạng, trao đổi thư điện tử nội bộ cho các phòng
ban chức năng và phân xưởng sản xuất.
- Các cương vị quan trọng và trưởng ca sản xuất được trang bị máy bộ đàm.
Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay vẫn đáp ứng được yêu cầu :không cần
phải trang bị thêm.
Sửa chữa cơ điện
Nhà máy hiện có phân xưởng Cơ khí và phân xưởng Điện-Đo lường chịu trách
nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường, chế tạo các vật liệu
Composite chống ăn mòn trong môi trường hóa chất.
Một số máy móc thiết bị đã được trang bị mới khi đầu tư mở rộng công suất
nhà máy lên 15.000 và 20.000 tấn xút/năm. Hiện vẫn đảm bảo năng lực phục vụ :
không cần phải đầu tư thêm.
4.1.8 Thiết bị, vật tư dự kiến cần lắp đặt
Xem Phụ lục 4 : Liệt kê thiết bị, vật tư đầu tư ở các công đoạn sản xuất chính và phụ trợ:
4.2 GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Công nghệ lựa chọn trong nghiên cứu đổi mới công nghệ là hiện đại, khép kín
và thân thiện với môi trường, thể hiện như sau:
4.2.1 Đối với khí clo:
42
- Thiết kế dây chuyền sản xuất với thông số vận hành áp suất khí xấp xỉ so
với khí trời là một ưu điểm giúp giảm thiểu khả năng rò rỉ clo. Hệ thống
ống dẫn và thiết bị clo đều được đảm bảo kín và tự động duy trì áp suất
làm việc.
- Lắp đặt các thiết bị dò khí clo cảnh báo sớm sự cố rò rỉ khí clo.
- Ngăn ngừa khả năng clo xì ra môi trường, dây chuyền đã được lắp dặt bổ
sung hệ thống tự động xử lý clo khẩn cấp sử dụng xút làm chất hấp thụ.
Qui trình hoạt động của hệ thống khẩn cấp hoàn toàn tự động và năng lực
làm việc đáp ứng công suất tối đa của dây chuyền trong thời gian nhiều
giờ.
- Đặc biệt, nhà máy thành lập đội xử lý sự cố clo và trang bị đầy đủ các
phương tiện, thiết bị khắc phục sự cố trên bồn và chai chứa clo. Trang bị
phương tiện thiết bị thở có bình khí nén phục vụ công tác xử lý sự cố.
4.2.2 Nước thải:
Lượng nước thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất của công nghệ điện
phân được lựa chọn trong nghiên cứu này có những đặc điểm như sau:
- Dây chuyền điện phân không phát sinh nước thải.
- Dây chuyền điện phân được thiết kế dựa trên nguyên lý tái sử dụng các sản
phẩm của những quá trình hổ trợ như tái sinh, vệ sinh thiết bị của hệ thống
cấp nguyên liệu.
- Giải nhiệt sử dụng hệ thống các tháp cooling tower với phương pháp tuần
hoàn và bay hơi nước; không thải trực tiếp nước giải nhiệt vào nguồn
nước.
- Công đoạn lọc nước vô khóang có phát sinh nước thải của quá trình tái
sinh nhựa trao đổi ion, nước thải của bộ phận này được xử lý ở hệ thống
xử lý nước thải tập trung..
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất vẫn phát sinh một lượng nước thải không
mong muốn như vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, bồn bể… nên cần thiết
phải xây dựng mới một hệ thống xử lý nước thải với công suất xử lý
120m3
/ngày, công nghệ phù hợp đáp ứng chất lượng nước thải thải sau xử lý
đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại A trước khi thải vào môi trường
Xem Phụ lục 2 : Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải-Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa
43
Bảng 4.1 : Chất lượng nước thải Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trước xử lý
Hàm lượng thực tế
Stt Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
N1 N2 N3
Yêu cầu
TCVN 5945:2005
QCVN 24/2009
cột A
1 Nhiệt độ o
C 29,5 29,3 32 < 40
2 pH - 2,64 11,2 1,1 6 - 9
3 Mùi -
không
mùi
không
mùi
không
mùi
không khó chịu
4
Màu sắc, Co-Pt ở
pH = 7
- 20,4 20,4 20 20
5 BOD5 20 o
C mg/lit 49,6 32 8 30
6 COD mg/lit 174,6 146 47 50
7 Cặn lơ lửng mg/lit 79 2234 192 50
8 Asen mg/lit vết <0,001 0,002 0,05
9 Thủy ngân mg/lit vết 0,0012
<0,000
5
0,005
10 Chì mg/lit KPH 0,071 0,112 0,1
11 Camidi mg/lit vết 0,0008
<0,000
5
0,005
12 Crom VI mg/lit vết <0,05 <0,05 0,05
13 Crom III mg/lit 0,15 <0,05 <0,05 0,2
14 Đồng mg/lit 0,79 0,02 0,161 2
15 Kẽm mg/lit 0,98 0,2 0,23 3
16 Niken mg/lit 0,15 0,03 0,05 0,2
17 Mangan mg/lit 0,56 0,13 0,65 0,5
18 Sắt mg/lit 14,3 2,3 108 1
19 Thiếc mg/lit 1,42 <0,01 0,04 0,2
20 Cyanua mg/lit 0,56 0,56 KPH 0,07
21 Phenol mg/lit vết vết KPH 0,1
22 Dầu mỡ khoáng mg/lit 9 0,05 0,7 5
23
Dầu mỡ động thực
vật
mg/lit 2,18 2,18 KPH 10
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY
Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY

More Related Content

What's hot

truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutrietav
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuNhat Tam Nhat Tam
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 protrietav
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtĐat Lê
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...nataliej4
 
Fischer-Tropch
Fischer-TropchFischer-Tropch
Fischer-Tropchphanhaianh
 
Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286
 Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286 Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286
Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286Peter Hoang Nguyen
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi hanRatana Koem
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
Chương 1. pin ac quy
Chương 1. pin   ac quyChương 1. pin   ac quy
Chương 1. pin ac quyPhuc Pham
 
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.thietbivpm
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Tieu luan do hop-thit
Tieu luan do hop-thitTieu luan do hop-thit
Tieu luan do hop-thit
 
truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thu
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 pro
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cất
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Fischer-Tropch
Fischer-TropchFischer-Tropch
Fischer-Tropch
 
Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286
 Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286 Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286
Kiemnghiemthucpham blogspot_com_huongdanhoanghiem_split_7_8286
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
 
Bai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tacBai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tac
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Chương 1. pin ac quy
Chương 1. pin   ac quyChương 1. pin   ac quy
Chương 1. pin ac quy
 
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
Dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 

Similar to Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY

Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...NOT
 
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sangThuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sangSmith Nguyễn
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY (20)

Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sangThuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang
Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas Petrolimex
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas PetrolimexĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas Petrolimex
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas Petrolimex
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng QuangĐề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Đề tài đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút Clo, HAY

  • 1. 1 Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hợp tác, hỗ trợ cung cấp tài liệu và dữ liệu các phòng ban của nhà máy Hóa Chất Biên Hòa: Phòng kế hoạch cung ứng, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng tổ chức hành chánh, Phòng Tài vụ-Kế Toán. Sự hỗ trợ, hiệu chỉnh các giải pháp thực hiện của lãnh đạo nhà máy Hóa Chất Biên Hòa. Đặc biệt là sự phân tích, hiệu chỉnh, góp ý của giáo viên hướng dẫn Phan Thành Tâm để có thể hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Với thời gian nghiên cứu, kiến thức về quản lý kinh tế còn giới hạn, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của tất cả thầy cô giáo thuộcTrường Đại Học Lạc Hồng có quan tâm tới nội dung đề tài để nghiên cứu có thể trở thành ứng dụng khả thi. Trân trọng! Biên Hòa, ngày 5 tháng 11 năm 2010 Tác giả Trần Văn Trách
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................2 1.1. Tính cấp thiết hay lý do lựa chọn đề tài...............................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.7. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................4 1.8. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................4 1.9. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT - CLO ...............................................6 2.1. Những căn cứ xác định sự cần thiết của nội dung nghiên cứu .......................6 2.1.1 Căn cứ pháp lý:............................................................................................6 2.1.2 Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên:...........................7 2.1.3 Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành:...............7 2.1.4 Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế: ..................................................8 2.1.5 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:...................................................................9 2.1.6 Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo: ...............10 2.2 Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA ................................................................................24 3.1 Thực trạng tình hình sản xuất tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa.....................24 3.1.1 Phần kỹ thuật –công nghệ..........................................................................24 3.1.2 Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm chính.............27 3.1.3 Phân tích ưu điểm của công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 so với kiểu bình DD 350 ..................................................................................27 CHƯƠNG 4: NHIỆM VỤ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................31
  • 3. 4.1 Giải pháp đổi mới công nghệ:........................................................................31 4.2 Giải pháp bảo vệ môi trường .........................................................................41 4.2.1 Đối với khí clo: ..........................................................................................41 4.2.2 Nước thải: ..................................................................................................42 4.2.3 Chất thải rắn:..............................................................................................45 4.2.4 Phòng ngừa và kiểm soát sự cố môi trường: .............................................45 4.3 Các giải pháp về phòng chống cháy nổ: ........................................................45 4.3.1 Cháy nổ do sản phẩm khí hydrô: ...............................................................45 4.3.2 Cháy nổ do yếu tố điện: .............................................................................46 4.3.3 Biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động .......................................................................................................46 4.4 Giải pháp thực hiện dự kiến:........................................................................ 47 4.5 Qui mô và công suất đầu tư: ..........................................................................47 4.6 Hình thức thực hiện dự kiến: ........................................................................ 48 4.7 Nguồn vốn dự kiến:........................................................................................48 4.8 Chương trình sản xuất và các yếu tố đầu vào ................................................48 4.8.1 Phương án sản phẩm và qui cách:..............................................................48 4.8.2 Chế độ làm việc: ........................................................................................50 4.8.3 Nhu cầu đầu vào và giải pháp bảo đảm:....................................................50 4.9 Lựa chọn địa điểm xây dựng:.........................................................................56 4.10 Qui mô xây dựng công trình ..........................................................................57 4.11 Phương án giải phóng mặt bằng.....................................................................57 4.12 Phương hướng kiến trúc xây dựng.................................................................58 4.13 Phương án tổ chức lao động:..........................................................................58 4.13.1 Tổ chức của Nhà máy:...............................................................................58 4.13.2 Nhân lực:....................................................................................................58 4.14 Tiến độ thực hiện dự kiến ..............................................................................60 4.16 Kiến nghị hình thức quản lý...........................................................................63 4.16.1 Xác định chủ đầu tư...................................................................................63 4.16.2 Phân loại dự án đầu tư: ..............................................................................63 4.16.3 Mối quan hệ và trách nhiệm các cơ quan liên quan...................................63
  • 4. PHẦN KẾT LUẬN DỰ KIẾN : TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ..................................................................................................64 1 Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng tài chính..........................................64 Tổng mức đầu tư:.......................................................................................64 Nguồn vốn:.................................................................................................64 2 Phân tích hiệu quả đầu tư...............................................................................65 Cơ sở và phương pháp tính toán kinh tế:...................................................65 Các kết quả tính toán phần kinh tế:............................................................69 Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án ............................................................69 3 Kết luận và kiến nghị .....................................................................................70 Tài liệu tham khảo.....................................................................................................71 Phụ lục .............................................................................................................. 72
  • 5. 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, một nền kinh tế phát triển bền vững phải luôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường, với mối quan tâm đến lợi ích chung của của cộng đồng, có trách nhiệm đối với xã hội. Chúng ta đang phải trả giá cho những hoạt động để phát triển kinh tế một cách nhanh nhất bằng mọi giá, bất chấp sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, sự hủy hoại môi trường với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền của những hành động vô trách nhiệm ấy mọi người chúng ta hàng ngày đều đã và đang phải gánh chịu: hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần, Trái đất đang ấm lên làm mực nước biển dâng cao, đe dọa nhấn chìm lục địa… tần suất và cả mức độ tăng lên dữ dội chưa từng xảy ra trong lịch sử. Mỗi thành viên tồn tại trên Trái đất này, muốn bảo vệ sự sống cho mình, hãy có ý thức và hãy bắt tay ngay vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội, hơn ai hết, cần phải nhận thưc và hiểu rõ vấn đề này. Ngoài mục tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, ngày nay doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững, cần phải quan tâm, có trách nhiệm với môi trường, xã hội, cộng đồng. Để phát triển sản xuất, vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lựa chọn, đổi mới công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Đây là vấn đề tiên quyết, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về lâu dài. Trong quá trình thực hiện đề tài , tác giả đã nhận được rất nhiều hợp tác , cung cấp các dữ liệu cần thiết của các phòng ban chuyên môn của nhà máy hóa chất Biên hòa ; sự góp ý ,chỉnh sửa các nội dung liên quan tới việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của lãnh đạo nhà máy và đặc biệt là sự hướng dẩn ,xem xét , chỉnh sửa nội dung đề tài tận tình của thầy giáo hướng dẩn Phan Thành Tâm . Xin chân thành cám ơn !. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng đây là vấn đề lớn, với kiến thức có hạn nên những giải pháp nêu ra trong đề tài này chưa hẳn là tối ưu, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, lãnh đạo Nhà máy Hóa chất Biên Hòa và Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam để nghiên cứu có thể trở thành khả thi trong tương lai.
  • 6. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TÍNH CẤP THIẾT HAY LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thuộc Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam, sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các loại hóa chất cơ bản: Xút NaOH, axit clohidric HCl, Clo lỏng… phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, xử lý nước, đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên 50 năm. Vì lý do thuộc về lịch sử, hiện công nghệ sản xuất tại nhà máy đang tồn tại hai loại công nghệ điện phân khác nhau: công nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu bình DD350 và công nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu bình BM2.7. So với công nghệ điện phân DD350, công nghệ điện phân kiểu BM2.7 có nhiều ưu điểm vượt trội: hệ thống kiểm soát đo lường tốt hơn, tiêu hao chi phí nguyên nhiên vật liệu thấp hơn do đó giá thành sản phẩm thấp hơn, và đặc biệt là công nghệ kiểu BM2.7 là công nghệ sản xuất khép kín, giảm tới mức tối đa các lọai chất thải nên rất phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường. Vấn đề đặt ra khá đơn giản, mọi người đều nhìn thấy, là cần phải đổi mới công nghệ điện phân sang kiểu sử dụng bình BM2.7 sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường cao hơn rất nhiều so với sử dụng kiểu bình DD350. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, vấn đề liên quan tới các giải pháp làm sao sửa chữa, nâng cấp và thay thế máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất hiện hữu là ít tốn kém nhất, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đáp ứng cho việc đổi mới công nghệ. Trong khi thực hiện đổi mới công nghệ, vẫn đảm bảo dây chuyền sản xuất hiện hữu vẫn phải hoạt động để không làm gián đoạn việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án là tìm các giải pháp tối ưu để đổi mới được công nghệ điện phân tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa nhằm đạt hai mục tiêu: chi phí đầu tư tiết kiệm nhất, đảm bảo dây chuyền sản xuất hiện hữu vẫn hoạt động liên tục, thời gian buộc phải ngưng sản xuất là tối thiểu. Đây là vấn đề hết sức cấp bách và cấn thiết đối với Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển về lâu dài.
  • 7. 3 Xuất phát từ những suy nghĩ trên, bằng những kiến thức về quản lý kinh tế đã được học và bằng những kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất tại nhà máy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đổi mới công nghệ điện phân sản xuất Xút-Clo và các giải pháp bảo vệ môi trường, áp dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa từ năm 2011-1015” với hai giải pháp chính là đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và xây dựng hệ thống xử lý nước thải . 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Việc nội dung đã lựa chọn của đề tài, thực hiện mục đích chủ yếu là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về Nhà máy nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất các hóa chất cơ bản nói chung trong cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội, nhằm tạo ra một cái nhìn thiện cảm, gần gũi và thân thiện hơn. Cụ thể hơn là mang lại những hiệu quả kinh tế, môi trường thiết thực cho Nhà máy, thể hiện trách nhiệm của Nhà máy đối với cộng đồng, xã hội. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Như đã trình bày ở trên, đối tượng mà đề tài hướng đến là việc đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút – clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, các giải pháp về kỹ thuật công nghệ, giải pháp về môi trường, an toàn sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất và các đối tượng khác: khách hàng, nhà cung cấp… có liên quan đến các hoạt động sản xuất của Nhà máy. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đây là loại đề tài xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế, kỹ thuật, có giá trị ứng dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, có thể mở rộng ứng dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa, có mở rộng tới một số doanh nghiệp là khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, có liên quan tới hoạt động của nhà máy. 1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Những công việc cần thực hiện khi nghiên cứu đề tài: - Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất xút – clo hiện hữu tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
  • 8. 4 - Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát, xử lý và bảo vệ môi trường tại Nhà máy. - Xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà máy phù hợp với môi trường vĩ mô và vi mô, đặc biệt là định hướng của UBND tỉnh Đồng Nai về việc di dời và chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa I - Đồng Nai. - Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến kỹ thuật công nghệ sản xuất xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ xút - clo trên toàn thế giới và tại Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Các quy định pháp lý của Việt Nam, của các nước phát triển liên quan đến nội dung đề tài. - Xem xét hồ sơ các dự án đầu tư, thay đổi công nghệ đã từng thực hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa. - Tổng hợp và phân tích các dữ liệu trên. - Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, tiết kiệm nhất để đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút - clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, thời gian thực hiện dự kiến từ 2011 đến 2015. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm cả phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, cụ thể gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới kỹ thuật công nghệ sản xuất xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm gốc xút - clo. - Phương pháp nghiên cứu dữ liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy từ 2000 – 2010. - Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu nói trên. - Phương pháp quan sát, đánh giá tình trạng dây chuyền sản xuất, công tác bảo vệ môi trường, công tác an toàn hiện tại của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa. - Phương pháp điều tra: các phàn nàn, phản hồi của khách hàng sử dụng sản phẩm của Nhà máy, các cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh
  • 9. 5 Đồng Nai: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học công nghệ. 1.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010 1.8. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa – Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 – Đồng Nai. 1.9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: CHƯƠNG 1: Tổng quan CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về môi trường sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xút - clo CHƯƠNG 3: Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy Hóa Chất Biên Hòa CHƯƠNG 4: Nhiệm vụ mục tiêu nghiên cứu và những giải pháp thực hiện Dự kiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
  • 10. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT –CLO 2.1. NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Căn cứ pháp lý: - Quyết định 138/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ Tướng chính phủ về việc chuyển Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam thành Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam, với tên rút gọn là Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam số 4104000071 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 24/9/2003 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 24/11/2005 - là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các hóa chất cơ bản, trong đó có các sản phẩm: xút NaOH, axít chlohydric HCl, clo lỏng… - Chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc chuyển đổi công năng Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sạch. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP. - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 05/2007/TT-XD ngày 25/7/2007 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư số 05/2007/TT-XD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 về Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
  • 11. 7 2.1.2. Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên: Kết quả điều tra dưới đây đã được tiến hành khi xây dựng Nhà máy và khi Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam lập dự án đầu tư cải tạo hoàn thiện và mở rộng nâng công suất xút từ 6.500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm, từ 10.000 tấn/năm lên 15.000 tấn/năm và dự án nâng công suất xút 15.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm và 30.000 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa. a. Muối nguyên liệu: Muối nguyên liệu có thành phần chủ yếu là NaCl. Ở nước ta, các đồng muối đang có ở miền Bắc, miền Trung và Nam bộ. Theo qui hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010 thì diện tích sản xuất muối công nghiệp ở miền Trung khoảng 14.000 ha, trong đó chủ yếu ở các tỉnh: - Ninh Thuận khoảng 4.500 ha. - Bình Thuận khoảng 3.500 ha. - Quảng Nam và Đà Nẵng khoảng 3.000 ha. b. Phương án cung ứng: Nguồn cung cấp muối đã ổn định nhiều năm nay. Sản lượng muối năm 2009 của toàn ngành muối trong cả nước đạt 1,5 triệu tấn. Ngoài ra, Tổng Công ty Muối đang có các dự án đầu tư phát triển và mở rộng các đồng muối tại Cà Ná, Trí Hải (Ninh Thuận), Vĩnh Hảo, Đầm Vua (Bình Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa)… Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất muối trong nước còn lạc hậu, nên sản lượng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dự kiến trong năm 2010 vẫn phải nhập khẩu. (Nguồn: Tổng Công ty Muối Việt Nam) Như vậy, với tình hình cung cấp muối nguyên liệu như trên, nguồn nguyên liệu muối trong nước và nhập khẩu cung ứng cho dự án (khoảng 70.000 – 80.000 Tấn/năm) là hoàn toàn khả thi. 2.1.3. Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành: Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ thời kỳ 2010 – 2015 xác định phải xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản trong đó có các hóa chất liên quan tới Xút - Clo. Các ngành kinh tế được xác định xây dựng phát triển có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Xút - Clo như: - Ngành điện: Điện năng là nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất Xút - Clo, yêu cầu về một nguồn cung cấp điện đủ sản lượng và ổn
  • 12. 8 định có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ điện phân. Việc phát triển các nguồn điện hiện nay cũng như trong tương lai từ năng lượng thủy điện, nhiệt điện, tuốc - bin khí và hệ thống phân phối điện hiện đại là cơ sở rất tốt cho việc phát triển ngành Xút - Clo. - Ngành dầu khí và hóa dầu: Với các mỏ dầu khí đang khai thác hiện nay và tương lai sẽ có nhà máy chế biến khí cùng với các nhà máy lọc dầu sẽ cho khí Etan, Etylen, Propan, Butan... cùng các hóa phẩm dầu mỏ khác, chính là nguyên liệu cùng với khí Clo sẽ làm ra nhiều sản phẩm gốc Clo đa dạng theo hướng phát triển mới về các sản phẩm hữu cơ có gốc Clo. - Các ngành nhựa, chất tẩy rửa, thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản…, cũng được định hướng phát triển là thuận lợi cho việc giải quyết thị trường cho sản phẩm xút, axít HCl, sản phẩm đi từ xút như Silicat Natri và các sản phẩm gốc Clo. - Các kế hoạch xây dựng các nhà máy, tổ hợp sản xuất bột nhôm, nhôm kim loại tại Bảo Lộc, Tân Rai... đòi hỏi nhu cầu cung cấp một lượng lớn Xút trong dây chuyền sản xuất. - Việc xây dựng trung tâm Khí Điện Đạm Phú Mỹ sử dụng công nghệ tuốc - bin khí, năm 2007 đã đưa vào vận hành các nhà máy Phú Mỹ (PM 1, PM 2.1, PM 4) đòi hỏi việc cung cấp một lượng lớn khí clo cho việc xử lý nước của hệ thống nước giải nhiệt, đang trở thành một thị trường lớn của sản phẩm Clo hóa lỏng. - Dự kiến các năm tới, các dự án của các nhà máy điện: Khí Điện Đạm Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch, Nhiệt điện Ô Môn-Cần Thơ… đưa vào khai thác sử dụng, thì nhu cầu về thị trường Clo lại càng tăng cao. - Ngành cấp nước sinh hoạt đang được đầu tư và phát triển, dự kiến sản lượng nước cung cấp của toàn bộ các công ty cấp nước các tỉnh thành phía Nam trong năm 2010 sản lượng đạt 4,5 triệu m³ sẽ tiêu thụ một lượng lớn Clo lỏng, hóa chất gốc Clo để sát trùng và lọc nước, sản lượng dự kiến sẽ tăng cao hơn trong các năm tiếp theo. Như vậy, chiến lược phát triển các ngành liên quan có tác động rất lớn và đang rất thuận lợi cho sự phát triển ngành Xút-Clo.
  • 13. 9 2.1.4. Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được thực hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa. Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa I, diện tích đất Nhà máy đang quản lý, sử dụng là 56.780 m², các điều kiện cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống liên lạc, viễn thông đều đã được đầu tư nâng cấp trong các năm qua. - Nhà máy hiện có xưởng sản xuất Xút vừa được đầu tư mở rộng vào giữa năm 2009 đạt công suất 30.000 tấn/năm và các sản phẩm gốc Clo. Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm này ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, việc nghiên cứu để đổi mới công nghệ sản xuất của Nhà máy là cần thiết và qua đó tiến hành quy hoạch tổng thể nhà máy phù hợp với yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường và sạch đẹp của Khu công nghiệp. - Mục tiêu của nghiên cứu là đổi mới công nghệ sản xuất Xút sạch, xây dựng hệ thống xử lý nước thải không tăng hoặc tăng rất ít công suất sản xuất Xút NaOH (30.000 – 35.000 tấn/năm, 5000 tấn là để dự phòng), khai thác tối đa năng lực máy móc thiết bị, tiến tới phương án di dời nhà máy theo chủ trương di dời các doanh nghiệp trong Khu CN Biên Hòa I theo định hướng của UBND tỉnh Đồng Nai. - Ngoài kế hoạch phát triển nâng sản lượng Xút, công ty còn có kế hoạch tăng sản lượng các sản phẩm gốc Clo và từng bước đa dạng hóa các sản phẩm gốc Clo như: FeCl3, PAC, nước javel NaClO... đáp ứng nhu cầu thị trường mà không phải xây dựng Nhà máy mới. 2.1.5. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu : Các giải pháp nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường tại nhà máy hóa chất Biên Hòa thể hiện các mục tiêu sau: - Chuyển đổi từng phần và sau đó toàn bộ công nghệ điện phân sản xuất Xút từ Bình điện phân kiểu DD 350 sang kiểu Bình điện phân BM 2.7, đảm bảo sản xuất sạch, điều khiển tự động, khép kín, không rò rỉ gây ô nhiễm môi trường. - Đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa, trong năm 2010 tới 2015 (phù hợp với tiến độ di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 của UBND tỉnh Đồng Nai), năng lực sản xuất NaOH từ 30.000 tấn/ năm, cộng thêm 5.000 tấn/năm để dự phòng trong trường hợp việc di dời Nhà máy bị chậm trễ hơn so với dự kiến.
  • 14. 10 - Đầu tư máy móc thiết bị có tính tới việc tạo thuận lợi cho việc di dời Nhà máy sau này. - Tận dụng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hiện hữu, chỉ đầu tư mới những thiết bị cần thiết, nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải có quy mô, công nghệ phù hợp . 2.1.6. Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo: Sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện nay gồm có Xút 32%, Xút 50%, Clo lỏng, axít HCl, Silicat Natri, Javel NaClO, Clorua sắt III FeCl3, PAC. Tất cả các sản phẩm này đều có mối quan hệ rất mật thiết trong việc cân bằng Xút - Clo, cũng như phân phối chi phí trong giá thành từng sản phẩm của toàn Nhà máy. Do vậy việc phân tích tình hình tiêu thụ, điều phối nội bộ các sản phẩm này cùng dự kiến tương lai nhằm bảo đảm việc lựa chọn công suất đầu tư phù hợp với nhu cầu tăng thêm của tổng các nguồn tiêu thụ Xút và Clo. a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút: Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam là một trong hai doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Xút - Clo chủ yếu tại khu vực phía Nam. Do nhu cầu thị trường và nhu cầu sử dụng trong nội bộ công ty để sản xuất Silicat Natri, Hydroxyt nhôm tại Nhà máy Hóa chất Tân Bình tăng nhanh, Công ty đã phải đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng, đến nay đã đạt được sản lượng cao nhất là 30.000 tấn/năm (trên cơ sở năng lực thiết bị hiện có). Tính từ năm 1995 đến nay, sản phẩm Xút của công ty đã tăng gấp sáu lần, do thị trường về sản phẩm này đang mở rộng, nhu cầu tăng nhanh cung không đủ cầu, sản phẩm sản xuất hàng năm của Công ty không những tiêu thụ hết mà còn phải mua từ công ty Vedan một lượng sản phẩm Xút không nhỏ để sử dụng trong nội bộ công ty. Điều này xảy ra không phải do công ty đầu tư nâng sản lượng chậm mà nguyên nhân chính là việc cân bằng các sản phẩm gốc Clo trong các năm qua luôn khó khăn và không tương ứng với nhu cầu Xút trên thị trường. Sản phẩm Xút chủ yếu cung ứng cho các ngành sản xuất dệt nhuộm, bột ngọt, giấy, tẩy rửa, xử lý nước, các ngành công nghiệp khác và tiêu thụ khách hàng nhỏ lẻ có mục đích sử dụng đa dạng trên thị trường.
  • 15. 11 Khách hàng chính về mặt hàng này là các ngành dệt nhuộm chiếm 27% doanh số bán, xử lý nước khoảng 26%, kế đến là các công ty sản xuất bột ngọt chiếm 25%, còn lại các ngành công nghiệp khác và bán lẻ chiếm 20%. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút những năm qua (quy về NaOH 100%) (ĐVT: Tấn) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Sản xuất 16.495 17.904 20.166 20.239 19.498 Tiêu thụ 12.270 12.956 12.268 11.567 11.322 Sử dụng nội bộ 8.327 9.620 9.564 9.514 9.061 Tổng tiêu thụ và nội bộ 20.597 22.576 21.832 21.081 20.383 Ghi chú: Phần Xút tiêu thụ cao hơn năng lực sản xuất là do phải mua lại của VEDAN (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ của các ngành sử dụng Xút NaOH 32% những năm qua (ĐVT: tấn NaOH 32%) STT Tên ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Bột giặt 2.609 1.717 1.483 1.774 4.600 2 Chế biến vỏ tôm 434 555 582 237 116 3 Sản xuất công nghiệp khác 1.279 1.266 1.578 1.766 1.992 4 Dệt nhuộm 8.598 8.318 8.879 6.912 5.294 5 Giấy 1.869 970 557 738 882 6 Hóa phẩm 78 82 52 30 16 7 Xử lý nước 2.797 2.905 2.444 2.230 2.314
  • 16. 12 STT Tên ngành 2005 2006 2007 2008 2009 8 Thương mại 6.666 7.287 8.347 6.946 5.985 9 Thực phẩm 6.177 7.987 8.471 9.431 8.332 10 Xi mạ 42 38 55 30 178 11 Điện lực 319 132 74 104 148 12 Khác 287 163 102 60 303 Tổng cộng 30.868 31.257 32.624 30.258 30.160 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) Trong thời gian gần đây, ngoài sản phẩm xút 32% NaOH, thị trường còn có nhu cầu về sản phẩm xút 50% NaOH, do một số ngành nghề yêu cầu công nghệ phải sử dụng Xút có nồng độ NaOH lớn hơn 32% như chế biến vỏ tôm chitin, giấy, dệt nhuộm... Để đáp ứng nhu cầu này của thị trường, năm 2005, trong dự án đầu tư nâng công suất sản xuất xút lên 20.000 tấn NaOH 100%/năm, Công ty đã đầu tư một dây chuyền cô xút từ nồng độ 32%NaOH lên 50%NaOH, có công suất 20.000 xút NaOH 50% tấn/năm (tương đương 10.000 tấn/năm xút 100% NaOH) tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa. Năng lực hệ thống này vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và các năm tiếp theo. Bảng 2.3: Số lượng Xút 50% NaOH tiêu thụ trong thời gian qua (ĐVT: tấn NaOH 50%) STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Chế biến vỏ tôm (chitin) 697 1.083 2.338 478 47 2 Sản xuất công nghiệp khác 184 534 181 97 211 3 Dệt nhuộm 1.002 2.207 3.075 3.553 4.724 4 Giấy 2.862 2.160 901 253 567
  • 17. 13 STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 5 Xử lý nước 25 13 0 0 0 6 Thương mại 74 16 71 15 194 7 Thực phẩm 244 295 50 284 390 8 Xi mạ 4 5 9 Điện lực 69 181 8 312 386 10 Khác 101 61 40 5 17 Tổng cộng 5.160 6.494 6.664 4.997 6.536 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) b. Dự kiến nhu cầu Xút trong tương lai: Như trên đã giới thiệu, ngành tiêu thụ sản phẩm Xút chủ yếu là ngành dệt nhuộm, bột ngọt, giấy, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác đang phát triển mạnh. Các sản phẩm hóa chất cơ bản là những nguyên liệu không thể thiếu với nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và đặc biệt là chất lượng sản phẩm với công nghệ sản xuất tiên tiến. Theo những thông tin thị trường có được và qua thăm dò khách hàng tiêu thụ quen thuộc, dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau giai đoạn đầu tư như sau: Bảng 2.4: Nhu cầu Xút trong các năm tới (qui về NaOH 100%) (ĐVT: tấn NaOH 100%) STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013 1 Bột giặt 2.300 2.580 3.000 3.280 2 Chế biến vỏ tôm chitin 1.200 1.350 1.500 1.600 3 Sản xuất công nghiệp khác 10.200 11.500 13.025 14.200 4 Dệt nhuộm 4.200 4.700 5.500 6.020
  • 18. 14 STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013 5 Giấy 680 760 880 980 6 Hóa phẩm 30 35 40 45 7 Xử lý nước 450 500 580 620 8 Thương mại 2.250 2.520 2.800 3.100 9 Thực phẩm 2.350 2.600 3.000 3.300 10 Xi mạ 40 45 50 55 11 Điện lực 100 110 125 150 12 Nội bộ Công ty HCCB 1.200 1.300 1.500 1.650 Tổng cộng 25.000 28.000 32.000 35.000 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] ) c. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Clo: Sản phẩm Clo lỏng của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu cung cấp cho các ngành xử lý nước. Khách hàng chủ yếu là các công ty cấp nước dùng Clo để xử lý nước sinh hoạt, các nhà máy nhiệt điện dùng để xử lý nước giải nhiệt làm nguội. Từ cuối năm 2001, nhà máy Điện Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng tàu lần lượt đưa vào vận hành các tổ máy Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, trở thành khách hàng sử dụng với số lượng lớn sản phẩm clo lỏng của nhà máy. Lượng tiêu thụ hàng năm tương đương với toàn bộ các công ty cấp nước phía Nam - khách hàng truyền thống, chủ yếu từ trước tới nay của nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
  • 19. 15 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Clo những năm qua ĐVT: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Sử dụng nội bộ công ty 7 8 9 8 6 Thương phẩm 2.872 3.073 3.129 3.159 3.286 Sản lượng sản xuất 2.812 3.059 3.211 3.103 3.339 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) Nhu cầu tiêu thụ Clo như đã nói, do sự phát triển các nhà máy nhiệt điện, nên lượng tiêu thụ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Số lượng sản phẩm Clo phân phối đến khách hàng được nêu trong bảng sau: Bảng 2.6: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Clo lỏng trong các năm qua (ĐVT: Tấn) STT Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Xử lý nước 1.653 1.927 2.063 2.351 2.447 2 Điện lực 1.207 1.118 1.029 750 717 3 Thương mại 0 2 2 9 20 4 Sản xuất công nghiệp khác 12 24 2 19 24 Tổng cộng 2.872 3.071 3.096 3.129 3.208 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) d. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Clo trong tương lai: Cùng với các chương trình lớn của Quốc gia về nước sạch, ngành công nghiệp xử lý nước của Việt Nam đang lớn mạnh và phát triển. Có rất nhiều nhà máy nước đã và đang được mở rộng nâng công suất và xây dựng mới khắp các tỉnh thành phía Nam cho thấy sự tăng nhanh về sản lượng nước cần xử lý, kéo theo tăng nhu cầu về sản xuất các loại hóa chất như Clo, Javen, PAC, như các đơn vị:
  • 20. 16 - Nhà máy Nước Tân Hiệp, thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, có công suất 300.000 m³/ngày; - Nhà máy Nước Tân Thành, thuộc Công ty TNHH Cấp nước Bà Rịa-Vũng Tàu, công suất 100.000 m³/ngày đang khởi công xây dựng; - Nhà máy Nước Cầu Đỏ, thuộc Công ty Cấp nước Đà Nẵng, công suất 100.000 m³/ngày sắp đưa vào hoạt động, … Các nhà máy cấp nước các tỉnh phía Nam với công suất năm 2010 khoảng 5.000.000 m³ nước/ngày, dự kiến tăng mạnh trong cac năm tới. Việc phát triển và mở rộng quy mô, sản lượng của các công ty cấp nước là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của tự nhiên và xã hội: sự mở rộng các đô thị, nhu cầu được cung cấp nước sạch của các vùng nông thôn, sự gia tăng tự nhiên về dân số, … Sự tăng trưởng của ngành điện cũng rất khả quan, ngoài nhà máy điện Phú Mỹ đã đưa vào hoạt động, các năm sắp tới ngành điện cũng đang đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện khác: Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch - Đồng Nai, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn - Cần Thơ, Nhà máy Khí Điện Đạm Cà Mau, … Ngoài hai khách hàng lớn sử dụng clo là cấp nước và điện lực, ngành công nghiệp sản xuất các hóa chất xử lý nước cũng tiêu thụ một lượng clo khá lớn. Bảng 2.7: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Clo các năm 2009- 2012 (ĐVT: Tấn) STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013 1 Sản xuất công nghiệp khác 150 180 215 250 2 Cấp nước 2.610 3.020 3.925 4.280 3 Thương mại 40 50 60 70 4 Điện lực 700 750 800 1.000 Tổng cộng 3.500 4.000 5.000 5.600 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
  • 21. 17 e. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl: Sản phẩm axít HCl 32% các năm gần đây chủ yếu được sử dụng trong ngành chế biến vỏ tôm (chitin), thực phẩm, xi mạ, hóa phẩm… Do sự phát triển của các ngành công nghiệp có sử dụng HCl nói chung và đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh của ngành chế biến vỏ tôm nên thị trường tiêu thụ sản phẩm axít HCl cũng có sự tăng trưởng khá tốt. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng tổng hợp sau: Bảng 2.8: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua (ĐVT: Tấn) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Sử dụng nội bộ 1.532 1.996 3.524 4.312 5.768 Di chuyển Công ty 293 721 857 396 138 Thương phẩm 31.561 33.717 37.972 38.835 37.986 Sản lượng sản xuất 34.090 36.257 41.863 43.287 42.086 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) Qua bảng trên cho thấy, từ sau năm 2005, nhu cầu thị trường về Axit HCl đã tăng đáng kể, và đều đặn qua các năm. Năng lực sản xuất hiện nay của nhà máy khoảng trên dưới 60.000 tấn/năm. Khách hàng chủ yếu hiện nay về sản phẩm này tập trung vào các ngành chính như đã nói ở trên, cụ thể như trong bảng sau: Bảng 2.9: Nhu cầu tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua (ĐVT: Tấn) Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Bột giặt 268 389 582 288 90 2 Chế biến vỏ tôm 15.228 14.367 13.359 14.085 9.560 3 Sản xuất công nghiệp khác 1.667 1.642 1.129 1.319 2.010
  • 22. 18 Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 4 Dệt nhuộm 8 13 15 10 6 5 Giấy 1 2 68 0 136 6 Hóa phẩm 1.109 1.290 1.477 1.731 2.106 7 Xử lý nước 308 491 348 298 147 8 Thương mại 4.275 5.561 8.024 7.259 6.068 9 Thực phẩm (bột ngọt, bia rượu) 6.532 7.257 4.867 5.494 6.275 10 Xi mạ 1.804 1.935 6.676 6.876 9.132 11 Điện lực 361 278 248 454 161 Tổng cộng 31.561 33.225 36.793 37.814 35.691 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) f. Dự kiến nhu cầu Axít HCl trong tương lai: Hiện nay, các ngành công nghiệp sử dụng Axít đang tăng trưởng và phát triển mạnh, nhu cầu về Axít HCl đang có chiều hướng gia tăng, năng lực sản xuất của nhà máy hiện tại đạt khoảng 70.000 tấn/năm HCl 32%, đủ cho nhu cầu hiện tại nhưng với diễn tiến tình hình thị trường các năm sắp tới thì không thể đáp ứng. Ngoài sự tăng trưởng nhìn chung của các ngành công nghiệp có sử dụng axít HCl, ngành chế biến vỏ tôm chitin cũng tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây. Ngoài việc tăng trưởng về sản lượng, công nghệ chế biến vỏ tôm cũng đã thay đổi do yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nếu như các năm trước đây, việc chế biến vỏ tôm đơn thuần là ngâm, rửa sơ bộ các khoáng chất vô cơ có trong vỏ tôm (chủ yếu là ion Ca2+ ) và các chất hữu cơ dễ bị thủy phân bằng việc dùng dung dịch HCl loãng 25%, sau đó trung hòa lại bằng dung dịch Xút NaOH, rửa sạch, sấy khô, đóng bao. Công nghệ mới chế biến vỏ tôm yêu cầu phải loại bỏ gần như hoàn toàn các thành phần vô cơ có trong vỏ tôm, sau khi đã chế biến sơ bộ như trước đây (chitin),
  • 23. 19 vỏ tôm tiếp tục được xử lý thêm bằng dung dịch axít HCl đậm đặc nồng độ 32% trong nhiều giờ, sau đó rửa sạch, sấy khô và nghiền thành bột. Việc xử lý vỏ tôm sạch hơn làm tiêu tốn thêm một số lượng đáng kể HCl. Trong những năm gần đây, thị trường xử lý nước đã bắt đầu biết đến và chấp nhận các sản phẩm dùng để xử lý nước của nhà máy Hóa chất Biên Hòa như: Sắt III clorua FeCl3, PAC. Các sản phẩm này đều sử dụng HCl làm nguyên liệu nên lượng HCl sử dụng nội bộ cũng gia tăng theo. Đây là các sản phẩm xử lý nước sẽ được sử dụng với số lượng lớn trong tương lai. Từ những phân tích trên, có thể dự báo thị trường tiêu thụ HCl trong các năm sắp tới như trong bảng sau: Bảng 2.10: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Axít HCl các năm 2010- 2012 (ĐVT: Tấn) Stt Tên Ngành 2010 2011 2012 2013 1 Bột giặt 760 800 1.000 1.100 2 Sản xuất chitin 18.500 20.000 28.000 30.500 3 Sản xuất công nghiệp khác 3.900 4.200 4.500 4.900 4 Dệt nhuộm 60 80 110 120 5 Giấy 50 60 90 100 6 Hóa phẩm 2.200 2.500 3.000 3.200 7 Xử lý nước 1000 1.400 2.000 2.200 8 Thương mại 6.000 7.000 9.200 10.000 9 Thực phẩm 7.400 9.000 11.000 12.000 10 Xi mạ 6.000 7.000 8.000 8.700 11 Điện lực 730 760 900 980 12 Nội bộ Cty HCCB 6.000 7.200 10.200 11.200 Tổng cộng 52.600 60.000 78.000 85.000 (Nguồn: - Phòng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] )
  • 24. 20 g. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Silicat Natri: Silicat Natri được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất chất tẩy rửa, bột giặt. Hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa là nhà cung cấp sản phẩm keo silicat lớn nhất trên thị trường, tất cả các công ty lớn trong ngành tẩy rửa, mỹ phẩm như Công ty liên doanh Unilever Việt Nam, Công ty cổ phần Bột giặt NET, Công ty TNHH DASO… đều là khách hàng của Nhà máy. Ngoài ra các ngành khác như: gốm sứ, gạch men, luyện kim, keo dán, giấy, phân bón cũng là những nguồn tiêu thụ đáng kể Silicat Natri. Nhu cầu Silicát Natri từ năm 2002 trở lại đây có xu hướng tăng mạnh. Hiện tại theo nhu cầu khách hàng, nhà máy có 2 loại sản phẩm là Silicat 1 và Silicat 2. Bảng 2.11: Tình hình sản xuất Silicat trong những năm qua (ĐVT: Tấn) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Thương phẩm 19.276 22.188 23.961 27.341 21.991 Sản lượng sản xuất 18.966 22.048 24.437 27.809 21.496 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) Bảng 2.12: Tình hình tiêu thụ Silicat trong những năm qua (ĐVT: tấn) Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Bột giặt 10.202 12.333 12.705 17.063 12.993 2 Sản xuất công nghiệp khác 4.153 4.677 5.704 4.244 3.439 3 Dệt nhuộm 170 165 143 173 189 4 Giấy 2.147 2.693 3.064 3.450 2.483 5 Gốm sứ 2.278 2.029 2.039 2.497 2.203 6 Thương mại 182 256 139 379 603
  • 25. 21 Stt Tên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 7 Xi mạ 142 73 22 16 0 Tổng cộng 19.274 22.226 23.816 27.822 21.910 (Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] ) h. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong tương lai: Nhu cầu Silicat Natri tăng lên không ngừng, do mức sống ngày càng cao nên sản lượng chất tẩy rửa liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra, ngành gốm sứ, gạch men cũng là những khách hàng có tiềm năng trong tương lai. Sau đây là dự kiến tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới. Bảng 2.13: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới (ĐVT: Tấn) STT Tên Ngành 2010 2011 2012 2013 1 Bột giặt 17.100 18.000 19.200 21.000 2 Sản xuất công nghiệp khác 4.750 5.370 5.080 3.250 3 Dệt nhuộm 150 180 220 250 4 Giấy 600 650 700 1.000 5 Gốm sứ 2.400 2.800 3.300 4.000 6 Thương mại 3.000 3.000 3.200 3.500 Tổng cộng 28.000 30.000 31.700 33.000 (Nguồn: - Phòng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[2] ) i. Về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua và sắp đến: Các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước là chính. Những năm trước đây, Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam có xuất khẩu sang thị trường Campuchia các sản phẩm của Nhà máy là clo lỏng và axít HCl 32%. Việc
  • 26. 22 xuất nhập khẩu hai sản phẩm Clo lỏng và Axít HCl tốn kém rất nhiều chi phí vận chuyển và mức độ yêu cầu an toàn trong vận chuyển rất cao, hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, trong nước không nhập hai loại sản phẩm này. - Về tình hình xuất khẩu: Việc xuất khẩu các sản phẩm của Nhà máy là không mang lại lợi ích như đã phân tích, nên các năm gần đây, sản phẩm chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước, không có xuất khẩu. - Về tình hình nhập khẩu: Trong thời gian qua, Việt Nam chủ yếu nhập xút rắn từ Trung Quốc, riêng các tỉnh phía Nam mỗi năm nhập khoảng 25.000 tấn xút 100% NaOH. j. Kết luận về phân tích thị trường và tính khả thi của nghiên cứu: Trên đây là những phân tích tập trung vào các sản phẩm chủ yếu của nhà máy Hóa chất Biên Hòa liên quan đến Xút - Clo. Ngoài ra, các sản phẩm khác như Javel NaClO, Clorua sắt III, PAC dù doanh số bán ra chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn nhưng để phù hợp với năng lực sản xuất NaOH 30.000 – 35.000 tấn/năm, Nhà máy cũng đang triển khai những dự án như nâng cấp năng lực tương xứng của các hệ thống này. Qua các phân tích về tình hình sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và dự báo nhu cầu cho các năm tới có thể rút ra các kết luận như sau: - Năng lực sản xuất của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa tại thời điểm này (2010) là 30.000 tấn/năm, các sản phẩm HCl, Cl2 lỏng, Natri Silicat cân bằng với sản phẩm NaOH. - Trong năm 2010, năm đầu tiên khai thác dây chuyền sản xuất 30.000T NaOH 100%/năm, dự kiến sản phẩm tiêu thụ tương đương công suất sản xuất Xút 25.000 T/năm (số liệu 8 tháng đầu năm 2010). - Như vậy, với tình hình dự báo thị trường sản phẩm trong vòng 5 năm sắp tới, việc mở rộng công suất sản xuất sẽ không thực sự cần thiết. Tới 2015, dự kiến công suất sản xuất Xút 35.000 tấn/năm (thay mới hệ thống bình điện phân DD350 hiện hữu công suất 30.000 tấn/năm công thêm dự phòng 5000 tấn xút/năm) là đạt yêu cầu. 2.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU: Các sản phẩm Xút, Clo lỏng, Axit HCl, Silicat phần lớn tiêu thụ trong nước, sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất giấy, thực phẩm, chất tẩy rửa, dệt
  • 27. 23 nhuộm, điện, xi mạ, hyđroxyt nhôm và trong các ngành xử lý nước, cấp nước sinh hoạt cho đô thị và nông thôn. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu được xác định như sau: - Mục tiêu của nghiên cứu là tiền đề cho dự án khả thi đổi mới công nghệ điện phân sản xuất Xút, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường – xã hội do công nghệ sản xuất Bình điện phân BM 2.7 làm giảm tiêu hao điện năng đáng kể, giảm chi phí bảo trì sửa chữa, hệ thống được vận hành và điều khiển hoàn toàn tự động nên giảm thiểu sự rò rỉ nước muối, khí Clo ra môi trường. - Dự kiến sau đầu tư năng lực sản xuất Xút của nhà máy đạt 35.000 tấn NaOH 100%/năm, phù hợp tình hình tiêu thụ của thị trường các sản phẩm của nhà máy tới năm 2015 - năm dự kiến di dời nhà máy theo chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai là hoàn toàn phù hợp. - Như vậy, việc đổi mới công nghệ sản xuất Xút ở Nhà máy Hóa chất Biên Hòa là rất cần thiết, phù hợp với tình hình tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước về sản xuất công nghệ sạch, đảm bảo phát triển bền vững.
  • 28. 24 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA 3.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA 3.1.1 Phần kỹ thuật – công nghệ: 3.1.1.1 Phương pháp công nghệ: - Sản xuất xút 32% NaOH theo phương pháp điện phân nước muối trong thùng điện phân có màng trao đổi ion. Quá trình điện phân xảy ra theo phương trình phản ứng: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 - Sản xuất axit clohydric HCl 32% từ khí Cl2 và H2 sinh ra trong quá trình điện phân sản xuất xút như trên: Khí H2 và Cl2 được đưa qua hệ thống tổng hợp, phản ứng tạo khí HCl xảy ra theo phương trình phản ứng: H2 + Cl2 → 2 HCl Khí HCl sau đó được hấp thụ bằng nước vô khoáng và tạo thành dung dịch axit clohydric nồng độ 32% HCl. 3.1.1.2 Sơ đồ dây chuyền sản xuất: Phụ lục 1: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất của Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa a. Dây chuyền điện phân: Dây chuyền điện phân gồm 6 công đoạn sản xuất chính là: công đoạn xử lý nước muối sơ cấp; công đoạn xử lý nước muối thứ cấp; công đoạn điện phân; công đoạn xử lý nước muối nghèo; công đoạn điều dụng xút và công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro. Công đoạn xử lý nước muối sơ cấp và thứ cấp: Nguyên liệu muối từ kho chứa được đưa vào thiết bị hòa tan bằng băng tải. Nước muối đi từ dưới lên, qua cột muối đạt nồng độ bão hòa 310g/l. Tiếp đó, các ion Ca2+ , Mg2+ , SO4 2- có ảnh hưởng xấu đến quá trình điện phân, được phản ứng tạo kết tủa với Na2CO3, BaCl2, NaOH theo phản ứng: SO4 2- + BaCl2 → BaSO4↓ + 2Cl-
  • 29. 25 Ca2+ + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2Na+ Mg2+ + NaOH → Mg(OH)2↓ + 2Na+ Kết tủa cùng với cặn tạp chất không tan được tách loại khỏi nước muối nhờ thiết bị lắng trong. Sau khi lắng trong, nước muối được đưa tới khâu xử lý nước muối thứ cấp. Tại đây, các cặn không tan còn sót lại sau quá trình lắng trong được tách loại sau khi đi qua các thiết bị lọc nến, sử dụng chất trợ lọc xenlulo. Sau đó, nước muối được trung hòa, gia nhiệt và khử các ion hòa tan như Ca2+ , Mg2+ , Al3+ … còn lại trong dung dịch dưới dạng vết (ppb) nhờ cột trao đổi ion. Nước muối sau khi ra khỏi cột trao đổi ion có độ tinh khiết rất cao sẽ được đưa lên thùng cao vị nước muối trước khi cấp vào thùng điện giải. Công đoạn điện phân Hệ thống điện phân hoạt động theo công nghệ màng trao đổi ion. Thùng điện phân hiện hữu đang sử dụng là hai kiểu thùng: Thùng lưỡng cực (bioplar element) 36DD 350 từ năm 1996 và kiểu thùng đơn (single element) BM 2.7 từ năm 2005 do hãng UHDENORA của ITALY chế tạo. Mỗi thùng lưỡng cực gồm 36 ngăn lưỡng cực, một mặt Anod và một Catod, các ngăn lưỡng cực được lắp nối tiếp nhau giống như thiết bị lọc ép. Giữa các ngăn, một màng trao đổi ion sẽ phân chia hai gian Anod và Catod thành hai phần riêng biệt. Thùng đơn được cấu thành từ 34 ngăn (cell) riêng biệt, mỗi ngăn là một thành phần điện phân đầy đủ gồm anod, catod, màng trao đổi ion, các không gian anod và catod. Các ngăn riêng biệt được kết nối, xiết chặt vào nhau bằng các thanh giằng (tie-rod) Một hệ thống đường ống phân phối nước muối vào từng ngăn Anod, nước vô khoáng vào từng ngăn Catod. Dưới tác dụng của dòng một chiều, ion Na+ di chuyển qua màng, kết hợp với ion OH- thành NaOH, ion Cl- phóng điện trên điện cực Anod tạo thành khí Cl2, ion H+ phóng điện trên bề mặt Catod tạo thành khí H2. Phản ứng điện phân diễn ra như sau: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2↑ Một hệ thống tuần hoàn nhằm đảm bảo dung dịch xút ra khỏi bình đạt nồng độ 32%NaOH; nước muối ra khỏi bình còn nồng độ 220g/l được gọi là nước muối nghèo, được đưa tới công đoạn tiếp theo để xử lý. Công đoạn xử lý nước muối nghèo
  • 30. 26 Trong quá trình điện phân đồng thời với phản ứng chính tạo thành sản phẩm xút, khí Clo và Hydro còn xảy ra một số phản ứng phụ tạo các ion không mong muốn như ClO- , ClO3- . Các ion này tồn tại trong nước muối nghèo ra khỏi thùng điện phân và có hại đối với quá trình tái bão hòa nước muối do đó cần phải được xử lý theo các bước sau đây: Dùng Axít HCl phân hủy ClO3 - , ClO- thành Cl2: HCl + HClO → Cl2 ↑ + H2O. 6HCl + NaClO3 → 3Cl2↑ + 3NaCl + H2O Khí Cl2 được tách ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách giảm áp suất riêng phần trên bề mặt dung dịch trong một tháp đệm làm việc ở áp suất chân không. Cột than hoạt tính (hoặc dung dịch Natri Sunfit 10%Na2SO3) sẽ loại bỏ hoàn toàn lượng Cl2 còn sót lại trong nước muối theo phản ứng: 2Cl2 + 2H2O → O2 + 4 HCl Hoặc: Na2SO3 + H2O + Cl2 → Na2SO4 + 2HCl. Công đoạn điều dụng xút: Dung dịch xút nồng độ 32%NaOH sau khi ra khỏi thùng điện phân được đưa tới một thùng chứa trung gian, từ thùng chứa này, phần chủ yếu được bơm về kho chứa thành phẩm, một phần được cung cấp cho các nơi để sản xuất xút 45%, 50%, sử dụng nội bộ, … Ngoài ra, còn có một hệ thống gồm bồn chứa, bơm, bộ giải nhiệt làm nguội để cung cấp xút loãng khi khởi động lại dây chuyền. Công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro: Khí Clo, Hydro ra khỏi thùng điện phân sẽ được làm nguội, điều chỉnh áp suất thích hợp bảo đảm cho hệ thống luôn làm việc áp suất âm đối với Clo và dương đối với Hydro. Quạt đẩy đưa Clo đến các dây chuyền tiếp theo sản xuất các sản phẩm gốc Clo. b. Hệ thống tổng hợp axít HCl: Khí Cl2, H2 sau khi ra khỏi thùng điện phân có nhiệt độ khoảng 85o C bão hoà hơi nước sẽ được làm nguội xuống 35o C, tách một phần hàm ẩm trước khi đưa qua công đoạn tổng hợp HCl (một phần khí Cl2 đuợc đưa sang công đoạn hóa lỏng Cl2). Hệ thống tổng hợp HCl gồm hai công đoạn chủ yếu: giai đoạn đốt cháy hỗn hợp khí Cl2, H2 tạo hơi HCl, công đoạn hấp thu hơi HCl bằng nước vô khóang và dung dịch axít loãng tạo dung dịch sản phẩm HCl 32%. Ngoài ra, còn có công đoạn hấp thụ
  • 31. 27 khí dư tạo dung dịch axít loãng và tuần hoàn trở lại hệ thống như đã mô tả ở trên. Hệ thống được sử dụng các ejector hơi để tạo chân không đưa hỗn hợp khí H2 và Cl2 vào tháp tổng hợp. Sản phẩm axit clohydric nồng độ có thể thay đổi từ 32- 35%HCl tùy theo yêu cầu sử dụng, nhiệt độ khoảng 40-45o C được bơm vào các bồn thành phẩm. 3.1.2 Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm chính: Phụ lục 3: Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm 3.1.3 Phân tích ưu điểm của công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 so với kiểu bình DD 350 Dây chuyền sản xuất Xút NaOH tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện đang sử dụng công nghệ điện phân màng trao đổi ion với 2 kiểu bình điện phân khác nhau: - Bình điện phân kiểu DD 350: công nghệ điện phân lưỡng cực của hãng DENORA, ITALY, được đưa vào sử dụng từ 1996. Mỗi bình điện phân gồm 36 chi tiết (element) lưỡng cực, một mặt là anod và mặt kia là cathode. Ở giữa các chi tiết là các màng trao đổi ion. Các chi tiết được sắp liên tiếp nhau và được ép chặt vào nhau bởi các thanh giằng (tie rod) tạo thành kết cấu giống như một máy lọc ép. Tổng cộng có 3 bình điện phân kiểu DD 350. Công suất của mỗi bình là 5.000 tấn NaOH 100%/năm, tương ứng với 3 bình là 15.000 tấn/năm. - Bình điện phân kiểu BM 2.7: do hãng UHDE, Đức và Ý sản xuất, đưa vào sử dụng từ 2005. Đặc điểm loại bình này là một thành phần/ chi tiết điện phân gồm các ngăn đơn (single element) ghép lại, mỗi ngăn đơn gồm anod, cathod và màng trao đổi ion. Mỗi bình điện phân gồm 34 ngăn đơn. Có 3 bình điện phân, mỗi công suất 5.000 tấn NaOH 10%/năm. Tổng cộng công suất của hệ thống điện phân của kiểu bình BM 2.7 là 15.000 tấn NaOH 100%/năm. - Hệ thống xử lý nước muối dùng chung cho cả 2 hệ. - Tổng công suất của 2 hệ thống là 30.000 tấn NaOH 100%/năm.
  • 32. 28 Ưu điểm công nghệ điện phân sử dụng bình BM 2.7 so với bình DD 350: Bình điện phân kiểu DD 350 Bình điện phân kiểu BM 2.7 Công nghệ Sử dụng kiểu bình điện phân element lưỡng cực, kẽ hở zero. Tuần hoàn bằng trọng lực. Kiểu bình điện phân từng ngăn đơn (single element). Tuần hoàn cưỡng bức. Hệ thống điều khiển PLC, chủ yếu vận hành bằng tay, các thông số quá trình chỉ hiển thị giá trị đo DCS, vận hành hoàn toàn tự động. Tiêu hao điện năng Điện thế rơi trên một ngăn cao, khoảng 3,5 V Điện thế rơi thấp 3,15 V Bảo trì sửa chữa Thường xuyên, hàng tháng phải ngưng máy sửa chữa, thay thế màng, element hư hỏng. Rất hiếm khi, 6 năm thay lưới hoạt hóa một lần. An toàn, môi trường Sử dụng phòng ngừa quá áp bằng các thiết bị thủy phong và hệ thống thông khí Nitơ. Hệ thống phòng ngừa bằng các van an toàn tự động thông khí Nitơ với thời lượng hợp lý khi mất điện, tuyệt đối không xảy ra hiện tượng rò rỉ khí Clo hay cháy nổ khí Hydro. Từ những phân tích trên, có thể rút ra những ưu đểm của công nghệ điện phân sử dụng bình điện phân kiểu BM 2.7 so với bình kiểu DD 350: Về hiệu quả kinh tế: Như đã so sánh ở trên: Điện thế rơi trên mỗi ngăn ở bình BM 2.7 so với bình DD 350 thấp hơn Δp = 3,5 – 3,15 = 0, 35 V
  • 33. 29 Với năng lực sản xuất hiện hữu (15.000 tấn NaOH 100%/năm của bình DD 350 + 15.000 tấn NaOH 100%/năm của bình BM 2.7) mỗi loại bình sử dụng 108 ngăn. Tổng điện thế rơi chênh lệch giữa 2 loại bình: 108 × 0,35 = 40V Tương ứng dòng tải 13 kA, điện năng tiêu hao chênh lệch giữa 2 loại bình này trong 1 ngày/ 1 năm là: 40V × 13 kA × 24h = 12.480 kWh/ngày Hay 40V × 13 kA × 24h × 340 ngày = 4.243.200 kWh/năm. Với đơn giá điện tại thời điểm hiện tại (tháng 8/2010), bình quân khoảng 1.000đ /kWh điện, mỗi năm chi phí điện năng tiêu hao chênh lệch khoảng 4, 243 tỷ đồng. Về chi phí bảo trì sửa chữa: Như bảng so sánh trên, công nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 vận hành và giám sát hoàn toàn tự động nên các thông số vận hành ổn định, đặc biệt là áp lực khí Cl2, H2. Chế độ hoạt động của bình BM 2.7 ổn định, độ bền màng trao đổi ion cao. Bình DD 350, do vận hành chủ yếu bằng tay nên chế độ hoạt động rất không ổn định, làm ảnh hưởng tới độ bền màng trao đổi ion và do đó ảnh hưởng tới tấm điện cực thường xuyên phải sửa chữa. Bình quân mỗi tháng phải sửa chữa tối thiểu một lần. Điều đó dẫn tới: thời gian ngưng máy trong năm rất nhiều, làm ảnh hưởng tới sản lượng và doanh thu, chi phí vật tư, nhân công dành cho sửa chữa hàng năm rất lớn, đặc biệt đối với các vật tư phải nhập khẩu: điện cực element, lưới Titan, lưới Niken hoạt hóa… Theo ước tính của nhà máy, chi phí sửa chữa hàng năm đối với 3 bình điện phân DD 350 hiện hữu từ khoảng 4 – 5 tỷ đồng/năm. Những hệ lụy về mặt môi trường: Ngoài những thiệt hại về mặt kinh tế nói trên, việc sử dụng bình DD 350 tất nhiên cũng đem lại những hệ lụy khác về môi trường: - Do hệ thống vận hành và giám sát bình DD 350 hoàn toàn bằng tay nên chế độ kiểm soát không tốt, dù rất ít nhưng vẫn có sự rò rỉ nhất định khí Clo, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl… ra môi trường.
  • 34. 30 - Các tấm điện cực (element) của bình DD350 như đã nói, thường xuyên bị hư hỏng do nước muối nghèo ăn mòn, xảy ra hiện tượng rò rỉ nước muối, Xút từ element, nếu không sửa chữa thay thế kịp thời cũng dễ gây ô nhiễm. - Việc sửa chữa bảo trì các tấm điện cực bình điện phân, cũng kèm theo một khối lượng nước rửa khá lớn, cần thiết phải được tập trung đưa về hệ thống xử lý nước thải. - Ngoài ra, do kiểm soát an toàn trong hệ thống hoàn toàn do chủ quan của con người, nên nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do khí Hydro cũng vẫn có thể xảy ra.
  • 35. 31 CHƯƠNG 4 NHIỆM VỤ MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4.1 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐIỆN PHÂN SẢN XUẤT XÚT- CLO Đây là nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ điện phân, không phải đầu tư chiều sâu nâng công suất nên việc thay thế cải tạo thiết bị, đường ống công nghệ chủ yếu tập trung thay thế hệ thống bình điện phân DD 350, thay thế một số thiết bị cũ có năng lực sản xuất hoặc đặc tính kỹ thuật không phù hợp. Phương án cải tạo thay thế phải dựa vào các yếu tố sau: - Chỉ bắt buộc phải đầu tư mới các hạng mục chính cần thiết để đổi mới công nghệ điện phân: bình điện phân BM 2.7, hệ thống tuần hoàn Xút NaOH và nước muối, hệ thống làm nguội và tách mù khí Cl2, H2. - Các công đoạn khác chủ yếu là cải tạo, sửa chữa thiết bị, đường ống công nghệ cho phù hợp. - Có tính tới năng lực tăng 5.000 tấn NaOH 100%/năm để dự phòng, phù hợp với tình hình tiêu thụ sản phẩm các năm sắp tới và phù hợp với tiến độ di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 của UBND tỉnh Đồng Nai. 4.1.1 Dây chuyền xử lý nước muối và điện phân 4.1.1.1 Công đoạn hòa tan và xử lý nước muối sơ cấp Dây chuyền hiện hữu vận hành với công suất 30.000 tấn/năm 100% không cần thiết phải đầu tư gì thêm. 4.1.1.2 Công đoạn xử lý nước muối thứ cấp Hệ thống xử lý nước muối thứ cấp hiện hữu gồm hệ thống lọc nến sử dụng bột trợ lọc cellulose, hệ thống trao đổi ion được đầu tư từ dự án đâu tư nâng công suất sản xuất Xút lên 30.000 tấn/năm, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2010. Năng lực đủ đáp ứng về mặt công suất cũng như chất lượng nước muối cấp cho dây chuyền hiện hữu. Tuy nhiên, như đã nêu ở mục lựa chọn qui mô và công suất đầu tư, dự án có tính đến năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường cho các năm kế tiếp, phù hợp với tiến độ di dời, nên công suất sản xuất Xút NaOH sau khi đầu tư dự kiến
  • 36. 32 là 35.000 tấn NaOH 100%/năm(lớn hơn công suất hiện hữu là 5.000 tấn NaOH 100%/năm) nên hệ thống này có nâng cấp sửa chữa một phần cho phù hợp. Khối lượng cụ thể cần thiết phải đầu tư mới ở công đoạn này như sau: - Đầu tư thêm một cột lọc nến Cellulose có công suất tương đương 2 cột lọc F 527 A/B hiện hữu. - Trang bị thêm 02 bơm nước muối sau lọc P507 C/D có công suất khoảng 70 m3 /h (phù hợp với năng lực điện phân 35.000 tấn NaOH 100%/năm). - Trang bị thêm một bồn chứa nước muối sau lọc D 507 B dung tích khoảng 80 – 100 m3 , vật liệu chế tạo FRP. - Các thiết bị còn lại: cột trao đổi ion, hệ thống gia nhiệt, hệ thống vệ sinh cột lọc, cột nhựa… vẫn đủ năng lực đáp ứng. 4.1.1.3 Công đoạn điện phân Đây là hạng mục chính trong mục tiêu của nghiên cứu đổi mới công nghệ này. Hệ thống điện phân hiện hữu, như đã trình bày bao gồm 2 kiểu bình điện phân: - Kiểu bình DD 350, công nghệ của hãng DENORA, sử dụng từ năm 1996, gồm 3 bình, công suất mỗi bình là 5.000 tấn NaOH 100%/năm, tổng công suất của hệ thống này là 15.000 tấn NaOH 100%/năm. - Hệ thống bình điện phân sử dụng kiểu bình BM 2.7, công nghệ của hãng UHDENORA, cũng gồm 3 bình điện phân, công suất mỗi bình 5.000 tấn NaOH 100%/năm, 1 bình sử dụng từ 2005, 2 bình sử dụng từ tháng 3/2010. Công suất của hệ thống bình BM 2.7 cũng là 15.000 tấn NaOH 100%/năm. Như vậy, tổng công suất của dây chuyền điện phân sản xuất Xút tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện hữu là 30.000 tấn NaOH 100%/năm. Như trên đã trình bày, mục tiêu chính của nghiên cứu là đổi mới công nghệ điện phân Xút. Kiểu bình điện phân DD 350 đang sử dụng là công nghệ cũ, được sử dụng từ những thập niên 90 nên đã khá lạc hậu, tiêu tốn điện năng và vận hành chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối (xin xem phần so sánh ưu và nhược điểm của 2 kiểu bình điện phân ở chương trước). Kiểu bình điện phân BM 2.7 của hãng UHDE thuộc thế hệ công nghệ điện phân mới, tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực sản xuất Xút – Clo.
  • 37. 33 Ngoài những đặc điểm, ưu điểm nổi bật, để đảm bảo vấn đề tương thích về mặt công nghệ nhằm tạo thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo trì, dự phòng thay thế sau này, đề nghị kiểu bình điện phân dự kiến thay thế mới là kiểu bình BM 2.7 hoặc tương đương. Khối lượng cần đầu tư mới ở công đoạn này thuộc phạm vi nghiên cứu bao gồm: - 1 bình điện phân BM 2.7 công suất 20.000 tấn NaOH 100%/năm, gồm 136 ngăn riêng biệt (single elment) cấu thành. - Cụm đường ống công nghệ và van kèm theo. - 1 hệ thống các thanh đồng dẫn điện kết nối từ hệ thống biến thế chỉnh lưu tới bình điện phân. - 1 hệ thống đo đếm, điều khiển kết nối các bình điện phân hệ thống tuần hoàn nước muối tới phòng điều khiển trung tâm. - 1 hệ thống cầu trục công suất 2T để lắp ráp và sửa chữa bình điện phân. Bình điện phân mới dự kiến lắp đặt ở xưởng điện phân . * Công đoạn tuần hoàn nước muối và Xút ngoài bình: Đây là công đoạn bắt buộc phải có đi kèm theo bình điện phân. Dây chuyền gồm các thiết bị chính cụ thể như sau: - 1 bồn chứa nước muối tuần hoàn. - 1 bồn chứa Xút tuần hoàn - Bơm nước muối, bơm Xút tuần hoàn. - Thiết bị gia nhiêt nước muối, gia nhiệt Xút tuần hoàn - Đường ống công nghệ và van. 4.1.1.4 Công đoạn cấp nước muối vào phòng điện giải Không phải sửa chữa nâng cấp gì, chỉ đấu nối đường ống công nghệ với hệ thống hiện hữu. 4.1.1.5 Công đoạn xử lý nước muối sau điện phân (nước muối nghèo) Công đoạn này được đầu tư mới và đưa vào sử dụng từ 1996, thuộc dự án đổi mới công nghệ điện phân từ kiểu thùng điện phân Hooker, màng ngăn sang thùng điện phân màng trao đổi ion DD 350, công suất 10.000 tấn NaOH 100%/năm.
  • 38. 34 Sau nhiều lần nâng công suất: 15.000 tấn NaOH 100%/năm,20.000 tấn NaOH 100%/năm, 30.000 tấn NaOH 100%/năm, công đoạn này chủ yếu là sửa chữa, nâng cấp một số thiết bị, đường ống công nghệ cho phù hợp. Chưa đầu tư mới lần nào. Vì vậy, công đoạn xử lý nước muối nghèo cũng phải có một vài sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế cho phù hợp, khối lượng cần thay thế cụ thể như sau: - Thay mới 2 bơm nước muối P 502 A/B, hai bơm này được sử dụng từ 1996, thuộc dự án đổi mới công nghệ sản xuất Xút 10.000 tấn NaOH 100%/năm. Tình trạng đã hư hỏng, sửa chữa nhiều lần, công suất đã tới hạn, không đủ đáp ứng. - Sửa chữa, nâng dung tích bồn chứa nước muối D 502, vật liệu FRP từ 6 m3 lên 10 m3 . - Thay mới bộ trao đổi nhiệt E 501 đã hư hỏng, năng lực không đủ đáp ứng. - Thay mới Tuy –e tạo chân không J501 do thiết bị này sử dụng công nghệ đã cũ, không còn phù hợp. - Bổ sung thêm một cột khử khí Clo C 501 bằng titan, tận dụng thiết bị cũ. - Bổ sung mới một thiết bị trộn nước muối, thiết bị khử clorat. Tất cả các thiết bị nói trên đều đã sử dụng từ 1996. 4.1.1.6 Công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro Mục tiêu chính của nghiên cứu là đổi mới công nghệ điện phân, do đặc thù công nghệ bình DD 350 và bình BM 2.7 khác nhau rõ rệt về áp lực khí thể và hệ thống điều chỉnh và ổn định áp lực, an toàn… nên công đoạn này cũng phải sửa đổi cho phù hợp. Khối lượng thay đổi cụ thể như sau: Các thiết bị cần đầu tư mới thêm gồm: - 1 thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội khí Clo bằng titan - 1 thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội khí Hydro - 1 bộ tách mù cho khí Cl2 - 1 bộ tách mù cho khí H2 - Van, đường ống công nghệ, đang sử dụng cho bình DD 350 ở áp lực vận hành thấp, không phù hợp với áp lực cao của bình điện phân BM 2.7, cần phải được thay thế hoặc gia cố thêm. Các thiết bị có thể loại bỏ, không cần thiết:
  • 39. 35 - Hệ thống quạt thổi khí Clo K 601 - Hệ thống chứa và ổn định áp khí Hydro G 2101 4.1.2 Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm 4.1.2.1 Kho chứa nguyên liệu: Nguyên liệu chính sử dụng trong công nghệ điện phân sản xuất Xút Clo chủ yếu là muối NaCl công nghiệp, các hóa chất xử lý nước muối: BaCl2, Na2CO3, NaSO3, trợ lắng, trợ lọc. Nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện có 3 kho chứa muối nguyên liệu ngoài trời, tổng diện tích khoảng 10.000 m2 , năng lực chứa tối đa khoảng 75.000 tấn. Với năng lực sản xuất hiện tại (30.000 tấn NaOH 100%/năm) và sau khi thực hiện dự án (35.000 tấn NaOH 100%/năm), năng lực chứa muối đủ cho nhu cầu sử dụng trong 1 năm nên không phải đầu tư gì thêm. Đối với các nguyên liệu, hóa chất khác: trong năm 2010, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa đã thực hiện đầu tư 1 kho chứa nguyên liệu và vật tư diện tích khoảng 3.000 m2 nên vẫn đủ khả năng đáp ứng. 4.1.2.2. Hệ thống kho chứa thành phẩm: Sản phẩm NaOH 32%: hiện gồm 2 bồn chứa với dung tích 1.000 m3 /bồn. Trong năm 2010 và 2011, nhà máy Hóa chất Biên Hòa đang tiếp tục đầu tư thêm 2 bồn chứa, năng lực chứa 1.500 m3 /bồn. Tổng năng lực chứa NaOH 32% lên đến 5.000 m3 , tương ứng 25 ngày sản xuất với năng lực sản xuất Xút tối đa của dự án. Sản phẩm HCl 32%: năng lực chứa hiện hữu là 1.800 m3 . Trong năm 2010, đang triển khai dự án đầu tư thêm 2 bồn chứa 1.500 m3 /bồn. Tổng năng lực chứa 4.800 m3 , tương đương 30 ngày sản xuất nên cũng không gặp vấn đề khó khăn gì. Các sản phẩm khác: NaOH 50%, Silicat Natri, Clo lỏng… năng lực chứa cũng đã được nhà máy Hóa chất Biên Hòa xem xét và đưa vào đầu tư các thiết bị lẻ. Không cần thiết phải đưa vào dự án này. 4.1.3 Hệ thống biến thế - chỉnh lưu: Hệ thống biến thế chỉnh lưu tại Nhà máy Hóa chất Biên hòa đang sử dụng gồm 2 hệ thống. Cụm máy biến thế chỉnh lưu 14kA/380V được đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2000, đang cung cấp cho bình điện phân DD 350.
  • 40. 36 Cụm máy biến thế chỉnh lưu 16kA/380V đưa vào đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2005, thuộc dự án nâng công suất sản xuất Xút NaOH lên 20.000 tấn NaOH 100%/năm. Hệ thống này hiện đang sử dụng để cung cấp điện cho bình điện phân BM 2.7 Cả hai hệ thống biến thế chỉnh lưu trên hiện đã vận hành và khai thác hết công suất, không có hệ thống dự phòng. Xem xét năng lực của hệ thống hiện hữu, cũng như đặc thù của dự án: vừa sản xuất vừa đầu tư nên hệ thống này cần thiết phải được đầu tư mới thêm 1 máy biến thế chỉnh lưu. Công suất dự kiến đáp ứng được cho hệ thống bình điện phân mới (năng lực sản xuất 30.000 tấn NaOH 100%/năm) là 14 kA/700V DC – 10MVA. Sau khi dự án đưa vào khai thác, cụm máy biến thế chỉnh lưu 14 kA/380V đang sử dụng cho bình DD 350 hiện hữu sẽ được sửa chữa để dự phòng. 4.1.4 Dây chuyền tổng hợp axit HCl Dây chuyền tổng hợp axít hiện hữu gồm ba hệ thống, một hệ thống có công suất 60 tấn/ngày (1998, công suất 100 tấn/ngày (2002) và công suất 200 tấn/ngày (2010). Về mặt năng lực sản xuất, ba hệ thống này hoàn toàn đáp ứng được việc cân đối Clo cho dây chuyền điện phân sản xuất Xút 30.000 tấn NaOH 100%/năm hiện hữu và sau khi dự án đổi mới công nghệ điện phân hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng (35.000 tấn NaOH 100%/năm) Tuy nhiên, tồn tại một số vấn đề của hệ thống này cần phải được cân nhắc, xem xét: - Năng lực hệ thống vẫn đủ đáp ứng cho dây chuyền sản xuất Xút NaOH 30.000 tấn/ năm. Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống tổng hợp HCl 200 T/ngày mới đưa vào sử dụng (2010), hệ thống tổng hợp 60 T/ngày và 100 T/ngày sử dụng đã lâu, thời gian hư hỏng phải sửa chữa trong năm khá lớn. - Thị trường tiêu thụ HCl tăng trưởng nhanh trong năm 2010 và dự kiến còn tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới (xem bảng), trong lúc các sản phẩm gốc Clo khác: Clo lỏng, Javen NaClO không tăng trưởng tương ứng. Như vậy, ưu tiên chủ yếu trong sử dụng Clo vẫn là sản xuất HCl.
  • 41. 37 - Vì thế, việc cần thiết phải đầu tư thêm một hệ thống tổng hợp HCl cho công đoạn này để đáp ứng nhu cầu nói trên. Tóm lại, ở công đoạn này, cần được đầu tư trang bị mới thêm 1 dây chuyền tổng hợp HCl 32% công suất 64T HCl 100%/ngày (tương đương 200 tấn/HCl 32%/ngày), hệ thống phụ trợ kèm theo là hệ thống Cooling tower, bơm nước tuần hoàn. 4.1.5 Dây chuyền Hóa lỏng Clo Năng lực sản xuất Clo lỏng tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa hiện tại là 24T/ngày (720 T/tháng). Khác với thị trường tiêu thụ sản phẩm HCl 32%, thị trường sản phẩm Clo lỏng tăng trưởng không nhiều, mỗi năm tăng từ 10 – 15% (khoảng 200 tấn/tháng trong năm 2000 lên 400 tấn/tháng trong năm 2010). Với tình hình tiêu thụ sản phẩm Clo lỏng hiện tại khoảng 400T/hiện hữu hoàn toàn đáp ứng được cho các năm sắp tới. Như vậy, không cần thiết đầu tư gì thêm ở công đoạn này. 4.1.6 Các dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất các hóa chất xử lý nước: Dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất Javen NaClO: Dây chuyền xử lý Clo khẩn cấp và sản xuất Javen NaClO hiện hữu tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa năng lực đủ hấp thu 3 T Clo/h, tương ứng với công suất sản xuất Xút 30.000 tấn NaOH 100%/năm hiện tại, thời gian hấp thu khoảng 15 phút. Để đảm bảo năn glực hấp thu Clotrong các tình huống khẩn cấp, cần thiết phải đầu tư thêm một hệ thống xử lý Clo khẩn cấp, công suất tương đương hoặc lớn hơn. Dự kiến năng lực hấp thu khoảng 4 tấn Clo/h, dây chuyền kiểm soát hòan tòan tự động. Dây chuyền sản xuất hóa chất xử lý nước: PAC, FeCl3 Các sản phẩm xử lý nước của nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong các năm qua (2008 – 2010) tiêu thụ tốt, tăng trưởng đều đặn hàng năm. Đặc biệt là sản phẩm PAC, đã từng bước chiếm lĩnh thị phần các hóa chất dùng để xử lý nước; nước sinh hoạt và nước thải. Thay thế dần cho sản phẩm phèn nhôm Al2(SO4)3. 3H2O do chứng tỏ được những ưu điểm về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nó.
  • 42. 38 Dây chuyền sản xuất PAC và FeCl3 hiện hữu tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa hoàn toàn do nhà máy tự thiết kế, một số thiết bị phản ứng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 2005. Năng lực đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường, tuy nhiên công nghệ và thiết bị đã cũ kỹ lạc hậu. Đang trong giai đoạn này, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa đã có dự kiến đầu tư 1 dây chuyền sản xuất PAC hiện đại, công suất 10.000 tấn PAC bột /năm. Tuy nhiên, để phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai về việc di dời nhà máy phục vụ cho mục đích chuyển đổi công năng cho Khu công nghiệp Biên Hòa I, nên dự án này đang tạm ngưng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ thống này chủ yếu là trang bị thêm các thiết bị lẻ như: nồi phản ứng, bơm, bồn chứa, hệ thống nạp liệu… để tăng năng lực sản xuất của hệ thống đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 4.1.7 Hệ thống phụ trợ Hệ thống cấp điện: Hệ thống cung cấp và phân phối điện của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong dự án nâng công suất sản xuất Xút lên 30.000 tấn NaOH 100%/năm trước đây đã đầu tư cho phù hợp. Như vậy, các hạng mục của hệ thống này trong phạm vi nghiên cứu không phải đầu tư gì thêm. Tuy nhiên, trong năm 2010, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa phải tiếp nhận thêm 2 dây chuyền sản xuất muối NaCl, muối Na2SO4 từ 1 đơn vị khác thuộc Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam là Xưởng NCTN Thủ Đức, nên nhu cầu sử dụng điện năng tăng lên. Vì vậy, phải đầu tư thêm cho hệ thống này, khối lượng cụ thể như sau: - Một biến thế động lực, công suất 3000 – 4000 KVA. - Hệ thống đường dây cáp tăng cường từ hệ thống lưới của Điện lực Biên Hòa tới tủ hợp bộ. - Hệ thống tụ bù, máy cắt trung thế. - Máy phát điện 1000 KVA hiện hữu đủ năng lực dự phòng, không cần phải đầu tư gì thêm. Nguồn cấp nước:
  • 43. 39 Hiện tại nhà máy sử dụng một nguồn nước cung cấp duy nhất là nguồn nước thủy cục của Công ty Cấp nước Đồng Nai theo hệ thống cung cấp của KCN Biên Hòa. Đường ống nước vào nhà máy có đường kính 100mm, áp lực 2 kg/cm², lưu lượng 80 m³/h, lượng nước sử dụng của toàn bộ nhà máy là 65 m³/h tại thời điểm cao nhất. Do đó, không cần thay đổi đường ống cấp nước chính và hệ thống đường ống nước nội bộ đến từng phân xưởng sản xuất. Hệ thống nước giải nhiệt Các thiết bị trao đổi nhiệt trong dây chuyền sản xuất được làm nguội bằng nguồn nước tuần hoàn giải nhiệt, kiểm soát chất lượng, pH bằng hệ thống nước giải nhiệt (Cooling tower). Đối với dây chuyền xử lý nước muối và điện phân, hệ thống Cooling tower năng lực đủ đáp ứng: 2 hệ thống giải nhiệt, công suất 300 m3 /h/1 hệ, hiệu số nhiệt độ sau khi trao đổi Δt = 6o C. Riêng đối với dây chuyền tổng hợp HCl, thuộc phạm vi dự án như đã trình bày, cần đầu tư mới 1 hệ thống tổng hợp HCl công suất 200 T/ngày nên cần thiết phải đầu tư thêm 1 hệ thống giải nhiệt nước công suất 4000 m3 /h, Δt = 5o C Nước vô khoáng Dây chuyền nước vô khoáng của nhà máy có công suất 25m³/h, hệ thống được vận hành và tái sinh tự động, công suất và chất lượng đáp ứng được yêu cầu, không cần đầu tư gì thêm. Hệ nước làm lạnh (chiller) Do cần đầu tư thêm 1 hệ thống biến thế chỉnh lưu 14kA/700 V DC, nên cần thiết phải trang bị kèm theo 1 hệ thống nước lạnh (chiller) tương ứng. Theo tính toán của nhà máy Hóa chất Biên Hòa, công suất của hệ thống chiller mới khoảng 40 m3 /h, Δt = 6o C (nhiệt độ nước vào tv = 16o C, nhiệt độ nước ra tr = 10o C). Cấp hơi Hệ thống cung cấp hơi tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa đang sử dụng từ 2 nguồn: - Nguồn hơi được cung cấp từ dây chuyền sản xuất axit Sulfuric H2SO4 của nhà máy Hóa chất Tân Bình 2, công suất 10 tấn hơi/h, áp lực hơi 22 kG/cm2 . Đây là nguồn cung cấp hơi chủ yếu của nhà máy.
  • 44. 40 - Ngoài ra, nhà máy hiện có 2 lò hơi dự phòng, 1 lò công suất hơi 6 tấn hơi/h, áp lực 14 kG/cm2 , sử dụng từ năm 2008 và 1 nồi hơi 2T hơi/h, áp lực 10 kG/cm2 , do Trung quốc chế tạo sử dụng từ 2002. - Như vậy, hệ thống cấp hơi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu, không cần thiết phải đầu tư gì thêm. Khí nén Hệ thống khí nén hiện tại được dùng để cung cấp 3 loại khí nén khác nhau cho dây chuyền sản xuất: - Khí nén Instrument: Sử dụng cho hệ thống tự động đóng mở, điều khiển các van tự động trong dây chuyền, nguồn khí nén đòi hỏi không có dầu và tương đối khô. - Khí nén cho nạp bình và xử lý bình Clo: Nguồn khí này đòi hỏi không lẫn dầu và khô tuyệt đối, hiện đây là nguồn có nhu cầu sử dụng nhiều nhất trong nhà máy. - Khí nén công nghệ: Khí này dùng để khuấy trộn, tái sinh vật liệu lọc và vệ sinh các thiết bị trên dây chuyền sản xuất, nguồn khí này đòi hỏi chất lượng không cao. Khí Nitơ Khí Nitơ dùng để phòng chống cháy nổ do Hydro tạo hỗn hợp nổ với không khí trong dây chuyền điện phân và dây chuyền tổng hợp axít HCl. Trong năm 2010, nhà máy đang thực hiện việc mua sắm 1 dây chuyền sản xuất khí N2 công suất… nên không cần phải trang bị gì thêm. Xứ lý nước thải Cần thiết phải đầu tư một dây chuyền xử lý nươc thải, năng lực xử lý 120m3 /ngày. Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trong năm 2010 đang thực hiện đầu tư dây chuyền xử lý nước thải công suất 120 m3 /ngày. Dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử dụng cuối năm 2010. Hệ thống xử lý nước thải này đủ năng lực đáp ứng cho dự án Phân tích thí nghiệm Phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng của nhà máy trong năm 2006 đã xây dựng, được công nhận và đang áp dụng hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu
  • 45. 41 chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Năng lực máy móc thiết bị của phòng đã được trang bị để đáp ứng được yêu cầu khi xây dựng hệ thống này. Ngoài ra, trong các năm 2007- 2009, phòng cũng đã được trang bị thêm một số thiết bị quan trọng, cần thiết khác: máy phân tích quang phổ phát xạ, máy chuẩn độ điện thế, máy đo tỷ trọng, tủ sấy mới …thuộc dự án đầu tư thiết bị phòng thí nghiệm. Như vậy năng lực của phòng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu: không cần thiết phải đầu tư gì thêm. Thông tin liên lạc Thông tin liên lạc trong hoạt động sản xuất của nhà máy đang được thực hiện thông qua 3 hệ thống: - Hệ thống điện thoại nội bộ được trang bị đến từng cương vị sản xuất. - Hệ thống máy tính nối mạng, trao đổi thư điện tử nội bộ cho các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất. - Các cương vị quan trọng và trưởng ca sản xuất được trang bị máy bộ đàm. Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay vẫn đáp ứng được yêu cầu :không cần phải trang bị thêm. Sửa chữa cơ điện Nhà máy hiện có phân xưởng Cơ khí và phân xưởng Điện-Đo lường chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường, chế tạo các vật liệu Composite chống ăn mòn trong môi trường hóa chất. Một số máy móc thiết bị đã được trang bị mới khi đầu tư mở rộng công suất nhà máy lên 15.000 và 20.000 tấn xút/năm. Hiện vẫn đảm bảo năng lực phục vụ : không cần phải đầu tư thêm. 4.1.8 Thiết bị, vật tư dự kiến cần lắp đặt Xem Phụ lục 4 : Liệt kê thiết bị, vật tư đầu tư ở các công đoạn sản xuất chính và phụ trợ: 4.2 GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Công nghệ lựa chọn trong nghiên cứu đổi mới công nghệ là hiện đại, khép kín và thân thiện với môi trường, thể hiện như sau: 4.2.1 Đối với khí clo:
  • 46. 42 - Thiết kế dây chuyền sản xuất với thông số vận hành áp suất khí xấp xỉ so với khí trời là một ưu điểm giúp giảm thiểu khả năng rò rỉ clo. Hệ thống ống dẫn và thiết bị clo đều được đảm bảo kín và tự động duy trì áp suất làm việc. - Lắp đặt các thiết bị dò khí clo cảnh báo sớm sự cố rò rỉ khí clo. - Ngăn ngừa khả năng clo xì ra môi trường, dây chuyền đã được lắp dặt bổ sung hệ thống tự động xử lý clo khẩn cấp sử dụng xút làm chất hấp thụ. Qui trình hoạt động của hệ thống khẩn cấp hoàn toàn tự động và năng lực làm việc đáp ứng công suất tối đa của dây chuyền trong thời gian nhiều giờ. - Đặc biệt, nhà máy thành lập đội xử lý sự cố clo và trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị khắc phục sự cố trên bồn và chai chứa clo. Trang bị phương tiện thiết bị thở có bình khí nén phục vụ công tác xử lý sự cố. 4.2.2 Nước thải: Lượng nước thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất của công nghệ điện phân được lựa chọn trong nghiên cứu này có những đặc điểm như sau: - Dây chuyền điện phân không phát sinh nước thải. - Dây chuyền điện phân được thiết kế dựa trên nguyên lý tái sử dụng các sản phẩm của những quá trình hổ trợ như tái sinh, vệ sinh thiết bị của hệ thống cấp nguyên liệu. - Giải nhiệt sử dụng hệ thống các tháp cooling tower với phương pháp tuần hoàn và bay hơi nước; không thải trực tiếp nước giải nhiệt vào nguồn nước. - Công đoạn lọc nước vô khóang có phát sinh nước thải của quá trình tái sinh nhựa trao đổi ion, nước thải của bộ phận này được xử lý ở hệ thống xử lý nước thải tập trung.. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất vẫn phát sinh một lượng nước thải không mong muốn như vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, bồn bể… nên cần thiết phải xây dựng mới một hệ thống xử lý nước thải với công suất xử lý 120m3 /ngày, công nghệ phù hợp đáp ứng chất lượng nước thải thải sau xử lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại A trước khi thải vào môi trường Xem Phụ lục 2 : Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải-Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa
  • 47. 43 Bảng 4.1 : Chất lượng nước thải Nhà máy Hóa chất Biên Hòa trước xử lý Hàm lượng thực tế Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính N1 N2 N3 Yêu cầu TCVN 5945:2005 QCVN 24/2009 cột A 1 Nhiệt độ o C 29,5 29,3 32 < 40 2 pH - 2,64 11,2 1,1 6 - 9 3 Mùi - không mùi không mùi không mùi không khó chịu 4 Màu sắc, Co-Pt ở pH = 7 - 20,4 20,4 20 20 5 BOD5 20 o C mg/lit 49,6 32 8 30 6 COD mg/lit 174,6 146 47 50 7 Cặn lơ lửng mg/lit 79 2234 192 50 8 Asen mg/lit vết <0,001 0,002 0,05 9 Thủy ngân mg/lit vết 0,0012 <0,000 5 0,005 10 Chì mg/lit KPH 0,071 0,112 0,1 11 Camidi mg/lit vết 0,0008 <0,000 5 0,005 12 Crom VI mg/lit vết <0,05 <0,05 0,05 13 Crom III mg/lit 0,15 <0,05 <0,05 0,2 14 Đồng mg/lit 0,79 0,02 0,161 2 15 Kẽm mg/lit 0,98 0,2 0,23 3 16 Niken mg/lit 0,15 0,03 0,05 0,2 17 Mangan mg/lit 0,56 0,13 0,65 0,5 18 Sắt mg/lit 14,3 2,3 108 1 19 Thiếc mg/lit 1,42 <0,01 0,04 0,2 20 Cyanua mg/lit 0,56 0,56 KPH 0,07 21 Phenol mg/lit vết vết KPH 0,1 22 Dầu mỡ khoáng mg/lit 9 0,05 0,7 5 23 Dầu mỡ động thực vật mg/lit 2,18 2,18 KPH 10