SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
Download to read offline
GS. TS. VŨ ANH TUẤN (Chủ biên)
PGS. TS. PHẠM THU YẾN - TS. NGUYÊN VIỆT HÙNG
TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG
EIAŨ TRINH
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
GS. TS. VŨ ANH TUẤN (Chủ biên)
PGS. TS. PHẠM THU YÉN - TS. NGUYÊN VIỆT HÙNG
TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG
Giáo trình
VĂN HỌC DÃN GIAN
■
(Tái bản lần thứ nhất)
yịĩ) Ị
nhà xuát bản giáo dục việt nam
LƠI NOI ĐÁU
Tự học và tự đào tạo là nhu cầu của mỗi công dân trong xã hội học tập.
Thông qua con đường tự học, mỗi cá nhân phát triển và tự hoàn thiện
mình, đáp ứng yêu cầu và phục vụ xã hội ngày càng hiệu quả. Điều này càng
đúng và cần thiết đối với các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục - những
người chăm lo đến sự nghiệp đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài.
Tự học, tự đào tạo, bên cạnh những nỗ lực cá nhân, không thể không
có các tài liệu cần thiết, định hướng những nội dung cơ bản, thiết thực cho
nhu cầu học tập. Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi tổ chức biên soạn bộ
giáo trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu học tập, tự học tập của giáo viên
ngữ văn phổ thông.
Bộ giáo trình hướng tới nội dung học tập của các học phần được quy
định trong chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Ngữ văn. Các giáo trình
đều được biên soạn ngắn gọn, nhưng đảm bảo tính hệ thống và bao gồm
những nội dung không thể thiếu trong mỗi môn học. vẫn biết, để có một
lượng kiến thức nhất định cho mỗi môn học, người học phải đọc không ít
trang sách - cả giáo trình, cả tài liệu tham khảo - nhưng giá có được những
cuốn sách định hướng nội dung kiến thức cần yếu thì người học sẽ nhanh
chóng hơn trong quá trình tích luỹ kiến thức của mỗi môn học. Đó chính là
mục đích của bộ giáo trình này - cung cấp những nội dung cốt lõi, những
kiến thức và kĩ năng cần thiết của mỗi môn học. Bên cạnh đó, bộ giáo trình
này cũng kế thừa các giáo trình đã có và kịp thời bổ sung những kiến thức
mới, cập nhật.
Với cách biên soạn hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của người học
như vậy, chúng tôi cho rằng, mỗi cuốn giáo trình và cả bộ giáo trình này sẽ
là những cẩm nang thiết thực giúp người học nhanh chóng nắm được
3
những kiến thức cơ bản của mỗi môn học và cả chương trình học. Với
những kiến thức được coi là cốt lõi của mỗi môn học, người học chắc chăn
sẽ biết cách bổ sung những kiến thức khác ở các tài liệu tham khảo được
định hướng trong mỗi giáo trình để có được một hiểu biết đầy đủ và toàn
diện về môn học.
Mặc dù hướng tới việc tự học và tự đào tạo, nhưng bộ giáo trình này
cũng có thể được sử dụng trong việc học tập có hướng dẫn của giáo viên
bộ môn, đặc biệt trong xu thế đào tạo theo tín chỉ - khi thời lượng tự học
được tăng lên so với thời gian lên lớp thực tế.
Bên cạnh đó, bộ giáo trình cũng không chỉ là tài liệu cần thiết cho sinh
viên, học viên ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là tài liệu tham khảo hữu
ích cho sinh viên, học viên các ngành cử nhân Văn học, Ngôn ngữ ,Việt Nam
học và những ngành khác có liên quan.
Nhân dịp bộ giáo trình được xuất bản, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
và các đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện để bộ giáo trình được sớm ra
mắt bạn đọc.
Hi vọng, với cách biên soạn giản dị, ngắn gọn, bộ giáo trình này sẽ
giúp ích các bạn một cách hiệu quả trong điều kiện học tập hiện nay.
Lần đầu xuất bản, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng khó tránh
khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp,
các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.
Thư góp ý xin gửi về Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội -
136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Công ty cổ phần Sách Đại học -
Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn !
KHOA NGỮ VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
Phần một:
NHỮNG VẤN ĐÊ' CHUNG
VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
I- VĂN HỌC DÂN GIAN VỪA LÀ VĂN HỌC VỪA LÀ VĂN HOÁ
Có một nhà nghiên cứu FOLKLORE (văn hoá dân gian) Việt Nam đã
nêu lên một cách hiểu văn học dân gian (VHDG) vừa tinh tế, hóm hỉnh, vừa
thực tế, sâu sắc rằng: Văn học dân gian đối với chúng ta cho đến những năm 80
của thế kỉ XX vẫn chi là một người lạ đã từ lâu quen biết. Mặc dù thuật ngữ
văn học dân gian đã từng được Vũ Ngọc Phan đưa ra từ năm 1955 nhưng
nhận thức về khái niệm, vai trò, đặc trưng và số phận của VHDG trong suốt
thời gian từ thập kỉ 60 của thế kỉ trước đến nay vẫn còn là cả một quá trình.
Và cùng vói nó cũng là cả một quá trinh đổi mới nội dung và phương pháp
nghiên cứu, giảng dạy VHDG trong nhà trường ở mọi cấp học.
Không phải không có lí do mà chì từ sau Cách mạng tháng Tám (1945),
VHDG trong nhà trường mới được chính thức quan niệm là một bộ phận
hợp thành chỉnh thể nền văn học của dân tộc. Trong suốt thòi kì phong kiến
độc lập tự chủ, VHDG không có chồ đứng trong nhà trường. Phải đến đầu
thế kỉ XX, sau khi công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm được Bộ Giáo dục nhà nước thuộc địa dùng làm tài liệu chính thức
giảng dạy trong nhà trường, việc nghiên cứu và giảng dạy VHDG mới bắt
đầu được chú ý. Bởi vì trong cuốn sách này, lần đầu tiên có một học giả
người Việt - Dương Quảng Hàm - đã để nhiều tâm lực biên soạn vào bộ
phận VHDG mà ông gọi là văn chương truyền khẩu hoặc văn học binh dân.
Cũng trong thời gian trên, góp phần nghiên cứu chuyên sâu vào bộ phận
VHDG còn có Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Thanh Lãng, Vũ Ngọc
Phan, Nguyễn Đổng Chi,... và từ đây các khái niệm văn chương truyền
khẩu, văn học bình dân mới bắt đầu dần dần được định danh lại là văn học
dân gian.
4 5
Từ giữa thế kỉ XX, khuynh hướng tiếp cận íblklore từ góc độ chỉnh thê
nghệ thuật dân gian của trường phái íolklore Nga - Xô viết, trong đó thành
tố ngừ văn dân gian được nhấn mạnh là một thực thể quyết định tôn tại
íồlklore, đã ảnh hưởng trực tiếp vào giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Có
thể đây cũng chính là lí do cùa việc quan niệm íolklore là văn nghệ dân
gian, một loại hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của quần chúng lao
động trong trạng thái tự nhiên giữa đời sống. Với quan niệm này, VHDG đã
được xem là một thành tố hợp thành íồlklore. Tuy vậy, có thể nói, nhìn
chung ở nước ta, cho đến trước năm 1975, VHDG vẫn được nghiên cứu
trong hệ quy chiếu của văn học thành văn.
Phải đến những năm 80 cùa thế kỉ XX, sự giao lưu học thuật giữa các
nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam với khu vực và thế giới mới bắt đầu và
ngày càng trở nên nhộn nhịp. Trường phái nhân học văn hoá Anh - Mĩ đã
tạo nên những bước phát triển đột biến của khoa học VHDG Việt Nam.
Quan niệm VHDG là gì và tác giả VHDG là ai được nhận thức lại trong rất
nhiều những cuộc Hội thảo về văn hoá dân gian. Trong đó có một vấn đê đã
trở thành trung tâm của những cuộc thảo luận: Folklore là gì?, về xuất xứ từ
nguyên, FOLKLORE là một thuật ngữ có nguồn gốc phưcmg Tây, do nhà
khảo cổ học người Anh William J. Thoms (ký tên là A. Krerton) sử dụng lần
đầu tiên trong một bài báo công bố trên tạp chí The Athenemm ở Luân Đôn
năm 1846. Folklore có nghĩa từ nguyên là sự hiểu biết, là trí khôn, là trí tuệ
nằm trong nhân dân nhưng nội hàm của nó trong bài báo trên lại rất rộng.
Nó không chi gồm những di tích của nền văn hoá vật chất mà còn là những
di tích của nền văn hoá tinh thần cùa nhân dân ở những thời đã qua. trong đó
có văn hoá nghệ thuật. Điều đáng chú ý là trong khung cảnh thời ấy, ngay
lập tức, thuật ngữ íòlklore đã được đồng loạt các nhà khoa học xã hội nhân
văn sử dụng. Đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa và quan niệm nông sâu,
rộng hẹp khác nhau xung quanh thuật ngữ này xuất hiện. Những vấn đề đối
tượng íồlklore học ịfolkloristiqueỴ góc độ tiếp cận, các khuynh hướng
nghiên cứu. mối quan hệ giữa nó với các khoa học kề cận, xác định vị trí
môn học íblklore trong các khoa học đã không ngừng được đưa ra tranh
luận và phản biện. Kết quả là sau đó íồlklore học đã hình thành các trường
phái khác nhau: trường phái nhân chủng học văn hoá Anh - Mĩ và Mĩ
Latinh; trường phái xã hội học Pháp, Ý, Bỉ và Tây Âu; trường phái ngữ văn
học Nga - Xô viết. Tuy vậy, có thể nói, giữa các trường phái vẫn có một
điểm chung đó là quan niệm íồỉklore là một bộ phận của văn hoá dân tộc và
đều nhấn mạnh trong một nền văn hoá truyền miệng, tất cả mọi thứ đêu là
folklore. Đồng thời ở những mức độ khác nhau, tất cả họ đều gắn íblklore
với môi trường diễn xướng. Và họ đều nhất trí cho ĩằngfolklore học là một
khoa học nghiên cứu về truyền thống. Sự khác biệt giữa các trường phái chỉ
là ở hướng tiếp cận theo những mục đích khác nhau và hệ quả của nó là sự
lựa chọn và nhấn mạnh từng đối tượng, từng thành tố nghiên cứu có khác
nhau. Từ giữa thế kỉ XX, khuynh hướng tiếp cận íolklore học Nga - Xô
viết, trong đó thành tố nghệ thuật ngữ văn dân gian được nhấn mạnh như
một thực thề quyết định tồn tại íồlklore, đã ảnh hưởng trực tiếp vào giới
nghiên cứu VHDG Việt Nam. Đây là lí do của sự xuất hiện quan niệm
íồlklore là văn nghệ dân gian. Và như trên đã nói, đến đầu thập kỉ 1980,
quan niệm íồlklore là văn hoá dân gian cũng đã có lí do để nhanh chóng lan
toả trên các diễn đàn học thuật. Năm 1983, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân
gian được thành lập. Từ đây, bên cạnh tạp chí Nghiên cứu văn học, tạp chí
Văn hoá dãn gian bắt đầu xuất hiện với những số đầu tiên tập trung thảo
luận về quan niệm íblklore là văn nghệ dân gian, văn hoá dân gian hay là
văn học dân gian. Xét cho cùng, sự phức tạp như thế của các tranh luận băt
nguồn từ chính sự phức tạp cùa đối tượng nghiên cứu. Sáng tác ngữ văn dân
gian có thể được đặt trong nội hàm của cả bấy nhiêu khái niệm kê trên mà
vẫn có cơ sở hợp lí cùa nó. Gọi là văn học dân gian nếu chỉ chú ý đến thành
tố íolklore nghệ thuật ngôn từ; là văn nghệ dân gian nếu chú ý thêm cà yêu
tố vũ, yếu tố nhạc trong đó; là văn hoá dân gian nếu quan tâm đến những
thành phần phi nghệ thuật khác có quan hệ với tác phâm và góp phân vào
quá trình hình thành, tồn tại, lưu truyền và biến đổi của tác phẩm.
Do đó, có thể hiểu tương đối thống nhất về các thuật ngữ nói trên theo
các quan niệm như sau:
Văn hoá dãn gian tương ứng với khái niệm íồlklore theo nghĩa rộng,
bao gồm toàn bộ các giá trị văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần được nhân
dân sáng tạo, bảo tồn và lưu chuyển qua các thế hệ, trở thành các giá trị
truyền thống cùa một dân tộc, trong đó có văn hoá nghệ thuật phi chính
thống ở mọi thời đại.
6 7
Văn nghệ dãn gian tương ứng với khái niệm íồlklore nghệ thuật, bao
gồm các thành tố nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân
gian, nghệ thuật tạo hình dân gian trong tư cách là một hình thái ý thức xã
hội đặc trưng của ‘'nhận thức nguyên họp” hợp thành chỉnh thê các hoạt
động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp có tính truyền thống của nhân dân.
Văn học dân gian tương ứng với khái niệm íồlklore ngôn từ, là thành
phần ngữ văn dân gian trong chỉnh thể íồlklore nghệ thuật được tiêp cận
dưới góc độ thẩm mĩ. Thực tiễn sức sống íồlklore nghệ thuật ở Việt Nam
đến nay đã chứng tỏ thành phần ngữ văn dân gian là bộ phận cốt lõi (phân
cứng) tương đối ổn định, dễ nắm bắt và có quá trình phát triển mạnh mẽ, lâu
bền nhất của nghệ thuật diễn xướng dân gian. Nói cách khác, đó là các thê
loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật ngôn từ được hình thành
một cách lịch sử, có sự bền vững về phong cách, giữ vị trí quyết định sự tôn
tại, lưu chuyển và biến đổi của íồlklore nghệ thuật nói chung trong đời sông
văn hoá dân gian.
Trong nhà trường Việt Nam, thuật ngữ VHDG là định danh một môn
học của khoa học ngữ văn. Có thể định nghĩa: Văn học dân gian cổ truyền là
toàn bộ các thể loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được sáng tạo
và không ngừng tái tạo lại theo phương thức tập thể qua nhiều đời chọn lọc
và gọt giũa của nhân dân, có vị trí như một thành tố quan trọng trong chỉnh
thể văn hoá văn nghệ dân gian của cộng đồng dân tộc, có tính nguyên họp.
II- ĐẶC TRƯNG CÙA VĂN HỌC DÀN GIAN TRONG CÁI NHÌN
CHỈNH THẺ
1. Tính nguyên hợp
Những thành tựu mới của khoa học VHDG trong sự so sánh với văn
học viết trên cả hai phương diện bản chất xã hội và bản chất nghệ thuật đã
khẳng định về bản chất VHDG vừa là văn học vừa là văn hoá. Một mặt, từ lí
thuyết văn bản học và thi pháp học VHDG cho thấy văn học dân gian là một
loại của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói các thể loại VHDG hoàn chỉnh như
cô tích, ca dao (trong sự phân biệt với dân ca) và truyện thơ dân gian hiển
nhiên mang đặc trưng văn học ở dạng tồn tại cố định. Mặt khác, từ lí thuyết
íồlklore học lại cho thấy VHDG còn là một thành tố của văn nghệ dân gian,
là một hiện tượng đặc biệt của văn hoá dân gian được sáng tạo một cách
thẩm mĩ, mang thuộc tính văn hoá, có các biểu hiện giá trị văn hoá.
Khi tìm hiểu các thể loại sừ thi, thần thoại, truyền thuyết, tục ngữ, câu
đố, vè,... rõ ràng thấy cái lí của sự tồn tại và phát triển của nó chủ yếu
không phải từ lí do nghệ thuật mà từ lí do xã hội, chức năng chủ yếu của nó
không phải chức năng thẩm mĩ mà là chức năng sinh hoạt, thực hành xã hội.
Thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố (văn học và phi văn học) nổi bật trong
thần thoại ở đầu nguồn văn hoá dân gian và trong chèo truyền thống ở đinh
cao của nền văn nghệ dân gian là minh chứng hết sức tiêu biểu cho đặc
trưng nguyên hợp của VHDG. Để nhận thức đúng đắn và sâu sắc đặc trưng
bao trùm này của VHDG, phải xét từ đầu nguồn: VHDG của thời kì thị tộc,
bộ lạc, hay còn gọi là VHDG của quá trình thứ nhất, trong góc nhìn thể loại,
nó có tính chất phổ quát loại hình. Trong cấp độ này, có thể nhận ra rất rõ
đặc trưng nguyên họp của thể loại thần thoại. Sự ra đời của thần thoại có
nguồn gốc sâu xa từ nhu cầu sinh tồn của con người trong hình thái kinh tế -
xã hội nguyên thuỷ. Có nhu cầu tất nảy sinh phát kiến, và chính các sáng tạo
vô thức thần thoại đã mở đầu cơn khát nhận thức muôn thuở có tính nhân
loại. Trong tồn tại mong manh đối diện với tự nhiên, con người thời đại thần
thoại từng bước tự nhận thức và đối thoại với tự nhiên một cách tự phát. Kết
quả thần thoại là nhân hoá tự nhiên để giải thích thế giới, là hình ảnh chù
quan của thế giới khách quan được biểu hiện trong cảm hứng sùng bái và
khát khao chinh phục. Nhưng thần thoại không chỉ là sự phỏng đoán bàng
trí tuệ mù mờ thấp kém, thần thoại còn là sự hình dung và biểu hiện thế giới
bằng hình tượng, là sự trình bày hồn nhiên, tự phát niềm tin và khát vọng có
tính nhân bản. Cái kì vĩ, vô tư của thế giới các thần trong thần thoại đích
thực tự nó được người đời sau cảm nhận ra những vẻ đẹp không thể bắt
chước. Đó chính là cái nên thơ nguyên sơ thần thoại, là nghệ thuật nguyên
thuỷ, là tôn giáo sơ khai, là văn hoá buổi đầu. Trong lòng nó chứa đựng vô
số những tiền đề của nghệ thuật đời sau, của sử thi thần thoại, của truyền
thuyết anh hùng, của cổ tích thần kì và thơ ca nghi lễ. Thần thoại là sản
phẩm nghệ thuật được sáng tạo không tự giác bởi một ‘"nhận thức nguyên
họp”. Trong quá trình không ngừng tác động vào ngoại giới của thực tiễn
sáng tạo vãn hoá, con người ngày càng có nhận thức ở những bậc cao hơn
về môi trường, về thế giới nói chung và xã hội. '‘Cùng với quá trình ấy, lí tính
8 9
ngày càng phát triển. Và hoạt động lí tính gắn với thực tiên ây cũng trai
qua các chặng đường từ nguyên họp (syncrétiquè) đến phân tích
(analytique) rồi đến tổng hợp (synthotyqueỴ’’ [Đinh Gia Khánh, Văn hoá dân
gian là một nghệ thuật nguyên hợp, in trong Văn hoá dân gian những lĩnh
vực nghiên cứu, Nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 13]. Những
nhận thức trải nghiệm phân tích và tổng hợp của con người tât nhiên sẽ phan
ánh vào VHDG trong quá trình thứ hai. Đó là các thể loại VHDG của thời kì
dân tộc trưởng thành cùng với sự xuất hiện gia đình, chế độ tư hữu và nhà
nước. Như một quy luật, trong quá trình tự ngã nhận thức về con người, văn
hoá dân gian nảy sinh thần thoại; trong quá trình tự ngã nhận thức vê tộc
người và cộng đồng dân tộc, văn hoá dân gian nảy sinh sử thi và truyền
thuyết anh hùng; trong quá trình tự ngã nhận thức về thân phận con người,
văn hoá dân gian nảy sinh cổ tích, ca dao. Nhưng cổ tích là chuyện của ước
mơ muôn thuở được hư cấu không định lượng, ca dao là tình người vĩnh cừu
được dệt thêu không định danh, còn đời sống thì không ngừng vận động,
ngày càng phức tạp và đa dạng trên cả hai chiều chính — tà, thiện — ác đan
xen giữa những mảnh đời tối sáng, vấn đề thân phận cá nhân được văn học
viết định danh, định lượng, định tính trong các điển hình mang đậm cá tính
sáng tạo nghệ sĩ và đến với công chúng thông qua sinh hoạt văn hoá đọc.
Nhưng văn hoá đọc không dành cho các tâng lớp bình dân. Đời sông văn
hoá dân gian vẫn diễn ra bền bỉ và sôi động trong các hoạt động sinh hoạt
văn nghệ tổng họp. Thế giới nghệ thuật cổ tích chỉ thật sự đẹp lung linh
trong ngữ cảnh văn hoá kể. Thế giới nghệ thuật ca dao chỉ thật sự động lòng
người trong ngữ cảnh văn hoá hát. Câu ca dao '‘'Yêu nhau đứng ờ đăng xa/
con mắt liếc lại bằng ba đứng gần” chỉ thật sự được cảm nhận trọn vẹn cái
hay, cái đẹp trong con mắt biết đưa tình với ai của người diễn xướng. Sự ra
đời và hoàn thiện của thể loại chèo truyền thống nói riêng và loại hình kịch
hát dân tộc nói chung cũng như sự xuất hiện thể loại truyện thơ trong sinh
hoạt văn hoá nghệ thuật dân gian miền núi là các minh chứng chứng minh
rằng: Những hoạt động sáng tác dân gian trong sự trải nghiệm phân tích và
tổng hợp của nhân dân trong suốt thời kì chế độ phong kiến song hành cùng
văn học viết không phá vỡ được tính nguyên hợp của văn học dân gian. Hơn
thế, khảo cứu VHDG được sáng tác trong quá trình thứ hai, trải qua các thời
đại đã có ngôn ngữ viết phát triển đa phong cách, vẫn nhận ra đặc trưng
nguyên họp của VHDG trong quá trình vận động, lưu chuyển, biến đổi phức
tạp và hết sức đa dạng. Đặc trưng nguyên hợp trong thần thoại, sử thi cổ sơ
và các thể tài thơ ca nghi lễ cổ mới chỉ là một sự tổng họp tự nhiên các chức
năng tư tưởng hệ và văn hoá khác nhau trong sự đan lồng các hình thức lao
động xã hội, sự kết dính hoạt động thực tiễn và sáng tạo nghệ thuật, phản
ánh tồn tại íblklore ngôn từ cổ sơ mới chính là sự giao tiếp có tính nghệ
thuật trong một nhóm xã hội có giới hạn. Tìm hiểu đặc trưng nguyên hợp
trong các thể loại tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích và những bài ca trữ
tình dân gian, còn phải xem xét nó trong tất cả các mối quan hệ giữa các
thành tựu thẩm mĩ của những thế hệ ở những thời đại khác nhau và giữa
những địa phương khác nhau, quan hệ giữa các thành tố nghệ thuật đã từng
được phân xuất nay lại có cơ hội được thu hút vào một tác phẩm mới trong
quá trình sáng tạo nghệ thuật hình thành một thể loại mới... Thế nên
íồlklore nghệ thuật ngôn từ được sáng tạo và hoàn thiện trong quá trình
song hành với văn học viết vẫn là một hệ thống thẩm mĩ độc lập với văn học
viết, bao gồm tất cả các thể loại sáng tác truyền miệng mang tính biểu đạt
theo lối cô truyền, tồn tại trong diễn xướng và được sự thừa nhận của nhân
dân trong quá trình “chọn lọc tập thể'’, sống trong kí ức chung của cả cộng
đồng và trở thành ki niệm riêng của cả một dân tộc.
Nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc đặc trưng nguyên họp của
VHDG trong tất cả các biểu hiện cùa VHDG giữa đời sống, từ hoạt động
sáng tác, hoạt động trình diễn đến hoạt động tiếp nhận, là một yêu cầu có
tính nguyên tắc đối với mọi lĩnh vực nghiên cứu của khoa văn học dân gian.
2. Tính truyền miệng
Xét từ đầu nguồn, văn học dân gian được truyền miệng qua hàng ngàn
năm, từ thời kì dân tộc chưa có chừ viết. Sự truyền miệng các sáng tác nghệ
thuật ngôn từ của nhân dân đã trờ thành tập quán sinh hoạt, là một nhu cầu
văn hoá tự nhiên mà văn học viết không thể thay thế. Trải qua hàng ngàn
năm tồn tại song hành với văn học viết, trong các di sản VHDG truyền
miệng được ghi chép lại chắc chắn có không ít những sáng tác văn học dân
gian cùa các nho sĩ, các trí thức. Đó là kết quả của quá trình dân gian hoá có
tính quy luật: Những tác phẩm ấy phải là những tác phẩm được sáng tác
theo phong cách dân gian, mang tính biểu đạt theo lối cổ truyền. Nó chi trở
10 11
thành tác phâm văn học dân gian, như trên đã nói, nêu được sự thưa nhạn
của nhân dân trong quá trình “chọn lọc tập thể” và tồn tại trong diên xương.
Những tác phẩm đó đã vượt thoát vai trò cá nhân sáng tạo, trở thành những
thông điệp không có người phát và sống đời sống dân gian trong thê sông
truyền miệng. Trong một số trường họp đã có sự phát hiện tác giả - cá thê
đối với một số tác phẩm nào đó đã được dân gian hoá, song vì những lí do
như đã nói ở trên mà sự phát hiện đó tuyệt nhiên cũng không thê thay đoi
được những biêu hiện về bản chất xã hội và đặc trưng nghệ thuật dân gian
của các tác phẩm ấy do đời sống truyền miệng đem lại. Đã có nhà nghiên
cứu đưa ra ba dạng thức tồn tại cùa VHDG. Đó là dạng ẩn trong đâu khôn
người già, dạng hiện trong quá trình diễn xướng và dạng cố định sau khi
được ghi chép lại bằng văn bản. Văn học dân gian trong nhà trường là
những tác phẩm đã được cố định trên văn bản, nhưng người phân tích những
tác phẩm như thế cần phái hiểu rằng, trong đời sống truyền miệng, văn bản
này mới chi là một "khuôn hình”, một “lát cắt đồng đại”. Dạng thức đầy đủ
của nó phải là một liên văn bản. Sự tích hợp các tri thức hiêu biêt một tác
phẩm VHDG vì lẽ đó cũng phải là kết quả cùa sự phân tích, so sánh liên văn
bản trong các ngữ cảnh diễn xướng truyền miệng giả định mà có thê trong
đó các giá trị tư tưởng - thẩm mĩ đích thực cùa tác phẩm phát sáng. Các tri
thức đó đã phản ánh kết quả của sự “chọn lọc tập thể” và phải được phát
hiện ra từ các mẫu gốc, các biểu tượng gốc, biểu tượng quy ước và nói
chung là các bộ công thức truyền thống. Trong tiến trình phát triên của
VHDG, thể loại với tư cách là một kết cấu nghệ thuật có tính lịch sử - cái
kết cấu như thế cũng là một mã văn hoá - bao gồm một tập họp các công
thức truyền thống, được gọi bàng các khái niệm như: mô thức, môtip, biêu
tượng. Tính biểu diễn trong dạng hiện của tác phẩm VHDG cũng được tạo
nên bởi các phương thức truyền thống: nói, ngâm, hát, kê, diễn. Đó là cách
thức truyền miệng đầy tính sáng tạo dân gian, biểu hiện đặc trưng mĩ học
dân gian và là thể sống của VHDG. Một câu tục ngữ đã được cố định bằng
văn bản ở một không - thời gian nhất định nào đó luôn ở trạng thái tiềm ân
nghĩa. Ý nghĩa cụ thể, sâu sắc và đẹp đẽ của nó chi được hiện ra sát họp và
được thăng hoa khi nó được “nói ra” trong một đoạn lời nói. Và nhờ sự có
mặt của nó, các đoạn lời nói ấy đã được cách điệu khác với lời nói thường
và trở thành một yếu tố có tính nghệ thuật tham gia vào hành vi giao tiếp
trực tiếp trong một ngữ cảnh văn hoá xác định. Thế nên có thế nói truyền
miệng là phương thức tồn tại của VHDG.
3. Tính tập thể
Trong ca dao cổ truyền, có thể nhận ra những câu hát diễn tả trực tiêp
hoạt động tập thể sinh hoạt văn nghệ dân gian:
Các anh tát một gầu giai
Chủng em hai đứa tát hai gầu sòng.
Một đàn cò trang bay tung
Bén nam bên nữ ta cùng hát lên.
Hoặc:
Ai có chồng nói chồng đừng sợ
Ai có vợ nói vợ đừng ghen
Đen đây hò hát cho quen
Rạng ngày mô ai về nhà nẩy há dề một đèn hai tim.
Nhưng khi nói đặc trưng tính tập thể của VHDG không có nghĩa là để
chỉ các hình thức sinh hoạt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tính tập thể
của VHDG thấm xuyên trong tất cả các loại hoạt động: hoạt động sáng tác,
hoạt động trình diễn, hoạt động thưởng thức VHDG. Nếu tính truyền miệng
là phương thức tồn tại, là thể sống của VHDG trong sự toàn vẹn của nó, thì
tính tập thể là phương thức sáng tác VHDG: tập thể về lí tường và cảm hứng
sáng tạo, tập thể về nguyên tắc thẩm mĩ và phong cách thể loại, tập thể về
phương thức phương tiện và chất liệu nghệ thuật biểu hiện, tập thể về
phương thức tiếp nhận VHDG trong tất cả các mối quan hệ íồlklore với thực
tại. giữa dòng đời chảy trôi từ từ chậm chạp. Tập thể chiêm nghiệm tất cả
các vấn đề sinh từ cùa con người để khái quát nó vào những khuôn đúc
trong những mẫu hình muôn thuở. Thế nên khác với văn học viết, mồi tác
phâm VHDG không đơn thuần là hiện tượng mà phải được xem như là một
quá trình, trong ngữ cành và diễn xướng. Mỗi tác phẩm VHDG đều là kết
quả của một hình thức đặc biệt cùa sáng tạo. Trong văn học viết, sự sáng tạo
của cá nhân luôn tuân theo những quy luật tâm lí của cá tính nghệ sĩ. Ngược
lại, trong sáng tác dân gian, mọi sự sáng tạo của các cá nhân đều phải tuân
theo những quy luật tâm lí sáng tác tập thể. Như một quy luật, ở đây, các
kinh nghiệm nghệ thuật của cá nhân không ngừng chảy vào nguồn dự trữ
12 13
tập thể. và toàn bộ kinh nghiệm tập thể lẽ tự nhiên trở thành sở hữu của
tất cả các thành viên trong cộng đồng. Truyện kể Thần trụ trời có lẽ là một
“huyền thoại văn chương” được sáng tạo lại trên cơ sở tích hợp những
mẩu kí ức về người khổng lồ sáng thế đã trở thành kỉ niệm riêng của toàn
dân tộc. Các lớp xã hội - lịch sử trong truyền thuyết An Dương Vương và
Mỵ Châu - Trọng Thuỷ không phải được thu hút vào một văn bản cô đinh
của một thời đã qua trong cùng một toạ độ thời gian lịch sử dân tộc. Đó là
kết quả sáng tạo của tập thể nhiều đòi, được nhiều thế hệ bào tôn, chọn lọc
thẩm mĩ và không ngừng tái sáng tạo, có đào thải, làm đầy, làm mới.
về phương diện lí thuyết chung, khoa học VHDG có thể xem xét nội
hàm đặc trưng tính tập thể của VHDG trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa cá
nhân với tập thể và quan hệ giữa truyền thống với ứng tác. Vê môi quan hệ
thứ nhất, như đã nói ở trên, trước hết, có thể thấy toàn bộ các sáng tác
VHDG ở quá trình thứ nhất - VHDG của thời kì thị tộc bộ lạc - đều có nguồn
gốc từ các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng họp của nhân dân. Ở quá trình
thứ hai - trong các thời đại đã có chữ viết và VHDG đã trở thành một bộ
phận họp thành toàn bộ nền văn học dân tộc - tình hình có khác. Bên cạnh
các tác phẩm VHDG được bảo tồn và tiếp tục tái sáng tạo trong trí nhớ của
các thế hệ sau, phần lớn các tác phẩm VHDG được sáng tác trong quá trình
thứ hai thường có nguồn gốc từ các cá nhân khởi xướng. Họ thường phải là
những người chẳng những có vốn văn hoá dân gian được tích hợp tự nhiên,
mà còn có năng khiếu thực hành diễn xướng. Họ có thói quen đi nhiều nơi,
gặp nhiều người, lại có tài năng ứng tác và truyền dạy. Trong sinh hoạt văn
nghệ cộng đồng, họ thường có tư cách thủ lĩnh giữ vai trò của người truyền
bá, phổ biến và sáng tạo. Thực tế đời sống văn hoá dân tộc đã từng có
những nhà văn, nhà thơ đã thành danh, nổi tiếng của nền văn học viết vì
những lí do nhất định lại trở về với đời sống bình dân và đóng vai trò một -1
nghệ nhân dân gian xuất sắc. Họ tham gia vào sáng tác tập thể không phải
bằng vốn chữ và sự hiểu biết hàn lâm của một tác giả văn chương bác học,
mà như các nghệ nhân dân gian đích thực, các sáng tác - tập thể cùa họ được
sinh thành từ chính vốn sống và sự nhạy cảm đời thường. Trong các di sản
VHDG cổ truyền, có thể đoán định ở đó có những truyện cổ tích thần kì đã
được nhuận sắc, có không ít những bài ca trữ tình dân gian và truyện thơ
dân gian có nguồn gốc cá nhân mang phong cách tập thể trở thành tác phẩm
VHDG, vô danh, truyền miệng và xuất hiện dị bản. Có thể so sánh sự tương
đồng và dị biệt trong cảm hứng sáng tạo - tập thể từ hai bài ca trữ tình
dân gian:
Chàng ơi buông áo em ra
Đe em đi chợ kèo mà chợ trưa
Chợ trưa rau nó héo đi
Lấy gì nuôi mẹ lẩy gì nuôi em.
Có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc lời ca trên nảy sinh trong hoạt động
sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của nhân dân. Hãy nghe bài thứ hai:
Ngày xuân em đi chợ hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng em đã có chồng
Bực mình đố cá xuống sông em về...
Hiển nhiên, cách chơi chữ trong hai câu trên ở bài này đã chỉ dẫn người
nghe về trình độ và đẳng cấp của người sáng tác. Thế nhưng cái phong vị
dân gian mộc mạc, đằm thắm ở hai câu sau vẫn cứ lan toả đượm thấm văn
hoá chợ quê nơi làng Việt trong nhịp điệu mùa màng. Tác giả - tập thể đã
dân gian hoá nó. Lẽ tất nhiên quá trình này sẽ tiếp tục được chọn lọc tự
nhiên. Vai trò của từng cá nhân lại tiếp tục được tham gia vào quá trinh này
một cách có ý thức giữa đời sống cộng đồng, góp phần đổi mới và phát triên
VHDG trên nền bản truyền thống. Ở mối quan hệ thứ hai. quan hệ giữa
truyền thống và ứng tác, tính tập thể biểu hiện trong các hoạt động sáng tác
trực tiếp gọi là ứng tác. Trước đây, hoạt động ứng tác diễn ra sôi nổi, thường
xuyên, biểu hiện nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học giữa đời sống,
trong các hoạt động giao tiếp có tính nghệ thuật, đặc biệt trên các chiếu chèo
sân đình và trong các không gian lễ hội. Để gợi hứng hay đưa đẩy nối dài ý
tứ trong một cuộc hát đối đáp, người ứng tác thường sừ dụng lại một phần
các phương tiện, chất liệu đã có sẵn trong các bài hát dân gian. Những yếu
tố được sừ dụng nhiều lần như thế đã trở thành các công thức có tính truyền
thống, giữ vai trò định hướng các cá nhân ứng tác tiếp tục các sáng tạo mới
theo truyền thống, về sau, những yếu tố ấy đã tự nhiên giữ vai trò vừa định
vị tác phẩm, vừa là dấu nối giữa truyền thống với các sáng tạo mới có cùng
mẫu đề. Đó là kết quả của sự bắt chước một cách sáng tạo, một biểu hiện
khác của tính tập thể trong hoạt động ứng tác VHDG.
14 15
4. Tính dị bản
Đã có nhiều nhà khoa học khẳng định cùng với tính truyền miệng và
tính tập thể là tính dị bản của VHDG. Dị bản là hệ quả cùa quá trình tập
thể - truyền miệng, nhưng việc nhận thức về nguyên nhân và biêu hiện của
tính dị bản trước nay giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn những khác biệt.
Từ góc nhìn của văn học viết trên các văn bản VHDG đã được giới
thiệu, có quan niệm cho đó chẳng qua là sự tam sao thất bản. Thật ra như
trên đã nói về ba dạng tồn tại cùa VHDG, tính dị bản thường được xem xét
ở dạng thứ ba: dạng văn bản cố định. Những người tuyệt đối hoá vai trò
diễn xướng đã từng lên tiếng phủ định việc này. Họ cho rằng VHDG ở
dạng văn bản hoá chẳng khác gì với một bộ sưu tập những con bướm ép.
Những người tuyệt đối hoá vai trò văn bản lại thường chỉ nghiên cứu sáng
tác dân gian dựa trên một văn bản duy nhất, ở dạng tĩnh. Lí thuyêt văn bản
VHDG đã khẳng định VHDG xét trên góc độ bản chất nghệ thuật là một
loại của nghệ thuật ngôn từ, đương nhiên có văn bản. Dựa trên tât cả các
thành tựu nghiên cứu VHDG trong quá trình vận hành của một tác phâm
truyền miệng - tập thể giữa đời sống, người ta đã chỉ ra những nét đặc thù
của văn bản một tác phâm VHDG. Trên tạp chí Văn hoá dân gian sô
3/1990, trong bài viết Một số vấn đề lí luận chung quanh việc nghiên cứu
văn bản văn học dân gian, Trần Đức Ngôn đã sơ bộ nêu lên những đặc tính
cơ bản nhất của văn bản VHDG, đó là:
- Văn bản một tác phẩm VHDG là một liên văn bản (tác phẩm chuỗi).
- Trong văn bản tác phẩm VHDG chứa đựng hai loại yếu tố: yếu tố bất
biến và yếu tố khả biến.
- Văn bản VHDG là một hệ thống mở. về nguyên tắc, không có bài ca,
bản kể cuối cùng.
- Văn bản VHDG không mang cá tính sáng tạo. Phong cách nghệ thuật
của nó là phong cách tập thể (phong cách tự sự dân gian, phong cách trữ
tình dân gian,...).
Cũng cần phải nhấn mạnh thêm: Văn bản VHDG là tác phẩm VHDG
tồn tại ở dạng cố định. Ở đầu nguồn sáng tạo, nó được xây dựng bằng ngôn
ngữ của lời nói dựa trên cơ sở các bộ công thức truyền thống theo nguyên
tắc có tính lặp lại (mẫu gốc, môtip, biểu tượng,...). Trong đó, các tầng nghĩa
biểu hiện các giá trị tư tưởng thẩm mĩ dân gian được chế định bởi tính
truyền thống dân tộc. Các ý nghĩa truyền thống chỉ phát sáng trong các ngữ
cảnh xã hội có tính quy phạm ổn định trường tồn dưới dạng các mã thâm
mĩ, mã ngôn ngữ, mã văn hoá.
Tìm hiểu tính dị bản của văn học dân gian phải trên cơ sở thừa nhận các
đặc điểm văn bản VHDG nói trên, có ý nghĩa khác biệt với văn bản tác
phẩm văn học viết. Trong đó, đặc trưng tính dị bản có nguồn gốc sâu xa ở
đặc điểm thứ hai và được biểu hiện ra ở đặc điểm thứ nhất. Có thê nêu một
ví dụ: Một truyện cổ tích được lưu chuyển từ địa phương này đên địa
phương khác ở những thời gian khác nhau, được kể lại bởi những nghệ nhân
khác nhau, trong những ngữ cảnh xã hội khác nhau và tất nhiên nó được ghi
chép văn bản hoá ở những không - thời gian khác nhau bởi những nhà sưu
tập khác nhau. Ket quả là cái truyện cổ tích ấy đã hiện tồn bàng một liên văn
bản. Trong đó, về lí thuyết, ở dạng đầy đủ tác phẩm sẽ gồm bản gốc, các
bản trung gian và bản mới. Dị bản là các bản trung gian và bản mới, hay còn
gọi là “ bản khác” (Nguyễn Xuân Kính). Khác với vấn đề tam sao thất bản
do có sự nhầm lẫn theo trí nhớ, những nét biến đổi khác biệt để thích nghi,
đổi mới ở đây hoàn toàn có thể lí giải khoa học bằng các lí do xã hội và lí do
nghệ thuật. Trên thực tế nghiên cứu, người ta đã nhận ra có những biến đôi
chỉ như một sự chỉnh lý để gia tăng hiệu quả thẩm mĩ, nhưng cũng có những
sự biến đổi phản ánh một sự vận động mạnh mẽ của ý thức dân gian. Nó là
kết quả của quá trình đào thải, làm đầy, làm mới. Quá trình này diễn ra liên
tục, thường xuyên trong đời sống sinh hoạt văn hoá dân gian. Nhờ đó,
VHDG tự đổi mới, phát triển thích nghi và trường tồn mãi cùng với sự phát
triển và đôi mới của môi trường hoạt động thực tiễn. Các nghiên cứu trước
nay đã khẳng định: “Tiến trình văn hoá xét cho cùng là sự thích nghi một
cách chủ động và có ý thức của con người với môi trường. Tiến trình văn
hoá không ngừng hướng tới một sự thích nghi hoàn hảo tức là một sự hài
hoà tuyệt đối và lí tường giữa con người và môi trường. Nhưng sự hài hoà
tuyệt đối và lí tưởng như thế chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ đạt tới”
[Đinh Gia Khánh, Văn hoá dăn gian là một nghệ thuật nguyên hợp, in trong
Văn hoá dãn gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nhiều tác giả, NXB Khoa
học xã hội, 1989, tr. 15]. Vì lẽ đó mà xuất hiện mâu thuẫn giữa sự chấp nhận
16 2.GTVH DÂN GIAN-A
17
và chối bỏ, để từ đó tìm cách kế thừa, đổi mới ngày càng đa dạng hơn, tinh
vi hơn để tiếp tục phát triển. Như chúng ta thấy: VHDG vừa là văn học vừa
là văn hoá. Quy luật vận hành các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, của
toàn bộ nền văn học dân gian nói chung nằm trong tiến trình văn hoá của
dân tộc. Thế nên tính dị bản của VHDG nói chung cũng như sô phận một
tác phẩm VHDG trong quá trình dị bản nảy sinh dị bản cũng là một sự vận
động hợp quy luật. Đặc trưng dị bản của VHDG biểu hiện ở nhiêu câp độ.
Có thể đó chỉ là một sự khác biệt trong cách gọi tên một truyện kê. Dị ban
có thể chỉ là một từ, một mô thức câu mở đầu một bài ca dao, nhưng dị bản
còn nhiều khi nằm sâu trong các hình thức cấu trúc tác phâm giữa các văn
bản như là sự khuyết thiếu hoặc khác biệt một số chi tiết, tình tiêt, môtip,
hình ảnh, biểu tượng, các tầng của văn hoá cổ trong hình thức mới, các lớp
xã hội lịch sử từng được thu hút tự do xoay quanh môtip hạt nhân côt lõi,
các cách mở đầu và kết thúc,... Tất nhiên mọi sự biến đôi và thay thê nội tại
một thực thể bao giờ cũng có giới hạn. Vượt qua giới hạn nhât định, dị bản
trở thành một tác phẩm mới, thậm chí theo đó còn có cả sự chuyên hoá thê
loại. Do đó, có thể nói tính dị bản là một đặc trưng của VHDG.
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu bốn đặc trưng cơ bản của VHDG. Trong
một số công trình chuyên khảo, giáo trình khác, có thê chúng ta đã thây có ý
kiến gạt bỏ đặc trưng dị bản hoặc đặc trưng nguyên hợp và thay vào đó là
những đặc trưng khác theo quan điểm học thuật của người viết, như: tính
thực hành, tính địa phương, tính truyền thống dân tộc, tính phổ quát quốc
tế,... Ở những góc độ khác nhau, đặc biệt ở góc nhìn sâu sắc về đặc trưng
từng thể loại VHDG cụ thể, ta cũng có thể nhận ra ở mỗi quan niệm đó đều
có cái hạt nhân họp lí. Mọi sự khác biệt và phức tạp như thế đều có căn
nguyên chủ yếu từ chính sự phức tạp và rất khó nắm bắt của thực thê đôi
tượng nghiên cứu.
III- VÁN ĐÈ PHÂN LOẠI TRONG NGHIÊN cứu VĂN HỌC
DÂN GIAN
Trên thế giới, íồlklore là đối tượng khảo cứu của nhiều ngành khoa học
xã hội và nhân văn. Người ta phân loại íồlklore từ nhiều góc độ tiếp cận với
những mục đích học thuật khác nhau thành: íồlklore khoa học, tồlklore nghệ
thuật, íồlkỉore lí trí, íồlklore tình cảm,...
Ở một số nước như Mĩ, Anh,... đã có những nhà nghiên cứu đem các
sáng tác dân gian truyền miệng sắp xếp hỗn họp vào cùng với một số loại
hình văn hoá, tín ngưỡng, phong tục khác nhau như là một tập hợp di sản
truyền thống văn hoá phi vật thể để sử dụng làm các dẫn liệu, chứng cứ giải
quyết các vấn đề dân tộc học lịch sử, nhân học văn hoá và văn học trong văn
hoá. Theo quan điểm này, íồlklore ngôn từ không phải là văn học, mà là một
loại hình thái ý thức xã hội đặc biệt gọi là tiền văn học.
Ngược lại, ở nhiều nước khác như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc,... từ
íồlklore nghệ thuật truyền miệng lại được quan niệm là một thể loại của
nghệ thuật ngôn từ, là văn học dân gian. Theo quan niệm học thuật này,
người ta từng phân loại VHDG theo nguyên tắc kế thừa các cách phân loại
kinh điển đối với nghệ thuật ngôn từ của Arixtốt và F. Hêghen. Ở cấp độ
khái quát nhất, VHDG cũng được chia thành các loại hình: tự sự dân gian,
trừ tình dân gian và sân khấu dân gian. Tuy vậy, khi khảo cứu đến các thể
(thể loại) để sắp xếp vào các loại (loại hình) của VHDG lại có vấn đề: Tục
ngữ, câu đố, vè nên quan niệm thuộc loại hình nào ở trên.
Ở Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỉ XX, các giáo trình đại học
xếp các thể ấy vào một ô riêng gọi là những câu nói đúc kết kinh nghiệm
thực tiễn. Năm 1974, Cao Huy Đỉnh, trong chuyên luận Tìm hiểu tiến trình
văn học dãn gian Việt Nam, đã đưa ra một bảng phân loại gồm bốn loại
hình: văn học kể chuyện đời, văn học phô diễn tâm tình, văn học đúc kết
kinh nghiệm thực tiễn và văn học diễn trò. Điều đáng lưu ý ở đây là với VHDG,
Cao Huy Đỉnh muốn đưa ra một loại hình đặc trưng khác với văn học viết
bao gồm các thể lời nói nghệ thuật. Năm 1980, Phan Đăng Nhật công bố
chuyên luận về VHDG miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó,
ông dựa hẳn vào phương thức diễn xướng để phân loại thành: văn học hát,
văn học kể, văn học nói,... Trong một số bài báo chuyên biệt về phân loại
VHDG cũng trong thời gian này của Hoàng Tiến Tựu. ông lại căn cứ vào
những đặc diêm ưội về kiểu tư duy trong các phương thức phản ánh, phương
thức biểu hiện để định loại: văn học nói - suy lí, văn học hát - trừ tình....
Năm 1983, trong giáo trình Văn học dân gian các dãn tộc ít người ở Việt Nam,
Võ Quang Nhơn cho ràng đã đến lúc phải xây dựng danh pháp thể loại và
đây mới là vấn đề cơ bản nhất để VHDG Việt Nam có cách gọi tên các thể
loại tương ứng vói các thuật ngừ quốc tế như nó vốn có. Ông phê phán cách
18 2.GTVH DÃN GIAN-B
19
gọi chung các tác phẩm văn vần tự sự trường thiên của các dân tộc là trường
ca. Dựa vào đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật trên văn bản cô đinh,
ông chia tách các trường ca thành hai thể loại: sử thi và truyện thơ. Năm 1991,
giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập I, dùng chung cho các trường đại
học sư phạm, do Đỗ Bình Trị biên soạn được NXB Giáo dục xuât bản. Lân
đầu tiên, vấn đề phân loại VHDG đã được tác giả phân tích, luận giải tỉ mỉ,
công phu trên một khối lượng lớn các nguồn tài liệu lí luận cũng như tác
phẩm VHDG trong nước và nước ngoài do điều kiện thực tê đã hội đủ các
yếu tố có thể. Để nêu lên thực tế cực kì phức tạp, khó khăn của công việc
này, ông viết: Vì VHDG là một hiện tượng có tính chất quốc tế, người ta đã
nghĩ đến việc xây dựng một khung phân loại chung cho VHDG toàn thê giới
làm tiền đề và điểm xuất phát cho công việc phân loại trên tài liệu VHDG
dân tộc. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một sơ đồ giả thuyết chung nào được
chú ý, chưa nói là được coi như đã đạt tiêu chuẩn đó. Thật ra giới nghiên
cứu íồlklore quốc tế, khi đề cập đến vấn đề phân loại, thường chì giới hạn
vấn đề ở việc phân loại một thể loại nào đó thành những cấp độ dưới thê
loại. Theo ông, cách làm này chỉ “thuần tuý kinh nghiệm và có ý nghĩa thực
dụng”. Nó thường dựa vào tiêu chí đề tài và chủ yếu chi có tác dụng giúp
người ta dùng để tra cứu. Cho nên, thực tế hơn là phải tiến hành xây dựng
những nguyên tắc phân loại chung và dựa vào đấy đê phân loại tài liệu
VHDG dân tộc, chủ yếu là xác định kêt câu thê loại của nó. Ong nhân
mạnh: Một định nghĩa thật sự khoa học, hoàn chinh vê một sô thê loại
VHDG nhất thiết phải khái quát được đặc trưng thể loại cụ thể của nó. Và
lần đầu tiên, Đỗ Bình Trị đã chỉ ra bốn tiêu chí thể loại gồm các đặc trưng
về hệ thống đề tài, về thi pháp đặc thù, về chức năng sinh hoạt - xã hội và
về phương thức diễn xướng. Những tác phẩm có sự tương đồng, sự thông
nhất ở các tiêu chí trên sẽ được xếp vào một thể loại. Sự thống nhất như thế
đã thể hiện một cách nhận thức khách quan về thể loại, bởi vì thể loại “là
một kiểu hình thức nghệ thuật được hình thành một cách lịch sử, ra đời do
nhiệm vụ mà nghệ thuật đặt ra trong sự phản ánh những sự kiện thực tế,
trong sự biểu hiện thái độ nhất định đổi với thực tế”. Theo ông, nguyên tắc
phân loại VHDG Việt Nam nên theo ba cấp: cấp thứ nhất trong phân loại
vẫn theo cách “chia ba” gồm tự sự, trữ tình và kịch; cấp thứ hai là nhóm thể
loại; cấp thứ ba là thể loại. Theo ông, do tính chất phức tạp riêng cùa VHDG,
nên đặt ra một cấp trung gian giữa loại và thể loại - đó là nhóm thể loại. Và
những thể loại trong cùng một nhóm thể loại thường có những đặc trưng gần
giống nhau. Trong trường hợp này, một đặc trưng nào đó trong bốn đặc
trưng đã nói ở trên mà nổi lên như dấu hiệu phân biệt chính thì có thể lấy đó
làm tiêu chí chung cho cả nhóm.Và dấu hiệu như thế thường là đặc trưng về
thi pháp thể loại. Theo đó, ông cho rằng tục ngữ và câu đố có thể xếp vào
một nhóm thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Bởi vì, cũng như việc
phân loại văn học viết, cách “chia ba” của Arixtốt và F. Hêghen đã chặt chẽ
đến mức bất cứ việc đặt thêm một loại nào nữa ghép vào nó cũng làm cho
nó “cọc cạch”, dù là chỉ với một chút điều chình. Với ý tưởng đi tới cùng
trong việc phân loại VHDG, ông còn đưa ra các kiểu biến thể của thể loại và
các biến thể trung gian. Các kiểu biến thể của thể loại ở các thể lớn nhất như
cổ tích, ca dao đã từng được khoa học VHDG xác nhận. Các biến thể trung
gian cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình quan hệ qua lại
giữa các thể loại và có tính lịch sử cụ thể. Kết quả là trong khung phân loại
VHDG Việt Nam của Đồ Bình Trị, chỉ riêng loại hình tự sự (truyện kể, thơ
ca kể chuyện và lời nói vần vè) đã được chia thành 15 đơn vị ở cấp độ thể
loại thuộc ba nhóm thể loại. Ở loại hình trữ tình gồm 6 đơn vị thể loại thuộc
hai nhóm thê loại. Cùng với ba thể loại thuộc loại hình kịch (chèo, tuồng đồ
và những trò diễn dân gian), tổng số đơn vị thể loại trong toàn bộ hệ thống
đã là 24 đơn vị. Như trên đã nói, đây là kết quả của cả một quá trình phân
loại khoa học hết sức tỉ mi, công phu. về lí thuyết phân loại một đối tượng
hết sức phức tạp như thế, tác giả đã luận giải rất mạch lạc, logic và có sức
khái quát cao. Nhưng chính ông đã viết: “về lí thuyết thì vấn đề có vẻ rành
mạch như vậy đấy, nhưng trong thực hành nghiên cứu, vấn đề phân loại
VHDG nói chung, vấn đề phân loại các thể loại VHDG nói riêng luôn luôn
có nhiều vướng mắc” [Sđd, tr. 45].
Thế là chỉ trong khoảng nửa sau của thế kỉ XX, vấn đề phân loại khoa
học VHDG Việt Nam đã được chú ý ngay từ khi văn học dân gian chính
thức được quan niệm là một bộ phận cùng với bộ phận văn học viết hợp
thành toàn bộ nền văn học dân tộc, và qua từng bước chuyển biến nhận thức
về vấn đề này, khoa học VHDG Việt Nam đã đạt đến những thành tựu đỉnh
cao. Nhưng như chúng ta đã nhận ra qua phần lược điểm ở trên, tình hình
phân loại VHDG vẫn có những ý kiến và quan niệm khác nhau, thậm chí đối
20 21
lập nhau về các vấn đề cụ thể. Ví dụ ở cấp độ loại hình, nên chia bôn theo
đặc trưng VHDG hay vẫn chia ba theo quan niệm VHDG là một loại của
nghệ thuật ngôn từ. Và hai thể loại tục ngữ, câu đố - các thể loại lời nói
nghệ thuật - có thoả đáng xếp chung thành một nhóm thuộc loại hình tự sự
hay không? Đồng dao là một biệt loại ca dao hay là một thể loại riêng? Giai
thoại là một thể loại VHDG hay là điểm nối giữa VHDG và văn học viêt?
Nên phân biệt truyền thuyết dân gian với truyện dịch ra từ các thân tích,
thần phả như thế nào? về truyện thơ Nôm khuyết danh cũng như tuông
khuyết danh là VHDG hay văn học viết,... Thế nhưng cuộc sống và học
thuật như “cây đời” vẫn tiếp diễn. Và điều này là hết sức quan trọng đôi với
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường, đặc biệt
đối với các bậc học phổ thông. Trong sách giáo khoa Văn 10 được viêt sau
hội nghị thay sách tại Hà Nội tháng 6-1990 (Chương trình 3B - CCGD),
được sử dụng từ năm học 1990-1991 (tái bản lần thứ 8 năm 1998), chúng ta
thấy trong bài Đại cương về văn học dân gian, các soạn giả đã bỏ qua câp
độ phân loại loại hình VHDG, chỉ giới thiệu 12 thể loại trong mục II với tiêu
đề các thể loại văn học dân gian, và nhấn mạnh: Thể loại là đơn vị cơ bản
của VHDG. Đó là các thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngừ, câu đố, ca dao, vè, chèo.
Năm 2000, sách Văn 10 được chỉnh lý hợp nhất từ hai bộ sách Văn 10 -
Phần Văn học Việt Nam do trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì biên
soạn và Văn học 10, tập 1 do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành
phố Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn, gọi là Văn học 10, tập 1, phần Văn học
Việt Nam, được sử dụng từ năm học 2001-2002. Trong sách này, mục V
của bài Đại cương về văn học dãn gian giới thiệu các thể loại VHDG vẫn
giữ nguyên 12 tiêu mục để giới thiệu cụ thể, nhưng đã có sự chinh lí đáng
kể. Tên mục sửa lại là những thể loại chính. Các tiểu mục được giới thuyết
rành mạch và có tính học thuật mới. Ở tiểu mục 2, sừ thi được bổ sung gọi
là sừ thi dân gian. Ờ tiểu mục 4, cổ tích được bồ sung gọi là truyện cổ tích.
Ở tiểu mục 7, nói về tục ngữ được bổ sung câu: Có thể coi tục ngữ là một
thể loại triết lí dân gian. Đặc biệt, với hai tiểu mục 10 (về ca dao - thêm chữ
dân ca) và 12 (về Chèo) được viết lại khác trước. Ở đây, chúng được mở
rộng quan niệm: Ca dao - Dân ca gồm các thể loại trữ tình dân gian (?). Và
ở mục 12, từ chồ chỉ một thể loại chèo, nay đổi thành các thể loại sân khẩu,
bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng và một số trò diễn có tích
truyện, nghĩa là đã bổ sung vào đây ít nhất là một thể loại nữa, đó là tuông
dân gian. Như vậy là đên sách chỉnh lý họp nhât năm 2000, sô lượng các thê
loại VHDG đã là một hệ thống mở mà theo chúng tôi nhận xét thì có lẽ là để
rộng đường quan niệm. Năm 2006, chương trình sách giáo khoa Văn học 10
lại được thay thế bằng hai bộ sách cơ bản và nâng cao cùng với tên gọi mới:
Ngữ văn 10 được biên soạn theo hướng tích họp ba phần Văn học, Tiếng
Việt và Làm văn. Trong bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam, phân
viết về thể loại cũng gồm í2 tiểu mục cụ thể nhưng lại tiếp tục có sự điều
chỉnh ở các tiểu mục 7, 8, 9 và 11. Ở các tiểu mục 7 và 8, với hai thể loại tục
ngữ và câu đố, đều được chỉnh sửa lại “là thể loại lời nói có tính nghệ thuật”.
Ở tiểu mục 9 về ca dao dân ca, ngoài việc bỏ đi dấu gạch ngang đê thay
bằng một dấu phẩy giữa hai thuật ngữ ca dao và dân ca, các soạn giả còn
đưa ra quan niệm có khác với sách trước. Nó không còn “là tên gọi chung
các thể loại trữ tình dân gian” mà “là thể loại trữ tình bằng văn vần”. Ở mục
thuật ngữ Truyện thơ được bổ sung là Truyện thơ dân gian và có cách gọi
mới là “thể loại văn vần” thay cho cụm từ ở sách trước gọi là “những truyện
kể bằng thơ”. Như vậy, trên đại thể, với văn học dân gian trong nhà trường
đến thời điểm hiện nay đã có sự đồng thuận về cơ bản gồm 13 thể loại chính.
Ngoại trừ thể loại gọi là trừ tình dân gian (ca dao, dân ca) và tên gọi thê loại
tuồng đồ vẫn còn có những ý kiến khác, còn lại 11 thể loại: thần thoại, sử thi
dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục
ngữ, câu đố, vè, truyện thơ dân gian và chèo đều đã nhất trí danh pháp. Và
việc đặt cấp độ loại hình VHDG sang một bên trong bài Khái quát về văn
học dân gian Việt Nam ở các cấp học phổ thông cũng là họp lí và cần thiết.
IV- VAI TRÒ CỦA THỂ LOẠI TRONG KHOA HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
Như trên đã nói, nếu lịch sử văn học viết nói chung đều có cơ sở chắc
chắn đê mô tả nó theo các quá trình từ thời kì, giai đoạn, chủ nghĩa, trường
phái, trào lưu đến các tác già, tác phẩm ở những toạ độ xác định, thì lịch sử
VHDG chỉ được mô tả bằng tiến trình phát triển của các thể loại - lịch sừ. ’
Tất nhiên cách làm này có cơ sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy, bởi vì
"từ thời viễn cồ, VHDG đã có sự gắn bó khăng khít và đặc thù với lịch sử”
(M. Gorki). Mặt khác, nó cũng có tính khả thi do sự hình thành, lưu chuyển
22 23
và biến đổi của các hiện tượng VHDG về mặt lịch sử của nó nhìn chung
không có nhảy vọt, mà vừa có tính chất rộng lớn liên tục, vừa chậm chạp
trầm lắng. Ở trên, phần lược điểm quá trình phát triển các thể loại VHDG
Việt Nam đã cho thấy chi có thể quan sát được nó trên một đại lượng đo
thời gian rất lớn. Trong đó, xét trên bình diện không gian văn hoá, không
phải không thấy ở đó có thể có sự đan dệt phức tạp nhiều quá trình chông
lấn hoặc nối tiếp nhau, hoặc xen kẽ nhau trong trạng thái song hành giữa các
thể loại cùng tồn tại và phát triển ớ những mức độ khác nhau. Nhưng trên
đại thể, xét trên bình diện thời gian văn hoá, ta vẫn thấy, như một quy luật,
mỗi thể loại đều có quá trình nảy sinh và phát triển, nở rộ và suy tàn. Con
người thời cổ đại sống trong, sống cùng, sống với cái môi trường tự nhiên
và xã hội buổi đầu mà ngày nay chúng ta gọi là hình thái kinh tê - xã hội
nguyên thuỷ. Họ phải đối diện với rất nhiều thách thức của thực tại, và
không ai khác, chính họ phải đáp ứng. Đối diện với cái nhỏ bé, mong manh
hữu hạn của con người là cái khổng lồ, vĩnh viễn, vô hạn của trời đât, núi
sông khiến người ta sùng bái. Kịp đến khi bước vào ngưỡng cửa của văn
minh thì chính cái tự nhiên câm lặng, dừ dội, bí hiêm, mênh mông, đây bât
trắc thuở ấy đã thúc đẩy trí tuệ con người phải phỏng đoán và hình dung,
tưởng tượng và tái hiện,... Đó chính là nguôn gôc văn hoá cùa thân thoại.
Khi con người bước vào thời đại đồng thau và sắt sớm cũng chính là thời
điểm quá trình chế ngự và thắng đoạt tự nhiên của các nhóm xã hội có giới
hạn buổi đầu đã đem lại cho con người những niềm hân hoan tột cùng sau
khi họ vượt qua được vài ba thách thức đầu tiên. Cảm hứng sử thi xuất hiện
và đó chính là khát vọng thần thoại được thăng hoa một cách có ý thức. Ke
đến là những cuộc chiến tranh bộ lạc diễn ra thường xuyên. Sử thi anh hùng
và truyền thuyết ra đời, cuốn theo những mảnh vỡ của “thần thoại một đi
không trở lại”. Một hỉnh thái kinh tế - xã hội mới được thay thế với ba thiết
chế: gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Lí tưởng dân chủ thị tộc cũ xung
đột gay gắt với hệ tư tưởng mới. Sự tự ngã nhận thức về số phận con người
“bao giờ đến được ngày xưa” được trình bày lại một cách thần kì trong
những giấc mơ cổ tích. Các thành tựu nghiên cứu VHDG trước nay đã
khẳng định: Thần thoại ra đời và chi phồn thịnh trong thời đại thần thoại. Sừ
thi dân gian chỉ ra đời và toả sáng trong thời đại sử thi. Theo đó, thời đại
anh hùng và ý thức dân tộc trưởng thành đẻ ra truyền thuyết anh hùng và nối
dài truyền thuyết lịch sứ. Thế nên nếu “xét riêng sự phát triển cùa dòng tự
sự dân gian, chủng ta sẽ thấy thái độ chọn lựa đối với thực tế trải qua con
đường tự sự phản ánh khái quát những quá trình lịch sử cơ bản đến chồ đi
sâu dần vào quá trình lịch sử cụ thể riêng biệt. Ở những thể loại ra đời sau
của tự sự lịch sử dân gian, tự sự lịch sử đã phân hoá ra thành những biến cố,
hơn nữa đã khúc xạ thành những số phận cá nhân. Những biến cố và số
phận cá nhân này đã được lựa chọn theo quan điểm của sự phản ánh và sự
đánh giá những quan hệ xã hội” [Đỗ Bình Trị, Sđd]. Nếu xem xét sự phát
triển cùa dòng trữ tình dân gian, tất nhiên sẽ thấy có sự phức tạp về mặt lịch
sử giữa các nhóm thể loại, bởi sự quên lãng và đứt mạch không thề phục
nguyên của ngôn ngữ thơ ca dân gian đã thất truyền. Thế nhưng nếu căn cứ
vào thành tựu của các khoa học liên ngành để tiến hành phân tích và luận
giải trên một khối lượng tài liệu lớn về các câu hát, bài hát dân gian hiện đã
sưu tập được thì có khả năng những đặc điểm có tính quy luật của các quá
trình phát triền nội tại trong thế giới nghệ thuật ca dao cũng sẽ trở nên rành
mạch, sáng tỏ. Như vậy, hiển nhiên trong khoa học về VHDG, vấn để thể
loại trở thành tâm điêm của mọi vấn đề. Mồi thể loại VHDG từ khởi thuỷ
đều được hình thành và đạt đến đỉnh cao trong những thời đại khác nhau,
theo đuôi những mục đích khác nhau, phản ánh những phương diện xã hội -
lịch sử rộng lớn khác nhau bằng những cung cách nghệ thuật biểu hiện ổn
định, bền vững khác nhau và đều là một phạm trù lịch sử. Đặc điểm có tính
quy luật này về số phận lịch sử của cáơthể loại VHDG cũng đã từng được
V.Ia. Propp đề cập trong một công trình nổi tiếng của ông khi bàn về mối
quan hệ của íblklore với thực tại.
Vai trò của thể loại trong khoa học VHDG còn cần phải được xác định
ở cấp độ sâu xét trên các đặc điểm về thi pháp thể loại. Tính đặc thù này
biểu hiện trực tiếp trong việc xác định các tiêu chí phân loại thể loại VHDG.
Cụ thể là nếu xét VHDG từ góc độ là một loại của nghệ thuật ngôn từ. sẽ
nhận ra rằng ở VHDG chi có sự khác biệt về thi pháp thể loại, nói rộng ra là
phong cách thê loại. Đối với văn học viết, giữa các tác phẩm có cùng đề tài,
chủ đề, cùng thuộc về một thể loại, và giả định còn được sáng tạo trong
cùng một thời gian, không gian xác định nhưng nếu là sản phẩm của những
tác giả khác nhau, chúng vẫn có sự khác biệt độc đáo về cấu trúc thẩm mĩ,
về bút pháp và giọng điệu,... Ngược lại, ở VHDG, sự khu biệt giữa các tác
24 25
phẩm trong cùng một thể loại xét trên các góc độ tương đông như thê hau
như lại thấy rất mờ nhạt. Với truyện cổ tích thần kì, tất cả đều tương đông
về hình thức cấu tạo cốt truyện, về phong cách biểu hiện, về nghệ thuật săp
đặt các tinh huống, về cách thức mô hình hoá cấu trúc loại người mang tính
quan niệm. Với bài ca trữ tình dân gian, mỗi mẫu đề tương ứng với một hệ
thống các công thức truyền thống có giá trị sử dụng như một ngân hàng
phương tiện và chất liệu nghệ thuật dùng chung. Với chèo sân đình, các đài
từ, dù là ứng tác, cũng phải tuân theo cả một hệ thông các quy tăc của nghệ
thuật trình diễn có tính chuẩn mực, ước lệ đến từng chi tiêt, đôi với từng
kiểu loại nhân vật. Phương thức sáng tác tập thể - truyền miệng của VHDG
đã quyết định phong cách thể loại của các tác phẩm VHDG. Không mang cá
tính sáng tạo, VHDG không có phong cách cá nhân, không có thi pháp tác
gia như văn học hiện đại. Không phải là sản phẩm nghệ thuật của một tác
giả, mà thân thế và sự nghiệp của người viết dù muốn hay không vân có môi
quan hệ trực tiếp với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thế nên VHDG cũng
không có phong cách thời đại, không có thi pháp thời kì, giai đoạn như văn
học trung đại. Thừa nhận tính lịch sử của thể loại VHDG, sẽ thấy được ở
mỗi thể loại đều có sự ổn định bền vững điển hình về phương pháp lịch sử
bởi nó được sáng tạo theo nguyên tắc có tính lặp lại. Và chính đặc diêm này
đã tạo nên sự khác biệt giữa hai hệ thống: thi pháp văn học viết và thi pháp
văn học dân gian. Cả hai hệ thông thâm mĩ này đêu được hiêu là tô hợp
những đặc điểm về hình thức nghệ thuật thành tạo nội dung và mang tính
quan niệm. Nhờ nó mà văn học viết và VHDG xây dựng được những bức
tranh về cuộc sống, sáng tạo những hình tượng về con người và những hiện
tượng khác nhau của thực tại một cách thẩm mĩ. Điểm khác biệt là ở nguyên
tắc tư tưởng thẩm mĩ. Nếu thi pháp văn học viết là thi pháp văn bản cô định
và là kết quả sáng tạo bằng kĩ thuật của tác giả cá thể, được thực hiện theo
nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá, thì thi pháp VHDG lại là sự tổng hoà
của các yếu tố hình thức đặc trưng bằng sự vận động thường xuyên theo
nguyên tắc lựa chọn khái quát hoá mà sự khái quát này chi được thừa nhận
trong tính truyền thống dân tộc. Nếu thi pháp văn học viết nhấn mạnh yêu
cầu cách tân trong sự sáng tạo cùa cá tính nghệ sĩ, chỉ chấp nhận “cái riêng
biệt”, “cái mới lạ”, độc đáo theo xu hướng vượt ra khỏi cái gọi là kí ức thể
loại, cái mô hình chung, thì thi pháp VHDG lại chấp nhận “cái quen thuộc”,
“cái lặp lại” đã trở thành sở hữu chung của mỗi thành viên trong cộng đồng,
và hon thế nó đã trở thành kỉ niệm riêng của cả một dân tộc.
Hệ luận của vấn đề khác biệt thứ hai này là chính nó đã tạo nên các giá
trị đặc sắc và bền vững trong phẩm chất thẩm mĩ của hệ thống thi pháp thể
loại VHDG: Tác phâm VHDG mỗi lần được diễn xướng trong một ngữ cảnh
xã hội nhất định và trong phong cách nghệ nhân đều được xem là một lần tái
sáng tạo. Đó là sự tái sáng tạo mà vẫn không xa lạ truyền thống, và không
xa lạ mà vẫn không nhàm chán, vẫn hấp dẫn. Bởi vì cần phải hiểu “những
đặc trưng cơ bản của thi pháp VHDG được tập hợp xung quanh nguyên tắc
của tính lặp lại”. Và sự lặp lại đó chính là sự gặp lại, sự nhận ra, sự trở về
với cái đẹp thuần khiết vốn đã được xem là chuẩn mực và được tích hợp
trong trường liên tưởng ngữ nghĩa của một dân tộc. Đó là cái đẹp mà để cảm
nhận được nó, người ta phải trở về trên những lối mòn, những con đường
sâu kín tiềm tàng chứa đầy những chân lí cổ thời đã được thừ thách cùng
với thời gian. Có lẽ chính các nhà văn thời kì trung đại là những nghệ sĩ
nhạy cảm trước hết với điều đó. Không phải ngẫu nhiên “tác giả thời Trung
cổ rất ít khi muốn nghĩ ra được một cốt truyện gì mới mẻ khác thường. Anh
ta thường cố gắng diễn đạt theo cách mới trên một cốt truyện đã có sẵn...
giỏi đến mức che mờ nguyên tác” (B.L. Riptin). Và “nhà văn Trung cổ
không sáng tạo ra những cốt truyện mà dường như chỉ kể lại và kết họp lại
những môtip xa xưa khi thì bằng văn xuôi, khi thì bằng thơ” (Gipxop). Và
“đó chính là nguyên nhân tạo nên một số lượng lớn tác phẩm cải biên của
cùng một số cốt truyện trong văn học Trung cổ ở phương Đông và phương
Tây. Ở đây, dễ dàng chấp nhận và thấy ràng những cốt truyện mới thường
được hình thành trong truyền thống văn học dân gian và từ đó được các nhà
văn vay mượn” (B.L. Riptin). Càng gần về thời kì hiện đại, sự cảm nhận và
sử dụng như một “sự trở về" như thế trong văn học viết càng trở nên tinh tế,
sâu săc hơn. Trong một sô trường họp, sự vận động sáng tạo lại các giá trị
tinh hoa truyền thống VHDG của các tài năng sáng tạo lớn trong lịch sử văn
học Việt Nam đã khiến cho tác phẩm của họ chẳng những vào được sâu
trong lòng người đọc Việt Nam, mà còn đứng vững được trong văn học
nhân loại với một vị trí riêng độc đáo. Thế nên vấn đề không phải như trước
nay có những người quan niệm về công thức truyền thống - tức là những
yểu tố ổn định, điển hình, có tính lặp lại - chẳng qua cũng chì là biểu hiện
26 27
của một loại văn chương của tầng lớp văn hoá thấp ở vào cái thời chưa có
chữ viết, chỉ là một cách thức để người ta dễ nhớ, dễ truyền. Trong xã hội
hiện đại, một nhà íồlklore học hàng đầu của Mĩ hiện nay là A. Dundes cho
rằng: Quan niệm người sáng tác văn học dân gian là người mù chữ trong
một xã hội có chữ viết là một quan niệm cũ, không còn phù hợp. Đó là một
quan diêm đã lồi thời của các nhà íồlklore học châu Au thê kỉ XIX. Trong
công trình Ai là người sáng tác văn học dãn gian, A. Dundes đã bác bỏ những
định nghĩa mang tính kì thị đối với các tâng lóp thâp trong thê kỉ XIX. Sau
khi dẫn chứng hàng loạt những mẩu chuyện dân gian đương đại Mĩ, ông
viết: Người sáng tác VHDG trong những trường hợp này là những người
biết chữ... không một ai là người sáng tác dân gian trong những ví dụ này là
nông dân hoặc người ở tầng lóp thấp. Nhiều người chắc chắn là những
người thành thị và thuộc tầng lớp trung lưu. cần phải nói rõ như vậy nêu
người nào đó quan tâm có những phân biệt như vậy hoặc áp dụng cách gọi
như vậy. Thực tế có người sáng tác dân gian thành thị và cũng có những
người sáng tác dân gian nông thôn. A. Dundes còn bàn đến các sáng tác
íblklore trong mối quan hệ với các phương tiện truyền thông hiện đại. Theo
ông, các công nghệ hiện đại như điện thoại, radio, tivi,... chỉ làm tăng thêm
tốc độ lưu truyền mà không hề làm biến mất văn hoá - văn học dân gian
hiện đại. Trong các ví dụ về VHDG đương đại Mĩ ở một số bài viết khác
của A.Dundes cũng cho thấy vẫn chứa đầy những yếu tố lặp lại. Sự lặp lại
đó mới chính là đặc diêm của cách thức biêu hiện tư tưởng thâm mĩ
íồlklore. Và cách thức đó đã trở thành nguyên tắc sáng tạo đặc thù của thi
pháp VHDG, tạo nên những hình thức cấu trúc thẩm mĩ ổn định, bền vững
trong từng thể loại VHDG. Do đó, nếu việc nghiên cứu tiến trình phát triên
của VHDG cần thiết phải tìm hiểu vấn đề “lịch sử - thể loại” (Cao Huy Đỉnh),
thì việc nghiên cứu một tác phẩm VHDG đòi hỏi phải đặt nó vào trong một
thể loại - lịch sử (Đồ Bình Trị). Thế nên để khẳng định vai trò cùa thê loại
trong khoa nghiên cứu VHDG, chúng ta không thê không lưu ý đến các ý
kiến sau đây của V.Ia. Propp khi ông khẳng định “Chừng nào mà những đặc
diêm thể loại chưa được nghiên cứu hoặc dù chỉ là được phác qua thôi, thì
chưa thể nghiên cứu được từng tác phẩm nằm trong cơ cấu thể loại ấy”, bởi
vì trong khoa học VHDG “Thê loại là đơn vị cơ bản mà mọi nghiên cứu đều
phải xuất phát từ đó” [V.Ia. Propp, Tuyển tập, Tập II, Folklore với thực tại,
Nhóm Chu Xuân Diên dịch, NXB Văn hoá dân tộc và Tạp chí Văn hoá xuất
bản, H„ 2004, tr. 473, 474].
V- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÉN HOÀN THIỆN CÁC THẾ LOẠI
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Thời kì dựng nước
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử Việt Nam quan
niệm thời kì dựng nước là từ thời đại các Vua Hùng đến giới hạn sự thành
tạo Nhà nước Âu Lạc - từng được đánh giá là một trong các nhà nước cổ
đại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, để có cái nhìn bao quát toàn
cảnh văn học dân gian thời kì này, cần phải đẩy các nghiên cứu về trước
thời kì Hùng Vương. Ngày nay, các chứng tích khảo cổ học và nhân học văn
hoá đã cho phép chúng ta hình dung được ít nhiều về nguồn mạch giống nòi,
về đời sống tổ tiên ở những lớp sâu nhất đã được huyền thoại hoá.
Đó là các huyền thoại đầu tiên về người khổng lồ kiến tạo và sau đó là
các cặp đôi: ông Đực bà Cái, ông Đùng bà Đà, ông Đin bà Nhá, ông Chày
bà Chày, ông Thu Tha bà Thu Thiên,... chống trời san núi. lấp bể đào sông,
đẻ đất đẻ nước. Đó là các huyền thoại về Bố Rồng Lạc diệt trừ Mộc tinh,
Ngư tinh, Cửu vĩ hồ tinh,... để mờ mang địa bàn sinh tụ. Và sau đó đã đến
lúc tất cả các huyền thoại từ vô số những truyện kể về một quá bầu mẹ đến
các mẫu kê vê ba cái trứng thiêng đều được quy về một mối, thành ra câu
chuyện hôn nhân kì thú giữa Vua Rồng xứ Lạc với Mẹ tiên Âu Cơ đé ra
đồng bào ta trong bọc trứng trăm con. Thế rồi, cũng thật kì lạ trong số ấy,
Hùng Vương thứ nhất lại chính là người con trưởng. Đất nước núi sông
lưỡng họp, mẹ ở lại rừng, cha về phía biển. Những cuộc thiên di từ rừng núi
về đồng bàng diễn ra cùng với sự nghiệp cải tạo đầm lầy, quai đê, lấn biển,
làm ruộng nước. Bắt đầu từ điểm đột biến này. quá khứ Việt cổ thời tiền sử
đã dược truyền thuyết hoá. Từ đây, sẽ thấy toàn bộ hành trình lịch sử không
thành văn bản đầy bí ẩn, huyền bí và thơ mộng ấy bất đầu vận động theo xu
thế lịch sừ hoá, anh hùng hoá, dân tộc hoá. Trong đó, các huyền thoại kể từ
sự kiện suy tôn Hùng Vương thứ nhất trờ về trước trở thành lớp sâu nhất
trong "tập đại thành” mở đầu cho khoảng trên dưới 200 mẩu chuyện kể mà
ngày nay chúng ta còn ghi chép lại được qua các đời, gọi chung là truyện họ
28 29
Hồng Bàng và truyền thuyết Hùng Vương. Thần thoại Việt cổ đích thực vê
cơ bản đã thất truyền, nhưng cái tinh thần của nó đã được thăng hoa thành
truyền thuyết. Chính bộ phận này được gọi là những truyện kê dân gian cua
thời kì dựng nước. Phần còn lại trong số đó phải gọi là truyện vê thời kì
dựng nước. Và phần lớn tác phẩm về thời kì này chắc chắn đã được tái tạo
lại trong suốt thời kì Bắc thuộc và buổi đầu nhà nước phong kiến độc lập
tự chủ.
Đó là lớp thứ hai gồm các truyện kể đời sau về thời kì dựng nước và
lớp thứ ba bao gồm các truyện kể về những chiến công giữ nước buôi đâu.
Trong đó, đứng đầu nhóm thứ hai là chuỗi truyện kể về người anh hùng trị
thuỷ Sơn Tinh, đứng đầu nhóm thứ ba là chuỗi truyện kể về người anh hùng
làng Gióng. Ngoài ra, còn phải tính đến lớp thứ tư gôm những truyện cô tích
đã được chuyển hoá từ truyền thuyết: truyện kể về Lang Liêu hay là Sự tích
bảnh chưng bánh giầy, truyện kể về Mai An Tiêm hay là Sự tích quả dưa hâu,
truyện kể về Chừ Đồng Tỉỉ hay là Sự tích Đầm Nhất Dạ, Bãi Tự Nhiên,...
Và sau đó là điểm nối Văn Lang - Âu Lạc với truyền thuyết về các cuộc
chiến tranh Hùng Thục, về truyện chàng rể Sơn Tinh khuyên vua cha
nhường ngôi cho Thục Phán. Có thể xem truyền thuyết An Dương Vương và
Mỵ Cháu - Trọng Thuỷ là một bản lề khép mở, vừa có những dấu mốc khép
lại VHDG về thời kì dựng nước, vừa mở ra một trang mới. Ở lóp truyện thứ
tư, những vấn đề rạn nứt trong quan hệ vua - tôi, cha - con biểu hiện trong đơn
vị gia đình tuy vẫn còn mang đậm ý nghĩa rộng lớn quốc gia - dân tộc,
nhưng đó chính là dấu hiệu xu thế cổ tích hoá đã nổi đậm.
Trở lên trên, có thể thấy sự hình thành nền tự sự dân gian thời kì dựng
nước khá rành mạch, sáng tỏ. Sự khuyết thiếu sử thi người Việt cổ đã thôi
thúc mấy thế hệ nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam tìm kiếm. Có ý kiến cho
rằng Đẻ đất đè nước trước khi là sử thi thần thoại Mường đã là sử thi
Mường - Việt cổ. Lại có ý kiến cho rằng âm vang sử thi anh hùng Việt cổ
vẫn còn dư hưởng trong các huyền thoại về các nhân vật ‘‘anh hùng văn hoá”
dựng nước, trong các truyền thuyết đánh giặc giữ nước, tiếc ràng chúng ta
đã không có một Hôme. Dù sao thì cũng có thể khẳng định: Từ ý nghĩa
không thể diễn tả hết được bằng lời qua các “hình khắc câm lặng mà như
muốn nói năng” chạm trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Đông Sơn,...
từ ý nghĩa được cảm nhận ra của nhiều thế hệ qua các hoạt động sinh hoạt
văn nghệ tổng họp nhiều đời trong các Lễhội Đền Hùng, Hội Rô, Hội Gióng,...
có thể khẳng định vào thời cổ, tổ tiên ta đã từng có những diễn xướng anh
hùng ca và các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Huyền thoại về sự ra đời
thể hát xoan Phú Thọ, vẫn còn được kể lại, những hình thức lao động cổ xưa
vẫn còn được diễn lại, nhưng những câu hát cổ xưa, những bài ca nghi lễ tế
thần, nghi lễ lao động cổ xưa cùng những câu tục ngữ thời ấy thì về cơ bản
đã bị thất truyền.
2. Thời kì Bắc thuộc
Đây là thời ki nền văn hoá cơ tầng Việt cổ đứng trước những thách
thức vô cùng to lớn. Nhà nước Âu Lạc vừa rơi vào tay Triệu Đà, đất nước bị
chia cắt thành hai quận là Giao Chì và Cửu Chân. Nhà Tây Hán chiếm nước
Nam Việt của họ Triệu, lại họp nhất thành lập Giao Châu và chia cắt thành
7 quận, 50 huyện. Đến thời Đông Hán, mưu toan đồng hoá của kẻ xâm lược
tiếp tục lộ rõ trong việc san định tiếp bản đồ địa - hành chính: Giao Châu
được mở rộng gồm cả vùng Lưỡng Quảng, Hài Nam thành ra 9 quận dù vẫn
lấy Long Biên làm lỵ sở. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất
bại, Mã Viện đàn áp hàng trăm Lạc hầu, Lạc tướng và cướp đi tới 600 trống
đồng đem về nấu chảy đề đúc ngựa chiến dâng nộp triều đình nhà Hán nhằm
“báo công lĩnh thưởng”. Thật ra, việc làm đó cũng không ngoài mưu toan
quét sạch gốc rễ văn hoá trời Nam. Từ Mã Viện đến Sỹ Nhiếp dần xoá bỏ
chế độ Lạc hầu, Lạc tướng, thiết lập thứ sử, thái thú, huyện lệnh,... áp đặt
văn hoá của kẻ xâm lược. Các thiết chế xã hội của các đế chế Hán, Đường
từng bước trùm lấp, chèn ép văn hoá Đông Sơn. Nhiều trống đồng đã bị lật
ngửa lên làm chậu thau trang trí hình cá và hình tiền đồng Hán. Nhưng đó
chỉ là những biêu hiện bề mặt. Sau hàng trăm năm đô hộ của nhà Hán nơi
đất Việt, chính sách vở của kẻ xâm lược như Tiền Hán thư, Hậu Hán thư
vẫn phải thừa nhận phong hoá Giao Chì vẫn không theo lễ giáo Trung Hoa,
tiếng Hán vẫn không thay thế được tiếng Việt. Cuộc đô hộ ngàn năm ấy vẫn
chỉ là tạm thời, vì nó chì có bề dài chứ rất hạn chế về bề rộng và chưa bao
giờ có được bề sâu. Đúng như đầu thế kỉ XX có một học giả phương Tây
từng nhận xét: Qua Bẳc thuộc, nước Việt vẫn như một toà nhà chỉ bị thay
đổi mặt tiền mà không hề bị thay đổi cấu trúc bên trong. Trong bối cảnh
30 31
ngàn năm ấy, văn hoá Đông Sơn với truyền thống dân gian và bản săc Viẹt
vẫn bám rễ sâu trong cơ cấu làng Việt, chan hoà trong đời sông văn hoá dân
gian. Trong đó VHDG vẫn tiếp tục phát triển và đóng vai trò hêt sức quan
trọng, tích cực tham gia vào nhiệm vụ đề kháng sự đông hoá cùa văn hoa
Hán, củng cố và nâng cao ý thức lịch sử dân tộc, khăng định sức sông và
bản lĩnh Đại cồ Việt. VHDG thời kì này thật sự là thành trì bất khả xâm
phạm của tiếng mẹ đẻ, gắn liền với văn hoá làng Việt sau lũy tre xanh.
Hiển nhiên, trước hết, có thể nói là mạch nguồn của đạo lí yêu nước và
bản lĩnh bất khuất trước các thế lực ngoại xâm từ người anh hùng làng
Gióng vẫn chảy suốt ngàn năm trong hệ thống truyền thuyêt lịch sử nói
riêng và toàn bộ dòng văn học tự sự dân gian. Sau Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
là truyền thuyết về sự nghiệp của Trưng Nữ Vương và cả một chuôi truyên
thuyết về các nữ tướng của Hai Bà. Tiêp đó là sự bùng nô thê loại truyen
thuyết lịch sử dọc theo dòng sự kiện, từ cuộc nổi dậy của Bà Triệu (đâu thê
ki III) đến các cuộc khởi nghĩa xưng vương của Lý Bí và Triệu Quang Phục
(cuối thế ki VI), Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII), Phùng Hưng (cuôi thê
kỉ VIII),... Các đấng thần linh trên điện thần người Việt như: Tán Viên Sơn
Thánh, thần Long Đỗ hay thần sông Tô Lịch, thần Cao Lỗ, Lý Ống Irọng,...
cũng nổi giận cùng con cháu mà hiên linh đánh giặc. Nhiêu huyên thoại
được kể từ thời Văn Lang — Âu Lạc đã được kể lại thành truyên thuyêt.
Tất nhiên, trong xu thế giao thoa văn hoá Việt - Hán, nhiêu danh xưng thân
bản địa đã bị Hán hoá, nhưng sự thờ cúng các anh hùng chống xâm lược và
bào vệ văn hoá Việt vẫn ngày càng phát triển cùng các lễ hội dân gian.
Truyền thuyết khơi nguồn lễ hội, lễ hội nuôi dưỡng, chắp cánh truyền thuyết.
Đó là dấu nối quá khứ oai hùng của cả một dân tộc đã từng có “đất đai linh
thiêng, nhân dân anh hào” trong thực tại đau thương và anh dũng.
về diễn trình VHDG thời kì Bẳc thuộc, còn phải kể đến một dòng chảy
khác. Đó là hệ thống truyện tự sự xã hội. Đã có những nhà nghiên cứu
khẳng định rất có thể các truyện cổ tích thần kì về người mồ côi, người em,
người con riêng, mà nội dung của nó gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu
và gia đình riêng lẻ, đã xuất hiện trong thời kì này. Như trên đã nói, cơ sở
hiện thực nảy sinh thể loại này chắc chắn đã có dấu hiệu từ cuối thời kì
Vãn Lang - Âu Lạc với sự xuất hiện hiện tượng cổ tích hoá truyền thuyết
{Lang Liêu, Mai An Tiêm, Chừ Đồng Từ, Trầu Cau,...), có ý nghĩa mở đầu ý
thức phản kháng bất công xã hội, bênh vực và lí tưởng hoá theo truyền
thống dân chủ thị tộc thuộc về thời Việt cổ. Đến thời kì này, vói sự chuyển
hoá của đời sống kinh tế - xã hội người Việt trong suốt quá trình tiến hoá
theo các thể chế xã hội phong kiến ngoại bang trải mười thế kì, chắc chắn sự
phân hoá giữa các tầng lớp, đẳng cấp trong đời sống Việt càng ngày càng
sâu sắc. Một bộ phận người Việt ở tầng lóp trên chắc chắn đã chịu sự ảnh
hưởng văn hoá gia đình phong kiến Hán - Đường. Như một quy luật phổ
quát, khi gia đình phụ quyền theo chế độ dòng cha nảy sinh mâu thuẫn về
quyền lợi giữa các thành viên trong việc thừa kế tài sản thì các nhân vật
cổ tích như kiểu người em trong truyện Cây khế, người con riêng trong
Tấm Cám, người mồ côi trong Thạch Sanh,... xuất hiện. Có điều đáng lưu ý
là cho đến tận ngày hôm nay, khi tìm hiểu những truyện cổ tích thần kì của
người Kinh cũng như của các dân tộc anh em, hầu như hoàn toàn không
thấy có sự ảnh hưởng của văn hoá Hán. Chỉ có thể nhận ra ở đây ít nhiều
một vài sự thâm thấu của các yếu tố văn hoá ngoại sinh có nguồn gốc
phương Nam (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Trầu Cau,...). Và điều đặc biệt đáng ghi
nhận ở đây là chính trong ý nghĩa toát ra từ những lóp giao thoa văn hoá
như thế lại biểu hiện rất đậm đà sắc thắm tâm hồn Việt. Không gian cổ xưa
cùng những sự kiện, tình tiết chính trong những tác phẩm ấy vẫn đậm đà
truyền thống công xã nông thôn nơi làng Việt. Cái sẩc thắm tâm hồn Việt ấy
trong những giấc mơ cổ tích đẹp đẽ ấy chẳc chắn cũng đã đượm thấm trong
dân ca - ca dao thời kì này như là một sự nối dòng sinh hoạt ca hát dân gian
đã sớm bừng nở từ thời các vua Hùng. Trong đó, tục kết Chạ (được các nhà
nghiên cứu đoán định ra đời từ thời kì này) với các lối hát gắn với chợ quê,
bến đò, nơi ruộng đồng gò bãi,... đã sinh thành, dẫu còn đơn giản và có tính
địa phương. Điều này là hoàn toàn có thể, khi mà theo sách Giao Châu kí,
thời bấy giờ, ở nông thôn đã thấy trẻ mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo
và hát các bài đồng dao cùa người Việt. Hình thức sân khấu kịch hát dân
gian như các trò nhại, trò diễn có tích cũng đã xuất hiện. Các nhà nghiên
cứu sân khấu dân tộc đã phỏng đoán như thế. Bởi lẽ ngay sau thời kì này,
vào đời nhà Đinh (968-981), trong triều đã có chức Ưu bà để dạy múa hát
trong quân đội. Tương truyền, bà Phạm Thị Trân, là người được vua Đinh
phong cho chức này, cũng là một trong những vị tổ cùa nghề hát chèo. Nếu
32 3.GTVH DÂN GIAN-A
33
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf

Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong Lalongvanhien
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Hưng Phạm
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfPhngL812903
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 

Similar to Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf (20)

Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf

  • 1. GS. TS. VŨ ANH TUẤN (Chủ biên) PGS. TS. PHẠM THU YẾN - TS. NGUYÊN VIỆT HÙNG TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG EIAŨ TRINH NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI GS. TS. VŨ ANH TUẤN (Chủ biên) PGS. TS. PHẠM THU YÉN - TS. NGUYÊN VIỆT HÙNG TS. PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG Giáo trình VĂN HỌC DÃN GIAN ■ (Tái bản lần thứ nhất) yịĩ) Ị nhà xuát bản giáo dục việt nam
  • 3. LƠI NOI ĐÁU Tự học và tự đào tạo là nhu cầu của mỗi công dân trong xã hội học tập. Thông qua con đường tự học, mỗi cá nhân phát triển và tự hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu và phục vụ xã hội ngày càng hiệu quả. Điều này càng đúng và cần thiết đối với các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục - những người chăm lo đến sự nghiệp đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Tự học, tự đào tạo, bên cạnh những nỗ lực cá nhân, không thể không có các tài liệu cần thiết, định hướng những nội dung cơ bản, thiết thực cho nhu cầu học tập. Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi tổ chức biên soạn bộ giáo trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu học tập, tự học tập của giáo viên ngữ văn phổ thông. Bộ giáo trình hướng tới nội dung học tập của các học phần được quy định trong chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Ngữ văn. Các giáo trình đều được biên soạn ngắn gọn, nhưng đảm bảo tính hệ thống và bao gồm những nội dung không thể thiếu trong mỗi môn học. vẫn biết, để có một lượng kiến thức nhất định cho mỗi môn học, người học phải đọc không ít trang sách - cả giáo trình, cả tài liệu tham khảo - nhưng giá có được những cuốn sách định hướng nội dung kiến thức cần yếu thì người học sẽ nhanh chóng hơn trong quá trình tích luỹ kiến thức của mỗi môn học. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này - cung cấp những nội dung cốt lõi, những kiến thức và kĩ năng cần thiết của mỗi môn học. Bên cạnh đó, bộ giáo trình này cũng kế thừa các giáo trình đã có và kịp thời bổ sung những kiến thức mới, cập nhật. Với cách biên soạn hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của người học như vậy, chúng tôi cho rằng, mỗi cuốn giáo trình và cả bộ giáo trình này sẽ là những cẩm nang thiết thực giúp người học nhanh chóng nắm được 3
  • 4. những kiến thức cơ bản của mỗi môn học và cả chương trình học. Với những kiến thức được coi là cốt lõi của mỗi môn học, người học chắc chăn sẽ biết cách bổ sung những kiến thức khác ở các tài liệu tham khảo được định hướng trong mỗi giáo trình để có được một hiểu biết đầy đủ và toàn diện về môn học. Mặc dù hướng tới việc tự học và tự đào tạo, nhưng bộ giáo trình này cũng có thể được sử dụng trong việc học tập có hướng dẫn của giáo viên bộ môn, đặc biệt trong xu thế đào tạo theo tín chỉ - khi thời lượng tự học được tăng lên so với thời gian lên lớp thực tế. Bên cạnh đó, bộ giáo trình cũng không chỉ là tài liệu cần thiết cho sinh viên, học viên ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên các ngành cử nhân Văn học, Ngôn ngữ ,Việt Nam học và những ngành khác có liên quan. Nhân dịp bộ giáo trình được xuất bản, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện để bộ giáo trình được sớm ra mắt bạn đọc. Hi vọng, với cách biên soạn giản dị, ngắn gọn, bộ giáo trình này sẽ giúp ích các bạn một cách hiệu quả trong điều kiện học tập hiện nay. Lần đầu xuất bản, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Thư góp ý xin gửi về Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Công ty cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn ! KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI Phần một: NHỮNG VẤN ĐÊ' CHUNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN I- VĂN HỌC DÂN GIAN VỪA LÀ VĂN HỌC VỪA LÀ VĂN HOÁ Có một nhà nghiên cứu FOLKLORE (văn hoá dân gian) Việt Nam đã nêu lên một cách hiểu văn học dân gian (VHDG) vừa tinh tế, hóm hỉnh, vừa thực tế, sâu sắc rằng: Văn học dân gian đối với chúng ta cho đến những năm 80 của thế kỉ XX vẫn chi là một người lạ đã từ lâu quen biết. Mặc dù thuật ngữ văn học dân gian đã từng được Vũ Ngọc Phan đưa ra từ năm 1955 nhưng nhận thức về khái niệm, vai trò, đặc trưng và số phận của VHDG trong suốt thời gian từ thập kỉ 60 của thế kỉ trước đến nay vẫn còn là cả một quá trình. Và cùng vói nó cũng là cả một quá trinh đổi mới nội dung và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy VHDG trong nhà trường ở mọi cấp học. Không phải không có lí do mà chì từ sau Cách mạng tháng Tám (1945), VHDG trong nhà trường mới được chính thức quan niệm là một bộ phận hợp thành chỉnh thể nền văn học của dân tộc. Trong suốt thòi kì phong kiến độc lập tự chủ, VHDG không có chồ đứng trong nhà trường. Phải đến đầu thế kỉ XX, sau khi công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm được Bộ Giáo dục nhà nước thuộc địa dùng làm tài liệu chính thức giảng dạy trong nhà trường, việc nghiên cứu và giảng dạy VHDG mới bắt đầu được chú ý. Bởi vì trong cuốn sách này, lần đầu tiên có một học giả người Việt - Dương Quảng Hàm - đã để nhiều tâm lực biên soạn vào bộ phận VHDG mà ông gọi là văn chương truyền khẩu hoặc văn học binh dân. Cũng trong thời gian trên, góp phần nghiên cứu chuyên sâu vào bộ phận VHDG còn có Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Thanh Lãng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi,... và từ đây các khái niệm văn chương truyền khẩu, văn học bình dân mới bắt đầu dần dần được định danh lại là văn học dân gian. 4 5
  • 5. Từ giữa thế kỉ XX, khuynh hướng tiếp cận íblklore từ góc độ chỉnh thê nghệ thuật dân gian của trường phái íolklore Nga - Xô viết, trong đó thành tố ngừ văn dân gian được nhấn mạnh là một thực thể quyết định tôn tại íồlklore, đã ảnh hưởng trực tiếp vào giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể đây cũng chính là lí do cùa việc quan niệm íolklore là văn nghệ dân gian, một loại hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của quần chúng lao động trong trạng thái tự nhiên giữa đời sống. Với quan niệm này, VHDG đã được xem là một thành tố hợp thành íồlklore. Tuy vậy, có thể nói, nhìn chung ở nước ta, cho đến trước năm 1975, VHDG vẫn được nghiên cứu trong hệ quy chiếu của văn học thành văn. Phải đến những năm 80 cùa thế kỉ XX, sự giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam với khu vực và thế giới mới bắt đầu và ngày càng trở nên nhộn nhịp. Trường phái nhân học văn hoá Anh - Mĩ đã tạo nên những bước phát triển đột biến của khoa học VHDG Việt Nam. Quan niệm VHDG là gì và tác giả VHDG là ai được nhận thức lại trong rất nhiều những cuộc Hội thảo về văn hoá dân gian. Trong đó có một vấn đê đã trở thành trung tâm của những cuộc thảo luận: Folklore là gì?, về xuất xứ từ nguyên, FOLKLORE là một thuật ngữ có nguồn gốc phưcmg Tây, do nhà khảo cổ học người Anh William J. Thoms (ký tên là A. Krerton) sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo công bố trên tạp chí The Athenemm ở Luân Đôn năm 1846. Folklore có nghĩa từ nguyên là sự hiểu biết, là trí khôn, là trí tuệ nằm trong nhân dân nhưng nội hàm của nó trong bài báo trên lại rất rộng. Nó không chi gồm những di tích của nền văn hoá vật chất mà còn là những di tích của nền văn hoá tinh thần cùa nhân dân ở những thời đã qua. trong đó có văn hoá nghệ thuật. Điều đáng chú ý là trong khung cảnh thời ấy, ngay lập tức, thuật ngữ íòlklore đã được đồng loạt các nhà khoa học xã hội nhân văn sử dụng. Đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa và quan niệm nông sâu, rộng hẹp khác nhau xung quanh thuật ngữ này xuất hiện. Những vấn đề đối tượng íồlklore học ịfolkloristiqueỴ góc độ tiếp cận, các khuynh hướng nghiên cứu. mối quan hệ giữa nó với các khoa học kề cận, xác định vị trí môn học íblklore trong các khoa học đã không ngừng được đưa ra tranh luận và phản biện. Kết quả là sau đó íồlklore học đã hình thành các trường phái khác nhau: trường phái nhân chủng học văn hoá Anh - Mĩ và Mĩ Latinh; trường phái xã hội học Pháp, Ý, Bỉ và Tây Âu; trường phái ngữ văn học Nga - Xô viết. Tuy vậy, có thể nói, giữa các trường phái vẫn có một điểm chung đó là quan niệm íồỉklore là một bộ phận của văn hoá dân tộc và đều nhấn mạnh trong một nền văn hoá truyền miệng, tất cả mọi thứ đêu là folklore. Đồng thời ở những mức độ khác nhau, tất cả họ đều gắn íblklore với môi trường diễn xướng. Và họ đều nhất trí cho ĩằngfolklore học là một khoa học nghiên cứu về truyền thống. Sự khác biệt giữa các trường phái chỉ là ở hướng tiếp cận theo những mục đích khác nhau và hệ quả của nó là sự lựa chọn và nhấn mạnh từng đối tượng, từng thành tố nghiên cứu có khác nhau. Từ giữa thế kỉ XX, khuynh hướng tiếp cận íolklore học Nga - Xô viết, trong đó thành tố nghệ thuật ngữ văn dân gian được nhấn mạnh như một thực thề quyết định tồn tại íồlklore, đã ảnh hưởng trực tiếp vào giới nghiên cứu VHDG Việt Nam. Đây là lí do của sự xuất hiện quan niệm íồlklore là văn nghệ dân gian. Và như trên đã nói, đến đầu thập kỉ 1980, quan niệm íồlklore là văn hoá dân gian cũng đã có lí do để nhanh chóng lan toả trên các diễn đàn học thuật. Năm 1983, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian được thành lập. Từ đây, bên cạnh tạp chí Nghiên cứu văn học, tạp chí Văn hoá dãn gian bắt đầu xuất hiện với những số đầu tiên tập trung thảo luận về quan niệm íblklore là văn nghệ dân gian, văn hoá dân gian hay là văn học dân gian. Xét cho cùng, sự phức tạp như thế của các tranh luận băt nguồn từ chính sự phức tạp cùa đối tượng nghiên cứu. Sáng tác ngữ văn dân gian có thể được đặt trong nội hàm của cả bấy nhiêu khái niệm kê trên mà vẫn có cơ sở hợp lí cùa nó. Gọi là văn học dân gian nếu chỉ chú ý đến thành tố íolklore nghệ thuật ngôn từ; là văn nghệ dân gian nếu chú ý thêm cà yêu tố vũ, yếu tố nhạc trong đó; là văn hoá dân gian nếu quan tâm đến những thành phần phi nghệ thuật khác có quan hệ với tác phâm và góp phân vào quá trình hình thành, tồn tại, lưu truyền và biến đổi của tác phẩm. Do đó, có thể hiểu tương đối thống nhất về các thuật ngữ nói trên theo các quan niệm như sau: Văn hoá dãn gian tương ứng với khái niệm íồlklore theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các giá trị văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần được nhân dân sáng tạo, bảo tồn và lưu chuyển qua các thế hệ, trở thành các giá trị truyền thống cùa một dân tộc, trong đó có văn hoá nghệ thuật phi chính thống ở mọi thời đại. 6 7
  • 6. Văn nghệ dãn gian tương ứng với khái niệm íồlklore nghệ thuật, bao gồm các thành tố nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian trong tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc trưng của ‘'nhận thức nguyên họp” hợp thành chỉnh thê các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp có tính truyền thống của nhân dân. Văn học dân gian tương ứng với khái niệm íồlklore ngôn từ, là thành phần ngữ văn dân gian trong chỉnh thể íồlklore nghệ thuật được tiêp cận dưới góc độ thẩm mĩ. Thực tiễn sức sống íồlklore nghệ thuật ở Việt Nam đến nay đã chứng tỏ thành phần ngữ văn dân gian là bộ phận cốt lõi (phân cứng) tương đối ổn định, dễ nắm bắt và có quá trình phát triển mạnh mẽ, lâu bền nhất của nghệ thuật diễn xướng dân gian. Nói cách khác, đó là các thê loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật ngôn từ được hình thành một cách lịch sử, có sự bền vững về phong cách, giữ vị trí quyết định sự tôn tại, lưu chuyển và biến đổi của íồlklore nghệ thuật nói chung trong đời sông văn hoá dân gian. Trong nhà trường Việt Nam, thuật ngữ VHDG là định danh một môn học của khoa học ngữ văn. Có thể định nghĩa: Văn học dân gian cổ truyền là toàn bộ các thể loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được sáng tạo và không ngừng tái tạo lại theo phương thức tập thể qua nhiều đời chọn lọc và gọt giũa của nhân dân, có vị trí như một thành tố quan trọng trong chỉnh thể văn hoá văn nghệ dân gian của cộng đồng dân tộc, có tính nguyên họp. II- ĐẶC TRƯNG CÙA VĂN HỌC DÀN GIAN TRONG CÁI NHÌN CHỈNH THẺ 1. Tính nguyên hợp Những thành tựu mới của khoa học VHDG trong sự so sánh với văn học viết trên cả hai phương diện bản chất xã hội và bản chất nghệ thuật đã khẳng định về bản chất VHDG vừa là văn học vừa là văn hoá. Một mặt, từ lí thuyết văn bản học và thi pháp học VHDG cho thấy văn học dân gian là một loại của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói các thể loại VHDG hoàn chỉnh như cô tích, ca dao (trong sự phân biệt với dân ca) và truyện thơ dân gian hiển nhiên mang đặc trưng văn học ở dạng tồn tại cố định. Mặt khác, từ lí thuyết íồlklore học lại cho thấy VHDG còn là một thành tố của văn nghệ dân gian, là một hiện tượng đặc biệt của văn hoá dân gian được sáng tạo một cách thẩm mĩ, mang thuộc tính văn hoá, có các biểu hiện giá trị văn hoá. Khi tìm hiểu các thể loại sừ thi, thần thoại, truyền thuyết, tục ngữ, câu đố, vè,... rõ ràng thấy cái lí của sự tồn tại và phát triển của nó chủ yếu không phải từ lí do nghệ thuật mà từ lí do xã hội, chức năng chủ yếu của nó không phải chức năng thẩm mĩ mà là chức năng sinh hoạt, thực hành xã hội. Thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố (văn học và phi văn học) nổi bật trong thần thoại ở đầu nguồn văn hoá dân gian và trong chèo truyền thống ở đinh cao của nền văn nghệ dân gian là minh chứng hết sức tiêu biểu cho đặc trưng nguyên hợp của VHDG. Để nhận thức đúng đắn và sâu sắc đặc trưng bao trùm này của VHDG, phải xét từ đầu nguồn: VHDG của thời kì thị tộc, bộ lạc, hay còn gọi là VHDG của quá trình thứ nhất, trong góc nhìn thể loại, nó có tính chất phổ quát loại hình. Trong cấp độ này, có thể nhận ra rất rõ đặc trưng nguyên họp của thể loại thần thoại. Sự ra đời của thần thoại có nguồn gốc sâu xa từ nhu cầu sinh tồn của con người trong hình thái kinh tế - xã hội nguyên thuỷ. Có nhu cầu tất nảy sinh phát kiến, và chính các sáng tạo vô thức thần thoại đã mở đầu cơn khát nhận thức muôn thuở có tính nhân loại. Trong tồn tại mong manh đối diện với tự nhiên, con người thời đại thần thoại từng bước tự nhận thức và đối thoại với tự nhiên một cách tự phát. Kết quả thần thoại là nhân hoá tự nhiên để giải thích thế giới, là hình ảnh chù quan của thế giới khách quan được biểu hiện trong cảm hứng sùng bái và khát khao chinh phục. Nhưng thần thoại không chỉ là sự phỏng đoán bàng trí tuệ mù mờ thấp kém, thần thoại còn là sự hình dung và biểu hiện thế giới bằng hình tượng, là sự trình bày hồn nhiên, tự phát niềm tin và khát vọng có tính nhân bản. Cái kì vĩ, vô tư của thế giới các thần trong thần thoại đích thực tự nó được người đời sau cảm nhận ra những vẻ đẹp không thể bắt chước. Đó chính là cái nên thơ nguyên sơ thần thoại, là nghệ thuật nguyên thuỷ, là tôn giáo sơ khai, là văn hoá buổi đầu. Trong lòng nó chứa đựng vô số những tiền đề của nghệ thuật đời sau, của sử thi thần thoại, của truyền thuyết anh hùng, của cổ tích thần kì và thơ ca nghi lễ. Thần thoại là sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo không tự giác bởi một ‘"nhận thức nguyên họp”. Trong quá trình không ngừng tác động vào ngoại giới của thực tiễn sáng tạo vãn hoá, con người ngày càng có nhận thức ở những bậc cao hơn về môi trường, về thế giới nói chung và xã hội. '‘Cùng với quá trình ấy, lí tính 8 9
  • 7. ngày càng phát triển. Và hoạt động lí tính gắn với thực tiên ây cũng trai qua các chặng đường từ nguyên họp (syncrétiquè) đến phân tích (analytique) rồi đến tổng hợp (synthotyqueỴ’’ [Đinh Gia Khánh, Văn hoá dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp, in trong Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 13]. Những nhận thức trải nghiệm phân tích và tổng hợp của con người tât nhiên sẽ phan ánh vào VHDG trong quá trình thứ hai. Đó là các thể loại VHDG của thời kì dân tộc trưởng thành cùng với sự xuất hiện gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Như một quy luật, trong quá trình tự ngã nhận thức về con người, văn hoá dân gian nảy sinh thần thoại; trong quá trình tự ngã nhận thức vê tộc người và cộng đồng dân tộc, văn hoá dân gian nảy sinh sử thi và truyền thuyết anh hùng; trong quá trình tự ngã nhận thức về thân phận con người, văn hoá dân gian nảy sinh cổ tích, ca dao. Nhưng cổ tích là chuyện của ước mơ muôn thuở được hư cấu không định lượng, ca dao là tình người vĩnh cừu được dệt thêu không định danh, còn đời sống thì không ngừng vận động, ngày càng phức tạp và đa dạng trên cả hai chiều chính — tà, thiện — ác đan xen giữa những mảnh đời tối sáng, vấn đề thân phận cá nhân được văn học viết định danh, định lượng, định tính trong các điển hình mang đậm cá tính sáng tạo nghệ sĩ và đến với công chúng thông qua sinh hoạt văn hoá đọc. Nhưng văn hoá đọc không dành cho các tâng lớp bình dân. Đời sông văn hoá dân gian vẫn diễn ra bền bỉ và sôi động trong các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng họp. Thế giới nghệ thuật cổ tích chỉ thật sự đẹp lung linh trong ngữ cảnh văn hoá kể. Thế giới nghệ thuật ca dao chỉ thật sự động lòng người trong ngữ cảnh văn hoá hát. Câu ca dao '‘'Yêu nhau đứng ờ đăng xa/ con mắt liếc lại bằng ba đứng gần” chỉ thật sự được cảm nhận trọn vẹn cái hay, cái đẹp trong con mắt biết đưa tình với ai của người diễn xướng. Sự ra đời và hoàn thiện của thể loại chèo truyền thống nói riêng và loại hình kịch hát dân tộc nói chung cũng như sự xuất hiện thể loại truyện thơ trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật dân gian miền núi là các minh chứng chứng minh rằng: Những hoạt động sáng tác dân gian trong sự trải nghiệm phân tích và tổng hợp của nhân dân trong suốt thời kì chế độ phong kiến song hành cùng văn học viết không phá vỡ được tính nguyên hợp của văn học dân gian. Hơn thế, khảo cứu VHDG được sáng tác trong quá trình thứ hai, trải qua các thời đại đã có ngôn ngữ viết phát triển đa phong cách, vẫn nhận ra đặc trưng nguyên họp của VHDG trong quá trình vận động, lưu chuyển, biến đổi phức tạp và hết sức đa dạng. Đặc trưng nguyên hợp trong thần thoại, sử thi cổ sơ và các thể tài thơ ca nghi lễ cổ mới chỉ là một sự tổng họp tự nhiên các chức năng tư tưởng hệ và văn hoá khác nhau trong sự đan lồng các hình thức lao động xã hội, sự kết dính hoạt động thực tiễn và sáng tạo nghệ thuật, phản ánh tồn tại íblklore ngôn từ cổ sơ mới chính là sự giao tiếp có tính nghệ thuật trong một nhóm xã hội có giới hạn. Tìm hiểu đặc trưng nguyên hợp trong các thể loại tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích và những bài ca trữ tình dân gian, còn phải xem xét nó trong tất cả các mối quan hệ giữa các thành tựu thẩm mĩ của những thế hệ ở những thời đại khác nhau và giữa những địa phương khác nhau, quan hệ giữa các thành tố nghệ thuật đã từng được phân xuất nay lại có cơ hội được thu hút vào một tác phẩm mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật hình thành một thể loại mới... Thế nên íồlklore nghệ thuật ngôn từ được sáng tạo và hoàn thiện trong quá trình song hành với văn học viết vẫn là một hệ thống thẩm mĩ độc lập với văn học viết, bao gồm tất cả các thể loại sáng tác truyền miệng mang tính biểu đạt theo lối cô truyền, tồn tại trong diễn xướng và được sự thừa nhận của nhân dân trong quá trình “chọn lọc tập thể'’, sống trong kí ức chung của cả cộng đồng và trở thành ki niệm riêng của cả một dân tộc. Nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc đặc trưng nguyên họp của VHDG trong tất cả các biểu hiện cùa VHDG giữa đời sống, từ hoạt động sáng tác, hoạt động trình diễn đến hoạt động tiếp nhận, là một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với mọi lĩnh vực nghiên cứu của khoa văn học dân gian. 2. Tính truyền miệng Xét từ đầu nguồn, văn học dân gian được truyền miệng qua hàng ngàn năm, từ thời kì dân tộc chưa có chừ viết. Sự truyền miệng các sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân đã trờ thành tập quán sinh hoạt, là một nhu cầu văn hoá tự nhiên mà văn học viết không thể thay thế. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại song hành với văn học viết, trong các di sản VHDG truyền miệng được ghi chép lại chắc chắn có không ít những sáng tác văn học dân gian cùa các nho sĩ, các trí thức. Đó là kết quả của quá trình dân gian hoá có tính quy luật: Những tác phẩm ấy phải là những tác phẩm được sáng tác theo phong cách dân gian, mang tính biểu đạt theo lối cổ truyền. Nó chi trở 10 11
  • 8. thành tác phâm văn học dân gian, như trên đã nói, nêu được sự thưa nhạn của nhân dân trong quá trình “chọn lọc tập thể” và tồn tại trong diên xương. Những tác phẩm đó đã vượt thoát vai trò cá nhân sáng tạo, trở thành những thông điệp không có người phát và sống đời sống dân gian trong thê sông truyền miệng. Trong một số trường họp đã có sự phát hiện tác giả - cá thê đối với một số tác phẩm nào đó đã được dân gian hoá, song vì những lí do như đã nói ở trên mà sự phát hiện đó tuyệt nhiên cũng không thê thay đoi được những biêu hiện về bản chất xã hội và đặc trưng nghệ thuật dân gian của các tác phẩm ấy do đời sống truyền miệng đem lại. Đã có nhà nghiên cứu đưa ra ba dạng thức tồn tại cùa VHDG. Đó là dạng ẩn trong đâu khôn người già, dạng hiện trong quá trình diễn xướng và dạng cố định sau khi được ghi chép lại bằng văn bản. Văn học dân gian trong nhà trường là những tác phẩm đã được cố định trên văn bản, nhưng người phân tích những tác phẩm như thế cần phái hiểu rằng, trong đời sống truyền miệng, văn bản này mới chi là một "khuôn hình”, một “lát cắt đồng đại”. Dạng thức đầy đủ của nó phải là một liên văn bản. Sự tích hợp các tri thức hiêu biêt một tác phẩm VHDG vì lẽ đó cũng phải là kết quả cùa sự phân tích, so sánh liên văn bản trong các ngữ cảnh diễn xướng truyền miệng giả định mà có thê trong đó các giá trị tư tưởng - thẩm mĩ đích thực cùa tác phẩm phát sáng. Các tri thức đó đã phản ánh kết quả của sự “chọn lọc tập thể” và phải được phát hiện ra từ các mẫu gốc, các biểu tượng gốc, biểu tượng quy ước và nói chung là các bộ công thức truyền thống. Trong tiến trình phát triên của VHDG, thể loại với tư cách là một kết cấu nghệ thuật có tính lịch sử - cái kết cấu như thế cũng là một mã văn hoá - bao gồm một tập họp các công thức truyền thống, được gọi bàng các khái niệm như: mô thức, môtip, biêu tượng. Tính biểu diễn trong dạng hiện của tác phẩm VHDG cũng được tạo nên bởi các phương thức truyền thống: nói, ngâm, hát, kê, diễn. Đó là cách thức truyền miệng đầy tính sáng tạo dân gian, biểu hiện đặc trưng mĩ học dân gian và là thể sống của VHDG. Một câu tục ngữ đã được cố định bằng văn bản ở một không - thời gian nhất định nào đó luôn ở trạng thái tiềm ân nghĩa. Ý nghĩa cụ thể, sâu sắc và đẹp đẽ của nó chi được hiện ra sát họp và được thăng hoa khi nó được “nói ra” trong một đoạn lời nói. Và nhờ sự có mặt của nó, các đoạn lời nói ấy đã được cách điệu khác với lời nói thường và trở thành một yếu tố có tính nghệ thuật tham gia vào hành vi giao tiếp trực tiếp trong một ngữ cảnh văn hoá xác định. Thế nên có thế nói truyền miệng là phương thức tồn tại của VHDG. 3. Tính tập thể Trong ca dao cổ truyền, có thể nhận ra những câu hát diễn tả trực tiêp hoạt động tập thể sinh hoạt văn nghệ dân gian: Các anh tát một gầu giai Chủng em hai đứa tát hai gầu sòng. Một đàn cò trang bay tung Bén nam bên nữ ta cùng hát lên. Hoặc: Ai có chồng nói chồng đừng sợ Ai có vợ nói vợ đừng ghen Đen đây hò hát cho quen Rạng ngày mô ai về nhà nẩy há dề một đèn hai tim. Nhưng khi nói đặc trưng tính tập thể của VHDG không có nghĩa là để chỉ các hình thức sinh hoạt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tính tập thể của VHDG thấm xuyên trong tất cả các loại hoạt động: hoạt động sáng tác, hoạt động trình diễn, hoạt động thưởng thức VHDG. Nếu tính truyền miệng là phương thức tồn tại, là thể sống của VHDG trong sự toàn vẹn của nó, thì tính tập thể là phương thức sáng tác VHDG: tập thể về lí tường và cảm hứng sáng tạo, tập thể về nguyên tắc thẩm mĩ và phong cách thể loại, tập thể về phương thức phương tiện và chất liệu nghệ thuật biểu hiện, tập thể về phương thức tiếp nhận VHDG trong tất cả các mối quan hệ íồlklore với thực tại. giữa dòng đời chảy trôi từ từ chậm chạp. Tập thể chiêm nghiệm tất cả các vấn đề sinh từ cùa con người để khái quát nó vào những khuôn đúc trong những mẫu hình muôn thuở. Thế nên khác với văn học viết, mồi tác phâm VHDG không đơn thuần là hiện tượng mà phải được xem như là một quá trình, trong ngữ cành và diễn xướng. Mỗi tác phẩm VHDG đều là kết quả của một hình thức đặc biệt cùa sáng tạo. Trong văn học viết, sự sáng tạo của cá nhân luôn tuân theo những quy luật tâm lí của cá tính nghệ sĩ. Ngược lại, trong sáng tác dân gian, mọi sự sáng tạo của các cá nhân đều phải tuân theo những quy luật tâm lí sáng tác tập thể. Như một quy luật, ở đây, các kinh nghiệm nghệ thuật của cá nhân không ngừng chảy vào nguồn dự trữ 12 13
  • 9. tập thể. và toàn bộ kinh nghiệm tập thể lẽ tự nhiên trở thành sở hữu của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Truyện kể Thần trụ trời có lẽ là một “huyền thoại văn chương” được sáng tạo lại trên cơ sở tích hợp những mẩu kí ức về người khổng lồ sáng thế đã trở thành kỉ niệm riêng của toàn dân tộc. Các lớp xã hội - lịch sử trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ không phải được thu hút vào một văn bản cô đinh của một thời đã qua trong cùng một toạ độ thời gian lịch sử dân tộc. Đó là kết quả sáng tạo của tập thể nhiều đòi, được nhiều thế hệ bào tôn, chọn lọc thẩm mĩ và không ngừng tái sáng tạo, có đào thải, làm đầy, làm mới. về phương diện lí thuyết chung, khoa học VHDG có thể xem xét nội hàm đặc trưng tính tập thể của VHDG trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa cá nhân với tập thể và quan hệ giữa truyền thống với ứng tác. Vê môi quan hệ thứ nhất, như đã nói ở trên, trước hết, có thể thấy toàn bộ các sáng tác VHDG ở quá trình thứ nhất - VHDG của thời kì thị tộc bộ lạc - đều có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng họp của nhân dân. Ở quá trình thứ hai - trong các thời đại đã có chữ viết và VHDG đã trở thành một bộ phận họp thành toàn bộ nền văn học dân tộc - tình hình có khác. Bên cạnh các tác phẩm VHDG được bảo tồn và tiếp tục tái sáng tạo trong trí nhớ của các thế hệ sau, phần lớn các tác phẩm VHDG được sáng tác trong quá trình thứ hai thường có nguồn gốc từ các cá nhân khởi xướng. Họ thường phải là những người chẳng những có vốn văn hoá dân gian được tích hợp tự nhiên, mà còn có năng khiếu thực hành diễn xướng. Họ có thói quen đi nhiều nơi, gặp nhiều người, lại có tài năng ứng tác và truyền dạy. Trong sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, họ thường có tư cách thủ lĩnh giữ vai trò của người truyền bá, phổ biến và sáng tạo. Thực tế đời sống văn hoá dân tộc đã từng có những nhà văn, nhà thơ đã thành danh, nổi tiếng của nền văn học viết vì những lí do nhất định lại trở về với đời sống bình dân và đóng vai trò một -1 nghệ nhân dân gian xuất sắc. Họ tham gia vào sáng tác tập thể không phải bằng vốn chữ và sự hiểu biết hàn lâm của một tác giả văn chương bác học, mà như các nghệ nhân dân gian đích thực, các sáng tác - tập thể cùa họ được sinh thành từ chính vốn sống và sự nhạy cảm đời thường. Trong các di sản VHDG cổ truyền, có thể đoán định ở đó có những truyện cổ tích thần kì đã được nhuận sắc, có không ít những bài ca trữ tình dân gian và truyện thơ dân gian có nguồn gốc cá nhân mang phong cách tập thể trở thành tác phẩm VHDG, vô danh, truyền miệng và xuất hiện dị bản. Có thể so sánh sự tương đồng và dị biệt trong cảm hứng sáng tạo - tập thể từ hai bài ca trữ tình dân gian: Chàng ơi buông áo em ra Đe em đi chợ kèo mà chợ trưa Chợ trưa rau nó héo đi Lấy gì nuôi mẹ lẩy gì nuôi em. Có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc lời ca trên nảy sinh trong hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng hợp của nhân dân. Hãy nghe bài thứ hai: Ngày xuân em đi chợ hạ Mua cá thu về chợ hãy còn đông Ai nói với anh rằng em đã có chồng Bực mình đố cá xuống sông em về... Hiển nhiên, cách chơi chữ trong hai câu trên ở bài này đã chỉ dẫn người nghe về trình độ và đẳng cấp của người sáng tác. Thế nhưng cái phong vị dân gian mộc mạc, đằm thắm ở hai câu sau vẫn cứ lan toả đượm thấm văn hoá chợ quê nơi làng Việt trong nhịp điệu mùa màng. Tác giả - tập thể đã dân gian hoá nó. Lẽ tất nhiên quá trình này sẽ tiếp tục được chọn lọc tự nhiên. Vai trò của từng cá nhân lại tiếp tục được tham gia vào quá trinh này một cách có ý thức giữa đời sống cộng đồng, góp phần đổi mới và phát triên VHDG trên nền bản truyền thống. Ở mối quan hệ thứ hai. quan hệ giữa truyền thống và ứng tác, tính tập thể biểu hiện trong các hoạt động sáng tác trực tiếp gọi là ứng tác. Trước đây, hoạt động ứng tác diễn ra sôi nổi, thường xuyên, biểu hiện nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học giữa đời sống, trong các hoạt động giao tiếp có tính nghệ thuật, đặc biệt trên các chiếu chèo sân đình và trong các không gian lễ hội. Để gợi hứng hay đưa đẩy nối dài ý tứ trong một cuộc hát đối đáp, người ứng tác thường sừ dụng lại một phần các phương tiện, chất liệu đã có sẵn trong các bài hát dân gian. Những yếu tố được sừ dụng nhiều lần như thế đã trở thành các công thức có tính truyền thống, giữ vai trò định hướng các cá nhân ứng tác tiếp tục các sáng tạo mới theo truyền thống, về sau, những yếu tố ấy đã tự nhiên giữ vai trò vừa định vị tác phẩm, vừa là dấu nối giữa truyền thống với các sáng tạo mới có cùng mẫu đề. Đó là kết quả của sự bắt chước một cách sáng tạo, một biểu hiện khác của tính tập thể trong hoạt động ứng tác VHDG. 14 15
  • 10. 4. Tính dị bản Đã có nhiều nhà khoa học khẳng định cùng với tính truyền miệng và tính tập thể là tính dị bản của VHDG. Dị bản là hệ quả cùa quá trình tập thể - truyền miệng, nhưng việc nhận thức về nguyên nhân và biêu hiện của tính dị bản trước nay giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn những khác biệt. Từ góc nhìn của văn học viết trên các văn bản VHDG đã được giới thiệu, có quan niệm cho đó chẳng qua là sự tam sao thất bản. Thật ra như trên đã nói về ba dạng tồn tại cùa VHDG, tính dị bản thường được xem xét ở dạng thứ ba: dạng văn bản cố định. Những người tuyệt đối hoá vai trò diễn xướng đã từng lên tiếng phủ định việc này. Họ cho rằng VHDG ở dạng văn bản hoá chẳng khác gì với một bộ sưu tập những con bướm ép. Những người tuyệt đối hoá vai trò văn bản lại thường chỉ nghiên cứu sáng tác dân gian dựa trên một văn bản duy nhất, ở dạng tĩnh. Lí thuyêt văn bản VHDG đã khẳng định VHDG xét trên góc độ bản chất nghệ thuật là một loại của nghệ thuật ngôn từ, đương nhiên có văn bản. Dựa trên tât cả các thành tựu nghiên cứu VHDG trong quá trình vận hành của một tác phâm truyền miệng - tập thể giữa đời sống, người ta đã chỉ ra những nét đặc thù của văn bản một tác phâm VHDG. Trên tạp chí Văn hoá dân gian sô 3/1990, trong bài viết Một số vấn đề lí luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian, Trần Đức Ngôn đã sơ bộ nêu lên những đặc tính cơ bản nhất của văn bản VHDG, đó là: - Văn bản một tác phẩm VHDG là một liên văn bản (tác phẩm chuỗi). - Trong văn bản tác phẩm VHDG chứa đựng hai loại yếu tố: yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. - Văn bản VHDG là một hệ thống mở. về nguyên tắc, không có bài ca, bản kể cuối cùng. - Văn bản VHDG không mang cá tính sáng tạo. Phong cách nghệ thuật của nó là phong cách tập thể (phong cách tự sự dân gian, phong cách trữ tình dân gian,...). Cũng cần phải nhấn mạnh thêm: Văn bản VHDG là tác phẩm VHDG tồn tại ở dạng cố định. Ở đầu nguồn sáng tạo, nó được xây dựng bằng ngôn ngữ của lời nói dựa trên cơ sở các bộ công thức truyền thống theo nguyên tắc có tính lặp lại (mẫu gốc, môtip, biểu tượng,...). Trong đó, các tầng nghĩa biểu hiện các giá trị tư tưởng thẩm mĩ dân gian được chế định bởi tính truyền thống dân tộc. Các ý nghĩa truyền thống chỉ phát sáng trong các ngữ cảnh xã hội có tính quy phạm ổn định trường tồn dưới dạng các mã thâm mĩ, mã ngôn ngữ, mã văn hoá. Tìm hiểu tính dị bản của văn học dân gian phải trên cơ sở thừa nhận các đặc điểm văn bản VHDG nói trên, có ý nghĩa khác biệt với văn bản tác phẩm văn học viết. Trong đó, đặc trưng tính dị bản có nguồn gốc sâu xa ở đặc điểm thứ hai và được biểu hiện ra ở đặc điểm thứ nhất. Có thê nêu một ví dụ: Một truyện cổ tích được lưu chuyển từ địa phương này đên địa phương khác ở những thời gian khác nhau, được kể lại bởi những nghệ nhân khác nhau, trong những ngữ cảnh xã hội khác nhau và tất nhiên nó được ghi chép văn bản hoá ở những không - thời gian khác nhau bởi những nhà sưu tập khác nhau. Ket quả là cái truyện cổ tích ấy đã hiện tồn bàng một liên văn bản. Trong đó, về lí thuyết, ở dạng đầy đủ tác phẩm sẽ gồm bản gốc, các bản trung gian và bản mới. Dị bản là các bản trung gian và bản mới, hay còn gọi là “ bản khác” (Nguyễn Xuân Kính). Khác với vấn đề tam sao thất bản do có sự nhầm lẫn theo trí nhớ, những nét biến đổi khác biệt để thích nghi, đổi mới ở đây hoàn toàn có thể lí giải khoa học bằng các lí do xã hội và lí do nghệ thuật. Trên thực tế nghiên cứu, người ta đã nhận ra có những biến đôi chỉ như một sự chỉnh lý để gia tăng hiệu quả thẩm mĩ, nhưng cũng có những sự biến đổi phản ánh một sự vận động mạnh mẽ của ý thức dân gian. Nó là kết quả của quá trình đào thải, làm đầy, làm mới. Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên trong đời sống sinh hoạt văn hoá dân gian. Nhờ đó, VHDG tự đổi mới, phát triển thích nghi và trường tồn mãi cùng với sự phát triển và đôi mới của môi trường hoạt động thực tiễn. Các nghiên cứu trước nay đã khẳng định: “Tiến trình văn hoá xét cho cùng là sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với môi trường. Tiến trình văn hoá không ngừng hướng tới một sự thích nghi hoàn hảo tức là một sự hài hoà tuyệt đối và lí tường giữa con người và môi trường. Nhưng sự hài hoà tuyệt đối và lí tưởng như thế chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ đạt tới” [Đinh Gia Khánh, Văn hoá dăn gian là một nghệ thuật nguyên hợp, in trong Văn hoá dãn gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 15]. Vì lẽ đó mà xuất hiện mâu thuẫn giữa sự chấp nhận 16 2.GTVH DÂN GIAN-A 17
  • 11. và chối bỏ, để từ đó tìm cách kế thừa, đổi mới ngày càng đa dạng hơn, tinh vi hơn để tiếp tục phát triển. Như chúng ta thấy: VHDG vừa là văn học vừa là văn hoá. Quy luật vận hành các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, của toàn bộ nền văn học dân gian nói chung nằm trong tiến trình văn hoá của dân tộc. Thế nên tính dị bản của VHDG nói chung cũng như sô phận một tác phẩm VHDG trong quá trình dị bản nảy sinh dị bản cũng là một sự vận động hợp quy luật. Đặc trưng dị bản của VHDG biểu hiện ở nhiêu câp độ. Có thể đó chỉ là một sự khác biệt trong cách gọi tên một truyện kê. Dị ban có thể chỉ là một từ, một mô thức câu mở đầu một bài ca dao, nhưng dị bản còn nhiều khi nằm sâu trong các hình thức cấu trúc tác phâm giữa các văn bản như là sự khuyết thiếu hoặc khác biệt một số chi tiết, tình tiêt, môtip, hình ảnh, biểu tượng, các tầng của văn hoá cổ trong hình thức mới, các lớp xã hội lịch sử từng được thu hút tự do xoay quanh môtip hạt nhân côt lõi, các cách mở đầu và kết thúc,... Tất nhiên mọi sự biến đôi và thay thê nội tại một thực thể bao giờ cũng có giới hạn. Vượt qua giới hạn nhât định, dị bản trở thành một tác phẩm mới, thậm chí theo đó còn có cả sự chuyên hoá thê loại. Do đó, có thể nói tính dị bản là một đặc trưng của VHDG. Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu bốn đặc trưng cơ bản của VHDG. Trong một số công trình chuyên khảo, giáo trình khác, có thê chúng ta đã thây có ý kiến gạt bỏ đặc trưng dị bản hoặc đặc trưng nguyên hợp và thay vào đó là những đặc trưng khác theo quan điểm học thuật của người viết, như: tính thực hành, tính địa phương, tính truyền thống dân tộc, tính phổ quát quốc tế,... Ở những góc độ khác nhau, đặc biệt ở góc nhìn sâu sắc về đặc trưng từng thể loại VHDG cụ thể, ta cũng có thể nhận ra ở mỗi quan niệm đó đều có cái hạt nhân họp lí. Mọi sự khác biệt và phức tạp như thế đều có căn nguyên chủ yếu từ chính sự phức tạp và rất khó nắm bắt của thực thê đôi tượng nghiên cứu. III- VÁN ĐÈ PHÂN LOẠI TRONG NGHIÊN cứu VĂN HỌC DÂN GIAN Trên thế giới, íồlklore là đối tượng khảo cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Người ta phân loại íồlklore từ nhiều góc độ tiếp cận với những mục đích học thuật khác nhau thành: íồlklore khoa học, tồlklore nghệ thuật, íồlkỉore lí trí, íồlklore tình cảm,... Ở một số nước như Mĩ, Anh,... đã có những nhà nghiên cứu đem các sáng tác dân gian truyền miệng sắp xếp hỗn họp vào cùng với một số loại hình văn hoá, tín ngưỡng, phong tục khác nhau như là một tập hợp di sản truyền thống văn hoá phi vật thể để sử dụng làm các dẫn liệu, chứng cứ giải quyết các vấn đề dân tộc học lịch sử, nhân học văn hoá và văn học trong văn hoá. Theo quan điểm này, íồlklore ngôn từ không phải là văn học, mà là một loại hình thái ý thức xã hội đặc biệt gọi là tiền văn học. Ngược lại, ở nhiều nước khác như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc,... từ íồlklore nghệ thuật truyền miệng lại được quan niệm là một thể loại của nghệ thuật ngôn từ, là văn học dân gian. Theo quan niệm học thuật này, người ta từng phân loại VHDG theo nguyên tắc kế thừa các cách phân loại kinh điển đối với nghệ thuật ngôn từ của Arixtốt và F. Hêghen. Ở cấp độ khái quát nhất, VHDG cũng được chia thành các loại hình: tự sự dân gian, trừ tình dân gian và sân khấu dân gian. Tuy vậy, khi khảo cứu đến các thể (thể loại) để sắp xếp vào các loại (loại hình) của VHDG lại có vấn đề: Tục ngữ, câu đố, vè nên quan niệm thuộc loại hình nào ở trên. Ở Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỉ XX, các giáo trình đại học xếp các thể ấy vào một ô riêng gọi là những câu nói đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Năm 1974, Cao Huy Đỉnh, trong chuyên luận Tìm hiểu tiến trình văn học dãn gian Việt Nam, đã đưa ra một bảng phân loại gồm bốn loại hình: văn học kể chuyện đời, văn học phô diễn tâm tình, văn học đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và văn học diễn trò. Điều đáng lưu ý ở đây là với VHDG, Cao Huy Đỉnh muốn đưa ra một loại hình đặc trưng khác với văn học viết bao gồm các thể lời nói nghệ thuật. Năm 1980, Phan Đăng Nhật công bố chuyên luận về VHDG miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, ông dựa hẳn vào phương thức diễn xướng để phân loại thành: văn học hát, văn học kể, văn học nói,... Trong một số bài báo chuyên biệt về phân loại VHDG cũng trong thời gian này của Hoàng Tiến Tựu. ông lại căn cứ vào những đặc diêm ưội về kiểu tư duy trong các phương thức phản ánh, phương thức biểu hiện để định loại: văn học nói - suy lí, văn học hát - trừ tình.... Năm 1983, trong giáo trình Văn học dân gian các dãn tộc ít người ở Việt Nam, Võ Quang Nhơn cho ràng đã đến lúc phải xây dựng danh pháp thể loại và đây mới là vấn đề cơ bản nhất để VHDG Việt Nam có cách gọi tên các thể loại tương ứng vói các thuật ngừ quốc tế như nó vốn có. Ông phê phán cách 18 2.GTVH DÃN GIAN-B 19
  • 12. gọi chung các tác phẩm văn vần tự sự trường thiên của các dân tộc là trường ca. Dựa vào đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật trên văn bản cô đinh, ông chia tách các trường ca thành hai thể loại: sử thi và truyện thơ. Năm 1991, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập I, dùng chung cho các trường đại học sư phạm, do Đỗ Bình Trị biên soạn được NXB Giáo dục xuât bản. Lân đầu tiên, vấn đề phân loại VHDG đã được tác giả phân tích, luận giải tỉ mỉ, công phu trên một khối lượng lớn các nguồn tài liệu lí luận cũng như tác phẩm VHDG trong nước và nước ngoài do điều kiện thực tê đã hội đủ các yếu tố có thể. Để nêu lên thực tế cực kì phức tạp, khó khăn của công việc này, ông viết: Vì VHDG là một hiện tượng có tính chất quốc tế, người ta đã nghĩ đến việc xây dựng một khung phân loại chung cho VHDG toàn thê giới làm tiền đề và điểm xuất phát cho công việc phân loại trên tài liệu VHDG dân tộc. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một sơ đồ giả thuyết chung nào được chú ý, chưa nói là được coi như đã đạt tiêu chuẩn đó. Thật ra giới nghiên cứu íồlklore quốc tế, khi đề cập đến vấn đề phân loại, thường chì giới hạn vấn đề ở việc phân loại một thể loại nào đó thành những cấp độ dưới thê loại. Theo ông, cách làm này chỉ “thuần tuý kinh nghiệm và có ý nghĩa thực dụng”. Nó thường dựa vào tiêu chí đề tài và chủ yếu chi có tác dụng giúp người ta dùng để tra cứu. Cho nên, thực tế hơn là phải tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân loại chung và dựa vào đấy đê phân loại tài liệu VHDG dân tộc, chủ yếu là xác định kêt câu thê loại của nó. Ong nhân mạnh: Một định nghĩa thật sự khoa học, hoàn chinh vê một sô thê loại VHDG nhất thiết phải khái quát được đặc trưng thể loại cụ thể của nó. Và lần đầu tiên, Đỗ Bình Trị đã chỉ ra bốn tiêu chí thể loại gồm các đặc trưng về hệ thống đề tài, về thi pháp đặc thù, về chức năng sinh hoạt - xã hội và về phương thức diễn xướng. Những tác phẩm có sự tương đồng, sự thông nhất ở các tiêu chí trên sẽ được xếp vào một thể loại. Sự thống nhất như thế đã thể hiện một cách nhận thức khách quan về thể loại, bởi vì thể loại “là một kiểu hình thức nghệ thuật được hình thành một cách lịch sử, ra đời do nhiệm vụ mà nghệ thuật đặt ra trong sự phản ánh những sự kiện thực tế, trong sự biểu hiện thái độ nhất định đổi với thực tế”. Theo ông, nguyên tắc phân loại VHDG Việt Nam nên theo ba cấp: cấp thứ nhất trong phân loại vẫn theo cách “chia ba” gồm tự sự, trữ tình và kịch; cấp thứ hai là nhóm thể loại; cấp thứ ba là thể loại. Theo ông, do tính chất phức tạp riêng cùa VHDG, nên đặt ra một cấp trung gian giữa loại và thể loại - đó là nhóm thể loại. Và những thể loại trong cùng một nhóm thể loại thường có những đặc trưng gần giống nhau. Trong trường hợp này, một đặc trưng nào đó trong bốn đặc trưng đã nói ở trên mà nổi lên như dấu hiệu phân biệt chính thì có thể lấy đó làm tiêu chí chung cho cả nhóm.Và dấu hiệu như thế thường là đặc trưng về thi pháp thể loại. Theo đó, ông cho rằng tục ngữ và câu đố có thể xếp vào một nhóm thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Bởi vì, cũng như việc phân loại văn học viết, cách “chia ba” của Arixtốt và F. Hêghen đã chặt chẽ đến mức bất cứ việc đặt thêm một loại nào nữa ghép vào nó cũng làm cho nó “cọc cạch”, dù là chỉ với một chút điều chình. Với ý tưởng đi tới cùng trong việc phân loại VHDG, ông còn đưa ra các kiểu biến thể của thể loại và các biến thể trung gian. Các kiểu biến thể của thể loại ở các thể lớn nhất như cổ tích, ca dao đã từng được khoa học VHDG xác nhận. Các biến thể trung gian cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình quan hệ qua lại giữa các thể loại và có tính lịch sử cụ thể. Kết quả là trong khung phân loại VHDG Việt Nam của Đồ Bình Trị, chỉ riêng loại hình tự sự (truyện kể, thơ ca kể chuyện và lời nói vần vè) đã được chia thành 15 đơn vị ở cấp độ thể loại thuộc ba nhóm thể loại. Ở loại hình trữ tình gồm 6 đơn vị thể loại thuộc hai nhóm thê loại. Cùng với ba thể loại thuộc loại hình kịch (chèo, tuồng đồ và những trò diễn dân gian), tổng số đơn vị thể loại trong toàn bộ hệ thống đã là 24 đơn vị. Như trên đã nói, đây là kết quả của cả một quá trình phân loại khoa học hết sức tỉ mi, công phu. về lí thuyết phân loại một đối tượng hết sức phức tạp như thế, tác giả đã luận giải rất mạch lạc, logic và có sức khái quát cao. Nhưng chính ông đã viết: “về lí thuyết thì vấn đề có vẻ rành mạch như vậy đấy, nhưng trong thực hành nghiên cứu, vấn đề phân loại VHDG nói chung, vấn đề phân loại các thể loại VHDG nói riêng luôn luôn có nhiều vướng mắc” [Sđd, tr. 45]. Thế là chỉ trong khoảng nửa sau của thế kỉ XX, vấn đề phân loại khoa học VHDG Việt Nam đã được chú ý ngay từ khi văn học dân gian chính thức được quan niệm là một bộ phận cùng với bộ phận văn học viết hợp thành toàn bộ nền văn học dân tộc, và qua từng bước chuyển biến nhận thức về vấn đề này, khoa học VHDG Việt Nam đã đạt đến những thành tựu đỉnh cao. Nhưng như chúng ta đã nhận ra qua phần lược điểm ở trên, tình hình phân loại VHDG vẫn có những ý kiến và quan niệm khác nhau, thậm chí đối 20 21
  • 13. lập nhau về các vấn đề cụ thể. Ví dụ ở cấp độ loại hình, nên chia bôn theo đặc trưng VHDG hay vẫn chia ba theo quan niệm VHDG là một loại của nghệ thuật ngôn từ. Và hai thể loại tục ngữ, câu đố - các thể loại lời nói nghệ thuật - có thoả đáng xếp chung thành một nhóm thuộc loại hình tự sự hay không? Đồng dao là một biệt loại ca dao hay là một thể loại riêng? Giai thoại là một thể loại VHDG hay là điểm nối giữa VHDG và văn học viêt? Nên phân biệt truyền thuyết dân gian với truyện dịch ra từ các thân tích, thần phả như thế nào? về truyện thơ Nôm khuyết danh cũng như tuông khuyết danh là VHDG hay văn học viết,... Thế nhưng cuộc sống và học thuật như “cây đời” vẫn tiếp diễn. Và điều này là hết sức quan trọng đôi với vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường, đặc biệt đối với các bậc học phổ thông. Trong sách giáo khoa Văn 10 được viêt sau hội nghị thay sách tại Hà Nội tháng 6-1990 (Chương trình 3B - CCGD), được sử dụng từ năm học 1990-1991 (tái bản lần thứ 8 năm 1998), chúng ta thấy trong bài Đại cương về văn học dân gian, các soạn giả đã bỏ qua câp độ phân loại loại hình VHDG, chỉ giới thiệu 12 thể loại trong mục II với tiêu đề các thể loại văn học dân gian, và nhấn mạnh: Thể loại là đơn vị cơ bản của VHDG. Đó là các thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngừ, câu đố, ca dao, vè, chèo. Năm 2000, sách Văn 10 được chỉnh lý hợp nhất từ hai bộ sách Văn 10 - Phần Văn học Việt Nam do trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì biên soạn và Văn học 10, tập 1 do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn, gọi là Văn học 10, tập 1, phần Văn học Việt Nam, được sử dụng từ năm học 2001-2002. Trong sách này, mục V của bài Đại cương về văn học dãn gian giới thiệu các thể loại VHDG vẫn giữ nguyên 12 tiêu mục để giới thiệu cụ thể, nhưng đã có sự chinh lí đáng kể. Tên mục sửa lại là những thể loại chính. Các tiểu mục được giới thuyết rành mạch và có tính học thuật mới. Ở tiểu mục 2, sừ thi được bổ sung gọi là sừ thi dân gian. Ờ tiểu mục 4, cổ tích được bồ sung gọi là truyện cổ tích. Ở tiểu mục 7, nói về tục ngữ được bổ sung câu: Có thể coi tục ngữ là một thể loại triết lí dân gian. Đặc biệt, với hai tiểu mục 10 (về ca dao - thêm chữ dân ca) và 12 (về Chèo) được viết lại khác trước. Ở đây, chúng được mở rộng quan niệm: Ca dao - Dân ca gồm các thể loại trữ tình dân gian (?). Và ở mục 12, từ chồ chỉ một thể loại chèo, nay đổi thành các thể loại sân khẩu, bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng và một số trò diễn có tích truyện, nghĩa là đã bổ sung vào đây ít nhất là một thể loại nữa, đó là tuông dân gian. Như vậy là đên sách chỉnh lý họp nhât năm 2000, sô lượng các thê loại VHDG đã là một hệ thống mở mà theo chúng tôi nhận xét thì có lẽ là để rộng đường quan niệm. Năm 2006, chương trình sách giáo khoa Văn học 10 lại được thay thế bằng hai bộ sách cơ bản và nâng cao cùng với tên gọi mới: Ngữ văn 10 được biên soạn theo hướng tích họp ba phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Trong bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam, phân viết về thể loại cũng gồm í2 tiểu mục cụ thể nhưng lại tiếp tục có sự điều chỉnh ở các tiểu mục 7, 8, 9 và 11. Ở các tiểu mục 7 và 8, với hai thể loại tục ngữ và câu đố, đều được chỉnh sửa lại “là thể loại lời nói có tính nghệ thuật”. Ở tiểu mục 9 về ca dao dân ca, ngoài việc bỏ đi dấu gạch ngang đê thay bằng một dấu phẩy giữa hai thuật ngữ ca dao và dân ca, các soạn giả còn đưa ra quan niệm có khác với sách trước. Nó không còn “là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian” mà “là thể loại trữ tình bằng văn vần”. Ở mục thuật ngữ Truyện thơ được bổ sung là Truyện thơ dân gian và có cách gọi mới là “thể loại văn vần” thay cho cụm từ ở sách trước gọi là “những truyện kể bằng thơ”. Như vậy, trên đại thể, với văn học dân gian trong nhà trường đến thời điểm hiện nay đã có sự đồng thuận về cơ bản gồm 13 thể loại chính. Ngoại trừ thể loại gọi là trừ tình dân gian (ca dao, dân ca) và tên gọi thê loại tuồng đồ vẫn còn có những ý kiến khác, còn lại 11 thể loại: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ dân gian và chèo đều đã nhất trí danh pháp. Và việc đặt cấp độ loại hình VHDG sang một bên trong bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam ở các cấp học phổ thông cũng là họp lí và cần thiết. IV- VAI TRÒ CỦA THỂ LOẠI TRONG KHOA HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Như trên đã nói, nếu lịch sử văn học viết nói chung đều có cơ sở chắc chắn đê mô tả nó theo các quá trình từ thời kì, giai đoạn, chủ nghĩa, trường phái, trào lưu đến các tác già, tác phẩm ở những toạ độ xác định, thì lịch sử VHDG chỉ được mô tả bằng tiến trình phát triển của các thể loại - lịch sừ. ’ Tất nhiên cách làm này có cơ sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy, bởi vì "từ thời viễn cồ, VHDG đã có sự gắn bó khăng khít và đặc thù với lịch sử” (M. Gorki). Mặt khác, nó cũng có tính khả thi do sự hình thành, lưu chuyển 22 23
  • 14. và biến đổi của các hiện tượng VHDG về mặt lịch sử của nó nhìn chung không có nhảy vọt, mà vừa có tính chất rộng lớn liên tục, vừa chậm chạp trầm lắng. Ở trên, phần lược điểm quá trình phát triển các thể loại VHDG Việt Nam đã cho thấy chi có thể quan sát được nó trên một đại lượng đo thời gian rất lớn. Trong đó, xét trên bình diện không gian văn hoá, không phải không thấy ở đó có thể có sự đan dệt phức tạp nhiều quá trình chông lấn hoặc nối tiếp nhau, hoặc xen kẽ nhau trong trạng thái song hành giữa các thể loại cùng tồn tại và phát triển ớ những mức độ khác nhau. Nhưng trên đại thể, xét trên bình diện thời gian văn hoá, ta vẫn thấy, như một quy luật, mỗi thể loại đều có quá trình nảy sinh và phát triển, nở rộ và suy tàn. Con người thời cổ đại sống trong, sống cùng, sống với cái môi trường tự nhiên và xã hội buổi đầu mà ngày nay chúng ta gọi là hình thái kinh tê - xã hội nguyên thuỷ. Họ phải đối diện với rất nhiều thách thức của thực tại, và không ai khác, chính họ phải đáp ứng. Đối diện với cái nhỏ bé, mong manh hữu hạn của con người là cái khổng lồ, vĩnh viễn, vô hạn của trời đât, núi sông khiến người ta sùng bái. Kịp đến khi bước vào ngưỡng cửa của văn minh thì chính cái tự nhiên câm lặng, dừ dội, bí hiêm, mênh mông, đây bât trắc thuở ấy đã thúc đẩy trí tuệ con người phải phỏng đoán và hình dung, tưởng tượng và tái hiện,... Đó chính là nguôn gôc văn hoá cùa thân thoại. Khi con người bước vào thời đại đồng thau và sắt sớm cũng chính là thời điểm quá trình chế ngự và thắng đoạt tự nhiên của các nhóm xã hội có giới hạn buổi đầu đã đem lại cho con người những niềm hân hoan tột cùng sau khi họ vượt qua được vài ba thách thức đầu tiên. Cảm hứng sử thi xuất hiện và đó chính là khát vọng thần thoại được thăng hoa một cách có ý thức. Ke đến là những cuộc chiến tranh bộ lạc diễn ra thường xuyên. Sử thi anh hùng và truyền thuyết ra đời, cuốn theo những mảnh vỡ của “thần thoại một đi không trở lại”. Một hỉnh thái kinh tế - xã hội mới được thay thế với ba thiết chế: gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Lí tưởng dân chủ thị tộc cũ xung đột gay gắt với hệ tư tưởng mới. Sự tự ngã nhận thức về số phận con người “bao giờ đến được ngày xưa” được trình bày lại một cách thần kì trong những giấc mơ cổ tích. Các thành tựu nghiên cứu VHDG trước nay đã khẳng định: Thần thoại ra đời và chi phồn thịnh trong thời đại thần thoại. Sừ thi dân gian chỉ ra đời và toả sáng trong thời đại sử thi. Theo đó, thời đại anh hùng và ý thức dân tộc trưởng thành đẻ ra truyền thuyết anh hùng và nối dài truyền thuyết lịch sứ. Thế nên nếu “xét riêng sự phát triển cùa dòng tự sự dân gian, chủng ta sẽ thấy thái độ chọn lựa đối với thực tế trải qua con đường tự sự phản ánh khái quát những quá trình lịch sử cơ bản đến chồ đi sâu dần vào quá trình lịch sử cụ thể riêng biệt. Ở những thể loại ra đời sau của tự sự lịch sử dân gian, tự sự lịch sử đã phân hoá ra thành những biến cố, hơn nữa đã khúc xạ thành những số phận cá nhân. Những biến cố và số phận cá nhân này đã được lựa chọn theo quan điểm của sự phản ánh và sự đánh giá những quan hệ xã hội” [Đỗ Bình Trị, Sđd]. Nếu xem xét sự phát triển cùa dòng trữ tình dân gian, tất nhiên sẽ thấy có sự phức tạp về mặt lịch sử giữa các nhóm thể loại, bởi sự quên lãng và đứt mạch không thề phục nguyên của ngôn ngữ thơ ca dân gian đã thất truyền. Thế nhưng nếu căn cứ vào thành tựu của các khoa học liên ngành để tiến hành phân tích và luận giải trên một khối lượng tài liệu lớn về các câu hát, bài hát dân gian hiện đã sưu tập được thì có khả năng những đặc điểm có tính quy luật của các quá trình phát triền nội tại trong thế giới nghệ thuật ca dao cũng sẽ trở nên rành mạch, sáng tỏ. Như vậy, hiển nhiên trong khoa học về VHDG, vấn để thể loại trở thành tâm điêm của mọi vấn đề. Mồi thể loại VHDG từ khởi thuỷ đều được hình thành và đạt đến đỉnh cao trong những thời đại khác nhau, theo đuôi những mục đích khác nhau, phản ánh những phương diện xã hội - lịch sử rộng lớn khác nhau bằng những cung cách nghệ thuật biểu hiện ổn định, bền vững khác nhau và đều là một phạm trù lịch sử. Đặc điểm có tính quy luật này về số phận lịch sử của cáơthể loại VHDG cũng đã từng được V.Ia. Propp đề cập trong một công trình nổi tiếng của ông khi bàn về mối quan hệ của íblklore với thực tại. Vai trò của thể loại trong khoa học VHDG còn cần phải được xác định ở cấp độ sâu xét trên các đặc điểm về thi pháp thể loại. Tính đặc thù này biểu hiện trực tiếp trong việc xác định các tiêu chí phân loại thể loại VHDG. Cụ thể là nếu xét VHDG từ góc độ là một loại của nghệ thuật ngôn từ. sẽ nhận ra rằng ở VHDG chi có sự khác biệt về thi pháp thể loại, nói rộng ra là phong cách thê loại. Đối với văn học viết, giữa các tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, cùng thuộc về một thể loại, và giả định còn được sáng tạo trong cùng một thời gian, không gian xác định nhưng nếu là sản phẩm của những tác giả khác nhau, chúng vẫn có sự khác biệt độc đáo về cấu trúc thẩm mĩ, về bút pháp và giọng điệu,... Ngược lại, ở VHDG, sự khu biệt giữa các tác 24 25
  • 15. phẩm trong cùng một thể loại xét trên các góc độ tương đông như thê hau như lại thấy rất mờ nhạt. Với truyện cổ tích thần kì, tất cả đều tương đông về hình thức cấu tạo cốt truyện, về phong cách biểu hiện, về nghệ thuật săp đặt các tinh huống, về cách thức mô hình hoá cấu trúc loại người mang tính quan niệm. Với bài ca trữ tình dân gian, mỗi mẫu đề tương ứng với một hệ thống các công thức truyền thống có giá trị sử dụng như một ngân hàng phương tiện và chất liệu nghệ thuật dùng chung. Với chèo sân đình, các đài từ, dù là ứng tác, cũng phải tuân theo cả một hệ thông các quy tăc của nghệ thuật trình diễn có tính chuẩn mực, ước lệ đến từng chi tiêt, đôi với từng kiểu loại nhân vật. Phương thức sáng tác tập thể - truyền miệng của VHDG đã quyết định phong cách thể loại của các tác phẩm VHDG. Không mang cá tính sáng tạo, VHDG không có phong cách cá nhân, không có thi pháp tác gia như văn học hiện đại. Không phải là sản phẩm nghệ thuật của một tác giả, mà thân thế và sự nghiệp của người viết dù muốn hay không vân có môi quan hệ trực tiếp với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thế nên VHDG cũng không có phong cách thời đại, không có thi pháp thời kì, giai đoạn như văn học trung đại. Thừa nhận tính lịch sử của thể loại VHDG, sẽ thấy được ở mỗi thể loại đều có sự ổn định bền vững điển hình về phương pháp lịch sử bởi nó được sáng tạo theo nguyên tắc có tính lặp lại. Và chính đặc diêm này đã tạo nên sự khác biệt giữa hai hệ thống: thi pháp văn học viết và thi pháp văn học dân gian. Cả hai hệ thông thâm mĩ này đêu được hiêu là tô hợp những đặc điểm về hình thức nghệ thuật thành tạo nội dung và mang tính quan niệm. Nhờ nó mà văn học viết và VHDG xây dựng được những bức tranh về cuộc sống, sáng tạo những hình tượng về con người và những hiện tượng khác nhau của thực tại một cách thẩm mĩ. Điểm khác biệt là ở nguyên tắc tư tưởng thẩm mĩ. Nếu thi pháp văn học viết là thi pháp văn bản cô định và là kết quả sáng tạo bằng kĩ thuật của tác giả cá thể, được thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá, thì thi pháp VHDG lại là sự tổng hoà của các yếu tố hình thức đặc trưng bằng sự vận động thường xuyên theo nguyên tắc lựa chọn khái quát hoá mà sự khái quát này chi được thừa nhận trong tính truyền thống dân tộc. Nếu thi pháp văn học viết nhấn mạnh yêu cầu cách tân trong sự sáng tạo cùa cá tính nghệ sĩ, chỉ chấp nhận “cái riêng biệt”, “cái mới lạ”, độc đáo theo xu hướng vượt ra khỏi cái gọi là kí ức thể loại, cái mô hình chung, thì thi pháp VHDG lại chấp nhận “cái quen thuộc”, “cái lặp lại” đã trở thành sở hữu chung của mỗi thành viên trong cộng đồng, và hon thế nó đã trở thành kỉ niệm riêng của cả một dân tộc. Hệ luận của vấn đề khác biệt thứ hai này là chính nó đã tạo nên các giá trị đặc sắc và bền vững trong phẩm chất thẩm mĩ của hệ thống thi pháp thể loại VHDG: Tác phâm VHDG mỗi lần được diễn xướng trong một ngữ cảnh xã hội nhất định và trong phong cách nghệ nhân đều được xem là một lần tái sáng tạo. Đó là sự tái sáng tạo mà vẫn không xa lạ truyền thống, và không xa lạ mà vẫn không nhàm chán, vẫn hấp dẫn. Bởi vì cần phải hiểu “những đặc trưng cơ bản của thi pháp VHDG được tập hợp xung quanh nguyên tắc của tính lặp lại”. Và sự lặp lại đó chính là sự gặp lại, sự nhận ra, sự trở về với cái đẹp thuần khiết vốn đã được xem là chuẩn mực và được tích hợp trong trường liên tưởng ngữ nghĩa của một dân tộc. Đó là cái đẹp mà để cảm nhận được nó, người ta phải trở về trên những lối mòn, những con đường sâu kín tiềm tàng chứa đầy những chân lí cổ thời đã được thừ thách cùng với thời gian. Có lẽ chính các nhà văn thời kì trung đại là những nghệ sĩ nhạy cảm trước hết với điều đó. Không phải ngẫu nhiên “tác giả thời Trung cổ rất ít khi muốn nghĩ ra được một cốt truyện gì mới mẻ khác thường. Anh ta thường cố gắng diễn đạt theo cách mới trên một cốt truyện đã có sẵn... giỏi đến mức che mờ nguyên tác” (B.L. Riptin). Và “nhà văn Trung cổ không sáng tạo ra những cốt truyện mà dường như chỉ kể lại và kết họp lại những môtip xa xưa khi thì bằng văn xuôi, khi thì bằng thơ” (Gipxop). Và “đó chính là nguyên nhân tạo nên một số lượng lớn tác phẩm cải biên của cùng một số cốt truyện trong văn học Trung cổ ở phương Đông và phương Tây. Ở đây, dễ dàng chấp nhận và thấy ràng những cốt truyện mới thường được hình thành trong truyền thống văn học dân gian và từ đó được các nhà văn vay mượn” (B.L. Riptin). Càng gần về thời kì hiện đại, sự cảm nhận và sử dụng như một “sự trở về" như thế trong văn học viết càng trở nên tinh tế, sâu săc hơn. Trong một sô trường họp, sự vận động sáng tạo lại các giá trị tinh hoa truyền thống VHDG của các tài năng sáng tạo lớn trong lịch sử văn học Việt Nam đã khiến cho tác phẩm của họ chẳng những vào được sâu trong lòng người đọc Việt Nam, mà còn đứng vững được trong văn học nhân loại với một vị trí riêng độc đáo. Thế nên vấn đề không phải như trước nay có những người quan niệm về công thức truyền thống - tức là những yểu tố ổn định, điển hình, có tính lặp lại - chẳng qua cũng chì là biểu hiện 26 27
  • 16. của một loại văn chương của tầng lớp văn hoá thấp ở vào cái thời chưa có chữ viết, chỉ là một cách thức để người ta dễ nhớ, dễ truyền. Trong xã hội hiện đại, một nhà íồlklore học hàng đầu của Mĩ hiện nay là A. Dundes cho rằng: Quan niệm người sáng tác văn học dân gian là người mù chữ trong một xã hội có chữ viết là một quan niệm cũ, không còn phù hợp. Đó là một quan diêm đã lồi thời của các nhà íồlklore học châu Au thê kỉ XIX. Trong công trình Ai là người sáng tác văn học dãn gian, A. Dundes đã bác bỏ những định nghĩa mang tính kì thị đối với các tâng lóp thâp trong thê kỉ XIX. Sau khi dẫn chứng hàng loạt những mẩu chuyện dân gian đương đại Mĩ, ông viết: Người sáng tác VHDG trong những trường hợp này là những người biết chữ... không một ai là người sáng tác dân gian trong những ví dụ này là nông dân hoặc người ở tầng lóp thấp. Nhiều người chắc chắn là những người thành thị và thuộc tầng lớp trung lưu. cần phải nói rõ như vậy nêu người nào đó quan tâm có những phân biệt như vậy hoặc áp dụng cách gọi như vậy. Thực tế có người sáng tác dân gian thành thị và cũng có những người sáng tác dân gian nông thôn. A. Dundes còn bàn đến các sáng tác íblklore trong mối quan hệ với các phương tiện truyền thông hiện đại. Theo ông, các công nghệ hiện đại như điện thoại, radio, tivi,... chỉ làm tăng thêm tốc độ lưu truyền mà không hề làm biến mất văn hoá - văn học dân gian hiện đại. Trong các ví dụ về VHDG đương đại Mĩ ở một số bài viết khác của A.Dundes cũng cho thấy vẫn chứa đầy những yếu tố lặp lại. Sự lặp lại đó mới chính là đặc diêm của cách thức biêu hiện tư tưởng thâm mĩ íồlklore. Và cách thức đó đã trở thành nguyên tắc sáng tạo đặc thù của thi pháp VHDG, tạo nên những hình thức cấu trúc thẩm mĩ ổn định, bền vững trong từng thể loại VHDG. Do đó, nếu việc nghiên cứu tiến trình phát triên của VHDG cần thiết phải tìm hiểu vấn đề “lịch sử - thể loại” (Cao Huy Đỉnh), thì việc nghiên cứu một tác phẩm VHDG đòi hỏi phải đặt nó vào trong một thể loại - lịch sử (Đồ Bình Trị). Thế nên để khẳng định vai trò cùa thê loại trong khoa nghiên cứu VHDG, chúng ta không thê không lưu ý đến các ý kiến sau đây của V.Ia. Propp khi ông khẳng định “Chừng nào mà những đặc diêm thể loại chưa được nghiên cứu hoặc dù chỉ là được phác qua thôi, thì chưa thể nghiên cứu được từng tác phẩm nằm trong cơ cấu thể loại ấy”, bởi vì trong khoa học VHDG “Thê loại là đơn vị cơ bản mà mọi nghiên cứu đều phải xuất phát từ đó” [V.Ia. Propp, Tuyển tập, Tập II, Folklore với thực tại, Nhóm Chu Xuân Diên dịch, NXB Văn hoá dân tộc và Tạp chí Văn hoá xuất bản, H„ 2004, tr. 473, 474]. V- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÉN HOÀN THIỆN CÁC THẾ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. Thời kì dựng nước Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử Việt Nam quan niệm thời kì dựng nước là từ thời đại các Vua Hùng đến giới hạn sự thành tạo Nhà nước Âu Lạc - từng được đánh giá là một trong các nhà nước cổ đại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, để có cái nhìn bao quát toàn cảnh văn học dân gian thời kì này, cần phải đẩy các nghiên cứu về trước thời kì Hùng Vương. Ngày nay, các chứng tích khảo cổ học và nhân học văn hoá đã cho phép chúng ta hình dung được ít nhiều về nguồn mạch giống nòi, về đời sống tổ tiên ở những lớp sâu nhất đã được huyền thoại hoá. Đó là các huyền thoại đầu tiên về người khổng lồ kiến tạo và sau đó là các cặp đôi: ông Đực bà Cái, ông Đùng bà Đà, ông Đin bà Nhá, ông Chày bà Chày, ông Thu Tha bà Thu Thiên,... chống trời san núi. lấp bể đào sông, đẻ đất đẻ nước. Đó là các huyền thoại về Bố Rồng Lạc diệt trừ Mộc tinh, Ngư tinh, Cửu vĩ hồ tinh,... để mờ mang địa bàn sinh tụ. Và sau đó đã đến lúc tất cả các huyền thoại từ vô số những truyện kể về một quá bầu mẹ đến các mẫu kê vê ba cái trứng thiêng đều được quy về một mối, thành ra câu chuyện hôn nhân kì thú giữa Vua Rồng xứ Lạc với Mẹ tiên Âu Cơ đé ra đồng bào ta trong bọc trứng trăm con. Thế rồi, cũng thật kì lạ trong số ấy, Hùng Vương thứ nhất lại chính là người con trưởng. Đất nước núi sông lưỡng họp, mẹ ở lại rừng, cha về phía biển. Những cuộc thiên di từ rừng núi về đồng bàng diễn ra cùng với sự nghiệp cải tạo đầm lầy, quai đê, lấn biển, làm ruộng nước. Bắt đầu từ điểm đột biến này. quá khứ Việt cổ thời tiền sử đã dược truyền thuyết hoá. Từ đây, sẽ thấy toàn bộ hành trình lịch sử không thành văn bản đầy bí ẩn, huyền bí và thơ mộng ấy bất đầu vận động theo xu thế lịch sừ hoá, anh hùng hoá, dân tộc hoá. Trong đó, các huyền thoại kể từ sự kiện suy tôn Hùng Vương thứ nhất trờ về trước trở thành lớp sâu nhất trong "tập đại thành” mở đầu cho khoảng trên dưới 200 mẩu chuyện kể mà ngày nay chúng ta còn ghi chép lại được qua các đời, gọi chung là truyện họ 28 29
  • 17. Hồng Bàng và truyền thuyết Hùng Vương. Thần thoại Việt cổ đích thực vê cơ bản đã thất truyền, nhưng cái tinh thần của nó đã được thăng hoa thành truyền thuyết. Chính bộ phận này được gọi là những truyện kê dân gian cua thời kì dựng nước. Phần còn lại trong số đó phải gọi là truyện vê thời kì dựng nước. Và phần lớn tác phẩm về thời kì này chắc chắn đã được tái tạo lại trong suốt thời kì Bắc thuộc và buổi đầu nhà nước phong kiến độc lập tự chủ. Đó là lớp thứ hai gồm các truyện kể đời sau về thời kì dựng nước và lớp thứ ba bao gồm các truyện kể về những chiến công giữ nước buôi đâu. Trong đó, đứng đầu nhóm thứ hai là chuỗi truyện kể về người anh hùng trị thuỷ Sơn Tinh, đứng đầu nhóm thứ ba là chuỗi truyện kể về người anh hùng làng Gióng. Ngoài ra, còn phải tính đến lớp thứ tư gôm những truyện cô tích đã được chuyển hoá từ truyền thuyết: truyện kể về Lang Liêu hay là Sự tích bảnh chưng bánh giầy, truyện kể về Mai An Tiêm hay là Sự tích quả dưa hâu, truyện kể về Chừ Đồng Tỉỉ hay là Sự tích Đầm Nhất Dạ, Bãi Tự Nhiên,... Và sau đó là điểm nối Văn Lang - Âu Lạc với truyền thuyết về các cuộc chiến tranh Hùng Thục, về truyện chàng rể Sơn Tinh khuyên vua cha nhường ngôi cho Thục Phán. Có thể xem truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Cháu - Trọng Thuỷ là một bản lề khép mở, vừa có những dấu mốc khép lại VHDG về thời kì dựng nước, vừa mở ra một trang mới. Ở lóp truyện thứ tư, những vấn đề rạn nứt trong quan hệ vua - tôi, cha - con biểu hiện trong đơn vị gia đình tuy vẫn còn mang đậm ý nghĩa rộng lớn quốc gia - dân tộc, nhưng đó chính là dấu hiệu xu thế cổ tích hoá đã nổi đậm. Trở lên trên, có thể thấy sự hình thành nền tự sự dân gian thời kì dựng nước khá rành mạch, sáng tỏ. Sự khuyết thiếu sử thi người Việt cổ đã thôi thúc mấy thế hệ nhà nghiên cứu VHDG Việt Nam tìm kiếm. Có ý kiến cho rằng Đẻ đất đè nước trước khi là sử thi thần thoại Mường đã là sử thi Mường - Việt cổ. Lại có ý kiến cho rằng âm vang sử thi anh hùng Việt cổ vẫn còn dư hưởng trong các huyền thoại về các nhân vật ‘‘anh hùng văn hoá” dựng nước, trong các truyền thuyết đánh giặc giữ nước, tiếc ràng chúng ta đã không có một Hôme. Dù sao thì cũng có thể khẳng định: Từ ý nghĩa không thể diễn tả hết được bằng lời qua các “hình khắc câm lặng mà như muốn nói năng” chạm trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Đông Sơn,... từ ý nghĩa được cảm nhận ra của nhiều thế hệ qua các hoạt động sinh hoạt văn nghệ tổng họp nhiều đời trong các Lễhội Đền Hùng, Hội Rô, Hội Gióng,... có thể khẳng định vào thời cổ, tổ tiên ta đã từng có những diễn xướng anh hùng ca và các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Huyền thoại về sự ra đời thể hát xoan Phú Thọ, vẫn còn được kể lại, những hình thức lao động cổ xưa vẫn còn được diễn lại, nhưng những câu hát cổ xưa, những bài ca nghi lễ tế thần, nghi lễ lao động cổ xưa cùng những câu tục ngữ thời ấy thì về cơ bản đã bị thất truyền. 2. Thời kì Bắc thuộc Đây là thời ki nền văn hoá cơ tầng Việt cổ đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Nhà nước Âu Lạc vừa rơi vào tay Triệu Đà, đất nước bị chia cắt thành hai quận là Giao Chì và Cửu Chân. Nhà Tây Hán chiếm nước Nam Việt của họ Triệu, lại họp nhất thành lập Giao Châu và chia cắt thành 7 quận, 50 huyện. Đến thời Đông Hán, mưu toan đồng hoá của kẻ xâm lược tiếp tục lộ rõ trong việc san định tiếp bản đồ địa - hành chính: Giao Châu được mở rộng gồm cả vùng Lưỡng Quảng, Hài Nam thành ra 9 quận dù vẫn lấy Long Biên làm lỵ sở. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đàn áp hàng trăm Lạc hầu, Lạc tướng và cướp đi tới 600 trống đồng đem về nấu chảy đề đúc ngựa chiến dâng nộp triều đình nhà Hán nhằm “báo công lĩnh thưởng”. Thật ra, việc làm đó cũng không ngoài mưu toan quét sạch gốc rễ văn hoá trời Nam. Từ Mã Viện đến Sỹ Nhiếp dần xoá bỏ chế độ Lạc hầu, Lạc tướng, thiết lập thứ sử, thái thú, huyện lệnh,... áp đặt văn hoá của kẻ xâm lược. Các thiết chế xã hội của các đế chế Hán, Đường từng bước trùm lấp, chèn ép văn hoá Đông Sơn. Nhiều trống đồng đã bị lật ngửa lên làm chậu thau trang trí hình cá và hình tiền đồng Hán. Nhưng đó chỉ là những biêu hiện bề mặt. Sau hàng trăm năm đô hộ của nhà Hán nơi đất Việt, chính sách vở của kẻ xâm lược như Tiền Hán thư, Hậu Hán thư vẫn phải thừa nhận phong hoá Giao Chì vẫn không theo lễ giáo Trung Hoa, tiếng Hán vẫn không thay thế được tiếng Việt. Cuộc đô hộ ngàn năm ấy vẫn chỉ là tạm thời, vì nó chì có bề dài chứ rất hạn chế về bề rộng và chưa bao giờ có được bề sâu. Đúng như đầu thế kỉ XX có một học giả phương Tây từng nhận xét: Qua Bẳc thuộc, nước Việt vẫn như một toà nhà chỉ bị thay đổi mặt tiền mà không hề bị thay đổi cấu trúc bên trong. Trong bối cảnh 30 31
  • 18. ngàn năm ấy, văn hoá Đông Sơn với truyền thống dân gian và bản săc Viẹt vẫn bám rễ sâu trong cơ cấu làng Việt, chan hoà trong đời sông văn hoá dân gian. Trong đó VHDG vẫn tiếp tục phát triển và đóng vai trò hêt sức quan trọng, tích cực tham gia vào nhiệm vụ đề kháng sự đông hoá cùa văn hoa Hán, củng cố và nâng cao ý thức lịch sử dân tộc, khăng định sức sông và bản lĩnh Đại cồ Việt. VHDG thời kì này thật sự là thành trì bất khả xâm phạm của tiếng mẹ đẻ, gắn liền với văn hoá làng Việt sau lũy tre xanh. Hiển nhiên, trước hết, có thể nói là mạch nguồn của đạo lí yêu nước và bản lĩnh bất khuất trước các thế lực ngoại xâm từ người anh hùng làng Gióng vẫn chảy suốt ngàn năm trong hệ thống truyền thuyêt lịch sử nói riêng và toàn bộ dòng văn học tự sự dân gian. Sau Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là truyền thuyết về sự nghiệp của Trưng Nữ Vương và cả một chuôi truyên thuyết về các nữ tướng của Hai Bà. Tiêp đó là sự bùng nô thê loại truyen thuyết lịch sử dọc theo dòng sự kiện, từ cuộc nổi dậy của Bà Triệu (đâu thê ki III) đến các cuộc khởi nghĩa xưng vương của Lý Bí và Triệu Quang Phục (cuối thế ki VI), Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII), Phùng Hưng (cuôi thê kỉ VIII),... Các đấng thần linh trên điện thần người Việt như: Tán Viên Sơn Thánh, thần Long Đỗ hay thần sông Tô Lịch, thần Cao Lỗ, Lý Ống Irọng,... cũng nổi giận cùng con cháu mà hiên linh đánh giặc. Nhiêu huyên thoại được kể từ thời Văn Lang — Âu Lạc đã được kể lại thành truyên thuyêt. Tất nhiên, trong xu thế giao thoa văn hoá Việt - Hán, nhiêu danh xưng thân bản địa đã bị Hán hoá, nhưng sự thờ cúng các anh hùng chống xâm lược và bào vệ văn hoá Việt vẫn ngày càng phát triển cùng các lễ hội dân gian. Truyền thuyết khơi nguồn lễ hội, lễ hội nuôi dưỡng, chắp cánh truyền thuyết. Đó là dấu nối quá khứ oai hùng của cả một dân tộc đã từng có “đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào” trong thực tại đau thương và anh dũng. về diễn trình VHDG thời kì Bẳc thuộc, còn phải kể đến một dòng chảy khác. Đó là hệ thống truyện tự sự xã hội. Đã có những nhà nghiên cứu khẳng định rất có thể các truyện cổ tích thần kì về người mồ côi, người em, người con riêng, mà nội dung của nó gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và gia đình riêng lẻ, đã xuất hiện trong thời kì này. Như trên đã nói, cơ sở hiện thực nảy sinh thể loại này chắc chắn đã có dấu hiệu từ cuối thời kì Vãn Lang - Âu Lạc với sự xuất hiện hiện tượng cổ tích hoá truyền thuyết {Lang Liêu, Mai An Tiêm, Chừ Đồng Từ, Trầu Cau,...), có ý nghĩa mở đầu ý thức phản kháng bất công xã hội, bênh vực và lí tưởng hoá theo truyền thống dân chủ thị tộc thuộc về thời Việt cổ. Đến thời kì này, vói sự chuyển hoá của đời sống kinh tế - xã hội người Việt trong suốt quá trình tiến hoá theo các thể chế xã hội phong kiến ngoại bang trải mười thế kì, chắc chắn sự phân hoá giữa các tầng lớp, đẳng cấp trong đời sống Việt càng ngày càng sâu sắc. Một bộ phận người Việt ở tầng lóp trên chắc chắn đã chịu sự ảnh hưởng văn hoá gia đình phong kiến Hán - Đường. Như một quy luật phổ quát, khi gia đình phụ quyền theo chế độ dòng cha nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các thành viên trong việc thừa kế tài sản thì các nhân vật cổ tích như kiểu người em trong truyện Cây khế, người con riêng trong Tấm Cám, người mồ côi trong Thạch Sanh,... xuất hiện. Có điều đáng lưu ý là cho đến tận ngày hôm nay, khi tìm hiểu những truyện cổ tích thần kì của người Kinh cũng như của các dân tộc anh em, hầu như hoàn toàn không thấy có sự ảnh hưởng của văn hoá Hán. Chỉ có thể nhận ra ở đây ít nhiều một vài sự thâm thấu của các yếu tố văn hoá ngoại sinh có nguồn gốc phương Nam (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Trầu Cau,...). Và điều đặc biệt đáng ghi nhận ở đây là chính trong ý nghĩa toát ra từ những lóp giao thoa văn hoá như thế lại biểu hiện rất đậm đà sắc thắm tâm hồn Việt. Không gian cổ xưa cùng những sự kiện, tình tiết chính trong những tác phẩm ấy vẫn đậm đà truyền thống công xã nông thôn nơi làng Việt. Cái sẩc thắm tâm hồn Việt ấy trong những giấc mơ cổ tích đẹp đẽ ấy chẳc chắn cũng đã đượm thấm trong dân ca - ca dao thời kì này như là một sự nối dòng sinh hoạt ca hát dân gian đã sớm bừng nở từ thời các vua Hùng. Trong đó, tục kết Chạ (được các nhà nghiên cứu đoán định ra đời từ thời kì này) với các lối hát gắn với chợ quê, bến đò, nơi ruộng đồng gò bãi,... đã sinh thành, dẫu còn đơn giản và có tính địa phương. Điều này là hoàn toàn có thể, khi mà theo sách Giao Châu kí, thời bấy giờ, ở nông thôn đã thấy trẻ mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo và hát các bài đồng dao cùa người Việt. Hình thức sân khấu kịch hát dân gian như các trò nhại, trò diễn có tích cũng đã xuất hiện. Các nhà nghiên cứu sân khấu dân tộc đã phỏng đoán như thế. Bởi lẽ ngay sau thời kì này, vào đời nhà Đinh (968-981), trong triều đã có chức Ưu bà để dạy múa hát trong quân đội. Tương truyền, bà Phạm Thị Trân, là người được vua Đinh phong cho chức này, cũng là một trong những vị tổ cùa nghề hát chèo. Nếu 32 3.GTVH DÂN GIAN-A 33