SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
PHẠM GIA TRỌNG
QUẢNG NINH – NĂM 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110
Họ và tên học viên: PHẠM GIA TRỌNG
Người hướng dẫn: PGS,TS TRỊNH THỊ THU HƯƠNG
QUẢNG NINH – NĂM 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ v
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..........................................................viii
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI.................................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông mới.......................... 5
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 5
1.1.2.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ................................... 6
1.1.3 .Quản lý Nhà nước về kinh tế.............................................................................................. 6
1.1.4. Quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới ................... 8
1.2. Nội dung quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới................................. 9
1.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế................................................ 9
1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế.......... 11
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông
thôn mới......................................................................................................................................................... 16
1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lý
kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới................................................................... 16
1.3.2. Năng lực của bộ máy chính quyền các cấp............................................................... 17
1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn.................................. 17
1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực ........................................................... 18
1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương............................................................................................................................................................ 18
1.4.1. Tỉnh Hưng Yên .................................................................................................................... 18
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
ii
1.4.2 Tỉnh Thái Bình........................................................................................................................ 20
Kết luận chương 1......................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ
UÔNG BÍ....................................................................................................................................................... 26
2.1. Giới thiệu chung về xã Thượng Yên Công............................................................. 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính................................................................... 26
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của xã Thượng Yên Công........................................... 28
2.2. Thực trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới
của Chính quyền xã Thượng Yên Công....................................................................................... 30
2.2.1. Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế trong chương trình xây
dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công. ..................................... 30
2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển nông thôn mới
31
2.2.3. Nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới trong chương
trình xây dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công................... 34
2.2.3.4. Huy động nguồn lực kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
48
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý kinh tế trong chương trình xây
dựng nông thôn mới................................................................................................................................ 57
2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................................................... 57
2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................................................... 59
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế.......................................................................................................... 60
Kết luận chương 2......................................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH
TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH
QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, TP. UÔNG BÍ.......................................................... 63
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng
nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí giai
đoạn 2021-2025 .......................................................................................................................................... 63
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo ............................................................................................................... 63
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
iii
3.1.2. Mục tiêu.................................................................................................................................... 63
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc quản lý kinh tế trong chương trình xây
dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí
64
3.3.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế trong xây dựng NTM . 65
3.3.2. Triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế xây
dựng nông thôn mới ......................................................................................................................... 67
3.2.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng, sử dụng phân bổ vốn trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................ 72
3.2.4. Hoàn thiện phân cấp quản lý vốn trong chương trình xây dựng NTM......... 76
3.3. Kiến nghị................................................................................................................................... 79
3.4.1. Đối với cấp Tỉnh................................................................................................................... 79
3.4.2. Đối với Thành phố Uông Bí............................................................................................ 79
Kết luận chương 3......................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 83
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là tác giả luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
do chính tôi thực hiện. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Tác giả
Phạm Gia Trọng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
v
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học
Ngoại thương, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận
tình truyền đạt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
cô PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương đã dành thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban chuyên môn UBND thành phố Uông
Bí, UBND xã thượng Yên Công đã tạo điều kiện, giúp đỡ cung cấp tài liệu cùng các ý
kiến góp ý quý báu về đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng bằng tất cả khả năng của mình, nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu, kính mong nhận được sự đóng góp của
Quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cám ơn.
Tác giả
Phạm Gia Trọng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
BNNPTNT......... ......
CNH -HĐH:..............
DN: .........................
HTX: .......................
NTM: ......................
NSNN: ....................
NQ/TU: ..................
UBND : ...............
XDNTM: .................
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Doanh ngiệp
Hợp tác xã
Nông thôn mới
Ngân sách Nhà nước
Nghị quyết Trung ương
Ủy ban nhân dân
Xây dựng nông thôn mới
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1. Lao động có việc làm của xã Thượng Yên Công năm 2020 ................ 43
Bảng 2.2. Thực hiện quản lý về tiêu chí Giáo dục và đào tạo .................................. 44
Bảng 2.3. Thực hiện quản lý về tiêu chí Y tế................................................................... 45
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp nhu cầu nguồn vốn đầu xây dựng nông thôn mới giai
đoạn (2018 – 2020)...................................................................................................................... 48
Bảng 2.5. Nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020............................................................................................................................. 50
Bảng 2.6. Kết quả về việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn 2016 -2020................................................................................................................... 58
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của
Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí”
Quản lý kinh tế trong xây dựng NNM, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhưng thực tế vấn đề đặt ra, thực hiện chương trình
còn không ít những khó khăn, nhất là khâu quản lý nguồn vốn trong quá trình triển khai xây
dựng nông thôn mới; nhiều địa phương chạy thành tích, dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng, thậm
chí có nơi còn lãng phí, thất thoát vốn; nguồn vốn hỗ trợ không đến trực tiếp đến cộng đồng
dân cư và người dân; chất lượng công trình đầu tư hạn chế... Điều này đòi hỏi cần phải tiếp
tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm thực hiện quản lý kinh tế xây dựng nông thôn
mới một cách có hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo
chặt chẽ, đúng quy định, tránh thất thoát, mang lại hiệu quả cao; góp phần hoàn thành tốt các
mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra.
Nghiên cứu thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý kinh tế trong chương
trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí,
những nỗ lực mà xã Thượng Yên Công cũng như Thành phố Uông Bí đã thực hiện nhằm nâng
cao chất lượng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu; phương pháp thống kê, so
sánh, tổng hợp minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích; phương pháp thu
thập thông tin tài liệu thứ cấp, sơ cấp và kế thừa các kết quả nghiên cứu; phương pháp phân
tích chính sách, áp dụng cho phân tích quy trình thực hiện quản lý vốn trong xây dựng nông
thôn mới.
Luận văn đi sâu phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn xây
dựng nông thôn mới. Đánh giá thực trạng về việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng
nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện
quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên
Công.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam phát triển nông thôn được coi là một định hướng chiến lược hết sức
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và phát triển
toàn diện kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra nhưng quan điểm cơ bản về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề mang tầm cỡ chiến lược của cách mạng
Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn mà là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chương trình xây dựng nông thôn mới với
19 tiêu chí đã được đề ra chính là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; là CNH - HĐH, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
cũng như đời sống nhân dân được nâng cao; tinh thần tự giác xây dựng nông thôn mới
trong cán bộ, nhân dân ngày càng thể hiện rõ nét; xuất hiện nhiều phong trào thi đua
mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là phong trào thi đua phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng nông thôn
mới...
Trước hết, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân. Nhưng thực tế vấn đề đặt ra, thực hiện chương trình còn không ít khó
khăn, nhất là khâu quản lý nguồn vốn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn
mới; nhiều địa phương chạy thành tích, dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng, thậm chí có
nơi còn lãng phí, thất thoát vốn; nguồn vốn hỗ trợ không đến trực tiếp đến cộng đồng
dân cư và người dân; chất lượng công trình đầu tư hạn chế... Điều này đòi hỏi cần phải
tiếp tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm thực hiện quản lý kinh tế xây dựng
nông thôn mới một cách có hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, tránh thất thoát, mang lại hiệu quả cao;
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra. Do đó,
việc thực hiện vấn đề: “Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
2
mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành
quản lý kinh tế là hết sức cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc (2013) cho rằng chương trình XDNTM đã huy động
được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chứ không thể huy động được sự
đóng góp của người dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó tác giả
Hoàng Vũ Quang (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đóng góp của
hộ nông thôn vào các hoạt động kinh tế -xã hội địa phương” lại cho thấy: thực tiễn tại
các địa phương, việc huy động đóng góp của người dân vào chương trình XDNTM
được thực hiện qua việc thu quỹ xây dựng nông thôn mới là một tỷ lệ lớn trong nguồn
vốn XDNTM. Tuy nhiên trong quá trình thu chi chưa được minh bạch, rõ ràng.... Bên
cạnh đó, tác giả Chu Tiến Quang (2005) trong bài viết: “Huy động và sử dụng các
nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp”, cho rằng để
đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sử dụng các nguồn vốn cho phát triển nông thôn,
cần có nhiều giải pháp như: (i) Nhà nước cần giữ vai trò chủ lực trong đầu tư hướng
dẫn các nguồn vốn của khu vực tư nhân đầu tư về nông thôn; (ii) Thu hút vốn đầu tư
xây dựng công trình nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn các xã; (iii) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
nông thôn từ tư nhân...
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến thực trạng huy động, quản lý vốn
xây dựng nông thôn mới hiện nay ở nước ta và đưa ra nhiều giải pháp khá sâu sắc góp
phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện công tác quản lý vốn trong đầu
tư xây dựng NTM ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quản lý vốn chương trình NTM ở một số
nơi vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định; trong khi đó vấn đề Quản lý kinh tế
trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công
hiện nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Chính vì vậy, luận văn là một đề
tài nghiên cứu mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vào việc thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn
mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công .
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông
thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn xây dựng nông
thôn mới.
- Đánh giá thực trạng về việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông
thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông
thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của
Chính quyền xã Thượng Yên Công.
- Về không gian: Trên địa bàn xã Thượng Yên Công nói riêng và thành phố
- Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020 và đề xuất đến 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhànước về xây
dựng NTM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu; phương pháp thống
kê, so sánh, tổng hợp minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích.
- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp, sơ cấp và kế thừa các kết quả
nghiên cứu.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
- Phương pháp phân tích chính sách, áp dụng cho phân tích quy trình thực hiện
quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
4
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục... luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn
mới ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương
trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố
Uông Bí.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông mới
1.1.1. Khái niệm
a) Khái niệm nông thôn
Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định Theo Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”được tác giả
tham khảo tại Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mớicủa Trường
chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, (2013).
b) Khái niệm nông thôn mới
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mớicủa Trường chính trị
Trần Phú Hà Tĩnh, (2013) đã nêu cụ thể về khái niệm nông thôn mới:“Là nông thôn
mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng
cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp
thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ
nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội”.
c) Xây dựng nông thôn mới
Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh năm 2013 đã ba hành Tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới, với khái niệm: “Xây dựng nông thôn mới là
cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng
xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn
diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
nâng cao.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
6
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề
kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,
đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.”
1.1.2.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn(2008) đã nêu: “Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới làmột chương trình tổng thể về phát
triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt Nam xây
dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008).
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, có tham vọng
đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã
đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy
chuẩn của ngành, chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp
dụng khi xây dựng Nông thôn mới”.
1.1.3.Quản lý Nhà nước về kinh tế
1.1.3.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về kinh tế
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyệt Việt Linh (2017) với đề tài “Quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã đưa ra một
số khái niệm về Quản lý Nhà nước về kinh tế: “Quản lý Nhà nước kinh tế là sự tác
động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có
để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và
mở rộng giao lưu quốc thế.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba
loại cơ quan lấp pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước;
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
7
Theo nghĩa hẹp: Quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý
có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành
pháp (Chính phủ)”.
1.1.3.2. Quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề
nghiệp
“Quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề
nghiệp” là nội dung mà tác giả Nguyệt Việt Linh (2017)đã nêu lên trong đề tài luận
văn thạc sỹ của mình cụ thể:
+ Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu
riêng và có nhiệm vụ phục vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề
mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp và các chủ thể tham gia
hoạt động kinh tế của xã hội.
Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý
của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của
một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải được dựa vào các nguyên tắc, các
phương pháp. Xuất phát từ thực tiễn và được thực hiện kiểm nghiệm, tức là xuất phát
từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn
phát triển.
Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần:
- Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để đề ra nguyên
lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế.
- Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế
giới.
- Áp dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách
quan các quá trình kinh tế.
- Nghiên cứu toàn diện đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới
hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý, tức là
phải giải quyết tốt vấn đề thực chất và bản chất của quản lý.
+ Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệ
thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả
năng thích nghi cao hay thấp v.v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
8
Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở việc xử lý linh hoạt
các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học.
Bản thân khoa học không thể đưa ra câu trả lời cho mọi tình huống trong hoạt động
thực tiễn. Nó chỉ có thể đưa ra các nguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản
lý thực tế. Còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc
nhiều vào kiến thức, ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Kết quả của nghệ
thuật quản lý là đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản
lý. Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức
bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn
khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà
nước. Những người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo nghề
nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng, năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế
của Nhà nước.
1.1.4. Quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới
Từ khái niệm “Quản lý kinh tế” và khái niệm về “nông thôn mới”, có thể hiểu:
Quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò
của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và
triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững
theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh
và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN.
Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới:
+ Vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới rất đa dạng. Tương ứng với mỗi nguồn
vốn cần có các cơ chế sử dụng khác nhau nhưng phải tuân thủ theo quy trình quản lý
tài chính ở 3 khâu: i) lập dự toán, ii) thực hiện và quyết toán iii).
+ Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho
từng cấp để việc quản lý được thuận lợi và hiệu quả hơn. Nội dung của phân cấp là
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
giao cho các cấp chính quyền, các bộ phận trong bộ máy nhà nước những nhiệm vụ,
quyền hạn để thực hiện, giải quyết những công việc nhất định. Phân cấp thường được
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
9
thực hiện ở các phương diện cơ bản như: Phân cấp về chính trị; phân cấp về hành
chính; phân cấp về ngân sách; phân cấp về kinh tế…
+ Phân cấp quản lý là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ,
thẩm quyền quản lý cho chính quyền cấp dưới sao cho vừa đảm bảo sự chỉ đạo tập
trung thống nhất, vừa phát huy dân chủ và quyền chủ động của cấp dưới.
Nội dung quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới nêu
trên được tác giả tham khảo Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyệt Việt Linh (2017),đề
tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình”.
1.2. Nội dung quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế
2.2.1.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
Theo tạp chí Nông nghiệp(2011) tác giả Phạm Hà thì: “Đối với công tác xây
dựng quy hoạch nông thôn mới thì Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn cần triển khai, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện công bố
đồ án quy hoạch, chỉnh sửa đề án xây dựng nông thôn mới và Chương trình ở các xã
để nắm tình hình và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai
thực hiện.
Việc lập đồ án quy hoạch nông thôn mới cần tương đối toàn diện trên các lĩnh
vực quy hoạch đất đai; quy hoạch sản xuất; quy hoạch xây dựng… làm cơ sở đầu tư,
phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn. Việc lập đồ án quy
hoạch tập trung vào việc quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ; Xác định nhu cầu
sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất
hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ; Bố trí hệ thống thủy
lợi kết hợp với giao thông; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang
các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp;
Quy hoạch phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới... Hiện
nay, Đề án xây dựng nông thôn mới được niêm yết công khai bằng các văn bản và bản
đồ quy hoạch tại trụ sở xã và thông báo tới các xóm trong xã.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Trong quy hoạch sản xuất phải có tầm nhìn chiến lược, khả thi, quy hoạch phải
dựa vào thế mạnh của từng xã, tạo sự kết nối giữa các vùng trên địa bàn Huyện thị,
Thành phố; Tạo được tiềm năng thế mạnh nhằm thu hút mời gọi các doanh nghiệp về
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
10
đầu tư phát triển nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp
sang công nghiệp và thương mại dịch vụ; chú trọng quy hoạch các loại cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao... Quy hoạch phải xác định tiềm năng, động lực và dự báo
phát triển xã về quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch 10 năm và
phân kỳ quy hoạch 5 năm.
Đồng thời, phải dự báo được động lực phát triển kinh tế chủ đạo; quy mô sản
xuất, sản phẩm chủ đạo, tiềm năng thị trường, định hướng giải quyết đầu ra. Xác định
tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (nông nghiệp sang
phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất”.
1.2.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế:
Cũng theotạp chí Nông nghiệp(2011) tác giả Phạm Hà:“Kế hoạch được xây dựng
với mục đích đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình "Mỗi xã
một sản phẩm", Chương trình xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh tái cơ cấu nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Khai thác tiềm năng,
phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền
thống gắn với phát triển du lịch sinh thái; hướng đến phát triển mỗi làng một nghề; hỗ
trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm của làng nghề, thúc đẩy
phát triển sản xuất nông thôn. Đồng thời đầu tư hỗ trợ và huy động các nguồn lực xã
hội để xây dựng phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế
đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Mục
tiêu mà Kế hoạch hướng tới đó là thực hiện chuyển dịch cơ cấu lại sản xuất nông
nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua loại hình du lịch cộng
đồng; du lịch sinh thái gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trong chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển các loại hình du lịch nông thôn nhằm
thu hút du khách, khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc thù, độc đáo hướng vào chiều sâu và
phát triển bền vững, Kế hoạch đề ra 05 nội dung trọng tâm, gồm: Tổ chức lựa chọn các
điểm du lịch cộng đồng, các sản phẩm dịch vụ hiện có đáp ứng yêu cầu về chất lượng
và số lượng mục tiêu đề ra; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vực du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề; Triển khai hỗ trợ xây dựng
Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP; Triển khai hỗ trợ phát
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
11
triển Nhóm sản phẩm Lưu niệm - Nội thất - Trang trí về lĩnh vực du lịch; Định kỳ
đánh giá xếp hạng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn OCOP”.
1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế
“Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế vốn xây dựng nông thôn mới từ
NSNN là tuân thủ các chỉ tiêu dự kiến ban đầu, và phải phân tích ứng với những biến
đổi khách quan khi thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả của vốn XDNTM từ NSNN.
Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý vốn vốn xây dựng nông thôn
mới từ NSNN. UBND cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ
chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư theo các nội dung XD
NTM. Ban quản lý dự án Chương trình vốn xây dựng nông thôn mới ở các cấp thực
hiện giám sát việc sử dụng NSNN để thực hiện Chương trình.
Các sở, ban ngành chịu trách nhiệm trước UNBD cùng cấp về triển khai kế hoạch
nguồn vốn Chương trình XD NTM từ NSNN thuộc phạm vi mình quản lý. Thực hiện
kế hoạch vốn XD NTM từ NSNN gồm phân bổ nguồn vốn vốn xây dựng nông thôn
mới từ NSNN theo kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án đầu tư, các nhiệm vụ chi đầu tư cơ sở hạ tầng trong dự toán ngân sách, tổ
chức cấp phát vốn XD NTM từ NSNN và thanh quyết toán đều thực hiện qua hệ thống
Kho bạc nhà nước.
Trên cơ sở tổng mức vốn trong XD NTM từ NSNN được phê duyệt, UBND tỉnh,
cấp huyện thực hiện phân bổ các hạng mục, các nội dung cụ thể cho từng cấp theo kế
hoạch.
Phân bổ vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện theo nguyên
tắc tuân thủ các quy định Luật NSNN. Theo đó, vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ
NSNN đầu tư thuộc NSNN chỉ bố trí cho các nội dung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế -xã hội.
Các công trình, nội dung, dự án được bố trí vốn từ NSNN phải nằm trong quy
hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý nguồn
vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN. Việc phân bổ vốn XD NTM từ NSNN
đảm bảo dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch. Việc
cấp phát vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện trên cơ sở thực
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
hiện nghiêm các quy định về XD NTM. Điều đó có nghĩa là chỉ những nội dung, dự án
thực hiện đầy đủ các trình tự theo quy định thì mới được cấp vốn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
12
Đây là một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế có kế hoạch
và cân đối nền kinh tế trong cả nước, trong mỗi vùng và trong mỗi ngành kinh tế. Vốn
vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn
thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt. Vốn vốn xây dựng nông thôn
mới từ NSNN được cấp phát trực tiếp, theo phương thức cấp phát không hoàn lại và
cho vay có hoàn trả. Quá trình chi vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN đó được
thực hiện dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý cấp phát”.
1.2.3.Các vấn đề cơ bản trong quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới
12.3.1 Ban hành chính sách xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động xây dựng nông thôn mới nhằm điều hành và quản lý hoạt động xây
dựng nông thôn mới một cách thống nhất. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn
thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết
định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính
quyền địa phương ra các quyết định nhằm điều chỉnh các hoạt động xây dựng nông
thôn mới tại địa phương, xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân xây
dựng nông thôn mới. Việc xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi
trường pháp lý cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức, quản lý các hoạt động
phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn; thực hiện các hoạt động nhằm hỗ
trợ, thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn. Huy động và quản lý các nguồn vốn xây
dựng nông thôn mới.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức thực hiện quản lý kinh tế về xây
dựng nông thôn mới
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:khi đề cập đến
hoạt động quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới, một trong những nhân tố quan
trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý kinh tế xây dựng nông
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
thôn mới. Đó là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
khác nhau được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
13
mục tiêu đã xác định. Bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới tập trung
thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý kinh
tế được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và
giám sát mới được thực hiện tốt. Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020, trên cơ
sở đó Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Ban
Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai
đoạn 2010- 2020. Trong đó nêu rõ việc thành lập BCĐ - cơ quan tham mưu giúp việc
trong quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở các cấp. Để bộ máy quản lý kinh tế
về xây dựng nông thôn mới ở các cấp thực sự đủ mạnh, linh hoạt, điều hành thực hiện
tốt chương trình trong mọi hoàn cảnh, thì hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho
cán bộ thực thi nhiệm vụ phải luôn được chú trọng. Bên cạnh đó công tác kiện toàn bộ
máy trong mổi giai đoạn cũng rất cần thiết, nhằm xây dựng bộ máy quản lý kinh tế về
xây dựng nông thôn mới có sự thích ứng cao với các biến cố về điều kiện kinh tế xã
hội của đất nước. Tổ chức bộ máy QLNN trong xây dựng nông thôn mới chính là các
bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý
kinh tế về xây dựng nông thôn mới một cách thống nhất, khoa học.
1.2.3.3. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới công tác quy
hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để
thực hiện các tiêu chí còn lại. Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức
năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng Kinh tế - Xã hội, môi trường trên địa bàn theo tiêu
chuẩn nông thôn mới gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để có
mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng
CNH-HĐH thì công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu (nằm ở vị trí số 1 trong 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới). Nếu quy hoạch không có chất lượng, tính tổng thể
và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích nông thôn mới của các địa phương là vô cùng gian
khó. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thực hiện Nghị quyết số: 26-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần 7 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X,
công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là công việc mang tính tiền đề, có tầm
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng nông thôn mới. Đây là
nội dung giúp hoạch định phát triển các không gian trên địa bàn xã một cách toàn diện,
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
14
đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nông: “Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn”. Nội dung của
công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây
dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn trước mắt công
tác quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành. Về mặt lâu dài công tác
quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng phát triển nông thôn theo
đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.
1.2.3.4. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Muốn quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chúng ta phải
nắm được các tiêu chí quy định và thực hiện các hoạt động đánh giá nhằm nhận định,
xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công
việc; xem xét trình độ phát triển cùng những kinh nghiệm và bài học được hình thành
ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập.
Đó là một quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công
việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả. Khái quát 19
tiêu chí về xây dựng nông thôn mới: Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10
năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-
2020. Theo đó 19 tiêu chí đánh giá về xây dựng NTM bao gồm: 1 Quy hoạch; 2 Giao
thông; 3 Thuỷ lợi; 4 Điện; 5 Trường học; 6 Cơ sở vật chất văn hoá; 7 Cở sở hạ tầng
thương mại nông thôn; 8 Thông tin và truyền thông; 9 Nhà ở dân cư; 10 Thu nhập; 11
Hộ nghèo; 12 Lao động có việc làm; 13 Tổ chức sản xuất; 14 Giáo dục và đào tạo; 15
Y tế; 16 Văn Hoá; 17 Môi trường; 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19
Quốc phòng và An ninh. Trong khi hiệu lực của hoạt động quản lý kinh tế là hoàn
thành đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định và hiệu quả là mối tương quan
giữa kết quả thu được sao cho tối đa với chi phí thực hiện kết quả đó sao cho tối thiểu.
Như vậy, quản lý kinh tế đối với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là
công việc diễn ra theo một quá trình thu thập và xử lý số liệu dựa trên những tiêu chí
cụ thể về xây dựng nông thôn mới để so sánh những tiêu chí này ở thời điểm xác định
trong quá khứ với thời điểm nghiên cứu ở hiện tại (năm 2012 và năm 2017). Qua đó
nội dung luận văn có thể đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, về chất lượng và
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
tính hiệu lực, hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới mà nhà nước qua những nội
dung quản lý và công việc của mình đạt được. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
15
nông thôn mới bao gồm việc đánh giá các nội dung quản lý cùng những công việc mà
nhà nước tiến hành và đánh giá tác động của quản lý kinh tế đối với xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện thị.
1.2.2.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 bao gồm: Hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại), vốn đầu tư
của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng (bao gồm
nguồn lực đất đai, công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân...). Hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước Thực hiện chủ yếu bằng ngân sách phân bổ hằng năm, tuy nhiên không
chỉ đơn thuần là kinh phí bố trí từ ngân sách mà có thể thực hiện bằng nhiều cách như:
Hoán đổi đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì bồi
thường…), hay đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn phục vụ xây dựng nông thôn
mới. Quy trình thực hiện đảm bảo theo những quy định hiện hành; Mặt khác, huy động
từ nguồn ngân sách thông qua việc phát huy sử dụng công năng các cơ sở hiện có do
Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.v.v… đang quản lý để thực hiện các nội dung
trong xây dựng nông thôn mới; Nguồn lực của Nhà nước bằng các chính sách khuyến
khích nhân dân – cộng đồng tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, sửa chữa nhà cửa…
hoặc chọn lựa ưu tiên danh mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã để
tạo điều kiện đẩy mạnh giao thương, phát triển sản xuất hoặc đảm bảo an sinh xã hội.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Trong quá trình quản lý
kinh tế về xây dựng nông thôn mới, vấn đề thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn đang có phần hạn chế, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả xây dựng nông thôn mới. Nhận thấy điều đó trong những năm
qua Nhà nước ta đã có những chích sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế đầu tư vào NNNT. Tiêu biểu là Nghị định số: 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về “chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn”.
1.2.2.6. Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng NTM
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Theo Văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới Tỉnh Quảng Ninh (2013) thì
việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc Nhà nước xem
xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng NTM và theo dõi,
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
16
xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và
nghiêm túc vì hoạt động xây dựng nông thôn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá
trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không hiệu quả, đúng hướng hay chệch hướng,
tuân thủ pháp luật hay không… Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nước rút ra những
kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp. Việc
kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới cần tiến
hành: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và
pháp luật của nhà nước về nông thôn mới. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn
lực trong xây dựng NTM của nhà nước. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật. Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch. Kiểm tra, giám sát về kinh tế và
tổ chức sản xuất. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ
pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế về xây dựng nông
thôn mới.
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông
thôn mới.
1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lý
kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới
Nhận thức vai trò quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới đối với cấp uỷ,
Đảng, chính quyền. Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền cần nhận thức được quản lý kinh
tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Rằng
“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn,
thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông
dân”. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới thì phải xuất phát từ người dân, phải
lấy dân làm gốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới
mới là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân khu vực nông thôn; việc xây dựng nông thôn mới thành công là
góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, trong đó người dân đóng
vai trò là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
17
thực hiện xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra làm sao huy động được sức mạnh nội
lực trong dân để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra từ Chương trình.
Cần giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị; lãnh đạo có
hiệu quả công tác dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới để bắt tay xây dựng
nông thôn mới, xác định khâu đột phá là “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tuyên
truyền”. Nhận thức được vấn đề đó và thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua
phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đã thu hút được sự tham gia tích
cực của các cấp ủy, Đảng, chính quyền. Xác định các cấp uỷ, Đảng, chính quyền là
chủ thể của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới, quyết định đến việc lựa chọn
các hình thức triển khai phù hợp với thực tế. Thực hiện các giải pháp sát với thực tiễn,
có tính hiệu quả cao. Công tác phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý kinh tế về
xây dựng nông thôn mới cần được chú trọng để gắn trách nhiệm quản lý sát với thực
tế.
1.3.2. Năng lực của bộ máy chính quyền các cấp
Tác giả Phạm Hà (2011) trong tạp chí Nông nghiệp cũng đã nêu: Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp bao gồm
mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực
hiện nội dung đó, Nhà nước phải đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định
và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ
thuật, nguồn lực, tạo điều kiện và kích thích tinh thần nhân dân thực hiện; nhân dân tự
nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách trong việc thực
hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề
phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Việc triển khai
xây dựng nông thôn mới mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò
chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết
định. Vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn
đề cần được quan tâm, chú trọng.
1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Người dân, nhất là cư dân nông thôn chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn
mới. Thể hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất,
thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng KT-
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
18
XH; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ổn
định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Sự tham gia của người
dân, của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là một trong những yếu tố cơ bản
để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn. Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia
tích cực vào các quá trình xây dựng NTM, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực
Chương trình xây dựng nông thôn mới của nước ta là một chương trình phát
triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước (gần 10.000 xã) trong một thời
gian dài (2010-2020). Là một chương trình lớn, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh
nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn. Đây là chương trình lớn, có rất
nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn
lực của nhiều chương trình, dự án lớn. Là một chương trình phát triển nông thôn tổng
hợp, chưa có tiền lệ. Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban
hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến Chương trình xây dựng
nông thôn mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Thực tế thời
gian vừa qua, các chính sách xây dựng nông thôn mới được chỉnh sửa bổ sung liên tục
để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện.
1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương
1.4.1. Tỉnh Hưng Yên
Giai đoạn 2021 - 2025, cán bộ, công chức xã đạt chuẩn đối với cán bộ xã về trình
độ chuyên môn đạt 100% cán bộ xã có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó 50% có
trình độ cao đẳng, đại học trở lên; về trình độ lý luận chính trị đạt 100% cán bộ xã có
trình độ từ trung cấp trở lên.
Đối với công chức xã, về trình độ chuyên môn đạt 100% công chức xã có trình
độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó 50% có trình độ đại học trở lên; về trình độ lý
luận chính trị đạt 60% công chức xã có trình độ từ trung cấp trở lên và 100% công
chức xã có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức hành chính theo quy định.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Đối với công chức xã, phấn đấu đạt 100% công chức xã có trình độ chuyên môn
cao đẳng, đại học trở lên, trong đó 80% có trình độ đại học trở lên; về trình độ lý luận
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
19
chính trị đạt 100% công chức xã có trình độ từ trung cấp trở lên và 100% công chức xã
có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức hành chính theo quy định.
Có đủ hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, phấn đấu đạt 100% số xã, thôn
có đủ hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, đạt trong sạch vững mạnh, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời
gian tới:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, từ tỉnh đến cơ sở. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ này, cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, nhất là cấp xã về tính cấp thiết của việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó xác định
rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, từng bước chuẩn hóa, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Đây là giải pháp có tính cơ bản, lâu dài, bởi nguồn bổ sung
cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường cơ bản vẫn phải lấy từ cơ sở, nguồn tại chỗ
là chính.
Đẩy mạnh việc tuyển dụng, thu hút sinh viên tốt nghiệp chính quy tại các trường
đại học có chuyên môn phù hợp về công tác tại cơ sở; giúp cho cơ sở có một đội ngũ
cán bộ được đào tạo bài bản, có kiến thức, từ đó có nhận thức đúng giúp cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đảm bảo các quy định, chính sách pháp luật và tầm nhìn
tổng thể tạo sức mạnh cho cơ sở phát triển, tránh được sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
sai làm ổn định tình hình và các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng
thời đẩy mạnh luân chuyển cán bộ cấp huyện về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm
khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong bố trí các chức danh chủ chốt
ở cấp xã; thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đảng sang bên chính quyền và
ngược lại để rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nắm bắt các
lĩnh vực, đúc rút được nhiều kinh nghiệm công tác.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đối với cán bộ chuyên
trách không tái cử, hoặc không được bầu vào chức danh mới thì cho nghỉ, đóng bảo
hiểm tự nguyện hoặc hưởng trợ cấp một lần để giảm ngân sách chi.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
20
Đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ của
cấp trên, nhất là cấp huyện. Cấp ủy cấp huyện cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp xã, kịp thời phát hiện, uốn nắn
những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đúng
quan điểm, định hướng của Đảng.
Hai là, tăng cường công tác xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ đối
với công chức làm nhiệm vụ theo dõi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới.
Bốn là, phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”. Kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong
phong trào thi đua nói trên./.
1.4.2 Tỉnh Thái Bình
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020, Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực và từ đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm.
Các huyện ủy, thành ủy đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển
khai công tác tuyên truyền, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; dồn điền, đổi thửa gắn
với chỉnh trang đồng ruộng; quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá; huy động nguồn lực
của nhân dân cho xây dựng nông thôn mới; phân công cấp ủy, cán bộ các phòng, ban
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các xã. Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực
hiện, các huyện, thành ủy thường xuyên chú trọng kiểm tra, đánh giá việc chỉ đạo, xây
dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở cơ sở; kịp thời chấn
chỉnh những thiếu sót, lệch lạc; đề nghị tỉnh sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách
hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, tạo động
lực và phong trào sâu rộng trong nhân dân, đã làm thay đổi nhận thức, cách làm, khắc
phục đáng kể tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phát huy những nhân tố tích cực, cách làm
sáng tạo ở các địa phương.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Đảng bộ các xã trong tỉnh đã ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Một số
xã ban hành nghị quyết về: công tác tuyên truyền; dồn điền, đổi thửa; xây dựng nếp
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
21
sống văn hoá; xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp. 100% số xã thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới, ban quản lý, các tổ giúp việc ban chỉ đạo cấp xã; ban dồn điền,
đổi thửa ở thôn; phân công cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể phụ trách, kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện ở các thôn.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" do
Thủ tướng Chính phủ phát động, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định và
kế hoạch tổ chức thực hiện; tập trung chỉ đạo các cấp các ngành và các địa phương
trong tỉnh phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khơi dậy tinh thần thi đua yêu
nước của các tầng lớp nhân dân và huy động nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn
mới của các thành phần kinh tế. Các cơ quan thông tin đại chúng và hầu hết các địa
phương, cơ sở đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch; tăng thời lượng tuyên
truyền về xây dựng nông thôn mới. Các xã đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền ở
thôn, xóm; in phát tờ rơi, kẻ vẽ panô, áp phích, sáng tác các tiểu phẩm, tổ chức hội
diễn văn nghệ quần chúng về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có nhiều sáng
kiến trong vận động nhân dân như: chỉ đạo xây dựng mô hình tự quản về vệ sinh môi
trường ở thôn; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; đường, ngõ đẹp, vệ sinh,
ngăn nắp; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ
gia đình tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của, tham gia chỉnh trang khu
dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, xã...
Nhìn chung, nhận thức của các cấp, các ngành và hầu hết cán bộ, đảng viên, hội
viên, đoàn viên, nhân dân có chuyển biến tích cực; thấy rõ sự cần thiết, tầm quan trọng
của Nghị quyết 02-NQ/TU; nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp và sự quan tâm của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; từ
đó, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân về nhận thức và hành
động tổ chức thực hiện các chủ trương, nội dung chương trình XDNTM.
Những kết quả đạt được:
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị và sự hưởng ứng đồng tình của nhân dân, chương trình xây dựng
nông thôn mới của tỉnh 10 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đến nay 100% số xã
của tỉnh đạt chuẩn NTM, 7/7 huyện đạt chuẩn huyện NTM, thành phố đủ điều kiện xét,
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
công nhận hoàn thành xây dựng NTM. Thái Bình đang hoàn thiện để được công nhận
tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong tháng 3/2020.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
22
Sản xuất nông nghiệp, đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá
tập trung với cùng loại sản phẩm. Toàn tỉnh có 234 cánh đồng sản xuất tập trung với
diện tích 6.804 ha; nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng sản phẩm cao
được nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhanh vào sản xuất. Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh. Lĩnh vực chăn nuôi đã có một số
trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao đầu tư vào sản xuất. Nuôi trồng thủy
sản đã quan tâm phát triển một số đối tượng chủ lực như ngao, cá vược, cá song, tôm
sú, tôm thẻ chân trắng; đang triển khai nuôi tôm công nghệ cao ở 02 huyện ven biển.
100% các hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm
2012 và từng bước ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ; hình thành các
liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Nghề và làng nghề được duy trì và phát triển theo hướng bền vững,
nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường. Thương mại, dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả
thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Bình từ 8,12% - năm 2011, xuống
còn 2,9% - năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), bình quân giảm
1,04%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 5,27% - kết quả đầu năm 2016, xuống
còn 3,35% - năm 2018 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020). Ước thực hiện năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,35%, bình
quân giảm 0,5%/năm. Người nghèo từng bước được hỗ trợ, cải thiện về đời sống, tiếp
cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, giúp họ tự nỗ lực vươn
lên, thoát nghèo bền vững.
Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hoá. Kết quả phổ cập
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; đã hoàn thành phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan
tâm hỗ trợ. Hàng năm, tuyển sinh dạy nghề cho trên 30.000 người, trong đó hỗ trợ cho
khoảng 6.000 lao động nông thôn học nghề; tạo việc làm mới cho khoảng 33.000
người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề không ngừng tăng qua các năm, học sinh, sinh
viên có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 75% góp phần tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo chung của tỉnh, đến năm 2018 tỷ lệ qua đào tạo là 64%, trong đó qua đào tạo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
nghề đạt 50%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cao và đã triển khai khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế cho nhân dân tại trạm y tế xã. Chương trình nước sạch nông thôn
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
23
đã hoàn thành việc phủ kín các địa phương trong tỉnh; tỷ lệ người dân được sử dụng
nước sạch đạt 100%.
Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư, gắn với giữ gìn bản sắc văn
hoá truyền thống. Phong trào xây dựng xã, thôn, làng, gia đình văn hóa, các phong trào
văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở các xã,
thôn. Hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các hoạt động,
chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chính quyền điện tử tỉnh.
Hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở được củng cố; cán bộ cấp xã chuẩn hóa tăng
nhanh. Công tác quản lý, điều hành được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động và kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính. Các cấp chính quyền đã
chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tăng cường cải cách hành chính;
tích cực cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt hơn cho doanh
nghiệp và người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững,
tội phạm giảm; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực
hiện nền nếp và có chuyển biến tích cực; đã cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn
đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn; phong trào
“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được
tăng cường. Các tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải thường
xuyên được kiện toàn, nhân rộng, hoạt động có hiệu quả, nâng cao ý thức và phát huy
sức mạnh toàn dân trong công tác phòng chống tội phạm, tai tệ nạn xã hội.
Bài học kinh nghiệm:
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020. Thái Bình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, Xây dựng nông thôn mới phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát
năng động sáng tạo của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của
cả hệ thống chính trị các cấp. Đây chính là bài học rất quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình, góp phần
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên
quê hương Thái Bình.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
Hai là, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào xây
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
24
dựng nông thôn mới. Vì vậy công tác thông tin tuyên truyền được triển khai rộng khắp
tên các phương tiện thông tin đại chúng và luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy để định
hướng, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp.
Ba là, Phải bám sát định hướng xây dựng nông thôn mới của Nhà nước; vận
dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các địa phương, cơ sở;
triển khai, thực hiện đồng bộ các tiêu chí, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện
của từng xã, từng thôn; khắc phục tư tưởng nóng vội, cách làm thiếu dân chủ hoặc
trông chờ, ỷ nại; chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
Bốn là, Kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp
với nguồn lực, điều kiện thực tế của địa phương và nguyện vọng của người dân. Thực
hiện phân cấp cho cơ sở trong thực hiện, nhất là cộng đồng dân cư và quy định rõ
trách nhiệm của các cấp, các ngành. Ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ sản xuất
(giao thông, thuỷ lợi nội đồng); tập trung cho các công trình do thôn và cộng đồng dân
cư quản lý, tổ chức thực hiện; tận dụng, nâng cấp các công trình hiện có phù hợp tiêu
chí nông thôn mới; tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Năm là, Xác định người dân là chủ thể - người trực tiếp làm, giám sát toàn bộ
quá trình thực hiện và được hưởng lợi kết quả. Phải lấy ý kiến người dân một cách
nghiêm túc, từ khâu xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình,
hạng mục đầu tư; tạo sự đồng thuận, tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức,
vật chất của người dân. Việc huy động sự đóng góp phải do chính nhân dân địa
phương đó bàn bạc dân chủ, tự nguyện đóng góp và tổ chức thực hiện, tránh sự bàn
bạc thiếu dân chủ dẫn đến việc huy động vượt quá sức đóng góp của nhân dân.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
25
Kết luận chương 1
Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh tế
trong xây dựng nông thôn mới và chỉ ra một số nhân tố quản lý Nhà nước về xây dựng
nông thôn mới và đưa ra được nội dung cơ bản trong quản lý kinh tế xây dựng nông
thôn mới cụ thể:
Thứ nhất: xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế;
Thứ hai:xông tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế;
Thứ ba:xác nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới.
Trong chương 1 tác giả cũng đã tham khảo kinh nghiệm cũng như thực tế trong
xây dựng nông thôn mới của một số Tỉnh trong nước làm cơ sở cho việc phân tích thực
trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã
Thượng Yên Công tại chương 2 của luận văn này.Từ đó có thể tìm ra được những
thuận lợi và khó khăn trong công tác này.
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

More Related Content

Similar to QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

Similar to QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ (20)

BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng BìnhĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAYĐề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Thuyết minh dự án biệt thự liền kề.docx
Thuyết minh dự án biệt thự liền kề.docxThuyết minh dự án biệt thự liền kề.docx
Thuyết minh dự án biệt thự liền kề.docx
 
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toánLuận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toán
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn PrincessĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầngĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường HảiĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
 
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
 
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.docĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆPĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
 
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
 
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtĐồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Uy Hoàng
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Uy Hoàng
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 

Recently uploaded (20)

Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdfCatalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
 
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 

QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ PHẠM GIA TRỌNG QUẢNG NINH – NĂM 2021
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên học viên: PHẠM GIA TRỌNG Người hướng dẫn: PGS,TS TRỊNH THỊ THU HƯƠNG QUẢNG NINH – NĂM 2021
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net i MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ v DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..........................................................viii LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.................................................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông mới.......................... 5 1.1.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 5 1.1.2.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ................................... 6 1.1.3 .Quản lý Nhà nước về kinh tế.............................................................................................. 6 1.1.4. Quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới ................... 8 1.2. Nội dung quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới................................. 9 1.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế................................................ 9 1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế.......... 11 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới......................................................................................................................................................... 16 1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới................................................................... 16 1.3.2. Năng lực của bộ máy chính quyền các cấp............................................................... 17 1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn.................................. 17 1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực ........................................................... 18 1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương............................................................................................................................................................ 18 1.4.1. Tỉnh Hưng Yên .................................................................................................................... 18
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net ii 1.4.2 Tỉnh Thái Bình........................................................................................................................ 20 Kết luận chương 1......................................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ....................................................................................................................................................... 26 2.1. Giới thiệu chung về xã Thượng Yên Công............................................................. 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính................................................................... 26 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của xã Thượng Yên Công........................................... 28 2.2. Thực trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công....................................................................................... 30 2.2.1. Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công. ..................................... 30 2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển nông thôn mới 31 2.2.3. Nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới trong chương trình xây dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công................... 34 2.2.3.4. Huy động nguồn lực kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới. 48 2.3. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới................................................................................................................................ 57 2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................................................... 57 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................................................... 59 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế.......................................................................................................... 60 Kết luận chương 2......................................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, TP. UÔNG BÍ.......................................................... 63 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí giai đoạn 2021-2025 .......................................................................................................................................... 63 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo ............................................................................................................... 63
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net iii 3.1.2. Mục tiêu.................................................................................................................................... 63 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí 64 3.3.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế trong xây dựng NTM . 65 3.3.2. Triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới ......................................................................................................................... 67 3.2.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng, sử dụng phân bổ vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................ 72 3.2.4. Hoàn thiện phân cấp quản lý vốn trong chương trình xây dựng NTM......... 76 3.3. Kiến nghị................................................................................................................................... 79 3.4.1. Đối với cấp Tỉnh................................................................................................................... 79 3.4.2. Đối với Thành phố Uông Bí............................................................................................ 79 Kết luận chương 3......................................................................................................................... 81 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 83
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net iv LỜI CAM ĐOAN Tôi là tác giả luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tác giả Phạm Gia Trọng
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net v LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương đã dành thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban chuyên môn UBND thành phố Uông Bí, UBND xã thượng Yên Công đã tạo điều kiện, giúp đỡ cung cấp tài liệu cùng các ý kiến góp ý quý báu về đề tài nghiên cứu này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng bằng tất cả khả năng của mình, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu, kính mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cám ơn. Tác giả Phạm Gia Trọng
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vi DANH MỤC VIẾT TẮT BNNPTNT......... ...... CNH -HĐH:.............. DN: ......................... HTX: ....................... NTM: ...................... NSNN: .................... NQ/TU: .................. UBND : ............... XDNTM: ................. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh ngiệp Hợp tác xã Nông thôn mới Ngân sách Nhà nước Nghị quyết Trung ương Ủy ban nhân dân Xây dựng nông thôn mới
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 2.1. Lao động có việc làm của xã Thượng Yên Công năm 2020 ................ 43 Bảng 2.2. Thực hiện quản lý về tiêu chí Giáo dục và đào tạo .................................. 44 Bảng 2.3. Thực hiện quản lý về tiêu chí Y tế................................................................... 45 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp nhu cầu nguồn vốn đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2018 – 2020)...................................................................................................................... 48 Bảng 2.5. Nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020............................................................................................................................. 50 Bảng 2.6. Kết quả về việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 -2020................................................................................................................... 58
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài: “Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí” Quản lý kinh tế trong xây dựng NNM, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhưng thực tế vấn đề đặt ra, thực hiện chương trình còn không ít những khó khăn, nhất là khâu quản lý nguồn vốn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới; nhiều địa phương chạy thành tích, dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng, thậm chí có nơi còn lãng phí, thất thoát vốn; nguồn vốn hỗ trợ không đến trực tiếp đến cộng đồng dân cư và người dân; chất lượng công trình đầu tư hạn chế... Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm thực hiện quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, tránh thất thoát, mang lại hiệu quả cao; góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra. Nghiên cứu thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, những nỗ lực mà xã Thượng Yên Công cũng như Thành phố Uông Bí đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu; phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích; phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp, sơ cấp và kế thừa các kết quả nghiên cứu; phương pháp phân tích chính sách, áp dụng cho phân tích quy trình thực hiện quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới. Luận văn đi sâu phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn xây dựng nông thôn mới. Đánh giá thực trạng về việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công.
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam phát triển nông thôn được coi là một định hướng chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra nhưng quan điểm cơ bản về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề mang tầm cỡ chiến lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chương trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đã được đề ra chính là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là CNH - HĐH, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống nhân dân được nâng cao; tinh thần tự giác xây dựng nông thôn mới trong cán bộ, nhân dân ngày càng thể hiện rõ nét; xuất hiện nhiều phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là phong trào thi đua phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng nông thôn mới... Trước hết, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhưng thực tế vấn đề đặt ra, thực hiện chương trình còn không ít khó khăn, nhất là khâu quản lý nguồn vốn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới; nhiều địa phương chạy thành tích, dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng, thậm chí có nơi còn lãng phí, thất thoát vốn; nguồn vốn hỗ trợ không đến trực tiếp đến cộng đồng dân cư và người dân; chất lượng công trình đầu tư hạn chế... Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm thực hiện quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, tránh thất thoát, mang lại hiệu quả cao;
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra. Do đó, việc thực hiện vấn đề: “Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 2 mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành quản lý kinh tế là hết sức cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Tác giả Nguyễn Sinh Cúc (2013) cho rằng chương trình XDNTM đã huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chứ không thể huy động được sự đóng góp của người dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó tác giả Hoàng Vũ Quang (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đóng góp của hộ nông thôn vào các hoạt động kinh tế -xã hội địa phương” lại cho thấy: thực tiễn tại các địa phương, việc huy động đóng góp của người dân vào chương trình XDNTM được thực hiện qua việc thu quỹ xây dựng nông thôn mới là một tỷ lệ lớn trong nguồn vốn XDNTM. Tuy nhiên trong quá trình thu chi chưa được minh bạch, rõ ràng.... Bên cạnh đó, tác giả Chu Tiến Quang (2005) trong bài viết: “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp”, cho rằng để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sử dụng các nguồn vốn cho phát triển nông thôn, cần có nhiều giải pháp như: (i) Nhà nước cần giữ vai trò chủ lực trong đầu tư hướng dẫn các nguồn vốn của khu vực tư nhân đầu tư về nông thôn; (ii) Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã; (iii) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn từ tư nhân... Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến thực trạng huy động, quản lý vốn xây dựng nông thôn mới hiện nay ở nước ta và đưa ra nhiều giải pháp khá sâu sắc góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện công tác quản lý vốn trong đầu tư xây dựng NTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quản lý vốn chương trình NTM ở một số nơi vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định; trong khi đó vấn đề Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công hiện nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Chính vì vậy, luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vào việc thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công .
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng về việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công. - Về không gian: Trên địa bàn xã Thượng Yên Công nói riêng và thành phố - Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020 và đề xuất đến 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhànước về xây dựng NTM. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu; phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích. - Phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp, sơ cấp và kế thừa các kết quả nghiên cứu.
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net - Phương pháp phân tích chính sách, áp dụng cho phân tích quy trình thực hiện quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới.
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 4 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục... luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí.
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế trong xây dựng nông mới 1.1.1. Khái niệm a) Khái niệm nông thôn Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”được tác giả tham khảo tại Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mớicủa Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, (2013). b) Khái niệm nông thôn mới Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mớicủa Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, (2013) đã nêu cụ thể về khái niệm nông thôn mới:“Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội”. c) Xây dựng nông thôn mới Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh năm 2013 đã ba hành Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới, với khái niệm: “Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 6 Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.” 1.1.2.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn(2008) đã nêu: “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới làmột chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008). Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, có tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của ngành, chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng Nông thôn mới”. 1.1.3.Quản lý Nhà nước về kinh tế 1.1.3.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về kinh tế Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyệt Việt Linh (2017) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã đưa ra một số khái niệm về Quản lý Nhà nước về kinh tế: “Quản lý Nhà nước kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc thế.
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lấp pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước;
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 7 Theo nghĩa hẹp: Quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ)”. 1.1.3.2. Quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp “Quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp” là nội dung mà tác giả Nguyệt Việt Linh (2017)đã nêu lên trong đề tài luận văn thạc sỹ của mình cụ thể: + Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phục vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải được dựa vào các nguyên tắc, các phương pháp. Xuất phát từ thực tiễn và được thực hiện kiểm nghiệm, tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần: - Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để đề ra nguyên lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế. - Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới. - Áp dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách quan các quá trình kinh tế. - Nghiên cứu toàn diện đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý, tức là phải giải quyết tốt vấn đề thực chất và bản chất của quản lý. + Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp v.v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 8 Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở việc xử lý linh hoạt các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bản thân khoa học không thể đưa ra câu trả lời cho mọi tình huống trong hoạt động thực tiễn. Nó chỉ có thể đưa ra các nguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc nhiều vào kiến thức, ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Kết quả của nghệ thuật quản lý là đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản lý. Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Những người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng, năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. 1.1.4. Quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới Từ khái niệm “Quản lý kinh tế” và khái niệm về “nông thôn mới”, có thể hiểu: Quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN. Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới: + Vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới rất đa dạng. Tương ứng với mỗi nguồn vốn cần có các cơ chế sử dụng khác nhau nhưng phải tuân thủ theo quy trình quản lý tài chính ở 3 khâu: i) lập dự toán, ii) thực hiện và quyết toán iii). + Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp để việc quản lý được thuận lợi và hiệu quả hơn. Nội dung của phân cấp là
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net giao cho các cấp chính quyền, các bộ phận trong bộ máy nhà nước những nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện, giải quyết những công việc nhất định. Phân cấp thường được
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 9 thực hiện ở các phương diện cơ bản như: Phân cấp về chính trị; phân cấp về hành chính; phân cấp về ngân sách; phân cấp về kinh tế… + Phân cấp quản lý là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý cho chính quyền cấp dưới sao cho vừa đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, vừa phát huy dân chủ và quyền chủ động của cấp dưới. Nội dung quản lý kinh tế, phân cấp quản lý trong xây dựng nông thôn mới nêu trên được tác giả tham khảo Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyệt Việt Linh (2017),đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. 1.2. Nội dung quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế 2.2.1.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới Theo tạp chí Nông nghiệp(2011) tác giả Phạm Hà thì: “Đối với công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới thì Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn cần triển khai, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện công bố đồ án quy hoạch, chỉnh sửa đề án xây dựng nông thôn mới và Chương trình ở các xã để nắm tình hình và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Việc lập đồ án quy hoạch nông thôn mới cần tương đối toàn diện trên các lĩnh vực quy hoạch đất đai; quy hoạch sản xuất; quy hoạch xây dựng… làm cơ sở đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn. Việc lập đồ án quy hoạch tập trung vào việc quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ; Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ; Bố trí hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp; Quy hoạch phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới... Hiện nay, Đề án xây dựng nông thôn mới được niêm yết công khai bằng các văn bản và bản đồ quy hoạch tại trụ sở xã và thông báo tới các xóm trong xã.
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Trong quy hoạch sản xuất phải có tầm nhìn chiến lược, khả thi, quy hoạch phải dựa vào thế mạnh của từng xã, tạo sự kết nối giữa các vùng trên địa bàn Huyện thị, Thành phố; Tạo được tiềm năng thế mạnh nhằm thu hút mời gọi các doanh nghiệp về
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 10 đầu tư phát triển nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ; chú trọng quy hoạch các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao... Quy hoạch phải xác định tiềm năng, động lực và dự báo phát triển xã về quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch 10 năm và phân kỳ quy hoạch 5 năm. Đồng thời, phải dự báo được động lực phát triển kinh tế chủ đạo; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, tiềm năng thị trường, định hướng giải quyết đầu ra. Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất”. 1.2.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế: Cũng theotạp chí Nông nghiệp(2011) tác giả Phạm Hà:“Kế hoạch được xây dựng với mục đích đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", Chương trình xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái; hướng đến phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất nông thôn. Đồng thời đầu tư hỗ trợ và huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Mục tiêu mà Kế hoạch hướng tới đó là thực hiện chuyển dịch cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua loại hình du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển các loại hình du lịch nông thôn nhằm thu hút du khách, khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc thù, độc đáo hướng vào chiều sâu và phát triển bền vững, Kế hoạch đề ra 05 nội dung trọng tâm, gồm: Tổ chức lựa chọn các điểm du lịch cộng đồng, các sản phẩm dịch vụ hiện có đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng mục tiêu đề ra; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vực du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề; Triển khai hỗ trợ xây dựng Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP; Triển khai hỗ trợ phát
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 11 triển Nhóm sản phẩm Lưu niệm - Nội thất - Trang trí về lĩnh vực du lịch; Định kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn OCOP”. 1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế “Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN là tuân thủ các chỉ tiêu dự kiến ban đầu, và phải phân tích ứng với những biến đổi khách quan khi thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả của vốn XDNTM từ NSNN. Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN. UBND cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư theo các nội dung XD NTM. Ban quản lý dự án Chương trình vốn xây dựng nông thôn mới ở các cấp thực hiện giám sát việc sử dụng NSNN để thực hiện Chương trình. Các sở, ban ngành chịu trách nhiệm trước UNBD cùng cấp về triển khai kế hoạch nguồn vốn Chương trình XD NTM từ NSNN thuộc phạm vi mình quản lý. Thực hiện kế hoạch vốn XD NTM từ NSNN gồm phân bổ nguồn vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN theo kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, các nhiệm vụ chi đầu tư cơ sở hạ tầng trong dự toán ngân sách, tổ chức cấp phát vốn XD NTM từ NSNN và thanh quyết toán đều thực hiện qua hệ thống Kho bạc nhà nước. Trên cơ sở tổng mức vốn trong XD NTM từ NSNN được phê duyệt, UBND tỉnh, cấp huyện thực hiện phân bổ các hạng mục, các nội dung cụ thể cho từng cấp theo kế hoạch. Phân bổ vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định Luật NSNN. Theo đó, vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN đầu tư thuộc NSNN chỉ bố trí cho các nội dung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội. Các công trình, nội dung, dự án được bố trí vốn từ NSNN phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý nguồn vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN. Việc phân bổ vốn XD NTM từ NSNN đảm bảo dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch. Việc cấp phát vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện trên cơ sở thực
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net hiện nghiêm các quy định về XD NTM. Điều đó có nghĩa là chỉ những nội dung, dự án thực hiện đầy đủ các trình tự theo quy định thì mới được cấp vốn.
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 12 Đây là một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế có kế hoạch và cân đối nền kinh tế trong cả nước, trong mỗi vùng và trong mỗi ngành kinh tế. Vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt. Vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN được cấp phát trực tiếp, theo phương thức cấp phát không hoàn lại và cho vay có hoàn trả. Quá trình chi vốn vốn xây dựng nông thôn mới từ NSNN đó được thực hiện dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý cấp phát”. 1.2.3.Các vấn đề cơ bản trong quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới 12.3.1 Ban hành chính sách xây dựng nông thôn mới Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng nông thôn mới nhằm điều hành và quản lý hoạt động xây dựng nông thôn mới một cách thống nhất. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương ra các quyết định nhằm điều chỉnh các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương, xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức, quản lý các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn; thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn. Huy động và quản lý các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức thực hiện quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:khi đề cập đến hoạt động quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý kinh tế xây dựng nông
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net thôn mới. Đó là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 13 mục tiêu đã xác định. Bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý kinh tế được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt. Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010- 2020. Trong đó nêu rõ việc thành lập BCĐ - cơ quan tham mưu giúp việc trong quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở các cấp. Để bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở các cấp thực sự đủ mạnh, linh hoạt, điều hành thực hiện tốt chương trình trong mọi hoàn cảnh, thì hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi nhiệm vụ phải luôn được chú trọng. Bên cạnh đó công tác kiện toàn bộ máy trong mổi giai đoạn cũng rất cần thiết, nhằm xây dựng bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới có sự thích ứng cao với các biến cố về điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Tổ chức bộ máy QLNN trong xây dựng nông thôn mới chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới một cách thống nhất, khoa học. 1.2.3.3. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng Kinh tế - Xã hội, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn nông thôn mới gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH-HĐH thì công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu (nằm ở vị trí số 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới). Nếu quy hoạch không có chất lượng, tính tổng thể và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích nông thôn mới của các địa phương là vô cùng gian khó. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thực hiện Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần 7 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là công việc mang tính tiền đề, có tầm
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung giúp hoạch định phát triển các không gian trên địa bàn xã một cách toàn diện,
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 14 đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nông: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn”. Nội dung của công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn trước mắt công tác quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành. Về mặt lâu dài công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng phát triển nông thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. 1.2.3.4. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Muốn quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chúng ta phải nắm được các tiêu chí quy định và thực hiện các hoạt động đánh giá nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc; xem xét trình độ phát triển cùng những kinh nghiệm và bài học được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Đó là một quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả. Khái quát 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới: Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020. Theo đó 19 tiêu chí đánh giá về xây dựng NTM bao gồm: 1 Quy hoạch; 2 Giao thông; 3 Thuỷ lợi; 4 Điện; 5 Trường học; 6 Cơ sở vật chất văn hoá; 7 Cở sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8 Thông tin và truyền thông; 9 Nhà ở dân cư; 10 Thu nhập; 11 Hộ nghèo; 12 Lao động có việc làm; 13 Tổ chức sản xuất; 14 Giáo dục và đào tạo; 15 Y tế; 16 Văn Hoá; 17 Môi trường; 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 Quốc phòng và An ninh. Trong khi hiệu lực của hoạt động quản lý kinh tế là hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định và hiệu quả là mối tương quan giữa kết quả thu được sao cho tối đa với chi phí thực hiện kết quả đó sao cho tối thiểu. Như vậy, quản lý kinh tế đối với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là công việc diễn ra theo một quá trình thu thập và xử lý số liệu dựa trên những tiêu chí cụ thể về xây dựng nông thôn mới để so sánh những tiêu chí này ở thời điểm xác định trong quá khứ với thời điểm nghiên cứu ở hiện tại (năm 2012 và năm 2017). Qua đó nội dung luận văn có thể đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, về chất lượng và
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net tính hiệu lực, hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới mà nhà nước qua những nội dung quản lý và công việc của mình đạt được. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 15 nông thôn mới bao gồm việc đánh giá các nội dung quản lý cùng những công việc mà nhà nước tiến hành và đánh giá tác động của quản lý kinh tế đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thị. 1.2.2.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 bao gồm: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại), vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng (bao gồm nguồn lực đất đai, công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân...). Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Thực hiện chủ yếu bằng ngân sách phân bổ hằng năm, tuy nhiên không chỉ đơn thuần là kinh phí bố trí từ ngân sách mà có thể thực hiện bằng nhiều cách như: Hoán đổi đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì bồi thường…), hay đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới. Quy trình thực hiện đảm bảo theo những quy định hiện hành; Mặt khác, huy động từ nguồn ngân sách thông qua việc phát huy sử dụng công năng các cơ sở hiện có do Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.v.v… đang quản lý để thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới; Nguồn lực của Nhà nước bằng các chính sách khuyến khích nhân dân – cộng đồng tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, sửa chữa nhà cửa… hoặc chọn lựa ưu tiên danh mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã để tạo điều kiện đẩy mạnh giao thương, phát triển sản xuất hoặc đảm bảo an sinh xã hội. Vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Trong quá trình quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới, vấn đề thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn đang có phần hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xây dựng nông thôn mới. Nhận thấy điều đó trong những năm qua Nhà nước ta đã có những chích sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào NNNT. Tiêu biểu là Nghị định số: 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về “chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”. 1.2.2.6. Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng NTM
  • 39. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Theo Văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới Tỉnh Quảng Ninh (2013) thì việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng NTM và theo dõi,
  • 40. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 16 xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc vì hoạt động xây dựng nông thôn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không hiệu quả, đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không… Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nước rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới cần tiến hành: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực trong xây dựng NTM của nhà nước. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch. Kiểm tra, giám sát về kinh tế và tổ chức sản xuất. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới. 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. 1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới Nhận thức vai trò quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới đối với cấp uỷ, Đảng, chính quyền. Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền cần nhận thức được quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Rằng “Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới thì phải xuất phát từ người dân, phải lấy dân làm gốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới mới là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; việc xây dựng nông thôn mới thành công là góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để
  • 41. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 17 thực hiện xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra làm sao huy động được sức mạnh nội lực trong dân để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra từ Chương trình. Cần giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị; lãnh đạo có hiệu quả công tác dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới để bắt tay xây dựng nông thôn mới, xác định khâu đột phá là “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tuyên truyền”. Nhận thức được vấn đề đó và thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cấp ủy, Đảng, chính quyền. Xác định các cấp uỷ, Đảng, chính quyền là chủ thể của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới, quyết định đến việc lựa chọn các hình thức triển khai phù hợp với thực tế. Thực hiện các giải pháp sát với thực tiễn, có tính hiệu quả cao. Công tác phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới cần được chú trọng để gắn trách nhiệm quản lý sát với thực tế. 1.3.2. Năng lực của bộ máy chính quyền các cấp Tác giả Phạm Hà (2011) trong tạp chí Nông nghiệp cũng đã nêu: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp bao gồm mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực hiện nội dung đó, Nhà nước phải đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện và kích thích tinh thần nhân dân thực hiện; nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định. Vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. 1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn
  • 42. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Người dân, nhất là cư dân nông thôn chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Thể hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng KT-
  • 43. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 18 XH; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ổn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn. Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng NTM, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực Chương trình xây dựng nông thôn mới của nước ta là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước (gần 10.000 xã) trong một thời gian dài (2010-2020). Là một chương trình lớn, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn. Đây là chương trình lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự án lớn. Là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, chưa có tiền lệ. Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách xây dựng nông thôn mới được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. 1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương 1.4.1. Tỉnh Hưng Yên Giai đoạn 2021 - 2025, cán bộ, công chức xã đạt chuẩn đối với cán bộ xã về trình độ chuyên môn đạt 100% cán bộ xã có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó 50% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; về trình độ lý luận chính trị đạt 100% cán bộ xã có trình độ từ trung cấp trở lên. Đối với công chức xã, về trình độ chuyên môn đạt 100% công chức xã có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó 50% có trình độ đại học trở lên; về trình độ lý luận chính trị đạt 60% công chức xã có trình độ từ trung cấp trở lên và 100% công chức xã có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức hành chính theo quy định.
  • 44. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Đối với công chức xã, phấn đấu đạt 100% công chức xã có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên, trong đó 80% có trình độ đại học trở lên; về trình độ lý luận
  • 45. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 19 chính trị đạt 100% công chức xã có trình độ từ trung cấp trở lên và 100% công chức xã có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức hành chính theo quy định. Có đủ hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, phấn đấu đạt 100% số xã, thôn có đủ hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, đạt trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới: Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, từ tỉnh đến cơ sở. Để nâng cao chất lượng đội ngũ này, cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, nhất là cấp xã về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Đây là giải pháp có tính cơ bản, lâu dài, bởi nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường cơ bản vẫn phải lấy từ cơ sở, nguồn tại chỗ là chính. Đẩy mạnh việc tuyển dụng, thu hút sinh viên tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học có chuyên môn phù hợp về công tác tại cơ sở; giúp cho cơ sở có một đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, có kiến thức, từ đó có nhận thức đúng giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đảm bảo các quy định, chính sách pháp luật và tầm nhìn tổng thể tạo sức mạnh cho cơ sở phát triển, tránh được sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sai làm ổn định tình hình và các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng thời đẩy mạnh luân chuyển cán bộ cấp huyện về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong bố trí các chức danh chủ chốt ở cấp xã; thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đảng sang bên chính quyền và ngược lại để rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nắm bắt các lĩnh vực, đúc rút được nhiều kinh nghiệm công tác.
  • 46. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đối với cán bộ chuyên trách không tái cử, hoặc không được bầu vào chức danh mới thì cho nghỉ, đóng bảo hiểm tự nguyện hoặc hưởng trợ cấp một lần để giảm ngân sách chi.
  • 47. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 20 Đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ của cấp trên, nhất là cấp huyện. Cấp ủy cấp huyện cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp xã, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Hai là, tăng cường công tác xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ba là, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ đối với công chức làm nhiệm vụ theo dõi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bốn là, phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua nói trên./. 1.4.2 Tỉnh Thái Bình Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Các huyện ủy, thành ủy đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển khai công tác tuyên truyền, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng; quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá; huy động nguồn lực của nhân dân cho xây dựng nông thôn mới; phân công cấp ủy, cán bộ các phòng, ban kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các xã. Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, các huyện, thành ủy thường xuyên chú trọng kiểm tra, đánh giá việc chỉ đạo, xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở cơ sở; kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc; đề nghị tỉnh sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, tạo động lực và phong trào sâu rộng trong nhân dân, đã làm thay đổi nhận thức, cách làm, khắc phục đáng kể tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phát huy những nhân tố tích cực, cách làm sáng tạo ở các địa phương.
  • 48. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Đảng bộ các xã trong tỉnh đã ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Một số xã ban hành nghị quyết về: công tác tuyên truyền; dồn điền, đổi thửa; xây dựng nếp
  • 49. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 21 sống văn hoá; xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp. 100% số xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban quản lý, các tổ giúp việc ban chỉ đạo cấp xã; ban dồn điền, đổi thửa ở thôn; phân công cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể phụ trách, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các thôn. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" do Thủ tướng Chính phủ phát động, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định và kế hoạch tổ chức thực hiện; tập trung chỉ đạo các cấp các ngành và các địa phương trong tỉnh phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân và huy động nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới của các thành phần kinh tế. Các cơ quan thông tin đại chúng và hầu hết các địa phương, cơ sở đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch; tăng thời lượng tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Các xã đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền ở thôn, xóm; in phát tờ rơi, kẻ vẽ panô, áp phích, sáng tác các tiểu phẩm, tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có nhiều sáng kiến trong vận động nhân dân như: chỉ đạo xây dựng mô hình tự quản về vệ sinh môi trường ở thôn; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; đường, ngõ đẹp, vệ sinh, ngăn nắp; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của, tham gia chỉnh trang khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, xã... Nhìn chung, nhận thức của các cấp, các ngành và hầu hết cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, nhân dân có chuyển biến tích cực; thấy rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của Nghị quyết 02-NQ/TU; nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và sự quan tâm của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; từ đó, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân về nhận thức và hành động tổ chức thực hiện các chủ trương, nội dung chương trình XDNTM. Những kết quả đạt được: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng đồng tình của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh 10 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đến nay 100% số xã của tỉnh đạt chuẩn NTM, 7/7 huyện đạt chuẩn huyện NTM, thành phố đủ điều kiện xét,
  • 50. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net công nhận hoàn thành xây dựng NTM. Thái Bình đang hoàn thiện để được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong tháng 3/2020.
  • 51. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 22 Sản xuất nông nghiệp, đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung với cùng loại sản phẩm. Toàn tỉnh có 234 cánh đồng sản xuất tập trung với diện tích 6.804 ha; nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng sản phẩm cao được nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhanh vào sản xuất. Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh. Lĩnh vực chăn nuôi đã có một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao đầu tư vào sản xuất. Nuôi trồng thủy sản đã quan tâm phát triển một số đối tượng chủ lực như ngao, cá vược, cá song, tôm sú, tôm thẻ chân trắng; đang triển khai nuôi tôm công nghệ cao ở 02 huyện ven biển. 100% các hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và từng bước ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ; hình thành các liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nghề và làng nghề được duy trì và phát triển theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường. Thương mại, dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Bình từ 8,12% - năm 2011, xuống còn 2,9% - năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), bình quân giảm 1,04%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 5,27% - kết quả đầu năm 2016, xuống còn 3,35% - năm 2018 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Ước thực hiện năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,35%, bình quân giảm 0,5%/năm. Người nghèo từng bước được hỗ trợ, cải thiện về đời sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, giúp họ tự nỗ lực vươn lên, thoát nghèo bền vững. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hoá. Kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm hỗ trợ. Hàng năm, tuyển sinh dạy nghề cho trên 30.000 người, trong đó hỗ trợ cho khoảng 6.000 lao động nông thôn học nghề; tạo việc làm mới cho khoảng 33.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề không ngừng tăng qua các năm, học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 75% góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của tỉnh, đến năm 2018 tỷ lệ qua đào tạo là 64%, trong đó qua đào tạo
  • 52. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net nghề đạt 50%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cao và đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho nhân dân tại trạm y tế xã. Chương trình nước sạch nông thôn
  • 53. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 23 đã hoàn thành việc phủ kín các địa phương trong tỉnh; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 100%. Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư, gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống. Phong trào xây dựng xã, thôn, làng, gia đình văn hóa, các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở các xã, thôn. Hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các hoạt động, chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chính quyền điện tử tỉnh. Hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở được củng cố; cán bộ cấp xã chuẩn hóa tăng nhanh. Công tác quản lý, điều hành được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính. Các cấp chính quyền đã chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tăng cường cải cách hành chính; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tội phạm giảm; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nền nếp và có chuyển biến tích cực; đã cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được tăng cường. Các tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải thường xuyên được kiện toàn, nhân rộng, hoạt động có hiệu quả, nâng cao ý thức và phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác phòng chống tội phạm, tai tệ nạn xã hội. Bài học kinh nghiệm: Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thái Bình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Một là, Xây dựng nông thôn mới phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát năng động sáng tạo của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị các cấp. Đây chính là bài học rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên quê hương Thái Bình.
  • 54. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net Hai là, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào xây
  • 55. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 24 dựng nông thôn mới. Vì vậy công tác thông tin tuyên truyền được triển khai rộng khắp tên các phương tiện thông tin đại chúng và luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy để định hướng, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp. Ba là, Phải bám sát định hướng xây dựng nông thôn mới của Nhà nước; vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các địa phương, cơ sở; triển khai, thực hiện đồng bộ các tiêu chí, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng xã, từng thôn; khắc phục tư tưởng nóng vội, cách làm thiếu dân chủ hoặc trông chờ, ỷ nại; chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Bốn là, Kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tế của địa phương và nguyện vọng của người dân. Thực hiện phân cấp cho cơ sở trong thực hiện, nhất là cộng đồng dân cư và quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ sản xuất (giao thông, thuỷ lợi nội đồng); tập trung cho các công trình do thôn và cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức thực hiện; tận dụng, nâng cấp các công trình hiện có phù hợp tiêu chí nông thôn mới; tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Năm là, Xác định người dân là chủ thể - người trực tiếp làm, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và được hưởng lợi kết quả. Phải lấy ý kiến người dân một cách nghiêm túc, từ khâu xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư; tạo sự đồng thuận, tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, vật chất của người dân. Việc huy động sự đóng góp phải do chính nhân dân địa phương đó bàn bạc dân chủ, tự nguyện đóng góp và tổ chức thực hiện, tránh sự bàn bạc thiếu dân chủ dẫn đến việc huy động vượt quá sức đóng góp của nhân dân.
  • 56. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 25 Kết luận chương 1 Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới và chỉ ra một số nhân tố quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và đưa ra được nội dung cơ bản trong quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới cụ thể: Thứ nhất: xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế; Thứ hai:xông tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế; Thứ ba:xác nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới. Trong chương 1 tác giả cũng đã tham khảo kinh nghiệm cũng như thực tế trong xây dựng nông thôn mới của một số Tỉnh trong nước làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công tại chương 2 của luận văn này.Từ đó có thể tìm ra được những thuận lợi và khó khăn trong công tác này.