SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ TIẾN DŨNG
ÐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM PHỤC VỤ CHO SINH
HOẠT VÀ CẢNH BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ TIẾN DŨNG
ÐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC- NGẦM PHỤC VỤ CHO
SINH HOẠT VÀ CẢNH BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI
HÀ NỘI, NĂM 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Tiến Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ
quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Hoàng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Lãnh đạo, chuyên viên
Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã, thị
trấn của huyện Văn Lâm…đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…...tháng…...năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Tiến Dũng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii
3.1.1.1. Vị trí địa lý:................................................................................................................................32
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:.............................................................................................................33
3.1.1.3. Thời tiết khí hậu:........................................................................................................................34
3.2.1. Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu amoni...................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................62
Giới thiệu quy chuẩn đánh giá chất lượng nước ngầm..........................................................................65
iii
DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt 5
Bảng 1.2: Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị 10
ở Việt Nam đến năm 2020 10
Bảng 2.1. Các chỉ số cần phân tích 30
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 34
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 - 2013 36
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ngầm đợt 1 và đợt 2 trên địa bàn huyện
Văn Lâm năm 2014 54
Bảng 1: Thống kê các chỉ tiêu được phân tích 64
Bảng 3: Vị trí lấy mẫu tại thị trấn Như Quỳnh 65
Bảng 4: Vị trí lấy mẫu tại Xã Trưng Trắc 66
Bảng 5: Vị trí lấy mẫu tại Xã Lạc Hồng 67
Bảng 6: Vị trí lấy mẫu tại Xã Đình Dù 69
Ghi chú KC: khoảng cách 69
CN: chăn nuôi 69
Bảng 7: Vị trí lấy mẫu tại Xã Lạc Đạo 70
Bảng 8: Vị trí lấy mẫu tại Xã Tân Quang 70
Bảng 9: Vị trí lẫy mẫu tại Xã Việt Hưng 71
Bảng 10: Vị trí lẫy mẫu tại Xã Lương Tài 72
Ghi chú: KC: khoảng cách 73
CN: chăn nuôi 73
Bảng 11: Vị trí lấy mẫu tại Xã Minh Hải 73
Ghi chú KC: khoảng cách 74
CN: chăn nuôi 74
Bảng 12: Vị trí lấy mẫu tại Xã Chỉ Đạo 74
Ghi chú KC: khoảng cách 75
CN: chăn nuôi 75
Bảng 13: Vị trí lấy mẫu tại Xã Đại Đồng 75
Ghi chú KC: khoảng cách 76
CN: chăn nuôi 76
iv
DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu 28
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm 32
Hình 3.2: Biểu diễn kết phân tích Amoni (Đợt 1) 40
Hình 3.3: Biểu diễn kết quả phân tích amoni (Đợt 2) 41
Hình 3.4: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn (Đợt 1) 43
Hình 3.5: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn 45
46
Hình 3.6: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 1) 46
47
Hình 3.7: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 2) 47
Hình 3.8: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 1) 48
Hình 3.9: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 2) 49
Kết quả phân tích hàm lượng tổng chất rắn được biểu diễn trên hình sau: 50
Hình 3.10: Biểu diễn kết quả hàm lượng tổng chất rắn (Đợt 1) 50
Hình 3.11: Biểu diễn kết quả hàm lượng tổng chất rắn (Đợt 2) 51
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các
Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
ATSH An toàn sinh học
BĐKH Biến đổi khí hậu
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐCTV Địa chất thủy văn
FAO Tổ chức nông lương liên hợp quốc
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GPS Hệ thống định vị toàn cầu
KCN Khu công nghiệp
NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NDĐ Nước dưới đất
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SIWI Viện nước quốc tế Stockholm
TNMT Tài Nguyên và Môi Trường
UBND Ủy ban nhân dân
vi
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng nước ngầm đã có từ thời cổ xưa. Trong kinh Cựu ước
người ta đã nói đến nước ngầm, suối, giếng. Người ta dùng những quanats,
những giếng nằm ngang để lấy nước ngầm. Những giếng này còn tồn tại đến
ngày nay ở các vùng sa mạc Tây Nam Châu Á và Bắc Phi kéo dài từ
Afghanistan đến Morocco. Người ta xác định các giếng được các người thợ tài
hoa xây dựng cách đây 3000 năm.
Do đó nước ngầm có một vị trí quan trọng trong vấn đề cấp nước sạch trên
thế giới. Tuy nhiên việc theo dõi nước ngầm có tính chất khoa học chỉ mới bắt
đầu, do các hoạt động kinh tế làm biến động mạnh mẽ chất lượng và trữ lượng
nước ngầm đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, riêng ngành địa chất
thủy văn của nước ta còn rất non trẻ chỉ mới hơn 30 năm.
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cho
đến nay nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà
đang mở rộng ra các huyện lân cận. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của
người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu
tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng
các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước nói chung và ô nhiễm môi trường
nước ngầm nói riêng là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà
khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc gia.
Nghiên cứu của Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI), nước bẩn giết chết
nhiều người hơn so với động đất và chiến tranh. Ước tính mỗi ngày trên thế giới
có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn. Trong khi đó,
theo một phúc trình của LHQ năm 2006, có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh
liên quan đến nước bẩn.
Văn Lâm là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc và Đông Bắc
giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp các huyện Văn
1
Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, huyện Văn Lâm có
11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 74,42 km2
.
Toàn huyện Văn Lâm có 18 làng nghề, trong đó có 06 làng nghề được
công nhận là làng nghề cấp tỉnh, một số khu công nghiệp như: Như Quỳnh, Lạc
Đạo, Tân Quang, phố Nối A…và một số cụm công nghiệp đang ngày càng phát
triển mạnh. Do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, số lượng lao động tập
trung trên địa bàn ngày càng cao dẫn đến nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn
nước ngầm ngày càng lớn. Chính điều này đã ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng các nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện, ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng của nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt.
Nhu cầu về nước ngọt sạch phục vụ cho dân sinh cũng như cho sản xuất là
rất lớn, trong khi các nguồn cung cấp truyền thống là nước mặt như nước sông,
nước hồ... đang bị ô nhiễm. Vì thế sử dụng nước ngầm để cung cấp nước sạch ngày
càng phát triển. Việc sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất tại các
vùng miền là rất phổ biến, mỗi hộ gia đình chỉ cần có một giếng khoan là có thể sử
dụng cho cả gia đình trong các mục đích sử dụng nước khác nhau. Tuy vậy, việc
khai thác quá mức nước ngầm sẽ dẫn đến sự suy giảm trữ lượng nước mặt, ngoài ra
nếu các giếng khai thác không đạt chuẩn có thể gây ô nhiễm nước ngầm tại nơi khai
thác mà còn ở các vùng khác.
Công nghiệp hóa đem lại rất nhiều những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, đời
sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó thì nó cũng là một
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm tại khu vực. Việc cảnh báo
mức độ ô nhiễm môi trường nước ngầm sẽ giúp cho người dân có được một cái nhìn
rõ ràng hơn về tình hình chất lượng nguồn nước ngầm mình đang sử dụng.
Thực tiễn nói trên đã làm nảy sinh vấn đề đánh giá chất lượng nguồn
nước, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm, trên cơ
sở đó đưa ra những cảnh báo và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và cải thiện chất
lượng nước ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng bền vững nguồn
nước trên địa bàn huyện.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ
2
cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh
Hưng Yên " là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý nguồn nước ngầm tại huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên.
Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập phải trung thực, chính xác, khoa học.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có tính
thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt
trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người
Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường
nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp
không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu
thường có ba vùng chức năng:
- Vùng thu nhận nước
- Vùng chuyển tải nước
- Vùng khai thác nước có áp
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa,
từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp
lực, đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định, trong các khu
vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo
các khe nứt caxtơ.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực
Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch
hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn khai
thác nó thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút lên. Nước
ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất và có nhiều trong mùa mưa và ít
dần trong mùa khô. (Đặng Kim Cơ, 2004)
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm
nước và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị
kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi
khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm
vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm
này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành nó phải
mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm. (Đặng Kim Cơ, 2004)
4
Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt
Thông số Nước ngầm Nước bề mặt
Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ lửng
Rất thấp, hầu như
không có
Thường cao và thay đổi theo
mùa
Chất khoáng hoà tan
Ít thay đổi, cao hơn
so với nước mặt.
Thay đổi tuỳ thuộc chất
lượng đất, lượng mưa.
Hàm lượng Fe2+
, Mn2+
Thường xuyên có
trong nước
Rất thấp, chỉ có khi nước ở
sát dưới đáy hồ.
Khí CO2 hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0
Khí O2 hòa tan
Thường không tồn
tại
Gần như bão hoà
Khí NH3 Thường có
Có khi nguồn nước bị nhiễm
bẩn
Khí H2S Thường có Không có
SiO2
Thường có ở nồng
độ cao
Có ở nồng độ trung bình
NO3-
Có ở nồng độ cao,
do bị nhiễm bởi
phân bón hoá học
Thường rất thấp
Vi sinh vật
Chủ yếu là các vi
trùng do sắt gây ra.
Nhiều loại vi trùng, virut gây
bệnh và tảo.
(Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004)
1.2. Tình hình khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm trên thế giới
1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu dân
cư còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời
gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở
mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như
thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới
ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng
5
này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Đô thị trở thành nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng
trở nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,
bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên,
nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Ví dụ: ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì
7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% nông nghiệp và 6% sử dụng cho sinh
hoạt và giải trí.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của
nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối
với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa
chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng
cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120
lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít
nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất
1 tấn nhựa tổng hợp. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước phát triển của
nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu
nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần
so với năm 1900. Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp
chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước
còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy
những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm, Trần đức Viên, 1990 ).
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do
thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới
6
có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn
nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông
hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính
được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong
quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn
gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần
số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước
của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước
xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông
nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới
3.400 km3
/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát
triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí
ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt
tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm
2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức
là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác
của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt
ván, bơi lội ... nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc dân cư
còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian
khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới
tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế
qua một thời gian dài, vẫn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện
và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời,
từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phồ và khuynh hướng này vẫn
7
còn tiếp tục cho đến nay. Đô thị trở thành nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình
trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước ngày càng trở nên nan giải.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê
của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World
Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển
là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và
các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Nông Lương LHQ
(FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực
khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.
Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con
số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố.
Giám đốc điều hành UNICEF, bà Ann M.Veneman cho biết: "Trên thế
giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây
ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng.
Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi
cảnh đói nghèo".
Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch
và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn
ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa.
Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố không có nhà tiêu. Con số này ở nông
thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức
khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng).
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đống Á cho thấy chất lượng
8
nước tại khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình
trạng ô nhiễm Asen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa
nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực.
Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng
nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của
các em. Hàng ngày có rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển không được
đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều
học sinh gái không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ
sinh riêng biệt cho các em.
Tại diễn đàn của trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mexico ngày 21/3,
UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì
không có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trẻ giá cao nhất khi không
được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị
mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày).
Nguồn nước ngầm chiếm 95% là nước ngọt cung ứng trên thế giới. Sự
khai thác nguồn nước ngầm được tiến hành từ lâu ở các quốc gia phát triển. Ở
Hoa Kỳ, khoảng 50% nước uống cho dân cư (96% ở vùng ven và 20% ở đô thị),
40% lượng nước dùng để tưới tiêu đều được lấy từ nước ngầm.
Việc gia tăng sử dụng nước ngầm hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm:
- Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm: do sự khai thác lấy đi nhanh hơn sự trực
di của nước làm cho nguồn nước ngầm trở nên cạn kiệt. Thí dụ sự cạn kiệt nguồn
nước ngầm đã xảy ra ở California, ở miền Bắc Trung Quốc, ở Mexico và ở Ấn
Ðộ ...là do khai thác để tưới tiêu.
- Sự lún sụp: Khi lớp nước ngầm ở cạn bị lấy đi nhanh tạo nên khoảng
trống trong các lớp ngậm nước là nguyên nhân gây nên sự lún sụp. Hiện tượng
này đã xảy ra vào năm 1981 ở California đã tàn phá nhà cửa, nhà máy, đường
dẫn nước, đường xe điện ...
- Sự nhiễm mặn: Sự khai thác nước ngầm ở các vùng ven bờ biển tạo
nên khoảng trống trong các lớp đá ngậm nước, làm cho nước biển tràn vào chiếm
lấy khoảng trống đó gây nên sự nhiễm mặn nguồn nước. Sự nhiễm mặn nguồn
9
nước đã xãy ra ở những vùng ven bờ biển của Israel, Syria.
- Sự ô nhiễm nguồn nước: Khi khai thác nước ngầm sử dụng cho tưới tiêu,
cho sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt, lượng nước thải có thể len lỏi theo
các đường ống dẫn làm ô nhiểm nguồn nước ngầm. Sự ô nhiễm nước ngầm đã
xãy ra ở nhiều nước phát triển và cả Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên nước ngầm bị ô
nhiễm bởi hoạt động nông nghiệp và kỹ nghệ, nước ngầm bị ô nhiễm muốn phục
hồi lại phải mất hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn năm.
1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị.
Bảng 1.2: Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị
ở Việt Nam đến năm 2020
Loại
đô
Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến
2020.m3/ng/đêm
Nguồn nước M3/ng/đêm
ĐB Hà Nội Nước dưới đất 780000 1450000
ĐB HCM Nước mặt + Nước ngầm
968000
(560000)
3050000
I Hải phòng Nước mặt 126000 564000
I Huế Nước mặt 90000 313000
I Đà nẵng Nước mặt 75000 470000
I Vinh Nước mặt 20000 107000
II Thái nguyên Nước mặt + Nước ngầm
23000
(16000)
141000
II Việt trì Nước mặt 36000 98000
II Bắc giang Nước mặt 20000 46000
II Nam Định Nước mặt 45000 89000
II Thanh hóa Nước mặt + Nước ngầm 22000 72000
II Quy nhơn Nước ngầm 54000 60700
10
Loại
đô
Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến
2020.m3/ng/đêm
Nguồn nước M3/ng/đêm
II Nha trang Nước mặt + Nước ngầm
38600 127600
II Buôn ma thuật Nước ngầm 30000 65000
II Đà lạt Nước mặt 31000 51000
II Biên hòa Nước mặt 51000 157600
II Vũng tàu Nước mặt + Nước ngầm
30000
(80000)
185000
II Mỹ tho Nước mặt + Nước ngầm 90000
II Cần thơ Nước mặt + Nước ngầm 76000 136000
III Tuyên quang Nước ngầm 10000 38500
III Cao bằng Nước mặt 12000 25600
III Lạng sơn Nước ngầm 18000 38000
III Điện biên Nước mặt 8000 30000
III Yên bái Nước mặt 10000 30700
III Lào cai Nước mặt 8500 30700
III Sơn la Nước mặt + Nước ngầm
10000
(5000)
11700
III Bắc Kạn Nước mặt 4000 10000
III Phủ lý Nước mặt 10000 40000
III Ninh Bình Nước mặt 10000 36000
III Vĩnh yên Nước ngầm 16000 36000
III Bắc ninh Nước ngầm 11000 35500
III
Hạ long-
C.Phả
Nước mặt + Nước ngầm
97000
(14000)
243000
III Hà đông Nước ngầm 36000 114000
III Sơn tây Nước ngầm 11000 34500
III Hòa bình Nước mặt + Nước ngầm
13500
(6000)
22700
11
Loại
đô
Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến
2020.m3/ng/đêm
Nguồn nước M3/ng/đêm
III Thái bình Nước mặt 18000 65000
III Hải dương Nước mặt + Nước ngầm
30000
(10200)
46100
III Hà tĩnh Nước mặt 11000 38400
III Đồng hới Nước ngầm 6000 38400
III Đông hà Nước ngầm 15000 37000
III Hội an Nước ngầm 3000 8200
III Tam kỳ Nước mặt 3000 14500
III Dung quất Nước mặt 1200000
III Quảng ngãi Nước ngầm 10000 31000
III Tuy hòa Nước ngầm 8000 26000
III Phan rang Nước mặt 12000 44000
III Phan thiết Nước mặt 12000 44000
III Kon tum Nước mặt lộ 7000 22400
III Pleiku Nước ngầm 20000 41000
III Rạch giá Nước mặt + Nước ngầm 18000 51000
III Cà mau Nước ngầm 35000 39000
III Sa đéc Nước ngầm 10000 19000
III Cao lãnh Nước ngầm 7000 22000
IV Hưng yên Nước ngầm 10000 11900
IV Tam điệp Nước ngầm 4000 16000
IV Lai châu Nước dưới đất tự chảy 3550 5000
IV Đồ sơn Nước mặt + Nước ngầm 5000 10000
IV Hà giang Nước mặt + Nước ngầm
4800
(1500)
23000
IV Bỉm sơn Nước ngầm 7000 15000
IV Phúc yên Nước ngầm 28000 45000
12
Loại
đô
Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến
2020.m3/ng/đêm
Nguồn nước M3/ng/đêm
IV Sầm sơn Nước ngầm 5000 10000
IV Xuân Lộc Nước ngầm 5000 9000
IV Nhơn trạch Nước mặt + Nước ngầm (22000)
IV Bà rịa Nước ngầm 20000 30000
IV Thủ dầu một Nước ngầm 51000 81000
IV Phước long Nước ngầm 2000 8000
IV Tây ninh Nước ngầm 10000 30000
IV Đồng xoài Nước mặt 4800
IV Tân an Nước mặt+ Nước ngầm 12000 36000
IV Bến tre Nước mặt + Nước ngầm 14400 28500
IV Vĩnh long Nước mặt 25500 39200
IV Trà vinh Nước ngầm 18000 29000
IV Sóc trăng Nước ngầm 22000 28000
IV Tân châu Nước ngầm 300 2000
IV Vĩnh linh Nước ngầm 1000 2000
V Sông công Nước mặt 3500 6000
V Uông bí Nước mặt 5000 16000
V Gò dầu Nước ngầm 1000 2000
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước- Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2010)
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung
bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung
chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ
thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không đồng
đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn
lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh
hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy,
13
khai thác dòng sông. (Đặng Kim Cơ - 2010)
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng
640 km2
, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km2
. Nếu
tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn
là sông Cửu long (550 km2
) và sông Hồng (50 km2
) thì tổng lượng nước mưa
nhận được hằng năm khoảng 1.240 km2
và lượng nước mà các con sông đổ ra
biển hằng năm khoảng 900 km2
. Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn
nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000
m3/người/năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng
nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3
/người/năm
nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là
chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất
nông nghiệp. (Đặng Kim Cơ - 2010)
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn
tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho
sinh hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài
nguyên nầy một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong
chừng chục năm gần đây. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước nhất là ở
vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các
phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn
mà thôi.
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu địa chất thủy văn khu vực và tìm
kiếm thăm dò có thể phân chia các phân vị địa chất thủy văn nước ta như sau:
Các tầng chứa nước lõ hổng trong tạo thành đệ tứ
Các tầng chứa nước khe nứt trong tạo thành bazan pliocen – đệ tứ
Các tầng chứa nước khe nứt trong tạo thành lục nguyên
Các tầng chứa nước khe nứt khác trong tạo thành cacbonate
Các tạo thành địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
14
những vấn đề như bị nhiềm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác.. Việc
khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ
thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng sông Cửu
Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các
vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm, dịch bệnh
không đúng quy cách.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3
mỗi ngày, với khoảng
250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng
260.000 m3
nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng
vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở
sản xuất cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải
1.3.1 Tình hình nghiên cứu môi trường nước ngầm tại tỉnh Hưng Yên
Công tác điều tra, nghiên cứu ở tỉnh Hưng Yên liên quan đến lĩnh vực tài
nguyên nước nói chung, tài nguyên nước ngầm nói riêng còn hạn chế. Giai đoạn
trước năm 1975, việc nghiên cứu nước ngầm chỉ thực hiện thông qua các lỗ
khoan đơn lẻ phục vụ cho nhu cầu khai thác sinh hoạt ở thị xã Hưng Yên (nay là
Thành phố Hưng yên). các thông tin và tài liệu các giếng khoan thực hiện trong
giai đoạn này độ tin cậy thấp vì tính chuyên môn hóa chưa cao. Phần lớn các tài
liệu này không còn hoặc được lưu giữ tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Nhìn
chung thành quả khoa học về nghiên cứu tài nguyên nước ngầm trong giai đoạn
này có hiệu quả nhất định được thể hiện qua thực tế trong khai thác. Đây là
nguồn thông tin cần thiết định hướng cho công trình nghiên cứu cũng như khai
thác sau này.
Giai đoạn sau năm 1975, nghiên cứu tài nguyên NDĐ ở Hưng Yên có hệ
thống mang tính khoa học cao, tiêu biểu là một số các công trình nghiên cứu
ĐCTV như sau:
- Trịnh Văn Duệ (1979), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hưng yên
(lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000)
15
- Phan Xuân Hải (1984), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Ân Thi -
Hưng Yên (lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000)
- Chu Thế Tuyển (1990), Tìm kiếm NDĐ với mục đích cấp nước vùng
Văn Lâm -Văn Giang (lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000)
- Nguyễn Hữu Căn (1999), Báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới
đất phục vụ yêu cầu cấp nước của khu đô thị Phố Nối - giai đoạn 1.
Ngoài ra từ năm 2005 đến nay đã có nhiều đề tài, dự án và phương án
thăm dò nước dưới đất khu vực Hưng Yên của nhiều tác giả phục vụ nhiều mục
đích khác nhau. Trong những năm gần đây, do hoạt động phát triển kinh tế -xã
hội, đặc biệt là hoạt động công nghiệp đòi hỏi nhu cầu khai thác nước lớn. Nhiều
báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm đã nghiên cứu như:
- Phạm Quý Nhân (2007), báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác
nước dưới đất khu công nghiệp Thăng Long II công suất 21.000 m3
/ngày.
- Phan Hùng (2009), báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước
dưới đất khu công nghiệp Kim Động công suất 15.000 m3
/ngày
1.3.2. Đặc điểm địa chất tỉnh Hưng Yên
Đặc điểm địa chất:
Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy ở khu vực nghiên cứu,
các thành tạo trầm tích Kainozoi phát triển khá mạnh mẽ. Các phân vị địa tầng
được mô tả từ cổ đến trẻ như sau:
* Hệ Neogen, Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb)
Trong khu vực nghiên cứu, các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo phân bố
rộng rãi. Trên mặt cắt địa chất, các lỗ khoan thăm dò bắt gặp hệ tầng này ở
độ sâu từ 86,0m (LK1) đến 112,0m (TD3) trung bình là 101,2m. Thành phần
thạch học của hệ tầng bao gồm các thành tạo cuội kết, sạn kết, cát kết xen kẽ
nhau, gắn kết yếu màu xám xanh hoặc xám xi măng. Tại khu vực bãi giếng
Khu công nghiệp Thăng Long II hệ tầng này xuất hiện ở độ sâu từ 88,0 m
(BH4) và 95,5 m (BH1), các lỗ khoan còn lại đều chưa khoan tới hệ tầng Vĩnh
Bảo. Bề dày của hệ tầng đạt khoảng 250m. Các nghiên cứu trước đây xếp các
trầm tích trên vào hệ tầng Vĩnh Bảo, tuổi Plioxen, nguồn gốc biển (N2vb). * Hệ
16
Đệ Tứ
Trong khu vực nghiên cứu, các trầm tích tuổi đệ tứ phân bố rộng rãi, trên mặt
cắt địa chất có mặt đầy đủ các phân vị địa tầng từ Pleistocen đến Holocen.
Thống Pleistocen:
- Phụ thống Pleistocen dưới, hệ tầng Lệ Chi (Q1
1
lc)
Hệ tầng Lệ Chi không lộ ra trên bề mặt của khu vực nghiên cứu, chúng
bị các thành tạo Đệ tứ phủ lên trên. Thành phần thạch học gồm cuội, sỏi, cát,
lẫn bột sét màu xám nâu, xám xanh đôi chỗ gặp tàn tích thực vật, thân gỗ
chưa phân huỷ hoàn toàn. Thành phần cuội, sỏi chủ yếu thạch anh, silic; kích
thước cuội trung bìnhm, độ mài tròn tốt và rất tốt. Chiều dày của hệ tầng Lệ
Chi thay đổi theo 2 phương Tây - Đông và Bắc - Nam, dày 8,0 - 32,5 m.
Phần dưới của hệ tầng Lệ Chi phủ trực tiếp nên các thành tạo Neogen
và phần trên bị đất đá hệ tầng Hà Nội phủ. Tuổi của hệ tầng Lệ Chi được
xếp vào Pleistocen sớm.
- Phụ thống Pleistocen giữa- trên, hệ tầng Hà Nội (Q1
2-3
hn)
Các trầm tích của hệ tầng Hà Nội phân bố rất rộng rãi trong khu vực
nghiên cứu và hoàn toàn chìm dưới các thành tạo trầm tích có tuổi trẻ hơn,
chỉ được phát hiện qua các công trình khoan. Theo thành phần thạch học, hệ
tầng Hà Nội được chia thành hai phụ hệ tầng: phụ hệ tầng dưới và phụ hệ tầng
trên. (Đặng Đình Phúc, 2010)
+ Phụ hệ tầng dưới (aQ1
2-3
hn1):
Các trầm tích này có diện tích phân bố rất rộng rãi, Chiều dày phụ hệ
tầng này thay đổi từ 13,5m (DM5-1A) đến 46,0m (LK11), trung bình 27,6m.
Thành phần thạch học bao gồm cuội to lẫn sỏi, cát. Kích thước cuội phổ biến từ
3-6cm, độ mài tròn và độ chọn lọc tốt. Thành phần thạch học của cuội chủ yếu
là thạch anh, silic, một số nơi gặp cuội quaczit.
Nhìn chung, đây là tầng trầm tích có khả năng chứa nước, thấm nước
tốt nhất trong khu vực, có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác nước với quy
mô công nghiệp.
17
Phụ hệ tầng Hà Nội dưới phủ bật chỉnh hợp trên hệ tầng Lệ Chi và trên nó là
phụ hệ tầng Hà Nội trên. (Đặng Đình Phúc, 2010)
+ Phụ hệ tầng trên (Q1
2-3
hn2) :
Nằm chuyển tiếp trên phụ tầng Hà Nội dưới, có diện tích phân bố rộng.
Chiều dày của phụ hệ tầng dưới từ 1,5 - 15,5 m. Thành phần trầm tích của phụ hệ
tầng này bao gồm: sét, sét bột màu xám đen, xám nâu, nâu đỏ. Các trầm tích
này đã hình thành lớp cách nước hoặc thấm nước yếu nằm phủ trực tiếp trên
tầng chứa nước qp1.
+ Phụ thống Pleistocen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1
3
vp)
Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố rộng rãi khắp khu vực
nghiên cứu, không lộ ra trên mặt đất mà hoàn toàn chìm dưới các trầm tích
Holocen. Hệ tầng này gồm một nhịp phân biệt rõ ràng với hệ tầng Hà Nội và hệ
tầng Hải Hưng, được cấu tạo bởi hai tập:
- Phụ hệ tầng Vĩnh Phúc dưới (aQ1
3
vp1): Hạt thô, nguồn gốc sông.
Chiều dày thay đổi từ 5,5 - 28,1 m. Thành phần trầm tích của phụ hệ tầng
chủ yếu là cát hạt thô, dưới có lẫn ít sạn sỏi, chuyển lên trên là cát hạt trung, trên
cùng là cát hạt nhỏ có lẫn ít bột và ít sét màu xám nâu, xám vàng điển hình.
+ Phụ hệ tầng Vĩnh Phúc trên (amQ1
3
vp2): Hạt mịn, có nguồn gốc sông - biển.
Chiều dày thay đổi mạnh từ 3,0 - 29,0 m. Phụ hệ tầng trên rất dễ nhận biết
bởi màu sắc loang lổ đặc trưng đó là tầng đánh dấu phân chia ranh giới với hệ tầng
Hải Hưng ở phía trên. Thành phần gồm sét, sét bột, sét cát bị phong hoá có màu
loang lổ ở phía trên, chuyển xuống dưới có màu xám xanh, nâu vàng, nâu đỏ.
* Thống Holocen
- Phụ thống Holocen dưới - giữa, hệ tầng Hải Hưng (Q2
1-2
hh)
Theo đặc điểm trầm tích và nguồn gốc, tuổi, có thể chia hệ tầng thành
hai phân hệ tầng: phụ hệ tầng dưới và phụ hệ tầng trên.
+ Phụ hệ tầng dưới: Nguồn gốc sông - biển - đầm lầy (ambQ2
1-2
hh1)
18
Chiều dày thay đổi từ 3,9 - 22,0 m. Trầm tích trong phụ hệ tầng này là
sự đan xen nguồn gốc, kéo theo sự thay đổi khá phức tạp các thành phần vật
chất, thể hiện tính không đồng nhất của môi trường trầm tích. Thành phần chính
gồm cát hạt nhỏ màu xám tro, xám đen có lẫn vảy mica trắng, đôi chỗ có xen kẹp
sét bột, sét cát màu xám đen lẫn nhiều tàn tích thực vật.
Phân hệ tầng dưới nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Vĩnh Phúc và chuyển tiếp với
phân hệ tầng trên.
+ Phụ hệ tầng trên: Nguồn gốc biển (mQ2
1-2
hh2)
Chiều dày của hệ tầng thay đổi từ 2,0 - 8,0 m. Lộ nhiều trên mặt và cấu
thành chủ yếu bề mặt đồng bằng tỉnh Hưng Yên. Thành phần trầm tích đơn giải
bao gồm: sét, bột sét màu xám nâu, xám xanh, đôi chỗ bị laterit hoá yếu có
màu nâu hồng, nâu trắng, đỏ nhạt. Có thể gặp chúng dễ dàng qua các mương tát
nước, hố đào, ven các ao hồ....
Hệ tầng Hải Hưng phần dưới phủ trực tiếp lên hệ tầng Vĩnh Phúc và phía
trên bị hệ tầng Thái Bình phủ kín. (Đặng Đình Phúc, 2010)
- Phụ thống Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (aQ2
3
tb)
Các trầm tích hệ tầng Thái Bình có diện phân bố hạn chế. Chỉ bắt gặp ở
phía Tây Nam, Nam khu vực nghiên cứu và ven các sông ngòi. Thành phần
trầm tích chủ yếu là sét, bột sét màu nâu, xuống dưới xám nâu. Hệ tầng này
phủ mỏng trên hệ tầng Hải Hưng với chiều dày 1 - 2m, cá biệt có chỗ ven
sông, chiều dày lên tới 6,0m. (Đặng Đình Phúc, 2010)
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng nước ngầm
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm
Các điều kiện tự nhiên:
• Các yếu tố khí tượng
Lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí đều có ảnh hưởng đến
sự thay đổi mực nước. Lượng mưa trên vùng bổ cấp của tầng chứa nước chứa ít
nhiều đều làm mực nước trong tầng dâng lên ít hay nhiều, đặc biệt đối với các
tầng chứa nước gần mặt đất. Vào mùa mưa, mực nước trong các đơn vị chứa
19
nước dâng cao; ngược lại vào mùa khô, do độ ẩm thấp, nước bốc hơi nhanh sẽ
làm mực nước trong tầng chứa bị hạ thấp.
• Các yếu tố thủy văn
Mật độ sông suối, sự thay đổi mực nước trong chúng có ảnh hưởng trực
tiếp đến mực nước ngầm, tác động này khá rõ rệt đối với các tầng chứa nước
nông. Dọc theo hệ thống sông, kênh hay khi các tầng nước bị hệ thống thủy văn
cắt qua, mực nước ngầm dâng lên do được bổ cấp cho nước mặt (hay nói cách
khác sông là nguồn tiêu thoát của nước ngầm); ngược lại vào mùa mưa lũ, khi
mực nước sông dâng cao, dòng sông trở thành nguồn nuôi dưỡng cho nước ngầm
và làm mực nước ngầm dâng cao.
• Các yếu tố địa hình, địa mạo
Tùy thuộc vào độ dốc địa hình mà động lực của tầng nước sẽ khác nhau.
Địa hình dốc làm cho nước ngấm vào đất ít hơn vùng bằng phẳng do mực nước
được giũ lại nhiều hơn. Nơi có thảm thực vật dày thì có khả năng giữ nước lâu
hơn so với nơi không có thảm thực vật. Mức độ phân cắt của địa hình có ảnh
hưởng lớn đến sự thay đổi nước ngầm. Sự phức tạp của địa mạo khu vực, nó
quyết định quy luật thay đổi mực nước.
• Các yếu tố địa chất
Thành phần đất đá, kiến trúc, cấu tạo, nguồn gốc của các loại đất đá đều
có tác động đến sự thay đổi mực nước. Tầng chứa nước có thành phần đất thô với hệ
thấm lớn sẽ nhận lượng nước cấp bổ từ trên xuống nhiều hơn so với tầng được cấu
tạo bởi lớp đất đá mịn. Lớp đất phủ phía trên tầng chứa nước cấu tạo bởi thành phần
hạt mịn làm cho nước dễ dàng ngấm xuống tầng chứa nước bên dưới.
Các yếu tố nhân tạo:
Bên cạnh đó, các tác động của con người cũng có thể làm thay đổi mực
nước ngầm trên phạm vi rộng lớn mà quy luật thay đổi không giống như của điều
kiện tự nhiên. Bởi vì sự tác động của các yếu tố nhân tạo làm thay đổi sự cân
bằng của nước ngầm, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường.
a. Khai thác nước dưới đất
Trong hoạt động sống của con người nước là một nhu cầu cần thiết nhất,
20
do quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh, tỷ lệ dân số tăng cao, mức sống
của con người được nâng cao theo đà phát triển của xã hội, nên nhu cầu sử dụng
nước đòi hỏi cũng tăng lên nhiều để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. Thế là, nhà nhà khoan giếng để khai
thác nguồn nước ngầm; kết quả của quá trình bơm hút là làm cho lượng nước
ngầm mất đi dẫn đến sự hạ thấp mực nước. Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác,
khoảng thời gian khai thác, khả năng cung cấp của tầng chứa nước, mà mực nước
của tầng đó có sự hạ thấp khác nhau và quy mô sự thay đổi trên một diện rộng
hay hẹp, mức độ dao động lớn hay nhỏ...
b. Sử dụng đất
Đối với khu vực thâm canh nông nghiệp, nơi này sẽ nhận được một lượng
nước tưới tiêu lớn nên mực nước ngầm cũng sẽ dâng lên. Còn đối với vùng có
lớp phủ thực vật thì khả năng giữ nước tốt cũng nhờ hệ thống rễ cây do đó mực
nước không bị biến đổi lớn. Ngược lại vùng không có thảm thực vật, khi mưa
nước sẽ nhanh chóng chảy xuống vũng trũng thấp à không được giữ lại. Khi các
khu dân cư và khu công nghiệp được đầu tư xây dựng làm cho diện tích đất bị xi
măng hóa ngày càng tăng nhanh chóng, góp phần làm hạn chế nguồn cấp từ nước
mặt, nước mưa làm cho nước ngầm tầng nông.
Như đã trình bày trên, sự thay đổi mực nước ngầm có hai nhóm yếu tố tác
động chính là: yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong đó yếu tố tự nhiên là
điều kiện khách quan của động thái nước ngầm; còn yếu tố nhân tạo là điều kiện
chủ quan của con người. Sự thay đổi do con người thường mang tính phá hủy
điều kiện cân bằng tự nhiên của nước ngầm trong khu vực đó. Do đó, nhất thiết
có sự đánh giá kỹ tác động của con người đến môi trường để có biện pháp sử
dụng và quản lý hiệu quả.
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm
Hiện tượng ô nhiễm nước ngầm xảy ra khi các hóa chất độc hại, các loại
vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như
chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh
21
viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc
trừ sâu, phân bón hữu cơ…sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các
ao, hồ, sông, suối và ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với
khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại
ao hồ, sông, suối.
a. Kim loại nặng
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… chúng thường
không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và
thường tích lũy trong cơ thể. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật.
Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các
khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô
nhiễm kim loaị nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một
số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc
xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực
tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi
thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất
ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan
khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải
công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như
nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
b. Vi sinh vật
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người
và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký
sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét,
siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất
lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom.
22
Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không
gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác
nhân sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung
dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước
được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn nước mặt, cần
nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường
sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.
c. Thuốc bảo vệ thực vật
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là
hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không
được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các
sản phẩn nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú
dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực
nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh
đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các
khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm
và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm
dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm
nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị.
Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng
lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có
nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng
23
cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam
đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con song ô nhiễm nặng nhất trong
hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường
xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị
gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống (Nguyễn
Thu Hiền, 2007).
Thực trạng ô nhiễm nước dưới ngầm: Hiện nay nguồn nước ngầm ở Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc
trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch
đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng
bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long (Đặng Kim Chi, 2005). Khai thác
nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.
Nước ngầm bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy
cách. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất
rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom
( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm… Hầu hết sông hồ
ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều
khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng
600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực
Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều
không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn
tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ
sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ
30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. (Nguyễn
Thu Hiền, 2007)
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại khu vực Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý
là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải
của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu
24
vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện
sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi
nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công
viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ
hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam
thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm
như vậy. (Nguyễn Thu Hiền, 2007)
1.5. Các vấn đề tồn tại trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ngầm
Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Nguồn kinh phí phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài
nguyên nước ở địa phương chưa có, do đó công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước do Trung
ương và địa phương ban hành chưa thực hiện được rộng rãi tới các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh.
Việc phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan trong
việc đôn đốc, triển khai thực hiện các văn bản QPPL về tài nguyên nước đã ban
hành chưa thực hiện được. Hoạt động của các đơn vị đều theo hệ thống ngành
dọc, phục vụ theo yêu cầu chức năng riêng của ngành mình, nên sự phối kết hợp,
chia sẻ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên nước rất hạn chế, cơ chế phối
hợp trong hoạt động chưa có.
Thông tin, dữ liệu tài nguyên nước còn thiếu và phân tán, sự tham gia của
cộng đồng vào việc bảo vệ tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước còn phân
tán, chưa tập trung.
Do đó, những thông tin về tài nguyên nước chưa thống nhất và chưa được
chia sẻ ngay trong các cơ quan Nhà nước. Các số liệu, thông tin cần thiết về tài
nguyên nước, diễn biến tài nguyên nước làm cơ sở để lập quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương trong tỉnh và không thường xuyên
được cập nhật. Việc quản lý thông tin vẫn chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưa có
ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh. Chế độ báo cáo, cung cấp dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước, về khai thác, sử dụng nước của các ngành, các địa
25
phương và các tổ chức, cá nhân chưa được coi trọng.
Các vấn đề tồn tại trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Các ngành dùng nước trên địa bàn huyện Văn Lâm hiện nay đang khai
thác tài nguyên nước một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có
sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.
Trong mùa khô, đặc biệt là những năm thiếu nước hạn hán, chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để điều phối, chia sẻ nguồn nước chống hạn
và tăng hiệu quả sử dụng nước. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sử dụng nước giữa
các ngành có khả năng tăng cao trong tương lai khi nhu cầu dùng nước tăng lên
mà nguồn nước ngày bị thiếu hụt.
Các vấn đề tồn tại trong bảo vệ tài nguyên nước
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lượng rác thải
phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn huyện Văn Lâm ngày càng lớn. Bên cạnh
đó, việc hình thành các vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn đã gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường tại một số khu vực, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Thực tế đó đòi hỏi các cấp, ngành của thành phố cần tích cực triển khai các
giải pháp góp phần cải thiện hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn. Thành phố đã
thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, đã đẩy mạnh phong trào vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, xây dựng hầm Bioga,
ngâm ủ tận dụng nguồn phân gia súc cung cấp chất đốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
còn có một số cơ sở ý thức bảo vệ nguồn nước chưa cao, việc xây dựng bể xử lý
nước thải chỉ mang tính đối phó, làm cho có, không đảm bảo tích trữ bùn thải, nước
thải khi thải ra nguồn nước vẫn chưa đạt quy chuẩn đề ra.
26
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Thời gian: 2014-2015
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hưng Yên
- Tìm hiểu những nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm tới nguồn nước
ngầm tại khu vực huyện Văn Lâm.
- Khảo sát đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua các giếng nước
khoan tại các hộ đang sử dụng trên địa bàn.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước ngầm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả
đã áp dụng các phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu
Là phương pháp luôn được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mục tiêu của việc thu thập tài liệu là có được đầy đủ các tài liệu nghiên cứu trước
đây về vùng nghiên cứu đã được các tác giả thực hiện từ trước. Các tài liệu thu
thập chủ yếu về: môi trường nước ngầm, tài liệu về địa chất thủy văn, kinh tế xã
hội, kết quả phân tích mẫu...
Xây dựng kế hoạch đi thực địa, lấy mẫu nước ngầm tại 11 xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Sử dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước để
phân tích chất lượng các mẫu nước ngầm.
Tiến hành lấy mẫu trong khoảng thời gian tháng 4/2014.
Thu thập các tài liệu, số liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan
27
đến khu vực nghiên cứu như thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của huyện Văn Lâm, bản đồ khu vực nghiên cứu, các báo cáo tổng hợp
hàng quý của khu vực nghiên cứu, số liệu phân tích tại cơ sở thực tập, kết quả
nghiên cứu có liên quan…
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu
Trên cơ sở những thông tin về nguồn nước ngầm các hộ gia đình khai
thác, sử dụng nước ngầm, đề xuất các tiêu chí lựa chọn điểm lấy mẫu nước ngầm
để phân tích. Tiêu chí được lựa chọn là giếng khoan của các hộ gia đình (nước
được lấy trực tiếp thông qua máy bơm và chưa qua xử lý), địa điểm tiến hành lấy
mẫu được diễn ra tại 10 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm. Các mẫu
được lấy từ các hộ gia đình một cách ngẫu nhiên, mỗi hộ gia đình thì tiến hành
lấy 01 mẫu nước từ giếng khoan có độ sâu từ 40 - 45m.
Quá trình điều tra khảo sát được chia làm 2 đợt như sau:
Đợt 1: Ngày 7 - 17/4/2014
Tần suất quan trắc: Mỗi vị trí được lấy 01 mẫu
Địa điểm thực hiện: Tại 06 xã và thị trấn: Như Quỳnh, Trưng Trắc, Lạc
Hồng, Đình Dù, Lạc Đạo, Tân Quang.
Mỗi xã được lấy 10 mẫu tại các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng
khoan. Tổng số xã được lấy mẫu trong đợt quan trắc này là 6.
Tổng số mẫu lấy được là 60 mẫu.
(Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục)
28
Đợt 2
Ngày 16 -26/4/2014
Tần suất quan trắc: Mỗi vị trí được lấy 01 mẫu.
Địa điểm thực hiện: 05 xã Việt Hưng, Lương Tài, Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại
Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Mỗi xã được lấy 10 mẫu tại các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng
khoan. Tổng số xã được lấy mẫu trong đợt quan trắc này là 5.
Tổng số mẫu lấy được là 50 mẫu
(Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục)
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu được áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn
quốc gia:
- TCVN 6663-1:2011 Lấy mẫu - phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- TCVN 6663-1:2011 Lấy mẫu - phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ
mẫu nước
Đối với giếng khoan sẵn có (có các thông số kỹ thuật) đã lắp đặt sẵn bơm
hút tiến hành các bước như sau:
+ Bước 1: Kẹp bông có tẩm cồn và đốt ngay tại vòi lấy mẫu nước nhằm
mục đích khử khuẩn vòi.
+ Bước 2: Bơm xả trực tiếp nước ngầm lên trong khoảng 10 phút để loại
bỏ lượng nước tù đọng trong ống dẫn.
+ Bước 3: Bơm nước trực tiếp vào bình chứa mẫu đến ngưỡng ngập bình.
đậy nắp và dán nhãn.
2.4.4. Phương pháp bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản dựa vào các tiêu chuẩn sau:
TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu;
TCVN 6663 -3: 2008 về chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3- Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
Do trong khoảng thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi phân tích, hàm lượng
29
các hợp phần có thể bị biến đổi một cách khác nhau. Nhiệt độ, pH của nước là
những đại lượng bị biến đổi nhanh, sự thay đổi pH còn gây ra những thay đổi
hàm lượng của các hợp phần khác. Chính vì thế, ngay sau khi lấy mẫu xong phải
được chuyển nhanh về phòng thí nghiệm để xử lý và bảo quản. Cụ thể là:
+/ Đối với việc xác định các chỉ tiêu pH, độ cứng, độ đục, tổng chất rắn
thì ta không cần bảo quản mà nên xác định ngay hoặc lưu giữ mẫu khoảng 1 –
2 ngày.
+/ Đối với việc xác định các chỉ tiêu kim loại như As, Pb, Fe thì ta cho
thêm vào mẫu khoảng 1 – 3ml HNO3 và có thể lưu giữ mẫu trong 1 tháng. Tuy
nhiên, đối với chỉ tiêu Fe thì thời gian lưu giữ mẫu chỉ từ 1 – 2 ngày.
2.4.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các phương pháp phân tích được thực hiện theo bảng sau
Bảng 2.1. Các chỉ số cần phân tích
1 pH - Máy đo pH điện cực thủy tinh 5,5 – 8,5
2 Độ cứng mg/l SMEWW 2340 C 2012 500
3 TSS mg/l TCVN 2672 - 78 1500
4 Amoni (theo N) mg/l TCVN 5988:1995 0,1
5 Xianua (CN-) mg/l TCVN 6181:1996 0,01
6 Asen (As) mg/l TCVN 6626 : 2000 0,05
7 Cadimi mg/l SMEWW 3500 Cd:2012 0,05
8 Sắt (Fe) mg/l SMEWW3111B:2012 5,0
9 Chì (Pb) mg/l SMEWW 3500 Pb B 2012 0,01
10 Đồng (Cu) mg/l SMEWW 3500 Cu B 2012 500
11 Kẽm mg/l SMEWW 3500 Zn B 2012 1500
12 Mangan (Mn) mg/l SMEWW 3500 Mn B 2012 0,1
13 Thủy ngân mg/l SMEWW 3500 Hg B 2012 0,01
14 Coliform
MPN/
100ml
TCVN 6187-1:1996 3
15
e
E.coli
MPN/
100ml
TCVN 6187-1:1996
không phát
hiện
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi có các thông tin từ các số liệu thứ cấp, sơ cấp, tiến hành phân tích,
30
tổng hợp, đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng nước ngầm, tình hình khai
thác, sử dụng nước ngầm, những tồn tại trong khai thác, sử dụng và quản lý nước
ngầm, nguyên nhân của các tồn tại đó.
Sử dụng các phần mềm văn phòng Word, Excel để xử lý các số liệu, vẽ đồ thị.
Sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị, các chỉ tiêu phân tích được phân nhóm
từng đợt lấy mẫu.
31
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm – Hưng Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm
Nhìn vào hình 3.1 ta có thể thấy, huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh
Hưng Yên, tiếp giáp với các tỉnh, Thành Phố và các huyện trong tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp huyện Văn Giang.
- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào.
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Toàn huyện có 11 xã, thị trấn với 86 thôn, phố, ấp là một trong 10 huyện
thị của Tỉnh có vị trí thuận tiện cho sản xuất kinh doanh.
Dân số hiện nay trên 117.046 người (tính đến tháng 12/2013), mật độ
phân bố dân số bình quân trên địa bàn huyện là 1.571 người/km2
. Huyện có một
32
số tuyến đường chính như Quốc lộ 5A (chiều dài qua huyện khoảng 7km), đường
sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường 196, đường 206 và tuyến đường 19 (nay là đường
385) chạy dọc theo chiều dài huyện. Tính đến 31/8/2013 trên địa bàn huyện đã có
10/11 xã, thị trấn được UBND tỉnh cho phép tiếp nhận đầu tư 254 dự án với diện
tích xin thuê khoảng 1087,08 ha (trong đó công ty quản lý khai thác khu công
nghiệp Phố Nối A tính là 01 dự án vì các dự án thuê lại đất của công ty quản lý
khai thác khu công nghiệp Phố Nối A thuộc quản lý của Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh và không tính các dự án thuê nhà xưởng) và nhiều làng nghề
truyền thống sản xuất gây ô nhiễm môi trường như tái chế phế liệu nhựa ở thôn
Minh Khai- thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại màu- xã Chỉ Đạo; làng nghề
đậu phụ thôn Xuân Lôi- xã Đình Dù; làng nghề sản xuất đồ gỗ tại thôn Ngọc- xã
Lạc Đạo; làng nghề đúc đồng Lộc Thượng- xã Đại Đồng, làng nghề chế biến
thuốc nam, thuốc bắc- xã Tân Quang...
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
*Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện là 7.443,25ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 3.922,11ha, đất phi nông
nghiệp là 3.507,67ha.
*Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước
ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Lâm chủ yếu được lấy từ hệ
thống các sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm. Sông lớn nhất trên địa bàn
huyện là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày
đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đình Dù, sông Từ, sông Bún, sông
Lương Tài, sông Kiên Thành...…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên, nguồn nước mặt của huyện có sự khác biệt rõ rệt theo mùa do ảnh hưởng
bởi chế độ thủy văn của các con sông và do sự khác biệt về lượng mưa trong mùa
mưa và mùa khô.
Nước ngầm: huyện có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn hiện tại UBND
33
tỉnh đang cho phép Công ty liên doanh Lavie khai thác và nguồn nước ngầm
phục vụ sinh hoạt cho nhân dân hàng ngày chủ yếu là nước giếng khoan qua bể
lọc. Còn nhà máy cung cấp nước sạch của Công ty nước và môi trường Việt Nam
tại khu trung tâm huyện đã đưa vào sử dụng nhưng việc cung cấp nước sinh hoạt
cho nhân dân còn hạn chế.
3.1.1.3. Thời tiết khí hậu:
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, huyện Văn Lâm chịu ảnh hưởng chung của
khí hậu nhiệt đới, có gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc
vào tháng 4 năm sau. Thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông khá rõ nét.
Lượng mưa trung bình từ 1.133,3mm (2011) đến 1.217mm (2013). Nhiệt độ không
khí trung bình từ 23,4- 24,10
C. Số giờ nắng trong năm từ 1.258,7h (2011) đến
1.331,3h (2013). Độ ẩm không khí trung bình từ 79- 90%.
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
Tháng 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tháng 1 40,0 5,0 95,0 3,6 18,1 12,1
Tháng 2 15,0 6,0 9,0 14,9 11,1 24,5
Tháng 3 37,0 57,0 7,0 59,1 15,1 28,0
Tháng 4 33,0 182,0 39,0 60,6 97,2 38,4
Tháng 5 100,0 166,0 80,0 129,9 330,3 222,9
Tháng 6 304,0 94,0 87,0 149,4 124,4 226,4
Tháng 7 218,0 452,0 95,0 140,6 188,9 365,9
Tháng 8 222,0 205,0 177,0 101,2 388,3 331,3
Tháng 9 311,0 249,0 68,0 279,2 188,6 340,2
Tháng 10 238,0 106,0 36,0 49,6 110,7 78,5
Tháng 11 190,0 38,0 3,0 40,2 139,4 63,2
Tháng 12 190,0 4,0 3,0 11,2 32,5 21,4
Tổng số 1.898,0 1.564,0 699,0 1.039,5 1.644,6 1.752,8
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên – Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên - 2013)
34
Tuy trong năm có 4 mùa nhưng có 2 mùa có thời tiết phân biệt rõ rệt. Mùa hạ
thường từ đầu tháng 5 đến hết tháng 7, có nhiệt độ trung bình ngày cao từ 27-
350
C, cá biệt có một số ngày trên 350
C đến 370
C. Lượng mưa trong năm nhìn
chung chủ yếu tập trung vào các tháng này. Mùa đông thường từ đầu tháng 11
năm trước đến hết tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình ngày thấp, thường từ 17-
220
C, cá biệt có một số ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp dưới 120
C, có
khi dưới 100
C. Vào tháng 2, 3 thường có mưa dầm kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp
nhiệt độ cao, trời âm u, sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất
ngành nông nghiệp.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Trước đây Văn Lâm là một huyện thuần nông với việc hầu hết người dân
tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa của đất nước cơ cấu kinh tế của
Văn Lâm đã có sự chuyển dịch rõ rệt (bảng 3.1).
Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm có
sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản và
tăng tỷ trọng của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch
vụ. Trong giai đoạn 2005 – 2013 tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản
giảm từ 42,66% (2005) xuống còn 26,00% (2013), tức giảm 2,38%/năm.
Trong khi đó tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng 7,15% (từ 24,45%
năm 2005 lên 31,60% năm 2013) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
1,02%/năm. Tỷ trọng trong lĩnh vực Thương mại - dịch vụ của huyện tăng
nhanh với tốc độ 1,36%/năm.
Trong giai đoạn, 2010 – 2013 tổng giá trị sản xuất của huyện Văn Lâm
tăng từ 1.833,97 tỷ đồng lên 3.817 (tăng 1.983,03 tỷ đồng trong vòng 3 năm).
Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực đều liên tục tăng nhanh. Điều này cho
thấy nền kinh tế của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh và tương
đối ổn định.
35
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 - 2013
Lĩnh vực Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2013
Tăng/
giảm
Bình quân/
năm
Nông nghiệp
Thủy sản
Giá trị
(tỷ đồng)
- 503,69 992,42 488,73 122,18
Tỷ lệ
(%)
42,66 27,46 26,00 -16,66 -2,38
Công nghiệp
Xây dựng
Giá trị
(tỷ đồng)
- 767,52 1.206,17 438,65 109,66
Tỷ lệ
(%)
24,45 41,85 31,60 7,15 1,02
Thương mại
Dịch vụ
Giá trị
(tỷ đồng)
- 562,76 1.618,41 1.055,65 263,91
Tỷ lệ
(%)
32,89 30,69 42,40 9,51 1,36
Tổng
Giá trị
(tỷ đồng)
- 1.833,97 3.817,00 1.983,03 495,76
Tỷ lệ
(%)
100 100 100
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm
- Về Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây năm 2014 là 7.823,8 ha;
giảm 115,15 ha so với năm 2012. Trong đó diện tích lúa là 6.746,2 ha; diện tích
màu và cây trồng khác là 1077,6 ha; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 57,87
tấn/ha. Tăng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 39.818 tấn. Chương trình hỗ
trợ giống lúa lai của tỉnh và huyện được 1.025,67 ha. Tăng kinh phí hỗ trợ cho
nông nghiệp- nông dân trực tiếp sản xuất trong năm là 1.859 tỷ đổng. Dự án sản
xuất giống lúa nhân dân tại xã Việt Hưng tiếp tục phát huy hiệu quả.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: tổng đàn trâu, bò trong
toàn huyện là 1.200 con; đàn lợn là 52.905 con; đàn gia cầm là 635.700; đã hỗ
trợ 435 triệu đồng cho nông dân mua 14.500 con gà giống lai Đông Tảo. Diện
tích nuôi trồng thủy sản là 164 ha.
Thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chủ động công tác dự
36
báo, kiểm tra, giám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện để cảnh báo, hướng dẫn
nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh.
Công tác thủy lợi: Thực hiện cải tạo, nâng cấp trạm bơm, tu bổ và nạo vết
kênh mương đúng kế hoạch; điều hành kế hoạch tưới tiêu hợp lý, hiệu quả.
- Tài nguyên môi trường: Hoàn thành thống kê đất đai đến ngày
01/01/2013; diện tích hành chính của huyện là 7.443,25 ha; đất nông nghiệp là
3.905,25 ha; đất phi nông nghiệp là 3.524,57 ha; đất chưa sử dụng là 13,43 ha.
Quyết định cấp, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất thổ cư được 1.148 giấy, đạt
124,6% so với kế hoạch (kế hoạch 921 giấy). Xác nhận đăng ký thế chấp quyền
sử dụng đất quyền sử dụng đất là 971 hồ sơ và xóa đăng ký thế chấp quyền sử
dụng đất là 727 hồ sơ. Giao đất cho 172 hộ trúng đất giá quyền sử dụng đất với
diện tích 18.117 m2
. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011-2015.
Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng và tiếp tục triển khai kế hoạch tiếp tục dồn điền
đổi thửa ruộng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2013-2015 theo tinh thần chỉ thị số 21/CT-TU của ban thường vụ Tỉnh ủy;
Thành lập đoàn kểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của một số
cơ sở hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn 5 xã: Tân Quang, Lạc Hồng,
Đình Dù, Lạc Đạo và thị trấn Như Quỳnh; thành lập, kiện toàn hội đồng GPMB
và đang thực hiện GPMB 18 dự án xin giao đất xây dựng công trình công cộng,
20 dự án xin thuê đất.
Thẩm định xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ
môi trường cho 10 dự án sản xuất kinh doanh, phối hợp với sở Tài nguyên và
Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi
trường chi tiết cho 12 công ty; lấy mẫu nước mặt tại 03 làng nghề và mẫu nước
tại 2 sông để phân tích cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên chỉ đạo thực hiện đề án quản lý và bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và triển khai thực
hiện nghị quyết 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên
về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện,
37
tuyên truyền Luật bảo vệ Môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới cho gần
2.600 lượt cán bộ và nhân dân. Phối hợp với thanh tra sở Tài nguyên và Môi
trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của 12 doanh
nghiệp; đôn đốc các xã, thị trấn thu gom rác thải dân sinh đổ vào 28 điểm
container và đổ vào nơi tập kết theo quy định để vận chuyển về khu xử lý chất
thải Đại Đồng đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp- thương mại dịch vụ: Sản xuất công
nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn và tăng cường chậm, do giá nguyên vật liệu đầu
vào biến động theo chiều hướng tăng, sức mua của thị trường tiếp tục giảm, hàng
tồn kho vẫn ở mức khá cao, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chưa được
cải thiện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn được duy trì. Tổng giá
trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá thực tế) ước đạt 36.604 tỉ
đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2012. Các làng nghề cơ bản hoạt động ổn
định, dự án mở rộng làng nghề Minh Khai đang triển khai thực hiện. Giá trị sản
xuất của ngành thương mại, dịch vụ, ước đạt 892 tỉ đồng, tăng 13,87% so với
cùng kỳ năm 2012. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tương đối ổn định, có phần
tăng theo thời điểm, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 3,36%.
Trên địa bàn huyện có 42 chợ các loại, được bố trí rải rác ở các thôn, phố.
Tính trung bình 1 chợ phục vụ trên 2.500 người dân. Số hộ kinh doanh thường
xuyên tại chợ là 1.340 hộ, số hộ kinh doanh không thường xuyên là 1.750 hộ.
Toàn huyện hiện có 02 siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng II; 04 cửa hàng tự
chọn; 17 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
mua bán trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất tiêu dùng.
- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: hệ thống giao thông vận tải
thường xuyên được đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây mới, đã cải tạo, nâng cấp
107m đường 5B, vá 6.407 m2
ổ gà.
Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong
ngành bưu chính, viễn thông thường xuyên được đầu tư; tổng doanh thu đạt
38
41,65 tỉ đồng.
- Công tác giáo dục đào tạo: Toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm
học 2013-2014 với 14/14 chỉ tiêu công tác. Chất lượng giáo dục toàn diện được
nâng lên, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,92%; Học sinh tốt
nghiệp THCS đạt 98,3%; Học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,7%; Học sinh tốt
nghiệp bổ túc THPT đạt 65,5%. Qua các kỳ thi học sinh giỏi Toán và Olympic
tiếng anh trên internet đạt 11 giải cấp Quốc gia (5 huy chương đồng, 3 giải
khuyến khích, 3 bằng danh dự); Học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh 34 giải, xếp thứ
5/10 huyện, thành phố;
3.2 Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn
huyện Văn Lâm
3.2.1. Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu amoni
Đợt 1:
Các kết quả phân tích trên 60 mẫu amoni thuộc các xã Lạc Hồng, Đình
Dù, Như Quỳnh, Trưng Trắc, Lạc Đạo, Tân Quang huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên đều có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT đối
với nước ngầm. Giá trị thấp nhất 0,3 và cao nhất 4,5 mg/l so sánh với quy chuẩn
là 0,1 mg/l.
39
Các kết quả phân tích amoni được tổng kết và biểu diễn trên hình sau:
Hình 3.2: Biểu diễn kết phân tích Amoni (Đợt 1)
40
Đợt 2:
Các kết quả phân tích amoni được tổng kết và biểu diễn trên hình sau:
Hình 3.3: Biểu diễn kết quả phân tích amoni (Đợt 2)
41
Các kết quả phân tích trên 50 mẫu amoni thuộc các xã Việt Hưng,
Lương Tài, Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại Đồng: Trong đó các xã Việt Hưng, Đại
Đồng có chỉ tiêu amoni đã phân tích đạt quy chuẩn cho phép. Các xã còn lại
đều có một số kết quả vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT
đối với nước ngầm.
Xã Lương Tài có 3/10 mẫu vượt quy chuẩn, xã Minh Hải có 4/10 mẫu
vượt quy chuẩn, xã Chỉ Đạo có 7/10 mẫu vượt quy chuẩn. Giá trị cao nhất là 1,5
mg/l so sánh với quy chuẩn là 0,1 mg/l.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước bị nhiễm amoni là do các hợp
chất chứa nitơ có trong chất thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất thải ra môi
trường ngày càng nhiều, sau đó amoni thẩm thấu qua đất, ngấm vào các mạch
nước ngầm.
Việc khoan giếng bằng phương pháp thủ công, thiếu khoa học, vị trí gần
các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt, gần các chuồng trại chăn nuôi, gần các
khu vực không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị
nhiễm amoni.
Rất nhiều khu vực có chỉ tiêu amoni vượt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên
chỉ tiêu amoni không độc, không gây hại ngay cho con người, nó chỉ làm hại cho
quá trình khử trùng nước, nó tạo ra nitrit trong hệ thống phân phối, làm hại quá
trình tách loại mangan và gây mùi vị lạ, tuy nhiên nó có thể chuyển hóa thành
nitrit và nitrat. Nitrit lại là chất độc hại đối với sức khỏe con người. Đối với trẻ sơ
sinh, chất này còn là tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, vàng da sinh lý.
Amoni cũng sẽ được làm giảm bớt sau khi nước ngầm được đưa qua hệ
thống xử lý bằng bể lọc, cát, sỏi, than hoạt tính hoặc một số biện pháp xử lý khác
trước khi được người dân sử dụng.
42
3.2.2 Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu Fe, Mn
Đợt 1:
Các kết quả phân tích Fe và Mn được trình bày trong hình sau:
Hình 3.4: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn (Đợt 1)
43
Đối với Fe: Có 30/60 mẫu có giá trị phân tích vượt quy chuẩn cho phép
tập trung chủ yếu ở các xã Đình Dù, Lạc Hồng và Trưng Trắc.
Xã Lạc Hồng có 5/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,24 -2,36 lần; xã Trưng
Trắc có 10/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,34 - 2,8 lần; xã Đình Dù có
8/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,24 - 4,14 lần.
Giá trị lớn nhất là 20,7 mg/l và giá trị thấp nhất phát hiện đươc là 0,07
mg/l so với quy chuẩn là 5mg/l.
Đối với Mangan: Có 11/60 mẫu có giá trị phân tích vượt quy chuẩn cho
phép. Xã Lạc Đạo có 2/10 mẫu vượt từ 2 -2,4 lần, xã Tân Quang có 4/10 mẫu
vượt từ 1,2 - 2,8 lần , xã Đình Dù có 2/10 mẫu vượt 1,6 lần, thị trấn Như Quỳnh
có 2/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép 1,2 lần.
Giá trị lớn nhất là 1,4mg/l, thấp nhất phát hiện được là 0,1 mg/l so với quy
chuẩn là 0,5 mg/l.
Đợt 2:
Đối với Fe: Tại xã Việt Hưng có 1/10 mẫu vượt quy chuẩn, xã Lương Tài
có 7/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,48 - 4,98 lần, xã Minh Hải có 4/10 mẫu vượt
quy chuẩn từ 1,84 - 2,4 lần, xã Chỉ Đạo có 8/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,12 - 5,6
lần, xã Đại Đồng có 3/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 2,02 - 2,64 lần. Giá trị cao nhất
là 28 mg/l so với quy chuẩn là 5 mg/l.
Đối với mangan: Các giá trị phân tích được của 5 xã đều đạt quy chuẩn. Giá trị
cao nhất là 0,5 mg/l bằng với giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn.
44
Các kết quả phân tích Fe và Mn được trình bày trên hình sau:
Hình 3.5: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn
45
3.2.3 Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu pH
Đợt 1:
Các kết quả phân tích pH được trình bày trên hình sau
Hình 3.6: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 1)
Các kết quả đo pH của 60 mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn. Giá trị lớn nhất đo được là 6,9 và thấp nhất là
6,2 so sánh với quy chuẩn quy định là nằm trong khoảng từ 5,5 đến 8,5.
46
Đợt 2:
Các kết quả phân tích pH được trình bày trên hình sau:
Hình 3.7: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 2)
Có 4/50 mẫu không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn (không đạt). Giá trị lớn nhất đo được là 7,1 và thấp nhất là 3,9
so sánh với quy chuẩn quy định là nằm trong khoảng từ 5,5 đến 8,5.
Xã Việt Hưng có 3/10, xã Lương Tài có 1/10 mẫu không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
Kết quả phân tích cũng cho thấy nồng độ pH giữa đợt 1 và đợt 2 về mặt thống kê có sự dao động nhưng không có sự sai khác
đáng kể. Trong tổng số 110 mẫu được phân tích, chỉ có 4 mẫu là không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
47
3.2.4 Đánh giá kết quả hàm lượng độ cứng tổng
Đợt 1:
Hình 3.8: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 1)
Các kết quả phân tích của 60 mẫu độ cứng đều thấp hơn (Đạt) giới hạn tối đa cho phép của quy chuẩn. Giá trị thấp nhất là 36
mg/l cao nhất là 142 mg/l.
48
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604

More Related Content

What's hot

Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰMCHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰMThái Nguyễn Văn
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptxQuynlng7
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựckieutrinhsr
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậthienlemlinh
 
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấm
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấmThiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấm
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấmphuc nguyen
 
06 chuong 6 moi truong ngam
06 chuong 6 moi truong ngam06 chuong 6 moi truong ngam
06 chuong 6 moi truong ngamkhoahuy82
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
 
Nuoc cap
Nuoc capNuoc cap
Nuoc cap
 
Đề tài vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
Đề tài  vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAYĐề tài  vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
Đề tài vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
 
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰMCHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thực
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAYLuận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
 
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấm
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấmThiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấm
Thiết bị tiệt trùng dạng bản mỏng kiểu tấm
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
06 chuong 6 moi truong ngam
06 chuong 6 moi truong ngam06 chuong 6 moi truong ngam
06 chuong 6 moi truong ngam
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 

Similar to đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfMinhCao959822
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfNguyễn Công Huy
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2doanlmit
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amLoiTran123
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhNhuoc Tran
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNhuoc Tran
 

Similar to đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604 (20)

Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
 
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
 
Hoa ky thuat
Hoa ky thuatHoa ky thuat
Hoa ky thuat
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdf
 
Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
 
Tailieu.vncty.com doc 370
Tailieu.vncty.com   doc 370Tailieu.vncty.com   doc 370
Tailieu.vncty.com doc 370
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi) thành nước từ các sợi tự nhiên
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
 
Baocao moitruong2
Baocao moitruong2Baocao moitruong2
Baocao moitruong2
 
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường NướcBài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên 4217604

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ TIẾN DŨNG ÐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT VÀ CẢNH BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ TIẾN DŨNG ÐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC- NGẦM PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT VÀ CẢNH BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI
  • 4. HÀ NỘI, NĂM 2015 ii
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Tiến Dũng i
  • 6. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã, thị trấn của huyện Văn Lâm…đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày…...tháng…...năm 2015 Tác giả luận văn Lê Tiến Dũng ii
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii 3.1.1.1. Vị trí địa lý:................................................................................................................................32 3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:.............................................................................................................33 3.1.1.3. Thời tiết khí hậu:........................................................................................................................34 3.2.1. Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu amoni...................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................62 Giới thiệu quy chuẩn đánh giá chất lượng nước ngầm..........................................................................65 iii
  • 8. DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt 5 Bảng 1.2: Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị 10 ở Việt Nam đến năm 2020 10 Bảng 2.1. Các chỉ số cần phân tích 30 Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 34 Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 - 2013 36 Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ngầm đợt 1 và đợt 2 trên địa bàn huyện Văn Lâm năm 2014 54 Bảng 1: Thống kê các chỉ tiêu được phân tích 64 Bảng 3: Vị trí lấy mẫu tại thị trấn Như Quỳnh 65 Bảng 4: Vị trí lấy mẫu tại Xã Trưng Trắc 66 Bảng 5: Vị trí lấy mẫu tại Xã Lạc Hồng 67 Bảng 6: Vị trí lấy mẫu tại Xã Đình Dù 69 Ghi chú KC: khoảng cách 69 CN: chăn nuôi 69 Bảng 7: Vị trí lấy mẫu tại Xã Lạc Đạo 70 Bảng 8: Vị trí lấy mẫu tại Xã Tân Quang 70 Bảng 9: Vị trí lẫy mẫu tại Xã Việt Hưng 71 Bảng 10: Vị trí lẫy mẫu tại Xã Lương Tài 72 Ghi chú: KC: khoảng cách 73 CN: chăn nuôi 73 Bảng 11: Vị trí lấy mẫu tại Xã Minh Hải 73 Ghi chú KC: khoảng cách 74 CN: chăn nuôi 74 Bảng 12: Vị trí lấy mẫu tại Xã Chỉ Đạo 74 Ghi chú KC: khoảng cách 75 CN: chăn nuôi 75 Bảng 13: Vị trí lấy mẫu tại Xã Đại Đồng 75 Ghi chú KC: khoảng cách 76 CN: chăn nuôi 76 iv
  • 9. DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Trang Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu 28 Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm 32 Hình 3.2: Biểu diễn kết phân tích Amoni (Đợt 1) 40 Hình 3.3: Biểu diễn kết quả phân tích amoni (Đợt 2) 41 Hình 3.4: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn (Đợt 1) 43 Hình 3.5: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn 45 46 Hình 3.6: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 1) 46 47 Hình 3.7: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 2) 47 Hình 3.8: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 1) 48 Hình 3.9: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 2) 49 Kết quả phân tích hàm lượng tổng chất rắn được biểu diễn trên hình sau: 50 Hình 3.10: Biểu diễn kết quả hàm lượng tổng chất rắn (Đợt 1) 50 Hình 3.11: Biểu diễn kết quả hàm lượng tổng chất rắn (Đợt 2) 51 v
  • 10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ATSH An toàn sinh học BĐKH Biến đổi khí hậu CSDL Cơ sở dữ liệu ĐDSH Đa dạng sinh học ĐCTV Địa chất thủy văn FAO Tổ chức nông lương liên hợp quốc GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu KCN Khu công nghiệp NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NDĐ Nước dưới đất QCVN Quy chuẩn Việt Nam SIWI Viện nước quốc tế Stockholm TNMT Tài Nguyên và Môi Trường UBND Ủy ban nhân dân vi
  • 11. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Việc sử dụng nước ngầm đã có từ thời cổ xưa. Trong kinh Cựu ước người ta đã nói đến nước ngầm, suối, giếng. Người ta dùng những quanats, những giếng nằm ngang để lấy nước ngầm. Những giếng này còn tồn tại đến ngày nay ở các vùng sa mạc Tây Nam Châu Á và Bắc Phi kéo dài từ Afghanistan đến Morocco. Người ta xác định các giếng được các người thợ tài hoa xây dựng cách đây 3000 năm. Do đó nước ngầm có một vị trí quan trọng trong vấn đề cấp nước sạch trên thế giới. Tuy nhiên việc theo dõi nước ngầm có tính chất khoa học chỉ mới bắt đầu, do các hoạt động kinh tế làm biến động mạnh mẽ chất lượng và trữ lượng nước ngầm đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, riêng ngành địa chất thủy văn của nước ta còn rất non trẻ chỉ mới hơn 30 năm. Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cho đến nay nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyện lân cận. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Hiện nay ô nhiễm môi trường nước nói chung và ô nhiễm môi trường nước ngầm nói riêng là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc gia. Nghiên cứu của Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI), nước bẩn giết chết nhiều người hơn so với động đất và chiến tranh. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn. Trong khi đó, theo một phúc trình của LHQ năm 2006, có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn. Văn Lâm là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp các huyện Văn 1
  • 12. Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 74,42 km2 . Toàn huyện Văn Lâm có 18 làng nghề, trong đó có 06 làng nghề được công nhận là làng nghề cấp tỉnh, một số khu công nghiệp như: Như Quỳnh, Lạc Đạo, Tân Quang, phố Nối A…và một số cụm công nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh. Do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, số lượng lao động tập trung trên địa bàn ngày càng cao dẫn đến nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm ngày càng lớn. Chính điều này đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt. Nhu cầu về nước ngọt sạch phục vụ cho dân sinh cũng như cho sản xuất là rất lớn, trong khi các nguồn cung cấp truyền thống là nước mặt như nước sông, nước hồ... đang bị ô nhiễm. Vì thế sử dụng nước ngầm để cung cấp nước sạch ngày càng phát triển. Việc sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất tại các vùng miền là rất phổ biến, mỗi hộ gia đình chỉ cần có một giếng khoan là có thể sử dụng cho cả gia đình trong các mục đích sử dụng nước khác nhau. Tuy vậy, việc khai thác quá mức nước ngầm sẽ dẫn đến sự suy giảm trữ lượng nước mặt, ngoài ra nếu các giếng khai thác không đạt chuẩn có thể gây ô nhiễm nước ngầm tại nơi khai thác mà còn ở các vùng khác. Công nghiệp hóa đem lại rất nhiều những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó thì nó cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm tại khu vực. Việc cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường nước ngầm sẽ giúp cho người dân có được một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình chất lượng nguồn nước ngầm mình đang sử dụng. Thực tiễn nói trên đã làm nảy sinh vấn đề đánh giá chất lượng nguồn nước, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm, trên cơ sở đó đưa ra những cảnh báo và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng nước ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ 2
  • 13. cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên " là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất các biện pháp quản lý nguồn nước ngầm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Yêu cầu của đề tài - Các số liệu điều tra, thu thập phải trung thực, chính xác, khoa học. - Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. - Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có tính thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế. 3
  • 14. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: - Vùng thu nhận nước - Vùng chuyển tải nước - Vùng khai thác nước có áp Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực, đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định, trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút lên. Nước ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất và có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô. (Đặng Kim Cơ, 2004) Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm. (Đặng Kim Cơ, 2004) 4
  • 15. Bảng 1.1 Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt Thông số Nước ngầm Nước bề mặt Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu như không có Thường cao và thay đổi theo mùa Chất khoáng hoà tan Ít thay đổi, cao hơn so với nước mặt. Thay đổi tuỳ thuộc chất lượng đất, lượng mưa. Hàm lượng Fe2+ , Mn2+ Thường xuyên có trong nước Rất thấp, chỉ có khi nước ở sát dưới đáy hồ. Khí CO2 hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0 Khí O2 hòa tan Thường không tồn tại Gần như bão hoà Khí NH3 Thường có Có khi nguồn nước bị nhiễm bẩn Khí H2S Thường có Không có SiO2 Thường có ở nồng độ cao Có ở nồng độ trung bình NO3- Có ở nồng độ cao, do bị nhiễm bởi phân bón hoá học Thường rất thấp Vi sinh vật Chủ yếu là các vi trùng do sắt gây ra. Nhiều loại vi trùng, virut gây bệnh và tảo. (Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004) 1.2. Tình hình khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm trên thế giới 1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm trên thế giới Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu dân cư còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng 5
  • 16. này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Đô thị trở thành nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở nên nan giải. Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% nông nghiệp và 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm, Trần đức Viên, 1990 ). Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới 6
  • 17. có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3 /năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới. Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990). Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội ... nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc dân cư còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vẫn đề nước chưa có gì là quan trọng. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phồ và khuynh hướng này vẫn 7
  • 18. còn tiếp tục cho đến nay. Đô thị trở thành nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước ngày càng trở nên nan giải. 1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm trên thế giới Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc điều hành UNICEF, bà Ann M.Veneman cho biết: "Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo". Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa. Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố không có nhà tiêu. Con số này ở nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đống Á cho thấy chất lượng 8
  • 19. nước tại khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiễm Asen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các em. Hàng ngày có rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển không được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em. Tại diễn đàn của trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mexico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trẻ giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày). Nguồn nước ngầm chiếm 95% là nước ngọt cung ứng trên thế giới. Sự khai thác nguồn nước ngầm được tiến hành từ lâu ở các quốc gia phát triển. Ở Hoa Kỳ, khoảng 50% nước uống cho dân cư (96% ở vùng ven và 20% ở đô thị), 40% lượng nước dùng để tưới tiêu đều được lấy từ nước ngầm. Việc gia tăng sử dụng nước ngầm hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm: - Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm: do sự khai thác lấy đi nhanh hơn sự trực di của nước làm cho nguồn nước ngầm trở nên cạn kiệt. Thí dụ sự cạn kiệt nguồn nước ngầm đã xảy ra ở California, ở miền Bắc Trung Quốc, ở Mexico và ở Ấn Ðộ ...là do khai thác để tưới tiêu. - Sự lún sụp: Khi lớp nước ngầm ở cạn bị lấy đi nhanh tạo nên khoảng trống trong các lớp ngậm nước là nguyên nhân gây nên sự lún sụp. Hiện tượng này đã xảy ra vào năm 1981 ở California đã tàn phá nhà cửa, nhà máy, đường dẫn nước, đường xe điện ... - Sự nhiễm mặn: Sự khai thác nước ngầm ở các vùng ven bờ biển tạo nên khoảng trống trong các lớp đá ngậm nước, làm cho nước biển tràn vào chiếm lấy khoảng trống đó gây nên sự nhiễm mặn nguồn nước. Sự nhiễm mặn nguồn 9
  • 20. nước đã xãy ra ở những vùng ven bờ biển của Israel, Syria. - Sự ô nhiễm nguồn nước: Khi khai thác nước ngầm sử dụng cho tưới tiêu, cho sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt, lượng nước thải có thể len lỏi theo các đường ống dẫn làm ô nhiểm nguồn nước ngầm. Sự ô nhiễm nước ngầm đã xãy ra ở nhiều nước phát triển và cả Hoa Kỳ, nguồn tài nguyên nước ngầm bị ô nhiễm bởi hoạt động nông nghiệp và kỹ nghệ, nước ngầm bị ô nhiễm muốn phục hồi lại phải mất hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn năm. 1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm ở Việt Nam Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Bảng 1.2: Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị ở Việt Nam đến năm 2020 Loại đô Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến 2020.m3/ng/đêm Nguồn nước M3/ng/đêm ĐB Hà Nội Nước dưới đất 780000 1450000 ĐB HCM Nước mặt + Nước ngầm 968000 (560000) 3050000 I Hải phòng Nước mặt 126000 564000 I Huế Nước mặt 90000 313000 I Đà nẵng Nước mặt 75000 470000 I Vinh Nước mặt 20000 107000 II Thái nguyên Nước mặt + Nước ngầm 23000 (16000) 141000 II Việt trì Nước mặt 36000 98000 II Bắc giang Nước mặt 20000 46000 II Nam Định Nước mặt 45000 89000 II Thanh hóa Nước mặt + Nước ngầm 22000 72000 II Quy nhơn Nước ngầm 54000 60700 10
  • 21. Loại đô Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến 2020.m3/ng/đêm Nguồn nước M3/ng/đêm II Nha trang Nước mặt + Nước ngầm 38600 127600 II Buôn ma thuật Nước ngầm 30000 65000 II Đà lạt Nước mặt 31000 51000 II Biên hòa Nước mặt 51000 157600 II Vũng tàu Nước mặt + Nước ngầm 30000 (80000) 185000 II Mỹ tho Nước mặt + Nước ngầm 90000 II Cần thơ Nước mặt + Nước ngầm 76000 136000 III Tuyên quang Nước ngầm 10000 38500 III Cao bằng Nước mặt 12000 25600 III Lạng sơn Nước ngầm 18000 38000 III Điện biên Nước mặt 8000 30000 III Yên bái Nước mặt 10000 30700 III Lào cai Nước mặt 8500 30700 III Sơn la Nước mặt + Nước ngầm 10000 (5000) 11700 III Bắc Kạn Nước mặt 4000 10000 III Phủ lý Nước mặt 10000 40000 III Ninh Bình Nước mặt 10000 36000 III Vĩnh yên Nước ngầm 16000 36000 III Bắc ninh Nước ngầm 11000 35500 III Hạ long- C.Phả Nước mặt + Nước ngầm 97000 (14000) 243000 III Hà đông Nước ngầm 36000 114000 III Sơn tây Nước ngầm 11000 34500 III Hòa bình Nước mặt + Nước ngầm 13500 (6000) 22700 11
  • 22. Loại đô Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến 2020.m3/ng/đêm Nguồn nước M3/ng/đêm III Thái bình Nước mặt 18000 65000 III Hải dương Nước mặt + Nước ngầm 30000 (10200) 46100 III Hà tĩnh Nước mặt 11000 38400 III Đồng hới Nước ngầm 6000 38400 III Đông hà Nước ngầm 15000 37000 III Hội an Nước ngầm 3000 8200 III Tam kỳ Nước mặt 3000 14500 III Dung quất Nước mặt 1200000 III Quảng ngãi Nước ngầm 10000 31000 III Tuy hòa Nước ngầm 8000 26000 III Phan rang Nước mặt 12000 44000 III Phan thiết Nước mặt 12000 44000 III Kon tum Nước mặt lộ 7000 22400 III Pleiku Nước ngầm 20000 41000 III Rạch giá Nước mặt + Nước ngầm 18000 51000 III Cà mau Nước ngầm 35000 39000 III Sa đéc Nước ngầm 10000 19000 III Cao lãnh Nước ngầm 7000 22000 IV Hưng yên Nước ngầm 10000 11900 IV Tam điệp Nước ngầm 4000 16000 IV Lai châu Nước dưới đất tự chảy 3550 5000 IV Đồ sơn Nước mặt + Nước ngầm 5000 10000 IV Hà giang Nước mặt + Nước ngầm 4800 (1500) 23000 IV Bỉm sơn Nước ngầm 7000 15000 IV Phúc yên Nước ngầm 28000 45000 12
  • 23. Loại đô Tên Đô thị Hiện tại Nhu cầu đến 2020.m3/ng/đêm Nguồn nước M3/ng/đêm IV Sầm sơn Nước ngầm 5000 10000 IV Xuân Lộc Nước ngầm 5000 9000 IV Nhơn trạch Nước mặt + Nước ngầm (22000) IV Bà rịa Nước ngầm 20000 30000 IV Thủ dầu một Nước ngầm 51000 81000 IV Phước long Nước ngầm 2000 8000 IV Tây ninh Nước ngầm 10000 30000 IV Đồng xoài Nước mặt 4800 IV Tân an Nước mặt+ Nước ngầm 12000 36000 IV Bến tre Nước mặt + Nước ngầm 14400 28500 IV Vĩnh long Nước mặt 25500 39200 IV Trà vinh Nước ngầm 18000 29000 IV Sóc trăng Nước ngầm 22000 28000 IV Tân châu Nước ngầm 300 2000 IV Vĩnh linh Nước ngầm 1000 2000 V Sông công Nước mặt 3500 6000 V Uông bí Nước mặt 5000 16000 V Gò dầu Nước ngầm 1000 2000 (Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước- Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2010) Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, 13
  • 24. khai thác dòng sông. (Đặng Kim Cơ - 2010) Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km2 , tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km2 . Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long (550 km2 ) và sông Hồng (50 km2 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km2 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km2 . Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/người/năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3 /người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp. (Đặng Kim Cơ - 2010) Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên nầy một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi. Theo kết quả điều tra và nghiên cứu địa chất thủy văn khu vực và tìm kiếm thăm dò có thể phân chia các phân vị địa chất thủy văn nước ta như sau: Các tầng chứa nước lõ hổng trong tạo thành đệ tứ Các tầng chứa nước khe nứt trong tạo thành bazan pliocen – đệ tứ Các tầng chứa nước khe nứt trong tạo thành lục nguyên Các tầng chứa nước khe nứt khác trong tạo thành cacbonate Các tạo thành địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với 14
  • 25. những vấn đề như bị nhiềm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác.. Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm, dịch bệnh không đúng quy cách. Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải 1.3.1 Tình hình nghiên cứu môi trường nước ngầm tại tỉnh Hưng Yên Công tác điều tra, nghiên cứu ở tỉnh Hưng Yên liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước nói chung, tài nguyên nước ngầm nói riêng còn hạn chế. Giai đoạn trước năm 1975, việc nghiên cứu nước ngầm chỉ thực hiện thông qua các lỗ khoan đơn lẻ phục vụ cho nhu cầu khai thác sinh hoạt ở thị xã Hưng Yên (nay là Thành phố Hưng yên). các thông tin và tài liệu các giếng khoan thực hiện trong giai đoạn này độ tin cậy thấp vì tính chuyên môn hóa chưa cao. Phần lớn các tài liệu này không còn hoặc được lưu giữ tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Nhìn chung thành quả khoa học về nghiên cứu tài nguyên nước ngầm trong giai đoạn này có hiệu quả nhất định được thể hiện qua thực tế trong khai thác. Đây là nguồn thông tin cần thiết định hướng cho công trình nghiên cứu cũng như khai thác sau này. Giai đoạn sau năm 1975, nghiên cứu tài nguyên NDĐ ở Hưng Yên có hệ thống mang tính khoa học cao, tiêu biểu là một số các công trình nghiên cứu ĐCTV như sau: - Trịnh Văn Duệ (1979), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hưng yên (lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000) 15
  • 26. - Phan Xuân Hải (1984), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Ân Thi - Hưng Yên (lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000) - Chu Thế Tuyển (1990), Tìm kiếm NDĐ với mục đích cấp nước vùng Văn Lâm -Văn Giang (lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000) - Nguyễn Hữu Căn (1999), Báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất phục vụ yêu cầu cấp nước của khu đô thị Phố Nối - giai đoạn 1. Ngoài ra từ năm 2005 đến nay đã có nhiều đề tài, dự án và phương án thăm dò nước dưới đất khu vực Hưng Yên của nhiều tác giả phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Trong những năm gần đây, do hoạt động phát triển kinh tế -xã hội, đặc biệt là hoạt động công nghiệp đòi hỏi nhu cầu khai thác nước lớn. Nhiều báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm đã nghiên cứu như: - Phạm Quý Nhân (2007), báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu công nghiệp Thăng Long II công suất 21.000 m3 /ngày. - Phan Hùng (2009), báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu công nghiệp Kim Động công suất 15.000 m3 /ngày 1.3.2. Đặc điểm địa chất tỉnh Hưng Yên Đặc điểm địa chất: Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy ở khu vực nghiên cứu, các thành tạo trầm tích Kainozoi phát triển khá mạnh mẽ. Các phân vị địa tầng được mô tả từ cổ đến trẻ như sau: * Hệ Neogen, Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) Trong khu vực nghiên cứu, các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo phân bố rộng rãi. Trên mặt cắt địa chất, các lỗ khoan thăm dò bắt gặp hệ tầng này ở độ sâu từ 86,0m (LK1) đến 112,0m (TD3) trung bình là 101,2m. Thành phần thạch học của hệ tầng bao gồm các thành tạo cuội kết, sạn kết, cát kết xen kẽ nhau, gắn kết yếu màu xám xanh hoặc xám xi măng. Tại khu vực bãi giếng Khu công nghiệp Thăng Long II hệ tầng này xuất hiện ở độ sâu từ 88,0 m (BH4) và 95,5 m (BH1), các lỗ khoan còn lại đều chưa khoan tới hệ tầng Vĩnh Bảo. Bề dày của hệ tầng đạt khoảng 250m. Các nghiên cứu trước đây xếp các trầm tích trên vào hệ tầng Vĩnh Bảo, tuổi Plioxen, nguồn gốc biển (N2vb). * Hệ 16
  • 27. Đệ Tứ Trong khu vực nghiên cứu, các trầm tích tuổi đệ tứ phân bố rộng rãi, trên mặt cắt địa chất có mặt đầy đủ các phân vị địa tầng từ Pleistocen đến Holocen. Thống Pleistocen: - Phụ thống Pleistocen dưới, hệ tầng Lệ Chi (Q1 1 lc) Hệ tầng Lệ Chi không lộ ra trên bề mặt của khu vực nghiên cứu, chúng bị các thành tạo Đệ tứ phủ lên trên. Thành phần thạch học gồm cuội, sỏi, cát, lẫn bột sét màu xám nâu, xám xanh đôi chỗ gặp tàn tích thực vật, thân gỗ chưa phân huỷ hoàn toàn. Thành phần cuội, sỏi chủ yếu thạch anh, silic; kích thước cuội trung bìnhm, độ mài tròn tốt và rất tốt. Chiều dày của hệ tầng Lệ Chi thay đổi theo 2 phương Tây - Đông và Bắc - Nam, dày 8,0 - 32,5 m. Phần dưới của hệ tầng Lệ Chi phủ trực tiếp nên các thành tạo Neogen và phần trên bị đất đá hệ tầng Hà Nội phủ. Tuổi của hệ tầng Lệ Chi được xếp vào Pleistocen sớm. - Phụ thống Pleistocen giữa- trên, hệ tầng Hà Nội (Q1 2-3 hn) Các trầm tích của hệ tầng Hà Nội phân bố rất rộng rãi trong khu vực nghiên cứu và hoàn toàn chìm dưới các thành tạo trầm tích có tuổi trẻ hơn, chỉ được phát hiện qua các công trình khoan. Theo thành phần thạch học, hệ tầng Hà Nội được chia thành hai phụ hệ tầng: phụ hệ tầng dưới và phụ hệ tầng trên. (Đặng Đình Phúc, 2010) + Phụ hệ tầng dưới (aQ1 2-3 hn1): Các trầm tích này có diện tích phân bố rất rộng rãi, Chiều dày phụ hệ tầng này thay đổi từ 13,5m (DM5-1A) đến 46,0m (LK11), trung bình 27,6m. Thành phần thạch học bao gồm cuội to lẫn sỏi, cát. Kích thước cuội phổ biến từ 3-6cm, độ mài tròn và độ chọn lọc tốt. Thành phần thạch học của cuội chủ yếu là thạch anh, silic, một số nơi gặp cuội quaczit. Nhìn chung, đây là tầng trầm tích có khả năng chứa nước, thấm nước tốt nhất trong khu vực, có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác nước với quy mô công nghiệp. 17
  • 28. Phụ hệ tầng Hà Nội dưới phủ bật chỉnh hợp trên hệ tầng Lệ Chi và trên nó là phụ hệ tầng Hà Nội trên. (Đặng Đình Phúc, 2010) + Phụ hệ tầng trên (Q1 2-3 hn2) : Nằm chuyển tiếp trên phụ tầng Hà Nội dưới, có diện tích phân bố rộng. Chiều dày của phụ hệ tầng dưới từ 1,5 - 15,5 m. Thành phần trầm tích của phụ hệ tầng này bao gồm: sét, sét bột màu xám đen, xám nâu, nâu đỏ. Các trầm tích này đã hình thành lớp cách nước hoặc thấm nước yếu nằm phủ trực tiếp trên tầng chứa nước qp1. + Phụ thống Pleistocen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1 3 vp) Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố rộng rãi khắp khu vực nghiên cứu, không lộ ra trên mặt đất mà hoàn toàn chìm dưới các trầm tích Holocen. Hệ tầng này gồm một nhịp phân biệt rõ ràng với hệ tầng Hà Nội và hệ tầng Hải Hưng, được cấu tạo bởi hai tập: - Phụ hệ tầng Vĩnh Phúc dưới (aQ1 3 vp1): Hạt thô, nguồn gốc sông. Chiều dày thay đổi từ 5,5 - 28,1 m. Thành phần trầm tích của phụ hệ tầng chủ yếu là cát hạt thô, dưới có lẫn ít sạn sỏi, chuyển lên trên là cát hạt trung, trên cùng là cát hạt nhỏ có lẫn ít bột và ít sét màu xám nâu, xám vàng điển hình. + Phụ hệ tầng Vĩnh Phúc trên (amQ1 3 vp2): Hạt mịn, có nguồn gốc sông - biển. Chiều dày thay đổi mạnh từ 3,0 - 29,0 m. Phụ hệ tầng trên rất dễ nhận biết bởi màu sắc loang lổ đặc trưng đó là tầng đánh dấu phân chia ranh giới với hệ tầng Hải Hưng ở phía trên. Thành phần gồm sét, sét bột, sét cát bị phong hoá có màu loang lổ ở phía trên, chuyển xuống dưới có màu xám xanh, nâu vàng, nâu đỏ. * Thống Holocen - Phụ thống Holocen dưới - giữa, hệ tầng Hải Hưng (Q2 1-2 hh) Theo đặc điểm trầm tích và nguồn gốc, tuổi, có thể chia hệ tầng thành hai phân hệ tầng: phụ hệ tầng dưới và phụ hệ tầng trên. + Phụ hệ tầng dưới: Nguồn gốc sông - biển - đầm lầy (ambQ2 1-2 hh1) 18
  • 29. Chiều dày thay đổi từ 3,9 - 22,0 m. Trầm tích trong phụ hệ tầng này là sự đan xen nguồn gốc, kéo theo sự thay đổi khá phức tạp các thành phần vật chất, thể hiện tính không đồng nhất của môi trường trầm tích. Thành phần chính gồm cát hạt nhỏ màu xám tro, xám đen có lẫn vảy mica trắng, đôi chỗ có xen kẹp sét bột, sét cát màu xám đen lẫn nhiều tàn tích thực vật. Phân hệ tầng dưới nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Vĩnh Phúc và chuyển tiếp với phân hệ tầng trên. + Phụ hệ tầng trên: Nguồn gốc biển (mQ2 1-2 hh2) Chiều dày của hệ tầng thay đổi từ 2,0 - 8,0 m. Lộ nhiều trên mặt và cấu thành chủ yếu bề mặt đồng bằng tỉnh Hưng Yên. Thành phần trầm tích đơn giải bao gồm: sét, bột sét màu xám nâu, xám xanh, đôi chỗ bị laterit hoá yếu có màu nâu hồng, nâu trắng, đỏ nhạt. Có thể gặp chúng dễ dàng qua các mương tát nước, hố đào, ven các ao hồ.... Hệ tầng Hải Hưng phần dưới phủ trực tiếp lên hệ tầng Vĩnh Phúc và phía trên bị hệ tầng Thái Bình phủ kín. (Đặng Đình Phúc, 2010) - Phụ thống Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (aQ2 3 tb) Các trầm tích hệ tầng Thái Bình có diện phân bố hạn chế. Chỉ bắt gặp ở phía Tây Nam, Nam khu vực nghiên cứu và ven các sông ngòi. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét, bột sét màu nâu, xuống dưới xám nâu. Hệ tầng này phủ mỏng trên hệ tầng Hải Hưng với chiều dày 1 - 2m, cá biệt có chỗ ven sông, chiều dày lên tới 6,0m. (Đặng Đình Phúc, 2010) 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng nước ngầm 1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm Các điều kiện tự nhiên: • Các yếu tố khí tượng Lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí đều có ảnh hưởng đến sự thay đổi mực nước. Lượng mưa trên vùng bổ cấp của tầng chứa nước chứa ít nhiều đều làm mực nước trong tầng dâng lên ít hay nhiều, đặc biệt đối với các tầng chứa nước gần mặt đất. Vào mùa mưa, mực nước trong các đơn vị chứa 19
  • 30. nước dâng cao; ngược lại vào mùa khô, do độ ẩm thấp, nước bốc hơi nhanh sẽ làm mực nước trong tầng chứa bị hạ thấp. • Các yếu tố thủy văn Mật độ sông suối, sự thay đổi mực nước trong chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm, tác động này khá rõ rệt đối với các tầng chứa nước nông. Dọc theo hệ thống sông, kênh hay khi các tầng nước bị hệ thống thủy văn cắt qua, mực nước ngầm dâng lên do được bổ cấp cho nước mặt (hay nói cách khác sông là nguồn tiêu thoát của nước ngầm); ngược lại vào mùa mưa lũ, khi mực nước sông dâng cao, dòng sông trở thành nguồn nuôi dưỡng cho nước ngầm và làm mực nước ngầm dâng cao. • Các yếu tố địa hình, địa mạo Tùy thuộc vào độ dốc địa hình mà động lực của tầng nước sẽ khác nhau. Địa hình dốc làm cho nước ngấm vào đất ít hơn vùng bằng phẳng do mực nước được giũ lại nhiều hơn. Nơi có thảm thực vật dày thì có khả năng giữ nước lâu hơn so với nơi không có thảm thực vật. Mức độ phân cắt của địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi nước ngầm. Sự phức tạp của địa mạo khu vực, nó quyết định quy luật thay đổi mực nước. • Các yếu tố địa chất Thành phần đất đá, kiến trúc, cấu tạo, nguồn gốc của các loại đất đá đều có tác động đến sự thay đổi mực nước. Tầng chứa nước có thành phần đất thô với hệ thấm lớn sẽ nhận lượng nước cấp bổ từ trên xuống nhiều hơn so với tầng được cấu tạo bởi lớp đất đá mịn. Lớp đất phủ phía trên tầng chứa nước cấu tạo bởi thành phần hạt mịn làm cho nước dễ dàng ngấm xuống tầng chứa nước bên dưới. Các yếu tố nhân tạo: Bên cạnh đó, các tác động của con người cũng có thể làm thay đổi mực nước ngầm trên phạm vi rộng lớn mà quy luật thay đổi không giống như của điều kiện tự nhiên. Bởi vì sự tác động của các yếu tố nhân tạo làm thay đổi sự cân bằng của nước ngầm, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường. a. Khai thác nước dưới đất Trong hoạt động sống của con người nước là một nhu cầu cần thiết nhất, 20
  • 31. do quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh, tỷ lệ dân số tăng cao, mức sống của con người được nâng cao theo đà phát triển của xã hội, nên nhu cầu sử dụng nước đòi hỏi cũng tăng lên nhiều để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. Thế là, nhà nhà khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm; kết quả của quá trình bơm hút là làm cho lượng nước ngầm mất đi dẫn đến sự hạ thấp mực nước. Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác, khoảng thời gian khai thác, khả năng cung cấp của tầng chứa nước, mà mực nước của tầng đó có sự hạ thấp khác nhau và quy mô sự thay đổi trên một diện rộng hay hẹp, mức độ dao động lớn hay nhỏ... b. Sử dụng đất Đối với khu vực thâm canh nông nghiệp, nơi này sẽ nhận được một lượng nước tưới tiêu lớn nên mực nước ngầm cũng sẽ dâng lên. Còn đối với vùng có lớp phủ thực vật thì khả năng giữ nước tốt cũng nhờ hệ thống rễ cây do đó mực nước không bị biến đổi lớn. Ngược lại vùng không có thảm thực vật, khi mưa nước sẽ nhanh chóng chảy xuống vũng trũng thấp à không được giữ lại. Khi các khu dân cư và khu công nghiệp được đầu tư xây dựng làm cho diện tích đất bị xi măng hóa ngày càng tăng nhanh chóng, góp phần làm hạn chế nguồn cấp từ nước mặt, nước mưa làm cho nước ngầm tầng nông. Như đã trình bày trên, sự thay đổi mực nước ngầm có hai nhóm yếu tố tác động chính là: yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong đó yếu tố tự nhiên là điều kiện khách quan của động thái nước ngầm; còn yếu tố nhân tạo là điều kiện chủ quan của con người. Sự thay đổi do con người thường mang tính phá hủy điều kiện cân bằng tự nhiên của nước ngầm trong khu vực đó. Do đó, nhất thiết có sự đánh giá kỹ tác động của con người đến môi trường để có biện pháp sử dụng và quản lý hiệu quả. 1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm Hiện tượng ô nhiễm nước ngầm xảy ra khi các hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh 21
  • 32. viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ…sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối và ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao hồ, sông, suối. a. Kim loại nặng Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… chúng thường không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loaị nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải. b. Vi sinh vật Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun… Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom. 22
  • 33. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng. c. Thuốc bảo vệ thực vật Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩn nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng 23
  • 34. cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con song ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống (Nguyễn Thu Hiền, 2007). Thực trạng ô nhiễm nước dưới ngầm: Hiện nay nguồn nước ngầm ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long (Đặng Kim Chi, 2005). Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước ngầm bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm… Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. (Nguyễn Thu Hiền, 2007) Nhiều ao hồ và sông ngòi tại khu vực Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu 24
  • 35. vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy. (Nguyễn Thu Hiền, 2007) 1.5. Các vấn đề tồn tại trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ngầm Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước. Nguồn kinh phí phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương chưa có, do đó công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước do Trung ương và địa phương ban hành chưa thực hiện được rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Việc phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan trong việc đôn đốc, triển khai thực hiện các văn bản QPPL về tài nguyên nước đã ban hành chưa thực hiện được. Hoạt động của các đơn vị đều theo hệ thống ngành dọc, phục vụ theo yêu cầu chức năng riêng của ngành mình, nên sự phối kết hợp, chia sẻ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên nước rất hạn chế, cơ chế phối hợp trong hoạt động chưa có. Thông tin, dữ liệu tài nguyên nước còn thiếu và phân tán, sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng mức. Công tác thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước còn phân tán, chưa tập trung. Do đó, những thông tin về tài nguyên nước chưa thống nhất và chưa được chia sẻ ngay trong các cơ quan Nhà nước. Các số liệu, thông tin cần thiết về tài nguyên nước, diễn biến tài nguyên nước làm cơ sở để lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương trong tỉnh và không thường xuyên được cập nhật. Việc quản lý thông tin vẫn chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưa có ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh. Chế độ báo cáo, cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, về khai thác, sử dụng nước của các ngành, các địa 25
  • 36. phương và các tổ chức, cá nhân chưa được coi trọng. Các vấn đề tồn tại trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước Các ngành dùng nước trên địa bàn huyện Văn Lâm hiện nay đang khai thác tài nguyên nước một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao. Trong mùa khô, đặc biệt là những năm thiếu nước hạn hán, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để điều phối, chia sẻ nguồn nước chống hạn và tăng hiệu quả sử dụng nước. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sử dụng nước giữa các ngành có khả năng tăng cao trong tương lai khi nhu cầu dùng nước tăng lên mà nguồn nước ngày bị thiếu hụt. Các vấn đề tồn tại trong bảo vệ tài nguyên nước Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn huyện Văn Lâm ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc hình thành các vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số khu vực, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Thực tế đó đòi hỏi các cấp, ngành của thành phố cần tích cực triển khai các giải pháp góp phần cải thiện hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn. Thành phố đã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đã đẩy mạnh phong trào vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, xây dựng hầm Bioga, ngâm ủ tận dụng nguồn phân gia súc cung cấp chất đốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số cơ sở ý thức bảo vệ nguồn nước chưa cao, việc xây dựng bể xử lý nước thải chỉ mang tính đối phó, làm cho có, không đảm bảo tích trữ bùn thải, nước thải khi thải ra nguồn nước vẫn chưa đạt quy chuẩn đề ra. 26
  • 37. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Thời gian: 2014-2015 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hưng Yên - Tìm hiểu những nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm tới nguồn nước ngầm tại khu vực huyện Văn Lâm. - Khảo sát đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua các giếng nước khoan tại các hộ đang sử dụng trên địa bàn. - Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước ngầm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã áp dụng các phương pháp sau: 2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu Là phương pháp luôn được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mục tiêu của việc thu thập tài liệu là có được đầy đủ các tài liệu nghiên cứu trước đây về vùng nghiên cứu đã được các tác giả thực hiện từ trước. Các tài liệu thu thập chủ yếu về: môi trường nước ngầm, tài liệu về địa chất thủy văn, kinh tế xã hội, kết quả phân tích mẫu... Xây dựng kế hoạch đi thực địa, lấy mẫu nước ngầm tại 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Sử dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước để phân tích chất lượng các mẫu nước ngầm. Tiến hành lấy mẫu trong khoảng thời gian tháng 4/2014. Thu thập các tài liệu, số liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan 27
  • 38. đến khu vực nghiên cứu như thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm, bản đồ khu vực nghiên cứu, các báo cáo tổng hợp hàng quý của khu vực nghiên cứu, số liệu phân tích tại cơ sở thực tập, kết quả nghiên cứu có liên quan… 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu Trên cơ sở những thông tin về nguồn nước ngầm các hộ gia đình khai thác, sử dụng nước ngầm, đề xuất các tiêu chí lựa chọn điểm lấy mẫu nước ngầm để phân tích. Tiêu chí được lựa chọn là giếng khoan của các hộ gia đình (nước được lấy trực tiếp thông qua máy bơm và chưa qua xử lý), địa điểm tiến hành lấy mẫu được diễn ra tại 10 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm. Các mẫu được lấy từ các hộ gia đình một cách ngẫu nhiên, mỗi hộ gia đình thì tiến hành lấy 01 mẫu nước từ giếng khoan có độ sâu từ 40 - 45m. Quá trình điều tra khảo sát được chia làm 2 đợt như sau: Đợt 1: Ngày 7 - 17/4/2014 Tần suất quan trắc: Mỗi vị trí được lấy 01 mẫu Địa điểm thực hiện: Tại 06 xã và thị trấn: Như Quỳnh, Trưng Trắc, Lạc Hồng, Đình Dù, Lạc Đạo, Tân Quang. Mỗi xã được lấy 10 mẫu tại các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan. Tổng số xã được lấy mẫu trong đợt quan trắc này là 6. Tổng số mẫu lấy được là 60 mẫu. (Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục) 28
  • 39. Đợt 2 Ngày 16 -26/4/2014 Tần suất quan trắc: Mỗi vị trí được lấy 01 mẫu. Địa điểm thực hiện: 05 xã Việt Hưng, Lương Tài, Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Mỗi xã được lấy 10 mẫu tại các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan. Tổng số xã được lấy mẫu trong đợt quan trắc này là 5. Tổng số mẫu lấy được là 50 mẫu (Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục) 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu được áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: - TCVN 6663-1:2011 Lấy mẫu - phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm - TCVN 6663-1:2011 Lấy mẫu - phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước Đối với giếng khoan sẵn có (có các thông số kỹ thuật) đã lắp đặt sẵn bơm hút tiến hành các bước như sau: + Bước 1: Kẹp bông có tẩm cồn và đốt ngay tại vòi lấy mẫu nước nhằm mục đích khử khuẩn vòi. + Bước 2: Bơm xả trực tiếp nước ngầm lên trong khoảng 10 phút để loại bỏ lượng nước tù đọng trong ống dẫn. + Bước 3: Bơm nước trực tiếp vào bình chứa mẫu đến ngưỡng ngập bình. đậy nắp và dán nhãn. 2.4.4. Phương pháp bảo quản mẫu Mẫu được bảo quản dựa vào các tiêu chuẩn sau: TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu; TCVN 6663 -3: 2008 về chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3- Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; Do trong khoảng thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi phân tích, hàm lượng 29
  • 40. các hợp phần có thể bị biến đổi một cách khác nhau. Nhiệt độ, pH của nước là những đại lượng bị biến đổi nhanh, sự thay đổi pH còn gây ra những thay đổi hàm lượng của các hợp phần khác. Chính vì thế, ngay sau khi lấy mẫu xong phải được chuyển nhanh về phòng thí nghiệm để xử lý và bảo quản. Cụ thể là: +/ Đối với việc xác định các chỉ tiêu pH, độ cứng, độ đục, tổng chất rắn thì ta không cần bảo quản mà nên xác định ngay hoặc lưu giữ mẫu khoảng 1 – 2 ngày. +/ Đối với việc xác định các chỉ tiêu kim loại như As, Pb, Fe thì ta cho thêm vào mẫu khoảng 1 – 3ml HNO3 và có thể lưu giữ mẫu trong 1 tháng. Tuy nhiên, đối với chỉ tiêu Fe thì thời gian lưu giữ mẫu chỉ từ 1 – 2 ngày. 2.4.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Các phương pháp phân tích được thực hiện theo bảng sau Bảng 2.1. Các chỉ số cần phân tích 1 pH - Máy đo pH điện cực thủy tinh 5,5 – 8,5 2 Độ cứng mg/l SMEWW 2340 C 2012 500 3 TSS mg/l TCVN 2672 - 78 1500 4 Amoni (theo N) mg/l TCVN 5988:1995 0,1 5 Xianua (CN-) mg/l TCVN 6181:1996 0,01 6 Asen (As) mg/l TCVN 6626 : 2000 0,05 7 Cadimi mg/l SMEWW 3500 Cd:2012 0,05 8 Sắt (Fe) mg/l SMEWW3111B:2012 5,0 9 Chì (Pb) mg/l SMEWW 3500 Pb B 2012 0,01 10 Đồng (Cu) mg/l SMEWW 3500 Cu B 2012 500 11 Kẽm mg/l SMEWW 3500 Zn B 2012 1500 12 Mangan (Mn) mg/l SMEWW 3500 Mn B 2012 0,1 13 Thủy ngân mg/l SMEWW 3500 Hg B 2012 0,01 14 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-1:1996 3 15 e E.coli MPN/ 100ml TCVN 6187-1:1996 không phát hiện 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi có các thông tin từ các số liệu thứ cấp, sơ cấp, tiến hành phân tích, 30
  • 41. tổng hợp, đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng nước ngầm, tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm, những tồn tại trong khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm, nguyên nhân của các tồn tại đó. Sử dụng các phần mềm văn phòng Word, Excel để xử lý các số liệu, vẽ đồ thị. Sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị, các chỉ tiêu phân tích được phân nhóm từng đợt lấy mẫu. 31
  • 42. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm – Hưng Yên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý: Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm Nhìn vào hình 3.1 ta có thể thấy, huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp với các tỉnh, Thành Phố và các huyện trong tỉnh như sau: - Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Văn Giang. - Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Toàn huyện có 11 xã, thị trấn với 86 thôn, phố, ấp là một trong 10 huyện thị của Tỉnh có vị trí thuận tiện cho sản xuất kinh doanh. Dân số hiện nay trên 117.046 người (tính đến tháng 12/2013), mật độ phân bố dân số bình quân trên địa bàn huyện là 1.571 người/km2 . Huyện có một 32
  • 43. số tuyến đường chính như Quốc lộ 5A (chiều dài qua huyện khoảng 7km), đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường 196, đường 206 và tuyến đường 19 (nay là đường 385) chạy dọc theo chiều dài huyện. Tính đến 31/8/2013 trên địa bàn huyện đã có 10/11 xã, thị trấn được UBND tỉnh cho phép tiếp nhận đầu tư 254 dự án với diện tích xin thuê khoảng 1087,08 ha (trong đó công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A tính là 01 dự án vì các dự án thuê lại đất của công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A thuộc quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và không tính các dự án thuê nhà xưởng) và nhiều làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm môi trường như tái chế phế liệu nhựa ở thôn Minh Khai- thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại màu- xã Chỉ Đạo; làng nghề đậu phụ thôn Xuân Lôi- xã Đình Dù; làng nghề sản xuất đồ gỗ tại thôn Ngọc- xã Lạc Đạo; làng nghề đúc đồng Lộc Thượng- xã Đại Đồng, làng nghề chế biến thuốc nam, thuốc bắc- xã Tân Quang... 3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: *Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 7.443,25ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 3.922,11ha, đất phi nông nghiệp là 3.507,67ha. *Tài nguyên nước Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện: Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Lâm chủ yếu được lấy từ hệ thống các sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm. Sông lớn nhất trên địa bàn huyện là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đình Dù, sông Từ, sông Bún, sông Lương Tài, sông Kiên Thành...…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nguồn nước mặt của huyện có sự khác biệt rõ rệt theo mùa do ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn của các con sông và do sự khác biệt về lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô. Nước ngầm: huyện có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn hiện tại UBND 33
  • 44. tỉnh đang cho phép Công ty liên doanh Lavie khai thác và nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho nhân dân hàng ngày chủ yếu là nước giếng khoan qua bể lọc. Còn nhà máy cung cấp nước sạch của Công ty nước và môi trường Việt Nam tại khu trung tâm huyện đã đưa vào sử dụng nhưng việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân còn hạn chế. 3.1.1.3. Thời tiết khí hậu: Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, huyện Văn Lâm chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, có gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông khá rõ nét. Lượng mưa trung bình từ 1.133,3mm (2011) đến 1.217mm (2013). Nhiệt độ không khí trung bình từ 23,4- 24,10 C. Số giờ nắng trong năm từ 1.258,7h (2011) đến 1.331,3h (2013). Độ ẩm không khí trung bình từ 79- 90%. Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Tháng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 40,0 5,0 95,0 3,6 18,1 12,1 Tháng 2 15,0 6,0 9,0 14,9 11,1 24,5 Tháng 3 37,0 57,0 7,0 59,1 15,1 28,0 Tháng 4 33,0 182,0 39,0 60,6 97,2 38,4 Tháng 5 100,0 166,0 80,0 129,9 330,3 222,9 Tháng 6 304,0 94,0 87,0 149,4 124,4 226,4 Tháng 7 218,0 452,0 95,0 140,6 188,9 365,9 Tháng 8 222,0 205,0 177,0 101,2 388,3 331,3 Tháng 9 311,0 249,0 68,0 279,2 188,6 340,2 Tháng 10 238,0 106,0 36,0 49,6 110,7 78,5 Tháng 11 190,0 38,0 3,0 40,2 139,4 63,2 Tháng 12 190,0 4,0 3,0 11,2 32,5 21,4 Tổng số 1.898,0 1.564,0 699,0 1.039,5 1.644,6 1.752,8 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên – Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên - 2013) 34
  • 45. Tuy trong năm có 4 mùa nhưng có 2 mùa có thời tiết phân biệt rõ rệt. Mùa hạ thường từ đầu tháng 5 đến hết tháng 7, có nhiệt độ trung bình ngày cao từ 27- 350 C, cá biệt có một số ngày trên 350 C đến 370 C. Lượng mưa trong năm nhìn chung chủ yếu tập trung vào các tháng này. Mùa đông thường từ đầu tháng 11 năm trước đến hết tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình ngày thấp, thường từ 17- 220 C, cá biệt có một số ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp dưới 120 C, có khi dưới 100 C. Vào tháng 2, 3 thường có mưa dầm kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp nhiệt độ cao, trời âm u, sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất ngành nông nghiệp. 3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội Trước đây Văn Lâm là một huyện thuần nông với việc hầu hết người dân tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa của đất nước cơ cấu kinh tế của Văn Lâm đã có sự chuyển dịch rõ rệt (bảng 3.1). Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản và tăng tỷ trọng của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ. Trong giai đoạn 2005 – 2013 tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản giảm từ 42,66% (2005) xuống còn 26,00% (2013), tức giảm 2,38%/năm. Trong khi đó tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng 7,15% (từ 24,45% năm 2005 lên 31,60% năm 2013) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,02%/năm. Tỷ trọng trong lĩnh vực Thương mại - dịch vụ của huyện tăng nhanh với tốc độ 1,36%/năm. Trong giai đoạn, 2010 – 2013 tổng giá trị sản xuất của huyện Văn Lâm tăng từ 1.833,97 tỷ đồng lên 3.817 (tăng 1.983,03 tỷ đồng trong vòng 3 năm). Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực đều liên tục tăng nhanh. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh và tương đối ổn định. 35
  • 46. Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 - 2013 Lĩnh vực Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Tăng/ giảm Bình quân/ năm Nông nghiệp Thủy sản Giá trị (tỷ đồng) - 503,69 992,42 488,73 122,18 Tỷ lệ (%) 42,66 27,46 26,00 -16,66 -2,38 Công nghiệp Xây dựng Giá trị (tỷ đồng) - 767,52 1.206,17 438,65 109,66 Tỷ lệ (%) 24,45 41,85 31,60 7,15 1,02 Thương mại Dịch vụ Giá trị (tỷ đồng) - 562,76 1.618,41 1.055,65 263,91 Tỷ lệ (%) 32,89 30,69 42,40 9,51 1,36 Tổng Giá trị (tỷ đồng) - 1.833,97 3.817,00 1.983,03 495,76 Tỷ lệ (%) 100 100 100 Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm - Về Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây năm 2014 là 7.823,8 ha; giảm 115,15 ha so với năm 2012. Trong đó diện tích lúa là 6.746,2 ha; diện tích màu và cây trồng khác là 1077,6 ha; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 57,87 tấn/ha. Tăng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 39.818 tấn. Chương trình hỗ trợ giống lúa lai của tỉnh và huyện được 1.025,67 ha. Tăng kinh phí hỗ trợ cho nông nghiệp- nông dân trực tiếp sản xuất trong năm là 1.859 tỷ đổng. Dự án sản xuất giống lúa nhân dân tại xã Việt Hưng tiếp tục phát huy hiệu quả. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: tổng đàn trâu, bò trong toàn huyện là 1.200 con; đàn lợn là 52.905 con; đàn gia cầm là 635.700; đã hỗ trợ 435 triệu đồng cho nông dân mua 14.500 con gà giống lai Đông Tảo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 164 ha. Thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chủ động công tác dự 36
  • 47. báo, kiểm tra, giám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện để cảnh báo, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh. Công tác thủy lợi: Thực hiện cải tạo, nâng cấp trạm bơm, tu bổ và nạo vết kênh mương đúng kế hoạch; điều hành kế hoạch tưới tiêu hợp lý, hiệu quả. - Tài nguyên môi trường: Hoàn thành thống kê đất đai đến ngày 01/01/2013; diện tích hành chính của huyện là 7.443,25 ha; đất nông nghiệp là 3.905,25 ha; đất phi nông nghiệp là 3.524,57 ha; đất chưa sử dụng là 13,43 ha. Quyết định cấp, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất thổ cư được 1.148 giấy, đạt 124,6% so với kế hoạch (kế hoạch 921 giấy). Xác nhận đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất là 971 hồ sơ và xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là 727 hồ sơ. Giao đất cho 172 hộ trúng đất giá quyền sử dụng đất với diện tích 18.117 m2 . Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011-2015. Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng và tiếp tục triển khai kế hoạch tiếp tục dồn điền đổi thửa ruộng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015 theo tinh thần chỉ thị số 21/CT-TU của ban thường vụ Tỉnh ủy; Thành lập đoàn kểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của một số cơ sở hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn 5 xã: Tân Quang, Lạc Hồng, Đình Dù, Lạc Đạo và thị trấn Như Quỳnh; thành lập, kiện toàn hội đồng GPMB và đang thực hiện GPMB 18 dự án xin giao đất xây dựng công trình công cộng, 20 dự án xin thuê đất. Thẩm định xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường cho 10 dự án sản xuất kinh doanh, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 12 công ty; lấy mẫu nước mặt tại 03 làng nghề và mẫu nước tại 2 sông để phân tích cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường. Thường xuyên chỉ đạo thực hiện đề án quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và triển khai thực hiện nghị quyết 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện, 37
  • 48. tuyên truyền Luật bảo vệ Môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới cho gần 2.600 lượt cán bộ và nhân dân. Phối hợp với thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của 12 doanh nghiệp; đôn đốc các xã, thị trấn thu gom rác thải dân sinh đổ vào 28 điểm container và đổ vào nơi tập kết theo quy định để vận chuyển về khu xử lý chất thải Đại Đồng đảm bảo vệ sinh môi trường. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp- thương mại dịch vụ: Sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn và tăng cường chậm, do giá nguyên vật liệu đầu vào biến động theo chiều hướng tăng, sức mua của thị trường tiếp tục giảm, hàng tồn kho vẫn ở mức khá cao, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn được duy trì. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá thực tế) ước đạt 36.604 tỉ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2012. Các làng nghề cơ bản hoạt động ổn định, dự án mở rộng làng nghề Minh Khai đang triển khai thực hiện. Giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ, ước đạt 892 tỉ đồng, tăng 13,87% so với cùng kỳ năm 2012. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tương đối ổn định, có phần tăng theo thời điểm, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 3,36%. Trên địa bàn huyện có 42 chợ các loại, được bố trí rải rác ở các thôn, phố. Tính trung bình 1 chợ phục vụ trên 2.500 người dân. Số hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ là 1.340 hộ, số hộ kinh doanh không thường xuyên là 1.750 hộ. Toàn huyện hiện có 02 siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng II; 04 cửa hàng tự chọn; 17 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân mua bán trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất tiêu dùng. - Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: hệ thống giao thông vận tải thường xuyên được đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây mới, đã cải tạo, nâng cấp 107m đường 5B, vá 6.407 m2 ổ gà. Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong ngành bưu chính, viễn thông thường xuyên được đầu tư; tổng doanh thu đạt 38
  • 49. 41,65 tỉ đồng. - Công tác giáo dục đào tạo: Toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013-2014 với 14/14 chỉ tiêu công tác. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,92%; Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,3%; Học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,7%; Học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 65,5%. Qua các kỳ thi học sinh giỏi Toán và Olympic tiếng anh trên internet đạt 11 giải cấp Quốc gia (5 huy chương đồng, 3 giải khuyến khích, 3 bằng danh dự); Học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh 34 giải, xếp thứ 5/10 huyện, thành phố; 3.2 Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm 3.2.1. Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu amoni Đợt 1: Các kết quả phân tích trên 60 mẫu amoni thuộc các xã Lạc Hồng, Đình Dù, Như Quỳnh, Trưng Trắc, Lạc Đạo, Tân Quang huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đều có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT đối với nước ngầm. Giá trị thấp nhất 0,3 và cao nhất 4,5 mg/l so sánh với quy chuẩn là 0,1 mg/l. 39
  • 50. Các kết quả phân tích amoni được tổng kết và biểu diễn trên hình sau: Hình 3.2: Biểu diễn kết phân tích Amoni (Đợt 1) 40
  • 51. Đợt 2: Các kết quả phân tích amoni được tổng kết và biểu diễn trên hình sau: Hình 3.3: Biểu diễn kết quả phân tích amoni (Đợt 2) 41
  • 52. Các kết quả phân tích trên 50 mẫu amoni thuộc các xã Việt Hưng, Lương Tài, Minh Hải, Chỉ Đạo, Đại Đồng: Trong đó các xã Việt Hưng, Đại Đồng có chỉ tiêu amoni đã phân tích đạt quy chuẩn cho phép. Các xã còn lại đều có một số kết quả vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT đối với nước ngầm. Xã Lương Tài có 3/10 mẫu vượt quy chuẩn, xã Minh Hải có 4/10 mẫu vượt quy chuẩn, xã Chỉ Đạo có 7/10 mẫu vượt quy chuẩn. Giá trị cao nhất là 1,5 mg/l so sánh với quy chuẩn là 0,1 mg/l. Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước bị nhiễm amoni là do các hợp chất chứa nitơ có trong chất thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất thải ra môi trường ngày càng nhiều, sau đó amoni thẩm thấu qua đất, ngấm vào các mạch nước ngầm. Việc khoan giếng bằng phương pháp thủ công, thiếu khoa học, vị trí gần các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt, gần các chuồng trại chăn nuôi, gần các khu vực không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm amoni. Rất nhiều khu vực có chỉ tiêu amoni vượt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên chỉ tiêu amoni không độc, không gây hại ngay cho con người, nó chỉ làm hại cho quá trình khử trùng nước, nó tạo ra nitrit trong hệ thống phân phối, làm hại quá trình tách loại mangan và gây mùi vị lạ, tuy nhiên nó có thể chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit lại là chất độc hại đối với sức khỏe con người. Đối với trẻ sơ sinh, chất này còn là tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, vàng da sinh lý. Amoni cũng sẽ được làm giảm bớt sau khi nước ngầm được đưa qua hệ thống xử lý bằng bể lọc, cát, sỏi, than hoạt tính hoặc một số biện pháp xử lý khác trước khi được người dân sử dụng. 42
  • 53. 3.2.2 Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu Fe, Mn Đợt 1: Các kết quả phân tích Fe và Mn được trình bày trong hình sau: Hình 3.4: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn (Đợt 1) 43
  • 54. Đối với Fe: Có 30/60 mẫu có giá trị phân tích vượt quy chuẩn cho phép tập trung chủ yếu ở các xã Đình Dù, Lạc Hồng và Trưng Trắc. Xã Lạc Hồng có 5/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,24 -2,36 lần; xã Trưng Trắc có 10/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,34 - 2,8 lần; xã Đình Dù có 8/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,24 - 4,14 lần. Giá trị lớn nhất là 20,7 mg/l và giá trị thấp nhất phát hiện đươc là 0,07 mg/l so với quy chuẩn là 5mg/l. Đối với Mangan: Có 11/60 mẫu có giá trị phân tích vượt quy chuẩn cho phép. Xã Lạc Đạo có 2/10 mẫu vượt từ 2 -2,4 lần, xã Tân Quang có 4/10 mẫu vượt từ 1,2 - 2,8 lần , xã Đình Dù có 2/10 mẫu vượt 1,6 lần, thị trấn Như Quỳnh có 2/10 mẫu vượt quy chuẩn cho phép 1,2 lần. Giá trị lớn nhất là 1,4mg/l, thấp nhất phát hiện được là 0,1 mg/l so với quy chuẩn là 0,5 mg/l. Đợt 2: Đối với Fe: Tại xã Việt Hưng có 1/10 mẫu vượt quy chuẩn, xã Lương Tài có 7/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,48 - 4,98 lần, xã Minh Hải có 4/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,84 - 2,4 lần, xã Chỉ Đạo có 8/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 1,12 - 5,6 lần, xã Đại Đồng có 3/10 mẫu vượt quy chuẩn từ 2,02 - 2,64 lần. Giá trị cao nhất là 28 mg/l so với quy chuẩn là 5 mg/l. Đối với mangan: Các giá trị phân tích được của 5 xã đều đạt quy chuẩn. Giá trị cao nhất là 0,5 mg/l bằng với giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn. 44
  • 55. Các kết quả phân tích Fe và Mn được trình bày trên hình sau: Hình 3.5: Biểu diễn kết quả phân tích Fe và Mn 45
  • 56. 3.2.3 Đánh giá kết quả phân tích chỉ tiêu pH Đợt 1: Các kết quả phân tích pH được trình bày trên hình sau Hình 3.6: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 1) Các kết quả đo pH của 60 mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn. Giá trị lớn nhất đo được là 6,9 và thấp nhất là 6,2 so sánh với quy chuẩn quy định là nằm trong khoảng từ 5,5 đến 8,5. 46
  • 57. Đợt 2: Các kết quả phân tích pH được trình bày trên hình sau: Hình 3.7: Biểu diễn kết quả đo pH (Đợt 2) Có 4/50 mẫu không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn (không đạt). Giá trị lớn nhất đo được là 7,1 và thấp nhất là 3,9 so sánh với quy chuẩn quy định là nằm trong khoảng từ 5,5 đến 8,5. Xã Việt Hưng có 3/10, xã Lương Tài có 1/10 mẫu không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Kết quả phân tích cũng cho thấy nồng độ pH giữa đợt 1 và đợt 2 về mặt thống kê có sự dao động nhưng không có sự sai khác đáng kể. Trong tổng số 110 mẫu được phân tích, chỉ có 4 mẫu là không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. 47
  • 58. 3.2.4 Đánh giá kết quả hàm lượng độ cứng tổng Đợt 1: Hình 3.8: Biểu diễn kết quả hàm lượng độ cứng tổng (Đợt 1) Các kết quả phân tích của 60 mẫu độ cứng đều thấp hơn (Đạt) giới hạn tối đa cho phép của quy chuẩn. Giá trị thấp nhất là 36 mg/l cao nhất là 142 mg/l. 48