SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẠNH
NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA -
LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES
NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - Năm 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẠNH
NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA -
LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES
NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG
Chuyên ngành: Du lịch
Mã số : 8810101.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC DUNG
Hà Nội - Năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp,
các bạn, các tổ chức và cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc
Dung đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô khoa Du lịch học đã tận
tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích để tôi có thể vững
vàng trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn.
Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quan lý, Phòng Nhân sự, Phòng
Kế toán của hai resort, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Du lịch Tỉnh Khánh
Hòa đã tạo mọi điều kiện, cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn
thiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, do điều kiện chủ quan và khách quan, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 20210
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................6
6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................7
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
RESORT.................................................................................................................................................8
1.1. Resort và kinh doanh resort .............................................................................8
1.1.1. Khái niệm resort........................................................................................8
1.1.2. Kinh doanh resort .....................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort.............................................................10
1.1.4. Các loại hình resort ................................................................................13
1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort....................................18
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội..................................................................18
1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp........20
1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội .......23
1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..........................................25
1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort .................................................28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.....................................................................................................................30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SIX
SENSESNINHVÂNBAYVÀAMIANARESORTNHATRANG......................................31
2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam ...................................................31
2.2. Tổng quan về các resort 5 sao tại Khánh Hòa................................................33
2.3. Giới thiệu về 2 resort lựa chọn nghiên cứu....................................................34
2.3.1. Six Senses Ninh Vân Bay.........................................................................34
2.3.2. Amiana Resort Nha Trang ......................................................................43
2.4. Trách nhiệm đối với cộng đồng của các resort ..............................................50
2.4.1. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.................50
2.4.2. Hỗ trợ cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo.....................................51
2.4.3. Hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể
thao....................................................................................................................52
2.5. Trách nhiệm đối với môi trƣờng của các resort.............................................53
2.5.1. Hoạt động bảo vệ môi trường .................................................................54
2.5.2. Hoạt động tiết kiệm năng lượng..............................................................60
2.6. Trách nhiệm đối với khách hàng của các resort............................................61
2.6.1. Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt.............................................................62
2.6.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng ............................................66
2.6.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm....................................................................67
2.7. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động của các resort.......................................68
2.7.1. Trách nhiệm trong sử dụng người lao động ...........................................68
2.7.2. Trách nhiệm trong đào tạo, phát triển người lao động ..........................70
2.7.3. Trách nhiệm trong đánh giá người lao động..........................................72
2.7.4. Trách nhiệm trong đãi ngộ người lao động............................................73
2.8. Trách nhiệm xã hội đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan ........................78
2.9. Đánh giá chung về hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort
tại Khánh Hòa .......................................................................................................79
2.9.1. Những thành công cơ bản.......................................................................79
2.9.2. Những tồn tại cần khắc phục ..................................................................80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.....................................................................................................................82
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA........................................................................83
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của các resort ở Khánh Hòa trong thời
gian tới (Mục tiêu đến năm 2030 và định hƣớng đến 2045).................................83
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha
Trang – Khánh Hòa...............................................................................................86
3.2.1 Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại Six Senses Ninh Vân Bay
và Amiana Resort Nha Trang............................................................................86
3.2.2. Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang –
Khánh Hòa ........................................................................................................87
3.3. Một số khuyến nghị........................................................................................93
3.4. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................94
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.....................................................................................................................95
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................98
PHỤ LỤC............................................................................................................................................101
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng
khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nƣớc
đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng
nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nó cũng đang góp phần tạo công ăn việc
làm, giải quyết an sinh xã hội. Việt Nam cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dƣỡng ra đời
khiến cho thị trƣờng này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khách sạn mini cho
đến khách sạn cao cấp 5 sao đều cố gắng tối ƣu dịch vụ nhằm mang đến cho khách
hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cùng với đà tăng trƣởng nhanh chóng và những kết
quả đạt đƣợc, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành đƣợc ghi nhận
là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng nhƣ các lợi ích trong tƣơng lai.
Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hƣớng bao trùm trong chính sách của
nhà nƣớc hiện nay, thì việc đƣa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào
hành động là con đƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững.
Bƣớc chân vào xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ
thách thức, các doanh nghiệp hiểu rằng xây dựng thƣơng hiệu thông qua việc thực
hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều
giá trị cạnh tranh thiết thực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc xem là một
trong những chiến lƣợc kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Triển khai tốt trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh
tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lƣợc liên
quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Một hệ thống trách nhiệm xã hội tƣơng
thích với việc thực thi chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ
đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của
doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp không lành mạnh hoặc không triệt để, đúng hƣớng có thể làm
ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
2
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã
hội, song ở Việt Nam thuật ngữ này vẫn còn tƣơng đối mới, nhất là đối với các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn do ngƣời Việt Nam đầu tƣ và trực tiếp điều hành.
Six Senses Ninh Vân Bay là resort 5 sao quốc tế, thuộc tập đoàn
InterContinental Hotels Group, nằm ở Vịnh Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa, là
resort đƣợc xếp hạng trong danh sách 101 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2006.
Một trong những tiêu chuẩn của khu nghỉ dƣỡng cao cấp vào loại bậc nhất này đó là
tuyệt đối bảo tồn thiên nhiên, thân thiện với môi trƣờng.
Amiana resort Nha Trang là resort 5 sao đƣợc thành lập bởi nhóm Việt kiều
cùng chí hƣớng sinh sống và làm việc tại Cộng Hòa Liên Bang Đức vào những năm
thập niên 90. Từ lúc ra đời cho đến nay resort đã thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ
môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững, giải quyết lƣợng lớn việc làm cho ngƣời
dân địa phƣơng.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của
các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trường hợp Six Senses Ninh Vân Bay
và Amiana resort Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm nghiên cứu
thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại hai resort từ đó đƣa ra những kinh
nghiệm và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao tại Khánh Hòa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội (Coporate Social Responsibility – CSR) là một thuật ngữ
ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho tới ngày nay giới khoa học
vẫn chƣa đi đến thống nhất về các mối quan hệ giữa các thành tố trong phạm trù
trách nhiệm xã hội. Chính vì thế nó đã trở thành một chủ đề gây tranh luận cho tất cả
các học giả, các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua.
Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định
nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”. Archie Carroll đã
lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện. Sau đó
ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng nhƣ đƣa ra những điều luật về trách nhiệm xã
hội đầu tiên trên thế giới. Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao
động đƣợc giới thiệu tới công chúng (Responsible Care) [9, tr.3].
3
Vào những năm 1990, trách nhiệm xã hội đã đƣợc tổ chức hóa thành các tiêu
chuẩn nhƣ ISO 14001 (Chứng nhận quản lý môi trƣờng) và SA 8000 (Cải thiện điều
kiện làm việc của ngƣời lao động), những bản hƣớng dẫn nhƣ “Hƣớng dẫn chủ
động báo cáo toàn cầu” (Golbal Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị
công ty nhƣ báo cáo Cadbury (Anh, 1992) và báo cáo King (Nam Phi, 1995).
Bài viết “The social responsibility of business is to increase its profit” (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp), Fredman Milton
(1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970. Bài báo
cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi
nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trƣờng là cạnh tranh
trung thực và công bằng. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nƣớc, nên
ngƣời chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã
hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông [30, tr.122 – 124].
Sang thế kỷ XXI, một loạt các hƣớng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về
trách nhiệm xã hội đƣợc ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn:
“Từ A đến Z những điều cần biết về trách nhiệm xã hội” (The A to Z of corporate
social responsibilities) của Wayne Visser và cộng sự năm 2007.
Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội sau này đƣợc sử dụng rộng rãi để mô tả sự kết
hợp giữa kinh tế, môi trƣờng và các nỗ lực của một doanh nghiệp. Những điều này
ngày càng đƣợc các doanh nghiệp du lịch chú trọng để xây dựng các chiến lƣợc
kinh doanh. Đa số các bài nghiên cứu trực tiếp thảo luận về tác động của trách
nhiệm xã hội lên các khía cạnh của tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau.
Bài viết “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches” (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Ba cách tiếp cận chính), Duane Windsor (2006) đăng
trên Journal of Management Studies. Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của
các học giả trƣớc đó để đúc kết ra ba phƣơng pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “Công dân doanh nghiệp” là sự giao
thoa của 2 lợi ích: Sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng
một “Công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công
ty, ảnh hƣởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lƣợc [34, tr.93 – 114].
Manuela Weber (2008) “The business case for corporate social
responsibility: A company-level measurement approach for CSR” (Trƣờng hợp kinh
4
doanh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Phƣơng pháp đo lƣờng cấp công ty
đối với CSR). Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã
chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hƣởng của trách nhiệm xã
hội vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi
làm thế nào để tính toán đƣợc ảnh hƣởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội đến
doanh nghiệp. Sử dụng mô hình các bƣớc đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong
công việc này [33, tr 247 - 261].
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề đƣợc nghiên cứu
rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi Việt Nam tham gia vào
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực dịch vụ phát triển rất nhanh và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thì vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực dịch vụ cũng xuất hiện và ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu
về trách nhiệm xã hội trong nƣớc ở lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào phân tích
thực trạng trách nhiệm xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc
thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ.
Bài viết “Trách nhiệm xã hội của các khách sạn Việt Nam” trên Tạp chí Du
lịch Việt Nam của tác giả Trần Thị Thu Thảo (2010) có nhận định rằng: “Vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các khách sạn thông
qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện các
quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu
dùng với yêu cầu của đối tác, của khách hàng; Giữa lợi ích của khách sạn với lợi ích
của xã hội; Giữa quyền lợi của ngƣời lao động với quyền lợi của ngƣời sử dụng lao
động… Khi đáp ứng tốt các yêu cầu này, năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế
của các khách sạn sẽ đƣợc cải thiện; Luật pháp của quốc gia đƣợc thực hiện tốt hơn
và quyền lợi của các bên liên quan tham gia cũng đƣợc bảo đảm [14, tr.31 – 33].
Bài viết “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Lợi ích đối với doanh nghiệp” của
tác giả Lê Thị Thu Thủy (2013). Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phân tích định
tính để đánh giá thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ
những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện CSR và những
lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó đƣa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để
nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam.
5
Bài viết “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu
trƣờng hợp các khách sạn thuê thƣơng hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội”
của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014). Từ nghiên
cứu tình huống, hai tác giả này suy rộng ra các lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm
xã hội, trong đó gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thƣơng hiệu. Nhấn mạnh
thƣơng hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và trách nhiệm xã hội có
thể giúp gia tăng thƣơng hiệu rất đáng kể. Cung cấp một phần tài liệu cho việc
nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn.
Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao, đặc biệt tại Tỉnh Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm
đến du lịch đa dạng dịch vụ và mô hình nghỉ dƣỡng nhờ sở hữu nhiều điều kiện
thuận lợi. Việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5
sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trƣờng hợp Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang” của tác giả là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và đƣa ra đề xuất nhằm tăng cƣờng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong
các resort này nói riêng và trong các resort tại Nha Trang – Khánh Hòa nói chung.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
đƣợc xác định nhƣ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách
nhiệm xã hội của các resort.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hai resort này
và vận dụng trong kinh doanh khách sạn tại Khánh Hòa nói chung.
6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của hai resort: Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang.
Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội ở hai resort
trong giai đoạn 2018 – 2020.
Về nội dung: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của hai resort tại Khánh Hòa là
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Sở dĩ tác giả lựa chọn hai
resort này với mục đích là nhằm so sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội giữa resort ở đất liền do nhóm Việt kiều quản lý
(MIAN Group) và resort ở đảo do tập đoàn quốc tế quản lý (IHG). Đây là phạm vi
tƣơng đối rộng, do thời gian không cho phép, việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều
khó khăn cũng nhƣ khả năng còn hạn chế, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu năm nội
dung cơ bản của trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động,
trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với cộng đồng địa phƣơng, trách
nhiệm đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan và trách nhiệm đối với môi trƣờng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi khảo sát
tại 2 resort đã lựa chọn. Tác giả nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội
của các resort qua vai trò của khách hàng, nhân viên, đối tác, xã hội, cộng đồng dân
cƣ. Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu với các đối
tƣợng là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có đƣợc những ý kiến khách quan phục vụ
cho đề tài, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu tại 2 resort lựa chọn điển hình
về vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng thực hiện phỏng vấn là ngƣời quản lý môi trƣờng
và cộng đồng địa phƣơng. Nội dụng phỏng vấn đề cập đến các khía cạnh về chính
sách với cộng đồng địa phƣơng, và hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phƣơng pháp phỏng vấn viết,
không thực hiện câu hỏi bằng lời, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo
7
một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu
vào các ô tƣơng theo một trật tự logic và theo nội dung nhất định. Trên cơ sở khảo
sát, xác định đối tƣợng và nội dung cần điều tra để thực hiện mục tiêu đề tài. Việc
điều tra đƣợc tiến hành đối với ngƣời lao động và khách hàng trong 2 resort nghiên
cứu. Sau đó thiết kế bảng hỏi với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian
với các đối tƣợng là ngƣời lao động và khách hàng.
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc
thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết
quả đánh giá, điều tra xã hội cũng nhƣ các khảo sát thực tế. Phân tích để thấy đƣợc
mức độ, chiều sâu của vấn đề đƣợc đề cập.
6. Những đóng góp của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống và củng cố lý thuyết về trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh resort.
* Ý nghĩa thực tiễn
+ Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội Resort Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
+ Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động
thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của resort Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã
hội tại các resort ở Khánh Hòa, giúp các resort nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan
trọng và lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Góp phần định hƣớng cho các resort và các nhà quản lý trong hoạt động
kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, v.v…luận văn đƣợc kết
cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort.
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh
Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao tại Khánh Hòa.
8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG KINH DOANH RESORT
1.1. Resort và kinh doanh resort
1.1.1. Khái niệm resort
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời càng
đƣợc nâng cao. Nhƣng sự phát triển cũng làm gia tăng áp lực cuộc sống và vì vậy
có đƣợc một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thƣ giãn và lấy lại cân
bằng trong cuộc sống trở thành nhu cầu bức thiết. Sự ra đời của resort đã đáp ứng
nhu cầu này của con ngƣời.
Khởi thủy của khái niệm “Resort” là nơi chữa bệnh. Lâu dần resort đã trở
nên không còn độc quyền cho ngƣời chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách.
Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình lƣu trú du lịch,
nghỉ dƣỡng cao cấp và thƣ giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi
trƣờng tự nhiên.
Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dƣỡng” (Resort)
bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX ở tỉnh Bình
Thuận, sau kỳ Nhật thực. Từ đó đến nay, loại hình lƣu trú gọi là “Khu nghỉ dƣỡng”
xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng cho những bãi cát
vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành. Đặc biệt là
ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận
và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khí hậu nên có thể hoạt động suốt năm. Và Mũi
Né đã trở thành “Thủ đô Resort” của Việt Nam.
Theo Wikipedia “Resort là một khu nghỉ mát có quy mô lớn cung cấp các
dịch vụ theo nhu cầu của khách du lịch, chẳng hạn như ăn, uống, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, v.v” [36].
Resort thƣờng đƣợc quy hoạch thành khu thƣơng mại khép kín, trong đó
cung cấp hầu hết mong muốn của du khách, từ thức ăn, đồ uống, chỗ ở, nơi tập thể
thao, vui chơi giải trí và mua sắm. Thuật ngữ này đôi khi đƣợc sử dụng để chỉ một
khách sạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghỉ dƣỡng, đặc biệt là vui chơi giải trí của du
khách. Đối với một resort, tính năng chủ yếu nhất là lƣu trú chứ không phải một tổ
hợp thƣơng mại.
9
Peter Murphy (2008), trong một nghiên cứu về ngành giải trí và khoa học xã
hội, cho rằng “Resort là một doanh nghiệp được thiết kế để thu hút, tổ chức và làm
thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách khiến họ quay trở lại hoặc trở
thành đại sứ tốt cho resort. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý
chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra
được những trải nghiệm khác biệt cho du khách” [32, tr.9].
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391-2015 về xếp hạng khách sạn, resort
là một loại hình khách sạn với tên gọi là khách sạn nghỉ dƣỡng và đƣợc định nghĩa:
"Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt
thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không
khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí,
tham quan,... của khách” [20, tr.5].
“Resort” là một cơ sở kinh doanh lƣu trú với các nhiệm vụ sau:
(1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong lành để
tạo sự thoải mái.
(2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để khách
vừa nghỉ dƣỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phƣơng.
(3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo để mang lại sự thƣ thái.
(4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và
phục hồi sức khỏe.
(5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá
tính khách hàng, để họ luôn có cảm giác đƣợc chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và đƣợc coi
trọng [18, tr. 6-7].
1.1.2. Kinh doanh resort
Dƣới góc độ pháp lý theo Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh đƣợc hiểu là:
“ Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận” [7, tr.3].
Dựa trên cách hiểu về “Kinh doanh” trong luật doanh nghiệp, kết hợp với
khái niệm của “Resort” đã đƣợc bàn luận trong phần 1.1.1.1, thì kinh doanh resort
10
đƣợc hiểu là “Việc cung ứng một chuỗi các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
nghỉ dưỡng của khách du lịch, với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận” [16, tr.20].
Khi nghiên cứu về resort, Peter Murphy (2008) đã nhìn nhận resort là một
doanh nghiệp, luôn nỗ lực cung ứng các dịch vụ toàn diện nhằm đạt đƣợc 4 mục tiêu:
(1) Tạo ra lợi nhuận;
(2) Phát triển một loại sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh;
(3) Phát triển một lực lƣợng lao động có tay nghề và chu đáo;
(4) Hoạt động kinh doanh luôn bền vững;
Cách nhìn nhận của Peter Murphy cho thấy ông khẳng định resort là doanh
nghiệp, hoạt động của resort là hoạt động kinh doanh có mục đích.
1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort
Kinh doanh resort là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù riêng biệt
của hoạt động du lịch. Cũng nhƣ các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh resort
đòi hỏi những điều kiện nhất định và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố tại điểm du
lịch. Để đƣa ra đƣợc các chính sách quản lý phù hợp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
và các chủ resort phải hiểu rõ các đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này. Xét về mặt
lý thuyết, kinh doanh resort có một số đặc điểm nhƣ sau:
* Kinh doanh resort phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
Hoạt động kinh doanh lƣu trú nói chung và kinh doanh resort nói riêng chỉ có
thể đƣợc tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch. Bởi lẽ tài nguyên
du lịch là yếu tố tạo ra sự thúc đẩy, thôi thúc và thu hút con ngƣời rời khỏi nơi cƣ
trú thƣờng xuyên của mình để đi du lịch. Đối với kinh doanh resort, tài nguyên có
một giá trị đặc biệt quan trọng khi resort chỉ xây dựng đƣợc ở những nơi có bãi biển
đẹp, cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành.
Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với đối tƣợng
khách du lịch nghỉ dƣỡng khác nhau. Sự đa dạng của các loại hình resort thông qua
sự phong phú của tài nguyên du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất
mạnh đến quyết định đầu tƣ và các chính sách kinh doanh của các khu nghỉ dƣỡng
tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở những nơi có bãi biển đẹp, biển xanh, cát trắng,
nắng vàng và khí hậu ôn hòa quanh năm nhƣ Nha Trang sẽ là nơi lý tƣởng để đầu tƣ
xây dựng resort biển. Còn ở những nơi núi non hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu mát lạnh
nhƣ Đà Lạt sẽ phù hợp để xây dựng resort miền núi, phục vụ những du khách ở
11
đồng bằng muốn thay đổi môi trƣờng sống…Sản phẩm kinh doanh chiến lƣợc của
resort qua đó cũng thay đổi theo. Với resort biển, sản phẩm chiến lƣợc sẽ là loại
phòng hƣớng biển, các món ăn hải sản độc đáo và các môn thể thao trên nƣớc nhƣ
nhảy dù, lƣớt sóng…Ngƣợc lại, với resort miền núi, sản phẩm thu hút du khách nhất
là không gian sống thơ mộng, ẩm thực núi rừng và các dịch vụ giải trí nhƣ bắn
súng, cƣỡi ngựa…
Ngoài ra, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định
đến quy mô, sự lựa chọn thứ hạng và chất lƣợng dịch vụ của resort ở nơi đó. Và
ngƣợc lại, khi các điều kiện khách quan (Tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, công nghệ,…) tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du
lịch tại một điểm đến, đã tác động đến cầu du lịch. Khi đó, chính sách kinh doanh
của các resort cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Sự phụ thuộc của kinh doanh resort vào tài nguyên du lịch đã đặt ra những
thách thức lớn trong công tác quy hoạch và phát triển resort của các nhà quản lý du
lịch. Trong công tác quy hoạch: Số lƣợng, quy mô và thứ hạng của resort phải phù
hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại điểm đến. Còn việc phát triển resort phải
luôn tôn trọng nguyên tắc phát triển bền vững để không làm tổn hại đến tài nguyên
du lịch.
* Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Resort đƣợc coi là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Do vậy các thiết bị đƣợc đầu tƣ
và lắp đặt trong resort phải thực sự sang trọng, đẳng cấp, hoàn hảo để thỏa mãn tối
đa kỳ nghỉ của du khách. Những yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm đã làm chi phí
đầu tƣ ban đầu của các resort rất lớn. Hiện nay, mức đầu tƣ xây dựng một resort tốn
kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo
sát của Vụ khách sạn, Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tƣ cho một phòng của resort
trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu
đồng/phòng hạng 3 sao [16, tr.22].
Mặt khác chi phí đầu tƣ ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng cơ sở
hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng xá dẫn đến và đƣờng xá đi lại bên trong khuôn viên
khu resort, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống cung cấp
điện và bƣu chính viễn thông… Đặc biệt do các khu nghỉ dƣỡng thƣờng nằm cách
xa khu trung tâm và dàn trải trong một diện tích rộng lớn. Các chi phí cho đất đai để
12
xây dựng resort nhƣ chi phí mua quyền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng,
chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng trƣớc khi xây dựng cũng rất lớn.
Bên cạnh đó, các resort phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tƣ rất lớn cho hoạt động
duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên để duy trì trạng thái làm việc luôn tốt của cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Từ đặc điểm này của kinh doanh resort, các cơ quan quản lý du lịch khi làm
quy hoạch phải chú ý tính toán số lƣợng và thứ hạng resort sao cho phù hợp với yêu
cầu phát triển bền vững quốc gia. Đồng thời cũng cần phải có chính sách khuyến
khích các nhà đầu tƣ có năng lực tài chính đầu tƣ vào các resort có thứ hạng cao ở
những nơi có tiềm năng phát triển tốt.
* Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp cao
Kinh doanh resort là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ
của các khu resort chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra. Với thứ
hạng và đẳng cấp cao nhƣ resort, dịch vụ đƣợc cung cấp đòi hỏi phải có chất lƣợng
rất cao và không cho phép có lỗi. Để đạt đƣợc điều đó, nhân viên trong resort phải
đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa cao, mỗi ngƣời chỉ tận tâm vào một công
việc duy nhất. Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các
bộ phận hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Đó là lý do tại sao các resort buộc phải sử
dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn bất cứ loại hình lƣu trú du lịch nào. Số lƣợng nhân
viên phục vụ cũng tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng resort.
Thêm vào đó, thời gian lao động trong các resort bị phụ thuộc vào thời gian
tiêu dùng của khách. Nó thƣờng kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần,
30/30 ngày mỗi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (Đối với các resort hoạt động
quanh năm). Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh resort phải sử dụng một số lƣợng
lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa vụ chính. Đặc điểm này đã khiến cho các
resort phải luôn đối mặt với khó khăn về chi phí lao động trực tiếp quá lớn mà rất
khó giảm thiểu.
Với vị trí nằm xa khu trung tâm đô thị lớn (Nguồn cung cấp lao động du lịch
có chất lƣợng cao), lại hoạt động theo thời vụ nên các resort thƣờng cũng phải sử
dụng lao động là ngƣời dân địa phƣơng. Họ thƣờng không đƣợc đào tạo bài bản,
không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất hạn chế về ngoại ngữ. Vì vậy, các
khu nghỉ dƣỡng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo kỹ năng
13
nghề nghiệp và ngoại ngữ trƣớc khi tuyển mộ để họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu tối
thiểu về chất lƣợng dịch vụ.
Đặc điểm này đã cho thấy sự gắn kết giữa việc phát triển lĩnh vực kinh doanh
resort với sự phát triển của kinh tế địa phƣơng. Các nhà quản lý du lịch ở địa phƣơng
cần có các chính sách ƣu tiên để thu hút các dự án kinh doanh resort nhằm giải quyết
một lƣợng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng.
* Kinh doanh resort chịu tác động của một số quy luật
Cũng giống nhƣ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trong ngành kinh tế,
kinh doanh resort chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của một số quy luật nhƣ: Quy luật tự
nhiên, quy luật kinh tế, quy luật tâm lý…Điển hình nhƣ giá trị và sức hấp dẫn của
một resort bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp đi lặp lại theo mùa của
nhân tố thời tiết, khí hậu trong năm. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong
tổ chức hoạt động kinh doanh của các resort. Ví dụ ở các resort biển, mùa hè là mùa
cao điểm nên hoạt động hết công suất. Nhƣng sau ba tháng hè, lƣợng khách giảm rõ
rệt và đến mùa đông, resort biển gần nhƣ hoạt động theo kiểu duy trì. Vấn đề đặt ra
cho các nhà quản lý resort là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của
chúng đến hoạt động kinh doanh để đƣa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Còn đứng trên góc độ của địa phƣơng – nơi resort đứng chân, đặc điểm về
tính quy luật trong kinh doanh resort gây khó khăn không nhỏ trong việc sử dụng
nguồn nhân lực. Resort hoạt động theo mùa có thể gây ra hiện tƣợng thất nghiệp
hàng loạt theo chu kỳ, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Vì vậy những địa phƣơng có resort hoạt động theo mùa vụ cần có chính sách
khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình resort. Ngoài ra địa phƣơng nên có
các chính sách hỗ trợ resort trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút
khách du lịch đến vào các thời điểm khác nhau trong năm.
1.1.4. Các loại hình resort
* Phân loại theo vị trí của resort
- Resort gần nơi ở thƣờng xuyên của khách
Loại hình resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng
quê…Điều quan trọng là resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo
đƣợc cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó nhƣng không quá xa với nơi
14
ở của khách. Khách của các resort này đa số là khách cuối tuần (Đến vào ngày thứ
sáu và đi vào chiều chủ nhật).
- Resort ở vùng xa
Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ở thƣờng xuyên của khách, thƣờng ở
vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh. Khách chọn nơi đây là vì một lý do
đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thƣờng ngày, sống tĩnh lặng một
thời gian.
- Resort cạnh biển
Loại hình resort này khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh
và bầu không khí trong lành của biển làm nền tảng xây dựng. Tuy nhiên không phải
nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải thích hợp cho bơi lội,
chơi đƣợc các môn thể thao nƣớc, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải
ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn.
- Resort gần sông, hồ
Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh quan đẹp, không khí trong
lành và hạ tầng giao thông thuận lợi. Mặt hồ hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn
thoáng để có thể tổ chức đƣợc một số hoạt động thể thao nhƣ trƣợt nƣớc, bay lƣợn,
thuyền buồm… So với các resort ở biển thì resort gần sông hồ có giá trị tự nhiên
thấp hơn. Do vậy để thu hút đƣợc khách, các resort này thƣờng biến các tiềm năng du lịch
địa phƣơng thành sản phẩm liên kết của resort.
- Resort ở miền núi
Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa. Khách đến
với resort ở miền núi là những ngƣời có nhu cầu nghỉ dƣỡng thực sự hoặc thích tìm
hiểu về một môi trƣờng mới lạ. Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí
ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Họ
cũng có thể là những ngƣời chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi
không khí. Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ƣa
thích hoạt động thể thao. Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm
(Leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cƣỡi ngựa…) và thƣởng thức ẩm thực
miền núi.
Điều đặc biệt của các resort ở miền núi là luôn có sự hiện diện những nét văn
hóa địa phƣơng của dân tộc ít ngƣời. Nó đƣợc thể hiện qua các hoa văn trang trí,
15
cảnh vật bài trí, thực đơn đặc sản và sản vật đƣợc bày bán trong resort. Do vậy, các
resort cần xây dựng đƣợc các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên văn
hóa, các nét sinh hoạt độc đáo cho khách.
- Resort trên sa mạc
Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó.
Các resort kiểu này phải đƣợc xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát.
Điều kiện nghỉ dƣỡng ở đây không đƣợc nhƣ các loại hình resort khác do bị hạn chế
về nƣớc sinh hoạt, thực phẩm… Nhƣng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây
trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cƣỡi lạc đà và trƣợt đồi cát. Đó
là những trải nghiệm không nơi nào có đƣợc.
* Phân loại theo mức độ đầu tư
- Resort có quy mô nhỏ (Resort “Gia đình”)
Quy mô loại resort này nhỏ (Trên dƣới khoảng 30 phòng), thƣờng do các gia đình
địa phƣơng sở hữu và điều hành. Hạn chế của loại hình này thiếu vốn để phát triển,
nên chủ yếu chỉ kinh doanh mảng lƣu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác
cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết. Họ thƣờng không có các hoạt động vui chơi giải
trí và chăm sóc sức khỏe đa dạng nhƣ trong resort có quy mô lớn. Tuy nhiên, ƣu thế
của loại hình này là giá cả tƣơng đối thấp, lại có thể thƣơng lƣợng đƣợc. Hơn nữa,
thái độ chăm sóc của họ rất ân cần nhƣ chăm sóc ngƣời thân từ xa trở về. Thêm vào
đó, các sản phẩm ẩm thực luôn đƣợc chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp
với những khách hàng khó ăn nhất.
- Resort có quy mô trung bình
Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng, thƣờng thuộc sở hữu của các
công ty. Ở Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta, phƣơng tiện phục vụ
lƣu trú không quá sang trọng, đẳng cấp nên phục vụ đƣợc nhiều tầng lớp du khách.
Ngoài lối kiến trúc thông thƣờng (Tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng
lẻ), trong resort trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du
lịch đông ngƣời, không cần tiện nghi cao cấp. Loại phòng này có sức chứa từ 10
đến 15 khách, thƣờng chỉ trang bị quạt máy.
- Resort có quy mô lớn
Đây là những khu nghỉ dƣỡng có từ 100 phòng trở lên. Ở Việt Nam, nó
thƣờng thuộc quyền sở hữu của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
16
(TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ vậy, những
tập đoàn chuyên kinh doanh resort có thể đem tới kinh nghiệm quản lý, làm cho
chất lƣợng hoạt động của các resort ngày càng chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm chính
bao gồm các cơ sở lƣu trú, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ cung cấp phƣơng tiện
vận chuyển và giải trí thông thƣờng. Doanh thu của họ cũng có đƣợc từ việc tổ chức
các sự kiện, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lƣu niệm hay cho
thuê các “Shop” trong khuôn viên resort.
- Resort mang tính phức hợp
Loại hình resort này thƣờng thấy ở các cƣờng quốc du lịch nhƣ Mỹ, Ý, Tây
Ban Nha, Úc…. Nổi tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm Spring, Hawai. Ở Việt
Nam có khu nghỉ dƣỡng phức hợp nhƣ: Hoiana hotel & Suite, Topas Ecolodge, Six
Senses Côn Đảo…. Đây là các cơ sở nghỉ dƣỡng có quy mô rất lớn. Họ có bãi biển
dài gần cả ki lô mét, khuôn viên rộng hàng chục hecta với cảnh quan đẹp và những
công viên chuyên đề. Mục đích của những resort này là phục vụ nhiều đối tƣợng
khách khác nhau bằng các gói dịch vụ khác nhau. Các gói dịch vụ này đƣợc thiết kế
từ các loại hình lƣu trú, ăn uống và dịch vụ giải trí đa dạng trong resort, thích hợp cho
mọi túi tiền.
* Phân loại theo tiêu chí môi trường
- Resort đã ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng”
Trên thế giới, đó là các resort đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000, hay
“Quản lý môi trƣờng”. Các resort này đƣợc vận hành dƣới sự hƣớng dẫn, kiểm tra
và đánh giá của hệ thống EMAS. Nếu làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy chế môi
trƣờng, các resort sẽ đƣợc gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green Label), ở châu Âu gọi là “
Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là “Ánh sáng miền Bắc (Nordic Light), ở
Thái Lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green Leaf).
Còn ở Việt Nam, các resort đƣợc xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ “Quy
chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch”. Cái lợi lớn nhất khi resort có “Nhãn
hiệu” bảo vệ môi trƣờng là sự hấp dẫn những du khách có khuynh hƣớng thân thiện
với môi trƣờng ngày càng nhiều trên thế giới.
- Resort chƣa ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng”
Các resort này chủ yếu hoạt động dƣới hình thức truyền thống. Do vậy, chƣa
quan tâm đến khía cạnh môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh.
17
* Phân loại theo đối tượng khách phục vụ
- Resort truyền thống
Là những khu nghỉ dƣỡng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải
trí bình thƣờng của khách.
- Resort có Casino
Là loại hình resort trong đó khách đến với mục đích chơi đánh bài là chính.
Còn các sản phẩm lƣu trú, ăn uống chỉ phục vụ việc ăn, nghỉ của khách khi tạm
ngừng việc chơi.
- Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa
Khách đến với những khu nghỉ dƣỡng này chủ yếu là để thăm quan, nghiên
cứu các sản phẩm văn hóa.
- Resort bệnh viện
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, resort
bệnh viện còn có các dịch vụ liên quan đến sức khỏe nhƣ trị bệnh, điều dƣỡng, thủy
liệu kế, phẫu thuật thẩm mỹ…Có một số khách đến đây để cai nghiện (Ma túy,
thuốc lá…). Nhƣng cũng có khách định kỳ hằng năm đến đây một tuần, vừa để
kiểm tra sức khỏe tổng quát, vừa nghỉ dƣỡng. Ngoài nhân viên phục vụ, một bộ
phận lớn lao động trong resort là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Resort ẩn lánh
Là các resort nằm ở rất xa thành phố trong một vùng địa lý đặc thù. Đối
tƣợng khách là những ngƣời cần xa lánh gia đình, công việc một thời gian để giảm
áp lực công việc, để suy nghĩ cho một quyết định quan trọng hay chỉ đơn giản là
tạm lãng quên thực tại. Loại khách này rất thích vƣờn cảnh, trang viên, các môn thể
thao nhƣ cƣỡi ngựa, bơi thuyền. Đặc biệt các buổi tập Yoga, thiền định luôn có sức
hấp dẫn vì giúp họ củng cố tinh thần. Vì nằm ở quá xa khu dân cƣ nên khách không
có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài chế độ “Full Board” (Phục vụ 4 bữa ăn trong
ngày) mà resort cung cấp.
- Resort ẩm thực
Là loại hình resort tận dụng lợi thế của sản vật địa phƣơng, đẩy mạnh việc
kinh doanh ăn uống trong resort. Resort tự xây dựng thực đơn với những món ăn
hoàn toàn khác lạ, mới mẻ mà không nơi đâu có đƣợc, hoặc các món ăn thông thƣờng
18
đƣợc các đầu bếp chế biến theo một hƣơng vị và cách trình bày riêng. Vì vậy, doanh
thu đến từ các sản phẩm ẩm thực rất lớn, khoảng 30 – 40% tổng doanh thu.
* Phân loại theo thời gian hoạt động
- Resort mùa hè
Là những khu nghỉ dƣỡng chỉ hoạt động vào các tháng mùa hè và tháng đầu
của mùa thu. Còn lại các mùa khác hoạt động kiểu duy trì hoặc thậm chí đóng cửa.
- Resort mùa đông
Những khu nghỉ dƣỡng này chỉ phục vụ vào mùa đông khi có tuyết, hấp dẫn
khách bởi các loại hình thể thao liên quan đến tuyết. Và đƣơng nhiên nó sẽ tạm
dừng hoạt động khi tuyết không còn đầy. Ngày nay, với sự ra đời của máy phun
tuyết nhân tạo, đã cho phép resort mùa đông kéo dài thời gian hoạt động thêm một
tháng vào mùa xuân. Nhƣng đến khi nhiệt độ cao lên nữa, sẽ không thể duy trì đƣợc
tuyết nhân tạo, các resort này lại hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa chờ mùa
đông năm sau.
- Resort hoạt động toàn thời gian
Đó là trƣờng hợp của các resort nằm trong miền khí hậu nhiệt đới có khí hậu
ấm áp quanh năm. Mặc dù đặc trƣng của miền nhiệt đới là mùa mƣa kéo dài nhƣng
nhờ có các hoạt động trong nhà nên hạn chế ảnh hƣởng của mƣa rất nhiều. Một hệ
thống mái che tốt trong resort sẽ giúp duy trì liên tục các hoạt động ngoài trời.
- Resort chỉ hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ lớn
Phần lớn các resort này mang tính gia đình hay của một cộng đồng dân cƣ
nhỏ. Khi khách có điều kiện về thời gian, họ tự đến đây để nghỉ ngơi, ăn uống và tổ
chức hoạt động giải trí. Khi về, khu resort lại đóng cửa, không đặt vấn đề kinh
doanh sinh lợi.
1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Nền kinh tế ngày càng phát triển và bƣớc vào thời kỳ hội nhập toàn cầu nhƣ
hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều lợi thế, cơ hội để phát
triển nhƣng đồng thời cũng đặt ra những thách thức vô cùng lớn nếu không kịp thay
đổi, thích nghi với điều kiện mới. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển kinh
doanh mà còn phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Vậy, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là gì?
19
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social
Responsibility đƣợc viết tắt là CSR. Hiện nay, khái niệm trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp chƣa đƣợc thống nhất, mỗi định nghĩa lại có một ý nghĩa và cách tiếp
cận riêng.
Đến nay đã tồn tại nhiều cách nhìn nhận về khái niệm trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói
riêng dùng để chỉ hoạt động liên quan đến làm từ thiện. Quan niệm này rất phổ biến.
Đây là cách hiểu trách nhiệm xã hội truyền thống, theo đó, thực hiện trách nhiệm xã
hội là tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội mang tính từ thiện, nhân đạo.
Quan niệm này chƣa đầy đủ và thiếu chính xác, vì nó chỉ đề cập đến một loại hoạt
động hƣớng ngoại của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi thực hiện trách nhiệm xã hội,
doanh nghiệp không chỉ hƣớng ra bên ngoài mà còn vì chính mục tiêu lợi ích, giá trị
của bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp xem việc làm từ
thiện nhƣ là một hình thức quảng cáo cho thƣơng hiệu của mình.
Theo Đỗ Hoài Nam (2007): “Trách nhiệm xã hội là ý thức của mọi chủ thể
về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với ngƣời khác;
Đƣợc biểu hiện thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa
con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên. Về thực chất, trách nhiệm xã
hội đƣợc hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng nhƣ của
xã hội đối với cá nhân” [21, tr.19].
Theo Beyer (1972) và Drucker (1974) doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động
xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng; Doanh nghiệp kiếm đƣợc lợi nhuận từ
cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội. Do vậy, họ phải có
trách nhiệm cải thiện môi trƣờng và các nguồn tài nguyên khác, cũng nhƣ cải thiện
mức sống cho toàn xã hội” [35].
Theo Archie Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả
các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở
doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [27, tr.39 - 48].
Theo Matten và Moon (2004): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trƣờng. Đó là một khái
20
niệm động và luôn đƣợc thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”
[31, tr.335 - 356].
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cho rằng: Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững,
không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ
đông, lƣơng cho ngƣời lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là
trách nhiệm đối với các giá trị của xã hội và của môi trƣờng [22, tr.217].
Trong số đó, Ủy ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững cho rằng: “CSR-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng
góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cồng
đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát
triển chung của xã hội” [15, tr.232 - 238].
Qua nghiên cứu các khái niệm trên cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn
đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của
từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích
phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể đƣa ra khái niệm của nhóm phát triển kinh tế tƣ
nhân của Ngân hàng thế giới để thấy rõ hơn về bản chất của trách nhiệm xã hội
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình
đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh
nghiệp lẫn xã hội” [37]. Khái niệm này còn bao quát đƣợc khá đầy đủ các nội dung
của trách nhiệm xã hội, nó chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội gắn liền với việc tạo ra lợi
ích cho nhiều đối tƣợng hữu quan: Chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các đối tƣợng kinh doanh, đại diện cơ quan chính phủ, ngƣời giám sát,
cộng đồng.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ngay từ những năm 1950, chính các tác giả ngƣời Mỹ đã tạo ra khái niệm trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) dựa trên mối
21
bận tâm về mặt đạo đức và tôn giáo. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ XX, sự phát triển của mô
hình Ford (Fordisme) và mô hình nhà nƣớc phúc lợi (Estat-providence) đã làm lu mờ
những vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh những
hiểm họa về môi trƣờng ngày càng gia tăng, quá trình toàn cầu hóa và tài chính hóa kinh
tế lại một lần nữa đƣợc đề cập đến, nhất là tại châu Âu. Một quan niệm mang tính thế tục
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã hình thành và tìm chỗ dựa trong quan niệm
về sự phát triển bền vững.
Theo Capron và Quairel-Lannoizelee (2009): "sự quan tâm đến những hậu quả
nảy sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói
chung đã có từ rất lâu trên thế giới". Nói một cách khác, nhu cầu về trách nhiệm xã hội
không phải là một khái niệm mới. Những ghi chép của ngƣời Trung Hoa, ngƣời Ai Cập
và ngƣời Xume cổ đại đã phác họa những quy tắc giao thƣơng để thúc đẩy thƣơng mại
và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn đƣợc quan tâm. Kể từ đó, mối quan tâm
của công chúng đến sự tƣơng tác giữa doanh nghiệp và xã hội ngày càng phát triển cùng
với sự phát triển các hoạt
động của doanh nghiệp [32].
Khái niệm trách nhiệm xã hội lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1953 cuả tác giả
Bowen với tựa đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” với nội dung: Tuyên truyền và
kêu gọi ngƣời quản lý không làm tổn hại đến quyền lợi của ngƣời khác; Kêu gọi lòng từ
thiện của doanh nghiệp nhằm bồi hoàn những tổn thất cho xã hội.
Sau đó, nhiều quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã tạo ra những
cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề này. Theo Frederick (2006), khái niệm trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc phát triển trong giai đoạn này gồm 3 ý tƣởng
chính. Ý tƣởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là
những ngƣời đƣợc ủy thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ý tƣởng thứ hai là
những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với doanh nghiệp và
những nguồn lực của nó. Ý tƣởng cuối cùng là “cần chấp nhận lòng nhân đạo nhƣ là
một sự biểu hiện của sự hỗ trợ của doanh nghiệp với xã hội”[29, tr. 479 - 485].
Đến năm 1970, tác giả Friedman đã đƣa ra ý kiến của ông: “Chỉ có một và chỉ
một trách nhiệm xã hội của doanh nhân – đó là sử dụng nguồn lực của họ và tham gia
vào các hoạt động đƣợc thiết kế để gia tăng lợi nhuận miễn là vẫn nằm trong khuôn khổ
22
các quy tắc của luật chơi, điều mà đƣợc nói rằng tham gia vào cuộc cạnh tranh mở và tự
do không có sự gian lận và lừa gạt” [29, tr.126].
Thập kỷ 1980 tiếp theo đó củng cố vững chắc thêm khái niệm trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng hình thành những khái niệm
mới. Tuy nhiên, giai đoạn này đƣợc coi là thời kỳ mà các nghiên cứu lý thuyết về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và đƣa ra nhiều thuật
ngữ liên quan gần gũi với thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn nữa,
chính trong giai đoạn này, ngƣời ta bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tính sinh lợi của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa
hai biến số này hiện vẫn đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi.
Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility) của A.Carroll (1991) là mô hình hƣớng tới quản trị đạo đức của các
cổ đông trong tổ chức. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm 4 trách nhiệm:
Kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện [26, tr.39 - 48].
Trong những năm 1990, xu hƣớng của giai đoạn trƣớc đó vẫn tiếp tục vì khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ
thể trong xã hội. Xu hƣớng thực hiện CSR bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến
trong thời kỳ này. Theo Carroll (2008), những tiến bộ lớn lao của trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu
vực doanh nghiệp mà cụ thể hơn là có sự xuất hiện của một tổ chức phi lợi nhuận gọi
là “Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 [28, tr.19 – 46].
Năm 2000, Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable Development) ra đời, với nội dung cam kết của
doanh nghiệp đóng góp và việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt
động nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và các thành viên gia
đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội [13, tr.220 - 235].
Đến năm 2010, tổ chức ISO 26000 nêu rõ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp gồm 7 nhân tố cốt lõi: Quản trị công ty, quyền con ngƣời, đối xử với
ngƣời lao động, môi trƣờng, quản trị tổ chức minh bạch, ngƣời tiêu dùng và đóng
góp cộng đồng [13, tr.220 - 235].
23
1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Trên thế giới, đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trách nhiệm
xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
của mình sẽ đạt đƣợc một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử
(Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những
ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên
toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của
ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực
hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế.
Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích
mà doanh nghiệp thu đƣợc khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng
doanh thu, tăng giá trị thƣơng hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và
thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng mới, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất.
Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nhờ đầu tƣ, lắp đặt các thiết bị
mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm đƣợc 12
triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7%
lƣợng nƣớc sử dụng, 70% lƣợng chất thải nƣớc và 87% chất thải khí.
Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý
nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi
phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý, môi trƣờng lao
động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp
phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân
viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh
nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh
tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và
đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever,
một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt
động đƣợc với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phƣơng và
do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một
24
chƣơng trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lƣợng sữa bò. Chƣơng trình này bao
gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập
một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phƣơng. Nhờ đó, số lƣợng làng
cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công
suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và
uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thƣơng hiệu
và uy tín đáng kể. Đến lƣợt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối
tác, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một
khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tƣởng. Chẳng hạn, hãng điện
tử dân dụng Best Buy đã có chƣơng trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng
Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; Hãng nƣớc khoáng nổi
tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nƣớc thân
thiện với môi trƣờng. Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ The Body Shop (Tập đoàn
của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dƣỡng da và tóc) và IKEA (Tập đoàn kinh
doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này
đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả hợp lý của mình,
mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trƣờng và xã hội.
Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lƣợng sản
phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn nhân
lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh
nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong
hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và
giữ đƣợc nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, những doanh nghiệp trả lƣơng
thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế
và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao.
Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
25
1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mặc dù hiện nay trách nhiệm xã hội là một vấn đề tƣơng đối phổ biến. Song
trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của trách
nhiệm xã hội, dƣới đây tác giả muốn trình bày một số cách tiếp cận nhƣ sau:
* Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999)
Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) có tính toàn diện và đƣợc đa số
các nghiên cứu sử dụng. Mô hình này thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét các lĩnh
vực quan tâm của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội ở Hình 1.1 bao gồm (1)
Kinh tế, (2) Pháp lý, (3) Đạo đức và (4) Từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong
“Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau.
Từ thiện
Đạo đức
Pháp lý
Kinh Tế
Hình 1.1. Trách nhiệm xã hội theo mô hình “Kim tự tháp” của Carroll
Nguồn: Carroll Archie, 1999
Trách nhiệm kinh tế: Hình thành nền tảng của kim tự tháp, chỉ đơn giản là đề
cập đến việc tạo ra lợi nhuận. Trách nhiệm của bạn là giữ chi phí ở mức tối thiểu,
tối đa hóa doanh thu, đầu tƣ phát triển kinh doanh và trả cổ tức cho chủ sở hữu hoặc
các cổ đông. Có trách nhiệm về mặt kinh tế cũng có nghĩa là bạn có thể tạo ra và
duy trì công ăn việc làm trong cộng đồng, đóng góp sản phẩm, dịch vụ hữu ích,
không gây hại cho xã hội.
Trách nhiệm pháp lý: Đây là yêu cầu tối thiểu đối với một doanh nghiệp tuân
thủ pháp luật. Ở nhiều quốc gia, điều này có nghĩa là trung thực về những sản phẩm
hoặc dịch vụ doanh nghiệp bán, giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng, không
phá hủy môi trƣờng và đóng thuế. Ít nhất, đó là bảo vệ tổ chức tránh khỏi việc bị
phạt hoặc truy tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận và danh tiếng của công ty thậm chí dẫn
đến phá sản.
Trách nhiệm đạo đức: Điều này là sự mở rộng nghĩa vụ, thực hiện những
việc đúng đắn và công bằng, ngay cả khi không bắt buộc phải tuân theo luật pháp.
26
Để tham gia vào trách nhiệm này, doanh nghiệp sẽ cần đến quan điểm “Đạo đức”
mà Carroll đề cập đến.
Ví dụ, trên quy mô nhỏ hơn, hỗ trợ làm việc linh hoạt cho các thành viên trong
nhóm để họ có thể rèn luyện trách nhiệm chăm sóc đối với công việc của mình.
Một số vấn đề đạo đức có thể khó. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sản xuất sản
phẩm an toàn và hiệu quả, bán với giá cả hợp lý và đối xử tốt với nhân viên. Nhƣng
nếu đó là mặt hàng thực phẩm chứa nhiều đƣờng – doanh nghiệp có nên thay đổi
công thức ?
Trách nhiệm từ thiện: Đây là trách nhiệm cao nhất, vƣợt xa mọi kỳ vọng.
Trách nhiệm này đề cập đến việc trở thành một “Công dân tốt”, tích cực cải thiện
thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho phép các thành viên trong nhóm tham gia chƣơng
trình tình nguyện trong thời gian làm việc, tài trợ cho sáng kiến cộng đồng, cung
cấp, tƣ vấn kiến thức chuyên môn cho những tổ chức phi lợi nhuận – hoặc trong
trƣờng hợp của Unilever là giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
* Tiếp cận theo các bên liên quan
Theo Matten và Moon (2005) thì “Các bên liên quan, ảnh hƣởng và hƣởng
lợi của việc thực thi trách nhiệm xã hội có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh
nghiệp, ngƣời lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tƣợng khác nhƣ
cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc
tế”. Theo hình 1.2, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức
hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với ngƣời lao động, có trách nhiệm bảo vệ
môi trƣờng, trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng và
trách nhiệm với nhà cung ứng.
Hình 1.2. Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội theo Matten và Moon
Nguồn: Matten và Moon, 2005 [33].
27
Trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ đã đƣợc xác định trong giá trị cốt lõi, sứ
mệnh, mục tiêu cơ bản, phƣơng châm hành động của các doanh nghiệp, có vai trò
định hƣớng cho các hoạt động cụ thể:
- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Trách nhiệm đối với cộng đồng thể hiện
nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp qua những đóng góp thiết thực cho cộng đồng
và xã hội. Nhƣ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phƣơng; Hỗ trợ phát triển
cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo; Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các
hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao: Giúp đỡ những ngƣời có hoàn cảnh khó
khăn, bệnh tật, trẻ em mồ côi, khuyết tật, cơ nhỡ…
- Trách nhiệm đối với môi trường: Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho
rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chƣơng trình hoặc
hỗ trợ các đối tƣợng xã hội có hoàn cảnh khó khăn nhƣ những ngƣời tàn tật, trẻ em
mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào gặp
lũ lụt, thiên tai… Điều này là đúng nhƣng chƣa đủ. Mặc dù các hoạt động xã hội là
một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp nhằm đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng ngƣời lao động, gia đình họ, cộng đồng
và xã hội để cải thiện chất lƣợng cuộc sống…, nhƣng quan trọng hơn, một doanh
nghiệp phải dự đoán và đo lƣờng đƣợc những tác động về môi trƣờng của doanh
nghiệp và áp dụng các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu những tác động của
hoạt động kinh doanh tới môi trƣờng.
- Trách nhiệm đối với khách hàng: Mọi quy định, chính sách áp dụng trong
doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của khách trên cơ sở tôn trọng
tính cách cá nhân về nền văn hóa đặc trƣng của họ. Nhƣ đảm bảo an ninh, an toàn
cho khách hàng, doanh nghiệp phải luôn đặt sự an toàn của khách lên vị trí hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các
sản phẩm, đồ dùng an toàn, thân thiện với môi trƣờng.
- Trách nhiệm đối với người lao động: Thể hiện qua việc xây dựng môi
trƣờng làm việc chuyên nghiệp, văn minh, không khí tập thể thân thiện, cởi mở.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động, tạo việc làm với thù lao
xứng đáng, cơ hội việc làm nhƣ nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, đảm
bảo quyền riêng tƣ ở nơi làm việc.
28
- Trách nhiệm đối với các bên liên quan: Thể hiện chủ yếu giữa doanh
nghiệp với các nhà quản lý Nhà nƣớc của doanh nghiệp tại địa phƣơng, các đối tác,
nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh.
Với mục tiêu phát triển sâu, rộng và bền vững, trách nhiệm xã hội đƣợc thể
hiện đa dạng và đƣợc quản lý toàn diện trong các doanh nghiệp này với nhiều hoạt
động thiết thực hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, phục vụ khách hàng, tôn trọng
chủ đầu tƣ và đối tác.
Với hai cách tiếp cận trên thì cách tiếp cận thứ 2 đƣợc các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay dùng phổ biến nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Trong luận văn này tác giả chọn cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận các
đối tƣợng tác động của trách nhiệm xã hội để nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao.
1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort
Kế thừa các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tiếp tục tìm hiểu trách nhiệm xã hội
của resort. Nghiên cứu này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần:
Ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng địa phƣơng, chủ đầu tƣ và các
bên liên quan (Hình 1.3).
Hình 1.3. Mô hình trách nhiệm xã hội của các Resort
29
* Trách nhiệm đối với người lao động: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một
trong những đãi ngộ đƣợc sử dụng để tạo động lực cho ngƣời lao động chính là các
hoạt động trách nhiệm xã hội do các doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm xã hội có
ảnh hƣởng tích cực đến sự gắn kết, khả năng tuyển dụng, mức độ thỏa mãn, sự
trung thành và cam kết của ngƣời lao động với doanh nghiệp [24, tr.836 - 863].
Trên thị trƣờng ngày nay, các resort đang đứng trƣớc thách thức phải tăng cƣờng tối
đa hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ, tới các phƣơng thức marketing cũng nhƣ các
quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt đƣợc điều này, các doanh nghiệp resort phải dựa
vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “Ngƣời lao động”. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích to lớn, trong kinh doanh resort cần thực hiện tốt
trách nhiệm đối với ngƣời lao động. Trách nhiệm này đƣợc thể hiện ở nhiều mặt
nhƣ sau: Resort cần phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật
về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân
thiện, tốt đẹp trong nội bộ resort.
* Trách nhiệm đối với khách hàng: Trong kinh doanh resort, trƣớc thị trƣờng
có quá nhiều sự lựa chọn, tâm lý của khách hàng thƣờng tìm kiếm, so sánh và cân
nhắc rất kỹ lƣỡng. Trung thực ngay từ ban đầu, nhiệt tình, khách quan và luôn dành
cho khách hàng sự thoải mái khi lựa chọn là việc mà các resort nên làm. Trong kinh
doanh du lịch nói chung và resort nói riêng, sự chu đáo, kỹ lƣỡng đến từng chi tiết
nhỏ, tôn trọng lời hứa và thực hiện đúng những gì đã cam kết là những việc làm đầu
tiên thể hiện trách nhiệm. Sự hài lòng của khách hàng đƣợc xem nhƣ chìa khóa
thành công cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phục vụ để khách hàng hài lòng là cơ
sở quan trọng góp phần gia tăng lòng trung thành của khách hàng, qua đó nâng cao
năng lực cạnh tranh, giúp resort mở rộng đƣợc thị trƣờng.
* Trách nhiệm đối với môi trường: Bảo vệ môi trƣờng ở thời đại nào, thời
điểm nào của mỗi quốc gia cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày nay có nhiều
cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm
tăng nguy cơ xói mòn đƣờng bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nƣớc thải
chƣa qua xử lý từ các cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trƣờng, làm
tăng mức độ hữu cơ nƣớc biển ven bờ. Chính vì vậy, chúng ta cần đồng thời chú
trọng đến những tác động của du lịch đến môi trƣờng, và sử dụng tài nguyên môi
30
trƣờng quốc gia một cách có trách nhiệm. Những gì chúng ta làm hôm nay không
chỉ ảnh hƣởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ tiếp theo.
* Trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương: Trách nhiệm với cộng đồng là
trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần
nhất là địa phƣơng nơi resort hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi
trƣờng văn hóa - kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ trách nhiệm đối với
môi trƣờng là trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng xung quanh hoặc ít nhất không vì lý
do kinh tế mà gây ảnh hƣởng xấu tới môi sinh; Sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên…
* Trách nhiệm đối với chủ đầu tư và các bên liên quan: Ngoài việc thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng
địa phƣơng thì chủ đầu tƣ, nhà cung ứng là một trong những bên liên quan đảm bảo
cho sự thành công trong kinh doanh của resort. Do vậy resort phải đảm bảo thúc đẩy
việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tin cậy với các bên liên quan.
Resort cũng phải có những chính sách đảm bảo trung thực, công bằng trong các hợp
đồng, cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả, cũng nhƣ phối hợp với các
đối tác khác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới kịp thời.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã đƣa ra đƣợc khái niệm resort, đặc điểm vai trò của resort, các
loại hình resort và thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam. Đồng thời đƣa ra các
khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những lợi ích của doanh nghiệp
từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Đóng góp cơ bản của Chƣơng 1 là việc xây
dựng nội hàm, mô hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. Từ
đó đƣa ra đƣợc bản chất của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort.
Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chƣơng 1, chƣơng 2 sẽ tiến hành phân tích đánh
giá cụ thể thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của 2 resort tiêu biểu là Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
31
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG
2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam
Các resort Việt Nam đều thuộc cơ sở lƣu trú hạng cao sao, từ 3 sao trở lên
chiếm tới 73% tổng số resort đƣợc xếp hạng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của
hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng đang có xu
hƣớng gia tăng trong một vài năm trở lại đây. Với lợi thế bờ biển dài và đẹp, nằm ở
vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam có khả năng to
lớn để phát triển ngành du lịch biển và có thể trở thành mảnh đất trù phú cho các
khu nghỉ dƣỡng cao cấp nhất khu vực.
Bảng 2.1. Hệ thống các resort của Việt Nam
Thời điểm: Tính đến tháng 9 năm 2019
Xếp hạng Số lƣợng resort
5 sao 110
4 sao 146
3 sao 126
2 sao 36
1 sao 2
Không xếp loại 72
Nguồn: Booking.com
* Đặc điểm:
- Về hình thức tổ chức kinh doanh: Chủ yếu là hình thức liên doanh nƣớc
ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nhƣ vậy tạo điều kiện cho những
tập đoàn chuyên kinh doanh resort nhƣ Six Senses, IHG, Mian đem tới kinh nghiệm
quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động của các khu resort.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort ở Việt Nam thƣờng hƣớng tới những
phong cách thiết kế tự nhiên, xa khu dân cƣ. Hệ thống phòng ốc bên trong resort
đƣợc thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, với những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Hệ
thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng mà còn
phát triển các dịch vụ của khách hàng nhƣ hội thảo, hội nghị…
32
- Về các loại hình dịch vụ: Ngoài cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi xung
quanh khu resort còn nhiều dịch vụ vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, massage, phòng tập
thể hình, khu biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực…
- Về giá cả dịch vụ: Các resort thƣờng đƣợc xây dựng rất sang trọng theo tiêu
chuẩn từ 4-5 sao. Tại đây nhà cung cấp sản phẩm cung cấp các dịch vụ cao cấp đến
khách hàng. Thông thƣờng thì resort thƣờng đƣa ra các sản phẩm trọn gói đến
khách hàng (Giá trọn gói có thể gồm việc đƣa đón, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, thẩm
mỹ…) chính vì vậy mà giá cả ở resort thƣờng rất cao.
- Về đối tƣợng khách hàng: Đối tƣợng phục vụ của resort chính là những
khách hàng có tiềm lực về kinh tế nhƣ: doanh nhân thành đạt, du khách yêu thích
nghỉ dƣỡng, nhà đầu tƣ…
- Về cách thức tổ chức quản lý: Thƣờng áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập
đoàn nƣớc ngoài, trong đó một số resort đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý
công tác môi trƣờng.
- Về chất lƣợng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở hạng cao sao nên chất
lƣợng tuyển chọn ngƣời lao động đƣợc chú trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ
của cơ sở.
* Hạn chế
- Các khu resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thƣờng ở xa
khu trung tâm, xa thành phố lớn. Nên khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc sạch cũng
nhƣ khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lƣợng còn gặp khó khăn. Chính vì
vậy mà các resort thƣờng chịu chi phí cao trong quá trình vận chuyển thực phẩm.
- Công suất hoạt động của nhiều resort chƣa cao, chịu ảnh hƣởng rõ rệt của
tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thƣờng đi nghỉ vào thời điểm hè.
- Ở một số resort có tỷ lệ ngƣời lao động thƣờng là ngƣời địa phƣơng nên
gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ.
- Do các resort thƣờng nằm gần các tài nguyên du lịch nên công tác bảo vệ
môi trƣờng phải đƣợc đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của các resort
không gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng thiên nhiên. Tuy vậy, chƣa đầu tƣ
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống
xử lý rác thải.
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269
Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269

More Related Content

What's hot

Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường ThanhNâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường ThanhYenPhuong16
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha TrangQuản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trangluanvantrust
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...nataliej4
 
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...luanvantrust
 

What's hot (20)

Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
Báo cáo Thực trạng và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại tạ...
 
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...
Đề tài Thực trạng kinh doanh du lịch của hệ thống khách, sạn nhà nghỉ ở Cát B...
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường ThanhNâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạnBáo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha TrangQuản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ LỄ TÂN tại khách sạn Palace
Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ LỄ TÂN tại khách sạn PalaceMột số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ LỄ TÂN tại khách sạn Palace
Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ LỄ TÂN tại khách sạn Palace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAYĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour, HAY!
 
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...
Chiến lược thích nghi của Tập đoàn Quốc tế Marriott tại Việt Nam trường hợp K...
 
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
ĐỀ TÀI: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà HÀNG, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
 
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn PalaceĐề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
 

Similar to Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269

Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYĐề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...https://www.facebook.com/garmentspace
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269 (20)

Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYĐề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
 
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Báo Cáo Thực Tập Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Mini
Báo Cáo Thực Tập Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn MiniBáo Cáo Thực Tập Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Mini
Báo Cáo Thực Tập Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Mini
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại khánh hòa – lựa chọn trường hợp six senses ninh vân bay và amiana resort nha trang 8072269

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA - LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - Năm 2021
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA - LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG Chuyên ngành: Du lịch Mã số : 8810101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUNG Hà Nội - Năm 2021
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp, các bạn, các tổ chức và cá nhân. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Dung đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô khoa Du lịch học đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích để tôi có thể vững vàng trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn. Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quan lý, Phòng Nhân sự, Phòng Kế toán của hai resort, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Du lịch Tỉnh Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện, cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, do điều kiện chủ quan và khách quan, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 20210 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hạnh
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................6 6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................7 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH RESORT.................................................................................................................................................8 1.1. Resort và kinh doanh resort .............................................................................8 1.1.1. Khái niệm resort........................................................................................8 1.1.2. Kinh doanh resort .....................................................................................9 1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort.............................................................10 1.1.4. Các loại hình resort ................................................................................13 1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort....................................18 1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội..................................................................18 1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp........20 1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội .......23 1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..........................................25 1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort .................................................28 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.....................................................................................................................30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SIX SENSESNINHVÂNBAYVÀAMIANARESORTNHATRANG......................................31 2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam ...................................................31 2.2. Tổng quan về các resort 5 sao tại Khánh Hòa................................................33 2.3. Giới thiệu về 2 resort lựa chọn nghiên cứu....................................................34 2.3.1. Six Senses Ninh Vân Bay.........................................................................34 2.3.2. Amiana Resort Nha Trang ......................................................................43 2.4. Trách nhiệm đối với cộng đồng của các resort ..............................................50 2.4.1. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.................50
  • 5. 2.4.2. Hỗ trợ cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo.....................................51 2.4.3. Hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao....................................................................................................................52 2.5. Trách nhiệm đối với môi trƣờng của các resort.............................................53 2.5.1. Hoạt động bảo vệ môi trường .................................................................54 2.5.2. Hoạt động tiết kiệm năng lượng..............................................................60 2.6. Trách nhiệm đối với khách hàng của các resort............................................61 2.6.1. Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt.............................................................62 2.6.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng ............................................66 2.6.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm....................................................................67 2.7. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động của các resort.......................................68 2.7.1. Trách nhiệm trong sử dụng người lao động ...........................................68 2.7.2. Trách nhiệm trong đào tạo, phát triển người lao động ..........................70 2.7.3. Trách nhiệm trong đánh giá người lao động..........................................72 2.7.4. Trách nhiệm trong đãi ngộ người lao động............................................73 2.8. Trách nhiệm xã hội đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan ........................78 2.9. Đánh giá chung về hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort tại Khánh Hòa .......................................................................................................79 2.9.1. Những thành công cơ bản.......................................................................79 2.9.2. Những tồn tại cần khắc phục ..................................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.....................................................................................................................82 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA........................................................................83 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của các resort ở Khánh Hòa trong thời gian tới (Mục tiêu đến năm 2030 và định hƣớng đến 2045).................................83 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang – Khánh Hòa...............................................................................................86 3.2.1 Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana Resort Nha Trang............................................................................86 3.2.2. Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang – Khánh Hòa ........................................................................................................87 3.3. Một số khuyến nghị........................................................................................93
  • 6. 3.4. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................94 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.....................................................................................................................95 KẾT LUẬN..........................................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................98 PHỤ LỤC............................................................................................................................................101
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nƣớc đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nó cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Việt Nam cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dƣỡng ra đời khiến cho thị trƣờng này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khách sạn mini cho đến khách sạn cao cấp 5 sao đều cố gắng tối ƣu dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cùng với đà tăng trƣởng nhanh chóng và những kết quả đạt đƣợc, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành đƣợc ghi nhận là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng nhƣ các lợi ích trong tƣơng lai. Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hƣớng bao trùm trong chính sách của nhà nƣớc hiện nay, thì việc đƣa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào hành động là con đƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Bƣớc chân vào xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức, các doanh nghiệp hiểu rằng xây dựng thƣơng hiệu thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lƣợc liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Một hệ thống trách nhiệm xã hội tƣơng thích với việc thực thi chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không lành mạnh hoặc không triệt để, đúng hƣớng có thể làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
  • 8. 2 Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, song ở Việt Nam thuật ngữ này vẫn còn tƣơng đối mới, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn do ngƣời Việt Nam đầu tƣ và trực tiếp điều hành. Six Senses Ninh Vân Bay là resort 5 sao quốc tế, thuộc tập đoàn InterContinental Hotels Group, nằm ở Vịnh Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa, là resort đƣợc xếp hạng trong danh sách 101 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2006. Một trong những tiêu chuẩn của khu nghỉ dƣỡng cao cấp vào loại bậc nhất này đó là tuyệt đối bảo tồn thiên nhiên, thân thiện với môi trƣờng. Amiana resort Nha Trang là resort 5 sao đƣợc thành lập bởi nhóm Việt kiều cùng chí hƣớng sinh sống và làm việc tại Cộng Hòa Liên Bang Đức vào những năm thập niên 90. Từ lúc ra đời cho đến nay resort đã thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững, giải quyết lƣợng lớn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trường hợp Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm nghiên cứu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại hai resort từ đó đƣa ra những kinh nghiệm và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa. 2. Lịch sử nghiên cứu Trách nhiệm xã hội (Coporate Social Responsibility – CSR) là một thuật ngữ ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho tới ngày nay giới khoa học vẫn chƣa đi đến thống nhất về các mối quan hệ giữa các thành tố trong phạm trù trách nhiệm xã hội. Chính vì thế nó đã trở thành một chủ đề gây tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua. Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”. Archie Carroll đã lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện. Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng nhƣ đƣa ra những điều luật về trách nhiệm xã hội đầu tiên trên thế giới. Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động đƣợc giới thiệu tới công chúng (Responsible Care) [9, tr.3].
  • 9. 3 Vào những năm 1990, trách nhiệm xã hội đã đƣợc tổ chức hóa thành các tiêu chuẩn nhƣ ISO 14001 (Chứng nhận quản lý môi trƣờng) và SA 8000 (Cải thiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động), những bản hƣớng dẫn nhƣ “Hƣớng dẫn chủ động báo cáo toàn cầu” (Golbal Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị công ty nhƣ báo cáo Cadbury (Anh, 1992) và báo cáo King (Nam Phi, 1995). Bài viết “The social responsibility of business is to increase its profit” (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp), Fredman Milton (1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970. Bài báo cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trƣờng là cạnh tranh trung thực và công bằng. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nƣớc, nên ngƣời chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông [30, tr.122 – 124]. Sang thế kỷ XXI, một loạt các hƣớng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đƣợc ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về trách nhiệm xã hội” (The A to Z of corporate social responsibilities) của Wayne Visser và cộng sự năm 2007. Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội sau này đƣợc sử dụng rộng rãi để mô tả sự kết hợp giữa kinh tế, môi trƣờng và các nỗ lực của một doanh nghiệp. Những điều này ngày càng đƣợc các doanh nghiệp du lịch chú trọng để xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh. Đa số các bài nghiên cứu trực tiếp thảo luận về tác động của trách nhiệm xã hội lên các khía cạnh của tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau. Bài viết “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches” (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Ba cách tiếp cận chính), Duane Windsor (2006) đăng trên Journal of Management Studies. Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trƣớc đó để đúc kết ra ba phƣơng pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “Công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: Sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng một “Công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hƣởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lƣợc [34, tr.93 – 114]. Manuela Weber (2008) “The business case for corporate social responsibility: A company-level measurement approach for CSR” (Trƣờng hợp kinh
  • 10. 4 doanh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Phƣơng pháp đo lƣờng cấp công ty đối với CSR). Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi làm thế nào để tính toán đƣợc ảnh hƣởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội đến doanh nghiệp. Sử dụng mô hình các bƣớc đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong công việc này [33, tr 247 - 261]. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực dịch vụ phát triển rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thì vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ cũng xuất hiện và ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong nƣớc ở lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ. Bài viết “Trách nhiệm xã hội của các khách sạn Việt Nam” trên Tạp chí Du lịch Việt Nam của tác giả Trần Thị Thu Thảo (2010) có nhận định rằng: “Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các khách sạn thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng với yêu cầu của đối tác, của khách hàng; Giữa lợi ích của khách sạn với lợi ích của xã hội; Giữa quyền lợi của ngƣời lao động với quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động… Khi đáp ứng tốt các yêu cầu này, năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế của các khách sạn sẽ đƣợc cải thiện; Luật pháp của quốc gia đƣợc thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan tham gia cũng đƣợc bảo đảm [14, tr.31 – 33]. Bài viết “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Lợi ích đối với doanh nghiệp” của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2013). Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện CSR và những lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó đƣa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam.
  • 11. 5 Bài viết “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu trƣờng hợp các khách sạn thuê thƣơng hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội” của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014). Từ nghiên cứu tình huống, hai tác giả này suy rộng ra các lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thƣơng hiệu. Nhấn mạnh thƣơng hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và trách nhiệm xã hội có thể giúp gia tăng thƣơng hiệu rất đáng kể. Cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao, đặc biệt tại Tỉnh Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm đến du lịch đa dạng dịch vụ và mô hình nghỉ dƣỡng nhờ sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi. Việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trƣờng hợp Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang” của tác giả là có cơ sở khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đƣa ra đề xuất nhằm tăng cƣờng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort này nói riêng và trong các resort tại Nha Trang – Khánh Hòa nói chung. * Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định nhƣ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của các resort. - Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. - Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hai resort này và vận dụng trong kinh doanh khách sạn tại Khánh Hòa nói chung.
  • 12. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của hai resort: Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội ở hai resort trong giai đoạn 2018 – 2020. Về nội dung: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của hai resort tại Khánh Hòa là Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Sở dĩ tác giả lựa chọn hai resort này với mục đích là nhằm so sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội giữa resort ở đất liền do nhóm Việt kiều quản lý (MIAN Group) và resort ở đảo do tập đoàn quốc tế quản lý (IHG). Đây là phạm vi tƣơng đối rộng, do thời gian không cho phép, việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ khả năng còn hạn chế, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu năm nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với cộng đồng địa phƣơng, trách nhiệm đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan và trách nhiệm đối với môi trƣờng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi khảo sát tại 2 resort đã lựa chọn. Tác giả nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort qua vai trò của khách hàng, nhân viên, đối tác, xã hội, cộng đồng dân cƣ. Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu với các đối tƣợng là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có đƣợc những ý kiến khách quan phục vụ cho đề tài, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu tại 2 resort lựa chọn điển hình về vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng thực hiện phỏng vấn là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng. Nội dụng phỏng vấn đề cập đến các khía cạnh về chính sách với cộng đồng địa phƣơng, và hoạt động bảo vệ môi trƣờng. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phƣơng pháp phỏng vấn viết, không thực hiện câu hỏi bằng lời, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo
  • 13. 7 một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng theo một trật tự logic và theo nội dung nhất định. Trên cơ sở khảo sát, xác định đối tƣợng và nội dung cần điều tra để thực hiện mục tiêu đề tài. Việc điều tra đƣợc tiến hành đối với ngƣời lao động và khách hàng trong 2 resort nghiên cứu. Sau đó thiết kế bảng hỏi với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian với các đối tƣợng là ngƣời lao động và khách hàng. - Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội cũng nhƣ các khảo sát thực tế. Phân tích để thấy đƣợc mức độ, chiều sâu của vấn đề đƣợc đề cập. 6. Những đóng góp của đề tài * Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần hệ thống và củng cố lý thuyết về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. * Ý nghĩa thực tiễn + Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội Resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. + Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Khánh Hòa, giúp các resort nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng và lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. + Góp phần định hƣớng cho các resort và các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, v.v…luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao tại Khánh Hòa.
  • 14. 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH RESORT 1.1. Resort và kinh doanh resort 1.1.1. Khái niệm resort Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời càng đƣợc nâng cao. Nhƣng sự phát triển cũng làm gia tăng áp lực cuộc sống và vì vậy có đƣợc một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thƣ giãn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống trở thành nhu cầu bức thiết. Sự ra đời của resort đã đáp ứng nhu cầu này của con ngƣời. Khởi thủy của khái niệm “Resort” là nơi chữa bệnh. Lâu dần resort đã trở nên không còn độc quyền cho ngƣời chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách. Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình lƣu trú du lịch, nghỉ dƣỡng cao cấp và thƣ giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng tự nhiên. Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dƣỡng” (Resort) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX ở tỉnh Bình Thuận, sau kỳ Nhật thực. Từ đó đến nay, loại hình lƣu trú gọi là “Khu nghỉ dƣỡng” xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng cho những bãi cát vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành. Đặc biệt là ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khí hậu nên có thể hoạt động suốt năm. Và Mũi Né đã trở thành “Thủ đô Resort” của Việt Nam. Theo Wikipedia “Resort là một khu nghỉ mát có quy mô lớn cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của khách du lịch, chẳng hạn như ăn, uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, v.v” [36]. Resort thƣờng đƣợc quy hoạch thành khu thƣơng mại khép kín, trong đó cung cấp hầu hết mong muốn của du khách, từ thức ăn, đồ uống, chỗ ở, nơi tập thể thao, vui chơi giải trí và mua sắm. Thuật ngữ này đôi khi đƣợc sử dụng để chỉ một khách sạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghỉ dƣỡng, đặc biệt là vui chơi giải trí của du khách. Đối với một resort, tính năng chủ yếu nhất là lƣu trú chứ không phải một tổ hợp thƣơng mại.
  • 15. 9 Peter Murphy (2008), trong một nghiên cứu về ngành giải trí và khoa học xã hội, cho rằng “Resort là một doanh nghiệp được thiết kế để thu hút, tổ chức và làm thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách khiến họ quay trở lại hoặc trở thành đại sứ tốt cho resort. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra được những trải nghiệm khác biệt cho du khách” [32, tr.9]. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391-2015 về xếp hạng khách sạn, resort là một loại hình khách sạn với tên gọi là khách sạn nghỉ dƣỡng và đƣợc định nghĩa: "Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan,... của khách” [20, tr.5]. “Resort” là một cơ sở kinh doanh lƣu trú với các nhiệm vụ sau: (1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong lành để tạo sự thoải mái. (2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để khách vừa nghỉ dƣỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phƣơng. (3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo để mang lại sự thƣ thái. (4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và phục hồi sức khỏe. (5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá tính khách hàng, để họ luôn có cảm giác đƣợc chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và đƣợc coi trọng [18, tr. 6-7]. 1.1.2. Kinh doanh resort Dƣới góc độ pháp lý theo Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh đƣợc hiểu là: “ Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận” [7, tr.3]. Dựa trên cách hiểu về “Kinh doanh” trong luật doanh nghiệp, kết hợp với khái niệm của “Resort” đã đƣợc bàn luận trong phần 1.1.1.1, thì kinh doanh resort
  • 16. 10 đƣợc hiểu là “Việc cung ứng một chuỗi các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch, với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận” [16, tr.20]. Khi nghiên cứu về resort, Peter Murphy (2008) đã nhìn nhận resort là một doanh nghiệp, luôn nỗ lực cung ứng các dịch vụ toàn diện nhằm đạt đƣợc 4 mục tiêu: (1) Tạo ra lợi nhuận; (2) Phát triển một loại sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh; (3) Phát triển một lực lƣợng lao động có tay nghề và chu đáo; (4) Hoạt động kinh doanh luôn bền vững; Cách nhìn nhận của Peter Murphy cho thấy ông khẳng định resort là doanh nghiệp, hoạt động của resort là hoạt động kinh doanh có mục đích. 1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort Kinh doanh resort là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù riêng biệt của hoạt động du lịch. Cũng nhƣ các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh resort đòi hỏi những điều kiện nhất định và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố tại điểm du lịch. Để đƣa ra đƣợc các chính sách quản lý phù hợp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các chủ resort phải hiểu rõ các đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này. Xét về mặt lý thuyết, kinh doanh resort có một số đặc điểm nhƣ sau: * Kinh doanh resort phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Hoạt động kinh doanh lƣu trú nói chung và kinh doanh resort nói riêng chỉ có thể đƣợc tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch. Bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố tạo ra sự thúc đẩy, thôi thúc và thu hút con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đi du lịch. Đối với kinh doanh resort, tài nguyên có một giá trị đặc biệt quan trọng khi resort chỉ xây dựng đƣợc ở những nơi có bãi biển đẹp, cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành. Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với đối tƣợng khách du lịch nghỉ dƣỡng khác nhau. Sự đa dạng của các loại hình resort thông qua sự phong phú của tài nguyên du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất mạnh đến quyết định đầu tƣ và các chính sách kinh doanh của các khu nghỉ dƣỡng tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở những nơi có bãi biển đẹp, biển xanh, cát trắng, nắng vàng và khí hậu ôn hòa quanh năm nhƣ Nha Trang sẽ là nơi lý tƣởng để đầu tƣ xây dựng resort biển. Còn ở những nơi núi non hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu mát lạnh nhƣ Đà Lạt sẽ phù hợp để xây dựng resort miền núi, phục vụ những du khách ở
  • 17. 11 đồng bằng muốn thay đổi môi trƣờng sống…Sản phẩm kinh doanh chiến lƣợc của resort qua đó cũng thay đổi theo. Với resort biển, sản phẩm chiến lƣợc sẽ là loại phòng hƣớng biển, các món ăn hải sản độc đáo và các môn thể thao trên nƣớc nhƣ nhảy dù, lƣớt sóng…Ngƣợc lại, với resort miền núi, sản phẩm thu hút du khách nhất là không gian sống thơ mộng, ẩm thực núi rừng và các dịch vụ giải trí nhƣ bắn súng, cƣỡi ngựa… Ngoài ra, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định đến quy mô, sự lựa chọn thứ hạng và chất lƣợng dịch vụ của resort ở nơi đó. Và ngƣợc lại, khi các điều kiện khách quan (Tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ,…) tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại một điểm đến, đã tác động đến cầu du lịch. Khi đó, chính sách kinh doanh của các resort cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Sự phụ thuộc của kinh doanh resort vào tài nguyên du lịch đã đặt ra những thách thức lớn trong công tác quy hoạch và phát triển resort của các nhà quản lý du lịch. Trong công tác quy hoạch: Số lƣợng, quy mô và thứ hạng của resort phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại điểm đến. Còn việc phát triển resort phải luôn tôn trọng nguyên tắc phát triển bền vững để không làm tổn hại đến tài nguyên du lịch. * Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Resort đƣợc coi là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Do vậy các thiết bị đƣợc đầu tƣ và lắp đặt trong resort phải thực sự sang trọng, đẳng cấp, hoàn hảo để thỏa mãn tối đa kỳ nghỉ của du khách. Những yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm đã làm chi phí đầu tƣ ban đầu của các resort rất lớn. Hiện nay, mức đầu tƣ xây dựng một resort tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo sát của Vụ khách sạn, Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tƣ cho một phòng của resort trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu đồng/phòng hạng 3 sao [16, tr.22]. Mặt khác chi phí đầu tƣ ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng xá dẫn đến và đƣờng xá đi lại bên trong khuôn viên khu resort, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống cung cấp điện và bƣu chính viễn thông… Đặc biệt do các khu nghỉ dƣỡng thƣờng nằm cách xa khu trung tâm và dàn trải trong một diện tích rộng lớn. Các chi phí cho đất đai để
  • 18. 12 xây dựng resort nhƣ chi phí mua quyền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng trƣớc khi xây dựng cũng rất lớn. Bên cạnh đó, các resort phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tƣ rất lớn cho hoạt động duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên để duy trì trạng thái làm việc luôn tốt của cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ đặc điểm này của kinh doanh resort, các cơ quan quản lý du lịch khi làm quy hoạch phải chú ý tính toán số lƣợng và thứ hạng resort sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững quốc gia. Đồng thời cũng cần phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ có năng lực tài chính đầu tƣ vào các resort có thứ hạng cao ở những nơi có tiềm năng phát triển tốt. * Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp cao Kinh doanh resort là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ của các khu resort chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra. Với thứ hạng và đẳng cấp cao nhƣ resort, dịch vụ đƣợc cung cấp đòi hỏi phải có chất lƣợng rất cao và không cho phép có lỗi. Để đạt đƣợc điều đó, nhân viên trong resort phải đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa cao, mỗi ngƣời chỉ tận tâm vào một công việc duy nhất. Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các bộ phận hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Đó là lý do tại sao các resort buộc phải sử dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn bất cứ loại hình lƣu trú du lịch nào. Số lƣợng nhân viên phục vụ cũng tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng resort. Thêm vào đó, thời gian lao động trong các resort bị phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Nó thƣờng kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần, 30/30 ngày mỗi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (Đối với các resort hoạt động quanh năm). Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh resort phải sử dụng một số lƣợng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa vụ chính. Đặc điểm này đã khiến cho các resort phải luôn đối mặt với khó khăn về chi phí lao động trực tiếp quá lớn mà rất khó giảm thiểu. Với vị trí nằm xa khu trung tâm đô thị lớn (Nguồn cung cấp lao động du lịch có chất lƣợng cao), lại hoạt động theo thời vụ nên các resort thƣờng cũng phải sử dụng lao động là ngƣời dân địa phƣơng. Họ thƣờng không đƣợc đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất hạn chế về ngoại ngữ. Vì vậy, các khu nghỉ dƣỡng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo kỹ năng
  • 19. 13 nghề nghiệp và ngoại ngữ trƣớc khi tuyển mộ để họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu tối thiểu về chất lƣợng dịch vụ. Đặc điểm này đã cho thấy sự gắn kết giữa việc phát triển lĩnh vực kinh doanh resort với sự phát triển của kinh tế địa phƣơng. Các nhà quản lý du lịch ở địa phƣơng cần có các chính sách ƣu tiên để thu hút các dự án kinh doanh resort nhằm giải quyết một lƣợng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng. * Kinh doanh resort chịu tác động của một số quy luật Cũng giống nhƣ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trong ngành kinh tế, kinh doanh resort chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của một số quy luật nhƣ: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế, quy luật tâm lý…Điển hình nhƣ giá trị và sức hấp dẫn của một resort bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp đi lặp lại theo mùa của nhân tố thời tiết, khí hậu trong năm. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong tổ chức hoạt động kinh doanh của các resort. Ví dụ ở các resort biển, mùa hè là mùa cao điểm nên hoạt động hết công suất. Nhƣng sau ba tháng hè, lƣợng khách giảm rõ rệt và đến mùa đông, resort biển gần nhƣ hoạt động theo kiểu duy trì. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý resort là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh để đƣa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Còn đứng trên góc độ của địa phƣơng – nơi resort đứng chân, đặc điểm về tính quy luật trong kinh doanh resort gây khó khăn không nhỏ trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Resort hoạt động theo mùa có thể gây ra hiện tƣợng thất nghiệp hàng loạt theo chu kỳ, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng. Vì vậy những địa phƣơng có resort hoạt động theo mùa vụ cần có chính sách khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình resort. Ngoài ra địa phƣơng nên có các chính sách hỗ trợ resort trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút khách du lịch đến vào các thời điểm khác nhau trong năm. 1.1.4. Các loại hình resort * Phân loại theo vị trí của resort - Resort gần nơi ở thƣờng xuyên của khách Loại hình resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng quê…Điều quan trọng là resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo đƣợc cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó nhƣng không quá xa với nơi
  • 20. 14 ở của khách. Khách của các resort này đa số là khách cuối tuần (Đến vào ngày thứ sáu và đi vào chiều chủ nhật). - Resort ở vùng xa Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ở thƣờng xuyên của khách, thƣờng ở vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh. Khách chọn nơi đây là vì một lý do đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thƣờng ngày, sống tĩnh lặng một thời gian. - Resort cạnh biển Loại hình resort này khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh và bầu không khí trong lành của biển làm nền tảng xây dựng. Tuy nhiên không phải nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải thích hợp cho bơi lội, chơi đƣợc các môn thể thao nƣớc, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn. - Resort gần sông, hồ Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh quan đẹp, không khí trong lành và hạ tầng giao thông thuận lợi. Mặt hồ hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn thoáng để có thể tổ chức đƣợc một số hoạt động thể thao nhƣ trƣợt nƣớc, bay lƣợn, thuyền buồm… So với các resort ở biển thì resort gần sông hồ có giá trị tự nhiên thấp hơn. Do vậy để thu hút đƣợc khách, các resort này thƣờng biến các tiềm năng du lịch địa phƣơng thành sản phẩm liên kết của resort. - Resort ở miền núi Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa. Khách đến với resort ở miền núi là những ngƣời có nhu cầu nghỉ dƣỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một môi trƣờng mới lạ. Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Họ cũng có thể là những ngƣời chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi không khí. Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ƣa thích hoạt động thể thao. Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm (Leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cƣỡi ngựa…) và thƣởng thức ẩm thực miền núi. Điều đặc biệt của các resort ở miền núi là luôn có sự hiện diện những nét văn hóa địa phƣơng của dân tộc ít ngƣời. Nó đƣợc thể hiện qua các hoa văn trang trí,
  • 21. 15 cảnh vật bài trí, thực đơn đặc sản và sản vật đƣợc bày bán trong resort. Do vậy, các resort cần xây dựng đƣợc các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên văn hóa, các nét sinh hoạt độc đáo cho khách. - Resort trên sa mạc Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó. Các resort kiểu này phải đƣợc xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát. Điều kiện nghỉ dƣỡng ở đây không đƣợc nhƣ các loại hình resort khác do bị hạn chế về nƣớc sinh hoạt, thực phẩm… Nhƣng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cƣỡi lạc đà và trƣợt đồi cát. Đó là những trải nghiệm không nơi nào có đƣợc. * Phân loại theo mức độ đầu tư - Resort có quy mô nhỏ (Resort “Gia đình”) Quy mô loại resort này nhỏ (Trên dƣới khoảng 30 phòng), thƣờng do các gia đình địa phƣơng sở hữu và điều hành. Hạn chế của loại hình này thiếu vốn để phát triển, nên chủ yếu chỉ kinh doanh mảng lƣu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết. Họ thƣờng không có các hoạt động vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe đa dạng nhƣ trong resort có quy mô lớn. Tuy nhiên, ƣu thế của loại hình này là giá cả tƣơng đối thấp, lại có thể thƣơng lƣợng đƣợc. Hơn nữa, thái độ chăm sóc của họ rất ân cần nhƣ chăm sóc ngƣời thân từ xa trở về. Thêm vào đó, các sản phẩm ẩm thực luôn đƣợc chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp với những khách hàng khó ăn nhất. - Resort có quy mô trung bình Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng, thƣờng thuộc sở hữu của các công ty. Ở Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta, phƣơng tiện phục vụ lƣu trú không quá sang trọng, đẳng cấp nên phục vụ đƣợc nhiều tầng lớp du khách. Ngoài lối kiến trúc thông thƣờng (Tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng lẻ), trong resort trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du lịch đông ngƣời, không cần tiện nghi cao cấp. Loại phòng này có sức chứa từ 10 đến 15 khách, thƣờng chỉ trang bị quạt máy. - Resort có quy mô lớn Đây là những khu nghỉ dƣỡng có từ 100 phòng trở lên. Ở Việt Nam, nó thƣờng thuộc quyền sở hữu của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
  • 22. 16 (TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ vậy, những tập đoàn chuyên kinh doanh resort có thể đem tới kinh nghiệm quản lý, làm cho chất lƣợng hoạt động của các resort ngày càng chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm chính bao gồm các cơ sở lƣu trú, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ cung cấp phƣơng tiện vận chuyển và giải trí thông thƣờng. Doanh thu của họ cũng có đƣợc từ việc tổ chức các sự kiện, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lƣu niệm hay cho thuê các “Shop” trong khuôn viên resort. - Resort mang tính phức hợp Loại hình resort này thƣờng thấy ở các cƣờng quốc du lịch nhƣ Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Úc…. Nổi tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm Spring, Hawai. Ở Việt Nam có khu nghỉ dƣỡng phức hợp nhƣ: Hoiana hotel & Suite, Topas Ecolodge, Six Senses Côn Đảo…. Đây là các cơ sở nghỉ dƣỡng có quy mô rất lớn. Họ có bãi biển dài gần cả ki lô mét, khuôn viên rộng hàng chục hecta với cảnh quan đẹp và những công viên chuyên đề. Mục đích của những resort này là phục vụ nhiều đối tƣợng khách khác nhau bằng các gói dịch vụ khác nhau. Các gói dịch vụ này đƣợc thiết kế từ các loại hình lƣu trú, ăn uống và dịch vụ giải trí đa dạng trong resort, thích hợp cho mọi túi tiền. * Phân loại theo tiêu chí môi trường - Resort đã ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng” Trên thế giới, đó là các resort đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000, hay “Quản lý môi trƣờng”. Các resort này đƣợc vận hành dƣới sự hƣớng dẫn, kiểm tra và đánh giá của hệ thống EMAS. Nếu làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy chế môi trƣờng, các resort sẽ đƣợc gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green Label), ở châu Âu gọi là “ Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là “Ánh sáng miền Bắc (Nordic Light), ở Thái Lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green Leaf). Còn ở Việt Nam, các resort đƣợc xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ “Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch”. Cái lợi lớn nhất khi resort có “Nhãn hiệu” bảo vệ môi trƣờng là sự hấp dẫn những du khách có khuynh hƣớng thân thiện với môi trƣờng ngày càng nhiều trên thế giới. - Resort chƣa ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng” Các resort này chủ yếu hoạt động dƣới hình thức truyền thống. Do vậy, chƣa quan tâm đến khía cạnh môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh.
  • 23. 17 * Phân loại theo đối tượng khách phục vụ - Resort truyền thống Là những khu nghỉ dƣỡng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí bình thƣờng của khách. - Resort có Casino Là loại hình resort trong đó khách đến với mục đích chơi đánh bài là chính. Còn các sản phẩm lƣu trú, ăn uống chỉ phục vụ việc ăn, nghỉ của khách khi tạm ngừng việc chơi. - Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa Khách đến với những khu nghỉ dƣỡng này chủ yếu là để thăm quan, nghiên cứu các sản phẩm văn hóa. - Resort bệnh viện Ngoài việc cung cấp các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, resort bệnh viện còn có các dịch vụ liên quan đến sức khỏe nhƣ trị bệnh, điều dƣỡng, thủy liệu kế, phẫu thuật thẩm mỹ…Có một số khách đến đây để cai nghiện (Ma túy, thuốc lá…). Nhƣng cũng có khách định kỳ hằng năm đến đây một tuần, vừa để kiểm tra sức khỏe tổng quát, vừa nghỉ dƣỡng. Ngoài nhân viên phục vụ, một bộ phận lớn lao động trong resort là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. - Resort ẩn lánh Là các resort nằm ở rất xa thành phố trong một vùng địa lý đặc thù. Đối tƣợng khách là những ngƣời cần xa lánh gia đình, công việc một thời gian để giảm áp lực công việc, để suy nghĩ cho một quyết định quan trọng hay chỉ đơn giản là tạm lãng quên thực tại. Loại khách này rất thích vƣờn cảnh, trang viên, các môn thể thao nhƣ cƣỡi ngựa, bơi thuyền. Đặc biệt các buổi tập Yoga, thiền định luôn có sức hấp dẫn vì giúp họ củng cố tinh thần. Vì nằm ở quá xa khu dân cƣ nên khách không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài chế độ “Full Board” (Phục vụ 4 bữa ăn trong ngày) mà resort cung cấp. - Resort ẩm thực Là loại hình resort tận dụng lợi thế của sản vật địa phƣơng, đẩy mạnh việc kinh doanh ăn uống trong resort. Resort tự xây dựng thực đơn với những món ăn hoàn toàn khác lạ, mới mẻ mà không nơi đâu có đƣợc, hoặc các món ăn thông thƣờng
  • 24. 18 đƣợc các đầu bếp chế biến theo một hƣơng vị và cách trình bày riêng. Vì vậy, doanh thu đến từ các sản phẩm ẩm thực rất lớn, khoảng 30 – 40% tổng doanh thu. * Phân loại theo thời gian hoạt động - Resort mùa hè Là những khu nghỉ dƣỡng chỉ hoạt động vào các tháng mùa hè và tháng đầu của mùa thu. Còn lại các mùa khác hoạt động kiểu duy trì hoặc thậm chí đóng cửa. - Resort mùa đông Những khu nghỉ dƣỡng này chỉ phục vụ vào mùa đông khi có tuyết, hấp dẫn khách bởi các loại hình thể thao liên quan đến tuyết. Và đƣơng nhiên nó sẽ tạm dừng hoạt động khi tuyết không còn đầy. Ngày nay, với sự ra đời của máy phun tuyết nhân tạo, đã cho phép resort mùa đông kéo dài thời gian hoạt động thêm một tháng vào mùa xuân. Nhƣng đến khi nhiệt độ cao lên nữa, sẽ không thể duy trì đƣợc tuyết nhân tạo, các resort này lại hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa chờ mùa đông năm sau. - Resort hoạt động toàn thời gian Đó là trƣờng hợp của các resort nằm trong miền khí hậu nhiệt đới có khí hậu ấm áp quanh năm. Mặc dù đặc trƣng của miền nhiệt đới là mùa mƣa kéo dài nhƣng nhờ có các hoạt động trong nhà nên hạn chế ảnh hƣởng của mƣa rất nhiều. Một hệ thống mái che tốt trong resort sẽ giúp duy trì liên tục các hoạt động ngoài trời. - Resort chỉ hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ lớn Phần lớn các resort này mang tính gia đình hay của một cộng đồng dân cƣ nhỏ. Khi khách có điều kiện về thời gian, họ tự đến đây để nghỉ ngơi, ăn uống và tổ chức hoạt động giải trí. Khi về, khu resort lại đóng cửa, không đặt vấn đề kinh doanh sinh lợi. 1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort 1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội Nền kinh tế ngày càng phát triển và bƣớc vào thời kỳ hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều lợi thế, cơ hội để phát triển nhƣng đồng thời cũng đặt ra những thách thức vô cùng lớn nếu không kịp thay đổi, thích nghi với điều kiện mới. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh mà còn phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
  • 25. 19 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social Responsibility đƣợc viết tắt là CSR. Hiện nay, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chƣa đƣợc thống nhất, mỗi định nghĩa lại có một ý nghĩa và cách tiếp cận riêng. Đến nay đã tồn tại nhiều cách nhìn nhận về khái niệm trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói riêng dùng để chỉ hoạt động liên quan đến làm từ thiện. Quan niệm này rất phổ biến. Đây là cách hiểu trách nhiệm xã hội truyền thống, theo đó, thực hiện trách nhiệm xã hội là tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội mang tính từ thiện, nhân đạo. Quan niệm này chƣa đầy đủ và thiếu chính xác, vì nó chỉ đề cập đến một loại hoạt động hƣớng ngoại của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp không chỉ hƣớng ra bên ngoài mà còn vì chính mục tiêu lợi ích, giá trị của bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp xem việc làm từ thiện nhƣ là một hình thức quảng cáo cho thƣơng hiệu của mình. Theo Đỗ Hoài Nam (2007): “Trách nhiệm xã hội là ý thức của mọi chủ thể về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với ngƣời khác; Đƣợc biểu hiện thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên. Về thực chất, trách nhiệm xã hội đƣợc hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng nhƣ của xã hội đối với cá nhân” [21, tr.19]. Theo Beyer (1972) và Drucker (1974) doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng; Doanh nghiệp kiếm đƣợc lợi nhuận từ cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội. Do vậy, họ phải có trách nhiệm cải thiện môi trƣờng và các nguồn tài nguyên khác, cũng nhƣ cải thiện mức sống cho toàn xã hội” [35]. Theo Archie Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [27, tr.39 - 48]. Theo Matten và Moon (2004): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trƣờng. Đó là một khái
  • 26. 20 niệm động và luôn đƣợc thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” [31, tr.335 - 356]. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cho rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lƣơng cho ngƣời lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị của xã hội và của môi trƣờng [22, tr.217]. Trong số đó, Ủy ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững cho rằng: “CSR- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cồng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội” [15, tr.232 - 238]. Qua nghiên cứu các khái niệm trên cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Tóm lại, chúng ta có thể đƣa ra khái niệm của nhóm phát triển kinh tế tƣ nhân của Ngân hàng thế giới để thấy rõ hơn về bản chất của trách nhiệm xã hội “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội” [37]. Khái niệm này còn bao quát đƣợc khá đầy đủ các nội dung của trách nhiệm xã hội, nó chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội gắn liền với việc tạo ra lợi ích cho nhiều đối tƣợng hữu quan: Chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các đối tƣợng kinh doanh, đại diện cơ quan chính phủ, ngƣời giám sát, cộng đồng. 1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Ngay từ những năm 1950, chính các tác giả ngƣời Mỹ đã tạo ra khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) dựa trên mối
  • 27. 21 bận tâm về mặt đạo đức và tôn giáo. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ XX, sự phát triển của mô hình Ford (Fordisme) và mô hình nhà nƣớc phúc lợi (Estat-providence) đã làm lu mờ những vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh những hiểm họa về môi trƣờng ngày càng gia tăng, quá trình toàn cầu hóa và tài chính hóa kinh tế lại một lần nữa đƣợc đề cập đến, nhất là tại châu Âu. Một quan niệm mang tính thế tục về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã hình thành và tìm chỗ dựa trong quan niệm về sự phát triển bền vững. Theo Capron và Quairel-Lannoizelee (2009): "sự quan tâm đến những hậu quả nảy sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung đã có từ rất lâu trên thế giới". Nói một cách khác, nhu cầu về trách nhiệm xã hội không phải là một khái niệm mới. Những ghi chép của ngƣời Trung Hoa, ngƣời Ai Cập và ngƣời Xume cổ đại đã phác họa những quy tắc giao thƣơng để thúc đẩy thƣơng mại và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn đƣợc quan tâm. Kể từ đó, mối quan tâm của công chúng đến sự tƣơng tác giữa doanh nghiệp và xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển các hoạt động của doanh nghiệp [32]. Khái niệm trách nhiệm xã hội lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1953 cuả tác giả Bowen với tựa đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” với nội dung: Tuyên truyền và kêu gọi ngƣời quản lý không làm tổn hại đến quyền lợi của ngƣời khác; Kêu gọi lòng từ thiện của doanh nghiệp nhằm bồi hoàn những tổn thất cho xã hội. Sau đó, nhiều quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã tạo ra những cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề này. Theo Frederick (2006), khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc phát triển trong giai đoạn này gồm 3 ý tƣởng chính. Ý tƣởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là những ngƣời đƣợc ủy thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ý tƣởng thứ hai là những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với doanh nghiệp và những nguồn lực của nó. Ý tƣởng cuối cùng là “cần chấp nhận lòng nhân đạo nhƣ là một sự biểu hiện của sự hỗ trợ của doanh nghiệp với xã hội”[29, tr. 479 - 485]. Đến năm 1970, tác giả Friedman đã đƣa ra ý kiến của ông: “Chỉ có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nhân – đó là sử dụng nguồn lực của họ và tham gia vào các hoạt động đƣợc thiết kế để gia tăng lợi nhuận miễn là vẫn nằm trong khuôn khổ
  • 28. 22 các quy tắc của luật chơi, điều mà đƣợc nói rằng tham gia vào cuộc cạnh tranh mở và tự do không có sự gian lận và lừa gạt” [29, tr.126]. Thập kỷ 1980 tiếp theo đó củng cố vững chắc thêm khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng hình thành những khái niệm mới. Tuy nhiên, giai đoạn này đƣợc coi là thời kỳ mà các nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và đƣa ra nhiều thuật ngữ liên quan gần gũi với thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn nữa, chính trong giai đoạn này, ngƣời ta bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tính sinh lợi của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa hai biến số này hiện vẫn đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi. Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) của A.Carroll (1991) là mô hình hƣớng tới quản trị đạo đức của các cổ đông trong tổ chức. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm 4 trách nhiệm: Kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện [26, tr.39 - 48]. Trong những năm 1990, xu hƣớng của giai đoạn trƣớc đó vẫn tiếp tục vì khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ thể trong xã hội. Xu hƣớng thực hiện CSR bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến trong thời kỳ này. Theo Carroll (2008), những tiến bộ lớn lao của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu vực doanh nghiệp mà cụ thể hơn là có sự xuất hiện của một tổ chức phi lợi nhuận gọi là “Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 [28, tr.19 – 46]. Năm 2000, Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable Development) ra đời, với nội dung cam kết của doanh nghiệp đóng góp và việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội [13, tr.220 - 235]. Đến năm 2010, tổ chức ISO 26000 nêu rõ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gồm 7 nhân tố cốt lõi: Quản trị công ty, quyền con ngƣời, đối xử với ngƣời lao động, môi trƣờng, quản trị tổ chức minh bạch, ngƣời tiêu dùng và đóng góp cộng đồng [13, tr.220 - 235].
  • 29. 23 1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội Trên thế giới, đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt đƣợc một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu đƣợc khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thƣơng hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng mới, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nhờ đầu tƣ, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm đƣợc 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lƣợng nƣớc sử dụng, 70% lƣợng chất thải nƣớc và 87% chất thải khí. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý, môi trƣờng lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động đƣợc với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phƣơng và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một
  • 30. 24 chƣơng trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lƣợng sữa bò. Chƣơng trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phƣơng. Nhờ đó, số lƣợng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thƣơng hiệu và uy tín đáng kể. Đến lƣợt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tƣởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chƣơng trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; Hãng nƣớc khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nƣớc thân thiện với môi trƣờng. Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ The Body Shop (Tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dƣỡng da và tóc) và IKEA (Tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trƣờng và xã hội. Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ đƣợc nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, những doanh nghiệp trả lƣơng thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  • 31. 25 1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Mặc dù hiện nay trách nhiệm xã hội là một vấn đề tƣơng đối phổ biến. Song trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội, dƣới đây tác giả muốn trình bày một số cách tiếp cận nhƣ sau: * Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) có tính toàn diện và đƣợc đa số các nghiên cứu sử dụng. Mô hình này thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét các lĩnh vực quan tâm của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội ở Hình 1.1 bao gồm (1) Kinh tế, (2) Pháp lý, (3) Đạo đức và (4) Từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau. Từ thiện Đạo đức Pháp lý Kinh Tế Hình 1.1. Trách nhiệm xã hội theo mô hình “Kim tự tháp” của Carroll Nguồn: Carroll Archie, 1999 Trách nhiệm kinh tế: Hình thành nền tảng của kim tự tháp, chỉ đơn giản là đề cập đến việc tạo ra lợi nhuận. Trách nhiệm của bạn là giữ chi phí ở mức tối thiểu, tối đa hóa doanh thu, đầu tƣ phát triển kinh doanh và trả cổ tức cho chủ sở hữu hoặc các cổ đông. Có trách nhiệm về mặt kinh tế cũng có nghĩa là bạn có thể tạo ra và duy trì công ăn việc làm trong cộng đồng, đóng góp sản phẩm, dịch vụ hữu ích, không gây hại cho xã hội. Trách nhiệm pháp lý: Đây là yêu cầu tối thiểu đối với một doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Ở nhiều quốc gia, điều này có nghĩa là trung thực về những sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp bán, giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng, không phá hủy môi trƣờng và đóng thuế. Ít nhất, đó là bảo vệ tổ chức tránh khỏi việc bị phạt hoặc truy tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận và danh tiếng của công ty thậm chí dẫn đến phá sản. Trách nhiệm đạo đức: Điều này là sự mở rộng nghĩa vụ, thực hiện những việc đúng đắn và công bằng, ngay cả khi không bắt buộc phải tuân theo luật pháp.
  • 32. 26 Để tham gia vào trách nhiệm này, doanh nghiệp sẽ cần đến quan điểm “Đạo đức” mà Carroll đề cập đến. Ví dụ, trên quy mô nhỏ hơn, hỗ trợ làm việc linh hoạt cho các thành viên trong nhóm để họ có thể rèn luyện trách nhiệm chăm sóc đối với công việc của mình. Một số vấn đề đạo đức có thể khó. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm an toàn và hiệu quả, bán với giá cả hợp lý và đối xử tốt với nhân viên. Nhƣng nếu đó là mặt hàng thực phẩm chứa nhiều đƣờng – doanh nghiệp có nên thay đổi công thức ? Trách nhiệm từ thiện: Đây là trách nhiệm cao nhất, vƣợt xa mọi kỳ vọng. Trách nhiệm này đề cập đến việc trở thành một “Công dân tốt”, tích cực cải thiện thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho phép các thành viên trong nhóm tham gia chƣơng trình tình nguyện trong thời gian làm việc, tài trợ cho sáng kiến cộng đồng, cung cấp, tƣ vấn kiến thức chuyên môn cho những tổ chức phi lợi nhuận – hoặc trong trƣờng hợp của Unilever là giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu. * Tiếp cận theo các bên liên quan Theo Matten và Moon (2005) thì “Các bên liên quan, ảnh hƣởng và hƣởng lợi của việc thực thi trách nhiệm xã hội có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, ngƣời lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tƣợng khác nhƣ cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế”. Theo hình 1.2, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với ngƣời lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng và trách nhiệm với nhà cung ứng. Hình 1.2. Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội theo Matten và Moon Nguồn: Matten và Moon, 2005 [33].
  • 33. 27 Trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ đã đƣợc xác định trong giá trị cốt lõi, sứ mệnh, mục tiêu cơ bản, phƣơng châm hành động của các doanh nghiệp, có vai trò định hƣớng cho các hoạt động cụ thể: - Trách nhiệm đối với cộng đồng: Trách nhiệm đối với cộng đồng thể hiện nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp qua những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội. Nhƣ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phƣơng; Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo; Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao: Giúp đỡ những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, trẻ em mồ côi, khuyết tật, cơ nhỡ… - Trách nhiệm đối với môi trường: Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chƣơng trình hoặc hỗ trợ các đối tƣợng xã hội có hoàn cảnh khó khăn nhƣ những ngƣời tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào gặp lũ lụt, thiên tai… Điều này là đúng nhƣng chƣa đủ. Mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng ngƣời lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội để cải thiện chất lƣợng cuộc sống…, nhƣng quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán và đo lƣờng đƣợc những tác động về môi trƣờng của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu những tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trƣờng. - Trách nhiệm đối với khách hàng: Mọi quy định, chính sách áp dụng trong doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của khách trên cơ sở tôn trọng tính cách cá nhân về nền văn hóa đặc trƣng của họ. Nhƣ đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng, doanh nghiệp phải luôn đặt sự an toàn của khách lên vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các sản phẩm, đồ dùng an toàn, thân thiện với môi trƣờng. - Trách nhiệm đối với người lao động: Thể hiện qua việc xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, văn minh, không khí tập thể thân thiện, cởi mở. Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động, tạo việc làm với thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm nhƣ nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, đảm bảo quyền riêng tƣ ở nơi làm việc.
  • 34. 28 - Trách nhiệm đối với các bên liên quan: Thể hiện chủ yếu giữa doanh nghiệp với các nhà quản lý Nhà nƣớc của doanh nghiệp tại địa phƣơng, các đối tác, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh. Với mục tiêu phát triển sâu, rộng và bền vững, trách nhiệm xã hội đƣợc thể hiện đa dạng và đƣợc quản lý toàn diện trong các doanh nghiệp này với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, phục vụ khách hàng, tôn trọng chủ đầu tƣ và đối tác. Với hai cách tiếp cận trên thì cách tiếp cận thứ 2 đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dùng phổ biến nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong luận văn này tác giả chọn cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận các đối tƣợng tác động của trách nhiệm xã hội để nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5 sao. 1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort Kế thừa các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tiếp tục tìm hiểu trách nhiệm xã hội của resort. Nghiên cứu này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần: Ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng địa phƣơng, chủ đầu tƣ và các bên liên quan (Hình 1.3). Hình 1.3. Mô hình trách nhiệm xã hội của các Resort
  • 35. 29 * Trách nhiệm đối với người lao động: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những đãi ngộ đƣợc sử dụng để tạo động lực cho ngƣời lao động chính là các hoạt động trách nhiệm xã hội do các doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm xã hội có ảnh hƣởng tích cực đến sự gắn kết, khả năng tuyển dụng, mức độ thỏa mãn, sự trung thành và cam kết của ngƣời lao động với doanh nghiệp [24, tr.836 - 863]. Trên thị trƣờng ngày nay, các resort đang đứng trƣớc thách thức phải tăng cƣờng tối đa hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ, tới các phƣơng thức marketing cũng nhƣ các quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt đƣợc điều này, các doanh nghiệp resort phải dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “Ngƣời lao động”. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích to lớn, trong kinh doanh resort cần thực hiện tốt trách nhiệm đối với ngƣời lao động. Trách nhiệm này đƣợc thể hiện ở nhiều mặt nhƣ sau: Resort cần phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ resort. * Trách nhiệm đối với khách hàng: Trong kinh doanh resort, trƣớc thị trƣờng có quá nhiều sự lựa chọn, tâm lý của khách hàng thƣờng tìm kiếm, so sánh và cân nhắc rất kỹ lƣỡng. Trung thực ngay từ ban đầu, nhiệt tình, khách quan và luôn dành cho khách hàng sự thoải mái khi lựa chọn là việc mà các resort nên làm. Trong kinh doanh du lịch nói chung và resort nói riêng, sự chu đáo, kỹ lƣỡng đến từng chi tiết nhỏ, tôn trọng lời hứa và thực hiện đúng những gì đã cam kết là những việc làm đầu tiên thể hiện trách nhiệm. Sự hài lòng của khách hàng đƣợc xem nhƣ chìa khóa thành công cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phục vụ để khách hàng hài lòng là cơ sở quan trọng góp phần gia tăng lòng trung thành của khách hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp resort mở rộng đƣợc thị trƣờng. * Trách nhiệm đối với môi trường: Bảo vệ môi trƣờng ở thời đại nào, thời điểm nào của mỗi quốc gia cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày nay có nhiều cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đƣờng bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nƣớc thải chƣa qua xử lý từ các cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trƣờng, làm tăng mức độ hữu cơ nƣớc biển ven bờ. Chính vì vậy, chúng ta cần đồng thời chú trọng đến những tác động của du lịch đến môi trƣờng, và sử dụng tài nguyên môi
  • 36. 30 trƣờng quốc gia một cách có trách nhiệm. Những gì chúng ta làm hôm nay không chỉ ảnh hƣởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ tiếp theo. * Trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phƣơng nơi resort hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trƣờng văn hóa - kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ trách nhiệm đối với môi trƣờng là trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng xung quanh hoặc ít nhất không vì lý do kinh tế mà gây ảnh hƣởng xấu tới môi sinh; Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên… * Trách nhiệm đối với chủ đầu tư và các bên liên quan: Ngoài việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng địa phƣơng thì chủ đầu tƣ, nhà cung ứng là một trong những bên liên quan đảm bảo cho sự thành công trong kinh doanh của resort. Do vậy resort phải đảm bảo thúc đẩy việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tin cậy với các bên liên quan. Resort cũng phải có những chính sách đảm bảo trung thực, công bằng trong các hợp đồng, cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả, cũng nhƣ phối hợp với các đối tác khác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới kịp thời. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 đã đƣa ra đƣợc khái niệm resort, đặc điểm vai trò của resort, các loại hình resort và thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam. Đồng thời đƣa ra các khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những lợi ích của doanh nghiệp từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Đóng góp cơ bản của Chƣơng 1 là việc xây dựng nội hàm, mô hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. Từ đó đƣa ra đƣợc bản chất của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort. Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chƣơng 1, chƣơng 2 sẽ tiến hành phân tích đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của 2 resort tiêu biểu là Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
  • 37. 31 Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG 2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam Các resort Việt Nam đều thuộc cơ sở lƣu trú hạng cao sao, từ 3 sao trở lên chiếm tới 73% tổng số resort đƣợc xếp hạng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng đang có xu hƣớng gia tăng trong một vài năm trở lại đây. Với lợi thế bờ biển dài và đẹp, nằm ở vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam có khả năng to lớn để phát triển ngành du lịch biển và có thể trở thành mảnh đất trù phú cho các khu nghỉ dƣỡng cao cấp nhất khu vực. Bảng 2.1. Hệ thống các resort của Việt Nam Thời điểm: Tính đến tháng 9 năm 2019 Xếp hạng Số lƣợng resort 5 sao 110 4 sao 146 3 sao 126 2 sao 36 1 sao 2 Không xếp loại 72 Nguồn: Booking.com * Đặc điểm: - Về hình thức tổ chức kinh doanh: Chủ yếu là hình thức liên doanh nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nhƣ vậy tạo điều kiện cho những tập đoàn chuyên kinh doanh resort nhƣ Six Senses, IHG, Mian đem tới kinh nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động của các khu resort. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort ở Việt Nam thƣờng hƣớng tới những phong cách thiết kế tự nhiên, xa khu dân cƣ. Hệ thống phòng ốc bên trong resort đƣợc thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, với những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng mà còn phát triển các dịch vụ của khách hàng nhƣ hội thảo, hội nghị…
  • 38. 32 - Về các loại hình dịch vụ: Ngoài cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi xung quanh khu resort còn nhiều dịch vụ vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, massage, phòng tập thể hình, khu biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực… - Về giá cả dịch vụ: Các resort thƣờng đƣợc xây dựng rất sang trọng theo tiêu chuẩn từ 4-5 sao. Tại đây nhà cung cấp sản phẩm cung cấp các dịch vụ cao cấp đến khách hàng. Thông thƣờng thì resort thƣờng đƣa ra các sản phẩm trọn gói đến khách hàng (Giá trọn gói có thể gồm việc đƣa đón, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, thẩm mỹ…) chính vì vậy mà giá cả ở resort thƣờng rất cao. - Về đối tƣợng khách hàng: Đối tƣợng phục vụ của resort chính là những khách hàng có tiềm lực về kinh tế nhƣ: doanh nhân thành đạt, du khách yêu thích nghỉ dƣỡng, nhà đầu tƣ… - Về cách thức tổ chức quản lý: Thƣờng áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn nƣớc ngoài, trong đó một số resort đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý công tác môi trƣờng. - Về chất lƣợng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở hạng cao sao nên chất lƣợng tuyển chọn ngƣời lao động đƣợc chú trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ của cơ sở. * Hạn chế - Các khu resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thƣờng ở xa khu trung tâm, xa thành phố lớn. Nên khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc sạch cũng nhƣ khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lƣợng còn gặp khó khăn. Chính vì vậy mà các resort thƣờng chịu chi phí cao trong quá trình vận chuyển thực phẩm. - Công suất hoạt động của nhiều resort chƣa cao, chịu ảnh hƣởng rõ rệt của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thƣờng đi nghỉ vào thời điểm hè. - Ở một số resort có tỷ lệ ngƣời lao động thƣờng là ngƣời địa phƣơng nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ. - Do các resort thƣờng nằm gần các tài nguyên du lịch nên công tác bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của các resort không gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng thiên nhiên. Tuy vậy, chƣa đầu tƣ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống xử lý rác thải.