SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ.
1.1 Khái niệm chung về Luật dân sự
Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm
điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hang hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân than trên cơ
sở bình đẳng, độc lập với các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác; quyền nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan
hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (được gọi chung là quan hệ
dân sự).
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa... nhằm thoả
mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của các chủ thể.
1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự
* Nhóm quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định như: Tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc các quyền về tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền
với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định.
* Nhóm quan hệ nhân thân
Đó là những quan hệ được hình thành từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hoặc một tổ
chức và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức đó. Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều
chỉnh có thể chia thành hai nhóm sau đây:
+ Nhóm các quan hệ nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với các quan hệ tài sản.
+ Nhóm các quan hệ nhân thân không có liên quan đến các tài sản.
1.2.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là những biện pháp, cách thức phù hợp mà thông
qua đó pháp luật tác động đến xử sự của các chủ thể trong các quan hệ xã hội. Nhờ có sự tác
động này, các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân đã phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo ý
chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp Luật dân sự cụ thể.
+ Các chủ thể tham gia vào các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản mà luật dân sự
điều chỉnh độc lập, bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản.
+ Sự tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ tài sản do các chủ
thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, mục đích mà các chủ thể đã đặt ra
+ Quyền tự định đoạt của họ trong việc tham gia vào các quan hệ đó nên đặc trưng của
phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hoà giải, tự thoả thuận của các bên.
2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự 2005
2.1 Chế định quyền sở hữu
Quyền sở hữu là chế định trung tâm của Luật dân sự , là tổng hợp các quyền năng
của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo qui định của pháp luật. Quyền sở hữu là một
quan hệ pháp luật dân sự, cho nên nó cũng bao gồm ba thành phần: chủ thể, khách thể và
nội dung.
2.1.1.Chủ thể của quyền sở hữu: còn gọi là chủ sở hữu ,bao gồm: cá nhân ,pháp nhân
,các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác...) có đủ 3 quyền năng pháp lí là quyền chiếm hữu
, quyền sử dụng và quyền đinh đoạt tài sản.
2.1.2.Khách thể của quyền sở hữu: là tài sản, bao gồm :
+Vật có thật: chính là đối tượng của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu
nào đó của con người .Như vậy ,vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm
hữu ,kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thì mới trở thành đối tượng
của giao dịch dân sự .
Cũng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý
cũng được mở rộng.
+Tiền: các loại tiền tệ của các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội.
+Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu...
+Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao lưu dân sự: quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất ....
2.1.3 Nội dung của quyền sở hữu
Xét theo những phương diện khác nhau, chủ sở hữu có đủ ba quyền năng đối với tài sản: Về
mặt thực tế chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản, về mặt kinh tế chủ sở hữu có quyền sử dụng
tài sản, về mặt pháp lý chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản. Ba quyền năng này hợp thành nội
dung của quyền sở hữu.
-Quyền chiếm hữu
Là quyền năng chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Đó là quyền
kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời
gian.
Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự bao gôm ba yếu tố: chủ thể, khách
thể và nội dung. Khái niệm quyền sở hữu vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù pháp
lý. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và
phân phối trong từng hình thái kinh tế- xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu là việc tài sản,
thành quả lao động, tư liệu sản xuất thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người
trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Là phạm trù pháp lý, quyền sở hữu
mang tính chất chủ quan vì nó là sự ghi nhận của Nhà nước, nhưng Nhà nước không thể đặt ra
quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được qui định trước hết bởi nội
dung kinh tế xã hội, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những
của cải vật chất do con người tạo ra.
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp
chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình thì chủ
sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản. Việc chiếm hữu
của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật bị hạn chế giai đoạn thời gian.
-Chiếm hữu hợp pháp
Là hình thức chiếm hữu có căn cứ pháp luật .Đó là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu, người
không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu
chuyển giao tài sản hoặc do pháp luật qui định.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp người chiến hữu không biết và
không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật không ngay tình đó là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là
mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật. Việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không
ngay tình thực trên hết sức khó khăn, do vậy phải dựa vào nhiều yếu tố: trình độ nhận thức, thời
gian, địa điểm, giá trị tài sản,...
-Chiếm hữu bất hợp pháp
Là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp
luật .Trong việc chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng: chiếm hữu bát hợp pháp
ngay tình và chiếm hữu bát hợp pháp không ngay tình.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp lý tài sản thuộc sở hữu của người khác. Có hai cách:
Chiếm hữu không có căn cứ pháp lý tài sản thuộc sở hữu của người khác. Có hai cách:
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng.
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng là khi người Chiếm hữu bất hợp pháp không biết và không
thể biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch tài sản đó.
Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng là khi người Chiếm hữu bất hợp pháp biết hoặc tuy
không biết nhưng cần phải biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền
chuyển dịch tài sản.
Vd. một người đang giữ một vật đã mua được mà vật đó lại là tài sản ăn cắp được của người khác
hoặc là của rơi thì việc giữ vật đó là Chiếm hữu bất hợp pháp (mua tài sản của người không phải
là chủ sở hữu và không có quyền chuyển dịch tài sản). Nếu người mua không biết đó là tài sản có
được do trộm cắp thì đó là việc Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng. Nếu biết là của ăn cắp mà
vẫn mua thì đó là việc Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng.
-Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong
phạm vi pháp luật cho phép. Việc khai thác những lợi ích của tài sản để thoả mãn nhu cầu vật
chất, tinh thần phát sinh trong đời sống của mình. Việc khai thác những lợi ích này bao gồm cả
việc con người thu nhận những kết quả do tài sản mang lại.
Việc sử dụng một tài sản thông thường do chủ sở hữu thực hiện theo ý chí và phù hợp với
lợi ích riêng của mình, đồng thời phải đảm bảo không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là nguyên tắc quan
trọng đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích riêng của chủ sở hữu với lợi ích chung của xã hội
khi tiến hành khai thác công dụng, giá trị của tài sản.
Ngoài ra, người không phải chủ sở hữu nào cũng có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp
được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của
pháp luật. Những người này có quyền sử dụng tài sản theo đúng tính năng, công dụng của tài sản,
đúng phương thức như đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc do luật định.
-Quyền định đoạt
Khái niệm pháp luật thuộc ngành luật dân sự biểu thị một trong ba quyền năng của người
chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình: chủ sở hữu có quyền quyết định số phận
pháp lí và thực tế của tài sản như chủ sở hữu được nhượng quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng hoa
lợi, hoặc chuyển quyền sở hữu như bán, tặng, cho, đổi tài sản của mình cho người khác. Nhìn
chung, chủ sở hữu có quyền thực hiện bất cứ hành vi nào phù hợp với quy định của pháp luật đối
với vật sở hữu.
Như vậy, có hai hình thức định đoạt tài sản:
- Định đoạt số phận thực tế của tài sản: Là việc chủ sở hữu bằng hành vi của mình làm cho
tài sản không còn trong thực tế như tiêu dùng hết, hủy bỏ tài sản...
- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản: Là việc chủ sở hữu dịch chuyển quyền sở hữu tài
sản của mình cho người khác thông qua các giao dịch dân sự như bán, trao đổi, tặng cho tài sản...
Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản nhưng cũng có thể ủy
quyền cho người khác. Người được ủy quyền định đoạt tài sản chỉ được thực hiện các hành vi
trong khuôn khổ được ủy quyền và phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
2.2 Hợp đồng dân sự:
-Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc
không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
-Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự:
+ Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực thiện chí,
khong bên nào ép buộc bên nào trong việc kí két và thực hiện hợp đồng.
+ Được tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
2.2.2. Chủ thể của hợp đòng dân sự: cá nhân, pháp nhân, hoặc chủ thể khác
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.
- Cá nhân từ đủ 15 đến 18 tuổi được kí két một số hợp đồng nếu mình có tài sản để thực hiện hợp
đồng đó, nhưng phải được sự đồng ý của người giám hộ, người đang nuôi dưỡng họ.
-Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện theo điều 84 của Bộ luật dân sự 2005 có đầy đủ tư
cách pháp lí để tham gia vào các quan hệ pháp luật
2.2.3 Hình thức kí kết của hợp đồng dân sự
-Hình thức miệng: các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, sau khi các bên đã
thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng thì các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng.
-Hình thức văn bản: khi kí kết hợp đồng, các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung chi tiết
của hợp đồng, sau đó lập thành văn bản. Các bên phải kí tên hoặc đại diện hợp pháp của các bên
kí tên vào văn bản đã lập.
- Hình thức văn bản có chứng thực: Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải có sự
chứng thực của các cơ quan công chứng nhà nước hoặc UBND cấp có thẩm quyền.
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
+ Hợp đồng dân sự phải được thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời
hạn, địa điểm, phương thức thực hiện và các thoả thuận khác đã ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của
pháp luật.
+ Các bên có nghĩa vụ trao đổi thông tin và hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Nguyên tắc trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự: Các bên hợp đồng phải chịu trách nhiệm
về những vi phạm trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự.
-Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự: Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên hợp đồng.
2.2.4. Nội dung của hợp đồng dân sự:
Là tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng. Các điều khoản đó được chia làm 3 loại:
+ Điều khoản cơ bản.
+ Điều khoảng thông thường.
+ Điều khoảng tùy nghi.
a. Điều khoản cơ bản Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là
những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được
những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính
chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà
điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm... Có những điều khoản đương nhiên là
điều khoản cơ bản, vì không thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Chẳng hạn,
điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Ngoài ra, có
những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thoả
thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản
cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết. b. Điều khoản thông thường Là những điều khoản được pháp
luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này
thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.
Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình
giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các
bên có thể không cần thoả thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà
pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có
tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản (đối tượng của hợp
đồng mua bán) là tại nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các
bên không thoả thuận về địa điểm giao tài sản. c. Điều khoản tùy nghi Ngoài những điều khoản
phải thoả thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước,
khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để xác định thêm một số điều khoản khác
nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong
quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi. Điều khoản
tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thoả thuận
với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên
có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao
cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
2.2.5. Các loại hợp đồng dân sự thông dụng:
Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà ở; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng
cho tài sản; Hợp đồng vai tài sản; Hợp đồng thuê tài sản, nhà ở; Hợp đồng thuê khoán tài sản;
Hợp đồng cho mượn tài sản; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng gia công; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp
đồng ủy quyền….
2.2.6. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
- Khái niệm: Là trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với chủ thể bên kia. Bên vi phạm
phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi không chấp hành hợp
đồng mà gây thiệt hại cho bên kia.
- Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng:
+ Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng: thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa
thuận. Khi hết hạn hợp đồng, bên nào chưa thực hiện thì phải thiếp tục thực hiện, nếu có thiệt hại
xảy ra do một bên thực hiện hợp đồng không đúng hạn thì bên thiệt hại có quyền đơn phương
đình chỉ việc thực hiện hợp đồng. Trừ trường hợp chậm thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả
kháng, trở ngại khách quan khác…
+ Trách nhiệm dân sự do thực hiện không đúng hợp đồng: như thực hiện hợp đồng không
đủ số lượng, không đúng chất lượng, giao vật không đồng bộ, không đúng chủng loại, không thực
hiện đúng nghĩa vụ bảo hành sản phẩm…
Khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, bên đó có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp
đồng theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên vi phạm vẫn không thực hiện, thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các bên pháp cưỡng chế bảo vệ quyền lợi của mình.
-

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:

Các bên giao kết hợp đồng phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã phát sinh theo hợp
đồng. Khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết trong
hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Pháp luật quy
định một số trường hợp bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thượng thiệt hại, đó là:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại.
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết…
IV. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Trong quan hệ nghĩa vụ này chủ thể tham gia có thể là công dân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác. Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể
trở thành bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ.
Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên
tham gia vào các quan hệ nghĩa vụ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một
hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo
phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra
mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn
trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2.3.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do những điều kiện là:
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra: Đây là yếu tố hàng đầu để xác định trách nhiệm dân sự,
bởi vấn đề bồi thường chỉ được đặt ra khi có thiệt hại thực tế.
+ Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: Hành vi gây ra những thiệt hại
về vật chất, về tinh thần nói trên phải là hành vi trái pháp luật, chủ thể gây ra hành vi đó lẽ
ra không được thực hiện nhưng lại cố tình thực hiện hoặc vô ý thực thiện.
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Điều
kiện này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là hành vi trái pháp luật, ngược lại hành vi trái
pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại.
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:
-Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa,
bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc
phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm
hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân
thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt
hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường
bao nhiêu, bồi thường cho ai...
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để
ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công
dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
2.3.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”.
Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải
bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt
để khắc phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi
thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp
luật và đạo đức xã hội.
- Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để giảm mức
bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và
thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền khác thay
đổi mức bồi thường”.
Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức
bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức
bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi
thường quá cao làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của
thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng
giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội.
1. Khái niệm chung về thừa kế
1.1.quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các vi phạm pháp luật điều chỉnh
việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp
luật qui định.
3.3.2. Hàng thừa kế theo pháp luật
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu
ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột,
dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng
thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
3.3.3 Các hình thức thừa kế
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người đã chết cho những
người khác theo ý chí của người đó khi còn sống thể hiện trong di chúc. Di chúc được xem là căn
cứ pháp lí để thực hiện quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác.
+ Người để lại di sản thừa kế là người sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo
trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Những người được thừa kế theo di chúc là bất kì cá nhân, tổ chức hay nhà nước và họ
phải còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mỏ thừa kế.
+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tàn sản chết.
+ Việc thừa kế theo di chúc được thực hiện là tùy thuộc vào hiệu lực của di chúc. Di chúc
có 2 loại: di chúc văn bản và di chúc miệng.
+ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Những người sau đây vẫn được
hưởng di sản bằng hai phần ba người thừa kế theo pháp luật bao gồm: con chưa thành niên, cha,
mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên không có khả năng lao động.
+ Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
+ Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những
người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
+ Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ
ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
- Thừa kế theo pháp luật: là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người thừa
kế thực hiện theo trình tự mà pháp luật qui định. Hình thức thừa kế này phát sinh do người chết
không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những nguoi thừa kế theo di chúc đều chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, không còn ai vào thời điểm mở thừa kế
hoặc có di chúc nhưng người lập di chúc chỉ định đoạt 1 phần tài sản; những người được chỉ định
làm người thừa kế trong di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản.
- Những người không được quyền hưởng di sản (Điều 643 Bộ luật dân sự 2005):
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi
nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để
lại di sản.
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ di sản của người thừa kế đó có quyền hưởng.
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm đề hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái
với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, những người đã nêu trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành
vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

More Related Content

What's hot

Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựNgọc Ngố
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Logic chuong4
Logic chuong4Logic chuong4
Logic chuong4hieusy
 
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngBài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngnataliej4
 
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 nataliej4
 
bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộibảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộiVũ Ngọc Tú
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sựTử Long
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiHuynh ICT
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3hieusy
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến phápTử Long
 
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptCHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptLngNguynHnh
 
Logic chuong5
Logic chuong5Logic chuong5
Logic chuong5hieusy
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 

What's hot (20)

Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
 
Slide luật thương mại
Slide luật thương mạiSlide luật thương mại
Slide luật thương mại
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Nhom 3
Nhom 3Nhom 3
Nhom 3
 
Logic chuong4
Logic chuong4Logic chuong4
Logic chuong4
 
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao độngBài thuyết trình về Bộ luật lao động
Bài thuyết trình về Bộ luật lao động
 
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
 
bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộibảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hội
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sự
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3
 
Luật thừa kế
Luật thừa kếLuật thừa kế
Luật thừa kế
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.pptCHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
CHỦ ĐỀ 2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC.ppt
 
Logic chuong5
Logic chuong5Logic chuong5
Logic chuong5
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 

Viewers also liked

Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngtùng
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao độngN3 Q
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao độngTử Long
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngBee Bee
 
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động 25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động Lớp kế toán trưởng
 

Viewers also liked (6)

Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao động
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao động
 
Luat Lao Dong 2015
Luat Lao Dong 2015Luat Lao Dong 2015
Luat Lao Dong 2015
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động 25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
 

Similar to Luật dân sự

Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansuBaigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansuNgọc Ngố
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Hoàng Đinh
 
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldcjunvan26092005
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieNgọc Ngố
 
Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxNgcnhV20
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)Le Hang
 

Similar to Luật dân sự (20)

Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansuBaigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !
 
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
 
Cơ Sở Lý Luận Về Xác Lập Quyền Sở Hữu Theo Thời Hiệu.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Xác Lập Quyền Sở Hữu Theo Thời Hiệu.docxCơ Sở Lý Luận Về Xác Lập Quyền Sở Hữu Theo Thời Hiệu.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Xác Lập Quyền Sở Hữu Theo Thời Hiệu.docx
 
1152273
11522731152273
1152273
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docxBáo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
 
Pldc
PldcPldc
Pldc
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
 
La mã cổ đại
La mã cổ đạiLa mã cổ đại
La mã cổ đại
 
Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docx
 
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
 
Phap luat
Phap luatPhap luat
Phap luat
 
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá NhânHợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
 
Luat dan su
Luat dan suLuat dan su
Luat dan su
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Tài Sản Và Giải Pháp Hoàn Thiện.doc
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Tài Sản Và Giải Pháp Hoàn Thiện.docThực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Tài Sản Và Giải Pháp Hoàn Thiện.doc
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Tài Sản Và Giải Pháp Hoàn Thiện.doc
 
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
 

More from N3 Q

Nước mắm Liên Thành
Nước mắm Liên ThànhNước mắm Liên Thành
Nước mắm Liên ThànhN3 Q
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTON3 Q
 
Bioenergy
BioenergyBioenergy
BioenergyN3 Q
 
My korean language center
My korean language centerMy korean language center
My korean language centerN3 Q
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat daiN3 Q
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 

More from N3 Q (8)

Nước mắm Liên Thành
Nước mắm Liên ThànhNước mắm Liên Thành
Nước mắm Liên Thành
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
 
Bioenergy
BioenergyBioenergy
Bioenergy
 
My korean language center
My korean language centerMy korean language center
My korean language center
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat dai
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luật dân sự

  • 1. NGÀNH LUẬT DÂN SỰ I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ. 1.1 Khái niệm chung về Luật dân sự Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hang hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân than trên cơ sở bình đẳng, độc lập với các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. 1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác; quyền nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (được gọi chung là quan hệ dân sự). Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa... nhằm thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của các chủ thể. 1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự * Nhóm quan hệ tài sản Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định như: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc các quyền về tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định. * Nhóm quan hệ nhân thân Đó là những quan hệ được hình thành từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hoặc một tổ chức và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức đó. Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh có thể chia thành hai nhóm sau đây: + Nhóm các quan hệ nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với các quan hệ tài sản. + Nhóm các quan hệ nhân thân không có liên quan đến các tài sản. 1.2.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là những biện pháp, cách thức phù hợp mà thông qua đó pháp luật tác động đến xử sự của các chủ thể trong các quan hệ xã hội. Nhờ có sự tác động này, các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân đã phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp Luật dân sự cụ thể. + Các chủ thể tham gia vào các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản mà luật dân sự điều chỉnh độc lập, bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản. + Sự tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ tài sản do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, mục đích mà các chủ thể đã đặt ra + Quyền tự định đoạt của họ trong việc tham gia vào các quan hệ đó nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hoà giải, tự thoả thuận của các bên.
  • 2. 2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự 2005 2.1 Chế định quyền sở hữu Quyền sở hữu là chế định trung tâm của Luật dân sự , là tổng hợp các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo qui định của pháp luật. Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, cho nên nó cũng bao gồm ba thành phần: chủ thể, khách thể và nội dung. 2.1.1.Chủ thể của quyền sở hữu: còn gọi là chủ sở hữu ,bao gồm: cá nhân ,pháp nhân ,các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác...) có đủ 3 quyền năng pháp lí là quyền chiếm hữu , quyền sử dụng và quyền đinh đoạt tài sản. 2.1.2.Khách thể của quyền sở hữu: là tài sản, bao gồm : +Vật có thật: chính là đối tượng của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người .Như vậy ,vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu ,kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thì mới trở thành đối tượng của giao dịch dân sự . Cũng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng. +Tiền: các loại tiền tệ của các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội. +Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu... +Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự: quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất .... 2.1.3 Nội dung của quyền sở hữu Xét theo những phương diện khác nhau, chủ sở hữu có đủ ba quyền năng đối với tài sản: Về mặt thực tế chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản, về mặt kinh tế chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản, về mặt pháp lý chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản. Ba quyền năng này hợp thành nội dung của quyền sở hữu. -Quyền chiếm hữu Là quyền năng chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Đó là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian. Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự bao gôm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Khái niệm quyền sở hữu vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù pháp lý. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế- xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu là việc tài sản, thành quả lao động, tư liệu sản xuất thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Là phạm trù pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan vì nó là sự ghi nhận của Nhà nước, nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được qui định trước hết bởi nội dung kinh tế xã hội, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những của cải vật chất do con người tạo ra.
  • 3. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật bị hạn chế giai đoạn thời gian. -Chiếm hữu hợp pháp Là hình thức chiếm hữu có căn cứ pháp luật .Đó là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu, người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao tài sản hoặc do pháp luật qui định. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp người chiến hữu không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật. Việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình thực trên hết sức khó khăn, do vậy phải dựa vào nhiều yếu tố: trình độ nhận thức, thời gian, địa điểm, giá trị tài sản,... -Chiếm hữu bất hợp pháp Là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp luật .Trong việc chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng: chiếm hữu bát hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bát hợp pháp không ngay tình. Chiếm hữu không có căn cứ pháp lý tài sản thuộc sở hữu của người khác. Có hai cách: Chiếm hữu không có căn cứ pháp lý tài sản thuộc sở hữu của người khác. Có hai cách: Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng là khi người Chiếm hữu bất hợp pháp không biết và không thể biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch tài sản đó. Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng là khi người Chiếm hữu bất hợp pháp biết hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch tài sản. Vd. một người đang giữ một vật đã mua được mà vật đó lại là tài sản ăn cắp được của người khác hoặc là của rơi thì việc giữ vật đó là Chiếm hữu bất hợp pháp (mua tài sản của người không phải là chủ sở hữu và không có quyền chuyển dịch tài sản). Nếu người mua không biết đó là tài sản có được do trộm cắp thì đó là việc Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng. Nếu biết là của ăn cắp mà vẫn mua thì đó là việc Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. -Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc khai thác những lợi ích của tài sản để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần phát sinh trong đời sống của mình. Việc khai thác những lợi ích này bao gồm cả việc con người thu nhận những kết quả do tài sản mang lại. Việc sử dụng một tài sản thông thường do chủ sở hữu thực hiện theo ý chí và phù hợp với lợi ích riêng của mình, đồng thời phải đảm bảo không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là nguyên tắc quan
  • 4. trọng đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích riêng của chủ sở hữu với lợi ích chung của xã hội khi tiến hành khai thác công dụng, giá trị của tài sản. Ngoài ra, người không phải chủ sở hữu nào cũng có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật. Những người này có quyền sử dụng tài sản theo đúng tính năng, công dụng của tài sản, đúng phương thức như đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc do luật định. -Quyền định đoạt Khái niệm pháp luật thuộc ngành luật dân sự biểu thị một trong ba quyền năng của người chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình: chủ sở hữu có quyền quyết định số phận pháp lí và thực tế của tài sản như chủ sở hữu được nhượng quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng hoa lợi, hoặc chuyển quyền sở hữu như bán, tặng, cho, đổi tài sản của mình cho người khác. Nhìn chung, chủ sở hữu có quyền thực hiện bất cứ hành vi nào phù hợp với quy định của pháp luật đối với vật sở hữu. Như vậy, có hai hình thức định đoạt tài sản: - Định đoạt số phận thực tế của tài sản: Là việc chủ sở hữu bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế như tiêu dùng hết, hủy bỏ tài sản... - Định đoạt số phận pháp lý của tài sản: Là việc chủ sở hữu dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác thông qua các giao dịch dân sự như bán, trao đổi, tặng cho tài sản... Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản nhưng cũng có thể ủy quyền cho người khác. Người được ủy quyền định đoạt tài sản chỉ được thực hiện các hành vi trong khuôn khổ được ủy quyền và phù hợp với ý chí của chủ sở hữu. 2.2 Hợp đồng dân sự: -Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. -Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: + Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực thiện chí, khong bên nào ép buộc bên nào trong việc kí két và thực hiện hợp đồng. + Được tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. 2.2.2. Chủ thể của hợp đòng dân sự: cá nhân, pháp nhân, hoặc chủ thể khác - Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự. - Cá nhân từ đủ 15 đến 18 tuổi được kí két một số hợp đồng nếu mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó, nhưng phải được sự đồng ý của người giám hộ, người đang nuôi dưỡng họ. -Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện theo điều 84 của Bộ luật dân sự 2005 có đầy đủ tư cách pháp lí để tham gia vào các quan hệ pháp luật
  • 5. 2.2.3 Hình thức kí kết của hợp đồng dân sự -Hình thức miệng: các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, sau khi các bên đã thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng thì các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng. -Hình thức văn bản: khi kí kết hợp đồng, các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung chi tiết của hợp đồng, sau đó lập thành văn bản. Các bên phải kí tên hoặc đại diện hợp pháp của các bên kí tên vào văn bản đã lập. - Hình thức văn bản có chứng thực: Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải có sự chứng thực của các cơ quan công chứng nhà nước hoặc UBND cấp có thẩm quyền. - Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự + Hợp đồng dân sự phải được thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện và các thoả thuận khác đã ghi trong hợp đồng. Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. + Các bên có nghĩa vụ trao đổi thông tin và hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Nguyên tắc trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự: Các bên hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự. -Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự: Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng. 2.2.4. Nội dung của hợp đồng dân sự: Là tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng. Các điều khoản đó được chia làm 3 loại: + Điều khoản cơ bản. + Điều khoảng thông thường. + Điều khoảng tùy nghi. a. Điều khoản cơ bản Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm... Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản, vì không thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Ngoài ra, có những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết. b. Điều khoản thông thường Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thoả thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản (đối tượng của hợp
  • 6. đồng mua bán) là tại nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thoả thuận về địa điểm giao tài sản. c. Điều khoản tùy nghi Ngoài những điều khoản phải thoả thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi. Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. 2.2.5. Các loại hợp đồng dân sự thông dụng: Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà ở; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vai tài sản; Hợp đồng thuê tài sản, nhà ở; Hợp đồng thuê khoán tài sản; Hợp đồng cho mượn tài sản; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng gia công; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng ủy quyền…. 2.2.6. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Khái niệm: Là trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với chủ thể bên kia. Bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi không chấp hành hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia. - Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng: + Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng: thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận. Khi hết hạn hợp đồng, bên nào chưa thực hiện thì phải thiếp tục thực hiện, nếu có thiệt hại xảy ra do một bên thực hiện hợp đồng không đúng hạn thì bên thiệt hại có quyền đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng. Trừ trường hợp chậm thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác… + Trách nhiệm dân sự do thực hiện không đúng hợp đồng: như thực hiện hợp đồng không đủ số lượng, không đúng chất lượng, giao vật không đồng bộ, không đúng chủng loại, không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành sản phẩm… Khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, bên đó có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên vi phạm vẫn không thực hiện, thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các bên pháp cưỡng chế bảo vệ quyền lợi của mình. - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng: Các bên giao kết hợp đồng phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã phát sinh theo hợp đồng. Khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Pháp luật quy định một số trường hợp bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thượng thiệt hại, đó là: + Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại. + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết… IV. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • 7. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này chủ thể tham gia có thể là công dân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể trở thành bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ. Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ nghĩa vụ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 2.3.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do những điều kiện là: + Có thiệt hại thực tế xảy ra: Đây là yếu tố hàng đầu để xác định trách nhiệm dân sự, bởi vấn đề bồi thường chỉ được đặt ra khi có thiệt hại thực tế. + Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: Hành vi gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần nói trên phải là hành vi trái pháp luật, chủ thể gây ra hành vi đó lẽ ra không được thực hiện nhưng lại cố tình thực hiện hoặc vô ý thực thiện. + Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Điều kiện này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là hành vi trái pháp luật, ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau: -Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. + Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. + Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. + Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân". Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai... Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công
  • 8. dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại. 2.3.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”. Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại. Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội. 1. Khái niệm chung về thừa kế 1.1.quyền thừa kế Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các vi phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật qui định. 3.3.2. Hàng thừa kế theo pháp luật - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
  • 9. không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 3.3.3 Các hình thức thừa kế - Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người đã chết cho những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống thể hiện trong di chúc. Di chúc được xem là căn cứ pháp lí để thực hiện quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác. + Người để lại di sản thừa kế là người sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. + Những người được thừa kế theo di chúc là bất kì cá nhân, tổ chức hay nhà nước và họ phải còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mỏ thừa kế. + Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tàn sản chết. + Việc thừa kế theo di chúc được thực hiện là tùy thuộc vào hiệu lực của di chúc. Di chúc có 2 loại: di chúc văn bản và di chúc miệng. + Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba người thừa kế theo pháp luật bao gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên không có khả năng lao động. + Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. + Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. + Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. - Thừa kế theo pháp luật: là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người thừa kế thực hiện theo trình tự mà pháp luật qui định. Hình thức thừa kế này phát sinh do người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những nguoi thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, không còn ai vào thời điểm mở thừa kế hoặc có di chúc nhưng người lập di chúc chỉ định đoạt 1 phần tài sản; những người được chỉ định làm người thừa kế trong di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản. - Những người không được quyền hưởng di sản (Điều 643 Bộ luật dân sự 2005): + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản. + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của người thừa kế đó có quyền hưởng. + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm đề hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái
  • 10. với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, những người đã nêu trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.