SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người là vốn quý nhất, là nhân
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều 19 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ ng i tư c
đoạt t n mạng trái luật”. Thế nhưng, trong những năm qua, tình hình tội
phạm giết người ở nước ta có diễn biến rất phức tạp, với tính chất gây án
manh động, tàn bạo, liều lĩnh ngày càng gia tăng1
. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng số tội phạm về trật tự xã hội2
, nhưng loại tội phạm này đã gây ra
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tước đi sinh mạng của nhiều người, gây mất
an ninh, trật tự, hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.
Để điều tra, khám phá các vụ án Giết người, Cơ quan tiến hành tố tụng,
chủ yếu là cơ quan điều tra, phải tiến hành hoạt động thu thập dấu vết, vật
chứng một cách hợp pháp, kịp thời, đầy đủ; sau đó phải bảo quản nguyên vẹn,
tránh lẫn lộn, hư hỏng, mất mát, nhằm giữ nguyên giá trị chứng minh tội
phạm và người phạm tội trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Với vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, khi giải quyết các vụ án Giết người, Viện kiểm sát nhân dân, cụ
thể là Kiểm sát viên, phải tiến hành nhiều hoạt động theo đúng nhiệm vụ,
quyền hạn luật định. Trong đó, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu
thập, bảo quản dấu vết, vật chứng có ý nghĩa nhất định, đảm bảo các hoạt
động này được thực hiện một cách hợp pháp, khách quan, toàn diện, đầy đủ,
chính xác; những vi phạm pháp luật khi tiến hành thu thập, bảo quản dấu vết,
vật chứng phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh,
nhằm góp phần giải quyết hiệu quả các vụ án Giết người.
Bên cạnh những thành công đã đạt được khi thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết
người, thực tiễn cho thấy hoạt động này của một số Kiểm sát viên vẫn còn
1
Phát biểu của Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, tại Hội nghị giao
ban Lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc năm 2015;
2
Theo số liệu Báo cáo tổng kết công tác của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) và của
Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 6 năm (từ 2011 đến 2016), trung bình mỗi
năm ở nước ta, lực lượng Cảnh sát nhân dân phát hiện khoảng hơn 50.000 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong
đó số vụ án giết người xảy ra khoảng 1.300 vụ, chiếm tỉ lệ 2,6%;
2
nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng được công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm này như: Hoạt động kiểm sát còn mang tính hình thức, sơ sài, chất
lượng yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng còn
hạn chế… Điều này đã ảnh hưởng lớn hiệu quả giải quyết các vụ án Giết
người; nhiều vụ án đã bị hủy để điều tra, xét xử lại nhiều lần do có vi phạm tố
tụng liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng dẫn đến chứng
cứ không có giá trị chứng minh, thậm chí làm oan cho người vô tội.
Để khắc phục các hạn chế trên cần đầu tư nghiên cứu một cách có hệ
thống để tìm ra nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót và trên cơ sở đó, đề
xuất các giải pháp mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết vật chứng
trong các vụ án Giết người. Vì thế, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Một số
giải p áp nâng c o c ất lượng t ực àn quyền c ng tố, kiểm sát việc t u
t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong các vụ án Giết người” làm đề tài
nghiên cứu khoa học năm 2016.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các
vụ án Giết người, chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi tiến
hành hoạt động này, xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót
đó và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết
người trên thực tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và
hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người và
những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu làm rõ một số khái niệm có
liên quan cũng như nội dung của hoạt động này thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết
người. Ngoài ra, đề tài còn tập trung làm rõ một số hạn chế, thiếu sót điển
hình của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động
điều tra liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng như khám
3
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… trong một số vụ án Giết
người có oan, sai hoặc quá trình điều tra, truy tố, xét xử kéo dài tại các địa
phương như Sóc Trăng, Bình Phước, Tiền Giang, Long An trong thời gian từ
năm 2011 đến năm 20163
.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đấu tranh và phòng ngừa tội phạm ở nước ta.
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp so sánh, phương
pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia.
5. Tình hình nghiên cứu
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật
chứng trong các vụ án giết người đã được một số tác giả nghiên cứu dưới góc
độ là một số hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết các vụ án giết người
trong giai đoạn điều tra như: iểm sát việc tuân t eo p áp luật trong oạt
động điều tr các vụ án Giết người của tác giả Lê Đức Xuân; Áp dụng p áp
luật t ực àn quyền c ng tố trong gi i đoạn điều tr tội giết người củ Viện
kiểm sát n ân dân ở tỉn Bắc Gi ng của tác giả Nguyễn Văn Lượng… Tuy
nhiên, chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, đánh
giá về hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi tiến hành hoạt động này,
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó và đề xuất giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập,
bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trên thực tế. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài “Một số giải p áp nâng c o c ất lượng t ực àn
quyền c ng tố và kiểm sát việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong
các vụ án Giết người” không trùng lặp về nội dung so với các công trình
nghiên cứu khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý
luận về thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng cũng như về thực hành quyền
3
Một số vụ án đã xảy ra trước thời điểm năm 2011 nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử kéo dài đến năm
2011
4
công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án
giết người.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài được vận dụng để
góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu
thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trong thực tiễn.
Ngoài ra, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu của giảng viên, học viên, cán bộ ngành Kiểm sát hoặc là tài liệu
tham khảo hữu ích cho những người quan tâm, nghiên cứu vấn đề này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương; cụ thể:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người.
Chƣơng 2: Một số hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn
chế, thiếu sót đó khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo
quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các
vụ án Giết người.
5
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ,
KIỂM SÁT VIỆC THU THẬP, BẢO QUẢN DẤU VẾT, VẬT CHỨNG
TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƢỜI
1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến việc thu thập, bảo quản
dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết ngƣời
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết
người
1 1 1 1 ái niệm Dấu vết ìn sự
Trong lịch sử phát triển của khoa học hình sự nói chung và kỹ thuật
hình sự nói riêng, khái niệm dấu vết hình sự luôn là vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Nội dung khái niệm dấu vết hình sự chính là cơ sở
phương pháp luận để nhận thức đúng sự hình thành, tồn tại của dấu vết cũng
như phương pháp, phương tiện phát hiện, ghi nhận, thu lượm và đánh giá dấu
vết, phục vụ cho các hoạt động điều tra, phòng ngừa tội phạm.
Thuyết phản ánh của triết học Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Các sự vật,
hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với sự tác động qua lại lẫn nhau.
Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại độc lập, tách biệt hoàn toàn với môi
trường vật chất xung quanh. Trong mối quan hệ tác động qua lại đó, mỗi đối
tượng vừa là đối tượng tác động, đồng thời cũng là đối tượng nhận tác động.
Hệ quả của quá trình tác động đó, tất yếu sẽ xuất hiện quá trình phản ánh.
Do đó, khi một vụ việc mang tính hình sự xảy ra, tất yếu tồn tại quá
trình tác động giữa các chủ thể, công cụ, phương tiện và môi trường vật chất
tự nhiên. Quá trình tác động này đương nhiên làm xuất hiện các phản ánh vật
chất, đó chính là hệ thống các dấu vết hình sự.
Như vậy, dấu vết hình sự có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
như: Tồn tại ở dạng vật thể và các chất cụ thể; làm biến đổi cấu hình vật chất
vốn có; thể hiện đặc điểm của chúng trên các vật chất khác… Dù tồn tại ở
hình thức nào thì dấu vết hình sự cũng có thể được tri giác thông qua các giác
quan của con người.
Do có quan hệ tất yếu với vụ việc mang tính hình sự nên dấu vết hình
sự chứa đựng những thông tin hữu ích, có thể giúp cho các chủ thể nhận thức
6
được diễn biến của vụ việc cũng như xác định các vấn đề có liên quan đến vụ
việc đó.
Tóm lại, có thể hiểu rằng: Dấu vết ìn sự là n ững p ản án vật c ất
ìn t àn và tồn tại trong mối qu n ệ tất yếu v i tội p ạm oặc n ững sự
việc m ng t n c ất ìn sự, cần được t u t ập, sử dụng để điều tr , xử lý
n ững sự việc này t eo quy đ n củ p áp luật”4
.
Khái niệm trên đã thể hiện được bản chất của dấu vết hình sự, mối quan
hệ của dấu vết hình sự với vụ việc xảy ra, đồng thời nêu lên được sự cần thiết
của việc nghiên cứu dấu vết hìn sự trong điều tra, xử lý vụ việc mang tính
hình sự nói chung và vụ án hình sự nói riêng.
1.1.1.2. Khái niệm Vật chứng
Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 xác định khái niệm vật
chứng như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, p ương tiện phạm
tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng n ư tiền
bạc và vật chất có giá tr chứng minh tội phạm và người phạm tội”5
.
Như vậy, vật chứng trước hết phải là “vật”, có thể tồn tại dưới dạng thể
rắn, thể lỏng hoặc thể khí mà con người có thể nhận biết được thông qua các
giác quan: thị giác, khứu giác, thính xác, vị giác và xúc giác.
Dưới góc độ logic, khái niệm về vật chứng tại Điều 74 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, bởi lẽ: Khái niệm vật chứng
đó chỉ đề cập đến ngoại diên của khái niệm vật chứng, chứ chưa đề cập đến
nội hàm của nó. Theo tác giả, vật chứng là vật có giá tr chứng minh tội phạm
và người phạm tội cũng n ư các tìn tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự.
Vật có giá trị chứng minh tội phạm là vật chứng minh cho cấu thành tội
phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm
nhẹ cũng như các tình tiết khác có ý nghĩ tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội. Ví dụ: Trong vụ án Giết người, đối tượng
đổ lọ thuốc độc vào giếng nước sinh hoạt của gia đình nạn nhân, thì lọ thuốc
độc là vật chứng để chứng minh cho việc người phạm tội đã thực hiện hành vi
giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là tình tiết
4
Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an (Đề tài khoa học cấp Bộ mã số BK93-061-001), trang 31;
5
Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, p ương tiện
phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá tr chứng minh
tội phạm và người phạm tội hoặc có ý ng ĩ trong việc giải quyết vụ án”
7
tăng nặng định khung theo điểm l khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự năm
1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2009).
Vật có giá trị chứng minh người phạm tội là những vật chứng minh cho
tư cách chủ thể tội phạm của một người phạm tội, hay nói cách khác, những
vật có giá trị xác định đúng một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội
cũng như những đặc điểm khác thuộc nhân thân người đó. Ví dụ: Chiếc dép
của người phạm tội (xác minh được) thu được tại hiện trường vụ giết người…
Vật có giá trị chứng minh các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án là những vật mà trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá vật đó có thể
khai thác những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như bồi
thường thiệt hại…
Mặc dù dấu vết hình sự và vật chứng đều tồn tại dưới dạng vật chất,
đều chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất sự
việc, tuy nhiên dấu vết hình sự không phải là vật chứng, bởi bản chất, quy luật
hình thành của dấu vết hình sự và vật chứng là khác nhau. Dấu vết hình sự là
những phản ánh vật chất, hình thành do quá trình tác động lẫn nhau và quá
trình phản ánh của các hệ thống vật chất tồn tại trong không gian, thời gian,
địa điểm nhất định, liên quan trực tiếp đến vụ việc mang tính hình sự. Còn vật
chứng là vật có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các
tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Sự tồn tại
của những vật này không phụ thuộc vào quá trình tác động lẫn nhau và quá
trình phản ánh của hệ thống vật chất tồn tại trong không gian, thời gian, địa
điểm nhất định, liên quan trực tiếp đến vụ án hình sự. Trong một số trường
hợp, dấu vết hình sự và vật chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là
khi, vật chứng chính là vật mang vết hoặc là vật gây vết6
.
Như vậy, tại hiện trường các vụ án hình sự luôn tồn tại hệ thống những
dấu vết, vật chứng có liên quan đến tội phạm và người phạm tội. Những dấu
vết, vật chứng đó cần phải được thu thập và bảo quản để phục vụ cho việc
khai thác, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cụ thể.
1.1.1.3. Khái niệm dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người
Giết người là một tội phạm hình sự cụ thể, được quy định tại Điều 93
Bộ luật hình sự năm 2009 và tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mặc dù
cả hai điều luật này đều không đưa ra khái niệm cũng như dấu hiệu cơ bản
6
Trong trường hợp này, có thể hiểu, vật gây vết chính là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội.
8
của tội phạm Giết người, tuy nhiên, qua nghiên cứu khái niệm tội phạm7
và
thực tiễn xử lý tội phạm Giết người, tác giả cho rằng: “Tội phạm giết người là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy đ nh trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, nhằm cố ý tư c đoạt tính mạng
củ người khác một cách trái pháp luật ”
Trên cơ sở khái niệm về dấu vết hình sự, vật chứng và nhận thức về tội
phạm Giết người như đã nêu trên, tác giả xin đưa ra khái niệm dấu vết, vật
chứng trong các vụ án giết người như sau:
Dấu vết hình sự trong vụ án Giết người là những phản ánh vật chất,
hình thành và tồn tại trong mối quan hệ tất yếu với vụ án Giết người, cần
được phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng trong công tác đấu tranh và phòng
ngừa tội phạm.
Vật chứng trong vụ án Giết người là vật có giá trị chứng minh tội phạm
và người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án Giết người.
1.1.1.4. Vai trò của dấu vết, vật chứng đối v i việc giải quyết vụ án Giết
người
Do có những thuộc tính như tính phản ánh, tính khách quan, tính không
gian, thời gian, tính logic, tính hợp pháp, dấu vết, vật chứng trong các vụ án
giết người có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Điều này thể
hiện qua các nội dung sau:
Một là, dấu vết, vật chứng là cơ sở để xác đ nh bản chất sự việc
Dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của những tác động xảy ra trong quá
trình diễn biến của sự việc. Mỗi hành vi của chủ thể tác động, mỗi sự tác động
trong quá trình xảy ra sự việc đều được phản ánh lại bằng một hoặc nhiều dấu
vết tương ứng. Dấu vết hình sự chứa đựng những thông tin phản ánh về
nguyên nhân hình thành cũng như cơ chế hình thành ra chính dấu vết hình sự
đó. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu dấu vết hình sự có thể xác định bản chất sự
việc có phải là vụ án giết người, vụ án cố ý gây thương tích hay chỉ là vụ tai
nạn hoặc tự sát. Ngoài ra, từ dấu vết hình sự có thể xác định địa điểm, thời
gian xảy ra vụ án, phương thức, thủ đoạn gây án, công cụ, phương tiện phạm
tội cũng như xác định được số lượng thủ phạm, trình độ và các thông tin khác
về đối tượng gây án… Đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng
7
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2009;
9
của hoạt động điều tra ban đầu các vụ án giết người mà đặc biệt là những vụ
giết người không quả tang, từ đó làm cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch
điều tra cụ thể.
Hai là, dấu vết, vật chứng là cơ sở để xác lập chứng cứ phục vụ công
tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án giết người.
Trong tố tụng hình sự, để có cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề trách
nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính
đáng của Nhà nước, của tổ chức, công dân, kể cả bản thân người phạm tội,
tránh được oan, sai, bỏ sót, lọt tội phạm và người phạm tội, đòi hỏi các cơ
quan và người tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm tra, bảo quản, đánh giá và
sử dụng chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và hợp pháp.
Khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 87 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 quy định chứng cứ được xác định bởi những nguồn sau: Vật
chứng; Lời khai củ người làm chứng, người b hại, nguyên đơn dân sự, b
đơn dân sự, người có quyền lợi, ng ĩ vụ liên qu n đến vụ án, người b bắt,
người b tạm giữ, b can, b cáo; Kết luận giám đ nh; Biên bản về hoạt động
điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự
đã quy định rõ vật chứng là một loại nguồn chứng cứ, có ý nghĩa đối với việc
giải quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án giết người nói riêng.
Mặc dù không được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên, với nội hàm
phong phú của mình, kết hợp với hoạt động chuyển hóa chứng cứ, dấu vết
hình sự cũng là cơ sở cho việc xác định chứng cứ thông qua hai loại nguồn là
vật chứng và kết luận giám định.
Như vậy, từ dấu vết, vật chứng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể khai
thác những thông tin có thật, có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm
tội cũng như những tình tiết khác cần thiết đối với việc giải quyết vụ án Giết
người cụ thể.
Ba là, dấu vết, vật chứng có giá tr truy nguyên người phạm tội
Những dấu vết như dấu vết đường vân, dấu vết máu, lông tóc, dấu vết
chất bài tiết… đã được khoa học nghiên cứu và xác định có thể truy nguyên
trực tiếp những con người đã để lại các dấu vết đó với đầy đủ các cơ sở khoa
học. Những dấu vết, vật chứng là các đồ dùng cá nhân của thủ phạm để lại ở
hiện trường vụ án Giết người tại hiện trường có thể truy nguyên gián tiếp kẻ
phạm tội…
10
Ngoài ra, theo khoa học điều tra, dấu vết, vật chứng trong các vụ án
hình sự nói chung và trong các vụ án Giết người nói riêng còn là căn cứ để
tiến hành thực nghiệm điều tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, thông tin khác
như lời khai của thủ phạm, người làm chứng…
Những phân tích nêu trên cho thấy: Dấu vết, vật chứng có ý nghĩa quan
trọng, thậm chí trong nhiều trường hợp có tính quyết định đối với việc giải
quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án Giết người nói riêng. Do đó, chúng
cần phải được thu thập, bảo quản một cách hợp pháp, đúng đắn.
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng
1 1 2 1 ái niệm t u t ập dấu vết, vật c ứng
Bộ luật tố tụng hình sự không nêu khái niệm thế nào là thu thập dấu
vết, vật chứng. Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt8
, thu thập là “góp n ặt và
tập ợp lại”. Giới nghiên cứu khoa học ở nước ta cũng không đưa ra khái
niệm thu thập dấu vết, vật chứng nhưng lại có nêu ra nhiều khái niệm thu thập
chứng cứ. Theo đó, thu thập chứng cứ bao gồm các hành vi phát hiện, lập
biên bản ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Ý kiến khác lại tách phần
phát hiện, bảo quản ra khỏi hoạt động thu thập chứng cứ khi xác định “phát
iện c ứng cứ là tìm n ững vật, iện tượng, dấu vết, sự kiện, tài liệu… có t ể
c ứng min n ững tìn tiết củ vụ án” còn “t u t ập c ứng cứ là việc người
có t ẩm quyền áp dụng các iện p áp t eo quy đ n củ p áp luật tố tụng
ìn sự để g i n ận và t u giữ c ứng cứ làm c o c úng có đầy đủ giá tr
c ứng min và iệu lực sử dụng9
”. Mặc dù, việc trình bày các khái niệm là
khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm này đều thống nhất ở chỗ hoạt
động thu thập chứng cứ là hoạt động do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện
theo trình tự thủ tục luật định để phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin
được xác định là chứng cứ.
Kết hợp các quan điểm về thu thập chứng cứ với khái niệm chứng cứ
và nguồn chứng cứ, có thể đưa ra khái niệm thu thập dấu vết, vật chứng như
sau: T u t ập dấu vết, vật c ứng là oạt động do cơ qu n tiến àn tố tụng
t ực iện n ằm p át iện, g i n ận, t u lượm dấu vết, thu giữ vật c ứng t eo
trìn tự, t ủ tục do Bộ luật tố tụng ìn sự quy đ n . Trong đó:
8
Từ điển Tiếng việt (2005), Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học;
9
Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật TTHS Việt Nam, Nxb. Tư pháp;
11
P át iện dấu vết, vật c ứng là tìm tòi, sàng lọc ra những dấu vết, đồ
vật có chứa đựng thông tin được xác định là chứng cứ, từ đó có cơ sở tiến
hành các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo.
G i n ận dấu vết, vật c ứng là việc lưu giữ lại hình ảnh của dấu vết,
vật chứng theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và phương pháp của kỹ
thuật điều tra hình sự, biểu hiện bằng việc lập biên bản, ghi âm, chụp ảnh, vẽ
sơ đồ để mô tả, ghi lại những thông tin mà dấu vết, vật chứng chứa đựng.
T u lượm dấu vết, t u giữ vật c ứng là tách dấu vết, vật chứng ra khỏi
môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ giá trị chứng minh của nó,
phục vụ cho việc chứng minh và giải quyết vụ án.
Dấu vết, vật chứng trong vụ án hình sự nói chung và vụ án Giết người
nói riêng được thu thập qua các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết thân thể, khám người, chỗ ở, chỗ
làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm10
. Ngoài ra,
cơ quan tiến hành tố tụng còn thu thập dấu vết, vật chứng thông qua việc tiếp
nhận những dấu vết, vật chứng do cá nhân, tổ chức giao nộp. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy việc phát hiện, ghi nhận, thu lượm dấu vết, thu giữ vật chứng
trong các vụ án Giết người chủ yếu được tiến hành thông qua hoạt động khám
nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi.
Từ những dấu vết, vật chứng đã được thu thập, thông qua việc giám
định, kết hợp với việc đánh giá một cách toàn diện những thông tin đã thu
thập được, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định cơ chế gây tổn thương
cũng như nguyên nhân chết của bị hại từ đó có cơ sở xác định bản chất sự
việc, đó có phải là vụ án Giết người không hay chỉ là một vụ tai nạn, tự sát
hoặc bệnh lý. Đối với những vụ phạm tội quả tang, việc thu thập dấu vết, vật
chứng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội, xác định tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi, từ đó có đường lối xử lý phù hợp đối với
người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, việc thu thập dấu vết, vật chứng giữ vai trò quan trọng, thậm
chí mang tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, để
có thể sử dụng các dấu vết, vật chứng nhằm khai thác các chứng cứ chứng
minh tội phạm và người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ
quan có thẩm quyền phải tiến hành bảo quản những dấu vết, vật chứng này.
10
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thêm hoạt động khám xét phương tiện, dữ liệu điện tử;
12
1.1.2.2. Khái niệm bảo quản dấu vết, vật chứng
Theo Từ điển Tiếng việt11
, bảo quản là giữ gìn, tr ng nom để khỏi ư
hỏng, hao hụt. Như vậy, có thể hiểu rằng: Bảo quản dấu vết, vật chứng là giữ
gìn tính nguyên vẹn của dấu vết, vật chứng, tránh làm mất mát, thất lạc hoặc
làm ư ỏng dấu vết, vật chứng. Trong đó, ảo quản dấu vết bao gồm cả việc
bảo quản bản thân dấu vết và vật mang vết12
nhằm bảo đảm khả năng sử
dụng dấu vết và vật mang vết.
Như đã phân tích tại mục 1.1.1, dấu vết, vật chứng tồn tại dưới dạng vật
chất nên đương nhiên sẽ bị biến đổi do các quá trình lý học, hóa học, sinh học
diễn ra chính trong nội tại của nó. Ngoài ra, dấu vết, vật chứng còn có thể bị
tác động của môi trường như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thời tiết...
hoặc tác động của con người, côn trùng, súc vật... Những yếu tố đó ảnh hưởng
đến sự tồn tại của dấu vết, vật chứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá trị
chứng minh của dấu vết, vật chứng đối với vụ án hình sự. Chính vì thế, việc
giữ gìn tính nguyên vẹn, tránh làm mất mát, thất lạc hoặc làm hư hỏng dấu
vết, vật chứng giữ vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự nói
chung và các vụ án giết người nói riêng. Nếu dấu vết, vật chứng không được
bảo quản tốt dẫn đến bị hư hỏng, biến đổi, mất mát hay thất lạc sẽ làm giảm
giá trị chứng minh của các chứng cứ khai thác được từ các dấu vết, vật chứng
đã được thu thập. Vì vậy, yêu cầu đối với hoạt động bảo quản dấu vết, vật
chứng là phải được thực hiện một cách hợp pháp, kịp thời, đầy đủ và đúng
phương pháp.
Để tạo hành lang pháp lý cho việc tiến hành hoạt động thu thập, bảo
quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án hình sự nói chung cũng như các vụ
án giết người nói riêng, pháp luật đã ban hành các quy định cụ thể trong Bộ
luật tố tụng hình sự13
và các văn bản dưới luật như: Quy chế quản lý kho vật
chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của
Chính phủ, Thông tư số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Nghị định
số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ… Trong quá
trình thực hiện các hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, cơ quan
11
Từ điển Tiếng việt (2005), Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học;
12
Vật mang dấu vết tội phạm là một loại vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003;
13
Các quy định rải rác trong các chương V, XII, XIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tại Chương VI,
XIII, XIV Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
13
và người có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục cũng như nguyên tắc tiến hành các hoạt động nêu trên, góp
phần có hiệu quả vào việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án
Giết người nói riêng.
1.2. Khái niệm và nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết ngƣời
1.2.1. Khái niệm “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu
thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết ngƣời”
Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân hiện hành đều quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân đó là: “Viện kiểm sát n ân dân là cơ qu n t ực àn quyền c ng tố, kiểm
sát oạt động tư p áp…”
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức
năng thực hành quyền công tố. Theo đó, thực hành quyền công tố là oạt
động củ Viện kiểm sát n ân dân trong tố tụng ìn sự để t ực iện việc uộc
tội củ N à nư c đối v i người p ạm tội, được t ực iện ng y từ k i giải
quyết tố giác, tin áo về tội p ạm, kiến ng k ởi tố và trong suốt quá trìn
k ởi tố, điều tr , truy tố, xét xử vụ án ìn sự14
, nhằm bảo đảm mọi hành vi
phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan
người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội…
Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân còn
có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 4 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì: “ iểm sát oạt động tư p áp là
oạt động củ Viện kiểm sát n ân dân để kiểm sát t n ợp p áp củ các
àn vi, quyết đ n củ cơ qu n, tổ c ức, cá n ân trong oạt động tư p áp,
được t ực iện ng y từ k i tiếp n ận và giải quyết tố giác, tin áo về tội
p ạm, kiến ng k ởi tố và trong suốt quá trìn giải quyết vụ án ìn sự ”
Dựa theo các quy định nêu trên, có thể xác định rằng: Đối tượng của
hoạt động kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng đó là việc tuân
theo pháp luật của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc thu thập,
bảo quản, dấu vết, vật chứng thông các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm
14
Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
14
hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết thân thể, khám xét15
hoặc
khi tiếp nhận những đồ vật, tài liệu do các cá nhân, tổ chức giao nộp. Còn đối
tượng của hoạt động thực hành quyền công tố trong toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án Giết người nói chung và đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết,
vật chứng nói riêng đều chính là tội phạm và người phạm tội Giết người cụ thể.
Từ những khái niệm nêu trên, tác giả cho rằng: T ực àn quyền c ng
tố và kiểm sát việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong các vụ án Giết
người là hoạt động nhằm thực hiện chức năng t ực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư p áp của Viện kiểm sát n ân dân, trong đó Viện kiểm
sát nhân dân sử dụng tổng hợp những quyền năng p áp lý để kiểm sát việc
tuân theo pháp luật củ các cơ qu n có t ẩm quyền khi tiến hành việc t u
t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng và đề ra yêu cầu điều tr đối v i hoạt động
này khi cần thiết nhằm ảo đảm mọi àn vi p ạm tội, người p ạm tội Giết
người p ải được p át iện, k ởi tố, điều tr , truy tố, xét xử k p t ời, ng iêm
min , đúng người, đúng tội, đúng p áp luật…
Thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thu
thập, bảo quản dấu vết vật chứng trong các vụ án hình sự nói chung và vụ án
Giết người nói riêng, Kiểm sát viên sẽ thực hành quyền công tố đối với việc
thu thập và bảo quản dấu vết, vật chứng. Việc làm tốt công tác kiểm sát việc
tuân theo pháp luật sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động thực hành quyền
công tố được tốt hơn; ngược lại, việc làm tốt hoạt động công tố cho phép đi
sâu, làm rõ vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Hai hoạt động này đều vì mục đích cuối cùng của quá trình giải quyết
vụ án hình sự đó là đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ,
đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
1.2.2. Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập,
bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết người
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu
vết, vật chứng trong các vụ án Giết người, Kiểm sát viên cần bảo đảm thực
hiện tốt những nội dung sau:
Một là, Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia kiểm sát các hoạt động
điều tra liên qu n đến việc thu thập, dấu vết, vật chứng mà pháp luật quy định
15
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về hoạt động khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật,
thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thêm hoạt động khám xét
phương tiện, dữ liệu điện tử ;
15
phải có mặt Kiểm sát viên khi tiến hành như: Khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi theo quy định tại Điều 150, 151 Bộ luật Tố tụng Hình sự
năm 2003.
Việc trực tiếp tham gia kiểm sát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khám
nghiệm giúp Kiểm sát viên kịp thời phát hiện các vi phạm về thẩm quyền, thủ
tục, cách thức thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng của các cơ quan, người
tham gia khám nghiệm và đưa ra yêu cầu khắc phục khi cần thiết.
Khi kiểm sát các hoạt động này, Kiểm sát viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc thành lập các Hội đồng khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thẩm quyền, thủ tục tiến hành thu
lượm dấu vết, thu giữ vật chứng theo đúng quy định pháp luật.
- Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động chuyên môn của các thành viên
trong Hội đồng khám nghiệm
Trong quá trình tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm, Kiểm sát
viên phải đảm bảo việc phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật
chứng của các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm được thực hiện đúng
cách, đúng trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 77; 95; 150 và 154 Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, các thành viên trong Hội đồng phải
hết sức cẩn thận tránh làm mất đi các dấu vết, hoặc tạo thêm những dấu vết
mới do sự bất cẩn trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn.
Theo Quy chế về công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, việc tiến hành giám định16
thì khi
kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên
có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu
liên quan đến vụ án, lấy lời khai và ghi âm lời khai của người bị hại, người
làm chứng…, các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm sát điều tra vụ án.
Đây là quy định không mang tính bắt buộc đối với Kiểm sát viên, do vậy tuỳ
từng trường hợp cụ thể mà Kiểm sát viên có thể thực hiện một hoặc một số
hoạt động nêu trên. Kiểm sát viên cần ghi chép tỷ mỷ các số liệu đo đạc tại
hiện trường, các hoạt động của Điều tra viên, Giám định viên, Kỹ thuật viên,
đặc điểm của các vật nghi là vật chứng tại hiện trường… để đối chiếu trước
khi ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
16
Ban hành kèm theo Quyết định số 421/QĐ-VKSTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao;
16
Kiểm sát viên phải kiểm tra, đối chiếu thực tế hoạt động khám nghiệm,
các dấu vết, vật chứng thu thập được với biên bản do Điều tra viên lập xem có
phản ánh đúng, đầy đủ diễn biến của cuộc khám nghiệm không, các đặc điểm
của dấu vết, vật chứng không. Chỉ khi nào thấy đúng và đầy đủ, Kiểm sát viên
mới ký vào biên bản.
Đối với các hoạt động liên quan đến việc thu thập, dấu vết, vật chứng
mà pháp luật không quy định phải có mặt Kiểm sát viên thì nếu không trực
tiếp tham gia kiểm sát hoạt động đó, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ nội
dung, hình thức biên bản khám xét, thu giữ đồ vật, tài liệu... do người có thẩm
quyền lập, đảm bảo hoạt động khám xét, thu giữ đó được tiến hành theo đúng
quy định pháp luật.
Hai là, Kiểm sát viên phải kiểm tra thủ tục và nội dung của các biên
bản tố tụng liên qu n đến việc thu thập dấu vết, vật chứng
Kiểm sát viên phải kiểm tra chặt chẽ thủ tục và việc lập các biên bản tố
tụng liên quan đến hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,
xem xét dấu vết thân thể, thu giữ đồ vật, tài liệu… đảm bảo tuân thủ đúng quy
định pháp luật. Ngoài ra, Kiểm sát viên cần lưu ý việc ghi chép các nội dung,
mô tả dấu vết, vật chứng trong các biên bản phải đúng với diễn biến của cuộc
khám nghiệm, khám xét; đúng với thực trạng của dấu vết, vật chứng về giá trị
đo lường, kích cỡ, hình thể, đặc điểm... để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý
đúng đắn vụ án. Việc làm này giúp hạn chế tình trạng “vô hiệu hóa” giá trị
chứng minh của các chứng cứ khai thác được từ các dấu vết, vật chứng đã thu
thập được do vi phạm thủ tục tố tụng hoặc thiếu sót trong việc ghi chép biên
bản thu giữ mặc dù đó chính là những dấu vết, vật chứng có ý nghĩa đối với
việc giải quyết vụ án.
Ba là, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ, đảm bảo đúng t ủ tục
trong việc lập và mở niêm phong
Kiểm sát viên phải xem xét loại dấu vết, vật chứng nào cần phải niêm
phong, giám định ngay và loại dấu vết, vật chứng nào cần có cách thức bảo
quản riêng để có yêu cầu phù hợp đối với người thực hiện. Ví dụ, đối với dấu
vết máu, tinh dịch không được niêm phong ngay mà sau khi thu dấu vết phải
để khô tự nhiên rồi mới niêm phong. Nếu không để khô dấu vết máu, tinh
dịch trước khi niêm phong thì dưới tác động của môi trường, khí hậu nóng,
ẩm tại Việt Nam thì dấu vết đó sẽ bị thối, ảnh hưởng đến việc giám định.
17
Ngoài ra, Kiểm sát viên cần kiểm tra cụ thể việc niêm phong, mở niêm
phong phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ
tục thông qua kiểm tra biên bản niêm phong mà mở niêm phong đã được lập
và đưa vào hồ sơ vụ án.
Bốn là, Kiểm sát viên cần lưu ý vấn đề kiểm sát việc chuyển giao vật
chứng giữ các cơ qu n có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án.
Hoạt động chuyển giao vật chứng giữa các cơ quan trong quá trình giải
quyết vụ án có liên quan mật thiết đến việc bảo quản dấu vết, vật chứng. Bởi,
sau khi được thu thập, dấu vết, vật chứng sẽ được chuyển giao giữa các cơ
quan có thẩm quyền nhằm phục vụ công tác giám định, xem xét, đánh giá
chứng cứ. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 200317
, việc
chuyển giao dấu vết, vật chứng được thực hiện giữa các Cơ quan tiến hành tố
tụng với nhau18
hoặc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan giám
định.
Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ về thủ tục, thời hạn chuyển giao
vật chứng giữa các cơ quan có thẩm quyền nêu trên để đảm bảo không để xảy
những sai phạm trong quá trình chuyển giao dấu vết, vật chứng, làm ảnh
hưởng đến việc giải quyết các vụ án Giết người.
Năm là, Kiểm sát viên k p thời đề ra yêu cầu điều tr đối v i việc thu
thập, bảo quản dấu vết, vật chứng p ù ợp v i t n c ất, nội dung, đặc điểm
củ từng vụ án;
Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc văn bản.
Thông qua việc yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên thể hiện rõ quan điểm của
mình trong việc thu thập dấu vết, vật chứng trong quá trình khám nghiệm,
khám xét... giúp ích rất nhiều cho Điều tra viên trong khi tiến hành các hoạt
động này.
Nội dung của yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết,
vật chứng phải tùy vào tính chất, nội dung, đặc điểm của từng vụ án, nhưng
cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau:
17
Theo quy định tại Điều 116, Điều 162, Khoản 1, Khoản 4 Điều 166 và Điều 174 Bộ luật Tố tụng Hình sự
năm 2003;
18
Dấu vết, vật chứng có thể được chuyển giao giữa các cơ quan liên ngành Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án với nhau hoặc giữa các cơ quan trong cùng một ngành để giải quyết có hiệu quả vụ án hình sự.
18
- Yêu cầu việc thu giữ, bảo quản các dấu vết, vật chứng phải được tiến
hành một cách khách quan, kịp thời, đúng cách và hợp pháp; Việc lập các
biên bản phải đảm bảo về nội dung, hình thức theo quy định pháp luật.
- Yêu cầu việc vẽ sơ đồ hoặc ghi các biên bản khám nghiệm, khám xét,
thu giữ... phải chính xác, mô tả chi tiết đặc điểm, vị trí của các dấu vết, vật
chứng đã phát hiện và thu lượm, thu giữ được.
- Yêu cầu về việc thu thập các dấu vết, vật chứng nhằm xác định các
nội dung như: Thời gian chết của nạn nhân; nạn nhân chết có sự tác động từ
bên ngoài không, tính chất các thương tích, vật gây nên các thương tích và
thời gian gây ra các thương tích đó; nguyên nhân dẫn tới nạn nhân chết, nhóm
máu của nạn nhân, trước khi chết nạn nhân đã ăn uống gì, nếu là phụ nữ thì ở
bộ phận sinh dục của nạn nhân có tinh trùng không; nếu nạn nhân chết do
ngạt thở thì có phải chết do tác động bên ngoài tới đường hô hấp hay không;
các dấu vết ở cổ (nếu có), xuất hiện lúc nạn nhân còn sống hay sau khi đã
chết; nếu nạn nhân chết do thuốc độc thì ở trong phủ tạng và trong máu nạn
nhân có chất độc gì, liều lượng bao nhiêu, có đủ để gây nên cái chết cho nạn
nhân không; chết do ngạt ôxit cacbon cũng phải lấy phủ tạng để xét nghiệm
độc tố; nếu nạn nhân bị giết và bị cắt ra làm nhiều phần thì nhờ sự giúp đỡ
của giám định viên để xác định các phần đã tìm thấy của một hay nhiều
người, lứa tuổi, giới tính, tình trạng thể chất của nạn nhân, thủ phạm đã dùng
phương tiện gì để chia cắt xác nạn nhân, chú ý các bao túi đựng có đặc điểm
gì; trường hợp nạn nhân bị đốt cháy phải xem xét các bộ phận còn sót lại của
tư trang, thân thể và chú ý đặc điểm hai hàm răng để có cơ sở nhận dạng, truy
tìm tung tích của nạn nhân.
Các nội dung đề ra phải rõ ràng, cụ thể và có chất lượng, không nêu
chung chung hoặc nêu không rõ ý; những vấn đề đương nhiên Điều tra viên
phải làm hoặc sử dụng các chiến thuật, phương pháp tiến hành khám nghiệm
hiện trường thì không cần nêu. Kiểm sát viên chỉ đề ra những nội dung cần
thiết” để củng cố chứng cứ, hoàn thiện đầy đủ thủ tục tố tụng bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án.
Ngoài ra, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ, bảo đảm các yêu cầu
điều tra đã đề ra phải được thực hiện đầy đủ. Nếu Điều tra viên đề nghị, Kiểm
sát viên có trách nhiệm giải thích rõ nội dung những yêu cầu điều tra. Trường
hợp Điều tra viên không nhất trí thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó
19
Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, kiến
nghị với Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết. Nếu do điều kiện khách
quan mà Cơ quan điều tra không thực hiện được đầy đủ các yêu cầu điều tra
thì phải nêu rõ lý do trong Bản kết luận điều tra vụ án.
Bên cạnh đó, Kiểm sát viên cần phối hợp cùng Điều tra viên bàn bạc
hướng điều tra, phương cách thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, cảm hoá
đối tượng điều tra, truy tố để họ tự giác giao nộp hoặc khai báo về nơi cất giấu
vật chứng, đấu tranh với tội phạm giả mạo vật chứng, làm lạc hướng điều tra…
Như đã phân tích ở phần trên, dấu vết, vật chứng có ý nghĩa quan trọng,
thậm chí trong một số trường hợp mang tính quyết định đối với việc giải
quyết các vụ án giết người. Nếu cơ quan có thẩm quyền làm tốt hoạt động thu
thập, bảo quản dấu vết, vật chứng sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả đấu
tranh, khám phá tội phạm và người phạm tội. Chính vì thế, hoạt động thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng
của Viện kiểm sát nhân dân mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hoạt động
này đảm bảo việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng được thực hiện một
cách, nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng phương pháp,theo đúng thẩm
quyền, thủ tục luật định, tránh việc làm giảm hoặc mất đi giá trị chứng minh
của các chứng cứ khai thác được từ những dấu vết, vật chứng đã thu thập được.
20
CHƢƠNG II
MỘT SỐ HẠN CHẾ, THIẾU SÓT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG
HẠN CHẾ, THIẾU SÓT CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC THU THẬP, BẢO QUẢN
DẤU VẾT, VẬT CHỨNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƢỜI
Để góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ án giết người, Kiểm sát viên
cần làm tốt hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo
quản dấu vết, vật chứng, đảm bảo các hoạt động này được thực hiện theo
đúng quy định pháp luật.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, hoạt động này đã được
Kiểm sát viên các cấp thực hiện tương đối tốt, góp phần tích cực vào công tác
điều tra, khám phá các vụ án giết người. Rất nhiều vụ án giết người đã được
giải quyết nhanh chóng, buộc người phạm tội phải chịu sự trừng phạt thích
đáng của pháp luật, trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây
hoang mang, lo lắng trong dư luận. Điển hình như vụ thảm sát 6 người tại ấp
2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước xảy ra vào ngày
07.7.2016. Trong vụ án này, các Kiểm sát viên đã làm tốt công tác kiểm sát
thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, đảm bảo các hoạt động phát hiện, ghi
nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết, vật chứng thực hiện đúng quy định pháp luật
từ khi khám nghiệm hiện trường đến khi vụ án được đưa ra xét xử ở các cấp.
Chính từ những dấu vết, vật chứng như chiếc điện thoại, cuộn băng keo, dây
sạc điện thoại, dấu vân tay, dấu vết máu, con dao…, các cơ quan tiến hành tố
tụng đã nhanh chóng xác định được hung thủ của vụ án là Nguyễn Hải Dương
và Vũ Văn Tiến sau ba ngày kể từ khi xảy ra vụ án. Hoặc như vụ án giết
người, hiếp dâm trẻ em xảy ra ngày 12/4/2012, tại thôn Hiệp Thành, xã Cam
Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Trong vụ án này, từ dấu
vết rạn chân chim xung quanh hai vết xước trên xương sọ ở khu vực trán của
nạn nhân mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được chính xác hành
vi phạm tội của Trương Quế Lâm đối với nạn nhân Lê Thị Thanh Nga, buộc
bị cáo phải chịu án tử hình.
Mặc dù các cơ quan và người tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ án oan,
sai, quá trình điều tra, xử lý kéo dài. Chỉ riêng tại các địa phương thuộc khu
21
vực phía Nam19
, trong 6 năm (Từ năm 2011 đến năm 2016), có 253 bị
cáo/114 vụ án giết người, chiếm tỷ lệ 10,43% tổng số bị cáo và 7,06% tổng số
vụ án do Viện kiểm sát cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Viện phúc
thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý20
. Trong đó, hầu hết các vụ án này
đều có những sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng liên quan đến việc
phát hiện, ghi nhận, thu thập và bảo quản dấu vết, vật chứng. Điều này chứng
tỏ hoạt động của một số Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc thu thập dấu vết, vật chứng trong những vụ án này vẫn còn nhiều hạn
chế, thiếu sót, dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án còn kéo dài
hoặc thậm chí gây oan, sai. Do đó, để việc giải quyết các vụ án Giết người đạt
hiệu quả cao hơn, nhất thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong
các vụ án Giết người của các Kiểm sát viên. Muốn đạt được điều này, trước
hết cần xác định được những hạn chế, thiếu sót cụ thể của Kiểm sát viên khi
tiến hành các hoạt động này cũng như xác định những nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến thực trạng như trên để từ đó có những giải pháp phù hợp trong thời
gian tới.
2.1. Một số hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong
các vụ án Giết ngƣời
2.1.1. Kiểm sát viên chưa nghiêm túc kiểm sát về trình tự, thủ tục,
thẩm quyền tiến hành các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng
Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, mặc dù dấu vết, vật chứng
đã thu thập là khách quan, có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
nhưng hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng này lại vi phạm về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục. Nếu những vi phạm này được khắc phục kịp thời sẽ không
làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của các dấu vết, vật chứng đã thu giữ.
Tuy nhiên, do Kiểm sát viên không kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra mang tính hình
thức về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thành phần Hội đồng khám nghiệm…
vào thời điểm trước, trong và sau khi tiến hành các hoạt động thu thập, bảo
19
Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Cà Mau;
20
Số liệu thống kê của Viện kiểm sát cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
22
quản dấu vết, vật chứng nên không phát hiện vi phạm do đó không yêu cầu
khắc phục cơ quan có thẩm quyền khắc phục kịp thời.
Điển ìn n ư vụ án Nguyễn Văn Đồng tại tỉn Bìn P ư c
Khoảng 10h ngày 28.1.2013, Nguyễn Văn Đồng lái xe gắn máy đến
nhà ông Trần A Ửng chơi. Lúc đó, tại nhà ông Ửng có vợ là bà Hà Nàm Củ
và các con ông là Trần Ký Moi, Trần Ký Thảo và Trần Ký Cường. Đồng và
Ửng uống rượu và đánh bài xì phé ăn tiền, mỗi ván thắng thua số tiền là 1.000
đồng đến 2.000 đồng ở ngoài vườn, gần sân nhà Ửng.
Đến khoảng 14h chiều cùng ngày, cháu Moi, con ông Ửng, lái xe gắn
máy chở bà Củ đến quán tạp hóa tại thôn 6, xã Đ.L gần đó để mua đồ dùng
gia đình. Lúc này, ở nhà có cháu Thảo và Cường. Đang đánh bài, ông Ửng
dừng chơi vì thấy con nhỏ là cháu Cường khóc và đến bế Cường. Do nghỉ
chơi bài đột ngột, Đồng không đồng ý, cãi nhau với ông Ửng rồi dẫn đến xô
xát giữa hai bên. Đồng cầm cục gạch Tàu và 1 khúc cây đánh ông Ửng làm
rách da đầu chảy máu, viên gạch vỡ làm 4 mảnh. Ông Ửng bỏ ra ngồi gần
giếng nước cách nhà 11m, Đồng chạy đến đánh tiếp rồi đẩy ông Ửng rơi
xuống giếng. Thấy vậy, con ông Ửng là cháu Thảo dẫn cháu Cường đi ra
đường sau nhà đứng khóc chờ mẹ và chị về. Đồng lái xe gắn máy chạy về nhà
mình. Một lúc sau, cháu Moi chở bà Củ về đến nhà, thấy Thảo và Cường
đang đứng ngoài đường khóc và nói với mẹ và chị là ông Ửng bị chết. Những
người hàng xóm đi làm rẫy thấy Đồng đầu không đội mũ bảo hiểm, lái xe gắn
máy chạy ngược chiều trên đường; khi họ đến nhà ông Ửng, nghe vợ con ông
Ửng nói ông bị chết nên đã đi báo công an.
Ngày 29.1.2013, Đồng bị bắt để điều tra về hành vi “giết người”. Tại
bản kết luận giám định pháp y của Phòng kĩ thuật hình sự Công an tỉnh B.kết
luận: “Trần A Ửng có 3 vết t ương dập rác d đầu do vật tầy có cạn tác
động Nạn n ân tử vong do ngạt nư c ấp, suy ấp cấp”. Bản kết luận
giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM, kết luận: “Các dấu
vết g i t u trên đồng ồ (đồng ồ t u giữ củ Đồng), trên nền n à và trên t y
qu y giếng đều là máu người P ân t c AND, đây là máu củ nạn n ân Trần
A Ửng”.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố Đồng về tội “Giết
người” và đề nghị tòa sơ thẩm tuyên Đồng mức án tù chung thân. Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm, tuyên bố Nguyễn Văn Đồng không
23
phạm tội “Giết người” do có vi p ạm ng iêm trọng t ủ tục tố tụng k i t u giữ,
c uyển gi o, niêm p ong dấu vết, vật c ứng củ vụ án… làm ảnh hưởng tới
tính khách quan của chứng cứ, cụ thể là:
Khi mời Đồng lên làm việc, phát hiện Đồng có đeo một chiếc đồng hồ
có dính vết máu nên Công an xã Đ.L đã thu giữ chiếc đồng hồ này nhưng
không lập biên bản niêm phong, khi chuyển giao cho Cơ quan điều tra để
trưng cầu giám định cũng không thể hiện bằng biên bản, làm ảnh hưởng tới
tính khách quan của chứng cứ. Bên cạnh đó, Công an xã Đ.L thu giữ vật
chứng là cây gỗ dài 1,17m và viên gạch tàu nhưng không niêm phong theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự; thực nghiệm
điều tra nhưng không tuân thủ quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003. Ngoài những vi phạm liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu
vết, vật chứng nêu trên, vụ án này còn có các vi phạm khác liên quan đến việc
xác định tư cách giám hộ của người làm chứng là người chưa thành niên; sai
phạm trong việc lập biên bản ghi lời khai, làm ảnh hưởng đến tính khách quan
của nội dung khai báo của những người tham gia tố tụng. Vụ án này, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước kháng nghị và Tòa án nhân dân cấp cao
tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ
thẩm để điều tra, xét xử lại.
Thực tế cho thấy, có trường hợp, Kiểm sát viên đã không phát hiện vật
chứng do cơ quan điều tra thu thập là không khách quan, vi phạm nghiêm
trọng về cách thức thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng do đó ảnh hưởng
trực tiếp đến việc giải quyết vụ án.
Điển ìn n ư vụ án Hồ Duy Hải ở tỉn Long An.
Buổi sáng ngày 14/01/2008, hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23
tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) được phát hiện đã chết tại Bưu điện
Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nạn nhân Hồng bị cắt lìa cuống
họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị
cuốn lên khỏi ngực. Bên cạnh đó, thi thể Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) trong
tư thế nằm ngửa, đầu gối lên đùi trái của Ánh Hồng, chân trái dang ra và gác
lên một cái ghế xếp khung inox, cổ có vết cắt và trên đầu có nhiều dấu vết do
vật cứng va chạm. Số tiền 1.400.000 đồng, một số điện thoại, sim card và nữ
trang cũng biến mất khỏi hiện trường...
24
8 giờ 10 phút ngày 14.01.2008, 1 điều tra viên của phòng PC14, 03 cán
bộ phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh và 1 kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Long An, tiến hành khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, trong
quá trình khám nghiệm hiện trường, Hội đồng khám nghiệm đã không chú ý
xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân
như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung
khí dùng để tấn công các nạn nhân thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không
tìm lại được21
. Để hoàn thiện “chứng cứ” buộc tội đối với Hồ Duy Hải, Công
an Điều tra tỉnh Long An đã yêu cầu anh Thu22
đi mua một con dao mới có
kiểu dáng, kích thước tương tự con dao đã bị đốt giao lại công an sau đó cho
Hồ Duy Hải nhận dạng. Việc này đã được anh Thu xác nhận vào ngày
21.3.2008. Ngoài ra, ngày 24/6/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã yêu cầu
chị Nguyễn Thị Thu Hiếu (bạn của nạn nhân) đi mua tấm thớt gỗ tròn (có
đường kính 27cm, độ cao 4cm) được chị Hiếu xác nhận là giống với chiếc
thớt ở Bưu cục Cầu Voi mà chị đã nhìn thấy chị Hồng và chị Vân (hai nạn
nhân) thường sử dụng để giao nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để bổ sung
hồ sơ. Việc này được lập biên bản vào lúc 13h50 ngày 26.6.2008 tại phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Long An. Sau đó,
con dao và chiếc thớt được các cơ quan tiến hành tố tụng coi là vật chứng để
buộc tội Hồ Duy Hải. Đây là một trong những vi phạm tố tụng nghiêm trọng
dẫn đến việc vụ án bị hủy để điều tra, xét xử lại nhiều lần.
2.1.2. Kiểm sát viên không kịp thời phát hiện sai sót trong các thao
tác nghiệp vụ của cơ quan điều tra và cơ quan chuyên môn khi thu thập
dấu vết, vật chứng
Thực tiễn cho thấy việc thu thập dấu vết, vật chứng chủ yếu được thực
hiện thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Mặc dù trực tiếp tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, tuy nhiên một số Kiểm sát viên chỉ thụ động chứng kiến
hoặc thiếu sự quan sát, đánh giá hoặc thiếu kiến thức đối với hoạt động của
điều tra viên, cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y… nên không phát hiện
21
Ngày 15.01.2008, một số dân phòng được nhân viên Bưu cục Cầu Voi nhờ dọn dẹp hiện trường và phát
hiện một con dao, sau đó có hỏi ý kiến ông S. (công an huyện Thủ Thừa). Tuy nhiên, ông S. nói: “Con dao
này sạch không có máu chắc không gì đâu, thôi bỏ đi”. Họ lấy con dao này cạo máu dưới nền gạch, sau đó
nhân viên bưu điện yêu cầu đốt đi. Ngày hôm sau, Công an huyện Thủ Thừa yêu cầu các dân phòng tìm lại
con dao nhưng khi bới đống tro đã đốt thì không tìm thấy gì nữa. Về tấm thớt tại hiện trường cũng thất lạc, không
thu giữ lại được;
22
Người làm chứng của vụ án.
25
những sai sót của chủ thể này khi tiến hành các hoạt động chuyên môn nhằm
thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng. Điều này dẫn đến tình trạng sau một
thời gian dấu vết, vật chứng đã bị mất, lẫn lộn, biến đổi so với trạng thái ban
đầu, không thể khắc phục được, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giải quyết các vụ
án giết người.
Điển ìn n ư vụ án Lê Bá Mai tại tỉn Bìn P ư c23
:
Ngày 12/11/2004, Lê Bá Mai thấy bé Thị Út (11 tuổi, ngụ xã An
Khương, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước) và Thị Hằng đang mót sắn gần
nơi Mai làm nên nảy sinh ý định giao cấu. Mai lấy xe máy chạy đến rủ Út đến
khu vườn mít ở gần đó rồi dùng tay đánh vào gáy Út bất tỉnh để hiếp dâm.
Thực hiện xong hành vi đồi bại, Mai thấy Út còn sống và sợ bị tố cáo nên lấy
quần của Út siết cổ Út đến chết.
Biết Út đã chết, Mai vùi xác vào một cây mít và trở về chòi tắm rửa, ăn
cơm như không có chuyện gì xảy ra. Đến ngày 16/11/2004, người thân của Út
phát hiện thi thể Út trong vườn mít (thuộc trang trại của ông Dương Bá Tuân)
trong tình trạng không mặc quần, xác đã phân hủy.
Tại hiện trường, Cơ quan điều tra phát hiện vết lốp xe máy. Điều này
phù hợp với lời khai của nhân chứng Thị Hằng về việc “M i đã c ở út đi
bằng xe máy...”. Tuy nhiên, đối với dấu vết lốp xe máy ở hiện trường, cơ quan
khám nghiệm chỉ chụp hình mà không dùng thạch cao để đúc khuôn để thu
dấu vết vân lốp xe mặc dù việc đúc khuôn là cách thức bắt buộc để thu lượm
dấu vết lõm như dấu vân lốp xe trong trường hợp này.
Đây là một trong những cơ sở để Viện phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm Số 30/VKSTC-V3 ngày 12-12-
2006 kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày
23
Ngày 17/11/2004 Lê Bá Mai bị Công an huyện Bình Long tạm giữ và ngày 19/11/2004 Cơ quan điều
tra Công an tỉnh Bình Phước khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Lê Bá Mai. Tại bản án hình sự sơ thẩm
số 11/2005/HSST ngày 16/3/2005, Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước áp dụng điểm c, g khoản 1 Điều 93;
khoản 4 Điều 112; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 50 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Bá Mai tử hình về tội “Giết
người” và 18 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”. Tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là tử hình.
Ngày 30/3/2005 Lê Bá Mai kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo kêu oan và cho rằng mình không phải là thủ phạm việc làm đơn kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt là do cán bộ trong trại tạm giam đọc cho viết.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày 04/8/2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối
với Lê Bá Mai. Sau đó, Lê Bá Mai tiếp tục kêu oan...
26
04/8/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí
Minh, đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ
tục giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự
sơ thẩm số 11/2005/HSST ngày 16.3.2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình
Phước đã tuyên Lê Bá Mai phạm tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em, để điều tra lại
theo thủ tục chung24
.
Sau khi vụ án được điều tra, xét xử lại nhiều lần, cơ quan điều tra mới
yêu cầu trưng cầu giám định xác định sự đồng nhất giữa vết lốp xe máy tại
hiện trường với lốp xe của Lê Bá Mai nhưng cơ quan trưng cầu giám định
không thể thực hiện được do không có mẫu giám định (khuôn đúc thạch cao
vết vân lốp xe). Dựa trên bản ảnh chụp lại dấu vân lốp xe tại hiện trường,
ngày 13/8/2008, Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM kết luận: “Dấu vết
vân lốp xe để lại ở hiện trường… v i vết vân lốp bánh xe sau xe mô tô biển số
53SB-445725
… là cùng một loại vân lốp; n ưng dấu vết vân lốp để lại ở hiện
trường k ng đủ yếu tố giám đ nh truy nguyên chiếc lốp xe cụ thể”.
Như vậy, mặc dù trong vụ án này, Kiểm sát viên đã trực tiếp tham gia
kiểm sát khám nghiệm hiện trường nhưng lại không phát hiện sai sót trong
việc thu dấu vết vân lốp xe tại hiện trường của cơ quan chuyên môn. Lúc này,
cho dù Kiểm sát viên có đề ra yêu cầu điều ra thì Cơ quan điều tra cũng
không thể thu lại dấu vết lốp xe đã tồn tại ở hiện trường vào thời điểm tiến
hành khám nghiệm trước đây vì dấu vết này đã không còn nữa. Điều này đã
ảnh hưởng đến việc chứng minh sự liên quan của Lê Bá Mai đối với vụ án,
dẫn đến việc vụ án phải điều tra, xét xử nhiều lần26
.
2.1.3. Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ quá trình chuyển giao
dấu vết, vật chứng theo hồ sơ vụ án giữa các cơ quan có thẩm quyền
Để phục vụ cho công tác khai thác, đánh giá chứng cứ trong quá trình
giải quyết vụ án Giết người, sau khi được thu thập, các dấu vết, vật chứng cần
phải được chuyển giao giữa các cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự,
24
Ngày 05.02.2007, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành quyết định giám đốc thẩm số
02/2007/HS-GĐT ngày 5-2-2007 quyết định: “Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày
04.8.2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm
số 11/2005/HSST ngày 16.3.2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước về vụ án Lê Bá Mai phạm tội “Hiếp
dâm trẻ em” và “Giết người” để điều tra lại theo quy định của pháp luật”.
25
Xe moto này là phương tiện mà Lê Bá Mai đã dùng để chở Út theo lời khai của nhân chứng Thị Hằng.
26
Vụ án phải xét xử nhiều lần (07 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án
này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực
pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người” đến nay chưa có căn cứ
kết luận Lê Bá Mai bị oan.
27
thủ tục luật định. Tuy nhiên, trong một số vụ án, việc chuyển giao các dấu vết,
vật chứng chưa được quan tâm đúng mức nên để xảy ra việc mất mát, lẫn lộn,
tráo đổi các dấu vết, vật chứng đã thu thập được. Tình trạng này xảy ra một
phần do Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ quá trình chuyển giao dấu vết,
vật chứng theo hồ sơ vụ án giữa các cơ quan có thẩm quyền, không yêu cầu
các cơ quan này lập biên bản giao nhận, dẫn đến tình trạng dấu vết, vật chứng
trong một số vụ án bị hư hỏng, mất mát, lẫn lộn nhưng không kết luận được
sai sót xảy ra ở khâu nào. Trong một số trường hợp, Kiểm sát viên cũng
không phát hiện ra sai sót này, thậm chí sử dụng chính kết quả không chính
xác này để truy tố.
Trong vụ án Lê Bá Mai, lời khai của nhân chứng và bị can xác định
12.11.2004, Mai mặc áo xanh, đội nón lá, lưng đeo bình xịt inox, đi xe máy
màu xanh chở Thị Út đi. Phần bửng xe có để một can nhựa, phần ghi đông
treo thùng nước đá màu đỏ. Ngày 18.11.2004, công an đến nơi Mai ở để khám
xét, thu giữ đồ vật, tài sản, lục soát khắp nơi nhưng không có bình đá màu đỏ
và bình xịt màu xanh như lời khai của Thị Hằng, nên chỉ thu giữ nón, quần áo
của Mai. Tuy nhiên, sau đó, một điều tra viên của vụ án đã tự ý thêm vào
hàng cuối của biên bản thu giữ đồ vật tài liệu “01 thùng đựng đá màu đỏ”.
Việc làm này sau đó bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phát hiện và đã nêu rõ
trong bản kháng nghị giám đốc thẩm27
.
Giải trình về việc tự ý thêm dòng chữ trên vào biên bản thu giữ đồ vât
ngày 18.11.2004, Điều tra viên L. viết: “Sau khi xét hỏi b can khoảng 30
ngày sau khi Mai b bắt… t i có đến đ a bàn cùng v i đồng c B, Trưởng
c ng n xã An ương và đồng c S, c ng n viên xã An ương, đến chòi
của anh Dương Bá Tuân nơi M i làm t uê t ì k ng có i ở chòi. Số người
làm thuê cho anh Tuân không có mặt lúc này khoảng 14h. Tôi quan sát trong
chòi thấy có 01 ìn đựng nư c đá màu đỏ theo lời khai của b can Lê Bá Mai
nên t i đã t u giữ và nhập vào k o, do sơ suất t i c ư lập biên bản thu giữ
nên tôi ghi thêm vào biên bản tạm giữ đồ vật, tài sản do đồng chí P. lập là 01
t ùng đựng đá màu đỏ”28
Sau khi Tòa án nhân dân Tối cao tuyên hủy 2 bản án buộc tội Lê Bá
Mai giết người và hiếp dâm trẻ em để điều tra lại. Ngày 15.5.2009, Điều tra
27
Kháng nghị giám đốc thẩm Số 30/VKSTC-V3 ngày 12-12-2006;
28
Bút lục 350, 351 trong hồ sơ vụ án Lê Bá Mai.
28
viên L đến trang trại của ông Dương Bá Tuân (nơi Mai làm thuê) rồi vào nơi
ở của Mai để tiếp tục thu giữ vật chứng. Lúc đó, ông Dương Bá Phong (cháu
của ông Dương Bá Tuân) đã giao nộp can nhựa vuông loại 40 lít (40 cm x 40
x 30cm) và 1 bình xịt inox màu trắng.
Ngày 30.8.2013, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm
đã tuyên trả lại cho ông Tuân 01 can nhựa màu nâu xám có kích thước 40 x
28 cm x 30 cm, nhỏ hơn can nhựa mà Điều tra viên đã thu giữ vào ngày
15.5.2009. Qua hoạt động thực nghiệm của Đoàn giám sát oan sai trong tố
tụng hình sự29
, xác định không thể “ nhét” được chiếc can nhựa vuông loại 40
lít vào bửng của chiếc xe (loại Honda Cup 86). Vì thế có thể khẳng định rằng,
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước vào thời điểm thực
nghiệm hiện trường vụ án Lê Bá Mai, đã tráo đổi 1 can nhựa khác mỏng hơn
để có thể bỏ được vào bửng xe Honda Cup 86 rồi tiến hành thực nghiệm hiện
trường nhằm hợp thức hóa vụ án nhưng Viện kiểm sát tỉnh Bình Phước đã
không phát hiện vấn đề này, dẫn đến sử dụng chính chiếc can do Cơ quan
điều tra công an tỉnh Bình Phước tráo đổi làm cơ sở để chứng minh sự liên
quan của Lê Bá Mai đối với vụ án thông qua việc đối chiếu sự phù hợp giữa
lời khai của nhân chứng Thị Hằng với những đồ vật có liên quan đến Lê Bá Mai.
2.1.4. Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả
thu thập dấu vết, vật chứng; không đối chiếu giữa các biên bản tố tụng liên
quan đến hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng
Một số Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả
thu thập thể hiện trong các biên bản khám nghiệm, khám xét, thu giữ đồ vật,
tài liệu, các biên bản liên quan đến việc bảo quản dấu vết, vật chứng như biên
bản niêm phong, mở niêm phong, biên bản bàn giao…, không đối chiếu nội
dung các biên bản này với thực tế diễn biến của cuộc khám nghiệm, khám xét,
với các đặc điểm của dấu vết, vật chứng về kích cỡ, hình thể, màu sắc… làm
ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của các thông tin khai thác từ “dấu vết, vật
chứng” đã thu thập được.
Điển ìn n ư trong vụ án Hồ Duy Hải
Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án này vào ngày 14.01.2008, thể
hiện: C ân trái nạn n ân Vân gác lên một cái g ế xếp k ung g ế ằng inox,
29
Báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp
luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự
theo quy định của pháp luật” năm 2014.
29
mặt g ế ằng nệm mút màu x n , trên mặt nệm có dấu vết máu quyện và dấu
vết dép d n n ững ạt cơm k , trên c ân g ế ằng sắt trắng d n máu.
Chiếc ghế này có đặc điểm: “ i xếp g ế lại có c iều c o là 0,98m; Tem đảm
ảo c ất lượng rác mất một góc n ỏ ở ên p ải p dư i; mã số HPN2
447052”. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không thu giữ chiếc ghế inox này ngay
khi khám nghiệm hiện trường mà đến ngày 25.3.2008, mới lập biên bản thu
giữ một chiếc ghế inox có đặc điểm: “ ung g ế c iều c o 67cm k oảng
các từ lưng dự đến nệm, ngồi 25 cm, từ nệm ngồi xuống đất 45 cm; tem ảo
đảm c ất lượng Hò P át mã số HPM2 44705” Như vậy, chiếc ghế đã thu
giữ vào ngày 25.3.2008 không phải là chiếc ghế có tại hiện trường vụ án ngày
14.01.2008. Kiểm sát viên đã không kiểm tra nội dung; so sánh, đối chiếu các
biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ đồ vật với nhau, cũng
như với đặc điểm thực tế của chiếc ghế đã được thu giữ nên không phát hiện
vấn đề này. Thậm chí, sau đó, chiếc ghế thu ngày 25.3.2008 đã được Hội
đồng xét xử sơ thẩm cho Hải nhận dạng tại phiên tòa và Hải đã xác nhận đúng
là chiếc ghế đã sử dụng khi gây án.
Như vậy, trong vụ án này, Kiểm sát viên được phân công đã không
kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả thu thập dấu vết, vật chứng; không
đối chiếu giữa các biên bản tố tụng liên quan đến hoạt động thu thập, bảo
quản dấu vết, vật chứng nên không phát hiện những mâu thuẫn có liên quan
đến dấu vết, vật chứng đã thu thập được. Những sai sót này đã ảnh hưởng lớn
đến việc giải quyết vụ án dẫn đến việc phải điều tra, xét xử nhiều lần.
2.1.5. Chất lượng yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản
dấu vết, vật chứng còn hạn chế
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 và khoản 2 Điều 112 Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 thì việc đề ra yêu cầu điều tra là một trong những
nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án giết
người nói riêng. Thực hiện tốt việc đề ra yêu cầu điều tra sẽ góp phần làm cho
công tác điều tra, xử lý vụ án đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ,
không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Một yêu cầu điều tra có
chất lượng phải đảm bảo cả về hình thức và nội dung. Nếu yêu cầu điều ra
được đề ra bằng thức văn bản thì văn bản này phải được soạn thảo và ban
hành theo mẫu quy định. Nội dung yêu cầu điều tra phải đảm bảo cụ thể, rõ
30
ràng, đúng trọng tâm và cần thiết để làm rõ tất cả các vấn đề pháp lý của vụ
án, có tính khả thi, không mang tính hình thức.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm
sát viên trong quá trình giải quyết các vụ án giết người còn rất hạn chế, chủ
yếu là về nội dung của yêu cầu điều tra. Nhiều trường hợp, Kiểm sát viên đề
ra yêu cầu điều tra mang tính hình thức, nội dung còn chung chung, không có
tác dụng đối với công tác điều tra nói chung và công tác thu thập, bảo quản
dấu vết, vật chứng nói riêng. Nhiều trường hợp, mặc dù những dấu vết, vật
chứng cần thiết đã được thu thập trong hồ sơ vụ án nhưng Kiểm sát
viên vẫn đề ra yêu cầu thu thập những dấu vết, vật chứng đó. Ngược lại, một
số trường hợp cần thiết phải thu giữ thêm những dấu vết, vậtt chứng tại hiện
trường nhưng Kiểm sát viên lại không đề ra yêu cầu điều tra.
Trong vụ án Hồ Duy Hải ở Long An, hai nạn nhân đều là phụ nữ. Tư
thế của nạn nhân tại hiện trường cho thấy nạn nhân có khả năng bị hiếp dâm:
Nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều
thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Thi
thể Nguyễn Thị Thu Vân trong tư thế nằm ngửa, đầu gối lên đùi trái của Ánh
Hồng, chân trái dang ra và gác lên một cái ghế xếp. Do đó, việc thu giữ những
dấu vết để xác định nạn nhân có bị hiếp dâm hay không rất cần thiết.
Biên bản khám nghiệm tử thi đối với thi thể Ánh Hồng ghi:“Vạt trư c
áo tuột lên p cổ để lộ nguyên p ần trư c c iếc áo ngực C iếc áo ngực
cũng tuột về p trên để lộ 2 đầu vú…Cơ qu n sin dục k ng s ng
t ương, có t d c n ầy trong âm đạo, màng trin có n iều vết rác cũ,…”.
Tình trạng quần áo và kết quả khám bộ phận sinh dục cho thấy, khả
năng nạn nhân bị hiếp dâm là rất cao. Tuy nhiên, bác sĩ pháp y đã không thu
dịch nhầy này để giám định đó là dịch gì, dịch âm đạo phụ nữ hay tinh dịch,
ảnh hưởng đến việc xác định tình tiết khách quan của vụ án.
Biên bản khám nghiệm tử thi đối với thi thể Thu Vân có ghi: “…Cơ
qu n sin dục k ng s ng t ương, màng trin nguyên vẹn, k ng d c …”.
Nhận định này cũng không loại trừ khả năng việc nạn nhân bị giao hợp lạc
chỗ. Theo quy trình chung về giám định pháp y thì: “Trong các vụ án tìn
dục, k i ng i t ực iện gi o ợp ở dạng lạc c ỗ, lấy tăm ng và p ết k n từ
niêm mạc miệng và trực tràng ở tử t i cả hai gi i… i ng i các tội p ạm
31
tìn dục nên lấy nư c rử tăm ng l u ở d xung qu n các ộ p ận sin
dục và ậu môn”30
.
Như vậy, bác sĩ pháp y cần phải tiến hành các hoạt động này nhằm thu
thập những dấu vết có thể xác định nạn nhân có bị xâm hại tình dục không.
Tuy nhiên, khi khám nghiệm tử thi nạn nhân Thu Vân, bác sĩ pháp y cũng đã
không thực hiện các hoạt động nêu trên và Điều tra viên cũng không có ý kiến gì.
Mặc dù, có tham gia kiểm sát việc khám nghiệm tử thi trong vụ án này
nhưng Kiểm sát viên lại không yêu cầu thu những dấu vết cần thiết để trưng
cầu giám định. Do đó, không có chứng cứ xác thực về việc Hồ Duy Hải có
thực hiện việc giao cấu với hai nạn nhân hay không từ đó xác định sự phù hợp
những tình tiết của vụ án với động cơ gây án của Hồ Duy Hải. Điều này dẫn
đến nhiều ý kiến nghi ngờ kết qủa giải quyết vụ án này của các cơ quan tiến
hành tố tụng.
Như vậy, có thể thấy rằng những sai phạm, hạn chế của Kiểm sát viên
khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật
chứng chủ yếu xảy ra khi thực hiện công tác kiểm sát khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi. Những hạn chế trên đây ảnh hưởng rất nhiều đến
việc giải quyết các vụ án giết người. Nhiều vụ án phải xét xử nhiều lần, kéo
dài qua nhiều năm, thậm chí Tòa án tuyên bị cáo vô tội, trực tiếp ảnh hưởng
đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần phải nâng cao hơn
nữa chất lượng hoạt động này trong thời gian tới nhằm góp phần có hiệu quả
vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trên thực tế. Để làm được
điều này, theo tác giả phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên.
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên
khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết,
vật chứng trong các vụ án Giết ngƣời
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án giết người tại
một vài địa phương ở khu vực phía Nam có các vụ án giết người oan, sai, giải
quyết kéo dài như trên, cũng như nhận định, đánh giá của một số Viện kiểm
sát nhân dân các cấp, tác giả nhận thấy chất lượng thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người
còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tình hình tội phạm giết
30
Quy định chung giám định pháp y tử thi do Viện Pháp y Quốc gia xây dựng.
32
người ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng thực hiện tội phạm với thủ
đoạn tinh vi, che giấu dấu vết kỹ lưỡng, gây khó khăn cho việc chứng minh
tội phạm; hiện trường vụ án bị xáo trộn, không còn nguyên vẹn, nhân chứng
không hợp tác... Tuy nhiên, mục tiêu đề tài hướng tới chính là tìm ra những
nguyên nhân cơ bản, bao gồm những nguyên nhân chủ quan từ phía Viện
kiểm sát nhân dân và một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập,
bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trong thời gian tới. Do
đó, tác giả xin phân tích một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, một số Kiểm sát viên thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa nhận
thức đúng vị trí, tầm quan trọng của các hoạt động điều tra liên quan đến việc
thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng; không chấp hành nghiêm túc các quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự, Quy chế nghiệp vụ của ngành, chưa làm tốt
vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm
sát việc thu thập, dấu vết, vật chứng nên khi tiến hành nhiệm vụ được giao chỉ
qua loa, sơ sài, mang tính hình thức.
Hai là, nhiều Kiểm sát viên còn hạn chế về năng lực, kiến thức nghiệp
vụ, khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá dấu vết, hiện trường... do
đó không thể phát hiện những sai sót của cán bộ khi tiến hành hoạt động
khám nghiệm để kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra thu thập thêm dấu vết,
vật chứng, mở rộng hiện trường… hoặc xác định các hướng điều tra tiếp theo
để xác định sự thật khách quan của vụ án.
Ba là, lãnh đạo một số Viện kiểm sát nhân dân còn hạn chế trong công
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động nghiệp vụ. Qua nghiên cứu các vụ
án oan, sai cho thấy, có lúc, có việc Lãnh đạo các đơn vị chưa thận trọng, cân
nhắc khi phân công Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án
hình sự, trong đó có các vụ án giết người. Trong quá trình giải quyết vụ án,
Lãnh đạo một số đơn vị “khoán trắng” cho Kiểm sát viên, chưa làm hết trách
nhiệm, không kiểm tra chặt chẽ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Quy chế nghiệp vụ; không chỉ
đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình Kiểm sát viên thực hiện
nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Phòng thiếu sâu sát, chỉ căn
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án
Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án

More Related Content

What's hot

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà NộiLuận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều traLuận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOTLuận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộLuận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOTĐề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOTĐề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
 

Similar to Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án

LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019PinkHandmade
 

Similar to Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án (20)

Thu thập, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, HAY
Thu thập, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, HAYThu thập, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, HAY
Thu thập, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, HAY
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết ngườiLuận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
 
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luậtLuận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đLuận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
 
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOTChứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
 
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà NộiChứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
Chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo pháp luật hình sự, HAY
 
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docxBiện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận án: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYĐề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sựBiện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Thực hành quyền công tố kiểm soat thu thập dấu vết vật chứng trong vụ án

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều 19 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ ng i tư c đoạt t n mạng trái luật”. Thế nhưng, trong những năm qua, tình hình tội phạm giết người ở nước ta có diễn biến rất phức tạp, với tính chất gây án manh động, tàn bạo, liều lĩnh ngày càng gia tăng1 . Tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số tội phạm về trật tự xã hội2 , nhưng loại tội phạm này đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tước đi sinh mạng của nhiều người, gây mất an ninh, trật tự, hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội. Để điều tra, khám phá các vụ án Giết người, Cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu là cơ quan điều tra, phải tiến hành hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng một cách hợp pháp, kịp thời, đầy đủ; sau đó phải bảo quản nguyên vẹn, tránh lẫn lộn, hư hỏng, mất mát, nhằm giữ nguyên giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Với vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, khi giải quyết các vụ án Giết người, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể là Kiểm sát viên, phải tiến hành nhiều hoạt động theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn luật định. Trong đó, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng có ý nghĩa nhất định, đảm bảo các hoạt động này được thực hiện một cách hợp pháp, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác; những vi phạm pháp luật khi tiến hành thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh, nhằm góp phần giải quyết hiệu quả các vụ án Giết người. Bên cạnh những thành công đã đạt được khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người, thực tiễn cho thấy hoạt động này của một số Kiểm sát viên vẫn còn 1 Phát biểu của Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, tại Hội nghị giao ban Lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc năm 2015; 2 Theo số liệu Báo cáo tổng kết công tác của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) và của Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 6 năm (từ 2011 đến 2016), trung bình mỗi năm ở nước ta, lực lượng Cảnh sát nhân dân phát hiện khoảng hơn 50.000 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó số vụ án giết người xảy ra khoảng 1.300 vụ, chiếm tỉ lệ 2,6%;
  • 2. 2 nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng được công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này như: Hoạt động kiểm sát còn mang tính hình thức, sơ sài, chất lượng yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng còn hạn chế… Điều này đã ảnh hưởng lớn hiệu quả giải quyết các vụ án Giết người; nhiều vụ án đã bị hủy để điều tra, xét xử lại nhiều lần do có vi phạm tố tụng liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng dẫn đến chứng cứ không có giá trị chứng minh, thậm chí làm oan cho người vô tội. Để khắc phục các hạn chế trên cần đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống để tìm ra nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót và trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết vật chứng trong các vụ án Giết người. Vì thế, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải p áp nâng c o c ất lượng t ực àn quyền c ng tố, kiểm sát việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong các vụ án Giết người” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người, chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi tiến hành hoạt động này, xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người trên thực tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu làm rõ một số khái niệm có liên quan cũng như nội dung của hoạt động này thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người. Ngoài ra, đề tài còn tập trung làm rõ một số hạn chế, thiếu sót điển hình của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động điều tra liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng như khám
  • 3. 3 nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… trong một số vụ án Giết người có oan, sai hoặc quá trình điều tra, truy tố, xét xử kéo dài tại các địa phương như Sóc Trăng, Bình Phước, Tiền Giang, Long An trong thời gian từ năm 2011 đến năm 20163 . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh và phòng ngừa tội phạm ở nước ta. Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia. 5. Tình hình nghiên cứu Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người đã được một số tác giả nghiên cứu dưới góc độ là một số hoạt động của Kiểm sát viên khi giải quyết các vụ án giết người trong giai đoạn điều tra như: iểm sát việc tuân t eo p áp luật trong oạt động điều tr các vụ án Giết người của tác giả Lê Đức Xuân; Áp dụng p áp luật t ực àn quyền c ng tố trong gi i đoạn điều tr tội giết người củ Viện kiểm sát n ân dân ở tỉn Bắc Gi ng của tác giả Nguyễn Văn Lượng… Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá về hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi tiến hành hoạt động này, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trên thực tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải p áp nâng c o c ất lượng t ực àn quyền c ng tố và kiểm sát việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong các vụ án Giết người” không trùng lặp về nội dung so với các công trình nghiên cứu khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý luận về thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng cũng như về thực hành quyền 3 Một số vụ án đã xảy ra trước thời điểm năm 2011 nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử kéo dài đến năm 2011
  • 4. 4 công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài được vận dụng để góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trong thực tiễn. Ngoài ra, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, học viên, cán bộ ngành Kiểm sát hoặc là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm, nghiên cứu vấn đề này. 7. Bố cục của đề tài Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương; cụ thể: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người. Chƣơng 2: Một số hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người.
  • 5. 5 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC THU THẬP, BẢO QUẢN DẤU VẾT, VẬT CHỨNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƢỜI 1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết ngƣời 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người 1 1 1 1 ái niệm Dấu vết ìn sự Trong lịch sử phát triển của khoa học hình sự nói chung và kỹ thuật hình sự nói riêng, khái niệm dấu vết hình sự luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nội dung khái niệm dấu vết hình sự chính là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng sự hình thành, tồn tại của dấu vết cũng như phương pháp, phương tiện phát hiện, ghi nhận, thu lượm và đánh giá dấu vết, phục vụ cho các hoạt động điều tra, phòng ngừa tội phạm. Thuyết phản ánh của triết học Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với sự tác động qua lại lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại độc lập, tách biệt hoàn toàn với môi trường vật chất xung quanh. Trong mối quan hệ tác động qua lại đó, mỗi đối tượng vừa là đối tượng tác động, đồng thời cũng là đối tượng nhận tác động. Hệ quả của quá trình tác động đó, tất yếu sẽ xuất hiện quá trình phản ánh. Do đó, khi một vụ việc mang tính hình sự xảy ra, tất yếu tồn tại quá trình tác động giữa các chủ thể, công cụ, phương tiện và môi trường vật chất tự nhiên. Quá trình tác động này đương nhiên làm xuất hiện các phản ánh vật chất, đó chính là hệ thống các dấu vết hình sự. Như vậy, dấu vết hình sự có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tồn tại ở dạng vật thể và các chất cụ thể; làm biến đổi cấu hình vật chất vốn có; thể hiện đặc điểm của chúng trên các vật chất khác… Dù tồn tại ở hình thức nào thì dấu vết hình sự cũng có thể được tri giác thông qua các giác quan của con người. Do có quan hệ tất yếu với vụ việc mang tính hình sự nên dấu vết hình sự chứa đựng những thông tin hữu ích, có thể giúp cho các chủ thể nhận thức
  • 6. 6 được diễn biến của vụ việc cũng như xác định các vấn đề có liên quan đến vụ việc đó. Tóm lại, có thể hiểu rằng: Dấu vết ìn sự là n ững p ản án vật c ất ìn t àn và tồn tại trong mối qu n ệ tất yếu v i tội p ạm oặc n ững sự việc m ng t n c ất ìn sự, cần được t u t ập, sử dụng để điều tr , xử lý n ững sự việc này t eo quy đ n củ p áp luật”4 . Khái niệm trên đã thể hiện được bản chất của dấu vết hình sự, mối quan hệ của dấu vết hình sự với vụ việc xảy ra, đồng thời nêu lên được sự cần thiết của việc nghiên cứu dấu vết hìn sự trong điều tra, xử lý vụ việc mang tính hình sự nói chung và vụ án hình sự nói riêng. 1.1.1.2. Khái niệm Vật chứng Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 xác định khái niệm vật chứng như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, p ương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng n ư tiền bạc và vật chất có giá tr chứng minh tội phạm và người phạm tội”5 . Như vậy, vật chứng trước hết phải là “vật”, có thể tồn tại dưới dạng thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí mà con người có thể nhận biết được thông qua các giác quan: thị giác, khứu giác, thính xác, vị giác và xúc giác. Dưới góc độ logic, khái niệm về vật chứng tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, bởi lẽ: Khái niệm vật chứng đó chỉ đề cập đến ngoại diên của khái niệm vật chứng, chứ chưa đề cập đến nội hàm của nó. Theo tác giả, vật chứng là vật có giá tr chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng n ư các tìn tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Vật có giá trị chứng minh tội phạm là vật chứng minh cho cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ cũng như các tình tiết khác có ý nghĩ tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Ví dụ: Trong vụ án Giết người, đối tượng đổ lọ thuốc độc vào giếng nước sinh hoạt của gia đình nạn nhân, thì lọ thuốc độc là vật chứng để chứng minh cho việc người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là tình tiết 4 Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an (Đề tài khoa học cấp Bộ mã số BK93-061-001), trang 31; 5 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, p ương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá tr chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý ng ĩ trong việc giải quyết vụ án”
  • 7. 7 tăng nặng định khung theo điểm l khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2009). Vật có giá trị chứng minh người phạm tội là những vật chứng minh cho tư cách chủ thể tội phạm của một người phạm tội, hay nói cách khác, những vật có giá trị xác định đúng một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như những đặc điểm khác thuộc nhân thân người đó. Ví dụ: Chiếc dép của người phạm tội (xác minh được) thu được tại hiện trường vụ giết người… Vật có giá trị chứng minh các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án là những vật mà trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá vật đó có thể khai thác những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như bồi thường thiệt hại… Mặc dù dấu vết hình sự và vật chứng đều tồn tại dưới dạng vật chất, đều chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất sự việc, tuy nhiên dấu vết hình sự không phải là vật chứng, bởi bản chất, quy luật hình thành của dấu vết hình sự và vật chứng là khác nhau. Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất, hình thành do quá trình tác động lẫn nhau và quá trình phản ánh của các hệ thống vật chất tồn tại trong không gian, thời gian, địa điểm nhất định, liên quan trực tiếp đến vụ việc mang tính hình sự. Còn vật chứng là vật có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Sự tồn tại của những vật này không phụ thuộc vào quá trình tác động lẫn nhau và quá trình phản ánh của hệ thống vật chất tồn tại trong không gian, thời gian, địa điểm nhất định, liên quan trực tiếp đến vụ án hình sự. Trong một số trường hợp, dấu vết hình sự và vật chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là khi, vật chứng chính là vật mang vết hoặc là vật gây vết6 . Như vậy, tại hiện trường các vụ án hình sự luôn tồn tại hệ thống những dấu vết, vật chứng có liên quan đến tội phạm và người phạm tội. Những dấu vết, vật chứng đó cần phải được thu thập và bảo quản để phục vụ cho việc khai thác, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cụ thể. 1.1.1.3. Khái niệm dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người Giết người là một tội phạm hình sự cụ thể, được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 2009 và tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mặc dù cả hai điều luật này đều không đưa ra khái niệm cũng như dấu hiệu cơ bản 6 Trong trường hợp này, có thể hiểu, vật gây vết chính là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội.
  • 8. 8 của tội phạm Giết người, tuy nhiên, qua nghiên cứu khái niệm tội phạm7 và thực tiễn xử lý tội phạm Giết người, tác giả cho rằng: “Tội phạm giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy đ nh trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, nhằm cố ý tư c đoạt tính mạng củ người khác một cách trái pháp luật ” Trên cơ sở khái niệm về dấu vết hình sự, vật chứng và nhận thức về tội phạm Giết người như đã nêu trên, tác giả xin đưa ra khái niệm dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người như sau: Dấu vết hình sự trong vụ án Giết người là những phản ánh vật chất, hình thành và tồn tại trong mối quan hệ tất yếu với vụ án Giết người, cần được phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Vật chứng trong vụ án Giết người là vật có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án Giết người. 1.1.1.4. Vai trò của dấu vết, vật chứng đối v i việc giải quyết vụ án Giết người Do có những thuộc tính như tính phản ánh, tính khách quan, tính không gian, thời gian, tính logic, tính hợp pháp, dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Điều này thể hiện qua các nội dung sau: Một là, dấu vết, vật chứng là cơ sở để xác đ nh bản chất sự việc Dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của những tác động xảy ra trong quá trình diễn biến của sự việc. Mỗi hành vi của chủ thể tác động, mỗi sự tác động trong quá trình xảy ra sự việc đều được phản ánh lại bằng một hoặc nhiều dấu vết tương ứng. Dấu vết hình sự chứa đựng những thông tin phản ánh về nguyên nhân hình thành cũng như cơ chế hình thành ra chính dấu vết hình sự đó. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu dấu vết hình sự có thể xác định bản chất sự việc có phải là vụ án giết người, vụ án cố ý gây thương tích hay chỉ là vụ tai nạn hoặc tự sát. Ngoài ra, từ dấu vết hình sự có thể xác định địa điểm, thời gian xảy ra vụ án, phương thức, thủ đoạn gây án, công cụ, phương tiện phạm tội cũng như xác định được số lượng thủ phạm, trình độ và các thông tin khác về đối tượng gây án… Đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng 7 Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2009;
  • 9. 9 của hoạt động điều tra ban đầu các vụ án giết người mà đặc biệt là những vụ giết người không quả tang, từ đó làm cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch điều tra cụ thể. Hai là, dấu vết, vật chứng là cơ sở để xác lập chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án giết người. Trong tố tụng hình sự, để có cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, công dân, kể cả bản thân người phạm tội, tránh được oan, sai, bỏ sót, lọt tội phạm và người phạm tội, đòi hỏi các cơ quan và người tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm tra, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và hợp pháp. Khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định chứng cứ được xác định bởi những nguồn sau: Vật chứng; Lời khai củ người làm chứng, người b hại, nguyên đơn dân sự, b đơn dân sự, người có quyền lợi, ng ĩ vụ liên qu n đến vụ án, người b bắt, người b tạm giữ, b can, b cáo; Kết luận giám đ nh; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ vật chứng là một loại nguồn chứng cứ, có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án giết người nói riêng. Mặc dù không được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên, với nội hàm phong phú của mình, kết hợp với hoạt động chuyển hóa chứng cứ, dấu vết hình sự cũng là cơ sở cho việc xác định chứng cứ thông qua hai loại nguồn là vật chứng và kết luận giám định. Như vậy, từ dấu vết, vật chứng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể khai thác những thông tin có thật, có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết đối với việc giải quyết vụ án Giết người cụ thể. Ba là, dấu vết, vật chứng có giá tr truy nguyên người phạm tội Những dấu vết như dấu vết đường vân, dấu vết máu, lông tóc, dấu vết chất bài tiết… đã được khoa học nghiên cứu và xác định có thể truy nguyên trực tiếp những con người đã để lại các dấu vết đó với đầy đủ các cơ sở khoa học. Những dấu vết, vật chứng là các đồ dùng cá nhân của thủ phạm để lại ở hiện trường vụ án Giết người tại hiện trường có thể truy nguyên gián tiếp kẻ phạm tội…
  • 10. 10 Ngoài ra, theo khoa học điều tra, dấu vết, vật chứng trong các vụ án hình sự nói chung và trong các vụ án Giết người nói riêng còn là căn cứ để tiến hành thực nghiệm điều tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, thông tin khác như lời khai của thủ phạm, người làm chứng… Những phân tích nêu trên cho thấy: Dấu vết, vật chứng có ý nghĩa quan trọng, thậm chí trong nhiều trường hợp có tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án Giết người nói riêng. Do đó, chúng cần phải được thu thập, bảo quản một cách hợp pháp, đúng đắn. 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng 1 1 2 1 ái niệm t u t ập dấu vết, vật c ứng Bộ luật tố tụng hình sự không nêu khái niệm thế nào là thu thập dấu vết, vật chứng. Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt8 , thu thập là “góp n ặt và tập ợp lại”. Giới nghiên cứu khoa học ở nước ta cũng không đưa ra khái niệm thu thập dấu vết, vật chứng nhưng lại có nêu ra nhiều khái niệm thu thập chứng cứ. Theo đó, thu thập chứng cứ bao gồm các hành vi phát hiện, lập biên bản ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Ý kiến khác lại tách phần phát hiện, bảo quản ra khỏi hoạt động thu thập chứng cứ khi xác định “phát iện c ứng cứ là tìm n ững vật, iện tượng, dấu vết, sự kiện, tài liệu… có t ể c ứng min n ững tìn tiết củ vụ án” còn “t u t ập c ứng cứ là việc người có t ẩm quyền áp dụng các iện p áp t eo quy đ n củ p áp luật tố tụng ìn sự để g i n ận và t u giữ c ứng cứ làm c o c úng có đầy đủ giá tr c ứng min và iệu lực sử dụng9 ”. Mặc dù, việc trình bày các khái niệm là khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm này đều thống nhất ở chỗ hoạt động thu thập chứng cứ là hoạt động do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo trình tự thủ tục luật định để phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin được xác định là chứng cứ. Kết hợp các quan điểm về thu thập chứng cứ với khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ, có thể đưa ra khái niệm thu thập dấu vết, vật chứng như sau: T u t ập dấu vết, vật c ứng là oạt động do cơ qu n tiến àn tố tụng t ực iện n ằm p át iện, g i n ận, t u lượm dấu vết, thu giữ vật c ứng t eo trìn tự, t ủ tục do Bộ luật tố tụng ìn sự quy đ n . Trong đó: 8 Từ điển Tiếng việt (2005), Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học; 9 Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật TTHS Việt Nam, Nxb. Tư pháp;
  • 11. 11 P át iện dấu vết, vật c ứng là tìm tòi, sàng lọc ra những dấu vết, đồ vật có chứa đựng thông tin được xác định là chứng cứ, từ đó có cơ sở tiến hành các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo. G i n ận dấu vết, vật c ứng là việc lưu giữ lại hình ảnh của dấu vết, vật chứng theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và phương pháp của kỹ thuật điều tra hình sự, biểu hiện bằng việc lập biên bản, ghi âm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ để mô tả, ghi lại những thông tin mà dấu vết, vật chứng chứa đựng. T u lượm dấu vết, t u giữ vật c ứng là tách dấu vết, vật chứng ra khỏi môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ giá trị chứng minh của nó, phục vụ cho việc chứng minh và giải quyết vụ án. Dấu vết, vật chứng trong vụ án hình sự nói chung và vụ án Giết người nói riêng được thu thập qua các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết thân thể, khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm10 . Ngoài ra, cơ quan tiến hành tố tụng còn thu thập dấu vết, vật chứng thông qua việc tiếp nhận những dấu vết, vật chứng do cá nhân, tổ chức giao nộp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc phát hiện, ghi nhận, thu lượm dấu vết, thu giữ vật chứng trong các vụ án Giết người chủ yếu được tiến hành thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. Từ những dấu vết, vật chứng đã được thu thập, thông qua việc giám định, kết hợp với việc đánh giá một cách toàn diện những thông tin đã thu thập được, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định cơ chế gây tổn thương cũng như nguyên nhân chết của bị hại từ đó có cơ sở xác định bản chất sự việc, đó có phải là vụ án Giết người không hay chỉ là một vụ tai nạn, tự sát hoặc bệnh lý. Đối với những vụ phạm tội quả tang, việc thu thập dấu vết, vật chứng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, từ đó có đường lối xử lý phù hợp đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể. Như vậy, việc thu thập dấu vết, vật chứng giữ vai trò quan trọng, thậm chí mang tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, để có thể sử dụng các dấu vết, vật chứng nhằm khai thác các chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành bảo quản những dấu vết, vật chứng này. 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thêm hoạt động khám xét phương tiện, dữ liệu điện tử;
  • 12. 12 1.1.2.2. Khái niệm bảo quản dấu vết, vật chứng Theo Từ điển Tiếng việt11 , bảo quản là giữ gìn, tr ng nom để khỏi ư hỏng, hao hụt. Như vậy, có thể hiểu rằng: Bảo quản dấu vết, vật chứng là giữ gìn tính nguyên vẹn của dấu vết, vật chứng, tránh làm mất mát, thất lạc hoặc làm ư ỏng dấu vết, vật chứng. Trong đó, ảo quản dấu vết bao gồm cả việc bảo quản bản thân dấu vết và vật mang vết12 nhằm bảo đảm khả năng sử dụng dấu vết và vật mang vết. Như đã phân tích tại mục 1.1.1, dấu vết, vật chứng tồn tại dưới dạng vật chất nên đương nhiên sẽ bị biến đổi do các quá trình lý học, hóa học, sinh học diễn ra chính trong nội tại của nó. Ngoài ra, dấu vết, vật chứng còn có thể bị tác động của môi trường như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thời tiết... hoặc tác động của con người, côn trùng, súc vật... Những yếu tố đó ảnh hưởng đến sự tồn tại của dấu vết, vật chứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của dấu vết, vật chứng đối với vụ án hình sự. Chính vì thế, việc giữ gìn tính nguyên vẹn, tránh làm mất mát, thất lạc hoặc làm hư hỏng dấu vết, vật chứng giữ vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và các vụ án giết người nói riêng. Nếu dấu vết, vật chứng không được bảo quản tốt dẫn đến bị hư hỏng, biến đổi, mất mát hay thất lạc sẽ làm giảm giá trị chứng minh của các chứng cứ khai thác được từ các dấu vết, vật chứng đã được thu thập. Vì vậy, yêu cầu đối với hoạt động bảo quản dấu vết, vật chứng là phải được thực hiện một cách hợp pháp, kịp thời, đầy đủ và đúng phương pháp. Để tạo hành lang pháp lý cho việc tiến hành hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án hình sự nói chung cũng như các vụ án giết người nói riêng, pháp luật đã ban hành các quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự13 và các văn bản dưới luật như: Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ, Thông tư số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ… Trong quá trình thực hiện các hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, cơ quan 11 Từ điển Tiếng việt (2005), Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học; 12 Vật mang dấu vết tội phạm là một loại vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; 13 Các quy định rải rác trong các chương V, XII, XIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tại Chương VI, XIII, XIV Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
  • 13. 13 và người có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cũng như nguyên tắc tiến hành các hoạt động nêu trên, góp phần có hiệu quả vào việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án Giết người nói riêng. 1.2. Khái niệm và nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết ngƣời 1.2.1. Khái niệm “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết ngƣời” Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành đều quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đó là: “Viện kiểm sát n ân dân là cơ qu n t ực àn quyền c ng tố, kiểm sát oạt động tư p áp…” Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Theo đó, thực hành quyền công tố là oạt động củ Viện kiểm sát n ân dân trong tố tụng ìn sự để t ực iện việc uộc tội củ N à nư c đối v i người p ạm tội, được t ực iện ng y từ k i giải quyết tố giác, tin áo về tội p ạm, kiến ng k ởi tố và trong suốt quá trìn k ởi tố, điều tr , truy tố, xét xử vụ án ìn sự14 , nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội… Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân còn có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì: “ iểm sát oạt động tư p áp là oạt động củ Viện kiểm sát n ân dân để kiểm sát t n ợp p áp củ các àn vi, quyết đ n củ cơ qu n, tổ c ức, cá n ân trong oạt động tư p áp, được t ực iện ng y từ k i tiếp n ận và giải quyết tố giác, tin áo về tội p ạm, kiến ng k ởi tố và trong suốt quá trìn giải quyết vụ án ìn sự ” Dựa theo các quy định nêu trên, có thể xác định rằng: Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng đó là việc tuân theo pháp luật của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc thu thập, bảo quản, dấu vết, vật chứng thông các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm 14 Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
  • 14. 14 hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết thân thể, khám xét15 hoặc khi tiếp nhận những đồ vật, tài liệu do các cá nhân, tổ chức giao nộp. Còn đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án Giết người nói chung và đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng nói riêng đều chính là tội phạm và người phạm tội Giết người cụ thể. Từ những khái niệm nêu trên, tác giả cho rằng: T ực àn quyền c ng tố và kiểm sát việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng trong các vụ án Giết người là hoạt động nhằm thực hiện chức năng t ực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư p áp của Viện kiểm sát n ân dân, trong đó Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp những quyền năng p áp lý để kiểm sát việc tuân theo pháp luật củ các cơ qu n có t ẩm quyền khi tiến hành việc t u t ập, ảo quản dấu vết, vật c ứng và đề ra yêu cầu điều tr đối v i hoạt động này khi cần thiết nhằm ảo đảm mọi àn vi p ạm tội, người p ạm tội Giết người p ải được p át iện, k ởi tố, điều tr , truy tố, xét xử k p t ời, ng iêm min , đúng người, đúng tội, đúng p áp luật… Thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thu thập, bảo quản dấu vết vật chứng trong các vụ án hình sự nói chung và vụ án Giết người nói riêng, Kiểm sát viên sẽ thực hành quyền công tố đối với việc thu thập và bảo quản dấu vết, vật chứng. Việc làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động thực hành quyền công tố được tốt hơn; ngược lại, việc làm tốt hoạt động công tố cho phép đi sâu, làm rõ vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hai hoạt động này đều vì mục đích cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hình sự đó là đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. 1.2.2. Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong vụ án Giết người Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người, Kiểm sát viên cần bảo đảm thực hiện tốt những nội dung sau: Một là, Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia kiểm sát các hoạt động điều tra liên qu n đến việc thu thập, dấu vết, vật chứng mà pháp luật quy định 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về hoạt động khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thêm hoạt động khám xét phương tiện, dữ liệu điện tử ;
  • 15. 15 phải có mặt Kiểm sát viên khi tiến hành như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi theo quy định tại Điều 150, 151 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Việc trực tiếp tham gia kiểm sát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khám nghiệm giúp Kiểm sát viên kịp thời phát hiện các vi phạm về thẩm quyền, thủ tục, cách thức thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng của các cơ quan, người tham gia khám nghiệm và đưa ra yêu cầu khắc phục khi cần thiết. Khi kiểm sát các hoạt động này, Kiểm sát viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc thành lập các Hội đồng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thẩm quyền, thủ tục tiến hành thu lượm dấu vết, thu giữ vật chứng theo đúng quy định pháp luật. - Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động chuyên môn của các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm Trong quá trình tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm, Kiểm sát viên phải đảm bảo việc phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng của các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm được thực hiện đúng cách, đúng trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 77; 95; 150 và 154 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, các thành viên trong Hội đồng phải hết sức cẩn thận tránh làm mất đi các dấu vết, hoặc tạo thêm những dấu vết mới do sự bất cẩn trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn. Theo Quy chế về công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, việc tiến hành giám định16 thì khi kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án, lấy lời khai và ghi âm lời khai của người bị hại, người làm chứng…, các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm sát điều tra vụ án. Đây là quy định không mang tính bắt buộc đối với Kiểm sát viên, do vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Kiểm sát viên có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động nêu trên. Kiểm sát viên cần ghi chép tỷ mỷ các số liệu đo đạc tại hiện trường, các hoạt động của Điều tra viên, Giám định viên, Kỹ thuật viên, đặc điểm của các vật nghi là vật chứng tại hiện trường… để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm hiện trường. 16 Ban hành kèm theo Quyết định số 421/QĐ-VKSTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • 16. 16 Kiểm sát viên phải kiểm tra, đối chiếu thực tế hoạt động khám nghiệm, các dấu vết, vật chứng thu thập được với biên bản do Điều tra viên lập xem có phản ánh đúng, đầy đủ diễn biến của cuộc khám nghiệm không, các đặc điểm của dấu vết, vật chứng không. Chỉ khi nào thấy đúng và đầy đủ, Kiểm sát viên mới ký vào biên bản. Đối với các hoạt động liên quan đến việc thu thập, dấu vết, vật chứng mà pháp luật không quy định phải có mặt Kiểm sát viên thì nếu không trực tiếp tham gia kiểm sát hoạt động đó, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ nội dung, hình thức biên bản khám xét, thu giữ đồ vật, tài liệu... do người có thẩm quyền lập, đảm bảo hoạt động khám xét, thu giữ đó được tiến hành theo đúng quy định pháp luật. Hai là, Kiểm sát viên phải kiểm tra thủ tục và nội dung của các biên bản tố tụng liên qu n đến việc thu thập dấu vết, vật chứng Kiểm sát viên phải kiểm tra chặt chẽ thủ tục và việc lập các biên bản tố tụng liên quan đến hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết thân thể, thu giữ đồ vật, tài liệu… đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, Kiểm sát viên cần lưu ý việc ghi chép các nội dung, mô tả dấu vết, vật chứng trong các biên bản phải đúng với diễn biến của cuộc khám nghiệm, khám xét; đúng với thực trạng của dấu vết, vật chứng về giá trị đo lường, kích cỡ, hình thể, đặc điểm... để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đúng đắn vụ án. Việc làm này giúp hạn chế tình trạng “vô hiệu hóa” giá trị chứng minh của các chứng cứ khai thác được từ các dấu vết, vật chứng đã thu thập được do vi phạm thủ tục tố tụng hoặc thiếu sót trong việc ghi chép biên bản thu giữ mặc dù đó chính là những dấu vết, vật chứng có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Ba là, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ, đảm bảo đúng t ủ tục trong việc lập và mở niêm phong Kiểm sát viên phải xem xét loại dấu vết, vật chứng nào cần phải niêm phong, giám định ngay và loại dấu vết, vật chứng nào cần có cách thức bảo quản riêng để có yêu cầu phù hợp đối với người thực hiện. Ví dụ, đối với dấu vết máu, tinh dịch không được niêm phong ngay mà sau khi thu dấu vết phải để khô tự nhiên rồi mới niêm phong. Nếu không để khô dấu vết máu, tinh dịch trước khi niêm phong thì dưới tác động của môi trường, khí hậu nóng, ẩm tại Việt Nam thì dấu vết đó sẽ bị thối, ảnh hưởng đến việc giám định.
  • 17. 17 Ngoài ra, Kiểm sát viên cần kiểm tra cụ thể việc niêm phong, mở niêm phong phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thông qua kiểm tra biên bản niêm phong mà mở niêm phong đã được lập và đưa vào hồ sơ vụ án. Bốn là, Kiểm sát viên cần lưu ý vấn đề kiểm sát việc chuyển giao vật chứng giữ các cơ qu n có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án. Hoạt động chuyển giao vật chứng giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan mật thiết đến việc bảo quản dấu vết, vật chứng. Bởi, sau khi được thu thập, dấu vết, vật chứng sẽ được chuyển giao giữa các cơ quan có thẩm quyền nhằm phục vụ công tác giám định, xem xét, đánh giá chứng cứ. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 200317 , việc chuyển giao dấu vết, vật chứng được thực hiện giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng với nhau18 hoặc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan giám định. Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ về thủ tục, thời hạn chuyển giao vật chứng giữa các cơ quan có thẩm quyền nêu trên để đảm bảo không để xảy những sai phạm trong quá trình chuyển giao dấu vết, vật chứng, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ án Giết người. Năm là, Kiểm sát viên k p thời đề ra yêu cầu điều tr đối v i việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng p ù ợp v i t n c ất, nội dung, đặc điểm củ từng vụ án; Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc văn bản. Thông qua việc yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc thu thập dấu vết, vật chứng trong quá trình khám nghiệm, khám xét... giúp ích rất nhiều cho Điều tra viên trong khi tiến hành các hoạt động này. Nội dung của yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng phải tùy vào tính chất, nội dung, đặc điểm của từng vụ án, nhưng cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau: 17 Theo quy định tại Điều 116, Điều 162, Khoản 1, Khoản 4 Điều 166 và Điều 174 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003; 18 Dấu vết, vật chứng có thể được chuyển giao giữa các cơ quan liên ngành Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án với nhau hoặc giữa các cơ quan trong cùng một ngành để giải quyết có hiệu quả vụ án hình sự.
  • 18. 18 - Yêu cầu việc thu giữ, bảo quản các dấu vết, vật chứng phải được tiến hành một cách khách quan, kịp thời, đúng cách và hợp pháp; Việc lập các biên bản phải đảm bảo về nội dung, hình thức theo quy định pháp luật. - Yêu cầu việc vẽ sơ đồ hoặc ghi các biên bản khám nghiệm, khám xét, thu giữ... phải chính xác, mô tả chi tiết đặc điểm, vị trí của các dấu vết, vật chứng đã phát hiện và thu lượm, thu giữ được. - Yêu cầu về việc thu thập các dấu vết, vật chứng nhằm xác định các nội dung như: Thời gian chết của nạn nhân; nạn nhân chết có sự tác động từ bên ngoài không, tính chất các thương tích, vật gây nên các thương tích và thời gian gây ra các thương tích đó; nguyên nhân dẫn tới nạn nhân chết, nhóm máu của nạn nhân, trước khi chết nạn nhân đã ăn uống gì, nếu là phụ nữ thì ở bộ phận sinh dục của nạn nhân có tinh trùng không; nếu nạn nhân chết do ngạt thở thì có phải chết do tác động bên ngoài tới đường hô hấp hay không; các dấu vết ở cổ (nếu có), xuất hiện lúc nạn nhân còn sống hay sau khi đã chết; nếu nạn nhân chết do thuốc độc thì ở trong phủ tạng và trong máu nạn nhân có chất độc gì, liều lượng bao nhiêu, có đủ để gây nên cái chết cho nạn nhân không; chết do ngạt ôxit cacbon cũng phải lấy phủ tạng để xét nghiệm độc tố; nếu nạn nhân bị giết và bị cắt ra làm nhiều phần thì nhờ sự giúp đỡ của giám định viên để xác định các phần đã tìm thấy của một hay nhiều người, lứa tuổi, giới tính, tình trạng thể chất của nạn nhân, thủ phạm đã dùng phương tiện gì để chia cắt xác nạn nhân, chú ý các bao túi đựng có đặc điểm gì; trường hợp nạn nhân bị đốt cháy phải xem xét các bộ phận còn sót lại của tư trang, thân thể và chú ý đặc điểm hai hàm răng để có cơ sở nhận dạng, truy tìm tung tích của nạn nhân. Các nội dung đề ra phải rõ ràng, cụ thể và có chất lượng, không nêu chung chung hoặc nêu không rõ ý; những vấn đề đương nhiên Điều tra viên phải làm hoặc sử dụng các chiến thuật, phương pháp tiến hành khám nghiệm hiện trường thì không cần nêu. Kiểm sát viên chỉ đề ra những nội dung cần thiết” để củng cố chứng cứ, hoàn thiện đầy đủ thủ tục tố tụng bảo đảm cho việc giải quyết vụ án. Ngoài ra, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ, bảo đảm các yêu cầu điều tra đã đề ra phải được thực hiện đầy đủ. Nếu Điều tra viên đề nghị, Kiểm sát viên có trách nhiệm giải thích rõ nội dung những yêu cầu điều tra. Trường hợp Điều tra viên không nhất trí thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó
  • 19. 19 Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, kiến nghị với Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết. Nếu do điều kiện khách quan mà Cơ quan điều tra không thực hiện được đầy đủ các yêu cầu điều tra thì phải nêu rõ lý do trong Bản kết luận điều tra vụ án. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên cần phối hợp cùng Điều tra viên bàn bạc hướng điều tra, phương cách thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, cảm hoá đối tượng điều tra, truy tố để họ tự giác giao nộp hoặc khai báo về nơi cất giấu vật chứng, đấu tranh với tội phạm giả mạo vật chứng, làm lạc hướng điều tra… Như đã phân tích ở phần trên, dấu vết, vật chứng có ý nghĩa quan trọng, thậm chí trong một số trường hợp mang tính quyết định đối với việc giải quyết các vụ án giết người. Nếu cơ quan có thẩm quyền làm tốt hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả đấu tranh, khám phá tội phạm và người phạm tội. Chính vì thế, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng của Viện kiểm sát nhân dân mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hoạt động này đảm bảo việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng được thực hiện một cách, nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng phương pháp,theo đúng thẩm quyền, thủ tục luật định, tránh việc làm giảm hoặc mất đi giá trị chứng minh của các chứng cứ khai thác được từ những dấu vết, vật chứng đã thu thập được.
  • 20. 20 CHƢƠNG II MỘT SỐ HẠN CHẾ, THIẾU SÓT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, THIẾU SÓT CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC THU THẬP, BẢO QUẢN DẤU VẾT, VẬT CHỨNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƢỜI Để góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ án giết người, Kiểm sát viên cần làm tốt hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, đảm bảo các hoạt động này được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, hoạt động này đã được Kiểm sát viên các cấp thực hiện tương đối tốt, góp phần tích cực vào công tác điều tra, khám phá các vụ án giết người. Rất nhiều vụ án giết người đã được giải quyết nhanh chóng, buộc người phạm tội phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật, trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận. Điển hình như vụ thảm sát 6 người tại ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước xảy ra vào ngày 07.7.2016. Trong vụ án này, các Kiểm sát viên đã làm tốt công tác kiểm sát thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng, đảm bảo các hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết, vật chứng thực hiện đúng quy định pháp luật từ khi khám nghiệm hiện trường đến khi vụ án được đưa ra xét xử ở các cấp. Chính từ những dấu vết, vật chứng như chiếc điện thoại, cuộn băng keo, dây sạc điện thoại, dấu vân tay, dấu vết máu, con dao…, các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhanh chóng xác định được hung thủ của vụ án là Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến sau ba ngày kể từ khi xảy ra vụ án. Hoặc như vụ án giết người, hiếp dâm trẻ em xảy ra ngày 12/4/2012, tại thôn Hiệp Thành, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Trong vụ án này, từ dấu vết rạn chân chim xung quanh hai vết xước trên xương sọ ở khu vực trán của nạn nhân mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được chính xác hành vi phạm tội của Trương Quế Lâm đối với nạn nhân Lê Thị Thanh Nga, buộc bị cáo phải chịu án tử hình. Mặc dù các cơ quan và người tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ án oan, sai, quá trình điều tra, xử lý kéo dài. Chỉ riêng tại các địa phương thuộc khu
  • 21. 21 vực phía Nam19 , trong 6 năm (Từ năm 2011 đến năm 2016), có 253 bị cáo/114 vụ án giết người, chiếm tỷ lệ 10,43% tổng số bị cáo và 7,06% tổng số vụ án do Viện kiểm sát cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Viện phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý20 . Trong đó, hầu hết các vụ án này đều có những sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng liên quan đến việc phát hiện, ghi nhận, thu thập và bảo quản dấu vết, vật chứng. Điều này chứng tỏ hoạt động của một số Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập dấu vết, vật chứng trong những vụ án này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án còn kéo dài hoặc thậm chí gây oan, sai. Do đó, để việc giải quyết các vụ án Giết người đạt hiệu quả cao hơn, nhất thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết người của các Kiểm sát viên. Muốn đạt được điều này, trước hết cần xác định được những hạn chế, thiếu sót cụ thể của Kiểm sát viên khi tiến hành các hoạt động này cũng như xác định những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến thực trạng như trên để từ đó có những giải pháp phù hợp trong thời gian tới. 2.1. Một số hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết ngƣời 2.1.1. Kiểm sát viên chưa nghiêm túc kiểm sát về trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, mặc dù dấu vết, vật chứng đã thu thập là khách quan, có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nhưng hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng này lại vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Nếu những vi phạm này được khắc phục kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của các dấu vết, vật chứng đã thu giữ. Tuy nhiên, do Kiểm sát viên không kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra mang tính hình thức về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thành phần Hội đồng khám nghiệm… vào thời điểm trước, trong và sau khi tiến hành các hoạt động thu thập, bảo 19 Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Cà Mau; 20 Số liệu thống kê của Viện kiểm sát cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 22. 22 quản dấu vết, vật chứng nên không phát hiện vi phạm do đó không yêu cầu khắc phục cơ quan có thẩm quyền khắc phục kịp thời. Điển ìn n ư vụ án Nguyễn Văn Đồng tại tỉn Bìn P ư c Khoảng 10h ngày 28.1.2013, Nguyễn Văn Đồng lái xe gắn máy đến nhà ông Trần A Ửng chơi. Lúc đó, tại nhà ông Ửng có vợ là bà Hà Nàm Củ và các con ông là Trần Ký Moi, Trần Ký Thảo và Trần Ký Cường. Đồng và Ửng uống rượu và đánh bài xì phé ăn tiền, mỗi ván thắng thua số tiền là 1.000 đồng đến 2.000 đồng ở ngoài vườn, gần sân nhà Ửng. Đến khoảng 14h chiều cùng ngày, cháu Moi, con ông Ửng, lái xe gắn máy chở bà Củ đến quán tạp hóa tại thôn 6, xã Đ.L gần đó để mua đồ dùng gia đình. Lúc này, ở nhà có cháu Thảo và Cường. Đang đánh bài, ông Ửng dừng chơi vì thấy con nhỏ là cháu Cường khóc và đến bế Cường. Do nghỉ chơi bài đột ngột, Đồng không đồng ý, cãi nhau với ông Ửng rồi dẫn đến xô xát giữa hai bên. Đồng cầm cục gạch Tàu và 1 khúc cây đánh ông Ửng làm rách da đầu chảy máu, viên gạch vỡ làm 4 mảnh. Ông Ửng bỏ ra ngồi gần giếng nước cách nhà 11m, Đồng chạy đến đánh tiếp rồi đẩy ông Ửng rơi xuống giếng. Thấy vậy, con ông Ửng là cháu Thảo dẫn cháu Cường đi ra đường sau nhà đứng khóc chờ mẹ và chị về. Đồng lái xe gắn máy chạy về nhà mình. Một lúc sau, cháu Moi chở bà Củ về đến nhà, thấy Thảo và Cường đang đứng ngoài đường khóc và nói với mẹ và chị là ông Ửng bị chết. Những người hàng xóm đi làm rẫy thấy Đồng đầu không đội mũ bảo hiểm, lái xe gắn máy chạy ngược chiều trên đường; khi họ đến nhà ông Ửng, nghe vợ con ông Ửng nói ông bị chết nên đã đi báo công an. Ngày 29.1.2013, Đồng bị bắt để điều tra về hành vi “giết người”. Tại bản kết luận giám định pháp y của Phòng kĩ thuật hình sự Công an tỉnh B.kết luận: “Trần A Ửng có 3 vết t ương dập rác d đầu do vật tầy có cạn tác động Nạn n ân tử vong do ngạt nư c ấp, suy ấp cấp”. Bản kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM, kết luận: “Các dấu vết g i t u trên đồng ồ (đồng ồ t u giữ củ Đồng), trên nền n à và trên t y qu y giếng đều là máu người P ân t c AND, đây là máu củ nạn n ân Trần A Ửng”. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố Đồng về tội “Giết người” và đề nghị tòa sơ thẩm tuyên Đồng mức án tù chung thân. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm, tuyên bố Nguyễn Văn Đồng không
  • 23. 23 phạm tội “Giết người” do có vi p ạm ng iêm trọng t ủ tục tố tụng k i t u giữ, c uyển gi o, niêm p ong dấu vết, vật c ứng củ vụ án… làm ảnh hưởng tới tính khách quan của chứng cứ, cụ thể là: Khi mời Đồng lên làm việc, phát hiện Đồng có đeo một chiếc đồng hồ có dính vết máu nên Công an xã Đ.L đã thu giữ chiếc đồng hồ này nhưng không lập biên bản niêm phong, khi chuyển giao cho Cơ quan điều tra để trưng cầu giám định cũng không thể hiện bằng biên bản, làm ảnh hưởng tới tính khách quan của chứng cứ. Bên cạnh đó, Công an xã Đ.L thu giữ vật chứng là cây gỗ dài 1,17m và viên gạch tàu nhưng không niêm phong theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự; thực nghiệm điều tra nhưng không tuân thủ quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Ngoài những vi phạm liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng nêu trên, vụ án này còn có các vi phạm khác liên quan đến việc xác định tư cách giám hộ của người làm chứng là người chưa thành niên; sai phạm trong việc lập biên bản ghi lời khai, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của nội dung khai báo của những người tham gia tố tụng. Vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước kháng nghị và Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Thực tế cho thấy, có trường hợp, Kiểm sát viên đã không phát hiện vật chứng do cơ quan điều tra thu thập là không khách quan, vi phạm nghiêm trọng về cách thức thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án. Điển ìn n ư vụ án Hồ Duy Hải ở tỉn Long An. Buổi sáng ngày 14/01/2008, hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) được phát hiện đã chết tại Bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nạn nhân Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Bên cạnh đó, thi thể Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) trong tư thế nằm ngửa, đầu gối lên đùi trái của Ánh Hồng, chân trái dang ra và gác lên một cái ghế xếp khung inox, cổ có vết cắt và trên đầu có nhiều dấu vết do vật cứng va chạm. Số tiền 1.400.000 đồng, một số điện thoại, sim card và nữ trang cũng biến mất khỏi hiện trường...
  • 24. 24 8 giờ 10 phút ngày 14.01.2008, 1 điều tra viên của phòng PC14, 03 cán bộ phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh và 1 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tiến hành khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Hội đồng khám nghiệm đã không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí dùng để tấn công các nạn nhân thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được21 . Để hoàn thiện “chứng cứ” buộc tội đối với Hồ Duy Hải, Công an Điều tra tỉnh Long An đã yêu cầu anh Thu22 đi mua một con dao mới có kiểu dáng, kích thước tương tự con dao đã bị đốt giao lại công an sau đó cho Hồ Duy Hải nhận dạng. Việc này đã được anh Thu xác nhận vào ngày 21.3.2008. Ngoài ra, ngày 24/6/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã yêu cầu chị Nguyễn Thị Thu Hiếu (bạn của nạn nhân) đi mua tấm thớt gỗ tròn (có đường kính 27cm, độ cao 4cm) được chị Hiếu xác nhận là giống với chiếc thớt ở Bưu cục Cầu Voi mà chị đã nhìn thấy chị Hồng và chị Vân (hai nạn nhân) thường sử dụng để giao nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để bổ sung hồ sơ. Việc này được lập biên bản vào lúc 13h50 ngày 26.6.2008 tại phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Long An. Sau đó, con dao và chiếc thớt được các cơ quan tiến hành tố tụng coi là vật chứng để buộc tội Hồ Duy Hải. Đây là một trong những vi phạm tố tụng nghiêm trọng dẫn đến việc vụ án bị hủy để điều tra, xét xử lại nhiều lần. 2.1.2. Kiểm sát viên không kịp thời phát hiện sai sót trong các thao tác nghiệp vụ của cơ quan điều tra và cơ quan chuyên môn khi thu thập dấu vết, vật chứng Thực tiễn cho thấy việc thu thập dấu vết, vật chứng chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Mặc dù trực tiếp tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tuy nhiên một số Kiểm sát viên chỉ thụ động chứng kiến hoặc thiếu sự quan sát, đánh giá hoặc thiếu kiến thức đối với hoạt động của điều tra viên, cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y… nên không phát hiện 21 Ngày 15.01.2008, một số dân phòng được nhân viên Bưu cục Cầu Voi nhờ dọn dẹp hiện trường và phát hiện một con dao, sau đó có hỏi ý kiến ông S. (công an huyện Thủ Thừa). Tuy nhiên, ông S. nói: “Con dao này sạch không có máu chắc không gì đâu, thôi bỏ đi”. Họ lấy con dao này cạo máu dưới nền gạch, sau đó nhân viên bưu điện yêu cầu đốt đi. Ngày hôm sau, Công an huyện Thủ Thừa yêu cầu các dân phòng tìm lại con dao nhưng khi bới đống tro đã đốt thì không tìm thấy gì nữa. Về tấm thớt tại hiện trường cũng thất lạc, không thu giữ lại được; 22 Người làm chứng của vụ án.
  • 25. 25 những sai sót của chủ thể này khi tiến hành các hoạt động chuyên môn nhằm thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng. Điều này dẫn đến tình trạng sau một thời gian dấu vết, vật chứng đã bị mất, lẫn lộn, biến đổi so với trạng thái ban đầu, không thể khắc phục được, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giải quyết các vụ án giết người. Điển ìn n ư vụ án Lê Bá Mai tại tỉn Bìn P ư c23 : Ngày 12/11/2004, Lê Bá Mai thấy bé Thị Út (11 tuổi, ngụ xã An Khương, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước) và Thị Hằng đang mót sắn gần nơi Mai làm nên nảy sinh ý định giao cấu. Mai lấy xe máy chạy đến rủ Út đến khu vườn mít ở gần đó rồi dùng tay đánh vào gáy Út bất tỉnh để hiếp dâm. Thực hiện xong hành vi đồi bại, Mai thấy Út còn sống và sợ bị tố cáo nên lấy quần của Út siết cổ Út đến chết. Biết Út đã chết, Mai vùi xác vào một cây mít và trở về chòi tắm rửa, ăn cơm như không có chuyện gì xảy ra. Đến ngày 16/11/2004, người thân của Út phát hiện thi thể Út trong vườn mít (thuộc trang trại của ông Dương Bá Tuân) trong tình trạng không mặc quần, xác đã phân hủy. Tại hiện trường, Cơ quan điều tra phát hiện vết lốp xe máy. Điều này phù hợp với lời khai của nhân chứng Thị Hằng về việc “M i đã c ở út đi bằng xe máy...”. Tuy nhiên, đối với dấu vết lốp xe máy ở hiện trường, cơ quan khám nghiệm chỉ chụp hình mà không dùng thạch cao để đúc khuôn để thu dấu vết vân lốp xe mặc dù việc đúc khuôn là cách thức bắt buộc để thu lượm dấu vết lõm như dấu vân lốp xe trong trường hợp này. Đây là một trong những cơ sở để Viện phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm Số 30/VKSTC-V3 ngày 12-12- 2006 kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày 23 Ngày 17/11/2004 Lê Bá Mai bị Công an huyện Bình Long tạm giữ và ngày 19/11/2004 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Lê Bá Mai. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 11/2005/HSST ngày 16/3/2005, Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước áp dụng điểm c, g khoản 1 Điều 93; khoản 4 Điều 112; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 50 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Bá Mai tử hình về tội “Giết người” và 18 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”. Tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là tử hình. Ngày 30/3/2005 Lê Bá Mai kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo kêu oan và cho rằng mình không phải là thủ phạm việc làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là do cán bộ trong trại tạm giam đọc cho viết. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày 04/8/2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với Lê Bá Mai. Sau đó, Lê Bá Mai tiếp tục kêu oan...
  • 26. 26 04/8/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 11/2005/HSST ngày 16.3.2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên Lê Bá Mai phạm tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em, để điều tra lại theo thủ tục chung24 . Sau khi vụ án được điều tra, xét xử lại nhiều lần, cơ quan điều tra mới yêu cầu trưng cầu giám định xác định sự đồng nhất giữa vết lốp xe máy tại hiện trường với lốp xe của Lê Bá Mai nhưng cơ quan trưng cầu giám định không thể thực hiện được do không có mẫu giám định (khuôn đúc thạch cao vết vân lốp xe). Dựa trên bản ảnh chụp lại dấu vân lốp xe tại hiện trường, ngày 13/8/2008, Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM kết luận: “Dấu vết vân lốp xe để lại ở hiện trường… v i vết vân lốp bánh xe sau xe mô tô biển số 53SB-445725 … là cùng một loại vân lốp; n ưng dấu vết vân lốp để lại ở hiện trường k ng đủ yếu tố giám đ nh truy nguyên chiếc lốp xe cụ thể”. Như vậy, mặc dù trong vụ án này, Kiểm sát viên đã trực tiếp tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường nhưng lại không phát hiện sai sót trong việc thu dấu vết vân lốp xe tại hiện trường của cơ quan chuyên môn. Lúc này, cho dù Kiểm sát viên có đề ra yêu cầu điều ra thì Cơ quan điều tra cũng không thể thu lại dấu vết lốp xe đã tồn tại ở hiện trường vào thời điểm tiến hành khám nghiệm trước đây vì dấu vết này đã không còn nữa. Điều này đã ảnh hưởng đến việc chứng minh sự liên quan của Lê Bá Mai đối với vụ án, dẫn đến việc vụ án phải điều tra, xét xử nhiều lần26 . 2.1.3. Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ quá trình chuyển giao dấu vết, vật chứng theo hồ sơ vụ án giữa các cơ quan có thẩm quyền Để phục vụ cho công tác khai thác, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án Giết người, sau khi được thu thập, các dấu vết, vật chứng cần phải được chuyển giao giữa các cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự, 24 Ngày 05.02.2007, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành quyết định giám đốc thẩm số 02/2007/HS-GĐT ngày 5-2-2007 quyết định: “Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1345/2005/HSPT ngày 04.8.2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 11/2005/HSST ngày 16.3.2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước về vụ án Lê Bá Mai phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” để điều tra lại theo quy định của pháp luật”. 25 Xe moto này là phương tiện mà Lê Bá Mai đã dùng để chở Út theo lời khai của nhân chứng Thị Hằng. 26 Vụ án phải xét xử nhiều lần (07 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người” đến nay chưa có căn cứ kết luận Lê Bá Mai bị oan.
  • 27. 27 thủ tục luật định. Tuy nhiên, trong một số vụ án, việc chuyển giao các dấu vết, vật chứng chưa được quan tâm đúng mức nên để xảy ra việc mất mát, lẫn lộn, tráo đổi các dấu vết, vật chứng đã thu thập được. Tình trạng này xảy ra một phần do Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ quá trình chuyển giao dấu vết, vật chứng theo hồ sơ vụ án giữa các cơ quan có thẩm quyền, không yêu cầu các cơ quan này lập biên bản giao nhận, dẫn đến tình trạng dấu vết, vật chứng trong một số vụ án bị hư hỏng, mất mát, lẫn lộn nhưng không kết luận được sai sót xảy ra ở khâu nào. Trong một số trường hợp, Kiểm sát viên cũng không phát hiện ra sai sót này, thậm chí sử dụng chính kết quả không chính xác này để truy tố. Trong vụ án Lê Bá Mai, lời khai của nhân chứng và bị can xác định 12.11.2004, Mai mặc áo xanh, đội nón lá, lưng đeo bình xịt inox, đi xe máy màu xanh chở Thị Út đi. Phần bửng xe có để một can nhựa, phần ghi đông treo thùng nước đá màu đỏ. Ngày 18.11.2004, công an đến nơi Mai ở để khám xét, thu giữ đồ vật, tài sản, lục soát khắp nơi nhưng không có bình đá màu đỏ và bình xịt màu xanh như lời khai của Thị Hằng, nên chỉ thu giữ nón, quần áo của Mai. Tuy nhiên, sau đó, một điều tra viên của vụ án đã tự ý thêm vào hàng cuối của biên bản thu giữ đồ vật tài liệu “01 thùng đựng đá màu đỏ”. Việc làm này sau đó bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phát hiện và đã nêu rõ trong bản kháng nghị giám đốc thẩm27 . Giải trình về việc tự ý thêm dòng chữ trên vào biên bản thu giữ đồ vât ngày 18.11.2004, Điều tra viên L. viết: “Sau khi xét hỏi b can khoảng 30 ngày sau khi Mai b bắt… t i có đến đ a bàn cùng v i đồng c B, Trưởng c ng n xã An ương và đồng c S, c ng n viên xã An ương, đến chòi của anh Dương Bá Tuân nơi M i làm t uê t ì k ng có i ở chòi. Số người làm thuê cho anh Tuân không có mặt lúc này khoảng 14h. Tôi quan sát trong chòi thấy có 01 ìn đựng nư c đá màu đỏ theo lời khai của b can Lê Bá Mai nên t i đã t u giữ và nhập vào k o, do sơ suất t i c ư lập biên bản thu giữ nên tôi ghi thêm vào biên bản tạm giữ đồ vật, tài sản do đồng chí P. lập là 01 t ùng đựng đá màu đỏ”28 Sau khi Tòa án nhân dân Tối cao tuyên hủy 2 bản án buộc tội Lê Bá Mai giết người và hiếp dâm trẻ em để điều tra lại. Ngày 15.5.2009, Điều tra 27 Kháng nghị giám đốc thẩm Số 30/VKSTC-V3 ngày 12-12-2006; 28 Bút lục 350, 351 trong hồ sơ vụ án Lê Bá Mai.
  • 28. 28 viên L đến trang trại của ông Dương Bá Tuân (nơi Mai làm thuê) rồi vào nơi ở của Mai để tiếp tục thu giữ vật chứng. Lúc đó, ông Dương Bá Phong (cháu của ông Dương Bá Tuân) đã giao nộp can nhựa vuông loại 40 lít (40 cm x 40 x 30cm) và 1 bình xịt inox màu trắng. Ngày 30.8.2013, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm đã tuyên trả lại cho ông Tuân 01 can nhựa màu nâu xám có kích thước 40 x 28 cm x 30 cm, nhỏ hơn can nhựa mà Điều tra viên đã thu giữ vào ngày 15.5.2009. Qua hoạt động thực nghiệm của Đoàn giám sát oan sai trong tố tụng hình sự29 , xác định không thể “ nhét” được chiếc can nhựa vuông loại 40 lít vào bửng của chiếc xe (loại Honda Cup 86). Vì thế có thể khẳng định rằng, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước vào thời điểm thực nghiệm hiện trường vụ án Lê Bá Mai, đã tráo đổi 1 can nhựa khác mỏng hơn để có thể bỏ được vào bửng xe Honda Cup 86 rồi tiến hành thực nghiệm hiện trường nhằm hợp thức hóa vụ án nhưng Viện kiểm sát tỉnh Bình Phước đã không phát hiện vấn đề này, dẫn đến sử dụng chính chiếc can do Cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Phước tráo đổi làm cơ sở để chứng minh sự liên quan của Lê Bá Mai đối với vụ án thông qua việc đối chiếu sự phù hợp giữa lời khai của nhân chứng Thị Hằng với những đồ vật có liên quan đến Lê Bá Mai. 2.1.4. Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả thu thập dấu vết, vật chứng; không đối chiếu giữa các biên bản tố tụng liên quan đến hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng Một số Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả thu thập thể hiện trong các biên bản khám nghiệm, khám xét, thu giữ đồ vật, tài liệu, các biên bản liên quan đến việc bảo quản dấu vết, vật chứng như biên bản niêm phong, mở niêm phong, biên bản bàn giao…, không đối chiếu nội dung các biên bản này với thực tế diễn biến của cuộc khám nghiệm, khám xét, với các đặc điểm của dấu vết, vật chứng về kích cỡ, hình thể, màu sắc… làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của các thông tin khai thác từ “dấu vết, vật chứng” đã thu thập được. Điển ìn n ư trong vụ án Hồ Duy Hải Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án này vào ngày 14.01.2008, thể hiện: C ân trái nạn n ân Vân gác lên một cái g ế xếp k ung g ế ằng inox, 29 Báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” năm 2014.
  • 29. 29 mặt g ế ằng nệm mút màu x n , trên mặt nệm có dấu vết máu quyện và dấu vết dép d n n ững ạt cơm k , trên c ân g ế ằng sắt trắng d n máu. Chiếc ghế này có đặc điểm: “ i xếp g ế lại có c iều c o là 0,98m; Tem đảm ảo c ất lượng rác mất một góc n ỏ ở ên p ải p dư i; mã số HPN2 447052”. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không thu giữ chiếc ghế inox này ngay khi khám nghiệm hiện trường mà đến ngày 25.3.2008, mới lập biên bản thu giữ một chiếc ghế inox có đặc điểm: “ ung g ế c iều c o 67cm k oảng các từ lưng dự đến nệm, ngồi 25 cm, từ nệm ngồi xuống đất 45 cm; tem ảo đảm c ất lượng Hò P át mã số HPM2 44705” Như vậy, chiếc ghế đã thu giữ vào ngày 25.3.2008 không phải là chiếc ghế có tại hiện trường vụ án ngày 14.01.2008. Kiểm sát viên đã không kiểm tra nội dung; so sánh, đối chiếu các biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ đồ vật với nhau, cũng như với đặc điểm thực tế của chiếc ghế đã được thu giữ nên không phát hiện vấn đề này. Thậm chí, sau đó, chiếc ghế thu ngày 25.3.2008 đã được Hội đồng xét xử sơ thẩm cho Hải nhận dạng tại phiên tòa và Hải đã xác nhận đúng là chiếc ghế đã sử dụng khi gây án. Như vậy, trong vụ án này, Kiểm sát viên được phân công đã không kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận kết quả thu thập dấu vết, vật chứng; không đối chiếu giữa các biên bản tố tụng liên quan đến hoạt động thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng nên không phát hiện những mâu thuẫn có liên quan đến dấu vết, vật chứng đã thu thập được. Những sai sót này đã ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án dẫn đến việc phải điều tra, xét xử nhiều lần. 2.1.5. Chất lượng yêu cầu điều tra đối với việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng còn hạn chế Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 và khoản 2 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì việc đề ra yêu cầu điều tra là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án giết người nói riêng. Thực hiện tốt việc đề ra yêu cầu điều tra sẽ góp phần làm cho công tác điều tra, xử lý vụ án đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ, không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Một yêu cầu điều tra có chất lượng phải đảm bảo cả về hình thức và nội dung. Nếu yêu cầu điều ra được đề ra bằng thức văn bản thì văn bản này phải được soạn thảo và ban hành theo mẫu quy định. Nội dung yêu cầu điều tra phải đảm bảo cụ thể, rõ
  • 30. 30 ràng, đúng trọng tâm và cần thiết để làm rõ tất cả các vấn đề pháp lý của vụ án, có tính khả thi, không mang tính hình thức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết các vụ án giết người còn rất hạn chế, chủ yếu là về nội dung của yêu cầu điều tra. Nhiều trường hợp, Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra mang tính hình thức, nội dung còn chung chung, không có tác dụng đối với công tác điều tra nói chung và công tác thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng nói riêng. Nhiều trường hợp, mặc dù những dấu vết, vật chứng cần thiết đã được thu thập trong hồ sơ vụ án nhưng Kiểm sát viên vẫn đề ra yêu cầu thu thập những dấu vết, vật chứng đó. Ngược lại, một số trường hợp cần thiết phải thu giữ thêm những dấu vết, vậtt chứng tại hiện trường nhưng Kiểm sát viên lại không đề ra yêu cầu điều tra. Trong vụ án Hồ Duy Hải ở Long An, hai nạn nhân đều là phụ nữ. Tư thế của nạn nhân tại hiện trường cho thấy nạn nhân có khả năng bị hiếp dâm: Nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Thi thể Nguyễn Thị Thu Vân trong tư thế nằm ngửa, đầu gối lên đùi trái của Ánh Hồng, chân trái dang ra và gác lên một cái ghế xếp. Do đó, việc thu giữ những dấu vết để xác định nạn nhân có bị hiếp dâm hay không rất cần thiết. Biên bản khám nghiệm tử thi đối với thi thể Ánh Hồng ghi:“Vạt trư c áo tuột lên p cổ để lộ nguyên p ần trư c c iếc áo ngực C iếc áo ngực cũng tuột về p trên để lộ 2 đầu vú…Cơ qu n sin dục k ng s ng t ương, có t d c n ầy trong âm đạo, màng trin có n iều vết rác cũ,…”. Tình trạng quần áo và kết quả khám bộ phận sinh dục cho thấy, khả năng nạn nhân bị hiếp dâm là rất cao. Tuy nhiên, bác sĩ pháp y đã không thu dịch nhầy này để giám định đó là dịch gì, dịch âm đạo phụ nữ hay tinh dịch, ảnh hưởng đến việc xác định tình tiết khách quan của vụ án. Biên bản khám nghiệm tử thi đối với thi thể Thu Vân có ghi: “…Cơ qu n sin dục k ng s ng t ương, màng trin nguyên vẹn, k ng d c …”. Nhận định này cũng không loại trừ khả năng việc nạn nhân bị giao hợp lạc chỗ. Theo quy trình chung về giám định pháp y thì: “Trong các vụ án tìn dục, k i ng i t ực iện gi o ợp ở dạng lạc c ỗ, lấy tăm ng và p ết k n từ niêm mạc miệng và trực tràng ở tử t i cả hai gi i… i ng i các tội p ạm
  • 31. 31 tìn dục nên lấy nư c rử tăm ng l u ở d xung qu n các ộ p ận sin dục và ậu môn”30 . Như vậy, bác sĩ pháp y cần phải tiến hành các hoạt động này nhằm thu thập những dấu vết có thể xác định nạn nhân có bị xâm hại tình dục không. Tuy nhiên, khi khám nghiệm tử thi nạn nhân Thu Vân, bác sĩ pháp y cũng đã không thực hiện các hoạt động nêu trên và Điều tra viên cũng không có ý kiến gì. Mặc dù, có tham gia kiểm sát việc khám nghiệm tử thi trong vụ án này nhưng Kiểm sát viên lại không yêu cầu thu những dấu vết cần thiết để trưng cầu giám định. Do đó, không có chứng cứ xác thực về việc Hồ Duy Hải có thực hiện việc giao cấu với hai nạn nhân hay không từ đó xác định sự phù hợp những tình tiết của vụ án với động cơ gây án của Hồ Duy Hải. Điều này dẫn đến nhiều ý kiến nghi ngờ kết qủa giải quyết vụ án này của các cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy, có thể thấy rằng những sai phạm, hạn chế của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng chủ yếu xảy ra khi thực hiện công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Những hạn chế trên đây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giải quyết các vụ án giết người. Nhiều vụ án phải xét xử nhiều lần, kéo dài qua nhiều năm, thậm chí Tòa án tuyên bị cáo vô tội, trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động này trong thời gian tới nhằm góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trên thực tế. Để làm được điều này, theo tác giả phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. 2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án Giết ngƣời Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án giết người tại một vài địa phương ở khu vực phía Nam có các vụ án giết người oan, sai, giải quyết kéo dài như trên, cũng như nhận định, đánh giá của một số Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tác giả nhận thấy chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tình hình tội phạm giết 30 Quy định chung giám định pháp y tử thi do Viện Pháp y Quốc gia xây dựng.
  • 32. 32 người ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng thực hiện tội phạm với thủ đoạn tinh vi, che giấu dấu vết kỹ lưỡng, gây khó khăn cho việc chứng minh tội phạm; hiện trường vụ án bị xáo trộn, không còn nguyên vẹn, nhân chứng không hợp tác... Tuy nhiên, mục tiêu đề tài hướng tới chính là tìm ra những nguyên nhân cơ bản, bao gồm những nguyên nhân chủ quan từ phía Viện kiểm sát nhân dân và một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng trong các vụ án giết người trong thời gian tới. Do đó, tác giả xin phân tích một số nguyên nhân chủ yếu như sau: 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan Một là, một số Kiểm sát viên thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của các hoạt động điều tra liên quan đến việc thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng; không chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Quy chế nghiệp vụ của ngành, chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thu thập, dấu vết, vật chứng nên khi tiến hành nhiệm vụ được giao chỉ qua loa, sơ sài, mang tính hình thức. Hai là, nhiều Kiểm sát viên còn hạn chế về năng lực, kiến thức nghiệp vụ, khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá dấu vết, hiện trường... do đó không thể phát hiện những sai sót của cán bộ khi tiến hành hoạt động khám nghiệm để kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra thu thập thêm dấu vết, vật chứng, mở rộng hiện trường… hoặc xác định các hướng điều tra tiếp theo để xác định sự thật khách quan của vụ án. Ba là, lãnh đạo một số Viện kiểm sát nhân dân còn hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động nghiệp vụ. Qua nghiên cứu các vụ án oan, sai cho thấy, có lúc, có việc Lãnh đạo các đơn vị chưa thận trọng, cân nhắc khi phân công Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự, trong đó có các vụ án giết người. Trong quá trình giải quyết vụ án, Lãnh đạo một số đơn vị “khoán trắng” cho Kiểm sát viên, chưa làm hết trách nhiệm, không kiểm tra chặt chẽ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Quy chế nghiệp vụ; không chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Phòng thiếu sâu sát, chỉ căn