SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Đề tài:
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên
NGÔ THIỆN HƯNG
NGUYỄN MINH NGỌC
TRƯƠNG THÚY QUỲNH
0853010040
0853010064
0853030144
Hà Nội – 07/2011
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 2
MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vincom................................................... 6
1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 6
1.2. Các mốc thời gian quan trọng ...................................................................... 6
1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi ............................................................................. 8
1.4. Định hướng phát triển.................................................................................. 9
1.5. Các công ty thành viên............................................................................... 10
1.6. Các thành tựu đã đạt được.......................................................................... 12
2. Phân tích theo phương pháp truyền thống: ....................................................... 15
2.1. Chỉ số thanh toán hiện thời......................................................................... 15
2.2. Chỉ số thanh toán nhanh............................................................................. 16
2.3. Chỉ số tiền mặt:.......................................................................................... 17
2.4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho.................................................................. 19
2.5. Chỉ số về số ngày tồn kho .......................................................................... 20
2.6. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả.......................................................... 21
2.7. Chỉ số kỳ phải trả:...................................................................................... 23
2.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu......................................................... 23
2.9. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân....................................................................... 24
2.10. Cash conversion....................................................................................... 25
2.11. Vòng quay tài sản cố định........................................................................ 26
2.12. Vòng quay tổng tài sản............................................................................. 27
2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động.................................................................... 28
2.14. Tỷ số nợ................................................................................................... 30
2.15. Hệ số tự tài trợ ......................................................................................... 30
2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu: ..................................................................... 31
2.17. Hệ số thanh toán lãi vay:.......................................................................... 32
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 3
2.18. Tỷ suất lợi nhuận ..................................................................................... 34
2.19. ROA – Return On Asset........................................................................... 35
2.20. ROE – Return On Equity ......................................................................... 36
3. Phân tích theo Z-scores.................................................................................... 38
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và Nhà nước
đã đề ra, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc theo hướng ngày càng
phát triển và năng động. Trong sự phát triển đó, hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng, là nguồn động lực cho sự phát
triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn là một tổ chức kinh tế, hoạt động
mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng, trong đó có cấp tín dụng,
đều hướng đến hiệu quả kinh tế và hạn chế thấp nhất rủi ro. Do đó, trước khi cấp
khoản vay cho các khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế, mọi ngân hàng thương
mại đều phải tiến hành nghiệp vụ thẩm định tín dụng để quyết định xem có nên cấp
tín dụng cho khách hàng hay không. Thẩm định tín dụng, bản thân nó lại là một
quy trình gồm nhiều bước thẩm định khác nhau, trong đó thẩm định năng lực tài
chính của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu khi xem xét bất kì một hồ sơ
tín dụng nào. Có thể coi đây là bước cơ sở đặt nền móng cho sự an toàn của khoản
cấp tín dụng. Việc cấp tín dụng cho một doanh nghiệp có năng lực tài chính vững
mạnh không những giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao và ổn định mà còn giúp
đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay. Ngược lại, việc cấp tín dụng cho một
doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính không những khiến ngân hàng mất
trắng lợi ích từ khoản vay mà còn có thể gây ra hậu quả mất tính thanh khoản của
ngân hàng, thậm chí dẫn đến phá sản.
Trong quá trình nghiên cứu môn học Tín dụng ngân hàng, chúng em đã có
dịp được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về thẩm định tín dụng nói chung và
thẩm định năng lực tài chính của bên đi vay nói riêng. Do đó chúng em quyết định
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 5
chọn và phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Vincom để thực hiện bài
tiểu luận này. Đồng thời đây cũng là cách để chúng em nắm được kiến thức và vận
dụng trong thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, giảng viên môn
Tín dụng ngân hàng đã giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này.
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 6
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vincom
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng
hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Trải qua hơn 9 năm
xây dựng và phát triển, tới nay, Công ty CP Vincom đã trở thành một trong những
doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản (BĐS). Hàng loạt
những dự án BĐS cao cấp mang thương hiệu Vincom đã tiếp nối nhau triển khai
trên nhiều thành phố lớn của cả nước. Những dự án này đều là tâm điểm của sự
chú ý và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư. Trong tương lai, hàng loạt công
trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ xuất hiện trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần
xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển.
1.2. Các mốc thời gian quan trọng
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vincom chứng kiến
những bước tiến dài, được đánh dấu bằng những chỉ số phát triển ấn tượng.
 Tháng 05/2002: thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam
với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Dự án đầu tiên của công ty là xây
dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 Bà
Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tòa nhà Vincom Center Hà Nội)
 Năm 2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 251 tỷ đồng
 Tháng 11/2004: Vincom Center Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, góp
phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của thủ đô
 Tháng 09//2007: Vincom chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM, mã cổ phiếu VIC. Tổng số cổ phần niêm yết là 80.000.000 cổ
phần
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 7
 Tháng 05/2008: Phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh
nghiệp, kỳ hạn 5 năm.
 Tháng 08/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại
Vincom Center Hà Nội đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định TTTM
Vincom Center Hà Nội là một trong những TTTM lớn nhất Việt Nam, là
“Thiên đường mua sắm của Việt Nam”
 Quý 4/2009:
- Hoàn tất việc xây dựng và bàn giao các căn hộ cao cấp tại Khu căn hộ
Vincom Center Hà Nội
- Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu đô la
Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Singapore
 Tháng 01/2010: Khởi công dự án Royal City tại 72A Nguyễn Trãi - Hà Nội
 Tháng 04/2010: Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại của Vincom
Center B TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động
 Tháng 07/2010: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Royal City
 Tháng 10/2010:
- Vincom nhận "cú đúp" giải Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam;
- Hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh
 Tháng 12/2010:
- Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Center A TP. Hồ
Chí Minh
- Hoàn tất việc chuyển nhượng Vincom Financial Tower
- Tính đến 31/12/2010, 98% căn hộ tại Khu căn hộ - Vincom Center TP.
Hồ Chí Minh đã được cho thuê với thời hạn 50 năm
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 8
 Tháng 02/2011:
- Khởi công dự án Times City tại 458 Minh Khai – Hà Nội
- Khai trương Vincom Real Estate Trading Center - Sàn giao dịch Bất
động sản mới mang tiêu chuẩn quốc tế tại Tầng 4, Tòa nhà Vincom City
Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội; Chính thức khai trương Vincom Real
Estate Trading Center.
- Khởi công dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC. Bệnh viện được
xây theo mô hình Hospital Facilities (bệnh viện – khách sạn) đạt tiêu
chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu Việt Nam)
 Tháng 03/2011:
- Khởi công xây dựng dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh
- Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Village
- Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất
Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega
Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam
 Tháng 04/2011: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Times City
 Tháng 05/2011: Giới thiệu Dự án biệt thự đặc biệt cao cấp Vincom Village
1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
1.3.1. Sứ mệnh
 Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất
lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu khách hàng.
 Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng
cho tất cả nhân viên.
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 9
 Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền
vững cho cổ đông.
 Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp
tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm công dân đối với đất nước.
1.3.2. Giá trị cốt lõi
 Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm.
 Coi trọng đẳng cấp, chất lượng.
 Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc.
 Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo.
 Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
 Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành.
 Thượng tôn pháp luật và kỷ luật.
 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự
hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.
1.4. Định hướng phát triển
Mục tiêu của Vincom là phấn đấu phát triển không ngừng, từng bước trở
thành một Tập đoàn đầu tư và kinh doanh bất động sản (BĐS) mang thương hiệu
Việt lớn nhất tại Việt Nam. Chiến lược của Vincom là hướng tới thị trường BĐS
cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chắc
chắn, trong một tương lai gần, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ
mọc lên trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện
đại, năng động và phát triển.
Trong định hướng nhằm trở thành thương hiệu hàng đầu về bất động sản cao
cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình tập đoàn, Công ty CP Vincom còn tham
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 10
gia góp vốn thành lập và giữ cổ phần chi phối vào hàng loạt các công ty bất động
sản lớn tại Hà Nội như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Địa ốc Hoàng Gia;
Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng; Công ty bất động sản
Viettronics...
Ngoài ra, Vincom còn có nhiều dự án đang trong giai đoạn xúc tiến, lập phương
án đầu tư tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu
lớn hơn:
 Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong nước để mở rộng
kinh doanh BĐS ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo nên hình ảnh một
tập đoàn kinh doanh BĐS Việt nam đầy năng động và bản lĩnh trong con
mắt bạn bè quốc tế.
 Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát
triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân
hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu
chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp…
1.5. Các công ty thành viên
1.5.1. Công ty Cổ phần PFV
 Hoạt động chính là xây dựng TTTM và VP cho thuê, căn hộ cao cấp để bán.
Hoạt động chính của PFV là xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng
cho thuê, và các căn hộ cao cấp để bán. PFV chính là chủ đầu tư của dự án
Vincom Park Place tại 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội.
 Vincom nắm 74.41% quyền biểu quyết trong công ty này.
 Website: http://www.pfv.com.vn
1.5.2. Công ty BĐS Hải Phòng
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 11
 Đã được cấp quyền sử dụng đất 9125m2 tại số 4 - đường Lê Thánh Tông,
phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
 Vincom nắm 90% quyền biểu quyết trong công ty này.
1.5.3. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc TP Hoàng Gia
 Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn và giải trí.
 Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này
 Website: http://www.royalcity.com.vn
1.5.4. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng
 Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.
 Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này
 Website: http://saidongjsc.com
1.5.5. Công ty TNHH Bất động sản Viettronics
 Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.
 Vincom nắm 84% quyền biểu quyết trong công ty này
1.5.6. Công ty CP Nhóm đầu tư May Mắn (đặt tại Thành phố Nha Trang –
Khánh Hòa)
 Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản và tư vấn đầu tư tài
chính.
Vincom nắm 66% quyền biểu quyết trong công ty này
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 12
1.5.7. Công ty CP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội
 Được phép phát triển dự án bất động sản trên diện tích đất tại số 460 đường
Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Vincom nắm 55.95% quyền biểu quyết trong công ty này
1.6. Các thành tựu đã đạt được
Trong 3 năm liền công ty Cổ phần Vincom đều nằm trong bảng xếp hạng
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình
của Fortune 500. Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của
Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng
đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.
Một số các Giải thưởng & Thành tích tiêu biểu Vincom đã nhận được trong 3
năm gần đây:
 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
 Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009
 Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2009”
 Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2009 do Bộ Công Thương
trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty
 Giải thưởng “Biểu tượng vàng Thăng Long năm 2009”
 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2008 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
 Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008”
 Top 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên Thị trường Chứng khoán năm 2008
 Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2008”
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 13
 Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2008 do Bộ Công Thương
trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty
 Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2008
 Giải thưởng “Ngôi sao Việt Nam 2008”
 Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2008 dành cho Dịch vụ thương mại và
cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”
 Giải thưởng “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng” năm 2008
 Giải thưởng “Nhân Ái Việt Nam 2008”
 Giải thưởng “Trí tuệ năm 2008”
 Giải thưởng năm 2007:
 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2007 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
 Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”
 Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2007”
 Giải thưởng “10 Doanh nghiệp hội nhập thành công nhất năm 2007 - Top
ten The most Successfully-intergrated Business Award 2007”
 Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2007
 Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2007 dành cho Dịch vụ thương mại và
cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”
 Bằng khen của UBQG về Hợp tác kinh tế quốc tế “Công ty cổ phần Vincom
đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu và tham gia
hội nhập kinh tế”
 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội “Công ty Cổ phần
Vincom đã có thành tích trong việc tổ chức thành công Diễn đàn Doanh
nghiệp Thủ đô các nước Asean, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển thủ đô Hà nội”
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 14
 Bằng khen của Bộ Tài chính “Công ty Cổ phần Vincom đã có thành tích
chấp hành tốt chính sách thuế năm 2007”
 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố “Công ty Cổ phần Vincom đã có
thành tích tham gia Tháng khuyến mại Hà nội 2007”
 Bằng Khen của Bộ Ngoại giao
 Giấy chứng nhận: “Vincom Center Hà Nội - Dịch vụ xuất sắc lĩnh vực dịch
vụ mua sắm năm 2006 Chương trình khảo sát ý kiến bạn đọc và người tiêu
dùng năm 2006 của Thời báo Kinh tế Việt nam, tạp chí Tư vấn tiêu dùng”
 Giấy chứng nhận “Công ty Cổ phần Vincom nằm trong bảng xếp hạng 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007”
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 15
2. Phân tích theo phương pháp truyền thống:
Đây là phương pháp phân tích dựa trên việc tính toán và phân tích các chỉ số
tài chính cơ bản.
2.1. Chỉ số thanh toán hiện thời
Chỉ số thanh toán hiện thời được xác định bởi công thức:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ℎờ𝑖 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Tuy đây là công thức khá đơn giản, dễ tính trong quá trình phân tích báo cáo
tài chính của một công ty, nhưng nó mang lại hiệu quả khá cao trong việc xác định
tính thanh khoản trong ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết khả năng của doanh nghiệp tài
trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay mua sắm hàng ngày bằng các tài sản
ngắn hạn, vốn khá thanh khoản mà chưa phải viện vào các khoản vay hay tài trợ
vốn dài hạn khác.
Thông thường, chỉ tiêu thanh toán hiện thời lớn hơn 1 khá lý tưởng cho các
doanh nghiệp. Nó cho thấy doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn lớn hơn, do đó hoàn
toàn có khả năng tự cung cấp các khoản chi về hoạt động sản xuất hàng ngày, cũng
như trả nợ ngắn hạn một cách linh hoạt. Trong năm 2010, chỉ tiêu thanh toán hiện
thời của công ty Vincom là 25.62 lần. Chỉ tiêu cho thấy một lượng vốn lớn, không
cần thiết đã bị ứ đọng trong tài sản ngắn hạn thay vì đưa vào đầu tư sản xuất trong
dài hạn. Xét về góc độ của người cung cấp tín dụng, đây là dấu hiệu tốt vì các
khoản nợ ngắn hạn của công ty Vincom hoàn toàn có thể được dễ dàng hoàn trả.
Tuy nhiên, trong con mắt của nhà đầu tư, chỉ số thanh toán hiện thời lớn không
được ưa thích. Họ luôn mong muốn số vốn khả dụng lớn nhất có thể đưa vào kinh
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 16
doanh, sản xuất và đầu tư thay vì dồn tích và không tạo ra lợi nhuận trong tài sản
ngắn hạn.
Dưới đây là biểu đồ so sánh chỉ số thanh toán hiện thời của Vincom trong
những năm gần đây. Chỉ số này giữ nguyên ở mức độ khá hợp lý trong các năm
2008, 2009 ở mức 2 và 5 lần. Tuy nhiên, doanh nghiệp chứng kiến sự tăng vọt
trong chỉ số ở năm 2010. Điều này có thể được lý giải bởi sự gia tăng về giá trị
trong danh mục tài sản của tập đoàn, đặc biệt là ở các khoản mục về các khoản
phải thu hay hàng tồn kho. Đồng thời, việc Vincom có chỉ số thanh toán hiện thời
lớn hơn trung bình ngành cũng là dấu hiệu đáng lo ngại vì so với các công ty cùng
ngành, công ty đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn khác không hợp lý.
2.2. Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh tuân theo công thức:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Có thể nói, đây là chỉ số đo khả năng thanh khoản trong ngắn hạn sát thực và
chính xác hơn so với chỉ số thanh toán hiện hành do khoản mục tài sản “Hàng tồn
2.154
5.132
25.62
10.322
0
5
10
15
20
25
30
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số thanh toán hiện thời
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 17
kho”, khoản mục không mấy thanh khoản trong tài sản ngắn hạn, đã bị đưa ra khỏi
công thức.
Tương tự với chỉ số thanh toán hiện hành đã phân tích ở trên, chỉ số thanh
toán nhanh của công ty Vincom trong năm 2010 không mấy thay đổi do giá trị
hàng tồn kho chỉ chiếm môt phần nhỏ trong tài sản ngắn hạn của tập đoàn này.
Với biểu đồ so sánh về chỉ số thanh toán nhanh trong 3 năm gần đây và so
với hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn của các công ty cùng ngành, nhà quản lý
của tập đoàn nên chú trọng hơn về nguy cơ thiếu linh hoạt trong quản lý tài sản
ngăn hạn.
2.3. Chỉ số tiền mặt:
Chỉ số tiền mặt là chỉ số có tính chất khắt khe và thận trọng nhất trong 3 chỉ
số về tính thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn (thanh khoản hiện thời,
thanh khoản nhanh và tiền mặt). Chỉ số này được tính căn cứ vào việc loại bỏ phần
lớn các khoản mục của tài sản ngắn hạn và chỉ giữ lại khoản tiền và tương đương
tiền. Đây là hai tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất và rất dễ dàng được
sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn.
2.131
5.123
21.267
7.964
0
5
10
15
20
25
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số thanh toán nhanh
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 18
Chỉ số tiền mặt do đó giúp ta nhận xét được mức độ nhanh chóng của công
ty trong việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền. Chỉ số này cũng khá quan trọng
đối với ngân hàng khi cho vay để đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ số này quá cao cũng không phải là tốt do nó cho thấy
rằng công ty đang gặp vấn đề trong việc sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư
sinh lợi.
Chỉ số tiền mặt có thể tính theo công thức sau:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 =
𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Có thể thấy được rằng Chỉ số tiền mặt của doanh nghiệp rất tương đồng với
các chỉ số thanh toán hiện thời và chỉ số thanh toán nhanh. Điều này phản ánh rằng
kết quả về tình trạng của hai chỉ số này trong phần trên chủ yếu là do khoản mục
tiền mặt và tương đương tiền cấu thành.
Căn cứ vào đồ thị ta thấy trong 3 năm liên tiếp chỉ số tiền mặt của Vincom
liên tục tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt năm 2010 thì chỉ số tiền mặt của Vincom
là 2.913 tức là với lượng tiền mặt hiện có Vincom đủ sức chi trả gấp 3 lần khoản
nợ ngắn hạn hiện nay. Điều này là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang rất an
toàn trong hiện tại. Tuy nhiên khi so sánh với trung bình ngành trong năm 2010 với
0.027
0.973
2.913
1.045
0
1
2
3
4
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số tiền mặt
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 19
giá trị trung bình là 1.045 thì có thể thấy là lượng tiền mặt Vincom đang nắm giữ là
quá nhiều. Một lượng lớn tiền mặt không được đầu tư chuyển vào tài sản cho thấy
rất có thể công ty đang gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý tài sản và đầu tư và
đang lãng phí nguồn vốn của mình.
2.4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho được xác định:
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Vòng quay hàng tồn kho là thước đo hữu hiệu trong việc xác định số lần
hàng tồn kho được quay vòng trong một kỳ kế toán (trong trường hợp cụ thể ở đây,
kỳ kế toán được tính theo năm và kết thúc vào tháng 12) một cách lý thuyết. Nói
như vậy vì chỉ tiêu này dựa trên giả định doanh nghiệp bán toàn bộ số hàng tồn kho
cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có doanh nghiệp thực sự hoạt động như
vậy. Họ thường dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định, phục vụ nhu cầu bất
thường của khách hàng.
Các doanh nghiệp thường ưa thích chỉ số vòng quay hàng tốn kho lớn, đồng
nghĩa với việc hàng tồn kho được quay vòng với tốc độ nhanh trong niên độ kế
toán, thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho hữu hiệu của nhà quản trị doanh
nghiệp. Nhưng việc hàng tồn kho quay vòng nhanh cũng có thể dẫn đến nguy cơ
doanh nghiệp không dự trữ đủ số hàng tồn kho cần thiết, phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
Công ty Vincom có vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm 2010 khi
chỉ tiêu này chỉ dừng ở mức 0.84 vòng. Tập đoàn có thể gặp khó khăn và rủi ro về
việc hàng tồn kho lỗi thời, dẫn đến việc bán hàng khó khăn trong thời gian tới.
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 20
Khi so sánh cùng một chỉ tiêu trong các năm 2008 và 2009, ta có thể nhìn
thấy sự đi xuống rõ rệt của chỉ tiêu này. Trong khi các năm trước, chỉ tiêu luôn
được giữ ở mức hợp lý với 4 và 27 vòng/ 1 năm. Chỉ tiêu này đã giảm mạnh trong
năm 2010. Điều này có thể lý giải từ việc hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có xu
hướng tăng mạnh đặc biệt trong năm ngoái. Tuy nhiên, khi so sánh với các công ty
đối thủ cùng ngành có chỉ số vòng quay thấp là 0.695, có thể thấy đây là tình trạng
chung đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
2.5. Chỉ số về số ngày tồn kho
Công thức xác định chỉ số này là:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑣ề 𝑛𝑔à𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =
360
𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Chỉ tiêu về số ngày tồn kho là chỉ tiêu phản ánh một các rõ ràng hơn về hàng
tồn kho của doanh nhiệp. Nó thể hiện rõ hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể
phục vụ hoạt động kinh doanh buôn bán trong bao nhiêu ngày mà không cần bổ
sung lượng hàng mới.
Tương tự với những phân tích về vòng quay hàng tồn kho đã nói ở trên, số
ngày tồn kho thấp đi cùng với vòng quay hàng tồn kho lớn có thể là dấu hiệu tốt
báo hiệu khả năng tiêu thụ của hàng hóa, tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho lớn có
4.796
27.149
0.184 0.695
0
5
10
15
20
25
30
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 21
thể ảnh hưởng xấu đến doanh thu do doanh nghiệp không chuẩn bị đủ lượng hàng
phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Với vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm ngoái, công ty Vincom có
số ngày tồn kho lớn, xấp xỉ 442 ngày. Đây là bài toán hóc búa đặt ra với ban quản
trị của tập đoàn về việc giải quyết lượng hàng tồn kho này.
Khi so sánh với các chỉ tiêu cùng kỳ các năm, có thể dễ dàng thấy chỉ tiêu
tồn tại khá tốt trong 2 năm trước đây (13 ngày trong năm 2009 và 75 ngày trong
năm 2008) đã đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu trong năm 2010. Tuy có
số ngày tồn kho chuyển biến xấu trong năm 2010, Vincom vẫn duy trì chỉ tiêu này
hiệu quả hơn các công ty cùng ngành khác (798 ngày).
2.6. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả tuân theo công thức
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả =
𝑀𝑢𝑎 𝑠ắ𝑚
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Vòng quay các khoản phải trả đo số lần các khoản phải trả trong năm của
doanh nghiệp quay vòng bao nhiêu lần. Ngược lại với vòng quay hàng tồn kho,
75.057
13.26
442.429
798.33
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Số ngày tồn kho
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 22
vòng quay các khoản phải trả lại thấp được ưa thích hơn. Nó cho thấy khả năng
chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp tín dụng và sử dụng
nguồn vốn này trong kinh doanh sản xuất. Nói cách khác, những doanh nghiệp có
vòng quay các khoản phải trả cao thường gặp vấn đề trong việc trả nợ sớm và chưa
biết tận dụng triệt để các ưu đãi về tín dụng mà nhà cung cấp hàng hóa cũng như
dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này của công ty Vincom trong năm 2010, tập đoàn đã sử
dụng khéo léo điều kiện tín dụng mà các bên mang lại cho tập đoàn, đồng thời giữ
vòng quay các khoản phải trả khá thấp (3.198 vòng) để có thể sử dụng một cách
hiệu quả nhất những ưu đãi của nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng
thời, tính chất hoạt động kinh doanh sản xuất của Vincom cũng khiến công ty có
vòng quay các khoản phải trả thấp hơn các công ty thuộc ngành sản xuất hàng hóa
và dịch vụ khác.
Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải trả trong năm 2010 đã có dấu hiệu
tăng hơn so với cùng kỳ 2 năm trước và trung bình ngành khi các con số này lần
lượt chỉ giữ vững ở mức khoảng 0.5 đến 2 vòng mỗi năm
0.132
0.41
3.198
2.153
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số vòng quay các
khoản phải trả
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 23
2.7. Chỉ số kỳ phải trả:
Kỳ phải trả là chỉ tiêu dựa vào chỉ tiêu vòng quay các khoản phải trả và được
tính toán theo công thức:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑘ỳ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả =
360
𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Một doanh nghiệp có vòng quay các khoản phải trả lớn sẽ có số ngày trong
kỳ phải trả ngắn. Tương tự như vậy, doanh nghiệp với tốc độ quay vòng các khoản
phải trả chậm sẽ có nhiều ngày trong kỳ phải trả.
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả nhỏ đã giúp tập đoàn Vincom kéo dài thời
hạn hoàn trả các nghĩa vụ nợ của mình, đồng nghĩa với việc chiếm dụng được một
khoản tín dụng lớn từ nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là từ các nhà
cung cấp tín dụng.
2.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
Một chỉ số khác, quan trọng trong việc xác định khả năng quản trị của doanh
nghiệp, được tính toán theo công thức
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
=
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
Thông thường, các doanh nghiệp ưa thích tốc độ quay vòng các khoản phải
thu từ khách hàng nhanh, đồng thời giảm khả năng nợ xấu từ khách hàng. Tuy
nhiên, vòng quay các khoản phải thu lớn có thể sẽ là rào cản trong việc thu hút
khách hàng do chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với các khách hàng khá
chặt chẽ và ngặt nghèo, yêu cầu khách hàng trả tiền hàng sớm. Điều này dễ khiến
doanh nghiệp mất tính cạnh tranh và phải đối mặt với nguy cơ mất khách hàng về
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 24
tay các công ty cạnh tranh, đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt hơn với khách
hàng.
Trong trường hợp của Vincom trong năm 2010, tập đoàn này đã đạt vòng
quay các khoản phải thu khá thấp, chỉ khoảng 1 vòng, không mấy thay đổi so với 2
năm trước (2 vòng và 0.6 vòng). Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung của nền kinh
tế không chỉ gây khó khăn cho công ty Vincom mà các công ty đối thủ cũng chịu
ảnh hưởng tương tự khi vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành chỉ dừng
lại ở 0.801 vòng.
Vòng quay các khoản phải thu nhanh là dấu hiệu chưa tốt, tuy nhiên vòng
quay chậm cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn từ các khách hàng mua hàng hóa, dịch
vụ từ tập đoàn gặp khó khăn trong việc hoàn trả nghĩa vụ nợ. Tập đoàn từ đó cũng
gặp rủi ro không thu hồi được các khoản tiền thu về từ hoạt động kinh doanh sản
xuất.
2.9. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân
Chỉ số kỳ phải thu là phép tính dựa trên công thức:
𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =
360
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
0.617
2.638
1.161
0.801
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Vòng quay các khoản phải thu
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 25
chỉ rõ hơn mối quan hệ của các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Với kỳ thu tiền bình quân khá lớn trong năm ngoái (khoảng 310 ngày), công
ty Vincom dễ phải gặp vấn đề khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, đặc thù
của ngành sản xuất kinh doanh của Vincom về bất động sản ít khi cho phép tập
đoàn có khả năng thu hồi tiền nhanh từ các khách hàng. Điều này thể hiện khá rõ
trong chỉ tiêu các năm 2008 và 2009. Ảnh hưởng và xu hướng chung của nền kinh
tế lên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tương tự như chỉ số
vòng quay các khoản phải thu, đều chuyển biến theo chiều hướng xấu. Mặc dù số
ngày thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng của Vincom khá lớn, con số này
vẫn khả quan hơn con số của ngành là 564 ngày.
Tuy nhiên, ban quản trị tập đoàn nên xem xét lại chính sách tín dụng có phần
hơi lỏng lẻo mà tập đoàn đang áp dụng với khách hàng.
2.10. Cash conversion
Cash conversion được đo đạc từ số ngày tồn kho, kỳ phải thu và kỳ phải trả,
thể hiện số ngày cần thiết để một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trở thành một
đồng doanh thu.
583.196
136.478
310.057
564.234
0
200
400
600
800
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
ngành 2010
Chỉ số kỳ thu tiền bình
quân
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 26
Có thể dễ dàng tính toán được trong năm 2010, tập đoàn Vincom mất 640
ngày trong chu trình kinh doanh, đầu tư và sản xuất để tạo ra một đồng doanh thu
từ một đồng chi phí. Khoảng thời gian dài này là hoàn toàn hợp lý với đặc thù kinh
doanh của doanh nghiệp: bất động sản, vốn tạo ra khoảng thời gian dài để thu lại
lợi nhuận hơn so với các ngành kinh doanh sản xuất khác.
2.11. Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp như
(máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), hay, giá trị tài sản cố định trong kỳ (sau khi trừ
khẩu hao) tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong cùng kỳ đó.
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝐶Đ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑟ò𝑛𝑔
Nhìn chung, chỉ số này càng cao càng phản ánh được doanh nghiệp sử dụng
hiệu quả tài sản cố định. Ngược lại, nếu chỉ số này giảm, sẽ cho thấy doanh nghiệp
đang đầu tư quá nhiều vào nhà xưởng, thiết bị, và các tài sản cố định khác.
Đối với tập đoàn Vincom, chỉ số này tăng liên tục trong 3 năm 2008, 2009,
và 2010. Cụ thể như sau:
0.201
0.589 0.846
4.342
0
1
2
3
4
5
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Vòng quay tài sản cố định
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 27
Năm 2008, nếu như một đồng giá trị tài sản chỉ tạo ra được 0.201 đồng
doanh thu, thì năm 2009, tỷ số này tăng lên gần gấp 3 lần. Mặc dù tốc độ gia tăng
hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm trong 2010, nhưng đây cũng là một dấu hiệu
tốt của doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, khi so sánh với trung bình nghành, tỷ số này còn rất thấp, cho
thấy việc sử dụng chưa hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp cùng nghành. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng Vincom là một trong
những doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn nhất trong nghành, sở hữu khối lượng
lớn tài sản cố định vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản khác, song lại có
chỉ số vòng quay tài sản cố định kém hơn nhiều so với trung bình nghành. Điều
này cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định của doanh nghiệp chưa cao
2.12. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt
tài sản lưu động hay tài sản cố định. Thông qua việc so sánh doanh thu và tổng tài
sản mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lượng doanh thu đó, nhà đầu tư có thể biết
được 1 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Do đó, công thức cho chỉ số này như sau:
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này càng lớn càng cho thấy việc quản lý và sử
dụng tài sản của doanh nghiệp là hiệu quả, đem lại được nhiều lợi ích hơn.
Đặc biệt, vòng quay tổng tài sản của Vincom trong 3 năm đã tăng đáng kể,
đạt mức cao nhất vào 2009, theo đó, cứ 1 đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng
tạo ra được 0.194 đồng doanh thu. Tỷ số này cao gần như gấp 3 so với 2008 đã cho
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 28
thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản nói chung mà
doanh nghiệp nắm giữ.
Bước sang 2010, mặc dù trải qua một sự giảm nhẹ không đáng kể, tỷ số này
vẫn tương đối thấp so với với chỉ số chung của nghành. Điều này một phần xuất
phát từ việc sự dụng kém hiệu quả tài sản cố định như đã phân tích ở trên. Do đó,
trong tương lai, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài
sản được tốt hơn bằng cách tăng doanh thu, hoặc bán bớt các tài sản ứ đọng không
cần thiết.
2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu
động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản
xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở
dang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản
phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các
khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
0.052
0.194 0.191 0.197
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Vòng quay tổng tài sản
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 29
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để được một đồng doanh thu tiêu
thụ thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng
cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết
kiệm được càng lớn.
𝐻ệ 𝑠ố đả𝑚 𝑛ℎ𝑖ệ𝑚 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 =
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ
Mặc dù diễn ra khủng hoảng kinh tế nặng nề, năm 2008 chứng kiến mức cao
nhất mà hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đạt được, với 5.317 đồng doanh thu có thể
nhận được từ một đồng vốn lưu động bỏ ra. Điều này có thể một phần lý giải bởi
đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp với khối lượng nguyên vật liệu và tài sản lưu
động trong giai đoạn chờ tiêu thụ lớn (công trình xây dựng, nhà cửa…). Trong 2
năm tiếp theo, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhìn chung có xu hướng giảm, rơi
xuống thấp nhất vào năm 2009, trong đó, 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 3.070
đồng doanh thu.
Đến 2010, tỷ số này có tăng nhẹ và nhỉnh hơn so với trung bình toàn
nghành.
5.317
3.070 3.370 3.10
0.000
2.000
4.000
6.000
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Hệ số đảm bảo vốn lưu
động
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 30
2.14. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là chỉ số thể hiện có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được
tài trợ bằng nợ.
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Khác với các chỉ số thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh hay chỉ số tiền
mặt là các chỉ số có liên quan đến nợ ngắn hạn, tỷ số nợ thể hiện tất cả các khoản
nợ và tổng tài sản. Tỷ số nợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao
nhưng cũng đồng thời hàm ý rằng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả đòn bảy tài
chính, hay nói cách khác chưa biết khai thác hiệu quả của việc sử dụng nợ. Nếu tỷ
số này quá cao hàm ý rằng doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và do đó khiến cho
doanh nghiệp gặp rủi ro vỡ nợ cao hơn.
2.15. Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ được tính bằng công thức
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ =
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Giữa hệ số tự tài trợ và tỷ số nợ có thể được biểu diễn bằng phương trinh
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ + 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = 1
Về mặt ý nghĩa hệ số tự tài trợ có ý nghĩa khá giống với tỷ số nợ do nó cũng
thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhưng trên hướng tiếp cận từ vốn chủ sở
hữu. Nếu hệ số này cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ tự tài trợ
cao hay khả năng tự chủ tài chính cao còn nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh
nghiệp đang duy trì một tỷ lệ cao.
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 31
Với cùng ý nghĩa như vậy ta có một hệ số khác là Hệ số nhân vốn chủ sở
hữu
2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ℎâ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
hay còn có thể liên hệ với hệ số tự tài trợ qua công thức
𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ℎâ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 =
1
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ
Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến tỷ lệ so sánh trực tiếp giữa nợ và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được thể hiện trực tiếp qua công thức:
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ /𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu và cho thấy khả
năng của doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản
nợ trong trường hợp bị phá sản.
Ta có đồ thị thể hiện các công thức trên như sau
0.731 0.746
0.635
0.511
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
2008 2009 2010 Trung bình
ngành
2010
Tỷ số nợ
0.269
0.144
0.262
0.429
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Hệ số tự tài trợ
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 32
Căn cứ vào 4 chỉ số trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: Năm 2008 và năm
2010, các chỉ số về cơ cấu vốn của Vincom là tương đối giống nhau với. Riêng
năm 2009 doanh nghiệp có sự thay đổi đột biến về cơ cấu vốn theo hướng tăng
mạnh số nợ phải trả để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến tỷ số nợ của Vincom tăng
lên đến gần 75%, hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng lên đến 7 lần và hệ số tự tài trợ
lên đến hơn 5 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 thì Vincom đã tiến hành cân đối lại cơ
cấu vốn của mình về ngưỡng nợ an toàn hơn và tăng khả năng tự chủ tài chính.
Tuy so với trung bình ngành thì cơ cấu vốn của Vincom vẫn còn thiên về sử dụng
nợ để tài trợ cho tài sản nhưng về cơ bản thì đây là cơ cấu vốn chấp nhận được và
không có vấn đề lớn.
2.17. Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay là chỉ số thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong
việc tạo ra được đủ lợi nhuận để thanh toán các khoản lãi vay. Công thức tính hệ số
thanh toán lãi vay như sau:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế
𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
3.711
6.925
3.821
2.663
0
2
4
6
8
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Hệ số nhân vốn chủ sở
hữu
2.711
5.166
2.425
1.465
0
2
4
6
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Tỷ số nợ / Vốn chủ sở
hữu
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 33
Khả năng thanh toán lãi vay càng cao thể hiện khả năng thanh toán lãi cũng
như nợ cho các chủ nợ càng lớn. Ngược lại khi lợi nhuận tạo ra không đủ để thanh
toán lãi có thể khiến công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn
đến phá sản. Đông thời hệ số này thấp cũng phản ánh khả năng sinh lợi thấp của tài
sản công ty đang nắm giữ.
Tuy nhiên chỉ số này chỉ xét đến Lợi nhuận trước lãi và thuế để thanh toán
nợ trong khi đây không phải là nguồn duy nhất của công ty để trả nợ. Tuy nhiên thì
việc hệ số này thấp khiến ngân hàng cần thận trọng khi cho vay.
Dựa vào đồ thị có thể thấy khả năng trả lãi của Vincom trong 3 năm qua liên
tục tăng từ 1.561 trong năm 2008 lên tới 7.145 trong năm 2010 và rõ ràng là với
chỉ số này trong năm 2010 thì Vincom hoàn toàn không gặp vấn đề gì trong việc
chi trả các khoản lãi vay của mình. Cho dù trong năm 2010 thì so với trung bình
ngành (10.137) thì hệ số này của Vincom thấp hơn nhưng điều này hoàn toàn
không thể hiện rui ro nào đáng kể đối với các khoản vay của doanh nghiệp.
Thông qua các hệ số thanh khoản ta đã thấy rằng khả năng thanh toán các
khoản nợ của Vincom là rất tốt và hoàn toàn không chịu rủi ro về thanh khoản. Hệ
1.561
6.663 7.145
10.137
0
2
4
6
8
10
12
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Hệ số khả năng trả lãi
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 34
số khả năng trả lãi này khá tương đồng với các chỉ số trên và một lần nữa khẳng
định cho khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
2.18. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng chuyển doanh thu thành lợi nhuận cảu
công ty. Tỷ số này tính toán khả năng sinh lợi của công ty sau khi trừ đi tất cả các
chi phí như thuế, lãi vay, khấu hao, chi phí hoạt động, bán hàng, … Nó thể hiện
rằng cứ mỗi một đồng doanh thu thu về thì có bao nhiêu phần trăm doanh thu đó
được chuyển thành lợi nhuận ròng. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Rõ ràng là nếu doanh thu cao không chứng tỏ công ty có lợi nhuận cao mà
chỉ có tỷ suất lợi nhuận cao mới chứng tỏ điều đó. Nguyên nhân là cho dù doanh
thu có cao nhưng để tạo ra doanh thu đó công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí thì kết
quả là tỷ suất lợi nhuận thấp và công ty làm ăn không hiệu quả. Do đó chỉ số này
ngoài ý nghĩa phản ánh khả năng sinh lợi nhuận của công ty còn thể hiện khả năng
quản lý các chi phí để tọ ra lợi nhuận tối đa
0.527 0.558
0.628
0.698
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Tỷ suất lợi nhuận
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 35
Dựa vào biểu đồ 3 năm và khi so sánh với trung bình nghành ta có thể thấy
rằng tỷ suất lợi nhuận của Vincom là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
2.19. ROA – Return On Asset
ROA – Return On Asset là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi trên tổng tài
sản của doanh nghiệp, không tính tới tác động của yếu tố đòn bẩy tài chính. Chỉ số
này phản ánh rằng doanh nghiệp thu về được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng đầu
tư vào tài sản. Công thức tính cho chỉ số này là:
𝑅𝑂𝐴 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
Với:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
=
𝑆ố 𝑑ư 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑘ì + 𝑆ố 𝑑ư 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ì
2
Ta có biểu đồ đánh giá chỉ số ROA của Vincom qua các năm như sau:
Có thể thấy trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2010 chỉ số ROA của Vincom
liên tục tăng từ 0.027 vào năm 2008 lên 0.108 vào năm 2009 và đạt 0.12 vào năm
2010. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng mức tăng đã từ 2009 đến 2010 đã giảm hẳn
0.027
0.108
0.12
0.104
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Return On Asset
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 36
so với từ 2008 lên 2009 cho thấy doanh nghiệp không duy trì được tốc độ phát
triển tốt như giai đoạn trước.
Tuy nhiên chỉ số ROA của Vincom trong năm 2010 có thể nói là rất tốt. Với
mỗi đồng đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp có thể thu về được 0.12 đồng lợi nhuận,
cao hơn hẳn so với hai công ty trong cùng ngày với quy mô tương đương là Tân
Tạo (0.083) và Kinh Bắc (0.108). Tương tự khi so sánh với chỉ tiêu trung bình
ngành năm 2010 thì rõ ràng là ROA của Vincom năm 2010 là cao hơn một chút so
với trung bình ngành và đây là một dấu hiệu tốt về khả năng sinh lợi của công ty.
Kết quả này của Vincom cũng khá phù hợp với kết quả phân tích chỉ số
vòng quay tổng tài sản. Lí do là khi công ty thực hiện tốt việc quản lý tổng tài sản,
nó có thể đẩy nhanh vòng quay tổng tài sản, do đó thúc đẩy lợi nhuận trong kì
2.20. ROE – Return On Equity
Khác với ROA, ROE đã loại bỏ đi trong công thức phần Nợ (Liabilities) cấu
thành nên Tổng tài sản và chỉ còn giữ lại phần Nguồn vốn (Equity). Do đó công
thức tính ROE được xác định như sau:
𝑅𝑂𝐸 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Với:
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì =
𝑆ố 𝑑ư 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑘ì
𝑆ố 𝑑ư 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ì
Khác với ROA, việc loại bỏ phần Nợ trong công thức tính ROE cho thấy chỉ
số này đánh giá cả tác động của yếu tố đòn bảy tài chính tới khả năng tạo ra lợi
nhuận của công ty. Nó cho nhà đầu tư thấy rằng họ có thể kiếm được bao nhiêu
đồng lợi nhuận khi đầu tư vào một đồng Vốn chủ sở hữu hay nói cách khác, nếu họ
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 37
đầu tư vào cố phiếu của công ty thì họ sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận trong
một kì. Chỉ số này càng cao nghĩa là đòn bảy tài chính càng hiệu quả, việc đầu tư
của họ càng có lợi.
Ngược lại, đứng trên giác độ ngân hàng khi cho vay sẽ không đánh giá chỉ
số này quan trọng bằng ROA. Lí do là nếu ROE của doanh nghiệp càng cao, chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ làm đòn bảy và do đó rủi ro vỡ nợ của
doanh nghiệp càng cao.
Ta có biểu đồ phản ánh ROE của Vincom trong 3 năm gần đây như sau:
Dựa vào biểu đồ có thể thấy trong 2 năm 2009 và 2010 chỉ số ROE của
Vincom có sự gia tăng đột biến từ 0.071 năm 2008 lên đến 0.597 năm 2009 và
0.546 năm 2010 tức là tăng đến gần 8 lần và cao hơn gần gấp đôi so với chỉ số
trung bình ngành (0.32). ROE năm 2010 của Vincom là 0.546, có nghĩa là cứ mỗi
đồng đầu tư vào nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ thu về được 0.546
đồng lợi nhuận. Rõ ràng chỉ số ROE cao hơn hẳn so với ROA (chỉ có 0.12) đến
hơn 4 lần Có thể giải thích cho kết quả này là trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ nợ của
Vincom trong vốn chủ sở hữu tăng đột biến từ 4 tỷ lên 10 tỷ và 16 tỷ, tức là
Vincom sử dụng rất nhiều nợ. Tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng điều chỉnh
0.071
0.597
0.546
0.32
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
2008 2009 2010 Trung bình
ngành 2010
Return On Equity
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 38
giảm của ROE và tăng của ROA trong năm 2010 mặc dù nợ vẫn tiếp tục tăng phản
ánh doanh nghiệp đang cố gắng giảm bớt việc sử dụng đòn bảy tài chính.
Tóm lại, đứng trên giác độ nhà đầu tư, ROE của Vincom cho thấy khả năng
đầu tư sinh lợi cao nhưng trên giác độ ngân hàng thì chỉ số này cần phải được xem
xét cẩn thận.
Tổng kết: Căn cứ vào việc phân tích các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp ta có thể
rút ra kết luận rằng trong thời điểm hiện tại, Vincom đang có được một tình trạng
sức khỏe tài chính tương đối tốt và hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các yêu
cầu về trả lãi, trả gốc khi vay nợ. Do đó đứng trên giác độ là một ngân hàng thì
Vincom hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng
3. Phân tích theo Z-scores
Z-scores là một mô hình đa biến đánh giá tình trạng sức khỏa tài chính của
doanh nghiệp cũng như rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong tương lai 2 năm tới.
Mô hình Z-scores có xác suất đúng tương đối cao trong việc dự đoán các doanh
nghiệp có rủi ro vỡ nợ. Có 3 mô hình Z-scores có thể áp dụng:
a. Mô hình Z-scores 1 áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần trong lĩnh vực sản
xuất (public manufacturing company):
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 1.2𝐴1 + 1.4𝐴2 + 3.3𝐴3 + 0.6𝐴4 + 𝐴5
Với:
𝐴1 =
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 39
𝐴2 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔𝑖ữ 𝑙ạ𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝐴3 =
𝐸𝐵𝐼𝑇
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝐴4 =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ 𝑐ủ𝑎 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝐴5 =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Nếu:
Z > 2.99  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1.8 < Z < 2.99  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá
sản
Z ≤ 1.8  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản cao
b. Mô hình Z-scores 2 áp dụng cho doanh nghiệp không phải là doanh
nghiệp cổ phần khối ngành sản xuất (private manufacturing company)
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 0.717𝐴1 + 0.847𝐴2 + 3.107𝐴3 + 0.42𝐴4 + 0.988𝐴5
Nếu:
Z > 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1.23 < Z < 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá
sản
Z ≤ 1.23  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản
cao
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 40
c. Mô hình Z-scores 3 áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong
hầu hết cac lĩnh vực
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 6.56𝐴1 + 3.26𝐴2 + 6.72𝐴3 + 1.05𝑋4
Nếu:
Z > 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1.2 < Z < 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản
Z ≤ 1.1  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao
Trong đó cần phải chú ý giá trị của X4 trong mô hình 2 và 3 phải là
𝐴4 =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑟ò𝑛𝑔 (𝑁𝑒𝑡 𝑊𝑜𝑟𝑡ℎ)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
Trong trường hợp Vincom thì do là doanh nghiệp cổ phần và áp dụng mô
hình hoạt động đa lĩnh vực nên hai mô hình Z-scores 1 và 3 có thể áp dụng.
Với mô hình Z-scores thứ nhất ta có A1 = 0.49, A2 = 0.088, A3 = 0.14, A4
= 0.98, A5 = 0.191 nên giá trị tính được là:
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 1.2 × 0.49 + 1.4 × 0.088 + 3.3 × 0.14 + 0.6 × 0.98 + 0.191
= 1.991
Theo giá trị này thì Vincom rơi vào vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Tuy
nhiên cần để ý rằng mô hình Z-scores 1 được đặc định cho doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất. Trong khi đó, căn cứ vảo thuyết minh tài chính năm 2010 thì doanh
thu của Vincom chủ yếu đến từ hoạt động bán, cho thuê bất động sản và hoạt động
tài chính chứ không thuộc về lĩnh vực sản xuất nên kết quả này chưa thực sự phù
hợp. Do đó cần thiết phải xét đến mô hình Z-scores 3 tổng quát hơn
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 41
Với mô hình Z-scores thứ ba ta có A1= 0.49, A2= 0.088, A3 = 0.14 và A4 =
0.58, nên giá trị tính được là:
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 6.56 × 0.49 + 3.26 × 0.088 + 6.72 × 0.14 + 1.05 × 0.58
= 5.045
Theo giá trị này thì Z-scores của doanh nghiệp lớn hơn 2.6 và thuộc ngưỡng
an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Căn cứ vào kết quả của mô hình Z-Scores như vừa phân tích ở trên thì
Vincom đang ở trạng thái tương đối an toàn về mặt tài chính và hoàn toàn có thể
được cấp tín dụng.
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 42
KẾT LUẬN
Căn cứ vào các phân tích ở trên, cả hai phương pháp phân tích căn cứ vào
các chỉ số tài chính cơ bản truyền thống và phân tích chỉ số Z-scores đều cho ra
được kết quả tương tự nhau. Đó là: trong thời điểm hiện tại, Vincom đang có tình
trạng tài chính tốt, có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ và không có rủi
ro phá sản trong tương lai gần. Do đó, dựa vào việc phân tích tài chính doanh
nghiệp, có thể rút ra rằng có thể cấp tín dụng cho công ty.

More Related Content

What's hot

Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
 
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBankHoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
Hoàn thiện công tác định giá BĐS thế chấp tại ngân hàng VPBank
 
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án, đầu tư vốn vay tại NHTM cổ phầ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án, đầu tư vốn vay tại NHTM cổ phầ...Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án, đầu tư vốn vay tại NHTM cổ phầ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án, đầu tư vốn vay tại NHTM cổ phầ...
 
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAYBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
 
Bai hoan chinh
Bai hoan chinhBai hoan chinh
Bai hoan chinh
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
 
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giáPhòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 

Similar to Đề tài: Thẩm định năng lực tài chính công ty xây dựng VINCOM

bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdfbai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
KangTaeOh
 

Similar to Đề tài: Thẩm định năng lực tài chính công ty xây dựng VINCOM (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
 
khoa luan tot nghiep
khoa luan tot nghiepkhoa luan tot nghiep
khoa luan tot nghiep
 
bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdfbai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
bai-tap-nhom-bai-tap-lon-van-hoa-kinh-doanh.pdf
 
Phương Hướng Kinh Doanh Và Giải Pháp Hoàn Thiện Các Hoạt Động Của Techcombank...
Phương Hướng Kinh Doanh Và Giải Pháp Hoàn Thiện Các Hoạt Động Của Techcombank...Phương Hướng Kinh Doanh Và Giải Pháp Hoàn Thiện Các Hoạt Động Của Techcombank...
Phương Hướng Kinh Doanh Và Giải Pháp Hoàn Thiện Các Hoạt Động Của Techcombank...
 
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docxPhân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
 
Mai Thu Hà.docx
Mai Thu Hà.docxMai Thu Hà.docx
Mai Thu Hà.docx
 
Bao cao thuong_nien_vinaconex_2011
Bao cao thuong_nien_vinaconex_2011Bao cao thuong_nien_vinaconex_2011
Bao cao thuong_nien_vinaconex_2011
 
Chủ đầu tư Vingroup: Thông tin chi tiết từ A-Z - Atnhadat
Chủ đầu tư Vingroup: Thông tin chi tiết từ A-Z - AtnhadatChủ đầu tư Vingroup: Thông tin chi tiết từ A-Z - Atnhadat
Chủ đầu tư Vingroup: Thông tin chi tiết từ A-Z - Atnhadat
 
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIBĐề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại VIB
 
Vincom Shopping Centers- Destination of future
Vincom Shopping Centers- Destination of futureVincom Shopping Centers- Destination of future
Vincom Shopping Centers- Destination of future
 
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát TriểnPhát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
Kế toán lưu chuyển hàng hóa Nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễ...
 
Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếChiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
 
Dự án trồng chè Ô Long
Dự án trồng chè Ô LongDự án trồng chè Ô Long
Dự án trồng chè Ô Long
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Đề tài: Thẩm định năng lực tài chính công ty xây dựng VINCOM

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Đề tài: THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên NGÔ THIỆN HƯNG NGUYỄN MINH NGỌC TRƯƠNG THÚY QUỲNH 0853010040 0853010064 0853030144 Hà Nội – 07/2011
  • 2. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 2 MỤC LỤC 1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vincom................................................... 6 1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 6 1.2. Các mốc thời gian quan trọng ...................................................................... 6 1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi ............................................................................. 8 1.4. Định hướng phát triển.................................................................................. 9 1.5. Các công ty thành viên............................................................................... 10 1.6. Các thành tựu đã đạt được.......................................................................... 12 2. Phân tích theo phương pháp truyền thống: ....................................................... 15 2.1. Chỉ số thanh toán hiện thời......................................................................... 15 2.2. Chỉ số thanh toán nhanh............................................................................. 16 2.3. Chỉ số tiền mặt:.......................................................................................... 17 2.4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho.................................................................. 19 2.5. Chỉ số về số ngày tồn kho .......................................................................... 20 2.6. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả.......................................................... 21 2.7. Chỉ số kỳ phải trả:...................................................................................... 23 2.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu......................................................... 23 2.9. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân....................................................................... 24 2.10. Cash conversion....................................................................................... 25 2.11. Vòng quay tài sản cố định........................................................................ 26 2.12. Vòng quay tổng tài sản............................................................................. 27 2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động.................................................................... 28 2.14. Tỷ số nợ................................................................................................... 30 2.15. Hệ số tự tài trợ ......................................................................................... 30 2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu: ..................................................................... 31 2.17. Hệ số thanh toán lãi vay:.......................................................................... 32
  • 3. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 3 2.18. Tỷ suất lợi nhuận ..................................................................................... 34 2.19. ROA – Return On Asset........................................................................... 35 2.20. ROE – Return On Equity ......................................................................... 36 3. Phân tích theo Z-scores.................................................................................... 38 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
  • 4. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và Nhà nước đã đề ra, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc theo hướng ngày càng phát triển và năng động. Trong sự phát triển đó, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng, là nguồn động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn là một tổ chức kinh tế, hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng, trong đó có cấp tín dụng, đều hướng đến hiệu quả kinh tế và hạn chế thấp nhất rủi ro. Do đó, trước khi cấp khoản vay cho các khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế, mọi ngân hàng thương mại đều phải tiến hành nghiệp vụ thẩm định tín dụng để quyết định xem có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Thẩm định tín dụng, bản thân nó lại là một quy trình gồm nhiều bước thẩm định khác nhau, trong đó thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu khi xem xét bất kì một hồ sơ tín dụng nào. Có thể coi đây là bước cơ sở đặt nền móng cho sự an toàn của khoản cấp tín dụng. Việc cấp tín dụng cho một doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh không những giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao và ổn định mà còn giúp đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay. Ngược lại, việc cấp tín dụng cho một doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính không những khiến ngân hàng mất trắng lợi ích từ khoản vay mà còn có thể gây ra hậu quả mất tính thanh khoản của ngân hàng, thậm chí dẫn đến phá sản. Trong quá trình nghiên cứu môn học Tín dụng ngân hàng, chúng em đã có dịp được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định năng lực tài chính của bên đi vay nói riêng. Do đó chúng em quyết định
  • 5. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 5 chọn và phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Vincom để thực hiện bài tiểu luận này. Đồng thời đây cũng là cách để chúng em nắm được kiến thức và vận dụng trong thực tế. Chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, giảng viên môn Tín dụng ngân hàng đã giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này.
  • 6. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 6 1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vincom 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Trải qua hơn 9 năm xây dựng và phát triển, tới nay, Công ty CP Vincom đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản (BĐS). Hàng loạt những dự án BĐS cao cấp mang thương hiệu Vincom đã tiếp nối nhau triển khai trên nhiều thành phố lớn của cả nước. Những dự án này đều là tâm điểm của sự chú ý và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư. Trong tương lai, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ xuất hiện trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển. 1.2. Các mốc thời gian quan trọng Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vincom chứng kiến những bước tiến dài, được đánh dấu bằng những chỉ số phát triển ấn tượng.  Tháng 05/2002: thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Dự án đầu tiên của công ty là xây dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tòa nhà Vincom Center Hà Nội)  Năm 2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 251 tỷ đồng  Tháng 11/2004: Vincom Center Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của thủ đô  Tháng 09//2007: Vincom chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, mã cổ phiếu VIC. Tổng số cổ phần niêm yết là 80.000.000 cổ phần
  • 7. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 7  Tháng 05/2008: Phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, kỳ hạn 5 năm.  Tháng 08/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại Vincom Center Hà Nội đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định TTTM Vincom Center Hà Nội là một trong những TTTM lớn nhất Việt Nam, là “Thiên đường mua sắm của Việt Nam”  Quý 4/2009: - Hoàn tất việc xây dựng và bàn giao các căn hộ cao cấp tại Khu căn hộ Vincom Center Hà Nội - Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore  Tháng 01/2010: Khởi công dự án Royal City tại 72A Nguyễn Trãi - Hà Nội  Tháng 04/2010: Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại của Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động  Tháng 07/2010: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Royal City  Tháng 10/2010: - Vincom nhận "cú đúp" giải Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam; - Hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh  Tháng 12/2010: - Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh - Hoàn tất việc chuyển nhượng Vincom Financial Tower - Tính đến 31/12/2010, 98% căn hộ tại Khu căn hộ - Vincom Center TP. Hồ Chí Minh đã được cho thuê với thời hạn 50 năm
  • 8. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 8  Tháng 02/2011: - Khởi công dự án Times City tại 458 Minh Khai – Hà Nội - Khai trương Vincom Real Estate Trading Center - Sàn giao dịch Bất động sản mới mang tiêu chuẩn quốc tế tại Tầng 4, Tòa nhà Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội; Chính thức khai trương Vincom Real Estate Trading Center. - Khởi công dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC. Bệnh viện được xây theo mô hình Hospital Facilities (bệnh viện – khách sạn) đạt tiêu chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu Việt Nam)  Tháng 03/2011: - Khởi công xây dựng dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh - Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Village - Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam  Tháng 04/2011: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Times City  Tháng 05/2011: Giới thiệu Dự án biệt thự đặc biệt cao cấp Vincom Village 1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi 1.3.1. Sứ mệnh  Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.  Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
  • 9. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 9  Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.  Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với đất nước. 1.3.2. Giá trị cốt lõi  Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm.  Coi trọng đẳng cấp, chất lượng.  Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc.  Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo.  Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.  Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành.  Thượng tôn pháp luật và kỷ luật.  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. 1.4. Định hướng phát triển Mục tiêu của Vincom là phấn đấu phát triển không ngừng, từng bước trở thành một Tập đoàn đầu tư và kinh doanh bất động sản (BĐS) mang thương hiệu Việt lớn nhất tại Việt Nam. Chiến lược của Vincom là hướng tới thị trường BĐS cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chắc chắn, trong một tương lai gần, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ mọc lên trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển. Trong định hướng nhằm trở thành thương hiệu hàng đầu về bất động sản cao cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình tập đoàn, Công ty CP Vincom còn tham
  • 10. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 10 gia góp vốn thành lập và giữ cổ phần chi phối vào hàng loạt các công ty bất động sản lớn tại Hà Nội như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Địa ốc Hoàng Gia; Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng; Công ty bất động sản Viettronics... Ngoài ra, Vincom còn có nhiều dự án đang trong giai đoạn xúc tiến, lập phương án đầu tư tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu lớn hơn:  Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong nước để mở rộng kinh doanh BĐS ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo nên hình ảnh một tập đoàn kinh doanh BĐS Việt nam đầy năng động và bản lĩnh trong con mắt bạn bè quốc tế.  Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp… 1.5. Các công ty thành viên 1.5.1. Công ty Cổ phần PFV  Hoạt động chính là xây dựng TTTM và VP cho thuê, căn hộ cao cấp để bán. Hoạt động chính của PFV là xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, và các căn hộ cao cấp để bán. PFV chính là chủ đầu tư của dự án Vincom Park Place tại 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội.  Vincom nắm 74.41% quyền biểu quyết trong công ty này.  Website: http://www.pfv.com.vn 1.5.2. Công ty BĐS Hải Phòng
  • 11. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 11  Đã được cấp quyền sử dụng đất 9125m2 tại số 4 - đường Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.  Vincom nắm 90% quyền biểu quyết trong công ty này. 1.5.3. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc TP Hoàng Gia  Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn và giải trí.  Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này  Website: http://www.royalcity.com.vn 1.5.4. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng  Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.  Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này  Website: http://saidongjsc.com 1.5.5. Công ty TNHH Bất động sản Viettronics  Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.  Vincom nắm 84% quyền biểu quyết trong công ty này 1.5.6. Công ty CP Nhóm đầu tư May Mắn (đặt tại Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa)  Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản và tư vấn đầu tư tài chính. Vincom nắm 66% quyền biểu quyết trong công ty này
  • 12. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 12 1.5.7. Công ty CP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội  Được phép phát triển dự án bất động sản trên diện tích đất tại số 460 đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.  Vincom nắm 55.95% quyền biểu quyết trong công ty này 1.6. Các thành tựu đã đạt được Trong 3 năm liền công ty Cổ phần Vincom đều nằm trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình của Fortune 500. Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School. Một số các Giải thưởng & Thành tích tiêu biểu Vincom đã nhận được trong 3 năm gần đây:  Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009 dành cho Top 100 Thương hiệu hàng đầu  Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009  Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2009”  Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2009 do Bộ Công Thương trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty  Giải thưởng “Biểu tượng vàng Thăng Long năm 2009”  Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2008 dành cho Top 100 Thương hiệu hàng đầu  Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008”  Top 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên Thị trường Chứng khoán năm 2008  Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2008”
  • 13. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 13  Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2008 do Bộ Công Thương trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty  Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2008  Giải thưởng “Ngôi sao Việt Nam 2008”  Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2008 dành cho Dịch vụ thương mại và cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”  Giải thưởng “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng” năm 2008  Giải thưởng “Nhân Ái Việt Nam 2008”  Giải thưởng “Trí tuệ năm 2008”  Giải thưởng năm 2007:  Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2007 dành cho Top 100 Thương hiệu hàng đầu  Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”  Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2007”  Giải thưởng “10 Doanh nghiệp hội nhập thành công nhất năm 2007 - Top ten The most Successfully-intergrated Business Award 2007”  Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2007  Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2007 dành cho Dịch vụ thương mại và cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”  Bằng khen của UBQG về Hợp tác kinh tế quốc tế “Công ty cổ phần Vincom đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu và tham gia hội nhập kinh tế”  Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội “Công ty Cổ phần Vincom đã có thành tích trong việc tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp Thủ đô các nước Asean, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô Hà nội”
  • 14. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 14  Bằng khen của Bộ Tài chính “Công ty Cổ phần Vincom đã có thành tích chấp hành tốt chính sách thuế năm 2007”  Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố “Công ty Cổ phần Vincom đã có thành tích tham gia Tháng khuyến mại Hà nội 2007”  Bằng Khen của Bộ Ngoại giao  Giấy chứng nhận: “Vincom Center Hà Nội - Dịch vụ xuất sắc lĩnh vực dịch vụ mua sắm năm 2006 Chương trình khảo sát ý kiến bạn đọc và người tiêu dùng năm 2006 của Thời báo Kinh tế Việt nam, tạp chí Tư vấn tiêu dùng”  Giấy chứng nhận “Công ty Cổ phần Vincom nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007”
  • 15. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 15 2. Phân tích theo phương pháp truyền thống: Đây là phương pháp phân tích dựa trên việc tính toán và phân tích các chỉ số tài chính cơ bản. 2.1. Chỉ số thanh toán hiện thời Chỉ số thanh toán hiện thời được xác định bởi công thức: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ℎờ𝑖 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Tuy đây là công thức khá đơn giản, dễ tính trong quá trình phân tích báo cáo tài chính của một công ty, nhưng nó mang lại hiệu quả khá cao trong việc xác định tính thanh khoản trong ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết khả năng của doanh nghiệp tài trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay mua sắm hàng ngày bằng các tài sản ngắn hạn, vốn khá thanh khoản mà chưa phải viện vào các khoản vay hay tài trợ vốn dài hạn khác. Thông thường, chỉ tiêu thanh toán hiện thời lớn hơn 1 khá lý tưởng cho các doanh nghiệp. Nó cho thấy doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn lớn hơn, do đó hoàn toàn có khả năng tự cung cấp các khoản chi về hoạt động sản xuất hàng ngày, cũng như trả nợ ngắn hạn một cách linh hoạt. Trong năm 2010, chỉ tiêu thanh toán hiện thời của công ty Vincom là 25.62 lần. Chỉ tiêu cho thấy một lượng vốn lớn, không cần thiết đã bị ứ đọng trong tài sản ngắn hạn thay vì đưa vào đầu tư sản xuất trong dài hạn. Xét về góc độ của người cung cấp tín dụng, đây là dấu hiệu tốt vì các khoản nợ ngắn hạn của công ty Vincom hoàn toàn có thể được dễ dàng hoàn trả. Tuy nhiên, trong con mắt của nhà đầu tư, chỉ số thanh toán hiện thời lớn không được ưa thích. Họ luôn mong muốn số vốn khả dụng lớn nhất có thể đưa vào kinh
  • 16. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 16 doanh, sản xuất và đầu tư thay vì dồn tích và không tạo ra lợi nhuận trong tài sản ngắn hạn. Dưới đây là biểu đồ so sánh chỉ số thanh toán hiện thời của Vincom trong những năm gần đây. Chỉ số này giữ nguyên ở mức độ khá hợp lý trong các năm 2008, 2009 ở mức 2 và 5 lần. Tuy nhiên, doanh nghiệp chứng kiến sự tăng vọt trong chỉ số ở năm 2010. Điều này có thể được lý giải bởi sự gia tăng về giá trị trong danh mục tài sản của tập đoàn, đặc biệt là ở các khoản mục về các khoản phải thu hay hàng tồn kho. Đồng thời, việc Vincom có chỉ số thanh toán hiện thời lớn hơn trung bình ngành cũng là dấu hiệu đáng lo ngại vì so với các công ty cùng ngành, công ty đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn khác không hợp lý. 2.2. Chỉ số thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh tuân theo công thức: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Có thể nói, đây là chỉ số đo khả năng thanh khoản trong ngắn hạn sát thực và chính xác hơn so với chỉ số thanh toán hiện hành do khoản mục tài sản “Hàng tồn 2.154 5.132 25.62 10.322 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số thanh toán hiện thời
  • 17. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 17 kho”, khoản mục không mấy thanh khoản trong tài sản ngắn hạn, đã bị đưa ra khỏi công thức. Tương tự với chỉ số thanh toán hiện hành đã phân tích ở trên, chỉ số thanh toán nhanh của công ty Vincom trong năm 2010 không mấy thay đổi do giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm môt phần nhỏ trong tài sản ngắn hạn của tập đoàn này. Với biểu đồ so sánh về chỉ số thanh toán nhanh trong 3 năm gần đây và so với hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn của các công ty cùng ngành, nhà quản lý của tập đoàn nên chú trọng hơn về nguy cơ thiếu linh hoạt trong quản lý tài sản ngăn hạn. 2.3. Chỉ số tiền mặt: Chỉ số tiền mặt là chỉ số có tính chất khắt khe và thận trọng nhất trong 3 chỉ số về tính thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn (thanh khoản hiện thời, thanh khoản nhanh và tiền mặt). Chỉ số này được tính căn cứ vào việc loại bỏ phần lớn các khoản mục của tài sản ngắn hạn và chỉ giữ lại khoản tiền và tương đương tiền. Đây là hai tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất và rất dễ dàng được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn. 2.131 5.123 21.267 7.964 0 5 10 15 20 25 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số thanh toán nhanh
  • 18. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 18 Chỉ số tiền mặt do đó giúp ta nhận xét được mức độ nhanh chóng của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền. Chỉ số này cũng khá quan trọng đối với ngân hàng khi cho vay để đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ số này quá cao cũng không phải là tốt do nó cho thấy rằng công ty đang gặp vấn đề trong việc sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi. Chỉ số tiền mặt có thể tính theo công thức sau: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 = 𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Có thể thấy được rằng Chỉ số tiền mặt của doanh nghiệp rất tương đồng với các chỉ số thanh toán hiện thời và chỉ số thanh toán nhanh. Điều này phản ánh rằng kết quả về tình trạng của hai chỉ số này trong phần trên chủ yếu là do khoản mục tiền mặt và tương đương tiền cấu thành. Căn cứ vào đồ thị ta thấy trong 3 năm liên tiếp chỉ số tiền mặt của Vincom liên tục tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt năm 2010 thì chỉ số tiền mặt của Vincom là 2.913 tức là với lượng tiền mặt hiện có Vincom đủ sức chi trả gấp 3 lần khoản nợ ngắn hạn hiện nay. Điều này là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang rất an toàn trong hiện tại. Tuy nhiên khi so sánh với trung bình ngành trong năm 2010 với 0.027 0.973 2.913 1.045 0 1 2 3 4 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số tiền mặt
  • 19. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 19 giá trị trung bình là 1.045 thì có thể thấy là lượng tiền mặt Vincom đang nắm giữ là quá nhiều. Một lượng lớn tiền mặt không được đầu tư chuyển vào tài sản cho thấy rất có thể công ty đang gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý tài sản và đầu tư và đang lãng phí nguồn vốn của mình. 2.4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho được xác định: 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Vòng quay hàng tồn kho là thước đo hữu hiệu trong việc xác định số lần hàng tồn kho được quay vòng trong một kỳ kế toán (trong trường hợp cụ thể ở đây, kỳ kế toán được tính theo năm và kết thúc vào tháng 12) một cách lý thuyết. Nói như vậy vì chỉ tiêu này dựa trên giả định doanh nghiệp bán toàn bộ số hàng tồn kho cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có doanh nghiệp thực sự hoạt động như vậy. Họ thường dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định, phục vụ nhu cầu bất thường của khách hàng. Các doanh nghiệp thường ưa thích chỉ số vòng quay hàng tốn kho lớn, đồng nghĩa với việc hàng tồn kho được quay vòng với tốc độ nhanh trong niên độ kế toán, thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho hữu hiệu của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhưng việc hàng tồn kho quay vòng nhanh cũng có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp không dự trữ đủ số hàng tồn kho cần thiết, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Công ty Vincom có vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm 2010 khi chỉ tiêu này chỉ dừng ở mức 0.84 vòng. Tập đoàn có thể gặp khó khăn và rủi ro về việc hàng tồn kho lỗi thời, dẫn đến việc bán hàng khó khăn trong thời gian tới.
  • 20. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 20 Khi so sánh cùng một chỉ tiêu trong các năm 2008 và 2009, ta có thể nhìn thấy sự đi xuống rõ rệt của chỉ tiêu này. Trong khi các năm trước, chỉ tiêu luôn được giữ ở mức hợp lý với 4 và 27 vòng/ 1 năm. Chỉ tiêu này đã giảm mạnh trong năm 2010. Điều này có thể lý giải từ việc hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh đặc biệt trong năm ngoái. Tuy nhiên, khi so sánh với các công ty đối thủ cùng ngành có chỉ số vòng quay thấp là 0.695, có thể thấy đây là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. 2.5. Chỉ số về số ngày tồn kho Công thức xác định chỉ số này là: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑣ề 𝑛𝑔à𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 360 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Chỉ tiêu về số ngày tồn kho là chỉ tiêu phản ánh một các rõ ràng hơn về hàng tồn kho của doanh nhiệp. Nó thể hiện rõ hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể phục vụ hoạt động kinh doanh buôn bán trong bao nhiêu ngày mà không cần bổ sung lượng hàng mới. Tương tự với những phân tích về vòng quay hàng tồn kho đã nói ở trên, số ngày tồn kho thấp đi cùng với vòng quay hàng tồn kho lớn có thể là dấu hiệu tốt báo hiệu khả năng tiêu thụ của hàng hóa, tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho lớn có 4.796 27.149 0.184 0.695 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
  • 21. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 21 thể ảnh hưởng xấu đến doanh thu do doanh nghiệp không chuẩn bị đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Với vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm ngoái, công ty Vincom có số ngày tồn kho lớn, xấp xỉ 442 ngày. Đây là bài toán hóc búa đặt ra với ban quản trị của tập đoàn về việc giải quyết lượng hàng tồn kho này. Khi so sánh với các chỉ tiêu cùng kỳ các năm, có thể dễ dàng thấy chỉ tiêu tồn tại khá tốt trong 2 năm trước đây (13 ngày trong năm 2009 và 75 ngày trong năm 2008) đã đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu trong năm 2010. Tuy có số ngày tồn kho chuyển biến xấu trong năm 2010, Vincom vẫn duy trì chỉ tiêu này hiệu quả hơn các công ty cùng ngành khác (798 ngày). 2.6. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả Vòng quay các khoản phải trả tuân theo công thức 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả = 𝑀𝑢𝑎 𝑠ắ𝑚 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Vòng quay các khoản phải trả đo số lần các khoản phải trả trong năm của doanh nghiệp quay vòng bao nhiêu lần. Ngược lại với vòng quay hàng tồn kho, 75.057 13.26 442.429 798.33 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Số ngày tồn kho
  • 22. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 22 vòng quay các khoản phải trả lại thấp được ưa thích hơn. Nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp tín dụng và sử dụng nguồn vốn này trong kinh doanh sản xuất. Nói cách khác, những doanh nghiệp có vòng quay các khoản phải trả cao thường gặp vấn đề trong việc trả nợ sớm và chưa biết tận dụng triệt để các ưu đãi về tín dụng mà nhà cung cấp hàng hóa cũng như dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp. Nhìn vào chỉ tiêu này của công ty Vincom trong năm 2010, tập đoàn đã sử dụng khéo léo điều kiện tín dụng mà các bên mang lại cho tập đoàn, đồng thời giữ vòng quay các khoản phải trả khá thấp (3.198 vòng) để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất những ưu đãi của nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời, tính chất hoạt động kinh doanh sản xuất của Vincom cũng khiến công ty có vòng quay các khoản phải trả thấp hơn các công ty thuộc ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải trả trong năm 2010 đã có dấu hiệu tăng hơn so với cùng kỳ 2 năm trước và trung bình ngành khi các con số này lần lượt chỉ giữ vững ở mức khoảng 0.5 đến 2 vòng mỗi năm 0.132 0.41 3.198 2.153 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
  • 23. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 23 2.7. Chỉ số kỳ phải trả: Kỳ phải trả là chỉ tiêu dựa vào chỉ tiêu vòng quay các khoản phải trả và được tính toán theo công thức: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑘ỳ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả = 360 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Một doanh nghiệp có vòng quay các khoản phải trả lớn sẽ có số ngày trong kỳ phải trả ngắn. Tương tự như vậy, doanh nghiệp với tốc độ quay vòng các khoản phải trả chậm sẽ có nhiều ngày trong kỳ phải trả. Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả nhỏ đã giúp tập đoàn Vincom kéo dài thời hạn hoàn trả các nghĩa vụ nợ của mình, đồng nghĩa với việc chiếm dụng được một khoản tín dụng lớn từ nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là từ các nhà cung cấp tín dụng. 2.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu Một chỉ số khác, quan trọng trong việc xác định khả năng quản trị của doanh nghiệp, được tính toán theo công thức 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 Thông thường, các doanh nghiệp ưa thích tốc độ quay vòng các khoản phải thu từ khách hàng nhanh, đồng thời giảm khả năng nợ xấu từ khách hàng. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu lớn có thể sẽ là rào cản trong việc thu hút khách hàng do chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với các khách hàng khá chặt chẽ và ngặt nghèo, yêu cầu khách hàng trả tiền hàng sớm. Điều này dễ khiến doanh nghiệp mất tính cạnh tranh và phải đối mặt với nguy cơ mất khách hàng về
  • 24. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 24 tay các công ty cạnh tranh, đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt hơn với khách hàng. Trong trường hợp của Vincom trong năm 2010, tập đoàn này đã đạt vòng quay các khoản phải thu khá thấp, chỉ khoảng 1 vòng, không mấy thay đổi so với 2 năm trước (2 vòng và 0.6 vòng). Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế không chỉ gây khó khăn cho công ty Vincom mà các công ty đối thủ cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành chỉ dừng lại ở 0.801 vòng. Vòng quay các khoản phải thu nhanh là dấu hiệu chưa tốt, tuy nhiên vòng quay chậm cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn từ các khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ từ tập đoàn gặp khó khăn trong việc hoàn trả nghĩa vụ nợ. Tập đoàn từ đó cũng gặp rủi ro không thu hồi được các khoản tiền thu về từ hoạt động kinh doanh sản xuất. 2.9. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân Chỉ số kỳ phải thu là phép tính dựa trên công thức: 𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 360 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 0.617 2.638 1.161 0.801 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Vòng quay các khoản phải thu
  • 25. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 25 chỉ rõ hơn mối quan hệ của các khoản phải thu của doanh nghiệp. Với kỳ thu tiền bình quân khá lớn trong năm ngoái (khoảng 310 ngày), công ty Vincom dễ phải gặp vấn đề khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh của Vincom về bất động sản ít khi cho phép tập đoàn có khả năng thu hồi tiền nhanh từ các khách hàng. Điều này thể hiện khá rõ trong chỉ tiêu các năm 2008 và 2009. Ảnh hưởng và xu hướng chung của nền kinh tế lên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tương tự như chỉ số vòng quay các khoản phải thu, đều chuyển biến theo chiều hướng xấu. Mặc dù số ngày thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng của Vincom khá lớn, con số này vẫn khả quan hơn con số của ngành là 564 ngày. Tuy nhiên, ban quản trị tập đoàn nên xem xét lại chính sách tín dụng có phần hơi lỏng lẻo mà tập đoàn đang áp dụng với khách hàng. 2.10. Cash conversion Cash conversion được đo đạc từ số ngày tồn kho, kỳ phải thu và kỳ phải trả, thể hiện số ngày cần thiết để một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trở thành một đồng doanh thu. 583.196 136.478 310.057 564.234 0 200 400 600 800 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình ngành 2010 Chỉ số kỳ thu tiền bình quân
  • 26. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 26 Có thể dễ dàng tính toán được trong năm 2010, tập đoàn Vincom mất 640 ngày trong chu trình kinh doanh, đầu tư và sản xuất để tạo ra một đồng doanh thu từ một đồng chi phí. Khoảng thời gian dài này là hoàn toàn hợp lý với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp: bất động sản, vốn tạo ra khoảng thời gian dài để thu lại lợi nhuận hơn so với các ngành kinh doanh sản xuất khác. 2.11. Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp như (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), hay, giá trị tài sản cố định trong kỳ (sau khi trừ khẩu hao) tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong cùng kỳ đó. 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝐶Đ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑟ò𝑛𝑔 Nhìn chung, chỉ số này càng cao càng phản ánh được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Ngược lại, nếu chỉ số này giảm, sẽ cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào nhà xưởng, thiết bị, và các tài sản cố định khác. Đối với tập đoàn Vincom, chỉ số này tăng liên tục trong 3 năm 2008, 2009, và 2010. Cụ thể như sau: 0.201 0.589 0.846 4.342 0 1 2 3 4 5 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Vòng quay tài sản cố định
  • 27. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 27 Năm 2008, nếu như một đồng giá trị tài sản chỉ tạo ra được 0.201 đồng doanh thu, thì năm 2009, tỷ số này tăng lên gần gấp 3 lần. Mặc dù tốc độ gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm trong 2010, nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, khi so sánh với trung bình nghành, tỷ số này còn rất thấp, cho thấy việc sử dụng chưa hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng nghành. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng Vincom là một trong những doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn nhất trong nghành, sở hữu khối lượng lớn tài sản cố định vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản khác, song lại có chỉ số vòng quay tài sản cố định kém hơn nhiều so với trung bình nghành. Điều này cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định của doanh nghiệp chưa cao 2.12. Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định. Thông qua việc so sánh doanh thu và tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lượng doanh thu đó, nhà đầu tư có thể biết được 1 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó, công thức cho chỉ số này như sau: 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này càng lớn càng cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp là hiệu quả, đem lại được nhiều lợi ích hơn. Đặc biệt, vòng quay tổng tài sản của Vincom trong 3 năm đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất vào 2009, theo đó, cứ 1 đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng tạo ra được 0.194 đồng doanh thu. Tỷ số này cao gần như gấp 3 so với 2008 đã cho
  • 28. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 28 thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản nói chung mà doanh nghiệp nắm giữ. Bước sang 2010, mặc dù trải qua một sự giảm nhẹ không đáng kể, tỷ số này vẫn tương đối thấp so với với chỉ số chung của nghành. Điều này một phần xuất phát từ việc sự dụng kém hiệu quả tài sản cố định như đã phân tích ở trên. Do đó, trong tương lai, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách tăng doanh thu, hoặc bán bớt các tài sản ứ đọng không cần thiết. 2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước … 0.052 0.194 0.191 0.197 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Vòng quay tổng tài sản
  • 29. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 29 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. 𝐻ệ 𝑠ố đả𝑚 𝑛ℎ𝑖ệ𝑚 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 = 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ Mặc dù diễn ra khủng hoảng kinh tế nặng nề, năm 2008 chứng kiến mức cao nhất mà hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đạt được, với 5.317 đồng doanh thu có thể nhận được từ một đồng vốn lưu động bỏ ra. Điều này có thể một phần lý giải bởi đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp với khối lượng nguyên vật liệu và tài sản lưu động trong giai đoạn chờ tiêu thụ lớn (công trình xây dựng, nhà cửa…). Trong 2 năm tiếp theo, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhìn chung có xu hướng giảm, rơi xuống thấp nhất vào năm 2009, trong đó, 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 3.070 đồng doanh thu. Đến 2010, tỷ số này có tăng nhẹ và nhỉnh hơn so với trung bình toàn nghành. 5.317 3.070 3.370 3.10 0.000 2.000 4.000 6.000 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Hệ số đảm bảo vốn lưu động
  • 30. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 30 2.14. Tỷ số nợ Tỷ số nợ là chỉ số thể hiện có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Khác với các chỉ số thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh hay chỉ số tiền mặt là các chỉ số có liên quan đến nợ ngắn hạn, tỷ số nợ thể hiện tất cả các khoản nợ và tổng tài sản. Tỷ số nợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao nhưng cũng đồng thời hàm ý rằng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả đòn bảy tài chính, hay nói cách khác chưa biết khai thác hiệu quả của việc sử dụng nợ. Nếu tỷ số này quá cao hàm ý rằng doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và do đó khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro vỡ nợ cao hơn. 2.15. Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ được tính bằng công thức 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Giữa hệ số tự tài trợ và tỷ số nợ có thể được biểu diễn bằng phương trinh 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ + 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = 1 Về mặt ý nghĩa hệ số tự tài trợ có ý nghĩa khá giống với tỷ số nợ do nó cũng thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhưng trên hướng tiếp cận từ vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số này cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ tự tài trợ cao hay khả năng tự chủ tài chính cao còn nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ cao.
  • 31. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 31 Với cùng ý nghĩa như vậy ta có một hệ số khác là Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu: 𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ℎâ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 hay còn có thể liên hệ với hệ số tự tài trợ qua công thức 𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ℎâ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 1 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến tỷ lệ so sánh trực tiếp giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được thể hiện trực tiếp qua công thức: 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ /𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu và cho thấy khả năng của doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ trong trường hợp bị phá sản. Ta có đồ thị thể hiện các công thức trên như sau 0.731 0.746 0.635 0.511 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Tỷ số nợ 0.269 0.144 0.262 0.429 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Hệ số tự tài trợ
  • 32. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 32 Căn cứ vào 4 chỉ số trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: Năm 2008 và năm 2010, các chỉ số về cơ cấu vốn của Vincom là tương đối giống nhau với. Riêng năm 2009 doanh nghiệp có sự thay đổi đột biến về cơ cấu vốn theo hướng tăng mạnh số nợ phải trả để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến tỷ số nợ của Vincom tăng lên đến gần 75%, hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng lên đến 7 lần và hệ số tự tài trợ lên đến hơn 5 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 thì Vincom đã tiến hành cân đối lại cơ cấu vốn của mình về ngưỡng nợ an toàn hơn và tăng khả năng tự chủ tài chính. Tuy so với trung bình ngành thì cơ cấu vốn của Vincom vẫn còn thiên về sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản nhưng về cơ bản thì đây là cơ cấu vốn chấp nhận được và không có vấn đề lớn. 2.17. Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay là chỉ số thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra được đủ lợi nhuận để thanh toán các khoản lãi vay. Công thức tính hệ số thanh toán lãi vay như sau: 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế 𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 3.711 6.925 3.821 2.663 0 2 4 6 8 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 2.711 5.166 2.425 1.465 0 2 4 6 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu
  • 33. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 33 Khả năng thanh toán lãi vay càng cao thể hiện khả năng thanh toán lãi cũng như nợ cho các chủ nợ càng lớn. Ngược lại khi lợi nhuận tạo ra không đủ để thanh toán lãi có thể khiến công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. Đông thời hệ số này thấp cũng phản ánh khả năng sinh lợi thấp của tài sản công ty đang nắm giữ. Tuy nhiên chỉ số này chỉ xét đến Lợi nhuận trước lãi và thuế để thanh toán nợ trong khi đây không phải là nguồn duy nhất của công ty để trả nợ. Tuy nhiên thì việc hệ số này thấp khiến ngân hàng cần thận trọng khi cho vay. Dựa vào đồ thị có thể thấy khả năng trả lãi của Vincom trong 3 năm qua liên tục tăng từ 1.561 trong năm 2008 lên tới 7.145 trong năm 2010 và rõ ràng là với chỉ số này trong năm 2010 thì Vincom hoàn toàn không gặp vấn đề gì trong việc chi trả các khoản lãi vay của mình. Cho dù trong năm 2010 thì so với trung bình ngành (10.137) thì hệ số này của Vincom thấp hơn nhưng điều này hoàn toàn không thể hiện rui ro nào đáng kể đối với các khoản vay của doanh nghiệp. Thông qua các hệ số thanh khoản ta đã thấy rằng khả năng thanh toán các khoản nợ của Vincom là rất tốt và hoàn toàn không chịu rủi ro về thanh khoản. Hệ 1.561 6.663 7.145 10.137 0 2 4 6 8 10 12 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Hệ số khả năng trả lãi
  • 34. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 34 số khả năng trả lãi này khá tương đồng với các chỉ số trên và một lần nữa khẳng định cho khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. 2.18. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng chuyển doanh thu thành lợi nhuận cảu công ty. Tỷ số này tính toán khả năng sinh lợi của công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí như thuế, lãi vay, khấu hao, chi phí hoạt động, bán hàng, … Nó thể hiện rằng cứ mỗi một đồng doanh thu thu về thì có bao nhiêu phần trăm doanh thu đó được chuyển thành lợi nhuận ròng. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau: 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 Rõ ràng là nếu doanh thu cao không chứng tỏ công ty có lợi nhuận cao mà chỉ có tỷ suất lợi nhuận cao mới chứng tỏ điều đó. Nguyên nhân là cho dù doanh thu có cao nhưng để tạo ra doanh thu đó công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí thì kết quả là tỷ suất lợi nhuận thấp và công ty làm ăn không hiệu quả. Do đó chỉ số này ngoài ý nghĩa phản ánh khả năng sinh lợi nhuận của công ty còn thể hiện khả năng quản lý các chi phí để tọ ra lợi nhuận tối đa 0.527 0.558 0.628 0.698 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Tỷ suất lợi nhuận
  • 35. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 35 Dựa vào biểu đồ 3 năm và khi so sánh với trung bình nghành ta có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Vincom là hoàn toàn có thể chấp nhận được. 2.19. ROA – Return On Asset ROA – Return On Asset là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp, không tính tới tác động của yếu tố đòn bẩy tài chính. Chỉ số này phản ánh rằng doanh nghiệp thu về được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng đầu tư vào tài sản. Công thức tính cho chỉ số này là: 𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Với: 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì = 𝑆ố 𝑑ư 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 đầ𝑢 𝑘ì + 𝑆ố 𝑑ư 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ì 2 Ta có biểu đồ đánh giá chỉ số ROA của Vincom qua các năm như sau: Có thể thấy trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2010 chỉ số ROA của Vincom liên tục tăng từ 0.027 vào năm 2008 lên 0.108 vào năm 2009 và đạt 0.12 vào năm 2010. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng mức tăng đã từ 2009 đến 2010 đã giảm hẳn 0.027 0.108 0.12 0.104 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Return On Asset
  • 36. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 36 so với từ 2008 lên 2009 cho thấy doanh nghiệp không duy trì được tốc độ phát triển tốt như giai đoạn trước. Tuy nhiên chỉ số ROA của Vincom trong năm 2010 có thể nói là rất tốt. Với mỗi đồng đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp có thể thu về được 0.12 đồng lợi nhuận, cao hơn hẳn so với hai công ty trong cùng ngày với quy mô tương đương là Tân Tạo (0.083) và Kinh Bắc (0.108). Tương tự khi so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành năm 2010 thì rõ ràng là ROA của Vincom năm 2010 là cao hơn một chút so với trung bình ngành và đây là một dấu hiệu tốt về khả năng sinh lợi của công ty. Kết quả này của Vincom cũng khá phù hợp với kết quả phân tích chỉ số vòng quay tổng tài sản. Lí do là khi công ty thực hiện tốt việc quản lý tổng tài sản, nó có thể đẩy nhanh vòng quay tổng tài sản, do đó thúc đẩy lợi nhuận trong kì 2.20. ROE – Return On Equity Khác với ROA, ROE đã loại bỏ đi trong công thức phần Nợ (Liabilities) cấu thành nên Tổng tài sản và chỉ còn giữ lại phần Nguồn vốn (Equity). Do đó công thức tính ROE được xác định như sau: 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Với: 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì = 𝑆ố 𝑑ư 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑘ì 𝑆ố 𝑑ư 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ì Khác với ROA, việc loại bỏ phần Nợ trong công thức tính ROE cho thấy chỉ số này đánh giá cả tác động của yếu tố đòn bảy tài chính tới khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Nó cho nhà đầu tư thấy rằng họ có thể kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi đầu tư vào một đồng Vốn chủ sở hữu hay nói cách khác, nếu họ
  • 37. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 37 đầu tư vào cố phiếu của công ty thì họ sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận trong một kì. Chỉ số này càng cao nghĩa là đòn bảy tài chính càng hiệu quả, việc đầu tư của họ càng có lợi. Ngược lại, đứng trên giác độ ngân hàng khi cho vay sẽ không đánh giá chỉ số này quan trọng bằng ROA. Lí do là nếu ROE của doanh nghiệp càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ làm đòn bảy và do đó rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp càng cao. Ta có biểu đồ phản ánh ROE của Vincom trong 3 năm gần đây như sau: Dựa vào biểu đồ có thể thấy trong 2 năm 2009 và 2010 chỉ số ROE của Vincom có sự gia tăng đột biến từ 0.071 năm 2008 lên đến 0.597 năm 2009 và 0.546 năm 2010 tức là tăng đến gần 8 lần và cao hơn gần gấp đôi so với chỉ số trung bình ngành (0.32). ROE năm 2010 của Vincom là 0.546, có nghĩa là cứ mỗi đồng đầu tư vào nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ thu về được 0.546 đồng lợi nhuận. Rõ ràng chỉ số ROE cao hơn hẳn so với ROA (chỉ có 0.12) đến hơn 4 lần Có thể giải thích cho kết quả này là trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ nợ của Vincom trong vốn chủ sở hữu tăng đột biến từ 4 tỷ lên 10 tỷ và 16 tỷ, tức là Vincom sử dụng rất nhiều nợ. Tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng điều chỉnh 0.071 0.597 0.546 0.32 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Return On Equity
  • 38. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 38 giảm của ROE và tăng của ROA trong năm 2010 mặc dù nợ vẫn tiếp tục tăng phản ánh doanh nghiệp đang cố gắng giảm bớt việc sử dụng đòn bảy tài chính. Tóm lại, đứng trên giác độ nhà đầu tư, ROE của Vincom cho thấy khả năng đầu tư sinh lợi cao nhưng trên giác độ ngân hàng thì chỉ số này cần phải được xem xét cẩn thận. Tổng kết: Căn cứ vào việc phân tích các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp ta có thể rút ra kết luận rằng trong thời điểm hiện tại, Vincom đang có được một tình trạng sức khỏe tài chính tương đối tốt và hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về trả lãi, trả gốc khi vay nợ. Do đó đứng trên giác độ là một ngân hàng thì Vincom hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng 3. Phân tích theo Z-scores Z-scores là một mô hình đa biến đánh giá tình trạng sức khỏa tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong tương lai 2 năm tới. Mô hình Z-scores có xác suất đúng tương đối cao trong việc dự đoán các doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ. Có 3 mô hình Z-scores có thể áp dụng: a. Mô hình Z-scores 1 áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần trong lĩnh vực sản xuất (public manufacturing company): 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 1.2𝐴1 + 1.4𝐴2 + 3.3𝐴3 + 0.6𝐴4 + 𝐴5 Với: 𝐴1 = 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
  • 39. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 39 𝐴2 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔𝑖ữ 𝑙ạ𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐴3 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐴4 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ 𝑐ủ𝑎 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝐴5 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Nếu: Z > 2.99  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.8 < Z < 2.99  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản Z ≤ 1.8  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản cao b. Mô hình Z-scores 2 áp dụng cho doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp cổ phần khối ngành sản xuất (private manufacturing company) 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 0.717𝐴1 + 0.847𝐴2 + 3.107𝐴3 + 0.42𝐴4 + 0.988𝐴5 Nếu: Z > 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.23 < Z < 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản Z ≤ 1.23  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản cao
  • 40. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 40 c. Mô hình Z-scores 3 áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong hầu hết cac lĩnh vực 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 6.56𝐴1 + 3.26𝐴2 + 6.72𝐴3 + 1.05𝑋4 Nếu: Z > 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.2 < Z < 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản Z ≤ 1.1  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao Trong đó cần phải chú ý giá trị của X4 trong mô hình 2 và 3 phải là 𝐴4 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑟ò𝑛𝑔 (𝑁𝑒𝑡 𝑊𝑜𝑟𝑡ℎ) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ Trong trường hợp Vincom thì do là doanh nghiệp cổ phần và áp dụng mô hình hoạt động đa lĩnh vực nên hai mô hình Z-scores 1 và 3 có thể áp dụng. Với mô hình Z-scores thứ nhất ta có A1 = 0.49, A2 = 0.088, A3 = 0.14, A4 = 0.98, A5 = 0.191 nên giá trị tính được là: 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 1.2 × 0.49 + 1.4 × 0.088 + 3.3 × 0.14 + 0.6 × 0.98 + 0.191 = 1.991 Theo giá trị này thì Vincom rơi vào vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên cần để ý rằng mô hình Z-scores 1 được đặc định cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó, căn cứ vảo thuyết minh tài chính năm 2010 thì doanh thu của Vincom chủ yếu đến từ hoạt động bán, cho thuê bất động sản và hoạt động tài chính chứ không thuộc về lĩnh vực sản xuất nên kết quả này chưa thực sự phù hợp. Do đó cần thiết phải xét đến mô hình Z-scores 3 tổng quát hơn
  • 41. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 41 Với mô hình Z-scores thứ ba ta có A1= 0.49, A2= 0.088, A3 = 0.14 và A4 = 0.58, nên giá trị tính được là: 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑠 = 6.56 × 0.49 + 3.26 × 0.088 + 6.72 × 0.14 + 1.05 × 0.58 = 5.045 Theo giá trị này thì Z-scores của doanh nghiệp lớn hơn 2.6 và thuộc ngưỡng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Căn cứ vào kết quả của mô hình Z-Scores như vừa phân tích ở trên thì Vincom đang ở trạng thái tương đối an toàn về mặt tài chính và hoàn toàn có thể được cấp tín dụng.
  • 42. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 42 KẾT LUẬN Căn cứ vào các phân tích ở trên, cả hai phương pháp phân tích căn cứ vào các chỉ số tài chính cơ bản truyền thống và phân tích chỉ số Z-scores đều cho ra được kết quả tương tự nhau. Đó là: trong thời điểm hiện tại, Vincom đang có tình trạng tài chính tốt, có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ và không có rủi ro phá sản trong tương lai gần. Do đó, dựa vào việc phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể rút ra rằng có thể cấp tín dụng cho công ty.