SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 1989 ĐẾN 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5
Chương 1. HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ 1989 ĐẾN 1995 ....... 6
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.................... 6
1.1.1. Địa vực và sự biến đổi về hành chính qua các thời kì lịch sử.......................... 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội ............................................................................. 8
1.2 Khái quát hoạt động dận vận ở Quảng Trị trước năm 1989.............................. 11
1.2.1. Quan điểm chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương của Đảng cộng
sản Việt Nam về công tác dân vận trước khi có đường lối đổi mới......................... 11
1.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trước năm 1989 .......................................... 15
1.2.2.1 Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kì đấu tranh giành chính quyền
(1930-1945) ........................................................................................................... 15
1.2.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975)................................................................ 17
1.2.2.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ khôi phục kinh tế, bước đầu
công cuộc đổi mới (1975 - 1989) ........................................................................... 22
1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995 .......................................... 25
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị................................................. 25
1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng............................................................. 25
1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị............................................................ 26
1.3.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong giai đoạn khôi phục kinh tế, ổn định đời
sống, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sau khi tái lập tỉnh (1989 - 1995)......... 27
1.3.2.1. Vận động nhân dân ổn định chính trị - tư tưởng trong giai đoạn đầu tái lập
tỉnh, tham gia xây dựng chính trị vững mạnh ......................................................... 27
1.3.2.2. Vận động nhân dân đổi mới tư duy kinh tế, điều chỉnh quan hệ sản xuất và phát
triển lực lượng sản xuất phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng ............................. 32
1.3.2.3. Vận động nhân dân xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn lực văn
hóa - xã hội phục vụ công cuộc đổi mới................................................................. 38
Chương 2. HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ 1996 ĐẾN 2010 ..... 42
2.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị.................................................... 42
2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng................................................................ 42
2.1.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị............................................................... 44
2.2. Hoạt động dân vận Quảng Trị trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010).............................................................. 46
2.2.1. Vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ................................................. 46
2.2.2. Vận động nhân dân phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa......................................................................................................................... 50
2.2.3. Vận động nhân dân đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. .......................................................... 57
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM................... 62
3.1. Một số nhận xét về hoạt động dân vận ở Quảng Trị giai đoạn 1989-2010 ................ 62
3.1.1. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 huy động được sự
tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp để vận động
nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới ................................................................... 62
3.1.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 thể hiện sự đổi mới về
tư duy, nội dung và phương thức hoạt động ........................................................... 63
3.1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 đã góp phần quan
trọng trong việc huy động nguồn lực cơ bản thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới
kinh tế - xã hội trên địa bàn.................................................................................... 65
3.1.4. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989
đến 2010 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định................................................. 67
3.2. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 69
3.2.1. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và phát huy
truyền thống đại đoàn kết toàn dân, lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho hoạt động dân
vận......................................................................................................................... 69
3.2.2. Hoạt động dân vận phải gắn liền với nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi
ích của nhân dân lao động với động viên nhân dân xây dựng và thực hiện các nhiệm
vụ chính trị............................................................................................................. 70
3.2.3. Chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi
đua yêu nước trong các giai cấp, tầng lớp nhân dân để tạo động lực to lớn thúc đẩy
sự phát triển của hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh ............................................. 71
3.2.4. Xác định hoạt động dân vận là nhiệm vụ, là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. ........................................ 71
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của công tác dân
vận ở Quảng Trị..................................................................................................... 72
3.3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể
xã hội và nâng cao vai trò, vị trí và nội dung của hoạt động dân vận trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.................................... 73
3.3.2. Hoạt động dân vận phải đảm bảo thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân
tộc, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.......................................................................................... 73
3.3.3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Mặt trận, đoàn thể nhằm
nâng cao hơn nữa hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh............................................ 74
3.3.4. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở các cấp đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới ......................................................................... 75
3.3.5. Nắm vững tư tưởng, tâm trạng, tình hình của nhân dân để kịp thời tham mưu,
đề xuất, bổ sung ban hành chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay ..... 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta luôn đề cao hoạt động dân vận quần chúng nhân dân (gọi tắt là dân vận), xác
định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “… Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận
kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [52, tr.700].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã đẩy mạnh
hoạt động dân vận, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân ta tiến
hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân, hoàn thành sự nghiệp
thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự
do và chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, từ sau ngày tái lập
tỉnh, trãi qua hơn 4 nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh (1989-2010), Đảng bộ và nhân
dân địa phương chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động dân vận trên
địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã vận dụng và phát triển sáng tạo tinh thần của Nghị
quyết số 08B/NQ-TW ngày 27-3-1990 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân” vào thực tiễn hoạt động dân vận của địa phương nên đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Có thể nói, hoạt động dân vận trở thành động lực tinh
thần quan trọng, khơi dậy tinh thần đoàn kết của nhân dân Quảng Trị để vượt qua
khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh đề
ra trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi
mới của Đảng.
Vì lẽ đó, nghiên cứu vấn đề hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến
2010 để phản ánh nội hàm và diễn tiến của hoạt động dân vận trong giai đoạn phát
triển sôi động của tỉnh Quảng Trị là công việc cấp thiết, vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa chứa đựng tính thời sự và thực tiễn sâu sắc
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần phục dựng lại một giai đoạn lịch sử về
hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ đổi mới đất nước (1989-2010). Qua đó,
làm sáng tỏ thêm nội hàm của hoạt động dân vận trong điều kiện cụ thể của một địa
phương có nhiều khó khăn và thử thách về phát triển kinh tế - xã hội để rút ra những
2
bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Về tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn, trong quá tình thực hiện đường lối đổi
mới đất nước ta hiện nay, hoạt động dân vận là một lĩnh vực luôn luôn đồng hành
với việc tổ chức triển khai các hoạt động xã hội nhằm tiếp tục đổi mới công tác
chính trị - tư tưởng, đổi mới tư duy kinh tế, điều chỉnh các quan hệ sản xuất, kích
thích các lực lượng sản xuất phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường có định hướng
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn tiến hoạt động dân vận trong giai
đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát hiện các thuộc tính,
đánh giá các thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời gợi mở môt số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị
trong những thập niên tiếp theo.
Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Hoạt động dân vận ở
Quảng Trị từ 1989 đến 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành
lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động dân vận trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung và hoạt động
dân vận trong thời kỳ đổi mới nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học, trong đó có khoa học Lịch sử. Nhiều công trình của các tập thể, cá nhân
đề cập đến vấn đề này dưới những gốc độ khác nhau đã được công bố tiêu biểu như:
“75 năm hoạt động dân vận của Đảng -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); “Sơ thảo hoạt động dân vận của Đảng Cộng sản
Việt Nam (1930-1996)” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động dân vận thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Tiến
Thịnh (Chủ biên) (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005)… Các công trình này cung cấp một
cái nhìn tổng quát về lý luận và thực tiễn của hoạt động trên bình diện quốc gia
trong tiến trành phát triển của lịch sử dân tộc, qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm, giải pháp để tiếp tục chỉ đạo hoạt động dân vận trong giai đoạn hiện nay.
Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về dân vận ở Quảng Bình như: “Hoạt động
dân vận ở Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2005” của Cái Thị Thùy Giang (2010), Đại
học Sư phạm Huế. Các luận văn Cao cấp chính trị tại Học viện hành chính Quốc gia
3
Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng như: “Công tác dân vận Quảng Bình - thực trạng
và giải pháp” của Trần Thị Luận (2001); “Phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước ở tỉnh Quảng Bình” của Trần Văn Lập
(2007),v.v…
Hoạt động dân vận tỉnh Quảng Trị trong suốt quá trình vận động và phát triển
của lịch sử nói chung và thời kỳ 1989 - 2010 nói riêng cũng là vấn đề đã được nhiều
cơ quan và cá nhân quan tâm nghiên cứu, trong đó có một số công trình đáng chú ý
như: bộ “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị” tập I, tập II, tập III; các bộ Lịch sử Đảng bộ
của các huyện, thành phố, của các tổ chức và đoàn thể chính trị - xã hội Mặt trận Tổ
quốc tỉnh, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, v.v…). Ở những góc độ khác nhau,
các công trình này đã phản ánh hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh trong cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung, ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu nói trên
đều có đề cập đến hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị nói chung, trong đó có thời
kỳ 1989-2010. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010
mới chỉ được đề cập đến như một bộ phận của tiến trình lịch sử địa phương nói
chung và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nói riêng hoặc lấy làm cơ sở để nghiên cứu
những vấn đề liên quan khác chứ chưa nghiên cứu một cách độc lập dưới giác độ
khoa học lịch sử. Vì vậy, nội hàm của vấn đề: “Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ
1989 đến 2010” mang tính mới, tính khoa học và tính thời sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dân vận ở Quảng Trị bao
gồm: sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức
chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của các hội quần chúng trên địa bàn
tỉnh với những thành tựu đạt được trong quá trình vận động các tầng lớp nhân dân
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo đường lối
đổi mới của Đảng từ 1989 đến 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về thời gian, luận văn lựa chọn mốc thời gian từ 1989 đến 2010 là thời kỳ
khôi phục và bước đầu phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi tái lập tỉnh
4
Quảng Trị theo địa giới cũ (sau hơn 10 năm sát nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên) dưới sự
chỉ đạo hoạt động thống nhất của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị trong suốt 4 kỳ đại hội (từ
Đại hội lần thứ XI đến Đại hội lần thứ XIV). Đây là khoảng thời gian mà tỉnh Quảng
Trị có những điều kiện thuận lợi, thống nhất về cơ cấu chính trị - hành chính và đặc
điểm kinh tế - xã hội để tổ chức tái thiết quê hương, thúc đẩy quá trình thực hiện công
cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Không gian đề cập trong đề tài là địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày nay. Tuy
nhiên, là một bộ phận của lịch sử dân tộc, hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị có mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, khu vực trong nước, do vậy khi nghiên cứu
vấn đề này chúng tôi có đề cập đến những hoạt động liên quan trên phạm vi cả nước
để soi chiếu, rút ra những nét đặc thù của địa phương
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là thu thập, tổng hợp, khai thác những tài
liệu có liên quan đến hoạt động dân vận ở Quảng Trị làm cơ sở phục dựng tiến trình
hoạt động dân vận trên địa bàn từ khi tái lập tỉnh theo địa giới cũ (1989) đến 2010.
Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao vai trò hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị
trong giai đoạn tới.
4.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ diễn trình và tác động về vật chất lẫn
tinh thần mang lại từ hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong điều kiện Đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh phải đồng cam, cộng khổ, vượt qua những khó khăn, thử thách
trong buổi đầu mới tái thiết tỉnh, từng bước vực dậy và phát triển nền kinh tế - xã hội
của tỉnh theo đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trên cơ sở,
luận văn rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng
cao vai trò, hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị trong những chặng
đường tiếp theo.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của luận văn là những tư liệu thành văn bao gồm một số sách đã
xuất bản, những bài viết đã công bố. Đặc biệt, đề tài sử dụng một số lượng lớn tài liệu
5
lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ như: Phòng lưu trữ Tỉnh ủy, văn phòng Ban Dân vận
Tỉnh ủy Quảng Trị, văn phòng của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã
hội cùng một số tư liệu điều tra xã hội học, tư liệu điền dã và nhân chứng có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài này kết hợp hai phương pháp luận khoa học
chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phát hiện những nội hàm và
thuộc tính, khôi phục lại bức tranh chân thực về hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm
1989 đến 2010, từ đó khái quát và đánh giá các luận đề khoa học chứa đựng trong nội
dung nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học
khác như điều tra xã hội học, điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp… nhằm lựa chọn, sử
dụng và xử lý những tư liệu phù hợp với nội dung và mục đích đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có một số đóng góp sau:
Một là, làm rõ bức tranh toàn cảnh về hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị trong giai đoạn 1989-2010. Thông qua đó, luận văn đóng góp một mẫu
hình về hoạt động dân vận địa phương, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý
luận của Đảng về hoạt động dân vận quần chúng, phát huy vai trò của quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước giai đoạn hiện nay.
Hai là, luận văn cung cấp những luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn
cho các tổ chức, đơn vị, các cá nhân làm công tác vận động quần chúng ở tỉnh
Quảng Trị trong thời kỳ đổi mới.
Ba là, luận văn có thể được dùng làm tư liệu nghiên cứu và ứng dụng ở các
cơ sở Đảng, các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng liên
quan đến hoạt động dân vận và cho những người nghiên cứu tiếp theo.
Bốn là, luận văn cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy tại các trường chính trị
và các loại hình đào tạo tỉnh Quảng Trị.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các chử
viết tắt, phần nội dung chia là 3 chương:
Chương 1: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995
Chương 2: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1996 đến 2010
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm
6
Chương 1
HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ
TỪ 1989 ĐẾN 1995
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị
1.1.1. Địa vực và sự biến đổi về hành chính qua các thời kì lịch sử
Quảng Trị là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý 16º18’ đến
17º10’vĩ độ Bắc và từ 106º24’ đến 107º24’ kinh độ Đông; phía Đông giáp biển
Đông với chiều dài bờ biển 75 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào với đường biên giới chung dài 206 km, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Diện tích tự nhiên là 4.744,3 km². Không chỉ là
điểm trung độ của đất nước, thông thương giữa hai miền Nam - Bắc; Quảng Trị còn
nằm trên trục hoành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ của tuyến đường 9 Việt
Nam đi qua Lào, Thái Lan và đến với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.
Địa giới hành chính Quảng Trị trải qua nhiều lần thay đổi, gắn liền với những
biến cố lịch sử quan trọng. Từ thời Hùng Vương, Quảng Trị thuộc bộ Việt Thường -
một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thời Hán thuộc, từ năm 179 TCN đến năm
192, vùng đất này thuộc quận Nhật Nam. Khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ X thuộc
vương quốc Chăm Pa. Năm 1096, để bảo vệ nền độc lập Đại Việt, giữ vững biên ải
phía Nam, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đưa quân vào chinh phạt địa bàn
phía nam Hoành Sơn, từ đó ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh thuộc Đại Việt.
Năm 1075, nhà Lý đổi tên Ma linh thành Minh Linh và mộ dân vào sinh sống trên
phần đất phía Bắc Quảng Trị.
Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua nước Chăm pa
với sính lễ là hai châu Ô, Lý đã đưa trọn vẹn vùng đất này thuộc về Đại Việt. Năm
sau, nhà Trần cho đổi châu Ô thành Thuận châu và châu Lý thành Hóa châu. Dưới
thời thuộc Minh, vùng đất Quảng Trị thuộc phủ Thuận Hóa.
Từ năm 1307 đến 1400, Quảng Trị gồm đất của châu Minh Linh và châu
Thuận - một bộ phận của nước Đại Việt thời Trần. Dưới thời vua Lê Thánh Tông,
niên hiệu Quang Thuận thứ 7, lại nằm trong Thừa tuyên Thuận Hóa. Niên hiệu Hồng
Đức thứ 21 (1490), định lại bản đồ cả nước, Thừa tuyên Thuận Hóa gồm hai phủ :
phủ Tân Bình gồm 2 huyện, 2 châu và phủ Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu và phủ
7
Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu. Thời Mạc, vùng đất Quảng Trị thuộc phủ Tân
Bình và phủ Triệu Phong.
Tháng 8-1801, Nguyễn Ánh cho sắp xếp lại địa giới hành chính cả nước, lấy
hai huyện Hải lăng và Đăng Xương (thuộc phủ Triệu Phong) và huyện Minh Linh
(phủ Quảng Bình) lập ra dinh Quảng Trị. Tên gọi Quảng Trị xuất hiện từ đó. Năm
1831, Minh Mạng đổi trấn Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị, cải đạo Cam Lộ thành
phủ Cam Lộ và cho tri phủ Cam Lộ kiêm lý châu Hướng Hóa thống hạt cả 9 châu.
Đến đây, đơn vị hành chính và danh xưng Quảng Trị ổn định cho đến ngày nay.
Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù Quảng Trị thuộc vùng đất “bảo hộ”, nhưng
thực dân Pháp quản lý rất chặt chẽ. Ngày 23-01-1896, toàn quyền Đông Dương ra
nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền Công sứ Đồng Hới, cùng vùng
đất Thừa Thiên đặt dưới quyền Khâm sứ Trung Kỳ. Năm 1900, toàn quyền Đông
Dương ra nghị định tách Quảng Trị khỏi Thừa Thiên, lập thành một tỉnh riêng, gồm
các phủ: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Vĩnh Linh và huyện Gio Linh.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa chủ trương đổi các đơn vị hành hành cấp phủ thành cấp huyện, bỏ đơn vị hành
chính cấp tổng, thành cấp xã. Toàn tỉnh có 6 huyện (66 xã): Vĩnh Linh, Gio Linh,
Cam Lộ, Hướng Hóa, Triệu Phong, Hải Lăng.
Năm 1954, theo Hiệp định Giơnevơ, lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới
tuyến quân sự tạm thời. Các huyện Gio Linh, Hướng Hóa, Cam Lộ, Triệu Phong và
Hải Lăng; toàn bộ xã Vĩnh Liêm và một phần xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) ở
phía Nam giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị cùng toàn miền Nam do ngụy quyền miền
Nam kiểm soát. Phần còn lại của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc giới tuyến do Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý và quyết định thành lập đặc khu trực
thuộc Trung ương.
Từ sau năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực
Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến tháng 3-1977, sau khi thực hiện
chủ trương nhập huyện của tỉnh ủy Bình Trị Thiên, địa bàn Quảng Trị có 4 đơn vị
hành chính là 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa, Triệu Hải và thị xã Đông Hà.
Ngày 1-7-1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách thành ba tỉnh là Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Quảng Trị được tái lập với địa giới và danh xưng vốn
có trong lịch sử. Tháng 10-2004, thành lập huyện đảo Cồn Cỏ. Năm 2009, Thị xã
8
Đông Hà được nâng cấp lên thành phố. Từ đó, Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính
cấp huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đa Krông, Triệu Phong, Hải
Lăng, huyện đảo Cồn Cỏ, thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ
đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp
chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi
cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
Với bờ biển dài 75km, vùng lãnh hãi khoảng 8.444 km², Quảng Trị có ngư
trường đánh bắt rộng lớn. Biển có nhiều loại hải sản quý như: tôm hùm, mực, cá thu,
cá ngừ, tảo… là tiềm năng to lớn để phát triển nghề đánh bắt và chế biến hải sản
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quảng Trị có nhiều bãi biển đẹp và ngày
càng được đầu tư khai thác, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân. Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Trị khá đa dạng.
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản
cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là
vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi
mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm
sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1
km/km2
. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây
nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con
sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và
sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
1.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội
Do đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên địa bàn Quảng Trị hội tụ
nhiều nguồn lực phát triển kinh tế. Quảng Trị có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên
biển và tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn, thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa. Quảng
Trị có hệ thống giao thông thuận lợi thông suốt từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây,
9
bao gồm đường bộ, đường sông, đường biển tạo thành giao lưu thuận lợi giữa các
vùng trong tỉnh và với một số nước bạn. Ngoài ra, thiên nhiên còn ban tặng cho
Quảng Trị nhiều danh lam thắng cảnh, như bãi biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ
Thủy,… Đặc biệt, Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng hợp thành
nguồn tài nguyên du lịch phong phú.
Với những tiềm năng đó, Quảng Trị có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế
phát triển toàn diện bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp, du lịch và dịch vụ với nhiều loại ngành nghề. Từ sau hòa bình lập lại
và đặc biệt là sau ngày tái lập tỉnh đến nay, nhân dân Quảng Trị phát huy quyền làm
chủ quê hương, tinh thần đoàn kết ra sức xây dựng, đổi mới và phát triển kinh tế địa
phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị công nghiệp từ
8,9% và dịch vụ từ 25,4% năm 1990 tăng lên 34,8% và 35,6% năm 2009. Đời sống
nhân dân ngày càng ổn định và chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Về nguồn lực xã hội, theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Quảng Trị có
599.221 người. Mật độ dân số gần 126 người/km2,
phân bố không đều giữa các đơn
vị hành chính, đa số tập trung với mật độ cao tại các thành phố, thị xã, khu vực thị
trấn, các huyện đồng bằng. Tỉ lệ dân ở thành thị chiếm 28,03%, ở nông thôn chiếm
71,97% [34, tr.22].
Năm 2010, toàn tỉnh có 346.287 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng
57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm
khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ
thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở
lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,4%; trung học chuyên
nghiệp 5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng
8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên
môn kỹ thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%); lao động trong các lĩnh
vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng
trong cơ cấu lao động xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có ba dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô,
dân tộc Kinh chiếm 91,4% tổng dân số, dân tộc Vân Kiều chiếm 6,7% và dân tộc Pa
10
Cô là 1,8%. Đồng bào dân tộc tiểu số sinh sống chủ yếu ở hai huyện Hướng Hóa, Đa
Krông và một số ít ở một số xã thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
Phật giáo có mặt ở Quảng Trị khá sớm, hầu hết các ngôi chùa đều được xây
dựng cuối thời Lê Trung Hưng và phát triển cho đến sau này. Thiên Chúa giáo du
nhập vào Quảng Trị vào cuối thế kỷ XVIII, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Đạo tin
lành du nhập vào Quảng Trị vào những năm 60 (thế kỷ XX), sau một thời gian
ngừng hoạt động do đời sống kinh tế khó khăn, giáo dân di cư nhiều nơi; đến đầu thế
kỷ XXI, được Đảng và nhà nước quan tâm, chi nhánh đạo Tin Lành tại tỉnh được
phục hồi.
Ở vị trí chiến lược, ngay từ buổi đầu hình thành, nhân dân các dân tộc trên
mảnh đất Quảng Trị đã sớm cùng với cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam
tham gia vào cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia. Thời phong kiến, Quảng Trị là chiến địa khốc liệt của các cuộc tranh
chấp giữa các tập đoàn phong kiến. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta,
Quảng Trị là một trong những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra sớm.
Đến năm 1883, những người chủ chiến trong triều đình đã bí mật tổ chức sơn phòng
ở các tỉnh để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài một kinh đô dã chiến được xây dựng
ở vùng Cùa (Cam Lộ). Đến đầu năm 1885, căn cứ Tân Sở được hoàn thành. Sau khi
kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết rước vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng ra
Tân Sở. Tại đây, ngày 13-1-1885, vua Hàm nghi ban Dụ Cần Vương kêu gọi nhân
dân phò vua cứu nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sang thế kỷ XX, nhân dân Quảng
Trị cùng nhân dân cả nước hướng ứng phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế
Trung Kỳ và nhiều hoạt đông yêu nước khác, tiếp tục gương cao ngọn cờ chống thực
dân Pháp xâm lược.
Những phong trào đấu tranh theo các trào lưu tư tưởng phong kiến cũng như
khuynh hướng tư sản dân tộc đó tuy thất bại nhưng ngọn lửa của tinh thần yêu nước
chống xâm lăng vẫn không ngừng được nuôi dưỡng. Từ khi Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời và lãnh đạo, trực tiếp là Đảng bộ Quảng Trị, được giáo dục và giác ngộ
đường lối cứu nước mới, nhân dân toàn tỉnh đoàn kết, tin tưởng, một lòng theo Đảng
đấu tranh anh dũng, kiên cường. Các phong trào cách mạng dấy lên sôi nổi và mạnh
mẽ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, làm nên Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thắng lợi rực rỡ, lập chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
11
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân Quảng Trị từ già trẻ, gái trai, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn đến
thành thị đều tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh, các tổ chức quần
chúng; đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm
lược, giành thắng lợi vẻ vang cho quê hương đất nước.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, nhân dân toàn tỉnh bước vào cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ với ý chí và quyết tâm cao độ. Phát huy truyền thống yêu
nước, ý chí kiên cường, bất khuất, nhân dân Quảng Trị tham gia đông đảo vào các
phong trào đấu tranh chính trị; cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng; tham gia
chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng cùng các lực lượng đưa cuộc
kháng chiến ngày càng phát triển. Chiến trận diễn ra trên cả ba vùng: miền núi, nông
thôn đồng bằng và đô thị với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và đa dạng. Nhân
dân Quảng Trị đoàn kết, anh dũng vượt qua gian khổ, hy sinh, phối hợp các lực
lượng lập nên những chiến công lẫy lừng ở đường 9 - Khe Sanh, Thành Cổ, Cồn
Tiên, Dốc Miếu, Cồn Cỏ… đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ vững chắc
thành quả cách mạng tháng Tám giành lại hòa bình, tự do, tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Từ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên cốt cách,
khí chất và truyền thống quý báu của người dân Quảng Trị. Đó là lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, tình đoàn kết keo sơn, thương người như thể
thương thân, tinh thần cần cù, chịu khó, đồng tâm cộng lực, tự lực tự cường, sáng
tạo trong lao động,v.v…
Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trên đây của tỉnh Quảng Trị
chính là tiền đề, cơ sở cho Đảng bộ tỉnh căn cứ để hoạch định chủ trương, đường lối,
giải pháp vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh.
1.2 Khái quát hoạt động dận vận ở Quảng Trị trước năm 1989
1.2.1. Quan điểm chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương của
Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận trước khi có đường lối đổi mới
Trong học thuyết của mình, Mác và Ăng ghen rất coi trọng vai trò của lực
lượng quần chúng. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850”,
C.Mác đã viết: “Đã qua rồi, thời kỳ cuộc đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do
12
những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành. Ở
nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế đọ xã hội, thì bản thân quần
chúng phải tự mình tham gia cuộc cải tạo ấy, phải hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu
tranh, vì sao phải đổ máu và hy sinh tính mạng” [31, tr.775]. Từ đó, Người cho
rằng: những cuộc cách mạng muốn thắng lợi phải do các chính đảng có lý luận tiền
phong của các giai cấp lãnh đạo, phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo
quần chúng, huấn luyện quần chúng, dám xã thân, đấu tranh mới giành được thắng
lợi. Động lực của những cuộc cải biến, những cuộc cách mạng ấy là các lợi ích.
Theo C.Mác: “Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với
lợi ích của họ” [30, tr.439]. Tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ăng ghen, Lê nin đã
vận dụng quan điểm về quần chúng nhân dân để tiến hành cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Người viết: “Cách mạng là ngày hội của những
người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là
người tích cực sáng tạo ra những trật tự xã hội mới trong thời kỳ cách mạng. Trong
những thời kỳ như thế … thì nhân dân có thể làm được những kỳ công” [55, tr.131].
Để tiến hành tốt công tác vận động quần chúng, Lê nin cũng đồng quan điểm với C.
Mác và F Ăng ghen là phải quan tâm trước hết đến lợi ích thiết thân của cá nhân
người lao động, Người cho rằng: “những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một
xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ với những lợi ích của chính
ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta
không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề “chật hẹp” và nhỏ nhặt
trong cuộc sống hàng ngày của giai cấp ấy…” [55, tr. 510-511] .
Về phương pháp hoạt động dân vận, Ph. Ăngghen chủ trương: “phải dùng
phương pháp nêu gương và giúp đỡ”. Lênin phát triển tư tưởng của Mác và F Ăng
ghen, chú trọng phương pháp thuyết phục, giáo dục và nêu gương. Người đề ra
nhiệm vụ hàng đầu cho các Đảng Cộng sản là phải “thuyết phục cho đại đa số nhân
dân thấy được đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của minh” [56, tr.208]. Người
còn yêu cầu lấy kinh nghiệm lâu dài, lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho quần
chúng thấy rõ sự cần thiết của công việc đồng thời khuyến khích mở rộng dân chủ
công khai làm cho mọi người biết những việc của Đảng, của nhà nước. Lênin cũng
rất coi trọng đến ý kiến của quần chúng nhân dân. Người yêu cầu phải tập hợp, tổng
hợp những ý kiến của quần chúng, đề nghị tìm mọi cách để duy trì, phát triển hội
13
nghị công dân, nông dân ngoài đảng, vì thông qua những hội nghị như thế, đảng có
thể “nhận xét tâm trạng của quần chúng, gần gũi họ, giải quyết những nhu cầu của
họ, giao cho họ những phần tử tốt nhất trong số họ đảm nhiệm những chức vụ trong
bộ máy nhà nước,v.v…” [55, tr.41].
Đối với cách mạng Việt Nam, tư duy về công tác dân vận không chỉ bắt nguồn
từ chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết toàn dân trong
quá trịnh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử. Cũng vì
thấu hiểu được đạo lý, truyền thống của dân tộc mà trong quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước những nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc ta đã biết dựa vào dân,
chăm lo bồi dưỡng sức dân, giải quyết những quyền lợi chính đáng của dân để tạo nên
sức mạnh cộng đồng, góp phần bồi đắp thêm tinh thần đoàn kết toàn dân, hình thành
nên tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quần
chúng nhân dân trong lịch sử đồng thời biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp
về truyền thống dân chủ của dân tộc ta nên trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán quan điểm thực hiện
tư tưởng dân vận và hoạt động dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách
mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”, muốn làm cho dân giác ngộ, “trước hết
phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với các quần chúng bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [50, tr.267-268].
Trong Sách lược vắn tắt trình bày tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930), quan điểm
vê hoạt động dân vận được Đảng ta khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản
giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai
cấp mình lãnh đạo được quần chúng” [41, tr.4]. Tại hội nghị Trung ương Đảng lần
thứ nhất (từ ngày 14 đến 31-10-1930), bên cạnh việc thông qua Luận cương chính
trị, Điều lệ Đảng, Án Nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của
Đảng còn có Án nghị quyết về “Công nhơn vận động”, “Nông dân vận động”,
“Cộng sản thanh niên vận động”, “phụ nữ vận động”, “Quân đội vận động”, vấn đề
cứu tế và chỉ thị thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Nhờ chú trọng công tác dân
vận nên ra đời chưa được bao lâu, Đảng đã nhanh chóng nắm ngọn cờ lãnh đạo cách
mạng, tập hợp được đông đảo quần chúng phát động các cao trào cách mạng sôi nổi
như cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, cuộc vận động cách mạng 1939-
14
1945 làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó, tiếp tục vận động nhân
dân tiến lên đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, trước những
yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa hoạt động
dân vận. Trên tinh thần đó trong giai đoạn 1975-1985, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo hoạt động dân vận như:
Chỉ thị số 05/CT - BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 8-3-1977 về “tăng
cường hoạt động dân vận và mặt trận”, Chỉ thị số 53/CT-BBT của Ban Bí thư Trung
ương Đảng ngày 28-11-1984 về “tăng cường công tác quần chúng của Đảng”,v.v…
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cùng với việc vạch ra đường lối đổi mới toàn
diện nền kinh tế - xã hội, tư duy về đổi mới hoạt động dân vận của Đảng cũng được
hình thành. Đại hội VI nhấn mạnh bài học: “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động. “Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải
xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy
được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần
chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng” [44,
tr.362-363]. Những quan điểm chỉ đạo của Đại hội VI chính là tiền đề để Hội nghị
lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 8B-NQ/TW về “Đổi
mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân”, có ý nghĩa quan trọng mở ra một thời kỳ phát triển mới trong công tác vận
động quần chúng nhân dân.
Như vậy, tư tưởng chung về hoạt động dân vận xuyên suốt trong quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và những kinh nghiệm
đúc rút được trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đều
hội tụ ở những vấn đề lớn sau đây:
Một là, cách mạng là sự nghiệp lớn của quần chúng nhân dân.
Hai là, hoạt động dân vận phải kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền
lợi với nghĩa vụ công dân đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân.
Ba là, hoạt động dân vận phải khai thác tốt truyền thống đoàn kết dân tộc.
15
Bốn là, hoạt động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể.
1.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trước năm 1989
1.2.2.1 Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kì đấu tranh giành
chính quyền (1930-1945)
Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự chuyển biến của phong trào cách
mạng cả nước dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin qua tổ chức Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên (1925) và Tân Việt cách mạng đảng, phong trào yêu
nước ở Quảng Trị có bước phát triển mới. Một số thanh niên trí thức ở Quảng Trị
được cử đi dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu như Nguyễn Đình Cừ, Trần Văn
Cung, Hoàng Hữu Đàn, Nguyễn Xuân Luyện và Trịnh Đức Tân đi lớp huấn luyện ở
Xiêm. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị in trong
cuốn Đường Cách Mệnh hoặc đăng trên tuần báo Thanh niên được các học viên
Trịnh Đức Tân, Hoàng Hữu Đàn,v.v … mang về lầm tài liệu để tuyên truyền chủ
nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ quần chúng và gây cơ sở hoạt động. Hình thức sơ khai
của hoạt động dân vận theo xu hướng cách mạng của Đảng được hình thành từ đó.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức đảng được xây dựng từ
Trung ương đến cơ sở. Ở Quảng Trị, các chi bộ cộng sản lần lượt thành lập trong
những năm 1930-1931, như ở Vĩnh Linh có 10 chi bộ: Huỳnh Công Đông, Huỳnh
Công Tây, Huỳnh Công Nam, Thủy Tú, Thượng Lập, Lai Cách, Phú Mỹ, Đơn Duệ,
Quảng Xá, Duy Viên,v.v… đã nhanh chóng gây dựng cơ sở trong quần chúng tăng
cường truyền bá tư tưởng cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong điều kiện
liên lạc với cấp trên khó khăn, các chi bộ ở Quảng Trị chủ động vận động nhân dân
địa phương đấu tranh chống đế quốc, phong kiến theo kịp trào lưu cách mạng cả
nước. Từ trong phong trào đấu tranh các tổ chức quần chúng cũng được phát triển
rất mạnh như “nông hội đỏ”, “công hội đỏ”, “thanh niên cộng sản đoàn”, “cứu tế
đỏ” , “Phụ nữ”. Ngoài ra còn có các hội biến tướng như hội lợp nhà, hội đi tranh, đi
củi, hội đọc sách báo, hội đưa ma,... Hầu hết quần chúng nhân dân đều được đảng
viên, chi bộ vận động, tổ chức vào các tổ chức cách mạng [4, tr.28-29].
Trong những năm 1936-1939, cùng với cả nước Quảng Trị sục sôi trong cao
trào vận động đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình. Năm 1936, một số chính trị
phạm được tha về đã vận động quần chúng tham gia phong trào "Đại hội Đông
16
Dương". Năm 1937 trong cuộc đón tiếp Gô Đa, Đảng huy động hàng vạn quần
chúng tham gia cuộc biểu tình lớn dọc đường số 1 và kéo lên tỉnh lỵ. Trong những
năm 1938 -1939, có hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ liên tiếp kéo đến các phủ,
huyên lỵ, đến nhà nghị viện dân biểu Trung kỳ, đấu tranh đòi giảm thuế, hoãn thuế,
phản đối dự án thuế mới, đòi chia lại công điền, đòi tự do dân chủ, đòi lập hội Ái
Hữu và nghiệp đoàn, đòi thả tù chính trị, phản đối bắt bớ tra tấn. Các tổ chức quần
chúng như hội ái hữu, hội đọc báo, nhóm học quốc ngữ, thanh niên dân chủ, nhóm
văn công, tương cứu tế, hiếu hỉ, v.v ... được phát triển rộng rãi khắp các huyện và
các thị trấn, trường học. Sách báo tiến bộ được phát hành rộng rãi. Ở các thôn xã,
sinh hoạt dân chủ được phát triển, chính quyền nông thôn nhiều nơi thuộc về nông
dân nắm. Các cơ quan chỉ đạo của Đảng được tổ chức từ Tỉnh uỷ, các huyện uỷ và
nhiều chi bộ ở nông thôn. Cuộc vận động cách mạng 1936-1939 thực sự là một
phong trào có dấu ấn của hoạt động dân vận rõ nét, tác động đến tâm lý và nhận thức
của nhân dân một số vùng trong tỉnh. Qua đó: “Việc gì đúng với nguyện vọng của
nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy
mới thực sự là phong trào quần chúng” [49, tr.23]
Từ cuối năm 1939, cùng cả nước Quảng Trị chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc
chiến tranh thế giới II. Song song với thủ đoạn vơ vét, bóc lột về kinh tế, chính
quyền cai trị của Pháp ở Quảng Trị tăng cường càn quét, khủng bố quần chúng cách
mạng. Các hoạt động dân chủ bị cấm đoán, báo chí tiến bộ bị cấm lưu hành. Chấp
hành nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ Quảng Trị chuyển toàn bộ hoạt động của
Đảng vào bí mật, xây dựng lại cơ quan lãnh đạo các huyện, chuyển các tổ chức quần
chúng từ công khai, nửa công khai thành các đoàn thể “Phản đế”, các hội “Phản
chiến”, như Hội Nông dân phản đế, Hội Phụ nữ phản đế, Hội Công nhân phản đế,
Hội Thanh niên phản đế… Hệ thống tổ chức của các đoàn thể quần chúng được hình
thành. Phấn đấu theo Nghị quyết Trung ương 8 (1941) dưới sư chỉ đạo trực tiếp của
xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức phổ biến Nghị quyết vê việc thành
lập Mặt trận Việt Minh của Trung ương tới các đảng viên và quần chúng cách mạng.
Từ đó các hội cứu quốc của Việt Minh phát triển khắp các địa bàn trong tỉnh: “Hội
nông dân cứu quốc”, “Hội thanh niên cứu quốc”, “Hội phụ nữ cứu quốc”, “Hội
công nhân cứu quốc”… nhằm “chuẩn bị một cuộc chiến đấu quyết liệt, tống cố giặc
Nhật ra khỏi nước, đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, giành lấy độc lập,
17
tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [42, tr.403]. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, ngày
18-8-1945, Ban vận động thống nhất Đảng bộ tỉnh đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn
tỉnh tại làng Phước Lễ nhằm thống nhật lực lược cách mạng trong tỉnh, bàn việc
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, 9 giờ ngày 23-8-1945, nhân dân
Quảng Trị dự một cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức trước Tòa công sứ Pháp cũ
“Từ này, chính quyền cách mạng thuộc về nhân dân, vì nhân dân và phục vụ nhân
dân. Nhân dân khi được giác ngộ cách mạng đã trở thành lực lượng vô địch. Tất cả
già, trẻ, gái, trai Quảng Trị thề quyết giữ cách mạng đến cùng” [5, tr.200-201].
Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở Quảng Trị từ ngày 23 và kết thúc vào ngày 25-8-1945.
Lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo kết hợp với lực lượng bán vũ trang,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Trị đã vùng lên lật đổ chính quyền tay sai của
Nhật, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.
1.2.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975)
Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với việc vận động các tầng lớp nhân dân
khắc phục khó khăn, diệt giặc đói, giặc dốt chống giặc ngoại xâm, bước đầu xây dựng
chính quyền nhân dân, hoạt động dân vận ở Quảng Trị tập trung vào việc vận động,
tập hợp các lực lượng nhân dân Quảng Trị tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẳn sàng
bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tăng cường hoạt động dân vận
đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Tỉnh ủy Quảng Trị chủ trương:“toàn thể cán
bộ, đảng viên tập trung vận động mỗi người dân, góp thành lực lượng toàn dân để
thực hiện những công việc mà Đảng, Nhà nước giao phó” [18, tr.84]. Qua đó, đã đạt
được kết quả bước đầu về công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, vận đồng đồng
bào có đạo, vận động đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pacô, Thiếu niên nhi đồng.
Ngày 22-12-1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị toàn quốc kháng chiến. Thực
hiện đường lối kháng chiến của Đảng, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị cùng với
cả nước nhất tề đứng dậy, sẳn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Công tác dân vận của Đảng bộ lúc này là tập trung vận động quần chúng thực hiện
đường lối chung. “Đường lối chung được quán triệt về các mặt chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa”. Đầu năm 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn đánh
vào thị xã Quảng Trị. Đảng bộ và chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị đã vận
18
dụng một cách sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng, tổ chức, động viên toàn
dân toàn dân tham gia kháng chiến, tổ chức đánh địch ở khắp mọi nơi, mọi lúc hình
thành thế trận chiến tranh nhân dân. Ngày 17-2-1947, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị
họp tại làng Lại An (Gio Linh), Thường vụ nhận định và chủ trương “địch có thể
chiếm đất nhưng ta không thể mất dân, cán bộ, đảng viên… phải bám dân, bám địa
bàn, giữ vững cơ sở cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, phát động toàn dân
bao vây kinh tế địch, cũng cố mạng lưới giao thông và liên lạc ngay trong vùng địch
kiểm soát, bảo đảm thông suốt và ngược lại” [5, tr.265]. Tháng 11-1947, Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II nhấn mạnh: “các biện pháp cốt yếu để chống lại mọi âm
mưu thủ đoạn của địch là củng cố khối đoàn kết toàn dân, coi trọng công tác Mặt
trận và các đoàn thể nhân dân” [18, tr.103]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ III (từ ngày 20 đến 25-3-1949) và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV
(từ ngày 25-4 đến 6-5-1950) tiếp tục nhấn mạnh phải tăng cường hơn nữa hoạt động
dân vận. Các đoàn thể quần chúng ngày càng ngày càng phát triển, số hội viên các
tổ chức: công đoàn, nông dân, thanh niên, phụ nữ… đều tăng lên.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa II và
hưởng ứng Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh
(15-11-1951), cán bộ, đảng viên được phân công về hoạt động vùng tạm chiếm đã
coi công tác dân vận, vận động ngụy binh và chiến tranh du kích là công tác chính,
trong đó, dân vận là gốc của mọi công tác khác và biết chịu khó, chịu khổ “nằm hầm
bí mật”, bám dân, bám đất, sống chung với nhân dân để móc nối cơ sở, phục hồi
phong trào kháng chiến, vận động nhân dân tham gia phong trào binh, địch vận, tổ
chức “tề hai mặt” để che mắt địch, bảo vệ cơ sở cách mạng. Trong Đông - Xuân
1952-1953, các huyện đồng bằng đã huy động được 35 ngàn dân tham gia chiến dịch
vận tải suốt 20 ngày trong tháng 5-1952 để đưa 1.342 tấn thóc thuế nông nghiệp từ
đồng bằng lên các chiến khu, Ủy ban kháng chiên hành chánh các xã vận động nhân
dân bỏ ra 30 triệu đồng cho Nhà nước vay kịp phục vụ nhu cầu kháng chiến. Ở miền
núi, công tác dân vận tập trung vào việc vận động thanh niên tham gia du kích, bộ
đội địa phương, vận động nông dân khỏe mạnh đi dân công vận tải phục vụ mặt trận
Hạ - Lào đóng góp quan trọng làm nên chiến thắng Trung Hạ Lào để cùng với
những thắng lợi dồn dập trên chiến trường Nam Bộ, Bắc Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ
và nhất là thắng lợi vẽ vang trong chiến cuộc Đông Xuân năm 1953-1954 với đỉnh
19
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (7-5-1954). Ngày 20-7-1954, Hội nghị Genève kết
thúc, hoàn bình được lập lại trên toàn cõi Đông Dương. Trải qua quá trình đấu tranh
gần 9 năm đầy gian khổ, hy sinh nhưng anh dũng, quân và dân Quảng Trị cùng với
cả nước đã giành được thắng lợi vẻ vang, buộc thực dân Pháp phải rút quân về nước.
Thực hiện nội dung Hiệp định Genève, từ sau 1954, Quảng Trị tạm thời chia
thành hai khu vực: khu vực Vĩnh Linh ở bờ bắc sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) được
hoàn toàn giải phóng cùng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khu vực Quảng
Trị ở bờ Nam sông Bến Hải cùng với miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của
Mỹ. Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước như hình ảnh của nước Việt Nam
thu nhỏ: hai khu vực với hai chế độ xã hội khác nhau, trong cùng một lúc phải tiến
hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Ở bờ Nam sông Bến Hải - Quảng Trị: Bất chấp sự tàn bạo của địch, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Trị chống “tố
cộng”, “diệt cộng”, đòi thực hiện “dân sinh, dân chủ”, hiệp thương tổng tuyển cử
diễn ra liên tiếp và rộng khắp. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, đế quốc
Mỹ và chính quyền tay sai khủng bố dã man. Cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng
bị địch giết hại, bắt giam ngày càng nhiều. Trong tình thế hiểm nghèo, từ cuối năm
1957, Đảng bộ Quảng Trị đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, “lực lượng cán bộ,
đảng viên đều bám dân, bám đất, bám cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng cách
mạng”. Tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ cuối năm
1959, Tỉnh ủy Quảng Trị chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, phục hồi và mở
rộng căn cứ địa miền núi, nắm vững thời cơ phát động “Đồng khởi” ở miền núi
Hướng Hóa. Cuối năm 1960, nhân dân các xã phía nam huyện Hướng Hóa nổi dậy
giải tán chính quyền địch, lập nên chính quyền cách mạng, mở ra thời kỳ mới trong
phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Hướng Hóa trở thành hậu phương vững
chắc, hành lang chiến lược của cuộc kháng chiến.
Tháng 6-1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng trị lần thứ V được triệu tập ở
Tu Pông (Hướng Hóa), đề ra phương hướng hoạt động “phát triển hướng tấn công
từ rừng núi về nông thôn đồng bằng, đánh phá ấp chiến lược, giành dân, giành
quyền làm chủ, đưa phong trào cách mạng của địa phương tiến kịp với phong trào
của Khu 5 và toàn miền” [84, tr.145]. Cuối năm 1963, cán bộ, đảng viên hoạt động
20
ở Triệu Hải, Cam - Gio dựa vào cơ sở nội tuyến, vận động và tổ chức nhân dân phá
“ấp chiến lược”, mạnh nhất là sau vụ đế quốc Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh do
Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô
Đình Diệm. Giữa tháng 4-1964, Tỉnh ủy Quảng Trị mở hội nghị ở Ro Ró (nam
Hướng Hóa) quyết định cũng cố Ban Quân sự tỉnh, Ban Binh vận tỉnh, thành lập
Ban Dân vận tỉnh do đồng chí Nguyễn khởi làm trưởng ban. Thắng lợi của phong
trào “Đồng khởi” đã tạo ra thế và lực giữa ba vùng: miền núi, giáp ranh, đồng bằng,
nối liền vùng giải phóng Hạ Lào và khu vực Vĩnh Linh - Miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
tạo điều kiện cho Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị xây dựng thế và lực trong thời
gian tới.
Thất bại ngày càng nặng nề quân sự và chính trị, đế quốc Mỹ buộc phải
chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chúng đưa quân viễn chinh vào miền
Nam, tập trung lực lượng ra Quảng Trị, xây dựng Khe Sanh - Hướng Hóa thành một
tập đoàn cứ điểm mạnh. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã vận động nhân
dân đánh bại các cuộc phản kích mùa khô của địch đặc biệt là thắng lợi cùa cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 cùng với thắng lợi Đường 9 - Khe Sanh góp
phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải
xuống thang đấu tranh ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Sau Đại hội đại biểu lần thứ II khu vực Vĩnh Linh (3-1961), hoạt động dân
vận tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam. Công tác dân vận của Đảng bộ khu vực
tập trung tuyên truyền, vận động giai cấp nông dân hưởng ứng phong trào thi đua
trong nông nghiệp với khẩu hiệu “học tập”, “đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại
Phong”, giai cấp công nhân hưởng ứng phong trảo “học tập Duyên Hải, thi đua với
Duyên Hải”, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang hưởng ứng phong trào thi đua
“ba nhất”, giáo viên và học sinh hưởng ứng phong trào thi đua “hai tốt”. Giữa công
cuộc xây dưng chủ nghĩa xã hội ở Vĩnh Linh đạt được bước đầu, thì ngày 4-8-1964
đế quốc Mỹ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc XHCN. Vĩnh Linh
là tuyến đầu của miền Bắc XHCN, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền
Nam trở thành trọng điểm đánh phá của Mỹ trong chiến tranh phá hoại.
21
Công tác dân vận ở khu vực Vĩnh Linh trong những năm 1965-1968, tập
trung vận động, tổ chức thanh niên hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, vận động,
tổ chức chị em phụ nữ hưởng ứng phong trào “Phụ nữ ba đảm đang”, vận động chị
em công nhân, viên chức hưởng ứng phong trào thi đua “Hai giỏi”1
. Vận động nông
dân học tập “Ba bài học” của hợp tác xã Nam Hồ. Bằng những chủ trương thiết thực
hữu hiệu, mọi người dân Vĩnh Linh, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, ngày càng
đẩy mạnh “cao trào thi đua chống Mỹ, cứu nước, mỗi người làm việc bằng hai vì
miền Nam ruột thịt, vì Quảng Trị thân yêu”, ngày đêm đem hết sức mình góp phần
đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, làm tròn nghĩa
vụ hậu phương trực tiếp với tiền tuyến lớn.
Từ năm 1969-1972, nhờ làm tốt công tác dân vận, binh vận, quân và dân
Quảng Trị đã làm nên những chiến thắng vang dội: đánh bại cuộc hành quân “Lam
Sơn 719” đánh ra Đường 9 - Nam Lào đặc biệt cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở thành
cổ Quảng Trị, đã góp phần tích cực vào việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa
chiến chanh”, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán Pairs.
Sau hiệp định Paris ký kết ngày 27-1-1973, Quảng Trị hình thành hai vùng:
vùng giải phóng chiếm 85% đất đai của tỉnh với 12 vạn dân và vùng địch chiếm
đóng chiếm 15 % đất đai bao gồm toàn bộ huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và năm
xã của Triệu Phong với 18 vạn dân. Quảng Trị trở thành hậu phương trực tiếp của
chiến trường miền Nam, do đó, quân và dân Quảng Trị vừa phải đương đầu trực tiếp
với địch để bảo vệ vùng giải phóng, vừa chuẩn bị sức người, sức của cho chiến
trường miền Nam. Những ngày cuối tháng 3 và 4-1975, thực hiện chủ trương của
tỉnh ủy, cán bộ, đảng viên trong tỉnh tập trung vào một trong các nhiệm vụ trọng tâm
cấp bách là tuyên truyền, vận động, tổ chức thực lực tham gia phục vụ chiến dịch
Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần tích cực vào cùng miền
Nam và cả nước quét sạch dinh lũy cuối cùng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của
Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30-4-1975.
Thắng lợi của quân và dân Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân, là thắng lợi của khối đoàn kết
toàn dân và đó chính là thành công, hiệu quả từ công tác dân vận của Đảng bộ
tỉnh Quảng Trị.
1
“Hai giỏi”: Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi
2
4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp
22
1.2.2.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ khôi phục kinh tế,
bước đầu công cuộc đổi mới (1975 - 1989)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước,
nhân dân Quảng Trị bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện
Nghị quyết số 245-NQ/TƯ của Bộ Chính Trị, ngày 20-9-1975, Quảng Bình, Quảng
Trị, khu vực Vĩnh Linh và Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình, Vĩnh Linh đã trải qua một thời gian cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng quan hệ sản xuất mới, có thể cung cấp kinh nghiệm cho khu vực
Quảng Trị, Thừa Thiên. Nhiệm vụ cho công tác dân vận của Đảng bộ Bình Trị
Thiên trong giai đoạn này “là phải động viên, tập hợp nhân dân đoàn kết, vượt qua
khó khăn thực hiện năm mục tiêu lớn để tạo ra sự chuyển biến căn bản bộ của mặt
bốn vùng: đô thị, đồng bằng, miền núi và miền biển” [18, tr 266-267].
Để tăng cường vai trò của bộ phận tham mưu về công tác dân vận cho Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 17-8-1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định số 53-
QD/TU về việc thành lập Ban Dân vận và Mặt trận do ông Cổ Kim Thành, Ủy viên
Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng ban. Ngày 30-10-1931, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Bình Trị Thiên có quyết định số 63-QĐ/TU về “Thành lập Ban Dân vận của Tỉnh ủy
và Đảng đoàn Mặt trận tỉnh” chính thức tách Ban Dân vận ra khỏi Ban Dân vận và
Mặt trận và cử đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách Ban Dân vận.
Tuy có nhiều cố gắng trong công tác vận động nhân dân thực hiên các nhiệm vụ
chính trị đạt được những thành tựu cơ bản song hoạt động dân vận ở tỉnh Bình Trị
Thiên cũng như cả nước chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân mà lại nặng về
huy động sức dân, nhấn mạnh quá mức động viên chính trị tinh thần, thiếu quan tâm
mặt lợi ích vất chất mà sâu xa là do “cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã kìm
hãm sức sáng tạo của quần chúng” [43, tr.618]. Vào những năm cuối thập niên 70,
đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Bình Trị Thiên trong bối cảnh chung
của cả nước lâm vào khủng hoảng, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp các
mặt của đời sống xã hội mất cân đối nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều
khó khăn.
Trong hoàn cảnh đó, Đảng và nhà nước ta bắt đầu quá trình tìm tòi, khảo
nghiệm, con đường đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, cụ thể về là cơ chế quản
lý kinh tế, đánh dấu bằng Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) (8-
23
1979), Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Cải tiến công tác phân phối,
lưu thông (tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương, thương nghiệp và quản lý thị trường”
(ngày 23-6-1980) và đặc biệt là Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13-1-1981 của ban bí
thư (khóa IV) về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến
nhóm và người lao động trong Hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là “khoán 100”).
Đảng bộ và chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tỉnh Bình Trị Thiên tích cực vận động
nhân dân lao động thực hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên,
nhóm và người lao động”. Đến tháng 7-1981, toàn tỉnh có 535 Hợp tác xã khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động, trong đó có 267 hợp tác xã phía bắc, 268 hợp tác
xã phía nam [7, tr.98]. Chỉ thị số 100 “đã thúc đẩy nhà nước phát triển, củng cố
được một bước công tác quản lý, … quần chúng tin tưởng phấn khởi, ba lợi ích được
đảm bảo, quyền làm chủ tập thể của xã viên được tôn trọng và phát huy một cách
thiết thực” [2, tr.2]. Những tín hiệu bước đầu trong thực hiện Chỉ thị 100 và tiến
hành đổi mới cục bô trên các mặt sản xuất công nghiệp, cân đối và lưu thông theo
tinh thần chỉ đạo của Trung ương trên địa bàn Quảng Trị và tỉnh Bình Trị Thiên nói
chung cho thấy đổi mới kinh tế la xu thế khách quan đáp ứng yêu cầu thực tiễn và
quy luật phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội đối với cách mạng Việt Nam. Qua mười
năm tìm tòi và khảo nghiệm, Đảng bộ tỉnh có thêm kinh nghiệm trong công tác vận
động quần chúng nhân dân tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường đổi
mới của Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ IV (từ ngày 21 đến 26-
10-1986) đã đặt ra yêu cầu đổi mới công tác vận động quần chúng, thực hiện khẩu
hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện phát huy mạnh mẽ quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo nên động lực thúc đẩy phong trào hành
động cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị [3, tr.38-39].
Để thúc đẩy tiến trình đổi mới, nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế
“khoán 100”, ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành Nghị quyết số
10/NQ-TW về “Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp” (Sau này gọi là cơ chế “khoán
10”). Sự ra đời của cơ chế “khoán 10” là bước tiến quan trong trong cơ chế khoán
sản phẩm đối với các hợp tác xã và tâp thể sản xuất nông nghiệp mà nội dung cơ bản
là khoán theo đơn giá thanh toán đến hộ gia đình. “Khoán 10” làm bừng dậy khí thế
mới trong nông nghiệp, nông thôn Quảng Trị. Việc vận động nhân dân thực hiện
khoán 10 được triển khai tích cực và có hiệu quả, làm giấy lên phong trào thi đua
24
đẩy mạnh sản xuất, tạo bước chuyển rõ rệt trên mặt trận nông nghiệp. Quy mô khoán
theo Nghị quyết 10 được diễn ra trên diện rộng. Triệu Hải 100% số Hợp tác xã, Bến
Hải 50% số Hợp tác xã và đến vụ đông xuân 1988-1989, trên địa bàn Quảng Trị
100% Hợp tác xã khoán theo tinh thần Nghị quyết 10. Dựa trên cơ sở vật chất và
năng lực hiện có, nhiều Hợp tác xã đã tự điều chỉnh mô hình và tổ chức sản xuất, từ
194 Hợp tác xã năm 1987 đã tăng lên 226 Hợp tác xã vào năm 1989 [7, tr.149].
Trên lĩnh vực công nghiệp, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế nhà nước, tập thể làm chủ
đạo, khuyến khích các thành phần khác phát triển, tỉnh Bình Trị Thiên chỉ đạo vận
động khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển, tỉnh Bình Trị Thiên chỉ
đạo vận động khuyến khích nhân dân bỏ vốn kinh doanh, thu hút lao động, áp dụng
khoa học kỹ thuật, chủ động về vật tư, nguyên liệu, tạo ra nhiều mặt hàng mới. Các
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phục hồi, thi đua sản xuất, tìm
kiếm thị trường phát triển các nghề truyền thống không chỉ phục vụ cho tiêu dùng
trong tỉnh mà còn xuất bán cho tỉnh bạn và xuất khẩu.
Sau 13 năm kể từ ngày hợp nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhân dân
Bình Trị Thiên đã đoàn kết, nổ lực phấn đấu, từng bước vượt qua khó khăn, phát
huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, cố gắng duy trì và phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Tuy vậy, trước biến đổi của thời kỳ mới, đầu năm 1989, nguyện vọng
của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên là được chia tách các tỉnh trở về địa giới cũ
để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát theo yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội ở từng
đại phương. Ngày 8-5-1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 87-QĐ/TW về chia tỉnh
Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiến Huế. Ngày 1-7-
1989, tỉnh Quảng Trị tái lập với danh xưng và địa bàn vốn có trong lịch sử. Từ đây,
Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị bước vào một thời kỳ phát triển mới với những
thời cơ, vận hội song cũng có không ít khó khăn, thử thách mới. Hoạt động dân vận
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng bước sang trang mới.
25
1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị
1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Từ những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự khủng
hoảng về chính trị - xã hội dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và các nước Đông Âu. Lợi dụng cơ hội này, các thế lực phản động trong và ngoài
nước tăng cường hoạt động chống phá, can thiệp, thực hiện âm mưu diễn biến hòa
bình nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
trong đó có Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải nâng cao
hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, kiên định đường lối cách
mạng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước để đưa nước
ta vượt ra khỏi khó khăn, khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thực
hiện đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), tuy bước đầu
thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội nhưng sự phát triển của
nền kinh tế nhiều thành phần (theo đường lổi đổi mới) cũng tạo ra cơ cấu các giai
tầng xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Lợi ích của các cộng đồng dân cư
được phản ánh rất khác nhau, gây ra sự phân hóa xã hội, tác động sâu sắc đến công
tác dân vận của quần chúng nhân dân. Trong khi đó, công tác quần chúng của Đảng
vẫn chưa được đổi mới một cách căn bản. Các đoàn thể quần chúng chưa đổi mới về
nội dung, phương thức hoạt động, chưa khắc phục được bệnh quan liêu, hành chính,
không ít tổ chức cơ sở hoạt động không thường xuyên hoặc không hoạt động; nhiều
đoàn viên, hội viên không tha thiết gắn bó với đoàn thể của mình. Hậu quả là làm
suy giảm nhiệt tình cách mạng và hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân
dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tình hình thực tế đòi hỏi phải
đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động dân vận của Đảng để đáp ứng yêu cầu của
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Với tinh thần đó ngày 27-3-1990, Hội nghị
lần thứ 8 BCH TW Đảng ra nghị quyết 8B-NQ/TW về “Đổi mới công tác quần
chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Nghị quyết đặt
ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và
tổ chức quần chúng, tăng cường công tác quần chúng của bộ máy Nhà nước, đặc biệt
là đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng. Nghị
quyết nhấn mạnh: “…giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nhân
26
tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách mạng”
[45, tr. 85-86].
Trong các năm 1991 đến 1995, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành các Nghị quyết
về đổi mới hoạt động của Mặt trận và đoàn thể quần chúng cũng như đối với công
tác vận động đồng bào dân tộc, tôn giáo nhằm phát huy hơn nữa trí tuệ và sức sáng
tạo của toàn dân trong quá trình thực hiện những mục tiêu đổi mới. Công cuộc đổi
mới tiếp tục giành được những thành tựu cơ bản, tăng trưởng kinh tế cao, chính trị
xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố, đối ngoại được mở rộng, quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân được củng cố và tăng cường.
1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị
Thực hiện Nghị quyết họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII và Nghị quyết số
87/HĐBT Hội đồng Bộ trưởng, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh là
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Ngày 1-7-1989, tỉnh Quảng Trị được
tái lập theo địa giới cũ trước năm 1976 và tên gọi vốn có trong lịch sử.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, trong bối cảnh còn bộn bề khó
khăn sau ngày tái lập tỉnh. Để đưa phong trào quần chúng phát triển, ngày 28-6-
1989, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ họp ra Nghị quyết 01-NQ/TU về phân công
các chức vụ chủ chốt trong cấp ủy. Đồng chí Lê Văn Hoan Ủy viên Thường vụ Tỉnh
ủy được phân công phụ trách khối công tác dân vận tỉnh. Giữa lúc Đảng bộ tỉnh
Quảng Trị đang tìm kiếm phương thức chỉ đạo đổi mới công tác vận động quần
chúng, trong công cuộc xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh thì Nghị quyết 8B
(khóa VI) của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” ra đời, mang đến cho tỉnh những định
hướng cơ bản thúc đẩy hoạt động dân vận phát triển. Ngày 9-4-1990, Tỉnh ủy ra Kế
hoạch số 65-KH/TV về triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám. Kế
hoạch đã nêu rõ những việc làm cụ thể của chi bộ, đảng viên, của chính quyền, đoàn
thể ở xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, những công việc mà cấp trên của cơ sở phải
tăng cường chỉ đạo. Ngày 24-8-1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI
(vòng 2) khai mạc (tại thị xã Đông Hà), Báo cáo chính trị nêu rõ nhiệm vụ công tác
dân vận trong những năm (1991-1995) là: “các cấp ủy Đảng phải coi trọng công tác
vận động quần chúng, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của
các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhất là Đoàn Thanh niên
27
cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ
cần đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động để đem lại lợi ích thiết thực cho
đoàn viên, hội viên, thực sự góp phần thực hiện dân chủ, tham gia các công việc
quản lý nhà nước, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Các đoàn thể phải nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, vận động
đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tăng cường đoàn kết nhân dân” [18, tr.341-342].
Để không ngừng tăng cường hiệu quả của hoạt động dân vận, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 5-
12-1993, Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 208-QĐ/TV về việc thành lập Ban
Dân vận Tỉnh ủy. Theo đó. Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh ủy
về hoạt động Dân vận của Đảng, có nhiệm vụ nghiên cứu hướng dẫn, thao dõi, kiểm
tra tổng hợp tình hình để báo cáo với Tỉnh ủy; giúp Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy
chuẩn bị cho các Chỉ thị, Nghị Quyết về hoạt động vận động quần chúng…. Đến
năm 1994, Ban Dân vận cấp huyện, thị xã được thành lập, ở cấp cơ sở có cán bộ
chuyên trách về công tác dân vận.
Đổi mới công tác vận động quần chúng trong bối cảnh của một tỉnh mới tái
lập, nhiều khó khăn khách quan thường xuyên tác động gây bất lợi, nhưng dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của
Quảng Trị quyết tâm vượt khó, đưa công tác vận động quần chúng phát triển.
1.3.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong giai đoạn khôi phục kinh tế,
ổn định đời sống, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sau khi tái lập tỉnh (1989
- 1995)
1.3.2.1. Vận động nhân dân ổn định chính trị - tư tưởng trong giai đoạn
đầu tái lập tỉnh, tham gia xây dựng chính trị vững mạnh
Việc tái lập tỉnh Quảng Trị sau 13 năm tồn tại trong cơ cấu hành chính của
tỉnh Bình-Trị-Thiên được tiến hành trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Sau khi chia tỉnh, cán bộ, công nhân viên từ tỉnh Bình-Trị-Thiên trở về xây dựng
quê hương khá đông. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức của tỉnh sau khi chia đòi hỏi phải
sắp xếp theo tinh thần đổi mới, giảm nhẹ biên chế, tăng chất lượng, nên một số
lượng cán bộ bị dư thừa, không bố trí được việc làm. Cơ sở vật chất cũng như
phương tiện làm việc, nhà ở, điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công chức và người lao
28
động thiếu thốn, chật chội. Hầu hết các hộ gia đình, cán bộ, công nhân, viên chức
phải tự lo lấy chổ của mình. Trong 13 năm nhập tỉnh, Quảng Trị không có cơ sở sản
xuất nào đáng kể nên cũng không thể bố trí cho công nhân viên chức có đủ việc làm,
gây nên tình trạng hết sức căng thẳng trong từng đơn vị, cơ quan và số đông các gia
đình cán bộ.
Đối với hoạt động dân vận, sau gần 4 năm thực hiện đường lối đổi mới theo
tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh đi
dân vào thế ổn định, vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể
ngày càng được củng cố, nâng cao. Những phong trào hành động cách mạng như
cuộc vận động thực hiện khoán 100, khoán 10 trong nông nghiệp được đông đảo
nhân dân hưởng ứng tham gia, bước đầu tạo lập được quan hệ sản xuất và cuộc sống
mới trên quê hương Quảng Trị. Khối đại đoàn kết được mở rộng, nền tảng liên minh
công - nông - trí thức được củng cố. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhờ đó
được tăng cường. Những kinh nghiệm hoạt động dân vận trong những năm đầu thực
hiện công cuộc đổi mới chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục
lãnh đạo hoạt động dân vận, tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị sau ngày tái lập tỉnh.
Nhiệm vụ hàng đầu cho hoạt động dân vận sau ngày tái lập tỉnh là: “Phải làm
cho toàn Đảng bộ, toàn dân, tất cả các thế hệ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống của
Quảng Trị về những khó khăn, thuận lợi hiện nay. Xác định bản lĩnh chính trị vững
vàng, thực hiện phương châm vừa khẩn trương, tích cực, vừa vững chắc, khiêm tốn
và thiết thực, không để cho khuynh hướng bảo thủ hoặc nóng vội chi phối. Phải tỉnh
táo theo dõi, kịp thời phát huy những nhân tố tích cực, uốn nắn những lệch lạc, giải
quyết những vấn đề mới nảy sinh trong lúc chia tỉnh, kiên quyết điều hành để tháo
gỡ khó khăn theo cơ chế mới, không được chập chờn giao động, quay lại cơ chế cũ”
[60, tr.3].
Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động ổn định tư tưởng cho nhân
dân tỉnh chú trọng xây dựng và quản lý tốt mạng lưới truyền thống trên địa bàn, coi
đây là công cụ quan trọng nhằm thực hiện chủ trương dân vận của Đảng và Nhà
nước. Ngay trong những ngày đầu tháng 7 năm 1989, các đơn vị thông tin đã đi vào
hoạt động. Ngày 10-6-1989, Ban chấp hành Đảng bộ Đảng bộ lâm thời tỉnh Quảng
Trị ra Quyết định số 01 về việc xuất bản tờ báo Quảng Trị, số đầu tiên sẽ ra đầu
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...jackjohn45
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (16)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
 
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
 

Similar to Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ

Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...luanvantrust
 
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...luanvantrust
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...huynhminhquan
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-namthucbk
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxmanhthcspbc
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ (20)

Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
 
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên G...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về hành chính, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về hành chính, HAY
 
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
 
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAYĐề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.docmối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 
Đường lối Cách mạng
Đường lối Cách mạngĐường lối Cách mạng
Đường lối Cách mạng
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ

  • 1. HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 1989 ĐẾN 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 4 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................... 4 6. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 5 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ 1989 ĐẾN 1995 ....... 6 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.................... 6 1.1.1. Địa vực và sự biến đổi về hành chính qua các thời kì lịch sử.......................... 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 8 1.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội ............................................................................. 8 1.2 Khái quát hoạt động dận vận ở Quảng Trị trước năm 1989.............................. 11 1.2.1. Quan điểm chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận trước khi có đường lối đổi mới......................... 11 1.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trước năm 1989 .......................................... 15 1.2.2.1 Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) ........................................................................................................... 15 1.2.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975)................................................................ 17 1.2.2.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ khôi phục kinh tế, bước đầu công cuộc đổi mới (1975 - 1989) ........................................................................... 22 1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995 .......................................... 25 1.3.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị................................................. 25 1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng............................................................. 25 1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị............................................................ 26 1.3.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong giai đoạn khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sau khi tái lập tỉnh (1989 - 1995)......... 27
  • 2. 1.3.2.1. Vận động nhân dân ổn định chính trị - tư tưởng trong giai đoạn đầu tái lập tỉnh, tham gia xây dựng chính trị vững mạnh ......................................................... 27 1.3.2.2. Vận động nhân dân đổi mới tư duy kinh tế, điều chỉnh quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng ............................. 32 1.3.2.3. Vận động nhân dân xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn lực văn hóa - xã hội phục vụ công cuộc đổi mới................................................................. 38 Chương 2. HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ 1996 ĐẾN 2010 ..... 42 2.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị.................................................... 42 2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng................................................................ 42 2.1.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị............................................................... 44 2.2. Hoạt động dân vận Quảng Trị trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010).............................................................. 46 2.2.1. Vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ................................................. 46 2.2.2. Vận động nhân dân phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa......................................................................................................................... 50 2.2.3. Vận động nhân dân đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. .......................................................... 57 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM................... 62 3.1. Một số nhận xét về hoạt động dân vận ở Quảng Trị giai đoạn 1989-2010 ................ 62 3.1.1. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 huy động được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp để vận động nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới ................................................................... 62 3.1.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 thể hiện sự đổi mới về tư duy, nội dung và phương thức hoạt động ........................................................... 63 3.1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn lực cơ bản thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội trên địa bàn.................................................................................... 65 3.1.4. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định................................................. 67 3.2. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 69
  • 3. 3.2.1. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân, lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho hoạt động dân vận......................................................................................................................... 69 3.2.2. Hoạt động dân vận phải gắn liền với nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân lao động với động viên nhân dân xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị............................................................................................................. 70 3.2.3. Chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước trong các giai cấp, tầng lớp nhân dân để tạo động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh ............................................. 71 3.2.4. Xác định hoạt động dân vận là nhiệm vụ, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. ........................................ 71 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của công tác dân vận ở Quảng Trị..................................................................................................... 72 3.3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã hội và nâng cao vai trò, vị trí và nội dung của hoạt động dân vận trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.................................... 73 3.3.2. Hoạt động dân vận phải đảm bảo thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.......................................................................................... 73 3.3.3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Mặt trận, đoàn thể nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh............................................ 74 3.3.4. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới ......................................................................... 75 3.3.5. Nắm vững tư tưởng, tâm trạng, tình hình của nhân dân để kịp thời tham mưu, đề xuất, bổ sung ban hành chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay ..... 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đề cao hoạt động dân vận quần chúng nhân dân (gọi tắt là dân vận), xác định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “… Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [52, tr.700]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã đẩy mạnh hoạt động dân vận, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, từ sau ngày tái lập tỉnh, trãi qua hơn 4 nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh (1989-2010), Đảng bộ và nhân dân địa phương chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã vận dụng và phát triển sáng tạo tinh thần của Nghị quyết số 08B/NQ-TW ngày 27-3-1990 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” vào thực tiễn hoạt động dân vận của địa phương nên đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có thể nói, hoạt động dân vận trở thành động lực tinh thần quan trọng, khơi dậy tinh thần đoàn kết của nhân dân Quảng Trị để vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh đề ra trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng. Vì lẽ đó, nghiên cứu vấn đề hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010 để phản ánh nội hàm và diễn tiến của hoạt động dân vận trong giai đoạn phát triển sôi động của tỉnh Quảng Trị là công việc cấp thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa chứa đựng tính thời sự và thực tiễn sâu sắc Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần phục dựng lại một giai đoạn lịch sử về hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ đổi mới đất nước (1989-2010). Qua đó, làm sáng tỏ thêm nội hàm của hoạt động dân vận trong điều kiện cụ thể của một địa phương có nhiều khó khăn và thử thách về phát triển kinh tế - xã hội để rút ra những
  • 5. 2 bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Về tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn, trong quá tình thực hiện đường lối đổi mới đất nước ta hiện nay, hoạt động dân vận là một lĩnh vực luôn luôn đồng hành với việc tổ chức triển khai các hoạt động xã hội nhằm tiếp tục đổi mới công tác chính trị - tư tưởng, đổi mới tư duy kinh tế, điều chỉnh các quan hệ sản xuất, kích thích các lực lượng sản xuất phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn tiến hoạt động dân vận trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát hiện các thuộc tính, đánh giá các thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời gợi mở môt số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị trong những thập niên tiếp theo. Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động dân vận trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung và hoạt động dân vận trong thời kỳ đổi mới nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học Lịch sử. Nhiều công trình của các tập thể, cá nhân đề cập đến vấn đề này dưới những gốc độ khác nhau đã được công bố tiêu biểu như: “75 năm hoạt động dân vận của Đảng -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); “Sơ thảo hoạt động dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1996)” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động dân vận thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Tiến Thịnh (Chủ biên) (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005)… Các công trình này cung cấp một cái nhìn tổng quát về lý luận và thực tiễn của hoạt động trên bình diện quốc gia trong tiến trành phát triển của lịch sử dân tộc, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp để tiếp tục chỉ đạo hoạt động dân vận trong giai đoạn hiện nay. Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về dân vận ở Quảng Bình như: “Hoạt động dân vận ở Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2005” của Cái Thị Thùy Giang (2010), Đại học Sư phạm Huế. Các luận văn Cao cấp chính trị tại Học viện hành chính Quốc gia
  • 6. 3 Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng như: “Công tác dân vận Quảng Bình - thực trạng và giải pháp” của Trần Thị Luận (2001); “Phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước ở tỉnh Quảng Bình” của Trần Văn Lập (2007),v.v… Hoạt động dân vận tỉnh Quảng Trị trong suốt quá trình vận động và phát triển của lịch sử nói chung và thời kỳ 1989 - 2010 nói riêng cũng là vấn đề đã được nhiều cơ quan và cá nhân quan tâm nghiên cứu, trong đó có một số công trình đáng chú ý như: bộ “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị” tập I, tập II, tập III; các bộ Lịch sử Đảng bộ của các huyện, thành phố, của các tổ chức và đoàn thể chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, v.v…). Ở những góc độ khác nhau, các công trình này đã phản ánh hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu nói trên đều có đề cập đến hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị nói chung, trong đó có thời kỳ 1989-2010. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010 mới chỉ được đề cập đến như một bộ phận của tiến trình lịch sử địa phương nói chung và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nói riêng hoặc lấy làm cơ sở để nghiên cứu những vấn đề liên quan khác chứ chưa nghiên cứu một cách độc lập dưới giác độ khoa học lịch sử. Vì vậy, nội hàm của vấn đề: “Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010” mang tính mới, tính khoa học và tính thời sự. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dân vận ở Quảng Trị bao gồm: sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của các hội quần chúng trên địa bàn tỉnh với những thành tựu đạt được trong quá trình vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo đường lối đổi mới của Đảng từ 1989 đến 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về thời gian, luận văn lựa chọn mốc thời gian từ 1989 đến 2010 là thời kỳ khôi phục và bước đầu phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi tái lập tỉnh
  • 7. 4 Quảng Trị theo địa giới cũ (sau hơn 10 năm sát nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên) dưới sự chỉ đạo hoạt động thống nhất của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị trong suốt 4 kỳ đại hội (từ Đại hội lần thứ XI đến Đại hội lần thứ XIV). Đây là khoảng thời gian mà tỉnh Quảng Trị có những điều kiện thuận lợi, thống nhất về cơ cấu chính trị - hành chính và đặc điểm kinh tế - xã hội để tổ chức tái thiết quê hương, thúc đẩy quá trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. - Không gian đề cập trong đề tài là địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày nay. Tuy nhiên, là một bộ phận của lịch sử dân tộc, hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, khu vực trong nước, do vậy khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi có đề cập đến những hoạt động liên quan trên phạm vi cả nước để soi chiếu, rút ra những nét đặc thù của địa phương 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là thu thập, tổng hợp, khai thác những tài liệu có liên quan đến hoạt động dân vận ở Quảng Trị làm cơ sở phục dựng tiến trình hoạt động dân vận trên địa bàn từ khi tái lập tỉnh theo địa giới cũ (1989) đến 2010. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn tới. 4.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ diễn trình và tác động về vật chất lẫn tinh thần mang lại từ hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong điều kiện Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải đồng cam, cộng khổ, vượt qua những khó khăn, thử thách trong buổi đầu mới tái thiết tỉnh, từng bước vực dậy và phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trên cơ sở, luận văn rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của hoạt động dân vận ở tỉnh Quảng Trị trong những chặng đường tiếp theo. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu của luận văn là những tư liệu thành văn bao gồm một số sách đã xuất bản, những bài viết đã công bố. Đặc biệt, đề tài sử dụng một số lượng lớn tài liệu
  • 8. 5 lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ như: Phòng lưu trữ Tỉnh ủy, văn phòng Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị, văn phòng của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng một số tư liệu điều tra xã hội học, tư liệu điền dã và nhân chứng có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, đề tài này kết hợp hai phương pháp luận khoa học chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phát hiện những nội hàm và thuộc tính, khôi phục lại bức tranh chân thực về hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ năm 1989 đến 2010, từ đó khái quát và đánh giá các luận đề khoa học chứa đựng trong nội dung nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác như điều tra xã hội học, điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp… nhằm lựa chọn, sử dụng và xử lý những tư liệu phù hợp với nội dung và mục đích đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu đề tài này, luận văn có một số đóng góp sau: Một là, làm rõ bức tranh toàn cảnh về hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 1989-2010. Thông qua đó, luận văn đóng góp một mẫu hình về hoạt động dân vận địa phương, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của Đảng về hoạt động dân vận quần chúng, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước giai đoạn hiện nay. Hai là, luận văn cung cấp những luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho các tổ chức, đơn vị, các cá nhân làm công tác vận động quần chúng ở tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ đổi mới. Ba là, luận văn có thể được dùng làm tư liệu nghiên cứu và ứng dụng ở các cơ sở Đảng, các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng liên quan đến hoạt động dân vận và cho những người nghiên cứu tiếp theo. Bốn là, luận văn cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy tại các trường chính trị và các loại hình đào tạo tỉnh Quảng Trị. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các chử viết tắt, phần nội dung chia là 3 chương: Chương 1: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995 Chương 2: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1996 đến 2010 Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm
  • 9. 6 Chương 1 HOẠT ĐỘNG DÂN VẬN Ở QUẢNG TRỊ TỪ 1989 ĐẾN 1995 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị 1.1.1. Địa vực và sự biến đổi về hành chính qua các thời kì lịch sử Quảng Trị là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý 16º18’ đến 17º10’vĩ độ Bắc và từ 106º24’ đến 107º24’ kinh độ Đông; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 75 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới chung dài 206 km, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Diện tích tự nhiên là 4.744,3 km². Không chỉ là điểm trung độ của đất nước, thông thương giữa hai miền Nam - Bắc; Quảng Trị còn nằm trên trục hoành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ của tuyến đường 9 Việt Nam đi qua Lào, Thái Lan và đến với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Địa giới hành chính Quảng Trị trải qua nhiều lần thay đổi, gắn liền với những biến cố lịch sử quan trọng. Từ thời Hùng Vương, Quảng Trị thuộc bộ Việt Thường - một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thời Hán thuộc, từ năm 179 TCN đến năm 192, vùng đất này thuộc quận Nhật Nam. Khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ X thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1096, để bảo vệ nền độc lập Đại Việt, giữ vững biên ải phía Nam, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đưa quân vào chinh phạt địa bàn phía nam Hoành Sơn, từ đó ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh thuộc Đại Việt. Năm 1075, nhà Lý đổi tên Ma linh thành Minh Linh và mộ dân vào sinh sống trên phần đất phía Bắc Quảng Trị. Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua nước Chăm pa với sính lễ là hai châu Ô, Lý đã đưa trọn vẹn vùng đất này thuộc về Đại Việt. Năm sau, nhà Trần cho đổi châu Ô thành Thuận châu và châu Lý thành Hóa châu. Dưới thời thuộc Minh, vùng đất Quảng Trị thuộc phủ Thuận Hóa. Từ năm 1307 đến 1400, Quảng Trị gồm đất của châu Minh Linh và châu Thuận - một bộ phận của nước Đại Việt thời Trần. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, lại nằm trong Thừa tuyên Thuận Hóa. Niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), định lại bản đồ cả nước, Thừa tuyên Thuận Hóa gồm hai phủ : phủ Tân Bình gồm 2 huyện, 2 châu và phủ Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu và phủ
  • 10. 7 Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu. Thời Mạc, vùng đất Quảng Trị thuộc phủ Tân Bình và phủ Triệu Phong. Tháng 8-1801, Nguyễn Ánh cho sắp xếp lại địa giới hành chính cả nước, lấy hai huyện Hải lăng và Đăng Xương (thuộc phủ Triệu Phong) và huyện Minh Linh (phủ Quảng Bình) lập ra dinh Quảng Trị. Tên gọi Quảng Trị xuất hiện từ đó. Năm 1831, Minh Mạng đổi trấn Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị, cải đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ và cho tri phủ Cam Lộ kiêm lý châu Hướng Hóa thống hạt cả 9 châu. Đến đây, đơn vị hành chính và danh xưng Quảng Trị ổn định cho đến ngày nay. Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù Quảng Trị thuộc vùng đất “bảo hộ”, nhưng thực dân Pháp quản lý rất chặt chẽ. Ngày 23-01-1896, toàn quyền Đông Dương ra nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền Công sứ Đồng Hới, cùng vùng đất Thừa Thiên đặt dưới quyền Khâm sứ Trung Kỳ. Năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Quảng Trị khỏi Thừa Thiên, lập thành một tỉnh riêng, gồm các phủ: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Vĩnh Linh và huyện Gio Linh. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đổi các đơn vị hành hành cấp phủ thành cấp huyện, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành cấp xã. Toàn tỉnh có 6 huyện (66 xã): Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Triệu Phong, Hải Lăng. Năm 1954, theo Hiệp định Giơnevơ, lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Các huyện Gio Linh, Hướng Hóa, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng; toàn bộ xã Vĩnh Liêm và một phần xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) ở phía Nam giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị cùng toàn miền Nam do ngụy quyền miền Nam kiểm soát. Phần còn lại của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc giới tuyến do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý và quyết định thành lập đặc khu trực thuộc Trung ương. Từ sau năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến tháng 3-1977, sau khi thực hiện chủ trương nhập huyện của tỉnh ủy Bình Trị Thiên, địa bàn Quảng Trị có 4 đơn vị hành chính là 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa, Triệu Hải và thị xã Đông Hà. Ngày 1-7-1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách thành ba tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Quảng Trị được tái lập với địa giới và danh xưng vốn có trong lịch sử. Tháng 10-2004, thành lập huyện đảo Cồn Cỏ. Năm 2009, Thị xã
  • 11. 8 Đông Hà được nâng cấp lên thành phố. Từ đó, Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đa Krông, Triệu Phong, Hải Lăng, huyện đảo Cồn Cỏ, thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc. Với bờ biển dài 75km, vùng lãnh hãi khoảng 8.444 km², Quảng Trị có ngư trường đánh bắt rộng lớn. Biển có nhiều loại hải sản quý như: tôm hùm, mực, cá thu, cá ngừ, tảo… là tiềm năng to lớn để phát triển nghề đánh bắt và chế biến hải sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quảng Trị có nhiều bãi biển đẹp và ngày càng được đầu tư khai thác, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Trị khá đa dạng. Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt. Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2 . Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). 1.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội Do đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên địa bàn Quảng Trị hội tụ nhiều nguồn lực phát triển kinh tế. Quảng Trị có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa. Quảng Trị có hệ thống giao thông thuận lợi thông suốt từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây,
  • 12. 9 bao gồm đường bộ, đường sông, đường biển tạo thành giao lưu thuận lợi giữa các vùng trong tỉnh và với một số nước bạn. Ngoài ra, thiên nhiên còn ban tặng cho Quảng Trị nhiều danh lam thắng cảnh, như bãi biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy,… Đặc biệt, Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng hợp thành nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Với những tiềm năng đó, Quảng Trị có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế phát triển toàn diện bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ với nhiều loại ngành nghề. Từ sau hòa bình lập lại và đặc biệt là sau ngày tái lập tỉnh đến nay, nhân dân Quảng Trị phát huy quyền làm chủ quê hương, tinh thần đoàn kết ra sức xây dựng, đổi mới và phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị công nghiệp từ 8,9% và dịch vụ từ 25,4% năm 1990 tăng lên 34,8% và 35,6% năm 2009. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và chất lượng cuộc sống được nâng cao. Về nguồn lực xã hội, theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Quảng Trị có 599.221 người. Mật độ dân số gần 126 người/km2, phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính, đa số tập trung với mật độ cao tại các thành phố, thị xã, khu vực thị trấn, các huyện đồng bằng. Tỉ lệ dân ở thành thị chiếm 28,03%, ở nông thôn chiếm 71,97% [34, tr.22]. Năm 2010, toàn tỉnh có 346.287 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,4%; trung học chuyên nghiệp 5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%); lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có ba dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô, dân tộc Kinh chiếm 91,4% tổng dân số, dân tộc Vân Kiều chiếm 6,7% và dân tộc Pa
  • 13. 10 Cô là 1,8%. Đồng bào dân tộc tiểu số sinh sống chủ yếu ở hai huyện Hướng Hóa, Đa Krông và một số ít ở một số xã thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Phật giáo có mặt ở Quảng Trị khá sớm, hầu hết các ngôi chùa đều được xây dựng cuối thời Lê Trung Hưng và phát triển cho đến sau này. Thiên Chúa giáo du nhập vào Quảng Trị vào cuối thế kỷ XVIII, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Đạo tin lành du nhập vào Quảng Trị vào những năm 60 (thế kỷ XX), sau một thời gian ngừng hoạt động do đời sống kinh tế khó khăn, giáo dân di cư nhiều nơi; đến đầu thế kỷ XXI, được Đảng và nhà nước quan tâm, chi nhánh đạo Tin Lành tại tỉnh được phục hồi. Ở vị trí chiến lược, ngay từ buổi đầu hình thành, nhân dân các dân tộc trên mảnh đất Quảng Trị đã sớm cùng với cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam tham gia vào cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thời phong kiến, Quảng Trị là chiến địa khốc liệt của các cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, Quảng Trị là một trong những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra sớm. Đến năm 1883, những người chủ chiến trong triều đình đã bí mật tổ chức sơn phòng ở các tỉnh để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài một kinh đô dã chiến được xây dựng ở vùng Cùa (Cam Lộ). Đến đầu năm 1885, căn cứ Tân Sở được hoàn thành. Sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết rước vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng ra Tân Sở. Tại đây, ngày 13-1-1885, vua Hàm nghi ban Dụ Cần Vương kêu gọi nhân dân phò vua cứu nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sang thế kỷ XX, nhân dân Quảng Trị cùng nhân dân cả nước hướng ứng phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế Trung Kỳ và nhiều hoạt đông yêu nước khác, tiếp tục gương cao ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược. Những phong trào đấu tranh theo các trào lưu tư tưởng phong kiến cũng như khuynh hướng tư sản dân tộc đó tuy thất bại nhưng ngọn lửa của tinh thần yêu nước chống xâm lăng vẫn không ngừng được nuôi dưỡng. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo, trực tiếp là Đảng bộ Quảng Trị, được giáo dục và giác ngộ đường lối cứu nước mới, nhân dân toàn tỉnh đoàn kết, tin tưởng, một lòng theo Đảng đấu tranh anh dũng, kiên cường. Các phong trào cách mạng dấy lên sôi nổi và mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi rực rỡ, lập chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
  • 14. 11 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quảng Trị từ già trẻ, gái trai, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành thị đều tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh, các tổ chức quần chúng; đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi vẻ vang cho quê hương đất nước. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, nhân dân toàn tỉnh bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với ý chí và quyết tâm cao độ. Phát huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, nhân dân Quảng Trị tham gia đông đảo vào các phong trào đấu tranh chính trị; cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng; tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng cùng các lực lượng đưa cuộc kháng chiến ngày càng phát triển. Chiến trận diễn ra trên cả ba vùng: miền núi, nông thôn đồng bằng và đô thị với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và đa dạng. Nhân dân Quảng Trị đoàn kết, anh dũng vượt qua gian khổ, hy sinh, phối hợp các lực lượng lập nên những chiến công lẫy lừng ở đường 9 - Khe Sanh, Thành Cổ, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cồn Cỏ… đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám giành lại hòa bình, tự do, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên cốt cách, khí chất và truyền thống quý báu của người dân Quảng Trị. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, tình đoàn kết keo sơn, thương người như thể thương thân, tinh thần cần cù, chịu khó, đồng tâm cộng lực, tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động,v.v… Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trên đây của tỉnh Quảng Trị chính là tiền đề, cơ sở cho Đảng bộ tỉnh căn cứ để hoạch định chủ trương, đường lối, giải pháp vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 1.2 Khái quát hoạt động dận vận ở Quảng Trị trước năm 1989 1.2.1. Quan điểm chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận trước khi có đường lối đổi mới Trong học thuyết của mình, Mác và Ăng ghen rất coi trọng vai trò của lực lượng quần chúng. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850”, C.Mác đã viết: “Đã qua rồi, thời kỳ cuộc đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do
  • 15. 12 những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành. Ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế đọ xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia cuộc cải tạo ấy, phải hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh, vì sao phải đổ máu và hy sinh tính mạng” [31, tr.775]. Từ đó, Người cho rằng: những cuộc cách mạng muốn thắng lợi phải do các chính đảng có lý luận tiền phong của các giai cấp lãnh đạo, phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng, dám xã thân, đấu tranh mới giành được thắng lợi. Động lực của những cuộc cải biến, những cuộc cách mạng ấy là các lợi ích. Theo C.Mác: “Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” [30, tr.439]. Tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ăng ghen, Lê nin đã vận dụng quan điểm về quần chúng nhân dân để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Người viết: “Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người tích cực sáng tạo ra những trật tự xã hội mới trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế … thì nhân dân có thể làm được những kỳ công” [55, tr.131]. Để tiến hành tốt công tác vận động quần chúng, Lê nin cũng đồng quan điểm với C. Mác và F Ăng ghen là phải quan tâm trước hết đến lợi ích thiết thân của cá nhân người lao động, Người cho rằng: “những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ với những lợi ích của chính ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề “chật hẹp” và nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày của giai cấp ấy…” [55, tr. 510-511] . Về phương pháp hoạt động dân vận, Ph. Ăngghen chủ trương: “phải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ”. Lênin phát triển tư tưởng của Mác và F Ăng ghen, chú trọng phương pháp thuyết phục, giáo dục và nêu gương. Người đề ra nhiệm vụ hàng đầu cho các Đảng Cộng sản là phải “thuyết phục cho đại đa số nhân dân thấy được đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của minh” [56, tr.208]. Người còn yêu cầu lấy kinh nghiệm lâu dài, lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho quần chúng thấy rõ sự cần thiết của công việc đồng thời khuyến khích mở rộng dân chủ công khai làm cho mọi người biết những việc của Đảng, của nhà nước. Lênin cũng rất coi trọng đến ý kiến của quần chúng nhân dân. Người yêu cầu phải tập hợp, tổng hợp những ý kiến của quần chúng, đề nghị tìm mọi cách để duy trì, phát triển hội
  • 16. 13 nghị công dân, nông dân ngoài đảng, vì thông qua những hội nghị như thế, đảng có thể “nhận xét tâm trạng của quần chúng, gần gũi họ, giải quyết những nhu cầu của họ, giao cho họ những phần tử tốt nhất trong số họ đảm nhiệm những chức vụ trong bộ máy nhà nước,v.v…” [55, tr.41]. Đối với cách mạng Việt Nam, tư duy về công tác dân vận không chỉ bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết toàn dân trong quá trịnh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử. Cũng vì thấu hiểu được đạo lý, truyền thống của dân tộc mà trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước những nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc ta đã biết dựa vào dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân, giải quyết những quyền lợi chính đáng của dân để tạo nên sức mạnh cộng đồng, góp phần bồi đắp thêm tinh thần đoàn kết toàn dân, hình thành nên tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của các triều đại phong kiến Việt Nam. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử đồng thời biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp về truyền thống dân chủ của dân tộc ta nên trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán quan điểm thực hiện tư tưởng dân vận và hoạt động dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”, muốn làm cho dân giác ngộ, “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các quần chúng bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [50, tr.267-268]. Trong Sách lược vắn tắt trình bày tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930), quan điểm vê hoạt động dân vận được Đảng ta khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng” [41, tr.4]. Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (từ ngày 14 đến 31-10-1930), bên cạnh việc thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng, Án Nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng còn có Án nghị quyết về “Công nhơn vận động”, “Nông dân vận động”, “Cộng sản thanh niên vận động”, “phụ nữ vận động”, “Quân đội vận động”, vấn đề cứu tế và chỉ thị thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Nhờ chú trọng công tác dân vận nên ra đời chưa được bao lâu, Đảng đã nhanh chóng nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, tập hợp được đông đảo quần chúng phát động các cao trào cách mạng sôi nổi như cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, cuộc vận động cách mạng 1939-
  • 17. 14 1945 làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó, tiếp tục vận động nhân dân tiến lên đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa hoạt động dân vận. Trên tinh thần đó trong giai đoạn 1975-1985, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo hoạt động dân vận như: Chỉ thị số 05/CT - BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 8-3-1977 về “tăng cường hoạt động dân vận và mặt trận”, Chỉ thị số 53/CT-BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 28-11-1984 về “tăng cường công tác quần chúng của Đảng”,v.v… Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cùng với việc vạch ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, tư duy về đổi mới hoạt động dân vận của Đảng cũng được hình thành. Đại hội VI nhấn mạnh bài học: “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. “Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng” [44, tr.362-363]. Những quan điểm chỉ đạo của Đại hội VI chính là tiền đề để Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 8B-NQ/TW về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, có ý nghĩa quan trọng mở ra một thời kỳ phát triển mới trong công tác vận động quần chúng nhân dân. Như vậy, tư tưởng chung về hoạt động dân vận xuyên suốt trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và những kinh nghiệm đúc rút được trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đều hội tụ ở những vấn đề lớn sau đây: Một là, cách mạng là sự nghiệp lớn của quần chúng nhân dân. Hai là, hoạt động dân vận phải kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân. Ba là, hoạt động dân vận phải khai thác tốt truyền thống đoàn kết dân tộc.
  • 18. 15 Bốn là, hoạt động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. 1.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trước năm 1989 1.2.2.1 Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự chuyển biến của phong trào cách mạng cả nước dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin qua tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925) và Tân Việt cách mạng đảng, phong trào yêu nước ở Quảng Trị có bước phát triển mới. Một số thanh niên trí thức ở Quảng Trị được cử đi dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu như Nguyễn Đình Cừ, Trần Văn Cung, Hoàng Hữu Đàn, Nguyễn Xuân Luyện và Trịnh Đức Tân đi lớp huấn luyện ở Xiêm. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị in trong cuốn Đường Cách Mệnh hoặc đăng trên tuần báo Thanh niên được các học viên Trịnh Đức Tân, Hoàng Hữu Đàn,v.v … mang về lầm tài liệu để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ quần chúng và gây cơ sở hoạt động. Hình thức sơ khai của hoạt động dân vận theo xu hướng cách mạng của Đảng được hình thành từ đó. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức đảng được xây dựng từ Trung ương đến cơ sở. Ở Quảng Trị, các chi bộ cộng sản lần lượt thành lập trong những năm 1930-1931, như ở Vĩnh Linh có 10 chi bộ: Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam, Thủy Tú, Thượng Lập, Lai Cách, Phú Mỹ, Đơn Duệ, Quảng Xá, Duy Viên,v.v… đã nhanh chóng gây dựng cơ sở trong quần chúng tăng cường truyền bá tư tưởng cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong điều kiện liên lạc với cấp trên khó khăn, các chi bộ ở Quảng Trị chủ động vận động nhân dân địa phương đấu tranh chống đế quốc, phong kiến theo kịp trào lưu cách mạng cả nước. Từ trong phong trào đấu tranh các tổ chức quần chúng cũng được phát triển rất mạnh như “nông hội đỏ”, “công hội đỏ”, “thanh niên cộng sản đoàn”, “cứu tế đỏ” , “Phụ nữ”. Ngoài ra còn có các hội biến tướng như hội lợp nhà, hội đi tranh, đi củi, hội đọc sách báo, hội đưa ma,... Hầu hết quần chúng nhân dân đều được đảng viên, chi bộ vận động, tổ chức vào các tổ chức cách mạng [4, tr.28-29]. Trong những năm 1936-1939, cùng với cả nước Quảng Trị sục sôi trong cao trào vận động đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình. Năm 1936, một số chính trị phạm được tha về đã vận động quần chúng tham gia phong trào "Đại hội Đông
  • 19. 16 Dương". Năm 1937 trong cuộc đón tiếp Gô Đa, Đảng huy động hàng vạn quần chúng tham gia cuộc biểu tình lớn dọc đường số 1 và kéo lên tỉnh lỵ. Trong những năm 1938 -1939, có hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ liên tiếp kéo đến các phủ, huyên lỵ, đến nhà nghị viện dân biểu Trung kỳ, đấu tranh đòi giảm thuế, hoãn thuế, phản đối dự án thuế mới, đòi chia lại công điền, đòi tự do dân chủ, đòi lập hội Ái Hữu và nghiệp đoàn, đòi thả tù chính trị, phản đối bắt bớ tra tấn. Các tổ chức quần chúng như hội ái hữu, hội đọc báo, nhóm học quốc ngữ, thanh niên dân chủ, nhóm văn công, tương cứu tế, hiếu hỉ, v.v ... được phát triển rộng rãi khắp các huyện và các thị trấn, trường học. Sách báo tiến bộ được phát hành rộng rãi. Ở các thôn xã, sinh hoạt dân chủ được phát triển, chính quyền nông thôn nhiều nơi thuộc về nông dân nắm. Các cơ quan chỉ đạo của Đảng được tổ chức từ Tỉnh uỷ, các huyện uỷ và nhiều chi bộ ở nông thôn. Cuộc vận động cách mạng 1936-1939 thực sự là một phong trào có dấu ấn của hoạt động dân vận rõ nét, tác động đến tâm lý và nhận thức của nhân dân một số vùng trong tỉnh. Qua đó: “Việc gì đúng với nguyện vọng của nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thực sự là phong trào quần chúng” [49, tr.23] Từ cuối năm 1939, cùng cả nước Quảng Trị chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới II. Song song với thủ đoạn vơ vét, bóc lột về kinh tế, chính quyền cai trị của Pháp ở Quảng Trị tăng cường càn quét, khủng bố quần chúng cách mạng. Các hoạt động dân chủ bị cấm đoán, báo chí tiến bộ bị cấm lưu hành. Chấp hành nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ Quảng Trị chuyển toàn bộ hoạt động của Đảng vào bí mật, xây dựng lại cơ quan lãnh đạo các huyện, chuyển các tổ chức quần chúng từ công khai, nửa công khai thành các đoàn thể “Phản đế”, các hội “Phản chiến”, như Hội Nông dân phản đế, Hội Phụ nữ phản đế, Hội Công nhân phản đế, Hội Thanh niên phản đế… Hệ thống tổ chức của các đoàn thể quần chúng được hình thành. Phấn đấu theo Nghị quyết Trung ương 8 (1941) dưới sư chỉ đạo trực tiếp của xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức phổ biến Nghị quyết vê việc thành lập Mặt trận Việt Minh của Trung ương tới các đảng viên và quần chúng cách mạng. Từ đó các hội cứu quốc của Việt Minh phát triển khắp các địa bàn trong tỉnh: “Hội nông dân cứu quốc”, “Hội thanh niên cứu quốc”, “Hội phụ nữ cứu quốc”, “Hội công nhân cứu quốc”… nhằm “chuẩn bị một cuộc chiến đấu quyết liệt, tống cố giặc Nhật ra khỏi nước, đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, giành lấy độc lập,
  • 20. 17 tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [42, tr.403]. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, ngày 18-8-1945, Ban vận động thống nhất Đảng bộ tỉnh đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại làng Phước Lễ nhằm thống nhật lực lược cách mạng trong tỉnh, bàn việc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, 9 giờ ngày 23-8-1945, nhân dân Quảng Trị dự một cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức trước Tòa công sứ Pháp cũ “Từ này, chính quyền cách mạng thuộc về nhân dân, vì nhân dân và phục vụ nhân dân. Nhân dân khi được giác ngộ cách mạng đã trở thành lực lượng vô địch. Tất cả già, trẻ, gái, trai Quảng Trị thề quyết giữ cách mạng đến cùng” [5, tr.200-201]. Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở Quảng Trị từ ngày 23 và kết thúc vào ngày 25-8-1945. Lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo kết hợp với lực lượng bán vũ trang, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Trị đã vùng lên lật đổ chính quyền tay sai của Nhật, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. 1.2.2.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975) Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với việc vận động các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, diệt giặc đói, giặc dốt chống giặc ngoại xâm, bước đầu xây dựng chính quyền nhân dân, hoạt động dân vận ở Quảng Trị tập trung vào việc vận động, tập hợp các lực lượng nhân dân Quảng Trị tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẳn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tăng cường hoạt động dân vận đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Tỉnh ủy Quảng Trị chủ trương:“toàn thể cán bộ, đảng viên tập trung vận động mỗi người dân, góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện những công việc mà Đảng, Nhà nước giao phó” [18, tr.84]. Qua đó, đã đạt được kết quả bước đầu về công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, vận đồng đồng bào có đạo, vận động đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pacô, Thiếu niên nhi đồng. Ngày 22-12-1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị toàn quốc kháng chiến. Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị cùng với cả nước nhất tề đứng dậy, sẳn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Công tác dân vận của Đảng bộ lúc này là tập trung vận động quần chúng thực hiện đường lối chung. “Đường lối chung được quán triệt về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa”. Đầu năm 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn đánh vào thị xã Quảng Trị. Đảng bộ và chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị đã vận
  • 21. 18 dụng một cách sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng, tổ chức, động viên toàn dân toàn dân tham gia kháng chiến, tổ chức đánh địch ở khắp mọi nơi, mọi lúc hình thành thế trận chiến tranh nhân dân. Ngày 17-2-1947, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị họp tại làng Lại An (Gio Linh), Thường vụ nhận định và chủ trương “địch có thể chiếm đất nhưng ta không thể mất dân, cán bộ, đảng viên… phải bám dân, bám địa bàn, giữ vững cơ sở cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, phát động toàn dân bao vây kinh tế địch, cũng cố mạng lưới giao thông và liên lạc ngay trong vùng địch kiểm soát, bảo đảm thông suốt và ngược lại” [5, tr.265]. Tháng 11-1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II nhấn mạnh: “các biện pháp cốt yếu để chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của địch là củng cố khối đoàn kết toàn dân, coi trọng công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” [18, tr.103]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (từ ngày 20 đến 25-3-1949) và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (từ ngày 25-4 đến 6-5-1950) tiếp tục nhấn mạnh phải tăng cường hơn nữa hoạt động dân vận. Các đoàn thể quần chúng ngày càng ngày càng phát triển, số hội viên các tổ chức: công đoàn, nông dân, thanh niên, phụ nữ… đều tăng lên. Thực hiện Nghị quyết lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa II và hưởng ứng Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh (15-11-1951), cán bộ, đảng viên được phân công về hoạt động vùng tạm chiếm đã coi công tác dân vận, vận động ngụy binh và chiến tranh du kích là công tác chính, trong đó, dân vận là gốc của mọi công tác khác và biết chịu khó, chịu khổ “nằm hầm bí mật”, bám dân, bám đất, sống chung với nhân dân để móc nối cơ sở, phục hồi phong trào kháng chiến, vận động nhân dân tham gia phong trào binh, địch vận, tổ chức “tề hai mặt” để che mắt địch, bảo vệ cơ sở cách mạng. Trong Đông - Xuân 1952-1953, các huyện đồng bằng đã huy động được 35 ngàn dân tham gia chiến dịch vận tải suốt 20 ngày trong tháng 5-1952 để đưa 1.342 tấn thóc thuế nông nghiệp từ đồng bằng lên các chiến khu, Ủy ban kháng chiên hành chánh các xã vận động nhân dân bỏ ra 30 triệu đồng cho Nhà nước vay kịp phục vụ nhu cầu kháng chiến. Ở miền núi, công tác dân vận tập trung vào việc vận động thanh niên tham gia du kích, bộ đội địa phương, vận động nông dân khỏe mạnh đi dân công vận tải phục vụ mặt trận Hạ - Lào đóng góp quan trọng làm nên chiến thắng Trung Hạ Lào để cùng với những thắng lợi dồn dập trên chiến trường Nam Bộ, Bắc Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ và nhất là thắng lợi vẽ vang trong chiến cuộc Đông Xuân năm 1953-1954 với đỉnh
  • 22. 19 cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (7-5-1954). Ngày 20-7-1954, Hội nghị Genève kết thúc, hoàn bình được lập lại trên toàn cõi Đông Dương. Trải qua quá trình đấu tranh gần 9 năm đầy gian khổ, hy sinh nhưng anh dũng, quân và dân Quảng Trị cùng với cả nước đã giành được thắng lợi vẻ vang, buộc thực dân Pháp phải rút quân về nước. Thực hiện nội dung Hiệp định Genève, từ sau 1954, Quảng Trị tạm thời chia thành hai khu vực: khu vực Vĩnh Linh ở bờ bắc sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) được hoàn toàn giải phóng cùng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khu vực Quảng Trị ở bờ Nam sông Bến Hải cùng với miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ: hai khu vực với hai chế độ xã hội khác nhau, trong cùng một lúc phải tiến hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở bờ Nam sông Bến Hải - Quảng Trị: Bất chấp sự tàn bạo của địch, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Trị chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi thực hiện “dân sinh, dân chủ”, hiệp thương tổng tuyển cử diễn ra liên tiếp và rộng khắp. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai khủng bố dã man. Cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng bị địch giết hại, bắt giam ngày càng nhiều. Trong tình thế hiểm nghèo, từ cuối năm 1957, Đảng bộ Quảng Trị đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, “lực lượng cán bộ, đảng viên đều bám dân, bám đất, bám cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng”. Tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ cuối năm 1959, Tỉnh ủy Quảng Trị chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, phục hồi và mở rộng căn cứ địa miền núi, nắm vững thời cơ phát động “Đồng khởi” ở miền núi Hướng Hóa. Cuối năm 1960, nhân dân các xã phía nam huyện Hướng Hóa nổi dậy giải tán chính quyền địch, lập nên chính quyền cách mạng, mở ra thời kỳ mới trong phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Hướng Hóa trở thành hậu phương vững chắc, hành lang chiến lược của cuộc kháng chiến. Tháng 6-1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng trị lần thứ V được triệu tập ở Tu Pông (Hướng Hóa), đề ra phương hướng hoạt động “phát triển hướng tấn công từ rừng núi về nông thôn đồng bằng, đánh phá ấp chiến lược, giành dân, giành quyền làm chủ, đưa phong trào cách mạng của địa phương tiến kịp với phong trào của Khu 5 và toàn miền” [84, tr.145]. Cuối năm 1963, cán bộ, đảng viên hoạt động
  • 23. 20 ở Triệu Hải, Cam - Gio dựa vào cơ sở nội tuyến, vận động và tổ chức nhân dân phá “ấp chiến lược”, mạnh nhất là sau vụ đế quốc Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Giữa tháng 4-1964, Tỉnh ủy Quảng Trị mở hội nghị ở Ro Ró (nam Hướng Hóa) quyết định cũng cố Ban Quân sự tỉnh, Ban Binh vận tỉnh, thành lập Ban Dân vận tỉnh do đồng chí Nguyễn khởi làm trưởng ban. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã tạo ra thế và lực giữa ba vùng: miền núi, giáp ranh, đồng bằng, nối liền vùng giải phóng Hạ Lào và khu vực Vĩnh Linh - Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị xây dựng thế và lực trong thời gian tới. Thất bại ngày càng nặng nề quân sự và chính trị, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chúng đưa quân viễn chinh vào miền Nam, tập trung lực lượng ra Quảng Trị, xây dựng Khe Sanh - Hướng Hóa thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã vận động nhân dân đánh bại các cuộc phản kích mùa khô của địch đặc biệt là thắng lợi cùa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 cùng với thắng lợi Đường 9 - Khe Sanh góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang đấu tranh ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Sau Đại hội đại biểu lần thứ II khu vực Vĩnh Linh (3-1961), hoạt động dân vận tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam. Công tác dân vận của Đảng bộ khu vực tập trung tuyên truyền, vận động giai cấp nông dân hưởng ứng phong trào thi đua trong nông nghiệp với khẩu hiệu “học tập”, “đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong”, giai cấp công nhân hưởng ứng phong trảo “học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải”, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang hưởng ứng phong trào thi đua “ba nhất”, giáo viên và học sinh hưởng ứng phong trào thi đua “hai tốt”. Giữa công cuộc xây dưng chủ nghĩa xã hội ở Vĩnh Linh đạt được bước đầu, thì ngày 4-8-1964 đế quốc Mỹ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc XHCN. Vĩnh Linh là tuyến đầu của miền Bắc XHCN, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam trở thành trọng điểm đánh phá của Mỹ trong chiến tranh phá hoại.
  • 24. 21 Công tác dân vận ở khu vực Vĩnh Linh trong những năm 1965-1968, tập trung vận động, tổ chức thanh niên hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, vận động, tổ chức chị em phụ nữ hưởng ứng phong trào “Phụ nữ ba đảm đang”, vận động chị em công nhân, viên chức hưởng ứng phong trào thi đua “Hai giỏi”1 . Vận động nông dân học tập “Ba bài học” của hợp tác xã Nam Hồ. Bằng những chủ trương thiết thực hữu hiệu, mọi người dân Vĩnh Linh, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, ngày càng đẩy mạnh “cao trào thi đua chống Mỹ, cứu nước, mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Quảng Trị thân yêu”, ngày đêm đem hết sức mình góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, làm tròn nghĩa vụ hậu phương trực tiếp với tiền tuyến lớn. Từ năm 1969-1972, nhờ làm tốt công tác dân vận, binh vận, quân và dân Quảng Trị đã làm nên những chiến thắng vang dội: đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra Đường 9 - Nam Lào đặc biệt cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị, đã góp phần tích cực vào việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến chanh”, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán Pairs. Sau hiệp định Paris ký kết ngày 27-1-1973, Quảng Trị hình thành hai vùng: vùng giải phóng chiếm 85% đất đai của tỉnh với 12 vạn dân và vùng địch chiếm đóng chiếm 15 % đất đai bao gồm toàn bộ huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và năm xã của Triệu Phong với 18 vạn dân. Quảng Trị trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, do đó, quân và dân Quảng Trị vừa phải đương đầu trực tiếp với địch để bảo vệ vùng giải phóng, vừa chuẩn bị sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Những ngày cuối tháng 3 và 4-1975, thực hiện chủ trương của tỉnh ủy, cán bộ, đảng viên trong tỉnh tập trung vào một trong các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là tuyên truyền, vận động, tổ chức thực lực tham gia phục vụ chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần tích cực vào cùng miền Nam và cả nước quét sạch dinh lũy cuối cùng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30-4-1975. Thắng lợi của quân và dân Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân, là thắng lợi của khối đoàn kết toàn dân và đó chính là thành công, hiệu quả từ công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị. 1 “Hai giỏi”: Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi 2 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp
  • 25. 22 1.2.2.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong thời kỳ khôi phục kinh tế, bước đầu công cuộc đổi mới (1975 - 1989) Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, nhân dân Quảng Trị bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TƯ của Bộ Chính Trị, ngày 20-9-1975, Quảng Bình, Quảng Trị, khu vực Vĩnh Linh và Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên. Quảng Bình, Vĩnh Linh đã trải qua một thời gian cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng quan hệ sản xuất mới, có thể cung cấp kinh nghiệm cho khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên. Nhiệm vụ cho công tác dân vận của Đảng bộ Bình Trị Thiên trong giai đoạn này “là phải động viên, tập hợp nhân dân đoàn kết, vượt qua khó khăn thực hiện năm mục tiêu lớn để tạo ra sự chuyển biến căn bản bộ của mặt bốn vùng: đô thị, đồng bằng, miền núi và miền biển” [18, tr 266-267]. Để tăng cường vai trò của bộ phận tham mưu về công tác dân vận cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 17-8-1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định số 53- QD/TU về việc thành lập Ban Dân vận và Mặt trận do ông Cổ Kim Thành, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng ban. Ngày 30-10-1931, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên có quyết định số 63-QĐ/TU về “Thành lập Ban Dân vận của Tỉnh ủy và Đảng đoàn Mặt trận tỉnh” chính thức tách Ban Dân vận ra khỏi Ban Dân vận và Mặt trận và cử đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách Ban Dân vận. Tuy có nhiều cố gắng trong công tác vận động nhân dân thực hiên các nhiệm vụ chính trị đạt được những thành tựu cơ bản song hoạt động dân vận ở tỉnh Bình Trị Thiên cũng như cả nước chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân mà lại nặng về huy động sức dân, nhấn mạnh quá mức động viên chính trị tinh thần, thiếu quan tâm mặt lợi ích vất chất mà sâu xa là do “cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sức sáng tạo của quần chúng” [43, tr.618]. Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Bình Trị Thiên trong bối cảnh chung của cả nước lâm vào khủng hoảng, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp các mặt của đời sống xã hội mất cân đối nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, Đảng và nhà nước ta bắt đầu quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, con đường đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, cụ thể về là cơ chế quản lý kinh tế, đánh dấu bằng Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) (8-
  • 26. 23 1979), Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Cải tiến công tác phân phối, lưu thông (tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương, thương nghiệp và quản lý thị trường” (ngày 23-6-1980) và đặc biệt là Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13-1-1981 của ban bí thư (khóa IV) về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong Hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là “khoán 100”). Đảng bộ và chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tỉnh Bình Trị Thiên tích cực vận động nhân dân lao động thực hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên, nhóm và người lao động”. Đến tháng 7-1981, toàn tỉnh có 535 Hợp tác xã khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, trong đó có 267 hợp tác xã phía bắc, 268 hợp tác xã phía nam [7, tr.98]. Chỉ thị số 100 “đã thúc đẩy nhà nước phát triển, củng cố được một bước công tác quản lý, … quần chúng tin tưởng phấn khởi, ba lợi ích được đảm bảo, quyền làm chủ tập thể của xã viên được tôn trọng và phát huy một cách thiết thực” [2, tr.2]. Những tín hiệu bước đầu trong thực hiện Chỉ thị 100 và tiến hành đổi mới cục bô trên các mặt sản xuất công nghiệp, cân đối và lưu thông theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương trên địa bàn Quảng Trị và tỉnh Bình Trị Thiên nói chung cho thấy đổi mới kinh tế la xu thế khách quan đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy luật phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội đối với cách mạng Việt Nam. Qua mười năm tìm tòi và khảo nghiệm, Đảng bộ tỉnh có thêm kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng nhân dân tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường đổi mới của Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ IV (từ ngày 21 đến 26- 10-1986) đã đặt ra yêu cầu đổi mới công tác vận động quần chúng, thực hiện khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo nên động lực thúc đẩy phong trào hành động cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị [3, tr.38-39]. Để thúc đẩy tiến trình đổi mới, nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế “khoán 100”, ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW về “Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp” (Sau này gọi là cơ chế “khoán 10”). Sự ra đời của cơ chế “khoán 10” là bước tiến quan trong trong cơ chế khoán sản phẩm đối với các hợp tác xã và tâp thể sản xuất nông nghiệp mà nội dung cơ bản là khoán theo đơn giá thanh toán đến hộ gia đình. “Khoán 10” làm bừng dậy khí thế mới trong nông nghiệp, nông thôn Quảng Trị. Việc vận động nhân dân thực hiện khoán 10 được triển khai tích cực và có hiệu quả, làm giấy lên phong trào thi đua
  • 27. 24 đẩy mạnh sản xuất, tạo bước chuyển rõ rệt trên mặt trận nông nghiệp. Quy mô khoán theo Nghị quyết 10 được diễn ra trên diện rộng. Triệu Hải 100% số Hợp tác xã, Bến Hải 50% số Hợp tác xã và đến vụ đông xuân 1988-1989, trên địa bàn Quảng Trị 100% Hợp tác xã khoán theo tinh thần Nghị quyết 10. Dựa trên cơ sở vật chất và năng lực hiện có, nhiều Hợp tác xã đã tự điều chỉnh mô hình và tổ chức sản xuất, từ 194 Hợp tác xã năm 1987 đã tăng lên 226 Hợp tác xã vào năm 1989 [7, tr.149]. Trên lĩnh vực công nghiệp, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế nhà nước, tập thể làm chủ đạo, khuyến khích các thành phần khác phát triển, tỉnh Bình Trị Thiên chỉ đạo vận động khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển, tỉnh Bình Trị Thiên chỉ đạo vận động khuyến khích nhân dân bỏ vốn kinh doanh, thu hút lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ động về vật tư, nguyên liệu, tạo ra nhiều mặt hàng mới. Các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phục hồi, thi đua sản xuất, tìm kiếm thị trường phát triển các nghề truyền thống không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất bán cho tỉnh bạn và xuất khẩu. Sau 13 năm kể từ ngày hợp nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhân dân Bình Trị Thiên đã đoàn kết, nổ lực phấn đấu, từng bước vượt qua khó khăn, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, cố gắng duy trì và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, trước biến đổi của thời kỳ mới, đầu năm 1989, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên là được chia tách các tỉnh trở về địa giới cũ để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát theo yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội ở từng đại phương. Ngày 8-5-1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 87-QĐ/TW về chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiến Huế. Ngày 1-7- 1989, tỉnh Quảng Trị tái lập với danh xưng và địa bàn vốn có trong lịch sử. Từ đây, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị bước vào một thời kỳ phát triển mới với những thời cơ, vận hội song cũng có không ít khó khăn, thử thách mới. Hoạt động dân vận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng bước sang trang mới.
  • 28. 25 1.3. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 1995 1.3.1. Chủ trương của Đảng và Tỉnh ủy Quảng Trị 1.3.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Từ những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự khủng hoảng về chính trị - xã hội dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Lợi dụng cơ hội này, các thế lực phản động trong và ngoài nước tăng cường hoạt động chống phá, can thiệp, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, kiên định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước để đưa nước ta vượt ra khỏi khó khăn, khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), tuy bước đầu thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội nhưng sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần (theo đường lổi đổi mới) cũng tạo ra cơ cấu các giai tầng xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Lợi ích của các cộng đồng dân cư được phản ánh rất khác nhau, gây ra sự phân hóa xã hội, tác động sâu sắc đến công tác dân vận của quần chúng nhân dân. Trong khi đó, công tác quần chúng của Đảng vẫn chưa được đổi mới một cách căn bản. Các đoàn thể quần chúng chưa đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chưa khắc phục được bệnh quan liêu, hành chính, không ít tổ chức cơ sở hoạt động không thường xuyên hoặc không hoạt động; nhiều đoàn viên, hội viên không tha thiết gắn bó với đoàn thể của mình. Hậu quả là làm suy giảm nhiệt tình cách mạng và hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tình hình thực tế đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động dân vận của Đảng để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Với tinh thần đó ngày 27-3-1990, Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng ra nghị quyết 8B-NQ/TW về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Nghị quyết đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức quần chúng, tăng cường công tác quần chúng của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng. Nghị quyết nhấn mạnh: “…giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nhân
  • 29. 26 tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [45, tr. 85-86]. Trong các năm 1991 đến 1995, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành các Nghị quyết về đổi mới hoạt động của Mặt trận và đoàn thể quần chúng cũng như đối với công tác vận động đồng bào dân tộc, tôn giáo nhằm phát huy hơn nữa trí tuệ và sức sáng tạo của toàn dân trong quá trình thực hiện những mục tiêu đổi mới. Công cuộc đổi mới tiếp tục giành được những thành tựu cơ bản, tăng trưởng kinh tế cao, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố, đối ngoại được mở rộng, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân được củng cố và tăng cường. 1.3.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị Thực hiện Nghị quyết họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII và Nghị quyết số 87/HĐBT Hội đồng Bộ trưởng, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Ngày 1-7-1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập theo địa giới cũ trước năm 1976 và tên gọi vốn có trong lịch sử. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, trong bối cảnh còn bộn bề khó khăn sau ngày tái lập tỉnh. Để đưa phong trào quần chúng phát triển, ngày 28-6- 1989, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ họp ra Nghị quyết 01-NQ/TU về phân công các chức vụ chủ chốt trong cấp ủy. Đồng chí Lê Văn Hoan Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy được phân công phụ trách khối công tác dân vận tỉnh. Giữa lúc Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đang tìm kiếm phương thức chỉ đạo đổi mới công tác vận động quần chúng, trong công cuộc xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh thì Nghị quyết 8B (khóa VI) của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” ra đời, mang đến cho tỉnh những định hướng cơ bản thúc đẩy hoạt động dân vận phát triển. Ngày 9-4-1990, Tỉnh ủy ra Kế hoạch số 65-KH/TV về triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám. Kế hoạch đã nêu rõ những việc làm cụ thể của chi bộ, đảng viên, của chính quyền, đoàn thể ở xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, những công việc mà cấp trên của cơ sở phải tăng cường chỉ đạo. Ngày 24-8-1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (vòng 2) khai mạc (tại thị xã Đông Hà), Báo cáo chính trị nêu rõ nhiệm vụ công tác dân vận trong những năm (1991-1995) là: “các cấp ủy Đảng phải coi trọng công tác vận động quần chúng, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhất là Đoàn Thanh niên
  • 30. 27 cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ cần đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động để đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên, thực sự góp phần thực hiện dân chủ, tham gia các công việc quản lý nhà nước, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các đoàn thể phải nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đoàn kết nhân dân” [18, tr.341-342]. Để không ngừng tăng cường hiệu quả của hoạt động dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 5- 12-1993, Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 208-QĐ/TV về việc thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy. Theo đó. Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh ủy về hoạt động Dân vận của Đảng, có nhiệm vụ nghiên cứu hướng dẫn, thao dõi, kiểm tra tổng hợp tình hình để báo cáo với Tỉnh ủy; giúp Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn bị cho các Chỉ thị, Nghị Quyết về hoạt động vận động quần chúng…. Đến năm 1994, Ban Dân vận cấp huyện, thị xã được thành lập, ở cấp cơ sở có cán bộ chuyên trách về công tác dân vận. Đổi mới công tác vận động quần chúng trong bối cảnh của một tỉnh mới tái lập, nhiều khó khăn khách quan thường xuyên tác động gây bất lợi, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Quảng Trị quyết tâm vượt khó, đưa công tác vận động quần chúng phát triển. 1.3.2. Hoạt động dân vận ở Quảng Trị trong giai đoạn khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sau khi tái lập tỉnh (1989 - 1995) 1.3.2.1. Vận động nhân dân ổn định chính trị - tư tưởng trong giai đoạn đầu tái lập tỉnh, tham gia xây dựng chính trị vững mạnh Việc tái lập tỉnh Quảng Trị sau 13 năm tồn tại trong cơ cấu hành chính của tỉnh Bình-Trị-Thiên được tiến hành trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Sau khi chia tỉnh, cán bộ, công nhân viên từ tỉnh Bình-Trị-Thiên trở về xây dựng quê hương khá đông. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức của tỉnh sau khi chia đòi hỏi phải sắp xếp theo tinh thần đổi mới, giảm nhẹ biên chế, tăng chất lượng, nên một số lượng cán bộ bị dư thừa, không bố trí được việc làm. Cơ sở vật chất cũng như phương tiện làm việc, nhà ở, điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công chức và người lao
  • 31. 28 động thiếu thốn, chật chội. Hầu hết các hộ gia đình, cán bộ, công nhân, viên chức phải tự lo lấy chổ của mình. Trong 13 năm nhập tỉnh, Quảng Trị không có cơ sở sản xuất nào đáng kể nên cũng không thể bố trí cho công nhân viên chức có đủ việc làm, gây nên tình trạng hết sức căng thẳng trong từng đơn vị, cơ quan và số đông các gia đình cán bộ. Đối với hoạt động dân vận, sau gần 4 năm thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh đi dân vào thế ổn định, vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ngày càng được củng cố, nâng cao. Những phong trào hành động cách mạng như cuộc vận động thực hiện khoán 100, khoán 10 trong nông nghiệp được đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia, bước đầu tạo lập được quan hệ sản xuất và cuộc sống mới trên quê hương Quảng Trị. Khối đại đoàn kết được mở rộng, nền tảng liên minh công - nông - trí thức được củng cố. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhờ đó được tăng cường. Những kinh nghiệm hoạt động dân vận trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục lãnh đạo hoạt động dân vận, tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị sau ngày tái lập tỉnh. Nhiệm vụ hàng đầu cho hoạt động dân vận sau ngày tái lập tỉnh là: “Phải làm cho toàn Đảng bộ, toàn dân, tất cả các thế hệ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống của Quảng Trị về những khó khăn, thuận lợi hiện nay. Xác định bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện phương châm vừa khẩn trương, tích cực, vừa vững chắc, khiêm tốn và thiết thực, không để cho khuynh hướng bảo thủ hoặc nóng vội chi phối. Phải tỉnh táo theo dõi, kịp thời phát huy những nhân tố tích cực, uốn nắn những lệch lạc, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong lúc chia tỉnh, kiên quyết điều hành để tháo gỡ khó khăn theo cơ chế mới, không được chập chờn giao động, quay lại cơ chế cũ” [60, tr.3]. Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động ổn định tư tưởng cho nhân dân tỉnh chú trọng xây dựng và quản lý tốt mạng lưới truyền thống trên địa bàn, coi đây là công cụ quan trọng nhằm thực hiện chủ trương dân vận của Đảng và Nhà nước. Ngay trong những ngày đầu tháng 7 năm 1989, các đơn vị thông tin đã đi vào hoạt động. Ngày 10-6-1989, Ban chấp hành Đảng bộ Đảng bộ lâm thời tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 01 về việc xuất bản tờ báo Quảng Trị, số đầu tiên sẽ ra đầu