SlideShare a Scribd company logo
1 of 155
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÃ THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO
VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, 2015
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÃ THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO
VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Thị Khánh
2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
HUẾ, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án
đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm./.
Tác giả luận án
Lã Thị Thu Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí học tập và
nghiên cứu thông qua đề án 911. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh
đạo Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình về mặt khoa học của PGS.TS. Lê Thị Khánh
và PGS.TS. Trần Thị Thu Hà.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô giáo trong
khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã cho tôi những góp ý quý báu
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân ở các vùng trồng hoa truyền
thống của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Phú Dương, huyện Phú Vang; phường Thủy
Dương, thị xã Hương Thủy; xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã giúp tôi xây dựng
các mô hình thực nghiệm của đề tài.
Luận án này dành tặng Bố Mẹ - người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi
dưỡng tôi nên người.
Cảm ơn sự động viên của chồng và các con tôi - những người đã truyền nhiệt
huyết để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong
việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Lã Thị Thu Hằng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...............................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................xi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................4
5. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................6
1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông.......................................................................6
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm thực vật học..............................................................................8
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông................................................10
1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam ...11
1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng.......................14
1.2.1. Nhân giống hữu tính...............................................................................14
1.2.2. Nhân giống vô tính.................................................................................15
iv
1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông ..........................................16
1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam .24
1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ................25
1.3.1. Thời vụ ...................................................................................................25
1.3.2. Giá thể trồng...........................................................................................26
1.3.3. Phân bón lá .............................................................................................28
1.3.4. Bấm ngọn................................................................................................32
1.4. Những kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông...............................................34
1.4.1. Nhân giống in vitro.................................................................................34
1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất .................38
1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông ...............................................40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.44
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................44
2.1.1. Giống......................................................................................................44
2.1.2. Giá thể ....................................................................................................45
2.1.3. Phân bón .................................................................................................45
2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng ....................................................................45
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................46
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................47
2.3.1. Nội dung 1 ..............................................................................................47
2.3.2. Nội dung 2 ..............................................................................................51
2.3.3. Nội dung 3 ..............................................................................................54
2.3.4. Nội dung 4...............................................................................................56
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .............................................58
2.4.1. Các chỉ tiêu trong nuôi cấy in vitro ........................................................58
2.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ................................................59
v
2.4.3. Các chỉ tiêu về hoa, năng suất và chất lượng hoa ..................................60
2.4.4. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học ..........................................................61
2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng chồi in vitro và cây giống in vitro ...61
2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại.....................................................61
2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................................62
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................62
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................63
3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây
hoa chuông.....................................................................................................63
3.1.1. Giai đoạn tạo nguồn vật liệu khởi đầu ...................................................63
3.1.2. Giai đoạn tạo sự phát sinh hình thái và nhân nhanh...............................65
3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh .................................................................70
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông in vitro giai đoạn vườn ươm..............................................................73
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng
sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ....74
3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông
in vitro ra trồng ở vườn ươm.................................................................76
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm............78
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm............83
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông
thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất.........................................................89
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của cây hoa chuông ...............................................................................89
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất ............98
vi
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất..........109
3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông.......................................................115
3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.....................................................................................................119
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................127
4.1. Kết luận ........................................................................................................127
4.2. Đề nghị .........................................................................................................128
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................130
PHỤ LỤC.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ABA - Axít abscicic
ADN - Axít Deoxyribo Nucleic
ARN - Axít ribonucleic
ATP - Adenosin triphosphat
BA - 6-benzyl adenine
BVTV - Bảo vệ thực vật
cs - cộng sự
CCC - Chlormequat chlorid
CEC - Khả năng trao đổi cation (Cation exchange capacity)
đ/c - Đối chứng
EU - Liên minh Châu Âu
GA3 - Gibberellic axít
IAA - Axít indolylacetic
IBA - Axít indolyl butyric
lux - đơn vị đo cường độ ánh sáng
MS - môi trường Murashige và Skoog
NAA- Axít naphthylacetic
NADPH2 - nicotinamide adenine dinucleotide hydrogen phosphate
ppm - đơn vị minigam/lít
Q (calo) - Nhiệt lượng
TDZ - Thidiazuron
UDS - Đô la Mỹ
VCR - value cost ratio
2,4-D - Axít diclorophenoxy acetic
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu.................................20
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian
khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở
hai giống hoa chuông ...............................................................................48
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của
BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa
chuông......................................................................................................49
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo
nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông.....................................64
Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi
in vitro ở hai giống hoa chuông ...............................................................67
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và
sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông .............................69
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro
ở hai giống hoa chuông............................................................................71
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............75
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............77
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh
trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.........................79
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.................................80
Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng
trên các loại giá thể khác nhau.................................................................82
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.................................84
ix
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ..........................85
Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và
xuất vườn ươm .........................................................................................87
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................91
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng
suất của hai giống hoa chuông .................................................................93
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa
chuông ......................................................................................................96
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................99
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông .............................................................................101
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai
giống hoa chuông ...................................................................................104
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học
của hai giống hoa chuông.......................................................................105
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng
hoa hoa của hai giống hoa chuông.........................................................107
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ......................................................110
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai
giống hoa chuông ...................................................................................111
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa
của hai giống hoa chuông.......................................................................113
Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông .............116
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại
các mô hình trình diễn............................................................................120
x
Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các mô hình
tại Thừa Thiên Huế ................................................................................123
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hoa chuông thương phẩm
tại tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................124
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông...........................................................6
Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông...........................................................7
Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy............................................17
Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu .....................................44
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án..................................47
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi
cấy đoạn thân mang mắt ngủ....................................................................73
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro.............................89
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm................119
Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông ..126
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi
(Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam
Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi
trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức… và được người
châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39].
Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với
nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự
nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí
trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở
thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích
các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy
nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt
(nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ
mọc thấp,…) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ
yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,… ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cây hoa chuông trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn thân,
lá và củ [63]. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số
nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài [107]. Để khắc
phục những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo
nguồn cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp
nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương
pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn
2
toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản
xuất được ở quy mô lớn.
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân nhanh in
vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương Tấn Nhựt và cs
(2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);… Tuy nhiên, những công
trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm mà chưa đi đến xây dựng
quy trình nhân giống cụ thể để tạo ra sản phẩm cây giống cung cây cho thị trường.
Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu Nam - Bắc nên hình
thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lạnh và ẩm; Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam nên nhiệt độ cao và khô. Đồng thời, Thừa Thiên Huế còn mang
những nét đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung (có chế độ bức
xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định). Đây là những
điều kiện thuận lợi để trồng các loài hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Bên cạnh
đó, chơi hoa, thưởng thức hoa không chỉ là một thú chơi tao nhã mà nó đã trở thành
nét đẹp văn hóa của người dân cố đô (người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời).
Hơn nữa, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch lớn và đặc
sắc của Việt Nam, hàng năm có rất nhiều sinh viên, khách du lịch trong nước và
quốc tế đến học tập thăm quan, tham dự các lễ hội,... nên nhu cầu trang trí làm đẹp
cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần thiết. Có thể nói, điều kiện tự nhiên
và xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho các loài hoa xứ nóng, xứ lạnh có thể trồng trên
địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa phụ
thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây giống thấp,…
nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, việc
nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên
Huế là việc làm cấp thiết và được xem là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu hoa của Trường Đại học Nông Lâm,
Huế đã thu thập, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa
chuông trên các loại giá thể khác nhau tại Thừa Thiên Huế, đã chọn được hai giống
3
hoa chuông tốt nhất (giống hoa màu đỏ cánh kép, giống hoa màu trắng cánh đơn),
phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và giá thể trồng thích hợp là hỗn
hợp đất phù sa, cát, phân chuồng và trấu hun, tỷ lệ (1:1:1:1) [6]. Tuy nhiên, để phát
triển được diện tích trồng cây hoa chuông trên quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế, thì
những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây thương phẩm…
cần được tiến hành có hệ thống để hạn chế được những yếu tố bất lợi về điều kiện
sinh thái và phát huy ưu điểm của giống. Từ đó, làm cơ sở khoa học để xây dựng
các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) tại tỉnh
Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây giống hoa
chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng
suất, chất lượng hoa cao và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông có
chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai
đoạn vườn ươm.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù
hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển diện tích trồng cây hoa
chuông ra diện rộng.
4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung
thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro, kỹ thuật trồng cây hoa
chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản xuất
có hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về
chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật
trồng hoa chậu.
3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình kỹ
thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông; quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm,
phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.
- Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây
hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp vơi điều kiện
sinh thái của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm có giá trị trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.
- Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận dụng
nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa truyền thống của
địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian thực hiện
 Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông được thực hiện từ
5
tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.
 Nghiên cứu quy trình ươm cây giống sau nuôi cấy mô tế bào (giai đoạn cây
con ở vườn ươm) được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.
 Nghiên cứu quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm (giai đoạn vườn
sản xuất) được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015.
 Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm được thực hiện từ tháng
10/2014 đến tháng 3/2015.
- Địa điểm thực hiện
Các thí nghiệm của luận án được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Huế. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở một số
vùng trồng hoa truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, phường Thủy
Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Những đóng góp mới của luận án
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông, để tạo
ra cây giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro phù hợp
với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền
Trung nói chung.
 Cung cấp được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp
với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng hoa cao, đáp
ứng nhu cầu của người chơi hoa và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra
diện rộng.
6
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây hoa chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil vào năm
1785. Năm 1815, hoa chuông được trồng ở Anh [41]. Năm 1817, người làm vườn ở
Anh tên là Conrad Loddiges đặt tên hoa chuông là Gloxinia speciosa (G. Lodd.)
(Hình 1.1), (G là viết tắt tên George Loddige). Người công bố thông tin về cây hoa
chuông là con trai của George Loddige tên là Conrad Loddiges [74] để vinh
danh nhà thực vật học người Đức Benjamin Peter Gloxin (1765-1794). Năm 1825,
hoa chuông được Conrad Loddiges đổi tên từ Gloxinia speciosa thành tên mới là
Sinningia speciosa để đúng định danh thuộc loài S. speciosa [39]. Năm 1877, hoa
chuông Sinningia speciosa được nhà thực vật học Hiern xác định có nhiều màu sắc
khác nhau, hoa có cấu trúc đối xứng (Hình 1.2) và tên khoa học về cây hoa chuông
được dùng từ đó đến ngày nay là Sinningia speciosa (G. Lodd.) Hiern [39]. Hầu
hết các loài của Sinningia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới Brazil ở Nam Mỹ.
Một số giống hoa chuông hiện nay là kết quả của sự lai tạo từ hai loài hoa của
Brazil: Sinningia speciosa và Sinningia maxima do những người làm vườn ở
Scotland thực hiện vào thế kỷ XIX [63].
Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông Sinningia speciosa (G. Lodd.)
(Nguồn: [74])
7
Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông (Nguồn:[39])
Các giống hoa chuông hoang dại đầu tiên được phát hiện ở Brazil có sự đa
dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng hoa. Thông qua quá trình lai tạo và chọn
lọc, các giống hoa chuông trồng hiện nay có nhiều ưu điểm để phù hợp với thị hiếu
của người chơi hoa.
Cây hoa chuông (Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa), là loài hoa mới
được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, hoa chuông còn
có nhiều tên gọi khác: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, tứ quý, mõm
chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm…
Hoa chuông là cây thân thảo lưu niên, củ nằm dưới mặt đất, sống tự dưỡng thuộc:
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)
Lớp: Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)
Bộ: Lamiales (Bộ Hoa môi)
Họ: Gesmeriaceae (Họ Tai voi)
Chi: Sinningia (Chi Hoa chuông)
Loài: Sinningia speciosa.
Sinningia speciosa thuộc một họ lớn là Gesmeriaceae. Họ này có trên 2.500
loài [35], [66], [111], [112], [125], [127]. Thuộc bộ Lamiales [27], [92]. Hầu hết
8
chúng được phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng thường được tìm
thấy ở những nơi đất mùn, khe đá và rừng phủ mùn.
Hoa chuông rất đa dạng về màu sắc hoa và hình dạng hoa, kích thước bộ lá…
Chi Sinningia có khoảng 40-50 loài và vô số các loài lai. Hiện nay Sinningia
speciosa được trồng phổ biến trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật,
Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Philippin… Ở điều kiện khí hậu lạnh, hoa chuông được
trồng như là cây một năm và chúng sẽ ra hoa vào mùa hè, vùng có điều kiện khí hậu
ấm hơn thì chúng có thể ra hoa quanh năm [63].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Rễ cây hoa chuông thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang,
ở tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ chệnh lệch nhau không
nhiều, số rễ tương đối nhiều nên khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây rất mạnh.
Rễ phát sinh từ mầm rễ của hạt, từ củ, thân, cuống lá và những cơ quan sinh dưỡng tiếp
xúc trực tiếp với đất. Vì vậy, hoa chuông rất thích hợp trồng trên các loại giá thể tơi xốp,
chủ động điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp để kích thích bộ rễ phát triển.
- Thân: Hoa chuông thuộc loại cây thân thảo có nhiều đốt giòn dễ gãy. Thân dạng
đứng hoặc bò. Kích thước thân to hay nhỏ, cao hay thấp, cứng hay mềm tùy thuộc
vào giống và thời vụ trồng. Trên thân có các mắt ngủ tiềm sinh ở giữa cuống lá và
thân. Thân có khả năng tái sinh nên được sử dụng để nhân giống vô tính.
- Lá: Lá đơn mọc đối trên thân không có lá kèm. Phiến lá mềm mỏng, có thể to hay
nhỏ hình thuôn hoặc oval, có màu sắc khác nhau (xanh đậm, xanh nhạt, xanh phớt
hồng...) tùy thuộc vào giống. Cây có ít lá, mặt trên lá bao phủ một lớp lông tơ mượt
như nhung, mặt dưới nhẵn, gân lá hình mạng, trung bình một chu kỳ sinh truởng của
cây có từ 5-18 lá trên thân chính. Vì vậy, lá góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của
hoa và là cơ quan sinh dưỡng có thể sử dụng làm vật liệu để nhân giống vô tính.
- Hoa: Hoa hình chuông, cánh mướt như nhung và viền cánh hoa có gợn sóng. Hoa
khoe sắc, mọc ra từ nách lá, đơn lẻ hoặc thành chùm nhiều bông. Thời gian nở hoa
dài. Màu sắc hoa rất đa dạng, hầu như có tất cả các màu trong tự nhiên (trắng, tím, đỏ
hồng,...). Một bông có thể có một màu hoặc nhiều màu pha trộn. Hoa có hai dạng là
9
hoa đơn và hoa kép, hoa kép có nhiều vòng cánh, các cánh xếp xen kẽ nhau. Đường
kính bông hoa tùy thuộc vào giống và thời vụ trồng, trung bình khoảng 3-7 cm.
Hoa có hai dạng chính là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, đôi khi xuất hiện cả
những hoa vô tính.
Cấu tạo hoa gồm các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và noãn. Có hai cặp
nhị so le với nhau, trong đó có một nhị lép đính trên tràng hoa, các bao phấn dính
nhau thành từng cặp, có một nhụy hoa, vòi nhụy mảnh mai, núm nhụy chia thành
hai thùy. Ngoài ra, còn có thêm túi mật thu hút côn trùng (ong, kiến) và động vật
nhỏ (chim, ruồi, dơi) làm tăng khả năng thụ phấn của hoa nhờ côn trùng và gió.
Vì vậy, hoa chuông có thể đáp ứng được sự đa dạng về thị hiếu, sở thích của
người chơi hoa. Ngoài ra, cấu tạo hoa rất phù hợp để lại tạo, chọn lọc ra nhiều giống
mới có màu sắc và kiểu dáng hoa khác nhau.
- Quả và hạt: Quả có dạng quả nang (khi chín sẽ nứt ra theo 3 đường nứt dọc để
giải phóng các hạt), hạt nhiều và nhỏ (12.000 hạt/g), có nội nhũ.
Như vậy, cây hoa chuông vừa có khả năng nhân giống vô tính và nhân giống
hữu tính. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp hữu tính thường khó (khả năng
thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp),
tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng, cây
thường bị phân ly với tỷ lệ cao. Nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến ở các
giống hoa chuông hiện nay.
- Sinh trưởng: Vô hạn (cây có củ, các chồi mới mọc nên từ củ, khi cây kết thúc
một chu kỳ sinh trưởng).
- Giai đoạn ngủ nghỉ: Bắt buộc, khi lá rụng hết [63]. Đặc điểm sinh trưởng này
của cây giúp cho người trồng hoa có thể tiếp tục sử dụng củ để làm giống cho vụ
sau khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng. Các chồi mới mọc lên từ củ sẽ sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa cao nếu được chăm sóc đúng
quy trình kỹ thuật.
10
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông
- Nhiệt độ: Hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới nên đa số các giống hoa chuông
được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 -
240
C. Trong giai đoạn ra hoa, nhiệt độ 16 - 180
C sẽ kéo dài thời gian ra hoa. Nhiệt
độ nhỏ hơn 100
C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và hoa, khi nhiệt độ
lớn hơn 270
C cây sinh trưởng nhanh. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ này, vụ Đông
Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đáp ứng để cây hoa chuông sinh trưởng phát
triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao.
- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở
hoa của cây hoa chuông. Hoa chuông ưa ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp sẽ
làm cháy lá, trong thời kỳ ngủ nghỉ cây không cần ánh sáng. Quang kỳ thích hợp
nhất để hoa chuông phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng/ngày. Cường độ
ánh sáng thấp (270 lux) được chấp nhận với nhiệt độ mát 180
C, mức ánh sáng từ
0,5 - 1,1 Klux hoặc cao hơn được khuyến cáo để cây phát triển số lượng nụ và hoa
tốt hơn. Vì vậy, trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường độ
chiếu sáng cho cây hoa chuông bằng cách dùng lưới đen che nắng, thắp đèn để điều
chỉnh sinh truởng phát triển của cây, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đất: Hoa chuông là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nông. Vì vậy, yêu cầu đất trồng phải
cao ráo, thoát nước tốt, tơi xốp và nhiều mùn, thích hợp với đất có pH từ 5,8 - 7.5.
- Ẩm độ và nước tưới: Hoa chuông là cây trồng cạn nên không chịu được úng. Tuy
nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên cần nhiều nước, chịu hạn kém. Cây hoa
chuông sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 - 80%,
độ ẩm không khí từ 60 - 75%. Trong thời kỳ nở hoa nếu độ ẩm quá cao gây thối hoa
và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và độ bền của hoa. Cây bị
úng trong giai đoạn ra hoa thì các núm hoa bị rụng và có thể gây chết. Khi cây ở giai
đoạn ngủ nghỉ, giảm lượng nước tưới cho cây. Bảo quản củ trong giai đoạn ngủ nghỉ ở
điều kiện mát mẻ nhưng phải khô ráo. Khi trồng nên sử dụng chậu thoáng và thoát
nước tốt. Tưới nước mỗi ngày phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Nên tưới
nước vào lúc sáng sớm, tưới nước xung quanh gốc cây, không tưới quá đẫm vì cây dễ
11
bị thối và nhiễm bệnh. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng.
Tóm lại: Từ những đặc điểm hình thái và những yêu cầu điều kiện sinh thái
cho thấy, cây hoa chuông có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều vùng sinh
thái của nước ta. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu đặc thù
(miền Bắc và miền Nam) nên có điều kiện sinh thái phong phú, có mùa đông lạnh
(vụ đông xuân) và mùa hè nóng (vụ Hè Thu). Vì vậy, để đảm bảo cho sự sinh
trưởng, phát triển của cây hoa chuông trên địa bàn Thừa Thiên Huế được thuận lợi
(cân đối giữa cơ quan sinh dưỡng: thân, lá… với cơ quan sinh sản: hoa), nâng cao
năng suất và chất lượng hoa thương phẩm, cần tiến hành nghiên cứu trên các giống
cụ thể và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng như: thời vụ, giá thể, phân bón…
phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.
1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Trên thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại với giá trị sản lượng cao. Sản xuất hoa mang lại chuỗi
giá trị rất lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh. Cùng chung xu
hướng phát triển của thế giới, sản xuất hoa ở các nước châu Á cũng đang phát triển
mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hoa. Diện tích trồng
hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên.
Theo Sudhagar và Phil năm 2013, trên thế giới có hơn 145 quốc gia tham gia
vào việc trồng hoa và diện tích các loại cây hoa đang gia tăng đều đặn. Năm 2013
có khoảng 305.105 ha diện tích sản xuất hoa ở các nước trên thế giới, trong đó tổng
diện tích ở châu Âu là 44.444 ha, Bắc Mỹ 22.388 ha, Châu Á và Thái Bình Dương
215.386 ha, Trung Đông và Châu Phi 2.282 ha, Trung Phi và Nam Phi 17.605 ha.
Ấn Độ có diện tích lớn nhất với 88.600 ha, theo sau là Trung Quốc với 59.527 ha,
Indonesia: 34.000 ha, Nhật Bản 21.218 ha, Hoa Kỳ 16.400 ha, Brazil 10.285 ha, Đài
Loan 9.661 ha, Hà Lan 8.017 ha, Ý 7.654 ha, Vương quốc Anh 6.804 ha, Đức 6.621
ha và Colombia 4.757 ha. Hoa trồng trong nhà kính trên thế giới là 46.008 ha [114].
12
Theo Barbara và cs (2014), giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới tăng trung bình
hàng năm 9% trong giai đoạn 2001 đến 2012 từ 7,1 tỷ đô la Mỹ năm 2001 lên 17,8
tỷ đô la Mỹ năm 2012. Trong đó hoa cắt cành tăng từ 47 % năm 2001 lên 49 % năm
2012 về tổng giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới [30].
Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu
Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất và chất lượng,
giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa hướng tới
là giống chất lượng cao và giá thành thấp. Châu Âu và Bắc Mỹ là thị trường tiêu
thụ hoa lớn nhất thế giới.
Sản phẩm hoa đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch
quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều
kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển công nghệ trồng hoa
khác nhau. Trong mười năm qua, 5 nước xuất khẩu hoa đứng hàng đầu thế giới là
Hà Lan, Colombia, Kenya, Ecuador và Ethiopia [100].
Hoa chuông được phát hiện ở Brazil từ rất sớm (năm 1785) và hiện nay được
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Đức, Hà Lan, Thái Lan, Trung
Quốc... Tuy nhiên, những thông tín thông kê cụ thể về diện tích trồng và tình hình
tiêu thụ cây hoa chuông ở các nước trồng hoa chưa được công bố riêng. Vì vậy,
diện tích trồng và tình hình tiêu thụ cây hoa chuông nói riêng cũng nằm trong xu thế
phát triển chung của các loại hoa ở các nước trồng hoa lớn.
1.1.4.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa chỉ
chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống
như: Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng),
Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP.
Hồ Chí Minh), Đà lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai)... tổng diện lích
trồng khoảng trên 13.000 ha [5].
Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm: trồng tự
nhiên ngoài đồng ruộng (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết), sử dụng kỹ thuật nhân
13
giống truyền thống (cây giống được tạo ra từ hạt, củ, cành giâm,...),... Vì vây, các
sản phẩm hoa làm ra có năng suất, chất lượng không cao, do nguồn cây giống dễ bị
thoái hoa, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là bệnh virut có khả năng lan truyền và phát
triển,... Ở một số vùng trồng hoa lớn, sản xuất hoa áp dụng kỹ thuật thâm canh cao
(trồng hoa trong điều kiện nhà lưới và sử dụng nguồn giống có chất lượng cao - cây
giống cây mô,...) đã được triển khai nhưng còn ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây là
phương pháp mà các nước trồng hoa tiên tiến đã ứng dụng từ lâu và mang lại hiệu
quả rất cao.
Các loại hoa được trồng ở Việt Nam rất đa dạng như hoa lan, ly, đồng tiền,
hồng, cẩm chướng,... Tuy nhiên, cây hoa chuông chưa được trồng phổ biến do các
giống hoa chuông mới được nhập vào nước ta, nguồn cung cấp giống bị động nên
diện tích trồng còn rất ít, chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu và tập trung ở Hà
Nội, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh,... Ở khu vực miền Trung, cây hoa chuông chưa được
tiến hành trồng thử nghiệm để mở rộng diện tích.
Để phát triển sản suất hoa nói chung và hoa chuông nói riêng cần chú trọng
công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất lượng cao, thích nghi
với nhiều vùng sinh thái,... Đồng thời tăng cường tiếp nhận, chuyển giao các công
nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối
hoa để tăng hiệu quả, giá trị sản phẩm. Trong đó, vấn đề giống, kỹ thuật canh tác là
yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đầu tư thích đáng.
1.1.4.3. Ở Thừa Thiên Huế
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều vùng trồng hoa như xã Phú Mậu,
xã Phú Thanh, xã Phú Thượng huyện Phú Vang; xã Thủy Vân, xã Thủy Dương, xã
Thủy Thanh huyện Hương Thủy; xã Hương Xuân, xã Hương Hồ, xã Hương Vân
huyện Hương Trà nhưng chủ yếu là trồng các loại hoa cảnh truyền thống như hoa
cúc, hoa mai, xương rồng... Hiện nay, một số loại hoa nhập nội có giá trị kinh tế cao
như hoa lily, hoa hồng, các loại phong lan, hoa đồng tiền... đã bắt đầu trồng nhưng
với quy mô nhỏ và chủ yếu là do các đề tài, dự án tiến hành trồng thử nghiệm và
bước đầu khẳng định một số loài hoa mới có thể trồng trên địa bàn Tỉnh.
14
Sản xuất hoa ở Thừa Thiên Huế hầu như chưa có điều kiện tiếp cận với các
tiến bộ khoa học công nghệ mới. Các loại hoa được trồng quảng canh theo từng thời
điểm (ngày lễ, Tết,...), kỹ thuật trồng phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ gia
đình. Các sản phẩm hoa làm ra có chất lượng thấp do nguồn giống không đảm bảo
và kỹ thuật canh tác lạc hậu nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu hoa
của địa phương.
Ở Thừa Thiên Huế cây hoa chuông chưa được ai nghiên cứu, trồng thử nghiệm
để đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Vì vậy, để
phát triển diện tích trồng và nâng cao năng suất, chất lượng hoa thương phẩm, cần
phải tiến hành những nghiên cứu trên các giống cụ thể, đồng thời ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất cây giống và trồng cây thương phẩm.
Tóm lại: Sản xuất và kinh doanh hoa không chỉ mang lại giá trị lớn về kinh
tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường sống và
phục vụ cho nhu cầu trang trí cộng đồng,... Thực tiễn sản xuất và thị trường tiêu
thụ hoa ở trong nước và trên thế giới trong những năm gần đây đang phát triển
mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các giống hoa mới có giá thị thẩm mỹ và kinh tế cao nói
chung và cây hoa chuông nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mở rộng diện
tích trồng và thị trường tiêu thụ ngay trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các vùng
trồng hoa trọng điểm cả cả nước.
1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng
Trong tự nhiên cây hoa chuông được nhân giống bằng 2 phương pháp: nhân
giống hữu tính và nhân giống vô tính. Ở mỗi phương pháp đều có những ưu nhược
điểm nhất định.
1.2.1. Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là hình thức dùng hạt để làm giống, cây con được hình
thành từ hạt. Đây là phương pháp nhân giống cây đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và
không cần nhiều trang thiết bị. Hạt giống được hình thành do kết quả thụ tinh giữa
giao tử đực (hạt phấn) với giao tử cái (noãn). Từ hạt sẽ hình thành một cây mới
mang đặc tính của cả cây bố và cây mẹ (trong trường hợp thụ phấn chéo) hoặc
15
nghiêng hẳn về cây bố hoặc cây mẹ (trong trường hợp vô phối). Cây con mọc lên từ
hạt, thường tạo thành cây giống khỏe, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả
năng chống chịu cao (sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh), năng suất cao. Tuy nhiên,
phương pháp nhân giống hữu tính cũng nhược điểm là:
Hạt giống tạo ra có bản chất lai, có ưu thể lai, cây có tính dị hợp, cây thường
bị phân ly với tỷ lệ cao, tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh
trưởng rất dài 5 - 6 tháng [107]… Mặt khác, phương pháp nhân giống bằng hạt
thường gặp nhiều khó khăn: khả năng thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái
có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp. Do đó, chất lượng hoa không cao, giá trị
thương phẩm thấp. Nên phương pháp nhân giống này ít được sử dụng trong sản suất.
Gill và cs (1994) chỉ ra rằng, đối với cây hoa chuông việc nhân giống bằng hạt
thường khó, có tỷ lệ thành công thường biến động và giá thành cao [47].
Kessler (1999) khẳng định, cây hoa chuông có thể nhân giống từ hạt. Hạt giống
cây hoa chuông rất nhỏ (12.000 hạt/g). Do đó, hạt giống nên được trộn với cát và gieo
trên giá thể trồng, chú ý không phủ hạt giống. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ
nhiệt độ đất khoảng 20 - 24°C. Để quá trình nảy mầm tốt thì cường độ ánh sáng nên
nhỏ hơn 2.150 lux. Hạt hoa chuông thường nảy mầm sau gieo 2 - 3 tuần [63].
1.2.2. Nhân giống vô tính
Cây hoa chuông cũng có thể được nhân giống từ các cơ quan, bộ phận sinh
dưỡng của cây như thân, lá, củ,... ây là hình thức nhân giống vô tính phổ biến ở
nhiều loại cây trồng. Quá trình nhân giống vô tính có thể diễn ra trong tự nhiên và
nhân tạo [13]. Phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm:
- Giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Cây giống sau trồng sớm ra hoa.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Các đột biến có lợi khó bị mất đi do không phải trải qua quá trình phân bào
giảm nhiễm.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp nhân giống này vẫn còn bộc lộ
một số nhược điểm sau:
16
- Cây mẹ truyền bệnh virus sang cho cây con.
- Cây giống nhanh bị thoái hóa (sinh trưởng phát triển không đều, giảm giá trị
thương phẩm).
- Hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thược vào
điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài.
Để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp nhân
giống vô tính truyền thống, công nghệ nhân giống in vitro cần được ứng dụng, để
tạo ra cây giống đồng nhất về kiểu hình, ổn định về di truyền, sạch bệnh... đáp ứng
nhu cầu sản xuất. Đây là kỹ thuật nhân giống đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước
có ngành sản xuất hoa tiên tiến. Kỹ thuật nhân giống in vitro luôn được hoàn thiện
để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.
1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông
Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống, thường được sử dụng cho
việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bằng việc sử dụng
các bộ phận khác nhau của cây với kích thước nhỏ.
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình điều khiển sự phát sinh hình
thái của tế bào thực vật một cách có định hướng, dựa vào sự phân hóa và phản phân
hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật.
1.2.3.1. Tính toàn năng của tế ào
Haberland lần đầu tiên đã quan niệm rằng: mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ
thể sinh vật đa bào đều mang toàn bộ thông tin di truyền (ADN) của sinh vật đó.
Khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn
chỉnh. Tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế
bào thực vật [117].
Như vậy, từ một tế bào (mô) bất kỳ trên cây (Hình 1.3) có thể điều khiển để
phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi được nuôi cấy trong một môi trường thích
hợp có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho tế bào thực hiện các quá trình phân hóa,
phản phân hoá.
17
Hình 1.3. C c oại mô t ên cây đ c s d ng nuôi c y
1.2.3.2. Phân hoá và phản phân hoá tế ào
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, thực chất là
kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào.
Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ
quan chức năng khác nhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy nhiên, tất
cả các loại tế bào đó đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh.
Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào của mô
chuyên hoá, đảm nhận các chức năng khác nhau của cơ thể.
Quá trình phân hoá của tế bào:
Tế bào phôi sinh Tế bào dãn Tế bào phân hoá chức năng
Tuy nhiên, sau khi tế bào phân hoá thành mô chức năng, chúng không hoàn
toàn mất đi khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, điều kiện
thích hợp chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Đó là
quá trình phản phân hoá tế bào.
Tế bào chuyên hoá (mô) Tế bào phôi sinh [85], [91].
Ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro đã mở ra một hướng phát triển mới
trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng và chất lượng cây giống, đảm bảo
nguồn cung cấp cây giống có chất lượng tốt cho thực tiễn sản xuất.
18
1.2.3.3. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro
Cho tới nay việc sử dụng phương pháp nhân giống in vitro đã được áp dụng
cho nhiều loại cây trồng (trên 400 loài). Giáo sư Murashige của trường ại học
California đã chia quy trình nhân giống in vitro làm ba giai đoạn [82] và một giai
đoạn tiếp sau in vitro:
1. Tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu in vitro
Giai đoạn này là bước thuần hoá vật liệu nuôi cấy. Các mẫu đã được khử trùng
và được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo ra các chồi mới. Giảm tỷ lệ mẫu
nhiễm bệnh, tăng khả năng tái sinh có vai trò quan trọng ở giai đoạn này. Theo
Yildiz (2012) [131], mô lấy từ cây non có khả năng tái sinh cao hơn từ cây trưởng
thành. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tuần.
2. Nhân nhanh chồi, cụm chồi in vitro
Là giai đoạn then chốt của toàn bộ quá trình nhằm tạo ra hệ số nhân cao nhất.
Ở giai đoạn này các chồi được kích thích phát sinh thành nhiều chồi, mầm nhằm
cung cấp cho các lần cấy chuyển tiếp theo. Hệ số nhân phụ thuộc nhiều vào vai trò
của các loại phytohoocmon (thường là cytokynin).
3. Tạo cây hoàn chỉnh, huấn luyện cây con
Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi in vitro đủ tiêu chuẩn được chuyển sang môi
trường tạo rễ để tạo ra cây giống in vitro hoàn chỉnh với đầy đủ thân, lá, rễ. Trong
giai đoạn này, nồng độ cytokynin được giảm xuống và tăng nồng đô auxin nhằm
kích thích sự hình thành rễ.
Huấn luyện cây con: Là giai đoạn chuấn bị cho cây con chuyển ra ngoài hệ
thống vô trùng khi đã đạt kích thước nhất định.
4. Chuyển cây ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên
Đây là giai đoạn chuyển cây in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống
hoàn toàn tự dưỡng và thích nghi với điều kiện tự nhiên [51], [53]. Sự biến động
của các yếu tố như: thời tiết, đất đai, sâu bệnh,… gây nhiều khó khăn trong việc đưa
cây in vitro ra trồng ngoài tự nhiên.
19
Như vậy, cả bốn giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro đều có vai trò
quyết định đến khả năng ứng dụng thành công các quy trình nhân giống in vitro vào
thực tiễn. Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông do toàn thân được phủ một lớp lông tơ
dày, thân lá chứa nhiều nước nên giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu gặp nhiều khó khăn
(số lượng mẫu nhiễm và chết rất cao). Vì vậy, để tăng hiệu quả của giai đoạn này
cần lựa chọn được hóa chất khử trùng, thời gian khử trùng và cơ quan sinh dưỡng
đưa vào nuôi cấy.
1.2.3.4. Đặc điểm của cây giống in vitro
Cây giống in vitro khi đưa ra môi trường tự nhiên, gặp một số vấn đề như sau:
- Cây dễ bị mất nước do cấu trúc lá có lớp cutin trên bề mặt ít.
- Bộ máy quang hợp và lục lạp kém phát triển.
- Rễ của các chồi không có khả năng đồng hóa cabon và thường bị chết do
rễ được hình thành từ callus thân, cho nên mối liên kết rễ - không bào và thân
không tốt.
Vì vậy, trước khi đưa cây ra ngoài cần phải có các biện pháp xử lý để tăng
khả năng sống sót của cây. Các biện pháp đó gọi là tôi luyện cây trước khi đưa
cây ra ngoài.
Việc tôi luyện cây bao gồm:
- Giảm thể nước của môi trường.
- Giảm ẩm độ trong bình nuôi cây.
Cả 2 dạng xử lý nhằm phát triển chức năng của khí khổng và lớp cutin. Các
biện pháp có thể áp dụng như: đậy nút bình bằng các vật liệu có thể thoát hơi nước,
mở nắp bình trước khi trồng vài ngày, khi cho cây ra rễ in vitro điều chỉnh ánh
sáng, nhiệt độ cao hơn các giai đoạn trước… [85], [91].
Cây in vitro đã tôi luyện, khi chuyển ra vườn ươm có thể gặp các trở ngại khác
như nhiệt độ, ấm độ, dinh dưỡng bổ sung... Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu miền
Trung Việt Nam, có mùa hè khô nóng và mùa đông lạnh ẩm, thì các nghiên cứu cụ
thể cần được thực hiện (thời vụ ươm, giá thể ươm, dinh dưỡng thích hợp,…), để
làm cơ sở khoa học khi đưa cây giống in vitro ra vườn ươm, nhằm giảm tỷ lệ chết,
20
cây thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tăng khả sinh trưởng. Đây là cơ sở lý luận
và thực tiễn để xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở
giai đoạn vườn ươm trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng.
1.2.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro
a. Sự lựa chọn mẫu cấy
Theo Mantell và cs (1985) mẫu cấy thích hợp nhất cho nuôi cấy mô phải có
mô phân sinh hay những tế bào có khả năng biểu hiện tính toàn năng [77].
Mô non như đỉnh chồi nách, chồi ngọn hay chồi bất định sẽ tái sinh tốt hơn mô
già của cùng một cây. Thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây mẹ có ảnh hưởng
hoàn toàn khác nhau tới khả năng tái sinh, phát sinh hình thái của mô nuôi cấy [50].
b. Phương pháp vô trùng mẫu
Mẫu vật trước khi đưa vào nuôi cấy, được xử lý vô trùng bằng các loại hóa
chất hoặc những tác động khác. Hoạt tính của hoocmon nội sinh ở mẫu vật nuôi
cấy, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào, khả năng tái
sinh,… của mẫu cấy sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt do các phương pháp xử lý vô trùng [32].
Vì vậy, đối với cây hoa chuông, để lựa chọn được phương pháp vô trùng
mẫu phù hợp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của quy trình
nhân giống in vitro.
Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian x ý n m khuẩn bề mặt mẫu
Tác nhân vô trùng Nồng độ
(%)
Thời gian xử lý
(phút)
Hiệu quả
Calcium hypochlorid (Ca(OCl)2) 9-10 5 - 30 Rất tốt
Sodium hypochlorid (NaOCl) 2 5 - 30 Rất tốt
Bạc Nitrat (AgNO3) 1 5 - 30 Tốt
Oxy già (H2O2) 10-12 5 - 15 Tốt
Nước Brôm (Br2) 1-2 2 - 10 Rất tốt
Thủy ngân clorua (HgCl2) 0,1-1 2 - 10 Đạt yêu cầu
Nguồn: [32]
21
c. Môi trường nuôi cấy
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy mô
như nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng… trong đó dinh dưỡng khoáng giữ một vai
trò quan trọng [80], [88]. Thành phần hoá học của môi trường có vai trò quyết định
sự thành công của quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Mỗi loài cây, thậm chí mỗi
cơ quan hay mục đích nuôi cấy khác nhau, có yêu cầu khác nhau về thành phần môi
trường sử dụng [48], [128].
Hầu hết các loại môi trường cho nuôi cấy mô tế bào được các nhà nghiên cứu
sử dụng (50 - 70%) [26] là môi trường MS (Murashige and Skoog) [81]. Thành phần
chính của môi trường nuôi cấy mô tế bào bao gồm những nhóm chất chính sau đây:
* h ng
- C c nguyên t đa ng
Có vai trò cấu trúc và chức năng, được sử dung trong môi trường nuôi cấy với
nồng độ trên 30 ppm. Gồm các nguyên tố: N, P, K, S, Mg, Ca [118].
- C c nguyên t vi ng
Có vai trò hoạt hóa các enzim, được sử dụng trong môi trường nuôi cấy với nồng
độ thấp hơn 30 ppm. Gồm các nguyên tố: Fe, B, Mn, Mo, Cu, Co, Ni [81], [118].
* g n n h ơ
Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương thức
dị dưỡng, cũng có thể sống bán dị dưỡng nhờ vào khả năng quang hợp trong điều
kiện ánh sáng nhân tạo, nhưng rất yếu nên không đủ nguồn carbon hữu cơ cho sự
sinh trưởng phát triển của cây [122]. Vì vậy, trong môi trường nuôi cấy cần được bổ
sung nguồn carbon hữu cơ và thường dùng saccaroza, tùy theo mục đích nuôi cấy,
nồng độ có thể thay đổi từ 2 - 8% [67].
* Vitamin
Mô và tế bào nuôi cấy in vitro đều có khả năng tự tổng hợp được các loại
vitamin cần thiết, nhưng thường không đủ về lượng. Do đó, phải bổ sung thêm từ
bên ngoài vào, đặc biệt là vitamin thuộc nhóm B với nồng độ khoảng 1 ppm [89],
[126]. Bao gồm: vitamin B1, B2, B6…
22
Myoinositol có vai trò quan trọng cho sự phân chia tế bào vì thúc đẩy sự hình
thành thành tế bào (sinh tổng hợp polygalacturonic axit và pectin). Thường sử dụng
ở nồng độ cao 50 - 100 ppm.
* h h nh n
- Nước dừa: theo kết quả phân tích thành phần nước dừa [75], [76], [95], [119]
cho thấy trong nước dừa có nhiều nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào
như: các axit amin, axit béo, axit hữu cơ, đường, ARN, ADN, myoinositol, các chất
có hoạt tính auxin, các glucosit của xytokinin.
- Dịch chiết: dịch chiết nấm men, dịch chiết mầm lúa mì (mạch nha), dịch
chiết một số loại rau, quả tươi: khoai tây, chuối, cà rốt... [54].
* h ng ng
Các chất làm đông môi trường được sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy mô là
agar, agarose và gellan gum [96]. Agar là một loại polysacarit của tảo (chủ yếu tảo
hồng- Rodophyta) được chiết suất từ rong biển từ những năm 1650 đến 1660 bởi
một người nhật tên là Minoya Tarozaemon. Agar khi ngâm nước ở 80o
C sẽ chuyển
sang dạng sol và 40o
C thì trở về trạng thái gel. Khả năng ngậm nước của agar cao (6
- 12 g/lít nước) [94]. Ở trạng thái gel nhưng agar vẫn đảm bảo cho các ion vận
chuyển dễ dàng. Vì vậy, thuận lợi cho sự hút dinh dưỡng của cây trong nuôi cấy mô.
* h ề hò s nh ởng
Trong tự nhiên, cây có khả năng tự tạo ra các chất phytohoocmon, nhưng
trong nuôi cấy in vitro, các mô quá bé nên cần phải bổ sung vào môi trường nuôi
cấy để định hướng sự phát triển của mô nuôi cấy [118]. Các chất điều hòa sinh
trưởng thường được sử dụng ở nồng độ thấp (0,001 - 10 µM) nhưng có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả nuôi cấy. Dựa vào hoạt tính sinh học và hướng tác dụng, các
chất này được chia làm 5 nhóm.
- Các hợp chất auxin có vai trò kéo dài tế bào, tạo ưu thế đỉnh, hình thành rễ
bất định,… gồm các chất như IAA (indolylacetic acid), α-NAA (α-naphthylacetic
acid), 2,4-D (diclorophenoxy acetic acid), IBA (indolyl butyric acid)… Thông
23
thường, khi nồng độ auxin thấp sẽ kích thích sự tạo rễ, nồng độ auxin cao thì dẫn
đến sự hình thành callus [110].
- Các hợp chất cytokinin quyết định sự phân chia tế bào, thúc đẩy sự hình
thành và phát triển chồi,… gồm các chất như kinetin, BAP (5- benzyl amino purin)
và zeatin… Ở nồng độ cao (1 - 10 mg/l), cytokinin kích thích sự hình thành chồi bất
định nhưng ức chế sự tạo rễ. Các chất này được tổng hợp ở rễ và được vận chuyển
một cách thụ động lên phía trên.
- Các hợp chất gibberellin quyết định sự sinh trưởng của cây.
Quan trọng nhất trong nhóm này là gibberellin acid (GA3): có tác dụng kéo dài
lóng đốt, kích thích sự sinh trưởng của các mô phân sinh, chồi...
- Axit absisic chất ức chế sinh trưởng.
- Ethylen ức chế sinh trưởng gây sự già hoá.
Trong đó axit absisic và ethylen rất ít được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào [3].
d. Điều kiện nuôi cấy
Trạng thái môi trường, pH, nhiệt độ, ánh sáng, là những yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát sinh cơ quan và hình thái của mô, tế bào thực vật.
Trạng thái môi trường:
Môi trường đặc: Được bổ sung 8 - 10% agar. Agar có độ ngậm nước cao, khả
năng di đông tốt, nhiệt đô nóng chảy là 80o
C, nhiệt độ đông đặc là 40o
C.
Môi trường lỏng: Sử dụng cho các mục đích nuôi cấy khác nhau, môi trường
nhân nhanh, nuôi cấy protoplast, dung dịch nuôi cấy huyền phù...
pH của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhận các chất dinh
dưỡng từ môi trường vào tế bào. pH của môi trường nuôi cấy thích hợp cho đa số
các loại cây trồng dao động từ 5,5 - 6,0. Nếu pH thấp thì agar sẽ không đông sau khi
hấp khử trùng. Khi pH < 4 hoặc pH 7 thì sẽ làm kết tủa một số muối vô cơ và phân
giải một số chất hữu cơ sẽ làm chết cây.
24
Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh hình thái của mô
nuôi cấy. Các yếu tố ảnh hưởng như: cường độ chiếu sáng, chu kỳ chiếu sáng và
chất lượng ánh sáng.
Trong tạo chồi ban đầu và nhân chồi tiếp theo, cường độ ánh sáng phù hợp
nằm trong khoảng 2000 - 2500 lux. Nhưng trong giai đoạn tạo rễ, cây cần chiếu
sáng ở cường độ cao hơn để kích thích cây chuyển từ giai đoạn dị dưỡng sang tự
dưỡng, có khả năng quang hợp. Kết quả nghiên cứu của Vince-Pure (1994) [121],
Teresa và cs (2007) [116], đã chỉ ra nguồn ánh sáng và cường độ ánh sáng có ảnh
hưởng rõ rệt đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy và chất lượng cây giống.
Để mô cấy phát triển tốt thì phòng nuôi cấy phải thông thoáng và có nhiệt độ
thích hợp, nhiệt độ trong phòng nuôi cấy thường được giữ ở 25 - 280
C [17].
1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, là vùng giao thoa
giữa hai miền Nam Bắc (150
59’ 30’’- 160
44’ 30’’ độ vĩ Bắc), nên có chế độ bức xạ
phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và được chia thành
hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến XII, trùng với mùa bão, lượng mưa lớn
(2.800 - 2.900 mm) chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa trong năm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa Đông lớn hơn
giữa các tháng mùa Hè. Từ tháng III đến tháng VI nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng XI
đến tháng XII nhiệt độ giảm mạnh, do có sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc lạnh.
Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không quá cao. Biên độ
nhiệt của năm dao động trong khoảng 9 - 10o
C (phụ lục 1).
Mùa khô, có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24 -
25,2o
C, nhiệt độ trung bình tháng I khoảng 20o
C thấp nhất trong năm. Trong mùa
Hè, tháng VI và tháng VII là 2 tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong
khoảng 28,2 - 29,4o
C, kết hợp với gió mùa Tây Nam khô nóng, lượng mưa nhỏ,
thường gây hạn hán. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát
triển của các loại hoa nói chung và cây hoa chuông nói riêng.
25
Do đó, để trồng được hoa chuông, cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật
thích hợp trong quá trình ươm cây giống hoa chuông in vitro và trồng cây hoa
chuông thương phẩm như thời vụ ươm trồng, giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng hợp
lý,… nhằm làm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết khí hậu,
tăng tỷ lệ cây sống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, làm
tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông thương phẩm.
1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng
1.3.1. Thời vụ
Cơ thể và môi trường là một khối thống nhất. Cơ thể thực vật luôn chịu ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí (chủ yếu là
CO2 và O2), sâu bệnh hại… để tồn tại, sinh trưởng phát triển và tái tạo nên cơ thể
mới. Các nhân tố sinh thái thường thay đổi có tính chất chu kỳ theo ngày (sáng,
trưa, chiều, đêm), theo mùa trong năm (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Các loài thực vật ở
các vùng sinh thái khác nhau, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà đã có phản
ứng thích nghi với các biến đổi có tính chu kỳ đó của các nhân tố sinh thái.
Cây hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới và đa số các giống hoa chuông được
trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 - 240
C.
Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng trực xạ. Vì vậy, thời
vụ trồng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất
lượng hoa của cây hoa chuông.
Để giảm thiểu các tác hại do các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cho việc ươm
cây giống in vitro và trồng cây hoa chuông thương phẩm, cần xác định được thời vụ
ươm trồng phù hợp, để áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý…
Đối với từng vùng sinh thái khác nhau, việc bố trí thời vụ trồng phù hợp cho
một loại cây trồng cụ thể thường không giống nhau. Xác định thời vụ trồng cần căn
cứ vào các điều kiện sau:
- Đặc tính của giống: nguồn gốc của giống, thời gian sinh trưởng của giống,
yêu cầu điều kiện sinh thái của giống…
- Điều kiện sinh thái của vùng sản xuất.
26
- Điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác.
- Tính chất đất.
- Tình hình xuất hiện sâu bệnh hại…
Các biện pháp kỹ thuật tác động sẽ phát huy được hiệu quả trên cơ sở nguồn
cây giống có chất lượng tốt và thời vụ trồng phù hợp.
1.3.2. Giá thể trồng
Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng, các
loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại
cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp.
Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho
sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc phối trộn lại để tận
dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa, than bùn, đá trân châu,
cát, sỏi,... Các loại giá thể này được dùng phổ biến trong ngành khoa học nghề
vườn [99].
Giá thể trồng cây có ưu điểm:
- Kiểm soát được pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây
truyền bệnh cho cây.
- Có khả năng giữ ẩm và thoáng khí tốt.
- Có khả năng tái sử dụng hoặc an toàn cho môi trường khi phân hủy.
Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm cần loại giá
thể giữ ẩm và thoát nước tốt, giúp cây ít bị mất nước trong giai đoạn đầu. Ở giai
đoạn vườn sản xuất, do cây có bộ lá lớn, nhiều nụ, hoa, bộ rễ chùm nên giá thể
trồng cần chứa nhiều chất hữu cơ mùn làm tăng độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới
và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành phần trong giá thể, tăng khả năng
hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng
tính đệm, đảm bảo cho các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường,
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt [99].
27
* Các loại giá thể được sử dụng
 ơ : Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ và có thể làm khô đóng
thành bánh để dễ vận chuyển và bảo quản. Trước khi sử dụng cần loại bỏ chất chát
(tanin). Xơ dừa là giá thể có khả năng giữa ẩm và thông thoáng khí tốt nhưng nó dễ
gây úng cho một số loại cây trồng, có pH từ 6,5 - 7, có trọng lượng riêng thấp, tính
ổn định cao. Xơ dừa có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với các nguyên liệu khác
như than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1:2; 1:1, sẽ tạo ra loại giá thể có độ
tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp để trồng rau hoặc trồng các cây hoa ngắn
ngày trong giai đoạn vườn ươm, trồng cây trong nhà kính mà không cần đất [61].
 h n: Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem hun cháy
nhưng chưa thành tro. Trấu hun là giá thể hữu cơ, thoát nước tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun chứa một lượng lớn kali có tính kiềm, có thể tái
sử dụng và hoàn toàn sạch bệnh. Trấu hun là loại phế phẩm rất phổ biến trong nông
nghiệp. Cũng như xơ dừa, sử dụng trấu hun làm giá thể trồng cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao [101].
 : Đây là loại giá thể trơ điển hình và thường được sử dụng trong các hệ
thống mở. Trồng cây trên giá thể cát có lợi là dễ tìm kiếm, rẻ tiền và đơn giản khi sử
dụng. Cát tồn tại ở dạng hạt, độ lớn của hạt cát từ 0,1 mm đến 2 mm. Chúng được
rửa sạch, khử trùng sấy hay phơi khô trước khi sử dụng [101].
 Đ phù s v phân h ng: Là loại nguyên liệu thường được dùng để
phối trộn với các nguyên liệu khác làm giá thể ươm cây. Đất phù sa có chứa nhiều
dinh dưỡng nhưng dễ bị dí dẽ khi sử dụng đơn lẻ, cây sinh trưởng kém. Phân
chuồng được ủ hoai mục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và góp phần làm tơi
xốp giá thể [101].
 Đ t Tribat: Đất sinh học Tribat là một thành tựu mới của công ty công nghệ
sinh học Sài Gòn Xanh là hỗn hợp hữu cơ gồm có mùn, bột dừa có bổ sung N tổng
số, K2O tổng số, P2O5 tổng số, các trung vi lượng gồm Mg, Mn, Zn, Bo, Cu, Mo và
các cấp hạt khác nhau. Được sử dụng để trồng các loại rau, hoa, gieo ươm cây con
rất có hiệu quả [133].
28
Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng khí và cải thiện độ pH,
đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối tượng cây trồng.
Theo John và Harold (1999) [61], để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại
giá thể với nhau. Trước đây, người ta dùng các loại vỏ cây, mùn cưa, và vỏ bào
trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể trồng cây nhưng hiệu
quả không cao. Ngày này, thay vì sử dụng trực tiếp người ta đã phối trộn và xử lý
trước khi sử dụng nên khả năng giữ ẩm tăng, độ thông khí tốt, CEC cao [37].
Năm 1999, John và Harold đã nghiên cứu khả năng giữ ẩm của các loại giá thể
hỗn hợp bao gồm: đất, cát, than bùn với tỷ lệ (1:1:1); than bùn, ve cmiculite với tỷ
lệ (1:1); và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ (3:1:1). Kết quả nghiên cứu đã xác định
được khả năng giữ nước của hỗn hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đến là
hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn.
Nhưng khi xét tính thông thoáng khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite
và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn tương đương nhau, hỗn hợp giá thể đất + cát + than
bùn là kém nhất trong 3 loại giá thể thử nghiệm [61].
1.3.3. Phân ón lá
Phân bón lá là hỗn hợp bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi
lượng, một số chất điều hòa sinh trưởng và các chất phụ gia hỗ trợ kết dính, nhằm
giữ chất dinh dưỡng trên bề mặt lá để cây hấp thụ dễ dàng. Phân bón lá dùng để bón
phân qua lá, qua quả và qua thân cây.
* Tác dụng của phân ón qua lá
Phun chất dinh dưỡng qua lá sẽ tiết kiệm được phân bón, tiết kiệm thời gian
mà hiệu quả mang lại cao hơn nhiều so với dinh dưỡng qua rễ. Phương pháp này
càng có hiệu quả cao đối với các cây rau, hoa và cây giống các loại...
Khi sử dụng các chất có nồng độ thấp, các chất có hoạt tính sinh lý như các
chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố vi lượng... thì chỉ có phun qua lá mới có
hiệu quả sinh lý và kinh tế nhất. Việc phun phân qua lá cũng là cách phục hồi nhanh
chóng cây trồng khi có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng hơn là bón vào đất [13].
29
Nhiều loại phân bón lá được đề xuất sử dụng trong nông nghiệp ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Ví dụ, ở Ai Cập, trong thời gian năm năm (1990 - 1995), 554 loại
phân bón mới được đăng ký, trong số đó có 285 loại là phân bón lá [42].
Nghiên cứu của Alexander và Schroeder (1987), Fageria và cs, Kannan
(2010) cho thấy tiềm năng lớn của phân bón lá như là một cách để giảm ô nhiễm đất
và nước ngầm [23], [44], [62].
Nghiên cứu của tác giả Pavlova và Michailova (2009) với tiêu đề “Phân bón lá
- lợi ích -20 năm nghiên cứu và ứng dụng”, đã chỉ ra rằng trong 20 năm nghiên cứu
và ứng dụng phân bón lá ở Bulgaria với thành phần dinh dưỡng (21%N, 5% P2O5,
10% K2O, 0,020% B, 0,014% Cu, 0,250% Fe, 0,002% Mn, 0,002% Mo và 0,018%
Zn) đã chứng tỏ hiệu quả về kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường đất và góp phần làm
hạn chế việc sử dụng phân bón qua đất và tối ưu hóa việc sử dụng phân bón [93].
Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như auxin [124], gibberellin
[65], [84], [130], cytokinin [109], [110], các chất ức chế sinh trưởng như axit
abscisic [22], [73], [90], ethylen… và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa
học để điều trỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được coi như bước
tiến đầu tiên sử dụng chế phẩm phân bón qua lá cho cây trồng.
Phân sinh hóa cho cây trồng trên thị trường chủ yếu chứa các chất điều hòa
sinh trưởng như GA3, -NAA, IBA, Ethrel, CCC… Được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau: điều khiển thời gian ra hoa của cây cũng có nghĩa là điều khiển sự
cân bằng hoocmon chung trong cây. Người ta có thể làm cho cây trồng ra hoa sớm
hơn (sớm đạt cân bằng giữa tác nhân kích thích và ức chế) hoặc ngược lại, làm cho
cây đạt cân bằng hoocmon này muộn hơn để cây ra hoa quả muộn. Có thể sử dụng
các điều kiện ngoại cảnh hoặc các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cân bằng
hoocmon chung đó của cây theo hướng có lợi cho con người.
* Cơ chế hấp thụ phân ón qua lá
Hầu hết các chất khoáng từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy nhiên,
các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng hấp thu chất khoáng thông
qua khí khổng và tầng cutin mỏng. Đây là con đường hấp thu dinh dưỡng bị động
30
nên không cần năng lượng. Sự xâm nhập các chất khoáng vào cây qua bề mặt lá phụ
thuộc vào các yếu tố như: thành phần của các chất khoáng sử dụng, nồng độ chất
khoáng, pH của dung dịch chất khoáng, tuổi của lá và cây…
Cây xanh có thể hút chất dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, NH3 và NO2 từ
khí quyển qua lỗ khí khổng. Đầu thế kỷ XIX, bằng phương pháp đồng vị phóng xạ
các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài các bộ phận lá, các bộ phận khác như thân,
cành, hoa, quả, đều có khả năng hấp thu dinh dưỡng [18].
Diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lần so với diện tích đất do tán che phủ. Lỗ
khí khổng có kích thước dài 7 - 10 µm, rộng 2 - 12 µm, số lượng khá lớn, có thể
chiếm tới 1% diện tích lá, phân bố ở cả mặt trên và mặt dưới lá. Số lượng lỗ khí
khổng của từng loại cây khác nhau là không giống nhau. Muốn cho phân bón qua lá
mang lại hiệu quả cao nhất thì phải được phun lên bề mặt lá có nhiều lỗ khí khổng
và vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn [20].
Cơ chế đóng mở khí khổng rất phức tạp chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
cảnh như ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, nhiệt độ và tình trạng sinh lý của
cây. Ánh sáng quá mạnh, độ ẩm quá khô, nhiệt độ cao hơn 30o
C đều làm cho khí
khổng đóng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón lá cần tưới nhẹ
nước trên bề mặt lá trước khi bón phân. Nên bón phân khi nhiệt độ không khí nhỏ
hơn 30o
C, trời nắng nhẹ và cung cấp đủ nước cho cây qua rễ [19].
Các chất dinh dưỡng được cây vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới
với vận tốc 30 cm/giờ. Dinh dưỡng hấp thụ qua lá nhanh hơn so với hấp thụ dinh
dưỡng thông qua đất [45], [62], [70], [123]. Do đó, năng lực hấp thu dinh dưỡng từ
lá cao hơn nhiều lần so với từ rễ. Cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá gấp 8
đến 20 lần so với khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rễ bằng cách bón phân vào đất
[29]. Như vậy, việc bón phân qua lá cho cây luôn có hiệu suất đồng hóa các chất
dinh dưỡng cao hơn so với bón phân vào đất. Bón phân qua lá là biện pháp có tính
chiến lược của ngành nông nghiệp.
31
* Các loại phân ón lá thường sử dụng
Hiện nay, phân bón lá trên thị trường trong nước và trên thế giới rất phong
phú, có thể chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm có các nguyên tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
+ Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh trưởng
hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc xúc
tiến việc ra rễ.
+ Nhóm có chứa các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh.
Trong đó, 2 nhóm trên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất nhất là đối với
nhóm cây hoa cảnh.
Thông thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với nhiều tỷ
lệ, tùy vào mục đích sử dụng, loài hoa, thời kì sinh trưởng của cây. Ngoài ra còn kết
hợp thêm các nguyên tố vi lượng khác như Cu, Fe, Zn, một số các vitamin cần thiết
khác và các chất điều hòa sinh trưởng.
Các loại phân bón lá khác nhau thường có tỷ lệ đạm, lân, kali (N:P:K) khác
nhau nhưng nổi bật lên là các tỷ lệ sau:
- 1:1:1 là tỷ lệ N:P:K bằng nhau
- 3:1:1 là tỷ lệ N cao
- 1:3:1 là tỷ lệ P cao
- 1:1:3 là tỷ lệ K cao
Ngoài ra, còn có các tỷ lệ khác nữa như: 3: 1: 2; 3: 2: 1; 1: 5: 8....
Ngoài việc quan tâm đến tỷ lệ các chất, người trồng hoa còn quan tâm tới nồng
độ các chất trong mỗi tỷ lệ. Công thức phân bón cao, khi tổng số khối lượng nguyên
chất của cả 3 chất lớn hơn 50% toàn bô khối lượng của phân. Ngược lại, các công
thức phân bón thấp khi tổng số khối lượng nguyên chất của cả 3 chất N, P2O5, K2O
thấp hơn 50% toàn bô khối lượng của phân.
Ví dụ: theo công thức của Lecoufle (1981) ta có:
Công thức cao: 30:10:10 (= 50%) tỷ lệ (3:1:1) sử dụng trong giai đoạn sinh
trưởng thân lá.
32
Công thức thấp: 10:18:10 (= 38%) gần bằng tỷ lệ (1:2:1), sử dụng trong giai
đoạn ra rễ kết hợp với công thức thấp: 10:10:20 (= 40%) tỷ lệ (1:1:2) dùng cho cây
khi ra hoa [68].
Phun phân bón lá Đầu trâu 902 (17:21:21) 1g/lít, 7 ngày một lần, cho cây hoa
lily Sorbonne có tác dụng kích thích nở hoa sớm từ 3 - 6 ngày, giảm tỷ lệ nụ bị thui
và tăng chất lượng hoa [4].
Để khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa ở cây lily khi ở điều kiện
thiếu ánh sáng, có thể dùng phân bón lá STS có chứa bạc 0,1 mmol/l phun 1 - 2
lần/tuần khi nụ dài 2 - 3 cm.
Hoa cúc ra hoa mùa hè cũng có thể trồng để ra hoa trong vụ đông khi được xử
lý GA3 ở nồng độ 20 - 25 ppm (cúc trắng nhật, cúc tím lá nhọn, cúc phấn hồng hè).
Hoa nhài có thể ra hoa sớm hơn nếu được xử lý CCC ở nồng độ 1000 ppm.
Hoa loa kèn trắng có thể ra hoa sớm hơn so với đối chứng từ 5 - 7 ngày, khi
phun GA3 50 ppm sau trồng 90 ngày. Để nâng cao chất lượng hoa loa kèn trái vụ có
thể phun GA3 50 ppm 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày hoặc phun GA3 80 ppm khi
cây mới hình thành nụ có tác dụng kéo dài quá trình ra hoa để tránh thu hoạch tập
trung. Xử lý GA3 với nồng độ 100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày
phun 1 lần cho hoa nở sớm hơn, bông dài, nhiều mỏ và hoa bền hơn [5].
Như vậy, các loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau, được sử
dụng rộng rãi cho nhiều loại hoa cây cảnh và mang lại kết quả to lớn trong sản xuất.
Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào
về phân bón được thực hiện, đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu
để xác định được loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho cây giống
in vitro ở giai đoạn vườn ươm, cây thương phẩm ở giai đoạn vườn sản xuất có ý
nghĩa quan trọng để mở rộng diện tích trồng cây hoa chuông ở Thừa Thiên Huế.
1.3.4. Bấm ngọn
Ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến ở thực vật. Đó là sự ức chế của chồi ngọn
lên sự sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là
33
loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái bị ức chế tương
quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng.
Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn, sau đó được vận chuyển
khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc. Ngoài ra các cơ
quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ auxin
như: lá non, quả non, phôi hạt. Sự tồn tại chồi ngọn đã sản sinh ra lượng lớn auxin
và vận chuyển xuống phía dưới làm ức chế chồi bên sinh trưởng.
Như vậy, auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn. Tuy nhiên,
các phytohoocmon khác cũng có vai trò quan trọng điều chỉnh hiện tượng này, đặc
biệt là xytokinin. Xytokinin hoàn toàn đối kháng với auxin trong trường hợp này:
xytokinin được được sản xuất ở rễ rồi được vận chuyển lên ngọn và sẽ có tác dụng
giải phóng chồi bên tức làm yếu ưu thế ngọn. Vì vậy, hiện tượng ưu thế ngọn được
điều chỉnh trong cây chủ yếu bằng tỷ lệ auxin/xytokinin. Tỷ lệ này càng cao thì ưu
thế ngọn càng mạnh mẽ, còn tỷ lệ này càng thấp thì sự phân cành càng chiếm ưu thế.
Khi đi từ ngọn xuống gốc thì tỷ lệ này càng giảm và ưu thế ngọn càng giảm dần [13].
Tamaki và Mercier (2007) cho biết auxin chủ yếu được sản sinh trong chồi
non, nụ non. Nó là chất ức chế tăng trưởng chồi nách. Khi các chồi ngọn được loại
bỏ, tác dụng ức chế bất hoạt, tăng cường sự phát triển của chồi bên thành cành
nhánh mới. Vì vậy, bấm ngọn là một biện pháp quan trọng để kích thích chồi bên
sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngoài việc hạn chế ảnh hưởng của
auxin thì chồi bên còn được hoạt hóa, tăng sinh trưởng là do tác động của nguồn
cung cấp cytokinin từ rễ [115].
Tóm lại: Bấm ngọn là một trong các biện pháp kỹ thuật rất quan trọng để điều
chỉnh sinh trưởng, phát triển của các loại hoa cây cảnh và đặc biệt là điều chỉnh ra
hoa theo ý muốn, nhằm nâng cao chất lượng hoa thương phẩm. Vì vậy, đối với cây
hoa chuông, việc nghiên cứu áp dụng biện pháp bấm ngọn rất cần được thực hiện để
có thể cải thiện năng suất và chất lượng hoa. Biện pháp này sẽ phát huy hiệu quả
cao khi được kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác.
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế

More Related Content

What's hot

ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộcNghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộcNghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ongKhảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.docKhóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật trên mạt cưa.doc
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 

Similar to Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế

Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuanHải Nguyễn
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...nataliej4
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở HuếBiện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuan
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
Luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (theo...
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAYBiện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
 
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn LaLuận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Khánh 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà HUẾ, 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Tác giả luận án Lã Thị Thu Hằng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí học tập và nghiên cứu thông qua đề án 911. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình về mặt khoa học của PGS.TS. Lê Thị Khánh và PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô giáo trong khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã cho tôi những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân ở các vùng trồng hoa truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Phú Dương, huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy; xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã giúp tôi xây dựng các mô hình thực nghiệm của đề tài. Luận án này dành tặng Bố Mẹ - người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người. Cảm ơn sự động viên của chồng và các con tôi - những người đã truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được. Xin trân trọng cảm ơn./. Lã Thị Thu Hằng
  • 5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...............................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................xi MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề............................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................3 2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................4 5. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................6 1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông.......................................................................6 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại............................................................................6 1.1.2. Đặc điểm thực vật học..............................................................................8 1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông................................................10 1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam ...11 1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng.......................14 1.2.1. Nhân giống hữu tính...............................................................................14 1.2.2. Nhân giống vô tính.................................................................................15
  • 6. iv 1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông ..........................................16 1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam .24 1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ................25 1.3.1. Thời vụ ...................................................................................................25 1.3.2. Giá thể trồng...........................................................................................26 1.3.3. Phân bón lá .............................................................................................28 1.3.4. Bấm ngọn................................................................................................32 1.4. Những kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông...............................................34 1.4.1. Nhân giống in vitro.................................................................................34 1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất .................38 1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông ...............................................40 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.44 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................44 2.1.1. Giống......................................................................................................44 2.1.2. Giá thể ....................................................................................................45 2.1.3. Phân bón .................................................................................................45 2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng ....................................................................45 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................46 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................47 2.3.1. Nội dung 1 ..............................................................................................47 2.3.2. Nội dung 2 ..............................................................................................51 2.3.3. Nội dung 3 ..............................................................................................54 2.3.4. Nội dung 4...............................................................................................56 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .............................................58 2.4.1. Các chỉ tiêu trong nuôi cấy in vitro ........................................................58 2.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ................................................59
  • 7. v 2.4.3. Các chỉ tiêu về hoa, năng suất và chất lượng hoa ..................................60 2.4.4. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học ..........................................................61 2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng chồi in vitro và cây giống in vitro ...61 2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại.....................................................61 2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................................62 2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................62 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................63 3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông.....................................................................................................63 3.1.1. Giai đoạn tạo nguồn vật liệu khởi đầu ...................................................63 3.1.2. Giai đoạn tạo sự phát sinh hình thái và nhân nhanh...............................65 3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh .................................................................70 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm..............................................................73 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ....74 3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông in vitro ra trồng ở vườn ươm.................................................................76 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm............78 3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm............83 3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất.........................................................89 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông ...............................................................................89 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất ............98
  • 8. vi 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất..........109 3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông.......................................................115 3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................................................................................119 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................127 4.1. Kết luận ........................................................................................................127 4.2. Đề nghị .........................................................................................................128 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................130 PHỤ LỤC.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
  • 9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ABA - Axít abscicic ADN - Axít Deoxyribo Nucleic ARN - Axít ribonucleic ATP - Adenosin triphosphat BA - 6-benzyl adenine BVTV - Bảo vệ thực vật cs - cộng sự CCC - Chlormequat chlorid CEC - Khả năng trao đổi cation (Cation exchange capacity) đ/c - Đối chứng EU - Liên minh Châu Âu GA3 - Gibberellic axít IAA - Axít indolylacetic IBA - Axít indolyl butyric lux - đơn vị đo cường độ ánh sáng MS - môi trường Murashige và Skoog NAA- Axít naphthylacetic NADPH2 - nicotinamide adenine dinucleotide hydrogen phosphate ppm - đơn vị minigam/lít Q (calo) - Nhiệt lượng TDZ - Thidiazuron UDS - Đô la Mỹ VCR - value cost ratio 2,4-D - Axít diclorophenoxy acetic
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu.................................20 Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông ...............................................................................48 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông......................................................................................................49 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông.....................................64 Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông ...............................................................67 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông .............................69 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông............................................................................71 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............75 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............77 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.........................79 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.................................80 Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng trên các loại giá thể khác nhau.................................................................82 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.................................84
  • 11. ix Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ..........................85 Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và xuất vườn ươm .........................................................................................87 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................91 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống hoa chuông .................................................................93 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông ......................................................................................................96 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................99 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông .............................................................................101 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai giống hoa chuông ...................................................................................104 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông.......................................................................105 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng hoa hoa của hai giống hoa chuông.........................................................107 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông ......................................................110 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông ...................................................................................111 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông.......................................................................113 Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông .............116 Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại các mô hình trình diễn............................................................................120
  • 12. x Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các mô hình tại Thừa Thiên Huế ................................................................................123 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................124
  • 13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông...........................................................6 Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông...........................................................7 Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy............................................17 Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu .....................................44 Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án..................................47 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ....................................................................73 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro.............................89 Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm................119 Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông ..126
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi (Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức… và được người châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39]. Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp,…) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,… ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cây hoa chuông trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn thân, lá và củ [63]. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài [107]. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo nguồn cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn
  • 15. 2 toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất được ở quy mô lớn. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương Tấn Nhựt và cs (2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);… Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm mà chưa đi đến xây dựng quy trình nhân giống cụ thể để tạo ra sản phẩm cây giống cung cây cho thị trường. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu Nam - Bắc nên hình thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lạnh và ẩm; Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên nhiệt độ cao và khô. Đồng thời, Thừa Thiên Huế còn mang những nét đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung (có chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định). Đây là những điều kiện thuận lợi để trồng các loài hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Bên cạnh đó, chơi hoa, thưởng thức hoa không chỉ là một thú chơi tao nhã mà nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân cố đô (người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời). Hơn nữa, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch lớn và đặc sắc của Việt Nam, hàng năm có rất nhiều sinh viên, khách du lịch trong nước và quốc tế đến học tập thăm quan, tham dự các lễ hội,... nên nhu cầu trang trí làm đẹp cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần thiết. Có thể nói, điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho các loài hoa xứ nóng, xứ lạnh có thể trồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa phụ thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây giống thấp,… nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên Huế là việc làm cấp thiết và được xem là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu hoa của Trường Đại học Nông Lâm, Huế đã thu thập, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa chuông trên các loại giá thể khác nhau tại Thừa Thiên Huế, đã chọn được hai giống
  • 16. 3 hoa chuông tốt nhất (giống hoa màu đỏ cánh kép, giống hoa màu trắng cánh đơn), phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và giá thể trồng thích hợp là hỗn hợp đất phù sa, cát, phân chuồng và trấu hun, tỷ lệ (1:1:1:1) [6]. Tuy nhiên, để phát triển được diện tích trồng cây hoa chuông trên quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế, thì những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây thương phẩm… cần được tiến hành có hệ thống để hạn chế được những yếu tố bất lợi về điều kiện sinh thái và phát huy ưu điểm của giống. Từ đó, làm cơ sở khoa học để xây dựng các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây giống hoa chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra diện rộng.
  • 17. 4 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro, kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông. - Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật trồng hoa chậu. 3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông; quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp vơi điều kiện sinh thái của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm có giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa truyền thống của địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Thời gian thực hiện  Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông được thực hiện từ
  • 18. 5 tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.  Nghiên cứu quy trình ươm cây giống sau nuôi cấy mô tế bào (giai đoạn cây con ở vườn ươm) được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.  Nghiên cứu quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm (giai đoạn vườn sản xuất) được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015.  Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015. - Địa điểm thực hiện Các thí nghiệm của luận án được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở một số vùng trồng hoa truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Những đóng góp mới của luận án  Cung cấp được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông, để tạo ra cây giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.  Cung cấp được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.  Cung cấp được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng hoa cao, đáp ứng nhu cầu của người chơi hoa và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra diện rộng.
  • 19. 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại Cây hoa chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil vào năm 1785. Năm 1815, hoa chuông được trồng ở Anh [41]. Năm 1817, người làm vườn ở Anh tên là Conrad Loddiges đặt tên hoa chuông là Gloxinia speciosa (G. Lodd.) (Hình 1.1), (G là viết tắt tên George Loddige). Người công bố thông tin về cây hoa chuông là con trai của George Loddige tên là Conrad Loddiges [74] để vinh danh nhà thực vật học người Đức Benjamin Peter Gloxin (1765-1794). Năm 1825, hoa chuông được Conrad Loddiges đổi tên từ Gloxinia speciosa thành tên mới là Sinningia speciosa để đúng định danh thuộc loài S. speciosa [39]. Năm 1877, hoa chuông Sinningia speciosa được nhà thực vật học Hiern xác định có nhiều màu sắc khác nhau, hoa có cấu trúc đối xứng (Hình 1.2) và tên khoa học về cây hoa chuông được dùng từ đó đến ngày nay là Sinningia speciosa (G. Lodd.) Hiern [39]. Hầu hết các loài của Sinningia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới Brazil ở Nam Mỹ. Một số giống hoa chuông hiện nay là kết quả của sự lai tạo từ hai loài hoa của Brazil: Sinningia speciosa và Sinningia maxima do những người làm vườn ở Scotland thực hiện vào thế kỷ XIX [63]. Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông Sinningia speciosa (G. Lodd.) (Nguồn: [74])
  • 20. 7 Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông (Nguồn:[39]) Các giống hoa chuông hoang dại đầu tiên được phát hiện ở Brazil có sự đa dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng hoa. Thông qua quá trình lai tạo và chọn lọc, các giống hoa chuông trồng hiện nay có nhiều ưu điểm để phù hợp với thị hiếu của người chơi hoa. Cây hoa chuông (Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa), là loài hoa mới được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, hoa chuông còn có nhiều tên gọi khác: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, tứ quý, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm… Hoa chuông là cây thân thảo lưu niên, củ nằm dưới mặt đất, sống tự dưỡng thuộc: Giới: Plantae (Thực vật) Ngành: Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan) Lớp: Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan) Bộ: Lamiales (Bộ Hoa môi) Họ: Gesmeriaceae (Họ Tai voi) Chi: Sinningia (Chi Hoa chuông) Loài: Sinningia speciosa. Sinningia speciosa thuộc một họ lớn là Gesmeriaceae. Họ này có trên 2.500 loài [35], [66], [111], [112], [125], [127]. Thuộc bộ Lamiales [27], [92]. Hầu hết
  • 21. 8 chúng được phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng thường được tìm thấy ở những nơi đất mùn, khe đá và rừng phủ mùn. Hoa chuông rất đa dạng về màu sắc hoa và hình dạng hoa, kích thước bộ lá… Chi Sinningia có khoảng 40-50 loài và vô số các loài lai. Hiện nay Sinningia speciosa được trồng phổ biến trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Philippin… Ở điều kiện khí hậu lạnh, hoa chuông được trồng như là cây một năm và chúng sẽ ra hoa vào mùa hè, vùng có điều kiện khí hậu ấm hơn thì chúng có thể ra hoa quanh năm [63]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học - Rễ: Rễ cây hoa chuông thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, ở tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ chệnh lệch nhau không nhiều, số rễ tương đối nhiều nên khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây rất mạnh. Rễ phát sinh từ mầm rễ của hạt, từ củ, thân, cuống lá và những cơ quan sinh dưỡng tiếp xúc trực tiếp với đất. Vì vậy, hoa chuông rất thích hợp trồng trên các loại giá thể tơi xốp, chủ động điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp để kích thích bộ rễ phát triển. - Thân: Hoa chuông thuộc loại cây thân thảo có nhiều đốt giòn dễ gãy. Thân dạng đứng hoặc bò. Kích thước thân to hay nhỏ, cao hay thấp, cứng hay mềm tùy thuộc vào giống và thời vụ trồng. Trên thân có các mắt ngủ tiềm sinh ở giữa cuống lá và thân. Thân có khả năng tái sinh nên được sử dụng để nhân giống vô tính. - Lá: Lá đơn mọc đối trên thân không có lá kèm. Phiến lá mềm mỏng, có thể to hay nhỏ hình thuôn hoặc oval, có màu sắc khác nhau (xanh đậm, xanh nhạt, xanh phớt hồng...) tùy thuộc vào giống. Cây có ít lá, mặt trên lá bao phủ một lớp lông tơ mượt như nhung, mặt dưới nhẵn, gân lá hình mạng, trung bình một chu kỳ sinh truởng của cây có từ 5-18 lá trên thân chính. Vì vậy, lá góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của hoa và là cơ quan sinh dưỡng có thể sử dụng làm vật liệu để nhân giống vô tính. - Hoa: Hoa hình chuông, cánh mướt như nhung và viền cánh hoa có gợn sóng. Hoa khoe sắc, mọc ra từ nách lá, đơn lẻ hoặc thành chùm nhiều bông. Thời gian nở hoa dài. Màu sắc hoa rất đa dạng, hầu như có tất cả các màu trong tự nhiên (trắng, tím, đỏ hồng,...). Một bông có thể có một màu hoặc nhiều màu pha trộn. Hoa có hai dạng là
  • 22. 9 hoa đơn và hoa kép, hoa kép có nhiều vòng cánh, các cánh xếp xen kẽ nhau. Đường kính bông hoa tùy thuộc vào giống và thời vụ trồng, trung bình khoảng 3-7 cm. Hoa có hai dạng chính là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, đôi khi xuất hiện cả những hoa vô tính. Cấu tạo hoa gồm các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và noãn. Có hai cặp nhị so le với nhau, trong đó có một nhị lép đính trên tràng hoa, các bao phấn dính nhau thành từng cặp, có một nhụy hoa, vòi nhụy mảnh mai, núm nhụy chia thành hai thùy. Ngoài ra, còn có thêm túi mật thu hút côn trùng (ong, kiến) và động vật nhỏ (chim, ruồi, dơi) làm tăng khả năng thụ phấn của hoa nhờ côn trùng và gió. Vì vậy, hoa chuông có thể đáp ứng được sự đa dạng về thị hiếu, sở thích của người chơi hoa. Ngoài ra, cấu tạo hoa rất phù hợp để lại tạo, chọn lọc ra nhiều giống mới có màu sắc và kiểu dáng hoa khác nhau. - Quả và hạt: Quả có dạng quả nang (khi chín sẽ nứt ra theo 3 đường nứt dọc để giải phóng các hạt), hạt nhiều và nhỏ (12.000 hạt/g), có nội nhũ. Như vậy, cây hoa chuông vừa có khả năng nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp hữu tính thường khó (khả năng thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp), tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng, cây thường bị phân ly với tỷ lệ cao. Nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến ở các giống hoa chuông hiện nay. - Sinh trưởng: Vô hạn (cây có củ, các chồi mới mọc nên từ củ, khi cây kết thúc một chu kỳ sinh trưởng). - Giai đoạn ngủ nghỉ: Bắt buộc, khi lá rụng hết [63]. Đặc điểm sinh trưởng này của cây giúp cho người trồng hoa có thể tiếp tục sử dụng củ để làm giống cho vụ sau khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng. Các chồi mới mọc lên từ củ sẽ sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa cao nếu được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
  • 23. 10 1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông - Nhiệt độ: Hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới nên đa số các giống hoa chuông được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 - 240 C. Trong giai đoạn ra hoa, nhiệt độ 16 - 180 C sẽ kéo dài thời gian ra hoa. Nhiệt độ nhỏ hơn 100 C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và hoa, khi nhiệt độ lớn hơn 270 C cây sinh trưởng nhanh. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ này, vụ Đông Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đáp ứng để cây hoa chuông sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao. - Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa của cây hoa chuông. Hoa chuông ưa ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp sẽ làm cháy lá, trong thời kỳ ngủ nghỉ cây không cần ánh sáng. Quang kỳ thích hợp nhất để hoa chuông phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng/ngày. Cường độ ánh sáng thấp (270 lux) được chấp nhận với nhiệt độ mát 180 C, mức ánh sáng từ 0,5 - 1,1 Klux hoặc cao hơn được khuyến cáo để cây phát triển số lượng nụ và hoa tốt hơn. Vì vậy, trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường độ chiếu sáng cho cây hoa chuông bằng cách dùng lưới đen che nắng, thắp đèn để điều chỉnh sinh truởng phát triển của cây, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Đất: Hoa chuông là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nông. Vì vậy, yêu cầu đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt, tơi xốp và nhiều mùn, thích hợp với đất có pH từ 5,8 - 7.5. - Ẩm độ và nước tưới: Hoa chuông là cây trồng cạn nên không chịu được úng. Tuy nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên cần nhiều nước, chịu hạn kém. Cây hoa chuông sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 - 80%, độ ẩm không khí từ 60 - 75%. Trong thời kỳ nở hoa nếu độ ẩm quá cao gây thối hoa và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và độ bền của hoa. Cây bị úng trong giai đoạn ra hoa thì các núm hoa bị rụng và có thể gây chết. Khi cây ở giai đoạn ngủ nghỉ, giảm lượng nước tưới cho cây. Bảo quản củ trong giai đoạn ngủ nghỉ ở điều kiện mát mẻ nhưng phải khô ráo. Khi trồng nên sử dụng chậu thoáng và thoát nước tốt. Tưới nước mỗi ngày phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Nên tưới nước vào lúc sáng sớm, tưới nước xung quanh gốc cây, không tưới quá đẫm vì cây dễ
  • 24. 11 bị thối và nhiễm bệnh. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng. Tóm lại: Từ những đặc điểm hình thái và những yêu cầu điều kiện sinh thái cho thấy, cây hoa chuông có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái của nước ta. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu đặc thù (miền Bắc và miền Nam) nên có điều kiện sinh thái phong phú, có mùa đông lạnh (vụ đông xuân) và mùa hè nóng (vụ Hè Thu). Vì vậy, để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông trên địa bàn Thừa Thiên Huế được thuận lợi (cân đối giữa cơ quan sinh dưỡng: thân, lá… với cơ quan sinh sản: hoa), nâng cao năng suất và chất lượng hoa thương phẩm, cần tiến hành nghiên cứu trên các giống cụ thể và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng như: thời vụ, giá thể, phân bón… phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng. 1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.4.1. Trên thế giới Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại với giá trị sản lượng cao. Sản xuất hoa mang lại chuỗi giá trị rất lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh. Cùng chung xu hướng phát triển của thế giới, sản xuất hoa ở các nước châu Á cũng đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hoa. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Theo Sudhagar và Phil năm 2013, trên thế giới có hơn 145 quốc gia tham gia vào việc trồng hoa và diện tích các loại cây hoa đang gia tăng đều đặn. Năm 2013 có khoảng 305.105 ha diện tích sản xuất hoa ở các nước trên thế giới, trong đó tổng diện tích ở châu Âu là 44.444 ha, Bắc Mỹ 22.388 ha, Châu Á và Thái Bình Dương 215.386 ha, Trung Đông và Châu Phi 2.282 ha, Trung Phi và Nam Phi 17.605 ha. Ấn Độ có diện tích lớn nhất với 88.600 ha, theo sau là Trung Quốc với 59.527 ha, Indonesia: 34.000 ha, Nhật Bản 21.218 ha, Hoa Kỳ 16.400 ha, Brazil 10.285 ha, Đài Loan 9.661 ha, Hà Lan 8.017 ha, Ý 7.654 ha, Vương quốc Anh 6.804 ha, Đức 6.621 ha và Colombia 4.757 ha. Hoa trồng trong nhà kính trên thế giới là 46.008 ha [114].
  • 25. 12 Theo Barbara và cs (2014), giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới tăng trung bình hàng năm 9% trong giai đoạn 2001 đến 2012 từ 7,1 tỷ đô la Mỹ năm 2001 lên 17,8 tỷ đô la Mỹ năm 2012. Trong đó hoa cắt cành tăng từ 47 % năm 2001 lên 49 % năm 2012 về tổng giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới [30]. Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa hướng tới là giống chất lượng cao và giá thành thấp. Châu Âu và Bắc Mỹ là thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất thế giới. Sản phẩm hoa đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển công nghệ trồng hoa khác nhau. Trong mười năm qua, 5 nước xuất khẩu hoa đứng hàng đầu thế giới là Hà Lan, Colombia, Kenya, Ecuador và Ethiopia [100]. Hoa chuông được phát hiện ở Brazil từ rất sớm (năm 1785) và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Đức, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc... Tuy nhiên, những thông tín thông kê cụ thể về diện tích trồng và tình hình tiêu thụ cây hoa chuông ở các nước trồng hoa chưa được công bố riêng. Vì vậy, diện tích trồng và tình hình tiêu thụ cây hoa chuông nói riêng cũng nằm trong xu thế phát triển chung của các loại hoa ở các nước trồng hoa lớn. 1.1.4.2. Ở Việt Nam Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa chỉ chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như: Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh), Đà lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai)... tổng diện lích trồng khoảng trên 13.000 ha [5]. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm: trồng tự nhiên ngoài đồng ruộng (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết), sử dụng kỹ thuật nhân
  • 26. 13 giống truyền thống (cây giống được tạo ra từ hạt, củ, cành giâm,...),... Vì vây, các sản phẩm hoa làm ra có năng suất, chất lượng không cao, do nguồn cây giống dễ bị thoái hoa, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là bệnh virut có khả năng lan truyền và phát triển,... Ở một số vùng trồng hoa lớn, sản xuất hoa áp dụng kỹ thuật thâm canh cao (trồng hoa trong điều kiện nhà lưới và sử dụng nguồn giống có chất lượng cao - cây giống cây mô,...) đã được triển khai nhưng còn ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây là phương pháp mà các nước trồng hoa tiên tiến đã ứng dụng từ lâu và mang lại hiệu quả rất cao. Các loại hoa được trồng ở Việt Nam rất đa dạng như hoa lan, ly, đồng tiền, hồng, cẩm chướng,... Tuy nhiên, cây hoa chuông chưa được trồng phổ biến do các giống hoa chuông mới được nhập vào nước ta, nguồn cung cấp giống bị động nên diện tích trồng còn rất ít, chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu và tập trung ở Hà Nội, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh,... Ở khu vực miền Trung, cây hoa chuông chưa được tiến hành trồng thử nghiệm để mở rộng diện tích. Để phát triển sản suất hoa nói chung và hoa chuông nói riêng cần chú trọng công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất lượng cao, thích nghi với nhiều vùng sinh thái,... Đồng thời tăng cường tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối hoa để tăng hiệu quả, giá trị sản phẩm. Trong đó, vấn đề giống, kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đầu tư thích đáng. 1.1.4.3. Ở Thừa Thiên Huế Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều vùng trồng hoa như xã Phú Mậu, xã Phú Thanh, xã Phú Thượng huyện Phú Vang; xã Thủy Vân, xã Thủy Dương, xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy; xã Hương Xuân, xã Hương Hồ, xã Hương Vân huyện Hương Trà nhưng chủ yếu là trồng các loại hoa cảnh truyền thống như hoa cúc, hoa mai, xương rồng... Hiện nay, một số loại hoa nhập nội có giá trị kinh tế cao như hoa lily, hoa hồng, các loại phong lan, hoa đồng tiền... đã bắt đầu trồng nhưng với quy mô nhỏ và chủ yếu là do các đề tài, dự án tiến hành trồng thử nghiệm và bước đầu khẳng định một số loài hoa mới có thể trồng trên địa bàn Tỉnh.
  • 27. 14 Sản xuất hoa ở Thừa Thiên Huế hầu như chưa có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Các loại hoa được trồng quảng canh theo từng thời điểm (ngày lễ, Tết,...), kỹ thuật trồng phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ gia đình. Các sản phẩm hoa làm ra có chất lượng thấp do nguồn giống không đảm bảo và kỹ thuật canh tác lạc hậu nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu hoa của địa phương. Ở Thừa Thiên Huế cây hoa chuông chưa được ai nghiên cứu, trồng thử nghiệm để đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Vì vậy, để phát triển diện tích trồng và nâng cao năng suất, chất lượng hoa thương phẩm, cần phải tiến hành những nghiên cứu trên các giống cụ thể, đồng thời ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất cây giống và trồng cây thương phẩm. Tóm lại: Sản xuất và kinh doanh hoa không chỉ mang lại giá trị lớn về kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường sống và phục vụ cho nhu cầu trang trí cộng đồng,... Thực tiễn sản xuất và thị trường tiêu thụ hoa ở trong nước và trên thế giới trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các giống hoa mới có giá thị thẩm mỹ và kinh tế cao nói chung và cây hoa chuông nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mở rộng diện tích trồng và thị trường tiêu thụ ngay trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các vùng trồng hoa trọng điểm cả cả nước. 1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng Trong tự nhiên cây hoa chuông được nhân giống bằng 2 phương pháp: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Ở mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. 1.2.1. Nhân giống hữu tính Nhân giống hữu tính là hình thức dùng hạt để làm giống, cây con được hình thành từ hạt. Đây là phương pháp nhân giống cây đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và không cần nhiều trang thiết bị. Hạt giống được hình thành do kết quả thụ tinh giữa giao tử đực (hạt phấn) với giao tử cái (noãn). Từ hạt sẽ hình thành một cây mới mang đặc tính của cả cây bố và cây mẹ (trong trường hợp thụ phấn chéo) hoặc
  • 28. 15 nghiêng hẳn về cây bố hoặc cây mẹ (trong trường hợp vô phối). Cây con mọc lên từ hạt, thường tạo thành cây giống khỏe, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu cao (sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh), năng suất cao. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống hữu tính cũng nhược điểm là: Hạt giống tạo ra có bản chất lai, có ưu thể lai, cây có tính dị hợp, cây thường bị phân ly với tỷ lệ cao, tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng [107]… Mặt khác, phương pháp nhân giống bằng hạt thường gặp nhiều khó khăn: khả năng thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp. Do đó, chất lượng hoa không cao, giá trị thương phẩm thấp. Nên phương pháp nhân giống này ít được sử dụng trong sản suất. Gill và cs (1994) chỉ ra rằng, đối với cây hoa chuông việc nhân giống bằng hạt thường khó, có tỷ lệ thành công thường biến động và giá thành cao [47]. Kessler (1999) khẳng định, cây hoa chuông có thể nhân giống từ hạt. Hạt giống cây hoa chuông rất nhỏ (12.000 hạt/g). Do đó, hạt giống nên được trộn với cát và gieo trên giá thể trồng, chú ý không phủ hạt giống. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ nhiệt độ đất khoảng 20 - 24°C. Để quá trình nảy mầm tốt thì cường độ ánh sáng nên nhỏ hơn 2.150 lux. Hạt hoa chuông thường nảy mầm sau gieo 2 - 3 tuần [63]. 1.2.2. Nhân giống vô tính Cây hoa chuông cũng có thể được nhân giống từ các cơ quan, bộ phận sinh dưỡng của cây như thân, lá, củ,... ây là hình thức nhân giống vô tính phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Quá trình nhân giống vô tính có thể diễn ra trong tự nhiên và nhân tạo [13]. Phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm: - Giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ. - Cây giống sau trồng sớm ra hoa. - Thời gian nhân giống nhanh. - Các đột biến có lợi khó bị mất đi do không phải trải qua quá trình phân bào giảm nhiễm. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp nhân giống này vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
  • 29. 16 - Cây mẹ truyền bệnh virus sang cho cây con. - Cây giống nhanh bị thoái hóa (sinh trưởng phát triển không đều, giảm giá trị thương phẩm). - Hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thược vào điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài. Để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính truyền thống, công nghệ nhân giống in vitro cần được ứng dụng, để tạo ra cây giống đồng nhất về kiểu hình, ổn định về di truyền, sạch bệnh... đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đây là kỹ thuật nhân giống đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước có ngành sản xuất hoa tiên tiến. Kỹ thuật nhân giống in vitro luôn được hoàn thiện để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. 1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống, thường được sử dụng cho việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bằng việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây với kích thước nhỏ. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách có định hướng, dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật. 1.2.3.1. Tính toàn năng của tế ào Haberland lần đầu tiên đã quan niệm rằng: mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều mang toàn bộ thông tin di truyền (ADN) của sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật [117]. Như vậy, từ một tế bào (mô) bất kỳ trên cây (Hình 1.3) có thể điều khiển để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi được nuôi cấy trong một môi trường thích hợp có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho tế bào thực hiện các quá trình phân hóa, phản phân hoá.
  • 30. 17 Hình 1.3. C c oại mô t ên cây đ c s d ng nuôi c y 1.2.3.2. Phân hoá và phản phân hoá tế ào Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, thực chất là kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào. Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại tế bào đó đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh. Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào của mô chuyên hoá, đảm nhận các chức năng khác nhau của cơ thể. Quá trình phân hoá của tế bào: Tế bào phôi sinh Tế bào dãn Tế bào phân hoá chức năng Tuy nhiên, sau khi tế bào phân hoá thành mô chức năng, chúng không hoàn toàn mất đi khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, điều kiện thích hợp chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Đó là quá trình phản phân hoá tế bào. Tế bào chuyên hoá (mô) Tế bào phôi sinh [85], [91]. Ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro đã mở ra một hướng phát triển mới trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng và chất lượng cây giống, đảm bảo nguồn cung cấp cây giống có chất lượng tốt cho thực tiễn sản xuất.
  • 31. 18 1.2.3.3. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro Cho tới nay việc sử dụng phương pháp nhân giống in vitro đã được áp dụng cho nhiều loại cây trồng (trên 400 loài). Giáo sư Murashige của trường ại học California đã chia quy trình nhân giống in vitro làm ba giai đoạn [82] và một giai đoạn tiếp sau in vitro: 1. Tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu in vitro Giai đoạn này là bước thuần hoá vật liệu nuôi cấy. Các mẫu đã được khử trùng và được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo ra các chồi mới. Giảm tỷ lệ mẫu nhiễm bệnh, tăng khả năng tái sinh có vai trò quan trọng ở giai đoạn này. Theo Yildiz (2012) [131], mô lấy từ cây non có khả năng tái sinh cao hơn từ cây trưởng thành. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tuần. 2. Nhân nhanh chồi, cụm chồi in vitro Là giai đoạn then chốt của toàn bộ quá trình nhằm tạo ra hệ số nhân cao nhất. Ở giai đoạn này các chồi được kích thích phát sinh thành nhiều chồi, mầm nhằm cung cấp cho các lần cấy chuyển tiếp theo. Hệ số nhân phụ thuộc nhiều vào vai trò của các loại phytohoocmon (thường là cytokynin). 3. Tạo cây hoàn chỉnh, huấn luyện cây con Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi in vitro đủ tiêu chuẩn được chuyển sang môi trường tạo rễ để tạo ra cây giống in vitro hoàn chỉnh với đầy đủ thân, lá, rễ. Trong giai đoạn này, nồng độ cytokynin được giảm xuống và tăng nồng đô auxin nhằm kích thích sự hình thành rễ. Huấn luyện cây con: Là giai đoạn chuấn bị cho cây con chuyển ra ngoài hệ thống vô trùng khi đã đạt kích thước nhất định. 4. Chuyển cây ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên Đây là giai đoạn chuyển cây in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng và thích nghi với điều kiện tự nhiên [51], [53]. Sự biến động của các yếu tố như: thời tiết, đất đai, sâu bệnh,… gây nhiều khó khăn trong việc đưa cây in vitro ra trồng ngoài tự nhiên.
  • 32. 19 Như vậy, cả bốn giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro đều có vai trò quyết định đến khả năng ứng dụng thành công các quy trình nhân giống in vitro vào thực tiễn. Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông do toàn thân được phủ một lớp lông tơ dày, thân lá chứa nhiều nước nên giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu gặp nhiều khó khăn (số lượng mẫu nhiễm và chết rất cao). Vì vậy, để tăng hiệu quả của giai đoạn này cần lựa chọn được hóa chất khử trùng, thời gian khử trùng và cơ quan sinh dưỡng đưa vào nuôi cấy. 1.2.3.4. Đặc điểm của cây giống in vitro Cây giống in vitro khi đưa ra môi trường tự nhiên, gặp một số vấn đề như sau: - Cây dễ bị mất nước do cấu trúc lá có lớp cutin trên bề mặt ít. - Bộ máy quang hợp và lục lạp kém phát triển. - Rễ của các chồi không có khả năng đồng hóa cabon và thường bị chết do rễ được hình thành từ callus thân, cho nên mối liên kết rễ - không bào và thân không tốt. Vì vậy, trước khi đưa cây ra ngoài cần phải có các biện pháp xử lý để tăng khả năng sống sót của cây. Các biện pháp đó gọi là tôi luyện cây trước khi đưa cây ra ngoài. Việc tôi luyện cây bao gồm: - Giảm thể nước của môi trường. - Giảm ẩm độ trong bình nuôi cây. Cả 2 dạng xử lý nhằm phát triển chức năng của khí khổng và lớp cutin. Các biện pháp có thể áp dụng như: đậy nút bình bằng các vật liệu có thể thoát hơi nước, mở nắp bình trước khi trồng vài ngày, khi cho cây ra rễ in vitro điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ cao hơn các giai đoạn trước… [85], [91]. Cây in vitro đã tôi luyện, khi chuyển ra vườn ươm có thể gặp các trở ngại khác như nhiệt độ, ấm độ, dinh dưỡng bổ sung... Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu miền Trung Việt Nam, có mùa hè khô nóng và mùa đông lạnh ẩm, thì các nghiên cứu cụ thể cần được thực hiện (thời vụ ươm, giá thể ươm, dinh dưỡng thích hợp,…), để làm cơ sở khoa học khi đưa cây giống in vitro ra vườn ươm, nhằm giảm tỷ lệ chết,
  • 33. 20 cây thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tăng khả sinh trưởng. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng. 1.2.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro a. Sự lựa chọn mẫu cấy Theo Mantell và cs (1985) mẫu cấy thích hợp nhất cho nuôi cấy mô phải có mô phân sinh hay những tế bào có khả năng biểu hiện tính toàn năng [77]. Mô non như đỉnh chồi nách, chồi ngọn hay chồi bất định sẽ tái sinh tốt hơn mô già của cùng một cây. Thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây mẹ có ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau tới khả năng tái sinh, phát sinh hình thái của mô nuôi cấy [50]. b. Phương pháp vô trùng mẫu Mẫu vật trước khi đưa vào nuôi cấy, được xử lý vô trùng bằng các loại hóa chất hoặc những tác động khác. Hoạt tính của hoocmon nội sinh ở mẫu vật nuôi cấy, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào, khả năng tái sinh,… của mẫu cấy sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt do các phương pháp xử lý vô trùng [32]. Vì vậy, đối với cây hoa chuông, để lựa chọn được phương pháp vô trùng mẫu phù hợp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của quy trình nhân giống in vitro. Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian x ý n m khuẩn bề mặt mẫu Tác nhân vô trùng Nồng độ (%) Thời gian xử lý (phút) Hiệu quả Calcium hypochlorid (Ca(OCl)2) 9-10 5 - 30 Rất tốt Sodium hypochlorid (NaOCl) 2 5 - 30 Rất tốt Bạc Nitrat (AgNO3) 1 5 - 30 Tốt Oxy già (H2O2) 10-12 5 - 15 Tốt Nước Brôm (Br2) 1-2 2 - 10 Rất tốt Thủy ngân clorua (HgCl2) 0,1-1 2 - 10 Đạt yêu cầu Nguồn: [32]
  • 34. 21 c. Môi trường nuôi cấy Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy mô như nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng… trong đó dinh dưỡng khoáng giữ một vai trò quan trọng [80], [88]. Thành phần hoá học của môi trường có vai trò quyết định sự thành công của quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Mỗi loài cây, thậm chí mỗi cơ quan hay mục đích nuôi cấy khác nhau, có yêu cầu khác nhau về thành phần môi trường sử dụng [48], [128]. Hầu hết các loại môi trường cho nuôi cấy mô tế bào được các nhà nghiên cứu sử dụng (50 - 70%) [26] là môi trường MS (Murashige and Skoog) [81]. Thành phần chính của môi trường nuôi cấy mô tế bào bao gồm những nhóm chất chính sau đây: * h ng - C c nguyên t đa ng Có vai trò cấu trúc và chức năng, được sử dung trong môi trường nuôi cấy với nồng độ trên 30 ppm. Gồm các nguyên tố: N, P, K, S, Mg, Ca [118]. - C c nguyên t vi ng Có vai trò hoạt hóa các enzim, được sử dụng trong môi trường nuôi cấy với nồng độ thấp hơn 30 ppm. Gồm các nguyên tố: Fe, B, Mn, Mo, Cu, Co, Ni [81], [118]. * g n n h ơ Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương thức dị dưỡng, cũng có thể sống bán dị dưỡng nhờ vào khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng nhân tạo, nhưng rất yếu nên không đủ nguồn carbon hữu cơ cho sự sinh trưởng phát triển của cây [122]. Vì vậy, trong môi trường nuôi cấy cần được bổ sung nguồn carbon hữu cơ và thường dùng saccaroza, tùy theo mục đích nuôi cấy, nồng độ có thể thay đổi từ 2 - 8% [67]. * Vitamin Mô và tế bào nuôi cấy in vitro đều có khả năng tự tổng hợp được các loại vitamin cần thiết, nhưng thường không đủ về lượng. Do đó, phải bổ sung thêm từ bên ngoài vào, đặc biệt là vitamin thuộc nhóm B với nồng độ khoảng 1 ppm [89], [126]. Bao gồm: vitamin B1, B2, B6…
  • 35. 22 Myoinositol có vai trò quan trọng cho sự phân chia tế bào vì thúc đẩy sự hình thành thành tế bào (sinh tổng hợp polygalacturonic axit và pectin). Thường sử dụng ở nồng độ cao 50 - 100 ppm. * h h nh n - Nước dừa: theo kết quả phân tích thành phần nước dừa [75], [76], [95], [119] cho thấy trong nước dừa có nhiều nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào như: các axit amin, axit béo, axit hữu cơ, đường, ARN, ADN, myoinositol, các chất có hoạt tính auxin, các glucosit của xytokinin. - Dịch chiết: dịch chiết nấm men, dịch chiết mầm lúa mì (mạch nha), dịch chiết một số loại rau, quả tươi: khoai tây, chuối, cà rốt... [54]. * h ng ng Các chất làm đông môi trường được sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy mô là agar, agarose và gellan gum [96]. Agar là một loại polysacarit của tảo (chủ yếu tảo hồng- Rodophyta) được chiết suất từ rong biển từ những năm 1650 đến 1660 bởi một người nhật tên là Minoya Tarozaemon. Agar khi ngâm nước ở 80o C sẽ chuyển sang dạng sol và 40o C thì trở về trạng thái gel. Khả năng ngậm nước của agar cao (6 - 12 g/lít nước) [94]. Ở trạng thái gel nhưng agar vẫn đảm bảo cho các ion vận chuyển dễ dàng. Vì vậy, thuận lợi cho sự hút dinh dưỡng của cây trong nuôi cấy mô. * h ề hò s nh ởng Trong tự nhiên, cây có khả năng tự tạo ra các chất phytohoocmon, nhưng trong nuôi cấy in vitro, các mô quá bé nên cần phải bổ sung vào môi trường nuôi cấy để định hướng sự phát triển của mô nuôi cấy [118]. Các chất điều hòa sinh trưởng thường được sử dụng ở nồng độ thấp (0,001 - 10 µM) nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi cấy. Dựa vào hoạt tính sinh học và hướng tác dụng, các chất này được chia làm 5 nhóm. - Các hợp chất auxin có vai trò kéo dài tế bào, tạo ưu thế đỉnh, hình thành rễ bất định,… gồm các chất như IAA (indolylacetic acid), α-NAA (α-naphthylacetic acid), 2,4-D (diclorophenoxy acetic acid), IBA (indolyl butyric acid)… Thông
  • 36. 23 thường, khi nồng độ auxin thấp sẽ kích thích sự tạo rễ, nồng độ auxin cao thì dẫn đến sự hình thành callus [110]. - Các hợp chất cytokinin quyết định sự phân chia tế bào, thúc đẩy sự hình thành và phát triển chồi,… gồm các chất như kinetin, BAP (5- benzyl amino purin) và zeatin… Ở nồng độ cao (1 - 10 mg/l), cytokinin kích thích sự hình thành chồi bất định nhưng ức chế sự tạo rễ. Các chất này được tổng hợp ở rễ và được vận chuyển một cách thụ động lên phía trên. - Các hợp chất gibberellin quyết định sự sinh trưởng của cây. Quan trọng nhất trong nhóm này là gibberellin acid (GA3): có tác dụng kéo dài lóng đốt, kích thích sự sinh trưởng của các mô phân sinh, chồi... - Axit absisic chất ức chế sinh trưởng. - Ethylen ức chế sinh trưởng gây sự già hoá. Trong đó axit absisic và ethylen rất ít được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào [3]. d. Điều kiện nuôi cấy Trạng thái môi trường, pH, nhiệt độ, ánh sáng, là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan và hình thái của mô, tế bào thực vật. Trạng thái môi trường: Môi trường đặc: Được bổ sung 8 - 10% agar. Agar có độ ngậm nước cao, khả năng di đông tốt, nhiệt đô nóng chảy là 80o C, nhiệt độ đông đặc là 40o C. Môi trường lỏng: Sử dụng cho các mục đích nuôi cấy khác nhau, môi trường nhân nhanh, nuôi cấy protoplast, dung dịch nuôi cấy huyền phù... pH của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhận các chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào. pH của môi trường nuôi cấy thích hợp cho đa số các loại cây trồng dao động từ 5,5 - 6,0. Nếu pH thấp thì agar sẽ không đông sau khi hấp khử trùng. Khi pH < 4 hoặc pH 7 thì sẽ làm kết tủa một số muối vô cơ và phân giải một số chất hữu cơ sẽ làm chết cây.
  • 37. 24 Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy. Các yếu tố ảnh hưởng như: cường độ chiếu sáng, chu kỳ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Trong tạo chồi ban đầu và nhân chồi tiếp theo, cường độ ánh sáng phù hợp nằm trong khoảng 2000 - 2500 lux. Nhưng trong giai đoạn tạo rễ, cây cần chiếu sáng ở cường độ cao hơn để kích thích cây chuyển từ giai đoạn dị dưỡng sang tự dưỡng, có khả năng quang hợp. Kết quả nghiên cứu của Vince-Pure (1994) [121], Teresa và cs (2007) [116], đã chỉ ra nguồn ánh sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy và chất lượng cây giống. Để mô cấy phát triển tốt thì phòng nuôi cấy phải thông thoáng và có nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ trong phòng nuôi cấy thường được giữ ở 25 - 280 C [17]. 1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, là vùng giao thoa giữa hai miền Nam Bắc (150 59’ 30’’- 160 44’ 30’’ độ vĩ Bắc), nên có chế độ bức xạ phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến XII, trùng với mùa bão, lượng mưa lớn (2.800 - 2.900 mm) chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa trong năm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa Đông lớn hơn giữa các tháng mùa Hè. Từ tháng III đến tháng VI nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng XI đến tháng XII nhiệt độ giảm mạnh, do có sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không quá cao. Biên độ nhiệt của năm dao động trong khoảng 9 - 10o C (phụ lục 1). Mùa khô, có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24 - 25,2o C, nhiệt độ trung bình tháng I khoảng 20o C thấp nhất trong năm. Trong mùa Hè, tháng VI và tháng VII là 2 tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28,2 - 29,4o C, kết hợp với gió mùa Tây Nam khô nóng, lượng mưa nhỏ, thường gây hạn hán. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại hoa nói chung và cây hoa chuông nói riêng.
  • 38. 25 Do đó, để trồng được hoa chuông, cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trong quá trình ươm cây giống hoa chuông in vitro và trồng cây hoa chuông thương phẩm như thời vụ ươm trồng, giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng hợp lý,… nhằm làm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết khí hậu, tăng tỷ lệ cây sống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, làm tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông thương phẩm. 1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng 1.3.1. Thời vụ Cơ thể và môi trường là một khối thống nhất. Cơ thể thực vật luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí (chủ yếu là CO2 và O2), sâu bệnh hại… để tồn tại, sinh trưởng phát triển và tái tạo nên cơ thể mới. Các nhân tố sinh thái thường thay đổi có tính chất chu kỳ theo ngày (sáng, trưa, chiều, đêm), theo mùa trong năm (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Các loài thực vật ở các vùng sinh thái khác nhau, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà đã có phản ứng thích nghi với các biến đổi có tính chu kỳ đó của các nhân tố sinh thái. Cây hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới và đa số các giống hoa chuông được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 - 240 C. Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng trực xạ. Vì vậy, thời vụ trồng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa chuông. Để giảm thiểu các tác hại do các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cho việc ươm cây giống in vitro và trồng cây hoa chuông thương phẩm, cần xác định được thời vụ ươm trồng phù hợp, để áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý… Đối với từng vùng sinh thái khác nhau, việc bố trí thời vụ trồng phù hợp cho một loại cây trồng cụ thể thường không giống nhau. Xác định thời vụ trồng cần căn cứ vào các điều kiện sau: - Đặc tính của giống: nguồn gốc của giống, thời gian sinh trưởng của giống, yêu cầu điều kiện sinh thái của giống… - Điều kiện sinh thái của vùng sản xuất.
  • 39. 26 - Điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. - Tính chất đất. - Tình hình xuất hiện sâu bệnh hại… Các biện pháp kỹ thuật tác động sẽ phát huy được hiệu quả trên cơ sở nguồn cây giống có chất lượng tốt và thời vụ trồng phù hợp. 1.3.2. Giá thể trồng Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng, các loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp. Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc phối trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa, than bùn, đá trân châu, cát, sỏi,... Các loại giá thể này được dùng phổ biến trong ngành khoa học nghề vườn [99]. Giá thể trồng cây có ưu điểm: - Kiểm soát được pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây truyền bệnh cho cây. - Có khả năng giữ ẩm và thoáng khí tốt. - Có khả năng tái sử dụng hoặc an toàn cho môi trường khi phân hủy. Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm cần loại giá thể giữ ẩm và thoát nước tốt, giúp cây ít bị mất nước trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn vườn sản xuất, do cây có bộ lá lớn, nhiều nụ, hoa, bộ rễ chùm nên giá thể trồng cần chứa nhiều chất hữu cơ mùn làm tăng độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành phần trong giá thể, tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm, đảm bảo cho các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt [99].
  • 40. 27 * Các loại giá thể được sử dụng  ơ : Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ và có thể làm khô đóng thành bánh để dễ vận chuyển và bảo quản. Trước khi sử dụng cần loại bỏ chất chát (tanin). Xơ dừa là giá thể có khả năng giữa ẩm và thông thoáng khí tốt nhưng nó dễ gây úng cho một số loại cây trồng, có pH từ 6,5 - 7, có trọng lượng riêng thấp, tính ổn định cao. Xơ dừa có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với các nguyên liệu khác như than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1:2; 1:1, sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp để trồng rau hoặc trồng các cây hoa ngắn ngày trong giai đoạn vườn ươm, trồng cây trong nhà kính mà không cần đất [61].  h n: Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem hun cháy nhưng chưa thành tro. Trấu hun là giá thể hữu cơ, thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun chứa một lượng lớn kali có tính kiềm, có thể tái sử dụng và hoàn toàn sạch bệnh. Trấu hun là loại phế phẩm rất phổ biến trong nông nghiệp. Cũng như xơ dừa, sử dụng trấu hun làm giá thể trồng cây mang lại hiệu quả kinh tế cao [101].  : Đây là loại giá thể trơ điển hình và thường được sử dụng trong các hệ thống mở. Trồng cây trên giá thể cát có lợi là dễ tìm kiếm, rẻ tiền và đơn giản khi sử dụng. Cát tồn tại ở dạng hạt, độ lớn của hạt cát từ 0,1 mm đến 2 mm. Chúng được rửa sạch, khử trùng sấy hay phơi khô trước khi sử dụng [101].  Đ phù s v phân h ng: Là loại nguyên liệu thường được dùng để phối trộn với các nguyên liệu khác làm giá thể ươm cây. Đất phù sa có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dễ bị dí dẽ khi sử dụng đơn lẻ, cây sinh trưởng kém. Phân chuồng được ủ hoai mục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và góp phần làm tơi xốp giá thể [101].  Đ t Tribat: Đất sinh học Tribat là một thành tựu mới của công ty công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh là hỗn hợp hữu cơ gồm có mùn, bột dừa có bổ sung N tổng số, K2O tổng số, P2O5 tổng số, các trung vi lượng gồm Mg, Mn, Zn, Bo, Cu, Mo và các cấp hạt khác nhau. Được sử dụng để trồng các loại rau, hoa, gieo ươm cây con rất có hiệu quả [133].
  • 41. 28 Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng khí và cải thiện độ pH, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Theo John và Harold (1999) [61], để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Trước đây, người ta dùng các loại vỏ cây, mùn cưa, và vỏ bào trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể trồng cây nhưng hiệu quả không cao. Ngày này, thay vì sử dụng trực tiếp người ta đã phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên khả năng giữ ẩm tăng, độ thông khí tốt, CEC cao [37]. Năm 1999, John và Harold đã nghiên cứu khả năng giữ ẩm của các loại giá thể hỗn hợp bao gồm: đất, cát, than bùn với tỷ lệ (1:1:1); than bùn, ve cmiculite với tỷ lệ (1:1); và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ (3:1:1). Kết quả nghiên cứu đã xác định được khả năng giữ nước của hỗn hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đến là hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn. Nhưng khi xét tính thông thoáng khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn tương đương nhau, hỗn hợp giá thể đất + cát + than bùn là kém nhất trong 3 loại giá thể thử nghiệm [61]. 1.3.3. Phân ón lá Phân bón lá là hỗn hợp bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, một số chất điều hòa sinh trưởng và các chất phụ gia hỗ trợ kết dính, nhằm giữ chất dinh dưỡng trên bề mặt lá để cây hấp thụ dễ dàng. Phân bón lá dùng để bón phân qua lá, qua quả và qua thân cây. * Tác dụng của phân ón qua lá Phun chất dinh dưỡng qua lá sẽ tiết kiệm được phân bón, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả mang lại cao hơn nhiều so với dinh dưỡng qua rễ. Phương pháp này càng có hiệu quả cao đối với các cây rau, hoa và cây giống các loại... Khi sử dụng các chất có nồng độ thấp, các chất có hoạt tính sinh lý như các chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố vi lượng... thì chỉ có phun qua lá mới có hiệu quả sinh lý và kinh tế nhất. Việc phun phân qua lá cũng là cách phục hồi nhanh chóng cây trồng khi có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng hơn là bón vào đất [13].
  • 42. 29 Nhiều loại phân bón lá được đề xuất sử dụng trong nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, ở Ai Cập, trong thời gian năm năm (1990 - 1995), 554 loại phân bón mới được đăng ký, trong số đó có 285 loại là phân bón lá [42]. Nghiên cứu của Alexander và Schroeder (1987), Fageria và cs, Kannan (2010) cho thấy tiềm năng lớn của phân bón lá như là một cách để giảm ô nhiễm đất và nước ngầm [23], [44], [62]. Nghiên cứu của tác giả Pavlova và Michailova (2009) với tiêu đề “Phân bón lá - lợi ích -20 năm nghiên cứu và ứng dụng”, đã chỉ ra rằng trong 20 năm nghiên cứu và ứng dụng phân bón lá ở Bulgaria với thành phần dinh dưỡng (21%N, 5% P2O5, 10% K2O, 0,020% B, 0,014% Cu, 0,250% Fe, 0,002% Mn, 0,002% Mo và 0,018% Zn) đã chứng tỏ hiệu quả về kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường đất và góp phần làm hạn chế việc sử dụng phân bón qua đất và tối ưu hóa việc sử dụng phân bón [93]. Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như auxin [124], gibberellin [65], [84], [130], cytokinin [109], [110], các chất ức chế sinh trưởng như axit abscisic [22], [73], [90], ethylen… và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa học để điều trỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được coi như bước tiến đầu tiên sử dụng chế phẩm phân bón qua lá cho cây trồng. Phân sinh hóa cho cây trồng trên thị trường chủ yếu chứa các chất điều hòa sinh trưởng như GA3, -NAA, IBA, Ethrel, CCC… Được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: điều khiển thời gian ra hoa của cây cũng có nghĩa là điều khiển sự cân bằng hoocmon chung trong cây. Người ta có thể làm cho cây trồng ra hoa sớm hơn (sớm đạt cân bằng giữa tác nhân kích thích và ức chế) hoặc ngược lại, làm cho cây đạt cân bằng hoocmon này muộn hơn để cây ra hoa quả muộn. Có thể sử dụng các điều kiện ngoại cảnh hoặc các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cân bằng hoocmon chung đó của cây theo hướng có lợi cho con người. * Cơ chế hấp thụ phân ón qua lá Hầu hết các chất khoáng từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy nhiên, các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng hấp thu chất khoáng thông qua khí khổng và tầng cutin mỏng. Đây là con đường hấp thu dinh dưỡng bị động
  • 43. 30 nên không cần năng lượng. Sự xâm nhập các chất khoáng vào cây qua bề mặt lá phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần của các chất khoáng sử dụng, nồng độ chất khoáng, pH của dung dịch chất khoáng, tuổi của lá và cây… Cây xanh có thể hút chất dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, NH3 và NO2 từ khí quyển qua lỗ khí khổng. Đầu thế kỷ XIX, bằng phương pháp đồng vị phóng xạ các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài các bộ phận lá, các bộ phận khác như thân, cành, hoa, quả, đều có khả năng hấp thu dinh dưỡng [18]. Diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lần so với diện tích đất do tán che phủ. Lỗ khí khổng có kích thước dài 7 - 10 µm, rộng 2 - 12 µm, số lượng khá lớn, có thể chiếm tới 1% diện tích lá, phân bố ở cả mặt trên và mặt dưới lá. Số lượng lỗ khí khổng của từng loại cây khác nhau là không giống nhau. Muốn cho phân bón qua lá mang lại hiệu quả cao nhất thì phải được phun lên bề mặt lá có nhiều lỗ khí khổng và vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn [20]. Cơ chế đóng mở khí khổng rất phức tạp chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, nhiệt độ và tình trạng sinh lý của cây. Ánh sáng quá mạnh, độ ẩm quá khô, nhiệt độ cao hơn 30o C đều làm cho khí khổng đóng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón lá cần tưới nhẹ nước trên bề mặt lá trước khi bón phân. Nên bón phân khi nhiệt độ không khí nhỏ hơn 30o C, trời nắng nhẹ và cung cấp đủ nước cho cây qua rễ [19]. Các chất dinh dưỡng được cây vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc 30 cm/giờ. Dinh dưỡng hấp thụ qua lá nhanh hơn so với hấp thụ dinh dưỡng thông qua đất [45], [62], [70], [123]. Do đó, năng lực hấp thu dinh dưỡng từ lá cao hơn nhiều lần so với từ rễ. Cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá gấp 8 đến 20 lần so với khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rễ bằng cách bón phân vào đất [29]. Như vậy, việc bón phân qua lá cho cây luôn có hiệu suất đồng hóa các chất dinh dưỡng cao hơn so với bón phân vào đất. Bón phân qua lá là biện pháp có tính chiến lược của ngành nông nghiệp.
  • 44. 31 * Các loại phân ón lá thường sử dụng Hiện nay, phân bón lá trên thị trường trong nước và trên thế giới rất phong phú, có thể chia thành 3 nhóm chính: + Nhóm có các nguyên tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ. + Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc xúc tiến việc ra rễ. + Nhóm có chứa các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh. Trong đó, 2 nhóm trên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất nhất là đối với nhóm cây hoa cảnh. Thông thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với nhiều tỷ lệ, tùy vào mục đích sử dụng, loài hoa, thời kì sinh trưởng của cây. Ngoài ra còn kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng khác như Cu, Fe, Zn, một số các vitamin cần thiết khác và các chất điều hòa sinh trưởng. Các loại phân bón lá khác nhau thường có tỷ lệ đạm, lân, kali (N:P:K) khác nhau nhưng nổi bật lên là các tỷ lệ sau: - 1:1:1 là tỷ lệ N:P:K bằng nhau - 3:1:1 là tỷ lệ N cao - 1:3:1 là tỷ lệ P cao - 1:1:3 là tỷ lệ K cao Ngoài ra, còn có các tỷ lệ khác nữa như: 3: 1: 2; 3: 2: 1; 1: 5: 8.... Ngoài việc quan tâm đến tỷ lệ các chất, người trồng hoa còn quan tâm tới nồng độ các chất trong mỗi tỷ lệ. Công thức phân bón cao, khi tổng số khối lượng nguyên chất của cả 3 chất lớn hơn 50% toàn bô khối lượng của phân. Ngược lại, các công thức phân bón thấp khi tổng số khối lượng nguyên chất của cả 3 chất N, P2O5, K2O thấp hơn 50% toàn bô khối lượng của phân. Ví dụ: theo công thức của Lecoufle (1981) ta có: Công thức cao: 30:10:10 (= 50%) tỷ lệ (3:1:1) sử dụng trong giai đoạn sinh trưởng thân lá.
  • 45. 32 Công thức thấp: 10:18:10 (= 38%) gần bằng tỷ lệ (1:2:1), sử dụng trong giai đoạn ra rễ kết hợp với công thức thấp: 10:10:20 (= 40%) tỷ lệ (1:1:2) dùng cho cây khi ra hoa [68]. Phun phân bón lá Đầu trâu 902 (17:21:21) 1g/lít, 7 ngày một lần, cho cây hoa lily Sorbonne có tác dụng kích thích nở hoa sớm từ 3 - 6 ngày, giảm tỷ lệ nụ bị thui và tăng chất lượng hoa [4]. Để khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa ở cây lily khi ở điều kiện thiếu ánh sáng, có thể dùng phân bón lá STS có chứa bạc 0,1 mmol/l phun 1 - 2 lần/tuần khi nụ dài 2 - 3 cm. Hoa cúc ra hoa mùa hè cũng có thể trồng để ra hoa trong vụ đông khi được xử lý GA3 ở nồng độ 20 - 25 ppm (cúc trắng nhật, cúc tím lá nhọn, cúc phấn hồng hè). Hoa nhài có thể ra hoa sớm hơn nếu được xử lý CCC ở nồng độ 1000 ppm. Hoa loa kèn trắng có thể ra hoa sớm hơn so với đối chứng từ 5 - 7 ngày, khi phun GA3 50 ppm sau trồng 90 ngày. Để nâng cao chất lượng hoa loa kèn trái vụ có thể phun GA3 50 ppm 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày hoặc phun GA3 80 ppm khi cây mới hình thành nụ có tác dụng kéo dài quá trình ra hoa để tránh thu hoạch tập trung. Xử lý GA3 với nồng độ 100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày phun 1 lần cho hoa nở sớm hơn, bông dài, nhiều mỏ và hoa bền hơn [5]. Như vậy, các loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau, được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại hoa cây cảnh và mang lại kết quả to lớn trong sản xuất. Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về phân bón được thực hiện, đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho cây giống in vitro ở giai đoạn vườn ươm, cây thương phẩm ở giai đoạn vườn sản xuất có ý nghĩa quan trọng để mở rộng diện tích trồng cây hoa chuông ở Thừa Thiên Huế. 1.3.4. Bấm ngọn Ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến ở thực vật. Đó là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là
  • 46. 33 loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái bị ức chế tương quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng. Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn, sau đó được vận chuyển khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc. Ngoài ra các cơ quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ auxin như: lá non, quả non, phôi hạt. Sự tồn tại chồi ngọn đã sản sinh ra lượng lớn auxin và vận chuyển xuống phía dưới làm ức chế chồi bên sinh trưởng. Như vậy, auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn. Tuy nhiên, các phytohoocmon khác cũng có vai trò quan trọng điều chỉnh hiện tượng này, đặc biệt là xytokinin. Xytokinin hoàn toàn đối kháng với auxin trong trường hợp này: xytokinin được được sản xuất ở rễ rồi được vận chuyển lên ngọn và sẽ có tác dụng giải phóng chồi bên tức làm yếu ưu thế ngọn. Vì vậy, hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh trong cây chủ yếu bằng tỷ lệ auxin/xytokinin. Tỷ lệ này càng cao thì ưu thế ngọn càng mạnh mẽ, còn tỷ lệ này càng thấp thì sự phân cành càng chiếm ưu thế. Khi đi từ ngọn xuống gốc thì tỷ lệ này càng giảm và ưu thế ngọn càng giảm dần [13]. Tamaki và Mercier (2007) cho biết auxin chủ yếu được sản sinh trong chồi non, nụ non. Nó là chất ức chế tăng trưởng chồi nách. Khi các chồi ngọn được loại bỏ, tác dụng ức chế bất hoạt, tăng cường sự phát triển của chồi bên thành cành nhánh mới. Vì vậy, bấm ngọn là một biện pháp quan trọng để kích thích chồi bên sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngoài việc hạn chế ảnh hưởng của auxin thì chồi bên còn được hoạt hóa, tăng sinh trưởng là do tác động của nguồn cung cấp cytokinin từ rễ [115]. Tóm lại: Bấm ngọn là một trong các biện pháp kỹ thuật rất quan trọng để điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của các loại hoa cây cảnh và đặc biệt là điều chỉnh ra hoa theo ý muốn, nhằm nâng cao chất lượng hoa thương phẩm. Vì vậy, đối với cây hoa chuông, việc nghiên cứu áp dụng biện pháp bấm ngọn rất cần được thực hiện để có thể cải thiện năng suất và chất lượng hoa. Biện pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao khi được kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác.