SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Giáp Thái Ngọc 
MSSV : K37.103.103 
Trí nhớ và học tập 
1/ Trí nhớ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của con người? 
Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con người bởi vì 
trí nhớ là một khả năng trí tuệ của con người để thu thập, tích trữ và lấy ra 
các sự kiện mà con người đã trãi qua trong quá khứ. Để nhớ những bài đã 
học từ cơ sở để tiếp thu thêm kiến thức mới và phải nhớ những gì đã học để 
vận dụng. 
2/. Trí nhớ dài hạn và ngắn hạn được hình thành như thế nào. Có những 
cách nào để học sinh nhớ lâu (đưa thông tin vào vùng nhớ dài hạn), 
trong những cách đó cách nào là khoa học và hiệu quả nhất. 
Trí nhớ có trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn không tồn tại lâu và có thể 
chuyển sang dài hạn và lưu trữ mãi mãi. 
-Trí nhớ ngắn hạn(The short-term memory (STM)): Trí nhớ ngắn hạn là cái 
mà chúng ta nghĩ tại một thời điểm nào đó, cùng với những thông tin từ các 
giác quan mà chúng ta cảm nhận được từ tai, mắt hay da, v…v…Sau đó một 
thời gian ngắn, thông tin vừa mới lưu lại trong trí nhớ sẽ nhanh chóng bị mất 
đi. Giống như khi ta đọc một số điện thoại cho một người nào đó, người đó có 
thể nhẩm lại số điện thoại rồi bấm số đó để gọi nhưng sau đó một lúc hỏi lại 
người đó sẽ không nhớ số điện thoại đó nữa. 
Đôi khi, trong một quá trình, nội dung của trí nhớ ngắn hạn là dựa trên trí nhớ 
dài hạn, nội dung của trí nhớ dài hạn có một cấu trúc nhất định. Nếu như bạn 
cố nhớ làm thế nào để chia những sự kiện dài ra, bạn sẽ không bị tràn ngập 
những dữ kiện không liên quan
-Trí nhớ dài hạn(The long-term memory (LTM)): Trí nhớ dài hạn được dùng 
để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi 
ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu 
trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh 
luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày 
càng khó khăn để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ. 
Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, 
gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ 
ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ 
dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy 
nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng 
âm thanh. 
Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: 
bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự 
kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi 
golf…). 
-Những cách để học sinh nhớ lâu là: 
1. Hoạch định bài giảng 
Trước khi học bài mới, giáo viên sẽ ôn lại kiến thức cũ đã học hôm trước, 
giúp các em nhớ lại, ôn lại và làm nền tảng để tiếp thu kiến thức mới. Đồng 
thời cần đưa ra mục tiêu bài học mới, cuối buổi học nên dành ít phút để hệ 
thống kiến thức một cách logic cho các học sinh dễ nhớ. Vì trong một tiết học, 
thời gian đầu buổi học và cuối buổi học là thời gian các em dễ tiếp thu hơn 
trong buổi học 
2. Ngôn ngữ liên tưởng 
Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là 
lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo 
chuỗi các từ vựng có chung gốc. 
Cũng vậy, khi giảng một cấu trúc hay chức năng, giáo viên luôn phải giới 
thiệu và cho luyện tập trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để 
những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài 
hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ 
hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học 
là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho 
học sinh. 
3. Nhắc lại nhiều lần
Nhắc lại nhiều lần lần để đưa kiến thức hay thông tin từ trí nhớ ngắn hạn trở 
thành trí nhớ dài hạn. Phương pháp này cần kéo dài càng lâu sẽ nhớ càng 
lâu. 
4. Giúp lưu ngôn ngữ 
Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải 
đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ 
dài hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội tái sử dụng 
và ôn tập. Chẳng hạn, bạn sử dụng truyện ngắn để dạy một cấu trúc, nếu đã 
dùng nguyên cả truyện như trong sách, thì khi nhắc lại nó bạn phải dùng cách 
khác. Có thể sao và cắt nhỏ truyện ra cho cả lớp sắp xếp lại. Xoá một số 
đoạn để lớp tự điền vào. Nếu truyện ngắn hay đoạn hội thoại chỉ có hai hoặc 
ba nhân vật trong đấy, hãy sao chúng ra làm ba bản, trong mỗi bản xoá lời nói 
của một nhân vật. Tiếp theo, chia lớp ra làm ba nhóm đại diện cho ba nhân 
vật và làm việc cùng nhau để điền vào đoạn còn thiếu. Sau đó xếp mỗi thành 
viên ở một nhóm khác vào với nhau để hoàn chỉnh câu chuyện bằng miệng. 
Sử dụng rối, mặt nạ hay thậm chí cả lời nhắc đơn giản để làm cho câu 
chuyện sinh động và đáng nhớ hơn. 
-Trong những cách trên cách hoạch định bài giảng và nhắc lại nhiều lần là 
hai phương pháp khoa học và được giáo viên sử dụng nhiều nhất. 
3/ Từ kiến thức về trí nhớ, giáo viên cần có những lưu ý gì trong quá 
trình truyền thụ kiến thức (thông tin) cho học sinh. 
 Không được nói kiến thức mới một cách quá nhanh. Nếu như giáo viên 
nói một cách quá nhanh chóng thì hãy cố nói chậm lại. Những điểm kiến thức 
trọng tâm giáo viên cần nói chậm lại và ngưng một vài phút để học sinh dễ 
nắm bài hơn. 
 Học sinh cần những khuyến khích để tiếp thu kiến thức mới một cách 
chủ động và nhanh nhất. 
 Tạo điều kiện để từ những gợi ý của giáo viên học sinh sẽ tự tìm hiểu 
kiến thức mới, học sinh sẽ tự hình thành hệ thống kiến thức cho mình. 
 Dựa vào nhu cầu và tình cảm của người học để biết được thông tin lưu 
trữ trong trí nhớ dài hạn, kiến thức đó phải được sử dụng thường xuyên. Giáo 
viên không thể mong đợi học sinh sẽ nhớ bài vào tháng 9 mà không nhắc học 
sinh từ tháng 6 được.
Learning theory 
1/Có những cách nào để giải thích quá trình học tập của con người? 
Bạn chấp nhận cách giải thích nào? Tại sao? 
Quá trình học tập là quá trình tương tác giữa thầy và trò để lĩnh hội tri thức 
trong một môi trường nhất định và tùy theo phương pháp dạy của thầy và 
phương pháp học của trò dựa vào 3 học thuyết để giải thích quá trình học tập 
của con người. Gồm 5 hoạt động: 
 Đưa thông tin vào 
 Ghi nhớ thông tin 
 Biến đổi thông tin 
 Điều phối thông tin 
 Đưa thông tin ra 
 Behaviorism (lý thuyết dạy học hành vi (ứng xử) – đầu thế kỉ 20): 
Đây là hình thức dạy học thầy giảng – trò nghe, trong đó người thầy đóng 
vai trò trung tâm trong quá trình dạy học.Đẩy mạnh việc học bề ngoài (không 
nắm/hiểu sâu, không chú trọng chiều sâu) và tái hiện kiến thức. Đánh giá 
người học dựa trên sự tiếp nhận kiến thức đã truyền đạt. 
 Cognitive constructivism (lý thuyết dạy học kiến tạo nhận thức – giữa 
những năm của thế kỉ 20) 
Cách học này người thầy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. học trò 
đóng vai trò chính, tự nghiên cứu, tự học. Đặt người học vào một vị trí giải 
quyết những nhiệm vụ được giao (có ý nghĩa, thực tế). Suy luận, phân tích, 
phản hồi, đánh giá, tư tưởng phê phán. Học thuyết này được đánh giá người 
học dựa trên sự phát triển nhận thức của người học. 
 Social constructivism (lý thuyết dạy học với xu hướng tiếp cận nhận 
thức từ 
xã hội – cuối những năm của thế kỉ 20) 
Cách học này có thể không cần đến người thầy, người học sẽ tự nghiên 
cứu theo tập thể, theo cộng đồng. Việc học được phát sinh và xử lý bởi 
những quan hệ xã hội xuyên qua việc tham gia vào các hoạt động xã hội với 
người khác. Thảo luận, đối thoại, cộng tác và chia sẻ thông tin. Học thuyết 
này đánh giá người học dựa trên kĩ năng cộng tác, nhóm và đồ án.
 Theo em, em chấp nhận lối giải thích quá trình học tập theo thuyết kiến 
tạo vì nó theo lối dạy học truyền thống. Căn cứ vào trí nhớ của con người, để 
học sinh đóng vai trò trung tâm hình thành hệ thống kiến thức dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. 
2/ Theo thuyết kiến tạo thì quá trình học tập của con người được diễn ra 
như thế nào? Cho một ví dụ về dạy học theo kiểu kiến tạo. 
Theo J. Bruner, không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến thức là một 
quá trình và là sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa đối 
tượng học tập và người học); Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo 
những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, 
được khảo sát một cách tổng thể; Việc học tập chỉ có thể được thực hiện 
trong một quá trình tích cực, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới 
của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả 
năng đã có; Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng góp phần cho người 
học tự điều chỉnh học tập của bản thân mình; Học qua sai lầm là điều rất có ý 
nghĩa; các lĩnh vức học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể 
học hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có 
tính thách thức; 
TKT không chỉ giới hạn những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học. Sự 
học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí mà còn 
phát triển cả về mặt tình cảm, giao tiếp; Mục đích học tập là xây dựng kiến 
thức của bản thân nên khi đánh giá các kết quả học tập không định hướng 
theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình 
học tập và trong những tình huống học tập phức tạp.
Dạy học theo quan điểm của thuyết kiến tạo nghĩa là giáo viên (GV) hướng 
dẫn để học sinh (HS) tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học 
tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Vì vậy, các kiểu dạy học như: dạy 
học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… đều được coi là 
các PPDH vận dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo. Đã có nhiều tác giả 
nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông. 
Nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít tác giả nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học 
Sinh học. 
Trong dạy học, HS được khuyến khích sử dụng các phương pháp riêng của 
họ để kiến tạo tri thức chứ không phải chấp nhận lối tư duy của người khác. 
Như vậy, tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ 
không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. 
Trong môi trường học tập kiến tạo, HS được học nhiều hơn khi thực sự được 
cuốn hút vào việc học, thay vì chỉ lắng nghe thụ động, nghĩa là TKT coi trọng 
vai trò chủ động và tích cực của HS trong quá trình học tập để tạo nên tri thức 
cho bản thân, đặc biệt tư duy của HS dần trở nên trừu tượng và phát triển 
hơn, HS được thúc giục để hoạt động trong tiến trình học tập. Vai trò trung 
tâm của quá trình dạy học được chuyển từ GV sang HS, GV đóng vai trò là 
người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá những hiểu 
biết và việc học của mình. Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ 
để nhớ mà còn xem kiến thức là một cấu trúc động. Quy trình dạy học theo 
TKT có cấu trúc như sau: 
Khám phá 
Câu hỏi của HS 
Khảo sát cụ thể 
Phản ánh Kiến tạo tri thức mới
Theo quy trình này, việc dạy một kiến thức mới không phải bắt đầu từ việc 
GV thông báo kiến thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về kiến 
thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những quan điểm của mình, lắng nghe 
quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe, theo 
dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ hoặc 
khác thường, GV tôn trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa chọn 
con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết quả của hoạt động đó, HS 
có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em tìm 
ra được con đường chiếm lĩnh tri thức. 
Dạy học theo mô hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy học 
phải luôn chú ý tới những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một trong 
những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến thức mới. 
VÍ DỤ: Trong bài 8 chương trình lớp 10: Các công cụ trợ giúp soạn thảo văn 
bản. Trước khi hướng dẫn học sinh các công cụ tìm kiếm và thay thế của 
word ta có thể bắt học sinh tìm kím thông thường và sửa lại và nhận ra còn 
nhiều sai sót rồi từ đó cho các em tìm hiểu về công cụ mới nhanh hơn sẽ giúp 
các em nhớ dai hơn. 
3/ Thuyết hành vi có thể được áp dụng như thế nào trong dạy học? 
Dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm lý 
học Mỹ Watson đã xây dựng lý thuyết hành vi (Behavorism) giải thích cơ chế 
tâm lý của việc học tập. Thorndike (1864-1949), Skinner (1904-1990) và 
nhiều
tác giả khác đã tiếp tục phát triển những mô hình khác nhau của thuyết hành 
vi. 
Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong 
đó 
những mối liên hệ phức tạp sẽ đƣợc làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua 
các 
bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý. Thông qua những kích 
thích 
về nội dung, phương pháp dạy học, ngƣời học có những phản ứng tạo ra 
những 
hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình. Vì vậy quá trình học tập 
được hiểu là quá trình thay đổi hành vi. Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi 
luyện tập cũng như khi học tập các quá trình tâm lý vận động và nhận thức 
đơn 
giản (nhất là khi vấn đề chỉ là nắm vững những quá trình đó). Có nhiều mô 
hình khác nhau của thuyết hành vi, có thể nêu một số quan niệm cơ bản của 
thuyết hành vi như sau: 
• Các lý thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các 
hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm. 
• Thuyết hành vi không quan tâm đến các quá trình tâm lý chủ quan bên 
trong của người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng 
những yếu tố này không thể quan sát khách quan được. Bộ não được 
coi nhƣ là một “hộp đen” không quan sát được. 
• Thuyết hành vi cổ điển (Watson): quan niệm học tập là tác động qua lại 
giữa kích thích và phản ứng (S-R), nhằm thay đổi hành vi. Vì vậy trong 
dạy học cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hƣng phấn từ đó có 
các phản ứng học tập và thông qua đó thay đổi hành vi.
• Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skiner không 
chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng mà đặc biệt 
nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C). 
Chẳng hạn khi HS làm đúng thì đƣợc thƣởng, làm sai thì bị trách phạt. 
Những hệ quả của hành vi này có vai trò quan trong trong việc điều 
chỉnh hành vi học tập của HS. 
Có thể tóm tắt những đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành 
vi như sau: 
• Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát 
được. 
• Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học 
tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định 
sẵn. Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước 
học tập đơn giản. 
• GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của ngƣời học, tức là sắp 
xếp việc học tập sao cho người học đạt đƣợc hành vi mong muốn và sẽ 
được phản hồi trực tiếp (khen thƣởng và công nhận). 
• GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để 
kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm. 
Thuyết hành vi đƣợc ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hoá, 
dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và 
huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung 
học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức, 
kỹ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều 
chỉnh quá trình học tập. Những ứng dụng này của thuyết hành vi đến nay vẫn 
còn giá trị.
Câu 3: Mục tiêu – chuẩn kiến thức – mô hình 
Bloom 
1. Tác dụng của mô hình Bloom là gì? Nó được sử dụng như thế nào 
trong dạy học? Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay? Mỗi liện 
hệ giữa mục tiêu – chuẩn kiến thức và mô hình Bloom. 
Tác dụng của mô hình Bloom: 
Học sinh có thể nhớ được những kiến thức về sự kiện hoặc những kiến thức tiến 
trình, hiểu được những kiến thức khái niệm hoặc siêu nhận thức. Người học cũng 
có thể phân tích những kiến thức siêu nhận thức hoặc những kiến thức sự kiện. 
Theo Anderson và những cộng sự, “Học tập có ý nghĩa cung cấp c ho học sinh 
kiến thức và quá trình nhận thức mà các em cần để giải quyết được vấn đề”. 
Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học: 
Việc xác định mục tiêu cho mỗi bài dạy cụ thể cần dựa vào mô hình Bloom và 
chương trình,phân phối chương trình,sách giáo kho,sách giáo viên và các tài liệu 
liên quan khác,đồng thời phải dựa vào trình độ của học sinh lớp học. 
Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay? 
Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những mục 
tiêu giáo dục: 
Tuy nhiên, thế giới ngày nay đã khác so với những điều mà phương pháp phân 
loại tư duy của Bloom phản ánh trong năm 1956 
Vào năm 1999, Tiến sĩLorin Anderson cùng những đồng nghiệp của mình đã xuất 
bản phiên bản mới được cập nhật vềPhân loại tưduy của Bloom. Ông lưu tâm tới 
những nhân tố ảnh hưởng tới việc dạy và học trong phạm vi rộng hơn. Phiên bản 
Phân loại tư duy mới này đã cố gắng chỉnh sửa một sốvấn đề có trong bản gốc. 
Không giống với phiên bản năm 1956, phiên bản phân loại tư duy phân biệt “biết 
cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết như thế nào” - tiến trình được sử dụng để 
giải quyết vấn đề. 
Mối liên hệ giữa mục tiêu - chuẩn kiến thức và mô hình Bloom 
Mục tiêu –chuẩn kiến thức phải đạt được mức hiểu,biết và cao hơn là mức vận 
dụng trong mô hình Bloom 
2. Với mỗi mức độ nhận thức trong mô hình Bloom hãy giải thích và 
cho ví dụ cụ thể trong môn tin học? 
- Nhận biết: là khả năng nhớ lại các kiến thức, nội dung bài đã học mà 
không cần thiết phải hiểu 
Vd: Sau khi học xong bài 2 SGK11, cô giáo chỉ đặt cho học sinh mình câu 
hỏi: “Trình bày các thành phần của ngôn ngữ lập trình” để xem học sinh có 
nhớ được nội dung bài không. 
-Thông hiểu: là khả năng hiểu được ý nghĩa và giải thích được các khái
niệm, nội dung bài đã được học 
Vd: Phân biệt kiểu mảng và kiểu xâu ở bài 11 và 12 trong SGK11 giúp học 
sinh hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từng bài 
- Ứng dụng: là khả năng vận dụng các kiến thức trong bài đã học vào bài 
mới để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài. 
Vd: vận dụng kiến thức soạn thảo văn bản và định dạng văn bản đã học, 
soạn một lá đơn xin nhập học theo mẫu. 
- Phân tích: là khả năng chia mảng kiến thức lớn khái quát thành nhiều 
thành phần nhỏ cụ thể để biết được mối quan hệ và cấu trúc của chúng. 
Vd: phân tích các chức năng của hệ soạn thảo văn bản trong bài 14 SGK10. 
- Tổng hợp: là khả năng liên kết các khái niệm cụ thể lại với nhau tạo ra 1 
khái niệm khái quát hóa 
Vd: dựa vào kiến thức đã học (soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, làm 
việc với bảng) để thiết kế 1 tấm thiệp sinh nhật. 
- Đánh giá: khả năng đưa ra bình luận, phán xét về nội dung bài học theo 
một mục đích cụ thể. 
Vd: hãy đưa ra kết luận khách quan về internet đối với cuộc sống dựa vào 
bài 21 SGK10. 
3. M ô hình Bloom mới (phiên bản do Anderson - 1999) khác như thế 
nào với mô hình ban đầu? Thế nào là định lượng kiến thức? Thế nào là 
định lượng quá trình nhận thức?. Hãy định lượng kiến thức và quá 
trình nhận thức cho 3 mức nhận thức sau: 
 Hiểu khái niệm mảng một chiều và vai trò của nó trong lập trình 
 Vận dụng cấu trúc rẽ nhánh 
 Hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu 
Trả lời: 
Mô hình Bloom mới khác ở chỗ: 
1.Có phân loại cụ thể trong từng mức trong Bloom gồm có những loại nhỏ trong 
loại lớn,chẳng hạn như trong mức nhớ thì gồm nhớ và biết 
2.Ông có đưa từng vi dụ cụ thể để cho người đọc dễ phân biệt 
3. Phiên bản phân loại tưduy phân biệt “biết cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết 
như thế nào” - tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề. 
 Định lượng kiến thức : 
Định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”. Có bốn phạm trù: thực 
tế, khái niệm, tiến trình, và siêu nhận thức. Kiến thức thực tế gồm những
mảnh kiến thức riêng biệt, như định nghĩa từ vựng và kiến thức về những 
chi tiết cụ thể. Kiến thức thuộc về khái niệm bao hàm hệ thống thông tin, 
như những sự phân lọai và những phạm trù. 
 Định lượng quá trình nhận thức: 
 Nhớ - Lấy những thông tin chính xác từ bộ nhớ 
Hiểu – Tìm ra ý nghĩa từ những tài liệu giảng dạy hoặc kinh nghiệm giáo dục 
Vận dụng - Sử dụng tiến trình 
Phân tích – Chia khái niệm thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng 
tới tổng thể 
Đánh giá – Phán xét dựa trên các tiêu chí và các chuẩn 
Sáng tạo – Tạo ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết những yếu tố cấu 
thành của một cấu trúc mới.

More Related Content

What's hot

Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapLe Hang
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hocTrung Huynh
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Bình Hoàng
 
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anh
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anhđổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anh
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anhHong Phuong Nguyen
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 

What's hot (20)

Liluan3 cau1
Liluan3 cau1Liluan3 cau1
Liluan3 cau1
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Chu de 2
Chu de 2Chu de 2
Chu de 2
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
 
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anh
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anhđổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anh
đổI mới phương pháp dạy học môn tiếng anh
 
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
Đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số ...
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
bai tap tuan 4
bai tap tuan 4bai tap tuan 4
bai tap tuan 4
 

Similar to BT1

Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Luong Phan
 
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảChương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảHA VO THI
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingphongnq
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxTrnMinhTuyn1
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcVõ Linh
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnenjackjohn45
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09nthuyen
 

Similar to BT1 (20)

Liluan3 cau1
Liluan3 cau1Liluan3 cau1
Liluan3 cau1
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02
 
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảChương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active training
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
 
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
Doanlythuyet
DoanlythuyetDoanlythuyet
Doanlythuyet
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09
 
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbonDạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon
 

More from Giáp Thái Ngọc

More from Giáp Thái Ngọc (6)

Bai13_BaoMatThongTin
Bai13_BaoMatThongTinBai13_BaoMatThongTin
Bai13_BaoMatThongTin
 
Bai13 bảo mật thông tin
Bai13 bảo mật thông tinBai13 bảo mật thông tin
Bai13 bảo mật thông tin
 
Chude03_nhom11
Chude03_nhom11Chude03_nhom11
Chude03_nhom11
 
Chu de 02_snag_it
Chu de 02_snag_itChu de 02_snag_it
Chu de 02_snag_it
 
Chude03 nhom11
Chude03 nhom11Chude03 nhom11
Chude03 nhom11
 
Skype in-the-classroom
Skype in-the-classroomSkype in-the-classroom
Skype in-the-classroom
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

BT1

  • 1. Giáp Thái Ngọc MSSV : K37.103.103 Trí nhớ và học tập 1/ Trí nhớ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của con người? Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con người bởi vì trí nhớ là một khả năng trí tuệ của con người để thu thập, tích trữ và lấy ra các sự kiện mà con người đã trãi qua trong quá khứ. Để nhớ những bài đã học từ cơ sở để tiếp thu thêm kiến thức mới và phải nhớ những gì đã học để vận dụng. 2/. Trí nhớ dài hạn và ngắn hạn được hình thành như thế nào. Có những cách nào để học sinh nhớ lâu (đưa thông tin vào vùng nhớ dài hạn), trong những cách đó cách nào là khoa học và hiệu quả nhất. Trí nhớ có trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn không tồn tại lâu và có thể chuyển sang dài hạn và lưu trữ mãi mãi. -Trí nhớ ngắn hạn(The short-term memory (STM)): Trí nhớ ngắn hạn là cái mà chúng ta nghĩ tại một thời điểm nào đó, cùng với những thông tin từ các giác quan mà chúng ta cảm nhận được từ tai, mắt hay da, v…v…Sau đó một thời gian ngắn, thông tin vừa mới lưu lại trong trí nhớ sẽ nhanh chóng bị mất đi. Giống như khi ta đọc một số điện thoại cho một người nào đó, người đó có thể nhẩm lại số điện thoại rồi bấm số đó để gọi nhưng sau đó một lúc hỏi lại người đó sẽ không nhớ số điện thoại đó nữa. Đôi khi, trong một quá trình, nội dung của trí nhớ ngắn hạn là dựa trên trí nhớ dài hạn, nội dung của trí nhớ dài hạn có một cấu trúc nhất định. Nếu như bạn cố nhớ làm thế nào để chia những sự kiện dài ra, bạn sẽ không bị tràn ngập những dữ kiện không liên quan
  • 2. -Trí nhớ dài hạn(The long-term memory (LTM)): Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khăn để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ. Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh. Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…). -Những cách để học sinh nhớ lâu là: 1. Hoạch định bài giảng Trước khi học bài mới, giáo viên sẽ ôn lại kiến thức cũ đã học hôm trước, giúp các em nhớ lại, ôn lại và làm nền tảng để tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời cần đưa ra mục tiêu bài học mới, cuối buổi học nên dành ít phút để hệ thống kiến thức một cách logic cho các học sinh dễ nhớ. Vì trong một tiết học, thời gian đầu buổi học và cuối buổi học là thời gian các em dễ tiếp thu hơn trong buổi học 2. Ngôn ngữ liên tưởng Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ vựng có chung gốc. Cũng vậy, khi giảng một cấu trúc hay chức năng, giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. 3. Nhắc lại nhiều lần
  • 3. Nhắc lại nhiều lần lần để đưa kiến thức hay thông tin từ trí nhớ ngắn hạn trở thành trí nhớ dài hạn. Phương pháp này cần kéo dài càng lâu sẽ nhớ càng lâu. 4. Giúp lưu ngôn ngữ Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội tái sử dụng và ôn tập. Chẳng hạn, bạn sử dụng truyện ngắn để dạy một cấu trúc, nếu đã dùng nguyên cả truyện như trong sách, thì khi nhắc lại nó bạn phải dùng cách khác. Có thể sao và cắt nhỏ truyện ra cho cả lớp sắp xếp lại. Xoá một số đoạn để lớp tự điền vào. Nếu truyện ngắn hay đoạn hội thoại chỉ có hai hoặc ba nhân vật trong đấy, hãy sao chúng ra làm ba bản, trong mỗi bản xoá lời nói của một nhân vật. Tiếp theo, chia lớp ra làm ba nhóm đại diện cho ba nhân vật và làm việc cùng nhau để điền vào đoạn còn thiếu. Sau đó xếp mỗi thành viên ở một nhóm khác vào với nhau để hoàn chỉnh câu chuyện bằng miệng. Sử dụng rối, mặt nạ hay thậm chí cả lời nhắc đơn giản để làm cho câu chuyện sinh động và đáng nhớ hơn. -Trong những cách trên cách hoạch định bài giảng và nhắc lại nhiều lần là hai phương pháp khoa học và được giáo viên sử dụng nhiều nhất. 3/ Từ kiến thức về trí nhớ, giáo viên cần có những lưu ý gì trong quá trình truyền thụ kiến thức (thông tin) cho học sinh.  Không được nói kiến thức mới một cách quá nhanh. Nếu như giáo viên nói một cách quá nhanh chóng thì hãy cố nói chậm lại. Những điểm kiến thức trọng tâm giáo viên cần nói chậm lại và ngưng một vài phút để học sinh dễ nắm bài hơn.  Học sinh cần những khuyến khích để tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động và nhanh nhất.  Tạo điều kiện để từ những gợi ý của giáo viên học sinh sẽ tự tìm hiểu kiến thức mới, học sinh sẽ tự hình thành hệ thống kiến thức cho mình.  Dựa vào nhu cầu và tình cảm của người học để biết được thông tin lưu trữ trong trí nhớ dài hạn, kiến thức đó phải được sử dụng thường xuyên. Giáo viên không thể mong đợi học sinh sẽ nhớ bài vào tháng 9 mà không nhắc học sinh từ tháng 6 được.
  • 4. Learning theory 1/Có những cách nào để giải thích quá trình học tập của con người? Bạn chấp nhận cách giải thích nào? Tại sao? Quá trình học tập là quá trình tương tác giữa thầy và trò để lĩnh hội tri thức trong một môi trường nhất định và tùy theo phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò dựa vào 3 học thuyết để giải thích quá trình học tập của con người. Gồm 5 hoạt động:  Đưa thông tin vào  Ghi nhớ thông tin  Biến đổi thông tin  Điều phối thông tin  Đưa thông tin ra  Behaviorism (lý thuyết dạy học hành vi (ứng xử) – đầu thế kỉ 20): Đây là hình thức dạy học thầy giảng – trò nghe, trong đó người thầy đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học.Đẩy mạnh việc học bề ngoài (không nắm/hiểu sâu, không chú trọng chiều sâu) và tái hiện kiến thức. Đánh giá người học dựa trên sự tiếp nhận kiến thức đã truyền đạt.  Cognitive constructivism (lý thuyết dạy học kiến tạo nhận thức – giữa những năm của thế kỉ 20) Cách học này người thầy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. học trò đóng vai trò chính, tự nghiên cứu, tự học. Đặt người học vào một vị trí giải quyết những nhiệm vụ được giao (có ý nghĩa, thực tế). Suy luận, phân tích, phản hồi, đánh giá, tư tưởng phê phán. Học thuyết này được đánh giá người học dựa trên sự phát triển nhận thức của người học.  Social constructivism (lý thuyết dạy học với xu hướng tiếp cận nhận thức từ xã hội – cuối những năm của thế kỉ 20) Cách học này có thể không cần đến người thầy, người học sẽ tự nghiên cứu theo tập thể, theo cộng đồng. Việc học được phát sinh và xử lý bởi những quan hệ xã hội xuyên qua việc tham gia vào các hoạt động xã hội với người khác. Thảo luận, đối thoại, cộng tác và chia sẻ thông tin. Học thuyết này đánh giá người học dựa trên kĩ năng cộng tác, nhóm và đồ án.
  • 5.  Theo em, em chấp nhận lối giải thích quá trình học tập theo thuyết kiến tạo vì nó theo lối dạy học truyền thống. Căn cứ vào trí nhớ của con người, để học sinh đóng vai trò trung tâm hình thành hệ thống kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. 2/ Theo thuyết kiến tạo thì quá trình học tập của con người được diễn ra như thế nào? Cho một ví dụ về dạy học theo kiểu kiến tạo. Theo J. Bruner, không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến thức là một quá trình và là sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa đối tượng học tập và người học); Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể; Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả năng đã có; Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng góp phần cho người học tự điều chỉnh học tập của bản thân mình; Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa; các lĩnh vức học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể học hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức; TKT không chỉ giới hạn những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học. Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí mà còn phát triển cả về mặt tình cảm, giao tiếp; Mục đích học tập là xây dựng kiến thức của bản thân nên khi đánh giá các kết quả học tập không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp.
  • 6. Dạy học theo quan điểm của thuyết kiến tạo nghĩa là giáo viên (GV) hướng dẫn để học sinh (HS) tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Vì vậy, các kiểu dạy học như: dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… đều được coi là các PPDH vận dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông. Nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít tác giả nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học Sinh học. Trong dạy học, HS được khuyến khích sử dụng các phương pháp riêng của họ để kiến tạo tri thức chứ không phải chấp nhận lối tư duy của người khác. Như vậy, tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Trong môi trường học tập kiến tạo, HS được học nhiều hơn khi thực sự được cuốn hút vào việc học, thay vì chỉ lắng nghe thụ động, nghĩa là TKT coi trọng vai trò chủ động và tích cực của HS trong quá trình học tập để tạo nên tri thức cho bản thân, đặc biệt tư duy của HS dần trở nên trừu tượng và phát triển hơn, HS được thúc giục để hoạt động trong tiến trình học tập. Vai trò trung tâm của quá trình dạy học được chuyển từ GV sang HS, GV đóng vai trò là người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá những hiểu biết và việc học của mình. Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà còn xem kiến thức là một cấu trúc động. Quy trình dạy học theo TKT có cấu trúc như sau: Khám phá Câu hỏi của HS Khảo sát cụ thể Phản ánh Kiến tạo tri thức mới
  • 7. Theo quy trình này, việc dạy một kiến thức mới không phải bắt đầu từ việc GV thông báo kiến thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về kiến thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe, theo dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ hoặc khác thường, GV tôn trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa chọn con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết quả của hoạt động đó, HS có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em tìm ra được con đường chiếm lĩnh tri thức. Dạy học theo mô hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy học phải luôn chú ý tới những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một trong những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến thức mới. VÍ DỤ: Trong bài 8 chương trình lớp 10: Các công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản. Trước khi hướng dẫn học sinh các công cụ tìm kiếm và thay thế của word ta có thể bắt học sinh tìm kím thông thường và sửa lại và nhận ra còn nhiều sai sót rồi từ đó cho các em tìm hiểu về công cụ mới nhanh hơn sẽ giúp các em nhớ dai hơn. 3/ Thuyết hành vi có thể được áp dụng như thế nào trong dạy học? Dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm lý học Mỹ Watson đã xây dựng lý thuyết hành vi (Behavorism) giải thích cơ chế tâm lý của việc học tập. Thorndike (1864-1949), Skinner (1904-1990) và nhiều
  • 8. tác giả khác đã tiếp tục phát triển những mô hình khác nhau của thuyết hành vi. Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ đƣợc làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý. Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học, ngƣời học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình. Vì vậy quá trình học tập được hiểu là quá trình thay đổi hành vi. Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi luyện tập cũng như khi học tập các quá trình tâm lý vận động và nhận thức đơn giản (nhất là khi vấn đề chỉ là nắm vững những quá trình đó). Có nhiều mô hình khác nhau của thuyết hành vi, có thể nêu một số quan niệm cơ bản của thuyết hành vi như sau: • Các lý thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm. • Thuyết hành vi không quan tâm đến các quá trình tâm lý chủ quan bên trong của người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu tố này không thể quan sát khách quan được. Bộ não được coi nhƣ là một “hộp đen” không quan sát được. • Thuyết hành vi cổ điển (Watson): quan niệm học tập là tác động qua lại giữa kích thích và phản ứng (S-R), nhằm thay đổi hành vi. Vì vậy trong dạy học cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hƣng phấn từ đó có các phản ứng học tập và thông qua đó thay đổi hành vi.
  • 9. • Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skiner không chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng mà đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C). Chẳng hạn khi HS làm đúng thì đƣợc thƣởng, làm sai thì bị trách phạt. Những hệ quả của hành vi này có vai trò quan trong trong việc điều chỉnh hành vi học tập của HS. Có thể tóm tắt những đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành vi như sau: • Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được. • Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn. Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản. • GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của ngƣời học, tức là sắp xếp việc học tập sao cho người học đạt đƣợc hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thƣởng và công nhận). • GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm. Thuyết hành vi đƣợc ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hoá, dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình học tập. Những ứng dụng này của thuyết hành vi đến nay vẫn còn giá trị.
  • 10.
  • 11. Câu 3: Mục tiêu – chuẩn kiến thức – mô hình Bloom 1. Tác dụng của mô hình Bloom là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học? Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay? Mỗi liện hệ giữa mục tiêu – chuẩn kiến thức và mô hình Bloom. Tác dụng của mô hình Bloom: Học sinh có thể nhớ được những kiến thức về sự kiện hoặc những kiến thức tiến trình, hiểu được những kiến thức khái niệm hoặc siêu nhận thức. Người học cũng có thể phân tích những kiến thức siêu nhận thức hoặc những kiến thức sự kiện. Theo Anderson và những cộng sự, “Học tập có ý nghĩa cung cấp c ho học sinh kiến thức và quá trình nhận thức mà các em cần để giải quyết được vấn đề”. Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học: Việc xác định mục tiêu cho mỗi bài dạy cụ thể cần dựa vào mô hình Bloom và chương trình,phân phối chương trình,sách giáo kho,sách giáo viên và các tài liệu liên quan khác,đồng thời phải dựa vào trình độ của học sinh lớp học. Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay? Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những mục tiêu giáo dục: Tuy nhiên, thế giới ngày nay đã khác so với những điều mà phương pháp phân loại tư duy của Bloom phản ánh trong năm 1956 Vào năm 1999, Tiến sĩLorin Anderson cùng những đồng nghiệp của mình đã xuất bản phiên bản mới được cập nhật vềPhân loại tưduy của Bloom. Ông lưu tâm tới những nhân tố ảnh hưởng tới việc dạy và học trong phạm vi rộng hơn. Phiên bản Phân loại tư duy mới này đã cố gắng chỉnh sửa một sốvấn đề có trong bản gốc. Không giống với phiên bản năm 1956, phiên bản phân loại tư duy phân biệt “biết cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết như thế nào” - tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề. Mối liên hệ giữa mục tiêu - chuẩn kiến thức và mô hình Bloom Mục tiêu –chuẩn kiến thức phải đạt được mức hiểu,biết và cao hơn là mức vận dụng trong mô hình Bloom 2. Với mỗi mức độ nhận thức trong mô hình Bloom hãy giải thích và cho ví dụ cụ thể trong môn tin học? - Nhận biết: là khả năng nhớ lại các kiến thức, nội dung bài đã học mà không cần thiết phải hiểu Vd: Sau khi học xong bài 2 SGK11, cô giáo chỉ đặt cho học sinh mình câu hỏi: “Trình bày các thành phần của ngôn ngữ lập trình” để xem học sinh có nhớ được nội dung bài không. -Thông hiểu: là khả năng hiểu được ý nghĩa và giải thích được các khái
  • 12. niệm, nội dung bài đã được học Vd: Phân biệt kiểu mảng và kiểu xâu ở bài 11 và 12 trong SGK11 giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từng bài - Ứng dụng: là khả năng vận dụng các kiến thức trong bài đã học vào bài mới để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài. Vd: vận dụng kiến thức soạn thảo văn bản và định dạng văn bản đã học, soạn một lá đơn xin nhập học theo mẫu. - Phân tích: là khả năng chia mảng kiến thức lớn khái quát thành nhiều thành phần nhỏ cụ thể để biết được mối quan hệ và cấu trúc của chúng. Vd: phân tích các chức năng của hệ soạn thảo văn bản trong bài 14 SGK10. - Tổng hợp: là khả năng liên kết các khái niệm cụ thể lại với nhau tạo ra 1 khái niệm khái quát hóa Vd: dựa vào kiến thức đã học (soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, làm việc với bảng) để thiết kế 1 tấm thiệp sinh nhật. - Đánh giá: khả năng đưa ra bình luận, phán xét về nội dung bài học theo một mục đích cụ thể. Vd: hãy đưa ra kết luận khách quan về internet đối với cuộc sống dựa vào bài 21 SGK10. 3. M ô hình Bloom mới (phiên bản do Anderson - 1999) khác như thế nào với mô hình ban đầu? Thế nào là định lượng kiến thức? Thế nào là định lượng quá trình nhận thức?. Hãy định lượng kiến thức và quá trình nhận thức cho 3 mức nhận thức sau:  Hiểu khái niệm mảng một chiều và vai trò của nó trong lập trình  Vận dụng cấu trúc rẽ nhánh  Hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu Trả lời: Mô hình Bloom mới khác ở chỗ: 1.Có phân loại cụ thể trong từng mức trong Bloom gồm có những loại nhỏ trong loại lớn,chẳng hạn như trong mức nhớ thì gồm nhớ và biết 2.Ông có đưa từng vi dụ cụ thể để cho người đọc dễ phân biệt 3. Phiên bản phân loại tưduy phân biệt “biết cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết như thế nào” - tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề.  Định lượng kiến thức : Định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”. Có bốn phạm trù: thực tế, khái niệm, tiến trình, và siêu nhận thức. Kiến thức thực tế gồm những
  • 13. mảnh kiến thức riêng biệt, như định nghĩa từ vựng và kiến thức về những chi tiết cụ thể. Kiến thức thuộc về khái niệm bao hàm hệ thống thông tin, như những sự phân lọai và những phạm trù.  Định lượng quá trình nhận thức:  Nhớ - Lấy những thông tin chính xác từ bộ nhớ Hiểu – Tìm ra ý nghĩa từ những tài liệu giảng dạy hoặc kinh nghiệm giáo dục Vận dụng - Sử dụng tiến trình Phân tích – Chia khái niệm thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng tới tổng thể Đánh giá – Phán xét dựa trên các tiêu chí và các chuẩn Sáng tạo – Tạo ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết những yếu tố cấu thành của một cấu trúc mới.