SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay, các phương pháp dạy học truyền thống đã làm giảm rất nhiều khả
năng hoạt động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào nữa
việc dạy học theo hướng đơn môn chưa phát huy được tối đa khả năng liên hệ
giữa các mảng kiến thức trong chương trình dạy học, đôi khi còn có sự lặp lại.
Nhận thức được vấn đề này trong năm học vừa qua tôi đã tìm tòi nghiên cứu và
xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng đổi mới để giúp học sinh biết huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng
mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là lí do đề tôi xây dựng chủ
đề “ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong
bài Hợp chất của cacbon ”.
2. Tênsáng kiến: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép
tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TD – VP
- Số điện thoại: 0966258844
- E_mail:nguyenvanngoc.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Văn Ngọc giáo viên hóa trường
THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiếm là môn Hóa học (Mã 55). Sáng kiến đi sâu
vào các phương pháp dạy học tích cực, các nội dung dạy học tích hợp trong bài
Hợp chất của các bon. Để giúp các em học sinh có thêm hứng thú trong việc học
tập, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học.
6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào
sớm hơn): Ngày 13/11/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung của sáng kiến
2
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
(Nguồn: Dạy học intel.net - PGS.TS Vũ Hồng Tiến)
I. Phương pháp dạy học tích cực là gì
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2. Thế nào là tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập về thực chất là nhận thức, đặc trưng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của
sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự
giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở
những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu
trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc
mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang
học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó
khăn…
II. Mộtsố phương pháp dạy học tích cực
1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra
trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái
chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động
và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp trò chơi
3
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn
đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua
một trò chơi nào đó.
4. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế
hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm
việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể
giới thiệu được.
III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách
chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em
được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi
GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám
phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS
cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND
bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau
giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của
HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.
3. Kĩ thuật khăn trải bàn
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần
xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6
người.)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào
đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo
luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải
bàn”
4. Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ
4
vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc
các ý tưởng).
5. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
- GV nêu chủ đề cần thảo luận.
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút
về những gì mà các em biết về chủ đề này.
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
- Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả
lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
6. Kĩ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân
trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư
duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời
rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình
bày kiến thức trước nhóm.
Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2
từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.
5
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này
phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1).
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
7. Kĩ thuật KWL
Kỹ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài
học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Trong đó
K(Know) - điều đã biết; W (Want to know) – điều muốn biết; L (Learned) –
điều đã học được.
Cách tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát
phiếu học tập “KWL” (kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học
sinh).
Bước 2: Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh điền các thông tin trên phiếu, bao gồm: Tên bài học (hoặc chủ
đề); tên học sinh (hoặc nhóm học sinh); lớp; trường.
Yêu cầu học sinh viết vào cột “K” những gì đã biết liên quan đến nội dung bài
học hoặc chủ đề.
Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ
đề.
Bước 4: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột “L” của
phiếu những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em
đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết
quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
IV. Tìm hiểu về dạy học tích hợp
(Nguồn: http://www.sch.vn/luu-tru/1004-giao-vien-gii/12766-day-hoc-tich-hop)
1. Khái niệm về dạy học tích hợp:
Là định hướng dạy học giúp cho HS phát triển khả năng huy động tổng
hợp kiến thức, kỹnăng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu
quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qua
trình lĩnh hộ tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần
thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
2. Các quan điểm về dạy học tích hợp
6
- Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề;
hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung
đã có;
- Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau;
- Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và
giải quyết một tình huống;
- Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn
có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
3. Mục đích của dạy học tích hợp
Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội
dung. Chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn
học thực hành riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại chương trình này có những hạn
chế:
- Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành
động
- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân
(kỹ năng giao tiếp).
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
- Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ.
- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời…
Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy
nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp
môn học và mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan
điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn
vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng
lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các mô
đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau :
- Gắn kết đào tạo với lao động.
- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng
lực hoạt động nghề.
- Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến
thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
7
- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn...
4. Đặc điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:
4.1. Lấy người học làm trung tâm:
Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng
yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có
khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá
trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người
học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến
thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước
những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào
tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ
đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức
là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện
mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc
theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các
thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề.
Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn
chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ,
chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người
tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm
kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình.
Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ
không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người dạy và người học
được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm
kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học
có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh
nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó
chính là biết cách học.
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là
xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.
4.2. Định hướng đầu ra
8
Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực
thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem
người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu
chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên quan đến
chương trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì
liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những đòi hỏi
đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo, việc định hướng
kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo, cho phép người
sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một thời gian dài, đồng
thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.
Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào
công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo
chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến
xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò
tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà người đó sẽ
thực hiện thật sự. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên
môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp
chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập.
4.3. Dạy và học các năng lực thực hiện
Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các
năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các
công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc
phân tích nghề khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình
dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người
lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến
để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề (DACUM) hoặc phân
tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương pháp này, các chương
trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô đun năng lực thực hiện.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải
được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó
hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải
làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy
9
kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong
dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những
vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn
nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức
sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành
trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng,
kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết.
Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận
gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện
tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ
năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn
nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì
có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng,
giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định
hướng của người dạy góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố
cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải
quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt
những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên
người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là
chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời
sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm
vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều
mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên
sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe,
nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ
bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến
thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn
thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành.
Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, người dạy
cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận
thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều
chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người
học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân thực hiện
10
trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh
giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá
dựa trên tiêu chuẩn nghề.
11
PHẦN II. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP TRONG BÀI HỢP CHẤT CỦA CACBON
BBààii 1166:: HHỢỢPP CCHHẤẤTT CCỦỦAA CCAACCBBOONN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1.1. Môn Hóa học
Biết được:
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng
với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
- Ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat
Hiểu được:
- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi
hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
- H2CO3 là axít rất kém bền, tính axit yếu và là axit 2 nấc.
1.2. Môn Sinh học
- Hiểu được quá trình quang hợp ở cây xanh.
- Hiểu được nguyên nhân, cơ chế gây ngộ độc của khí CO.
1.3. Môn Địa lý
- Hiểu được những ảnh hưởng của sự phát triển các nghành công nghiệp đối
với không khí và môi trường sống.
- Biết được các địa danh và sự hình thành của các danh lam thắng cảnh.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường là điều kiện để
phát triển.
1.4. Môn Giáo dục công dân
Giúp học sinh hiểu:
- Nội dung cơ bản của pháp luật với sự phát triển của môi trường.
- Biết các chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường của nước ta.
- Giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ môi trường.
1.5. Môn toán
- Giải được phương trình, hệ phương trình, sử dụng đồ thị trong việc giải bài
tập về CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 .
1.6. Môn Tin học
12
- Biết sử dụng phần mềm Microsoft word, Microsoft Office PowerPoint.
- Biết ứng dụng khai thác thông tin trên internet.
1.7. Y học
- Học sinh biết tác hại của khí CO ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và biết
cách bảo vệ.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Hóa học
- Xác định số oxi hóa, sự điện li để giải thích tính chất của các chất như CO,
CO2, H2CO3, muối cacbonat.
- Viết các phương trình hoá học phân tử, phương trình ion rút gọn minh họa
tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với một số chất khác.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên
quan.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, phản biện.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính thành phần % khối
lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; Tính thành phần % thể tích khí CO
và CO2 trong hỗn hợp khí.
2.2. Môn Sinh học
- Vận dụng kiến thức sinh học có liên quan để hiểu được tác hại của khí CO,
CO2 đối với sức khỏe của con người.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên rừng không khoa học
làm cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con
người; Chỉ ra được những biện pháp để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền
vững.
2.3. Môn Địa lý
- Vận dụng kiến thức môn địa lí có liên quan để sáng tỏ bài học.
- Phân tích sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh về biến đổikhí hậu.
2.4. Môn Giáo dục công dân
- Vận dụng kiến thức môn GDCD để làm sáng tỏ bài học trong đó có vấn đề
giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi
người xung quanh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền bảo vệ môi trường phù hợp với khả
năng của bản thân.
13
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
2.5. Môn Toán
- Kĩ năng giải phương trình, hệ phương trình.
- Kĩ năng vẽ đồ thị.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, tư duy khoa học, logic.
2.6. Môn Tin học
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và thu thập dữ liệu sử lí thông tin, xây dựng sản
phẩm, báo cáo sản phẩm…
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm như Microsoft Word, Excel,
PowerPoint, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh.
2.8. Y học
- Rèn lyện kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, biết phòng tránh
hiện tượng ngộ độc khí CO.
2.7. Liên quan tới Kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng làm việc
nhóm. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe. Kỹ năng phòng cháy,
chữa cháy.
3. Thái độ
- Biết vận dụng các kiến thức được học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống sao
cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học
tập với môn hoá học. Bồi dưỡng khả năng tự học và học tập suốt đời cho học
sinh.
- Học sinh khi trình bày sản phẩm học tập của mình phát triển được năng lực
sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp khi trình bày sản phẩm.
- Ý thức bảo vệ sức khoẻ khi tiếp xúc với khí độc CO, CO2 trong quá trình đun
bếp than, nung gạch, ….
- Ý thức bảo vệ môi trường trước sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính...
- Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập, tự lực thực
hiện nhiệm vụ được giao, hợp tác trong các hoạt động nhóm và tinh thần tiết
kiệm.
- Thấy mối liên hệ giữa Hoá học với các môn học khác và thực tế cuộc sống.
14
- Học sinh nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường
và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường. Chủ động tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh.
4. Định hướng năng lực hình thành
4.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
4.2. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
4.3. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn:
Để học tốt chủ đề “Hợp chất của cacbon”học sinh cần học tập và vận
dụng các kiến thức liên môn:
Môn Bài liên quan đến chủ đề tích hợp
Hóa học
+ Lớp 10 – Tiết 49, 50: Oxi - Ozon.
+ Lớp 12 – Tiết 65: Hoá học và vấn đề môi trường.
+ Lớp 11 – Bài 15: Cacbon
Môn Sinh
học
+ Lớp 11 – Tiết 35: Sinh trưởng ở thực vật.
+ Lớp 11 – Tiết 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển ở động vật.
+ Lớp 11 – Tiết 7: Quang hợp ở cây xanh
+ Lớp 12 – Bài 46: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên
Môn Địa lí
+ Lớp 12 – Tiết 45: Địa lí ngành giao thông vận tải.
+ Lớp 12 – Tiết 49: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 12 – Tiết 50: Môi trường và sự phát triển bền vững.
+ Lớp 12 – Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Lớp 12 – Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai
Môn Tin học + Lớp 10 – Tiết 37,38 – Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn
15
bản.
+ Lớp 10 – Tiết 39,40 – Bài 15: Làm quen với Microsoft
Word.
+ Lớp 10 – Tiết 57,58 – Bài 20: Mạng máy tính.
+ Lớp 10 – Tiết 59,60 – Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu
Internet.
Môn GDCD
+ Lớp 10 – Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại.
+ Lớp 11 – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
+ Lớp 12 – Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của
đất nước.
Ngoài ra học sinh cần phải vận dụng thêm kiến thức của các môn: Toán, Y học
để giúp cho dự án học tập đạt hiệu quả tốt nhất.
II. Thời lượng dự kiến: 3 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc nhóm ở nhà.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, đề kiểm tra khảo sát, phiếu học
tập.
- Các phiếu đánh giá dự án.
- Nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của dạy học theo dự án, lên kế hoạch các
nội dung để thể thực hiện dạy học theo dự án.
- Chuẩn bị sẵn một số đề tài dự án với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ
câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm
(các tiêu chí).
2. Học sinh
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các
hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công
của nhóm; Chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công.
- Sưu tầm tranh, ảnh và video về ô biến đổi khí hậu,..
- Bảng phân công nhiệm vụ.
- Máy ảnh, máy tính ...
3. Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm Microsoft Word
16
- Phần mềm Microsoft Power point
- Phần mềm VLC Media Player.
IV. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp dạy học hợp tác, thảo luận nhóm.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp dạy học phát hiện giải quyết vấn đề.
- Các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật mảnh ghép (Chủ đạo), Kỹ thuật khăn
trải bàn, Kỹ thuật 3 lần 3, Sử dụng bản đồ tư duy, Kỹ thuật KWL…
2. Kiểm tra đánh giá
- Sản phẩm của các nhóm thực hiện dự án, quá trình nhóm thực hiện.
- Kĩ năng giao tiếp (giới thiệu sản phẩm )
- Đánh giá thông qua phần củng cố.
- Kiểm tra khảo sát 15 phút.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp học, kiểm diện
Lớp Ngày dạy Sĩ số
11A1
11A3
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình dạy học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: TỔ CHỨC TÍNH HUỐNG HỌC TẬP
GV: Cho HS xem một đoạn video về sự
biến đổi khí hậu.
HS: Xem video.
GV: Một trong các nguyên nhân lớn
nhất gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu
hiện nay đó là hợp chất của cacbon. Vậy
hợp chất cacbon đó là gì? Để có thể trả
lời câu hỏi này thầy mời các em đi tìm
hiểu bài học ngày hôm nay.
GV: Giới thiệu kĩ thuật KWL
17
K: Know – những điều đã biết; W: Want
to know – Những điều muốn biết; L –
Learned – những điều đã học được;
Sau đó GV phát phiếu học tập KWL cho
các nhóm học sinh nhằm khơi gợi lại
cho các em những điều đã biết về oxit,
axit, muối và điền vào cột K. Tiếp theo
các em hợp tác động não đưa ra các câu
hỏi trong cột W. Sau đó GV thu phiếu
lại và cuối tiết học các em thu nhận các
thông tin và điền vào cột L.
Tên bài học (Chủ đề):.................................
Tên học
sinh:..............................................................
Lớp:............................
K W L
HS: Điền vào phiếu theo yêu cầu của
giáo viên.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT CACBON MONOOXIT
o Tích hợp liên hệ thực tế
GV: Chiếu một số thông tin về những
vụ ngộ độc khí CO đã xảy ra ở trong
nước và thế giới.
HS: Quan sát các hình ảnh để để nắm
bắt thông tin .
GV: Vậy khí CO có những tính chất gì
mà lại được mệnh danh là “Sát thủ vô
hình” ? Chúng ta xẽ cùng nhau đi tìm
18
hiểu về hợp chất đó.
GV: Giới thiệu về lịch sử nhà khoa học
đã tìm ra hợp chất CO.
HS: Nghe giảng.
GV: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia
lớp thành 3 nhóm. (số nhóm được chia
= số chủ đề x n ).
 Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với
những nội dung học tập khác nhau.
 Nhóm 1: Nghiên cứu về tính chất
vật lí của CO (Phiếu học tập số 1)
 Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất
hoá học của CO (Phiếu học tập số 2)
A. CACBON MONOOXIT.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Công thức phân tử: CO
- Là chất khí, không màu, không mùi,
không vị.
- Hơi nhẹ hơn không khí (
28
0,96
29
CO
d
KK
  )
- Rất ít tan trong nước.
- thoá lỏng : - 191,5oC , thoá rắn : -205,2oC
- Khí CO rất độc
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1.Cacbonmonooxitlà oxit không tạo
muối (oxit trung tính).
- Không tác dụng với nước, axit và
dung dịch kiềm ở điều kiện thường.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1
I. Nội dung thảo luận
1. Dự đoán tính chất vật lí của khí CO về màusắc? mùi vị? Tính
tan? tỉ khối với không khí?
2. Tìm hiểu về nhiệt độ hoá lỏng? nhiệt độ hoá rắn?
3. Khí CO có độc không?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất vật lí của khí CO.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2
I. Nội dung thảo luận
1. Dự đoán CO là lạo oxit nào?
2. Xác định số oxi hoá của C trong CO ? Dự đoán tính chất hoá
học của CO ?
3. Viết được các phươngtrìnhthể hiệntínhchất hoá học của CO?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất hoá học của khí CO. Dẫn ra phản
ứng để chứng minh
19
 Nhóm 3: Nghiên cứu về phương
pháp điều chế CO (Phiếu học tập 3)
HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi
thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ
được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng
2.
2. Tính khử
- Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam
nhạt và toả nhiều nhiệt.
2CO + O2 
0
t
2CO2
 khí CO được dùng làm nhiên liệu
- Ở nhiệt độ cao CO cònkhử được
nhiều oxit kim loại
Fe2O3 + 3 CO 
0
t
2 Fe + 3CO2
 CO được dùng làm chất khử trong
nghành công nghiệp luyện kim
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
- Đun nóng axit fomic khi có mặt
H2SO4 đặc.
HCOOH  
0
42 ,, tdSOH
CO + H2O
2. Trong công nghiệp
a) Sản xuất bằng cách cho hơi H2O
qua than nóng đỏ.
C+H2O
0
1050 C
 CO+H2
b) Sản xuất trong các lò ga bằng cách
thổi không khí qua than nung đỏ.
C+O2 
0
t
CO2
C+CO2 
0
t
2CO
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3
I. Nội dung thảo luận
1. Trongphòngthí nghiệm CO được điềuchế như thế nào? Điều
kiện để phản ứng xảy ra là gì?
2. Trong phòng công nghiệm CO được điều chế bằng những
phươngphápnào? Quy trình điều chế của từng phương pháp?
3. Cho biết ứngdụngcủa hỗn hợp sản phảm từ quá trìnhđiềuchế
CO?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về phương pháp điều chế CO trong PTN và
trong CN. Dẫn ra phương trình minh hoạ.
20
 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6
người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-
2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…),
gọi là nhóm mảnh ghép.
- Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận
xong.
GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh
ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ
thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu.
- Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép
GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản
phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy
A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm
một đại diện lên trình bày sản phẩm của
nhóm mình.
HS: Lên trình bày
GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và
kết luận các nội dung.
HS: Nghe giảng.
o Tích hợp môn sinh học, địa lí, y
học, liên hệ thực tế
GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
Hình 3.3.Sơ đồ lò gas
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM MẢNH GHÉP
1.Trình bày tính chất vật lí của CO2.
2.Trình bày tính chất hóa học của CO2.
3.Trình bày phương pháp điều chế CO2.
21
+ Phát cho 3 nhóm (các nhóm mảnh
ghép vừa hình thành), mỗi nhóm một tờ
giấy A0.
+ Trên giấy A0 chia thành các phần gồm
phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo
số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi
vào vị trí tương ứng với từng phần xung
quanh.
Nhiệm vụ của các nhóm là trả lời các
câu hỏi:
HS:
+Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả
lời câu hỏi theo từng nhiệm vụ theo
cách hỏi của riêng mình và viết vào
phần giấy của mình trên tờ A0.
Học sinh có thể đưa ra báo cáo với
những ý chính sau:
 Khả năng gây ngộ độc của CO
Cacbon monooxit là cực kỳ nguy hiểm,
do việc hít thở phải một lượng quá lớn
CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxi
trong máu hay tổn thương hệ thần kinh
cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ
chỉ khoảng 0,1% Cacbon monooxit
trong không khí cũng có thể là nguy
hiểm đến tính mạng
 Các nguồn sinh ra khí CO
CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn
của các chất có chứa carbon: như khói
của các vụ động đất, ô nhiễm khói công
nghiệp, chất khí đọng lâu ở hầm lò,
tầng hầm, khói thuốc lá, khói các lò
sưởi, ...
CÂU HỎI THẢO LUẬN
+ Khả năng gây ngộ độc của CO?
+ Các nguồn sinh khí CO thường có trong
cuộc sống để phòng tránh?
+ Triệu chứng bị ngộ độc?
+ Cơ chế ngộ độc CO?
+ Cách sử lí ban đầu khi bị ngộ độc khí
CO?
+ Cách phòng tránh ngộ độc khí CO?
+ Tại sao khí CO độc mà vẫn được sản
xuất?
+ Kể tên một số nhà máy luyện kim ở Việt
Nam mà em biết ?
22
+ Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân,
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và
viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0.
GV: Cho các nhóm báo cáo về sản
phẩm của nhóm.
HS: Báo cáo kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ xung.
o Tích hợp kĩ năng sống.
GV: Chiếu video tình huống thực tế dẫn
đến ngạt khí CO và những giải pháp
thiết thực khi sử lí ngộ độc CO.
HS: Xem và rút ra những bài học bổ
ích.
GV bổ xung: Trước khi xuống giếng
nên có biện pháp thử xem dưới giếng có
khí độc không.
Tốt nhấtlà thắp một ngọn nến hay ngọn
đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt
nước dưới đáy giếng trước. Nếu ngọn
nến vẫn cháy sáng bình thường là không
khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở.
Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét
rồi tắt thì không nên xuống vì không khí
dưới đáy giếng thiếu oxy và có nhiều khí
CO2 hoặc các khí độc khác. Cũng có thể
nhốt một con gà hay một con chim vào
trong lồng, buộc dâythả dần xuống nếu
con vật bị chết ngạt là dưới giếng có
nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác,
 Triệu chứng bị ngộ độc CO
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt
đầu bằng cảm giácbần thần, nhứcđầu,
buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn
mê.
Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ
say hoặc uống rượu say thì người bị
ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và
tử vong.
 Cơ chế ngộ độc CO
Khi vào cơ thể: CO cố định vào
Hemoglobine (Hb) 85%, nó có ái lực
gắn với Hb cao gấp 200 – 250 lần so
với ôxy. Một phần còn lại khí CO hoà
tan vào plasma và cố định vào
myoglobine và vào các cytocrome. CO
gây ra thiếu oxy chủ yếu ở hệ thần kinh
trung ương, đối với cơ tim và thai nhi
trong thời gian có mang. Tình trạng
thiếu oxy sẽ nguy hiểm đặc biệt đối với
người lớn tuổi, người thiếu máu, suy hô
hấp và suy tim.
 Cách sử lí ban đầu khi bị ngộ độc
khí CO
Người bị ngộ độc khí CO thường ở
trong phòng đóng kín cửa nhưng có
động cơ đang nổ như: xe máy, máy
phátđiện hoặc bếp than, củi… mà bệnh
nhân bất tỉnh hoặc tử vong thì nghĩ
23
người không xuống được. Sau đó, nên
làm thông thoáng khí dưới đáy giếng
trước khi xuống. Có thể cắt một cành
cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống
đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần
trước khi cho người xuống.
GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến thức
sau các hoạt động học tập.
HS: Thảo luận trả lời
ngay đến ngộ độc khí. Cần nhanh
chóng mở các cửa, khẩn trương đưa
nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và
nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở
y tế gần nhất để được xử lý và điều trị
kịp thời vì khi ngộ độc mức độ CO trên
60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.
 Cách phòng tránh ngộ độc khí CO?
Để phòng tránh ngộ độc thì cần phải
dùng than đúng cách. Không đốt than,
củi trong nhà, trong lều, không cho
động cơ xe máy, ôtô... nổ máy trong
phòng kể cả khi mở cửa cũng rất nguy
hiểm.
Khi nấu bếp than tổ ong phải mở các
cửa sổ cho thoáng. Để oxi không khí
lưu thông, nếu đóng kín trong quá trình
đốt cháy than, không đủ oxi xẽ tạo ra
khí CO rất độc:
0 4 2
2 2
o
t
C C O C O
 
 
 Tại sao khí CO độc mà vẫn được
sản xuất?
Khi đốt cháy CO sinh ra một lượng
nhiệt lớn cho nên CO được sản xuất
dùng làm nhiên liệu.
 Kể tên một số nhà máy luyện kim ở
Việt Nam
Ở nước ta có nhà máy luyện kim gang
thép Thái Nguyên, nhà máy gang thép
Lào Cai, nhà máy luyện kim Cao
Bằng...
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT CACBON ĐIOXIT
o Tích hợp liên hệ thực tế
GV: Sử dụng trò chơi “Đuổi hình bắt
chữ ” để dẫn dắt vào nội dung bài học
Đây là hợp chất nào?
24
- Khí sinh ra từ sự cháy
- Không thể thiếu trong quá trình
quang hợp ở cây xanh?
- Khí này gây hiệu ứng nhà kinh?
- Khí này được ứng dụng tạo khói trên
các sân khấu?
HS: Thảo luận trả lời
GV: Đó chính là khí CO2. Vậy khí CO2
là khí gì? Có tính chất như thế nào?
Chúng ta xẽ cùng tìm hiểu trong nội
dung tiếp theo.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu
( lấy 3 nhóm vừa hình thành trong nội
25
dung trước), mỗi nhóm làm một nhiệm
vụ độc lập.
 Nhóm 1: Nghiên cứu về tính chất
vật lí của khí CO2 (Phiếu học tập số 4)
 Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất
hoá học của CO2 (Phiếu học tập số 5)
B. CACBON ĐIOXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- CO2 là khí không (màu, mùi, vị) nặng
gấp 1,5 lần không khí.
- Ở điều kiện thường: 1 lít CO2 tan
trong 1 lít H2O.
CO2 CO2 lỏng không màu,
linh động.
- CO2 rắn gọi là “nước đá khô”. Nước
đá không không nóng chảy mà thăng
hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh
không có hơi ẩm (gây mưa nhân tạo).
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. CO2 không cháy, không duy trì sự
cháy của nhiều chất, nên khí CO2
thường dùng để dập tắt các đám cháy
Bình chữa cháy bằng bọt khí CO2
- CO2 có tính oxi hóa khi gặp chất khử
mạnh.
2Mg + CO2 
0
t
2MgO + C
Vì vậy với các đám cháy của Mg
không thể dùng bình CO2 để dập tắt
2. CO2 tác dụng với nước tạo axit 2 nấc
rất yếu và kém bền.
CO2 (k) + H2O  H2CO3 (dd )
3. CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3↓
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
neùn 60atm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1
I. Nội dung thảo luận:
1. Dự đoán tính chất vật lí của khí CO2 về màu sắc? mùi vị?
tính tan? tỉ khối với không khí?
2. Tại sao CO2 được gọi là đá khô? Tác dụng của đá khô?
3. Khí CO2 có độc không?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất vật lí của khí CO2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2
I. Nội dung thảo luận:
1. Dự đoán CO2 là loại oxit nào? Có những tính chất gì?
2. Quá trình quang hợp ơ cây xanh xảy ra như thế nào?
3. Từ tính chất của CO2 cho biết ứng dụng của khí này?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất hoá học của khí CO2? Dẫn ra
phản ứng để chứng minh.
26
 Nhóm 3: Nghiên cứu về phương
pháp điều chế CO2 (Phiếu học tập số 6)

HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi
thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ
được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng
2.
 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6
người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-
2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…),
gọi là nhóm mảnh ghép.
4. Quá trình quang hợp ở cây xanh
6CO2+6H2O ,as cdl
C6H12O6+ 6O2
CO2 là một thành phần thiết yếu của
quá trình quang hợp ở cây xanh. Nhờ
năng lượng từ ánh sáng mặt trời CO2
và hơi nước chuyển hóa thành các loại
đường cần thiết cho cây xanh đồng thời
giải phóng khí O2 từ đó giúp điều hòa
không khí
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
CaCO3 + 2HCl  CO2 +
CaCl2 + H2O
2. Trong công nghiệp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3
I. Nội dung thảo luận:
1. Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế như thế nào?
2. TrongcôngnghiệmCO2 được điều chế bằng những phương
pháp nào?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về phươngphápđiềuchế CO2 trongPTN và
trong CN. Dẫn ra phương trình minh hoạ.
Thu hồi
CO2 từ
- Quá trình đốt than, dầu mỏ ,
khí thiên nhiên….
- Lấy từ sản phẩm khí lò nung vôi.
CaCO3 CO2 + CaO
đá vôi cacbon đioxit vôi sống
0
t C

- Lên men rượu từ đường glucozơ:
C6H12O6
men
 2CO2 + 2C2H5OH
27
- Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận
xong.
GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh
ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ
thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu.
- Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép
GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản
phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy
A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm
một đại diện lên trình bày sản phẩm của
nhóm mình.
HS: Lên trình bày
GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và
kết luận về nội dung cacbonđioxit.
o Tích hợp kĩ năng sống, phòng cháy
chữa cháy (PCCC)
GV nêu những thiệt hại do thiếu hiểu
biết về PCCC:
GV giáo dục kĩ năng phòng cháy an
toàn cho HS:
- Nắm được nội quy PCCP
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM MẢNH GHÉP
1. Trình bày tính chất vật lí của CO2.
2. Trình bày tính chất hóa học của CO2.
3. Trình bày phương pháp điều chế CO2.
28
Hình 1. Nội quy PCCC
- Biết các tiêu lệnh chữa cháy
Hình 2. Tiêu lệnh chữa cháy
- Biết sử dụng bình chữa cháy CO2
Hình 3. Quy trình sử dụng bình chữa
cháy CO2
oTích hợp môn Hoá học, địa lí, sinh
học, kĩ thuật nông nghiệp, GDCD, Tin
học, kĩ năng sống
GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm đã phân
công từ tuần trước lên trình bày nội
dung dự án đã được giao:
 Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà
kính”.
 Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của hiện
tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
29
 Nhóm 3: Tìm hiểu về giải pháp để
khắc phục hiện tượng “Hiệu ứng nhà
kính”.
 Mỗi nhóm phải vẽ một bức tranh
và truyền tải thông điệp của nhóm
trong bức tranh.
GV: Ổn định lớp, nhắc lại một số việc:
- Mỗi nhóm có 10 phút để báo cáo sản
phẩm của nhóm mình bằng trình chiếu
powerpoint.
- Trả lời các câu hỏi của nhóm khác hỏi.
- Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh
các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời
khen, 3 điều chưa hài lòng và 3 đề nghị
cải tiến cho nhóm bạn.
HS: Lắng nghe các nhóm khác báo cáo
và đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo
phiếu.
GV: với vai trò là cố vấn khoa học, chốt
lại các kiến thức của bài học khi kết
thúc thảo luận.
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà
kính”.
GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về
nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 1.
Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày
dự án của nhóm mình.
HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo.
GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo
để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 1 hoàn
tất việc báo cáo.
HS: Bám sát nội dung báo cáo và các
tiêu chí chấm để phát vấn.
Các nhóm thảo luận.
GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ
30
sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho
học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên
uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho
học sinh.
GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt
lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận.
Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về
nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 2.
Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày
dự án của nhóm mình.
HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo.
GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo
để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 2 hoàn
tất việc báo cáo.
HS: Bám sát nội dung báo cáo và các
tiêu chí chấm để phát vấn.
Các nhóm thảo luận.
GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ
sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho
học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên
uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho
học sinh.
GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt
lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận.
Nhóm 3: Tìm hiểu về giải pháp để khắc phục hiện tượng “Hiệu ứng nhà
kính”.
GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về
nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 3.
Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày
dự án của nhóm mình.
HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo.
GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo
để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 3 hoàn
tất việc báo cáo.
31
HS: Bám sát nội dung báo cáo và các
tiêu chí chấm để phát vấn.
Các nhóm thảo luận.
GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ
sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho
học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên
uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho
học sinh.
GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt
lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận.
GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến sau các
hoạt động học tập.
HS: Thảo luận trả lời
Hoạt động 4: TÌM HIỂU VỀ AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
GV: Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu,
mỗi nhóm làm một nhiệm vụ độc lập
 Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với
những nội dung học tập khác nhau.
 Nhóm 1: Nghiên cứu về
axitcacbonic (Phiếu học tập số 7)
 Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất
của muối cacbonat (Phiếu học tập số 8)
I. AXIT CACBONIC
- Axit cacbonic (H2CO3) rất kém bền,
chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị
phân hủy thành CO2 và H2O
- Trong dung dịch axit cacbonic phân li
hai nấc
H2CO3  HCO3
- + H+
HCO3
-  CO3
2- + H+
( chủ yếu là các ion H+ và HCO3
- )
- Axit cacbonic tạo ra hai loại muối
+ Muối cacbonat: Na2CO3, CaCO3..
+Muối Hiđrocacbonat: NaHCO3,
Ca(HCO3)2....
II. MUỐI CACBONAT
1. Tính chât
a) Tính tan
Cation
Anion gốc axit
HCO3
- CO3
2-
KLK,NH4
+ tan
KL khác Đa số là tan không tan
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1
I. Nội dung thảo luận:
1. Dự đoán tính chất của H2CO3, khả năng phân li của H2CO3
2. Khả năng tạo muối của H2CO3?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất của H2CO3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2
I. Nội dung thảo luận
1. Dự đoán tính tan của muối cacbonat?
2. Tính chất hóa học của muối cacbonat?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất của muối cacbonat.
32
 Nhóm 3: Nghiên cứu về ứng dụng
của muối cacbonat (Phiếu học tập 9)
HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
b) Tác dụng với axit
NaHCO3 + HCl  CO2 + H2O
+ NaCl
HCO3
- + H+  CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl +CO2
+H2O
CO3
2- + H+  CO2 + H2O
c) Tác dụng với dd kiềm
NaHCO3 + NaOH Na2CO3
+ H2O
HCO3
- + OH-  CO3
2- +
H2O
d) Phản ứng nhiệt phân
CaCO3 (r)  CaO(r ) + CO2
NaHCO3(r )  Na2CO3(r ) +
CO2 + H2O
Nhận xét:
- Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân trừ
muối cacbonat của kim loại kiềm
- Muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân
2. Ứng dụng
- Canxi cacbonat CaCO3: sản xuất vôi,
chất độn
- Natri cacbonat Na2CO3 (sođa khan) :
Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ
gốm, bột giặt..
- Natri hiđrocacbonat hay natri
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3
I. Nội dung thảo luận:
1. Nêu ứng dụng của muối cacbonat?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về ứng dụng của muối cacbonat
33
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi
thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ
được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng
2.
- Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận
xong
GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh
ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ
thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu
 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6
người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-
2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…),
gọi là nhóm mảnh ghép.
- Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép
GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản
phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy
A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm
một đại diện lên trình bày sản phẩm của
nhóm mình.
HS: đại diện các nhóm lên trình bày
GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và
kết luận nội dung thảo luận.
|*Tích hợp môn Hoá học, Địa lí
bicacbonat NaHCO3 : dùng làm bột nở
trong công nghiệp thực phẩm, thuốc
giảm đau dạ dày trong y học
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM MẢNH GHÉP
+ Trình bày tính chất của axit cacbonic
+ Trình bày tính chất của muối cacbonat
+ Nêu ứng dụng của muối cacbonat
34
GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
+ Phát cho 3 nhóm (các nhóm mảnh
ghép vừa hình thành), mỗi nhóm một tờ
giấy A0.
+ Trên giấy A0 chia thành các phần gồm
phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo
số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi
vào vị trí tương ứng với từng phần xung
quanh.
Nhiệm vụ của các nhóm là trả lời các
câu hỏi:
HS:
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả
lời câu hỏi theo từng nhiệm vụ theo
cách hỏi của riêng mình và viết vào
phần giấy của mình trên tờ A0.
+ Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân,
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và
Học sinh có thể đưa ra báo cáo với
những ý chính sau:
 Quá trình hình thành của nhũ đá
trong các hang động?
- Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và
các khoáng chất khác kết tụ từ dung
dịch nước khoáng. Đá vôi là đá chứa
cacbonat canxi bị hoà tan trong nước
có chứa khí cacbonic tạo thành dung
dịch Ca(HCO3)2. Phương trình phản
ứng như sau:
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến
khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ
giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với
không khí, phản ứng hoá học tạo thành
nhũ đá như sau:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O+ CO2
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm
một năm. Cácnhũ đá "lớn" nhanh nhất
là những nơi có dòng nước dồi dào
cacbonat canxi và CO2, tốc độ lớn có
thể đạt 3 mm mỗi năm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
+ Quá trình hình thành của nhũ đá trong
các hang động?
+ Em hãy nêu tên một số địa danh du lịch
về hang động nổi tiếng ở Việt Nam được
hình thành từ nhũ đá?
35
viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0.
GV: Cho các nhóm báo cáo về sản
phẩm của nhóm.
HS: Báo cáo kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, bổ xung.
o Tích hợp liên hệ thực tế:
Ngoài việc dùng NaHCO3 làm bột nở,
thuốc giảm đau dạ dày thì NaHCO3 còn
được dùng để hầm thịt, ninh xương cho
mau nhừ. Khi mua NaHCO3 về dùng thì
nên mua ở các hiệu thuốc lớn có uy tín,
không nên mua ở các cửa hàng hóa chất
vì có lẫn nhiều tạp chất gây hại cho sức
 Tên một số địa danh du lịch về
hang động nổi tiếng ở Việt Nam
được hình thành từ nhũ đá.
+ Nhũ đá ở động Phong Nha, Quảng
Bình.
+ Đụn gạo trong động Hương Tích.
+ Nhũ đá trong động Vân Trình ở Ninh
Bình
+ Hang Đầu Gỗ nằm trên đảo Đầu Gỗ
thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Hang Sơn Đoòng là một trong những
36
khỏe.
GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến thức
của các nhóm sau các hoạt động học tập.
HS: Thảo luận trả lời
hang động lớn nhất thế giới thuộc xã
Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng
Bình.
4. Củng cố
- GV phát phiếu KWL cho HS và yêu cầu HS hoàn thiện vào cột L: Những
điều em đã học được qua chủ đề hợp chất của cacbon..
- Cho học sinh củng cố lại nội dung lí thuyết của bài học theo sơ đồ tư duy.
GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy:
+ Viết tên chủ đề ở trung tâm
+Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết 1 khái
niệm phản ánh nội dung lớn của chủ đề
+ Từ mỗi các nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp nội dung thuộc
nhánh chính đó
+ Tiếp tục như vậy đến các tầng phụ tiếp theo.
- Bài tập củng cố thông qua trò chơi “ Tìm ô chữ bí mật”
5. Dặn dò.
- Học sinh về nhà làm bài tập trong SGK
- Ôn lại kiến thức đã được học qua chủ đề “ Hợp chất của cacbon”
37
PHỤ LỤC KÈM THEO.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi theo định hướng năng lực
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1:
Cacbon
monooxit
- Biết các tính
chất của CO.
- Hiểu và giải
thích được các
tính chất của
CO
- Bài tập về
CO tác dụng
với hỗn hợp
oxit.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu: 4
Số điểm : 0,2
Tỉ lệ : 2%
Chủ đề 2:
Cacbon
đioxit
- Biết
các tính chất
của CO2
- Biết
liên hệ thực tế
về giải pháp
ứng phó với
biến đổi khí
hậu.
- Nhận biết
được khí CO
và CO2
- Hiểu và giải
thích được các
tính chất của
CO2
- Bài toán
về CO2 tác
dụng với
hỗn hợp
dung dịch
kiềm
- Bài toán
về CO2 tác
dụng với
Ca(OH)2
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:2
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm:
0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu: 6
Số điểm: 0,4
Tỉ lệ : 4%
Chủ đề 3:
Axitcacbonic
và muối
cacbonat.
- Biết
các tính chất
của muối
cacbonat.
- Hiểu tích
chất của muối
cacbonat và
ứng dụng của
nó.
- Giải thích
sự hình
thành nhũ
đá trong
hang động.
- Bài toán
về muối
cacbonat.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:2
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu:1
Số điểm:
0,2
Tỉ lệ : 2%
Số câu: 5
Số điểm: 0,2
Tỉ lệ : 2%
Tổng số câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 20
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu: 10
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20 %
Số câu: 20
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số câu: 50
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
38
2. Đề kiểm tra
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IVA là
A. ns2np2 B. ns2np5
C. ns2np3 D. (n−1)d10ns2np4
Câu 2: Khí nào sau đây gây đau đầu, khó chịu khi sử dụng bếp than?
A. SO2 B. H2S C. CO D. CO2
Câu 3: Khí gây hiệu ứng nhà kính là?
A. SO2 B. Cl2 C. CO D. CO2
Câu 4: Để làm sạch CO có lẫn CO2, dùng hoá chất?
A. dd KMnO4 B. dd Br2
C. dd Ca(HCO3)2 D. dd Ca(OH)2.
Câu 5: Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 của các bên tham gia Liên Hợp Quốc
COP 21 tại Paris(Pháp) đã kết thúc và 195 quốc gia đi đến thỏa thuận toàn cầu
về vấn đề nào?
A. Cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
B. Chống khủng bố nhà nước hồi giáo IS
C. Tranh chấp chủ quyền ở Đông Á
D. Khủng hoảng kinh tế ở Ukraine
Câu 6: Phản ứng nào sau đây mà hợp chất của Cacbonthể hiện tính oxi hóa
A. CO + CuO
o
t

B. CO2 + C
o
t

C. CO2 + NaOH 
D. CO + H2
o
t

Câu 7: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom. B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.
Câu 8:Xét phản ứng nung vôi : CaCO3
o
t
 CaO + CO2 ; H 0 
Để thu được nhiều CaO, ta phải :
A. Hạ thấp nhiệt độ. B. Tăng nhiệt độ.
C. Quạt lò đốt, đuổi bớt CO2. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 9: Những người đau dạ dày do dư axit người ta thường uống trước bữa ăn
một loại thuốc chứa thành phần là
A. (NH4)2CO3 B. Na2CO3
C. NH4HCO3 D. NaHCO3
Câu 10: Chất nào sau đây được dùng làm bột nở để làm bánh:
39
A. (NH4)2CO3 B. Na2CO3 C. CaCO3 D. NaHCO3
Câu 11:Phản ứng nào sau đây giải thích sự hình thành thạch nhũ trong
hang động ở các núi đá vôi.
A. CaO+CO2 → CaCO3
B. CaCO3+CO2+H2O → Ca(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3+CO2+H2O
D. CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O
Câu 12:Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3,
MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy
kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu.
C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 13: Hòa tan một mẫu hợp kim K-Ba có số mol bằng nhau vào nước dư, thu
được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,955. B. 4,334. C. 3,940. D. 4,925
Câu 14:Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lit CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH
2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu
được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là
A. 180 B. 150 C. 140 D. 200
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 kết
quả thí nghiệm được biểu diễn như sau:
Tỉ lệ của a : b có thể là
A. 0,12 : 0,08 B. 0,08 : 0,12 C. 0,08 : 0,1 D. 0,08 : 0,2
nCO2
0,08 0,12
0,12
nBaCO3
0,08
40
Đáp án:
1. Mức độ biết:
Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án A C D D D
2. Mức độ hiểu:
Câu hỏi 6 7 8 9 10
Đáp án D A D D D
3. Mức độ vận dụng và vận dụng cao:
Câu hỏi 11 12 13 14 15
Đáp án C A D D C
Phiếu 1: Đánh giá điểm quá trình cho nhóm
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm GV Nhận xét
1. Hoàn thành đúng thời gan 20
2. Thường xuyên thảo luận nhóm 20
3. Nghiêm túc khi làm việc 20
4. Chủ động tìm hiểu thông tin mới 20
5. Nhóm có lập kế hoạch và phân
công rõ ràng hay không
20
Phiếu 2: Đánh giá về bài trình bày
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối
đa
Điểm
giáo viên
Điểm
học
sinh
Nội dung
1. Trình bày được nguyên
nhân gây ô nhiễm?
10
2. Trình bày tác hại của ô
nhiễm?
10
3. Giải pháp 20
4. Thông điệp của nhóm 10
5. Tính liên môn của dự án? 10
Hình thức 6. Trình bày giáo án 5
41
powerpoint phù hợp với nội
dung, phần thuyết trình băng
tiếng Anh có hiệu quả không?
7. Có hình ảnh minh họa và
video kèm theo
5
Trình bày
8. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu 10
9. Trình bày tự tin 10
10. Dùng từ chính xác 10
Phiếu 3: Tiêu chí đánh giá sổ theo dõi dự án của học sinh
Tiêu chí Điểm tối đa
Nội dung
1. Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tíchcực, sôi
nổi
20
2. Phân công công việc hợp lí, khoa học 10
3. Có đầy đủ biên bản thảo luận 10
4. Có đầy đủ dữ liệu 20
5. Biết đánh giá và nhìn lại quá trình thực hiện dự
án
20
Hình thức 6. Trình bày rõ ràng, có ghi đủ ngày, nội dung 20
Phiếu 4: Phiếu đánh giá cá nhân
Mỗi thành viên nhóm chấm điểm cho các thành viên còn lại của nhóm mình
theo các tiêu chí:
- Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 20
Thành viên
Tham
gia
đầy đủ
Hoàn thành
nhiệm vụ
được giao
Đóng
góp ý
tưởng
mới
Giúp đỡ
các
thành
viên
khác
Thái độ
cộng tác
với
nhóm
Tổng
điểm
01.
02.
03.
04.
42
Phiếu 5: Phiếu điểm của học sinh
Từ các phiếu đánh giá của giáo viên hướng dẫn, giáo viên dự và các nhóm học
sinh ta tính điểm của nhóm
(ĐTBN) = 1 2 3
3
P P P 
Điểm cá nhân =
2
HS TBNĐ Đ
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến trong hoạt động giảng dạy tôi nhận thấy các em
rất hứng thú trong tiết dạy vì thông qua bài dạy ngoài việc nắm được kiến thức
cơ bản môn Hóa học, các em còn được học được nhiều kĩ năng mới, phát triển
được năng lực của bản thân và học được cách tự giải quyết một vấn đề khoa học.
Trong thực tế giảng dạy, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc áp
dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 11 tại trường THPT Trần
Hưng Đạo
+) Lớp thực nghiệm: 11A1
+) Lớp đối chứng: 11A3
Cách tiến hành như sau: Lớp 11A3 dạy theo giáo án thường, lớp 11A1 dạy
theo giáo án áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp.
Đây là 2 lớp học sinh có nhận thức tương đối đồng đều, đa số học sinh ngoan và
có ý thức học. Sau khi dạy xong ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, để tạo tính
khách quan nhằm kiểm tra nhận thức, tôi đã nhờ giáo viên trong tổ ra một đề
kiểm tra với thời gian là 15 phút.
Kết quả thu được như sau:
Lớp
Số học
sinh
Loại giỏi
(9-10 điểm )
Loại Khá
(7-8 điểm)
Loại TB
(5 – 6 điểm)
Loại yếu
( 3-4 điểm)
Thực
nghiệm
(11A1)
27
9 HS
(33%)
15HS
(56%)
2 HS
(7%)
1 HS
4%
Đối chứng
(11A3)
30 6 HS
(20%)
12 HS
(40%)
9Hs
(30%)
3 HS
(10%)
43
11A1
11A3
Biểu đồ biểu diễn kết quả so sánh giữa 2 phương pháp
Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy :
+ Lớp học áp dụng dạy học tích hợp các em thấy sôi nổi, hứng thú hơn nhiểu so
với lớp đối chứng. Việc phân chia cho các em công việc thông qua nhiệm vụ ở
nhà cũng giúp các em chủ động, sáng tạo rất nhiều trong học tập. Trong khi giải
quyết vấn đề làm các em va chạm rất nhiều với kiến thức liên môn, bắt buộc các
em phải tìm hiểu, đào sâu suy nghĩ nên càng khắc sâu kiến thức.
+ Lớp đối chứng là lớp 11A3, trình độ học sinh tương đương với lớp dạy thử
nghiệm, nhưng không áp dụng phương pháp mới, các em cơ bản vẫn nắm vững
kiến thức. Tuy nhiên, trong giờ học các em không thực sự hứng thú, vì đa phần
cách dạy học vẫn theo kiểu cũ, không liên hệ với thực tế, học sinh chưa thực sự
làm việc nên kết quả không cao.
Sáng kiến này có thể áp dụng dạy cho bài Hợp chất của các bon ở môn
hóa lớp 11 cho tất cả các đối tượng học sinh thuộc ban cơ bản.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Phòng học có máy chiếu.
0
10
20
30
40
50
60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
44
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy trong chủ đề dạy học, phát huy tối đa các hoạt
động tích cực của học sinh.
- Sáng kiến là nền tảng đề xây dựng các chủ đề dạy học tích cực và lồng ghép
các nội dung tích hợp đang là su hướng đổi mới của Bộ giáo dục.
10.2. Đánhgiá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Tăng cường khả năng sáng tạo, phát triển các năng lực của học sinh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT
Tên tổ
chức/cá nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 11a1 Trường THPT Trần Hưng Đạo Hóa học
2 11a3 Trường THPT Trần Hưng Đạo Hóa học
............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Tam Dương, ngày24 tháng 02 năm 2018.
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Ngọc

More Related Content

What's hot

NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...Man_Ebook
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchLaw Slam
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngKha Tran Van
 
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon locUất Hương
 
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Man_Ebook
 
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3Bích Huệ
 
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi ngaBai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi ngaNgà Nguyễn
 
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họaGiáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họatieuhocvn .info
 
Bai giang hoa vo co
Bai giang hoa vo coBai giang hoa vo co
Bai giang hoa vo coDoan Lan
 
Giao trinh hoa sinh do quy hai
Giao trinh hoa sinh  do quy haiGiao trinh hoa sinh  do quy hai
Giao trinh hoa sinh do quy haikhuccay
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 

What's hot (20)

Pp leo dốc
Pp leo dốcPp leo dốc
Pp leo dốc
 
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
 
Hop chat amin
Hop chat aminHop chat amin
Hop chat amin
 
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my leBao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tích
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
 
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc
70 cong thuc giai nhanh hoa hoc chon loc
 
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Bài tâp qttc
Bài tâp qttcBài tâp qttc
Bài tâp qttc
 
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3
Cac bai tap kinh dien va cach giai hno3
 
Xu ly so lieu thong ke
Xu ly so lieu thong keXu ly so lieu thong ke
Xu ly so lieu thong ke
 
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi ngaBai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
 
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họaGiáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
 
Nguy bien
Nguy bienNguy bien
Nguy bien
 
Bai tap c2
Bai tap c2Bai tap c2
Bai tap c2
 
Bai giang hoa vo co
Bai giang hoa vo coBai giang hoa vo co
Bai giang hoa vo co
 
Giao trinh hoa sinh do quy hai
Giao trinh hoa sinh  do quy haiGiao trinh hoa sinh  do quy hai
Giao trinh hoa sinh do quy hai
 
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tínhLuận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 

Similar to Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon

Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxQuytThanh
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucLe Hang
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botVũ Bích Nguyệt
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnenjackjohn45
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 

Similar to Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon (20)

Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptxtâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
tâm-lí-khăn-trải-bàn.pptx
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Lldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieuLldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieu
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
 
Doanlythuyet
DoanlythuyetDoanlythuyet
Doanlythuyet
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Nhóm 4
Nhóm 4Nhóm 4
Nhóm 4
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon

  • 1. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, các phương pháp dạy học truyền thống đã làm giảm rất nhiều khả năng hoạt động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào nữa việc dạy học theo hướng đơn môn chưa phát huy được tối đa khả năng liên hệ giữa các mảng kiến thức trong chương trình dạy học, đôi khi còn có sự lặp lại. Nhận thức được vấn đề này trong năm học vừa qua tôi đã tìm tòi nghiên cứu và xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng đổi mới để giúp học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là lí do đề tôi xây dựng chủ đề “ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon ”. 2. Tênsáng kiến: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TD – VP - Số điện thoại: 0966258844 - E_mail:nguyenvanngoc.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Văn Ngọc giáo viên hóa trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực áp dụng sáng kiếm là môn Hóa học (Mã 55). Sáng kiến đi sâu vào các phương pháp dạy học tích cực, các nội dung dạy học tích hợp trong bài Hợp chất của các bon. Để giúp các em học sinh có thêm hứng thú trong việc học tập, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học. 6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Ngày 13/11/2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến
  • 2. 2 PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC (Nguồn: Dạy học intel.net - PGS.TS Vũ Hồng Tiến) I. Phương pháp dạy học tích cực là gì 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2. Thế nào là tính tích cực học tập Tính tích cực học tập về thực chất là nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… II. Mộtsố phương pháp dạy học tích cực 1. Phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. 2. Phương pháp giải quyết vấn đề Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. 3. Phương pháp trò chơi
  • 3. 3 Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. 4. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án) Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1. Kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. 2. Kĩ thuật đặt câu hỏi GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. 3. Kĩ thuật khăn trải bàn - HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.) - Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn” 4. Kĩ thuật động não Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ
  • 4. 4 vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). 5. Kĩ thuật “Chúng em biết 3” - GV nêu chủ đề cần thảo luận. - Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này. - HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. - Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên. - Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem. 6. Kĩ thuật mảnh ghép Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm. Cách tiến hành: Vòng 1: Nhóm chuyên gia Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A + Nhóm 2: Nhiệm vụ B + Nhóm 3: Nhiệm vụ C Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
  • 5. 5 Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1). Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. 7. Kĩ thuật KWL Kỹ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Trong đó K(Know) - điều đã biết; W (Want to know) – điều muốn biết; L (Learned) – điều đã học được. Cách tiến hành qua 4 bước: Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL” (kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học sinh). Bước 2: Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập. Bước 3: Học sinh điền các thông tin trên phiếu, bao gồm: Tên bài học (hoặc chủ đề); tên học sinh (hoặc nhóm học sinh); lớp; trường. Yêu cầu học sinh viết vào cột “K” những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề. Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề. Bước 4: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột “L” của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học. IV. Tìm hiểu về dạy học tích hợp (Nguồn: http://www.sch.vn/luu-tru/1004-giao-vien-gii/12766-day-hoc-tich-hop) 1. Khái niệm về dạy học tích hợp: Là định hướng dạy học giúp cho HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹnăng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qua trình lĩnh hộ tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. 2. Các quan điểm về dạy học tích hợp
  • 6. 6 - Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề; hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có; - Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau; - Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống; - Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi. 3. Mục đích của dạy học tích hợp Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung. Chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn học thực hành riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại chương trình này có những hạn chế: - Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động - Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân (kỹ năng giao tiếp). - Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ. - Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm. - Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ. - Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời… Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau : - Gắn kết đào tạo với lao động. - Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động. - Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề. - Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó). - Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
  • 7. 7 - Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn... 4. Đặc điểm của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau: 4.1. Lấy người học làm trung tâm: Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề. Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học. Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. 4.2. Định hướng đầu ra
  • 8. 8 Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên quan đến chương trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo, việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng. Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà người đó sẽ thực hiện thật sự. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập. 4.3. Dạy và học các năng lực thực hiện Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc phân tích nghề khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô đun năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”. Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy
  • 9. 9 kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định hướng của người dạy góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân. Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành. Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, người dạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân thực hiện
  • 10. 10 trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề.
  • 11. 11 PHẦN II. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ LỒNG GHÉP TÍCH HỢP TRONG BÀI HỢP CHẤT CỦA CACBON BBààii 1166:: HHỢỢPP CCHHẤẤTT CCỦỦAA CCAACCBBOONN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 1.1. Môn Hóa học Biết được: - Tính chất vật lí của CO và CO2. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). - Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. - Ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat Hiểu được: - CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ). - H2CO3 là axít rất kém bền, tính axit yếu và là axit 2 nấc. 1.2. Môn Sinh học - Hiểu được quá trình quang hợp ở cây xanh. - Hiểu được nguyên nhân, cơ chế gây ngộ độc của khí CO. 1.3. Môn Địa lý - Hiểu được những ảnh hưởng của sự phát triển các nghành công nghiệp đối với không khí và môi trường sống. - Biết được các địa danh và sự hình thành của các danh lam thắng cảnh. - Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển. 1.4. Môn Giáo dục công dân Giúp học sinh hiểu: - Nội dung cơ bản của pháp luật với sự phát triển của môi trường. - Biết các chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường của nước ta. - Giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ môi trường. 1.5. Môn toán - Giải được phương trình, hệ phương trình, sử dụng đồ thị trong việc giải bài tập về CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 . 1.6. Môn Tin học
  • 12. 12 - Biết sử dụng phần mềm Microsoft word, Microsoft Office PowerPoint. - Biết ứng dụng khai thác thông tin trên internet. 1.7. Y học - Học sinh biết tác hại của khí CO ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và biết cách bảo vệ. 2. Kỹ năng 2.1. Môn Hóa học - Xác định số oxi hóa, sự điện li để giải thích tính chất của các chất như CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat. - Viết các phương trình hoá học phân tử, phương trình ion rút gọn minh họa tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat. - Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với một số chất khác. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, phản biện. - Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính thành phần % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; Tính thành phần % thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp khí. 2.2. Môn Sinh học - Vận dụng kiến thức sinh học có liên quan để hiểu được tác hại của khí CO, CO2 đối với sức khỏe của con người. - Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên rừng không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người; Chỉ ra được những biện pháp để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. 2.3. Môn Địa lý - Vận dụng kiến thức môn địa lí có liên quan để sáng tỏ bài học. - Phân tích sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh về biến đổikhí hậu. 2.4. Môn Giáo dục công dân - Vận dụng kiến thức môn GDCD để làm sáng tỏ bài học trong đó có vấn đề giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
  • 13. 13 - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.5. Môn Toán - Kĩ năng giải phương trình, hệ phương trình. - Kĩ năng vẽ đồ thị. - Rèn luyện kĩ năng tính toán, tư duy khoa học, logic. 2.6. Môn Tin học - Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và thu thập dữ liệu sử lí thông tin, xây dựng sản phẩm, báo cáo sản phẩm… - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh. 2.8. Y học - Rèn lyện kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, biết phòng tránh hiện tượng ngộ độc khí CO. 2.7. Liên quan tới Kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe. Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. 3. Thái độ - Biết vận dụng các kiến thức được học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống sao cho đạt hiệu quả cao nhất. - Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn hoá học. Bồi dưỡng khả năng tự học và học tập suốt đời cho học sinh. - Học sinh khi trình bày sản phẩm học tập của mình phát triển được năng lực sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp khi trình bày sản phẩm. - Ý thức bảo vệ sức khoẻ khi tiếp xúc với khí độc CO, CO2 trong quá trình đun bếp than, nung gạch, …. - Ý thức bảo vệ môi trường trước sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính... - Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học. - Hình thành tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập, tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, hợp tác trong các hoạt động nhóm và tinh thần tiết kiệm. - Thấy mối liên hệ giữa Hoá học với các môn học khác và thực tế cuộc sống.
  • 14. 14 - Học sinh nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường. Chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh. 4. Định hướng năng lực hình thành 4.1. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 4.2. Năng lực chuyên biệt - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực tính toán hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. 4.3. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để học tốt chủ đề “Hợp chất của cacbon”học sinh cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn: Môn Bài liên quan đến chủ đề tích hợp Hóa học + Lớp 10 – Tiết 49, 50: Oxi - Ozon. + Lớp 12 – Tiết 65: Hoá học và vấn đề môi trường. + Lớp 11 – Bài 15: Cacbon Môn Sinh học + Lớp 11 – Tiết 35: Sinh trưởng ở thực vật. + Lớp 11 – Tiết 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Lớp 11 – Tiết 7: Quang hợp ở cây xanh + Lớp 12 – Bài 46: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Môn Địa lí + Lớp 12 – Tiết 45: Địa lí ngành giao thông vận tải. + Lớp 12 – Tiết 49: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Lớp 12 – Tiết 50: Môi trường và sự phát triển bền vững. + Lớp 12 – Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Lớp 12 – Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Môn Tin học + Lớp 10 – Tiết 37,38 – Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn
  • 15. 15 bản. + Lớp 10 – Tiết 39,40 – Bài 15: Làm quen với Microsoft Word. + Lớp 10 – Tiết 57,58 – Bài 20: Mạng máy tính. + Lớp 10 – Tiết 59,60 – Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet. Môn GDCD + Lớp 10 – Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. + Lớp 11 – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Lớp 12 – Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Ngoài ra học sinh cần phải vận dụng thêm kiến thức của các môn: Toán, Y học để giúp cho dự án học tập đạt hiệu quả tốt nhất. II. Thời lượng dự kiến: 3 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc nhóm ở nhà. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, đề kiểm tra khảo sát, phiếu học tập. - Các phiếu đánh giá dự án. - Nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của dạy học theo dự án, lên kế hoạch các nội dung để thể thực hiện dạy học theo dự án. - Chuẩn bị sẵn một số đề tài dự án với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm (các tiêu chí). 2. Học sinh - Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm; Chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công. - Sưu tầm tranh, ảnh và video về ô biến đổi khí hậu,.. - Bảng phân công nhiệm vụ. - Máy ảnh, máy tính ... 3. Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin - Phần mềm Microsoft Word
  • 16. 16 - Phần mềm Microsoft Power point - Phần mềm VLC Media Player. IV. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học dự án. - Phương pháp dạy học hợp tác, thảo luận nhóm. - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương pháp dạy học phát hiện giải quyết vấn đề. - Các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật mảnh ghép (Chủ đạo), Kỹ thuật khăn trải bàn, Kỹ thuật 3 lần 3, Sử dụng bản đồ tư duy, Kỹ thuật KWL… 2. Kiểm tra đánh giá - Sản phẩm của các nhóm thực hiện dự án, quá trình nhóm thực hiện. - Kĩ năng giao tiếp (giới thiệu sản phẩm ) - Đánh giá thông qua phần củng cố. - Kiểm tra khảo sát 15 phút. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Ổn định lớp học, kiểm diện Lớp Ngày dạy Sĩ số 11A1 11A3 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình dạy học 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: TỔ CHỨC TÍNH HUỐNG HỌC TẬP GV: Cho HS xem một đoạn video về sự biến đổi khí hậu. HS: Xem video. GV: Một trong các nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đó là hợp chất của cacbon. Vậy hợp chất cacbon đó là gì? Để có thể trả lời câu hỏi này thầy mời các em đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay. GV: Giới thiệu kĩ thuật KWL
  • 17. 17 K: Know – những điều đã biết; W: Want to know – Những điều muốn biết; L – Learned – những điều đã học được; Sau đó GV phát phiếu học tập KWL cho các nhóm học sinh nhằm khơi gợi lại cho các em những điều đã biết về oxit, axit, muối và điền vào cột K. Tiếp theo các em hợp tác động não đưa ra các câu hỏi trong cột W. Sau đó GV thu phiếu lại và cuối tiết học các em thu nhận các thông tin và điền vào cột L. Tên bài học (Chủ đề):................................. Tên học sinh:.............................................................. Lớp:............................ K W L HS: Điền vào phiếu theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT CACBON MONOOXIT o Tích hợp liên hệ thực tế GV: Chiếu một số thông tin về những vụ ngộ độc khí CO đã xảy ra ở trong nước và thế giới. HS: Quan sát các hình ảnh để để nắm bắt thông tin . GV: Vậy khí CO có những tính chất gì mà lại được mệnh danh là “Sát thủ vô hình” ? Chúng ta xẽ cùng nhau đi tìm
  • 18. 18 hiểu về hợp chất đó. GV: Giới thiệu về lịch sử nhà khoa học đã tìm ra hợp chất CO. HS: Nghe giảng. GV: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia lớp thành 3 nhóm. (số nhóm được chia = số chủ đề x n ).  Vòng 1: Nhóm chuyên sâu Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.  Nhóm 1: Nghiên cứu về tính chất vật lí của CO (Phiếu học tập số 1)  Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất hoá học của CO (Phiếu học tập số 2) A. CACBON MONOOXIT. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Công thức phân tử: CO - Là chất khí, không màu, không mùi, không vị. - Hơi nhẹ hơn không khí ( 28 0,96 29 CO d KK   ) - Rất ít tan trong nước. - thoá lỏng : - 191,5oC , thoá rắn : -205,2oC - Khí CO rất độc II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1.Cacbonmonooxitlà oxit không tạo muối (oxit trung tính). - Không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1 I. Nội dung thảo luận 1. Dự đoán tính chất vật lí của khí CO về màusắc? mùi vị? Tính tan? tỉ khối với không khí? 2. Tìm hiểu về nhiệt độ hoá lỏng? nhiệt độ hoá rắn? 3. Khí CO có độc không? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất vật lí của khí CO. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2 I. Nội dung thảo luận 1. Dự đoán CO là lạo oxit nào? 2. Xác định số oxi hoá của C trong CO ? Dự đoán tính chất hoá học của CO ? 3. Viết được các phươngtrìnhthể hiệntínhchất hoá học của CO? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất hoá học của khí CO. Dẫn ra phản ứng để chứng minh
  • 19. 19  Nhóm 3: Nghiên cứu về phương pháp điều chế CO (Phiếu học tập 3) HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. 2. Tính khử - Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam nhạt và toả nhiều nhiệt. 2CO + O2  0 t 2CO2  khí CO được dùng làm nhiên liệu - Ở nhiệt độ cao CO cònkhử được nhiều oxit kim loại Fe2O3 + 3 CO  0 t 2 Fe + 3CO2  CO được dùng làm chất khử trong nghành công nghiệp luyện kim III. ĐIỀU CHẾ 1. Trong phòng thí nghiệm - Đun nóng axit fomic khi có mặt H2SO4 đặc. HCOOH   0 42 ,, tdSOH CO + H2O 2. Trong công nghiệp a) Sản xuất bằng cách cho hơi H2O qua than nóng đỏ. C+H2O 0 1050 C  CO+H2 b) Sản xuất trong các lò ga bằng cách thổi không khí qua than nung đỏ. C+O2  0 t CO2 C+CO2  0 t 2CO PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3 I. Nội dung thảo luận 1. Trongphòngthí nghiệm CO được điềuchế như thế nào? Điều kiện để phản ứng xảy ra là gì? 2. Trong phòng công nghiệm CO được điều chế bằng những phươngphápnào? Quy trình điều chế của từng phương pháp? 3. Cho biết ứngdụngcủa hỗn hợp sản phảm từ quá trìnhđiềuchế CO? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về phương pháp điều chế CO trong PTN và trong CN. Dẫn ra phương trình minh hoạ.
  • 20. 20  Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1- 2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. - Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận xong. GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu. - Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm một đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. HS: Lên trình bày GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và kết luận các nội dung. HS: Nghe giảng. o Tích hợp môn sinh học, địa lí, y học, liên hệ thực tế GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn Hình 3.3.Sơ đồ lò gas PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP 1.Trình bày tính chất vật lí của CO2. 2.Trình bày tính chất hóa học của CO2. 3.Trình bày phương pháp điều chế CO2.
  • 21. 21 + Phát cho 3 nhóm (các nhóm mảnh ghép vừa hình thành), mỗi nhóm một tờ giấy A0. + Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. Nhiệm vụ của các nhóm là trả lời các câu hỏi: HS: +Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo từng nhiệm vụ theo cách hỏi của riêng mình và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0. Học sinh có thể đưa ra báo cáo với những ý chính sau:  Khả năng gây ngộ độc của CO Cacbon monooxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxi trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% Cacbon monooxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng  Các nguồn sinh ra khí CO CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon: như khói của các vụ động đất, ô nhiễm khói công nghiệp, chất khí đọng lâu ở hầm lò, tầng hầm, khói thuốc lá, khói các lò sưởi, ... CÂU HỎI THẢO LUẬN + Khả năng gây ngộ độc của CO? + Các nguồn sinh khí CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh? + Triệu chứng bị ngộ độc? + Cơ chế ngộ độc CO? + Cách sử lí ban đầu khi bị ngộ độc khí CO? + Cách phòng tránh ngộ độc khí CO? + Tại sao khí CO độc mà vẫn được sản xuất? + Kể tên một số nhà máy luyện kim ở Việt Nam mà em biết ?
  • 22. 22 + Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0. GV: Cho các nhóm báo cáo về sản phẩm của nhóm. HS: Báo cáo kết quả thảo luận GV: Nhận xét, đánh giá và bổ xung. o Tích hợp kĩ năng sống. GV: Chiếu video tình huống thực tế dẫn đến ngạt khí CO và những giải pháp thiết thực khi sử lí ngộ độc CO. HS: Xem và rút ra những bài học bổ ích. GV bổ xung: Trước khi xuống giếng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. Tốt nhấtlà thắp một ngọn nến hay ngọn đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước. Nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dưới đáy giếng thiếu oxy và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác. Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dâythả dần xuống nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác,  Triệu chứng bị ngộ độc CO Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giácbần thần, nhứcđầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.  Cơ chế ngộ độc CO Khi vào cơ thể: CO cố định vào Hemoglobine (Hb) 85%, nó có ái lực gắn với Hb cao gấp 200 – 250 lần so với ôxy. Một phần còn lại khí CO hoà tan vào plasma và cố định vào myoglobine và vào các cytocrome. CO gây ra thiếu oxy chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương, đối với cơ tim và thai nhi trong thời gian có mang. Tình trạng thiếu oxy sẽ nguy hiểm đặc biệt đối với người lớn tuổi, người thiếu máu, suy hô hấp và suy tim.  Cách sử lí ban đầu khi bị ngộ độc khí CO Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa nhưng có động cơ đang nổ như: xe máy, máy phátđiện hoặc bếp than, củi… mà bệnh nhân bất tỉnh hoặc tử vong thì nghĩ
  • 23. 23 người không xuống được. Sau đó, nên làm thông thoáng khí dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống. GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến thức sau các hoạt động học tập. HS: Thảo luận trả lời ngay đến ngộ độc khí. Cần nhanh chóng mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.  Cách phòng tránh ngộ độc khí CO? Để phòng tránh ngộ độc thì cần phải dùng than đúng cách. Không đốt than, củi trong nhà, trong lều, không cho động cơ xe máy, ôtô... nổ máy trong phòng kể cả khi mở cửa cũng rất nguy hiểm. Khi nấu bếp than tổ ong phải mở các cửa sổ cho thoáng. Để oxi không khí lưu thông, nếu đóng kín trong quá trình đốt cháy than, không đủ oxi xẽ tạo ra khí CO rất độc: 0 4 2 2 2 o t C C O C O      Tại sao khí CO độc mà vẫn được sản xuất? Khi đốt cháy CO sinh ra một lượng nhiệt lớn cho nên CO được sản xuất dùng làm nhiên liệu.  Kể tên một số nhà máy luyện kim ở Việt Nam Ở nước ta có nhà máy luyện kim gang thép Thái Nguyên, nhà máy gang thép Lào Cai, nhà máy luyện kim Cao Bằng... Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT CACBON ĐIOXIT o Tích hợp liên hệ thực tế GV: Sử dụng trò chơi “Đuổi hình bắt chữ ” để dẫn dắt vào nội dung bài học Đây là hợp chất nào?
  • 24. 24 - Khí sinh ra từ sự cháy - Không thể thiếu trong quá trình quang hợp ở cây xanh? - Khí này gây hiệu ứng nhà kinh? - Khí này được ứng dụng tạo khói trên các sân khấu? HS: Thảo luận trả lời GV: Đó chính là khí CO2. Vậy khí CO2 là khí gì? Có tính chất như thế nào? Chúng ta xẽ cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo. GV: Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu ( lấy 3 nhóm vừa hình thành trong nội
  • 25. 25 dung trước), mỗi nhóm làm một nhiệm vụ độc lập.  Nhóm 1: Nghiên cứu về tính chất vật lí của khí CO2 (Phiếu học tập số 4)  Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất hoá học của CO2 (Phiếu học tập số 5) B. CACBON ĐIOXIT I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - CO2 là khí không (màu, mùi, vị) nặng gấp 1,5 lần không khí. - Ở điều kiện thường: 1 lít CO2 tan trong 1 lít H2O. CO2 CO2 lỏng không màu, linh động. - CO2 rắn gọi là “nước đá khô”. Nước đá không không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm (gây mưa nhân tạo). II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất, nên khí CO2 thường dùng để dập tắt các đám cháy Bình chữa cháy bằng bọt khí CO2 - CO2 có tính oxi hóa khi gặp chất khử mạnh. 2Mg + CO2  0 t 2MgO + C Vì vậy với các đám cháy của Mg không thể dùng bình CO2 để dập tắt 2. CO2 tác dụng với nước tạo axit 2 nấc rất yếu và kém bền. CO2 (k) + H2O  H2CO3 (dd ) 3. CO2 tác dụng với dung dịch kiềm CO2 + Ca(OH)2  CaCO3↓ 2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2 neùn 60atm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1 I. Nội dung thảo luận: 1. Dự đoán tính chất vật lí của khí CO2 về màu sắc? mùi vị? tính tan? tỉ khối với không khí? 2. Tại sao CO2 được gọi là đá khô? Tác dụng của đá khô? 3. Khí CO2 có độc không? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất vật lí của khí CO2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2 I. Nội dung thảo luận: 1. Dự đoán CO2 là loại oxit nào? Có những tính chất gì? 2. Quá trình quang hợp ơ cây xanh xảy ra như thế nào? 3. Từ tính chất của CO2 cho biết ứng dụng của khí này? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất hoá học của khí CO2? Dẫn ra phản ứng để chứng minh.
  • 26. 26  Nhóm 3: Nghiên cứu về phương pháp điều chế CO2 (Phiếu học tập số 6)  HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.  Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1- 2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. 4. Quá trình quang hợp ở cây xanh 6CO2+6H2O ,as cdl C6H12O6+ 6O2 CO2 là một thành phần thiết yếu của quá trình quang hợp ở cây xanh. Nhờ năng lượng từ ánh sáng mặt trời CO2 và hơi nước chuyển hóa thành các loại đường cần thiết cho cây xanh đồng thời giải phóng khí O2 từ đó giúp điều hòa không khí III. ĐIỀU CHẾ 1. Trong phòng thí nghiệm CaCO3 + 2HCl  CO2 + CaCl2 + H2O 2. Trong công nghiệp PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3 I. Nội dung thảo luận: 1. Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế như thế nào? 2. TrongcôngnghiệmCO2 được điều chế bằng những phương pháp nào? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về phươngphápđiềuchế CO2 trongPTN và trong CN. Dẫn ra phương trình minh hoạ. Thu hồi CO2 từ - Quá trình đốt than, dầu mỏ , khí thiên nhiên…. - Lấy từ sản phẩm khí lò nung vôi. CaCO3 CO2 + CaO đá vôi cacbon đioxit vôi sống 0 t C  - Lên men rượu từ đường glucozơ: C6H12O6 men  2CO2 + 2C2H5OH
  • 27. 27 - Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận xong. GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu. - Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm một đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. HS: Lên trình bày GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và kết luận về nội dung cacbonđioxit. o Tích hợp kĩ năng sống, phòng cháy chữa cháy (PCCC) GV nêu những thiệt hại do thiếu hiểu biết về PCCC: GV giáo dục kĩ năng phòng cháy an toàn cho HS: - Nắm được nội quy PCCP PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP 1. Trình bày tính chất vật lí của CO2. 2. Trình bày tính chất hóa học của CO2. 3. Trình bày phương pháp điều chế CO2.
  • 28. 28 Hình 1. Nội quy PCCC - Biết các tiêu lệnh chữa cháy Hình 2. Tiêu lệnh chữa cháy - Biết sử dụng bình chữa cháy CO2 Hình 3. Quy trình sử dụng bình chữa cháy CO2 oTích hợp môn Hoá học, địa lí, sinh học, kĩ thuật nông nghiệp, GDCD, Tin học, kĩ năng sống GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm đã phân công từ tuần trước lên trình bày nội dung dự án đã được giao:  Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.  Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
  • 29. 29  Nhóm 3: Tìm hiểu về giải pháp để khắc phục hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.  Mỗi nhóm phải vẽ một bức tranh và truyền tải thông điệp của nhóm trong bức tranh. GV: Ổn định lớp, nhắc lại một số việc: - Mỗi nhóm có 10 phút để báo cáo sản phẩm của nhóm mình bằng trình chiếu powerpoint. - Trả lời các câu hỏi của nhóm khác hỏi. - Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng và 3 đề nghị cải tiến cho nhóm bạn. HS: Lắng nghe các nhóm khác báo cáo và đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu. GV: với vai trò là cố vấn khoa học, chốt lại các kiến thức của bài học khi kết thúc thảo luận. Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 1. Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày dự án của nhóm mình. HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo. GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 1 hoàn tất việc báo cáo. HS: Bám sát nội dung báo cáo và các tiêu chí chấm để phát vấn. Các nhóm thảo luận. GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ
  • 30. 30 sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho học sinh. GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận. Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 2. Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày dự án của nhóm mình. HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo. GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 2 hoàn tất việc báo cáo. HS: Bám sát nội dung báo cáo và các tiêu chí chấm để phát vấn. Các nhóm thảo luận. GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho học sinh. GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận. Nhóm 3: Tìm hiểu về giải pháp để khắc phục hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo về nhiệm vụ được giao, đầu tiên là nhóm 3. Xin mời đại diện của nhóm lên trình bày dự án của nhóm mình. HS: Cử đại diện nhóm lên báo cáo. GV: Yêu cầu cả lớp lắng nghe báo cáo để đưa ra nhận xét sau khi nhóm 3 hoàn tất việc báo cáo.
  • 31. 31 HS: Bám sát nội dung báo cáo và các tiêu chí chấm để phát vấn. Các nhóm thảo luận. GV: Chú ý động viên các ý kiến bổ sung hoặc phản biện tạo điều kiện cho học sinh cởi mở, bộc lộ qua đó giáo viên uấn nắn kịp thời kiến thức kĩ năng cho học sinh. GV với vai trò là cố vấn khoa học, chốt lại các kiến thức khi kết thúc thảo luận. GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến sau các hoạt động học tập. HS: Thảo luận trả lời Hoạt động 4: TÌM HIỂU VỀ AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT GV: Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, mỗi nhóm làm một nhiệm vụ độc lập  Vòng 1: Nhóm chuyên sâu Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.  Nhóm 1: Nghiên cứu về axitcacbonic (Phiếu học tập số 7)  Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất của muối cacbonat (Phiếu học tập số 8) I. AXIT CACBONIC - Axit cacbonic (H2CO3) rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O - Trong dung dịch axit cacbonic phân li hai nấc H2CO3  HCO3 - + H+ HCO3 -  CO3 2- + H+ ( chủ yếu là các ion H+ và HCO3 - ) - Axit cacbonic tạo ra hai loại muối + Muối cacbonat: Na2CO3, CaCO3.. +Muối Hiđrocacbonat: NaHCO3, Ca(HCO3)2.... II. MUỐI CACBONAT 1. Tính chât a) Tính tan Cation Anion gốc axit HCO3 - CO3 2- KLK,NH4 + tan KL khác Đa số là tan không tan PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1 I. Nội dung thảo luận: 1. Dự đoán tính chất của H2CO3, khả năng phân li của H2CO3 2. Khả năng tạo muối của H2CO3? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất của H2CO3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2 I. Nội dung thảo luận 1. Dự đoán tính tan của muối cacbonat? 2. Tính chất hóa học của muối cacbonat? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về tính chất của muối cacbonat.
  • 32. 32  Nhóm 3: Nghiên cứu về ứng dụng của muối cacbonat (Phiếu học tập 9) HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. b) Tác dụng với axit NaHCO3 + HCl  CO2 + H2O + NaCl HCO3 - + H+  CO2 + H2O Na2CO3 + 2HCl 2NaCl +CO2 +H2O CO3 2- + H+  CO2 + H2O c) Tác dụng với dd kiềm NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O HCO3 - + OH-  CO3 2- + H2O d) Phản ứng nhiệt phân CaCO3 (r)  CaO(r ) + CO2 NaHCO3(r )  Na2CO3(r ) + CO2 + H2O Nhận xét: - Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm - Muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân 2. Ứng dụng - Canxi cacbonat CaCO3: sản xuất vôi, chất độn - Natri cacbonat Na2CO3 (sođa khan) : Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt.. - Natri hiđrocacbonat hay natri PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9 NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 3 I. Nội dung thảo luận: 1. Nêu ứng dụng của muối cacbonat? II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép Trình bày kết luận về ứng dụng của muối cacbonat
  • 33. 33 Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. - Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận xong GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu  Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1- 2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. - Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm một đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. HS: đại diện các nhóm lên trình bày GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và kết luận nội dung thảo luận. |*Tích hợp môn Hoá học, Địa lí bicacbonat NaHCO3 : dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, thuốc giảm đau dạ dày trong y học PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP + Trình bày tính chất của axit cacbonic + Trình bày tính chất của muối cacbonat + Nêu ứng dụng của muối cacbonat
  • 34. 34 GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn + Phát cho 3 nhóm (các nhóm mảnh ghép vừa hình thành), mỗi nhóm một tờ giấy A0. + Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. Nhiệm vụ của các nhóm là trả lời các câu hỏi: HS: + Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo từng nhiệm vụ theo cách hỏi của riêng mình và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0. + Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và Học sinh có thể đưa ra báo cáo với những ý chính sau:  Quá trình hình thành của nhũ đá trong các hang động? - Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch Ca(HCO3)2. Phương trình phản ứng như sau: CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O+ CO2 Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Cácnhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO2, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm. CÂU HỎI THẢO LUẬN + Quá trình hình thành của nhũ đá trong các hang động? + Em hãy nêu tên một số địa danh du lịch về hang động nổi tiếng ở Việt Nam được hình thành từ nhũ đá?
  • 35. 35 viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0. GV: Cho các nhóm báo cáo về sản phẩm của nhóm. HS: Báo cáo kết quả thảo luận GV: Nhận xét, bổ xung. o Tích hợp liên hệ thực tế: Ngoài việc dùng NaHCO3 làm bột nở, thuốc giảm đau dạ dày thì NaHCO3 còn được dùng để hầm thịt, ninh xương cho mau nhừ. Khi mua NaHCO3 về dùng thì nên mua ở các hiệu thuốc lớn có uy tín, không nên mua ở các cửa hàng hóa chất vì có lẫn nhiều tạp chất gây hại cho sức  Tên một số địa danh du lịch về hang động nổi tiếng ở Việt Nam được hình thành từ nhũ đá. + Nhũ đá ở động Phong Nha, Quảng Bình. + Đụn gạo trong động Hương Tích. + Nhũ đá trong động Vân Trình ở Ninh Bình + Hang Đầu Gỗ nằm trên đảo Đầu Gỗ thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. + Hang Sơn Đoòng là một trong những
  • 36. 36 khỏe. GV: Chiếu câu hỏi kiểm tra kiến thức của các nhóm sau các hoạt động học tập. HS: Thảo luận trả lời hang động lớn nhất thế giới thuộc xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. 4. Củng cố - GV phát phiếu KWL cho HS và yêu cầu HS hoàn thiện vào cột L: Những điều em đã học được qua chủ đề hợp chất của cacbon.. - Cho học sinh củng cố lại nội dung lí thuyết của bài học theo sơ đồ tư duy. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy: + Viết tên chủ đề ở trung tâm +Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết 1 khái niệm phản ánh nội dung lớn của chủ đề + Từ mỗi các nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp nội dung thuộc nhánh chính đó + Tiếp tục như vậy đến các tầng phụ tiếp theo. - Bài tập củng cố thông qua trò chơi “ Tìm ô chữ bí mật” 5. Dặn dò. - Học sinh về nhà làm bài tập trong SGK - Ôn lại kiến thức đã được học qua chủ đề “ Hợp chất của cacbon”
  • 37. 37 PHỤ LỤC KÈM THEO. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi theo định hướng năng lực (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Cacbon monooxit - Biết các tính chất của CO. - Hiểu và giải thích được các tính chất của CO - Bài tập về CO tác dụng với hỗn hợp oxit. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu: 4 Số điểm : 0,2 Tỉ lệ : 2% Chủ đề 2: Cacbon đioxit - Biết các tính chất của CO2 - Biết liên hệ thực tế về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nhận biết được khí CO và CO2 - Hiểu và giải thích được các tính chất của CO2 - Bài toán về CO2 tác dụng với hỗn hợp dung dịch kiềm - Bài toán về CO2 tác dụng với Ca(OH)2 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:3 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:2 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu: 6 Số điểm: 0,4 Tỉ lệ : 4% Chủ đề 3: Axitcacbonic và muối cacbonat. - Biết các tính chất của muối cacbonat. - Hiểu tích chất của muối cacbonat và ứng dụng của nó. - Giải thích sự hình thành nhũ đá trong hang động. - Bài toán về muối cacbonat. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:2 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu:1 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Số câu: 5 Số điểm: 0,2 Tỉ lệ : 2% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 20 Số điểm: 4 Tỉ lệ : 40% Số câu: 10 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20 % Số câu: 20 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 50 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
  • 38. 38 2. Đề kiểm tra Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IVA là A. ns2np2 B. ns2np5 C. ns2np3 D. (n−1)d10ns2np4 Câu 2: Khí nào sau đây gây đau đầu, khó chịu khi sử dụng bếp than? A. SO2 B. H2S C. CO D. CO2 Câu 3: Khí gây hiệu ứng nhà kính là? A. SO2 B. Cl2 C. CO D. CO2 Câu 4: Để làm sạch CO có lẫn CO2, dùng hoá chất? A. dd KMnO4 B. dd Br2 C. dd Ca(HCO3)2 D. dd Ca(OH)2. Câu 5: Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 của các bên tham gia Liên Hợp Quốc COP 21 tại Paris(Pháp) đã kết thúc và 195 quốc gia đi đến thỏa thuận toàn cầu về vấn đề nào? A. Cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính B. Chống khủng bố nhà nước hồi giáo IS C. Tranh chấp chủ quyền ở Đông Á D. Khủng hoảng kinh tế ở Ukraine Câu 6: Phản ứng nào sau đây mà hợp chất của Cacbonthể hiện tính oxi hóa A. CO + CuO o t  B. CO2 + C o t  C. CO2 + NaOH  D. CO + H2 o t  Câu 7: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH. Câu 8:Xét phản ứng nung vôi : CaCO3 o t  CaO + CO2 ; H 0  Để thu được nhiều CaO, ta phải : A. Hạ thấp nhiệt độ. B. Tăng nhiệt độ. C. Quạt lò đốt, đuổi bớt CO2. D. Cả B và C đều đúng. Câu 9: Những người đau dạ dày do dư axit người ta thường uống trước bữa ăn một loại thuốc chứa thành phần là A. (NH4)2CO3 B. Na2CO3 C. NH4HCO3 D. NaHCO3 Câu 10: Chất nào sau đây được dùng làm bột nở để làm bánh:
  • 39. 39 A. (NH4)2CO3 B. Na2CO3 C. CaCO3 D. NaHCO3 Câu 11:Phản ứng nào sau đây giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động ở các núi đá vôi. A. CaO+CO2 → CaCO3 B. CaCO3+CO2+H2O → Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 → CaCO3+CO2+H2O D. CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O Câu 12:Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 13: Hòa tan một mẫu hợp kim K-Ba có số mol bằng nhau vào nước dư, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,955. B. 4,334. C. 3,940. D. 4,925 Câu 14:Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lit CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là A. 180 B. 150 C. 140 D. 200 Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn như sau: Tỉ lệ của a : b có thể là A. 0,12 : 0,08 B. 0,08 : 0,12 C. 0,08 : 0,1 D. 0,08 : 0,2 nCO2 0,08 0,12 0,12 nBaCO3 0,08
  • 40. 40 Đáp án: 1. Mức độ biết: Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án A C D D D 2. Mức độ hiểu: Câu hỏi 6 7 8 9 10 Đáp án D A D D D 3. Mức độ vận dụng và vận dụng cao: Câu hỏi 11 12 13 14 15 Đáp án C A D D C Phiếu 1: Đánh giá điểm quá trình cho nhóm Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm GV Nhận xét 1. Hoàn thành đúng thời gan 20 2. Thường xuyên thảo luận nhóm 20 3. Nghiêm túc khi làm việc 20 4. Chủ động tìm hiểu thông tin mới 20 5. Nhóm có lập kế hoạch và phân công rõ ràng hay không 20 Phiếu 2: Đánh giá về bài trình bày Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm giáo viên Điểm học sinh Nội dung 1. Trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm? 10 2. Trình bày tác hại của ô nhiễm? 10 3. Giải pháp 20 4. Thông điệp của nhóm 10 5. Tính liên môn của dự án? 10 Hình thức 6. Trình bày giáo án 5
  • 41. 41 powerpoint phù hợp với nội dung, phần thuyết trình băng tiếng Anh có hiệu quả không? 7. Có hình ảnh minh họa và video kèm theo 5 Trình bày 8. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu 10 9. Trình bày tự tin 10 10. Dùng từ chính xác 10 Phiếu 3: Tiêu chí đánh giá sổ theo dõi dự án của học sinh Tiêu chí Điểm tối đa Nội dung 1. Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tíchcực, sôi nổi 20 2. Phân công công việc hợp lí, khoa học 10 3. Có đầy đủ biên bản thảo luận 10 4. Có đầy đủ dữ liệu 20 5. Biết đánh giá và nhìn lại quá trình thực hiện dự án 20 Hình thức 6. Trình bày rõ ràng, có ghi đủ ngày, nội dung 20 Phiếu 4: Phiếu đánh giá cá nhân Mỗi thành viên nhóm chấm điểm cho các thành viên còn lại của nhóm mình theo các tiêu chí: - Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 20 Thành viên Tham gia đầy đủ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đóng góp ý tưởng mới Giúp đỡ các thành viên khác Thái độ cộng tác với nhóm Tổng điểm 01. 02. 03. 04.
  • 42. 42 Phiếu 5: Phiếu điểm của học sinh Từ các phiếu đánh giá của giáo viên hướng dẫn, giáo viên dự và các nhóm học sinh ta tính điểm của nhóm (ĐTBN) = 1 2 3 3 P P P  Điểm cá nhân = 2 HS TBNĐ Đ 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi áp dụng sáng kiến trong hoạt động giảng dạy tôi nhận thấy các em rất hứng thú trong tiết dạy vì thông qua bài dạy ngoài việc nắm được kiến thức cơ bản môn Hóa học, các em còn được học được nhiều kĩ năng mới, phát triển được năng lực của bản thân và học được cách tự giải quyết một vấn đề khoa học. Trong thực tế giảng dạy, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 11 tại trường THPT Trần Hưng Đạo +) Lớp thực nghiệm: 11A1 +) Lớp đối chứng: 11A3 Cách tiến hành như sau: Lớp 11A3 dạy theo giáo án thường, lớp 11A1 dạy theo giáo án áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp. Đây là 2 lớp học sinh có nhận thức tương đối đồng đều, đa số học sinh ngoan và có ý thức học. Sau khi dạy xong ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, để tạo tính khách quan nhằm kiểm tra nhận thức, tôi đã nhờ giáo viên trong tổ ra một đề kiểm tra với thời gian là 15 phút. Kết quả thu được như sau: Lớp Số học sinh Loại giỏi (9-10 điểm ) Loại Khá (7-8 điểm) Loại TB (5 – 6 điểm) Loại yếu ( 3-4 điểm) Thực nghiệm (11A1) 27 9 HS (33%) 15HS (56%) 2 HS (7%) 1 HS 4% Đối chứng (11A3) 30 6 HS (20%) 12 HS (40%) 9Hs (30%) 3 HS (10%)
  • 43. 43 11A1 11A3 Biểu đồ biểu diễn kết quả so sánh giữa 2 phương pháp Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy : + Lớp học áp dụng dạy học tích hợp các em thấy sôi nổi, hứng thú hơn nhiểu so với lớp đối chứng. Việc phân chia cho các em công việc thông qua nhiệm vụ ở nhà cũng giúp các em chủ động, sáng tạo rất nhiều trong học tập. Trong khi giải quyết vấn đề làm các em va chạm rất nhiều với kiến thức liên môn, bắt buộc các em phải tìm hiểu, đào sâu suy nghĩ nên càng khắc sâu kiến thức. + Lớp đối chứng là lớp 11A3, trình độ học sinh tương đương với lớp dạy thử nghiệm, nhưng không áp dụng phương pháp mới, các em cơ bản vẫn nắm vững kiến thức. Tuy nhiên, trong giờ học các em không thực sự hứng thú, vì đa phần cách dạy học vẫn theo kiểu cũ, không liên hệ với thực tế, học sinh chưa thực sự làm việc nên kết quả không cao. Sáng kiến này có thể áp dụng dạy cho bài Hợp chất của các bon ở môn hóa lớp 11 cho tất cả các đối tượng học sinh thuộc ban cơ bản. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Phòng học có máy chiếu. 0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu
  • 44. 44 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Nâng cao chất lượng giảng dạy trong chủ đề dạy học, phát huy tối đa các hoạt động tích cực của học sinh. - Sáng kiến là nền tảng đề xây dựng các chủ đề dạy học tích cực và lồng ghép các nội dung tích hợp đang là su hướng đổi mới của Bộ giáo dục. 10.2. Đánhgiá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Tăng cường khả năng sáng tạo, phát triển các năng lực của học sinh. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 11a1 Trường THPT Trần Hưng Đạo Hóa học 2 11a3 Trường THPT Trần Hưng Đạo Hóa học ............., ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương, ngày24 tháng 02 năm 2018. Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Ngọc