SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN HUYỀN TRANG
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60320101
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đinh Thị Xuân Hòa
Hà Nội, 9/2017
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đi cùng với sự phát triển của nhiều thể loại báo chí truyền hình, từ những
năm đầu thế kỉ XX, truyền hình thực tế đã trở thành xu thế phát triển gắn bó một
cách chặt chẽ với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cùng khoa học mở ra một
thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng. Nói cách khác, trong số các loại hình báo chí đang ngày càng tăng về số
lượng và cả chất lượng, thì thể loại truyền hình thực tế đang chiếm ưu thế khá
lớn vì tính đại chúng, hiện đại và tính thu hút, hấp dẫn, mới lạ. Truyền hình thực
tế đã và đang được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước có ngành
công nghiệp giải trí truyền hình phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật
Bản… với nhiều phiên bản, format chương trình độc đáo, mới lạ.
Với thế mạnh vượt trội về hình ảnh sống động và âm thanh hiện đại, tính
chân thực của thông tin và khả năng truyền tải nhanh nhạy, truyền hình thực tế
đã trở thành xu hướng phổ biến không chỉ tại Việt Nam hiện nay mà là còn trên
toàn thế giới. Mặc dù ra đời tại Mỹ từ thập niên 40 thế kỷ trước nhưng truyền hình
thực tế chỉ thực sự bùng nổ vào đầu những năm 2000 với sự thành công của các
series chương trình như “Big Brother” – của Hà Lan ( bản Việt hóa : Người giấu
mặt do VTV6 và BHD phối hợp sản xuất ) hay “Survivor” – người sống sót của
Mỹ . Kể từ đó, truyền hình thực tế trở thành một xu thế trên toàn thế giới với hàng
loạt các chương trình, các dạng thức khác nhau. Từ những bước đi chập chững
ban đầu thuở sơ khai, truyền hình thực tế ngày nay đã trở nên hết sức hiện đại,
hoàn thiện và trở thành yếu tố tạo sự tương tác cao với khán giả, mở ra một chân
trời mới đầy sức hấp dẫn đối với giới trẻ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Thực chất, chính sự bùng nổ thông tin cũng như việc truyền bá rộng rãi của
internet, báo mạng điện tử cùng nhiều loại hình báo chí truyền thông khác đã
đưa truyền hình thực tế về Việt Nam phát triển vượt bậc. Nói cách khác, đại đa
số các chương trình truyền hình thực tế phủ sóng tại Việt Nam hiện nay đều
được mua bản quyền từ các chương trình đã thành công trên thế giới, đặc biệt là
các nước phương Tây. Đi từ sự thành công của nhiều kênh chương trình thực tế
chuyên biệt của các nước như Fox Reality của Mỹ, Global Reality Channel của
Canada, Zone Reality của Anh,…, truyền hình thực tế tại Việt Nam đã bước đầu
thành công khi nhận được khá nhiều sự ủng hộ tích cực từ phía khán giả. Có thể
kể đến một số chương trình đã có mặt tại nhiều quốc gia và được các nhà sản xuất
Việt Nam mua bản quyền như: chương trình “The Amazing Race” của Mỹ (Việt
hóa là chương trình Cuộc đua kì thú) – đó là cuộc đua giữa 24 người, được chia
thành 6 đội, vượt qua nhiều thử thách, trở ngại trong suốt hành trình dài qua khắp
các vùng miền khác nhau (tại 1quốc gia); chương trình “Next top Model” của Mỹ,
chương trình “Big Brother” của Hà Lan ( bản Việt hóa là chương trình Người giấu
mặt do VTV6 và BHD phối hợp sản xuất),…
Truyền hình thực tế thành công và đón nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía
khán giả và giới chuyên môn bởi nó ra đời vào đúng thời điểm truyền hình phải
cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình báo chí khác. Đi sau sự phát triển của
internet, báo mạng điện tử đã tác động tới nhiều loại hình báo chí trong đó có
truyền hình. Trước những nguy cơ tiềm tàng từ một đối thủ nặng ký là báo mạng
điện tử, truyền hình đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau nhằm níu giữ
công chúng của mình. Bên cạnh việc phát triển hệ thống truyền hình internet,
bản thân truyền hình cũng phải hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều thể loại mới,
nhiều hình thức thể hiện mới. Một trong những cách đó chính là sự ra đời và ngày
càng hoàn thiện của các chương trình truyền hình thực tế. Sự hấp dẫn của những
chương trình này đã và đang giúp người làm báo hình cũng như các kênh truyền
hình có thể đối phó được với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền
thông khác đặc biệt là thông tin trên internet.
Thêm vào đó, truyền hình thực tế lại được “thừa hưởng” kỹ thuật công nghệ
hiện đại với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, phần mềm đồ họa, chỉnh sửa,…chuyên
nghiệp, đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ phần nghe nhìn và cảm nhận
của khán giả. Đồng thời, về mặt nội dung, truyền hình thực tế không chỉ đáp ứng
được nhu cầu giải trí của người xem, mà còn truyền tải nhiều thông điệp nhân văn
của cộng đồng xã hội đến công chúng. Ngoài ra, thực tế cho thấy rằng , thành công
của các chương trình truyền hình thực tế không chỉ phụ thuộc vào êkip sản xuất
chương trình tạo dựng tình huống ra sao, kịch bản thế nào, mà một yếu tố rất quan
trọng tạo nên sự thành công ấy đó là nhân vật trải nghiệm trong chương trình. Lựa
chọn nhân vật trải nghiệm ra sao? Có phù hợp với tiêu chí của chương trình đưa ra
hay không ? Nhân vật có cá tính hay không ? Có thể hiện cảm xúc một cách tự
nhiên hay không? Có những thay đổi về cảm xúc cũng như quan điểm sống như thế
nào sau mỗi trải nghiệm?... Tất cả những điều đó luôn đóng một vai trò không thể
thiếu để làm nên sự thành công của mỗi chương trình, thu hút và hấp dẫn hàng triệu
khán giả .
Là một kênh truyền hình dành cho giới trẻ - VTV6 đã cho ra đời những
chương trình vừa hấp dẫn, vừa đảm bảo tính giáo dục, định hướng, đưa ra những
thông điệp cụ thể, hữu ích dành cho giới trẻ. Trên sóng của VTV6, truyền hình
thực tế chiếm trọn một khung giờ 30 phút mỗi ngày và luôn được coi là một vệt
giờ thế mạnh, là sức hấp dẫn riêng tạo nên sự khác biệt với các kênh truyền hình
khác. Trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6, nhân vật trải
nghiệm hầu hết là các bạn trẻ đến từ khắp nơi, từ những người có cuộc sống đầy
đủ cho đến những bạn trẻ chưa có bất kỳ định hướng nghề nghiệp nào cho tương
lai, từ những người không ai biết đến cho đến những người nổi tiếng trong các
lĩnh vực ca hát, diễn viên,…
Tuy nhiên, có những chương trình thành công, tạo nên dấu ấn trong lòng
khán giả nhưng có những chương trình vẫn chưa thực sự thuyết phục được
người xem. Đây cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh
VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam" để tiến hành khảo sát rõ nét và sâu sắc hơn
khía cạnh Nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế dưới
góc nhìn của một người trẻ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Truyền hình thực tế là một dạng chương trình ra đời cũng tương đối lâu,
tuy nhiên số lượng và tần suất dạng chương trình này trên Đài truyền hình của
các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn rất ít. Nếu so với hơn 50 năm
hình thành và phát triển truyền hình thực tế trên thế giới, truyền hình thực tế ở
Việt Nam vẫn là một hình thức khá mởi mẻ về cả lý thuyết và thực tiễn triển
khai. Sở dĩ truyền hình thực tế chưa nhận được quan tâm về mặt chuyên môn vì
để phát triển dạng thức này còn cần khá nhiều ngân sách tốn kém, chất xám và
phải trải qua nhiều khâu chương trình phức tạp. Từ đó, chính vì thực tiễn phát
triển của truyền hình thực tế cũng chưa thật sự tạo nên tiếng vang hay thực sự có
chỗ đứng trong lĩnh vực báo chí truyền hình nên chưa thật sự có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu (giáo trình, sách chuyên môn,…) tại Việt Nam.
Qua khảo sát cho thấy cho đến nay, một số công trình có những phần bàn
tới truyền hình thực tế như sau : Giáo trình Báo chí Truyền hình của tác giả
Dương Xuân Sơn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) đã mổ xẻ một số vấn
đề lý luận cơ bản như tiến trình ra đời và phát triển của truyền hình, vị trí và vai
trò của chương trình trong xã hội, cũng như quy trình sản xuất chương trình
truyền hình,...Tuy nhiên, có lẽ vì truyền hình thực tế là một phạm trù thuật ngữ
còn khá mới mẻ nên chưa được đề cập nhiều trong tác phẩm này.
Tác phẩm “Sản xuất chương trình truyền hình” của TS. Trần Bảo Khánh
(NXB Văn hóa – thông tin , Năm 2002).Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề
của báo chí truyền hình. Đặc biệt trong đó, tác giả bước đầu đã nhận diện đặc
điểm chính của các chương trình truyền hình hiện đại: "Đó là các chương trình
mà người xem được thấy rõ con người thật, tình huống thật và sự kết hợp khéo
léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết, ứng xử của người
dẫn chương trình..." [tr.25]. Tác giả cũng nêu bật được các thế mạnh chính của
các chương trình này, đó là tính trực tiếp, tính bất ngờ và khả năng lôi cuốn khán
giả truyền hình cùng tham gia... trong đó có phần đề cập đến xu hướng phát triển
truyền hình là truyền hình thực tế .
Luận văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam“ (Khảo sát một số
chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam, Hương vị cuộc sống,
Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Hằng, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Trong luận
văn này, tác giả Nguyễn Thị Hằng đã bước đầu có chỉ ra những vấn đề khái quát
về thực trạng các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam, cách thức tổ
chức các chương trình truyền hình thực tế, những điểm mạnh cũng như hạn chế
của các chương trình truyền hình thực tế mà tác giả khảo sát. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu, phân tích sâu vai trò của nhân vật trải nghiệm trong chương trình
truyền hình thực tế hầu như dung lượng còn rất ít.
Luận văn Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt của
tác giả Nguyễn Thu Hương (luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014) đã trình bày về mối tương
quan gắn kết giữa truyền hình thực tế Việt Nam dưới góc độ văn hóa.Tác giả đã
lý giải vì sao các chương trình như Điều ước thứ 7, Sinh ra từ Làng, Sống khác,
Cùng xây nhà mới,... lại được ủng hộ đến vậy, điểm tương đồng giữa các
chương trình thực tế này là gì và chúng gắn kết như thế nào đến điểm nhìn văn
hóa của người xem cũng như giá trị nhân sinh mà chương trình muốn truyền tải.
Luận văn Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản
quyền nước ngoài của tác giả Đỗ Viết Hùng (luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo
chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2014) cũng đã khảo sát quá trình Việt hóa các chương trình truyền
hình thực tế đình đảm như: Cuộc đua kì thú, Lữ khách 24h, Gương mặt thương
hiệu, Next top model, Người bí ẩn,...Trong luận văn này, tác giả cũng chú trọng
đến góc độ văn hóa và yếu tố tư duy, thể chất của người Việt ảnh hưởng đến
việc thay đổi format chương trình gốc khi du nhập vào Việt Nam.
Đối với kênh VTV6 – kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ
cùng với một số kênh giải trí khác như YanTV, Yeah1TV, SCTV18,.. cũng đã
có một số luận văn khai thác, phân tích về nhiều mặt liên quan. Đầu tiên phải kể
đến công trình luận văn thạc sĩ Xu hướng phát triển của chương trình truyền
hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh
thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam) của Lê Mai Hương Trà (Luận văn Thạc
sĩ Báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2011). Luận văn này đã đặt ra nền tảng lí giải vì sao các kênh
truyền hình dành cho giới trẻ như đã nêu trên lại có phát triển nhanh chóng và
rộng rãi đến vậy. Đồng thời, tác giả cũng phân tích sự tác động tương hỗ giữa
nội dung kênh truyền hình đối với khán giả trẻ và ngược lại.
Cùng chung đề tài phân tích về kênh truyền hình dành cho giới trẻ, luận
văn Thái độ của Thanh thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (Nghiên
cứu kênh VTV6) của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (luận văn Thạc sĩ Xã hội học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2013) cũng đã trình bày rõ nét hơn về sự tương tác và quá trình đồng sáng tạo
giữa khán giả và kênh truyền hình thông qua việc phân tích thái độ của người trẻ
khi tiếp cận với kênh VTV6, dưới góc độ tâm lý học.
Luận văn Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 của tác giả Lê Thị
Tuyết (luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015) đã tạo nền tảng cho
chúng tôi thực hiện đề tài này. Trong luận văn nêu trên, tác giả đã đưa ra cơ sở lý
luận chung về truyền hình thực tế cũng như hệ thống toàn bộ phong cách thể hiện
trong các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6. Chính từ các đánh giá
của công chúng về phong cách tác phẩm truyền hình mà tác giả đã trình bày trong
luận văn đã phần nào giúp chúng tôi khảo sát về nhân vật trải nghiệm cũng như
cách lựa chọn nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế của
VTV6.
Đáng chú ý nhất trong các nghiên cứu về truyền hình thực tế trên kênh
VTV6 là luận văn thạc sĩ báo chí “Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình
thực tế tại kênh VTV6” của tác giả Hoàng Quốc Lê (Học Viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2016) . Hoàng Quốc Lê chính là biên tập viên của một số chương trình
truyền hình thực tế tại kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam. Vì thế, với kinh
nghiệm thực tế, tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất các chương trình truyền
hình thực tế ở kênh VTV6 khá chi tiết. Tuy nhiên, tính lý luận của đề tài chưa cao,
đặc điểm riêng khu biệt của các chương trình thuộc VTV6 cũng chưa được làm rõ,
nhưng đây vẫn là tài liệu khá hữu ích cho đề tài luận văn của chúng tôi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu
đặc điểm của truyền hình thực tế để khái quát về thực trạng, làm rõ những thành
công, hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các
chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 hiện nay. Bên cạnh đó, luận
văn đưa ra một số đề xuất có tính khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6 – Đài THVN trong thời
gian tới
3.2.Nhiệm vụ
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm, đặc điểm
chương trình truyền hình thực tế; vai trò của nhân vật trải nghiệm trong chương
trình truyền hình thực tế; chỉ ra tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế.
- Tiến hành khảo sát việc sản các chương trình truyền hình thực tế tại
VTV6, chỉ ra bức tranh lựa chọn, sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các
chương trình thực tế phát sóng trên kênh này; đặc biệt, chỉ ra thành công, hạn
chế, nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
- Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình
thực tế ở kênh VTV6 trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 - Đài Truyền
hình Việt Nam.
4.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoáy sâu vào việc phân tích, tìm hiểu
“Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình
thực tế trên kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam”. Nói cách khác, chúng tôi
sẽ đi từ các lý thuyết khái quát về chương trình truyền hình thực tế, đặc biệt là
các chương trình dành riêng cho giới trẻ trên kênh VTV6 . Đồng thời, từ việc
nghiên cứu đối tượng “Nhân vật trải nghiệm” cũng sẽ dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu
về giá trị của việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm để đem đến tính
thành công và lan tỏa cho các chương trình truyền hình thực tế nhất định.
Ngữ liệu nghiên cứu là các chương trình truyền hình thực tế đã và đang
phát sóng trên kênh VTV6. Chúng tôi lựa chọn các chương trình tiêu biểu nhất,
gây được tiếng vang và đã có chỗ đứng cụ thể trong lòng khán giả. Cụ thể,
chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích trên các ngữ liệu như sau:
- Thứ nhất: Các chương trình truyền hình thực tế phát trên kênh VTV6
Đặc biệt khảo sát sâu 3 chương trình đang phát sóng và được công chúng
rất quan tâm hiện nay.
+ Chương trình “Sống khác“ - phát sóng vào 18:30 thứ 3 hàng tuần: đây
là chương trình truyền hình thực tế trong đó có sự tham gia trải nghiệm của một
hay nhiều bạn trẻ về thế giới xung quanh, từ đó nêu bật lên những bài học,
những thông điệp về giá trị cuộc sống, giá trị của lao động. Đây là một trong
những chương trình có giá trị giáo dục, định hướng cao, góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm xã hội của người trẻ.
+ Chương trình “V6 du ký“ - phát sóng vào 18:30 thứ 6 hàng tuần: đây là
chương trình thực tế chuyên về du lịch, khám phá. Trong mỗi tập, các bạn trẻ
được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về một phong tục văn hóa độc
đáo hay một dấu ấn, một lời đồn, lời nguyền, một nhận định... từ đó giúp họ có
thể hiểu hơn về sự đa dạng văn hóa của đất nước mình, thấu hiểu và thêm yêu
quê hương, đất nước.
+ Chương trình “Lựa chọn của tôi“ - phát sóng vào 18:30 thứ 2 hàng tuần:
đây là chương trình trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên được thực hiện theo dạng
truyền hình thực tế. Với hình thức trải nghiệm thực tế, chương trình được đánh
giá là một cuốn cẩm nang chọn nghề, giúp các bạn trẻ không những “tai nghe”
mà còn “mắt thấy” rất nhiều câu chuyện liên quan đến những ngành nghề mà
mình muốn theo đuổi như: PR, quản giáo, bác sĩ thú y, bác sĩ tâm thần, chuyên
gia tổ chức đám cưới… Những yêu cầu đặc thù của công việc, cùng những tình
huống bất ngờ xảy ra trong quá trình sẽ giúp các khách mời hiểu thêm được
nhiều điều cụ thể phía sau một nghề nghiệp mà họ chưa bao giờ làm, để tự rút ra
cho mình được những tố chất, kỹ năng cần có khi muốn theo đuổi nghề này.
Đây là 3 chương trình thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của chương trình
truyền hình thực tế. Mặt khác những nhân vật của mỗi chương trình có những
phong cách, cá tính đặc biệt.
- Thứ hai: Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý, các phóng viên trực
tiếp sản xuất chương trình truyền hình thực tế cho kênh VTV6, và một số phóng
viên của các kênh khác.
- Thứ ba: Những nhân vật trải nghiệm – những người trực tiếp tham gia là
nhân vật của chương trình.
- Thứ tư: Khán giả truyền hình, đặc biệt là thanh thiếu niên : đây là những
người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chương trình được sản xuất
bởi kênh VTV6.
4.3. Phạm vi khảo sát
Luận văn tập trung khảo sát các chương trình truyền hình thực tế trên kênh
VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 tại địa bàn
chủ yếu là Hà Nội. Lý giải cho việc khoanh vùng địa bàn khảo sát trong một
khoảng thời gian nhất định vì đây là thời gian các chương trình truyền hình thực
tế đang bùng nổ mạnh mẽ nhất với nhiều format sáng tạo và mới lạ. Khán giả
trong giai đoạn này cũng chưa bị bão hòa bởi quá nhiều chương trình truyền
hình thực tế mà vẫn đang quan tâm thiết thực đến các chương trình cụ thể trên
các kênh Đài truyền hình Việt Nam, trong đó có kênh VTV6. Đồng thời, giai
đoạn này mobile internet chưa phát triển, các chương trình truyền hình thực tế
đều được quan tâm theo dõi trên các kênh truyền hình chính thống (đo được hạn
mức rating) nên cũng dễ dàng cho việc lựa chọn chương trình để khảo sát. Khán
giả Hà Nội cũng được coi là kiểu mẫu trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm số
lượng lớn và đạt mức ổn định về mặt tiếp nhận thông tin truyền hình. Ngoài ra,
chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát thêm một số khu vực khác như Hưng Yên,
Quảng Ninh, Thanh Hóa.....
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí truyền hình và các quan điểm
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về báo chí truyền hình.
Lý thuyết cụ thể cho vấn đề nghiên cứu là cơ sở lý thuyết của báo chí
học , nhất là khung lý thuyết về đối tượng nghiên cứu của báo chí học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận
văn đã sử dụng những phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp phân tích ngiên cứu tài liệu:
Phương pháp này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản, liên quan
đến chương trình truyền hình thực tế và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
truyền hình thực tế; xem xét phân tích các tài liệu liên quan cũng như các bài
nghiên cứu trên tài liệu khảo sát, trên cơ sở đó kế thừa những giá trị vốn có, sau
đó rút ra những dữ liệu để so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này nhằm thống kê, xác định, phân tích cách lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh
VTV6 hiện nay. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải lưu
giữ, xem lại và nghiên cứu các chương trình ở định dạng lưu trữ (như đĩa DVD,
xem lại trên Youtube) với hệ thống 3 chương trình tiêu biểu của kênh đã phát
trên sóng VTV6 thời gian từ tháng 6/2014 đến 6/2015 để có sự so sánh, rút ra
bài học kinh nghiệm, những tiến bộ và ứng dụng thực tế trong phương pháp làm
chương trình.
- Phương pháp khảo sát, quan sát
+ Quan sát quá trình sản xuất các chương trình truyền hình thực tế (Khảo
sát, casting, xây dựng kịch bản, ghi hình, phỏng vấn, biên tập hậu kỳ).
+ Quan sát phản ứng của nhân vật trải nghiệm, khán giả tương tác, khán
giả truyền hình trong quá trình ghi hình và phát sóng chương trình.
+ So sánh kết quả quan sát với các kết quả nghiên cứu từ tài liệu về tâm lý
công chúng và truyền hình thực tế để đưa ra các kết luận cụ thể. Điều chỉnh và
đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp nhất các điều kiện hiện sản xuất chương trình
truyền hình thực tế ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính cho việc thu thập số liệu, thông tin để giải
quyết các luận chứng đề ra. Bảng hỏi bao gồm câu hỏi tập trung về các khía
cạnh liên quan như: sự đánh giá của công chúng đối với chương trình, cách lựa
chọn nhân vật trải nghiệm, nhận xét của khán giả về sự diễn xuất trong chương
trình…
200 bảng hỏi sẽ được gửi đến những khán giả có độ tuổi từ 15 đến 35
tuổi – đối tượng chủ yếu của kênh VTV6, ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hưng
Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa.....
- Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Tác giả phỏng vấn 1 số nhà báo, biên tập viên tham gia sản xuất các
chương trình thực tế trên kênh VTV6 về cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm. Bao gồm: 1 lãnh đạo VTV6, 3 BTV sản xuất chương trình
+ 3 người hoặc nhóm người trực tiếp tham gia trải nghiệm trong 3
chương trình khác nhau .
- Phương pháp phân tích nội dung:
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các văn bản, tác phẩm báo chí, giáo
trình có liên quan để từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề
đang đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận - nhận thức, luận văn hệ thống hoá và phân tích cụ thể về
vai trò của các chương trình nhân đạo trên Đài THVN, các chương trình đó đã là
những cầu nối thông tin, gắn kết mọi người trong xã hội chung tay ủng hộ giúp
đỡ những đối tượng khó khăn, không may mắn trong xã hội.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động xã hội từ thiện nhân
đạo của các tổ chức thiện nguyện, các Công ty truyền thông, các tập đoàn nhân
đạo trong nước. Đặc biệt đề tài là tài liệu hữu ích cho những học sinh,sinh viên,
các bạn trẻ có tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng nghiên cứu và cơ sở đào tạo
về báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về các chương trình nhân đạo trên báo chí
nói chung và ở truyền hình, nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể, bản chất
hơn, chỉ ra sự cần thiết của các chương trình mang tính nhân đạo, thiện nguyện
trong xã hội giáo dục lòng yêu nước, thương dân, tinh thần sẻ chia tương thân,
tương ái… của mọi tầng lớp trong xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi
tầng lớp trong xã hội. Từ đó gợi ý giúp các nhà quản lý đưa ra được những tiêu
chí để có thể sản xuất được những chương trình truyền hình có nội dung hấp dẫn
hơn, phù hợp hơn với khán giả từ đó đạt tới mục tiêu đạt được hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báo rèn luyện kỹ năng và kiến thức
nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề nhân đạo trên truyền hình từ
đó tạo uy tín của cơ quan báo chí nói chung và Đài THVN nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
những người quan tâm.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung
và Phần kết luận. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về truyền hình thực tế
Chương 2: Cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các
chương trình truyền hình thực tế trên VTV6
Chương 3: Một số đề xuất trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật
trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các chương
trình truyền hình thực tế
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Chương trình truyền hình thực tế
1.1.2 Nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế
1.1.3 Lựa chọn
1.1.4 Sử dụng
1.1.5 Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền
hình thực tế
1.2 Vị trí, vai trò việc sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương
trình truyền hình thực tế
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử dụng nhân vật
trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế
Tiểu kết
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT
TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ Ở KÊNH VTV6
2.1. Khái quát về kênh VTV6 và các chương trình truyền hình thực tế
2.1.1. Vài nét về kênh VTV6
2.1.2. Sơ lược về các chương trình khảo sát
2.2. Khảo sát thực trạng lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm ở
chương trình truyền hình thực tế kênh VTV6
2.2.1. Việc lựa chọn nhân vật trải nghiệm
* Quy trình tìm kiếm, cách thức lựa chọn nhân vật trải nghiệm
* Họ là ai?
- Độ tuổi nhân vật trải nghiệm
- Giới tính nhân vật trải nghiệm
- Trình độ, công việc của nhân vật trải nghiệm
- Quê quán các nhân vật trải nghiệm
* Ai đi tìm nhân vật trải nghiệm
.........
Cách làm phần này: (Đưa các con số, tên nhân vật vào đây nhé!!!;
nên vẽ hình cho mỗi mục)
(Chú ý bám với những tiêu chí đã phân tích ở chương 1, để giải
thích, phân tích ở chương 2 nhé!)
2.2.2. Việc sử dụng nhân vật trải nghiệm
......
Chủ yếu kể ra cho người đọc biết hiện nay BTC đã sử dụng nhân
vật trải nghiệm như thế nào? Có phù hợp không? Có linh hoạt không?...
- Nhân vật trải nghiệm xuất hiện bao lâu trong tổng thể chương
trình?
- Họ xuất hiện ngay từ đầu hay khi nào?
- Họ nói gì? Làm gì?
- Hình ảnh quay họ thế nào?
- Họ đáp ứng được bao nhiêu % kịch bản và mong muốn của
người làm chương trình?.....
Cách làm phần này: (Đưa các con số, tên nhân vật vào đây
nhé!!!; nên vẽ hình cho mỗi mục)
- (Chú ý bám với những tiêu chí đã phân tích ở chương 1,
để giải thích, phân tích ở chương 2 nhé!)
-
2.3 Đánh giá chung
2.3.1. Thành công và nguyên nhân
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
(Phần này cần làm như sau:
- Đưa đánh giá tổng kết của mình (1 dòng)
- Phân tích kết luận đó của mình khoảng 5 – 7 dòng
- Đưa con số điều tra xã hội học (qua tổng kết bảng hỏi) vào để
chứng minh cho mỗi luận điểm của mình, như vậy sẽ tránh
được những kết luận chủ quan)
- Lấy phỏng vấn sâu của lãnh đạo, phóng viên, nhân vật vào
đây!!!
Tiểu kết
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ Ở VTV6 THỜI GIAN TỚI
3.1 Những vấn đề đạt ra
3.1.1. Xu hướng phát triển của truyền hình thực tế tại Việt Nam
trong tương lai
3.1.2. Thực tiễn đòi hỏi cấ thiết phải đổi mới việc lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình
.....
3.2 . Một số kiến nghị trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế
3.2.1 Kinh nghiệm từ việc lựa chọn và sử dụng nhân vật của truyền
hình thực tế nước ngoài
3.2.2 Giải pháp chung
3.2.3. Khiến nghị cụ thể
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Tấn Anh (2004), Báo chí truyền hình, (Tập 1 và 2), NXB Thông
tấn, Hà Nội.
2. PGS. TS Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong
truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2011), Format
chương trình Lựa chọn của tôi.
4. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Format
chương trình Sống khác.
5. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Format
chương trình V6 du ký
6. Brigitte Besse - Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình, NXB
Thông tấn, Hà Nội.
7. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền
hình T1, NXB Thông Tấn, Hà Nội.
8. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền
hình T2, NXB Thông Tấn.
9. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện
đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
11. Trần Bá Dung (2005) "Quán triệt quản điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ
công chúng - báo chí để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí", Tạp chí
Báo chí và tuyên truyền, số 6 (11-12/2005)
12. Trần Bá Dung (2007), "Nghiên cứu công chúng", Tạp chí người làm báo, (7)
13.Trần Bá Dung (2008), "Sự vận động và biến đổi nhu cầu tiếp nhận báo chí
của người dân Hà Nội, nhìn từ một số cuộc điều tra", Tạp chí Người làm
báo, (5)
14.Trần Bá Dung (2008), Luận án Tiến sỹ "Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí
của công chúng Hà Nội", Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
15. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
16. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, TS Đỗ Thị Thu Hằng (2012) Truyền thông - lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia.
17. PGS. TS Nguyễn Văn Dững (2012) Cơ sở lý luận báo chí,Nhà xuất bản Lao
động, Hà Nội.
18. PGS.TS Nguyễn Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại Từ hàn lâm
đến đời thường, NXB Lao động, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Dững (2007), Cơ chế tác động của báo chí, Tạp chí
khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21.Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.
22. Grabennhicốp (2014), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông
tấn, Hà Nội.
23. Đỗ Xuân Hà (1997), "Tâm lý báo chí - Một ngành khoa học rất cần thiết cho
các nhà báo thế kỷ XXI", Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hằng (2012), Luận văn thạc sỹ Nghiên cứu truyền hình thực tế
tại Việt Nam, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
25.TS Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, NXB
Thông tấn, Hà Nội.
26. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Xu hướng phát triển của báo chí thế
giới, NXB Thông tấn, Hà Nội.
27. Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam
giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ khoa học báo chí, Hà Nội.
29. Phạm Kế (1995), Dân tộc và tâm hồn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
30. TS Trần Bảo Khánh (2011), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông
tấn, Hà Nội.
31. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa
thông tin.
32. Trần Bảo Khánh, Trần Đăng Tuấn, Tác phẩm truyền hình, Tài liệu giảng dạy,
Học viện Báo chí và tuyên truyền.
33. Makxim Kuznhesop - Irop Sufkunop (2003), Cách điều khiển cuộc phỏng
vấn, NXB Thông tấn.
36. Tạ Bích Loan (2001), Sức hấp dẫn của Trò chơi truyền hình, Báo chí những
điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
37. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh
38. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
39. Dương Xuân Sơn (2010), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã hội học, NXB Lao động, Hà Nội.
41. PGS.TS Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
42. GS.TS Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia.
43. Tạ Ngọc Tấn (2005), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
44. GS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999), Tác phẩm báo chí, NXB Thông tấn.
45. Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (2002), Thăm dò dưa luận khán giả
Truyền hình Việt Nam, Hà Nội.
46. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện
ảnh Việt Nam, Hà Nội.
47. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Trần Đăng Tuấn, (2006), "Cơ chế nào cho tập đoàn truyền thông đa dịch
vụ", Tạp chí Người làm báo, số 08/2006.
49. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2010), Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
50. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005.
Tài liệu tiếng Anh
51. Benoit Chaigneau (2012), Reality shows - Tài liệu tham khảo nội bộ về
Truyền hình thực tế, VTV6 - CFi, Hà Nội.
52. Tiffany J. Ruocco (2004), The sociological & Psychological impact of
Reality – Based Television on the American Culture. (Những ảnh
hưởng xã hội và tâm lý của truyền hình thực tế trong văn hóa Mỹ)
53. Kristin L.Cherry (2008), Reality TV and interpersonal relationship
perceptions (Truyền hình thực tế và một số vấn đề về mối quan hệ cá
nhân)
54. Zizi Papacharissi & Andrew L. Mendelson (2007), An Exploratory
Study of Reality Appeal: Uses and Gratifications of Reality TV Shows.
Một số trang báo mạng điện tử
Tạp chí Người làm báo
Tạp chí Nghề báo
http://www.vietnamjournalism.com/
http://www.nghebao.com
http://vietnamnet.vn/
www.nytimes.com
www.guardian.co.uk.
Ngoài ra còn tham khảo vài tờ báo mạng khác.

More Related Content

Similar to LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
Hannie Tran
 
Anbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional jobAnbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional job
Jason Vu
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện
Khuong Cuong
 
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niênGiáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
JUN Production
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
Hoa Sen University
 
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.YYoung Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
YoungMarketers2
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen University
 

Similar to LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (20)

[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
 
Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hìnhChương trình truyền hình
Chương trình truyền hình
 
SEP 2014
SEP 2014SEP 2014
SEP 2014
 
Anbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional jobAnbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional job
 
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
 
Hanh Trang Du Hoc
Hanh Trang Du HocHanh Trang Du Hoc
Hanh Trang Du Hoc
 
TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH “LỤC LẠC VÀNG” NĂM 2016 - 2017
TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH “LỤC LẠC VÀNG” NĂM 2016 - 2017TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH “LỤC LẠC VÀNG” NĂM 2016 - 2017
TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH “LỤC LẠC VÀNG” NĂM 2016 - 2017
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Đài Truyền Hình, Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Đài Truyền Hình, Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Đài Truyền Hình, Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Đài Truyền Hình, Mới Nhất
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện Hồ sơ tài trợ sự kiện
Hồ sơ tài trợ sự kiện
 
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Xã Hội Hóa Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình Trên Hệ ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Xã Hội Hóa Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình Trên Hệ ...Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Xã Hội Hóa Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình Trên Hệ ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Xã Hội Hóa Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình Trên Hệ ...
 
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ - TẢI FREE ZALO: 093 4...
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ  - TẢI FREE ZALO: 093 4...HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ  - TẢI FREE ZALO: 093 4...
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niênGiáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
 
Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Ngo với truyền thông. do Ts Đỗ Quỳnh Chi GĐ Vietlabour tại hội thảo FLEGT-VPA...
Ngo với truyền thông. do Ts Đỗ Quỳnh Chi GĐ Vietlabour tại hội thảo FLEGT-VPA...Ngo với truyền thông. do Ts Đỗ Quỳnh Chi GĐ Vietlabour tại hội thảo FLEGT-VPA...
Ngo với truyền thông. do Ts Đỗ Quỳnh Chi GĐ Vietlabour tại hội thảo FLEGT-VPA...
 
TEDx Community of Hanoi - Member Recruitment Booklet
TEDx Community of Hanoi - Member Recruitment BookletTEDx Community of Hanoi - Member Recruitment Booklet
TEDx Community of Hanoi - Member Recruitment Booklet
 
#C4 nhóm 7up - thực phẩm bền vững
#C4   nhóm 7up - thực phẩm bền vững#C4   nhóm 7up - thực phẩm bền vững
#C4 nhóm 7up - thực phẩm bền vững
 
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.YYoung Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
Young Marketers 2 - B.I.G.B.O.Y
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên đị...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên đị...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên đị...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên đị...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại k...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại k...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại k...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 6 Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại k...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 5 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại c...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 3 Đánh giá hiện trạng môi trường của một số tran...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 3 Đánh giá hiện trạng môi trường của một số tran...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 3 Đánh giá hiện trạng môi trường của một số tran...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 3 Đánh giá hiện trạng môi trường của một số tran...
 
Khóa luận tốt nghiệp Đại học 2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom ...
Khóa luận tốt nghiệp Đại học 2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom ...Khóa luận tốt nghiệp Đại học 2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom ...
Khóa luận tốt nghiệp Đại học 2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải bột giấy...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải bột giấy...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải bột giấy...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải bột giấy...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải si...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải si...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải si...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác thu gom và quản lý rác thải si...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
Khóa luận Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại cô...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH năm học 2022-2023 ngành kinh tế vận tải biển
THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH năm học 2022-2023 ngành kinh tế vận tải biểnTHỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH năm học 2022-2023 ngành kinh tế vận tải biển
THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH năm học 2022-2023 ngành kinh tế vận tải biển
 
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong ...
 
Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tại công ty...
Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tại công ty...Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tại công ty...
Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tại công ty...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước...
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
 
Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại N...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại N...Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại N...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại N...
 
Khóa luận Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Bank...
Khóa luận Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Bank...Khóa luận Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Bank...
Khóa luận Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Bank...
 
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
 
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử của khách hàng thành...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
 

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HUYỀN TRANG LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 60320101 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Thị Xuân Hòa Hà Nội, 9/2017
  • 2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đi cùng với sự phát triển của nhiều thể loại báo chí truyền hình, từ những năm đầu thế kỉ XX, truyền hình thực tế đã trở thành xu thế phát triển gắn bó một cách chặt chẽ với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cùng khoa học mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Nói cách khác, trong số các loại hình báo chí đang ngày càng tăng về số lượng và cả chất lượng, thì thể loại truyền hình thực tế đang chiếm ưu thế khá lớn vì tính đại chúng, hiện đại và tính thu hút, hấp dẫn, mới lạ. Truyền hình thực tế đã và đang được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước có ngành công nghiệp giải trí truyền hình phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… với nhiều phiên bản, format chương trình độc đáo, mới lạ. Với thế mạnh vượt trội về hình ảnh sống động và âm thanh hiện đại, tính chân thực của thông tin và khả năng truyền tải nhanh nhạy, truyền hình thực tế đã trở thành xu hướng phổ biến không chỉ tại Việt Nam hiện nay mà là còn trên toàn thế giới. Mặc dù ra đời tại Mỹ từ thập niên 40 thế kỷ trước nhưng truyền hình thực tế chỉ thực sự bùng nổ vào đầu những năm 2000 với sự thành công của các series chương trình như “Big Brother” – của Hà Lan ( bản Việt hóa : Người giấu mặt do VTV6 và BHD phối hợp sản xuất ) hay “Survivor” – người sống sót của Mỹ . Kể từ đó, truyền hình thực tế trở thành một xu thế trên toàn thế giới với hàng loạt các chương trình, các dạng thức khác nhau. Từ những bước đi chập chững ban đầu thuở sơ khai, truyền hình thực tế ngày nay đã trở nên hết sức hiện đại, hoàn thiện và trở thành yếu tố tạo sự tương tác cao với khán giả, mở ra một chân trời mới đầy sức hấp dẫn đối với giới trẻ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Thực chất, chính sự bùng nổ thông tin cũng như việc truyền bá rộng rãi của internet, báo mạng điện tử cùng nhiều loại hình báo chí truyền thông khác đã đưa truyền hình thực tế về Việt Nam phát triển vượt bậc. Nói cách khác, đại đa số các chương trình truyền hình thực tế phủ sóng tại Việt Nam hiện nay đều được mua bản quyền từ các chương trình đã thành công trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đi từ sự thành công của nhiều kênh chương trình thực tế
  • 3. chuyên biệt của các nước như Fox Reality của Mỹ, Global Reality Channel của Canada, Zone Reality của Anh,…, truyền hình thực tế tại Việt Nam đã bước đầu thành công khi nhận được khá nhiều sự ủng hộ tích cực từ phía khán giả. Có thể kể đến một số chương trình đã có mặt tại nhiều quốc gia và được các nhà sản xuất Việt Nam mua bản quyền như: chương trình “The Amazing Race” của Mỹ (Việt hóa là chương trình Cuộc đua kì thú) – đó là cuộc đua giữa 24 người, được chia thành 6 đội, vượt qua nhiều thử thách, trở ngại trong suốt hành trình dài qua khắp các vùng miền khác nhau (tại 1quốc gia); chương trình “Next top Model” của Mỹ, chương trình “Big Brother” của Hà Lan ( bản Việt hóa là chương trình Người giấu mặt do VTV6 và BHD phối hợp sản xuất),… Truyền hình thực tế thành công và đón nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả và giới chuyên môn bởi nó ra đời vào đúng thời điểm truyền hình phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình báo chí khác. Đi sau sự phát triển của internet, báo mạng điện tử đã tác động tới nhiều loại hình báo chí trong đó có truyền hình. Trước những nguy cơ tiềm tàng từ một đối thủ nặng ký là báo mạng điện tử, truyền hình đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau nhằm níu giữ công chúng của mình. Bên cạnh việc phát triển hệ thống truyền hình internet, bản thân truyền hình cũng phải hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều thể loại mới, nhiều hình thức thể hiện mới. Một trong những cách đó chính là sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của các chương trình truyền hình thực tế. Sự hấp dẫn của những chương trình này đã và đang giúp người làm báo hình cũng như các kênh truyền hình có thể đối phó được với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông khác đặc biệt là thông tin trên internet. Thêm vào đó, truyền hình thực tế lại được “thừa hưởng” kỹ thuật công nghệ hiện đại với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, phần mềm đồ họa, chỉnh sửa,…chuyên nghiệp, đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ phần nghe nhìn và cảm nhận của khán giả. Đồng thời, về mặt nội dung, truyền hình thực tế không chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem, mà còn truyền tải nhiều thông điệp nhân văn của cộng đồng xã hội đến công chúng. Ngoài ra, thực tế cho thấy rằng , thành công của các chương trình truyền hình thực tế không chỉ phụ thuộc vào êkip sản xuất
  • 4. chương trình tạo dựng tình huống ra sao, kịch bản thế nào, mà một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công ấy đó là nhân vật trải nghiệm trong chương trình. Lựa chọn nhân vật trải nghiệm ra sao? Có phù hợp với tiêu chí của chương trình đưa ra hay không ? Nhân vật có cá tính hay không ? Có thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên hay không? Có những thay đổi về cảm xúc cũng như quan điểm sống như thế nào sau mỗi trải nghiệm?... Tất cả những điều đó luôn đóng một vai trò không thể thiếu để làm nên sự thành công của mỗi chương trình, thu hút và hấp dẫn hàng triệu khán giả . Là một kênh truyền hình dành cho giới trẻ - VTV6 đã cho ra đời những chương trình vừa hấp dẫn, vừa đảm bảo tính giáo dục, định hướng, đưa ra những thông điệp cụ thể, hữu ích dành cho giới trẻ. Trên sóng của VTV6, truyền hình thực tế chiếm trọn một khung giờ 30 phút mỗi ngày và luôn được coi là một vệt giờ thế mạnh, là sức hấp dẫn riêng tạo nên sự khác biệt với các kênh truyền hình khác. Trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6, nhân vật trải nghiệm hầu hết là các bạn trẻ đến từ khắp nơi, từ những người có cuộc sống đầy đủ cho đến những bạn trẻ chưa có bất kỳ định hướng nghề nghiệp nào cho tương lai, từ những người không ai biết đến cho đến những người nổi tiếng trong các lĩnh vực ca hát, diễn viên,… Tuy nhiên, có những chương trình thành công, tạo nên dấu ấn trong lòng khán giả nhưng có những chương trình vẫn chưa thực sự thuyết phục được người xem. Đây cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam" để tiến hành khảo sát rõ nét và sâu sắc hơn khía cạnh Nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế dưới góc nhìn của một người trẻ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Truyền hình thực tế là một dạng chương trình ra đời cũng tương đối lâu, tuy nhiên số lượng và tần suất dạng chương trình này trên Đài truyền hình của các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn rất ít. Nếu so với hơn 50 năm hình thành và phát triển truyền hình thực tế trên thế giới, truyền hình thực tế ở
  • 5. Việt Nam vẫn là một hình thức khá mởi mẻ về cả lý thuyết và thực tiễn triển khai. Sở dĩ truyền hình thực tế chưa nhận được quan tâm về mặt chuyên môn vì để phát triển dạng thức này còn cần khá nhiều ngân sách tốn kém, chất xám và phải trải qua nhiều khâu chương trình phức tạp. Từ đó, chính vì thực tiễn phát triển của truyền hình thực tế cũng chưa thật sự tạo nên tiếng vang hay thực sự có chỗ đứng trong lĩnh vực báo chí truyền hình nên chưa thật sự có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu (giáo trình, sách chuyên môn,…) tại Việt Nam. Qua khảo sát cho thấy cho đến nay, một số công trình có những phần bàn tới truyền hình thực tế như sau : Giáo trình Báo chí Truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) đã mổ xẻ một số vấn đề lý luận cơ bản như tiến trình ra đời và phát triển của truyền hình, vị trí và vai trò của chương trình trong xã hội, cũng như quy trình sản xuất chương trình truyền hình,...Tuy nhiên, có lẽ vì truyền hình thực tế là một phạm trù thuật ngữ còn khá mới mẻ nên chưa được đề cập nhiều trong tác phẩm này. Tác phẩm “Sản xuất chương trình truyền hình” của TS. Trần Bảo Khánh (NXB Văn hóa – thông tin , Năm 2002).Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề của báo chí truyền hình. Đặc biệt trong đó, tác giả bước đầu đã nhận diện đặc điểm chính của các chương trình truyền hình hiện đại: "Đó là các chương trình mà người xem được thấy rõ con người thật, tình huống thật và sự kết hợp khéo léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết, ứng xử của người dẫn chương trình..." [tr.25]. Tác giả cũng nêu bật được các thế mạnh chính của các chương trình này, đó là tính trực tiếp, tính bất ngờ và khả năng lôi cuốn khán giả truyền hình cùng tham gia... trong đó có phần đề cập đến xu hướng phát triển truyền hình là truyền hình thực tế . Luận văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam“ (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam, Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Hằng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Trong luận văn này, tác giả Nguyễn Thị Hằng đã bước đầu có chỉ ra những vấn đề khái quát
  • 6. về thực trạng các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam, cách thức tổ chức các chương trình truyền hình thực tế, những điểm mạnh cũng như hạn chế của các chương trình truyền hình thực tế mà tác giả khảo sát. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích sâu vai trò của nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế hầu như dung lượng còn rất ít. Luận văn Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt của tác giả Nguyễn Thu Hương (luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014) đã trình bày về mối tương quan gắn kết giữa truyền hình thực tế Việt Nam dưới góc độ văn hóa.Tác giả đã lý giải vì sao các chương trình như Điều ước thứ 7, Sinh ra từ Làng, Sống khác, Cùng xây nhà mới,... lại được ủng hộ đến vậy, điểm tương đồng giữa các chương trình thực tế này là gì và chúng gắn kết như thế nào đến điểm nhìn văn hóa của người xem cũng như giá trị nhân sinh mà chương trình muốn truyền tải. Luận văn Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài của tác giả Đỗ Viết Hùng (luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014) cũng đã khảo sát quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế đình đảm như: Cuộc đua kì thú, Lữ khách 24h, Gương mặt thương hiệu, Next top model, Người bí ẩn,...Trong luận văn này, tác giả cũng chú trọng đến góc độ văn hóa và yếu tố tư duy, thể chất của người Việt ảnh hưởng đến việc thay đổi format chương trình gốc khi du nhập vào Việt Nam. Đối với kênh VTV6 – kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ cùng với một số kênh giải trí khác như YanTV, Yeah1TV, SCTV18,.. cũng đã có một số luận văn khai thác, phân tích về nhiều mặt liên quan. Đầu tiên phải kể đến công trình luận văn thạc sĩ Xu hướng phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam) của Lê Mai Hương Trà (Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011). Luận văn này đã đặt ra nền tảng lí giải vì sao các kênh truyền hình dành cho giới trẻ như đã nêu trên lại có phát triển nhanh chóng và
  • 7. rộng rãi đến vậy. Đồng thời, tác giả cũng phân tích sự tác động tương hỗ giữa nội dung kênh truyền hình đối với khán giả trẻ và ngược lại. Cùng chung đề tài phân tích về kênh truyền hình dành cho giới trẻ, luận văn Thái độ của Thanh thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (Nghiên cứu kênh VTV6) của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (luận văn Thạc sĩ Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013) cũng đã trình bày rõ nét hơn về sự tương tác và quá trình đồng sáng tạo giữa khán giả và kênh truyền hình thông qua việc phân tích thái độ của người trẻ khi tiếp cận với kênh VTV6, dưới góc độ tâm lý học. Luận văn Phong cách truyền hình thực tế của kênh VTV6 của tác giả Lê Thị Tuyết (luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015) đã tạo nền tảng cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Trong luận văn nêu trên, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận chung về truyền hình thực tế cũng như hệ thống toàn bộ phong cách thể hiện trong các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6. Chính từ các đánh giá của công chúng về phong cách tác phẩm truyền hình mà tác giả đã trình bày trong luận văn đã phần nào giúp chúng tôi khảo sát về nhân vật trải nghiệm cũng như cách lựa chọn nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế của VTV6. Đáng chú ý nhất trong các nghiên cứu về truyền hình thực tế trên kênh VTV6 là luận văn thạc sĩ báo chí “Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6” của tác giả Hoàng Quốc Lê (Học Viện Báo chí và Tuyên truyền, 2016) . Hoàng Quốc Lê chính là biên tập viên của một số chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam. Vì thế, với kinh nghiệm thực tế, tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất các chương trình truyền hình thực tế ở kênh VTV6 khá chi tiết. Tuy nhiên, tính lý luận của đề tài chưa cao, đặc điểm riêng khu biệt của các chương trình thuộc VTV6 cũng chưa được làm rõ, nhưng đây vẫn là tài liệu khá hữu ích cho đề tài luận văn của chúng tôi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  • 8. 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu đặc điểm của truyền hình thực tế để khái quát về thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số đề xuất có tính khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình truyền hình thực tế của kênh VTV6 – Đài THVN trong thời gian tới 3.2.Nhiệm vụ - Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm, đặc điểm chương trình truyền hình thực tế; vai trò của nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế; chỉ ra tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế. - Tiến hành khảo sát việc sản các chương trình truyền hình thực tế tại VTV6, chỉ ra bức tranh lựa chọn, sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình thực tế phát sóng trên kênh này; đặc biệt, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của những thành công và hạn chế. - Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế ở kênh VTV6 trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam. 4.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoáy sâu vào việc phân tích, tìm hiểu “Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam”. Nói cách khác, chúng tôi sẽ đi từ các lý thuyết khái quát về chương trình truyền hình thực tế, đặc biệt là
  • 9. các chương trình dành riêng cho giới trẻ trên kênh VTV6 . Đồng thời, từ việc nghiên cứu đối tượng “Nhân vật trải nghiệm” cũng sẽ dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu về giá trị của việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm để đem đến tính thành công và lan tỏa cho các chương trình truyền hình thực tế nhất định. Ngữ liệu nghiên cứu là các chương trình truyền hình thực tế đã và đang phát sóng trên kênh VTV6. Chúng tôi lựa chọn các chương trình tiêu biểu nhất, gây được tiếng vang và đã có chỗ đứng cụ thể trong lòng khán giả. Cụ thể, chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích trên các ngữ liệu như sau: - Thứ nhất: Các chương trình truyền hình thực tế phát trên kênh VTV6 Đặc biệt khảo sát sâu 3 chương trình đang phát sóng và được công chúng rất quan tâm hiện nay. + Chương trình “Sống khác“ - phát sóng vào 18:30 thứ 3 hàng tuần: đây là chương trình truyền hình thực tế trong đó có sự tham gia trải nghiệm của một hay nhiều bạn trẻ về thế giới xung quanh, từ đó nêu bật lên những bài học, những thông điệp về giá trị cuộc sống, giá trị của lao động. Đây là một trong những chương trình có giá trị giáo dục, định hướng cao, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của người trẻ. + Chương trình “V6 du ký“ - phát sóng vào 18:30 thứ 6 hàng tuần: đây là chương trình thực tế chuyên về du lịch, khám phá. Trong mỗi tập, các bạn trẻ được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về một phong tục văn hóa độc đáo hay một dấu ấn, một lời đồn, lời nguyền, một nhận định... từ đó giúp họ có thể hiểu hơn về sự đa dạng văn hóa của đất nước mình, thấu hiểu và thêm yêu quê hương, đất nước. + Chương trình “Lựa chọn của tôi“ - phát sóng vào 18:30 thứ 2 hàng tuần: đây là chương trình trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên được thực hiện theo dạng truyền hình thực tế. Với hình thức trải nghiệm thực tế, chương trình được đánh giá là một cuốn cẩm nang chọn nghề, giúp các bạn trẻ không những “tai nghe” mà còn “mắt thấy” rất nhiều câu chuyện liên quan đến những ngành nghề mà mình muốn theo đuổi như: PR, quản giáo, bác sĩ thú y, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tổ chức đám cưới… Những yêu cầu đặc thù của công việc, cùng những tình
  • 10. huống bất ngờ xảy ra trong quá trình sẽ giúp các khách mời hiểu thêm được nhiều điều cụ thể phía sau một nghề nghiệp mà họ chưa bao giờ làm, để tự rút ra cho mình được những tố chất, kỹ năng cần có khi muốn theo đuổi nghề này. Đây là 3 chương trình thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của chương trình truyền hình thực tế. Mặt khác những nhân vật của mỗi chương trình có những phong cách, cá tính đặc biệt. - Thứ hai: Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý, các phóng viên trực tiếp sản xuất chương trình truyền hình thực tế cho kênh VTV6, và một số phóng viên của các kênh khác. - Thứ ba: Những nhân vật trải nghiệm – những người trực tiếp tham gia là nhân vật của chương trình. - Thứ tư: Khán giả truyền hình, đặc biệt là thanh thiếu niên : đây là những người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chương trình được sản xuất bởi kênh VTV6. 4.3. Phạm vi khảo sát Luận văn tập trung khảo sát các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 tại địa bàn chủ yếu là Hà Nội. Lý giải cho việc khoanh vùng địa bàn khảo sát trong một khoảng thời gian nhất định vì đây là thời gian các chương trình truyền hình thực tế đang bùng nổ mạnh mẽ nhất với nhiều format sáng tạo và mới lạ. Khán giả trong giai đoạn này cũng chưa bị bão hòa bởi quá nhiều chương trình truyền hình thực tế mà vẫn đang quan tâm thiết thực đến các chương trình cụ thể trên các kênh Đài truyền hình Việt Nam, trong đó có kênh VTV6. Đồng thời, giai đoạn này mobile internet chưa phát triển, các chương trình truyền hình thực tế đều được quan tâm theo dõi trên các kênh truyền hình chính thống (đo được hạn mức rating) nên cũng dễ dàng cho việc lựa chọn chương trình để khảo sát. Khán giả Hà Nội cũng được coi là kiểu mẫu trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm số lượng lớn và đạt mức ổn định về mặt tiếp nhận thông tin truyền hình. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát thêm một số khu vực khác như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa.....
  • 11. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí truyền hình và các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về báo chí truyền hình. Lý thuyết cụ thể cho vấn đề nghiên cứu là cơ sở lý thuyết của báo chí học , nhất là khung lý thuyết về đối tượng nghiên cứu của báo chí học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã sử dụng những phương pháp chính sau đây: - Phương pháp phân tích ngiên cứu tài liệu: Phương pháp này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản, liên quan đến chương trình truyền hình thực tế và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về truyền hình thực tế; xem xét phân tích các tài liệu liên quan cũng như các bài nghiên cứu trên tài liệu khảo sát, trên cơ sở đó kế thừa những giá trị vốn có, sau đó rút ra những dữ liệu để so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thống kê, xác định, phân tích cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 hiện nay. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải lưu giữ, xem lại và nghiên cứu các chương trình ở định dạng lưu trữ (như đĩa DVD, xem lại trên Youtube) với hệ thống 3 chương trình tiêu biểu của kênh đã phát trên sóng VTV6 thời gian từ tháng 6/2014 đến 6/2015 để có sự so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm, những tiến bộ và ứng dụng thực tế trong phương pháp làm chương trình. - Phương pháp khảo sát, quan sát + Quan sát quá trình sản xuất các chương trình truyền hình thực tế (Khảo sát, casting, xây dựng kịch bản, ghi hình, phỏng vấn, biên tập hậu kỳ). + Quan sát phản ứng của nhân vật trải nghiệm, khán giả tương tác, khán giả truyền hình trong quá trình ghi hình và phát sóng chương trình.
  • 12. + So sánh kết quả quan sát với các kết quả nghiên cứu từ tài liệu về tâm lý công chúng và truyền hình thực tế để đưa ra các kết luận cụ thể. Điều chỉnh và đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp nhất các điều kiện hiện sản xuất chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính cho việc thu thập số liệu, thông tin để giải quyết các luận chứng đề ra. Bảng hỏi bao gồm câu hỏi tập trung về các khía cạnh liên quan như: sự đánh giá của công chúng đối với chương trình, cách lựa chọn nhân vật trải nghiệm, nhận xét của khán giả về sự diễn xuất trong chương trình… 200 bảng hỏi sẽ được gửi đến những khán giả có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi – đối tượng chủ yếu của kênh VTV6, ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa..... - Phương pháp phỏng vấn sâu + Tác giả phỏng vấn 1 số nhà báo, biên tập viên tham gia sản xuất các chương trình thực tế trên kênh VTV6 về cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm. Bao gồm: 1 lãnh đạo VTV6, 3 BTV sản xuất chương trình + 3 người hoặc nhóm người trực tiếp tham gia trải nghiệm trong 3 chương trình khác nhau . - Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các văn bản, tác phẩm báo chí, giáo trình có liên quan để từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận - nhận thức, luận văn hệ thống hoá và phân tích cụ thể về vai trò của các chương trình nhân đạo trên Đài THVN, các chương trình đó đã là những cầu nối thông tin, gắn kết mọi người trong xã hội chung tay ủng hộ giúp đỡ những đối tượng khó khăn, không may mắn trong xã hội. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động xã hội từ thiện nhân đạo của các tổ chức thiện nguyện, các Công ty truyền thông, các tập đoàn nhân
  • 13. đạo trong nước. Đặc biệt đề tài là tài liệu hữu ích cho những học sinh,sinh viên, các bạn trẻ có tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng nghiên cứu và cơ sở đào tạo về báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về các chương trình nhân đạo trên báo chí nói chung và ở truyền hình, nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể, bản chất hơn, chỉ ra sự cần thiết của các chương trình mang tính nhân đạo, thiện nguyện trong xã hội giáo dục lòng yêu nước, thương dân, tinh thần sẻ chia tương thân, tương ái… của mọi tầng lớp trong xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi tầng lớp trong xã hội. Từ đó gợi ý giúp các nhà quản lý đưa ra được những tiêu chí để có thể sản xuất được những chương trình truyền hình có nội dung hấp dẫn hơn, phù hợp hơn với khán giả từ đó đạt tới mục tiêu đạt được hiệu quả cao hơn. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báo rèn luyện kỹ năng và kiến thức nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề nhân đạo trên truyền hình từ đó tạo uy tín của cơ quan báo chí nói chung và Đài THVN nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần kết luận. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề chung về truyền hình thực tế Chương 2: Cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên VTV6 Chương 3: Một số đề xuất trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các chương trình truyền hình thực tế
  • 14. Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Chương trình truyền hình thực tế 1.1.2 Nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế 1.1.3 Lựa chọn 1.1.4 Sử dụng 1.1.5 Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế 1.2 Vị trí, vai trò việc sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế 1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế Tiểu kết Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Ở KÊNH VTV6 2.1. Khái quát về kênh VTV6 và các chương trình truyền hình thực tế 2.1.1. Vài nét về kênh VTV6 2.1.2. Sơ lược về các chương trình khảo sát
  • 15. 2.2. Khảo sát thực trạng lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm ở chương trình truyền hình thực tế kênh VTV6 2.2.1. Việc lựa chọn nhân vật trải nghiệm * Quy trình tìm kiếm, cách thức lựa chọn nhân vật trải nghiệm * Họ là ai? - Độ tuổi nhân vật trải nghiệm - Giới tính nhân vật trải nghiệm - Trình độ, công việc của nhân vật trải nghiệm - Quê quán các nhân vật trải nghiệm * Ai đi tìm nhân vật trải nghiệm ......... Cách làm phần này: (Đưa các con số, tên nhân vật vào đây nhé!!!; nên vẽ hình cho mỗi mục) (Chú ý bám với những tiêu chí đã phân tích ở chương 1, để giải thích, phân tích ở chương 2 nhé!) 2.2.2. Việc sử dụng nhân vật trải nghiệm ...... Chủ yếu kể ra cho người đọc biết hiện nay BTC đã sử dụng nhân vật trải nghiệm như thế nào? Có phù hợp không? Có linh hoạt không?... - Nhân vật trải nghiệm xuất hiện bao lâu trong tổng thể chương trình? - Họ xuất hiện ngay từ đầu hay khi nào? - Họ nói gì? Làm gì? - Hình ảnh quay họ thế nào? - Họ đáp ứng được bao nhiêu % kịch bản và mong muốn của người làm chương trình?..... Cách làm phần này: (Đưa các con số, tên nhân vật vào đây nhé!!!; nên vẽ hình cho mỗi mục)
  • 16. - (Chú ý bám với những tiêu chí đã phân tích ở chương 1, để giải thích, phân tích ở chương 2 nhé!) - 2.3 Đánh giá chung 2.3.1. Thành công và nguyên nhân 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (Phần này cần làm như sau: - Đưa đánh giá tổng kết của mình (1 dòng) - Phân tích kết luận đó của mình khoảng 5 – 7 dòng - Đưa con số điều tra xã hội học (qua tổng kết bảng hỏi) vào để chứng minh cho mỗi luận điểm của mình, như vậy sẽ tránh được những kết luận chủ quan) - Lấy phỏng vấn sâu của lãnh đạo, phóng viên, nhân vật vào đây!!! Tiểu kết Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Ở VTV6 THỜI GIAN TỚI 3.1 Những vấn đề đạt ra 3.1.1. Xu hướng phát triển của truyền hình thực tế tại Việt Nam trong tương lai
  • 17. 3.1.2. Thực tiễn đòi hỏi cấ thiết phải đổi mới việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình ..... 3.2 . Một số kiến nghị trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế 3.2.1 Kinh nghiệm từ việc lựa chọn và sử dụng nhân vật của truyền hình thực tế nước ngoài 3.2.2 Giải pháp chung 3.2.3. Khiến nghị cụ thể Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Tấn Anh (2004), Báo chí truyền hình, (Tập 1 và 2), NXB Thông tấn, Hà Nội. 2. PGS. TS Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2011), Format chương trình Lựa chọn của tôi. 4. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Format chương trình Sống khác. 5. Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Format chương trình V6 du ký 6. Brigitte Besse - Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn, Hà Nội.
  • 18. 7. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình T1, NXB Thông Tấn, Hà Nội. 8. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình T2, NXB Thông Tấn. 9. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 11. Trần Bá Dung (2005) "Quán triệt quản điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ công chúng - báo chí để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí", Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số 6 (11-12/2005) 12. Trần Bá Dung (2007), "Nghiên cứu công chúng", Tạp chí người làm báo, (7) 13.Trần Bá Dung (2008), "Sự vận động và biến đổi nhu cầu tiếp nhận báo chí của người dân Hà Nội, nhìn từ một số cuộc điều tra", Tạp chí Người làm báo, (5) 14.Trần Bá Dung (2008), Luận án Tiến sỹ "Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội", Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. 15. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 16. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, TS Đỗ Thị Thu Hằng (2012) Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia. 17. PGS. TS Nguyễn Văn Dững (2012) Cơ sở lý luận báo chí,Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 18. PGS.TS Nguyễn Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại Từ hàn lâm đến đời thường, NXB Lao động, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Dững (2007), Cơ chế tác động của báo chí, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21.Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.
  • 19. 22. Grabennhicốp (2014), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, Hà Nội. 23. Đỗ Xuân Hà (1997), "Tâm lý báo chí - Một ngành khoa học rất cần thiết cho các nhà báo thế kỷ XXI", Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hằng (2012), Luận văn thạc sỹ Nghiên cứu truyền hình thực tế tại Việt Nam, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 25.TS Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, NXB Thông tấn, Hà Nội. 26. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Xu hướng phát triển của báo chí thế giới, NXB Thông tấn, Hà Nội. 27. Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ khoa học báo chí, Hà Nội. 29. Phạm Kế (1995), Dân tộc và tâm hồn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 30. TS Trần Bảo Khánh (2011), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội. 31. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa thông tin. 32. Trần Bảo Khánh, Trần Đăng Tuấn, Tác phẩm truyền hình, Tài liệu giảng dạy, Học viện Báo chí và tuyên truyền. 33. Makxim Kuznhesop - Irop Sufkunop (2003), Cách điều khiển cuộc phỏng vấn, NXB Thông tấn. 36. Tạ Bích Loan (2001), Sức hấp dẫn của Trò chơi truyền hình, Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 37. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 38. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 39. Dương Xuân Sơn (2010), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã hội học, NXB Lao động, Hà Nội. 41. PGS.TS Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 42. GS.TS Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia.
  • 20. 43. Tạ Ngọc Tấn (2005), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 44. GS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999), Tác phẩm báo chí, NXB Thông tấn. 45. Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (2002), Thăm dò dưa luận khán giả Truyền hình Việt Nam, Hà Nội. 46. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội. 47. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 48. Trần Đăng Tuấn, (2006), "Cơ chế nào cho tập đoàn truyền thông đa dịch vụ", Tạp chí Người làm báo, số 08/2006. 49. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2010), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 50. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005. Tài liệu tiếng Anh 51. Benoit Chaigneau (2012), Reality shows - Tài liệu tham khảo nội bộ về Truyền hình thực tế, VTV6 - CFi, Hà Nội. 52. Tiffany J. Ruocco (2004), The sociological & Psychological impact of Reality – Based Television on the American Culture. (Những ảnh hưởng xã hội và tâm lý của truyền hình thực tế trong văn hóa Mỹ) 53. Kristin L.Cherry (2008), Reality TV and interpersonal relationship perceptions (Truyền hình thực tế và một số vấn đề về mối quan hệ cá nhân) 54. Zizi Papacharissi & Andrew L. Mendelson (2007), An Exploratory Study of Reality Appeal: Uses and Gratifications of Reality TV Shows. Một số trang báo mạng điện tử Tạp chí Người làm báo Tạp chí Nghề báo http://www.vietnamjournalism.com/ http://www.nghebao.com http://vietnamnet.vn/ www.nytimes.com www.guardian.co.uk.
  • 21. Ngoài ra còn tham khảo vài tờ báo mạng khác.