SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VIỆT DŨNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM
TỈNH AN GIANG TRONG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VIỆT DŨNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM
TỈNH AN GIANG TRONG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
Mã số : 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.DS. VÕ QUANG TRUNG
CẦN THƠ, 2020
i
LỜI CÁM ƠN
Cho phép em gửi lời cảm ơn đặc biệt đến:
Thầy TS.DS. VÕ QUANG TRUNG, người đã dành nhiều thời gian quý báu để
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Em xin trân trọng gửi lời cám ơn đến:
Quý Thầy Cô trong hội đồng, Thầy/Cô phản biện đã dành thời gian để nhận xét
và góp ý cho luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Và xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy TS.DS. Võ Quang Trung – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã
hướng dẫn em những bước đầu tiên trong nghiên cứu khoa học cũng như giúp đỡ em
rất nhiều trong quá trình làm đề tài.
Thầy GS.TS.DS. Bùi Tùng Hiệp – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Toàn thể Quý Thầy cô Đại học Tây Đô đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt năm
học tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt luận văn.
Con xin cảm ơn ba mẹ, những người thân, những người bạn đã luôn bên cạnh,
giúp con vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Dược
Khoa.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự nỗ lực nhưng cũng không
tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự tận tình góp ý của Quý thầy cô để luận
văn hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn
NGUYỄN VIỆT DŨNG
ii
TÓM TẮT
Bối cảnh: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh xảy ra phổ biến gây tác
động xấu đối kinh tế và là gánh nặng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn thế
giới. Trong môi trường bệnh viện, các tác nhân gây NKĐTN rất phổ biến, nhưng
chúng có thể điều trị bằng kháng sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát việc sử dụng kháng
sinh trong điều trị NKĐTN tại Bệnh viện Đa khoa An Giang. Nghiên cứu cắt ngang
được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019 trên đối tượng là người bệnh nội trú
tại Khoa Tiết niệu phân loại theo mã phân loại bệnh tật ICD-10.
Kết quả: Nghiên cứu này đã đánh giá 552 người bệnh có độ tuổi trung bình là 48,2 ±
14,4 tuổi. Những người bệnh này đã được cấp 2.992 đơn thuốc và được điều trị bằng
5.177 lượt kháng sinh. Có 130 trường hợp phải chuyển sang kháng sinh khác nhau
trong quá trình điều trị. Hơn 52% đơn thuốc chỉ sử dụng một loại kháng sinh, đặc biệt
có 27 đơn thuốc được kê với bốn loại kháng sinh trở lên. Kết hợp chất ức chế beta-
lactam và kháng sinh nhóm beta-lactam trong điều trị được sử dụng phổ biến nhất.
Kết luận: Nghiên cứu là tiền đề đánh giá toàn diện việc sử dụng và phối hợp kháng
sinh trong viện đối với NKĐTN, giúp cơ quan quản lý quản lý hiệu quả hơn việc sử
dụng kháng sinh.
Từ khóa: Kháng sinh, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Giang
iii
ABSTRACT
Urinary tract infection (UTI) is a commonly occurring disease that imposes a
considerable burden on healthcare sectors all over the world. UTI-causing agents
proliferate in hospital environments, but this condition can be treated entirely through
the appropriate use of antibiotics. UTI is among the top five diseases worldwide that
entail large-scale antibiotic treatment. This study was aimed at investigating antibiotic
use as part of UTI treatment in An Giang General Hospital (AGGH) in Vietnam. This
cross-sectional research was conducted from January to September 2019, with the
medical records of inpatients at the Department of Urology as sources of data.
Eighteen codes from the International Classification of Diseases, Tenth Revision, were
referred to during the collection of data on diagnosis. The data were analyzed via
descriptive statistical calculations run on Microsoft Excel 2010. This study assessed
552 eligible patients with an average age of 48.2±14.4. These patients were issued
2,992 prescriptions and treated with 5,177 antibiotics. The most frequently contracted
disease was urolithiasis with infection. Among the cases, 130 switched to different
antibiotics over the course of treatment. More than 52% of the prescriptions advised
the use of one antibiotic, whereas 27 prescriptions directed the administration to use
four or more antibiotics. The most common treatment combination comprised beta-
lactam and beta-lactamase inhibitors. Antibiotic use at AGGH requires a
comprehensive assessment because of the overuse of such medications in the
institution.
Keywords: Antibiotic, Urinary tract infection, An Giang General Hospital
iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị
nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang trong năm
2019” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện và được sự hướng dẫn
khoa học của TS.DS. VÕ QUANG TRUNG. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực không sao chép của bất cứ luận văn nào và chưa được
trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tôi sẽ hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn
NGUYỄN VIỆT DŨNG
v
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ..............................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ..............3
1.1.1. Định nghĩa.......................................................................................................3
1.1.2. Phân loại .........................................................................................................4
1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của NKĐTN................................................5
1.1.4. Triệu chứng NKĐTN......................................................................................7
1.1.5. Biến chứng NKĐTN.......................................................................................8
1.1.6. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.............................................................8
1.1.7. Phòng chống NKĐTN ..................................................................................11
1.1.8. Chẩn đoán và điều trị....................................................................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG
TIẾT NIỆU ...............................................................................................................13
1.2.1. Định nghĩa và phân loại kháng sinh .............................................................13
1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới..................................................14
1.2.3. Sự nhạy cảm của kháng sinh trên thế giới....................................................17
1.2.4. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong thủ thuật can thiệp đường tiết niệu dưới
tại Việt Nam............................................................................................................18
1.2.5. Vấn đề đề kháng kháng sinh.........................................................................22
1.3. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG...........29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................31
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................31
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................31
2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................31
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................31
vi
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................32
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................33
2.4.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................33
2.4.2. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019
(Mục tiêu 1) ............................................................................................................34
2.4.3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết
niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục tiêu 2)....35
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................35
2.4.5. Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu.........................................36
2.5. HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC....................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH BỆNH NHIỄM
KHUẨN TẠI KHOA................................................................................................37
3.1.1. Độ tuổi ..........................................................................................................37
3.1.2. Giới tính........................................................................................................38
3.1.3. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp.....................................38
3.1.4. Các thủ thuật được tiến hành tại khoa ..........................................................39
3.1.5. Đặc điểm chức năng thận..............................................................................40
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU................................................................40
3.2.1. Danh mục các kháng sinh được sử dụng tại khoa ........................................40
3.2.2. Phân bổ kháng sinh theo bệnh ......................................................................43
3.2.3. Tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm ...............................................................47
3.2.4. Sự đổi kháng sinh .........................................................................................48
3.2.5. Sự phối hợp kháng sinh ................................................................................53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........................................................................................58
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ........58
4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA ...................................59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................62
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................62
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................63
vii
5.2.1. Hạn chế của đề tài.........................................................................................63
5.2.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ...............................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65
PHỤ LỤC ......................................................................................................................xi
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu...........................................................4
Bảng 1.2. Phân loại NKĐTN theo xét nghiệm lâm sàng ..............................................12
Bảng 1.3. Phân loại các nhóm kháng sinh.....................................................................14
Bảng 1.4. Bảng đại diện cho cơ chế kháng thuốc của kháng sinh thông thường [43] ..24
Bảng 2.1. Thông tin chung của người bệnh nhiễm trùng niệu......................................34
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi .......................................................................37
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.......................39
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo chức năng thận.....................................................40
Bảng 3.4. Danh mục và tần suất sử dụng của các kháng sinh nhóm Aminoglycosid, 5-
nitro-imidazol, peptid ....................................................................................................43
Bảng 3.5. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm thận bể thận cấp ...............................44
Bảng 3.6. Sử dụng kháng sinh cho điều trị sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng ...................45
Bảng 3.7. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm bàng quang.......................................46
Bảng 3.8. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm niệu đạo không do lậu......................47
Bảng 3.9. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm tinh hoàn ..........................................47
Bảng 3.10. Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng đầu tiên .........................................50
Bảng 3.11. Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng thứ 2..............................................51
Bảng 3.12. Danh mục các cặp phối hợp 2 kháng sinh ..................................................55
Bảng 3.13. Danh mục các cặp phối hợp 3 kháng sinh ..................................................56
Bảng 3.14. Danh mục các cặp phối hợp trên 3 kháng sinh ...........................................56
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới liên quan đến chăm sóc sức khỏe [39]
.......................................................................................................................................14
Hình 1.2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới.với các nhiễm trùng cộng đồng [39]15
Hình 1.3. Sự nhạy cảm của các kháng sinh trên thế giới [26].......................................17
Hình 2.1. Quy trình thực hiện........................................................................................33
Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới........................................................................38
Hình 3.2. Số lượng người bệnh NKĐTN có sử dụng thủ thuật (N=552)......................39
Hình 3.3. Phân loại các nhóm kháng sinh sử dụng trong điều trị NKĐTN ..................41
Hình 3.4. Số lượt sử dụng kháng sinh nhóm betalactam...............................................41
Hình 3.5. Số lượt sử dụng kháng sinh nhóm quinolon..................................................42
Hình 3.6. Đặc điểm về đường dùng kháng sinh ............................................................48
Hình 3.7. Phân bố tỷ lệ đổi kháng sinh trên người bệnh...............................................49
Hình 3.8. Phân bố số lần chuyển đổi sử dụng kháng sinh.............................................49
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ thay đổi kháng sinh theo thới gian...........................................51
Hình 3.10. Tỷ lệ phân bố về hình thức chuyển đổi sử dụng kháng sinh.......................52
Hình 3.11. Phân bố số lượng kháng sinh có trong 1 đơn thuốc ....................................53
Hình 3.12. Phân bố các nhóm phối hợp kháng sinh......................................................54
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
CDC
Centers for Disease Control
and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh (CDC)
CFU Colony Forming Units Đơn vị hình thành khuẩn lạc
EAU
European Association of
Urology
Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu
FDA
Food and Drug
Administration
Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
IDSA
Infectious Diseases Society
of America
Hiệp hội bệnh truyền nhiễm
Hoa Kỳ
MRSA
Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus kháng
methicillin
TMP-SMZ
sulfamethoxazol và
trimethoprim
WHO World Health Oranization
NKĐTN Urinary Tract Infections Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
ICD
International Statistical
Classification of Diseases
Mã phân loại bệnh tật
KS Antibiotics Kháng sinh
Clcr Creatinine Clearance Độ thanh thải Creatinin
USD US Dollar Đô la Mỹ
VK Bacteria Vi khuẩn
TM Tĩnh Mạch
TB Tiêm Bắp
1
MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là loại nhiễm trùng phổ biến, liên quan
đến các bộ phận bao gồm hệ thống tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản
và thận [10]. NKĐTN có thể mắc từ độ tuổi mới sinh đến lúc tuổi già, đặc biệt là ở nữ,
gây gánh nặng to lớn với sự phát triển của xã hội với hơn 7 triệu ca nhập viện mỗi năm
[10, 14]. Các nghiên cứu đã chứng minh dịch tể NKĐTN có thể liên quan đến các đặc
điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác và khu vực sinh sống [18]. Ở Singapore,
4% phụ nữ trẻ tuổi bị ảnh hưởng và tỷ lệ mắc tăng lên 7% ở tuổi 50 [20]. Phụ nữ
trưởng thành có nguy cơ mắc NKĐTN cao gấp 30 lần so với nam giới, trong đó gần
một nửa trong số họ trải qua ít nhất một NKĐTN trong suốt cuộc đời của họ [14].
Trong số các NKĐTN mắc phải trong bệnh viện, khoảng 75% có liên quan đến ống
thông tiểu, 15-25% người bệnh nhập viện được đặt ống thông tiểu trong thời gian nằm
viện [10].
Theo thống kê của Bộ Y tế Singapore, tổng cộng 4.144 người bệnh nhập viện
tại Singapore trong năm 2015 do NKĐTN, với thời gian nằm viện trung bình là từ 2-8
ngày [32] nhằm mục đích tập trung vào quản lý NKĐTN ở người lớn. Mặc dù nhiễm
khuẩn đường tiết niệu không biến chứng được coi là lành tính, chúng có ý nghĩa y tế
và tài chính đáng kể ước tính khoảng 1,6 tỷ Đô la Mỹ (USD) mỗi năm [14].
Kháng kháng sinh đã được báo cáo xảy ra khi một loại thuốc mất khả năng ức
chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả. Vi khuẩn trở nên “kháng thuốc” và
tiếp tục nhân lên với sự hiện diện của các mức độ điều trị của kháng sinh [31]. Vi
khuẩn, khi sao chép ngay cả khi có mặt của kháng sinh, được gọi là vi khuẩn kháng
thuốc. Vì đề kháng kháng sinh nên sự lựa chọn kháng sinh ban đầu trong điều trị
phải dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về tác nhân gây bệnh trong nhóm tuổi
của người bệnh, sự nhạy cảm với kháng sinh trong khu vực thực hành, tình trạng
lâm sàng của người bệnh và theo dõi trong điều trị của người bệnh [19, 35].
Nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009 cho thấy NKĐTN gây ra bởi các
trực khuẩn gram âm như E. coli (42%), Enterococcus spp. (17%), Klebsiella spp.
(12,8%), Pseudomonas spp. (8,2%) và Acinetobacter spp. (5,6%). Đây là những trực
khuẩn đề kháng kháng sinh cao như với tỷ lệ đáng báo động E. coli (64%), K.
pneumoniae (66%) và Enterobacter (46%) [6]. Ngoài ra, các kháng sinh phát minh
mới ngày càng ít vì vậy việc sử dụng kháng sinh hợp lý là điều kiện tiên quyết để đảm
2
bảo nguồn kháng sinh trong tương lai. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khảo sát
tình hình sử dụng kháng sinh tuy nhiên tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thì
nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài
này với mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung
Khảo sát đặc điểm người bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh của người bệnh
nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm
2019.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019.
2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019.
3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
1.1.1. Định nghĩa
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC -
Centers for Disease Control and Prevention)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh nhiễm trùng liên quan đến
bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và
thận. NKĐTN là loại nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất
được báo cáo cho mạng an toàn chăm sóc sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ [10] .
Theo BYT Singapore
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến
bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu
đạo. Nhiễm trùng bàng quang, hay viêm bàng quang, là loại nhiễm trùng tiểu phổ biến
nhất. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận, nó được gọi là viêm bể thận, nghiêm trọng
hơn [20].
Phụ nữ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng tiểu, do sự ngắn của niệu đạo nữ, gần hậu môn
hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu tái phát sau khi mãn
kinh do nồng độ estrogen giảm, làm giảm số lượng vi khuẩn Lactobacilli, vi khuẩn
thân thiện với người sống ở âm đạo của phụ nữ dễ thụ thai và ngăn chặn các vi khuẩn
khác xâm nhập vào niệu đạo. Ngoài ra, sau khi mãn kinh, lớp niêm mạc của đường tiết
niệu trở nên mỏng hơn, làm giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở
Singapore, khoảng bốn phần trăm phụ nữ trẻ tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng. Tỷ lệ
mắc tăng theo tuổi đến bảy phần trăm sau 50 tuổi. Trong sáu tháng đầu đời, nhiễm
trùng tiểu thường gặp ở trẻ trai vì nhiều nam giới sinh ra có bất thường về cấu trúc của
đường tiết niệu. Sau đó, nhiễm trùng tiểu thường gặp ở nữ giới [20].
Nước tiểu thường vô trùng, nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật (thường là vi
khuẩn từ ruột) bám vào niệu đạo và bắt đầu nhân lên. Nhiễm trùng có thể vẫn còn ở
đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang) hoặc nó có thể di chuyển cao hơn đến
thận. NKĐTN cũng có thể lây truyền qua đường tình dục [5].
4
1.1.2. Phân loại
Hệ thống phân loại khác nhau của NKĐTN tồn tại. Được sử dụng rộng rãi nhất là
những nghiên cứu được phát triển bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
(CDC) [22], Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) [36], cũng như Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) [38]. Các hướng dẫn về NKĐTN hiện tại
thường sử dụng khái niệm NKĐTN không biến chứng và phức tạp với một số sửa đổi.
Năm 2011, Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu (EAU) đã đề xuất hệ thống phân loại
ORENUC dựa trên biểu hiện lâm sàng của NKĐTN, mức độ giải phẫu của NKĐTN,
mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phân loại các yếu tố nguy cơ và sự sẵn có của
liệu pháp kháng khuẩn thích hợp [23].
Bảng 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Phân loại Định nghĩa
Nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
phức tạp
(Uncomplicated
Urinary Tract
Infections)
Cấp tính, lẻ tẻ hoặc tái phát thấp (viêm bàng quang không biến
chứng) và / hoặc trên (viêm bể thận không viến
chứng) NKĐTN, giới hạn ở những phụ nữ không mang thai không
có bất thường về giải phẫu và chức năng có liên quan trong đường
tiết niệu hoặc bệnh lý [16].
Nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
phức tạp
(Complicated
Urinary Tract
Infections)
Tất cả NKĐTNs đó đang không được xác định như không biến
chứng. Có nghĩa là trong một nghĩa hẹp NKĐTNs ở một người
bệnh với một tăng cơ hội của một phức tạp khóa học: tức là tất cả
nam giới, mang thai phụ nữ, người bệnh có liên quan giải phẫu
hoặc bất thường về chức năng của đường tiết niệu, ống thông niệu
đạo, bệnh thận, và / hoặc với khác đồng thời bệnh liên quan miễn
dịch cho ví dụ, bệnh đái tháo đường [16].
Nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
tái phát
(Recurrent
Urinary Tract
Infections)
Tái phát các biến chứng và / hoặc trường hợp xảy ra phức tạp hơn
của NKĐTNs, với một tần số của ít nhất ba lần với
NKĐTN/năm hoặc hai lần NKĐTNs trong các cuối cùng
sáu tháng [16].
5
Phân loại Định nghĩa
Nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
liên quan đến
ống thông
(Catheter-
associated
Urinary Tract
Infections)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có liên quan đến ống thông (CA-
NKĐTN) được định nghĩa là nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy
ra ở người có đường tiết niệu hiện đang được đặt ống thông hoặc
đã đặt ống thông trong vòng 48 giờ [16].
Nhiểm khuẩn
huyết từ nhiễm
khuẩn đường
tiết niệu
(Urosepsis)
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
(NKĐTN) được xem là nhiễm khuẩn khởi phát từ đường tiết niệu,
sau đó vi khuẩn vào dòng máu gây ra những triệu chứng
toàn thân. Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
cũng được định nghĩa bằng việc xác định kết quả của cấy máu và
cấy nước tiểu có cùng một tác nhân gây bệnh [16].
1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của NKĐTN
a. Tác nhân gây về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện
Môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong xác định tác nhân gây
NKÐTN bệnh viện. Các tác nhân thường là do E. coli, Klebsiella spp., Proteus
mirabilis, staphylococci, các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác, Pseudomonas
aeruginosa và enterococci [24, 34]. Ðặt ống thông niệu đạo - bàng quang là một yếu tố
nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện, đặc biệt trong các trường hợp tắc nghẽn
đường tiết niệu. Khoảng 20% người bệnh nằm viện phải đặt ống thông niệu đạo - bàng
quang, và từ đây có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết [5, 24, 34].
Các tác nhân khác
Các tác nhân ít gặp hơn bao gồm các trực khuẩn Gram âm như Acinetobacter và
Alcaligenes spp., các Pseudomonas spp. khác, Citrobacter spp., Garnerella vaginalis,
và các streptococci tiêu huyết beta. Các tác nhân Mycobacteria, Chlamydia
trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Campylobacter spp., Haemophilus influenzae,
Leptospira, và một số Corynebacterium (như C. renale) là hiếm gặp hơn. Salmonella
6
có thể phân lập được từ nước tiểu trong giai đoạn sớm của bệnh thương hàn và kết quả
nuôi cấy này phải được thông báo khẩn cấp cho bác sĩ lâm sàng biết để điều trị đặc
hiệu thương hàn. Tác nhân denovirus type 11 và 21 đã được ghi nhận là tác nhân gây
viêm bàng quang xuất huyết ở trẻ em [24, 34, 37].
b. Con đường nhiễm bệnh
Vi khuẩn xâm nhập và gây NKÐTN qua hai con đường: ngược dòng hay theo
đường máu. Con đường ngược dòng thường được ghi nhận ở nữ vì cấu tạo giải phẫu
niệu đạo ngắn và/hay sinh hoạt tình dục, tuy nhiên NKÐTN ngược dòng do đặt dụng
cụ qua niệu đạo như ống thông niệu đạo - bàng quang là rất dễ xảy ra cho cả nam lẫn
nữ và là nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện. Tác nhân gây NKÐTN ngược dòng
thường là trực khuẩn Gram âm đường ruột và các tác nhân khác có nguồn gốc từ hệ
tiêu hoá và có khả năng quần cư ở vùng quanh miệng niệu đạo. Trong bệnh viện, các
tác nhân này thường từ môi trường bệnh viện rồi quần cư ở da và hệ tiêu hóa của
người bệnh nằm viện sau đó quần cư tại vùng quanh miệng niệu đạo của người bệnh
[34, 37].
Con đường NKÐTN từ máu là hậu quả của nhiễm khuẩn huyết vì bất cứ nhiễm
khuẩn huyết nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn ở thận, đặc biệt đối với
một số tác nhân xâm lấn như Staphylococcus aureus hay Salmonella spp. Các tác nhân
như nấm men (Candida albicans), M. tuberculosis, Salmonella spp., hay S. aureus là
những tác nhân nếu phân lập được từ nước tiểu thì có thể là chỉ điểm nguy cơ viêm
thận bể thận do con đường NKÐTN từ máu. NKÐTN từ máu có thể chiếm 5%
NKÐTN nói chung [34, 37].
Các yếu tố thuộc về người bệnh và yếu tố vi khuẩn
Những yếu tố giúp thuận lợi cho NKĐTN xảy ra trên người bệnh bao gồm các
thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, trong thời kỳ mãn kinh; tình huống phải nhịn tiểu lâu
làm mở khúc nối niệu quản - bàng quang tạo cơ hội nhiễm khuẩn ngược dòng, hay
hoạt động tình dục tạo cơ hội vi khuẩn cư trú xâm nhập qua miệng niệu đạo[34, 37].
Ðối với tác nhân vi khuẩn, đã có những ghi nhận cho thấy chỉ có một số type
huyết thanh của vi khuẩn E. coli là có khả năng quần cư mạnh ở quanh miệng niệu đạo
và xâm nhập đường tiết niệu gây NKĐTN ngược dòng[34, 37].
Bên cạnh đó, một số yếu tố độc lực giúp vi khuẩn bám dính vào vùng sinh dục
niệu đạo đã được xác nhận, bao gồm adhesins, sản xuất alpha - hemolysin, chất kháng
7
tác động giết vi khuẩn của huyết thanh. Tầm quan trọng của yếu tố giúp vi khuẩn bám
dính cũng được tìm thấy trên các vi khuẩn như Proteus spp., Klebsiella spp., và S.
saprophyticus. Ngoài ra, vi khuẩn Proteus spp. với khả năng tiết urease gây thủy phân
urea trong nuớc tiểu đã làm cho nuớc tiểu bị kiềm hoá dễ dẫn đến độc cho thận và gây
nguy cơ sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn. Cuối
cùng, yếu tố giúp vi khuẩn di động cũng tạo thuận lợi cho vi khuẩn ngược dòng và
kháng nguyên nang cũng là một yếu tốc độc khác vì giúp vi khuẩn chống được thực
bào [34, 37].
Các yếu tố nguy cơ khác của nhiễm khuẩn đường tiết niệu [20]
• Tắc nghẽn bàng quang hoặc niệu đạo, dẫn đến nước tiểu bị mắc kẹt
• Đưa dụng cụ vào đường tiết niệu (chẳng hạn như đặt ống thông hoặc soi bàng
quang)
• Mang thai
• Sự hiện diện của một tình trạng y tế tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh thận
giảm đau hoặc bệnh thận trào ngược
• Quan hệ tình dục, có thể làm tăng nguy cơ viêm bàng quang ở phụ nữ vì vi
khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo
• Tuổi - người cao tuổi có nguy cơ bị viêm bàng quang do bàng quang bị trống
không hoàn toàn liên quan đến các tình trạng như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
(BPH), viêm tuyến tiền liệt và hẹp niệu đạo
• Thiếu chất lỏng đầy đủ
• Đại tiện không tự chủ
• Ứ đọng nước tiểu (bẫy nước tiểu) do bất động hoặc nghỉ ngơi kéo dài trên
giường
1.1.4. Triệu chứng NKĐTN
Sau đây là các triệu chứng nhiễm trùng NKĐTN ở nam và nữ [20]:
• Đi tiểu đau (cảm giác nóng rát)
• Nước tiểu nóng và có mùi hôi
• Máu trong nước tiểu; nước tiểu đục / đục
• Sốt (đôi khi bị ớn lạnh)
• Bụng dưới đau
• Tăng tần suất muốn qua nước tiểu
8
• Buồn nôn và / hoặc nôn
• Đau lưng (viêm bể thận hoặc nhiễm trùng thận)
Các triệu chứng bổ sung có thể liên quan đến bệnh này [20]:
• Quan hệ tình dục đau đớn
• Đau dương vật
• Đau sườn
• Mệt mỏi
• Nôn
• Thay đổi hoặc nhầm lẫn về tâm thần (thường là dấu hiệu duy nhất của nhiễm
khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra đối với người cao tuổi).
1.1.5. Biến chứng NKĐTN
Nếu viêm bàng quang không được điều trị thành công, nhiễm trùng có thể di
chuyển lên trên gây tổn thương thận. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào máu và điều
này có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng máu.
Sàng lọc và chẩn đoán NKĐTN
Thử nghiệm đầu tiên để chẩn đoán NKĐTN là phân tích mẫu nước tiểu, tìm kiếm
sự hiện diện của nitrit và tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, cần nuôi cấy nước tiểu để xác
định vi khuẩn để xác định chẩn đoán.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở một số nhóm nhất định, chẳng hạn như trẻ nhỏ và
nam giới trưởng thành, có thể yêu cầu các phương pháp điều tra đặc biệt [20].
1.1.6. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Việc chọn lựa kháng sinh trong NKĐTN và thời gian điều trị kháng sinh phải xét
đến các yếu tố sau:
- Hoạt phổ của kháng sinh kháng lại vi khuẩn đã biết hoặc vi sinh vật có khả
năng lây bệnh nhất.
- NKĐTN đơn thuần hoặc phức tạp.
- Tiềm năng, các biến cố bất lợi của thuốc và chi phí.
- Thuốc kháng sinh tác động lên hệ vi khuẩn của ruột và âm đạo và sinh thái vi
khuẩn bệnh viện. Độ nhạy cảm của vi sinh vật sẽ rất thay đổi ở những người bệnh đã
tiếp xúc với các kháng sinh kể cả người bệnh nội trú và ngoại trú. Vì vậy các bác sĩ
lâm sàng cần nắm bắt kịp thời những thay đổi về ảnh hưởng của việc dùng kháng sinh
9
trên hệ sinh thái vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh theo
thời gian [3, 5].
- NKĐTN có thể được trị khỏi với những thuốc đạt nồng độ điều trị chỉ trong
nước tiểu. Điều trị khỏi NKĐTN phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh trong nước tiểu
hơn là trong huyết thanh. Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ nhạy cảm của vi
sinh vật với nồng độ kháng sinh đạt được trong nước tiểu. Khi có nhiễm khuẩn huyết
đồng thời xảy ra với NKĐTN, nồng độ kháng sinh đạt được trong máu rất quan trọng
và cần điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch (LE: 1b).
- Người bệnh NKĐTN có sốt cao, lạnh run và tăng bạch cầu máu cần điều trị
kháng sinh khời đầu bằng đường tĩnh mạch, được hướng dẫn bằng phết nhuộm gram
nước tiểu.
- Người bệnh NKĐTN trên cần điều trị kháng sinh từ 10 ngày đến 2 tuần.
- Những người bệnh NKĐTN trên đơn thuần, kháng sinh trị liệu có thể được
chuyển từ đường tĩnh mạch sang đường uống sau khi hết sốt vài ngày. Nhóm kháng
sinh Fluoroquinolons có thể dùng mở rộng trong trường hợp này. Những người bệnh
chọn lọc không nhiễm độc, giảm miễn dịch, có thai hoặc ói mửa có thể điều trị ban đầu
bằng đường uống.
- Vi khuẩn phải được thanh lọc khỏi nước tiểu trong vòng 24 đến 48 giờ sau điều
trị, nếu vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu, kháng sinh trị liệu nên được thay đổi dựa
trên kết quả nhạy cảm của kháng sinh.
- Người bệnh nhiễm khuẩn mắc phải từ cộng đồng của đường tiết niệu trên có kết
quả nhuộm gram với vi khuẩn gram âm cần được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng.
Những kháng sinh phổ rộng được khuyến cáo có thể là cephalosporins thế hệ 3,
aztreonam, và ureidopenicillins (LE:2a, GR: B).
- Người bệnh vẫn còn sốt hoặc nhiễm độc mặc dù đã trị liệu với kháng sinh thích
hợp, nên tìm những ổ áp xe quanh thận hoặc áp xe của vỏ thận.
- Những người bệnh viêm thận bể thận do nhiễm khuẩn mắc phải từ bệnh viện,
có bệnh sử nhiễm khuẩn tái đi tái lại hoặc nhiễm khuẩn lần đầu với vi khuẩn kháng
thuốc, điều trị kháng sinh ban đầu phải là một kháng sinh phổ rộng kháng được vi
khuẩn Pseudomonas (LE:2a, GR:B). Khi đã có kết quả vi khuẩn học và thử nghiệm
nhạy cảm của kháng sinh, có thể điều chỉnh kết quả điều trị.
10
- Nhiễm nấm candida đường tiết niệu cũng thường gặp ở người bệnh suy giảm
miễn dịch, người bệnh đái tháo đường hoặc người bệnh đã có điều trị kháng sinh trước
đó.
- NKĐTN với đa vi khuẩn có thể gặp ở người bệnh có sỏi thận, áp xe thận mạn,
đặt ống thông niệu đạo – bàng quang, hoặc người bệnh có lỗ rò bàng quang với ruột
hoặc rò bàng quang âm đạo.
- Những người bệnh có suy thận, cần thiết phải điều chỉnh liều kháng sinh cho
những kháng sinh thải trừ chủ yếu qua thận mà không có cơ chế thải trừ khác. Khi có
suy thận, thận có thể không đủ khả năng cô đặc kháng sinh trong nước tiểu, tắc nghẽn
đường tiết niệu cũng có thể làm giảm nồng độ kháng sinh trong nước tiểu, như vậy sẽ
ảnh hưởng đến việc thải trừ vi khuẩn trong nước tiểu.
- Liệu trình ngắn ngày (3 ngày) cho NKĐTN dưới (viêm bàng quang ở người
bệnh nữ trẻ) có hiệu quả như liệu trình 7- 14 ngày. Người bệnh nam bị viêm bàng
quang nói chung được điều trị kháng sinh ít nhất 7 ngày vì có liên quan đến các yếu tố
gây biến chứng, đặc biệt viêm tuyến tiền liệt.
- Viêm bàng quang ở phụ nữ lớn tuổi chưa được nghiên cứu nhiều. phụ nữ lớn
tuổi có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang có thể được điều trị 3 ngày với
Fluoroquinolons hoặc Cotrimoxazole. Tái phát sau 3 ngày điều trị nên được xem xét
những chứng cứ của NKĐTN trên và hướng dẫn điều trị như đã mô tả ở trên nên được
theo dõi.
- Phụ nữ có thai có khuẩn niệu không triệu chứng được xem là có nguy cơ xảy ra
viêm thận bể thận sau khi có thai. Một số nghiên cứu đã ghi nhận có sư liên quan giữa
khuẩn niệu không triệu chứng trong giai đoạn thai kỳ và sinh non, trẻ sơ sinh thiếu
cân, tiền sản giật. Vì vậy sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu ở người có thai dù
có triệu chứng hay không, phải được điều trị và theo dõi tích cực hơn những trường
hợp khác.
- Trong điều trị NKĐTN, không đủ chứng cứ chứng minh kháng sinh diệt khuẩn
có hiệu quả hơn kháng sinh kìm khuẩn. Điều trị phối hợp không chọn lọc đồng thời
nhiều kháng sinh không cho kết quả tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn điều trị từng kháng sinh
đơn lẻ có trong phối hợp kháng sinh.
- Kháng sinh dùng trong điều trị NKĐTN bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi pH nước
tiểu. Kiềm hóa nước tiểu làm tăng hoạt tính của nhóm kháng sinh Aminoglycosids
11
(streptomycin, kanamycin, gentamicin, tobramycin, amikacin), benzylpenicillin, và
erythromycin). Toan hóa nước tiểu tăng hoạt tính của tetracycline, nitrofurantoin, và
methenamine mandelate [5].
1.1.7. Phòng chống NKĐTN
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm [20]:
• Uống nhiều nước hàng ngày
• Uống nước ép nam việt quất (hoặc bổ sung vitamin C) để axit hóa nước tiểu
• Đi tiểu ngay lập tức khi có sự thôi thúc
• Lau từ trước ra sau sau khi đi đại tiện để tránh nhiễm bẩn từ hậu môn
• Làm sạch vùng sinh dục sau khi giao hợp
• Tránh các chất lỏng gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như rượu, nước ép
cam quýt và caffeine
Trong số các NKĐTN mắc phải trong bệnh viện, khoảng 75% có liên quan đến
ống thông tiểu, đó là một ống được đưa vào bàng quang qua niệu đạo để dẫn lưu nước
tiểu. Từ 15-25% người bệnh nhập viện được đặt ống thông tiểu trong thời gian nằm
viện. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất để phát triển NKĐTN liên quan đến ống thông
(CANKĐTN) là việc sử dụng ống thông tiểu kéo dài. Do đó, ống thông chỉ nên được
sử dụng cho các chỉ định thích hợp và nên được loại bỏ ngay khi không còn cần thiết
[20].
1.1.8. Chẩn đoán và điều trị
Triệu chứng cận lâm sàng
Tùy vào vị trí NKĐTN mà người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau như:
- NKĐTN dưới: thường liên quan với số lần đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt, tiểu
khó, đau khi đi tiểu. Nhiễm khuẩn bàng quang còn có biểu hiện tiểu ra mủ, tiểu ra
máu, đau tức vùng trên xương mu hay vùng bụng dưới [5].
- NKĐTN trên: thường có đau vùng hông lưng và các triệu chứng toàn thân như
sốt, mệt mỏi [5].
Xét nghiệm vi sinh
Trong trường hợp nghi ngờ NKĐTN cấp tính hay mạn tính, có triệu chứng hay
không có triệu chứng, bác sĩ lâm sàng đều nên cho cho chỉ định cấy nước tiếu để tìm vi
khuẩn, và nên yêu cầu người bệnh cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu.
12
Thời điểm lấy nước tiểu: tốt nhất phải lấy nước tiểu trước khi người bệnh dùng
kháng sinh.
Mẫu nước tiểu: có thể lấy ở giữa dòng, lấy trực tiếp từ bàng quang (chỉ nên thực
hiện khi không thể lấy được giữa dòng do người bệnh không tự đi tiểu được), hoặc lấy
nước tiểu từ người bệnh thường trực mang ống thông.
Các xét nghiệm sàng lọc
Khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm Gram: Rất có giá trị khi số luợng vi khuẩn là
= 105
cfu/ml.
Ðếm bạch cầu trong nước tiểu: Nếu người bệnh có trên 400.000 bạch cầu đa
nhân thải ra trong nước tiểu trong mỗi giờ thì có thể thấy được khoảng 8 tế bào bạch
cầu/ml nước tiểu và có thể kết luận được người bệnh NKÐTN [5].
Phát hiện nitrate reductase, leukocyte esterase, catalase: Dựa trên nguyên tắc là
các vi khuẩn gây NKÐTN thường có enzyme nitrate reductase, catalase và khi
NKÐTN thì sẽ có bạch cầu trong nuớc tiểu nên sẽ có hiện diện enzyme leukocyte
catalase [5].
Cấy nước tiểu: là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định NKĐTN. Lưu ý là
mẫu nước tiểu gửi cấy phải được lấy, bảo quản và chuyên chở đúng cách để tránh
nhiễm bẩn và tránh vi khuẩn bị tăng sinh, hoặc bị giảm số lượng trước khi nuôi cấy
[5].
Bảng phân loại NKĐTN dựa trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh lâm sàng.
Bảng 1.2. Phân loại NKĐTN theo xét nghiệm lâm sàng
Phân loại Lâm sàng Vi Sinh lâm sàng
NKĐTN cấp đơn thuần ở
nữ; viêm bàng quang cấp
đơn thuần ở nữ
Tiểu khó, gắt, và lắt nhắt,
đau trên xương mu
Không có triệu chứng 4
tuần trước khi xuất hiện
Không sốt hay đau hông
≥10 bạch cầu/mm3
≥103
CFU /ml tác nhân
vi khuẩn trong CCMS
Viêm thận bể thận cấp
đơn thuần
Sốt, ớn lạnh
Đau hông khi khám
Loại trừ các chẩn đoán
khác
≥10 bạch cầu/ml
≥104
cfu/ml tác nhân vi
khuẩn trong CCMS
13
Không có tiền sử hay lâm
sàng về bất thường tiết
niệu
NKĐTN phức tạp Có kết hợp bất kỳ các
triệu chứng liệt kê trên
Có một hay nhiều yếu tố
kèm với NKĐTN phức
tạp*
≥10 bạch cầu/mm3
≥105
cfu/ml tác nhân vi
khuẩn trong CCMS ở nữ
≥104 cfu/ml tác nhân vi
khuẩn trong CCMS ở
nam hoặc lấy qua ống
thông thẳng ở nữ
NKĐTN không triệu
chứng
Không có triệu chứng tiết
niệu
≥10 bạch cầu/mm3
≥105
cfu/ml tác nhân vi
khuẩn trong CCMS khảo
sát cách nhau
>24 giờ
*Có NKĐTN ở nam, có đặt ống thông niệu đạo - bàng quang thường trực hay
ngắt khoảng, có thể tích nước tiểu tồn dư > 100ml, có bệnh l tắc nghẽn tiết niệu, có bất
thường tiết niệu, đạm máu cao (urea máu cao, kể cả không có bất thường cấu trúc) và
ghép thận (xem thêm chương tổng quan NKĐTN phức tạp).
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN
ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
1.2.1. Định nghĩa và phân loại kháng sinh
Kháng sinh được định nghĩa là những chất kháng khuẩn (antimicrobial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có
tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [3].
Tuy nhiên, theo định nghĩa hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những
chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.
Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại
này, kháng sinh được chia thành các nhóm như trong bảng sau.
14
Bảng 1.3. Phân loại các nhóm kháng sinh
Beta–lactam Tetracyclin (thế hệ 1 và 2)
Aminoglycosid Peptid (glycopeptid, polypeptid, lipopeptid)
Macrolid Quinolon (thế hệ 1 và các fluoroquinolon – thế hệ 2, 3,
4)
Lincosamid Các nhóm kháng sinh khác (sulfonamid, oxazolidinon,
5 – nitroimidazol,…).
Phenicol
1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới
Hình 1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới liên quan đến chăm sóc sức khỏe [39]
15
Hình 1.2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới.với các nhiễm trùng cộng đồng [39]
Năm nhóm bệnh lý hàng đầu được chỉ định kháng sinh là: (1) Viêm phổi hoặc
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, (2) Nhiễm trùng da và mô mềm, (3) Nhiễm trùng
trong ổ bụng, (4) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, (5) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
trên – chiếm 45,9% tổng số người bệnh được điều trị có chỉ định kháng sinh. Viêm
phổi là nhóm bệnh sử dụng kháng sinh phổ biến nhất, chiếm 19,2% trong tổng
số người bệnh được điều trị kháng sinh trên toàn thế giới. Có 45,6% các trường hợp
được kê đơn thuốc kháng sinh do các bệnh nhiễm trùng cộng đồng. Sử dụng kháng
sinh đặc trị theo tác nhân cho các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc được ghi
nhận phổ biến hơn so với nhiễm trùng cộng đồng (36,9% so với 20,9%) [39]. NKĐTN
đứng thứ 4 trên tổng số các bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ đáng kể trong việc sử dụng
kháng sinh.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet 2018 cho thấy tình hình sử dụng kháng
sinh hiện nay với sự kết hợp của penicillin với một chất ức chế β-lactamase là loại
16
kháng sinh được chỉ định thường xuyên nhất, nhất là tại các nước khu vực Bắc Âu và
Tây Âu (và đặc biệt là ở các bệnh viện tại Bỉ). Các loại cephalosporin thế hệ thứ ba,
chủ yếu là ceftriaxone, là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất ở Châu Á, Châu Mỹ
Latinh, và các nước thuộc khu vực phía nam và đông Châu Âu cho cả bệnh nhiễm
trùng cộng đồng và nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế. Có một tỷ lệ chỉ định
kháng sinh không phù hợp trong việc sử dụng ceftriaxone thường xuyên ở những khu
vực này [39].
Fluoroquinolons là kháng sinh được kê đơn phổ biến thứ ba, trong đó sử dụng
levo-floxacin thường được sử dụng ở các bệnh viện ở thuộc khu vực Bắc Mỹ và Đông
Á và Nam Á (chủ yếu là viêm phổi) và ciprofloxacin ở Tây Âu (chủ yếu là viêm bàng
quang) và một số nước khác ở Châu Âu. Sự khác biệt rõ rệt về sử dụng levofloxacin
được ghi nhận ở Châu Mỹ (12,8% ở Bắc Mỹ so với 1,2% ở Mỹ Latinh) và Châu Á
(7,4% ở Đông và Nam Á so với 0,9% ở khu vực Tây và Trung Á). Sự khác biệt về giá
và khả năng tiếp cận với thuốc Fluoroquinolons có thể là lý do làm ngăn cản việc sử
dụng thuốc này ở một số quốc gia, ngoài ra, còn do sự khác biệt trong quy định về sử
dụng kháng sinh khác nhau giữa mỗi nước [39].
Vancomycin có tần suất sử dụng cao đáng kể ở các bệnh viện khu vực Bắc Mỹ
và Châu Mỹ Latinh. Việc sử dụng vancomycin với tần suất cao này có thể được giải
thích bởi tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) cao được báo
cáo ở các bệnh viện khu vực Mỹ Latinh. Carbapenems, chủ yếu là meropenem, được
sử dụng rộng rãi ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á, do tần suất cao nhiễm trùng vi khuẩn
Gram âm có lactamase mở rộng [39].
17
1.2.3. Sự nhạy cảm của kháng sinh trên thế giới
Hình 1.3. Sự nhạy cảm của các kháng sinh trên thế giới [26]
Hình 1.3 cho thấy hiệu quả của một số loại kháng sinh đường uống chống lại E.
coli trong UTI không biến chứng mắc phải tại cộng đồng. Do fosfomycin và
nitrofurantoin chưa được đưa vào công thức kháng khuẩn của nhiều viện nghiên cứu,
nên rất khó để đạt được dữ liệu về tính nhạy cảm trước đó. Hơn nữa, vì lịch sử thất
vọng trong kết quả in vitro khi bắt đầu thử nghiệm độ nhạy cảm với fosfomycin, việc
sử dụng thuốc đã bị hạn chế ở Mỹ và ở nhiều quốc gia khác. Điều thú vị là, các loại
thuốc cũ này đã trở nên quan trọng hơn vì độ nhạy cảm cao của E. coli với các loại
thuốc này trong thời đại kháng kháng sinh. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng
những kháng sinh này có hiệu quả trên 90 ~ 95% ở hầu hết các khu vực được nghiên
cứu, mặc dù có thể không có cách nào để dự đoán việc giảm sử dụng các thuốc này
trong điều trị NKĐTN [26].
18
1.2.4. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong thủ thuật can thiệp đường tiết niệu dưới tại Việt Nam
Phương pháp Cơ quan
Chỉ định kháng
sinh dự phòng
Lựa chọn kháng sinh
dự phòng
Kháng sinh được thay thế
Thời gian
điều trị*
Rút dẫn lưu ngoài
Tiết niệu- sinh
dục
Có yếu tố nguy
cơ
Fluoroquinolon
- TMP-SMX¶
- Aminoglycosid
(Aztreonam) ± Ampicillin
- 1st/2nd gen. Cephalosporin
- Amoxacillin/A-xít
Clavulanic
≤24 giờ¶
Chụp bàng quang có cản quang,
niệu động học, nội soi bàng quang-
niệu quản đơn giản
Tiết niệu- sinh
dục
Có yếu tố nguy
cơ §
- Fluoroquinolon
- TMP-SMX
- Aminoglycosid
(Aztreonam) ± Ampicillin
- 1st/2nd gen. Cephalosporin
- Amoxacillin/A-xít Clavulanic
≤24 giờ
Nội soi bàng quang- niệu quản có
thao tác (manipulate i-on)
Tiết niệu- sinh
dục
Tất cả
Fluoroquinolon TMP-
SMX
- Aminoglycosid
(Aztreonam) ± Ampicillin
- 1st/2nd gen. Cephalosporin
- Amoxacillin/A-xít Clavulanic
Brachytherapy hay Cryothera py
tuyến tiền liệt
Da Chưa rõ Cephalosporin thế hệ 1 - Clindamycin** ≤24 giờ
Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã
trực tràng
Đường tiêu
hóa
Tất cả
- Fluoroquinolon
- Cephalosporin thế hệ
thứ 1, thế hệ thứ 2
- Aminoglycosid
(Aztreonam) + Metronidazol
or Clindamycin**
19
Thủ thuật can thiệp đường tiết niệu trên tại Việt Nam
Phương pháp Cơ quan
Chỉ định kháng
sinh dự phòng
Lựa chọn kháng sinh dự
phòng
Kháng sinh được thay thế
Thời gian
điều trị*
Tán sỏi ngoài cơ
thể
Tiết niệu-
sinh dục
Tất cả
- Fluoroquinolon
- TMP-SMX
- Aminoglycosid (Aztreonam®
) ±
Ampicillin
- Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2
- Amoxacillin/A-xít Clavulanic
≤24 giờ
Lấy sỏi thận qua
da
Tiết niệu-
sinh dục,
và da
Tất cả
- Cephalosporin thế hệ 1
hoặc 2
- Aminoglycosid
(Aztreonam®
) +
Metronidazol or
Clindamycin
- Ampicillin/Sulbactam
- Fluoroquinolon
≤24 giờ
Nội soi niệu
quản
Tiết niệu-
sinh dục
Tất cả
- Fluoroquinolon
- TMP-SMX
- Aminoglycosid (Aztreonam®
) ±
Ampicillin
- Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2
- Amoxacillin/A-xít Clavulanic
≤24 giờ
20
Sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi ở đường tiết niệu
Phương pháp Cơ quan
Chỉ định
kháng sinh dự
phòng
Lựa chọn kháng sinh dự
phòng
Kháng sinh được
thay thế
Thời gian
điều trị*
Phẫu thuật ở vùng âm
đạo (bao gồm cả phẫu
thuật
treo niệu đạo)
Tiết niệu- sinh dục,
da và Strep nhóm
B
Tất cả
- Cephalosporin thế hệ 1
hoặc 2
- Aminoglycosid
(Aztreonam®
) +
Metronidazol or
Clindamycin
- Ampicillin/Sulbactam
- Fluoroquinolon
≤24 giờ
Không tiếp cận đường
tiết
niệu
Da
Khi có yếu tố
nguy cơ
Cephalosporin thế hệ 1 - Clindamycin
1 liều
duy nhất
Tiếp cận đường tiết
niệu
Tiết niệu- sinh dục,
da
Tất cả
- Cephalosporin thế hệ 1
hoặc 2
- Aminoglycosid
(Aztreonam®
) +
Metronidazol or
Clindamycin
- Ampicillin/Sulbactam
- Fluoroquinolon
≤24 giờ
21
Phương pháp Cơ quan
Chỉ định
kháng sinh dự
phòng
Lựa chọn kháng sinh dự
phòng
Kháng sinh được
thay thế
Thời gian
điều trị*
Liên quan đến đường
ruột §§
Tiết niệu- sinh
dục, da, đường
ruột
Tất cả
- Cephalosporin thế hệ 2
hoặc 3
- Aminoglycosid
(Aztreonam®
) +
Metronidazol or
Clindamycin
- Ampicillin/Sulbactam
- Ticarcillin/A-xít
Clavulanic
- Pipercillin/Tazobactam
- Fluoroquinolon
≤24 giờ
Liên quan đến cấy
ghép bộ phận giả
Tiết niệu- sinh dục,
da
Tất cả
- Aminoglycosid
(Aztreonam®
) +
Cephalosporin thế hệ 1 hoặc
2 hay Vancomycin
- Ampicillin/Sulbactam
- Ticarcillin/A-xít
Clavulanic
- Pipercillin/Tazobactam
≤24 giờ
22
1.2.5. Vấn đề đề kháng kháng sinh
a. Nguồn gốc kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh đã được báo cáo xảy ra khi một loại thuốc mất khả năng ức
chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả. Vi khuẩn trở nên “kháng thuốc” và
tiếp tục nhân lên với sự hiện diện của các mức độ điều trị của kháng sinh [31]. Vi
khuẩn, khi sao chép ngay cả khi có mặt của kháng sinh, được gọi là vi khuẩn kháng
thuốc.
Thuốc kháng sinh thường có hiệu quả chống lại chúng, nhưng khi vi khuẩn trở
nên kém nhạy cảm hoặc kháng thuốc, nó đòi hỏi cao hơn nồng độ bình thường của
cùng loại thuốc để có tác dụng. Sự xuất hiện của kháng kháng sinh đã được quan sát
ngay sau khi giới thiệu các hợp chất chống vi trùng mới. Kháng kháng sinh có thể xảy
ra như một quá trình chọn lọc tự nhiên trong đó tự nhiên trao quyền cho tất cả các vi
khuẩn với một mức độ kháng thuốc ở mức độ thấp [27]. Ví dụ, một nghiên cứu đã xác
nhận rằng sulfamethoxazol và trimethoprim (TMP-SMZ), ampicillin và tetracyclin
thường được sử dụng trong năm qua, nhưng giờ đây không còn vai trò trong điều trị
bệnh tiêu chảy không do dịch tả ở Thái Lan [21]. Đồng thời, một nghiên cứu khác
được thực hiện ở Bangladesh cho thấy hiệu quả của các loại thuốc tương tự trong việc
điều trị chúng một cách hiệu quả [21]. Trên thực tế, tình trạng kháng thuốc đã được
ghi nhận ngay cả trước khi bắt đầu sử dụng kháng sinh trong việc chống nhiễm
trùng. Sử dụng kháng sinh không hợp pháp có trách nhiệm làm cho vi khuẩn kháng
thuốc. Kể từ khi giới thiệu sulfonamid vào năm 1937, sự phát triển của các cơ chế
kháng thuốc cụ thể đã kích thích sử dụng trị liệu của chúng. Tuy nhiên, kháng
sulfonamide đã được báo cáo vào những năm 1930, cho thấy cơ chế kháng thuốc
tương tự vẫn hoạt động ngay cả bây giờ, hơn 80 năm sau [12]. Trong vòng sáu năm kể
từ khi sản xuất các Aminoglycosid, các chủng Staphylococcus aureus kháng
Aminoglycosid đã được phát triển. Được giới thiệu vào năm 1961, methicillin là sản
phẩm đầu tiên trong số penicillinase kháng penicillinase tổng hợp nhắm mục tiêu các
chủng Staphylococcus aureus sản xuất penicillinase. Tuy nhiên, tình trạng kháng
methicillin đã được báo cáo ngay sau khi bắt đầu. Hơn nữa, mặc dù fluoroquinolons
được giới thiệu để điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm vào những năm 1980, nhưng
tình trạng kháng fluoroquinolons sau đó đã tiết lộ rằng những loại thuốc này cũng
được sử dụng để điều trị nhiễm trùng gram dương [9]. Kháng quinolon nổi lên như
23
một bước tiến của đột biến nhiễm sắc thể, đặc biệt là trong số các chủng kháng
methicillin. Gần đây nhất, các phân lập lâm sàng của Staphylococcus aureus (VRSA)
kháng vancomycin đã được tìm thấy vào năm 2002, sau 44 năm giới thiệu vancomycin
trên thị trường [43].
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nông nghiệp thường giống hoặc tương tự
với các hợp chất kháng sinh được sử dụng lâm sàng, việc sử dụng quá mức này cũng
có thể gây kháng thuốc. Chuỗi thức ăn có thể được coi là con đường lây truyền chính
của vi khuẩn kháng kháng sinh giữa quần thể động vật và người. Ở một số nước phát
triển, động vật nhận được kháng sinh trong thức ăn, nước hoặc đường tiêm có thể chịu
trách nhiệm mang kháng vi khuẩn đối với loại kháng sinh cụ thể đó. Ví dụ, việc sử
dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc làm chất kích thích tăng trưởng làm tăng sức đề
kháng kháng sinh. Bằng chứng gần đây cho thấy rằng thịt gia cầm hoặc thịt lợn có thể
là một nguồn có thể kháng quinolon - Escherichia coli tại các ngôi làng nông thôn ở
Barcelona, nơi một phần tư trẻ em được tìm thấy là người mang phân của các sinh vật
này. Tuy nhiên, những đứa trẻ này không bao giờ tiếp xúc với quinolon [43].
Phát triển kháng kháng sinh
Kháng sinh chiến đấu để loại bỏ vi khuẩn. Do đó, vi khuẩn có xu hướng có một
quá trình tự nhiên khuyến khích sức đề kháng. Quá trình kháng thuốc xảy ra thông qua
đột biến gen. Kháng sinh gây ra áp lực chọn lọc và các gen hoạt động liên quan đến áp
lực chọn lọc. Vi khuẩn sở hữu chất lượng để chuyển trực tiếp vật liệu di truyền lẫn
nhau bằng cách chuyển các plasmid, điều này biểu thị rằng chọn lọc tự nhiên không
phải là cơ chế duy nhất mà sự kháng thuốc tiến triển. Kháng sinh phổ rộng được quy
định trong bệnh viện như là một giải pháp cho nhiễm trùng bệnh viện; tuy nhiên, nó
làm tăng sức đề kháng [43].
Kháng sinh nói chung có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn trong thuộc địa. Tuy
nhiên, có thể tồn tại một nhóm vi khuẩn khác nhau bị đột biến gen có thể dẫn đến
kháng thuốc [7]. Mức độ nhiễm trùng kháng kháng sinh được tìm thấy có mối tương
quan chặt chẽ với mức độ tiêu thụ kháng sinh [17]. Sự phát triển của tình trạng kháng
thuốc cũng có thể xảy ra nếu người dùng không thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị
bằng kháng sinh theo quy định. Các vi khuẩn sau đó vẫn còn nguyên vẹn để có thêm
sức mạnh chống lại kháng sinh. Vi khuẩn có thể thu thập nhiều đặc điểm kháng thuốc
theo thời gian và có thể trở nên kháng nhiều loại kháng sinh. Ví dụ, kháng thuốc được
24
tìm thấy ở Staphylococci từ các đột biến nhiễm sắc thể, vận chuyển aminoglycosid
không hiệu quả vào vi khuẩn cũng như sửa đổi enzyme [30]. Một loại kháng sinh đơn
lẻ có thể không chỉ chọn kháng với một loại thuốc cụ thể. Kháng thuốc có thể xảy ra
với các hợp chất liên quan đến cấu trúc khác cùng loại. Ví dụ, kháng với tetracycline
có thể phải chịu kháng oxytetracyclin, chlortetracyclin, doxycyclin và minocyclin
[11]. Thuốc chống vi trùng sở hữu các gen kháng thuốc bảo vệ các sản phẩm kháng
khuẩn của chúng và các gen này đã phát triển kháng kháng sinh ngay cả trước khi
kháng sinh bắt đầu hoạt động cho mục đích điều trị. Các cơ chế khác nhau của kháng
thuốc thông thường được trình bày trong Bảng dưới đây.
Bảng 1.4. Bảng đại diện cho cơ chế kháng thuốc của kháng sinh thông thường [43]
Lớp kháng sinh Ví dụ Chế độ kháng chiến
β-Lactam Penicillin, Cephalosporin,
Penem, Monobactams
Thủy phân, bơm đẩy, thay đổi
đích tác động
Aminoglycosid Gentamicin, Streptomycin,
Spectinomycin
Phosphoryl hóa, acetyl hóa,
nucleotidyl hóa, bơm ngược,
thay đổi đích tác động
Glycopeptide Vancomycin, Teicoplanin Lập trình lại sinh tổng hợp
peptidoglycan
Tetracyclines Minocyclin, Tigecyclin Monooxygenation, bơm đẩy,
thay đổi đích tác động
Macrolide Erythromycin,
azithromycin
Thủy phân, glycosyl hóa,
phosphoryl hóa, bơm đẩy, thay
đổi đích tác động
Lincosamit Clindamycin Nucleotidylation, bơm đẩy,
thay đổi đích tác động
Streptogramin Synercid Carbon-Oxy lyase, acetyl hóa,
bơm đẩy, thay đổi đích tác
động
Oxazolidinone Linezolid Bơm đẩy, thay đổi đích tác
động
Phenicol Cloramphenicol Acetyl hóa, bơm đẩy, thay đổi
đích tác động
25
Quinolon Ciprofloxacin Acetyl hóa, bơm đẩy, thay đổi
đích tác động
Pyrimidines Trimethoprim Bơm đẩy, thay đổi đích tác
động
Sulfonamit Sulfamethoxazol Bơm đẩy, thay đổi đích tác
động
Rifamycins Rifampin ADP-ribosylation, bơm đẩy,
thay đổi đích tác động
Lipopeptid Daptomycin thay đổi đích tác động
Peptide cation Colistin thay đổi đích tác động, dòng
chảy
b. Hậu quả của kháng kháng sinh
Các sinh vật kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn. Đây không chỉ là mối
quan tâm trong phòng thí nghiệm mà còn trở thành mối đe dọa toàn cầu chịu trách
nhiệm cho số người chết cao và nhiễm trùng đe dọa tính mạng [29]. Hậu quả của các
bệnh nhiễm trùng này đang trầm trọng hơn trong các tình huống bất ổn như bất ổn dân
sự, bạo lực, nạn đói và thảm họa thiên nhiên [41]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
cảnh báo rằng thời kỳ hậu kháng sinh sẽ dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên và chấn
thương nhỏ có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không hành động chống lại kháng
kháng sinh. Vi khuẩn đa kháng thuốc gây tử vong nhiều hơn trên toàn thế giới. Hơn
63.000 người bệnh từ Hoa Kỳ chết hàng năm do nhiễm vi khuẩn mắc phải tại bệnh
viện [8]. Mỗi năm, ước tính 25.000 người bệnh tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng
nhiều loại thuốc (MDR) ở châu Âu [15]. Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với gánh
nặng nhiễm trùng Staphylococcus aureus (S. Aureus) bệnh viện khi các đợt phát tán vô
tính. Các chủng Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin đang lan nhanh
trên toàn cầu [30]. Chi phí ước tính do nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc có thể dẫn đến
chi phí chăm sóc sức khỏe thêm và mất năng suất [15]. Hầu hết các công ty dược
phẩm đã phân phối thuốc kháng sinh có thể không còn hiệu quả hoặc thiếu sự chấp
thuận theo quy định. Bằng chứng cho thấy việc sử dụng kháng sinh tăng có thể dẫn
đến mối liên quan tích cực với tỷ lệ vi sinh vật kháng thuốc cao hơn, trong khi việc sử
dụng kháng sinh giảm cho thấy tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn. Có bằng chứng rõ ràng
26
rằng người bệnh được điều trị bằng kháng sinh trong lịch sử có nhiều khả năng bị
kháng kháng sinh. Hơn nữa, sử dụng lại kháng sinh từ chu kỳ ban đầu sẽ đẩy nhanh cơ
chế kháng thuốc. Thuốc kháng sinh khuyến khích áp lực chọn lọc để vi khuẩn tiến hóa
khi dùng thường xuyên hoặc bất hợp lý. Các cá nhân và tiểu bang đóng một vai trò
trong sự tiến hóa của kháng kháng sinh. Ví dụ, tiêu thụ Clarithromycin và sức đề
kháng của nó tăng tương tự gấp bốn lần ở Nhật Bản giữa năm 1993 và 2000 so với các
nước khác [43].
c. Các vấn đề quy định liên quan đến kháng kháng sinh
Hướng dẫn quản lý quốc tế phù hợp cho thực hành kháng sinh hàng ngày vẫn
chưa có. Do đó, hướng dẫn quy định khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Một số quốc
gia đã hành động nhanh chóng đưa ra hướng dẫn, ví dụ như Vương quốc Anh, trong
khi các quốc gia khác vẫn chưa tiến tới các biện pháp can thiệp. WHO đã đưa ra các
khuyến nghị như trẻ em ở các nước đang phát triển rằng chỉ nên sử dụng kháng sinh để
điều trị tiêu chảy và bệnh tả nặng ra máu [44]. Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công
nghiệp, chúng ta đã thải lượng chất độc hữu cơ và vô cơ gia tăng vào các dòng suối,
sông, đại dương, đất liền và không khí. Trong ngành chăm sóc cá nhân, không có đủ
hướng dẫn để giám sát các sản phẩm vệ sinh tại nhà có khả năng gây nguy cơ kháng
thuốc cao hơn vì những sản phẩm này chứa nồng độ kháng khuẩn cao [43].
Với rất nhiều bằng chứng, không có phạm vi để bỏ qua tình trạng kháng kháng
sinh toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể phổ biến hơn khi tiêu thụ kháng sinh được tìm
thấy cao hơn. Thiếu quy định và kiểm soát trong việc sử dụng kháng sinh là nổi bật và
cần phải được nhắm mục tiêu vào một khả năng toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển
có nguy cơ cao nhất. Giá kháng sinh thấp, dễ có sẵn và sử dụng kháng sinh không cần
thiết đang gây ra gánh nặng nhiều hơn ở các nước đang phát triển [28]. Việc sử dụng
kháng sinh tương đối không được kiểm soát giữa các quốc gia nơi không có bảo hiểm
y tế toàn cầu cho công dân của mình [42]. Do đó, việc sử dụng thuốc không hợp lý đã
trở thành một mối quan tâm chính. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Vương
quốc Anh, trong số những người tham gia, 11,3% cho biết họ không hoàn thành khóa
học kháng sinh cuối cùng theo quy định. Khi được hỏi về lý do tại sao không tuân thủ
khóa học, 65% số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy tốt hơn hoặc quên uống thuốc
kháng sinh kịp thời [40].
27
Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe cộng đồng nhiều mặt
này. Một vấn đề bao gồm tất cả không chỉ liên quan đến nhân viên lâm sàng và nhà vi
trùng học, mà là nhân viên dịch vụ, các bên liên quan trong ngành, chuyên gia và công
chúng. Nghiên cứu phải thực hiện các bước cần thiết để giải quyết thách thức phức tạp
này. Nhận thức xã hội, động lực, cam kết trong các lĩnh vực có trách nhiệm, các quy
tắc và quy định nghiêm ngặt phải được ưu tiên. Hơn nữa, chúng ta cần hành động kết
hợp để sử dụng kháng sinh đúng cách, thực hành quản lý tốt nhất và thay đổi hành vi
trong tất cả các ngành mà sau đó chúng ta có thể chống lại gánh nặng y tế công cộng
này. Áp dụng công nghệ hiện đại có thể giúp người bệnh dùng kháng sinh kịp
thời. Hiện nay, siêu vi khuẩn khét tiếng nhất là vi khuẩn Gram dương Staphylococcus
aureus. Tác nhân gây bệnh này thật đáng sợ khi khả năng kháng kháng sinh của nó
đang tăng lên đáng kể. Với một lịch sử thân mật gắn bó chặt chẽ với con người,
Staphylococcus aureus bị sợ hãi và đôi khi, bị hiểu lầm. Những xu hướng này đang
gây ra tỷ lệ kháng thuốc cao hơn dẫn đến những nguy cơ sắp xảy ra đối với sức khỏe
con người. Đáng chú ý, sự bất hợp lý được quan sát thấy trong việc sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi. Động vật được cho dùng kháng sinh để tăng trưởng nhanh hơn
và điều trị dự phòng bệnh. Các quy định nghiêm ngặt và được thi hành trong ngành
nông nghiệp là cần thiết để hạn chế các tác động gợn có hại [43].
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đang trở nên mạnh mẽ mỗi ngày. Nhiễm trùng
vẫn còn khi kháng sinh tăng sức đề kháng; thất bại điều trị là phổ biến do kháng kháng
sinh và kháng đa thuốc, ví dụ như bệnh lao. Các loại kháng sinh mới và hiệu quả mà
không có khả năng kháng vi khuẩn được biết đến đang có nhu cầu cao. Các thủ tục
điều trị thay thế đang được xem xét để chống lại nhiễm trùng vi khuẩn. Miễn dịch thụ
động hoặc sử dụng kháng thể để không được tiêm chủng để ngăn ngừa nhiễm trùng do
vi khuẩn đã được tìm thấy có hiệu quả [25]. Một biện pháp can thiệp hiệu quả khác là
liệu pháp phage, trong khi vi khuẩn được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn gây bệnh
[33]. Nhiều loại thuốc chống vi trùng mới hơn để chống lại tình trạng kháng kháng
sinh đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Các chiến lược can thiệp không chỉ
nhắm vào các mục tiêu mà còn nhắm vào các mạng lưới sinh học có thể giúp tạo ra các
liệu pháp kháng khuẩn mới. Các liệu pháp kết hợp kết hợp kháng sinh với phage tăng
cường kháng sinh đã chứng minh tiềm năng trở thành một biện pháp can thiệp kháng
khuẩn đầy hứa hẹn [13].
28
d. Kháng kháng sinh trên các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc có nguy cơ tăng kết quả lâm
sàng và tử vong tồi tệ hơn, và tiêu thụ nhiều tài nguyên chăm sóc sức khỏe hơn so với
người bệnh bị nhiễm các chủng vi khuẩn không kháng cùng loại.
Kháng với Klebsiella pneumoniae - vi khuẩn đường ruột phổ biến có thể gây
nhiễm trùng đe dọa tính mạng - đến một phương pháp điều trị cuối cùng (kháng sinh
carbapenem) đã lan rộng đến tất cả các khu vực trên thế giới. K. pneumoniae là một
nguyên nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu và
nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và người bệnh đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ở một số quốc gia,
vì kháng thuốc, kháng sinh carbapenem không có tác dụng ở hơn một nửa số người
được điều trị nhiễm trùng K. pneumoniae.
Tình trạng kháng E. coli đối với một trong những loại thuốc được sử dụng rộng
rãi nhất để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (kháng sinh fluoroquinolon) là rất phổ
biến. Có nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, nơi điều trị này hiện không hiệu quả
ở hơn một nửa số người bệnh.
Thất bại điều trị trong lần điều trị cuối cùng của thuốc điều trị bệnh lậu (kháng
sinh cephalosporin thế hệ thứ ba) đã được xác nhận tại ít nhất 10 quốc gia (Úc, Áo,
Canada, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh
và Bắc Ireland).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã cập nhật các hướng dẫn điều trị bệnh
lậu để giải quyết tình trạng kháng thuốc mới nổi. Các hướng dẫn mới của WHO không
khuyến nghị quinolon (một nhóm kháng sinh) để điều trị bệnh lậu do mức độ kháng
thuốc lan rộng. Ngoài ra, hướng dẫn điều trị nhiễm trùng chlamydia và giang mai cũng
được cập nhật.
Kháng thuốc hàng đầu để điều trị nhiễm trùng do Staphlylococcus aureus
Sica gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng tại các cơ sở y tế và cộng đồng cộng đồng là
phổ biến. Những người bị MRSA (Staphylococcus aureus kháng methicillin) được ước
tính có nguy cơ tử vong cao hơn 64% so với những người có dạng nhiễm trùng không
kháng thuốc.
Colistin là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các bệnh nhiễm trùng đe dọa
tính mạng do Enterobacteriaceae gây ra có khả năng kháng nhóm carbapenem. Kháng
29
với colistin gần đây đã được phát hiện ở một số quốc gia và khu vực, làm cho nhiễm
trùng do vi khuẩn như vậy không thể điều trị được.
1.3. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang là một bệnh viện có lịch sử phát triển lâu
đời, bệnh viện đang phát triển ngày càng đầy đủ hơn và chăm sóc sức khỏe nhân dân
tốt hơn:
+ Trước năm 1975 bệnh viện Long Xuyên sau đó đổi tên thành Trung tâm Y tế
toàn khoa Long Xuyên, lúc này có 420 giường bệnh.
+ Sau năm 1975 Trung tâm được đổi tên thành bệnh viện đa khoa An Giang rồi
sau đó đổi tên thành bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, lúc này bệnh viện có 500
giường sau đó tăng lên 650 giường, đến năm 2002 bệnh viện có số giường là 754
giường. Từ năm 2005, bệnh viện có số giường là 900, tổng số nhân sự là 984 người,
trình độ đại học là 213 người. Năm 2006, bệnh viện có số giường tăng lên thành 900
giường bệnh, tổng nhân sự 1000 người, trình độ đại học 216.
+ Năm 2007, với bệnh viện 900 giường, tổng số nhân sự 1094 người, trình độ đại
học 225 người, trong đó có 04 tiến sỹ (TS. Nguyễn Văn Sách, giám đốc bệnh viện, TS
Trần Thị Phi La, Phó giám đốc, TS Nguyễn Ngọc Rạng, phó giám đốc, TS Dương
Diệu, trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp), 12 thạc sỹ, 70 CKI, 04 CKII.
Về cơ sở vật chất: là một Bệnh viện đa khoa An Giang 17 khoa lâm sàng và 05
khoa cận lâm sàng và có 06 phòng chức năng. với các khoa lâm sàng – cận lâm sàng
gồm: khoa cấp cứu, khoa Hồi sức, khoa Nội, Tim Mạch lão học, Nhiễm, Lao, Tâm
thần, Da liễu, Y học cổ truyền, Nhi, Phụ Sản, Ngoại, Chấn thương Chỉnh hình, Phẫu
thuật – Gây mê, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Dược, Xét nghiệm, Chẩn đoán
Hình ảnh, Giải phẫu bệnh, Chống Nhiễm khuẩn. 06 phòng chức năng: phòng kế hoạch
tổng hợp, vật tư thiết bị y tế, Điều dưỡng, hành chánh quản trị, Tổ chức cán bộ, Tài
chính kế toán [1].
Về diện tích cơ sở: Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang có diện tích xây dựng
là 23.930m2
. Trong đó công trình chiếm 10.042,67 m2
, diện tích khu điều trị bình quân
trên 10 m2
/giường bệnh. Ngoài ra các hạng mục công trình phụ như: nhà đại thể, nhà
xe công vụ, nhà vệ sinh phục vụ thân nhân người bệnh, nhà xe công viên chức, nhà
phát điện dự phòng, bể chứa nước, kho trữ Oxy và vườn hoa cây cảnh, trong đó diện
tích cây xanh 400 m2
, chiếm 1,67%.
30
Về trang thiết bị và dụng cụ Y tế: Ngoài các trang thiết bị cơ bản, Bệnh viện còn
trang bị các máy hiện đại như CT scanner, Siêu âm Doppler màu, Siêu âm 03 chiều,
máy giúp thở, máy nội soi, Phẫu thuật Nội soi, Monitoring, máy chụp x-quang di động
và cố định, ghế nha, máy xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiếu,
Hematorit, máy phun khí dung, máy đo điện tim. Bệnh viện có 06 phòng mổ, có một
phòng mổ Nội soi riêng. Các chuyên khoa lẽ như: Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt
được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chẩn đoán và
điều trị.
Về quản lý: Bệnh viện sử dụng phầm mềm Medisoft 2003 quản lý người bệnh và
hồ sơ bệnh án.
Từ đây đến cuối năm 2007: Bệnh viện sẽ trang bị thêm máy siêu âm trắng đen,
siêu âm màu, các máy lọc thận nhân tạo, máy đo mật độ xương tại Bệnh viện và hoàn
chỉnh các dịch vụ xét nghiệm.
Từ 2007 đến 2010: Sẽ cũng cố và phát triển thêm kỹ thuật lâm sàng các chuyên
khoa Phẫu thuật Nội soi, khoa Ngoại Niệu, khoa Nội thần kinh, Thận nhân tạo, định
hướng phát triển khoa Nam, khoa Nội tiết. Phát triển phòng tư vấn dinh dưỡng và nhà
ăn dinh dưỡng cung cấp các chế độ ăn theo bệnh lý cho khoa Dinh dưỡng [1].
Ngày 29-04-2016, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang tổ chức khánh thành
cơ sở mới, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng tọa lạc tại số 60 Ung Văn khiêm ,
phường,Phường Mỹ Phước Thành phố Long Xuyên,Tỉnh An Giang.
Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang là một Bệnh viện hạng II, với quy mô
600 giường,cao 9 tầng,sân thượng có bãi đỗ trực thăng,diện tích sàn xây dựng 2.806
mét vuông nằm trên mặt bằng rộng 4.6 ha;hiện có 34 khoa và phòng chức năng với
đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại ,công tác khám chữa bệnh được quản lý bằng phần
mềm FPT.Các khoa lâm sàng gồm:Khoa cấp cứu,Khoa ICU,Dược,Nội,Ngoại,Tim
mạch lão học,Nhiễm,Lao,Ngoại tiết niệu,Nội thận,Nội thần kinh,Tiêu hóa-huyết học
Trong hơn 10 năm qua,trang thiết bị y tế của bệnh viện được đầu tư từ nhiều
nguồn:Dự án hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trang bị cho bệnh viện 63
thiết bị,Dự án Bệnh viện 600 giường đã trang bị 103 thiết bị,ngân sách ngành y tế tỉnh
trang bị cho bệnh viện rất nhiều thiết bị và từ nguồn ngân sách của bệnh viện là gần
300 thiết bị.
Các thiết bị y tế này đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân
trong Tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh bạn lân cận nói chung.
31
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang
Địa chỉ: 60 Ung Văn Khiêm, Phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh
An Giang
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2019.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả hồ sơ bệnh án có sử dụng kháng sinh của những người bệnh nội trú được
chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu phân loại theo mã phân loại bệnh tật (ICD-10), nhập
viện điều trị tại khoa Ngoại niệu của bệnh viện đa Khoa Trung tâm An Giang giai
đoạn từ 01-12/2019.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Người bệnh được chẩn đoán Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu được điều trị tại bệnh
viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019;
Bảng 2.1. Các mã ICD-10được lấy trong nghiên cứu
ICD Tên bệnh
A54.0
Bệnh lậu ở đường niệu - sinh dục dưới không có áp xe quanh
niệu đạo hoặc các tuyến
A54.1
Bệnh lậu ở đường niệu - sinh dục dưới có áp xe quanh niệu đạo
và các tuyến
A54.2
Viêm phúc mạc tiểu khung do lậu và nhiễm trùng niệu - sinh
dục khác do lậu
A56.0 Bệnh do chlamydia ở đường niệu - sinh dục dưới
A56.1
Viêm phúc mạc tiểu khung và các cơ quan niệu - sinh dục khác
do chlamydia
A56.2 Bệnh do chlamydia ở đường niệu - sinh dục, không đặc hiệu
32
N10 Viêm mô kẽ ống thận cấp
N11 Viêm mô kẽ ống thận mạn
N12 Viêm mô kẽ ống thận, không xác định cấp hay mạn
N20 Sỏi thận và niệu quản
N21 Sỏi đường tiết niệu dưới
N22
Sỏi đường tiết niệu trong các bệnh đã được phân loại ở phần
khác
N23 Cơn đau quặn thận không xác định
N30 Viêm bàng quang
N34 Viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo
N39.0 Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu
N45 Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn
N83.59
Nhiễm trùng và phản ứng viêm do dụng cụ giả, cấy ghép và mô
ghép trong hệ tiết niệu
Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp mắc NKĐTN tại bệnh viện không có đầy đủ thông tin đề thực
hiện các phép thống kê mô tả;
- Các người bệnh từ cơ sở y tế khác chuyển đến, người bệnh xin xuất viện trước
khi có kết quả điều trị;
- Người bệnh bỏ, trốn viện.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị
nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm
2019.
Nội dung 2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường
tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019.
33
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình thực hiện
Hình 2.1. Quy trình thực hiện
Nghiên cứu được tiến hành như sau:
Bước 1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ nguồn là dữ liệu bệnh viện: các thông tin người bệnh
được thu thấp từ bệnh án được lấy theo biểu mẫu lấy số liệu trong phụ lục.
Bước 2. Tổng hợp dữ liệu
Dữ liệu đã được thu thập ở bước 1 sẽ được nhập vào phần mềm Microsoft Excel
2010, tiến hành mã hóa và lọc dữ liệu.
Bước 3. Tạo các biến số
Tạo và mô tả các biến số dự kiến sử dụng
Bước 2.
Tổng hợp dữ liệu
Bước 1.
Thu thập dữ liệu
Bước 3.
Tạo các biến số
Bước 4.
Phân tích dữ liệu
- Tạo và mô tả các biến số dự kiến sử dụng
- Tổng hợp dữ liệu vào Microsoft Excel
2010
- Dữ liệu về nhân khẩu học của người bệnh
- Dữ liệu về sử dụng thuốc và kháng sinh
- Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Microsoft
Excel 2010, SPSS 20.0
- Mô tả đặc điểm người bệnh trong các đợt
điều trị
- Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh trên
người bệnh NKĐTN
34
Bước 4. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, SPSS 20.0
Số liệu được thu thập qua hình thức là sử dụng bệnh án của người bệnh điều trị
tại bệnh viện.
2.4.2. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị
nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
trong năm 2019 (Mục tiêu 1)
Hình thức thu thập: hồi cứu số liệu bệnh viện từ hồ sơ bệnh án của người bệnh
NTN đã điều trị NTN tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019.
Các số liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án bao gồm
- Các thông tin cơ bản của người bệnh:
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Nơi cư trú
- Tiền sử mắc bệnh, …
Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh nhiễm trùng niệu được
trình bày theo phương pháp thống kê mô tả, cụ thể:
Bảng 2.2. Thông tin chung của người bệnh nhiễm trùng niệu
Biến số Định nghĩa biến Ghi chú
Giới tính
Biến phân loại
1 = Nam
2 = Nữ
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
Tuổi Biến số định lượng
Tuổi = năm nghiên cứu
(2019) - năm sinh
Nhóm tuổi
Biến phân loại
1 = 18 - <20 tuổi
2 = 21 - < 40 tuổi
3 = 41 - < 60 tuổi
4 = ≥ 60 tuổi
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
Phân loại bệnh
Biến phân loại
1 = Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng
2= viêm bể thận cấp
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
35
Biến số Định nghĩa biến Ghi chú
3= Viêm bang quang
4= Viêm mào tinh hoàn
5= Viêm niệu đạo không do lậu
6= không rõ
Số thủ thuật sử dụng Biến liên tục
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
Mức bảo hiểm y tế
Biến phân loại, có 4 giá trị
0 = 0%
1 = 80%
2 = 95%
3 = 100%
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
Nơi sống
Biến phân loại, có 2 giá trị
0 = Thành thị
1 = Nông thôn
Dữ liệu trong hồ sơ
bệnh án
2.4.3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường
tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục
tiêu 2)
Theo dõi hồ sơ bệnh án
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu bệnh viện: truy cập vào hồ sơ bệnh án của người bệnh của bệnh viện.
Tất cả những người tham gia thu thập số liệu phải được sự đồng ý của người
bệnh sau khi được thông báo phỏng vấn và quyền truy cập hồ sơ bệnh án liên quan.
Dữ liệu thu thập bao gồm:
- Đặc điểm nhân khẩu (mã người bệnh, bệnh kèm, mã ICD lúc nhập viện, lúc ra
viện)
- Triệu chứng lâm sàng của NKĐTN, các xét nghiệm cận lâm sàng
- Kháng sinh được chỉ định
- Số lượng đơn thuốc sử dụng (mỗi ngày xem là một đơn thuốc)
- Số lượt sử dụng kháng sinh là tổng số kháng sinh được kê trong các đơn thuốc
của người bệnh trong quá trình điều trị
- Đường sử dụng kháng sinh
36
- Hiệu quả của điều trị kháng sinh bước đầu, chuyển đổi kháng sinh và hiệu quả
chung của toàn đợt điều trị.
2.4.5. Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS
20.0 nhằm xác định:
Các đặc điểm của dân số tham gia nghiên cứu
- Các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới)
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Nơi cư trú
- Bệnh kèm
- Tiền sử mắc nhiễm trùng niệu
- Mức độ nặng của nhiễm trùng niệu
- Kháng sinh sử dụng trước khi nhập viện
- Các đặc điểm lâm sàng
- Các xét nghiệm cận lâm sàng
Các kháng sinh sử dụng
- Loại kháng sinh
- Đường sử dụng
- Theo đổi thay đồi kháng sinh
- Phối hợp kháng sinh
Phân tích hồi quy logistic để đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố. Sử dụng
phép kiểm χ2
và Fisher’s exact test để so sánh 2 tỷ lệ. Mọi khác biệt được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.5. HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC
Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng tham gia
nghiên cứu đồng thời đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm An Giang đồng ý phê duyệt thực hiện đề tài. Các thông tin cá nhân
được đảm bảo bí mật, đồng thời nghiên cứu cam kết các thông tin cá nhân thu thập chỉ
phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa để
tránh tiết lộ thông tin của người tham gia.
37
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH BỆNH
NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát toàn bộ số bệnh án của người bệnh điều trị nội
trú tại Ngoại Thận trong năm 2019. Có tổng số 637 bệnh án được thu thập trong thời
gian nghiên cứu, nhưng số bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu chỉ là 552 (trong đó
85 bệnh án bao gồm các người bệnh khong6day926 đủ thông tin nghiên cứu, các
trường hợp chuyển viện đến). Nghiên cứu tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng
sinh trên 552 bệnh án này.
3.1.1. Độ tuổi
Sau khi tiến hành khảo sát tuổi cho thấy người bệnh điều trị nội trú tại khoa chủ
yếu từ 20 tuổi trở lên, trong đó độ tuổi từ 41 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,38%), độ
tuổi ≤ 20 hiếm gặp nhất (1,45%). Người bệnh lớn tuổi nhất là 87 tuổi và nhỏ nhất là 16
tuổi. Độ tuổi trung bình của người bệnh được khảo sát là 48,2 ± 14,4
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi
Độ tuổi Số người bệnh Tỷ lệ (%)
≤ 20 8 1,45
21 - 40 143 25,91
41 - 60 245 44,38
> 60 156 28,26
Tuổi cao nhất 87
Tuổi thấp nhất 18
Trung bình 48,2 ± 14,4
38
3.1.2. Giới tính
Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy trên nhóm 552 người bệnh bị NKĐTN cho thấy
nam giới ít bị mắc bệnh NKĐTN hơn nữ với 219 người bệnh bị mắc so với 333 người
bệnh ở nữ giới. Tỷ lệ này thấp hơn xấp xỉ 1,5 lần so với nữ giới. Phép kiểm Fisher cho
thấy sự khác biệt tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.1.3. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp
Trong số 552 người bệnh tham gia nghiên cứu có sử dụng kháng sinh, tỷ lệ người
bệnh có sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng và viêm thận bể thận cấp chiếm tỷ lệ cao nhất
với tỷ lệ lần lượt là 41,3% và 40% tương ứng với lượng người bệnh lần lượt là 228 và
221 người bệnh. Tỷ lệ người mắc viêm bàng quang cũng đáng chú ý với 10,87% (60
người). Nghiên cứu cũng tìm ra chỉ có một số ít người bệnh mắc viêm mào tinh hoàn
và viêm niệu đạo không do lậu. Đáng chú ý là có tới 5,43% số người bệnh chưa xác
định rõ được bệnh nhiễm khuẩn.
219, 39.67%
333, 60.33%
Nam
Nữ
39
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
STT Tên bệnh n Tỷ lệ (%) P-value
1 Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng
228
41,30
P<0,001
2 Viêm thận bể thận cấp
221
40,04
3 Viêm bàng quang
60
10,87
4 Viêm mào tinh hoàn
10
1,81
5 Viêm niệu đạo không do lậu 3 0,54
6 Không rõ
30
5,43
Tổng
552 100,00
3.1.4. Các thủ thuật được tiến hành tại khoa
Hình 3.2. Số lượng người bệnh NKĐTN có sử dụng thủ thuật (N=552)
Số người bệnh có trải qua thủ thuật chiếm 50,7% nhóm người bệnh nghiên cứu,
tương ứng với 280 người bệnh. Kết quả khảo sát số lượng thủ thuật trên nhóm người
189
44 38
9
0
100
200
1 2 3 ≥ 4
Số lượng thủ thuật
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdfBÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
jackjohn45
 
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữQuy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
letranganh
 
su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
 su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220 su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
Vân Thanh
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
SoM
 
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họngĐề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009vinhvd12
 
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đHiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcrSử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAODỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
SoM
 
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dânSự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vnHướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
Chia se Y hoc
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
Man_Ebook
 
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
SoM
 
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bv
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bvQuản trị kinh doanh : Khoa dược bv
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bvNgan Nguyen
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
SoM
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdfBÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
BÀI GIẢNG KHÁNG SINH.pdf
 
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữQuy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
 
su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
 su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220 su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
su dung khang sinh hop ly trong dieu tri nhiem khuan cong dong gsk 190220
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
 
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họngĐề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
 
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009
Dacdiembenhcum A(H1 N1 H5 N1)2009
 
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đHiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcrSử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAODỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
 
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dânSự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vnHướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần...
 
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE...
 
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bv
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bvQuản trị kinh doanh : Khoa dược bv
Quản trị kinh doanh : Khoa dược bv
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện t...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 

More from Man_Ebook

Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdfXây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
Man_Ebook
 
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdfXây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
Man_Ebook
 
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdfXây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
Man_Ebook
 
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdfTriển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
Man_Ebook
 
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdfTriển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
Man_Ebook
 
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdfThiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
Man_Ebook
 
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdfThiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
Man_Ebook
 
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdfThiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
Man_Ebook
 
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdfThiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
Man_Ebook
 
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOODBÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
Man_Ebook
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdfXây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
Xây dựng và thiết kế Web bán đặc sản Tây Bắc.pdf
 
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdfXây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
Xây dựng mô hình học sâu để phát hiện biển số xe tại Trường Đại học Phenikaa.pdf
 
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdfXây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên cho mạng nội bộ.pdf
 
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdfTriển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
Triển khai ứng dụng Open Educat cho hệ thống quản lý thư viện.pdf
 
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdfTriển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
Triển khai dịch vụ Firewall-as-a-service (FWAAS) trên nền tảng openstack.pdf
 
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdfThiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
Thiết kế, xây dựng và quản lý website bán hàng.pdf
 
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdfThiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
Thiết kế website bán máy tính cho công ty laptop Bách Phương.pdf
 
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdfThiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán đồ chơi.pdf
 
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdfThiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
Thiết kế và xây dựng website bán điện thoại.pdf
 
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOODBÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
BÁO CÁO MARKETING CUỐI KÌ CÔNG TY ORIJEN DOG AND CAT FOOD
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
LinhChu679649
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
LinhTrn115148
 
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
NguynNgcHuyn27
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - KẾT NỐI TRI THỨC ...
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
 
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
4. Lý luận nhận thức.pptx ở hanu nhé, học triết thầy thiệu
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 DÙNG CHUNG 3 SÁCH...
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VIỆT DŨNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH AN GIANG TRONG NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VIỆT DŨNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH AN GIANG TRONG NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG Mã số : 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.DS. VÕ QUANG TRUNG CẦN THƠ, 2020
  • 3. i LỜI CÁM ƠN Cho phép em gửi lời cảm ơn đặc biệt đến: Thầy TS.DS. VÕ QUANG TRUNG, người đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin trân trọng gửi lời cám ơn đến: Quý Thầy Cô trong hội đồng, Thầy/Cô phản biện đã dành thời gian để nhận xét và góp ý cho luận văn của em được hoàn thiện hơn. Và xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy TS.DS. Võ Quang Trung – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã hướng dẫn em những bước đầu tiên trong nghiên cứu khoa học cũng như giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm đề tài. Thầy GS.TS.DS. Bùi Tùng Hiệp – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Toàn thể Quý Thầy cô Đại học Tây Đô đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt năm học tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt luận văn. Con xin cảm ơn ba mẹ, những người thân, những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp con vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Dược Khoa. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự nỗ lực nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự tận tình góp ý của Quý thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả thực hiện luận văn NGUYỄN VIỆT DŨNG
  • 4. ii TÓM TẮT Bối cảnh: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh xảy ra phổ biến gây tác động xấu đối kinh tế và là gánh nặng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Trong môi trường bệnh viện, các tác nhân gây NKĐTN rất phổ biến, nhưng chúng có thể điều trị bằng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị NKĐTN tại Bệnh viện Đa khoa An Giang. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019 trên đối tượng là người bệnh nội trú tại Khoa Tiết niệu phân loại theo mã phân loại bệnh tật ICD-10. Kết quả: Nghiên cứu này đã đánh giá 552 người bệnh có độ tuổi trung bình là 48,2 ± 14,4 tuổi. Những người bệnh này đã được cấp 2.992 đơn thuốc và được điều trị bằng 5.177 lượt kháng sinh. Có 130 trường hợp phải chuyển sang kháng sinh khác nhau trong quá trình điều trị. Hơn 52% đơn thuốc chỉ sử dụng một loại kháng sinh, đặc biệt có 27 đơn thuốc được kê với bốn loại kháng sinh trở lên. Kết hợp chất ức chế beta- lactam và kháng sinh nhóm beta-lactam trong điều trị được sử dụng phổ biến nhất. Kết luận: Nghiên cứu là tiền đề đánh giá toàn diện việc sử dụng và phối hợp kháng sinh trong viện đối với NKĐTN, giúp cơ quan quản lý quản lý hiệu quả hơn việc sử dụng kháng sinh. Từ khóa: Kháng sinh, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Giang
  • 5. iii ABSTRACT Urinary tract infection (UTI) is a commonly occurring disease that imposes a considerable burden on healthcare sectors all over the world. UTI-causing agents proliferate in hospital environments, but this condition can be treated entirely through the appropriate use of antibiotics. UTI is among the top five diseases worldwide that entail large-scale antibiotic treatment. This study was aimed at investigating antibiotic use as part of UTI treatment in An Giang General Hospital (AGGH) in Vietnam. This cross-sectional research was conducted from January to September 2019, with the medical records of inpatients at the Department of Urology as sources of data. Eighteen codes from the International Classification of Diseases, Tenth Revision, were referred to during the collection of data on diagnosis. The data were analyzed via descriptive statistical calculations run on Microsoft Excel 2010. This study assessed 552 eligible patients with an average age of 48.2±14.4. These patients were issued 2,992 prescriptions and treated with 5,177 antibiotics. The most frequently contracted disease was urolithiasis with infection. Among the cases, 130 switched to different antibiotics over the course of treatment. More than 52% of the prescriptions advised the use of one antibiotic, whereas 27 prescriptions directed the administration to use four or more antibiotics. The most common treatment combination comprised beta- lactam and beta-lactamase inhibitors. Antibiotic use at AGGH requires a comprehensive assessment because of the overuse of such medications in the institution. Keywords: Antibiotic, Urinary tract infection, An Giang General Hospital
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang trong năm 2019” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện và được sự hướng dẫn khoa học của TS.DS. VÕ QUANG TRUNG. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực không sao chép của bất cứ luận văn nào và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả thực hiện luận văn NGUYỄN VIỆT DŨNG
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ..............................................................................ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................x MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ..............3 1.1.1. Định nghĩa.......................................................................................................3 1.1.2. Phân loại .........................................................................................................4 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của NKĐTN................................................5 1.1.4. Triệu chứng NKĐTN......................................................................................7 1.1.5. Biến chứng NKĐTN.......................................................................................8 1.1.6. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.............................................................8 1.1.7. Phòng chống NKĐTN ..................................................................................11 1.1.8. Chẩn đoán và điều trị....................................................................................11 1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ...............................................................................................................13 1.2.1. Định nghĩa và phân loại kháng sinh .............................................................13 1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới..................................................14 1.2.3. Sự nhạy cảm của kháng sinh trên thế giới....................................................17 1.2.4. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong thủ thuật can thiệp đường tiết niệu dưới tại Việt Nam............................................................................................................18 1.2.5. Vấn đề đề kháng kháng sinh.........................................................................22 1.3. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG...........29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................31 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................31 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................31 2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................31 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................31
  • 8. vi 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................32 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................33 2.4.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................33 2.4.2. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục tiêu 1) ............................................................................................................34 2.4.3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục tiêu 2)....35 2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................35 2.4.5. Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu.........................................36 2.5. HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC....................................................................................36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37 3.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH BỆNH NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA................................................................................................37 3.1.1. Độ tuổi ..........................................................................................................37 3.1.2. Giới tính........................................................................................................38 3.1.3. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp.....................................38 3.1.4. Các thủ thuật được tiến hành tại khoa ..........................................................39 3.1.5. Đặc điểm chức năng thận..............................................................................40 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU................................................................40 3.2.1. Danh mục các kháng sinh được sử dụng tại khoa ........................................40 3.2.2. Phân bổ kháng sinh theo bệnh ......................................................................43 3.2.3. Tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm ...............................................................47 3.2.4. Sự đổi kháng sinh .........................................................................................48 3.2.5. Sự phối hợp kháng sinh ................................................................................53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........................................................................................58 4.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ........58 4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA ...................................59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................62 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................62 5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................63
  • 9. vii 5.2.1. Hạn chế của đề tài.........................................................................................63 5.2.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ...............................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65 PHỤ LỤC ......................................................................................................................xi
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu...........................................................4 Bảng 1.2. Phân loại NKĐTN theo xét nghiệm lâm sàng ..............................................12 Bảng 1.3. Phân loại các nhóm kháng sinh.....................................................................14 Bảng 1.4. Bảng đại diện cho cơ chế kháng thuốc của kháng sinh thông thường [43] ..24 Bảng 2.1. Thông tin chung của người bệnh nhiễm trùng niệu......................................34 Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi .......................................................................37 Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.......................39 Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo chức năng thận.....................................................40 Bảng 3.4. Danh mục và tần suất sử dụng của các kháng sinh nhóm Aminoglycosid, 5- nitro-imidazol, peptid ....................................................................................................43 Bảng 3.5. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm thận bể thận cấp ...............................44 Bảng 3.6. Sử dụng kháng sinh cho điều trị sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng ...................45 Bảng 3.7. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm bàng quang.......................................46 Bảng 3.8. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm niệu đạo không do lậu......................47 Bảng 3.9. Sử dụng kháng sinh cho điều trị viêm tinh hoàn ..........................................47 Bảng 3.10. Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng đầu tiên .........................................50 Bảng 3.11. Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng thứ 2..............................................51 Bảng 3.12. Danh mục các cặp phối hợp 2 kháng sinh ..................................................55 Bảng 3.13. Danh mục các cặp phối hợp 3 kháng sinh ..................................................56 Bảng 3.14. Danh mục các cặp phối hợp trên 3 kháng sinh ...........................................56
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới liên quan đến chăm sóc sức khỏe [39] .......................................................................................................................................14 Hình 1.2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới.với các nhiễm trùng cộng đồng [39]15 Hình 1.3. Sự nhạy cảm của các kháng sinh trên thế giới [26].......................................17 Hình 2.1. Quy trình thực hiện........................................................................................33 Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới........................................................................38 Hình 3.2. Số lượng người bệnh NKĐTN có sử dụng thủ thuật (N=552)......................39 Hình 3.3. Phân loại các nhóm kháng sinh sử dụng trong điều trị NKĐTN ..................41 Hình 3.4. Số lượt sử dụng kháng sinh nhóm betalactam...............................................41 Hình 3.5. Số lượt sử dụng kháng sinh nhóm quinolon..................................................42 Hình 3.6. Đặc điểm về đường dùng kháng sinh ............................................................48 Hình 3.7. Phân bố tỷ lệ đổi kháng sinh trên người bệnh...............................................49 Hình 3.8. Phân bố số lần chuyển đổi sử dụng kháng sinh.............................................49 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ thay đổi kháng sinh theo thới gian...........................................51 Hình 3.10. Tỷ lệ phân bố về hình thức chuyển đổi sử dụng kháng sinh.......................52 Hình 3.11. Phân bố số lượng kháng sinh có trong 1 đơn thuốc ....................................53 Hình 3.12. Phân bố các nhóm phối hợp kháng sinh......................................................54
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) CFU Colony Forming Units Đơn vị hình thành khuẩn lạc EAU European Association of Urology Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu FDA Food and Drug Administration Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ IDSA Infectious Diseases Society of America Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ MRSA Methicillin-resistant Staphylococcus aureus Staphylococcus aureus kháng methicillin TMP-SMZ sulfamethoxazol và trimethoprim WHO World Health Oranization NKĐTN Urinary Tract Infections Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ICD International Statistical Classification of Diseases Mã phân loại bệnh tật KS Antibiotics Kháng sinh Clcr Creatinine Clearance Độ thanh thải Creatinin USD US Dollar Đô la Mỹ VK Bacteria Vi khuẩn TM Tĩnh Mạch TB Tiêm Bắp
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là loại nhiễm trùng phổ biến, liên quan đến các bộ phận bao gồm hệ thống tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận [10]. NKĐTN có thể mắc từ độ tuổi mới sinh đến lúc tuổi già, đặc biệt là ở nữ, gây gánh nặng to lớn với sự phát triển của xã hội với hơn 7 triệu ca nhập viện mỗi năm [10, 14]. Các nghiên cứu đã chứng minh dịch tể NKĐTN có thể liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác và khu vực sinh sống [18]. Ở Singapore, 4% phụ nữ trẻ tuổi bị ảnh hưởng và tỷ lệ mắc tăng lên 7% ở tuổi 50 [20]. Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ mắc NKĐTN cao gấp 30 lần so với nam giới, trong đó gần một nửa trong số họ trải qua ít nhất một NKĐTN trong suốt cuộc đời của họ [14]. Trong số các NKĐTN mắc phải trong bệnh viện, khoảng 75% có liên quan đến ống thông tiểu, 15-25% người bệnh nhập viện được đặt ống thông tiểu trong thời gian nằm viện [10]. Theo thống kê của Bộ Y tế Singapore, tổng cộng 4.144 người bệnh nhập viện tại Singapore trong năm 2015 do NKĐTN, với thời gian nằm viện trung bình là từ 2-8 ngày [32] nhằm mục đích tập trung vào quản lý NKĐTN ở người lớn. Mặc dù nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng được coi là lành tính, chúng có ý nghĩa y tế và tài chính đáng kể ước tính khoảng 1,6 tỷ Đô la Mỹ (USD) mỗi năm [14]. Kháng kháng sinh đã được báo cáo xảy ra khi một loại thuốc mất khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả. Vi khuẩn trở nên “kháng thuốc” và tiếp tục nhân lên với sự hiện diện của các mức độ điều trị của kháng sinh [31]. Vi khuẩn, khi sao chép ngay cả khi có mặt của kháng sinh, được gọi là vi khuẩn kháng thuốc. Vì đề kháng kháng sinh nên sự lựa chọn kháng sinh ban đầu trong điều trị phải dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về tác nhân gây bệnh trong nhóm tuổi của người bệnh, sự nhạy cảm với kháng sinh trong khu vực thực hành, tình trạng lâm sàng của người bệnh và theo dõi trong điều trị của người bệnh [19, 35]. Nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009 cho thấy NKĐTN gây ra bởi các trực khuẩn gram âm như E. coli (42%), Enterococcus spp. (17%), Klebsiella spp. (12,8%), Pseudomonas spp. (8,2%) và Acinetobacter spp. (5,6%). Đây là những trực khuẩn đề kháng kháng sinh cao như với tỷ lệ đáng báo động E. coli (64%), K. pneumoniae (66%) và Enterobacter (46%) [6]. Ngoài ra, các kháng sinh phát minh mới ngày càng ít vì vậy việc sử dụng kháng sinh hợp lý là điều kiện tiên quyết để đảm
  • 14. 2 bảo nguồn kháng sinh trong tương lai. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tuy nhiên tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thì nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài này với mục tiêu như sau: Mục tiêu chung Khảo sát đặc điểm người bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh của người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019. Mục tiêu cụ thể 1. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019. 2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 1.1.1. Định nghĩa Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC - Centers for Disease Control and Prevention) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh nhiễm trùng liên quan đến bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. NKĐTN là loại nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất được báo cáo cho mạng an toàn chăm sóc sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ [10] . Theo BYT Singapore Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng bàng quang, hay viêm bàng quang, là loại nhiễm trùng tiểu phổ biến nhất. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận, nó được gọi là viêm bể thận, nghiêm trọng hơn [20]. Phụ nữ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng tiểu, do sự ngắn của niệu đạo nữ, gần hậu môn hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu tái phát sau khi mãn kinh do nồng độ estrogen giảm, làm giảm số lượng vi khuẩn Lactobacilli, vi khuẩn thân thiện với người sống ở âm đạo của phụ nữ dễ thụ thai và ngăn chặn các vi khuẩn khác xâm nhập vào niệu đạo. Ngoài ra, sau khi mãn kinh, lớp niêm mạc của đường tiết niệu trở nên mỏng hơn, làm giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở Singapore, khoảng bốn phần trăm phụ nữ trẻ tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng. Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi đến bảy phần trăm sau 50 tuổi. Trong sáu tháng đầu đời, nhiễm trùng tiểu thường gặp ở trẻ trai vì nhiều nam giới sinh ra có bất thường về cấu trúc của đường tiết niệu. Sau đó, nhiễm trùng tiểu thường gặp ở nữ giới [20]. Nước tiểu thường vô trùng, nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật (thường là vi khuẩn từ ruột) bám vào niệu đạo và bắt đầu nhân lên. Nhiễm trùng có thể vẫn còn ở đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang) hoặc nó có thể di chuyển cao hơn đến thận. NKĐTN cũng có thể lây truyền qua đường tình dục [5].
  • 16. 4 1.1.2. Phân loại Hệ thống phân loại khác nhau của NKĐTN tồn tại. Được sử dụng rộng rãi nhất là những nghiên cứu được phát triển bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) [22], Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) [36], cũng như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) [38]. Các hướng dẫn về NKĐTN hiện tại thường sử dụng khái niệm NKĐTN không biến chứng và phức tạp với một số sửa đổi. Năm 2011, Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu (EAU) đã đề xuất hệ thống phân loại ORENUC dựa trên biểu hiện lâm sàng của NKĐTN, mức độ giải phẫu của NKĐTN, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phân loại các yếu tố nguy cơ và sự sẵn có của liệu pháp kháng khuẩn thích hợp [23]. Bảng 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu Phân loại Định nghĩa Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp (Uncomplicated Urinary Tract Infections) Cấp tính, lẻ tẻ hoặc tái phát thấp (viêm bàng quang không biến chứng) và / hoặc trên (viêm bể thận không viến chứng) NKĐTN, giới hạn ở những phụ nữ không mang thai không có bất thường về giải phẫu và chức năng có liên quan trong đường tiết niệu hoặc bệnh lý [16]. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp (Complicated Urinary Tract Infections) Tất cả NKĐTNs đó đang không được xác định như không biến chứng. Có nghĩa là trong một nghĩa hẹp NKĐTNs ở một người bệnh với một tăng cơ hội của một phức tạp khóa học: tức là tất cả nam giới, mang thai phụ nữ, người bệnh có liên quan giải phẫu hoặc bất thường về chức năng của đường tiết niệu, ống thông niệu đạo, bệnh thận, và / hoặc với khác đồng thời bệnh liên quan miễn dịch cho ví dụ, bệnh đái tháo đường [16]. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát (Recurrent Urinary Tract Infections) Tái phát các biến chứng và / hoặc trường hợp xảy ra phức tạp hơn của NKĐTNs, với một tần số của ít nhất ba lần với NKĐTN/năm hoặc hai lần NKĐTNs trong các cuối cùng sáu tháng [16].
  • 17. 5 Phân loại Định nghĩa Nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến ống thông (Catheter- associated Urinary Tract Infections) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có liên quan đến ống thông (CA- NKĐTN) được định nghĩa là nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra ở người có đường tiết niệu hiện đang được đặt ống thông hoặc đã đặt ống thông trong vòng 48 giờ [16]. Nhiểm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu (Urosepsis) Nhiễm khuẩn huyết (NKH) từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) được xem là nhiễm khuẩn khởi phát từ đường tiết niệu, sau đó vi khuẩn vào dòng máu gây ra những triệu chứng toàn thân. Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng được định nghĩa bằng việc xác định kết quả của cấy máu và cấy nước tiểu có cùng một tác nhân gây bệnh [16]. 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của NKĐTN a. Tác nhân gây về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện Môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong xác định tác nhân gây NKÐTN bệnh viện. Các tác nhân thường là do E. coli, Klebsiella spp., Proteus mirabilis, staphylococci, các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác, Pseudomonas aeruginosa và enterococci [24, 34]. Ðặt ống thông niệu đạo - bàng quang là một yếu tố nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện, đặc biệt trong các trường hợp tắc nghẽn đường tiết niệu. Khoảng 20% người bệnh nằm viện phải đặt ống thông niệu đạo - bàng quang, và từ đây có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết [5, 24, 34]. Các tác nhân khác Các tác nhân ít gặp hơn bao gồm các trực khuẩn Gram âm như Acinetobacter và Alcaligenes spp., các Pseudomonas spp. khác, Citrobacter spp., Garnerella vaginalis, và các streptococci tiêu huyết beta. Các tác nhân Mycobacteria, Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Campylobacter spp., Haemophilus influenzae, Leptospira, và một số Corynebacterium (như C. renale) là hiếm gặp hơn. Salmonella
  • 18. 6 có thể phân lập được từ nước tiểu trong giai đoạn sớm của bệnh thương hàn và kết quả nuôi cấy này phải được thông báo khẩn cấp cho bác sĩ lâm sàng biết để điều trị đặc hiệu thương hàn. Tác nhân denovirus type 11 và 21 đã được ghi nhận là tác nhân gây viêm bàng quang xuất huyết ở trẻ em [24, 34, 37]. b. Con đường nhiễm bệnh Vi khuẩn xâm nhập và gây NKÐTN qua hai con đường: ngược dòng hay theo đường máu. Con đường ngược dòng thường được ghi nhận ở nữ vì cấu tạo giải phẫu niệu đạo ngắn và/hay sinh hoạt tình dục, tuy nhiên NKÐTN ngược dòng do đặt dụng cụ qua niệu đạo như ống thông niệu đạo - bàng quang là rất dễ xảy ra cho cả nam lẫn nữ và là nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện. Tác nhân gây NKÐTN ngược dòng thường là trực khuẩn Gram âm đường ruột và các tác nhân khác có nguồn gốc từ hệ tiêu hoá và có khả năng quần cư ở vùng quanh miệng niệu đạo. Trong bệnh viện, các tác nhân này thường từ môi trường bệnh viện rồi quần cư ở da và hệ tiêu hóa của người bệnh nằm viện sau đó quần cư tại vùng quanh miệng niệu đạo của người bệnh [34, 37]. Con đường NKÐTN từ máu là hậu quả của nhiễm khuẩn huyết vì bất cứ nhiễm khuẩn huyết nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn ở thận, đặc biệt đối với một số tác nhân xâm lấn như Staphylococcus aureus hay Salmonella spp. Các tác nhân như nấm men (Candida albicans), M. tuberculosis, Salmonella spp., hay S. aureus là những tác nhân nếu phân lập được từ nước tiểu thì có thể là chỉ điểm nguy cơ viêm thận bể thận do con đường NKÐTN từ máu. NKÐTN từ máu có thể chiếm 5% NKÐTN nói chung [34, 37]. Các yếu tố thuộc về người bệnh và yếu tố vi khuẩn Những yếu tố giúp thuận lợi cho NKĐTN xảy ra trên người bệnh bao gồm các thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, trong thời kỳ mãn kinh; tình huống phải nhịn tiểu lâu làm mở khúc nối niệu quản - bàng quang tạo cơ hội nhiễm khuẩn ngược dòng, hay hoạt động tình dục tạo cơ hội vi khuẩn cư trú xâm nhập qua miệng niệu đạo[34, 37]. Ðối với tác nhân vi khuẩn, đã có những ghi nhận cho thấy chỉ có một số type huyết thanh của vi khuẩn E. coli là có khả năng quần cư mạnh ở quanh miệng niệu đạo và xâm nhập đường tiết niệu gây NKĐTN ngược dòng[34, 37]. Bên cạnh đó, một số yếu tố độc lực giúp vi khuẩn bám dính vào vùng sinh dục niệu đạo đã được xác nhận, bao gồm adhesins, sản xuất alpha - hemolysin, chất kháng
  • 19. 7 tác động giết vi khuẩn của huyết thanh. Tầm quan trọng của yếu tố giúp vi khuẩn bám dính cũng được tìm thấy trên các vi khuẩn như Proteus spp., Klebsiella spp., và S. saprophyticus. Ngoài ra, vi khuẩn Proteus spp. với khả năng tiết urease gây thủy phân urea trong nuớc tiểu đã làm cho nuớc tiểu bị kiềm hoá dễ dẫn đến độc cho thận và gây nguy cơ sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn. Cuối cùng, yếu tố giúp vi khuẩn di động cũng tạo thuận lợi cho vi khuẩn ngược dòng và kháng nguyên nang cũng là một yếu tốc độc khác vì giúp vi khuẩn chống được thực bào [34, 37]. Các yếu tố nguy cơ khác của nhiễm khuẩn đường tiết niệu [20] • Tắc nghẽn bàng quang hoặc niệu đạo, dẫn đến nước tiểu bị mắc kẹt • Đưa dụng cụ vào đường tiết niệu (chẳng hạn như đặt ống thông hoặc soi bàng quang) • Mang thai • Sự hiện diện của một tình trạng y tế tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh thận giảm đau hoặc bệnh thận trào ngược • Quan hệ tình dục, có thể làm tăng nguy cơ viêm bàng quang ở phụ nữ vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo • Tuổi - người cao tuổi có nguy cơ bị viêm bàng quang do bàng quang bị trống không hoàn toàn liên quan đến các tình trạng như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), viêm tuyến tiền liệt và hẹp niệu đạo • Thiếu chất lỏng đầy đủ • Đại tiện không tự chủ • Ứ đọng nước tiểu (bẫy nước tiểu) do bất động hoặc nghỉ ngơi kéo dài trên giường 1.1.4. Triệu chứng NKĐTN Sau đây là các triệu chứng nhiễm trùng NKĐTN ở nam và nữ [20]: • Đi tiểu đau (cảm giác nóng rát) • Nước tiểu nóng và có mùi hôi • Máu trong nước tiểu; nước tiểu đục / đục • Sốt (đôi khi bị ớn lạnh) • Bụng dưới đau • Tăng tần suất muốn qua nước tiểu
  • 20. 8 • Buồn nôn và / hoặc nôn • Đau lưng (viêm bể thận hoặc nhiễm trùng thận) Các triệu chứng bổ sung có thể liên quan đến bệnh này [20]: • Quan hệ tình dục đau đớn • Đau dương vật • Đau sườn • Mệt mỏi • Nôn • Thay đổi hoặc nhầm lẫn về tâm thần (thường là dấu hiệu duy nhất của nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra đối với người cao tuổi). 1.1.5. Biến chứng NKĐTN Nếu viêm bàng quang không được điều trị thành công, nhiễm trùng có thể di chuyển lên trên gây tổn thương thận. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào máu và điều này có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng máu. Sàng lọc và chẩn đoán NKĐTN Thử nghiệm đầu tiên để chẩn đoán NKĐTN là phân tích mẫu nước tiểu, tìm kiếm sự hiện diện của nitrit và tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, cần nuôi cấy nước tiểu để xác định vi khuẩn để xác định chẩn đoán. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở một số nhóm nhất định, chẳng hạn như trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành, có thể yêu cầu các phương pháp điều tra đặc biệt [20]. 1.1.6. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu Việc chọn lựa kháng sinh trong NKĐTN và thời gian điều trị kháng sinh phải xét đến các yếu tố sau: - Hoạt phổ của kháng sinh kháng lại vi khuẩn đã biết hoặc vi sinh vật có khả năng lây bệnh nhất. - NKĐTN đơn thuần hoặc phức tạp. - Tiềm năng, các biến cố bất lợi của thuốc và chi phí. - Thuốc kháng sinh tác động lên hệ vi khuẩn của ruột và âm đạo và sinh thái vi khuẩn bệnh viện. Độ nhạy cảm của vi sinh vật sẽ rất thay đổi ở những người bệnh đã tiếp xúc với các kháng sinh kể cả người bệnh nội trú và ngoại trú. Vì vậy các bác sĩ lâm sàng cần nắm bắt kịp thời những thay đổi về ảnh hưởng của việc dùng kháng sinh
  • 21. 9 trên hệ sinh thái vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh theo thời gian [3, 5]. - NKĐTN có thể được trị khỏi với những thuốc đạt nồng độ điều trị chỉ trong nước tiểu. Điều trị khỏi NKĐTN phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh trong nước tiểu hơn là trong huyết thanh. Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ nhạy cảm của vi sinh vật với nồng độ kháng sinh đạt được trong nước tiểu. Khi có nhiễm khuẩn huyết đồng thời xảy ra với NKĐTN, nồng độ kháng sinh đạt được trong máu rất quan trọng và cần điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch (LE: 1b). - Người bệnh NKĐTN có sốt cao, lạnh run và tăng bạch cầu máu cần điều trị kháng sinh khời đầu bằng đường tĩnh mạch, được hướng dẫn bằng phết nhuộm gram nước tiểu. - Người bệnh NKĐTN trên cần điều trị kháng sinh từ 10 ngày đến 2 tuần. - Những người bệnh NKĐTN trên đơn thuần, kháng sinh trị liệu có thể được chuyển từ đường tĩnh mạch sang đường uống sau khi hết sốt vài ngày. Nhóm kháng sinh Fluoroquinolons có thể dùng mở rộng trong trường hợp này. Những người bệnh chọn lọc không nhiễm độc, giảm miễn dịch, có thai hoặc ói mửa có thể điều trị ban đầu bằng đường uống. - Vi khuẩn phải được thanh lọc khỏi nước tiểu trong vòng 24 đến 48 giờ sau điều trị, nếu vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu, kháng sinh trị liệu nên được thay đổi dựa trên kết quả nhạy cảm của kháng sinh. - Người bệnh nhiễm khuẩn mắc phải từ cộng đồng của đường tiết niệu trên có kết quả nhuộm gram với vi khuẩn gram âm cần được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Những kháng sinh phổ rộng được khuyến cáo có thể là cephalosporins thế hệ 3, aztreonam, và ureidopenicillins (LE:2a, GR: B). - Người bệnh vẫn còn sốt hoặc nhiễm độc mặc dù đã trị liệu với kháng sinh thích hợp, nên tìm những ổ áp xe quanh thận hoặc áp xe của vỏ thận. - Những người bệnh viêm thận bể thận do nhiễm khuẩn mắc phải từ bệnh viện, có bệnh sử nhiễm khuẩn tái đi tái lại hoặc nhiễm khuẩn lần đầu với vi khuẩn kháng thuốc, điều trị kháng sinh ban đầu phải là một kháng sinh phổ rộng kháng được vi khuẩn Pseudomonas (LE:2a, GR:B). Khi đã có kết quả vi khuẩn học và thử nghiệm nhạy cảm của kháng sinh, có thể điều chỉnh kết quả điều trị.
  • 22. 10 - Nhiễm nấm candida đường tiết niệu cũng thường gặp ở người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh đái tháo đường hoặc người bệnh đã có điều trị kháng sinh trước đó. - NKĐTN với đa vi khuẩn có thể gặp ở người bệnh có sỏi thận, áp xe thận mạn, đặt ống thông niệu đạo – bàng quang, hoặc người bệnh có lỗ rò bàng quang với ruột hoặc rò bàng quang âm đạo. - Những người bệnh có suy thận, cần thiết phải điều chỉnh liều kháng sinh cho những kháng sinh thải trừ chủ yếu qua thận mà không có cơ chế thải trừ khác. Khi có suy thận, thận có thể không đủ khả năng cô đặc kháng sinh trong nước tiểu, tắc nghẽn đường tiết niệu cũng có thể làm giảm nồng độ kháng sinh trong nước tiểu, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thải trừ vi khuẩn trong nước tiểu. - Liệu trình ngắn ngày (3 ngày) cho NKĐTN dưới (viêm bàng quang ở người bệnh nữ trẻ) có hiệu quả như liệu trình 7- 14 ngày. Người bệnh nam bị viêm bàng quang nói chung được điều trị kháng sinh ít nhất 7 ngày vì có liên quan đến các yếu tố gây biến chứng, đặc biệt viêm tuyến tiền liệt. - Viêm bàng quang ở phụ nữ lớn tuổi chưa được nghiên cứu nhiều. phụ nữ lớn tuổi có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang có thể được điều trị 3 ngày với Fluoroquinolons hoặc Cotrimoxazole. Tái phát sau 3 ngày điều trị nên được xem xét những chứng cứ của NKĐTN trên và hướng dẫn điều trị như đã mô tả ở trên nên được theo dõi. - Phụ nữ có thai có khuẩn niệu không triệu chứng được xem là có nguy cơ xảy ra viêm thận bể thận sau khi có thai. Một số nghiên cứu đã ghi nhận có sư liên quan giữa khuẩn niệu không triệu chứng trong giai đoạn thai kỳ và sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân, tiền sản giật. Vì vậy sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu ở người có thai dù có triệu chứng hay không, phải được điều trị và theo dõi tích cực hơn những trường hợp khác. - Trong điều trị NKĐTN, không đủ chứng cứ chứng minh kháng sinh diệt khuẩn có hiệu quả hơn kháng sinh kìm khuẩn. Điều trị phối hợp không chọn lọc đồng thời nhiều kháng sinh không cho kết quả tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn điều trị từng kháng sinh đơn lẻ có trong phối hợp kháng sinh. - Kháng sinh dùng trong điều trị NKĐTN bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi pH nước tiểu. Kiềm hóa nước tiểu làm tăng hoạt tính của nhóm kháng sinh Aminoglycosids
  • 23. 11 (streptomycin, kanamycin, gentamicin, tobramycin, amikacin), benzylpenicillin, và erythromycin). Toan hóa nước tiểu tăng hoạt tính của tetracycline, nitrofurantoin, và methenamine mandelate [5]. 1.1.7. Phòng chống NKĐTN Các biện pháp phòng ngừa bao gồm [20]: • Uống nhiều nước hàng ngày • Uống nước ép nam việt quất (hoặc bổ sung vitamin C) để axit hóa nước tiểu • Đi tiểu ngay lập tức khi có sự thôi thúc • Lau từ trước ra sau sau khi đi đại tiện để tránh nhiễm bẩn từ hậu môn • Làm sạch vùng sinh dục sau khi giao hợp • Tránh các chất lỏng gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như rượu, nước ép cam quýt và caffeine Trong số các NKĐTN mắc phải trong bệnh viện, khoảng 75% có liên quan đến ống thông tiểu, đó là một ống được đưa vào bàng quang qua niệu đạo để dẫn lưu nước tiểu. Từ 15-25% người bệnh nhập viện được đặt ống thông tiểu trong thời gian nằm viện. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất để phát triển NKĐTN liên quan đến ống thông (CANKĐTN) là việc sử dụng ống thông tiểu kéo dài. Do đó, ống thông chỉ nên được sử dụng cho các chỉ định thích hợp và nên được loại bỏ ngay khi không còn cần thiết [20]. 1.1.8. Chẩn đoán và điều trị Triệu chứng cận lâm sàng Tùy vào vị trí NKĐTN mà người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau như: - NKĐTN dưới: thường liên quan với số lần đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt, tiểu khó, đau khi đi tiểu. Nhiễm khuẩn bàng quang còn có biểu hiện tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau tức vùng trên xương mu hay vùng bụng dưới [5]. - NKĐTN trên: thường có đau vùng hông lưng và các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi [5]. Xét nghiệm vi sinh Trong trường hợp nghi ngờ NKĐTN cấp tính hay mạn tính, có triệu chứng hay không có triệu chứng, bác sĩ lâm sàng đều nên cho cho chỉ định cấy nước tiếu để tìm vi khuẩn, và nên yêu cầu người bệnh cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu.
  • 24. 12 Thời điểm lấy nước tiểu: tốt nhất phải lấy nước tiểu trước khi người bệnh dùng kháng sinh. Mẫu nước tiểu: có thể lấy ở giữa dòng, lấy trực tiếp từ bàng quang (chỉ nên thực hiện khi không thể lấy được giữa dòng do người bệnh không tự đi tiểu được), hoặc lấy nước tiểu từ người bệnh thường trực mang ống thông. Các xét nghiệm sàng lọc Khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm Gram: Rất có giá trị khi số luợng vi khuẩn là = 105 cfu/ml. Ðếm bạch cầu trong nước tiểu: Nếu người bệnh có trên 400.000 bạch cầu đa nhân thải ra trong nước tiểu trong mỗi giờ thì có thể thấy được khoảng 8 tế bào bạch cầu/ml nước tiểu và có thể kết luận được người bệnh NKÐTN [5]. Phát hiện nitrate reductase, leukocyte esterase, catalase: Dựa trên nguyên tắc là các vi khuẩn gây NKÐTN thường có enzyme nitrate reductase, catalase và khi NKÐTN thì sẽ có bạch cầu trong nuớc tiểu nên sẽ có hiện diện enzyme leukocyte catalase [5]. Cấy nước tiểu: là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định NKĐTN. Lưu ý là mẫu nước tiểu gửi cấy phải được lấy, bảo quản và chuyên chở đúng cách để tránh nhiễm bẩn và tránh vi khuẩn bị tăng sinh, hoặc bị giảm số lượng trước khi nuôi cấy [5]. Bảng phân loại NKĐTN dựa trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Bảng 1.2. Phân loại NKĐTN theo xét nghiệm lâm sàng Phân loại Lâm sàng Vi Sinh lâm sàng NKĐTN cấp đơn thuần ở nữ; viêm bàng quang cấp đơn thuần ở nữ Tiểu khó, gắt, và lắt nhắt, đau trên xương mu Không có triệu chứng 4 tuần trước khi xuất hiện Không sốt hay đau hông ≥10 bạch cầu/mm3 ≥103 CFU /ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS Viêm thận bể thận cấp đơn thuần Sốt, ớn lạnh Đau hông khi khám Loại trừ các chẩn đoán khác ≥10 bạch cầu/ml ≥104 cfu/ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS
  • 25. 13 Không có tiền sử hay lâm sàng về bất thường tiết niệu NKĐTN phức tạp Có kết hợp bất kỳ các triệu chứng liệt kê trên Có một hay nhiều yếu tố kèm với NKĐTN phức tạp* ≥10 bạch cầu/mm3 ≥105 cfu/ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS ở nữ ≥104 cfu/ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS ở nam hoặc lấy qua ống thông thẳng ở nữ NKĐTN không triệu chứng Không có triệu chứng tiết niệu ≥10 bạch cầu/mm3 ≥105 cfu/ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS khảo sát cách nhau >24 giờ *Có NKĐTN ở nam, có đặt ống thông niệu đạo - bàng quang thường trực hay ngắt khoảng, có thể tích nước tiểu tồn dư > 100ml, có bệnh l tắc nghẽn tiết niệu, có bất thường tiết niệu, đạm máu cao (urea máu cao, kể cả không có bất thường cấu trúc) và ghép thận (xem thêm chương tổng quan NKĐTN phức tạp). 1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 1.2.1. Định nghĩa và phân loại kháng sinh Kháng sinh được định nghĩa là những chất kháng khuẩn (antimicrobial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [3]. Tuy nhiên, theo định nghĩa hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon. Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như trong bảng sau.
  • 26. 14 Bảng 1.3. Phân loại các nhóm kháng sinh Beta–lactam Tetracyclin (thế hệ 1 và 2) Aminoglycosid Peptid (glycopeptid, polypeptid, lipopeptid) Macrolid Quinolon (thế hệ 1 và các fluoroquinolon – thế hệ 2, 3, 4) Lincosamid Các nhóm kháng sinh khác (sulfonamid, oxazolidinon, 5 – nitroimidazol,…). Phenicol 1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới Hình 1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới liên quan đến chăm sóc sức khỏe [39]
  • 27. 15 Hình 1.2. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên thế giới.với các nhiễm trùng cộng đồng [39] Năm nhóm bệnh lý hàng đầu được chỉ định kháng sinh là: (1) Viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới, (2) Nhiễm trùng da và mô mềm, (3) Nhiễm trùng trong ổ bụng, (4) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, (5) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên – chiếm 45,9% tổng số người bệnh được điều trị có chỉ định kháng sinh. Viêm phổi là nhóm bệnh sử dụng kháng sinh phổ biến nhất, chiếm 19,2% trong tổng số người bệnh được điều trị kháng sinh trên toàn thế giới. Có 45,6% các trường hợp được kê đơn thuốc kháng sinh do các bệnh nhiễm trùng cộng đồng. Sử dụng kháng sinh đặc trị theo tác nhân cho các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc được ghi nhận phổ biến hơn so với nhiễm trùng cộng đồng (36,9% so với 20,9%) [39]. NKĐTN đứng thứ 4 trên tổng số các bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ đáng kể trong việc sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet 2018 cho thấy tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay với sự kết hợp của penicillin với một chất ức chế β-lactamase là loại
  • 28. 16 kháng sinh được chỉ định thường xuyên nhất, nhất là tại các nước khu vực Bắc Âu và Tây Âu (và đặc biệt là ở các bệnh viện tại Bỉ). Các loại cephalosporin thế hệ thứ ba, chủ yếu là ceftriaxone, là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, và các nước thuộc khu vực phía nam và đông Châu Âu cho cả bệnh nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế. Có một tỷ lệ chỉ định kháng sinh không phù hợp trong việc sử dụng ceftriaxone thường xuyên ở những khu vực này [39]. Fluoroquinolons là kháng sinh được kê đơn phổ biến thứ ba, trong đó sử dụng levo-floxacin thường được sử dụng ở các bệnh viện ở thuộc khu vực Bắc Mỹ và Đông Á và Nam Á (chủ yếu là viêm phổi) và ciprofloxacin ở Tây Âu (chủ yếu là viêm bàng quang) và một số nước khác ở Châu Âu. Sự khác biệt rõ rệt về sử dụng levofloxacin được ghi nhận ở Châu Mỹ (12,8% ở Bắc Mỹ so với 1,2% ở Mỹ Latinh) và Châu Á (7,4% ở Đông và Nam Á so với 0,9% ở khu vực Tây và Trung Á). Sự khác biệt về giá và khả năng tiếp cận với thuốc Fluoroquinolons có thể là lý do làm ngăn cản việc sử dụng thuốc này ở một số quốc gia, ngoài ra, còn do sự khác biệt trong quy định về sử dụng kháng sinh khác nhau giữa mỗi nước [39]. Vancomycin có tần suất sử dụng cao đáng kể ở các bệnh viện khu vực Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh. Việc sử dụng vancomycin với tần suất cao này có thể được giải thích bởi tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) cao được báo cáo ở các bệnh viện khu vực Mỹ Latinh. Carbapenems, chủ yếu là meropenem, được sử dụng rộng rãi ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á, do tần suất cao nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm có lactamase mở rộng [39].
  • 29. 17 1.2.3. Sự nhạy cảm của kháng sinh trên thế giới Hình 1.3. Sự nhạy cảm của các kháng sinh trên thế giới [26] Hình 1.3 cho thấy hiệu quả của một số loại kháng sinh đường uống chống lại E. coli trong UTI không biến chứng mắc phải tại cộng đồng. Do fosfomycin và nitrofurantoin chưa được đưa vào công thức kháng khuẩn của nhiều viện nghiên cứu, nên rất khó để đạt được dữ liệu về tính nhạy cảm trước đó. Hơn nữa, vì lịch sử thất vọng trong kết quả in vitro khi bắt đầu thử nghiệm độ nhạy cảm với fosfomycin, việc sử dụng thuốc đã bị hạn chế ở Mỹ và ở nhiều quốc gia khác. Điều thú vị là, các loại thuốc cũ này đã trở nên quan trọng hơn vì độ nhạy cảm cao của E. coli với các loại thuốc này trong thời đại kháng kháng sinh. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những kháng sinh này có hiệu quả trên 90 ~ 95% ở hầu hết các khu vực được nghiên cứu, mặc dù có thể không có cách nào để dự đoán việc giảm sử dụng các thuốc này trong điều trị NKĐTN [26].
  • 30. 18 1.2.4. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong thủ thuật can thiệp đường tiết niệu dưới tại Việt Nam Phương pháp Cơ quan Chỉ định kháng sinh dự phòng Lựa chọn kháng sinh dự phòng Kháng sinh được thay thế Thời gian điều trị* Rút dẫn lưu ngoài Tiết niệu- sinh dục Có yếu tố nguy cơ Fluoroquinolon - TMP-SMX¶ - Aminoglycosid (Aztreonam) ± Ampicillin - 1st/2nd gen. Cephalosporin - Amoxacillin/A-xít Clavulanic ≤24 giờ¶ Chụp bàng quang có cản quang, niệu động học, nội soi bàng quang- niệu quản đơn giản Tiết niệu- sinh dục Có yếu tố nguy cơ § - Fluoroquinolon - TMP-SMX - Aminoglycosid (Aztreonam) ± Ampicillin - 1st/2nd gen. Cephalosporin - Amoxacillin/A-xít Clavulanic ≤24 giờ Nội soi bàng quang- niệu quản có thao tác (manipulate i-on) Tiết niệu- sinh dục Tất cả Fluoroquinolon TMP- SMX - Aminoglycosid (Aztreonam) ± Ampicillin - 1st/2nd gen. Cephalosporin - Amoxacillin/A-xít Clavulanic Brachytherapy hay Cryothera py tuyến tiền liệt Da Chưa rõ Cephalosporin thế hệ 1 - Clindamycin** ≤24 giờ Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng Đường tiêu hóa Tất cả - Fluoroquinolon - Cephalosporin thế hệ thứ 1, thế hệ thứ 2 - Aminoglycosid (Aztreonam) + Metronidazol or Clindamycin**
  • 31. 19 Thủ thuật can thiệp đường tiết niệu trên tại Việt Nam Phương pháp Cơ quan Chỉ định kháng sinh dự phòng Lựa chọn kháng sinh dự phòng Kháng sinh được thay thế Thời gian điều trị* Tán sỏi ngoài cơ thể Tiết niệu- sinh dục Tất cả - Fluoroquinolon - TMP-SMX - Aminoglycosid (Aztreonam® ) ± Ampicillin - Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 - Amoxacillin/A-xít Clavulanic ≤24 giờ Lấy sỏi thận qua da Tiết niệu- sinh dục, và da Tất cả - Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 - Aminoglycosid (Aztreonam® ) + Metronidazol or Clindamycin - Ampicillin/Sulbactam - Fluoroquinolon ≤24 giờ Nội soi niệu quản Tiết niệu- sinh dục Tất cả - Fluoroquinolon - TMP-SMX - Aminoglycosid (Aztreonam® ) ± Ampicillin - Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 - Amoxacillin/A-xít Clavulanic ≤24 giờ
  • 32. 20 Sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi ở đường tiết niệu Phương pháp Cơ quan Chỉ định kháng sinh dự phòng Lựa chọn kháng sinh dự phòng Kháng sinh được thay thế Thời gian điều trị* Phẫu thuật ở vùng âm đạo (bao gồm cả phẫu thuật treo niệu đạo) Tiết niệu- sinh dục, da và Strep nhóm B Tất cả - Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 - Aminoglycosid (Aztreonam® ) + Metronidazol or Clindamycin - Ampicillin/Sulbactam - Fluoroquinolon ≤24 giờ Không tiếp cận đường tiết niệu Da Khi có yếu tố nguy cơ Cephalosporin thế hệ 1 - Clindamycin 1 liều duy nhất Tiếp cận đường tiết niệu Tiết niệu- sinh dục, da Tất cả - Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 - Aminoglycosid (Aztreonam® ) + Metronidazol or Clindamycin - Ampicillin/Sulbactam - Fluoroquinolon ≤24 giờ
  • 33. 21 Phương pháp Cơ quan Chỉ định kháng sinh dự phòng Lựa chọn kháng sinh dự phòng Kháng sinh được thay thế Thời gian điều trị* Liên quan đến đường ruột §§ Tiết niệu- sinh dục, da, đường ruột Tất cả - Cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3 - Aminoglycosid (Aztreonam® ) + Metronidazol or Clindamycin - Ampicillin/Sulbactam - Ticarcillin/A-xít Clavulanic - Pipercillin/Tazobactam - Fluoroquinolon ≤24 giờ Liên quan đến cấy ghép bộ phận giả Tiết niệu- sinh dục, da Tất cả - Aminoglycosid (Aztreonam® ) + Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 hay Vancomycin - Ampicillin/Sulbactam - Ticarcillin/A-xít Clavulanic - Pipercillin/Tazobactam ≤24 giờ
  • 34. 22 1.2.5. Vấn đề đề kháng kháng sinh a. Nguồn gốc kháng kháng sinh Kháng kháng sinh đã được báo cáo xảy ra khi một loại thuốc mất khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả. Vi khuẩn trở nên “kháng thuốc” và tiếp tục nhân lên với sự hiện diện của các mức độ điều trị của kháng sinh [31]. Vi khuẩn, khi sao chép ngay cả khi có mặt của kháng sinh, được gọi là vi khuẩn kháng thuốc. Thuốc kháng sinh thường có hiệu quả chống lại chúng, nhưng khi vi khuẩn trở nên kém nhạy cảm hoặc kháng thuốc, nó đòi hỏi cao hơn nồng độ bình thường của cùng loại thuốc để có tác dụng. Sự xuất hiện của kháng kháng sinh đã được quan sát ngay sau khi giới thiệu các hợp chất chống vi trùng mới. Kháng kháng sinh có thể xảy ra như một quá trình chọn lọc tự nhiên trong đó tự nhiên trao quyền cho tất cả các vi khuẩn với một mức độ kháng thuốc ở mức độ thấp [27]. Ví dụ, một nghiên cứu đã xác nhận rằng sulfamethoxazol và trimethoprim (TMP-SMZ), ampicillin và tetracyclin thường được sử dụng trong năm qua, nhưng giờ đây không còn vai trò trong điều trị bệnh tiêu chảy không do dịch tả ở Thái Lan [21]. Đồng thời, một nghiên cứu khác được thực hiện ở Bangladesh cho thấy hiệu quả của các loại thuốc tương tự trong việc điều trị chúng một cách hiệu quả [21]. Trên thực tế, tình trạng kháng thuốc đã được ghi nhận ngay cả trước khi bắt đầu sử dụng kháng sinh trong việc chống nhiễm trùng. Sử dụng kháng sinh không hợp pháp có trách nhiệm làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Kể từ khi giới thiệu sulfonamid vào năm 1937, sự phát triển của các cơ chế kháng thuốc cụ thể đã kích thích sử dụng trị liệu của chúng. Tuy nhiên, kháng sulfonamide đã được báo cáo vào những năm 1930, cho thấy cơ chế kháng thuốc tương tự vẫn hoạt động ngay cả bây giờ, hơn 80 năm sau [12]. Trong vòng sáu năm kể từ khi sản xuất các Aminoglycosid, các chủng Staphylococcus aureus kháng Aminoglycosid đã được phát triển. Được giới thiệu vào năm 1961, methicillin là sản phẩm đầu tiên trong số penicillinase kháng penicillinase tổng hợp nhắm mục tiêu các chủng Staphylococcus aureus sản xuất penicillinase. Tuy nhiên, tình trạng kháng methicillin đã được báo cáo ngay sau khi bắt đầu. Hơn nữa, mặc dù fluoroquinolons được giới thiệu để điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm vào những năm 1980, nhưng tình trạng kháng fluoroquinolons sau đó đã tiết lộ rằng những loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng gram dương [9]. Kháng quinolon nổi lên như
  • 35. 23 một bước tiến của đột biến nhiễm sắc thể, đặc biệt là trong số các chủng kháng methicillin. Gần đây nhất, các phân lập lâm sàng của Staphylococcus aureus (VRSA) kháng vancomycin đã được tìm thấy vào năm 2002, sau 44 năm giới thiệu vancomycin trên thị trường [43]. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nông nghiệp thường giống hoặc tương tự với các hợp chất kháng sinh được sử dụng lâm sàng, việc sử dụng quá mức này cũng có thể gây kháng thuốc. Chuỗi thức ăn có thể được coi là con đường lây truyền chính của vi khuẩn kháng kháng sinh giữa quần thể động vật và người. Ở một số nước phát triển, động vật nhận được kháng sinh trong thức ăn, nước hoặc đường tiêm có thể chịu trách nhiệm mang kháng vi khuẩn đối với loại kháng sinh cụ thể đó. Ví dụ, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc làm chất kích thích tăng trưởng làm tăng sức đề kháng kháng sinh. Bằng chứng gần đây cho thấy rằng thịt gia cầm hoặc thịt lợn có thể là một nguồn có thể kháng quinolon - Escherichia coli tại các ngôi làng nông thôn ở Barcelona, nơi một phần tư trẻ em được tìm thấy là người mang phân của các sinh vật này. Tuy nhiên, những đứa trẻ này không bao giờ tiếp xúc với quinolon [43]. Phát triển kháng kháng sinh Kháng sinh chiến đấu để loại bỏ vi khuẩn. Do đó, vi khuẩn có xu hướng có một quá trình tự nhiên khuyến khích sức đề kháng. Quá trình kháng thuốc xảy ra thông qua đột biến gen. Kháng sinh gây ra áp lực chọn lọc và các gen hoạt động liên quan đến áp lực chọn lọc. Vi khuẩn sở hữu chất lượng để chuyển trực tiếp vật liệu di truyền lẫn nhau bằng cách chuyển các plasmid, điều này biểu thị rằng chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế duy nhất mà sự kháng thuốc tiến triển. Kháng sinh phổ rộng được quy định trong bệnh viện như là một giải pháp cho nhiễm trùng bệnh viện; tuy nhiên, nó làm tăng sức đề kháng [43]. Kháng sinh nói chung có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn trong thuộc địa. Tuy nhiên, có thể tồn tại một nhóm vi khuẩn khác nhau bị đột biến gen có thể dẫn đến kháng thuốc [7]. Mức độ nhiễm trùng kháng kháng sinh được tìm thấy có mối tương quan chặt chẽ với mức độ tiêu thụ kháng sinh [17]. Sự phát triển của tình trạng kháng thuốc cũng có thể xảy ra nếu người dùng không thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị bằng kháng sinh theo quy định. Các vi khuẩn sau đó vẫn còn nguyên vẹn để có thêm sức mạnh chống lại kháng sinh. Vi khuẩn có thể thu thập nhiều đặc điểm kháng thuốc theo thời gian và có thể trở nên kháng nhiều loại kháng sinh. Ví dụ, kháng thuốc được
  • 36. 24 tìm thấy ở Staphylococci từ các đột biến nhiễm sắc thể, vận chuyển aminoglycosid không hiệu quả vào vi khuẩn cũng như sửa đổi enzyme [30]. Một loại kháng sinh đơn lẻ có thể không chỉ chọn kháng với một loại thuốc cụ thể. Kháng thuốc có thể xảy ra với các hợp chất liên quan đến cấu trúc khác cùng loại. Ví dụ, kháng với tetracycline có thể phải chịu kháng oxytetracyclin, chlortetracyclin, doxycyclin và minocyclin [11]. Thuốc chống vi trùng sở hữu các gen kháng thuốc bảo vệ các sản phẩm kháng khuẩn của chúng và các gen này đã phát triển kháng kháng sinh ngay cả trước khi kháng sinh bắt đầu hoạt động cho mục đích điều trị. Các cơ chế khác nhau của kháng thuốc thông thường được trình bày trong Bảng dưới đây. Bảng 1.4. Bảng đại diện cho cơ chế kháng thuốc của kháng sinh thông thường [43] Lớp kháng sinh Ví dụ Chế độ kháng chiến β-Lactam Penicillin, Cephalosporin, Penem, Monobactams Thủy phân, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Aminoglycosid Gentamicin, Streptomycin, Spectinomycin Phosphoryl hóa, acetyl hóa, nucleotidyl hóa, bơm ngược, thay đổi đích tác động Glycopeptide Vancomycin, Teicoplanin Lập trình lại sinh tổng hợp peptidoglycan Tetracyclines Minocyclin, Tigecyclin Monooxygenation, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Macrolide Erythromycin, azithromycin Thủy phân, glycosyl hóa, phosphoryl hóa, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Lincosamit Clindamycin Nucleotidylation, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Streptogramin Synercid Carbon-Oxy lyase, acetyl hóa, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Oxazolidinone Linezolid Bơm đẩy, thay đổi đích tác động Phenicol Cloramphenicol Acetyl hóa, bơm đẩy, thay đổi đích tác động
  • 37. 25 Quinolon Ciprofloxacin Acetyl hóa, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Pyrimidines Trimethoprim Bơm đẩy, thay đổi đích tác động Sulfonamit Sulfamethoxazol Bơm đẩy, thay đổi đích tác động Rifamycins Rifampin ADP-ribosylation, bơm đẩy, thay đổi đích tác động Lipopeptid Daptomycin thay đổi đích tác động Peptide cation Colistin thay đổi đích tác động, dòng chảy b. Hậu quả của kháng kháng sinh Các sinh vật kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn. Đây không chỉ là mối quan tâm trong phòng thí nghiệm mà còn trở thành mối đe dọa toàn cầu chịu trách nhiệm cho số người chết cao và nhiễm trùng đe dọa tính mạng [29]. Hậu quả của các bệnh nhiễm trùng này đang trầm trọng hơn trong các tình huống bất ổn như bất ổn dân sự, bạo lực, nạn đói và thảm họa thiên nhiên [41]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng thời kỳ hậu kháng sinh sẽ dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên và chấn thương nhỏ có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không hành động chống lại kháng kháng sinh. Vi khuẩn đa kháng thuốc gây tử vong nhiều hơn trên toàn thế giới. Hơn 63.000 người bệnh từ Hoa Kỳ chết hàng năm do nhiễm vi khuẩn mắc phải tại bệnh viện [8]. Mỗi năm, ước tính 25.000 người bệnh tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc (MDR) ở châu Âu [15]. Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với gánh nặng nhiễm trùng Staphylococcus aureus (S. Aureus) bệnh viện khi các đợt phát tán vô tính. Các chủng Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin đang lan nhanh trên toàn cầu [30]. Chi phí ước tính do nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc có thể dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe thêm và mất năng suất [15]. Hầu hết các công ty dược phẩm đã phân phối thuốc kháng sinh có thể không còn hiệu quả hoặc thiếu sự chấp thuận theo quy định. Bằng chứng cho thấy việc sử dụng kháng sinh tăng có thể dẫn đến mối liên quan tích cực với tỷ lệ vi sinh vật kháng thuốc cao hơn, trong khi việc sử dụng kháng sinh giảm cho thấy tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn. Có bằng chứng rõ ràng
  • 38. 26 rằng người bệnh được điều trị bằng kháng sinh trong lịch sử có nhiều khả năng bị kháng kháng sinh. Hơn nữa, sử dụng lại kháng sinh từ chu kỳ ban đầu sẽ đẩy nhanh cơ chế kháng thuốc. Thuốc kháng sinh khuyến khích áp lực chọn lọc để vi khuẩn tiến hóa khi dùng thường xuyên hoặc bất hợp lý. Các cá nhân và tiểu bang đóng một vai trò trong sự tiến hóa của kháng kháng sinh. Ví dụ, tiêu thụ Clarithromycin và sức đề kháng của nó tăng tương tự gấp bốn lần ở Nhật Bản giữa năm 1993 và 2000 so với các nước khác [43]. c. Các vấn đề quy định liên quan đến kháng kháng sinh Hướng dẫn quản lý quốc tế phù hợp cho thực hành kháng sinh hàng ngày vẫn chưa có. Do đó, hướng dẫn quy định khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Một số quốc gia đã hành động nhanh chóng đưa ra hướng dẫn, ví dụ như Vương quốc Anh, trong khi các quốc gia khác vẫn chưa tiến tới các biện pháp can thiệp. WHO đã đưa ra các khuyến nghị như trẻ em ở các nước đang phát triển rằng chỉ nên sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy và bệnh tả nặng ra máu [44]. Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta đã thải lượng chất độc hữu cơ và vô cơ gia tăng vào các dòng suối, sông, đại dương, đất liền và không khí. Trong ngành chăm sóc cá nhân, không có đủ hướng dẫn để giám sát các sản phẩm vệ sinh tại nhà có khả năng gây nguy cơ kháng thuốc cao hơn vì những sản phẩm này chứa nồng độ kháng khuẩn cao [43]. Với rất nhiều bằng chứng, không có phạm vi để bỏ qua tình trạng kháng kháng sinh toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể phổ biến hơn khi tiêu thụ kháng sinh được tìm thấy cao hơn. Thiếu quy định và kiểm soát trong việc sử dụng kháng sinh là nổi bật và cần phải được nhắm mục tiêu vào một khả năng toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển có nguy cơ cao nhất. Giá kháng sinh thấp, dễ có sẵn và sử dụng kháng sinh không cần thiết đang gây ra gánh nặng nhiều hơn ở các nước đang phát triển [28]. Việc sử dụng kháng sinh tương đối không được kiểm soát giữa các quốc gia nơi không có bảo hiểm y tế toàn cầu cho công dân của mình [42]. Do đó, việc sử dụng thuốc không hợp lý đã trở thành một mối quan tâm chính. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Vương quốc Anh, trong số những người tham gia, 11,3% cho biết họ không hoàn thành khóa học kháng sinh cuối cùng theo quy định. Khi được hỏi về lý do tại sao không tuân thủ khóa học, 65% số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy tốt hơn hoặc quên uống thuốc kháng sinh kịp thời [40].
  • 39. 27 Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe cộng đồng nhiều mặt này. Một vấn đề bao gồm tất cả không chỉ liên quan đến nhân viên lâm sàng và nhà vi trùng học, mà là nhân viên dịch vụ, các bên liên quan trong ngành, chuyên gia và công chúng. Nghiên cứu phải thực hiện các bước cần thiết để giải quyết thách thức phức tạp này. Nhận thức xã hội, động lực, cam kết trong các lĩnh vực có trách nhiệm, các quy tắc và quy định nghiêm ngặt phải được ưu tiên. Hơn nữa, chúng ta cần hành động kết hợp để sử dụng kháng sinh đúng cách, thực hành quản lý tốt nhất và thay đổi hành vi trong tất cả các ngành mà sau đó chúng ta có thể chống lại gánh nặng y tế công cộng này. Áp dụng công nghệ hiện đại có thể giúp người bệnh dùng kháng sinh kịp thời. Hiện nay, siêu vi khuẩn khét tiếng nhất là vi khuẩn Gram dương Staphylococcus aureus. Tác nhân gây bệnh này thật đáng sợ khi khả năng kháng kháng sinh của nó đang tăng lên đáng kể. Với một lịch sử thân mật gắn bó chặt chẽ với con người, Staphylococcus aureus bị sợ hãi và đôi khi, bị hiểu lầm. Những xu hướng này đang gây ra tỷ lệ kháng thuốc cao hơn dẫn đến những nguy cơ sắp xảy ra đối với sức khỏe con người. Đáng chú ý, sự bất hợp lý được quan sát thấy trong việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Động vật được cho dùng kháng sinh để tăng trưởng nhanh hơn và điều trị dự phòng bệnh. Các quy định nghiêm ngặt và được thi hành trong ngành nông nghiệp là cần thiết để hạn chế các tác động gợn có hại [43]. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đang trở nên mạnh mẽ mỗi ngày. Nhiễm trùng vẫn còn khi kháng sinh tăng sức đề kháng; thất bại điều trị là phổ biến do kháng kháng sinh và kháng đa thuốc, ví dụ như bệnh lao. Các loại kháng sinh mới và hiệu quả mà không có khả năng kháng vi khuẩn được biết đến đang có nhu cầu cao. Các thủ tục điều trị thay thế đang được xem xét để chống lại nhiễm trùng vi khuẩn. Miễn dịch thụ động hoặc sử dụng kháng thể để không được tiêm chủng để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn đã được tìm thấy có hiệu quả [25]. Một biện pháp can thiệp hiệu quả khác là liệu pháp phage, trong khi vi khuẩn được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn gây bệnh [33]. Nhiều loại thuốc chống vi trùng mới hơn để chống lại tình trạng kháng kháng sinh đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Các chiến lược can thiệp không chỉ nhắm vào các mục tiêu mà còn nhắm vào các mạng lưới sinh học có thể giúp tạo ra các liệu pháp kháng khuẩn mới. Các liệu pháp kết hợp kết hợp kháng sinh với phage tăng cường kháng sinh đã chứng minh tiềm năng trở thành một biện pháp can thiệp kháng khuẩn đầy hứa hẹn [13].
  • 40. 28 d. Kháng kháng sinh trên các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu Người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc có nguy cơ tăng kết quả lâm sàng và tử vong tồi tệ hơn, và tiêu thụ nhiều tài nguyên chăm sóc sức khỏe hơn so với người bệnh bị nhiễm các chủng vi khuẩn không kháng cùng loại. Kháng với Klebsiella pneumoniae - vi khuẩn đường ruột phổ biến có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng - đến một phương pháp điều trị cuối cùng (kháng sinh carbapenem) đã lan rộng đến tất cả các khu vực trên thế giới. K. pneumoniae là một nguyên nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và người bệnh đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ở một số quốc gia, vì kháng thuốc, kháng sinh carbapenem không có tác dụng ở hơn một nửa số người được điều trị nhiễm trùng K. pneumoniae. Tình trạng kháng E. coli đối với một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (kháng sinh fluoroquinolon) là rất phổ biến. Có nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, nơi điều trị này hiện không hiệu quả ở hơn một nửa số người bệnh. Thất bại điều trị trong lần điều trị cuối cùng của thuốc điều trị bệnh lậu (kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba) đã được xác nhận tại ít nhất 10 quốc gia (Úc, Áo, Canada, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh và Bắc Ireland). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã cập nhật các hướng dẫn điều trị bệnh lậu để giải quyết tình trạng kháng thuốc mới nổi. Các hướng dẫn mới của WHO không khuyến nghị quinolon (một nhóm kháng sinh) để điều trị bệnh lậu do mức độ kháng thuốc lan rộng. Ngoài ra, hướng dẫn điều trị nhiễm trùng chlamydia và giang mai cũng được cập nhật. Kháng thuốc hàng đầu để điều trị nhiễm trùng do Staphlylococcus aureus Sica gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng tại các cơ sở y tế và cộng đồng cộng đồng là phổ biến. Những người bị MRSA (Staphylococcus aureus kháng methicillin) được ước tính có nguy cơ tử vong cao hơn 64% so với những người có dạng nhiễm trùng không kháng thuốc. Colistin là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng do Enterobacteriaceae gây ra có khả năng kháng nhóm carbapenem. Kháng
  • 41. 29 với colistin gần đây đã được phát hiện ở một số quốc gia và khu vực, làm cho nhiễm trùng do vi khuẩn như vậy không thể điều trị được. 1.3. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang là một bệnh viện có lịch sử phát triển lâu đời, bệnh viện đang phát triển ngày càng đầy đủ hơn và chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn: + Trước năm 1975 bệnh viện Long Xuyên sau đó đổi tên thành Trung tâm Y tế toàn khoa Long Xuyên, lúc này có 420 giường bệnh. + Sau năm 1975 Trung tâm được đổi tên thành bệnh viện đa khoa An Giang rồi sau đó đổi tên thành bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, lúc này bệnh viện có 500 giường sau đó tăng lên 650 giường, đến năm 2002 bệnh viện có số giường là 754 giường. Từ năm 2005, bệnh viện có số giường là 900, tổng số nhân sự là 984 người, trình độ đại học là 213 người. Năm 2006, bệnh viện có số giường tăng lên thành 900 giường bệnh, tổng nhân sự 1000 người, trình độ đại học 216. + Năm 2007, với bệnh viện 900 giường, tổng số nhân sự 1094 người, trình độ đại học 225 người, trong đó có 04 tiến sỹ (TS. Nguyễn Văn Sách, giám đốc bệnh viện, TS Trần Thị Phi La, Phó giám đốc, TS Nguyễn Ngọc Rạng, phó giám đốc, TS Dương Diệu, trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp), 12 thạc sỹ, 70 CKI, 04 CKII. Về cơ sở vật chất: là một Bệnh viện đa khoa An Giang 17 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng và có 06 phòng chức năng. với các khoa lâm sàng – cận lâm sàng gồm: khoa cấp cứu, khoa Hồi sức, khoa Nội, Tim Mạch lão học, Nhiễm, Lao, Tâm thần, Da liễu, Y học cổ truyền, Nhi, Phụ Sản, Ngoại, Chấn thương Chỉnh hình, Phẫu thuật – Gây mê, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Dược, Xét nghiệm, Chẩn đoán Hình ảnh, Giải phẫu bệnh, Chống Nhiễm khuẩn. 06 phòng chức năng: phòng kế hoạch tổng hợp, vật tư thiết bị y tế, Điều dưỡng, hành chánh quản trị, Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán [1]. Về diện tích cơ sở: Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang có diện tích xây dựng là 23.930m2 . Trong đó công trình chiếm 10.042,67 m2 , diện tích khu điều trị bình quân trên 10 m2 /giường bệnh. Ngoài ra các hạng mục công trình phụ như: nhà đại thể, nhà xe công vụ, nhà vệ sinh phục vụ thân nhân người bệnh, nhà xe công viên chức, nhà phát điện dự phòng, bể chứa nước, kho trữ Oxy và vườn hoa cây cảnh, trong đó diện tích cây xanh 400 m2 , chiếm 1,67%.
  • 42. 30 Về trang thiết bị và dụng cụ Y tế: Ngoài các trang thiết bị cơ bản, Bệnh viện còn trang bị các máy hiện đại như CT scanner, Siêu âm Doppler màu, Siêu âm 03 chiều, máy giúp thở, máy nội soi, Phẫu thuật Nội soi, Monitoring, máy chụp x-quang di động và cố định, ghế nha, máy xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiếu, Hematorit, máy phun khí dung, máy đo điện tim. Bệnh viện có 06 phòng mổ, có một phòng mổ Nội soi riêng. Các chuyên khoa lẽ như: Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chẩn đoán và điều trị. Về quản lý: Bệnh viện sử dụng phầm mềm Medisoft 2003 quản lý người bệnh và hồ sơ bệnh án. Từ đây đến cuối năm 2007: Bệnh viện sẽ trang bị thêm máy siêu âm trắng đen, siêu âm màu, các máy lọc thận nhân tạo, máy đo mật độ xương tại Bệnh viện và hoàn chỉnh các dịch vụ xét nghiệm. Từ 2007 đến 2010: Sẽ cũng cố và phát triển thêm kỹ thuật lâm sàng các chuyên khoa Phẫu thuật Nội soi, khoa Ngoại Niệu, khoa Nội thần kinh, Thận nhân tạo, định hướng phát triển khoa Nam, khoa Nội tiết. Phát triển phòng tư vấn dinh dưỡng và nhà ăn dinh dưỡng cung cấp các chế độ ăn theo bệnh lý cho khoa Dinh dưỡng [1]. Ngày 29-04-2016, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang tổ chức khánh thành cơ sở mới, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng tọa lạc tại số 60 Ung Văn khiêm , phường,Phường Mỹ Phước Thành phố Long Xuyên,Tỉnh An Giang. Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang là một Bệnh viện hạng II, với quy mô 600 giường,cao 9 tầng,sân thượng có bãi đỗ trực thăng,diện tích sàn xây dựng 2.806 mét vuông nằm trên mặt bằng rộng 4.6 ha;hiện có 34 khoa và phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại ,công tác khám chữa bệnh được quản lý bằng phần mềm FPT.Các khoa lâm sàng gồm:Khoa cấp cứu,Khoa ICU,Dược,Nội,Ngoại,Tim mạch lão học,Nhiễm,Lao,Ngoại tiết niệu,Nội thận,Nội thần kinh,Tiêu hóa-huyết học Trong hơn 10 năm qua,trang thiết bị y tế của bệnh viện được đầu tư từ nhiều nguồn:Dự án hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trang bị cho bệnh viện 63 thiết bị,Dự án Bệnh viện 600 giường đã trang bị 103 thiết bị,ngân sách ngành y tế tỉnh trang bị cho bệnh viện rất nhiều thiết bị và từ nguồn ngân sách của bệnh viện là gần 300 thiết bị. Các thiết bị y tế này đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong Tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh bạn lân cận nói chung.
  • 43. 31 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang Địa chỉ: 60 Ung Văn Khiêm, Phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2019. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tất cả hồ sơ bệnh án có sử dụng kháng sinh của những người bệnh nội trú được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu phân loại theo mã phân loại bệnh tật (ICD-10), nhập viện điều trị tại khoa Ngoại niệu của bệnh viện đa Khoa Trung tâm An Giang giai đoạn từ 01-12/2019. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Người bệnh được chẩn đoán Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019; Bảng 2.1. Các mã ICD-10được lấy trong nghiên cứu ICD Tên bệnh A54.0 Bệnh lậu ở đường niệu - sinh dục dưới không có áp xe quanh niệu đạo hoặc các tuyến A54.1 Bệnh lậu ở đường niệu - sinh dục dưới có áp xe quanh niệu đạo và các tuyến A54.2 Viêm phúc mạc tiểu khung do lậu và nhiễm trùng niệu - sinh dục khác do lậu A56.0 Bệnh do chlamydia ở đường niệu - sinh dục dưới A56.1 Viêm phúc mạc tiểu khung và các cơ quan niệu - sinh dục khác do chlamydia A56.2 Bệnh do chlamydia ở đường niệu - sinh dục, không đặc hiệu
  • 44. 32 N10 Viêm mô kẽ ống thận cấp N11 Viêm mô kẽ ống thận mạn N12 Viêm mô kẽ ống thận, không xác định cấp hay mạn N20 Sỏi thận và niệu quản N21 Sỏi đường tiết niệu dưới N22 Sỏi đường tiết niệu trong các bệnh đã được phân loại ở phần khác N23 Cơn đau quặn thận không xác định N30 Viêm bàng quang N34 Viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo N39.0 Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu N45 Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn N83.59 Nhiễm trùng và phản ứng viêm do dụng cụ giả, cấy ghép và mô ghép trong hệ tiết niệu Tiêu chuẩn loại trừ - Các trường hợp mắc NKĐTN tại bệnh viện không có đầy đủ thông tin đề thực hiện các phép thống kê mô tả; - Các người bệnh từ cơ sở y tế khác chuyển đến, người bệnh xin xuất viện trước khi có kết quả điều trị; - Người bệnh bỏ, trốn viện. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019. Nội dung 2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019.
  • 45. 33 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình thực hiện Hình 2.1. Quy trình thực hiện Nghiên cứu được tiến hành như sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ nguồn là dữ liệu bệnh viện: các thông tin người bệnh được thu thấp từ bệnh án được lấy theo biểu mẫu lấy số liệu trong phụ lục. Bước 2. Tổng hợp dữ liệu Dữ liệu đã được thu thập ở bước 1 sẽ được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2010, tiến hành mã hóa và lọc dữ liệu. Bước 3. Tạo các biến số Tạo và mô tả các biến số dự kiến sử dụng Bước 2. Tổng hợp dữ liệu Bước 1. Thu thập dữ liệu Bước 3. Tạo các biến số Bước 4. Phân tích dữ liệu - Tạo và mô tả các biến số dự kiến sử dụng - Tổng hợp dữ liệu vào Microsoft Excel 2010 - Dữ liệu về nhân khẩu học của người bệnh - Dữ liệu về sử dụng thuốc và kháng sinh - Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, SPSS 20.0 - Mô tả đặc điểm người bệnh trong các đợt điều trị - Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh trên người bệnh NKĐTN
  • 46. 34 Bước 4. Phân tích dữ liệu Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, SPSS 20.0 Số liệu được thu thập qua hình thức là sử dụng bệnh án của người bệnh điều trị tại bệnh viện. 2.4.2. Khảo sát đặc điểm người bệnh có sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục tiêu 1) Hình thức thu thập: hồi cứu số liệu bệnh viện từ hồ sơ bệnh án của người bệnh NTN đã điều trị NTN tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong năm 2019. Các số liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án bao gồm - Các thông tin cơ bản của người bệnh: - Tuổi - Giới tính - Nghề nghiệp - Nơi cư trú - Tiền sử mắc bệnh, … Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh nhiễm trùng niệu được trình bày theo phương pháp thống kê mô tả, cụ thể: Bảng 2.2. Thông tin chung của người bệnh nhiễm trùng niệu Biến số Định nghĩa biến Ghi chú Giới tính Biến phân loại 1 = Nam 2 = Nữ Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án Tuổi Biến số định lượng Tuổi = năm nghiên cứu (2019) - năm sinh Nhóm tuổi Biến phân loại 1 = 18 - <20 tuổi 2 = 21 - < 40 tuổi 3 = 41 - < 60 tuổi 4 = ≥ 60 tuổi Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án Phân loại bệnh Biến phân loại 1 = Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng 2= viêm bể thận cấp Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án
  • 47. 35 Biến số Định nghĩa biến Ghi chú 3= Viêm bang quang 4= Viêm mào tinh hoàn 5= Viêm niệu đạo không do lậu 6= không rõ Số thủ thuật sử dụng Biến liên tục Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án Mức bảo hiểm y tế Biến phân loại, có 4 giá trị 0 = 0% 1 = 80% 2 = 95% 3 = 100% Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án Nơi sống Biến phân loại, có 2 giá trị 0 = Thành thị 1 = Nông thôn Dữ liệu trong hồ sơ bệnh án 2.4.3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang trong năm 2019 (Mục tiêu 2) Theo dõi hồ sơ bệnh án 2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu bệnh viện: truy cập vào hồ sơ bệnh án của người bệnh của bệnh viện. Tất cả những người tham gia thu thập số liệu phải được sự đồng ý của người bệnh sau khi được thông báo phỏng vấn và quyền truy cập hồ sơ bệnh án liên quan. Dữ liệu thu thập bao gồm: - Đặc điểm nhân khẩu (mã người bệnh, bệnh kèm, mã ICD lúc nhập viện, lúc ra viện) - Triệu chứng lâm sàng của NKĐTN, các xét nghiệm cận lâm sàng - Kháng sinh được chỉ định - Số lượng đơn thuốc sử dụng (mỗi ngày xem là một đơn thuốc) - Số lượt sử dụng kháng sinh là tổng số kháng sinh được kê trong các đơn thuốc của người bệnh trong quá trình điều trị - Đường sử dụng kháng sinh
  • 48. 36 - Hiệu quả của điều trị kháng sinh bước đầu, chuyển đổi kháng sinh và hiệu quả chung của toàn đợt điều trị. 2.4.5. Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS 20.0 nhằm xác định: Các đặc điểm của dân số tham gia nghiên cứu - Các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới) - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp - Nơi cư trú - Bệnh kèm - Tiền sử mắc nhiễm trùng niệu - Mức độ nặng của nhiễm trùng niệu - Kháng sinh sử dụng trước khi nhập viện - Các đặc điểm lâm sàng - Các xét nghiệm cận lâm sàng Các kháng sinh sử dụng - Loại kháng sinh - Đường sử dụng - Theo đổi thay đồi kháng sinh - Phối hợp kháng sinh Phân tích hồi quy logistic để đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố. Sử dụng phép kiểm χ2 và Fisher’s exact test để so sánh 2 tỷ lệ. Mọi khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.5. HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đồng thời đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đồng ý phê duyệt thực hiện đề tài. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật, đồng thời nghiên cứu cam kết các thông tin cá nhân thu thập chỉ phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa để tránh tiết lộ thông tin của người tham gia.
  • 49. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH BỆNH NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát toàn bộ số bệnh án của người bệnh điều trị nội trú tại Ngoại Thận trong năm 2019. Có tổng số 637 bệnh án được thu thập trong thời gian nghiên cứu, nhưng số bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu chỉ là 552 (trong đó 85 bệnh án bao gồm các người bệnh khong6day926 đủ thông tin nghiên cứu, các trường hợp chuyển viện đến). Nghiên cứu tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên 552 bệnh án này. 3.1.1. Độ tuổi Sau khi tiến hành khảo sát tuổi cho thấy người bệnh điều trị nội trú tại khoa chủ yếu từ 20 tuổi trở lên, trong đó độ tuổi từ 41 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,38%), độ tuổi ≤ 20 hiếm gặp nhất (1,45%). Người bệnh lớn tuổi nhất là 87 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi. Độ tuổi trung bình của người bệnh được khảo sát là 48,2 ± 14,4 Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi Độ tuổi Số người bệnh Tỷ lệ (%) ≤ 20 8 1,45 21 - 40 143 25,91 41 - 60 245 44,38 > 60 156 28,26 Tuổi cao nhất 87 Tuổi thấp nhất 18 Trung bình 48,2 ± 14,4
  • 50. 38 3.1.2. Giới tính Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới Kết quả nghiên cứu cho thấy trên nhóm 552 người bệnh bị NKĐTN cho thấy nam giới ít bị mắc bệnh NKĐTN hơn nữ với 219 người bệnh bị mắc so với 333 người bệnh ở nữ giới. Tỷ lệ này thấp hơn xấp xỉ 1,5 lần so với nữ giới. Phép kiểm Fisher cho thấy sự khác biệt tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 3.1.3. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp Trong số 552 người bệnh tham gia nghiên cứu có sử dụng kháng sinh, tỷ lệ người bệnh có sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng và viêm thận bể thận cấp chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 41,3% và 40% tương ứng với lượng người bệnh lần lượt là 228 và 221 người bệnh. Tỷ lệ người mắc viêm bàng quang cũng đáng chú ý với 10,87% (60 người). Nghiên cứu cũng tìm ra chỉ có một số ít người bệnh mắc viêm mào tinh hoàn và viêm niệu đạo không do lậu. Đáng chú ý là có tới 5,43% số người bệnh chưa xác định rõ được bệnh nhiễm khuẩn. 219, 39.67% 333, 60.33% Nam Nữ
  • 51. 39 Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. STT Tên bệnh n Tỷ lệ (%) P-value 1 Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng 228 41,30 P<0,001 2 Viêm thận bể thận cấp 221 40,04 3 Viêm bàng quang 60 10,87 4 Viêm mào tinh hoàn 10 1,81 5 Viêm niệu đạo không do lậu 3 0,54 6 Không rõ 30 5,43 Tổng 552 100,00 3.1.4. Các thủ thuật được tiến hành tại khoa Hình 3.2. Số lượng người bệnh NKĐTN có sử dụng thủ thuật (N=552) Số người bệnh có trải qua thủ thuật chiếm 50,7% nhóm người bệnh nghiên cứu, tương ứng với 280 người bệnh. Kết quả khảo sát số lượng thủ thuật trên nhóm người 189 44 38 9 0 100 200 1 2 3 ≥ 4 Số lượng thủ thuật