SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THỊ HẠNH
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI
VÀ HƢỚNG BẢO TỒN
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Châu Á học
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THỊ HẠNH
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI
VÀ HƢỚNG BẢO TỒN
Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Châu Á
họcMã số: 60310601
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Chừ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứuthực sự của cá nhân tôi. Những kết quả trong khoá luận là kết quả lao
động của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ.
Nội dung trong bản khoá luận này có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang website theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
GS.TSMai Ngọc Chừ là giáo viên hướng dẫn của tôi. Với lòng nhiệt tình và
phương pháp hướng dẫn đề tài hiệu quả, thầy đã hướng dẫn cho tôi hướng tiếp
cận, phương pháp nghiên cứu, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài đúng
kế hoạch.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô làm thủ thư tại Thư
viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá tình tìm
kiếm tài liệu nghiên cứu.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Đông
Phương học đã hết lòng tạo điều kiện học tập, truyền đạt kiến thức và kỹ năng
cho tôi trong những năm học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, những người đã
luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, để tôi có thể
hoàn thành khóa học thạc sĩ và khoá luận này.
Mặc dù khoá luận đã được hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm
thông và chỉ bảo từ quý thầy cô và độc giả.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2015
Học viên thực hiện
Đỗ Thị Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ............................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƯỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................. 9
1.1. Nguồn gốc tộc người và sự phân bố dân cư............................................ 9
1.1.1. Nguồn gốc tộc người......................................................................... 9
1.1.2. Sự phân bố dân cư .......................................................................... 12
1.2.. Đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội của các tộc người NamĐảo ở Việt Nam 15
1.2.1Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 .............................. 15
1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay ................................. 25
1.3 Tiểu kết................................................................................................... 30
Chƣơng 2. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TỘC NGƢỜI NAM
ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG .................. 32
2.1. Đại cương về các ngôi nhà ở truyền thống .......................................... 32
2.1.1. Nhà ở truyền thống của người Êđê................................................. 32
2.1.2. Nhà ở truyền thống của người Chăm.............................................. 38
2.1.3. Nhà ở truyền thống của người Raglai ........................................... 40
2.1.4. Nhà ở truyền thống của người Jarai.............................................. 43
2.1.5. Nhà ở truyền thống của người Churu............................................. 47
2.2. Những biến đổi của nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở
Việt Nam...................................................................................................... 49
2.2.1. Biến đổi về loại hình nhà ở............................................................ 50
2.2.2. Những biến đổi về yếu tố vật chất và kết cấu kỹ thuật ................... 55
2.2.3. Những biến đổi về khuôn viên của ngôi nhà sàn truyền thống....... 73
2.2.4. Biến đổi về vị thế của ngôi nhà sàn truyền thống trong văn hóa các
tộc người Nam Đảo................................................................................... 80
2.3. Tiểu kết ................................................................................................. 85
Chƣơng 3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN ......... 87
3.1. Nguyên nhân của những biến đổi............................................................ 87
3.1.1. Nguyên nhân từ sự thay đổi của điều kiện tự nhiên....................... 87
3.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng tách hộ ....... 89
3.1.3. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các tộc người khác trong khu
vực 93
3.1.4. Tác động của các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước ............................................................................. 93
3.1.5. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành trong xã hội các tộc
người Nam Đảo......................................................................................... 96
3.2. Phương hướng bảo tồn.......................................................................... 97
3.2.1. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà ở truyền thống còn nguyên vẹn...... 99
3.2.2. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đang bị biến đổi.101
3.2.3. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đã bị biến đổi hoàn
toàn 103
3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 105
KẾT LUẬN.................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 119
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của người Êđê......................32
Bảng 2.2: Bảng so sánh ngôi nhà dài truyền thống giữa những tầng lớp cư dân
Êđê................................................................................................................... 37
Bảng 3.1: Thống kê số lượng bếp theo từng loại hình nhà ở của người Êđê...... 79
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Ngôi nhà sàn dài truyền thống của tộc người Êđê tại Bảo tàng dân tộc
học Hà Nội ...................................................................................................... 33
Hình 2. Nhà sàn truyền thống của người Chăm ở ấp Châu Giang.................. 39
Hình 3. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai tại huyện Khánh Sơn,
Khánh Hòa....................................................................................................... 41
Hình 4. Nhà của người Jarai tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
......................................................................................................................... 45
Hình 5. Nhà sàn của người Churu hiện nay .................................................... 48
Hình 6: Những ngôi nhà sàn ngắn ngày nay của người Jarai ......................... 51
Hình 7: Tại một số buôn, thanh niên Êđê không còn thiết tha với việc làm nhà
sàn dài truyền thống ........................................................................................ 52
Hình 8: Kiểu nhà hiện đại của người Chăm ở ấp Phũm Soài ......................... 54
Hình 9. Nhà mái lá dần được thay thế bằng nhà mái ngói và mái tôn............ 56
Hình 10: Người Churu được làm thêm một lớp gỗ ngăn cách với mái nhà để
chống nóng ...................................................................................................... 57
Hình 11: Mái nhà sàn truyền thống được buộc hoàn toàn bằng các loại dây
rừng ................................................................................................................. 58
Hình 12: Sự cố kết giữa bộ mái và khung nhà cũng hoàn toàn bằng dây rừng
......................................................................................................................... 59
Hình 13. Cột gỗ và cột bê tông được sử dụng để làm cột chống sàn.............. 60
Hình 14. Cột trụ không được đặt âm dưới đất mà đặt trên móng bê tông ...... 61
Hình 15 : Cách liên kết truyền thống giữa cột trụ gỗ với các cột gỗ ngang ...62
Hình 16: Cột chiêng, cột trống trong nhà dài của người Êđê tại Bảo tàng dân
tộc học Hà Nội................................................................................................. 64
Hình 18: Gầm nhà sàn Churu biến mất, được xây bít tạo thành một tầng nhà
để sinh hoạt...................................................................................................... 66
Hình 19. Gầm sàn nhà người Chăm biến mất và được xây bịt kín để tạo thành
một tầng nhà để sinh hoạt................................................................................ 67
Hình 20. Vách nhà được làm bằng tôn............................................................ 68
Hình 21. Gầm sàn nhà Jarai bị bịt kín và vách nhà làm bằng các tấm gỗ đóng
lại..................................................................................................................... 69
Hình 22.Vách nhà của người Churu................................................................ 70
Hình 23. Cầu thang của người Churu ............................................................. 71
Hình 24. Cầu thang bằng gỗ đã được thay bằng cầu thang bê tông và kim loại
......................................................................................................................... 71
Hình 25. Bộ công cụ nghề mộc của người Kinh............................................. 73
Hình 26. Khuôn viên các ngôi nhà có hàng rào ngăn cách............................. 74
Hình 27: Các giantrong nhàngười Êđê không còn được phân chia rõ ràng như
trước kia........................................................................................................... 76
Hình 28: Bếp của người Raglai hiện nay........................................................ 77
Hình 29: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang................. 119
Hình 30: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 119
Hình 31: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nh à ở người Chăm, An................ 120
Hình 32: Nhà ở người Chăm tỉnh An Giang................................................. 120
Hình 33: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 121
Hình 34: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang................. 121
Hình 35: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Chăm, An Giang...... 122
Hình 36: Bản vẽ kết cấu tổng thể ngôi nhà người Chăm, An Giang ............ 122
Hình 37: Nhà ở người Chăm, An Giang ....................................................... 123
Hình 38: Bản vẽ kết cấu khung nhà ở người Chăm, Ninh Thuận................. 124
Hình 39: Bản vẽ kết cấu vách nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ................... 125
Hình 40: Bản vẽ kết cấu mặt trước ngôi nhà ở người Chăm, Ninh Thuận... 125
Hình 40: Hàng rào hiên cửa nhà ở người Chăm, Ninh Thuận...................... 126
Hình 41: Vách và mái nhà người Chăm, Ninh Thuận .................................. 126
Hình 42: Kết cấu mái chống nóng nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ............ 127
Hình 43: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở truyền thống người Êđê................. 127
Hình 44: Bản vẽ mặt trước nhà người Êđê.................................................... 128
Hình 45: Bản vẽ kết cấu mặt dọc và mặt ngang nhà người Êđê................... 128
Hình 46: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Êđê........................... 129
Hình 47: Cầu thang trước cửa nhà người Êđê............................................... 130
Hình 48: Kết cấu bên trong nhà người Êđê................................................... 131
Hình 49: Bản vẽ tổng thể nhà ở người Churu............................................... 131
Hình 50: Kết cấu vách và máí nhà người Churu........................................... 132
Hình 51: Kết cấu vì kèo mái nhà ở người Churu.......................................... 132
Hình 52: Cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Churu .................................. 133
Hình 53: Nhà ở người Churu ........................................................................ 134
Hình 54: Kết cấu mái nhà người Churu........................................................ 134
Hình 55: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở người Jarai..................................... 135
Hình 56: Bản vẽ mặt trục đứng nhà ở người Jarai........................................ 135
Hình 57: Cửa chính nhà người Jarai ............................................................. 136
Hình 58: Cầu thang sau nhà của người Jarai................................................. 136
Hình 59: Mặt trục đứng phía sau ngôi nhà ở người Raglai........................... 137
Hình 59: Trục đứng trước nhà ở người Raglai.............................................. 137
Hình 60: Nhà ở người Raglai........................................................................ 138
Hình 61: Cầu thang giữa của nhà người Raglai............................................ 138
1
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Theo ngôn ngữ - văn hóa, các tộc người ở Việt Nam được xếp thành 8
nhóm khác nhau, trong đó có 5 tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo là
Chăm, Giarai, Êđê, Raglai và Churu. Những tộc người này thuộc loại hình
nhân chủng Indonesien, có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo -
Polynesien trong họ ngôn ngữ Nam Đảo, nên thường được gọi là cộng đồng
người Nam Đảo.
Hiện nay dân số của 5 tộc người này có trên 600 nghìn người, chiếm tỉ
lệ gần 1% dân số chung của Việt Nam và trên 0,23% tổng dân số các tộc
người Nam Đảo ở Đông Nam Á [53, tr.7]. Các tộc người Nam Đảo thường
sinh sống chủ yếu trên địa bàn rừng núi Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và
đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Trong số những yếu tố thuộc văn hóa vật chất của các tộc người Nam
Đảo, ngôi nhà luôn là một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn, bởi vì các
kết quả nghiên cứu về ngôi nhà không chỉ cho thấy giá trị vật thể của nó, mà
còn góp phần làm sáng tỏ một số phong tục, tập quán, nghi lễ của các tộc
người Nam Đảo có liên quan và diễn ra trong ngôi nhà của họ.
Các nghiên cứu cho thấy, nhà ở truyền thống của các tộc người Nam
dảo chủ yếu là nhà sàn gỗ, nhưng theo thời gian trở lại đây ngôi nhà sàn
truyền thống đã bị biến đổi thành những ngôi nhà nửa sàn nửa trệt, hoặc nhà
trệt. Không chỉ bị biến đổi về chất liệu, kiểu dáng, vị thế của các ngôi nhà
truyền thống trong văn hóa của các tộc người Nam Đảo cũng đang dần bị biến
đổi. Vậy đâu là nguyên nhân của những sự biến đổi này? Đây là một vấn đề
khoa học thú vị, cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn được góp phần tìm hiểu sâu
hơn về ngôi nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng, đồng thời tìm ra
2
những nét đặc sắc riêng trong văn hóa sinh hoạt của các tộc người Nam Đảo,
chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhà ở truyền thống của các cộng
đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn”. Chúng
tôi tin rằng, đề tài nghiên cứu này không chỉ bổ sung thêm những hiểu biết về
văn hóa của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, mà còn cung cấp thêm những
tư liệu để nhận diện rõ các giá trị văn hóa nhà ở truyền thống của các tộc
người Nam Đảo trước những biến đổi nhanh chóng của môi trường sinh thái
và môi trường xã hội trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu phương Tây chú ý đến các cộng đồng tộc người
thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Đông Nam Á chủ yếu từ khi các đế
quốc phương Tây tiến hành xâm lược, đô hộ các quốc gia Đông Nam Á, trong
đó có Việt Nam. Những nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây thường
tập trung vào 3 lĩnh vực chính:
- Nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc lĩnh
vực này có thể kể đến là Urheimal und Frahesle Wanderungen (Quê hương
ban đầu và cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo) của R. Heine
Geldern, Reflections on the new data of Southeast Asian Prehistory:
Austronesian origin and consequence (Suy nghĩ về những tư liệu mới của tiền
sử Đông Nam Á: Nguồn gốc và kết quả Nam Á) của W.G. Solheim II, …
- Ngôn ngữ của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc loại
này thường được công bố dưới hình thức các bài báo, chẳng hạn, Proto-
Malaya – Polynesian reflexes in Rade, Jarai and Chru, trong “Studies in
Linguistics”, Vol. XVII, 1963 của Thomas M.D., Southeast Asian areal
features in Austronesian strata of Chamic languages, trong “Oceanic
3
Linguistics”, Vol. 13, No 1-2, 1974 của Lee E.W., Phonological units in
Cham (Các đơn vị âm vị học trong tiếng Chăm) trong “Anthropological
Linguistics” của Blood D.L., …
- Văn hóa – xã hội của các tộc người Nam Đảo. Có thể kể đến những
công trình như La Culture J’rai (Văn hóa Jarai), 1972 của Jacques Dournes,
Les Rhades: Une societe de droit maternel (Người Êđê: Một xã hội mẫu
quyền) của Anne De Hautecloque -Howe, …
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo được bắt đầu
từ góc độ của Dân tộc học và Nhân học. Có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu như Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người của Đặng
Nghiêm Vạn (NXB ĐHQG TP HCM, 2009), Tộc người và văn hóa tộc người
của Ngô Văn Lệ (NXB ĐHQG TP HCM, 2004), Các dân tộc ở Đông Nam Á
(Nguyễn Duy Thiệu cb, NXB Văn hóa dân tộc, 1997), Các dân tộc ít người ở
Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) (NXB KHXH, 1984), Dân tộc học đại cương
của Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (NXB Giáo
dục, 1997), v.v. Nhìn chung, trong những công trình nêu trên, nhóm tộc người
thuộc ngữ hệ Nam Đảo mới chỉ được đề cập đến một cách đại cương, sơ lược,
mang tính chất giới thiệu là chính.
Trong số những công trình giới thiệu đại cương về các tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam, tiêu biểu nhất là Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Mã
Lai – Đa Đảo ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết (NXB KHXH, 2000).
2.2 Tình hình nghiên cứu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt
Nam
Trước đây việc giới thiệu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt
Nam được thực hiện rải rác trong một số cuốn sách giới thiệu chung về các
tộc người như Hỏi đáp về 54 dân tộc Việt Nam của Đặng Việt Thủy (NXB
Quân đội nhân dân, 2009), Tây Nguyên: Vùng đất và Con người của Đinh
4
Văn Thiên, Nguyễn Trung Minh (NXB Quân đội nhân dân, 2010), Các dân
tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía Nam (NXB KHXH, 1984), … Có rất
ít công trình bàn riêng về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo. Giới thiệu
tương đối đầy đủ và tổng quan về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt
Nam là công trình của Chu Quang Trứ: Kiến trúc dân gian truyền thống Việt
Nam (NXB Mỹ Thuật, 2003). Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu
giới thiệu rất vắn tắt về nhà rông Jarai, nhà dài Êđê và nhà sàn Chăm. Hơn
nữa đây là tác phẩm giới thiệu toàn bộ kiến trúc dân gian truyền thống Việt
Nam cho nên số trang viết về nhà ở của các tộc gười Nam Đảo không nhiều.
Đi sâu vào nhà ở của từng tộc người, có 3 công trình về nhà ở của
người Chăm, đó là Nhà người Chăm của Nguyễn Văn Luận (Văn hóa tập san,
1975), Nhà người Chăm của Lê Huy Đại (NXB Thế Giới, 2005) và Nhà ở của
người Chăm Ninh Thuận: Truyền thống và biến đổi do Lê Huy Đại làm chủ
biên (NXB KHXH, 2011). Đây là những công trình khảo sát nhà ở của người
Chăm, nhất là Chăm Ninh Thuận, một cách khá toàn diện.
Hai công trình khảo cứu chuyên sâu về văn hóa cư trú của người Êđê
được thực hiện vào năm 1942 đều bởi hai nhà khoa học phương Tây, đó là
L’habitation Rhadé, les rites et les techniques của Maurice A. (B.I.I.E.H, vol
5, fasc 1) và L’habitation Rhadé của Ner M. (C.E.F.E.O, supplément 2). Với
các tộc người Churu, Raglai, Jarai chưa có những công trình nghiên cứu
chuyên sâu được xuất bản về nhà ở truyền thống của họ.
Ngoài những cuốn sách và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
khoa học, gần đây đã có một số khóa luận, luận văn, luận án đề cập đến nhà ở
truyền thống của từng tộc người Nam Đảo ở Việt Nam chẳng hạn: Nguyễn
Thị Thu Hà (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống
của người Churu ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
5
Hà Nội) [16]. Đinh Thị Minh Nguyệt (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở
truyền thống của người Jarai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện
Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [33]. Trương Thị
Bảo Ngọc (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống của
người Jarai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
[32]. Phan Thu Hà (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của
người Churu và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [17]. Hạ Thị Xuân Khoa (2014), Kĩ
thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà truyền thống của người Chăm ở An
Giang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [25]. Cao Thị Minh Châu (2014),
Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Chăm và phương
hướng bảo tồn (Khảo sát tại An Giang), Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
[5]. Hoàng Ánh Vân (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của
người Raglai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Khánh Sơn, tỉnh
Khánh Hòa), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [59]. Tăng Việt Hương (2013), Văn
hóa cư trú của người Êđê ở Tây Nguyên: Trường hợp nhà dài, Khoá luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [22].
Nguyễn Thị Nga (2012),Văn hóa cư trú của người Chăm ở Đồng bằng sông
Cửu Long, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP.HCM [31]. Đỗ Thị Xuân Hiếu (2010), Nhà Rông trong đời sống văn
hóa của người Giarai ở Gia Lai, Kon Tum, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [21].
6
Như vậy là, cho đến nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về nhà ở
truyền thống của một vài tộc người Nam Đảo nhưng chưa có một công trình nào
khảo sát đầy đủ, toàn diện và hệ thống về nhà ở truyền thống của nhóm tộc
người Nam Đảo ở Việt Nam. Đấy là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người viết tập trung nghiên cứu về ngôi nhà ở truyền thống của 5 tộc
người: Churu, Êđê, Jarai, Raglai, Chăm; nghiên cứu những ngôi nhà ở truyền
thống đang bị biến đổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận hướng vào nhà ở truyền thống của đồng bào 5 tộc người
NamĐảo đang sinh ở vùng Tây Nguyên, An Giang, Ninh Thuận, Khánh Hòa.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những nét khái quát, đặc trưng về nhà ở truyền thống của
cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng biến đổi và những biến đổi của nhà ở truyền
thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
- Tìm ra nguyên nhân của những biến đổi và bước đầu đưa ra hướng
bảo tồn cho những ngôi nhà ở truyền thống.
4.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, mục đích của khoá luận là nhằm tìm ra nguyên nhân
biến đổi và xu hướng biến đổi của các ngôi nhà ở truyền thống của các tộc
người Nam Đảo ở nước ta, từ đó bước đầu đưa ra các hướng bảo tồn, nhằm
gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của tộc người.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích- tổng hợp tư liệu: Vận dụng phương pháp này
để thu thập, xử lý các nguồn tư liệu cổ và tư liệu thu thập được qua sách báo
7
và các đề tài nghiên cứu, người viết tổng hợp, đối chiếu, phân tích số liệu qua
các nguồn tư liệu tiếp cận được, các chỉ thị, nghị quyết và báo cáo định kỳ
trên các địa bàn nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thống kê - so sánh: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp
thống kê để thống kê thành hệ thống các bảng biểu về số lượng bếp, đặc điểm
cấu trúc nhà ở truyền thống nhằm so sánh làm sáng tỏ những khía cạnh biến
đổi của ngôi nhà ở truyền thống hiện nay.
Phương pháp miêu tả: Người nghiên cứu đã sử dụng triệt để phương pháp
miêu tả để phác họa về các đặc điểm của ngôi nhà ở truyền thống của cộng đồng
các tộc người Nam Đảo ở nước ta hiện nay và những biến đổi của chúng.
Phương pháp lịch sử: Người nghiên cứu tìm hiểu về nhà ở truyền thống
và những biến đổi của nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo
ở nước ta dưới góc độ lịch đại và đồng đại qua các tư liệu cổ và đặc biệt tài
liệu sử học có liên quan tới các tộc người Nam Đảo.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tổng hợp các kiến thức từ các
ngành khác nhau liên quan đến vấn đề nghiền cứu. Phương pháp này đã cho
người nghiên cứu một cái nhìn tổng quát, đa dạng về vấn đề nghiên cứu trên
nhiều khía cạnh khác nhau, giúp người nghiên cứu đưa ra được những nhận
xét, đánh giá khách quan, đồng thời không bỏ sót các thành tố văn hóa tác
động tới đối tượng nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần làm
phong phú thêm tư liệu cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân tộc. Việc
nghiên cứu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng sẽ góp phần
làm rõ thêm tiến trình phát triển văn hóa của các cộng đồng người Nam Đảo
ở nước ta, cũng như các truyền thống văn hóa của họ đã được hình thành
trong quá trình sinh sống và phát triển lâu dài.
8
Ý nghĩa thực tiễn: Khoá luận góp phần nhận diện vị thế văn hóa của nhà
ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo đối với công cuộc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu những biến đổi và xu hướng
biến đổi của nhà ở truyền thống là nghiên cứu về công cuộc đổi mới đời sống
văn hóa, từ đó góp phần đưa ra các cơ sở khoa học cho những nhận định,
chính sách trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
trong thời đại mới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khoá luận có
kếtcấu 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
Chƣơng 2: Nhà truyền thống của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và
những biến đổi của chúng
Chƣơng 3: Nguyên nhân biến đổi và hướng bảo tồn cho những ngôi
nhà truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM
1.1. Nguồn gốc tộc ngƣời và sự phân bố dân cƣ
1.1.1. Nguồn gốc tộc người
Những nghiên cứu gần đây cho thấy địa bàn cư trú của các tộc người
Nam Đảo trên thế giới hầu như nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Dân số
của cộng đồng này chiếm tỉ lệ 55,5% dân số chung của toàn khu vực. Trong
số đó, có 5 tộc người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (Chăm, Raglai, Churu,
Giarai, Êđê); dân số của 5 tộc người này chiếm tỉ lệ 7,3% tổng dân số các tộc
người thiểu số của cả nước; địa bàn cư trú lâu đời của 5 tộc người này là vùng
đất thuộc Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và dải đồng bằng hẹp ven biển
miền Trung [53, tr.7].
Việc tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo là một vấn đề
khoa học lớn, đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc
giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất phát của người Nam Đảo ở Việt Nam còn
nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên những ý tưởng khoa học kết hợp với nhiều
kết quả nghiên cứu gần đây của các ngành khoa học về Khảo cổ, Dân tộc,
Nhân Chủng…một số nhà khoa học Việt Nam đã hướng suy nghĩ về cội
nguồn lịch sử của những người Nam Đảo ở Việt Nam, là một trong những hệ
quả từ quá trình thiên di của lớp người Deutero - Mã Lai thời đồ đá. Trong
quá trình thiên di ấy, một bộ phận của lớp người này đã tiếp cận và dừng chân
trên vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bộ phận này tụ cư thành
nhiều nhóm trên khắp địa bàn miền Trung và Nam của Trung Bộ. Chính
những người này và con cháu của họ đã sáng tạo ra phức hệ văn hóa Bàu
Trám - Sa Huỳnh được các nhà Khảo cổ học xếp vào thời sơ sử. Hai nhà khảo
cổ học, Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn đã có những nhận
định rất thuyết phục về mối quan hệ giữa các tộc người Nam Đảo với với văn
10
hóa Sa Huỳnh: “Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ tiên trực tiếp của những cư
dân đã xây dựng các quốc gia Chăm Pa” [45, tr.49 ]; “Văn hóa Chăm Pa nảy
sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu của người Sa Huỳnh
cổ” [61, tr.109].
Bên cạnh vấn đề về nguồn gốc xuất phát của các tộc người Nam Đảo ở
Việt Nam nói chung, là vấn đề nguồn gốc hình thành từng tộc người nói riêng
trong nhóm tộc người này cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Có
một số ý kiến cho rằng các tộc người Giarai, Êđê, Raglai, Churu ra đời sau tộc
người Chăm, trên cơ sở một bộ phận của tộc người Chăm tách ra mà hình
thành…Trong lịch sử có một bộ phận người Chăm vì không chịu đựng nổi sự
thống trị của Hindu nên đã từ bỏ nước Lâm Ấp mà thiên di lên vùng Trường
Sơn, chinh phục và hòa huyết với cư dân bản địa rồi hình thành nên người
Giarai và người Êđê, khai phá cao nguyên Đắk Lắk - Pleiku…Gần đây trong
cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam, các tỉnh phía Nam” của Viện
dân tộc học có nhận định rằng “Những nhóm cư trú kế cận người Chăm giáp
với đồng bằng như Churu, Raglai mang nhiều yếu tố sâu sắc của văn hóa
Chăm, gợi mối nghi ngờ: họ là một bộ phận của người Chăm mới tách ra và
chuyển lên miền núi” [60, tr.59]
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã bước đầu tìm hiểu được nguồn
gốc của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam như sau:
Vào thời đại Đá Mới, trên địa bàn thuộc miền Trung và miền Nam
Trung Bộ của Việt Nam ngày nay đã có lớp người Deuterco - Malais sinh
sống. Lớp người này phân chia thành nhiều nhóm, dừng chân trên từng địa
bàn riêng, có những đặc thù về địa lý sinh thái. Đời sống của mỗi nhóm như
vậy phải thích nghi và chịu tác động của những yếu tố địa lý - sinh thái - nhân
văn đặc thù, dần dần làm biến đổi và tạo ra những khác biệt nhất định so với
ban đầu trong các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ… Đó là một quá trình lịch sử lâu
11
dài. Trong đó sự tự thân vận động của mỗi nhóm trong không gian sinh tồn
của měnh không tránh khỏi những tác động nhất định từ các ngữ hệ ở nhiều
vùng trên thế giới đến.
Con đường phân ly của lớp người Deutero - Malais ở niềm Nam Đông
Dương đã diễn ra như vậy để định hình những nhóm người có nét riêng trong
văn hóa và hình thành tâm lí tộc người riêng. Có thể khi bước vào thời đại
kim khí, thì người Malayo - Polyesien ở miền nam Đông Dương đã hình
thành năm nhóm người.
Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Gia Lai - Kom Tum, sinh tụ trên
vùng đất có nhiều dòng sông chảy qua và có nhiều thác nước. Nhóm này định
hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Giarai. Trong ngôn ngữ Nam
Đảo, từ “giơ rai” có nghĩa là “thác nước”.
Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Đắk Lắk màu mỡ, sinh tụ trên
một vùng đất có nhiều suối và rừng tre. Nhóm này định hình nên một tộc
người, tự nhận mình là “Orang Êđê”. Trong ngôn ngữ Nam Đảo thì từ
“orang” nghĩa là “người”, “êđê” có nghĩa là “tre”.
Một nhóm dừng chân trên vùng thung lũng Đran tương đối bằng phẳng
thuộc cao nguyên Lang Bian, gần nơi cư trú của tộc người Cơ Ho (thuộc ngữ
hệ Môn- Khmer). Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là
người Cru (Chu ru). Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “Cru” có nghĩa là “chiếm
đất mới”.
Một nhóm dừng chân ở vùng rừng rậm, núi non hiểm trở thuộc rìa đông
của Nam Trường Sơn- Tây Nguyên. Nhóm này định hình nên một tộc người,
tự nhận mình là Orang Glai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Glai” có nghĩa là
“rừng rậm”. Tên Orang Glai còn ám chỉ sự phân biệt với người ở biển “Orang
La Út” (trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Laut” có nghĩa là “biển”.
12
Một nhóm dừng chân ngay trên vùng đồng bằng hẹp ven biển Đông,
nơi có nhiều thuận lợi về mặt địa lý - sinh thái cho sản xuất nông nghiệp và
giao lưu quốc tế hơn so với bốn nhóm kể trên. Ngoài ra, nhóm này còn được
trực tiếp thừa kế những thành tựu của văn hóa Sa Huỳnh ngay trên địa bàn đã
từng là cái nôi của nền văn hóa đó. Với nhiều lợi thế như vậy, nhóm người
này sớm tạo ra một nền văn hóa phong phú và rực rỡ cùng một nền kinh tế -xã
hội phát triển cao hơn so với bốn nhóm kia, định hình nên một tộc người,
nhận tộc danh là Chăm (tên gọi khác là Chàm) [53, tr 22].
1.1.2. Sự phân bố dân cư
Sự phát triển nội tại cùng với những chi phối của những biến động lịch
sử trong khu vực đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố các tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam.
Người Giarai có ý thức rõ ràng về lãnh thổ tộc người của mình. Ban
đầu người Giarai phân bố cư trú ở lưu vực đông Ia Yun và sông Ba, trên cao
nguyên Pleiku. Từ đó người Giarai mở rộng địa bàn cư trú của mình lên phía
bắc và xuống phía tây. Cuối cùng của quá trình mở rộng địa bàn cư trú là sự
sinh sống xen kẽ giữa tộc người Giarai với các tộc người khác như Bana, Xu
đăng…và hình thành những nhóm địa phương của tộc người này. Ngày nay
người ta biết đến 6 nhóm địa phương của người Giarai cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam (tập trung trên vùng Giarai - Kom Tum): Giarai Chor, Giarai
Hdrung, Giarai Arap, Giarai Mthur, và Giarai Tbuan. Ngày nay dân số của tộc
người Giarai có trên 260 nghìn người, đứng đầu trong số 5 tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ 9 trong số 53 tộc người thiểu số trên toàn
quốc, trong đó có 90% cư trú ở tình Gia Lai (1997).
Người Êđê lúc đầu sinh tụ trên vùng đất trung tâm cao nguyên Đắk
Lắk. Từ đó tộc người này mở rộng địa bàn cư trú của mình tới các vùng như:
Krông Pach, Krong Buc, Ea Ka, M’Đắc, Chu MGar, Krong Năng, Krong
13
Ana…và một số miền đất giáp ranh Đắc Lắc - Phú Yên - Khánh Hòa…. Quá
trình phân bố cư trú trên một địa bàn rộng của người Êđê đồng thời là quá
trình tộc người này cư trú xen kẽ, tiếp xúc với nhiều tộc người khác như
M’nông, Xơ đăng, Giarai…và phân ly thành nhiều nhóm địa phương như:
Kpa, Krung, Mthur, Atham, Ktul, Dlie, Kah, Kdung…. Ngày nay dân số của
người Êđê là trên 220 nghìn người, đứng hàng thứ hai trong số 5 tộc người
Nam Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ 10 trong 54 tộc người thiểu số trên
toàn quốc, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Đắk Lắk (91%), kế đó là tỉnh
Phú Yên (gần 6%).
Người Chăm là tộc người được kế thừa trực tiếp những thành tựu của
văn hóa Sa Huỳnh ngay trên lãnh thổ mà người Sa Huỳnh đã từng sinh sống.
Xa xưa, người Chăm cư trú trên dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung,
thuộc địa phận các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng
Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuần ngày nay. Điều kiện địa lý, sinh thái vùng cư trú và bối cảnh lịch
sử đã chi phối mạnh đến sự phát triển nội tại của tộc người Chăm, trong đó có
quá trình thu hẹp dần lãnh thổ tộc người về phía Nam. Đồng thời với quá trình
thu hẹp lãnh thổ xuống phía nam, một nhóm người Chăm đã di cư đến những
miền đất khác, dần dần tạo thành những nhóm địa phương của tộc người này,
tiêu biểu là nhóm Chăm Islam ở đồng bằng Sông Cửu Long, ở Thành Phố Hồ
Chí Minh và nhóm Chăm Hroi ở Phú Yên - Bình Định hiện nay. Dân số của
người Chăm ngày nay là 110 nghìn người, đứng thứ ba trong 5 tộc người
Nam Đảo ở nước ta và đứng thứ 15 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn
quốc, trong đó tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (64%), kế đến là
ở tỉnh Phú Yên (13%), tỉnh An Giang (12%).
Người Raglai, ban đầu định cư tại vùng núi rừng hiểm trở rìa đông của
Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và phía bắc của dãy Hà La Thượng - É Qué
14
thuộc địa phận miền Tây của tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Về sau một bộ phận
người Raglai đã vượt qua dãy Hà La Thương – É qué, băng qua sông Cái,
sông Dinh và tiến xuống phía Tây Nam (tỉnh Ninh Thuận ngày nay). Qua quá
trình di cư lâu dài, khiến cho nội bộ tộc người Raglai phân ly thành nhiều
nhóm với những sắc thái địa phương nhất định, điển hình là nhóm Raglai bắc
và nhóm Raglai nam. Ngày nay dân số của Raglai có khoảng 80 nghìn người,
đứng hàng thứ tư trong 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ
19 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn quốc, trong đó tập trung đông nhất ở
tỉnh Ninh Thuận (53,5%), kế đến là tỉnh Khánh Hòa (35%).
Người Churu lúc đầu định cư ở thung lũng Đran (tương ứng với vùng
Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng ngày nay). Sau đó, người Churu tỏa rộng địa bàn
cư trú của mình ra các vùng kế cận như địa bàn Đức Trọng, Di Linh của tỉnh
Lâm Đồng và sang thung lũng É Lâm thuộc miền núi phía tây tỉnh Ninh
Thuận. Người Churu có dân số ít nhất trong 5 tộc người Nam Đảo ở Việt
Nam (khoảng 11 nghìn người) và đứng hàng thứ 34 trong 54 tộc người thiểu
số trên toàn quốc, cư trú chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [53, tr 28-32]
Như vậy là địa bàn cư trú của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nàm là kế
cận nhau: Người Chăm ở dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung, người
Giarai ở cao nguyên Pleiku, người Êđê ở cao nguyên Đắk Lắk, người Churu ở
cao nguyên Lang Bian, người Raglai ở rìa đông của Nam Trường Sơn - Tây
Nguyên. Tuy định cư kế cận nhau nhưng các vùng cư trú ban đầu của các tộc
người lại có những nét đặc thù về vị trí địa lý và môi trường tự nhiên. Chính
những nét đặc thù ấy đã là điều kiện rất quan trọng quy định sự tồn tại và phát
triển của các tộc người.
Ngày nay phần lớn các tộc người Nam Đảo vẫn cư trú trên các khu vực
thuộc địa bàn Tây Nguyên và Nam Bộ, nhưng sự phân bổ cư trú đã có nhiều
nét khác xưa, phản ánh hệ quả từ quá trình xáo động dân cư trải qua nhiều
biến cố lịch sử.
15
1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc ngƣời Nam Đảo ở Việt Nam
1.2.1Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước cách mạng tháng Tám, xu thế phát triển của các tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam đã bước đầu tiếp cận với xu hướng vận động chung của xã
hội nước ta, nhưng còn khá rõ nét hình dáng của xã hội cổ truyền với những
biến thái nhất định bởi tác động của chính sách phong kiến Việt Nam và thực
dân Pháp trong lịch sử, đồng thời cũng còn nhiều chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế -xã hội giữa các tộc người.
Tộc ngƣời Chăm, sau quá trình phân ly đã quy tụ vào 3 khu vực chính:
đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ; đồng bằng Nam Bộ ven biên giới
Việt Nam - Campuchia; miền thượng du Nam Trung bộ.
Khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ là nơi cư trú lâu đời của
tộc người Chăm, có tỉ lệ dân số cao nhất trong ba khu vực, vẫn duy trì sinh
hoạt kinh tế cổ truyền của tộc người là trồng lúa nước. Nhiều nghề truyền
thống cũng đã bị mai một như nghề dệt và nghề gốm chỉ còn được lưu lại tại
vài điểm dân cư.
Những người Chăm ở khu vực này vẫn còn lưu lại phần lớn các tập
quán sinh hoạt tín ngưỡng và hai tôn giáo đã có từ lâu đời là Balamon và
Islam. Những người Chăm theo Balamon sùng bái, cầu nguyện và tin tưởng
vào việc thờ cúng những vị thần linh của mình như Po Inu Nugar, Po Klong
Garai, Po Rome gắn với những tín ngưỡng dân gian và lễ nghi nông nghiệp.
Việc thờ cúng và lễ hội thường được tiến hành ở các lăng, tháp do một ban tế
lễ phụ trách, gồm các chức danh: Paseh Kadhar, PaJajau, Chamnay. Những
người theo Islam Bani sùng bái, cầu nguyện và tin tưởng vào thánh Allah và
giáo chủ Mohamet, thực hành những tín điều được hướng dẫn trong kinh
thánh Koran và các sách Hadith, Sunna….Tầng lớp tu sĩ của Islam Bani được
gọi là “Po Achar”, được tổ chức chặt chẽ theo từng thánh đường thuộc từng
16
đơn vị cư trú và được phân thành 4 cấp, từ thấp đến cao là: Achar, Khotip,
Imum, Po Gru. Ban lãnh đạo của thánh đường Islam Bani được bầu ra từ tầng
lớp tu sĩ và làm việc theo nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ là 3,4 hoặc 5 năm), gồm
các chức vị: Mungdinh, Tiptan, Mumtan. Bên cạnh những sinh hoạt tôn giáo
theo cộng đồng Plei, người Chăm ở đây còn thực hiện các lễ cúng theo dòng
họ hoặc tại tư gia, như lễ Rija mà chủ trì những lễ này là Muk Rija…
Khu vực đồng bằng gần biên giới Việt Nam - Campuchia là vùng mà
người Chăm đến định cư từ giữa thế kỷ XIX, có tỉ lệ dân số ít nhất trong ba
khu vực, đã xa rời các hoạt động sản xuất nông nghiệp cổ truyền (trồng lúa
nước) để làm quen với các hoạt động đánh bắt cá trên sông và buôn bán.
Người Chăm ở đây tuy rời xa nhiều hoạt động sản xuất thủ công truyền
thống, nhưng vẫn bảo lưu và phát triển ở mức độ nhất định nghề dệt cổ truyền
và đưa sản phẩm dệt ra thị trường bán. Họ tụ cư thành những Plei ven sông,
mỗi Plei bao gồm nhiều Puk. Sự tụ cư như vậy ít theo dòng họ mà chủ yếu
theo tôn giáo.
Nhóm người Chăm ở khu vực thượng du Nam Trung Bộ (thuộc địa bàn
miền núi tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định) là nhóm người Chăm Hroi, sống
xen kẽ với người Bana và người Giarai. Nhóm người Chăm ở khu vực này có
nhiều nét sinh hoạt, văn hóa rất khác với những người Chăm ở hai khu vực
đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ và đồng bằng ven biển Nam Bộ ven
biên giới Việt Nam - Campuchia. Ở đây người Chăm sinh sống chủ yếu bằng
kinh tế nương rẫy và săn bắn, nghề chăn nuôi gia súc cũng khá phát triển; đời
sống tâm linh bị chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng đa thần…Nói chung tộc
người Chăm ở ba khu vực nêu trên có những nét sinh hoạt văn hóa khác biệt
nhưng về cơ bản vẫn thống nhất về ngôn ngữ, về đơn vị cư trú cơ bản và tổ
chức xã hội cơ sở là Plei, về truyền thống mẫu hệ…
17
Tộc ngƣời Giarai, xã hội vận hành theo những thiết chế căn bản của
gia đình mẫu hệ, Plei (công xã), Hrom pit plei (liên minh công xã). Xã hội ấy
không xáo động nhiều trong nửa đầu thế kỷ XX mà sự tự thân vận động của
nó làm manh nha một hình thức mới của tổ chức xã hội cao hơn tổ chức Hrom
pit plei vẫn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực.
Theo nhận xét của Cầm Trọng thì “potao” là hiện thân của tín ngưỡng
Yang và “đế cha” cũng có thể được coi như một lãnh thổ tập hợp các hrom pit
ploi dưới hình thức tôn giáo [51, tr.1992].
Sự vận động của xã hội ấy lấy kinh tế nông nghiệp làm căn bản. Cây
trồng chính là cây lương thực, trong đó chủ yếu là lúa (lúa nước và lúa rẫy) và
ngô; đất canh tác được phân biệt thành nhiều loại như: hma mai (vườn), hma
rưng (rẫy), hma ia (ruộng nước),…Những hoạt động kinh tế khác như chăn
nuôi, nghề thủ công, hái lượm, săn bắn cũng có vị trí đáng kể trong đời sống.
Trong sinh hoạt văn hóa còn duy trì nhiều yếu tố nguyên thủy, trong đó
nổi bật là tín ngưỡng đa thần với nhiều lễ nghi thờ cúng “giàng” (thần linh).
Người Giarai quan niệm nhiều thần linh như: giàng hma (thần ruộng, rẫy),
giàng chứ (thần rừng), giàng hri (thần lúa), giàng sang (thần nhà), giàng pên
ia ( thần bến nước), giàng ktan (thần sầm sét), giàng bla (thần chiến
tranh)…Tín ngưỡng đa thần đã ảnh hưởng đến tục “cà răng căng tai” rất đặc
sắc của người Giarai cũng như ở dân tộc Êđê. Tộc người Giarai còn nhiều tập
tục khá độc đáo “nga po sát” (ma chay), nó không chỉ phức tạp trong các lễ
nghi chôn cất những người chết thuộc cùng một dòng họ mẹ vào một nấm mồ
chung, mà còn khá cầu kỳ trong việc xây dựng những nhà mồ (boxat kut,
boxat tolo, poxat giep, poxat pok,…), khá đa dạng trong các tập tục như: potui
(chia của cho người đã chết), bothi (lễ bỏ mả), hoa soi boxat (bữa ăn bỏ
mả)…phán ánh truyền thống cộng đồng và đậm đà bản sắc tộc người.
18
Về kho tàng văn học dân gian truyền miệng có tục ngữ, thành ngữ, ca
dao, bài hát dân gian và nhất là kho tàng truyện cổ, trong đó nổi bật là những
Hori (trường ca), như hori Sing Ngã, Đam Di…Về nghệ thuật tạo hình dân
gian, khá độc đáo trong điêu khắc gỗ và rất phong phú trong hoa văn trang trí
trên đồ đan, vải dệt. Người Giarai tiến hành những hoạt động điêu khắc dân
gian truyền thống của mình trong những công trình kiến trúc như nhà ở, nhà
mồ…Trong đó, rất tiêu biểu là những tượng nhà mồ, tuy giản dị, đơn sơ
nhưng rất đa dạng và hấp dẫn vì nó hòa hợp với thiên nhiên và đậm tính nhân
văn như: tượng các loài chim, tượng các loài bò sát, tượng các loài thú, tượng
những con người đang sản xuất hoặc vui chơi….
Về các phương tiện và loại hình sinh hoạt nghệ thuật, rất phong phú về
nhạc khí và rất độc đáo trong những vũ điệu dân gian. Người Giarai có truyền
thống lâu đời về sáng tạo các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên, gồm các
loại khí gõ; các loại khí hơi. Bên cạnh đó còn những nhạc khí được chế tác
bằng kim loại hoặc bằng kim loại kết hợp với chất liệu thiên nhiên: chinh,
cheeng, bro, goong, koni…Những loại nhạc khí cổ truyền nêu trên cùng với
những vũ điệu dân gian là một nhu cầu lớn trong đời sống dân tộc Giarai, đã
góp phần làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa tộc người Giarai.
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu XX, chính quyền thực dân đã áp
đặt nhiều biện pháp cứng rắn vào xã hội đương thời của người Giarai, làm cho
bộ mặt ở một số vùng nông thôn Giarai có những nét mới như: hệ thống
đường sá, dinh thự, đồn điền, bệnh xá (chủ yếu phục vụ cho bộ máy chính
quyền thực dân, tư bản Pháp và tay sai). Chính quyền thực dân đã hỗ trợ cho
Thiên Chúa giáo cắm rễ vào một số Plei (bằng cách lựa mị và mua chuộc một
số người, ràng buộc họ bằng vật chất, biến họ thành con chiên rồi xúi giục
những người này lôi kéo thêm một số thành viên trong Plei, hỗ trợ ly khai Plei
cũ để thành lập những Plei mới).
19
Mặc dù vậy, về căn bản xã hội Giarai trước Cách mạng tháng Tám
1945 vẫn đậm nét mẫu hệ và bảo lưu nhiều nếp sống nguyên thủy. Ở đó, đơn
vị cư trú cơ bản và tổ chức xã hội cơ sở vẫn là những Plei thuộc loại hình
công xã láng giềng, bao gồm những gia đình nhỏ mẫu hệ đã có sự độc lập
tương đối về kinh tế.
Tộc ngƣời Êđê, nói chung xã hội vẫn vận hành theo những thiết chế
căn bản của gia đình lớn mẫu hệ và công xã (buôn). Nửa đầu thế kỷ XIX,
chính sách của triều đình phong kiến nhà Nguyễn có can thiệp vào nhưng
không làm xáo động nhiều đến sự vận hành của xã hội ấy.
Tộc người Êđê có nền kinh tế là sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, kết
hợp với một số nghề thủ công và chăn nuôi trong phạm vi gia đình, đồng thời
hoạt động săn bắt hái lượm trong rừng hoang vẫn có vị trí đáng kể trong kinh
tế. Trong sản xuất nông nghiệp, canh tác trên rẫy là chủ yếu, chỉ có bộ phận
nhỏ dân cư quanh hồ Lak và ven các con sông lớn như Krong Kno, Krong Ân
biết trồng lúa nước nhưng không xa rời việc trồng trọt trên rẫy. Rẫy luân
khoản của tộc người Êđê khá đặc thù, nó là những vạt dài đất rừng đã được
thừa nhận thuộc về từng gia đình, từng dòng họ mà quyền quản lý sử dụng
thuộc về người đàn bà lớn tuổi nhất trong dòng họ (lô lăn).
Những nghề thủ công truyền thống bao gồm nghề rèn, đan lát, dệt…để
làm ra công vụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt trong điều kiện giao lưu kinh tế
và trao đổi hàng hóa kém phát triển. Nghề rèn thủ công có thể làm được
những rìu, rựa, liềm…có chất lượng tốt phục vụ cho canh tác trên rẫy hoặc
đẽo gỗ làm nhà, chế biến gỗ thành những đồ gia dụng bền, đẹp và đậm đà bản
sắc tộc người. Sản phẩm của nghề đan lát cũng khá đa dạng, trong đó có
những đồ vật đòi hỏi cao ở tính kiên trì và sự khéo tay như: gùi hai lớp có
nắp, khay có chân đựng trầu cau và chén đĩa…Phụ nữ Êđê khéo tay trong việc
khâu nón, dệt chiếu và nhất là dệt vải bằng những khung dệt đơn giản. Thuốc
20
nhuộm vải ở đây chủ yếu được chế biến từ lá và vỏ cây Krum. Sản phẩm từ
nghề chăn nuôi của người Êđê phong phú hơn so với nhiều tộc người đương
thời khác. Ngoài những gia súc, gia cầm phổ biến thì người Êđê khá nổi tiếng
với nghề nuôi voi (để làm phương tiện di chuyển, sức kéo, phục vụ lễ hội và
đôi khi dùng làm vật định giá trong trao đổi những tài sản lớn) và do đó, tộc
người này cũng nổi tiếng về nghề săn voi rừng.
Xã hội tộc người Êđê rất nổi tiếng về những gia đình lớn mẫu hệ bao
gồm nhiều thế hệ cư trú trong những ngôi nhà sàn dài độc đáo. Đó là những
ngôi nhà sàn khung cột, nhà sàn và vách nhà ghép bằng tre đập dập. Quá trình
xây cất nhà cũng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định về nghi
lễ, phương hướng và kết cấu truyền thống cùng tình hình hiện trạng của gia
chủ. Người Êđê gửi gắm những quan niệm về đời sống, về nhân sinh quan, vũ
trụ quan của mình vào những ngôi nhà dài như vậy. Quyền điều hành các hoạt
động trong nhà dài thuộc về người đàn bà lớn tuổi nhất. Vài chục nhà dài hợp
thành buôn, đứng đầu là một “pô pin ea” (chủ buôn, chủ bến nước), một số
nơi gọi là Mtao (tù trưởng). Trong mỗi buôn, sự phân hóa giàu nghèo đã có từ
lâu, với các khái niệm “bun rin tap” (rất nghèo), “bun rin” (nghèo), “mdrang”
(giàu), “mdrang prong” (rất giàu)…. Truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau
trong sản xuất và đời sống được duy trì bền vững theo tổ chức “bring”.
Riêng về văn học dân gian truyền miệng, tộc người Êđê đã lưu giữ
được kho tàng lớn về truyện cổ với các thể loại cổ tích, truyền thuyết, thần
thoại, truyện thơ, truyện ngụ ngôn, truyện cười…Trong đó, nổi bật lên một
thể tài văn chương đặc sắc đó là “khan”. Tộc người Êđê đã sáng tác và lưu
truyền hàng chục khan mang tính sử thi, nó phản ánh những biến cố lịch sử,
những phong tục tập quán, những nỗ lực đấu tranh, những ý chí quật cường,
những khát vọng vươn tới của những người lao động, như các khan: Đam
San, Đăm Thih, Đam Bhu, H’ong Đia, T’rong Dal, Khing Juh…
21
Như vậy trải qua nhiều tác động của lịch sử, xã hội truyền thống của
tộc người Êđê đã thể hiện sức sống bền bỉ của nó. Tuy nhiên những yếu tố
ngoại lai cũng đã ra sức tìm cách tác động vào xã hội tộc người Êđê. Đặc biệt
là những thập kỷ cuối thế kỳ XIX - đầu thế kỷ XX, Thiên chúa giáo đã theo
các giáo sĩ phương Tây len lỏi vào và từ đó chi phối đời sống tâm linh một bộ
phận nhỏ dân cư Êđê. Các luật tục Êđê truyền miệng được văn bản hóa, tòa án
phong tục Ê đê thiết lập và hoạt động theo phương châm “lấy luật tục Êđê trị
người Êđê”. Xã hội Êđê có nhiều xáo động và vận hành một cách phức tạp.
Sự phân hóa trong dân cư diễn ra theo nhiều hướng, nhưng chưa xuất hiện
giai cấp. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị cư trú cơ bản và tổ
chức xã hội cơ sở của tộc người Êđê vẫn là những buôn cổ truyền thuộc loại
hình công xã láng giềng. Ở đó, truyền thống mẫu hệ được bảo vệ một cách
đặc biệt bởi thiết chế gia đình lớn mẫu hệ và cấu trúc nhà dài.
Tộc ngƣời Churu, thời kỳ này có nhiều nét khác biệt với các tộc người
nói trên. Những gia đình lớn mẫu hệ ở đây đã bắt đầu bước vào quá trình giải
thể thành những gia đình nhỏ mẫu hệ theo những cấp độ khác nhau, nhưng
quyền quyết định các hoạt động của dòng họ vẫn thuộc về người đàn bà và
ông cậu lớn tuổi nhất dòng họ. Những Plei của người Churu thường xen kẽ
với những đơn vị cư trú của tộc người Coho (thuộc ngữ hệ Môn-Khmer).
Trong bộ máy tự quản của mỗi Plei như vậy, quyền quyết định thuộc về người
đứng đầu Plei (pô plei). Trước các quyết định lớn, pô plei phải tranh thủ ý
kiến của các cụ già trong Plei, thầy cúng, thầy pháp, người coi sóc thủy lợi
của Plei….Các cụ già trong Plei có vị trí đặc biệt trong việc bầu pô plei và
chọn lựa những người làm nhiệm vụ coi sóc thủy lợi.
Vào thời kỳ này, người Churu đã bắt đầu định canh định cư, lấy sản
xuất nông nghiệp làm nền tảng. Người Churu đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm về làm thủy lợi nhỏ với hệ thống mương, phai, đập…trong canh tác.
22
Người Churu còn có thói quen trồng các loại rau đậu xen với cây lương thực
và trồng cây ăn trái quanh ruộng khô hoạc trên rẫy. Hoạt động chăn nuôi của
người Churu được tiến hành trong phạm vi gia đình, đáp ứng cho nhu cầu
thực phẩm ăn uống hàng ngày, hiến sinh, cúng lễ, vật định giá trao đổi đồ
dùng, tài sản và cho nhu cầu chuyên chở hàng ngày hoặc làm đất canh tác
theo mùa vụ….Vật nuôi trong gia đình thường có: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn,
dê, bò, trâu, ngựa…Bên cạnh đó, một số nghề thủ công cũng được tiến hành
khá phổ biến trong cá gia đình như đan lát, rèn, gốm…phục vụ chủ yếu cho
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nội bộ. Đồng thời, các hoạt động hái lượm và
săn bắn trong rừng, đánh bắt cá ven sông suối vẫn còn có vị trí nhất định
trong các hoạt động kinh tế.
Các phương thức sinh hoạt tinh thần nói chung và đời sống tâm linh nói
riêng của tộc người Churu tuy không đa dạng như ở các tộc người Chăm,
Giarai, Ê đê nhưng cũng không kém phần đặc sắc. Nó thể hiện ở kho tàng
truyện cổ, ca dao, tục ngữ và một số nhạc cụ cùng vũ điệu tam ga đậm đà bản
sắc dân tộc. Nó độc đáo ở tục “pơ khi mô cay” (thờ cúng tổ tiên) không ở
trong “sang tonuk prong” (nhà dài) mà ở ngoài “ko ta tau” (nghĩa địa của
dòng họ mẹ) và các tín ngưỡng đa thần, trong đó rất coi trọng “yang wei”
(thần cây cổ thụ), các nghi lễ nông nghiệp, trong đó rất đề cao lễ “bơ mung”
(thần đập nước) và lễ “khâu đồng” (thờ thần lúa).
Thực dân Pháp xâm nhập vùng tộc người Churu vào cuối thế kỷ XIX.
Từ đây các Plei cổ truyền của người Churu được kết hợp với các đơn vị cư trú
của những tộc người lân cận, hình thành các đơn vị hành chính mới cấp tổng
và cấp quận của tỉnh Lâm Viên (Liang Bian). Vùng cư trú của người Churu
không rộng, lại nằm ở ngoại vi Đà Lạt, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng của chính quyền thực dân không nhiều. Cho đến cuối năm 1945, xã hội
tộc người Churu tuy bị chi phối bởi guồng máy thống trị và chính sách bóc lột
23
của thực dân Pháp nhưng những Plei của người Churu vẫn là những công xã
láng giềng, vận hành theo những thiết chế của xã hội tiền giai cấp và duy trì
chế độ mẫu hệ. Ở đây những gia đình lớn mẫu hệ bắt đầu bước vào quá trình
giải thể và hình thành những gia đình nhỏ mẫu hệ còn phụ thuộc nhiều vào
các quan hệ dòng họ.
Tộc ngƣời Raglai, phân bố cư trú trên một vùng sinh thái đặc thù bởi
sự hiểm trở của địa hình và sự khắc nghiệt hơn về khí hậu so với những vùng
cư trú khác của các tộc người Nam Đảo. Người Raglai có trình độ thấp về
phát triển kinh tế - xã hội và có tính biệt lập, khép kín. Xã hội truyền thống
của tộc người Raglai vận hành theo những thiết chế căn bản của Palei (công
xã) và boh sang (gia đình lớn mẫu hệ). Vào thời kỳ lịch sử này, phần lớn Palei
của người Raglai còn mang nhiều dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ và ít
nhiều còn dấu vết của chế độ quần hôn. Mỗi gia đình mẫu hệ gồm nhiều thế
hệ cư trú trong một ngôi nhà sàn thường là ngăn phòng, được dựng một cách
đơn giản, tựa lưng vào vách núi. “pô sang” là chức danh chung chỉ người
đànbà lớn tuổi nhất trong từng gia đình và có quyền quyết định cao nhất về
mọi hoạt động gia đình…Cứ từ 7 đến 10 gia đình lớn mẫu hệ như vậy hợp
thành một Palei. Những Palei tọa lạc trên những triền núi, rất phân tán. “pô
palei” là chức danh chung chỉ người đứng đầu Palei, đó là người đàn ông chịu
trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của Palei. Người Raglai còn duy
trì nếp sống du canh du cư. Họ trồng trọt trên hai rẫy du canh là Krah và
Apop (krah là rẫy trên đất thấp; apoq là rẫy trên đất cao nơi triền núi), trong
đó apoq là diện tích canh tác chính. Hỏa canh là phương thức canh tác chung
trên hai loại rẫy với các công đoạn: chọn rẫy, phát rẫy, đốt và dọn rẫy, chọc lỗ
tra hạt, chăm sóc, thu hoạch. Kinh tế của người Raglai phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên. Bên cạnh trồng trọt, còn có chăn nuôi, nghề thủ công, săn bắn và
hái lượm: chăn nuôi gia súc và gia cầm trong phạm vi gia đình với số lượng ít
24
ỏi, theo phương thức thả rông, phục vụ chủ yếu cho cúng bái; nghề thủ công
đơn giản, trong phạm vi gia đình, đủ cho nhu cầu đồ dùng nội bộ; săn bắn và
hái lượm còn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, sản phẩm của nó
đáp ứng được phần lớn nhu cầu đời sống đơn giản, kể cả việc trao đổi vật
dùng với người cận cư.
Vào thời kỳ này, người Raglai không biết dệt vải, không ít nam giới
còn mặc khố làm bằng vỏ cây rừng và phần lớn còn di chuyển bằng bằng đôi
chân, vận chuyển đồ bằng đôi vai, không biết đến xe cộ hoặc sử dụng súc vật
làm sức kéo. Đời sống của người Raglai đơn giản và nghèo nàn hơn 4 tộc
người Nam Đảo nêu trên.
Mặc dù vậy sinh hoạt tinh thần của tộc người này vẫn phong phú và có
nhiều nét đặc sắc. Chưa biết đến tôn giáo, đời sống tâm linh của người Raglai
bị chi phối bởi tín ngưỡng đa thần. Họ tin rằng bất kỳ hiện tượng và sự vật
nào trong tự nhiên cũng có thần linh ngự trị. Các thần linh thì vô hình, chuyển
dịch nhanh lẹ và có uy quyền đối với con người. “Những địa điểm thờ cúng
thần linh của người Raglai thường gắn liền với sự hiện diện của đá” [54,
tr.67]. Tín ngưỡng đa thần của người Raglai còn thể hiện qua nhiều hình thức
kiêng kị và những niềm tin vào điềm báo do suy diễn và tưởng tượng ra từ
những chiêm bao. Trong đời sống cá nhân cũng như trong sinh hoạt cộng
đồng, người Raglai rất chú ý tới những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc
đời mỗi người và thường tổ chức lễ cúng, đánh dấu những mốc quan trọng
của cuộc đời mỗi con người như lễ đặt tên cho đưa bé mới chào đời, lễ cưới,
lễ tang…
Có thể nhận thấy trong văn hóa truyền thống của người Raglai có
những nét truyền thống của nền văn hóa Đông Nam Á thời kỳ cổ đại, đồng
thời cũng có những nét riêng so với văn hóa truyền thống của các tộc người
Nam Đảo ở Việt Nam.
25
Trên đây là sự phác thảo sơ lược bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh
tế - văn hóa - xã hội các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Đó là những tộc người có chung nguồn gốc, được hình
thành phát triển trên những khu vực có những đặc điểm về môi trường tự
nhiên ít nhiều khác biệt trên các địa bàn thuộc Trường Sơn - Tây Nguyên và
Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Tuy mang những nét chung của truyền thống
văn hóa Đông Nam Á thời cổ đại và nhất là truyền thống mẫu hệ của các tộc
người ngữ hệ Malayo - Polinesien trên thế giới, nhưng mỗi tộc người Nam Đảo ở
Việt Nam còn có những nét riêng trong bản sắc văn hóa của tộc người mình.
1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son lịch sử đánh dấu sự mở
đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển xã hội các tộc người Nam Đảo ở
Việt Nam: hội nhập một cách bình đẳng vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay trải qua hai chặng đường:
+ Chặng đường thứ nhất (1945-1975) hòa cùng với các dân tộc đấu
tranh giải phóng dân tộc xuyên qua hai cuộc chiến tranh.
+Chặng đường thứ hai (1975 – nay) hòa bình, xây dựng xã hội mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.1. Giai đoạn từ 9145 đến 1975
Các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam cùng cộng đồng các dân tộc Việt
Nam đã chuẩn bị tích cực, hăng hái tham gia và cùng làm nên thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây chính là sự kiện vĩ đại nhất trong toàn
bộ tiến trình lịch sử phát triển xã hội của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
trước năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và nền
độc lập của nước Việt Nam được trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân
thế giới qua bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày
26
2 tháng 9 năm 1945. Từ đây về mặt pháp lý, vị trí xã hội và quyền bình đẳng
của các tộc người Nam Đảo trong cộng đồng các tộc người Việt Nam được
khẳng định và những người Nam Đảo ở Việt Nam ra sức thực hiện vị trí xã
hội và quyền bình đẳng ấy.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược, các tộc người Nam Đảo đã góp phần sức lực, trí tuệ, của cải và xương
máu để bảo vệ thành quả của cách mạng. Tuyệt đại đa số những người Nam
Đảo đã ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ những
thành quả của cách mạng, nên đã kiên cường chịu đựng, hy sinh, gian khổ,
tìm mọi cách để che giấu, giải thoát cho các chiến sĩ cách mạng trong lúc địch
ráo riết lùng sục, bắt bớ. Kết quả là lực lượng cách mạng đứng vững và không
ngừng phát triển trong vùng các dân tộc Nam Đảo.
Qua hai cuộc kháng chiến, các tộc người Nam Đảo không chỉ lập được
những chiến công vang dội trong chiến đấu, mà còn đạt được những thành tựu
và bước phát triển đáng kể trong hoạt động kinh tế như: Trong 5 năm đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hoạt động kinh tế nông
nghiệp rẫy và chăn nuôi của người Raglai đã tăng chủng loại cây trồng và vật
nuôi do cán bộ cách mạng đưa từ nơi khác đến giúp; sản lượng cây trồng và
vật nuôi cũng gia tăng vì được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật chọn giống, biện
pháp chăm sóc, phòng và chống dịch bệnh. Đồng thời với phát triển trồng trọt
và chăn nuôi, ở các vùng căn cứ cũng phát triển một số nghề thủ công như
nghề rèn, nghề dệt, ép mía nấu đường…
Trong 30 năm chiến tranh, những giá trị văn hóa truyền thống của các
tộc người Nam Đảo ở Việt Nam cũng được thử thách, khẳng định và phát huy
trong môi trường văn hóa đặc thù. Họ có điều kiện để tiếp cận với những hoạt
động văn hóa của các tộc người khác, bao gồm cả những sinh hoạt văn hóa cổ
truyền và những yếu tố văn hóa mới.
27
Như vậy, cuộc hành trình vào xã hội hiện đại của các tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam mới chớm bước vào chặng đường đầu từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945, đang còn nhiều bỡ ngỡ thì đã gặp phải những khó khăn và trở
ngại lớn do sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mặc dù vậy,
nhưng cuộc hành trình ấy chỉ bị ngăn cản và làm chậm lại chứ không bị bế
tắc. Vì cuộc chiến tranh nhân dân hiện đại của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiếp sức cho các tộc
người này vững vàng thêm trên cương vị bình đẳng và làm chủ, đủ tự tin để hăng
hái khơi dậy và phát huy những tiềm năng sáng tạo và cách mạng của mình.
1.2.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Mùa xuân năm 1975, cuộc chiến tranh giải phóng của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc
thắng lợi. Từ đây những người Nam Đảo ở Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi
ách thống trị và sự đe dọa của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa thực dân cũ và
chủ nghĩa thực dân mới. Quê hương được hòa bình, đất nước được thống
nhất, các tộc người Nam Đảo cùng đồng bào cả nước bước vào chặng đường
mới của cách mạng.
Nhưng khi chiến tranh vừa mới kết thúc, việc giải quyết hậu quả của
chiến tranh đang được tiến hành thì kẻ thù của cách mạng lại ra sức quấy phá.
Ở nhiều nơi trong vùng đồng bào các dân tộc ít người, thế lực phản động nổi
dậy chống phá lại chính quyền cách mạng. Vùng tộc người Nam Đảo trở
thành đối tượng đánh phá của tổ chức phản động Fulro (tên gọi tắt của “ Mặt
trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”, một tổ chức phản động
trong các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, sau cũng bén rễ vào vùng người
Chăm ở đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ và đã từng lập ra cái gọi là
“Mặt trận Fulro Champa”).
28
Bước đầu trên chặng đường lịch sử sau năm 1975, các tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam đã phải trải qua khoảng hơn mười năm thử thách cam go để
giữ gìn thành quả của cách mạng, bảo vệ thành tựu của từng tộc người, bảo vệ
niềm tin của mỗi con người vào con đường đi tới tương lai cùng cộng đồng
các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thời
gian thử thách đó đã góp phần khẳng định thêm ý thức quốc gia, tính kiên
định và tích cực cách mạng của các tộc người Nam Đảo cùng sự trưởng thành
của đội ngũ cán bộ ở đây trong hệ thống tổ chức Đảng Cộng Sản và chính
quyền, đoàn thể cách mạng các cấp.
Song song với việc củng cố và kiện toàn để không ngừng nân cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý xã hội mới, là việc triển
khai các hoạt động nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản
xuất mới, tạo ra những điều kiện mới thích hợp cho sự vận hành và phát triển
xã hội mới. Giải quyết vấn đề ruộng đất là một trong những vấn đề trọng tâm
của thời kỳ này và đã gặt hái được những thành công tốt đẹp: Tộc người
Chăm đã phát huy tốt những truyền thống nông nghiệp như làm thủy lợi trồng
lúa nước, tích cực áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, từng bước chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và phương thức canh tác góp phần làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương; Tộc người Churu, diện tích rẫy nhiều
hơn diện tích đồng ruộng, vì vậy quá trình chuyển đổi đưa đến diện tích vườn
lớn hơn, làm cơ sở cho sự chuyển dịch phong phú hơn về cơ cấu cây trồng
theo phương thức chuyên canh cây công nghiệp và cây đặc sản (cà phê, hồ
tiêu, dứa, mía, đào lộn hột, atiso, thuốc lá…) theo hướng sản xuất hàng hóa;
Tộc người Giarai và người Êđê ở Tây Nguyên đã xây dựng được quan hệ sản
xuất mới, tổ chức lại sản xuất hướng tới ba hình thức: nông dân cá thể sản
xuất trên diện tích đất mà gia đình họ được quyền sử dụng; nông dân tập thể
sản xuất trên diện tích đất được quy hoạch cho từng tập đoàn sản xuất hoặc
29
từng hợp tác xã sản xuất nông - lâm nghiệp mà già đình họ là thành viên trong
đó; công nhân trong các nông trường, lâm trường mà cá nhân hoặc gia đình
họ là thành viên trong đó.
Từ những điều trình bày trên đây, có thể nhận thấy rằng: hơn hai mươi
năm qua, kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sự thay đổi hình thái cư
trú và phương thức canh tác của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam đã diễn
ra như một quá trình chuyển đổi cách mạng to lớn và vững chắc. Quá trình đó
đã làm cho bộ mặt nông thôn ở đây thay đổi, đồng thời tạo ra những cơ sở cần
thiết và là tác nhân thúc đẩy nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục, ý tế trên địa
bàn này.
Là những tộc người có truyền thống sáng tạo văn hóa nghệ thuật khá
độc đáo, nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của những người Nam Đảo
không ngừng phát triển sau giải phóng. Những biến chuyển cách mạng trong
sinh hoạt văn hóa, phương thức canh tác và hình thái cư trú của các tộc người
Nam Đảo từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng luôn gắn liền với những
biến chuyển về gia đình của các tộc người này. Đó là hoàn tất quá trình giải
thể gia đình lớn mẫu hệ và những tàn dư của nó ở các tộc người. Quá trình
giải thể các gia đình lớn mẫu hệ để thiết lập và củng cố các dạng gia đình nhỏ
mẫu hệ, từng bước xác lập vị trí độc lập của những gia đình nhỏ mẫu hệ đồng
thời dần xác lập những yếu tố phụ quyền và sự bình đẳng giữa vợ và chồng
trong những gia đình nhỏ mẫu hệ đó.Đồng thời với quá trình giải thể những
gia đình lớn mẫu hệ là quá trình phân rã những ngôi nhà dài truyền thống,
hình thành những căn hộ riêng cho từng gia đình nhỏ mẫu hệ, được xây dựng
trong khuôn viên theo quy hoạch của quá trình định canh định cư và xây dựng
nông thôn văn hóa mới. Sự biến đổi của cấu trúc gia đình và ngôi nhà truyền
thống đã dẫn tới những biến đổi về văn hóa sinh hoạt như sự giảm đi của
nhiều nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng dân gian mang nét mê tín dị đoan, những
30
nghi lễ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cải, cầu kỳ, khó thực hiện….
Điều đặc biệt chú ý trong gia đình đình nhỏ mẫu hệ là vai trò và vị trí của
người đàn ông được ghi nhận và từng bước khẳng định. Mặt khác cá nhân
trong gia đình nhỏ mẫu hệ có nhiều điều kiện để tiếp cận và thực hiện nếp
sống theo pháp luật hơn là bị chi phối nhiều bởi tập quán pháp trong gia đình
lớn mẫu hệ.
1.3 Tiểu kết
Những tộc người Nam Đảo hay còn có tên gọi khác là Mã Lai - Đa Đảo
ở Việt Nam có chung nguồn gốc với các tộc người Mã Lai - Đa Đảo trên vùng
đảo và bán đảo thuộc Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có 5 tộc
người (Giarai, Churu, Êđê, Raglai, Chăm) thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo được
hình thành và phát triển trên địa bàn Trường Sơn - Tây Nguyên và miền núi
duyên hải Nam Trung Bộ. Lãnh thổ tộc người của 5 tộc người này tuy kế cận
nhau, nhưng những lãnh thổ của từng tộc người lại có những sắc thái riêng về
vị trí địa lý và đặc điểm môi trường tự nhiên. Năm tộc người tuy có chung
nguồn gốc nhưng trong quá trình phát triển lịch sử đã hình thành những nét
riêng nhất định về văn hóa, chênh lệch nhau về số dân và không đồng đều về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ sau khi miền Nam hoàn tòan được giải phóng, trong vùng các tộc
người Nam Đảo đã diễn ra những chuyển biến cách mạng trong các tổ chức
xã hội và sinh hoạt cộng đồng đã dẫn đến những chuyển biến trong đời sống
văn hóa, trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo và y tế. Một bộ phận nhỏ dân cư đã
tiếp cận hoặc đã hội nhập ở một mức độ nhất định vào đời sống đô thị…
Ngày nay, xã hội các tộc người Nam Đảo ở nước ta vẫn còn đậm nét
mẫu hệ. Nông thôn vùng các tộc Nam Đảo đã căn bản khắc phục những biến
thái, đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và khép kín, đã mạnh mẽ loại bỏ những tàn
dư lạc hậu của xã hội tiền tư bản cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của chủ
31
nghĩa thực dân để đổi mới và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xã
hội các tộc người Nam Đảo đang nỗ lực vươn lên để từng bước tiếp cận theo
nhịp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
32
Chƣơng 2
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở
VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG
2.1. Đại cƣơng về các ngôi nhà ở truyền thống
2.1.1. Nhà ở truyền thống của người Êđê
Nhà dài là hình thức cư trú truyền thống của người Êđê có kết cấu hình
chữ nhật, phát triển theo chiều dài, bề rộng từ 4m đến 5m, bề dài từ 30m đến
100m. Mặt bằng nhà dài gồm hai phần chính là dring gah (gian khách) và
dring ôk (gian ở) với các chức năng riêng biệt. Dring gah là nơi thể hiện sự
hưng thịnh của gia đình, dòng họ thông qua các vật trưng bày. Dring ôk là
phần nửa sau dùng để ở. Dring gah ở phần trước nhà dài, chiếm diện tích lớn
gấp 3 lần dring ôk. Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của người Êđê
được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của ngƣời Êđê [22, tr. 38]
Đặc điểm Nội dung chi tiết
Hình thức gia đình Đại gia đình
Chế độ Mẫu hệ
Kiểu nhà Nhà sàn dài thấp
Kích thước nhà - Pháttriểntheochiềudàitùythuộcvàosốlượnggiađình.
- Lòng nhà rộng trung bình 5-6m.
- Sàn nhà trung bình trên dưới 1m50.
Chức năng nhà -Nơi sinh hoạt cộng đồng vừa là nơi sinh hoạt riêng
của từng gia đình.
-Nơidiễn rasinhhoạtđờithườngvàsinh hoạtnghilễ
Hướng nhà Hướng bắc nam
Vị trí khu cư trú - Gần bến nước
- Các ngôi nhà bố trí song song theo dãy hàng ngang
33
và hướng bắc nam tính theo hai đầu nóc.
Vật liệu xây dựng Nguyên liệu tại chỗ của núi rừng
Kết cấu -Kết cấu khung nhà trên cơ sở các vì cột
-Khung nhà và bộ nóc là hai bộ phận riêng
-Nhà có hai cửa ra vào
Cấu trúc bên ngoài - Hai đầu mái nhô ra
- Hai hàng cách thưng dọc nhà theo lối thượng thách
hạ thu
Cấu trúc bên trong Chia làm hai phần chính: Gian ở (dring ôk) và gian
khách (dring gah)
+ Gian ở chia nhiều ngăn cho các gia đình
+ Gian khách trưng bày các đồ quý như cồng,
chiêng, ché, trống, nhạc cụ, các cỗ ghế độc mộc…
Cách thức trang trí Chạm khắc gỗ trên thân cột, quá giang, cầu thang
ván, cột ghi đều là những sản phẩm nghệ thuật của
truyền thống mẫu hệ chủ yếu hình bầu vú, vầng trăng
khuyết.
Hình 1. Ngôi nhà sàn dài truyền thống của tộc người Êđê tại Bảo tàng dân
tộc học Hà Nội (ảnh Đỗ Thị Hạnh 2015)
34
Nhà dài vừa là bộ phận của văn hóa kiến trúc truyền thống, vừa là bộ
phận của văn hóa cư trú truyền thống của người Êđê nên nó vừa là công trình
kiến trúc vừa là không gian ở của người Êđê. Nhà dài đã phản ánh kỹ thuật
trong xây dựng, những nét đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc Êđê.
Nhà dài đơn giản trong kết cấu, cách thức xây dựng và tận dụng tối đa
vật liệu tự nhiên. Để có một ngôi nhà trước tiên cần phải có nguyên liệu, nó
không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc dựng nhà mà nó còn quyết định
tuổi thọ, quy mô cũng như hình dáng của ngôi nhà. Hơn thế nữa, nó còn biểu
hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng của dân
tộc hay một quốc gia.
Cư trú ở nơi có khí hậu ẩm thấp, địa văn hóa rừng Tây Nguyên có
nhiều loại cây phân bố theo độ cao có thể dựng cột, lát sàn như cẩm lai, bằng
lưng, căm xê, bụi tre, rừng khộp, đặc biệt có nhiều cỏ tranh rất thích hợp để
dựng nhà. Đồng bào tận dụng nguyên liệu có sẵn trong vùng cư trú để dựng
nhà dài là điều hợp với quy luật, trong nhà hoàn toàn không sử dụng các loại
đá, gạch. Nhìn chung vật liệu trong ngôi nhà có thể chia làm hai phần: phần
chính bao gồm cột, các dầm dọc ngang và dầm sàn được làm bằng cá loại gỗ
tốt; phần phụ bao gồm sàn, mái, vách được làm bằng các loại tre và tranh liên
kết vào phần khung.
Nhà dài Êđê đã bảo lưu một loại hình kiến trúc thuộc loại cổ xưa nhất
của khu vực Đông Nam Á đó là “loại hình nhà có mái hình thuyền”. Nhà dài
có hai bộ mái với hai đầu nóc vươn ra như là một hình thang cân có đáy lớn ở
tręn mô phỏng hěnh thuyền, không có trang thí ở hai đầu nóc. Nhà nghiên cứu
Chu Thái Sơn trên cơ sở những ý tưởng, phương pháp tiếp cận và các tư liệu
của công trình “Cái thuyền trong nền văn hóa Cự Thạch ở Đông Nam Á và
Nam Hải” của học giả Hà Lan B.A.G. Vloklage đối chiếu với các chi tiết của
nhà dài Êđê và với “nhà minh khí” có dạng hình thuyền, cũng như so sánh với
các hình nhà trên hoa văn số 6 của trống đồng Ngọc Lũ đã nhận xét: “Ngôi
35
nhà hiện nay ở đồng bào Êđê ở cao nguyên miền trung nước ta vốn xuất phát
từ một dạng nhà hình thuyền, có quan hệ mật thiết về lịch sử và văn hóa với
những đặc trưng văn hóa Đông Sơn, cũng như có quan hệ mật thiết với dạng
nhà hình thuyền của các cư dân vùng Nam Đảo” [41, tr.191-193]. Bên cạnh
đó, nhà dân tộc học Ngô Đức Thịnh đã gọi những bộ mái là một hình thang
cân có đáy lớn ở trên là một đặc trưng của loại hình nhà khu vực nam Trung
Quốc hay cụ thể hơn là của các cư dân Nam Đảo [48, tr.66-77].
Người Êđê là một trong những tộc người có kiến trúc chịu ảnh hưởng
của vùng văn hóa Đông Nam Á. Nhà dài Êđê có đặc điểm kiến trúc là nhà sàn
khung cột, một dạng nhà đặc trưng ở vùng Đông Nam Á “Nhà của người Êđê
có đặc trưng tương đồng đặc trưng chung của các công trình nhà sàn Đông
Nam Á với nhà sàn thường có một mái hiên hoặc cái sân có cầu thang gác để
đi lên…Dạng nhà sàn này thường bắt gặp trong các dân tộc ít người dọc
Trường Sơn - Tây Nguyên và bán đảo Đông Dương” (Trexnov I 1967, dẫn lại
qua Tăng Việt Hương) [22, tr.61]. Thực ra cư trú với hình thức nhà sàn không
còn là một hiện tượng văn hóa đơn lẻ mà đúng ra là một tổ hợp các hiện
tượng văn hóa, nó phổ biến tương đối trong kiến trúc nhà cửa mang tính chất
đặc trưng nổi bật của toàn khu vực Tây Nguyên. Kiến trúc nhà sàn của người
Êđê là một kiểu kiến trúc rất đặc biệt, chỉ tính riêng dàn cột phải chuẩn bị ít
nhất một năm. “Một ngôi nhà dài Êđê không phải là sản phẩm nghệ thuật
kiến trúc nguyên sơ của một người, một nhà, một gia đình mà là sản phẩm
của cộng đồng làng” [26, tr. 40]. Bố cục kiến trúc căn nhà dài mô phỏng hình
chiếc thuyền với vách nhà và hai mái phía đầu hồi nhà đều được dựng theo
kiểu “thượng thách hạ thu” (vách dọc thẳng đứng, trên rộng dưới hẹp, hai đầu
mái nhô ra với hai hàng cột dọc) gợi hình dáng con thuyền đặt trên sóng nước
là mặt sàn nhà thể hiện đời sống ký ức sông nước rất rõ. Ngoài yếu tố mái nhà
hình thuyền như đã nêu ở trên thì dấu vết con thuyền được khắc họa ở nhiều
chi tiết khác hài hòa với hình ảnh các con vật của núi rừng. Chiếc cầu thang
36
ván, chiếc ghế dài độc mộc k’pan cũng được đẽo khắc với dáng hơi cong hình
lòng thuyền. Ghế k’pan là chiếc ghế dành cho các bô lão, chức sắc, khách
nam giới ngồi uống rượu cần và nơi khách quý hoặc cho đội nhạc đánh cồng
chiêng, trống ngồi và là biểu hiện của một gia đình quý phái, giàu có. Mặt
khác, có những vật bày biện mô phỏng hình con voi như ghế chủ nhà “j’hưng
posang” dài khoảng 2m có 4 chân choãi ra bốn góc, mô phỏng 4 ngà voi.
Ngoài ra, gian khách còn bài trí những chiếc ghế nhỏ mô phỏng hình động vật
như Knul có bốn chấn mô phỏng ngà voi, ghế “mdu jong bê” có 4 chân thoải
ra mô tả dáng đứng của con dê. Cách bày biện có trang trí mô phỏng hình
động vật cũng được Ngô Đức Thịnh mô tả trong tác phẩm “Văn hóa dân gian
Êđê” năm 1992: “Trong các đồ dùng mô phỏng hình các động vật, còn có 4
đến 5 ghế độc mộc nhỏ kê quanh bếp khách mà đồng bào thường gọi đó là
hình con rùa, hoặc con dê” [46, tr.67]. Ngoài ra, chỉ có ở kiến trúc nhà dài
của Êđê mới có trang trí mô típ đôi ngà voi bên cạnh vành trăng non và bầu
sữa mẹ. Một số ngôi nhà lớn của các trưởng thôn, mô típ đôi ngà voi còn
trang trí ở thân cột và mặt quá giang của vì cột tại hiên tiền và vì cột ngăn.
Nét đặc trưng riêng của nhà dài là có kết cấu hình chữ nhật, phát triển
theo chiều dài. Các tài liệu thư tịch cho biết, thế kỷ XX các nhà dài có quy mô
lớn, bề rộng từ 4m đến 5m, bề dài có thể từ 60m đến100m. Hơn nữa nhà dài
của người Êđê dù ở bất cứ địa phương nào, khi xây dựng đều phải tuân thủ
một số nguyên tắc khá nghiêm ngặt về các lĩnh vực phương hướng, kết cấu,
kỹ thuật, vật liệu, nghi lễ dù có một vài biến dạng của ngôi nhà trong từng
nhóm Êđê. Các nhóm địa phương Êđê đều dùng công cụ đơn giản như rìu,
dao, liềm cùng các kỹ thuật truyền thống như chôn cột, ốp gỗ, chạm khắc để
dựng nhà. Đơn vị đo đạc trong xây dựng nhà là độ dài thân thể. Heh có độ dài
từ khủy tay đến chỏm ngón tay giữa của bàn tay duỗi thẳng, ước độ 0.45m,
lớn hơn heh là kgam rồi đến kpa. Tính mực thước trong xây dựng nhà này chỉ
tương đối vì phụ thuộc vào kích thước con người làm chuẩn mực.
37
Các nhà dài Êđê có những đặc điểm kiến trúc truyền thống cơ bản dù
có sự phân biệt rõ giữa những ngôi nhà của các tầng lớp cư dân giàu, qua một
vài cấu kiện trang trí trong nhà.
Bảng 2.2: Bảng so sánh ngôi nhà dài truyền thống giữa những tầng lớp
cƣ dân Êđê
Đặc điểm kiến trúc nhà
dài
Các tầng lớp cƣ dân Êđê
Giàu Giàu vừa Trung bình Nghèo
+ 0 0 -
Hướng bắc năm + + + +
Nhà khung cột + + + +
Hai mái đầu nhô ra + + 0 -
Cửa ra vào ở hai đầu hồi + + + +
Phên dựng theo
thượng thách hạ thu
lối + + 0 0
Đầu nhà và cuối nhà đều
có sân sàn
+
(rộng
dài)
và
+ + +
(Hẹp
ngắn)
và
Nội thất chia làm hai khu
vực Gah và Ôk
+ + + +
Gian khách chiếm
½;1/3/2/3 diện tích nhà
dài
2/3 1/2 1/3 1/3
Cầu thang bản và cầu
thang tròn
Bản Bản tròn tròn
Một số cấu kiện được
chạm trổ
+ + - -
Chú thích: + : Có hoặc nhiều - : Không hoặc ít
0 : Trung bình
Nguồn: [18, tr.57-58]
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi  Và Hướng Bảo Tồn

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi Và Hướng Bảo Tồn

Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi Và Hướng Bảo Tồn (20)

Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
 
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
 
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việt Nam Những Biến Đổi Và Hướng Bảo Tồn

  • 1. Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HẠNH NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Châu Á học
  • 2. Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HẠNH NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Châu Á họcMã số: 60310601 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Chừ
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứuthực sự của cá nhân tôi. Những kết quả trong khoá luận là kết quả lao động của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ. Nội dung trong bản khoá luận này có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TSMai Ngọc Chừ là giáo viên hướng dẫn của tôi. Với lòng nhiệt tình và phương pháp hướng dẫn đề tài hiệu quả, thầy đã hướng dẫn cho tôi hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài đúng kế hoạch. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô làm thủ thư tại Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá tình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Đông Phương học đã hết lòng tạo điều kiện học tập, truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho tôi trong những năm học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, những người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, để tôi có thể hoàn thành khóa học thạc sĩ và khoá luận này. Mặc dù khoá luận đã được hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo từ quý thầy cô và độc giả. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2015 Học viên thực hiện Đỗ Thị Hạnh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ............................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 7 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƯỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 9 1.1. Nguồn gốc tộc người và sự phân bố dân cư............................................ 9 1.1.1. Nguồn gốc tộc người......................................................................... 9 1.1.2. Sự phân bố dân cư .......................................................................... 12 1.2.. Đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội của các tộc người NamĐảo ở Việt Nam 15 1.2.1Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 .............................. 15 1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay ................................. 25 1.3 Tiểu kết................................................................................................... 30 Chƣơng 2. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG .................. 32 2.1. Đại cương về các ngôi nhà ở truyền thống .......................................... 32 2.1.1. Nhà ở truyền thống của người Êđê................................................. 32 2.1.2. Nhà ở truyền thống của người Chăm.............................................. 38 2.1.3. Nhà ở truyền thống của người Raglai ........................................... 40 2.1.4. Nhà ở truyền thống của người Jarai.............................................. 43 2.1.5. Nhà ở truyền thống của người Churu............................................. 47
  • 6. 2.2. Những biến đổi của nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam...................................................................................................... 49 2.2.1. Biến đổi về loại hình nhà ở............................................................ 50 2.2.2. Những biến đổi về yếu tố vật chất và kết cấu kỹ thuật ................... 55 2.2.3. Những biến đổi về khuôn viên của ngôi nhà sàn truyền thống....... 73 2.2.4. Biến đổi về vị thế của ngôi nhà sàn truyền thống trong văn hóa các tộc người Nam Đảo................................................................................... 80 2.3. Tiểu kết ................................................................................................. 85 Chƣơng 3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN ......... 87 3.1. Nguyên nhân của những biến đổi............................................................ 87 3.1.1. Nguyên nhân từ sự thay đổi của điều kiện tự nhiên....................... 87 3.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng tách hộ ....... 89 3.1.3. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các tộc người khác trong khu vực 93 3.1.4. Tác động của các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ............................................................................. 93 3.1.5. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành trong xã hội các tộc người Nam Đảo......................................................................................... 96 3.2. Phương hướng bảo tồn.......................................................................... 97 3.2.1. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà ở truyền thống còn nguyên vẹn...... 99 3.2.2. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đang bị biến đổi.101 3.2.3. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đã bị biến đổi hoàn toàn 103 3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 105 KẾT LUẬN.................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 119
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của người Êđê......................32 Bảng 2.2: Bảng so sánh ngôi nhà dài truyền thống giữa những tầng lớp cư dân Êđê................................................................................................................... 37 Bảng 3.1: Thống kê số lượng bếp theo từng loại hình nhà ở của người Êđê...... 79 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Ngôi nhà sàn dài truyền thống của tộc người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội ...................................................................................................... 33 Hình 2. Nhà sàn truyền thống của người Chăm ở ấp Châu Giang.................. 39 Hình 3. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai tại huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa....................................................................................................... 41 Hình 4. Nhà của người Jarai tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam ......................................................................................................................... 45 Hình 5. Nhà sàn của người Churu hiện nay .................................................... 48 Hình 6: Những ngôi nhà sàn ngắn ngày nay của người Jarai ......................... 51 Hình 7: Tại một số buôn, thanh niên Êđê không còn thiết tha với việc làm nhà sàn dài truyền thống ........................................................................................ 52 Hình 8: Kiểu nhà hiện đại của người Chăm ở ấp Phũm Soài ......................... 54 Hình 9. Nhà mái lá dần được thay thế bằng nhà mái ngói và mái tôn............ 56 Hình 10: Người Churu được làm thêm một lớp gỗ ngăn cách với mái nhà để chống nóng ...................................................................................................... 57 Hình 11: Mái nhà sàn truyền thống được buộc hoàn toàn bằng các loại dây rừng ................................................................................................................. 58 Hình 12: Sự cố kết giữa bộ mái và khung nhà cũng hoàn toàn bằng dây rừng ......................................................................................................................... 59 Hình 13. Cột gỗ và cột bê tông được sử dụng để làm cột chống sàn.............. 60 Hình 14. Cột trụ không được đặt âm dưới đất mà đặt trên móng bê tông ...... 61
  • 8. Hình 15 : Cách liên kết truyền thống giữa cột trụ gỗ với các cột gỗ ngang ...62 Hình 16: Cột chiêng, cột trống trong nhà dài của người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội................................................................................................. 64 Hình 18: Gầm nhà sàn Churu biến mất, được xây bít tạo thành một tầng nhà để sinh hoạt...................................................................................................... 66 Hình 19. Gầm sàn nhà người Chăm biến mất và được xây bịt kín để tạo thành một tầng nhà để sinh hoạt................................................................................ 67 Hình 20. Vách nhà được làm bằng tôn............................................................ 68 Hình 21. Gầm sàn nhà Jarai bị bịt kín và vách nhà làm bằng các tấm gỗ đóng lại..................................................................................................................... 69 Hình 22.Vách nhà của người Churu................................................................ 70 Hình 23. Cầu thang của người Churu ............................................................. 71 Hình 24. Cầu thang bằng gỗ đã được thay bằng cầu thang bê tông và kim loại ......................................................................................................................... 71 Hình 25. Bộ công cụ nghề mộc của người Kinh............................................. 73 Hình 26. Khuôn viên các ngôi nhà có hàng rào ngăn cách............................. 74 Hình 27: Các giantrong nhàngười Êđê không còn được phân chia rõ ràng như trước kia........................................................................................................... 76 Hình 28: Bếp của người Raglai hiện nay........................................................ 77 Hình 29: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang................. 119 Hình 30: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 119 Hình 31: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nh à ở người Chăm, An................ 120 Hình 32: Nhà ở người Chăm tỉnh An Giang................................................. 120 Hình 33: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 121 Hình 34: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang................. 121 Hình 35: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Chăm, An Giang...... 122 Hình 36: Bản vẽ kết cấu tổng thể ngôi nhà người Chăm, An Giang ............ 122 Hình 37: Nhà ở người Chăm, An Giang ....................................................... 123
  • 9. Hình 38: Bản vẽ kết cấu khung nhà ở người Chăm, Ninh Thuận................. 124 Hình 39: Bản vẽ kết cấu vách nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ................... 125 Hình 40: Bản vẽ kết cấu mặt trước ngôi nhà ở người Chăm, Ninh Thuận... 125 Hình 40: Hàng rào hiên cửa nhà ở người Chăm, Ninh Thuận...................... 126 Hình 41: Vách và mái nhà người Chăm, Ninh Thuận .................................. 126 Hình 42: Kết cấu mái chống nóng nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ............ 127 Hình 43: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở truyền thống người Êđê................. 127 Hình 44: Bản vẽ mặt trước nhà người Êđê.................................................... 128 Hình 45: Bản vẽ kết cấu mặt dọc và mặt ngang nhà người Êđê................... 128 Hình 46: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Êđê........................... 129 Hình 47: Cầu thang trước cửa nhà người Êđê............................................... 130 Hình 48: Kết cấu bên trong nhà người Êđê................................................... 131 Hình 49: Bản vẽ tổng thể nhà ở người Churu............................................... 131 Hình 50: Kết cấu vách và máí nhà người Churu........................................... 132 Hình 51: Kết cấu vì kèo mái nhà ở người Churu.......................................... 132 Hình 52: Cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Churu .................................. 133 Hình 53: Nhà ở người Churu ........................................................................ 134 Hình 54: Kết cấu mái nhà người Churu........................................................ 134 Hình 55: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở người Jarai..................................... 135 Hình 56: Bản vẽ mặt trục đứng nhà ở người Jarai........................................ 135 Hình 57: Cửa chính nhà người Jarai ............................................................. 136 Hình 58: Cầu thang sau nhà của người Jarai................................................. 136 Hình 59: Mặt trục đứng phía sau ngôi nhà ở người Raglai........................... 137 Hình 59: Trục đứng trước nhà ở người Raglai.............................................. 137 Hình 60: Nhà ở người Raglai........................................................................ 138 Hình 61: Cầu thang giữa của nhà người Raglai............................................ 138
  • 10. 1 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Theo ngôn ngữ - văn hóa, các tộc người ở Việt Nam được xếp thành 8 nhóm khác nhau, trong đó có 5 tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo là Chăm, Giarai, Êđê, Raglai và Churu. Những tộc người này thuộc loại hình nhân chủng Indonesien, có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien trong họ ngôn ngữ Nam Đảo, nên thường được gọi là cộng đồng người Nam Đảo. Hiện nay dân số của 5 tộc người này có trên 600 nghìn người, chiếm tỉ lệ gần 1% dân số chung của Việt Nam và trên 0,23% tổng dân số các tộc người Nam Đảo ở Đông Nam Á [53, tr.7]. Các tộc người Nam Đảo thường sinh sống chủ yếu trên địa bàn rừng núi Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ. Trong số những yếu tố thuộc văn hóa vật chất của các tộc người Nam Đảo, ngôi nhà luôn là một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn, bởi vì các kết quả nghiên cứu về ngôi nhà không chỉ cho thấy giá trị vật thể của nó, mà còn góp phần làm sáng tỏ một số phong tục, tập quán, nghi lễ của các tộc người Nam Đảo có liên quan và diễn ra trong ngôi nhà của họ. Các nghiên cứu cho thấy, nhà ở truyền thống của các tộc người Nam dảo chủ yếu là nhà sàn gỗ, nhưng theo thời gian trở lại đây ngôi nhà sàn truyền thống đã bị biến đổi thành những ngôi nhà nửa sàn nửa trệt, hoặc nhà trệt. Không chỉ bị biến đổi về chất liệu, kiểu dáng, vị thế của các ngôi nhà truyền thống trong văn hóa của các tộc người Nam Đảo cũng đang dần bị biến đổi. Vậy đâu là nguyên nhân của những sự biến đổi này? Đây là một vấn đề khoa học thú vị, cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ. Từ những lý do trên, cùng với mong muốn được góp phần tìm hiểu sâu hơn về ngôi nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng, đồng thời tìm ra
  • 11. 2 những nét đặc sắc riêng trong văn hóa sinh hoạt của các tộc người Nam Đảo, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn”. Chúng tôi tin rằng, đề tài nghiên cứu này không chỉ bổ sung thêm những hiểu biết về văn hóa của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, mà còn cung cấp thêm những tư liệu để nhận diện rõ các giá trị văn hóa nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo trước những biến đổi nhanh chóng của môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Các nhà nghiên cứu phương Tây chú ý đến các cộng đồng tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Đông Nam Á chủ yếu từ khi các đế quốc phương Tây tiến hành xâm lược, đô hộ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây thường tập trung vào 3 lĩnh vực chính: - Nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc lĩnh vực này có thể kể đến là Urheimal und Frahesle Wanderungen (Quê hương ban đầu và cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo) của R. Heine Geldern, Reflections on the new data of Southeast Asian Prehistory: Austronesian origin and consequence (Suy nghĩ về những tư liệu mới của tiền sử Đông Nam Á: Nguồn gốc và kết quả Nam Á) của W.G. Solheim II, … - Ngôn ngữ của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc loại này thường được công bố dưới hình thức các bài báo, chẳng hạn, Proto- Malaya – Polynesian reflexes in Rade, Jarai and Chru, trong “Studies in Linguistics”, Vol. XVII, 1963 của Thomas M.D., Southeast Asian areal features in Austronesian strata of Chamic languages, trong “Oceanic
  • 12. 3 Linguistics”, Vol. 13, No 1-2, 1974 của Lee E.W., Phonological units in Cham (Các đơn vị âm vị học trong tiếng Chăm) trong “Anthropological Linguistics” của Blood D.L., … - Văn hóa – xã hội của các tộc người Nam Đảo. Có thể kể đến những công trình như La Culture J’rai (Văn hóa Jarai), 1972 của Jacques Dournes, Les Rhades: Une societe de droit maternel (Người Êđê: Một xã hội mẫu quyền) của Anne De Hautecloque -Howe, … Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo được bắt đầu từ góc độ của Dân tộc học và Nhân học. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người của Đặng Nghiêm Vạn (NXB ĐHQG TP HCM, 2009), Tộc người và văn hóa tộc người của Ngô Văn Lệ (NXB ĐHQG TP HCM, 2004), Các dân tộc ở Đông Nam Á (Nguyễn Duy Thiệu cb, NXB Văn hóa dân tộc, 1997), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) (NXB KHXH, 1984), Dân tộc học đại cương của Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (NXB Giáo dục, 1997), v.v. Nhìn chung, trong những công trình nêu trên, nhóm tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo mới chỉ được đề cập đến một cách đại cương, sơ lược, mang tính chất giới thiệu là chính. Trong số những công trình giới thiệu đại cương về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, tiêu biểu nhất là Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết (NXB KHXH, 2000). 2.2 Tình hình nghiên cứu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Trước đây việc giới thiệu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam được thực hiện rải rác trong một số cuốn sách giới thiệu chung về các tộc người như Hỏi đáp về 54 dân tộc Việt Nam của Đặng Việt Thủy (NXB Quân đội nhân dân, 2009), Tây Nguyên: Vùng đất và Con người của Đinh
  • 13. 4 Văn Thiên, Nguyễn Trung Minh (NXB Quân đội nhân dân, 2010), Các dân tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía Nam (NXB KHXH, 1984), … Có rất ít công trình bàn riêng về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo. Giới thiệu tương đối đầy đủ và tổng quan về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam là công trình của Chu Quang Trứ: Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam (NXB Mỹ Thuật, 2003). Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu giới thiệu rất vắn tắt về nhà rông Jarai, nhà dài Êđê và nhà sàn Chăm. Hơn nữa đây là tác phẩm giới thiệu toàn bộ kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam cho nên số trang viết về nhà ở của các tộc gười Nam Đảo không nhiều. Đi sâu vào nhà ở của từng tộc người, có 3 công trình về nhà ở của người Chăm, đó là Nhà người Chăm của Nguyễn Văn Luận (Văn hóa tập san, 1975), Nhà người Chăm của Lê Huy Đại (NXB Thế Giới, 2005) và Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận: Truyền thống và biến đổi do Lê Huy Đại làm chủ biên (NXB KHXH, 2011). Đây là những công trình khảo sát nhà ở của người Chăm, nhất là Chăm Ninh Thuận, một cách khá toàn diện. Hai công trình khảo cứu chuyên sâu về văn hóa cư trú của người Êđê được thực hiện vào năm 1942 đều bởi hai nhà khoa học phương Tây, đó là L’habitation Rhadé, les rites et les techniques của Maurice A. (B.I.I.E.H, vol 5, fasc 1) và L’habitation Rhadé của Ner M. (C.E.F.E.O, supplément 2). Với các tộc người Churu, Raglai, Jarai chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu được xuất bản về nhà ở truyền thống của họ. Ngoài những cuốn sách và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, gần đây đã có một số khóa luận, luận văn, luận án đề cập đến nhà ở truyền thống của từng tộc người Nam Đảo ở Việt Nam chẳng hạn: Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống của người Churu ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
  • 14. 5 Hà Nội) [16]. Đinh Thị Minh Nguyệt (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Jarai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [33]. Trương Thị Bảo Ngọc (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống của người Jarai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [32]. Phan Thu Hà (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Churu và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [17]. Hạ Thị Xuân Khoa (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà truyền thống của người Chăm ở An Giang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [25]. Cao Thị Minh Châu (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Chăm và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại An Giang), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [5]. Hoàng Ánh Vân (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Raglai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [59]. Tăng Việt Hương (2013), Văn hóa cư trú của người Êđê ở Tây Nguyên: Trường hợp nhà dài, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [22]. Nguyễn Thị Nga (2012),Văn hóa cư trú của người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [31]. Đỗ Thị Xuân Hiếu (2010), Nhà Rông trong đời sống văn hóa của người Giarai ở Gia Lai, Kon Tum, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [21].
  • 15. 6 Như vậy là, cho đến nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về nhà ở truyền thống của một vài tộc người Nam Đảo nhưng chưa có một công trình nào khảo sát đầy đủ, toàn diện và hệ thống về nhà ở truyền thống của nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Đấy là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Người viết tập trung nghiên cứu về ngôi nhà ở truyền thống của 5 tộc người: Churu, Êđê, Jarai, Raglai, Chăm; nghiên cứu những ngôi nhà ở truyền thống đang bị biến đổi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận hướng vào nhà ở truyền thống của đồng bào 5 tộc người NamĐảo đang sinh ở vùng Tây Nguyên, An Giang, Ninh Thuận, Khánh Hòa. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những nét khái quát, đặc trưng về nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng biến đổi và những biến đổi của nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam - Tìm ra nguyên nhân của những biến đổi và bước đầu đưa ra hướng bảo tồn cho những ngôi nhà ở truyền thống. 4.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, mục đích của khoá luận là nhằm tìm ra nguyên nhân biến đổi và xu hướng biến đổi của các ngôi nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, từ đó bước đầu đưa ra các hướng bảo tồn, nhằm gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của tộc người. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích- tổng hợp tư liệu: Vận dụng phương pháp này để thu thập, xử lý các nguồn tư liệu cổ và tư liệu thu thập được qua sách báo
  • 16. 7 và các đề tài nghiên cứu, người viết tổng hợp, đối chiếu, phân tích số liệu qua các nguồn tư liệu tiếp cận được, các chỉ thị, nghị quyết và báo cáo định kỳ trên các địa bàn nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp thống kê - so sánh: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để thống kê thành hệ thống các bảng biểu về số lượng bếp, đặc điểm cấu trúc nhà ở truyền thống nhằm so sánh làm sáng tỏ những khía cạnh biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống hiện nay. Phương pháp miêu tả: Người nghiên cứu đã sử dụng triệt để phương pháp miêu tả để phác họa về các đặc điểm của ngôi nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở nước ta hiện nay và những biến đổi của chúng. Phương pháp lịch sử: Người nghiên cứu tìm hiểu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở nước ta dưới góc độ lịch đại và đồng đại qua các tư liệu cổ và đặc biệt tài liệu sử học có liên quan tới các tộc người Nam Đảo. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tổng hợp các kiến thức từ các ngành khác nhau liên quan đến vấn đề nghiền cứu. Phương pháp này đã cho người nghiên cứu một cái nhìn tổng quát, đa dạng về vấn đề nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau, giúp người nghiên cứu đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan, đồng thời không bỏ sót các thành tố văn hóa tác động tới đối tượng nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần làm phong phú thêm tư liệu cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng sẽ góp phần làm rõ thêm tiến trình phát triển văn hóa của các cộng đồng người Nam Đảo ở nước ta, cũng như các truyền thống văn hóa của họ đã được hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển lâu dài.
  • 17. 8 Ý nghĩa thực tiễn: Khoá luận góp phần nhận diện vị thế văn hóa của nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo đối với công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu những biến đổi và xu hướng biến đổi của nhà ở truyền thống là nghiên cứu về công cuộc đổi mới đời sống văn hóa, từ đó góp phần đưa ra các cơ sở khoa học cho những nhận định, chính sách trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại mới. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khoá luận có kếtcấu 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Chƣơng 2: Nhà truyền thống của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và những biến đổi của chúng Chƣơng 3: Nguyên nhân biến đổi và hướng bảo tồn cho những ngôi nhà truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
  • 18. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM 1.1. Nguồn gốc tộc ngƣời và sự phân bố dân cƣ 1.1.1. Nguồn gốc tộc người Những nghiên cứu gần đây cho thấy địa bàn cư trú của các tộc người Nam Đảo trên thế giới hầu như nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Dân số của cộng đồng này chiếm tỉ lệ 55,5% dân số chung của toàn khu vực. Trong số đó, có 5 tộc người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (Chăm, Raglai, Churu, Giarai, Êđê); dân số của 5 tộc người này chiếm tỉ lệ 7,3% tổng dân số các tộc người thiểu số của cả nước; địa bàn cư trú lâu đời của 5 tộc người này là vùng đất thuộc Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung [53, tr.7]. Việc tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo là một vấn đề khoa học lớn, đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất phát của người Nam Đảo ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên những ý tưởng khoa học kết hợp với nhiều kết quả nghiên cứu gần đây của các ngành khoa học về Khảo cổ, Dân tộc, Nhân Chủng…một số nhà khoa học Việt Nam đã hướng suy nghĩ về cội nguồn lịch sử của những người Nam Đảo ở Việt Nam, là một trong những hệ quả từ quá trình thiên di của lớp người Deutero - Mã Lai thời đồ đá. Trong quá trình thiên di ấy, một bộ phận của lớp người này đã tiếp cận và dừng chân trên vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bộ phận này tụ cư thành nhiều nhóm trên khắp địa bàn miền Trung và Nam của Trung Bộ. Chính những người này và con cháu của họ đã sáng tạo ra phức hệ văn hóa Bàu Trám - Sa Huỳnh được các nhà Khảo cổ học xếp vào thời sơ sử. Hai nhà khảo cổ học, Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn đã có những nhận định rất thuyết phục về mối quan hệ giữa các tộc người Nam Đảo với với văn
  • 19. 10 hóa Sa Huỳnh: “Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ tiên trực tiếp của những cư dân đã xây dựng các quốc gia Chăm Pa” [45, tr.49 ]; “Văn hóa Chăm Pa nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu của người Sa Huỳnh cổ” [61, tr.109]. Bên cạnh vấn đề về nguồn gốc xuất phát của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam nói chung, là vấn đề nguồn gốc hình thành từng tộc người nói riêng trong nhóm tộc người này cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Có một số ý kiến cho rằng các tộc người Giarai, Êđê, Raglai, Churu ra đời sau tộc người Chăm, trên cơ sở một bộ phận của tộc người Chăm tách ra mà hình thành…Trong lịch sử có một bộ phận người Chăm vì không chịu đựng nổi sự thống trị của Hindu nên đã từ bỏ nước Lâm Ấp mà thiên di lên vùng Trường Sơn, chinh phục và hòa huyết với cư dân bản địa rồi hình thành nên người Giarai và người Êđê, khai phá cao nguyên Đắk Lắk - Pleiku…Gần đây trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam, các tỉnh phía Nam” của Viện dân tộc học có nhận định rằng “Những nhóm cư trú kế cận người Chăm giáp với đồng bằng như Churu, Raglai mang nhiều yếu tố sâu sắc của văn hóa Chăm, gợi mối nghi ngờ: họ là một bộ phận của người Chăm mới tách ra và chuyển lên miền núi” [60, tr.59] Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã bước đầu tìm hiểu được nguồn gốc của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam như sau: Vào thời đại Đá Mới, trên địa bàn thuộc miền Trung và miền Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay đã có lớp người Deuterco - Malais sinh sống. Lớp người này phân chia thành nhiều nhóm, dừng chân trên từng địa bàn riêng, có những đặc thù về địa lý sinh thái. Đời sống của mỗi nhóm như vậy phải thích nghi và chịu tác động của những yếu tố địa lý - sinh thái - nhân văn đặc thù, dần dần làm biến đổi và tạo ra những khác biệt nhất định so với ban đầu trong các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ… Đó là một quá trình lịch sử lâu
  • 20. 11 dài. Trong đó sự tự thân vận động của mỗi nhóm trong không gian sinh tồn của měnh không tránh khỏi những tác động nhất định từ các ngữ hệ ở nhiều vùng trên thế giới đến. Con đường phân ly của lớp người Deutero - Malais ở niềm Nam Đông Dương đã diễn ra như vậy để định hình những nhóm người có nét riêng trong văn hóa và hình thành tâm lí tộc người riêng. Có thể khi bước vào thời đại kim khí, thì người Malayo - Polyesien ở miền nam Đông Dương đã hình thành năm nhóm người. Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Gia Lai - Kom Tum, sinh tụ trên vùng đất có nhiều dòng sông chảy qua và có nhiều thác nước. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Giarai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “giơ rai” có nghĩa là “thác nước”. Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Đắk Lắk màu mỡ, sinh tụ trên một vùng đất có nhiều suối và rừng tre. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là “Orang Êđê”. Trong ngôn ngữ Nam Đảo thì từ “orang” nghĩa là “người”, “êđê” có nghĩa là “tre”. Một nhóm dừng chân trên vùng thung lũng Đran tương đối bằng phẳng thuộc cao nguyên Lang Bian, gần nơi cư trú của tộc người Cơ Ho (thuộc ngữ hệ Môn- Khmer). Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Cru (Chu ru). Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “Cru” có nghĩa là “chiếm đất mới”. Một nhóm dừng chân ở vùng rừng rậm, núi non hiểm trở thuộc rìa đông của Nam Trường Sơn- Tây Nguyên. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là Orang Glai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Glai” có nghĩa là “rừng rậm”. Tên Orang Glai còn ám chỉ sự phân biệt với người ở biển “Orang La Út” (trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Laut” có nghĩa là “biển”.
  • 21. 12 Một nhóm dừng chân ngay trên vùng đồng bằng hẹp ven biển Đông, nơi có nhiều thuận lợi về mặt địa lý - sinh thái cho sản xuất nông nghiệp và giao lưu quốc tế hơn so với bốn nhóm kể trên. Ngoài ra, nhóm này còn được trực tiếp thừa kế những thành tựu của văn hóa Sa Huỳnh ngay trên địa bàn đã từng là cái nôi của nền văn hóa đó. Với nhiều lợi thế như vậy, nhóm người này sớm tạo ra một nền văn hóa phong phú và rực rỡ cùng một nền kinh tế -xã hội phát triển cao hơn so với bốn nhóm kia, định hình nên một tộc người, nhận tộc danh là Chăm (tên gọi khác là Chàm) [53, tr 22]. 1.1.2. Sự phân bố dân cư Sự phát triển nội tại cùng với những chi phối của những biến động lịch sử trong khu vực đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Người Giarai có ý thức rõ ràng về lãnh thổ tộc người của mình. Ban đầu người Giarai phân bố cư trú ở lưu vực đông Ia Yun và sông Ba, trên cao nguyên Pleiku. Từ đó người Giarai mở rộng địa bàn cư trú của mình lên phía bắc và xuống phía tây. Cuối cùng của quá trình mở rộng địa bàn cư trú là sự sinh sống xen kẽ giữa tộc người Giarai với các tộc người khác như Bana, Xu đăng…và hình thành những nhóm địa phương của tộc người này. Ngày nay người ta biết đến 6 nhóm địa phương của người Giarai cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (tập trung trên vùng Giarai - Kom Tum): Giarai Chor, Giarai Hdrung, Giarai Arap, Giarai Mthur, và Giarai Tbuan. Ngày nay dân số của tộc người Giarai có trên 260 nghìn người, đứng đầu trong số 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ 9 trong số 53 tộc người thiểu số trên toàn quốc, trong đó có 90% cư trú ở tình Gia Lai (1997). Người Êđê lúc đầu sinh tụ trên vùng đất trung tâm cao nguyên Đắk Lắk. Từ đó tộc người này mở rộng địa bàn cư trú của mình tới các vùng như: Krông Pach, Krong Buc, Ea Ka, M’Đắc, Chu MGar, Krong Năng, Krong
  • 22. 13 Ana…và một số miền đất giáp ranh Đắc Lắc - Phú Yên - Khánh Hòa…. Quá trình phân bố cư trú trên một địa bàn rộng của người Êđê đồng thời là quá trình tộc người này cư trú xen kẽ, tiếp xúc với nhiều tộc người khác như M’nông, Xơ đăng, Giarai…và phân ly thành nhiều nhóm địa phương như: Kpa, Krung, Mthur, Atham, Ktul, Dlie, Kah, Kdung…. Ngày nay dân số của người Êđê là trên 220 nghìn người, đứng hàng thứ hai trong số 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ 10 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn quốc, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Đắk Lắk (91%), kế đó là tỉnh Phú Yên (gần 6%). Người Chăm là tộc người được kế thừa trực tiếp những thành tựu của văn hóa Sa Huỳnh ngay trên lãnh thổ mà người Sa Huỳnh đã từng sinh sống. Xa xưa, người Chăm cư trú trên dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung, thuộc địa phận các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuần ngày nay. Điều kiện địa lý, sinh thái vùng cư trú và bối cảnh lịch sử đã chi phối mạnh đến sự phát triển nội tại của tộc người Chăm, trong đó có quá trình thu hẹp dần lãnh thổ tộc người về phía Nam. Đồng thời với quá trình thu hẹp lãnh thổ xuống phía nam, một nhóm người Chăm đã di cư đến những miền đất khác, dần dần tạo thành những nhóm địa phương của tộc người này, tiêu biểu là nhóm Chăm Islam ở đồng bằng Sông Cửu Long, ở Thành Phố Hồ Chí Minh và nhóm Chăm Hroi ở Phú Yên - Bình Định hiện nay. Dân số của người Chăm ngày nay là 110 nghìn người, đứng thứ ba trong 5 tộc người Nam Đảo ở nước ta và đứng thứ 15 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn quốc, trong đó tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (64%), kế đến là ở tỉnh Phú Yên (13%), tỉnh An Giang (12%). Người Raglai, ban đầu định cư tại vùng núi rừng hiểm trở rìa đông của Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và phía bắc của dãy Hà La Thượng - É Qué
  • 23. 14 thuộc địa phận miền Tây của tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Về sau một bộ phận người Raglai đã vượt qua dãy Hà La Thương – É qué, băng qua sông Cái, sông Dinh và tiến xuống phía Tây Nam (tỉnh Ninh Thuận ngày nay). Qua quá trình di cư lâu dài, khiến cho nội bộ tộc người Raglai phân ly thành nhiều nhóm với những sắc thái địa phương nhất định, điển hình là nhóm Raglai bắc và nhóm Raglai nam. Ngày nay dân số của Raglai có khoảng 80 nghìn người, đứng hàng thứ tư trong 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và đứng hàng thứ 19 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn quốc, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận (53,5%), kế đến là tỉnh Khánh Hòa (35%). Người Churu lúc đầu định cư ở thung lũng Đran (tương ứng với vùng Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng ngày nay). Sau đó, người Churu tỏa rộng địa bàn cư trú của mình ra các vùng kế cận như địa bàn Đức Trọng, Di Linh của tỉnh Lâm Đồng và sang thung lũng É Lâm thuộc miền núi phía tây tỉnh Ninh Thuận. Người Churu có dân số ít nhất trong 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam (khoảng 11 nghìn người) và đứng hàng thứ 34 trong 54 tộc người thiểu số trên toàn quốc, cư trú chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [53, tr 28-32] Như vậy là địa bàn cư trú của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nàm là kế cận nhau: Người Chăm ở dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung, người Giarai ở cao nguyên Pleiku, người Êđê ở cao nguyên Đắk Lắk, người Churu ở cao nguyên Lang Bian, người Raglai ở rìa đông của Nam Trường Sơn - Tây Nguyên. Tuy định cư kế cận nhau nhưng các vùng cư trú ban đầu của các tộc người lại có những nét đặc thù về vị trí địa lý và môi trường tự nhiên. Chính những nét đặc thù ấy đã là điều kiện rất quan trọng quy định sự tồn tại và phát triển của các tộc người. Ngày nay phần lớn các tộc người Nam Đảo vẫn cư trú trên các khu vực thuộc địa bàn Tây Nguyên và Nam Bộ, nhưng sự phân bổ cư trú đã có nhiều nét khác xưa, phản ánh hệ quả từ quá trình xáo động dân cư trải qua nhiều biến cố lịch sử.
  • 24. 15 1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc ngƣời Nam Đảo ở Việt Nam 1.2.1Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trước cách mạng tháng Tám, xu thế phát triển của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam đã bước đầu tiếp cận với xu hướng vận động chung của xã hội nước ta, nhưng còn khá rõ nét hình dáng của xã hội cổ truyền với những biến thái nhất định bởi tác động của chính sách phong kiến Việt Nam và thực dân Pháp trong lịch sử, đồng thời cũng còn nhiều chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế -xã hội giữa các tộc người. Tộc ngƣời Chăm, sau quá trình phân ly đã quy tụ vào 3 khu vực chính: đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ; đồng bằng Nam Bộ ven biên giới Việt Nam - Campuchia; miền thượng du Nam Trung bộ. Khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ là nơi cư trú lâu đời của tộc người Chăm, có tỉ lệ dân số cao nhất trong ba khu vực, vẫn duy trì sinh hoạt kinh tế cổ truyền của tộc người là trồng lúa nước. Nhiều nghề truyền thống cũng đã bị mai một như nghề dệt và nghề gốm chỉ còn được lưu lại tại vài điểm dân cư. Những người Chăm ở khu vực này vẫn còn lưu lại phần lớn các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng và hai tôn giáo đã có từ lâu đời là Balamon và Islam. Những người Chăm theo Balamon sùng bái, cầu nguyện và tin tưởng vào việc thờ cúng những vị thần linh của mình như Po Inu Nugar, Po Klong Garai, Po Rome gắn với những tín ngưỡng dân gian và lễ nghi nông nghiệp. Việc thờ cúng và lễ hội thường được tiến hành ở các lăng, tháp do một ban tế lễ phụ trách, gồm các chức danh: Paseh Kadhar, PaJajau, Chamnay. Những người theo Islam Bani sùng bái, cầu nguyện và tin tưởng vào thánh Allah và giáo chủ Mohamet, thực hành những tín điều được hướng dẫn trong kinh thánh Koran và các sách Hadith, Sunna….Tầng lớp tu sĩ của Islam Bani được gọi là “Po Achar”, được tổ chức chặt chẽ theo từng thánh đường thuộc từng
  • 25. 16 đơn vị cư trú và được phân thành 4 cấp, từ thấp đến cao là: Achar, Khotip, Imum, Po Gru. Ban lãnh đạo của thánh đường Islam Bani được bầu ra từ tầng lớp tu sĩ và làm việc theo nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ là 3,4 hoặc 5 năm), gồm các chức vị: Mungdinh, Tiptan, Mumtan. Bên cạnh những sinh hoạt tôn giáo theo cộng đồng Plei, người Chăm ở đây còn thực hiện các lễ cúng theo dòng họ hoặc tại tư gia, như lễ Rija mà chủ trì những lễ này là Muk Rija… Khu vực đồng bằng gần biên giới Việt Nam - Campuchia là vùng mà người Chăm đến định cư từ giữa thế kỷ XIX, có tỉ lệ dân số ít nhất trong ba khu vực, đã xa rời các hoạt động sản xuất nông nghiệp cổ truyền (trồng lúa nước) để làm quen với các hoạt động đánh bắt cá trên sông và buôn bán. Người Chăm ở đây tuy rời xa nhiều hoạt động sản xuất thủ công truyền thống, nhưng vẫn bảo lưu và phát triển ở mức độ nhất định nghề dệt cổ truyền và đưa sản phẩm dệt ra thị trường bán. Họ tụ cư thành những Plei ven sông, mỗi Plei bao gồm nhiều Puk. Sự tụ cư như vậy ít theo dòng họ mà chủ yếu theo tôn giáo. Nhóm người Chăm ở khu vực thượng du Nam Trung Bộ (thuộc địa bàn miền núi tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định) là nhóm người Chăm Hroi, sống xen kẽ với người Bana và người Giarai. Nhóm người Chăm ở khu vực này có nhiều nét sinh hoạt, văn hóa rất khác với những người Chăm ở hai khu vực đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ và đồng bằng ven biển Nam Bộ ven biên giới Việt Nam - Campuchia. Ở đây người Chăm sinh sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy và săn bắn, nghề chăn nuôi gia súc cũng khá phát triển; đời sống tâm linh bị chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng đa thần…Nói chung tộc người Chăm ở ba khu vực nêu trên có những nét sinh hoạt văn hóa khác biệt nhưng về cơ bản vẫn thống nhất về ngôn ngữ, về đơn vị cư trú cơ bản và tổ chức xã hội cơ sở là Plei, về truyền thống mẫu hệ…
  • 26. 17 Tộc ngƣời Giarai, xã hội vận hành theo những thiết chế căn bản của gia đình mẫu hệ, Plei (công xã), Hrom pit plei (liên minh công xã). Xã hội ấy không xáo động nhiều trong nửa đầu thế kỷ XX mà sự tự thân vận động của nó làm manh nha một hình thức mới của tổ chức xã hội cao hơn tổ chức Hrom pit plei vẫn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Theo nhận xét của Cầm Trọng thì “potao” là hiện thân của tín ngưỡng Yang và “đế cha” cũng có thể được coi như một lãnh thổ tập hợp các hrom pit ploi dưới hình thức tôn giáo [51, tr.1992]. Sự vận động của xã hội ấy lấy kinh tế nông nghiệp làm căn bản. Cây trồng chính là cây lương thực, trong đó chủ yếu là lúa (lúa nước và lúa rẫy) và ngô; đất canh tác được phân biệt thành nhiều loại như: hma mai (vườn), hma rưng (rẫy), hma ia (ruộng nước),…Những hoạt động kinh tế khác như chăn nuôi, nghề thủ công, hái lượm, săn bắn cũng có vị trí đáng kể trong đời sống. Trong sinh hoạt văn hóa còn duy trì nhiều yếu tố nguyên thủy, trong đó nổi bật là tín ngưỡng đa thần với nhiều lễ nghi thờ cúng “giàng” (thần linh). Người Giarai quan niệm nhiều thần linh như: giàng hma (thần ruộng, rẫy), giàng chứ (thần rừng), giàng hri (thần lúa), giàng sang (thần nhà), giàng pên ia ( thần bến nước), giàng ktan (thần sầm sét), giàng bla (thần chiến tranh)…Tín ngưỡng đa thần đã ảnh hưởng đến tục “cà răng căng tai” rất đặc sắc của người Giarai cũng như ở dân tộc Êđê. Tộc người Giarai còn nhiều tập tục khá độc đáo “nga po sát” (ma chay), nó không chỉ phức tạp trong các lễ nghi chôn cất những người chết thuộc cùng một dòng họ mẹ vào một nấm mồ chung, mà còn khá cầu kỳ trong việc xây dựng những nhà mồ (boxat kut, boxat tolo, poxat giep, poxat pok,…), khá đa dạng trong các tập tục như: potui (chia của cho người đã chết), bothi (lễ bỏ mả), hoa soi boxat (bữa ăn bỏ mả)…phán ánh truyền thống cộng đồng và đậm đà bản sắc tộc người.
  • 27. 18 Về kho tàng văn học dân gian truyền miệng có tục ngữ, thành ngữ, ca dao, bài hát dân gian và nhất là kho tàng truyện cổ, trong đó nổi bật là những Hori (trường ca), như hori Sing Ngã, Đam Di…Về nghệ thuật tạo hình dân gian, khá độc đáo trong điêu khắc gỗ và rất phong phú trong hoa văn trang trí trên đồ đan, vải dệt. Người Giarai tiến hành những hoạt động điêu khắc dân gian truyền thống của mình trong những công trình kiến trúc như nhà ở, nhà mồ…Trong đó, rất tiêu biểu là những tượng nhà mồ, tuy giản dị, đơn sơ nhưng rất đa dạng và hấp dẫn vì nó hòa hợp với thiên nhiên và đậm tính nhân văn như: tượng các loài chim, tượng các loài bò sát, tượng các loài thú, tượng những con người đang sản xuất hoặc vui chơi…. Về các phương tiện và loại hình sinh hoạt nghệ thuật, rất phong phú về nhạc khí và rất độc đáo trong những vũ điệu dân gian. Người Giarai có truyền thống lâu đời về sáng tạo các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên, gồm các loại khí gõ; các loại khí hơi. Bên cạnh đó còn những nhạc khí được chế tác bằng kim loại hoặc bằng kim loại kết hợp với chất liệu thiên nhiên: chinh, cheeng, bro, goong, koni…Những loại nhạc khí cổ truyền nêu trên cùng với những vũ điệu dân gian là một nhu cầu lớn trong đời sống dân tộc Giarai, đã góp phần làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa tộc người Giarai. Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu XX, chính quyền thực dân đã áp đặt nhiều biện pháp cứng rắn vào xã hội đương thời của người Giarai, làm cho bộ mặt ở một số vùng nông thôn Giarai có những nét mới như: hệ thống đường sá, dinh thự, đồn điền, bệnh xá (chủ yếu phục vụ cho bộ máy chính quyền thực dân, tư bản Pháp và tay sai). Chính quyền thực dân đã hỗ trợ cho Thiên Chúa giáo cắm rễ vào một số Plei (bằng cách lựa mị và mua chuộc một số người, ràng buộc họ bằng vật chất, biến họ thành con chiên rồi xúi giục những người này lôi kéo thêm một số thành viên trong Plei, hỗ trợ ly khai Plei cũ để thành lập những Plei mới).
  • 28. 19 Mặc dù vậy, về căn bản xã hội Giarai trước Cách mạng tháng Tám 1945 vẫn đậm nét mẫu hệ và bảo lưu nhiều nếp sống nguyên thủy. Ở đó, đơn vị cư trú cơ bản và tổ chức xã hội cơ sở vẫn là những Plei thuộc loại hình công xã láng giềng, bao gồm những gia đình nhỏ mẫu hệ đã có sự độc lập tương đối về kinh tế. Tộc ngƣời Êđê, nói chung xã hội vẫn vận hành theo những thiết chế căn bản của gia đình lớn mẫu hệ và công xã (buôn). Nửa đầu thế kỷ XIX, chính sách của triều đình phong kiến nhà Nguyễn có can thiệp vào nhưng không làm xáo động nhiều đến sự vận hành của xã hội ấy. Tộc người Êđê có nền kinh tế là sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, kết hợp với một số nghề thủ công và chăn nuôi trong phạm vi gia đình, đồng thời hoạt động săn bắt hái lượm trong rừng hoang vẫn có vị trí đáng kể trong kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, canh tác trên rẫy là chủ yếu, chỉ có bộ phận nhỏ dân cư quanh hồ Lak và ven các con sông lớn như Krong Kno, Krong Ân biết trồng lúa nước nhưng không xa rời việc trồng trọt trên rẫy. Rẫy luân khoản của tộc người Êđê khá đặc thù, nó là những vạt dài đất rừng đã được thừa nhận thuộc về từng gia đình, từng dòng họ mà quyền quản lý sử dụng thuộc về người đàn bà lớn tuổi nhất trong dòng họ (lô lăn). Những nghề thủ công truyền thống bao gồm nghề rèn, đan lát, dệt…để làm ra công vụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt trong điều kiện giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa kém phát triển. Nghề rèn thủ công có thể làm được những rìu, rựa, liềm…có chất lượng tốt phục vụ cho canh tác trên rẫy hoặc đẽo gỗ làm nhà, chế biến gỗ thành những đồ gia dụng bền, đẹp và đậm đà bản sắc tộc người. Sản phẩm của nghề đan lát cũng khá đa dạng, trong đó có những đồ vật đòi hỏi cao ở tính kiên trì và sự khéo tay như: gùi hai lớp có nắp, khay có chân đựng trầu cau và chén đĩa…Phụ nữ Êđê khéo tay trong việc khâu nón, dệt chiếu và nhất là dệt vải bằng những khung dệt đơn giản. Thuốc
  • 29. 20 nhuộm vải ở đây chủ yếu được chế biến từ lá và vỏ cây Krum. Sản phẩm từ nghề chăn nuôi của người Êđê phong phú hơn so với nhiều tộc người đương thời khác. Ngoài những gia súc, gia cầm phổ biến thì người Êđê khá nổi tiếng với nghề nuôi voi (để làm phương tiện di chuyển, sức kéo, phục vụ lễ hội và đôi khi dùng làm vật định giá trong trao đổi những tài sản lớn) và do đó, tộc người này cũng nổi tiếng về nghề săn voi rừng. Xã hội tộc người Êđê rất nổi tiếng về những gia đình lớn mẫu hệ bao gồm nhiều thế hệ cư trú trong những ngôi nhà sàn dài độc đáo. Đó là những ngôi nhà sàn khung cột, nhà sàn và vách nhà ghép bằng tre đập dập. Quá trình xây cất nhà cũng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định về nghi lễ, phương hướng và kết cấu truyền thống cùng tình hình hiện trạng của gia chủ. Người Êđê gửi gắm những quan niệm về đời sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan của mình vào những ngôi nhà dài như vậy. Quyền điều hành các hoạt động trong nhà dài thuộc về người đàn bà lớn tuổi nhất. Vài chục nhà dài hợp thành buôn, đứng đầu là một “pô pin ea” (chủ buôn, chủ bến nước), một số nơi gọi là Mtao (tù trưởng). Trong mỗi buôn, sự phân hóa giàu nghèo đã có từ lâu, với các khái niệm “bun rin tap” (rất nghèo), “bun rin” (nghèo), “mdrang” (giàu), “mdrang prong” (rất giàu)…. Truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống được duy trì bền vững theo tổ chức “bring”. Riêng về văn học dân gian truyền miệng, tộc người Êđê đã lưu giữ được kho tàng lớn về truyện cổ với các thể loại cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện thơ, truyện ngụ ngôn, truyện cười…Trong đó, nổi bật lên một thể tài văn chương đặc sắc đó là “khan”. Tộc người Êđê đã sáng tác và lưu truyền hàng chục khan mang tính sử thi, nó phản ánh những biến cố lịch sử, những phong tục tập quán, những nỗ lực đấu tranh, những ý chí quật cường, những khát vọng vươn tới của những người lao động, như các khan: Đam San, Đăm Thih, Đam Bhu, H’ong Đia, T’rong Dal, Khing Juh…
  • 30. 21 Như vậy trải qua nhiều tác động của lịch sử, xã hội truyền thống của tộc người Êđê đã thể hiện sức sống bền bỉ của nó. Tuy nhiên những yếu tố ngoại lai cũng đã ra sức tìm cách tác động vào xã hội tộc người Êđê. Đặc biệt là những thập kỷ cuối thế kỳ XIX - đầu thế kỷ XX, Thiên chúa giáo đã theo các giáo sĩ phương Tây len lỏi vào và từ đó chi phối đời sống tâm linh một bộ phận nhỏ dân cư Êđê. Các luật tục Êđê truyền miệng được văn bản hóa, tòa án phong tục Ê đê thiết lập và hoạt động theo phương châm “lấy luật tục Êđê trị người Êđê”. Xã hội Êđê có nhiều xáo động và vận hành một cách phức tạp. Sự phân hóa trong dân cư diễn ra theo nhiều hướng, nhưng chưa xuất hiện giai cấp. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị cư trú cơ bản và tổ chức xã hội cơ sở của tộc người Êđê vẫn là những buôn cổ truyền thuộc loại hình công xã láng giềng. Ở đó, truyền thống mẫu hệ được bảo vệ một cách đặc biệt bởi thiết chế gia đình lớn mẫu hệ và cấu trúc nhà dài. Tộc ngƣời Churu, thời kỳ này có nhiều nét khác biệt với các tộc người nói trên. Những gia đình lớn mẫu hệ ở đây đã bắt đầu bước vào quá trình giải thể thành những gia đình nhỏ mẫu hệ theo những cấp độ khác nhau, nhưng quyền quyết định các hoạt động của dòng họ vẫn thuộc về người đàn bà và ông cậu lớn tuổi nhất dòng họ. Những Plei của người Churu thường xen kẽ với những đơn vị cư trú của tộc người Coho (thuộc ngữ hệ Môn-Khmer). Trong bộ máy tự quản của mỗi Plei như vậy, quyền quyết định thuộc về người đứng đầu Plei (pô plei). Trước các quyết định lớn, pô plei phải tranh thủ ý kiến của các cụ già trong Plei, thầy cúng, thầy pháp, người coi sóc thủy lợi của Plei….Các cụ già trong Plei có vị trí đặc biệt trong việc bầu pô plei và chọn lựa những người làm nhiệm vụ coi sóc thủy lợi. Vào thời kỳ này, người Churu đã bắt đầu định canh định cư, lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Người Churu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về làm thủy lợi nhỏ với hệ thống mương, phai, đập…trong canh tác.
  • 31. 22 Người Churu còn có thói quen trồng các loại rau đậu xen với cây lương thực và trồng cây ăn trái quanh ruộng khô hoạc trên rẫy. Hoạt động chăn nuôi của người Churu được tiến hành trong phạm vi gia đình, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm ăn uống hàng ngày, hiến sinh, cúng lễ, vật định giá trao đổi đồ dùng, tài sản và cho nhu cầu chuyên chở hàng ngày hoặc làm đất canh tác theo mùa vụ….Vật nuôi trong gia đình thường có: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, dê, bò, trâu, ngựa…Bên cạnh đó, một số nghề thủ công cũng được tiến hành khá phổ biến trong cá gia đình như đan lát, rèn, gốm…phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nội bộ. Đồng thời, các hoạt động hái lượm và săn bắn trong rừng, đánh bắt cá ven sông suối vẫn còn có vị trí nhất định trong các hoạt động kinh tế. Các phương thức sinh hoạt tinh thần nói chung và đời sống tâm linh nói riêng của tộc người Churu tuy không đa dạng như ở các tộc người Chăm, Giarai, Ê đê nhưng cũng không kém phần đặc sắc. Nó thể hiện ở kho tàng truyện cổ, ca dao, tục ngữ và một số nhạc cụ cùng vũ điệu tam ga đậm đà bản sắc dân tộc. Nó độc đáo ở tục “pơ khi mô cay” (thờ cúng tổ tiên) không ở trong “sang tonuk prong” (nhà dài) mà ở ngoài “ko ta tau” (nghĩa địa của dòng họ mẹ) và các tín ngưỡng đa thần, trong đó rất coi trọng “yang wei” (thần cây cổ thụ), các nghi lễ nông nghiệp, trong đó rất đề cao lễ “bơ mung” (thần đập nước) và lễ “khâu đồng” (thờ thần lúa). Thực dân Pháp xâm nhập vùng tộc người Churu vào cuối thế kỷ XIX. Từ đây các Plei cổ truyền của người Churu được kết hợp với các đơn vị cư trú của những tộc người lân cận, hình thành các đơn vị hành chính mới cấp tổng và cấp quận của tỉnh Lâm Viên (Liang Bian). Vùng cư trú của người Churu không rộng, lại nằm ở ngoại vi Đà Lạt, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chính quyền thực dân không nhiều. Cho đến cuối năm 1945, xã hội tộc người Churu tuy bị chi phối bởi guồng máy thống trị và chính sách bóc lột
  • 32. 23 của thực dân Pháp nhưng những Plei của người Churu vẫn là những công xã láng giềng, vận hành theo những thiết chế của xã hội tiền giai cấp và duy trì chế độ mẫu hệ. Ở đây những gia đình lớn mẫu hệ bắt đầu bước vào quá trình giải thể và hình thành những gia đình nhỏ mẫu hệ còn phụ thuộc nhiều vào các quan hệ dòng họ. Tộc ngƣời Raglai, phân bố cư trú trên một vùng sinh thái đặc thù bởi sự hiểm trở của địa hình và sự khắc nghiệt hơn về khí hậu so với những vùng cư trú khác của các tộc người Nam Đảo. Người Raglai có trình độ thấp về phát triển kinh tế - xã hội và có tính biệt lập, khép kín. Xã hội truyền thống của tộc người Raglai vận hành theo những thiết chế căn bản của Palei (công xã) và boh sang (gia đình lớn mẫu hệ). Vào thời kỳ lịch sử này, phần lớn Palei của người Raglai còn mang nhiều dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ và ít nhiều còn dấu vết của chế độ quần hôn. Mỗi gia đình mẫu hệ gồm nhiều thế hệ cư trú trong một ngôi nhà sàn thường là ngăn phòng, được dựng một cách đơn giản, tựa lưng vào vách núi. “pô sang” là chức danh chung chỉ người đànbà lớn tuổi nhất trong từng gia đình và có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động gia đình…Cứ từ 7 đến 10 gia đình lớn mẫu hệ như vậy hợp thành một Palei. Những Palei tọa lạc trên những triền núi, rất phân tán. “pô palei” là chức danh chung chỉ người đứng đầu Palei, đó là người đàn ông chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của Palei. Người Raglai còn duy trì nếp sống du canh du cư. Họ trồng trọt trên hai rẫy du canh là Krah và Apop (krah là rẫy trên đất thấp; apoq là rẫy trên đất cao nơi triền núi), trong đó apoq là diện tích canh tác chính. Hỏa canh là phương thức canh tác chung trên hai loại rẫy với các công đoạn: chọn rẫy, phát rẫy, đốt và dọn rẫy, chọc lỗ tra hạt, chăm sóc, thu hoạch. Kinh tế của người Raglai phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Bên cạnh trồng trọt, còn có chăn nuôi, nghề thủ công, săn bắn và hái lượm: chăn nuôi gia súc và gia cầm trong phạm vi gia đình với số lượng ít
  • 33. 24 ỏi, theo phương thức thả rông, phục vụ chủ yếu cho cúng bái; nghề thủ công đơn giản, trong phạm vi gia đình, đủ cho nhu cầu đồ dùng nội bộ; săn bắn và hái lượm còn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, sản phẩm của nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu đời sống đơn giản, kể cả việc trao đổi vật dùng với người cận cư. Vào thời kỳ này, người Raglai không biết dệt vải, không ít nam giới còn mặc khố làm bằng vỏ cây rừng và phần lớn còn di chuyển bằng bằng đôi chân, vận chuyển đồ bằng đôi vai, không biết đến xe cộ hoặc sử dụng súc vật làm sức kéo. Đời sống của người Raglai đơn giản và nghèo nàn hơn 4 tộc người Nam Đảo nêu trên. Mặc dù vậy sinh hoạt tinh thần của tộc người này vẫn phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Chưa biết đến tôn giáo, đời sống tâm linh của người Raglai bị chi phối bởi tín ngưỡng đa thần. Họ tin rằng bất kỳ hiện tượng và sự vật nào trong tự nhiên cũng có thần linh ngự trị. Các thần linh thì vô hình, chuyển dịch nhanh lẹ và có uy quyền đối với con người. “Những địa điểm thờ cúng thần linh của người Raglai thường gắn liền với sự hiện diện của đá” [54, tr.67]. Tín ngưỡng đa thần của người Raglai còn thể hiện qua nhiều hình thức kiêng kị và những niềm tin vào điềm báo do suy diễn và tưởng tượng ra từ những chiêm bao. Trong đời sống cá nhân cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, người Raglai rất chú ý tới những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời mỗi người và thường tổ chức lễ cúng, đánh dấu những mốc quan trọng của cuộc đời mỗi con người như lễ đặt tên cho đưa bé mới chào đời, lễ cưới, lễ tang… Có thể nhận thấy trong văn hóa truyền thống của người Raglai có những nét truyền thống của nền văn hóa Đông Nam Á thời kỳ cổ đại, đồng thời cũng có những nét riêng so với văn hóa truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam.
  • 34. 25 Trên đây là sự phác thảo sơ lược bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là những tộc người có chung nguồn gốc, được hình thành phát triển trên những khu vực có những đặc điểm về môi trường tự nhiên ít nhiều khác biệt trên các địa bàn thuộc Trường Sơn - Tây Nguyên và Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Tuy mang những nét chung của truyền thống văn hóa Đông Nam Á thời cổ đại và nhất là truyền thống mẫu hệ của các tộc người ngữ hệ Malayo - Polinesien trên thế giới, nhưng mỗi tộc người Nam Đảo ở Việt Nam còn có những nét riêng trong bản sắc văn hóa của tộc người mình. 1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son lịch sử đánh dấu sự mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển xã hội các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam: hội nhập một cách bình đẳng vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay trải qua hai chặng đường: + Chặng đường thứ nhất (1945-1975) hòa cùng với các dân tộc đấu tranh giải phóng dân tộc xuyên qua hai cuộc chiến tranh. +Chặng đường thứ hai (1975 – nay) hòa bình, xây dựng xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.2.1. Giai đoạn từ 9145 đến 1975 Các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chuẩn bị tích cực, hăng hái tham gia và cùng làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây chính là sự kiện vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển xã hội của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam trước năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và nền độc lập của nước Việt Nam được trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân thế giới qua bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày
  • 35. 26 2 tháng 9 năm 1945. Từ đây về mặt pháp lý, vị trí xã hội và quyền bình đẳng của các tộc người Nam Đảo trong cộng đồng các tộc người Việt Nam được khẳng định và những người Nam Đảo ở Việt Nam ra sức thực hiện vị trí xã hội và quyền bình đẳng ấy. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, các tộc người Nam Đảo đã góp phần sức lực, trí tuệ, của cải và xương máu để bảo vệ thành quả của cách mạng. Tuyệt đại đa số những người Nam Đảo đã ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ những thành quả của cách mạng, nên đã kiên cường chịu đựng, hy sinh, gian khổ, tìm mọi cách để che giấu, giải thoát cho các chiến sĩ cách mạng trong lúc địch ráo riết lùng sục, bắt bớ. Kết quả là lực lượng cách mạng đứng vững và không ngừng phát triển trong vùng các dân tộc Nam Đảo. Qua hai cuộc kháng chiến, các tộc người Nam Đảo không chỉ lập được những chiến công vang dội trong chiến đấu, mà còn đạt được những thành tựu và bước phát triển đáng kể trong hoạt động kinh tế như: Trong 5 năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hoạt động kinh tế nông nghiệp rẫy và chăn nuôi của người Raglai đã tăng chủng loại cây trồng và vật nuôi do cán bộ cách mạng đưa từ nơi khác đến giúp; sản lượng cây trồng và vật nuôi cũng gia tăng vì được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng và chống dịch bệnh. Đồng thời với phát triển trồng trọt và chăn nuôi, ở các vùng căn cứ cũng phát triển một số nghề thủ công như nghề rèn, nghề dệt, ép mía nấu đường… Trong 30 năm chiến tranh, những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam cũng được thử thách, khẳng định và phát huy trong môi trường văn hóa đặc thù. Họ có điều kiện để tiếp cận với những hoạt động văn hóa của các tộc người khác, bao gồm cả những sinh hoạt văn hóa cổ truyền và những yếu tố văn hóa mới.
  • 36. 27 Như vậy, cuộc hành trình vào xã hội hiện đại của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam mới chớm bước vào chặng đường đầu từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đang còn nhiều bỡ ngỡ thì đã gặp phải những khó khăn và trở ngại lớn do sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mặc dù vậy, nhưng cuộc hành trình ấy chỉ bị ngăn cản và làm chậm lại chứ không bị bế tắc. Vì cuộc chiến tranh nhân dân hiện đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiếp sức cho các tộc người này vững vàng thêm trên cương vị bình đẳng và làm chủ, đủ tự tin để hăng hái khơi dậy và phát huy những tiềm năng sáng tạo và cách mạng của mình. 1.2.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay Mùa xuân năm 1975, cuộc chiến tranh giải phóng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc thắng lợi. Từ đây những người Nam Đảo ở Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị và sự đe dọa của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới. Quê hương được hòa bình, đất nước được thống nhất, các tộc người Nam Đảo cùng đồng bào cả nước bước vào chặng đường mới của cách mạng. Nhưng khi chiến tranh vừa mới kết thúc, việc giải quyết hậu quả của chiến tranh đang được tiến hành thì kẻ thù của cách mạng lại ra sức quấy phá. Ở nhiều nơi trong vùng đồng bào các dân tộc ít người, thế lực phản động nổi dậy chống phá lại chính quyền cách mạng. Vùng tộc người Nam Đảo trở thành đối tượng đánh phá của tổ chức phản động Fulro (tên gọi tắt của “ Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”, một tổ chức phản động trong các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, sau cũng bén rễ vào vùng người Chăm ở đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ và đã từng lập ra cái gọi là “Mặt trận Fulro Champa”).
  • 37. 28 Bước đầu trên chặng đường lịch sử sau năm 1975, các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam đã phải trải qua khoảng hơn mười năm thử thách cam go để giữ gìn thành quả của cách mạng, bảo vệ thành tựu của từng tộc người, bảo vệ niềm tin của mỗi con người vào con đường đi tới tương lai cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thời gian thử thách đó đã góp phần khẳng định thêm ý thức quốc gia, tính kiên định và tích cực cách mạng của các tộc người Nam Đảo cùng sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ ở đây trong hệ thống tổ chức Đảng Cộng Sản và chính quyền, đoàn thể cách mạng các cấp. Song song với việc củng cố và kiện toàn để không ngừng nân cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý xã hội mới, là việc triển khai các hoạt động nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới, tạo ra những điều kiện mới thích hợp cho sự vận hành và phát triển xã hội mới. Giải quyết vấn đề ruộng đất là một trong những vấn đề trọng tâm của thời kỳ này và đã gặt hái được những thành công tốt đẹp: Tộc người Chăm đã phát huy tốt những truyền thống nông nghiệp như làm thủy lợi trồng lúa nước, tích cực áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phương thức canh tác góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương; Tộc người Churu, diện tích rẫy nhiều hơn diện tích đồng ruộng, vì vậy quá trình chuyển đổi đưa đến diện tích vườn lớn hơn, làm cơ sở cho sự chuyển dịch phong phú hơn về cơ cấu cây trồng theo phương thức chuyên canh cây công nghiệp và cây đặc sản (cà phê, hồ tiêu, dứa, mía, đào lộn hột, atiso, thuốc lá…) theo hướng sản xuất hàng hóa; Tộc người Giarai và người Êđê ở Tây Nguyên đã xây dựng được quan hệ sản xuất mới, tổ chức lại sản xuất hướng tới ba hình thức: nông dân cá thể sản xuất trên diện tích đất mà gia đình họ được quyền sử dụng; nông dân tập thể sản xuất trên diện tích đất được quy hoạch cho từng tập đoàn sản xuất hoặc
  • 38. 29 từng hợp tác xã sản xuất nông - lâm nghiệp mà già đình họ là thành viên trong đó; công nhân trong các nông trường, lâm trường mà cá nhân hoặc gia đình họ là thành viên trong đó. Từ những điều trình bày trên đây, có thể nhận thấy rằng: hơn hai mươi năm qua, kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sự thay đổi hình thái cư trú và phương thức canh tác của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam đã diễn ra như một quá trình chuyển đổi cách mạng to lớn và vững chắc. Quá trình đó đã làm cho bộ mặt nông thôn ở đây thay đổi, đồng thời tạo ra những cơ sở cần thiết và là tác nhân thúc đẩy nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục, ý tế trên địa bàn này. Là những tộc người có truyền thống sáng tạo văn hóa nghệ thuật khá độc đáo, nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của những người Nam Đảo không ngừng phát triển sau giải phóng. Những biến chuyển cách mạng trong sinh hoạt văn hóa, phương thức canh tác và hình thái cư trú của các tộc người Nam Đảo từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng luôn gắn liền với những biến chuyển về gia đình của các tộc người này. Đó là hoàn tất quá trình giải thể gia đình lớn mẫu hệ và những tàn dư của nó ở các tộc người. Quá trình giải thể các gia đình lớn mẫu hệ để thiết lập và củng cố các dạng gia đình nhỏ mẫu hệ, từng bước xác lập vị trí độc lập của những gia đình nhỏ mẫu hệ đồng thời dần xác lập những yếu tố phụ quyền và sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong những gia đình nhỏ mẫu hệ đó.Đồng thời với quá trình giải thể những gia đình lớn mẫu hệ là quá trình phân rã những ngôi nhà dài truyền thống, hình thành những căn hộ riêng cho từng gia đình nhỏ mẫu hệ, được xây dựng trong khuôn viên theo quy hoạch của quá trình định canh định cư và xây dựng nông thôn văn hóa mới. Sự biến đổi của cấu trúc gia đình và ngôi nhà truyền thống đã dẫn tới những biến đổi về văn hóa sinh hoạt như sự giảm đi của nhiều nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng dân gian mang nét mê tín dị đoan, những
  • 39. 30 nghi lễ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cải, cầu kỳ, khó thực hiện…. Điều đặc biệt chú ý trong gia đình đình nhỏ mẫu hệ là vai trò và vị trí của người đàn ông được ghi nhận và từng bước khẳng định. Mặt khác cá nhân trong gia đình nhỏ mẫu hệ có nhiều điều kiện để tiếp cận và thực hiện nếp sống theo pháp luật hơn là bị chi phối nhiều bởi tập quán pháp trong gia đình lớn mẫu hệ. 1.3 Tiểu kết Những tộc người Nam Đảo hay còn có tên gọi khác là Mã Lai - Đa Đảo ở Việt Nam có chung nguồn gốc với các tộc người Mã Lai - Đa Đảo trên vùng đảo và bán đảo thuộc Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có 5 tộc người (Giarai, Churu, Êđê, Raglai, Chăm) thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo được hình thành và phát triển trên địa bàn Trường Sơn - Tây Nguyên và miền núi duyên hải Nam Trung Bộ. Lãnh thổ tộc người của 5 tộc người này tuy kế cận nhau, nhưng những lãnh thổ của từng tộc người lại có những sắc thái riêng về vị trí địa lý và đặc điểm môi trường tự nhiên. Năm tộc người tuy có chung nguồn gốc nhưng trong quá trình phát triển lịch sử đã hình thành những nét riêng nhất định về văn hóa, chênh lệch nhau về số dân và không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ sau khi miền Nam hoàn tòan được giải phóng, trong vùng các tộc người Nam Đảo đã diễn ra những chuyển biến cách mạng trong các tổ chức xã hội và sinh hoạt cộng đồng đã dẫn đến những chuyển biến trong đời sống văn hóa, trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo và y tế. Một bộ phận nhỏ dân cư đã tiếp cận hoặc đã hội nhập ở một mức độ nhất định vào đời sống đô thị… Ngày nay, xã hội các tộc người Nam Đảo ở nước ta vẫn còn đậm nét mẫu hệ. Nông thôn vùng các tộc Nam Đảo đã căn bản khắc phục những biến thái, đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và khép kín, đã mạnh mẽ loại bỏ những tàn dư lạc hậu của xã hội tiền tư bản cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của chủ
  • 40. 31 nghĩa thực dân để đổi mới và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xã hội các tộc người Nam Đảo đang nỗ lực vươn lên để từng bước tiếp cận theo nhịp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • 41. 32 Chƣơng 2 NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG 2.1. Đại cƣơng về các ngôi nhà ở truyền thống 2.1.1. Nhà ở truyền thống của người Êđê Nhà dài là hình thức cư trú truyền thống của người Êđê có kết cấu hình chữ nhật, phát triển theo chiều dài, bề rộng từ 4m đến 5m, bề dài từ 30m đến 100m. Mặt bằng nhà dài gồm hai phần chính là dring gah (gian khách) và dring ôk (gian ở) với các chức năng riêng biệt. Dring gah là nơi thể hiện sự hưng thịnh của gia đình, dòng họ thông qua các vật trưng bày. Dring ôk là phần nửa sau dùng để ở. Dring gah ở phần trước nhà dài, chiếm diện tích lớn gấp 3 lần dring ôk. Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của người Êđê được tổng hợp dưới bảng sau: Bảng 2.1: Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của ngƣời Êđê [22, tr. 38] Đặc điểm Nội dung chi tiết Hình thức gia đình Đại gia đình Chế độ Mẫu hệ Kiểu nhà Nhà sàn dài thấp Kích thước nhà - Pháttriểntheochiềudàitùythuộcvàosốlượnggiađình. - Lòng nhà rộng trung bình 5-6m. - Sàn nhà trung bình trên dưới 1m50. Chức năng nhà -Nơi sinh hoạt cộng đồng vừa là nơi sinh hoạt riêng của từng gia đình. -Nơidiễn rasinhhoạtđờithườngvàsinh hoạtnghilễ Hướng nhà Hướng bắc nam Vị trí khu cư trú - Gần bến nước - Các ngôi nhà bố trí song song theo dãy hàng ngang
  • 42. 33 và hướng bắc nam tính theo hai đầu nóc. Vật liệu xây dựng Nguyên liệu tại chỗ của núi rừng Kết cấu -Kết cấu khung nhà trên cơ sở các vì cột -Khung nhà và bộ nóc là hai bộ phận riêng -Nhà có hai cửa ra vào Cấu trúc bên ngoài - Hai đầu mái nhô ra - Hai hàng cách thưng dọc nhà theo lối thượng thách hạ thu Cấu trúc bên trong Chia làm hai phần chính: Gian ở (dring ôk) và gian khách (dring gah) + Gian ở chia nhiều ngăn cho các gia đình + Gian khách trưng bày các đồ quý như cồng, chiêng, ché, trống, nhạc cụ, các cỗ ghế độc mộc… Cách thức trang trí Chạm khắc gỗ trên thân cột, quá giang, cầu thang ván, cột ghi đều là những sản phẩm nghệ thuật của truyền thống mẫu hệ chủ yếu hình bầu vú, vầng trăng khuyết. Hình 1. Ngôi nhà sàn dài truyền thống của tộc người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội (ảnh Đỗ Thị Hạnh 2015)
  • 43. 34 Nhà dài vừa là bộ phận của văn hóa kiến trúc truyền thống, vừa là bộ phận của văn hóa cư trú truyền thống của người Êđê nên nó vừa là công trình kiến trúc vừa là không gian ở của người Êđê. Nhà dài đã phản ánh kỹ thuật trong xây dựng, những nét đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc Êđê. Nhà dài đơn giản trong kết cấu, cách thức xây dựng và tận dụng tối đa vật liệu tự nhiên. Để có một ngôi nhà trước tiên cần phải có nguyên liệu, nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc dựng nhà mà nó còn quyết định tuổi thọ, quy mô cũng như hình dáng của ngôi nhà. Hơn thế nữa, nó còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng của dân tộc hay một quốc gia. Cư trú ở nơi có khí hậu ẩm thấp, địa văn hóa rừng Tây Nguyên có nhiều loại cây phân bố theo độ cao có thể dựng cột, lát sàn như cẩm lai, bằng lưng, căm xê, bụi tre, rừng khộp, đặc biệt có nhiều cỏ tranh rất thích hợp để dựng nhà. Đồng bào tận dụng nguyên liệu có sẵn trong vùng cư trú để dựng nhà dài là điều hợp với quy luật, trong nhà hoàn toàn không sử dụng các loại đá, gạch. Nhìn chung vật liệu trong ngôi nhà có thể chia làm hai phần: phần chính bao gồm cột, các dầm dọc ngang và dầm sàn được làm bằng cá loại gỗ tốt; phần phụ bao gồm sàn, mái, vách được làm bằng các loại tre và tranh liên kết vào phần khung. Nhà dài Êđê đã bảo lưu một loại hình kiến trúc thuộc loại cổ xưa nhất của khu vực Đông Nam Á đó là “loại hình nhà có mái hình thuyền”. Nhà dài có hai bộ mái với hai đầu nóc vươn ra như là một hình thang cân có đáy lớn ở tręn mô phỏng hěnh thuyền, không có trang thí ở hai đầu nóc. Nhà nghiên cứu Chu Thái Sơn trên cơ sở những ý tưởng, phương pháp tiếp cận và các tư liệu của công trình “Cái thuyền trong nền văn hóa Cự Thạch ở Đông Nam Á và Nam Hải” của học giả Hà Lan B.A.G. Vloklage đối chiếu với các chi tiết của nhà dài Êđê và với “nhà minh khí” có dạng hình thuyền, cũng như so sánh với các hình nhà trên hoa văn số 6 của trống đồng Ngọc Lũ đã nhận xét: “Ngôi
  • 44. 35 nhà hiện nay ở đồng bào Êđê ở cao nguyên miền trung nước ta vốn xuất phát từ một dạng nhà hình thuyền, có quan hệ mật thiết về lịch sử và văn hóa với những đặc trưng văn hóa Đông Sơn, cũng như có quan hệ mật thiết với dạng nhà hình thuyền của các cư dân vùng Nam Đảo” [41, tr.191-193]. Bên cạnh đó, nhà dân tộc học Ngô Đức Thịnh đã gọi những bộ mái là một hình thang cân có đáy lớn ở trên là một đặc trưng của loại hình nhà khu vực nam Trung Quốc hay cụ thể hơn là của các cư dân Nam Đảo [48, tr.66-77]. Người Êđê là một trong những tộc người có kiến trúc chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa Đông Nam Á. Nhà dài Êđê có đặc điểm kiến trúc là nhà sàn khung cột, một dạng nhà đặc trưng ở vùng Đông Nam Á “Nhà của người Êđê có đặc trưng tương đồng đặc trưng chung của các công trình nhà sàn Đông Nam Á với nhà sàn thường có một mái hiên hoặc cái sân có cầu thang gác để đi lên…Dạng nhà sàn này thường bắt gặp trong các dân tộc ít người dọc Trường Sơn - Tây Nguyên và bán đảo Đông Dương” (Trexnov I 1967, dẫn lại qua Tăng Việt Hương) [22, tr.61]. Thực ra cư trú với hình thức nhà sàn không còn là một hiện tượng văn hóa đơn lẻ mà đúng ra là một tổ hợp các hiện tượng văn hóa, nó phổ biến tương đối trong kiến trúc nhà cửa mang tính chất đặc trưng nổi bật của toàn khu vực Tây Nguyên. Kiến trúc nhà sàn của người Êđê là một kiểu kiến trúc rất đặc biệt, chỉ tính riêng dàn cột phải chuẩn bị ít nhất một năm. “Một ngôi nhà dài Êđê không phải là sản phẩm nghệ thuật kiến trúc nguyên sơ của một người, một nhà, một gia đình mà là sản phẩm của cộng đồng làng” [26, tr. 40]. Bố cục kiến trúc căn nhà dài mô phỏng hình chiếc thuyền với vách nhà và hai mái phía đầu hồi nhà đều được dựng theo kiểu “thượng thách hạ thu” (vách dọc thẳng đứng, trên rộng dưới hẹp, hai đầu mái nhô ra với hai hàng cột dọc) gợi hình dáng con thuyền đặt trên sóng nước là mặt sàn nhà thể hiện đời sống ký ức sông nước rất rõ. Ngoài yếu tố mái nhà hình thuyền như đã nêu ở trên thì dấu vết con thuyền được khắc họa ở nhiều chi tiết khác hài hòa với hình ảnh các con vật của núi rừng. Chiếc cầu thang
  • 45. 36 ván, chiếc ghế dài độc mộc k’pan cũng được đẽo khắc với dáng hơi cong hình lòng thuyền. Ghế k’pan là chiếc ghế dành cho các bô lão, chức sắc, khách nam giới ngồi uống rượu cần và nơi khách quý hoặc cho đội nhạc đánh cồng chiêng, trống ngồi và là biểu hiện của một gia đình quý phái, giàu có. Mặt khác, có những vật bày biện mô phỏng hình con voi như ghế chủ nhà “j’hưng posang” dài khoảng 2m có 4 chân choãi ra bốn góc, mô phỏng 4 ngà voi. Ngoài ra, gian khách còn bài trí những chiếc ghế nhỏ mô phỏng hình động vật như Knul có bốn chấn mô phỏng ngà voi, ghế “mdu jong bê” có 4 chân thoải ra mô tả dáng đứng của con dê. Cách bày biện có trang trí mô phỏng hình động vật cũng được Ngô Đức Thịnh mô tả trong tác phẩm “Văn hóa dân gian Êđê” năm 1992: “Trong các đồ dùng mô phỏng hình các động vật, còn có 4 đến 5 ghế độc mộc nhỏ kê quanh bếp khách mà đồng bào thường gọi đó là hình con rùa, hoặc con dê” [46, tr.67]. Ngoài ra, chỉ có ở kiến trúc nhà dài của Êđê mới có trang trí mô típ đôi ngà voi bên cạnh vành trăng non và bầu sữa mẹ. Một số ngôi nhà lớn của các trưởng thôn, mô típ đôi ngà voi còn trang trí ở thân cột và mặt quá giang của vì cột tại hiên tiền và vì cột ngăn. Nét đặc trưng riêng của nhà dài là có kết cấu hình chữ nhật, phát triển theo chiều dài. Các tài liệu thư tịch cho biết, thế kỷ XX các nhà dài có quy mô lớn, bề rộng từ 4m đến 5m, bề dài có thể từ 60m đến100m. Hơn nữa nhà dài của người Êđê dù ở bất cứ địa phương nào, khi xây dựng đều phải tuân thủ một số nguyên tắc khá nghiêm ngặt về các lĩnh vực phương hướng, kết cấu, kỹ thuật, vật liệu, nghi lễ dù có một vài biến dạng của ngôi nhà trong từng nhóm Êđê. Các nhóm địa phương Êđê đều dùng công cụ đơn giản như rìu, dao, liềm cùng các kỹ thuật truyền thống như chôn cột, ốp gỗ, chạm khắc để dựng nhà. Đơn vị đo đạc trong xây dựng nhà là độ dài thân thể. Heh có độ dài từ khủy tay đến chỏm ngón tay giữa của bàn tay duỗi thẳng, ước độ 0.45m, lớn hơn heh là kgam rồi đến kpa. Tính mực thước trong xây dựng nhà này chỉ tương đối vì phụ thuộc vào kích thước con người làm chuẩn mực.
  • 46. 37 Các nhà dài Êđê có những đặc điểm kiến trúc truyền thống cơ bản dù có sự phân biệt rõ giữa những ngôi nhà của các tầng lớp cư dân giàu, qua một vài cấu kiện trang trí trong nhà. Bảng 2.2: Bảng so sánh ngôi nhà dài truyền thống giữa những tầng lớp cƣ dân Êđê Đặc điểm kiến trúc nhà dài Các tầng lớp cƣ dân Êđê Giàu Giàu vừa Trung bình Nghèo + 0 0 - Hướng bắc năm + + + + Nhà khung cột + + + + Hai mái đầu nhô ra + + 0 - Cửa ra vào ở hai đầu hồi + + + + Phên dựng theo thượng thách hạ thu lối + + 0 0 Đầu nhà và cuối nhà đều có sân sàn + (rộng dài) và + + + (Hẹp ngắn) và Nội thất chia làm hai khu vực Gah và Ôk + + + + Gian khách chiếm ½;1/3/2/3 diện tích nhà dài 2/3 1/2 1/3 1/3 Cầu thang bản và cầu thang tròn Bản Bản tròn tròn Một số cấu kiện được chạm trổ + + - - Chú thích: + : Có hoặc nhiều - : Không hoặc ít 0 : Trung bình Nguồn: [18, tr.57-58]