SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---/---
BỘ NỘI VỤ
---/---
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Lƣơng Ngọc Thành
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---/---
BỘ NỘI VỤ
---/---
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Lƣơng Ngọc Thành
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hƣờng
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn tới Quý Thầy giáo, Cô giáo
Học viện Hành chính Quốc gia đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức bổ ích trong suốt thời gian học tập, đó chính là những kiên thức nên tảng
để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn TS
Nguyễn Thị Hƣờng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, giải đáp những thắc mắc
trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới phòng văn hóa huyện Hà Nội,
thành phố Hà Nội, UBND các xã trong huyện đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện
giúp tác giả về thông tin, số liệu và góp ý để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viện, khích lệ,
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn, Một lần nữa tác giả
xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu
một cách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ để tài nào đã có
trong lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN............................................ 9
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .... 9
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số .............................. 9
1.1.2. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam............................... 16
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
CẤP HUYỆN............................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về văn hóa............................................. 17
1.2.2. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số.............................. 19
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện
………………………………………………………………………….24
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI ................................................................... 31
1.3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Hữu Lũng tỉnh
Lạng Sơn ................................................................................................ 31
1.3.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ,
Lai Châu…...………………………………………………………………...36
1.3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở
huyện Con Cuông, Nghệ An……………………. ........................................ 37
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm đối với huyện Ba Vì............................... 43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................... 45
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ........................ 46
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN BA VÌ......................................... 46
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 46
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 47
2.1.3. Các dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì.................................................... 49
2.1.4. Đặc trƣng giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba
Vì………………………. ............................................................................. 50
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ.................. 61
2.2.1. Tổ chức bộ máy và việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn
hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì........................................ 61
2.2.2. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc
về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số..................................... 63
2.2.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân
tộc thiểu số…….. ......................................................................................... 66
2.2.4. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn
hóa các dân tộc thiểu số................................................................................ 68
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ69
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 69
2.3.2. Những hạn chế ................................................................................... 70
2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết........................... 71
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................... 73
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BA VÌ.................................................................................. 74
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ...................................................... 74
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ77
3.2.1. Nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học đối với các giá trị văn hóa
dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy.............................................. 77
3.2.2. Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số một cách cụ thể, phù hợp................ 80
3.2.3. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số............................................................. 81
3.2.4. Tăng cƣờng huy động các nguồn lực phục vụ quản lý nhà nƣớc về văn
hóa các dân tộc thiểu số................................................................................ 84
3.2.5. Phát huy văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, phát triển
kinh tế làng nghề .......................................................................................... 86
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................... 89
KẾT LUẬN................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
QLNN : Quản lý nhà nƣớc
CLB : Câu lạc bộ
DTTS : Dân tộc thiểu số
HĐND : Hội đồng nhân dân
Sở VHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UBND : Ủy ban nhân dân
VĐV : Vận động viên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an
ninh… Văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị
sáng tạo đƣợc tích lũy từ hàng ngàn thế hệ của con ngƣời, cũng đƣợc xem là
một nguồn lực nội sinh quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển bền vững
của đất nƣớc. Một dân tộc nếu để mai một truyền thống văn hóa, sẽ khó giữ
đƣợc bản sắc của dân tộc mình. Văn hóa suy thoái sẽ gây trở ngại trực tiếp
đến tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với nền văn hóa nhiều
màu sắc của 54 dân tộc anh em. Các dân tộc cùng nhau chung sống từ lâu đời,
có chung một sứ mệnh lịch sử, cùng chung một sự nghiệp, cho nên đã nảy
sinh một cách khách quan những mối quan hệ về các mặt trong đời sống xã
hội, tạo nên nền văn hóa chung thống nhất từ sự đa dạng các sắc thái, bản sắc
của nhiều tộc ngƣời. Năm 1961, trong bài trả lời phỏng vấn báo Nhân
đạo thƣờng trú tại Hà Nội, trƣớc câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân làm
nên sức mạnh kỳ diệu của nhân dân trong chín năm kháng chiến chống Pháp,
để bảo vệ chính quyền non trẻ cũng nhƣ khí thế mãnh liệt của dân tộc Việt
Nam trong công cuộc xây dựng đất nƣớc sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhân dân nước chúng tôi có ý chí phi thường là do
lòng tự trọng muốn sống làm người chứ không chịu làm nô lệ. Điều này cũng
đúng với những nhà tri thức nước chúng tôi thiết tha với nền văn hóa dân
tộc,… Có lẽ phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát
triển văn hóa,… Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân
chúng tôi tiến bộ” [17, tr. 190]. Những khẳng định đó của Ngƣời đã nói lên
vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân
2
tộc, cũng nhƣ trong công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sứ mệnh
lịch sử hiện nay là xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa vốn văn
hóa cổ truyền tốt đẹp, biết chủ động tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, kết
hợp hài hòa giá trị văn hóa của các dân tộc trong nền văn hóa chung thống
nhất, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển. Đây cũng là nội dung quan trọng
trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chính sách
liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, có tác dụng tích cực
đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu
số, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ toàn dân tộc. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện, các cấp chính quyền và ngƣời dân bản địa đã gặp
không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn
hóa, giữ gìn sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc.
Trong số các quận, huyện, thị xã của Hà Nội, Ba Vì – một huyện nằm ở
tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, là nơi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số nhất
với hơn 22 nghìn ngƣời sinh sống ở 7 xã miền núi. Đời sống, nếp sinh hoạt,
phong tục tập quán … của họ mang những sắc thái riêng, tạo nên sức hấp dẫn
và sự phong phú cho văn hóa Thủ đô. Thế nhƣng, cùng với sự bùng nổ của
tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng của các phƣơng tiện nghe
nhìn, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng… đã ảnh hƣởng làm thay đổi
phƣơng thức sản xuất, nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện. Sự giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền, lãnh thổ ngày
càng mở rộng, đặt văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì đứng trƣớc một thách
thức lớn, đó là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống tiểu biểu. Nếu
không có giải pháp gìn giữ và phát huy thì sẽ có nguy cơ mai một thậm chí
3
mất hẳn. Hơn nữa, hiện nay, sự quản lý của nhà nƣớc, chính sách của các cấp
chính quyền đối với lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về văn
hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số đã trở thành đề tài thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của Đảng, Nhà nƣớc, các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt
động thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình có những góc
độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nhóm các giáo trình về văn hóa, cung cấp cơ sở lý luận, những
kiến thức tổng quan về văn hóa, văn hóa các dân tộc Việt Nam, nhƣ:
- Trần Ngọc Thêm (1996), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Giáo dục;
- Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng (2000),
Nxb Chính trị Quốc gia;
- Vũ Ngọc Khánh, Giáo trình Văn hóa dân gian người Việt (2007), Nxb
Quân đội nhân dân
- Trần Quốc Vƣợng (2010), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Giáo dục;
Các cuốn giáo trình này cung cấp cho ngƣời đọc hiểu một cách khái quát
về đặc điểm, cũng nhƣ những nét độc đáo về văn hóa Việt Nam thông qua các
phong tục, tín ngƣỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
4
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc Việt
Nam có thể kể đến các công trình sau:
- Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở
Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc;
- Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa, tộc người,
Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
- Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,
Nxb Giáo dục;
- Trƣờng Lƣu (2003), Toàn cầu hóa về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;
- Hoàng Vinh (2007), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn
hóa dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
- Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh
niên;
- Ngô Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt,
Nxb Văn hóa Thông tin.
Các công trình nghiên cứu này giúp cho độc giả hiểu nhiều hơn về một
nền văn hóa có truyền thống lâu đời, bền vững, gồm những tinh hoa đƣợc chắt
lọc qua suốt chiều dài lịch sử, đƣợc biểu hiện thông qua phong tục, tập quán,
lễ hội, tín ngƣỡng. Từ đó, nâng cao nhận thức, góp phần giữ gìn và phát huy
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, còn có một số đề tài thạc sỹ chuyên ngành chính sách công và
quản lý công nghiên cứu về vấn đề giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nhƣ:
5
- Phạm Thái An (2012), Chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Vũ Ngọc Lan (2014), Quản lý nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Hoàng Việt Hà (2015), Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống một cách khoa học, sâu sắc
về các vấn đề văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, các vấn đề về bảo tồn và
phát huy văn hóa dân tộc thiểu số. Đây là nguồn tài liệu quý giá, giúp tác giả
tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó,
có sự kế thừa, tổng hợp, phát triển các nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa
các dân tộc thiểu số gắn với đặc thù và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
riêng trên địa bàn huyện Ba Vì. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đề cập trực
tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, do đó việc lựa chọn đề tài này hoàn toàn
không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà
nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Các dân tộc thiểu số sống quần cƣ ở vùng ven chân
núi Tản gồm 7 xã miền núi của huyện Ba Vì gồm các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản
Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thƣợng, Vân Hòa, Yên Bài. Do đó, không gian
nghiên cứu cũng tập trung vào địa bàn 7 xã này.
6
 Về thời gian: Ba Vì trƣớc đây là huyện thuộc tỉnh Hà Tây, kể từ ngày
01/8/2008 khi địa giới hành chính thủ đô Hà Nội đƣợc mở rộng, Ba Vì trở
thành huyện thuộc Hà Nội. Do đó, trong công tác quản lý nhà nƣớc nói
chung, quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng có những
thay đổi nhất định. Do đó, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà
nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì kể từ tháng 8/2008 đến nay
(2017).
 Về nội dung: Nghiên cứu tổ chức bộ máy việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; việc
xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn
và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; việc tổ chức hoạt động tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số; việc huy động các nguồn lực
xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Luận văn hƣớng tới mục đích làm rõ công tác
quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì
giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với công tác này
trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, xây dựng khung lý luận cơ bản về văn hóa, dân tộc thiểu số,
quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số làm cơ sở triển khai đề tài
luận văn…
Hai là, trình bày, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn
hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn 7 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì. Tiếp
7
đó, nghiên cứu, đánh giá các mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
Ba là đề xuất các phƣơng hƣớng, kiến nghị một số giải pháp, biện pháp
nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở
phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-
Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nƣớc, lý luận về quản lý nhà nƣớc trên
lĩnh vực văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
khảo sát, đánh giá, điều tra xã hội học, quan sát thực tiễn, nghiên cứu tài
liệu...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về
văn hóa, lý luận về dân tộc thiểu số, lý luận về văn hóa dân tộc thiểu số, lý
luận về vấn đề bảo tồn, quản lý, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số…
Luận văn là sự vận dụng lý luận nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với
lĩnh vực văn hóa vào một trƣờng hợp cụ thể là: các dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Ba Vì.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
8
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Ba Vì.
Luận văn đƣa ra các giải pháp, kiến nghị, giúp cho các cơ quan chức
năng làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số của
huyện Ba Vì nói riêng, cả nƣớc nói chung.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
ở các khóa đào tạo và các chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ văn hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 4 phần, cụ thể: Phần mở đầu, nội dung
chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung chính của Luận
văn đƣợc chia thành 3 chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu
số ở cấp huyện
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Ba Vì
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về văn
hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số
1.1.1.1.Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ “văn hóa” bắt nguồn từ từ “Cultura” trong tiếng Latinh, có
nghĩa là sự cày cấy, vun trồng. Theo sự phát triển của lịch sử về mọi mặt,
ngày càng có nhiều cách tiếp cận, cách quan niệm khác nhau về thuật ngữ
này. Mỗi nghiên cứu, phụ thuộc vào mục đích riêng, cách tiếp cận riêng mà
đƣa ra những khái niệm khác nhau, phản ánh các giác độ khác nhau của thuật
ngữ văn hóa. Bản chất của “văn hóa”, do đó, hết sức đa dạng, các khái niệm
về văn hóa chỉ mang tính tƣơng đối, và mỗi khái niệm chỉ phù hợp với một
hoặc một số trƣờng hợp xác định, cụ thể.
Ở nghĩa bao hàm nhất, rộng lớn nhất, văn hoá đƣợc hiểu là những giá trị
do con ngƣời sáng tạo, bắt đầu từ khi hình thành xã hội loài ngƣời.
Ở phƣơng Đông, thuật ngữ văn hoá đã xuất hiện từ rất sớm. Trong Chu
Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con ngƣời, lấy đó mà giáo
hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Ngƣời đƣợc coi là sử
dụng thuật ngữ văn hoá sớm nhất là Lƣu Hƣớng (sống khoảng giai đoạn từ
năm 77 TCN đến năm thứ 6 TCN), thời Tây Hán. Ông sử dụng thuật ngữ này
với nghĩa nhƣ một phƣơng thức giáo hoá con ngƣời - văn trị giáo hoá. Văn
10
hoá ở đây đƣợc dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục
tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
Ở phƣơng Tây, để chỉ đối tƣợng mà chúng ta nghiên cứu, ngƣời Pháp,
ngƣời Nga có từ “kuitura”. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ
“cultus animi” là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ “cultus” là văn hoá với hai khía
cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo
cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những
phẩm chất tốt đẹp.
Trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”, UNESCO (1982) xác
định: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ
thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hoá đem
lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán đƣợc
những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con ngƣời
tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn
thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt
những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội lên bản
thân” [24, tr.169].
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu đƣa ra các cách hiểu
khác nhau về khái niệm văn hóa, có thể kể đến nhƣ:
11
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, giải thích từ “Văn hóa” với 5
góc độ: Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo ra trong lịch sử. Nói một cách tổng quát là những hoạt động của con
ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống và tinh thần. Nói khái quát về tri thức,
trình độ cao trong sinh hoạt xã hội là biểu diện cao về văn minh. Trong trình
độ chuyên môn khái niệm văn hóa dùng để chỉ nền văn hóa của một thời kỳ
lịch sử đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể di vật lƣu lại đƣợc có những đặc
điểm giống nhau [18, tr. 358].
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử” [25, tr.345].
Trong cuốn Xã hội học văn hóa, tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Văn
hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất
cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi
nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa” [6, tr.46].
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của
mình” [21, tr.45].
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá đƣợc hiểu theo cả ba
nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:
Theo nghĩa rộng: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [17, tr.5].
12
Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Ngƣời viết: “Trong
công cuộc kiến thiết nƣớc nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là
quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhƣng văn hoá là
một kiến trúc thƣợng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945)” [17, tr.2].
Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con
ngƣời đƣợc đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí
Minh yêu cầu mọi ngƣời “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”...
Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục
đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn” [17, tr.27]. Đây có thể coi là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh, và
đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh trở lại định nghĩa văn hóa
này.
Văn hóa là sản phẩm của loài ngƣời, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác
xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã
hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động
của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ngƣời
tạo ra và đƣợc con ngƣời thừa nhận, bao gồm trong đó là Chân – Thiện – Mỹ.
13
Nhƣ vậy, trên thực tế, có rất nhiều quan niệm, cách định nghĩa thuật ngữ
văn hóa. Nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có đƣợc một sự nhất trí chung và cũng
chƣa có định nghĩa nào thoả mãn đƣợc cả về định tính và định lƣợng. Điều
đó, theo chúng tôi, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Trƣớc hết, trong số những ngƣời nghiên cứu văn hóa, hoặc, nhƣ ngƣời ta
thƣờng gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có
tính chất lịch sử, rất nhiều ngƣời bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thƣờng
qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thƣờng bói văn hóa, cũng nhƣ
bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét
những bộ phận cá biệt của nó chứ chƣa có một cách tiếp cận tổng thể.
Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do
đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi ngƣời có một
cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu.
Thứ ba, giống nhƣ tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa
học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài ngƣời. Trong
quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo.
Trong phạm vi Luận văn này, thuật ngữ văn hóa đƣợc hiểu theo cách
định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO). Theo đó, “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và
sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn
ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ,
nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống
mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [24,
tr.57].
1.1.1.2.Khái niệm văn hóa các dân tộc thiểu số
14
 Thứ nhất, khái niệm “Dân tộc”
Khi xem xét khái niệm “Dân tộc”, các nhà nghiên cứu đƣa ra hai cách
tiếp cận khác nhau, gắn vứi phạm vi, mục đích nghiên cứu cụ thể. Theo đó:
Tiếp cận ở nghĩa hẹp, dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ
chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có
những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển
cao hơn những nhân tố tộc ngƣời ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự
giác tộc ngƣời của dân cƣ cộng đồng đó. Theo nghĩa này dân tộc là một bộ
phận của quốc gia, là dân tộc-tộc ngƣời.
Tiếp cận ở nghĩa rộng, dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời ổn định làm
thành nhân dân một nƣớc, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc
ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh
chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc. Theo nghĩa
này, dân tộc là dân cƣ của một quốc gia nhất định, là quốc gia-dân tộc hay
dân tộc-quốc gia
 Thứ hai, khái niệm “Dân tộc thiểu số”
Thuật ngữ “Dân tộc thiểu số” hiện nay đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến
ở tầm quốc gia lẫn quốc tế, trong đó, có những cách hiểu mang tính chất khoa
học, đúng đắn, những cũng có nhiều cách hiểu lệch lạc, sai lầm.
Có không ít ngƣời khi bàn về thuật ngữ “dân tộc thiểu số” thƣờng cho
rằng đó là các tộc ngƣời, nhóm ngƣời lạc hậu, chậm tiến, kém phát triển hoặc
chậm phát triển. Họ thƣờng sử dụng thuật ngữ này với hàm ý miệt thị, coi
thƣờng các nhóm ngƣời, dân tộc cụ thể nào đó, xuất phát từ nguyên nhân hạn
15
chế về nhận thức, tƣ tƣởng, ý thức hệ hoặc xuất phát từ mục đích chính trị vốn
bị chi phối bởi quan điểm của giai cấp thống trị ở mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, đây không phải là cách hiểu đƣợc chấp nhận trong các ngành
khoa học liên quan.
Theo chuyên ngành Dân tộc học này, thuật ngữ “dân tộc thiểu số” chỉ có
ý nghĩa biểu thị tƣơng quan về mặt dân số giữa dân tộc này với dân tộc khác
trong từng phạm vi xác định nhất định.
Đứng trên phƣơng diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng
dân tộc thiểu số chia làm 2 thành phần:
Một là, dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử (minorités historiques) là
tập thể tộc ngƣời đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà ngƣời ta thƣờng
gọi là dân tộc bản địa (peuples autochtones)
Hai là, dân tộc thiểu số di cƣ (minorités immigrées) là những ngƣời
nƣớc ngoài sang định cƣ tại một quốc gia có chủ quyền.
Năm 1992, Hội Đồng Liên hợp quốc thông qua khái niệm về “dân tộc
thiểu số” bằng cách dựa quan điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên
của Liên hợp quốc) đã đƣa ra vào năm 1977: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ
ám chỉ cho một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của
một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này”.
Năm 1995, Liên minh châu Âu cũng đƣa ra khái niệm về dân tộc thiểu
số tƣơng đối gần nghĩa với quan điểm của Liên Hiệp Quốc: “Dân tộc thiểu số
ám chỉ cho một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của
quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và có quốc tịch của khối châu Âu”.
16
Khi xem xét với hàm nghĩa tƣơng quan giữa các nhóm dân tộc trong một
quốc gia thì “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân
tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia cụ thể.
 Thứ ba, khái niệm “Văn hóa các dân tộc thiểu số”
Từ các quan niệm, cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa và khái
niệm dân tộc thiểu số, có thể đƣa ra định nghĩa: Văn hóa các dân tộc thiểu số
là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá trình phát
triển của lịch sử, cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và
lối sống mà dựa trên đó mỗi dân tộc thiểu số tự khẳng định bản sắc riêng của
mình.
1.1.2. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Thứ nhất, diễn ra trong không gian tƣơng đối hẹp. Đây là đặc điểm tất
yếu xuất phát từ số lƣợng cƣ dân của các nhóm dân tộc thiểu số. Với dân số ít
nên sự quần cƣ của các nhóm dân tộc thiểu số chiếm một khoảng không gian
chật hẹp hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đa số. Do không gian sinh hoạt
nhỏ hẹp nên các giá trị văn hóa vật thể của các dân tộc thiểu số thƣờng đƣợc
tập trung với mật độ cao, gắn liền với không gian sinh hoạt chung.
Thứ hai, diễn ra ra ở các địa bàn vùng đồi núi tƣơng đối hiểm trở. Do
những khác biệt về tín ngƣỡng, tính cảnh giác, nhu cầu về sự an toàn trong
mối tƣơng quan với các nhóm đa số, các dân tộc thiểu số thƣờng lựa chọn các
vùng đồi núi tƣơng đối hiểm trở, khó khăn về giao thông, đi lại để làm nơi
sinh sống của mình. Chẳng hạn, dân tộc H’Mông thƣờng chọn các rẻo cao,
những đỉnh núi cao đƣợc quan niệm là nơi tiếp giáp giữa đất trời làm nơi sinh
17
sống. Đặc điểm này cũng phù hợp với lịch sử các cuộc di cƣ của ngƣời
H’Mông trong quá trình cạnh tranh về nơi sinh tồn với các dân tộc khác.
Thứ ba, có tính tƣơng đối khép kín, hƣớng nội. Các nhóm dân tộc thiểu
số thƣờng có tính cách chung là tƣơng đối dè dặt trong việc tiếp xúc với các
nhóm khác. Trái lại, họ thƣờng chú trọng đến các giao tiếp trong nội bộ nhóm
mình, chú trọng tạo ra các liên kết bền chặt giữa các thành viên trong nhóm.
Thứ tư, có tính cố kết, sự tƣơng tác các thành viên trong cộng đồng rất
cao. Bắt nguồn từ tính tƣơng cận về huyết thống trong các cộng đồng nhỏ ban
đầu, cùng với tính hƣớng nội và khép kín đã hình thành nên sự cố kết rất cao
giữa các thành viên trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nhu
cầu về sự hợp tác trong lao động làm cho xu hƣớng xích lại gần nhau cũng
luôn đƣợc đảm bảo duy trì.
Thứ năm, có các truyền thống tinh thần, các phong tục tập quán phân
biệt rõ nét với các dân tộc khác và đƣợc bảo tồn, lƣu giữ từ lâu đời một cách
gần nhƣ nguyên vẹn, đặc biệt là các tục lệ trong các dịp lễ hội.
Thứ sáu, có ít dữ liệu, thông tin lịch sử về các di tích, hiện vật. Đây là
đặc điểm xuất phát từ thực tế là hầu hết các dân tộc thiểu số Việt Nam không
có hệ thống chữ viết riêng hoặc có những chƣa hoàn thiện, không đƣợc truyền
lại một cách đầy đủ cho các thế hệ đời sau.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở CẤP HUYỆN
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về văn hóa
 Khái niệm “Quản lý nhà nước”
18
“Quản lý” là đối tƣợng của nhiều ngành nghiên cứu tự nhiên và xã hội,
vì vậy mỗi ngành khoa học đều định nghĩa về “quản lý” dƣới các góc độ tiếp
cận riêng của mình. Tuy vậy, quan niệm chung nhất về “quản lý” đƣợc khoa
điều khiển học đƣa ra. Theo đó, “quản lý” là sự tác động định hƣớng bất kỳ
lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hƣớng nó phát triển phù hợp
với những quy luật nhất định.
Hoạt động quản lý diễn ra ở nhiều cấp độ, do nhiều chủ thể tiến hành
trong những phạm vi nhất định, hƣớng đến những mục đích, mục tiêu xác
định, trong đó bao gồm hoạt động quản lý của chủ thể nhà nƣớc.
Thuật ngữ “quản lý nhà nƣớc” khi đƣợc đƣa ra xem xét trong các nghiên
cứu đƣợc hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau:
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là toàn bộ mọi hoạt động của nhà
nƣớc nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Theo nghĩa này, chủ thể của quản lý nhà
nƣớc là tất cả các cơ quan nhà nƣớc.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nƣớc hoặc các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp trong bộ
máy nhà nƣớc.
Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu,
“quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu là các hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của
pháp luật, tác động đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt các mục tiêu quản lý đã
đƣợc xác lập một cách cụ thể. Nhƣ vậy, “quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu tƣơng
đƣơng với thuật ngữ “hành chính nhà nƣớc”.
 Khái niệm “Quản lý nhà nước về văn hóa”
19
Xem xét từ góc độ các bộ phận chủ yếu của nền văn hóa, quản lý nhà
nƣớc về văn hóa bao gồm quản lý đối với hoạt động văn hóa-nghệ thuật, văn
hóa-xã hội và di sản văn hóa.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa mang những đặc điểm chung
của hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, bao gồm: tính lệ thuộc vào chính
trị; tính pháp quyền; tính liên tục, ổn định tƣơng đối và thích ứng; tính chuyên
nghiệp; tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ; tính nhân đạo; tính không vụ lợi.
Song, xuất phát từ các mục đích quản lý cụ thể và đặc tính của đối tƣợng
quản lý mang tính đặc thù nên hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa sẽ
đƣợc phân biệt với hoạt động quản lý nhà nƣớc ở các lĩnh vực đời sống xã hội
khác.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nước về văn hóa là các hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước, trên cơ sở các quy định của pháp luật, thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng, giữ gìn
các giá trị bản sắc, cốt lõi và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
1.2.2. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số
1.2.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là tổng hòa sự tác
động có mục đích của nhà nƣớc đối với các giá trị văn hóa, các bộ phận cấu
thành văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm tạo ra các giá trị văn hóa đa dạng,
phong phú, trực tiếp góp phần vào xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa Việt Nam.
1.2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
20
Thứ nhất, là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nƣớc về văn hóa.
Khi phân loại khách thể của quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành các nhóm văn
hóa của các dân tộc khác nhau thì quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc
thiểu số trở thành một bộ phận hữu cơ của quản lý nhà nƣớc về văn hóa.
Cũng nhƣ khi xem xét mọi hiện tƣợng khác nhau trong lịch sử phát triển
của xã hội loài ngƣời, văn hóa luôn đƣợc đặt trong tính cấu trúc tổng thể của
nó mà việc bỏ qua hay xem nhẹ bất kỳ cấu phần nào đều không đƣa đến cách
đánh giá chính xác, đầy đủ về văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam tuy nói là
thống nhất nhƣng là sự thống nhất trong sự đa dạng của sự hợp thành nhiều
nền văn hóa nhỏ của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Với sự gắn bó tƣơng đối ấy của văn hóa, hoạt động quản lý nhà nƣớc về
văn hóa cũng phải đảm bảo tính thống nhất, song phải phù hợp với tính đa
dạng về văn hóa. Bởi vậy nên có sự phân loại hoạt động quản lý nhà nƣớc về
văn hóa theo khách thể là văn hóa của mỗi nhóm dân tộc. Nhìn khái quát, có
thể chia quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành 2 loại cơ bản là quản lý nhà nƣớc
về văn hóa dân tộc đa số và quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số.
Trong đó, mỗi bộ phận đều có những nhiệm vụ đặc thù của mình trong việc
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ hai, trực tiếp thực hiện chức năng của nhà nƣớc trong công tác quản
lý đối với mọi mặt đời sống xã hội. Nhà nƣớc là một chủ thể quyền lực đặc
biệt, ra đời nhằm thực hiện các công việc mà các tổ chức hoặc cá nhân khác
không thể thực hiện hoặc không muốn thực hiện. Trong bối cảnh đó, hoạt
động quản lý nhà nƣớc có phạm vi rất rộng với nhiều khách thể quản lý trên
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm lĩnh vực văn hóa.
21
Trong một xã hội có tổ chức, với các nguồn lực khan hiếm, yêu cầu đặt
ra là cần phải có các kế hoạch, thể hiện rõ mục tiêu và các phƣơng tiện cần
thiết để đạt mục tiêu đó, liên quan đến từng mảng, từng lĩnh vực nhất định
nhằm tạo ra sự ổn định tƣơng đối và động lực phát triển liên tục cho xã hội.
Nếu thiếu đi hoạt động này sẽ trực tiếp làm cho xã hội rơi vào tình trạng hỗn
loạn, không có tổ chức, đem đến hậu quả là sự kém phát triển về mọi mặt.
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa, tức là quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực
văn hóa, bao gồm cả quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, là một
dạng hoạt động quản lý quan trọng bởi văn hóa liên quan đến tất cả các
phƣơng diện lao động, sinh hoạt của con ngƣời trong xã hội.
Khi xem xét văn hóa ở nghĩa rộng nhất, hoạt động quản lý nhà nƣớc có
phạm vi hẹp hơn và là một bộ phận của văn hóa. Tuy nhiên, đó là bộ phận có
vị trí đặc biệt và vai trò vô cùng quan trọng trong các nền văn hóa, các giai
đoạn phát triển văn hóa có nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thực hiện hoạt động quản lý
nhà nƣớc về văn hóa cũng chính là một biểu hiện hay một hiện tƣợng của văn
hóa nói chung.
Thứ ba, góp phần quan trọng, quyết định trong việc bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số là một mục tiêu quan trọng,
đồng thời là biểu hiện của tính nhân văn. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần thiết
phải có các kế hoạch đƣợc tổ chức triển khai thực hiện trên thực tế với những
nguồn lực cần thiết thông qua chủ thể xác định, trong trƣờng hợp này là nhà
nƣớc.
Thứ tư, góp phần bảo đảm tính đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.
Với chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân
22
tộc, hoạt động quản lý nhà nƣớc phải góp phần đảm bảo tạo ra đặc trƣng
chung trong nền văn hóa của tất các dân tộc. Song, không thể vì vậy mà làm
“hòa tan” đặc sắc văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.
Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp xây
dựng các cơ chế để có thể vừa đảm bảo tính thống nhất văn hóa về bản chát,
vừa đảm bảo tính đa dạng văn hóa về hình thức sinh hoạt của mỗi dân tộc.
1.2.2.3. Yêu cầu đối với quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số
Một là, tôn trọng các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số. Giá trị
văn hóa của các dân tộc thiểu số chính là đối tƣợng của hoạt động quản lý, là
cái mà hoạt động quản lý nhắm đến với mục tiêu tạo ra những thay đổi nhất
định về chất hoặc về lƣợng, hoặc nhằm hạn chế các tác động ngoại lai xâm
hại đến đặc sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Nhƣ vậy, các giá trị văn hóa có tính
đặc sắc của các dân tộc thiểu số không phải là loại đối tƣợng quản lý chịu sự
điều chỉnh hay kìm hãm mà cần có thái độ tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ.
Muốn vậy, trƣớc hết chủ thể quản lý nhà nƣớc phải có cách hiểu, nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về hệ thống các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu
số. Từ đó, phân loại, sàng lọc và lựa chọn những giá trị văn hóa nào là đặc
sắc, đặc trƣng cần đƣợc bảo tồn, phát huy, những giá trị nào hiện nay không
còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, thay đổi, làm cho văn minh hơn, tiến
bộ hơn, phù hợp hơn. Đó là một quá trình rất dài và bên cạnh chủ thể quản lý
nhà nƣớc, cần có sự tham mƣu, tham vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu,
các nghệ nhân dân gian và chính những ngƣời dân tộc thiểu số. Quá trình này
cũng đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nƣớc phải tiến hành rất cẩn trọng, chuẩn bị
23
kỹ lƣỡng bởi những quyết định quản lý trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa các dân tộc thiểu số nếu có sai lầm thì thƣờng rất khó khắc phục.
Bên cạnh đó, chủ thể quản lý phải nhận thức đúng tầm mức giá trị văn
hóa các dân tộc thiểu số trong hệ thống giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam,
xem xét tính phù hợp, tính thích ứng của từng giá trị trong mối quan hệ với
bản sắc văn hóa dân tộc ta.
Hai là, đảm bảo tính đa dạng, không trùng lặp về văn hóa và tính phù
hợp, thống nhất văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh phát
triển hiện nay, đời sống vật chất giữa các nhóm dân tộc, dù đa số hay thiểu số,
đang có xu hƣớng xích lại gần nhau, từng bƣớc xóa bỏ cách biệt nhằm tạo ra
mức sống đồng đều cho từng ngƣời dân. Do vậy, đặc trƣng văn hóa là yếu tố
cơ bản nhất để phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác.
Hoạt động quản lý phải đảm bảo giữ đƣợc tính độc lập về văn hóa của
các dân tộc thiểu số, không để cho quá trình đồng hóa, nhất thể hóa về văn
hóa giữa các dân tộc diễn ra, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số có ít và rất ít
ngƣời. Bởi, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số không những giúp tạo ra và
duy trì một đời sống tinh thần phù hợp với dân tộc đó mà còn là nơi lƣu giữ
các thông tin về lịch sử của từng dân tộc, nếu để mất đi thì sẽ tạo nên những
khoảng trống về lịch sử phát triển văn hóa.
Tuy nhiên, với tính cách là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đặc
trƣng văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng
phải đồng thời đảm bảo phù hợp với bản sắc văn hóa chung. Chẳng hạn nhƣ
hệ thống các giá trị về tính cần cù, tính đoàn kết, lòng yêu nƣớc… của dân tộc
ta.
24
Ba là, có lộ trình phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và địa phƣơng. Xã hội luôn luôn vận
động và phát triển theo chiều hƣớng tiến lên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu
phải có các mục tiêu và giải pháp phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc
thiểu số trong tiến trình chung đó.
Trên thực tiễn, quá trình phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có
thể tƣơng đƣơng với quá trình phát triển chung, có thể diễn ra chậm hơn hoặc
nhanh hơn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phát huy giá trị văn hóa không làm
cản trở phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội cũng
không tạo ra các trở ngại trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân
tộc thiểu số.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở
cấp huyện
1.2.3.1.Tổ chức bộ máy thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý
văn hóa các dân tộc thiểu số
Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình dựa trên các chức năng, nhiệm vụ
đã đƣợc xác định của bộ máy quản lý để xắp xếp về lực lƣợng, bố trí về cơ
cấu, xây dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động
nhƣ một chỉnh thể có hiệu quả nhất. Việc tổ chức bộ máy đƣợc tiến hành trên
cơ sở tính khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo hiệu quả, gọn nhẹ, vừa đảm bảo
phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của tổ chức (nghĩa là cơ quan quản lý nhà
nƣớc ở cấp huyện).
Bộ máy quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số thƣờng không
đƣợc tổ chức riêng mà nằm trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về văn
hóa, phối hợp với quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc thống nhất từ trung
25
ƣơng đến địa phƣơng. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
này có vai trò rất quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch
thông qua các chức năng, nhiệm vụ mà nó đảm nhận.
Theo phân cấp, Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân
dân huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về Văn hóa đối với các lĩnh vực nhƣ
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (ở một số địa phƣơng, bao gồm Hà Nội tách
thành Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch) nhƣng trong phạm vi huyện. Cụ
thể:
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, các văn bản hƣớng dẫn
kế hoạch dài hạn, 05 năm năm và hàng năm đề án, chƣơng trình phát triển văn
hóa, gia đình, xuất bản..., chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách
hành chính , xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao;
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
đề án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt, hƣớng dẫn, phổ biến giáo dục pháp
luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, chủ trƣơng xã hội hóa
hoạt động văn hóa;
Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện
phong trào văn hóa, văn nghệ, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới,
việc tang, lễ hội , xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, “xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị
văn hóa”. Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa
bàn huyện;
26
Hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, các thiết chế
văn hóa cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực văn hóa
khác thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện;
Giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, tƣ
nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh văn hóa trên địa bàn huyện;
Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa đối với các chức
danh chuyên môn thuộc UBND xã, phƣờng, thị trấn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành pháp luật về hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện. Giải quyết các đơn
thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực phòng quản lý;
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do UBND
huyện và ngành dọc cấp trên giao.
Liên quan đến nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu
số, Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phối hợp
với Phòng Văn hóa và Thông tin, trong đó Phòng Dân tộc thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Thứ nhất, chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: Dự thảo
các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, đề án dài hạn, 05 năm và hàng
năm, chính sách, chƣơng trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; chƣơng
trình, biện pháp tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc
thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; Dự thảo các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các
quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc trên địa bàn.
Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, chƣơng trình, dự án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt; công tác định canh, định cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
27
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác dân
tộc; chủ trì, phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nƣớc.
Thứ ba, tổ chức thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án, mô
hình thí điểm đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối
với đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá
việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mƣu, đề xuất
các chủ trƣơng, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm
nghèo, định canh, định cƣ, di cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn
đề dân tộc khác trên địa bàn huyện.
Thứ tư, tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng
bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định
kỳ tham mƣu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện theo
hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền
khen thƣởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số có thành
tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói,
giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gƣơng mẫu thực hiện chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.
Thứ năm, tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lƣu trữ phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc theo
chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc giao.
Thứ sáu, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chƣơng trình, dự án và các
quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
28
nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ bảy, thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ về công tác dân tộc trên địa bàn huyện và nhiệm
vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc
hoặc Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở những
tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc).
Thứ tám, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ
cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với
công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Dân tộc theo quy định của pháp
luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ chín, quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao và tổ chức thực hiện ngân
sách đƣợc phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ mười, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao.
1.2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà
nước về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Để đảm bảo tính định hƣớng trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân
tộc thiểu số, Nhà nƣớc ban hành các chính sách cụ thể, thực tiễn trên từng mặt
hoạt động, trong đó gồm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu
số. Chính phủ là cấp ban hành chính sách cao nhất, làm tiền đề để mỗi địa
phƣơng căn cứ xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều
kiện đặc thù của địa phƣơng mình.
29
Ở địa phƣơng, chủ yếu là cấp tỉnh và cấp huyện, việc thực hiện chính
sách của trung ƣơng thƣờng diễn ra dƣới hai hình thức cơ bản: một là, thực
hiện một cách thụ động đối với các nội dung chính sách có tính chất bắt buộc;
hai là, thực hiện một cách chủ động đối với các nội dung chính sách có tính
chất hƣớng dẫn, khuyến nghị. Ở phƣơng thức thứ hai, mỗi cấp chính quyền có
thể ban hành các chính sách cụ thể, có phạm vi và nội dung trực tiếp trong địa
bàn quản lý của cấp mình. Những chính sách này vừa phải đảm bảo thống
nhất, không trùng lặp, không trái với chính sách của cấp trên, vừa phải đảm
bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng liên quan đến văn hóa các
dân tộc thiểu số.
Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có thể
bao gồm nhiều loại hình chính sách, áp dụng cho từng dân tộc, hoặc áp dụng
cho từng nhóm dân tộc và luôn gắn với những mục tiêu chính sách cụ thể, dựa
trên các nguồn lực thực hiện chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển.
Đối với chính sách do trung ƣơng và cấp tỉnh ban hành, cấp huyện tham
gia chính sách với tính cách là chủ thể đƣợc phân cấp chính sách, trực tiếp tổ
chức thực hiện chính sách. Còn đối với các chính sách đƣợc ban hành trong
thẩm quyền của mình, cấp huyện vừa đồng thời là chủ thể ban hành, vừa là
chủ thể tổ chức thực hiện chính sách.
1.2.3.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa
các dân tộc thiểu số
Với đặc điểm khép kín, hƣớng nội của các dân tộc thiểu số, việc tiếp cận
các giá trị văn hóa của họ nhƣ ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, lối
sống, các ngày lễ hội, ý nghĩa của nhà ở, trang phục… thƣờng gặp nhiều khó
khăn. Do đó, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số là
30
một nội dung quản lý góp phần vào việc bảo tồn, lƣu giữ văn hóa dân tộc
thiểu số.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số
nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, giúp cho mọi ngƣời dân, trong đó bao gồm chính những đồng
bào dân tộc thiểu hiểu rõ về các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số. Từ đó có
nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp trong việc tham gia bảo tồn, phát huy.
Hai là, giúp cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân
tộc thiểu số có nhận thức đầy đủ về văn hóa các dân tộc thiểu số để làm cơ sở
cho việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của
Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá không chỉ nhằm đƣa đến hiểu biết cho
thế giới bên ngoài về các đặc trƣng văn hóa, các sản phẩm văn hóa của các
dân tộc thiểu số mà còn là quá trình đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu
đối với những ngƣời làm công tác quản lý văn hóa dân tộc thiểu số nhằm đảm
bảo tính hiệu quả, phù hợp trong quá trình tham mƣu và ban hành các chính
sách cụ thể.
Để đảm bảo phù hợp với các nhóm đối tƣợng khác nhau, thời điểm khác
nhau, các hình thức tuyên truyền, quảng bá cũng cần đƣợc sử dụng một cách
đa dạng và linh hoạt. Trong đó có thể bao gồm: tuyên truyền qua báo chí, sách
vở, các ấn phẩm chuyên môn, truyền thanh - truyền hình, mạng internet, hội
chợ, triển lãm, lễ hội truyền thống…
1.2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn,
phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
31
Huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc thiểu số có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tính
hiệu quả của hoạt động quản l.ý nhà nƣớc là một nội dung nhằm đảm bảo
cung cấp các điều kiện vật chất hiện thực để quá trình quản lý có thể diễn ra
một cách liên tục, ổn định và có hiệu quả.
Nội dung này đƣợc thực hiện nhằm hai mục đích: thứ nhất, giảm bớt
gánh nặng cho nguồn ngân sách hạn hep của nhà nƣớc; thứ hai, khai thác tối
đa các nguồn lực vật chất và phi vật chất trong xã hội, nhân dân phục vụ trực
tiếp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.
Việc huy động các nguồn lực xã hội có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều
hình thức, thông qua nhiều chƣơng trình cụ thể, gắn liền với các mức độ ƣu
tiên, ƣu đãi, khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất định của chủ thể
quản lý đối với các chủ thể tham gia đóng góp các nguồn lực.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI
1.3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Hữu
Lũng - Lạng Sơn
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ
địa lý từ 210
23’ đến 210
45’ vĩ độ Bắc, từ 1060
10’ đến 1060
32’ kinh độ Đông
với diện tích tự nhiên là 806,74 km2
, một trong những tiểu vùng văn hóa tiêu
biểu của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nƣớc nói chung, là tỉnh có bề dày
lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh tồn của Có 07
dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa,
Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh
32
38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm
0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân
số toàn huyện. và các dân tộc ít ngƣời khác. Mỗi dân tộc tuy không hình
thành nên những địa bàn định cƣ riêng biệt những có sự tập trung ở một số
vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, nhìn chung
đại bộ phận các dân tộc trên địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau
tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng. Đồng thời, với vị trí địa lý
thuận lợi, là cửa ngõ giao lƣu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm giao
thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa
Xứ Lạng đa dạng trong thống nhất, mang tính đặc thù riêng của vùng.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, bằng ý chí
độc lập, tự cƣờng đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó keo
sơn, đoàn kết một lòng, không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc và từng
bƣớc khẳng định những phẩm chất, tinh hoa văn hóa truyền thống của mình
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thống ở Hữu Lũng đã trở thành
một nét tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam. Có thể ví Hữu Lũng nhƣ một
“bảo tàng sống” hiện hữu và tiềm ẩn các giá trị văn hóa hết sức phong phú và
đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa ấy luôn
đƣợc bảo lƣu trao truyền, bổ sung, sáng tạo qua các thế hệ theo chiều hƣớng
tích cực trong, hòa chung trong “dòng chảy” của cộng đồng văn hóa của các
dân tộc Việt Nam.
Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa nhƣ Đền Bắc lệ (xã Tân
Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã Minh
Sơn); Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền Chúa
Cà Phê, Đền Voi Xô (xã Hòa Thắng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ hội Chò
33
Ngô (xã Yên Thịnh) ... là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh của cả
vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với nhiều
hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật
thể khác. Không chỉ có giá trị trong công tác giáo dục tri thức, hình thành
nhân cách con ngƣời nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh đã và
đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc quảng bá hình
ảnh quê hƣơng Xứ Lạng, phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách, các nhà
đầu tƣ đến tìm hiểu khám phá và lựa chọn cơ hội đầu tƣ.
Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc Xứ
Lạng trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lƣu, đối ngoại. Trong thời gian
qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng đã có nhiều hoạt động,
giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc
của dân tộc và đã đạt đƣợc một số thành tựu cụ thể nhƣ: Công tác bảo tồn,
phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc đƣợc quan tâm, chú trọng.
Từ năm 1998 đến nay, huyện Hữu Lũng đã triển khai thực hiện một số dự án
nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân
vũ cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào nhân dân các
dân tộc trên địa bàn. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một nâng
cao, các thiết chế văn hóa thông tin từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đội ngũ cán bộ
làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng,
nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, các phong trào văn hóa, văn nghệ ở
cơ sở phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ để
dàn dựng, cải biên, đặt lời viết thành các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đƣợc
quan tâm, chú trọng…Qua đó, bƣớc đầu xây dựng đƣợc một diện mạo về đời
sống văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa
giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cƣ, khơi dậy tinh thần bảo
34
tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đông đảo
tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cƣ.
Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí
nhớ, đƣợc lƣu truyền chủ yếu qua truyền miệng, tốc độ đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, cùng với sự giao lƣu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu
rộng đến đời sống tinh thần, làm mai một đi rất nhiều giá trị. Do vậy, cũng
nhƣ ở các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa phi vật thể ở Hữu Lũng đƣợc đặt ra còn muộn, chƣa đƣợc nhƣ mong
muốn, việc sƣu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chƣa,
tƣơng xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sƣu tầm còn mang
tính dàn trải, chƣa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa phi
vật thể đã đƣợc sƣu tầm nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng trong
đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời sống
hiện tại, thói mê tín dị đoan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại;
các loại hình ngũ văn dân gian, văn học nghệ thuật truyền thống nhƣ: truyện
cổ tích, thần tích, thần phả, sắc phong, ca dao, tục ngữ, văn học dân gian… đã
đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm tuy nhiên chƣa đƣợc tổng hợp, biên tập một cách
khoa học và có hệ thống; trang phục, tiếng nói chữ viết của đồng bào các dân
tộc đang có nguy cơ mai một…
Trƣớc tình hình và thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên
nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số
vùng sâu, vùng xa, chính quyền huyện Hữu Lũng đã chủ động nghiên cứu đề
xuất và tổ chức thực hiện một số giải pháp cơ bản nhƣ:
Một là, thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa
phi vật thể tại địa phƣơng một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tƣ
35
liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức
độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng
trên cơ sở đó đề xuất phƣơng án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.
Hai là, nâng cao vai trò quản lý, định hƣớng của nhà nƣớc, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn
hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong
đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình
văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế
độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công
sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.
Ba là, tổ chức nghiên cứu, sƣu tầm, phục hội nâng cao các làn điệu dân
ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các
tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hƣớng
dẫn con em ngƣời dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát
động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi
lễ, ngày hội, mừng đƣợc mùa nhằm từng bƣớc thay thế những phong tục tập
quán lạc hậu.
Bốn là, tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn nhƣ ngày hội văn hóa thể thao
các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi
giọng hát của ngƣời dân tộc thiểu số. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn
các di sản văn hóa, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại
hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục
của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết...
Năm là, có định hƣớng trong công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức các lễ
hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị
36
đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu
biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm.
Sáu là, tăng cƣờng, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán
bộ ở địa phƣơng, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc đƣợc
đào tạo cơ bản ở các trƣờng chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trƣờng để họ đƣợc
về phục địa phƣơng và dân tộc mình.
Bẩy là, tăng cƣờng, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, giao lƣu, hợp tác với các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc trong hoạt
động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
1.3.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện
Phong Thổ, Lai Châu
Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống các dân
tộc, những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phong Thổ đề ra mục
tiêu, giải pháp cụ thể thông qua các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm của huyện và đƣợc triển khai đến từng xã, bản ở địa bàn dân cƣ.
Cùng với đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã chủ động tham mƣu cho
UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền lƣu động đến từng bản vùng
cao bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ: Tuyên truyền miệng, tiểu phẩm, câu
chuyện thông tin, biểu diễn văn nghệ... Huyện còn quan tâm đầu tƣ kinh phí
để khôi phục, bảo tồn một số Lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào các
dân tộc trên địa bàn huyện. Các làn điệu dân ca dân vũ, các bài then cổ, các
điệu múa hầu then cũng đƣợc Ngành Văn hóa huyện quan tâm bảo tồn gìn
giữ, thông qua các cuộc thi liên hoan hát then, đàn tính đƣợc tổ chức định kỳ
hai năm một lần.
37
Bên cạnh đó, các hội viên Chi hội văn nghệ dân gian của huyện cũng
nhƣ những ngƣời am hiểu về văn hóa của đồng bào các dân tộc, còn sƣu tầm
những câu ca dao, tục ngữ, những bài hát, điệu múa, hay cách thức chế tác các
loại nhạc cụ nhƣ đàn tính tẩu, khèn, sáo... Không chỉ vậy, thời gian qua tại
bản Pa So, thị trấn Phong Thổ, ngƣời dân trong bản đã cùng nhau tổ chức dạy
chữ Thái cho mọi ngƣời, nhất là lớp trẻ. Lớp học đƣợc tổ chức tại Nhà văn
hóa bản vào các buổi tối hoặc những lúc nông nhàn. Việc học chữ đã giúp
ngƣời dân hiểu thêm về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng
thời góp phần khôi phục, bảo tồn chữ viết và tiếng nói dân tộc Thái không để
mai một thất truyền. Ngƣời Thái ở bản Vàng Pheo (Mƣờng So) còn chú trọng
đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua việc truyền lại cho thế hệ trẻ
những món ẩm thực truyền thống của ngƣời Thái nhƣ lạp sƣờn, cá bống vùi
tro, xôi màu, hay những bài hát điệu múa của ngƣời Thái từ thời vua Đèo
truyền lại.
Chính từ những cách làm thiết thực đó, không chỉ góp phần bảo tồn, gìn
giữ bản sắc văn hóa, mà còn giới thiệu đƣợc những tinh hoa văn hóa của mỗi
dân tộc đến với bè bạn quốc tế. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con ngƣời
Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc.
1.3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số ở huyện Con Cuông - Nghệ An
Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của
tỉnh Nghệ An, nằm trong khoảng thứ hai của dải đất miền trung sâu vào thềm
cao nguyên Trấn Ninh trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130km. Toạ
độ địa lý từ 18 0
46’
30” đến 190
19’
42” vĩ độ bắc, từ 1040
37’
57” đến 1050
3’
8”
độ kinh đông. Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn, Phía Tây Bắc giáp huyện
38
Tƣơng Dƣơng, Phía Đông Bắc giáp huyện Quỳ Hợp, Phía Tây Nam giáp
nƣớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân dân Lào, với đƣờng biên giới trên độ dài
55.5km. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trên địa bàn
huyện Con Cuông có 7 dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Hoa, Nùng, Ê Đê, Khơ
Mú. Mật độ dân số bình quân của huyện là rất ít là 38,8 ngƣời/ km2
.
Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào
các dân tộc thiểu số, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban
nhân dân huyện Con Cuông đã ban hành nhiều chủ trƣơng , chính sách, để
định hƣớng hƣớng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên,
Có thể nói rằng vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống
trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Con Cuông đã và đang nhân
đƣợc nhiều sự quan tâm , chỉ đạo và đầu tƣ của lãnh đạo, UBND tỉnh, UBND
huyện cùng các cơ quan chức năng . Đó vừa là những cơ sở pháp lý đồng thời
cũng là những định hƣớng và bƣớc đi cụ thẻ để công tác bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân
tộc thiểu số là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và nhà nƣớc ta, đã
đƣợc ghi trong các văn kiện của Đảng và đã đƣợc cụ thể hóa thông qua các
chƣơng trình, chính sách của chính quyền các cấp vì vậy đã và đang nhận đƣợc
sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp chính quyền bằng những
chƣơng trình, biện pháp cụ thể. Đó chính là cơ sở pháp lý đồng thời cũng là
định hƣớng cho những bƣớc đi cụ thể thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn
hóa truyền thống của các dân tộc.
Hiện nay 100% cán bộ, nên chức của phòng dân tộc là ngƣời dân tộc vì
vậy ít nhiều họ đều nắm đƣợcphong tục tập quán và những sinh hoạt văn hóa
truyền thống của ngƣời dân tộc đây là một thuận lợi không nhỏ cho quá trình
tiếp xúc ,làm việc với đồng bào dân tộc phòng dân tộc, đồng thời cũng sẽ tạo
39
điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch, chƣơng trình và biện pháp tác
động tới cộng đồng thực tế của đồng bào.
Thông qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc đã có
chung cùng vận mệnh lịch sử cùng chung sống hòa thuận đoàn kết với các
dân tộc khác nhau trong địa bàn huyện.
Hiện nay ở Con Cuông, đại bộ phận các cán bộ,công chức, viên chức
trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc là ngƣời dân tộc hoặc xuất thân, nguồn
gốc từ ngƣời dân tộc vì vậy rất thuận lơi cho việc tuyên truyền, phổ biến các
chủ chƣơng, chính sách về đời sống văn hóa mới tới bộ phận dân tộc trên địa
bàn. Một thuận lợi nữa mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải chú ý và
phát huy trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với vấn đề
dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Con Cuông
nói riêng đó là. Hiện nay, có một bộ phận con em dân tộc khá thành đạt có
nguồn gốc xuất thân từ các dòng họ lớn có sức chi phối mạnh tới cộng đồng
dân tộc trƣớc đây vì vậy ít nhiều lời nói việc làm của những ngƣời này đã có
trọng lƣợng , đây là điểm có thể khai thác, sử dụng để tăng hiệu quả của hoạt
động quản lý.
Bên cạnh một số thuận lợi cơ bản trên, thì hiện nay công tác quản lý nhà
nƣớc về dân tộc nói chung và việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc nói
riêng cũng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:
Trình độ chuyên môn, hiểu biết và khả năng ứng xử của cán bộ, viên
chức của phòng còn hạn chế; Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo tồn bản sắc văn
hóa hết sức hạn hẹp; Nhận thức của các bộ phận không nhỏ trong đồng bào dân
tộc về bản sắc văn hóa và ý thức bảo vệ bản sắc đó còn nhiều hạn chế, chƣa
nhận thấy đƣợc giá trị to lớn đối với quá trình sinh tồn của các tộc ngƣời vì thế
ý thức bảo vệ và giữ gìn chƣa cao dẫn đến tình trạng “chảy máu” văn hóa
truyền thống của các tộc ngƣời ở Con Cuông.
40
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự ủng hộ của
nhân dân và đặc biệt sự phản ứng tham gia và có những đóng góp tích cực của
đồng bào các dân tộc thời gian qua công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc ở Huyện Con Cuông - Nghệ An đã đạt đƣợc những kết đáng
khích lệ: Phòng dân tộc đã phối hợp với phòng văn hóa và các cơ quan ban
nghành trong huyện thực hiện các cuộc khảo sát,nghiên cứu, đề tài khoa học
về vảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc đang có nguy cơ bị
mai một. Việc bảo tồn, khai thác các làn điệu dân ca ,đêm nhạc đã đƣợc chuyển
khai với nhiều hình thức, nhƣ thành lập các đội văn nghệ ở các bản, phòng văn
hóa thông tin thƣờng xuyên tố chức giao lƣu văn nghệ giữa đội văn nghệ của
phòng với các thôn bản. Có thể nói phong trào văn nghệ quần chúng đã phát
triển sôi nổi khắp các bản làng đã góp một phần rất quan trọng trong việc giữ
gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời.
Việc sƣu tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, văn nghệ thái
đã và đang đƣợc địa phƣơng chú trọng. Trong những năm qua đã xuất bản
đƣợc hàng chục đầu sách, ấn phẩm về dân tộc văn hóa các dân tộc.
Phòng truyền thống của huyện đã đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý
là các gian trƣng bày, những hình ảnh hiện vật và các dân tộc. Việc bảo tồn ,
khai thác và phát huy các di tích danh thắng gắn với lễ hội truyền thống đã
đƣợc địa phƣơng chú trọng. Hằng năm , phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ
chức các hội nghị văn nghệ quần chúng ,các cuộc giao lƣu văn nghệ giữa các
xã trong huyện. Thực hiện chính sách của nhà nƣớc về tài trợ cho văn nghệ sĩ
sáng tác và nghiên cứu ,giới thiệu văn hóa truyền thồng. Các dân tộc thiểu số
phát hành gần 1 chục băng đĩa tiếng và hình về văn hóa đã góp phần giữ gìn
và truyền tải rộng rãi văn hóa các dân tộc tới đông đảo cộng đồng trong
huyện.
Tồn tại, hạn chế.
41
Nhận thức của không ít cấp ủy, nghành, một bộ phận cán bộ về văn hoấ
và bản sắc văn hóa cƣa đƣợc rõ ràng, đầy đủ; chƣa đầu tƣ có hệ thống cho
việc sƣu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc. Do
đó còn có những thiếu sót trong sự chỉ đạo, đánh giá về các giá trị văn hóa, để
phân loại xem, loại nào cần phải loại trừ, loại nào đƣợc cần giữ lại, loại nào
cần cải tiến nâng cao cho phù hợp với xu thế, thời đại mới. Nhìn chung công
tác trên chỉ mới dừng lại ở phƣơng châm, nguyên tắc chung, chƣa đi sâu vào
nghiên cứu cụ thể, chỉ đạo cụ thể đối với từng loại cụ thể trong văn hóa.
Qua phần trích lƣợc trên ta dễ dàng nhận thấy chƣa có nội dung cụ thể
nào giành cho văn hóa, mặt khác những ngôi nhà đƣợc hỗ trợ xây dựng cho
bào dân tộc thiểu số ở Con Cuông đều là các ngôi nhà xây cấp IV, mà phong
tục, tập quán trong lối sống của đồng bào là ở nàh sàn, nhà cánh mặt đất. Phải
chăng đang xảy ra hiện tƣợng áp đặt trong chính sách với đồng bào dân tộc
thiểu số? Và làm nhƣ vậy đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc hay chƣa? đó là vấn đề, là câu hỏi mà các cấp chính
quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc về dân tộc phải suy nghĩ và tìm lời giải.
Nhận thức về giao lƣu văn hóa cũng đang tồn tại những thiếu sót nhất
định, nên trong quá trình tổ chức thực hiện , lúc thì áp đặt, ngăn chặn, lúc thì
buông trôi, thƣờng là bị động chƣa phát huy đƣợc vai trò của giao lƣu văn hóa
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội.
Việc tổ chức sƣu tầm, nghiên cứu giới thiệu phát huy vốn văn hóa các dân
tộc thiểu số chƣa đƣợc tiến hành liên tục, chƣa theo một chƣơng trình kế hoạch
đồng bộ, thống nhất có mối chỉ tập chung vào những nơi thuận lợi, còn những
nơi dân ít địa bàn khó khăn chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Thƣờng chỉ thực hiện
theo kiểu : “ Thời vụ” khi có chủ trƣơng, chính sách từ trên xuống và thực hiện
để lấy thành tích báo cáo chứ chƣa có kế hoach dài hạn, đồng bộ đẻ phát huy,
chủ động .
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải PhòngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Đề tài: Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, HOT, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, HOT, 9đĐề tài: Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, HOT, 9đ
Đề tài: Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Xương Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 

Similar to Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội

Similar to Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội (20)

Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOTĐề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đĐề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfXÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải DươngĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---/--- BỘ NỘI VỤ ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Lƣơng Ngọc Thành QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---/--- BỘ NỘI VỤ ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Lƣơng Ngọc Thành QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hƣờng HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn tới Quý Thầy giáo, Cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập, đó chính là những kiên thức nên tảng để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn TS Nguyễn Thị Hƣờng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới phòng văn hóa huyện Hà Nội, thành phố Hà Nội, UBND các xã trong huyện đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện giúp tác giả về thông tin, số liệu và góp ý để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viện, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn, Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu một cách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ để tài nào đã có trong lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN............................................ 9 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .... 9 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số .............................. 9 1.1.2. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam............................... 16 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN............................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về văn hóa............................................. 17 1.2.2. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số.............................. 19 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện ………………………………………………………………………….24 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI ................................................................... 31 1.3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................ 31 1.3.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, Lai Châu…...………………………………………………………………...36 1.3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở huyện Con Cuông, Nghệ An……………………. ........................................ 37 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm đối với huyện Ba Vì............................... 43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................... 45
  • 6. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ........................ 46 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN BA VÌ......................................... 46 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 46 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 47 2.1.3. Các dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì.................................................... 49 2.1.4. Đặc trƣng giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì………………………. ............................................................................. 50 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ.................. 61 2.2.1. Tổ chức bộ máy và việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì........................................ 61 2.2.2. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số..................................... 63 2.2.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số…….. ......................................................................................... 66 2.2.4. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số................................................................................ 68 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ69 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 69 2.3.2. Những hạn chế ................................................................................... 70 2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết........................... 71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................... 73 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ.................................................................................. 74
  • 7. 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ...................................................... 74 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ77 3.2.1. Nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học đối với các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy.............................................. 77 3.2.2. Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số một cách cụ thể, phù hợp................ 80 3.2.3. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số............................................................. 81 3.2.4. Tăng cƣờng huy động các nguồn lực phục vụ quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số................................................................................ 84 3.2.5. Phát huy văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế làng nghề .......................................................................................... 86 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................... 89 KẾT LUẬN................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ QLNN : Quản lý nhà nƣớc CLB : Câu lạc bộ DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân Sở VHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân VĐV : Vận động viên
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh… Văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị sáng tạo đƣợc tích lũy từ hàng ngàn thế hệ của con ngƣời, cũng đƣợc xem là một nguồn lực nội sinh quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Một dân tộc nếu để mai một truyền thống văn hóa, sẽ khó giữ đƣợc bản sắc của dân tộc mình. Văn hóa suy thoái sẽ gây trở ngại trực tiếp đến tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với nền văn hóa nhiều màu sắc của 54 dân tộc anh em. Các dân tộc cùng nhau chung sống từ lâu đời, có chung một sứ mệnh lịch sử, cùng chung một sự nghiệp, cho nên đã nảy sinh một cách khách quan những mối quan hệ về các mặt trong đời sống xã hội, tạo nên nền văn hóa chung thống nhất từ sự đa dạng các sắc thái, bản sắc của nhiều tộc ngƣời. Năm 1961, trong bài trả lời phỏng vấn báo Nhân đạo thƣờng trú tại Hà Nội, trƣớc câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân làm nên sức mạnh kỳ diệu của nhân dân trong chín năm kháng chiến chống Pháp, để bảo vệ chính quyền non trẻ cũng nhƣ khí thế mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nƣớc sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhân dân nước chúng tôi có ý chí phi thường là do lòng tự trọng muốn sống làm người chứ không chịu làm nô lệ. Điều này cũng đúng với những nhà tri thức nước chúng tôi thiết tha với nền văn hóa dân tộc,… Có lẽ phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa,… Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ” [17, tr. 190]. Những khẳng định đó của Ngƣời đã nói lên vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân
  • 10. 2 tộc, cũng nhƣ trong công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sứ mệnh lịch sử hiện nay là xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp, biết chủ động tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giá trị văn hóa của các dân tộc trong nền văn hóa chung thống nhất, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cấp chính quyền và ngƣời dân bản địa đã gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa, giữ gìn sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc. Trong số các quận, huyện, thị xã của Hà Nội, Ba Vì – một huyện nằm ở tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, là nơi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số nhất với hơn 22 nghìn ngƣời sinh sống ở 7 xã miền núi. Đời sống, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán … của họ mang những sắc thái riêng, tạo nên sức hấp dẫn và sự phong phú cho văn hóa Thủ đô. Thế nhƣng, cùng với sự bùng nổ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng của các phƣơng tiện nghe nhìn, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng… đã ảnh hƣởng làm thay đổi phƣơng thức sản xuất, nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Sự giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền, lãnh thổ ngày càng mở rộng, đặt văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì đứng trƣớc một thách thức lớn, đó là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống tiểu biểu. Nếu không có giải pháp gìn giữ và phát huy thì sẽ có nguy cơ mai một thậm chí
  • 11. 3 mất hẳn. Hơn nữa, hiện nay, sự quản lý của nhà nƣớc, chính sách của các cấp chính quyền đối với lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của Đảng, Nhà nƣớc, các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình có những góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Thứ nhất, nhóm các giáo trình về văn hóa, cung cấp cơ sở lý luận, những kiến thức tổng quan về văn hóa, văn hóa các dân tộc Việt Nam, nhƣ: - Trần Ngọc Thêm (1996), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục; - Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng (2000), Nxb Chính trị Quốc gia; - Vũ Ngọc Khánh, Giáo trình Văn hóa dân gian người Việt (2007), Nxb Quân đội nhân dân - Trần Quốc Vƣợng (2010), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục; Các cuốn giáo trình này cung cấp cho ngƣời đọc hiểu một cách khái quát về đặc điểm, cũng nhƣ những nét độc đáo về văn hóa Việt Nam thông qua các phong tục, tín ngƣỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • 12. 4 Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc Việt Nam có thể kể đến các công trình sau: - Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc; - Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa, tộc người, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội; - Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục; - Trƣờng Lƣu (2003), Toàn cầu hóa về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; - Hoàng Vinh (2007), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội; - Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh niên; - Ngô Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin. Các công trình nghiên cứu này giúp cho độc giả hiểu nhiều hơn về một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, bền vững, gồm những tinh hoa đƣợc chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, đƣợc biểu hiện thông qua phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngƣỡng. Từ đó, nâng cao nhận thức, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, còn có một số đề tài thạc sỹ chuyên ngành chính sách công và quản lý công nghiên cứu về vấn đề giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nhƣ:
  • 13. 5 - Phạm Thái An (2012), Chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Vũ Ngọc Lan (2014), Quản lý nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Hoàng Việt Hà (2015), Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống một cách khoa học, sâu sắc về các vấn đề văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, các vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số. Đây là nguồn tài liệu quý giá, giúp tác giả tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó, có sự kế thừa, tổng hợp, phát triển các nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với đặc thù và tình hình phát triển kinh tế - xã hội riêng trên địa bàn huyện Ba Vì. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đề cập trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, do đó việc lựa chọn đề tài này hoàn toàn không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.  Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Các dân tộc thiểu số sống quần cƣ ở vùng ven chân núi Tản gồm 7 xã miền núi của huyện Ba Vì gồm các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thƣợng, Vân Hòa, Yên Bài. Do đó, không gian nghiên cứu cũng tập trung vào địa bàn 7 xã này.
  • 14. 6  Về thời gian: Ba Vì trƣớc đây là huyện thuộc tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 01/8/2008 khi địa giới hành chính thủ đô Hà Nội đƣợc mở rộng, Ba Vì trở thành huyện thuộc Hà Nội. Do đó, trong công tác quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng có những thay đổi nhất định. Do đó, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì kể từ tháng 8/2008 đến nay (2017).  Về nội dung: Nghiên cứu tổ chức bộ máy việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; việc tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số; việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Luận văn hƣớng tới mục đích làm rõ công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với công tác này trong thời gian tới.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, xây dựng khung lý luận cơ bản về văn hóa, dân tộc thiểu số, quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số làm cơ sở triển khai đề tài luận văn… Hai là, trình bày, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn 7 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì. Tiếp
  • 15. 7 đó, nghiên cứu, đánh giá các mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là đề xuất các phƣơng hƣớng, kiến nghị một số giải pháp, biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nƣớc, lý luận về quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, đánh giá, điều tra xã hội học, quan sát thực tiễn, nghiên cứu tài liệu... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về văn hóa, lý luận về dân tộc thiểu số, lý luận về văn hóa dân tộc thiểu số, lý luận về vấn đề bảo tồn, quản lý, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số… Luận văn là sự vận dụng lý luận nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực văn hóa vào một trƣờng hợp cụ thể là: các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn
  • 16. 8 Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì. Luận văn đƣa ra các giải pháp, kiến nghị, giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì nói riêng, cả nƣớc nói chung. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các khóa đào tạo và các chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ văn hóa. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc kết cấu thành 4 phần, cụ thể: Phần mở đầu, nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung chính của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới.
  • 17. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số 1.1.1.1.Khái niệm văn hóa Thuật ngữ “văn hóa” bắt nguồn từ từ “Cultura” trong tiếng Latinh, có nghĩa là sự cày cấy, vun trồng. Theo sự phát triển của lịch sử về mọi mặt, ngày càng có nhiều cách tiếp cận, cách quan niệm khác nhau về thuật ngữ này. Mỗi nghiên cứu, phụ thuộc vào mục đích riêng, cách tiếp cận riêng mà đƣa ra những khái niệm khác nhau, phản ánh các giác độ khác nhau của thuật ngữ văn hóa. Bản chất của “văn hóa”, do đó, hết sức đa dạng, các khái niệm về văn hóa chỉ mang tính tƣơng đối, và mỗi khái niệm chỉ phù hợp với một hoặc một số trƣờng hợp xác định, cụ thể. Ở nghĩa bao hàm nhất, rộng lớn nhất, văn hoá đƣợc hiểu là những giá trị do con ngƣời sáng tạo, bắt đầu từ khi hình thành xã hội loài ngƣời. Ở phƣơng Đông, thuật ngữ văn hoá đã xuất hiện từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con ngƣời, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Ngƣời đƣợc coi là sử dụng thuật ngữ văn hoá sớm nhất là Lƣu Hƣớng (sống khoảng giai đoạn từ năm 77 TCN đến năm thứ 6 TCN), thời Tây Hán. Ông sử dụng thuật ngữ này với nghĩa nhƣ một phƣơng thức giáo hoá con ngƣời - văn trị giáo hoá. Văn
  • 18. 10 hoá ở đây đƣợc dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phƣơng Tây, để chỉ đối tƣợng mà chúng ta nghiên cứu, ngƣời Pháp, ngƣời Nga có từ “kuitura”. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ “cultus animi” là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ “cultus” là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp. Trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”, UNESCO (1982) xác định: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hoá đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán đƣợc những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội lên bản thân” [24, tr.169]. Ở Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu đƣa ra các cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa, có thể kể đến nhƣ:
  • 19. 11 Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, giải thích từ “Văn hóa” với 5 góc độ: Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử. Nói một cách tổng quát là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống và tinh thần. Nói khái quát về tri thức, trình độ cao trong sinh hoạt xã hội là biểu diện cao về văn minh. Trong trình độ chuyên môn khái niệm văn hóa dùng để chỉ nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể di vật lƣu lại đƣợc có những đặc điểm giống nhau [18, tr. 358]. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử” [25, tr.345]. Trong cuốn Xã hội học văn hóa, tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa” [6, tr.46]. Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” [21, tr.45]. Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá đƣợc hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp: Theo nghĩa rộng: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [17, tr.5].
  • 20. 12 Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Ngƣời viết: “Trong công cuộc kiến thiết nƣớc nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhƣng văn hoá là một kiến trúc thƣợng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945)” [17, tr.2]. Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con ngƣời đƣợc đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi ngƣời “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”... Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [17, tr.27]. Đây có thể coi là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh, và đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh trở lại định nghĩa văn hóa này. Văn hóa là sản phẩm của loài ngƣời, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra và đƣợc con ngƣời thừa nhận, bao gồm trong đó là Chân – Thiện – Mỹ.
  • 21. 13 Nhƣ vậy, trên thực tế, có rất nhiều quan niệm, cách định nghĩa thuật ngữ văn hóa. Nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có đƣợc một sự nhất trí chung và cũng chƣa có định nghĩa nào thoả mãn đƣợc cả về định tính và định lƣợng. Điều đó, theo chúng tôi, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Trƣớc hết, trong số những ngƣời nghiên cứu văn hóa, hoặc, nhƣ ngƣời ta thƣờng gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, rất nhiều ngƣời bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thƣờng qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thƣờng bói văn hóa, cũng nhƣ bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chƣa có một cách tiếp cận tổng thể. Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi ngƣời có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu. Thứ ba, giống nhƣ tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài ngƣời. Trong quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo. Trong phạm vi Luận văn này, thuật ngữ văn hóa đƣợc hiểu theo cách định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Theo đó, “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [24, tr.57]. 1.1.1.2.Khái niệm văn hóa các dân tộc thiểu số
  • 22. 14  Thứ nhất, khái niệm “Dân tộc” Khi xem xét khái niệm “Dân tộc”, các nhà nghiên cứu đƣa ra hai cách tiếp cận khác nhau, gắn vứi phạm vi, mục đích nghiên cứu cụ thể. Theo đó: Tiếp cận ở nghĩa hẹp, dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc ngƣời ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc ngƣời của dân cƣ cộng đồng đó. Theo nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là dân tộc-tộc ngƣời. Tiếp cận ở nghĩa rộng, dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời ổn định làm thành nhân dân một nƣớc, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc. Theo nghĩa này, dân tộc là dân cƣ của một quốc gia nhất định, là quốc gia-dân tộc hay dân tộc-quốc gia  Thứ hai, khái niệm “Dân tộc thiểu số” Thuật ngữ “Dân tộc thiểu số” hiện nay đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến ở tầm quốc gia lẫn quốc tế, trong đó, có những cách hiểu mang tính chất khoa học, đúng đắn, những cũng có nhiều cách hiểu lệch lạc, sai lầm. Có không ít ngƣời khi bàn về thuật ngữ “dân tộc thiểu số” thƣờng cho rằng đó là các tộc ngƣời, nhóm ngƣời lạc hậu, chậm tiến, kém phát triển hoặc chậm phát triển. Họ thƣờng sử dụng thuật ngữ này với hàm ý miệt thị, coi thƣờng các nhóm ngƣời, dân tộc cụ thể nào đó, xuất phát từ nguyên nhân hạn
  • 23. 15 chế về nhận thức, tƣ tƣởng, ý thức hệ hoặc xuất phát từ mục đích chính trị vốn bị chi phối bởi quan điểm của giai cấp thống trị ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiểu đƣợc chấp nhận trong các ngành khoa học liên quan. Theo chuyên ngành Dân tộc học này, thuật ngữ “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tƣơng quan về mặt dân số giữa dân tộc này với dân tộc khác trong từng phạm vi xác định nhất định. Đứng trên phƣơng diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc thiểu số chia làm 2 thành phần: Một là, dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử (minorités historiques) là tập thể tộc ngƣời đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà ngƣời ta thƣờng gọi là dân tộc bản địa (peuples autochtones) Hai là, dân tộc thiểu số di cƣ (minorités immigrées) là những ngƣời nƣớc ngoài sang định cƣ tại một quốc gia có chủ quyền. Năm 1992, Hội Đồng Liên hợp quốc thông qua khái niệm về “dân tộc thiểu số” bằng cách dựa quan điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của Liên hợp quốc) đã đƣa ra vào năm 1977: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này”. Năm 1995, Liên minh châu Âu cũng đƣa ra khái niệm về dân tộc thiểu số tƣơng đối gần nghĩa với quan điểm của Liên Hiệp Quốc: “Dân tộc thiểu số ám chỉ cho một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và có quốc tịch của khối châu Âu”.
  • 24. 16 Khi xem xét với hàm nghĩa tƣơng quan giữa các nhóm dân tộc trong một quốc gia thì “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia cụ thể.  Thứ ba, khái niệm “Văn hóa các dân tộc thiểu số” Từ các quan niệm, cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa và khái niệm dân tộc thiểu số, có thể đƣa ra định nghĩa: Văn hóa các dân tộc thiểu số là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá trình phát triển của lịch sử, cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó mỗi dân tộc thiểu số tự khẳng định bản sắc riêng của mình. 1.1.2. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Thứ nhất, diễn ra trong không gian tƣơng đối hẹp. Đây là đặc điểm tất yếu xuất phát từ số lƣợng cƣ dân của các nhóm dân tộc thiểu số. Với dân số ít nên sự quần cƣ của các nhóm dân tộc thiểu số chiếm một khoảng không gian chật hẹp hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đa số. Do không gian sinh hoạt nhỏ hẹp nên các giá trị văn hóa vật thể của các dân tộc thiểu số thƣờng đƣợc tập trung với mật độ cao, gắn liền với không gian sinh hoạt chung. Thứ hai, diễn ra ra ở các địa bàn vùng đồi núi tƣơng đối hiểm trở. Do những khác biệt về tín ngƣỡng, tính cảnh giác, nhu cầu về sự an toàn trong mối tƣơng quan với các nhóm đa số, các dân tộc thiểu số thƣờng lựa chọn các vùng đồi núi tƣơng đối hiểm trở, khó khăn về giao thông, đi lại để làm nơi sinh sống của mình. Chẳng hạn, dân tộc H’Mông thƣờng chọn các rẻo cao, những đỉnh núi cao đƣợc quan niệm là nơi tiếp giáp giữa đất trời làm nơi sinh
  • 25. 17 sống. Đặc điểm này cũng phù hợp với lịch sử các cuộc di cƣ của ngƣời H’Mông trong quá trình cạnh tranh về nơi sinh tồn với các dân tộc khác. Thứ ba, có tính tƣơng đối khép kín, hƣớng nội. Các nhóm dân tộc thiểu số thƣờng có tính cách chung là tƣơng đối dè dặt trong việc tiếp xúc với các nhóm khác. Trái lại, họ thƣờng chú trọng đến các giao tiếp trong nội bộ nhóm mình, chú trọng tạo ra các liên kết bền chặt giữa các thành viên trong nhóm. Thứ tư, có tính cố kết, sự tƣơng tác các thành viên trong cộng đồng rất cao. Bắt nguồn từ tính tƣơng cận về huyết thống trong các cộng đồng nhỏ ban đầu, cùng với tính hƣớng nội và khép kín đã hình thành nên sự cố kết rất cao giữa các thành viên trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nhu cầu về sự hợp tác trong lao động làm cho xu hƣớng xích lại gần nhau cũng luôn đƣợc đảm bảo duy trì. Thứ năm, có các truyền thống tinh thần, các phong tục tập quán phân biệt rõ nét với các dân tộc khác và đƣợc bảo tồn, lƣu giữ từ lâu đời một cách gần nhƣ nguyên vẹn, đặc biệt là các tục lệ trong các dịp lễ hội. Thứ sáu, có ít dữ liệu, thông tin lịch sử về các di tích, hiện vật. Đây là đặc điểm xuất phát từ thực tế là hầu hết các dân tộc thiểu số Việt Nam không có hệ thống chữ viết riêng hoặc có những chƣa hoàn thiện, không đƣợc truyền lại một cách đầy đủ cho các thế hệ đời sau. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CẤP HUYỆN 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về văn hóa  Khái niệm “Quản lý nhà nước”
  • 26. 18 “Quản lý” là đối tƣợng của nhiều ngành nghiên cứu tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học đều định nghĩa về “quản lý” dƣới các góc độ tiếp cận riêng của mình. Tuy vậy, quan niệm chung nhất về “quản lý” đƣợc khoa điều khiển học đƣa ra. Theo đó, “quản lý” là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Hoạt động quản lý diễn ra ở nhiều cấp độ, do nhiều chủ thể tiến hành trong những phạm vi nhất định, hƣớng đến những mục đích, mục tiêu xác định, trong đó bao gồm hoạt động quản lý của chủ thể nhà nƣớc. Thuật ngữ “quản lý nhà nƣớc” khi đƣợc đƣa ra xem xét trong các nghiên cứu đƣợc hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau: Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nƣớc nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Theo nghĩa này, chủ thể của quản lý nhà nƣớc là tất cả các cơ quan nhà nƣớc. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp trong bộ máy nhà nƣớc. Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu, “quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu là các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, tác động đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt các mục tiêu quản lý đã đƣợc xác lập một cách cụ thể. Nhƣ vậy, “quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu tƣơng đƣơng với thuật ngữ “hành chính nhà nƣớc”.  Khái niệm “Quản lý nhà nước về văn hóa”
  • 27. 19 Xem xét từ góc độ các bộ phận chủ yếu của nền văn hóa, quản lý nhà nƣớc về văn hóa bao gồm quản lý đối với hoạt động văn hóa-nghệ thuật, văn hóa-xã hội và di sản văn hóa. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa mang những đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, bao gồm: tính lệ thuộc vào chính trị; tính pháp quyền; tính liên tục, ổn định tƣơng đối và thích ứng; tính chuyên nghiệp; tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ; tính nhân đạo; tính không vụ lợi. Song, xuất phát từ các mục đích quản lý cụ thể và đặc tính của đối tƣợng quản lý mang tính đặc thù nên hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa sẽ đƣợc phân biệt với hoạt động quản lý nhà nƣớc ở các lĩnh vực đời sống xã hội khác. Nhƣ vậy, quản lý nhà nước về văn hóa là các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở các quy định của pháp luật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng, giữ gìn các giá trị bản sắc, cốt lõi và phát triển nền văn hóa Việt Nam. 1.2.2. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là tổng hòa sự tác động có mục đích của nhà nƣớc đối với các giá trị văn hóa, các bộ phận cấu thành văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm tạo ra các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, trực tiếp góp phần vào xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam. 1.2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
  • 28. 20 Thứ nhất, là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Khi phân loại khách thể của quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành các nhóm văn hóa của các dân tộc khác nhau thì quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trở thành một bộ phận hữu cơ của quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Cũng nhƣ khi xem xét mọi hiện tƣợng khác nhau trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, văn hóa luôn đƣợc đặt trong tính cấu trúc tổng thể của nó mà việc bỏ qua hay xem nhẹ bất kỳ cấu phần nào đều không đƣa đến cách đánh giá chính xác, đầy đủ về văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam tuy nói là thống nhất nhƣng là sự thống nhất trong sự đa dạng của sự hợp thành nhiều nền văn hóa nhỏ của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với sự gắn bó tƣơng đối ấy của văn hóa, hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa cũng phải đảm bảo tính thống nhất, song phải phù hợp với tính đa dạng về văn hóa. Bởi vậy nên có sự phân loại hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa theo khách thể là văn hóa của mỗi nhóm dân tộc. Nhìn khái quát, có thể chia quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành 2 loại cơ bản là quản lý nhà nƣớc về văn hóa dân tộc đa số và quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, mỗi bộ phận đều có những nhiệm vụ đặc thù của mình trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thứ hai, trực tiếp thực hiện chức năng của nhà nƣớc trong công tác quản lý đối với mọi mặt đời sống xã hội. Nhà nƣớc là một chủ thể quyền lực đặc biệt, ra đời nhằm thực hiện các công việc mà các tổ chức hoặc cá nhân khác không thể thực hiện hoặc không muốn thực hiện. Trong bối cảnh đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc có phạm vi rất rộng với nhiều khách thể quản lý trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm lĩnh vực văn hóa.
  • 29. 21 Trong một xã hội có tổ chức, với các nguồn lực khan hiếm, yêu cầu đặt ra là cần phải có các kế hoạch, thể hiện rõ mục tiêu và các phƣơng tiện cần thiết để đạt mục tiêu đó, liên quan đến từng mảng, từng lĩnh vực nhất định nhằm tạo ra sự ổn định tƣơng đối và động lực phát triển liên tục cho xã hội. Nếu thiếu đi hoạt động này sẽ trực tiếp làm cho xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có tổ chức, đem đến hậu quả là sự kém phát triển về mọi mặt. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa, tức là quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, là một dạng hoạt động quản lý quan trọng bởi văn hóa liên quan đến tất cả các phƣơng diện lao động, sinh hoạt của con ngƣời trong xã hội. Khi xem xét văn hóa ở nghĩa rộng nhất, hoạt động quản lý nhà nƣớc có phạm vi hẹp hơn và là một bộ phận của văn hóa. Tuy nhiên, đó là bộ phận có vị trí đặc biệt và vai trò vô cùng quan trọng trong các nền văn hóa, các giai đoạn phát triển văn hóa có nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa cũng chính là một biểu hiện hay một hiện tƣợng của văn hóa nói chung. Thứ ba, góp phần quan trọng, quyết định trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số là một mục tiêu quan trọng, đồng thời là biểu hiện của tính nhân văn. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần thiết phải có các kế hoạch đƣợc tổ chức triển khai thực hiện trên thực tế với những nguồn lực cần thiết thông qua chủ thể xác định, trong trƣờng hợp này là nhà nƣớc. Thứ tư, góp phần bảo đảm tính đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam. Với chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân
  • 30. 22 tộc, hoạt động quản lý nhà nƣớc phải góp phần đảm bảo tạo ra đặc trƣng chung trong nền văn hóa của tất các dân tộc. Song, không thể vì vậy mà làm “hòa tan” đặc sắc văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp xây dựng các cơ chế để có thể vừa đảm bảo tính thống nhất văn hóa về bản chát, vừa đảm bảo tính đa dạng văn hóa về hình thức sinh hoạt của mỗi dân tộc. 1.2.2.3. Yêu cầu đối với quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số Một là, tôn trọng các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số. Giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số chính là đối tƣợng của hoạt động quản lý, là cái mà hoạt động quản lý nhắm đến với mục tiêu tạo ra những thay đổi nhất định về chất hoặc về lƣợng, hoặc nhằm hạn chế các tác động ngoại lai xâm hại đến đặc sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Nhƣ vậy, các giá trị văn hóa có tính đặc sắc của các dân tộc thiểu số không phải là loại đối tƣợng quản lý chịu sự điều chỉnh hay kìm hãm mà cần có thái độ tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ. Muốn vậy, trƣớc hết chủ thể quản lý nhà nƣớc phải có cách hiểu, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hệ thống các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Từ đó, phân loại, sàng lọc và lựa chọn những giá trị văn hóa nào là đặc sắc, đặc trƣng cần đƣợc bảo tồn, phát huy, những giá trị nào hiện nay không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, thay đổi, làm cho văn minh hơn, tiến bộ hơn, phù hợp hơn. Đó là một quá trình rất dài và bên cạnh chủ thể quản lý nhà nƣớc, cần có sự tham mƣu, tham vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân gian và chính những ngƣời dân tộc thiểu số. Quá trình này cũng đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nƣớc phải tiến hành rất cẩn trọng, chuẩn bị
  • 31. 23 kỹ lƣỡng bởi những quyết định quản lý trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nếu có sai lầm thì thƣờng rất khó khắc phục. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý phải nhận thức đúng tầm mức giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong hệ thống giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam, xem xét tính phù hợp, tính thích ứng của từng giá trị trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc ta. Hai là, đảm bảo tính đa dạng, không trùng lặp về văn hóa và tính phù hợp, thống nhất văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đời sống vật chất giữa các nhóm dân tộc, dù đa số hay thiểu số, đang có xu hƣớng xích lại gần nhau, từng bƣớc xóa bỏ cách biệt nhằm tạo ra mức sống đồng đều cho từng ngƣời dân. Do vậy, đặc trƣng văn hóa là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác. Hoạt động quản lý phải đảm bảo giữ đƣợc tính độc lập về văn hóa của các dân tộc thiểu số, không để cho quá trình đồng hóa, nhất thể hóa về văn hóa giữa các dân tộc diễn ra, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số có ít và rất ít ngƣời. Bởi, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số không những giúp tạo ra và duy trì một đời sống tinh thần phù hợp với dân tộc đó mà còn là nơi lƣu giữ các thông tin về lịch sử của từng dân tộc, nếu để mất đi thì sẽ tạo nên những khoảng trống về lịch sử phát triển văn hóa. Tuy nhiên, với tính cách là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đặc trƣng văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng phải đồng thời đảm bảo phù hợp với bản sắc văn hóa chung. Chẳng hạn nhƣ hệ thống các giá trị về tính cần cù, tính đoàn kết, lòng yêu nƣớc… của dân tộc ta.
  • 32. 24 Ba là, có lộ trình phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và địa phƣơng. Xã hội luôn luôn vận động và phát triển theo chiều hƣớng tiến lên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu phải có các mục tiêu và giải pháp phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tiến trình chung đó. Trên thực tiễn, quá trình phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có thể tƣơng đƣơng với quá trình phát triển chung, có thể diễn ra chậm hơn hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phát huy giá trị văn hóa không làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội cũng không tạo ra các trở ngại trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện 1.2.3.1.Tổ chức bộ máy thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình dựa trên các chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc xác định của bộ máy quản lý để xắp xếp về lực lƣợng, bố trí về cơ cấu, xây dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động nhƣ một chỉnh thể có hiệu quả nhất. Việc tổ chức bộ máy đƣợc tiến hành trên cơ sở tính khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo hiệu quả, gọn nhẹ, vừa đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của tổ chức (nghĩa là cơ quan quản lý nhà nƣớc ở cấp huyện). Bộ máy quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số thƣờng không đƣợc tổ chức riêng mà nằm trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về văn hóa, phối hợp với quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc thống nhất từ trung
  • 33. 25 ƣơng đến địa phƣơng. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này có vai trò rất quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch thông qua các chức năng, nhiệm vụ mà nó đảm nhận. Theo phân cấp, Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về Văn hóa đối với các lĩnh vực nhƣ Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (ở một số địa phƣơng, bao gồm Hà Nội tách thành Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch) nhƣng trong phạm vi huyện. Cụ thể: Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, các văn bản hƣớng dẫn kế hoạch dài hạn, 05 năm năm và hàng năm đề án, chƣơng trình phát triển văn hóa, gia đình, xuất bản..., chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính , xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đề án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt, hƣớng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động văn hóa; Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội , xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa”. Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện;
  • 34. 26 Hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, các thiết chế văn hóa cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực văn hóa khác thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện; Giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, tƣ nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh văn hóa trên địa bàn huyện; Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phƣờng, thị trấn; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện. Giải quyết các đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực phòng quản lý; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do UBND huyện và ngành dọc cấp trên giao. Liên quan đến nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, trong đó Phòng Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Thứ nhất, chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: Dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, đề án dài hạn, 05 năm và hàng năm, chính sách, chƣơng trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; chƣơng trình, biện pháp tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; Dự thảo các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc trên địa bàn. Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chƣơng trình, dự án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; công tác định canh, định cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
  • 35. 27 thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; chủ trì, phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Thứ ba, tổ chức thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mƣu, đề xuất các chủ trƣơng, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cƣ, di cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn huyện. Thứ tư, tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mƣu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện theo hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thƣởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gƣơng mẫu thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Thứ năm, tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc giao. Thứ sáu, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chƣơng trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
  • 36. 28 nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ bảy, thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ về công tác dân tộc trên địa bàn huyện và nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc hoặc Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở những tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc). Thứ tám, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Dân tộc theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ chín, quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao và tổ chức thực hiện ngân sách đƣợc phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ mười, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. 1.2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số Để đảm bảo tính định hƣớng trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, Nhà nƣớc ban hành các chính sách cụ thể, thực tiễn trên từng mặt hoạt động, trong đó gồm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Chính phủ là cấp ban hành chính sách cao nhất, làm tiền đề để mỗi địa phƣơng căn cứ xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng mình.
  • 37. 29 Ở địa phƣơng, chủ yếu là cấp tỉnh và cấp huyện, việc thực hiện chính sách của trung ƣơng thƣờng diễn ra dƣới hai hình thức cơ bản: một là, thực hiện một cách thụ động đối với các nội dung chính sách có tính chất bắt buộc; hai là, thực hiện một cách chủ động đối với các nội dung chính sách có tính chất hƣớng dẫn, khuyến nghị. Ở phƣơng thức thứ hai, mỗi cấp chính quyền có thể ban hành các chính sách cụ thể, có phạm vi và nội dung trực tiếp trong địa bàn quản lý của cấp mình. Những chính sách này vừa phải đảm bảo thống nhất, không trùng lặp, không trái với chính sách của cấp trên, vừa phải đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng liên quan đến văn hóa các dân tộc thiểu số. Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có thể bao gồm nhiều loại hình chính sách, áp dụng cho từng dân tộc, hoặc áp dụng cho từng nhóm dân tộc và luôn gắn với những mục tiêu chính sách cụ thể, dựa trên các nguồn lực thực hiện chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển. Đối với chính sách do trung ƣơng và cấp tỉnh ban hành, cấp huyện tham gia chính sách với tính cách là chủ thể đƣợc phân cấp chính sách, trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách. Còn đối với các chính sách đƣợc ban hành trong thẩm quyền của mình, cấp huyện vừa đồng thời là chủ thể ban hành, vừa là chủ thể tổ chức thực hiện chính sách. 1.2.3.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số Với đặc điểm khép kín, hƣớng nội của các dân tộc thiểu số, việc tiếp cận các giá trị văn hóa của họ nhƣ ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, các ngày lễ hội, ý nghĩa của nhà ở, trang phục… thƣờng gặp nhiều khó khăn. Do đó, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số là
  • 38. 30 một nội dung quản lý góp phần vào việc bảo tồn, lƣu giữ văn hóa dân tộc thiểu số. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm hai mục đích cơ bản: Một là, giúp cho mọi ngƣời dân, trong đó bao gồm chính những đồng bào dân tộc thiểu hiểu rõ về các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số. Từ đó có nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp trong việc tham gia bảo tồn, phát huy. Hai là, giúp cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số có nhận thức đầy đủ về văn hóa các dân tộc thiểu số để làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá không chỉ nhằm đƣa đến hiểu biết cho thế giới bên ngoài về các đặc trƣng văn hóa, các sản phẩm văn hóa của các dân tộc thiểu số mà còn là quá trình đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu đối với những ngƣời làm công tác quản lý văn hóa dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp trong quá trình tham mƣu và ban hành các chính sách cụ thể. Để đảm bảo phù hợp với các nhóm đối tƣợng khác nhau, thời điểm khác nhau, các hình thức tuyên truyền, quảng bá cũng cần đƣợc sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt. Trong đó có thể bao gồm: tuyên truyền qua báo chí, sách vở, các ấn phẩm chuyên môn, truyền thanh - truyền hình, mạng internet, hội chợ, triển lãm, lễ hội truyền thống… 1.2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
  • 39. 31 Huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của hoạt động quản l.ý nhà nƣớc là một nội dung nhằm đảm bảo cung cấp các điều kiện vật chất hiện thực để quá trình quản lý có thể diễn ra một cách liên tục, ổn định và có hiệu quả. Nội dung này đƣợc thực hiện nhằm hai mục đích: thứ nhất, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách hạn hep của nhà nƣớc; thứ hai, khai thác tối đa các nguồn lực vật chất và phi vật chất trong xã hội, nhân dân phục vụ trực tiếp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Việc huy động các nguồn lực xã hội có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều chƣơng trình cụ thể, gắn liền với các mức độ ƣu tiên, ƣu đãi, khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất định của chủ thể quản lý đối với các chủ thể tham gia đóng góp các nguồn lực. 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI 1.3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 210 23’ đến 210 45’ vĩ độ Bắc, từ 1060 10’ đến 1060 32’ kinh độ Đông với diện tích tự nhiên là 806,74 km2 , một trong những tiểu vùng văn hóa tiêu biểu của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nƣớc nói chung, là tỉnh có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh tồn của Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh
  • 40. 32 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện. và các dân tộc ít ngƣời khác. Mỗi dân tộc tuy không hình thành nên những địa bàn định cƣ riêng biệt những có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, nhìn chung đại bộ phận các dân tộc trên địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lƣu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa Xứ Lạng đa dạng trong thống nhất, mang tính đặc thù riêng của vùng. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, bằng ý chí độc lập, tự cƣờng đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc và từng bƣớc khẳng định những phẩm chất, tinh hoa văn hóa truyền thống của mình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thống ở Hữu Lũng đã trở thành một nét tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam. Có thể ví Hữu Lũng nhƣ một “bảo tàng sống” hiện hữu và tiềm ẩn các giá trị văn hóa hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa ấy luôn đƣợc bảo lƣu trao truyền, bổ sung, sáng tạo qua các thế hệ theo chiều hƣớng tích cực trong, hòa chung trong “dòng chảy” của cộng đồng văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa nhƣ Đền Bắc lệ (xã Tân Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã Minh Sơn); Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền Chúa Cà Phê, Đền Voi Xô (xã Hòa Thắng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ hội Chò
  • 41. 33 Ngô (xã Yên Thịnh) ... là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh của cả vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác. Không chỉ có giá trị trong công tác giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con ngƣời nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc quảng bá hình ảnh quê hƣơng Xứ Lạng, phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách, các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu khám phá và lựa chọn cơ hội đầu tƣ. Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc Xứ Lạng trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lƣu, đối ngoại. Trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc và đã đạt đƣợc một số thành tựu cụ thể nhƣ: Công tác bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc đƣợc quan tâm, chú trọng. Từ năm 1998 đến nay, huyện Hữu Lũng đã triển khai thực hiện một số dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân vũ cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, các thiết chế văn hóa thông tin từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, các phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ để dàn dựng, cải biên, đặt lời viết thành các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đƣợc quan tâm, chú trọng…Qua đó, bƣớc đầu xây dựng đƣợc một diện mạo về đời sống văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cƣ, khơi dậy tinh thần bảo
  • 42. 34 tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đông đảo tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, đƣợc lƣu truyền chủ yếu qua truyền miệng, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự giao lƣu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến đời sống tinh thần, làm mai một đi rất nhiều giá trị. Do vậy, cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Hữu Lũng đƣợc đặt ra còn muộn, chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, việc sƣu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chƣa, tƣơng xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sƣu tầm còn mang tính dàn trải, chƣa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc sƣu tầm nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng trong đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời sống hiện tại, thói mê tín dị đoan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại; các loại hình ngũ văn dân gian, văn học nghệ thuật truyền thống nhƣ: truyện cổ tích, thần tích, thần phả, sắc phong, ca dao, tục ngữ, văn học dân gian… đã đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm tuy nhiên chƣa đƣợc tổng hợp, biên tập một cách khoa học và có hệ thống; trang phục, tiếng nói chữ viết của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ mai một… Trƣớc tình hình và thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, chính quyền huyện Hữu Lũng đã chủ động nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện một số giải pháp cơ bản nhƣ: Một là, thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phƣơng một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tƣ
  • 43. 35 liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phƣơng án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả. Hai là, nâng cao vai trò quản lý, định hƣớng của nhà nƣớc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. Ba là, tổ chức nghiên cứu, sƣu tầm, phục hội nâng cao các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hƣớng dẫn con em ngƣời dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng đƣợc mùa nhằm từng bƣớc thay thế những phong tục tập quán lạc hậu. Bốn là, tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn nhƣ ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát của ngƣời dân tộc thiểu số. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết... Năm là, có định hƣớng trong công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị
  • 44. 36 đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm. Sáu là, tăng cƣờng, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc đƣợc đào tạo cơ bản ở các trƣờng chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trƣờng để họ đƣợc về phục địa phƣơng và dân tộc mình. Bẩy là, tăng cƣờng, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lƣu, hợp tác với các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. 1.3.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, Lai Châu Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống các dân tộc, những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phong Thổ đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể thông qua các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện và đƣợc triển khai đến từng xã, bản ở địa bàn dân cƣ. Cùng với đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã chủ động tham mƣu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền lƣu động đến từng bản vùng cao bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ: Tuyên truyền miệng, tiểu phẩm, câu chuyện thông tin, biểu diễn văn nghệ... Huyện còn quan tâm đầu tƣ kinh phí để khôi phục, bảo tồn một số Lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Các làn điệu dân ca dân vũ, các bài then cổ, các điệu múa hầu then cũng đƣợc Ngành Văn hóa huyện quan tâm bảo tồn gìn giữ, thông qua các cuộc thi liên hoan hát then, đàn tính đƣợc tổ chức định kỳ hai năm một lần.
  • 45. 37 Bên cạnh đó, các hội viên Chi hội văn nghệ dân gian của huyện cũng nhƣ những ngƣời am hiểu về văn hóa của đồng bào các dân tộc, còn sƣu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những bài hát, điệu múa, hay cách thức chế tác các loại nhạc cụ nhƣ đàn tính tẩu, khèn, sáo... Không chỉ vậy, thời gian qua tại bản Pa So, thị trấn Phong Thổ, ngƣời dân trong bản đã cùng nhau tổ chức dạy chữ Thái cho mọi ngƣời, nhất là lớp trẻ. Lớp học đƣợc tổ chức tại Nhà văn hóa bản vào các buổi tối hoặc những lúc nông nhàn. Việc học chữ đã giúp ngƣời dân hiểu thêm về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời góp phần khôi phục, bảo tồn chữ viết và tiếng nói dân tộc Thái không để mai một thất truyền. Ngƣời Thái ở bản Vàng Pheo (Mƣờng So) còn chú trọng đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua việc truyền lại cho thế hệ trẻ những món ẩm thực truyền thống của ngƣời Thái nhƣ lạp sƣờn, cá bống vùi tro, xôi màu, hay những bài hát điệu múa của ngƣời Thái từ thời vua Đèo truyền lại. Chính từ những cách làm thiết thực đó, không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa, mà còn giới thiệu đƣợc những tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc đến với bè bạn quốc tế. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con ngƣời Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc. 1.3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở huyện Con Cuông - Nghệ An Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, nằm trong khoảng thứ hai của dải đất miền trung sâu vào thềm cao nguyên Trấn Ninh trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130km. Toạ độ địa lý từ 18 0 46’ 30” đến 190 19’ 42” vĩ độ bắc, từ 1040 37’ 57” đến 1050 3’ 8” độ kinh đông. Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn, Phía Tây Bắc giáp huyện
  • 46. 38 Tƣơng Dƣơng, Phía Đông Bắc giáp huyện Quỳ Hợp, Phía Tây Nam giáp nƣớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân dân Lào, với đƣờng biên giới trên độ dài 55.5km. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trên địa bàn huyện Con Cuông có 7 dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Hoa, Nùng, Ê Đê, Khơ Mú. Mật độ dân số bình quân của huyện là rất ít là 38,8 ngƣời/ km2 . Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban nhân dân huyện Con Cuông đã ban hành nhiều chủ trƣơng , chính sách, để định hƣớng hƣớng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên, Có thể nói rằng vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Con Cuông đã và đang nhân đƣợc nhiều sự quan tâm , chỉ đạo và đầu tƣ của lãnh đạo, UBND tỉnh, UBND huyện cùng các cơ quan chức năng . Đó vừa là những cơ sở pháp lý đồng thời cũng là những định hƣớng và bƣớc đi cụ thẻ để công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và nhà nƣớc ta, đã đƣợc ghi trong các văn kiện của Đảng và đã đƣợc cụ thể hóa thông qua các chƣơng trình, chính sách của chính quyền các cấp vì vậy đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp chính quyền bằng những chƣơng trình, biện pháp cụ thể. Đó chính là cơ sở pháp lý đồng thời cũng là định hƣớng cho những bƣớc đi cụ thể thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hiện nay 100% cán bộ, nên chức của phòng dân tộc là ngƣời dân tộc vì vậy ít nhiều họ đều nắm đƣợcphong tục tập quán và những sinh hoạt văn hóa truyền thống của ngƣời dân tộc đây là một thuận lợi không nhỏ cho quá trình tiếp xúc ,làm việc với đồng bào dân tộc phòng dân tộc, đồng thời cũng sẽ tạo
  • 47. 39 điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch, chƣơng trình và biện pháp tác động tới cộng đồng thực tế của đồng bào. Thông qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc đã có chung cùng vận mệnh lịch sử cùng chung sống hòa thuận đoàn kết với các dân tộc khác nhau trong địa bàn huyện. Hiện nay ở Con Cuông, đại bộ phận các cán bộ,công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc là ngƣời dân tộc hoặc xuất thân, nguồn gốc từ ngƣời dân tộc vì vậy rất thuận lơi cho việc tuyên truyền, phổ biến các chủ chƣơng, chính sách về đời sống văn hóa mới tới bộ phận dân tộc trên địa bàn. Một thuận lợi nữa mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải chú ý và phát huy trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với vấn đề dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Con Cuông nói riêng đó là. Hiện nay, có một bộ phận con em dân tộc khá thành đạt có nguồn gốc xuất thân từ các dòng họ lớn có sức chi phối mạnh tới cộng đồng dân tộc trƣớc đây vì vậy ít nhiều lời nói việc làm của những ngƣời này đã có trọng lƣợng , đây là điểm có thể khai thác, sử dụng để tăng hiệu quả của hoạt động quản lý. Bên cạnh một số thuận lợi cơ bản trên, thì hiện nay công tác quản lý nhà nƣớc về dân tộc nói chung và việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc nói riêng cũng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là: Trình độ chuyên môn, hiểu biết và khả năng ứng xử của cán bộ, viên chức của phòng còn hạn chế; Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo tồn bản sắc văn hóa hết sức hạn hẹp; Nhận thức của các bộ phận không nhỏ trong đồng bào dân tộc về bản sắc văn hóa và ý thức bảo vệ bản sắc đó còn nhiều hạn chế, chƣa nhận thấy đƣợc giá trị to lớn đối với quá trình sinh tồn của các tộc ngƣời vì thế ý thức bảo vệ và giữ gìn chƣa cao dẫn đến tình trạng “chảy máu” văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời ở Con Cuông.
  • 48. 40 Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự ủng hộ của nhân dân và đặc biệt sự phản ứng tham gia và có những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thời gian qua công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở Huyện Con Cuông - Nghệ An đã đạt đƣợc những kết đáng khích lệ: Phòng dân tộc đã phối hợp với phòng văn hóa và các cơ quan ban nghành trong huyện thực hiện các cuộc khảo sát,nghiên cứu, đề tài khoa học về vảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Việc bảo tồn, khai thác các làn điệu dân ca ,đêm nhạc đã đƣợc chuyển khai với nhiều hình thức, nhƣ thành lập các đội văn nghệ ở các bản, phòng văn hóa thông tin thƣờng xuyên tố chức giao lƣu văn nghệ giữa đội văn nghệ của phòng với các thôn bản. Có thể nói phong trào văn nghệ quần chúng đã phát triển sôi nổi khắp các bản làng đã góp một phần rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời. Việc sƣu tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, văn nghệ thái đã và đang đƣợc địa phƣơng chú trọng. Trong những năm qua đã xuất bản đƣợc hàng chục đầu sách, ấn phẩm về dân tộc văn hóa các dân tộc. Phòng truyền thống của huyện đã đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý là các gian trƣng bày, những hình ảnh hiện vật và các dân tộc. Việc bảo tồn , khai thác và phát huy các di tích danh thắng gắn với lễ hội truyền thống đã đƣợc địa phƣơng chú trọng. Hằng năm , phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ chức các hội nghị văn nghệ quần chúng ,các cuộc giao lƣu văn nghệ giữa các xã trong huyện. Thực hiện chính sách của nhà nƣớc về tài trợ cho văn nghệ sĩ sáng tác và nghiên cứu ,giới thiệu văn hóa truyền thồng. Các dân tộc thiểu số phát hành gần 1 chục băng đĩa tiếng và hình về văn hóa đã góp phần giữ gìn và truyền tải rộng rãi văn hóa các dân tộc tới đông đảo cộng đồng trong huyện. Tồn tại, hạn chế.
  • 49. 41 Nhận thức của không ít cấp ủy, nghành, một bộ phận cán bộ về văn hoấ và bản sắc văn hóa cƣa đƣợc rõ ràng, đầy đủ; chƣa đầu tƣ có hệ thống cho việc sƣu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó còn có những thiếu sót trong sự chỉ đạo, đánh giá về các giá trị văn hóa, để phân loại xem, loại nào cần phải loại trừ, loại nào đƣợc cần giữ lại, loại nào cần cải tiến nâng cao cho phù hợp với xu thế, thời đại mới. Nhìn chung công tác trên chỉ mới dừng lại ở phƣơng châm, nguyên tắc chung, chƣa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể, chỉ đạo cụ thể đối với từng loại cụ thể trong văn hóa. Qua phần trích lƣợc trên ta dễ dàng nhận thấy chƣa có nội dung cụ thể nào giành cho văn hóa, mặt khác những ngôi nhà đƣợc hỗ trợ xây dựng cho bào dân tộc thiểu số ở Con Cuông đều là các ngôi nhà xây cấp IV, mà phong tục, tập quán trong lối sống của đồng bào là ở nàh sàn, nhà cánh mặt đất. Phải chăng đang xảy ra hiện tƣợng áp đặt trong chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số? Và làm nhƣ vậy đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc hay chƣa? đó là vấn đề, là câu hỏi mà các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc về dân tộc phải suy nghĩ và tìm lời giải. Nhận thức về giao lƣu văn hóa cũng đang tồn tại những thiếu sót nhất định, nên trong quá trình tổ chức thực hiện , lúc thì áp đặt, ngăn chặn, lúc thì buông trôi, thƣờng là bị động chƣa phát huy đƣợc vai trò của giao lƣu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội. Việc tổ chức sƣu tầm, nghiên cứu giới thiệu phát huy vốn văn hóa các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc tiến hành liên tục, chƣa theo một chƣơng trình kế hoạch đồng bộ, thống nhất có mối chỉ tập chung vào những nơi thuận lợi, còn những nơi dân ít địa bàn khó khăn chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Thƣờng chỉ thực hiện theo kiểu : “ Thời vụ” khi có chủ trƣơng, chính sách từ trên xuống và thực hiện để lấy thành tích báo cáo chứ chƣa có kế hoach dài hạn, đồng bộ đẻ phát huy, chủ động .