SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
1
MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng 4
Danh mục các sơ đồ 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
10
1.1. Hoạt động tài chính và vai trò của phân tích tài chính 10
1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp 10
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính 13
1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 14
1.2.1. Quy trình phân tích tài chính 14
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính 16
1.2.2.1. Phương pháp so sánh 17
1.2.2.2. Phương pháp tỷ số 18
1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 19
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính 20
1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa
tài sản và nguồn vốn
20
1.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 26
1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 29
1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 31
1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi 33
1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 36
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính
trong doanh nghiệp
41
1.3.1. Nhân tố chủ quan 41
1.3.2. Nhân tố khách quan 42
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
44
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 44
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn
xá
44
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty 46
2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty 47
2.1.4. Tổ chức Bộ máy kế toán và Công tác kế toán của Công ty 49
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần
Cảng Đoạn xá
51
2
2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 51
2.2.2. Về phương pháp phân tích tài chính 52
2.2.3. Về nội dung phân tích tài chính 52
2.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 53
2.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 56
1.2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 59
2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng
Đoạn xá
61
2.3.1. Những mặt đạt được 61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
65
3.1. Định hướng cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích tài
chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá
65
3.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần
Cảng Đoạn xá
66
3.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 66
3.2.2. Về nội dung phân tích 67
3.2.2.1. Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 67
3.2.2.2. Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 71
3.2.2.3. Về khả năng thanh toán 74
3.2.2.4. Về khả năng hoạt động 76
3.2.2.5. Về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lãi 78
3.2.2.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 79
3.2.3. Về phương pháp phân tích 80
3.2.4. Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính 82
3.2.5. Về kỹ thuật và công nghệ 83
3.2.6. Về công tác kế toán, kiểm toán và thống kê 84
3.3. Kiến nghị 84
3.3.1. Về phía Nhà nước 84
3.3.2. Về phía ngành liên quan 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
CP: Cổ phần
HĐTC: Hoạt động tài chính.
PTTC: Phân tích tài chính
BCTC: Báo cáo tài chính
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 22
Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 24
Bảng 2.1:Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá
54
Bảng 2.2: Các khoản phải thu của Công ty 56
Bảng 2.3: Các khoản phải trả của Công ty 57
Bảng 2.4: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 58
Bảng 2.5: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của
Công ty
59
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 60
Bảng 3.1:Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2006 của Công
ty
68
Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2006 của
Công ty
70
Bảng 3.3: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn năm 2006
của Công ty
88
5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quá trình chuyển hoá 11
Sơ đồ 1.2: Quá trình sản xuất kinh doanh 12
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ sự gia tăng của doanh thu đòi hỏi sự gia
tăng của nợ vay và giữ lại lợi nhuận
37
Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và khả
năng sinh lời
40
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 46
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty 46
Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán tại Công ty 51
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tài
chính đóng vai trò hết sức cần thiết. Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp
người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và
triển vọng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng
không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các
thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư,
nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặc
biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của các
nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp.
Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính
tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối
tượng liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của
nó.
Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
khai thác cảng biển, đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực
này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn của gần 200 doanh nghiệp làm dịch
vụ hàng hải chủ yếu tập trung tại các trung tâm thưong mại hàng hải như Hải
Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và trong tương lai có thể
còn phải cạnh tranh gay gắt với các hãng tàu nước ngoài. Muốn tồn tại và phát
triển trong bối cảnh cạnh tranh, một nhân tố quan trọng là doanh nghiệp cần phải
đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra
những quyết định đúng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâm của
7
các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được
tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cảng Đoạn
xá cũng quan tâm tới công tác này. Nhưng công tác phân tích tài chính của Công
ty vẫn chưa thực sự có hệ thống, chưa có chiều sâu, chưa thực sự là công cụ đắc
lực cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và chưa trở thành đòn bẩy để thu
hút sự quan tâm của các đối tượng liên quan khác. Để khắc phục những tồn tại trong
công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá, tôi đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp
và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Trên cơ sở
đánh giá hiệu quả của công tác này tại Công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp để hoàn
thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần
Cảng Đoạn xá từ năm 2004 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễn
công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của công
8
tác phân tích tài chính tại Công ty, trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những giải pháp
cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại Công ty.
- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu
quả hoạt động tài chính của Công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanh
nghiệp cùng ngành – đây là một nội dung quan trọng của công tác phân tích tài chính.
* Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những
thông tin sau:
 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về
lý thuyết phân tích tài chính...)
 Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo
khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học ... có liên quan tới vấn đề phân tích tài chính
doanh nghiệp)
 Chủ trương, chính sách liên quan tới nội dung nghiên cứu (chủ yếu
là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quan tới
tài chính doanh nghiệp)
 Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báo
cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành...)
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các nhà đầu tư, các nhà quản trị
doanh nghiệp hoặc các đối tượng liên quan khác để làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin:
9
+ Phương pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụng
phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của các số liệu, xác định
được quy luật của tập hợp số liệu
+ Phương pháp xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra những
phán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện liên hệ logic của các sự kiện.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài với tên gọi: ”Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần
Cảng Đoạn xá”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tài liệu tham khảo,
danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính tại doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng
Đoạn xá.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ
phần Cảng Đoạn xá.
10
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1. Hoạt động tài chính và vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
Để đạt được lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định
về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Trong quá trình đó, có rất
nhiều yếu tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.
Trước hết, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của
công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật
mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mặt khác là đối tượng quản lý của nhà nước. Nhà nước điều
chỉnh hoạt động của doanh nghiệp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt
là các văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn luôn phải dự tính trước các khả
năng rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro tài chính để có thể có cách ứng phó kịp thời,
đúng đắn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao hơn của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá và các loại dịch vụ.
Doanh nghiệp cũng thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức
vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể
tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước sự thay
đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài
chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
11
Trước hết, để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp phải có
một lượng vốn nhất định để đầu tư các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
nguyên liệu, nhân lực…) và sau đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra các
hàng hoá - dịch vụ đầu ra (hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc được
sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh khác). Như vậy, trong một thời kỳ nhất
định, các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dịch vụ đầu vào thành các hàng
hoá, dịch vụ đầu ra để trao đổi (bán). Quá trình này được mô tả qua sơ đồ sau:
Hàng hoá và dịch vụ (mua vào)
 
Sản xuất - chuyển hoá
 
Hàng hoá và dịch vụ (bán ra)
SƠ ĐỒ 1.1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ
Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một tài sản đặc biệt – đó là
tiền. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái
niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hoá, dịch
vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tưong ứng với
dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương
ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào). Quy trình
này được mô tả qua sơ đồ sau:
12
Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)
 
Sản xuất chuyển hoá
 
Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)
SƠ ĐỒ 1.2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng
bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó được đặc trưng bởi các yếu
tố cần thiết cho sự vận hành – đó là tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình công
nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng
hoá, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đầu ra
và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt
động tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ quá trình trao đổi đó. Hoạt động tài
chính có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh và nó phục vụ cho các mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể, hoạt động tài chính doanh nghiệp
là hoạt động của các luồng chuyển dịch, các luồng vận động và chuyển hoá các luồng
tài chính trong quá trình sản xuất, cung cấp và trao đổi để tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ
nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể khái quát hoạt động tài chính với những nội dung cơ bản sau:
- Hoạt động huy động vốn và hình thành các nguồn vốn.
- Hoạt động sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.
13
o Hoạt động phân phối vốn.
o Hoạt động luân chuyển vốn trong kinh doanh.
- Hoạt động phân phối nguồn tài chính trở lại các quỹ tiền tệ và vốn kinh
doanh.
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
về tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro,
mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Với những nội dung
này, phân tích tài chính của một doanh nghiệp trở thành mối quan tâm của nhiều đối
tượng khác nhau như Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông,
người cho vay…
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm
hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Do vậy, hơn ai hết, họ cần
có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực
hiện cân bằng tài chính và khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài
chính nhằm đề ra quyết định đúng.
Đối với với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của
họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới
số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển dổi thành tiền nhanh; từ đó so sánh với
số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra,
các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn
của chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường
hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi
ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn,… Vì vậy, họ cần những
thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các
14
tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và
tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định
xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không.
Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần
phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng.
1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
1.2.1. Quy trình phân tích tài chính.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau:
* Xác định mục tiêu phân tích:
Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tích tài chính
được xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề của hoạt động tài chính như
khả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chi phí và lợi nhuận… thì mỗi
vấn đề có mục tiêu riêng như:
Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năng thanh
toán và lưu chuyển vốn.
Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả và cấu
trúc tài sản.
Về kiểm soát chi phí và lợi nhuận có mục tiêu phân tích là khả năng sinh lãi,
doanh thu…
Xác định mục tiêu phân tích là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa của
công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan.
* Lập kế hoạch phân tích:
Trên cơ sở tuân thủ mục têiu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác định
rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự cho
công tác phân tích tài chính.
15
Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàn
diện.
Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích là
phân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau.
Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nào
đó. Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ các
nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp.
Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằm
xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục vụ cho
việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó.
Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thực
hiện toàn bộ công việc.
Về nhân sự, công tác phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân
sự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Thu thập, xử lý thông tin.
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông
tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ
thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có
thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung (thông tin
liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất…),
thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh
tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…) và các
thông tin về phương diện pháp lý đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp
phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử
dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…)
16
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có
thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin
quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế
toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thuyết minh báo cáo tài chính.
Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cần thu thập,
xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích.
* Tiến hành công tác phân tích tài chính:
Công tác phân tích tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phương
pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đó
được tiến hành như sau:
Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉ
tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quát
toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanh
nghiệp.
Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đối với đối tượng phân tích. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tin
để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích, qua các phương pháp phân
tích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phân
tích.
Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Lập báo cáo phân tích tài chính:
Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp. Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc doanh
nghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp.
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính:
17
Phương pháp phân tích tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các
thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay có rất
nhiều phương pháp được các nhà phân tích tài chính sử dụng. Sau đây là một vài
phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến nhất:
1.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích
tài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ
tiêu phân tích. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng
bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân
tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối
và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụng
các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài
chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.
Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh
tế.
+ Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán.
+ Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo lường.
+ Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui
mô không gian.
- Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của
một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thường được
xác định theo thời gian và không gian. Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau,
người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.
18
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là số
liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước.
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc so
sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức.
+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc so
sánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung
bình ngành...
1.2.2.2. Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời
gian liên tục và theo từng giai đoạn. Các tỷ số được chia thành bốn nhóm chính:
- Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả
năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức
độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dịng nợ, vay của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài
nguyên nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh
doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới
nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Ví dụ, các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới khả năng
thanh toán của người vay, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm tới khả năng hoạt động và
hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả
năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện
tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng, tỷ số về cơ cấu vốn làm
thay đổi đáng kể lợi ích của các nhà đầu tư. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và
19
trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất và quy mô của
hoạt động phân tích.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont:
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động
tương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xác
định khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốn
chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Công thức
xác định như sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tăng mức doanh lợi của
vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính
doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận trước thuế & lãi
Tài sản
Hoặc:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm
vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so
sánh với tổng tài sản.
Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác động
tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:
20
ROE =
LN sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Tài sản
= ROA x EM
Vốn CSH Tài sản Vốn CSH
(EM: số nhân vốn)
EM có thể được biến đổi thành:
EM =
Tài sản
=
Tổng nguồn vốn
=
1
=
1
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 1- Tỷ suất nợ
Tổng nguồn vốn
ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tài
sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản
của doanh nghiệp – khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý. EM là hệ số nhân
vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.
Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài.
Tách ROA:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu
= PM x AU
Tài sản Doanh thu Tài sản
PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu
của doanh nghiệp.
AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu
quả.
Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau:
ROE = PM x AU x EM
Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó là
khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính.
1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với
nguồn vốn
21
* Phân tích cơ cấu tài sản:
Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ
trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu
hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc
nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích
nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh
nghiệp.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản
và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,
hàng tồn kho, …) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so
sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đố thấy được xu hướng biến
động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tổng số tài sản
=
Tỷ trọng của từng
bộ phận tài sản
100x
22
BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Tài sản
Kỳ gốc Kỳ phân tích
Kỳ PT so với
KG
Chên
h lệch
tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
III. Phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1 2 3 4 5 6 7 8
I. Phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
IV. Đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng
23
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi
về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những
dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với
việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác
nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có
phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn
vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân
tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn
vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng
của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động,
mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Khi phân tích có thể lập bảng theo mẫu sau:
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Tổng sô nguồn vốn
=
Tỷ trọng của từng
bộ phận nguồn vốn
100x
24
BẢNG 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Nguồn vốn
Kỳ gốc Kỳ phân tích
Kỳ PT so với
KG
Chên
h lệch
tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn vốn và kinh phí
khác
Tổng cộng
* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản
và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối
quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn
doanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có
hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra
và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ so với tài sản:
25
Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài
sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các
khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi
đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận
nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài
chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt
động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu
lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh
nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được
hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm
thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân
bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ
sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được
tài trợ bằng vỗn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng kém và ngược lại.
1.2.3.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được
một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản
Nợ phải trả
Tài sản
=
Hệ số nợ so với
tài sản
=
Hệ số tài sản so với
vốn chủ sở hữu
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
26
dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản
chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ
dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động
kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài
sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản
bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài
sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong
doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài
hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản
dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài
sản ngắn hạn.
Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài
sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối
quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn
hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn
với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn
hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài
sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn
đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không
tốt.
Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn
hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì
khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy
nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại là bất hợp lý vì nó làm
27
mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài
hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều
này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ
dài hạn.
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người
phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn
thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm
dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại
doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Hoặc:
Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn (nợ dài hạn, trung
hạn).
Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường
hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc
cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường
hợp này gọi là cân bằng tốt.
Ngược lại, nếu vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối
giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên
với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho
cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính
của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Tài sản
dài hạn
Vốn hoạt động
thuần
-=
Nguồn tài trợ
thường xuyên
28
có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường
hợp này là cân bằng xấu.
* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích
cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ
thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính
càng cao và ngược lại.
+ Hệ số tài trợ tạm thời
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động
kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn
hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua,
người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng,
thuê công nhân mà không trả lương…).
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với
tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tổng nguồn vốn
=Hệ số tài trợ thường xuyên
Nguồn tài trợ tạm thời
Tổng nguồn vốn
=Hệ số tài trợ tạm thời
29
+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ
thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì
tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường
xuyên. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh
nghiệp càng lớn và ngược lại.
+ Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ
ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền
vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu
vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Nguồn tài trợ thường xuyên
=
Hệ số vốn chủ sở hữu so với
nguồn vốn tài trợ thường xuyên
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tài sản dài hạn
=
Hệ số nguồn vốn tài trợ thường
xuyên so với tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so
với nợ ngắn hạn
30
sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu
hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo
dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải
thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả
hoạt động tài chính.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng hợp:
Hệ số khả năng thanh
toán tổng hợp
=
Số tiền có thể dùng thanh toán
(khả năng thanh toán)
Số tiền phải thanh toán
(Nhu cầu thanh toán)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh
toán của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có
khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính khả quan. Ngược lại,
nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ thực trạng tài chính không bình thường, doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải công nợ. Hệ số càng nhỏ phản ánh thực trạng
tài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán dẫn
tới nguy cơ phá sản.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
Tài sản lưu động + đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn. Qua thực tiễn thấy rằng hệ số này là 2 thì tốt nhất. Tuy nhiên, hệ số này
tăng lên chưa hẳn chứng tỏ tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn mà có thể do sự
gia tăng của hàng tồn kho ứ đọng… Vì vậy, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ các khoản mục
riêng biệt của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:
31
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này khắc phục được nhược điểm của hệ số khả năng thanh toán ngắn
hạn và đánh giá trung thực hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp vì hàng tồn kho,
chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển - những khoản mục không đáp ứng tức thời
cho việc thanh toán thì không được đưa vào xem xét. Thông thường, hệ số này là 0,5
thì hợp lý, nếu cảng nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp
nhiều khó khăn. Doanh nghiệp sẽ phải bán gấp sản phẩm, hàng hoá để lấy tiền thanh
toán các khoản nợ.
* Chỉ tiêu thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của Doanh nghiệp tốt hơn.
Nếu nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy
nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại không tốt vì gây tình trạng quay vòng vốn chậm, hiệu
quả sử dụng vốn không cao.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi:
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay
Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như
thế nào. Nói cách khác, số vốn doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, mang
lại lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp tiền vay hay không.
1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu này được thiết lập dựa trên doanh thu nhằm mục đích tìm ra tốc độ
quay vòng của một số đại lượng cần thiết cho quản lý tài chính ngắn hạn.
* Vòng quay tiền:
32
Vòng quay tiền =
Doanh thu
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong một năm. CNó phản ánh với một
lượng tiền nhất định dùng vào kinh doanh đã mang lại tổng số doanh thu là bao nhiêu
trong một năm. Tuy nhiên cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác mới phản ánh được
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vồn hàng bán ra trong kỳ
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Đây là tỷ số đặc trưng cho tốc độ lưu chuyển hàng hoá phản ánh hiệu quả sử
dụng hàng tồn kho và trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp và sự phù hợp của hàng
hoá với nhu cầu của thị trường.
Vòng quay hàng tồn kho có thể rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.
Thông thường tỷ số này cao cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt
cao, nguy cơ ứ đọng hàng hoá giảm, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả
góp phần củng cố niềm tin của khách hàng. Các doanh nghiệp mong muốn duy trì
lượng hàng tồn kho càng thấp càng tốt bởi chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho là
tương đối lớn như: bảo hiểm cho hàng tồn kho, đọng vốn hàng tồn kho, nguy cơ bị lạc
hậu… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá thấp, doanh nghiệp không đủ nguyên,
nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu
khách hàng… thì cũng không tốt cho doanh nghiệp.
* Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của
doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là
tốt, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
33
* Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu x 360
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc
biệt là việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả
việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện với
khách hàng của mình. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
(số ngày của một vòng quay các khoản phải thu).
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại tại
thời điểm lập báo cáo.
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản hoặc nguồn vốn, cho bết
một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, đánh giá khả năng sử dụng tài sản
của doanh nghiệp.
1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi:
Đây là các chỉ tiêu đánh giá khái quát nhất hiệu quả kinh doanh, khả năng dinh
lợi của doanh nghiệp. Nó là kết quả của quá trình quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng
là căn cứ để đưa ra các quyết định cho các nhà quản lý.
* Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: (PM)
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
34
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó
phản ánh lợi nhuận sau thuế do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Tỷ số này chỉ ra
tỷ trọng kết quả trọng tổng các hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ năng lực của doanh
nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh.
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu: (ROE)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà
chủ đầu tư quan tâm đặc biệt khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.
Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tong hoạt động
quản lý tài chính doanh nghiệp.
* Doanh lợi tài sản:
Doanh lợi tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tài sản
Hoặc
Doanh lợi tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một
đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đơn vị được phân tích và phạm vi
so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so
sánh với tổng tài sản.
* Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính còn được gọi là hệ số nợ, được tính theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính =
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hoặc được thể hiện bởi công thức:
Đòn bẩy tài chính =
Tổng số nợ vay
Tổng vốn
35
Từ đó ta có thế xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:
Doanh lợi vốn
Chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH Tổng vốn - Tổng nợ vay
=
Lợi nhuận sau thuế
=
Doanh lợi tổng vốnTổng vốn
Tổng vốn - Tổng nợ vay 1- Hệ số nợ (ĐBTC)
Tổng vốn
Từ công thức trên ta thấy, khi doanh lợi tổng vốn không thay đổi, hệ số nợ càng
cao (vốn vay càng nhiều) thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn. Do vậy, người ta gọi
hệ số nợ là đòn bẩy tài chính và dùng nó để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi. Nếu tổng tài sản
không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chỉ phí lãi vay phải
trả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút.
Gọi: T: Tổng vốn; C: Vốn chủ sở hữu; V: Vốn vay
P’TT&L : Doanh lợi tổng tài sản EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
P’TT&L = EBIT/T; Suy ra: EBIT = P’TT&L x T
r : Lãi suất tiền vay ; t% : Thuế suất thuế TNDN
Vậy, lãi vay phải trả là : V x r
Doanh lợi vốn chủ
sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
=
(EBIT - V x r) x (1- t%)
Vốn CSH C
=
[(P’TT&L x T – V x r)] x (1 – t%)
C
=
[(P’TT&L x (C + V) – V x r)] x (1 – t%)
C
36
=
[(P’TT&L x C) + (P’TT&L x V) – (V x r)] x (1 – t%)
C
= [(P’TT&L + (V/C) x (P’TT&L – r))] x (1 – t%)
Ta thấy (1 – t%) là một hằng số, vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ phụ thuộc
vào lãi suất tiền vay r, doanh lợi tổng tài sản (P’TT&L) và tỷ lệ giữa tài sản được tài trợ
bằng vốn vay với tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu với (V/C) ≥ 0.
Vì vậy:
Nếu P’TT&L > r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh
lợi của tổng tài sản và được khuyếch đại thêm một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r).
Trường hợp này người ta gọi là đòn bẩy tài chính dương.
Nếu P’TT&L < r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh
lợi của tổng tài sản và được khấu trừ đi một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r). Trường hợp
này người ta gọi là đòn bẩy tài chính âm.
1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng:
Đánh giá chính xác khả năng tăng trưởng, giúp cho việc tính toán khả năng phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối
với nhà quản lý doanh nghiệp mà kể cả các nhà đầu tư. Thực tế hiện nay cho thấy
không phải chỉ có doanh nghiệp suy thoái bị phá sản mà có nhiều doanh nghiệp bị phá
sản bởi tăng trưởng quá nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm. Việc quản lý để
đạt được sự tăng trưởng đúng mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản
lý nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận.
Phân tích, đánh giá khả năng tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu, xác
định được tốc độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây lµ tốc độ tăng trưởng tối
đa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn nội lực
tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêu
với tốc độ tăng trưởng bền vững đồng thời nghiên cứu, xem xét tình huống đặt ra cho
37
các nhà quản trị một khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu vượt quá tốc độ tăng trưởng bền
vững hay ngược lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bền vững.
Trước hết hãy giả định rằng: 1. Trong điều kiện thị trường cho phép, mọi doanh
nghiệp đều muốn tăng trưởng càng nhanh càng tốt; 2. Doanh nghiệp không thể hoặc
không muốn tăng vốn chủ bằng cách gọi thêm và phát hành cổ phiếu; 3. Doanh nghiệp
muốn duy trì một chính sách tài chính mà công ty cần phải đạt được.
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh có thể
biểu diễn qua hình sau:
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản mới gia
tăng để đápứngsự
gia tăng của doanh
thu
  Khoản vay mới và
giữlạilợinhuận
Tài sảngốc Nợphải trảvàvốn
chủsởhữugốc
SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ VỀ SỰ GIA TĂNG CỦA DOANH THU ĐÒI HỎI SỰ GIA
TĂNG CỦA NỢ VAY VÀ GIỮ LẠI LỢI NHUẬN
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được trình bày làm 2 cột: Tài sản và
nguồn vốn. Phần dưới là tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm (bằng nhau).
Doanh nghiệp muốn gia tăng doanh thu cần phải gia tăng tài sản như khối lượng sản
xuất, hàng tồn kho, các khoản phải thu. Do Công ty không thể bỏ thêm vốn chủ như giả
định nên nguồn tài trợ cho sự gia tăng của tài sản là lợi nhuận giữ lại và tăng thêm nợ
vay.
Vấn đề cần xác định là tốc độ giới hạn mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu
đó chính là tốc độ tăng trưởng bền vững (ký hệu Tbv).
38
Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một tỉ
lệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi. Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ vay quyết
định tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của doanh
thu. Do đó:
Tbv =
Thay đổi vốn chủ sở hữu
=
Thu nhập giữ lại
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ
Công thức này có thể biểu diễn dưới dạng:
Tbv =
TN
X
LN
x
DT
x
TS
LN DT TS VC
(1) X (2) x (3) x (4)
Trong đó: Tbv: tỷ lệ tăng trưởng bền vững
TN: thu nhập giữ lại
LN: Lợi nhuận sau thuế
DT: Doanh thu thuần
TS: tổng tài sản bình quân; VC: vốn chủ sở hữu
Trong công thức trên: (1) là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.
(2) Hệ số lãi thuần;
(3) Hệ số vòng quay tài sản;
(4) Hệ số tài sản
Phương trình trên cho thấy: (1) và (4) tức là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài
chính phản ánh chính sách tài chính, các hệ số còn lại phản ánh tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Trong đó: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phản ánh thái độ của lãnh đạo doanh
nghiệp trong việc phân chia lợi nhuận, đòn bẩy tài chính cho biết chính sách của doanh
nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tbv phụ thuộc vào 4 nhân tố. Nếu một trong 4 hệ số trên thay đổi thì Tbv cũng
thay đổi theo. Điều đó nói lên rằng: muốn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với tỷ lệ
39
tăng trưởng bền vững đã xác định thì tốt nhất là tác động vào (2) và (3) tức là cải thiện
tình hình hoạt động nếu không phải chuẩn bị phương án thay đổi chính sách tài chính.
Một cách triển khai Tbv khác:
Tbv =
TN
X
TS
x
LN
LN VC TS
(1) X (2) x (3)
2 bộ phận đầu cho thấy chính sách tài chính của doanh nghiệp
(3) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (khả năng sinh lợi của tài sản).
Cách biểu diễn này cho thấy: với chính sách tài chính ổn định cho trước, tốc độ
tăng trưởng bền vững thay đổi tuyến tính với khả năng sinh lời của tài sản. Sơ đồ 1.4
phác hoạ mối quan hệ này. Đường biểu diễn mối quan hệ này có thể được gọi là đường
“tăng trưởng cân bằng”. Gọi là cân bằng bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể tài trợ nếu các
điểm biểu diễn tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời của tài sản đều nằm trên
đường này. Ngoài ra sẽ dẫn đến thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt. Như vậy, nếu tăng
trưởng quá nhanh mà mức lợi nhuận có hạn thì doanh nghiệp nằm trong vùng thiếu tiền
và ngược lại nằm trong vùng thừa tiền.
40
Thiếu hụt tiền mặt
Dư thừa tiền mặt
Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
SƠ ĐỒ 1.4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỜI
Nếu doanh nghiệp rơi vào sự tăng trưởng không cân bằng có thể điều chỉnh, tác
động đến 1 trong 3 nhân tố là: tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tỷ suất lợi
nhuận. Khi đó đường tăng trưởng cân bằng sẽ dịch chuyển và sự cân bằng mới sẽ được
thiết lập. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn bộ phận cần tác động.
Trường hợp tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: trước tiên
là xem xét tình hình này kéo dài bao lâu. Nếu tốc độ này có thể giảm xuống trong
tương lai gần do doanh nghiệp đã đạt được mức bão hoà thì điều đó có nghĩa là tốc độ
tăng trưởng nhanh chỉ là tạm thời, do đó có thể giải quyết việc vay mượn thêm. Khi tốc
đọ tăng trưởng thực tế giảm xuống nhỏ hơn hoặc bằng tăng trưởng bền vững, lúc đó
doanh nghiệp chuyển từ kẻ tiêu tiền sang người tạo ra tiền và có thể trả được nợ vay.
Trường hợp tốc độ tăng trưởng lớn kéo dài, cần có sự phối hợp các chiến lược như:
- Huy động vốn cổ động mới: khi vốn cổ đông tăng, cộng với số tiền có thể
được vay thêm, sẽ là nguồn tài trợ giúp cho tăng trưởng.
- Gia tăng các đòn bẩy bằng cách: 1. Giảm tỷ lệ chia cổ tức (tăng tỷ lệ giữ lại
thu nhập). 2. Tăng nợ vay.
Đường
tăng trưởng
cân bằng
Tốc độ
tăng
trưởng
doanh
thu
41
- Thay đổi quá trình hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá nhanh
(ví dụ đa dạng hoá sản phẩm với mục tiêu bình quân hoá các nguồn thu trên cơ sở đó
giảm tỷ lệ tăng trưởng).
- Sử dụng ngoại lực bằng cách thuê ngoài và giảm vệic thực hiện trong nội bộ
doanh nghiệp. Điều này có thể giải phóng một số tài sản gắn liền với các hoạt động và
nó sẽ làm tăng việc luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, điều đó làm giảm bớt khó
khăn trong vấn đề tăng trưởng.
Trường hợp tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: các
doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng quá thấp vướng vào tình thế nan giải là không biết
làm gì với nguồn lực quá lớn. Khi không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cần thiết thì
có thể lựa chọn các giải pháp như:
- Hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu thông qua việc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức và
mua vào chính cổ phiếu của chính doanh nghiệp.
- Mua sự tăng trưởng bằng cách nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra các
ngành khác đang là trào lưu.
Khi phân tích tăng trưởng cần lưu ý đến ảnh hưởng của lạm phát đến tăng
trưởng. Bởi tăng trưởng có được từ 2 nguyên nhân: khối lượng sản phẩm và lạm phát.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh
nghiệp.
Việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi
rất nhiều nhân tố, có thể khái quát lại qua các nhân tố chủ quan và khách quan sau:
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính là
nhân tố con người.
Trước hết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích doanh
nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích tài chính. Cán bộ phân tích
được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ
42
đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp
cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác tài chính, từ đó mới có
sự đầu tư thoả đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích tài chính trong
quá trình điều hành doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác tài chính cũng chịu ảnh
hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó không chỉ là đội ngũ lãnh đạo mà còn có
các nhà đầu tư, các nhà cho vay… Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm tới công
tác phân tích tài chính cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này.
Nhân tố ảnh hưởng thứ hai chính là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ
thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa
học, tiết kiệm được thời gian, công sức ( ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài
chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua
hệ thống mạng…). Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học,
tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển
của công tác phân tích tài chính.
Nhân tố thứ ba là công tác kế toán, kiểm toán, thống kê. Công tác kế toán, thống
kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài
chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản
xuất kinh doanh…). Bên cạnh đó, công tác kiểm toán sẽ đảm bảo tính trung thực và
hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan,
tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, sự hoàn
thiện của công tác kế toán, kiểm toán thống kê cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ
tới công tác phân tích tài chính.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách,
pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về
thuế, về kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động
tài chính doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong
43
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh
nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được
các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù
hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các
chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính
doanh nghiệp.
Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành.
Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình
chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình
trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn,
phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể được
xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào
tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang
lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan
thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng
không nhỏ.
44
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
- Tên giao dịch quốc tế: DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DOANXA PORT
- Trụ sở chính: Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng
Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá tiền thân là Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn xá, là đơn vị
trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 334/TCCB-LĐ ngày
28/06/1995 của Cục Hàng Hải Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến tháng 10/2001,
Cảng Đoạn Xá là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Hải Phòng, trong những năm này
do chưa được chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị nên chưa khai
thác hết lợi thế mặt bằng (khoảng 65.000 m2 bãi sử dụng) và cầu cảng.
Ngày 19/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1372/QĐ-TTg, quyết
định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 35.000.000.000 đồng, Công ty
đã khai thác các lợi thế sẵn có để vươn lên trở thành Công ty có sức cạnh tranh so với
các doanh nghiệp cùng ngành.
Theo đăng ký kinh doanh, Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính sau
đây:
- Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại Cảng biển.
- Kinh doanh kho bãi.
- Dịch vụ vận tải.
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển.
45
Về các hoạt động khai thác Cảng biển (dịch vụ xếp dỡ hàng hoá và kinh doanh
kho bãi), Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do có lợi thế về mặt địa lý.
Về đường bộ, Công ty nằm sát ngay đường bao thành phố Hải Phòng nối tiếp với Quôc
lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Về đường sông, Công ty nằm ngay cửa biển và trên tuuyến vận tải đường
thuỷ chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 1 vạn tấn có thể cập Cảng Đoạn Xá thuận
lợi. Song song với việc khai thác lợi thế về mặt địa lý, Công ty không ngừng đầu tư cơ
sở hạ tầng, nâng cao năng lực kinh doanh để phát triển mảng dịch vụ này. Tận dụng lợi
thế khách quan kết hợp với định hướng phát triển của Công ty, mảng dịch vụ này hiện
chiếm trên 90% tổng doanh thu.
Bên cạnh đó là mảng dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Đại
lý tàu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tàu nước ngoài về gom hàng và dàn
xếp các công việc phục vụ tàu tại Cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam. Nghiệp vụ giao
nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm
cuối cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ,
nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tàu, làm thủ tục hải quan, vận
chuyển hàng hoá với tư cách là người kinh doanh độc lập. Hiện nay mảng nghiệp vụ
này Công ty đang từng bước triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn. Doanh thu từ
mảng nghiệp vụ này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của Công ty nhưng
sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai.
Sắp tới, Công ty mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ Logistics bao gồm các
khâu từ tìm kiếm, thu gom nguồn hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình,
Thanh Hoá, … vận chuyển bộ, đóng Container, bốc xếp hàng hoá qua cầu Cảng và vận
chuyển hàng hoá đường biển đến thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 12/2005, Công ty trở thành Công ty của công chúng khi chính thức
đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tháng 12
46
năm 2006, Công ty chuyển sàn giao dịch sang Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DXP.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty:
SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng
cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong
47
việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty
giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ
đông quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch
định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp
cho các cổ đông.
Ban điều hành: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt
động hàng ngày của Công ty, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám đốc là
người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó Giám đốc là những người giúp việc
cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân
công, phân nhiệm.
Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng
gồm: phòng Tổ chức - tiền lương – hành chính, phòng Kế hoạch – kinh doanh, phòng
Tài chính - kế toán, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng Khai thác, phòng Bảo vệ và an
ninh Cảng biển.
2.1.3. Về cơ chế quản lý tài chính của Công ty
Với loại hình công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cơ chế quản lý tài chính mà
Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà
nước, vừa đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù
của Công ty. Tất cả mọi hoạt động trong Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ
48
chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn. Cơ chế này đề
cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử
dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận... như là:
- Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài
sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 10% vốn điều
lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ
do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay
vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị
bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Giám đốc quyết định.
- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng
chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy
định của Nhà nước;
- Ban lãnh đạo Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và
giá thành dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Trường hợp làm tăng chi phí phải phân tích rõ
nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định. Các khoản chi tiêu phải có chứng từ
hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật.
- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần
còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc
lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ
tiền thưởng Ban lãnh đạo Công ty.
- Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại
hội đồng cổ đông hàng năm. Kế hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình
sản xuất kinh doanh và sự biến động của giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, phù hợp với
kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh
49
báo cáo tài chính. Công ty phải gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy
định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định của trung tâm
Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết. Báo cáo tài chính năm của Công ty
phải được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán.
Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập
trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán. Đứng đầu
bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán trưởng, đây là người trực tiếp điều hành công tác
kế toán, tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các
nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp là người tổng hợp sổ sách từ
các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ, xác định kết quả kinh
doanh, lập báo cáo kế toán. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các
phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lương; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu;
Kế toán vật tư, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán.
Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách
nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần
hành của mình phụ trách.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty như sau:
50
SƠ ĐỒ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
* Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán
được thực hiện trên máy vi tính.
Hằng ngày, từ các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ, sau
đó vào sổ kế toán chi tiết đồng thời vào chứng từ ghi sổ. Từ những chứng từ thu chi
quỹ tiền mặt, thủ quỹ vào sổ quỹ và cuối ngày chuyển cho phần hành kế toán có liên
quan để xử lý.
Cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết của từng đối tượng, kế toán chi tiết lập bảng tổng
hợp chi tiết, từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái các tài khoản. Sau đó, kế
toán tổng hợp sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái các tài khoản
để kiểm tra tính chính xác của số liệu nhập vào.
Cuối quý, căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ
vào bảng cân đối, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
tiêu thụ,
công nợ
phải thu
Kế toán
vật tư,
công nợ
phải trả
Kế toán
thuế,
TSCĐ,
thống kê,
chứng
khoán
51
SƠ ĐỒ 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính:
Trong những năm qua, đặc biệt là khi được cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết
trên thị trường chứng khoán, phân tích tài chính bắt đầu được triển khai tại Công ty
Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Tuy nhiên, do đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên
hiện nay, tại Công ty chưa có bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng mà việc
phân tích thuộc chức năng của Phòng Tài chính - Kế toán. Là một thành viên của Ban
giám đốc đồng thời là người đứng đầu bộ máy kế toán, Kế toán trưởng sẽ trực tiếp
đảm nhiệm công tác phân tích . Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích là các báo
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Chứng từ - Ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản
Báo cáo kế toán
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
52
cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng
khoán của Công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản
phản ánh khái quát cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu
quả kinh doanh của Công ty. Việc phân tích chưa được tiến hành thường xuyên mà
chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu
của Ban Giám đốc. Mục đích của công tác phân tích tài chính chủ yếu mới chỉ dừng
lại ở việc báo cáo trước đại hội đồng cổ đông và quảng bá hình ảnh của Công ty, chưa
thực sự là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị, nhà đầu tư...
2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính:
Trong quá trình thực hiện việc phân tích tài chính tại Công ty, phương pháp so
sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người
làm công tác phân tích nào cũng sử dụng. Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả
2 cách là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số
tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh, Công ty đã đảm bảo các điều kiện so
sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn.
2.2.3. Nội dung phân tích tài chính:
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin
nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Xem xét,
đánh giá nội dung phân tích tài chính sẽ đưa lại cho người sử dụng những thông tin
cần thiết trên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi tiến hành công tác phân
tích tài chính cũng có nội dung phân tích toàn diện để có thể đáp ứng được đầy đủ
những yêu cầu của người sử dụng thông tin. Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại
Công ty gồm các nhóm chỉ tiêu chính:
- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
- Phân tích tình hình khả năng thanh toán
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
53
2.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình
huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng
vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể ra các quyết định điều
chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có
một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả.
Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2004 đến năm 2006,
công ty đã tính ra và so sánh tình hình biến động giữa phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng
của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận
nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.
54
BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tài sản dài hạn 63.701 83,07 55.903 71,81 83.830 83,19
Tài sản ngắn hạn 12.985 16,93 21.940 28,19 16.936 16,81
Nguồn vốn chủ sở hữu 48.408 63,32 51.836 66,59 54.670 54,25
Nợ phải trả 28.279 36,68 26.008 33,41 46.096 45,75
(Nguồn:Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

More Related Content

What's hot

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013Han Nguyen
 
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhSách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhKiến Trúc KISATO
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (17)

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
 
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhSách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 

Viewers also liked

Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Redaccion de textos karen vivian piñeros
Redaccion de textos   karen vivian piñerosRedaccion de textos   karen vivian piñeros
Redaccion de textos karen vivian piñeroskaren Viviane
 
Introduccion bsc
Introduccion bscIntroduccion bsc
Introduccion bscyuseth26
 
LBugaev.ru : Innovations for IT
LBugaev.ru : Innovations for ITLBugaev.ru : Innovations for IT
LBugaev.ru : Innovations for ITNordic Agency AB
 
Mongo DB Terms - Mentormate Academy
Mongo DB Terms - Mentormate AcademyMongo DB Terms - Mentormate Academy
Mongo DB Terms - Mentormate AcademyDimitar Danailov
 
Building modern Progressive Web Apps with Polymer
Building modern Progressive Web Apps with PolymerBuilding modern Progressive Web Apps with Polymer
Building modern Progressive Web Apps with PolymerDimitar Danailov
 
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability ActComprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability ActJohn Poulos (Sacramento)
 
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_ca
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_caD tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_ca
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_caAnhthu181
 
Quản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupQuản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupSương Tuyết
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 

Viewers also liked (17)

Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Chuyên d phân tích n x..
Chuyên d  phân tích n  x..Chuyên d  phân tích n  x..
Chuyên d phân tích n x..
 
Redaccion de textos karen vivian piñeros
Redaccion de textos   karen vivian piñerosRedaccion de textos   karen vivian piñeros
Redaccion de textos karen vivian piñeros
 
vishala
vishalavishala
vishala
 
Introduccion bsc
Introduccion bscIntroduccion bsc
Introduccion bsc
 
Estructura del computador
Estructura del computadorEstructura del computador
Estructura del computador
 
LBugaev.ru : Innovations for IT
LBugaev.ru : Innovations for ITLBugaev.ru : Innovations for IT
LBugaev.ru : Innovations for IT
 
GDG Varna - Hadoop
GDG Varna - HadoopGDG Varna - Hadoop
GDG Varna - Hadoop
 
Mongo DB Terms - Mentormate Academy
Mongo DB Terms - Mentormate AcademyMongo DB Terms - Mentormate Academy
Mongo DB Terms - Mentormate Academy
 
21505 se i_uwubjur_20140726031922_65671
21505 se i_uwubjur_20140726031922_6567121505 se i_uwubjur_20140726031922_65671
21505 se i_uwubjur_20140726031922_65671
 
Building modern Progressive Web Apps with Polymer
Building modern Progressive Web Apps with PolymerBuilding modern Progressive Web Apps with Polymer
Building modern Progressive Web Apps with Polymer
 
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability ActComprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act
Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act
 
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_ca
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_caD tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_ca
D tai phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_ca
 
Quản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupQuản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroup
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinh
 
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườnTư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
 

Similar to Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLuan van Viet
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongBáo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhĐề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671 (20)

18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_6567118056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng PhongBáo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
Báo cáo thực tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Hồng Phong
 
00050002021
0005000202100050002021
00050002021
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm ch...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVieLuận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhĐề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

  • 1. 1 MỤC LỤC Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3 Danh mục các bảng 4 Danh mục các sơ đồ 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10 1.1. Hoạt động tài chính và vai trò của phân tích tài chính 10 1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp 10 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính 13 1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 14 1.2.1. Quy trình phân tích tài chính 14 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính 16 1.2.2.1. Phương pháp so sánh 17 1.2.2.2. Phương pháp tỷ số 18 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 19 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính 20 1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 20 1.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 26 1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 29 1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 31 1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi 33 1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 36 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 41 1.3.1. Nhân tố chủ quan 41 1.3.2. Nhân tố khách quan 42 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 44 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 44 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 44 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty 46 2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty 47 2.1.4. Tổ chức Bộ máy kế toán và Công tác kế toán của Công ty 49 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 51
  • 2. 2 2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 51 2.2.2. Về phương pháp phân tích tài chính 52 2.2.3. Về nội dung phân tích tài chính 52 2.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 53 2.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 56 1.2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 59 2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 61 2.3.1. Những mặt đạt được 61 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 62 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 65 3.1. Định hướng cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 65 3.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 66 3.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 66 3.2.2. Về nội dung phân tích 67 3.2.2.1. Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 67 3.2.2.2. Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 71 3.2.2.3. Về khả năng thanh toán 74 3.2.2.4. Về khả năng hoạt động 76 3.2.2.5. Về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lãi 78 3.2.2.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 79 3.2.3. Về phương pháp phân tích 80 3.2.4. Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính 82 3.2.5. Về kỹ thuật và công nghệ 83 3.2.6. Về công tác kế toán, kiểm toán và thống kê 84 3.3. Kiến nghị 84 3.3.1. Về phía Nhà nước 84 3.3.2. Về phía ngành liên quan 85 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp. SXKD: Sản xuất kinh doanh. CP: Cổ phần HĐTC: Hoạt động tài chính. PTTC: Phân tích tài chính BCTC: Báo cáo tài chính TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 22 Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 24 Bảng 2.1:Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 54 Bảng 2.2: Các khoản phải thu của Công ty 56 Bảng 2.3: Các khoản phải trả của Công ty 57 Bảng 2.4: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 58 Bảng 2.5: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty 59 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 60 Bảng 3.1:Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2006 của Công ty 68 Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2006 của Công ty 70 Bảng 3.3: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn năm 2006 của Công ty 88
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình chuyển hoá 11 Sơ đồ 1.2: Quá trình sản xuất kinh doanh 12 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ sự gia tăng của doanh thu đòi hỏi sự gia tăng của nợ vay và giữ lại lợi nhuận 37 Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và khả năng sinh lời 40 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 46 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty 46 Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán tại Công ty 51
  • 6. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tài chính đóng vai trò hết sức cần thiết. Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặc biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của các nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối tượng liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó. Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng biển, đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn của gần 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải chủ yếu tập trung tại các trung tâm thưong mại hàng hải như Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và trong tương lai có thể còn phải cạnh tranh gay gắt với các hãng tàu nước ngoài. Muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh, một nhân tố quan trọng là doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâm của
  • 7. 7 các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá cũng quan tâm tới công tác này. Nhưng công tác phân tích tài chính của Công ty vẫn chưa thực sự có hệ thống, chưa có chiều sâu, chưa thực sự là công cụ đắc lực cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và chưa trở thành đòn bẩy để thu hút sự quan tâm của các đối tượng liên quan khác. Để khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của công tác này tại Công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần Cảng Đoạn xá từ năm 2004 đến năm 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của công
  • 8. 8 tác phân tích tài chính tại Công ty, trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những giải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại Công ty. - Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành – đây là một nội dung quan trọng của công tác phân tích tài chính. * Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: - Phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau:  Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích tài chính...)  Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học ... có liên quan tới vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp)  Chủ trương, chính sách liên quan tới nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quan tới tài chính doanh nghiệp)  Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành...) + Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp hoặc các đối tượng liên quan khác để làm rõ nội dung nghiên cứu. - Phương pháp xử lý thông tin:
  • 9. 9 + Phương pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của các số liệu, xác định được quy luật của tập hợp số liệu + Phương pháp xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện liên hệ logic của các sự kiện. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài với tên gọi: ”Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn xá.
  • 10. 10 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.1. Hoạt động tài chính và vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Trong quá trình đó, có rất nhiều yếu tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp mặt khác là đối tượng quản lý của nhà nước. Nhà nước điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn luôn phải dự tính trước các khả năng rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro tài chính để có thể có cách ứng phó kịp thời, đúng đắn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao hơn của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá và các loại dịch vụ. Doanh nghiệp cũng thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau. Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
  • 11. 11 Trước hết, để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhân lực…) và sau đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra các hàng hoá - dịch vụ đầu ra (hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh khác). Như vậy, trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dịch vụ đầu vào thành các hàng hoá, dịch vụ đầu ra để trao đổi (bán). Quá trình này được mô tả qua sơ đồ sau: Hàng hoá và dịch vụ (mua vào)   Sản xuất - chuyển hoá   Hàng hoá và dịch vụ (bán ra) SƠ ĐỒ 1.1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một tài sản đặc biệt – đó là tiền. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tưong ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào). Quy trình này được mô tả qua sơ đồ sau:
  • 12. 12 Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)   Sản xuất chuyển hoá   Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi ra (xuất quỹ) SƠ ĐỒ 1.2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó được đặc trưng bởi các yếu tố cần thiết cho sự vận hành – đó là tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hoá, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đầu ra và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ quá trình trao đổi đó. Hoạt động tài chính có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh và nó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể, hoạt động tài chính doanh nghiệp là hoạt động của các luồng chuyển dịch, các luồng vận động và chuyển hoá các luồng tài chính trong quá trình sản xuất, cung cấp và trao đổi để tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hoạt động tài chính với những nội dung cơ bản sau: - Hoạt động huy động vốn và hình thành các nguồn vốn. - Hoạt động sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.
  • 13. 13 o Hoạt động phân phối vốn. o Hoạt động luân chuyển vốn trong kinh doanh. - Hoạt động phân phối nguồn tài chính trở lại các quỹ tiền tệ và vốn kinh doanh. 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính. Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Với những nội dung này, phân tích tài chính của một doanh nghiệp trở thành mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, người cho vay… Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Do vậy, hơn ai hết, họ cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính và khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng. Đối với với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển dổi thành tiền nhanh; từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn,… Vì vậy, họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các
  • 14. 14 tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không. Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng. 1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. 1.2.1. Quy trình phân tích tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau: * Xác định mục tiêu phân tích: Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tích tài chính được xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề của hoạt động tài chính như khả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chi phí và lợi nhuận… thì mỗi vấn đề có mục tiêu riêng như: Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năng thanh toán và lưu chuyển vốn. Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả và cấu trúc tài sản. Về kiểm soát chi phí và lợi nhuận có mục tiêu phân tích là khả năng sinh lãi, doanh thu… Xác định mục tiêu phân tích là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan. * Lập kế hoạch phân tích: Trên cơ sở tuân thủ mục têiu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác định rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự cho công tác phân tích tài chính.
  • 15. 15 Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàn diện. Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích là phân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau. Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nào đó. Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ các nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp. Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằm xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó. Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thực hiện toàn bộ công việc. Về nhân sự, công tác phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. * Thu thập, xử lý thông tin. Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất…), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…) và các thông tin về phương diện pháp lý đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…)
  • 16. 16 Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cần thu thập, xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích. * Tiến hành công tác phân tích tài chính: Công tác phân tích tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đó được tiến hành như sau: Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉ tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quát toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với đối tượng phân tích. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tin để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích, qua các phương pháp phân tích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phân tích. Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Lập báo cáo phân tích tài chính: Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc doanh nghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính:
  • 17. 17 Phương pháp phân tích tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được các nhà phân tích tài chính sử dụng. Sau đây là một vài phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến nhất: 1.2.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận. Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau: + Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế. + Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán. + Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo lường. + Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui mô không gian. - Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian và không gian. Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.
  • 18. 18 + Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước. + Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức. + Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc so sánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành... 1.2.2.2. Phương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Các tỷ số được chia thành bốn nhóm chính: - Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dịng nợ, vay của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên nguồn lực của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Ví dụ, các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán của người vay, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm tới khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng, tỷ số về cơ cấu vốn làm thay đổi đáng kể lợi ích của các nhà đầu tư. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và
  • 19. 19 trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất và quy mô của hoạt động phân tích. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont: Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xác định khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Công thức xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tăng mức doanh lợi của vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận trước thuế & lãi Tài sản Hoặc: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tài sản Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:
  • 20. 20 ROE = LN sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tài sản = ROA x EM Vốn CSH Tài sản Vốn CSH (EM: số nhân vốn) EM có thể được biến đổi thành: EM = Tài sản = Tổng nguồn vốn = 1 = 1 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 1- Tỷ suất nợ Tổng nguồn vốn ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp – khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Tách ROA: ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu = PM x AU Tài sản Doanh thu Tài sản PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp. AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau: ROE = PM x AU x EM Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính. 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính. 1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn
  • 21. 21 * Phân tích cơ cấu tài sản: Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, …) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đố thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ. Nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: Giá trị của từng bộ phận tài sản Tổng số tài sản = Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản 100x
  • 22. 22 BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chên h lệch tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn 1 2 3 4 5 6 7 8 I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng
  • 23. 23 * Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích có thể lập bảng theo mẫu sau: Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tổng sô nguồn vốn = Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn 100x
  • 24. 24 BẢNG 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Nguồn vốn Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chên h lệch tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu . Vốn chủ sở hữu II. Nguồn vốn và kinh phí khác Tổng cộng * Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: + Hệ số nợ so với tài sản:
  • 25. 25 Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vỗn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại. 1.2.3.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản Nợ phải trả Tài sản = Hệ số nợ so với tài sản = Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Tài sản Vốn chủ sở hữu
  • 26. 26 dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không tốt. Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại là bất hợp lý vì nó làm
  • 27. 27 mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau: Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Hoặc: Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn (nợ dài hạn, trung hạn). Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này gọi là cân bằng tốt. Ngược lại, nếu vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Tài sản dài hạn Vốn hoạt động thuần -= Nguồn tài trợ thường xuyên
  • 28. 28 có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng xấu. * Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: + Hệ số tài trợ thường xuyên Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao và ngược lại. + Hệ số tài trợ tạm thời Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương…). Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn =Hệ số tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn =Hệ số tài trợ tạm thời
  • 29. 29 + Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. + Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. + Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên = Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn = Hệ số nguồn vốn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn = Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
  • 30. 30 sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. * Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng hợp: Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp = Số tiền có thể dùng thanh toán (khả năng thanh toán) Số tiền phải thanh toán (Nhu cầu thanh toán) Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính khả quan. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ thực trạng tài chính không bình thường, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải công nợ. Hệ số càng nhỏ phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán dẫn tới nguy cơ phá sản. * Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động + đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Qua thực tiễn thấy rằng hệ số này là 2 thì tốt nhất. Tuy nhiên, hệ số này tăng lên chưa hẳn chứng tỏ tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn mà có thể do sự gia tăng của hàng tồn kho ứ đọng… Vì vậy, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ các khoản mục riêng biệt của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. * Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:
  • 31. 31 Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này khắc phục được nhược điểm của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và đánh giá trung thực hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp vì hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển - những khoản mục không đáp ứng tức thời cho việc thanh toán thì không được đưa vào xem xét. Thông thường, hệ số này là 0,5 thì hợp lý, nếu cảng nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp sẽ phải bán gấp sản phẩm, hàng hoá để lấy tiền thanh toán các khoản nợ. * Chỉ tiêu thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của Doanh nghiệp tốt hơn. Nếu nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại không tốt vì gây tình trạng quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. * Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Nói cách khác, số vốn doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, mang lại lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp tiền vay hay không. 1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động: Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được thiết lập dựa trên doanh thu nhằm mục đích tìm ra tốc độ quay vòng của một số đại lượng cần thiết cho quản lý tài chính ngắn hạn. * Vòng quay tiền:
  • 32. 32 Vòng quay tiền = Doanh thu Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong một năm. CNó phản ánh với một lượng tiền nhất định dùng vào kinh doanh đã mang lại tổng số doanh thu là bao nhiêu trong một năm. Tuy nhiên cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác mới phản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vồn hàng bán ra trong kỳ Trị giá hàng tồn kho bình quân Đây là tỷ số đặc trưng cho tốc độ lưu chuyển hàng hoá phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho và trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp và sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu của thị trường. Vòng quay hàng tồn kho có thể rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Thông thường tỷ số này cao cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt cao, nguy cơ ứ đọng hàng hoá giảm, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả góp phần củng cố niềm tin của khách hàng. Các doanh nghiệp mong muốn duy trì lượng hàng tồn kho càng thấp càng tốt bởi chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho là tương đối lớn như: bảo hiểm cho hàng tồn kho, đọng vốn hàng tồn kho, nguy cơ bị lạc hậu… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá thấp, doanh nghiệp không đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu khách hàng… thì cũng không tốt cho doanh nghiệp. * Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
  • 33. 33 * Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt là việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm lập báo cáo. * Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản hoặc nguồn vốn, cho bết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi: Đây là các chỉ tiêu đánh giá khái quát nhất hiệu quả kinh doanh, khả năng dinh lợi của doanh nghiệp. Nó là kết quả của quá trình quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định cho các nhà quản lý. * Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: (PM) Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu
  • 34. 34 Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó phản ánh lợi nhuận sau thuế do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Tỷ số này chỉ ra tỷ trọng kết quả trọng tổng các hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. * Doanh lợi vốn chủ sở hữu: (ROE) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà chủ đầu tư quan tâm đặc biệt khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. * Doanh lợi tài sản: Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãi Tài sản Hoặc Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đơn vị được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. * Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính còn được gọi là hệ số nợ, được tính theo công thức sau: Đòn bẩy tài chính = Tài sản Vốn chủ sở hữu Hoặc được thể hiện bởi công thức: Đòn bẩy tài chính = Tổng số nợ vay Tổng vốn
  • 35. 35 Từ đó ta có thế xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau: Doanh lợi vốn Chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH Tổng vốn - Tổng nợ vay = Lợi nhuận sau thuế = Doanh lợi tổng vốnTổng vốn Tổng vốn - Tổng nợ vay 1- Hệ số nợ (ĐBTC) Tổng vốn Từ công thức trên ta thấy, khi doanh lợi tổng vốn không thay đổi, hệ số nợ càng cao (vốn vay càng nhiều) thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn. Do vậy, người ta gọi hệ số nợ là đòn bẩy tài chính và dùng nó để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chỉ phí lãi vay phải trả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút. Gọi: T: Tổng vốn; C: Vốn chủ sở hữu; V: Vốn vay P’TT&L : Doanh lợi tổng tài sản EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay P’TT&L = EBIT/T; Suy ra: EBIT = P’TT&L x T r : Lãi suất tiền vay ; t% : Thuế suất thuế TNDN Vậy, lãi vay phải trả là : V x r Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế = (EBIT - V x r) x (1- t%) Vốn CSH C = [(P’TT&L x T – V x r)] x (1 – t%) C = [(P’TT&L x (C + V) – V x r)] x (1 – t%) C
  • 36. 36 = [(P’TT&L x C) + (P’TT&L x V) – (V x r)] x (1 – t%) C = [(P’TT&L + (V/C) x (P’TT&L – r))] x (1 – t%) Ta thấy (1 – t%) là một hằng số, vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ phụ thuộc vào lãi suất tiền vay r, doanh lợi tổng tài sản (P’TT&L) và tỷ lệ giữa tài sản được tài trợ bằng vốn vay với tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu với (V/C) ≥ 0. Vì vậy: Nếu P’TT&L > r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh lợi của tổng tài sản và được khuyếch đại thêm một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r). Trường hợp này người ta gọi là đòn bẩy tài chính dương. Nếu P’TT&L < r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh lợi của tổng tài sản và được khấu trừ đi một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r). Trường hợp này người ta gọi là đòn bẩy tài chính âm. 1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng: Đánh giá chính xác khả năng tăng trưởng, giúp cho việc tính toán khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nhà quản lý doanh nghiệp mà kể cả các nhà đầu tư. Thực tế hiện nay cho thấy không phải chỉ có doanh nghiệp suy thoái bị phá sản mà có nhiều doanh nghiệp bị phá sản bởi tăng trưởng quá nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm. Việc quản lý để đạt được sự tăng trưởng đúng mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản lý nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận. Phân tích, đánh giá khả năng tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu, xác định được tốc độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây lµ tốc độ tăng trưởng tối đa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn nội lực tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêu với tốc độ tăng trưởng bền vững đồng thời nghiên cứu, xem xét tình huống đặt ra cho
  • 37. 37 các nhà quản trị một khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu vượt quá tốc độ tăng trưởng bền vững hay ngược lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bền vững. Trước hết hãy giả định rằng: 1. Trong điều kiện thị trường cho phép, mọi doanh nghiệp đều muốn tăng trưởng càng nhanh càng tốt; 2. Doanh nghiệp không thể hoặc không muốn tăng vốn chủ bằng cách gọi thêm và phát hành cổ phiếu; 3. Doanh nghiệp muốn duy trì một chính sách tài chính mà công ty cần phải đạt được. Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh có thể biểu diễn qua hình sau: Tài sản Nguồn vốn Tài sản mới gia tăng để đápứngsự gia tăng của doanh thu   Khoản vay mới và giữlạilợinhuận Tài sảngốc Nợphải trảvàvốn chủsởhữugốc SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ VỀ SỰ GIA TĂNG CỦA DOANH THU ĐÒI HỎI SỰ GIA TĂNG CỦA NỢ VAY VÀ GIỮ LẠI LỢI NHUẬN Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được trình bày làm 2 cột: Tài sản và nguồn vốn. Phần dưới là tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm (bằng nhau). Doanh nghiệp muốn gia tăng doanh thu cần phải gia tăng tài sản như khối lượng sản xuất, hàng tồn kho, các khoản phải thu. Do Công ty không thể bỏ thêm vốn chủ như giả định nên nguồn tài trợ cho sự gia tăng của tài sản là lợi nhuận giữ lại và tăng thêm nợ vay. Vấn đề cần xác định là tốc độ giới hạn mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu đó chính là tốc độ tăng trưởng bền vững (ký hệu Tbv).
  • 38. 38 Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một tỉ lệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi. Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ vay quyết định tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu. Do đó: Tbv = Thay đổi vốn chủ sở hữu = Thu nhập giữ lại Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Công thức này có thể biểu diễn dưới dạng: Tbv = TN X LN x DT x TS LN DT TS VC (1) X (2) x (3) x (4) Trong đó: Tbv: tỷ lệ tăng trưởng bền vững TN: thu nhập giữ lại LN: Lợi nhuận sau thuế DT: Doanh thu thuần TS: tổng tài sản bình quân; VC: vốn chủ sở hữu Trong công thức trên: (1) là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. (2) Hệ số lãi thuần; (3) Hệ số vòng quay tài sản; (4) Hệ số tài sản Phương trình trên cho thấy: (1) và (4) tức là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài chính phản ánh chính sách tài chính, các hệ số còn lại phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phản ánh thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc phân chia lợi nhuận, đòn bẩy tài chính cho biết chính sách của doanh nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tbv phụ thuộc vào 4 nhân tố. Nếu một trong 4 hệ số trên thay đổi thì Tbv cũng thay đổi theo. Điều đó nói lên rằng: muốn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với tỷ lệ
  • 39. 39 tăng trưởng bền vững đã xác định thì tốt nhất là tác động vào (2) và (3) tức là cải thiện tình hình hoạt động nếu không phải chuẩn bị phương án thay đổi chính sách tài chính. Một cách triển khai Tbv khác: Tbv = TN X TS x LN LN VC TS (1) X (2) x (3) 2 bộ phận đầu cho thấy chính sách tài chính của doanh nghiệp (3) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (khả năng sinh lợi của tài sản). Cách biểu diễn này cho thấy: với chính sách tài chính ổn định cho trước, tốc độ tăng trưởng bền vững thay đổi tuyến tính với khả năng sinh lời của tài sản. Sơ đồ 1.4 phác hoạ mối quan hệ này. Đường biểu diễn mối quan hệ này có thể được gọi là đường “tăng trưởng cân bằng”. Gọi là cân bằng bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể tài trợ nếu các điểm biểu diễn tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời của tài sản đều nằm trên đường này. Ngoài ra sẽ dẫn đến thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt. Như vậy, nếu tăng trưởng quá nhanh mà mức lợi nhuận có hạn thì doanh nghiệp nằm trong vùng thiếu tiền và ngược lại nằm trong vùng thừa tiền.
  • 40. 40 Thiếu hụt tiền mặt Dư thừa tiền mặt Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản SƠ ĐỒ 1.4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI Nếu doanh nghiệp rơi vào sự tăng trưởng không cân bằng có thể điều chỉnh, tác động đến 1 trong 3 nhân tố là: tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tỷ suất lợi nhuận. Khi đó đường tăng trưởng cân bằng sẽ dịch chuyển và sự cân bằng mới sẽ được thiết lập. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn bộ phận cần tác động. Trường hợp tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: trước tiên là xem xét tình hình này kéo dài bao lâu. Nếu tốc độ này có thể giảm xuống trong tương lai gần do doanh nghiệp đã đạt được mức bão hoà thì điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trưởng nhanh chỉ là tạm thời, do đó có thể giải quyết việc vay mượn thêm. Khi tốc đọ tăng trưởng thực tế giảm xuống nhỏ hơn hoặc bằng tăng trưởng bền vững, lúc đó doanh nghiệp chuyển từ kẻ tiêu tiền sang người tạo ra tiền và có thể trả được nợ vay. Trường hợp tốc độ tăng trưởng lớn kéo dài, cần có sự phối hợp các chiến lược như: - Huy động vốn cổ động mới: khi vốn cổ đông tăng, cộng với số tiền có thể được vay thêm, sẽ là nguồn tài trợ giúp cho tăng trưởng. - Gia tăng các đòn bẩy bằng cách: 1. Giảm tỷ lệ chia cổ tức (tăng tỷ lệ giữ lại thu nhập). 2. Tăng nợ vay. Đường tăng trưởng cân bằng Tốc độ tăng trưởng doanh thu
  • 41. 41 - Thay đổi quá trình hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá nhanh (ví dụ đa dạng hoá sản phẩm với mục tiêu bình quân hoá các nguồn thu trên cơ sở đó giảm tỷ lệ tăng trưởng). - Sử dụng ngoại lực bằng cách thuê ngoài và giảm vệic thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này có thể giải phóng một số tài sản gắn liền với các hoạt động và nó sẽ làm tăng việc luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, điều đó làm giảm bớt khó khăn trong vấn đề tăng trưởng. Trường hợp tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: các doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng quá thấp vướng vào tình thế nan giải là không biết làm gì với nguồn lực quá lớn. Khi không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cần thiết thì có thể lựa chọn các giải pháp như: - Hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu thông qua việc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức và mua vào chính cổ phiếu của chính doanh nghiệp. - Mua sự tăng trưởng bằng cách nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra các ngành khác đang là trào lưu. Khi phân tích tăng trưởng cần lưu ý đến ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng. Bởi tăng trưởng có được từ 2 nguyên nhân: khối lượng sản phẩm và lạm phát. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có thể khái quát lại qua các nhân tố chủ quan và khách quan sau: 1.3.1. Nhân tố chủ quan Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính là nhân tố con người. Trước hết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích tài chính. Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ
  • 42. 42 đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác tài chính, từ đó mới có sự đầu tư thoả đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích tài chính trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác tài chính cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó không chỉ là đội ngũ lãnh đạo mà còn có các nhà đầu tư, các nhà cho vay… Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm tới công tác phân tích tài chính cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này. Nhân tố ảnh hưởng thứ hai chính là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức ( ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua hệ thống mạng…). Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích tài chính. Nhân tố thứ ba là công tác kế toán, kiểm toán, thống kê. Công tác kế toán, thống kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh…). Bên cạnh đó, công tác kiểm toán sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan, tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, sự hoàn thiện của công tác kế toán, kiểm toán thống kê cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phân tích tài chính. 1.3.2. Nhân tố khách quan Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong
  • 43. 43 hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành. Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể được xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ.
  • 44. 44 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ - Tên giao dịch quốc tế: DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DOANXA PORT - Trụ sở chính: Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá tiền thân là Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn xá, là đơn vị trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 334/TCCB-LĐ ngày 28/06/1995 của Cục Hàng Hải Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến tháng 10/2001, Cảng Đoạn Xá là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Hải Phòng, trong những năm này do chưa được chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị nên chưa khai thác hết lợi thế mặt bằng (khoảng 65.000 m2 bãi sử dụng) và cầu cảng. Ngày 19/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1372/QĐ-TTg, quyết định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 35.000.000.000 đồng, Công ty đã khai thác các lợi thế sẵn có để vươn lên trở thành Công ty có sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành. Theo đăng ký kinh doanh, Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính sau đây: - Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại Cảng biển. - Kinh doanh kho bãi. - Dịch vụ vận tải. - Dịch vụ đại lý vận tải đường biển.
  • 45. 45 Về các hoạt động khai thác Cảng biển (dịch vụ xếp dỡ hàng hoá và kinh doanh kho bãi), Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do có lợi thế về mặt địa lý. Về đường bộ, Công ty nằm sát ngay đường bao thành phố Hải Phòng nối tiếp với Quôc lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm phía Bắc. Về đường sông, Công ty nằm ngay cửa biển và trên tuuyến vận tải đường thuỷ chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 1 vạn tấn có thể cập Cảng Đoạn Xá thuận lợi. Song song với việc khai thác lợi thế về mặt địa lý, Công ty không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực kinh doanh để phát triển mảng dịch vụ này. Tận dụng lợi thế khách quan kết hợp với định hướng phát triển của Công ty, mảng dịch vụ này hiện chiếm trên 90% tổng doanh thu. Bên cạnh đó là mảng dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Đại lý tàu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tàu nước ngoài về gom hàng và dàn xếp các công việc phục vụ tàu tại Cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam. Nghiệp vụ giao nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm cuối cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tàu, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hoá với tư cách là người kinh doanh độc lập. Hiện nay mảng nghiệp vụ này Công ty đang từng bước triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn. Doanh thu từ mảng nghiệp vụ này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của Công ty nhưng sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai. Sắp tới, Công ty mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ Logistics bao gồm các khâu từ tìm kiếm, thu gom nguồn hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình, Thanh Hoá, … vận chuyển bộ, đóng Container, bốc xếp hàng hoá qua cầu Cảng và vận chuyển hàng hoá đường biển đến thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 12/2005, Công ty trở thành Công ty của công chúng khi chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tháng 12
  • 46. 46 năm 2006, Công ty chuyển sàn giao dịch sang Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DXP. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty: SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong
  • 47. 47 việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông. Ban điều hành: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó Giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân công, phân nhiệm. Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng gồm: phòng Tổ chức - tiền lương – hành chính, phòng Kế hoạch – kinh doanh, phòng Tài chính - kế toán, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng Khai thác, phòng Bảo vệ và an ninh Cảng biển. 2.1.3. Về cơ chế quản lý tài chính của Công ty Với loại hình công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cơ chế quản lý tài chính mà Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước, vừa đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù của Công ty. Tất cả mọi hoạt động trong Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ
  • 48. 48 chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn. Cơ chế này đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận... như là: - Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 10% vốn điều lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. - Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Giám đốc quyết định. - Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước; - Ban lãnh đạo Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Trường hợp làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định. Các khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật. - Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ tiền thưởng Ban lãnh đạo Công ty. - Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại hội đồng cổ đông hàng năm. Kế hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và sự biến động của giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty. - Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh
  • 49. 49 báo cáo tài chính. Công ty phải gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định của trung tâm Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết. Báo cáo tài chính năm của Công ty phải được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập. 2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán trưởng, đây là người trực tiếp điều hành công tác kế toán, tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp là người tổng hợp sổ sách từ các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lương; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu; Kế toán vật tư, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán. Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành của mình phụ trách. Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty như sau:
  • 50. 50 SƠ ĐỒ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ * Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính. Hằng ngày, từ các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ, sau đó vào sổ kế toán chi tiết đồng thời vào chứng từ ghi sổ. Từ những chứng từ thu chi quỹ tiền mặt, thủ quỹ vào sổ quỹ và cuối ngày chuyển cho phần hành kế toán có liên quan để xử lý. Cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết của từng đối tượng, kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái các tài khoản. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái các tài khoản để kiểm tra tính chính xác của số liệu nhập vào. Cuối quý, căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ vào bảng cân đối, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu Kế toán vật tư, công nợ phải trả Kế toán thuế, TSCĐ, thống kê, chứng khoán
  • 51. 51 SƠ ĐỒ 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. 2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính: Trong những năm qua, đặc biệt là khi được cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, phân tích tài chính bắt đầu được triển khai tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Tuy nhiên, do đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên hiện nay, tại Công ty chưa có bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng của Phòng Tài chính - Kế toán. Là một thành viên của Ban giám đốc đồng thời là người đứng đầu bộ máy kế toán, Kế toán trưởng sẽ trực tiếp đảm nhiệm công tác phân tích . Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích là các báo Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Chứng từ - Ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
  • 52. 52 cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng khoán của Công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Việc phân tích chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban Giám đốc. Mục đích của công tác phân tích tài chính chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc báo cáo trước đại hội đồng cổ đông và quảng bá hình ảnh của Công ty, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị, nhà đầu tư... 2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính: Trong quá trình thực hiện việc phân tích tài chính tại Công ty, phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người làm công tác phân tích nào cũng sử dụng. Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả 2 cách là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh, Công ty đã đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn. 2.2.3. Nội dung phân tích tài chính: Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Xem xét, đánh giá nội dung phân tích tài chính sẽ đưa lại cho người sử dụng những thông tin cần thiết trên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi tiến hành công tác phân tích tài chính cũng có nội dung phân tích toàn diện để có thể đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của người sử dụng thông tin. Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại Công ty gồm các nhóm chỉ tiêu chính: - Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn - Phân tích tình hình khả năng thanh toán - Phân tích hiệu quả kinh doanh
  • 53. 53 2.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả. Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2004 đến năm 2006, công ty đã tính ra và so sánh tình hình biến động giữa phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.
  • 54. 54 BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tài sản dài hạn 63.701 83,07 55.903 71,81 83.830 83,19 Tài sản ngắn hạn 12.985 16,93 21.940 28,19 16.936 16,81 Nguồn vốn chủ sở hữu 48.408 63,32 51.836 66,59 54.670 54,25 Nợ phải trả 28.279 36,68 26.008 33,41 46.096 45,75 (Nguồn:Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)