SlideShare a Scribd company logo
1 of 408
Download to read offline
M
636
20543 cTHÁI NGUYÊN
ẠI HỌC NÔNG LÂM
N VĂN BÌNH (Chủ biên)
TRẦN VĂN TƯỜNG
GIÁO TRÌNH
NUÔITRÂU BÒ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÌNH (Chủ biên)
PGS.TS. TRẨN VĂN TƯỜNG
GIÁO TRÌNH
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
DẠI H
Ọ
CTHẢINGUYẺN
_ THƯ VIÊN
TRƯỜNG Ũ M AQ gỳệm LÂM
PHòS gAvuỐn
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2007
LỜI NÓI ĐẦU
Trâu bò là một trong nhữỉig đối tượng vật nuôi có vị trí và vai trò rất quan trọng
trong ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Chúng là loài vật nuôi phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho con
người vì chúng cung cấp một nguồn thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời
trâu bò còn là một nguồn sức kéo quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao trình độ kiến
thức, năng lực chuyên môn cũng như tiến hành các nghiên cíni để ngày càng nâng cao
năng suất, chất lượng sán phẩm trong chân nuôi trâu bò, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về cả sô' lượng và cliất lượng sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của các trường
đào tạo, các nhà khoa học chuyên ngành và người chăn nuôi.
Trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp thì yêu
cầu đặt ra đối với tất cả các môn học nói chung và môn học Chăn nuôi Trâu bò nói
riêng là phải cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức cần thiết nhằm trang bị
cho họ một trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn tốt để sau khi ra trường
có thể đáp íữig được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất.
Trong quá trình đào rạo, một trong những điều kiện quan trọng là cần phải cung
cấp đầy đủ cho người học những nguồn thông tin khoa học cần thiết đối với tìữig môn
học thông qua các tài liệu, sách, giáo trình... liên quan. Đồng thời, với những nguồn
thông tin phong phú đó cũng sẽ giúp cho người dạy và người học có thể thực hiện được
những phương pháp dạy và liọc tích cực, nâng cao được chất lượng và hiệu quả giảng
dạy và học tập. Chính vì vậy, công tác biên soạn giáo trình trong các nhà trường đã "à
đang được quan tâm triển khai tích cực.
Giáo trình Chăn nuôi Trâu bò được biên soạn là nhằm đáp íũìg những yêu cầu quan
trọng đó. Giáo trình do PGS. TS. Nguyễn Văn Bình và PGS.TS. Trần Văn Tường biên
soạn, bao gồm 10 chương. Trong đó:
Phần mở đầu và các chương I, IV, VI, VII, VIII, IX và X do PGS. TS Nguyễn Văn
Bình biên soạn
Chương II, III và chương V do PGS. TS. Trần Văn Tường biên soạn.
Cuốn Giáo trình Chăn nuôi Trâu bò lần đẩu tiên được biên soạn chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các dồng nghiệp
và các em sinh viên.
Chứng tôi xin trân trọng cảm ơn.
Các tác giả
3
BÀI MỞ ĐẦU
l ệVAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
l ắl ẳCung cấp thực phẩm
Nuôi trâu bò, con người khai thác được hai loại thực phẩm có giá trị cao là sữa và
thịt. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. về năng lượng, thịt
trâu béo cung cấp 2558 Kcal/kg, loại trung bình cung cấp 2080 Kcal/kg. Sữa trâu bò
được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và có tỉ lệ tiêu hoá
cao tới 98%.
Về lịch sử thuần dưỡng, cũng như các loài vật khác, xưa kia bò cũng chỉ là một
trong những đối tượng săn bắn của con người như là một nguồn cung cấp thực phẩm và
các vật liệu khác (lông, da..). Đến khi con người bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất
nông nghiệp, do nhu cầu làm đất để trồng cấy, bò đã được bắt và nuôi giữ để cung cấp
sức kéo. Khi dân số ngày càng trở nên đông đúc, nhu cầu về thực phẩm trở nên phong
phú hơn thì bò lại là con vật được con người sử dụng để sản xuất nhằm cung cấp nhiều
thịt và sữa. Con người cũng đã bắt đầu có ý thức chọn lọc những con vật cho sức sản
xuất thịt, sữa cao, chất lượng tốt. Các bản ghi chép về sức sản xuất sữa của bò đã xuất
hiện từ thời gian đầu của năm 9000 trước công nguyên. Trong kinh thánh cũng đã nói
nhiều về vai trò của sữa và xem “ sữa như là một sự ngọt ngào của cuộc sống". Tác giả
Sanskxit đã viết: “...hàng ngàn năm qua, sữa bò đã trở thành một trong những nguồn
thực phẩm quan trọng của con người...”. Hippocrate cũng đã nói: “...Sữa như ỉà mội
loại thuốc của con người từ 5 thế kỷ trước công nguyên. Sữa là một loại thức ăn gần như
hoàn hảo nhất vì đây là một loại thức ăn hoàn chỉnh, dễ tiêu tioá, dễ hấp thu, đặc biệt
đối với con vật sơ sinh, nếu thiếu sữa thì khả năng sinh trưởng, phát triển ế
sẽ gặp rất
nhiều khó khăn...
Hàng nãm, ngành chăn nuôi trên thế giới đã sản xuất được một khối lirợng sữa rất
lớn. Năm 2004, toàn thế giới đã sản xuất được khoảng 620 triệu tấn sữa, trong đó có tới
80-90% lượng sữa được thu từ việc chăn nuôi trâu bò sữa.
Về sản lượng thịt trâu bò, năm 2004 thế giới cũng đã sản xuất được trên 62 triệu tấn.
Lượng thịt này chiếm 32% tổng sản lượng thịt sản xuất từ vật nuôi (FAO).
Sữa đã trở thành một loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của
con người, đặc biệt là ở các nước châu Âu, châu Mỹ (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Mỹ,
Canađa....). Chính vì vậy mà ngành chăn nuôi bò sữa ở những nước này ngày càng phát
triển mạnh.
5
Tuy nhiên, trái lại với vai trò rất quan trọng của con bò ở các nước tây Á và châu Au
kể cả trong thời kỳ cổ xưa đến nay, con bò lại không được xem là có giá trị cao ớ các
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...bởi vì người dân ở những nước này không
có thói quen sử dụng nhiều các sản phẩm như: sữa, bơ, pho mát. ơ Ân Độ, con bò lại có
thêm một vai trò khác trong đời sống của người dân nơi đây, chúng là biểu tượng vĩ đại
trong tôn giáo của họ, đó là “thần bò
1.2. Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển
Việt Nam với đặc điểm nổi bật của nền kinh tế của một nước sản xuất nông nghiệp
đang phát triển, với truyền thống của nghề trồng lúa nước, con trâu bò đã trở thành một
hình ảnh gắn bó gần gũi với người nống dân bởi vì chúng đã cung cấp một nguồn sức
kéo quan trọng giúp người nông dân tham gia canh tác, sản xuất nông nghiệp. Ngày nay,
mặc dù đã có đầu tư cơ khí hoá cho sản xuất nông nghiệp nhưng còn ớ mức độ rất hạn
chế, do đó công việc làm đất vẫn thu hút gần 70% sức kéo của trâu và 40% sức kéo của
bò trong toàn quốc, đáp ứng trên 70 % sức kéo trong nông nghiệp (Báo cáo của Cục
Khuyến nông - Bộ Nông nghiệp & PTNT - 2002). Ngoài ra, trâu bò còn được sử dụng để
vận chuyển. Chúng có lợi thế là hoạt động được trên nhiều địa bàn và sử dụng nguồn
thức ăn, phế phụ phẩm công nông nghiệp tại chỗ một cách tối đa.
Cũng như Việt Nam, nhiều nước sản xuất nông nghiệp đang phát triển trên thế giới
cũng sử dụng sức kéo trâu bò như là một lực lượng lao động chính. Theo ước tính có tới
2 tỉ người trên thế giới đang phụ thuộc vào sức kéo của gia súc để làm đất, vận chuyển
hàng hoá và các lao tác khác. Đặc biệt khi các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên ngày
càng cạn kiệt, giá dầu mỏ ngày càng tãng thì sức kéo từ vật nuôi lại trở nên có nhiều ưu
thế, có tính bền vũng cao.
Theo FAO (1990), gia súc được sử dụng để làm việc trên thế giới chủ yếu tập trung
ở các nước đang phát triển và ước tính như sau:
Bảng M -l. ước tính sô lượng gia súc sử dụng làm việc ở các nước đang phát triển
(Đơn vị tính: triệu con)
Loại gia súc Tổng số
Gia súc sử dụng làm việc
Số lượng Tỷ lệ (%)
Bò 878,7 457,0 52
Trâu 140,0 47,6 34
Ngựa 44,5 25,0 56
Lừa 42,0 22,3 53
La 14,4 4,3 30
Lac đà 19,1 2,9 15
Số liệu ở bảng trên cho thấy, việc chăn nuôi gia súc ở các nước đang phát triển đế
lấy sức kéo phục vụ sản xuất và sinh hoạt chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là các nguồn sức
kéo từ trâu bò, ngựa.
6
Trong các loài vật nuôi thì bò được sử dụng để lấy sức kéo khá nhiều. Việc sử dụng
bò để cày kéo thường thấy nhiều ở các vùng Trung Đông, Đông Nam Á, châu Phi và My
la tinh...
Trâu là loài vật phổ biến thứ hai được sử dụng để lấy sức kéo. Chúng phổ biến ở
những vùng trồng lúa nước như khu vực Đông Nam châu Á.
1.3. Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có giá trị và chiếm tỷ trọng đáng kể trong các loại
phân bón sử dụng cho ngành trồng trọt ở nước ta.
Có thể ước tính lượng phân trâu bò thải ra như sau:
Trâu trưởng thành: 15 - 20kg/ngày.
Bò trưởng thành: 10 - 15kg/ngày.
Như vậy, bình quân 1 trâu bò trưởng thành thải ra khoảng 5000 - 6000kg phân/năm.
Lượng phân thu được từ chăn nuôi trâu bò đã đáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho
sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Ngoài ra ở nhiều nước như: Ân Độ, Pakistan...phân trâu bò còn được sử dụng làm
chất đốt rất phổ biến, phân trâu bò được trộn với rơm băm, nắm thành từng nắm và phơi
khô, dự trữ, dùng dần.
l ằ
4. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chê biến và tiểu thủ công nghiệp
Khi ngành chăn nuôi trâu bò phát triển sẽ sản xuất ra nhiều thịt sữa và do đó sẽ thúc
đẩy ngành công nghiệp chế biến thịt sữa cùng phát triển, tạo ra các loại sản phẩm hàng
hoá có giá trị cao như: thịt hộp, Jăm bông, xúc xích, sữa hộp, sữa tươi thanh trùng, sữa
bột, bơ, pho mát...
Chăn nuôi trâu bò cũng đồng thời cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành tiểu thủ
công nghiệp phát triển như: da, lông, sừng, móng.... Sừng trâu bò được gia công, chế
biến, sản xuất ra nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau như: cúc áo, trâm cài, lược, thìa,
đĩa, đồ trang trí...Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da để
sản xuất các mặt hàng da như: áo da, găng tay, dây lưng, vali, cặp....
Một ví dụ điển hình về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ từ các sản phẩm phụ của
chăn nuôi trâu bò đó là Pakistan. Đây là một nước có nghề sản xuất đồ da và lông trâu có
chất lượng tốt trên thế giới. Hàng năm nước này mổ giết khoảng 900.000 con trâu, sau cây
đay và bỏng thì da trâu là nguồn nguyên liệu quan trọng của nền kinh tế nước này.
1.5ễÝ nghĩa văn hoá và xã hội của chăn nuôi trâu bò
Trâu bò nói chung và con trâu nói riêng là một trong những loài vật nuôi gắn liền với
nền văn minh lúa nước. Chúng đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá và tâm linh của người nông dân Việt nam. Hình ảnh con trâu cùng với luỹ
tre làng đã tạo lên một biểu tượng đẹp đẽ của làng quê đất Việt. Bên cạnh vai trò quan
trọng cung cấp sức kéo, phân bón giúp người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, con
7
trâu còn xuất hiện trong nhiều hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân như:
Hội thi trâu, chọi trâu, đâm trâu và các chợ trâu...Con trâu đã góp phần làm cho người
Việt gắn bó với nhau trong một nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Về góc độ kinh tế, đối với người nông dân, con trâu bò là một loại tài sản cố định có
giá trị lớn, là một ngân hàng sống đảm bảo sự ổn định về kinh tế của mỗi hộ gia đình.
Có thể nói, chãn nuôi trâu bò là một kế sinh nhai, là một giải pháp tốt để xoá đói, giảm
nghèo, phát triển nông thôn bền vững. Mặt khác, đối với một số dân tộc, uy tín và vị thế
của một người trong thôn bản còn phụ thuộc vào số lượng trâu bò mà họ có được.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA TRÂU BÒ
• • •
2.1. Ưu thê sinh học và ý nghĩa sinh thái của trâu bò
Nhờ có hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ, trâu bò nói riêng và gia súc nhai
lại nói chung có đặc điểm sinh học nổi bật là khả năng phân giải thức ăn nhiều xơ chứa
liên kết /3-1,4 glucozit và sử dụng nitơ phi protein.
- Khả năng phân giải liên kết /5-1,4 glucozit
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải liên kết /3-1,4 glucozit trong các phân tử
Cellulose và Hemicellulose của vách tế bào thức ăn thực vật. Chính nhờ khả năng đặc
biệt này mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các loại thức ăn nhiều xơ mà người và
các loài dạ dày đơn không sử dụng làm thức ăn được. Điều này có ý nghĩa sinh thái rất
lớn, cho phép nuôi gia súc nhai lại trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh, phát triển
chăn nuôi bền vững.
- Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ nitơ phi protein
(NPN). Sau đó chính khu hệ vi sinh vật dạ cỏ này sẽ là nguồn cung cấp protein quan
trọng cho vật chủ. Nhờ khả nãng khai thác NPN này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại
thức ăn protein chất lượng cao như các loài dạ dày đơn. Người chăn nuôi có thể sử dụng
các nguồn NPN công nghiệp như urê để cung cấp một phần về nhu cầu protein cho gia
súc nhai lại. Điều này có ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất quan trọng do giảm được giá
thành sản xuất và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi.
2.2. Những hạn chê của chăn nuôi trâu bò
Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên, chăn nuôi trâu bò cũng có những hạn chế
nhất định.
- Sinh khí mêtan
Khác với động vật dạ dày đơn, động vật nhai lại có quá trình lên men ở dạ cỏ, đây là
một lợi thế cho phép chúng sử dụng được thức ãn thô. Tuy nhiên, quá trình lên men dạ
cỏ đã sinh ra khá nhiều khí mêtan và thải ra ngoài qua ợ hơi. Như vậy, ngoài việc tiêu
tốn năng lượng do phải mang một túi dạ cỏ lớn thì việc thải khí mêtan này cũng đã làm
lãng phí năng lượng của thức ãn khoảng từ 6 - 12%. Mặt khác, khí mêtan cũng là nguồn
khí gây ra hiệu ứng nhà kính, không có lợi cho mỏi trường.
8
- Khả năng chuyển hoá thức ăn bột đường kém
Cũng chính do đặc điểm khác biệt về sinh lý tiêu hoá trong dạ cỏ, cùng với khả năng
tiêu hoá tốt thức ăn thô xanh và sử dụng được NPN thì gia súc nhai lại chuyển hoá thức
ăn bột đường kém hiệu quả hơn so với động vật dạ dày đơn.
- Năng suất sinh sản thấp, chu kỳ kinh tế dài
Trâu bò là loài gia súc đơn thai và có thời gian mang thai dài (trung bình ở bò và
trâu tương íữig là 290 ngày và 310 ngày), nếu khả năng sinh sản tốt thì cũng chỉ đẻ được
một bê nghé/năm. Chính vì vậy mà khả năng tái sản xuất đàn chậm hơn rất nhiều so với
một số loài gia súc khác.
Hơn nữa, trâu bò là loài động vật ăn cỏ có tầm vóc to lớn {đại gia súc), do đó thời
gian cho khai thác sản phẩm muộn. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì 28-30 tháng tuổi
bò mới đẻ lứa đầu và có thể khai thác sữa {nếu là bò hướng sữa), ở trâu còn muộn hơn
{36-40 tháng tuổi); Nếu nuôi lấy thịt thì phải nuôi tới 18 - 24 tháng tuổi mới có thể giết
thịt. Như vậy, mặc dù chúng cho khối lượng sản phẩm lớn nhưng chu kỳ kinh tế dài, do
đó tốc độ quay vòng vốn chậm và đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
- Đòi hỏi quĩ đất lớn
Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ cho nên muốn chãn nuôi được trâu bò phải có
đất trồng cỏ hoặc bãi chăn thả, nếu có đồng cỏ chăn thả tốt thì yêu cầu về diện tích cho
một trâu bò trưởng thành là từ 0,4 - 0,5 ha. Đây là một khó khăn, trở ngại lớn trong điều
kiện quĩ đất có nhiều hạn chế như nước ta, diện tích đất nông nghiệp bình quân/đầu
người thấp. Hơn nữa trong quá trình chăn thả, sự giẫm đạp của trâu bò cũng sẽ có ảnh
hưởng xấu tới đất canh tác, làm giảm độ phì, giảm năng suất đồng cỏ nếu không thường
xuyên chăm sóc và định kỳ cải tạo đồng cỏ.
3. NHŨNG NÉT CHÍNH VỂ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TRONG
NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò trong nước
3.1.1. Sô'lượng và cơ cấu đàn trâu bò
Trên cơ sở xác định rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi trâu bò trong ngành chăn
nuôi nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong những năm qua Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy chăn nuôi
trâu bò phát triển. Do đó, đàn trâu bò trong nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên, cơ cấu phát triển của đàn trâu bò cũng có nhiều thay đổi. về truyền
thống, chăn nuôi trâu bò ở nước ta chủ yếu là khai thác sức kéo và phân bón phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây, một mặt do cơ khí nhỏ trong
nông thôn đang dần dần thay thế cho sức kéo trâu bò, mặt khác do đời sống kinh tế ngày
càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về thịt sữa tăng, do
đó số lượng, cơ cấu và mục đích của chăn nuôi trâu bò cũng đã có sự thay đổi. Trong khi
đàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa ngày càng
phát triển.
9
Trong những năm 2000 đàn trâu bò trong cả nước đã có số lượng khá lớn và đạt tỉ lệ
tăng trung bình hàng nãm ở đàn bò là 4,98%, đàn trâu là 0,47%.
Bảng M-2. Tình hình phát triển của đàn trâu bò trong những năm gần đây
Năm
Trâu Bò
Tổng số
(1000 con)
Tỷ lệ tăng (năm sau so
với năm trước - %)
Tổng số
(1000 con)
Tỷ lệ tăng (năm sau so
với năm trước - %)
2000 2897,2 98,0 4127,9 101,6
2001 2807,9 96,9 3899,7 94,5
2002 2814,4 100,2 4062,9 104,2
2003 2834,9 100,7 4394,4 108,2
2004 2869,8 101,2 4907,7 111,7
2005 2922,2 101,8 5540,7 112,9
So sánh 05/00 100,86 134,23
(* Niên giám thống kê năm 2006)
Số liệu ở bảng trên cho thấy, trong các năm 2000 - 2001, số lượng trâu bị giảm trên
1%, từ năm 2002 số lượng trâu bắt đầu tăng dần cho đến 2005 đã đạt 101,8%. Nhung
nhìn chung, đàn trâu có tốc độ tăng trưởng kém, tính chung cho cả giai đoạn tốc độ tăng
đàn chỉ đạt 0,86%.
Đàn bò đạt tốc độ tăng đàn khá nhanh, tốc độ tãng ở năm 2005 đã đạt tới 34,23% so
với nãm 2000. Đặc biệt, tốc độ tăng rất nhanh từ năm 2003 đến 2005. Chứng tỏ các
chính sách phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa đã có hiệu quả tốt trong giai đoạn
nàyỗ
Sự phát triển nhanh của đàn bò sữa xuất phát từ nhu cầu từ thực tế tiêu thụ sữa trong
nước. Năm 1990, lượng sữa tiêu thụ chỉ đạt bình quân 0,47kg/người/nãm, năm 1995 đã
tăng lên 2,05kg, năm 1998 là 5,0kg, năm 2000 là 6,5kg và năm 2001 là 7,0kg. So với
năm 1990 thì năm 2001 sức tiêu thụ sữa của nước ta đã tăng lên gấp 14,8 lần, tổng lượng
sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn. Mức tiêu thụ tăng nhanh chủ yếu
là các thành phố, đố thị, các khu công nghiệp và khu du lịch, trong khi đó sản lượng sữa
sản xuất hàng năm của ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 10-11% nhu cầu, còn lại 90%
phải nhập khẩu.
Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp&PTNT năm 2004, tổng số bò
sữa trong cả nước đã đạt tới 95.000 con. Trong đó, miền Bắc và Khu Bốn cũ chiếm 24%
miền Trung và Tây Nguyên chiếm 7%, miền Nam chiếm 69%. Tổng số bò cái vắt sữa là
42.000 con. Sản lượng sữa trung binh ở bò lai hướng sữa đạt 3400 - 3500kg/chu kỳ, bò
thuần Holstein Friesian là 4500 - 4600 kg/chu kỳ; Sản lượng sữa thu được trong ngày đạt
400 tấn.
(*) Cơ cấu giống
- Bò lai hướng sữa : 87%
- Bò thuần Holstein Friesian và Jersey : 13%
10
(*) Mô hình chăn nuôi
- Nông hộ và các công ty tư nhân quản lý : 94% tổng số bò sữa
- Nhà nước quản lý : 6% tổng số bò sữa.
(*) Quy mô chãn nuôi bình quân/hộ
- Miền Bắc: 4 -5 con
- Miền Nam: 7 - 1 0 con
Trang trại mang tính công nghiệp: 1000 - 2000 con.
Sự tăng trưởng nhanh của đàn bò sữa trong những năm qua là nhờ vào chính sách
tập trung đầu tư phát triển chãn nuôi bò sữa của Nhà nước, đặc biệt là sự ra đời của
quyêt định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số
biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001 - 2010.
Theo kế hoạch này thì mục tiêu của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa là đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu. Phấn đấu đến
năm 2005 có 100 nghìn bò sữa, đáp ứng khoảng 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước và
đến năm 2010 có 200 nghìn bò sữa, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu.
Nhìn chung, kết quả tổng kết, đánh giá về sự tăng trưởng của đàn bò sữa trong
toàn quốc sau quyết định 167 (từ năm 2001-2004) là khá tốt. Tuy nhiên do sự đánh
giá, nhìn nhận chưa đúng kể cả về chính sách phát triển và kỹ thuật, dẫn đến sự phát
triển mang tính chất phong trào, đột biến và hết sức nóng vội đối với đàn bò sữa cho
nên đã dẫn tới sự phá sản của một số cơ sở chăn nuôi bò sữa, điển hình là dự án bò sữa
của tỉnh Tuyên Quang.
Mặc dù quá trinh phát triển còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong giai đoạn 2000 -
2005, sản lượng sản phẩm của ngành chãn nuôi trâu bò cũng đã đạt được một sự tăng
trưởng đáng khích lệ.
Bảng M-3. Sản lượng sữa và thịt trâu bò trong một số năm gần đây
(Đơn vị tính: tấn)
" Năm
Sản lượng "
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Thịt trâu hơi xuất chuồng 48.415 49.230 51.811 53.061 57.458 59.800
Thịt bò hơi xuất chuồng 93.819 97.780 102.454 107.540 119ề
789 153.166
Sữa tươi 51.458 64.703 78.453 126.697 151.314 197.679
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006
*
1
SỐ liệu ở bảng trên cho thấy, sản lượng thịt trâu và đặc biệt là thịt bò đã tăng nhanh
trong giai đoạn 2000 - 2005 và đạt tỉ lệ tăng tương ứng là 23,52% và 63,26%. Chứng tỏ
trong những năm qua việc nuôi trâu bò để lấy thịt cũng đã được quan tâm đầu tư và phát
triển khá tốt.
Đáng lun ý là sản lượng sữa bò đã tăng lnhanh qua các năm, tính đến hết năm 2005
đã tãng lên tới 284,16% so với năm 2000. Kết quả này cho thấy nghề nuôi bò sữa ở nước
ta đã và đang có xu hướng phát triển mạnh.
11
về lịch sử phát triển, chăn nuôi trâu bò sữa đã bắt đầu được quan tâm, chú ý phát
triển từ những năm 70. Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Cu Ba, An Độ...ệ
chúng ta đã
xây dựng được các Nông trường nuôi trâu bò sữa như: Mộc châu, Lâm Đổng, Sông Bé,
Phùng Thượng, Phù Đổng, Ba Vì...
Về công tác giống, với sự giúp đỡ của Cu Ba, chúng ta đã xây dựng được Trung tâm
Tinh đông viên Môncađa có nhiệm vụ nuôi giữ bò đực giống của các giống quí như:
Holstein Frisean, Charolais, Simmental, Crimousine, Limousine, Brahman, Sahivval,
Redsindhi...phục vụ cho chương trình nhân giống và lai tạo trong cả nước.
Đồng thời chúng ta cũng đã và đang thực hiện các chương trình nuôi thích nghi và
nhân giống các giống trâu bò ngoại như giống bò Holstein Frisean (Mộc Châu, Lảm
Đồng), bò Redsindhi (Nông trường Việt Nam-Mông cổ, Ba Vì, Hà Tây), trâu Murrahi
cTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi quốc gia)...
Hiện nay chúng ta có 09 cơ sở nuôi trâu bò giống trực thuộc Trung ương, đó là:
+) 03 cơ sở sản xuất giống bò thuần nhóm Zebu: Ba vì (Hà Tây), Ninh Bình và Dục
Mỹ (Khánh Hoà).
+) 02 cơ sở sản xuất giống bò sữa Holstein Frisean (Hà Lan thuần chủng): Mộc
Châu, Lâm Đồng.
+) 03 cơ sở nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi, Trung tâm đào tạo, huấn luyện bò sữa tại
Binh Dương (thuộc Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam).
+) Trung tâm sản xuất tinh đông lạnh Môncađa.
Cùng với việc cải tạo nâng cao chất lượng con giống thì việc sản xuất và cung cấp
thức ăn cho đàn trâu bò cũng được chú ý phát triển. Trong những năm qua, việc xây
dựng và cải tạo đồng bãi chăn thả đạt kết quả tốt, xây dựng các đồng cỏ chăn thả luân
phiên. Đặc biệt là các đồng cỏ thâm canh, trồng các giống cỏ có nãng suất cao như: cỏ
Voi, cỏ Pangola, cỏ Ghine..ửđảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò.
Đồng thời, các nhà máy sản xuất chế biến thức ăn cũng được xây dựng và phát triển
mạnh trong toàn quốc thông qua các liên doanh, liên kết với các hãng sản xuất, chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm của nước ngoài như: CPI, Pro-Conco....
Về quy mô chăn nuôi, ngoài các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, trong những năm qua
đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Đặc biệt là sự phát triển mạnh chăn
nuôi bò sữa của các nông hộ ở hầu hết các địa phương trong cả nước như: Đồng bằng
sông Cửu Long, Phú Yên, Bình Dương, các tỉnh miền Trung, Hà Nội, Tuyên Quang,
Vĩnh Phúc, Sơn La...
Cùng với sự phát triển mạnh việc nuôi bò sữa thì hàng loạt các công ty chế biến sữa
và các sản phẩm từ sữa đã được ra đời dưới nhiều hình thức như công ty liên doanh,
công ty tư nhân...Lớn nhất là Công ty sữa Việt nam (Vinamilk), các công ty tư nhân
khác như công ty Vĩnh Phúc (Elovi)....
3.1.2. Sự phán bô của đàn trâu bò
Theo số liệu thống kê năm 2006, sự phân bô' của đàn trâu bò trong toàn quốc được
trình bày ở bảng sau.
12
(Đơn vị tính: nghìn con)
Bảng M-4. Sự phân bố về số lượng của đàn trâu bò ở các địa phương
Năm
Khu vực
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò
Cả nước 2897,2 4127,9 2807,9 3899,7 2814,5 4062,9 2834,9 4394,4 2869,8 4907,7 2922,2 5540,7
ĐB Sông Hồng 213,7 488,3 182,2 482,9 171,2 502,1 165,0 542,3 154,6 604,5 145,9 685,8
Đông Bắc 1251,8 507,4 1218,4 524,1 1222,4 543,9 1224,1 577,8 1213,1 618,8 1226,4 675,5
Tây Bắc 374,6 158,3 381,2 173,7 390,3 182,0 399,4 193,5 437,8 209,7 453,1 224,3
Bắc Trung Bộ 679,0 890,6 685,4 849,4 689,4 855,9 706,9 899,0 719,4 990,3 743,3 1110,9
Nam Trung bộ 127,8 937,2 127,9 772,4 129,9 793,5 131,9 842,1 134,3 917,9 139,5 1007,3
Tây Nguyên 68,4 524,9 61,6 439,4 62,1 432,5 65,8 746,0 68,8 547,1 71,9 616,9
Đông Nam bộ 118,2 424,0 111,0 437,8 112,0 474,8 106,0 534,6 105,4 599,0 103,3 682,1
ĐB Sông cửu Long 63,7 197,2 40,2 220,0 37,3 278,2 35,8 329,1 36,4 419,8 38,8 537,9
Phân tích số liệu của năm 2005 ở bảng trên cho thấy, đàn trâu chủ yếu tập trung ở
vùng Đông Bắc (1226,4 nghìn con - chiếm 41,97% tổng đàn trâu cả nước), sau đó đến
Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Khu vực nuôi ít trâu nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (38,8
nghìn con - chiếm 1,33% tổng đàn).
Đối với đàn bò thì khu vực nuôi nhiều nhất là Bắc Trung Bộ (1110,9 nghìn con -
chiếm 20,05% tổng đàn), sau đó đến Nam Trung Bộ (1007,3 nghìn con). Các khu vực:
Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đổng bằng Sông Cửu
Long có số lượng bò tương đương nhau (từ trên 500 nghìn đến gần 700 nghìn con). Khu
vực nuôi ít bò nhất là Tây Bắc (224,3 nghìn con - chiếm 4,05% tổng đàn).
3Ễ
2. Tình hình chăn nuôi trâu bò trên thê giới
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2006, tình hình phát triển của đàn trâu bò trên
thế giới và sự so sánh, đánh giá giữa các châu lục trong một số năm gần đây như sau:
Bảng M-5. Sô lượng trâu bò trên thế giới trong các năm 2003 - 2005
(đơn vị tính: con)
Khu vực
2003 2004 2005
Trâu Bò Trâu Bỏ Trâu Bò
Toàn thế giới 170.259ẻ
489 1.351.879.062 171.948.925 1.364.363.916 173.858.427 1.376.823.807
Châu Phi 3.777.025 237.573.972 3.845ế
025 239.278ề
476 3.920.025 243.714.798
Châu Á 165.038.298 446.575.508 166ế
684.300 451.964.019 168.563.056 457ẵ
582.874
Châu Âu 289.116 138.456.907 279.688 134.244.751 274.056 130.440.721
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, khu vực nuôi nhiều trâu nhất là châu Á với tổng số
168.563.056 con trong năm 2005 (chiếm 96,95% tổng đàn trâu thế giới). Khu vực nuôi
ít trâu nhất là châu Âu, trong năm 2005 chỉ có 2274.056 con (chiếm 0,16% tổng đàn
trâu của thếgiới).
Đối với đàn bò, khu vực nuôi nhiều nhất cũng là châu Á với số lượng 457ế582.874
con (chiếm 33,23% tổng đàn), thấp nhất vẫn là châu Âu với số lượng 130.440.721 con
(chiếm 9,47% tổng đàn) (sốliệu năm 2005).
Số liệu trên cũng cho thấy, tổng đàn trâu trên thế giới từ năm 2003 đến 2005 đã tăng
lên 2,11%, đàn bò tăng 1,84%. Như vậy trên phương diện tổng thể thì tốc độ tãng của
đàn bò chậm hơn so với đàn trâuếXem xét cụ thể theo từng châu lục thì kết quả cho thấy
cả đàn bò và đàn trâu ở các nước thuộc châu Phi và châu Á đều tăng dần qua các nãm
nhưng riêng khu vực châu Âu thì số lượng của cả đàn trâu và bò đều giảm dần qua các
năm (so sánh năm 2005/2003 thì đàn trâu và bò chỉ đạt tương ứng 94,79% và 94,21%).
Nguyên nhân chính là do trong những năm qua đã có một sô' dịch bệnh lớn xảy ra ở một
số nước châu Âu, đặc biệt là bệnh bò điên, lở mồm long móng do đó đã làm cho số
lượng trâu bò giảm đi đáng kể.
14
Trong các nước châu Á thì nước nuôi nhiều trâu nhất là Ấn Độ. Trong năm 2005, Ấn
Độ có 98.000.000 con (chiếm 58,14% đàn trâu của khu vực và 56,37% đàn trâu trên thế
giới). Tiếp theo là Pakistan (26.300.000 con), Trung Quốc (22.745.250 con); Việt Nam
có 2.922.155 con.
Nước nuôi nhiều bò nhất ở châu Á cũng là Ấn Độ, với tổng số 185.000.000 con
trong năm 2005 (chiếm 40,43% tổng đàn bò của khu vực); Tiếp theo là Trung Quốc, với
tổng số 115.229.500 con trong (chiếm 25,18% tổng đàn bò của khu vực)', Việt Nam có
5.540.700 con.
Mức độ phát triển của ngành chăn nuôi trâu bò phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và
địa lý khác nhau của mỗi vùng, mỗi nước. Sự phát triển mạnh của chăn nuôi bò sữa tập
trung phần lớn ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu úc...Trong khi đó, các nước có nền
kinh tế phát triển kém ở châu Á và châu Phi thì chủ yếu nuôi bò theo hướng thịt hoặc
kiêm dụng thịt-cày kéo. Do đó, ở châu Á, mặc dù có số lượng trâu bò lớn nhưng sức sản
xuất sữa thịt thấp.
Về sản lượng thịt trâu bò trên thế giới, số liệu thống kê của FAO - năm 2006 được
trình bày trong bảng sau:
Bảng M-6. Sản lượng thịt trâu bò trên thế giới trong các năm 2003 - 2005
(Đơn vị tính: tấn)
Năm
Khu v ự c  ^
2003 2004 2005
Thịt trâu Thịt bò Thịt trâu Thịt bò Thịt trâu Thịt bò
Toàn thế giới 2.950.991 58.474.931 3.065.484 59ễ
748.743 3.116.614 60.128.893
Châu Phi 229.178 4ẽ
233.710 268.680 4.327.393 270.000 4.436.110
Châu Á 2ế
720.245 12.227.497 2.793.508 12ẽ
889.929 2.840.281 13.306.254
Châu Âu 1ẵ
567 11.653.131 3.295 11.551.635 6.332 11.118ẻ
574
Số liệu ở bảng trên cho thấy, sản lượng thịt trâu bò trên toàn thế giới tăng dần qua
các năm, nhất là năm 2004 so với 2003 sản lượng thịt trâu và bò đã tăng tương ứng là
3,88% và 2,24%, nhưng đến năm 2005 chỉ tăng tương ứng là 1,67% và 0,64 % so với
năm 2004. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do ảnh hưởng của tinh hình bệnh
dịch đối với đàn trâu bò trên thế giới trong những năm qua.
Tương ứng với số lượng đàn trâu, sản lượng thịt trâu của châu Á chiếm phần lớn.
Trong năm 2005, sản lượng thịt trâu của khu vực này đạt 2.840.281 tấn (chiếm 91,13%
sản lượng thịt trâu của thế giới).
Đối với thịt bò, mặc dù có số lượng bò ít hơn khá nhiều (chỉ bằng 28,51%) so với
khu vực châu Á nhưng khu vực châu Âu đã cung cấp một lượng thịt gần tương đương
cđạt 83,56%). Chứng tỏ trình độ chăn nuôi ở khu vực này rất tốt do đó đã cho năng suất,
sản lượng sản phẩm rất cao.
15
Đối với chăn nuôi trâu bò sữa, số liệu điều tra và đánh giá của FAO - năm 2006 về
sản lượng sữa trâu bò của thế giới và một số châu lục được trình bày ở bảng sau đây.
Bảng M-7. Sản lượng sữa trâu bò của thế giới qua những năm gần đây
(Đơn vị tính: tấn)
Năm
Khu v ự c  ^
2003 2004 2005
Sữa trâu Sữa bò Sữa trâu Sữa bò Sữa trâu Sữa bò
Toàn thế giới 75.543.258 520.028.580 76.565.215 526.714.636 77.278.461 537.177.553
Châu Phi 2.549.581 21.650.398 2.266.771 21.255.532 2.300.000 20.747.809
Châu Á 72.816.469 112.208.837 74.108.196 119.306.821 74.782.524 127.946.725
Châu Âu 177.208 211.703.891 190.248 209.977.370 195.937 209.772.604
Số liệu ở bảng trên cho thấy, nhìn chung sản lượng sữa trâu và sữa bò của toàn thế
giới đều tăng trong giai đoạn 2003-2005. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể ở từng khu vực
thì sản lượng sữa trâu bò ở châu Phi đã giảm qua các năm, sản lượng sữa trâu và sữa bò
năm 2005 của khu vực này chỉ đạt tương ứng 90,21% và 95,83% so với năm 2003. Đặc
biệt ở khu vực châu Âu, trong khi sản lượng sữa trâu tăng lên thì sản lượng sữa bò gần
như không tăng, sản lượng sữa bò năm 2005 đạt 99,09% so với năm 2003.
Đối với sữa trâu thì khu vực đạt sản lượng cao nhất là châu Á, nơi nuôi nhiều trâu
nhất (74.782.524 tấn - chiếm 96,77% tổng sản lượng).
Đối với sữa bò thì ngược lại, khu vực đạt sản lượng cao nhất là khu vực châu Âu đạt
tới 209.772.604 tấn (chiếm 39,05% tổng sản lượng). Chứng tỏ rằng, mặc dù có số lượng
bò ít hơn nhưng với trình độ kỹ thuật chăn nuôi cao hon cho nên các nước châu Âu đã
đạt sản lượng sữa cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
Về công tác giống trong chăn nuôi trâu bò, con người đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong việc chọn tạo giống. Hiện nay, trên thế giới đã tạo ra khoảng trên 300 giống
bò, 38 giống trâu, trong đó: hướng sữa có 80 giống bò và 14 giống trâu; hướng thịt có 26
giống bò và 1 giống trâu.
16
Chương ĩ
NGUỒN GỐC, Sự THUẦN HÓA
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA TRÂU BÒ
• ■ ■
1. VỊ TRÍ CỦA TRÂU BÒ TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT
Trâu bò có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
- Giới động vật (Kingdom Animalia): hay động vật bầy đàn (Animals collectively)
- Ngành dây sống (Phylum Chordata): trâu bò là một trong 21 ngành động vật có
xương sống (vertebrates)
- Lớp động vật có vú (Class Mammalỉa): hay động vật máu nóng, động vật có
lông, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Bộ guốc chẵn (Order Artiodactyla): động vật có 2 ngón (Even-toed)
- Phụ bộ nhai lại (Ruminantia): động vật ãn cỏ, dạ dày 4 túi.
- Họ sừng rỗng - Bovidae (Family Bovidae): là động vật nhai lại có nhiều lá nhau
ipolycotyledonary placenta), sừng rỗng, không rụng và chia nhánh; có túi mật.
- Phái Bos (Genus Bos): động vật nhai lại có bốn chân, bao gồm cả trâu bò rừng và
trâu bò nuôi; được phân biệt bằng cơ thể to lớn, sừng rỗng, cong và ở hai bên cạnh đầu.
- Loài Bos taurus và Bos Indicus (Species Bos taurus and Bos indicus): Bos taurus
bao gồm các giống bò có nguồn gốc từ châu Âu và các giống bò chính ở Mỹ. Bos
indicus bao gồm các giống bò có u {bò Zebu) của Ân Độ và châu Phi và bò Brahman của
châu Mỹ.
2. PHÂN LOẠI VÀ NGUỔN G ố c CỦA TRÂU BÒ NHÀ
2.1ềPhân loại và nguồn gốc bò nhà
2.1.1. Phân loại bò
Loài bò (Bos) bao gồm các nhóm như sau:
Hình 7.7.ệBò rừng - Bos Prìmigenius (Theo Trần Đỉnh Miên -1977)
DẠI H
Ọ
CTHÁI N
GUYỀN
THƯ VIỆN
- Bos Primigenius hay còn gọi là bò Tur. Người ta cho rằng đây là tổ tiên của bò
nhà (bò thủy tổ). Bò Tur trước đây phân bô rộng rãi cả ở châu Á và châu Âu dưới vài
dạng khác nhau. Bò Tur có lông mềm, dài, thẳng, lông ở trên trán thường xoắn lại. Màu
sắc lông có thể đen, nâu hoặc trắng, xám có sọc vàng dọc theo sống lưng. Sừng bò dài
như cánh cung, màu đen. Ở phía Nam châu Á, bò có u vai cao, lông màu vàng, mình hơi
lép về phía mông, chân cao, đuôi dài quá khuỷu. Bò Tur rất khỏe, nhanh nhẹn. Con cái
cao khoảng 150 - 170cm, con đực cao 175 - 200cm. Nhóm bò Tur được thuần hóa cả ở
châu Á và châu Âu, hình thành lên bò nhà châu Á (Bos ỉndicus) và bò nhà châu Âu (Bos
taunis).
Hiện nay bò Tur đã bị tiệt chủng, không còn tồn tại ở trạng thái hoang dã, chỉ còn
lại các con cháu của chúng đã được thuần hóa.
- Bos Poephagus {Bò rừng Tây Tạng): Bò này hiện còn tồn tại ở trạng thái hoang
dã, xuất hiện ở vùng núi Hymalaya. Chúng là những con vật rất khỏe, có khối lượng lớn
(700 - 750kg), màu sắc lông đen hoặc xám. Bộ lông rất phát triển và được hình thành từ
những lông chính rất dài, xen kẽ với những lông tơ mỏng và mềm. Lông của phần bụng
và hai bên sườn dài chạm đất; Bốn chân cũng có lông rất dài.
Bò rừng Tây Tạng cũng đã được thuần hóa và nuôi ở Trung Quốc, Mông cổ, Ân Độ,
Apganistan và các vùng xung quanh dãy Hymalaya. Bò Tây Tạng thuần hóa có tầm vóc
nhỏ hon bò rừng, con đực nặng khoảng 450kg, con cái nặng 300kg. Chiều cao vây ở con
đực là 125cm, ở con cái là 122cm. Bộ lông của chúng rất phát triển, nhất là ở hai bên
sườn, bụng và đuôi. Nhóm bò này có sừng nhỏ, đôi khi không có sừng. Màu lông rất đa
dạng, thường là màu trắng, đen, xám, nâuếPhần thân trước rất phát triển.
Bò Tây Tạng thích nghi với các vùng núi cao, địa hình hiểm trở. Chúng kém thích
nghi với khí hậu ấm áp ở vùng thấp. Bộ lông dài, da dày và lớp mỡ dưới da phát triển đã
giúp chúng chịu đựng được giá rét ở vùng cao.
Sản lượng sữa trung binh của bò Tây Tạng đạt 650 - 700kg/ chu kỳ tiết sữa 180 -
220 ngày; Tỉ lệ mỡ sữa đạt 6 - 8,5%; Tỉ lệ thịt xẻ đạt 45%.
Người ta có thể lai bò Tây Tạng với bò nhà. Con đực F1 không có khả năng sinh
sản, con cái sinh sản bình thườngỄNhưng đến thế hệ thứ 4 thì con đực lại có khả năng
sinh sản.
- Bos Bỉson: Bao gồm Bison Bison (bò rìdĩg châu Mỹ) và Bison Bonasus (bò rìcng
châu Âu). Chúng có nguồn gốc gần nhau nên có thể cho lai với nhau.
+) Bison Bison: Sống ở trạng thái hoang dã thuộc vùng rừng Amazon.
+) Bison Bonasus: Là những con vật to khỏe. Trước đây chúng tồn tại ở các vùng
núi trên lãnh thổ Ba Lan, Nga và vùng núi Capcazơ. Chúng có chiều cao vây đạt tới
180cm, u vai cao và dài, đầu ngắn, sừng to. Hiện nay sô' lượng bò này ngày càng bị suy
giảm. Ở vùng Capcazơ người ta sử dụng chúng như một loài bò thịt. Người ta cũng đã
nghiên cứu lai tạo chúng với bò nhà, tạo ra con lai có khả năng chịu đựng kham khổ tốt.
18
- Bos Bibos (bò rừng châu Á): Bao gồm:
+) Bibos Jawanỉcus (bò Banteng): Chúng tồn tại ở vùng Đông Dương và bán đảo
Malai ở trạng thái hoang dã. Bò này có thé cho lai với bò nhà cho kết quả tốt.
+) Bibos Gaurus: Chúng tồn tại ở trạng thái hoang dã trong các vùng núi ở An Độ
và Mianma. Đó là những con vật to lớn, cao vây đạt tới 150 - 160cm.
+) Kouprey: Hay còn gọi là bò xám Campuchia. Chúng tồn tại ở trạng thái hoang dã
thuộc vùng rừng núi phía Tây Bắc Campuchia.
2.1.2. Nguồn gốc bò nhà
Có nhiều học thuyết nói về nguồn gốc của bò. Thuyết Nhị nguyên (1867 -
Rutimeyes) cho rằng bò châu Âu do bò nguyên thuỷ châu Au và bò trán dài tạo thành.
Theo thuyết Nhất nguyên (1888 - Nehring) thì bò châu Âu ngày nay do một giống
bò rừng châu Au tạo thành.
Thuyết Tứ nguyên (1912-Weler) cho rằng các giống bò châu Âu ngày nay là do 4
giống bò: bò rừng châu Au, bò trán to, bò sừng ngắn và bò ngắn mặt tạo thành.
Viện sĩ Lixcun (Nga), đã kết luận: Tất cả các giống bò đều do một số giống bò thuỷ
tổ phát triển thành.
Có thể nói rằng, bò là loài vật nuôi đầu tiên ở châu Âu và châu Á trong thời kỳ đồ đá
mới. Theo ý kiến của nhiều tác giả, các giống bò ngày nay mang máu của cả hai loài bò
thuỷ tổ là Bos taurus và Bos indicus hoặc là giống lai giữa hai loài bò này.
2.2. Phân loại và nguồn gốc trâu nhà
2Ệ
2 .iếPhân loại trâu
Trâu gồm có hai nhóm lớn là trâu châu Phi (Syncerina) và trâu châu Á (Bubalina).
- Nhóm Syncerina: Gồm có trâu vùng Cap (s . Caffer), trâu Công gô và có thể còn có
một loài trung gian. Trâu châu Phi chủ yếu ở trạng thái hoang dã, không có ý nghĩa kirh
tế và ít được nghiên cứu.
Trâu châu Phi được chia làm 3 loại là trâu Capfe (B.Caffer sparm), có mặt phổ biến
ở phía Đông, Tây Nam và Nam Phi. Nhóm trâu này có chiều cao vây từ 150 - 180cm,
đầu tương đối bé, có sừng dài - nhọn và khá phát triển, to ở gốc sừng và vuốt nhọn về
phía chóp sừngếMàu lông trâu trưởng thành là màu đen, nhưng khi còn là nghé thì đỏi
khi có màu đỏ sẫm.
Tiếp theo là nhóm trâu đỏ (B.Caffer nanus; Bospumilus), có mặt phổ biến ở châu
Phi (Xênêgan, Zambia, Công gô, Nigiêria, Marocs). Chúng sống thành từng đàn từ 3-12
con, chiều cao vây từ 120 - 150cm, trâu có màu lông đỏ.
Nhóm thứ ba là trâu sừng ngắn cB.Brachyceros), phổ biến trong vùng hồ Sát ở Trung
Phi. Chúng có sừng uốn cong hình trăng lưỡi liềm, lông thường màu đen; Ở trâu cái và
trâu tơ thường có màu hung.
- Nhóm Bubalina bao gồm:
+) Bubalus Amee (trâu Acni): Gồm trâu rừng Amee và các con cháu đã được thuần
hóa của nó là Bubalus bubalis (trâu nước). Trâu rừng Amee làn một loài động vật lớn,
19
cao vây có thể đến 200cm, khối lượng có thể đạt tới 1500kg. Chúng sống thành đàn lớn
ở các vùng lau sậy dày đặc, các vùng cây bấc hoặc những vùng rừng rậm có cỏ ở miên
Bắc Ấn Độ. Chúng cũng xuất hiện ở Srilanca và một số vùng khác. Chúng luôn sống gần
nước và thường đằm tắm nhiều vào ban ngày. Số lượng trâu Amee đang bị giảm một
cách đáng kể do việc mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Hình 1.2: Trâu hoang Acni (Theo AA.Agabayli)
Trong các vùng rừng của Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam thường có sự giao
phối cùng loài giữa trâu rừng và trâu nhà. Trâu nhà đã phát triển qua nhiều thế kỷ từ
nguồn gốc tổ tiên hoang dã của nó là trâu rừng Amee. Tác giả Linnê đã đặt tên cho trâu
nhà là Bubalis (ìrâu nước).
+) Bubalus Depressicomis (trâu Anoa): Trâu rừng Anoa là nhóm trâu hoang dã nhỏ
nhất. Chúng chỉ tồn tại trên đảo Sulawesi của Inđônêxia và sống ở những vùng núi hoặc
những khu rừng ở những vùng đất thấp. Chúng đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
+) Bubalus Mindorensis (trâu Tamarao): Chỉ được nhìn thấy trên đảo Mindoro của
Philipin, vì thế còn có tên là trâu Mindoro. Trâu Tamarao sống trong những vùng rừng
rậm tre lứa theo từng đàn nhỏ hoặc từng nhóm gia đình. Trâu Tamarao chính là loại trung
gian giữa trâu Amee và trâu Anoa. Trâu Tamarao cũng đang có nguy cơ tiệt chủng.
Hình 1.3: Trâu Anoa (Theo AA.Agabayli)
20
2.2.2. Nguồn gốc của trâu
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của trâu nhà. Theo tác giả D.I. Starsev (1961) và
một số tác giả khác, cho rằng Bubalus Mindorensis (trâu Anoa) là tổ tiên của loại hình
trâu đầm lầy, Bubalus Amee là tổ tiên của loại hình trâu sông. Tuy nhiên, tác giả
Macgregor (1939) khẳng định: chính Bubalus Amee là tổ tiên của trâu đầm lầy, còn tổ
tiên của dạng trâu sông ngày nay đã bị tiệt chủng. Giả thuyết này là có cơ sở vì Bubalus
Amee hiện còn tổn tại ở bán đảo Đông Dương và có nhiều điểm giống trâu đầm lầy hiện
nay, đó là: thích sống bầy đàn, ưa đầm nước, sừng lưỡi liềm, lông xám đen, đặc biệt có
dải trắng ở cổ (một đặc điểm mà trâu sông không có).
Trâu nhà có 2 loại hình là trâu đầm lầy (Swap buffalo) và trâu sông (River bưffalo).
Trâu đầm lầy được nuôi nhiều ở vùng trồng lúa gạo thuộc các nước Đông Nam Á và
được sử dụng chủ yếu để cày kéo. Trâu sông được nuôi nhiều ở Ân Độ, Pakistan và được
sử dụng chủ yếu để lấy sữa. Có những đặc điểm khác nhau rõ rệt về ngoại hình, tầm vóc
và hướng sản xuất giữa hai loại trâu trên.
Trâu đầm lầy có tầm vóc nhỏ, chắc, mình ngắn, bụng rộng, trán phẳng, mắt lồi, mặt
ngắn, mõm rộng, cổ tương đối dài, vai và mông nhô cao. Ngược lại trâu sông có tầm vóc
to lớn, mặt tương đối dài, vòng ngực nhỏ, 4 chân to. Có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm
ngoại hình giữa con đực và con cái.
Đặc biệt, giữa trâu đầm lầy và trâu sông có sự khác nhau rõ rệt vể hình dạng của
sừng. Sừng trâu đầm lầy mọc chĩa ra ngoài và cong lại hình bán nguyệt, thường nằm
trên cùng một mặt phẳng với trán. Sừng trâu sông phát triển xuống dưới và ra phía sau,
sau đó cong lên phía trên theo đường xoắn ốc. Trâu đầm lầy thích đầm trong những
vũng bùn, còn trâu sông thì lại thích vùng nước sâu. Trâu đầm lầy có vai vạm vỡ và
khỏe, nhưng mông thường phát triển kém, vú nhỏ. Màu đặc trưng của trâu đầm lầy là
màu tro sẫm hoặc xanh đá phiến. Chúng thường có một vạch trắng hình chữ “V” vắt
ngang ngay dưới cổ và một vạch chạy ngang qua trên ngực. Chúng còn có những vùpg
lông xoắn được gọi là khoáy. Trâu đầm lầy là gia súc cày kéo thích hợp ở những vùng
trổng lúa gạo.
Trâu sông có bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ. Màu lông thường là màu đen.
Trâu sông được nuôi dưỡng, chọn lọc qua nhiều thế hệ theo hướng lấy sữa, sản lượng sữa
đạt trung bình từ 1800 - 2000kg/chu ky.
3. QUÁ TRÌNH THUẤN HÓA TRÂU BÒ
3Ể
1. Quá trình thuần hóa bò
Bò là loài gia súc được thuần hóa khá sớm. Bò Tur (Bos Primigeniưs) - tổ tiên của bò
nhà, trước đây chúng phân bố rộng rãi cả ở châu Á và châu Âu. Việc thuần hóa bò rừng
thành bò nhà được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau. Dựa vào các di chỉ khảo cổ, người ta
khẳng định rằng bò được thuần hóa đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới, khoảng 6 - 7 nghìn
năm trước Công nguyên tại vùng Trung Á. Từ đây, do quá trình di dân, bò được đưa sang
Ấn Độ, vùng vịnh Pecxich, các nước châu Phi và các nơi khác ở châu Á, châu Âu.
21
Qua quá trình thuần hóa, dưới tác động của các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và
quá trinh chọn lọc có định hướng của con người, bò đã được thay đổi cả về ngoại hình -
thể chất, khả năng sinh trưởng - phát dục, khả năng sinh sản và sức sản xuất. Thậm chí,
hoạt động thần kinh của bò cũng thay đổi thích nghi với những điều kiện sống do con
người tạo ra. Nhờ lao động sáng tạo của con người, hơn 300 giống bò theo các hướng
sản xuất khác nhau đã được hình thành như ngày nay.
3ằ
2. Quá trình thuần hóa trâu
Điều chắc chắn là trâu đã được thuần hóa cách đây rất lâu nhưng chúng bắt đầu
được thuần hóa từ bao giờ và ở đâu thì không rõ. Người ta đã tìm thấy những con trâu đã
được thuần hóa rõ ràng, in hằn trên những dấu ấn từ 3000 năm trước Cổng nguyên tại
Mohenjo - Daro ở thung lũng sông Ân và tại vùng Ur của Irắc. Người ta cũng biết rõ trâu
nhà đã được nuôi ớ Trung Quốc từ 2000 năm trước Công nguyên.
Về thời gian trâu được thuần hóa có nhiều ý kiến rất khác nhau. Theo Boocdanov
(1947), trâu đượct huần hóa đầu tiên ở châu Á cách đây 7000 năm; Theo Keller (1910)
thì thời gian này là 5000 - 5500 năm; Theo Agabayli (1967), là hơn 3000 năm, còn theo
Ros Cockril thì là 2000 - 3000 năm trước Công nguyên.
Theo nhà khoa học Ấn Độ R. Nagarcenkar và một số tác giả khác, trâu nhà được
thuần hóa từ trâu rừng Bubalus Amee vào thời kỳ văn minh thung lũng Ân Độ (2750 -
3250 năm trước Công nguyên). Từ đây con trâu được đưa đến các nước Đông Nam Á (từ
500 -1300 năm sau Công nguyên) và sang các nước châu Âu.
Ở Việt nam đã tìm được các hóa thạch cho phép kết luận: Trâu Việt Nam do người
Việt thuần hóa từ trâu rừng Amee vào hậu thời kỳ đồ đá mới, cách đây 4000 - 5000 năm
để phục vụ cho nghề trồng lúa nước đã phát triển từ rất sớm. Trong quá trình thuần hóa,
do tác động của con người, trâu nhà đã có những thay đổi khác xa với trâu rừng. Tuy
nhiên, so với bò thì mức độ thuần hóa ở trâu thấp hơn rõ rệt. Bằng chứng là: sinh sản của
trâu vẫn mang tính chất mùa vụ, cấu tạo thể hình ít thay đổi, cấu tạo và sự phát triển của
tuyến sữa, quá trình tiết sữa vẫn còn mang các nét đặc trưng cùa tổ tiên, màu sắc lông
đơn điệu, số lượng giống hạn chế...
4. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA TRÂU BÒ
Trâu bò có những đặc điểm sinh vật học chủ yếu sau đây:
- Trâu bò là động vật nhai lại, chủ yếu sử dụng thức ăn thô xanh và các loại thức ăn
phế phụ phẩm. Đây là những loại thức ăn rẻ tiền, sẵn có trong tự nhiên. Do vậy, chi phí
thức ăn trong chăn nuôi trâu bò rất thấp. Trong chãn nuôi lợn, gia cầm, chi phí thức ãn
chiếm tới 70 - 80% giá thành sản phẩm, trong khi đó chi phí thức ăn cho trâu bò trong
điểu kiện chãn thả tự nhiên gần như bằng không. Do vậy nuôi trâu bò mang lại hiệu qua
kinh tế cao. Mặt khác, trâu bò ít sử dụng thức ãn tinh nên không cạnh tranh lương thực
với con người. Vì vậy, trong điều kiện an ninh lương thực chưa đảm bảo, khả nãng đẩu
tư thấp thì chán nuôi trâu bò vẫn có thể phát triển. Đây là ưu thế không thế phủ nhận
được của chăn nuôi trâu bò.
22
- Trâu bò là đại gia súc có tầm vóc, khối lượng lớn, sinh trưởng nhanh. Ví dụ: Bò
Charolais có khối lượng trưởng thành ở con đực là 1000 - 1200kg, cá biệt tới 1400kg;
Con cái đạt khối lượng 700 - 800kg, cá biệt tới 1lOOkg.
Trâu bò có tốc độ sinh trường nhanh. Ví dụ: Bê Charolais có mức tăng khối lượng
đạt trên 1200g/con/ngày. Bê 1 năm tuổi có khối lượng đạt 500kg.
Do có tầm vóc, khối lượng lớn nên trâu bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn. Mỗi ngày một
con trâu bò có thể sử dụng tới 30 - 50kg thức ăn. Vì vậy để phát triển chăn nuôi trâu bò
cần có diện tích đất đai lớn để làm bãi chăn thả và trồng cây thức ăn. Mặt khác, chuồng
trại nuôi trâu bò cũng đòi hỏi diện tích lớn. Đây là một trong những điểm bất lợi trong
việc phát triển chăn nuôi trâu bò.
- Trâu bò là động vật đơn thai, năng suất sinh sản thấp: Trâu bò chậm thành thục, bê
cái 18 - 20 tháng tuổi, nghé đực 24 - 30 tháng tuổi mới có thể sử dụng phối giống lần
đầu. Thời gian mang thai kéo dài 280 - 285 ngày ở bò, 310 - 320 ngày ở trâu. Do vậy,
khoảng cách giữa các lứa đẻ dài. Mặt khác trâu bò chủ yếu chỉ đẻ 1 con, trường hợp sinh
đôi rất hiếm, mục tiêu tiên tiến đối với sinh sản ở trâu bò là 1 con/năm. Trong khi đó lợn
nái đẻ trung binh 2 lứa/nãm với trung bình 10 con/lứa. Vì vậy, tốc độ tăng đàn trâu bò
thường rất chậm. Mặt khác, khả nãng chọn lọc con cái hậu bị để tái sản xuất đàn rất hạn
chế. Do vậy, việc cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu bò gặp rất nhiều khó khăn, đòi
hỏi thời gian dài. Đây là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển đàn trâu bò so với các
loài vật nuôi khác.
- Chu kỳ sản xuất của trâu bò dài, cho nên chậm thu hồi vốn đầu tư. Bò cái thường
đẻ lứa đầu vào khoảng 27 - 28 tháng tuổi, trâu cái đẻ muộn hơn; Bê nghé thường 2 năm
tuổi mới được xuất bán. Đây cũng là điều bất lợi trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò.
Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế hoặc thiếu vốn, phải vay thì sẽ rất khó khăn cho
người sản xuất.
- Trâu bò là loài vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt và ít
bệnh tật, do vậy rất dễ nuôi và ít rủi ro. Bò là loài động vật phân bố khắp trên thế giới,
chúng có mặt ở tất cả các vùng tự nhiên, vùng sinh thái khác nhau trên trái đất. Trâu bo
là vật nuôi có khả năng tự kiếm ăn cao, nên trong điều kiện nguồn thức ăn khan hié.n
chúng vẫn có thể tồn tại được. Nuôi trâu bò không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng
lao động phụ nên ít tốn công. Đây là ưu thế rất lớn của chãn nuôi trâu bò.
- Trâu bò là động vật dễ huấn luyện. Mặc dù trâu bò không phải là loài vật nuôi khôn
ngoan, nhưng chúng dễ huấn luyện để phục vụ cho lợi ích của con người. Từ khi bắt đầu
được thuần hóa, trâu bò đã là một nguồn sức kéo quan trọng đặc biệt trong sỉn xuất nông
nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, người ta đã huấn luyện đực giống để khai thác tinh
dịch bằng âm đạo giả, phục vụ cho công tác truyền giống nhân tạo. Đê sản xuất sữa phục
vụ cho nhu cầu của con người, người ta đã huấn luyện trâu bò cái để vắt sữa...
Những đặc điểm sinh vật học chủ yếu trên đây của trâu bò vừa có ưu thế để phát
triển, đồng thời vừa có những hạn chế trong việc nâng cao số lượng và chất lượng đàn
trâu bò. Nhiệm vụ của người chăn nuôi là phải biết phát huy những lợi thế và áp dụng
các biện pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế những khó khăn do đặc điểm sinh vật học
của chúng gây nên, đổng thời phát huy tối đa tiềm năng sinh học, nâng cao năng suất và
hiệu quả chãn nuôi.
23
Chương II
GIỐNG VÀ CỒNG TÁC GIÔNG TRÂU BÒ
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT s ố GIỐNG TRÂU BÒ ĐÃ VÀ ĐANG Đ ư ợ c s ử
DỤNG Ở VIỆT NAM
l . l ẵCác giống bò sữa
1.1.1. Bò Hà Lan (Holstein Frisean - HF)
a. Nguồn gốc
Giống bò này được tạo ra ở tỉnh Fulixơn, phía bắc Hà Lan từ thế kỷ thứ 14. Nơi đây
có khí hậu ôn hoà, đồng cỏ xanh tốt. Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất,
năng suất và đây là 1 trong 6 giống bò sữa nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, giống bò
này được phân bố rộng rãi trên thế giới nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống
bò khác theo hướng cho sữa rất tốt. Chính vì vậy mà nhiều nước đã dùng bò HF thuần để
lai tạo với bò địa phương tạo ra giống bò sữa lang trắng đen của riêng nước mình và
mang những tên khác nhau.
Hình 2.1: Bò đực và bò cái Hà Lan
b. Đặc điểm ngoại hình
Về màu lông, bò Hà Lan có các màu lang trắng đen, lang trắng đỏ và đen tuyền.
Trong đó màu lang trắng đen là chủ yếu; Có 7 điểm trắng đặc trưng: ở trán; vệt khoang
trắng từ vai kéo xuống bụng; 4 chân trắng và đuôi trắng.
Bò cái có đầu thanh nhẹ, tai to, trán phẳng và có đốm trắng; sừng thanh và cong về
phía trước; cổ dài, cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, không có yếm; Vai - lưng - hông-
mông thẳng; Ngực sâu, bạng to, 4 chân thẳng, dài, khoẻ, khoảng cách giữa từng cặp
chân rộng; Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ; Da mỏng, lông mịn; Toàn thân phát
triển có dạng "hình nêm", phần thân sau phát triển hơn phần thân trước.
Bò đưc có đầu to, thô, bắp thịt nở nang, lưng thấp, ngực nở, tính tình đa số hung dữ.
c. Sức sản xuất
Khối lượng của bò cái đạt trung bình 450 - 750kg; bò đực là 750 - 1lOOkg; Khối
lượng bê sơ sinh đạt trung bình 33 - 45kg; Tỷ lộ thịt xẻ đạt trung bình 40-45%.
Bò Hà Lan có sức sản xuất sữa tốt, sản lượng sữa bình quân/chu kỳ 300 ngày đạt từ
5000 - 8000kg; Tỷ lệ mỡ sữa bình quân là 3,42%. Sản lượng sữa đạt kỷ lục là bò Canaim
Ormby Madcapfayne đạt 18.750kg/chu kỳ 365 ngày với tỷ lộ mỡ sữa 3,32% (bình quân
cho 52,3kg sữa/ngày đêm).
Về khả năng sinh sản, bò Hà Lan thành thục sớm, 15-20 tháng tuổi có thể đưa vào chu
kỳ sản xuất; Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12-13 tháng; Chu kỳ động dục từ 19-23 ngày;
Thời gian mang thai 270-285 ngày. Đối với bò đực, tuổi sử dụng tốt nhất là từ 3 - 6 tuổi.
Khả nãng chịu nóng và chịu đựng kham khổ của bò HF kém, dễ cảm nhiễm bệnh
tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF thuần chỉ có
thể nuôi tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm dưới 21°C; Yêu cầu
nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn. Bò Hà Lan thuần khó nuôi ở những
vùng nóng ẩm, nhiệt độ cao hơn 25°C; Khi đó khả năng thích nghi của bò kém, dễ bị
mắc bệnh, sức sản xuất bị giảm sút.
d. Phương hướng sử dụng bò Hà Lan ở nước ta
Bò Hà Lan đã được nhập vào nước ta từ những năm 60 - 70 và tiếp tục được nhập
thêm cho đến nay từ nhiều nước khác nhau như: Cuba, Mỹ, úc... với 2 phương hướng sử
dụng chính là:
- Nhập nội nuôi thuần ở những vùng có khí hậu thích hợp như: Mộc châu (Sơn La),
Đức Trọng (Lâm Đồng)...ỗ Bò đực giống được nuôi giữ ở các trung tâm giống
(Môncađa). Đàn bò đã cho sức sản xuất sữa tốt, năng suất sữa đạt bình quân 4500kg/chu
kỳ (có con đạt 6500kg). Tuy nhiên, đàn bò sữa thuần HF chỉ chiếm khoảng 5% và được
nuôi ở 2 cơ sở giống là Mộc châu và Lâm Đồng.
- Nhập nội để cho lai tạo với đàn bò Lai Sind, tạo ra các đàn bò sữa lai Fl, F2,
F3...cho sức sản xuất sữa tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của các
nông hộ ở các vùng khác nhau trong cả nước. Hiện nay, đàn bò sữa lai chiếm tới 95%
trong tổng đàn bò sữa ở nước ta với tỷ lệ máu bò HF chủ yếu là 50 - 75% (con lai 1/2 và
3/4) và một số ít bò lai 87,5% (con lai 7/8).
Hình 2.2.ẳBò cái F l (HF X Lai Sind) Hình 2.3: Bò cái F2 (HF X Lai Sind)
Hình 2.4: Bò cái F3 (HF X Lai Sind) Hình 2.5: Bò đực F2 (HF X Lai Sind)
1.1.2. Bò Jersey
a. Nguồn gốc
Được tạo ra ở đảo Jersey của nước Anh, nơi có khí hậu ôn hoà, đổng cỏ xanh tốt
quanh nãm. Bò Jersey được tạo ra do sự tạp giao giữa giống bò Bsơtanhơ (Pháp) và bò
địa phương, về sau có tăng thêm máu bò Noocmangdi (Pháp). Từ những năm 70, giống
bò này đã nổi tiếng thế giới.
Hình 2.6: Bò cái Jersey
26
Hình 2.7: Bờ đực Jersey
b. Đặc điểm ngoại hình
Bò có màu lông xám hoặc vàng xám, đầu nhỏ, mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài, có
yêm phát triển. Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn dài, lưng dài - rộng, mông dài -
rộng - phẳng, bụng to. Bốn chân thẳng, khoảng cách giữa 2 chân sau rộng, móng bé,
đuôi nhỏ. Vú phát triển tốt cả về phía trước và phía sau, mật dưới của vú rộng và phẳng,
tĩnh mạch vú to và dài.
c. Sức sàn xuất
So với bò HF thì bò Jersey có tầm vóc, khối lượng nhỏ hơn. Khối lượng sơ sinh
trung bình là 25 - 30kg; Bò đực có kích thước cao vây trung bình là 113,5cm, cao khum:
115 cm, khối lượng cơ thể đạt từ 450 - 550 kg, bò cái có khối lượng từ 300 - 400 kg.
Sức sản xuất sữa: sản lượng sữa bình quân đạt 3000 - 5000kg/chu kỳ; Tỷ lệ mỡ sữa
khá cao (từ 5,0 - 5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to, thích hợp cho việc chế biến bơ. Do đó
giống bò này thường được dùng để cải tạo những giống bò sữa có tỉ lệ mỡ sữa thấp.
Khả năng sinh sản: Bò Jersey thành thục sớm, có thể phối giống lần đầu vào lúc 16 -
18 tháng tuổi. Bò đực phát triển tốt có thể lấy tinh vào lúc 12 tháng tuổi. Bò cái có thể đẻ
1 lứa/năm.
Do bò Jersey là giống bò sữa có ngoại hình đẹp có tầm vóc vừa phải cho nên nhu
cầu duy trì thấp, đổng thời bò có yếm phát triển giúp cho quá trình thải nhiệt tốt, vì vậy
bò có khả năng chịu nóng khá tốt. Nhiều nước đã sử dụng bò Jersey cho lai với bò địa
phương để tạo ra giống bò sữa thích nghi với khí hậu nhiệt đớiửTuy nhiên, trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới thì năng suất sữa của chúng cũng bị giảm sút.
Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh của giống bò này để cho lai với bò cái Lai Sind,
bò vàng và bò cái lai Fl, F2 (HF XLS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai thấp hơn
so với con lai với bò HF cho nên sự phát triển của đàn bò lai này còn nhiều hạn chế.
1.2. Các giống bò thịt
1.2.1. Bò Hereford
a. Nguồn gốc
Đây là giống bò thịt của Anh được tạo ra ở đảo Hereíord bằng phương .pháp nhân
giống thuần chủng, chọn lọc và tăng cường dinh dưỡng vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Hiện nay được nuôi phổ biến ở nhiều nước như: Mỹ, Canađa, Mehicô, Nam Mỹ, Áo
và Nam Phi.
Hình 2.8: Bò đực Hereford
27
ư u điểm nổi bật của giống bò này là sự kết hợp giữa cường độ sinh trưởng nhanh
với khả năng vỗ béo.
Chúng nổi tiếng nhờ khả năng cho thịt và khả nãng thích nghi cao với điều kiện tự
nhiên ở các vùng khác nhau. Do vậy bò Hereíord có số lượng đứng đầu trong các giống
bò thịt trên thế giới. Chúng đã có mặt ở nhiều nước thuộc băc Mỹ, nam Mỹ, châu Phi,
châu Đại dương và các nước khác.
b. Đặc điểm ngoại hình
Bò Hereford có ngoại hình đặc trưng của bò hướng thịt; Thể chất chắc chắn, hơi thô;
Bò có màu lông đỏ thuần nhất với đầu, ngực, phần dưới bụng, 4 chân và đuôi có màu
trắng; Đầu ngắn, rộng, cổ dày và ngắn, gương mũi màu hổng nhạt, sừng hướng sang 2
bên và có màu sáng với các vòng tối; Thân mình sâu và dài, vai, lưng, hông, mông
thẳng, rộng và đầy đặn; Ngực tròn, rộng với ức phát triển tốt; Hệ cơ phát triển đều trên
toàn bộ cơ thể; Da dày, tổ chức liên kết dưới da phát triển; Bầu vú phát triển kém; Bốn
chân ngắn, chắc và phân bố rộng.
Kích thước một số chiều đo như sau: sâu ngực = 61 - 71cm; rộng ngực = 46 - 49cm;
cao vây =124 - 126cm; dài thân chếo = 152 - 158cm.
c. Sức sản xuất
Bê sơ sinh có khối lượng từ 28 - 34kg; khối lượng ở 18 tháng tuổi là 400 - 450kg;
Khối lượng 2 năm tuổi đạt 500 - 600kg; Khối lượng bò cái trưởng thành đạt 600 -
700kg; khoi lượng con đực từ 850 - 1lOOkg (có con đạt tới 1500kg); Chất lượng thịt tốt.
Khi tăng cường vỗ béo ở 12 tháng tuổi, bò đạt khối lượng 420 - 440kg; Kỷ lục ở Mỹ đạt
518 kg, tỷ lệ thịt xẻ là 60 - 70 %; Chất lượng thịt tốt.
Bò cái có sức tiết sữa bình quân từ 1200 - 1800kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa từ 3,9 - 4,0%
Nước ta đã nhập tinh dịch bò Hereford để phối giống cho bò Lai Sind, tạo ra con lai
F1 nuôi thịt.
1.2.2. Bò Santa - Gertrudis
a. Nguồn gốc
Đây là giống bò thịt của Mỹ. Giống bò này được tạo thành vào năm 1910 tại bang
Texas do kết quả tạp giao giữa giống bò Brahman và bò Shorthom với mục đích nhằm
nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện địa phương. Kết quả tốt nhất đạt được khi
con lai chứa 5/8 máu bò Shorthom và 3/8 máu bò Brahrnan.
Hình 2.9: Bò đực Santa Gertrudis
28
b. Đặc điểm ngoại hình
Bò Santa thường có màu lông đỏ anh đào, có màu trắng ở phần bụng, bò có sừng
hoặc không có sừng. Ngoại hình của giống bò này mang khá nhiều đặc điểm của giống
bò Brahman như: lông da mịn, có u vai, bao dương vật dài. Chúng có khả năng chịu
nóng tốt và ít bị nhiễm ngoại ký sinh trùng (ve, mòng...)
c. Sức sản xuất
Bê sơ sinh đạt khối lượng bình quân 29 - 30kg, khối lượng con cái đạt 560 - 620 kg
(có con đạt 780kg), khối lượng con đực đạt từ 830 - 1180 kg. Bê cai sữa và bê đực tơ có
khả năng tăng trọng nhanh trong điều kiện đồng cỏ chăn thả tốt hoặc nuôi vỗ béo. Bò có
chất lượng thịt tốt, khi vỗ béo đạt mức tăng trọng 1000 - 1200g/ngày đêm, tỷ lệ thịt xẻ
đạt 60 - 66%.
Sức sản xuất sữa của bò cái thấp, bò đẻ lứa đầu thì năng suất sữa đạt 5 - lOkg/ngày
đêm, tỷ lệ mỡ sữa đạt 4,6%.
Đầu năm 1990 chúng ta đã nhập tinh viên của giống bò này để bước đầu lai kinh tế
với bò cái nội, phục vụ cho chương trình phát triển đàn bò thịt.
1.2.3. Bò Charolaise
a. Nguồn gốc
Đây là giống bò chuyên thịt nổi tiếng của Pháp, được tạo ra tại tỉnh Charole. Bò
Charolaise là giống bò thịt có cường độ sinh trưởng cao nhất và có thể trọng lớn nhất. Bò
đực giống được nhập vào nước ta và nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa để sử dụng khai thác
tinh, đồng thời chúng ta cũng nhập tinh của giống bò này phục vụ cho chương trình lai tạo
với các giống bò địa phương, bò Lai Sind nhằm tạo ra con lai có sức sản xuất thịt cao.
b. Đặc điểm ngoại hình
Về màu lông, bò Charolaise chủ yếu có màu kem sáng. Toàn thân có ngoại hình
hướng thịt rõ nét, thân mình có hình chữ nhật dài; mông vai rất nở nang, thể hình phát
triển cân đối, thể chất chắc chắn. Phần thân trước và thân sau đều phát triển tốt. Hệ cơ
rất phát triển, cơ thể tròn, rộng, 4 chân dài vừa phải, chắc chắn; Đầu không to, trán rộng,
sừng ngắn.
Hình 2.10: Bò đực Charolaise
29
c. Sức sán xuất
Bò Charolaise không kén ăn, có thể sử dụng mọi loại thức ăn, có khả năng thích
nghi cao. Bò đực trưởng thành có khối lượng từ 1000 - 1200kg; cá biệt có con nặng tới
1400kg hoặc cao hơn; Bò cái có khối lượng trung bình từ 700 - 800kg, có con đạt tới
1lOOkg. Bê 8 - 9 tháng tuổi nặng 340 - 370kg; Bê 1 năm tuổi có khối lượng trung bình
500kg. Trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450 - 1550 g/ngày.
Bò Charolaise có khả năng cho thịt cao, giết thịt lúc 14 - 16 tháng tuổi thì tỷ lệ thịt
xẻ có thể đạt tới 65 - 70%.
Ngoài giống bò Charolais, Pháp còn có một số giống bò chuyên thịt nổi tiếng khác
như bò Crimousine, Limousine...
(*) Bò Crìmousine: có màu lông đỏ sẫm hoặc đỏ vàng. Ngoại hình thiên về hướng
thịt, thân mình hình chữ nhật dài, lưng hơi võng....Bò có sức sản xuất thịt tương đối cao,
tỷ lệ thịt xẻ đạt trung bình từ 65 - 70%.
Hình 2.11: Bò đực Crimousine
Hình 2.12: Bò đực Limousine
(*) Bò Limousine: cũng là một trong những giống bò thịt nổi tiếng của Pháp. Bò
chủ yếu có màu lông vàng đỏ, ngoại hình thiên về hướng sản xuất thịt, toàn thân có hình
chữ nhật dài, mình trường. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng từ 1000 - 1300kg bò
30
cái nặng 650 - 800kg. Nếu nuôi dưỡng tốt thì ở 12 tháng tuổi bê đực có thể đạt khối
lượng 500kg, bê cái nặng 350kg. Trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi chúng có thể đạt mức
tăng trọng 1300 - 1400g/ngày. Bò có sức sản xuất thịt cao, phẩm chất thịt ngon; Bê đực
nuôi tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỉ lệ thịt xẻ từ 68-71%.
Hiện nay 2 giống bò này đang được nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa để sử dụng
khai thác, sản xuất tinh đông lạnh, cung cấp tinh cho các địa phương phối giống, lai tạo
với các giống bò khác nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của đàn bò trong nước.
1.3ắCác giống bò kiêm dụng
1.3.1. Bò Nâu Thuy Sĩ (Brown-Swiss)
a. Nguồn gốc
Bò Brown-Swiss được tạo ra ở vùng núi Anpơ - Thuỵ Sĩ. Giống bò này có lịch sử lâu
đời, rất thuần khiết và có tính di truyền bảo thủ mạnh (cả về ngoại hình và khả năng sản
xuất). Bò có khả năng thích nghi cao với vùng núi, có sức chịu đựng tốt, chịu nóng khá
hơn bò Hà Lan, có khả năng thích nghi nhanh với nhiều loại khí hậu khác nhau.
Hỉnh 2.13: Bò đực Brown-Swiss
b. Đặc điểm ngoại hình
Bò đực có màu lông thuần nhất, nói chung có màu nâu, một số ít có màu xám đậm
hay nâu sáng. Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng.
Thân hlnh dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn, bụng tròn, 4 chân chắc khoẻ, tư thế vững vàng,
móng đen.
c. Sức sản xuất
Đây là giống bò kiêm dụng sữa - thịt, bò có khả năng tăng trọng nhanh, phẩm chất
thịt ngon. Khối lượng con cái đạt trung bình từ 650 - 700 kg, khối lượng con đực đạt 800
- 950 kg, khối lượng sơ sinh từ 31 - 37kg, khối lượng ở 6 tháng tuổi đạt từ 160 - 190 kg.
Bò vỗ béo tốt ở 18 tháng tuổi đạt 490 - 500 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 59 - 60%.
Sức sản xuất sữa: sản lượng sữa bình quân đạt 3500 - 4500 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa
từ 3,5 - 4%. Có con đạt sản lượng kỷ lục là 8000 - 10000 kg/chu kỳ.
31
Hình 2.14: Bò cái Brown-Swiss
Năm 1970 nước ta nhập giống bò này từ Cu Ba. Thực tế cho thấy giống bò này có
khả năng thích nghi tốt, chống đỡ bệnh tật tốt, khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sữa
đều tốt. Chính vì vậy, chúng ta cần có kế hoạch nhập nội giống bò này, một mặt để nuôi
thuần, mặt khác, sử dụng cho lai với các giống bò địa phương, bò Lai Sind để tạo ra con
lai nuôi lấy sữa và thịt.
1.3.2. Bò Simmental
a. Nguồn gốc
Đây là giống bò kiêm dụng thịt - sữa nổi tiếng của Thuỵ Sĩ, được hình thành từ thế
kỷ thứ 18 ở vùng Golstand. Hiện nay chúng được phân bố rộng rãi ở châu Au. Giống bò
này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc, chọn phối lâu dài từ giống bò địa phương ở
vùng lưu vực sông Simma.
Nước ta đã nhập bò đực giống và nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa nhằm mục đích
khai thác tinh phục vụ cho chương trình lai tạo với các giống bò khác như: bò vàng, bò
Lai Sind.ệ.
b. Đặc điểm ngoại hình - thể chất
Bò Simental có thể chất chắc, hơi thô, tầm vóc cao lớn, có hệ cơ phát triển tốt, bộ
xương chắc khoẻ.
Hỉnh 2.15: Bò đực Simmental
32
Bò có màu lông từ nâu sáng đến nâu đỏ, một số có màu loang nâu; Da đàn hồi, dày
và hơi xốp; Đầu to, trán rộng, sừng màu sáng hoặc trắng có ngấn vàng da cam, gương
mũi và mi mắt màu hồng nhạt; cổ ngắn, cơ phát triển, vai rộng, ngực sâu - rộng, vòng
ngực lớn, lưng - hông - mông thẳng, rộng và dài, đầy đặn. Phần thân sau rộng, tương đối
dài và nhiều thịt; chân ngắn, thẳng; Bầu vú to và phát triển không đều (vú trước kém
phát triển hơn vú sau).
c. Sức sản xuất
Bò có sản lượng sữa trung bình từ 3500 - 4500kg; Tỷ lệ mỡ sữa từ 3,7 - 4,1%. Con
bò đạt sản lượng kỷ lục ở Thuỵ Sĩ cho 15.897kg sữa/chu kỳ.
Bò cái trưởng thành nặng 600 - 650kg, cá biệt có con đạt tới 800 - 900kg. Bò đực
nặng 900 - lOOOkg, cá biệt có con đạt tới 1300kg. Bê sơ sinh nặng 44-46kg, khối lượng
ở 6 tháng tuổi là 210 - 220kg. Nếu nuôi dưỡng tốt thi ở 12 tháng bê đực đạt 517kg, bê
cái là 360 kg; Khả năng tăng khối lượng của bê trong giai đoạn 6 - 1 2 tháng tuổi đạt tới
1200 - 1350g/ngày; Bê đực giết thịt ở giai đoạn 14 - 16 tháng tuổi có tỉ lệ thịt xẻ là 66%.
Trung bình tỷ lệ thịt xẻ ở bò cái là 56%, đực thiến là 65%, chất lượng thịt tốt.
i.3 ệ3ắMột sô giông bò u nhiệt đới
1.3.3.1. Bò Redsindhi
- Nguồn gốc: Bò Redsindhi có nguồn gốc ở Ân Độ, có nhiều ở tỉnh Sind, vùng
Karachi và một số vùng ở tây Ân. Giống bò này còn có nhiều ở Pakistan.
Hình 2.16: Bò đực Redsindhi
Bò Redsindhi được đưa vào nước ta từ những năm 20 trong quá trình giao lưu buôn
bán của các thương gia và kiều dân Ân Độ. Trong thời gian này, bò Redsindhi được nuôi
nhiều ở các vùng Tân Sơn Nhất, ven đô Hà Nội, Hà Bắc...
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá thực tế, chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng
của giống bò Redsindhi trong công tác giống bò ở nước ta, đó là việc sử dụng giống bò
này để cải tạo và nâng cao một bước sức sản xuất của đàn bò vàng Việt Nam. Vì vậy,
cùng với sự giúp đỡ của Chính Phủ Mông cổ, nước ta đã chính thức cho nhập giống bò
này vào năm 1985 và 1987 và nuôi giữ và nhân giống thuần chủng tại Nông trường hữu
nghị Việt Nam - Mông cổ, nhằm cung cấp con giống phục vụ cho các chương trình lai
tạo, chương trình "Sind hoá" đàn bò của các địa phương trong cả nước.
- Đặc điểm ngoại hình: Bò có u vai phát triển; Màu lông đỏ (đỏ sẫm hoặc đỏ vàng),
lông ngắn, mềm; 2 tai to và rủ cụp xuống; yếm và bao da rốn rất phát triển; trán rộng-
33
ghồ; mông nở, âm hộ có nhiều nếp nhăn; đuôi dài, đoạn chót của đuôi không có đốt
xương; 4 chân khoẻ mạnh; thân hơi ngắn, mông hơi dốc.
Hình 2.17.ẵBò cái Redsindhi
- Sức sản xuất: Đây là giống bò kiêm dụng sữa - thịt - cày kéo; khối lượng trưởng
thành bình quân của con đực là 450-550kg; con cái là 340 - 370kg; Tỷ lệ thịt xẻ đạt 48 -
50%; phẩm chất thịt thơm ngon.
Sản lượng sữa của giống bò này đạt bình quân 1500 - 2000kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa
5%; số ngày cho sữa bình quân 270 ngày.
Bò có sức cày kéo tương đối tốt, khoẻ hơn bò vàng Việt Nam nhưng kém dai sức.
Bên cạnh giống bò Redsindhi còn có một số giống bò u có những đặc điểm tương tự
như về ngoại hĩnh cũng như khả năng sản xuất như bò Brahman, Sahiwal...
1.3.3.2. Bò Brahman
- Nguồn gốc: Giống bò này có nguồn gốc ở Mỹ, chúng được tạo thành vào đầu những
năm 1900 thông qua việc lai tạo giữa giống bò của Ân Độ và bò của Anh. Sau đó giống bò
này được nhập vào úc từ năm 1933 và trở thành giống bò nhiệt đới nổi tiếng. Giống bò
này có khả nãng chịu nóng tốt, ít bị mắc ngoại ký sinh trùng, ve, bét.... Chúng đòi hỏi nhu
cầu duy trì thấp và hiệu quả sử dụng thức ăn cao, đặc điểm này đã giúp chúng có khả nãng
sống tốt trong điều kiện nuôi dưỡng kém. Nước ta đã nhập giống bò này từ úc nhằm nhân
thuần và cho lai với bò vàng Việt Nam để nâng cao sức sản xuất thịt.
- Đặc điểm ngoại hình: Bò có 3 màu lông chính là: màu vàng, màu trắng và trắng xám.
Hình 2.18: Bò đực Brahman
34
- Sức sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có khối lượng khoảng 680 - 900 kg, bò cái
nặng 450 - 630 kg; Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375 kg, con cái là 260 kg. Khả
năng tăng khối lượng của bê đực trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt khoảng 900 -
lOOOg/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ đạt khoắng 52-58%.
1.3.3.3. Bò Sahiwal
Đây là giống bò u của Pakistan. Giống bò này cũng được nuôi nhiều ở các vùng
Punjab, Biha, Una Pradesh của Ân Độ. Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm. Kết cấu
ngoại hình tương tự như bò Redsindhi nhưng bầu vú phát triển hơn, bò trường mình hơn.
Hỉnh 2.19: Bò đực Sahiwal
Về sức sản xuất, khi trưởng thành bò cái có khối lượng từ 360 - 380kg, bò đực nặng
từ 470 - 500kg. Sản lượng sữa khoảng từ 2100 - 2300kg/chu kỳ 270 ngày; Tỉ lệ mỡ sữa
đạt 5 - 5,5%.
Cũng như bò Redsindhi, bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng đê cải tạo các
giống bò địa phương hoặc cho lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo ra đàn bò sữa
nhiệt đới.
Đối với Việt Nam, bò Sahivval được nhập vào năm 1987 với số lượng 23 con
(trong đó có 5 bò đực giống) từ Pakistan. Chúng được nuôi tại Trung tâm tinh đông viên
Môncađa và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà) để phục vạ cho
chương trình cải tạo, nâng cao sức sản xuất cho đàn bò vàng Việt Nam.
1.3.3.4. Bò Lai Sind
Đây là con lai giữa bò đực Redsindhi với bò vàng Việt Nam. Hiện nay đàn bò này
chiếm khoảng trên 30% tổng số đàn bò trong nước. Bò Lai Sind được phân bố ở hầu hết
các tỉnh, nhất là ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Long An,
Phan Rang, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Binh, Hải Hưng...và số lượng ngày càng tăng.
- Đặc điểm ngoại hình: Bò Lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở
nước ta; Đa số khoẻ mạnh, có màu lông vàng hoặc đỏ sẫm; đầu hẹp, trán ghồ, tai to và
rủ cụp xuống; Yếm và bao da rốn rất phát triển, u vai nổi rõ; Lưng ngắn, ngực sâu, mông
dốc; Bầu vú khá phát triển, âm hộ có nhiều nếp nhãn; Đa số đuôi dài và đoạn chót của
đuôi không có đốt xương. Nhìn chung những đặc điểm ngoại hình này chủ yếu mang
tính di truyền từ bò Redsindhi.
35
- Sức sản xuất: Bê sơ sinh có khối lượng bình quân đạt 18 - 25kg; Khối lượng trưởng
thành ở bò đực là 450 - 500kg, bò cái là 280 - 320kg; Tốc độ sinh trưởng đạt 400 -
600g/ngày; Tỉ lệ thịt xẻ đạt khá cao trung bình là 46-48%.
Sản lượng sữa bình quân là 918,9kg/chu kỳ (270 - 290 ngày); Tỉ lệ mỡ sữa khá cao
(5,5-6% )/ằ
Bò có khả năng cày kéo tốt, sức kéo trung bình đạt 700 - 750N; sức kéo tối đa là
1500 - 3000N. Nhìn chung chúng có sức kéo tốt hơn bò vàng.
Về khả năng sinh sản, bò hậu bị 18-24 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu; khoảng
cách lứa đẻ bình quân là 15 tháng.
Hình 2.20: Bò cái Lai Sind
Bò Lai Sina thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật.
Hiện nay giống bò này đang được sử dụng để xây dựng đàn bò cái nền phục vụ cho
chương trình lai tạo với các giống bò chuyên dụng thịt, sữa để tạo ra con lai có sức sản
xuất sữa, thịt cao.
1.3.3.5. Bò Thanh Hoá
Thanh Hoá là một tỉnh gần biển có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình khoảng 21°c.
Bò Thanh Hoá có tầm vóc trung bình, phát dục cân xứng, toàn thân hình chữ nhật dài; Đầu
con cái thanh, đầu con đực thô; Sừng ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm; Con đực mõm ngắn,
mõm con cái tương đối dài, mạch máu và gân mặt nổi rõ, mắt to, lanh lẹn, cổ bò cái thanh,
cổ bò đực to, dầy; Yếm kéo dài từ hầu đến ức; cổ có nhiều nếp nhãn nhỏ.
lE iS IS il
Hình 2.21: Bò cái và bò đực Thanh Hoá
36
Bò đực có u, bò cái không có u; Lưng - hông thẳng, hơi rộng; Bắp thịt nở nang;
Mông hơi xuôi, lép và ngắn.
Ngực tương đối sâu nhưng hơi lép; Bụng to, tròn, không sệ; 4 chân thanh, cứng, 2
chân trước thẳng, 2 chân sau hơi chạm kheo; Bầu vú phát triển kém.
Màu lông đa số vàng tươi; Ở vùng bụng, yếm và bên trong đùi có màu vàng nhạt, da
mỏng, lông mịn.
- Sức sản xuất: Bê sơ sinh có khối lượng bình quân từ 14 - 15kg; Khối lượng trưởng
thành ở con cái là 200 - 250kg, con đực là 300 -350kg; Đực thiến có tỷ lệ thịt xẻ khá cao
đạt tới 50 - 53%, thịt màu hồng, ít mỡ, mùi vị thơm ngon.
Về sinh sản: Bò cái 20 - 24 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu; Sản lượng sữa thấp,
chỉ đạt bình quân 2kg/ngày, thời gian cho sữa từ 5-6 tháng, tỷ lộ mỡ sữa cao và đạt tới
5%.
Bò Thanh Hoá có sức kéo yếu nhưng dai sức, sức kéo trung bình đạt 392 N (ở con
cái) và 440 - 490 N (ở con đực).
Bò Thanh Hoá có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, sức chống chịu bệnh
cao, chịu nóng tốt.
1.3.3.6. Bò Nghệ An
Bò Nghệ An thuộc loại tầm trung, phát dục cân xứng, con cái có dáng tiền thấp -
hậu cao nhưng ở con đực thì ngược lại. Mầu lông đa số vàng sẫm (chiếm tới 70 - 80%),
có một sọc đen kéo dài từ u vai đến mông. Ngoài ra có một số ít có màu lông vàng nhạt
hoặc đen, da mỏng, lông mịn; Đầu con cái thanh, gân và mạch máu nổi rõ; Đầu con đực
thô và nặng hơn; Trán rộng và phẳng, có con trán hơi lõm, đỉnh trán ghổ lên; Mắt lồi,
mồm rộng, tai to và đưa ngang; Sừng bò đực có hình búp măng, mập, chóp sừng màu
đen, chân sừng màu tro; Sừng con cái nhỏ, dài và cong về phía trước.
Cổ bò cái thanh dài, cổ bò đực dầy và tròn; Yếm to và kéo dài từ hầu đến xương r.iỏ
ác. Con đực có u vai cao, con cái có u vai thấp; Lưng - hông thẳng, mông dài, hẹp và hơi
xuôi; 4 chân cứng cáp, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau hình chữ X và hơi chạm kheo,
móng chân nhỏ, đen và khít; Bầu vú nhỏ, tĩnh mạch vú không nổi rõ.
Về sức sản xuất: Bò Nghệ An thuộc loại mắn đẻ: Số bò đẻ llứa/năm ch:'ếm 30%; Đẻ
21ứa/3nãm chiếm 60%; Đẻ 1 lứa/2năm chiếm 10%.
Bò Nghệ An có thể vóc tương tự như bò Thanh Hoá: Khối lượng trưởng thành trung
bình ở con cái là 200kg, con đực là 278kg; Khối lượng của bò đực thiến đạt bình quân
325kg.
Khả năng cày kéo cũng tương tự như bò Thanh Hoá, cày kéo yếu nhưng dai sức.
1.3.3.7. Bò Mèo Hà Giang
Giống bò này chủ yếu nuôi tại các vùng Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc các dân tộc:
Mèo, Lôlô, Pupéo..ỗ
37
Hình 2.22: Bò Mèo đực Hình 2.23: Bò Mèo cái
- Đặc điểm ngoại hình: đa số bò có màu lông vàng nhạt, sẫm hoặc cánh dán, một số
ít có màu đen nhánh hoặc loang trắng; Da mỏng, lông mịn. Đầu bò cái thanh, đầu bò
đực thô hơn; Đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng (chiếm 91%), một số ít trán lõm (chiếm 9%).
Bò Mèo có tai to, đưa ngang, lưng hơi võng, mông dài nhưng hơi lép, ngực sâu, chân
cao, cao khum lớn hom cao vây.
Bò có tính nết thuần thục, chịu kham khổ, tầm vóc tương đối to thô.
Nhìn chung bò Mèo Hà Giang có tầm vóc to cao nhưng mình hơi lép, kết cấu chưa
chặt chẽ.
-Sức sản xuất: Khối lượng bê sơ sinh bình quân từ 15 - 16kg; Khối lượng trưởng
thành bình quân ở con đực là 250 - 300kg, ở con cái là 220 - 280kg.
Về khả năng sinh sản: Bò Mèo đẻ rải rác quanh năm, đa số đẻ 2 lứa/3 năm, tỷ lệ
nuôi sống đạt 90-95% .
Bò Mèo có khả năng cày kéo tốt, có thể cày được 1000 - 1500m2
/ngày.
1.4. Một sô giông trâu
/ ẵ4 .iẻTrâu Việt Nam
Trâu Việt Nam thuộc loại hình trâu đầm lầy, phân bố rộng khắp trong toàn quốc.
Mặc dù có thể thấy những vùng trâu to (trâu ngố) hoặc những vùng trâu nhỏ (trâu gié)
nhưng không thể phân biệt chúng theo phân loại giống.
- Đặc điểm ngoại hình: Mầu lông đặc trưng là tro sẫm, lông thưa, da dày và khô.
Hầu hết đều có vạch loang trắng vắt ngang qua phía dưới cổ họng. Có một sô' ít trâu có
màu trắng (chiếm khoảng 3%).
Trâu có những vùng lông xoáy (được gọi là khoáy). Các khoáy này có sự khác biệt
về vị trí, kích thước, hình dạng, số lượng; Các khoáy này được hình thành trước khi đẻ
60 - 30 ngày, số lượng khoáy biến động từ 1 dến 9. Theo kinh nghiệm dân gian các
khoang khoáy được xem là cơ sở để chọn trâu, vị trí và kiểu khoáy ảnh hưởng lớn đến
giá trị con trâu.
38
Trâu Việt Nam có kết cấu ngoại hình theo hướng cày kéo là chủ yếu; Đầu to và
ngắn, sừng dài (khoảng 40 - 60cm), đen, nhọn và cong về phía sau (sừng hình cánh ná);
Mắt sâu, lông mi dài, tai to, rộng, bên trong có nhiều lông, cổ dài, thẳng, có nhiều nếp
nhăn; Vai vạm vỡ, khoẻ mạnh; Ngực lép; Bụng to tròn; Lưng dốc về phía sau; Mông
thường phát triển tốt, đuôi ngắn; Vú nhỏ và lùi về phía sau. Ở con đực, dương vật gắn
chặt vào bụng, trừ đoạn đầu dương vật ngắn và tự do; Bao dịch hoàn ngắn, không có cổ,
do đó dịch hoàn được giữ chắc chắn, tránh được những ảnh hưởng có hại; Chân to, dài, 2
chân sau có hình chữ X.
Hình 2.24: Trâu Việt Nam
- Sức sản xuất: Nghé có khối lượng sơ sinh trung bình từ 29 - 30kg; Khối lượng
trưởng thành ở con cái đạt 300 - 350kg, ở con đực là 400 - 450kg (có con đạt 800 -
900kg); Kích thước cao vây và dài thân chéo tương ứng ở con đực và con cái là 120cm;
133cm và 118cm; 128cm; tỷ lệ thịt xẻ ở trâu cái là 42%, đực thiến là 45%.
Khả năng cho sữa thấp, bình quân khoảng 2-31ít/ngày, chỉ đủ để nuôi con; tỷ lệ mỡ
sữa trung bình từ 7-8%.
Khả năng sinh sản thấp, tỷ lệ đẻ 1 lứa/năm chiếm 25 - 30%; Phổ biến là đẻ 2
con/3nãm.
Trâu Việt Nam có khả năng cày kéo tốt, sức kéo trung bình đạt từ 700 - 800N, trâu
làm việc dai sức, có khả năng làm việc tốt ở vùng lúa nước. Đây là nguồn sức kéo chính
cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
1.4.2. Trâu Murrahi
- Nguồn gốc: Địa bàn chăn nuôi tốt nhất là vùng Haryana của An Độ. Nước ta đã
nhập trâu Murrahi từ Trung Quốc vào năm 1960 và chính thức nhập vào năm 1976 -
1977 bằng con đường ngoại giao giữa 2 nước. Trâu Murrahi được nhập nội với mục đích
nuôi thuần và nghiên cứu cho lai tạo với trâu Việt Nam, nâng cao tầm vóc, khối lượng,
sức sản xuất thịt, sữa của đàn trâu Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của đàn trâu này
cũng như con lai của chúng còn nhiều hạn chế do chưa phù hợp với nhu cầu phát triển
của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
39
Hình 2.25: Trâu đực Murrahi Hình 2.26: Trâu cái Murrahi
- Đặc điểm ngoại hình: Trâu có da và lông đen tuyền, đôi khi có mầu xám nâu hoặc
xám vàng, trâu trắng rất ít khi gặp; Sừng ngắn và quay về phía sau tạo thành hình xoắn ốc.
Con cái đầu tương đối nhỏ, cân đối; Con đực đầu thô kệch và nặng nề, trán rộng và
hơi gồ; Mặt cân đối, lỗ mũi rộng; Con đực mắt ít lồi hơn con cái; Tai bé, mỏng và rủ
xuống; Cổ trâu cái dài, mảnh nhưng ở con đực thì cổ thô và mập; Chân ngắn, thẳng,
móng đen.
Ở trâu cái, phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng, do đó toàn thân
tạo thành hình nêm. Trâu đực thì phần thân sau nhẹ hơn phần thân trước; Lưng rộng, dài;
Xương sườn rất cong, đùi mông phẳng; ở con cái hai chân sau tạo thành khoảng rộng để
chứa bầu vú; Đuôi dài, mảnh và thường có vùng lông trắng ở sát vó chân; Phần cuối của
đuôi không có xươ.ig.
Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, ngoằn ngoèo, bầu vú chuyển động tự do
giữa 2 chân sau: Núm vú dài, cách xa nhau, núm vú sau dài hơn núm vú trước.
- Sức sản xuất: Trâu Muưahi có hướng sản xuất kiêm dụng sữa - thịt; Theo Smith
(1982), khối lượng trưởng thành ở trâu đực từ 450 - 800kg (có con đạt lOOOkg), ở con
cái là 350 - 700kg.
Trâu Murrahi không thích ứng với cày kéo vì chúng chậm chạm và không chịu được
nóng.
Sức sản xuất sữa đạt bình quân 1600 - 1800kg/chu kỳ (Smith - 1988), năng suất sữa
thấp nhất là 1560kg/chu kỳ; Tỷ lệ mỡ sữa đạt bình quân 7%.
Khả năng sinh sản: Theo Bhattachrya, trâu có biểu hiện động hớn lần đầu ở 34 tháng
tuổi; Tuổi đẻ lứa đầu của trâu trung bình là 39,8 tháng; Khối lượng trâu cái khi đẻ lứa
đầu trung binh là 438kg.
Hiện nay đàn trâu Murrahi được tập trung nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển
Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi Quốc gia. Chúng ta đã và đang tiếp tục nghiên cứu
sử dụng trâu đực Murrahi cho lai với trâu cái Việt Nam. Đàn trâu lai F1 F2 đã có tầm
vóc, khối lượng, khả năng cho thịt và sức kéo lớn hơn trâu Việt Nam. Riêng hướng sử
dụng để khai thác sữa là chưa thực hiện được do không có nhu cầu tiêu dùng.
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thu y c3. bệnh giun đũa lợn
Thu y   c3. bệnh giun đũa lợnThu y   c3. bệnh giun đũa lợn
Thu y c3. bệnh giun đũa lợnSinhKy-HaNam
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...Man_Ebook
 
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)Đức Hoàng
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...nataliej4
 
Huong dan um va cham soc heo con vietnhat
Huong dan um va cham soc heo con vietnhatHuong dan um va cham soc heo con vietnhat
Huong dan um va cham soc heo con vietnhatMinh Nguyen
 
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...Man_Ebook
 
Thu y c4. bệnh dịch tả lợn
Thu y   c4. bệnh dịch tả lợnThu y   c4. bệnh dịch tả lợn
Thu y c4. bệnh dịch tả lợnSinhKy-HaNam
 
Bài 7 điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trường
Bài 7  điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trườngBài 7  điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trường
Bài 7 điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trườngQuyen Le
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfMan_Ebook
 
Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -vananh27789
 
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002XUAN DANG
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
 
Thu y c3. bệnh giun đũa lợn
Thu y   c3. bệnh giun đũa lợnThu y   c3. bệnh giun đũa lợn
Thu y c3. bệnh giun đũa lợn
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
 
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanhBài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
 
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...
Nghiên cứu biến tính tinh bột dong riềng và tinh bột ngô bằng phương pháp ace...
 
Báo cáo Ngành dược 04/2014
Báo cáo Ngành dược 04/2014Báo cáo Ngành dược 04/2014
Báo cáo Ngành dược 04/2014
 
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (pcv2)
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.docTiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
 
Huong dan um va cham soc heo con vietnhat
Huong dan um va cham soc heo con vietnhatHuong dan um va cham soc heo con vietnhat
Huong dan um va cham soc heo con vietnhat
 
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế...
 
Thu y c4. bệnh dịch tả lợn
Thu y   c4. bệnh dịch tả lợnThu y   c4. bệnh dịch tả lợn
Thu y c4. bệnh dịch tả lợn
 
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Bài 7 điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trường
Bài 7  điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trườngBài 7  điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trường
Bài 7 điều tiết của chính phủ và ảnh hưởng của ngoại thương đến thị trường
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
 
Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lậpLuận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
 
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002
Although the net worth of businesses in the country improved from 2000 to 2002
 

Similar to Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf

Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Man_Ebook
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Man_Ebook
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfPadiseranch
 
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt nataliej4
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiPVFCCo
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...Man_Ebook
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếLong Khủng
 
75644 pmtq dung dung cnsh
75644 pmtq dung dung cnsh75644 pmtq dung dung cnsh
75644 pmtq dung dung cnshNguyễn Quang
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019PinkHandmade
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfMan_Ebook
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...nataliej4
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 

Similar to Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf (20)

Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
Dia
DiaDia
Dia
 
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
 
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dế
 
75644 pmtq dung dung cnsh
75644 pmtq dung dung cnsh75644 pmtq dung dung cnsh
75644 pmtq dung dung cnsh
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf

  • 1. M 636 20543 cTHÁI NGUYÊN ẠI HỌC NÔNG LÂM N VĂN BÌNH (Chủ biên) TRẦN VĂN TƯỜNG GIÁO TRÌNH NUÔITRÂU BÒ
  • 2.
  • 3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÌNH (Chủ biên) PGS.TS. TRẨN VĂN TƯỜNG GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ DẠI H Ọ CTHẢINGUYẺN _ THƯ VIÊN TRƯỜNG Ũ M AQ gỳệm LÂM PHòS gAvuỐn NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007
  • 4.
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU Trâu bò là một trong nhữỉig đối tượng vật nuôi có vị trí và vai trò rất quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng là loài vật nuôi phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho con người vì chúng cung cấp một nguồn thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời trâu bò còn là một nguồn sức kéo quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như tiến hành các nghiên cíni để ngày càng nâng cao năng suất, chất lượng sán phẩm trong chân nuôi trâu bò, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cả sô' lượng và cliất lượng sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của các trường đào tạo, các nhà khoa học chuyên ngành và người chăn nuôi. Trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp thì yêu cầu đặt ra đối với tất cả các môn học nói chung và môn học Chăn nuôi Trâu bò nói riêng là phải cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức cần thiết nhằm trang bị cho họ một trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn tốt để sau khi ra trường có thể đáp íữig được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất. Trong quá trình đào rạo, một trong những điều kiện quan trọng là cần phải cung cấp đầy đủ cho người học những nguồn thông tin khoa học cần thiết đối với tìữig môn học thông qua các tài liệu, sách, giáo trình... liên quan. Đồng thời, với những nguồn thông tin phong phú đó cũng sẽ giúp cho người dạy và người học có thể thực hiện được những phương pháp dạy và liọc tích cực, nâng cao được chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, công tác biên soạn giáo trình trong các nhà trường đã "à đang được quan tâm triển khai tích cực. Giáo trình Chăn nuôi Trâu bò được biên soạn là nhằm đáp íũìg những yêu cầu quan trọng đó. Giáo trình do PGS. TS. Nguyễn Văn Bình và PGS.TS. Trần Văn Tường biên soạn, bao gồm 10 chương. Trong đó: Phần mở đầu và các chương I, IV, VI, VII, VIII, IX và X do PGS. TS Nguyễn Văn Bình biên soạn Chương II, III và chương V do PGS. TS. Trần Văn Tường biên soạn. Cuốn Giáo trình Chăn nuôi Trâu bò lần đẩu tiên được biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các dồng nghiệp và các em sinh viên. Chứng tôi xin trân trọng cảm ơn. Các tác giả 3
  • 6.
  • 7. BÀI MỞ ĐẦU l ệVAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ l ắl ẳCung cấp thực phẩm Nuôi trâu bò, con người khai thác được hai loại thực phẩm có giá trị cao là sữa và thịt. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. về năng lượng, thịt trâu béo cung cấp 2558 Kcal/kg, loại trung bình cung cấp 2080 Kcal/kg. Sữa trâu bò được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và có tỉ lệ tiêu hoá cao tới 98%. Về lịch sử thuần dưỡng, cũng như các loài vật khác, xưa kia bò cũng chỉ là một trong những đối tượng săn bắn của con người như là một nguồn cung cấp thực phẩm và các vật liệu khác (lông, da..). Đến khi con người bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp, do nhu cầu làm đất để trồng cấy, bò đã được bắt và nuôi giữ để cung cấp sức kéo. Khi dân số ngày càng trở nên đông đúc, nhu cầu về thực phẩm trở nên phong phú hơn thì bò lại là con vật được con người sử dụng để sản xuất nhằm cung cấp nhiều thịt và sữa. Con người cũng đã bắt đầu có ý thức chọn lọc những con vật cho sức sản xuất thịt, sữa cao, chất lượng tốt. Các bản ghi chép về sức sản xuất sữa của bò đã xuất hiện từ thời gian đầu của năm 9000 trước công nguyên. Trong kinh thánh cũng đã nói nhiều về vai trò của sữa và xem “ sữa như là một sự ngọt ngào của cuộc sống". Tác giả Sanskxit đã viết: “...hàng ngàn năm qua, sữa bò đã trở thành một trong những nguồn thực phẩm quan trọng của con người...”. Hippocrate cũng đã nói: “...Sữa như ỉà mội loại thuốc của con người từ 5 thế kỷ trước công nguyên. Sữa là một loại thức ăn gần như hoàn hảo nhất vì đây là một loại thức ăn hoàn chỉnh, dễ tiêu tioá, dễ hấp thu, đặc biệt đối với con vật sơ sinh, nếu thiếu sữa thì khả năng sinh trưởng, phát triển ế sẽ gặp rất nhiều khó khăn... Hàng nãm, ngành chăn nuôi trên thế giới đã sản xuất được một khối lirợng sữa rất lớn. Năm 2004, toàn thế giới đã sản xuất được khoảng 620 triệu tấn sữa, trong đó có tới 80-90% lượng sữa được thu từ việc chăn nuôi trâu bò sữa. Về sản lượng thịt trâu bò, năm 2004 thế giới cũng đã sản xuất được trên 62 triệu tấn. Lượng thịt này chiếm 32% tổng sản lượng thịt sản xuất từ vật nuôi (FAO). Sữa đã trở thành một loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của con người, đặc biệt là ở các nước châu Âu, châu Mỹ (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canađa....). Chính vì vậy mà ngành chăn nuôi bò sữa ở những nước này ngày càng phát triển mạnh. 5
  • 8. Tuy nhiên, trái lại với vai trò rất quan trọng của con bò ở các nước tây Á và châu Au kể cả trong thời kỳ cổ xưa đến nay, con bò lại không được xem là có giá trị cao ớ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...bởi vì người dân ở những nước này không có thói quen sử dụng nhiều các sản phẩm như: sữa, bơ, pho mát. ơ Ân Độ, con bò lại có thêm một vai trò khác trong đời sống của người dân nơi đây, chúng là biểu tượng vĩ đại trong tôn giáo của họ, đó là “thần bò 1.2. Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển Việt Nam với đặc điểm nổi bật của nền kinh tế của một nước sản xuất nông nghiệp đang phát triển, với truyền thống của nghề trồng lúa nước, con trâu bò đã trở thành một hình ảnh gắn bó gần gũi với người nống dân bởi vì chúng đã cung cấp một nguồn sức kéo quan trọng giúp người nông dân tham gia canh tác, sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, mặc dù đã có đầu tư cơ khí hoá cho sản xuất nông nghiệp nhưng còn ớ mức độ rất hạn chế, do đó công việc làm đất vẫn thu hút gần 70% sức kéo của trâu và 40% sức kéo của bò trong toàn quốc, đáp ứng trên 70 % sức kéo trong nông nghiệp (Báo cáo của Cục Khuyến nông - Bộ Nông nghiệp & PTNT - 2002). Ngoài ra, trâu bò còn được sử dụng để vận chuyển. Chúng có lợi thế là hoạt động được trên nhiều địa bàn và sử dụng nguồn thức ăn, phế phụ phẩm công nông nghiệp tại chỗ một cách tối đa. Cũng như Việt Nam, nhiều nước sản xuất nông nghiệp đang phát triển trên thế giới cũng sử dụng sức kéo trâu bò như là một lực lượng lao động chính. Theo ước tính có tới 2 tỉ người trên thế giới đang phụ thuộc vào sức kéo của gia súc để làm đất, vận chuyển hàng hoá và các lao tác khác. Đặc biệt khi các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, giá dầu mỏ ngày càng tãng thì sức kéo từ vật nuôi lại trở nên có nhiều ưu thế, có tính bền vũng cao. Theo FAO (1990), gia súc được sử dụng để làm việc trên thế giới chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển và ước tính như sau: Bảng M -l. ước tính sô lượng gia súc sử dụng làm việc ở các nước đang phát triển (Đơn vị tính: triệu con) Loại gia súc Tổng số Gia súc sử dụng làm việc Số lượng Tỷ lệ (%) Bò 878,7 457,0 52 Trâu 140,0 47,6 34 Ngựa 44,5 25,0 56 Lừa 42,0 22,3 53 La 14,4 4,3 30 Lac đà 19,1 2,9 15 Số liệu ở bảng trên cho thấy, việc chăn nuôi gia súc ở các nước đang phát triển đế lấy sức kéo phục vụ sản xuất và sinh hoạt chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là các nguồn sức kéo từ trâu bò, ngựa. 6
  • 9. Trong các loài vật nuôi thì bò được sử dụng để lấy sức kéo khá nhiều. Việc sử dụng bò để cày kéo thường thấy nhiều ở các vùng Trung Đông, Đông Nam Á, châu Phi và My la tinh... Trâu là loài vật phổ biến thứ hai được sử dụng để lấy sức kéo. Chúng phổ biến ở những vùng trồng lúa nước như khu vực Đông Nam châu Á. 1.3. Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có giá trị và chiếm tỷ trọng đáng kể trong các loại phân bón sử dụng cho ngành trồng trọt ở nước ta. Có thể ước tính lượng phân trâu bò thải ra như sau: Trâu trưởng thành: 15 - 20kg/ngày. Bò trưởng thành: 10 - 15kg/ngày. Như vậy, bình quân 1 trâu bò trưởng thành thải ra khoảng 5000 - 6000kg phân/năm. Lượng phân thu được từ chăn nuôi trâu bò đã đáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Ngoài ra ở nhiều nước như: Ân Độ, Pakistan...phân trâu bò còn được sử dụng làm chất đốt rất phổ biến, phân trâu bò được trộn với rơm băm, nắm thành từng nắm và phơi khô, dự trữ, dùng dần. l ằ 4. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chê biến và tiểu thủ công nghiệp Khi ngành chăn nuôi trâu bò phát triển sẽ sản xuất ra nhiều thịt sữa và do đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thịt sữa cùng phát triển, tạo ra các loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao như: thịt hộp, Jăm bông, xúc xích, sữa hộp, sữa tươi thanh trùng, sữa bột, bơ, pho mát... Chăn nuôi trâu bò cũng đồng thời cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển như: da, lông, sừng, móng.... Sừng trâu bò được gia công, chế biến, sản xuất ra nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau như: cúc áo, trâm cài, lược, thìa, đĩa, đồ trang trí...Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da để sản xuất các mặt hàng da như: áo da, găng tay, dây lưng, vali, cặp.... Một ví dụ điển hình về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ từ các sản phẩm phụ của chăn nuôi trâu bò đó là Pakistan. Đây là một nước có nghề sản xuất đồ da và lông trâu có chất lượng tốt trên thế giới. Hàng năm nước này mổ giết khoảng 900.000 con trâu, sau cây đay và bỏng thì da trâu là nguồn nguyên liệu quan trọng của nền kinh tế nước này. 1.5ễÝ nghĩa văn hoá và xã hội của chăn nuôi trâu bò Trâu bò nói chung và con trâu nói riêng là một trong những loài vật nuôi gắn liền với nền văn minh lúa nước. Chúng đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống văn hoá và tâm linh của người nông dân Việt nam. Hình ảnh con trâu cùng với luỹ tre làng đã tạo lên một biểu tượng đẹp đẽ của làng quê đất Việt. Bên cạnh vai trò quan trọng cung cấp sức kéo, phân bón giúp người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, con 7
  • 10. trâu còn xuất hiện trong nhiều hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân như: Hội thi trâu, chọi trâu, đâm trâu và các chợ trâu...Con trâu đã góp phần làm cho người Việt gắn bó với nhau trong một nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Về góc độ kinh tế, đối với người nông dân, con trâu bò là một loại tài sản cố định có giá trị lớn, là một ngân hàng sống đảm bảo sự ổn định về kinh tế của mỗi hộ gia đình. Có thể nói, chãn nuôi trâu bò là một kế sinh nhai, là một giải pháp tốt để xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn bền vững. Mặt khác, đối với một số dân tộc, uy tín và vị thế của một người trong thôn bản còn phụ thuộc vào số lượng trâu bò mà họ có được. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA TRÂU BÒ • • • 2.1. Ưu thê sinh học và ý nghĩa sinh thái của trâu bò Nhờ có hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ, trâu bò nói riêng và gia súc nhai lại nói chung có đặc điểm sinh học nổi bật là khả năng phân giải thức ăn nhiều xơ chứa liên kết /3-1,4 glucozit và sử dụng nitơ phi protein. - Khả năng phân giải liên kết /5-1,4 glucozit Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải liên kết /3-1,4 glucozit trong các phân tử Cellulose và Hemicellulose của vách tế bào thức ăn thực vật. Chính nhờ khả năng đặc biệt này mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các loại thức ăn nhiều xơ mà người và các loài dạ dày đơn không sử dụng làm thức ăn được. Điều này có ý nghĩa sinh thái rất lớn, cho phép nuôi gia súc nhai lại trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh, phát triển chăn nuôi bền vững. - Tổng hợp protein từ nitơ phi protein Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ nitơ phi protein (NPN). Sau đó chính khu hệ vi sinh vật dạ cỏ này sẽ là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ. Nhờ khả nãng khai thác NPN này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức ăn protein chất lượng cao như các loài dạ dày đơn. Người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê để cung cấp một phần về nhu cầu protein cho gia súc nhai lại. Điều này có ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất quan trọng do giảm được giá thành sản xuất và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi. 2.2. Những hạn chê của chăn nuôi trâu bò Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên, chăn nuôi trâu bò cũng có những hạn chế nhất định. - Sinh khí mêtan Khác với động vật dạ dày đơn, động vật nhai lại có quá trình lên men ở dạ cỏ, đây là một lợi thế cho phép chúng sử dụng được thức ãn thô. Tuy nhiên, quá trình lên men dạ cỏ đã sinh ra khá nhiều khí mêtan và thải ra ngoài qua ợ hơi. Như vậy, ngoài việc tiêu tốn năng lượng do phải mang một túi dạ cỏ lớn thì việc thải khí mêtan này cũng đã làm lãng phí năng lượng của thức ãn khoảng từ 6 - 12%. Mặt khác, khí mêtan cũng là nguồn khí gây ra hiệu ứng nhà kính, không có lợi cho mỏi trường. 8
  • 11. - Khả năng chuyển hoá thức ăn bột đường kém Cũng chính do đặc điểm khác biệt về sinh lý tiêu hoá trong dạ cỏ, cùng với khả năng tiêu hoá tốt thức ăn thô xanh và sử dụng được NPN thì gia súc nhai lại chuyển hoá thức ăn bột đường kém hiệu quả hơn so với động vật dạ dày đơn. - Năng suất sinh sản thấp, chu kỳ kinh tế dài Trâu bò là loài gia súc đơn thai và có thời gian mang thai dài (trung bình ở bò và trâu tương íữig là 290 ngày và 310 ngày), nếu khả năng sinh sản tốt thì cũng chỉ đẻ được một bê nghé/năm. Chính vì vậy mà khả năng tái sản xuất đàn chậm hơn rất nhiều so với một số loài gia súc khác. Hơn nữa, trâu bò là loài động vật ăn cỏ có tầm vóc to lớn {đại gia súc), do đó thời gian cho khai thác sản phẩm muộn. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì 28-30 tháng tuổi bò mới đẻ lứa đầu và có thể khai thác sữa {nếu là bò hướng sữa), ở trâu còn muộn hơn {36-40 tháng tuổi); Nếu nuôi lấy thịt thì phải nuôi tới 18 - 24 tháng tuổi mới có thể giết thịt. Như vậy, mặc dù chúng cho khối lượng sản phẩm lớn nhưng chu kỳ kinh tế dài, do đó tốc độ quay vòng vốn chậm và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. - Đòi hỏi quĩ đất lớn Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ cho nên muốn chãn nuôi được trâu bò phải có đất trồng cỏ hoặc bãi chăn thả, nếu có đồng cỏ chăn thả tốt thì yêu cầu về diện tích cho một trâu bò trưởng thành là từ 0,4 - 0,5 ha. Đây là một khó khăn, trở ngại lớn trong điều kiện quĩ đất có nhiều hạn chế như nước ta, diện tích đất nông nghiệp bình quân/đầu người thấp. Hơn nữa trong quá trình chăn thả, sự giẫm đạp của trâu bò cũng sẽ có ảnh hưởng xấu tới đất canh tác, làm giảm độ phì, giảm năng suất đồng cỏ nếu không thường xuyên chăm sóc và định kỳ cải tạo đồng cỏ. 3. NHŨNG NÉT CHÍNH VỂ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò trong nước 3.1.1. Sô'lượng và cơ cấu đàn trâu bò Trên cơ sở xác định rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi trâu bò trong ngành chăn nuôi nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy chăn nuôi trâu bò phát triển. Do đó, đàn trâu bò trong nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cơ cấu phát triển của đàn trâu bò cũng có nhiều thay đổi. về truyền thống, chăn nuôi trâu bò ở nước ta chủ yếu là khai thác sức kéo và phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây, một mặt do cơ khí nhỏ trong nông thôn đang dần dần thay thế cho sức kéo trâu bò, mặt khác do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về thịt sữa tăng, do đó số lượng, cơ cấu và mục đích của chăn nuôi trâu bò cũng đã có sự thay đổi. Trong khi đàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa ngày càng phát triển. 9
  • 12. Trong những năm 2000 đàn trâu bò trong cả nước đã có số lượng khá lớn và đạt tỉ lệ tăng trung bình hàng nãm ở đàn bò là 4,98%, đàn trâu là 0,47%. Bảng M-2. Tình hình phát triển của đàn trâu bò trong những năm gần đây Năm Trâu Bò Tổng số (1000 con) Tỷ lệ tăng (năm sau so với năm trước - %) Tổng số (1000 con) Tỷ lệ tăng (năm sau so với năm trước - %) 2000 2897,2 98,0 4127,9 101,6 2001 2807,9 96,9 3899,7 94,5 2002 2814,4 100,2 4062,9 104,2 2003 2834,9 100,7 4394,4 108,2 2004 2869,8 101,2 4907,7 111,7 2005 2922,2 101,8 5540,7 112,9 So sánh 05/00 100,86 134,23 (* Niên giám thống kê năm 2006) Số liệu ở bảng trên cho thấy, trong các năm 2000 - 2001, số lượng trâu bị giảm trên 1%, từ năm 2002 số lượng trâu bắt đầu tăng dần cho đến 2005 đã đạt 101,8%. Nhung nhìn chung, đàn trâu có tốc độ tăng trưởng kém, tính chung cho cả giai đoạn tốc độ tăng đàn chỉ đạt 0,86%. Đàn bò đạt tốc độ tăng đàn khá nhanh, tốc độ tãng ở năm 2005 đã đạt tới 34,23% so với nãm 2000. Đặc biệt, tốc độ tăng rất nhanh từ năm 2003 đến 2005. Chứng tỏ các chính sách phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa đã có hiệu quả tốt trong giai đoạn nàyỗ Sự phát triển nhanh của đàn bò sữa xuất phát từ nhu cầu từ thực tế tiêu thụ sữa trong nước. Năm 1990, lượng sữa tiêu thụ chỉ đạt bình quân 0,47kg/người/nãm, năm 1995 đã tăng lên 2,05kg, năm 1998 là 5,0kg, năm 2000 là 6,5kg và năm 2001 là 7,0kg. So với năm 1990 thì năm 2001 sức tiêu thụ sữa của nước ta đã tăng lên gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn. Mức tiêu thụ tăng nhanh chủ yếu là các thành phố, đố thị, các khu công nghiệp và khu du lịch, trong khi đó sản lượng sữa sản xuất hàng năm của ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 10-11% nhu cầu, còn lại 90% phải nhập khẩu. Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp&PTNT năm 2004, tổng số bò sữa trong cả nước đã đạt tới 95.000 con. Trong đó, miền Bắc và Khu Bốn cũ chiếm 24% miền Trung và Tây Nguyên chiếm 7%, miền Nam chiếm 69%. Tổng số bò cái vắt sữa là 42.000 con. Sản lượng sữa trung binh ở bò lai hướng sữa đạt 3400 - 3500kg/chu kỳ, bò thuần Holstein Friesian là 4500 - 4600 kg/chu kỳ; Sản lượng sữa thu được trong ngày đạt 400 tấn. (*) Cơ cấu giống - Bò lai hướng sữa : 87% - Bò thuần Holstein Friesian và Jersey : 13% 10
  • 13. (*) Mô hình chăn nuôi - Nông hộ và các công ty tư nhân quản lý : 94% tổng số bò sữa - Nhà nước quản lý : 6% tổng số bò sữa. (*) Quy mô chãn nuôi bình quân/hộ - Miền Bắc: 4 -5 con - Miền Nam: 7 - 1 0 con Trang trại mang tính công nghiệp: 1000 - 2000 con. Sự tăng trưởng nhanh của đàn bò sữa trong những năm qua là nhờ vào chính sách tập trung đầu tư phát triển chãn nuôi bò sữa của Nhà nước, đặc biệt là sự ra đời của quyêt định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001 - 2010. Theo kế hoạch này thì mục tiêu của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 có 100 nghìn bò sữa, đáp ứng khoảng 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước và đến năm 2010 có 200 nghìn bò sữa, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Nhìn chung, kết quả tổng kết, đánh giá về sự tăng trưởng của đàn bò sữa trong toàn quốc sau quyết định 167 (từ năm 2001-2004) là khá tốt. Tuy nhiên do sự đánh giá, nhìn nhận chưa đúng kể cả về chính sách phát triển và kỹ thuật, dẫn đến sự phát triển mang tính chất phong trào, đột biến và hết sức nóng vội đối với đàn bò sữa cho nên đã dẫn tới sự phá sản của một số cơ sở chăn nuôi bò sữa, điển hình là dự án bò sữa của tỉnh Tuyên Quang. Mặc dù quá trinh phát triển còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, sản lượng sản phẩm của ngành chãn nuôi trâu bò cũng đã đạt được một sự tăng trưởng đáng khích lệ. Bảng M-3. Sản lượng sữa và thịt trâu bò trong một số năm gần đây (Đơn vị tính: tấn) " Năm Sản lượng " 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thịt trâu hơi xuất chuồng 48.415 49.230 51.811 53.061 57.458 59.800 Thịt bò hơi xuất chuồng 93.819 97.780 102.454 107.540 119ề 789 153.166 Sữa tươi 51.458 64.703 78.453 126.697 151.314 197.679 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 * 1 SỐ liệu ở bảng trên cho thấy, sản lượng thịt trâu và đặc biệt là thịt bò đã tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2005 và đạt tỉ lệ tăng tương ứng là 23,52% và 63,26%. Chứng tỏ trong những năm qua việc nuôi trâu bò để lấy thịt cũng đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt. Đáng lun ý là sản lượng sữa bò đã tăng lnhanh qua các năm, tính đến hết năm 2005 đã tãng lên tới 284,16% so với năm 2000. Kết quả này cho thấy nghề nuôi bò sữa ở nước ta đã và đang có xu hướng phát triển mạnh. 11
  • 14. về lịch sử phát triển, chăn nuôi trâu bò sữa đã bắt đầu được quan tâm, chú ý phát triển từ những năm 70. Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Cu Ba, An Độ...ệ chúng ta đã xây dựng được các Nông trường nuôi trâu bò sữa như: Mộc châu, Lâm Đổng, Sông Bé, Phùng Thượng, Phù Đổng, Ba Vì... Về công tác giống, với sự giúp đỡ của Cu Ba, chúng ta đã xây dựng được Trung tâm Tinh đông viên Môncađa có nhiệm vụ nuôi giữ bò đực giống của các giống quí như: Holstein Frisean, Charolais, Simmental, Crimousine, Limousine, Brahman, Sahivval, Redsindhi...phục vụ cho chương trình nhân giống và lai tạo trong cả nước. Đồng thời chúng ta cũng đã và đang thực hiện các chương trình nuôi thích nghi và nhân giống các giống trâu bò ngoại như giống bò Holstein Frisean (Mộc Châu, Lảm Đồng), bò Redsindhi (Nông trường Việt Nam-Mông cổ, Ba Vì, Hà Tây), trâu Murrahi cTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi quốc gia)... Hiện nay chúng ta có 09 cơ sở nuôi trâu bò giống trực thuộc Trung ương, đó là: +) 03 cơ sở sản xuất giống bò thuần nhóm Zebu: Ba vì (Hà Tây), Ninh Bình và Dục Mỹ (Khánh Hoà). +) 02 cơ sở sản xuất giống bò sữa Holstein Frisean (Hà Lan thuần chủng): Mộc Châu, Lâm Đồng. +) 03 cơ sở nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi, Trung tâm đào tạo, huấn luyện bò sữa tại Binh Dương (thuộc Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam). +) Trung tâm sản xuất tinh đông lạnh Môncađa. Cùng với việc cải tạo nâng cao chất lượng con giống thì việc sản xuất và cung cấp thức ăn cho đàn trâu bò cũng được chú ý phát triển. Trong những năm qua, việc xây dựng và cải tạo đồng bãi chăn thả đạt kết quả tốt, xây dựng các đồng cỏ chăn thả luân phiên. Đặc biệt là các đồng cỏ thâm canh, trồng các giống cỏ có nãng suất cao như: cỏ Voi, cỏ Pangola, cỏ Ghine..ửđảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò. Đồng thời, các nhà máy sản xuất chế biến thức ăn cũng được xây dựng và phát triển mạnh trong toàn quốc thông qua các liên doanh, liên kết với các hãng sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm của nước ngoài như: CPI, Pro-Conco.... Về quy mô chăn nuôi, ngoài các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, trong những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Đặc biệt là sự phát triển mạnh chăn nuôi bò sữa của các nông hộ ở hầu hết các địa phương trong cả nước như: Đồng bằng sông Cửu Long, Phú Yên, Bình Dương, các tỉnh miền Trung, Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Sơn La... Cùng với sự phát triển mạnh việc nuôi bò sữa thì hàng loạt các công ty chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa đã được ra đời dưới nhiều hình thức như công ty liên doanh, công ty tư nhân...Lớn nhất là Công ty sữa Việt nam (Vinamilk), các công ty tư nhân khác như công ty Vĩnh Phúc (Elovi).... 3.1.2. Sự phán bô của đàn trâu bò Theo số liệu thống kê năm 2006, sự phân bô' của đàn trâu bò trong toàn quốc được trình bày ở bảng sau. 12
  • 15. (Đơn vị tính: nghìn con) Bảng M-4. Sự phân bố về số lượng của đàn trâu bò ở các địa phương Năm Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò Cả nước 2897,2 4127,9 2807,9 3899,7 2814,5 4062,9 2834,9 4394,4 2869,8 4907,7 2922,2 5540,7 ĐB Sông Hồng 213,7 488,3 182,2 482,9 171,2 502,1 165,0 542,3 154,6 604,5 145,9 685,8 Đông Bắc 1251,8 507,4 1218,4 524,1 1222,4 543,9 1224,1 577,8 1213,1 618,8 1226,4 675,5 Tây Bắc 374,6 158,3 381,2 173,7 390,3 182,0 399,4 193,5 437,8 209,7 453,1 224,3 Bắc Trung Bộ 679,0 890,6 685,4 849,4 689,4 855,9 706,9 899,0 719,4 990,3 743,3 1110,9 Nam Trung bộ 127,8 937,2 127,9 772,4 129,9 793,5 131,9 842,1 134,3 917,9 139,5 1007,3 Tây Nguyên 68,4 524,9 61,6 439,4 62,1 432,5 65,8 746,0 68,8 547,1 71,9 616,9 Đông Nam bộ 118,2 424,0 111,0 437,8 112,0 474,8 106,0 534,6 105,4 599,0 103,3 682,1 ĐB Sông cửu Long 63,7 197,2 40,2 220,0 37,3 278,2 35,8 329,1 36,4 419,8 38,8 537,9
  • 16. Phân tích số liệu của năm 2005 ở bảng trên cho thấy, đàn trâu chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc (1226,4 nghìn con - chiếm 41,97% tổng đàn trâu cả nước), sau đó đến Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Khu vực nuôi ít trâu nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (38,8 nghìn con - chiếm 1,33% tổng đàn). Đối với đàn bò thì khu vực nuôi nhiều nhất là Bắc Trung Bộ (1110,9 nghìn con - chiếm 20,05% tổng đàn), sau đó đến Nam Trung Bộ (1007,3 nghìn con). Các khu vực: Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đổng bằng Sông Cửu Long có số lượng bò tương đương nhau (từ trên 500 nghìn đến gần 700 nghìn con). Khu vực nuôi ít bò nhất là Tây Bắc (224,3 nghìn con - chiếm 4,05% tổng đàn). 3Ễ 2. Tình hình chăn nuôi trâu bò trên thê giới Theo số liệu thống kê của FAO năm 2006, tình hình phát triển của đàn trâu bò trên thế giới và sự so sánh, đánh giá giữa các châu lục trong một số năm gần đây như sau: Bảng M-5. Sô lượng trâu bò trên thế giới trong các năm 2003 - 2005 (đơn vị tính: con) Khu vực 2003 2004 2005 Trâu Bò Trâu Bỏ Trâu Bò Toàn thế giới 170.259ẻ 489 1.351.879.062 171.948.925 1.364.363.916 173.858.427 1.376.823.807 Châu Phi 3.777.025 237.573.972 3.845ế 025 239.278ề 476 3.920.025 243.714.798 Châu Á 165.038.298 446.575.508 166ế 684.300 451.964.019 168.563.056 457ẵ 582.874 Châu Âu 289.116 138.456.907 279.688 134.244.751 274.056 130.440.721 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, khu vực nuôi nhiều trâu nhất là châu Á với tổng số 168.563.056 con trong năm 2005 (chiếm 96,95% tổng đàn trâu thế giới). Khu vực nuôi ít trâu nhất là châu Âu, trong năm 2005 chỉ có 2274.056 con (chiếm 0,16% tổng đàn trâu của thếgiới). Đối với đàn bò, khu vực nuôi nhiều nhất cũng là châu Á với số lượng 457ế582.874 con (chiếm 33,23% tổng đàn), thấp nhất vẫn là châu Âu với số lượng 130.440.721 con (chiếm 9,47% tổng đàn) (sốliệu năm 2005). Số liệu trên cũng cho thấy, tổng đàn trâu trên thế giới từ năm 2003 đến 2005 đã tăng lên 2,11%, đàn bò tăng 1,84%. Như vậy trên phương diện tổng thể thì tốc độ tãng của đàn bò chậm hơn so với đàn trâuếXem xét cụ thể theo từng châu lục thì kết quả cho thấy cả đàn bò và đàn trâu ở các nước thuộc châu Phi và châu Á đều tăng dần qua các nãm nhưng riêng khu vực châu Âu thì số lượng của cả đàn trâu và bò đều giảm dần qua các năm (so sánh năm 2005/2003 thì đàn trâu và bò chỉ đạt tương ứng 94,79% và 94,21%). Nguyên nhân chính là do trong những năm qua đã có một sô' dịch bệnh lớn xảy ra ở một số nước châu Âu, đặc biệt là bệnh bò điên, lở mồm long móng do đó đã làm cho số lượng trâu bò giảm đi đáng kể. 14
  • 17. Trong các nước châu Á thì nước nuôi nhiều trâu nhất là Ấn Độ. Trong năm 2005, Ấn Độ có 98.000.000 con (chiếm 58,14% đàn trâu của khu vực và 56,37% đàn trâu trên thế giới). Tiếp theo là Pakistan (26.300.000 con), Trung Quốc (22.745.250 con); Việt Nam có 2.922.155 con. Nước nuôi nhiều bò nhất ở châu Á cũng là Ấn Độ, với tổng số 185.000.000 con trong năm 2005 (chiếm 40,43% tổng đàn bò của khu vực); Tiếp theo là Trung Quốc, với tổng số 115.229.500 con trong (chiếm 25,18% tổng đàn bò của khu vực)', Việt Nam có 5.540.700 con. Mức độ phát triển của ngành chăn nuôi trâu bò phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý khác nhau của mỗi vùng, mỗi nước. Sự phát triển mạnh của chăn nuôi bò sữa tập trung phần lớn ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu úc...Trong khi đó, các nước có nền kinh tế phát triển kém ở châu Á và châu Phi thì chủ yếu nuôi bò theo hướng thịt hoặc kiêm dụng thịt-cày kéo. Do đó, ở châu Á, mặc dù có số lượng trâu bò lớn nhưng sức sản xuất sữa thịt thấp. Về sản lượng thịt trâu bò trên thế giới, số liệu thống kê của FAO - năm 2006 được trình bày trong bảng sau: Bảng M-6. Sản lượng thịt trâu bò trên thế giới trong các năm 2003 - 2005 (Đơn vị tính: tấn) Năm Khu v ự c ^ 2003 2004 2005 Thịt trâu Thịt bò Thịt trâu Thịt bò Thịt trâu Thịt bò Toàn thế giới 2.950.991 58.474.931 3.065.484 59ễ 748.743 3.116.614 60.128.893 Châu Phi 229.178 4ẽ 233.710 268.680 4.327.393 270.000 4.436.110 Châu Á 2ế 720.245 12.227.497 2.793.508 12ẽ 889.929 2.840.281 13.306.254 Châu Âu 1ẵ 567 11.653.131 3.295 11.551.635 6.332 11.118ẻ 574 Số liệu ở bảng trên cho thấy, sản lượng thịt trâu bò trên toàn thế giới tăng dần qua các năm, nhất là năm 2004 so với 2003 sản lượng thịt trâu và bò đã tăng tương ứng là 3,88% và 2,24%, nhưng đến năm 2005 chỉ tăng tương ứng là 1,67% và 0,64 % so với năm 2004. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do ảnh hưởng của tinh hình bệnh dịch đối với đàn trâu bò trên thế giới trong những năm qua. Tương ứng với số lượng đàn trâu, sản lượng thịt trâu của châu Á chiếm phần lớn. Trong năm 2005, sản lượng thịt trâu của khu vực này đạt 2.840.281 tấn (chiếm 91,13% sản lượng thịt trâu của thế giới). Đối với thịt bò, mặc dù có số lượng bò ít hơn khá nhiều (chỉ bằng 28,51%) so với khu vực châu Á nhưng khu vực châu Âu đã cung cấp một lượng thịt gần tương đương cđạt 83,56%). Chứng tỏ trình độ chăn nuôi ở khu vực này rất tốt do đó đã cho năng suất, sản lượng sản phẩm rất cao. 15
  • 18. Đối với chăn nuôi trâu bò sữa, số liệu điều tra và đánh giá của FAO - năm 2006 về sản lượng sữa trâu bò của thế giới và một số châu lục được trình bày ở bảng sau đây. Bảng M-7. Sản lượng sữa trâu bò của thế giới qua những năm gần đây (Đơn vị tính: tấn) Năm Khu v ự c ^ 2003 2004 2005 Sữa trâu Sữa bò Sữa trâu Sữa bò Sữa trâu Sữa bò Toàn thế giới 75.543.258 520.028.580 76.565.215 526.714.636 77.278.461 537.177.553 Châu Phi 2.549.581 21.650.398 2.266.771 21.255.532 2.300.000 20.747.809 Châu Á 72.816.469 112.208.837 74.108.196 119.306.821 74.782.524 127.946.725 Châu Âu 177.208 211.703.891 190.248 209.977.370 195.937 209.772.604 Số liệu ở bảng trên cho thấy, nhìn chung sản lượng sữa trâu và sữa bò của toàn thế giới đều tăng trong giai đoạn 2003-2005. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể ở từng khu vực thì sản lượng sữa trâu bò ở châu Phi đã giảm qua các năm, sản lượng sữa trâu và sữa bò năm 2005 của khu vực này chỉ đạt tương ứng 90,21% và 95,83% so với năm 2003. Đặc biệt ở khu vực châu Âu, trong khi sản lượng sữa trâu tăng lên thì sản lượng sữa bò gần như không tăng, sản lượng sữa bò năm 2005 đạt 99,09% so với năm 2003. Đối với sữa trâu thì khu vực đạt sản lượng cao nhất là châu Á, nơi nuôi nhiều trâu nhất (74.782.524 tấn - chiếm 96,77% tổng sản lượng). Đối với sữa bò thì ngược lại, khu vực đạt sản lượng cao nhất là khu vực châu Âu đạt tới 209.772.604 tấn (chiếm 39,05% tổng sản lượng). Chứng tỏ rằng, mặc dù có số lượng bò ít hơn nhưng với trình độ kỹ thuật chăn nuôi cao hon cho nên các nước châu Âu đã đạt sản lượng sữa cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Về công tác giống trong chăn nuôi trâu bò, con người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc chọn tạo giống. Hiện nay, trên thế giới đã tạo ra khoảng trên 300 giống bò, 38 giống trâu, trong đó: hướng sữa có 80 giống bò và 14 giống trâu; hướng thịt có 26 giống bò và 1 giống trâu. 16
  • 19. Chương ĩ NGUỒN GỐC, Sự THUẦN HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA TRÂU BÒ • ■ ■ 1. VỊ TRÍ CỦA TRÂU BÒ TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT Trâu bò có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau: - Giới động vật (Kingdom Animalia): hay động vật bầy đàn (Animals collectively) - Ngành dây sống (Phylum Chordata): trâu bò là một trong 21 ngành động vật có xương sống (vertebrates) - Lớp động vật có vú (Class Mammalỉa): hay động vật máu nóng, động vật có lông, đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Bộ guốc chẵn (Order Artiodactyla): động vật có 2 ngón (Even-toed) - Phụ bộ nhai lại (Ruminantia): động vật ãn cỏ, dạ dày 4 túi. - Họ sừng rỗng - Bovidae (Family Bovidae): là động vật nhai lại có nhiều lá nhau ipolycotyledonary placenta), sừng rỗng, không rụng và chia nhánh; có túi mật. - Phái Bos (Genus Bos): động vật nhai lại có bốn chân, bao gồm cả trâu bò rừng và trâu bò nuôi; được phân biệt bằng cơ thể to lớn, sừng rỗng, cong và ở hai bên cạnh đầu. - Loài Bos taurus và Bos Indicus (Species Bos taurus and Bos indicus): Bos taurus bao gồm các giống bò có nguồn gốc từ châu Âu và các giống bò chính ở Mỹ. Bos indicus bao gồm các giống bò có u {bò Zebu) của Ân Độ và châu Phi và bò Brahman của châu Mỹ. 2. PHÂN LOẠI VÀ NGUỔN G ố c CỦA TRÂU BÒ NHÀ 2.1ềPhân loại và nguồn gốc bò nhà 2.1.1. Phân loại bò Loài bò (Bos) bao gồm các nhóm như sau: Hình 7.7.ệBò rừng - Bos Prìmigenius (Theo Trần Đỉnh Miên -1977) DẠI H Ọ CTHÁI N GUYỀN THƯ VIỆN
  • 20. - Bos Primigenius hay còn gọi là bò Tur. Người ta cho rằng đây là tổ tiên của bò nhà (bò thủy tổ). Bò Tur trước đây phân bô rộng rãi cả ở châu Á và châu Âu dưới vài dạng khác nhau. Bò Tur có lông mềm, dài, thẳng, lông ở trên trán thường xoắn lại. Màu sắc lông có thể đen, nâu hoặc trắng, xám có sọc vàng dọc theo sống lưng. Sừng bò dài như cánh cung, màu đen. Ở phía Nam châu Á, bò có u vai cao, lông màu vàng, mình hơi lép về phía mông, chân cao, đuôi dài quá khuỷu. Bò Tur rất khỏe, nhanh nhẹn. Con cái cao khoảng 150 - 170cm, con đực cao 175 - 200cm. Nhóm bò Tur được thuần hóa cả ở châu Á và châu Âu, hình thành lên bò nhà châu Á (Bos ỉndicus) và bò nhà châu Âu (Bos taunis). Hiện nay bò Tur đã bị tiệt chủng, không còn tồn tại ở trạng thái hoang dã, chỉ còn lại các con cháu của chúng đã được thuần hóa. - Bos Poephagus {Bò rừng Tây Tạng): Bò này hiện còn tồn tại ở trạng thái hoang dã, xuất hiện ở vùng núi Hymalaya. Chúng là những con vật rất khỏe, có khối lượng lớn (700 - 750kg), màu sắc lông đen hoặc xám. Bộ lông rất phát triển và được hình thành từ những lông chính rất dài, xen kẽ với những lông tơ mỏng và mềm. Lông của phần bụng và hai bên sườn dài chạm đất; Bốn chân cũng có lông rất dài. Bò rừng Tây Tạng cũng đã được thuần hóa và nuôi ở Trung Quốc, Mông cổ, Ân Độ, Apganistan và các vùng xung quanh dãy Hymalaya. Bò Tây Tạng thuần hóa có tầm vóc nhỏ hon bò rừng, con đực nặng khoảng 450kg, con cái nặng 300kg. Chiều cao vây ở con đực là 125cm, ở con cái là 122cm. Bộ lông của chúng rất phát triển, nhất là ở hai bên sườn, bụng và đuôi. Nhóm bò này có sừng nhỏ, đôi khi không có sừng. Màu lông rất đa dạng, thường là màu trắng, đen, xám, nâuếPhần thân trước rất phát triển. Bò Tây Tạng thích nghi với các vùng núi cao, địa hình hiểm trở. Chúng kém thích nghi với khí hậu ấm áp ở vùng thấp. Bộ lông dài, da dày và lớp mỡ dưới da phát triển đã giúp chúng chịu đựng được giá rét ở vùng cao. Sản lượng sữa trung binh của bò Tây Tạng đạt 650 - 700kg/ chu kỳ tiết sữa 180 - 220 ngày; Tỉ lệ mỡ sữa đạt 6 - 8,5%; Tỉ lệ thịt xẻ đạt 45%. Người ta có thể lai bò Tây Tạng với bò nhà. Con đực F1 không có khả năng sinh sản, con cái sinh sản bình thườngỄNhưng đến thế hệ thứ 4 thì con đực lại có khả năng sinh sản. - Bos Bỉson: Bao gồm Bison Bison (bò rìdĩg châu Mỹ) và Bison Bonasus (bò rìcng châu Âu). Chúng có nguồn gốc gần nhau nên có thể cho lai với nhau. +) Bison Bison: Sống ở trạng thái hoang dã thuộc vùng rừng Amazon. +) Bison Bonasus: Là những con vật to khỏe. Trước đây chúng tồn tại ở các vùng núi trên lãnh thổ Ba Lan, Nga và vùng núi Capcazơ. Chúng có chiều cao vây đạt tới 180cm, u vai cao và dài, đầu ngắn, sừng to. Hiện nay sô' lượng bò này ngày càng bị suy giảm. Ở vùng Capcazơ người ta sử dụng chúng như một loài bò thịt. Người ta cũng đã nghiên cứu lai tạo chúng với bò nhà, tạo ra con lai có khả năng chịu đựng kham khổ tốt. 18
  • 21. - Bos Bibos (bò rừng châu Á): Bao gồm: +) Bibos Jawanỉcus (bò Banteng): Chúng tồn tại ở vùng Đông Dương và bán đảo Malai ở trạng thái hoang dã. Bò này có thé cho lai với bò nhà cho kết quả tốt. +) Bibos Gaurus: Chúng tồn tại ở trạng thái hoang dã trong các vùng núi ở An Độ và Mianma. Đó là những con vật to lớn, cao vây đạt tới 150 - 160cm. +) Kouprey: Hay còn gọi là bò xám Campuchia. Chúng tồn tại ở trạng thái hoang dã thuộc vùng rừng núi phía Tây Bắc Campuchia. 2.1.2. Nguồn gốc bò nhà Có nhiều học thuyết nói về nguồn gốc của bò. Thuyết Nhị nguyên (1867 - Rutimeyes) cho rằng bò châu Âu do bò nguyên thuỷ châu Au và bò trán dài tạo thành. Theo thuyết Nhất nguyên (1888 - Nehring) thì bò châu Âu ngày nay do một giống bò rừng châu Au tạo thành. Thuyết Tứ nguyên (1912-Weler) cho rằng các giống bò châu Âu ngày nay là do 4 giống bò: bò rừng châu Au, bò trán to, bò sừng ngắn và bò ngắn mặt tạo thành. Viện sĩ Lixcun (Nga), đã kết luận: Tất cả các giống bò đều do một số giống bò thuỷ tổ phát triển thành. Có thể nói rằng, bò là loài vật nuôi đầu tiên ở châu Âu và châu Á trong thời kỳ đồ đá mới. Theo ý kiến của nhiều tác giả, các giống bò ngày nay mang máu của cả hai loài bò thuỷ tổ là Bos taurus và Bos indicus hoặc là giống lai giữa hai loài bò này. 2.2. Phân loại và nguồn gốc trâu nhà 2Ệ 2 .iếPhân loại trâu Trâu gồm có hai nhóm lớn là trâu châu Phi (Syncerina) và trâu châu Á (Bubalina). - Nhóm Syncerina: Gồm có trâu vùng Cap (s . Caffer), trâu Công gô và có thể còn có một loài trung gian. Trâu châu Phi chủ yếu ở trạng thái hoang dã, không có ý nghĩa kirh tế và ít được nghiên cứu. Trâu châu Phi được chia làm 3 loại là trâu Capfe (B.Caffer sparm), có mặt phổ biến ở phía Đông, Tây Nam và Nam Phi. Nhóm trâu này có chiều cao vây từ 150 - 180cm, đầu tương đối bé, có sừng dài - nhọn và khá phát triển, to ở gốc sừng và vuốt nhọn về phía chóp sừngếMàu lông trâu trưởng thành là màu đen, nhưng khi còn là nghé thì đỏi khi có màu đỏ sẫm. Tiếp theo là nhóm trâu đỏ (B.Caffer nanus; Bospumilus), có mặt phổ biến ở châu Phi (Xênêgan, Zambia, Công gô, Nigiêria, Marocs). Chúng sống thành từng đàn từ 3-12 con, chiều cao vây từ 120 - 150cm, trâu có màu lông đỏ. Nhóm thứ ba là trâu sừng ngắn cB.Brachyceros), phổ biến trong vùng hồ Sát ở Trung Phi. Chúng có sừng uốn cong hình trăng lưỡi liềm, lông thường màu đen; Ở trâu cái và trâu tơ thường có màu hung. - Nhóm Bubalina bao gồm: +) Bubalus Amee (trâu Acni): Gồm trâu rừng Amee và các con cháu đã được thuần hóa của nó là Bubalus bubalis (trâu nước). Trâu rừng Amee làn một loài động vật lớn, 19
  • 22. cao vây có thể đến 200cm, khối lượng có thể đạt tới 1500kg. Chúng sống thành đàn lớn ở các vùng lau sậy dày đặc, các vùng cây bấc hoặc những vùng rừng rậm có cỏ ở miên Bắc Ấn Độ. Chúng cũng xuất hiện ở Srilanca và một số vùng khác. Chúng luôn sống gần nước và thường đằm tắm nhiều vào ban ngày. Số lượng trâu Amee đang bị giảm một cách đáng kể do việc mở rộng sản xuất nông nghiệp. Hình 1.2: Trâu hoang Acni (Theo AA.Agabayli) Trong các vùng rừng của Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam thường có sự giao phối cùng loài giữa trâu rừng và trâu nhà. Trâu nhà đã phát triển qua nhiều thế kỷ từ nguồn gốc tổ tiên hoang dã của nó là trâu rừng Amee. Tác giả Linnê đã đặt tên cho trâu nhà là Bubalis (ìrâu nước). +) Bubalus Depressicomis (trâu Anoa): Trâu rừng Anoa là nhóm trâu hoang dã nhỏ nhất. Chúng chỉ tồn tại trên đảo Sulawesi của Inđônêxia và sống ở những vùng núi hoặc những khu rừng ở những vùng đất thấp. Chúng đang có nguy cơ bị tiệt chủng. +) Bubalus Mindorensis (trâu Tamarao): Chỉ được nhìn thấy trên đảo Mindoro của Philipin, vì thế còn có tên là trâu Mindoro. Trâu Tamarao sống trong những vùng rừng rậm tre lứa theo từng đàn nhỏ hoặc từng nhóm gia đình. Trâu Tamarao chính là loại trung gian giữa trâu Amee và trâu Anoa. Trâu Tamarao cũng đang có nguy cơ tiệt chủng. Hình 1.3: Trâu Anoa (Theo AA.Agabayli) 20
  • 23. 2.2.2. Nguồn gốc của trâu Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của trâu nhà. Theo tác giả D.I. Starsev (1961) và một số tác giả khác, cho rằng Bubalus Mindorensis (trâu Anoa) là tổ tiên của loại hình trâu đầm lầy, Bubalus Amee là tổ tiên của loại hình trâu sông. Tuy nhiên, tác giả Macgregor (1939) khẳng định: chính Bubalus Amee là tổ tiên của trâu đầm lầy, còn tổ tiên của dạng trâu sông ngày nay đã bị tiệt chủng. Giả thuyết này là có cơ sở vì Bubalus Amee hiện còn tổn tại ở bán đảo Đông Dương và có nhiều điểm giống trâu đầm lầy hiện nay, đó là: thích sống bầy đàn, ưa đầm nước, sừng lưỡi liềm, lông xám đen, đặc biệt có dải trắng ở cổ (một đặc điểm mà trâu sông không có). Trâu nhà có 2 loại hình là trâu đầm lầy (Swap buffalo) và trâu sông (River bưffalo). Trâu đầm lầy được nuôi nhiều ở vùng trồng lúa gạo thuộc các nước Đông Nam Á và được sử dụng chủ yếu để cày kéo. Trâu sông được nuôi nhiều ở Ân Độ, Pakistan và được sử dụng chủ yếu để lấy sữa. Có những đặc điểm khác nhau rõ rệt về ngoại hình, tầm vóc và hướng sản xuất giữa hai loại trâu trên. Trâu đầm lầy có tầm vóc nhỏ, chắc, mình ngắn, bụng rộng, trán phẳng, mắt lồi, mặt ngắn, mõm rộng, cổ tương đối dài, vai và mông nhô cao. Ngược lại trâu sông có tầm vóc to lớn, mặt tương đối dài, vòng ngực nhỏ, 4 chân to. Có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm ngoại hình giữa con đực và con cái. Đặc biệt, giữa trâu đầm lầy và trâu sông có sự khác nhau rõ rệt vể hình dạng của sừng. Sừng trâu đầm lầy mọc chĩa ra ngoài và cong lại hình bán nguyệt, thường nằm trên cùng một mặt phẳng với trán. Sừng trâu sông phát triển xuống dưới và ra phía sau, sau đó cong lên phía trên theo đường xoắn ốc. Trâu đầm lầy thích đầm trong những vũng bùn, còn trâu sông thì lại thích vùng nước sâu. Trâu đầm lầy có vai vạm vỡ và khỏe, nhưng mông thường phát triển kém, vú nhỏ. Màu đặc trưng của trâu đầm lầy là màu tro sẫm hoặc xanh đá phiến. Chúng thường có một vạch trắng hình chữ “V” vắt ngang ngay dưới cổ và một vạch chạy ngang qua trên ngực. Chúng còn có những vùpg lông xoắn được gọi là khoáy. Trâu đầm lầy là gia súc cày kéo thích hợp ở những vùng trổng lúa gạo. Trâu sông có bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ. Màu lông thường là màu đen. Trâu sông được nuôi dưỡng, chọn lọc qua nhiều thế hệ theo hướng lấy sữa, sản lượng sữa đạt trung bình từ 1800 - 2000kg/chu ky. 3. QUÁ TRÌNH THUẤN HÓA TRÂU BÒ 3Ể 1. Quá trình thuần hóa bò Bò là loài gia súc được thuần hóa khá sớm. Bò Tur (Bos Primigeniưs) - tổ tiên của bò nhà, trước đây chúng phân bố rộng rãi cả ở châu Á và châu Âu. Việc thuần hóa bò rừng thành bò nhà được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau. Dựa vào các di chỉ khảo cổ, người ta khẳng định rằng bò được thuần hóa đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới, khoảng 6 - 7 nghìn năm trước Công nguyên tại vùng Trung Á. Từ đây, do quá trình di dân, bò được đưa sang Ấn Độ, vùng vịnh Pecxich, các nước châu Phi và các nơi khác ở châu Á, châu Âu. 21
  • 24. Qua quá trình thuần hóa, dưới tác động của các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và quá trinh chọn lọc có định hướng của con người, bò đã được thay đổi cả về ngoại hình - thể chất, khả năng sinh trưởng - phát dục, khả năng sinh sản và sức sản xuất. Thậm chí, hoạt động thần kinh của bò cũng thay đổi thích nghi với những điều kiện sống do con người tạo ra. Nhờ lao động sáng tạo của con người, hơn 300 giống bò theo các hướng sản xuất khác nhau đã được hình thành như ngày nay. 3ằ 2. Quá trình thuần hóa trâu Điều chắc chắn là trâu đã được thuần hóa cách đây rất lâu nhưng chúng bắt đầu được thuần hóa từ bao giờ và ở đâu thì không rõ. Người ta đã tìm thấy những con trâu đã được thuần hóa rõ ràng, in hằn trên những dấu ấn từ 3000 năm trước Cổng nguyên tại Mohenjo - Daro ở thung lũng sông Ân và tại vùng Ur của Irắc. Người ta cũng biết rõ trâu nhà đã được nuôi ớ Trung Quốc từ 2000 năm trước Công nguyên. Về thời gian trâu được thuần hóa có nhiều ý kiến rất khác nhau. Theo Boocdanov (1947), trâu đượct huần hóa đầu tiên ở châu Á cách đây 7000 năm; Theo Keller (1910) thì thời gian này là 5000 - 5500 năm; Theo Agabayli (1967), là hơn 3000 năm, còn theo Ros Cockril thì là 2000 - 3000 năm trước Công nguyên. Theo nhà khoa học Ấn Độ R. Nagarcenkar và một số tác giả khác, trâu nhà được thuần hóa từ trâu rừng Bubalus Amee vào thời kỳ văn minh thung lũng Ân Độ (2750 - 3250 năm trước Công nguyên). Từ đây con trâu được đưa đến các nước Đông Nam Á (từ 500 -1300 năm sau Công nguyên) và sang các nước châu Âu. Ở Việt nam đã tìm được các hóa thạch cho phép kết luận: Trâu Việt Nam do người Việt thuần hóa từ trâu rừng Amee vào hậu thời kỳ đồ đá mới, cách đây 4000 - 5000 năm để phục vụ cho nghề trồng lúa nước đã phát triển từ rất sớm. Trong quá trình thuần hóa, do tác động của con người, trâu nhà đã có những thay đổi khác xa với trâu rừng. Tuy nhiên, so với bò thì mức độ thuần hóa ở trâu thấp hơn rõ rệt. Bằng chứng là: sinh sản của trâu vẫn mang tính chất mùa vụ, cấu tạo thể hình ít thay đổi, cấu tạo và sự phát triển của tuyến sữa, quá trình tiết sữa vẫn còn mang các nét đặc trưng cùa tổ tiên, màu sắc lông đơn điệu, số lượng giống hạn chế... 4. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA TRÂU BÒ Trâu bò có những đặc điểm sinh vật học chủ yếu sau đây: - Trâu bò là động vật nhai lại, chủ yếu sử dụng thức ăn thô xanh và các loại thức ăn phế phụ phẩm. Đây là những loại thức ăn rẻ tiền, sẵn có trong tự nhiên. Do vậy, chi phí thức ăn trong chăn nuôi trâu bò rất thấp. Trong chãn nuôi lợn, gia cầm, chi phí thức ãn chiếm tới 70 - 80% giá thành sản phẩm, trong khi đó chi phí thức ăn cho trâu bò trong điểu kiện chãn thả tự nhiên gần như bằng không. Do vậy nuôi trâu bò mang lại hiệu qua kinh tế cao. Mặt khác, trâu bò ít sử dụng thức ãn tinh nên không cạnh tranh lương thực với con người. Vì vậy, trong điều kiện an ninh lương thực chưa đảm bảo, khả nãng đẩu tư thấp thì chán nuôi trâu bò vẫn có thể phát triển. Đây là ưu thế không thế phủ nhận được của chăn nuôi trâu bò. 22
  • 25. - Trâu bò là đại gia súc có tầm vóc, khối lượng lớn, sinh trưởng nhanh. Ví dụ: Bò Charolais có khối lượng trưởng thành ở con đực là 1000 - 1200kg, cá biệt tới 1400kg; Con cái đạt khối lượng 700 - 800kg, cá biệt tới 1lOOkg. Trâu bò có tốc độ sinh trường nhanh. Ví dụ: Bê Charolais có mức tăng khối lượng đạt trên 1200g/con/ngày. Bê 1 năm tuổi có khối lượng đạt 500kg. Do có tầm vóc, khối lượng lớn nên trâu bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn. Mỗi ngày một con trâu bò có thể sử dụng tới 30 - 50kg thức ăn. Vì vậy để phát triển chăn nuôi trâu bò cần có diện tích đất đai lớn để làm bãi chăn thả và trồng cây thức ăn. Mặt khác, chuồng trại nuôi trâu bò cũng đòi hỏi diện tích lớn. Đây là một trong những điểm bất lợi trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò. - Trâu bò là động vật đơn thai, năng suất sinh sản thấp: Trâu bò chậm thành thục, bê cái 18 - 20 tháng tuổi, nghé đực 24 - 30 tháng tuổi mới có thể sử dụng phối giống lần đầu. Thời gian mang thai kéo dài 280 - 285 ngày ở bò, 310 - 320 ngày ở trâu. Do vậy, khoảng cách giữa các lứa đẻ dài. Mặt khác trâu bò chủ yếu chỉ đẻ 1 con, trường hợp sinh đôi rất hiếm, mục tiêu tiên tiến đối với sinh sản ở trâu bò là 1 con/năm. Trong khi đó lợn nái đẻ trung binh 2 lứa/nãm với trung bình 10 con/lứa. Vì vậy, tốc độ tăng đàn trâu bò thường rất chậm. Mặt khác, khả nãng chọn lọc con cái hậu bị để tái sản xuất đàn rất hạn chế. Do vậy, việc cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu bò gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi thời gian dài. Đây là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển đàn trâu bò so với các loài vật nuôi khác. - Chu kỳ sản xuất của trâu bò dài, cho nên chậm thu hồi vốn đầu tư. Bò cái thường đẻ lứa đầu vào khoảng 27 - 28 tháng tuổi, trâu cái đẻ muộn hơn; Bê nghé thường 2 năm tuổi mới được xuất bán. Đây cũng là điều bất lợi trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò. Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế hoặc thiếu vốn, phải vay thì sẽ rất khó khăn cho người sản xuất. - Trâu bò là loài vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt và ít bệnh tật, do vậy rất dễ nuôi và ít rủi ro. Bò là loài động vật phân bố khắp trên thế giới, chúng có mặt ở tất cả các vùng tự nhiên, vùng sinh thái khác nhau trên trái đất. Trâu bo là vật nuôi có khả năng tự kiếm ăn cao, nên trong điều kiện nguồn thức ăn khan hié.n chúng vẫn có thể tồn tại được. Nuôi trâu bò không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động phụ nên ít tốn công. Đây là ưu thế rất lớn của chãn nuôi trâu bò. - Trâu bò là động vật dễ huấn luyện. Mặc dù trâu bò không phải là loài vật nuôi khôn ngoan, nhưng chúng dễ huấn luyện để phục vụ cho lợi ích của con người. Từ khi bắt đầu được thuần hóa, trâu bò đã là một nguồn sức kéo quan trọng đặc biệt trong sỉn xuất nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, người ta đã huấn luyện đực giống để khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, phục vụ cho công tác truyền giống nhân tạo. Đê sản xuất sữa phục vụ cho nhu cầu của con người, người ta đã huấn luyện trâu bò cái để vắt sữa... Những đặc điểm sinh vật học chủ yếu trên đây của trâu bò vừa có ưu thế để phát triển, đồng thời vừa có những hạn chế trong việc nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu bò. Nhiệm vụ của người chăn nuôi là phải biết phát huy những lợi thế và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế những khó khăn do đặc điểm sinh vật học của chúng gây nên, đổng thời phát huy tối đa tiềm năng sinh học, nâng cao năng suất và hiệu quả chãn nuôi. 23
  • 26. Chương II GIỐNG VÀ CỒNG TÁC GIÔNG TRÂU BÒ 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT s ố GIỐNG TRÂU BÒ ĐÃ VÀ ĐANG Đ ư ợ c s ử DỤNG Ở VIỆT NAM l . l ẵCác giống bò sữa 1.1.1. Bò Hà Lan (Holstein Frisean - HF) a. Nguồn gốc Giống bò này được tạo ra ở tỉnh Fulixơn, phía bắc Hà Lan từ thế kỷ thứ 14. Nơi đây có khí hậu ôn hoà, đồng cỏ xanh tốt. Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng suất và đây là 1 trong 6 giống bò sữa nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, giống bò này được phân bố rộng rãi trên thế giới nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò khác theo hướng cho sữa rất tốt. Chính vì vậy mà nhiều nước đã dùng bò HF thuần để lai tạo với bò địa phương tạo ra giống bò sữa lang trắng đen của riêng nước mình và mang những tên khác nhau. Hình 2.1: Bò đực và bò cái Hà Lan b. Đặc điểm ngoại hình Về màu lông, bò Hà Lan có các màu lang trắng đen, lang trắng đỏ và đen tuyền. Trong đó màu lang trắng đen là chủ yếu; Có 7 điểm trắng đặc trưng: ở trán; vệt khoang trắng từ vai kéo xuống bụng; 4 chân trắng và đuôi trắng. Bò cái có đầu thanh nhẹ, tai to, trán phẳng và có đốm trắng; sừng thanh và cong về phía trước; cổ dài, cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, không có yếm; Vai - lưng - hông- mông thẳng; Ngực sâu, bạng to, 4 chân thẳng, dài, khoẻ, khoảng cách giữa từng cặp chân rộng; Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ; Da mỏng, lông mịn; Toàn thân phát triển có dạng "hình nêm", phần thân sau phát triển hơn phần thân trước. Bò đưc có đầu to, thô, bắp thịt nở nang, lưng thấp, ngực nở, tính tình đa số hung dữ.
  • 27. c. Sức sản xuất Khối lượng của bò cái đạt trung bình 450 - 750kg; bò đực là 750 - 1lOOkg; Khối lượng bê sơ sinh đạt trung bình 33 - 45kg; Tỷ lộ thịt xẻ đạt trung bình 40-45%. Bò Hà Lan có sức sản xuất sữa tốt, sản lượng sữa bình quân/chu kỳ 300 ngày đạt từ 5000 - 8000kg; Tỷ lệ mỡ sữa bình quân là 3,42%. Sản lượng sữa đạt kỷ lục là bò Canaim Ormby Madcapfayne đạt 18.750kg/chu kỳ 365 ngày với tỷ lộ mỡ sữa 3,32% (bình quân cho 52,3kg sữa/ngày đêm). Về khả năng sinh sản, bò Hà Lan thành thục sớm, 15-20 tháng tuổi có thể đưa vào chu kỳ sản xuất; Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12-13 tháng; Chu kỳ động dục từ 19-23 ngày; Thời gian mang thai 270-285 ngày. Đối với bò đực, tuổi sử dụng tốt nhất là từ 3 - 6 tuổi. Khả nãng chịu nóng và chịu đựng kham khổ của bò HF kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF thuần chỉ có thể nuôi tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm dưới 21°C; Yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn. Bò Hà Lan thuần khó nuôi ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ cao hơn 25°C; Khi đó khả năng thích nghi của bò kém, dễ bị mắc bệnh, sức sản xuất bị giảm sút. d. Phương hướng sử dụng bò Hà Lan ở nước ta Bò Hà Lan đã được nhập vào nước ta từ những năm 60 - 70 và tiếp tục được nhập thêm cho đến nay từ nhiều nước khác nhau như: Cuba, Mỹ, úc... với 2 phương hướng sử dụng chính là: - Nhập nội nuôi thuần ở những vùng có khí hậu thích hợp như: Mộc châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng)...ỗ Bò đực giống được nuôi giữ ở các trung tâm giống (Môncađa). Đàn bò đã cho sức sản xuất sữa tốt, năng suất sữa đạt bình quân 4500kg/chu kỳ (có con đạt 6500kg). Tuy nhiên, đàn bò sữa thuần HF chỉ chiếm khoảng 5% và được nuôi ở 2 cơ sở giống là Mộc châu và Lâm Đồng. - Nhập nội để cho lai tạo với đàn bò Lai Sind, tạo ra các đàn bò sữa lai Fl, F2, F3...cho sức sản xuất sữa tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của các nông hộ ở các vùng khác nhau trong cả nước. Hiện nay, đàn bò sữa lai chiếm tới 95% trong tổng đàn bò sữa ở nước ta với tỷ lệ máu bò HF chủ yếu là 50 - 75% (con lai 1/2 và 3/4) và một số ít bò lai 87,5% (con lai 7/8). Hình 2.2.ẳBò cái F l (HF X Lai Sind) Hình 2.3: Bò cái F2 (HF X Lai Sind)
  • 28. Hình 2.4: Bò cái F3 (HF X Lai Sind) Hình 2.5: Bò đực F2 (HF X Lai Sind) 1.1.2. Bò Jersey a. Nguồn gốc Được tạo ra ở đảo Jersey của nước Anh, nơi có khí hậu ôn hoà, đổng cỏ xanh tốt quanh nãm. Bò Jersey được tạo ra do sự tạp giao giữa giống bò Bsơtanhơ (Pháp) và bò địa phương, về sau có tăng thêm máu bò Noocmangdi (Pháp). Từ những năm 70, giống bò này đã nổi tiếng thế giới. Hình 2.6: Bò cái Jersey 26 Hình 2.7: Bờ đực Jersey
  • 29. b. Đặc điểm ngoại hình Bò có màu lông xám hoặc vàng xám, đầu nhỏ, mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài, có yêm phát triển. Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn dài, lưng dài - rộng, mông dài - rộng - phẳng, bụng to. Bốn chân thẳng, khoảng cách giữa 2 chân sau rộng, móng bé, đuôi nhỏ. Vú phát triển tốt cả về phía trước và phía sau, mật dưới của vú rộng và phẳng, tĩnh mạch vú to và dài. c. Sức sàn xuất So với bò HF thì bò Jersey có tầm vóc, khối lượng nhỏ hơn. Khối lượng sơ sinh trung bình là 25 - 30kg; Bò đực có kích thước cao vây trung bình là 113,5cm, cao khum: 115 cm, khối lượng cơ thể đạt từ 450 - 550 kg, bò cái có khối lượng từ 300 - 400 kg. Sức sản xuất sữa: sản lượng sữa bình quân đạt 3000 - 5000kg/chu kỳ; Tỷ lệ mỡ sữa khá cao (từ 5,0 - 5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to, thích hợp cho việc chế biến bơ. Do đó giống bò này thường được dùng để cải tạo những giống bò sữa có tỉ lệ mỡ sữa thấp. Khả năng sinh sản: Bò Jersey thành thục sớm, có thể phối giống lần đầu vào lúc 16 - 18 tháng tuổi. Bò đực phát triển tốt có thể lấy tinh vào lúc 12 tháng tuổi. Bò cái có thể đẻ 1 lứa/năm. Do bò Jersey là giống bò sữa có ngoại hình đẹp có tầm vóc vừa phải cho nên nhu cầu duy trì thấp, đổng thời bò có yếm phát triển giúp cho quá trình thải nhiệt tốt, vì vậy bò có khả năng chịu nóng khá tốt. Nhiều nước đã sử dụng bò Jersey cho lai với bò địa phương để tạo ra giống bò sữa thích nghi với khí hậu nhiệt đớiửTuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thì năng suất sữa của chúng cũng bị giảm sút. Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh của giống bò này để cho lai với bò cái Lai Sind, bò vàng và bò cái lai Fl, F2 (HF XLS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai thấp hơn so với con lai với bò HF cho nên sự phát triển của đàn bò lai này còn nhiều hạn chế. 1.2. Các giống bò thịt 1.2.1. Bò Hereford a. Nguồn gốc Đây là giống bò thịt của Anh được tạo ra ở đảo Hereíord bằng phương .pháp nhân giống thuần chủng, chọn lọc và tăng cường dinh dưỡng vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Hiện nay được nuôi phổ biến ở nhiều nước như: Mỹ, Canađa, Mehicô, Nam Mỹ, Áo và Nam Phi. Hình 2.8: Bò đực Hereford 27
  • 30. ư u điểm nổi bật của giống bò này là sự kết hợp giữa cường độ sinh trưởng nhanh với khả năng vỗ béo. Chúng nổi tiếng nhờ khả năng cho thịt và khả nãng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên ở các vùng khác nhau. Do vậy bò Hereíord có số lượng đứng đầu trong các giống bò thịt trên thế giới. Chúng đã có mặt ở nhiều nước thuộc băc Mỹ, nam Mỹ, châu Phi, châu Đại dương và các nước khác. b. Đặc điểm ngoại hình Bò Hereford có ngoại hình đặc trưng của bò hướng thịt; Thể chất chắc chắn, hơi thô; Bò có màu lông đỏ thuần nhất với đầu, ngực, phần dưới bụng, 4 chân và đuôi có màu trắng; Đầu ngắn, rộng, cổ dày và ngắn, gương mũi màu hổng nhạt, sừng hướng sang 2 bên và có màu sáng với các vòng tối; Thân mình sâu và dài, vai, lưng, hông, mông thẳng, rộng và đầy đặn; Ngực tròn, rộng với ức phát triển tốt; Hệ cơ phát triển đều trên toàn bộ cơ thể; Da dày, tổ chức liên kết dưới da phát triển; Bầu vú phát triển kém; Bốn chân ngắn, chắc và phân bố rộng. Kích thước một số chiều đo như sau: sâu ngực = 61 - 71cm; rộng ngực = 46 - 49cm; cao vây =124 - 126cm; dài thân chếo = 152 - 158cm. c. Sức sản xuất Bê sơ sinh có khối lượng từ 28 - 34kg; khối lượng ở 18 tháng tuổi là 400 - 450kg; Khối lượng 2 năm tuổi đạt 500 - 600kg; Khối lượng bò cái trưởng thành đạt 600 - 700kg; khoi lượng con đực từ 850 - 1lOOkg (có con đạt tới 1500kg); Chất lượng thịt tốt. Khi tăng cường vỗ béo ở 12 tháng tuổi, bò đạt khối lượng 420 - 440kg; Kỷ lục ở Mỹ đạt 518 kg, tỷ lệ thịt xẻ là 60 - 70 %; Chất lượng thịt tốt. Bò cái có sức tiết sữa bình quân từ 1200 - 1800kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa từ 3,9 - 4,0% Nước ta đã nhập tinh dịch bò Hereford để phối giống cho bò Lai Sind, tạo ra con lai F1 nuôi thịt. 1.2.2. Bò Santa - Gertrudis a. Nguồn gốc Đây là giống bò thịt của Mỹ. Giống bò này được tạo thành vào năm 1910 tại bang Texas do kết quả tạp giao giữa giống bò Brahman và bò Shorthom với mục đích nhằm nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện địa phương. Kết quả tốt nhất đạt được khi con lai chứa 5/8 máu bò Shorthom và 3/8 máu bò Brahrnan. Hình 2.9: Bò đực Santa Gertrudis 28
  • 31. b. Đặc điểm ngoại hình Bò Santa thường có màu lông đỏ anh đào, có màu trắng ở phần bụng, bò có sừng hoặc không có sừng. Ngoại hình của giống bò này mang khá nhiều đặc điểm của giống bò Brahman như: lông da mịn, có u vai, bao dương vật dài. Chúng có khả năng chịu nóng tốt và ít bị nhiễm ngoại ký sinh trùng (ve, mòng...) c. Sức sản xuất Bê sơ sinh đạt khối lượng bình quân 29 - 30kg, khối lượng con cái đạt 560 - 620 kg (có con đạt 780kg), khối lượng con đực đạt từ 830 - 1180 kg. Bê cai sữa và bê đực tơ có khả năng tăng trọng nhanh trong điều kiện đồng cỏ chăn thả tốt hoặc nuôi vỗ béo. Bò có chất lượng thịt tốt, khi vỗ béo đạt mức tăng trọng 1000 - 1200g/ngày đêm, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 66%. Sức sản xuất sữa của bò cái thấp, bò đẻ lứa đầu thì năng suất sữa đạt 5 - lOkg/ngày đêm, tỷ lệ mỡ sữa đạt 4,6%. Đầu năm 1990 chúng ta đã nhập tinh viên của giống bò này để bước đầu lai kinh tế với bò cái nội, phục vụ cho chương trình phát triển đàn bò thịt. 1.2.3. Bò Charolaise a. Nguồn gốc Đây là giống bò chuyên thịt nổi tiếng của Pháp, được tạo ra tại tỉnh Charole. Bò Charolaise là giống bò thịt có cường độ sinh trưởng cao nhất và có thể trọng lớn nhất. Bò đực giống được nhập vào nước ta và nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa để sử dụng khai thác tinh, đồng thời chúng ta cũng nhập tinh của giống bò này phục vụ cho chương trình lai tạo với các giống bò địa phương, bò Lai Sind nhằm tạo ra con lai có sức sản xuất thịt cao. b. Đặc điểm ngoại hình Về màu lông, bò Charolaise chủ yếu có màu kem sáng. Toàn thân có ngoại hình hướng thịt rõ nét, thân mình có hình chữ nhật dài; mông vai rất nở nang, thể hình phát triển cân đối, thể chất chắc chắn. Phần thân trước và thân sau đều phát triển tốt. Hệ cơ rất phát triển, cơ thể tròn, rộng, 4 chân dài vừa phải, chắc chắn; Đầu không to, trán rộng, sừng ngắn. Hình 2.10: Bò đực Charolaise 29
  • 32. c. Sức sán xuất Bò Charolaise không kén ăn, có thể sử dụng mọi loại thức ăn, có khả năng thích nghi cao. Bò đực trưởng thành có khối lượng từ 1000 - 1200kg; cá biệt có con nặng tới 1400kg hoặc cao hơn; Bò cái có khối lượng trung bình từ 700 - 800kg, có con đạt tới 1lOOkg. Bê 8 - 9 tháng tuổi nặng 340 - 370kg; Bê 1 năm tuổi có khối lượng trung bình 500kg. Trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450 - 1550 g/ngày. Bò Charolaise có khả năng cho thịt cao, giết thịt lúc 14 - 16 tháng tuổi thì tỷ lệ thịt xẻ có thể đạt tới 65 - 70%. Ngoài giống bò Charolais, Pháp còn có một số giống bò chuyên thịt nổi tiếng khác như bò Crimousine, Limousine... (*) Bò Crìmousine: có màu lông đỏ sẫm hoặc đỏ vàng. Ngoại hình thiên về hướng thịt, thân mình hình chữ nhật dài, lưng hơi võng....Bò có sức sản xuất thịt tương đối cao, tỷ lệ thịt xẻ đạt trung bình từ 65 - 70%. Hình 2.11: Bò đực Crimousine Hình 2.12: Bò đực Limousine (*) Bò Limousine: cũng là một trong những giống bò thịt nổi tiếng của Pháp. Bò chủ yếu có màu lông vàng đỏ, ngoại hình thiên về hướng sản xuất thịt, toàn thân có hình chữ nhật dài, mình trường. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng từ 1000 - 1300kg bò 30
  • 33. cái nặng 650 - 800kg. Nếu nuôi dưỡng tốt thì ở 12 tháng tuổi bê đực có thể đạt khối lượng 500kg, bê cái nặng 350kg. Trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi chúng có thể đạt mức tăng trọng 1300 - 1400g/ngày. Bò có sức sản xuất thịt cao, phẩm chất thịt ngon; Bê đực nuôi tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỉ lệ thịt xẻ từ 68-71%. Hiện nay 2 giống bò này đang được nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa để sử dụng khai thác, sản xuất tinh đông lạnh, cung cấp tinh cho các địa phương phối giống, lai tạo với các giống bò khác nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của đàn bò trong nước. 1.3ắCác giống bò kiêm dụng 1.3.1. Bò Nâu Thuy Sĩ (Brown-Swiss) a. Nguồn gốc Bò Brown-Swiss được tạo ra ở vùng núi Anpơ - Thuỵ Sĩ. Giống bò này có lịch sử lâu đời, rất thuần khiết và có tính di truyền bảo thủ mạnh (cả về ngoại hình và khả năng sản xuất). Bò có khả năng thích nghi cao với vùng núi, có sức chịu đựng tốt, chịu nóng khá hơn bò Hà Lan, có khả năng thích nghi nhanh với nhiều loại khí hậu khác nhau. Hỉnh 2.13: Bò đực Brown-Swiss b. Đặc điểm ngoại hình Bò đực có màu lông thuần nhất, nói chung có màu nâu, một số ít có màu xám đậm hay nâu sáng. Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng. Thân hlnh dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn, bụng tròn, 4 chân chắc khoẻ, tư thế vững vàng, móng đen. c. Sức sản xuất Đây là giống bò kiêm dụng sữa - thịt, bò có khả năng tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt ngon. Khối lượng con cái đạt trung bình từ 650 - 700 kg, khối lượng con đực đạt 800 - 950 kg, khối lượng sơ sinh từ 31 - 37kg, khối lượng ở 6 tháng tuổi đạt từ 160 - 190 kg. Bò vỗ béo tốt ở 18 tháng tuổi đạt 490 - 500 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 59 - 60%. Sức sản xuất sữa: sản lượng sữa bình quân đạt 3500 - 4500 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa từ 3,5 - 4%. Có con đạt sản lượng kỷ lục là 8000 - 10000 kg/chu kỳ. 31
  • 34. Hình 2.14: Bò cái Brown-Swiss Năm 1970 nước ta nhập giống bò này từ Cu Ba. Thực tế cho thấy giống bò này có khả năng thích nghi tốt, chống đỡ bệnh tật tốt, khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sữa đều tốt. Chính vì vậy, chúng ta cần có kế hoạch nhập nội giống bò này, một mặt để nuôi thuần, mặt khác, sử dụng cho lai với các giống bò địa phương, bò Lai Sind để tạo ra con lai nuôi lấy sữa và thịt. 1.3.2. Bò Simmental a. Nguồn gốc Đây là giống bò kiêm dụng thịt - sữa nổi tiếng của Thuỵ Sĩ, được hình thành từ thế kỷ thứ 18 ở vùng Golstand. Hiện nay chúng được phân bố rộng rãi ở châu Au. Giống bò này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc, chọn phối lâu dài từ giống bò địa phương ở vùng lưu vực sông Simma. Nước ta đã nhập bò đực giống và nuôi giữ tại Trung tâm Môncađa nhằm mục đích khai thác tinh phục vụ cho chương trình lai tạo với các giống bò khác như: bò vàng, bò Lai Sind.ệ. b. Đặc điểm ngoại hình - thể chất Bò Simental có thể chất chắc, hơi thô, tầm vóc cao lớn, có hệ cơ phát triển tốt, bộ xương chắc khoẻ. Hỉnh 2.15: Bò đực Simmental 32
  • 35. Bò có màu lông từ nâu sáng đến nâu đỏ, một số có màu loang nâu; Da đàn hồi, dày và hơi xốp; Đầu to, trán rộng, sừng màu sáng hoặc trắng có ngấn vàng da cam, gương mũi và mi mắt màu hồng nhạt; cổ ngắn, cơ phát triển, vai rộng, ngực sâu - rộng, vòng ngực lớn, lưng - hông - mông thẳng, rộng và dài, đầy đặn. Phần thân sau rộng, tương đối dài và nhiều thịt; chân ngắn, thẳng; Bầu vú to và phát triển không đều (vú trước kém phát triển hơn vú sau). c. Sức sản xuất Bò có sản lượng sữa trung bình từ 3500 - 4500kg; Tỷ lệ mỡ sữa từ 3,7 - 4,1%. Con bò đạt sản lượng kỷ lục ở Thuỵ Sĩ cho 15.897kg sữa/chu kỳ. Bò cái trưởng thành nặng 600 - 650kg, cá biệt có con đạt tới 800 - 900kg. Bò đực nặng 900 - lOOOkg, cá biệt có con đạt tới 1300kg. Bê sơ sinh nặng 44-46kg, khối lượng ở 6 tháng tuổi là 210 - 220kg. Nếu nuôi dưỡng tốt thi ở 12 tháng bê đực đạt 517kg, bê cái là 360 kg; Khả năng tăng khối lượng của bê trong giai đoạn 6 - 1 2 tháng tuổi đạt tới 1200 - 1350g/ngày; Bê đực giết thịt ở giai đoạn 14 - 16 tháng tuổi có tỉ lệ thịt xẻ là 66%. Trung bình tỷ lệ thịt xẻ ở bò cái là 56%, đực thiến là 65%, chất lượng thịt tốt. i.3 ệ3ắMột sô giông bò u nhiệt đới 1.3.3.1. Bò Redsindhi - Nguồn gốc: Bò Redsindhi có nguồn gốc ở Ân Độ, có nhiều ở tỉnh Sind, vùng Karachi và một số vùng ở tây Ân. Giống bò này còn có nhiều ở Pakistan. Hình 2.16: Bò đực Redsindhi Bò Redsindhi được đưa vào nước ta từ những năm 20 trong quá trình giao lưu buôn bán của các thương gia và kiều dân Ân Độ. Trong thời gian này, bò Redsindhi được nuôi nhiều ở các vùng Tân Sơn Nhất, ven đô Hà Nội, Hà Bắc... Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá thực tế, chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của giống bò Redsindhi trong công tác giống bò ở nước ta, đó là việc sử dụng giống bò này để cải tạo và nâng cao một bước sức sản xuất của đàn bò vàng Việt Nam. Vì vậy, cùng với sự giúp đỡ của Chính Phủ Mông cổ, nước ta đã chính thức cho nhập giống bò này vào năm 1985 và 1987 và nuôi giữ và nhân giống thuần chủng tại Nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông cổ, nhằm cung cấp con giống phục vụ cho các chương trình lai tạo, chương trình "Sind hoá" đàn bò của các địa phương trong cả nước. - Đặc điểm ngoại hình: Bò có u vai phát triển; Màu lông đỏ (đỏ sẫm hoặc đỏ vàng), lông ngắn, mềm; 2 tai to và rủ cụp xuống; yếm và bao da rốn rất phát triển; trán rộng- 33
  • 36. ghồ; mông nở, âm hộ có nhiều nếp nhăn; đuôi dài, đoạn chót của đuôi không có đốt xương; 4 chân khoẻ mạnh; thân hơi ngắn, mông hơi dốc. Hình 2.17.ẵBò cái Redsindhi - Sức sản xuất: Đây là giống bò kiêm dụng sữa - thịt - cày kéo; khối lượng trưởng thành bình quân của con đực là 450-550kg; con cái là 340 - 370kg; Tỷ lệ thịt xẻ đạt 48 - 50%; phẩm chất thịt thơm ngon. Sản lượng sữa của giống bò này đạt bình quân 1500 - 2000kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa 5%; số ngày cho sữa bình quân 270 ngày. Bò có sức cày kéo tương đối tốt, khoẻ hơn bò vàng Việt Nam nhưng kém dai sức. Bên cạnh giống bò Redsindhi còn có một số giống bò u có những đặc điểm tương tự như về ngoại hĩnh cũng như khả năng sản xuất như bò Brahman, Sahiwal... 1.3.3.2. Bò Brahman - Nguồn gốc: Giống bò này có nguồn gốc ở Mỹ, chúng được tạo thành vào đầu những năm 1900 thông qua việc lai tạo giữa giống bò của Ân Độ và bò của Anh. Sau đó giống bò này được nhập vào úc từ năm 1933 và trở thành giống bò nhiệt đới nổi tiếng. Giống bò này có khả nãng chịu nóng tốt, ít bị mắc ngoại ký sinh trùng, ve, bét.... Chúng đòi hỏi nhu cầu duy trì thấp và hiệu quả sử dụng thức ăn cao, đặc điểm này đã giúp chúng có khả nãng sống tốt trong điều kiện nuôi dưỡng kém. Nước ta đã nhập giống bò này từ úc nhằm nhân thuần và cho lai với bò vàng Việt Nam để nâng cao sức sản xuất thịt. - Đặc điểm ngoại hình: Bò có 3 màu lông chính là: màu vàng, màu trắng và trắng xám. Hình 2.18: Bò đực Brahman 34
  • 37. - Sức sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có khối lượng khoảng 680 - 900 kg, bò cái nặng 450 - 630 kg; Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375 kg, con cái là 260 kg. Khả năng tăng khối lượng của bê đực trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt khoảng 900 - lOOOg/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ đạt khoắng 52-58%. 1.3.3.3. Bò Sahiwal Đây là giống bò u của Pakistan. Giống bò này cũng được nuôi nhiều ở các vùng Punjab, Biha, Una Pradesh của Ân Độ. Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm. Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Redsindhi nhưng bầu vú phát triển hơn, bò trường mình hơn. Hỉnh 2.19: Bò đực Sahiwal Về sức sản xuất, khi trưởng thành bò cái có khối lượng từ 360 - 380kg, bò đực nặng từ 470 - 500kg. Sản lượng sữa khoảng từ 2100 - 2300kg/chu kỳ 270 ngày; Tỉ lệ mỡ sữa đạt 5 - 5,5%. Cũng như bò Redsindhi, bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng đê cải tạo các giống bò địa phương hoặc cho lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo ra đàn bò sữa nhiệt đới. Đối với Việt Nam, bò Sahivval được nhập vào năm 1987 với số lượng 23 con (trong đó có 5 bò đực giống) từ Pakistan. Chúng được nuôi tại Trung tâm tinh đông viên Môncađa và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà) để phục vạ cho chương trình cải tạo, nâng cao sức sản xuất cho đàn bò vàng Việt Nam. 1.3.3.4. Bò Lai Sind Đây là con lai giữa bò đực Redsindhi với bò vàng Việt Nam. Hiện nay đàn bò này chiếm khoảng trên 30% tổng số đàn bò trong nước. Bò Lai Sind được phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhất là ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Long An, Phan Rang, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Binh, Hải Hưng...và số lượng ngày càng tăng. - Đặc điểm ngoại hình: Bò Lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở nước ta; Đa số khoẻ mạnh, có màu lông vàng hoặc đỏ sẫm; đầu hẹp, trán ghồ, tai to và rủ cụp xuống; Yếm và bao da rốn rất phát triển, u vai nổi rõ; Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc; Bầu vú khá phát triển, âm hộ có nhiều nếp nhãn; Đa số đuôi dài và đoạn chót của đuôi không có đốt xương. Nhìn chung những đặc điểm ngoại hình này chủ yếu mang tính di truyền từ bò Redsindhi. 35
  • 38. - Sức sản xuất: Bê sơ sinh có khối lượng bình quân đạt 18 - 25kg; Khối lượng trưởng thành ở bò đực là 450 - 500kg, bò cái là 280 - 320kg; Tốc độ sinh trưởng đạt 400 - 600g/ngày; Tỉ lệ thịt xẻ đạt khá cao trung bình là 46-48%. Sản lượng sữa bình quân là 918,9kg/chu kỳ (270 - 290 ngày); Tỉ lệ mỡ sữa khá cao (5,5-6% )/ằ Bò có khả năng cày kéo tốt, sức kéo trung bình đạt 700 - 750N; sức kéo tối đa là 1500 - 3000N. Nhìn chung chúng có sức kéo tốt hơn bò vàng. Về khả năng sinh sản, bò hậu bị 18-24 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu; khoảng cách lứa đẻ bình quân là 15 tháng. Hình 2.20: Bò cái Lai Sind Bò Lai Sina thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật. Hiện nay giống bò này đang được sử dụng để xây dựng đàn bò cái nền phục vụ cho chương trình lai tạo với các giống bò chuyên dụng thịt, sữa để tạo ra con lai có sức sản xuất sữa, thịt cao. 1.3.3.5. Bò Thanh Hoá Thanh Hoá là một tỉnh gần biển có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình khoảng 21°c. Bò Thanh Hoá có tầm vóc trung bình, phát dục cân xứng, toàn thân hình chữ nhật dài; Đầu con cái thanh, đầu con đực thô; Sừng ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm; Con đực mõm ngắn, mõm con cái tương đối dài, mạch máu và gân mặt nổi rõ, mắt to, lanh lẹn, cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dầy; Yếm kéo dài từ hầu đến ức; cổ có nhiều nếp nhãn nhỏ. lE iS IS il Hình 2.21: Bò cái và bò đực Thanh Hoá 36
  • 39. Bò đực có u, bò cái không có u; Lưng - hông thẳng, hơi rộng; Bắp thịt nở nang; Mông hơi xuôi, lép và ngắn. Ngực tương đối sâu nhưng hơi lép; Bụng to, tròn, không sệ; 4 chân thanh, cứng, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau hơi chạm kheo; Bầu vú phát triển kém. Màu lông đa số vàng tươi; Ở vùng bụng, yếm và bên trong đùi có màu vàng nhạt, da mỏng, lông mịn. - Sức sản xuất: Bê sơ sinh có khối lượng bình quân từ 14 - 15kg; Khối lượng trưởng thành ở con cái là 200 - 250kg, con đực là 300 -350kg; Đực thiến có tỷ lệ thịt xẻ khá cao đạt tới 50 - 53%, thịt màu hồng, ít mỡ, mùi vị thơm ngon. Về sinh sản: Bò cái 20 - 24 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu; Sản lượng sữa thấp, chỉ đạt bình quân 2kg/ngày, thời gian cho sữa từ 5-6 tháng, tỷ lộ mỡ sữa cao và đạt tới 5%. Bò Thanh Hoá có sức kéo yếu nhưng dai sức, sức kéo trung bình đạt 392 N (ở con cái) và 440 - 490 N (ở con đực). Bò Thanh Hoá có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, sức chống chịu bệnh cao, chịu nóng tốt. 1.3.3.6. Bò Nghệ An Bò Nghệ An thuộc loại tầm trung, phát dục cân xứng, con cái có dáng tiền thấp - hậu cao nhưng ở con đực thì ngược lại. Mầu lông đa số vàng sẫm (chiếm tới 70 - 80%), có một sọc đen kéo dài từ u vai đến mông. Ngoài ra có một số ít có màu lông vàng nhạt hoặc đen, da mỏng, lông mịn; Đầu con cái thanh, gân và mạch máu nổi rõ; Đầu con đực thô và nặng hơn; Trán rộng và phẳng, có con trán hơi lõm, đỉnh trán ghổ lên; Mắt lồi, mồm rộng, tai to và đưa ngang; Sừng bò đực có hình búp măng, mập, chóp sừng màu đen, chân sừng màu tro; Sừng con cái nhỏ, dài và cong về phía trước. Cổ bò cái thanh dài, cổ bò đực dầy và tròn; Yếm to và kéo dài từ hầu đến xương r.iỏ ác. Con đực có u vai cao, con cái có u vai thấp; Lưng - hông thẳng, mông dài, hẹp và hơi xuôi; 4 chân cứng cáp, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau hình chữ X và hơi chạm kheo, móng chân nhỏ, đen và khít; Bầu vú nhỏ, tĩnh mạch vú không nổi rõ. Về sức sản xuất: Bò Nghệ An thuộc loại mắn đẻ: Số bò đẻ llứa/năm ch:'ếm 30%; Đẻ 21ứa/3nãm chiếm 60%; Đẻ 1 lứa/2năm chiếm 10%. Bò Nghệ An có thể vóc tương tự như bò Thanh Hoá: Khối lượng trưởng thành trung bình ở con cái là 200kg, con đực là 278kg; Khối lượng của bò đực thiến đạt bình quân 325kg. Khả năng cày kéo cũng tương tự như bò Thanh Hoá, cày kéo yếu nhưng dai sức. 1.3.3.7. Bò Mèo Hà Giang Giống bò này chủ yếu nuôi tại các vùng Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc các dân tộc: Mèo, Lôlô, Pupéo..ỗ 37
  • 40. Hình 2.22: Bò Mèo đực Hình 2.23: Bò Mèo cái - Đặc điểm ngoại hình: đa số bò có màu lông vàng nhạt, sẫm hoặc cánh dán, một số ít có màu đen nhánh hoặc loang trắng; Da mỏng, lông mịn. Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô hơn; Đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng (chiếm 91%), một số ít trán lõm (chiếm 9%). Bò Mèo có tai to, đưa ngang, lưng hơi võng, mông dài nhưng hơi lép, ngực sâu, chân cao, cao khum lớn hom cao vây. Bò có tính nết thuần thục, chịu kham khổ, tầm vóc tương đối to thô. Nhìn chung bò Mèo Hà Giang có tầm vóc to cao nhưng mình hơi lép, kết cấu chưa chặt chẽ. -Sức sản xuất: Khối lượng bê sơ sinh bình quân từ 15 - 16kg; Khối lượng trưởng thành bình quân ở con đực là 250 - 300kg, ở con cái là 220 - 280kg. Về khả năng sinh sản: Bò Mèo đẻ rải rác quanh năm, đa số đẻ 2 lứa/3 năm, tỷ lệ nuôi sống đạt 90-95% . Bò Mèo có khả năng cày kéo tốt, có thể cày được 1000 - 1500m2 /ngày. 1.4. Một sô giông trâu / ẵ4 .iẻTrâu Việt Nam Trâu Việt Nam thuộc loại hình trâu đầm lầy, phân bố rộng khắp trong toàn quốc. Mặc dù có thể thấy những vùng trâu to (trâu ngố) hoặc những vùng trâu nhỏ (trâu gié) nhưng không thể phân biệt chúng theo phân loại giống. - Đặc điểm ngoại hình: Mầu lông đặc trưng là tro sẫm, lông thưa, da dày và khô. Hầu hết đều có vạch loang trắng vắt ngang qua phía dưới cổ họng. Có một sô' ít trâu có màu trắng (chiếm khoảng 3%). Trâu có những vùng lông xoáy (được gọi là khoáy). Các khoáy này có sự khác biệt về vị trí, kích thước, hình dạng, số lượng; Các khoáy này được hình thành trước khi đẻ 60 - 30 ngày, số lượng khoáy biến động từ 1 dến 9. Theo kinh nghiệm dân gian các khoang khoáy được xem là cơ sở để chọn trâu, vị trí và kiểu khoáy ảnh hưởng lớn đến giá trị con trâu. 38
  • 41. Trâu Việt Nam có kết cấu ngoại hình theo hướng cày kéo là chủ yếu; Đầu to và ngắn, sừng dài (khoảng 40 - 60cm), đen, nhọn và cong về phía sau (sừng hình cánh ná); Mắt sâu, lông mi dài, tai to, rộng, bên trong có nhiều lông, cổ dài, thẳng, có nhiều nếp nhăn; Vai vạm vỡ, khoẻ mạnh; Ngực lép; Bụng to tròn; Lưng dốc về phía sau; Mông thường phát triển tốt, đuôi ngắn; Vú nhỏ và lùi về phía sau. Ở con đực, dương vật gắn chặt vào bụng, trừ đoạn đầu dương vật ngắn và tự do; Bao dịch hoàn ngắn, không có cổ, do đó dịch hoàn được giữ chắc chắn, tránh được những ảnh hưởng có hại; Chân to, dài, 2 chân sau có hình chữ X. Hình 2.24: Trâu Việt Nam - Sức sản xuất: Nghé có khối lượng sơ sinh trung bình từ 29 - 30kg; Khối lượng trưởng thành ở con cái đạt 300 - 350kg, ở con đực là 400 - 450kg (có con đạt 800 - 900kg); Kích thước cao vây và dài thân chéo tương ứng ở con đực và con cái là 120cm; 133cm và 118cm; 128cm; tỷ lệ thịt xẻ ở trâu cái là 42%, đực thiến là 45%. Khả năng cho sữa thấp, bình quân khoảng 2-31ít/ngày, chỉ đủ để nuôi con; tỷ lệ mỡ sữa trung bình từ 7-8%. Khả năng sinh sản thấp, tỷ lệ đẻ 1 lứa/năm chiếm 25 - 30%; Phổ biến là đẻ 2 con/3nãm. Trâu Việt Nam có khả năng cày kéo tốt, sức kéo trung bình đạt từ 700 - 800N, trâu làm việc dai sức, có khả năng làm việc tốt ở vùng lúa nước. Đây là nguồn sức kéo chính cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 1.4.2. Trâu Murrahi - Nguồn gốc: Địa bàn chăn nuôi tốt nhất là vùng Haryana của An Độ. Nước ta đã nhập trâu Murrahi từ Trung Quốc vào năm 1960 và chính thức nhập vào năm 1976 - 1977 bằng con đường ngoại giao giữa 2 nước. Trâu Murrahi được nhập nội với mục đích nuôi thuần và nghiên cứu cho lai tạo với trâu Việt Nam, nâng cao tầm vóc, khối lượng, sức sản xuất thịt, sữa của đàn trâu Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của đàn trâu này cũng như con lai của chúng còn nhiều hạn chế do chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. 39
  • 42. Hình 2.25: Trâu đực Murrahi Hình 2.26: Trâu cái Murrahi - Đặc điểm ngoại hình: Trâu có da và lông đen tuyền, đôi khi có mầu xám nâu hoặc xám vàng, trâu trắng rất ít khi gặp; Sừng ngắn và quay về phía sau tạo thành hình xoắn ốc. Con cái đầu tương đối nhỏ, cân đối; Con đực đầu thô kệch và nặng nề, trán rộng và hơi gồ; Mặt cân đối, lỗ mũi rộng; Con đực mắt ít lồi hơn con cái; Tai bé, mỏng và rủ xuống; Cổ trâu cái dài, mảnh nhưng ở con đực thì cổ thô và mập; Chân ngắn, thẳng, móng đen. Ở trâu cái, phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng, do đó toàn thân tạo thành hình nêm. Trâu đực thì phần thân sau nhẹ hơn phần thân trước; Lưng rộng, dài; Xương sườn rất cong, đùi mông phẳng; ở con cái hai chân sau tạo thành khoảng rộng để chứa bầu vú; Đuôi dài, mảnh và thường có vùng lông trắng ở sát vó chân; Phần cuối của đuôi không có xươ.ig. Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, ngoằn ngoèo, bầu vú chuyển động tự do giữa 2 chân sau: Núm vú dài, cách xa nhau, núm vú sau dài hơn núm vú trước. - Sức sản xuất: Trâu Muưahi có hướng sản xuất kiêm dụng sữa - thịt; Theo Smith (1982), khối lượng trưởng thành ở trâu đực từ 450 - 800kg (có con đạt lOOOkg), ở con cái là 350 - 700kg. Trâu Murrahi không thích ứng với cày kéo vì chúng chậm chạm và không chịu được nóng. Sức sản xuất sữa đạt bình quân 1600 - 1800kg/chu kỳ (Smith - 1988), năng suất sữa thấp nhất là 1560kg/chu kỳ; Tỷ lệ mỡ sữa đạt bình quân 7%. Khả năng sinh sản: Theo Bhattachrya, trâu có biểu hiện động hớn lần đầu ở 34 tháng tuổi; Tuổi đẻ lứa đầu của trâu trung bình là 39,8 tháng; Khối lượng trâu cái khi đẻ lứa đầu trung binh là 438kg. Hiện nay đàn trâu Murrahi được tập trung nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi Quốc gia. Chúng ta đã và đang tiếp tục nghiên cứu sử dụng trâu đực Murrahi cho lai với trâu cái Việt Nam. Đàn trâu lai F1 F2 đã có tầm vóc, khối lượng, khả năng cho thịt và sức kéo lớn hơn trâu Việt Nam. Riêng hướng sử dụng để khai thác sữa là chưa thực hiện được do không có nhu cầu tiêu dùng.