SlideShare a Scribd company logo
1 of 298
Download to read offline
Bộ môn Cây ăn quả
i XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
|m 634,1 ẫ ỉ:
J
jỤCW A PAOTẠ
'
/ /s .
L 9868 1
GVC. Trần Như Ý (Chủ biên)
TS. Đào Thanh Vân - ThS. Nguyễn Thế Huấn
trình
( Xuất bản lần thứ 2)
TRƯÒNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
■ ■
BỘ MÔN CÂY ĂN QUẢ - CÂY RAU
GVC. TRẦN NHƯÝ - Chủ biên
TS. ĐÀO THANH VÂN
ThS. NGUYỄN THẾ HUẤN
Giáo trình
CÂY ẢN QUẢ
(In lần thứ hai, có sửa chữa bổ sung)
Ễ
>
M'río c TH
Ằ
 NGUVẼN
i:••rC'C 7 N"V. NGUYỀN
í i
M
/Ơ
V
Ìs-^r*-:ựríứKt» LÃ*,
HÒN<*ạjỊỢt4
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2000
LÒI NÓI ĐẦU
Dân Việt Nam ta đa số sống bằng nghề nông. Ngay từ thủa khai thiên lập địa,
tổ tiên chúng ta đã lấy nghề trồng tỉa làm chính. Do đó, ở nước ta sớm hình thành
những vùng trổng cây ân quả như : nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, bưởi Đoan Hùng,
hồng Hạc Trì, quýt Bắc Sơn... Ở những vùng đó, nhân dân ta đã biết tích luỹ những
kinh nghiệm, cha truyền con nối, như là những bí quyết nghề nghiệp để làm giàu
Đất nước ta trải dài hom 15 vĩ độ từ Đồng Văn (23° 24') đến Phú Quốc (7° 20').
Trong từng miền do cấu tạo địa hình mà có độ cao thay đổi, hai dãy núi hùng vĩ
Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên hai ngàn mét. Lại có
những cao nguyên rộng lớn như : Đồng Vãn, Mộc Châu, Đắc Lắc, Di Linh... màu
mỡ, chính vì thế tập đoàn cây ăn quả ở nước ta rất phong phú, đa dạng và có ý nghĩa
trong nền nông nghiệp nước nhà.
Tuy nhiên do đất nước ta đang còn ở mức chậm phát triển, nền khoa học nông
nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng còn non trẻ nên kết quả nghiên cứu về cây
ăn quả còn rất ít.
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo kỹ sư nông nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn giáo trình này từ năm 1980. Năm
1996 đã được xuất bản lần đầu. Song cho đến nay trước sự thay đổi mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và những tiến bộ trong sản xuất của nền nông nghiệp nước nhà,
chúng tôi viết lại giáo trình này và tái bản, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới
về nội dung và phương pháp giảng dạy, cũng là để chào mừng kỷ niệm 30 năm thành
lập Trường.
Lần tái bản này có sửa chữa và bổ sung thêm một số chương, cập nhật các
thông tin mới về nghiên cứu và sản xuất cây ăn quả của trong và ngoài nước. Đồng
thời chúng tôi cũng trình bày các kết quả nghiên cứu của Bộ môn Cây ăn quả -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong những năm qua.
Tuy nhiên do hạn chê về trình độ và thời gian, nên chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Chúng tôi mong được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.
CÁC TÁC GIẢ
3
MỤC LỤC
• m
Trang
Lời nói đầu 3
Phần thứ nhất: CÂY ẢN QUẢ ĐẠI CƯƠNG 9
Bài mở đầu 9
1. Vai trò của cây ăn quả trong nền kinh tế qúốc dân 9
2. Phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta 13
Chương 1. Tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam *^
1ẳDanh mục một số cây ăn quả chủ yếu 18
2. Phân bố tự nhiên cây ăn quả ở nước ta 22
3. Thời vụ thu hoạch một số cây ăn quả chính ở nước ta 23
Chương 2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả thân gỗ 24
1. Vòng đời của cây ăn quả thân gỗ 24
2. Chu kỳ phát triển hàng năm 26
3. Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ cây ăn quả thân gỗ 28
4. Đặc điểm sinh trưởng thân cành của cây ăn quả thân gỗ 30
5. Hiện tượng đa phôi và bất dục ở cây ăn quả 35
Chương 3. Quy hoạch và xây dựng vườn cây ăn quả 37
1. Ý nghĩa, mục đích 37
2. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 37
3. Quy hoạch vùng trổng cây ăn quả 39
4. Thiết kế vườn quả 42
Chương 4. Nhân giống cây ãn quả 49
1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 50
2. Nhân giống bằng phương pháp tách chổi, chia cây 53
3. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành, giâm rễ, giâm thân 54
4. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 57
5. Nhân giống bằng phương pháp ghép 60
6. Nhân giống bầng phương pháp nuôi cấy mô tế bào 69
Phần thứ hai : CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA 73
Chương 5. Cây cam - quýt 73
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 73
5
2. Nguồn gốc, phân bố, tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước 74
3. Phân loại và giới thiệu một số loài, thứ cam quýt chính đang trồng ở ta 78
4. Đặc điểm sinh vật học
5. Yêu cầu sinh thái 94
6. Kỹ thuật trổng trọt 98
7. Thu hoạch, bảo quản 107
Chương 6. Cây chuối 109
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 109
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước 110
3. Phân loại và giới thiệu một số giống chuối ở nước ta 112
4. Đặc điểm sinh vật học của cây chuối 118
5. Yêu cầu sinh thái 125
6. Kỹ thuật trồng trọt 128
7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến 136
Chương 7. Cây dứa 138
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 138
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất ở trong nước và thế giới 140
3. Phân loại và giới thiệu các loài, thứ chính 142
4. Đặc điểm sinh vật học 145
5. Yêu cầu sinh thái 148
6. Kỹ thuật trồng trọt 150
7. Thu hoạch, bảo quản, sơ chế 160
Chương 8. Cây đu đủ 162
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 162
2. Nguồn gốc, phân bố 163
3. Phân loại và giới thiệu một số giống đu đủ 164
4. Đặc điểm sinh vật học 1 6 8
5. Yêu cầu sinh thái 1 7 2
6. Kỹ thuật trồng trọt 1 7 4
7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 1 8 2
Chương 9. Cây nhãn 182
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế Ị£2
2. Nguồn gốc, phân bố Ịg3
3. Phân loại và giới thiệu một số giống chính Ị£ 4
4. Đặc điểm sính vật học Ịgộ
6
5. Yêu cầu sinh thái 190
6. Kỹ thuật trồng trọt 191
7. Thu hoạch, chế biến 198
Chương 10. Cây vải 201
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 201
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất vải trên thế giới và trong nước 202
3. Phân loại và giới thiệu một số giống vải tốt 204
4. Đặc điểm sinh vật học 207
5. Yêu cầu sinh thái 210
6. Kỹ thuật trồng trọt 212
7. Thu hoạch, bảo quản, sơ chế 220
Chương 11. Cây xoài 222
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây xoài 222
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất xoài trên thế giới và trong nước 223
3. Phân loại và giới thiệu một số giống xoài tốt 227
4. Đặc điểm sinh vật học 230
5. Yêu cầu sinh thái 233
6. Kỹ thuật trồng trọt 235
7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 240
Chương 12. Cây mơ 242
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 242
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất mơ trên thế giới và trong nước 243
3. Phân loại và giới thiệu một số giống mơ tốt 245
4. Đặc điểm sinh vật học 247
5. Yêu cầu sinh thái 250
6. Kỹ thuật trổng trọt 251
7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 258
Chương 13. Cây mận 260
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 260
2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất mận trên thế giới và trong nước 260
3. Phân loại và giới thiệu một số giống mận tốt 263
4. Đặc điểm sinh vật học 266
5. Yêu cầu sinh thái 268
6. Kỹ thuật trổng trọt 269
7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 275
Chương 14. Cây hồng 277
1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 277
2. Nguồn gốc, phân bố 278
3. Phân loại và giới thiệu một số giống hồng 278
4. Đặc điểm sinh vật học 282
5. Yêu cầu sinh thái 284
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 285
7. Thu hoạch, khử chát và chế biến 288
Tài liệu tham khảo 291
8
Phần thứ nhất
CÂY ĂN QUẢ ĐẠI CƯƠNG
BÀI MỎ ĐẦU
1. VAI TRÒ CỦA CÂY ÀN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Cây ăn quả là những cây cung cấp quả tươi cho con người ãn. Ngay từ thời
nguyên thuỷ, tổ tiên của loài người cũng đã biết hái lượm các loài quả rừng để ăn,
khi ý thức xã hội đã có, loài người đã biết lựa chọn những loài quả ãn được mang về
trồng. Cho đến ngày nay và mãi sau này con người có phát triển đến đâu, khoa học
kỹ thuật có phát triển đến như thế nào đi nữa thì quả tươi chắc chắn cũng khồng thể
thiếu được trong cuộc sống của con người.
1.1. Ý nghĩa về mặt dinh dưỡng
Bảng 1 : Thành phần một số chất dinh dưỡng trong ỈOOg trái cây (phần ủn được)
so với một sô ngũ cốc và thực phẩm khúc
Hàm lượng
các chất
Quá và
thực phẩm
Gluxit
(g)
Protein
(g)
Lipit
(g)
Calo
Vitamin
A(mg)
Vitamin
B| (mg)
Vitamin
c (mg)
Cam 9,9 0,7 0,2 14 465 0,09 42
Chuối 26,1 1,2 0,3 100 225 0,03 14
Dứa 11,6 0,7 0,3 47 35 0,06 22
Xoài 15,9 0,6 0,3 62 1880 0,06 36
Bơ 13,2 1,1 6,1 102 205 0,05 8
À
’
Ối 17,3 1,0 0,4 69 75 0,05 132
Đu đủ 11,8 0,5 0,1 45 710 0,03 71
Nhãn 15,6 1,0 1,4 71 - 0,3 56
Hạt điều 28,7 18,4 46,3 564 5 0,25 1
Lạc 15,4 28,6 47,0 563 0 0,24 3
Gạo 80,4 6,4 0,8 366 0 0,10 0
Ngô 71,7 9,1 4,2 349 270 0,29 0
Rau muống sống 5,6 2,7 0,4 30 2865 0,09 47
(FAO-1976)
9
Các loài quả là nguồn dinh dưỡng quí giá với con người mà các sản phẩm khác
khó có thể thay thế được. Quả tươi cung cấp cho chúng ta không chỉ đường (năng
lượng) mà còn cung cấp một phần lớn các vitamin và các chất khoáng cho sự phát
triển cơ thế, đặc biệt với người cao tuổi, với trẻ nhỏ và những khi cơ thể suy nhược,
ốm yếu. Trong quả tươi có chứa hầu hết các vitamin nhóm A, B, c. Đặc biệt vitamin
c có gần như ở hầu hết các loài quả. Nhu cầu năng lượng cho con người hoạt động
có thể được cung cấp từ các chất đạm, béo, đường bột từ các nguồn động vật và cây
lương thực khác nhưng các vitamin thì chủ yếu từ quả tươi và rau. Kết quả phân tích
được thể hiện ở bảng 1.
Quả tươi vừa bổ vừa thơm ngon lại thoả mãn được khẩu vị đa dạng của con
người, ngọt thanh, ngọt dịu như cam quýt, ngọt đậm, ngọt sắc như nhãn như hồng,
thơm thoang thoảng như cam Bố Hạ, thơm ngan ngát như dứa như na, và nếu như ai
đã từng được thưởng thức hương vị rất đặc trương của trái sầu riêng Nam Bộ thì chắc
chắn không thể nào quên được.
1.2. Ý nghĩa về mặt xuất khẩu và phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhẹ
Quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản
ở nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc nổi tiếng về táo Tầu ; Ân Độ, Thái Lan xuất
khẩu xoài ; Tây Ban Nha, Italia, Braxin, Ai Cập... xuất khẩu cam chanh, quýt ;
Equađo, Costarica, Honduras xuất khẩu chuối ; Thái Lan, Kênia, Nigeria xuất khẩu
dứa ; những năm gần đây Niudilân xuất khẩu quả Kiwi (Actinidia iỀ
hinensi)... giá trị
ngoại tệ thu về từ xuất khẩu quả tươi rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển
kinh tế của những quốc gia đó.
Ở ta, trong thời gian qua đã xuất khẩu cam, chuối, dứa, vải, xoài... Mấy năm
gần đây hàng năm trị giá xuất khẩu rau quả cả nước đạt 70 - 75 triệu đôia chiếm 5 -
6% giá trị xuất khẩu nông sản toàn quốc. Suốt mấy chục năm từ thập kỷ 60 đến nay,
xuất khẩu cây ăn quả của ta đã qua những bước thăng trầm, một thời kỳ vì quan hệ
nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa (mà đặc biệt là Liên Xô cũ) là quan hệ anh em
giúp đỡ lẫn nhau nên nhiều mặt hàng quả tươi của ta xuất khẩu theo kiểu trao đổi
“lấy hàng đổi hàng” để lấy các vật tư cần thiết cho việc xây dựng kinh tế đất nước và
công cuộc đấu tranh giành lấy thống nhất nước nhà. Việc trao đổi đó vừa đạt được
hiệu quả kinh tế vừa có ý nghĩa chính trị.
Vào những năm của thập kỷ 70, chúng ta đã mở ra ngành học rau quả trong
trường Đại học, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển cây
ăn quả của đất nước. Vào thời kỳ này, ở miền Bắc nước ta, nhiều nông trường khu
kinh tế được mở ra để trồng chuối, dứa xuất khẩu.
Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biến
phát triển, các nhà máy đồ hộp, sản xuất nước quả, bia, rượu mọc lên. Bên cạnh đó
các ngành khác như bao bì, thuỷ tinh, sành sứ cũng được phát triển theo tạo nhiều
công ăn việc làm cho người lao động.
10
1.3. Ý nghĩa về mặt cải thiệii đời sống và làm giàu cho người nông dân
Tăng khẩu phần quả tươi trong bữa ãn hàng ngày là mức phấn đấu của nhiều
nước kinh tế phát triển. Người ta cũng lấy bình quân đầu người tiêu thụ các loại quả
đê’nói lên sự phát triển kinh tế của một xã hội, về mặt này cao nhất vẫn là Mỹ và một
số nước châu Âu, úc, Niudilân, châu Á có Nhật Bản. Ở nước ta tiêu thụ hiện nay ước
tính 20 - 30 kg một người một năm, theo các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu thụ
trung bình mồi người một ngày là lOOg quả, như thế ta cũng còn phải phấn đấu hơn
nữa. o các nước A, Phi do còn phải giảỹquyết vấn đề lương thực và nạn tăng dân số
quá nhanh cho nên chưa thực sự chú ý đến tâng khẩu phần quả trong bữa ăn hàng
ngày. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tỷ lệ còi xương của trẻ em ở khu vực
này chính là do nguyên nhân chưa có một bữa ăn hợp lý, còn năng về chất đường bột,
thiếu rau, quả tươi.
Tnrớc đây các vùng trổng cây ăn quả có tiếng như nhãn Hưng Yên, vải Thanh
Hà... đều nổi lên những gia đình nông dân khá giả từ kinh tế vườn. Họ biết tích luỹ
những kinh nghiệm và có ý thức trong việc phát triển cây ăn quả để làm giàu. Ngày
nay với nền kinh tế thị trường, kết hợp với chính sách giao đất, giao rừng của Nhà
nước, nhiều mô hình V.A.C, V.A.C.R ở trung du và miền núi đã rất có sức thuyết
phục, các điên hình làm vườn giỏi có thể kể đến rất nhiều, nhiều hộ nông dân thu
nhập hàng năm tới trăm triệu đồng từ cây vải, cây hồng, cây quýt, cây cam... ở khắp
các tính từ Hải Dương, Hưng Yên đến Bắc Giang, Thái Nguyên, rồi Tuyên Quang,
Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu... Những mô hình sống động đó đã chứng minh
tính đúng đắn đươc nêu ra trong các nghị quyết của Đảng " Nếu chí sản xuất lúa,
nông dân chí có thê no chứ không thể giàu được, phải tích cực phát triến cây công
nghiệp và cây ăn quả...".
Về giá trị thu được trên 1 ha đất ở ta thấy trồng cây ăn quả gấp nhiều lần trồng
lúa. Vùng vải Lục Ngạn đã tính toán 1 ha vải gấp tới 30 - 40 lần lha trồng lúa. Ớ Ấn
Độ, một nước sản xuất nhiều quả phần lớn để tiêu thụ trong nước cũng cho biết trổng
1 ha xoài, táo có thể thu nhập gấp 10 lần 1 ha trồng lúa.
1.4. Ý nghĩa về phưong diện y học, mỹ học
Ớ các nước khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam... cây ăn quả
được đưa vào nhiều bài thuốc đông y cổ truyền, để chữa bệnh, để bồi bố sức khoẻ
cho con người.
Nhân dân ta rất quen dùng các vị thuốc như : long nhãn, táo tầu, trần bì (vỏ
quýt), ômai... Trong Vân đài loại ngữ, nhà bác học Lê Quí Đôn (1721-1783) có chép:
.... "Ăn clìanli yên klìỏi váng đầu chóng mật
Ăn đu đủ klìỏi cátủchứng đau gân đau xương"
Ngay từ thế kỷ 17, một bác sĩ người Áo đã biết dùng cam chanh để chữa bệnh thiếu
vitamin c của các thuỷ thủ đi nhiều ngày trên biển.
Ngoài tác dụng trực tiếp làm thuóc Irị bệnh. Cây ăn quả còn là những cây
thường xanh quanh năm, tồn tại lâu dài trên một vị trí, nó có thể là cây tạo bóng mát,
hạn chế gió bão, giảm cường độ xói mòn, rửa trôi đất. Là nguồn mật hoa quí cho
nghề nuôi ong.. Khi ta bước vào một khu vườn quả, lá cây xanh tươi, hoa trái trìu
cành, sắc màu hấp dẫn, hương thơm ngào ngạt, không khí trong lành, đó là một môi
trường sinh thái tuyệt vời cho con người nghỉ ngơi, thư giãn... mà chưa ai tính hết
được những giá trị cụ thê của nó. Khi nói về ý nghĩa y học của fĩghề làm cây ăn quả,
chúng tôi muốn dẫn câu nói của Michurin (28/10/1855 - 7/6/1935) một nhà làm vườn
vĩ đại của đất nước Nga, đã tạo ra cho Tổ quốc ông mấy trăm loài cây ăn quả giá trị.
Ông nói : ..."nến không phải lùm nghê trồng cây ăn íỊUíi, với một sức khoe yếu ’ủ thê
cliất kém như tôi, khó mù có được tuôi thọ như tôi dã sống"...
Ở đất nước ta, từ xa xưa, cây ăn quả đã đi sâu vào tâm tư tình cám của con
người Việt Nam, lắng đọng trong ca dao, thơ ca, khiên cho tình yêu quê hương đất
nước của chúng ra thật nồng nàn, thật cụ thế :
"Dù ai buôn Bắc bán Đông
Khó mủ quên được nhãn lồng quê tu”
(Ca dao)
Cây ăn quả thực sự đã là hình ảnh của quê hương để gửi gắm vào đó những
niềm thương nỗi nhớ :
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng lìliớ dồng
K Iiô iiìị nhớ anh răng được.
(Thơ Trần Hữu Thung)
Bảng 2 : Sản lượng một sô loài cây ủn cỊiiử chính của thế giới
vù của các châu lục (1000 tấn)
Loài cây
Địa danh
Lê Đào Mận Mơ
Cây
có múi
Chuối Dứa Đu đủ Xoài
Toàn thế giới 13.318 10.923 7.836 2.295 94.459 58.975 12.794 5.024 23.428
Châu Phi 314 450 166 308 6.175 7.178 2.010 780 1.855
Bắc Mỹ 998 1.638 885 131 23.071 8.765 1.299 599 2.022
Nam Mỹ 834 747 235 55 29.113 15.466 2.716 2.105 934
Châu Á 8.020 4.364 3.718 992 25.572 26.203 6.615 1.520 18.578
Châu Âu 2.856 3.615 2.798 771 9.809 442 2 - -
Châu Đại Dương 196 109 35 38 718 921 151 20 38
Nguồn : FAO - Proíìiu tion Yearbook - 1998
12
Chính vì những ý nghĩa to lớn đã nói trên đây,' ngày nay nhiều nước đang rất
chú ý phát triển cây ăn quả, nhất là những cây là thế mạnh của mình, để thúc đẩy sự.
phát triển quốc kế dân sinh, làm giàu cho đất nước. Sản lượng quả của thế giới đến
năm 1997 theo thông báo của F.A.O ở bảng 2.
2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIEN c â y ă n q u ả ở n ư ớ c t a
Thấy rõ được những ưu thế của nước ta trong việc phát triển nghề trồng cây ăn
quả, cho nên qua nhiều kỳ đại hội của Đảng, đã có nhiều nghị quyết nhấn mạnh về
sự cần thiết và vai trò của nó trong nền kinh tế nước nhà, đồng thời cũng chỉ rõ
nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta là :
- Tăng thêm khẩu phần ăn hàng ngày của nhân dân.
- Tãng thu nhập, nâng cao đời sống, làm giàu cho dân và xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ trong nước phát triển.
2.1ễPhương hướng phát triển
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau Nghị quyết V của Ban chấp hành
Trung ương Đáng khoá 7 (tháng 6/1993), cây ăn quả ở nước ta đã được đẩy mạnh
thêm một bước. Việc phát triển cây ăn quả được đẩy mạnh ở tất cả các vùng, đội ngũ
cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật chuyên ngành được đẩy mạnh đào tạo, mở thêm
Viện cây ăn quả Miền Nam, chú ý đến công tác tạo giống và có ứng dụng các công
nghệ mới.ỗ
.
Diện tích trồng cây ăn quả ở nước ra đã tăng lên một cách đáng kể. Theo số
liệu của Tống cục thống kê đến năm 1997 diện tích cây ăn quả cả nước đã đạt
425.000ha, trong đó miền núi trung du Bắc Bộ 78.800 ha (18,5%), đồng bằng sông
Hồng 44.400 ha (10,4%), khu Bốn cũ 38.600 ha (9,1%), Duyên hải miền Trung
21.700 ha (5,2%), Tây Nguyên 11.800 ha (2,8%), Đông Nam Bộ 44.000 ha (10,3%),
đổng bằng sông Cửu Long 185.900 ha (43,7%).
Ta phấn đấu đến : - Năm 2000 đạt 60 - 70kg quả/một người/ năm.
- Năm 2010 đạt 80- 100 kg quả/một người/ năm
Dự kiến dân số nước ta vào năm 2000 có 82 triệu người và năm 2010 sẽ là 95
triệu người. Để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng phải phấn đấu một
bước đáng kể.
Về mô hình phát triển, nước ta đã xây dựng hàng loạt các nông trường quốc
doanh vào những năm của thập kỷ 60, đến thập kỷ 70 còn xây dựng theo mô hình
"Khu kinh-tế thanh lìiên". Đây là các mô hình tập hợp sức lao động của lực lượng
quân đội, thanh niên xung phong, sức lao động trẻ khoẻ của các tầng lớp thanh niên,
nó đã góp phần làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong nền kinh tế kế hoạch
hoá và góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, thống nhất
nước nhà. Song nó có biêu hiện trì trệ của nền kinh tế bao cấp, kìm hãm sức sản xuất
phát triển. Vì thế trong những năm gần đây, ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhấ nước, theo định hướng XHCN. Cây ăn quả lại đuợc
phục hồi cơ cấu mô hình trang trại, nông hộ, nhiều hộ phát triển sẽ trở thành vùng
kinh tế hàng hoá.
Bảng 3 : Dự kiến quy hoạch cúc vùng cây Ún quà ở nước ta năm 2000 vù 2010
(Đơn vị 1000 ha)
Vùng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Cả nước 553.0 835.0 1071.0
Miền núi và trung du Bắc Bộ 130.0 250.0 345.0
Đồng bằng sông Hồng 50.0 60.0 72.0
Khu IV cu 50.0 80.0 105.0
Duyên hải miền Trung 35.0 55.0 70.0
Tây Nguyên 25.0 50.0 72.0
Đông Nam Bộ 58.0 100.0 137.0
Đồng bằng sông Cửu Long 205.0 240.0 270.0
Nguồn số liệu : Viện qui hoạch và thiết kếIiông nghiệp 1998
Để có thể hình thành một vùng cây ăn quả từ kinh tế hộ gia đình, trước hết
chúng ta cần phải kháo sát các điều kiện sinh thái, xác định cho được cây ăn quả
thích hợp cho vùng đó. Sau đó phải quản lý công tác sản xuất cây giống để cung cấp
cho dân các cây giống tốt, đảm bảo chất lượng. Giúp họ cán bộ, kỹ thuật, tài liệu
hướng dẫn... để họ có thể sản xuất được kết quả, tiếp đó Nhà nước phải giúp họ tiêu
thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm, có như thế vùng cây ăn quả mới có thê' phát triển
ổn định lâu dài.
Vùng núi và Trung du Bắc Bộ cùng với vùng đồng bằng sông Cửu Long là 2
nơi còn có nhiều tiềm nâng mở rộng diện tích để sản xuất cây ăn quả. Nhà nước cần
có những chính sách phù hợp đế khai thác tốt 2 vùng này.
Chúng ta cũng cần áp dụng những xu thế tiến bộ của thế giới trong nghề trồng
cây ăn quả vào ngành cây ăn quả của nước ta như :
- Vấn đề giống :
+ Chú ý công tác sản xuất cây giống, phải có biện pháp quản lý được cây
giống, đã đưa ra trồng là giống tốt, sạch bệnh.
+ Chú ý nghiên cứu những tổ hợp ghép phù hợp cho từng loại cây ăn quả để
nâng cao tính chống chịu của cây, tuổi thọ cây, năng suất chất lượng của
cây.
- Vấn đề kỹ thuật tiồng và chăm sóc thu hoạch :
+ Chú ý kỹ thuật trồng dày, kết hợp với cắt tỉa hàng năm nhằm tăng mật độ
ngay từ đầu và hạn chế được sâu bệnh phá hại. Chu kỳ kinh tế của vườn có
thể ngắn, sau khi luân canh với cây trồng khác ta sẽ trồng lại.
14
+ Cần chú ý bón phân cho cây theo nhu cầu của cây (qua phân tích lá hoặc‘mối
tương quan dinh dưỡng trong cây và trong đất).
Các bãng cây phân xanh trồng trên vườn sẽ cung cấp chất hữu cơ hàng năm cho
cây, lại giữ được ẩm và hạn chế xói mòn,rửa trôi trong vườn quả.
+ Chú ý kỹ thuật tưới tiêu nước tiết kiệm mà hiệu quả, đặc biệt là cách tưới nhỏ
giọt.
+ về sâu bệnh chú ý phòng trừ tổng hợp địch hại theo I.P.M (Integrated Pest
Management).
+ Cần chú ý các công nghệ tiến bộ, xử lý, bảo quản sau thu hoạch để kéo dài
mùa vụ cung cấp quả tươi trên thị trường.
2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng cây ăn quả ở
nước ta
2.2.1. Về thuận lợ i:
+ Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới quanh năm phù hợp cho cây
sinh trưởng, phát triển, điều kiện sinh thái đa dạng nên có một tập đoàn cây ăn quả
phong phú (kể cả tập đoàn cây ăn quả hoang dại có thể làm gốc ghép và nguồn gen
tạo giống).
Chúng ta có thế mạnh về phát triển cây ăn quả nhiệt đới như : chuối, dứa, mít,
xoài, ổi, na, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, hồng xiêm, trứng gà, chùm ruột, dâu da,
táo, khế... cũng có thể phát triển các cây ăn quả á nhiệt đới như : bơ, hổng, vải, nhãn,
cam, quýt...
Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, đều có các vùng có độ cao ± lOOOm trên mặt
biển. Ta có thể trổng các cây ăn quả ôn đới như : lê, đào, mận, táo tây...
+ Có lịch sử trổng trọt lâu đời, nông dân ta cần cù, thông minh và tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm quý giá ở các vùng chuyên canh. Lê Quí Đôn đã tập hợp trong
Vân đài loại ngữ về các cây ăn quả như : hồng, vải, nhãn, đu đủ, sấu... và những kinh
nghiệm gieo trổng thu hái.
+ Kế thừa các thành tựu khoa học của thế giới trong công tác nhân giống, tạo
giống không hạt, tỷ lệ đậu quả, các kỹ thuật canh tác và kỹ thuật tưới nước, trừ cỏ...
2.2.2. Vé khó khăn :
+ Lượng mưa lớn và phân bố tập trung. Đất trổng cây ăn quả phần lớn lại là đất
dốc, cho nên nếu không có biện pháp kỹ thuật canh tác tốt sẽ gây xói mòn rửa trôi
nghiêm trọng, môi trường bị phá huỷ, tuổi thọ cây ngắn.
Lượng mưa ở nước ta bình quân 1.800 mm/năm, nhưng có vùng như Sapa (Lao
Cai) và Bắc Quang (Hà Giang) mưa đến 4000 mm/năm mà lượng mưa này chủ yếu
trong các tháng 7, 8, 9.
15
+ Sâu bệnh nhiều : do điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây trái quanh năm xanh tốt,
nên tập đoàn sâu bệnh của cây ăn quả cũng rất phức tạp, đa dạng và rất khó phòng
trừ.
Đây là nguyên nhân chính hạn chế việc mở rộng diện tích cây ăn quả ở ta.
+ Công tác tiếp thị, đầu ra của cây ăn quả còn tổn tại lớn. Trong một vài năm
qua, khi dân trồng có sản phẩm nhưng không bán ra được (như mơ, mận, vải...) khiến
họ không yên tâm sản xuất.
Nhà nước phải có biện pháp giúp họ, tiêu thụ hoặc xây dựng các cơ sở chê biên
thích hợp.
Qua những điểm đã nêu trên, mặc dù nước ta còn nghèo, song với điều kiện
thiên nhiên ưu đãi, nhân dân ta cần cù, thông minh, sáng tạo, dưới sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng, nền kinh tế của ta đang đà khởi sắc. Trong phong trào phủ xanh đất
trống đồi trọc, đẩy mạnh các mô hình V.A.C.R, có sự tài trợ của các tổ chức tiến bộ
quốc tế, chắc chắn nghề trổng cây ăn quả ở nước ta sẽ phát triển làm cho dân giàu
nước mạnh. Hy vọng trong tương lai của thế kỷ 21, đất nước ta sẽ tràn ngập hoa thơm
quả ngọt, bốn mùa hương say, bữa ăn thêm đậm đà trái chín. Khi ấy đất nước ta sẽ
tươi đẹp hơn, giàu có hơn và xứng đáng với cái tên "Việt Nam anh hùng1
’.
2.3- Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của môn học cây ân quả
Là môn học nghiên cứu về cách trồng trọt các loài cây ăn quả, trên cơ sở hiểu
biết những đặc điểm về hình thái, đặc tính sinh lý, sinh thái của cây, để nhằm đạt
được những cây có năng suất cao, chất lượng tốt, tuổi thọ cây bền lâu và giúp cho
người kinh doanh vườn cây có lãi cao.
Bởi đối tượng nghiên cứu là những cây lâu năm, cho nên người nghiên cứu, học
tập về khoa học cây ăn quả cũng cần có lòng yêu nghề và kiên trì mới mong đạt được
kết quả. Nhiều khi cả một đời người theo đuổi nghiên cứu mà vẫn chưa hiểu hết về
đời sống của cây, cũng đừng lấy thế làm nản lòng. Với cây ăn quả, chỉ nóng vội, đốt
cháy giai đoạn của những nhà khoa học, nhiều khi dẫn đến những tốn thất rất lớn lao
về kinh tế đối với xã hội.
Cũng như nhiều môn học chuyên khoa khác trong ngành nông nghiệp, môn cây
ãn quả thường được sắp xếp học ở học kỳ thứ 6 của chương trình đào tạo kỹ sư nông
học ( 8- 10 học kỳ, tuỳ nước). Nó phải được kế thừa sự hiểu biết các môn khoa học
cơ sở đã học ở học kỳ trước như : thực vật, sinh lý, sinh hoá, cây trồng, thổ nhưỡng
nông hoá, cỏn trùng, bệnh cây...
Sản phẩm của cây ăn quả cung cấp cho con người là quả tươi, nó cũncr
thường dễ bị thối hỏng, do điều kiện nóng ẩm của môi trường, hoặc phẩm chất sẽ
bị giảm nếu chúng tá thu hái và bảo quản sau thu hoạch không tốt. Vì vậy môn
học ngoài đề cập đến kỹ thuật trồng trọt để có được năng suất cao, cũng còn nêu
lên cách thu hoạch, sơ chế sản phẩm để đạt được giá trị thương phẩm cao và giữ
được phẩm chất tốt.
16
Chương trình môn học được sắp xếp thành 2 phần :
Phần đại cương, trình bày những vấn đề chung của nghề làm vườn, là những
vấn đề kỹ thuật có thê áp dụng đối với tất cả các loài cây ăn quả như : xây dựng vườn
cây ăn quả, đào hố, bón lót cho cây, nhân giống cây ăn quả...
Phần chuyên khoa trình bày cụ thể một số cây ãn quả chính hiện nay của nước
ta và những cây thích hợp cho vùng trung du và miền núi. Do khuôn khổ của giáo
trình, chúng tôi không thế nêu hết được các cây ăn quả của nước ta. Trong mỗi cây
đều trình bày một dàn ý thống nhất gồm 7 mục :
1- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây.
2- Nguồn gốc và phân bố ở trong nước và thế giới.
3- Phân loại và giới thiệu các loài, thứ chính.
4- Đặc điểm sinh vật học.
5- Yêu cầu sinh thái của cây.
6- Kỹ thuật trồng trọt.
7- Thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
Chương 1
TÀI NGUYÊN CÂY ĂN QUẢ VIỆT NAM
I. DANH MỤC MỘT s ố CÂY ẢN QUẢ CHỦ YẾU
Cây ăn quả ở nước ta nẳm trong 2 lớp thực vật : 1 lá mầm và 2 ẳ
ả mầm. Sau đây
là các họ và các loài chính được sắp xếp theo vần alphabe của tên latinh.
A. MONOCOTYLEDONE (Lớp đơn tử diệp)
/- Bromeliaceae :
1.1- Ananas comosus Merr (A.sativus.L)
1.2- A. comosus var. variegatus
2- Musaceae :
2.1- Musa sinensis (M.nana lour)
2.2- M. sapientum
2.3- M. paradisiaca
2.4- M.textilis
2.5- M.coccinea
2.6- Ravenala madagasca
3- Palmaceae :
3.1 - Cocus nucifera
3.2- Areca catechus L.
3.3- Phoenix loureiri Kunth
3.4- Elaeis guineensis Jaca
3.5- Livistona cochichinensis Mart
B- DICOTYLEDONE (Lóp song tử điệp)
1- Anacardỉaceae :
1.1- Mangifera indica L
1.2- Mangiíera reba Pisre
1.3- Mangiíera foetida Lour
1.4- Dracontomelum duppereanum
1.5- Spondias dulcis Soland
1.6- Anacardium ocidentale L.
1.7- Bonea oppositifolia
1.8- Allos pondias Lakonensis
TÊN VIỆT NAM
Họ Dứa
Cây dứa
Cây dứa làm cảnh
Ho chuối
Chuối tiêu
Chuối tây
Chuối dùng làm bột
Chuối sợi
Chuối rừng hoa đỏ
Chuối cảnh rẻ quạt
Họ dừa
Cây dừa
Cây cau
Cây chà là
Cây cọ dầu
Cây cọ
Họ đào lộn hột
Cây xoài
Cây quéo
Cây muỗm (Xoài hôi)
Sấu
Cóc (Sâu Vân Nam)
Đào lộn hột
Thanh trà
Dâu da xoan
18
2- Anonaceae : Họ na
2.1- Anona squamosa L. Cây na
2.2- Anona muricata L. Cây mãng cầu (na xiêm)
2.3- A.reticulata Cây nê (bình bát)
2.4- A.glabra L. Na Mêhicô (lùm gốc ghép tốt)
3- Bombacaceae : Họ gạo
3.1- Durio zibethinus Murr. Cây sầu riêng
4- Burseraceae : Họ trám
4.1- Canarium nigum Trám đen
4.2- c. album Raeusch Trám trắng
5- Caricaceae : Họ đu đủ
5.1- Carica papaya L. Cây đu đủ
6- Cataceae Họ xương rồng
6.1- Hylocereus undatus (Haw) Thanh long
7- Ebenaceae : Họ thị
7ẻl- Diospyros kali L. Cây hồng
7.2- Diospyros lotus L. Hồng dại (đểlùm gốc ghép,cây (
7.3- Diospyros decandra Lour Cây thị
8- Elaeagnaceae .ể Họ nhót
8.1- Elaegnus latiíolia L. Cây nhót
9- Euphorbiaceae : Họ thầu dầu
9.1- Baccaures sapida Cây dâu da
9.2- Phyllantus acidus L. Cây chùm ruột
10- Fagaceae : Họ quả đấu
10.1- Castanopisi indica Cây dẻ
11- Flacourtiaceae .ể Họ mùng quân
11.1- Flacourtia cataphracta Cây mùng quân (Bồ quản)
12- Guttifera = Clusiaceae Ể
’ Họ măng cụt
12.1- Garcinia mangostana L Măng cụt
12.2- G. loureiri Pierre = G. cochinchinensis Cây bứa
12.3- G. tonkinensis Vesque Cây dọc
12.4- G.cowa ' Tai chua
13- Juglandaceae : Họ Hổ đào
13.1- Juglans regia L. Cây óc chó
14- Lauraceae : Họ long não
14.1- Persea americana Cây bơ
15- Moraceae : Họ dâu tằm
15.1- Morus alba L. Cây dâu
15.2- Artocarpus tonkinensis
15.3- Artocarpus intergiíolia L.
= A. heterohyllus Lam.
15.4- Artocarpus intergra (thub)
15.5- Ficcus glocuelata Roxb.
15.6- F.roxburghii Wall = F.auriculata
16- Myricaceae :
16.1- Myrica sapida Wall
16.2- Myrica rubra L.
17- Myrtaceae .ề
17.1- Psidium guajava L.
17.2- Eugenia jambo L.
18- Oxalidaceae :
18.1- Averrhoa carambola L.
18.2- A.ibilimbi L.
19- Passiýĩoraceae :
19.1- Edulis sims
19.2- Passiflora quadragularis L.
20ếPunicaceae :
20.1- Punica granatum L.
21-Rhamnaceae :
21.1- Ziziphus jujuba Mill
21.2- Ziziphus mauritiana Lamk
22- Rosaceae :
+ Rosoitieưe :
22.1- Fragaria vesca L.
+ Ponoiíleae :
22.2- Pynus pyrifoli Nakai
22.3- Malus pumilia Mill
22.4- Eriobotrya japonica
22.5- Crataegus pinnatifida
+ Prunoideưe :
22.6- Prunus salicina Lindl
22.7- p. ameriaca L.
22.8- p. mume set s z.
22.9- p. comunis Arcang
22.10- Persica vulgaris Mill = p. persica
Cây chay
Cây mít
Mít tố nữ
Cây sung
Cây vả
Họ thanh mai
Cây dâu rượu
Thanh mai (quá chính ủn tươi hay
nấu rượu)
Họ sim
Cây ổi
Cây gioi
Họ chua me đất
Cây khế
Khế đường (Khê tàu)
Họ lạc tiên
Cây lạc tiên
Cây dưa tây
Họ lựu
Cây lựu
Họ táo ta
Táo tầu
Cây táo ta
Họ hoa hồng
Họ phụ hoa hồng
Cây dâu tây
Họ phụ táo
Cây lê (salê)
Cây táo tây
Cây sơn trà Nhật Bản (nhót tây)
Cây sơn trà (chua chút, táo Mèo)
Họ phụ mận
Cây mận
Cây mai, cây hạnh
Cây mơ
Cây đào thủỵ (quá đẹp)
Cây đào
20
23- Rutaceae .ệ Họ cam quýt
23.1- Fortunella japonica Swingle Câyquất
23.2- Citrus medica L. Chanh yên, phật thủ, bòng..
23.3- c. limon Burm Chanh núm
23.4- c. aurantifolia Svvingle Chanh vỏ mỏng
23.5- c. grandis Bưởi
23.6- c. sinensis Cam ngọt
23.7- c. paradisi Macfad Bưởi chùm
23.8- c. reticulata Blanco Cây quýt
23.9- c. hystrix D.c. Chấp
23.10- c. aurantium L. Cam chua
23.11- c. lausema lansium Cây hồng bì
24- Sapindaceae : Họ bồ hòn
24.1- Litchi sinensis Sonn (L. nephelium) Cây vải
24.2- Euphoria longana Steud Nhãn
24.3- Nephelium lappacum L. Chôm chôm
24.4- Nephelium bassacence Pierre Cây vải rừng
24.5- Euphoria chevalieri Gagnep Cây nhãn rừng
25- Sapotaceae : Họ chay
25.1- Achras zapota Mill Cây hồng xiêm
25.2- Chrysophyllium cainito L. Cây vú sữa
25.3- Lucuma mamosa Gaertn Cây Lêkima
26- Vitaceae : Họ nho
26.1- Vitis viniíera L Cây nho
Như vậy, tập đoàn cây ăn quả chính ở nước ta trong đó có gần 30 họ, với hơn
100 loài khác nhau. Trong mỗi loài lại có rất nhiều thứ, tuỳ theo địa danh hoặc địa
điểm, đặc tính của quả mà mang tên khác nhau.
Ví dụ trong loài : Citrus sinensis (Cam chanh) ta có các thứ cam Xã Đoài, cam
Thanh Hà, cam Sông con, cam Vân du, cam rốn Navel...
Hoặc trong loài Prunus salitệ
ina (mận) ta có các thứ mận : mận cơm, mận Hậu,
mận Tam Hoa, mận Tả Van, mận Máu Cao Bằng...
Những loài cho quả ăn được, song phải qua quá trình chế biến công nghiệp và
không rõ đặc điểm "quả tươi" hoặc một số loài được phân loại theo nhóm rau như :
các thứ dưa, bầu bí... chúng tôi không xếp vào danh mục phân loại này.
Thực ra, việc sắp xếp này nó cũng chỉ có tính chất tương đối, tuỳ vào đặc điểm
kinh tế của mỗi nước mà họ xếp thứ này là quả, thứ khác là cây thực phẩm hoặc cây
công nghiệp. Ví dụ ở nước ta, ít quan tâm đến cây lạc tiên (P. edulìt) trong họ
Passiíloraceae, và không đưa vào trong chương trình dạy cây ăn quả. Song khi sang
21
giảng dạy cho Khoa nông nghiệp của trường Đại học NETO (ANGOLA) những năm
1983 - 1986 chúng tôi bắt buộc phải dạy (vì p. edulis là thứ quả làm nước uống chủ
yếu của dân ANGOLA).
Trong tập đoàn cây ăn quắ đã nêu trên, ở mỗi vùng của nước ta có những
cây đặc trưng riêng cho vùng. Ví dụ ở miền Bắc cây đặc trưng là : vải thiều, hồng,
đào, lê, mơ, mận. Ở Miền Nam là : xoài, bơ, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, chôm
chôm, còn các cây khác như : chuối, dứa, nhãn, đu đủ, na, ổi, cam quýt... thì có
thể trồng được ở hầu khắp đất nước, chỉ trừ những vùng núi cao hoặc thung lũng
có sương muối hàng năm. Chính vì thế nước ta bốn mùa đều có quả chín.
2. PHÂN BỐ TựNHIÊN CÂY ĂN QUẢ ở NƯỚC TA
Có thể nói, do điều kiện khí hậu nước ta rất phù hợp cho sinh trưởng của cây
ãn quả nhiệt đới cho nên nhóm cây này gần như phân bố tự nhiên ở khắp các tỉnh
trong cả nước và cũng là nhóm cây chủ lực ở ta. Ở đâu cũng có chuối, dứa, xoài,
đu đủ, cam, chanh, quýt, bưởi, táo, na, ổi, roi... Tuy nhiên do yêu cầu sinh thái
riêng của từng giống, từng loài mà phạm vi phân bố có rộng hẹp khác nhau.
Chẳng hạn, cây xoài tuy trồng được ở khắp các tỉnh, song nếu là để đạt được hiệu
quả cao kinh doanh có lãi, thì xoài chỉ nên trổng từ Nha Trang trở vào phía Nam.
Ngoài Bắc, cá biệt một số vùng có điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ thấp như Yên
Châu (Sơn La) hoặc một vài vùng hẹp của Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu
cũng trồng được xoài, song nếu mở rộng ở các tỉnh phía Bắc khi ra hoa sẽ gặp
điều kiện bất lợi như mưa phùn, gió rét của tháng 1 đến tháng 3 làm cho tỷ lệ đậu
quả rất thấp. Muốn mở rộng cần chú ý chọn các giống xoài ra hoa muộn có thể
nhập nội các giống này từ Thái Lan, Trung Quốc, Australia. Tuy nhiên công việc
đó cần phải làm hết sức cẩn thận, nghiêm túc ở các cơ quan nghiên cứu. Khi đã có
giống thích hợp mới mở rộng ra sản xuất đại trà.
Cây vải thiều, cây hồng chỉ nên phát triển ở Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra Bắc, vì
nó đòi hỏi hàng năm phải có ít nhất một thời kỳ khô lạnh để cây phân hoá mầm
hoa. Ở miền Nam cũng có thể trổng ở một số vùng như Đà Lạt, Tây Nguyên. Ở
Huế một sô' cây vải trước đây được "cống" cho triều đình nhà Nguyễn trồng trong
đại nội, cây sinh trưởng rất tốt song ít năm ra hoa kết quả. Vì thế không nên ào ạt
đưa vải vào trồng ở các tỉnh phía Nam.
Các cây ăn quả mang nguồn gốc ôn đới như : đào, lê, táo, mận... có thể
trồng tốt ở các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là. các vùng có độ cao trên dưói
lOOOm so với mặt biển, ở miền Nam dọc theo dãy Trường Sơn những vùng có độ
cao như trên cũng có thể trồng hồng, như ở Đà Lạt, Đông Dương.
22
3. THỜI VỤ THU HOẠCH MỘT s ố CÂY ĂN QUẢ CHÍNH Ở NƯỚC TA
Bảng 4 : Thời vụ thu hoạch một sô'cây ủn quả chính ở nước tu
STT Giống cây ăn qúả
1 Chuối tiêu
2 Mít
3 Xoài
4 Đu đủ
5 Sầu riêng
6 Mãng cụt
7 Vú sữa
8 Dứa
9 Hồng xiêm
10 Khế
11 Na
12 Cam chanh
13 Quýt
14 Chanh
15 Bưởi
16 Vải
17 Nhãn
18 ổi
19 Hồng
20 Lê
21 Nho
22 Đào
23 Mận
24 Mơ
25 Táo tây
26 Táo ta
27 Nhót
28 Lựu
29 Dâu da
30 Chôm chôm
Tháng thu hoạch
8
Ghi chú
10 1
1 12
+ Thời gian thu họạch quả rộ :
+ Thời gian thu hoạch quả ít :
23
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIÊN
CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN Gỗ
Như ta đã thấy ở chương I, trừ một vài loài cây ăn quả như chuối, dứa... phần
lớn các giống và loài cây ăn quả khác đều có đặc điểm cấu tạo thân gỗ và sống nhiều
nãm, ngắn cũng phải 5 - 1 0 nãm, thông thường cũng vài chục năm, có loài một vài
trăm năm. Đê có được những biện pháp kỹ thuật thích hợp, chúng ta trước tiên hãy
tìm hiểu những đặc điểm sinh trưởng phát triển của chúng.
1. VÒNG ĐỜI CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN G ỗ
Vòng đời của cây ăn quả tức là thời gian được kể từ khi trổng, trải qua quá
trình sinh tnrởng phát triển đến khi cây già cỗi, chết hoặc được thay thế, thời gian
này thường rất khác nhau giữa các loài. Người ta chia vòng đời của chúng ra các thời
kỳ khác nhau, ở mỗi thời kỳ, cây có đặc điểm sinh trưởng phát triển riêng và đòi hỏi
những biện pháp kỹ thuật khác nhạu.
Thường chia ra 3 thời kỳ : - Thời kỳ cây con
- Thời kỳ cho thu hoạch sản lượng
- Thời kỳ già cỗi.
l .l ểThòi ký cây con
Thời gian kể từ sau khi trồng đến khi cây bắt đầu bói quả, ta gọi là thời kỳ cây
con. Thời gian này có thể kéo dài 3 - 5 năm, có khi tới 7 - 8 năm, tuỳ vào loài cây,
hình thức nhân giống và mức độ chăm bón. Ví dụ : Nếu nhân giống bằng cách chiết,
ghép v.v... (vô tính) thì thời gian này ngắn hơn là cây trồng bằng hạt (hữu tính).
Những loài cây như mít, nhãn, vải nếu trồng từ hạt và trong điều kiện không được
chăm sóc chu đáo thì rất lâu bói quả; ngược lại, nếu ta trồng bàng cành chiết cây
ghép thì có khi chí một năm đã ra quả ngay, nhất là xu thế hiện nay nhiều người lại
thích trồng những cành chiết với kích thước khá lớn.
Đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của cây ở thời kỳ này là phát triển khung cành
mạnh mẽ đế hình thành tán cây, một năm nó có thể ra 4 - 6 đợt lộc, đặc biệt vào thời
gian có điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp.
Biện pháp kỹ thuật giai đoạn này cần chú ý :
- Bón thúc nhiều lần để thúc các đợt lộc ra mạnh.
- Tỉa bỏ hoa quả trong 2 - 3 năm đầu, đã tập trung dinh dưỡng cho cây phát
triển thân tán.
- Chú ý cắt tía và tạo hình cho cây theo ý định ban đầu, không để cây mọc
tuỳ tiện.
Hai thái cực đều cần phải tránh ở thời kỳ này là :
+ Quá thờ ơ, không chăm bón thâm canh làm cây còi cọc, lâu ra quả.
+ Quá nóng vội ăn quả, làm cho cây thiếu hụt dinh dưỡng, không ra được lộc,
thân cành chậm phát triển.
Cá 2 trường hợp đó đều khiến cây yếu ớt, còi cọc, sau này khó có thể hồi phục.
1.2ềThời kỳ cho thu hoạch sản lượng
Thời gian này dài ngắn tuỳ loài và tuỳ chế độ canh tác. Thời kỳ này kéo dài từ
sau khi cây bói quả đến khi cây cho sản lượng tối đa rồi tiếp đến là suy giảm.
Với các loài cây ăn quả thân gỗ ở các nước ôn đới có thê kéo dài vài chục năm. Ở
các nước nhiệt đới do sâu bệnh nhiều, phần lớn các loài đều có thời gian canh tác ngắn
hơn. Tuy nhiên ở ta các cây vải, nhãn, hổng..Ểcũng có thế kéo dài tới vài chục năm.
Đặc điểm sinh trưởng phát triển trong thời kỳ này là : vừa sinh trưởng dinh dưỡng
vừa sinh trưởng sinh thực chi có 2 - 3 đợt lộc/năm, cần đặc biệt quan tâm đến các đợt lộc
có thê làm cành mẹ cho vụ quả năm sau đê tránh mất mùa và ra quả cách năm.
Biện pháp kỹ thuật cần chú ý là :
- Bón phân trả lại cho đất tuỳ theo sản lượng quả lấy đi hàng năm, đặc biệt chú
ý thúc các đợt cành sẽ làm cành mẹ cho vụ quả năm sau.
- Chú ý biện pháp cắt tía, tạo tán cho cây nhận đủ ánh sáng, giữ lại các cành
hữu hiệu, loại bó những cành vô ích (cành sâu bệnh, cành vượt...) đê ổn định năng
suất hàng năm.
- Phònc trừ sâu bệnh hại, tưới nước, trừ cỏ v.v... để giúp cho cây sinh trưởng
tốt, khống chế tỷ lệ cành hoa và cành dinh dưỡng hợp lý, chú ý bồi dưỡng đợt cành
mẹ đê ngăn chặn sự ra quả cách năm.
1.3. Thòi kỳ già cỗi
Là thời gian kê từ khi năng suất của cây bắt đầu suy giảm liên tục. Thời kỳ này
dài hay ngắn tuỳ vào ý định của chủ vườn. Nếu còn có ý định thu hoạch thêm một sô
năm thì kéo dài. Còn nếu thấy không có lợi nhuận nữa thì phá đi trồng lại hoặc luân
canh cây trồng khác.
Đặc điểm của thời kỳ này là : sinh trưởng của cây suy giảm, cành già yếu, sâu
bệnh nhiều. Cho nên sô' quả ra ít và quả nhỏ hơn, các đợt lộc giảm, chủ yếu chí còn
lộc xuân, lộc hè. Biện pháp kỹ thuật chú ý là :
- Nếu còn có ý tận thu, cần phái tỉa đau cho ra cành vượt để quả khá hơn.
- Tăng cường bón phân và các biện pháp thâm canh khác đê hổ trợ cho quả
phát triển, cho cành tơ mỡ.
- Nếu là giống quý, muốn vườn trẻ lại, ta có thê đốn đau chỉ để lại một đoạn
thân chính 30 - 50cm, tăng cường bón phân, tưới nước, thúc các mầm ngủ mọc ra,
giữ lại 2 - 3 mầm khoẻ để thay thế cây mẹ. Không thu hoạch quả một vài năm để
thân cành phát triển thành một bộ khung tán mới.
- Trường hợp vườn quả quá xấu, già cỗi, sâu bệnh nhiều thì có thể phá đi trồ
lại sao cho hiệu quả kinh doanh có lợi nhất. Chỉ cần chú ý luân canh và xử lý tàn dư
sâu bệnh hại trước khi trổng mới.
2. CHƯ KỲ PHÁT TRIỂN HÀNG NĂM
Cùng như tất cả các loài cây trồng khác, hàng năm cây ăn quả cũng phải trải
qua một chu kỳ phát triển nhất định. Chu kỳ này được bắt đầu vào mùa xuân và kêt
thúc vào mùa đông. Phần lớn các cây ăn quả thân gỗ, khi bắt đầu chu kỳ sinh trưởng
vào mùa xuân đều vừa sinh trưởng sinh dưỡng (ra cành lá) vừa sinh trưởng sinh thực
(ra hoa) - đê tiện cho công việc chăm sóc, thao tác hợp lý và kịp thời trong vườn
quả, người ta lại chia chu kỳ phát triển hàng năm ra mấy giai đoạn sau đây :
Giai đoạn ra lộc, giai đoạn ra hoa, giai đoạn mang quả, giai đoạn sau thu quả.
Có những loài vừa ra hoa vừa ra lộc, thì 1 năm chỉ có 3 giai đoạn. Mỗi loài cây
ăn quả do đặc tính di truyền của chúng, mà nó sẽ có phản ứng nhất định vói môi
trường. Bởi vậy, các thời kỳ này thường rất khác nhau từ loài này sang loài khác,
nhưng ở một loài thì sự lặp lại các giai đoạn này trong một năm thường khá chính
xác. Người ta có thế căn cứ vào sự phát triển của tổ tiên chúng để dự đoán được các
giai đoạn này diễn ra hàng năm vào lúc nào. Ví dụ cây cam quýt thường ra hoa vào
tháng 2 - 3 . Cây táo lại ra hoa vào tháng 7 - 8, sự thay đổi hàng năm do điều kiện
môi trường có xê xích chút ít, nhưng về cơ bản ]à chính xác.
2ẽl. Giai đoạn ra lộc
Mùa xuân đến, khi tiết trời phù hợp các mầm trên thân cành bắt đầu hoạt động,
tuỳ loài cây ăn quả mà các mầm này có thế là mầm lá (táo), mầm hoa (đào, mơ,
mận) hay mầm hỗn hợp (như cam quýt, hồng...) sẽ phá vỡ lớp vảy bọc mà bật thành
cành, bao giờ các mầm lá cũng có sức nảy mầm mạnh hơn mầm hoa, thường bật ra
trước và tốc độ vươn dài ra nhanh hơn.
Đợt lộc xuân thường chỉ thấy các mầm cố định hoạt động (mầm ở ngọn cành
và nách lá) còn các mầm bất định ít hoạt động hơn. Đây là đợt lộc quan trọng nhất
trong năm, nó sẽ quyết định đến tất cả các đợt lộc tiếp theo như lộc hè lộc thu.
Lộc xuân ra nhiều, cành khoẻ, chứng tỏ cây sung sức, sẽ là cơ sở để cây ra lộc hè
lộc thu (ra sớm, ra nhiều đợt, số lượng lộc một đợt nhiều v.v...) đó chính là yếu tố
quyết định đến năng suất cây, trọng lượng quả, đến tính ổn định năng suất giữa
các năm.
Một số cây ra lộc xuân vừa là cành dinh dưỡng, vừa là cành hoa (cam quýt
vải, nhãn, hổng...) thì cần chú ý khống chế tỷ lệ 2 loại cành này thích hợp để cây
không quá sai, sẽ ảnh hưởng đến vụ quả năm tiếp theo, cần đặc biệt chú ý phòng trừ
cẩc loài sâu hại lộc xuân.
26
2.2. Giai đoạn ra hoa 7
Nhiều loài cây ăn quả ra hoa cùng đợt lộc xuân, cũng có những loài ra xong
lộc xuân, sau một thời gian mới ra hoa (táo ta).
Ở giai đoạn này cần chú ý kỹ thuật sao cho cây đậu quả nhiều, giảm thiêu
những tác nhân có hại cho sự thụ phấn của hoa, những năm hoa quá sai cần tỉa bớt
một cách hợp lýể
Muốn tỉa hoa, chúng ta cần phân biệt trên cây ăn quả có 2 dạng :
- Hoa lưỡng tính, là hoa có đủ cả nhị đực và nhị cái, chúng có thể tự thụ phấn
và phần lớn thụ phấn nhờ côn trùng. Ví dụ họa cam, quýt, mơ, mận, táo, đào...
- Hoa đơn tính, là hoa chỉ có nhị đực, hoặc chỉ có nhị cái, đặc điểm là nó phải thụ
phấn khác hoa, thường nhờ gió hoặc côn trùng. Ví dụ : Hoa vải, nhãn, mít, xoài, đu đủ.
Có hai loại hoa đơn tính : hoa đơn tính đồng chu và biệt chu.
Nếu hoa đơn tính mà cả hoa đực và hoa cái ở trên cùng một cây, ta gọi là hoa
đơn tính đồng chu; còn nếu hoa đực và cái ở trên 2 cây khác nhau gọi là hoa đơn
tính biệt chu, bất kỳ là dạng hoa nàọ, muốn đậu quả được nó phải có đầy đủ các bộ
phận (đế, đài, tràng, nhị, nhụy) đặc biệt là nhị và nhuỵ phải phát triển đầy đủ. Các
hoa thiếu khuyết các bộ phận hoặc biến dạng, dị hình phần lớn đều rụng trong quá
trình nở hoa. Thông thường tỷ lệ đậu quả chỉ là 2 - 10% số hoa (tuỳ loài) do đó phần
lớn sô' hoa sẽ rụng dần trong quá trình nở hoa và tiêu phí một lượng dinh dưỡng khá
lớn của cây. Nếu biết những dạng hoa vô hiệu, ta có thể chủ động tỉa sớm, để tập
trung dinh dưỡng cho các hoa hữu hiệu. Trong giai đoạn này tránh phun thuốc hoặc
các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động của ong bướm.
2.3ỄGiai đoạn mang quả
Sau khi thụ tinh xong, phôi châu phát triển thành hạt, còn vách bầu nhuỵ và
các bộ phận khác của hoa phát triển thành quả. Quả do vách bầu phát triển thành
gọi là "quả thật". Quả do các bộ phận khác của hoa phát triển thành gọi là "quả
giả", trong quá trình cây vừa nở hoa, đậu quả và quả lớn lên đa phần các cây ăn
quả thân gỗ đều có hiện tượng rụng quả sinh lý. Tức là do tranh chấp về dinh
dưỡng và sự điều tiết nội tại của cây, một lượng khá lớn quả rụng đi đê dồn dinh
dưỡng cho các quả còn lại phát triển, thường sau đợt rụng quả này, tốc độ lớn của
quả tăng lên rất nhanh. Để hỗ trợ cho qúa phát triển và hạn chế những đợt rụng
quả do thiếu hụt dinh dưỡng lại xảy ra sau lần rụng quả sinh lý này, người ta có
thể phun cho cây các dung dịch dinh dưỡng, vi lượng hoặc các auxin (như NAA,
IBA và gibberellin), nhóm các chất này có tác dụng hạn chế vai trò của etylen, tác
nhân chính gây nên sự rụng - hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc đậu
quả có thể sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Cũng có thể căn cứ vào ngoại hình
quả, căn cứ vào số lá nuôi cho một quả người ta chủ động tỉa sớm những quả hình
dạng xấu, định hình về số lượng quả cho mỗi cành, cho toàn cây thì hiệu quả tốt
hơn là để cây tự điều chỉnh, tự rụng dần dần. Giai đoạn này cần chú ý bổ sung
27
dinh dưỡng nuôi quả phát triển, đổng thời xúc tiến các đợt lộc làm cành mẹ cho vụ
quả năm sau.
Sau một thời gian phát triển, quả lớn dần đến tối đa, chuyển sang tích luỹ vật
chất vào quả và hạt. Tuỳ loài cây ăn quả mà thời gian từ đậu quả-đên thu hoạch dài
ngắn khác nhau. Ví dụ cây vải, nhãn thì sau 3 - 4 tháng, cây cam quýt phải sau 7 - 8
tháng, cây hồng có thể phải sau 9 - 1 0 tháng.
Người ta có thể tính thời gian để thu hoạch, cũng có thể căn cứ vào ngoại hình
quả, chuyển đổi màu sắc ở vỏ quả, căn cứ hàm lượng đường, axit trong quả đê quyêt
định thu hoạch cho đúng lúc.
Kỹ thuật cần chú ý :
- Thu hoạch đúng độ chín.
- Thu hoạch không gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây, tránh bẻ quá
đau nhất là các loài mà hoa tự là chùm kép (vải, nhãn, xoài...).
2.4. Giai đoạn sau thu quả
Từ sau thu quả đến nảy chồi mới ở các loài khác nhau thì dài ngắn khác nhau.
Sau một thòi kỳ mang quả, giai đoạn này cây phục hồi, ra một số đợt cành dinh
dưỡng mà thường là cành mẹ cho vụ quả năm sau (vải, nhãn) đồng thời cây tiến
hành quá trình phân hoá mầm hoa. Ví dụ ở cam quýt thấy từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau. Vải nhãn tháng 12-1. Nếu là các loài có nguồn gốc ôn đới như : đào, lê,
táo, mơ, mận, hổng... thì thường rụng lá và cùng tiến hành phân hoá mầm hoa. Tuy
nhiên chúng yêu cầu nhiệt độ đê phân hoá mầm hoa thường thấp, vùng nào hoặc
năm nào biểu hiên cây có rụng lá được tốt thì hoa mới ra tốt.
Biện pháp kỹ thuật chủ yếu ở giai đoạn này là bón thúc nuôi dưỡng các đợt
cành mẹ :
- Cắt tỉa, sửa tán cho cây, cắt đi những cành già, yếu, sâu bệnh hoặc mọc chen
chúc lộn xộn trong tán cây. Cũng có những loài tái sinh mạnh như táo ta thì đốn bỏ
các cành phụ chỉ giữ lại thân chính và một số cành cấp I.
- Bón phân lót hàng năm cho cây : khi cây biểu hiện ngừng sinh trưởng hoặc lá
đã rụng hết, ta đào rãnh quanh tán để bón phân hữu cơ, lân v.v... cho cây.
- Vệ sinh thân, cành cho cây như : dùng nước vôi trong lau sạch các thứ ký
sinh triển thân chính, cành chính (rêu, địa y) hoặc quét vôi vào phần gốc của cây.
3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BỘ RỄ CÂY ĂN QUẢ THÂN G ỗ
3ẻl. Sự phân bô' của bộ rễ
Quan sát bộ rễ của cây lâu năm là một việc rất khó. Để nghiên cứu sự phát
triển của bộ rễ cây ãn quả, người ta sử dụng các phương pháp như :
- Trổng cây trong bồn cát.
28
- Trồng cây trong bể có chứa dung dịch dinh dưỡng đê nghiên cứu sự phát triển
cúa bộ rễ theo thời gian và trong những điều kiện khác nhau của môi trường.
- Đào hào (như đào phẫu diện đất) để quan sát sự phân bố của bộ rễ về chiều
rộng và chiều sâu, phân bố tầng rễ hút. Có 2 kiểu hào :
* Hào ngang : đào thẳng góc với đường kính của tán cây, rộng 0,6 - 0,8m, dài
bằng với hình chiếu tán cây, đào sâu đến khi không còn thấy dấu vết của rễ thì thôi.
* Hào phóng xạ : phía trong tính từ gốc cây đào một hào trùng với đường kính,
chiều ngang 0,6 - 0,8m, chiều dài bằng chiều dài loại rễ phân bố ngang. Sau khi làm
nhẵn mặt cắt của hào, người ta quan sát và ghi lên sơ đồ sự phân bô của các cấp rễ
bằng các ký hiệu riêng ở các tầng đất khác nhau, như thế sẽ biết được sự phân bố
của bộ rễ ở trong đất.
Qua những kết quả nghiên cứu có tính cơ bản đó, người ta rút ra những nhận .
xét sau :
- Rễ của cây ăn quả thân gỗ được chia ra 2 loại rễ ngang và rễ đứng.
- Rễ ngang phân bố ở tầng đất mặt có thể sâu đến lOOcm, xong tập trung ỏ' lớp
đất 10-40cm là chủ yếu (tuỳ đất, tuỳ loài cây) phát triển song song với mặt đất. Loại
rễ này phát triển mạnh, có nhiều lông hút, giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp
nước và chất dinh dưỡng cho cây. về độ xa tuỳ tán cây, tuỳ loài có thể xa gốc đến
10-15m. Song đáng chú ý là nó tập trung nhiều ở vùng giáp danh với hình chiếu của
tán cây. Chính vì thế mà bón phân cho cây hàng năm ta cần chiếu theo tán cây hoặc
rãnh sâu đến 40cm là được.
- Rễ đứng : tuỳ đất, tuỳ loài mà có thể ăn sâu l-2m có khi đến hàng chục mét.
rễ này mọc vuông góc với mặt đất, ngoài chức năng hút nước dinh dưỡng ở các tầng
sâu, nó còn giữ cho cây vững chắc.
Các cây ãn quả thân gỗ đểu có rễ chính (mọc ra từ phôi hạt) và rễ phụ (mọ ra
từ các cơ quan khác nhau của cây) các cây như đào, mận, lê, hồng, cam, quýt, vải,
nhãn ngoài lông hút, còn có nấm cộng sinh (cây cung cấp hydrat cacbon cho nấm,
nấm lại cung cấp nước và muối khoáng cho cây).
3.2. Sự hoạt động của rễ trong 1 năm
Nó cũng hoạt động tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Các
nước ở Bắc bán cầu thấy 1 năm 3 kỳ hoạt động của bộ rễ là vào các tháng 2 đến
tháng 3, cuối tháng 4 đầu tháng 5, tháng 7-8.
Các quan sát của các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều có một ý
chung là : Sự hoạt động thân lá trên mặt đất và hoạt động của bộ rễ có sự xen kẽ
nhau:khi lộc ra mạnh thì hoạt động của rễ tạm ngừng nghỉ, sau khi lộc ổn định rễ lại
bước vào kỳ hoạt động mạnh (xem đồ thị); hàng năm rễ bước vào hoạt động sớm
hơn, sau khi rễ hoạt động mạnh thì phần trên mặt đất bắt đầu ra lộc mới, trong quá
trình phát triển của lộc, hoạt động của rễ giảm dần, đến khi lộc cành ra ổn định, lá
đã chuyển sang màu xanh đậm, lúc này rễ lại bắt đầu một kỳ hoạt động mới, sự hoạt
29
động này tăng dần đến một ngưỡng nhất định, thì đợt lộc mới lại xuất hiện cứ như
thế đan xen nhau.
Đồ thị 2.1 : Sự hoạt động của thân lá và bộ rễ ở dưới đất
Thân lá
Qua kết quả nghiên-cứu này kết hợp với thực tiễn sản xuất, chúng ta thấy có
thể nhìn lá cây mà bón phân. Sau khi cây ra lộc ổn định 10- 15 ngày ta bón phân
thúc là tốt nhất, kịp thời nhất. Như vậy khi cây càng nhỏ, càng có nhiều đợt lộc thì
càng bón nhiều lần hơn khi cây đã lớn.
4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG THÂN CÀNH CỦA CÂY ĂN QUẢ THẨN G ỗ
4.1. Sự tăng trưởng
Tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc vào hoạt động của đính sinh trưởng,
các tăng trưởng về đường kính của thân cành phụ thuộc vào hoạt động của tượng
tầng. Pha đầu tiên của sinh trưởng bắt đầu có sự phồng lên của mầm, làm cho nó mở
ra, cùng thời gian đó, ở đỉnh sinh trưởng bắt đầu có sự phân chia tế bào tạo ra mô
phân sinh. Như thế là bắt đầu có sự dài ra của mầm, sự sinh trưởng này mạnh hay
yếu phụ thuộc vào sự hấp thụ dinh dưỡng và nước của cây cho nên pha đầu tiên này
thường xảy ra bắt đầu vào mùa xuân. Một chu kỳ sinh trưởng tiếp theo thường vào
tháng 6 và chu kỳ sinh trưởng thứ 3 là vào tháng 9. Quyết định đến tốc độ sinh
trưởng của cành và xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường
như : nhiệt độ, lượng mưa, dinh dưỡng của cây... Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
thì sự phân biệt này không rõ rệt lắm. Cây thường xuyên ở trong trạng thái sinh
trưởng, vì yếu tố nhiệt độ luôn luôn thoả mãn, yếu tố hạn chế ở đây chỉ là thiếu ẩm
do lượng mưa phân bố không đều qua các mùa.
Tuy nhiên sự tăng trưởng chiều dài của cây ăn quả thường không như các cây
khác. Đỉnh sinh trưởng không phải cứ tãng trưởng liên tục mà thường có hiện
tượng như tự huỷ đỉnh sinh trưởng hay là hiện tượng ngủ. Tức là sau một thời kỳ
30
sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng ngừng lại, các mầm bên phát triển và cứ như vậy làm
cho tán cây sớm hình thành và thấp, thuân lợi cho việc quản lý chăm sóc, thu
hoạch. Song cũng có nhược điểm là cây dễ bị quá rậm rạp và là nơi trú ngụ của sâu
bệnh. Vì vậy hàng năm người ta phải cắt tỉa hợp lý để cây đạt được năng suất cao.
4ể2. Quy luật ra cành trong một năm
Căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân ra :
- Cành quả là cành trực tiếp mang quả
- Cành mẹ là cành mọc ra cành quả.
- Cành dinh dưỡng là cành không mang hoa quả. Chỉ có lá hoạt động quang
hợp để cung cấp dinh dưỡng.
- Cành vượt cũng là cành dinh dưỡng, song mọc ra khi có nhiệt độ cao, ẩm độ cao.
Trong một năm khi ra cành mùa xuân trên cây thấy có cả mầm hoa, mầm dinh
dưỡng cùng hoạt động.
Thường mầm dinh dưỡng chỉ ra cành và lá còn mầm hoa thì ra hoa và đậu quả
(hoặc rụng). Cho nên trong đợt cành xuân sẽ có một số là cành quả, còn phần lớn là
cành dinh dưỡng. Tỉr những cành dinh dưỡng mùa xuân sẽ mọc ra các đợt cành tiếp
theo trong năm, căn cứ vào thời gian xuất hiện người ta chia ra thành :
Lộc xuân xuất hiện tháng 2, 3, 4
Lộc hè xuất hiện tháng 5, 6, 7
Lộc thu xuất hiện tháng 8, 9, 10
Lộc đông xuất hiện tháng 11, 12.
Các đợt lộc này sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào thời tiết hàng năm và phụ
thuộc vào tuối cây. Lộc hè thường xuất hiện trên lộc xuân. Lộc thu lại xuất hiện
trên lộc hè và cũng có một số mọc ra từ đợt lộc xuân. Còn lộc đông thường mọc ra
từ trên các cành quả vô hiệu (tức là nó ra hoa, đậu quả song sau một thdi gian thì
rụng). Những cành này do mất dinh dưỡng đê nuôi quả nên mùa hè, mùa thu
không thể ra lộc mới mà phải tích luỹ dinh dưỡng đến tháng 12, tháng 1 nếu nhiệt
độ ẩm độ của môi trường phù hợp thì xuất hiện một đợt lộc mới : đó là lộc đông.
Sự liên quan giữa các loại cành trong một năm ra có thê thấy qua sơ đổ sau :
Cành dinh dưỡno r Cành mẹ cho quả vụ sau
(60%)
Cành xuân Cành hè *
■ Cành thu ♦•Cành đông
Cành quả
(40%) * Vô hiệu (30 —
> 38%)
* Hữu hiệu (2 10%)
31
Qua sơ đồ sự phát triển của các loại cành trong 1 năm, ta có thế thấy sự ra hoa
cách năm được thể hiện khá rõ rệt. Ví dụ : năm nay sai quả, lượng dinh dưỡng mà
cây tạo ra sẽ tập trung nuôi quả, như thế cành dinh dưỡng mùa xuân sẽ ít và yếu, sẽ
dẫn đến cành hè và cành thu ít và yếu. Đó chính là cành mẹ cho vụ quả năm sau, nên
năm sau sẽ ít quả. Ngược lại, nếu nãm nay ít quả, lượng dinh dưỡng cần cho nuôi
quả ít, sẽ tập trung cho phát triển cành dinh dưỡng mùa xuân mạnh mẽ, nhiều. Từ đó
sẽ cho ra nhiều cành hè, cành thu, dẫn đến sang năm sau sai quả. Quy luật này được
thể hiện khá rõ rệt ở các cây ăn quả thân gỗ mà đã được cha ông ta đúc kêt trong
câu: "Năm ăn quả, năm trả lộc".
Nó cũng thể hiện sự tự điều chỉnh, cân bằng dinh dưỡng để duy trì đời sống cá
thể của loài.
Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, con người có thể dùng biện pháp
cắt tỉa hợp lý, khống chế được lượng cành hè, cành thu hàng năm để duy trì lượng
quả hàng năm.
Ngoài ra, người ta còn có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nhau
như : tỉa hoa, quả, chí để lại một số lượng quả hàng năm, nhất là những năm quá sai :
- Thu hái sớm hơn đối với những năm sai quả, đê cây có điều kiện tốt cho phân
hoá vụ quả nãm sau.
- Đầu tư phân bón hợp lý, năm nào sai quả, bón tăng lên, bón nhiều lần hơn đê
thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây.
- Phòng chống sâu bệnh hại, giữ cho bộ lá của cây được duy trì tốt, nhất là khi
thu hoạch quả không bẻ quá đau, hại đến các mầm ngủ trên cành quả.
Khi cây đang vào thời kỳ cao sản, những cành vượt (mọc ra trong điều kiện
nóng ấm của mùa hè) vì cành vượt tiêu hao nhiều dinh dưỡng, người ta cũng tỉa bỏ,
để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
4.3. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Từ đặc điểm sinh trưởng của thân cành cây ăn quả thân gỗ như đã nói trên,
việc cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa sửa cành, sửa tán là không thể thiếu được, nó vô cùng
quan trọng không kém gì việc bón phân, tưới nước... Ở một số nước ôn đới, á nhiệt
đới, kỹ thuật này đã được chú ý từ lâu song ở nước ta kỹ thuật cắt tỉa chưa được coi
trọng (công tác nghiên cứu thí nghiệm chưa nhiều, công cụ để cắt tỉa chưa được sản
xuất). Trong sản xuất nhân dân ta chưa có khái niệm cắt tỉa, hiệu quả của biện pháp
cắt tỉa thường biểu hiện ra chậm, hiệu quả không nhìn thấy ngay như bón phân tưới
nước... cho nên người ta ít chú ý.
Qua kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng trong sản xuất của các nước có
nền nông nghiệp phát triển đã khẳng định những lợi thế của cắt tỉa như sau :
- Làm cho cây sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất, dẫn đến tăng năng suất.
- Điều chỉnh số cành lá hợp lý, không quá rậm rạp, hạn chế sâu bệnh.
32
- Tạo cho cây có bộ khung cành chắc chắn, thông thoáng, hạn chế tác hại của
gió bão.
- Cắt tỉa nhằm tạo cho tán cây phát triển đổng đều trong vườn, khống chế được
khung tán, ổn định mật độ vườn.
- Cắt tỉa tốt là loại bỏ những cành già, yếu, sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng và
ánh sáng cho những cành còn lại phát triển, đặc biệt loại bỏ các đợt lộc không có
hiệu quả, glữ lại các đợt lộc quan trọng nhất làm cành mẹ cho vụ quả năm sau, như
vậy sẽ hạn chế năm được mùa, nãm mất mùa.
Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, việc đốn, tỉa, tạo hình có thể ví như kỹ thuật
"giải phẫu”. Mà muốn "giải phẫu" đạt được hiệu quả, người chuyên gia giải phẫu
phải có tay nghề cao, tức là phải có kiến thức sâu, có thực hành giỏi, cắt bỏ cành nào
? cắt ở chỗ nào ? cắt vào lúc nào trong năm ? v.v... là cả một kiến thức về sinh lý của
mỗi loài cây và phải được trắc nghiệm qua thực tiễn. Vì thế nếu tay nghề non thì
việc cắt tỉa có khi lợi bất cập hại.
Về nguyên tắc chung chúng ta thấy ở điều kiện nhiệt đới như ở nước ta, cây
xanh quanh năm thì việc cắt tỉa cần chú ý cắt nhẹ, khi cây còn nhỏ lấy uốn nắn làm
chính chứ không phải cắt bỏ làm chính - khi cây con cắt ít, cây già cắt nhiều hơn,
mùa mưa cắt ít, mùa khô thu quả cắt nhiều..ệ Thực chất đây là một nghệ thuật để
điều chỉnh tỷ lệ C/N trong cây (mà sâu xa chính là đièu chỉnh giữa phần lá trên cây
với rễ ở trong đất). Khi cây còn nhỏ hoạt động của bộ rễ mạnh, thân tán còn ít,
quang hợp yếu, N > c lúc này không nên cắt bỏ nhiều. Khi cây đã già - lúc này rễ
yếu (một phần do sâu bệnh hại) N < c nên cần phải cắt nhiều giảm bớt phần quang
hợp của tán lá.
ứng với 3 thời kỳ của vòng đời cây ăn quả thân gỗ, chúng ta có 3 loại đốn tỉa
tương ứng là cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa tạo quả, đốn trẻ lại.
4.3.1. Tạo hình
Ớ thời kỳ cây con, chủ yếu là cây hình thành bộ rễ và thân cành chính. Các cây
giống đã được tạo hình từ vườn ươm sẽ tiếp tục phát triển, người quản lý vườn cần
giúp cho cây sinh trưởng tốt, xong không phá "hình thế" ban đầu, hạn chế đốn cắt
tỉa đến mức thấp nhất, nếu thấy cành nào mọc ra từ thân chính không hợp "thế" thì
phải tỉa ngay khi còn non, không đợi cành lớn rồi mới cắt, sẽ phí dinh dưỡng.
Điều kiện ở ta, nên tạo hình cho cây có dạng bán cầu để tiếp nhận ánh sáng tốt
nhất - cách tạo hình này thường được làm ngay khi cây giống còn ở vườn ươm. Cây
có một đoạn thân chính đứng thẳng cao 0,6 - 0,8m (tuỳ loài), thì bấm ngọn để các
mầm ngủ ở nách lá bật ra. Chọn lấy 3 - 4 cành cách nhau 15 - 20cm có góc độ đều
về các hướng khác nhau - các cành cấp I này sau khi đã thành thục dài 20 - 25cm ta
lại bấm ngọn để tạo đợt cành cấp II. Khi cành nhú chồi ta lại chọn giữ lại 3 - 5 chồi
cho một cành, Vặt bỏ hết các chồi không cần thiết. Khi đợt cành cấp 2 này ổn định,
có chiều dài 20 - 25cm ta lại bấm ngọn để tạo đợt cành cấp III.ệ. cứ tiếp tục như vậy
33
ta sẽ giúp cho cây nhanh chóng tạo thành khung tán sẽ làm cho cây sớm ra hoa kêt
quả. Trong tjiực tiễn chí đạo trồng nhãn từ hạt, chúng tôi thấy nếu để cây phát triên
tự nhiên phải 5 - 7 năm mới bói quả, nhưng nếu chủ động bấm ngọn tỉa cành để tạo
tán thì chỉ 3 năm cây đã bói quả. Tuy nhiên cây còn non chớ vội để quả, chú trọng
phát triển thân cành, việc đốn tạo hình là rất cần thiêt.
4.3.2. Cắt tỉa tạo quả
Tức là cắt tỉa hợp lý trong thời kỳ cây cho sản lượng, trong thời kỳ kinh doanh
mục đích giữ cho cây khoẻ mạnh sung sức cân đối giữa năng suất và cành mẹ hàng
năm như thế cây sẽ không bị mất mùa.
- Khi cây mới bước vào thời kỳ cho quả (khoảng 5 - 7 năm sau trồng) lúc này
thế sinh trưởng của cây còn mạnh, tán tiếp tục mở rộng nhanh chóng tăng thêm
lượng cành nhánh - cắt tỉa thời kỳ này vẫn nhằm khuyến khích cây hình thành khung
tán nhanh. Chổi đính thường có thể khoẻ hơn nếu không cắt nó sẽ mọc ra 2 - 4 đợt
liên tục, làm cành dài ra phía ngo.ài, song phía trong tán sẽ bị trống, cành nhánh ít,
lượng cành quả sẽ ít, năng suất thấp. Cho nên giai đoạn này lấy cắt ngắn là chính,
thúc đẩy cho cây tăng số lượng cành nhánh, tán đều.
- Khi cây bước vào thời kỳ cho năng suất cao và ổn định (sau 8-10 năm trồng)
đây là thời kỳ đem lại lãi chủ yếu cho người trồng cây, lúc này, thường thế sinh
trưởng của cây đã tương đối ổn định (với các cây nhân giống bằng phương pháp vô
tính), rễ cây, tán cây mở rộng ra chậm dần, trên cây sau mỗi mùa thu hoạch quả
nhiều cành yếu, bị khô do thiếu nguồn dinh dưỡng và ánh sáng. Cắt tỉa thời kỳ này
chú ý điều chỉnh tỷ lệ giữa cành dinh dưỡng và cành quả, cải thiện điều kiện ánh
sáng, nâng cao hiệu quả quang hợp, giảm thiểu sự tiêu phí, cân bằng và ổn định thế
cây để kéo dài thời gian cho năng suất cao. Cắt tỉa lúc này kết hợp giữa cắt ngọn (cắt
ngắn những cành dài) với tỉa cành, tỉa bớt những cành yếu, cành sâu bệnh trong tán
cây, dồn dinh dưỡng bồi bổ cho những cành khoẻ, tỉa cành nào nên cắt sát chân cành
(phần tiếp giáp với cấp cành sinh ra nó), không cắt ngắn, để hạn chế việc sinh cành
từ các mầm ngủ trên đoạn cành còn lại, sẽ gây ra sự rậm rạp trong tán cây.
Nếu theo thời gian trong một năm, người ta lại chia ra mấy kỳ cắt tỉa :
- Cắt tỉa vụ xuân : thường tiến hành vào lúc trước khi ra hoa đến khi hoa nở -
mục đích của lần cắt tỉa này là loại bỏ những cành xuân chất lượng kém, những loài
đồng thời ra lộc xuân có kèm ra hoa thì kết hợp tỉa bỏ những cành hoa yếu ngắn để
dồn dinh dưỡng cho những cành tốt, có khả năng đậu quả chắc chắn.
- Cắt tỉa vụ hè : thường tỉa vào lúc lộc hè thứ nhất đã ổn định, tỉa bỏ những lộc
quá sung sức phát xuất từ thân chính (hoặc trên cành cấp I), lúc này do đủ ấm và
nhiệt độ phù hợp, có những loài nảy nhiều cành vượt tranh chấp dinh dưỡng với qủa
dẫn đến rụng quả, nên cần tỉa bỏ, cũng có thể tỉa bớt một phần cành quả (nếu cây
quá sai) đế cây có nhựa, phát đợt lộc hè tiếp theo và là nền tảng cho đợt lộc thu rất
nhiều loài cây ăn quả thân gỗ, đợt lộc thu xuất phát từ lộc hè này, sẽ là cành mẹ cho
vụ quả năm sau, nên cần đặc biệt quan tâm.
34
- cắt tỉa vụ thu : thường tiến hành đồng thời khi thu hoạch quả hoặc sau thu
quả, mục đích là thúc đẩy cành phát triển, bồi dưỡng lứa cành mẹ cho vụ quả năm
sau (đối với vải nhãn là rõ nhất). Trên đợt cành hè lần 2, người ta cắt ngắn, làm cho
các mầm ngủ trên đó sẽ nảy mầm vào khoảng trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 10,
khi đợt lộc này dài 10 - 15cm người ta chọn cành mập khoẻ, trên mỗi cành hè chỉ để
lại 1 - 2 cành thu. Đây là lứa cành quan trọng nhất cho vụ quả năm sau.
4.3.3. Đốn trẻ lại
Khi vườn cây năng suất giảm, bước vào thời kỳ già cỗi hiệu quả kinh doanh
không còn nữa, chủ vườn có thể quyết định phá đi trồng lại hoặc đốn trẻ lại. Khi đốn
trẻ lại nếu vườn cây còn có những cành tốt thì ta chỉ bỏ những cành già cỗi, sâu
bệnh nhiều, giữ lại những cành còn có thể cho năng suất ; nếu vườn quá cỗi, các
cành đều kém thì đốn bỏ toàn bộ chỉ giữ lại một đoạn thân chính 0,4 - 0,5m. Sau khi
cưa cành phải gọt lại cho nhẵn vết thương, rồi quét vôi hoặc các thuốc chống nấm.
Trên mỗi gốc ta sẽ chọn 3 - 4 mầm mập, khoẻ giữ lại để tạo bộ tán mới. Trường hợp
muốn thay giống khác có thể sử dụng các mầm này thành gốc ghép để ghép giống
mới lên. Làm cách này chủ vườn tiết kiệm được công làm đất và đầu tư giống mới.
Sau khi đốn biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất là : bón phân phục hồi, có thể
đào rãnh bón lót như khi cây chưa đốn, xong số lượng phân bón tăng lên. Các biện
pháp tưới ấm vườn, quản lý các mầm non mới mọc phải thường xuyên liên tục trong
suốt mùa xuân, sang hè làm sao đê các mầm này mọc khoẻ, không bị sâu bệnh, mưa
gió phá hoại. Như vậy phải mất 3 - 4 năm châm cho bộ khung tán mới hoàn thiện,
mới lại tiếp tục thu quả.
5. HIỆN TƯỢNG ĐA PHÔI VÀ BÂT DỤC Ở CÂÝ ẢN QUẢ
5.1. Hiện tượng đa phôi
Đa phôi là hiện tượng được tạo ra nhiều phôi trong 1 hạt. Khi ta gieo 1 hạt có
nhiều mầm mọc lên, mỗi mầm đó được mọc ra từ 1 phôi. Chỉ có 1 mầm là phôi hữu
tính (kết quả của quá trình thụ tinh giữa phôi tử đực và phôi tử cái), còn các mầm
khác được mọc ra từ các phôi đơn tính, do tế bào noãn tâm bị kích thích (phôi noãn
tâm). Trong cây ăn quả hiện tượng hình thành cơ thể mới, không thông qua thụ tinh
người ta gọi là hiện tượng trinh sản (kết quả trinh sinh).
Trinh sản có thể phân ra mấy loại sau đây :
- Phôi phát triển tír tế bào trứng không thụ tinh.
- Phôi được tạo thành từ trợ bào hay tế bào đối cực đã trải qua hoặc chưa trải
qua phân bào giảm nhiễm.
- Phát triển túi phôi từ tế bào dinh dưỡng (từ tế bào phôi tâm hay từ màng noãn).
- Phôi phát triển ngoài túi phôi, từ những tê bào phôi tâm.
Các phôi được hình thành từ con đường trinh sản gọi là phôi vô tính, thường
mang tính di truyền đơn thuần của cơ thể mẹ, ít biến dị cho nên trong công tác nhân
giống người ta có thê' sử dụng các phối vô tính này đê’ làm mắt ghép hoặc gieo hạt đê
phục tráng giống. Cũng có thể dùng hạt đa phôi gieo làm gốc ghép đê' ghép tạo ra
các cây giống ổn định về chất lượng, ít bị ảnh hưởng xấu từ gốc ghép. Các loài đa
phôi, thường phôi vô tính khoẻ, lấn át phôi hữu tính, về nguyên nhân gày nên hiện
tượng đa phôi cho đến nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Có ý kiên cho rằng
dưới tác động của ngoại cảnh, quá trình hữu tính không thực hiện được bình thường,
nên hình thành phôi vô tính là hiện tượng thích nghi đê nhằm bao toàn nòi giống,
nhiều người đều đã thừa nhận hiện tượng đa phôi có liên quan đên hoạt động của các
chất hócmôn kích thích sinh trưởng hay những chất nội tiết của túi phôi. Nghiên cứu
và ứng dụng hiện tượng này chưa được nhiều. Lợi dụng hiện tượng đa phôi người ta
có thể tạo dòng vô tính từ cây gieo hạt để tạo giống, tuy nhiên phái có biện pháp xác
định chính xác đê loại bỏ mầm mọc lên từ phôi hữu tính (bằng phương pháp phân
tích gen). Từ hiện tượng đa phôi ở cam quýt, các tác giả Mamporia (Liên Xô cũ) và
Kadziura (Nhật Bán) đã tạo ra được những giống cam quýt'chín sớm chịu rét, có
năng suất cao, phẩm chất tốt.
5.2. Hiện tượng bất dục
Hiện tượng bất dục là sự không có khả năng sinh sản hữu tính, tức là không tạo
ra hạt, trong trường hợp này người ta cũng gọi là kết quả đơn tính. Quả phát triển
được không phải do kết quả của quá trình thụ tinh mà do các chất auxin kích thích
quả lớn lên. Đây là một biểu hiện phát triển không bình thường của quá trình hữu
tính ở thực vật, song trong cây ăn quả thì hiện tượng bất dục tạo ra những loài quá
có giá trị rất tốt về phẩm chất : cam Naven, quýt Satsuma, hồng Lạng Sơn, hồng Hạc
Trì... các loài này quả không có hạt, hàm lượng đường cao hơn, mô cơ giới ít phát
triển, chín sớm hơn và ăn ngon hơn quá được thụ tinh và có hạt.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng bất dục chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có
thể do nguyên nhân nội tại của cây, các phối tử đực và cái bị chết khi còn non nên
không tạo ra được giao tử, hoặc tạo ra giao tử xong phối bị trẩm... về nguyên nhân
bên ngoài có thể do sự thay đổi bất thường của mối trường (nhiệt độ, bức xạ...)
khiến cho quá trình thụ tinh không thực hiện được.
Ngày nay, người ta có thể chủ động tạo ra các loài bất dục để phục vụ lợi ích
cho con người bằng các biện pháp sau :
- Thụ phấn bằng phấn lạ hay phấn chết.
- Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng phun vào thời kỳ hoa nở.
- Dùng phương pháp đa bội thể để tạo ra các dòng không hạt. Thành tựu rõ
nhất theo hướng này là giống dưa hấu không hạt tam bội thể của Kihara (1951) ở
Nhật Bản.
Các loài bất dục, v[ệc nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính như chiết
ghép, giâm cành, giâm rễ v.v...
36
Chương 3
QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG VƯÒN CÂY ĂN QUẢ
■ ■
1. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH
Ta đã biết cây ăn quả thường có chu kỳ kinh tê dài, phải mất 3 - 5 năm kiến
thiết cơ bản cây mới bói quả, lại phải sau 5 - 7 năm cây mới bước vào thời kỳ ổn
định về năng suất. Vì thế bất kỳ một sai sót nào trong quá trình quy hoạch vùng
trồng, trong việc xây dựng vườn, cũng như trong việc chọn giống trồng... đều gây
nên những tổ thất lớn cho nền kinh tế đất nước, cũng như hiệu quả kinh doanh của
các chủ vườn.
Trong thực tiễn sản xuất ở nước ta, quá trình thành lập các nông trường quốc
doanh, các khu kinh tế (vào những thập kỷ 60 - 70) chúng ta gặp phải không ít
những thất bại trong việc quy hoạch vùng trồng, lựa chọn giống trổng gây tổn thất
đáng kê cho nền kinh tế quốc dân (ví dụ Khu kinh tế thanh niên 1970 - 1973 ở
Thanh Sơn - Vĩnh Phú cũ). Có nhiều chủ vườn sau 4 - 5 năm chăm bón phí công,
đành phải chặt phá vì mua phái giống xấu, không đạt được chất lượng như mong
muốn. Vì những lý do đó, mục đích của chương này là trang bị những kiến thức tối
thicu cần thiết đê khi bắt tay vào quy hoạch một vùng kinh tế nào đó, hoặc bắt tay
xây dựng một vườn quá cho một tập thế, cá nhân nào đó, ta không vấp phải những
sai lầm đáng tiếc, thu được hiệu quả kinh tế caoệ
Để thành công ta cần thực hiện tốt các khâu :
- Quy hoạch vùng cây ăn quả phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây. Ví
dụ vùng trồng chuối phải không có sương muối hàng năm, vùng trồng vải phải có
một mùa đông lạnh...
i
- Xây dựng vườn phù hợp với quy mô sản xuất, thiết kế đúng mật độ, hệ thống
phòng hộ hợp lý, chống gió mưa xói mòn, rửa trôi.
- Cây giống tốt : Cây giống được chọn lọc từ các cây mẹ tốt, được nhân giống
bằng các phương pháp thích hợp. Muốn có cây giống tốt cho vườn quả trước hết ta
phải chú ý xây dựng vườn ươm.
2. XÂY DỤNG VƯỜN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ
Vườn ươm là bộ phận không thể thiếu được trong ngành cây ăn quả. Nó là cơ
sở để ngành cây ăn quả phát triển. Mục đích của vườn ươm là thu thập những giống
cây tốt. Chọn lọc bồi dưỡng trong nhiều năm, chọn ra được những cây có năng suất
cao, phẩm chất tốt điển hình cho mỗi giống, loài. Từ những cây mẹ đó chúng ta
37
nhân ra cung cấp cây giống tốt cho cả vùng, liên vùng hoặc cho cả quốc gia. Tuỳ
chức năng nhiệm vụ của vườn ươm mà bô trí diện tích hợp lý có thê từ vài hecta đên
vài chục hecta.
2.1. Chọn địa điểm đé làm vườn ươm
Chọn địa điểm cần thoả mãn các điều kiện sau :
- Trước tiên vườn ươm phải giữ nước, chủ động tưới tiêu, nhất là ở vùng đất
đồi núi.
- Đất đai có kết cấu tốt, tầng đất dày ít nhất 40cm. Đất có khả năng giữ nước,
và thoát nước dễ dàng, độ pH 5,5 - 6,5 mực nước ngầm sâu > Im, có điều kiện thì
nên chọn đất phù sa, đất thịt nhẹ.
- Đất bằng phẳng, hoặc dốc 3 - 4° đủ ánh sáng, sạch nguồn bệnh.
- Thuận tiện giao thông, tiện cho việc chăm bón bảo vệ và cung cấp cây giống
từ vườn ươm đi các vùng xung quanh.
2.2. Tổ chức thiết kế trong vườn ươm
Vườn ươm nên chia ra 2 khu vực lớn : khu cây giống và khu nhân giống.
2.2.1. Khu cây giống : Trong khu này lại chia ra 2 tiểu khu :
• Khu thử nhất Ễ
-Trồng các giống, loài được xác định có thể làm cây mẹ để lấy
mắt ghép, cành ghép, để chiết cành, giâm cành, giâm rễ... Tức là trồng cả một tập
đoàn cây ăn quả quý của vùng. Mỗi giống, loài có thê 1 hàng hay 1 lô (tuỳ quy mô
vườn ươm).
Những cây này mặc dù đã được tuyển chọn đưa vào trồng trong vườn ươm,
song hàng năm phái được ghi chép lai lịch, diễn biến năng suất, để tuyển chọn ra
những cây đầu dòng của các giống, loài từ đó nhân ra sản xuất.
Biện pháp kỹ thuật chăm bón trong khu vực này là : thoả mãn nhu cầu của cây,
đê cây bộc lộ hết những tiềm năng ưu điểm của giống loài, khi cần nhân giống, ta
chú ý đầu tư thêm các loại phân bón có lợi cho sinh trưởng dinh dưỡng đê có thể
khai thác mắt ghép, cành ghép cành giâm... thoả mãn được cả yêu cầu về số lượng và
chất lượng.
• Khu thứ hai .ẾKhu trồng các giống loài được tuyển chọn để làm gốc ghép cho
cây ãn quả của khu vực. Có thê lấy hạt để gieo làm gốc ghép.
Ở khu vực này cần đầu tư thoả mãn nhu cầu phân bón và mức độ thâm canh
cao để cây cho nhiều hạt tốt.
Xây dựng khu cây giống là nhằm chủ động nguồn nguyên liệu để nhân giống
(mắt ghép, cành ghép...) không phải bảo quản, vận chuyển từ xa về, chất lượng cây
giống đưa ra sản xuất đảm bảo tốt.
38
2.2.2. Khu nhân giông.
Tuỳ quy mô, chức năng nhiệm vụ được giao của vườn ươm mà xây dựng diện
tích cho phù hợp. Trong khu này lại chia ra các tiểu khu sau đây :
- Khu gieo hạt và ra ngôi cây gốc ghép.
- Khu giâm cành, giâm rễ một số loài cho phép.
- Khu giâm cành và ra ngôi cành giâm làm gốc ghép.
- Khu giâm, gơ cành chiết.
- Khu gieo hạt để sản xuất cây giống bằng phương pháp gieo hạt (đu đủ, na...).
Trong các khu vực này, người ta chia ra các luống nhỏ, đất được làm cẩn thận,
sạch cỏ dại, tơi xốp, sạch sâu bệnh.
Bón phân hỗn hợp N : p : K theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 với lượng 50-100 g/m2đất (hoặc
250 - 500 g/khối đất đóng bầu nilon).
Ở khu vực này còn bố trí các bể ngâm phân hữu cơ (phân chuồng, xác súc vật,
nước tiểu gia súc...) ngâm cho thật hoai rồi tưới thúc cho cây con, nồng độ tăng dần
theo tuổi cây.
Trong điều kiện cho phép có thể xây dựng một nhà giâm cành hiện đại (chủ
động điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng) để tiến hành giâm cành, giâm rễ,
giâm gơ cành chiết...
Như phần trên đã trình bày, đó là một vườn ươm cố định, lâu dài cho một vùng
sản xuất cây ăn quả, ở đây tập trung đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên
môn cần thiết cho công tác nghiên cứu, công tác tiếp thị, nắm bắt được nhu cầu sản
xuất. Ở những quy mô sản xuất nhỏ hơn, có thể ta chỉ cần xây dựng những vườn
ươm tạm thời, là nơi chỉ làm nhiệm vụ nhân giống để cung cấp cây giống cho khu
vực hẹp, ở đây chí bố trí khu nhân giống. Hạt và các giống, loài làm gốc ghép cũng
như cành và mắt ghép G
Óthể đặt mua tại các vườn ươm cố định, đã được nghiên cứu
kết luận.
Ở nước ta hiện nay tổ chức hệ thống vườn ươm từ trung ương xuống các địa
phương cũng như các quy chế có tính chất luật pháp về công tác giống cây ăn quả
đang còn bỏ trống. Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả ngành nông nghiệp phải
có những đổi mới về công tác này.
3ệQUY HOẠCH VÙNG TRồNG CÂY ĂN QUẢ
Nhiệm vụ của quy hoạch là xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển sản
xuất cây ăn quả cho một vùng sinh thái nào đó.
Muốn có quy hoạch đúng đắn, ta phải hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các
giống loài cây ăn quả, nắm được các chỉ tiêu cơ bản về điều kiện sinh thái của vùng,
kết hợp với những hiểu biết về kinh tế-xã hội của đội ngũ cán bộ quy hoạch.
39
Quy hoạch đúng, sẽ giúp cho sản xuất của địa phương phát triển, ngược lại sẽ
kìm hãm và gây tổn thất lớn về kinh tế.
Nội dung của quy hoạch là xác định phạm vi vùng sản xuất, thành phần các
cây giống, loài cây ăn quả sẽ phát triển trong vùng, kê hoạch đầu tư tiền vốn, vật tư,
trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho phát triển cây ăn quả của vùng.
3.1. Điều tra
Đế có căn cứ quy hoạch vùng cây ăn quả, chúng ta phải tiên hành điểu tra nắm
bắt được điều kiộn tự nhiên xã hội của vùng sinh thái.
3.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên
• Nhiệt độ
Người làm quy hoạch phải thu thập được các số liệu về trị trí địa lý, độ cao so
với mặt biển của toàn vùng, nhiệt độ bình quân của vùng trong nhiều năm (ít nhất là
10 năm gần đây) nhiệt độ bình quân các tháng trong năm, thiệt độ tối cao, tối thấp
trong năm, thời gian nắng nóng, thời gian giá rét (sương muối) trong năm.
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để quyết định chọn cây gì cho vùng sinh
thái đó. Vì ta biết các loài khác nhau có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ví dụ
cam quýt có thể phát triển tốt trong những vùng có nhiệt độ bình quân năm 17°C-
20°c, chuối > 20 c, dứa 20-24°C, hạt dẻ 12-15°c, lê 14-16°c, nho, đào 12-17°c...
• Lượng mưa, ẩm độ, gió bão.
Điều tra lượng mưa bình quân nãm và bình quân hàng tháng (10 năm trở lại
đây) thời gian xuất hiện các kỳ lũ lụt, hạn hán, mưa đá... điều tra nắm được ẩm độ
không khí diễn biến qua các tháng, hướng gió chính trong năm, các thời kỳ xuất
hiện gió bão, gió lạnh, gió nóng (gió Lào) dài hay ngắn cường độ yếu hay mạnh...
nắm được nguồn nước và thuỷ văn các dòng sông, suối, hồ ao của vùng. Đây chính
là yếu tố chi phối khí hậu của vùng, đồng thời có thể sử dụng tạo ra mạng lưới giao
thông thuỷ, hệ thống tưới tiêu...
• Điều tru vé đất đui vù địa hình.
Nguồn gốc đất đai của vùng, thuộc loại đá mẹ, đất gì ? có bao nhiêu khu vực
khác nhau trong vùng, về độ dày tầng đất, về thành phần cấu trúc đất, về mực nước
ngầm về địa hình độ cao, độ dốc của các khu vực trong vùng.
• Điều tra vê' thực b ì:
Nắm được thành phần cây trồng phân bố tự nhiên ở trong vùng đặc biệt là các
cây ăn quả, các cây hoang dại và bán hoang dại, có thể sử dụng trong cơ cấu cây làm
gốc ghép, làm đai rừng phòng hộ, làm cây thụ phấn...
3.1.2. Điều tra vê điều kiện xã hội
- Nắm được tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của vùng, tỷ trọng sản lượng
và giá trị sản lượng cây ăn quả trong sản xuất nông nghiệp một số năm gần đây.
40
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf

BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG nataliej4
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfMan_Ebook
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai langFOODCROPS
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxLThPhng24
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Man_Ebook
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...hanhha12
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfMan_Ebook
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtLe van Hung
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CONGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CONThái Nguyễn Văn
 
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...Man_Ebook
 

Similar to Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf (20)

BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
3 44
3 443 44
3 44
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
 
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
 
Bai hoan thanh
Bai hoan thanhBai hoan thanh
Bai hoan thanh
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CONGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
 
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...
Giáo trình chọn tạo giống cây trồng - Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương;Phan Th...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf

  • 1. Bộ môn Cây ăn quả i XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP |m 634,1 ẫ ỉ: J jỤCW A PAOTẠ ' / /s . L 9868 1 GVC. Trần Như Ý (Chủ biên) TS. Đào Thanh Vân - ThS. Nguyễn Thế Huấn trình ( Xuất bản lần thứ 2)
  • 2.
  • 3. TRƯÒNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ■ ■ BỘ MÔN CÂY ĂN QUẢ - CÂY RAU GVC. TRẦN NHƯÝ - Chủ biên TS. ĐÀO THANH VÂN ThS. NGUYỄN THẾ HUẤN Giáo trình CÂY ẢN QUẢ (In lần thứ hai, có sửa chữa bổ sung) Ễ > M'río c TH Ằ NGUVẼN i:••rC'C 7 N"V. NGUYỀN í i M /Ơ V Ìs-^r*-:ựríứKt» LÃ*, HÒN<*ạjỊỢt4 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2000
  • 4.
  • 5. LÒI NÓI ĐẦU Dân Việt Nam ta đa số sống bằng nghề nông. Ngay từ thủa khai thiên lập địa, tổ tiên chúng ta đã lấy nghề trồng tỉa làm chính. Do đó, ở nước ta sớm hình thành những vùng trổng cây ân quả như : nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, quýt Bắc Sơn... Ở những vùng đó, nhân dân ta đã biết tích luỹ những kinh nghiệm, cha truyền con nối, như là những bí quyết nghề nghiệp để làm giàu Đất nước ta trải dài hom 15 vĩ độ từ Đồng Văn (23° 24') đến Phú Quốc (7° 20'). Trong từng miền do cấu tạo địa hình mà có độ cao thay đổi, hai dãy núi hùng vĩ Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên hai ngàn mét. Lại có những cao nguyên rộng lớn như : Đồng Vãn, Mộc Châu, Đắc Lắc, Di Linh... màu mỡ, chính vì thế tập đoàn cây ăn quả ở nước ta rất phong phú, đa dạng và có ý nghĩa trong nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên do đất nước ta đang còn ở mức chậm phát triển, nền khoa học nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng còn non trẻ nên kết quả nghiên cứu về cây ăn quả còn rất ít. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo kỹ sư nông nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn giáo trình này từ năm 1980. Năm 1996 đã được xuất bản lần đầu. Song cho đến nay trước sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và những tiến bộ trong sản xuất của nền nông nghiệp nước nhà, chúng tôi viết lại giáo trình này và tái bản, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, cũng là để chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Trường. Lần tái bản này có sửa chữa và bổ sung thêm một số chương, cập nhật các thông tin mới về nghiên cứu và sản xuất cây ăn quả của trong và ngoài nước. Đồng thời chúng tôi cũng trình bày các kết quả nghiên cứu của Bộ môn Cây ăn quả - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong những năm qua. Tuy nhiên do hạn chê về trình độ và thời gian, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. CÁC TÁC GIẢ 3
  • 6.
  • 7. MỤC LỤC • m Trang Lời nói đầu 3 Phần thứ nhất: CÂY ẢN QUẢ ĐẠI CƯƠNG 9 Bài mở đầu 9 1. Vai trò của cây ăn quả trong nền kinh tế qúốc dân 9 2. Phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta 13 Chương 1. Tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam *^ 1ẳDanh mục một số cây ăn quả chủ yếu 18 2. Phân bố tự nhiên cây ăn quả ở nước ta 22 3. Thời vụ thu hoạch một số cây ăn quả chính ở nước ta 23 Chương 2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả thân gỗ 24 1. Vòng đời của cây ăn quả thân gỗ 24 2. Chu kỳ phát triển hàng năm 26 3. Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ cây ăn quả thân gỗ 28 4. Đặc điểm sinh trưởng thân cành của cây ăn quả thân gỗ 30 5. Hiện tượng đa phôi và bất dục ở cây ăn quả 35 Chương 3. Quy hoạch và xây dựng vườn cây ăn quả 37 1. Ý nghĩa, mục đích 37 2. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 37 3. Quy hoạch vùng trổng cây ăn quả 39 4. Thiết kế vườn quả 42 Chương 4. Nhân giống cây ãn quả 49 1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 50 2. Nhân giống bằng phương pháp tách chổi, chia cây 53 3. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành, giâm rễ, giâm thân 54 4. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 57 5. Nhân giống bằng phương pháp ghép 60 6. Nhân giống bầng phương pháp nuôi cấy mô tế bào 69 Phần thứ hai : CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA 73 Chương 5. Cây cam - quýt 73 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 73 5
  • 8. 2. Nguồn gốc, phân bố, tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước 74 3. Phân loại và giới thiệu một số loài, thứ cam quýt chính đang trồng ở ta 78 4. Đặc điểm sinh vật học 5. Yêu cầu sinh thái 94 6. Kỹ thuật trổng trọt 98 7. Thu hoạch, bảo quản 107 Chương 6. Cây chuối 109 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 109 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước 110 3. Phân loại và giới thiệu một số giống chuối ở nước ta 112 4. Đặc điểm sinh vật học của cây chuối 118 5. Yêu cầu sinh thái 125 6. Kỹ thuật trồng trọt 128 7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến 136 Chương 7. Cây dứa 138 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 138 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất ở trong nước và thế giới 140 3. Phân loại và giới thiệu các loài, thứ chính 142 4. Đặc điểm sinh vật học 145 5. Yêu cầu sinh thái 148 6. Kỹ thuật trồng trọt 150 7. Thu hoạch, bảo quản, sơ chế 160 Chương 8. Cây đu đủ 162 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 162 2. Nguồn gốc, phân bố 163 3. Phân loại và giới thiệu một số giống đu đủ 164 4. Đặc điểm sinh vật học 1 6 8 5. Yêu cầu sinh thái 1 7 2 6. Kỹ thuật trồng trọt 1 7 4 7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 1 8 2 Chương 9. Cây nhãn 182 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế Ị£2 2. Nguồn gốc, phân bố Ịg3 3. Phân loại và giới thiệu một số giống chính Ị£ 4 4. Đặc điểm sính vật học Ịgộ 6
  • 9. 5. Yêu cầu sinh thái 190 6. Kỹ thuật trồng trọt 191 7. Thu hoạch, chế biến 198 Chương 10. Cây vải 201 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 201 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất vải trên thế giới và trong nước 202 3. Phân loại và giới thiệu một số giống vải tốt 204 4. Đặc điểm sinh vật học 207 5. Yêu cầu sinh thái 210 6. Kỹ thuật trồng trọt 212 7. Thu hoạch, bảo quản, sơ chế 220 Chương 11. Cây xoài 222 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây xoài 222 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất xoài trên thế giới và trong nước 223 3. Phân loại và giới thiệu một số giống xoài tốt 227 4. Đặc điểm sinh vật học 230 5. Yêu cầu sinh thái 233 6. Kỹ thuật trồng trọt 235 7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 240 Chương 12. Cây mơ 242 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 242 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất mơ trên thế giới và trong nước 243 3. Phân loại và giới thiệu một số giống mơ tốt 245 4. Đặc điểm sinh vật học 247 5. Yêu cầu sinh thái 250 6. Kỹ thuật trổng trọt 251 7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 258 Chương 13. Cây mận 260 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 260 2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất mận trên thế giới và trong nước 260 3. Phân loại và giới thiệu một số giống mận tốt 263 4. Đặc điểm sinh vật học 266 5. Yêu cầu sinh thái 268 6. Kỹ thuật trổng trọt 269 7. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế 275
  • 10. Chương 14. Cây hồng 277 1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 277 2. Nguồn gốc, phân bố 278 3. Phân loại và giới thiệu một số giống hồng 278 4. Đặc điểm sinh vật học 282 5. Yêu cầu sinh thái 284 6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 285 7. Thu hoạch, khử chát và chế biến 288 Tài liệu tham khảo 291 8
  • 11. Phần thứ nhất CÂY ĂN QUẢ ĐẠI CƯƠNG BÀI MỎ ĐẦU 1. VAI TRÒ CỦA CÂY ÀN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Cây ăn quả là những cây cung cấp quả tươi cho con người ãn. Ngay từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên của loài người cũng đã biết hái lượm các loài quả rừng để ăn, khi ý thức xã hội đã có, loài người đã biết lựa chọn những loài quả ãn được mang về trồng. Cho đến ngày nay và mãi sau này con người có phát triển đến đâu, khoa học kỹ thuật có phát triển đến như thế nào đi nữa thì quả tươi chắc chắn cũng khồng thể thiếu được trong cuộc sống của con người. 1.1. Ý nghĩa về mặt dinh dưỡng Bảng 1 : Thành phần một số chất dinh dưỡng trong ỈOOg trái cây (phần ủn được) so với một sô ngũ cốc và thực phẩm khúc Hàm lượng các chất Quá và thực phẩm Gluxit (g) Protein (g) Lipit (g) Calo Vitamin A(mg) Vitamin B| (mg) Vitamin c (mg) Cam 9,9 0,7 0,2 14 465 0,09 42 Chuối 26,1 1,2 0,3 100 225 0,03 14 Dứa 11,6 0,7 0,3 47 35 0,06 22 Xoài 15,9 0,6 0,3 62 1880 0,06 36 Bơ 13,2 1,1 6,1 102 205 0,05 8 À ’ Ối 17,3 1,0 0,4 69 75 0,05 132 Đu đủ 11,8 0,5 0,1 45 710 0,03 71 Nhãn 15,6 1,0 1,4 71 - 0,3 56 Hạt điều 28,7 18,4 46,3 564 5 0,25 1 Lạc 15,4 28,6 47,0 563 0 0,24 3 Gạo 80,4 6,4 0,8 366 0 0,10 0 Ngô 71,7 9,1 4,2 349 270 0,29 0 Rau muống sống 5,6 2,7 0,4 30 2865 0,09 47 (FAO-1976) 9
  • 12. Các loài quả là nguồn dinh dưỡng quí giá với con người mà các sản phẩm khác khó có thể thay thế được. Quả tươi cung cấp cho chúng ta không chỉ đường (năng lượng) mà còn cung cấp một phần lớn các vitamin và các chất khoáng cho sự phát triển cơ thế, đặc biệt với người cao tuổi, với trẻ nhỏ và những khi cơ thể suy nhược, ốm yếu. Trong quả tươi có chứa hầu hết các vitamin nhóm A, B, c. Đặc biệt vitamin c có gần như ở hầu hết các loài quả. Nhu cầu năng lượng cho con người hoạt động có thể được cung cấp từ các chất đạm, béo, đường bột từ các nguồn động vật và cây lương thực khác nhưng các vitamin thì chủ yếu từ quả tươi và rau. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 1. Quả tươi vừa bổ vừa thơm ngon lại thoả mãn được khẩu vị đa dạng của con người, ngọt thanh, ngọt dịu như cam quýt, ngọt đậm, ngọt sắc như nhãn như hồng, thơm thoang thoảng như cam Bố Hạ, thơm ngan ngát như dứa như na, và nếu như ai đã từng được thưởng thức hương vị rất đặc trương của trái sầu riêng Nam Bộ thì chắc chắn không thể nào quên được. 1.2. Ý nghĩa về mặt xuất khẩu và phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhẹ Quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản ở nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc nổi tiếng về táo Tầu ; Ân Độ, Thái Lan xuất khẩu xoài ; Tây Ban Nha, Italia, Braxin, Ai Cập... xuất khẩu cam chanh, quýt ; Equađo, Costarica, Honduras xuất khẩu chuối ; Thái Lan, Kênia, Nigeria xuất khẩu dứa ; những năm gần đây Niudilân xuất khẩu quả Kiwi (Actinidia iỀ hinensi)... giá trị ngoại tệ thu về từ xuất khẩu quả tươi rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của những quốc gia đó. Ở ta, trong thời gian qua đã xuất khẩu cam, chuối, dứa, vải, xoài... Mấy năm gần đây hàng năm trị giá xuất khẩu rau quả cả nước đạt 70 - 75 triệu đôia chiếm 5 - 6% giá trị xuất khẩu nông sản toàn quốc. Suốt mấy chục năm từ thập kỷ 60 đến nay, xuất khẩu cây ăn quả của ta đã qua những bước thăng trầm, một thời kỳ vì quan hệ nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa (mà đặc biệt là Liên Xô cũ) là quan hệ anh em giúp đỡ lẫn nhau nên nhiều mặt hàng quả tươi của ta xuất khẩu theo kiểu trao đổi “lấy hàng đổi hàng” để lấy các vật tư cần thiết cho việc xây dựng kinh tế đất nước và công cuộc đấu tranh giành lấy thống nhất nước nhà. Việc trao đổi đó vừa đạt được hiệu quả kinh tế vừa có ý nghĩa chính trị. Vào những năm của thập kỷ 70, chúng ta đã mở ra ngành học rau quả trong trường Đại học, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển cây ăn quả của đất nước. Vào thời kỳ này, ở miền Bắc nước ta, nhiều nông trường khu kinh tế được mở ra để trồng chuối, dứa xuất khẩu. Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biến phát triển, các nhà máy đồ hộp, sản xuất nước quả, bia, rượu mọc lên. Bên cạnh đó các ngành khác như bao bì, thuỷ tinh, sành sứ cũng được phát triển theo tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 10
  • 13. 1.3. Ý nghĩa về mặt cải thiệii đời sống và làm giàu cho người nông dân Tăng khẩu phần quả tươi trong bữa ãn hàng ngày là mức phấn đấu của nhiều nước kinh tế phát triển. Người ta cũng lấy bình quân đầu người tiêu thụ các loại quả đê’nói lên sự phát triển kinh tế của một xã hội, về mặt này cao nhất vẫn là Mỹ và một số nước châu Âu, úc, Niudilân, châu Á có Nhật Bản. Ở nước ta tiêu thụ hiện nay ước tính 20 - 30 kg một người một năm, theo các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu thụ trung bình mồi người một ngày là lOOg quả, như thế ta cũng còn phải phấn đấu hơn nữa. o các nước A, Phi do còn phải giảỹquyết vấn đề lương thực và nạn tăng dân số quá nhanh cho nên chưa thực sự chú ý đến tâng khẩu phần quả trong bữa ăn hàng ngày. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tỷ lệ còi xương của trẻ em ở khu vực này chính là do nguyên nhân chưa có một bữa ăn hợp lý, còn năng về chất đường bột, thiếu rau, quả tươi. Tnrớc đây các vùng trổng cây ăn quả có tiếng như nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà... đều nổi lên những gia đình nông dân khá giả từ kinh tế vườn. Họ biết tích luỹ những kinh nghiệm và có ý thức trong việc phát triển cây ăn quả để làm giàu. Ngày nay với nền kinh tế thị trường, kết hợp với chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, nhiều mô hình V.A.C, V.A.C.R ở trung du và miền núi đã rất có sức thuyết phục, các điên hình làm vườn giỏi có thể kể đến rất nhiều, nhiều hộ nông dân thu nhập hàng năm tới trăm triệu đồng từ cây vải, cây hồng, cây quýt, cây cam... ở khắp các tính từ Hải Dương, Hưng Yên đến Bắc Giang, Thái Nguyên, rồi Tuyên Quang, Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu... Những mô hình sống động đó đã chứng minh tính đúng đắn đươc nêu ra trong các nghị quyết của Đảng " Nếu chí sản xuất lúa, nông dân chí có thê no chứ không thể giàu được, phải tích cực phát triến cây công nghiệp và cây ăn quả...". Về giá trị thu được trên 1 ha đất ở ta thấy trồng cây ăn quả gấp nhiều lần trồng lúa. Vùng vải Lục Ngạn đã tính toán 1 ha vải gấp tới 30 - 40 lần lha trồng lúa. Ớ Ấn Độ, một nước sản xuất nhiều quả phần lớn để tiêu thụ trong nước cũng cho biết trổng 1 ha xoài, táo có thể thu nhập gấp 10 lần 1 ha trồng lúa. 1.4. Ý nghĩa về phưong diện y học, mỹ học Ớ các nước khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam... cây ăn quả được đưa vào nhiều bài thuốc đông y cổ truyền, để chữa bệnh, để bồi bố sức khoẻ cho con người. Nhân dân ta rất quen dùng các vị thuốc như : long nhãn, táo tầu, trần bì (vỏ quýt), ômai... Trong Vân đài loại ngữ, nhà bác học Lê Quí Đôn (1721-1783) có chép: .... "Ăn clìanli yên klìỏi váng đầu chóng mật Ăn đu đủ klìỏi cátủchứng đau gân đau xương" Ngay từ thế kỷ 17, một bác sĩ người Áo đã biết dùng cam chanh để chữa bệnh thiếu vitamin c của các thuỷ thủ đi nhiều ngày trên biển.
  • 14. Ngoài tác dụng trực tiếp làm thuóc Irị bệnh. Cây ăn quả còn là những cây thường xanh quanh năm, tồn tại lâu dài trên một vị trí, nó có thể là cây tạo bóng mát, hạn chế gió bão, giảm cường độ xói mòn, rửa trôi đất. Là nguồn mật hoa quí cho nghề nuôi ong.. Khi ta bước vào một khu vườn quả, lá cây xanh tươi, hoa trái trìu cành, sắc màu hấp dẫn, hương thơm ngào ngạt, không khí trong lành, đó là một môi trường sinh thái tuyệt vời cho con người nghỉ ngơi, thư giãn... mà chưa ai tính hết được những giá trị cụ thê của nó. Khi nói về ý nghĩa y học của fĩghề làm cây ăn quả, chúng tôi muốn dẫn câu nói của Michurin (28/10/1855 - 7/6/1935) một nhà làm vườn vĩ đại của đất nước Nga, đã tạo ra cho Tổ quốc ông mấy trăm loài cây ăn quả giá trị. Ông nói : ..."nến không phải lùm nghê trồng cây ăn íỊUíi, với một sức khoe yếu ’ủ thê cliất kém như tôi, khó mù có được tuôi thọ như tôi dã sống"... Ở đất nước ta, từ xa xưa, cây ăn quả đã đi sâu vào tâm tư tình cám của con người Việt Nam, lắng đọng trong ca dao, thơ ca, khiên cho tình yêu quê hương đất nước của chúng ra thật nồng nàn, thật cụ thế : "Dù ai buôn Bắc bán Đông Khó mủ quên được nhãn lồng quê tu” (Ca dao) Cây ăn quả thực sự đã là hình ảnh của quê hương để gửi gắm vào đó những niềm thương nỗi nhớ : Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng lìliớ dồng K Iiô iiìị nhớ anh răng được. (Thơ Trần Hữu Thung) Bảng 2 : Sản lượng một sô loài cây ủn cỊiiử chính của thế giới vù của các châu lục (1000 tấn) Loài cây Địa danh Lê Đào Mận Mơ Cây có múi Chuối Dứa Đu đủ Xoài Toàn thế giới 13.318 10.923 7.836 2.295 94.459 58.975 12.794 5.024 23.428 Châu Phi 314 450 166 308 6.175 7.178 2.010 780 1.855 Bắc Mỹ 998 1.638 885 131 23.071 8.765 1.299 599 2.022 Nam Mỹ 834 747 235 55 29.113 15.466 2.716 2.105 934 Châu Á 8.020 4.364 3.718 992 25.572 26.203 6.615 1.520 18.578 Châu Âu 2.856 3.615 2.798 771 9.809 442 2 - - Châu Đại Dương 196 109 35 38 718 921 151 20 38 Nguồn : FAO - Proíìiu tion Yearbook - 1998 12
  • 15. Chính vì những ý nghĩa to lớn đã nói trên đây,' ngày nay nhiều nước đang rất chú ý phát triển cây ăn quả, nhất là những cây là thế mạnh của mình, để thúc đẩy sự. phát triển quốc kế dân sinh, làm giàu cho đất nước. Sản lượng quả của thế giới đến năm 1997 theo thông báo của F.A.O ở bảng 2. 2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIEN c â y ă n q u ả ở n ư ớ c t a Thấy rõ được những ưu thế của nước ta trong việc phát triển nghề trồng cây ăn quả, cho nên qua nhiều kỳ đại hội của Đảng, đã có nhiều nghị quyết nhấn mạnh về sự cần thiết và vai trò của nó trong nền kinh tế nước nhà, đồng thời cũng chỉ rõ nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta là : - Tăng thêm khẩu phần ăn hàng ngày của nhân dân. - Tãng thu nhập, nâng cao đời sống, làm giàu cho dân và xuất khẩu. - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ trong nước phát triển. 2.1ễPhương hướng phát triển Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đáng khoá 7 (tháng 6/1993), cây ăn quả ở nước ta đã được đẩy mạnh thêm một bước. Việc phát triển cây ăn quả được đẩy mạnh ở tất cả các vùng, đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật chuyên ngành được đẩy mạnh đào tạo, mở thêm Viện cây ăn quả Miền Nam, chú ý đến công tác tạo giống và có ứng dụng các công nghệ mới.ỗ . Diện tích trồng cây ăn quả ở nước ra đã tăng lên một cách đáng kể. Theo số liệu của Tống cục thống kê đến năm 1997 diện tích cây ăn quả cả nước đã đạt 425.000ha, trong đó miền núi trung du Bắc Bộ 78.800 ha (18,5%), đồng bằng sông Hồng 44.400 ha (10,4%), khu Bốn cũ 38.600 ha (9,1%), Duyên hải miền Trung 21.700 ha (5,2%), Tây Nguyên 11.800 ha (2,8%), Đông Nam Bộ 44.000 ha (10,3%), đổng bằng sông Cửu Long 185.900 ha (43,7%). Ta phấn đấu đến : - Năm 2000 đạt 60 - 70kg quả/một người/ năm. - Năm 2010 đạt 80- 100 kg quả/một người/ năm Dự kiến dân số nước ta vào năm 2000 có 82 triệu người và năm 2010 sẽ là 95 triệu người. Để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng phải phấn đấu một bước đáng kể. Về mô hình phát triển, nước ta đã xây dựng hàng loạt các nông trường quốc doanh vào những năm của thập kỷ 60, đến thập kỷ 70 còn xây dựng theo mô hình "Khu kinh-tế thanh lìiên". Đây là các mô hình tập hợp sức lao động của lực lượng quân đội, thanh niên xung phong, sức lao động trẻ khoẻ của các tầng lớp thanh niên, nó đã góp phần làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong nền kinh tế kế hoạch hoá và góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà. Song nó có biêu hiện trì trệ của nền kinh tế bao cấp, kìm hãm sức sản xuất phát triển. Vì thế trong những năm gần đây, ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị
  • 16. trường có sự quản lý của Nhấ nước, theo định hướng XHCN. Cây ăn quả lại đuợc phục hồi cơ cấu mô hình trang trại, nông hộ, nhiều hộ phát triển sẽ trở thành vùng kinh tế hàng hoá. Bảng 3 : Dự kiến quy hoạch cúc vùng cây Ún quà ở nước ta năm 2000 vù 2010 (Đơn vị 1000 ha) Vùng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Cả nước 553.0 835.0 1071.0 Miền núi và trung du Bắc Bộ 130.0 250.0 345.0 Đồng bằng sông Hồng 50.0 60.0 72.0 Khu IV cu 50.0 80.0 105.0 Duyên hải miền Trung 35.0 55.0 70.0 Tây Nguyên 25.0 50.0 72.0 Đông Nam Bộ 58.0 100.0 137.0 Đồng bằng sông Cửu Long 205.0 240.0 270.0 Nguồn số liệu : Viện qui hoạch và thiết kếIiông nghiệp 1998 Để có thể hình thành một vùng cây ăn quả từ kinh tế hộ gia đình, trước hết chúng ta cần phải kháo sát các điều kiện sinh thái, xác định cho được cây ăn quả thích hợp cho vùng đó. Sau đó phải quản lý công tác sản xuất cây giống để cung cấp cho dân các cây giống tốt, đảm bảo chất lượng. Giúp họ cán bộ, kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn... để họ có thể sản xuất được kết quả, tiếp đó Nhà nước phải giúp họ tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm, có như thế vùng cây ăn quả mới có thê' phát triển ổn định lâu dài. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ cùng với vùng đồng bằng sông Cửu Long là 2 nơi còn có nhiều tiềm nâng mở rộng diện tích để sản xuất cây ăn quả. Nhà nước cần có những chính sách phù hợp đế khai thác tốt 2 vùng này. Chúng ta cũng cần áp dụng những xu thế tiến bộ của thế giới trong nghề trồng cây ăn quả vào ngành cây ăn quả của nước ta như : - Vấn đề giống : + Chú ý công tác sản xuất cây giống, phải có biện pháp quản lý được cây giống, đã đưa ra trồng là giống tốt, sạch bệnh. + Chú ý nghiên cứu những tổ hợp ghép phù hợp cho từng loại cây ăn quả để nâng cao tính chống chịu của cây, tuổi thọ cây, năng suất chất lượng của cây. - Vấn đề kỹ thuật tiồng và chăm sóc thu hoạch : + Chú ý kỹ thuật trồng dày, kết hợp với cắt tỉa hàng năm nhằm tăng mật độ ngay từ đầu và hạn chế được sâu bệnh phá hại. Chu kỳ kinh tế của vườn có thể ngắn, sau khi luân canh với cây trồng khác ta sẽ trồng lại. 14
  • 17. + Cần chú ý bón phân cho cây theo nhu cầu của cây (qua phân tích lá hoặc‘mối tương quan dinh dưỡng trong cây và trong đất). Các bãng cây phân xanh trồng trên vườn sẽ cung cấp chất hữu cơ hàng năm cho cây, lại giữ được ẩm và hạn chế xói mòn,rửa trôi trong vườn quả. + Chú ý kỹ thuật tưới tiêu nước tiết kiệm mà hiệu quả, đặc biệt là cách tưới nhỏ giọt. + về sâu bệnh chú ý phòng trừ tổng hợp địch hại theo I.P.M (Integrated Pest Management). + Cần chú ý các công nghệ tiến bộ, xử lý, bảo quản sau thu hoạch để kéo dài mùa vụ cung cấp quả tươi trên thị trường. 2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta 2.2.1. Về thuận lợ i: + Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới quanh năm phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển, điều kiện sinh thái đa dạng nên có một tập đoàn cây ăn quả phong phú (kể cả tập đoàn cây ăn quả hoang dại có thể làm gốc ghép và nguồn gen tạo giống). Chúng ta có thế mạnh về phát triển cây ăn quả nhiệt đới như : chuối, dứa, mít, xoài, ổi, na, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, hồng xiêm, trứng gà, chùm ruột, dâu da, táo, khế... cũng có thể phát triển các cây ăn quả á nhiệt đới như : bơ, hổng, vải, nhãn, cam, quýt... Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, đều có các vùng có độ cao ± lOOOm trên mặt biển. Ta có thể trổng các cây ăn quả ôn đới như : lê, đào, mận, táo tây... + Có lịch sử trổng trọt lâu đời, nông dân ta cần cù, thông minh và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý giá ở các vùng chuyên canh. Lê Quí Đôn đã tập hợp trong Vân đài loại ngữ về các cây ăn quả như : hồng, vải, nhãn, đu đủ, sấu... và những kinh nghiệm gieo trổng thu hái. + Kế thừa các thành tựu khoa học của thế giới trong công tác nhân giống, tạo giống không hạt, tỷ lệ đậu quả, các kỹ thuật canh tác và kỹ thuật tưới nước, trừ cỏ... 2.2.2. Vé khó khăn : + Lượng mưa lớn và phân bố tập trung. Đất trổng cây ăn quả phần lớn lại là đất dốc, cho nên nếu không có biện pháp kỹ thuật canh tác tốt sẽ gây xói mòn rửa trôi nghiêm trọng, môi trường bị phá huỷ, tuổi thọ cây ngắn. Lượng mưa ở nước ta bình quân 1.800 mm/năm, nhưng có vùng như Sapa (Lao Cai) và Bắc Quang (Hà Giang) mưa đến 4000 mm/năm mà lượng mưa này chủ yếu trong các tháng 7, 8, 9. 15
  • 18. + Sâu bệnh nhiều : do điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây trái quanh năm xanh tốt, nên tập đoàn sâu bệnh của cây ăn quả cũng rất phức tạp, đa dạng và rất khó phòng trừ. Đây là nguyên nhân chính hạn chế việc mở rộng diện tích cây ăn quả ở ta. + Công tác tiếp thị, đầu ra của cây ăn quả còn tổn tại lớn. Trong một vài năm qua, khi dân trồng có sản phẩm nhưng không bán ra được (như mơ, mận, vải...) khiến họ không yên tâm sản xuất. Nhà nước phải có biện pháp giúp họ, tiêu thụ hoặc xây dựng các cơ sở chê biên thích hợp. Qua những điểm đã nêu trên, mặc dù nước ta còn nghèo, song với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhân dân ta cần cù, thông minh, sáng tạo, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nền kinh tế của ta đang đà khởi sắc. Trong phong trào phủ xanh đất trống đồi trọc, đẩy mạnh các mô hình V.A.C.R, có sự tài trợ của các tổ chức tiến bộ quốc tế, chắc chắn nghề trổng cây ăn quả ở nước ta sẽ phát triển làm cho dân giàu nước mạnh. Hy vọng trong tương lai của thế kỷ 21, đất nước ta sẽ tràn ngập hoa thơm quả ngọt, bốn mùa hương say, bữa ăn thêm đậm đà trái chín. Khi ấy đất nước ta sẽ tươi đẹp hơn, giàu có hơn và xứng đáng với cái tên "Việt Nam anh hùng1 ’. 2.3- Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của môn học cây ân quả Là môn học nghiên cứu về cách trồng trọt các loài cây ăn quả, trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm về hình thái, đặc tính sinh lý, sinh thái của cây, để nhằm đạt được những cây có năng suất cao, chất lượng tốt, tuổi thọ cây bền lâu và giúp cho người kinh doanh vườn cây có lãi cao. Bởi đối tượng nghiên cứu là những cây lâu năm, cho nên người nghiên cứu, học tập về khoa học cây ăn quả cũng cần có lòng yêu nghề và kiên trì mới mong đạt được kết quả. Nhiều khi cả một đời người theo đuổi nghiên cứu mà vẫn chưa hiểu hết về đời sống của cây, cũng đừng lấy thế làm nản lòng. Với cây ăn quả, chỉ nóng vội, đốt cháy giai đoạn của những nhà khoa học, nhiều khi dẫn đến những tốn thất rất lớn lao về kinh tế đối với xã hội. Cũng như nhiều môn học chuyên khoa khác trong ngành nông nghiệp, môn cây ãn quả thường được sắp xếp học ở học kỳ thứ 6 của chương trình đào tạo kỹ sư nông học ( 8- 10 học kỳ, tuỳ nước). Nó phải được kế thừa sự hiểu biết các môn khoa học cơ sở đã học ở học kỳ trước như : thực vật, sinh lý, sinh hoá, cây trồng, thổ nhưỡng nông hoá, cỏn trùng, bệnh cây... Sản phẩm của cây ăn quả cung cấp cho con người là quả tươi, nó cũncr thường dễ bị thối hỏng, do điều kiện nóng ẩm của môi trường, hoặc phẩm chất sẽ bị giảm nếu chúng tá thu hái và bảo quản sau thu hoạch không tốt. Vì vậy môn học ngoài đề cập đến kỹ thuật trồng trọt để có được năng suất cao, cũng còn nêu lên cách thu hoạch, sơ chế sản phẩm để đạt được giá trị thương phẩm cao và giữ được phẩm chất tốt. 16
  • 19. Chương trình môn học được sắp xếp thành 2 phần : Phần đại cương, trình bày những vấn đề chung của nghề làm vườn, là những vấn đề kỹ thuật có thê áp dụng đối với tất cả các loài cây ăn quả như : xây dựng vườn cây ăn quả, đào hố, bón lót cho cây, nhân giống cây ăn quả... Phần chuyên khoa trình bày cụ thể một số cây ãn quả chính hiện nay của nước ta và những cây thích hợp cho vùng trung du và miền núi. Do khuôn khổ của giáo trình, chúng tôi không thế nêu hết được các cây ăn quả của nước ta. Trong mỗi cây đều trình bày một dàn ý thống nhất gồm 7 mục : 1- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây. 2- Nguồn gốc và phân bố ở trong nước và thế giới. 3- Phân loại và giới thiệu các loài, thứ chính. 4- Đặc điểm sinh vật học. 5- Yêu cầu sinh thái của cây. 6- Kỹ thuật trồng trọt. 7- Thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
  • 20. Chương 1 TÀI NGUYÊN CÂY ĂN QUẢ VIỆT NAM I. DANH MỤC MỘT s ố CÂY ẢN QUẢ CHỦ YẾU Cây ăn quả ở nước ta nẳm trong 2 lớp thực vật : 1 lá mầm và 2 ẳ ả mầm. Sau đây là các họ và các loài chính được sắp xếp theo vần alphabe của tên latinh. A. MONOCOTYLEDONE (Lớp đơn tử diệp) /- Bromeliaceae : 1.1- Ananas comosus Merr (A.sativus.L) 1.2- A. comosus var. variegatus 2- Musaceae : 2.1- Musa sinensis (M.nana lour) 2.2- M. sapientum 2.3- M. paradisiaca 2.4- M.textilis 2.5- M.coccinea 2.6- Ravenala madagasca 3- Palmaceae : 3.1 - Cocus nucifera 3.2- Areca catechus L. 3.3- Phoenix loureiri Kunth 3.4- Elaeis guineensis Jaca 3.5- Livistona cochichinensis Mart B- DICOTYLEDONE (Lóp song tử điệp) 1- Anacardỉaceae : 1.1- Mangifera indica L 1.2- Mangiíera reba Pisre 1.3- Mangiíera foetida Lour 1.4- Dracontomelum duppereanum 1.5- Spondias dulcis Soland 1.6- Anacardium ocidentale L. 1.7- Bonea oppositifolia 1.8- Allos pondias Lakonensis TÊN VIỆT NAM Họ Dứa Cây dứa Cây dứa làm cảnh Ho chuối Chuối tiêu Chuối tây Chuối dùng làm bột Chuối sợi Chuối rừng hoa đỏ Chuối cảnh rẻ quạt Họ dừa Cây dừa Cây cau Cây chà là Cây cọ dầu Cây cọ Họ đào lộn hột Cây xoài Cây quéo Cây muỗm (Xoài hôi) Sấu Cóc (Sâu Vân Nam) Đào lộn hột Thanh trà Dâu da xoan 18
  • 21. 2- Anonaceae : Họ na 2.1- Anona squamosa L. Cây na 2.2- Anona muricata L. Cây mãng cầu (na xiêm) 2.3- A.reticulata Cây nê (bình bát) 2.4- A.glabra L. Na Mêhicô (lùm gốc ghép tốt) 3- Bombacaceae : Họ gạo 3.1- Durio zibethinus Murr. Cây sầu riêng 4- Burseraceae : Họ trám 4.1- Canarium nigum Trám đen 4.2- c. album Raeusch Trám trắng 5- Caricaceae : Họ đu đủ 5.1- Carica papaya L. Cây đu đủ 6- Cataceae Họ xương rồng 6.1- Hylocereus undatus (Haw) Thanh long 7- Ebenaceae : Họ thị 7ẻl- Diospyros kali L. Cây hồng 7.2- Diospyros lotus L. Hồng dại (đểlùm gốc ghép,cây ( 7.3- Diospyros decandra Lour Cây thị 8- Elaeagnaceae .ể Họ nhót 8.1- Elaegnus latiíolia L. Cây nhót 9- Euphorbiaceae : Họ thầu dầu 9.1- Baccaures sapida Cây dâu da 9.2- Phyllantus acidus L. Cây chùm ruột 10- Fagaceae : Họ quả đấu 10.1- Castanopisi indica Cây dẻ 11- Flacourtiaceae .ể Họ mùng quân 11.1- Flacourtia cataphracta Cây mùng quân (Bồ quản) 12- Guttifera = Clusiaceae Ể ’ Họ măng cụt 12.1- Garcinia mangostana L Măng cụt 12.2- G. loureiri Pierre = G. cochinchinensis Cây bứa 12.3- G. tonkinensis Vesque Cây dọc 12.4- G.cowa ' Tai chua 13- Juglandaceae : Họ Hổ đào 13.1- Juglans regia L. Cây óc chó 14- Lauraceae : Họ long não 14.1- Persea americana Cây bơ 15- Moraceae : Họ dâu tằm 15.1- Morus alba L. Cây dâu
  • 22. 15.2- Artocarpus tonkinensis 15.3- Artocarpus intergiíolia L. = A. heterohyllus Lam. 15.4- Artocarpus intergra (thub) 15.5- Ficcus glocuelata Roxb. 15.6- F.roxburghii Wall = F.auriculata 16- Myricaceae : 16.1- Myrica sapida Wall 16.2- Myrica rubra L. 17- Myrtaceae .ề 17.1- Psidium guajava L. 17.2- Eugenia jambo L. 18- Oxalidaceae : 18.1- Averrhoa carambola L. 18.2- A.ibilimbi L. 19- Passiýĩoraceae : 19.1- Edulis sims 19.2- Passiflora quadragularis L. 20ếPunicaceae : 20.1- Punica granatum L. 21-Rhamnaceae : 21.1- Ziziphus jujuba Mill 21.2- Ziziphus mauritiana Lamk 22- Rosaceae : + Rosoitieưe : 22.1- Fragaria vesca L. + Ponoiíleae : 22.2- Pynus pyrifoli Nakai 22.3- Malus pumilia Mill 22.4- Eriobotrya japonica 22.5- Crataegus pinnatifida + Prunoideưe : 22.6- Prunus salicina Lindl 22.7- p. ameriaca L. 22.8- p. mume set s z. 22.9- p. comunis Arcang 22.10- Persica vulgaris Mill = p. persica Cây chay Cây mít Mít tố nữ Cây sung Cây vả Họ thanh mai Cây dâu rượu Thanh mai (quá chính ủn tươi hay nấu rượu) Họ sim Cây ổi Cây gioi Họ chua me đất Cây khế Khế đường (Khê tàu) Họ lạc tiên Cây lạc tiên Cây dưa tây Họ lựu Cây lựu Họ táo ta Táo tầu Cây táo ta Họ hoa hồng Họ phụ hoa hồng Cây dâu tây Họ phụ táo Cây lê (salê) Cây táo tây Cây sơn trà Nhật Bản (nhót tây) Cây sơn trà (chua chút, táo Mèo) Họ phụ mận Cây mận Cây mai, cây hạnh Cây mơ Cây đào thủỵ (quá đẹp) Cây đào 20
  • 23. 23- Rutaceae .ệ Họ cam quýt 23.1- Fortunella japonica Swingle Câyquất 23.2- Citrus medica L. Chanh yên, phật thủ, bòng.. 23.3- c. limon Burm Chanh núm 23.4- c. aurantifolia Svvingle Chanh vỏ mỏng 23.5- c. grandis Bưởi 23.6- c. sinensis Cam ngọt 23.7- c. paradisi Macfad Bưởi chùm 23.8- c. reticulata Blanco Cây quýt 23.9- c. hystrix D.c. Chấp 23.10- c. aurantium L. Cam chua 23.11- c. lausema lansium Cây hồng bì 24- Sapindaceae : Họ bồ hòn 24.1- Litchi sinensis Sonn (L. nephelium) Cây vải 24.2- Euphoria longana Steud Nhãn 24.3- Nephelium lappacum L. Chôm chôm 24.4- Nephelium bassacence Pierre Cây vải rừng 24.5- Euphoria chevalieri Gagnep Cây nhãn rừng 25- Sapotaceae : Họ chay 25.1- Achras zapota Mill Cây hồng xiêm 25.2- Chrysophyllium cainito L. Cây vú sữa 25.3- Lucuma mamosa Gaertn Cây Lêkima 26- Vitaceae : Họ nho 26.1- Vitis viniíera L Cây nho Như vậy, tập đoàn cây ăn quả chính ở nước ta trong đó có gần 30 họ, với hơn 100 loài khác nhau. Trong mỗi loài lại có rất nhiều thứ, tuỳ theo địa danh hoặc địa điểm, đặc tính của quả mà mang tên khác nhau. Ví dụ trong loài : Citrus sinensis (Cam chanh) ta có các thứ cam Xã Đoài, cam Thanh Hà, cam Sông con, cam Vân du, cam rốn Navel... Hoặc trong loài Prunus salitệ ina (mận) ta có các thứ mận : mận cơm, mận Hậu, mận Tam Hoa, mận Tả Van, mận Máu Cao Bằng... Những loài cho quả ăn được, song phải qua quá trình chế biến công nghiệp và không rõ đặc điểm "quả tươi" hoặc một số loài được phân loại theo nhóm rau như : các thứ dưa, bầu bí... chúng tôi không xếp vào danh mục phân loại này. Thực ra, việc sắp xếp này nó cũng chỉ có tính chất tương đối, tuỳ vào đặc điểm kinh tế của mỗi nước mà họ xếp thứ này là quả, thứ khác là cây thực phẩm hoặc cây công nghiệp. Ví dụ ở nước ta, ít quan tâm đến cây lạc tiên (P. edulìt) trong họ Passiíloraceae, và không đưa vào trong chương trình dạy cây ăn quả. Song khi sang 21
  • 24. giảng dạy cho Khoa nông nghiệp của trường Đại học NETO (ANGOLA) những năm 1983 - 1986 chúng tôi bắt buộc phải dạy (vì p. edulis là thứ quả làm nước uống chủ yếu của dân ANGOLA). Trong tập đoàn cây ăn quắ đã nêu trên, ở mỗi vùng của nước ta có những cây đặc trưng riêng cho vùng. Ví dụ ở miền Bắc cây đặc trưng là : vải thiều, hồng, đào, lê, mơ, mận. Ở Miền Nam là : xoài, bơ, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm, còn các cây khác như : chuối, dứa, nhãn, đu đủ, na, ổi, cam quýt... thì có thể trồng được ở hầu khắp đất nước, chỉ trừ những vùng núi cao hoặc thung lũng có sương muối hàng năm. Chính vì thế nước ta bốn mùa đều có quả chín. 2. PHÂN BỐ TựNHIÊN CÂY ĂN QUẢ ở NƯỚC TA Có thể nói, do điều kiện khí hậu nước ta rất phù hợp cho sinh trưởng của cây ãn quả nhiệt đới cho nên nhóm cây này gần như phân bố tự nhiên ở khắp các tỉnh trong cả nước và cũng là nhóm cây chủ lực ở ta. Ở đâu cũng có chuối, dứa, xoài, đu đủ, cam, chanh, quýt, bưởi, táo, na, ổi, roi... Tuy nhiên do yêu cầu sinh thái riêng của từng giống, từng loài mà phạm vi phân bố có rộng hẹp khác nhau. Chẳng hạn, cây xoài tuy trồng được ở khắp các tỉnh, song nếu là để đạt được hiệu quả cao kinh doanh có lãi, thì xoài chỉ nên trổng từ Nha Trang trở vào phía Nam. Ngoài Bắc, cá biệt một số vùng có điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ thấp như Yên Châu (Sơn La) hoặc một vài vùng hẹp của Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu cũng trồng được xoài, song nếu mở rộng ở các tỉnh phía Bắc khi ra hoa sẽ gặp điều kiện bất lợi như mưa phùn, gió rét của tháng 1 đến tháng 3 làm cho tỷ lệ đậu quả rất thấp. Muốn mở rộng cần chú ý chọn các giống xoài ra hoa muộn có thể nhập nội các giống này từ Thái Lan, Trung Quốc, Australia. Tuy nhiên công việc đó cần phải làm hết sức cẩn thận, nghiêm túc ở các cơ quan nghiên cứu. Khi đã có giống thích hợp mới mở rộng ra sản xuất đại trà. Cây vải thiều, cây hồng chỉ nên phát triển ở Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra Bắc, vì nó đòi hỏi hàng năm phải có ít nhất một thời kỳ khô lạnh để cây phân hoá mầm hoa. Ở miền Nam cũng có thể trổng ở một số vùng như Đà Lạt, Tây Nguyên. Ở Huế một sô' cây vải trước đây được "cống" cho triều đình nhà Nguyễn trồng trong đại nội, cây sinh trưởng rất tốt song ít năm ra hoa kết quả. Vì thế không nên ào ạt đưa vải vào trồng ở các tỉnh phía Nam. Các cây ăn quả mang nguồn gốc ôn đới như : đào, lê, táo, mận... có thể trồng tốt ở các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là. các vùng có độ cao trên dưói lOOOm so với mặt biển, ở miền Nam dọc theo dãy Trường Sơn những vùng có độ cao như trên cũng có thể trồng hồng, như ở Đà Lạt, Đông Dương. 22
  • 25. 3. THỜI VỤ THU HOẠCH MỘT s ố CÂY ĂN QUẢ CHÍNH Ở NƯỚC TA Bảng 4 : Thời vụ thu hoạch một sô'cây ủn quả chính ở nước tu STT Giống cây ăn qúả 1 Chuối tiêu 2 Mít 3 Xoài 4 Đu đủ 5 Sầu riêng 6 Mãng cụt 7 Vú sữa 8 Dứa 9 Hồng xiêm 10 Khế 11 Na 12 Cam chanh 13 Quýt 14 Chanh 15 Bưởi 16 Vải 17 Nhãn 18 ổi 19 Hồng 20 Lê 21 Nho 22 Đào 23 Mận 24 Mơ 25 Táo tây 26 Táo ta 27 Nhót 28 Lựu 29 Dâu da 30 Chôm chôm Tháng thu hoạch 8 Ghi chú 10 1 1 12 + Thời gian thu họạch quả rộ : + Thời gian thu hoạch quả ít : 23
  • 26. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIÊN CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN Gỗ Như ta đã thấy ở chương I, trừ một vài loài cây ăn quả như chuối, dứa... phần lớn các giống và loài cây ăn quả khác đều có đặc điểm cấu tạo thân gỗ và sống nhiều nãm, ngắn cũng phải 5 - 1 0 nãm, thông thường cũng vài chục năm, có loài một vài trăm năm. Đê có được những biện pháp kỹ thuật thích hợp, chúng ta trước tiên hãy tìm hiểu những đặc điểm sinh trưởng phát triển của chúng. 1. VÒNG ĐỜI CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN G ỗ Vòng đời của cây ăn quả tức là thời gian được kể từ khi trổng, trải qua quá trình sinh tnrởng phát triển đến khi cây già cỗi, chết hoặc được thay thế, thời gian này thường rất khác nhau giữa các loài. Người ta chia vòng đời của chúng ra các thời kỳ khác nhau, ở mỗi thời kỳ, cây có đặc điểm sinh trưởng phát triển riêng và đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật khác nhạu. Thường chia ra 3 thời kỳ : - Thời kỳ cây con - Thời kỳ cho thu hoạch sản lượng - Thời kỳ già cỗi. l .l ểThòi ký cây con Thời gian kể từ sau khi trồng đến khi cây bắt đầu bói quả, ta gọi là thời kỳ cây con. Thời gian này có thể kéo dài 3 - 5 năm, có khi tới 7 - 8 năm, tuỳ vào loài cây, hình thức nhân giống và mức độ chăm bón. Ví dụ : Nếu nhân giống bằng cách chiết, ghép v.v... (vô tính) thì thời gian này ngắn hơn là cây trồng bằng hạt (hữu tính). Những loài cây như mít, nhãn, vải nếu trồng từ hạt và trong điều kiện không được chăm sóc chu đáo thì rất lâu bói quả; ngược lại, nếu ta trồng bàng cành chiết cây ghép thì có khi chí một năm đã ra quả ngay, nhất là xu thế hiện nay nhiều người lại thích trồng những cành chiết với kích thước khá lớn. Đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của cây ở thời kỳ này là phát triển khung cành mạnh mẽ đế hình thành tán cây, một năm nó có thể ra 4 - 6 đợt lộc, đặc biệt vào thời gian có điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Biện pháp kỹ thuật giai đoạn này cần chú ý : - Bón thúc nhiều lần để thúc các đợt lộc ra mạnh. - Tỉa bỏ hoa quả trong 2 - 3 năm đầu, đã tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển thân tán. - Chú ý cắt tía và tạo hình cho cây theo ý định ban đầu, không để cây mọc tuỳ tiện.
  • 27. Hai thái cực đều cần phải tránh ở thời kỳ này là : + Quá thờ ơ, không chăm bón thâm canh làm cây còi cọc, lâu ra quả. + Quá nóng vội ăn quả, làm cho cây thiếu hụt dinh dưỡng, không ra được lộc, thân cành chậm phát triển. Cá 2 trường hợp đó đều khiến cây yếu ớt, còi cọc, sau này khó có thể hồi phục. 1.2ềThời kỳ cho thu hoạch sản lượng Thời gian này dài ngắn tuỳ loài và tuỳ chế độ canh tác. Thời kỳ này kéo dài từ sau khi cây bói quả đến khi cây cho sản lượng tối đa rồi tiếp đến là suy giảm. Với các loài cây ăn quả thân gỗ ở các nước ôn đới có thê kéo dài vài chục năm. Ở các nước nhiệt đới do sâu bệnh nhiều, phần lớn các loài đều có thời gian canh tác ngắn hơn. Tuy nhiên ở ta các cây vải, nhãn, hổng..Ểcũng có thế kéo dài tới vài chục năm. Đặc điểm sinh trưởng phát triển trong thời kỳ này là : vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực chi có 2 - 3 đợt lộc/năm, cần đặc biệt quan tâm đến các đợt lộc có thê làm cành mẹ cho vụ quả năm sau đê tránh mất mùa và ra quả cách năm. Biện pháp kỹ thuật cần chú ý là : - Bón phân trả lại cho đất tuỳ theo sản lượng quả lấy đi hàng năm, đặc biệt chú ý thúc các đợt cành sẽ làm cành mẹ cho vụ quả năm sau. - Chú ý biện pháp cắt tía, tạo tán cho cây nhận đủ ánh sáng, giữ lại các cành hữu hiệu, loại bó những cành vô ích (cành sâu bệnh, cành vượt...) đê ổn định năng suất hàng năm. - Phònc trừ sâu bệnh hại, tưới nước, trừ cỏ v.v... để giúp cho cây sinh trưởng tốt, khống chế tỷ lệ cành hoa và cành dinh dưỡng hợp lý, chú ý bồi dưỡng đợt cành mẹ đê ngăn chặn sự ra quả cách năm. 1.3. Thòi kỳ già cỗi Là thời gian kê từ khi năng suất của cây bắt đầu suy giảm liên tục. Thời kỳ này dài hay ngắn tuỳ vào ý định của chủ vườn. Nếu còn có ý định thu hoạch thêm một sô năm thì kéo dài. Còn nếu thấy không có lợi nhuận nữa thì phá đi trồng lại hoặc luân canh cây trồng khác. Đặc điểm của thời kỳ này là : sinh trưởng của cây suy giảm, cành già yếu, sâu bệnh nhiều. Cho nên sô' quả ra ít và quả nhỏ hơn, các đợt lộc giảm, chủ yếu chí còn lộc xuân, lộc hè. Biện pháp kỹ thuật chú ý là : - Nếu còn có ý tận thu, cần phái tỉa đau cho ra cành vượt để quả khá hơn. - Tăng cường bón phân và các biện pháp thâm canh khác đê hổ trợ cho quả phát triển, cho cành tơ mỡ. - Nếu là giống quý, muốn vườn trẻ lại, ta có thê đốn đau chỉ để lại một đoạn thân chính 30 - 50cm, tăng cường bón phân, tưới nước, thúc các mầm ngủ mọc ra,
  • 28. giữ lại 2 - 3 mầm khoẻ để thay thế cây mẹ. Không thu hoạch quả một vài năm để thân cành phát triển thành một bộ khung tán mới. - Trường hợp vườn quả quá xấu, già cỗi, sâu bệnh nhiều thì có thể phá đi trồ lại sao cho hiệu quả kinh doanh có lợi nhất. Chỉ cần chú ý luân canh và xử lý tàn dư sâu bệnh hại trước khi trổng mới. 2. CHƯ KỲ PHÁT TRIỂN HÀNG NĂM Cùng như tất cả các loài cây trồng khác, hàng năm cây ăn quả cũng phải trải qua một chu kỳ phát triển nhất định. Chu kỳ này được bắt đầu vào mùa xuân và kêt thúc vào mùa đông. Phần lớn các cây ăn quả thân gỗ, khi bắt đầu chu kỳ sinh trưởng vào mùa xuân đều vừa sinh trưởng sinh dưỡng (ra cành lá) vừa sinh trưởng sinh thực (ra hoa) - đê tiện cho công việc chăm sóc, thao tác hợp lý và kịp thời trong vườn quả, người ta lại chia chu kỳ phát triển hàng năm ra mấy giai đoạn sau đây : Giai đoạn ra lộc, giai đoạn ra hoa, giai đoạn mang quả, giai đoạn sau thu quả. Có những loài vừa ra hoa vừa ra lộc, thì 1 năm chỉ có 3 giai đoạn. Mỗi loài cây ăn quả do đặc tính di truyền của chúng, mà nó sẽ có phản ứng nhất định vói môi trường. Bởi vậy, các thời kỳ này thường rất khác nhau từ loài này sang loài khác, nhưng ở một loài thì sự lặp lại các giai đoạn này trong một năm thường khá chính xác. Người ta có thế căn cứ vào sự phát triển của tổ tiên chúng để dự đoán được các giai đoạn này diễn ra hàng năm vào lúc nào. Ví dụ cây cam quýt thường ra hoa vào tháng 2 - 3 . Cây táo lại ra hoa vào tháng 7 - 8, sự thay đổi hàng năm do điều kiện môi trường có xê xích chút ít, nhưng về cơ bản ]à chính xác. 2ẽl. Giai đoạn ra lộc Mùa xuân đến, khi tiết trời phù hợp các mầm trên thân cành bắt đầu hoạt động, tuỳ loài cây ăn quả mà các mầm này có thế là mầm lá (táo), mầm hoa (đào, mơ, mận) hay mầm hỗn hợp (như cam quýt, hồng...) sẽ phá vỡ lớp vảy bọc mà bật thành cành, bao giờ các mầm lá cũng có sức nảy mầm mạnh hơn mầm hoa, thường bật ra trước và tốc độ vươn dài ra nhanh hơn. Đợt lộc xuân thường chỉ thấy các mầm cố định hoạt động (mầm ở ngọn cành và nách lá) còn các mầm bất định ít hoạt động hơn. Đây là đợt lộc quan trọng nhất trong năm, nó sẽ quyết định đến tất cả các đợt lộc tiếp theo như lộc hè lộc thu. Lộc xuân ra nhiều, cành khoẻ, chứng tỏ cây sung sức, sẽ là cơ sở để cây ra lộc hè lộc thu (ra sớm, ra nhiều đợt, số lượng lộc một đợt nhiều v.v...) đó chính là yếu tố quyết định đến năng suất cây, trọng lượng quả, đến tính ổn định năng suất giữa các năm. Một số cây ra lộc xuân vừa là cành dinh dưỡng, vừa là cành hoa (cam quýt vải, nhãn, hổng...) thì cần chú ý khống chế tỷ lệ 2 loại cành này thích hợp để cây không quá sai, sẽ ảnh hưởng đến vụ quả năm tiếp theo, cần đặc biệt chú ý phòng trừ cẩc loài sâu hại lộc xuân. 26
  • 29. 2.2. Giai đoạn ra hoa 7 Nhiều loài cây ăn quả ra hoa cùng đợt lộc xuân, cũng có những loài ra xong lộc xuân, sau một thời gian mới ra hoa (táo ta). Ở giai đoạn này cần chú ý kỹ thuật sao cho cây đậu quả nhiều, giảm thiêu những tác nhân có hại cho sự thụ phấn của hoa, những năm hoa quá sai cần tỉa bớt một cách hợp lýể Muốn tỉa hoa, chúng ta cần phân biệt trên cây ăn quả có 2 dạng : - Hoa lưỡng tính, là hoa có đủ cả nhị đực và nhị cái, chúng có thể tự thụ phấn và phần lớn thụ phấn nhờ côn trùng. Ví dụ họa cam, quýt, mơ, mận, táo, đào... - Hoa đơn tính, là hoa chỉ có nhị đực, hoặc chỉ có nhị cái, đặc điểm là nó phải thụ phấn khác hoa, thường nhờ gió hoặc côn trùng. Ví dụ : Hoa vải, nhãn, mít, xoài, đu đủ. Có hai loại hoa đơn tính : hoa đơn tính đồng chu và biệt chu. Nếu hoa đơn tính mà cả hoa đực và hoa cái ở trên cùng một cây, ta gọi là hoa đơn tính đồng chu; còn nếu hoa đực và cái ở trên 2 cây khác nhau gọi là hoa đơn tính biệt chu, bất kỳ là dạng hoa nàọ, muốn đậu quả được nó phải có đầy đủ các bộ phận (đế, đài, tràng, nhị, nhụy) đặc biệt là nhị và nhuỵ phải phát triển đầy đủ. Các hoa thiếu khuyết các bộ phận hoặc biến dạng, dị hình phần lớn đều rụng trong quá trình nở hoa. Thông thường tỷ lệ đậu quả chỉ là 2 - 10% số hoa (tuỳ loài) do đó phần lớn sô' hoa sẽ rụng dần trong quá trình nở hoa và tiêu phí một lượng dinh dưỡng khá lớn của cây. Nếu biết những dạng hoa vô hiệu, ta có thể chủ động tỉa sớm, để tập trung dinh dưỡng cho các hoa hữu hiệu. Trong giai đoạn này tránh phun thuốc hoặc các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động của ong bướm. 2.3ỄGiai đoạn mang quả Sau khi thụ tinh xong, phôi châu phát triển thành hạt, còn vách bầu nhuỵ và các bộ phận khác của hoa phát triển thành quả. Quả do vách bầu phát triển thành gọi là "quả thật". Quả do các bộ phận khác của hoa phát triển thành gọi là "quả giả", trong quá trình cây vừa nở hoa, đậu quả và quả lớn lên đa phần các cây ăn quả thân gỗ đều có hiện tượng rụng quả sinh lý. Tức là do tranh chấp về dinh dưỡng và sự điều tiết nội tại của cây, một lượng khá lớn quả rụng đi đê dồn dinh dưỡng cho các quả còn lại phát triển, thường sau đợt rụng quả này, tốc độ lớn của quả tăng lên rất nhanh. Để hỗ trợ cho qúa phát triển và hạn chế những đợt rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng lại xảy ra sau lần rụng quả sinh lý này, người ta có thể phun cho cây các dung dịch dinh dưỡng, vi lượng hoặc các auxin (như NAA, IBA và gibberellin), nhóm các chất này có tác dụng hạn chế vai trò của etylen, tác nhân chính gây nên sự rụng - hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc đậu quả có thể sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Cũng có thể căn cứ vào ngoại hình quả, căn cứ vào số lá nuôi cho một quả người ta chủ động tỉa sớm những quả hình dạng xấu, định hình về số lượng quả cho mỗi cành, cho toàn cây thì hiệu quả tốt hơn là để cây tự điều chỉnh, tự rụng dần dần. Giai đoạn này cần chú ý bổ sung 27
  • 30. dinh dưỡng nuôi quả phát triển, đổng thời xúc tiến các đợt lộc làm cành mẹ cho vụ quả năm sau. Sau một thời gian phát triển, quả lớn dần đến tối đa, chuyển sang tích luỹ vật chất vào quả và hạt. Tuỳ loài cây ăn quả mà thời gian từ đậu quả-đên thu hoạch dài ngắn khác nhau. Ví dụ cây vải, nhãn thì sau 3 - 4 tháng, cây cam quýt phải sau 7 - 8 tháng, cây hồng có thể phải sau 9 - 1 0 tháng. Người ta có thể tính thời gian để thu hoạch, cũng có thể căn cứ vào ngoại hình quả, chuyển đổi màu sắc ở vỏ quả, căn cứ hàm lượng đường, axit trong quả đê quyêt định thu hoạch cho đúng lúc. Kỹ thuật cần chú ý : - Thu hoạch đúng độ chín. - Thu hoạch không gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây, tránh bẻ quá đau nhất là các loài mà hoa tự là chùm kép (vải, nhãn, xoài...). 2.4. Giai đoạn sau thu quả Từ sau thu quả đến nảy chồi mới ở các loài khác nhau thì dài ngắn khác nhau. Sau một thòi kỳ mang quả, giai đoạn này cây phục hồi, ra một số đợt cành dinh dưỡng mà thường là cành mẹ cho vụ quả năm sau (vải, nhãn) đồng thời cây tiến hành quá trình phân hoá mầm hoa. Ví dụ ở cam quýt thấy từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Vải nhãn tháng 12-1. Nếu là các loài có nguồn gốc ôn đới như : đào, lê, táo, mơ, mận, hổng... thì thường rụng lá và cùng tiến hành phân hoá mầm hoa. Tuy nhiên chúng yêu cầu nhiệt độ đê phân hoá mầm hoa thường thấp, vùng nào hoặc năm nào biểu hiên cây có rụng lá được tốt thì hoa mới ra tốt. Biện pháp kỹ thuật chủ yếu ở giai đoạn này là bón thúc nuôi dưỡng các đợt cành mẹ : - Cắt tỉa, sửa tán cho cây, cắt đi những cành già, yếu, sâu bệnh hoặc mọc chen chúc lộn xộn trong tán cây. Cũng có những loài tái sinh mạnh như táo ta thì đốn bỏ các cành phụ chỉ giữ lại thân chính và một số cành cấp I. - Bón phân lót hàng năm cho cây : khi cây biểu hiện ngừng sinh trưởng hoặc lá đã rụng hết, ta đào rãnh quanh tán để bón phân hữu cơ, lân v.v... cho cây. - Vệ sinh thân, cành cho cây như : dùng nước vôi trong lau sạch các thứ ký sinh triển thân chính, cành chính (rêu, địa y) hoặc quét vôi vào phần gốc của cây. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BỘ RỄ CÂY ĂN QUẢ THÂN G ỗ 3ẻl. Sự phân bô' của bộ rễ Quan sát bộ rễ của cây lâu năm là một việc rất khó. Để nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cây ãn quả, người ta sử dụng các phương pháp như : - Trổng cây trong bồn cát. 28
  • 31. - Trồng cây trong bể có chứa dung dịch dinh dưỡng đê nghiên cứu sự phát triển cúa bộ rễ theo thời gian và trong những điều kiện khác nhau của môi trường. - Đào hào (như đào phẫu diện đất) để quan sát sự phân bố của bộ rễ về chiều rộng và chiều sâu, phân bố tầng rễ hút. Có 2 kiểu hào : * Hào ngang : đào thẳng góc với đường kính của tán cây, rộng 0,6 - 0,8m, dài bằng với hình chiếu tán cây, đào sâu đến khi không còn thấy dấu vết của rễ thì thôi. * Hào phóng xạ : phía trong tính từ gốc cây đào một hào trùng với đường kính, chiều ngang 0,6 - 0,8m, chiều dài bằng chiều dài loại rễ phân bố ngang. Sau khi làm nhẵn mặt cắt của hào, người ta quan sát và ghi lên sơ đồ sự phân bô của các cấp rễ bằng các ký hiệu riêng ở các tầng đất khác nhau, như thế sẽ biết được sự phân bố của bộ rễ ở trong đất. Qua những kết quả nghiên cứu có tính cơ bản đó, người ta rút ra những nhận . xét sau : - Rễ của cây ăn quả thân gỗ được chia ra 2 loại rễ ngang và rễ đứng. - Rễ ngang phân bố ở tầng đất mặt có thể sâu đến lOOcm, xong tập trung ỏ' lớp đất 10-40cm là chủ yếu (tuỳ đất, tuỳ loài cây) phát triển song song với mặt đất. Loại rễ này phát triển mạnh, có nhiều lông hút, giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. về độ xa tuỳ tán cây, tuỳ loài có thể xa gốc đến 10-15m. Song đáng chú ý là nó tập trung nhiều ở vùng giáp danh với hình chiếu của tán cây. Chính vì thế mà bón phân cho cây hàng năm ta cần chiếu theo tán cây hoặc rãnh sâu đến 40cm là được. - Rễ đứng : tuỳ đất, tuỳ loài mà có thể ăn sâu l-2m có khi đến hàng chục mét. rễ này mọc vuông góc với mặt đất, ngoài chức năng hút nước dinh dưỡng ở các tầng sâu, nó còn giữ cho cây vững chắc. Các cây ãn quả thân gỗ đểu có rễ chính (mọc ra từ phôi hạt) và rễ phụ (mọ ra từ các cơ quan khác nhau của cây) các cây như đào, mận, lê, hồng, cam, quýt, vải, nhãn ngoài lông hút, còn có nấm cộng sinh (cây cung cấp hydrat cacbon cho nấm, nấm lại cung cấp nước và muối khoáng cho cây). 3.2. Sự hoạt động của rễ trong 1 năm Nó cũng hoạt động tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Các nước ở Bắc bán cầu thấy 1 năm 3 kỳ hoạt động của bộ rễ là vào các tháng 2 đến tháng 3, cuối tháng 4 đầu tháng 5, tháng 7-8. Các quan sát của các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều có một ý chung là : Sự hoạt động thân lá trên mặt đất và hoạt động của bộ rễ có sự xen kẽ nhau:khi lộc ra mạnh thì hoạt động của rễ tạm ngừng nghỉ, sau khi lộc ổn định rễ lại bước vào kỳ hoạt động mạnh (xem đồ thị); hàng năm rễ bước vào hoạt động sớm hơn, sau khi rễ hoạt động mạnh thì phần trên mặt đất bắt đầu ra lộc mới, trong quá trình phát triển của lộc, hoạt động của rễ giảm dần, đến khi lộc cành ra ổn định, lá đã chuyển sang màu xanh đậm, lúc này rễ lại bắt đầu một kỳ hoạt động mới, sự hoạt 29
  • 32. động này tăng dần đến một ngưỡng nhất định, thì đợt lộc mới lại xuất hiện cứ như thế đan xen nhau. Đồ thị 2.1 : Sự hoạt động của thân lá và bộ rễ ở dưới đất Thân lá Qua kết quả nghiên-cứu này kết hợp với thực tiễn sản xuất, chúng ta thấy có thể nhìn lá cây mà bón phân. Sau khi cây ra lộc ổn định 10- 15 ngày ta bón phân thúc là tốt nhất, kịp thời nhất. Như vậy khi cây càng nhỏ, càng có nhiều đợt lộc thì càng bón nhiều lần hơn khi cây đã lớn. 4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG THÂN CÀNH CỦA CÂY ĂN QUẢ THẨN G ỗ 4.1. Sự tăng trưởng Tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc vào hoạt động của đính sinh trưởng, các tăng trưởng về đường kính của thân cành phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng. Pha đầu tiên của sinh trưởng bắt đầu có sự phồng lên của mầm, làm cho nó mở ra, cùng thời gian đó, ở đỉnh sinh trưởng bắt đầu có sự phân chia tế bào tạo ra mô phân sinh. Như thế là bắt đầu có sự dài ra của mầm, sự sinh trưởng này mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự hấp thụ dinh dưỡng và nước của cây cho nên pha đầu tiên này thường xảy ra bắt đầu vào mùa xuân. Một chu kỳ sinh trưởng tiếp theo thường vào tháng 6 và chu kỳ sinh trưởng thứ 3 là vào tháng 9. Quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cành và xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như : nhiệt độ, lượng mưa, dinh dưỡng của cây... Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thì sự phân biệt này không rõ rệt lắm. Cây thường xuyên ở trong trạng thái sinh trưởng, vì yếu tố nhiệt độ luôn luôn thoả mãn, yếu tố hạn chế ở đây chỉ là thiếu ẩm do lượng mưa phân bố không đều qua các mùa. Tuy nhiên sự tăng trưởng chiều dài của cây ăn quả thường không như các cây khác. Đỉnh sinh trưởng không phải cứ tãng trưởng liên tục mà thường có hiện tượng như tự huỷ đỉnh sinh trưởng hay là hiện tượng ngủ. Tức là sau một thời kỳ 30
  • 33. sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng ngừng lại, các mầm bên phát triển và cứ như vậy làm cho tán cây sớm hình thành và thấp, thuân lợi cho việc quản lý chăm sóc, thu hoạch. Song cũng có nhược điểm là cây dễ bị quá rậm rạp và là nơi trú ngụ của sâu bệnh. Vì vậy hàng năm người ta phải cắt tỉa hợp lý để cây đạt được năng suất cao. 4ể2. Quy luật ra cành trong một năm Căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân ra : - Cành quả là cành trực tiếp mang quả - Cành mẹ là cành mọc ra cành quả. - Cành dinh dưỡng là cành không mang hoa quả. Chỉ có lá hoạt động quang hợp để cung cấp dinh dưỡng. - Cành vượt cũng là cành dinh dưỡng, song mọc ra khi có nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Trong một năm khi ra cành mùa xuân trên cây thấy có cả mầm hoa, mầm dinh dưỡng cùng hoạt động. Thường mầm dinh dưỡng chỉ ra cành và lá còn mầm hoa thì ra hoa và đậu quả (hoặc rụng). Cho nên trong đợt cành xuân sẽ có một số là cành quả, còn phần lớn là cành dinh dưỡng. Tỉr những cành dinh dưỡng mùa xuân sẽ mọc ra các đợt cành tiếp theo trong năm, căn cứ vào thời gian xuất hiện người ta chia ra thành : Lộc xuân xuất hiện tháng 2, 3, 4 Lộc hè xuất hiện tháng 5, 6, 7 Lộc thu xuất hiện tháng 8, 9, 10 Lộc đông xuất hiện tháng 11, 12. Các đợt lộc này sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào thời tiết hàng năm và phụ thuộc vào tuối cây. Lộc hè thường xuất hiện trên lộc xuân. Lộc thu lại xuất hiện trên lộc hè và cũng có một số mọc ra từ đợt lộc xuân. Còn lộc đông thường mọc ra từ trên các cành quả vô hiệu (tức là nó ra hoa, đậu quả song sau một thdi gian thì rụng). Những cành này do mất dinh dưỡng đê nuôi quả nên mùa hè, mùa thu không thể ra lộc mới mà phải tích luỹ dinh dưỡng đến tháng 12, tháng 1 nếu nhiệt độ ẩm độ của môi trường phù hợp thì xuất hiện một đợt lộc mới : đó là lộc đông. Sự liên quan giữa các loại cành trong một năm ra có thê thấy qua sơ đổ sau : Cành dinh dưỡno r Cành mẹ cho quả vụ sau (60%) Cành xuân Cành hè * ■ Cành thu ♦•Cành đông Cành quả (40%) * Vô hiệu (30 — > 38%) * Hữu hiệu (2 10%) 31
  • 34. Qua sơ đồ sự phát triển của các loại cành trong 1 năm, ta có thế thấy sự ra hoa cách năm được thể hiện khá rõ rệt. Ví dụ : năm nay sai quả, lượng dinh dưỡng mà cây tạo ra sẽ tập trung nuôi quả, như thế cành dinh dưỡng mùa xuân sẽ ít và yếu, sẽ dẫn đến cành hè và cành thu ít và yếu. Đó chính là cành mẹ cho vụ quả năm sau, nên năm sau sẽ ít quả. Ngược lại, nếu nãm nay ít quả, lượng dinh dưỡng cần cho nuôi quả ít, sẽ tập trung cho phát triển cành dinh dưỡng mùa xuân mạnh mẽ, nhiều. Từ đó sẽ cho ra nhiều cành hè, cành thu, dẫn đến sang năm sau sai quả. Quy luật này được thể hiện khá rõ rệt ở các cây ăn quả thân gỗ mà đã được cha ông ta đúc kêt trong câu: "Năm ăn quả, năm trả lộc". Nó cũng thể hiện sự tự điều chỉnh, cân bằng dinh dưỡng để duy trì đời sống cá thể của loài. Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, con người có thể dùng biện pháp cắt tỉa hợp lý, khống chế được lượng cành hè, cành thu hàng năm để duy trì lượng quả hàng năm. Ngoài ra, người ta còn có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nhau như : tỉa hoa, quả, chí để lại một số lượng quả hàng năm, nhất là những năm quá sai : - Thu hái sớm hơn đối với những năm sai quả, đê cây có điều kiện tốt cho phân hoá vụ quả nãm sau. - Đầu tư phân bón hợp lý, năm nào sai quả, bón tăng lên, bón nhiều lần hơn đê thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây. - Phòng chống sâu bệnh hại, giữ cho bộ lá của cây được duy trì tốt, nhất là khi thu hoạch quả không bẻ quá đau, hại đến các mầm ngủ trên cành quả. Khi cây đang vào thời kỳ cao sản, những cành vượt (mọc ra trong điều kiện nóng ấm của mùa hè) vì cành vượt tiêu hao nhiều dinh dưỡng, người ta cũng tỉa bỏ, để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. 4.3. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình Từ đặc điểm sinh trưởng của thân cành cây ăn quả thân gỗ như đã nói trên, việc cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa sửa cành, sửa tán là không thể thiếu được, nó vô cùng quan trọng không kém gì việc bón phân, tưới nước... Ở một số nước ôn đới, á nhiệt đới, kỹ thuật này đã được chú ý từ lâu song ở nước ta kỹ thuật cắt tỉa chưa được coi trọng (công tác nghiên cứu thí nghiệm chưa nhiều, công cụ để cắt tỉa chưa được sản xuất). Trong sản xuất nhân dân ta chưa có khái niệm cắt tỉa, hiệu quả của biện pháp cắt tỉa thường biểu hiện ra chậm, hiệu quả không nhìn thấy ngay như bón phân tưới nước... cho nên người ta ít chú ý. Qua kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng trong sản xuất của các nước có nền nông nghiệp phát triển đã khẳng định những lợi thế của cắt tỉa như sau : - Làm cho cây sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất, dẫn đến tăng năng suất. - Điều chỉnh số cành lá hợp lý, không quá rậm rạp, hạn chế sâu bệnh. 32
  • 35. - Tạo cho cây có bộ khung cành chắc chắn, thông thoáng, hạn chế tác hại của gió bão. - Cắt tỉa nhằm tạo cho tán cây phát triển đổng đều trong vườn, khống chế được khung tán, ổn định mật độ vườn. - Cắt tỉa tốt là loại bỏ những cành già, yếu, sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng và ánh sáng cho những cành còn lại phát triển, đặc biệt loại bỏ các đợt lộc không có hiệu quả, glữ lại các đợt lộc quan trọng nhất làm cành mẹ cho vụ quả năm sau, như vậy sẽ hạn chế năm được mùa, nãm mất mùa. Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, việc đốn, tỉa, tạo hình có thể ví như kỹ thuật "giải phẫu”. Mà muốn "giải phẫu" đạt được hiệu quả, người chuyên gia giải phẫu phải có tay nghề cao, tức là phải có kiến thức sâu, có thực hành giỏi, cắt bỏ cành nào ? cắt ở chỗ nào ? cắt vào lúc nào trong năm ? v.v... là cả một kiến thức về sinh lý của mỗi loài cây và phải được trắc nghiệm qua thực tiễn. Vì thế nếu tay nghề non thì việc cắt tỉa có khi lợi bất cập hại. Về nguyên tắc chung chúng ta thấy ở điều kiện nhiệt đới như ở nước ta, cây xanh quanh năm thì việc cắt tỉa cần chú ý cắt nhẹ, khi cây còn nhỏ lấy uốn nắn làm chính chứ không phải cắt bỏ làm chính - khi cây con cắt ít, cây già cắt nhiều hơn, mùa mưa cắt ít, mùa khô thu quả cắt nhiều..ệ Thực chất đây là một nghệ thuật để điều chỉnh tỷ lệ C/N trong cây (mà sâu xa chính là đièu chỉnh giữa phần lá trên cây với rễ ở trong đất). Khi cây còn nhỏ hoạt động của bộ rễ mạnh, thân tán còn ít, quang hợp yếu, N > c lúc này không nên cắt bỏ nhiều. Khi cây đã già - lúc này rễ yếu (một phần do sâu bệnh hại) N < c nên cần phải cắt nhiều giảm bớt phần quang hợp của tán lá. ứng với 3 thời kỳ của vòng đời cây ăn quả thân gỗ, chúng ta có 3 loại đốn tỉa tương ứng là cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa tạo quả, đốn trẻ lại. 4.3.1. Tạo hình Ớ thời kỳ cây con, chủ yếu là cây hình thành bộ rễ và thân cành chính. Các cây giống đã được tạo hình từ vườn ươm sẽ tiếp tục phát triển, người quản lý vườn cần giúp cho cây sinh trưởng tốt, xong không phá "hình thế" ban đầu, hạn chế đốn cắt tỉa đến mức thấp nhất, nếu thấy cành nào mọc ra từ thân chính không hợp "thế" thì phải tỉa ngay khi còn non, không đợi cành lớn rồi mới cắt, sẽ phí dinh dưỡng. Điều kiện ở ta, nên tạo hình cho cây có dạng bán cầu để tiếp nhận ánh sáng tốt nhất - cách tạo hình này thường được làm ngay khi cây giống còn ở vườn ươm. Cây có một đoạn thân chính đứng thẳng cao 0,6 - 0,8m (tuỳ loài), thì bấm ngọn để các mầm ngủ ở nách lá bật ra. Chọn lấy 3 - 4 cành cách nhau 15 - 20cm có góc độ đều về các hướng khác nhau - các cành cấp I này sau khi đã thành thục dài 20 - 25cm ta lại bấm ngọn để tạo đợt cành cấp II. Khi cành nhú chồi ta lại chọn giữ lại 3 - 5 chồi cho một cành, Vặt bỏ hết các chồi không cần thiết. Khi đợt cành cấp 2 này ổn định, có chiều dài 20 - 25cm ta lại bấm ngọn để tạo đợt cành cấp III.ệ. cứ tiếp tục như vậy 33
  • 36. ta sẽ giúp cho cây nhanh chóng tạo thành khung tán sẽ làm cho cây sớm ra hoa kêt quả. Trong tjiực tiễn chí đạo trồng nhãn từ hạt, chúng tôi thấy nếu để cây phát triên tự nhiên phải 5 - 7 năm mới bói quả, nhưng nếu chủ động bấm ngọn tỉa cành để tạo tán thì chỉ 3 năm cây đã bói quả. Tuy nhiên cây còn non chớ vội để quả, chú trọng phát triển thân cành, việc đốn tạo hình là rất cần thiêt. 4.3.2. Cắt tỉa tạo quả Tức là cắt tỉa hợp lý trong thời kỳ cây cho sản lượng, trong thời kỳ kinh doanh mục đích giữ cho cây khoẻ mạnh sung sức cân đối giữa năng suất và cành mẹ hàng năm như thế cây sẽ không bị mất mùa. - Khi cây mới bước vào thời kỳ cho quả (khoảng 5 - 7 năm sau trồng) lúc này thế sinh trưởng của cây còn mạnh, tán tiếp tục mở rộng nhanh chóng tăng thêm lượng cành nhánh - cắt tỉa thời kỳ này vẫn nhằm khuyến khích cây hình thành khung tán nhanh. Chổi đính thường có thể khoẻ hơn nếu không cắt nó sẽ mọc ra 2 - 4 đợt liên tục, làm cành dài ra phía ngo.ài, song phía trong tán sẽ bị trống, cành nhánh ít, lượng cành quả sẽ ít, năng suất thấp. Cho nên giai đoạn này lấy cắt ngắn là chính, thúc đẩy cho cây tăng số lượng cành nhánh, tán đều. - Khi cây bước vào thời kỳ cho năng suất cao và ổn định (sau 8-10 năm trồng) đây là thời kỳ đem lại lãi chủ yếu cho người trồng cây, lúc này, thường thế sinh trưởng của cây đã tương đối ổn định (với các cây nhân giống bằng phương pháp vô tính), rễ cây, tán cây mở rộng ra chậm dần, trên cây sau mỗi mùa thu hoạch quả nhiều cành yếu, bị khô do thiếu nguồn dinh dưỡng và ánh sáng. Cắt tỉa thời kỳ này chú ý điều chỉnh tỷ lệ giữa cành dinh dưỡng và cành quả, cải thiện điều kiện ánh sáng, nâng cao hiệu quả quang hợp, giảm thiểu sự tiêu phí, cân bằng và ổn định thế cây để kéo dài thời gian cho năng suất cao. Cắt tỉa lúc này kết hợp giữa cắt ngọn (cắt ngắn những cành dài) với tỉa cành, tỉa bớt những cành yếu, cành sâu bệnh trong tán cây, dồn dinh dưỡng bồi bổ cho những cành khoẻ, tỉa cành nào nên cắt sát chân cành (phần tiếp giáp với cấp cành sinh ra nó), không cắt ngắn, để hạn chế việc sinh cành từ các mầm ngủ trên đoạn cành còn lại, sẽ gây ra sự rậm rạp trong tán cây. Nếu theo thời gian trong một năm, người ta lại chia ra mấy kỳ cắt tỉa : - Cắt tỉa vụ xuân : thường tiến hành vào lúc trước khi ra hoa đến khi hoa nở - mục đích của lần cắt tỉa này là loại bỏ những cành xuân chất lượng kém, những loài đồng thời ra lộc xuân có kèm ra hoa thì kết hợp tỉa bỏ những cành hoa yếu ngắn để dồn dinh dưỡng cho những cành tốt, có khả năng đậu quả chắc chắn. - Cắt tỉa vụ hè : thường tỉa vào lúc lộc hè thứ nhất đã ổn định, tỉa bỏ những lộc quá sung sức phát xuất từ thân chính (hoặc trên cành cấp I), lúc này do đủ ấm và nhiệt độ phù hợp, có những loài nảy nhiều cành vượt tranh chấp dinh dưỡng với qủa dẫn đến rụng quả, nên cần tỉa bỏ, cũng có thể tỉa bớt một phần cành quả (nếu cây quá sai) đế cây có nhựa, phát đợt lộc hè tiếp theo và là nền tảng cho đợt lộc thu rất nhiều loài cây ăn quả thân gỗ, đợt lộc thu xuất phát từ lộc hè này, sẽ là cành mẹ cho vụ quả năm sau, nên cần đặc biệt quan tâm. 34
  • 37. - cắt tỉa vụ thu : thường tiến hành đồng thời khi thu hoạch quả hoặc sau thu quả, mục đích là thúc đẩy cành phát triển, bồi dưỡng lứa cành mẹ cho vụ quả năm sau (đối với vải nhãn là rõ nhất). Trên đợt cành hè lần 2, người ta cắt ngắn, làm cho các mầm ngủ trên đó sẽ nảy mầm vào khoảng trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 10, khi đợt lộc này dài 10 - 15cm người ta chọn cành mập khoẻ, trên mỗi cành hè chỉ để lại 1 - 2 cành thu. Đây là lứa cành quan trọng nhất cho vụ quả năm sau. 4.3.3. Đốn trẻ lại Khi vườn cây năng suất giảm, bước vào thời kỳ già cỗi hiệu quả kinh doanh không còn nữa, chủ vườn có thể quyết định phá đi trồng lại hoặc đốn trẻ lại. Khi đốn trẻ lại nếu vườn cây còn có những cành tốt thì ta chỉ bỏ những cành già cỗi, sâu bệnh nhiều, giữ lại những cành còn có thể cho năng suất ; nếu vườn quá cỗi, các cành đều kém thì đốn bỏ toàn bộ chỉ giữ lại một đoạn thân chính 0,4 - 0,5m. Sau khi cưa cành phải gọt lại cho nhẵn vết thương, rồi quét vôi hoặc các thuốc chống nấm. Trên mỗi gốc ta sẽ chọn 3 - 4 mầm mập, khoẻ giữ lại để tạo bộ tán mới. Trường hợp muốn thay giống khác có thể sử dụng các mầm này thành gốc ghép để ghép giống mới lên. Làm cách này chủ vườn tiết kiệm được công làm đất và đầu tư giống mới. Sau khi đốn biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất là : bón phân phục hồi, có thể đào rãnh bón lót như khi cây chưa đốn, xong số lượng phân bón tăng lên. Các biện pháp tưới ấm vườn, quản lý các mầm non mới mọc phải thường xuyên liên tục trong suốt mùa xuân, sang hè làm sao đê các mầm này mọc khoẻ, không bị sâu bệnh, mưa gió phá hoại. Như vậy phải mất 3 - 4 năm châm cho bộ khung tán mới hoàn thiện, mới lại tiếp tục thu quả. 5. HIỆN TƯỢNG ĐA PHÔI VÀ BÂT DỤC Ở CÂÝ ẢN QUẢ 5.1. Hiện tượng đa phôi Đa phôi là hiện tượng được tạo ra nhiều phôi trong 1 hạt. Khi ta gieo 1 hạt có nhiều mầm mọc lên, mỗi mầm đó được mọc ra từ 1 phôi. Chỉ có 1 mầm là phôi hữu tính (kết quả của quá trình thụ tinh giữa phôi tử đực và phôi tử cái), còn các mầm khác được mọc ra từ các phôi đơn tính, do tế bào noãn tâm bị kích thích (phôi noãn tâm). Trong cây ăn quả hiện tượng hình thành cơ thể mới, không thông qua thụ tinh người ta gọi là hiện tượng trinh sản (kết quả trinh sinh). Trinh sản có thể phân ra mấy loại sau đây : - Phôi phát triển tír tế bào trứng không thụ tinh. - Phôi được tạo thành từ trợ bào hay tế bào đối cực đã trải qua hoặc chưa trải qua phân bào giảm nhiễm. - Phát triển túi phôi từ tế bào dinh dưỡng (từ tế bào phôi tâm hay từ màng noãn). - Phôi phát triển ngoài túi phôi, từ những tê bào phôi tâm. Các phôi được hình thành từ con đường trinh sản gọi là phôi vô tính, thường
  • 38. mang tính di truyền đơn thuần của cơ thể mẹ, ít biến dị cho nên trong công tác nhân giống người ta có thê' sử dụng các phối vô tính này đê’ làm mắt ghép hoặc gieo hạt đê phục tráng giống. Cũng có thể dùng hạt đa phôi gieo làm gốc ghép đê' ghép tạo ra các cây giống ổn định về chất lượng, ít bị ảnh hưởng xấu từ gốc ghép. Các loài đa phôi, thường phôi vô tính khoẻ, lấn át phôi hữu tính, về nguyên nhân gày nên hiện tượng đa phôi cho đến nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Có ý kiên cho rằng dưới tác động của ngoại cảnh, quá trình hữu tính không thực hiện được bình thường, nên hình thành phôi vô tính là hiện tượng thích nghi đê nhằm bao toàn nòi giống, nhiều người đều đã thừa nhận hiện tượng đa phôi có liên quan đên hoạt động của các chất hócmôn kích thích sinh trưởng hay những chất nội tiết của túi phôi. Nghiên cứu và ứng dụng hiện tượng này chưa được nhiều. Lợi dụng hiện tượng đa phôi người ta có thể tạo dòng vô tính từ cây gieo hạt để tạo giống, tuy nhiên phái có biện pháp xác định chính xác đê loại bỏ mầm mọc lên từ phôi hữu tính (bằng phương pháp phân tích gen). Từ hiện tượng đa phôi ở cam quýt, các tác giả Mamporia (Liên Xô cũ) và Kadziura (Nhật Bán) đã tạo ra được những giống cam quýt'chín sớm chịu rét, có năng suất cao, phẩm chất tốt. 5.2. Hiện tượng bất dục Hiện tượng bất dục là sự không có khả năng sinh sản hữu tính, tức là không tạo ra hạt, trong trường hợp này người ta cũng gọi là kết quả đơn tính. Quả phát triển được không phải do kết quả của quá trình thụ tinh mà do các chất auxin kích thích quả lớn lên. Đây là một biểu hiện phát triển không bình thường của quá trình hữu tính ở thực vật, song trong cây ăn quả thì hiện tượng bất dục tạo ra những loài quá có giá trị rất tốt về phẩm chất : cam Naven, quýt Satsuma, hồng Lạng Sơn, hồng Hạc Trì... các loài này quả không có hạt, hàm lượng đường cao hơn, mô cơ giới ít phát triển, chín sớm hơn và ăn ngon hơn quá được thụ tinh và có hạt. Nguyên nhân gây nên hiện tượng bất dục chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có thể do nguyên nhân nội tại của cây, các phối tử đực và cái bị chết khi còn non nên không tạo ra được giao tử, hoặc tạo ra giao tử xong phối bị trẩm... về nguyên nhân bên ngoài có thể do sự thay đổi bất thường của mối trường (nhiệt độ, bức xạ...) khiến cho quá trình thụ tinh không thực hiện được. Ngày nay, người ta có thể chủ động tạo ra các loài bất dục để phục vụ lợi ích cho con người bằng các biện pháp sau : - Thụ phấn bằng phấn lạ hay phấn chết. - Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng phun vào thời kỳ hoa nở. - Dùng phương pháp đa bội thể để tạo ra các dòng không hạt. Thành tựu rõ nhất theo hướng này là giống dưa hấu không hạt tam bội thể của Kihara (1951) ở Nhật Bản. Các loài bất dục, v[ệc nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính như chiết ghép, giâm cành, giâm rễ v.v... 36
  • 39. Chương 3 QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG VƯÒN CÂY ĂN QUẢ ■ ■ 1. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH Ta đã biết cây ăn quả thường có chu kỳ kinh tê dài, phải mất 3 - 5 năm kiến thiết cơ bản cây mới bói quả, lại phải sau 5 - 7 năm cây mới bước vào thời kỳ ổn định về năng suất. Vì thế bất kỳ một sai sót nào trong quá trình quy hoạch vùng trồng, trong việc xây dựng vườn, cũng như trong việc chọn giống trồng... đều gây nên những tổ thất lớn cho nền kinh tế đất nước, cũng như hiệu quả kinh doanh của các chủ vườn. Trong thực tiễn sản xuất ở nước ta, quá trình thành lập các nông trường quốc doanh, các khu kinh tế (vào những thập kỷ 60 - 70) chúng ta gặp phải không ít những thất bại trong việc quy hoạch vùng trồng, lựa chọn giống trổng gây tổn thất đáng kê cho nền kinh tế quốc dân (ví dụ Khu kinh tế thanh niên 1970 - 1973 ở Thanh Sơn - Vĩnh Phú cũ). Có nhiều chủ vườn sau 4 - 5 năm chăm bón phí công, đành phải chặt phá vì mua phái giống xấu, không đạt được chất lượng như mong muốn. Vì những lý do đó, mục đích của chương này là trang bị những kiến thức tối thicu cần thiết đê khi bắt tay vào quy hoạch một vùng kinh tế nào đó, hoặc bắt tay xây dựng một vườn quá cho một tập thế, cá nhân nào đó, ta không vấp phải những sai lầm đáng tiếc, thu được hiệu quả kinh tế caoệ Để thành công ta cần thực hiện tốt các khâu : - Quy hoạch vùng cây ăn quả phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây. Ví dụ vùng trồng chuối phải không có sương muối hàng năm, vùng trồng vải phải có một mùa đông lạnh... i - Xây dựng vườn phù hợp với quy mô sản xuất, thiết kế đúng mật độ, hệ thống phòng hộ hợp lý, chống gió mưa xói mòn, rửa trôi. - Cây giống tốt : Cây giống được chọn lọc từ các cây mẹ tốt, được nhân giống bằng các phương pháp thích hợp. Muốn có cây giống tốt cho vườn quả trước hết ta phải chú ý xây dựng vườn ươm. 2. XÂY DỤNG VƯỜN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ Vườn ươm là bộ phận không thể thiếu được trong ngành cây ăn quả. Nó là cơ sở để ngành cây ăn quả phát triển. Mục đích của vườn ươm là thu thập những giống cây tốt. Chọn lọc bồi dưỡng trong nhiều năm, chọn ra được những cây có năng suất cao, phẩm chất tốt điển hình cho mỗi giống, loài. Từ những cây mẹ đó chúng ta 37
  • 40. nhân ra cung cấp cây giống tốt cho cả vùng, liên vùng hoặc cho cả quốc gia. Tuỳ chức năng nhiệm vụ của vườn ươm mà bô trí diện tích hợp lý có thê từ vài hecta đên vài chục hecta. 2.1. Chọn địa điểm đé làm vườn ươm Chọn địa điểm cần thoả mãn các điều kiện sau : - Trước tiên vườn ươm phải giữ nước, chủ động tưới tiêu, nhất là ở vùng đất đồi núi. - Đất đai có kết cấu tốt, tầng đất dày ít nhất 40cm. Đất có khả năng giữ nước, và thoát nước dễ dàng, độ pH 5,5 - 6,5 mực nước ngầm sâu > Im, có điều kiện thì nên chọn đất phù sa, đất thịt nhẹ. - Đất bằng phẳng, hoặc dốc 3 - 4° đủ ánh sáng, sạch nguồn bệnh. - Thuận tiện giao thông, tiện cho việc chăm bón bảo vệ và cung cấp cây giống từ vườn ươm đi các vùng xung quanh. 2.2. Tổ chức thiết kế trong vườn ươm Vườn ươm nên chia ra 2 khu vực lớn : khu cây giống và khu nhân giống. 2.2.1. Khu cây giống : Trong khu này lại chia ra 2 tiểu khu : • Khu thử nhất Ễ -Trồng các giống, loài được xác định có thể làm cây mẹ để lấy mắt ghép, cành ghép, để chiết cành, giâm cành, giâm rễ... Tức là trồng cả một tập đoàn cây ăn quả quý của vùng. Mỗi giống, loài có thê 1 hàng hay 1 lô (tuỳ quy mô vườn ươm). Những cây này mặc dù đã được tuyển chọn đưa vào trồng trong vườn ươm, song hàng năm phái được ghi chép lai lịch, diễn biến năng suất, để tuyển chọn ra những cây đầu dòng của các giống, loài từ đó nhân ra sản xuất. Biện pháp kỹ thuật chăm bón trong khu vực này là : thoả mãn nhu cầu của cây, đê cây bộc lộ hết những tiềm năng ưu điểm của giống loài, khi cần nhân giống, ta chú ý đầu tư thêm các loại phân bón có lợi cho sinh trưởng dinh dưỡng đê có thể khai thác mắt ghép, cành ghép cành giâm... thoả mãn được cả yêu cầu về số lượng và chất lượng. • Khu thứ hai .ẾKhu trồng các giống loài được tuyển chọn để làm gốc ghép cho cây ãn quả của khu vực. Có thê lấy hạt để gieo làm gốc ghép. Ở khu vực này cần đầu tư thoả mãn nhu cầu phân bón và mức độ thâm canh cao để cây cho nhiều hạt tốt. Xây dựng khu cây giống là nhằm chủ động nguồn nguyên liệu để nhân giống (mắt ghép, cành ghép...) không phải bảo quản, vận chuyển từ xa về, chất lượng cây giống đưa ra sản xuất đảm bảo tốt. 38
  • 41. 2.2.2. Khu nhân giông. Tuỳ quy mô, chức năng nhiệm vụ được giao của vườn ươm mà xây dựng diện tích cho phù hợp. Trong khu này lại chia ra các tiểu khu sau đây : - Khu gieo hạt và ra ngôi cây gốc ghép. - Khu giâm cành, giâm rễ một số loài cho phép. - Khu giâm cành và ra ngôi cành giâm làm gốc ghép. - Khu giâm, gơ cành chiết. - Khu gieo hạt để sản xuất cây giống bằng phương pháp gieo hạt (đu đủ, na...). Trong các khu vực này, người ta chia ra các luống nhỏ, đất được làm cẩn thận, sạch cỏ dại, tơi xốp, sạch sâu bệnh. Bón phân hỗn hợp N : p : K theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 với lượng 50-100 g/m2đất (hoặc 250 - 500 g/khối đất đóng bầu nilon). Ở khu vực này còn bố trí các bể ngâm phân hữu cơ (phân chuồng, xác súc vật, nước tiểu gia súc...) ngâm cho thật hoai rồi tưới thúc cho cây con, nồng độ tăng dần theo tuổi cây. Trong điều kiện cho phép có thể xây dựng một nhà giâm cành hiện đại (chủ động điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng) để tiến hành giâm cành, giâm rễ, giâm gơ cành chiết... Như phần trên đã trình bày, đó là một vườn ươm cố định, lâu dài cho một vùng sản xuất cây ăn quả, ở đây tập trung đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn cần thiết cho công tác nghiên cứu, công tác tiếp thị, nắm bắt được nhu cầu sản xuất. Ở những quy mô sản xuất nhỏ hơn, có thể ta chỉ cần xây dựng những vườn ươm tạm thời, là nơi chỉ làm nhiệm vụ nhân giống để cung cấp cây giống cho khu vực hẹp, ở đây chí bố trí khu nhân giống. Hạt và các giống, loài làm gốc ghép cũng như cành và mắt ghép G Óthể đặt mua tại các vườn ươm cố định, đã được nghiên cứu kết luận. Ở nước ta hiện nay tổ chức hệ thống vườn ươm từ trung ương xuống các địa phương cũng như các quy chế có tính chất luật pháp về công tác giống cây ăn quả đang còn bỏ trống. Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả ngành nông nghiệp phải có những đổi mới về công tác này. 3ệQUY HOẠCH VÙNG TRồNG CÂY ĂN QUẢ Nhiệm vụ của quy hoạch là xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển sản xuất cây ăn quả cho một vùng sinh thái nào đó. Muốn có quy hoạch đúng đắn, ta phải hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các giống loài cây ăn quả, nắm được các chỉ tiêu cơ bản về điều kiện sinh thái của vùng, kết hợp với những hiểu biết về kinh tế-xã hội của đội ngũ cán bộ quy hoạch. 39
  • 42. Quy hoạch đúng, sẽ giúp cho sản xuất của địa phương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm và gây tổn thất lớn về kinh tế. Nội dung của quy hoạch là xác định phạm vi vùng sản xuất, thành phần các cây giống, loài cây ăn quả sẽ phát triển trong vùng, kê hoạch đầu tư tiền vốn, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho phát triển cây ăn quả của vùng. 3.1. Điều tra Đế có căn cứ quy hoạch vùng cây ăn quả, chúng ta phải tiên hành điểu tra nắm bắt được điều kiộn tự nhiên xã hội của vùng sinh thái. 3.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên • Nhiệt độ Người làm quy hoạch phải thu thập được các số liệu về trị trí địa lý, độ cao so với mặt biển của toàn vùng, nhiệt độ bình quân của vùng trong nhiều năm (ít nhất là 10 năm gần đây) nhiệt độ bình quân các tháng trong năm, thiệt độ tối cao, tối thấp trong năm, thời gian nắng nóng, thời gian giá rét (sương muối) trong năm. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để quyết định chọn cây gì cho vùng sinh thái đó. Vì ta biết các loài khác nhau có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ví dụ cam quýt có thể phát triển tốt trong những vùng có nhiệt độ bình quân năm 17°C- 20°c, chuối > 20 c, dứa 20-24°C, hạt dẻ 12-15°c, lê 14-16°c, nho, đào 12-17°c... • Lượng mưa, ẩm độ, gió bão. Điều tra lượng mưa bình quân nãm và bình quân hàng tháng (10 năm trở lại đây) thời gian xuất hiện các kỳ lũ lụt, hạn hán, mưa đá... điều tra nắm được ẩm độ không khí diễn biến qua các tháng, hướng gió chính trong năm, các thời kỳ xuất hiện gió bão, gió lạnh, gió nóng (gió Lào) dài hay ngắn cường độ yếu hay mạnh... nắm được nguồn nước và thuỷ văn các dòng sông, suối, hồ ao của vùng. Đây chính là yếu tố chi phối khí hậu của vùng, đồng thời có thể sử dụng tạo ra mạng lưới giao thông thuỷ, hệ thống tưới tiêu... • Điều tru vé đất đui vù địa hình. Nguồn gốc đất đai của vùng, thuộc loại đá mẹ, đất gì ? có bao nhiêu khu vực khác nhau trong vùng, về độ dày tầng đất, về thành phần cấu trúc đất, về mực nước ngầm về địa hình độ cao, độ dốc của các khu vực trong vùng. • Điều tra vê' thực b ì: Nắm được thành phần cây trồng phân bố tự nhiên ở trong vùng đặc biệt là các cây ăn quả, các cây hoang dại và bán hoang dại, có thể sử dụng trong cơ cấu cây làm gốc ghép, làm đai rừng phòng hộ, làm cây thụ phấn... 3.1.2. Điều tra vê điều kiện xã hội - Nắm được tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của vùng, tỷ trọng sản lượng và giá trị sản lượng cây ăn quả trong sản xuất nông nghiệp một số năm gần đây. 40