SlideShare a Scribd company logo
1 of 287
Download to read offline
M
636
14975 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NồNG LÂM THAI NGUYÊN
TS. TRẦN VĂN PHÙNG (CHỦ BIÊN) ■GS.TS. TỪ QUANG HlỂN
TS. TRẦN THANH VÂN - ThS. HÀ THỊ HẢO
Ww :ỷ ■
■
>
■ " "
-
.■
■
■- : . . .
3jlp?ặNÍR5$j&
feẫ- <
m
BỌ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO
■ ■ ■
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
TS. TRẨN VĂN PHÙNG (CHỦ BIÊN) - GS. TS. TỪ QUANG HlỂN
TS. TRẤN THANH VÂN ■ThS. HÀ THỊ HẢO
GIÁO TRÌNH
C H Ã N N U Ô I L Ợ N
D A I HỌC THÁI NGUVEN
LÂM
P H Ò N G MUỌTM
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2004
MỤC LỤC
Lời nói đầu 9
BÀI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi lợn 11
2. ưu thế và hạn chế của chăn nuôi lợn 12
3. Tình hình chăn nuôi lợn trên thê giới 13
4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam và phương hướng phát triển 16
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 16
4.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn từ nay đến năm 2010 19
Chương /ẵNGUỒN G ốc VÀ ĐẶC ĐIEM sinh h ọ c c ủ a lợ n
1. Nguồn gốc và sự hình thành giống lợn 20
1.1. Nguồn gốc của lợn nhà 20
1.2. Sự thuần hoá lợn rừng 21
1.3. Sự hình thành giống lợn 24
1.4. Phân loại lợn 26
2. Đặc điểm sinh học của lợn 27
2.1. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao 27
2.2. Lợn là loài gia súc tạp ăn, khả năng chịu đựng kham khổ cao 28
2.3. Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt 28
2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện 29
3. Ngoại hình và thể chất của lợn 30
3.1. Ngoại hình lợn 30
3.2. Thể chất và ứng dụng trong chăn nuôi 34
4. Sinh trưởng, phát dục của lợn 36
4.1. Các quy luật sinh trưởng phát dục của lợn 36
4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn 37
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn 38
5. Sức sản xuất của lợn 40
5.1. Sức sản xuất của lợn nái 40
5.2. Sức sản xuất của lợn đực giống 46
5.3. Sức sản xuất của lợn thịt 49
Chương II. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIÔNG LỢN
1. Công tác giống lợn 52
1.1. Ý nghĩa công tác giống lợn 52
1.2. Các hình thức chọn lọc giống lợn 52
1.3. Phương pháp nhân giống lợn 57
1.4. Hệ thống nhân giống lợn hình tháp 66
2. Các giống lợn nuôi phổ biến ở nước ta 69
2.1. Các giống lợn ngoại nuôi ở nước ta 69
2.2. Các giống lợn nội 78
Chương III. DINH DƯỠNG CỦA LỢN
1. Quá trình tiêu hoá của lợn 88
1.1. Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn 88
1.2. Tiêu hoá ở miệng 89
1.3. Tiêu hoá ở dạ dày 90
1.4. Tiêu hoá ở ruột non , 92
1.5. Tiêu hoá ở ruột già 94
1.6. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng 94
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn 94
2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn 96
2.1. Các dạng năng lượng và cách tính năng lượng trong thức ăn của lợn 96
2.2. Nhu cầu về protein 107
2.3. Nhu cầu chất khoáng cho lợn 115
2.4. Nhu cầu các vitamin của lợn 119
2.5. Nhu cầu về nước của lợn 123
2.6. Khả năng ăn vào 125
Chương IV. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN Đực GIÔNG
1. Vai trò, tầm quan trọng của lợn đực giống 126
2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống 126
3. Chọn lọc lợn đực giống 128
3.1. Chọn tổ tiên 128
3.2. Chọn bản thân 128
3.3. Kiểm tra cá thể (kiểm tra năng suất) 130
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn đực giống 132
4.1. Giống 132
4.2. Thức ăn dinh dưỡng 133
4.3. Tuổi 133
4.4. Chăm sóc và môi trường 133
4.5. Chế độ sử dụng, khai thác 134
5. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn đực giông 134
5.1. Thức ăn và khẩu phần ăn cho lợn đực giống 135
5.2. Kỹ thuật cho ăn 137
5.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn đực giống 138
6. Kỹ thuật chăm sóc lợn đực giống 139
6.1. Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi 1 3 9
6.2. Vận động và bảo vệ chân, móng 139
4
6.3. Vệ sinh tắm chải 141
7. Quản lý, sử dụng lợn đực giống 141
7.1. Quản lý 141
7.1.2. Định kỳ kiểm tra khối lượng 142
7.1.3. Định kỳ kiểm tra tinh dịch 142
7.2. Chế độ sử dụng 143
Chương V. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN
1. Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản 145
1.1. Lợn cái hậu bị 145
1.2. Lợn nái kiểm định 145
1.3. Lợn nái cơ bản 146
1.4. Lợn nái cơ bản hạt nhân 146
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái 146
2.1. Giống và cá thể 146
2.2. Phương pháp nhân giống 147
2.3. Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu 147
2.4. Thứ tự các lứa đẻ 147
2.5. Kỹ thuật phối giống 148
2.6. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng 148
3. Hoạt động sinh dục ở lợn nái 149
3.1. Cơ chế động dục của lợn nái 149
3.2. Biểu hiện động dục của lợn nái 150
3.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái 151
4. Những biện pháp nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái 153
4.1. Dùng lợn đực thí tình kích thích lợn cái động dục 153
4.2. Ghép ổ 153
4.3. Cai sữa sớm cho lợn con 154
4.4. Sử dụng kích tố kích thích lợn nái động dục 154
4.5. Xoa luyện bầu vú 155
5. Các phương thức và phương pháp phối giống cho lợn nái 155
5.1. Các phương thức phối giống cho lợn nái 155
5.2. Kỹ thuật phối giống cho lợn nái 156
6. Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị 157
6.1. Mục tiêu 157
6.2. Kỹ thuật chọn lợn cái hậu bị gây nái sinh sản 157
6.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị 158
6.4. Kỹ thuật chăm sóc quản lý lợn cái hậu bị 160
7. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa 162
7.1. Phương pháp phát hiện lợn có chửa 162
7.2. Qui luật sinh trưởng phát dục của bào thai lợn 163
7.3. Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian có chửa 165
5
7.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa 165
7.5. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa 167
8. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ 169
8.1. Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn 169
3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ 174
8.3. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái đẻ 174
8.4. Xử lý một số trường hợp thường gặp sau khi lợn nái đẻ 174
9. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con 178
9.1. Sinh lý tiết sữa 178
9.2. Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 182
9.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 184
10. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái từ khi cai sữa con đến khi phối giống trở lại 186
Chương v/ếCHĂN NUÔI LỢN CON THEO MẸ
1. Đặc điểm của lợn con bú sữa 187
1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục 187
1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá 187
1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt 189
1.4. Đặc điểm về khả năng về miễn dịch 190
2. Các thời kỳ quan trọng của lợn con 191
2.1. Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi 191
2.2. Thời kỳ 3 tuần tuổi 191
2.3. Thời kỳ ngay sau khi cai sữa 191
3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 191
3.1. Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con • 191
3.2. Bổ sung sắt cho lợn con 192
3.3. Tập cho lợn con ăn sớm. 194
4. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ 2 0 0
4.1. Từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi 2 0 0
4.2. Từ 3 ngày đến 3 tuần tuổi 2 0 2
4.3. Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa 204
4.4. Một số nguyên tắc chung trong chăm sóc lợn con theo mẹ 205
4.5. Chăm sóc những lứa đẻ đông con 207
4.6. Thú y với lợn con theo mẹ và sau cai sữa 208
5. Cai sữa cho lợn con 208
5.1. Điều kiện tiến hành cai sữa cho lợn con 208
5.2. Các hình thức cai sữa 209
5.3. Kỹ thuật cai sữa cho lợn con 2 1 0
Chương VII. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THỊT
1. Giới thiệu về chăn nuôi lợn thịt 213
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt 213
6
2.1. Giống và loại hình sản xuất 213
2.2. Phương thức chăn nuôi 214
2.3. Thức ăn dinh dưỡng 215
2.4. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 216
2.5. Sức khoẻ và khối lượng sơ sinh của lợn con 217
2.6. Tuổi của lợn 217
2.7. Tính biệt và thiến hoạn 217
3. Kỹ thuật nuôi lợn thịt 218
3.1. Nuôi lợn thịt theo phương thức tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp 218
3.2. Kỹ thuật thâm canh lợn hướng nạc 220
3.3. Kỹ thuật nuôi thịt lợn nái loại thải 224
3.4. Kỹ thuật cho ăn 225
4. Các công thức nuôi lợn thịt 225
4.1. Công thức thấp - thấp - thấp 225
4.2. Công thức cao - thấp - cao 225
4.3. Công thức cao- cao -cao 226
5. Kỹ thuật quản lý và chăm sóc lợn thịt 226
5.1. Phân đàn và hạn chế lợn đánh nhau 226
5.2. Thực hiện lợn sạch, chuồng sạch và máng ăn sạch 227
5.3. Cho lợn vận động thích hợp 227
5.4. Cho lợn uống nước sạch và đủ 227
5.5. Định kỳ cân khối lượng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ 227
5.6. Tập thói quen cho lợn đại tiểu tiện đúng nơi qui định 228
5.7. Đảm bảo công tác phòng trừ dịch bệnh, định kỳ tiêm phòng và tẩy uế
chuồng trại 228
5.8. Vận chuyển lợn 228
5.9. Các biểu hiện phản ứng của lợn trong quá trình quản lý chăm sóc 229
5.10. Hội chứng stress ở lợn (HCSL) và biện pháp phòng 230
5ể
11. Biện pháp quản lý nhằm phòng ngừa dư lượng dược phẩm trong thịt
lợn 231
Chương VIII. Tổ CHỨC SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN
1. Tổ chức xây dựng đàn lợn 234
1.1. Mua lợn giống 234
1.2. Vận chuyển lợn 234
2. Xây dựng chuồng lợn 237
2ễ
1. Một số vấn đề liên quan đến môi trường của lợn: 237
2.2. Qui mỏ trại chăn nuôi lợn 241
2.3. Địa điểm xâỵ dựng trại 241
2.4. Qui hoạch chuồng trại 241
2.5. Thiết kế xây dựng chuồng trại 243
2.6. Một số kiểu chuồng 245
3. Một số thiết bị chủ yếu và công trình xây dựng phụ trong trại lợn 253
3ẽ
1. Máng ăn và máng uống 253
3.2. Bể tắm cho lợn 255
3.4. Sân vận động 255
3.5. Chuồng phối giống cá thể 255
3.6. Chuồng cách lỵ 256
3.7. Bể chứa phân 256
3.8. Hệ thống nước 257
3.9. Khu nhà ở và văn phòng: 257
4. Công nghệ Biogas trong xử lý chất thải trong chăn nuôi 257
4.1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ Biogas 257
4.2. Các loại hình Biogas đã áp dụng tại Việt Nam 258
4.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phân huỷ chất thải
chăn nuôi bằng công nghệ hầm biogas 259
4.4. Quy trình xây dựng hệ thống biogas 260
Phụ lục: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn thức ăn cho lợn 264
Tài liệu tham khảo 282
8
LỜI NÓI ĐẦU
Chăn nuôi lợn của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, số lượng đầu
lợn năm 2001 là 21,8 triệu con; sơ bộ đến năm 2002 là 23,17 triệu con, đứng thứ 7
trên thế giới về số lượng đầu lợn (Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê-2003).
Đây là kết quả to lớn, có công đóng góp không nhỏ của các nhà kỹ thuật chăn nuôi
thú y được đào tạo từ các Trường kỹ thuật nông nghiệp.
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp cho các tỉnh Trung du và miền núi phía
Bắc. Để đáp ứng tính đa dạng và đặc thù trong công tác đào tạo kỹ thuật góp phần
vào phát triển kinh tế xã hội của khu vực, nhóm tác giả biên soạn giáo trình chăn
nuôi lợn do TS. Trần Vãn Phùng làm chủ biên đã quán triệt tư tưởng chú đạo: Đảm
bảo tính khoa học và thực tế; hiện đại, cập nhật và truyền thống; cơ sở khỡa học và
thực hành, áp dụng. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và kế thừa tri
thức khoa học của các giáo trình chăn nuôi lợn, các tạp chí, tài liệu chuyên môn của
các trường Đại học trong và ngoài nước.
Để hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi đã thực hiện phương pháp làm việc
tập thể có sự phân công trách nhiệm chính cho từng người:
Bài mở đầu, TS. Trần Văn Phùng
Chương I. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn, TS. Trần Văn Phùng
Chương II. Giống và công tác giống lợn, TS. Trần Văn Phùng
Chương III. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, GS.TS. Từ Quang Hiển
Chương IV. Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, TS. Trần Thanh Vân
Chương V. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, TS. Trần Văn Phùng & ThS. Hà
Thị Hảo
Chương VI. Chăn nuôi lợn con theo mẹ, ThS. Hà Thị Hảo & TS. Trần Thanh Vân
Chương VII. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, TS. Trần Thanh Vân
Chương VIII. Tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi lợn, TS. Trần Văn Phùng
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn và hiệu đính, nhưng không thể
tránh khỏi các khiếm khuyết, tập thể tác giả xin trân trọng tiếp thu và cảm ơn các ý
kiến phê bình, đóng góp của các bạn đổng nghiệp, các em sinh viên và bạn đọc khác.
Nhóm tác giả
9
BÀI MỞ ĐẦU
1. TẨM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH CHẢN NUÔI LỢN
Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở
các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm
với tý trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn
cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ... cho
ngành công nghiệp chế biến.
* Thịt và mỡ lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng thịt được sản xuất và tiêu thụ ở
nước ta cũng như toàn thế giới. Sản lượng thịt lợn trên toàn thế giới hàng năm
khoảng trên 80 triệu tấn. Từ năm 1995 đến năm 2000 sản lượng thịt lợn năm sau tăng
hơn năm trước khoảng 2,0%. Theo tài liệu của FAO (2000) sản lượng thịt lợn trên
toàn thế giới của các năm từ 1998 - 2000 như sau:
Năm 1998: 88,0 triệu tấn
Năm 1999: 89,2 triệu tấn
Năm 2000: 90,3 triệu tấn
* Lượng thịt lợn được tiêu thụ tính trên đầu người ở nhiều nước trên thế giới
chiếm tỷ lệ rất cao so với các loại thịt khác (Colin Whitemore, 1990);
- Ở Đức lượng thịt lợn tiêu thụ tính trên đầu người là 60 kg, chiếm tỷ lệ 54,7%
trên tổng số trứng và thịt.
Ở Pháp tý lệ này là: 38,7%
Ở Đan Mạch: 57,46% (45 kg/người)
Ở Hà Lan: 51,35% (40 kg/người)
Ở Trung Quốc: 62,94% (20 kg/người)
Ở Nhật Bản: 15 kg/người
Ở Việt Nam tỷ lệ thịt hơi tính theo đầu người chiếm 72,94% trên tổng số các loại
thịt được tiêu thụ nãm 1995 (FAO, 1996), đến năm 1999 tỷ lệ này là 77,2%.
Trên thực tế, thịt lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn thế giới.
Chún° ta biết rằng việc tiêu thụ thịt của con người dựa trên một số tiêu chí sau: thứ
nhất đó là do nhu cầu, thứ hai phải an toàn, thứ ba giá cả phải chăng và thứ tư thực
phẩm đó phải đảm bảo chất lượng. Ngoài ra có một số tiêu chí có liên quan như
phương thức sản xuất, môi trường sản xuất và tính bền vững của ngành sản xuất ra
sản pham đó. Do vậy khi lượng thịt lợn tiêu thụ cao chứng tỏ tính ưu việt của thịt lợn
trong cuộc sống của con người.
11
Xét về tính ưu việt của thịt lợn chúng ta thấy thể hiện trên một số điểm sau:
Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, là nguón protein động vật có
giá trị cho nhu cầu của con người. Khi phân tích thành phần giá trị dinh dưỡng của
thịt lợn người ta thấy:* thịt lợn là loại thịt giàu dinh dưỡng và chứa tất cả các axít
amin thiết yếu trong cơ thể, ngoài ra nó còn chứa các loại vitamin nhóm B, đặc biệt
trong thịt lợn không chứa các protein không giá trị như colagen, flactis. Mỡ dưới da
của lợn là nguồn cung cấp các axít béo quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng
quan trọng cho con người.
Khả năng sử dụng thịt, mỡ lợn của con người là tương đối tốt: tý lệ tiêu hoá của
con người đối với thịt lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97%.
Từ thịt lợn có thể chế biến thành các loại món ăn ngon cho con người. Khi được
chế biến, thịt lợn không giảm phẩm chất nên nó là nguồn nguyên liệu không thể thay
thế được để sản xuất thành các loại thức ăn như giò, chả, xúc xích, dăm bông...
Khi giết mổ thì các sản phẩm phụ như da, lông, phủ tạng đều là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
Mặt khác, thịt lợn không những chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con
người mà còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người ăn thịt. Vì vậy lợn được nuôi
rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới, trừ các nước lấy đạo Hồi làm gốc như
Pakistan, Iran, Irắc, Aíganistan... và các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi có người Hồi
giáo sinh sống do người Hổi giáo kiêng ăn thịt lợn.
Bảng 1: Thành phần hoá học của thịt (Nguyễn Thiện, 2000)
Loại thịt
Thành phần hoá học (%) Năng lương
(Cal/100 gam)
Nước Protein Mỡ Khoáng
Thịt bò mông 73,80 19,90 4,70 1,60 117
Thịt bò vai 61,80 26,80 9,60 1,90 201
Thịt lợn móc hàm 41,10 11,20 47,00 0,60 472
Thịt lợn vai 51Ế
70 13.60 34.40 0.70 368
Thịt lợn thăn 59.20 16.70 23.20 0Ế
80 281
2. ƯU THÊ VÀ HẠN CHÊ CỦA CHĂN NUÔI LỢN
Sản phẩm quan trọng nhất của nghề chăn nuôi lợn là thịt lợn. Đối với những
nước mà sản xuất lương thực dưới 300 kg/đầu người thì nghề chăn nuôi lợn không
thể phát triển một cách ổn định được. Tuy nhiên, người dân vẫn chãn nuôi lợn để tận
dụng các phế phụ phẩm của nông nghiệp, tận dụng thức ăn thừa trong các gia đình
như cơm, canh thừa, nước vo gạo, cám... Phương thức chăn nuôi tận dụng này lợn sẽ
chậm lớn nhưng sau một thời gian nuôi lợn có thể bán để thu tiền, hoặc sử dụng khi
có các công việc lớn của gia đình như ma chay, cưới xin hoặc cúng giỗ v.v... Khi
mức sống tăng lên, muốn tăng thu nhập trên một mảnh ruộng, ngoài sản phẩm chính
như lúa, ngô, khoai... người ta dành một phần sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản
12
phẩm kém chất lượng cho chăn nuôi lợn. Như vậy, lợn là một nhà máy lý tưởng đế
chê biên những nông phẩm kém chất lượng thành sản phẩm có chất lượng cao là thịt,
mỡ lợn. Nói một cách hình tượng thì lợn còn được coi là "Tủ đựng thức ăn" tự làm
đầy và di động. Ngoài ra phân lợn rất cần cho nghề trổng trọt, do đó lợn còn được coi
là nhà máy phân bón di động.
Nhìn chung chăn nuôi lợn có những ưu thê như:
Lợn được xêp là loài tạp ăn, thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn nuôi, khả năng
sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn nên quay vòng sản phám nhanh. Lợn chuyên
hoá các loại thức ăn từ cây trồng thành thịt có giá trị dinh dưỡng cao hơn bất kỳ loại
gia súc nào khác.
Lợn không đòi hỏi thức ăn đặc biệt nào, nó có thé sống và phát triển bằng nhiều
loại thức ăn từ cây trồng, bao gồm các loại rễ, củ thân lá và hạt. Lợn có thế tận dụng
các loại phụ phám cúa công nghiệp chê biến thực phẩm, trong các nông trại v,v... mà
nêu không có lợn thì những phụ phẩm thường bỏ đi.
Lợn có khả năng sinh sản cao, có thể đẻ nhiều con/lứa, nhiều lứa/nãm, thời gian
mang thai nơắn.
Nuôi lợn bước đầu không đòi hỏi đầu tư vốn quá lớn mà thu hồi vốn lại nhanh,
bời lẽ lợn là loại gia súc có tốc độ sinh trưởng ngoài thai nhanh, do đó thời gian nuôi
ngấn, nuôi 6 tháng đã có thể thu hoạch được.
Nuôi lợn không đòi hỏi khống gian lớn, do đó chi phí xây dựng cơ bán/1 kg sản
phám không quá cao.
Các sản phẩm thu được từ lợn sau khi giết mổ đều có thể sử dụng làm thực phẩm
cho con ngưòi.
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn cũng có một số hạn chế như:
Lợn sử dụng lương thực và những thức ăn khác tương tự như người do vậy khi
gặp khó khăn về mùa màng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lương thực của con người và
do vậy nghề nuôi lợn không phát triển được.
Nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường, tạo ra mùi hôi thối khó chịu, tạo điều kiện cho
ruồi muỗi phát triển. Ngoài ra lợn còn gây ồn ào ầm ĩ.
Lợn mắc một số bệnh truyền nhiễm, nếu công tác thú y không chu đáo thì việc
đầu tư vốn vào nuôi lợn có thể gây ra rủi ro, lợn bị chết mất cả vốn lẫn lãi. Một số
bệnh từ lợn có thể lây sang người, gây nguy hiểm như bệnh lợn nghệ (Leptospirosis).
bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis), bệnh giun bao.
3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THÊ GIỚI
Theo thống kê của FAO (1999), tổng đàn lợn thế giới năm 1991 là 857,891 triệu
con, đến năm 1998 số lượng lợn là 957,469 triệu con. Trong đó đàn lợn phân bố
13
không đồng đều giữa các châu lục: châu Á có sô' lượng đầu lợn cao nhất: 577,025
triệu con, kế đến là châu Âu: 199,254 triệu con, Bắc và Trung Mỹ là: 94,074 triệu
con, Nam Mỹ là: 59,075 triệu con, châu Phi: 22,398 triệu con, ít nhất là châu Đại
dương: 5,016 triệu con. Nước có số đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc: 485,698
triệu con.
Ở các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, chăn nuôi lợn rất phát triển
và có một số lượng tương đối lớn so với các nước khác trên thế giới. Sô' lượng lợn ở
một số nước trong khu vực như sau:
Bruney: 2,750 triệu con
Indonesia: 4,050 triệu con
Malaysia: 2 ,1 0 0 triệu con
Lào: 1,450 triệu con
Philippine: 8,007 triệu con
Thái Lan: 4,300 triệu con
Trung Quốc: 485,698 triệu con
Việt Nam: 18,060 triệu con.
Trong vòng 10 năm (1985-1995), tốc độ tăng đàn lợn hàng năm trên toàn thế
giới là 1,1%ễTrong đó tăng nhanh chủ yếu ở các nước đang phát triển, ví dụ tốc độ
tăng đàn hàng năm ở châu Á là 2,7%, trong đó ở Việt Nam tăng 3,5%, Trung Quốc
tăns 2,7%, song đối với Nhật là một nước phát triển thì trong vòng 10 năm qua, sỏ'
đầu lợn giảm đi mỗi năm là 0,7%.
Nhìn chung, trong vòng 10 năm gần đáy, đàn lợn trên thế giới tăng không cao.
Tuy nhiên nhu cầu về các loại thịt thì đều tăng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Sự phát triển chăn nuôi lợn phân bố không đều ở các châu lục, chủ yếu tập trung
ở một số nước có nền chăn nuôi lợn phát triển mạnh như Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Brazil, Liên Xó (cũ), Anh, Đức, Nhật.
Ngành chãn nuôi lợn trên thế giới đã đạt được những thành tựu trong việc tăng sô
lượng và nâng cao chất lượng đàn lợn. Ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trên thế giới
là một minh chứng thành công cho sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản
xuất, mà mục đích cao cả là nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phấm
cuối cùng. Từ năm 1960 - 2000, chỉ tiêu số lượng lợn con cai sữa/nái/năm đã tâng
đáng kể từ 15 con (1960) lên 22 con (2000) (đồ thị 1). Đồng thời đã cải thiện đáng
kể chí tiêu tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của lợn thịt (đồ thị 2) (Theo Colin
Whitemore, 1993).
14
Đồ thị 1: Tỷ lệ tăng của nãng xuất chăn nuôi lợn nái qua các nãm
(Sớ liệu của các nước thuộc Bắc Âu)
1
3
C
/5
o
C
o
o
ẽ-
<
5
5
N ăm
ĐỒ thị 2: Tỷ lệ cải thiện tiêu ĩốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng
(số liệu của các nước Bắc Âu)
Năm
Bảng 2: sản xuất thịt và thịt lợn trên thê giới
(Theo nguồn tài liệu của FAO tháng 9/2000; Đơn vị tính: triệu tấn)
Sản phẩm 1998 1999 2000
Tổng sản phẩm thịt 223,1 227,1 231,4
Thịt gia cầm 61,5 63,7 65,4
Thịt lợn 88,0 89,2 90,3
Thịt bò 58,3 59,3 60,1
Thịt dê cừu 11,3 11,4 11,6
Các loại thịt khác 4,0 4,0 4,0
Bảng 3: Xuất khẩu thịt và thịt lợn trên thê giới
(Theo tài liệu của FAO, 2000; Đơn vị tính: triệu tấn)
Sản phẩm 1998 1999 2000
Tổng sản phẩm thịt 15,108 16,338 16,489
Thịt gia cầm 6,161 6,707 6,795
Thịt lợn 2,885 3,242 3,21
Thịt bò 5.044 5,448 5,503
Thịt dê cừu 0,767 0,689 0,715
Các loại thịt khác 0,251 0,252 0,266
Bảng 4: Các nước nhập khẩu thịt lợn chính trên thẻ giới
(Đơn vị: triệu tấn)
Tên nước 1996 1997 1998 1999 2000
Nhật bản 933 731 721 857 880
Nga 450 500 375 500 350
Mỹ 280 287 319 375 453
Mehico 32 62 87 100 130
Hồng Công 145 188 252 260 264
4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
4ệl. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn. Theo số liệu thống kê của
FAO (1999), năm 1998 Việt Nam có 18,06 triệu con, đứng hàng thứ 7 trên thế giới,
sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha, đứng hàng đầu
các nước Đông Nam Á và đứng thứ 2 ở châu Á.
16
Theo niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (2003), năm 2002 đàn lợn cả
nước có 23,169 triệu con. Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2002, đàn lợn tăng bình
quân 6,84%/năm, đàn nái tăng 2,6%, tổng sản lượng thịt hơi tăng 16,75%. Bình quân
khối lượng xuất chuồng tăng 2,75% và bình quân thịt hơi trên đầu người tăng 8,43%.
Biểu đồ 1: Số luọng lợn trên toàn quốc từ năm 1991 - 2000
(Nguồn Tổng cục thống kê, 2000)
số LƯỢNG LỌN - NUMBER OF PỈGS
Triệu con - Mill.heads
25
1
20 -I
15
10
5
0
16,3
1991 1995 1996 Sơbộ - Prel.
2000
ẽ ' w v w
_______ ' ______
Trong mấy mươi năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản
xuất ngành chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển đáng phấn khởi. Tổng đàn lợn
nãm 1969 là 9,023 triệu con, trong giai đoạn từ 1974 - 1976 có xu hướng giảm
xuống, chi có 8,867 triệu con vào năm 1976. Trong giai đoạn từ 1979 - 1981 đàn lợn
bắt đầu tăng lên, đạt 9,396 triệu con vào năm 1981 và tiếp tục tăng một cách vững
chắc trong các năm tiếp theo. Năm 1990 đạt 12,26 triệu con, năm 1995 đạt 16,307
triệu con, nãm 2000 đạt 20,193 triệu con và năm 2002 thống kê sơ bộ của Cục
Khuyến nông - Khuyến lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàn lợn nước
ta có 23,169 triệu con.
Về sản lượng thịt lợn, trong các nãm qua sản lượng thịt lợn đã tăng rất nhanh, từ
0,292 triệu tấn (1980) đã tăng lên 1,653 triệu tấn vào năm 2002. Khối lượng xuất
chuồng từ 48 kg (1980) tăng lên 69 kg (1996). Hiện nay chăn nuôi lợn cung cấp
khoảng 70% nhu cầu về thịt cho tiêu dùng trong nước.
OẠI HOC THÁI NGUYÊN
^ ' lÂ
m
HÒNG M UựN
17
Bàng 5: Chỉ sô phát triển của một số ngành chăn nuôi (Năm trước bằng 100%)
(Sô liệu của Tổng cục Thông kê năm 2003)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
1990 99,4 97,4 100,4 102,5
1991 100,2 100,6 99,5 101,5
1992 101,0 102,1 113,9 114,2
1993 102,6 104,1 107,1 107,1
1994 100,6 104,0 104,8 103,3
1995 99,5 105,0 104,6 103 1
1996 99,7 104,4 103,8 106,5
1997 99,7 102,8 104,2 106,1
1998 100,3 102,1 102,8 103,6
1999 100,1 101,9 104,2 107,8
2000 98,0 101,6 106,9 109,4
2001 96,9 94,5 108,0 111,2
2002 100,2 104,2 106,3 107,0
Tinh hình phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta không đồng đều giữa các địa
phương kể cả việc phát triển số lượng đàn lợn cũng như năng suất chăn nuôi lợn.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng đàn lợn cao nhất chiếm 27,34% tổng đàn
lợn tronơ cả nước, Vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ có số lượng lợn thấp nhất chỉ
chiếm tư 5,58 - 6 ,6 6 % (bảng 6 ).
Bảng 6: Sô lượng lợn phân theo các địa phương (Đơn vị tính 1000 con)
(Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2003)
Vùng Qui mô của vùng Tỷ trọng so với toàn quốc (%)
Đổng bằng sỏng Hồng 6307,1 27,22
Đỏng Bắc 4007,4 17,29
Tây Bắc 1050,0 4,53
Bắc Trung bộ 3569,9 15,41
Vùng duyên hải Nam Trung bộ 2028,7 8,76
Vùng Tây nguyên 1191,2 5,14
Đỏng Nam bộ 1862,7 8,04
Vùng Đồng bằng sông cửu long 3151,6 13,60
vể năng suất chăn nuôi cũng không đồng đều giữa các vùng sinh thái, vể chỉ
tiêu sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra của 1 lợn nái trong 1 năm như sau: bình quân
cả nước một lợn nái 1 năm sản xuất được 478,5 kg, trong khi ở miền Bắc thành tích
ấy là 419,7 kg, ở miền Đông Nam Bộ là 662,0 kg, ở đổng bằng sông Cửu Long là
761,7 kg. Còn ở trung du miền núi 1 lợn nái/năm chí sản xuất được 322,5 kg (Cục
Khuyến nông, 1996).
Nhìn chung ngành chăn nuôi lợn đã có những tiến bộ đánơ kể trong tác ơiô'nơ
thức ăn, chãm sóc nuôi dưỡng:
Về công tác giống lợn: Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và toàn quốc.
Kết quả các cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh hiện trạng chăn nuôi tro n ơ
18
toàn quốc và khu vực, để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch
cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn.
Đê cải tiến giống lợn chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: lợn Đại Bạch từ
Liên Xô (cũ) nãm 1968, Lợn Yorkshire từ Cu Ba năm 1981, lợn Edel (Đông Đức)
năm 1974, năm 1970 nhập lợn Landrace từ Trung Quốc, lợn Duroc từ năm 1978...
Trong các năm về sau đã tiến hành nhập các giống lợn như Duroc, Pietrain,
Landrace, Yorkshire..ỗtừ nhiều nước khác nhau như Nhật, Bỉ, Anh, Pháp, Canada,
Mỹ... nhàm làm tươi máu các giống lợn ngoại đã có ở trong nước và cải tạo đàn lợn
nội trong nước.
Việc cải tạo đàn giống địa phương bằng việc tăng cường công tác chọn lọc và lai
tạo với các giông lợn nhập nội cao sản như Yorkshire, Landrace, Pietrain,
Hampshire...đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất chăn nuôi lợn. Các công thức
lai kinh tế giữa đực ngoại với cái nội rất có hiệu quả trong các năm qua là: Lợn đực
Đại Bạch X nái Móng Cái (hoặc nái í, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên...), Landrace XMóng
Cái, Lanđrace XLang Hổng,...
Ở các tỉnh phía Bắc công thức lai (Đại Bạch XMóng Cái) được áp dụng rộng rãi
nhất nhờ chủ trương "Móng Cái hoá" đàn lợn nái, hiện nay đàn lợn nái Móng Cái
chiếm 40 - 45% và nái lai (Đại Bạch XMóng Cái) chiếm 35- 40% trong tổng đần lợn
nái của các tỉnh phía Bắc.
Ở các tính phía Nam, đàn lợn nái lai 50% máu ngoại chiếm 60-65%, nái nội
chiếm 30% tổng đàn nái.
Hiện nay do nhu cầu thịt nạc ngày càng cao của nhân dân, việc nghiên cún đưa
vào nuôi đại trà các lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao hoặc giữa các giống lợn ngoại với
nhau là một việc làm cần thiết và đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Cống nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn cho lợn đã và đang phát triển rất
nhanh, là một trong những yếu tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn
ở nước ta.
4.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn từ nay đến năm 2010
- Về số lượng: Phấn đấu đạt chỉ số tăng đàn lợn từ nay đến năm 2010 là
2,6%/năm. Phấn đấu đến năm 2005 số lượng đàn lợn đạt 23,405 triệu con, năm 2010
đạt 26,04 triệu con với yêu cầu chất lượng đàn lợn thịt có tý lệ nạc cao trên 50%. về
sản xuất thịt lợn, phấn đấu đạt 35 kg thịt lợn hơi/người /năm vào năm 2010.
Tổng đàn nái trên phạm vi cả nước hiện nay có 2,816 triệu con, dự kiến năm
2005 có 3,08 triệu con và năm 2010 có 3,71 triệu con.
Đến năm 2010, cố gắng nâng cao tỷ lệ đàn nái lai và đàn nái ngoại lên 70 - 75%,
giảm đáng kể đàn nái Móng cái và đặc biệt đàn nái lai tạp không rõ nguồn gốc cần
phải giảm thật mạnh. Việc nâng cao tỷ lệ đàn nái lai và nái ngoại trong tống đàn lợn
nái nhằm nâng cao nãng suất đàn lợn và phẩm chất thịt xé đế đáp ứng yêu cầu tiêu
dùng ngày càng cao ở trong nước và cho xuất khẩu.
19
Chương I
NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIEM sinh họ c c ủ a lợn
1. NGUỐN GỐC VÀ Sự HÌNH THÀNH GIỐNG LỢN
l ẵl. Nguồn gốc của lợn nhà
Lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành. Căn cứ vào kết quá so sánh
đặc điểm cấu tạo giải phẫu bộ xương của lợn di thạch hoá thời cố đại và bộ xương
lợn ngày nay và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cố học, người ta
cho rằng: cách đây khoảng 8.000 - 10.000 nâm về trước, vào thời kỳ Đồ đá mới,
cùns với sự xuất hiện của nền nông nghiệp nguyên thuỷ, con người đã bắt đầu thuần
hoá lợn lừng.
Lợn nhà ngày nay bắt nguồn từ hai nhóm lợn lừng hoang dại, đó là lợn rừng châu
Âu (Sus scroía ferus) và lợn rừng châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus)
được con người thuần hoá trong một thời gian đài mà thành.
Đặc điểm của lợn rùng cháu Âu:
Lợn rừng châu Âu phân bố ở toàn bộ châu Âu, nhất là ở vùng Trung và Nam
châu Âu, ngoài ra còn có ở vùng Bắc Á và Bắc châu Phi. Lợn rừng châu Âu có tầm
vóc tương đối lớn, khối lượng có thể đạt từ 120 đến 140 kg, cá biệt có con nặng đến
300 kg. Chiều cao thân từ 80 - 100 cm, chiều dài thân từ 150-160 cm.
Kết cấu ngoại hình có một số nét chủ yếu như lưng võng, mình chắc, đầu dài
hẹp, chắc chắn, mõm thẳng, răng nanh rất phát triển. Đặc biệt lợn cái có chân dài
chắc chắn, lông da khô, lông gáy dài cứng. Đa số có lông màu nâu hoặc xám, đầu
lồng phần lớn bị chẻ, ngoài lông bình thường còn có lớp lông nhung mao nhỏ, loại
lông này phát triển về mùa đông để giữ ấm, mùa hè thưa hơn để phòng ngừa côn
trùng. Đuôi tương đối dài có chùm lông đuôi khá lớn.
Về khả năng sinh sản: lợn cái có 8 - 1 0 vú, thành thục về tính vào khoảng 1 ,5 đến
2 nãm tuổi, đẻ 1 năm 1 lần vào mùa ấm, mỗi lứa có 5-8 con. Trên thân lợn con có
những đường sọc trắng, khi lợn lớn sẽ mất dần và đến khi được 4 tháng tuổi thì mất
hoàn toàn. Lợn con theo mẹ đến khi lợn mẹ giao phối lứa đẻ tiếp theo mới thôi.
Lợn rừng châu Âu sinh trưởng rất chậm, thành thục về tính muộn, song có thể
sống được 20 - 25 năm. Lợn rừng cũng có 44 răng như lợn nhà. Lợn đực thường có
răng nanh rất phát triển, thường có dạng hình tam giác, phần trên cong lên, đầu nhọn.
Lợn đực thường sống một mình, lợn cái sống theo bầy đàn và mỗi đàn từ 20 - 30 con,
chi khi lợn nái động dục lợn đực mới tìm đến lợn nái. Tập tính cúa lợn là hoạt động
về ban đêm, còn ngày ngủ trong hang hốc.
20
Đặc điểm lợn rừng cháu Á:
Lợn rừng châu Á phân bố ở phía Đông, Nam châu Á và một số đảo ở Thái Bình
Dương. Do điều kiện sống không giống nhau nên lợn rừng châu Á có nhiều đặc điểm
khác biệt so với lợn rừng châu Âu. về tầm vóc, lợn rừng châu Á nhỏ hơn lợn rừng
châu Au, hơi tròn mình hơn, khả năng sinh sản thấp. Khối lượng cơ thể khi trưởng
thành từ 100-150 kg, chiều cao từ 40 - 60 cm, dài thân 120-140 cm.
Về kết cấu ngoại hình: đầu tương đối rộng và ngắn, mõm cong, xương lệ rộng
nhưng ngắn, hàm dưới so với lợn rừng châu Âu thì ngắn và nhỏ hơn, răng nanh
không phát triển, thân hẹp. Toàn thân có màu đen, lông hơi ngắn và mềm, có một
sọc vàng nâu chạy dọc theo thân. Thành thục về tính lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi khối
lượng đạt 60 - 70 kg. Số lượng vú từ 12 - 14.
Hình 1.1: Lợn rừng cháu Á
(Ảnh chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang năm 2002)
1.2. Sự thuần hoá lợn rừng
Ban đầu loài người chỉ biết săn bắt để tìm kiếm thực phẩm, sau đó đã biết nuôi
các loài động vật nói chung và lợn nói riêng để phục vụ cho nhu cầu sinh sống của
mình. Đây là một quá trình lao động lâu dài, gian khổ và sáng tạo thông minh của
con người.
Quá trình thuần hoá lợn ở Việt Nam diễn ra rất sớm, theo Bruxenko (1961) thì
Đông Dương là một trong những nơi thuần hoá lợn sớm nhất thế giới. Truyền thống
kỹ thuật và văn hoá đồ đá mới Việt Nam được tiếp nối với nền văn hoá Hoà Bình
(thuộc thời kỳ đổ đá giữa) và vãn hoá Bắc Sơn (thuộc thời kỳ đầu của thời đại đồ đá
mới) cách đây khoảng 10.000 năm. Từ cuộc sống hái lượm người nguyên thuỷ Việt
21
Nam đã sóm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Nghề trổng lúa mà ngày nay
gắn liền với nó là nghề nuôi lợn đã xuất hiện ở Việt Nam rất sớm. Theo Bùi Huy Đáp
(1981) thì nghề trổng lúa ở Việt Nam đã có từ thời đại đồ đá cũ và đến thời kỳ đồng
thau đã khá phồn thịnh. Như vậy từ thời kỳ đổ đá mới người nguyên thuỷ Việt Nam
bên cạnh nghề săn bắn, đánh cá phát đạt thì nghề chăn nuôi gia súc cũng ra đời. Khi
dùng nguyên tử c1
4để xác định niên đại các di tích xương, răng của lợn rừng và lợn
nhà hồi đó thì thấy các di tích đó ứng với thời kỳ đổ đá mới. Điểu đó phù hợp với các
dẫn liệu di chỉ văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun vào buổi đầu thời đại đồng thau tức là
thời kỳ xuất hiện nước Văn Lang của các Vua Hùng cách đây hơn 4000 năm (lịch sử
Việt Nam 1971).
Thủa ban đầu, loài người nuôi lợn một cách vô ý thức, vì trong quá trình săn bắt
có những lúc khống ăn hết thịt lợn nên đã giữ lại những con lợn con hoặc lợn nái có
thai để nuôi, những lợn này lớn lên và có lúc đẻ conệDần dần con người đã nhận ra
rằng đây là một phương thức có lợi và bắt đầu có ý thức nuôi dưỡng, thuần hoá lợn
để phục vụ cho nhu cầu của mình. Quá trình thuần hoá lợn đã được bắt đầu. Đầu
tiên, con người chỉ trông coi lợn một cách bình thường, đơn giản, dần dần về sau,
con người đã có các biện pháp nuôi dưỡng tốt hơn và làm chuồng đê nuôi nhốt lợn.
Càng về sau này, con người ngày càng chú trọng nghiên cứu để tìm ra các giải pháp
tốt nhất nhằm nâng cao khả năng sản xuất của lợn nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu
thực phẩm cho mình. Do điều kiện sống ngày một thay đổi và cải thiện hơn cho nên
lợn đã có những thay đổi rõ rệt so với khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã. Sự
thay đổi này chính là sự tác động của con người trong quá trình thuần hoá lợn được
thể hiện trên các mặt sau:
* Con người đã thay đổi điều kiện sinh tồn của lợn
Khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã, lợn rừng phải tự kiếm ăn, tự bảo vệ
chống lại các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại kẻ thù khác loài cho
nên phải di chuyển liên tục, chọn những nơi phong phú về thức ăn và những nơi kín
đáo để ẩn nấp. Tuy nhiên cuộc sống rất bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc hoàn
toàn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Sự di chuyển này bắt buộc bị hạn chế lại khi mà
lợn rừng được thuần hoá thành lợn nhà. Từ đó, dưới sự can thiệp của con người, điều
kiện sinh tồn của lợn đã được thay đổi hoàn toàn. Lợn được nuôi nhốt trong chuồng
hoặc cũi, theo từng lứa tuổi hoặc khả năng sản xuất khác nhau. Con người đã tiến
hành nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu đến cơ
thể lợn để đề ra các biện pháp nhằm khống chế các ảnh hưởng bất lợi đến cỡ thể lợn,
tạo ra các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nủôi phù hợp với từng giống, loại lợn, lứa
tuổi và khả năng sản xuất. Những ảnh hưởng này dần dần tác động đến từng cá thể,
từng thế hệ của lợn về các kết cấu ngoại hình, thể chất lẫn chức năng của từng bộ
phận, cơ quan, tạo nên những đặc điểm có lợi cho con người. Các đặc điểm đó di
truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được chọn lọc, cải tiến tốt hơn.
22
* Con người dã thay đổi số lượng cũng như chất lượng thức ăn của lợn
Lợn rừng sinh sống bằng cách tự tìm kiếm các loại thức ăn trong thiên nhiên, do
vậy lượng thức ăn kiếm được rất bấp bênh, khi nhiều khi ít. Khi trở thành lợn nhà,
toàn bộ thức ăn của lợn do con người cung cấp. Con người từ chỗ chỉ sử dụng các
loại thức ãn sẵn có trong thiên nhiên đế nuôi lợn đến chỗ biết sử dụng các loại phế,
phụ phẩm của nông nghiệp cũng như trồng các loại cây thức ãn giàu dinh dưỡng đê
nuôi lợn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về chăn nuôi lợn, con người đã biết
căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng giống và loại lợn mà có chế
độ đinh dưỡng phù hợp nhằm không ngừng nâng cao năng suất chãn nuôi lợn, hạ giá
thành sản phẩm.
Trong quá trình nuôi dưỡng lợn, con người đã nghiên cứu xây dựng các tiêu
chuẩn ăn phù hợp với khả năng sản xuất của các loại lợn khác nhau, với mục đích
cung cấp đầy đủ số lượng thức ăn cho lợn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh trưởng
phát triển và sản suất của lợn. Con người không chỉ chú ý đến số lượng thức ăn cung
cấp cho lợn mà còn chú ý đến chất lượng của thức ăn. Thức ãn cho lợn được tính
toán đầy đủ theo nhu cầu về năng lượng, protein, các chất khoáng, vitamin ... Đặc
biệt con người đã nghiên cứu tỷ lệ thích hợp giữa năng lượng và protein, tỷ lệ các
axít amin và cả thành phần các nguyên tố khoáng đa vi lượng trong khẩu phần. Hiện
nay và trong tương lai, con người với khả năng hiểu biết của mình về khoa học kỹ
thuật sẽ cung cấp cho lợn các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, có đủ tất cả các thành
phần dinh dưỡng phù hợp cho từng loại lợn nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng,
phát triển của lợn nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho con người.
* Con người đã thay đổi tập tính sinh hoạt của lợn
Trong tự nhiên, lợn rừng sống theo bầy đàn, chỉ có những con lợn đực lớn không
chịu khuất phục con đầu đàn mới sống độc lập. Nó có đủ sức tự vệ, không cần sự che
chở của những con lợn khác.
Khi được thuần hoá thành lợn nhà, lợn được nuôi nhốt theo từng đối tượng riêng
phù hợp với khả năng sản xuất của từng loại. Lợn đực thường được nuôi riêng rẽ chỉ
khi nào giao phối mới cho gặp lợn cái. Lợn cái khi còn nhỏ hoặc chửa kỳ I được nuôi
nhốt theo đàn, nhưng khi sắp đẻ hoặc nuôi con được nuôi riêng từng con một. Khi
sống trong thiên nhiên lợn rừng thường kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày tìm nơi kín
đáo, hang hốc để nghỉ, khi trở thành lợn nhà, lợn được con người cho ăn vào ban
ngày và ngủ vào ban đêm.
Những thay đổi về tập tính này là do định hướng của con người nhằm mục đích
nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm.
* Trong quá trình chọn lọc các giống lợn, con người đã giữ lại các đặc điểm tốt
của cá thể và biến các đặc điểm tốt đó thành đặc điểm tốt của cả đàn mà lại có tính
di truyền ổn định
23
Khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã, lợn rừng có các đặc điểm như da dầy,
lông cứng, nanh nhọn để tự vệ, có mõm dài, chắc khoẻ để kiếm ăn, những cá thể tồn
tại được thường khoẻ mạnh, hung dữ. Khi thuần hoá lợn, con người thường chọn
những con khoẻ mạnh, tính tình hiền lành, có khả nãng sinh sản cao. về sau người ta
lại tiến hành chọn những cá thể có hình dạng thích hợp với các loại hình sản xuất
như hướng mỡ, kiêm dụng hoặc hướng nạc. Nhờ quá trình chọn lọc này mà người ta
đã tạo nên các quần thể đồng dạng về kiểu hình, ví như các cá thể trong cùng một
giống thì giống nhau cơ bản về màu sắc lông da, hình dạng, tầm vóc và sức sản xuất.
Ngoài ra trong quá trình chọn lọc con người không chỉ chú ý đến ngoại hình mà
còn chú ý đến những đặc điểm khác như khả năng lợi dụng thức ăn, các đặc điểm về
sinh sản, sinh trưởng... để tạo ra những giống lợn có các đặc điểm mong muốn. Các
phương pháp chọn lọc, nhân giống và nhất là các phương pháp lai tạo hiện nay đã
ngày càng làm phong phú, đa dạng tính di truyền của lợn nhà, từ đó lợn nhà hiện nay
đã có những đặc điểm khác xa tổ tiên của chúng như chịu nuôi nhốt, ăn theo bữa, đẻ
con nhiều hơn, chóng béo hơn và các thay đổi khác theo nhu cầu của con người.
1.3. Sự hlnh thành giống lợn
Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng khác
nhau, do điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không đồng đều dẫn đến
việc hình thành các giống lợn khác nhau.
Đê giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã cải thiện các điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thuỷ châu Á từ lợn rừng châu Á, có đặc
điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở châu Âu do điều kiện tự nhiên có các đặc điểm
khác với châu Á đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ châu Âu có các đặc
điểm như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao. Căn cứ vào hình
dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ châu Âu và châu Á thành
hai loại: tai dài và tai ngắn.
Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ châu Âu và lợn nguyên thuỷ
châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các nước dọc theo
Địa Trung Hải, trong đó lấy giống lợn lông xoăn La mã và lợn ở bán đảo Ban Căng
lai với lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm chất thịt ngon mềm, ở đời sau
cho tự giao và hình thành giông lợn lai cổ đại. Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do
các giống lợn cổ đại trước kia thông qua các phương pháp tạp giao cải lương khác
nhau mà dần dần hình thành nên.
24
Sơ đồ nguồn gốc lợn nhà
Lợn rừng châu Âu
Lợn nguyên thủy cháu Âu
Lợn tai dài Lợn tai ngắn
Lợn rừng châu Á
Lợn nguyên thủy châu Á
Lợn tai dài Lợn tai ngắn
Nước Anh là nước tiến hành công tác giống lợn tương đối sớm, vào giữa thế ký
thứ nhất, nước Anh đã nhập lợn của Trung Quốc để lai với giống lợn địa phương.
Vào giữa thế kỷ XIV, các nhà chọn giống người Anh đã bắt đầu làm việc kiên trì
theo hướng nâng cao tính sớm thành thục và cải tiến việc tiêu tốn thức ăn ở lợn địa
phương châu Âu tai dài được nuôi phổ biến ở Anh. Bằng việc chọn lọc kiên trì,
R.Bekwell đã chọn ra giống lợn tai dài Leitrextexca, nó đã vượt hẳn về tính thành
thục sớm và chất lượng thịt so với các giống lợn khác.
Sau đó ít lâu, các nhà chọn giống người Anh khác, anh em nhà Colling (Ch và K.
Colling 1831) bằng cách lai lợn Anh tai dài với lợn Trung Quốc và nhiều năm kiên
trì chọn lọc đã chọn ra giống lợn trắng có tính thành thục rất sớm nhưng tiêu tốn thức
ăn cao. Giống lợn này đã không đáp ứng được hy vọng đặt ra vì khối lượng thấp, chất
lượng thịt mỡ kém nên đã nhanh chóng biến mất.
25
Năm 1861, Tooley trưng bày ở triển lãm của Nữ Hoàng ở Windwes, nhóm lợn
làm cho tất cả những người có mặt ngạc nhiên về chất lượng xuất sắc cúa chúng và
ngay lập tức được công nhận là giống mới và gọi là Yorkshire. Sau đó giống lợn này
được đổi tên thành giống lợn trắng lớn. Giống lợn này có lẽ được tạo ra bằng cách lai
lợn tai dài Leitrextexca của Bekwell với giống lợn trắng nhỏ của Colling (1749 -
1820). Đáng tiếc là do hậu quả của không khí cạnh tranh và giữ bí mật thống trị ở
các nhà chọn giống người Anh trong thời kỳ này nên những thông báo chính xác về
phương pháp chọn giống lợn trắng lớn (cũng như giống trắng nhỏ) không được giữ
gìn lại và lịch sử hình thành giống lợn này chỉ có thể phục hồi trên giả thiết.
Lịch sử tiếp theo của giống lợn trắng lai có liên quan đến việc tạo ra hàng loạt
dòng mà tổ tiên của các dòng này là đực giống xuất sắc có tính thành thục sớm, chất
lượng thịt tốt hay phối hợp được các đặc tính tốt đó. Hiện nay các giống lợn này
ngoài các đặc tính có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, nó còn có tính thích nghi cao.
Giống lợn trắng tham gia vào việc tạo ra nhiều giống lợn mới, gióng lợn trắng
vừa, giống lợn Landrace ở Đan Mạch và một vài giống lợn ở Mỹ, giống trắng Ucrain
và một số giống khác ở các nước SNG. Hiện nay trên thê giới, các giống lợn cao sản
đó đã và đang được phân bố rộng rãi, đóng vai trò chủ đạo trong ngành chăn nuôi lợn
của đất nước.
1.4. Phân loại lợn
Theo J. Walker và Mc. Spadden (1957, Animal journal of the vvorld), cây động
vật của lợn phát triển như sau:
Lớp có vú: Mammalia
Lớp phụ một móng: Ungulata
Phân bộ không nhai lại: Nonruminantia (Sui íormes)
Bộ guốc chẩn: Artiodactyla
Bộ phụ răng cục: Neobunodontia
Họ lợn: Suidae
Loài: Sus
Chủng: Sus Scrofa
Thứ chủng: Sus Orientalis, Sus Cristatus, Sus Vitatus, Sus
Leucomytax, Sus Scroía Attila, Sus Scrofa Autiqus
Dựa trên các đặc điểm của các giống lợn khác nhau như ngoại hình thể chất, sinh
trưởng phát dục và khả năng sản xuất người ta chia lợn thành các nhóm khác nhau
theo các quan điểm sau:
Dựa trên quan điểm về mức độ chọn lọc: chúng ta chia thành 3 nhóm: nhóm
nguyên thuỷ, nhóm đang cải tạo và nhóm cải tiến.
26
Nhóm nguyên thuỷ có hình dạng và khả nãng sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều
kiện môi trường sống mà ít chịu ảnh hưởng tác động của người nuôi dưỡng.
Nhóm lợn đáng cải tạo được hình thành từ nhóm lợn nguyên thuý nhưng đã được
tác động của việc chọn lọc của con người. Nhóm này vẫn còn có một phần máu của
nhóm lợn nguyên thuỷ. Hiện nay đại diện của nhóm này là lợn Tamworth của Anh
hoặc giống lợn dùng chăn thả của Đức.
Nhóm lợn cải tiến: là nhóm lợn được cải tiến theo ý muốn của con người trong
các điều kiện tối ưu có năng suất cao và theo các hướng sản xuất nhất định.
Phân loại theo tầm vóc: người ta chia lợn thành 3 nhóm: nhóm có tầm vóc nhỏ,
nhóm có tầm vóc trung bình và nhóm có tầm vóc lớn
Phân loại theo màu lông: phân theo nhóm lợn trắng, lợn đen, lợn đỏ, lợn khoang
Phân loại theo hình dạng tai: chia ra thành lợn tai đứng, lợn tai cụp xuống
Phân loại theo hướng sản xuất: Lợn hướng mỡ, lợn hướng kiêm dụng (mỡ nạc
hoặc nạc mỡ) và hướng nạc.
2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN
• ♦ •
Lợn là một loài gia súc có nhiều đặc điểm quý phù hợp với nhu cầu của con
người, tuy nhiên phải tạo ra những điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý thì những
đặc điểm quý ấy mới có thể phát huy một cách tốt nhất. Nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý
không những làm cho các đặc tính tốt thể hiện và phát huy một cách đầy đủ mà còn
có thể ảnh hưởng đến tính di truyền, làm cho nó phát triển theo những hướng nhất
định, đổng thời nâng cao khả năng sản xuất có lợi cho việc tạo các giống mớiệMuốn
vậy chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm sinh vật của lợn đê khai thác ứng
dụng trong sản xuất cho có hiệu quả.
2.1. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao
Lợn là loài gia súc đa thai, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý lợn có
thể đẻ 1,8 - 2,4 lứa/năm và đạt 10-12 con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả năng tiết
sữa cao. Số lượng vú, khả năng tiết sữa và số con đẻ ra có liên hệ mật thiết với nhau.
Các giống lợn nội thường có từ 10 vú trở lên, lợn Móng Cái thường có 12 -16 vú.
Lợn là loài gia súc có khả năng thành thục sớm, nhất là các giống lợn nội của ta,
do quá trình chọn lọc, nuôi dưỡng, tập quán chăn nuôi và ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, khí hậu nhiệt đới. Lợn đực 40 - 50 ngày tuổi đã có biểu hiện động dục và có
khả năng giao phối, cơ quan sinh dục có khả năng sản xuất tinh trùng. Lợn cái 3 - 4
tháng tuổi đã biểu hiện động dục. Như vậy nếu đem so sánh với các giống lợn khác
trên thế giới thì lợn nội thành thục rất sớm.
27
2ế2. Lợn là loài gia súc tạp ăn, khả năng chịu đựng kham khổ cao
Lợn là loại gia súc có dạ dày trung gian, có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn
nên nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú, từ thức ãn thô xanh đến các loại thức ãn
hạt, từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đến các loại thức ãn khoáng, vitaminễ..
Lợn có thể sử dụng các loại thức ăn thô xanh cao, đặc biệt là lợn nội, do tập quán
chăn nuôi của nhân dân ta từ trước đến nay chủ yếu sử dụng thức ãn thô xanh đế
nuôi lợn. Thức ăn xanh tốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mặt khác có hệ số choán
cao có tác dụng tăng cường nhu động ruột và dạ dày, kích thích tiết dịch tiêu hoá và
tăng cường quá trình tiêu hoá. Thức ăn xanh có vai trò quan trọng đặc biệt đối với
lợn nái sinh sảnắDo ăn nhiều thức ăn thô xanh cho nên trong cơ quan tiêu hoá cúa
lợn nội, ruột già thường phát triển hơn lợn ngoại, vì ruột già và manh tràng là bộ
phận chủ yếu của lợn lợi dụng sự phát triển của hệ vi sinh vật đê' phân giải cellulose,
do đó trong điều kiện sử dụng nhiều rau xanh để nuôi lợn thì các giống lợn nội của ta
vẫn có khả năng sinh trưởng tốt, ngược lại các giống lợn nhập nội sinh trưởng kém
hơn. Song nếu trong điều kiện thức ăn tốt (chủ yếu là thức ăn tinh) thì các giống lợn
ngoại sinh trưởng phát triển tốt hơn lợn nộiệĐây cũng là một minh chứng cho khả
nâng chịu đựng kham khổ của giống lợn nội tốt hơn so với lợn ngoại.
Hệ số trao đối cơ bản của lợn thấp hơn các loài gia súc khác, do đó tiêu tốn thức
ăn /1 kg tâng khối lượng của lợn so với các loài gia súc khác như bò, dê, cừu thì thấp
hơn nhiều, do vậy nuôi lợn rất kinh tế.
Bảng 1.1: Tiêu tôn thức ăn cho 1 kg tăng khôi lượng của một sô loài gia súc
Loài gia súc Tiêu tốn thức ãn/1 kg tăng khối lượng (kg)
Lợn 3 -6
Bò 8- 12
Dê, cừu 6- 10
2.3. Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt
Do khả năng sinh sản của lợn nái cao, một năm một lợn nái có thể sản suất được
20 - 25 lợn con, nếu đem nuôi vỗ béo thì sau 1 nãm một lợn nái có thể góp phần sản
xuất khoảng 2 tấn thịt, ngoài lợn ra không có loài gia súc nào có khả năng cho thịt
nhanh như vậy. Mặt khác lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả nãng tích luỹ mỡ
và protein cao. Nếu so với các loài gia súc khác thì lợn có hệ số sinh trưởng và tỷ lệ
thịt xé cao nhất.
Bảng 1.2: So sánh một sô chỉ tiêu vê khả năng sản xuất thịt của lợn
và loài gia súc khác
Loài gia súc
Số con sản xuất ra/1 gia
súc cái/năm
Khối lượng lúc 6 tháng
tuổi so với sơ sinh (lần) Tỷ lệ thịt xẻ (%)
Lợn 20-25 61 -70 70-75
Bò 1 3 - 4 46-60
Cừu 1 -2 16 38-50
Dè 1 -2 10 40 - 50
28
Lợn không những có khả năng sản xuất thịt cao mà phẩm chất thịt cũng tốt. Thịt
lợn có nhiệt năng trong 1 kg thịt cao đạt tới 2680 Kcal/kg, trong khi đó 1 kg thịt bò
có 1710 Kcal. Trong thành phần dinh dưỡng của thịt lợn, protein chiếm tỷ lệ tương
đối cao. Protein của thịt lợn có chứa tất cả các axít amin cần thiết cho cơ thể con
người. Thành phần lipit trong thịt vừa làm cho thịt có giá trị năng lượng cao hơn vừa
tăng mùi vị thơm ngon của thịt. So với thịt của một số loài gia súc khác, thịt lợn có
hàm lượng protein tương đương (đạt 19 % trong thịt nạc. Thành phần hoá học của
một số loại thịt như sau (Bảng 1.3, Số liệu của Phạm Vân sổ và Bùi Thị NhưThuận)
Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thịt một sô vật nuôi
Loại thịt
Thành phần hoá học (tính trong 100 g thịt)
Nước (g) Protein (g) Lipit (g) Khoáng (g) Calo
Bò 70,5 18,0 10,5 1,0 171
Lợn mỡ 47,5 14,5 37,5 0,7 406
Lợn (1/2 nạc) 60,9 16,5 21,5 1,1 268
Lợn nạc 73,0 19,0 7,0 1,0 143
Trảu bắp 72,3 21,9 4,9 0,9 118
Gà 69,2 22,4 7,5 0,9 162
Vịt 59,5 17,8 2,8 0,9 276
2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện
Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khí hậu khác
nhau, do đó địa bàn phân bố của chúng tương đối rộng rãi trên thế giới. Lợn tích luỹ
mỡ dưới da nhiều để chống lạnh, trái lại tại vùng nóng thì lợn lại tăng cường hô hấp
đê thải nhiệt, duy trì thân nhiệt bình thường. Khi theo dõi về đặc điểm này chúng ta
' thấy tần số hô hấp/1 phút của lợn về mùa hè cao hơn mùa đông. So với một số loài
gia súc khác, lợn rất thích đằm tắm để tăng cường thải nhiệt qua da, để đảm bảo cho
nhiệt độ cơ thể ổn định.
Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm
về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này cho
đời sau. Khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt
đới và ngược lại thì lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống.
Lợn là loài gia súc dễ huấn luyện. Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi dụng đặc
điểm này để tập cho lợn các phản xạ có điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và quản lý lợn như tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân, nước tiểu đúng nơi
quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện đực giống nhảy giá để khai
thác tinh trong truyền giống nhân tạo...
29
3. NGOẠI HÌNH VÀ THỂ CHẤT CỦA LỢN
3.1. Ngoại hình lợn
3.1.1. Các bộ phận chính trên cơ thể lợn
Muốn xác định chính xác ưu, khuyết điểm về ngoại hình, người làm công tác
giống phải nắm vững từng bộ phận trên cơ thể lợn và đặc điểm cấu tạo của chúng.
Cấu tạo các bộ phận trên cơ thể lợn gồm cóể
.
3.1.1.1. Đầu và cổ
Đầu: Đầu chủ yếu do xương cấu tạo thành. Kích thước và hình dáng của đầu có
thể di truyền cho đời sau nhưng khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi nó có thể có
những biến đổi nhất định. Khi giám định ngoại hình lợn, cần quan sát hình dáng đầu,
mức độ to nhỏ của nó. Đầu to hay nhỏ thường thống nhất với thân hình, đầu và thân
thường tỷ lệ thuận với nhau: dài đầu thường chiếm 18-24% dài thân. Yêu cầu đầu
phải tương xứng với thân, điều đó có nghĩa là lợn phát triển bình thường.
Trán: Nhìn chung khi lợn có trán rộng thì thân cũng rộng và phát dục nhanh.
Những giống lợn đã được cải tiến thì trán rộng, các giống lợn nguyên thuỷ thì trán
hẹp. Do đó khi chọn giống cần chọn những cá thể có trán rộng.
Mõm: Hình dáng và độ dài của mõm là đặc trưng cho từng giống lợn. Mõm cong
và quá ngắn là đặc trưng của giông lợn thành thục sớm, thể chất yếu. Khi chăn thả,
khả năng kiếm mồi và tận dụng thức ăn của chúng kém. Mõm quá dài là đặc trưng
của giống lợn nguyên thuý, sinh trưởng chậm nhưng khả năng lợi dụng thức ăn thô
xanh tốt. Nhìn chung khi chọn lợn nên chọn những con có mõm vừa phải, có sự kết
hợp tốt giữa hàm trên và dưới.
Tai: Hình dáng và độ to nhỏ của tai là đặc trưng của giống: Lợn i tai nhỏ và
đứng, lợn Landrace tai to và rủ xuống, về độ dày và mỏng của tai, ở mức độ nào đó
có thể biểu hiện thể chất của lợn. Nếu lợn có tai dày chứng tỏ thể chất thô, tai mỏng
thể chất thanh. Lợn tốt có tai mỏng và gốc tai hơi cứng.
Mắt: Mắt có liên quan đến sức khoẻ và tính tình của lợn. Mắt phải sáng, tròn nhanh
nhẹn, không lồi và lõm quá sâu, mắt trên không có nhiều nếp nhăn ở mi mắt. Mắt nhanh
nhẹn là mắt tốt và thể chất khoẻ mạnh.
Hàm: Hàm phải phát triển bình thường, cân đối. Hàm trên và hàm dưới phải khít
nhau. Nếu hàm trên hoặc hàm dưới quá dài đều khó lấy thức ăn. Khổng chọn lợn có
hàm lệch để làm giống.
Cổ: Cổ lợn ngắn hay dài, dày hay mỏng đều liên quan đến sinh trưởng, phát dục
của lợn. Yêu cầu có cổ dài vừa phải, cơ phát triển đều đặn, kết hợp giữa đầu và cổ, cổ
với vai phải chặt chẽ, không có vết lõm. Những lợn như vậy có khả năng sinh trưởng,
phát triển nhanh, thể chất tốt. cổ của lợn đực thường thô và ngắn hơn cổ lợn nái.
30
Hình 1.2: Các bộ phận trên cơ thể lợn
1. Đẩu 8. Cẳng chân trước 15. Thành bụng
2. Má 9. Bàn chân trước 16. ức
3. Ướm cổ 10. Ngón chân trước 17. Bụng bẹn
4. Gáy 11. Lưng 18. Khum
5. Cổ 12. Ngực 19. Mông đùi
6. Vai 13. Hông 20. Cổ chân
7. Đủi trước 14. Bụng 21. Bàn chân
22. Ngón chân
3.1.1.2. Phần thân trước
Gồm có vai, ngực vỳ. hai chân trước. Yêu cầu chung là cơ phát triển tốt ở vai, ngực
sâu rộng, 2 chân trước chắc khoẻ.
Vứ/.ệyêu cầu phải rộng, phẳng, cơ phát triển tốt vì thịt vai có chất lượng tốtểNếu
vai rộng thì vòng ngực lớn. Sự kết hợp giữa 2 xương cánh tay và xương bả vai cần có tỷ
lệ nhất định: nếu xương bả vai dốc chéo thì rộng và nhiều thịt. Giữa bả vai với cổ lưng
cần bằng phẳng. Khi quan sát ngoài không thấy rõ ranh giới giữa các bộ phận là biểu
hiện phát dục tương đối tốt.
Ngực: Là nơi chứa tim và cơ quan hô hấp, ngực cần rộng và sâu, vòng ngực lớn. Các
chiều sâu và rộng ngực có thể dùng thước để đo. Ở lợn phát triển bình thường, sâu
ngực chiếm 60-65% cao thân, rộng ngực chiếm 40-50% cao thân. Nhũng lợn có
ngực hẹp, xương sườn ngắn và thấp thường phát dục kém, khả nâng sinh sản kém và
dễ mắc bệnh.
31
Chân trước: Chân trước có thể biếu hiện một cách cụ thể về thể chất cúa lợn có
chắc chắn hay không. Yêu cầu chân trước phải thẳng, không được choãi ra trước
hoặc ra sau, khoảng cách giữa 2 chân rộng không khép lại hình chữ X. Ngón chân
yêu cầu to, hơi chếch so với mặt phẳng ngang, nếu ngón chân quá dài, yếu hoặc có
cục bướu đều không tốt.
3.Ỉ.1.3. Phần thân giữa
Phần này kéo dài từ xương bả vai đến hông. Phần này gồm những phần thịt có
chất lượng tốt, do vậy khi chọn giống cần chú ý.
Lưng: Thịt lưng tương đối ngon và nhiều. Thể chất của lợn thể hiện ở phần lưng.
Lung phải thẳng, rộng, dài. Kết hợp giữa bả vai và thân sau tốt có nghĩa là không bị
lồi, lõm. Lưng quá hẹp hoặc quá cong lên hoặc quá lõm xuống đều không tốt. Lưng
võrm là biểu hiện của thể chất yếu hoặc xương sống phát triển kém. Lợn nội của
nước ta nói chung còn một nhược điểm lớn là lưng võng, vì vậy trong quá trình chọn
lọc cần chú ý để có thể nâng cao được phẩm chất của giống.
Bụnẹ: Cần chú ý đến dung tích của bụng. Đối với lợn nái, bụng phải to, nhưng
không sệ sát đất. Bụng quá to và sệ là biểu hiện của thể chất yếu. Bụng lợn đực cần
thon gọn, nhưng không quá nhỏ. Bụng không bị lõm: chứng tỏ sự kết hợp giữa ngực
và bụng tốt.
Hỏng: lộng, phẳng, đẫy đà, dài vừa phải. Chỗ tiếp giáp giữa lưng và mông ít nếp
nhăn chứng tỏ kết hợp tốt, nếu hông dài và hẹp là không tốt.
Sườn: yêu cầu rộng, tròn, nếu nhiều nếp nhăn là biểu hiện cơ phát triển không
tốt, thể chất yếu.
Bầu vú và núm vú: Bầu vú lợn nái yêu cầu to. Số lượng vú của lợn đực, cái phải
có 10-12 trở lên. Khoảng cách giữa các núm vu phải rộng, sắp xếp đều và thẳng
hàng, những vú như thế sẽ đảm bảo có nhiều sữa. Nếu số núm vú ít, sắp xếp không
thảng hàng và có nhiều vú lép là không tốt. Những vú như vậy tiết sữa ít, thậm chí
khống tiết sữa.
Khi chọn lợn những người chăn nuôi lợn có kinh nghiệm rất chú ý chọn phần
thân giữa, đặc biệt đối với lợn nái, yêu cầu lưng hông phẳng, rộng dài; bụng đẫy đà
vì bụng của lợn nái to thì các cơ quan nội tạng đều phát triển. Bụng của lợn nái to
không những có lợi cho sự phát triển của bào thai mà còn có khả nàng nuôi được
nhiều con. Do đó khi chọn lợn nái phải chú ý đặc điểm trên nhưng cũng phải phòng
ngừa các khuyết điểm như lưng võng, bụng xệ.
3.1.1.4. Phần thân sau
Bao gồm mông, đùi, chân sau, đuôi..ếTrong đó mông và đùi là phần thịt ngon,
chứa nhiều nạc, là chỉ tiêu quan trọng. Do đó khi chọn giống cẩn chọn những con có
mông và đùi rộng, phát triển đầy đặn.
32
Mông: Yêu cầu dài, rộng, phẳng hoặc hơi chếch, thịt đầy đặn. Nếu mông hẹp
hoặc quá dốc thì ngoại hình xấu. Khi tiến hành giám định do bộ phận này rất quan
trọng, phải giám định tỷ mí ở 3 mặt: phía trên, phía sau và 2 bên. Đứng hai bên để
quan sát có thể phân biệt rõ mông dài hay ngắn, dốc hay không dốc. Nếu quan sát từ
trên xuống có thể phân biệt mông rộng hay hẹp. Mông của lợn nái cần rộng vì như
vậy xương chậu phát triển tốt, lợn nái đẻ dễ dàng hơn.
Đùi: đùi phải dày, rộng, dài. Các giống lợn trong nước, phần dưới đùi nhiều nếp
nhăn, điều này liên quan đến thể chất yếu, tầm vóc không tốt.
Chán sau: Cũng giống như chân trước, chân sau liên quan đến thể chất xấu hay
tốt, nên cần kiểm tra kỹ bên cạnh và đằng sau chân. Đối với lợn nái, khoảng cách
giữa 2 chân phải rộng, do đó khoảng cách giữa 2 đầu vú sau cũng rộng, như vậy khả
nãng tiết sữa cao. Yêu cầu chân thẳng, đầu gối không cong hoặc choãi ra.
Đuôi: Gốc đuôi phải to và thon nhỏ dần, cuối đuôi có một chùm lông đuôi chứng
tó thể chất khoẻ mạnh. Nếu đuôi to đều, thô thể hiện thể chất thô và còn nhiều đặc
điểm chưa được cải lương. Độ dài của đuôi dài hay ngấn phụ thuộc vào từng giống
lợn, nhưng nói chung không nên quá dài. Nếu đuôi quá dài (dài quá khoeo) là đặc
trưng của các giống lợn thành thục muộn.
3.1.1.5. Các bộ plìận khác
Cơ quan sinh dục ngoài: Yêu cầu phát triển bình thường, những đặc trưng về tính
cần biếu hiện rõ ràng: Hai dịch hoàn của lợn đực phải đều, cân đối và nổi rõ. Nếu một
trong hai địch hoàn ẩn hoặc phát triển không đều chứng tỏ cơ quan sinh dục phát dục
không bình thường, không nên giữ lại làm giống. Cơ quan sinh dục ngoài của lợn cái
phải phát triển bình thường, không to quá, không nhỏ quá và yêu cầu phải nhẵn, trơn.
Da: Da lợn cần phải mềm vừa phải. Da trên toàn bộ cơ thể phải mỏng, bóng
mượt giống nhau, không có nếp nhăn ở thân và tứ chi. Nếu da có nhiều nếp nhãn
chứng tỏ thể chất yếu, thông qua quan sát da tai lợn dày hay mỏng chúng ta cũng có
thê’biết da lợn dày hay mỏng.
Lông gáy: Lông gáy cần phát triển tốt, đặc biệt đối với những giống lợn ở miền
núi có khí hậu lạnh cần chú ý đến mật độ lông gáy. Nếu lông gáy bóng mượt thì lợn
khoẻ, lông gáy ít, thưa thì lợn có thể chất yếu, dễ mắc bệnh.
3.1.2. Các phần thân thịt của lợn
Xuất phát từ quan điểm thực phẩm và dinh dưỡng cho con người chúng ta chia
các thân thịt ra các phần như sau:
33
Hình 1.3: Các phần thân thịt lợn
1. Đẩu
2. Thịt má
3. Thịt cổ
4. Đùi
5a. Thịt ỉưng trước
5b. Lưtĩg sau
6a. Ba chi trên
6b. Ba chì dưới
7. Thịt mông
8. Cẳng chân trước
9. Cẳng chân sau
10. Bàn chân trước
I ỉ . Bàn chớn sau
12. Đuôi
13. Mỡ lưng
14. Ngực
Toàn bộ thân thịt của lợn được chia thành các phần chính như sau:
- Phần đầu cổ: gồm thịt đầu, thịt má lợn và thịt cổ
- Phần thịt vai
- Phần thịt lưng: gồm có phần thịt lưng phía trước và phần thịt lưng phía sau
- Phần thịt bụng (ba chỉ): gồm phần thịt bụng phía trên và thịt bụng phía dưới
- Phần thịt mông
- Phần thịt chân: gồm chân trước và chân sau.
3.2. Thể chất và ứng dụng trong chăn nuôi
3.2.1. Các loại hình thể chất của lợn
* Phương pháp phân loại của Viện sĩIvanov: Chia thể chất của lợn ra các loại sau:
- Thô săn: tầm vóc to thô nhưng khoẻ, chắc, xương tương đối thô, da dày, thịt
chắc, mỡ ít, lông cứng. Đầu thon dài hẹp, chân tương đối cao, thân to khoẻ, thành
thục muộn, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
34
- Thô sổi: ngoại hình thô nhưng kết cấu khống chắc, ở thân và chân có nhiều nếp
nhăn, lông thưa và thô. Khả năng lợi dụng thức ăn, khả năng sinh sản và tính thích
nghi kém, tính tình chậm chạp, khả năng chống bệnh kém.
- Thanh săn: xương nhỏ, kết cấu chắc, đầu tương đối nhẹ và thô, ngực phát triển
tốt, da mỏng, lông thưa, tỷ lệ thịt xẻ cao.
- Thanh sổi: xương nhỏ yếu, lưng võng, 4 chân yếu, da mỏng, lông thưa. Tổ chức
liên kết và mỡ đặc biệt phát triển, tính tình chậm.
* Phương pháp phân loại căn cứ vào độ thành thục sớm hay muộn:
- Thành thục muộn: những loại lợn từ 3 nãm tuổi trở lên mới thành thục thuộc
loại này. Đặc điểm của nhóm lợn này là tính tình hung dữ, đầu dài hẹp, mặt bằng
phang, ngực mỏng, mình lép, chân cao, to và thô, da dày, lông thô và cứng, khả năng
lợi dụng thức ăn thấp. Các giống lợn nguyên thuỷ chưa cải lương thuộc loại này.
- Thành thục quá sớm: sinh trưởng phát dục đặc biệt nhanh, tầm vóc nhỏ thanh,
mõm ngắn nhỏ, mặt cong, xương nhỏ, chân yếu. Yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng
tương đối cao, không thích hợp với chãn thả, khá năng sinh sản và tiết sữa cúa lợn cái
tương đối thấp, tính thích nghi kém. Giông lợn Yorkshire trắng nhỏ của Anh thuộc
loại này.
- Thành thục sớm: đầu của lợn thuộc nhóm này trung bình, mặt hơi gãy, thân
mình dài và rộng, lưng phẳng chắc, da mỏng, lông mềm, 4 chân chắc khoẻ, sức tiết
sữa cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt, thích hợp chăn thả. Lợn Yorkshire thuộc
loại này.
- Thành thục vừa: thường là kết quả tạp giao của lợn nái thành thục muộn với lợn
đực thành thục sớm. Các đặc điểm đều là trung gian của 2 loại trên.
* Phương pháp phân loại căn cứ vào hướng sử dụng:
- Loại hình mỡ: là những giống lợn có ngoại hình rất to lớn, thân hình sâu rộng,
đầu thường ngắn và rộng, mặt hơi cong, mõm yếu, thường rộng ngực và sâu ngực
xấp xi nhau, vòng ngực thường bằng dài thân hoặc dài hơn 2-5 cm. Ngực sâu lộng,
xương sườn chắc khoẻ và cong, ngực tròn, lưng võng rộng, mông lộng, thịt đầy đặn,
đặc biệt thịt mông và đùi phát triển. Khi nuôi vỗ béo cho tỷ lệ mỡ nhiều hơn nạc,
phẩm chất thịt tốt, mỡ phân bố đều trong thớ thịt, thịt mềm ngon.
- Loại hình nạc: là những giống lợn thân dài, dài thân thường lớn hơn vòng ngực
15-20 cm. Thể chất loại này cân đối chắc khoẻ (có con có loại hình thô và thanh).
- Loại hình kiêm dụng: ngoại hình tầm vóc và đặc điểm của loại này là trung
ơian ơiữa loai hình nac và loai hình mỡ. Thân hình tương đối lớn, thể chất chắc khoẻ,
khả năng sản xuất thịt và mỡ đều cao.
35
3.2.2. ứng dụng đặc điểm của thể chất của lợn trong chăn nuôi
* ứng dụng trong công tác giống:
Trong công tác giống, cùng với việc giám định ngoại hình cần kết hợp chặt chẽ
với thể chất của lợn, có như vậy việc bình tuyển chọn lọc mới hoàn chinh. Đặc biệt
khi giám định các giống trong nước thì càng phải coi trọng đến thể chất của lợn, nếu
không chúng ta sẽ chọn phải những con lưng võng, bụng sệ, chân yếu .ẽ
ẽ ảnh hưởng
đến độ chính xác của công tác chọn giống.
Khi chọn giống hoặc bình tuyển nếu gặp trường hợp nhiều cá thể có các đặc
điểm tốt tương đương nhau thì chỉ tiêu thể chất là quyết định, nên chọn những con có
thể chất khoẻ, chắc, cân đối.
Ngoài ra trong công tác chọn phối cũng cần chú ý chọn những cá thể có thể chất
tốt, nhất là đối với lợn đực, cần chọn những con có thể chất khoé, cân đối nhằm mục
đích nâng cao năng suất chăn nuôi của lợn một cách toàn diện.
* ứng dụng trong công rác chăm sóc nuôi dưỡng:
Những lợn có ngoại hình thể chất khác nhau thì tính thích nghi với ngoại cảnh
khác nhau, không những biểu hiện ở mức độ sản xuất mà còn thể hiện ở hoạt động
thần kinh có khả năng thích nghi hơn. Chúng ta cần căn cứ vào loại hình thê chất
khác nhau mà xác định chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp. Ví dụ nếu là lợn
hướng nạc, chúng ta cần chú ý tỷ lệ protein thức ãn thích hợp để nhằm mục đích đạt
tỷ lệ nạc cao
4. SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA LỢN
' t •
4.1. Các quy luật sinh trưởng phát dục của lợn
4.1.1. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn
trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal).
Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ sống của
lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và
khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm ba giai
đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn phôi thai từ lúc trứng thụ
tinh đên 2 2 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng
tử cung (trong vòng 2 ngày đầu tiên), phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và
thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 - 39, hình thành nên hầu hết các cơ
quan bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày 40 - đé là giai đoạn phát triển
nhanh về kích thước và khối lượng của thai.
Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời
kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con mới sinh chưa thành thục về sinh lý và
thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để phù
36
hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh và số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucoza
trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, sự thay
đổi về thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi... Đây là những sự thay đổi quan
trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy
đú và hạn chê những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn. Đối với lợn nái
sinh sản chúng ta phải tìm cách để kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể cho
nhiều sản phẩm nhất.
4.1.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đêu
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng tăng khối
lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tuỳ theo các giồng lợn khác nhau mà
tốc độ tăng khôi lượng có khác nhau. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải
biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất đê kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá
thành sản phẩm chăn nuôi.
Không đổno đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong quá trình
sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có cơ
quan phát triển chậm hơn.
. Không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương: Sự phát triển của
bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương đối); của thịt
giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ tháng
thứ 5, sự tích luỹ mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn
nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù
hợp đê có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất.
4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng của lợn lần đầu tiên được Brody mô tả vào năm 1945 trên quan điểm
của năng lượng dự trữ trong cơ thể so với đơn vị năng lượng ăn vào, ông cũng là
người đưa ra đường cong sinh trưởng dạng hình chữ s được trình bày trên hình 1 .4 .
Sau đó Webster (1980) đã chứng minh một cách chi tiết về hiệu suất sử dụng nãng
lượng cho sinh trưởng ở gia súc sản xuất thịt. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và nội
tiết của tê bào với sinh trưởng của động vật là một mối quan tâm lớn của ngành sinh
học và được Trenkle và Marple nghiên cứu vào năm 1983.
Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối lượng của
cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày) hoặc sinh trưởng
tương đối (%). Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
a Khối lượng cuối kỳ (g) - khối lượng đầu kỳ (g)
Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) = --------— ^-----
Thời gian nuôi
37
Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức sau:
Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ
Sinh trưởng tương đối (%) = —/T_,V'Ệ* _ - 7  ' '-ệ “ ệ X 100
(Khối lượng đầu kỳ + Khối lượng cuối kỳ)/2
Hình 1.4: Đường cong biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của lợn (Brody, 1945)
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm: các yếu
tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
4.3.1. Các yếu tô bên trong
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh
hưỏng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân
theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giông lợn khác nhau. Do
ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác
nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các
giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không
những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình
thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có
hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao
đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các
hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất cùa tế bào và giữ cân
bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa
có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá
trình sinh trưởng, về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến
yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin) là loại hormon rất cần
38
thiệt cho sinh trưởng của cơ thể. Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ
thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Thuỳ giữa tuyến yên cũng tiết
ra các hormon tham gia vào quá trình chuyển hoá trong cơ thể, chú yếu là chuyển
hoá mỡ và sự chuyển hoá glycogen ở trong gan.
Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như hormon cứa dịch hoàn
và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều kiến hoạt động
sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cắp. Hormon sinh
dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng cúa
lợn. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận
cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ.
4.3.2. Các yếu tô bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể
lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tô khác. '
4.3.2.]. Dinh dưỡng
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu khổng có một môi trường
dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm báo đầy đủ về thức ăn bao gồm
cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thức đẩy quá trình sinh trưởng và
phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi
chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ
các phần trong cơ thể, ví như nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần ăn có nhiều protein
thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho lợn ăn kháu phần có nhiều bột
đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
43.2.2. Nhiệt độ vờ ẩm độ môi trường
Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoé mà còn ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích
hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như
cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các
loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số
cổng trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới
5,5°C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B: cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi
trường là 29,5°c.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con
và lợn nuối thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tãng tiêu tốn thức ăn cho một
kơ tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18”C, cho lợn sinh
sản không thấp hơn 10 - 12°c. Nhìn chung khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ
quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về
nhiệt càng giảm xuống.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ấm độ không khí. Am độ không
khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
39
4.3.2.3. Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về
ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ánh hưởng rõ rệt
đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với
lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của
lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi,
nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức
ãn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời.
Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong.
Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức
tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn cao
sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về
ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo.
Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có
ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ
thê mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của
phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi
công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu
của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản.
4.3.2.4. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có
các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng
nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải..ếNếu chúng ta cung cấp
cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh
trưởng gkát triển đạt mức tối đa.
5. SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN
5.1. Sức sản xuất của lợn nái
5.1.1. Một sô chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
* Tuổi động dục lần đầu:
Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu
khác nhau phụ thuộc vào giống lợn. Ví dụ: lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn
lợn ngoại.
* Tuổi phối giống lần đầu:
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối giống cho
lợn cái vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, sô' lượng trứng rụng con ít.
Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3.
40
Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời
gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần
đầu.
* Tuổi đẻ lứa đầu:
Sau khi thụ thai, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đé lứa đầu là tuổi lợn mẹ đẻ
lứa đầu tiên.
5.1.2. Khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chi tiêu về số lượng
và chất lượng ở đàn con.
5.1.2.1. Các chỉ tiêu vê sô lượng
* Sô con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứơ đẻ:
Đày là chi tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít
con của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng châm sóc
lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng
sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng ... thì sẽ bị
loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết.
Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đé ra còn
sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong của tất cả các lứa đé trên tổng sô'
lứa đé.
Công thức tính:
Tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
, của các lứa đẻ
Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa = ------------------------- 7— ■
— 7----------------
Tống sô lứa đé
* Sô'lợn con đẻ ra để lại nuôi:
Sỏ lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi: Đối với lợn ngoại: khối lượng > 0,8 kg;
đối với lợn nội: khối lượng > 0,3 kg. Tính theo công thức:
Tổng số lợn con đê' lại nuôi cũa các lứa
Bình quân số lơn con đế lai nuôi/lứa = ---------------L
- —------ 777— 77------------------
Tống số lứa đé
* Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ được tính theo công thức sau:
Số lợn con sống đến 24 giờ
Tỷ lệ sống (%) = ------------ ", . ----------- x 100
Sô con đe ra còn sống
* Số lợn con cai sữa/lứa
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong
chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng
41
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf

More Related Content

What's hot

Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Chu Kien
 
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.pptTieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
atcak11
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
Leonidas Hero
 
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Mai Hương Hương
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
Cassiopeia Nguyen
 
Bao cao thuc hanh may va thiet bi
Bao cao thuc hanh may va thiet biBao cao thuc hanh may va thiet bi
Bao cao thuc hanh may va thiet bi
Huynh Tuan
 

What's hot (20)

Công nghệ sau thu hoạch rau quả
Công nghệ sau thu hoạch rau quảCông nghệ sau thu hoạch rau quả
Công nghệ sau thu hoạch rau quả
 
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tronKy thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngQuy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
 
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
 
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóa30 thuyết glycosyl – hóa
30 thuyết glycosyl – hóa
 
He vi sinh vat gay hu hong thuc pham
He vi sinh vat gay hu hong thuc phamHe vi sinh vat gay hu hong thuc pham
He vi sinh vat gay hu hong thuc pham
 
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.pptTieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Bài thuyết trình môn quản trị công nghệ đề tài xăng sinh học e5
Bài thuyết trình môn quản trị công nghệ   đề tài xăng sinh học e5Bài thuyết trình môn quản trị công nghệ   đề tài xăng sinh học e5
Bài thuyết trình môn quản trị công nghệ đề tài xăng sinh học e5
 
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxitChuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
Chuong 2 dac diem va tinh chat gluxit
 
Bài thuyết trình dsmt
Bài thuyết trình dsmtBài thuyết trình dsmt
Bài thuyết trình dsmt
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
 
Hành vi tổ chức - Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
Hành vi tổ chức - Xây dựng nhóm làm việc hiệu quảHành vi tổ chức - Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
Hành vi tổ chức - Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
 
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
 
Bao cao thuc hanh may va thiet bi
Bao cao thuc hanh may va thiet biBao cao thuc hanh may va thiet bi
Bao cao thuc hanh may va thiet bi
 

Similar to Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf

Similar to Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf (20)

Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdfGiáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Nguyễn Duy Hoan.pdf
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
 
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà SaoLuận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
 
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
 
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdfGiáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Trần Thanh Vân.pdf
 
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
Nghiên Cứu Phát Triển Chủng Nấm Sợi Và Tối Ưu Điều Kiện Lên Men Sản Xuất Đa E...
 
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
 
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi) - Bùi ...
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CONGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON
 
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
 
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.docPhát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
Phát Triển Chăn Nuôi Bõ Thịt Tại Huyện Bố Trạch.doc
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương
Ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hươngẢnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương
Ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học) - Nguyễn Duy Hoan;Nguyễn Khánh Quắc;Ng...
 
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Giáo trình chăn nuôi lợn (Giáo trình dùng cho hệ Đại học) - Hà Thị Hảo;Trần Thanh Vân;Trần Văn Phùng;Từ Quang Hiển.pdf

  • 1. M 636 14975 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NồNG LÂM THAI NGUYÊN TS. TRẦN VĂN PHÙNG (CHỦ BIÊN) ■GS.TS. TỪ QUANG HlỂN TS. TRẦN THANH VÂN - ThS. HÀ THỊ HẢO Ww :ỷ ■ ■ > ■ " " - .■ ■ ■- : . . . 3jlp?ặNÍR5$j& feẫ- < m
  • 2.
  • 3. BỌ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO ■ ■ ■ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TS. TRẨN VĂN PHÙNG (CHỦ BIÊN) - GS. TS. TỪ QUANG HlỂN TS. TRẤN THANH VÂN ■ThS. HÀ THỊ HẢO GIÁO TRÌNH C H Ã N N U Ô I L Ợ N D A I HỌC THÁI NGUVEN LÂM P H Ò N G MUỌTM NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2004
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC Lời nói đầu 9 BÀI MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi lợn 11 2. ưu thế và hạn chế của chăn nuôi lợn 12 3. Tình hình chăn nuôi lợn trên thê giới 13 4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam và phương hướng phát triển 16 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 16 4.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn từ nay đến năm 2010 19 Chương /ẵNGUỒN G ốc VÀ ĐẶC ĐIEM sinh h ọ c c ủ a lợ n 1. Nguồn gốc và sự hình thành giống lợn 20 1.1. Nguồn gốc của lợn nhà 20 1.2. Sự thuần hoá lợn rừng 21 1.3. Sự hình thành giống lợn 24 1.4. Phân loại lợn 26 2. Đặc điểm sinh học của lợn 27 2.1. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao 27 2.2. Lợn là loài gia súc tạp ăn, khả năng chịu đựng kham khổ cao 28 2.3. Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt 28 2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện 29 3. Ngoại hình và thể chất của lợn 30 3.1. Ngoại hình lợn 30 3.2. Thể chất và ứng dụng trong chăn nuôi 34 4. Sinh trưởng, phát dục của lợn 36 4.1. Các quy luật sinh trưởng phát dục của lợn 36 4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn 37 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn 38 5. Sức sản xuất của lợn 40 5.1. Sức sản xuất của lợn nái 40 5.2. Sức sản xuất của lợn đực giống 46 5.3. Sức sản xuất của lợn thịt 49 Chương II. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIÔNG LỢN 1. Công tác giống lợn 52 1.1. Ý nghĩa công tác giống lợn 52 1.2. Các hình thức chọn lọc giống lợn 52 1.3. Phương pháp nhân giống lợn 57
  • 6. 1.4. Hệ thống nhân giống lợn hình tháp 66 2. Các giống lợn nuôi phổ biến ở nước ta 69 2.1. Các giống lợn ngoại nuôi ở nước ta 69 2.2. Các giống lợn nội 78 Chương III. DINH DƯỠNG CỦA LỢN 1. Quá trình tiêu hoá của lợn 88 1.1. Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn 88 1.2. Tiêu hoá ở miệng 89 1.3. Tiêu hoá ở dạ dày 90 1.4. Tiêu hoá ở ruột non , 92 1.5. Tiêu hoá ở ruột già 94 1.6. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng 94 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn 94 2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn 96 2.1. Các dạng năng lượng và cách tính năng lượng trong thức ăn của lợn 96 2.2. Nhu cầu về protein 107 2.3. Nhu cầu chất khoáng cho lợn 115 2.4. Nhu cầu các vitamin của lợn 119 2.5. Nhu cầu về nước của lợn 123 2.6. Khả năng ăn vào 125 Chương IV. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN Đực GIÔNG 1. Vai trò, tầm quan trọng của lợn đực giống 126 2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực giống 126 3. Chọn lọc lợn đực giống 128 3.1. Chọn tổ tiên 128 3.2. Chọn bản thân 128 3.3. Kiểm tra cá thể (kiểm tra năng suất) 130 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn đực giống 132 4.1. Giống 132 4.2. Thức ăn dinh dưỡng 133 4.3. Tuổi 133 4.4. Chăm sóc và môi trường 133 4.5. Chế độ sử dụng, khai thác 134 5. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn đực giông 134 5.1. Thức ăn và khẩu phần ăn cho lợn đực giống 135 5.2. Kỹ thuật cho ăn 137 5.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn đực giống 138 6. Kỹ thuật chăm sóc lợn đực giống 139 6.1. Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi 1 3 9 6.2. Vận động và bảo vệ chân, móng 139 4
  • 7. 6.3. Vệ sinh tắm chải 141 7. Quản lý, sử dụng lợn đực giống 141 7.1. Quản lý 141 7.1.2. Định kỳ kiểm tra khối lượng 142 7.1.3. Định kỳ kiểm tra tinh dịch 142 7.2. Chế độ sử dụng 143 Chương V. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN 1. Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản 145 1.1. Lợn cái hậu bị 145 1.2. Lợn nái kiểm định 145 1.3. Lợn nái cơ bản 146 1.4. Lợn nái cơ bản hạt nhân 146 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái 146 2.1. Giống và cá thể 146 2.2. Phương pháp nhân giống 147 2.3. Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu 147 2.4. Thứ tự các lứa đẻ 147 2.5. Kỹ thuật phối giống 148 2.6. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng 148 3. Hoạt động sinh dục ở lợn nái 149 3.1. Cơ chế động dục của lợn nái 149 3.2. Biểu hiện động dục của lợn nái 150 3.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái 151 4. Những biện pháp nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái 153 4.1. Dùng lợn đực thí tình kích thích lợn cái động dục 153 4.2. Ghép ổ 153 4.3. Cai sữa sớm cho lợn con 154 4.4. Sử dụng kích tố kích thích lợn nái động dục 154 4.5. Xoa luyện bầu vú 155 5. Các phương thức và phương pháp phối giống cho lợn nái 155 5.1. Các phương thức phối giống cho lợn nái 155 5.2. Kỹ thuật phối giống cho lợn nái 156 6. Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị 157 6.1. Mục tiêu 157 6.2. Kỹ thuật chọn lợn cái hậu bị gây nái sinh sản 157 6.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị 158 6.4. Kỹ thuật chăm sóc quản lý lợn cái hậu bị 160 7. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa 162 7.1. Phương pháp phát hiện lợn có chửa 162 7.2. Qui luật sinh trưởng phát dục của bào thai lợn 163 7.3. Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian có chửa 165 5
  • 8. 7.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa 165 7.5. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa 167 8. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ 169 8.1. Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn 169 3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ 174 8.3. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái đẻ 174 8.4. Xử lý một số trường hợp thường gặp sau khi lợn nái đẻ 174 9. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con 178 9.1. Sinh lý tiết sữa 178 9.2. Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 182 9.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 184 10. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái từ khi cai sữa con đến khi phối giống trở lại 186 Chương v/ếCHĂN NUÔI LỢN CON THEO MẸ 1. Đặc điểm của lợn con bú sữa 187 1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục 187 1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá 187 1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt 189 1.4. Đặc điểm về khả năng về miễn dịch 190 2. Các thời kỳ quan trọng của lợn con 191 2.1. Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi 191 2.2. Thời kỳ 3 tuần tuổi 191 2.3. Thời kỳ ngay sau khi cai sữa 191 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 191 3.1. Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con • 191 3.2. Bổ sung sắt cho lợn con 192 3.3. Tập cho lợn con ăn sớm. 194 4. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ 2 0 0 4.1. Từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi 2 0 0 4.2. Từ 3 ngày đến 3 tuần tuổi 2 0 2 4.3. Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa 204 4.4. Một số nguyên tắc chung trong chăm sóc lợn con theo mẹ 205 4.5. Chăm sóc những lứa đẻ đông con 207 4.6. Thú y với lợn con theo mẹ và sau cai sữa 208 5. Cai sữa cho lợn con 208 5.1. Điều kiện tiến hành cai sữa cho lợn con 208 5.2. Các hình thức cai sữa 209 5.3. Kỹ thuật cai sữa cho lợn con 2 1 0 Chương VII. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THỊT 1. Giới thiệu về chăn nuôi lợn thịt 213 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt 213 6
  • 9. 2.1. Giống và loại hình sản xuất 213 2.2. Phương thức chăn nuôi 214 2.3. Thức ăn dinh dưỡng 215 2.4. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 216 2.5. Sức khoẻ và khối lượng sơ sinh của lợn con 217 2.6. Tuổi của lợn 217 2.7. Tính biệt và thiến hoạn 217 3. Kỹ thuật nuôi lợn thịt 218 3.1. Nuôi lợn thịt theo phương thức tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp 218 3.2. Kỹ thuật thâm canh lợn hướng nạc 220 3.3. Kỹ thuật nuôi thịt lợn nái loại thải 224 3.4. Kỹ thuật cho ăn 225 4. Các công thức nuôi lợn thịt 225 4.1. Công thức thấp - thấp - thấp 225 4.2. Công thức cao - thấp - cao 225 4.3. Công thức cao- cao -cao 226 5. Kỹ thuật quản lý và chăm sóc lợn thịt 226 5.1. Phân đàn và hạn chế lợn đánh nhau 226 5.2. Thực hiện lợn sạch, chuồng sạch và máng ăn sạch 227 5.3. Cho lợn vận động thích hợp 227 5.4. Cho lợn uống nước sạch và đủ 227 5.5. Định kỳ cân khối lượng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ 227 5.6. Tập thói quen cho lợn đại tiểu tiện đúng nơi qui định 228 5.7. Đảm bảo công tác phòng trừ dịch bệnh, định kỳ tiêm phòng và tẩy uế chuồng trại 228 5.8. Vận chuyển lợn 228 5.9. Các biểu hiện phản ứng của lợn trong quá trình quản lý chăm sóc 229 5.10. Hội chứng stress ở lợn (HCSL) và biện pháp phòng 230 5ể 11. Biện pháp quản lý nhằm phòng ngừa dư lượng dược phẩm trong thịt lợn 231 Chương VIII. Tổ CHỨC SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN 1. Tổ chức xây dựng đàn lợn 234 1.1. Mua lợn giống 234 1.2. Vận chuyển lợn 234 2. Xây dựng chuồng lợn 237 2ễ 1. Một số vấn đề liên quan đến môi trường của lợn: 237 2.2. Qui mỏ trại chăn nuôi lợn 241 2.3. Địa điểm xâỵ dựng trại 241 2.4. Qui hoạch chuồng trại 241 2.5. Thiết kế xây dựng chuồng trại 243 2.6. Một số kiểu chuồng 245
  • 10. 3. Một số thiết bị chủ yếu và công trình xây dựng phụ trong trại lợn 253 3ẽ 1. Máng ăn và máng uống 253 3.2. Bể tắm cho lợn 255 3.4. Sân vận động 255 3.5. Chuồng phối giống cá thể 255 3.6. Chuồng cách lỵ 256 3.7. Bể chứa phân 256 3.8. Hệ thống nước 257 3.9. Khu nhà ở và văn phòng: 257 4. Công nghệ Biogas trong xử lý chất thải trong chăn nuôi 257 4.1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ Biogas 257 4.2. Các loại hình Biogas đã áp dụng tại Việt Nam 258 4.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phân huỷ chất thải chăn nuôi bằng công nghệ hầm biogas 259 4.4. Quy trình xây dựng hệ thống biogas 260 Phụ lục: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn thức ăn cho lợn 264 Tài liệu tham khảo 282 8
  • 11. LỜI NÓI ĐẦU Chăn nuôi lợn của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, số lượng đầu lợn năm 2001 là 21,8 triệu con; sơ bộ đến năm 2002 là 23,17 triệu con, đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng đầu lợn (Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê-2003). Đây là kết quả to lớn, có công đóng góp không nhỏ của các nhà kỹ thuật chăn nuôi thú y được đào tạo từ các Trường kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Để đáp ứng tính đa dạng và đặc thù trong công tác đào tạo kỹ thuật góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của khu vực, nhóm tác giả biên soạn giáo trình chăn nuôi lợn do TS. Trần Vãn Phùng làm chủ biên đã quán triệt tư tưởng chú đạo: Đảm bảo tính khoa học và thực tế; hiện đại, cập nhật và truyền thống; cơ sở khỡa học và thực hành, áp dụng. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và kế thừa tri thức khoa học của các giáo trình chăn nuôi lợn, các tạp chí, tài liệu chuyên môn của các trường Đại học trong và ngoài nước. Để hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi đã thực hiện phương pháp làm việc tập thể có sự phân công trách nhiệm chính cho từng người: Bài mở đầu, TS. Trần Văn Phùng Chương I. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn, TS. Trần Văn Phùng Chương II. Giống và công tác giống lợn, TS. Trần Văn Phùng Chương III. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, GS.TS. Từ Quang Hiển Chương IV. Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, TS. Trần Thanh Vân Chương V. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, TS. Trần Văn Phùng & ThS. Hà Thị Hảo Chương VI. Chăn nuôi lợn con theo mẹ, ThS. Hà Thị Hảo & TS. Trần Thanh Vân Chương VII. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, TS. Trần Thanh Vân Chương VIII. Tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi lợn, TS. Trần Văn Phùng Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn và hiệu đính, nhưng không thể tránh khỏi các khiếm khuyết, tập thể tác giả xin trân trọng tiếp thu và cảm ơn các ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn đổng nghiệp, các em sinh viên và bạn đọc khác. Nhóm tác giả 9
  • 12.
  • 13. BÀI MỞ ĐẦU 1. TẨM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH CHẢN NUÔI LỢN Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tý trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ... cho ngành công nghiệp chế biến. * Thịt và mỡ lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng thịt được sản xuất và tiêu thụ ở nước ta cũng như toàn thế giới. Sản lượng thịt lợn trên toàn thế giới hàng năm khoảng trên 80 triệu tấn. Từ năm 1995 đến năm 2000 sản lượng thịt lợn năm sau tăng hơn năm trước khoảng 2,0%. Theo tài liệu của FAO (2000) sản lượng thịt lợn trên toàn thế giới của các năm từ 1998 - 2000 như sau: Năm 1998: 88,0 triệu tấn Năm 1999: 89,2 triệu tấn Năm 2000: 90,3 triệu tấn * Lượng thịt lợn được tiêu thụ tính trên đầu người ở nhiều nước trên thế giới chiếm tỷ lệ rất cao so với các loại thịt khác (Colin Whitemore, 1990); - Ở Đức lượng thịt lợn tiêu thụ tính trên đầu người là 60 kg, chiếm tỷ lệ 54,7% trên tổng số trứng và thịt. Ở Pháp tý lệ này là: 38,7% Ở Đan Mạch: 57,46% (45 kg/người) Ở Hà Lan: 51,35% (40 kg/người) Ở Trung Quốc: 62,94% (20 kg/người) Ở Nhật Bản: 15 kg/người Ở Việt Nam tỷ lệ thịt hơi tính theo đầu người chiếm 72,94% trên tổng số các loại thịt được tiêu thụ nãm 1995 (FAO, 1996), đến năm 1999 tỷ lệ này là 77,2%. Trên thực tế, thịt lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn thế giới. Chún° ta biết rằng việc tiêu thụ thịt của con người dựa trên một số tiêu chí sau: thứ nhất đó là do nhu cầu, thứ hai phải an toàn, thứ ba giá cả phải chăng và thứ tư thực phẩm đó phải đảm bảo chất lượng. Ngoài ra có một số tiêu chí có liên quan như phương thức sản xuất, môi trường sản xuất và tính bền vững của ngành sản xuất ra sản pham đó. Do vậy khi lượng thịt lợn tiêu thụ cao chứng tỏ tính ưu việt của thịt lợn trong cuộc sống của con người. 11
  • 14. Xét về tính ưu việt của thịt lợn chúng ta thấy thể hiện trên một số điểm sau: Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, là nguón protein động vật có giá trị cho nhu cầu của con người. Khi phân tích thành phần giá trị dinh dưỡng của thịt lợn người ta thấy:* thịt lợn là loại thịt giàu dinh dưỡng và chứa tất cả các axít amin thiết yếu trong cơ thể, ngoài ra nó còn chứa các loại vitamin nhóm B, đặc biệt trong thịt lợn không chứa các protein không giá trị như colagen, flactis. Mỡ dưới da của lợn là nguồn cung cấp các axít béo quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người. Khả năng sử dụng thịt, mỡ lợn của con người là tương đối tốt: tý lệ tiêu hoá của con người đối với thịt lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97%. Từ thịt lợn có thể chế biến thành các loại món ăn ngon cho con người. Khi được chế biến, thịt lợn không giảm phẩm chất nên nó là nguồn nguyên liệu không thể thay thế được để sản xuất thành các loại thức ăn như giò, chả, xúc xích, dăm bông... Khi giết mổ thì các sản phẩm phụ như da, lông, phủ tạng đều là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Mặt khác, thịt lợn không những chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người mà còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người ăn thịt. Vì vậy lợn được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới, trừ các nước lấy đạo Hồi làm gốc như Pakistan, Iran, Irắc, Aíganistan... và các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi có người Hồi giáo sinh sống do người Hổi giáo kiêng ăn thịt lợn. Bảng 1: Thành phần hoá học của thịt (Nguyễn Thiện, 2000) Loại thịt Thành phần hoá học (%) Năng lương (Cal/100 gam) Nước Protein Mỡ Khoáng Thịt bò mông 73,80 19,90 4,70 1,60 117 Thịt bò vai 61,80 26,80 9,60 1,90 201 Thịt lợn móc hàm 41,10 11,20 47,00 0,60 472 Thịt lợn vai 51Ế 70 13.60 34.40 0.70 368 Thịt lợn thăn 59.20 16.70 23.20 0Ế 80 281 2. ƯU THÊ VÀ HẠN CHÊ CỦA CHĂN NUÔI LỢN Sản phẩm quan trọng nhất của nghề chăn nuôi lợn là thịt lợn. Đối với những nước mà sản xuất lương thực dưới 300 kg/đầu người thì nghề chăn nuôi lợn không thể phát triển một cách ổn định được. Tuy nhiên, người dân vẫn chãn nuôi lợn để tận dụng các phế phụ phẩm của nông nghiệp, tận dụng thức ăn thừa trong các gia đình như cơm, canh thừa, nước vo gạo, cám... Phương thức chăn nuôi tận dụng này lợn sẽ chậm lớn nhưng sau một thời gian nuôi lợn có thể bán để thu tiền, hoặc sử dụng khi có các công việc lớn của gia đình như ma chay, cưới xin hoặc cúng giỗ v.v... Khi mức sống tăng lên, muốn tăng thu nhập trên một mảnh ruộng, ngoài sản phẩm chính như lúa, ngô, khoai... người ta dành một phần sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản 12
  • 15. phẩm kém chất lượng cho chăn nuôi lợn. Như vậy, lợn là một nhà máy lý tưởng đế chê biên những nông phẩm kém chất lượng thành sản phẩm có chất lượng cao là thịt, mỡ lợn. Nói một cách hình tượng thì lợn còn được coi là "Tủ đựng thức ăn" tự làm đầy và di động. Ngoài ra phân lợn rất cần cho nghề trổng trọt, do đó lợn còn được coi là nhà máy phân bón di động. Nhìn chung chăn nuôi lợn có những ưu thê như: Lợn được xêp là loài tạp ăn, thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn nuôi, khả năng sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn nên quay vòng sản phám nhanh. Lợn chuyên hoá các loại thức ăn từ cây trồng thành thịt có giá trị dinh dưỡng cao hơn bất kỳ loại gia súc nào khác. Lợn không đòi hỏi thức ăn đặc biệt nào, nó có thé sống và phát triển bằng nhiều loại thức ăn từ cây trồng, bao gồm các loại rễ, củ thân lá và hạt. Lợn có thế tận dụng các loại phụ phám cúa công nghiệp chê biến thực phẩm, trong các nông trại v,v... mà nêu không có lợn thì những phụ phẩm thường bỏ đi. Lợn có khả năng sinh sản cao, có thể đẻ nhiều con/lứa, nhiều lứa/nãm, thời gian mang thai nơắn. Nuôi lợn bước đầu không đòi hỏi đầu tư vốn quá lớn mà thu hồi vốn lại nhanh, bời lẽ lợn là loại gia súc có tốc độ sinh trưởng ngoài thai nhanh, do đó thời gian nuôi ngấn, nuôi 6 tháng đã có thể thu hoạch được. Nuôi lợn không đòi hỏi khống gian lớn, do đó chi phí xây dựng cơ bán/1 kg sản phám không quá cao. Các sản phẩm thu được từ lợn sau khi giết mổ đều có thể sử dụng làm thực phẩm cho con ngưòi. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn cũng có một số hạn chế như: Lợn sử dụng lương thực và những thức ăn khác tương tự như người do vậy khi gặp khó khăn về mùa màng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lương thực của con người và do vậy nghề nuôi lợn không phát triển được. Nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường, tạo ra mùi hôi thối khó chịu, tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển. Ngoài ra lợn còn gây ồn ào ầm ĩ. Lợn mắc một số bệnh truyền nhiễm, nếu công tác thú y không chu đáo thì việc đầu tư vốn vào nuôi lợn có thể gây ra rủi ro, lợn bị chết mất cả vốn lẫn lãi. Một số bệnh từ lợn có thể lây sang người, gây nguy hiểm như bệnh lợn nghệ (Leptospirosis). bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis), bệnh giun bao. 3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THÊ GIỚI Theo thống kê của FAO (1999), tổng đàn lợn thế giới năm 1991 là 857,891 triệu con, đến năm 1998 số lượng lợn là 957,469 triệu con. Trong đó đàn lợn phân bố 13
  • 16. không đồng đều giữa các châu lục: châu Á có sô' lượng đầu lợn cao nhất: 577,025 triệu con, kế đến là châu Âu: 199,254 triệu con, Bắc và Trung Mỹ là: 94,074 triệu con, Nam Mỹ là: 59,075 triệu con, châu Phi: 22,398 triệu con, ít nhất là châu Đại dương: 5,016 triệu con. Nước có số đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc: 485,698 triệu con. Ở các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, chăn nuôi lợn rất phát triển và có một số lượng tương đối lớn so với các nước khác trên thế giới. Sô' lượng lợn ở một số nước trong khu vực như sau: Bruney: 2,750 triệu con Indonesia: 4,050 triệu con Malaysia: 2 ,1 0 0 triệu con Lào: 1,450 triệu con Philippine: 8,007 triệu con Thái Lan: 4,300 triệu con Trung Quốc: 485,698 triệu con Việt Nam: 18,060 triệu con. Trong vòng 10 năm (1985-1995), tốc độ tăng đàn lợn hàng năm trên toàn thế giới là 1,1%ễTrong đó tăng nhanh chủ yếu ở các nước đang phát triển, ví dụ tốc độ tăng đàn hàng năm ở châu Á là 2,7%, trong đó ở Việt Nam tăng 3,5%, Trung Quốc tăns 2,7%, song đối với Nhật là một nước phát triển thì trong vòng 10 năm qua, sỏ' đầu lợn giảm đi mỗi năm là 0,7%. Nhìn chung, trong vòng 10 năm gần đáy, đàn lợn trên thế giới tăng không cao. Tuy nhiên nhu cầu về các loại thịt thì đều tăng ở hầu hết các nước trên thế giới. Sự phát triển chăn nuôi lợn phân bố không đều ở các châu lục, chủ yếu tập trung ở một số nước có nền chăn nuôi lợn phát triển mạnh như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Liên Xó (cũ), Anh, Đức, Nhật. Ngành chãn nuôi lợn trên thế giới đã đạt được những thành tựu trong việc tăng sô lượng và nâng cao chất lượng đàn lợn. Ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trên thế giới là một minh chứng thành công cho sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, mà mục đích cao cả là nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phấm cuối cùng. Từ năm 1960 - 2000, chỉ tiêu số lượng lợn con cai sữa/nái/năm đã tâng đáng kể từ 15 con (1960) lên 22 con (2000) (đồ thị 1). Đồng thời đã cải thiện đáng kể chí tiêu tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của lợn thịt (đồ thị 2) (Theo Colin Whitemore, 1993). 14
  • 17. Đồ thị 1: Tỷ lệ tăng của nãng xuất chăn nuôi lợn nái qua các nãm (Sớ liệu của các nước thuộc Bắc Âu) 1 3 C /5 o C o o ẽ- < 5 5 N ăm ĐỒ thị 2: Tỷ lệ cải thiện tiêu ĩốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng (số liệu của các nước Bắc Âu) Năm
  • 18. Bảng 2: sản xuất thịt và thịt lợn trên thê giới (Theo nguồn tài liệu của FAO tháng 9/2000; Đơn vị tính: triệu tấn) Sản phẩm 1998 1999 2000 Tổng sản phẩm thịt 223,1 227,1 231,4 Thịt gia cầm 61,5 63,7 65,4 Thịt lợn 88,0 89,2 90,3 Thịt bò 58,3 59,3 60,1 Thịt dê cừu 11,3 11,4 11,6 Các loại thịt khác 4,0 4,0 4,0 Bảng 3: Xuất khẩu thịt và thịt lợn trên thê giới (Theo tài liệu của FAO, 2000; Đơn vị tính: triệu tấn) Sản phẩm 1998 1999 2000 Tổng sản phẩm thịt 15,108 16,338 16,489 Thịt gia cầm 6,161 6,707 6,795 Thịt lợn 2,885 3,242 3,21 Thịt bò 5.044 5,448 5,503 Thịt dê cừu 0,767 0,689 0,715 Các loại thịt khác 0,251 0,252 0,266 Bảng 4: Các nước nhập khẩu thịt lợn chính trên thẻ giới (Đơn vị: triệu tấn) Tên nước 1996 1997 1998 1999 2000 Nhật bản 933 731 721 857 880 Nga 450 500 375 500 350 Mỹ 280 287 319 375 453 Mehico 32 62 87 100 130 Hồng Công 145 188 252 260 264 4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4ệl. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn. Theo số liệu thống kê của FAO (1999), năm 1998 Việt Nam có 18,06 triệu con, đứng hàng thứ 7 trên thế giới, sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha, đứng hàng đầu các nước Đông Nam Á và đứng thứ 2 ở châu Á. 16
  • 19. Theo niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (2003), năm 2002 đàn lợn cả nước có 23,169 triệu con. Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2002, đàn lợn tăng bình quân 6,84%/năm, đàn nái tăng 2,6%, tổng sản lượng thịt hơi tăng 16,75%. Bình quân khối lượng xuất chuồng tăng 2,75% và bình quân thịt hơi trên đầu người tăng 8,43%. Biểu đồ 1: Số luọng lợn trên toàn quốc từ năm 1991 - 2000 (Nguồn Tổng cục thống kê, 2000) số LƯỢNG LỌN - NUMBER OF PỈGS Triệu con - Mill.heads 25 1 20 -I 15 10 5 0 16,3 1991 1995 1996 Sơbộ - Prel. 2000 ẽ ' w v w _______ ' ______ Trong mấy mươi năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất ngành chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển đáng phấn khởi. Tổng đàn lợn nãm 1969 là 9,023 triệu con, trong giai đoạn từ 1974 - 1976 có xu hướng giảm xuống, chi có 8,867 triệu con vào năm 1976. Trong giai đoạn từ 1979 - 1981 đàn lợn bắt đầu tăng lên, đạt 9,396 triệu con vào năm 1981 và tiếp tục tăng một cách vững chắc trong các năm tiếp theo. Năm 1990 đạt 12,26 triệu con, năm 1995 đạt 16,307 triệu con, nãm 2000 đạt 20,193 triệu con và năm 2002 thống kê sơ bộ của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàn lợn nước ta có 23,169 triệu con. Về sản lượng thịt lợn, trong các nãm qua sản lượng thịt lợn đã tăng rất nhanh, từ 0,292 triệu tấn (1980) đã tăng lên 1,653 triệu tấn vào năm 2002. Khối lượng xuất chuồng từ 48 kg (1980) tăng lên 69 kg (1996). Hiện nay chăn nuôi lợn cung cấp khoảng 70% nhu cầu về thịt cho tiêu dùng trong nước. OẠI HOC THÁI NGUYÊN ^ ' l m HÒNG M UựN 17
  • 20. Bàng 5: Chỉ sô phát triển của một số ngành chăn nuôi (Năm trước bằng 100%) (Sô liệu của Tổng cục Thông kê năm 2003) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 99,4 97,4 100,4 102,5 1991 100,2 100,6 99,5 101,5 1992 101,0 102,1 113,9 114,2 1993 102,6 104,1 107,1 107,1 1994 100,6 104,0 104,8 103,3 1995 99,5 105,0 104,6 103 1 1996 99,7 104,4 103,8 106,5 1997 99,7 102,8 104,2 106,1 1998 100,3 102,1 102,8 103,6 1999 100,1 101,9 104,2 107,8 2000 98,0 101,6 106,9 109,4 2001 96,9 94,5 108,0 111,2 2002 100,2 104,2 106,3 107,0 Tinh hình phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta không đồng đều giữa các địa phương kể cả việc phát triển số lượng đàn lợn cũng như năng suất chăn nuôi lợn. Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng đàn lợn cao nhất chiếm 27,34% tổng đàn lợn tronơ cả nước, Vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ có số lượng lợn thấp nhất chỉ chiếm tư 5,58 - 6 ,6 6 % (bảng 6 ). Bảng 6: Sô lượng lợn phân theo các địa phương (Đơn vị tính 1000 con) (Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2003) Vùng Qui mô của vùng Tỷ trọng so với toàn quốc (%) Đổng bằng sỏng Hồng 6307,1 27,22 Đỏng Bắc 4007,4 17,29 Tây Bắc 1050,0 4,53 Bắc Trung bộ 3569,9 15,41 Vùng duyên hải Nam Trung bộ 2028,7 8,76 Vùng Tây nguyên 1191,2 5,14 Đỏng Nam bộ 1862,7 8,04 Vùng Đồng bằng sông cửu long 3151,6 13,60 vể năng suất chăn nuôi cũng không đồng đều giữa các vùng sinh thái, vể chỉ tiêu sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra của 1 lợn nái trong 1 năm như sau: bình quân cả nước một lợn nái 1 năm sản xuất được 478,5 kg, trong khi ở miền Bắc thành tích ấy là 419,7 kg, ở miền Đông Nam Bộ là 662,0 kg, ở đổng bằng sông Cửu Long là 761,7 kg. Còn ở trung du miền núi 1 lợn nái/năm chí sản xuất được 322,5 kg (Cục Khuyến nông, 1996). Nhìn chung ngành chăn nuôi lợn đã có những tiến bộ đánơ kể trong tác ơiô'nơ thức ăn, chãm sóc nuôi dưỡng: Về công tác giống lợn: Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và toàn quốc. Kết quả các cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh hiện trạng chăn nuôi tro n ơ 18
  • 21. toàn quốc và khu vực, để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn. Đê cải tiến giống lợn chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: lợn Đại Bạch từ Liên Xô (cũ) nãm 1968, Lợn Yorkshire từ Cu Ba năm 1981, lợn Edel (Đông Đức) năm 1974, năm 1970 nhập lợn Landrace từ Trung Quốc, lợn Duroc từ năm 1978... Trong các năm về sau đã tiến hành nhập các giống lợn như Duroc, Pietrain, Landrace, Yorkshire..ỗtừ nhiều nước khác nhau như Nhật, Bỉ, Anh, Pháp, Canada, Mỹ... nhàm làm tươi máu các giống lợn ngoại đã có ở trong nước và cải tạo đàn lợn nội trong nước. Việc cải tạo đàn giống địa phương bằng việc tăng cường công tác chọn lọc và lai tạo với các giông lợn nhập nội cao sản như Yorkshire, Landrace, Pietrain, Hampshire...đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất chăn nuôi lợn. Các công thức lai kinh tế giữa đực ngoại với cái nội rất có hiệu quả trong các năm qua là: Lợn đực Đại Bạch X nái Móng Cái (hoặc nái í, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên...), Landrace XMóng Cái, Lanđrace XLang Hổng,... Ở các tỉnh phía Bắc công thức lai (Đại Bạch XMóng Cái) được áp dụng rộng rãi nhất nhờ chủ trương "Móng Cái hoá" đàn lợn nái, hiện nay đàn lợn nái Móng Cái chiếm 40 - 45% và nái lai (Đại Bạch XMóng Cái) chiếm 35- 40% trong tổng đần lợn nái của các tỉnh phía Bắc. Ở các tính phía Nam, đàn lợn nái lai 50% máu ngoại chiếm 60-65%, nái nội chiếm 30% tổng đàn nái. Hiện nay do nhu cầu thịt nạc ngày càng cao của nhân dân, việc nghiên cún đưa vào nuôi đại trà các lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau là một việc làm cần thiết và đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Cống nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn cho lợn đã và đang phát triển rất nhanh, là một trong những yếu tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở nước ta. 4.2. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn từ nay đến năm 2010 - Về số lượng: Phấn đấu đạt chỉ số tăng đàn lợn từ nay đến năm 2010 là 2,6%/năm. Phấn đấu đến năm 2005 số lượng đàn lợn đạt 23,405 triệu con, năm 2010 đạt 26,04 triệu con với yêu cầu chất lượng đàn lợn thịt có tý lệ nạc cao trên 50%. về sản xuất thịt lợn, phấn đấu đạt 35 kg thịt lợn hơi/người /năm vào năm 2010. Tổng đàn nái trên phạm vi cả nước hiện nay có 2,816 triệu con, dự kiến năm 2005 có 3,08 triệu con và năm 2010 có 3,71 triệu con. Đến năm 2010, cố gắng nâng cao tỷ lệ đàn nái lai và đàn nái ngoại lên 70 - 75%, giảm đáng kể đàn nái Móng cái và đặc biệt đàn nái lai tạp không rõ nguồn gốc cần phải giảm thật mạnh. Việc nâng cao tỷ lệ đàn nái lai và nái ngoại trong tống đàn lợn nái nhằm nâng cao nãng suất đàn lợn và phẩm chất thịt xé đế đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và cho xuất khẩu. 19
  • 22. Chương I NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIEM sinh họ c c ủ a lợn 1. NGUỐN GỐC VÀ Sự HÌNH THÀNH GIỐNG LỢN l ẵl. Nguồn gốc của lợn nhà Lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành. Căn cứ vào kết quá so sánh đặc điểm cấu tạo giải phẫu bộ xương của lợn di thạch hoá thời cố đại và bộ xương lợn ngày nay và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cố học, người ta cho rằng: cách đây khoảng 8.000 - 10.000 nâm về trước, vào thời kỳ Đồ đá mới, cùns với sự xuất hiện của nền nông nghiệp nguyên thuỷ, con người đã bắt đầu thuần hoá lợn lừng. Lợn nhà ngày nay bắt nguồn từ hai nhóm lợn lừng hoang dại, đó là lợn rừng châu Âu (Sus scroía ferus) và lợn rừng châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) được con người thuần hoá trong một thời gian đài mà thành. Đặc điểm của lợn rùng cháu Âu: Lợn rừng châu Âu phân bố ở toàn bộ châu Âu, nhất là ở vùng Trung và Nam châu Âu, ngoài ra còn có ở vùng Bắc Á và Bắc châu Phi. Lợn rừng châu Âu có tầm vóc tương đối lớn, khối lượng có thể đạt từ 120 đến 140 kg, cá biệt có con nặng đến 300 kg. Chiều cao thân từ 80 - 100 cm, chiều dài thân từ 150-160 cm. Kết cấu ngoại hình có một số nét chủ yếu như lưng võng, mình chắc, đầu dài hẹp, chắc chắn, mõm thẳng, răng nanh rất phát triển. Đặc biệt lợn cái có chân dài chắc chắn, lông da khô, lông gáy dài cứng. Đa số có lông màu nâu hoặc xám, đầu lồng phần lớn bị chẻ, ngoài lông bình thường còn có lớp lông nhung mao nhỏ, loại lông này phát triển về mùa đông để giữ ấm, mùa hè thưa hơn để phòng ngừa côn trùng. Đuôi tương đối dài có chùm lông đuôi khá lớn. Về khả năng sinh sản: lợn cái có 8 - 1 0 vú, thành thục về tính vào khoảng 1 ,5 đến 2 nãm tuổi, đẻ 1 năm 1 lần vào mùa ấm, mỗi lứa có 5-8 con. Trên thân lợn con có những đường sọc trắng, khi lợn lớn sẽ mất dần và đến khi được 4 tháng tuổi thì mất hoàn toàn. Lợn con theo mẹ đến khi lợn mẹ giao phối lứa đẻ tiếp theo mới thôi. Lợn rừng châu Âu sinh trưởng rất chậm, thành thục về tính muộn, song có thể sống được 20 - 25 năm. Lợn rừng cũng có 44 răng như lợn nhà. Lợn đực thường có răng nanh rất phát triển, thường có dạng hình tam giác, phần trên cong lên, đầu nhọn. Lợn đực thường sống một mình, lợn cái sống theo bầy đàn và mỗi đàn từ 20 - 30 con, chi khi lợn nái động dục lợn đực mới tìm đến lợn nái. Tập tính cúa lợn là hoạt động về ban đêm, còn ngày ngủ trong hang hốc. 20
  • 23. Đặc điểm lợn rừng cháu Á: Lợn rừng châu Á phân bố ở phía Đông, Nam châu Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Do điều kiện sống không giống nhau nên lợn rừng châu Á có nhiều đặc điểm khác biệt so với lợn rừng châu Âu. về tầm vóc, lợn rừng châu Á nhỏ hơn lợn rừng châu Au, hơi tròn mình hơn, khả năng sinh sản thấp. Khối lượng cơ thể khi trưởng thành từ 100-150 kg, chiều cao từ 40 - 60 cm, dài thân 120-140 cm. Về kết cấu ngoại hình: đầu tương đối rộng và ngắn, mõm cong, xương lệ rộng nhưng ngắn, hàm dưới so với lợn rừng châu Âu thì ngắn và nhỏ hơn, răng nanh không phát triển, thân hẹp. Toàn thân có màu đen, lông hơi ngắn và mềm, có một sọc vàng nâu chạy dọc theo thân. Thành thục về tính lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi khối lượng đạt 60 - 70 kg. Số lượng vú từ 12 - 14. Hình 1.1: Lợn rừng cháu Á (Ảnh chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang năm 2002) 1.2. Sự thuần hoá lợn rừng Ban đầu loài người chỉ biết săn bắt để tìm kiếm thực phẩm, sau đó đã biết nuôi các loài động vật nói chung và lợn nói riêng để phục vụ cho nhu cầu sinh sống của mình. Đây là một quá trình lao động lâu dài, gian khổ và sáng tạo thông minh của con người. Quá trình thuần hoá lợn ở Việt Nam diễn ra rất sớm, theo Bruxenko (1961) thì Đông Dương là một trong những nơi thuần hoá lợn sớm nhất thế giới. Truyền thống kỹ thuật và văn hoá đồ đá mới Việt Nam được tiếp nối với nền văn hoá Hoà Bình (thuộc thời kỳ đổ đá giữa) và vãn hoá Bắc Sơn (thuộc thời kỳ đầu của thời đại đồ đá mới) cách đây khoảng 10.000 năm. Từ cuộc sống hái lượm người nguyên thuỷ Việt 21
  • 24. Nam đã sóm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Nghề trổng lúa mà ngày nay gắn liền với nó là nghề nuôi lợn đã xuất hiện ở Việt Nam rất sớm. Theo Bùi Huy Đáp (1981) thì nghề trổng lúa ở Việt Nam đã có từ thời đại đồ đá cũ và đến thời kỳ đồng thau đã khá phồn thịnh. Như vậy từ thời kỳ đổ đá mới người nguyên thuỷ Việt Nam bên cạnh nghề săn bắn, đánh cá phát đạt thì nghề chăn nuôi gia súc cũng ra đời. Khi dùng nguyên tử c1 4để xác định niên đại các di tích xương, răng của lợn rừng và lợn nhà hồi đó thì thấy các di tích đó ứng với thời kỳ đổ đá mới. Điểu đó phù hợp với các dẫn liệu di chỉ văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun vào buổi đầu thời đại đồng thau tức là thời kỳ xuất hiện nước Văn Lang của các Vua Hùng cách đây hơn 4000 năm (lịch sử Việt Nam 1971). Thủa ban đầu, loài người nuôi lợn một cách vô ý thức, vì trong quá trình săn bắt có những lúc khống ăn hết thịt lợn nên đã giữ lại những con lợn con hoặc lợn nái có thai để nuôi, những lợn này lớn lên và có lúc đẻ conệDần dần con người đã nhận ra rằng đây là một phương thức có lợi và bắt đầu có ý thức nuôi dưỡng, thuần hoá lợn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Quá trình thuần hoá lợn đã được bắt đầu. Đầu tiên, con người chỉ trông coi lợn một cách bình thường, đơn giản, dần dần về sau, con người đã có các biện pháp nuôi dưỡng tốt hơn và làm chuồng đê nuôi nhốt lợn. Càng về sau này, con người ngày càng chú trọng nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao khả năng sản xuất của lợn nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho mình. Do điều kiện sống ngày một thay đổi và cải thiện hơn cho nên lợn đã có những thay đổi rõ rệt so với khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã. Sự thay đổi này chính là sự tác động của con người trong quá trình thuần hoá lợn được thể hiện trên các mặt sau: * Con người đã thay đổi điều kiện sinh tồn của lợn Khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã, lợn rừng phải tự kiếm ăn, tự bảo vệ chống lại các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại kẻ thù khác loài cho nên phải di chuyển liên tục, chọn những nơi phong phú về thức ăn và những nơi kín đáo để ẩn nấp. Tuy nhiên cuộc sống rất bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Sự di chuyển này bắt buộc bị hạn chế lại khi mà lợn rừng được thuần hoá thành lợn nhà. Từ đó, dưới sự can thiệp của con người, điều kiện sinh tồn của lợn đã được thay đổi hoàn toàn. Lợn được nuôi nhốt trong chuồng hoặc cũi, theo từng lứa tuổi hoặc khả năng sản xuất khác nhau. Con người đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu đến cơ thể lợn để đề ra các biện pháp nhằm khống chế các ảnh hưởng bất lợi đến cỡ thể lợn, tạo ra các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nủôi phù hợp với từng giống, loại lợn, lứa tuổi và khả năng sản xuất. Những ảnh hưởng này dần dần tác động đến từng cá thể, từng thế hệ của lợn về các kết cấu ngoại hình, thể chất lẫn chức năng của từng bộ phận, cơ quan, tạo nên những đặc điểm có lợi cho con người. Các đặc điểm đó di truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được chọn lọc, cải tiến tốt hơn. 22
  • 25. * Con người dã thay đổi số lượng cũng như chất lượng thức ăn của lợn Lợn rừng sinh sống bằng cách tự tìm kiếm các loại thức ăn trong thiên nhiên, do vậy lượng thức ăn kiếm được rất bấp bênh, khi nhiều khi ít. Khi trở thành lợn nhà, toàn bộ thức ăn của lợn do con người cung cấp. Con người từ chỗ chỉ sử dụng các loại thức ãn sẵn có trong thiên nhiên đế nuôi lợn đến chỗ biết sử dụng các loại phế, phụ phẩm của nông nghiệp cũng như trồng các loại cây thức ãn giàu dinh dưỡng đê nuôi lợn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về chăn nuôi lợn, con người đã biết căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng giống và loại lợn mà có chế độ đinh dưỡng phù hợp nhằm không ngừng nâng cao năng suất chãn nuôi lợn, hạ giá thành sản phẩm. Trong quá trình nuôi dưỡng lợn, con người đã nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn ăn phù hợp với khả năng sản xuất của các loại lợn khác nhau, với mục đích cung cấp đầy đủ số lượng thức ăn cho lợn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh trưởng phát triển và sản suất của lợn. Con người không chỉ chú ý đến số lượng thức ăn cung cấp cho lợn mà còn chú ý đến chất lượng của thức ăn. Thức ãn cho lợn được tính toán đầy đủ theo nhu cầu về năng lượng, protein, các chất khoáng, vitamin ... Đặc biệt con người đã nghiên cứu tỷ lệ thích hợp giữa năng lượng và protein, tỷ lệ các axít amin và cả thành phần các nguyên tố khoáng đa vi lượng trong khẩu phần. Hiện nay và trong tương lai, con người với khả năng hiểu biết của mình về khoa học kỹ thuật sẽ cung cấp cho lợn các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, có đủ tất cả các thành phần dinh dưỡng phù hợp cho từng loại lợn nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho con người. * Con người đã thay đổi tập tính sinh hoạt của lợn Trong tự nhiên, lợn rừng sống theo bầy đàn, chỉ có những con lợn đực lớn không chịu khuất phục con đầu đàn mới sống độc lập. Nó có đủ sức tự vệ, không cần sự che chở của những con lợn khác. Khi được thuần hoá thành lợn nhà, lợn được nuôi nhốt theo từng đối tượng riêng phù hợp với khả năng sản xuất của từng loại. Lợn đực thường được nuôi riêng rẽ chỉ khi nào giao phối mới cho gặp lợn cái. Lợn cái khi còn nhỏ hoặc chửa kỳ I được nuôi nhốt theo đàn, nhưng khi sắp đẻ hoặc nuôi con được nuôi riêng từng con một. Khi sống trong thiên nhiên lợn rừng thường kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày tìm nơi kín đáo, hang hốc để nghỉ, khi trở thành lợn nhà, lợn được con người cho ăn vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Những thay đổi về tập tính này là do định hướng của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm. * Trong quá trình chọn lọc các giống lợn, con người đã giữ lại các đặc điểm tốt của cá thể và biến các đặc điểm tốt đó thành đặc điểm tốt của cả đàn mà lại có tính di truyền ổn định 23
  • 26. Khi còn sống trong thiên nhiên hoang dã, lợn rừng có các đặc điểm như da dầy, lông cứng, nanh nhọn để tự vệ, có mõm dài, chắc khoẻ để kiếm ăn, những cá thể tồn tại được thường khoẻ mạnh, hung dữ. Khi thuần hoá lợn, con người thường chọn những con khoẻ mạnh, tính tình hiền lành, có khả nãng sinh sản cao. về sau người ta lại tiến hành chọn những cá thể có hình dạng thích hợp với các loại hình sản xuất như hướng mỡ, kiêm dụng hoặc hướng nạc. Nhờ quá trình chọn lọc này mà người ta đã tạo nên các quần thể đồng dạng về kiểu hình, ví như các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau cơ bản về màu sắc lông da, hình dạng, tầm vóc và sức sản xuất. Ngoài ra trong quá trình chọn lọc con người không chỉ chú ý đến ngoại hình mà còn chú ý đến những đặc điểm khác như khả năng lợi dụng thức ăn, các đặc điểm về sinh sản, sinh trưởng... để tạo ra những giống lợn có các đặc điểm mong muốn. Các phương pháp chọn lọc, nhân giống và nhất là các phương pháp lai tạo hiện nay đã ngày càng làm phong phú, đa dạng tính di truyền của lợn nhà, từ đó lợn nhà hiện nay đã có những đặc điểm khác xa tổ tiên của chúng như chịu nuôi nhốt, ăn theo bữa, đẻ con nhiều hơn, chóng béo hơn và các thay đổi khác theo nhu cầu của con người. 1.3. Sự hlnh thành giống lợn Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng khác nhau, do điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không đồng đều dẫn đến việc hình thành các giống lợn khác nhau. Đê giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã cải thiện các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thuỷ châu Á từ lợn rừng châu Á, có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở châu Âu do điều kiện tự nhiên có các đặc điểm khác với châu Á đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ châu Âu có các đặc điểm như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao. Căn cứ vào hình dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ châu Âu và châu Á thành hai loại: tai dài và tai ngắn. Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ châu Âu và lợn nguyên thuỷ châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các nước dọc theo Địa Trung Hải, trong đó lấy giống lợn lông xoăn La mã và lợn ở bán đảo Ban Căng lai với lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm chất thịt ngon mềm, ở đời sau cho tự giao và hình thành giông lợn lai cổ đại. Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các giống lợn cổ đại trước kia thông qua các phương pháp tạp giao cải lương khác nhau mà dần dần hình thành nên. 24
  • 27. Sơ đồ nguồn gốc lợn nhà Lợn rừng châu Âu Lợn nguyên thủy cháu Âu Lợn tai dài Lợn tai ngắn Lợn rừng châu Á Lợn nguyên thủy châu Á Lợn tai dài Lợn tai ngắn Nước Anh là nước tiến hành công tác giống lợn tương đối sớm, vào giữa thế ký thứ nhất, nước Anh đã nhập lợn của Trung Quốc để lai với giống lợn địa phương. Vào giữa thế kỷ XIV, các nhà chọn giống người Anh đã bắt đầu làm việc kiên trì theo hướng nâng cao tính sớm thành thục và cải tiến việc tiêu tốn thức ăn ở lợn địa phương châu Âu tai dài được nuôi phổ biến ở Anh. Bằng việc chọn lọc kiên trì, R.Bekwell đã chọn ra giống lợn tai dài Leitrextexca, nó đã vượt hẳn về tính thành thục sớm và chất lượng thịt so với các giống lợn khác. Sau đó ít lâu, các nhà chọn giống người Anh khác, anh em nhà Colling (Ch và K. Colling 1831) bằng cách lai lợn Anh tai dài với lợn Trung Quốc và nhiều năm kiên trì chọn lọc đã chọn ra giống lợn trắng có tính thành thục rất sớm nhưng tiêu tốn thức ăn cao. Giống lợn này đã không đáp ứng được hy vọng đặt ra vì khối lượng thấp, chất lượng thịt mỡ kém nên đã nhanh chóng biến mất. 25
  • 28. Năm 1861, Tooley trưng bày ở triển lãm của Nữ Hoàng ở Windwes, nhóm lợn làm cho tất cả những người có mặt ngạc nhiên về chất lượng xuất sắc cúa chúng và ngay lập tức được công nhận là giống mới và gọi là Yorkshire. Sau đó giống lợn này được đổi tên thành giống lợn trắng lớn. Giống lợn này có lẽ được tạo ra bằng cách lai lợn tai dài Leitrextexca của Bekwell với giống lợn trắng nhỏ của Colling (1749 - 1820). Đáng tiếc là do hậu quả của không khí cạnh tranh và giữ bí mật thống trị ở các nhà chọn giống người Anh trong thời kỳ này nên những thông báo chính xác về phương pháp chọn giống lợn trắng lớn (cũng như giống trắng nhỏ) không được giữ gìn lại và lịch sử hình thành giống lợn này chỉ có thể phục hồi trên giả thiết. Lịch sử tiếp theo của giống lợn trắng lai có liên quan đến việc tạo ra hàng loạt dòng mà tổ tiên của các dòng này là đực giống xuất sắc có tính thành thục sớm, chất lượng thịt tốt hay phối hợp được các đặc tính tốt đó. Hiện nay các giống lợn này ngoài các đặc tính có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, nó còn có tính thích nghi cao. Giống lợn trắng tham gia vào việc tạo ra nhiều giống lợn mới, gióng lợn trắng vừa, giống lợn Landrace ở Đan Mạch và một vài giống lợn ở Mỹ, giống trắng Ucrain và một số giống khác ở các nước SNG. Hiện nay trên thê giới, các giống lợn cao sản đó đã và đang được phân bố rộng rãi, đóng vai trò chủ đạo trong ngành chăn nuôi lợn của đất nước. 1.4. Phân loại lợn Theo J. Walker và Mc. Spadden (1957, Animal journal of the vvorld), cây động vật của lợn phát triển như sau: Lớp có vú: Mammalia Lớp phụ một móng: Ungulata Phân bộ không nhai lại: Nonruminantia (Sui íormes) Bộ guốc chẩn: Artiodactyla Bộ phụ răng cục: Neobunodontia Họ lợn: Suidae Loài: Sus Chủng: Sus Scrofa Thứ chủng: Sus Orientalis, Sus Cristatus, Sus Vitatus, Sus Leucomytax, Sus Scroía Attila, Sus Scrofa Autiqus Dựa trên các đặc điểm của các giống lợn khác nhau như ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất người ta chia lợn thành các nhóm khác nhau theo các quan điểm sau: Dựa trên quan điểm về mức độ chọn lọc: chúng ta chia thành 3 nhóm: nhóm nguyên thuỷ, nhóm đang cải tạo và nhóm cải tiến. 26
  • 29. Nhóm nguyên thuỷ có hình dạng và khả nãng sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống mà ít chịu ảnh hưởng tác động của người nuôi dưỡng. Nhóm lợn đáng cải tạo được hình thành từ nhóm lợn nguyên thuý nhưng đã được tác động của việc chọn lọc của con người. Nhóm này vẫn còn có một phần máu của nhóm lợn nguyên thuỷ. Hiện nay đại diện của nhóm này là lợn Tamworth của Anh hoặc giống lợn dùng chăn thả của Đức. Nhóm lợn cải tiến: là nhóm lợn được cải tiến theo ý muốn của con người trong các điều kiện tối ưu có năng suất cao và theo các hướng sản xuất nhất định. Phân loại theo tầm vóc: người ta chia lợn thành 3 nhóm: nhóm có tầm vóc nhỏ, nhóm có tầm vóc trung bình và nhóm có tầm vóc lớn Phân loại theo màu lông: phân theo nhóm lợn trắng, lợn đen, lợn đỏ, lợn khoang Phân loại theo hình dạng tai: chia ra thành lợn tai đứng, lợn tai cụp xuống Phân loại theo hướng sản xuất: Lợn hướng mỡ, lợn hướng kiêm dụng (mỡ nạc hoặc nạc mỡ) và hướng nạc. 2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN • ♦ • Lợn là một loài gia súc có nhiều đặc điểm quý phù hợp với nhu cầu của con người, tuy nhiên phải tạo ra những điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý thì những đặc điểm quý ấy mới có thể phát huy một cách tốt nhất. Nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý không những làm cho các đặc tính tốt thể hiện và phát huy một cách đầy đủ mà còn có thể ảnh hưởng đến tính di truyền, làm cho nó phát triển theo những hướng nhất định, đổng thời nâng cao khả năng sản xuất có lợi cho việc tạo các giống mớiệMuốn vậy chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm sinh vật của lợn đê khai thác ứng dụng trong sản xuất cho có hiệu quả. 2.1. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao Lợn là loài gia súc đa thai, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý lợn có thể đẻ 1,8 - 2,4 lứa/năm và đạt 10-12 con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả năng tiết sữa cao. Số lượng vú, khả năng tiết sữa và số con đẻ ra có liên hệ mật thiết với nhau. Các giống lợn nội thường có từ 10 vú trở lên, lợn Móng Cái thường có 12 -16 vú. Lợn là loài gia súc có khả năng thành thục sớm, nhất là các giống lợn nội của ta, do quá trình chọn lọc, nuôi dưỡng, tập quán chăn nuôi và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới. Lợn đực 40 - 50 ngày tuổi đã có biểu hiện động dục và có khả năng giao phối, cơ quan sinh dục có khả năng sản xuất tinh trùng. Lợn cái 3 - 4 tháng tuổi đã biểu hiện động dục. Như vậy nếu đem so sánh với các giống lợn khác trên thế giới thì lợn nội thành thục rất sớm. 27
  • 30. 2ế2. Lợn là loài gia súc tạp ăn, khả năng chịu đựng kham khổ cao Lợn là loại gia súc có dạ dày trung gian, có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn nên nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú, từ thức ãn thô xanh đến các loại thức ãn hạt, từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đến các loại thức ãn khoáng, vitaminễ.. Lợn có thể sử dụng các loại thức ăn thô xanh cao, đặc biệt là lợn nội, do tập quán chăn nuôi của nhân dân ta từ trước đến nay chủ yếu sử dụng thức ãn thô xanh đế nuôi lợn. Thức ăn xanh tốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mặt khác có hệ số choán cao có tác dụng tăng cường nhu động ruột và dạ dày, kích thích tiết dịch tiêu hoá và tăng cường quá trình tiêu hoá. Thức ăn xanh có vai trò quan trọng đặc biệt đối với lợn nái sinh sảnắDo ăn nhiều thức ăn thô xanh cho nên trong cơ quan tiêu hoá cúa lợn nội, ruột già thường phát triển hơn lợn ngoại, vì ruột già và manh tràng là bộ phận chủ yếu của lợn lợi dụng sự phát triển của hệ vi sinh vật đê' phân giải cellulose, do đó trong điều kiện sử dụng nhiều rau xanh để nuôi lợn thì các giống lợn nội của ta vẫn có khả năng sinh trưởng tốt, ngược lại các giống lợn nhập nội sinh trưởng kém hơn. Song nếu trong điều kiện thức ăn tốt (chủ yếu là thức ăn tinh) thì các giống lợn ngoại sinh trưởng phát triển tốt hơn lợn nộiệĐây cũng là một minh chứng cho khả nâng chịu đựng kham khổ của giống lợn nội tốt hơn so với lợn ngoại. Hệ số trao đối cơ bản của lợn thấp hơn các loài gia súc khác, do đó tiêu tốn thức ăn /1 kg tâng khối lượng của lợn so với các loài gia súc khác như bò, dê, cừu thì thấp hơn nhiều, do vậy nuôi lợn rất kinh tế. Bảng 1.1: Tiêu tôn thức ăn cho 1 kg tăng khôi lượng của một sô loài gia súc Loài gia súc Tiêu tốn thức ãn/1 kg tăng khối lượng (kg) Lợn 3 -6 Bò 8- 12 Dê, cừu 6- 10 2.3. Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt Do khả năng sinh sản của lợn nái cao, một năm một lợn nái có thể sản suất được 20 - 25 lợn con, nếu đem nuôi vỗ béo thì sau 1 nãm một lợn nái có thể góp phần sản xuất khoảng 2 tấn thịt, ngoài lợn ra không có loài gia súc nào có khả năng cho thịt nhanh như vậy. Mặt khác lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả nãng tích luỹ mỡ và protein cao. Nếu so với các loài gia súc khác thì lợn có hệ số sinh trưởng và tỷ lệ thịt xé cao nhất. Bảng 1.2: So sánh một sô chỉ tiêu vê khả năng sản xuất thịt của lợn và loài gia súc khác Loài gia súc Số con sản xuất ra/1 gia súc cái/năm Khối lượng lúc 6 tháng tuổi so với sơ sinh (lần) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Lợn 20-25 61 -70 70-75 Bò 1 3 - 4 46-60 Cừu 1 -2 16 38-50 Dè 1 -2 10 40 - 50 28
  • 31. Lợn không những có khả năng sản xuất thịt cao mà phẩm chất thịt cũng tốt. Thịt lợn có nhiệt năng trong 1 kg thịt cao đạt tới 2680 Kcal/kg, trong khi đó 1 kg thịt bò có 1710 Kcal. Trong thành phần dinh dưỡng của thịt lợn, protein chiếm tỷ lệ tương đối cao. Protein của thịt lợn có chứa tất cả các axít amin cần thiết cho cơ thể con người. Thành phần lipit trong thịt vừa làm cho thịt có giá trị năng lượng cao hơn vừa tăng mùi vị thơm ngon của thịt. So với thịt của một số loài gia súc khác, thịt lợn có hàm lượng protein tương đương (đạt 19 % trong thịt nạc. Thành phần hoá học của một số loại thịt như sau (Bảng 1.3, Số liệu của Phạm Vân sổ và Bùi Thị NhưThuận) Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thịt một sô vật nuôi Loại thịt Thành phần hoá học (tính trong 100 g thịt) Nước (g) Protein (g) Lipit (g) Khoáng (g) Calo Bò 70,5 18,0 10,5 1,0 171 Lợn mỡ 47,5 14,5 37,5 0,7 406 Lợn (1/2 nạc) 60,9 16,5 21,5 1,1 268 Lợn nạc 73,0 19,0 7,0 1,0 143 Trảu bắp 72,3 21,9 4,9 0,9 118 Gà 69,2 22,4 7,5 0,9 162 Vịt 59,5 17,8 2,8 0,9 276 2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khí hậu khác nhau, do đó địa bàn phân bố của chúng tương đối rộng rãi trên thế giới. Lợn tích luỹ mỡ dưới da nhiều để chống lạnh, trái lại tại vùng nóng thì lợn lại tăng cường hô hấp đê thải nhiệt, duy trì thân nhiệt bình thường. Khi theo dõi về đặc điểm này chúng ta ' thấy tần số hô hấp/1 phút của lợn về mùa hè cao hơn mùa đông. So với một số loài gia súc khác, lợn rất thích đằm tắm để tăng cường thải nhiệt qua da, để đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể ổn định. Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này cho đời sau. Khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới và ngược lại thì lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống. Lợn là loài gia súc dễ huấn luyện. Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn các phản xạ có điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý lợn như tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân, nước tiểu đúng nơi quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo... 29
  • 32. 3. NGOẠI HÌNH VÀ THỂ CHẤT CỦA LỢN 3.1. Ngoại hình lợn 3.1.1. Các bộ phận chính trên cơ thể lợn Muốn xác định chính xác ưu, khuyết điểm về ngoại hình, người làm công tác giống phải nắm vững từng bộ phận trên cơ thể lợn và đặc điểm cấu tạo của chúng. Cấu tạo các bộ phận trên cơ thể lợn gồm cóể . 3.1.1.1. Đầu và cổ Đầu: Đầu chủ yếu do xương cấu tạo thành. Kích thước và hình dáng của đầu có thể di truyền cho đời sau nhưng khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi nó có thể có những biến đổi nhất định. Khi giám định ngoại hình lợn, cần quan sát hình dáng đầu, mức độ to nhỏ của nó. Đầu to hay nhỏ thường thống nhất với thân hình, đầu và thân thường tỷ lệ thuận với nhau: dài đầu thường chiếm 18-24% dài thân. Yêu cầu đầu phải tương xứng với thân, điều đó có nghĩa là lợn phát triển bình thường. Trán: Nhìn chung khi lợn có trán rộng thì thân cũng rộng và phát dục nhanh. Những giống lợn đã được cải tiến thì trán rộng, các giống lợn nguyên thuỷ thì trán hẹp. Do đó khi chọn giống cần chọn những cá thể có trán rộng. Mõm: Hình dáng và độ dài của mõm là đặc trưng cho từng giống lợn. Mõm cong và quá ngắn là đặc trưng của giông lợn thành thục sớm, thể chất yếu. Khi chăn thả, khả năng kiếm mồi và tận dụng thức ăn của chúng kém. Mõm quá dài là đặc trưng của giống lợn nguyên thuý, sinh trưởng chậm nhưng khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh tốt. Nhìn chung khi chọn lợn nên chọn những con có mõm vừa phải, có sự kết hợp tốt giữa hàm trên và dưới. Tai: Hình dáng và độ to nhỏ của tai là đặc trưng của giống: Lợn i tai nhỏ và đứng, lợn Landrace tai to và rủ xuống, về độ dày và mỏng của tai, ở mức độ nào đó có thể biểu hiện thể chất của lợn. Nếu lợn có tai dày chứng tỏ thể chất thô, tai mỏng thể chất thanh. Lợn tốt có tai mỏng và gốc tai hơi cứng. Mắt: Mắt có liên quan đến sức khoẻ và tính tình của lợn. Mắt phải sáng, tròn nhanh nhẹn, không lồi và lõm quá sâu, mắt trên không có nhiều nếp nhăn ở mi mắt. Mắt nhanh nhẹn là mắt tốt và thể chất khoẻ mạnh. Hàm: Hàm phải phát triển bình thường, cân đối. Hàm trên và hàm dưới phải khít nhau. Nếu hàm trên hoặc hàm dưới quá dài đều khó lấy thức ăn. Khổng chọn lợn có hàm lệch để làm giống. Cổ: Cổ lợn ngắn hay dài, dày hay mỏng đều liên quan đến sinh trưởng, phát dục của lợn. Yêu cầu có cổ dài vừa phải, cơ phát triển đều đặn, kết hợp giữa đầu và cổ, cổ với vai phải chặt chẽ, không có vết lõm. Những lợn như vậy có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, thể chất tốt. cổ của lợn đực thường thô và ngắn hơn cổ lợn nái. 30
  • 33. Hình 1.2: Các bộ phận trên cơ thể lợn 1. Đẩu 8. Cẳng chân trước 15. Thành bụng 2. Má 9. Bàn chân trước 16. ức 3. Ướm cổ 10. Ngón chân trước 17. Bụng bẹn 4. Gáy 11. Lưng 18. Khum 5. Cổ 12. Ngực 19. Mông đùi 6. Vai 13. Hông 20. Cổ chân 7. Đủi trước 14. Bụng 21. Bàn chân 22. Ngón chân 3.1.1.2. Phần thân trước Gồm có vai, ngực vỳ. hai chân trước. Yêu cầu chung là cơ phát triển tốt ở vai, ngực sâu rộng, 2 chân trước chắc khoẻ. Vứ/.ệyêu cầu phải rộng, phẳng, cơ phát triển tốt vì thịt vai có chất lượng tốtểNếu vai rộng thì vòng ngực lớn. Sự kết hợp giữa 2 xương cánh tay và xương bả vai cần có tỷ lệ nhất định: nếu xương bả vai dốc chéo thì rộng và nhiều thịt. Giữa bả vai với cổ lưng cần bằng phẳng. Khi quan sát ngoài không thấy rõ ranh giới giữa các bộ phận là biểu hiện phát dục tương đối tốt. Ngực: Là nơi chứa tim và cơ quan hô hấp, ngực cần rộng và sâu, vòng ngực lớn. Các chiều sâu và rộng ngực có thể dùng thước để đo. Ở lợn phát triển bình thường, sâu ngực chiếm 60-65% cao thân, rộng ngực chiếm 40-50% cao thân. Nhũng lợn có ngực hẹp, xương sườn ngắn và thấp thường phát dục kém, khả nâng sinh sản kém và dễ mắc bệnh. 31
  • 34. Chân trước: Chân trước có thể biếu hiện một cách cụ thể về thể chất cúa lợn có chắc chắn hay không. Yêu cầu chân trước phải thẳng, không được choãi ra trước hoặc ra sau, khoảng cách giữa 2 chân rộng không khép lại hình chữ X. Ngón chân yêu cầu to, hơi chếch so với mặt phẳng ngang, nếu ngón chân quá dài, yếu hoặc có cục bướu đều không tốt. 3.Ỉ.1.3. Phần thân giữa Phần này kéo dài từ xương bả vai đến hông. Phần này gồm những phần thịt có chất lượng tốt, do vậy khi chọn giống cần chú ý. Lưng: Thịt lưng tương đối ngon và nhiều. Thể chất của lợn thể hiện ở phần lưng. Lung phải thẳng, rộng, dài. Kết hợp giữa bả vai và thân sau tốt có nghĩa là không bị lồi, lõm. Lưng quá hẹp hoặc quá cong lên hoặc quá lõm xuống đều không tốt. Lưng võrm là biểu hiện của thể chất yếu hoặc xương sống phát triển kém. Lợn nội của nước ta nói chung còn một nhược điểm lớn là lưng võng, vì vậy trong quá trình chọn lọc cần chú ý để có thể nâng cao được phẩm chất của giống. Bụnẹ: Cần chú ý đến dung tích của bụng. Đối với lợn nái, bụng phải to, nhưng không sệ sát đất. Bụng quá to và sệ là biểu hiện của thể chất yếu. Bụng lợn đực cần thon gọn, nhưng không quá nhỏ. Bụng không bị lõm: chứng tỏ sự kết hợp giữa ngực và bụng tốt. Hỏng: lộng, phẳng, đẫy đà, dài vừa phải. Chỗ tiếp giáp giữa lưng và mông ít nếp nhăn chứng tỏ kết hợp tốt, nếu hông dài và hẹp là không tốt. Sườn: yêu cầu rộng, tròn, nếu nhiều nếp nhăn là biểu hiện cơ phát triển không tốt, thể chất yếu. Bầu vú và núm vú: Bầu vú lợn nái yêu cầu to. Số lượng vú của lợn đực, cái phải có 10-12 trở lên. Khoảng cách giữa các núm vu phải rộng, sắp xếp đều và thẳng hàng, những vú như thế sẽ đảm bảo có nhiều sữa. Nếu số núm vú ít, sắp xếp không thảng hàng và có nhiều vú lép là không tốt. Những vú như vậy tiết sữa ít, thậm chí khống tiết sữa. Khi chọn lợn những người chăn nuôi lợn có kinh nghiệm rất chú ý chọn phần thân giữa, đặc biệt đối với lợn nái, yêu cầu lưng hông phẳng, rộng dài; bụng đẫy đà vì bụng của lợn nái to thì các cơ quan nội tạng đều phát triển. Bụng của lợn nái to không những có lợi cho sự phát triển của bào thai mà còn có khả nàng nuôi được nhiều con. Do đó khi chọn lợn nái phải chú ý đặc điểm trên nhưng cũng phải phòng ngừa các khuyết điểm như lưng võng, bụng xệ. 3.1.1.4. Phần thân sau Bao gồm mông, đùi, chân sau, đuôi..ếTrong đó mông và đùi là phần thịt ngon, chứa nhiều nạc, là chỉ tiêu quan trọng. Do đó khi chọn giống cẩn chọn những con có mông và đùi rộng, phát triển đầy đặn. 32
  • 35. Mông: Yêu cầu dài, rộng, phẳng hoặc hơi chếch, thịt đầy đặn. Nếu mông hẹp hoặc quá dốc thì ngoại hình xấu. Khi tiến hành giám định do bộ phận này rất quan trọng, phải giám định tỷ mí ở 3 mặt: phía trên, phía sau và 2 bên. Đứng hai bên để quan sát có thể phân biệt rõ mông dài hay ngắn, dốc hay không dốc. Nếu quan sát từ trên xuống có thể phân biệt mông rộng hay hẹp. Mông của lợn nái cần rộng vì như vậy xương chậu phát triển tốt, lợn nái đẻ dễ dàng hơn. Đùi: đùi phải dày, rộng, dài. Các giống lợn trong nước, phần dưới đùi nhiều nếp nhăn, điều này liên quan đến thể chất yếu, tầm vóc không tốt. Chán sau: Cũng giống như chân trước, chân sau liên quan đến thể chất xấu hay tốt, nên cần kiểm tra kỹ bên cạnh và đằng sau chân. Đối với lợn nái, khoảng cách giữa 2 chân phải rộng, do đó khoảng cách giữa 2 đầu vú sau cũng rộng, như vậy khả nãng tiết sữa cao. Yêu cầu chân thẳng, đầu gối không cong hoặc choãi ra. Đuôi: Gốc đuôi phải to và thon nhỏ dần, cuối đuôi có một chùm lông đuôi chứng tó thể chất khoẻ mạnh. Nếu đuôi to đều, thô thể hiện thể chất thô và còn nhiều đặc điểm chưa được cải lương. Độ dài của đuôi dài hay ngấn phụ thuộc vào từng giống lợn, nhưng nói chung không nên quá dài. Nếu đuôi quá dài (dài quá khoeo) là đặc trưng của các giống lợn thành thục muộn. 3.1.1.5. Các bộ plìận khác Cơ quan sinh dục ngoài: Yêu cầu phát triển bình thường, những đặc trưng về tính cần biếu hiện rõ ràng: Hai dịch hoàn của lợn đực phải đều, cân đối và nổi rõ. Nếu một trong hai địch hoàn ẩn hoặc phát triển không đều chứng tỏ cơ quan sinh dục phát dục không bình thường, không nên giữ lại làm giống. Cơ quan sinh dục ngoài của lợn cái phải phát triển bình thường, không to quá, không nhỏ quá và yêu cầu phải nhẵn, trơn. Da: Da lợn cần phải mềm vừa phải. Da trên toàn bộ cơ thể phải mỏng, bóng mượt giống nhau, không có nếp nhăn ở thân và tứ chi. Nếu da có nhiều nếp nhãn chứng tỏ thể chất yếu, thông qua quan sát da tai lợn dày hay mỏng chúng ta cũng có thê’biết da lợn dày hay mỏng. Lông gáy: Lông gáy cần phát triển tốt, đặc biệt đối với những giống lợn ở miền núi có khí hậu lạnh cần chú ý đến mật độ lông gáy. Nếu lông gáy bóng mượt thì lợn khoẻ, lông gáy ít, thưa thì lợn có thể chất yếu, dễ mắc bệnh. 3.1.2. Các phần thân thịt của lợn Xuất phát từ quan điểm thực phẩm và dinh dưỡng cho con người chúng ta chia các thân thịt ra các phần như sau: 33
  • 36. Hình 1.3: Các phần thân thịt lợn 1. Đẩu 2. Thịt má 3. Thịt cổ 4. Đùi 5a. Thịt ỉưng trước 5b. Lưtĩg sau 6a. Ba chi trên 6b. Ba chì dưới 7. Thịt mông 8. Cẳng chân trước 9. Cẳng chân sau 10. Bàn chân trước I ỉ . Bàn chớn sau 12. Đuôi 13. Mỡ lưng 14. Ngực Toàn bộ thân thịt của lợn được chia thành các phần chính như sau: - Phần đầu cổ: gồm thịt đầu, thịt má lợn và thịt cổ - Phần thịt vai - Phần thịt lưng: gồm có phần thịt lưng phía trước và phần thịt lưng phía sau - Phần thịt bụng (ba chỉ): gồm phần thịt bụng phía trên và thịt bụng phía dưới - Phần thịt mông - Phần thịt chân: gồm chân trước và chân sau. 3.2. Thể chất và ứng dụng trong chăn nuôi 3.2.1. Các loại hình thể chất của lợn * Phương pháp phân loại của Viện sĩIvanov: Chia thể chất của lợn ra các loại sau: - Thô săn: tầm vóc to thô nhưng khoẻ, chắc, xương tương đối thô, da dày, thịt chắc, mỡ ít, lông cứng. Đầu thon dài hẹp, chân tương đối cao, thân to khoẻ, thành thục muộn, tỷ lệ thịt xẻ thấp. 34
  • 37. - Thô sổi: ngoại hình thô nhưng kết cấu khống chắc, ở thân và chân có nhiều nếp nhăn, lông thưa và thô. Khả năng lợi dụng thức ăn, khả năng sinh sản và tính thích nghi kém, tính tình chậm chạp, khả năng chống bệnh kém. - Thanh săn: xương nhỏ, kết cấu chắc, đầu tương đối nhẹ và thô, ngực phát triển tốt, da mỏng, lông thưa, tỷ lệ thịt xẻ cao. - Thanh sổi: xương nhỏ yếu, lưng võng, 4 chân yếu, da mỏng, lông thưa. Tổ chức liên kết và mỡ đặc biệt phát triển, tính tình chậm. * Phương pháp phân loại căn cứ vào độ thành thục sớm hay muộn: - Thành thục muộn: những loại lợn từ 3 nãm tuổi trở lên mới thành thục thuộc loại này. Đặc điểm của nhóm lợn này là tính tình hung dữ, đầu dài hẹp, mặt bằng phang, ngực mỏng, mình lép, chân cao, to và thô, da dày, lông thô và cứng, khả năng lợi dụng thức ăn thấp. Các giống lợn nguyên thuỷ chưa cải lương thuộc loại này. - Thành thục quá sớm: sinh trưởng phát dục đặc biệt nhanh, tầm vóc nhỏ thanh, mõm ngắn nhỏ, mặt cong, xương nhỏ, chân yếu. Yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng tương đối cao, không thích hợp với chãn thả, khá năng sinh sản và tiết sữa cúa lợn cái tương đối thấp, tính thích nghi kém. Giông lợn Yorkshire trắng nhỏ của Anh thuộc loại này. - Thành thục sớm: đầu của lợn thuộc nhóm này trung bình, mặt hơi gãy, thân mình dài và rộng, lưng phẳng chắc, da mỏng, lông mềm, 4 chân chắc khoẻ, sức tiết sữa cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt, thích hợp chăn thả. Lợn Yorkshire thuộc loại này. - Thành thục vừa: thường là kết quả tạp giao của lợn nái thành thục muộn với lợn đực thành thục sớm. Các đặc điểm đều là trung gian của 2 loại trên. * Phương pháp phân loại căn cứ vào hướng sử dụng: - Loại hình mỡ: là những giống lợn có ngoại hình rất to lớn, thân hình sâu rộng, đầu thường ngắn và rộng, mặt hơi cong, mõm yếu, thường rộng ngực và sâu ngực xấp xi nhau, vòng ngực thường bằng dài thân hoặc dài hơn 2-5 cm. Ngực sâu lộng, xương sườn chắc khoẻ và cong, ngực tròn, lưng võng rộng, mông lộng, thịt đầy đặn, đặc biệt thịt mông và đùi phát triển. Khi nuôi vỗ béo cho tỷ lệ mỡ nhiều hơn nạc, phẩm chất thịt tốt, mỡ phân bố đều trong thớ thịt, thịt mềm ngon. - Loại hình nạc: là những giống lợn thân dài, dài thân thường lớn hơn vòng ngực 15-20 cm. Thể chất loại này cân đối chắc khoẻ (có con có loại hình thô và thanh). - Loại hình kiêm dụng: ngoại hình tầm vóc và đặc điểm của loại này là trung ơian ơiữa loai hình nac và loai hình mỡ. Thân hình tương đối lớn, thể chất chắc khoẻ, khả năng sản xuất thịt và mỡ đều cao. 35
  • 38. 3.2.2. ứng dụng đặc điểm của thể chất của lợn trong chăn nuôi * ứng dụng trong công tác giống: Trong công tác giống, cùng với việc giám định ngoại hình cần kết hợp chặt chẽ với thể chất của lợn, có như vậy việc bình tuyển chọn lọc mới hoàn chinh. Đặc biệt khi giám định các giống trong nước thì càng phải coi trọng đến thể chất của lợn, nếu không chúng ta sẽ chọn phải những con lưng võng, bụng sệ, chân yếu .ẽ ẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của công tác chọn giống. Khi chọn giống hoặc bình tuyển nếu gặp trường hợp nhiều cá thể có các đặc điểm tốt tương đương nhau thì chỉ tiêu thể chất là quyết định, nên chọn những con có thể chất khoẻ, chắc, cân đối. Ngoài ra trong công tác chọn phối cũng cần chú ý chọn những cá thể có thể chất tốt, nhất là đối với lợn đực, cần chọn những con có thể chất khoé, cân đối nhằm mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi của lợn một cách toàn diện. * ứng dụng trong công rác chăm sóc nuôi dưỡng: Những lợn có ngoại hình thể chất khác nhau thì tính thích nghi với ngoại cảnh khác nhau, không những biểu hiện ở mức độ sản xuất mà còn thể hiện ở hoạt động thần kinh có khả năng thích nghi hơn. Chúng ta cần căn cứ vào loại hình thê chất khác nhau mà xác định chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp. Ví dụ nếu là lợn hướng nạc, chúng ta cần chú ý tỷ lệ protein thức ãn thích hợp để nhằm mục đích đạt tỷ lệ nạc cao 4. SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA LỢN ' t • 4.1. Các quy luật sinh trưởng phát dục của lợn 4.1.1. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal). Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn phôi thai từ lúc trứng thụ tinh đên 2 2 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong vòng 2 ngày đầu tiên), phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 - 39, hình thành nên hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày 40 - đé là giai đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai. Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con mới sinh chưa thành thục về sinh lý và thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để phù 36
  • 39. hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh và số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucoza trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi... Đây là những sự thay đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy đú và hạn chê những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn. Đối với lợn nái sinh sản chúng ta phải tìm cách để kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể cho nhiều sản phẩm nhất. 4.1.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đêu Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng tăng khối lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tuỳ theo các giồng lợn khác nhau mà tốc độ tăng khôi lượng có khác nhau. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất đê kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi. Không đổno đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm hơn. . Không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương: Sự phát triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương đối); của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích luỹ mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp đê có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất. 4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Sinh trưởng của lợn lần đầu tiên được Brody mô tả vào năm 1945 trên quan điểm của năng lượng dự trữ trong cơ thể so với đơn vị năng lượng ăn vào, ông cũng là người đưa ra đường cong sinh trưởng dạng hình chữ s được trình bày trên hình 1 .4 . Sau đó Webster (1980) đã chứng minh một cách chi tiết về hiệu suất sử dụng nãng lượng cho sinh trưởng ở gia súc sản xuất thịt. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và nội tiết của tê bào với sinh trưởng của động vật là một mối quan tâm lớn của ngành sinh học và được Trenkle và Marple nghiên cứu vào năm 1983. Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối lượng của cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày) hoặc sinh trưởng tương đối (%). Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau: a Khối lượng cuối kỳ (g) - khối lượng đầu kỳ (g) Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) = --------— ^----- Thời gian nuôi 37
  • 40. Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức sau: Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ Sinh trưởng tương đối (%) = —/T_,V'Ệ* _ - 7 ' '-ệ “ ệ X 100 (Khối lượng đầu kỳ + Khối lượng cuối kỳ)/2 Hình 1.4: Đường cong biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của lợn (Brody, 1945) 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. 4.3.1. Các yếu tô bên trong Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưỏng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giông lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất cùa tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng, về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin) là loại hormon rất cần 38
  • 41. thiệt cho sinh trưởng của cơ thể. Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Thuỳ giữa tuyến yên cũng tiết ra các hormon tham gia vào quá trình chuyển hoá trong cơ thể, chú yếu là chuyển hoá mỡ và sự chuyển hoá glycogen ở trong gan. Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như hormon cứa dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều kiến hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cắp. Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng cúa lợn. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ. 4.3.2. Các yếu tô bên ngoài Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tô khác. ' 4.3.2.]. Dinh dưỡng Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu khổng có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm báo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thức đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần ăn có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho lợn ăn kháu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên. 43.2.2. Nhiệt độ vờ ẩm độ môi trường Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoé mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số cổng trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 5,5°C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B: cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,5°c. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuối thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tãng tiêu tốn thức ăn cho một kơ tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18”C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 12°c. Nhìn chung khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ấm độ không khí. Am độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. 39
  • 42. 4.3.2.3. Ánh sáng Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ánh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ãn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn cao sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo. Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thê mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản. 4.3.2.4. Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải..ếNếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng gkát triển đạt mức tối đa. 5. SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN 5.1. Sức sản xuất của lợn nái 5.1.1. Một sô chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái * Tuổi động dục lần đầu: Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn. Ví dụ: lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại. * Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối giống cho lợn cái vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, sô' lượng trứng rụng con ít. Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3. 40
  • 43. Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu. * Tuổi đẻ lứa đầu: Sau khi thụ thai, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đé lứa đầu là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. 5.1.2. Khả năng sinh sản Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chi tiêu về số lượng và chất lượng ở đàn con. 5.1.2.1. Các chỉ tiêu vê sô lượng * Sô con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứơ đẻ: Đày là chi tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng châm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng ... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết. Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đé ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong của tất cả các lứa đé trên tổng sô' lứa đé. Công thức tính: Tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 giờ , của các lứa đẻ Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa = ------------------------- 7— ■ — 7---------------- Tống sô lứa đé * Sô'lợn con đẻ ra để lại nuôi: Sỏ lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi: Đối với lợn ngoại: khối lượng > 0,8 kg; đối với lợn nội: khối lượng > 0,3 kg. Tính theo công thức: Tổng số lợn con đê' lại nuôi cũa các lứa Bình quân số lơn con đế lai nuôi/lứa = ---------------L - —------ 777— 77------------------ Tống số lứa đé * Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ được tính theo công thức sau: Số lợn con sống đến 24 giờ Tỷ lệ sống (%) = ------------ ", . ----------- x 100 Sô con đe ra còn sống * Số lợn con cai sữa/lứa Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng 41