SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------
LÝ TRỌNG ĐẠI
MSSV: 1253801012032
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO
SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP
LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2012 – 2016
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Lê Hoài
TP.HCM – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ
Nguyễn Lê Hoài. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Trong đề tài có sử dụng một số phân tích, nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của một số tác giả, cơ quan tổ chức khác đều được trích dẫn rõ ràng và chú
thích nguồn gốc với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đề tài của mình.
Tác giả khóa luận
Lý Trọng Đại
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 9
7. Kết cấu đề tài...................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG............................................................................................ 11
1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài............................................................ 11
1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng............................... 15
1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ............................. 15
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng......... 17
1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng........ 19
1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng .......... 21
1.2.5. Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng............................................................................................................. 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................ 27
CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU.................................. 28
2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 tháng 6
năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Quy tắc
Rome I) ......................................................................................................................... 28
2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I ........................................................ 28
2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I...................................................................... 29
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................ 44
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỊNH
HƢỚNG HOÀN THIỆN ........................................................................................... 45
3.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp
luật trong lĩnh vực hợp đồng ........................................................................................ 45
3.2. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005......... 55
3.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng................................................................................................ 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................ 70
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và
vùng lãnh thổ, có quan hệ tín dụng tài chính với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn
đàn quốc tế. Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng
gia tăng, nhất là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất yếu sẽ
kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp có liên quan đến hợp đồng
đòi hỏi pháp luật phải kịp thời giải quyết. Khác với việc giải quyết các quan hệ hợp
đồng thông thường, việc giải quyết hợp đồng có yếu tố nước ngoài thường liên quan
đến nguyên tắc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật, do
một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai
hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các
quốc gia trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau xuất phát từ những đặc điểm
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khác nhau.
Dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trước sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt kịp sự phát triển
mạnh mẽ đó. Bộ luật Dân sự 2005 – cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài đã trải qua gần 10
năm áp dụng trên thực tiễn. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ đáng kể so với Bộ luật
Dân sự trước đó về việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy
nhiên trong quá trình áp dụng trên thực tiễn, Bộ luật Dân sự 2005 đã bắt đầu bộc lộ
những bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng cũng như có nhiều quy định đã trở
nên lỗi thời không còn phù hợp với thực tiễn. Trước tình hình này, tại kỳ họp thứ 8
khóa XIII năm 2014, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự
2005. Kết quả là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 sau khi được Quốc hội thông
qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1
năm 2017. Phân tích những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy Bộ luật
Dân sự 2015 đã khắc phục được rất nhiều bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 liên
2
quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Tuy nhiên,
Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn tồn tại một số bất cập đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện
trong tương lai. Cụ thể: (i) Bộ luật Dân sự 2015 chưa quy định rõ ràng về việc áp
dụng nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. (ii) Bộ luật Dân sự
2015 thiếu những quy định về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, quy định về
quyền lựa chọn Điều ước quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, quy định về việc
tuân thủ quy pháp pháp luật bắt buộc.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên
minh châu Âu”, tác giả sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của Bộ luật
Dân sự 2005 cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời, dưới góc độ so sánh
với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài
Việt Nam, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 cùng với đó là
những đề xuất nhằm hoàn thiện những bất cập trên. Bên cạnh đó, trên cơ sở những
bất cập và định hướng hoàn thiện này, tác giả sẽ so sánh với những thay đổi của Bộ
luật Dân sự 2015 để có thể đánh giá Bộ luật Dân sự 2015 đã giải quyết được những
bất cập nào, còn tồn tại những bất cập nào nhằm tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện
cho những bất cập còn tồn tại trong tương lai. Do đó, với những gì mà đề tài làm
được cho thấy đây là một đề tài mang tính cấp thiết vào thời điểm hiện tại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Ở nước ta, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng không phải là một đề tài mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài
này. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu đề tài này, có thể chia thành hai nhóm sau:
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của Tư
pháp quốc tế, trong đó có quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp Quốc tế Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu về các vấn đề mang tính lý luận
3
chung của Tư pháp quốc tế, chẳng hạn như khái niệm, phương pháp giải quyết xung
đột pháp luật, lẩn tránh pháp luật, bảo lưu trật tự công cộng. Bên cạnh đó, công
trình nghiên cứu này còn đi sâu phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về một
số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ hôn nhân gia đình, hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ tài sản. Trong quá trình phân tích,
tác giả cũng nêu lên những hạn chế của pháp luật Việt Nam dưới góc độ so sánh với
pháp luật nước ngoài và quá trình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, đồng thời đề
xuất định hướng hoàn thiện những bất cập trên.
Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2). Công trình nghiên cứu đã nêu lên thực trạng ghi
nhận quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, phân tích những
mặt tích cực và hạn chế của quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế, so
sánh quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam và pháp luật một số
nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam nên mở rộng quyền lựa
chọn pháp luật trong nhiều quan hệ dân sự khác như quan hệ thừa kế, quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ sở hữu tài sản và cả quan hệ hôn nhân gia
đình có yếu tố nước ngoài.
Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này có thể chia làm hai
nội dung chính. (i) Nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của Tư pháp quốc tế
như khái niệm, đối tượng điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh, các vấn đề về xung đột
pháp luật…; (ii) Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết
xung đột pháp luật trong một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như hợp đồng,
hôn nhân gia đình, thừa kế, sở hữu trí tuệ, lao động, bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng…
Trần Minh Ngọc (2015), “Góp phần hoàn thiện Phần 5 Bộ luật Dân sự
(sửa đổi) về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp
chí Luật học, (3). Công trình nghiên cứu đã phân tích những điểm mới của Dự thảo
Bộ luật Dân sự 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
4
ngoài như khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc giải quyết
xung đột pháp luật đối với một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy
định trong Dự thảo của Bộ luật Dân sự 2015, đồng thời nêu lên những bất cập trong
quy định mới của Dự thảo cùng với đó là đề xuất hoàn thiện những bất cập này.
Vũ Thị Hương, Lê Hồng Sơn (2015), “Hình thức và thời điểm thỏa thuận
chọn pháp luật áp dụng của các bên trong Tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, (19). Công trình nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá
những quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn ở
khía cạnh hình thức và thời điểm chọn luật của các bên. Các tác giả đã nêu lên được
bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc quy định hình thức và thời điểm thỏa
thuận chọn luật dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Qua đó, nêu
lên định hướng hoàn thiện cho những bất cập này.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có khá nhiều công
trình nghiên cứu khác có nội dung tương tự. Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các
công trình này là nó thiên về nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chung
trong lĩnh vực xung đột pháp luật, việc phân tích chuyên sâu về xung đột pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam mà chủ yếu là Bộ luật Dân sự
2005 dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như đánh giá
những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 thì các công trình này chưa giải quyết
được vấn đề đó.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Lê Hoài (2015), Hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế
Việt Nam về hợp đồng – Kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước, Luận văn thạc
sĩ. Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật
Dân sự 2005 cũng như một số văn bản pháp luật chuyên ngành về giải quyết xung
đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới để đưa ra định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Điểm nổi bật của công trình nghiên
5
cứu này là việc tác giả đã phân tích, đánh giá được những điểm mới của Dự thảo Bộ
luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng.
Bành Quốc Tuấn (2012), “Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn
luật áp dụng cho hợp đồng yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (121,
122). Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự
2005 về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài ở
một số nội dung như hình thức và thời điểm chọn luật, quyền chọn luật điều chỉnh
một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, quyền lựa chọn Điều ước quốc tế, tập quán quốc
tế…. Dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu, tác giả đã nêu lên
những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về các nội dung trên cùng với
đó là định hướng hoàn thiện cho những bất cập này. Tuy nhiên, công trình nghiên
cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở khía cạnh quyền thỏa thuận
chọn luật.
Bùi Thị Thu (2015), “Bàn về khái niệm “Luật có mối quan hệ mật thiết
nhất” trong quan hệ hợp đồng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8/2015). Công trình
nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về nguồn gốc, cách thức áp dụng và hướng dẫn
việc xác định luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng trên cơ sở phân tích và
đánh giá nguyên tắc dưới góc độ phân tích pháp luật Liên minh châu Âu. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam cần ghi nhận nguyên tắc này trong việc giải
quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên nguyên tắc luật có mối
quan hệ mật thiết với hợp đồng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên tắc giải quyết
xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.
Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp
đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I 2008 và nhìn về Việt Nam”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, (6) và Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc
chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho
pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, (10). Điểm chung của hai công trình nghiên
6
cứu này là việc tác giả đã phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên
minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trên cơ sở
đó, so sánh với quy định của Bộ luật Dân sự 2005 để nêu lên những bất cập của Bộ
luật này, đồng thời kiến nghị hoàn thiện những quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài (2013), “Từ kinh nghiệm của pháp
luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, (12) và Lê Thị Nam Giang, Trần Ngọc Hà (2014), “Từ kinh nghiệm của
pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, (1). Đây là hai công trình nghiên cứu một cách tổng quan và
chuyên sâu quy định của Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp
luật trong lĩnh vực hợp đồng dưới góc độ so sánh với pháp luật của một số hệ thống
pháp luật phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu….Trên cơ
sở đó, tác giả đã nêu lên thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện.
Như vậy, có thể thấy rằng các công trình trên đây chủ yếu nghiên cứu
vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo quy định của Bộ
luật Dân sự 2005. Việc phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên
minh châu Âu cũng như việc đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, đề
xuất hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai thì gần như chưa có
công trình nghiên cứu nào làm được điều này. Trong khi đó, với đề tài này, bên
cạnh việc phân tích quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách tổng thể
và chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu làm cơ sở cho việc
so sánh pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, đánh giá những
điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 đồng thời chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong
Bộ luật Dân sự 2015 và tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện những bất cập này trong
tương lai. Đây chính là một hướng tiếp cận hoàn toàn mới liên quan đến vấn đề giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng của đề tài này so với các công
trình nghiên cứu trước đây.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: (i) phân tích, đánh giá
thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng; (ii) so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên
minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iii) đánh
giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iv) định hướng hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trong tương
lai.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ
sau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về xung đột pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng như khái niệm, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải
quyết, nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực đồng…
Thứ hai, tìm hiểu các quy định về nguyên tắc giải quyết xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu, theo Bộ luật
Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, so sánh nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh
vực hợp đồng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu.
Thứ tư, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu nêu lên
những bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về
hợp đồng, đồng thời đưa ra định hướng hoàn thiện những bất cập đó.
Thứ năm, đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 dưới
góc độ hoàn thiện những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005, tiếp tục đề ra định hướng
hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu. Đề tài nghiên cứu các vấn đề
8
lý luận và thực tiễn về giải quyết xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, so sánh với
pháp luật Liên minh châu Âu để chỉ ra những bất cập về giải quyết xung đột pháp
luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những
định hướng góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong lĩnh vực hợp đồng, xung đột
pháp luật có thể xảy ra ở rất nhiều khía cạnh như tư cách pháp lý của chủ thể, hình
thức hợp đồng, nội dung hợp đồng…Tuy nhiên, trong đề tài này, chỉ giới hạn
nghiên cứu xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng trên cơ sở phân tích các quy
định của Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật Liên minh châu Âu cũng như những
thay đổi trong Bộ luật Dân sự 2015 cùng với các văn bản pháp luật chuyên ngành
có liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, để có thể đưa ra được những nhận định,
kết quả đúng đắn mang tính khoa học đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh
– đối chiếu, phương pháp nghiên cứu lịch sử…để giải quyết những vấn đề mà đề tài
đặt ra. Các phương pháp được vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng vấn đề cần giải
quyết. Cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử
dụng một cách xuyên suốt trong đề tài nhằm phân tích các quy định của pháp luật
Việt Nam cũng như pháp luật Liên minh châu Âu liên quan đến vấn đề xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Từ những phân tích đó, tác giả sẽ tổng hợp lại để
đưa ra kết luận chung cho từng vấn đề được đặt ra.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: đây là phương pháp được sử dụng
nhiều nhất trong chương 3 của đề tài nhằm mục đích so sánh pháp luật Việt Nam và
pháp luật Liên minh châu Âu về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh
vực hợp đồng, song song đó là việc đối chiếu những thay đổi của Bộ luật Dân sự
2015 với những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 nhằm tiếp tục đề xuất định hướng
9
hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 với những bất cập còn tồn tại mà Bộ luật Dân sự
2015 chưa giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để.
Phương pháp thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
chương 2 và chương 3 nhằm mục đích phân tích, tổng hợp kinh nghiệm xét xử của
Tòa án, Trọng tài thông qua các án lệ để chứng minh cho những vấn đề mang tính
lý luận. Đồng thời từ việc phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn để làm rõ
những bất cập, lỗi thời của các quy định pháp luật khi áp dụng trên thực tế, từ đó
đưa ra những đề xuất hoàn thiện hợp lý, hiệu quả và mang tính ứng dụng cao.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần vào công tác hoàn thiện, củng cố
vững chắc cơ sở lý luận cho những quy định của pháp luật trong việc giải quyết
xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời đây là cũng có thể là một
công trình nghiên cứu có thể giúp ích cho công tác giảng dạy, nghiên cứu Tư pháp
quốc tế trong bối cảnh Bộ luật Dân sự 2015 sắp có hiệu lực với nhiều thay đổi đáng
kể so với Bộ luật Dân sự 2005.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được những bất cập trong quy định
của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Căn cứ vào những định
hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2005, tác giả đã so sánh, đối chiếu với những
quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nhằm đánh giá quá trình hoàn thiện của Bộ luật
Dân sự 2015 song song đó là việc tiếp tục đề xuất những định hướng hoàn thiện Bộ
luật Dân sự 2015 trong tương lai về những bất cập trong Bộ luật Dân sự 2005 mà
Bộ luật Dân sự 2015 chưa đề cập giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để.
Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng pháp
luật trên thực tế, góp phần hoàn thiện và phát triển Bộ luật Dân sự Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
10
7. Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng
Chương 2: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
theo pháp luật Liên minh châu Âu
Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực
hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện
11
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG.
1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nƣớc ngoài.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.1
Khi có yếu tố nước ngoài, hợp đồng trở thành
đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với những đặc thù riêng của nó. Tuy
nhiên hiện nay chưa có quy định nào thể hiện khái niệm hợp đồng dân sự có yếu tố
nước ngoài một cách trực tiếp cũng như vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái
niệm này2
. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng là một quan hệ dân sự, vì
vậy có thể định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thông qua định nghĩa
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, Điều 758 Bộ luật Dân sự số
33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: “Quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc
là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát
sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. So với
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 (BLDS
2005), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngày 24/11/2015 (BLDS 2015) có nhiều thay đổi về cách thức quy
định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể, ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Một điểm mới
của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là việc BLDS 2015 đã lược bỏ chủ thể người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, không xem đây là một chủ thể để xác định yếu tố
nước ngoài trong các quan hệ dân sự. Sự lược bỏ này có thể xem là hợp lý, nó đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định tư cách tố tụng của loại chủ thể này đồng
1
Điều 388 BLDS 2005.
2
Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần riêng), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr.71.
12
thời khắc phục những bất cập trong quá trình áp dụng quy định này trên thực tế khi
mà khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” chưa được định nghĩa một
cách cụ thể và đơn nghĩa ở bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào, thậm chí về mặt
nội hàm của thuật ngữ này cũng không hoàn toàn giống nhau trong cách thức quy
định của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 13/11/20083
và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của
Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 4
dẫn đến tư cách pháp lý
của chủ thể này chưa được xác định rõ ràng trong các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài5
. Bên cạnh đó, sự thay đổi này là phù hợp với chính sách của Nhà nước
ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, cụ thể chính sách này
khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một
nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận
lợi để chủ thể này tham gia các quan hệ pháp luật trong nước, đồng thời tôn trọng
pháp luật của quốc gia nước sở tại, dành cho chủ thể này những quyền lợi như một
công dân trong nước6
. Do đó, nếu họ tham gia quan hệ hợp đồng với tư cách là công
dân Việt Nam thì hợp đồng này không được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài
nhưng nếu họ tham gia với tư cách là công dân của quốc gia mà họ định cư thì hợp
đồng này được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo trường hợp có một bên
chủ thể là cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, một điểm mới khác về yếu tố chủ thể của
BLDS 2015 so với BLDS 2005 là BLDS 2015 đã thay thế chủ thể cơ quan, tổ chức
nước ngoài bằng pháp nhân nước ngoài. Sự thay đổi này đã tạo ra được tính nhất
quán trong việc sử dụng thuật ngữ cho toàn BLDS 2015. Không những thế nó còn
thống nhất với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về chủ thể tham gia
quan hệ hợp đồng. Đồng thời, sự thay đổi này giúp cho việc xác định luật áp dụng
3
Xem khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
4
Xem khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP.
5
Vũ Thị Phương Lan (2014), “Phương hướng hoàn thiện quy định về phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, (4), tr.39
6
Xem Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày
26/3/2004.
13
cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài trở nên dễ dàng và chính xác hơn so với
khái niệm cơ quan, tổ chức khi áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của pháp nhân.
Thứ hai, tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Có thể nhận
thấy đây là một hạn chế của BLDS 2005, khi mà trên thực tế đối tượng của hợp
đồng có thể là tài sản, công việc trong hợp đồng dịch vụ, con người trong hợp
đồng bảo hiểm…Trong khi đó, BLDS 2005 đã giới hạn đối tượng của quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài chỉ là tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài.
Việc giới hạn này đã gián tiếp loại bỏ những quan hệ dân sự mà đối tượng của nó
không phải là tài sản. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 đã sử dụng cụm từ “đối
tượng của quan hệ” thay cho cụm từ “tài sản liên quan đến quan hệ” trong BLDS
2005. Đối tượng của quan hệ dân sự sẽ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tài sản
liên quan đến quan hệ. Sự điều chỉnh này được xem là hợp lý trong bối cảnh ở
nước ta ngày càng có nhiều hơn những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà
đối tượng của nó không đơn thuần chỉ là tài sản mà có thể là công việc, con người
hay thậm chí là trách nhiệm dân sự.
Thứ ba, căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Yếu tố này có thể hiểu chỉ cần một trong
các sự kiện pháp lý liên quan đến quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi luật nước
ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài thì quan hệ dân sự đó được xác định là có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này lại có một hạn chế là nó mang tính trùng lặp,
thiếu logic. Bởi lẽ, việc các bên tham gia quan hệ dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ
chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ này theo pháp
luật nước ngoài như vậy đồng nghĩa với việc các căn cứ này xảy ra ở nước ngoài
hay phát sinh ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài mới có thể được áp dụng để
điều chỉnh. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 quy định căn cứ xác lập, thay đổi,
thực hiện và chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Như vậy, bên cạnh căn cứ xác
lập, thay đổi và chấm dứt quan hệ, BLDS 2015 đã bổ sung thêm yếu tố thực hiện
quan hệ đồng thời thay cụm từ “theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài”
bằng cụm từ “xảy ra ở nước ngoài”. Cụm từ này mang tính bao hàm cả hai vấn đề
14
được quy định trong BLDS 2005. Do đó, theo quan điểm tác giả đây là một sự thay
đổi hợp lý và rất hay của BLDS 2015.
Trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành của nước ta cũng có
những khái niệm tương tự về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, theo quy
định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25/11/2015 thì một hợp đồng được xác
định là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân
nước ngoài. Tại khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2014 cũng có cách xác định tương
tự. Như vậy, điểm chung của hai văn bản này là đều dựa vào đặc điểm chủ thể để
xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng. Trong khi đó, theo quy định của Luật
Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 14/6/2005, hoạt động mua bán hàng hoá được coi là mua bán hàng hoá
quốc tế không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt
Nam hay nước ngoài. Luật Thương mại 2005 lấy tiêu chí vận chuyển hàng hoá qua
biên giới để xác định quan hệ mua bán hàng hoá là mua bán hàng hoá quốc tế7
. Như
vậy, phạm vi xác định yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật thương mại 2005
là hẹp hơn rất nhiều so với BLDS 2005.
Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt gia nhập Công
ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc
(CISG). Theo đó, Công ước này cũng có một quy định gián tiếp về khái niệm hợp
đồng có yếu tố nước ngoài, cụ thể Điều 1 Công ước quy định: “Công ước này áp
dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, theo quy định tại Điều 1 CISG
thì yếu tố quốc tế của hợp đồng được xác định bởi một căn cứ duy nhất là trụ sở
thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc
vào địa điểm kí kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hoá có được dịch
chuyển qua biên giới hay không. Do đó, với tư cách là thành viên của Công ước đòi
7
Đỗ Minh Ánh (2011), “Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại để gia
nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 4.
15
hỏi Luật Thương mại năm 2005 cần phải có sự điều chỉnh về khái niệm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cho phù hợp với quy định của Công ước nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực thi Công ước trên thực tế.
Xuất phát từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng
có yếu tố nước ngoài như sau: “Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có ít
nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc là hợp
đồng giữa các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác
lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng
của hợp đồng nằm ở nước ngoài”.
1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.
1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.
Như đã phân tích, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải có một
trong ba đặc điểm sau: chủ thể phải có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài, đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài và căn cứ xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật của
một quốc gia mà sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ dân sự
đó. Khó khăn đặt ra ở đây là khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh
thì hầu như tất cả các quốc gia có liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm quyền xét
xử trừ một số trường hợp pháp luật quốc gia đó quy định họ không có thẩm quyền
và quốc gia nào cũng muốn được áp dụng pháp luật của họ để giải quyết quan hệ đó
nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho công dân của quốc gia mình.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là không hoàn toàn giống
nhau, cùng một vấn đề nhưng pháp luật của mỗi quốc gia sẽ có cách điều chỉnh
khác nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do
đó đòi hỏi cơ quan xét xử phải lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp nhất nhằm
giải quyết quan hệ dân sự đó.
Như vậy, hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
16
được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật8
. Từ đó, có thể suy ra khái niệm xung
đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: Xung đột pháp luật về hợp
đồng có yếu tố nước ngoài là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Trong quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế thường sẽ xảy ra xung đột pháp luật ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia
kí kết hợp đồng. Trong BLDS 2005, tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng
được thể hiện ở chỗ chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân
sự. Theo đó, người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự nếu
không giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu9
. Theo đó, sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật
có thể cùng được áp dụng để điều chỉnh vấn đề tư cách pháp lý của các chủ thể, đó
là pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà các chủ thể nước ngoài này
mang quốc tịch. Ví dụ: Ông A (20 tuổi) là người Việt Nam ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với ông B (17 tuổi) là người bang North Carolina của Mỹ. Theo đó,
nếu căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì ông B là người chưa có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ10
dẫn đến hợp đồng trên sẽ vô hiệu. Tuy nhiên nếu căn cứ vào pháp
luật của bang North Carolina thì ông B là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
vì theo quy định của pháp luật bang North Carolina thì người từ đủ 16 tuổi trở lên là
người thành niên hay người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy rõ ràng
cùng một vấn đề pháp lý nhưng mỗi quốc gia sẽ có cách quy định khác nhau và
chính điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật.
Thứ hai, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng. Nhìn chung Bộ
luật dân sự của một số nước trên thế giới cũng ghi nhận những hình thức của hợp
đồng tương tự như pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật dân
sự Pháp thì hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, hành vi pháp
8
Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr.108.
9
Xem thêm Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005.
10
Xem Điều 18 và Điều 19 BLDS 2005.
17
lý, hoặc bằng văn bản11
. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau trong việc quy
định hình thức nào sẽ được áp dụng cho một loại hợp đồng cụ thể, xung đột pháp
luật về hình thức hợp đồng xuất phát từ chính sự khác nhau này. Ví dụ: Ông A
(quốc tịch Việt Nam) kí kết hợp đồng mua bán xe hơi với ông B (quốc tịch Pháp)
hình thức của hợp đồng này là bằng văn bản, không có công chứng, chứng thực.
Nếu căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng này là hoàn toàn
đúng pháp luật, tuy nhiên nếu căn cứ theo pháp luật Pháp thì hợp đồng này lại
không tuân thủ về hình thức vì theo pháp luật Pháp thì các hợp đồng mua bán phải
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực12
.
Thứ ba, xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Đối chiếu những
quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật về hợp đồng của một số quốc gia
trên thế giới có thể nhận thấy rằng, cách thức quy định về nội dung hợp đồng của
các nước là khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên điểm khác biệt để dẫn đến hiện
tượng xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng chính là ở nội dung của các điều
khoản trong hợp đồng. Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ cho phép các bên được mua
bán vũ khí, trong khi đó vũ khí lại là đối tượng bị cấm giao dịch theo pháp luật Việt
Nam. Như vậy, nếu pháp luật Hoa Kỳ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này thì
hợp đồng này hoàn toàn đúng pháp luật nhưng nếu pháp luật Việt Nam được áp
dụng để điều chỉnh hợp đồng này thì nó lại vô hiệu.
Ngoài ba vấn đề thường xảy ra xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng trên, thì vẫn còn một số vấn đề khác chẳng hạn giao kết hợp đồng vắng mặt,
chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro… Tuy nhiên trong giới hạn của khóa luận này,
chỉ tập trung nghiên cứu xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng.
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng.
Xuất phát từ khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng,
có thể nhận thấy xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng phát sinh từ hai
nguyên nhân chính sau đây:
11
Xem Điều 1582, Điều 1714 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804
12
Xem Điều 1582 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804
18
Thứ nhất, có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp
dụng để điều chỉnh hợp đồng. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất của quan hệ
hợp đồng trong Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khác với
các quan hệ hành chính, hình sự, quan hệ dân sự là một quan hệ mang tính chất
“tư”, đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, do đó nó có thể được áp dụng bởi
nhiều quy phạm pháp luật “tư”, kèm theo đó là yếu tố nước ngoài dẫn đến việc một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ liên quan đến những quy phạm pháp luật
“tư” không phải của một quốc gia, mà nó có thể được điều chỉnh bởi quy phạm
pháp luật “tư” của nhiều quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó, tuy
nhiên pháp luật của các nước khác nhau là không hoàn toàn giống nhau chính điều
này đã dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật13
. Bên cạnh đó, nguyên nhân này còn
xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia. Theo đó, khi một
quan hệ hợp đồng phát sinh có liên quan đến nhiều quốc gia chẳng hạn, hợp đồng
được giao kết ở Anh, thực hiện ở Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng là bất
động sản lại nằm ở Pháp thì về mặt lý luận, các quốc gia trên đều có thẩm quyền
giải quyết trừ trường hợp pháp luật quốc gia quy định hợp đồng này không thuộc
thẩm quyền của mình. Do đó, trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng chủ quyền giữa các
quốc gia thì quan hệ hợp đồng sẽ có thể chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật
của các quốc gia có liên quan.
Thứ hai, có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật cùng có thể được
áp dụng khi giải quyết cùng một vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Hệ thống
pháp luật của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội... chính những yếu tố này sẽ tạo ra tính đặc trưng của pháp luật mỗi
quốc gia. Do đó mặc dù về mặt lý luận, pháp luật là kiến trúc thượng tầng của xã
hội có giai cấp, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng nhưng do chịu sự ảnh hưởng và
chi phối của các quy phạm đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán … mà các nước có
13
Trường ĐH Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội,
tr.105.
19
cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhưng pháp luật thì không giống nhau14
. Chính
sự khác nhau này mà trong cùng một vấn đề pháp lý nhưng pháp luật của mỗi nước
lại có cách quy định khác nhau làm xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật.
1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng.
Trong khoa học tư pháp quốc tế hiện nay có hai phương pháp giải
quyết xung đột pháp luật đó là phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực
chất và phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột.
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất. Theo phương
pháp này, các quy phạm thực chất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các bên cũng như các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với
bên đương sự vi phạm mà không cần bất cứ một sự dẫn chiếu nào của quy phạm
xung đột15
. Quy phạm thực chất có thể được tìm thấy trong các Điều ước quốc tế,
nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật16
. Chẳng
hạn theo quy định tại Điều 68 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì “Người mua nhận rủi ro về mình đối với những
hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người
chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy
nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải
biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người
mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh
chịu”. Như vậy với quy định này đã trả lời cho câu hỏi sau khi hàng hóa được giao
cho người chuyên chở đối với những hàng hóa trên đường vận chuyển nếu xảy ra
rủi ro thì ai sẽ phải chịu rủi ro này mà không cần phải đi tìm pháp luật của nước nào
để điều chỉnh vấn đề này thông qua quy phạm xung đột. Nếu đặt lên bàn cân giữa
14
Trường ĐH Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.
107.
15
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ
Chí Minh, tr. 96
16
Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr. 110.
20
quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài so với các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài khác như lao động, hôn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ hay thừa kế thì có thể
nói rằng quan hệ hợp đồng là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ít phát sinh xung
đột pháp luật nhất, điều này xuất phát từ bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa
thuận, sự tự do ý chí của các bên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, xã hội
và đây là một quan hệ dân sự thông dụng và thường xuyên xảy ra nhất trong bối
cảnh hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay. Chính vì lẽ đó, các quốc gia
trên thế giới có xu hướng thỏa thuận với nhau để kí kết các Điều ước quốc tế nhằm
điều chỉnh thống nhất các vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng, điều này đã làm
hạn chế đi rất nhiều các xung đột pháp luật phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng.
Phương pháp xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột. Phương
pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và
nghĩa vụ pháp lý mà chỉ quy định việc chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các
vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Quy phạm xung đột
có thể được tìm thấy trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong các văn
bản pháp luật của quốc gia. Chẳng hạn, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nam – Liên bang Nga có quy định: “Hình thức hợp đồng về bất động sản tuân theo
pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó”. Như vậy nếu căn cứ theo quy
định này thì sẽ không biết được hình thức hợp đồng sẽ là hình thức nào văn bản, lời
nói hay hành vi cụ thể mà chỉ có thể biết được hình thức hợp đồng phải tuân theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản; ví dụ ông A (quốc tịch Việt Nam) và ông B
(quốc tịch Nga) kí kết với nhau hợp đồng mua bán nhà và căn nhà này nằm ở Nga,
căn cứ theo quy định trên thì hình thức hợp đồng này sẽ phải tuân theo quy định của
pháp luật Nga về hình thức hợp đồng. Tương tự trong pháp luật quốc gia, quy phạm
xung đột tồn tại trong rất nhiều các văn bản pháp luật chuyên ngành của Việt Nam
như Bộ luật Hàng hải, Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng… nhưng quan trọng
nhất vẫn là Bộ luật Dân sự. Quy phạm xung đột được quy định trong BLDS 2005 từ
Điều 761 đến Điều 773 nhằm giải quyết các vấn đề như năng lực pháp luật của cá
nhân, pháp nhân nước ngoài, quyền sở hữu tài sản, thừa kế, hợp đồng …Ví dụ Điều
21
769 BLDS 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác
định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận
khác”. Mặc dù đây là một phương pháp khá phổ biến tuy nhiên trên thực tiễn khi
bình luận về phương pháp này, một số luật gia cho rằng nó quá phức tạp, phải chọn
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và đặc biệt lại càng phức tạp hơn trong trường
hợp có sự dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật nước khác, thêm vào đó áp dụng
quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật trong một số trường hợp không
đảm bảo được tính đa dạng và đặc thù của quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài17
.
Bên cạnh hai phương pháp trên, trong một số tài liệu liên quan đến
vấn đề xung đột pháp luật, các tác giả còn đưa ra một số phương pháp khác như
chuẩn hóa luật thực chất, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng quy phạm bắt
buộc…18
. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau do đó để giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, tùy từng trường hợp cụ thể mà áp
dụng các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật cho phù hợp.
1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp
đồng.
Trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng có yếu tố nước ngoài
nói riêng, sự tự do thỏa thuận của các bên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu đặc biệt
là trong vấn đề chọn pháp luật để áp dụng điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan
đến hợp đồng. Chính điều này dẫn đến việc sẽ có nhiều nguồn luật có thể được áp
dụng để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế hay
tập quán quốc tế... Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Điều ước quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng, các quốc gia đã tiến hành thỏa thuận và ký kết nhiều Điều ước
quốc tế nhằm điều chỉnh một cách thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp
đồng; đó có thể là các quy phạm thực chất thống nhất hoặc cũng có thể là các quy
17
Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr.112
18
Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr. 114 – 116.
22
phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn như Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Với tư cách là thành viên của Công
ước này, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các thành viên
khác của Công ước sẽ luôn phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ các quy định của
Công ước và Công ước này sẽ được ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc “Trong trường
hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế
đó”19
. Bên cạnh các quy phạm thực chất thống nhất trực tiếp điều chỉnh xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, trong các Điều ước quốc tế cũng tồn tại các quy
phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn, Điều 38 Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự, lao động, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút có quy định: “Nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi giao kết hợp đồng, nếu
các bên tham gia hợp đồng không lựa chọn pháp luật áp dụng”.
Thứ hai, pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia là một trong những
nguồn cơ bản, chủ yếu để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.
Xuất phát từ việc quan hệ hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh phát sinh giữa các chủ
thể là công dân, pháp nhân của quốc gia đó. Trong pháp luật quốc gia để điều chỉnh
xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng chủ yếu là các quy phạm xung đột.
Hiện nay, để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, pháp luật Việt
Nam đã xây dựng khá nhiều các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật
khác nhau có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng. Chẳng hạn, Điều 770 BLDS 2005
quy định: “Hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp
đồng…” hay khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Đối với
tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên
lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài
quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.
19
Xem thêm khoản 2 Điều 759 BLDS 2005.
23
Thứ ba, tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế là những tập quán được
áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thể hiện qua việc tập
quán đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục và các
quốc gia khi áp dụng tập quán đó tin chắc là mình xử sự như vậy là đúng. Do đó,
bên cạnh các Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong một số trường hợp các
bên của hợp đồng cũng có thể thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế để giải quyết
các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Ví dụ: Khoản 2 Điều 5 Luật Thương
mại 2005 quy định “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam gần đây cho thấy
các tập quán thương mại quốc tế thường xuyên được các bên lựa chọn để áp dụng
điều chỉnh cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như các quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Incoterm 2010 hay UCP 500, tập quán dung
sai…
1.2.5. Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực
hợp đồng.
Nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn. Nguyên tắc này
lần đầu được Rochus Curtius đưa ra vào đầu thế kỉ XV, nguyên tắc này trước hết
xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận – một trong những nguyên tắc căn bản của
pháp luật dân sự. Đây là một nguyên tắc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
giải quyết xung đột pháp luật. Ngày nay trong thực tiễn pháp luật của các nước đều
ghi nhận nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn trong pháp luật nước
mình. Nhưng với điều kiện luật được chọn phải ghi rõ trong hợp đồng và việc chọn
luật phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định20
. Trong trường hợp các bên
lựa chọn một hệ thống pháp luật mà việc áp dụng nó dẫn đến vô hiệu hợp đồng một
cách tuyệt đối (hoàn toàn trái với ý muốn của các bên) thì sự lựa chọn ấy sẽ không
20
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr. 148.
24
được chấp nhận21
. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam,
cụ thể khoản 3 - Điều 759 BLDS 2005 quy định “Pháp luật nước ngoài cũng được
áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận
đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Nguyên tắc
này bắt nguồn từ pháp luật Anh, đây là một nguyên tắc khá đặc thù và trừu tượng
trong Tư pháp quốc tế, việc giải thích và áp dụng nguyên tắc này ở các nước cũng
khá phức tạp. Trong trường hợp các bên một cách trực tiếp hay gián tiếp không lựa
chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng thì Tòa án sẽ đưa ra cái gọi là ý chí
giả định của các bên: trong những tình huống, hoàn cảnh tương tự, những người có
lý trí sẽ lựa chọn luật của quốc gia nào để áp dụng điều chỉnh với hợp đồng này.
Xuất phát từ tiêu chí công bằng, hợp lý các Thẩm phán Anh khi nghiên cứu các tình
tiết của vụ việc đã xác định luật đặc trưng cho hợp đồng này tức là luật có mối quan
hệ mật thiết với hợp đồng. Khi xác định các thẩm phán sẽ không bị ràng buộc bởi
các trói buộc xung đột cứng nhắc22
. Dưới góc độ luật pháp quốc tế, nguyên tắc luật
có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng xuất hiện lần đầu trong Công ước Rome
198023
. Theo quan điểm của tác giả, nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết là
nguyên tắc hay nhất trong tất cả các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng khi mà nó khắc phục gần như hoàn toàn hạn chế của các nguyên
tắc khác xuất phát từ việc nguyên tắc này không bị ràng buộc vào một yếu tố cụ thể
mà lại phụ thuộc vào sự đánh giá của chủ thể áp dụng dựa trên những tiêu chí nhất
định. Đồng thời, việc áp dụng nguyên tắc này sẽ bảo vệ được quyền lợi của các bên
trong hợp đồng một cách công bằng và khách quan nhất trên cơ sở luật được áp
dụng có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng nguyên
tắc này một cách có hiệu quả đòi hỏi các nhà làm luật phải đưa ra được những tiêu
21
Điều chỉnh pháp luật các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện nghiên
cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tr. 237
22
Nguyễn Văn Luyện, Lê Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, tr. 38, 39
23
Xem Điều 4 Công ước Rome 1980
25
chí cụ thể giúp đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tham khảo thực tiễn
áp dụng Công ước Rome 1980, có thể nhận thấy tiêu chí đánh giá luật có mối quan
hệ mật thiết với hợp đồng là căn cứ vào nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ đặc trưng của
hợp đồng. Theo đó, luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng là luật nơi thường
trú của bên thực hiện nghĩa vụ đặc trưng đó. Nguyên tắc này cũng lần đầu được
pháp luật Việt Nam ghi nhận trong BLDS 2015. Cụ thể khoản 1 – Điều 683 BLDS
2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6
Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp
luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.
Nguyên tắc luật nơi thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ là mục
đích chính, là yếu tố quan trọng nhất của quan hệ hợp đồng giữa các bên. Do đó về
mặt lý luận cũng như thực tiễn thì “nơi thực hiện nghĩa vụ” là tiêu chuẩn để chọn
luật áp dụng cho hợp đồng, bởi vì nơi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng luôn là một
nơi có thực, gắn liền với một hành vi, sự kiện. Do vậy, áp dụng luật nơi thực hiện
nghĩa vụ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng là mang tính thực tế, được pháp luật của
nhiều nước trên thế giới quy định24
. Đồng tình với quan điểm này, năm 1938 ông
Savigny đã chủ trương áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng vì theo ông đây chính là
nơi tất cả các bên hướng tới, là nơi quy tụ một cách tự nhiên những quyền lợi của
họ xuất phát từ hợp đồng, đồng thời cũng là nơi họ biết đến, kể cả trong trường hợp
phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng25
. Từ những phân tích trên cho
thấy, luật nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là luật có mối quan hệ mật thiết với hợp
đồng, qua đó bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên một cách khách quan nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng nguyên tắc này trên thực tiễn đã bộc lộ những
hạn chế, khó khăn nhất định, đó là việc trong một hợp đồng không chỉ có một nghĩa
vụ mà có rất nhiều nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Chẳng hạn như trong
hợp đồng mua bán hàng hóa thì sẽ có nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người
24
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà
Nội, tr. 140.
25
Chuyên đề một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự Việt Nam, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện
nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp , tr. 237
26
mua; nghĩa vụ của mỗi người lại bao gồm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ giao
hàng, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu của người mua...26
. Mỗi nghĩa vụ lại có thể
được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Để khắc phục hạn chế cố hữu này đòi
hỏi cần phải xác định một nghĩa vụ duy nhất được chọn để áp dụng pháp luật, theo
đó trong thực tiễn ở hầu hết các nước đều lựa chọn nghĩa vụ chính của hợp đồng để
áp dụng pháp luật và nơi thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng là nơi cư trú
thường xuyên của người phải thực hiện nghĩa vụ chính đó.
Trên đây là một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết
xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, bên cạnh những nguyên tắc này trong pháp luật
các nước còn có những nguyên tắc khác, tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ theo
quy định của pháp luật quốc gia mà áp dụng các nguyên tắc cho phù hợp.
26
Xem Điều 1603, Điều 1728 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804.
27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã đề cập và giải quyết được những vấn đề mang
tính lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Cụ thể chương I
đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
Thứ nhất, đưa ra được khái niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài
thông qua việc phân tích khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc
độ so sánh giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên
ngành cũng như các Điều ước quốc tế. Điểm nổi bật ở nội dung này, chính là việc
tác giả đã có những phân tích, đánh giá điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với
Bộ luật Dân sự 2005 về cách thức xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, phân tích những vấn đề mang tính lý luận chung về xung đột
pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở các nội dung sau: Khái niệm xung đột pháp
luật trong lĩnh vực hợp đồng, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải quyết và
nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đã phân tích một số xung đột pháp luật thường xảy trong lĩnh vực hợp
đồng như tư cách pháp lý, hình thức hợp đồng và nội dung hợp đồng cùng với đó là
một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh
vực hợp đồng như nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, nguyên tắc luật nơi thực
hiện nghĩa vụ và đặc biệt là nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp
đồng – một nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam và lần đầu
được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015.
Với những phân tích, đánh giá mang tính khoa học và logic, chương 1
đã phản ánh được bức tranh tổng quan về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực
hợp đồng, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về
vấn đề này trong những chương tiếp theo của đề tài.
28
CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU.
2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17
tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt
là Quy tắc Rome I).
Trải qua hơn 30 năm áp dụng cùng với sự phát triển không ngừng của
các quốc gia trong tiến trình hội nhập, Công ước số 80/934/EEC về luật áp dụng
cho nghĩa vụ theo hợp đồng (Công ước Rome 1980) đã bộc lộ những hạn chế nhất
định, một số quy định của Công ước không còn phù hợp với thực tiễn. Tháng
1/2003, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra đề xuất sửa đổi Công ước Rome 1980 thành
công cụ pháp lí hiệu quả và hiện đại hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngày
17/6/2008, Hội đồng và Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy tắc
(EC) số 593/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng (Quy tắc Rome I),
thay thế Công ước Rome 1980. Đến ngày 17/12/2010, Quy tắc Rome I được áp
dụng trực tiếp trong tất cả quốc gia thành viên EU, trừ Ðan Mạch27
. Quy tắc Rome I
được xem là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc xác định luật áp dụng cho
hợp đồng với mục tiêu “Duy trì và phát triển một khu vực tự do, an toàn và công
bằng. Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp tác trong lĩnh vực
dân sự xuyên biên giới nhằm điều tiết một cách thích hợp thị trường chung”28
.
2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I.
Điều 1 của Quy tắc Rome I đã quy định một cách rõ ràng phạm vi áp
dụng của Quy tắc, cụ thể khoản 1 Điều 1 quy định như sau “Quy tắc này được áp
dụng trong trường hợp liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng
trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Nó không áp dụng trong các lĩnh vực tài
chính công, hải quan và các vấn đề về hành chính”. Như vậy, một sự kiện pháp lý
để có thể áp dụng Quy tắc Rome I phải đáp ứng ba điều kiện sau: (1) đó là những
27
Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc
Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 43.
28
Ivan Shiu, Giles Hutt (2015), Jurisdiction and Governing law rules in the European Union, Hogan Lovell,
Page 04
29
nghĩa vụ trong hợp đồng; (2) có xung đột pháp luật; (3) thuộc lĩnh vực dân sự hoặc
thương mại. Điều này có nghĩa là Quy tắc Rome I chỉ áp dụng đối với quan hệ hợp
đồng là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế và loại trừ khả năng áp dụng đối
với các quan hệ mang tính chất công.
Bên cạnh đó, Điều 1 Quy tắc Rome I cũng chỉ ra những vấn đề không
thuộc phạm vi áp dụng của Quy tắc. Những vấn đề này được liệt kê một cách chi
tiết tại khoản 2 Điều 1 của Quy tắc. Đó là những vấn đề liên quan đến năng lực
pháp lý của cá nhân; các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình; các nghĩa
vụ phát sinh từ chế độ sở hữu về hôn nhân, chế độ sở hữu tài sản trong các mối
quan hệ tương đương như hôn nhân, di chúc và thừa kế; các nghĩa vụ phát sinh từ
hối phiếu, séc và các công cụ chuyển nhượng khác; các thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận lựa chọn tòa án; các vấn đề liên quan đến quỹ tín thác và mối quan hệ giữa
người gửi tài sản, người được uỷ thác và người hưởng lợi; các nghĩa vụ phát sinh từ
các thoả thuận trước khi kí kết hợp đồng; các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ… Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy tắc thì Quy tắc
cũng không áp dụng đối với vấn đề liên quan đến chứng cứ và thủ tục tố tụng. Như
vậy, có thể thấy Quy tắc Rome I chỉ áp dụng để điều chỉnh những vấn đề liên quan
đến quan hệ nghĩa vụ hợp đồng thuần túy.
2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I.
Tương tự như các Quy tắc luật hay các Bộ luật khác, khi phân tích
hiệu lực của Quy tắc Rome I cũng xuất phát từ ba phương diện sau:
Về mặt thời gian, theo quy định tại Điều 29 của Quy tắc Rome I thì
Quy tắc này sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày nó được công bố trên Tạp chí
chính thức của Liên minh châu Âu. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì về mặt
thời gian, Quy tắc Rome I chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 2008 và
nó sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng ký kết sau ngày 17 tháng 12 năm 2009
ngoại trừ quy định tại Điều 26 của Quy tắc sẽ được áp dụng vào ngày 17 tháng 6
năm 2009. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là Công ước Rome 1980 có hiệu lực
đối với Romania, Bulgaria và các nước thành viên khác vào ngày 15 tháng 1 năm
30
2008. Như vậy, các hợp đồng được ký kết trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng
1 năm 2008 đến ngày 16 tháng 12 năm 2009 vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Công
ước Rome 198029
. Tính đến ngày 17 tháng 12 năm 2010 thì Quy tắc Rome I được
áp dụng trực tiếp đối với tất cả các thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan
Mạch.
Về mặt không gian, Quy tắc Rome I có hiệu lực ràng buộc toàn bộ và
trực tiếp đối với tất cả các thành viên trong Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu,
trừ Đan Mạch. Đoạn 46 lời mở đầu của Quy tắc Rome I đã thể hiện việc Đan Mạch
từ chối áp dụng các quy định của Quy tắc Rome I. Cụ thể, theo quy định tại Điều 1
và Điều 2 của Nghị định thư về vị trí của Đan Mạch, phụ lục của Hiệp ước châu Âu
và Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, Đan Mạch sẽ không tham gia vào Quy
tắc Rome I và không chịu sự điều chỉnh của việc áp dụng Quy tắc này. Như vậy, 26
quốc gia còn lại là thành viên của Quy tắc Rome I bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria,
Cypurs, Cộng hoà Séc, Estonia, Phần Lan, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang
Đức, Hy Lạp, Hungarry, Ireland, Italia, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan,
Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và
Vương quốc Anh. Một vấn đề cần lưu ý là đối với các quốc gia có nhiều đơn vị lãnh
thổ riêng biệt thì khi áp dụng Quy tắc Rome I, mỗi đơn vị lãnh thổ riêng biệt đó
được xem như một quốc gia khi xác định luật áp dụng theo Quy tắc này30
.
Mối quan hệ với các Công ước khác, trước hết là mối quan hệ đối với
Công ước Rome 1980. Theo quy định tại Điều 24 của Quy tắc Rome I thì Quy tắc
này sẽ thay thế Công ước Rome 1980. Tức khi Quy tắc Rome I có hiệu lực thì cũng
đồng nghĩa với việc Công ước Rome 1980 sẽ hết hiệu lực, các vấn đề liên quan đến
xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng từ thời điểm đó sẽ do Quy tắc Rome I điều
chỉnh. Ngoại trừ, các trường hợp liên quan đến lãnh thổ của các quốc gia thành viên
thuộc phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Rome 1980 thì Quy tắc Rome I
sẽ không áp dụng điều chỉnh. Thêm vào đó, bất kỳ tài liệu tham khảo về Công ước
29
Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho (2010), Pratical Handbook on European Private
International Law, Project financed by the EU under the civil justice progamme, Page 06.
30
Xem thêm Điều 22 Quy tắc Rome I.
31
Rome 1980 cũng sẽ chỉ được hiểu là tài liệu tham khảo đối với Quy tắc Rome I sau
khi Quy tắc này có hiệu lực.
Trong mối quan hệ với các Công ước quốc tế khác, Quy tắc Rome I
cũng quy định hết sức rõ ràng tại Điều 25 của Quy tắc theo đó, việc áp dụng Quy
tắc này sẽ không làm phương hại đến việc áp dụng các Công ước quốc tế khác mà
các quốc gia của Quy tắc này là thành viên khi Quy tắc này được phê chuẩn liên
quan đến vấn đề xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng. Điều này có nghĩa là các
Công ước quốc tế khác sẽ được áp dụng trong trường hợp có quy định khác với quy
định của Quy tắc này. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I sẽ được ưu tiên áp dụng so với
các Công ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên trong
trường hợp các Công ước đó liên quan đến vấn đề được điều chỉnh bởi Quy tắc này.
Ngoại lệ của quy định này là trong một số ít trường hợp, các Công ước quốc tế khác
sẽ được ưu tiên áp dụng so với Quy tắc Rome I mặc dù Công ước đó quy định về
các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy tắc Rome I. Cụ thể đó là Công ước
Hague năm 1955 về Luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế có sự tham gia của
các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Phần Lan, Pháp, Ý và Thụy
Điển; hay Công ước Hague năm 1978 về Luật áp dụng cho hoạt động đại lý có sự
tham gia của các quốc gia như Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Như vậy, đối với các
quốc gia này thì khi xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ ưu
tiên áp dụng các quy định của hai Công ước Hague kể trên thay vì áp dụng Quy tắc
Rome I.
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.
Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, căn cứ theo
các quy định của Quy tắc Rome 1 có thể nhận thấy Quy tắc Rome 1 đã có sự phân
định rõ ràng việc xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong
hai trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật
Kế thừa Công ước Rome năm 1980, Quy tắc Rome I nhấn mạnh một
cách rõ ràng về quyền tự do chọn luật áp dụng trong hợp đồng với tính chất là
32
nguyên tắc thống nhất được đảm bảo áp dụng trên toàn Cộng đồng. Sự tự do của
các bên trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng phải là một trong những nền tảng hệ
thống các quy phạm pháp luật xung đột trong các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ hợp
đồng. Quy tắc Rome I cũng không ngăn cản việc các bên tham khảo và đưa vào hợp
đồng điều khoản lựa chọn cơ quan tài phán hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp theo
các quy định của pháp luật quốc tế31
.
Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng được Quy
tắc Rome I khẳng định một cách trực tiếp tại Điều 3 của Quy tắc, theo đó khoản 1
Điều 3 quy định như sau: “Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên lựa
chọn. Sự lựa chọn này được thể hiện một cách rõ ràng hoặc có thể được chứng
minh thông qua các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh cụ thể của vụ việc.
Các bên có thể lựa chọn pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp
đồng”. Đây được xem là một quy định mang tính thống nhất hóa rất cao khi mà
trong các văn bản pháp luật về tư pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực hợp đồng ở
các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Liên bang Nga hay Thụy Sỹ
cũng có những quy định tương tự32
. Với quy định tại Điều 3 thì Quy tắc Rome I đã
giải quyết được ba vấn đề lớn của nguyên tắc chọn luật. Cụ thể như sau:
Về hình thức chọn luật, quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I cho thấy
so với Công ước Rome 1980 thì hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên theo
Quy tắc Rome I vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo hơn. Quy định của Quy tắc Rome I chặt
chẽ hơn so với Công ước Rome 1980 ở chỗ nếu như Công ước Rome 1980 chỉ yêu
cầu hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên phải được thể hiện một cách hợp lý
và chắc chắn thì theo quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I thì sự thỏa thuận này phải
được thể hiện một cách rõ ràng. Sự rõ ràng này được hiểu là sự thỏa thuận của các
bên phải được ghi nhận một cách cụ thể trong một điều khoản của hợp đồng. Điều
này sẽ hạn chế được việc tòa án giải thích ý chí của các bên một cách mềm dẻo
trong việc chọn luật áp dụng33
. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I lại quy định một cách
31
Xem thêm Đoạn 11, 12, 13 Lời mở đầu Quy tắc Rome I.
32
Xem thêm Điều 116 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ, Điều 1210 Bộ luật dân sự Liên bang Nga.
33
Bùi Thị Thu, tlđd số 27, tr. 46.
33
mềm dẻo hơn so với Công ước Rome 1980 trong vấn đề hình thức thỏa thuận chọn
luật ở chỗ, Quy tắc Rome I thừa nhận hình thức thỏa thuận chọn luật “ngầm” của
các bên. Theo đó, nguyên tắc để xác định có sự thỏa thuận ngầm của các bên trong
việc chọn luật áp dụng là căn cứ vào điều khoản lựa chọn Tòa án có thẩm quyền,
tham chiếu đến các công cụ pháp lý của một quốc gia cụ thể, sử dụng các hình thức
ký hợp đồng tiêu biểu của hệ thống pháp luật quốc gia nhất định hay sử dụng từ ngữ
điển hình của một hệ thống pháp luật quốc gia nhất định…34
.
Về luật do các bên lựa chọn, vấn đề này sẽ được phân tích trên hai
khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến vấn đề nguồn luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng mà có các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn. Tương tự như Công ước
Rome 1980, Quy tắc Rome I chỉ cho phép các bên lựa chọn pháp luật quốc gia mà
loại trừ việc các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng
điều chỉnh hợp đồng. Thật ra, trong Dự thảo của Quy tắc Rome I đã có một đề xuất
trong phạm vi Điều 3, cho phép các bên lựa chọn một phần của tập quán bao gồm
Bộ nguyên tắc Unidroit, PECL và công cụ của Liên minh châu Âu trong tương lai
làm luật điều chỉnh hợp đồng và loại trừ việc sử dụng tập quán nói chung không
được thừa nhận đầy đủ bởi cộng đồng quốc tế. Nhưng những tập quán như Bộ
nguyên tắc Unidroit hay PECL lại có những lỗ hổng là không giải quyết hết các vấn
đề của hợp đồng bao quát trong Công ước Rome hay Dự thảo Quy tắc Rome I35
. Do
đó, đề nghị này không được cơ quan lập pháp châu Âu thông qua. Việc bỏ qua hệ
thống pháp luật quốc tế này khiến Quy tắc Rome I bị chỉ trích là xa rời thực tiễn
thương mại quốc tế, đi ngược với nguyên tắc tự do ý chí và không nhất quán với
pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia. Trên thực tế, việc mở rộng phạm vi quyền
tự do ý chí của các bên cũng như của trọng tài cho phép lựa chọn hệ thống pháp luật
mang tính trung lập sẽ tạo ra sự tiến bộ hơn nữa cho Quy tắc Rome I36
. Mặc dù
không cho phép các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng
điều chỉnh hợp đồng nhưng Quy tắc Rome I không loại trừ khả năng các bên vận
34
Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho, tlđd số 29, Page 6.
35
Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến
Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 56.
36
Bùi Thị Thu, tlđd số 27, tr. 46.
34
dụng những tập quán và những Điều ước quốc tế vào những điều khoản của hợp
đồng37
. Một vấn đề khác cũng khá quan trọng liên quan đến việc chọn luật của các
bên, theo quy định tại Điều 2 Quy tắc Rome I thì các bên có quyền thỏa thuận chọn
luật của một quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu để áp dụng
điều chỉnh hợp đồng, cụ thể như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quy tắc này sẽ
được áp dụng cho dù đó có phải là luật của nước thành viên hay không”. Đây là
một quy định mang tính kế thừa Công ước Rome 198038
, tuy nhiên cách quy định
của Quy tắc Rome I lại mang tính bao trùm hơn so với Công ước Rome 1980. Khía
cạnh thứ hai liên quan đến vấn đề quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn
bộ hợp đồng của các bên. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy tắc Rome I
có thể nhận thấy, Quy tắc Rome I cho phép các bên được lựa chọn pháp luật để điều
chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Quy định này đồng nghĩa với việc Quy tắc
Rome I phải chấp nhận trường hợp các bên sẽ chọn nhiều hệ thống pháp luật để
điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là mỗi phần của hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của
một hệ thống pháp luật hoặc toàn bộ hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ
thống pháp luật để phòng ngừa tình huống có những nội dung mà hệ thống pháp
luật đó không điều chỉnh. Bởi ngay cả những hệ thống pháp luật lớn trên thế giới
cũng có những khe hở hoặc những quy định không rõ ràng. Việc cho phép các bên
được lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhằm bảo
vệ một cách tốt quyền và lợi ích của các bên. Vấn đề này nhận được nhiều sự đồng
tình từ phía các chuyên gia về Tư pháp quốc tế trên thế giới39
.
Về thời điểm chọn luật, kế thừa quy định của Công ước Rome 1980,
Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng vào bất cứ thời điểm nào, cụ thể khoản 2 Điều 3 quy định “Bất cứ thời điểm
nào, các bên cũng có thể lựa chọn luật khác với luật điều chỉnh hợp đồng trước
đây. Bất kì sự thay đổi luật điều chỉnh hợp đồng sau khi kí kết không được làm
phương hại đến hình thức của nó quy định tại Điều 11 hoặc làm ảnh hưởng đến
37
Xem Điều 13 Quy tắc Rome I.
38
Xem Điều 2 Công ước Rome 1980
39
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, sđd số 15, tr. 259.
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

More Related Content

What's hot

Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...hieu anh
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
 
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOTLuận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOTLuận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệpHợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mạiLuận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóaLuận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAYLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM nataliej4
 
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...nataliej4
 

Similar to Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng (20)

Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Hợp đồng lập hội theo pháp luật Việt Nam, HOT, HAY
 
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
 
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂMLuận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật.docGiao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật.doc
 
Hôn Nhân Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014.doc
Hôn Nhân Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014.docHôn Nhân Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014.doc
Hôn Nhân Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014.doc
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAYThừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sựLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAYLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
 
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ LÝ TRỌNG ĐẠI MSSV: 1253801012032 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Niên khóa: 2012 – 2016 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Lê Hoài TP.HCM – Năm 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Lê Hoài. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong đề tài có sử dụng một số phân tích, nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan tổ chức khác đều được trích dẫn rõ ràng và chú thích nguồn gốc với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài của mình. Tác giả khóa luận Lý Trọng Đại
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 9 7. Kết cấu đề tài...................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG............................................................................................ 11 1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài............................................................ 11 1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng............................... 15 1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ............................. 15 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng......... 17 1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng........ 19 1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng .......... 21 1.2.5. Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng............................................................................................................. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................ 27 CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU.................................. 28 2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Quy tắc Rome I) ......................................................................................................................... 28
  • 4. 2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I ........................................................ 28 2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I...................................................................... 29 2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................ 44 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN ........................................................................................... 45 3.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ........................................................................................ 45 3.2. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005......... 55 3.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng................................................................................................ 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................ 70 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ tín dụng tài chính với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, nhất là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp có liên quan đến hợp đồng đòi hỏi pháp luật phải kịp thời giải quyết. Khác với việc giải quyết các quan hệ hợp đồng thông thường, việc giải quyết hợp đồng có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến nguyên tắc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật, do một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau xuất phát từ những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khác nhau. Dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ đó. Bộ luật Dân sự 2005 – cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài đã trải qua gần 10 năm áp dụng trên thực tiễn. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ đáng kể so với Bộ luật Dân sự trước đó về việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên trong quá trình áp dụng trên thực tiễn, Bộ luật Dân sự 2005 đã bắt đầu bộc lộ những bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng cũng như có nhiều quy định đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với thực tiễn. Trước tình hình này, tại kỳ họp thứ 8 khóa XIII năm 2014, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005. Kết quả là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 sau khi được Quốc hội thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Phân tích những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục được rất nhiều bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 liên
  • 6. 2 quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn tồn tại một số bất cập đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện trong tương lai. Cụ thể: (i) Bộ luật Dân sự 2015 chưa quy định rõ ràng về việc áp dụng nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. (ii) Bộ luật Dân sự 2015 thiếu những quy định về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, quy định về quyền lựa chọn Điều ước quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, quy định về việc tuân thủ quy pháp pháp luật bắt buộc. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu”, tác giả sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài Việt Nam, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 cùng với đó là những đề xuất nhằm hoàn thiện những bất cập trên. Bên cạnh đó, trên cơ sở những bất cập và định hướng hoàn thiện này, tác giả sẽ so sánh với những thay đổi của Bộ luật Dân sự 2015 để có thể đánh giá Bộ luật Dân sự 2015 đã giải quyết được những bất cập nào, còn tồn tại những bất cập nào nhằm tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện cho những bất cập còn tồn tại trong tương lai. Do đó, với những gì mà đề tài làm được cho thấy đây là một đề tài mang tính cấp thiết vào thời điểm hiện tại. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Ở nước ta, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng không phải là một đề tài mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu đề tài này, có thể chia thành hai nhóm sau: Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của Tư pháp quốc tế, trong đó có quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp Quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu về các vấn đề mang tính lý luận
  • 7. 3 chung của Tư pháp quốc tế, chẳng hạn như khái niệm, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật, lẩn tránh pháp luật, bảo lưu trật tự công cộng. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn đi sâu phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ hôn nhân gia đình, hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ tài sản. Trong quá trình phân tích, tác giả cũng nêu lên những hạn chế của pháp luật Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật nước ngoài và quá trình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, đồng thời đề xuất định hướng hoàn thiện những bất cập trên. Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2). Công trình nghiên cứu đã nêu lên thực trạng ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, phân tích những mặt tích cực và hạn chế của quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế, so sánh quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam và pháp luật một số nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam nên mở rộng quyền lựa chọn pháp luật trong nhiều quan hệ dân sự khác như quan hệ thừa kế, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ sở hữu tài sản và cả quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này có thể chia làm hai nội dung chính. (i) Nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của Tư pháp quốc tế như khái niệm, đối tượng điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh, các vấn đề về xung đột pháp luật…; (ii) Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như hợp đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế, sở hữu trí tuệ, lao động, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Trần Minh Ngọc (2015), “Góp phần hoàn thiện Phần 5 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học, (3). Công trình nghiên cứu đã phân tích những điểm mới của Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
  • 8. 4 ngoài như khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đối với một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Dự thảo của Bộ luật Dân sự 2015, đồng thời nêu lên những bất cập trong quy định mới của Dự thảo cùng với đó là đề xuất hoàn thiện những bất cập này. Vũ Thị Hương, Lê Hồng Sơn (2015), “Hình thức và thời điểm thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng của các bên trong Tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (19). Công trình nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn ở khía cạnh hình thức và thời điểm chọn luật của các bên. Các tác giả đã nêu lên được bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc quy định hình thức và thời điểm thỏa thuận chọn luật dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Qua đó, nêu lên định hướng hoàn thiện cho những bất cập này. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có khá nhiều công trình nghiên cứu khác có nội dung tương tự. Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các công trình này là nó thiên về nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chung trong lĩnh vực xung đột pháp luật, việc phân tích chuyên sâu về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam mà chủ yếu là Bộ luật Dân sự 2005 dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 thì các công trình này chưa giải quyết được vấn đề đó. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Lê Hoài (2015), Hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng – Kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước, Luận văn thạc sĩ. Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như một số văn bản pháp luật chuyên ngành về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để đưa ra định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Điểm nổi bật của công trình nghiên
  • 9. 5 cứu này là việc tác giả đã phân tích, đánh giá được những điểm mới của Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Bành Quốc Tuấn (2012), “Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (121, 122). Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài ở một số nội dung như hình thức và thời điểm chọn luật, quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, quyền lựa chọn Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế…. Dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu, tác giả đã nêu lên những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về các nội dung trên cùng với đó là định hướng hoàn thiện cho những bất cập này. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở khía cạnh quyền thỏa thuận chọn luật. Bùi Thị Thu (2015), “Bàn về khái niệm “Luật có mối quan hệ mật thiết nhất” trong quan hệ hợp đồng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8/2015). Công trình nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về nguồn gốc, cách thức áp dụng và hướng dẫn việc xác định luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng trên cơ sở phân tích và đánh giá nguyên tắc dưới góc độ phân tích pháp luật Liên minh châu Âu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất pháp luật Việt Nam cần ghi nhận nguyên tắc này trong việc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I 2008 và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6) và Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, (10). Điểm chung của hai công trình nghiên
  • 10. 6 cứu này là việc tác giả đã phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trên cơ sở đó, so sánh với quy định của Bộ luật Dân sự 2005 để nêu lên những bất cập của Bộ luật này, đồng thời kiến nghị hoàn thiện những quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài (2013), “Từ kinh nghiệm của pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (12) và Lê Thị Nam Giang, Trần Ngọc Hà (2014), “Từ kinh nghiệm của pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1). Đây là hai công trình nghiên cứu một cách tổng quan và chuyên sâu quy định của Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng dưới góc độ so sánh với pháp luật của một số hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu….Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu lên thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện. Như vậy, có thể thấy rằng các công trình trên đây chủ yếu nghiên cứu vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Việc phân tích chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu cũng như việc đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, đề xuất hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai thì gần như chưa có công trình nghiên cứu nào làm được điều này. Trong khi đó, với đề tài này, bên cạnh việc phân tích quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách tổng thể và chuyên sâu những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu làm cơ sở cho việc so sánh pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 đồng thời chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong Bộ luật Dân sự 2015 và tiếp tục đề xuất hướng hoàn thiện những bất cập này trong tương lai. Đây chính là một hướng tiếp cận hoàn toàn mới liên quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng của đề tài này so với các công trình nghiên cứu trước đây.
  • 11. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: (i) phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (ii) so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật Liên minh châu Âu về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iii) đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; (iv) định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra: Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng như khái niệm, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải quyết, nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực đồng… Thứ hai, tìm hiểu các quy định về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu, theo Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Thứ ba, so sánh nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu. Thứ tư, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu nêu lên những bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, đồng thời đưa ra định hướng hoàn thiện những bất cập đó. Thứ năm, đánh giá những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 dưới góc độ hoàn thiện những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005, tiếp tục đề ra định hướng hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu. Đề tài nghiên cứu các vấn đề
  • 12. 8 lý luận và thực tiễn về giải quyết xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu để chỉ ra những bất cập về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong lĩnh vực hợp đồng, xung đột pháp luật có thể xảy ra ở rất nhiều khía cạnh như tư cách pháp lý của chủ thể, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng…Tuy nhiên, trong đề tài này, chỉ giới hạn nghiên cứu xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật Liên minh châu Âu cũng như những thay đổi trong Bộ luật Dân sự 2015 cùng với các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, để có thể đưa ra được những nhận định, kết quả đúng đắn mang tính khoa học đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp nghiên cứu lịch sử…để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Các phương pháp được vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng vấn đề cần giải quyết. Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng một cách xuyên suốt trong đề tài nhằm phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật Liên minh châu Âu liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Từ những phân tích đó, tác giả sẽ tổng hợp lại để đưa ra kết luận chung cho từng vấn đề được đặt ra. Phương pháp so sánh - đối chiếu: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của đề tài nhằm mục đích so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, song song đó là việc đối chiếu những thay đổi của Bộ luật Dân sự 2015 với những bất cập của Bộ luật Dân sự 2005 nhằm tiếp tục đề xuất định hướng
  • 13. 9 hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 với những bất cập còn tồn tại mà Bộ luật Dân sự 2015 chưa giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để. Phương pháp thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 nhằm mục đích phân tích, tổng hợp kinh nghiệm xét xử của Tòa án, Trọng tài thông qua các án lệ để chứng minh cho những vấn đề mang tính lý luận. Đồng thời từ việc phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn để làm rõ những bất cập, lỗi thời của các quy định pháp luật khi áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện hợp lý, hiệu quả và mang tính ứng dụng cao. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần vào công tác hoàn thiện, củng cố vững chắc cơ sở lý luận cho những quy định của pháp luật trong việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời đây là cũng có thể là một công trình nghiên cứu có thể giúp ích cho công tác giảng dạy, nghiên cứu Tư pháp quốc tế trong bối cảnh Bộ luật Dân sự 2015 sắp có hiệu lực với nhiều thay đổi đáng kể so với Bộ luật Dân sự 2005. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu. Căn cứ vào những định hướng hoàn thiện cho Bộ luật Dân sự 2005, tác giả đã so sánh, đối chiếu với những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nhằm đánh giá quá trình hoàn thiện của Bộ luật Dân sự 2015 song song đó là việc tiếp tục đề xuất những định hướng hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 trong tương lai về những bất cập trong Bộ luật Dân sự 2005 mà Bộ luật Dân sự 2015 chưa đề cập giải quyết hoặc có giải quyết nhưng chưa triệt để. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng pháp luật trên thực tế, góp phần hoàn thiện và phát triển Bộ luật Dân sự Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 14. 10 7. Kết cấu đề tài. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng Chương 2: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện
  • 15. 11 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG. 1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.1 Khi có yếu tố nước ngoài, hợp đồng trở thành đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với những đặc thù riêng của nó. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định nào thể hiện khái niệm hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài một cách trực tiếp cũng như vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này2 . Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng là một quan hệ dân sự, vì vậy có thể định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thông qua định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, Điều 758 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. So với Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005 (BLDS 2005), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24/11/2015 (BLDS 2015) có nhiều thay đổi về cách thức quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về chủ thể, ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Một điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là việc BLDS 2015 đã lược bỏ chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không xem đây là một chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự. Sự lược bỏ này có thể xem là hợp lý, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định tư cách tố tụng của loại chủ thể này đồng 1 Điều 388 BLDS 2005. 2 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần riêng), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.71.
  • 16. 12 thời khắc phục những bất cập trong quá trình áp dụng quy định này trên thực tế khi mà khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” chưa được định nghĩa một cách cụ thể và đơn nghĩa ở bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào, thậm chí về mặt nội hàm của thuật ngữ này cũng không hoàn toàn giống nhau trong cách thức quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 13/11/20083 và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 4 dẫn đến tư cách pháp lý của chủ thể này chưa được xác định rõ ràng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài5 . Bên cạnh đó, sự thay đổi này là phù hợp với chính sách của Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, cụ thể chính sách này khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ thể này tham gia các quan hệ pháp luật trong nước, đồng thời tôn trọng pháp luật của quốc gia nước sở tại, dành cho chủ thể này những quyền lợi như một công dân trong nước6 . Do đó, nếu họ tham gia quan hệ hợp đồng với tư cách là công dân Việt Nam thì hợp đồng này không được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài nhưng nếu họ tham gia với tư cách là công dân của quốc gia mà họ định cư thì hợp đồng này được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo trường hợp có một bên chủ thể là cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, một điểm mới khác về yếu tố chủ thể của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là BLDS 2015 đã thay thế chủ thể cơ quan, tổ chức nước ngoài bằng pháp nhân nước ngoài. Sự thay đổi này đã tạo ra được tính nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ cho toàn BLDS 2015. Không những thế nó còn thống nhất với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Đồng thời, sự thay đổi này giúp cho việc xác định luật áp dụng 3 Xem khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. 4 Xem khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP. 5 Vũ Thị Phương Lan (2014), “Phương hướng hoàn thiện quy định về phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, (4), tr.39 6 Xem Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 26/3/2004.
  • 17. 13 cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài trở nên dễ dàng và chính xác hơn so với khái niệm cơ quan, tổ chức khi áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của pháp nhân. Thứ hai, tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Có thể nhận thấy đây là một hạn chế của BLDS 2005, khi mà trên thực tế đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, công việc trong hợp đồng dịch vụ, con người trong hợp đồng bảo hiểm…Trong khi đó, BLDS 2005 đã giới hạn đối tượng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Việc giới hạn này đã gián tiếp loại bỏ những quan hệ dân sự mà đối tượng của nó không phải là tài sản. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 đã sử dụng cụm từ “đối tượng của quan hệ” thay cho cụm từ “tài sản liên quan đến quan hệ” trong BLDS 2005. Đối tượng của quan hệ dân sự sẽ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tài sản liên quan đến quan hệ. Sự điều chỉnh này được xem là hợp lý trong bối cảnh ở nước ta ngày càng có nhiều hơn những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà đối tượng của nó không đơn thuần chỉ là tài sản mà có thể là công việc, con người hay thậm chí là trách nhiệm dân sự. Thứ ba, căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Yếu tố này có thể hiểu chỉ cần một trong các sự kiện pháp lý liên quan đến quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài thì quan hệ dân sự đó được xác định là có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này lại có một hạn chế là nó mang tính trùng lặp, thiếu logic. Bởi lẽ, việc các bên tham gia quan hệ dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ này theo pháp luật nước ngoài như vậy đồng nghĩa với việc các căn cứ này xảy ra ở nước ngoài hay phát sinh ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài mới có thể được áp dụng để điều chỉnh. Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 quy định căn cứ xác lập, thay đổi, thực hiện và chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Như vậy, bên cạnh căn cứ xác lập, thay đổi và chấm dứt quan hệ, BLDS 2015 đã bổ sung thêm yếu tố thực hiện quan hệ đồng thời thay cụm từ “theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài” bằng cụm từ “xảy ra ở nước ngoài”. Cụm từ này mang tính bao hàm cả hai vấn đề
  • 18. 14 được quy định trong BLDS 2005. Do đó, theo quan điểm tác giả đây là một sự thay đổi hợp lý và rất hay của BLDS 2015. Trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành của nước ta cũng có những khái niệm tương tự về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25/11/2015 thì một hợp đồng được xác định là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Tại khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2014 cũng có cách xác định tương tự. Như vậy, điểm chung của hai văn bản này là đều dựa vào đặc điểm chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng. Trong khi đó, theo quy định của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/6/2005, hoạt động mua bán hàng hoá được coi là mua bán hàng hoá quốc tế không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt Nam hay nước ngoài. Luật Thương mại 2005 lấy tiêu chí vận chuyển hàng hoá qua biên giới để xác định quan hệ mua bán hàng hoá là mua bán hàng hoá quốc tế7 . Như vậy, phạm vi xác định yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật thương mại 2005 là hẹp hơn rất nhiều so với BLDS 2005. Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG). Theo đó, Công ước này cũng có một quy định gián tiếp về khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài, cụ thể Điều 1 Công ước quy định: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, theo quy định tại Điều 1 CISG thì yếu tố quốc tế của hợp đồng được xác định bởi một căn cứ duy nhất là trụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm kí kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hoá có được dịch chuyển qua biên giới hay không. Do đó, với tư cách là thành viên của Công ước đòi 7 Đỗ Minh Ánh (2011), “Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại để gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 4.
  • 19. 15 hỏi Luật Thương mại năm 2005 cần phải có sự điều chỉnh về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phù hợp với quy định của Công ước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Công ước trên thực tế. Xuất phát từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: “Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc là hợp đồng giữa các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của hợp đồng nằm ở nước ngoài”. 1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. 1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Như đã phân tích, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải có một trong ba đặc điểm sau: chủ thể phải có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài và căn cứ xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật của một quốc gia mà sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ dân sự đó. Khó khăn đặt ra ở đây là khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thì hầu như tất cả các quốc gia có liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm quyền xét xử trừ một số trường hợp pháp luật quốc gia đó quy định họ không có thẩm quyền và quốc gia nào cũng muốn được áp dụng pháp luật của họ để giải quyết quan hệ đó nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho công dân của quốc gia mình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là không hoàn toàn giống nhau, cùng một vấn đề nhưng pháp luật của mỗi quốc gia sẽ có cách điều chỉnh khác nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó đòi hỏi cơ quan xét xử phải lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp nhất nhằm giải quyết quan hệ dân sự đó. Như vậy, hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
  • 20. 16 được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật8 . Từ đó, có thể suy ra khái niệm xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: Xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế thường sẽ xảy ra xung đột pháp luật ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia kí kết hợp đồng. Trong BLDS 2005, tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng được thể hiện ở chỗ chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Theo đó, người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự nếu không giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu9 . Theo đó, sẽ có ít nhất hai hệ thống pháp luật có thể cùng được áp dụng để điều chỉnh vấn đề tư cách pháp lý của các chủ thể, đó là pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà các chủ thể nước ngoài này mang quốc tịch. Ví dụ: Ông A (20 tuổi) là người Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với ông B (17 tuổi) là người bang North Carolina của Mỹ. Theo đó, nếu căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì ông B là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ10 dẫn đến hợp đồng trên sẽ vô hiệu. Tuy nhiên nếu căn cứ vào pháp luật của bang North Carolina thì ông B là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì theo quy định của pháp luật bang North Carolina thì người từ đủ 16 tuổi trở lên là người thành niên hay người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy rõ ràng cùng một vấn đề pháp lý nhưng mỗi quốc gia sẽ có cách quy định khác nhau và chính điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Thứ hai, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng. Nhìn chung Bộ luật dân sự của một số nước trên thế giới cũng ghi nhận những hình thức của hợp đồng tương tự như pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp thì hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, hành vi pháp 8 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp Quốc tế, NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr.108. 9 Xem thêm Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005. 10 Xem Điều 18 và Điều 19 BLDS 2005.
  • 21. 17 lý, hoặc bằng văn bản11 . Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau trong việc quy định hình thức nào sẽ được áp dụng cho một loại hợp đồng cụ thể, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng xuất phát từ chính sự khác nhau này. Ví dụ: Ông A (quốc tịch Việt Nam) kí kết hợp đồng mua bán xe hơi với ông B (quốc tịch Pháp) hình thức của hợp đồng này là bằng văn bản, không có công chứng, chứng thực. Nếu căn cứ theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng này là hoàn toàn đúng pháp luật, tuy nhiên nếu căn cứ theo pháp luật Pháp thì hợp đồng này lại không tuân thủ về hình thức vì theo pháp luật Pháp thì các hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực12 . Thứ ba, xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Đối chiếu những quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật về hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới có thể nhận thấy rằng, cách thức quy định về nội dung hợp đồng của các nước là khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên điểm khác biệt để dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng chính là ở nội dung của các điều khoản trong hợp đồng. Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ cho phép các bên được mua bán vũ khí, trong khi đó vũ khí lại là đối tượng bị cấm giao dịch theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, nếu pháp luật Hoa Kỳ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này thì hợp đồng này hoàn toàn đúng pháp luật nhưng nếu pháp luật Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này thì nó lại vô hiệu. Ngoài ba vấn đề thường xảy ra xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng trên, thì vẫn còn một số vấn đề khác chẳng hạn giao kết hợp đồng vắng mặt, chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro… Tuy nhiên trong giới hạn của khóa luận này, chỉ tập trung nghiên cứu xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Xuất phát từ khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, có thể nhận thấy xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng phát sinh từ hai nguyên nhân chính sau đây: 11 Xem Điều 1582, Điều 1714 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 12 Xem Điều 1582 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804
  • 22. 18 Thứ nhất, có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất của quan hệ hợp đồng trong Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khác với các quan hệ hành chính, hình sự, quan hệ dân sự là một quan hệ mang tính chất “tư”, đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, do đó nó có thể được áp dụng bởi nhiều quy phạm pháp luật “tư”, kèm theo đó là yếu tố nước ngoài dẫn đến việc một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ liên quan đến những quy phạm pháp luật “tư” không phải của một quốc gia, mà nó có thể được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật “tư” của nhiều quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó, tuy nhiên pháp luật của các nước khác nhau là không hoàn toàn giống nhau chính điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật13 . Bên cạnh đó, nguyên nhân này còn xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia. Theo đó, khi một quan hệ hợp đồng phát sinh có liên quan đến nhiều quốc gia chẳng hạn, hợp đồng được giao kết ở Anh, thực hiện ở Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng là bất động sản lại nằm ở Pháp thì về mặt lý luận, các quốc gia trên đều có thẩm quyền giải quyết trừ trường hợp pháp luật quốc gia quy định hợp đồng này không thuộc thẩm quyền của mình. Do đó, trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thì quan hệ hợp đồng sẽ có thể chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của các quốc gia có liên quan. Thứ hai, có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng khi giải quyết cùng một vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... chính những yếu tố này sẽ tạo ra tính đặc trưng của pháp luật mỗi quốc gia. Do đó mặc dù về mặt lý luận, pháp luật là kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng nhưng do chịu sự ảnh hưởng và chi phối của các quy phạm đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán … mà các nước có 13 Trường ĐH Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.105.
  • 23. 19 cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhưng pháp luật thì không giống nhau14 . Chính sự khác nhau này mà trong cùng một vấn đề pháp lý nhưng pháp luật của mỗi nước lại có cách quy định khác nhau làm xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật. 1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trong khoa học tư pháp quốc tế hiện nay có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đó là phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất và phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất. Theo phương pháp này, các quy phạm thực chất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm mà không cần bất cứ một sự dẫn chiếu nào của quy phạm xung đột15 . Quy phạm thực chất có thể được tìm thấy trong các Điều ước quốc tế, nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật16 . Chẳng hạn theo quy định tại Điều 68 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì “Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu”. Như vậy với quy định này đã trả lời cho câu hỏi sau khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đối với những hàng hóa trên đường vận chuyển nếu xảy ra rủi ro thì ai sẽ phải chịu rủi ro này mà không cần phải đi tìm pháp luật của nước nào để điều chỉnh vấn đề này thông qua quy phạm xung đột. Nếu đặt lên bàn cân giữa 14 Trường ĐH Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 107. 15 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 96 16 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 110.
  • 24. 20 quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài so với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác như lao động, hôn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ hay thừa kế thì có thể nói rằng quan hệ hợp đồng là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ít phát sinh xung đột pháp luật nhất, điều này xuất phát từ bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa thuận, sự tự do ý chí của các bên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, xã hội và đây là một quan hệ dân sự thông dụng và thường xuyên xảy ra nhất trong bối cảnh hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay. Chính vì lẽ đó, các quốc gia trên thế giới có xu hướng thỏa thuận với nhau để kí kết các Điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh thống nhất các vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng, điều này đã làm hạn chế đi rất nhiều các xung đột pháp luật phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng. Phương pháp xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chỉ quy định việc chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Quy phạm xung đột có thể được tìm thấy trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Chẳng hạn, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga có quy định: “Hình thức hợp đồng về bất động sản tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó”. Như vậy nếu căn cứ theo quy định này thì sẽ không biết được hình thức hợp đồng sẽ là hình thức nào văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể mà chỉ có thể biết được hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản; ví dụ ông A (quốc tịch Việt Nam) và ông B (quốc tịch Nga) kí kết với nhau hợp đồng mua bán nhà và căn nhà này nằm ở Nga, căn cứ theo quy định trên thì hình thức hợp đồng này sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật Nga về hình thức hợp đồng. Tương tự trong pháp luật quốc gia, quy phạm xung đột tồn tại trong rất nhiều các văn bản pháp luật chuyên ngành của Việt Nam như Bộ luật Hàng hải, Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng… nhưng quan trọng nhất vẫn là Bộ luật Dân sự. Quy phạm xung đột được quy định trong BLDS 2005 từ Điều 761 đến Điều 773 nhằm giải quyết các vấn đề như năng lực pháp luật của cá nhân, pháp nhân nước ngoài, quyền sở hữu tài sản, thừa kế, hợp đồng …Ví dụ Điều
  • 25. 21 769 BLDS 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Mặc dù đây là một phương pháp khá phổ biến tuy nhiên trên thực tiễn khi bình luận về phương pháp này, một số luật gia cho rằng nó quá phức tạp, phải chọn nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và đặc biệt lại càng phức tạp hơn trong trường hợp có sự dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật nước khác, thêm vào đó áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật trong một số trường hợp không đảm bảo được tính đa dạng và đặc thù của quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài17 . Bên cạnh hai phương pháp trên, trong một số tài liệu liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật, các tác giả còn đưa ra một số phương pháp khác như chuẩn hóa luật thực chất, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng quy phạm bắt buộc…18 . Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau do đó để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật cho phù hợp. 1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng, sự tự do thỏa thuận của các bên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu đặc biệt là trong vấn đề chọn pháp luật để áp dụng điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Chính điều này dẫn đến việc sẽ có nhiều nguồn luật có thể được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế... Cụ thể như sau: Thứ nhất, Điều ước quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, các quốc gia đã tiến hành thỏa thuận và ký kết nhiều Điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh một cách thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng; đó có thể là các quy phạm thực chất thống nhất hoặc cũng có thể là các quy 17 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.112 18 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 114 – 116.
  • 26. 22 phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn như Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Với tư cách là thành viên của Công ước này, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các thành viên khác của Công ước sẽ luôn phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ các quy định của Công ước và Công ước này sẽ được ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc “Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”19 . Bên cạnh các quy phạm thực chất thống nhất trực tiếp điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, trong các Điều ước quốc tế cũng tồn tại các quy phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn, Điều 38 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, lao động, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút có quy định: “Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi giao kết hợp đồng, nếu các bên tham gia hợp đồng không lựa chọn pháp luật áp dụng”. Thứ hai, pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia là một trong những nguồn cơ bản, chủ yếu để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Xuất phát từ việc quan hệ hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh phát sinh giữa các chủ thể là công dân, pháp nhân của quốc gia đó. Trong pháp luật quốc gia để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng chủ yếu là các quy phạm xung đột. Hiện nay, để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, pháp luật Việt Nam đã xây dựng khá nhiều các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật khác nhau có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng. Chẳng hạn, Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng…” hay khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”. 19 Xem thêm khoản 2 Điều 759 BLDS 2005.
  • 27. 23 Thứ ba, tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế là những tập quán được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thể hiện qua việc tập quán đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục và các quốc gia khi áp dụng tập quán đó tin chắc là mình xử sự như vậy là đúng. Do đó, bên cạnh các Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong một số trường hợp các bên của hợp đồng cũng có thể thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Ví dụ: Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam gần đây cho thấy các tập quán thương mại quốc tế thường xuyên được các bên lựa chọn để áp dụng điều chỉnh cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Incoterm 2010 hay UCP 500, tập quán dung sai… 1.2.5. Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn. Nguyên tắc này lần đầu được Rochus Curtius đưa ra vào đầu thế kỉ XV, nguyên tắc này trước hết xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận – một trong những nguyên tắc căn bản của pháp luật dân sự. Đây là một nguyên tắc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Ngày nay trong thực tiễn pháp luật của các nước đều ghi nhận nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn trong pháp luật nước mình. Nhưng với điều kiện luật được chọn phải ghi rõ trong hợp đồng và việc chọn luật phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định20 . Trong trường hợp các bên lựa chọn một hệ thống pháp luật mà việc áp dụng nó dẫn đến vô hiệu hợp đồng một cách tuyệt đối (hoàn toàn trái với ý muốn của các bên) thì sự lựa chọn ấy sẽ không 20 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 148.
  • 28. 24 được chấp nhận21 . Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, cụ thể khoản 3 - Điều 759 BLDS 2005 quy định “Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Nguyên tắc này bắt nguồn từ pháp luật Anh, đây là một nguyên tắc khá đặc thù và trừu tượng trong Tư pháp quốc tế, việc giải thích và áp dụng nguyên tắc này ở các nước cũng khá phức tạp. Trong trường hợp các bên một cách trực tiếp hay gián tiếp không lựa chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng thì Tòa án sẽ đưa ra cái gọi là ý chí giả định của các bên: trong những tình huống, hoàn cảnh tương tự, những người có lý trí sẽ lựa chọn luật của quốc gia nào để áp dụng điều chỉnh với hợp đồng này. Xuất phát từ tiêu chí công bằng, hợp lý các Thẩm phán Anh khi nghiên cứu các tình tiết của vụ việc đã xác định luật đặc trưng cho hợp đồng này tức là luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Khi xác định các thẩm phán sẽ không bị ràng buộc bởi các trói buộc xung đột cứng nhắc22 . Dưới góc độ luật pháp quốc tế, nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng xuất hiện lần đầu trong Công ước Rome 198023 . Theo quan điểm của tác giả, nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết là nguyên tắc hay nhất trong tất cả các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng khi mà nó khắc phục gần như hoàn toàn hạn chế của các nguyên tắc khác xuất phát từ việc nguyên tắc này không bị ràng buộc vào một yếu tố cụ thể mà lại phụ thuộc vào sự đánh giá của chủ thể áp dụng dựa trên những tiêu chí nhất định. Đồng thời, việc áp dụng nguyên tắc này sẽ bảo vệ được quyền lợi của các bên trong hợp đồng một cách công bằng và khách quan nhất trên cơ sở luật được áp dụng có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng nguyên tắc này một cách có hiệu quả đòi hỏi các nhà làm luật phải đưa ra được những tiêu 21 Điều chỉnh pháp luật các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tr. 237 22 Nguyễn Văn Luyện, Lê Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 38, 39 23 Xem Điều 4 Công ước Rome 1980
  • 29. 25 chí cụ thể giúp đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tham khảo thực tiễn áp dụng Công ước Rome 1980, có thể nhận thấy tiêu chí đánh giá luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng là căn cứ vào nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng. Theo đó, luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng là luật nơi thường trú của bên thực hiện nghĩa vụ đặc trưng đó. Nguyên tắc này cũng lần đầu được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong BLDS 2015. Cụ thể khoản 1 – Điều 683 BLDS 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”. Nguyên tắc luật nơi thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ là mục đích chính, là yếu tố quan trọng nhất của quan hệ hợp đồng giữa các bên. Do đó về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì “nơi thực hiện nghĩa vụ” là tiêu chuẩn để chọn luật áp dụng cho hợp đồng, bởi vì nơi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng luôn là một nơi có thực, gắn liền với một hành vi, sự kiện. Do vậy, áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng là mang tính thực tế, được pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định24 . Đồng tình với quan điểm này, năm 1938 ông Savigny đã chủ trương áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng vì theo ông đây chính là nơi tất cả các bên hướng tới, là nơi quy tụ một cách tự nhiên những quyền lợi của họ xuất phát từ hợp đồng, đồng thời cũng là nơi họ biết đến, kể cả trong trường hợp phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng25 . Từ những phân tích trên cho thấy, luật nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng, qua đó bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên một cách khách quan nhất. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng nguyên tắc này trên thực tiễn đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là việc trong một hợp đồng không chỉ có một nghĩa vụ mà có rất nhiều nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Chẳng hạn như trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì sẽ có nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người 24 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 140. 25 Chuyên đề một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự Việt Nam, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp , tr. 237
  • 30. 26 mua; nghĩa vụ của mỗi người lại bao gồm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu của người mua...26 . Mỗi nghĩa vụ lại có thể được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Để khắc phục hạn chế cố hữu này đòi hỏi cần phải xác định một nghĩa vụ duy nhất được chọn để áp dụng pháp luật, theo đó trong thực tiễn ở hầu hết các nước đều lựa chọn nghĩa vụ chính của hợp đồng để áp dụng pháp luật và nơi thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng là nơi cư trú thường xuyên của người phải thực hiện nghĩa vụ chính đó. Trên đây là một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, bên cạnh những nguyên tắc này trong pháp luật các nước còn có những nguyên tắc khác, tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ theo quy định của pháp luật quốc gia mà áp dụng các nguyên tắc cho phù hợp. 26 Xem Điều 1603, Điều 1728 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804.
  • 31. 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 của đề tài đã đề cập và giải quyết được những vấn đề mang tính lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Cụ thể chương I đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau: Thứ nhất, đưa ra được khái niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thông qua việc phân tích khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc độ so sánh giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng như các Điều ước quốc tế. Điểm nổi bật ở nội dung này, chính là việc tác giả đã có những phân tích, đánh giá điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về cách thức xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, phân tích những vấn đề mang tính lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở các nội dung sau: Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải quyết và nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích một số xung đột pháp luật thường xảy trong lĩnh vực hợp đồng như tư cách pháp lý, hình thức hợp đồng và nội dung hợp đồng cùng với đó là một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng như nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, nguyên tắc luật nơi thực hiện nghĩa vụ và đặc biệt là nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng – một nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam và lần đầu được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015. Với những phân tích, đánh giá mang tính khoa học và logic, chương 1 đã phản ánh được bức tranh tổng quan về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trong những chương tiếp theo của đề tài.
  • 32. 28 CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU. 2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Quy tắc Rome I). Trải qua hơn 30 năm áp dụng cùng với sự phát triển không ngừng của các quốc gia trong tiến trình hội nhập, Công ước số 80/934/EEC về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (Công ước Rome 1980) đã bộc lộ những hạn chế nhất định, một số quy định của Công ước không còn phù hợp với thực tiễn. Tháng 1/2003, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra đề xuất sửa đổi Công ước Rome 1980 thành công cụ pháp lí hiệu quả và hiện đại hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngày 17/6/2008, Hội đồng và Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy tắc (EC) số 593/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng (Quy tắc Rome I), thay thế Công ước Rome 1980. Đến ngày 17/12/2010, Quy tắc Rome I được áp dụng trực tiếp trong tất cả quốc gia thành viên EU, trừ Ðan Mạch27 . Quy tắc Rome I được xem là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng với mục tiêu “Duy trì và phát triển một khu vực tự do, an toàn và công bằng. Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp tác trong lĩnh vực dân sự xuyên biên giới nhằm điều tiết một cách thích hợp thị trường chung”28 . 2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I. Điều 1 của Quy tắc Rome I đã quy định một cách rõ ràng phạm vi áp dụng của Quy tắc, cụ thể khoản 1 Điều 1 quy định như sau “Quy tắc này được áp dụng trong trường hợp liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Nó không áp dụng trong các lĩnh vực tài chính công, hải quan và các vấn đề về hành chính”. Như vậy, một sự kiện pháp lý để có thể áp dụng Quy tắc Rome I phải đáp ứng ba điều kiện sau: (1) đó là những 27 Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 43. 28 Ivan Shiu, Giles Hutt (2015), Jurisdiction and Governing law rules in the European Union, Hogan Lovell, Page 04
  • 33. 29 nghĩa vụ trong hợp đồng; (2) có xung đột pháp luật; (3) thuộc lĩnh vực dân sự hoặc thương mại. Điều này có nghĩa là Quy tắc Rome I chỉ áp dụng đối với quan hệ hợp đồng là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế và loại trừ khả năng áp dụng đối với các quan hệ mang tính chất công. Bên cạnh đó, Điều 1 Quy tắc Rome I cũng chỉ ra những vấn đề không thuộc phạm vi áp dụng của Quy tắc. Những vấn đề này được liệt kê một cách chi tiết tại khoản 2 Điều 1 của Quy tắc. Đó là những vấn đề liên quan đến năng lực pháp lý của cá nhân; các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình; các nghĩa vụ phát sinh từ chế độ sở hữu về hôn nhân, chế độ sở hữu tài sản trong các mối quan hệ tương đương như hôn nhân, di chúc và thừa kế; các nghĩa vụ phát sinh từ hối phiếu, séc và các công cụ chuyển nhượng khác; các thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận lựa chọn tòa án; các vấn đề liên quan đến quỹ tín thác và mối quan hệ giữa người gửi tài sản, người được uỷ thác và người hưởng lợi; các nghĩa vụ phát sinh từ các thoả thuận trước khi kí kết hợp đồng; các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy tắc thì Quy tắc cũng không áp dụng đối với vấn đề liên quan đến chứng cứ và thủ tục tố tụng. Như vậy, có thể thấy Quy tắc Rome I chỉ áp dụng để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quan hệ nghĩa vụ hợp đồng thuần túy. 2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I. Tương tự như các Quy tắc luật hay các Bộ luật khác, khi phân tích hiệu lực của Quy tắc Rome I cũng xuất phát từ ba phương diện sau: Về mặt thời gian, theo quy định tại Điều 29 của Quy tắc Rome I thì Quy tắc này sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày nó được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì về mặt thời gian, Quy tắc Rome I chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 2008 và nó sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng ký kết sau ngày 17 tháng 12 năm 2009 ngoại trừ quy định tại Điều 26 của Quy tắc sẽ được áp dụng vào ngày 17 tháng 6 năm 2009. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là Công ước Rome 1980 có hiệu lực đối với Romania, Bulgaria và các nước thành viên khác vào ngày 15 tháng 1 năm
  • 34. 30 2008. Như vậy, các hợp đồng được ký kết trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 1 năm 2008 đến ngày 16 tháng 12 năm 2009 vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Công ước Rome 198029 . Tính đến ngày 17 tháng 12 năm 2010 thì Quy tắc Rome I được áp dụng trực tiếp đối với tất cả các thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch. Về mặt không gian, Quy tắc Rome I có hiệu lực ràng buộc toàn bộ và trực tiếp đối với tất cả các thành viên trong Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch. Đoạn 46 lời mở đầu của Quy tắc Rome I đã thể hiện việc Đan Mạch từ chối áp dụng các quy định của Quy tắc Rome I. Cụ thể, theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị định thư về vị trí của Đan Mạch, phụ lục của Hiệp ước châu Âu và Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, Đan Mạch sẽ không tham gia vào Quy tắc Rome I và không chịu sự điều chỉnh của việc áp dụng Quy tắc này. Như vậy, 26 quốc gia còn lại là thành viên của Quy tắc Rome I bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Cypurs, Cộng hoà Séc, Estonia, Phần Lan, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp, Hungarry, Ireland, Italia, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vương quốc Anh. Một vấn đề cần lưu ý là đối với các quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ riêng biệt thì khi áp dụng Quy tắc Rome I, mỗi đơn vị lãnh thổ riêng biệt đó được xem như một quốc gia khi xác định luật áp dụng theo Quy tắc này30 . Mối quan hệ với các Công ước khác, trước hết là mối quan hệ đối với Công ước Rome 1980. Theo quy định tại Điều 24 của Quy tắc Rome I thì Quy tắc này sẽ thay thế Công ước Rome 1980. Tức khi Quy tắc Rome I có hiệu lực thì cũng đồng nghĩa với việc Công ước Rome 1980 sẽ hết hiệu lực, các vấn đề liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng từ thời điểm đó sẽ do Quy tắc Rome I điều chỉnh. Ngoại trừ, các trường hợp liên quan đến lãnh thổ của các quốc gia thành viên thuộc phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Rome 1980 thì Quy tắc Rome I sẽ không áp dụng điều chỉnh. Thêm vào đó, bất kỳ tài liệu tham khảo về Công ước 29 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho (2010), Pratical Handbook on European Private International Law, Project financed by the EU under the civil justice progamme, Page 06. 30 Xem thêm Điều 22 Quy tắc Rome I.
  • 35. 31 Rome 1980 cũng sẽ chỉ được hiểu là tài liệu tham khảo đối với Quy tắc Rome I sau khi Quy tắc này có hiệu lực. Trong mối quan hệ với các Công ước quốc tế khác, Quy tắc Rome I cũng quy định hết sức rõ ràng tại Điều 25 của Quy tắc theo đó, việc áp dụng Quy tắc này sẽ không làm phương hại đến việc áp dụng các Công ước quốc tế khác mà các quốc gia của Quy tắc này là thành viên khi Quy tắc này được phê chuẩn liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng. Điều này có nghĩa là các Công ước quốc tế khác sẽ được áp dụng trong trường hợp có quy định khác với quy định của Quy tắc này. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I sẽ được ưu tiên áp dụng so với các Công ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên trong trường hợp các Công ước đó liên quan đến vấn đề được điều chỉnh bởi Quy tắc này. Ngoại lệ của quy định này là trong một số ít trường hợp, các Công ước quốc tế khác sẽ được ưu tiên áp dụng so với Quy tắc Rome I mặc dù Công ước đó quy định về các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy tắc Rome I. Cụ thể đó là Công ước Hague năm 1955 về Luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế có sự tham gia của các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Phần Lan, Pháp, Ý và Thụy Điển; hay Công ước Hague năm 1978 về Luật áp dụng cho hoạt động đại lý có sự tham gia của các quốc gia như Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Như vậy, đối với các quốc gia này thì khi xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của hai Công ước Hague kể trên thay vì áp dụng Quy tắc Rome I. 2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, căn cứ theo các quy định của Quy tắc Rome 1 có thể nhận thấy Quy tắc Rome 1 đã có sự phân định rõ ràng việc xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong hai trường hợp cụ thể sau: Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật Kế thừa Công ước Rome năm 1980, Quy tắc Rome I nhấn mạnh một cách rõ ràng về quyền tự do chọn luật áp dụng trong hợp đồng với tính chất là
  • 36. 32 nguyên tắc thống nhất được đảm bảo áp dụng trên toàn Cộng đồng. Sự tự do của các bên trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng phải là một trong những nền tảng hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột trong các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng. Quy tắc Rome I cũng không ngăn cản việc các bên tham khảo và đưa vào hợp đồng điều khoản lựa chọn cơ quan tài phán hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các quy định của pháp luật quốc tế31 . Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng được Quy tắc Rome I khẳng định một cách trực tiếp tại Điều 3 của Quy tắc, theo đó khoản 1 Điều 3 quy định như sau: “Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này được thể hiện một cách rõ ràng hoặc có thể được chứng minh thông qua các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Các bên có thể lựa chọn pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng”. Đây được xem là một quy định mang tính thống nhất hóa rất cao khi mà trong các văn bản pháp luật về tư pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực hợp đồng ở các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Liên bang Nga hay Thụy Sỹ cũng có những quy định tương tự32 . Với quy định tại Điều 3 thì Quy tắc Rome I đã giải quyết được ba vấn đề lớn của nguyên tắc chọn luật. Cụ thể như sau: Về hình thức chọn luật, quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I cho thấy so với Công ước Rome 1980 thì hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên theo Quy tắc Rome I vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo hơn. Quy định của Quy tắc Rome I chặt chẽ hơn so với Công ước Rome 1980 ở chỗ nếu như Công ước Rome 1980 chỉ yêu cầu hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên phải được thể hiện một cách hợp lý và chắc chắn thì theo quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I thì sự thỏa thuận này phải được thể hiện một cách rõ ràng. Sự rõ ràng này được hiểu là sự thỏa thuận của các bên phải được ghi nhận một cách cụ thể trong một điều khoản của hợp đồng. Điều này sẽ hạn chế được việc tòa án giải thích ý chí của các bên một cách mềm dẻo trong việc chọn luật áp dụng33 . Tuy nhiên, Quy tắc Rome I lại quy định một cách 31 Xem thêm Đoạn 11, 12, 13 Lời mở đầu Quy tắc Rome I. 32 Xem thêm Điều 116 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ, Điều 1210 Bộ luật dân sự Liên bang Nga. 33 Bùi Thị Thu, tlđd số 27, tr. 46.
  • 37. 33 mềm dẻo hơn so với Công ước Rome 1980 trong vấn đề hình thức thỏa thuận chọn luật ở chỗ, Quy tắc Rome I thừa nhận hình thức thỏa thuận chọn luật “ngầm” của các bên. Theo đó, nguyên tắc để xác định có sự thỏa thuận ngầm của các bên trong việc chọn luật áp dụng là căn cứ vào điều khoản lựa chọn Tòa án có thẩm quyền, tham chiếu đến các công cụ pháp lý của một quốc gia cụ thể, sử dụng các hình thức ký hợp đồng tiêu biểu của hệ thống pháp luật quốc gia nhất định hay sử dụng từ ngữ điển hình của một hệ thống pháp luật quốc gia nhất định…34 . Về luật do các bên lựa chọn, vấn đề này sẽ được phân tích trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến vấn đề nguồn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mà có các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn. Tương tự như Công ước Rome 1980, Quy tắc Rome I chỉ cho phép các bên lựa chọn pháp luật quốc gia mà loại trừ việc các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng. Thật ra, trong Dự thảo của Quy tắc Rome I đã có một đề xuất trong phạm vi Điều 3, cho phép các bên lựa chọn một phần của tập quán bao gồm Bộ nguyên tắc Unidroit, PECL và công cụ của Liên minh châu Âu trong tương lai làm luật điều chỉnh hợp đồng và loại trừ việc sử dụng tập quán nói chung không được thừa nhận đầy đủ bởi cộng đồng quốc tế. Nhưng những tập quán như Bộ nguyên tắc Unidroit hay PECL lại có những lỗ hổng là không giải quyết hết các vấn đề của hợp đồng bao quát trong Công ước Rome hay Dự thảo Quy tắc Rome I35 . Do đó, đề nghị này không được cơ quan lập pháp châu Âu thông qua. Việc bỏ qua hệ thống pháp luật quốc tế này khiến Quy tắc Rome I bị chỉ trích là xa rời thực tiễn thương mại quốc tế, đi ngược với nguyên tắc tự do ý chí và không nhất quán với pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia. Trên thực tế, việc mở rộng phạm vi quyền tự do ý chí của các bên cũng như của trọng tài cho phép lựa chọn hệ thống pháp luật mang tính trung lập sẽ tạo ra sự tiến bộ hơn nữa cho Quy tắc Rome I36 . Mặc dù không cho phép các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhưng Quy tắc Rome I không loại trừ khả năng các bên vận 34 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho, tlđd số 29, Page 6. 35 Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 56. 36 Bùi Thị Thu, tlđd số 27, tr. 46.
  • 38. 34 dụng những tập quán và những Điều ước quốc tế vào những điều khoản của hợp đồng37 . Một vấn đề khác cũng khá quan trọng liên quan đến việc chọn luật của các bên, theo quy định tại Điều 2 Quy tắc Rome I thì các bên có quyền thỏa thuận chọn luật của một quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, cụ thể như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quy tắc này sẽ được áp dụng cho dù đó có phải là luật của nước thành viên hay không”. Đây là một quy định mang tính kế thừa Công ước Rome 198038 , tuy nhiên cách quy định của Quy tắc Rome I lại mang tính bao trùm hơn so với Công ước Rome 1980. Khía cạnh thứ hai liên quan đến vấn đề quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng của các bên. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy tắc Rome I có thể nhận thấy, Quy tắc Rome I cho phép các bên được lựa chọn pháp luật để điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Quy định này đồng nghĩa với việc Quy tắc Rome I phải chấp nhận trường hợp các bên sẽ chọn nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là mỗi phần của hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật hoặc toàn bộ hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật để phòng ngừa tình huống có những nội dung mà hệ thống pháp luật đó không điều chỉnh. Bởi ngay cả những hệ thống pháp luật lớn trên thế giới cũng có những khe hở hoặc những quy định không rõ ràng. Việc cho phép các bên được lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhằm bảo vệ một cách tốt quyền và lợi ích của các bên. Vấn đề này nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các chuyên gia về Tư pháp quốc tế trên thế giới39 . Về thời điểm chọn luật, kế thừa quy định của Công ước Rome 1980, Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng vào bất cứ thời điểm nào, cụ thể khoản 2 Điều 3 quy định “Bất cứ thời điểm nào, các bên cũng có thể lựa chọn luật khác với luật điều chỉnh hợp đồng trước đây. Bất kì sự thay đổi luật điều chỉnh hợp đồng sau khi kí kết không được làm phương hại đến hình thức của nó quy định tại Điều 11 hoặc làm ảnh hưởng đến 37 Xem Điều 13 Quy tắc Rome I. 38 Xem Điều 2 Công ước Rome 1980 39 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, sđd số 15, tr. 259.