SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------
NGUYÊN ĐỨC THÔNG
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – Năm 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------
NGUYỄN ĐỨC THÔNG
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS .TS NGÔ HUY CƢƠNG
Hà Nội – Năm 2014
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ............................ 9
1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng............................ 9
1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng.............................................. 9
1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng............................................. 16
1.1.3. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán............... 21
1.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng........................................ 26
1.2.1. Tổng quan về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng............... 26
1.2.2. Các điều kiện cụ thể của đề nghị giao kết hợp đồng .......................... 28
1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ................................................ 41
1.4. Pháp luật điều chỉnh đề nghị giao kết hợp đồng.................................... 45
1.4.1. Đặc điểm và cấu trúc của pháp luật.................................................... 45
1.4.2. Nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng ........................... 47
1.5. Tác động của toàn cầu hóa tới các quan hệ thương mại và các qui định
pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng........................................................ 47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NHẰM
THÚC ĐẨYCÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
TOÀN CẦU HÓA ....................................................................................... 49
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng ............. 49
2.1.1. Cấu trúc của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng......................... 49
2.1.2. Nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng........... 50
2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp
đồng............................................................................................................... 52
2.1.4. Thực tiễn thi hành pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng ở Việt Nam
....................................................................................................................... 58
2.1.5. Nguyên nhân của các bất cập chủ yếu của pháp luật Việt nam về đề
nghị giao kết hợp đồng ................................................................................. 63
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng
nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa......... 64
2.2.1. Kiến nghị về định hướng hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam
về đề nghị giao kết hợp đồng........................................................................ 64
2.2.2. Kiến nghị về các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề
nghị giao kết hợp đồng ................................................................................. 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 73
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên sự thoả thuận
có hiệu lực pháp luật mà được gọi là hợp đồng. Bất kỳ sự thoả thuận nào đều
bao gồm hai thành tố là đề nghị và chấp nhận mà không phụ thuộc vào chỉ
một bên của sự thỏa thuận.
Chính vì sự đặc biệt này và hiệu lực ràng buộc mạnh mẽ của hợp
đồng, cho nên việc xác định một hợp đồng được hình thành như thế nào và
khi nào nó được hình thành để các bên trong quan hệ đó có thể thực hiện
quyền yêu cầu và thực hiện nghĩa vụ của mình là một điều hết sức quan
trọng. Vấn đề này còn tỏ ra quan trọng không kém khi giải quyết tranh chấp
hợp đồng bởi việc một bên khởi kiện bên kia vi phạm hợp đồng thì việc
trước tiên cần phải xác định - đó là có quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và
bị đơn không. Việc xác định này chỉ có thể thành công khi làm rõ được trước
hết ai đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và đưa ra như thế nào, và sau đó ai
chấp nhận đề nghị đó và chấp nhận như thế nào.
Các thương nhân là những người chuyên nghiệp tiến hành các hành vi
thương mại, nhưng không phải là luật gia, và không phải bất kỳ một hoạt
động kinh doanh nào của thương nhân cũng nhận được sự tư vấn chuyên
môn về pháp luật. Khi một thương nhân muốn giao kết hợp đồng với một
thương nhân khác có hai cách lựa chọn: một là anh ta phải gửi một lời mời
đàm phán (invitation to treat) hoặc là phải gửi một lời đề nghị giao kết hợp
đồng (offer). Tuy nhiên, không phải thương nhân nào cũng có thể nhận định
được chính xác sự biểu lộ ý chí đó có phải là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng hay không, hay chỉ đơn thuần là một lời mời đàm phán hợp đồng.
5
Bộ luật Dân sự 2005 hiện có những qui định tương đối cụ thể về giao
kết hợp đồng mà trong đó có qui định không ít về đề nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên các qui định này vừa thiếu, lại vừa có nhiều điểm bất cập ngay cả
định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng. Mặc dù đã có quá nhiều các công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về vấn đề pháp lý này bởi luật hợp
đồng là một ngành luật truyền thống, song nghiên cứu vấn đề này ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang trong quá trình sửa
đổi tổng thể Bộ luật Dân sự 2005 và đặt mình vào vòng xoáy của toàn cầu
hóa, là hết sức cần thiết.
Vì những lẽ đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện các qui định của
pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự
phát triển của các quan hệ thƣơng mại trong điều kiện toàn cầu hóa”
làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xét đơn thuần từ phương diện lý luận nói chung, đề tài này không còn
tính mới bởi như trên đã phân tích nó nằm trong ngành luật hợp đồng truyền
thống mà không luật gia nào không được học và tham dự thực tiễn. Thế
nhưng xét trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu đề tài này
vẫn còn đất cho những đóng góp, nhất là trong việc xây dựng luật thực định
và thực hành luật.
Ở ngoài nước đã có quá nhiều các công trình nghiên cứu ở bất cứ
nước nào. Có thể kể ra mọt số các công trình tiêu biểu như sau: (1) Brian H.
Bix, Consent in Contract Law, Legal Studies Research Paper Series,
Research Paper No. 08-36, University of Minnesota Law School; (2) Sir
William R. Anson, Principles of the English Law of Contract and of Agency
in its Relation to Contract, Twenty- second edition, Oxford at the Clarendon
6
Press, 1965; (3) David E. Allan & Mary E. Hiscock, Law of Contract in
Australia, 2nd
edition, Key Text, Australia, 1992; (4) Daniel Khoury,
Yvonne S Yamouni, Understanding contract law, Butterworths, Sydney,
Adelaide, Brisbane, Caberra, Hobart, Melbourne, Perth, 1989; (5) John D.
Calamari, Joseph M. Perillo, Contracts, Third edition, West Publishing Co.,
USA, 1987. Đây là các công trình nghiên cứu đồ sộ về hợp đồng nói chung
và rất chi tiết liên quan tới đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên
các công trình này không hề đề cập tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam,
nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Ở trong nước có các công trình tiêu biểu nghiên cứu chung về hợp
đồng như sau: (1) Ngô Huy Cương, Giáo trình luật hợp đồng – Phần chung
(Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; (2)
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án (Sách
chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; (3) Nguyễn Ngọc
Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001; (4) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp , Hà Nội, 2007; (5) Vũ Văn
Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước , In lần
thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963; (6) Nguyễn Thị Mơ
(Chủ biên), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao
đọng- Xã hội, Hà Nội, 2006; (7) Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ
(đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003; (8) Dương Anh
Sơn, “Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế”, Giáo trình
luật hợp đồng thương mại quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh- Khoa Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005; (9)
Đinh Trung Tụng (Chủ biên), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật
7
Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005. Đây là những công trình
nghiên cứu rất công phu và nghiêm túc về luật hợp đồng nói chung về cả lý
luận và thức tiễn, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên chuyên biệt về đề nghị giao kết hợp đồng góp phần cho hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nói trên và nhiều công
trình khác, Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về đề nghị giao kết hợp đồng
nhằm đóng góp cho việc xây dựng pháp luật và thực hành pháp luật ở Việt
Nam hiên nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục đich nhằm xác định rõ khái niệm của đề nghị
giao kết hợp đồng; phân định rõ sự khác biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng
với lời mời đàm phán hợp đồng hay lời mời để đưa ra lời đề nghị giao kết
hợp đồng; xác định rõ các vấn đề pháp lý liên quan; đồng thời phân tích
pháp luật Việt Nam và so sánh nó với pháp luật hợp đồng Anh – Mỹ để từ
đó kiến nghị về mô hình, định hướng xây dựng, khuyến nghị thực hành liên
quan đến đề nghị giao kết hợp đồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu tự xác định như sau:
+ Làm sáng tỏ về mặt lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Phân tích, đánh giá những qui định của pháp luật Việt Nam đối với
đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với đề nghị
giao kết hợp đồng, và kiến nghị thực hành theo hướng toàn cầu hóa.
8
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về đề
nghị giao kết hợp đồng. Để có thể có những nhận xét đúng đắn và mang tính
khách quan, Luận văn sử dụng phương pháp so sánh pháp luật, nhất là so
sánh giữa pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.
Luận văn không đi sâu vào việc phân tích các nhu cầu của toàn cầu
hóa đối với cải cách chế định đề nghị giao kết hợp đồng. Luận văn chủ yếu
coi toàn cầu hóa như một định hướng đương nhiên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn bao gồm:
phương pháp phân tích qui phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy
nạp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp so sánh luật học. Các
phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng trong
điều kiện toàn cầu hóa.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp
đồng và kiến nghị về hoàn thiện nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại
trong điều kiện toàn cầu hóa.
9
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng.
1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng.
Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng chỉ có thể đóng góp vào sự thoả
thuận một thành tố nhất định trong hai thành tố “đề nghị giao kết hợp đồng”
và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” mà có thể gọi ngắn gọn là “đề
nghị” và “chấp nhận” theo thuật ngữ chuyên môn” [4, tr. 222]. Cần khẳng
định rằng hợp đồng nào cũng là sự thoả thuận, nhưng không phải sự thoả
thuận nào cũng là hợp đồng, có nghĩa là thỏa thuận là một khái niệm rộng
hơn hợp đồng. Đối với truyền thống Common Law cũng vậy, sự thoả thuận
là yếu tố đầu tiên của hợp đồng mà có bản chất là sự thống nhất ý chí (a
meeting of minds) của các bên giao kết hợp đồng, và là yếu tố dễ gây tranh
cãi nhất [1, tr. 122]. Đề nghị (hay đề nghị giao kết hợp đồng) của một bên
chủ thể luôn đợc coi là một sự biểu lộ ý chí, một sự thể hiện mong muốn tạo
lập nên một ràng buộc trong khuôn khổ của một hợp đồng đối với bên chủ
thể còn lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thể hiện mong muốn này cũng
giống nhau, theo một khuôn mẫu hay là dễ dàng nhận biết. Trên thực tế, có
rất nhiều sự thể hiện gây nhiều tranh cãi và phải cần sự điều chỉnh của pháp
luật. Tất cả các hệ thống pháp luật đều tôn trọng ý chí của con người, tôn
trọng những quyết định của họ xuất phát từ học thuyết tự do ý chí. Học
thuyết này cho rằng con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, và
có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình [5]. Vì vậy từ lâu người ta
đã coi hợp đồng là luật của các bên giao kết. Khi một nguời đưa ra ý chí của
anh ta muốn được thực hiện một công việc, đặt trong mối tương quan với
10
một chủ thể khác, đánh đổi một vật, một quyền lợi của mình để lấy về một
lợi ích hay một vật thoả mãn nhu cầu cá nhân nhưng không xâm hại đến trật
tự công cộng, thuần phong mỹ tục hay quyền và lợi ích của người khác thì
hợp đồng giữa họ, hay nói cách khác luật giữa họ, được tất cả mọi thực thể
khác tôn trọng và không thể xâm hại. Như vậy hợp đồng được cho thi hành.
Định nghĩa về đề nghị đã được nói tới ở nhiều tài liệu, cũng như văn
bản pháp luật. Nhìn chung, định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng trong
Bộ luật Dân sự 2005 có sự khác biệt nhiều so với pháp luật của các nước
trên thế giới. Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp
đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” (Điều 390,
khoản 1). Trong khi đó Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế định nghĩa: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều
người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ tính xác định và nếu nó
chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp
có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ tính xác định khi nó nêu rõ
hàng hoá và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc qui định thể thức xác định những yếu tố này.” (Điều 14, khoản1). Có lẽ
Bộ luật Dân sự 2005 có sự tham khảo Công ước Viên 1980 về người được
gửi đề nghị tới, nên cho rằng đề nghị phải được gửi tới người được xác định
cụ thể. Bởi là Công ước chuyên cho mua bán hàng hóa quốc tế nên việc chào
mua hay chào bán không thể gửi cho những người không xác định. Nhưng
trong hoàn cảnh của một quốc gia và với những loại hợp đồng khác thì qui
tắc này sẽ là không thích hợp.
Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004
định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng có khác hơn như sau: “Một đề xuất
11
(proposal) được gọi là đề nghị (offer) nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của
bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” (Điều
2.1.2). Định nghĩa này cho thấy không có sự xuất hiện của bên được đề nghị.
Các định nghĩa tương tự luôn được tìm thấy trong các hệ thống theo
Common Law. Chẳng hạn: “Đề nghị là một đề xuất được tạo bởi một bên
đưa tới đến bên khác biểu lộ mong muốn được giao kết hợp đồng. Bên tạo
nên lời đề nghị được gọi là bên đề nghị (offeror). Bên nhận được lời đề nghị
đó được gọi là bên được đề ghị (offeree)” [3, tr. 10]. “Sự trao đổi sẽ được coi
là một đề nghị giao kết hợp đồng nếu như nó chỉ ra những điều khoản mà
được hiểu là người đưa ra đề nghị đã chuẩn bị để tạo lập hợp đồng (như giá
bán của hàng hóa) và biểu lộ rõ ràng rằng người đưa ra đề nghị có ý định
chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó nếu như nó được người được đề
nghị chấp nhận” [3, tr. 10].
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy: pháp luật nước ngoài đều
nêu hay xác định yếu tố biểu đạt sự chấp nhận của bên được đề nghị trong
khi đó dường như pháp luật Việt Nam đã tách rời yếu tố này và chỉ qui định
về sự biểu đạt ý chí rõ ràng của bên đưa ra đề nghị xác định. Việc qui định
như vậy trong pháp luật Việt Nam dường như đã tách bạch đề nghị giao kết
hợp đồng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay là làm cho sự nhận
diện đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên hợp đồng trở nên
mờ nhạt hơn. Như vậy có những yếu tố không thể thiếu mà tất cả các hệ
thống pháp luật đều thừa nhận đối với đề nghị giao kết hợp đồng – đó là:
Một, phải có một bên đưa ra đề nghị. Bên này phải là một chủ thể xác
định. Yếu tố xác định này có thể thể hiện ở việc: khi đưa ra lời đề nghị, bên
đề nghị nêu rõ hoặc thể hiện rõ trong phần người gửi hoặc trong nội dung đề
nghị về trụ sở kinh doanh (nếu là pháp nhân), địa chỉ thường trú (nếu là thể
12
nhân) hoặc làm cách khác để người được đề nghị có thể hoặc chắc chắn sẽ
xác định chính xác được yếu tố này.
Hai, phải có một bên được đề nghị và đã nhận được đề nghị. Bên
được đề nghị là một hay nhiều người, có thể xác định hay không thể xác
định. Chẳng hạn: mua bán tại sở giao dịch hàng hóa hay sở giao dịch chứng
khoán- nơi được xem là diễn ra các hoạt động chào bán, chào mua liên tục,
khó có thể có bên được đề nghị xác định. Cũng như vậy trong việc hứa
thưởng, thi có giải.
Ba, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được ý chí hay ý định
giao kết hợp đồng hay mong muốn bị ràng buộc của bên đưa ra đề nghị vào
quan hệ hợp đồng với bên được đề nghị, có nghĩa là nếu đề nghị đó được
bên được đề nghị chấp nhận thì hai bên bị ràng buộc vào quan hệ hợp đồng.
Trong tất cả các hệ thống pháp luật đều không công nhận sự đàm phán lại
của đề nghị giao kết hợp đồng. Khi một đề nghị giao kết được đưa ra mà có
sự tồn tại của đàm phán hay thay đổi cơ bản thì đề nghị ban đầu thường
chấm dứt sự tồn tại và đơn giản chỉ là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ
thể. Sự thể hiện ý chí của các bên chỉ được xem là một bước thể hiện ý chí
của một giai đoạn đàm phán. Chỉ đến chừng nào tồn tại một sự thể hiện ý chí
rõ ràng của một bên và bên còn lại chấp nhận một cách vô điều kiện, thì sự
thể hiện ý chí đó mới được xem xét là một đề nghị giao kết hợp đồng. Bên
thể hiện ý chí đó được xem là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Bên còn
lại là bên được đề nghị. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên được đề
nghị gửi chấp nhận hoặc vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận tuỳ
thuộc vào từng hệ thống pháp luật.
Bốn, có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên khi có sự thống nhất ý chí.
Sự thống nhất ý chí được thể hiện chắc chắn ở việc người được đề nghị chấp
nhận trùng khít với đề nghị, có nghĩa là bên được đề nghị đồng ý với bên đề
13
nghị bản chất pháp lý của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các điều
kiện khác của hợp đồng mà được bên đề nghị đưa ra trong đề nghị.
Hầu hết các hệ thống pháp luật đều đề cập tới khái niệm “đề nghị
ngược trở lại” (counter offer). Sự thay đổi vị trí lẫn nhau của hai bên chủ thể
gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của các cam kết của hai bên. Một chấp
nhận trở thành đề nghị ngược trở lại hay còn gọi là “đề nghị mới” khi chấp
nhận không trùng khít với đề nghị. Trong trường hợp này bên được đề nghị
bị hoán đổi vị trí cho bên đề nghị ban đầu, có nghĩa là lại trở thành bên đưa
ra đề nghị mới. Và như vậy hợp đồng chỉ được xem là giao kết khi lời đề
nghị mới này được chấp nhận trùng khít. Có thể hiểu từ việc chấp nhận của
mình, bên được đề nghị ban đầu lại trở thành bên đề nghị ngược trở lại bởi
sự chấp nhận không trùng khít. Chỉ trở thành hợp đồng ràng buộc các bên
khi người đề nghị ban đầu (original offeror) chấp nhận đề nghị ngược trở lại.
Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được khởi xướng bởi người đưa ra đề
nghị ban đầu và gửi tới người được đề nghị. Nếu người được đề nghị chấp
nhận lời đề nghị vô điều kiện và như ảnh phản chiếu trong gương (the mirror
image rule) [2, tr. 114], không có sự thay đổi nào về bản chất thì hợp đồng
được giao kết với những điều kiện được đưa ra trong đề nghị. Nhưng nếu
người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị với thay đổi căn bản điều kiện
trong đề nghị đó (ví dụ như thay đổi về giá cả, số lượng, chất lượng hay đối
tượng của hợp đồng…) thì sự chấp nhận đó được xem như đưa ra một lời đề
nghị ngược trở lại hay đề nghị mới. Sự ràng buộc của đề nghị mới này đối
với người được đề nghị ban đầu hoàn toàn giống với là sự ràng buộc của đề
nghị ban đầu đối với người đưa ra đề nghị ban đầu. Đề nghị lại (counter
offer) có thể thể hiện bằng một chấp nhận hoặc có thể không thể hiện như
một chấp nhận. Công ước Viên 1980 qui định: “Một sự phúc đáp có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt
14
đi hay các sửa đổi khác thì ược coi là từ chối chào hàng và cấu thành một
hoàn giá” (Điều 19). Với tư tưởng đó, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp
dồng thương mại quốc tế 2004 có qui định như sau: “Câu trả lời với mong
muốn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng kèm theo những bổ sung,
hạn chế hoặc những sửa đổi khác phải được coi là sự từ chối đề nghị và hình
thành một đề nghị mới”. (Điều 2.1.11).
Tuy nhiên, không phải mọi sự thay đổi, mọi sự bổ sung hay bớt đi
điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng đều được coi là đề nghị ngược trở
lại. Thông thường các hệ thống pháp luật đều nhìn nhận có tồn tại một sự
thay đổi và được coi là đề nghị ngược trở lại khi mà việc thể hiện ý chí của
người nhận đề nghị đã làm thay đổi căn bản ý chí của người đa ra đề nghị
giao kết hợp đồng. Có thể hiểu đây là trường hợp thiếu sự thống nhất ý chí.
Chẳng hạn người đề nghị mong muốn bán xe ô tô với giá 500.000.000 đồng.
Người được đề nghị thể hiện sự mong muốn mua nhưng mặc cả rằng giá đó
cần giảm xuống đôi chút để lấy chi phí sửa chữa xe. Rõ ràng các bên chưa
có sự thống nhất ý chí trong việc mua bán chiếc xe này bởi giá bán là một
điều kiện quan trọng và chủ yếu của hợp đồng này, có nghĩa là người đề
nghị muốn đổi xe lấy một khoản tiền mà anh ta dự kiến, trong khi đó người
được đề nghị một mặt rất muốn mua xe, song lại không đồng ý với giá mà
người đề nghị đưa ra. Như vậy người đề nghị ban đầu có thể đồng ý bán
hoặc có thể không đồng ý bán. Vì vậy việc trông chờ sự thể hiện ý chí này
của người đề nghị ban đầu là cần thiết. Bởi thế sự hoán đổi vị trí giữa hai
người này là cần thiết và hợp lý. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế 2004 còn qui định: “Tuy nhiên, nếu câu trả lời với mong
muốn chấp nhận kèm theo những chi tiết bổ sung hoặc khác biệt mà không
làm thay đổi cơ bản các điều khoản của đề nghị được coi là một chấp nhận
giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị ngay lập tức bác bỏ những chi tiết bổ
15
sung hay sửa đổi này. Nếu bên đề nghị không phản đối, các điều khoản của
hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng và
những sửa đổi bổ sung đưa ra chấp nhận” (Điều 2.1.11). Với điều khoản
này, Bộ nguyên tắc này vẫn tôn trọng quyền định đoạt của người đưa ra đề
nghị giao kết hợp đồng nếu anh ta muốn hay không muốn tiếp tục giao kết
với một lời chấp nhận có chứa đựng những yếu tố bổ sung, thay đổi nhưng
không căn bản các yếu tố của lời đề nghị ban đầu. Luôn coi trọng sự thoả
thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, khi một đề nghị giao kết bị thay
đổi những yếu tố ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến mong muốn ban đầu
của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì sẽ tồn tại một thoả thuận khi
mà người đưa ra đề nghị chấp nhận sự tồn tại đó [2, tr. 114]. Quan niệm này
khác với quan niệm của pháp luật Việt Nam được biểu đạt cụ thể tại Bộ
luâtyj Dân sự 2005 rằng: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp
đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã
đưa ra đề nghị mới” (Điều 395). Có thể hiểu pháp luật Việt Nam áp dụng
tuyệt đối nguyên tắc trùng khít trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Tóm lại, đề nghị giao kết hợp đồng là gì phải được trả lời trong sự
hiểu biết tường tận về đề nghị ngược trở lại bởi chúng có mối quan hệ tác
động qua lại đối với nhau. Việc xác định được các thành tố của một đề nghị
giao kết hợp đồng là nền tảng của việc xác định sự thay đổi dẫn đến sự hình
thành một đề nghị ngược trở lại. Việc xác định được đề nghị ngược trở lại là
căn cứ để xác định sự hoán đổi vị trí giữa hai bên chủ thể và xác định sự
ràng buộc đối với mỗi bên chủ thể.
16
1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng
PGS. TS. Ngô Huy Cương khẳng định đề nghị giao kết hợp đồng có
bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương trong các bài giảng của mình về
hợp đồng [5] bởi khi đề nghị này được gửi tới bên được đề nghị thì người đề
nghị bị ràng buộc pháp lý ít nhất như: (1) không thể rút lại, sửa đổi hay hủy
bỏ đề nghị đó nếu như không được bên được đề nghị đồng ý; và (2) trong
thời gian có hiệu lực của đề nghị, nếu bên được đề nghị chấp nhận, thì bên
đề nghị bị ràng buộc bởi hợp đồng với bên được đề nghị [4, tr. 240 - 256].
Diễn đạt khác hơn nhưng không nói thẳng vào bản chất pháp lý của đề
nghị giao kết hợp đồng, có quan niệm rằng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là
quyết định đơn phương có chủ ý của một ngời bày tỏ ý định giao kết hợp
đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều
người khác” [8, tr. 47].
Đề nghị giao kết hợp đồng thực ra là sự biểu lộ ý chí đơn phương của
bên đề nghị và đề nghị đó ràng buộc chính người này. Ý chí này của một bên
chủ thể đề xuất truyền đạt đến bên chủ thể còn lại. Nó xuất phát từ chính
mong muốn của họ và được thể hiện bằng một lời đề nghị giao kết hợp
đồng. Chính vì vậy, không thể nhận định khác đi, đề nghị giao kết hợp đồng
bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương
hay còn gọi là hành vi độc phương theo Vũ Văn Mẫu là “một hành vi do ý
chí của một người mà có, thí dụ như sự làm di chúc” [11, tr. 72]. Trường Đại
học Luật Hà Nội lý giải là “hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm
qua đó làm phát sinh, thay đổi họăc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây
là một loại giao dịch dân sự trong đó là sự biểu hiện ý chí đơn phương của
một bên” [13, tr. 18 – 19]. Ẩn chứa trong loại hành vi này là một tính chất
đơn phương của ý chí thể hiện bởi một bên chủ thể. Nó chỉ là một sự thể
17
hiện của một người, một chủ thể “cả trong sự kết lập lẫn trong sự thi hành”
[13, tr. 18 – 19].
Hành vi pháp lý đơn phương cần có sự phân biệt với hợp đồng đơn
vụ. Hợp đồng phải có sự tồn tại của ít nhất hai chủ thể. Có một số trường
hợp chỉ tồn tại một người giao kết hợp đồng, ví dụ: một người giao kết hợp
đồng với chính bản thân mình như trường hợp người giám hộ mua hoặc thuê
tài sản của người được giám hộ [6, tr. 177]. Sự khác nhau đầu tiên khi phân
biệt hành vi pháp lý đơn phương hay độc phương và hợp đồng đơn vụ hay
khế ước độc phương chính là ở yếu tố có sự tồn tại hai bên chủ thể và đồng
thời tồn tại sự thoả hiệp giữa hai chủ thể này tạo nên một hợp đồng đơn vụ/
khế ước độc phương [11, tr. 72]. Tuy nhiên, điều rất dễ nhầm lẫn hay là sự
thể hiện điểm chung khá tương đồng giữa hợp đồng đơn vụ hay khế ước độc
phương và hành vi pháp lý đơn phương chính là ở việc chịu trách nhiệm của
một bên chủ thể. Hợp đồng đơn vụ là một loại hợp đồng mà trong đó một
bên chủ thể chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên
kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào [13, tr.
102]. Nó thể hiện tính chịu trách nhiệm của chỉ một bên chủ thể. Hành vi
pháp lý đơn phương cũng vậy, khi một hành vi pháp lý đơn phương được
khởi phát từ một chủ thể thì “giao dịch này có làm phát sinh một quan hệ
nghĩa vụ dân sự hay không còn phụ thuộc vào ý chí của những người khác
(những người sẽ là chủ thể bên kia của giao dịch) và họ phải đáp ứng yêu
cầu của bên đã thể hiện ý chí” [13, tr. 18 – 19]. Đặc tính này vừa tạo nên sự
tương đồng, vừa là điểm khác biệt giữa hai khái niệm cần phải xác định này.
Sự giống nhau đó là việc chỉ có một bên có nghĩa vụ. Còn sự khác nhau lại
thể hiện ở chỗ: đối với hợp đồng đơn vụ, nghĩa vụ của một bên được xây
dựng dựa trên sự thoả thuận của hai bên còn đối với hành vi pháp lý đơn
phương thì nghĩa vụ của một bên là do tự bên đó tự nguyện, đề xuất và họ sẽ
18
chỉ phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó khi hợp đồng được xác lập,
tức là sau khi có sự thể hiện ý chí đồng ý thực hiện giao dịch do hành vi
pháp lý đơn phương khởi phát.
Có thể minh chứng cho sự phân biệt này ở hai hình thức là: di chúc và
hợp đồng tặng cho vô điều kiện.
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản cuả
mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646, Bộ luật Dân sự 2005). Còn
“hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng
cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận” (Điều 465,
Bộ luật Dân sự 2005). Sự giống nhau của hai hình thức này là sự tự nguyện
của một bên mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho một bên khác và
không yêu cầu đền bù (tức là trả tiền hoặc thực hiện một công việc có tính
chất ngang giá).Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của hai hình thức này đó lại
là hình thức di chúc thì không tồn tại sự thoả thuận còn hợp đồng tặng cho
thì cơ bản tồn tại dựa trên sự thoả thuận của các bên. Một người khi để lại di
sản của mình cho một người khác thì chỉ là sự thể hiện mong muốn đơn
phương thể hiện ý chí của người đó. Người thừa kế có thể nhận hoặc không
nhận di sản. Giữa họ không tồn tại một sự thoả thuận. Hơn nữa, di chúc hay
rộng hơn là hành vi pháp lý đơn phương có thể có hoặc không phát sinh một
giao dịch chuyển giao tài sản phụ thuộc vào việc người thừa kế/người tiếp
nhận hành vi pháp lý đơn phương đó có chấp nhận thừa hưởng di sản hay
không. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thì bản thân nó đã là một bản thoả
thuận mà một người/một bên thì cam kết cho và một người/một bên thì đồng
ý nhận. Việc ưng thuận đã được đến từ hai phiá và hình thành một giao dịch
dân sự xác định .
19
Trong hệ thống Common Law cũng tồn tại hai khái niệm: “unilateral
contract” và “bilateral contract” có nghĩa gần tương đồng với hợp đồng đơn
vụ và hợp đồng song vụ của hệ thống Civil Law nói chung và hệ thống pháp
luật Việt Nam nói riêng. Để hiểu rõ được đề nghị giao kết hợp đồng cũng
như bản chất của nó, ngoài việc phải nắm được thế nào là hành vi pháp lý
đơn phương, hợp đồng đơn vụ cũng như song vụ, còn phải nắm được khái
niệm hợp đồng đơn phương “unilateral contract” và hợp đồng song phương
“bilateral contract”. Hai khái niệm này trong hệ thống Common Law mà
không có các khái niệm tương ứng hoàn toàn trong hệ thống Civil Law. Việc
đi sâu vào tìm hiểu hai khái niệm này nhằm để dễ dàng hơn trong việc hiểu
rõ sự khác cũng như giống nhau về đề nghị giao kết hợp đồng ở hai hệ thống
pháp luật cơ bản lớn nhất thế giới này.
Sự phân biệt giữa “unilateral contract” và “bilateral contract” thể hiện
ở vấn đề xác định chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng. Đối với “bilateral
contract” là tất cả các bên (parties) và đối với “unilateral contract” thì chỉ có
một bên là có nghĩa vụ theo hợp đồng [3, tr. 10]. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì
có thể coi các khái niệm là trùng lắp khi so sánh với các định nghĩa về hợp
đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ như ở trên hay các định nghĩa tại Điều
406, Bộ luật Dân sự 2005 về các loại hợp đồng dân sự chủ yếu. Tuy nhiên,
việc chỉ một bên có nghĩa vụ ở “unilateral contract” phải được hiểu theo
nghĩa: một bên sẽ có nghĩa vụ khi mà người đó đã nhận được một hành động
đáp lại của bên kia theo như lời hứa (promise) mà người đó đã đưa ra. Hình
thức tóm lược của “unilateral contract” là một lời hứa đổi lấy một hành
động. Ví dụ cho trường hợp này mà có thể coi là ví dụ điển hình của
“unilateral contract” đó là mối quan hệ giữa người môi giới bất động sản và
người có nhà muốn bán. Người có nhà hứa hay cam kết sẽ trả cho người môi
giới bất động sản một khoản tiền hoa hồng tính theo phần trăm giá bán nếu
20
ngôi nhà bán được. Tuy nhiên, người chủ ngôi nhà sẽ chỉ phải trả khoản tiền
này cho người môi giới bất động sản khi mà ngôi nhà đã được bán chứ
không phải là việc người môi giới nói là tôi sẽ thực hiện công việc môi giới
và sẽ có người mua ngôi nhà của anh [3, tr. 9]. Đó chính là một lời hứa đổi
lấy một hành động. Bản chất của “unilateral contract” thể hiện chính là ở
điểm này. Ngoài ra, “ Unilateral contract” thường không yêu cầu một sự
chấp nhận phải thể hiện qua lời nói hay văn bản. Điều quan trọng là việc thể
hiện bằng một hành động [2, tr.111]. Đây chính là bản chất của “ unilateral
contract”. “Bilateral contrract” có bản chất là một lời hứa đổi lấy một lời hứa
[2, tr.112]. Có một yêu cầu bắt buộc đối với loại hợp đồng này là lời chấp
nhận phải được chuyển tới người đề nghị giao kết hợp đồng.
Có thể thấy, ngoài việc phân biệt có bao nhiêu bên có nghĩa vụ trong
hợp đồng, trong hệ thống thông luật (Common Law) còn nêu ra hình thức
thể hiện chung đối với hai loại hình hợp đồng cơ bản này. Đối với
“unilateral contract”, việc không cần có sự thể hiện bằng lời nói, mà quan
trọng chính là một hành động được thực hiện. Các bên chỉ hướng vào hành
động, kết quả của hành động làm trọng tâm. Còn lời nói hay cam kết bằng
lời không phải là điều thiết yếu. Đối với “bilateral contract”, ngược lại.
“Bilateral contract” coi trọng hơn về mặt hình thức, coi trọng việc thể hiện ý
chí của hai bên. Họ đều trông mong vào một lời hứa hay chỉ là một lời cam
kết của bên kia. Do vậy, việc thể hiện này yêu cầu đặc biệt là phải có sự giao
tiếp (communication) hay yếu tố “gửi đến” của sự thể hiện ý chí. Từ những
qui định về hai hình thức của lời chấp nhận đối với hai loại hợp đồng này mà
có những quan điểm của thông luật (Common Law) và dân luật (Civil Law)
có sự khác nhau đối với lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng, như đã khẳng định, đề nghị là
một hành vi pháp lý đơn phơng. Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ luôn là một
21
sự biểu hiện ý chí đơn phương của bên đưa ra đề nghị giao kết. Việc nó có
được chấp nhận hay không, hay đề nghị đó có thể trở thành một hợp đồng
hay không phụ thuộc vào việc hành xử của bên nhận đề nghị. Đề nghị giao
kết hợp đồng, bản thân nó, cũng là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ
thể, thể hiện mong muốn của chính bản thân mình đối với một bên chủ thể
khác nhằm có thể tiến tới một hợp đồng. Đối với hệ thống thông luật, việc
phân định bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng không thực sự quan trọng
mà mục tiêu của nó đặt ra đó là việc xác định được như thế nào là một đề
nghị giao kết hợp đồng và điều kiện để nó thoả mãn là một lời đề nghị. Có
thể nhận thấy trong hệ thống thông luật khi đặt ra hai khái niệm “unilateral
contract” và “bilateral contract”, nhà làm luật muốn xác định rõ hơn việc đã
hình thành nên một hợp đồng dựa trên lời đề nghị hay chưa chứ không phải
nhận định bản chất của một đề nghị giao kết hợp đồng.
1.1.3. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán.
Việc khó khăn hay tầm quan trọng của việc xác định một lời đề nghị
giao kết hợp đồng là sự phân biệt với một lời mời đàm phán. Việc xác định
về tính ràng buộc hay hiệu lực của chúng đối với các bên giao kết là điểm
mấu chốt của sự phân biệt. Nếu đề nghị giao kết hợp đồng là sự ràng buộc
pháp lý đối với bên đề nghị giao kết hợp đồng thì một lời mời đàm phán hay
một đề nghị đàm phán hợp đồng sẽ chẳng có sự ràng buộc pháp lý nào cả.
“Pháp luật hiện hành không có qui định trách nhiệm dân sự đối với việc
không thực hiện cam kết trong đàm phán (thất hứa)” [9]. Lời mời đàm phán
thường không mang tính pháp lý bởi đàm phán không tồn tại trách nhiệm
pháp lý giữa các bên. Đề nghị giao kết hợp đồng yêu cầu phải có những yếu
tố, những điều kiện thì mới được pháp luật bảo vệ, công nhận. Còn đàm
22
phán không nhất thiết phải tuân thủ các qui định bắt buộc như đối với đề
nghị giao kết hợp đồng.
Có một vài định nghĩa liên quan đến lời mời đàm phán như sau: “Đàm
phán là một cuộc đối thoại nhằm giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn để đa
ra một sự thoả thuận dựa trên những ý định của sự hành động, để thương
lượng cho tập hợp lợi ích mang tính cá nhân, hoặc nhằm thể hiện những
mưu mẹo, mánh khoé để thoả mãn những mục đích, những sự quan tâm
khác. Đây là một phương pháp cơ bản để giải quyết các xung đột của các
bên”; “Lời mời để đàm phán là một cách thể hiện ý chí để tranh luận, đàm
phán. Một người khi lập ra lời mời đàm phán thì không có ý định giao kết
hợp đồng kể cả khi nó được chấp nhận bởi người mà được người này gửi
đến lời đề nghị” [14].
Có ý kiến cho rằng, lời mời đàm phán hợp đồng bao gồm sự biểu hiện
của hàng hóa, lời quảng cáo về giá hoặc những dự định về hợp
đồng…Nhưng lời mời đàm phán không phải là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng. Người đưa ra lời mời đàm phán (inviter) thì có thể thay đổi ý định của
mình một cách dễ dàng còn người đưa ra đề nghị không thể thay đổi ý định
một cách tự do và phải chịu những sự ràng buộc, hạn chế nhất định.
Học Viện Tư pháp cho rằng lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu được
bên nhận đề nghị chấp nhận sẽ được coi là một hợp đồng . Do đó, lời đề nghị
giao kết hợp đồng phải đảm bảo những tiêu chí cơ bản để được coi là một
hợp đồng và có thể trở thành một cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý
giữa các bên. Phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng và lời mời đàm phán
của Học viện Tư pháp như sau:
23
Đề nghị giao kết hợp đồng
(Điều 390, BLDS 2005)
- Thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng với một bên đã được xác
định cụ thể;
- Thể hiện việc chịu sự ràng
buộc về đề nghị giao kết hợp đồng
đối với bên đã được xác định cụ
thể;
- Chịu sự ràng buộc về trách
nhiệm pháp lý;
Đề nghị đàm phán
- Chỉ gồm những thông tin
chung, chưa cụ thể;
- Chưa thể hiện rõ việc chịu
sự ràng buộc về đề nghị đối với bên
đã được xác định cụ thể;
- Các dạng thường gặp:
quảng cáo, tờ rơi, bản giới thiệu,…
[9]
Lời mời đàm phán hoặc lời mời để đưa ra lời đề nghị còn được hiểu là
một tuyên bố rộng rãi mong muốn chuyển tới nhiều người với mục đích kích
thích sở thích của họ và thu hút những sự phản đáp lại theo ý muốn của
người đưa ra lời mời, chẳng hạn như quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng, trưng bày hàng hoá tại các cửa hàng…Nếu là một lời mời đàm
phán thì sẽ không có thoả thuận nào được xác lập cho đến khi mà người
nhận được lời mời đàm phán đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng rằng tôi
đồng ý với lời quảng cáo, lời mời đàm phán đó và tất nhiên phải được đáp
lại bởi một sự chấp nhận. Trong một vài truờng hợp, quảng cáo vẫn có thể
được xem như là một lời đề nghị giao kết hợp đồng nếu quảng cáo đó chứa
đựng những lời hứa và thể hiện ý định rõ ràng của người quảng cáo đó, đặc
biệt khi nó giới hạn được số lượng người có thể mua sản phẩm hoặc hàng
hoá đó thì quảng cáo được xem như một lời đề nghị giao kết hợp đồng [2, tr.
110].
24
Vấn đề đàm phán đôi khi có phương thức đặc biệt, ví dụ như: để tiết
kiệm thời gian, mỗi bên đều muốn giao kết hợp đồng với những điều khoản
được dựng sẵn. Một bên gửi văn bản có những điều khoản hợp đồng theo
tiêu chuẩn của họ; và bên kia cũng làm như vậy với những tiêu chuẩn khác
hơn của mình. Vậy đâu là sự thể hiện ý chí được xem là đề nghị giao kết hợp
đồng để có thể phân biệt được đâu là lời chấp nhận đề nghị nhằm xác định
sự ràng buộc hợp đồng giữa các bên? Đây là một vấn đề rất đáng được quan
tâm trong thời đại ngày nay bởi không phải chỉ có một hình thái đơn giản để
có thể đi đến một hợp đồng là đề nghị được chấp nhận trở thành hợp đồng,
mà để có được hợp đồng các bên phải trải qua rất nhiều những công đoạn
khác nhau như: đề nghị giao kết hợp đồng, rồi đề nghị lại giao kết hợp đồng,
tiếp đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, và hình thành hợp đồng; hay
lời mời đàm phán rồi có được đề nghị giao kết hợp đồng, tiếp đến chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng để hình thành hợp đồng… [3, tr. 25].
Theo một số luật gia, để giải quyết được các vấn đề phức tạp nêu
trên, nguyên tắc chung cần được sử dụng là cách thức xác định “phát súng
cuối cùng” (last shot), có nghĩa là mỗi văn bản dự thảo hợp đồng mới được
đưa ra phải được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, bởi vậy, khi một
bên thực hiện hay nhận lấy nghĩa vụ của mình được qui định trong hợp
đồng, thì hành động ấy được coi là chấp nhận đề nghị cuối cùng [3, tr. 25].
Như vậy có thể hiểu rằng: khi quá khó xác định đâu là đề nghị giao kết hợp
đồng bởi có một chuỗi của tiến trình đàm phán như trên thì việc xác định
được dựa vào hành động cuối cùng của các bên.
Qua các phân tích trên, có thể phân biệt lời mời đàm phán với đề nghị
giao kết hợp đồng như sau:
Thứ nhất, mục đích của một lời mời đàm phán là thể hiện một ý chí
không rõ ràng về việc sẽ bị ràng buộc nếu có sự chấp nhận của người nhận
25
được lời mời đàm phán. Đề nghị giao kết hợp đồng thì ngợc lại, sự thể hiện
ý chí này là rõ ràng, và đó chính là sự thể hiện không có yếu tố nào biểu hiện
sự băn khoăn hay không rõ ràng về mong muốn chịu sự ràng buộc này.
Thứ hai, mục đích chính/chủ yếu của lời mời đàm phán đó là tạo nên
một nhu cầu, một sự cuốn hút, lôi cuốn sự chú ý của số đông nhưng nó
không có một giới hạn về số lượng người hay thể hiện một ý định rõ ràng và
chắc chắn của người đưa ra lời mời đàm phán. Mục đích hay mong muốn
của người đưa ra lời mời đàm phán là một cuộc thương lượng rõ ràng, kỹ
càng về một sự thoả thuận mà hai bên có thể sẽ bị ràng buộc. Ví dụ trường
hợp trưng bày sản phẩm ở cửa hàng trong vụ Fisher and Bell (1960) đặt ra
câu hỏi: khi trưng bày một con dao nhíp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hay không vì đó có thể là một vũ khí giết người? Tòa án đã đưa ra phán
quyết là “không” bởi việc trưng bày hàng hoá tại cửa hàng là một lời mời
đàm phán chứ không phải là một lời giao kết hợp đồng [3, tr. 56]. Nhưng
nếu trong quảng cáo bao hàm một ý định rõ ràng, cụ thể thì đó sẽ là một lời
để nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: Vụ Steve Jennings kiện Radio Station
KSCS như sau: “Đài phát thanh quảng cáo rằng, bất kỳ ai nghe được chương
trình mà không phát sóng liền ba bài hát một lúc thì được thưởng 25.000 đô
la Mỹ. Steve Jennings nghe đài và nhận thấy có một chương trình chỉ phát
hai bài hát. Jennings đòi trả số tiền 25.000 đô la Mỹ, nhưng đài phát thanh từ
chối yêu cầu này của Jennings. Toà án đã ra phán quyết Jennings thắng kiện
với lý do mục đích lời hứa của đài phát thanh là làm tăng số lượng thính giả
nghe đài, trong đó có Jennings” [8, tr. 39].
Để có thể hiểu rõ ràng hơn về vấn đề nêu trên, cần phải tìm hiểu học
thuyết “Consideraion” của truyền thống Common Law. Theo truyền thống
pháp luật này, một trong những yếu tố cấu thành nên hợp đồng chính là yếu
tố “ consideration” mà nó được hiểu là một sự biểu hiện một giá trị của một
26
lời hứa được hình thành bởi một bên với một bên khác để đổi lấy một giá trị
lời hứa khác của họ dựa trên sự gặp gỡ hay trao đổi ý chí với nhau [2, tr.
105]. Chính vì học thuyết này mà những hình thức của sự thể hiện ý chí rõ
ràng hơn. Trong ví dụ của Fisher and Bell chúng ta không nhận thấy có
“consideration” trong đó. Nhưng nó lại được nhận biết rõ ràng qua vụ Steve
Jennings kiện Radio Station KSCS. Radio Station KSCS phải chịu mất số
tiền dành cho khách hàng để đổi lại việc đạt tới mục đích tăng doanh số hoặc
thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các chương trình quảng cáo của
mình. Steve Jennings nhận được 25.000 đô la Mỹ để đổi lấy việc ông ta phải
theo dõi việc phát sóng của Radio Station KSCS.
1.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng
1.2.1. Tổng quan về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng được pháp luật điều chỉnh và có sự ràng
buộc nhất định đối với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Nó khác với
một lời mời đàm phán chính ở chỗ: đề nghị giao kết tạo ra một hậu quả pháp
lý nhất định, trong khi đó lời mời đàm phán không tạo ra mối quan hệ pháp
lý nào nếu như sau đó không có những bước tiếp theo trong qui trình giao
kết hợp đồng. Do vậy, để có thể xác định được chính xác một lời đề nghị
giao kết hợp đồng phải căn cứ vào những điều kiện của một lời đề nghị giao
kết hợp đồng.
Pháp luật của quốc gia đôi khi có những quan niêm và cách nhìn nhận
không hoàn toàn giống nhau về điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng.
Công ước Viên năm 1980 đưa ra ba điều kiện đối với một đề nghị giao kết
hợp đồng: thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng được gửi đến một hay nhiều
người xác định; thứ hai, đề nghị đó phải có tính xác định; và thứ ba, đề nghị
27
đó phải biểu lộ rõ ý định ràng buộc của ngừời đưa ra đề nghị nếu như người
được đề nghị chấp nhận đề nghị. Tính xác định của một đề nghị, theo Công
ước này là phải nêu rõ hàng hoá và ấn định số lượng, giá cả một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp hoặc qui định thể thức xác định những yếu tố này. Tuy
nhiên phải hiểu rằng Công ước này chỉ áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc
tế chứ không bao quát toàn bộ lĩnh vực hợp đồng. Trong khi đó pháp luật
Việt Nam (cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2005, Điều 390, khoản 1) cũng xác định
ba điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng tuy có đối chút khác biệt. Đó là:
(1) đề nghị gioa kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (2)
bên đề nghị phải chịu sự ràng buộc về đề nghị của mình; và (3) bên được đề
nghị phải được xác định cụ thể. Có thể thấy ngay pháp luật Việt Nam không
đề cập tới tính xác định của một đề nghị giao kết hợp đồng và không chấp
nhận đề nghị gửi tới những người không xác định.
Common Law cho rằng: đề nghị phải thể hiện mong muốn được giao
kết hợp đồng [2, tr. 119] hay là phải đưa ra điều khoản mà được hiểu là
người đưa ra đề nghị đã chuẩn bị để tạo lập hợp đồng và biểu lộ rõ ràng rằng
người đưa ra đề nghị có ý định chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó
nếu như có sự chấp nhận [39].
Tuy có những sự thể hiện khác nhau nhưng về cơ bản pháp luật nói
chung đều nhận thức giống nhau về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp
đồng. Các điều kiện đó có thể bao gồm: (1) điều kiện về tính ràng buộc
(serious intent); (2) điều kiện về tính xác định (clarity and definiteness of
terms); và (3) điều kiện về việc đề nghị được gửi tới người được đề nghị
(communication to the offeree). Từ đó có thể nhận thấy Điều 390, khoản 1
của Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ
bản của thế giới nói chung.
28
1.2.2. Các điều kiện cụ thể của đề nghị giao kết hợp đồng
1.2.2.1. Điều kiện về tính ràng buộc
Điều kiện cơ bản nhất luôn phải được xem xét trong một đề nghị giao
kết hợp đồng là tính ràng buộc rõ ràng hay là sự thể hiện ý chí muốn giao kết
hợp đồng giữa bên đề nghị với bên được đề nghị. Đây là yếu tố bộc lộ mong
muốn của người đề xướng ra lời đề nghị và chỉ khi đã xác định hay hoạch
định chắc chắn yếu tố này thì mới là động lực thúc đẩy người đề nghị tiến
hành thể hiện đề nghị giao kết hợp đồng của mình. Vậy thì, tính ràng buộc
này được thể hiện như thế nào? và thế nào được coi là sự thể hiện rõ ràng ý
chí muốn giao kết hợp đồng của bên đưa ra đề nghị? “Lời đề nghị giao kết
hợp đồng sẽ mất hiệu lực nếu như nó được thể hiện rõ ràng là một lời nói
đùa, thể hiện trong sự giận dữ, hoặc trong các trường hợp mà có thể dẫn
chiếu đó là sự thiếu ý chí một cách chắc chắn. Những từ ngữ hoặc hành động
phải để cho người nhận đề nghị tin chắc rằng có ý định mong muốn giao kết
hợp đồng. Ý định chắc chắn này có thể xác định dựa vào lời nói, hành động
của người đề nghị hoặc bất kỳ hình thức nào mà người được đề nghị có thể
hoặc có quyền tin chắc rằng những lời nói hoặc hành động đó là sự thể hiện
ý định rõ ràng của người đề nghị giao kết hợp đồng” [2, tr. 121]. Có thể lấy
ví dụ minh chứng cho luận điểm này là trường hợp của Julienne Raymond
và Ken Turner, theo đó: Julienne gặp rất nhiều trục trặc với cái máy tính của
mình. Đầu tiên là màn hình, sau đó là phải thay bàn phím, rồi đến cái máy in
laser có vấn đề. Người thợ sửa chữa, Ken Turner, nói với Julienne là hệ
thống của máy bị hỏng và cô đã bị mất hết dữ liệu trong máy bởi nó không
thể chạy theo hệ thống phần mềm hiện nay. Trước tình huống đó, Julienne
nói với Ken rằng cô sẽ rất vui mừng nếu như có thể bán cái máy tính của cô
với giá 10 cents cho một người đánh máy vào những năm 50 của thế kỷ
trước. Rõ ràng, đây là một lời nói đùa của Julienne bởi sẽ không thể thực
29
hiện được việc bán chiếc máy này tại một thời điểm trong quá khứ mà hiện
tại ta vẫn đang nắm giữ. Do vậy, Ken không thể nói rằng, Julienne mong
muốn bán chiếc máy tính của cô với giá 10 cents và đây chính là lời đề nghị
giao kết hợp đồng của cô với người đánh máy ở thế kỷ trước được [2, tr.
125].
Một vấn đề cần phải đặt ra khi xác định mong muốn được giao kết
hợp đồng đó là về số lượng người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Có hay
chăng là mong muốn được giao kết hợp đồng thể hiện ở việc lời đề nghị giao
kết hợp đồng phải được gửi đến một người hoặc nhiều nguời nhưng phải xác
định? Tại sao hầu hết các lời quảng cáo, catalogue chỉ được xem như là một
lời mời đám phán chứ không phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng? Tại
sao trong số những trường hợp chung đó lại tồn tại những ngoại lệ là một lời
quảng cáo vẫn có thể được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng?
Có thể nhận định yếu tố này qua việc phân tích ví dụ về một lời quảng
cáo được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và một lời quảng
cáo chỉ được coi là một lời mời đàm phán và chỉ là cơ sở để các bên thoả
thuận giao kết hợp đồng.
Vụ Carlill kiện Carbolic Smoke Ball Co,. (1893) bị đơn là một công ty
sản xuất „smokeball‟ - một loại thuốc mà chúng dùng để chữa cảm cúm. Họ
cho công bố rộng rãi quảng cáo rằng nếu nh bất cứ ai sử dụng thuốc của họ
trong một thời gian nhất định mà vẫn bị cúm thì họ sẽ trả cho người đó 100
bảng, và để chứng minh cho tuyên bố của họ là chính xác thì họ đã đặt 1000
bảng Anh vào một tài khoản riêng. Bà Carlill đã mua và sử dụng loại thuốc
này nhưng bà vẫn bị cúm sau khi dùng trong một thời gian mà công ty tuyên
bố. Vì thế bà đã yêu cầu công ty trả cho mình 100 bảng Anh nhưng họ đã từ
chối. Họ viện dẫn rằng lời quảng cáo của họ không phải là một đề nghị giao
kết hợp đồng, vì điều đó là không thể để thực hiện việc giao kết hợp đồng
30
với toàn thế giới và vì thế họ không có trách nhiệm gì khi phải trả tiền cho
Carlill. Sự viện dẫn này đã bị toà án bác bỏ với lý lẽ sau: lời quảng cáo của
công ty đã trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng rộng rãi với toàn thế giới
khi mà nó được chấp nhận bởi việc bà Carlill và thực tế bà đã sử dụng
„smokeball‟ mà vẫn bị cảm cúm. Do đó, Carlill phải được nhận 100 bảng
Anh.
Quảng cáo là cơ sở để các bên thoả thuận giao kết hợp đồng được
hiểu là những loại hình quảng cáo thông thường, chung chung, ám chỉ một
loại hàng hoá nhất định với một mức giá nhất định như quảng cáo trên tạp
chí hay một tờ báo nào đó. Nó thường được xem như là một lời mời để đàm
phán trên cơ sở những yếu tố đã đưa ra từ trước để các bên thương lượng.
Người mua có thể muốn thoả thuận lại về giá. Ví dụ như giá cổ phiếu có thể
lên xuống và không thể mong rằng những ngời muốn mua sẽ mua ở mức giá
đó mà họ có thể mặc cả; hay như trên tờ báo Mua và Bán có tồn tại chuyên
mục nhà đất, ở đó là những lời quảng cáo của những người bán miêu tả về
ngôi nhà và giá tiền- giá tiền này luôn đợc coi là giá tiền thoả thuận, người
mua vẫn đến xem nhà và vẫn thoả thuận nhằm hạ giá xuống…
Điểm khác biệt có thể nhận thấy ở hai trường hợp này đó là yếu tố thể
hiện chắc chắn mong muốn cam kết thực hiện của ngời đa ra lời tuyên bố. Ở
loại hình quảng cáo đầu tiên, phía công ty đã thể hiện ý chí muốn giao kết
hợp đồng và chắc chắn với lời đề nghị của mình bằng việc mở một tài khoản
tại ngân hàng để cam kết với khách hàng. Tài khoản mở này của Carbolic
Smoke Ball Co với mục đích là đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm thuốc
của họ. Hình thức đảm bảo này cũng là cách để chứng minh tính ràng buộc
về trách nhiệm của họ với vai trò là một người đề nghị giao kết hợp đồng.
Còn ở loại hình quảng cáo thứ hai thì ngời đa ra đề nghị không có sự thể
hiện nào là chắc chắn rằng họ cam kết thực hiện với giá bán mà họ đa ra. Đó
31
chỉ là một cơ sở để các bên có thể đa ra ý định cũng nh quyết định của mình
nhng không phải là ý định cuối cùng. Do vậy, nó sẽ chỉ được xem như là
một lời đề nghị đàm phán hợp đồng mà thôi.
Đó là sự giải thích dựa trên nguyên tắc của dân luật, chủ yếu dựa vào
sự tự do ý chí và dựa trên thoả thuận giữa các bên. Ngoài ra nếu như xem xét
vấn đề với truyền thống của thông luật thì khía cạnh này có thể nhìn nhận
theo hướng của học thuyết “cosideration” cũng như sự phân biệt của
“unilateral contract” và “bilateral contract”. Ở loại hình quảng cáo thứ nhất
được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng bởi nó được nhìn nhận là
“unilateral contract”. Như đã nêu định nghĩa ở phần trên, bản chất của
“unilateral contract” là một lời hứa đổi lấy một hành động. Điều quan trọng
ở đây là nhận được hành động chứ không phải là sự thể hiện ý chí bằng lời
nói. Khi chấp nhận lời hứa này từ người khởi phát thì người nhận được lời
đề nghị không nhất thiết phải thông báo về việc làm này của mình. Họ chỉ
cần hành động là được hiểu họ đã chấp nhận. Khi Carbolic Smoke Ball Co,
đưa ra lời đề nghị của mình, họ đã thể hiện chắc chắn ý định muốn giao kết
hợp đồng và nó được hiểu là một sự thể hiện ý chí rõ ràng. Họ đã xác lập
một hợp đồng “unilateral contract” và có nghĩa vụ thực hiện sự ràng buộc
của hợp đồng. Một cách giải thích nữa dựa trên học thuyết “consideration”
đó là việc thể hiện mục đích của Carbolic Smoke Ball Co, họ muốn nhận
được sự khẳng định chất lượng sản phẩm thuốc của mình thì họ phải đánh
đổi lấy việc bị mất một khoản tiền nếu nư có người sử dụng mà không khỏi
bệnh. Còn đứng về phía Carlill, bà đã đánh đổi bằng việc không sử dụng các
loại thuốc khác mà sử dụng loại thuốc của Carbolic Smoke Ball Co. vì tin
vào chất lượng thuốc đã được đảm bảo nhờ cam kết trên, thì bù lại bà phải
nhận được khoản tiền bảo đảm khi mà đã sử dụng thuốc mà không khỏi theo
như lời cam kết có bảo đảm của Carbolic Smoke Ball Co. Có sự tồn tại
32
“consideration” trong mối tương quan với những yếu tố khác, theo Common
Law, là có sự tồn tại của hợp đồng.
Loại quảng cáo thứ hai được nhìn nhận là một quảng cáo dưới hình
thức “bilateral contract”. Với hình thức này thì người đưa ra đề nghị trông
chờ vào một lời hứa giao kết hay là một lời đề nghị của người nhận được sự
thể hiện ý chí của anh ta. Và cách nhìn nhận ở đây đó là người đưa ra sự thể
hiện ý chí đầu tiên này được xác định là người nhận đề nghị giao kết hợp
đồng. Việc thể hiện mong muốn của một bên chủ thể không phải lúc nào
cũng đưc nhìn nhận đúng với mong muốn ban đầu của chủ thể khởi tạo bởi
ý chí cũng như tư duy của con người là khác nhau. Hiện tượng hiểu vấn đề
khác nhau giữa các chủ thể khác nhau rất dễ xảy ra, trừ khi sự thể hiện ý chí
này là vô cùng rõ ràng và bất kỳ một người nào khi nhận được ý chí này
cũng có những nhìn nhận giống nhau. Việc đặt ra qui định về sự thể hiện
mong muốn này nhằm mục đích bảo vệ các bên cũng như tôn trọng quyền tự
do ý chí của các bên khi xác định trách nhiệm đối với đề nghị giao kết hợp
đồng.
Ý chí thể hiện mong muốn này theo rất nhiều quan điểm cũng như
trên thực tế sử dụng thì luôn được coi là một yếu tố khó căn cứ và khó xác
định nhất. Việc hiểu hay có thể nắm rõ được ý chí này thường không thể giải
thích chung đối với tất cả các trường hợp hay ở tất cả các hoàn cảnh. Tùy
từng ngữ cảnh cụ thể mà có thể diễn giải hay giải thích chúng, ngoài ra cũng
có thể dựa vào cách thức bên đề nghị trình bày một đề nghị bằng cách qui
định rõ ràng đó là “bản đề nghị giao kết” hoặc đơn giản chỉ là “lời mời thảo
luận” có thể được coi là dấu hiệu đầu tiên của mong muốn này dù đó không
thể hay không phải là dấu hiệu quyết định.
33
1.2.2.2. Điều kiện về tính xác định
Sự biểu lộ ý chí ra bên ngoài được coi là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng khi nó biểu lộ ra bên ngoài phần nào về đối tượng được nêu trong đề
nghị. Đối tượng càng được nêu rõ ràng bao nhiêu thì càng dễ dàng hơn khi
được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: Công ty A liên
hệ với công ty B bằng thư từ qua lại rằng: A có thể hiện bán xe máy kiểu
loại X với số lượng không hạn chế, giá rẻ 50 triệu/chiếc (giảm 20 % với giá
thị trường), thanh toán bằng chuyển khoản, và đề nghị trả lời trước Y, đồng
thời hứa không giao kết hợp đồng với bên thứ ba ngoài B trong thời gian chờ
trả lời chấp nhận. Công ty B chấp nhận mua 200 chiếc. Đề nghị giao hàng
vào ngày Z. Có hai trường hợp có thể xảy ra: thứ nhất, A thực hiện việc giao
200 chiếc xe máy cho B; hoặc thứ hai, A không giao hàng. Trong trường
hợp thứ nhất, hai công ty đều thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng, cùng
thực hiện theo ý chí đó mà không có tranh chấp tức là hai bên đã cùng công
nhận sự thỏa thuận và thực hiện nó. Tại trường hợp thứ hai, A không chịu
giao hàng và giả sử xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Vấn đề đặt ra là có tồn
tại một hợp đồng giữa hai công ty này hay không. Để trả lời cho câu hỏi này
vấn đề được đặt ra là sự biểu lộ của A có phải là một đề nghị giao kết hợp
đồng hay không. Trong trường hợp này có thể xác định rằng vẫn chưa hình
thành hợp đồng giữa hai bên trừ khi hai bên mong muốn lời đề nghị này sẽ
trở thành một hợp đồng. Sẽ không có trách nhiệm ràng buộc nào giữa công
ty A với công ty B bởi một điều khoản quan trọng để có thể xác định đối
tượng của hợp đồng đã bị thiếu - đó là điều khoản về số lượng của đối
tượng hợp đồng. Không phải lúc nào yếu tố này cũng bắt buộc phải tồn tại
nếu như được nhìn nhận theo Common Law. Tuy nhiên, ít nhất cũng phải có
cơ sở để suy ra điều đó. Trong trường hợp nêu trên, hoàn toàn không có cơ
sở nào để xác định vấn đề đó. Do vậy, không thể nói là sự thể hiện này đã có
34
mong muốn giao kết hợp đồng của người đưa ra đề nghị đối với người nhận
đề nghị mà kết luận đây là lời đề nghị giao kết hợp đồng. Đặt trường hợp
ngược lại B đưa ra yêu cầu A cung cấp cho mình 100 triệu chiếc hoặc nhiều
hơn nữa thì liệu A có đủ khả năng cung cấp với một đối tượng mà mình
không thể kiểm soát được hay không? chẳng ai có thể thực hiện một hợp
đồng không tưởng như kiểu vậy. Những điều khoản của đề nghị luôn phải
đủ rõ ràng và phải loại bỏ đi được bất kỳ nghi vấn nào về ý định giao kết
hợp đồng của người đưa ra đề nghị. Sẽ không bao giờ có sự tồn tại một đề
nghị nếu như các điều khoản không xác định, không đầy đủ, mập mờ hay dễ
gây nhầm lẫn [2, tr.108].
Một tình huống nữa có thể đưa ra để minh chứng cho vấn đề này là
tình huống mang tên “Giấc mơ Califonia” với nội dung như sau: Justin và
Judy Quartermain sống ở Chicago thường xuyên bàn bạc với nhau về việc
chuyển tới Califonia sinh sống. Judy quyết định nói chuyện với một người
khách hàng cũ về công việc ở Los Angeles trong một chuyến đi công tác.
Jensen, người thuê lao động tương lai nói với Judy rằng: “Chúng tôi có một
chính sách không cắt giảm và sự luân chuyển là rất thấp. Chúng tôi luôn
luôn có một chỗ cho một người tốt như bạn. Nếu như bạn có quyết định
nhận công việc trong vòng một năm, công việc sẽ là của bạn”. Justin và Judy
thảo luận về vấn đề này và quyết định rằng Judy sẽ nhận công việc đó. Judy
sau đó đã gọi điện cho Jensen và nói với anh ta rằng cô ấy và Justin sẽ
chuyển đến Califonia. Jensen nhắn nhủ rằng: “Hãy gọi điện cho tôi khi nào
các bạn đến nơi. Chúng tôi luôn luôn đợi các bạn”. Tin vào lời hứa đó, Judy
và Justin đã bỏ công việc hiện tại, bán nhà và rời đến Los Angeles. Thật
không may, khi Judy gọi cho Jensen, ông ta nói với cô là họ không có chính
sách tuyển dụng vào thời điểm này. Có thể những sự thể hiện của Jensen rất
dễ gây nên sự nhận định là đó là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy
35
nhiên, câu trả lời cho tình huống này lại là không tồn tại đề nghị tuyển dụng
lao động. Jense nói với Judy về một công việc. Tuy nhiên, ngôn ngữ biểu lộ
trong tình huống này là không thể xác định sự tồn tại của một đề nghị giao
kết hợp đồng. Một điều khoản cơ bản đã không được nhắc đến trong sự thể
hiện ý chí này đó là lương đối với công việc mà Judy sẽ nhận và nghĩa vụ
đối với công việc của cô đối với công việc hay là cô sẽ làm công việc như
thế nào đều không tồn tại trong sự thể hiện ý chí này. Nó được coi là một
điều khoản cơ bản hay là một yếu tố bắt buộc của một đề nghị tuyển dụng
lao động bởi chẳng có một người lao động nào, khi tham gia vào một quan
hệ lao động mà lại không biết mình sẽ làm công việc gì và mức lương cho
công việc đó là bao nhiêu để mà đánh đổi các công việc hiện tại của mình
mà không thu lại một lợi ích nào cả. Điều đó là không thể tồn tại trong các
quan hệ lao động với mục đích duy trì cuộc sống bình thờng do vậy sẽ
không thể hình thành quan hệ lao động theo tình huống đặt ra giữa Jense và
Judy.
Ngoài ra ở một số hệ thống pháp luật, khi xác định về tính cụ thể, xác
định của đề nghị giao kết hợp đồng còn đi đến tính xác định của người nhận
đề nghị giao kết hợp đồng đối với người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo định nghĩa tại Điều 14, Công uớc Viên 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, đề cập đến việc đề nghị phải được gửi cho “một hay nhiều
người xác định”. Tại Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005 cũng có qui định tương
tự. Ở đây chủ yếu đi theo ý tưởng của truyền thống dân luật là phải tồn tại sự
xác định cụ thể về chủ thể giao kết. Việc thể hiện ý định mong muốn giao
kết hay là thể hiện cụ thể, rõ ràng ý định này phải được gửi tới những đối
tượng là đã xác định đối với người đề nghị giao kết hợp đồng. Ý tưởng này
đi theo lối trọng hình thức, phải có hai bên chủ thể rõ ràng thì mới có thể đi
đến sự ràng buộc hợp đồng. Ngược lại ở Common Law, yếu tố hình thức
36
thường không được coi là chính yếu mà chỉ quan tâm thực chất của một sự
thể hiện. Khi một lời đề nghị được phát đi từ người đưa ra đề nghị, Common
Law quan tâm đến đề nghị đó có thể thực hiện được hay không chứ không
phải là ai sẽ thực hiện việc đó. Chỉ cần có thể giới hạn hoặc kiểm soát được
số lượng người nhận đề nghị hay là có thể cùng người đưa ra đề nghị thực
hiện một hợp đồng thì thể coi đó là một lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Sự thể hiện này có thể minh chứng như là những lời quảng cáo mang
tính nghiêm túc, rõ ràng: sẽ tặng quà cho người đầu tiên, hay là dành cho 10
người đầu tiên liên hệ với người đề nghị hay như trường hợp đối với quảng
cáo mang tính đại chúng đợc xem như một lời đề nghị mang tính rộng rãi
(public offer). Định nghĩa về đề nghị mang tính đại chúng này nhắc đến việc
các bên trong đề nghị không mang tính xác định cụ thể, không có địa chỉ rõ
ràng đối với người đưa ra đề nghị nhưng vẫn được công nhận là một lời đề
nghị giao kết hợp đồng. Nó mang tính chất của một quảng cáo theo hình
thức “unilateral contract” được phân tích ở trên và ví dụ điển hình của nó
chính là quảng cáo ở mục “lost-and-found” trên các tờ báo hay phương tiện
truyền thông [2, tr. 110]. Cũng có thể kết luận rằng một đề nghị mua bán
hàng hóa được cho là đủ chính xác khi mà nó nêu rõ đối tượng của đề nghị
và có một sự ấn định về giá cả và số lượng của hàng hoá. Việc ấn định này
có thể tồn tại ở dạng trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là nó phải chỉ ra hoặc có
thể xác định được một thể thức để xác định nó theo Công ước Viên 1980.
Tuy nhiên, các yếu tố này khó có thể coi là những yéu tố bắt buộc
phải có đối với tất cả các loại đề nghị giao kết hợp đồng. Việc một đề nghị
giao kết thiếu vắng đi những điều khoản cụ thể, chủ yếu như mô tả chi tiết
về hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ cung cấp, giá cả thanh toán, thời gian và địa
điểm thực hiện hợp đồng,… có thể không được xác định trong đề nghị mà
vẫn không làm đề nghị giao kết hợp đồng thiếu cụ thể: tất cả tuỳ thuộc vào
37
việc người đề nghị và người chấp nhận đề nghị giao kết đó có mong muốn bị
ràng buộc bởi hợp đồng hay không. Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải
sự thể hiện về hình thức của đề nghị mà điều quan trọng là xác định được ý
chí cả các bên. Khi mà đã đạt đến sự thoả thuận, đã tồn tại một ý chí, mong
muốn rõ ràng thì việc thể hiện nó ra sao không phải là một vấn đề quan
trọng. Những yếu tố còn thiếu đó có thể xác định được dựa vào việc diễn
giải ngôn ngữ của hợp đồng, được bổ sung theo ý chí của các bên, hoặc
được dẫn chiếu theo quan hệ hợp đồng đã có giữa các bên và tập quán
thương mại đã tồn tại và đợc công nhận rộng rãi. Ví dụ: Trong nhiều năm, A
thường gia hạn hàng năm hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật cho các máy tính của
mình với B, A mở một văn phòng khác sử dụng cùng loại máy vi tính này và
yêu cầu B hỗ trợ kỹ thuật cho những máy vi tính mới. B chấp nhận mặc dù
đề nghị của A không nêu cụ thể tất cả mọi điều khoản của thỏa thuận nhưng
hợp đồng đã được giao kết vì những điều khoản không được qui định có thể
dẫn chiếu đến các hợp đồng trước bởi vì các hợp đồng đó đã hình thành thói
quen chung giữa các bên [16].
Tính cụ thể này còn được thể hiện qua cách thể hiện lời đề nghị giao
kết hợp đồng. Theo nguyên tắc thì lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể được
thể hiện dưới đủ ba loại hình thức là văn bản, lời nói và bằng hành vi cụ thể.
Khi hai bên là người đưa ra đề nghị và người chấp nhận đề nghị muốn chứng
minh sự thể hiện của một bên là một lời đề nghị giao kết hợp đồng, thì điều
đầu tiên họ phải chứng minh ngoài sự cụ thể của nội dung qui định trong lời
đề nghị còn là sự cụ thể, hay là có thể dễ dàng chứng minh về sự cụ thể
thông qua hình thức thể hiện ý chí đó: nếu đề nghị được thể hiện qua lời nói
thì lời nói đó phải được lưu trữ dưới một dạng cụ thể như là được ghi âm,
được lưu trên điện thoại hoặc là phải có người làm chứng; hoặc nếu được thể
hiện bằng hành động cụ thể thì cũng phải có đủ tài liệu chứng minh hoặc có
38
người làm chứng; hoặc nếu được thể hiện dưới dạng văn bản thì cũng phải
có giấy tờ chứng minh là đã được chuyển đến người nhận đề nghị (là văn
bản thể hiện qua hình thức thư tay thì phải được gửi theo hình thức thư bảo
đảm có xác nhận là đã được chuyển đến người nhận đề nghị; nếu là email thì
phải xác nhận được qua hệ thống dữ liệu của máy chủ là đề nghị giao kết
hợp đồng đã được chuyển đến người nhận đề nghị giao kết hợp đồng).
Tính cụ thể, xác định ở đây được thể hiện khi mà người nhận đề nghị
cũng là một người xác định. Theo Civil Law, đề nghị phải gửi đến người
nhận xác định là một yếu tố bắt buộc, và đó là một điều kiện của tính xác
định bởi việc tôn trọng hình thức của dân luật là bắt buộc. Tuy nhiên, đối với
những nước đề cao việc thực chất thi hành thì yêu cầu này không phải là bắt
buộc. Có hay chăng chỉ là việc họ có thể kiểm soát được việc mình sẽ tiến
hành hay không mà thôi. Việc qui định này ngoài tính xác định ra nó cũng là
một phần yêu cầu của việc thể hiện rõ ràng mong muốn giao kết hợp đồng
của bên đưa ra đề nghị.
1.2.2.3. Điều kiện đề nghị phải đƣợc chuyển đến ngƣời đƣợc đề
nghị
Đây là một trong ba điều kiện để đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu
lực trên thực tế. Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được người đưa ra đề
nghị đề xướng thì điều quan trọng là người được đề nghị nhận được lời đề
nghị đó. Mong muốn một người khác cùng mình thực hiện một việc gì đó thì
trước hết phải được thể hiện ra bên ngoài, và một vấn đề không kém phần
quan trọng là bên kia phải biết được mong muốn này. Một đề nghị giao kết
hợp đồng muốn trở thành hợp đồng, muốn có sự ràng buộc giữa các bên thì
điều quan trọng là phải có hai phía cùng thực hiện. Không thể có việc một
39
người có suy nghĩ là sẽ thiết lập một hợp đồng, nói với chính mình và như
vậy mà lại có sự ràng buộc với người kia.
Về việc qui định điều kiện này của lời đề nghị giao kết hợp đồng, hệ
thống pháp luật nào cũng có qui định. Nó phản ánh một nhận thức chung,
hợp lý. Nên vì thế hệ thống pháp luật nào cũng đặt ra điều kiện này. Giả
thiết rằng một người đề nghị giao kết hợp đồng gửi đề nghị giao kết cho
người nhận và thông báo bằng miệng rằng: “tôi đã gửi đề nghị giao kết cho
anh và thời hạn mà tôi nêu ra cho anh trả lời được tính từ thời điểm này”.
Nếu như việc chuyển thư này suôn sẻ thì không cần xem xét nhưng sẽ là có
vấn đề nếu như có sự cố xảy ra.
Một đề nghị chỉ có thể coi là có hiệu lực nếu như nó được chuyển một
cách tự nguyện đến người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nó có thể được
thể hiện bằng bất kỳ hình thức nào miễn là nó phải đảm bảo tính “đến” của
đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nó có thể được thể
hiện bằng hình thức truyền miệng, bằng email, truyền tải qua máy fax hay
bất kỳ phương tiện nào có thể đảm bảo yêu cầu này.Việc thể hiện này cũng
có thể là hành động, cử chỉ… để truyền đạt mong muốn được thực hiện lời
đề nghị giao kết hợp đồng nhưng phải có bằng chứng chứng minh điều này
[2, tr. 110].
Việc một đề nghị thực sự đến đối với bên nhận đề nghị nếu như nó
được thể hiện bằng miệng thì ngay tại thời điểm nói còn nếu nó được thể
hiện bằng văn bản thì nó sẽ đến vào thời điểm thông báo này được giao đến
trụ sở hay địa chỉ thư tín. “Thông báo bằng miệng “đến” bên nhận khi được
trao đổi với chính người này hoặc cho một người khác được người này cho
phép. Các thông báo dạng khác “đến” bên nhận khi chúng được gửi đúng
cho người này hay được gửi đến trụ sở hay địa chỉ thư tín (thư điện tử) của
người này”. Không nhất thiết là thông báo phải được chuyển đến tận tay
40
người nhận hay người này phải thực sự đọc nó. Chỉ cần thông báo được
nhận bởi một nhân viên có thẩm quyền của người nhận, hoặc được giao vào
hòm thư của người nhận, hoặc đến máy fax, telex, hoặc được đưa vào máy
chủ của người nhận trong trường hợp trao đổi dữ liệu điện tử. Chúng ta cần
phải nhìn nhận yếu tố “đến” được xác định ở khía cạnh là thực sự người cần
nhận đã nắm bắt được thông tin, cầm nắm được (với dạng thông tin được thể
hiện ở dạng thực thể hữu hình) hay là chỉ cần đảm bảo yếu tố “đến” là ở khía
cạnh người đó buộc phải biết được việc nó “đã đến”.
Đối với hình thức truyền tải bằng lời nói, bằng miệng, bằng hành vi,
cử chỉ… thì điều này không có vấn đề gì phải tranh cãi nhiều về yếu tố
“đến” này. Khi một người thể hiện bằng lời nói với người kia, người đó đã
nghe thấy thì thời điểm “đến” là thời điểm mà người này thực sự tiếp nhận
được thông tin.
Đối với hình thức truyền tải bằng các hình thức khác thì yếu tố đến
này được xét dựa vào hình thức. Khi được gửi đến một người có địa chỉ cụ
thể, rõ ràng thì việc đến được xác định kể từ khi hình thức chuyển tải đã nằm
ở địa chỉ rõ ràng đó. Đối với thương nhân thì việc tiếp nhận thông tin đến
chính xác được người cần đến thì thường là phức tạp hơn. Việc giải quyết
thông tin, hay vấn đề kinh doanh thì thẩm quyền giải quyết hay người thực
sự cần đọc là giám đốc điều hành, trưởng phòng kinh doanh hay là những
người làm ở các bộ phận có chức năng tương đương. Một bức thư được gửi
đến địa chỉ của một pháp nhân, nhưng mới chỉ nằm ở khâu khác như phòng
bảo vệ, phòng văn thư,…mà chưa chuyển đến người thực sự cần đọc thì vẫn
được coi là đã đến trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Việc coi một pháp
nhân là một thực thể thống nhất và những cá thể làm việc cho pháp nhân
cũng là thống nhất đảm bảo cho quá trình kinh doanh và lưu thông đảm bảo
nhanh chóng. Do vậy, khi hình thức thể hiện đã đến được địa chỉ thì cũng
41
coi như là đã đến tay người nhận đề nghị. Người đó không thể viện lý do là
tôi chưa đọc nó nên tôi không biết để phủ định yếu tố “đến” này. Việc khi
hình thức thể hiện đã đến, tức là ngời đó phải có trách nhiệm phải biết,
không thể bắt người đưa ra đề nghị phải chờ đợi, chịu rủi ro hay chạy theo
một vấn đề nằm ngoài sự kiểm soát của anh ta mà hoàn toàn người nhận có
thể kiểm soát được vấn đề này.
1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý đơn phương, được
khởi phát từ người đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng khi
đã đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yếu tố cần có (thể hiện mong muốn ràng
buộc, mang tính xác định, cụ thể và đảm bảo tính đến đối với ngời nhận đề
nghị giao kết hợp đồng) thì có tính cưỡng chế đối với người đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng. Chính vì nó được pháp luật bảo vệ mà nó là quan trọng
và mang ý nghĩa pháp lý hơn những lời chào hàng đơn thuần. Nếu như sẽ
chẳng có sự ràng buộc nào đối với người đề xướng ra lời đàm phán hợp
đồng thì ngược lại với đề nghị giao kết hợp đồng là có sự cưỡng chế. Do
vậy, nó mới cần phân biệt và xác định cụ thể khi so sánh với lời mời đàm
phán.
Được coi là một bước đầu tiên để tạo nên một hợp đồng giữa hai bên
và có một vị trí quan trọng để có thể thiết lập được ý chí chung do vậy nếu
như có tồn tại sự thay đổi ý chí thì nó cũng phải tuân theo những yêu cầu
nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Chào hàng chỉ
có thể có hiệu lực khi nó đến được người nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng được tính bắt
đầu từ thời điểm “đến”. Và thời điểm đến đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu
42
lực đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ ra thời điểm chính xác mà bên được đề
nghị có thể chấp nhận đề nghị, do vậy, sẽ ràng buộc bên đưa ra đề nghị hợp
đồng.
Về thời điểm có hiệu lực của một đề nghị giao kết hợp đồng, ngoài
qui định về thời điểm đến pháp luật Việt Nam cho phép người đưa ra đề nghị
này được quyền ấn định thời điểm này và được pháp luật tôn trọng quyền
này. Nếu như người đưa ra đề nghị không ấn định về vấn đề này thì pháp
luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm đến của đề nghị đối với
người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đến này theo pháp luật
Việt Nam được xác định khi đề nghị được: (i) gửi đến nơi cư trú hoặc trụ sở
kinh doanh của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) đưa vào hệ thống
thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc (iii) bên được đề nghị biết
được đề nghị thông qua các phương thức khác.
Một đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực đích thực nếu như lời
đề nghị đó được đảm bảo xuyên suốt, không có thay đổi, hủy bỏ cho đến khi
người nhận đề nghị trả lời chấp nhận và hợp đồng được hình thành. Việc
thay đổi, rút lại đề nghị theo nguyên tắc là có thể áp dụng đối với cả đề nghị
giao kết có thể hủy ngang hoặc không hủy ngang miễn là việc thay đổi, rút
lại này phải được thông báo với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng trước
hoặc cùng thời điểm với lời đề nghị ban đầu. “Chào hàng dù là loại chào
hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng
đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng” (Điều 15,
Công ước Viên 1980).
“Đề nghị giao kết hợp đồng, kể cả không thể hủy ngang, vẫn có thể
được rút lại nếu việc rút lại đề nghị đến người nhận trước hoặc cùng lúc với
đề nghị” theo Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế.
Việc qui định pháp luật như vậy vừa bảo vệ cho người nhận đề nghị, mặt
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa
Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa

More Related Content

What's hot

Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt NamLuận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOTLuận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
 
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAYLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOTLuận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namHiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namHung Nguyen
 
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂMLuận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...nataliej4
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa (20)

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
 
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt namHiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
 
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂMLuận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng, HAY
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng, HAYLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng, HAY
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng, HAY
 
Luan van giai thich hop dong theo phap luat dan su viet nam, hot
Luan van giai thich hop dong theo phap luat dan su viet nam, hotLuan van giai thich hop dong theo phap luat dan su viet nam, hot
Luan van giai thich hop dong theo phap luat dan su viet nam, hot
 
Luận văn: Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
 
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mạiLuận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sựLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAYLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
 
Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Theo Pháp Luật Việt Nam.docHợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Cho Vay Trong Lĩnh Vực Tín Dụng Ngân...
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Cho Vay Trong Lĩnh Vực Tín Dụng Ngân...Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Cho Vay Trong Lĩnh Vực Tín Dụng Ngân...
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Cho Vay Trong Lĩnh Vực Tín Dụng Ngân...
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng trong toàn cầu hóa

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------- NGUYÊN ĐỨC THÔNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – Năm 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------- NGUYỄN ĐỨC THÔNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS .TS NGÔ HUY CƢƠNG Hà Nội – Năm 2014
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ............................ 9 1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng............................ 9 1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng.............................................. 9 1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng............................................. 16 1.1.3. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán............... 21 1.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng........................................ 26 1.2.1. Tổng quan về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng............... 26 1.2.2. Các điều kiện cụ thể của đề nghị giao kết hợp đồng .......................... 28 1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ................................................ 41 1.4. Pháp luật điều chỉnh đề nghị giao kết hợp đồng.................................... 45 1.4.1. Đặc điểm và cấu trúc của pháp luật.................................................... 45 1.4.2. Nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng ........................... 47 1.5. Tác động của toàn cầu hóa tới các quan hệ thương mại và các qui định pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng........................................................ 47 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NHẰM THÚC ĐẨYCÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ....................................................................................... 49 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng ............. 49 2.1.1. Cấu trúc của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng......................... 49 2.1.2. Nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng........... 50 2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng............................................................................................................... 52 2.1.4. Thực tiễn thi hành pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng ở Việt Nam ....................................................................................................................... 58 2.1.5. Nguyên nhân của các bất cập chủ yếu của pháp luật Việt nam về đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................. 63 2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa......... 64 2.2.1. Kiến nghị về định hướng hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng........................................................................ 64 2.2.2. Kiến nghị về các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................. 66 KẾT LUẬN.................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 73
  • 4. 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên sự thoả thuận có hiệu lực pháp luật mà được gọi là hợp đồng. Bất kỳ sự thoả thuận nào đều bao gồm hai thành tố là đề nghị và chấp nhận mà không phụ thuộc vào chỉ một bên của sự thỏa thuận. Chính vì sự đặc biệt này và hiệu lực ràng buộc mạnh mẽ của hợp đồng, cho nên việc xác định một hợp đồng được hình thành như thế nào và khi nào nó được hình thành để các bên trong quan hệ đó có thể thực hiện quyền yêu cầu và thực hiện nghĩa vụ của mình là một điều hết sức quan trọng. Vấn đề này còn tỏ ra quan trọng không kém khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi việc một bên khởi kiện bên kia vi phạm hợp đồng thì việc trước tiên cần phải xác định - đó là có quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn không. Việc xác định này chỉ có thể thành công khi làm rõ được trước hết ai đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và đưa ra như thế nào, và sau đó ai chấp nhận đề nghị đó và chấp nhận như thế nào. Các thương nhân là những người chuyên nghiệp tiến hành các hành vi thương mại, nhưng không phải là luật gia, và không phải bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của thương nhân cũng nhận được sự tư vấn chuyên môn về pháp luật. Khi một thương nhân muốn giao kết hợp đồng với một thương nhân khác có hai cách lựa chọn: một là anh ta phải gửi một lời mời đàm phán (invitation to treat) hoặc là phải gửi một lời đề nghị giao kết hợp đồng (offer). Tuy nhiên, không phải thương nhân nào cũng có thể nhận định được chính xác sự biểu lộ ý chí đó có phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng hay không, hay chỉ đơn thuần là một lời mời đàm phán hợp đồng.
  • 5. 5 Bộ luật Dân sự 2005 hiện có những qui định tương đối cụ thể về giao kết hợp đồng mà trong đó có qui định không ít về đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên các qui định này vừa thiếu, lại vừa có nhiều điểm bất cập ngay cả định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng. Mặc dù đã có quá nhiều các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về vấn đề pháp lý này bởi luật hợp đồng là một ngành luật truyền thống, song nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi tổng thể Bộ luật Dân sự 2005 và đặt mình vào vòng xoáy của toàn cầu hóa, là hết sức cần thiết. Vì những lẽ đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thƣơng mại trong điều kiện toàn cầu hóa” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xét đơn thuần từ phương diện lý luận nói chung, đề tài này không còn tính mới bởi như trên đã phân tích nó nằm trong ngành luật hợp đồng truyền thống mà không luật gia nào không được học và tham dự thực tiễn. Thế nhưng xét trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn đất cho những đóng góp, nhất là trong việc xây dựng luật thực định và thực hành luật. Ở ngoài nước đã có quá nhiều các công trình nghiên cứu ở bất cứ nước nào. Có thể kể ra mọt số các công trình tiêu biểu như sau: (1) Brian H. Bix, Consent in Contract Law, Legal Studies Research Paper Series, Research Paper No. 08-36, University of Minnesota Law School; (2) Sir William R. Anson, Principles of the English Law of Contract and of Agency in its Relation to Contract, Twenty- second edition, Oxford at the Clarendon
  • 6. 6 Press, 1965; (3) David E. Allan & Mary E. Hiscock, Law of Contract in Australia, 2nd edition, Key Text, Australia, 1992; (4) Daniel Khoury, Yvonne S Yamouni, Understanding contract law, Butterworths, Sydney, Adelaide, Brisbane, Caberra, Hobart, Melbourne, Perth, 1989; (5) John D. Calamari, Joseph M. Perillo, Contracts, Third edition, West Publishing Co., USA, 1987. Đây là các công trình nghiên cứu đồ sộ về hợp đồng nói chung và rất chi tiết liên quan tới đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên các công trình này không hề đề cập tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ở trong nước có các công trình tiêu biểu nghiên cứu chung về hợp đồng như sau: (1) Ngô Huy Cương, Giáo trình luật hợp đồng – Phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; (2) Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; (3) Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001; (4) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp , Hà Nội, 2007; (5) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước , In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963; (6) Nguyễn Thị Mơ (Chủ biên), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao đọng- Xã hội, Hà Nội, 2006; (7) Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ (đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003; (8) Dương Anh Sơn, “Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế”, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- Khoa Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005; (9) Đinh Trung Tụng (Chủ biên), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật
  • 7. 7 Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005. Đây là những công trình nghiên cứu rất công phu và nghiêm túc về luật hợp đồng nói chung về cả lý luận và thức tiễn, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên chuyên biệt về đề nghị giao kết hợp đồng góp phần cho hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nói trên và nhiều công trình khác, Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm đóng góp cho việc xây dựng pháp luật và thực hành pháp luật ở Việt Nam hiên nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra mục đich nhằm xác định rõ khái niệm của đề nghị giao kết hợp đồng; phân định rõ sự khác biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán hợp đồng hay lời mời để đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng; xác định rõ các vấn đề pháp lý liên quan; đồng thời phân tích pháp luật Việt Nam và so sánh nó với pháp luật hợp đồng Anh – Mỹ để từ đó kiến nghị về mô hình, định hướng xây dựng, khuyến nghị thực hành liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu tự xác định như sau: + Làm sáng tỏ về mặt lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng; + Phân tích, đánh giá những qui định của pháp luật Việt Nam đối với đề nghị giao kết hợp đồng; + Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với đề nghị giao kết hợp đồng, và kiến nghị thực hành theo hướng toàn cầu hóa.
  • 8. 8 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng. Để có thể có những nhận xét đúng đắn và mang tính khách quan, Luận văn sử dụng phương pháp so sánh pháp luật, nhất là so sánh giữa pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Luận văn không đi sâu vào việc phân tích các nhu cầu của toàn cầu hóa đối với cải cách chế định đề nghị giao kết hợp đồng. Luận văn chủ yếu coi toàn cầu hóa như một định hướng đương nhiên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn bao gồm: phương pháp phân tích qui phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng trong điều kiện toàn cầu hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng và kiến nghị về hoàn thiện nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa.
  • 9. 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng. 1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng. Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng chỉ có thể đóng góp vào sự thoả thuận một thành tố nhất định trong hai thành tố “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” mà có thể gọi ngắn gọn là “đề nghị” và “chấp nhận” theo thuật ngữ chuyên môn” [4, tr. 222]. Cần khẳng định rằng hợp đồng nào cũng là sự thoả thuận, nhưng không phải sự thoả thuận nào cũng là hợp đồng, có nghĩa là thỏa thuận là một khái niệm rộng hơn hợp đồng. Đối với truyền thống Common Law cũng vậy, sự thoả thuận là yếu tố đầu tiên của hợp đồng mà có bản chất là sự thống nhất ý chí (a meeting of minds) của các bên giao kết hợp đồng, và là yếu tố dễ gây tranh cãi nhất [1, tr. 122]. Đề nghị (hay đề nghị giao kết hợp đồng) của một bên chủ thể luôn đợc coi là một sự biểu lộ ý chí, một sự thể hiện mong muốn tạo lập nên một ràng buộc trong khuôn khổ của một hợp đồng đối với bên chủ thể còn lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thể hiện mong muốn này cũng giống nhau, theo một khuôn mẫu hay là dễ dàng nhận biết. Trên thực tế, có rất nhiều sự thể hiện gây nhiều tranh cãi và phải cần sự điều chỉnh của pháp luật. Tất cả các hệ thống pháp luật đều tôn trọng ý chí của con người, tôn trọng những quyết định của họ xuất phát từ học thuyết tự do ý chí. Học thuyết này cho rằng con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, và có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình [5]. Vì vậy từ lâu người ta đã coi hợp đồng là luật của các bên giao kết. Khi một nguời đưa ra ý chí của anh ta muốn được thực hiện một công việc, đặt trong mối tương quan với
  • 10. 10 một chủ thể khác, đánh đổi một vật, một quyền lợi của mình để lấy về một lợi ích hay một vật thoả mãn nhu cầu cá nhân nhưng không xâm hại đến trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục hay quyền và lợi ích của người khác thì hợp đồng giữa họ, hay nói cách khác luật giữa họ, được tất cả mọi thực thể khác tôn trọng và không thể xâm hại. Như vậy hợp đồng được cho thi hành. Định nghĩa về đề nghị đã được nói tới ở nhiều tài liệu, cũng như văn bản pháp luật. Nhìn chung, định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 có sự khác biệt nhiều so với pháp luật của các nước trên thế giới. Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” (Điều 390, khoản 1). Trong khi đó Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế định nghĩa: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ tính xác định và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ tính xác định khi nó nêu rõ hàng hoá và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qui định thể thức xác định những yếu tố này.” (Điều 14, khoản1). Có lẽ Bộ luật Dân sự 2005 có sự tham khảo Công ước Viên 1980 về người được gửi đề nghị tới, nên cho rằng đề nghị phải được gửi tới người được xác định cụ thể. Bởi là Công ước chuyên cho mua bán hàng hóa quốc tế nên việc chào mua hay chào bán không thể gửi cho những người không xác định. Nhưng trong hoàn cảnh của một quốc gia và với những loại hợp đồng khác thì qui tắc này sẽ là không thích hợp. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng có khác hơn như sau: “Một đề xuất
  • 11. 11 (proposal) được gọi là đề nghị (offer) nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” (Điều 2.1.2). Định nghĩa này cho thấy không có sự xuất hiện của bên được đề nghị. Các định nghĩa tương tự luôn được tìm thấy trong các hệ thống theo Common Law. Chẳng hạn: “Đề nghị là một đề xuất được tạo bởi một bên đưa tới đến bên khác biểu lộ mong muốn được giao kết hợp đồng. Bên tạo nên lời đề nghị được gọi là bên đề nghị (offeror). Bên nhận được lời đề nghị đó được gọi là bên được đề ghị (offeree)” [3, tr. 10]. “Sự trao đổi sẽ được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng nếu như nó chỉ ra những điều khoản mà được hiểu là người đưa ra đề nghị đã chuẩn bị để tạo lập hợp đồng (như giá bán của hàng hóa) và biểu lộ rõ ràng rằng người đưa ra đề nghị có ý định chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó nếu như nó được người được đề nghị chấp nhận” [3, tr. 10]. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy: pháp luật nước ngoài đều nêu hay xác định yếu tố biểu đạt sự chấp nhận của bên được đề nghị trong khi đó dường như pháp luật Việt Nam đã tách rời yếu tố này và chỉ qui định về sự biểu đạt ý chí rõ ràng của bên đưa ra đề nghị xác định. Việc qui định như vậy trong pháp luật Việt Nam dường như đã tách bạch đề nghị giao kết hợp đồng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay là làm cho sự nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên hợp đồng trở nên mờ nhạt hơn. Như vậy có những yếu tố không thể thiếu mà tất cả các hệ thống pháp luật đều thừa nhận đối với đề nghị giao kết hợp đồng – đó là: Một, phải có một bên đưa ra đề nghị. Bên này phải là một chủ thể xác định. Yếu tố xác định này có thể thể hiện ở việc: khi đưa ra lời đề nghị, bên đề nghị nêu rõ hoặc thể hiện rõ trong phần người gửi hoặc trong nội dung đề nghị về trụ sở kinh doanh (nếu là pháp nhân), địa chỉ thường trú (nếu là thể
  • 12. 12 nhân) hoặc làm cách khác để người được đề nghị có thể hoặc chắc chắn sẽ xác định chính xác được yếu tố này. Hai, phải có một bên được đề nghị và đã nhận được đề nghị. Bên được đề nghị là một hay nhiều người, có thể xác định hay không thể xác định. Chẳng hạn: mua bán tại sở giao dịch hàng hóa hay sở giao dịch chứng khoán- nơi được xem là diễn ra các hoạt động chào bán, chào mua liên tục, khó có thể có bên được đề nghị xác định. Cũng như vậy trong việc hứa thưởng, thi có giải. Ba, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được ý chí hay ý định giao kết hợp đồng hay mong muốn bị ràng buộc của bên đưa ra đề nghị vào quan hệ hợp đồng với bên được đề nghị, có nghĩa là nếu đề nghị đó được bên được đề nghị chấp nhận thì hai bên bị ràng buộc vào quan hệ hợp đồng. Trong tất cả các hệ thống pháp luật đều không công nhận sự đàm phán lại của đề nghị giao kết hợp đồng. Khi một đề nghị giao kết được đưa ra mà có sự tồn tại của đàm phán hay thay đổi cơ bản thì đề nghị ban đầu thường chấm dứt sự tồn tại và đơn giản chỉ là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể. Sự thể hiện ý chí của các bên chỉ được xem là một bước thể hiện ý chí của một giai đoạn đàm phán. Chỉ đến chừng nào tồn tại một sự thể hiện ý chí rõ ràng của một bên và bên còn lại chấp nhận một cách vô điều kiện, thì sự thể hiện ý chí đó mới được xem xét là một đề nghị giao kết hợp đồng. Bên thể hiện ý chí đó được xem là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Bên còn lại là bên được đề nghị. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên được đề nghị gửi chấp nhận hoặc vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận tuỳ thuộc vào từng hệ thống pháp luật. Bốn, có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên khi có sự thống nhất ý chí. Sự thống nhất ý chí được thể hiện chắc chắn ở việc người được đề nghị chấp nhận trùng khít với đề nghị, có nghĩa là bên được đề nghị đồng ý với bên đề
  • 13. 13 nghị bản chất pháp lý của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các điều kiện khác của hợp đồng mà được bên đề nghị đưa ra trong đề nghị. Hầu hết các hệ thống pháp luật đều đề cập tới khái niệm “đề nghị ngược trở lại” (counter offer). Sự thay đổi vị trí lẫn nhau của hai bên chủ thể gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của các cam kết của hai bên. Một chấp nhận trở thành đề nghị ngược trở lại hay còn gọi là “đề nghị mới” khi chấp nhận không trùng khít với đề nghị. Trong trường hợp này bên được đề nghị bị hoán đổi vị trí cho bên đề nghị ban đầu, có nghĩa là lại trở thành bên đưa ra đề nghị mới. Và như vậy hợp đồng chỉ được xem là giao kết khi lời đề nghị mới này được chấp nhận trùng khít. Có thể hiểu từ việc chấp nhận của mình, bên được đề nghị ban đầu lại trở thành bên đề nghị ngược trở lại bởi sự chấp nhận không trùng khít. Chỉ trở thành hợp đồng ràng buộc các bên khi người đề nghị ban đầu (original offeror) chấp nhận đề nghị ngược trở lại. Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được khởi xướng bởi người đưa ra đề nghị ban đầu và gửi tới người được đề nghị. Nếu người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị vô điều kiện và như ảnh phản chiếu trong gương (the mirror image rule) [2, tr. 114], không có sự thay đổi nào về bản chất thì hợp đồng được giao kết với những điều kiện được đưa ra trong đề nghị. Nhưng nếu người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị với thay đổi căn bản điều kiện trong đề nghị đó (ví dụ như thay đổi về giá cả, số lượng, chất lượng hay đối tượng của hợp đồng…) thì sự chấp nhận đó được xem như đưa ra một lời đề nghị ngược trở lại hay đề nghị mới. Sự ràng buộc của đề nghị mới này đối với người được đề nghị ban đầu hoàn toàn giống với là sự ràng buộc của đề nghị ban đầu đối với người đưa ra đề nghị ban đầu. Đề nghị lại (counter offer) có thể thể hiện bằng một chấp nhận hoặc có thể không thể hiện như một chấp nhận. Công ước Viên 1980 qui định: “Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt
  • 14. 14 đi hay các sửa đổi khác thì ược coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá” (Điều 19). Với tư tưởng đó, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp dồng thương mại quốc tế 2004 có qui định như sau: “Câu trả lời với mong muốn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng kèm theo những bổ sung, hạn chế hoặc những sửa đổi khác phải được coi là sự từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị mới”. (Điều 2.1.11). Tuy nhiên, không phải mọi sự thay đổi, mọi sự bổ sung hay bớt đi điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng đều được coi là đề nghị ngược trở lại. Thông thường các hệ thống pháp luật đều nhìn nhận có tồn tại một sự thay đổi và được coi là đề nghị ngược trở lại khi mà việc thể hiện ý chí của người nhận đề nghị đã làm thay đổi căn bản ý chí của người đa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể hiểu đây là trường hợp thiếu sự thống nhất ý chí. Chẳng hạn người đề nghị mong muốn bán xe ô tô với giá 500.000.000 đồng. Người được đề nghị thể hiện sự mong muốn mua nhưng mặc cả rằng giá đó cần giảm xuống đôi chút để lấy chi phí sửa chữa xe. Rõ ràng các bên chưa có sự thống nhất ý chí trong việc mua bán chiếc xe này bởi giá bán là một điều kiện quan trọng và chủ yếu của hợp đồng này, có nghĩa là người đề nghị muốn đổi xe lấy một khoản tiền mà anh ta dự kiến, trong khi đó người được đề nghị một mặt rất muốn mua xe, song lại không đồng ý với giá mà người đề nghị đưa ra. Như vậy người đề nghị ban đầu có thể đồng ý bán hoặc có thể không đồng ý bán. Vì vậy việc trông chờ sự thể hiện ý chí này của người đề nghị ban đầu là cần thiết. Bởi thế sự hoán đổi vị trí giữa hai người này là cần thiết và hợp lý. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 còn qui định: “Tuy nhiên, nếu câu trả lời với mong muốn chấp nhận kèm theo những chi tiết bổ sung hoặc khác biệt mà không làm thay đổi cơ bản các điều khoản của đề nghị được coi là một chấp nhận giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị ngay lập tức bác bỏ những chi tiết bổ
  • 15. 15 sung hay sửa đổi này. Nếu bên đề nghị không phản đối, các điều khoản của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng và những sửa đổi bổ sung đưa ra chấp nhận” (Điều 2.1.11). Với điều khoản này, Bộ nguyên tắc này vẫn tôn trọng quyền định đoạt của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nếu anh ta muốn hay không muốn tiếp tục giao kết với một lời chấp nhận có chứa đựng những yếu tố bổ sung, thay đổi nhưng không căn bản các yếu tố của lời đề nghị ban đầu. Luôn coi trọng sự thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, khi một đề nghị giao kết bị thay đổi những yếu tố ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến mong muốn ban đầu của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì sẽ tồn tại một thoả thuận khi mà người đưa ra đề nghị chấp nhận sự tồn tại đó [2, tr. 114]. Quan niệm này khác với quan niệm của pháp luật Việt Nam được biểu đạt cụ thể tại Bộ luâtyj Dân sự 2005 rằng: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới” (Điều 395). Có thể hiểu pháp luật Việt Nam áp dụng tuyệt đối nguyên tắc trùng khít trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tóm lại, đề nghị giao kết hợp đồng là gì phải được trả lời trong sự hiểu biết tường tận về đề nghị ngược trở lại bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại đối với nhau. Việc xác định được các thành tố của một đề nghị giao kết hợp đồng là nền tảng của việc xác định sự thay đổi dẫn đến sự hình thành một đề nghị ngược trở lại. Việc xác định được đề nghị ngược trở lại là căn cứ để xác định sự hoán đổi vị trí giữa hai bên chủ thể và xác định sự ràng buộc đối với mỗi bên chủ thể.
  • 16. 16 1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng PGS. TS. Ngô Huy Cương khẳng định đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương trong các bài giảng của mình về hợp đồng [5] bởi khi đề nghị này được gửi tới bên được đề nghị thì người đề nghị bị ràng buộc pháp lý ít nhất như: (1) không thể rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ đề nghị đó nếu như không được bên được đề nghị đồng ý; và (2) trong thời gian có hiệu lực của đề nghị, nếu bên được đề nghị chấp nhận, thì bên đề nghị bị ràng buộc bởi hợp đồng với bên được đề nghị [4, tr. 240 - 256]. Diễn đạt khác hơn nhưng không nói thẳng vào bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng, có quan niệm rằng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một ngời bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều người khác” [8, tr. 47]. Đề nghị giao kết hợp đồng thực ra là sự biểu lộ ý chí đơn phương của bên đề nghị và đề nghị đó ràng buộc chính người này. Ý chí này của một bên chủ thể đề xuất truyền đạt đến bên chủ thể còn lại. Nó xuất phát từ chính mong muốn của họ và được thể hiện bằng một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Chính vì vậy, không thể nhận định khác đi, đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương hay còn gọi là hành vi độc phương theo Vũ Văn Mẫu là “một hành vi do ý chí của một người mà có, thí dụ như sự làm di chúc” [11, tr. 72]. Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải là “hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi họăc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự trong đó là sự biểu hiện ý chí đơn phương của một bên” [13, tr. 18 – 19]. Ẩn chứa trong loại hành vi này là một tính chất đơn phương của ý chí thể hiện bởi một bên chủ thể. Nó chỉ là một sự thể
  • 17. 17 hiện của một người, một chủ thể “cả trong sự kết lập lẫn trong sự thi hành” [13, tr. 18 – 19]. Hành vi pháp lý đơn phương cần có sự phân biệt với hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng phải có sự tồn tại của ít nhất hai chủ thể. Có một số trường hợp chỉ tồn tại một người giao kết hợp đồng, ví dụ: một người giao kết hợp đồng với chính bản thân mình như trường hợp người giám hộ mua hoặc thuê tài sản của người được giám hộ [6, tr. 177]. Sự khác nhau đầu tiên khi phân biệt hành vi pháp lý đơn phương hay độc phương và hợp đồng đơn vụ hay khế ước độc phương chính là ở yếu tố có sự tồn tại hai bên chủ thể và đồng thời tồn tại sự thoả hiệp giữa hai chủ thể này tạo nên một hợp đồng đơn vụ/ khế ước độc phương [11, tr. 72]. Tuy nhiên, điều rất dễ nhầm lẫn hay là sự thể hiện điểm chung khá tương đồng giữa hợp đồng đơn vụ hay khế ước độc phương và hành vi pháp lý đơn phương chính là ở việc chịu trách nhiệm của một bên chủ thể. Hợp đồng đơn vụ là một loại hợp đồng mà trong đó một bên chủ thể chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào [13, tr. 102]. Nó thể hiện tính chịu trách nhiệm của chỉ một bên chủ thể. Hành vi pháp lý đơn phương cũng vậy, khi một hành vi pháp lý đơn phương được khởi phát từ một chủ thể thì “giao dịch này có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay không còn phụ thuộc vào ý chí của những người khác (những người sẽ là chủ thể bên kia của giao dịch) và họ phải đáp ứng yêu cầu của bên đã thể hiện ý chí” [13, tr. 18 – 19]. Đặc tính này vừa tạo nên sự tương đồng, vừa là điểm khác biệt giữa hai khái niệm cần phải xác định này. Sự giống nhau đó là việc chỉ có một bên có nghĩa vụ. Còn sự khác nhau lại thể hiện ở chỗ: đối với hợp đồng đơn vụ, nghĩa vụ của một bên được xây dựng dựa trên sự thoả thuận của hai bên còn đối với hành vi pháp lý đơn phương thì nghĩa vụ của một bên là do tự bên đó tự nguyện, đề xuất và họ sẽ
  • 18. 18 chỉ phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó khi hợp đồng được xác lập, tức là sau khi có sự thể hiện ý chí đồng ý thực hiện giao dịch do hành vi pháp lý đơn phương khởi phát. Có thể minh chứng cho sự phân biệt này ở hai hình thức là: di chúc và hợp đồng tặng cho vô điều kiện. “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản cuả mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646, Bộ luật Dân sự 2005). Còn “hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận” (Điều 465, Bộ luật Dân sự 2005). Sự giống nhau của hai hình thức này là sự tự nguyện của một bên mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho một bên khác và không yêu cầu đền bù (tức là trả tiền hoặc thực hiện một công việc có tính chất ngang giá).Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của hai hình thức này đó lại là hình thức di chúc thì không tồn tại sự thoả thuận còn hợp đồng tặng cho thì cơ bản tồn tại dựa trên sự thoả thuận của các bên. Một người khi để lại di sản của mình cho một người khác thì chỉ là sự thể hiện mong muốn đơn phương thể hiện ý chí của người đó. Người thừa kế có thể nhận hoặc không nhận di sản. Giữa họ không tồn tại một sự thoả thuận. Hơn nữa, di chúc hay rộng hơn là hành vi pháp lý đơn phương có thể có hoặc không phát sinh một giao dịch chuyển giao tài sản phụ thuộc vào việc người thừa kế/người tiếp nhận hành vi pháp lý đơn phương đó có chấp nhận thừa hưởng di sản hay không. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thì bản thân nó đã là một bản thoả thuận mà một người/một bên thì cam kết cho và một người/một bên thì đồng ý nhận. Việc ưng thuận đã được đến từ hai phiá và hình thành một giao dịch dân sự xác định .
  • 19. 19 Trong hệ thống Common Law cũng tồn tại hai khái niệm: “unilateral contract” và “bilateral contract” có nghĩa gần tương đồng với hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ của hệ thống Civil Law nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Để hiểu rõ được đề nghị giao kết hợp đồng cũng như bản chất của nó, ngoài việc phải nắm được thế nào là hành vi pháp lý đơn phương, hợp đồng đơn vụ cũng như song vụ, còn phải nắm được khái niệm hợp đồng đơn phương “unilateral contract” và hợp đồng song phương “bilateral contract”. Hai khái niệm này trong hệ thống Common Law mà không có các khái niệm tương ứng hoàn toàn trong hệ thống Civil Law. Việc đi sâu vào tìm hiểu hai khái niệm này nhằm để dễ dàng hơn trong việc hiểu rõ sự khác cũng như giống nhau về đề nghị giao kết hợp đồng ở hai hệ thống pháp luật cơ bản lớn nhất thế giới này. Sự phân biệt giữa “unilateral contract” và “bilateral contract” thể hiện ở vấn đề xác định chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng. Đối với “bilateral contract” là tất cả các bên (parties) và đối với “unilateral contract” thì chỉ có một bên là có nghĩa vụ theo hợp đồng [3, tr. 10]. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì có thể coi các khái niệm là trùng lắp khi so sánh với các định nghĩa về hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ như ở trên hay các định nghĩa tại Điều 406, Bộ luật Dân sự 2005 về các loại hợp đồng dân sự chủ yếu. Tuy nhiên, việc chỉ một bên có nghĩa vụ ở “unilateral contract” phải được hiểu theo nghĩa: một bên sẽ có nghĩa vụ khi mà người đó đã nhận được một hành động đáp lại của bên kia theo như lời hứa (promise) mà người đó đã đưa ra. Hình thức tóm lược của “unilateral contract” là một lời hứa đổi lấy một hành động. Ví dụ cho trường hợp này mà có thể coi là ví dụ điển hình của “unilateral contract” đó là mối quan hệ giữa người môi giới bất động sản và người có nhà muốn bán. Người có nhà hứa hay cam kết sẽ trả cho người môi giới bất động sản một khoản tiền hoa hồng tính theo phần trăm giá bán nếu
  • 20. 20 ngôi nhà bán được. Tuy nhiên, người chủ ngôi nhà sẽ chỉ phải trả khoản tiền này cho người môi giới bất động sản khi mà ngôi nhà đã được bán chứ không phải là việc người môi giới nói là tôi sẽ thực hiện công việc môi giới và sẽ có người mua ngôi nhà của anh [3, tr. 9]. Đó chính là một lời hứa đổi lấy một hành động. Bản chất của “unilateral contract” thể hiện chính là ở điểm này. Ngoài ra, “ Unilateral contract” thường không yêu cầu một sự chấp nhận phải thể hiện qua lời nói hay văn bản. Điều quan trọng là việc thể hiện bằng một hành động [2, tr.111]. Đây chính là bản chất của “ unilateral contract”. “Bilateral contrract” có bản chất là một lời hứa đổi lấy một lời hứa [2, tr.112]. Có một yêu cầu bắt buộc đối với loại hợp đồng này là lời chấp nhận phải được chuyển tới người đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể thấy, ngoài việc phân biệt có bao nhiêu bên có nghĩa vụ trong hợp đồng, trong hệ thống thông luật (Common Law) còn nêu ra hình thức thể hiện chung đối với hai loại hình hợp đồng cơ bản này. Đối với “unilateral contract”, việc không cần có sự thể hiện bằng lời nói, mà quan trọng chính là một hành động được thực hiện. Các bên chỉ hướng vào hành động, kết quả của hành động làm trọng tâm. Còn lời nói hay cam kết bằng lời không phải là điều thiết yếu. Đối với “bilateral contract”, ngược lại. “Bilateral contract” coi trọng hơn về mặt hình thức, coi trọng việc thể hiện ý chí của hai bên. Họ đều trông mong vào một lời hứa hay chỉ là một lời cam kết của bên kia. Do vậy, việc thể hiện này yêu cầu đặc biệt là phải có sự giao tiếp (communication) hay yếu tố “gửi đến” của sự thể hiện ý chí. Từ những qui định về hai hình thức của lời chấp nhận đối với hai loại hợp đồng này mà có những quan điểm của thông luật (Common Law) và dân luật (Civil Law) có sự khác nhau đối với lời đề nghị giao kết hợp đồng. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng, như đã khẳng định, đề nghị là một hành vi pháp lý đơn phơng. Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ luôn là một
  • 21. 21 sự biểu hiện ý chí đơn phương của bên đưa ra đề nghị giao kết. Việc nó có được chấp nhận hay không, hay đề nghị đó có thể trở thành một hợp đồng hay không phụ thuộc vào việc hành xử của bên nhận đề nghị. Đề nghị giao kết hợp đồng, bản thân nó, cũng là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể, thể hiện mong muốn của chính bản thân mình đối với một bên chủ thể khác nhằm có thể tiến tới một hợp đồng. Đối với hệ thống thông luật, việc phân định bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng không thực sự quan trọng mà mục tiêu của nó đặt ra đó là việc xác định được như thế nào là một đề nghị giao kết hợp đồng và điều kiện để nó thoả mãn là một lời đề nghị. Có thể nhận thấy trong hệ thống thông luật khi đặt ra hai khái niệm “unilateral contract” và “bilateral contract”, nhà làm luật muốn xác định rõ hơn việc đã hình thành nên một hợp đồng dựa trên lời đề nghị hay chưa chứ không phải nhận định bản chất của một đề nghị giao kết hợp đồng. 1.1.3. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán. Việc khó khăn hay tầm quan trọng của việc xác định một lời đề nghị giao kết hợp đồng là sự phân biệt với một lời mời đàm phán. Việc xác định về tính ràng buộc hay hiệu lực của chúng đối với các bên giao kết là điểm mấu chốt của sự phân biệt. Nếu đề nghị giao kết hợp đồng là sự ràng buộc pháp lý đối với bên đề nghị giao kết hợp đồng thì một lời mời đàm phán hay một đề nghị đàm phán hợp đồng sẽ chẳng có sự ràng buộc pháp lý nào cả. “Pháp luật hiện hành không có qui định trách nhiệm dân sự đối với việc không thực hiện cam kết trong đàm phán (thất hứa)” [9]. Lời mời đàm phán thường không mang tính pháp lý bởi đàm phán không tồn tại trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Đề nghị giao kết hợp đồng yêu cầu phải có những yếu tố, những điều kiện thì mới được pháp luật bảo vệ, công nhận. Còn đàm
  • 22. 22 phán không nhất thiết phải tuân thủ các qui định bắt buộc như đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Có một vài định nghĩa liên quan đến lời mời đàm phán như sau: “Đàm phán là một cuộc đối thoại nhằm giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn để đa ra một sự thoả thuận dựa trên những ý định của sự hành động, để thương lượng cho tập hợp lợi ích mang tính cá nhân, hoặc nhằm thể hiện những mưu mẹo, mánh khoé để thoả mãn những mục đích, những sự quan tâm khác. Đây là một phương pháp cơ bản để giải quyết các xung đột của các bên”; “Lời mời để đàm phán là một cách thể hiện ý chí để tranh luận, đàm phán. Một người khi lập ra lời mời đàm phán thì không có ý định giao kết hợp đồng kể cả khi nó được chấp nhận bởi người mà được người này gửi đến lời đề nghị” [14]. Có ý kiến cho rằng, lời mời đàm phán hợp đồng bao gồm sự biểu hiện của hàng hóa, lời quảng cáo về giá hoặc những dự định về hợp đồng…Nhưng lời mời đàm phán không phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Người đưa ra lời mời đàm phán (inviter) thì có thể thay đổi ý định của mình một cách dễ dàng còn người đưa ra đề nghị không thể thay đổi ý định một cách tự do và phải chịu những sự ràng buộc, hạn chế nhất định. Học Viện Tư pháp cho rằng lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu được bên nhận đề nghị chấp nhận sẽ được coi là một hợp đồng . Do đó, lời đề nghị giao kết hợp đồng phải đảm bảo những tiêu chí cơ bản để được coi là một hợp đồng và có thể trở thành một cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng và lời mời đàm phán của Học viện Tư pháp như sau:
  • 23. 23 Đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390, BLDS 2005) - Thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng với một bên đã được xác định cụ thể; - Thể hiện việc chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng đối với bên đã được xác định cụ thể; - Chịu sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý; Đề nghị đàm phán - Chỉ gồm những thông tin chung, chưa cụ thể; - Chưa thể hiện rõ việc chịu sự ràng buộc về đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể; - Các dạng thường gặp: quảng cáo, tờ rơi, bản giới thiệu,… [9] Lời mời đàm phán hoặc lời mời để đưa ra lời đề nghị còn được hiểu là một tuyên bố rộng rãi mong muốn chuyển tới nhiều người với mục đích kích thích sở thích của họ và thu hút những sự phản đáp lại theo ý muốn của người đưa ra lời mời, chẳng hạn như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trưng bày hàng hoá tại các cửa hàng…Nếu là một lời mời đàm phán thì sẽ không có thoả thuận nào được xác lập cho đến khi mà người nhận được lời mời đàm phán đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng rằng tôi đồng ý với lời quảng cáo, lời mời đàm phán đó và tất nhiên phải được đáp lại bởi một sự chấp nhận. Trong một vài truờng hợp, quảng cáo vẫn có thể được xem như là một lời đề nghị giao kết hợp đồng nếu quảng cáo đó chứa đựng những lời hứa và thể hiện ý định rõ ràng của người quảng cáo đó, đặc biệt khi nó giới hạn được số lượng người có thể mua sản phẩm hoặc hàng hoá đó thì quảng cáo được xem như một lời đề nghị giao kết hợp đồng [2, tr. 110].
  • 24. 24 Vấn đề đàm phán đôi khi có phương thức đặc biệt, ví dụ như: để tiết kiệm thời gian, mỗi bên đều muốn giao kết hợp đồng với những điều khoản được dựng sẵn. Một bên gửi văn bản có những điều khoản hợp đồng theo tiêu chuẩn của họ; và bên kia cũng làm như vậy với những tiêu chuẩn khác hơn của mình. Vậy đâu là sự thể hiện ý chí được xem là đề nghị giao kết hợp đồng để có thể phân biệt được đâu là lời chấp nhận đề nghị nhằm xác định sự ràng buộc hợp đồng giữa các bên? Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong thời đại ngày nay bởi không phải chỉ có một hình thái đơn giản để có thể đi đến một hợp đồng là đề nghị được chấp nhận trở thành hợp đồng, mà để có được hợp đồng các bên phải trải qua rất nhiều những công đoạn khác nhau như: đề nghị giao kết hợp đồng, rồi đề nghị lại giao kết hợp đồng, tiếp đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, và hình thành hợp đồng; hay lời mời đàm phán rồi có được đề nghị giao kết hợp đồng, tiếp đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để hình thành hợp đồng… [3, tr. 25]. Theo một số luật gia, để giải quyết được các vấn đề phức tạp nêu trên, nguyên tắc chung cần được sử dụng là cách thức xác định “phát súng cuối cùng” (last shot), có nghĩa là mỗi văn bản dự thảo hợp đồng mới được đưa ra phải được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, bởi vậy, khi một bên thực hiện hay nhận lấy nghĩa vụ của mình được qui định trong hợp đồng, thì hành động ấy được coi là chấp nhận đề nghị cuối cùng [3, tr. 25]. Như vậy có thể hiểu rằng: khi quá khó xác định đâu là đề nghị giao kết hợp đồng bởi có một chuỗi của tiến trình đàm phán như trên thì việc xác định được dựa vào hành động cuối cùng của các bên. Qua các phân tích trên, có thể phân biệt lời mời đàm phán với đề nghị giao kết hợp đồng như sau: Thứ nhất, mục đích của một lời mời đàm phán là thể hiện một ý chí không rõ ràng về việc sẽ bị ràng buộc nếu có sự chấp nhận của người nhận
  • 25. 25 được lời mời đàm phán. Đề nghị giao kết hợp đồng thì ngợc lại, sự thể hiện ý chí này là rõ ràng, và đó chính là sự thể hiện không có yếu tố nào biểu hiện sự băn khoăn hay không rõ ràng về mong muốn chịu sự ràng buộc này. Thứ hai, mục đích chính/chủ yếu của lời mời đàm phán đó là tạo nên một nhu cầu, một sự cuốn hút, lôi cuốn sự chú ý của số đông nhưng nó không có một giới hạn về số lượng người hay thể hiện một ý định rõ ràng và chắc chắn của người đưa ra lời mời đàm phán. Mục đích hay mong muốn của người đưa ra lời mời đàm phán là một cuộc thương lượng rõ ràng, kỹ càng về một sự thoả thuận mà hai bên có thể sẽ bị ràng buộc. Ví dụ trường hợp trưng bày sản phẩm ở cửa hàng trong vụ Fisher and Bell (1960) đặt ra câu hỏi: khi trưng bày một con dao nhíp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không vì đó có thể là một vũ khí giết người? Tòa án đã đưa ra phán quyết là “không” bởi việc trưng bày hàng hoá tại cửa hàng là một lời mời đàm phán chứ không phải là một lời giao kết hợp đồng [3, tr. 56]. Nhưng nếu trong quảng cáo bao hàm một ý định rõ ràng, cụ thể thì đó sẽ là một lời để nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: Vụ Steve Jennings kiện Radio Station KSCS như sau: “Đài phát thanh quảng cáo rằng, bất kỳ ai nghe được chương trình mà không phát sóng liền ba bài hát một lúc thì được thưởng 25.000 đô la Mỹ. Steve Jennings nghe đài và nhận thấy có một chương trình chỉ phát hai bài hát. Jennings đòi trả số tiền 25.000 đô la Mỹ, nhưng đài phát thanh từ chối yêu cầu này của Jennings. Toà án đã ra phán quyết Jennings thắng kiện với lý do mục đích lời hứa của đài phát thanh là làm tăng số lượng thính giả nghe đài, trong đó có Jennings” [8, tr. 39]. Để có thể hiểu rõ ràng hơn về vấn đề nêu trên, cần phải tìm hiểu học thuyết “Consideraion” của truyền thống Common Law. Theo truyền thống pháp luật này, một trong những yếu tố cấu thành nên hợp đồng chính là yếu tố “ consideration” mà nó được hiểu là một sự biểu hiện một giá trị của một
  • 26. 26 lời hứa được hình thành bởi một bên với một bên khác để đổi lấy một giá trị lời hứa khác của họ dựa trên sự gặp gỡ hay trao đổi ý chí với nhau [2, tr. 105]. Chính vì học thuyết này mà những hình thức của sự thể hiện ý chí rõ ràng hơn. Trong ví dụ của Fisher and Bell chúng ta không nhận thấy có “consideration” trong đó. Nhưng nó lại được nhận biết rõ ràng qua vụ Steve Jennings kiện Radio Station KSCS. Radio Station KSCS phải chịu mất số tiền dành cho khách hàng để đổi lại việc đạt tới mục đích tăng doanh số hoặc thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các chương trình quảng cáo của mình. Steve Jennings nhận được 25.000 đô la Mỹ để đổi lấy việc ông ta phải theo dõi việc phát sóng của Radio Station KSCS. 1.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng 1.2.1. Tổng quan về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng được pháp luật điều chỉnh và có sự ràng buộc nhất định đối với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Nó khác với một lời mời đàm phán chính ở chỗ: đề nghị giao kết tạo ra một hậu quả pháp lý nhất định, trong khi đó lời mời đàm phán không tạo ra mối quan hệ pháp lý nào nếu như sau đó không có những bước tiếp theo trong qui trình giao kết hợp đồng. Do vậy, để có thể xác định được chính xác một lời đề nghị giao kết hợp đồng phải căn cứ vào những điều kiện của một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật của quốc gia đôi khi có những quan niêm và cách nhìn nhận không hoàn toàn giống nhau về điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng. Công ước Viên năm 1980 đưa ra ba điều kiện đối với một đề nghị giao kết hợp đồng: thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng được gửi đến một hay nhiều người xác định; thứ hai, đề nghị đó phải có tính xác định; và thứ ba, đề nghị
  • 27. 27 đó phải biểu lộ rõ ý định ràng buộc của ngừời đưa ra đề nghị nếu như người được đề nghị chấp nhận đề nghị. Tính xác định của một đề nghị, theo Công ước này là phải nêu rõ hàng hoá và ấn định số lượng, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qui định thể thức xác định những yếu tố này. Tuy nhiên phải hiểu rằng Công ước này chỉ áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế chứ không bao quát toàn bộ lĩnh vực hợp đồng. Trong khi đó pháp luật Việt Nam (cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2005, Điều 390, khoản 1) cũng xác định ba điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng tuy có đối chút khác biệt. Đó là: (1) đề nghị gioa kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (2) bên đề nghị phải chịu sự ràng buộc về đề nghị của mình; và (3) bên được đề nghị phải được xác định cụ thể. Có thể thấy ngay pháp luật Việt Nam không đề cập tới tính xác định của một đề nghị giao kết hợp đồng và không chấp nhận đề nghị gửi tới những người không xác định. Common Law cho rằng: đề nghị phải thể hiện mong muốn được giao kết hợp đồng [2, tr. 119] hay là phải đưa ra điều khoản mà được hiểu là người đưa ra đề nghị đã chuẩn bị để tạo lập hợp đồng và biểu lộ rõ ràng rằng người đưa ra đề nghị có ý định chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó nếu như có sự chấp nhận [39]. Tuy có những sự thể hiện khác nhau nhưng về cơ bản pháp luật nói chung đều nhận thức giống nhau về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng. Các điều kiện đó có thể bao gồm: (1) điều kiện về tính ràng buộc (serious intent); (2) điều kiện về tính xác định (clarity and definiteness of terms); và (3) điều kiện về việc đề nghị được gửi tới người được đề nghị (communication to the offeree). Từ đó có thể nhận thấy Điều 390, khoản 1 của Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của thế giới nói chung.
  • 28. 28 1.2.2. Các điều kiện cụ thể của đề nghị giao kết hợp đồng 1.2.2.1. Điều kiện về tính ràng buộc Điều kiện cơ bản nhất luôn phải được xem xét trong một đề nghị giao kết hợp đồng là tính ràng buộc rõ ràng hay là sự thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng giữa bên đề nghị với bên được đề nghị. Đây là yếu tố bộc lộ mong muốn của người đề xướng ra lời đề nghị và chỉ khi đã xác định hay hoạch định chắc chắn yếu tố này thì mới là động lực thúc đẩy người đề nghị tiến hành thể hiện đề nghị giao kết hợp đồng của mình. Vậy thì, tính ràng buộc này được thể hiện như thế nào? và thế nào được coi là sự thể hiện rõ ràng ý chí muốn giao kết hợp đồng của bên đưa ra đề nghị? “Lời đề nghị giao kết hợp đồng sẽ mất hiệu lực nếu như nó được thể hiện rõ ràng là một lời nói đùa, thể hiện trong sự giận dữ, hoặc trong các trường hợp mà có thể dẫn chiếu đó là sự thiếu ý chí một cách chắc chắn. Những từ ngữ hoặc hành động phải để cho người nhận đề nghị tin chắc rằng có ý định mong muốn giao kết hợp đồng. Ý định chắc chắn này có thể xác định dựa vào lời nói, hành động của người đề nghị hoặc bất kỳ hình thức nào mà người được đề nghị có thể hoặc có quyền tin chắc rằng những lời nói hoặc hành động đó là sự thể hiện ý định rõ ràng của người đề nghị giao kết hợp đồng” [2, tr. 121]. Có thể lấy ví dụ minh chứng cho luận điểm này là trường hợp của Julienne Raymond và Ken Turner, theo đó: Julienne gặp rất nhiều trục trặc với cái máy tính của mình. Đầu tiên là màn hình, sau đó là phải thay bàn phím, rồi đến cái máy in laser có vấn đề. Người thợ sửa chữa, Ken Turner, nói với Julienne là hệ thống của máy bị hỏng và cô đã bị mất hết dữ liệu trong máy bởi nó không thể chạy theo hệ thống phần mềm hiện nay. Trước tình huống đó, Julienne nói với Ken rằng cô sẽ rất vui mừng nếu như có thể bán cái máy tính của cô với giá 10 cents cho một người đánh máy vào những năm 50 của thế kỷ trước. Rõ ràng, đây là một lời nói đùa của Julienne bởi sẽ không thể thực
  • 29. 29 hiện được việc bán chiếc máy này tại một thời điểm trong quá khứ mà hiện tại ta vẫn đang nắm giữ. Do vậy, Ken không thể nói rằng, Julienne mong muốn bán chiếc máy tính của cô với giá 10 cents và đây chính là lời đề nghị giao kết hợp đồng của cô với người đánh máy ở thế kỷ trước được [2, tr. 125]. Một vấn đề cần phải đặt ra khi xác định mong muốn được giao kết hợp đồng đó là về số lượng người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Có hay chăng là mong muốn được giao kết hợp đồng thể hiện ở việc lời đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến một người hoặc nhiều nguời nhưng phải xác định? Tại sao hầu hết các lời quảng cáo, catalogue chỉ được xem như là một lời mời đám phán chứ không phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng? Tại sao trong số những trường hợp chung đó lại tồn tại những ngoại lệ là một lời quảng cáo vẫn có thể được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng? Có thể nhận định yếu tố này qua việc phân tích ví dụ về một lời quảng cáo được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và một lời quảng cáo chỉ được coi là một lời mời đàm phán và chỉ là cơ sở để các bên thoả thuận giao kết hợp đồng. Vụ Carlill kiện Carbolic Smoke Ball Co,. (1893) bị đơn là một công ty sản xuất „smokeball‟ - một loại thuốc mà chúng dùng để chữa cảm cúm. Họ cho công bố rộng rãi quảng cáo rằng nếu nh bất cứ ai sử dụng thuốc của họ trong một thời gian nhất định mà vẫn bị cúm thì họ sẽ trả cho người đó 100 bảng, và để chứng minh cho tuyên bố của họ là chính xác thì họ đã đặt 1000 bảng Anh vào một tài khoản riêng. Bà Carlill đã mua và sử dụng loại thuốc này nhưng bà vẫn bị cúm sau khi dùng trong một thời gian mà công ty tuyên bố. Vì thế bà đã yêu cầu công ty trả cho mình 100 bảng Anh nhưng họ đã từ chối. Họ viện dẫn rằng lời quảng cáo của họ không phải là một đề nghị giao kết hợp đồng, vì điều đó là không thể để thực hiện việc giao kết hợp đồng
  • 30. 30 với toàn thế giới và vì thế họ không có trách nhiệm gì khi phải trả tiền cho Carlill. Sự viện dẫn này đã bị toà án bác bỏ với lý lẽ sau: lời quảng cáo của công ty đã trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng rộng rãi với toàn thế giới khi mà nó được chấp nhận bởi việc bà Carlill và thực tế bà đã sử dụng „smokeball‟ mà vẫn bị cảm cúm. Do đó, Carlill phải được nhận 100 bảng Anh. Quảng cáo là cơ sở để các bên thoả thuận giao kết hợp đồng được hiểu là những loại hình quảng cáo thông thường, chung chung, ám chỉ một loại hàng hoá nhất định với một mức giá nhất định như quảng cáo trên tạp chí hay một tờ báo nào đó. Nó thường được xem như là một lời mời để đàm phán trên cơ sở những yếu tố đã đưa ra từ trước để các bên thương lượng. Người mua có thể muốn thoả thuận lại về giá. Ví dụ như giá cổ phiếu có thể lên xuống và không thể mong rằng những ngời muốn mua sẽ mua ở mức giá đó mà họ có thể mặc cả; hay như trên tờ báo Mua và Bán có tồn tại chuyên mục nhà đất, ở đó là những lời quảng cáo của những người bán miêu tả về ngôi nhà và giá tiền- giá tiền này luôn đợc coi là giá tiền thoả thuận, người mua vẫn đến xem nhà và vẫn thoả thuận nhằm hạ giá xuống… Điểm khác biệt có thể nhận thấy ở hai trường hợp này đó là yếu tố thể hiện chắc chắn mong muốn cam kết thực hiện của ngời đa ra lời tuyên bố. Ở loại hình quảng cáo đầu tiên, phía công ty đã thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng và chắc chắn với lời đề nghị của mình bằng việc mở một tài khoản tại ngân hàng để cam kết với khách hàng. Tài khoản mở này của Carbolic Smoke Ball Co với mục đích là đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm thuốc của họ. Hình thức đảm bảo này cũng là cách để chứng minh tính ràng buộc về trách nhiệm của họ với vai trò là một người đề nghị giao kết hợp đồng. Còn ở loại hình quảng cáo thứ hai thì ngời đa ra đề nghị không có sự thể hiện nào là chắc chắn rằng họ cam kết thực hiện với giá bán mà họ đa ra. Đó
  • 31. 31 chỉ là một cơ sở để các bên có thể đa ra ý định cũng nh quyết định của mình nhng không phải là ý định cuối cùng. Do vậy, nó sẽ chỉ được xem như là một lời đề nghị đàm phán hợp đồng mà thôi. Đó là sự giải thích dựa trên nguyên tắc của dân luật, chủ yếu dựa vào sự tự do ý chí và dựa trên thoả thuận giữa các bên. Ngoài ra nếu như xem xét vấn đề với truyền thống của thông luật thì khía cạnh này có thể nhìn nhận theo hướng của học thuyết “cosideration” cũng như sự phân biệt của “unilateral contract” và “bilateral contract”. Ở loại hình quảng cáo thứ nhất được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng bởi nó được nhìn nhận là “unilateral contract”. Như đã nêu định nghĩa ở phần trên, bản chất của “unilateral contract” là một lời hứa đổi lấy một hành động. Điều quan trọng ở đây là nhận được hành động chứ không phải là sự thể hiện ý chí bằng lời nói. Khi chấp nhận lời hứa này từ người khởi phát thì người nhận được lời đề nghị không nhất thiết phải thông báo về việc làm này của mình. Họ chỉ cần hành động là được hiểu họ đã chấp nhận. Khi Carbolic Smoke Ball Co, đưa ra lời đề nghị của mình, họ đã thể hiện chắc chắn ý định muốn giao kết hợp đồng và nó được hiểu là một sự thể hiện ý chí rõ ràng. Họ đã xác lập một hợp đồng “unilateral contract” và có nghĩa vụ thực hiện sự ràng buộc của hợp đồng. Một cách giải thích nữa dựa trên học thuyết “consideration” đó là việc thể hiện mục đích của Carbolic Smoke Ball Co, họ muốn nhận được sự khẳng định chất lượng sản phẩm thuốc của mình thì họ phải đánh đổi lấy việc bị mất một khoản tiền nếu nư có người sử dụng mà không khỏi bệnh. Còn đứng về phía Carlill, bà đã đánh đổi bằng việc không sử dụng các loại thuốc khác mà sử dụng loại thuốc của Carbolic Smoke Ball Co. vì tin vào chất lượng thuốc đã được đảm bảo nhờ cam kết trên, thì bù lại bà phải nhận được khoản tiền bảo đảm khi mà đã sử dụng thuốc mà không khỏi theo như lời cam kết có bảo đảm của Carbolic Smoke Ball Co. Có sự tồn tại
  • 32. 32 “consideration” trong mối tương quan với những yếu tố khác, theo Common Law, là có sự tồn tại của hợp đồng. Loại quảng cáo thứ hai được nhìn nhận là một quảng cáo dưới hình thức “bilateral contract”. Với hình thức này thì người đưa ra đề nghị trông chờ vào một lời hứa giao kết hay là một lời đề nghị của người nhận được sự thể hiện ý chí của anh ta. Và cách nhìn nhận ở đây đó là người đưa ra sự thể hiện ý chí đầu tiên này được xác định là người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Việc thể hiện mong muốn của một bên chủ thể không phải lúc nào cũng đưc nhìn nhận đúng với mong muốn ban đầu của chủ thể khởi tạo bởi ý chí cũng như tư duy của con người là khác nhau. Hiện tượng hiểu vấn đề khác nhau giữa các chủ thể khác nhau rất dễ xảy ra, trừ khi sự thể hiện ý chí này là vô cùng rõ ràng và bất kỳ một người nào khi nhận được ý chí này cũng có những nhìn nhận giống nhau. Việc đặt ra qui định về sự thể hiện mong muốn này nhằm mục đích bảo vệ các bên cũng như tôn trọng quyền tự do ý chí của các bên khi xác định trách nhiệm đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Ý chí thể hiện mong muốn này theo rất nhiều quan điểm cũng như trên thực tế sử dụng thì luôn được coi là một yếu tố khó căn cứ và khó xác định nhất. Việc hiểu hay có thể nắm rõ được ý chí này thường không thể giải thích chung đối với tất cả các trường hợp hay ở tất cả các hoàn cảnh. Tùy từng ngữ cảnh cụ thể mà có thể diễn giải hay giải thích chúng, ngoài ra cũng có thể dựa vào cách thức bên đề nghị trình bày một đề nghị bằng cách qui định rõ ràng đó là “bản đề nghị giao kết” hoặc đơn giản chỉ là “lời mời thảo luận” có thể được coi là dấu hiệu đầu tiên của mong muốn này dù đó không thể hay không phải là dấu hiệu quyết định.
  • 33. 33 1.2.2.2. Điều kiện về tính xác định Sự biểu lộ ý chí ra bên ngoài được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng khi nó biểu lộ ra bên ngoài phần nào về đối tượng được nêu trong đề nghị. Đối tượng càng được nêu rõ ràng bao nhiêu thì càng dễ dàng hơn khi được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: Công ty A liên hệ với công ty B bằng thư từ qua lại rằng: A có thể hiện bán xe máy kiểu loại X với số lượng không hạn chế, giá rẻ 50 triệu/chiếc (giảm 20 % với giá thị trường), thanh toán bằng chuyển khoản, và đề nghị trả lời trước Y, đồng thời hứa không giao kết hợp đồng với bên thứ ba ngoài B trong thời gian chờ trả lời chấp nhận. Công ty B chấp nhận mua 200 chiếc. Đề nghị giao hàng vào ngày Z. Có hai trường hợp có thể xảy ra: thứ nhất, A thực hiện việc giao 200 chiếc xe máy cho B; hoặc thứ hai, A không giao hàng. Trong trường hợp thứ nhất, hai công ty đều thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng, cùng thực hiện theo ý chí đó mà không có tranh chấp tức là hai bên đã cùng công nhận sự thỏa thuận và thực hiện nó. Tại trường hợp thứ hai, A không chịu giao hàng và giả sử xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Vấn đề đặt ra là có tồn tại một hợp đồng giữa hai công ty này hay không. Để trả lời cho câu hỏi này vấn đề được đặt ra là sự biểu lộ của A có phải là một đề nghị giao kết hợp đồng hay không. Trong trường hợp này có thể xác định rằng vẫn chưa hình thành hợp đồng giữa hai bên trừ khi hai bên mong muốn lời đề nghị này sẽ trở thành một hợp đồng. Sẽ không có trách nhiệm ràng buộc nào giữa công ty A với công ty B bởi một điều khoản quan trọng để có thể xác định đối tượng của hợp đồng đã bị thiếu - đó là điều khoản về số lượng của đối tượng hợp đồng. Không phải lúc nào yếu tố này cũng bắt buộc phải tồn tại nếu như được nhìn nhận theo Common Law. Tuy nhiên, ít nhất cũng phải có cơ sở để suy ra điều đó. Trong trường hợp nêu trên, hoàn toàn không có cơ sở nào để xác định vấn đề đó. Do vậy, không thể nói là sự thể hiện này đã có
  • 34. 34 mong muốn giao kết hợp đồng của người đưa ra đề nghị đối với người nhận đề nghị mà kết luận đây là lời đề nghị giao kết hợp đồng. Đặt trường hợp ngược lại B đưa ra yêu cầu A cung cấp cho mình 100 triệu chiếc hoặc nhiều hơn nữa thì liệu A có đủ khả năng cung cấp với một đối tượng mà mình không thể kiểm soát được hay không? chẳng ai có thể thực hiện một hợp đồng không tưởng như kiểu vậy. Những điều khoản của đề nghị luôn phải đủ rõ ràng và phải loại bỏ đi được bất kỳ nghi vấn nào về ý định giao kết hợp đồng của người đưa ra đề nghị. Sẽ không bao giờ có sự tồn tại một đề nghị nếu như các điều khoản không xác định, không đầy đủ, mập mờ hay dễ gây nhầm lẫn [2, tr.108]. Một tình huống nữa có thể đưa ra để minh chứng cho vấn đề này là tình huống mang tên “Giấc mơ Califonia” với nội dung như sau: Justin và Judy Quartermain sống ở Chicago thường xuyên bàn bạc với nhau về việc chuyển tới Califonia sinh sống. Judy quyết định nói chuyện với một người khách hàng cũ về công việc ở Los Angeles trong một chuyến đi công tác. Jensen, người thuê lao động tương lai nói với Judy rằng: “Chúng tôi có một chính sách không cắt giảm và sự luân chuyển là rất thấp. Chúng tôi luôn luôn có một chỗ cho một người tốt như bạn. Nếu như bạn có quyết định nhận công việc trong vòng một năm, công việc sẽ là của bạn”. Justin và Judy thảo luận về vấn đề này và quyết định rằng Judy sẽ nhận công việc đó. Judy sau đó đã gọi điện cho Jensen và nói với anh ta rằng cô ấy và Justin sẽ chuyển đến Califonia. Jensen nhắn nhủ rằng: “Hãy gọi điện cho tôi khi nào các bạn đến nơi. Chúng tôi luôn luôn đợi các bạn”. Tin vào lời hứa đó, Judy và Justin đã bỏ công việc hiện tại, bán nhà và rời đến Los Angeles. Thật không may, khi Judy gọi cho Jensen, ông ta nói với cô là họ không có chính sách tuyển dụng vào thời điểm này. Có thể những sự thể hiện của Jensen rất dễ gây nên sự nhận định là đó là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy
  • 35. 35 nhiên, câu trả lời cho tình huống này lại là không tồn tại đề nghị tuyển dụng lao động. Jense nói với Judy về một công việc. Tuy nhiên, ngôn ngữ biểu lộ trong tình huống này là không thể xác định sự tồn tại của một đề nghị giao kết hợp đồng. Một điều khoản cơ bản đã không được nhắc đến trong sự thể hiện ý chí này đó là lương đối với công việc mà Judy sẽ nhận và nghĩa vụ đối với công việc của cô đối với công việc hay là cô sẽ làm công việc như thế nào đều không tồn tại trong sự thể hiện ý chí này. Nó được coi là một điều khoản cơ bản hay là một yếu tố bắt buộc của một đề nghị tuyển dụng lao động bởi chẳng có một người lao động nào, khi tham gia vào một quan hệ lao động mà lại không biết mình sẽ làm công việc gì và mức lương cho công việc đó là bao nhiêu để mà đánh đổi các công việc hiện tại của mình mà không thu lại một lợi ích nào cả. Điều đó là không thể tồn tại trong các quan hệ lao động với mục đích duy trì cuộc sống bình thờng do vậy sẽ không thể hình thành quan hệ lao động theo tình huống đặt ra giữa Jense và Judy. Ngoài ra ở một số hệ thống pháp luật, khi xác định về tính cụ thể, xác định của đề nghị giao kết hợp đồng còn đi đến tính xác định của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng đối với người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Theo định nghĩa tại Điều 14, Công uớc Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đề cập đến việc đề nghị phải được gửi cho “một hay nhiều người xác định”. Tại Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005 cũng có qui định tương tự. Ở đây chủ yếu đi theo ý tưởng của truyền thống dân luật là phải tồn tại sự xác định cụ thể về chủ thể giao kết. Việc thể hiện ý định mong muốn giao kết hay là thể hiện cụ thể, rõ ràng ý định này phải được gửi tới những đối tượng là đã xác định đối với người đề nghị giao kết hợp đồng. Ý tưởng này đi theo lối trọng hình thức, phải có hai bên chủ thể rõ ràng thì mới có thể đi đến sự ràng buộc hợp đồng. Ngược lại ở Common Law, yếu tố hình thức
  • 36. 36 thường không được coi là chính yếu mà chỉ quan tâm thực chất của một sự thể hiện. Khi một lời đề nghị được phát đi từ người đưa ra đề nghị, Common Law quan tâm đến đề nghị đó có thể thực hiện được hay không chứ không phải là ai sẽ thực hiện việc đó. Chỉ cần có thể giới hạn hoặc kiểm soát được số lượng người nhận đề nghị hay là có thể cùng người đưa ra đề nghị thực hiện một hợp đồng thì thể coi đó là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Sự thể hiện này có thể minh chứng như là những lời quảng cáo mang tính nghiêm túc, rõ ràng: sẽ tặng quà cho người đầu tiên, hay là dành cho 10 người đầu tiên liên hệ với người đề nghị hay như trường hợp đối với quảng cáo mang tính đại chúng đợc xem như một lời đề nghị mang tính rộng rãi (public offer). Định nghĩa về đề nghị mang tính đại chúng này nhắc đến việc các bên trong đề nghị không mang tính xác định cụ thể, không có địa chỉ rõ ràng đối với người đưa ra đề nghị nhưng vẫn được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Nó mang tính chất của một quảng cáo theo hình thức “unilateral contract” được phân tích ở trên và ví dụ điển hình của nó chính là quảng cáo ở mục “lost-and-found” trên các tờ báo hay phương tiện truyền thông [2, tr. 110]. Cũng có thể kết luận rằng một đề nghị mua bán hàng hóa được cho là đủ chính xác khi mà nó nêu rõ đối tượng của đề nghị và có một sự ấn định về giá cả và số lượng của hàng hoá. Việc ấn định này có thể tồn tại ở dạng trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là nó phải chỉ ra hoặc có thể xác định được một thể thức để xác định nó theo Công ước Viên 1980. Tuy nhiên, các yếu tố này khó có thể coi là những yéu tố bắt buộc phải có đối với tất cả các loại đề nghị giao kết hợp đồng. Việc một đề nghị giao kết thiếu vắng đi những điều khoản cụ thể, chủ yếu như mô tả chi tiết về hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ cung cấp, giá cả thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng,… có thể không được xác định trong đề nghị mà vẫn không làm đề nghị giao kết hợp đồng thiếu cụ thể: tất cả tuỳ thuộc vào
  • 37. 37 việc người đề nghị và người chấp nhận đề nghị giao kết đó có mong muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng hay không. Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải sự thể hiện về hình thức của đề nghị mà điều quan trọng là xác định được ý chí cả các bên. Khi mà đã đạt đến sự thoả thuận, đã tồn tại một ý chí, mong muốn rõ ràng thì việc thể hiện nó ra sao không phải là một vấn đề quan trọng. Những yếu tố còn thiếu đó có thể xác định được dựa vào việc diễn giải ngôn ngữ của hợp đồng, được bổ sung theo ý chí của các bên, hoặc được dẫn chiếu theo quan hệ hợp đồng đã có giữa các bên và tập quán thương mại đã tồn tại và đợc công nhận rộng rãi. Ví dụ: Trong nhiều năm, A thường gia hạn hàng năm hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật cho các máy tính của mình với B, A mở một văn phòng khác sử dụng cùng loại máy vi tính này và yêu cầu B hỗ trợ kỹ thuật cho những máy vi tính mới. B chấp nhận mặc dù đề nghị của A không nêu cụ thể tất cả mọi điều khoản của thỏa thuận nhưng hợp đồng đã được giao kết vì những điều khoản không được qui định có thể dẫn chiếu đến các hợp đồng trước bởi vì các hợp đồng đó đã hình thành thói quen chung giữa các bên [16]. Tính cụ thể này còn được thể hiện qua cách thể hiện lời đề nghị giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc thì lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện dưới đủ ba loại hình thức là văn bản, lời nói và bằng hành vi cụ thể. Khi hai bên là người đưa ra đề nghị và người chấp nhận đề nghị muốn chứng minh sự thể hiện của một bên là một lời đề nghị giao kết hợp đồng, thì điều đầu tiên họ phải chứng minh ngoài sự cụ thể của nội dung qui định trong lời đề nghị còn là sự cụ thể, hay là có thể dễ dàng chứng minh về sự cụ thể thông qua hình thức thể hiện ý chí đó: nếu đề nghị được thể hiện qua lời nói thì lời nói đó phải được lưu trữ dưới một dạng cụ thể như là được ghi âm, được lưu trên điện thoại hoặc là phải có người làm chứng; hoặc nếu được thể hiện bằng hành động cụ thể thì cũng phải có đủ tài liệu chứng minh hoặc có
  • 38. 38 người làm chứng; hoặc nếu được thể hiện dưới dạng văn bản thì cũng phải có giấy tờ chứng minh là đã được chuyển đến người nhận đề nghị (là văn bản thể hiện qua hình thức thư tay thì phải được gửi theo hình thức thư bảo đảm có xác nhận là đã được chuyển đến người nhận đề nghị; nếu là email thì phải xác nhận được qua hệ thống dữ liệu của máy chủ là đề nghị giao kết hợp đồng đã được chuyển đến người nhận đề nghị giao kết hợp đồng). Tính cụ thể, xác định ở đây được thể hiện khi mà người nhận đề nghị cũng là một người xác định. Theo Civil Law, đề nghị phải gửi đến người nhận xác định là một yếu tố bắt buộc, và đó là một điều kiện của tính xác định bởi việc tôn trọng hình thức của dân luật là bắt buộc. Tuy nhiên, đối với những nước đề cao việc thực chất thi hành thì yêu cầu này không phải là bắt buộc. Có hay chăng chỉ là việc họ có thể kiểm soát được việc mình sẽ tiến hành hay không mà thôi. Việc qui định này ngoài tính xác định ra nó cũng là một phần yêu cầu của việc thể hiện rõ ràng mong muốn giao kết hợp đồng của bên đưa ra đề nghị. 1.2.2.3. Điều kiện đề nghị phải đƣợc chuyển đến ngƣời đƣợc đề nghị Đây là một trong ba điều kiện để đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực trên thực tế. Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được người đưa ra đề nghị đề xướng thì điều quan trọng là người được đề nghị nhận được lời đề nghị đó. Mong muốn một người khác cùng mình thực hiện một việc gì đó thì trước hết phải được thể hiện ra bên ngoài, và một vấn đề không kém phần quan trọng là bên kia phải biết được mong muốn này. Một đề nghị giao kết hợp đồng muốn trở thành hợp đồng, muốn có sự ràng buộc giữa các bên thì điều quan trọng là phải có hai phía cùng thực hiện. Không thể có việc một
  • 39. 39 người có suy nghĩ là sẽ thiết lập một hợp đồng, nói với chính mình và như vậy mà lại có sự ràng buộc với người kia. Về việc qui định điều kiện này của lời đề nghị giao kết hợp đồng, hệ thống pháp luật nào cũng có qui định. Nó phản ánh một nhận thức chung, hợp lý. Nên vì thế hệ thống pháp luật nào cũng đặt ra điều kiện này. Giả thiết rằng một người đề nghị giao kết hợp đồng gửi đề nghị giao kết cho người nhận và thông báo bằng miệng rằng: “tôi đã gửi đề nghị giao kết cho anh và thời hạn mà tôi nêu ra cho anh trả lời được tính từ thời điểm này”. Nếu như việc chuyển thư này suôn sẻ thì không cần xem xét nhưng sẽ là có vấn đề nếu như có sự cố xảy ra. Một đề nghị chỉ có thể coi là có hiệu lực nếu như nó được chuyển một cách tự nguyện đến người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nó có thể được thể hiện bằng bất kỳ hình thức nào miễn là nó phải đảm bảo tính “đến” của đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nó có thể được thể hiện bằng hình thức truyền miệng, bằng email, truyền tải qua máy fax hay bất kỳ phương tiện nào có thể đảm bảo yêu cầu này.Việc thể hiện này cũng có thể là hành động, cử chỉ… để truyền đạt mong muốn được thực hiện lời đề nghị giao kết hợp đồng nhưng phải có bằng chứng chứng minh điều này [2, tr. 110]. Việc một đề nghị thực sự đến đối với bên nhận đề nghị nếu như nó được thể hiện bằng miệng thì ngay tại thời điểm nói còn nếu nó được thể hiện bằng văn bản thì nó sẽ đến vào thời điểm thông báo này được giao đến trụ sở hay địa chỉ thư tín. “Thông báo bằng miệng “đến” bên nhận khi được trao đổi với chính người này hoặc cho một người khác được người này cho phép. Các thông báo dạng khác “đến” bên nhận khi chúng được gửi đúng cho người này hay được gửi đến trụ sở hay địa chỉ thư tín (thư điện tử) của người này”. Không nhất thiết là thông báo phải được chuyển đến tận tay
  • 40. 40 người nhận hay người này phải thực sự đọc nó. Chỉ cần thông báo được nhận bởi một nhân viên có thẩm quyền của người nhận, hoặc được giao vào hòm thư của người nhận, hoặc đến máy fax, telex, hoặc được đưa vào máy chủ của người nhận trong trường hợp trao đổi dữ liệu điện tử. Chúng ta cần phải nhìn nhận yếu tố “đến” được xác định ở khía cạnh là thực sự người cần nhận đã nắm bắt được thông tin, cầm nắm được (với dạng thông tin được thể hiện ở dạng thực thể hữu hình) hay là chỉ cần đảm bảo yếu tố “đến” là ở khía cạnh người đó buộc phải biết được việc nó “đã đến”. Đối với hình thức truyền tải bằng lời nói, bằng miệng, bằng hành vi, cử chỉ… thì điều này không có vấn đề gì phải tranh cãi nhiều về yếu tố “đến” này. Khi một người thể hiện bằng lời nói với người kia, người đó đã nghe thấy thì thời điểm “đến” là thời điểm mà người này thực sự tiếp nhận được thông tin. Đối với hình thức truyền tải bằng các hình thức khác thì yếu tố đến này được xét dựa vào hình thức. Khi được gửi đến một người có địa chỉ cụ thể, rõ ràng thì việc đến được xác định kể từ khi hình thức chuyển tải đã nằm ở địa chỉ rõ ràng đó. Đối với thương nhân thì việc tiếp nhận thông tin đến chính xác được người cần đến thì thường là phức tạp hơn. Việc giải quyết thông tin, hay vấn đề kinh doanh thì thẩm quyền giải quyết hay người thực sự cần đọc là giám đốc điều hành, trưởng phòng kinh doanh hay là những người làm ở các bộ phận có chức năng tương đương. Một bức thư được gửi đến địa chỉ của một pháp nhân, nhưng mới chỉ nằm ở khâu khác như phòng bảo vệ, phòng văn thư,…mà chưa chuyển đến người thực sự cần đọc thì vẫn được coi là đã đến trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Việc coi một pháp nhân là một thực thể thống nhất và những cá thể làm việc cho pháp nhân cũng là thống nhất đảm bảo cho quá trình kinh doanh và lưu thông đảm bảo nhanh chóng. Do vậy, khi hình thức thể hiện đã đến được địa chỉ thì cũng
  • 41. 41 coi như là đã đến tay người nhận đề nghị. Người đó không thể viện lý do là tôi chưa đọc nó nên tôi không biết để phủ định yếu tố “đến” này. Việc khi hình thức thể hiện đã đến, tức là ngời đó phải có trách nhiệm phải biết, không thể bắt người đưa ra đề nghị phải chờ đợi, chịu rủi ro hay chạy theo một vấn đề nằm ngoài sự kiểm soát của anh ta mà hoàn toàn người nhận có thể kiểm soát được vấn đề này. 1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý đơn phương, được khởi phát từ người đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng khi đã đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yếu tố cần có (thể hiện mong muốn ràng buộc, mang tính xác định, cụ thể và đảm bảo tính đến đối với ngời nhận đề nghị giao kết hợp đồng) thì có tính cưỡng chế đối với người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Chính vì nó được pháp luật bảo vệ mà nó là quan trọng và mang ý nghĩa pháp lý hơn những lời chào hàng đơn thuần. Nếu như sẽ chẳng có sự ràng buộc nào đối với người đề xướng ra lời đàm phán hợp đồng thì ngược lại với đề nghị giao kết hợp đồng là có sự cưỡng chế. Do vậy, nó mới cần phân biệt và xác định cụ thể khi so sánh với lời mời đàm phán. Được coi là một bước đầu tiên để tạo nên một hợp đồng giữa hai bên và có một vị trí quan trọng để có thể thiết lập được ý chí chung do vậy nếu như có tồn tại sự thay đổi ý chí thì nó cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Chào hàng chỉ có thể có hiệu lực khi nó đến được người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng được tính bắt đầu từ thời điểm “đến”. Và thời điểm đến đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu
  • 42. 42 lực đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ ra thời điểm chính xác mà bên được đề nghị có thể chấp nhận đề nghị, do vậy, sẽ ràng buộc bên đưa ra đề nghị hợp đồng. Về thời điểm có hiệu lực của một đề nghị giao kết hợp đồng, ngoài qui định về thời điểm đến pháp luật Việt Nam cho phép người đưa ra đề nghị này được quyền ấn định thời điểm này và được pháp luật tôn trọng quyền này. Nếu như người đưa ra đề nghị không ấn định về vấn đề này thì pháp luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm đến của đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đến này theo pháp luật Việt Nam được xác định khi đề nghị được: (i) gửi đến nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác. Một đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực đích thực nếu như lời đề nghị đó được đảm bảo xuyên suốt, không có thay đổi, hủy bỏ cho đến khi người nhận đề nghị trả lời chấp nhận và hợp đồng được hình thành. Việc thay đổi, rút lại đề nghị theo nguyên tắc là có thể áp dụng đối với cả đề nghị giao kết có thể hủy ngang hoặc không hủy ngang miễn là việc thay đổi, rút lại này phải được thông báo với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng trước hoặc cùng thời điểm với lời đề nghị ban đầu. “Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng” (Điều 15, Công ước Viên 1980). “Đề nghị giao kết hợp đồng, kể cả không thể hủy ngang, vẫn có thể được rút lại nếu việc rút lại đề nghị đến người nhận trước hoặc cùng lúc với đề nghị” theo Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế. Việc qui định pháp luật như vậy vừa bảo vệ cho người nhận đề nghị, mặt