SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Nhận Viết Thuê Luận Văn
Điểm Cao – Chất Lượng
Uy Tín – Đúng Hẹn
Zalo trao đổi : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS MAI HIÊN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Tuyết Nhung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU
LY HÔN........................................................................................ 6
1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng.......... 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn..........11
1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng
sau ly hôn.....................................................................................15
1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn..............15
1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn...................19
1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn......20
1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...........................20
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.............................................22
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay ......................................................26
Kết luận chương 1....................................................................................29
Chương 2: QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT VỀCẤP DƯỠNGSAU LY HÔN.....30
2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng......................................30
2.2. Mức cấp dưỡng............................................................................37
2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡng...........................39
2.4. Thay đổi việc thực hiện cấp dưỡng..............................................43
2.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn....................................45
2.6. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng...........................48
2.7. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng...............51
Kết luận chương 2....................................................................................51
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN
ĐỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN ................................................52
3.1. Nhận xét chung............................................................................52
3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng sau ly hôn.........55
3.2.1. Về mức cấp dưỡng.........................................................................55
3.2.2. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng....................................61
3.2.3. Về thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con......................................63
3.2.4. Về tạm ngừng cấp dưỡng...............................................................67
3.2.5. Trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của
vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn..........................................70
3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng sau ly hôn...................................72
3.3.1. Mức cấp dưỡng..............................................................................72
3.3.2. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con...........................................73
3.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng ...................................................................74
3.3.4. Trường hợp cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng
của vợ hoặc chồng.........................................................................75
3.3.5. Cách tính số tiền bồi thường cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly
hôn mà một người bị tai nạn...........................................................76
3.3.6. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật ..........................78
Kết luận chương 3....................................................................................79
KẾT LUẬN..............................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................81
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014 52
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và
cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là
một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì ly
hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi
quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn
ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát, con cái là người gánh chịu
nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy, để đảm bảo cuộc
sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng
không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là
hoàn toàn hợp lý. Hôn nhân tan vỡ, vợ chồng không thể nương tựa, chia sẻ
với nhau, theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt
theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
không hẳn đã chấm dứt, khi một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, có yêu cầu
cấp dưỡng thì người vợ hoặc chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng
của họ, điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại Tòa án, đã xảy ra không ít
trường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho
chồng hoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn,
túng thiếu hay vợ chồng sau khi ly hôn không quan tâm đến cuộc sống của
con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng đối với con. Trước
thực tiễn như vậy thì việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn là rất cấp
thiết và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của các bên, qua đó góp phần hoàn thiện
các quy định pháp luật về cấp dưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
2
trong quan hệ cấp dưỡng. Đây chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Cấp
dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ
luật học của mình. Trong khuôn khổ luận văn, tôi không đề cập một cách cụ
thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn đề cấp
dưỡng trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Qua đó đưa ra các phân tích, đánh
giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật về vấn
đề cấp dưỡng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về Cấp dưỡng sau ly hôn là mảng đề tài khá quan
trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, mới chỉ có một số công
trình khoa học nghiên cứu vấn đề này một cách riêng lẻ, hầu hết mới chỉ
nghiên cứu vấn đề này như là một phần của hậu quả pháp lý của ly hôn hoặc
là một trường hợp trong vấn đề cấp dưỡng nói chung.
Một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác
nhau, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện
(2002), Bình luậnkhoahọcLuậtHôn nhân và Gia đình Việt Nam, tập 1, NXB
Trẻ Thànhphố Hồ Chí Minh. Đinh ThịMai Phương(2006) Bình luận khoa học
LuậtHôn nhânvà Gia đìnhViệt Nam,NXBChínhtrị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn
Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật
Hôn nhânvà Gia đìnhnăm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Giáo trình
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật Hôn
nhân và gia đình, hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng
nói chung và cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng, ít đề cập đến thực tiễn việc áp
dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên.
3
Nhóm luận văn chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu như: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Viết Thái (năm
2013); Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Luận
văn tốt nghiệp của Lê Thạch Hương (năm 2008); Bảo vệ quyền lợi của con
khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (năm 2007)…
Tóm lại, cho đến nay mới chỉ có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
vấn đề cấp dưỡng nói chung hoặc hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung, chưa
có một công trình nghiên cứu riêng về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp
luật Việt Nam hiện nay.
Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ cấp dưỡng, từ đó đi
sâu vào phân tích các trường hợp cần cấp dưỡng khi ly hôn.
- Đánh giá việc áp dụng pháp luật về cấp dưỡng trong quá trình giải
quyết ly hôn.
- Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng chỉ ra được
những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật cũng như những khiếm
khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để đề xuất những kiến nghị,
nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng
của vợ chồng, các con khi ly hôn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng
khi ly hôn.
4
- Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng
khi vợ chồng ly hôn qua thực tiễn công tác xét xử của toà án.
- Đánh giá hiệu quả của việc xét xử tại toà án về giải quyết vấn đề cấp
dưỡng khi vợ chồng ly hôn, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong
quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử
tại toà án và đề xuất các kiến nghị cần thiết.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề cấp
dưỡng sau ly hôn và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua
các Bản án của Tòa án.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản khác có liên quan về cấp dưỡng
khi ly hôn. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề
cấp dưỡng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án qua các vụ án cụ thể
trong thời gian từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến
nay. Đề tài chỉ nghiên cứu về mặt nội dung của vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn,
không đi sâu xem xét nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng và đưa ra một số biện
pháp để đảm bảo hiệu quả của Bản án cấp dưỡng trên thực tế.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều
chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời nghiên cứu những báo cáo
công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng
khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.
5
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài
Đề tài chú trọng nghiên cứu làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về
vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn, đồng thời, đánh giá việc áp dụng pháp luật về
vấn đề này qua công tác xét xử của tòa án từ khi Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 có hiệu lực đến nay. Qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập
trong các quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong
quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Trên
cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị có cơ sở để
giải quyết những vướng mắc, bất cập đó cũng như các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn để việc giải quyết vấn đề này khi ly
hôn một cách có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo được
quyền, lợi ích trước hết của trẻ em và của vợ chồng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận về cấp dưỡng sau ly hôn.
Chương 2. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện nay về cấp dưỡng sau
ly hôn.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn và
một số giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về cấp
dưỡng sau ly hôn ở Việt Nam hiện nay.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng
Cấp dưỡng là một thuật ngữ thể hiện việc một người chu cấp tiền bạc
hoặc tài sản cho người có nhu cầu được nuôi dưỡng trên cơ sở giữa họ có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát
sinh giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi tình cảm gia đình. Do đó, quan hệ
cấp dưỡng là quan hệ đặc trưng của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, vấn đề
hôn nhân và gia đình luôn là mối quan tâm Đảng và Nhà nước ta. Nhiều văn
kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về gia đình đã được ban hành trong
những năm qua: Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm
1991 cũng như trong các văn kiện của Đảng về chính sách xã hội đã nhấn
mạnh đến vai trò của gia đình như là tế bào của xã hội và là nhân tố quan
trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Quan điểm và
chínhsách này của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hóa thành các quy định
pháp luật, Điều 64 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1992) - văn
bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất khẳng định: “Gia đình là
tế bàocủa xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [19, Điều 64]. Để
cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã
được ban hành, nhằm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, phát
huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,
xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như Luật
Hôn nhân và gia đình, Điều 41 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền
được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
7
Gia đình là môt hình thứ c tổ chức đờisốngcôn g đồ ng của conngười ,
môt thiết chế văn hóa– xã hội đặc thù , đươc hình thành, tồn taị và phát triển
trên cơ sở của quan hê ̣hôn nhân, quan hê ̣huyết thống, quan hê ̣nuôi dưỡng và
giáo dục. Chính vì vậy mà giữa các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn
bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Để đảm bảo cho
gia đình tồn tại và phát triển thì các thành viên trong gia đình phải quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Khi Nhà nước và pháp luật xuất hiện,
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật, trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của giai cấp cầm
quyền. Sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình
không chỉ là nhu cầu về đạo đức, mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật
quy định cụ thể, rõ ràng.
Như vậy, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau không chỉ là quyền mà còn là
trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt, cha mẹ phải có nghĩa
vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa
vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định,
người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ
nuôi dưỡng như khi họ phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp
hành hình phạt tù… Để đảm bảo cuộc sống bình thường của người được nuôi
dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.
Khái niệm cấp dưỡng không thay đổi từ Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Khoản 11- Điều 8 -
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 24 – Điều 3 – Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014. Từ quy định trên có thể hiểu: Cấp dưỡng là việc một
người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,
8
là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
Đây là định nghĩa chính thức đầu tiên được ghi nhận trong đạo luật.
Mặc dù, ở nước ta quan hệ cấp dưỡng đã được đề cập đến từ khá lâu, từ thời
kỳ phong kiến, Pháp thuộc đến khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời
với các quy định về cấp dưỡng ngày càng cụ thể hơn, đa dạng hơn nhưng vẫn
còn mang tính chung chung, khái quát. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, 2014 đã khắc phục được hạn chế này và là một bước tiến dài trong quá
trình bổ sung, hoàn thiện chế định cấp dưỡng cả về cơ sở pháp lý và lý luận.
Trước hết phải nói đến việc lần đầu tiên đưa ra khái niệm cấp dưỡng và sau
đó là dành một chương riêng để quy định về các vấn đề liên qua đến cấp
dưỡng. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta và cho thấy
tầm quan trọng của chế định này trong cuộc sống. Khái niệm về cấp dưỡng đã
nêu được những nội dung chủ yếu của quan hệ cấp dưỡng như: đối tượng
được cấp dưỡng, điều kiện cấp dưỡng, mục đíchcủa việc cấp dưỡng… Có thể
nói đây là định nghĩa khá bao quát về cấp dưỡng dưới góc độ pháp lý.
Từ khái niệm cấp dưỡng có thể thấy quan hệ cấp dưỡng có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với
nhân thân của mỗi bên trong quan hệ cấp dưỡng. Điều đó thể hiện ở chỗ:
người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định
nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Đây là
quan hệ tài sảngắn liền với nhân thân của các bêntrongquan hệ cấp dưỡng (bên
có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng), vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là
nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có
nghĩa vụ thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực
hiện cho người có quyền được cấp dưỡng. Điều này đã được quy định tại
9
khoản 1 - Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 - Điều 107
Luật Hônnhân và gia đìnhnăm 2014: “Nghĩavụ cấp dưỡng không thể thay thế
bằng nghĩavụ khácvà khôngthể chuyển giao cho người khác” [24, Điều 107].
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được phát sinh khi các chủ thể trong quan hệ thỏa
mãn những điều kiện nhất định. Khi nghĩa vụ này xuất hiện, người phải cấp
dưỡng hay thậm chí người được cấp dưỡng không được đơn phương hoặc
thỏa thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng nghĩa vụ khác. Có nghĩa là
bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dung nghĩa vụ khác để thay
thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm;
hoặc cũng không thể sử dụng chúng làm cơ sở đảm bảo cho những nghĩa vụ
khác, đồng thời chủ thể trên cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho bất
cứ ai. Nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì phải tự
mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp
dưỡng của mình cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho mình,
ngay cả người được cấp dưỡng cũng không được chuyển giao quyền của mình
cho người khác vì nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân than của chủ thể trên
cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Tính không thể chuyển giao và tính không thể thay thế của nghĩa vụ
cấp dưỡng đã được ghi nhận tại Điều 381, 379 – Bộ luật Dân sự năm 2005 về
việc không thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc thay thế nghĩa vụ
khác và không thể bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ bù trừ là nghĩa
vụ cấp dưỡng. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế
quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây: a. Quyền cấp dưỡng,
quyền bồi thường thiệt hại…” [21, Điều 309].
- Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình
trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình
10
năm 2000 quy định “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và
con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa
vợ chồng theo quy định của Luật này” [20, Điều 50, Khoản 1]. Như vậy, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã xác định rõ phạm vi chủ thể của quan hệ
cấp dưỡng đó là cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau,
giữa ông bà và cháu. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm
chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu
ruột tại Khoản 1 – Điều 107. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 mới chỉ
quy định việc cấp dưỡng giữa những người có quan hệ đương nhiên về pháp
luật, trong khi đó tập quán và truyền thống văn hóa, đạo đức của gia đình Việt
Nam thường đề cao trách nhiệm của những người có quan hệ thân thích với
nhau theo quan điểm: “sểnh cha còn chú, sểnh mẹ bú dì”. Đây là một điểm
mới phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, đó là truyền thống
tương thân tương ái của dân tộc ta và thực tiễn cuộc sống. Chính từ đặc điểm
này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở
đạo đức và quan hệ ruột thịt giữa con người với nhau theo phong tục, tập
quán. Sau đó quan hệ cấp dưỡng mới được điểu chỉnh bởi quy phạm pháp luật
và trở thành quan hệ pháp luật.
- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù
ngang giá. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản
đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người cấp dưỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền
tương ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đặt ra, chỉ
trong trường hợp nhất định và với điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng
mới phát sinh. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương
đương, không có tính tuyệt đối và không diễn ra đồng thời. Ví dụ: cha mẹ
phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên nhưng con chỉ phải cấp
dưỡng cho cha mẹ khi con đã thành niên và có khả năng lao động.
11
- Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý
được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các
biện pháp cưỡng chế thi hành. Bởi lẽ, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa
các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi
dưỡng (giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà với các
cháu; giữa vợ chồng…). Giữa các thành viên trong gia đình luôn có mối quan
hệ tình cảm khăng khít, khó tách rời. Khi các thành viên trong gia đình không
thể trực tiếp quan tâm, chăm sóc nhau, thì họ thực hiện nghĩa vụ này thông
qua việc cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuất phát từ
lương tâm, đạo đức và dư luận xã hội. Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn
tránh trách nhiệm cấp dưỡng của mình lúc này biện pháp cưỡng chế mới đặt
ra. Đồng thời, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ
cấp dưỡng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 đã quy định vấn đề cấp dưỡng như một chế định quan trọng
cần thiết để điểu chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ
phát sinh trong những điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng
không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp
dưỡng mới xuất hiện. Khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh nhằm đáp ứng nhu
cầu vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của người được cấp dưỡng.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong
xã hội có giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ly hôn là một
mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt
không thể thiếu của quan hệ hôn nhân. Khi đời sống tình cảm yêu thương
giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích hôn nhân không
12
đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng cho vợ chồng, con cái
và các thành viên trong gia đình thoát khỏi những xung đột, bế tắc trong đời
sống chung. Vì khi hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ
chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì mối quan hệ của các thành viên trong
gia đình không còn tốt đẹp như trước thì ly hôn là tất yếu xảy ra.
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn
chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm
hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là
kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của
mình. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự
tan vỡ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng
không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ
chồng muốn sao làm vậy mà bằng pháp luật. Bởi trong quan hệ hôn nhân
không chỉ có lợi ích riêng của vợ chồng mà còn có lợi ích của Nhà nước và xã
hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình – tế bào của xã hội và
lợi ích của con cái – thành viên của gia đình và của xã hội. Như vậy, Nhà
nước bằng việc quy định những điều kiện để cho phép vợ chồng ly hôn, đặt ra
những căn cứ để giải quyết ly hôn, từ đó Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào
những quy định, căn cứ đó để công nhận hoặc quyết định ly hôn. Bằng những
hoạt động này, Nhà nước kiểm soát việc ly hôn, tránh tình trạng ly hôn tùy
tiện nhằm đảm bảo lợi ích của gia đình và không ảnh hưởng tới chức năng của
gia đình là tế bào của xã hội.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, cuộc sống ngày càng đa dạng, phát
triển, hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng cao trong cả
đời sống vật chất và tình cảm, yêu cầu của mỗi người đối với người khác, đặc
biệt là đối vợ hoặc chồng có sự khác biệt rất lớn đối với quan niệm của con
người thời xưa. Hiện nay, quan niệm về bình đẳng giới dần được công nhận
13
và là một phần của cuộc sống thường ngày, quan niệm “phu xướng phụ tùy”
không còn quá chi phối trong mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, khi xung
đột gia đình xảy ra, tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được thì ly hôn là
tất yếu xảy ra.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền ly hôn đã được
khẳng định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đó là Hiến pháp,
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ cóquyền kếthôn, ly hôn. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau” [23, Điều 36]. Khái niệm ly hôn được quy định tại Luật
Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Ly hôn là chấm dứt quan hệhôn nhân
do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng
hoặc cả hai vợ chồng” [20, Điều 8, Khoản 8]. Khoản 14, Điều 3 - Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 cũng đưa ra khái niệm ly hôn như sau: “Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật
của Tòa án” [24, Điều 3]. Về bản chất hai khái niệm này là giống nhau, đều
khẳng định việc ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ, chồng và được
pháp luật công nhận việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thể hiện qua bản án,
quyết định của Tòa án.
Việc ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng tất yếu sẽ
kéo theo những hậu quả pháp lý cần được thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết.
Những hậu quả pháp lý đó là những nội dung cần được giải quyết khi chấm
dứt hôn nhân liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của vợ và
chồng, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với
con cái… Xuất phát từ lợi ích của gia đình, quyền và lợi ích chính đáng của
vợ chồng, các con, sự ổn định của các quan hệ hôn nhân và gia đình, việc quy
định bằng pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn giúp Tòa án nhân dân các
cấp có đủ cơ sở pháp lý để điều tra, tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới những
14
mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư, tình cảm của người trong cuộc để có thể giải
quyết ly hôn chính xác đảm bảo quyền lợi của các bên, của gia đình và xã hội.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những hậu quả pháp lý của việc ly
hôn liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ tài sản giữa vợ
cũ với chồng cũ.
Như vậy, từ khái niệm cấp dưỡng nói chung, ta có thể hiểu cấp dưỡng
sau ly hôn như sau: Cấp dưỡng sau ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng
góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng
sau khi ly hôn mà gặp khó khăn, túng thiếu hoặc của con chưa thành niên, đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình mà không sống chung với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn.
Là một trường hợp của quan hệ cấp dưỡng nói chung nên cấp dưỡng
sau ly hôn cũng có những đặc điểm cơ bản của quan hệ cấp dưỡng nói
chung như:
- Là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với nhân thân của mỗi
bên trong quan hệ cấp dưỡng, nên nó là nghĩa vụ không được chuyển giao
cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và việc thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền
được cấp dưỡng.
- Là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù ngang giá.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính
pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và
cả các biện pháp cưỡng chế thi hành.
- Là một quan hệ phái sinh, chỉ phát sinh trong những điều kiện nhấtđịnh.
Luật Hôn nhân và gia đình nhằm mục đích cao nhất là góp phần xây
dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền
vững của xã hội. Các quy định của luật có tác dụng phòng ngừa và xử lý
15
những tình huống khủng hoảng và bi kịch của đời sống gia đình, đặc biệt khi
ly hôn. Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan
trọng về việc củng cố bền vững của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội.
Việc cấp dưỡng mang tính chất tương trợ giữa các thành viên trong gia đình.
Đây là một hoạt động được khuyến khích thực hiện không chỉ đối với các
thành viên trong gia đình mà nhà nước và xã hội khuyến khích các tổ chức,
các nhân có hoàn cảnh đặc biệt túng thiếu. Chế định cấp dưỡng nói chung thể
hiện một giá trị tốt đẹp về tình cảm gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau trong
gia đình, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chế định
cấp dưỡng mang ý nghĩa tạo nên một sự ổn định đời sống, sự yêu thương,
đoàn kết của mọi người quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định xã hội.
Chế định này lại càng cần thiết hơn khi được quy định trong trường hợp
cha mẹ ly hôn. Khi cha mẹ ly hôn thì con cái là người bị ảnh hưởng và thiệt
thòi về mặt tâm lý tình cảm cũng như sự phát triển bình thường của đứa trẻ,
rất nhiều trường hợp dẫn tới đứa trẻ bỏ học, bỏ nhà, phạm tội… Việc đảm bảo
nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho con cái có được
cuộc sống và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Khi hôn nhân
tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa
vụ giữa vợ và chồng đảm bảo cho bên khó khăn, túng thiếu có thể ổn định
cuộc sống sau ly hôn. Quy định này thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam cũng như con người Việt Nam “lá lành đùm là rách”.
1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng
sau ly hôn
1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn
Ly hôn dẫn đến sự ly tán gia đình, mỗi người mỗi ngả. Cha mẹ chia
tay nhau dẫn đến việc các con sẽ không được hưởng sự nuôi dưỡng trực tiếp
16
của cả hai người. Tuy nhiên, sự ly tán gia đình không làm mất đi sự gắn bó
huyết thống giữa các thành viên gia đình và từ đó là quyền của con được cha
mẹ tiếp tục nuôi dưỡng hay là quyền và trách nhiệm của vợ, chồng cấp
dưỡng lẫn nhau trong trường hợp một trong hai người có nhu cầu cấp dưỡng
và bên kia có khả năng.
Chế định cấp dưỡng có ý nghĩa xã hội quan trọng trong việc củng cố
chức năng của gia đình, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống. Gia đình
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta có sự đan xen giữa các yếu tố truyền thống
và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình vẫn là tái sản xuất ra con
người, tái sản xuất ra sức lao động thông qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc các
thành viên trong gia đình. Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia
đình đã góp phần củng cố chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người chưa
thành niên, người cao tuổi, người không có khả năng lao động trong gia
đình, là cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo cho con cái được nuôi dạy tốt
trong cả những hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn. Chế định cấp dưỡng
đã đóng góp đáng kể vào củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp
cho gia đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao
cho mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chế định cấp
dưỡng góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, các chế định về cấp dưỡng còn là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các
thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá
trị đạo đức bị thay đổi thì các quy phạm pháp luật sẽ là dây xích gắn kết các
thành viên trong gia đình với nhau.
Hơn nữa, khi quy định vấn đề này pháp luật Việt Nam thể hiện rõ sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo quyền con người,
quyền phụ nữ và trẻ em. Việc quy định quyền của phụ nữ và trẻ em trong
pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới và trẻ em
17
trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung
và giải phóng phụ nữ, trẻ em nói riêng. Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ, trẻ em
thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân
phong kiến, được thể hiện trước tiên qua các bản Hiến pháp các thời kỳ. Tuy
nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các
quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng được thể
hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những
quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa
trong các văn bản pháp luật. Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam được
pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật
nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị,
kinh tế và trong đời sống gia đình, thể hiện rõ nhất tại Điều 26, 36 Hiến pháp
năm 2013. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển một
cách toàn diện cả về thể chất và tâm sinh lý, góp phần nuôi dưỡng những
mầm non – tương lai của đất nước, thể hiện ở Điều 37 Hiến pháp năm 2013.
Một trong những điều luật cụ thể hóa sự ghi nhận hai quyền này trong Hiến
pháp đó là việc quy định vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Việc cấp dưỡng sau ly
hôn nói riêng và cấp dưỡng nói chung cho những người chưa thành niên hoặc
đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình nhằm đảm bảo cho những người đó được phát triển toàn diện, có cuộc
sống bình thường ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tình trạng ly hôn không chỉ ở Việt
Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang ngày càng gia tăng với những
nguyên nhân và lý do rất đa dạng, phức tạp. Các con số được thống kê qua
các năm gần đây cho thấy số lượng án ly hôn được giải quyết tăng lên qua các
năm. Nếu như trước đây hầu hết các vụ ly hôn đều xảy ra ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… thì hiện nay, với công cuộc hiện đại
18
hóa, đô thị hóa nông thôn, tình trạng ly hôn ở các vùng nông thôn đang dần
trở nên phổ biến hơn, nhất là những vùng có nhiều người đi xuất khẩu lao
động. Tuy nhiên, dù tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng,
phức tạp hơn nhưng người dân chưa thực sự tìm hiểu pháp luật về hôn nhân
và gia đình cùng với ý thức pháp luật còn kém. Điều này tất yếu kéo theo việc
người dân tự do ly hôn nhưng không biết hoặc không tìm hiểu rõ các quy định
của pháp luật về ly hôn, dẫn đến không hiểu mình có quyền gì và có nghĩa vụ
gì trong quan hệ giữa các bên khi ly hôn. Đây chính là một trong những lý do
phát sinh vụ án tranh chấp khi ly hôn. Đặc biệt là tranh chấp về cấp dưỡng, do
không tìm hiểu pháp luật nên nhiều người hiểu khi quan hệ vợ chồng chấm
dứt là không có bất kỳ nghĩa vụ nào giữa vợ và chồng, thậm chí là nghĩa vụ
đối với con cái khi được một bên nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Hơn nữa, các
quy định pháp luật về cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình trước đây
tuy có quy định nhưng không cụ thể, rõ ràng, chỉ mang tính khái quát làm ảnh
hưởng đến việc áp dụng pháp luật của các chủ thể trong quan hệ và đối với cả
chính những người làm công tác giải quyết xét xử còn lúng túng và áp dụng
không đồng bộ. Vì vậy, cần thiết phải có sự quy định rõ ràng, cụ thể của pháp
luật về vấn đề cấp dưỡng cũng như những hậu quả pháp lý khi ly hôn tạo
hành lang pháp lý cho việc xét xử, giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát
sinh khi ly hôn được đồng bộ và đảm bảo nguyên tắc công bằng của pháp
luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn
nhân khi quan hệ này chấm dứt.
Pháp luật Việt Nam cũng đi theo xu hướng chung của pháp luật các nước
trên thế giới. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là vấn đề cần thiết trong pháp luật
Việt Nam mà nó còn là vấn đề không kém phần quan trọng trong hệ thống
pháp luật của các nước phát triển. Ví dụ như trong hệ thống pháp luật của Anh
thì chế định cấp dưỡng cũng được quy định khá rõ ràng. Trong Luật Hôn nhân
19
và gia đìnhcủa Anh thì việc cấp dưỡng cho trẻ em luôn là vấn đề trên hết. Cấp
dưỡng cho trẻ em được quy định ngay cả khi trẻ em còn chung sống với cha
mẹ. Khi cuộc sốngvợ chồngcó sự thay đổi như ly hôn, đứa trẻ buộc phải sống
chung với cha hoặc mẹ thì pháp luật quy định cấp dưỡng cho trẻ để đảm bảo
được nhu cầu cơ bản. Cấp dưỡng cho vợ và chồng sau ly hôn cũng là một vấn
đề được pháp luật quan tâm và cũng là vấn đề gây tranh cãi. Một mặt, sự cấp
dưỡng sau ly hôn nhằm làm cho cuộc sống của vợ hoặc chồng ổn định nhưng
mặt khác vấn đề cấp dưỡng lại là việc khó khăn đốivới bên cấp dưỡngvì họ có
thể sẽ không đảm bảo được cuộc sống hiện tại. Còn người được cấp dưỡng
cũng sẽ khó trở lại mức sống như lúc ban đầu. Trong hệ thống pháp luật nước
này thì quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm hơn. Đây là những điểm nổi
bật trong Luật Hôn nhân và gia đình nước Anh, làm nổi bật quyền và lợi ích
của phụ nữ và trẻ em. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước Anh so với hệ
thống pháp luật Việt Nam về chế định cấp dưỡng có những điểm khác nhau.
Song chế định cấp dưỡng ở hai hệ thống pháp luật đều có ưu và nhược điểm
riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như tính truyền thống trong đời
sống hôn nhân của công dân ở mỗi nước [11, tr.19].
1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn
- Trước hết là xác định nhóm các chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn chỉ được đặt ra đối với nhóm quan hệ
cha, mẹ, con và quan hệ vợ chồng, không đặt ra đối với nhóm quan hệ giữa
các thành viên khác trong gia đình: quan hệ giữa ông, bà đối với cháu, quan
hệ giữa cô, dì, chú bác đối với cháu bởi đó là những chủ thể không trực tiếp
tham gia và bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích khi ly hôn.
Sau ly hôn, quan hệ cấp dưỡng chủ yếu được xác định là trách nhiệm
cha mẹ, người không trực tiếp nuôi dưỡng phải cấp dưỡng cho con. Việc cấp
dưỡng giữa vợ, chồng chỉ đặt ra trong những trường hợp một trong hai người
20
không có điều kiện để tự nuôi mình do không còn đủ sức lao động hoặc thu
nhập quá thấp, không đủ chi phí cho cuộc sống của mình và bên kia có khả
năng cấp dưỡng. Ngoài hai nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là
cha mẹ - con và vợ - chồng, nếu trong gia đình trước đó có những người cùng
chung sống, đang được vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng nuôi dưỡng thì
việc xem xét khả năng thực hiện việc cấp dưỡng cho người đó cũng là một
trong những nội dung của pháp luật cần dự liệu quy định.
- Xác định mức cấp dưỡng, thời hạn cấp dưỡng, chấm dứt cấp dưỡng,
phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Xác định trường hợp thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn: Thay
đổi mức cấp dưỡng do có sự thay đổi về điều kiện của hai bên; do vợ chồng
sau khi ly hôn một thời gian mới phát sinh điều kiện và nhu cầu cấp dưỡng.
1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn
1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Cho đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến với
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị của nhà nước phong kiến Việt Nam ít nhiều chịu
ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc và được thể hiện rõ nét qua hai Bộ luật
Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta
và bắt đầu đặt nền móng cho sự đô hộ bằng việc ban hành các bộ luật như:
Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm
1931 áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ năm 1936 áp dụng ở Trung kỳ.
Như vậy, có thể chia pháp luật hôn nhân và gia đình trước Cách mạng tháng
Tám ra thành hai thời kỳ:
- Thời kỳ phong kiến:
Dưới triều Lê, Bộ luật Hồng Đức được coi như là một thành tựu to lớn
trong lịch sử lập pháp Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình được thiết
21
lập trên nguyên tắc: Bảo đảm tôn ti, trật tự, đẳng cấp trong mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập tối cao quyền của
người gia trưởng. Đến triều Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo
nên Bộ luật Gia Long ra đời được coi là sự sao chép nguyên bản của bộ luật
nhà Thanh, các quan hệ hôn nhân và gia đình xây dựng theo mô hình gia đình
phụ quyền Trung Quốc. Theo đó, vai trò của người đàn ông trong gia đình
được tôn vinh, hạ thấp vai trò và vị trí của người phụ nữ, người phụ nữ phải
sống theo thuyết “tam tòng tứ đức”. Chế độ đa thê và những quy định nghiêm
khắc về ly hôn đã bóp méo bản chất của một cuộc hôn nhân chân, khiến nó
trở thành thứ xiềng xích trói buộc người phụ nữ trong những nghi lễ bất bình
đẳng nên quyền tự do ly hôn của người phụ nữ hầu như không có. Nhưng
pháp luật lại trao cho người đàn ông được quyền ly hôn khi vợ phạm vào
“nghĩa tuyệt” và chỉ khi thuộc trường hợp “tam bất khứ” thì quyền ly hôn
người vợ của người chồng mới bị hạn chế như: vợ đã để tang nhà chồng ba
năm, trước khi cưới nghèo sau giàu… Như vậy, những quy định đó không nói
lên bản chất thật sự của ly hôn mà nó chỉ là một thứ công cụ bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội.
Trong thời kỳ này quy định về cấp dưỡng nói chung được pháp luật
quy định chặt chẽ để đảm bảo nề nếp, tôn ti trật tự trong gia đình phong
kiến. Có quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và con
cái đối với ông bà cha mẹ nhưng do tư tưởng trọng nam khinh nữ, chỉ
người chồng được quyền ly hôn vợ nên quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn hầu
như không được quy định.
- Thời kỳ Pháp thuộc:
Thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã lần lượt ban hành các
văn bản pháp luật mới như: Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở
Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm 1931 áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ
22
năm 1936 áp dụng ở Trung kỳ. Trong giai đoạn này, pháp luật nói chung và
pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng có nhiều thay đổi nhưng vẫn duy trì
sự bất bình đẳng nam nữ, thừa nhận quyền gia trưởng làm ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã
bước đầu quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn tại Dân
luật Bắc kỳ, Điều 142, 143 Dân luật Trung kỳ: “án xử ly hôn sẽ xử cả về tiền
cấp dưỡng cho người vợ về sự trông coi con cái và về quyền lợi tài sản của
người vợ” [7] và việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sẽ chấm dứt khi người vợ tái
giá hoặc ăn ở tư tình với người khác hoặc vô hạnh. Việc chăm sóc, nuôi
dưỡng con khi cha mẹ ly hôn được pháp luật ghi nhận nhưng vấn đề nuôi
nấng con cái được giao cho người cha trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ
ấy mà Tòa án giao cho người mẹ thì người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền
nuôi con. Như vậy, chế định cấp dưỡng sau ly hôn thời kỳ này đã có sự tiến
bộ quan trọng, bước đầu ghi nhận việc đảm bảo quyền lợi của người vợ và
các con khi ly hôn. Mặc dù chưa thật rõ ràng, công bằng và bình đẳng nhưng
có thể coi các quy định này là dấu ấn tiến bộ trong pháp luật hôn nhân và gia
đình, là nền tảng cho các đạo luật hôn nhân và gia đình về sau này ghi nhận,
xây dựng và phát triển thêm góp phần đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ
và trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự chủ.
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh, trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình. Chế định về
cấp dưỡng sau ly hôn từ Cách mạng tháng Tám đến nay được chia làm 3 giai
đoạn tương ứng với sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình.
23
- Từ năm 1945 đến năm 1954
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập hiến ở nước ta.
Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam, nữ về mọi mặt
tạo cơ sở pháp lý để ban hành các Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ
hôn nhân và gia đình, từng bước xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ
cũ. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159 ngày
17/11/1950 đã đánh dấu bước khởi đầu của pháp luật về hôn nhân và gia đình
trong chế độ mới.
Sắc lệnh số 97/SL gồm có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hôn
nhân và gia đình, thừa nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia
đình, xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, được quy định tại Điều 4, 5, 6
của Sắc lệnh. Đây là điểm tiến bộ trong pháp luật hôn nhân gia đình trong giai
đoạn mới. Tuy nhiên, Sắc lệnh số 97/SL chỉ dừng lại ở việc ghi nhận sự bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng mà chưa đề cập đến vấn đề ly hôn và hậu quả
pháp lý của ly hôn trong đó có vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Những hạn chế
này đã được khắc phục trong Sắc lệnh số 159/SL với những quy định thừa
nhận nguyên tắc tự do hôn nhân cùng với việc quyền lợi của người phụ nữ có
thai và thai nhi, con chưa thành niên khi ly hôn. Điều 6 - Sắc lệnh số 159 quy
định: “Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định
việc trông nom, nuôinấng và dạydỗ chúng;haivợ chồng đã ly hôn phải cùng
chịu phítổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình” [5,
Điều 6]. Như vậy, pháp luật về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn trong
giai đoạn này đã phần nào xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc
hậu, giải phóng người phụ nữ khỏi sự ràng buộc khắt khe, không tôn trọng
quyền lợi chính đáng của họ, quyền lợi của người phụ nữ và con chưa thành
niên khi cha mẹ ly hôn được đảm bảo. Tuy nhiên chưa có quy định việc bảo
24
vệ quyền lợi của con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, đây là
một điểm hạn chế của pháp luật thời kỳ này.
- Từ năm 1954 đến năm 1975
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, tuy nhiên đất nước
ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt:
miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và là
hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ở miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Sắc lệnh
số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã hoàn thành sứ mệnh của mình tuy nhiên
vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Vì vậy, “việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở
thành đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội. Đó là tất yếu khách quan thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta” – Công báo số 1 năm1960.
Hiến pháp năm 1959 ra đời, ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về mọi
mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình tạo cơ sở pháp lý cho việc
ban hành một đạo luật mới về hôn nhân gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1959 dành một chương riêng để quy định về ly hôn và hậu quả pháp lý
của ly hôn với những quy định khác hẳn với pháp luật trước kia.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ghi nhận nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi của con sau ly hôn tại Điều 31, 32, 33 - Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1959: vợ chồng khi ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với
con chung: việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con
chưa thành niên phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con hay việc đóng
góp phí tổn nuôi con…
Về cấp dưỡng giữa vợ, chồng thì pháp luật ghi nhận nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa vợ và chồngkhi ly hôn “nếu mộtbên gặp khókhăn,túngthiếu,yêu cầu cấp
dưỡng thìbên kia phảicấp dưỡng tùy theo khả năng của minh” [17, Điều 30].
25
Như vậy, so với Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL thì những
quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đầy đủ và cụ thể
hơn, thể hiện sự tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn mang tính khái quát, chưa quy
định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên không có khả năng
lao động. Có thể nói đây là bước phát triển của pháp luật hôn nhân và gia
đình, là cơ sở để từng bước xây dựng và phát triển ngành luật hôn nhân và gia
đình trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.
Ở miền Nam, sau năm 1954 đế quốc Mỹ thay chân Pháp nhảy vào xâm
lược nước ta, tiến hành chính sách thực dân kiểu mới. Chế độ hôn nhân và gia
đình được áp dụng ở miền Nam trong giai đoạn này thể hiện qua ba văn bản:
Luật Gia đình (Luật số 1/59), Sắc luật số 15/64, Bộ luật dân sự Sài Gòn năm
1972. Trong đó, việc giải quyết hậu quả của ly hôn chủ yếu dựa trên yếu tố lỗi
của các bên vợ chồng như người có lỗi phải cấp dưỡng cho người kia hay
người không có lỗi đương nhiên được nuôi con dưới 16 tuổi…
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Luật số 1/59 có những quy định về quyền
bình đẳng của người phụ nữ, người vợ trong gia đình, bãi bỏ chế độ đa thê
những đạo luật này chỉ quy định về ly thân còn vấn đề ly hôn thì quy định tại
Điều 55 như sau: “Cấm chỉvợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn”, trừ trường
hợp do Tổng thống quyết định. Do đó không đặt ra vấn đề hậu quả của ly hôn
nói chung và vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng.
Sau khi chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Luật số 1/59
được thay thế bằng Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/2964. Sắc luật số 15/64 có
quy định về vấn đề ly hôn giữa vợ và chồng cũng như giải quyết ly hôn và
hậu quả của nó. Theo quy định của Sắc luật số 15/64, quan hệ vợ chồng chấm
dứt bằng ly hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn được đặt
ra nhưng người có có lỗi phải cấp dưỡng cho người hôn phối không có lỗi,
hay việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cũng căn cứ trên cơ sở lỗi
26
của hai vợ chồng nên người không có lõi sẽ đương nhiên được quyền nuôi
con dưới 16 tuổi, quyền thăm nom, cấp dưỡng cho con thuộc về người kia.
Nhìn chung, Sắc luật số 15/64 đã xóa bỏ những quy định không hợp lý của
Luật số 1/59 những cũng chưa quy định một cách rõ ràng việc bảo vệ quyền
và nghĩa vụ của các bên hôn phối và của con cái.
Ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho
soạn thảo, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với nhu
cầu phát triển của xã hội nhằm phục vụ cho sự cầm quyền của mình. Bộ Dân
luật năm 1972 ra đời thay thế Sắc luật số 15/64. Bộ Dân luật năm 1972 coi ly
hôn là một chế định do dân luật điều chỉnh nhưng về cơ bản dựa trên các quy
định của Sắc luật 15/64. Theo đó, vấn đề cấp dưỡng được đặt ra nhưng có sự
phân biệt giữa tiền cấp dưỡng mà người có lỗi phải trả cho người vô tội với tiền
cấp dưỡng được ấn định trong thời gian làm thủ tục ly hôn. Bộ Dân luật năm
1972 quy định: “Tòa án có thể buộc người hôn phối có lỗi trong việc ly hôn
phải cấp dưỡng cho người kia tùy theo tư lực của mình …” [1, Điều 197].
Tựu chung lại, pháp luật hôn nhân và gia đình áp dụng ở miền Nam
thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các phong tục tập
quán lạc hậu vẫn còntồn tại, và đó là công cụ để bảo vệ của chính quyền phản
động tay sai. Vì vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và
gia đình do chính quyền ngụy Sài Gòn ban hành thời kỳ này đều bảo vệ quyền
lợi của người gia trưởng, thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng,
có sự phân biệt giữa các con nhằm bảo vệ nhà nước phản động mị dân đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân ta.
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả
nước giành độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng
27
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật áp
dụng thống nhất chung cho cả nước. Trước yêu cầu đó, Hiến pháp năm 1980
được ban hành, ghi nhận các nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình, trên
cơ sở đó ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Các quy định về cấp dưỡng sau ly hôn về cơ bản vẫn dựa trên những
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng có một số bổ sung
thêm theo hướng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Ví dụ như lần đầu tiên đưa ra quy
định để bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên nhưng không có khả năng lao
động hoặc vấn đề thay đổi mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng. Với những
quy định này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần vào việc xây
dựng và củng cố quan hệ gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy các
phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của dân tộc
ta tuy nhiên vẫn mang tính định hướng, khái quát. Do vậy, việc áp dụng các
quy định này vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế gặp nhiều
khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. Trước những thay đổi về
điều kiện kinh tế - xã hội, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986, kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000.
Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
ra đời đã góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ
gìn và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của gia định Việt
Nam, qua đó có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân
lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và
đất nước nói chung.
Thông qua những quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia
28
đình tiến bộ, ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người,
quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự
an toàn cho các quan hệ phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình. Điểm
mới thiết thực nhất gắn liền với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ cấp dưỡng mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đó là Luật Hôn
nhân và gia đình đã quy định mở rộng đối tượng được cấp dưỡng và phương
thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên sau 13 năm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh đất nước bước
sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có
những thay đổi đáng kể cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn của pháp luật.
Trong bối cảnh như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ một
số điểm bất cập, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật này là yêu cầu
cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương và
bộ ngành có liên quan và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan
soạn thảo, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn
nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán
thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10
chương, 133 điều quan hệ hôn nhân và gia đình sẽ có những quy định pháp lý
điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng
xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước
và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể,
Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm
dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác
của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...
29
Kết luận chương 1
Việc làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn sẽ là cơ sở
cho việc đưa ra các quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn tại chương 2
một cách đầy đủ, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các quy định pháp luật
khác có liên quan.
30
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Là một trong những hậu quả pháp lý của ly hôn nên nghĩa vụ cấp
dưỡng sau ly hôn có chủ thể hẹp hơn nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung. Khi ly
hôn, chỉ giải quyết, xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ với
con. Chính vì vậy mà nghĩa và cấp dưỡng sau ly hôn chỉ xảy ra hai trường
hợp là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha
mẹ với con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.
Quan hệ hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng. Nội dung
quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân
và các nghĩa vụ về tài sản. Thực hiện quyền và nghĩa vụ đó nhằm đảm bảo
thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, đảm
bảo lợi ích chung của gia đình và xã hội. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt (vợ
chồng ly hôn) về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng
sẽ chấm dứt hoàn toàn dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được
thì Toà án cũng sẽ quyết định nhưng quyền và nghĩa vụ về tài sản trong đó có
quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không hẳn đã chấm dứt. Quyền và nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa vợ và chồng là kết quả của quan hệ hôn nhân hợp pháp và quan
hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh kể từ thời điểm kết hôn. Khi ly hôn,
một bên vợ hoặc chồng sẽ được cấp dưỡng nếu bên khó khăn túng thiếu có
yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng.
31
Quan hệ huyết thống là quan hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ
nữ và từ sự kiện đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Có chung
huyết thống tức là giữa họ có mối quan hệ về mặt sinh học. Cha mẹ là người
sinh ra các con, do vậy họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc các con trở
thành công dân tốt, và những người con cũng có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ,
đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau bệnh tật… Điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ
tình cảm tồn tại lâu bền giữa họ.
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ do sự kiện nuôi con nuôi và quan hệ
hôn nhân đem lại, được thể hiện qua Quyết định công nhận cha, mẹ, con của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi
một đứa trẻ (trừ trường hợp đặc biệt có thể người được nhận làm con nuôi là
người đã thành niên) không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và
các con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho
người được nhận nuôi được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với
đạo đức xã hội.
- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung vớinhau.
Khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng cùng sống chung với
nhau thì người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện hành vi chăm sóc, nuôi
dưỡng người được cấp dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng
không được đặt ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng
có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định người có nghĩa vụ
nuôi dưỡng không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình
như: phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù
hay phổ biến nhất là trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Trong những trường
hợp đó, để đảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng, đồng thời thể hiện
phần nào sự quan tâm, chăm sóc giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người
được nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.
32
Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng bị nhầm lẫn
với nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng có
cùng chủ thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt với nhau - là những
người có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại các điều 36, 38, 47, 48 những
người có nghĩa vụ nuôi dưỡng bao gồm: cha, mẹ và con, anh chị em với nhau,
ông bà và cháu. Điều 50 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy
định: nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh
chị em với nhau, giữa ông bà nôi, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng.
Mặt khác điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này cũng có nét tương đồng như:
một hoặc nhiều người trong số những người có quan hệ gia đình với nhau
nhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có khả năng
để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng. Do vậy, để phân biệt hai nghĩa vụ này phải
dựa vào yếu tố không gian giữa các chủ thể. Luật Hôn nhân và gia đình quy
định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chung sống với nhau thì
giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp
dưỡng, người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng
chung sống với nhau. Vấn đề đặt ra là thế nào là “sống chung”. Hiện nay có
ba quan điểm khác nhau về “sống chung”.
Quan điểm thứ nhất cho rằng những người sống chung là những người
có cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh
sống thường xuyên dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú.
Quan điểm thứ ba cho rằng việc xác định thế nào là sống chung không
33
phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú mà căn cứ vào
nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ, do đó những
người được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng.
Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, có thể thấy rằng quan
điểm thứ ba là đầy đủ hơn cả vì trong thực tế có những người có cùng nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không cùng ăn chung ở chung. Ví dụ
như cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn ở chung một nhà với nhau. Bên
cạnh đó cũng có những trường hợp có những người có nơi đăng ký hộ khẩu
khác nhau nhưng lại ăn chung, ở chung với nhau. Như vậy, theo quan điểm
thứ ba thì những người không cùng chung sống là những người không có quỹ
tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một quan hệ có phải là quan
hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cần xác định giữa các chủ thể này có
quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung thì
quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp
dù sống chung một nhà, dù có quỹ tiêu dùng chung nhưng người có nghĩa vụ
nuôi dưỡng lại không quan tâm, chăm sóc đến người được nuôi dưỡng. Lúc
này nghĩa vụ nuôi dưỡng được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật Hôn
nhân và gia đìnhnăm 2014 quyđịnh: “Trongtrườnghợpngười cónghĩa vụ nuôi
dưỡng trốn tránhnghĩavụ thìtheoyêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được
quyđịnh tạiĐiều 119của Luậtnày, Tòaán buộcngười đóphảithựchiện nghĩa
vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này” [24, Điều 107, Khoản 2].
Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng để xác định, phân biệt đâu là
nghĩa vụ cấp dưỡng và đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng là không dễ . Tuy vậy,
không phải vì thế mà không cần phân biệt giữa cấp dưỡng và nuôi dưỡng, cần
phải phân biệt khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh, khi nào nghĩa vụ nuôi
dưỡng phát sinh để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ đó, đặc
biệt là đối với những chủ thể chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị
34
mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình.
- Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa cha mẹ với con thì con
được cấp dưỡng là chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con chưa thành niên thì
luôn là đối tượng được cấp dưỡng nhưng đối với con đã thành niên thì phải
có điều kiện nhất định mới được cấp dưỡng. Pháp luật quy định như vậy
nhằm đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên, hơn nữa con chưa thành
niên là con chưa có đủ điều kiện cũng như quyền lợi về mặt pháp luật để có
thể tự nuôi sống bản thân nhưng con đã thành niên đã có đầy đủ điều kiện về
thể chất, sức khỏe cũng như được pháp luật thừa nhận là người đã trưởng
thành, có quyền được làm việc để nuôi sống bản thân. Đối với con đã thành
niên phải có điều kiện thì mới được cấp dưỡng, đó là phải không có khả
năng lao động và đi kèm là không có tài sản để tự nuôi mình. Không có khả
năng lao động có thể là do già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự… Tuy nhiên không có khả năng lao động phải đi kèm với
điều kiện không có tài sản để tự nuôi mình, quy định như vậy bởi trên thực
tế có rất nhiều trường hợp không có khả năng lao động nhưng họ vẫn có tài
sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên vấn đề khi nào một người được coi là
“không có tài sản để tự nuôi mình” là vấn đề cần được pháp luật quy định cụ
thể để làm một trong những căn cứ xác định việc thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng. Vấn đề này Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định rõ
ràng, đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa quy định cụ thể,
vì vậy pháp luật cần phải quy định cụ thể vấn đề này để đảm bảo tính thống
nhất trong thực tiễn xét xử.
- Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa vợ và chồng, Điều 60 –
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 115 - Luật Hôn nhân và gia đình
35
năm 2014 quy định về nghĩavụ cấp dưỡnggiữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:
“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do
chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình” [24,
Điều 115]. Như vậy, có thể hiểu một trong những điều kiện để phát sinh nghĩa
vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là một bên có khó khăn, túng thiếu
có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Theo đó, người có yêu cầu cấp
dưỡng phải là người có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể vấn đề này, không quy định
thế nào là khó khăn, túng thiếu có lý do chính đáng. Do vậy, khi giải quyết các tình
huống trong thực tế người áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn do thiếu căn cứ pháp
lý nên trong nhiều trường hợp người có yêu cầu cấp dưỡng tự do yêu cầu việc
cấp dưỡng và việc xét xử nhiều trường hợp khác nhau nhưng tương tự nhau
lại không được giải quyết một cách nhất quán.. Sự túng thiếu, khó khăn được đề
cập ở đây phải là sự túng thiếu , khó khăn thất sự và có lý do chính đáng như ốm
đau, bệnh tật, tai nạn…Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sự nhưng vì những lý do
không chính đáng như nghiện hút, cờ bạc… thì cũng không được cấp dưỡng.
- Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng.
Về nguyên tắc, giữa cha mẹ và con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
nhau khi một bên gặp khó khăn, túng thiếu hoặc là con chưa thành niên, con
đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Song nghĩa vụ cấp dưỡng
chỉ có thể thực hiện được khi người có nghĩa vụ có khả năng kinh tế. Điều 16
- Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi là Nghị
định số 70/2001/NĐ - CP) (hiện nay, chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) quy định: “Người có khả năng thực tế
để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy
không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí
36
thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” [3, Điều 16]. Như vậy,
đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa vào
hai yếu tố: Thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy
không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi
phi cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng. Theo Điều 56 và Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
thì khi ly hôn cha mẹ không trực tiếp nuôi concó nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
và theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Sau đây gọi là Nghị quyết số
02/2000/NQ – HĐTP) quy định:
Đây là nghĩa vụ của cha mẹ do đó không phân biệt người
trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không
trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong
trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không
trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải
thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền
lợi của con, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét
thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ
khả năng, điều kiện nuôi con thì Toà án không buộc bên kia phải
cấp dưỡng nuôi con [9, mục 11].
Theo những quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con phải có
nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ, dù họ
không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng nhưng không phải vì thế mà mối quan
hệ giữa họ với con cái bị cắt đứt. Họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm “nuôi
dưỡng” dưới dạng “cấp dưỡng” nhằm đảm bảo cho con cái họ được bù đắp sự
hụt hẫng về mặt tinh thần và đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con họ. Tuy
37
nhiên, trong trường hợp con có quyền được cha mẹ cấp dưỡng nhưng cha mẹ
lại không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì cha, mẹ cũng không phải thực
hiện nghĩa vụ (chẳng hạn như trường hợp cha, mẹ bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự, mất khả năng lao động và không có tài sản). Trong trường
hợp này cha, mẹ, người không trực tiếp nuôi con có thể xin tạm hoãn nghĩa vụ
cấp dưỡng cho đến khi họ có khả năng cấp dưỡng. Nhưng Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn không nói cụ thể thời
gian tạm hoãn đến khi nào kết thúc như vậy thì quyền lợi của con cái trong
trường hợp này cũng sẽ không được bảo đảm. Hơn nữa pháp luật còn quy
định phải căn cứ vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy
nhiên, việc xác định khả năng cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là
một vấn đề nan giải, khó xác định được nhất là đối với những người làm nghề
tự do, buôn bán nhỏ… những người có thu nhập bấp bênh, không ổn định.
2.2. Mức cấp dưỡng
Khi đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng, việc đầu tiên là phải xem xét các điều
kiện để phát sinh nghĩa vụ này, nếu có đầy đủ các điều kiện thì phải xét đến
mức cấp dưỡng. Có thể hiểu mức cấp dưỡng là tiền hoặc một khoản tài sản
có giá trị quy đổi được thành tiền mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải trả
cho người được cấp dưỡng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người
được cấp dưỡng.
Khoản 1 - Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1
- Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp
dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người
được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn
cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu hai bên không
thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết [24, Điều 116].
38
Như vậy, mức cấp dưỡng sẽ do người được cấp dưỡng và người cấp
dưỡng thỏa thuận, chỉ khi họ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết.
Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:
- Thứ nhất, phải căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng thực tế của
người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao
gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các
khoản thu nhập khác ngoài lương – tức là thu nhập thực tế của người có nghĩa
vụ cấp dưỡng. Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ
cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ được xác định là mức thu
nhập bình quân hàng tháng của người đó. Trên cơ sở thu thập, kết hợp với các
điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người phải cấp
dưỡng. Khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu
nhập thực tế của họ (thu nhập do lao động mà có). Bên cạnh đó, họ còn có
những thu nhập khác không do lao động mà có như thu nhập do được thừa kế,
do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 – Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì:
“Người có khả năng thực tế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều
51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường
xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản khi trừ đi
chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” [3, Điều 16].
Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:
Trong trường hợp nhiều người cùng cấp dưỡng cho một
người mà trong số đó có người có khả năng thực tế và người không
có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định
tại Khoản 1 Điều này thì người có khả năng thực tế phải thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại
Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình [3, Điều 16].
39
Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực
tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng,
quyền lợi của người được cấp dưỡng.
- Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy đinh:
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định
tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào các
mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng
cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc,
học, khám, chữa bệnh và các chi phí thong thường cần thiết khác để
đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng [3, Điều 16].
Điều 53 -Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định về việc
thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng và theo thỏa thuận của các
bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc
thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tăng hoặc giảm tùy theo hoàn cảnh
cụ thể của người cấp dưỡng. Việc thay đổimức cấp dưỡng trên cơ sở có lý do
chính đáng, lý do đó có thể là người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng
lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm
nên không có lương hoặc có thu nhập hợp pháp khác…
2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡng
Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con khi ly hôn theo thỏa
thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 không quy định về thời gian cấp dưỡng khi ly hôn mà tùy theo từng
trường hợp, các bên có thể thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định thời hạn cấp
dưỡng tại Điều 61 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 118 - Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...hieu anh
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...anh hieu
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành  Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà NẵngLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...
Luận văn: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của To...
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
 

Similar to Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfNuioKila
 

Similar to Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY (20)

Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAYQuyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
 
Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện HànhQuan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
 
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOTLuận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
 
Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình
Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Gia ĐìnhHủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình
Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà NộiChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY

  • 1. HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Nhận Viết Thuê Luận Văn Điểm Cao – Chất Lượng Uy Tín – Đúng Hẹn Zalo trao đổi : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS MAI HIÊN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Tuyết Nhung
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN........................................................................................ 6 1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng.......... 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn..........11 1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn.....................................................................................15 1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn..............15 1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn...................19 1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn......20 1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...........................20 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.............................................22 1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay ......................................................26 Kết luận chương 1....................................................................................29 Chương 2: QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT VỀCẤP DƯỠNGSAU LY HÔN.....30 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng......................................30 2.2. Mức cấp dưỡng............................................................................37 2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡng...........................39 2.4. Thay đổi việc thực hiện cấp dưỡng..............................................43 2.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn....................................45
  • 5. 2.6. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng...........................48 2.7. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng...............51 Kết luận chương 2....................................................................................51 Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN ................................................52 3.1. Nhận xét chung............................................................................52 3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng sau ly hôn.........55 3.2.1. Về mức cấp dưỡng.........................................................................55 3.2.2. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng....................................61 3.2.3. Về thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con......................................63 3.2.4. Về tạm ngừng cấp dưỡng...............................................................67 3.2.5. Trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn..........................................70 3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng sau ly hôn...................................72 3.3.1. Mức cấp dưỡng..............................................................................72 3.3.2. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con...........................................73 3.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng ...................................................................74 3.3.4. Trường hợp cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng.........................................................................75 3.3.5. Cách tính số tiền bồi thường cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn mà một người bị tai nạn...........................................................76 3.3.6. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật ..........................78 Kết luận chương 3....................................................................................79 KẾT LUẬN..............................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................81
  • 6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014 52
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát, con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Hôn nhân tan vỡ, vợ chồng không thể nương tựa, chia sẻ với nhau, theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt, khi một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, có yêu cầu cấp dưỡng thì người vợ hoặc chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của họ, điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại Tòa án, đã xảy ra không ít trường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu hay vợ chồng sau khi ly hôn không quan tâm đến cuộc sống của con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng đối với con. Trước thực tiễn như vậy thì việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn là rất cấp thiết và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của các bên, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
  • 8. 2 trong quan hệ cấp dưỡng. Đây chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. Trong khuôn khổ luận văn, tôi không đề cập một cách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Qua đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu pháp luật về Cấp dưỡng sau ly hôn là mảng đề tài khá quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này một cách riêng lẻ, hầu hết mới chỉ nghiên cứu vấn đề này như là một phần của hậu quả pháp lý của ly hôn hoặc là một trường hợp trong vấn đề cấp dưỡng nói chung. Một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như sau: Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luậnkhoahọcLuậtHôn nhân và Gia đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thànhphố Hồ Chí Minh. Đinh ThịMai Phương(2006) Bình luận khoa học LuậtHôn nhânvà Gia đìnhViệt Nam,NXBChínhtrị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhânvà Gia đìnhnăm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật Hôn nhân và gia đình, hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng, ít đề cập đến thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên.
  • 9. 3 Nhóm luận văn chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Viết Thái (năm 2013); Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Luận văn tốt nghiệp của Lê Thạch Hương (năm 2008); Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (năm 2007)… Tóm lại, cho đến nay mới chỉ có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề cấp dưỡng nói chung hoặc hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung, chưa có một công trình nghiên cứu riêng về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ cấp dưỡng, từ đó đi sâu vào phân tích các trường hợp cần cấp dưỡng khi ly hôn. - Đánh giá việc áp dụng pháp luật về cấp dưỡng trong quá trình giải quyết ly hôn. - Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để đề xuất những kiến nghị, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng của vợ chồng, các con khi ly hôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn.
  • 10. 4 - Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn qua thực tiễn công tác xét xử của toà án. - Đánh giá hiệu quả của việc xét xử tại toà án về giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử tại toà án và đề xuất các kiến nghị cần thiết. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua các Bản án của Tòa án. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản khác có liên quan về cấp dưỡng khi ly hôn. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án qua các vụ án cụ thể trong thời gian từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay. Đề tài chỉ nghiên cứu về mặt nội dung của vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, không đi sâu xem xét nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng và đưa ra một số biện pháp để đảm bảo hiệu quả của Bản án cấp dưỡng trên thực tế. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn, các bài viết, tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.
  • 11. 5 7. Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài Đề tài chú trọng nghiên cứu làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn, đồng thời, đánh giá việc áp dụng pháp luật về vấn đề này qua công tác xét xử của tòa án từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay. Qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị có cơ sở để giải quyết những vướng mắc, bất cập đó cũng như các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn để việc giải quyết vấn đề này khi ly hôn một cách có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo được quyền, lợi ích trước hết của trẻ em và của vợ chồng. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận về cấp dưỡng sau ly hôn. Chương 2. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện nay về cấp dưỡng sau ly hôn. Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn và một số giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN 1.1. Khái niệm cấp dưỡng và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng Cấp dưỡng là một thuật ngữ thể hiện việc một người chu cấp tiền bạc hoặc tài sản cho người có nhu cầu được nuôi dưỡng trên cơ sở giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi tình cảm gia đình. Do đó, quan hệ cấp dưỡng là quan hệ đặc trưng của pháp luật hôn nhân và gia đình. Từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, vấn đề hôn nhân và gia đình luôn là mối quan tâm Đảng và Nhà nước ta. Nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về gia đình đã được ban hành trong những năm qua: Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 cũng như trong các văn kiện của Đảng về chính sách xã hội đã nhấn mạnh đến vai trò của gia đình như là tế bào của xã hội và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Quan điểm và chínhsách này của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, Điều 64 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1992) - văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất khẳng định: “Gia đình là tế bàocủa xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [19, Điều 64]. Để cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, nhằm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 41 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
  • 13. 7 Gia đình là môt hình thứ c tổ chức đờisốngcôn g đồ ng của conngười , môt thiết chế văn hóa– xã hội đặc thù , đươc hình thành, tồn taị và phát triển trên cơ sở của quan hê ̣hôn nhân, quan hê ̣huyết thống, quan hê ̣nuôi dưỡng và giáo dục. Chính vì vậy mà giữa các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Để đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển thì các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Khi Nhà nước và pháp luật xuất hiện, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền. Sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không chỉ là nhu cầu về đạo đức, mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Như vậy, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt, cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng như khi họ phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù… Để đảm bảo cuộc sống bình thường của người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra. Khái niệm cấp dưỡng không thay đổi từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Khoản 11- Điều 8 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 24 – Điều 3 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Từ quy định trên có thể hiểu: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,
  • 14. 8 là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu. Đây là định nghĩa chính thức đầu tiên được ghi nhận trong đạo luật. Mặc dù, ở nước ta quan hệ cấp dưỡng đã được đề cập đến từ khá lâu, từ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc đến khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời với các quy định về cấp dưỡng ngày càng cụ thể hơn, đa dạng hơn nhưng vẫn còn mang tính chung chung, khái quát. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014 đã khắc phục được hạn chế này và là một bước tiến dài trong quá trình bổ sung, hoàn thiện chế định cấp dưỡng cả về cơ sở pháp lý và lý luận. Trước hết phải nói đến việc lần đầu tiên đưa ra khái niệm cấp dưỡng và sau đó là dành một chương riêng để quy định về các vấn đề liên qua đến cấp dưỡng. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta và cho thấy tầm quan trọng của chế định này trong cuộc sống. Khái niệm về cấp dưỡng đã nêu được những nội dung chủ yếu của quan hệ cấp dưỡng như: đối tượng được cấp dưỡng, điều kiện cấp dưỡng, mục đíchcủa việc cấp dưỡng… Có thể nói đây là định nghĩa khá bao quát về cấp dưỡng dưới góc độ pháp lý. Từ khái niệm cấp dưỡng có thể thấy quan hệ cấp dưỡng có những đặc điểm cơ bản sau: - Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với nhân thân của mỗi bên trong quan hệ cấp dưỡng. Điều đó thể hiện ở chỗ: người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Đây là quan hệ tài sảngắn liền với nhân thân của các bêntrongquan hệ cấp dưỡng (bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng), vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng. Điều này đã được quy định tại
  • 15. 9 khoản 1 - Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 - Điều 107 Luật Hônnhân và gia đìnhnăm 2014: “Nghĩavụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩavụ khácvà khôngthể chuyển giao cho người khác” [24, Điều 107]. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được phát sinh khi các chủ thể trong quan hệ thỏa mãn những điều kiện nhất định. Khi nghĩa vụ này xuất hiện, người phải cấp dưỡng hay thậm chí người được cấp dưỡng không được đơn phương hoặc thỏa thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng nghĩa vụ khác. Có nghĩa là bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dung nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm; hoặc cũng không thể sử dụng chúng làm cơ sở đảm bảo cho những nghĩa vụ khác, đồng thời chủ thể trên cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho bất cứ ai. Nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì phải tự mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng của mình cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho mình, ngay cả người được cấp dưỡng cũng không được chuyển giao quyền của mình cho người khác vì nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân than của chủ thể trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Tính không thể chuyển giao và tính không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dưỡng đã được ghi nhận tại Điều 381, 379 – Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc không thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc thay thế nghĩa vụ khác và không thể bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ bù trừ là nghĩa vụ cấp dưỡng. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây: a. Quyền cấp dưỡng, quyền bồi thường thiệt hại…” [21, Điều 309]. - Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình
  • 16. 10 năm 2000 quy định “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng theo quy định của Luật này” [20, Điều 50, Khoản 1]. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã xác định rõ phạm vi chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột tại Khoản 1 – Điều 107. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 mới chỉ quy định việc cấp dưỡng giữa những người có quan hệ đương nhiên về pháp luật, trong khi đó tập quán và truyền thống văn hóa, đạo đức của gia đình Việt Nam thường đề cao trách nhiệm của những người có quan hệ thân thích với nhau theo quan điểm: “sểnh cha còn chú, sểnh mẹ bú dì”. Đây là một điểm mới phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, đó là truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta và thực tiễn cuộc sống. Chính từ đặc điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở đạo đức và quan hệ ruột thịt giữa con người với nhau theo phong tục, tập quán. Sau đó quan hệ cấp dưỡng mới được điểu chỉnh bởi quy phạm pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật. - Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù ngang giá. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người cấp dưỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền tương ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đặt ra, chỉ trong trường hợp nhất định và với điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không có tính tuyệt đối và không diễn ra đồng thời. Ví dụ: cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên nhưng con chỉ phải cấp dưỡng cho cha mẹ khi con đã thành niên và có khả năng lao động.
  • 17. 11 - Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. Bởi lẽ, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng (giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà với các cháu; giữa vợ chồng…). Giữa các thành viên trong gia đình luôn có mối quan hệ tình cảm khăng khít, khó tách rời. Khi các thành viên trong gia đình không thể trực tiếp quan tâm, chăm sóc nhau, thì họ thực hiện nghĩa vụ này thông qua việc cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuất phát từ lương tâm, đạo đức và dư luận xã hội. Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng của mình lúc này biện pháp cưỡng chế mới đặt ra. Đồng thời, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định vấn đề cấp dưỡng như một chế định quan trọng cần thiết để điểu chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. - Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện. Khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của người được cấp dưỡng. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấp dưỡng sau ly hôn Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân. Khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích hôn nhân không
  • 18. 12 đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình thoát khỏi những xung đột, bế tắc trong đời sống chung. Vì khi hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không còn tốt đẹp như trước thì ly hôn là tất yếu xảy ra. Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy mà bằng pháp luật. Bởi trong quan hệ hôn nhân không chỉ có lợi ích riêng của vợ chồng mà còn có lợi ích của Nhà nước và xã hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình – tế bào của xã hội và lợi ích của con cái – thành viên của gia đình và của xã hội. Như vậy, Nhà nước bằng việc quy định những điều kiện để cho phép vợ chồng ly hôn, đặt ra những căn cứ để giải quyết ly hôn, từ đó Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào những quy định, căn cứ đó để công nhận hoặc quyết định ly hôn. Bằng những hoạt động này, Nhà nước kiểm soát việc ly hôn, tránh tình trạng ly hôn tùy tiện nhằm đảm bảo lợi ích của gia đình và không ảnh hưởng tới chức năng của gia đình là tế bào của xã hội. Hơn nữa, trong những năm gần đây, cuộc sống ngày càng đa dạng, phát triển, hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng cao trong cả đời sống vật chất và tình cảm, yêu cầu của mỗi người đối với người khác, đặc biệt là đối vợ hoặc chồng có sự khác biệt rất lớn đối với quan niệm của con người thời xưa. Hiện nay, quan niệm về bình đẳng giới dần được công nhận
  • 19. 13 và là một phần của cuộc sống thường ngày, quan niệm “phu xướng phụ tùy” không còn quá chi phối trong mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, khi xung đột gia đình xảy ra, tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được thì ly hôn là tất yếu xảy ra. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền ly hôn đã được khẳng định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đó là Hiến pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ cóquyền kếthôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [23, Điều 36]. Khái niệm ly hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Ly hôn là chấm dứt quan hệhôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng” [20, Điều 8, Khoản 8]. Khoản 14, Điều 3 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đưa ra khái niệm ly hôn như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật của Tòa án” [24, Điều 3]. Về bản chất hai khái niệm này là giống nhau, đều khẳng định việc ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ, chồng và được pháp luật công nhận việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thể hiện qua bản án, quyết định của Tòa án. Việc ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý cần được thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết. Những hậu quả pháp lý đó là những nội dung cần được giải quyết khi chấm dứt hôn nhân liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của vợ và chồng, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái… Xuất phát từ lợi ích của gia đình, quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng, các con, sự ổn định của các quan hệ hôn nhân và gia đình, việc quy định bằng pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn giúp Tòa án nhân dân các cấp có đủ cơ sở pháp lý để điều tra, tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới những
  • 20. 14 mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư, tình cảm của người trong cuộc để có thể giải quyết ly hôn chính xác đảm bảo quyền lợi của các bên, của gia đình và xã hội. Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những hậu quả pháp lý của việc ly hôn liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ tài sản giữa vợ cũ với chồng cũ. Như vậy, từ khái niệm cấp dưỡng nói chung, ta có thể hiểu cấp dưỡng sau ly hôn như sau: Cấp dưỡng sau ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn mà gặp khó khăn, túng thiếu hoặc của con chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không sống chung với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn. Là một trường hợp của quan hệ cấp dưỡng nói chung nên cấp dưỡng sau ly hôn cũng có những đặc điểm cơ bản của quan hệ cấp dưỡng nói chung như: - Là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn với nhân thân của mỗi bên trong quan hệ cấp dưỡng, nên nó là nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng. - Là quan hệ tài sản song không mang tính đền bù ngang giá. - Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. - Là một quan hệ phái sinh, chỉ phát sinh trong những điều kiện nhấtđịnh. Luật Hôn nhân và gia đình nhằm mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy định của luật có tác dụng phòng ngừa và xử lý
  • 21. 15 những tình huống khủng hoảng và bi kịch của đời sống gia đình, đặc biệt khi ly hôn. Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan trọng về việc củng cố bền vững của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc cấp dưỡng mang tính chất tương trợ giữa các thành viên trong gia đình. Đây là một hoạt động được khuyến khích thực hiện không chỉ đối với các thành viên trong gia đình mà nhà nước và xã hội khuyến khích các tổ chức, các nhân có hoàn cảnh đặc biệt túng thiếu. Chế định cấp dưỡng nói chung thể hiện một giá trị tốt đẹp về tình cảm gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau trong gia đình, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chế định cấp dưỡng mang ý nghĩa tạo nên một sự ổn định đời sống, sự yêu thương, đoàn kết của mọi người quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định xã hội. Chế định này lại càng cần thiết hơn khi được quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Khi cha mẹ ly hôn thì con cái là người bị ảnh hưởng và thiệt thòi về mặt tâm lý tình cảm cũng như sự phát triển bình thường của đứa trẻ, rất nhiều trường hợp dẫn tới đứa trẻ bỏ học, bỏ nhà, phạm tội… Việc đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho con cái có được cuộc sống và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng đảm bảo cho bên khó khăn, túng thiếu có thể ổn định cuộc sống sau ly hôn. Quy định này thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam cũng như con người Việt Nam “lá lành đùm là rách”. 1.3. Cơ sở xã hội và nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn 1.3.1. Cơ sở xã hội điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn Ly hôn dẫn đến sự ly tán gia đình, mỗi người mỗi ngả. Cha mẹ chia tay nhau dẫn đến việc các con sẽ không được hưởng sự nuôi dưỡng trực tiếp
  • 22. 16 của cả hai người. Tuy nhiên, sự ly tán gia đình không làm mất đi sự gắn bó huyết thống giữa các thành viên gia đình và từ đó là quyền của con được cha mẹ tiếp tục nuôi dưỡng hay là quyền và trách nhiệm của vợ, chồng cấp dưỡng lẫn nhau trong trường hợp một trong hai người có nhu cầu cấp dưỡng và bên kia có khả năng. Chế định cấp dưỡng có ý nghĩa xã hội quan trọng trong việc củng cố chức năng của gia đình, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống. Gia đình trong thời kỳ đổi mới ở nước ta có sự đan xen giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình vẫn là tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động thông qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình đã góp phần củng cố chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người chưa thành niên, người cao tuổi, người không có khả năng lao động trong gia đình, là cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo cho con cái được nuôi dạy tốt trong cả những hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn. Chế định cấp dưỡng đã đóng góp đáng kể vào củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp cho gia đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao cho mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chế định cấp dưỡng góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, các chế định về cấp dưỡng còn là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá trị đạo đức bị thay đổi thì các quy phạm pháp luật sẽ là dây xích gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Hơn nữa, khi quy định vấn đề này pháp luật Việt Nam thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em. Việc quy định quyền của phụ nữ và trẻ em trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới và trẻ em
  • 23. 17 trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ, trẻ em nói riêng. Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ, trẻ em thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân phong kiến, được thể hiện trước tiên qua các bản Hiến pháp các thời kỳ. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình, thể hiện rõ nhất tại Điều 26, 36 Hiến pháp năm 2013. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tâm sinh lý, góp phần nuôi dưỡng những mầm non – tương lai của đất nước, thể hiện ở Điều 37 Hiến pháp năm 2013. Một trong những điều luật cụ thể hóa sự ghi nhận hai quyền này trong Hiến pháp đó là việc quy định vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Việc cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng và cấp dưỡng nói chung cho những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình nhằm đảm bảo cho những người đó được phát triển toàn diện, có cuộc sống bình thường ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tình trạng ly hôn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang ngày càng gia tăng với những nguyên nhân và lý do rất đa dạng, phức tạp. Các con số được thống kê qua các năm gần đây cho thấy số lượng án ly hôn được giải quyết tăng lên qua các năm. Nếu như trước đây hầu hết các vụ ly hôn đều xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… thì hiện nay, với công cuộc hiện đại
  • 24. 18 hóa, đô thị hóa nông thôn, tình trạng ly hôn ở các vùng nông thôn đang dần trở nên phổ biến hơn, nhất là những vùng có nhiều người đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, dù tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng, phức tạp hơn nhưng người dân chưa thực sự tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình cùng với ý thức pháp luật còn kém. Điều này tất yếu kéo theo việc người dân tự do ly hôn nhưng không biết hoặc không tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về ly hôn, dẫn đến không hiểu mình có quyền gì và có nghĩa vụ gì trong quan hệ giữa các bên khi ly hôn. Đây chính là một trong những lý do phát sinh vụ án tranh chấp khi ly hôn. Đặc biệt là tranh chấp về cấp dưỡng, do không tìm hiểu pháp luật nên nhiều người hiểu khi quan hệ vợ chồng chấm dứt là không có bất kỳ nghĩa vụ nào giữa vợ và chồng, thậm chí là nghĩa vụ đối với con cái khi được một bên nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Hơn nữa, các quy định pháp luật về cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình trước đây tuy có quy định nhưng không cụ thể, rõ ràng, chỉ mang tính khái quát làm ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật của các chủ thể trong quan hệ và đối với cả chính những người làm công tác giải quyết xét xử còn lúng túng và áp dụng không đồng bộ. Vì vậy, cần thiết phải có sự quy định rõ ràng, cụ thể của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng cũng như những hậu quả pháp lý khi ly hôn tạo hành lang pháp lý cho việc xét xử, giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh khi ly hôn được đồng bộ và đảm bảo nguyên tắc công bằng của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân khi quan hệ này chấm dứt. Pháp luật Việt Nam cũng đi theo xu hướng chung của pháp luật các nước trên thế giới. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là vấn đề cần thiết trong pháp luật Việt Nam mà nó còn là vấn đề không kém phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của các nước phát triển. Ví dụ như trong hệ thống pháp luật của Anh thì chế định cấp dưỡng cũng được quy định khá rõ ràng. Trong Luật Hôn nhân
  • 25. 19 và gia đìnhcủa Anh thì việc cấp dưỡng cho trẻ em luôn là vấn đề trên hết. Cấp dưỡng cho trẻ em được quy định ngay cả khi trẻ em còn chung sống với cha mẹ. Khi cuộc sốngvợ chồngcó sự thay đổi như ly hôn, đứa trẻ buộc phải sống chung với cha hoặc mẹ thì pháp luật quy định cấp dưỡng cho trẻ để đảm bảo được nhu cầu cơ bản. Cấp dưỡng cho vợ và chồng sau ly hôn cũng là một vấn đề được pháp luật quan tâm và cũng là vấn đề gây tranh cãi. Một mặt, sự cấp dưỡng sau ly hôn nhằm làm cho cuộc sống của vợ hoặc chồng ổn định nhưng mặt khác vấn đề cấp dưỡng lại là việc khó khăn đốivới bên cấp dưỡngvì họ có thể sẽ không đảm bảo được cuộc sống hiện tại. Còn người được cấp dưỡng cũng sẽ khó trở lại mức sống như lúc ban đầu. Trong hệ thống pháp luật nước này thì quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm hơn. Đây là những điểm nổi bật trong Luật Hôn nhân và gia đình nước Anh, làm nổi bật quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước Anh so với hệ thống pháp luật Việt Nam về chế định cấp dưỡng có những điểm khác nhau. Song chế định cấp dưỡng ở hai hệ thống pháp luật đều có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như tính truyền thống trong đời sống hôn nhân của công dân ở mỗi nước [11, tr.19]. 1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn - Trước hết là xác định nhóm các chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn chỉ được đặt ra đối với nhóm quan hệ cha, mẹ, con và quan hệ vợ chồng, không đặt ra đối với nhóm quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình: quan hệ giữa ông, bà đối với cháu, quan hệ giữa cô, dì, chú bác đối với cháu bởi đó là những chủ thể không trực tiếp tham gia và bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích khi ly hôn. Sau ly hôn, quan hệ cấp dưỡng chủ yếu được xác định là trách nhiệm cha mẹ, người không trực tiếp nuôi dưỡng phải cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng giữa vợ, chồng chỉ đặt ra trong những trường hợp một trong hai người
  • 26. 20 không có điều kiện để tự nuôi mình do không còn đủ sức lao động hoặc thu nhập quá thấp, không đủ chi phí cho cuộc sống của mình và bên kia có khả năng cấp dưỡng. Ngoài hai nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là cha mẹ - con và vợ - chồng, nếu trong gia đình trước đó có những người cùng chung sống, đang được vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng nuôi dưỡng thì việc xem xét khả năng thực hiện việc cấp dưỡng cho người đó cũng là một trong những nội dung của pháp luật cần dự liệu quy định. - Xác định mức cấp dưỡng, thời hạn cấp dưỡng, chấm dứt cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Xác định trường hợp thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn: Thay đổi mức cấp dưỡng do có sự thay đổi về điều kiện của hai bên; do vợ chồng sau khi ly hôn một thời gian mới phát sinh điều kiện và nhu cầu cấp dưỡng. 1.4. Lược sử quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn 1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Cho đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị của nhà nước phong kiến Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc và được thể hiện rõ nét qua hai Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta và bắt đầu đặt nền móng cho sự đô hộ bằng việc ban hành các bộ luật như: Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm 1931 áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ năm 1936 áp dụng ở Trung kỳ. Như vậy, có thể chia pháp luật hôn nhân và gia đình trước Cách mạng tháng Tám ra thành hai thời kỳ: - Thời kỳ phong kiến: Dưới triều Lê, Bộ luật Hồng Đức được coi như là một thành tựu to lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình được thiết
  • 27. 21 lập trên nguyên tắc: Bảo đảm tôn ti, trật tự, đẳng cấp trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập tối cao quyền của người gia trưởng. Đến triều Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo nên Bộ luật Gia Long ra đời được coi là sự sao chép nguyên bản của bộ luật nhà Thanh, các quan hệ hôn nhân và gia đình xây dựng theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc. Theo đó, vai trò của người đàn ông trong gia đình được tôn vinh, hạ thấp vai trò và vị trí của người phụ nữ, người phụ nữ phải sống theo thuyết “tam tòng tứ đức”. Chế độ đa thê và những quy định nghiêm khắc về ly hôn đã bóp méo bản chất của một cuộc hôn nhân chân, khiến nó trở thành thứ xiềng xích trói buộc người phụ nữ trong những nghi lễ bất bình đẳng nên quyền tự do ly hôn của người phụ nữ hầu như không có. Nhưng pháp luật lại trao cho người đàn ông được quyền ly hôn khi vợ phạm vào “nghĩa tuyệt” và chỉ khi thuộc trường hợp “tam bất khứ” thì quyền ly hôn người vợ của người chồng mới bị hạn chế như: vợ đã để tang nhà chồng ba năm, trước khi cưới nghèo sau giàu… Như vậy, những quy định đó không nói lên bản chất thật sự của ly hôn mà nó chỉ là một thứ công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Trong thời kỳ này quy định về cấp dưỡng nói chung được pháp luật quy định chặt chẽ để đảm bảo nề nếp, tôn ti trật tự trong gia đình phong kiến. Có quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với ông bà cha mẹ nhưng do tư tưởng trọng nam khinh nữ, chỉ người chồng được quyền ly hôn vợ nên quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn hầu như không được quy định. - Thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật mới như: Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm 1931 áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ
  • 28. 22 năm 1936 áp dụng ở Trung kỳ. Trong giai đoạn này, pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng có nhiều thay đổi nhưng vẫn duy trì sự bất bình đẳng nam nữ, thừa nhận quyền gia trưởng làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã bước đầu quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn tại Dân luật Bắc kỳ, Điều 142, 143 Dân luật Trung kỳ: “án xử ly hôn sẽ xử cả về tiền cấp dưỡng cho người vợ về sự trông coi con cái và về quyền lợi tài sản của người vợ” [7] và việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sẽ chấm dứt khi người vợ tái giá hoặc ăn ở tư tình với người khác hoặc vô hạnh. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn được pháp luật ghi nhận nhưng vấn đề nuôi nấng con cái được giao cho người cha trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ ấy mà Tòa án giao cho người mẹ thì người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền nuôi con. Như vậy, chế định cấp dưỡng sau ly hôn thời kỳ này đã có sự tiến bộ quan trọng, bước đầu ghi nhận việc đảm bảo quyền lợi của người vợ và các con khi ly hôn. Mặc dù chưa thật rõ ràng, công bằng và bình đẳng nhưng có thể coi các quy định này là dấu ấn tiến bộ trong pháp luật hôn nhân và gia đình, là nền tảng cho các đạo luật hôn nhân và gia đình về sau này ghi nhận, xây dựng và phát triển thêm góp phần đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em khi cha mẹ ly hôn. 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình. Chế định về cấp dưỡng sau ly hôn từ Cách mạng tháng Tám đến nay được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình.
  • 29. 23 - Từ năm 1945 đến năm 1954 Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam, nữ về mọi mặt tạo cơ sở pháp lý để ban hành các Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, từng bước xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ cũ. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159 ngày 17/11/1950 đã đánh dấu bước khởi đầu của pháp luật về hôn nhân và gia đình trong chế độ mới. Sắc lệnh số 97/SL gồm có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình, thừa nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình, xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, được quy định tại Điều 4, 5, 6 của Sắc lệnh. Đây là điểm tiến bộ trong pháp luật hôn nhân gia đình trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, Sắc lệnh số 97/SL chỉ dừng lại ở việc ghi nhận sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mà chưa đề cập đến vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn trong đó có vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn. Những hạn chế này đã được khắc phục trong Sắc lệnh số 159/SL với những quy định thừa nhận nguyên tắc tự do hôn nhân cùng với việc quyền lợi của người phụ nữ có thai và thai nhi, con chưa thành niên khi ly hôn. Điều 6 - Sắc lệnh số 159 quy định: “Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôinấng và dạydỗ chúng;haivợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phítổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình” [5, Điều 6]. Như vậy, pháp luật về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn trong giai đoạn này đã phần nào xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, giải phóng người phụ nữ khỏi sự ràng buộc khắt khe, không tôn trọng quyền lợi chính đáng của họ, quyền lợi của người phụ nữ và con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn được đảm bảo. Tuy nhiên chưa có quy định việc bảo
  • 30. 24 vệ quyền lợi của con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, đây là một điểm hạn chế của pháp luật thời kỳ này. - Từ năm 1954 đến năm 1975 Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, tuy nhiên đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt: miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ở miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã hoàn thành sứ mệnh của mình tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, “việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội. Đó là tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta” – Công báo số 1 năm1960. Hiến pháp năm 1959 ra đời, ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 dành một chương riêng để quy định về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn với những quy định khác hẳn với pháp luật trước kia. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con sau ly hôn tại Điều 31, 32, 33 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: vợ chồng khi ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung: việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con hay việc đóng góp phí tổn nuôi con… Về cấp dưỡng giữa vợ, chồng thì pháp luật ghi nhận nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồngkhi ly hôn “nếu mộtbên gặp khókhăn,túngthiếu,yêu cầu cấp dưỡng thìbên kia phảicấp dưỡng tùy theo khả năng của minh” [17, Điều 30].
  • 31. 25 Như vậy, so với Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL thì những quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đầy đủ và cụ thể hơn, thể hiện sự tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn mang tính khái quát, chưa quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên không có khả năng lao động. Có thể nói đây là bước phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình, là cơ sở để từng bước xây dựng và phát triển ngành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Ở miền Nam, sau năm 1954 đế quốc Mỹ thay chân Pháp nhảy vào xâm lược nước ta, tiến hành chính sách thực dân kiểu mới. Chế độ hôn nhân và gia đình được áp dụng ở miền Nam trong giai đoạn này thể hiện qua ba văn bản: Luật Gia đình (Luật số 1/59), Sắc luật số 15/64, Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972. Trong đó, việc giải quyết hậu quả của ly hôn chủ yếu dựa trên yếu tố lỗi của các bên vợ chồng như người có lỗi phải cấp dưỡng cho người kia hay người không có lỗi đương nhiên được nuôi con dưới 16 tuổi… Dưới thời Ngô Đình Diệm, Luật số 1/59 có những quy định về quyền bình đẳng của người phụ nữ, người vợ trong gia đình, bãi bỏ chế độ đa thê những đạo luật này chỉ quy định về ly thân còn vấn đề ly hôn thì quy định tại Điều 55 như sau: “Cấm chỉvợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn”, trừ trường hợp do Tổng thống quyết định. Do đó không đặt ra vấn đề hậu quả của ly hôn nói chung và vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng. Sau khi chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Luật số 1/59 được thay thế bằng Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/2964. Sắc luật số 15/64 có quy định về vấn đề ly hôn giữa vợ và chồng cũng như giải quyết ly hôn và hậu quả của nó. Theo quy định của Sắc luật số 15/64, quan hệ vợ chồng chấm dứt bằng ly hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn được đặt ra nhưng người có có lỗi phải cấp dưỡng cho người hôn phối không có lỗi, hay việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cũng căn cứ trên cơ sở lỗi
  • 32. 26 của hai vợ chồng nên người không có lõi sẽ đương nhiên được quyền nuôi con dưới 16 tuổi, quyền thăm nom, cấp dưỡng cho con thuộc về người kia. Nhìn chung, Sắc luật số 15/64 đã xóa bỏ những quy định không hợp lý của Luật số 1/59 những cũng chưa quy định một cách rõ ràng việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên hôn phối và của con cái. Ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho soạn thảo, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội nhằm phục vụ cho sự cầm quyền của mình. Bộ Dân luật năm 1972 ra đời thay thế Sắc luật số 15/64. Bộ Dân luật năm 1972 coi ly hôn là một chế định do dân luật điều chỉnh nhưng về cơ bản dựa trên các quy định của Sắc luật 15/64. Theo đó, vấn đề cấp dưỡng được đặt ra nhưng có sự phân biệt giữa tiền cấp dưỡng mà người có lỗi phải trả cho người vô tội với tiền cấp dưỡng được ấn định trong thời gian làm thủ tục ly hôn. Bộ Dân luật năm 1972 quy định: “Tòa án có thể buộc người hôn phối có lỗi trong việc ly hôn phải cấp dưỡng cho người kia tùy theo tư lực của mình …” [1, Điều 197]. Tựu chung lại, pháp luật hôn nhân và gia đình áp dụng ở miền Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còntồn tại, và đó là công cụ để bảo vệ của chính quyền phản động tay sai. Vì vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình do chính quyền ngụy Sài Gòn ban hành thời kỳ này đều bảo vệ quyền lợi của người gia trưởng, thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, có sự phân biệt giữa các con nhằm bảo vệ nhà nước phản động mị dân đi ngược lại với lợi ích của nhân dân ta. 1.4.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước giành độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng
  • 33. 27 chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật áp dụng thống nhất chung cho cả nước. Trước yêu cầu đó, Hiến pháp năm 1980 được ban hành, ghi nhận các nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Các quy định về cấp dưỡng sau ly hôn về cơ bản vẫn dựa trên những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng có một số bổ sung thêm theo hướng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Ví dụ như lần đầu tiên đưa ra quy định để bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc vấn đề thay đổi mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng. Với những quy định này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần vào việc xây dựng và củng cố quan hệ gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của dân tộc ta tuy nhiên vẫn mang tính định hướng, khái quát. Do vậy, việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. Trước những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của gia định Việt Nam, qua đó có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Thông qua những quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia
  • 34. 28 đình tiến bộ, ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình. Điểm mới thiết thực nhất gắn liền với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ cấp dưỡng mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đó là Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định mở rộng đối tượng được cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên sau 13 năm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi đáng kể cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật này là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương và bộ ngành có liên quan và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân và gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...
  • 35. 29 Kết luận chương 1 Việc làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn tại chương 2 một cách đầy đủ, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • 36. 30 Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng Là một trong những hậu quả pháp lý của ly hôn nên nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn có chủ thể hẹp hơn nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung. Khi ly hôn, chỉ giải quyết, xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ với con. Chính vì vậy mà nghĩa và cấp dưỡng sau ly hôn chỉ xảy ra hai trường hợp là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau: - Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Quan hệ hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn. Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng. Nội dung quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và các nghĩa vụ về tài sản. Thực hiện quyền và nghĩa vụ đó nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, đảm bảo lợi ích chung của gia đình và xã hội. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt (vợ chồng ly hôn) về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Toà án cũng sẽ quyết định nhưng quyền và nghĩa vụ về tài sản trong đó có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không hẳn đã chấm dứt. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là kết quả của quan hệ hôn nhân hợp pháp và quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh kể từ thời điểm kết hôn. Khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng sẽ được cấp dưỡng nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng.
  • 37. 31 Quan hệ huyết thống là quan hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ và từ sự kiện đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Có chung huyết thống tức là giữa họ có mối quan hệ về mặt sinh học. Cha mẹ là người sinh ra các con, do vậy họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc các con trở thành công dân tốt, và những người con cũng có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau bệnh tật… Điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ tình cảm tồn tại lâu bền giữa họ. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ do sự kiện nuôi con nuôi và quan hệ hôn nhân đem lại, được thể hiện qua Quyết định công nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi một đứa trẻ (trừ trường hợp đặc biệt có thể người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên) không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và các con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận nuôi được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với đạo đức xã hội. - Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung vớinhau. Khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng cùng sống chung với nhau thì người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng người được cấp dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng không được đặt ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình như: phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù hay phổ biến nhất là trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Trong những trường hợp đó, để đảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng, đồng thời thể hiện phần nào sự quan tâm, chăm sóc giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.
  • 38. 32 Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng bị nhầm lẫn với nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng có cùng chủ thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt với nhau - là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại các điều 36, 38, 47, 48 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng bao gồm: cha, mẹ và con, anh chị em với nhau, ông bà và cháu. Điều 50 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nôi, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng. Mặt khác điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này cũng có nét tương đồng như: một hoặc nhiều người trong số những người có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng. Do vậy, để phân biệt hai nghĩa vụ này phải dựa vào yếu tố không gian giữa các chủ thể. Luật Hôn nhân và gia đình quy định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chung sống với nhau thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng, người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng chung sống với nhau. Vấn đề đặt ra là thế nào là “sống chung”. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về “sống chung”. Quan điểm thứ nhất cho rằng những người sống chung là những người có cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thường xuyên dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Quan điểm thứ ba cho rằng việc xác định thế nào là sống chung không
  • 39. 33 phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú mà căn cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ, do đó những người được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng. Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, có thể thấy rằng quan điểm thứ ba là đầy đủ hơn cả vì trong thực tế có những người có cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không cùng ăn chung ở chung. Ví dụ như cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn ở chung một nhà với nhau. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp có những người có nơi đăng ký hộ khẩu khác nhau nhưng lại ăn chung, ở chung với nhau. Như vậy, theo quan điểm thứ ba thì những người không cùng chung sống là những người không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cần xác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù sống chung một nhà, dù có quỹ tiêu dùng chung nhưng người có nghĩa vụ nuôi dưỡng lại không quan tâm, chăm sóc đến người được nuôi dưỡng. Lúc này nghĩa vụ nuôi dưỡng được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2014 quyđịnh: “Trongtrườnghợpngười cónghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránhnghĩavụ thìtheoyêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyđịnh tạiĐiều 119của Luậtnày, Tòaán buộcngười đóphảithựchiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này” [24, Điều 107, Khoản 2]. Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng để xác định, phân biệt đâu là nghĩa vụ cấp dưỡng và đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng là không dễ . Tuy vậy, không phải vì thế mà không cần phân biệt giữa cấp dưỡng và nuôi dưỡng, cần phải phân biệt khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh, khi nào nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ đó, đặc biệt là đối với những chủ thể chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị
  • 40. 34 mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa cha mẹ với con thì con được cấp dưỡng là chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con chưa thành niên thì luôn là đối tượng được cấp dưỡng nhưng đối với con đã thành niên thì phải có điều kiện nhất định mới được cấp dưỡng. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên, hơn nữa con chưa thành niên là con chưa có đủ điều kiện cũng như quyền lợi về mặt pháp luật để có thể tự nuôi sống bản thân nhưng con đã thành niên đã có đầy đủ điều kiện về thể chất, sức khỏe cũng như được pháp luật thừa nhận là người đã trưởng thành, có quyền được làm việc để nuôi sống bản thân. Đối với con đã thành niên phải có điều kiện thì mới được cấp dưỡng, đó là phải không có khả năng lao động và đi kèm là không có tài sản để tự nuôi mình. Không có khả năng lao động có thể là do già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự… Tuy nhiên không có khả năng lao động phải đi kèm với điều kiện không có tài sản để tự nuôi mình, quy định như vậy bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp không có khả năng lao động nhưng họ vẫn có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên vấn đề khi nào một người được coi là “không có tài sản để tự nuôi mình” là vấn đề cần được pháp luật quy định cụ thể để làm một trong những căn cứ xác định việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề này Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định rõ ràng, đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa quy định cụ thể, vì vậy pháp luật cần phải quy định cụ thể vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn xét xử. - Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa vợ và chồng, Điều 60 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 115 - Luật Hôn nhân và gia đình
  • 41. 35 năm 2014 quy định về nghĩavụ cấp dưỡnggiữa vợ và chồng khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình” [24, Điều 115]. Như vậy, có thể hiểu một trong những điều kiện để phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là một bên có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Theo đó, người có yêu cầu cấp dưỡng phải là người có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể vấn đề này, không quy định thế nào là khó khăn, túng thiếu có lý do chính đáng. Do vậy, khi giải quyết các tình huống trong thực tế người áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn do thiếu căn cứ pháp lý nên trong nhiều trường hợp người có yêu cầu cấp dưỡng tự do yêu cầu việc cấp dưỡng và việc xét xử nhiều trường hợp khác nhau nhưng tương tự nhau lại không được giải quyết một cách nhất quán.. Sự túng thiếu, khó khăn được đề cập ở đây phải là sự túng thiếu , khó khăn thất sự và có lý do chính đáng như ốm đau, bệnh tật, tai nạn…Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sự nhưng vì những lý do không chính đáng như nghiện hút, cờ bạc… thì cũng không được cấp dưỡng. - Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng. Về nguyên tắc, giữa cha mẹ và con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi một bên gặp khó khăn, túng thiếu hoặc là con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Song nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi người có nghĩa vụ có khả năng kinh tế. Điều 16 - Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi là Nghị định số 70/2001/NĐ - CP) (hiện nay, chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) quy định: “Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí
  • 42. 36 thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” [3, Điều 16]. Như vậy, đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa vào hai yếu tố: Thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phi cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Điều 56 và Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi ly hôn cha mẹ không trực tiếp nuôi concó nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Sau đây gọi là Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP) quy định: Đây là nghĩa vụ của cha mẹ do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con [9, mục 11]. Theo những quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ, dù họ không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng nhưng không phải vì thế mà mối quan hệ giữa họ với con cái bị cắt đứt. Họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm “nuôi dưỡng” dưới dạng “cấp dưỡng” nhằm đảm bảo cho con cái họ được bù đắp sự hụt hẫng về mặt tinh thần và đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con họ. Tuy
  • 43. 37 nhiên, trong trường hợp con có quyền được cha mẹ cấp dưỡng nhưng cha mẹ lại không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì cha, mẹ cũng không phải thực hiện nghĩa vụ (chẳng hạn như trường hợp cha, mẹ bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động và không có tài sản). Trong trường hợp này cha, mẹ, người không trực tiếp nuôi con có thể xin tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi họ có khả năng cấp dưỡng. Nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn không nói cụ thể thời gian tạm hoãn đến khi nào kết thúc như vậy thì quyền lợi của con cái trong trường hợp này cũng sẽ không được bảo đảm. Hơn nữa pháp luật còn quy định phải căn cứ vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc xác định khả năng cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là một vấn đề nan giải, khó xác định được nhất là đối với những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ… những người có thu nhập bấp bênh, không ổn định. 2.2. Mức cấp dưỡng Khi đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng, việc đầu tiên là phải xem xét các điều kiện để phát sinh nghĩa vụ này, nếu có đầy đủ các điều kiện thì phải xét đến mức cấp dưỡng. Có thể hiểu mức cấp dưỡng là tiền hoặc một khoản tài sản có giá trị quy đổi được thành tiền mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải trả cho người được cấp dưỡng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khoản 1 - Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 - Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết [24, Điều 116].
  • 44. 38 Như vậy, mức cấp dưỡng sẽ do người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng thỏa thuận, chỉ khi họ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện: - Thứ nhất, phải căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương – tức là thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó. Trên cơ sở thu thập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng. Khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của họ (thu nhập do lao động mà có). Bên cạnh đó, họ còn có những thu nhập khác không do lao động mà có như thu nhập do được thừa kế, do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản. Theo quy định tại khoản 1 – Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì: “Người có khả năng thực tế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều 51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản khi trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” [3, Điều 16]. Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người mà trong số đó có người có khả năng thực tế và người không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình [3, Điều 16].
  • 45. 39 Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền lợi của người được cấp dưỡng. - Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy đinh: Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào các mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám, chữa bệnh và các chi phí thong thường cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng [3, Điều 16]. Điều 53 -Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định về việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng và theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tăng hoặc giảm tùy theo hoàn cảnh cụ thể của người cấp dưỡng. Việc thay đổimức cấp dưỡng trên cơ sở có lý do chính đáng, lý do đó có thể là người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm nên không có lương hoặc có thu nhập hợp pháp khác… 2.3. Thời hạn và phương thức thực hiện cấp dưỡng Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định về thời gian cấp dưỡng khi ly hôn mà tùy theo từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định thời hạn cấp dưỡng tại Điều 61 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 118 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.