SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
======
PHAN THỊ MINH HẰNG
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI VIETCOMBANK
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.VŨ THỊ THÚY NGA
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2010.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
HĐQT Hội đồng quản trị
HSBC Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải
KSNB Kiểm soát nội bộ
NHBL Ngân hàng bán lẻ
NHNT Ngân hàng Ngoại thương
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
QLRR Quản lý rủi ro
QTRRTN Quản trị rủi ro tác nghiệp
RRTN Rủi ro tác nghiệp
Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín
Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Vietcombank, VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng Trang
1.1 Phân biệt ngân hàng bán buôn với ngân hàng bán lẻ 6
2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank từ 2005 đến 06/2010 30
2.2 Tình hình tổng tài sản của VCB và một số NHTM 2005 -06/2010 31
2.3 Thị phần vốn huy động của VCB và một số NHTM 2005 - 2010 32
2.4 Kết quả huy động vốn của VCB từ năm 2005- 06/2010 34
2.5 Các chỉ tiêu thẻ của VCB năm 2005-06/2010 37
2.6 Tỷ trọng dư nợ thể nhân của VCB từ năm 2005-2009 37
2.7 Tỷ trọng dư nợ thể nhân của VCB và một số NHTM khác từ năm
2005-2009 38
Biểu đồ
2.1 Biểu đồ tổng tài sản của Vietcombank 2005 -06/2010 30
2.2 Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động 31
2.3 Biểu đồ lợi nhuận ròng của VCB từ năm 2005- 06.2010 32
2.4 Biểu đồ vốn huy động dân cư của VCB và một số NHTM 6 tháng
đầu năm 2010 35
2.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay theo sản phẩm của VCB năm 2009 39
Hình
1.1 Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản 23
1.2 Khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng DBS 24
3.1 Khung Quản trị rủi ro tác nghiệp 68
3.2 Minh họa nhiệm vụ QTRRTN 69
3.3 Ma trận rủi ro 73
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.1. Tổng quan về hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL)............................................3
1.1.1. Các khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại....................................3
1.1.2. Các khái niệm về dịch vụ ngân hàng ...............................................................4
1.1.3. Các khái niệm về ngân hàng bán lẻ..................................................................5
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng bán lẻ .......................................................6
1.1.5. Vai trò của ngân hàng bán lẻ ...........................................................................6
1.1.5.1. Đối với nền kinh tế...................................................................................6
1.1.5.2. Đối với xã hội............................................................................................7
1.1.5.3. Đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng ............................................7
1.1.6. Các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ .................................8
1.1.6.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống ......................................8
1.1.6.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại............................................10
1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL.....................12
1.2.1. Các khái niệm về rủi ro .................................................................................12
1.2.2. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp.......................................................................13
1.2.3. Khái niệm về quản trị rủi ro...........................................................................14
1.2.4. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp..........................................................15
1.2.5. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt NHBL..............................15
1.2.6. Mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp ..........................................................15
1.2.7. Các loại rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL..........................................16
1.2.8. Nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL ...........................17
1.3. Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM..................................................17
1.3.1 Các công cụ sử dụng trong quản trị rủi ro tác nghiệp ......................................17
1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II............................18
1.3.3 .Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản ....................................................19
1.3.3.1. Xác định rủi ro ........................................................................................20
1.3.3.2. Đo lường rủi ro........................................................................................21
1.3.3.3. Giám sát rủi ro.........................................................................................21
1.3.3.4. Quản lý và giảm thiểu rủi ro ....................................................................22
1.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp............................................23
1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới................................................23
1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp cho các NHTMVN................24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK
2.1. Giới thiệu về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)...................27
2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.........................27
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ 2005 – 06/2010........................29
2.1.2.1. Về tổng tài sản.........................................................................................30
2.1.2.2. Vốn huy động..........................................................................................31
2.1.2.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng.............................................32
2.2. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ và các rủi ro tác nghiệp trong
hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB.................................................................33
2.2.1. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB............................................33
2.2.1.1. Huy động vốn dân cư...............................................................................34
2.2.1.2. Dịch vụ thẻ..............................................................................................35
2.2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ.........................................................37
2.2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .................................................39
2.2.1.5. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác ..........................................................40
2.2.2. Các trường hợp điển hình về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL...........41
2.2.2.1. Rủi ro phát sinh từ cán bộ ngân hàng.......................................................41
2.2.2.2. Rủi ro phát sinh do các tác động bên ngoài..............................................44
2.2.3. Một số khó khăn và tồn tại trong hoạt động NHBL .........................................46
2.2.3.1. Tồn tại trong triển khai các quy định nội bộ từ HSC đến chi nhánh............46
2.2.3.2. Tồn tại từ hệ thống công nghệ hỗ trợ .........................................................47
2.2.4. Nguyên nhân của rủi ro và tồn tại ..........................................................47
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL tại VCB. .........48
2.3.1. Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL...............48
2.3.2. Tình hình quản trị rủi ro rác nghiệp trong hoạt động NHBL tại VCB............48
2.3.2.1. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp của Vietcombank..............................48
2.3.2.2. Điều tra rủi ro tác nghiệp tại Vietcombank...............................................51
2.3.2.3. Nhận dạng rủi ro và bài học kinh nghiệm trong hoạt động NHBL ...........53
2.3.3. Một số tồn tại trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại VCB .................................59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .............................................62
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam ....................62
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động NHBL tại Vietcombank đến năm 2015.......63
3.2. Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ
tại Vietcombank..................................................................................................65
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro ..................................................................65
3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính ..........................................................................66
3.2.3. Xây dựng mô hình và quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp ..............................66
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro...........................................................69
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý ...........................................................72
3.2.6. Trang bị phần mềm quản trị rủi ro tác nghiệp ................................................73
3.2.7. Xây dựng và hoàn thiện cơ sỡ dữ liệu quản trị rủi ro tác nghiệp.....................74
3.2.8. Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp từ các yếu tố bên ngoài..........................76
3.2.9. Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro ................................................................78
3.3. Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................80
3.4. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng ............................................................81
KẾT LUẬN................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-Trang 1-
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng, các NHTM Việt Nam đã
và đang quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công
nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân,
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn
hơn, tiềm năng phát triền tăng lên, đó là một dấu hiệu khả quan, thành công của ngân
hàng. Song đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng ở Việt Nam nói
chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng khi chưa có khả năng
quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả. So với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi
ro thanh khoản…thì rủi ro tác nghiệp là một trong những rủi ro dễ dàng xảy ra nếu
ngân hàng không có phương pháp quản lý hay quản trị tốt. Quản trị rủi ro tác nghiệp
là một cách phòng bệnh rất tốt nếu được ứng dụng và quản lý hiệu quả, thậm chí nó
còn là lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay nhằm giảm thiểu tối đa chi phí
tổn thất, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Giải
pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại
Vietcombank” để nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị cả về lý luận và thực
tiễn trong quản trị rủi ro tác nghiệp nói chung và rủi ro tác nghiệp trong hoạt động
ngân hàng bán lẻ nói riêng tại Vietcombank, luận văn hướng đến mục tiêu:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản nhất về quản trị rủi ro tác nghiệp trong
hoạt động ngân hàng bán lẻ.
- Phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ, các rủi ro tác nghiệp của hoạt
động ngân hàng bán lẻ và quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietcombank.
- Đề xuất những giải pháp cho Vietcombank trong công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp hoạt động NHBL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.
-Trang 2-
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động ngân hàng bán
lẻ và các rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank.
- Mốc thời gian nghiên cứu: 2005 – 06/2010
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, thu
thập thông tin từ các nguồn báo chí, thông tin nội bộ ngân hàng, internet… để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn cố gắng vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, khảo sát thực tiễn từ các NHTM khác để đúc kết kinh nghiệm, làm sáng tỏ
vấn đề, tìm biện pháp phù hợp cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt
động ngân hàng bán lẻ VCB.
5. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã đi vào thực tiễn quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động ngân hàng bán lẻ
tại Vietcombank, nêu lên những hạn chế còn tồn tại cũng như khẳng định vai trò quan
trọng của việc quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hệ thống NHTM Việt Nam và
Vietcombank. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao, hoàn
thiện quy trình và vận dụng nó vào tình hình thực tế tại ngân hàng.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong 03 chương gồm 79
trang với 5 hình vẽ, 5 biểu đồ, 7 bảng số liệu và 4 phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng
bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán
lẻ tại Vietcombank.
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ
tại Vietcombank.
-Trang 3-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ (NHBL)
1.1.1. Các khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Ngân hàng có thể được định
nghĩa qua các chức năng mà ngân hàng thực hiện trong nền kinh tế. Theo tài liệu về
quản trị ngân hàng thương mại (Commercial Bank Management) do Giáo sư Peter S.
Rose biên soạn có đưa ra định nghĩa về ngân hàng theo cách tiếp cận này như sau:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và ngân
hàng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế.”
Trên thế giới khái niệm về ngân hàng thương mại được trình bày khác nhau về
cách diễn đạt nhưng hầu như tất cả đều có điểm giống nhau về bản chất, chức năng
của ngân hàng thương mại :
 Ở Mỹ : ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ
tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
 Ở Pháp: ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhận
tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác để
thực hiện các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính của ngân hàng.
 Ở Việt Nam: Khái niệm về ngân hàng được hiểu như sau:
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
12/12/1997, khái niệm về ngân hàng thương mại được hiểu là “Ngân hàng là loại
hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và các mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng gồm: NHTM, NH phát triển, NH Đầu tư, NH Chính sách, NH hợp tác
và các loại hình NH khác”.
-Trang 4-
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
cấp các dịch vụ thanh toán.”
Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/07/2009
Quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, có hiệu lực từ
15.09.2009 đã đưa ra định nghĩa về ngân hàng thương mại là: “Ngân hàng thương
mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín
dụng và các quy định khác của pháp luật”.
Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với
chức năng trung gian tài chính tín dụng, trung gian thanh toán, trung gian trong thực
hiện các chính sách tiền tệ quốc gia và đặc biệt là chức năng tạo bút tệ hay tiền ghi sổ,
NHTM đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần
giải quyết vấn đề vốn cho các tổ chức kinh tế.
1.1.2. Các khái niệm về dịch vụ ngân hàng
Cho đến nay, chưa có một khái niệm cụ thể về dịch vụ ngân hàng, mỗi quốc gia có
cách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo
hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ NH và dịch vụ tài chính khác
(ngoài dịch vụ bảo hiểm). Như vậy, dịch vụ NH nằm trong nội hàm của dịch vụ tài
chính.
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO không nêu khái niệm
về dịch vụ mà liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn. Mỗi ngành lớn được chia ra thành
các phân ngành nhỏ (55 phân ngành) và mỗi phân ngành liệt kê các hoạt động dịch vụ
cụ thể chi tiết (155 phân ngành). Theo GATS, các dịch vụ ngân hàng là: nhận tiền
gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán, thẻ, séc, bảo lãnh và cam
kết, mua bán các công cụ thị trường tài chính, phát hành chứng khoán, môi giới tiền
tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài
chính, dịch vụ tư vấn và trung gian hỗ trợ tài chính.
Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói
chung.
-Trang 5-
Ở Việt Nam cũng chưa có một khái niệm cụ thể nào về dịch vụ ngân hàng. Theo
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thì dịch vụ ngân hàng cũng không được định
nghĩa và giải thích một cách cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 thì hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao gồm 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín
dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng không phân biệt rõ lĩnh vực nào là kinh
doanh tiền tệ, lĩnh vực nào là dịch vụ ngân hàng.
Theo quan điểm của tác giả “Dịch vụ ngân hàng có thể hiểu là một bộ phận của
dịch vụ tài chính, bao gồm toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối
của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân.”
Dịch vụ ngân hàng là một trong những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn,
có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho ngân hàng.
1.1.3. Các khái niệm về ngân hàng bán lẻ.
Trong các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, có thể phân theo nhóm
dịch vụ ngân hàng bán buôn và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
 Dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB) là những dịch vụ ngân hàng dành cho
khách hàng là những định chế tài chính hoặc dịch vụ NH được cung cấp với số lượng
và giá trị lớn.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn không nghiên cứu về dịch vụ NHBB
mà tập trung nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Nghiên cứu dưới góc độ dịch vụ ngân hàng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Theo các chuyên gia kinh tế học của Học viện công nghệ Châu Á - AIT thì ngân
hàng bán lẻ là ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến tay từng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh. Hoặc
khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các
phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì ngân hàng bán lẻ là nơi mà khách
hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân
hàng để thực hiện các dịch vụ như: tiền gửi tiết kiệm và tài khoản, thế chấp vay vốn,
dịch vụ thẻ và một số dịch vụ khác đi kèm…
Qua các cách tiếp cận khác nhau trên, tác giả hiểu khái niệm dịch vụ ngân hàng
bán lẻ như sau: “Dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, hay
-Trang 6-
khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua
phương tiện thông tin viễn thông.
Các ngân hàng cung cấp chủ yếu các dịch vụ đó gọi là ngân hàng bán lẻ.
Đứng góc độ hoạt động ngân hàng, ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt động
NHBL như sau:
Hoạt động NHBL là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân
hàng cho các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các cá
nhân.
Hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể nhưng với việc đáp
ứng các nhu cầu về tiền tệ, thanh toán...cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra
các sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế.
Bảng 1.1: Phân biệt ngân hàng bán buôn với ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng bán buôn Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Là những dịch vụ ngân hàng dành cho
khách hàng là những định chế tài chính
hoặc dịch vụ NH được cung cấp với số
lượng và giá trị lớn.
- Hoạt động ngân hàng bán buôn cho phép
tài trợ các hoạt động kinh tế thuộc hầu hết
các ngành, các lĩnh vực và trên mọi địa bàn
toàn quốc.
- Là một trong những kênh hữu hiệu để tiếp
nhận trợ giúp kỹ thuật quốc tế về xây dựng
chính sách, phát triển nghiệp vụ, công nghệ
quản trị ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường.
- Khả năng sinh lời của loại hình kinh doanh
này là khá cao nhưng do có số lượng và giá
trị lớn nên mức độ rủi ro cao.
- Là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ
chủ yếu của ngân hàng cho các khách hàng là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình
và các cá nhân.
- Các sản phẩm dịch vụ NHBL cung ứng cho
các đối tượng khách hàng phải đa dạng để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh
doanh của mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã
hội.
- Dịch vụ NHBL đòi hỏi phải xây dựng nhiều
kênh phân phối và đa dạng để cung ứng được
các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên
phạm vi rộng.
- Dịch vụ NHBL có số lượng khách hàng lớn
và giá trị nhỏ nên mức độ rủi ro thấp và đây là
lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế.
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng bán lẻ
Hoạt động NHBL hay dịch vụ NHBL có những đặc điểm sau:
-Trang 7-
- Đối tượng cung cấp dịch vụ trong hoạt động NHBL của ngân hàng là cá nhân, hộ
gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị mỗi giao dịch nhỏ.
- Các sản phẩm dịch vụ NHBL cung ứng cho các đối tượng khách hàng phải đa
dạng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi đối tượng,
mọi tầng lớp trong xã hội.
- Dịch vụ NHBL đòi hỏi phải xây dựng nhiều kênh phân phối và đa dạng để cung
ứng được các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi rộng.
- Dịch vụ NHBL có số lượng khách hàng lớn và giá trị nhỏ nên mức độ rủi ro thấp
và đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế.
- Dịch vụ NHBL phần lớn dựa vào công nghệ thông tin hiện đại cho nên có tác
dụng tăng cường công tác quản trị tập trung, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển
tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế; đồng thời giúp cải
thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm, chi phí
và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
1.1.5. Vai trò của NHBL
1.1.5.1. Đối với nền kinh tế
- Vai trò của ngân hàng tác động đến đời sống của mọi người dân, dịch vụ tài chính
ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư vào những vùng
trọng điểm, những ngành trọng tâm, ngành mũi nhọn. Nhờ trung gian tài chính này,
vốn được phân bổ vốn hiệu quả giữa các ngành, các lĩnh vực thông qua quá trình sàng
lọc vốn tín dụng, vốn trong nền kinh tế được tập trung vào những khu vực có khả
năng sinh lời cao, mang lại nhiều lợi ích.
- Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí
sản xuất kinh doanh, đồng thời sự phát triển này sẽ làm tăng tỷ trọng của ngành dịch
vụ trong GDP của nền kinh tế, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong quá trình hội nhập.
- Ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bằng cách làm thay đổi
tỷ lệ tiết kiệm và thông qua sự tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng
sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mà chủ yếu là đầu tư về công nghệ, nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế,
cạnh tranh giữa những chủ thể đi vay và cho vay. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy
-Trang 8-
hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là những hệ thống hỗ trợ hiệu
quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Canh tranh giúp hệ thống ngân hàng vững
mạnh và hiệu quả hơn.
1.1.5.2. Đối với xã hội
- Phát triển dịch vụ tài chính góp phần cung cấp những sản phẩm tiện ích và an toàn
cho xã hội như các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán tiền
điện, tiền nước, điện thoại bằng thẻ thanh toán tại các máy ATM, trả lương cho nhân
viên qua tài khoản tại ngân hàng…những dịch vụ tiện ích này sẽ mang lại một lợi
nhuận to lớn cho xã hội, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, cung cấp những
sản phẩm dịch vụ hiện đại phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập với
kinh tế thế giới.
- Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao
đời sống của người dân, nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ
với chi phí hợp lý. Từ đó góp phần ổn định chính trị, tạo niềm tin cho nhân dân,
khẳng định được vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất
nước.
1.1.5.3. Đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế, khắc phục độc quyền trong cạnh tranh ngành ngân hàng, tạo ra một hệ
thống ngân hàng lành mạnh.
- Phát triển các dịch vụ tài chính giúp cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong
hệ thống, các ngân hàng sẽ không ngừng nghiên cứu và cung cấp những sản phẩm
dịch vụ tốt nhất, tiện ích nhất cho người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả
một hệ thống ngân hàng.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng góp phần liên kết các ngân hàng với nhau, tạo ra
những tập đoàn tài chính có quy mô vốn lớn, vững mạnh, đảm bảo tính an toàn trong
hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro khi có khủng hoảng tài chính, xóa bỏ tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.
1.1.6. Các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ
Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định
các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu
quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh
-Trang 9-
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành tài chính ngân hàng cũng phải thường
xuyên tạo ra các loại sản phẩm khác biệt với nhiều tiện ích nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng; nhất là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ thì việc tạo ra nhiều loại
sản phẩm dịch vụ càng phong phú, đa dạng càng dễ dàng giành ưu thế trong bối cảnh
các ngân hàng cạnh tranh gay gắt hiện nay.
1.1.6.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống
* Thực hiện trao đổi tiền tệ: là một trong những hoạt động thường xuyên tại các
NHTM đô thị hiện nay. Trao đổi tiền tệ chủ yếu là chuyển đổi ngoại tệ sang Việt
Nam đồng (VNĐ) hoặc sang một ngoại tệ khác (phục vụ cho mục đích thanh toán
theo quy định về ngoại hối). Các ngoại tệ thường được trao đổi như: USD, EUR,
GBP, AUD, CAD… Sản phẩm dịch vụ này phát triển mạnh ở các NHTM trên địa bàn
TP HCM do đây là thành phố lớn có dịch vụ thương mại, du lịch quốc tế phát triển.
* Huy động tiền gửi: Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là một trong những kênh
cung ứng lớn và quan trọng cho nền kinh tế. Các NHTM huy động vốn bằng các hình
thức đa dạng, linh hoạt như :
- Tiền gửi thanh toán với các tiện ích không phải sử dụng tiền mặt như chuyển tiền
thông qua việc sử dụng séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và các dịch vụ ngân hàng
hiện đại khác.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn với nhiều loại sản phẩm phong phú,
mỗi loại hình lại có nhiều kỳ hạn gửi với mức lãi suất phù hợp nhu cầu của khách
hàng: tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR, vàng…có dự thưởng hoặc không dự
thưởng…
* Sản phẩm tín dụng bán lẻ: bao gồm các loại hình như cho vay tiêu dùng, cho
vay hộ gia đình và cho vay các DNVVN, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá…
Các NHTM cổ phần là những NHTM đầu tiên tại Việt Nam cho ra đời các sản
phẩm cho vay tiêu dùng, đó là các sản phẩm: cho vay mua xe máy trả góp, cho vay
mua các sản phẩm kim khí điện máy trả góp, cho vay tín chấp cán bộ công nhân
viên…Qua nhiều năm triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng, các ngân hàng đã
có nhiều cải tiến và phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng phong phú phù
hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội như:
- Cho vay trả góp mua xe hơi, xe máy.
- Cho vay mua nhà, nền nhà
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng trả góp thế chấp tài sản.
-Trang 10-
- Cho vay trả góp sửa chữa, xây dựng nhà, hoán đổi nhà.
- Cho vay hỗ trợ du học
- Cho vay mua máy tính trả góp, các vật dụng có giá trị khác
* Cung cấp các tài khoản giao dịch: Giao dịch không dùng tiền mặt được thực hiện
chủ yếu qua giao dịch tài khoản tại các ngân hàng. Khách hàng thuộc mọi thành phần
kinh tế đều có thể mở tài khoản giao dịch hay còn gọi là tài khoản thanh toán. Số dư
tiền gửi trên tài khoản thanh toán hàng tháng được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Hiện nay, khách hàng còn được sử dụng các dịch vụ thanh toán (điện, nước, điện
thoại…) và kiểm tra số dư qua internet và qua điện thoại như: dịch vụ Internet
Banking, Mobile Banking, Phone Banking ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời
gian đến ngân hàng.
* Cung cấp các dịch vụ ủy thác: Nhằm giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí
quản lý, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân sự, tạo điều kiện cho mọi người làm quen
với các dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp,
tổ chức, NHTM có các dịch vụ ủy thác như:
- Dịch vụ chi hộ tiền lương: ngân hàng sẽ chi trả tiền lương vào tài khoản của mỗi
cán bộ-công nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức theo danh sách được cung cấp hoặc
một số ngân hàng sẽ đến tận trụ sở doanh nghiệp để thực hiện chi trả lương cho cán
bộ công nhân viên nếu doanh nghiệp có yêu cầu.
- Dịch vụ thu hộ tiền mặt: dịch vụ này nhằm phục vụ cho các trường học cần thu
học phí của học sinh, sinh viên, các công ty cần thu tiền bán hàng từ các cửa hàng,
đại lý…
* Bảo quản vật có giá: là một trong những sản phẩm ngân hàng truyền thống, hiện
nay tại các NHTM sản phẩm này được cải tiến dưới dạng sản phẩm dịch vụ kiểm
định- giữ hộ vàng. Sản phẩm dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu cần kiểm định và
gửi vàng vào ngân hàng giữ hộ trong thời gian ngắn.
1.1.6.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại
* Tư vấn tài chính: Ngày nay các ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài
chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn
về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh
của họ.
* Dịch vụ bảo hiểm
-Trang 11-
Để tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng, một số ngân hàng đã kết hợp với các công ty bảo hiểm AIA,
Prudential để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Cụ thể, khi khách hàng
tham gia dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trên có thể thanh toán tiền bảo
hiểm qua ngân hàng hoặc khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch sẽ được nhân viên
của các công ty bảo hiểm cũng như nhân viên ngân hàng giới thiệu và tư vấn các loại
hình dịch vụ bảo hiểm.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng kết hợp với các NHTM để tạo ra các dịch vụ
bảo hiểm phù hợp với ngân hàng. Chẳng hạn như khi khách hàng mua bảo hiểm này
đồng thời cũng là khách hàng đang vay tại ngân hàng thì khi khách hàng không thể
trả được nợ vay, công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả hết khoản nợ còn lại
* Các dịch vụ ngân hàng quốc tế
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế bao gồm tất cả các dịch vụ do khách hàng
yêu cầu liên quan đến thương mại quốc tế, đầu tư, du lịch, du học…, chuyển tiền ra
nước ngoài bằng điện (Telegraphic), chuyển tiền bằng Bankdraft, nhờ thu kèm chứng
từ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối (giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn)
* Dịch vụ chuyển tiền nhanh (MoneyGram, Western Union)
Đây là loại dịch vụ thông dụng và hiện đại nhằm giúp cho khách hàng có nhu cầu
nhận tiền từ thân nhân, bạn bè ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn. Đặc
biệt, khách hàng không cần có tài khoản tại ngân hàng như các dịch vụ chuyển tiền
khác mà vẫn có thể nhận được các dịch vụ như thông báo bằng điện thoại miễn phí
cho người nhận tiền, thậm chí khách hàng có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng giao
tiền tận nhà mà không mất phí.
* Dịch vụ thẻ và phát hành thẻ
Dịch vụ thẻ phát triển tạo điều kiện cho NHTM mở rộng hoạt động thanh toán và
huy động vốn. Mỗi thẻ ngân hàng khi phát hành đều phải có số dư nhất định và được
duy trì thường xuyên, bên cạnh đó ngân hàng còn thu được các loại phí khi khách
hàng thực hiện thanh toán. Ngoài ra, đối với thẻ tín dụng khách hàng còn phải trả lãi
vay khi thấu chi, đây là nguồn thu tương đối khá cho các NHTM khi mà ngày càng có
nhiều khách hàng vay tiền qua thẻ tín dụng.
* Dịch vụ ngân hàng điện tử
Với nền tảng công nghệ hiện đại, nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời
như: Phone banking, Internet Banking, Mobile banking, Call centre…trong đó, hoạt
-Trang 12-
động ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking) được các NHTM trên thành
phố phát triển với nhiều tiện ích: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn, tỷ giá,
lãi suất, giao dịch chứng khoán…
* Bảo lãnh ngân hàng
Là nghiệp vụ tín dụng không xuất vốn, ngân hàng cấp tín dụng bằng chữ ký đứng
ra bảo lãnh cho khách hàng thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, tài
chính một cách thuận lợi. Khi người được bảo lãnh vì lý do nào đó đã không thực
hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ của họ thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả thay cho
người được bảo lãnh. Hiện nay ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: bảo
lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các
hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các công ty, cá nhân theo quy định của
NHNN.
* Quyền chọn mua, bán ngoại tệ
Nhằm mục đích giúp cho khách hàng phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; ngân hàng cung cấp loại dịch vụ
mới là quyền chọn mua, bán ngoại tệ (Option ngoại tệ) cho các khách hàng là cá nhân
và tổ chức.
Đồng tiền giao dịch trong Option ngoại tệ chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như:
USD, EUR, CHF, GBP…đặc biệt, có thể sử dụng VNĐ là đồng tiền thanh toán trong
hợp đồng Option ngoại tệ. Quy mô giao dịch của một hợp đồng Option tùy theo thỏa
thuận, thời gian giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn ngoại tệ tối thiểu 3 ngày, tối
đa 365 ngày.
Không phải mọi ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ NHBL như danh mục dịch
vụ đã nêu trên, danh mục dịch vụ NHBL đang tăng lên nhanh chóng. Nhiều loại hình
tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như
giao dịch qua Internet và thẻ thông minh (Smart) đang được mở rộng. Một NHBL có
thể có hàng trăm đến hàng ngàn các loại sản phẩm dịch vụ để phục vụ rất nhiều đối
tượng trong xã hội. Tuy nhiên, các ngân hàng càng phát triển nhiều sản phẩm, càng
đạt nhiều lợi nhuận thì mức độ rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của NHTM
càng nhiều vì mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro (“high risk, high return”).
Vấn đề là làm thế nào để các NHTM nhận diện được rủi ro, chấp nhận nó và tìm cách
kiểm soát nó. Vậy rủi ro là gì? Tại sao phải quản trị rủi ro và quản trị rủi ro như thế
nào để đạt hiệu quả cao?...
-Trang 13-
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG NHBL
1.2.1. Các khái niệm về rủi ro:
Theo định nghĩa truyển thống, “Rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất
mát tài sản hay làm phát sinh một số khoản nợ.”
Trong kinh doanh ngân hàng “Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy
ra sẽ dẫn đến những tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so
dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hòan thành một nghiệp vụ
tài chính nhất định”
* Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
(NHTM)
Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong
phạm vi hoạt động của các NHTM, có một số rủi ro cơ bản sau:
 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng
đối với khách hàng, rủi ro phát sinh khi khách hàng không trả được vốn và lãi cho
ngân hàng hoặc trả không đầy đủ các khoản vốn và lãi cho ngân hàng, gây tổn thất
cho ngân hàng.
 Rủi ro thị trường
Là những tổn thất gây ra cho ngân hàng khi có biến động không lường trước của
thị trường bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
- Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ
hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân
hàng.
- Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm
giảm thu nhập của ngân hàng.
 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng
vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động
kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá
sản.
 Rủi ro pháp lý
-Trang 14-
Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến những sự cố sai sót trong quá trình hoạt động
kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi
kiện.
 Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng
không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của
con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, v.v.
 Các loại rủi ro khác
Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, lụt lội,
cháy, nổ, v.v
Trong giới hạn đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu rủi ro tác nghiệp trong hoạt
động ngân hàng bán lẻ.
1.2.2. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp
Trong các loại rủi ro trên, loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh
doanh của NHTM là rủi ro tác nghiệp.
Có quan niệm cho rằng rủi ro tác nghiệp là rủi ro hoạt động, nhưng cũng có quan
niệm cho rằng rủi ro hoạt động bao trùm tòan bộ các hoạt động của ngân hàng, và
phạm vi rủi ro hoạt động rộng hơn rủi ro tác nghiệp.
Rủi ro tác nghiệp (RRTN) là một thuật ngữ đề cập đến rất nhiều loại rủi ro không
liên quan đến thị trường hoặc tín dụng. Trong thực tế không có một định nghĩa thống
nhất hay có sự xác định trong một ngành nghề nào chứa đựng được đầy đủ các cấu
phần bao trùm toàn bộ RRTN. Vì vậy, việc thống nhất một định nghĩa được chấp
nhận về RRTN là rất cần thiết trong ngành Ngân hàng để giúp các định chế tài chính
ước tính rủi ro nội bộ và có những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách
hiệu quả.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “rủi ro tác nghiệp là rủi ro gây ra tổn
thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt
các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. RRTN bao gồm cả rủi ro
pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”.
Có thể thấy định nghĩa về rủi ro tác nghiệp mà Uỷ ban Basel đưa ra là tương đối
bao quát, mang rất nhiều nội hàm và bao phủ phạm vi rất rộng. Chính vì lí do này,
mỗi ngân hàng tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý của mình có thể xây dựng định nghĩa
riêng về rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình. Tuy nhiên Uỷ ban Basel khuyến
-Trang 15-
nghị chung đối với ngân hàng thương mại là dù định nghĩa về rủi ro của mình là gì,
điều quan trọng là ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững bản chất của rủi ro tác nghiệp,
vì chỉ có thế ngân hàng mới tự xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát rủi ro và phân
loại rủi ro có hiệu quả.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu và khả năng nghiên cứu, tác giả hiểu rủi ro tác
nghiệp theo khái niệm sau: “Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián
tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc
không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng”.
1.2.3. Khái niệm về quản trị rủi ro
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị rủi ro nhưng ta có thể hiểu quản trị rủi
ro là việc sử dụng hệ thống các biện pháp xác định và đo lường rủi ro, lựa chọn và
chấp nhận rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro để thực hiện các quyết định kinh doanh
nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả và an toàn.
Quản trị rủi ro cho phép hoạt động của NHTM hoàn toàn chủ động và mang tính
tích cực dựa trên nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập, ngân hàng sẽ lựa chọn
một cách khoa học các hoạt động kinh doanh với khả năng xảy ra rủi ro ở mức độ và
phạm vi nhất định kèm theo những biện pháp quản lý và kiểm soát mức tổn thất khi
rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Quản trị rủi ro tốt chính là một
nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, góp phần tạo ra chiến lược
kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2.4. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp theo định nghĩa của Basel được xác định dựa trên nguyên nhân
gây rủi ro, như vậy, quản trị rủi ro tác nghiệp cần phải quản trị các nguyên nhân gây
rủi ro tác nghiệp trên các mặt hoạt động của ngân hàng từ nhân sự đến các quy định,
quy trình, quy chế, công nghệ và những sự việc có thể xảy mà ngân hàng có thể dự
báo…
Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình ngân hàng tiến hành các bước xác định, đo
lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo và giảm thiểu rủi
ro, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện các giải pháp này.
Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là
rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và NHTM có thể kiểm
soát được.
-Trang 16-
Quản trị rủi ro tác nghiệp trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động
quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hóa đòi hỏi các NHTM phải dựa vào
công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu
hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mô, tham gia vào hoạt động mua lại,
sáp nhập, hợp nhất.
1.2.5. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt NHBL
Từ nghiên cứu các khái niệm về rủi ro tác nghiệp, quản trị rủi ro tác nghiệp, tác giả
đưa ra khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL như sau:
Quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL là quá trình ngân hàng tiến
hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ
chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện
quá trình quản lý rủi ro; đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và
kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra
trong quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các cá nhân.
1.2.6. Mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL.
Rủi ro tác nghiệp nói chung và rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL có thể
mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho
NHTM, tài sản hoặc uy tín của NHTM bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn kinh doanh
hay mất vốn, giảm lợi nhuận …Vì vậy, mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp nói
chung và quản trị rui ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL là:
- Việc quản trị rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, duy trì
tính chính trực của kiểm soát nội bộ và giảm sai sót trong quá trình giao dịch.
- Quản trị rủi ro tác nghiệp nhằm hạn chế và giảm thiểu các chi phí tổn thất có thể
xảy ra từ các hoạt động của ngân hàng, bảo vệ uy tín cũng như giúp ngân hàng đạt
được những mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Quản trị tốt rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng sẽ giúp giảm nguồn vốn
dành để dự phòng rủi ro, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh
1.2.7. Các loại rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL
* Rủi ro từ nội bộ ngân hàng
- Rủi ro do cán bộ nhân viên ngân hàng gây nên: Cán bộ ngân hàng thực hiện các
nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho
phép; không tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng; có hành vi lừa
-Trang 17-
đảo hoặc hành vi phạm tội, cấu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân
hàng
- Rủi ro do các quy định, quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ có nhiều điểm
bất cập, chưa hoàn chỉnh tạo kẻ hỡ cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng;
hay quy trình nghiệp vụ chưa phù hợp gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong ngân
hàng.
- Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ: Rủi ro từ công nghệ thông tin (dữ liệu không đầy đủ
hay hệ thống bảo mật thông tin không an toàn), thiết kế của hệ thống không phù hợp
làm gián đoạn hệ thống, phần mềm chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi
thời, hỏng hóc, không hoạt động ảnh hưởng đến các hệ thống hỗ trợ khác.
* Rủi ro do tác động bên ngoài: rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp…của các đối
tượng bên ngoài ngân hàng; do các sự kiện tự nhiên (động đất, lũ lụt…) gây thiệt hại
cho hoạt động kinh doanh …
Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong tất cả các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của
ngân hàng được thể hiện thông qua việc gian lận nội bộ, gian lận từ bên ngoài, lỗi hệ
thống…mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như các trách nhiệm pháp lý gây
ra cho NHTM, tài sản hay uy tín của ngân hàng bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn
kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận…
Vì vậy, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tác nghiệp, các ngân hàng
phải lập kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Các sự
kiện rủi ro hoạt động cần được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng
như các tổn thất, đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc quản trị rủi ro
tác nghiệp trong tương lai.
1.2.8. Nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL
Những nguyên nhân chính có thể gây ra rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL
như:
- Con người: Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào
hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các biểu hiện
cụ thể của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của
nhân viên, nhân viên gian lận, cố ý làm sai, NHTM mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt.
Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi
ro hoạt động càng cao.
-Trang 18-
- Quy trình: Rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Các quy
trình bao gồm công tác quản trị doanh nghiệp và thẩm quyền từ cấp hội đồng quản trị
tới ban điều hành, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và nhân viên. Mọi chức năng hay bộ
phận trong một tổ chức tín dụng (TCTD) - từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy
động nguồn lực thông qua tín dụng và các hợp đồng, thỏa thuận; ra quyết định đầu tư,
xử lý giao dịch…đều chịu rủi ro.
- Hệ thống: đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ
hỏng an ninh hệ thống.
Đứng góc độ rủi ro tác nghiệp là rủi ro hoạt động thì rủi ro này có thể gây nên từ
các yếu tố bên ngoài như: Các vấn đề về cơ sở hạ tầng (bao gồm điện, nước, điện
thoại, hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, vận chuyển…), đình công, các thay đổi về
pháp lý, chính trị và ngay cả thời tiết khắc nghiệt (thiên tai, thảm họa…) có thể tạo ra
hoặc làm tăng thêm các rủi ro cho ngân hàng.
1.3. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NHTM
1.3.1 Các công cụ sử dụng trong Quản trị rủi ro tác nghiệp
 Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (RCSA –Risk Control Self Assessment) là việc
phát hiện, ưu tiên và đánh giá RRTN.
 Báo cáo chỉ số rủi ro chính KRI: là những khả năng xảy ra rủi ro, gây ảnh
hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Các chỉ số rủi ro có
thể là chỉ số hoạt động hoặc chỉ số kiểm soát.
 Báo cáo sự cố bất ngờ: Nhằm mục đích thông báo kịp thời cho Ban Điều
hành và bộ phận quản lý, để có biện pháp can thiệp , xử lý nếu cần thiết.
 Phân tích kịch bản: Phác thảo, mô tả hoặc mô hình hóa một chuỗi sự kiện
nghiêm trọng không lường trước.
 Rà soát và phê duyệt sản phẩm mới: là quá trình phân tích, nhận dạng và
đánh giá các rủi ro có thể phát sinh khi NH đưa vào áp dụng một sản phẩm mới.
1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10
nguyên tắc vàng trong quản trị RRTN và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện
như sau:
Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc
-Trang 19-
- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân
hàng. RRTN là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung
quản lý RRTN. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân
hàng về RRTN, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm
soát và giảm thiểu rủi ro.
- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRTN của
ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên
thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp
chịu trách nhiệm về quản lý RRTN.
- Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung
quản lý RRTN được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai
thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên
hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRTN. Lãnh đạo cấp cao cũng nên
chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý
RRTN trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.
Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4
nguyên tắc:
- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTN trong tất cả các rủi
ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.
Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới,
thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.
- Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám
sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRTN gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho
lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRTN.
- Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát
và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ
các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRTN cho phù
hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc
trưng.
- Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả
năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.
Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai
nguyên tắc:
-Trang 20-
- Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải
có một khung quản trị RRTN hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm
soát/giảm thiểu RRTN như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý
rủi ro.
- Nguyên tắc 9: Cơ giám giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường
xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những RRTN
của ngân hàng. Người giám sát phải đảm bảo rằng có những cơ chế thích hợp cho
phép họ biết được sự phát triển của ngân hàng.
Vấn đề thứ tư: Vai trò của việc công bố thông tin, gồm một nguyên tắc:
- Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời
thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ
để quản lý RRTN.
Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của
ngân hàng, công tác quản trị RRTN của ngân hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện
được mục tiêu mà ngân hàng dự kiến.
1.3.3 .Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản
Quản trị rủi ro tác nghiệp là một vấn đề rất mới trong hệ thống quản trị rủi ro của
ngân hàng nên các cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác
nghiệp trong hoạt động NHBL cũng dựa trên nền tảng Quản trị rủi ro và các quy định
như Hiệp ước Basel II và những áp dụng tiên tiến của các NHTM trên thế giới.
Phân tích RRTN là một nguyên tắc cơ bản giúp ngân hàng có thể vượt qua được
những rủi ro đang gặp phải cũng như nhận diện các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Việc phân tích tốt các loại RRTN sẽ giúp ngân hàng có những hành động cụ thể, cần
thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh. Điều đó có ý
nghĩa tích cực để quyết định những chiến lược mà ngân hàng đang sử dụng để kiểm
soát rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại hay không.
Để phân tích rủi ro, cần tiến hành một vòng liên hoàn theo 4 bước cơ bản sau:
1.3.3.1. Xác định rủi ro
Xác định rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận dạng các rủi ro
chính trong hoạt động của các ngân hàng.
Nhận dạng đó là loại rủi ro nào: con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố
bên ngoài tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần
-Trang 21-
quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro chẳng hạn
như:
- Xem qua danh sách mô tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra
- Suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tô chức, phân tích các rủi ro đối với từng bộ phận.
- Nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể
- Phỏng vấn nhiều ngưòi để có thể lấy những ý kiến khác nhau
Xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm:
 Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (RCSA):
Một chương trình RCSA thông minh sẽ giúp cho Ngân hàng có thể nắm bắt được
các rủi ro, kiểm soát, đánh giá các rủi ro thông qua các đơn vị đo lường được Basel
tín nhiệm, các đo lường nội bộ mà các Ngân hàng mong đợi và sử dụng chúng để
quản lý RRTN tổng thể của Ngân hàng. Theo đó, chương trình RCSA có thể bao
gồm quá trình nhận dạng và đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm soát; thử nghiệm
các biện pháp kiểm soát và kiểm toán độc lập; thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ.
Cơ sở dữ liệu RRTN đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng
cho quản trị RRTN. Nhận thức được điều đó, nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai
việc thu thập dữ liệu RRTN nội bộ, không chỉ thu thập các RRTN mà còn tất cả các
lỗi, sai sót RRTN. Một số Ngân hàng nước ngoài không dùng cụm từ “ lỗi, sai sót”
mà xem chúng dưới dạng các tình huống gần mất (near miss) trong RRTN.
Một quy trình xử lý dữ liệu chuẩn hóa là rất cần thiết để ngân hàng có thể có được
những dữ liệu đảm bảo độ chính xác, tin cậy, cho phép đưa ra những đánh giá chính
xác về mức độ rủi ro của ngân hàng mình
 Ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ
Ngân hàng theo dõi các ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát (KTKS), Kiểm toán nội
bộ và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị đối với Chi nhánh (CN) mà
KTKS, Kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài đưa ra.Việc theo dõi, giám sát này
nhằm đảm bảo Chi nhánh nghiêm túc tuân thủ, điều chỉnh kịp thời hoạt động của CN
theo yêu cầu đã đưa ra.Bên cạnh đó, cũng đối chiếu các sự việc mà kiểm tra, kiểm
toán phát hiện được trong quá trình kiểm tra Chi nhánh, với các vụ việc mà CN báo
cáo lên.Việc đối chiếu này nhằm đảm bảo tính tự giác, đầy đủ và chính xác trong báo
cáo RRTN, cũng như dữ liệu nội bộ về RRTN.
1.3.3.2. Đo lường rủi ro
-Trang 22-
Đo lường rủi ro nhằm đảm bảo cho việc đánh giá của ngân hàng về khả năng
xảy ra và chi phí phải bỏ ra để thiết lập mọi thứ khi rủi ro xảy ra. Có thể ghi nhận rủi
ro thông qua các thẻ điểm, bảng báo cáo sự cố.
Đối với quá trình QLRRTN thì quan trọng là phải định lượng được rủi ro ở mức
độ bao nhiêu để tính ra mức vốn tối thiểu mà Ngân hàng cần để trang trải cho rủi ro
đó. Do vậy, sẽ không thể quản lý và kiểm soát được rủi ro một cách hiệu quả nếu
không đo lường được mức độ rủi ro.
RRTN được đặc trưng bởi tần suất và mức độ ảnh hưởng. Do đó, việc đo lường
RRTN cần hướng tới xác định được tần suất và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi
ro RRTN trong Ngân hàng, từ đó bản đồ hóa các RRTN. Dựa trên bản đồ rủi ro,
Ngân hàng có thể phân nhóm và quản lý tập trung các loại RRTN có cùng mức độ
ảnh hưởng và tần suất, đề ra các biện pháp xử lý tương ứng với tần suất và mức độ
ảnh hưởng của nhóm RRTN đó.
1.3.3.3. Giám sát rủi ro
Giám sát rủi ro cần thực hiện một cách nghiêm túc công tác phân tích nhằm tạo
thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát cũng như quá trình thử nghiệm sự hữu hiệu của
hệ thống và kế hoạch.
Để thực hiện giám sát RRTN, Ngân hàng phải có hệ thống báo cáo RRTN hiệu
quả. Báo cáo RRTN phản ánh việc thu thập, phân tích, đánh giá vá phân phối thông
tin rủi ro cho các bộ phận tương ứng, xuyên suốt toàn bộ ngân hàng. Các nội dung
báo cáo bao gồm khuynh hướng tổn thất, xếp hạng từ việc đánh giá rủi ro, xếp hạng
theo các chỉ số rủi ro chính, vốn kinh tế hay vốn điều lệ; thông qua các thông tin về
nguy cơ tổn thất, đánh giá rủi ro, phân tích mô phỏng rủi ro và các chỉ số rủi ro
chính. Báo cáo có thể thực hiện định kỳ hoặc báo cáo sự cố bất ngờ.
1.3.3.4. Quản lý và giảm thiểu rủi ro
Quản lý rủi ro cần chọn ra những phương pháp QTRRTN có hiệu quả về mặt chi
phí; sử dụng hiệu quả các công cụ hiện có, cải tiến những phương pháp hiện hành,
những thay đổi về mặt trách nhiệm, những đổi mới trong kiểm soát nội bộ; lập kế
hoạch đối phó với những rủi ro bất ngờ; đầu tư vào các nguồn lực mới.
Từ cơ sở dữ liệu RRTN, các ngân hàng xây dựng Đường phân phối tổn thất, trên
cơ sở đó xác định các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro.
Quản lý và giảm thiểu rủi ro gồm:
 Các chiến lược kiểm soát rủi ro
-Trang 23-
Việc giảm thiểu rủi ro có thể đạt được thông qua các kỹ thuật phòng, tránh,
chuyển, thay thế.. Có thể khái quát các kỹ thuật này thành 4 nhóm chiến lược:
 Các chiến lược giảm ảnh hưởng hoặc giảm khả năng xảy ra (ví dụ cải thiện hiệu
quả KSNB, đào tạo nhân viên)
 Chiến lược phòng ngừa rủi ro- Phát triển các thủ tục và đào tạo để đảm bảo quy
trình được thực thi chính xác
 Chiến lược chuyển giao rủi ro (thông qua các hợp đồng bảo hiểm)
 Chiến lược tránh rủi ro (ví dụ ngừng hoạt động, bán các hoạt động kinh doanh)
 Kế hoạch kinh doanh liên tục (Kế hoạch dự phòng kinh doanh)
Ngân hàng cần chuẩn bị cho mình các phương án dự phòng để có thể phản ứng
kịp thời khi có các sự cố hay thảm họa bất ngờ xảy ra. Các NHTM lớn trên thế giới
thường xây dựng hẳn cho mình một Bộ phận chuyên trách về lập kế hoạch và thực
hiện quản lí kinh doanh liên tục, quản lý khủng hoảng. Các thủ tục phản ứng khẩn cấp
ngay khi có sự cố xảy ra, cũng như quy trình xử lý tiếp theo đều được lên kế hoạch từ
trước. Các yêu cầu về tài chính, về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dữ liệu sao lưu…
thậm chí cả phương án kinh doanh thay thế cũng đều được hoạch định sẵn sàng trên
phạm vi toàn ngân hàng.
Hoạt động QTRRTN được tiến hành theo quy trình như sau :
 
 
Hình 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản
Quản lý rủi ro
- Thực hiện kế hoạch giảm thiểu
tự đánh giá rủi ro và kiểm soát
- Theo dõi các ghi nhận kiểm toán
- Phản ứng các dấu hiệu cảnh báo
trên báo cáo chỉ số rủi ro chính
Đo lường rủi ro
- Phân tích và báo cáo sự
cố
- Thẻ điểm
- Vốn chịu rủi ro
Giám sát rủi ro
- Ủy ban QTRRTN
- Báo cáo chỉ số rủi ro chính
- Hệ thống theo dõi các ghi
nhận kiểm toán
Xác định rủi ro
-Tự đánh giá rủi ro & kiểm soát
-Ghi nhận kiểm toán nội bộ/ độc lập
-Quy trình rà soát sản phẩm mới
-Trang 24-
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới
Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác
nghiệp ngay sau khi Basel II có hiệu lực như:
- Hơn 50% ngân hàng ở Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức
nhằm mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp như: thành lập một bộ phận riêng biệt
chuyên về rủi ro tác nghiệp, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.
- Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác
nghiệp như: ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro tác nghiệp. Citibank sử dụng
phần mềm CLS (continuous linked settlement) thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp
theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro;
hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường
xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác
nghiệp được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng.
Các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể - và đấy là điều
kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp
- Khung quản trị rủi ro tác nghiệp cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù
hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS (Singapore)
đã cụ thể hóa khung quản trị trên như sau: Các rủi ro tác nghiệp được phân tích trên
hai giác độ là tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức
tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp như: kiểm
soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác
nghiệp được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và
báo cáo.
-Trang 25-
Hình 1.2: Khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng DBS
Nguồn: www.dbs.com.sg
1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp cho các NHTM ở Việt
Nam
Từ kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của một vài ngân hàng trên thế giới,
các NHTM Việt Nam có thể học hỏi, ứng dụng cũng như kết hợp với các nguyên tắc
quản trị rủi ro mà Basel II đã đề cập nhằm tăng cường quản trị rủi ro tác nghiệp trong
quá trình hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ như sau:
 Xây dựng khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp
Đối với NHTM, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả
các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp. Hội
đồng quản trị phải thuê tư vấn xây dựng khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp cho
ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần
Tần suất xh thấp
Tác động cao
Tần suất xh cao
Tác động thấp
Mất mát mong đôi
Mất mát không mong đợi
Mất mát xác
định trước
Chi phí dự tính
-Trang 26-
được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro tác nghiệp,
hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược
quản trị rủi ro tác nghiệp thường bao gồm các vấn đề sau đây:
+ Xác định RRHĐ và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp
+ Mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc
vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh)
+ Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro
nói chung của ngân hàng.
Về vấn đề cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, NHTM cần thành lập, hoàn thiện ủy
ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tác nghiệp là một bộ phận. Bộ máy giám
sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo rủi
ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.
 Xây dựng ý thức về quản trị rủi ro tác nghiệp
Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp.
Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự
xác định rủi ro tác nghiệp, xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện
có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.
Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt
số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng…) và khả năng (xét về mặt số
lượng sự cố) cho mỗi lần trong 4 nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập
cơ sở dữ liệu tổn thất.
 Xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tác nghiệp
Các NHTM nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm
các thông tin tổn thất và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tác
nghiệp. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử
lý rủi ro tác nghiệp.
 Tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin tổn thất
Các NHTM nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân
hàng bạn, ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất. Ngân hàng Nhà nước,
Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã
đưa ra trong Hội thảo của Ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 về rủi ro tác nghiệp về
việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của rủi ro tác nghiệp, tránh tình trạng giấu
thông tin về rủi ro tác nghiệp như hiện nay tại các NHTM.
-Trang 27-
 Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTN từ các yếu tố bên trong NHTM như
con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục
tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy
trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc
và có lỗ hỏng.
 Xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như
khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro
tác nghiệp. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công
nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua bảo hiểm);
tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động
bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới
thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện
pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho
sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro.
*** KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tác nghiệp
trong hoạt động ngân hàng bán lẻ như: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của hoạt động
ngân hàng bán lẻ, các khái niệm về rủi ro, rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác
nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trong chương này, tác giả cũng nêu được
mục tiêu của quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế của
Basel II. Đây chính là nền tảng cho luận văn đi vào phân tích thực trạng quản trị rủi
ro tác nghiệp tại Vietcombank trong chương sau. Đồng thời, chương này đã đưa ra
một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản trị rủi ro tác nghiệp để các
NHTM Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp hoạt động NHBL trong thời gian tới.
-Trang 28-
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)
2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình ngân
hàng cổ phần từ ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động
NHTMCP ngày 23/05/2008 của NHNN Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực
hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng ngày 26/12/2007.
Tiền thân là Cục Quản lý Ngoại hối và là một trong những NHTM nhà nước lớn
được thực hiện các hoạt động đối ngoại đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam (từ
ngày thành lập – 01.04.1963), trải qua hơn 47 năm xây dựng và phát triển,
Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng
đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh
doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng
hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng
điện tử…Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: cho vay (10%), tiền gửi (12%), thanh toán quốc
tế (23%), thanh toán thẻ (55%)…Với thế mạnh về công nghệ Vietcombank là ngân
hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch
vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân
hàng tới gần khách hàng” như dịch vụ Internet banking,VCB-Money (Home
banking), SMS banking, Phone banking…
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày
nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà
Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty
con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên
kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ
thống ngân hàng tự động với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ
-Trang 29-
POS trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân
hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài
bản về lĩnh vực tài chính, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có
khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội
nhập cao, Vietcombank vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn 4 triệu khách hàng cá nhân.
Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2009 đạt hơn 255 ngàn tỷ
VNĐ, tăng 15% so với cuối năm 2008, huy động vốn từ nền kinh tế hơn 170 ngàn tỷ
đồng, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý khoảng trên 140 ngàn tỷ đồng và giữ
vững thị trường thanh toán xuất nhập khẩu đạt gần 26 tỷ USD.
Bằng những định hướng đúng đắn và những nỗ lực phấn đấu không ngừng,
Vietcombank đã giữ vững vị trí là một trong những NHTM lớn của Việt Nam, sẵn
sàng cho cuộc hành trình nhìn ra biển lớn với hàng loạt các giải thưởng đạt được
trong nước cũng như quốc tế.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2005 - 06/2010
Trong những năm gần đây, tình hình thị trường trong và ngoài nước có nhiều diễn
biến phức tạp, mặc dù năm 2009 và 2010 có chuyển biến tích cực hơn so với năm
2008 nhưng vẫn còn không ít khó khăn. Trước những biến động đó, hoạt động kinh
doanh của Vietcombank trong suốt thời gian qua cũng không tránh khỏi bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, Vietcombank đã đạt được những
kết quả khả quan, thể hiện ở một số chỉ tiêu tăng trưởng sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank từ 2005 đến 06/2010
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 30.06.2010
Tổng tài sản
Tốc độ NS/NT
136.456
-
167.128
22,5%
197.363
18,1%
222.090
12,5%
255.496
15%
248.029
-2,9%
Vốn huy động
Tốc độ NS/NT
108.313
-
120.695
11,4%
144.810
20%
159.989
10,5%
169.457
5,9%
182.602
7,8%
Lợi nhuận ròng
Tốc độ NS/NT
1.293
-
2.861
121%
2.390
16,5%
2.728
14%
3.945
44,6%
2.024 (tạm
tính)
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB)
-Trang 30-
2.1.2.1. Về tổng tài sản
Năm 2005, tổng tài sản của Vietcombank là 136.456 tỷ đồng thì đến cuối năm
2009 tổng tài sản đã tăng lên hơn 87% là 255.496 tỷ đồng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm
2010 tổng tài sản của VCB tụt xuống vị trí thứ tư trong nhóm các ngân hàng đứng
đầu do tổng tài sản tăng trưởng âm - đạt 249.029 tỷ đồng. Với mức tài sản hiện có,
cho thấy VCB là một trong những ngân hàng có quy mô lớn cũng như tiềm lực tài
chính mạnh trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Điều này có thể minh
chứng qua bảng 2.2.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng tài sản của Vietcombank 2005 -06/2010
Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản của VCB và một số NHTM 2005 -06/2010
Đơn vị: tỷ đồng
STT Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30.06.2010
1 Agribank 201.918 252.110 321.444 396.993 464.000 475.600
2 VCB 136.456 167.128 197.363 222.090 255.496 248.029
3 BIDV 117.976 158.165 201.382 242.316 296.622 329.752
4 Vietinbank 111.891 135.442 166.112 193.590 242.000 288.880
5 Á Châu 24.272 44.650 85.391 105.306 171.957 180.001
6 Sacombank 14.456 24.776 64.572 68.438 110.000 110.061
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2005-2010
và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB)
-Trang 31-
2.1.2.2. Vốn huy động
Tổng vốn huy động của Vietcombank đã tăng lên từ 108.313 tỷ đồng trong năm
2005 đến 169.457 tỷ đồng vào năm 2009. Điều này khẳng định sự lớn mạnh không
ngừng của Vietcombank trong 5 năm qua dù phải đối mặt với nhiều biến động của thị
trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM.
Cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn,
VCB vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích
cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo
gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho VCB.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động
Bảng 2.3: Thị phần vốn huy động của VCB và một số NHTM 2005 – 30.06.2010
Đơn vị: tỷ đồng
STT Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30.06.2010
1 Agribank 120.162 163.616 233.638 305.928 343.000 360.963
2 VCB 108.313 120.695 144.810 159.989 169.457 182.602
3 BIDV 85.747 106.496 138.233 166.291 219.732 221.526
4 Vietinbank 84.387 91.505 112.692 121.634 155.000 181.352
5 Á Châu 19.984 29.394 55.283 64.216 115.064 119.326
6 Sacombank 10.479 17.511 44.231 46.128 80.031 88.069
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2005-2010
và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB)
Thị phần huy động vốn của Vietcombank năm 2009 và 6 tháng năm 2010 tiếp tục
tăng nhưng vẫn xếp vị trí thứ 3, sau Agribank và BIDV. Bên cạnh đó, các NHTM
-Trang 32-
khác có tốc độ tăng mạnh có thể đe dọa vị trí hiện nay của VCB, cho thấy đang có sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng. Nguyên nhân là do vai trò độc quyền của
Vietcombank đã giảm và niềm tin về sự an toàn tiền gửi tại các NHTMCP đã tăng
lên; sản phẩm huy động chưa có sự khác biệt với các ngân hàng khác…
2.1.2.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lợi nhuận ròng của VCB từ năm 2005- 06.2010
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Vietcombank, lợi nhuận
ròng từ 1.293 tỷ đồng vào năm 2005 đã tăng tới 205% (tương ứng tăng 2.652 tỷ
đồng), đạt 3.945 tỷ vào năm cuối 2009. Tuy lợi nhuận của Vietcombank vào năm
2007 có giảm so với năm 2006 một phần lý do là vào năm 2007 Vietcombank chính
thức IPO lần đầu ra công chúng, nhưng lợi nhuận ròng vào các năm tiếp theo của
Vietcombank là 2.728 tỷ đồng vào năm 2008, 3.945 tỷ đồng vào năm 2009 và dự
đoán 4.209 tỷ đồng vào năm 2010. Nỗ lực này không chỉ do tập thể cán bộ công nhân
viên mà còn phải kể đến các đối tác và khách hàng trung thành với Vietcombank
trong suốt chặng đường vừa qua.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Vietcombank không ngừng cải tiến các
sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Trong tương lai
không xa, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm ngân hàng tiên tiến nhất như hệ
thống thanh toán điện tử 24/24, dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng tại
nhà, ngân hàng điện thoại,…
Với bối cảnh lợi nhuận và khó khăn đan xen, Vietcombank luôn nỗ lực hoàn thành
thắng lợi hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh, giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định và
duy trì vị trí ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động hiệu quả nhất; luôn hướng
-Trang 33-
tới việc nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng để hội
nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ CÁC RỦI RO
TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHBL TẠI VCB
2.2.1. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB
Nhận thức được sự cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước và với các
ngân hàng nước ngoài ngày càng khốc liệt để giành thị phần và tìm kiếm lợi nhuận,
những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã có chiến lược phát triển dịch vụ NHBL
theo mô hình xây dựng ngân hàng đa năng với công nghệ hiện đại để cung cấp dịch
vụ NHBL cho khách hàng một cách tốt nhất.
Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc
cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài
chính tại các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương
lai. Theo xu hướng chung đó, trong năm 2009, Vietcombank đã xây dựng chiến lược
cho hoạt động bán lẻ giai đoạn 2010-2015 và các nhóm giải pháp để hướng tới vị trí “
Một trong 5 ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”. Các chính sách áp dụng cho khách
hàng cá nhân được xây dựng, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, từ khuyến
mãi, chăm sóc khách hàng tới các chính sách giá, phí, lãi suất cũng như cung cấp các
sản phẩm mới. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá tốt
và tương đối toàn diện, thể hiện qua một số kết quả sau:
2.2.1.1. Huy động vốn dân cư
Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị
giảm dần, song huy động từ dân cư lại có mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn là nhờ
các chương trình huy động trải đều trong năm, chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa
dạng về các sản phẩm huy động vốn cùng với sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi
nhánh trong toàn hệ thống.
Vốn huy động từ dân cư của Vietcombank năm 2009 đạt 64.394 tỷ đồng, tăng
3,1% (tương ứng tăng 1.918 tỷ) so với năm 2008 và chiếm tỷ lệ 38% trong tổng vốn
huy động trong nền kinh tế. Trong đó, vốn VNĐ tăng 29,6% và vốn ngoại tệ (quy
USD) tăng 11,4%. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng giảm
so với năm 2008 nhưng tiền gửi ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 12 tháng) lại tăng 23,5%,
nguyên nhân do lãi suất tiết kiệm thường xuyên biến động, các chương trình quà tặng
hấp dẫn lại hướng vào các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền thường gửi ở kỳ hạn này
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank   luận văn thạc sĩ 6675388

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...vietlod.com
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...vietlod.com
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 

Similar to Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank luận văn thạc sĩ 6675388

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfNuioKila
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...vietlod.com
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfHanaTiti
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Nguyễn Công Huy
 

Similar to Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank luận văn thạc sĩ 6675388 (20)

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAYNâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank luận văn thạc sĩ 6675388

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ====== PHAN THỊ MINH HẰNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ THỊ THÚY NGA TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  • 2. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2010.
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam HĐQT Hội đồng quản trị HSBC Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải KSNB Kiểm soát nội bộ NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNT Ngân hàng Ngoại thương NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần QLRR Quản lý rủi ro QTRRTN Quản trị rủi ro tác nghiệp RRTN Rủi ro tác nghiệp Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Vietcombank, VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng Trang 1.1 Phân biệt ngân hàng bán buôn với ngân hàng bán lẻ 6 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank từ 2005 đến 06/2010 30 2.2 Tình hình tổng tài sản của VCB và một số NHTM 2005 -06/2010 31 2.3 Thị phần vốn huy động của VCB và một số NHTM 2005 - 2010 32 2.4 Kết quả huy động vốn của VCB từ năm 2005- 06/2010 34 2.5 Các chỉ tiêu thẻ của VCB năm 2005-06/2010 37 2.6 Tỷ trọng dư nợ thể nhân của VCB từ năm 2005-2009 37 2.7 Tỷ trọng dư nợ thể nhân của VCB và một số NHTM khác từ năm 2005-2009 38 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản của Vietcombank 2005 -06/2010 30 2.2 Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động 31 2.3 Biểu đồ lợi nhuận ròng của VCB từ năm 2005- 06.2010 32 2.4 Biểu đồ vốn huy động dân cư của VCB và một số NHTM 6 tháng đầu năm 2010 35 2.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay theo sản phẩm của VCB năm 2009 39 Hình 1.1 Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản 23 1.2 Khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng DBS 24 3.1 Khung Quản trị rủi ro tác nghiệp 68 3.2 Minh họa nhiệm vụ QTRRTN 69 3.3 Ma trận rủi ro 73
  • 5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1. Tổng quan về hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL)............................................3 1.1.1. Các khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại....................................3 1.1.2. Các khái niệm về dịch vụ ngân hàng ...............................................................4 1.1.3. Các khái niệm về ngân hàng bán lẻ..................................................................5 1.1.4. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng bán lẻ .......................................................6 1.1.5. Vai trò của ngân hàng bán lẻ ...........................................................................6 1.1.5.1. Đối với nền kinh tế...................................................................................6 1.1.5.2. Đối với xã hội............................................................................................7 1.1.5.3. Đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng ............................................7 1.1.6. Các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ .................................8 1.1.6.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống ......................................8 1.1.6.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại............................................10 1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL.....................12 1.2.1. Các khái niệm về rủi ro .................................................................................12 1.2.2. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp.......................................................................13 1.2.3. Khái niệm về quản trị rủi ro...........................................................................14 1.2.4. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp..........................................................15 1.2.5. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt NHBL..............................15 1.2.6. Mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp ..........................................................15 1.2.7. Các loại rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL..........................................16 1.2.8. Nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL ...........................17 1.3. Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM..................................................17 1.3.1 Các công cụ sử dụng trong quản trị rủi ro tác nghiệp ......................................17 1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II............................18 1.3.3 .Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản ....................................................19 1.3.3.1. Xác định rủi ro ........................................................................................20 1.3.3.2. Đo lường rủi ro........................................................................................21 1.3.3.3. Giám sát rủi ro.........................................................................................21 1.3.3.4. Quản lý và giảm thiểu rủi ro ....................................................................22 1.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp............................................23 1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới................................................23 1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp cho các NHTMVN................24
  • 6. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK 2.1. Giới thiệu về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)...................27 2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.........................27 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ 2005 – 06/2010........................29 2.1.2.1. Về tổng tài sản.........................................................................................30 2.1.2.2. Vốn huy động..........................................................................................31 2.1.2.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng.............................................32 2.2. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ và các rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB.................................................................33 2.2.1. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB............................................33 2.2.1.1. Huy động vốn dân cư...............................................................................34 2.2.1.2. Dịch vụ thẻ..............................................................................................35 2.2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ.........................................................37 2.2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .................................................39 2.2.1.5. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác ..........................................................40 2.2.2. Các trường hợp điển hình về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL...........41 2.2.2.1. Rủi ro phát sinh từ cán bộ ngân hàng.......................................................41 2.2.2.2. Rủi ro phát sinh do các tác động bên ngoài..............................................44 2.2.3. Một số khó khăn và tồn tại trong hoạt động NHBL .........................................46 2.2.3.1. Tồn tại trong triển khai các quy định nội bộ từ HSC đến chi nhánh............46 2.2.3.2. Tồn tại từ hệ thống công nghệ hỗ trợ .........................................................47 2.2.4. Nguyên nhân của rủi ro và tồn tại ..........................................................47 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL tại VCB. .........48 2.3.1. Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL...............48 2.3.2. Tình hình quản trị rủi ro rác nghiệp trong hoạt động NHBL tại VCB............48 2.3.2.1. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp của Vietcombank..............................48 2.3.2.2. Điều tra rủi ro tác nghiệp tại Vietcombank...............................................51 2.3.2.3. Nhận dạng rủi ro và bài học kinh nghiệm trong hoạt động NHBL ...........53 2.3.3. Một số tồn tại trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại VCB .................................59 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .............................................62 3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam ....................62 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động NHBL tại Vietcombank đến năm 2015.......63 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank..................................................................................................65 3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro ..................................................................65 3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính ..........................................................................66
  • 7. 3.2.3. Xây dựng mô hình và quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp ..............................66 3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro...........................................................69 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý ...........................................................72 3.2.6. Trang bị phần mềm quản trị rủi ro tác nghiệp ................................................73 3.2.7. Xây dựng và hoàn thiện cơ sỡ dữ liệu quản trị rủi ro tác nghiệp.....................74 3.2.8. Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp từ các yếu tố bên ngoài..........................76 3.2.9. Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro ................................................................78 3.3. Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................80 3.4. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng ............................................................81 KẾT LUẬN................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. -Trang 1- PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng, các NHTM Việt Nam đã và đang quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triền tăng lên, đó là một dấu hiệu khả quan, thành công của ngân hàng. Song đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng khi chưa có khả năng quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả. So với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản…thì rủi ro tác nghiệp là một trong những rủi ro dễ dàng xảy ra nếu ngân hàng không có phương pháp quản lý hay quản trị tốt. Quản trị rủi ro tác nghiệp là một cách phòng bệnh rất tốt nếu được ứng dụng và quản lý hiệu quả, thậm chí nó còn là lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay nhằm giảm thiểu tối đa chi phí tổn thất, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank” để nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mong muốn hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong quản trị rủi ro tác nghiệp nói chung và rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng tại Vietcombank, luận văn hướng đến mục tiêu: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản nhất về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. - Phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ, các rủi ro tác nghiệp của hoạt động ngân hàng bán lẻ và quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietcombank. - Đề xuất những giải pháp cho Vietcombank trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động NHBL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.
  • 9. -Trang 2- - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ và các rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank. - Mốc thời gian nghiên cứu: 2005 – 06/2010 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, thu thập thông tin từ các nguồn báo chí, thông tin nội bộ ngân hàng, internet… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn cố gắng vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát thực tiễn từ các NHTM khác để đúc kết kinh nghiệm, làm sáng tỏ vấn đề, tìm biện pháp phù hợp cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động ngân hàng bán lẻ VCB. 5. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đã đi vào thực tiễn quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank, nêu lên những hạn chế còn tồn tại cũng như khẳng định vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hệ thống NHTM Việt Nam và Vietcombank. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao, hoàn thiện quy trình và vận dụng nó vào tình hình thực tế tại ngân hàng. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong 03 chương gồm 79 trang với 5 hình vẽ, 5 biểu đồ, 7 bảng số liệu và 4 phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank. Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank.
  • 10. -Trang 3- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ (NHBL) 1.1.1. Các khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại (NHTM) Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Ngân hàng có thể được định nghĩa qua các chức năng mà ngân hàng thực hiện trong nền kinh tế. Theo tài liệu về quản trị ngân hàng thương mại (Commercial Bank Management) do Giáo sư Peter S. Rose biên soạn có đưa ra định nghĩa về ngân hàng theo cách tiếp cận này như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và ngân hàng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.” Trên thế giới khái niệm về ngân hàng thương mại được trình bày khác nhau về cách diễn đạt nhưng hầu như tất cả đều có điểm giống nhau về bản chất, chức năng của ngân hàng thương mại :  Ở Mỹ : ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.  Ở Pháp: ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác để thực hiện các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính của ngân hàng.  Ở Việt Nam: Khái niệm về ngân hàng được hiểu như sau: Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, khái niệm về ngân hàng thương mại được hiểu là “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và các mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, NH phát triển, NH Đầu tư, NH Chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác”.
  • 11. -Trang 4- “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.” Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/07/2009 Quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, có hiệu lực từ 15.09.2009 đã đưa ra định nghĩa về ngân hàng thương mại là: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”. Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính tín dụng, trung gian thanh toán, trung gian trong thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia và đặc biệt là chức năng tạo bút tệ hay tiền ghi sổ, NHTM đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần giải quyết vấn đề vốn cho các tổ chức kinh tế. 1.1.2. Các khái niệm về dịch vụ ngân hàng Cho đến nay, chưa có một khái niệm cụ thể về dịch vụ ngân hàng, mỗi quốc gia có cách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng. Theo Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ NH và dịch vụ tài chính khác (ngoài dịch vụ bảo hiểm). Như vậy, dịch vụ NH nằm trong nội hàm của dịch vụ tài chính. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO không nêu khái niệm về dịch vụ mà liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn. Mỗi ngành lớn được chia ra thành các phân ngành nhỏ (55 phân ngành) và mỗi phân ngành liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ thể chi tiết (155 phân ngành). Theo GATS, các dịch vụ ngân hàng là: nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán, thẻ, séc, bảo lãnh và cam kết, mua bán các công cụ thị trường tài chính, phát hành chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, dịch vụ tư vấn và trung gian hỗ trợ tài chính. Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói chung.
  • 12. -Trang 5- Ở Việt Nam cũng chưa có một khái niệm cụ thể nào về dịch vụ ngân hàng. Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thì dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích một cách cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao gồm 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng không phân biệt rõ lĩnh vực nào là kinh doanh tiền tệ, lĩnh vực nào là dịch vụ ngân hàng. Theo quan điểm của tác giả “Dịch vụ ngân hàng có thể hiểu là một bộ phận của dịch vụ tài chính, bao gồm toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân.” Dịch vụ ngân hàng là một trong những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho ngân hàng. 1.1.3. Các khái niệm về ngân hàng bán lẻ. Trong các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, có thể phân theo nhóm dịch vụ ngân hàng bán buôn và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.  Dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB) là những dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng là những định chế tài chính hoặc dịch vụ NH được cung cấp với số lượng và giá trị lớn. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn không nghiên cứu về dịch vụ NHBB mà tập trung nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu dưới góc độ dịch vụ ngân hàng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo các chuyên gia kinh tế học của Học viện công nghệ Châu Á - AIT thì ngân hàng bán lẻ là ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến tay từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh. Hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì ngân hàng bán lẻ là nơi mà khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như: tiền gửi tiết kiệm và tài khoản, thế chấp vay vốn, dịch vụ thẻ và một số dịch vụ khác đi kèm… Qua các cách tiếp cận khác nhau trên, tác giả hiểu khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như sau: “Dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, hay
  • 13. -Trang 6- khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện thông tin viễn thông. Các ngân hàng cung cấp chủ yếu các dịch vụ đó gọi là ngân hàng bán lẻ. Đứng góc độ hoạt động ngân hàng, ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt động NHBL như sau: Hoạt động NHBL là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân hàng cho các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các cá nhân. Hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ, thanh toán...cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra các sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế. Bảng 1.1: Phân biệt ngân hàng bán buôn với ngân hàng bán lẻ Dịch vụ ngân hàng bán buôn Dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Là những dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng là những định chế tài chính hoặc dịch vụ NH được cung cấp với số lượng và giá trị lớn. - Hoạt động ngân hàng bán buôn cho phép tài trợ các hoạt động kinh tế thuộc hầu hết các ngành, các lĩnh vực và trên mọi địa bàn toàn quốc. - Là một trong những kênh hữu hiệu để tiếp nhận trợ giúp kỹ thuật quốc tế về xây dựng chính sách, phát triển nghiệp vụ, công nghệ quản trị ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. - Khả năng sinh lời của loại hình kinh doanh này là khá cao nhưng do có số lượng và giá trị lớn nên mức độ rủi ro cao. - Là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân hàng cho các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các cá nhân. - Các sản phẩm dịch vụ NHBL cung ứng cho các đối tượng khách hàng phải đa dạng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. - Dịch vụ NHBL đòi hỏi phải xây dựng nhiều kênh phân phối và đa dạng để cung ứng được các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi rộng. - Dịch vụ NHBL có số lượng khách hàng lớn và giá trị nhỏ nên mức độ rủi ro thấp và đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. 1.1.4. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng bán lẻ Hoạt động NHBL hay dịch vụ NHBL có những đặc điểm sau:
  • 14. -Trang 7- - Đối tượng cung cấp dịch vụ trong hoạt động NHBL của ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị mỗi giao dịch nhỏ. - Các sản phẩm dịch vụ NHBL cung ứng cho các đối tượng khách hàng phải đa dạng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. - Dịch vụ NHBL đòi hỏi phải xây dựng nhiều kênh phân phối và đa dạng để cung ứng được các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi rộng. - Dịch vụ NHBL có số lượng khách hàng lớn và giá trị nhỏ nên mức độ rủi ro thấp và đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. - Dịch vụ NHBL phần lớn dựa vào công nghệ thông tin hiện đại cho nên có tác dụng tăng cường công tác quản trị tập trung, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế; đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm, chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. 1.1.5. Vai trò của NHBL 1.1.5.1. Đối với nền kinh tế - Vai trò của ngân hàng tác động đến đời sống của mọi người dân, dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư vào những vùng trọng điểm, những ngành trọng tâm, ngành mũi nhọn. Nhờ trung gian tài chính này, vốn được phân bổ vốn hiệu quả giữa các ngành, các lĩnh vực thông qua quá trình sàng lọc vốn tín dụng, vốn trong nền kinh tế được tập trung vào những khu vực có khả năng sinh lời cao, mang lại nhiều lợi ích. - Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời sự phát triển này sẽ làm tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của nền kinh tế, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập. - Ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bằng cách làm thay đổi tỷ lệ tiết kiệm và thông qua sự tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mà chủ yếu là đầu tư về công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, cạnh tranh giữa những chủ thể đi vay và cho vay. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy
  • 15. -Trang 8- hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là những hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Canh tranh giúp hệ thống ngân hàng vững mạnh và hiệu quả hơn. 1.1.5.2. Đối với xã hội - Phát triển dịch vụ tài chính góp phần cung cấp những sản phẩm tiện ích và an toàn cho xã hội như các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại bằng thẻ thanh toán tại các máy ATM, trả lương cho nhân viên qua tài khoản tại ngân hàng…những dịch vụ tiện ích này sẽ mang lại một lợi nhuận to lớn cho xã hội, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, cung cấp những sản phẩm dịch vụ hiện đại phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới. - Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý. Từ đó góp phần ổn định chính trị, tạo niềm tin cho nhân dân, khẳng định được vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. 1.1.5.3. Đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng - Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khắc phục độc quyền trong cạnh tranh ngành ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh. - Phát triển các dịch vụ tài chính giúp cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống, các ngân hàng sẽ không ngừng nghiên cứu và cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, tiện ích nhất cho người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả một hệ thống ngân hàng. - Phát triển dịch vụ ngân hàng góp phần liên kết các ngân hàng với nhau, tạo ra những tập đoàn tài chính có quy mô vốn lớn, vững mạnh, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro khi có khủng hoảng tài chính, xóa bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. 1.1.6. Các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh
  • 16. -Trang 9- Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành tài chính ngân hàng cũng phải thường xuyên tạo ra các loại sản phẩm khác biệt với nhiều tiện ích nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng; nhất là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ thì việc tạo ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ càng phong phú, đa dạng càng dễ dàng giành ưu thế trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt hiện nay. 1.1.6.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống * Thực hiện trao đổi tiền tệ: là một trong những hoạt động thường xuyên tại các NHTM đô thị hiện nay. Trao đổi tiền tệ chủ yếu là chuyển đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng (VNĐ) hoặc sang một ngoại tệ khác (phục vụ cho mục đích thanh toán theo quy định về ngoại hối). Các ngoại tệ thường được trao đổi như: USD, EUR, GBP, AUD, CAD… Sản phẩm dịch vụ này phát triển mạnh ở các NHTM trên địa bàn TP HCM do đây là thành phố lớn có dịch vụ thương mại, du lịch quốc tế phát triển. * Huy động tiền gửi: Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là một trong những kênh cung ứng lớn và quan trọng cho nền kinh tế. Các NHTM huy động vốn bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt như : - Tiền gửi thanh toán với các tiện ích không phải sử dụng tiền mặt như chuyển tiền thông qua việc sử dụng séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn với nhiều loại sản phẩm phong phú, mỗi loại hình lại có nhiều kỳ hạn gửi với mức lãi suất phù hợp nhu cầu của khách hàng: tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR, vàng…có dự thưởng hoặc không dự thưởng… * Sản phẩm tín dụng bán lẻ: bao gồm các loại hình như cho vay tiêu dùng, cho vay hộ gia đình và cho vay các DNVVN, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá… Các NHTM cổ phần là những NHTM đầu tiên tại Việt Nam cho ra đời các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đó là các sản phẩm: cho vay mua xe máy trả góp, cho vay mua các sản phẩm kim khí điện máy trả góp, cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên…Qua nhiều năm triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng, các ngân hàng đã có nhiều cải tiến và phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng phong phú phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội như: - Cho vay trả góp mua xe hơi, xe máy. - Cho vay mua nhà, nền nhà - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng trả góp thế chấp tài sản.
  • 17. -Trang 10- - Cho vay trả góp sửa chữa, xây dựng nhà, hoán đổi nhà. - Cho vay hỗ trợ du học - Cho vay mua máy tính trả góp, các vật dụng có giá trị khác * Cung cấp các tài khoản giao dịch: Giao dịch không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu qua giao dịch tài khoản tại các ngân hàng. Khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể mở tài khoản giao dịch hay còn gọi là tài khoản thanh toán. Số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán hàng tháng được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Hiện nay, khách hàng còn được sử dụng các dịch vụ thanh toán (điện, nước, điện thoại…) và kiểm tra số dư qua internet và qua điện thoại như: dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian đến ngân hàng. * Cung cấp các dịch vụ ủy thác: Nhằm giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân sự, tạo điều kiện cho mọi người làm quen với các dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức, NHTM có các dịch vụ ủy thác như: - Dịch vụ chi hộ tiền lương: ngân hàng sẽ chi trả tiền lương vào tài khoản của mỗi cán bộ-công nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức theo danh sách được cung cấp hoặc một số ngân hàng sẽ đến tận trụ sở doanh nghiệp để thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên nếu doanh nghiệp có yêu cầu. - Dịch vụ thu hộ tiền mặt: dịch vụ này nhằm phục vụ cho các trường học cần thu học phí của học sinh, sinh viên, các công ty cần thu tiền bán hàng từ các cửa hàng, đại lý… * Bảo quản vật có giá: là một trong những sản phẩm ngân hàng truyền thống, hiện nay tại các NHTM sản phẩm này được cải tiến dưới dạng sản phẩm dịch vụ kiểm định- giữ hộ vàng. Sản phẩm dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu cần kiểm định và gửi vàng vào ngân hàng giữ hộ trong thời gian ngắn. 1.1.6.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại * Tư vấn tài chính: Ngày nay các ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ. * Dịch vụ bảo hiểm
  • 18. -Trang 11- Để tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, một số ngân hàng đã kết hợp với các công ty bảo hiểm AIA, Prudential để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Cụ thể, khi khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trên có thể thanh toán tiền bảo hiểm qua ngân hàng hoặc khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch sẽ được nhân viên của các công ty bảo hiểm cũng như nhân viên ngân hàng giới thiệu và tư vấn các loại hình dịch vụ bảo hiểm. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng kết hợp với các NHTM để tạo ra các dịch vụ bảo hiểm phù hợp với ngân hàng. Chẳng hạn như khi khách hàng mua bảo hiểm này đồng thời cũng là khách hàng đang vay tại ngân hàng thì khi khách hàng không thể trả được nợ vay, công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả hết khoản nợ còn lại * Các dịch vụ ngân hàng quốc tế Sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế bao gồm tất cả các dịch vụ do khách hàng yêu cầu liên quan đến thương mại quốc tế, đầu tư, du lịch, du học…, chuyển tiền ra nước ngoài bằng điện (Telegraphic), chuyển tiền bằng Bankdraft, nhờ thu kèm chứng từ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối (giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn) * Dịch vụ chuyển tiền nhanh (MoneyGram, Western Union) Đây là loại dịch vụ thông dụng và hiện đại nhằm giúp cho khách hàng có nhu cầu nhận tiền từ thân nhân, bạn bè ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt, khách hàng không cần có tài khoản tại ngân hàng như các dịch vụ chuyển tiền khác mà vẫn có thể nhận được các dịch vụ như thông báo bằng điện thoại miễn phí cho người nhận tiền, thậm chí khách hàng có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng giao tiền tận nhà mà không mất phí. * Dịch vụ thẻ và phát hành thẻ Dịch vụ thẻ phát triển tạo điều kiện cho NHTM mở rộng hoạt động thanh toán và huy động vốn. Mỗi thẻ ngân hàng khi phát hành đều phải có số dư nhất định và được duy trì thường xuyên, bên cạnh đó ngân hàng còn thu được các loại phí khi khách hàng thực hiện thanh toán. Ngoài ra, đối với thẻ tín dụng khách hàng còn phải trả lãi vay khi thấu chi, đây là nguồn thu tương đối khá cho các NHTM khi mà ngày càng có nhiều khách hàng vay tiền qua thẻ tín dụng. * Dịch vụ ngân hàng điện tử Với nền tảng công nghệ hiện đại, nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời như: Phone banking, Internet Banking, Mobile banking, Call centre…trong đó, hoạt
  • 19. -Trang 12- động ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking) được các NHTM trên thành phố phát triển với nhiều tiện ích: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn, tỷ giá, lãi suất, giao dịch chứng khoán… * Bảo lãnh ngân hàng Là nghiệp vụ tín dụng không xuất vốn, ngân hàng cấp tín dụng bằng chữ ký đứng ra bảo lãnh cho khách hàng thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, tài chính một cách thuận lợi. Khi người được bảo lãnh vì lý do nào đó đã không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ của họ thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả thay cho người được bảo lãnh. Hiện nay ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các công ty, cá nhân theo quy định của NHNN. * Quyền chọn mua, bán ngoại tệ Nhằm mục đích giúp cho khách hàng phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; ngân hàng cung cấp loại dịch vụ mới là quyền chọn mua, bán ngoại tệ (Option ngoại tệ) cho các khách hàng là cá nhân và tổ chức. Đồng tiền giao dịch trong Option ngoại tệ chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, CHF, GBP…đặc biệt, có thể sử dụng VNĐ là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng Option ngoại tệ. Quy mô giao dịch của một hợp đồng Option tùy theo thỏa thuận, thời gian giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn ngoại tệ tối thiểu 3 ngày, tối đa 365 ngày. Không phải mọi ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ NHBL như danh mục dịch vụ đã nêu trên, danh mục dịch vụ NHBL đang tăng lên nhanh chóng. Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh (Smart) đang được mở rộng. Một NHBL có thể có hàng trăm đến hàng ngàn các loại sản phẩm dịch vụ để phục vụ rất nhiều đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, các ngân hàng càng phát triển nhiều sản phẩm, càng đạt nhiều lợi nhuận thì mức độ rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của NHTM càng nhiều vì mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro (“high risk, high return”). Vấn đề là làm thế nào để các NHTM nhận diện được rủi ro, chấp nhận nó và tìm cách kiểm soát nó. Vậy rủi ro là gì? Tại sao phải quản trị rủi ro và quản trị rủi ro như thế nào để đạt hiệu quả cao?...
  • 20. -Trang 13- 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHBL 1.2.1. Các khái niệm về rủi ro: Theo định nghĩa truyển thống, “Rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một số khoản nợ.” Trong kinh doanh ngân hàng “Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến những tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hòan thành một nghiệp vụ tài chính nhất định” * Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi hoạt động của các NHTM, có một số rủi ro cơ bản sau:  Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, rủi ro phát sinh khi khách hàng không trả được vốn và lãi cho ngân hàng hoặc trả không đầy đủ các khoản vốn và lãi cho ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.  Rủi ro thị trường Là những tổn thất gây ra cho ngân hàng khi có biến động không lường trước của thị trường bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. - Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. - Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.  Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản.  Rủi ro pháp lý
  • 21. -Trang 14- Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến những sự cố sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi kiện.  Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, v.v.  Các loại rủi ro khác Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, lụt lội, cháy, nổ, v.v Trong giới hạn đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. 1.2.2. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp Trong các loại rủi ro trên, loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của NHTM là rủi ro tác nghiệp. Có quan niệm cho rằng rủi ro tác nghiệp là rủi ro hoạt động, nhưng cũng có quan niệm cho rằng rủi ro hoạt động bao trùm tòan bộ các hoạt động của ngân hàng, và phạm vi rủi ro hoạt động rộng hơn rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp (RRTN) là một thuật ngữ đề cập đến rất nhiều loại rủi ro không liên quan đến thị trường hoặc tín dụng. Trong thực tế không có một định nghĩa thống nhất hay có sự xác định trong một ngành nghề nào chứa đựng được đầy đủ các cấu phần bao trùm toàn bộ RRTN. Vì vậy, việc thống nhất một định nghĩa được chấp nhận về RRTN là rất cần thiết trong ngành Ngân hàng để giúp các định chế tài chính ước tính rủi ro nội bộ và có những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “rủi ro tác nghiệp là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. RRTN bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Có thể thấy định nghĩa về rủi ro tác nghiệp mà Uỷ ban Basel đưa ra là tương đối bao quát, mang rất nhiều nội hàm và bao phủ phạm vi rất rộng. Chính vì lí do này, mỗi ngân hàng tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý của mình có thể xây dựng định nghĩa riêng về rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình. Tuy nhiên Uỷ ban Basel khuyến
  • 22. -Trang 15- nghị chung đối với ngân hàng thương mại là dù định nghĩa về rủi ro của mình là gì, điều quan trọng là ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững bản chất của rủi ro tác nghiệp, vì chỉ có thế ngân hàng mới tự xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát rủi ro và phân loại rủi ro có hiệu quả. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu và khả năng nghiên cứu, tác giả hiểu rủi ro tác nghiệp theo khái niệm sau: “Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng”. 1.2.3. Khái niệm về quản trị rủi ro Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị rủi ro nhưng ta có thể hiểu quản trị rủi ro là việc sử dụng hệ thống các biện pháp xác định và đo lường rủi ro, lựa chọn và chấp nhận rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro để thực hiện các quyết định kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả và an toàn. Quản trị rủi ro cho phép hoạt động của NHTM hoàn toàn chủ động và mang tính tích cực dựa trên nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập, ngân hàng sẽ lựa chọn một cách khoa học các hoạt động kinh doanh với khả năng xảy ra rủi ro ở mức độ và phạm vi nhất định kèm theo những biện pháp quản lý và kiểm soát mức tổn thất khi rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, góp phần tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. 1.2.4. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp theo định nghĩa của Basel được xác định dựa trên nguyên nhân gây rủi ro, như vậy, quản trị rủi ro tác nghiệp cần phải quản trị các nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp trên các mặt hoạt động của ngân hàng từ nhân sự đến các quy định, quy trình, quy chế, công nghệ và những sự việc có thể xảy mà ngân hàng có thể dự báo… Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình ngân hàng tiến hành các bước xác định, đo lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo và giảm thiểu rủi ro, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện các giải pháp này. Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và NHTM có thể kiểm soát được.
  • 23. -Trang 16- Quản trị rủi ro tác nghiệp trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hóa đòi hỏi các NHTM phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mô, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất. 1.2.5. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt NHBL Từ nghiên cứu các khái niệm về rủi ro tác nghiệp, quản trị rủi ro tác nghiệp, tác giả đưa ra khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL như sau: Quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL là quá trình ngân hàng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện quá trình quản lý rủi ro; đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các cá nhân. 1.2.6. Mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL. Rủi ro tác nghiệp nói chung và rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL có thể mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho NHTM, tài sản hoặc uy tín của NHTM bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận …Vì vậy, mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp nói chung và quản trị rui ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL là: - Việc quản trị rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, duy trì tính chính trực của kiểm soát nội bộ và giảm sai sót trong quá trình giao dịch. - Quản trị rủi ro tác nghiệp nhằm hạn chế và giảm thiểu các chi phí tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động của ngân hàng, bảo vệ uy tín cũng như giúp ngân hàng đạt được những mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Quản trị tốt rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng sẽ giúp giảm nguồn vốn dành để dự phòng rủi ro, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh 1.2.7. Các loại rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL * Rủi ro từ nội bộ ngân hàng - Rủi ro do cán bộ nhân viên ngân hàng gây nên: Cán bộ ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép; không tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng; có hành vi lừa
  • 24. -Trang 17- đảo hoặc hành vi phạm tội, cấu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng - Rủi ro do các quy định, quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh tạo kẻ hỡ cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng; hay quy trình nghiệp vụ chưa phù hợp gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong ngân hàng. - Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ: Rủi ro từ công nghệ thông tin (dữ liệu không đầy đủ hay hệ thống bảo mật thông tin không an toàn), thiết kế của hệ thống không phù hợp làm gián đoạn hệ thống, phần mềm chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hỏng hóc, không hoạt động ảnh hưởng đến các hệ thống hỗ trợ khác. * Rủi ro do tác động bên ngoài: rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp…của các đối tượng bên ngoài ngân hàng; do các sự kiện tự nhiên (động đất, lũ lụt…) gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh … Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong tất cả các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện thông qua việc gian lận nội bộ, gian lận từ bên ngoài, lỗi hệ thống…mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như các trách nhiệm pháp lý gây ra cho NHTM, tài sản hay uy tín của ngân hàng bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận… Vì vậy, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tác nghiệp, các ngân hàng phải lập kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Các sự kiện rủi ro hoạt động cần được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng như các tổn thất, đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc quản trị rủi ro tác nghiệp trong tương lai. 1.2.8. Nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL Những nguyên nhân chính có thể gây ra rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL như: - Con người: Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các biểu hiện cụ thể của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên, nhân viên gian lận, cố ý làm sai, NHTM mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt. Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro hoạt động càng cao.
  • 25. -Trang 18- - Quy trình: Rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Các quy trình bao gồm công tác quản trị doanh nghiệp và thẩm quyền từ cấp hội đồng quản trị tới ban điều hành, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và nhân viên. Mọi chức năng hay bộ phận trong một tổ chức tín dụng (TCTD) - từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn lực thông qua tín dụng và các hợp đồng, thỏa thuận; ra quyết định đầu tư, xử lý giao dịch…đều chịu rủi ro. - Hệ thống: đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hỏng an ninh hệ thống. Đứng góc độ rủi ro tác nghiệp là rủi ro hoạt động thì rủi ro này có thể gây nên từ các yếu tố bên ngoài như: Các vấn đề về cơ sở hạ tầng (bao gồm điện, nước, điện thoại, hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, vận chuyển…), đình công, các thay đổi về pháp lý, chính trị và ngay cả thời tiết khắc nghiệt (thiên tai, thảm họa…) có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro cho ngân hàng. 1.3. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NHTM 1.3.1 Các công cụ sử dụng trong Quản trị rủi ro tác nghiệp  Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (RCSA –Risk Control Self Assessment) là việc phát hiện, ưu tiên và đánh giá RRTN.  Báo cáo chỉ số rủi ro chính KRI: là những khả năng xảy ra rủi ro, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Các chỉ số rủi ro có thể là chỉ số hoạt động hoặc chỉ số kiểm soát.  Báo cáo sự cố bất ngờ: Nhằm mục đích thông báo kịp thời cho Ban Điều hành và bộ phận quản lý, để có biện pháp can thiệp , xử lý nếu cần thiết.  Phân tích kịch bản: Phác thảo, mô tả hoặc mô hình hóa một chuỗi sự kiện nghiêm trọng không lường trước.  Rà soát và phê duyệt sản phẩm mới: là quá trình phân tích, nhận dạng và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh khi NH đưa vào áp dụng một sản phẩm mới. 1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRTN và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện như sau: Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc
  • 26. -Trang 19- - Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. RRTN là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRTN. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về RRTN, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. - Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRTN của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRTN. - Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRTN được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRTN. Lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRTN trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng. Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4 nguyên tắc: - Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTN trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống. - Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRTN gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRTN. - Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRTN cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng. - Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ. Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai nguyên tắc:
  • 27. -Trang 20- - Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản trị RRTN hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu RRTN như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro. - Nguyên tắc 9: Cơ giám giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những RRTN của ngân hàng. Người giám sát phải đảm bảo rằng có những cơ chế thích hợp cho phép họ biết được sự phát triển của ngân hàng. Vấn đề thứ tư: Vai trò của việc công bố thông tin, gồm một nguyên tắc: - Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRTN. Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, công tác quản trị RRTN của ngân hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện được mục tiêu mà ngân hàng dự kiến. 1.3.3 .Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản Quản trị rủi ro tác nghiệp là một vấn đề rất mới trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng nên các cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL cũng dựa trên nền tảng Quản trị rủi ro và các quy định như Hiệp ước Basel II và những áp dụng tiên tiến của các NHTM trên thế giới. Phân tích RRTN là một nguyên tắc cơ bản giúp ngân hàng có thể vượt qua được những rủi ro đang gặp phải cũng như nhận diện các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Việc phân tích tốt các loại RRTN sẽ giúp ngân hàng có những hành động cụ thể, cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh. Điều đó có ý nghĩa tích cực để quyết định những chiến lược mà ngân hàng đang sử dụng để kiểm soát rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại hay không. Để phân tích rủi ro, cần tiến hành một vòng liên hoàn theo 4 bước cơ bản sau: 1.3.3.1. Xác định rủi ro Xác định rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận dạng các rủi ro chính trong hoạt động của các ngân hàng. Nhận dạng đó là loại rủi ro nào: con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố bên ngoài tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần
  • 28. -Trang 21- quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro chẳng hạn như: - Xem qua danh sách mô tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra - Suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tô chức, phân tích các rủi ro đối với từng bộ phận. - Nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể - Phỏng vấn nhiều ngưòi để có thể lấy những ý kiến khác nhau Xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm:  Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (RCSA): Một chương trình RCSA thông minh sẽ giúp cho Ngân hàng có thể nắm bắt được các rủi ro, kiểm soát, đánh giá các rủi ro thông qua các đơn vị đo lường được Basel tín nhiệm, các đo lường nội bộ mà các Ngân hàng mong đợi và sử dụng chúng để quản lý RRTN tổng thể của Ngân hàng. Theo đó, chương trình RCSA có thể bao gồm quá trình nhận dạng và đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm soát; thử nghiệm các biện pháp kiểm soát và kiểm toán độc lập; thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ. Cơ sở dữ liệu RRTN đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho quản trị RRTN. Nhận thức được điều đó, nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai việc thu thập dữ liệu RRTN nội bộ, không chỉ thu thập các RRTN mà còn tất cả các lỗi, sai sót RRTN. Một số Ngân hàng nước ngoài không dùng cụm từ “ lỗi, sai sót” mà xem chúng dưới dạng các tình huống gần mất (near miss) trong RRTN. Một quy trình xử lý dữ liệu chuẩn hóa là rất cần thiết để ngân hàng có thể có được những dữ liệu đảm bảo độ chính xác, tin cậy, cho phép đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ rủi ro của ngân hàng mình  Ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Ngân hàng theo dõi các ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát (KTKS), Kiểm toán nội bộ và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị đối với Chi nhánh (CN) mà KTKS, Kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài đưa ra.Việc theo dõi, giám sát này nhằm đảm bảo Chi nhánh nghiêm túc tuân thủ, điều chỉnh kịp thời hoạt động của CN theo yêu cầu đã đưa ra.Bên cạnh đó, cũng đối chiếu các sự việc mà kiểm tra, kiểm toán phát hiện được trong quá trình kiểm tra Chi nhánh, với các vụ việc mà CN báo cáo lên.Việc đối chiếu này nhằm đảm bảo tính tự giác, đầy đủ và chính xác trong báo cáo RRTN, cũng như dữ liệu nội bộ về RRTN. 1.3.3.2. Đo lường rủi ro
  • 29. -Trang 22- Đo lường rủi ro nhằm đảm bảo cho việc đánh giá của ngân hàng về khả năng xảy ra và chi phí phải bỏ ra để thiết lập mọi thứ khi rủi ro xảy ra. Có thể ghi nhận rủi ro thông qua các thẻ điểm, bảng báo cáo sự cố. Đối với quá trình QLRRTN thì quan trọng là phải định lượng được rủi ro ở mức độ bao nhiêu để tính ra mức vốn tối thiểu mà Ngân hàng cần để trang trải cho rủi ro đó. Do vậy, sẽ không thể quản lý và kiểm soát được rủi ro một cách hiệu quả nếu không đo lường được mức độ rủi ro. RRTN được đặc trưng bởi tần suất và mức độ ảnh hưởng. Do đó, việc đo lường RRTN cần hướng tới xác định được tần suất và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro RRTN trong Ngân hàng, từ đó bản đồ hóa các RRTN. Dựa trên bản đồ rủi ro, Ngân hàng có thể phân nhóm và quản lý tập trung các loại RRTN có cùng mức độ ảnh hưởng và tần suất, đề ra các biện pháp xử lý tương ứng với tần suất và mức độ ảnh hưởng của nhóm RRTN đó. 1.3.3.3. Giám sát rủi ro Giám sát rủi ro cần thực hiện một cách nghiêm túc công tác phân tích nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát cũng như quá trình thử nghiệm sự hữu hiệu của hệ thống và kế hoạch. Để thực hiện giám sát RRTN, Ngân hàng phải có hệ thống báo cáo RRTN hiệu quả. Báo cáo RRTN phản ánh việc thu thập, phân tích, đánh giá vá phân phối thông tin rủi ro cho các bộ phận tương ứng, xuyên suốt toàn bộ ngân hàng. Các nội dung báo cáo bao gồm khuynh hướng tổn thất, xếp hạng từ việc đánh giá rủi ro, xếp hạng theo các chỉ số rủi ro chính, vốn kinh tế hay vốn điều lệ; thông qua các thông tin về nguy cơ tổn thất, đánh giá rủi ro, phân tích mô phỏng rủi ro và các chỉ số rủi ro chính. Báo cáo có thể thực hiện định kỳ hoặc báo cáo sự cố bất ngờ. 1.3.3.4. Quản lý và giảm thiểu rủi ro Quản lý rủi ro cần chọn ra những phương pháp QTRRTN có hiệu quả về mặt chi phí; sử dụng hiệu quả các công cụ hiện có, cải tiến những phương pháp hiện hành, những thay đổi về mặt trách nhiệm, những đổi mới trong kiểm soát nội bộ; lập kế hoạch đối phó với những rủi ro bất ngờ; đầu tư vào các nguồn lực mới. Từ cơ sở dữ liệu RRTN, các ngân hàng xây dựng Đường phân phối tổn thất, trên cơ sở đó xác định các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro. Quản lý và giảm thiểu rủi ro gồm:  Các chiến lược kiểm soát rủi ro
  • 30. -Trang 23- Việc giảm thiểu rủi ro có thể đạt được thông qua các kỹ thuật phòng, tránh, chuyển, thay thế.. Có thể khái quát các kỹ thuật này thành 4 nhóm chiến lược:  Các chiến lược giảm ảnh hưởng hoặc giảm khả năng xảy ra (ví dụ cải thiện hiệu quả KSNB, đào tạo nhân viên)  Chiến lược phòng ngừa rủi ro- Phát triển các thủ tục và đào tạo để đảm bảo quy trình được thực thi chính xác  Chiến lược chuyển giao rủi ro (thông qua các hợp đồng bảo hiểm)  Chiến lược tránh rủi ro (ví dụ ngừng hoạt động, bán các hoạt động kinh doanh)  Kế hoạch kinh doanh liên tục (Kế hoạch dự phòng kinh doanh) Ngân hàng cần chuẩn bị cho mình các phương án dự phòng để có thể phản ứng kịp thời khi có các sự cố hay thảm họa bất ngờ xảy ra. Các NHTM lớn trên thế giới thường xây dựng hẳn cho mình một Bộ phận chuyên trách về lập kế hoạch và thực hiện quản lí kinh doanh liên tục, quản lý khủng hoảng. Các thủ tục phản ứng khẩn cấp ngay khi có sự cố xảy ra, cũng như quy trình xử lý tiếp theo đều được lên kế hoạch từ trước. Các yêu cầu về tài chính, về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dữ liệu sao lưu… thậm chí cả phương án kinh doanh thay thế cũng đều được hoạch định sẵn sàng trên phạm vi toàn ngân hàng. Hoạt động QTRRTN được tiến hành theo quy trình như sau :     Hình 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản Quản lý rủi ro - Thực hiện kế hoạch giảm thiểu tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - Theo dõi các ghi nhận kiểm toán - Phản ứng các dấu hiệu cảnh báo trên báo cáo chỉ số rủi ro chính Đo lường rủi ro - Phân tích và báo cáo sự cố - Thẻ điểm - Vốn chịu rủi ro Giám sát rủi ro - Ủy ban QTRRTN - Báo cáo chỉ số rủi ro chính - Hệ thống theo dõi các ghi nhận kiểm toán Xác định rủi ro -Tự đánh giá rủi ro & kiểm soát -Ghi nhận kiểm toán nội bộ/ độc lập -Quy trình rà soát sản phẩm mới
  • 31. -Trang 24- 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP 1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp ngay sau khi Basel II có hiệu lực như: - Hơn 50% ngân hàng ở Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro tác nghiệp, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại. - Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác nghiệp như: ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro tác nghiệp. Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement) thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro; hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể - và đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp - Khung quản trị rủi ro tác nghiệp cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS (Singapore) đã cụ thể hóa khung quản trị trên như sau: Các rủi ro tác nghiệp được phân tích trên hai giác độ là tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác nghiệp được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.
  • 32. -Trang 25- Hình 1.2: Khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng DBS Nguồn: www.dbs.com.sg 1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp cho các NHTM ở Việt Nam Từ kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của một vài ngân hàng trên thế giới, các NHTM Việt Nam có thể học hỏi, ứng dụng cũng như kết hợp với các nguyên tắc quản trị rủi ro mà Basel II đã đề cập nhằm tăng cường quản trị rủi ro tác nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ như sau:  Xây dựng khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp Đối với NHTM, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp. Hội đồng quản trị phải thuê tư vấn xây dựng khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần Tần suất xh thấp Tác động cao Tần suất xh cao Tác động thấp Mất mát mong đôi Mất mát không mong đợi Mất mát xác định trước Chi phí dự tính
  • 33. -Trang 26- được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro tác nghiệp, hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị rủi ro tác nghiệp thường bao gồm các vấn đề sau đây: + Xác định RRHĐ và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro tác nghiệp + Mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh) + Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng. Về vấn đề cấu trúc quản trị rủi ro tác nghiệp, NHTM cần thành lập, hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tác nghiệp là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.  Xây dựng ý thức về quản trị rủi ro tác nghiệp Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro tác nghiệp, xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Đối với mỗi quá trình hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng…) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho mỗi lần trong 4 nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất.  Xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tác nghiệp Các NHTM nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tác nghiệp. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro tác nghiệp.  Tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin tổn thất Các NHTM nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất. Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã đưa ra trong Hội thảo của Ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 về rủi ro tác nghiệp về việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của rủi ro tác nghiệp, tránh tình trạng giấu thông tin về rủi ro tác nghiệp như hiện nay tại các NHTM.
  • 34. -Trang 27-  Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTN từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hỏng.  Xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro tác nghiệp. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro. *** KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ như: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của hoạt động ngân hàng bán lẻ, các khái niệm về rủi ro, rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trong chương này, tác giả cũng nêu được mục tiêu của quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế của Basel II. Đây chính là nền tảng cho luận văn đi vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietcombank trong chương sau. Đồng thời, chương này đã đưa ra một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản trị rủi ro tác nghiệp để các NHTM Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động NHBL trong thời gian tới.
  • 35. -Trang 28- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) 2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần từ ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động NHTMCP ngày 23/05/2008 của NHNN Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Tiền thân là Cục Quản lý Ngoại hối và là một trong những NHTM nhà nước lớn được thực hiện các hoạt động đối ngoại đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam (từ ngày thành lập – 01.04.1963), trải qua hơn 47 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: cho vay (10%), tiền gửi (12%), thanh toán quốc tế (23%), thanh toán thẻ (55%)…Với thế mạnh về công nghệ Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như dịch vụ Internet banking,VCB-Money (Home banking), SMS banking, Phone banking… Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống ngân hàng tự động với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ
  • 36. -Trang 29- POS trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao, Vietcombank vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn 4 triệu khách hàng cá nhân. Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2009 đạt hơn 255 ngàn tỷ VNĐ, tăng 15% so với cuối năm 2008, huy động vốn từ nền kinh tế hơn 170 ngàn tỷ đồng, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý khoảng trên 140 ngàn tỷ đồng và giữ vững thị trường thanh toán xuất nhập khẩu đạt gần 26 tỷ USD. Bằng những định hướng đúng đắn và những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Vietcombank đã giữ vững vị trí là một trong những NHTM lớn của Việt Nam, sẵn sàng cho cuộc hành trình nhìn ra biển lớn với hàng loạt các giải thưởng đạt được trong nước cũng như quốc tế. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2005 - 06/2010 Trong những năm gần đây, tình hình thị trường trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp, mặc dù năm 2009 và 2010 có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2008 nhưng vẫn còn không ít khó khăn. Trước những biến động đó, hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong suốt thời gian qua cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, Vietcombank đã đạt được những kết quả khả quan, thể hiện ở một số chỉ tiêu tăng trưởng sau: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank từ 2005 đến 06/2010 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 30.06.2010 Tổng tài sản Tốc độ NS/NT 136.456 - 167.128 22,5% 197.363 18,1% 222.090 12,5% 255.496 15% 248.029 -2,9% Vốn huy động Tốc độ NS/NT 108.313 - 120.695 11,4% 144.810 20% 159.989 10,5% 169.457 5,9% 182.602 7,8% Lợi nhuận ròng Tốc độ NS/NT 1.293 - 2.861 121% 2.390 16,5% 2.728 14% 3.945 44,6% 2.024 (tạm tính) (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB)
  • 37. -Trang 30- 2.1.2.1. Về tổng tài sản Năm 2005, tổng tài sản của Vietcombank là 136.456 tỷ đồng thì đến cuối năm 2009 tổng tài sản đã tăng lên hơn 87% là 255.496 tỷ đồng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2010 tổng tài sản của VCB tụt xuống vị trí thứ tư trong nhóm các ngân hàng đứng đầu do tổng tài sản tăng trưởng âm - đạt 249.029 tỷ đồng. Với mức tài sản hiện có, cho thấy VCB là một trong những ngân hàng có quy mô lớn cũng như tiềm lực tài chính mạnh trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Điều này có thể minh chứng qua bảng 2.2. Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng tài sản của Vietcombank 2005 -06/2010 Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản của VCB và một số NHTM 2005 -06/2010 Đơn vị: tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30.06.2010 1 Agribank 201.918 252.110 321.444 396.993 464.000 475.600 2 VCB 136.456 167.128 197.363 222.090 255.496 248.029 3 BIDV 117.976 158.165 201.382 242.316 296.622 329.752 4 Vietinbank 111.891 135.442 166.112 193.590 242.000 288.880 5 Á Châu 24.272 44.650 85.391 105.306 171.957 180.001 6 Sacombank 14.456 24.776 64.572 68.438 110.000 110.061 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2005-2010 và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB)
  • 38. -Trang 31- 2.1.2.2. Vốn huy động Tổng vốn huy động của Vietcombank đã tăng lên từ 108.313 tỷ đồng trong năm 2005 đến 169.457 tỷ đồng vào năm 2009. Điều này khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của Vietcombank trong 5 năm qua dù phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, VCB vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho VCB. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động Bảng 2.3: Thị phần vốn huy động của VCB và một số NHTM 2005 – 30.06.2010 Đơn vị: tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30.06.2010 1 Agribank 120.162 163.616 233.638 305.928 343.000 360.963 2 VCB 108.313 120.695 144.810 159.989 169.457 182.602 3 BIDV 85.747 106.496 138.233 166.291 219.732 221.526 4 Vietinbank 84.387 91.505 112.692 121.634 155.000 181.352 5 Á Châu 19.984 29.394 55.283 64.216 115.064 119.326 6 Sacombank 10.479 17.511 44.231 46.128 80.031 88.069 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2005-2010 và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của VCB) Thị phần huy động vốn của Vietcombank năm 2009 và 6 tháng năm 2010 tiếp tục tăng nhưng vẫn xếp vị trí thứ 3, sau Agribank và BIDV. Bên cạnh đó, các NHTM
  • 39. -Trang 32- khác có tốc độ tăng mạnh có thể đe dọa vị trí hiện nay của VCB, cho thấy đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng. Nguyên nhân là do vai trò độc quyền của Vietcombank đã giảm và niềm tin về sự an toàn tiền gửi tại các NHTMCP đã tăng lên; sản phẩm huy động chưa có sự khác biệt với các ngân hàng khác… 2.1.2.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lợi nhuận ròng của VCB từ năm 2005- 06.2010 Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Vietcombank, lợi nhuận ròng từ 1.293 tỷ đồng vào năm 2005 đã tăng tới 205% (tương ứng tăng 2.652 tỷ đồng), đạt 3.945 tỷ vào năm cuối 2009. Tuy lợi nhuận của Vietcombank vào năm 2007 có giảm so với năm 2006 một phần lý do là vào năm 2007 Vietcombank chính thức IPO lần đầu ra công chúng, nhưng lợi nhuận ròng vào các năm tiếp theo của Vietcombank là 2.728 tỷ đồng vào năm 2008, 3.945 tỷ đồng vào năm 2009 và dự đoán 4.209 tỷ đồng vào năm 2010. Nỗ lực này không chỉ do tập thể cán bộ công nhân viên mà còn phải kể đến các đối tác và khách hàng trung thành với Vietcombank trong suốt chặng đường vừa qua. Trong quá trình hình thành và phát triển, Vietcombank không ngừng cải tiến các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Trong tương lai không xa, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm ngân hàng tiên tiến nhất như hệ thống thanh toán điện tử 24/24, dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng tại nhà, ngân hàng điện thoại,… Với bối cảnh lợi nhuận và khó khăn đan xen, Vietcombank luôn nỗ lực hoàn thành thắng lợi hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh, giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị trí ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động hiệu quả nhất; luôn hướng
  • 40. -Trang 33- tới việc nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng để hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ CÁC RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NHBL TẠI VCB 2.2.1. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB Nhận thức được sự cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước và với các ngân hàng nước ngoài ngày càng khốc liệt để giành thị phần và tìm kiếm lợi nhuận, những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã có chiến lược phát triển dịch vụ NHBL theo mô hình xây dựng ngân hàng đa năng với công nghệ hiện đại để cung cấp dịch vụ NHBL cho khách hàng một cách tốt nhất. Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Theo xu hướng chung đó, trong năm 2009, Vietcombank đã xây dựng chiến lược cho hoạt động bán lẻ giai đoạn 2010-2015 và các nhóm giải pháp để hướng tới vị trí “ Một trong 5 ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”. Các chính sách áp dụng cho khách hàng cá nhân được xây dựng, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, từ khuyến mãi, chăm sóc khách hàng tới các chính sách giá, phí, lãi suất cũng như cung cấp các sản phẩm mới. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá tốt và tương đối toàn diện, thể hiện qua một số kết quả sau: 2.2.1.1. Huy động vốn dân cư Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm dần, song huy động từ dân cư lại có mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn là nhờ các chương trình huy động trải đều trong năm, chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn cùng với sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong toàn hệ thống. Vốn huy động từ dân cư của Vietcombank năm 2009 đạt 64.394 tỷ đồng, tăng 3,1% (tương ứng tăng 1.918 tỷ) so với năm 2008 và chiếm tỷ lệ 38% trong tổng vốn huy động trong nền kinh tế. Trong đó, vốn VNĐ tăng 29,6% và vốn ngoại tệ (quy USD) tăng 11,4%. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng giảm so với năm 2008 nhưng tiền gửi ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 12 tháng) lại tăng 23,5%, nguyên nhân do lãi suất tiết kiệm thường xuyên biến động, các chương trình quà tặng hấp dẫn lại hướng vào các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền thường gửi ở kỳ hạn này