SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAY
Năm nay, Tỉnh DCCT Việt Nam tổ chức mừng 50 năm hình thành và
phát tiển tại Việt Nam, Năm 1924, Giáo Hội Việt Nam thỉnh cầu cùng Tòa
Thánh gởi đến Việt Nam một Dòng Tu chuyên lo các cuộc Đại Phúc và giảng
Tĩnh Tâm cho hàng Giáo Sĩ nhằm củng cố lòng tin của các tín hữu, Thánh Bộ
Truyền Giáo đã ngỏ lời với DCCT, lập tức Tỉnh Dòng Thánh Anna ( Sainte
Anne de Beaupré ) bên Canada, đã đáp lại lời gọi này từ Trung Ương của Hội
Dòng, năm 1925, nhóm sai đầu tiên gồm ba người: hai Linh Mục và một thầy
Trợ Sĩ đã đến Huế ( Ảnh chụp cha Eugène Larouche, một trong ba vị thừa sai
tiên khởi của DCCT Canada đến Việt Nam ).
Qua sử liệu, khi khởi sự công cuộc đến Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna tách ra từ Tỉnh Dòng
Bỉ, và mới chỉ được 14 năm đã được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, số Tu Sĩ còn khiêm tốn, đặc biệt Tỉnh
Dòng Thánh Anna đang lâm vào cơn lận đận về cơ sở và kinh tế, cuộc hỏa hoạn ở Québec đã thiêu rụi
gần như toàn bộ tài sản của Tỉnh Dòng.
Trong vòng 40 năm đầu tiên của sứ vụ tại Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi tổng cộng 67
thừa sai ( hiện nay chỉ còn một mình cha già Jacques Huberdeau đang sống tại Québec ), nhưng thực
tế cho thầy Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi những vị xuất sắc nhất của Tỉnh Dòng cho sứ vụ tại Việt
Nam. Sự đầu tư mạnh mẽ và quảng đại không chỉ nằm ở con số nhưng còn ở phẩm chất, nhờ những vị
xuất sắc này mà sự phát triển nhiều mặt của Tỉnh Dòng Việt Nam được khởi sắc.
Khi đến Việt Nam, công việc đầu tiên là đáp lại sự mong mỏi của Giáo Hội Việt, các thừa sai đã
khởi sự các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho các Tu Sĩ, Giáo Sĩ. Cùng với công việc mục vụ, các
thừa sai bắt đầu ngay việc tuyển mộ ơn gọi và thiết lập các cấp đào tạo tại Việt Nam. Vị thừa sai quan
tâm và dồn hết nỗ lực cho việc đào tạo là cha già Eugène Larouche, người đươc coi là “ông nội” của
các cựu Đệ Tử người Việt Nam ( dù còn là Tu Sĩ trong Dòng hay không ). Thừa kế truyền thống từ Tỉnh
Dòng Bỉ khi thiết lập Tỉnh Dòng Thánh Anna ở Québec, các thừa sai Canada khi xây dựng hệ thống đào
tạo tại Việt Nam đã không gặp sự trở ngại nào đáng kể.
Ngoại trừ các thừa sai
ban đầu là Linh Mục và Trợ Sĩ,
hầu hết các thừa sai sau này
đều là sinh viên Thần Học của
Tỉnh Dòng Mẹ bên Canada, họ
được gởi đến Việt Nam khi còn
rất non trẻ, học tiếng Việt ngay
tại Việt Nam và ngồi cùng ghế
với các sinh viên Việt Nam, cả
hai lớp sinh viên thuộc hai dân
tộc khác nhau đều ngồi chung
một bàn, ăn chung một mâm,
học chung một thầy, sống
chung một nhà, cử hành chung các buổi Phụng Vụ, không hề có sự phân biệt hay đặc quyền đặc lợi
dành cho riêng ai, không hề có châm chước du di cho bất cứ tiêu chuẩn nào của chương trình đào tạo. (
Ảnh chụp cộng đoàn DCCT Huế năm 1934 ).
Điều quan trọng là các thừa sai đã xây dựng một chương trình đào tạo chung cho tất cả các sinh
viên kể cả một số sinh viên từ các Giáo Phận gởi vào ( Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, Đức Giám
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 611 – CHÚA NHẬT 25.5.2014
Mục Đa Minh Nguyễn Văn Lãng… ). Các sinh viên Việt Nam học chung với các sinh viên Canada mà
không hề thua kém, không hề mang mặc cảm nhược tiểu, cho dù phần đông trong số họ, những anh em
trẻ Canada rất xuất sắc, ngược lại tình huynh đệ, sự hiệp nhất và đoàn kết theo tinh thần “gia thất” được
định hướng và thực hiện như một triết lý về đào tạo trong Học Viện của Tỉnh Dòng.
Theo thống kê vào cuối năm 2013, Tỉnh Dòng
Việt Nam có 321 Tu Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam,
trong số đó có 199 Linh Mục, 11 Phó Tế chuyển tiếp.
166 vị đã qua đời. 24 cộng đoàn lớn nhỏ, và trên 100
Giáo Điểm. Một con số thống kê không phải là nhỏ.
Kỷ niệm 50 năm được nâng lên hàng Tỉnh
Dòng, Tỉnh Dòng Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 1 Linh
Mục, 1 Tập Sinh, 15 Dự Tu và Dự Tập sinh người anh
em sắc tộc thiểu số, một con số quá khiêm tốn cho một
định hướng rất rõ nét: “Loan báo Tin Mừng cho những
người nghèo, những người bị bỏ rơi hơn cả, đăc biệt
người sắc tộc thiểu số”
( ưu tiên số một của
DCCT Việt Nam ). Không
phủ nhận những hy sinh gian khổ của vùng truyền giáo, 60 năm Fyan, 45
năm cho người J’rai, 7 năm cho người Bahnar, ngoài ra còn có hơn 50
năm cho vùng Châu Ổ, Cần Giờ… và các vùng khác nữa ), nhưng sự
quan tâm và tiến hành tuyển mộ, đào tạo người sắc tộc quá khiêm tốn.
Chúng tôi mắc nợ tiền nhân, mắc nợ Hội Thánh và mắc nợ anh em người
sắc tộc thiểu số một món nợ quá lớn !
Một cuộc hội thảo kéo dài 3 ngày trên Tây Nguyên trong tuần lễ
vừa qua, về đề tài tuyển chọn và đào tạo Giáo Sĩ người sắc tộc, được phối
hợp giữa Tỉnh Dòng và Giáo Phận Kon Tum vẫn còn cho thấy loay hoay
trong đường hướng, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và triết lý
đào tạo. Một giai đoạn đất nước xã hội đã qua đi, nhưng với kinh nghiệm
của Tỉnh Dòng Thánh Anna có soi sáng gì cho những suy nghĩ và trăn trở
của chúng ta hôm nay không ?
Công trình Phúc Âm Hóa cần phải đổi mới, canh tân và đem lại
hiệu quả để xứng đáng gọi là Tân Phúc Âm Hóa. Nguyện xin Chúa Thánh
Thần mà Hội Thánh đang kêu cầu đến để soi sáng chúng ta.
Lm. VĨNH SANG, DCCT,
Chúa Nhật 25.5.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
TÂN PHÚC ÂM HOÁ HÔM NAY ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................... 01
THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DCCT VIỆT NAM... ( Lm. GT. Vinh Sơn Phạm Trung Thành ) ....................... 03
TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) .............................................................. 04
SỰ SỐNG MỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ................................................................................... 06
ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT ( AM. Trần Bình An ) ................................................................. 07
LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚA ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ...................................................................... 08
MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI ! ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) .......................................................... 10
YÊU MẾN THẦY THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................. 11
CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦN ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .................................. 12
VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ? ( Phùng Văn Hoá ) ............................................ 13
GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HUỶ BỎ ( Đức Tgm. Vicenzo Paglia, bản dịch của Nguyễn Thế Bài ) ..... 16
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2 ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................ 17
7 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI GIẢNG LỜI CHÚA ( Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng ) ...................... 22
HÃY THONG THẢ SỐNG ( Trần Mộng Tú ) .......................................................................................... 24
"THƯƠNG HỌ RỒI AI THƯƠNG TỤI TUI ?" ( Trần Vũ ) ..................................................................... 26
BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM GÂY XÔN XAO THÀNH PHỐ VINH ....................................................................... 26
BỐN CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN ( Nguồn: vitalk.vn ) ....................................................... 28
CHƯƠNG TRÌNH QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ...................................... 29
2
THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM TRỞ THÀNH TỈNH DÒNG
27.5.1964 – 27.5.2014
Kính gửi:
- Quý Đức Cha
- Quý Cha và quý Bề Trên
- Anh chị em cộng tác viên DCCT và Giáo Dân
Sàigòn ngày 1.5.2014
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm DCCT hiện diện tại Việt Nam như là một Tỉnh Dòng độc lập ( 27.5.1964
– 27.5.2014 ), với trọn tâm tình hiếu thảo và yêu mến, Tỉnh DCCT Việt Nam chúng con xin kính dâng quý
Đức Cha và toàn thể Hội Thánh Việt Nam những tâm tình yêu mến chân thành của chúng con.
TÂM TÌNH TẠ ƠN
Trong Hội Thánh, Thiên Chúa nhân hậu đã muốn cho gia đình DCCT được khai sinh. Rồi tại
nước Việt thân yêu, Người đã cho DCCT Việt Nam được thiết lập và lớn lên, như một cây nho chính tay
Người vun trồng và chăm sóc từ thuở ban đầu cho đến ngày nay, đồng thời cho cây nho này bén rễ sâu
và lan rộng trên khắp mảnh đất Việt. Người là nguồn mạch của mọi ân huệ và sứ mạng mà DCCT Việt
Nam được ân ban từ năm 1925, và đặc biệt suốt 50 năm vừa qua trong tư cách một Tỉnh Dòng. Chúng
con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu.
Năm mươi năm qua cũng là 50 năm Tỉnh DCCT Việt Nam chịu ơn Hội Thánh, cách riêng là Hội
Thánh Việt Nam. Những ân nghĩa sâu nặng không thể kể xiết ! Chính Hội Thánh hoàn vũ, qua lời mời
gọi của Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày 9.11.1924, đã sai phái DCCT đến Việt Nam. Cũng chính Hội
Thánh, qua các vị Chủ Chăn và Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam, từ ngày 30.11.1925, đã mở rộng vòng
tay đón nhận và yêu thương DCCT tại mảnh đất Việt thân yêu này. Trong Hội Thánh, nhờ Hội Thánh,
vâng phục Hội Thánh và cùng với Hội Thánh, Tỉnh DCCT Việt Nam đã được đón nhận muôn vàn ân huệ
của Thiên Chúa, và đã được góp phần thực hiện những công trình tông đồ phục vụ mầu nhiệm cứu độ
chứa chan tại dải đất hình chữ S này. Chúng con xin tri ân Hội Thánh.
Giữa Hội Thánh và dân tộc Việt Nam, những anh chị em nghèo khổ là những vị ân nhân lớn nhất
của Tỉnh DCCT Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng con ý thức một cách sâu sắc rằng Tỉnh DCCT Việt
Nam chỉ có một lý do để hiện hữu và hoạt động tông đồ, đó là phục vụ ý định của Thiên Chúa muốn cứu
độ những con người nghèo khổ. Chúng con đã và đang cố gắng loan báo Tin Mừng cho người nghèo
theo đặc sủng và sứ mạng của Dòng Thánh; nhưng đồng thời, những người nghèo, quả thực, cũng đã
và đang loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho chính chúng con một cách thật sự hữu hiệu. Vì thế, trong dịp
mừng Kim Khánh này, chúng con xin được dâng lên tất cả những anh chị em nghèo khổ, nhất là những
anh chị em Kitô hữu bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề, những lời cảm ơn chân thành.
TÂM TÌNH HIỆP THÔNG
Trong dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng,
chúng con xin kính dâng quý Đức Cha và toàn
thể Hội Thánh, nhất là những anh chị em nghèo
khổ, tâm tình hiệp thông hiếu thảo của Tỉnh
Dòng chúng con.
Mừng Kim Khánh là một cơ hội đặc biệt
để chúng con ý thức một cách sâu xa hơn về sứ
vụ thừa sai của chúng con trong Hội Thánh, như
Hiến Pháp DCCT đã xác định tại số 5: “Ưu tiên
dành cho những hoàn cảnh cấp bách mục vụ và
cho việc rao giảng trực tiếp Tin Mừng, đồng thời
ưu tiên dành cho những người nghèo khổ, chính
là lý do sinh tồn của Dòng trong Hội Thánh, và
đó cũng là biểu chứng lòng trung thành với ơn gọi đã lãnh nhận.”
Trung thành với sứ mạng đó, trong chọn lựa tông đồ cho những thập niên đầu thế kỷ XXI này tại Việt
Nam, Tỉnh Dòng chúng con đang dành ưu tiên dấn thân cho ba mũi nhọn Thừa Sai chính yếu sau đây:
3
CÙNG TRI ÂN
1. Loan báo Tin Mừng cho lương dân, đặc biệt cho anh chị em đồng bào các dân tộc thiểu số,
2. Thực hiện các cuộc Đại Phúc và các hình thức rao giảng khác, trong nỗ lực góp phần canh
tân đời sống Kitô hữu,
3. Phục vụ Ơn Cứu Độ toàn diện cho những anh
chị em là nạn nhân của xã hội đương đại trong các lãnh
vực khác nhau của đời sống.
Chúng con dồn tất cả những nỗ lực của Tỉnh
Dòng cho việc phục vụ ơn cứu chuộc chứa chan nơi
Chúa Kitô Cứu Thế. “Tuy nhiên, kho tàng ấy, chúng con
lại chứa đựng trong những bình sành, chứng tỏ quyền
năng phi thường xuất phát từ Thiên Chúa” ( 2Cr 4, 7 ).
Do đó, dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng là một cơ hội đặc
biệt để anh em Linh Mục Tu Sĩ DCCT Việt Nam chúng
con một lần nữa ý thức về thân phận hèn yếu của bản
thân và của cộng đoàn mình. Chúng con được trở nên
những người phục vụ Tin Mừng, đó quả thực là do ân
huệ nhưng-không Thiên Chúa ban trong Chúa Kitô Cứu
Thế, khi Người thi thố quyền năng cứu độ của Người.
Tuy nhiên, trong 50 năm qua, đã nhiều lần chúng con không hoàn thành sứ mạng của mình. Vì thế,
trong dịp mừng Kim Khánh này, chúng con xin chân thành dâng lời tạ lỗi với Thiên Chúa, với Hội Thánh
và với anh chị em nghèo khổ.
Chính trong tâm tình hiệp thông và trong ý thức về sứ mạng cao cả và về thân phận yếu hèn,
chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và nâng đỡ Tỉnh
Dòng, các Tu Viện, các cộng đoàn và từng anh em chúng con, trong công cuộc dấn thân phục vụ Tin
Mừng Cứu Độ.
Trọng kính quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam,
Chúng con đang hàng ngày được trải nghiệm tình thương Thiên Chúa ân ban qua Hội Thánh và
qua những anh chị em nghèo khổ tất bạt. Khao khát tha thiết nhất của chúng con trong dịp kỷ niệm 50
năm Tỉnh Dòng, chính là được trung thành bước theo Chúa Kitô Cứu Thế, loan báo Tin Mừng cho
người nghèo, như chính Người đã tự nói về mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn
phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm
biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một
năm hồng ân của Chúa” ( Lc 4, 18 – 19 ).
Chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và chúc
lành cho chúng con, cách riêng trong dịp kỷ niệm đặc biệt này.
Chúng con, một lần nữa, xin chân thành tri ân quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh. Nguyện xin
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn tràn hồng ân trên quý Đức Cha và tất cả Hội Thánh Việt Nam chúng ta.
Trong Chúa Kitô Cứu Thế,
Thay mặt Tỉnh DCCT Việt Nam,
Lm. Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT
TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU
Nhiều lần Chúa Giêsu nói về Chúa Cha khiến các môn đệ đâm ra tò mò. Chúa Cha là Ai ? Ngài
ở đâu ? Ngài là Đấng thế nào ? Thế nên Philípphê mới đề nghị với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, xin tỏ cho
chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."
Dùng ngôn ngữ vốn rất hạn hẹp của con người để diễn tả mầu nhiệm cao vời về Chúa Cha thì
khác chi lấy gang tay đo chín tầng trời. Vì vậy, thay vì dùng lời để diễn giải, Chúa Giêsu dùng phương
pháp trực quan. Ngài chỉ cho Philípphê cũng như các môn đệ xem chân dung, xem hình ảnh đích thực
của Thiên Chúa Cha. Chân dung đó, hình ảnh đó chính là Ngài: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha".
Tiếp theo, Chúa Giêsu cũng tỏ cho các môn đệ biết giữa Ngài và Chúa Cha có một mối hiệp
thông hết sức mật thiết. Những lời Chúa Giêsu nói chính là những lời của Chúa Cha được phát ra qua
4
CÙNG SUY NIỆM
môi miệng Chúa Giêsu: "Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha,
Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình" ( Ga 14, 10 ). Những gì Chúa Giêsu
thực hiện trong cuộc đời đều cũng là những hành động của Chúa Cha...
Thế là Chúa Cha tự tỏ mình qua Chúa Giêsu. Nhìn vào Chúa Giêsu, nhân loại sẽ biết được
Thiên Chúa Cha.
Thánh Athanasiô đã diễn tả chân lý nầy như
sau: "Chúa Cha được bày tỏ qua Chúa Con và
Chúa Con được bày tỏ qua Giáo Hội." Nói khác đi,
Chúa Con là hình ảnh trung thực của Chúa Cha,
còn Giáo Hội là hình ảnh trung thực của Chúa Con,
và chúng ta, vì là thành phần của Giáo Hội, nên
cũng phải là hình ảnh trung thực của Chúa Giêsu.
Theo tạp chí Chứng Nhân Kitô hữu –
Témoignage Chrétien, vào năm 1941 có một vị Linh
Mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành
cho người gốc Do Thái. Như bao tù nhân khác,
ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy
nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh
em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.
Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn
ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.
Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng
không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.
Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm
hồn sầu muộn... Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an
ủi... Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách
thân thương là... Bố !
Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người,
không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.
Vị Linh Mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm
hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa này. Ngài cũng mong
ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.
Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Auschwitz, một trại tập trung mà chỉ mới nghe
danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là trung tâm hủy diệt con người bằng những hầm hơi
ngạt và lò thiêu xác.
Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định
phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giêsu cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.
Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói: "Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở
thành môn đệ Chúa Giêsu". Cậu thanh niên thưa lại: "Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có
thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không ?"
Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị Linh Mục già
thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giêsu mà Bố muốn cho
con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây !"
Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: "Nếu Chúa
Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giêsu !"
Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị Linh Mục này nữa. Còn cậu thanh niên thì
được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục
tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giêsu
ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành này, chàng thanh niên được cảm hoá và
trở thành con Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, đã bao lần chúng con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và
có thể là rất khó thương vì đời sống không đẹp của chúng con.
Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để đào tạo bản thân
mình thành con người mới, có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá để nhờ đó, chúng con
trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay.
5
Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ
SỰ SỐNG MỚI
Nếu các Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Marcô và Luca
mời gọi ta vào Vương Quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng theo
Thánh Gioan mời gọi ta vào Tình Yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh
Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả
cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Thánh nhân
nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu
Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự
sống của Thiên Chúa.
Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng
mạn nhưng là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó
không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm,
nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể
đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.
Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn
đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới Đức Tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến
Người, để sống với Người, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu.
Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không
yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần
Chân Lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”.
Cũng như kiến thức y khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi
trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc của nhà thực vật
học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả
năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và
đón nhận Thiên Chúa.
Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.
Với Đức Tin và Tình Yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời,
mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật.
Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc
cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.
Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trong Sách
Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo Hội và trong những anh em sống quanh ta.
Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người
đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho
ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.
Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu
không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự
sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu
mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.
Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống
mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là
được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho
đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống
sung mãn, sự sống vĩnh cửu.
Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt Đức Tin, sẽ
không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa Tình Yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống
trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có Đức Tin và Tình Yêu, sẽ gặp được Thiên Chúa Ba
Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi
của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.
Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu
anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức Tin được thể hiện bằng Tình Yêu.
Tình Yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.
6
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT
Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích ( 1891 – 1978 ) làm giáo sư
lâu năm, dạy đại học nhiều nơi, với lương bổng rất cao, nhưng ngài không
giữ lại chút gì cho mình. Khi nhắm mắt lìa đời, ngài chỉ có vài bộ áo đã sờn
cũ. Viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi ở Huế luôn được cha quan tâm và trao
nhiều tiền bạc cho các nữ tu phụ trách. Cha còn là Tuyên Úy Pèllerin và
Viện Bài Lao. Cha thường đến bệnh viện dâng Thánh Lễ, luôn đem tiền và
quà đến cho bệnh nhân.
Bao nhiêu năm làm giáo sư, cha vẫn đi một chiếc xe đạp duy nhất.
Một hôm, cha đạp xe đạp nhà xứ Kim Long đến dạy học tại Đại Chủng
Viện Kim Long, tình cờ bắt gặp một người đàn ông áo quần xơ xác đang
chặt trộm buồng chuối của Chủng Viện. Thấy cha, ông ấy hoảng hốt toan
bỏ chạy. Cha ôn tồn gọi người đó lại, móc túi đưa thêm ít tiền rồi nói: “Bác có muốn ăn chuối non nầy thì
phải thêm cái gì để nấu ăn chứ. Bác cầm lấy chút tiền nầy mua tôm tép gì thêm vào cho đủ vị”. Vừa nói,
cha vừa đưa tiền rồi đi vào dạy học.
Một chuyện xảy ra làm rúng động thành phố Huế: Năm 1950, một bác sĩ tổ chức hội chợ từ
thiện, với sự cộng tác của cha Thích. Giữa mấy gian hàng trò chơi lại có một sòng bạc thu hút nhiều
khách. Cha Thích phản đối: “Cờ bạc không thể đi đôi với việc từ thiện”. Trưởng ban tổ chức không chịu
nghe, cha Thích liền lấy micro khuyến cáo dẹp sòng bạc đó. Bác sĩ tổ chức giật micro trong tay cha.
Trong lúc giằng co, bác sĩ tát vào má cha. Hồn nhiên và khiêm tốn, cha liền đưa má kia và nói: “Còn má
này nữa, xin ngài hãy đánh cho đỡ giận.” Mọi người vây quanh đều sửng sốt ngỡ ngàng. Có người đã
thốt lên: “Phải là một đấng thánh mới làm được như vậy !” Cuối cùng, ông trưởng ban tổ chức đã cúi
đầu xin lỗi cha. ( WHĐ, Chân dung Linh Mục Việt Nam ).
Chắc hẳn lòng mến của Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích hẳn quá nồng thắm, nên ngài mới
sống đúng các điều răn của Đức Giêsu. Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh hôm nay với lời tâm huyết
của Đức Giêsu khi sắp từ giã các môn đệ, tựa lời trăn trối sau cùng, khiến từng Kitô hữu phải nhìn lại
cuộc sống đạo lâu nay. Có đúng đắn, trung thành, chính xác theo nguyện ước của Đấng Cứu Thế, hay
lại trái ngược, đối nghịch với di chúc bất hủ này ?
Tình Yêu bất diệt
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.” Tình Yêu mà Đức Giêsu nói
đến không chút phù phiếm, tạm bợ, nhất thời như tình yêu nam nữ phổ biến, thông thường. Thánh
Vianney luận về tình yêu trần tục, thế gian mau tàn úa, chán chường, thất vọng vì vị kỷ, hưởng thụ cá
nhân: “Người ta yêu bản thân họ với một tình yêu vị kỷ và hướng về thế giới trần tục, về những thân xác
hơn là tìm kiếm Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao người ta chẳng bao giờ được thoả mãn, chẳng bao giờ
được bình an trong tâm hồn, họ luôn thấy bồn chồn bực bội, luôn luôn bị phiền lụy, bực mình.” ( Thánh
Gioan Maria Vianney, Yêu Chúa ).
Thánh Gioan giải nghĩa Tình Yêu Thiên Chúa siêu việt: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên
Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu... Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã
yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến, làm của lễ đền tội cho chúng ta. ( 1Ga 4, 8 – 10 ).
Yêu mến Chúa, thì tuân giữ các giới răn của Người. Vậy là những điều nào quan trọng nhất ?
“Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa, Đức Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó
là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải
yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều
răn ấy” ( Mt 22, 37 – 40 ).
Trước khi bước vào cuộc tử nạn ly biệt, Đức Giêsu trăn trối điều răn mới nhất và sau cùng:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương
nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 13, 34 ).
Sau đó, không những Người còn tha thiết lập lại, nhấn mạnh và mở rộng hơn nữa, Tình Yêu tự
hiến: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.
Không có tình yêu nào cao cả, hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của
mình.” ( Ga 15, 12 – 13 ).
Nếu sống theo đúng các điều răn Đức Giêsu răn dạy để yêu quý Người, thì chẳng khác chi trân
trọng mời đón Người sống trong chính bản thân mình, để Người toàn quyền định đoạt mọi sự trong
7
cuộc đời mình, như Thánh Phaolô nhắn nhủ với tín hữu thành Galát: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi,
mà là Đức Kitô sống trong tôi.” ( Gl 2, 20 ). Như vậy, “Dù ăn, dù sống, hay bất cứ làm việc gì, anh em
hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa… Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.” ( 1Cr
10, 31 và 11, 1 ).
Một khi có Đức Giêsu ở trong lòng tín hữu Kitô, cũng như tín hữu được vinh dự ở trong Người, mới
đích thực là một Tình Yêu bất diệt: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong
người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì.” ( Ga 15, 5 ).
Đấng Bảo Hộ Tình Yêu
“Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác sẽ đến ở với anh
em luôn mãi.” Đức Giêsu sắp chia tay với các môn đệ với cuộc sống trần thế, không muốn để các ngài
bơ vơ, lạc lõng, côi cút, nên hứa ban Đấng Bảo Trợ đến chăm sóc.
Vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi Chúa Giêsu đã thăng thiên, Thần Khí Sự Thật, Đức Chúa Thánh
Linh hiện xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu các Tông Đồ, đã thực sự biến đổi, canh tân, khai tâm
và ban sức mạnh cho các ngài. Trong tâm tình đó, Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Êphêxô: “Anh em
phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo
theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện” ( Ep 4, 24 ).
Tại sao thế ? Bởi vì: “Anh em hãy sống theo Thần Khí, và như vậy anh em sẽ không còn thỏa
mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí,
còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược tính xác thịt” ( Gl 5, 16 – 17 ).
Vì sao Thần Khí Sự Thật, “Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và
cũng chẳng biết Người” ? Bởi chưng “con người sống theo tính tự nhiên, thì không đón nhận những gì
của Thần Khí Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ, họ không thể biết được, bới vì phải nhờ Thần Khí mới
có thể xét đoán" ( 1Cr 2, 14 ).
“Đừng để tháng ngày làm cho quả tim già nua. Hãy yêu thương với một tình yêu ngày càng
mãnh liệt, mới mẻ, trong trắng hơn: Tình Yêu Chúa đổ vào quả tim con” ( Đường Hy Vọng, số 178 ).
Lạy Chúa Giêsu, yêu Người, chúng con bỏ mình, vác thánh giá đi theo con đường chông
gai, khổ ải, thức thách, đã quá khó khăn. Thế mà tuân giữ các điều răn mến Chúa, yêu người còn
khó khăn gấp bội, nhất là yêu thương những người thù ghét, áp bức, bắt bớ, hãm hại chúng con.
Kính xin Chúa ban Thần Khí Sự Thật cho chúng con, hầu đổi mới, canh tân và khai hóa, cũng
như ban thêm sức mạnh cho chúng con chiến đấu với ba thù.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ đốt lửa mến cháy bừng trong lòng chúng con, để bất cứ lúc nào
chúng con cũng luôn biết lấy Tình Yêu bất diệt mà cư xử với tha nhân thân thiết và xa lạ. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚA
Khi xa nhau, người ta thường quyến luyến,
bịn rịn. Con cái phải xa nhà đi học đi làm, vợ
chồng xa nhau vì công việc. Lời nhắn nhủ của cha
mẹ thường là: con hãy ngoan ngoãn, giữ lời cha
mẹ chỉ bảo, cố gắng học hành, nỗ lực làm việc để
có một tương lai tốt đẹp, đừng làm mất mặt, chớ
phụ lòng hy vọng của cha mẹ nghe con. Vợ chồng
sẽ có những lời dặn dò tâm huyết: hãy trung thành
và nhớ tới nhau luôn…
Chúa Giêsu cũng vậy, trước khi đi thật xa
về cùng Chúa Cha, Ngài đã chuẩn bị tinh thần cho
các môn đệ. Ngài đã dặn dò, khuyên nhủ các môn đệ nhiều lần. Ngài đã nói với các môn đệ với hết tâm
tình, hết con tim của mình: "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" ( Ga 15,
12 ); "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" ( Ga 14, 15 ); "Ai có và giữ các
điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy
yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" ( Ga 14, 21 ).
1. "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy"
Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ theo Ngài và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến Ngài,
không theo Ngài, thì không có Ngài, nên họ không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Ngài, ta sống
8
trong Ngài: "Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em". Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho
nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô
sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài: "Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các
con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta" ( Ga 15, 10 ).
Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe
Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài ? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà
biết mình có yêu Ngài hay không: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy".
Điều răn của Chúa là gì ? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: "Thầy ban cho anh em một điều răn
mới là anh em hãy yêu thương nhau" ( Ga 12, 34 ).
Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu
thương anh em". Như vậy, câu nói "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy"
có nghĩa là "nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau". Ai yêu thương những người
lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác,
ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự
yêu mến Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã diễn giải điều này: "Nếu ai nói:
"Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình,
người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người
anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên
Chúa mà họ không trông thấy" ( Ga 4, 20 ).
2. “Anh em có lòng yêu thương nhau”
Chúa Giêsu còn đưa ra một tiêu chuẩn để nhận
ra ai là môn đệ đích thật của Ngài: "Mọi người sẽ nhận
biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em
có lòng yêu thương nhau" ( Ga 12, 35 ). Tiêu chuẩn
này dựa trên tình yêu của người ấy đối với đồng loại,
cụ thể là những người gần gũi sống chung quanh họ.
Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng
nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa
Giêsu. Ai không có đặc trưng ấy, thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ "hữu
danh vô thực", giả hiệu mà thôi.
Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh
đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài,
là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó là một tình yêu
với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy, là yêu
thương nhau.
Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu.
Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp
gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha
ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của
Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: "Ngày đó, anh em
sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy, Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy. Ai có và giữ các giới răn
của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy
sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy".
Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.
Trong truyện Thánh Tử Đạo Martinô Thọ có chép: "Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm,
ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi
được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người
khác... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ
ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu
con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ".
Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác
ái. Thánh nhân là người yêu mến Chúa thật và xứng đáng được Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời.
Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy !
Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy ! Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu. Chúng ta
sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc ngay trong cuộc sống ở đời này.
9
Lạy Chúa, con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là con tuân giữ giới
răn yêu thương của Chúa.
Xin cho con xác tín rằng tình yêu của con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc
yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc
với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày.
Xin giúp con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của
họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI !
Đã có rất nhiều bài viết nói về tình yêu. Những câu ca bất hủ, những vần thơ sống mãi với thời
đại cũng đều bắt nguồn từ tình yêu. Trong nhân loại, có lẽ không gì quí trọng bằng tình yêu và cũng
không gì bất tử bằng chính nó. Tình yêu là gì vậy mà có sức mạnh tuyệt vời như thế ?
Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1Ga 4, 16 ). Chính bởi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa cho nên tình
yêu bất tử và mầu nhiệm như vậy. Có rất nhiều loại tình yêu, cho dù là tình yêu gì đi nữa, cũng đều có
một mẫu số chung là “yêu thương”. Và ẩn số duy nhất của nó chính là sự hy sinh, cho đi vô vị lợi. Tình
yêu nào không mang ẩn số đó là tình yêu giả tạo, tình yêu chiếm hữu và không còn là tình yêu nữa.
Có nhiều cách thức diễn tả tình yêu, nhưng không gì thuyết phục mạnh mẽ cho bằng hành động
yêu. Nói yêu thì nhiều, diễn tả yêu thì dễ, nhưng hành động yêu mới khó vô cùng. Bởi bản chất của tình
yêu là cho đi không tính toán, vô điều kiện. Chỉ có ai yêu Thiên Chúa hơn cả bản thân mình và yêu tha
nhân như chính họ, ấy mới là người biết yêu thực sự.
Hành động yêu làm nên tình yêu. Vì vậy mà
hôm nay Đức Giêsu đã khẳng định cho các môn đệ
biết chân lý về tình yêu. Dấu hiệu nhận biết tình yêu
chân thực là: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em
sẽ giữ các điều răn của Thầy” ( Ga 14, 15 ).
Yêu ai là có thể chết cho người ấy và sống vì
người ấy. Nếu chúng ta yêu mến Đức Giêsu thật,
chúng ta sẽ tuân giữ các giới răn của Ngài, đó là
những giới luật dạy chúng ta nên thánh, giúp ta sống
ân tình với Thiên Chúa. Giới răn trong ngôn ngữ tình
yêu lúc này không còn là sự ràng buộc mang tính
luật lệ nữa nhưng thực sự đã trở thành giao ước của
tình yêu để giúp ta sống thân tình với Đấng mình yêu
thương mà thôi.
“Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” ( Ga 14, 21 ). Lời khẳng
định của Đức Giêsu xem chừng cương quyết quá, không còn gì để bàn cãi, không có gì để tranh luận.
Vì giới răn, điều răn cũng chỉ là những giới luật được đặt ra để giúp con người sống trung thành với
Thiên Chúa mà thôi. Làm sao có thể nói chúng ta yêu mến Thiên Chúa trong khi sống rời xa giới luật,
rời xa giao ước đã ký kết với Ngài ?
Có rất nhiều tình yêu: yêu tiền, yêu bạc, yêu tình, yêu đam mê, yêu dục vọng… nhưng đâu mới
là tình yêu thật cho ta hạnh phúc ? Tình yêu nào khiến bạn được bình an, tình yêu nào cho bạn sức
mạnh, tình yêu nào cho bạn niềm tin, tình yêu nào cho bạn sự sống vĩnh cửu, đó chính là tình yêu thật.
Một khi có được tình yêu ấy, bạn không còn lệ thuộc một tình yêu nào khác hơn.
Lạy Chúa, tình yêu đẹp thật đấy, nó khiến nhân loại ra điên đảo. Yêu gì cũng tốt, miễn sao
đừng hận thù ghen ghét, chiến tranh. Thế nhưng, yêu và chỉ yêu thôi chưa đủ, dừng tại đó, nó sẽ
khiến con người sa lầy vào chốn diệt vong. Yêu như Đức Giêsu đã yêu, đến nỗi hy sinh cả mạng
sống vì người khác, đó mới là tình yêu thực.
Trao ban tình yêu vô vị lợi, Ngài chỉ muốn con tuân giữ giao ước với Ngài. Giao ước ấy
chính là mối dây thắt chặt tình con với Chúa và tha nhân. Khẳng định mình yêu Chúa, con đây
sao dám, bởi đã bao giờ con biết tuân giữ giới luật Ngài cho trọn vẹn đâu. Thế nhưng trả lời rằng
không thì con đây lại là kẻ nói dối, nói yêu thì chưa đúng mà không yêu thì chả sai chút nào, chỉ
bởi thái độ níu kéo, dung túng, chưa dám bỏ mình thực thụ mà thôi.
10
Xin giúp con biết yêu thật, chỉ một lần, một lần thôi cũng được. Nếu có phải chết vì Đấng
mình yêu thương, thì còn hạnh phúc nào trọn vẹn hơn thế nữa !
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
YÊU MẾN THẦY, THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY
Khi đến "giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để
về cùng Đức Chúa Cha" ( Ga 13, 1 ) . Người đã dành cho
các môn đệ những lời tâm huyết đầy tình Thầy trò. "Tối
hôm trước ngày chịu khổ hình". Chúng ta dễ hình dung ra
thái độ nội tâm và đoán được sự lo lắng của các môn đệ
trước giờ Thầy đi chịu chết.
Thực ra, nguyên những lời của Chúa Giêsu đã thể
hiện mối lo sợ rồi. Người nói sẽ không để các môn đệ mồ
côi, rõ ràng Người gợi lên nỗi buồn Thầy trò phải chia ly.
Câu hỏi đặt ra: ở trung tâm của Mùa Phục Sinh thật là
vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ?
Trước ngày Lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin
Mừng cho Muôn Dân, tại sao lại cho chúng ta chứng kiến sự
sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới thiệu Chúa
Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta
hãy cố gắng từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu.
"Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy" ( Ga 14, 15 ). Lời di chúc này thật không
đơn giản, có ý nói: các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc giới răn của Thầy sẽ được
tuân giữ, có nghĩa là: khi yêu mến Chúa Giêsu, người ta sẽ tuân giữ các giới răn Chúa để lại là yêu mến
Người. Có thế hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng các
giới răn Thầy truyền. Tôn trọng các giới răn là thể hiện lòng mến nên tuân giữ.
Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên
Người kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy" ( Ga 14,
21 ). Và Người cam kết: "Thầy sẽ xin Cha". Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm.
Một cách chắc chắn và bảo đảm là; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì ?
Chúa Giêsu xin Cha điều gì ? Người xin Cha "ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác" ( Ga 14,
16 ). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy
Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một "Đấng Phù Trợ khác". Lời cầu xin
của Chúa Giêsu còn ngụ ý nói rằng vụ án của Chúa qua đi sẽ tiếp đến một vụ án khác là chính các môn
đệ bị kết án vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại.
Chúng ta hãy để ý đến thuật ngữ Đấng Bầu Chữa, Trạng Sư, hay Đấng An Ủi. Trong ngành tư
pháp Do Thái, vị luật sư hỗ trợ thân chủ của mình và tư vấn, vì khi bào chữa cho thân chủ là lúc luật sư
cố gắng bảo vệ chính mình. Điều này ám chỉ về Chúa Thánh Thần. Ngài nâng đỡ các môn đệ trong
hành động cũng như lời nói, "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự" ( Ga 14, 26 ).
Nhưng làm thế nào để biết được Ngài, đón nhận Ngài hay đơn giản là để thấy được Thần Chân Lý ?
Khỏi phải lo, vì "thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài" ( Ga 14,
17 ). Chúa Giêsu thêm "còn các con, các con biết Ngài" ( Ga 14, 17 ). Vậy là chúng ta an tâm. Nhưng điều
đó có giúp chúng ta bám chặt vào Chúa Thánh Thần hơn không ? Chưa chắc. Chúng ta biết Ngài là Đấng
Phù Trợ và cũng biết rõ Ngài chưa được đón nhận, vì Chúa Giêsu nói về tương lai là sẽ xin Cha: "Người
sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi" ( Ga 14, 16 ).
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần đã được biết đến: "Còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở
nơi các con và ở trong các con" ( Ga 14, 17 ). Ngài không chỉ được Chúa Cha ban cho chúng ta, mà
Ngài còn ở trong chúng ta. Rõ ràng Chúa Giêsu không tự mâu thuẫn và không nói những gì là không
thể. Thậm chí còn rất thú vị khi cầu nguyện cùng Cha để xin Cha ban Thánh Thần của Ngài xuống.
Ngày Lễ Ngũ Tuần sắp tới sẽ là ngày Chúa Thánh Thần từ Đức Chúa Cha do Chúa Con xin mà đến và
chúng ta lãnh nhận qua Chúa Con, lần nữa và một lần nữa.
Các môn đệ sợ bị bỏ rơi, tức là mồ côi. Chúa Giêsu tìm cách giúp các ông an tâm khi nói: "Thầy
sẽ không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con". Chúa Giêsu không đến với họ trong tư cách là
Cha, vì Người là Con trong mối quan hệ với Cha. Trước lúc chia tay, nỗi lo sợ bao trùm lên các môn đệ,
vì họ không biết sống như những người con; họ biết mình mỏng giòn yếu đuối hay lo sợ về bí ẩn của
11
cuộc đời. Nên Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, Đấng làm cho cho họ trở nên những người con.
"Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở
trong các con" ( Ga 14, 18 ). Trong ngày đó, là ngày Chúa Thánh Thần xuống trên các ông, ở với và
trong các ôn mãi mãi, bằng sự hiện diện vô hình, sự sống làm con được phục hồi. Họ sẽ đón nhận hoa
quả ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần và họ sẽ nếm trước niềm vui cứu rỗi là làm con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến
Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó" ( Ga
14, 21 ). Chỉ sợ hãi khi tách mình ra khỏi Chúa con và không nhận biết tình yêu của Chúa Cha. Vậy, khi
tuân giữ giới răn và lệnh Chúa truyền, các môn đệ được tham dự vào tình nghĩa tử với Chúa Cha.
Chính Chúa Cha đến với con người trong Đức Giêsu và khi sai Thánh Thần xuống. Vai trò của Chúa
Thánh Thần là giúp các môn đệ trở nên những chứng nhân cho lời Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với
chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh
Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con: chúng con hướng về
Chúa Cha và thưa rằng "Abba, Lạy Cha". Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Hiểu biết về Ngôi Ba Thiên Chúa là điều quan trọng đối với đời sống
Kitô hữu. Vấn đề chủ yếu là giao tiếp. Đây là 10 cách Chúa Thánh Thần nói
với chúng ta:
1. Bình an
Thánh Phaolô nói: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm
hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến
hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” ( Cl 3, 15 ). Chúng
ta thấy rằng sự bình an tác động như người trọng tài đối với sự quyết định
của chúng ta. An tâm hoặc không an tâm về điều gì đó là cách Chúa Thánh
Thần hướng dẫn chúng ta tới bước kế tiếp.
2. Củng cố
Chúa Thánh Thần ban ơn củng cố khi chúng ta sống theo Ý Chúa.
Đó là cách Ngài động viên chúng ta trên bước đường lữ hành trần gian.
3. Hình ảnh
Một số người trong chúng ta chỉ là những người sống theo thị giác,
và Chúa Thánh Thần biết điều này. Ngài sẽ dùng hình ảnh để chúng ta biết
chú ý tâm linh về điều gì đó.
4. Lương tâm
Nếu bạn đã từng nghe được tiếng nói trong lòng, cảm nhận điều gì đó cảnh báo trong lòng hoặc
cảm thấy nên dừng lại ngay, đó là cách Chúa Thánh Thần báo động chúng ta trước một tình huống có
thể khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Ngài cũng dùng cách này để phát triển chúng ta về ơn hiểu biết.
5. Sự kiện
Chúng ta thường nói: “Cái gì cũng có chỗ của nó”. Đó là chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chỉ
huy chúng ta. Điều này xảy ra khi chúng ta xin được biết Ý Chúa. Chuỗi sự kiện xảy ra là cách Ngài cho
chúng ta biết.
6. Tôn thờ
Tôn thờ là phương cách mạnh mẽ trong việc giao tiếp với Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta để
cho tinh thần hoàn toàn nối kết với Chúa Thánh Thần thì điều kỳ diệu có thể xảy ra.
7. Cầu nguyện
Thường xuyên dành thời gian cầu nguyện là cách đối thoại với Chúa Thánh Thần về cuộc đời
chúng ta và biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
12
CÙNG TÌM HIỂU
8. Lắng nghe
Đó là điều chính đáng và cần thiết. Ngay khi thức giấc, chúng ta phải biết hướng về Thiên Chúa:
“Vâng, lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con van vỉ, ngay từ sớm, Ngài đã nghe tiếng con. Ngay từ sớm, con tỏ
bày ước nguyện, rồi chăm chú đợi trông” ( Tv 5, 4 ). Hằng ngày, mọi người đều có Lời Chúa chờ đợi mình,
thật hạnh phúc nếu biết lắng nghe, nhưng lại thật bất hạnh nếu không biết lắng nghe !
9. Ghi nhớ
Đôi khi Chúa Thánh Thần đem đến một sự kiện, một con người hoặc một tình huống để chúng ta
ghi nhớ. Trong một số trường hợp có thể là sự cản trở bạn kết hiệp với Thiên Chúa. Chẳng hạn như sự
không tha thứ, nỗi đau thương ( thể lý hoặc tinh thần ), sự xúc phạm nào đó,… Đó là những ví dụ cụ thể.
10. Kinh Thánh
Chúa Thánh Thần không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa. Hãy đọc Kinh Thánh để biết những gì
bạn nghe và tin nhận Ngài.
TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ beliefnet.com
VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ?
Truyền giáo gắn liền với hội nhập và việc hội nhập
ấy diễn ra không đâu cụ thể và khó khăn cho bằng nơi các
cặp hôn nhân khác đạo. Do sự sắp xếp của một người
bạn, vị Tu Sĩ đã được mời đến dự bữa ăn tại nhà hàng
cùng với hai vợ chồng, vợ theo Công Giáo, còn chồng theo
Phật Giáo ( có phép chuẩn ). Cả hai đều nhất quyết bảo
vệ… đạo của mình. Thế nhưng cuộc sống chung đạo ai
người ấy giữ, có thể đi đến chỗ đổ vỡ vì một mối lo chung,
“lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo
nào ! Dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định
hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này là
vợ chồng cãi nhau” ( Nguồn: Lamhong.org 15.11.2013,
Nguyễn ngọc Phú Đa, Truyền giáo ngày nay: Làm sao tin
Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật ? ).
Sự xung đột diễn ra giữa các niềm tin tôn giáo là điều không thể tránh, lý do là vì ai cũng muốn
bảo vệ niềm tin của mình bất chấp nó đúng hay không đúng. Người vợ rất muốn chồng phải theo Công
Giáo. Ngược lại, chồng lại muốn vợ phải theo Phật Giáo. Vị Tu Sĩ hỏi lý do thì cả hai đều có câu trả lời
như nhau, là vì gia đình đã theo Chúa hoặc theo Phật từ nhiều đời, nay không có cách chi bỏ được.
Sau khi biết lý do, vị Tu Sĩ bèn thuyết giảng cho người chồng theo Đạo Phật về… Đức Phật thế
này: “Trước tiên tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường
giàu sang nhung lụa chốn triều đình và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý “đời là bể
khổ” và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý Tứ Diệu Đế,
Thập Nhị Nhân Duyên và Bát Chính đạo. Qua đó ngài cũng mời mọi người đi theo con đường mà Ngài
đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên khi được học trò hỏi: Thưa thầy chân lý ở
đâu ? Ngài đã không tự nhận mình là chân lý nhưng âm thầm chỉ tay lên trời, chân lý ở trên đó ! Ngài
đóng vai trò là người dẫn đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời, và được ở với Ông Trời
là chân lý tuyệt đối. Vì thế người Công Giáo chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi
là tin Ông Trời, gặp được Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau
nhưng những tước hiệu đó bên chúng tôi gọi ngài qua một tên chung là Thiên Chúa” ( Nguồn: Nguyễn
Ngọc Phú Đa, đã dẫn ).
Sau khi nghe… thuyết một hồi như thế thì anh chồng có vẻ đắc trí ( nguyên văn ) tỏ ý muốn
theo… Chúa, nhưng còn gặn hỏi: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật. Bởi vì
con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo tôn giáo khác thì
ngay lập tức họ quay lưng lại với Đức Phật ! Thậm chí họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không
muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo Đạo Chúa
đâu. Tôi bảo anh định theo Chúa là đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất muôn vật muôn loài
trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn” ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Phú Đa, đã dẫn ).
13
CÙNG TRAO ĐỔI
Chẳng biết chuyện kể này… thật hư thế nào, nhưng qua đây cũng có thể thấy được quan điểm của
không ít người Công Giáo về Đạo Phật cũng như về Đức Phật. Theo họ thì Phật Thích Ca cũng chỉ là người
như bao người khác đã được tạo dựng bởi Đấng Thần Linh Tạo Hóa và vì thế chỉ có thể đáng mến chứ
không thể tôn thờ. Dẫu vậy cái sự… đáng mến ấy sở dĩ có là vì Đức Phật cũng… tin có Ông Trời !?!
Thương như thế thì cũng chẳng bằng mười phụ nhau, có nghĩa đã… mạ lỵ Đức Phật một cách
trắng trợn đấy chứ chẳng phải không ! Niềm tin có Ông Trời hay còn gọi là Thượng Đế, Ngọc Hoàng
Thượng Đế v.v… sinh ra và cai quản muôn loài, đó chỉ mang tính chất dân gian chứ không phải tôn
giáo. Lấy tính chất dân gian gán cho tôn giáo, điều ấy không khỏi khiến con đường tâm linh trở nên bế
tắc. Làm sao không bế tắc, bởi lẽ đường tâm linh là đường tìm kiếm: “Các ngươi hãy tìm Ta và gặp
được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” ( Gr 29, 13 ).
Đường tâm linh là đường tìm kiếm, nhưng nên nhớ việc tìm kiếm ấy không phải là tìm cái chi đó
ở bên ngoài, nhưng là quay trở về với Đấng ở nơi mình: “Hãy trở lại cùng Ta thì Ta sẽ trở lại cùng
ngươi” ( Ml 3, 7 ). Quay trở về với chính mình, đây là mệnh lệnh của tâm linh tôn giáo nhưng cũng là
của minh triết: “Hãy tìm cho biết về chính mình ngươi” ( Connais toi – Toi même ), người ta thấy lời này
được khắc ghi trên cổng lối vào Đền Delphe của Hy Lạp cổ, như nhắc nhở con người rằng chân lý chỉ
có thể tìm thấy khi biết quay trở về với chính mình.
Mặc dầu vậy, đối với triết học thì nhắc nhở chỉ là nhắc nhở, bởi lẽ trước sau nó vẫn cứ là duy lý,
không thể khác. F. Nietzche ( 1844 – 1900 ), ông tổ của triết học hiện sinh vô thần, đã nặng lời phê phán
Socrates, cho rằng ông này “…như người dẫn trẻ đến vườn mà không chỉ cho lối vào: Bảo hãy biết chính
ngươi, mà không có phương pháp, nên môn sinh người thì tìm vào sinh vật học như Aristotes, người thì
như Platon thì bám vào thế giới lý niệm. Tất cả mong mỏi tìm biết nhưng rút cục như Faust đi đến chỗ bán
linh hồn để mua tri thức mà không đạt được” ( Kim Định – Nhân Bản, NXB. Ra Khơi 1965 ).
Tất cả mong mỏi tìm biết đến nỗi bán cả linh hồn cũng không được, lý do là bởi tri thức ấy muôn
đời chỉ là cái biết của sự phân biệt. Bao lâu còn phân biệt là còn thấy có người, có vật ở ngoài mình, thậm
chí ngay cả Thiên Chúa khi ấy cũng chỉ là một thứ sự vật, một thứ khái niệm chết khô. Lấy tri thức để
hòng tìm biết Thiên Chúa chỉ vô ích, bởi lẽ Thiên Chúa là thực tại vượt thoát khỏi mọi ý niệm ngôn ngữ.
Tất cả nguyên nhân đưa đến khủng hoảng của Giáo Hội từ trước đến nay là do đã lầm tri thức
với thực tại. Chính vì sự lầm lẫn ấy nên thay vì tìm kiếm Thiên Chúa Đấng chưa ai từng thấy biết ( Ga 1,
18 ), Thần Học lại theo đuổi một thứ tri thức tìm biết về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ: “Triết học là
khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La Philosophie est la science
des choses par leurs causes suprêmes, Trần Thái Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ).
Trong cuộc sống thường nhật, người ta thấy không có gì lại không có nguyên nhân. Cái nhà
không thể tự mình có mà phải có người làm ra cái nhà. Cơm không thể tự chín mà phải có người nấu
mới thành cơm v.v… và v.v… Từ đó suy ra thì cả vũ trụ này với muôn vàn tinh tú vận hành trong trật tự
vĩnh hằng thì lý đương nhiên ắt cũng phải có đấng sinh ra nó ? Sự suy ra ấy đã được thần học trong đó
có cả Thánh Thomas Aquino, lập luận thế này: mọi sự đều có nguyên nhân nhưng do không thể có một
chuỗi vô tận các nguyên nhân ngẫu nhiên nên chuỗi này nhất thiết phải dừng lại ở một nguyên nhân đầu
tiên, hay còn gọi là nguyên nhân tối cao, và đó chính là Thượng Đế, là Tạo Hóa.
Thật sự thì trong thiên nhiên vạn vật không có bất cứ cái gì do ngẫu nhiên, nhưng nếu bảo rằng
cần có Đấng Tạo Hóa để điều hòa trật tự trong vũ trụ, thì đấng ấy nếu có, xét ra cũng chỉ tương đương
như một kiến trúc sư hay một nhà quản trị thôi sao ? Mặt khác, Tạo Hóa chẳng lẽ chỉ điều hòa trật tự
trong vũ trụ thiên nhiên, còn con người thì sao ? Đang khi đó chính con người và cuộc sống, tức hạnh
phúc hay khổ đau của nó, mới là đối tượng tôn giáo cần nhắm tới.
Tôn giáo có mặt không phải là để nêu lên những vấn nạn siêu hình,
nhưng là để giải quyết nó cho đến tận căn.
Đức Phật trả lời cho vị Tỳ Kheo: “Này Malunkyaputta, Như Lai
không hề nêu lên vấn đề thế gian có vĩnh cửu hay không, thế gian có
giới hạn hay vô tận. Tại sao ? Bởi vì những điều ấy không tạo ích lợi,
không thể làm nền tảng cho đời sống phạm hạnh, không chấm dứt
sân hận phiền não, không dẫn đến sự dập tắt, sự vắng lặng, trí tuệ,
sự giác ngộ hay là Niết Bàn. Vì vậy Như Lai không đề cập đến những
vấn đề ấy” ( Thiền sư Nãrada Thera – Đức Phật và Phật Pháp ).
Đức Phật không trả lời những vấn nạn siêu hình bởi nó chẳng
ích lợi gì cho việc chấm dứt khổ đau. Để chấm dứt khổ đau thì chỉ có
một con đường, đó là nhận biết sự thật. Ngay sau khi thành đạo, Đức
Phật thuyết giảng về bốn sự thật ( Tứ Diệu Đế ) đó là:
14
1. Khổ Đế: Cõi đời là đau khổ, dù cho có danh vọng giàu có tài trí đến đâu cũng không ai có thể
thoát khỏi sinh lão bệnh tử, xa lìa người thân, gần gũi kẻ thù.
2. Tập Đế: Tất cả những khổ đau ấy không phải do ngẫu nhiên nhưng đã được kết tập từ nhiều
đời nhiều kiếp. Nói cách khác, khổ đau chỉ là cái quả của cái nhân do chính mình gây ra.
3. Diệt Đế: Nếu khổ chỉ là cái quả của nhân do mình gây ra, thì cũng chỉ có mình mới có thể
chấm dứt nó.
4. Đạo Đế: Có tám con đường ( Bát Chánh Đạo ), tức phương pháp tu hành cần noi theo để đi
đến chỗ an lạc tuyệt đối là Niết Bàn.
Đức Phật đã từ bỏ ngôi báu thái tử để dấn thân trên con đường tu tập, trải qua muôn vàn hiểm
nguy gian khổ mới có thể đem đến cho nhân loại con đường giải thoát sinh tử ấy. Đối với những người
theo Phật ( Phật Tử ) thì việc biết ơn là lẽ đương nhiên và sự biết ơn ấy còn đi đôi với lòng yêu mến, bởi
vì Ngài đã đem đến cho mình con đường thoát khổ một cách chắc chắn. Người ta vẫn nói có biết thì
mới mộ mến, còn ngược lại thì không ( Vô tri bất mộ ). Có thể nói người Công Giáo chúng ta sở dĩ
không có lòng mến mộ Đức Phật là vì đã thiếu sự hiểu biết cần thiết về Ngài cũng như về con đường
của Ngài. Chính bởi vậy vấn đề đặt ra cho việc truyền giáo hội nhập hôm nay là phải làm sao có được
sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về Đạo Phật.
Rất có thể có những e ngại rằng nếu hiểu Đạo Phật, biết đó là con đường chân chính thoát khổ
thì người ta sẽ bỏ Công Giáo để theo Phật Giáo hay chăng ? Thực tế điều ấy cũng đã xảy ra, có ký giả
người Ý, ông Vittorio Messori đã thưa với Đức Gioan Phaolô 2: “ Như Đức Thánh Cha đã biết, hình như
giáo lý giải thoát của Phật Giáo đang lôi cuốn một số lớn người Tây Phương như để thay thế cho Kitô
Giáo, hay như một thứ bổ túc, ít ra là về những gì liên quan tới kỹ thuật tu đức và thần bí” ( Bước Vào
Hy Vọng – Câu hỏi số 14 ).
Có một số lớn trí thức Tây Phương bị giáo lý Phật Giáo lôi cuốn, đó là thực tế không thể phủ
nhận. Tuy nhiên cần nhận ra lý do của nó, phải chăng là vì giáo lý Công Giáo của chúng ta thực sự có
vấn đề, nghĩa là vẫn còn xiển dương một Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Một khi còn xiển dương Đấng được
gọi là Tạo Hóa ấy thì sẽ không bao giờ có thể nhận ra vai trò Thiên Sai của Đấng Cứu Độ: “Vừa rạng
ngày, Ngài ra đi đến nơi vắng vẻ. Có quần chúng kéo đi tìm Ngài theo kịp, muốn giữ Ngài lại không cho
Ngài đi khỏi họ. Nhưng ngài nói cùng họ rằng: “Ta cũng cần phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa
Trời cho các thành thị khác, vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 – 43 ).
Rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đó cũng là rao giảng Sự Thật, bởi vì Nước Trời ấy là nước nội
tại trong tâm mỗi người ( Lc 17, 20 – 21 ). Con người do bởi vô minh che lấp thế nên không thể nhận
biết và sống với Bản Tinh Chân Thật của mình. Bản tính ấy với Đạo Phật là Phật Tánh, còn với Đạo
Chúa là phẩm vị Con Thiên Chúa. Bao lâu còn bị trói buộc trong vòng vô minh mà Kinh Thánh gọi là Tội
Nguyên Tổ ấy thì con người không sao có thể thoát khỏi khổ não. Phật Thích Ca cũng như Chúa Giêsu
Kitô xuất hiện ở nơi cõi thế cũng không ngoài mục đích rao giảng sự thật để cứu vớt chúng sinh thoát
khỏi sự trói buộc của vô minh đó thôi.
Dẫu vậy, chúng ta cần nhận ra sự khác biệt giữa Phật Thích Ca và Chúa Giêsu Kitô trong công
cuộc cứu khổ cứu nạn này.
Phật Thích ca rao giảng Bốn Sự Thật ( Tứ Diệu Đế ) như là nguyên lý tối thượng phải theo hầu
thoát khổ. Còn Chúa Kitô thì lấy chính mạng sống mình làm giá cứu chuộc: “Ấy vậy Cha thương yêu Ta
vì Ta bỏ mạng sống ta để lấy lại. Chẳng ai có thể lấy mạng sống Ta được nhưng Ta tự bỏ. Ta có quyền
bỏ đi cũng có quyền lấy lại. Mạng lịnh ấy Ta đã nhận lãnh ở nơi Cha Ta” ( Ga 10, 17 – 18 ).
Bởi Chúa Kitô đã chịu chết để vâng phục
Thánh Ý, chính vì vậy nên Ngài cùng với Chúa
Cha đã trở nên một: “Ai tin Ta chẳng phải tin Ta
nhưng là tin Đấng đã sai Ta. Còn ai thấy ta tức là
thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đến thế gian
hầu hễ ai tin ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm. Nếu ai
nghe lời Ta mà không vâng giữ thì Ta chẳng xét
đoán kẻ đó, vì Ta đến chẳng để xét đoán nhưng để
cứu rỗi thế gian” ( Ga 12, 44 ).
Tin và theo Chúa, đó là bảo đảm chắc chắn
cho phần rỗi đời đời của mỗi người, ấy là vì lòng tin
ấy sẽ dẫn đưa ta đến với Chúa Cha: “Ta là Đường, là
Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha
mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Tin theo Chúa để
15
được cứu rỗi, thế nhưng tin Chúa thế nào được nếu không ở trong Giáo Hội do Người thiết lập ? Lý do cần
phải “Ở” trong Giáo Hội bởi mỗi Kitô Hữu chúng ta, dầu là Giáo Sĩ hay Giáo Dân cũng đều là chi thể trong
Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Là chi thể thì phải gắn kết với thân mới có thể sinh hoa kết quả, trái lại thì
không. Những con người gọi là trí thức Tây Phương đó đã rời bỏ Giáo Hội để ngả theo Phật Giáo, họ có
được gì đâu ngoài ra một mớ kiến thức vô bổ về triết học này nọ. Phương pháp dù có hay đến đâu nhưng
nếu không áp dụng thực hành đến nơi đến chốn thì chẳng những chẳng ích lợi gì mà còn mang họa.
Người Công Giáo nếu có mến Phật thì cũng chỉ nên coi đó như một phương pháp tu tập giúp ta
đi sâu vào bản tâm mà thôi… Còn như nói rằng mến Phật chỉ vì ngài cũng tin có Ông Trời như mình thì
quả là… lố bịch ! Trong bất cứ thời nào, bản chất của Giáo Hội vẫn là theo đuổi việc truyền giáo, thế
nhưng việc truyền giáo ấy sẽ không thể kết quả nếu không rao giảng Tin Mừng Nước Trời của Đức Kitô,
bởi vì chỉ với Nước Trời ấy mà con người mới “Hòa” được với Thiên Chúa và với nhau : “Mọi sự đều do
bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người và trao cho chúng
tôi chức vụ giải hòa” ( 2Cr 5, 18 ).
PHÙNG VĂN HÓA
GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HỦY BỎ
Ngày 15 tháng 5 hằng năm được Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc Tế Gia Đình. Tháng 10
năm 2014, Giáo Hội Công Giáo sẽ có Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Nhân dịp này, xin giới
thiệu phần tóm lược bài diễn văn quan trọng VỀ GIA ĐÌNH do Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia đọc
tại Liên Hiệp Quốc, tiếp sau cuộc thăm viếng Philadelphia, nơi sẽ đăng cai Hội Nghị Thế Giới Các Gia
Đình vào năm 2015 của Giáo Hội Công Giáo. Hội Nghị nấy nhằm nâng đỡ và củng cố các gia đình khắp
thế giới. Các nhà tổ chức Hội Nghị nấy mong Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự sự kiện này
Ngày 15.5.2013, nhân Ngày Quốc Tế Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia, chủ tịch
Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đã nói tại Liên Hiệp Quốc: "Gia đình có một “đặc điểm độc nhất vô
nhị” làm cho nó trở thành một “di sản cho toàn nhân loại”.
Mặc cho một nền văn hóa thù nghịch, Vị Tổng Giám Mục nói: "Một đa số người rõ rệt muốn một
gia đình ở trung tâm cuôrc sống của họ, và sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng gia đình có thể bị hủy bỏ”.
“Chúng ta phải thận trọng hơn là đã từng thận trọng trong việc làm suy yếu tính duy nhất nền
tảng nầy,vốn không chỉ là bức tường chịu lực của đời sống xã hội, mà còn có thể giúp chúng ta tránh
những hậu quả tàn bạo vốn đã trở thành quá mức cá nhân chủ nghĩa và công nghệ”
Ngài kêu gọi một “sự canh tân các kiểu mẫu gia đình” cổ vũ cho một gia đình cảm thông hơn với
chính nó, chú tâm hơn với những quan hệ quốc tế của nó và có khả năng hơn để sống hòa hợp với các
gia đình khác với môi trường chung quanh.
Sự kiện nầy đánh dấu kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế Gia Đình, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
thiết lập để nâng cao mức cảnh giác về tầm quan trọng của các gia đình và đối phó với những thay đổi
mà các gia đình phải đối mặt.
Đức Cha giải thích rằng gia đình chỉ phối hợp duy nhất hai hình thức quan hệ vốn có những “dị
biệt cơ bản”: quan hệ giữa nam và nữ và quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình không phải là một
nơi gặp gỡ cho chủ nghĩa cá nhân vốn lý tưởng hóa “sự tự trị và độc lập”. Đúng hơn,gia đình đề cao “sự
độc lập” và “sự hỗ tương”.
Gia đình cũng là một nơi cho những “quan hệ mạnh mẽ” ảnh hưởng sâu xa đến các thành viên
trong gia đình “dù bất cứ hoàn cảnh nào”. Nó thiếu tính không ổn định của các mối quan hệ khác và đòi
hỏi các thành viên của nó phải tác động lẫn nhau với
những người khác hơn là với chính họ.
Đức Cha nói rằng gia đình nằm “ở ngay chính
trung tâm của sự phát triển con người, không thể thiếu
được và không thể thay thế được, đồng thời đẹp đẽ
và chào mời”.
Ngài lưu ý: Các quốc gia không tạo được tinh
thần trách nhiệm của những người đàn ông đối với
16
CÙNG XÁC TÍN
con cái họ thành một “yếu tố cấu trúc”, phải đối mặt với sự phat triển xã hội nghèo nàn hơn, đặc biệt liên
quan đến nữ giới và trẻ em.
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục con cái và sự tạo nên các nguồn kinh tế gia
đình, như khởi đấu một công việc kinh doanh gia đình hoặc cung cấp sự hỗ trợ qua lại cho cá thành viên gia
đình. Nó tính đến “sự phát triển hài hòa của xã hội nói chung”.
Ngài nói rằng các quan hệ gia đình đã “được thanh luyện” bằng việc cất đi khỏi các kiểu mẫu gia
đình dựa trên “sự sở hữu” và “những kiểu mẫu bất bình đẳng được chấp nhận mà không suy nghĩ trong
một số môi trường văn hóa nhất định”.
Đức Tổng Giám Mục Paglia đã cảnh báo về hai mối nguy hiểm: "chủ nghĩa gia tộc” – trong đó cái
tốt của gia đình được ưa chuộng hơn cái tốt của cá nhân hoặc cái tốt của xã hội nói chung – và “chủ
nghĩa cá nhân triệt để” vốn hủy hoại gia đình.
Ngài nói rằng gia đình bị “khủng hoảng” trong những thập niên vừa qua, được chứng minh bằng
ly dị gia tăng, gia tăng việc sinh con ngoài giá thú và những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ và sự xuống dốc
về con số hôn nhân. Khủng hoảng nầy gây nên các vấn nạn về dân số, những thất bại trong giáo dục,
việc bỏ rơi người cao tuổi và sự phổ biến tràn lan các xáo trộn xã hội.
Ngài nói: Giáo Hội Công Giáo “không bao giờ ngừng nâng đỡ và hỗ trợ gia đình”.
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình sắp tới của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh
Cha Phanxicô dự định sẽ “đặt gia đình ở trung tâm Giáo Hội và trung tâm của mọi suy tư con người”.
Thượng Hội Đồng sẽ không đề cao “những tranh luận ý thức hệ”,nhưng đúng hơn sẽ xem xét vai
trò gia đình và sứ mệnh của nó trong xã hội đương thời. Các quyết định của THĐ nhằm trao quyền hành
cho các gia đình Công Giáo để trở nên những người tham dự tích cực vào một men rộng khắp xã hội
vốn sẽ khuấy động và kích thích mọi dân tộc tới môt nền văn hóa đoàn kết liên đới.
Nguyên tác: Family cannot be done away with, archbishop tells UN
18.5.2014, CNA/EWTN News
Giuse NGUYỄN THẾ BÀI Chuyển ngữ và giới thiệu
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2
II. VỚI TRIẾT HỌC HY LẠP
Lấy Đức Tin làm cơ sở cho đối thoại lẽ ra đó phải là tất cả
công cuộc truyền giáo của giáo hội. Thế nhưng công cuộc này đã
bước vào một ngã rẽ nghiêm trọng mà tác hại của nó đến nay sau gần
hai ngàn năm vẫn còn tiếp diễn bởi sự dung hòa Đức Tin với lý trí.
Người Hy Lạp thuở ấy rất chi quan tâm bàn tán về đạo lý Kitô vừa
truyền đến với họ “Hết thảy người Athen và kiều dân tại đó chẳng để thì
giờ về việc gì khác chỉ nói và nghe về điều mới đó thôi” ( Cv 17, 21 ).
Hơn ai hết Phaolô biết rõ về lòng mong mỏi kiếm tìm chân lý
của giới trí thức thế nên Ngài đã giảng giải Đấng Thiên Chúa là nguồn
cội của muôn loài. Chắc chắn thoạt đầu họ đã rất chăm chú lắng nghe
nhưng khi vừa nghe đến Đức Giêsu Kitô “Đấng đến để dẫn dắt nhân
loại Đấng ấy đã từ kẻ chết sống lại để làm bằng cớ đáng tin cho mọi
người thì có kẻ nhạo cười có kẻ thì nói rằng: “Thôi để lúc khác chúng
ta sẽ nghe ngươi nói về việc ấy nữa” ( Cv 17, 31 – 32. )
Nghe nói đến việc kẻ chết sống lại họ nhạo cười bởi nó quá ư
phi lý. Một đàng não trạng của con người nói chung và của người Hy
Lạp nói riêng không bao giờ chấp nhận điều gì ngoài phạm vi lý trí
Đàng khác tôn giáo lại đòi hỏi Đức Tin, nghĩa là một cái gì đó siêu lý. Đây chính là thách đố rất lớn cho
công cuộc truyền giáo và thực tế cho thấy Giáo Hội xét trên phương diện thần học đã không thể vượt
qua. Do bởi không vượt qua nên mới có sự dung hòa lý trí với Đức Tin như đã và đang thấy.
Trên đường kiếm tìm chân lý con người bất kể thuộc thời nào dân tộc nào cũng đều có chung
khát vọng muốn biết nguyên ủy của đời sống này là gì. Triết Hy lạp trả lời cho khát vọng ấy bằng học
thuyết Hữu Thể Học ( Ontologic ) và đã trải qua nhiều thế kỷ đến nay thuyết ấy vẫn còn giữ địa vị khai
sáng độc tôn đầy tính thuyết phục.
17
CÙNG PHÂN TÍCH
Người đầu tiên bị thuyết phục và để lại ảnh hưởng sâu đậm lâu dài nhất cho Kitô giáo chính là
Philon ( Phỏng năm 20 Trước Công Nguyên – 40 ) thường được gọi là Philon le Juif hoặc Philon
d’Alexandrie. Ông là triết gia Do Thái nhưng lại thấm đậm tinh thần Hy Lạp. Công trình để đời của ông
chính là cuộc tổng hợp ( đối thoại ) triết học với Do Thái Giáo và cũng từ ở nơi công trình này mà nó đã
tác động để làm nên một biến chuyển không thể đảo ngược trong thần học tức là việc dung hòa Đức Tin
với lý trí. Bởi đó mà triết sử gia H.A Wolfson mới nói: “Tất cả triết học Trung Cổ đều mang bản chất
Philon” ( LTN – LSTHTP.I ).
Thật ra thì ảnh hưởng của Philon không chỉ bắt đầu và chấm dứt trong thời Trung Cổ. Nhưng nó
đã có ngay từ thời sơ khai các giáo phụ và còn nối tiếp đến tận bây giờ. Ảnh hưởng của việc “Dung hòa
Đức Tin với lý trí” trong thực chất chỉ là việc giải thích Thánh Kinh theo hướng duy lý. Với việc giải thích
này ta thấy Kinh Thánh đã bị biến đổi nội dung. Thay vì là các Giao Ước lại đã thành ra Đấng Thần Linh
Tạo Hóa tự mạc khải. Với giao ước thì Đức Tin là điều cần thiết bởi đó là tin vào Lời Hứa của Thiên
Chúa cho tổ phụ còn với Đấng Thiên Chúa tự mạc khải một khi đã tự cho mình là thế này thế khác rồi
thì có tin hay không đâu còn ý nghĩa gì nữa ?
Mạc khải ( Revelation ) là danh từ Hán – Việt. Mạc có nghĩa là tấm màn. Còn Khải là vén lên để
chỉ cho thấy. Nói Thiên Chúa tự mạc khải điều ấy thật vô nghĩa, chẳng lẽ Thiên Chúa vừa là chủ thể vén
màn vừa là đối tượng ở đằng sau tấm màn ?
Thật sự thì quan điểm Thiên Chúa tự mạc khải chẳng qua chỉ là tên gọi khác của thần học vốn
vẫn tự nhận là một thứ khoa học hiểu biết về Thiên Chúa. Với thứ khoa học này thì thay vì tin người ta
lại diễn tả điều mình tin và đây chính là Thần Học: “Thần Học phát sinh và sống nhờ một nỗ lực của
con người để suy tư và diễn tả Đức Tin theo cách của lý trí và bằng cách tận dụng các năng lực của lý
trí” ( Ives Congar – Dẫn vào Thần Học ).
Thay vì tin lại diễn tả điều mình tin. Đó là bước ngoặt khiến cho tôn giáo bị biến dạng để trở
thành triết học. Đức Tin sở dĩ là nền tảng bởi như trên vừa nói, sống tôn giáo là sống niềm hy vọng vào
cái chưa có. Mặc dầu chưa có nhưng bởi tin vào lời hứa của Đấng Thiên Chúa chân thật thế nên điều
chưa có ấy sẽ trở thành ắt có.
Đức Tin hoàn toàn khác với diễn tả, nếu đối tượng của Đức Tin là tin vào cái chưa thấy, chưa
biết thì của diễn tả lại là những cái gì đó đã thấy đã biết. Phải là những cái đã thấy đã biết mới diễn tả
được chứ không thấy không biết làm sao diễn tả ?
Thần học đã thấy đã biết gì về Thiên Chúa chưa mà hòng diễn tả ? Tuyệt nhiên không, bởi vì cái
mà thần học tưởng rằng thấy biết ấy chỉ là cái biết của trí phân biệt. Nói theo E.Kant ( 1724 – 1804 ), thì
cái biết ấy thuần túy chỉ là “Cái tôi tưởng” ( Le je pense ). Tôi tưởng, tôi cho, tôi quan niệm rằng Thiên
Chúa là như thế chứ đâu phải Thiên Chúa đúng như thực tại Ngài là.
Philon tổng hợp triết Hy Lạp với Do Thái Giáo thật sự cũng không ngoài mục đích diễn tả Đấng
Thiên Chúa. Và để thực hiện cuộc tổng hợp ấy ông đã pha chế gia giảm vài ba khái niệm triết sao cho
có thể thích hợp được với Kinh Thánh. Trước hết đó là ảnh hưởng bởi thuyết “Những Lý Tưởng” của
Platon. Học thuyết này cho rằng có một thực tại ( Lý Tưởng ) thường hằng bất biến siêu việt bên ngoài
nhưng lại là nguyên nhân của thế giới giác quan hiện tượng. Tiếp đó lại phối hợp khái niệm “Những Lý
Tưởng” với Noũs ( Tinh Thần ) tức ý thức suy tư của Aristotes để xây dựng nên một thứ thần học về
“Logos Thần linh” là Lời của Thiên Chúa đồng thời cũng là trung gian giữa Thiên Chúa và thế giới.
Thoạt đầu quan niệm Logos nói riêng và triết Hy Lạp nói
chung đã không được Giáo Hội chấp nhận mà người phản đối mạnh
mẽ ngay từ đầu chính là Thánh Giáo Phụ Justino ( thế kỷ thứ II ) Ngài
nói “Nhiều Kitô hữu sợ triết học như trẻ con sợ ngáo ộp. Sợ bị triết
học này chinh phục .Nếu Đức Tin của chúng ta là như thế nếu nó sụp
đổ trước sự thuyết phục của lý luận thì hãy để cho nó sụp đổ bởi lẽ
qua đó chứng tỏ rằng chúng ta đã không có chân lý” ( Giáo Phụ I ).
Sợ bị chinh phục nhưng rồi điều gì phải đến đã đến. Triết Học
Hy lạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau hầu như đã chiếm lĩnh
toàn bộ trận địa tư tưởng Kitô giáo mà ảnh hưởng quan trọng mang
tính quyết định nhất phải kể đến đó là quan niệm về Logos.
Thực vậy có thể nói Kitô Giáo đã bị chinh phục để rồi gánh
chịu hết cơn khủng hoảng này đến khủng hoảng khác chính do bởi
đã du nhập quan niệm Logos này đây.
Niềm tin tôn giáo không phải một cái gì đó mù quáng cố chấp.
Tuy nhiên nó cần phải được giải thích nhất là niềm tin Kitô bởi vì nó
chứa đựng ở nơi mình quá nhiều nghịch lý và điều nghịch lý mang
18
tính căn bản nhất lại chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài là ai, là Đấng nào trong tương quan với Thiên Chúa
và con người ?
Thần học cho biết Ngài là Logos tức Ngôi Lời ( Verbe ) một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Với câu
trả lời này lập tức ngay trong lòng Giáo Hội đã nảy sinh những chia rẽ bè rối ly khai hết đợt này đến đợt
khác trong suốt hai ngàn năm tồn tại. Nên nhớ cho đến nay Giáo Hội có tất cả 21 Công Đồng, chỉ trừ có
mỗi Công Đồng Vatican II còn 20 Công Đồng trước đều được triệu tập để kết án các bè rối, và bè rối
đầu tiên bị kết tội bởi Công Đồng Nicea năm 325 là Ario.
Bè rối Ario cho rằng “Chúa Cha là Đấng tuyệt đối siêu việt so với Chúa Con. Chúa Con thấp hơn
với Chúa Cha về bản tính, uy quyền và vinh quang. Chúa Con được gọi là Thiên Chúa thực ra là một vị
thần linh thấp hơn. Thiên Chúa thực là Đấng duy nhất tuyệt đối đó là Chúa Cha. Ngoài Ngài ra bất cứ
thực tại nào cũng chỉ là tạo vật được dựng nên từ hư vô. Ngôi Lời là tạo vật hoàn hảo của Thiên Chúa
không đồng vĩnh cửu với Thiên Chúa” ( xem Bùi Văn Đọc – Đức Giêsu hôm qua hôm nay và mãi mãi ).
Ở đây ta thấy quan điểm của Ario trước hết không khác với quan niệm Logos bởi Logos theo
Philon như đã biết là do ảnh hưởng của Platon về thực tại bất biến siêu việt tách biệt hẳn thế giới hiện
tượng. Tiếp đến cũng không khác với Kinh Thánh bởi lẽ chính Đức Kitô đã rất nhiều lần nhận mình chỉ
là thiên sai và một lời hết sức rõ “Bởi Cha lớn hơn Ta” ( Ga 14, 28 ) v.v…
Tuy không khác với Kinh Thánh theo một nghĩa nào đó nhưng nếu nói Đức Kitô cũng chỉ là một
thọ tạo đươc dựng lên từ hư vô thì hiển nhiên là đã rối đạo, có bị Công Đồng kết án cũng là đúng. Dẫu
vậy, vấn đề vẫn còn đó và lần này lại chuyển sang một hướng khác, bè rối do Apolinaire, Giám Mục
Laodicea, đưa ra một thứ Kitô học gọi là Logos Sarx: “Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không
có linh hồn, Đức Kitô là Ngôi Lời Thần Linh Nhập Thể nghĩa là ở trong thân xác con nguời ( Logos
ensarkos – Verbe incane’” ( Bùi Văn Đọc, sđd ).
Từ thái cực Ngôi Lời sinh ra bởi hư vô chuyển thành Đấng Tạo Hóa. Bè rối Apolinaire cũng vẫn
bị Công Đồng Constantinople ( 381 ) kết tội bởi vì mới chỉ công nhận Đức Kitô là Thiên Chúa thật nhưng
lại không phải người thật: “Chúng tôi không đồng ý với chủ trương Ngôi Lời đảm nhận một thân xác
không có linh hồn không có trí tuệ vì biết chắc rằng Ngôi Lời Thiên Chúa trọn hảo từ muôn thuở đã trở
thành con người cách trọn vẹn vào thời sau cùng để cứu độ chúng ta” ( Bùi Văn Đọc, sđd ).
Chúa Giêsu Ngôi Lời nhập thể vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật có nghĩa Ngài là Đấng
Tạo Hóa thần linh trở thành thọ tạo, điều ấy lý trí con người không bao giờ có thể hiểu. Thế nhưng có
một câu hỏi cần phải đặt ra: Đấng Tạo Hóa ấy đã trở thành thọ tạo như vậy để làm gì ?
Trả lời câu hỏi này, Thần Học cho biết Thiên Chúa xuống thế làm nguời trước hết để dạy cho
con người bài học làm người và sau nữa là để cho chúng xây dựng cuộc sống thế trần ngày càng tốt
đẹp hơn “Thiên Chúa muốn cho chúng ta làm người và làm người một cách viên mãn. Trần thế xét là
một lãnh vực độc lập có những quy luật riêng có giá trị rất lớn trước mặt Thiên Chúa. Những nỗ lực xây
dựng trần thế làm chủ vũ trụ và thiên nhiên, làm đẹp xã hội loài người chẳng những không ra ngoài mà
còn nằm trong logic của mầu nhiệm Nhập Thể” ( x. Bùi Văn Đọc, sđd ).
Dạy cho con người bài học làm người để xây dựng cuộc sống trần thế ngày càng tốt đẹp hơn đó
đúng là logic nhập thể nhưng là nhập thể theo quan điểm Hữu Thể Học chứ không phải của Kinh Thánh.
Hữu thể nói cho dễ hiểu là có vật thể. Một khi đã chấp nhận
có vật rồi thì tất nhiên phải có nguyên nhân của vật. Nguyên nhân ấy
Thần Học gọi là Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Với Đấng Tạo Hóa ấy thì
mục đích của nhập thể chỉ có thể là để xây dựng con nguời cho nó
biết cách làm chủ thiên nhiên vũ trụ chứ còn gì nữa ?
Quan điểm nhập thể của Thần Học trong thực tế không thể
đứng vững. Hãy thử rảo mắt lắng tai để tâm một chút thôi sẽ thấy thế
giới này, nhân loại này cả đời lẫn đạo đang cận kề bên vực thẳm diệt
vong nguy hiểm biết chừng nào ! Nếu bảo rằng Ngôi Lời Nhập Thể để
dạy cho con người bài học làm người thì cả thầy lẫn trò đều đã thất
bại. Vì sao ? Bởi vì làm người trong phạm vi ở đây là làm người có
đạo mà người có đạo thì phải có Đức Tin. Đức Tin như Đức Kitô nói
một khi đã mất thì làm sao làm người cho ra hồn được ? “Dầu vậy khi
con người đến há sẽ tìm được Đức Tin trên đất này sao” ( Lc 18, 8 ).
Con người mất Đức Tin là bởi đã không còn tin vào Lời Hứa
của Thiên Chúa. Trong thời Cựu, Lời Hứa ấy là của Giavê Thiên
Chúa cho tổ phụ Abraham còn trong thời Tân thì đó là của Đức Kitô
“Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đi mà sắm sẵn cho
19
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611
Ephata 611

More Related Content

What's hot (20)

Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 

Viewers also liked

Angular 2 Crash Course with TypeScript
Angular 2 Crash Course with TypeScriptAngular 2 Crash Course with TypeScript
Angular 2 Crash Course with TypeScriptayman diab
 
How Are Living Things Classified?
How Are Living Things Classified?How Are Living Things Classified?
How Are Living Things Classified?Sawyer Science
 
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版Phoebe Lu
 
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replace
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replaceMuncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replace
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replacejonang27
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...Qianzhan Intelligence
 
Presentation Youngcast AISL grade6
Presentation Youngcast AISL grade6Presentation Youngcast AISL grade6
Presentation Youngcast AISL grade6aislyoungcast
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...Qianzhan Intelligence
 
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportChina animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilka
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilkaFew words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilka
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilkaTomek Borek
 
China engineering consultation industry development prospects and investment ...
China engineering consultation industry development prospects and investment ...China engineering consultation industry development prospects and investment ...
China engineering consultation industry development prospects and investment ...Qianzhan Intelligence
 
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!melbats
 
Glogster juan chen
Glogster   juan chenGlogster   juan chen
Glogster juan chenenoch-926
 
China credit card market research and investment forecast report
China credit card market research and investment forecast reportChina credit card market research and investment forecast report
China credit card market research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
Підручник
ПідручникПідручник
ПідручникKPG_KPG
 
Backup als Dienstleistung verkaufen Henning Meyer
Backup als Dienstleistung verkaufen   Henning MeyerBackup als Dienstleistung verkaufen   Henning Meyer
Backup als Dienstleistung verkaufen Henning MeyerMAX2014DACH
 

Viewers also liked (19)

Angular 2 Crash Course with TypeScript
Angular 2 Crash Course with TypeScriptAngular 2 Crash Course with TypeScript
Angular 2 Crash Course with TypeScript
 
How Are Living Things Classified?
How Are Living Things Classified?How Are Living Things Classified?
How Are Living Things Classified?
 
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
 
Warrior demos gbg
Warrior demos gbgWarrior demos gbg
Warrior demos gbg
 
Financial Officer
Financial OfficerFinancial Officer
Financial Officer
 
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replace
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replaceMuncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replace
Muncul pesan pri master hard disk s.m.a.r.t status bad, backup and replace
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...
 
Presentation Youngcast AISL grade6
Presentation Youngcast AISL grade6Presentation Youngcast AISL grade6
Presentation Youngcast AISL grade6
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
 
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportChina animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
 
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilka
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilkaFew words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilka
Few words about happiness (Polish talk) / O szczęściu słów kilka
 
Pencil vs camera
Pencil vs cameraPencil vs camera
Pencil vs camera
 
China engineering consultation industry development prospects and investment ...
China engineering consultation industry development prospects and investment ...China engineering consultation industry development prospects and investment ...
China engineering consultation industry development prospects and investment ...
 
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
 
Glogster juan chen
Glogster   juan chenGlogster   juan chen
Glogster juan chen
 
China credit card market research and investment forecast report
China credit card market research and investment forecast reportChina credit card market research and investment forecast report
China credit card market research and investment forecast report
 
Підручник
ПідручникПідручник
Підручник
 
ETA_BIO_2015
ETA_BIO_2015ETA_BIO_2015
ETA_BIO_2015
 
Backup als Dienstleistung verkaufen Henning Meyer
Backup als Dienstleistung verkaufen   Henning MeyerBackup als Dienstleistung verkaufen   Henning Meyer
Backup als Dienstleistung verkaufen Henning Meyer
 

Similar to Ephata 611

Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) nataliej4
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxMartin M Flynn
 
1. HINH ANH BAN DAU THV HON CHONG.ppt
1. HINH ANH  BAN DAU THV HON CHONG.ppt1. HINH ANH  BAN DAU THV HON CHONG.ppt
1. HINH ANH BAN DAU THV HON CHONG.pptTOAN Kieu Bao
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuco_doc_nhan
 
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...tcoco3199
 

Similar to Ephata 611 (20)

Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
Ephata 606
Ephata 606Ephata 606
Ephata 606
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
 
Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
1. HINH ANH BAN DAU THV HON CHONG.ppt
1. HINH ANH  BAN DAU THV HON CHONG.ppt1. HINH ANH  BAN DAU THV HON CHONG.ppt
1. HINH ANH BAN DAU THV HON CHONG.ppt
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Tâm thư xin trợ giúp
Tâm thư xin trợ giúpTâm thư xin trợ giúp
Tâm thư xin trợ giúp
 
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín NgưỡngCơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng
 
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng.
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng.Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng.
Cơ Sở Lý Luận Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng.
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Của Một Số Nhà Thờ Công Giáo Hải Phòng - Định Hướng ...
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (12)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 

Ephata 611

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAY Năm nay, Tỉnh DCCT Việt Nam tổ chức mừng 50 năm hình thành và phát tiển tại Việt Nam, Năm 1924, Giáo Hội Việt Nam thỉnh cầu cùng Tòa Thánh gởi đến Việt Nam một Dòng Tu chuyên lo các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho hàng Giáo Sĩ nhằm củng cố lòng tin của các tín hữu, Thánh Bộ Truyền Giáo đã ngỏ lời với DCCT, lập tức Tỉnh Dòng Thánh Anna ( Sainte Anne de Beaupré ) bên Canada, đã đáp lại lời gọi này từ Trung Ương của Hội Dòng, năm 1925, nhóm sai đầu tiên gồm ba người: hai Linh Mục và một thầy Trợ Sĩ đã đến Huế ( Ảnh chụp cha Eugène Larouche, một trong ba vị thừa sai tiên khởi của DCCT Canada đến Việt Nam ). Qua sử liệu, khi khởi sự công cuộc đến Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna tách ra từ Tỉnh Dòng Bỉ, và mới chỉ được 14 năm đã được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, số Tu Sĩ còn khiêm tốn, đặc biệt Tỉnh Dòng Thánh Anna đang lâm vào cơn lận đận về cơ sở và kinh tế, cuộc hỏa hoạn ở Québec đã thiêu rụi gần như toàn bộ tài sản của Tỉnh Dòng. Trong vòng 40 năm đầu tiên của sứ vụ tại Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi tổng cộng 67 thừa sai ( hiện nay chỉ còn một mình cha già Jacques Huberdeau đang sống tại Québec ), nhưng thực tế cho thầy Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi những vị xuất sắc nhất của Tỉnh Dòng cho sứ vụ tại Việt Nam. Sự đầu tư mạnh mẽ và quảng đại không chỉ nằm ở con số nhưng còn ở phẩm chất, nhờ những vị xuất sắc này mà sự phát triển nhiều mặt của Tỉnh Dòng Việt Nam được khởi sắc. Khi đến Việt Nam, công việc đầu tiên là đáp lại sự mong mỏi của Giáo Hội Việt, các thừa sai đã khởi sự các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho các Tu Sĩ, Giáo Sĩ. Cùng với công việc mục vụ, các thừa sai bắt đầu ngay việc tuyển mộ ơn gọi và thiết lập các cấp đào tạo tại Việt Nam. Vị thừa sai quan tâm và dồn hết nỗ lực cho việc đào tạo là cha già Eugène Larouche, người đươc coi là “ông nội” của các cựu Đệ Tử người Việt Nam ( dù còn là Tu Sĩ trong Dòng hay không ). Thừa kế truyền thống từ Tỉnh Dòng Bỉ khi thiết lập Tỉnh Dòng Thánh Anna ở Québec, các thừa sai Canada khi xây dựng hệ thống đào tạo tại Việt Nam đã không gặp sự trở ngại nào đáng kể. Ngoại trừ các thừa sai ban đầu là Linh Mục và Trợ Sĩ, hầu hết các thừa sai sau này đều là sinh viên Thần Học của Tỉnh Dòng Mẹ bên Canada, họ được gởi đến Việt Nam khi còn rất non trẻ, học tiếng Việt ngay tại Việt Nam và ngồi cùng ghế với các sinh viên Việt Nam, cả hai lớp sinh viên thuộc hai dân tộc khác nhau đều ngồi chung một bàn, ăn chung một mâm, học chung một thầy, sống chung một nhà, cử hành chung các buổi Phụng Vụ, không hề có sự phân biệt hay đặc quyền đặc lợi dành cho riêng ai, không hề có châm chước du di cho bất cứ tiêu chuẩn nào của chương trình đào tạo. ( Ảnh chụp cộng đoàn DCCT Huế năm 1934 ). Điều quan trọng là các thừa sai đã xây dựng một chương trình đào tạo chung cho tất cả các sinh viên kể cả một số sinh viên từ các Giáo Phận gởi vào ( Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, Đức Giám 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 611 – CHÚA NHẬT 25.5.2014
  • 2. Mục Đa Minh Nguyễn Văn Lãng… ). Các sinh viên Việt Nam học chung với các sinh viên Canada mà không hề thua kém, không hề mang mặc cảm nhược tiểu, cho dù phần đông trong số họ, những anh em trẻ Canada rất xuất sắc, ngược lại tình huynh đệ, sự hiệp nhất và đoàn kết theo tinh thần “gia thất” được định hướng và thực hiện như một triết lý về đào tạo trong Học Viện của Tỉnh Dòng. Theo thống kê vào cuối năm 2013, Tỉnh Dòng Việt Nam có 321 Tu Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam, trong số đó có 199 Linh Mục, 11 Phó Tế chuyển tiếp. 166 vị đã qua đời. 24 cộng đoàn lớn nhỏ, và trên 100 Giáo Điểm. Một con số thống kê không phải là nhỏ. Kỷ niệm 50 năm được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, Tỉnh Dòng Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 1 Linh Mục, 1 Tập Sinh, 15 Dự Tu và Dự Tập sinh người anh em sắc tộc thiểu số, một con số quá khiêm tốn cho một định hướng rất rõ nét: “Loan báo Tin Mừng cho những người nghèo, những người bị bỏ rơi hơn cả, đăc biệt người sắc tộc thiểu số” ( ưu tiên số một của DCCT Việt Nam ). Không phủ nhận những hy sinh gian khổ của vùng truyền giáo, 60 năm Fyan, 45 năm cho người J’rai, 7 năm cho người Bahnar, ngoài ra còn có hơn 50 năm cho vùng Châu Ổ, Cần Giờ… và các vùng khác nữa ), nhưng sự quan tâm và tiến hành tuyển mộ, đào tạo người sắc tộc quá khiêm tốn. Chúng tôi mắc nợ tiền nhân, mắc nợ Hội Thánh và mắc nợ anh em người sắc tộc thiểu số một món nợ quá lớn ! Một cuộc hội thảo kéo dài 3 ngày trên Tây Nguyên trong tuần lễ vừa qua, về đề tài tuyển chọn và đào tạo Giáo Sĩ người sắc tộc, được phối hợp giữa Tỉnh Dòng và Giáo Phận Kon Tum vẫn còn cho thấy loay hoay trong đường hướng, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và triết lý đào tạo. Một giai đoạn đất nước xã hội đã qua đi, nhưng với kinh nghiệm của Tỉnh Dòng Thánh Anna có soi sáng gì cho những suy nghĩ và trăn trở của chúng ta hôm nay không ? Công trình Phúc Âm Hóa cần phải đổi mới, canh tân và đem lại hiệu quả để xứng đáng gọi là Tân Phúc Âm Hóa. Nguyện xin Chúa Thánh Thần mà Hội Thánh đang kêu cầu đến để soi sáng chúng ta. Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 25.5.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: TÂN PHÚC ÂM HOÁ HÔM NAY ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................... 01 THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DCCT VIỆT NAM... ( Lm. GT. Vinh Sơn Phạm Trung Thành ) ....................... 03 TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) .............................................................. 04 SỰ SỐNG MỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ................................................................................... 06 ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT ( AM. Trần Bình An ) ................................................................. 07 LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚA ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ...................................................................... 08 MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI ! ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) .......................................................... 10 YÊU MẾN THẦY THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................. 11 CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦN ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .................................. 12 VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ? ( Phùng Văn Hoá ) ............................................ 13 GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HUỶ BỎ ( Đức Tgm. Vicenzo Paglia, bản dịch của Nguyễn Thế Bài ) ..... 16 ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2 ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................ 17 7 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI GIẢNG LỜI CHÚA ( Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng ) ...................... 22 HÃY THONG THẢ SỐNG ( Trần Mộng Tú ) .......................................................................................... 24 "THƯƠNG HỌ RỒI AI THƯƠNG TỤI TUI ?" ( Trần Vũ ) ..................................................................... 26 BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM GÂY XÔN XAO THÀNH PHỐ VINH ....................................................................... 26 BỐN CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN ( Nguồn: vitalk.vn ) ....................................................... 28 CHƯƠNG TRÌNH QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ...................................... 29 2
  • 3. THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM TRỞ THÀNH TỈNH DÒNG 27.5.1964 – 27.5.2014 Kính gửi: - Quý Đức Cha - Quý Cha và quý Bề Trên - Anh chị em cộng tác viên DCCT và Giáo Dân Sàigòn ngày 1.5.2014 Nhân dịp kỷ niệm 50 năm DCCT hiện diện tại Việt Nam như là một Tỉnh Dòng độc lập ( 27.5.1964 – 27.5.2014 ), với trọn tâm tình hiếu thảo và yêu mến, Tỉnh DCCT Việt Nam chúng con xin kính dâng quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh Việt Nam những tâm tình yêu mến chân thành của chúng con. TÂM TÌNH TẠ ƠN Trong Hội Thánh, Thiên Chúa nhân hậu đã muốn cho gia đình DCCT được khai sinh. Rồi tại nước Việt thân yêu, Người đã cho DCCT Việt Nam được thiết lập và lớn lên, như một cây nho chính tay Người vun trồng và chăm sóc từ thuở ban đầu cho đến ngày nay, đồng thời cho cây nho này bén rễ sâu và lan rộng trên khắp mảnh đất Việt. Người là nguồn mạch của mọi ân huệ và sứ mạng mà DCCT Việt Nam được ân ban từ năm 1925, và đặc biệt suốt 50 năm vừa qua trong tư cách một Tỉnh Dòng. Chúng con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu. Năm mươi năm qua cũng là 50 năm Tỉnh DCCT Việt Nam chịu ơn Hội Thánh, cách riêng là Hội Thánh Việt Nam. Những ân nghĩa sâu nặng không thể kể xiết ! Chính Hội Thánh hoàn vũ, qua lời mời gọi của Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày 9.11.1924, đã sai phái DCCT đến Việt Nam. Cũng chính Hội Thánh, qua các vị Chủ Chăn và Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam, từ ngày 30.11.1925, đã mở rộng vòng tay đón nhận và yêu thương DCCT tại mảnh đất Việt thân yêu này. Trong Hội Thánh, nhờ Hội Thánh, vâng phục Hội Thánh và cùng với Hội Thánh, Tỉnh DCCT Việt Nam đã được đón nhận muôn vàn ân huệ của Thiên Chúa, và đã được góp phần thực hiện những công trình tông đồ phục vụ mầu nhiệm cứu độ chứa chan tại dải đất hình chữ S này. Chúng con xin tri ân Hội Thánh. Giữa Hội Thánh và dân tộc Việt Nam, những anh chị em nghèo khổ là những vị ân nhân lớn nhất của Tỉnh DCCT Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng con ý thức một cách sâu sắc rằng Tỉnh DCCT Việt Nam chỉ có một lý do để hiện hữu và hoạt động tông đồ, đó là phục vụ ý định của Thiên Chúa muốn cứu độ những con người nghèo khổ. Chúng con đã và đang cố gắng loan báo Tin Mừng cho người nghèo theo đặc sủng và sứ mạng của Dòng Thánh; nhưng đồng thời, những người nghèo, quả thực, cũng đã và đang loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho chính chúng con một cách thật sự hữu hiệu. Vì thế, trong dịp mừng Kim Khánh này, chúng con xin được dâng lên tất cả những anh chị em nghèo khổ, nhất là những anh chị em Kitô hữu bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề, những lời cảm ơn chân thành. TÂM TÌNH HIỆP THÔNG Trong dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng, chúng con xin kính dâng quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh, nhất là những anh chị em nghèo khổ, tâm tình hiệp thông hiếu thảo của Tỉnh Dòng chúng con. Mừng Kim Khánh là một cơ hội đặc biệt để chúng con ý thức một cách sâu xa hơn về sứ vụ thừa sai của chúng con trong Hội Thánh, như Hiến Pháp DCCT đã xác định tại số 5: “Ưu tiên dành cho những hoàn cảnh cấp bách mục vụ và cho việc rao giảng trực tiếp Tin Mừng, đồng thời ưu tiên dành cho những người nghèo khổ, chính là lý do sinh tồn của Dòng trong Hội Thánh, và đó cũng là biểu chứng lòng trung thành với ơn gọi đã lãnh nhận.” Trung thành với sứ mạng đó, trong chọn lựa tông đồ cho những thập niên đầu thế kỷ XXI này tại Việt Nam, Tỉnh Dòng chúng con đang dành ưu tiên dấn thân cho ba mũi nhọn Thừa Sai chính yếu sau đây: 3 CÙNG TRI ÂN
  • 4. 1. Loan báo Tin Mừng cho lương dân, đặc biệt cho anh chị em đồng bào các dân tộc thiểu số, 2. Thực hiện các cuộc Đại Phúc và các hình thức rao giảng khác, trong nỗ lực góp phần canh tân đời sống Kitô hữu, 3. Phục vụ Ơn Cứu Độ toàn diện cho những anh chị em là nạn nhân của xã hội đương đại trong các lãnh vực khác nhau của đời sống. Chúng con dồn tất cả những nỗ lực của Tỉnh Dòng cho việc phục vụ ơn cứu chuộc chứa chan nơi Chúa Kitô Cứu Thế. “Tuy nhiên, kho tàng ấy, chúng con lại chứa đựng trong những bình sành, chứng tỏ quyền năng phi thường xuất phát từ Thiên Chúa” ( 2Cr 4, 7 ). Do đó, dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng là một cơ hội đặc biệt để anh em Linh Mục Tu Sĩ DCCT Việt Nam chúng con một lần nữa ý thức về thân phận hèn yếu của bản thân và của cộng đoàn mình. Chúng con được trở nên những người phục vụ Tin Mừng, đó quả thực là do ân huệ nhưng-không Thiên Chúa ban trong Chúa Kitô Cứu Thế, khi Người thi thố quyền năng cứu độ của Người. Tuy nhiên, trong 50 năm qua, đã nhiều lần chúng con không hoàn thành sứ mạng của mình. Vì thế, trong dịp mừng Kim Khánh này, chúng con xin chân thành dâng lời tạ lỗi với Thiên Chúa, với Hội Thánh và với anh chị em nghèo khổ. Chính trong tâm tình hiệp thông và trong ý thức về sứ mạng cao cả và về thân phận yếu hèn, chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và nâng đỡ Tỉnh Dòng, các Tu Viện, các cộng đoàn và từng anh em chúng con, trong công cuộc dấn thân phục vụ Tin Mừng Cứu Độ. Trọng kính quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam, Chúng con đang hàng ngày được trải nghiệm tình thương Thiên Chúa ân ban qua Hội Thánh và qua những anh chị em nghèo khổ tất bạt. Khao khát tha thiết nhất của chúng con trong dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng, chính là được trung thành bước theo Chúa Kitô Cứu Thế, loan báo Tin Mừng cho người nghèo, như chính Người đã tự nói về mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” ( Lc 4, 18 – 19 ). Chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và chúc lành cho chúng con, cách riêng trong dịp kỷ niệm đặc biệt này. Chúng con, một lần nữa, xin chân thành tri ân quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh. Nguyện xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn tràn hồng ân trên quý Đức Cha và tất cả Hội Thánh Việt Nam chúng ta. Trong Chúa Kitô Cứu Thế, Thay mặt Tỉnh DCCT Việt Nam, Lm. Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU Nhiều lần Chúa Giêsu nói về Chúa Cha khiến các môn đệ đâm ra tò mò. Chúa Cha là Ai ? Ngài ở đâu ? Ngài là Đấng thế nào ? Thế nên Philípphê mới đề nghị với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện." Dùng ngôn ngữ vốn rất hạn hẹp của con người để diễn tả mầu nhiệm cao vời về Chúa Cha thì khác chi lấy gang tay đo chín tầng trời. Vì vậy, thay vì dùng lời để diễn giải, Chúa Giêsu dùng phương pháp trực quan. Ngài chỉ cho Philípphê cũng như các môn đệ xem chân dung, xem hình ảnh đích thực của Thiên Chúa Cha. Chân dung đó, hình ảnh đó chính là Ngài: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha". Tiếp theo, Chúa Giêsu cũng tỏ cho các môn đệ biết giữa Ngài và Chúa Cha có một mối hiệp thông hết sức mật thiết. Những lời Chúa Giêsu nói chính là những lời của Chúa Cha được phát ra qua 4 CÙNG SUY NIỆM
  • 5. môi miệng Chúa Giêsu: "Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình" ( Ga 14, 10 ). Những gì Chúa Giêsu thực hiện trong cuộc đời đều cũng là những hành động của Chúa Cha... Thế là Chúa Cha tự tỏ mình qua Chúa Giêsu. Nhìn vào Chúa Giêsu, nhân loại sẽ biết được Thiên Chúa Cha. Thánh Athanasiô đã diễn tả chân lý nầy như sau: "Chúa Cha được bày tỏ qua Chúa Con và Chúa Con được bày tỏ qua Giáo Hội." Nói khác đi, Chúa Con là hình ảnh trung thực của Chúa Cha, còn Giáo Hội là hình ảnh trung thực của Chúa Con, và chúng ta, vì là thành phần của Giáo Hội, nên cũng phải là hình ảnh trung thực của Chúa Giêsu. Theo tạp chí Chứng Nhân Kitô hữu – Témoignage Chrétien, vào năm 1941 có một vị Linh Mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do Thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng. Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn. Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà. Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn... Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi... Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là... Bố ! Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào. Vị Linh Mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa này. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa. Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Auschwitz, một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là trung tâm hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác. Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giêsu cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa. Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói: "Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giêsu". Cậu thanh niên thưa lại: "Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không ?" Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị Linh Mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giêsu mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây !" Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: "Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giêsu !" Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị Linh Mục này nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giêsu ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành này, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành con Chúa. Lạy Chúa Giêsu, đã bao lần chúng con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không đẹp của chúng con. Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để đào tạo bản thân mình thành con người mới, có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá để nhờ đó, chúng con trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay. 5
  • 6. Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ SỰ SỐNG MỚI Nếu các Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương Quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng theo Thánh Gioan mời gọi ta vào Tình Yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa. Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy. Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới Đức Tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu. Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần Chân Lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức y khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc của nhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa. Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa. Với Đức Tin và Tình Yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật. Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta. Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo Hội và trong những anh em sống quanh ta. Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới. Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”. Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu. Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt Đức Tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa Tình Yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có Đức Tin và Tình Yêu, sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào. Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức Tin được thể hiện bằng Tình Yêu. Tình Yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu. 6
  • 7. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích ( 1891 – 1978 ) làm giáo sư lâu năm, dạy đại học nhiều nơi, với lương bổng rất cao, nhưng ngài không giữ lại chút gì cho mình. Khi nhắm mắt lìa đời, ngài chỉ có vài bộ áo đã sờn cũ. Viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi ở Huế luôn được cha quan tâm và trao nhiều tiền bạc cho các nữ tu phụ trách. Cha còn là Tuyên Úy Pèllerin và Viện Bài Lao. Cha thường đến bệnh viện dâng Thánh Lễ, luôn đem tiền và quà đến cho bệnh nhân. Bao nhiêu năm làm giáo sư, cha vẫn đi một chiếc xe đạp duy nhất. Một hôm, cha đạp xe đạp nhà xứ Kim Long đến dạy học tại Đại Chủng Viện Kim Long, tình cờ bắt gặp một người đàn ông áo quần xơ xác đang chặt trộm buồng chuối của Chủng Viện. Thấy cha, ông ấy hoảng hốt toan bỏ chạy. Cha ôn tồn gọi người đó lại, móc túi đưa thêm ít tiền rồi nói: “Bác có muốn ăn chuối non nầy thì phải thêm cái gì để nấu ăn chứ. Bác cầm lấy chút tiền nầy mua tôm tép gì thêm vào cho đủ vị”. Vừa nói, cha vừa đưa tiền rồi đi vào dạy học. Một chuyện xảy ra làm rúng động thành phố Huế: Năm 1950, một bác sĩ tổ chức hội chợ từ thiện, với sự cộng tác của cha Thích. Giữa mấy gian hàng trò chơi lại có một sòng bạc thu hút nhiều khách. Cha Thích phản đối: “Cờ bạc không thể đi đôi với việc từ thiện”. Trưởng ban tổ chức không chịu nghe, cha Thích liền lấy micro khuyến cáo dẹp sòng bạc đó. Bác sĩ tổ chức giật micro trong tay cha. Trong lúc giằng co, bác sĩ tát vào má cha. Hồn nhiên và khiêm tốn, cha liền đưa má kia và nói: “Còn má này nữa, xin ngài hãy đánh cho đỡ giận.” Mọi người vây quanh đều sửng sốt ngỡ ngàng. Có người đã thốt lên: “Phải là một đấng thánh mới làm được như vậy !” Cuối cùng, ông trưởng ban tổ chức đã cúi đầu xin lỗi cha. ( WHĐ, Chân dung Linh Mục Việt Nam ). Chắc hẳn lòng mến của Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích hẳn quá nồng thắm, nên ngài mới sống đúng các điều răn của Đức Giêsu. Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh hôm nay với lời tâm huyết của Đức Giêsu khi sắp từ giã các môn đệ, tựa lời trăn trối sau cùng, khiến từng Kitô hữu phải nhìn lại cuộc sống đạo lâu nay. Có đúng đắn, trung thành, chính xác theo nguyện ước của Đấng Cứu Thế, hay lại trái ngược, đối nghịch với di chúc bất hủ này ? Tình Yêu bất diệt “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.” Tình Yêu mà Đức Giêsu nói đến không chút phù phiếm, tạm bợ, nhất thời như tình yêu nam nữ phổ biến, thông thường. Thánh Vianney luận về tình yêu trần tục, thế gian mau tàn úa, chán chường, thất vọng vì vị kỷ, hưởng thụ cá nhân: “Người ta yêu bản thân họ với một tình yêu vị kỷ và hướng về thế giới trần tục, về những thân xác hơn là tìm kiếm Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao người ta chẳng bao giờ được thoả mãn, chẳng bao giờ được bình an trong tâm hồn, họ luôn thấy bồn chồn bực bội, luôn luôn bị phiền lụy, bực mình.” ( Thánh Gioan Maria Vianney, Yêu Chúa ). Thánh Gioan giải nghĩa Tình Yêu Thiên Chúa siêu việt: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu... Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến, làm của lễ đền tội cho chúng ta. ( 1Ga 4, 8 – 10 ). Yêu mến Chúa, thì tuân giữ các giới răn của Người. Vậy là những điều nào quan trọng nhất ? “Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa, Đức Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” ( Mt 22, 37 – 40 ). Trước khi bước vào cuộc tử nạn ly biệt, Đức Giêsu trăn trối điều răn mới nhất và sau cùng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 13, 34 ). Sau đó, không những Người còn tha thiết lập lại, nhấn mạnh và mở rộng hơn nữa, Tình Yêu tự hiến: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao cả, hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” ( Ga 15, 12 – 13 ). Nếu sống theo đúng các điều răn Đức Giêsu răn dạy để yêu quý Người, thì chẳng khác chi trân trọng mời đón Người sống trong chính bản thân mình, để Người toàn quyền định đoạt mọi sự trong 7
  • 8. cuộc đời mình, như Thánh Phaolô nhắn nhủ với tín hữu thành Galát: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” ( Gl 2, 20 ). Như vậy, “Dù ăn, dù sống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa… Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.” ( 1Cr 10, 31 và 11, 1 ). Một khi có Đức Giêsu ở trong lòng tín hữu Kitô, cũng như tín hữu được vinh dự ở trong Người, mới đích thực là một Tình Yêu bất diệt: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì.” ( Ga 15, 5 ). Đấng Bảo Hộ Tình Yêu “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác sẽ đến ở với anh em luôn mãi.” Đức Giêsu sắp chia tay với các môn đệ với cuộc sống trần thế, không muốn để các ngài bơ vơ, lạc lõng, côi cút, nên hứa ban Đấng Bảo Trợ đến chăm sóc. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi Chúa Giêsu đã thăng thiên, Thần Khí Sự Thật, Đức Chúa Thánh Linh hiện xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu các Tông Đồ, đã thực sự biến đổi, canh tân, khai tâm và ban sức mạnh cho các ngài. Trong tâm tình đó, Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Êphêxô: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện” ( Ep 4, 24 ). Tại sao thế ? Bởi vì: “Anh em hãy sống theo Thần Khí, và như vậy anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược tính xác thịt” ( Gl 5, 16 – 17 ). Vì sao Thần Khí Sự Thật, “Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người” ? Bởi chưng “con người sống theo tính tự nhiên, thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ, họ không thể biết được, bới vì phải nhờ Thần Khí mới có thể xét đoán" ( 1Cr 2, 14 ). “Đừng để tháng ngày làm cho quả tim già nua. Hãy yêu thương với một tình yêu ngày càng mãnh liệt, mới mẻ, trong trắng hơn: Tình Yêu Chúa đổ vào quả tim con” ( Đường Hy Vọng, số 178 ). Lạy Chúa Giêsu, yêu Người, chúng con bỏ mình, vác thánh giá đi theo con đường chông gai, khổ ải, thức thách, đã quá khó khăn. Thế mà tuân giữ các điều răn mến Chúa, yêu người còn khó khăn gấp bội, nhất là yêu thương những người thù ghét, áp bức, bắt bớ, hãm hại chúng con. Kính xin Chúa ban Thần Khí Sự Thật cho chúng con, hầu đổi mới, canh tân và khai hóa, cũng như ban thêm sức mạnh cho chúng con chiến đấu với ba thù. Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ đốt lửa mến cháy bừng trong lòng chúng con, để bất cứ lúc nào chúng con cũng luôn biết lấy Tình Yêu bất diệt mà cư xử với tha nhân thân thiết và xa lạ. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚA Khi xa nhau, người ta thường quyến luyến, bịn rịn. Con cái phải xa nhà đi học đi làm, vợ chồng xa nhau vì công việc. Lời nhắn nhủ của cha mẹ thường là: con hãy ngoan ngoãn, giữ lời cha mẹ chỉ bảo, cố gắng học hành, nỗ lực làm việc để có một tương lai tốt đẹp, đừng làm mất mặt, chớ phụ lòng hy vọng của cha mẹ nghe con. Vợ chồng sẽ có những lời dặn dò tâm huyết: hãy trung thành và nhớ tới nhau luôn… Chúa Giêsu cũng vậy, trước khi đi thật xa về cùng Chúa Cha, Ngài đã chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ. Ngài đã dặn dò, khuyên nhủ các môn đệ nhiều lần. Ngài đã nói với các môn đệ với hết tâm tình, hết con tim của mình: "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" ( Ga 15, 12 ); "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" ( Ga 14, 15 ); "Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" ( Ga 14, 21 ). 1. "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ theo Ngài và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến Ngài, không theo Ngài, thì không có Ngài, nên họ không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Ngài, ta sống 8
  • 9. trong Ngài: "Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em". Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài: "Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta" ( Ga 15, 10 ). Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài ? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà biết mình có yêu Ngài hay không: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy". Điều răn của Chúa là gì ? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau" ( Ga 12, 34 ). Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Như vậy, câu nói "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" có nghĩa là "nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau". Ai yêu thương những người lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác, ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự yêu mến Thiên Chúa. Thánh Gioan đã diễn giải điều này: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" ( Ga 4, 20 ). 2. “Anh em có lòng yêu thương nhau” Chúa Giêsu còn đưa ra một tiêu chuẩn để nhận ra ai là môn đệ đích thật của Ngài: "Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" ( Ga 12, 35 ). Tiêu chuẩn này dựa trên tình yêu của người ấy đối với đồng loại, cụ thể là những người gần gũi sống chung quanh họ. Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa Giêsu. Ai không có đặc trưng ấy, thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ "hữu danh vô thực", giả hiệu mà thôi. Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài, là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy, là yêu thương nhau. Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu. Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: "Ngày đó, anh em sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy, Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy. Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy". Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Trong truyện Thánh Tử Đạo Martinô Thọ có chép: "Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ". Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Thánh nhân là người yêu mến Chúa thật và xứng đáng được Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời. Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy ! Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy ! Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu. Chúng ta sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc ngay trong cuộc sống ở đời này. 9
  • 10. Lạy Chúa, con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là con tuân giữ giới răn yêu thương của Chúa. Xin cho con xác tín rằng tình yêu của con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày. Xin giúp con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI ! Đã có rất nhiều bài viết nói về tình yêu. Những câu ca bất hủ, những vần thơ sống mãi với thời đại cũng đều bắt nguồn từ tình yêu. Trong nhân loại, có lẽ không gì quí trọng bằng tình yêu và cũng không gì bất tử bằng chính nó. Tình yêu là gì vậy mà có sức mạnh tuyệt vời như thế ? Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1Ga 4, 16 ). Chính bởi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa cho nên tình yêu bất tử và mầu nhiệm như vậy. Có rất nhiều loại tình yêu, cho dù là tình yêu gì đi nữa, cũng đều có một mẫu số chung là “yêu thương”. Và ẩn số duy nhất của nó chính là sự hy sinh, cho đi vô vị lợi. Tình yêu nào không mang ẩn số đó là tình yêu giả tạo, tình yêu chiếm hữu và không còn là tình yêu nữa. Có nhiều cách thức diễn tả tình yêu, nhưng không gì thuyết phục mạnh mẽ cho bằng hành động yêu. Nói yêu thì nhiều, diễn tả yêu thì dễ, nhưng hành động yêu mới khó vô cùng. Bởi bản chất của tình yêu là cho đi không tính toán, vô điều kiện. Chỉ có ai yêu Thiên Chúa hơn cả bản thân mình và yêu tha nhân như chính họ, ấy mới là người biết yêu thực sự. Hành động yêu làm nên tình yêu. Vì vậy mà hôm nay Đức Giêsu đã khẳng định cho các môn đệ biết chân lý về tình yêu. Dấu hiệu nhận biết tình yêu chân thực là: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” ( Ga 14, 15 ). Yêu ai là có thể chết cho người ấy và sống vì người ấy. Nếu chúng ta yêu mến Đức Giêsu thật, chúng ta sẽ tuân giữ các giới răn của Ngài, đó là những giới luật dạy chúng ta nên thánh, giúp ta sống ân tình với Thiên Chúa. Giới răn trong ngôn ngữ tình yêu lúc này không còn là sự ràng buộc mang tính luật lệ nữa nhưng thực sự đã trở thành giao ước của tình yêu để giúp ta sống thân tình với Đấng mình yêu thương mà thôi. “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” ( Ga 14, 21 ). Lời khẳng định của Đức Giêsu xem chừng cương quyết quá, không còn gì để bàn cãi, không có gì để tranh luận. Vì giới răn, điều răn cũng chỉ là những giới luật được đặt ra để giúp con người sống trung thành với Thiên Chúa mà thôi. Làm sao có thể nói chúng ta yêu mến Thiên Chúa trong khi sống rời xa giới luật, rời xa giao ước đã ký kết với Ngài ? Có rất nhiều tình yêu: yêu tiền, yêu bạc, yêu tình, yêu đam mê, yêu dục vọng… nhưng đâu mới là tình yêu thật cho ta hạnh phúc ? Tình yêu nào khiến bạn được bình an, tình yêu nào cho bạn sức mạnh, tình yêu nào cho bạn niềm tin, tình yêu nào cho bạn sự sống vĩnh cửu, đó chính là tình yêu thật. Một khi có được tình yêu ấy, bạn không còn lệ thuộc một tình yêu nào khác hơn. Lạy Chúa, tình yêu đẹp thật đấy, nó khiến nhân loại ra điên đảo. Yêu gì cũng tốt, miễn sao đừng hận thù ghen ghét, chiến tranh. Thế nhưng, yêu và chỉ yêu thôi chưa đủ, dừng tại đó, nó sẽ khiến con người sa lầy vào chốn diệt vong. Yêu như Đức Giêsu đã yêu, đến nỗi hy sinh cả mạng sống vì người khác, đó mới là tình yêu thực. Trao ban tình yêu vô vị lợi, Ngài chỉ muốn con tuân giữ giao ước với Ngài. Giao ước ấy chính là mối dây thắt chặt tình con với Chúa và tha nhân. Khẳng định mình yêu Chúa, con đây sao dám, bởi đã bao giờ con biết tuân giữ giới luật Ngài cho trọn vẹn đâu. Thế nhưng trả lời rằng không thì con đây lại là kẻ nói dối, nói yêu thì chưa đúng mà không yêu thì chả sai chút nào, chỉ bởi thái độ níu kéo, dung túng, chưa dám bỏ mình thực thụ mà thôi. 10
  • 11. Xin giúp con biết yêu thật, chỉ một lần, một lần thôi cũng được. Nếu có phải chết vì Đấng mình yêu thương, thì còn hạnh phúc nào trọn vẹn hơn thế nữa ! M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG YÊU MẾN THẦY, THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY Khi đến "giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha" ( Ga 13, 1 ) . Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết đầy tình Thầy trò. "Tối hôm trước ngày chịu khổ hình". Chúng ta dễ hình dung ra thái độ nội tâm và đoán được sự lo lắng của các môn đệ trước giờ Thầy đi chịu chết. Thực ra, nguyên những lời của Chúa Giêsu đã thể hiện mối lo sợ rồi. Người nói sẽ không để các môn đệ mồ côi, rõ ràng Người gợi lên nỗi buồn Thầy trò phải chia ly. Câu hỏi đặt ra: ở trung tâm của Mùa Phục Sinh thật là vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ? Trước ngày Lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin Mừng cho Muôn Dân, tại sao lại cho chúng ta chứng kiến sự sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới thiệu Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta hãy cố gắng từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu. "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy" ( Ga 14, 15 ). Lời di chúc này thật không đơn giản, có ý nói: các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc giới răn của Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là: khi yêu mến Chúa Giêsu, người ta sẽ tuân giữ các giới răn Chúa để lại là yêu mến Người. Có thế hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng các giới răn Thầy truyền. Tôn trọng các giới răn là thể hiện lòng mến nên tuân giữ. Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy" ( Ga 14, 21 ). Và Người cam kết: "Thầy sẽ xin Cha". Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách chắc chắn và bảo đảm là; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì ? Chúa Giêsu xin Cha điều gì ? Người xin Cha "ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác" ( Ga 14, 16 ). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một "Đấng Phù Trợ khác". Lời cầu xin của Chúa Giêsu còn ngụ ý nói rằng vụ án của Chúa qua đi sẽ tiếp đến một vụ án khác là chính các môn đệ bị kết án vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúng ta hãy để ý đến thuật ngữ Đấng Bầu Chữa, Trạng Sư, hay Đấng An Ủi. Trong ngành tư pháp Do Thái, vị luật sư hỗ trợ thân chủ của mình và tư vấn, vì khi bào chữa cho thân chủ là lúc luật sư cố gắng bảo vệ chính mình. Điều này ám chỉ về Chúa Thánh Thần. Ngài nâng đỡ các môn đệ trong hành động cũng như lời nói, "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự" ( Ga 14, 26 ). Nhưng làm thế nào để biết được Ngài, đón nhận Ngài hay đơn giản là để thấy được Thần Chân Lý ? Khỏi phải lo, vì "thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài" ( Ga 14, 17 ). Chúa Giêsu thêm "còn các con, các con biết Ngài" ( Ga 14, 17 ). Vậy là chúng ta an tâm. Nhưng điều đó có giúp chúng ta bám chặt vào Chúa Thánh Thần hơn không ? Chưa chắc. Chúng ta biết Ngài là Đấng Phù Trợ và cũng biết rõ Ngài chưa được đón nhận, vì Chúa Giêsu nói về tương lai là sẽ xin Cha: "Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi" ( Ga 14, 16 ). Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần đã được biết đến: "Còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con" ( Ga 14, 17 ). Ngài không chỉ được Chúa Cha ban cho chúng ta, mà Ngài còn ở trong chúng ta. Rõ ràng Chúa Giêsu không tự mâu thuẫn và không nói những gì là không thể. Thậm chí còn rất thú vị khi cầu nguyện cùng Cha để xin Cha ban Thánh Thần của Ngài xuống. Ngày Lễ Ngũ Tuần sắp tới sẽ là ngày Chúa Thánh Thần từ Đức Chúa Cha do Chúa Con xin mà đến và chúng ta lãnh nhận qua Chúa Con, lần nữa và một lần nữa. Các môn đệ sợ bị bỏ rơi, tức là mồ côi. Chúa Giêsu tìm cách giúp các ông an tâm khi nói: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con". Chúa Giêsu không đến với họ trong tư cách là Cha, vì Người là Con trong mối quan hệ với Cha. Trước lúc chia tay, nỗi lo sợ bao trùm lên các môn đệ, vì họ không biết sống như những người con; họ biết mình mỏng giòn yếu đuối hay lo sợ về bí ẩn của 11
  • 12. cuộc đời. Nên Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, Đấng làm cho cho họ trở nên những người con. "Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con" ( Ga 14, 18 ). Trong ngày đó, là ngày Chúa Thánh Thần xuống trên các ông, ở với và trong các ôn mãi mãi, bằng sự hiện diện vô hình, sự sống làm con được phục hồi. Họ sẽ đón nhận hoa quả ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần và họ sẽ nếm trước niềm vui cứu rỗi là làm con Thiên Chúa. Chúa Giêsu kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó" ( Ga 14, 21 ). Chỉ sợ hãi khi tách mình ra khỏi Chúa con và không nhận biết tình yêu của Chúa Cha. Vậy, khi tuân giữ giới răn và lệnh Chúa truyền, các môn đệ được tham dự vào tình nghĩa tử với Chúa Cha. Chính Chúa Cha đến với con người trong Đức Giêsu và khi sai Thánh Thần xuống. Vai trò của Chúa Thánh Thần là giúp các môn đệ trở nên những chứng nhân cho lời Chúa Giêsu. Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con: chúng con hướng về Chúa Cha và thưa rằng "Abba, Lạy Cha". Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦN Hiểu biết về Ngôi Ba Thiên Chúa là điều quan trọng đối với đời sống Kitô hữu. Vấn đề chủ yếu là giao tiếp. Đây là 10 cách Chúa Thánh Thần nói với chúng ta: 1. Bình an Thánh Phaolô nói: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” ( Cl 3, 15 ). Chúng ta thấy rằng sự bình an tác động như người trọng tài đối với sự quyết định của chúng ta. An tâm hoặc không an tâm về điều gì đó là cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới bước kế tiếp. 2. Củng cố Chúa Thánh Thần ban ơn củng cố khi chúng ta sống theo Ý Chúa. Đó là cách Ngài động viên chúng ta trên bước đường lữ hành trần gian. 3. Hình ảnh Một số người trong chúng ta chỉ là những người sống theo thị giác, và Chúa Thánh Thần biết điều này. Ngài sẽ dùng hình ảnh để chúng ta biết chú ý tâm linh về điều gì đó. 4. Lương tâm Nếu bạn đã từng nghe được tiếng nói trong lòng, cảm nhận điều gì đó cảnh báo trong lòng hoặc cảm thấy nên dừng lại ngay, đó là cách Chúa Thánh Thần báo động chúng ta trước một tình huống có thể khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Ngài cũng dùng cách này để phát triển chúng ta về ơn hiểu biết. 5. Sự kiện Chúng ta thường nói: “Cái gì cũng có chỗ của nó”. Đó là chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chỉ huy chúng ta. Điều này xảy ra khi chúng ta xin được biết Ý Chúa. Chuỗi sự kiện xảy ra là cách Ngài cho chúng ta biết. 6. Tôn thờ Tôn thờ là phương cách mạnh mẽ trong việc giao tiếp với Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta để cho tinh thần hoàn toàn nối kết với Chúa Thánh Thần thì điều kỳ diệu có thể xảy ra. 7. Cầu nguyện Thường xuyên dành thời gian cầu nguyện là cách đối thoại với Chúa Thánh Thần về cuộc đời chúng ta và biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta. 12 CÙNG TÌM HIỂU
  • 13. 8. Lắng nghe Đó là điều chính đáng và cần thiết. Ngay khi thức giấc, chúng ta phải biết hướng về Thiên Chúa: “Vâng, lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con van vỉ, ngay từ sớm, Ngài đã nghe tiếng con. Ngay từ sớm, con tỏ bày ước nguyện, rồi chăm chú đợi trông” ( Tv 5, 4 ). Hằng ngày, mọi người đều có Lời Chúa chờ đợi mình, thật hạnh phúc nếu biết lắng nghe, nhưng lại thật bất hạnh nếu không biết lắng nghe ! 9. Ghi nhớ Đôi khi Chúa Thánh Thần đem đến một sự kiện, một con người hoặc một tình huống để chúng ta ghi nhớ. Trong một số trường hợp có thể là sự cản trở bạn kết hiệp với Thiên Chúa. Chẳng hạn như sự không tha thứ, nỗi đau thương ( thể lý hoặc tinh thần ), sự xúc phạm nào đó,… Đó là những ví dụ cụ thể. 10. Kinh Thánh Chúa Thánh Thần không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa. Hãy đọc Kinh Thánh để biết những gì bạn nghe và tin nhận Ngài. TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ beliefnet.com VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ? Truyền giáo gắn liền với hội nhập và việc hội nhập ấy diễn ra không đâu cụ thể và khó khăn cho bằng nơi các cặp hôn nhân khác đạo. Do sự sắp xếp của một người bạn, vị Tu Sĩ đã được mời đến dự bữa ăn tại nhà hàng cùng với hai vợ chồng, vợ theo Công Giáo, còn chồng theo Phật Giáo ( có phép chuẩn ). Cả hai đều nhất quyết bảo vệ… đạo của mình. Thế nhưng cuộc sống chung đạo ai người ấy giữ, có thể đi đến chỗ đổ vỡ vì một mối lo chung, “lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo nào ! Dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này là vợ chồng cãi nhau” ( Nguồn: Lamhong.org 15.11.2013, Nguyễn ngọc Phú Đa, Truyền giáo ngày nay: Làm sao tin Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật ? ). Sự xung đột diễn ra giữa các niềm tin tôn giáo là điều không thể tránh, lý do là vì ai cũng muốn bảo vệ niềm tin của mình bất chấp nó đúng hay không đúng. Người vợ rất muốn chồng phải theo Công Giáo. Ngược lại, chồng lại muốn vợ phải theo Phật Giáo. Vị Tu Sĩ hỏi lý do thì cả hai đều có câu trả lời như nhau, là vì gia đình đã theo Chúa hoặc theo Phật từ nhiều đời, nay không có cách chi bỏ được. Sau khi biết lý do, vị Tu Sĩ bèn thuyết giảng cho người chồng theo Đạo Phật về… Đức Phật thế này: “Trước tiên tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường giàu sang nhung lụa chốn triều đình và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý “đời là bể khổ” và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Bát Chính đạo. Qua đó ngài cũng mời mọi người đi theo con đường mà Ngài đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên khi được học trò hỏi: Thưa thầy chân lý ở đâu ? Ngài đã không tự nhận mình là chân lý nhưng âm thầm chỉ tay lên trời, chân lý ở trên đó ! Ngài đóng vai trò là người dẫn đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời, và được ở với Ông Trời là chân lý tuyệt đối. Vì thế người Công Giáo chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi là tin Ông Trời, gặp được Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng những tước hiệu đó bên chúng tôi gọi ngài qua một tên chung là Thiên Chúa” ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Phú Đa, đã dẫn ). Sau khi nghe… thuyết một hồi như thế thì anh chồng có vẻ đắc trí ( nguyên văn ) tỏ ý muốn theo… Chúa, nhưng còn gặn hỏi: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật. Bởi vì con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo tôn giáo khác thì ngay lập tức họ quay lưng lại với Đức Phật ! Thậm chí họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo Đạo Chúa đâu. Tôi bảo anh định theo Chúa là đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất muôn vật muôn loài trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn” ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Phú Đa, đã dẫn ). 13 CÙNG TRAO ĐỔI
  • 14. Chẳng biết chuyện kể này… thật hư thế nào, nhưng qua đây cũng có thể thấy được quan điểm của không ít người Công Giáo về Đạo Phật cũng như về Đức Phật. Theo họ thì Phật Thích Ca cũng chỉ là người như bao người khác đã được tạo dựng bởi Đấng Thần Linh Tạo Hóa và vì thế chỉ có thể đáng mến chứ không thể tôn thờ. Dẫu vậy cái sự… đáng mến ấy sở dĩ có là vì Đức Phật cũng… tin có Ông Trời !?! Thương như thế thì cũng chẳng bằng mười phụ nhau, có nghĩa đã… mạ lỵ Đức Phật một cách trắng trợn đấy chứ chẳng phải không ! Niềm tin có Ông Trời hay còn gọi là Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế v.v… sinh ra và cai quản muôn loài, đó chỉ mang tính chất dân gian chứ không phải tôn giáo. Lấy tính chất dân gian gán cho tôn giáo, điều ấy không khỏi khiến con đường tâm linh trở nên bế tắc. Làm sao không bế tắc, bởi lẽ đường tâm linh là đường tìm kiếm: “Các ngươi hãy tìm Ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” ( Gr 29, 13 ). Đường tâm linh là đường tìm kiếm, nhưng nên nhớ việc tìm kiếm ấy không phải là tìm cái chi đó ở bên ngoài, nhưng là quay trở về với Đấng ở nơi mình: “Hãy trở lại cùng Ta thì Ta sẽ trở lại cùng ngươi” ( Ml 3, 7 ). Quay trở về với chính mình, đây là mệnh lệnh của tâm linh tôn giáo nhưng cũng là của minh triết: “Hãy tìm cho biết về chính mình ngươi” ( Connais toi – Toi même ), người ta thấy lời này được khắc ghi trên cổng lối vào Đền Delphe của Hy Lạp cổ, như nhắc nhở con người rằng chân lý chỉ có thể tìm thấy khi biết quay trở về với chính mình. Mặc dầu vậy, đối với triết học thì nhắc nhở chỉ là nhắc nhở, bởi lẽ trước sau nó vẫn cứ là duy lý, không thể khác. F. Nietzche ( 1844 – 1900 ), ông tổ của triết học hiện sinh vô thần, đã nặng lời phê phán Socrates, cho rằng ông này “…như người dẫn trẻ đến vườn mà không chỉ cho lối vào: Bảo hãy biết chính ngươi, mà không có phương pháp, nên môn sinh người thì tìm vào sinh vật học như Aristotes, người thì như Platon thì bám vào thế giới lý niệm. Tất cả mong mỏi tìm biết nhưng rút cục như Faust đi đến chỗ bán linh hồn để mua tri thức mà không đạt được” ( Kim Định – Nhân Bản, NXB. Ra Khơi 1965 ). Tất cả mong mỏi tìm biết đến nỗi bán cả linh hồn cũng không được, lý do là bởi tri thức ấy muôn đời chỉ là cái biết của sự phân biệt. Bao lâu còn phân biệt là còn thấy có người, có vật ở ngoài mình, thậm chí ngay cả Thiên Chúa khi ấy cũng chỉ là một thứ sự vật, một thứ khái niệm chết khô. Lấy tri thức để hòng tìm biết Thiên Chúa chỉ vô ích, bởi lẽ Thiên Chúa là thực tại vượt thoát khỏi mọi ý niệm ngôn ngữ. Tất cả nguyên nhân đưa đến khủng hoảng của Giáo Hội từ trước đến nay là do đã lầm tri thức với thực tại. Chính vì sự lầm lẫn ấy nên thay vì tìm kiếm Thiên Chúa Đấng chưa ai từng thấy biết ( Ga 1, 18 ), Thần Học lại theo đuổi một thứ tri thức tìm biết về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ: “Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La Philosophie est la science des choses par leurs causes suprêmes, Trần Thái Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ). Trong cuộc sống thường nhật, người ta thấy không có gì lại không có nguyên nhân. Cái nhà không thể tự mình có mà phải có người làm ra cái nhà. Cơm không thể tự chín mà phải có người nấu mới thành cơm v.v… và v.v… Từ đó suy ra thì cả vũ trụ này với muôn vàn tinh tú vận hành trong trật tự vĩnh hằng thì lý đương nhiên ắt cũng phải có đấng sinh ra nó ? Sự suy ra ấy đã được thần học trong đó có cả Thánh Thomas Aquino, lập luận thế này: mọi sự đều có nguyên nhân nhưng do không thể có một chuỗi vô tận các nguyên nhân ngẫu nhiên nên chuỗi này nhất thiết phải dừng lại ở một nguyên nhân đầu tiên, hay còn gọi là nguyên nhân tối cao, và đó chính là Thượng Đế, là Tạo Hóa. Thật sự thì trong thiên nhiên vạn vật không có bất cứ cái gì do ngẫu nhiên, nhưng nếu bảo rằng cần có Đấng Tạo Hóa để điều hòa trật tự trong vũ trụ, thì đấng ấy nếu có, xét ra cũng chỉ tương đương như một kiến trúc sư hay một nhà quản trị thôi sao ? Mặt khác, Tạo Hóa chẳng lẽ chỉ điều hòa trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, còn con người thì sao ? Đang khi đó chính con người và cuộc sống, tức hạnh phúc hay khổ đau của nó, mới là đối tượng tôn giáo cần nhắm tới. Tôn giáo có mặt không phải là để nêu lên những vấn nạn siêu hình, nhưng là để giải quyết nó cho đến tận căn. Đức Phật trả lời cho vị Tỳ Kheo: “Này Malunkyaputta, Như Lai không hề nêu lên vấn đề thế gian có vĩnh cửu hay không, thế gian có giới hạn hay vô tận. Tại sao ? Bởi vì những điều ấy không tạo ích lợi, không thể làm nền tảng cho đời sống phạm hạnh, không chấm dứt sân hận phiền não, không dẫn đến sự dập tắt, sự vắng lặng, trí tuệ, sự giác ngộ hay là Niết Bàn. Vì vậy Như Lai không đề cập đến những vấn đề ấy” ( Thiền sư Nãrada Thera – Đức Phật và Phật Pháp ). Đức Phật không trả lời những vấn nạn siêu hình bởi nó chẳng ích lợi gì cho việc chấm dứt khổ đau. Để chấm dứt khổ đau thì chỉ có một con đường, đó là nhận biết sự thật. Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết giảng về bốn sự thật ( Tứ Diệu Đế ) đó là: 14
  • 15. 1. Khổ Đế: Cõi đời là đau khổ, dù cho có danh vọng giàu có tài trí đến đâu cũng không ai có thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử, xa lìa người thân, gần gũi kẻ thù. 2. Tập Đế: Tất cả những khổ đau ấy không phải do ngẫu nhiên nhưng đã được kết tập từ nhiều đời nhiều kiếp. Nói cách khác, khổ đau chỉ là cái quả của cái nhân do chính mình gây ra. 3. Diệt Đế: Nếu khổ chỉ là cái quả của nhân do mình gây ra, thì cũng chỉ có mình mới có thể chấm dứt nó. 4. Đạo Đế: Có tám con đường ( Bát Chánh Đạo ), tức phương pháp tu hành cần noi theo để đi đến chỗ an lạc tuyệt đối là Niết Bàn. Đức Phật đã từ bỏ ngôi báu thái tử để dấn thân trên con đường tu tập, trải qua muôn vàn hiểm nguy gian khổ mới có thể đem đến cho nhân loại con đường giải thoát sinh tử ấy. Đối với những người theo Phật ( Phật Tử ) thì việc biết ơn là lẽ đương nhiên và sự biết ơn ấy còn đi đôi với lòng yêu mến, bởi vì Ngài đã đem đến cho mình con đường thoát khổ một cách chắc chắn. Người ta vẫn nói có biết thì mới mộ mến, còn ngược lại thì không ( Vô tri bất mộ ). Có thể nói người Công Giáo chúng ta sở dĩ không có lòng mến mộ Đức Phật là vì đã thiếu sự hiểu biết cần thiết về Ngài cũng như về con đường của Ngài. Chính bởi vậy vấn đề đặt ra cho việc truyền giáo hội nhập hôm nay là phải làm sao có được sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về Đạo Phật. Rất có thể có những e ngại rằng nếu hiểu Đạo Phật, biết đó là con đường chân chính thoát khổ thì người ta sẽ bỏ Công Giáo để theo Phật Giáo hay chăng ? Thực tế điều ấy cũng đã xảy ra, có ký giả người Ý, ông Vittorio Messori đã thưa với Đức Gioan Phaolô 2: “ Như Đức Thánh Cha đã biết, hình như giáo lý giải thoát của Phật Giáo đang lôi cuốn một số lớn người Tây Phương như để thay thế cho Kitô Giáo, hay như một thứ bổ túc, ít ra là về những gì liên quan tới kỹ thuật tu đức và thần bí” ( Bước Vào Hy Vọng – Câu hỏi số 14 ). Có một số lớn trí thức Tây Phương bị giáo lý Phật Giáo lôi cuốn, đó là thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên cần nhận ra lý do của nó, phải chăng là vì giáo lý Công Giáo của chúng ta thực sự có vấn đề, nghĩa là vẫn còn xiển dương một Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Một khi còn xiển dương Đấng được gọi là Tạo Hóa ấy thì sẽ không bao giờ có thể nhận ra vai trò Thiên Sai của Đấng Cứu Độ: “Vừa rạng ngày, Ngài ra đi đến nơi vắng vẻ. Có quần chúng kéo đi tìm Ngài theo kịp, muốn giữ Ngài lại không cho Ngài đi khỏi họ. Nhưng ngài nói cùng họ rằng: “Ta cũng cần phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa Trời cho các thành thị khác, vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 – 43 ). Rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đó cũng là rao giảng Sự Thật, bởi vì Nước Trời ấy là nước nội tại trong tâm mỗi người ( Lc 17, 20 – 21 ). Con người do bởi vô minh che lấp thế nên không thể nhận biết và sống với Bản Tinh Chân Thật của mình. Bản tính ấy với Đạo Phật là Phật Tánh, còn với Đạo Chúa là phẩm vị Con Thiên Chúa. Bao lâu còn bị trói buộc trong vòng vô minh mà Kinh Thánh gọi là Tội Nguyên Tổ ấy thì con người không sao có thể thoát khỏi khổ não. Phật Thích Ca cũng như Chúa Giêsu Kitô xuất hiện ở nơi cõi thế cũng không ngoài mục đích rao giảng sự thật để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi sự trói buộc của vô minh đó thôi. Dẫu vậy, chúng ta cần nhận ra sự khác biệt giữa Phật Thích Ca và Chúa Giêsu Kitô trong công cuộc cứu khổ cứu nạn này. Phật Thích ca rao giảng Bốn Sự Thật ( Tứ Diệu Đế ) như là nguyên lý tối thượng phải theo hầu thoát khổ. Còn Chúa Kitô thì lấy chính mạng sống mình làm giá cứu chuộc: “Ấy vậy Cha thương yêu Ta vì Ta bỏ mạng sống ta để lấy lại. Chẳng ai có thể lấy mạng sống Ta được nhưng Ta tự bỏ. Ta có quyền bỏ đi cũng có quyền lấy lại. Mạng lịnh ấy Ta đã nhận lãnh ở nơi Cha Ta” ( Ga 10, 17 – 18 ). Bởi Chúa Kitô đã chịu chết để vâng phục Thánh Ý, chính vì vậy nên Ngài cùng với Chúa Cha đã trở nên một: “Ai tin Ta chẳng phải tin Ta nhưng là tin Đấng đã sai Ta. Còn ai thấy ta tức là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đến thế gian hầu hễ ai tin ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không vâng giữ thì Ta chẳng xét đoán kẻ đó, vì Ta đến chẳng để xét đoán nhưng để cứu rỗi thế gian” ( Ga 12, 44 ). Tin và theo Chúa, đó là bảo đảm chắc chắn cho phần rỗi đời đời của mỗi người, ấy là vì lòng tin ấy sẽ dẫn đưa ta đến với Chúa Cha: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Tin theo Chúa để 15
  • 16. được cứu rỗi, thế nhưng tin Chúa thế nào được nếu không ở trong Giáo Hội do Người thiết lập ? Lý do cần phải “Ở” trong Giáo Hội bởi mỗi Kitô Hữu chúng ta, dầu là Giáo Sĩ hay Giáo Dân cũng đều là chi thể trong Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Là chi thể thì phải gắn kết với thân mới có thể sinh hoa kết quả, trái lại thì không. Những con người gọi là trí thức Tây Phương đó đã rời bỏ Giáo Hội để ngả theo Phật Giáo, họ có được gì đâu ngoài ra một mớ kiến thức vô bổ về triết học này nọ. Phương pháp dù có hay đến đâu nhưng nếu không áp dụng thực hành đến nơi đến chốn thì chẳng những chẳng ích lợi gì mà còn mang họa. Người Công Giáo nếu có mến Phật thì cũng chỉ nên coi đó như một phương pháp tu tập giúp ta đi sâu vào bản tâm mà thôi… Còn như nói rằng mến Phật chỉ vì ngài cũng tin có Ông Trời như mình thì quả là… lố bịch ! Trong bất cứ thời nào, bản chất của Giáo Hội vẫn là theo đuổi việc truyền giáo, thế nhưng việc truyền giáo ấy sẽ không thể kết quả nếu không rao giảng Tin Mừng Nước Trời của Đức Kitô, bởi vì chỉ với Nước Trời ấy mà con người mới “Hòa” được với Thiên Chúa và với nhau : “Mọi sự đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người và trao cho chúng tôi chức vụ giải hòa” ( 2Cr 5, 18 ). PHÙNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HỦY BỎ Ngày 15 tháng 5 hằng năm được Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc Tế Gia Đình. Tháng 10 năm 2014, Giáo Hội Công Giáo sẽ có Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Nhân dịp này, xin giới thiệu phần tóm lược bài diễn văn quan trọng VỀ GIA ĐÌNH do Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia đọc tại Liên Hiệp Quốc, tiếp sau cuộc thăm viếng Philadelphia, nơi sẽ đăng cai Hội Nghị Thế Giới Các Gia Đình vào năm 2015 của Giáo Hội Công Giáo. Hội Nghị nấy nhằm nâng đỡ và củng cố các gia đình khắp thế giới. Các nhà tổ chức Hội Nghị nấy mong Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự sự kiện này Ngày 15.5.2013, nhân Ngày Quốc Tế Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đã nói tại Liên Hiệp Quốc: "Gia đình có một “đặc điểm độc nhất vô nhị” làm cho nó trở thành một “di sản cho toàn nhân loại”. Mặc cho một nền văn hóa thù nghịch, Vị Tổng Giám Mục nói: "Một đa số người rõ rệt muốn một gia đình ở trung tâm cuôrc sống của họ, và sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng gia đình có thể bị hủy bỏ”. “Chúng ta phải thận trọng hơn là đã từng thận trọng trong việc làm suy yếu tính duy nhất nền tảng nầy,vốn không chỉ là bức tường chịu lực của đời sống xã hội, mà còn có thể giúp chúng ta tránh những hậu quả tàn bạo vốn đã trở thành quá mức cá nhân chủ nghĩa và công nghệ” Ngài kêu gọi một “sự canh tân các kiểu mẫu gia đình” cổ vũ cho một gia đình cảm thông hơn với chính nó, chú tâm hơn với những quan hệ quốc tế của nó và có khả năng hơn để sống hòa hợp với các gia đình khác với môi trường chung quanh. Sự kiện nầy đánh dấu kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế Gia Đình, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thiết lập để nâng cao mức cảnh giác về tầm quan trọng của các gia đình và đối phó với những thay đổi mà các gia đình phải đối mặt. Đức Cha giải thích rằng gia đình chỉ phối hợp duy nhất hai hình thức quan hệ vốn có những “dị biệt cơ bản”: quan hệ giữa nam và nữ và quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình không phải là một nơi gặp gỡ cho chủ nghĩa cá nhân vốn lý tưởng hóa “sự tự trị và độc lập”. Đúng hơn,gia đình đề cao “sự độc lập” và “sự hỗ tương”. Gia đình cũng là một nơi cho những “quan hệ mạnh mẽ” ảnh hưởng sâu xa đến các thành viên trong gia đình “dù bất cứ hoàn cảnh nào”. Nó thiếu tính không ổn định của các mối quan hệ khác và đòi hỏi các thành viên của nó phải tác động lẫn nhau với những người khác hơn là với chính họ. Đức Cha nói rằng gia đình nằm “ở ngay chính trung tâm của sự phát triển con người, không thể thiếu được và không thể thay thế được, đồng thời đẹp đẽ và chào mời”. Ngài lưu ý: Các quốc gia không tạo được tinh thần trách nhiệm của những người đàn ông đối với 16 CÙNG XÁC TÍN
  • 17. con cái họ thành một “yếu tố cấu trúc”, phải đối mặt với sự phat triển xã hội nghèo nàn hơn, đặc biệt liên quan đến nữ giới và trẻ em. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục con cái và sự tạo nên các nguồn kinh tế gia đình, như khởi đấu một công việc kinh doanh gia đình hoặc cung cấp sự hỗ trợ qua lại cho cá thành viên gia đình. Nó tính đến “sự phát triển hài hòa của xã hội nói chung”. Ngài nói rằng các quan hệ gia đình đã “được thanh luyện” bằng việc cất đi khỏi các kiểu mẫu gia đình dựa trên “sự sở hữu” và “những kiểu mẫu bất bình đẳng được chấp nhận mà không suy nghĩ trong một số môi trường văn hóa nhất định”. Đức Tổng Giám Mục Paglia đã cảnh báo về hai mối nguy hiểm: "chủ nghĩa gia tộc” – trong đó cái tốt của gia đình được ưa chuộng hơn cái tốt của cá nhân hoặc cái tốt của xã hội nói chung – và “chủ nghĩa cá nhân triệt để” vốn hủy hoại gia đình. Ngài nói rằng gia đình bị “khủng hoảng” trong những thập niên vừa qua, được chứng minh bằng ly dị gia tăng, gia tăng việc sinh con ngoài giá thú và những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ và sự xuống dốc về con số hôn nhân. Khủng hoảng nầy gây nên các vấn nạn về dân số, những thất bại trong giáo dục, việc bỏ rơi người cao tuổi và sự phổ biến tràn lan các xáo trộn xã hội. Ngài nói: Giáo Hội Công Giáo “không bao giờ ngừng nâng đỡ và hỗ trợ gia đình”. Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình sắp tới của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô dự định sẽ “đặt gia đình ở trung tâm Giáo Hội và trung tâm của mọi suy tư con người”. Thượng Hội Đồng sẽ không đề cao “những tranh luận ý thức hệ”,nhưng đúng hơn sẽ xem xét vai trò gia đình và sứ mệnh của nó trong xã hội đương thời. Các quyết định của THĐ nhằm trao quyền hành cho các gia đình Công Giáo để trở nên những người tham dự tích cực vào một men rộng khắp xã hội vốn sẽ khuấy động và kích thích mọi dân tộc tới môt nền văn hóa đoàn kết liên đới. Nguyên tác: Family cannot be done away with, archbishop tells UN 18.5.2014, CNA/EWTN News Giuse NGUYỄN THẾ BÀI Chuyển ngữ và giới thiệu ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2 II. VỚI TRIẾT HỌC HY LẠP Lấy Đức Tin làm cơ sở cho đối thoại lẽ ra đó phải là tất cả công cuộc truyền giáo của giáo hội. Thế nhưng công cuộc này đã bước vào một ngã rẽ nghiêm trọng mà tác hại của nó đến nay sau gần hai ngàn năm vẫn còn tiếp diễn bởi sự dung hòa Đức Tin với lý trí. Người Hy Lạp thuở ấy rất chi quan tâm bàn tán về đạo lý Kitô vừa truyền đến với họ “Hết thảy người Athen và kiều dân tại đó chẳng để thì giờ về việc gì khác chỉ nói và nghe về điều mới đó thôi” ( Cv 17, 21 ). Hơn ai hết Phaolô biết rõ về lòng mong mỏi kiếm tìm chân lý của giới trí thức thế nên Ngài đã giảng giải Đấng Thiên Chúa là nguồn cội của muôn loài. Chắc chắn thoạt đầu họ đã rất chăm chú lắng nghe nhưng khi vừa nghe đến Đức Giêsu Kitô “Đấng đến để dẫn dắt nhân loại Đấng ấy đã từ kẻ chết sống lại để làm bằng cớ đáng tin cho mọi người thì có kẻ nhạo cười có kẻ thì nói rằng: “Thôi để lúc khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc ấy nữa” ( Cv 17, 31 – 32. ) Nghe nói đến việc kẻ chết sống lại họ nhạo cười bởi nó quá ư phi lý. Một đàng não trạng của con người nói chung và của người Hy Lạp nói riêng không bao giờ chấp nhận điều gì ngoài phạm vi lý trí Đàng khác tôn giáo lại đòi hỏi Đức Tin, nghĩa là một cái gì đó siêu lý. Đây chính là thách đố rất lớn cho công cuộc truyền giáo và thực tế cho thấy Giáo Hội xét trên phương diện thần học đã không thể vượt qua. Do bởi không vượt qua nên mới có sự dung hòa lý trí với Đức Tin như đã và đang thấy. Trên đường kiếm tìm chân lý con người bất kể thuộc thời nào dân tộc nào cũng đều có chung khát vọng muốn biết nguyên ủy của đời sống này là gì. Triết Hy lạp trả lời cho khát vọng ấy bằng học thuyết Hữu Thể Học ( Ontologic ) và đã trải qua nhiều thế kỷ đến nay thuyết ấy vẫn còn giữ địa vị khai sáng độc tôn đầy tính thuyết phục. 17 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 18. Người đầu tiên bị thuyết phục và để lại ảnh hưởng sâu đậm lâu dài nhất cho Kitô giáo chính là Philon ( Phỏng năm 20 Trước Công Nguyên – 40 ) thường được gọi là Philon le Juif hoặc Philon d’Alexandrie. Ông là triết gia Do Thái nhưng lại thấm đậm tinh thần Hy Lạp. Công trình để đời của ông chính là cuộc tổng hợp ( đối thoại ) triết học với Do Thái Giáo và cũng từ ở nơi công trình này mà nó đã tác động để làm nên một biến chuyển không thể đảo ngược trong thần học tức là việc dung hòa Đức Tin với lý trí. Bởi đó mà triết sử gia H.A Wolfson mới nói: “Tất cả triết học Trung Cổ đều mang bản chất Philon” ( LTN – LSTHTP.I ). Thật ra thì ảnh hưởng của Philon không chỉ bắt đầu và chấm dứt trong thời Trung Cổ. Nhưng nó đã có ngay từ thời sơ khai các giáo phụ và còn nối tiếp đến tận bây giờ. Ảnh hưởng của việc “Dung hòa Đức Tin với lý trí” trong thực chất chỉ là việc giải thích Thánh Kinh theo hướng duy lý. Với việc giải thích này ta thấy Kinh Thánh đã bị biến đổi nội dung. Thay vì là các Giao Ước lại đã thành ra Đấng Thần Linh Tạo Hóa tự mạc khải. Với giao ước thì Đức Tin là điều cần thiết bởi đó là tin vào Lời Hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ còn với Đấng Thiên Chúa tự mạc khải một khi đã tự cho mình là thế này thế khác rồi thì có tin hay không đâu còn ý nghĩa gì nữa ? Mạc khải ( Revelation ) là danh từ Hán – Việt. Mạc có nghĩa là tấm màn. Còn Khải là vén lên để chỉ cho thấy. Nói Thiên Chúa tự mạc khải điều ấy thật vô nghĩa, chẳng lẽ Thiên Chúa vừa là chủ thể vén màn vừa là đối tượng ở đằng sau tấm màn ? Thật sự thì quan điểm Thiên Chúa tự mạc khải chẳng qua chỉ là tên gọi khác của thần học vốn vẫn tự nhận là một thứ khoa học hiểu biết về Thiên Chúa. Với thứ khoa học này thì thay vì tin người ta lại diễn tả điều mình tin và đây chính là Thần Học: “Thần Học phát sinh và sống nhờ một nỗ lực của con người để suy tư và diễn tả Đức Tin theo cách của lý trí và bằng cách tận dụng các năng lực của lý trí” ( Ives Congar – Dẫn vào Thần Học ). Thay vì tin lại diễn tả điều mình tin. Đó là bước ngoặt khiến cho tôn giáo bị biến dạng để trở thành triết học. Đức Tin sở dĩ là nền tảng bởi như trên vừa nói, sống tôn giáo là sống niềm hy vọng vào cái chưa có. Mặc dầu chưa có nhưng bởi tin vào lời hứa của Đấng Thiên Chúa chân thật thế nên điều chưa có ấy sẽ trở thành ắt có. Đức Tin hoàn toàn khác với diễn tả, nếu đối tượng của Đức Tin là tin vào cái chưa thấy, chưa biết thì của diễn tả lại là những cái gì đó đã thấy đã biết. Phải là những cái đã thấy đã biết mới diễn tả được chứ không thấy không biết làm sao diễn tả ? Thần học đã thấy đã biết gì về Thiên Chúa chưa mà hòng diễn tả ? Tuyệt nhiên không, bởi vì cái mà thần học tưởng rằng thấy biết ấy chỉ là cái biết của trí phân biệt. Nói theo E.Kant ( 1724 – 1804 ), thì cái biết ấy thuần túy chỉ là “Cái tôi tưởng” ( Le je pense ). Tôi tưởng, tôi cho, tôi quan niệm rằng Thiên Chúa là như thế chứ đâu phải Thiên Chúa đúng như thực tại Ngài là. Philon tổng hợp triết Hy Lạp với Do Thái Giáo thật sự cũng không ngoài mục đích diễn tả Đấng Thiên Chúa. Và để thực hiện cuộc tổng hợp ấy ông đã pha chế gia giảm vài ba khái niệm triết sao cho có thể thích hợp được với Kinh Thánh. Trước hết đó là ảnh hưởng bởi thuyết “Những Lý Tưởng” của Platon. Học thuyết này cho rằng có một thực tại ( Lý Tưởng ) thường hằng bất biến siêu việt bên ngoài nhưng lại là nguyên nhân của thế giới giác quan hiện tượng. Tiếp đó lại phối hợp khái niệm “Những Lý Tưởng” với Noũs ( Tinh Thần ) tức ý thức suy tư của Aristotes để xây dựng nên một thứ thần học về “Logos Thần linh” là Lời của Thiên Chúa đồng thời cũng là trung gian giữa Thiên Chúa và thế giới. Thoạt đầu quan niệm Logos nói riêng và triết Hy Lạp nói chung đã không được Giáo Hội chấp nhận mà người phản đối mạnh mẽ ngay từ đầu chính là Thánh Giáo Phụ Justino ( thế kỷ thứ II ) Ngài nói “Nhiều Kitô hữu sợ triết học như trẻ con sợ ngáo ộp. Sợ bị triết học này chinh phục .Nếu Đức Tin của chúng ta là như thế nếu nó sụp đổ trước sự thuyết phục của lý luận thì hãy để cho nó sụp đổ bởi lẽ qua đó chứng tỏ rằng chúng ta đã không có chân lý” ( Giáo Phụ I ). Sợ bị chinh phục nhưng rồi điều gì phải đến đã đến. Triết Học Hy lạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ trận địa tư tưởng Kitô giáo mà ảnh hưởng quan trọng mang tính quyết định nhất phải kể đến đó là quan niệm về Logos. Thực vậy có thể nói Kitô Giáo đã bị chinh phục để rồi gánh chịu hết cơn khủng hoảng này đến khủng hoảng khác chính do bởi đã du nhập quan niệm Logos này đây. Niềm tin tôn giáo không phải một cái gì đó mù quáng cố chấp. Tuy nhiên nó cần phải được giải thích nhất là niềm tin Kitô bởi vì nó chứa đựng ở nơi mình quá nhiều nghịch lý và điều nghịch lý mang 18
  • 19. tính căn bản nhất lại chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài là ai, là Đấng nào trong tương quan với Thiên Chúa và con người ? Thần học cho biết Ngài là Logos tức Ngôi Lời ( Verbe ) một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Với câu trả lời này lập tức ngay trong lòng Giáo Hội đã nảy sinh những chia rẽ bè rối ly khai hết đợt này đến đợt khác trong suốt hai ngàn năm tồn tại. Nên nhớ cho đến nay Giáo Hội có tất cả 21 Công Đồng, chỉ trừ có mỗi Công Đồng Vatican II còn 20 Công Đồng trước đều được triệu tập để kết án các bè rối, và bè rối đầu tiên bị kết tội bởi Công Đồng Nicea năm 325 là Ario. Bè rối Ario cho rằng “Chúa Cha là Đấng tuyệt đối siêu việt so với Chúa Con. Chúa Con thấp hơn với Chúa Cha về bản tính, uy quyền và vinh quang. Chúa Con được gọi là Thiên Chúa thực ra là một vị thần linh thấp hơn. Thiên Chúa thực là Đấng duy nhất tuyệt đối đó là Chúa Cha. Ngoài Ngài ra bất cứ thực tại nào cũng chỉ là tạo vật được dựng nên từ hư vô. Ngôi Lời là tạo vật hoàn hảo của Thiên Chúa không đồng vĩnh cửu với Thiên Chúa” ( xem Bùi Văn Đọc – Đức Giêsu hôm qua hôm nay và mãi mãi ). Ở đây ta thấy quan điểm của Ario trước hết không khác với quan niệm Logos bởi Logos theo Philon như đã biết là do ảnh hưởng của Platon về thực tại bất biến siêu việt tách biệt hẳn thế giới hiện tượng. Tiếp đến cũng không khác với Kinh Thánh bởi lẽ chính Đức Kitô đã rất nhiều lần nhận mình chỉ là thiên sai và một lời hết sức rõ “Bởi Cha lớn hơn Ta” ( Ga 14, 28 ) v.v… Tuy không khác với Kinh Thánh theo một nghĩa nào đó nhưng nếu nói Đức Kitô cũng chỉ là một thọ tạo đươc dựng lên từ hư vô thì hiển nhiên là đã rối đạo, có bị Công Đồng kết án cũng là đúng. Dẫu vậy, vấn đề vẫn còn đó và lần này lại chuyển sang một hướng khác, bè rối do Apolinaire, Giám Mục Laodicea, đưa ra một thứ Kitô học gọi là Logos Sarx: “Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không có linh hồn, Đức Kitô là Ngôi Lời Thần Linh Nhập Thể nghĩa là ở trong thân xác con nguời ( Logos ensarkos – Verbe incane’” ( Bùi Văn Đọc, sđd ). Từ thái cực Ngôi Lời sinh ra bởi hư vô chuyển thành Đấng Tạo Hóa. Bè rối Apolinaire cũng vẫn bị Công Đồng Constantinople ( 381 ) kết tội bởi vì mới chỉ công nhận Đức Kitô là Thiên Chúa thật nhưng lại không phải người thật: “Chúng tôi không đồng ý với chủ trương Ngôi Lời đảm nhận một thân xác không có linh hồn không có trí tuệ vì biết chắc rằng Ngôi Lời Thiên Chúa trọn hảo từ muôn thuở đã trở thành con người cách trọn vẹn vào thời sau cùng để cứu độ chúng ta” ( Bùi Văn Đọc, sđd ). Chúa Giêsu Ngôi Lời nhập thể vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật có nghĩa Ngài là Đấng Tạo Hóa thần linh trở thành thọ tạo, điều ấy lý trí con người không bao giờ có thể hiểu. Thế nhưng có một câu hỏi cần phải đặt ra: Đấng Tạo Hóa ấy đã trở thành thọ tạo như vậy để làm gì ? Trả lời câu hỏi này, Thần Học cho biết Thiên Chúa xuống thế làm nguời trước hết để dạy cho con người bài học làm người và sau nữa là để cho chúng xây dựng cuộc sống thế trần ngày càng tốt đẹp hơn “Thiên Chúa muốn cho chúng ta làm người và làm người một cách viên mãn. Trần thế xét là một lãnh vực độc lập có những quy luật riêng có giá trị rất lớn trước mặt Thiên Chúa. Những nỗ lực xây dựng trần thế làm chủ vũ trụ và thiên nhiên, làm đẹp xã hội loài người chẳng những không ra ngoài mà còn nằm trong logic của mầu nhiệm Nhập Thể” ( x. Bùi Văn Đọc, sđd ). Dạy cho con người bài học làm người để xây dựng cuộc sống trần thế ngày càng tốt đẹp hơn đó đúng là logic nhập thể nhưng là nhập thể theo quan điểm Hữu Thể Học chứ không phải của Kinh Thánh. Hữu thể nói cho dễ hiểu là có vật thể. Một khi đã chấp nhận có vật rồi thì tất nhiên phải có nguyên nhân của vật. Nguyên nhân ấy Thần Học gọi là Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Với Đấng Tạo Hóa ấy thì mục đích của nhập thể chỉ có thể là để xây dựng con nguời cho nó biết cách làm chủ thiên nhiên vũ trụ chứ còn gì nữa ? Quan điểm nhập thể của Thần Học trong thực tế không thể đứng vững. Hãy thử rảo mắt lắng tai để tâm một chút thôi sẽ thấy thế giới này, nhân loại này cả đời lẫn đạo đang cận kề bên vực thẳm diệt vong nguy hiểm biết chừng nào ! Nếu bảo rằng Ngôi Lời Nhập Thể để dạy cho con người bài học làm người thì cả thầy lẫn trò đều đã thất bại. Vì sao ? Bởi vì làm người trong phạm vi ở đây là làm người có đạo mà người có đạo thì phải có Đức Tin. Đức Tin như Đức Kitô nói một khi đã mất thì làm sao làm người cho ra hồn được ? “Dầu vậy khi con người đến há sẽ tìm được Đức Tin trên đất này sao” ( Lc 18, 8 ). Con người mất Đức Tin là bởi đã không còn tin vào Lời Hứa của Thiên Chúa. Trong thời Cựu, Lời Hứa ấy là của Giavê Thiên Chúa cho tổ phụ Abraham còn trong thời Tân thì đó là của Đức Kitô “Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đi mà sắm sẵn cho 19