SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Quỹ BLTD Quỹ bảo lãnh tín dụng
CBTD Cán bộ tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi xóa bỏ chế độ bao cấp bước sang nền kinh tế thị trường năm 1986,
nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu xuất hiện và hoạt động trong nhiều ngành công
nghiệp khác nhau. Việc ban hành Luật doanh nghiệp vào năm 2000 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều nhà doanh nghiệp lập các công ty mới về cả số lượng và chất
lượng. Số lượng doanh nghiệp tư nhân, và đặc biệt là các DNVVN đã tăng mạnh. Đối
với một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự tồn tại của loại hình DNVVN đóng
một vai trò to lớn và có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh các
tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn thì các DNVVN là sự bổ
sung cần thiết cho nền kinh tế. Nó tạo động lực phát triển toàn diện và sự tăng trưởng
mạnh mẽ của nền kinh tế, góp phần tận dụng tối đa mọi nguồn lực vào việc tạo ra của
cải cho toàn xã hội. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở nước ta đòi hỏi phải giải
quyết hàng loạt khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, đặc biệt đó là
việc huy động vốn dùng cho SXKD và đổi mới công nghệ.
Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chi
nhánh Tây Hà Nội được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, của cán bộ nhân viên phòng tín
dụng, đồng thời có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS-TS.ĐINH XUÂN HẠNG
em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội ”.
Luận văn được chia làm 3 phần:
Chương 1 : Lý luận chung về hiệu quả cho vay đối với DNVVN.
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Tây
Hà Nội.
Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại
NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Do trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn thầy cô
giáo và các anh chị trong ngân hàng để luận văn được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Huệ
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo
quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và đa dạng,
song chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu DNVVN. Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp
luật của Việt Nam cho rằng khái niệm DNVVN và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ
được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề tiêu chí để phân loại doanh nghiệp
vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu
vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về DNVVN, doanh nghiệp nhỏ rõ ràng phải
dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân
công, vốn đăng kí, doanh thu...Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế của một nước ( trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên), tính
chất ngành nghề, vùng lãnh thổ. Các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng
chương trình phát triển khác nhau.
Ở Việt Nam để giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào. Công văn số 681
/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó DNVVN là doanh nghiệp có số công nhân
dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD -
theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra
nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNVVN ở Việt Nam phục vụ cho việc
hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh
nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra
chính thức định nghĩa DNVVN như sau: “ DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ”.
Cùng với sự phát triển của đất nước, các DNVVN nước ta không ngừng lớn
mạnh. Theo đó, ngày 30 tháng 06 năm 2009 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, quy định:
“ DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật, được
chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Cụ thể như
sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng nguồn
vốn
Số lao
động
I- Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên
200 người
đến 300
người
II- Công nghiệp và xây
dựng
10 người
trở xuồng
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên
200 người
đến 300
người
III- Thương mại và
dịch vụ
10 người
trở xuồng
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
50 người
Từ trên 10
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng
Từ trên 50
người đến
100 người
Tính đến nay, DNVVN chiếm 95% trong tổng số doanh nghiệp có đăng kí. Riêng
trong năm 2009 đã có trên 76.5 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, trong đó đại bộ
phận là DNVVN. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp
nhỏ và vừa , chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần
2,313,857 tỷ đồng tương đương 121 tỉ USD) đóng góp trên 40% tổng GDP của cả nước.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
 DNVVN có vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu không lớn, khả năng thu hồi vốn
nhanh, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp
Vốn đầu tư ban đầu của một DNVVN là rất thấp. Theo NĐ 90/CP, vốn đăng kí
DNVVN là dưới 10 tỷ đồng. Với quy mô vừa và nhỏ thì nhu cầu nhà xưởng không
phải lớn, do đó chi phí ban đầu cũng không cao. Khả năng thu hồi vốn nhanh do chu
kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và và nhỏ ngắn. Một số DNVVN
thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên khi khó khăn công nhân và chủ lao động đều
có tinh thần nỗ lực; lao động được tận dụng để thay thế vốn bằng tiền vào việc mua
sắm máy móc thiết bị, DNVVN giảm được chi phí có định nhưng vẫn có thể đạt hiệu
quả kinh tế cao.
 DNVVN năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường
DNVVN thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có
phản ứng khá nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường. Do quy mô vừa và nhỏ, mô
hình tổ chức quản lý sản xuất giản đơn nên DNVVN dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng
những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa. Với cơ sở vật chất kĩ
thuật không lớn, DNVVN đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hay thu
hẹp quy mô để thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế. Vì vây mà ít bị ảnh hưởng
trước nhữngbiến độnglớn trên thịtrường, phục hồidễ dànghơn so với doanh nghiệp lớn.
 DNVVN có phạm vi hoạt động rộng khắp, lĩnh vưc hoạt động rất phong phú
và đa dạng, tạo điều kiện khai thác tối ưu tiềm lực trong nước
DNVVN hoạt động kinh doanh ở mọi ngành nghề, phát triển rộng rãi ở mọi vùng
lãnh thổ, kể cả nông thôn và miền núi, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho dân cư địa
phương và các vùng phụ cận, góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng
trong cả nước. Các DNVVN rất có lợi thế trong việc tuyển dụng lao động địa phương
và tận dụng các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có, phát huy hết lợi thế vùng
kinh tế cho sản xuất kinh doanh.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
 Khả năng tài chính của DNVVN hạn chế
Với ưu thế được tạo lập dễ dàng với một lượng vốn ít, DNVVN gặp phải một hạn
chế là năng lực tài chính thấp. Từ đó dẫn đến một loạt khó khăn cho DNVVN trong
SXKD.
Vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn của DNVVN cũng bị hạn chế. Các
DNVVN thường thiếu tài sản đảm bảo các khoản vay. Các ngân hàng e ngại khi cho
các doanh nghiệp này vay vốn vì khả năng gặp rủi ro cao. Khả năng tài chính hạn chế,
quy mô kinh doanh không lớn, các DNVVN cũng rất khó khăn để huy động vốn trên
thị trường. Chính vì vây, phần lớn các DNVVN luôn trong tình trạng thiếu vốn.
 Công nghệ sản xuất dịch vụ của các DNVVN hiện nay còn lạc hậu
Số ít các doanh nghiệp được trang bị công nghệ hiện đại là các doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài, còn lại hầu hết trình độ công nghệ DNVVN ở Việt Nam lạc hậu
từ 20- 50 năm so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, các DNVVN lại rất khó
tiếp cận được với nguồn tín dụng trung và dài hạn để đổi mới công nghệ. Máy móc cũ
kỹ, lạc hậu làm cho năng suất lao động giảm, lãng phí nhiều nguyên liệu đầu vào, khả
năng cạnh tranh trên thị trường thấp, doanh thu theo đó cũng hạn chế, lợi nhuận không
được đảm bảo.
 DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý bị hạn chế, ít có khả năng thu hút
được nhà quản lý và người lao động giỏi, năng lực cạnh tranh thấp
Trong thời đại ngày nay, thông tin cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng
trong hoạt động SXKD. Với khả năng tài chính còn hạn chế các DNVVN thường khó
khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường.
Vấn đề đầu tư để nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản trị cũng ít được quan
tâm. Đội ngũ lao động chủ yếu là lao động phổ thông với trình độ tay nghề đơn giản.
Quy mô SXKD không lớn, DNVVN gặp phải bất lợi trong việc mua nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm như: không được hưởng các khoản chiết
khấu giảm giá do mua với số lượng ít, nhập khẩu máy móc thiết bị nước ngoài do
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
thiếu ngoại tệ nên phải mua qua đại lý với giá đắt hơn mua trực tiếp. Ngoài ra, nguồn
tài chính của DNVVN dành cho việc thực hiện chiến lược marketing còn hạn chế, ít có
khả năng vươn ra thị trường thế giới.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
 DNVVN có vai trò quan trọng trong việc thu hút tối đa mọi nguồn nhân lực
của đất nước, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội
Một trong những nhân tố không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp là nguồn lao
động. Hàng năm nước ta có trên 1.5 triệu người bước vào tuổi lao động, con số này
khôngngừng gia tăngtheo từngnăm đang đặt ra bài toán khó cho các nhà quản lý lao động.
Tuy số lượng lao động trong một DNVVN không đông, nhưng số lượng doanh
nghiệp lớn nên loại hình doanh nghiệp này vẫn là nguồn chủ yếu tạo ra phần lớn việc
làm cho xã hội.
Với lợi thế đa dạng về lĩnh vực kinh doanh và địa bàn hoạt động, DNVVN có thể
sử dụng nguồn lao động dồi dào ở khắp mọi nơi, ở mọi trình độ, từ đó giải quyết một
số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp
phần xóa đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao
động, thì khu vực này vượt trội hơn hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết
nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vai trò tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người
lao động của DNVVN có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ nâng cao mức sống
cho người dân trong nước mà còn góp phần ổn định chính trị - xã hội về lâu dài.
 DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo vùng lãnh thổ
DNVVN có tính linh hoạt, nhạy bén với thị trường, phạm vi hoạt động rộng khắp,
yêu cầu về địa bàn hoạt động không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn thường
tập trung ở các vùng đô thị nên không đáp ứng được tất cả các nhu cầu của nền kinh tế
như: lưu thông hàng hóa dịch vụ, ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công
nghiệp…Việc các DNVVN phân bố rộng và đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu thị
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
trường góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nên đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển các
vùng miền, địa phương.
 DNVVN có nhiều khả năng thu hút nguồn vốn trong dân cư và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực trong xã hội
Từ việc tạo lập DNVVN đã đưa một lượng vốn lớn từ tầng lớp dân cư đi vào
đầu tư sản xuất. DNVVN đã tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể dễ dàng huy động
vốn từ bạn bè và người thân. Nên, DNVVN được coi là phương tiện có tính hiệu quả
trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó trở
thành nguồn vốn đầu tư phát triển SXKD khá quan trọng. Số lượng lớn các DNVVN
cùng với các hình thức huy động vốn linh hoạt và đa dạng, phương thức sử dụng vốn
có hiệu quả đã làm cho khối các DNVVN góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã
hội đất nước.
 DNVVN đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất khẩu của
cả nước
Theo số lượng thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm các DNVVN tạo ra
khoảng 40% GDP của cả nước, trên 30% giá trị sản lượng công nghiệp, gần 90% tổng
mức bán lẻ, trên 70% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa, 100% giá trị sản lượng
hàng hóa của một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, chạm khảm…Trong
các ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy sản, DNVVN đã góp phần quan
trọng trong việc tạp ra giá trị xuất khẩu thông qua việc tham gia cung ứng nguyên liệu,
gia công, chế biến…
 DNVVN hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp lớn, góp phần làm cho nền
kinh tế phát triển năng động hơn
Các DNVVN có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp lớn thực hiện sản xuất
mang tính chuyên môn hóa, đồng bộ và hiện đại hóa. Vai trò của DNVVN trong mối
quan hệ này là: DNVVN làm đại lý, vệ tinh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp các vật tư
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
đầu vào với giá rẻ hơn, góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp lớn.
1.1.4 Xu hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phát triển DNVVN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, được
xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam
đã chính thức "nhảy" vào sân chơi quốc tế, do đó các doanh nghiệp trong nước cũng
đang phải đối mặt với một thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt..
DNVVN ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trên toàn
quốc với trên 500.000 doanh nghiệp . Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm hơn
2%, còn lại chủ yếu là DNNQD. Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%, lĩnh vực xây dựng 12%, nông nghiệp 11%,
còn lại 60% số doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ giúp các
DNVVN đã xác định mục tiêu như sau: “ Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước”.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
DNVVN phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa
học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng liên kết với các loại hình doanh nghiệp
khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển
SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Trong tương lai,
DNVVN có xu hướng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Dự tính đến cuối năm
2011 trên cả nước sẽ có khoảng 600.000 doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, giúp ổn định chính trị- xã hội.
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay
Theo quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi ”.
Như vậy có thể hiểu: “ Hoạt động cho vay của NHTM là hình thức cấp tiền vay,
theo đó NHTM giao cho DNVVN sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.
1.2.2 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 Cho vay ngắn hạn
Là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng và vốn vay từ ngân hàng sẽ hình
thành lên tài sản lưu động cho DNVVN.
Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN bao gồm:
+ Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản:
Cầm cố/thế chấp là phương pháp sử dụng tài sản để đảm bảo trả nợ cho một khoản
vay nào đó.
+ Cho vay bảo lãnh
Là sự cam kết bằng văn bản của NHTM( bên bảo lãnh) với bên nhận bảo lãnh
( DNVVN) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo
lãnh) khi khách hàng không thực hiện quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực
hiện đúng và đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh. Ngân hàng thường bảo
lãnh cho các DNVVN mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán,
vay vốn của TCTD khác ...
+ Cho vay tín chấp:
Là việc ngân hàng cho vay dựa vào sự tín nhiệm đối với người vay mà không cần
có tài sản đảm bảo cho món vay đó.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Khi các DNVVN đi vay dưới hình thức này sẽ:
- Không mất bất kỳ khoản chi phí nào khi vay tiền.
- Không phải tới ngân hàng, chỉ cần ở nhà vẫn có thể vay được tiền.
- Có thể liên hệ qua E-mail hoặc điện thoại, fax…
- Không phải nộp sổ đỏ, công chứng bất kỳ loại giấy tờ nào, chỉ cần photo là đủ.
- Không phải mất hàng tháng mới nhận được tiền, chỉ mất từ 3 tới 7 ngày.
+ Cho vay theo hình thức chiết khấu:
Là việc NHTM mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của DNVVN. Giấy tờ
có giá là các phương tiện chuyển đổi ra tiền, có giá trị và có thời hạn nhất định.
Bao gồm:
- Chiết khấu toàn bộ: NHTM mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng.
- Chiết khấu có kỳ hạn: NHTM chiết khấu kèm theo yêu cầu ngân hàng cam kết
mua lại toàn bộ giấy tờ có giá sau một thời gian nhất định.
+ Cho vay thấu chi:
Là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho DNVVN bằng cách cho phép DNVVN
chi vượt 1 số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình, đáp ứng nhu
cầu cần tiền nóng của DNVVN, vì vậy lãi suất thường cao và tính theo ngày. Cho vay
thấu chi được thực hiện trên tài khoản vãng lai và chủ yếu nhằm mục đích cho vay
đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nảy sinh bất chợt. Ngân hàng có thể tùy vào uy tín hoặc
chính sách của mình mà cấp cho hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo hoặc không.
Tuy nhiên, lãi suất thấu chi rất cao, gấp 1,5 lần lãi suất vay thông thường.
 Cho vay trung và dài hạn
Các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm là khoản cho vay trung hạn
còn trên 5 năm là cho vay dài hạn. Vốn vay từ ngân hàng sẽ hình thành lên tài sản cố
định cho DNVVN.
Cho vay trung và dài hạn bao gồm:
+ Cho vay theo dự án đầu tư:
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Đây là hình thức tín dụng trung dài hạn chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện
nay. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên cơ sở căn cứ khoa học và thực
tiễn về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo đổi mới kỹ thuật và công nghệ
những đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến
hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất
định. Dựa vào lĩnh vực tài trợ mà người ta chia hai hình thức phổ biến:
Hình thức tín dụng trung dài hạn nhằm cải tạo, khôi phục, mở rộng, thay thế tài
sản cố định.
Hình thức tín dụng trung dài hạn nhằm đầu tư cho các dự án xây dựng mới, đổi
mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động SXKD.
+ Cho vay hợp vốn( đồng tài trợ dự án đầu tư):
Khoản vay hợp vốn là một khoản vay được cấp cho người vay bởi một nhóm các
ngân hàng. Khoản vay này thường được “ thu xếp” bởi ngân hàng có uy tín nhất trong
tổ hợp ngân hàng đồng tài trợ.
Khi thực hiện vay hợp vốn, DNVVN được hưởng những ưu đãi như:
- Có thể vay được nhiều thông qua khoản vay hợp vốn.
- Có được quan hệ với ngân hàng mới.
- Hiệu quả về chi phí và thủ tục hành chính đơn giản.
- Đảm bảo bí mật.
+ Cho thuê tài chính:
Đây là hoạt động tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa
bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng
mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đố theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Hoạt động này đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và các bên liên
quan nói riêng.
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 Cung cấp nguồn vốn để DNVVN mở rộng sản xuất
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích sinh lời và để làm được điều đó thì họ
phải không ngừng mở rộng SXKD, nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Đây là
nhu cầu cấp thiết của mỗi doanh nghiệp, trong đó có DNVVN. Tuy nhiên không phải
doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất của mình vì khả
năng tài chính của các DNVVN bị hạn chế. Vì vậy mà nguồn vốn vay ngân hàng trở
thành mục tiêu mà các DNVVN tìm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của mình.
 Giúp hình thành một cơ cấu vốn hợp lý cho DNVVN
Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm: vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Chi phí vốn
chủ sở hữu thường cao hơn nhiều so với chi phí đi vay- lãi suất. Do đó, nguồn vốn vay
chính là đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các
DNVVN, do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì
vốn hạn hẹp và nếu có sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm sẽ khó được thị trường
tiếp nhận. Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết
cấu hợp lý từ đó tối đa hóa lợi nhuận.
 Góp phần thúc đẩy DNVVN hoạt động liên tục
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không tránh khỏi những
thời điểm thiếu vốn tạm thời, đặc biệt là DNVVN với lượng vốn hạn chế. Nguyên
nhân có thể do vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho, khách hàng mua hàng chịu…Thực
tế, hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng. Vì vậy, doanh
nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động của mình, giúp cho việc
kinh doanh không bị gián đoạn. Và cho vay của ngân hàng chính là một trong những
giải pháp an toàn, hiệu quả giúp cho DNVVN hoạt động liên tục.
 Thúc đẩy DNVVN nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, tăng tính cạnh tranh
Để có thể vay vốn từ phía ngân hàng, DNVVN phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn
của ngân hàng trong đó doanh nghiệp có phương án SXKD hiệu quả là rất quan trọng.
Và các CBTD ngân hàng với công tác thẩm định của mình sẽ đánh giá năng lực của
doanh nghiệp, tính khả thi của phương án. Ngân hàng chỉ cấp tiền vay cho các phương
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
án vay vốn có hiệu quả kinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc
lẫn lãi. Như vậy, ngân hàng trở thành người tư vấn, giám sát giúp cho DNVVN nâng
cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, trong đó có cả vốn tự có của doanh nghiệp và
vốn vay ngân hàng. Từ đó giúp DNVVN thực hiện được những phương án kinh doanh
hiệu quả, tạo đà nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đôi bên cùng có lợi.
1.3 HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại phần lớn thu nhập cho ngân
hàng. Song đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt đọng của ngân hàng.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay như thế nào đối với ngân hàng là một bài toán khó.
Hiệu quả cho vay được hiểu là: Đồng vốn của các ngân hàng cho các doanh
nghiệp vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế của từng vùng và quan trọng hơn là với đồng vốn đó các doanh nghiệp sẽ
tiến hành hoạt động SXKD hiệu quả, thu được lợi nhuận và hoàn trả vốn vay cho ngân
hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn đã kí trong hợp đồng.
Như vậy, hiệu quả cho vay là sự đáp ứng yêu cầu của DNVVN về vốn vay phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhà nước, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, và đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nhu
cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như tạo tâm lý thoải mái cho họ trong và sau khi
giao dịch với ngân hàng.
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.2.1 Đối với ngân hàng thương mại
Ngân hàng thường mại hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Do đó nâng
cao hiệu quả cho vay trước tiên đem lại nguồn trả nợ cho ngân hàng. Hoạt động kinh
doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thường
thấp. Khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
nguồn vốn đã huy động. Nếu số lượng khách hàng không trả được nợ tăng, ngân hàng
sẽ đứng bên bờ phá sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính
Mỹ năm 2008- khởi nguồn của cuộc suy thoái kinh tế thế giới mà đến nay mọi quốc
gia vẫn phải chống chọi, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay
doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng trở thành mục tiêu hướng đến của mọi
ngân hàng để duy trì hoạt động của chính mình.
1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, do đó theo
chu kỳ doanh nghiệp lại xuất hiện nhu cầu về vốn. Khi doanh nghiệp đi vay, ngân
hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của doanh nghiệp. Chắc chắn không ngân hàng nào
muốn cho vay một doanh nghiệp đã từng bị gia hạn nợ, treo lãi hay phải cơ cấu lại thời
hạn nợ…Để trả nợ đúng hạn, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải thực hiện
tốt phương án SXKD, có lãi đủ trang trải chi phí vay vốn. Như vậy kinh doanh có hiệu
quả không những đem lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp mà còn tạo dựng lòng tin
cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho những lần vay kế tiếp, cải thiện mối
quan hệ ngân hàng- doanh nghiệp.
1.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Ngân hàng và các doanh nghiệp là hai mắt xích quan trọng trong mạng lưới nền
kinh tế. Nếu 1 trong 2 mắt xích này gặp trục trặc thì nền kinh tế sẽ suy yếu tức khắc và
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội. Ngược lại, khi cả ngân hàng và
DNVVN đều ăn nên làm ra thì công ăn việc làm, phúc lợi xã hội đều được nâng cao.
Đây là tiền đề để duy trì một xã hội ổn định, vận hành một nền kinh tế vững mạnh.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính
* Về phía ngân hàng
- Chấp hành các bước cụ thể trong quy trình tín dụng, đây là việc làm cơ bản mà
về nguyên tắc là không thể bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào. Nó là cơ sở pháp lý đảm
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả. Hiện nay, một quy trình cho vay thường gồm
năm bước cơ bản: lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay, giải ngân và cuối
cùng là giám sát và thanh lý khoản vay.
- Kết cấu nguồn vốn cho vay: một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng là phân tán rủi ro. Cơ cấu của nguồn vốn cho vay là rất quan trọng
trong việc hạn chế rủi ro của ngân hàng. Để đảm bảo dược yêu cầu này, các ngân hàng
phải đa dạng hóa đối tượng khách hàng của mình, từ đó mà tránh được rủi ro lại có thể
góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa dạng.
- Quy mô của hoạt động tín dụng: một ngân hàng không chỉ quan hệ với các tổng
công ty lớn mà quên đi thị trường tiềm năng là các DNVVN. Một ngân hàng có hiệu
quả cho vay cao phải có đội ngũ khách hàng đông đảo và đa dạng, hơn nữa tỷ lệ dư nợ
trên một khách hàng không nên quá cao.
* Về phía khách hàng
- Một món vay có hiệu quả cao chỉ khi khách hàng có ý muốn hợp tác và là một
khách hàng có uy tín. Sự hợp tác thể hiện ở chỗ khách hàng cung cấp đầy đủ và chính
xác những thông tin liên quan cho cán bộ ngân hàng phân tich như: báo cáo tài chính,
báo cáo tổng hợp, những thông tin về tình hình vay nợ trước đó…Ngân hàng sẽ đưa ra
quyết định cho vay sau khi đã tiến hành các bước phân tích, thẩm định tín dụng.
- Những phương án SXKD hợp lý, khả năng về tài chính đảm bảo sẽ được chấp
nhận cho vay từ phía ngân hàng. Nhưng việc sử dụng vốn đúng mục đích mới là yếu
tố quyết định đến chất lượng khoản vay. Một khoản vay được sử dụng đúng mục đích
sẽ mang lại uy tín cho khách hàng, ngân hàng có được một đối tác đáng tin cậy, từ đó
sẽ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với ngân hàng.
* Về phía Nhà nước
- Các hợp đồng tín dụng muốn được thành lập nhanh chóng chỉ khi các giấy tờ, thủ
tục của cơ quan có thẩm quyền, ủy ban các cấp được giải quyết kịp thời. Hiện nay ở
nước ta, thủ tục giấy tờ còn rất rườm rà, mất thời gian làm ảnh hưởng tới tốc độ giải
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
ngân, gây thiếu vốn, làm chậm quá trình SXKD của doanh nghiệp.
1.3.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
Doanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định ( thường tính theo quý/năm) phản
ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp trong đầu tư cải tiến máy
móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng SXKD. Con số và tốc độ của doanh
số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là mở
rộng hay thu hẹp.
Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi được trong một thời
kỳ nhất định ( quý, năm), phản ánh tình hình thu nợ của khách hàng. So sánh con số
này với doanh số cho vay để xem xét hiệu quả hoạt động thu nợ của ngân hàng, từ đó
cho thấy chất lượng của khoản vay giúp ta quan sát được diễn biến hoạt động của ngân hàng.
Dư nợ phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ
thể. Con số này nếu tăng trưởng đều và ổn định qua các năm chứng tỏ quy mô hoạt
động cho vay dần được mở rộng, hiệu quả cho vay được nâng cao, tình hình hoạt động
của ngân hàng tiến triển tốt.
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Từ việc tính toán tỷ lệ trên, chúng ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt
động cho vay của ngân hàng đó. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng tín dụng
thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Việc ngân hàng có nhiều khoản vay là nợ quá
hạn không những làm giảm uy tín của ngân hàng mà có thể làm cho ngân hàng bị mất
vốn và mất khả năng thanh toán. Một ngân hàng có nhiều khoản vay là nợ quá hạn có
nguy cơ bị mất vốn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là yếu kém. Nếu tỷ lệ
nợ quá hạn vượt quá khả năng tự bù đắp của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng bị
đẩy đến bờ vực phá sản.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
 Nợ xấu
Nợ xấu bao gồm những khoản nợ nhóm 3, 4, 5 theo quy định của NHNN về phân loại nợ.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ
Đây là một tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng. Cùng với các quy định về cơ
cấu nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ) và chuyển nợ quá hạn, chất lượng cho vay
được xem xét toàn diện hơn do đã tính đến khoản nợ đã được cơ cấu lại. Nếu như
trước đây, việc chuyển nợ quá hạn chỉ được thực hiện khi khoản nợ đã đến hạn mà
không trả nợ được và không cơ cấu thì hiện nay NHTM có thể chuyển nợ quá hạn khi
khoản nợ đó chưa đến hạn nhưng bị đánh giá là không có khả năng trả. Một ngân hàng
có tỷ lệ nợ xấu cao là NHTM hoạt động kém hiệu quả, chất lượng cho vay thấp.
 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần vốn từ ngân hàng đến tay khách hàng rồi quay lại đúng
thời hạn trong một thời gian nhất định. Tốc độ luân chuyển vốn cao chứng tỏ đồng vốn
của ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của doanh nghiệp. Với số lượng
vốn nhất định, nhưng do tốc độ vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng không
những đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mà còn thêm nguồn vốn để
tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp khác thực hiện phát triển SXKD. Vòng quay vốn
tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp vay vốn cao, các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với đồng vốn vay của ngân hàng và chất lượng
cho vay được nâng cao.
 Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Lợi nhuận ngân hàng chủ yếu
đến từ hoạt động cho vay. Do đó không thể đánh giá hiệu quả cho vay là cao khi mà
lợi nhuận nó đem lại quá thấp. Với chỉ tiêu lợi nhuận, hiệu quả cho vay có thể xem
xét hai chỉ tiêu:
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
- Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay/Tổng dư nợ
Phản ánh một đồng dư nợ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
cao thì chứng tỏ khả năng sinh lời của khoản cho vay càng lớn.
- Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay/Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu cho biết lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm bao nhiêu trong tổng lợi
nhuận của ngân hàng. Chỉtiêu này cao thì hoạt động cho vay của ngân hàng là hiệu quả.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.4.1 Các nhân tố từ phía Ngân hàng thương mại
* Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của NHTM bao gồm các yếu tố: hạn mức cho vay đối với một
khách hàng, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, sự bảo đảm và khả
năng thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết các khoản nợ có vấn đề…Chính
sách tín dụng quyết định toàn bộ hướng phát triển của ngân hàng đó. Một chính sách
cho vay đồng bộ, thống nhất, khoa học và đúng đắn giúp cho cán bộ tín dụng có
phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động
cho vay. Khi ngân hàng đã có định hướng đầu tư cho DNVVN, họ sẽ có các chính
sách tín dụng riêng, các ưu đãi đối với bộ phận khách hàng này.
DNVVN có quy mô và phạm vi hoạt động phong phú, ngành nghề đa dạng nên
chính sách tín dụng của NHTM cũng cần phải được quyết định cụ thể, vừa đúng đắn
vừa linh hoạt, phù hợp với thực trạng của loại hình doanh nghiệp này.
* Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho
vay được bắt đầu từ khi phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Việc
xây dựng và thực hiện quy trình cho vay một cách chặt chẽ, hợp lý sẽ giúp cho ngân
hàng quản lý tốt các khoản nợ, thu hồi nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro về khả năng mất
vốn…Ngoài ra, quy trình cho vay cần phải rõ ràng. Nếu quy trình quá rườm rà và
phức tạp sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch vay vốn. điều này sẽ làm
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
giảm số lượng khách hàng đến xin vay, quy mô tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp.
* Sự đổi mới của hoạt động tín dụng và các sản phẩm bổ trợ
Sự đổi mới của hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng tạo ra sức hút lớn
đối với khách hàng. Ngân hàng cũng cần phải chứng minh uy tín và trình độ phát triển
của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động tín dụng như: thanh toán,
chuyển tiền, tài trợ thương mại, nhấn mạnh đến hoạt động marketing ngân hàng. Đối
với DNVVN, họ thường rất nhanh nhạy và đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ
như:giá cả hợp lý, có nhiều sự lựa chọn, phục vụ chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại…
* Chất lượng cán bộ ngân hàng
Hoạt động ngân hàng ngày càng đa đạng, phương tiện thiết bị ngày càng tiên tiến
hiện đại, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, khả
năng giao tiếp tốt, hiểu biết rộng, như vậy sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng và nâng
cao uy tín của ngân hàng. Trình độ cán bộ nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay.
DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và khá phức tạp. Vì vậy CBTD
yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo một cách đầy đủ, thiếu sự nhanh nhạy
với thị trường sẽ không thể phân tích và đánh giá một cách chính xác, đầy đủ về khách
hàng cũng như phương án, dự án SXKD. Các nhận định về khả năng thị trường hiện
tại và tương lai, chu kỳ vòng đời sản phẩm…là yếu tố quan trọng trong sự thành công
của dự án và đảm bảo cho khả năng trả nợ ngân hàng. Một CBTD giỏi còn là nhà tư
vấn đắc lực, tin cậy cho doanh nghiệp.
* Thông tin tín dụng
Các thông tin tín dụng bao gồm những thông tin tài chính, năng lực pháp lý, uy tín,
trình độ quản lý của doanh nghiệp và thông tin về kinh tế xã hội…Để hoạt động tín
dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời.
Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định
đúng đắn với khách hàng và lựa chọn món vay có lợi cho ngân hàng.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
* Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Đặc trưng nhất của ngân hàng là ‘đi vay để cho vay’, bởi vậy nếu không đi vay
được tức là không có vốn để cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng
thì càng có điều kiện phát triển hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động huy
động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay vì lãi suất phải đủ để trang trải chi
phí đầu vào.
Chất lượng hoạt động cho vay và chất lượng huy động vốn luôn đi đôi với nhau.
Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không thực hiện được hoạt động cho vay
hoặc thực hiện ít sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, chi phí trả lãi vốn tăng trong khi
thu nhập thấp hơn chi phí vốn thì ngân hàng sẽ không có lãi.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng
Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ một cách
nhanh chóng và chính xác. Ngân hàng có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình thị
trường để đưa ra những chiến lược, những chính sách phù hợp và kịp thời; cập nhật
liên tục thông tin liên quan đến khách hàng để loại bỏ những thông tin dư thừa, hạn
chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng phục vụ.
* Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng
Công tác sắp xếp cán bộ và các phòng ban một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ
nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng nhằm phát huy tối đa
năng lực của mỗi cá nhân.
1.3.4.2 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ
* Thực trạng tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của DNVVN
Thực trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng của khoản vay. Đối với DNVVN thuận lợi lớn nhất là áp lực
thanh toán các khoản tiền lương công nhân, nợ người bán, nợ vay ngân hàng…không
quá lớn và họ thường dễ dàng xoay xở hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của họ lại là khả năng quản lý và cân đối nguồn tiền.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Sự hạn hẹp về vốn khiến các DNVVN thường tập trung đầu tư vào tài sản cố định, dẫn
đến tình trạng thường xuyên thiếu vốn lưu động trong SXKD. Thậm chí có doanh
nghiệp còn sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có tính chất dài
hạn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán, doanh nghiệp làm ăn có lãi
nhưng vẫn phá sản do không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn. Hiệu quả làm ăn của
doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới chất lượng của khoản vay. Nếu làm ăn thua lỗ thì
khả năng không trả được nợ ngân hàng sẽ cao, ngân hàng có thể phải gia hạn nợ hoặc
phải chuyển sang nợ quá hạn, thậm chí là nợ khó đòi.
* Trình độ quản lý và khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp
Người điều hành có một vai trò quyết định trong sự thành bại của DN. So với các
doanh nghiệp lớn có mô hình quản lý chuyên biệt thì các DNVVN tỏ ra thua kém hơn
trong tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý. Hiện nay các chủ DNVVN đa số là
những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao, nhưng điều đó không có nghĩa là trình
độ quản lý của họ được hoàn toàn cải thiện, hạn chế lớn nhất của họ là thiếu kinh nghiệm.
Một doanh nghiệp được quản lý tốt sẽ hoạt động hiệu quả và có lãi, nên dễ dàng
được các ngân hàng cho vay vốn vì mức độ rủi ro thấp và ngược lại. Chính vì điều
nàycũng là nguyên nhân làm thu hẹp hay mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng.
* Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh
Các DNVVN thường bị hạn chế trong việc khảo sát và thu thập các thông tin thị
trường dẫn đến việc lập dự án, phương án SXKD không được đầy đủ và chính xác,
khó thuyết phục được ngân hàng đồng ý cho vay. Khi một phương án, dự án SXKD
khả thi và hiệu quả sẽ đảm bảo cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ
hạn chế được rủi ro và có thể cho vay với quy mô lớn hơn.
* Đạo đức doanh nghiệp
Các doanh nghiệp muốn được ngân hàng chấp thuận cho vay, trước hết doanh
nghiệp phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, thực trạng doanh
nghiệp nhất là các DNVVN có 2-3 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che dấu những
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
thông tin từ đó làm mất lòng tin của các nhà đầu tư, lập báo cáo tài chính không rõ
ràng, không minh bạch để gửi đến ngân hàng xin vay.
Thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới
chất lượng của khoản vay. Trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh,
doanh nghiệp lại được tự do kinh doanh và giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng thực
sự khó khăn trong việc quản lý nguồn thu nợ. Vì vậy, nếu chủ doanh nghiệp thiếu
thiện chí thì dù hợp đồng tín dụng có quy định chặt chẽ đến đâu cũng chưa phải là giải
pháp chắc chắn nhất.
1.3.4.3 Các nhân tố khác
* Môi trường kinh tế xã hội
Hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt
hiệu quả cao hay thấp , rủi ro ít hay nhiều đều có quan hệ mật thiết với các yếu tố như:
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…Một môi trường kinh tế xã hội
ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa, hạn chế được các yếu tổ rủi ro ngoài dự kiến, đảm bảo trả nợ vay
ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Còn ngân hàng cũng có đủ nguồn vốn, niềm tin để tăng
trưởng, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp.
* Môi trường pháp lý và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước tạo ra môi trường hành lang pháp
lý cho các hoạt động của ngân hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm: tính đồng bộ
của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời
nâng cao tính chấp hành pháp luật của các thành phần kinh tế và trình độ dân trí trong
toàn xã hội.
Sau luật doanh nghiệp và nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về phát
triển DNVVN, Chính phủ đã có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ cho sự thành lập và
phát triển DNVVN. Mới đây nhất là nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6
năm 2009 về trợ giúp phát triển DNVVN. Nhiều cơ quan tổ chức được thành lập vì
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
mục tiêu này như Hiệp hội DNVVN Việt Nam và các tỉnh, thành phố, Cục phát triển
DNVVN- Bộ Tài chính, Quỹ BLTD…
* Môi trường tự nhiên
Bên cạnh sự ảnh hưởng bởi những nhân tố do con người tạo ra thì những yếu tố
bất thường do thiên nhiên mang lại như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa…cũng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay của ngân hàng. Những yếu tố này xảy ra có thể
gây hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng do việc kinh doanh của khách
hàng bị đình trệ, dẫn tới tổn thất lớn hiệu quả kinh doanh giảm sút, các khoản nợ của
ngân hàng bị trì hoãn thậm chí không thể trả được. Đặc biệt ở nước ta, số DNVVN
hoạt động trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp với nhiều hạn chế về trình độ khoa
học kĩ thuật, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên chiếm tỷ trọng không nhỏ. Vì vậy,
điều kiện tự nhiên thuận lợi là một tiền đề quan trọng để DNVVN hoạt động có hiệu
quả, từ đó nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM.
Chương 1 đã giới thiệu những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của NHTM đối
với DNVVN, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động này. Cho vay DNVVN là một
hoạt động quan trọng trong các nghiệp vụ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Sau đây là
chương 2 giới thiệu tổng quan về ngân hàng và kết quả đạt được trong công tác cho
vay đối với DNVVN.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Tây Hà Nội
Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Theo đó hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng
thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không
nhỏ vào nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên cả nước mà đặc biệt là trong lĩnh
vức Nông nghiệp và nông thôn.
Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành
NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT
Việt Nam đựơc xác định thêm nhiệm vụ: “ Đầu tư phát triển đối với khu vực nông
thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.
NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng duy nhất có mạng lưới rộng khắp tại tất cả
các đô thị và vùng nông thôn. Với công nghệ ngày càng tiên tiến bao gồm hơn 25.000
nhân viên được đào tạo, hệ thống làm việc ở hơn 2000 Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh,
thành phố, huyện, xã. Kể từ năm 1993 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng
Việt Nam đầu tiên được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Úc Cooper and Lybrand thực hiện và xác nhận “NHNo&PTNT Việt Nam là tổ chức
ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy”.
NHNo&PTNT Tây Hà Nội có trụ sở chính tại Lô A1K, Cụm sản xuất
TTCN&CNN, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội được
thành lập vào ngày 05/06/2003 theo theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB ngày
5/6/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 21/07/2003.
NHNo&PTNT Tây Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo
luật các TCTD và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Tây
Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào
NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở
tài khoản giao dịch tại NHNN Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả
nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã và đang hoạt động
kinh doanh trên cở sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội
Với 8 phòng ban chính là Phòng hành chính nhân sự, Phòng nguồn vốn và kế
hoạch tổng hợp, Phòng tín dụng, Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng thanh toán quốc tế,
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Marketing, Phòng điện toán. Từ 16/1/2008,
căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam kèm theo Quyết
định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thành lập phòng
giao dịch Marketing nhằm đưa công tác tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đi vào hoạt động chuyên nghiệp hơn.
NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã phát triển thêm 3 Chi nhánh trực thuộc nội bộ
là: Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Trường Trinh. Từ
năm 2003 đã phát triển thêm mạng lưới 6 phòng giao dịch khu vực trên các địa bàn
là trung tâm kinh tế của thành phố để phục vụ nhân dân, phục vụ khách hàng nhằm
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
nâng cao vị thế cũng như thành phần kinh doanh của đơn vị.
Với hệ thống mạng lưới hiện có đã đáp ứng ngày càng có hiệu quả nhu cầu gửi
tiền, vay vốn và các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và đáp ứng yêu cầu kinh
doanh đa năng của một NHTM trên địa bàn đô thị loại I.
Mọi hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thực hiện dưới sự chỉ đạo của
Ban giám đốc- đứng đầu là Giám đốc, người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của tổ
chức. Giúp cho giám đốc là 2 phó giám đốc được phân công chỉ đạo theo từng mảng
kinh doanh và hành chính. Ban tham mưu cho ban giám đốc có các trưởng phòng
chuyên môn nghiệp vụ.
Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:
- Phòng Hành chính nhân sự:
+ Dự thảo quy định, nội dung về quản lý lao động, tài sản cố định, công cụ lao
động, phòng cháy chữa cháy về đảm bảo an ninh trật tự.
+ Tư vấn pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, tham gia tố
tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Dịch vụ &
Marketing
Phòng
Kế
hoach
kinh
doanh
Phòng
Kiểm
tra
kiểm
toán
nội bộ
Phòng
Hành
chính
nhân
sự
Phòng
Thanh
toán
quốc tế
Phòng
Kế
toán
ngân
quỹ
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Điện
toán
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
theo sự ủy quyền của giám đốc.
+ Điều mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
+ Quản lý sử dụng con dấu, lưu trữ văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tiếp nhận luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ tuân thủ mọi
thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của chi
nhánh.
+ Thực hiện theo dõi quản lý các tài sản tại hội sở về hiện vật, hiện trạng của tài sản,
phối hợp với phòng kế toán- ngân quỹ thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng quản
lý và công tác kiểm kê tài sản.
+ Thực hiện công tác thông tin tuyên tuyền, quảng cáo, tiếp thị theo điều chỉnh của
ban giám đốc.
+ Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm
đau, hiếu hỉ với cán bộ nhân viên.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh:
+ Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 5 năm và
kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, 6 tháng, năm của chi nhánh
tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch quý, năm trình giám đốc giao cho đơn vị
trực thuộc.
+ Thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hòa vốn toàn chi nhánh.
+ Tổng hợp phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.
+ Nghiên cứu đề xuất triển khai áp dụng các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động
kinh doanh chi nhánh.
+ Xây dựng chiến lược kế hoạch, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách thu hút
khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng Tín dụng:
Làm chức năng tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
+ Nghiên cứu chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các
chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín
dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tiêu dùng sản xuất, lưu
thông và tiêu dùng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn biện
pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
+ Thẩm định cho vay các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên
theo phân cấp ủy quyền.
+ Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước
ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và
các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn.
Đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc cho phép nhân rộng.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục.
+ Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các phòng giao dịch trực
thuộc trên địa bàn.
+ Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh.
+ Nghiên cứu các đề xuất huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho
vay, phí dịch vụ trong từng thời kỳ cho phù hợp.
+ Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng.
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của toàn chi nhánh, có trách nhiệm
thường xuyên đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình đã được giám đốc
phê duyệt.
+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư
kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
+ Hướng dẫn kiểm tra theo chuyên đề khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng,
thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc của chi nhánh.
+ Thống kê tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Phòng Kế toán ngân quỹ
+ Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán
thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Xây dựng quyết toán khách hàng tài chính, khách hàng tiền lương của chi nhánh
trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt.
+ Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán trong nước.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn tại theo quy định.
+ Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
+ Quản lý việc sử dụng thiết bị tin học, định kỳ tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị tin
học.
+ Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ tín dụng, công tác điện
toán, phục vụ kinh doanh trong chi nhánh.
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo theo chế độ.
+ Thực hiện chế độ thanh toán báo cáo theo quy định.
+ Hướng dẫn kiểm tra chuyên đề.
+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong toàn chi nhánh.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được giao.
- Phòng thanh toán quốc tế :
+ Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Xây dựng chiến
lược phát triển các sản phẩm dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong từng thời kì.
+ Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN Việt
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Nam, NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như thanh toán thẻ, thanh toán séc,
du lịch, chuyển tiền nhanh...
+ Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án ủy thác cả các tổ chức chi nhánh nước ngoài.
+ Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng, mở L/C bằng vốn tự có, ký
quỹ 100%.
+ Hướng dẫn và kiểm tra đào tạo nghiệp vụ theo chuyên đề.
+ Tổng hợp báo cáo thống kê định kì đột xuất, báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm
theo định kì.
+ Tổ chức theo dõi bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quyết định của NHNN, NHNo&PTNT
Việt Nam.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao.
- Phòng Dịch vụ & Marketing
+ Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng để thiết kế những
sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu và ước muốn đó.
+ Phát hiện những cơ hội và thách thức do môi trường đem lại.
+ Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp Marketing như tuyên truyền, quảng
cáo... để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sảm phẩm dịch
vụ của ngân hàng.
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
+ Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam trực tiếp kiểm tra các hoạt động nhiệm vụ trên tất cả
các lĩnh vực của NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
+ Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm tồn tại.
+ Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm toán của các ngành, các cấp và của
thanh tra NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
+ Xem xét, trình Giám đốc giải quyết các đơn thu khiếu nại, tố cáo có liên quan đến
NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định.
- Phòng điện toán
+ Quản lý, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng định hướng, mục
đích, chức năng hoạt động của chi nhánh và theo qui định của NHNN.
+ Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác thông tin tư liệu phục vụ công tác
điều hành và quản lý theo đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân
hàng và theo quy định cấp trên.
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội
2.1.3.1 Tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Huy động vốn là hoạt động quan trọng đầu tiên và là khâu không thể thiếu trong
toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn tiền để cho
vay và đầu tư khác. Công tác huy động vốn gắn liền với công tác cho vay vốn.
Trên cơ sở nhận thức rõ những điều đó, ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT
Tây Hà Nội đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
và đã đạt được những kết quả bước đầu:
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ST % ST %
So với 2008
ST %
So với 2009
ST % ST %
Tổng nguồn vốn huy động 2,536 100 2,901 100 365 14.39 3,366 100 465 16.03
Theo kỳ hạn
+ TG không kì hạn 465 18.34 534 18.41 69 14.84 598 17.77 64 11.99
+ TG ≤ 12 tháng 679 26.77 716 24.68 37 5.45 917 27.24 201 28.07
+ TG >12 tháng 1,392 54.89 1,651 56.91 259 18.61 1,851 54.99 200 12.11
Theo đôi tượng khách hàng
+ TG dân cư 475 18.73 560 19.30 85 17.89 625 18.57 65 11.61
+ TG TCKT 1,323 52.17 1,340 46.19 17 1.28 2,436 72.37 1,096 81.79
+ TG TCTD 738 29.10 1001 34.51 263 35.64 305 9.06 -696 -69.53
Theo loại tiền
+ VNĐ 2,105 83.00 2,344 80.80 239 11.35 2,596 77.12 252 10.75
+ Ngoại tệ đã quy đổi 431 17.00 585 20.17 154 35.73 770 22.88 185 31.62
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2008-2010)
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Xác định rõ huy động vốn là công tác trọng yếu trong hoạt động kinh doanh,
những năm qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn phấn đấu huy động vượt chỉ tiêu đề
ra, năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động các năm 2008, 2009, 2010
lần lượt là 2,536; 2,901; 3,366 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng từng năm là
14.39%, 16.03%. Đây được coi là kết quả khả quan của ngân hàng khi trong bối cảnh
nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Xét theo kỳ hạn gửi tiền: Tiền gửi các kỳ hạn đều gia tăng qua các năm cho thấy
nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong đó tiền gửi trung dài hạn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tương
đối, giúp cho ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt. Năm 2008 huy động được 1,392
tỷ đồng vốn trung dài hạn. Năm 2009 đạt 1,651 tỷ đồng tăng 259 tỷ tương ứng với tốc
độ tăng trưởng 18.61% và chiếm 56.91% tổng số tiền gửi. Năm 2010 đạt 1,851 tỷ
đồng tăng 200 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng 12.11%, chiếm 54.99% tổng số
tiền gửi. Nguồn vốn trung dài hạn thường có chi phí cao, song nó lại là nguồn đem lại
thu nhập lớn cho ngân hàng do có thời gian sử dụng dài và linh hoạt. NHNo&PTNT
Tây Hà Nội huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn này được coi là tín hiệu tốt
cho kết quả kinh doanh. Đồng thời cũng đặt ra bài toán nâng cao hiệu quả quản lý các
khoản cho vay trung dài hạn. Ngoài tiền gửi trung dài hạn chiếm đa số, còn có các
khoản tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn cũng đóng góp không ít trong tổng nguồn
vốn huy động của ngân hàng.
Xét theo đối tượng tiền gửi: Tiền gửi của dân cư và TCKT tăng nhanh qua các
năm, có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể năm 2009 huy động từ dân cư được 560 tỷ
đồng tăng 19.3% so với năm 2008, năm 2010 đạt 625 tỷ đồng tăng 11.61% so với năm
2009. Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn huy động được. Năm
2008, tiền gửi tổ chức kinh tế là 1,323 tỷ đồng chiếm 52.17% tổng số tiền gửi, năm
2009 là 1,340 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1.28%. Như vậy lượng tiền
gửi của TCKT sang năm 2009 có tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số tiền
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
gửi so với năm 2008. Đến năm 2010 lượng tiền gửi của TCKT lại tăng đột biến với
2,436 tỷ đồng chiếm 72.34% tổng số tiền gửi với mức độ tăng trưởng là 81.79%. Kết
quả này cho thấy ngân hàng đã tạo dựng niềm tin tốt cho các doanh nghiệp để họ coi
đây là nơi gửi tiền an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên quy mô này vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng của địa bàn huyện Từ Liêm- một khu vực rộng lớn có đông đảo các
TCKT hoạt động. Đáng chú ý là lượng tiền gửi của TCTD tăng nhanh ở năm 2009
nhưng sang năm 2010 lại giảm đột biến. Năm 2009 là 1001 tỷ đồng với mức tăng
trưởng là 35.64%, năm 2010 chỉ còn 305 tỷ đồng với mức tăng trưởng -69.53%. Điều
đó cho thấy uy tín của ngân hàng trong năm 2010 đã bị ảnh hưởng, đặt ra bài toán tìm
nguyên nhân và giải pháp nâng cao vị thế của ngân hàng trong hệ thống các NHTM
trong nước.
Xét theo loại tiền tệ: Nguồn vốn bằng VND tăng nhanh qua các năm. Năm 2009
tăng lên 239 tỷ đồng so với năm 2008 với mức độ tăng trưởng là 11.35%. Đến năm
2010 nguồn vốn này đã là 2,596 tỷ đồng tăng lên 252 tỷ đồng so với năm trước đó
tương ứng với mức độ tăng trưởng là 10.75%. Sang đến nguồn ngoại tệ đã quy đổi,
năm 2008 là 431 tỷ đồng, năm 2009 là 585 tỷ đồng, năm 2010 là 770 tỷ đồng. Như
vậy, nguồn ngoại tệ đã quy đổi mà ngân hàng huy động được qua các năm cũng có xu
hướng tăng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.
Huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên rất quan trọng của NHTM. Trong những năm
qua, bên cạnh vài hạn chế, nhìn chung NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có nhiều thành
tích trong công tác này, với tốc độ tăng trưởng ổn định. Song để duy trì và nâng cao
thành tích này thì ngân hàng cần phải nâng cấp, cải tạo các phòng giao dịch, triển khai
nhiều dịch vụ gửi tiền hấp dẫn, mới lạ nhằm thu hút hơn nữa nguồn tiền nhàn rỗi ngoài
xã hội.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng
Song song với việc huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, có nhiều hình thức sử
dụng vốn nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
động đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện thông qua
bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ST % ST % So với 2008 ST % So với 2009
ST % ST %
Theo kỳ hạn vay
Cho vay ngắn hạn 1,127 54.66 1,285 52.71 158 14.02 1,216 42.79 -69 -5.37
Cho vay trung hạn 500 24.25 300 12.31 -200 -40.00 369 12.98 69 23.00
Cho vay dài hạn 435 21.10 853 34.98 418 96.09 1,257 44.23 404 47.36
Theo loại tiền
VND 1,764 85.55 1,745 71.58 -19 -1.08 2,214 77.9 469 26.88
Ngoại tệ quy đổi 298 14.45 693 28.42 395 132.55 628 22.1 -65 -9.38
Tổng dư nợ 2,062 100 2,438 100 376 18.23 2,842 100 404 16.57
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2010)
Dù nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
mang lại nhưng công tác cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn có những kết quả
tích cực. Tổng dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 là 2,062 tỷ đồng,
năm 2009 tăng lên 376 tỷ đồng và đạt 2,842 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng
trưởng tín dụng lần lượt từng năm là 18.23%, 16.57%. Trong cơ cấu dư nợ của
NHNo&PTNT Tây Hà Nội là cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng cho
vay ngắn hạn trong tổng dư nợ trong năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 54.66%,
52.71%, 42.79%, tuy nhiên lại có xu hướng giảm kéo theo tốc độ tăng trưởng của cho
vay ngắn hạn của ngân hàng cũng giảm dần qua các năm, thậm chí xuống mức âm.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Trong năm 2009 cho vay ngắn hạn là 1,285 tỷ đồng tăng 158 tỷ đồng so với năm 2008
tương ứng với mức tăng trưởng là 14.02%; nhưng sang đến năm 2010 con số này giảm
đi 69 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng -5.37%. Do ngân hàng mở rộng lĩnh
vực cho vay với nhiều thành phần kinh tế và ngành nghề, lĩnh vực. Nhiều DN tuy vừa
mới đi vào hoạt động song đã có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả và
được ngân hàng chấp thuận cho vay. Cùng với đó là hiệu quả của chính sách cho vay
hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ DNVVN của chính
phủ và để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả, ổn định, NHNN đã hạ
thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 5%.
Cho vay dài hạn tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 đạt 853 tỷ đồng, tăng 418 tỷ
đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 96.09%. Sang đến năm
2010, cho vay dài hạn là 1,257 tỷ đồng. ứng với tốc độ tăng trưởng 47.36%. Tuy
nhiên, cho vay trung hạn của ngân hàng qua các năm không được ổn định, chiếm tỷ lệ
nhỏ, có xu hướng giảm về số tiền và tỷ trọng. Cho vay trung hạn trong năm 2009 giảm
đi 200 tỷ đồng so với năm 2008 ứng với tốc độ tăng trưởng -40%. Sang 2010 có cải
thiện đáng kể ( tăng 69 tỷ đồng) nhưng vẫn còn thấp so với quy mô tổng nguồn vốn.
Nguyên nhân của sự suy giảm cho vay trung hạn do sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các
doanh nghiệp muốn khôi phục kinh doanh, mở rộng sản xuất nên cần lượng vốn lâu
dài để đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Vì vậy, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng
lên trong năm 2010 kéo theo đó là sự giảm sút của cho vay ngắn hạn.
Theo loại tiền tệ, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng nội tệ năm 2010
(26,88%) tăng so với năm 2009 (-1,08%) trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
bằng ngoại tệ giảm đáng kể. do biến động của thị trường ngoại hối và chính sách điều
tiết vĩ mô hạ thấp lãi suất nội tệ của Chính phủ. So với việc mất giá của đồng nội tệ,
một số doanh nghiệp lựa chọn vay bằng đồng ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho khoản
vay của mình kết quả là tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2009 tăng
chóng mặt lên đến mức là 132,55%, nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống - 9,38%.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm 2009 tiếp tục là thách thức cho thực thi
chính sách tiền tệ như thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách cũng tăng
cao, mức thâm hụt năm 2009 là 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó
mà gây áp lực giảm giá VND. Nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp
(lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi suất cho vay..) gây áp lực giảm giá VND, đồng thời
kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan
hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm tiền đồng. Điều này tiếp
tục gây áp lực giảm giá VND. Đồng thời, sự biến động mạnh của giá vàng cũng có
những tác động bất lợi đến tỷ giá. Trước tình hình đó NHNN đã kịp thời điều chỉnh
nâng tỷ giá, thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các
tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá. Thị trường ngoại hối bớt căng thẳng,
theo đó cho vay bằng ngoại tệ cũng suy giảm, các doanh nghiệp trở lại huy động vốn
bằng VND. Theo đó dư nợ cho vay của ngân hàng bằng nội tệ cũng gia tăng năm 2010
là 469 tỷ đồng so với năm 2009.
Nói chung, tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh theo chiều gia tăng những
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính chất của các khoản vay cộng thêm vào đó là diễn
biến khó khăn của nền kinh tế.
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng
Năm 2010 đã có những sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cán bộ về tầm
quan trọng của công tác phát triển sản phẩm dịch vụ.
 Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại :
Tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 55,2 triệu USD so với 2009 ( tương đương
32%). Tuy nhiên do chủ yếu là những món chuyển tiền lớn nên chỉ thu dược mức tối
đa. Dẫn tới tổng phí thu được sau khi trừ đi điện phí đạt 2,980 triệu đồng, tăng 58 triệu
so với năm 2009 ( tương đương 3%).
Về kinh doanh ngoại tệ : Tổng doanh số mua bán đạt 101,8 triệu USD, tăng 29,4
triệu USD so với năm 2009( tương đương 24%). Tổng lãi kinh doanh ngoại tệ năm
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
2010 đạt 5.986 triệu đồng( bao gồm cẩ chi phí tư vấn và dịch vụ mua bán ngoại tệ),
tăng 844 triệu so với 2009 ( tương đương 20%). Tổng phí và lãi thu được năm 2010
đạt 7,315 triệu đồng, tăng 892 triệu đồng ( tương đương 15% so với năm trước).
 Phát hành thẻ
Ước tính đến cuối năm 2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đạt
khoảng 28,5 triệu thẻ, hơn 11.000 ATM và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ ( POS)
được lắp đặt. Số dư tài khoản năm 2010: 25 tỷ đồng ( năm 2009: 20 tỷ đồng); số dư
bình quân thẻ: 1,59 triệu đồng ( năm 2009: 1.25 triệu đồng). Phí và lãi thu từ dịch vụ
thẻ ATM, thẻ tín dụng năm 2010: 570 triệu đồng ( tăng 390 triệu đồng so với năm 2009).
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm 2008-2010 hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả sau :
Bảng 2.3 : Kết quả kinh doanh năm 2008-2010
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
ST
Chênh lệch
ST
Chênh lệch
ST % ST %
Thu nhập 431,674 368,503 -63,171 -14.63 407,553 39,050 10.60
Chi phí 398,759 334,757 -64,002 -16.05 376,063 41,306 12.34
Lợi nhuận trước thuế 32,915 33,746 831 2.52 31,490 -2,256 -6.69
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2010)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 thu nhập mà ngân hàng đạt được là
368,503 triệu đồng giảm 63,171 triệu đồng so với năm 2008 trong khi đó chi phí ngân
hàng bỏ ra là 334,757 tỷ đồng ( giảm 64,002 triệu đồng). Năm 2010 thu nhập ngân
hàng đạt được là 407,553 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 10.6%, trong khi đó
chi phí ngân hàng bỏ ra là 376,063 triệu đồng ( ứng với tốc độ tăng trưởng 12.34%).
Như vậy trong năm 2010, nguồn chi phí ngân hàng phải bỏ ra tăng nhanh hơn thu
nhập ngân hàng có được dẫn đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong năm này bị
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
giảm sút. Biểu hiện : Năm 2009 lợi nhuận hạch toán của ngân hàng đạt 33,746 triệu
đồng tăng 831 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 2.52%.
Tuy nhiên sang đến năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ đạt có 31,490
triệu đồng, giảm 2,256 triệu đồng so với năm 2009. Như vậy trong năm 2010, tình
hình kinh doanh của ngân hàng cũng đã đạt được lợi nhuận nhưng chưa tương xứng
với quy mô vốn mà ngân hàng bỏ ra. Thời gian tới, ngân hàng cần thực hành tiết kiệm
chi phí để nâng cao lợi nhuận.
2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI
2.2.1 Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng
Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh
cũng luôn quan tâm cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là những
DNVVN có dự án, phương án SXKD khả thi và có tài sản đảm bảo.
Bảng 2.4 : Số lượng DNVVN vay vốn tại ngân hàng năm 2008-2010
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ trọng
%
Số
lượng
Tỷ trọng
%
Số
lượng
Tỷ trọng
%
Tổng số khách hàng DN 98 111 278
DN lớn 23 23.47 25 22.52 48 17.27
DNVVN 75 76.53 86 77.48 230 82.73
Khách hàng là DNVVN 75 86 230
DNNN 14 18.67 16 18.60 15 6.52
DNNQD 61 81.33 70 81.4 215 93.48
( Nguồn : Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm 2008-2010)
Có thể thấy, DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp
có quan hệ tín dụng với ngân hàng (>60%). Quy mô phát triển cho vay khách hàng là
DNVVN từng bước được mở rộng.
Lượng DNVVN vay vốn tại ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 ngân
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
hàng cho vay được 111 doanh nghiệp trong đó có 86 DNVVN, tăng 11 doanh nghiệp
so với năm 2008, năm 2010 cho vay với 230 DNVVN, tăng 144 doanh nghiệp so với
năm 2009. Do đó tỷ trọng trong tổng khách hàng doanh nghiệp của DNVVN chiếm
đa số, lần lượt là 76.53%, 77.48% và 82.73%.
Xuất phát từ thực tế, địa bàn hoạt động của chi nhánh đông dân cư, có nhiều
doanh nghiệp và hộ sản xuất, đặc biệt là các DNVVN. Vì vậy, khả năng tiếp cận với
những DNVVN cần vốn và đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng là rất cao. Trong tổng
số khách hàng là DNVVN, khối DNNQD chiếm ưu thế hơn so với DNNN. Ngân hàng
đã chủ động mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Cho vay đối với
doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), cụ thể năm 2009 là 70 doanh
nghiệp chiếm 81.40% tổng số DNVVN, năm 2010 là 215 doanh nghiệp (chiếm
93.48% tổng số DNVVN). Đây là một hướng đi hợp lý vì phần lớn các DNVVN nằm
ở khu vực tư nhân, tiềm năng cho vay đối với khu vực này rất lớn khi chủ trương cổ
phần hóa DNNN, giảm bớt về số lượng và tỷ trọng DNNN. Bên cạnh đó, trong những
năm qua các DNNN đã bộc lộ những điểm yếu kém, hiệu quả hoạt động SXKD thấp.
Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi dành cho
DNVVN, nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng tiềm năng này, nâng cao số lượng
chất lượng cho vay DNVVN.
2.2.2 Tình hình cho vay và dư nợ
Trong 3 năm 2008-2010 hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được kết quả sau:
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Bảng 2.5 : Tình hình cho vay và dư nợ DNVVN năm 2008-2010
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
tiền
Số
tiền
So với năm
2008 Số
tiền
So với năm
2009
ST % ST %
Doanh số cho vay DNVVN 1,217 1,467 250 20.54 1,864 397 27.06
Doanh số thu nợ 983 1,019 36 3.66 1,395 376 36.90
Dư nợ DNVVN 1,239 1,687 448 36.16 2,156 469 27.80
Tổng dư nợ 2,062 2,438 376 18.23 2,842 404 16.57
Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ (%) 60.09 69.19 75.86
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh các năm 2008-2010)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua tình hình cho vay, thu nợ,
dư nợ của chi nhánh đối với loại hình DNVVN đã có những biến động nhất định.
Doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 1,467 tỷ
đồng, tăng 20.54% so với năm 2008. Năm 2010 cho vay DNVVN đạt 1,864 tỷ đồng,
tăng 27.06% so với năm 2009. Như vậy doanh số cho vay DNVVN của ngân hàng
tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm cho dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều
khó khăn. Tuy nhiên ta cũng cần xem xét tới khả năng thu nợ của ngân hàng đối với
DNVVN thông qua chỉ tiêu doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ DNVVN năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 đạt
1,019 tỷ đồng, tăng 3.66% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ DNVVN
DNVVN đạt mức 1,395 tỷ đồng với mức tăng trưởng 36.90% so với năm 2009. Đây
được coi là kết quả tích cực trong bối cảnh nhiều DNVVN còn gặp khó khăn về tài
chính. Có được kết quả này là nhờ sự tích cực của cán bộ ngân hàng, thẩm định và
quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời
điểm thu nợ kịp thời. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trả nợ
đúng hạn và tiếp tục có quan hệ lâu dài với ngân hàng.
Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Minh Huệ
Lớp: CQ45/15.04
Xác định DNVVN là khách hàng quan trọng của ngân hàng nên ngân hàng luôn
quan tâm và dành nhiều ưu đãi cho đối tượng này. Điều đó được thể hiện qua tỷ trọng
dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao
(>60%). Cụ thể, năm 2008 dư nợ DNVVN chiếm 60,09% tổng dư nợ; năm 2009 con
số này tăng trưởng lên 69.19%; sang năm 2010, tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
cao và khả quan hơn năm 2008 ( 75.86%).
Cùng với sự gia tăng khách hàng DNVVN là sự tăng trưởng dư nợ của nhóm
khách hàng này và được coi là hợp lý. DNVVN luôn chiếm tỷ lệ trên 75% số khách
hàng là doanh nghiệp của ngân hàng.
2.2.3 Cơ cấu dư nợ trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.3.1 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn
Dư nợ theo kì hạn của ngân hàng đối với DNVVN trong những năm gần đây được
thể hiện như sau :
Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ DNVVN theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ST % ST % ST %
1. Cho vay ngắn hạn 1,127 54.66 1,285 52.71 1,216 42.79
Cho vay DNVVN 774 68.68 798 62.10 926 76.15
2. Cho vay trung hạn 500 24.25 300 12.31 369 12.98
Cho vay DNVVN 198 39.60 235 78.33 247 66.94
3. Cho vay dài hạn 435 21.10 853 34.99 1,257 44.23
Cho vay DNVVN 267 61.38 654 76.67 876 69.69
Tổng dư nợ DNVVN 1,239 60.09 1,687 69.20 2,156 75.86
Cho vay ngắn hạn 774 62.47 798 47.30 926 42.95
Cho vay trung hạn 198 15.98 235 13.93 354 16.42
Cho vay dài hạn 267 21.55 654 38.77 876 40.63
Tổng dư nợ 2,062 2,438 2,842
( Nguồn : Báo cáo tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm 2008-2010)
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội

More Related Content

What's hot

Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAY
Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAYĐề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAY
Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Trần Đức Anh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiDương Hà
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Dương Hà
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAY
Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAYĐề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAY
Đề tài: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải PhòngLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội

Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VNChuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VNKen Severus
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp banktaothichmi
 
de an mon hoc (32).doc
de an mon hoc  (32).docde an mon hoc  (32).doc
de an mon hoc (32).docLuanvan84
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docsividocz
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội (20)

Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VNChuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
Chuyên đề: Phát triển SMEs tại VN
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docxLuận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển dnv&n tại vp bank
 
de an mon hoc (32).doc
de an mon hoc  (32).docde an mon hoc  (32).doc
de an mon hoc (32).doc
 
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và NhỏCơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
 
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và NhỏCơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân HàngGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
 
Cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng.docx
Cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng.docxCơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng.docx
Cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng.docx
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Đề tài: Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank Hà Nội

  • 1. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 DANH MỤC VIẾT TẮT NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân Quỹ BLTD Quỹ bảo lãnh tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế
  • 2. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi xóa bỏ chế độ bao cấp bước sang nền kinh tế thị trường năm 1986, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu xuất hiện và hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Việc ban hành Luật doanh nghiệp vào năm 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà doanh nghiệp lập các công ty mới về cả số lượng và chất lượng. Số lượng doanh nghiệp tư nhân, và đặc biệt là các DNVVN đã tăng mạnh. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự tồn tại của loại hình DNVVN đóng một vai trò to lớn và có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn thì các DNVVN là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế. Nó tạo động lực phát triển toàn diện và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, góp phần tận dụng tối đa mọi nguồn lực vào việc tạo ra của cải cho toàn xã hội. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, đặc biệt đó là việc huy động vốn dùng cho SXKD và đổi mới công nghệ. Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, của cán bộ nhân viên phòng tín dụng, đồng thời có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS-TS.ĐINH XUÂN HẠNG em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội ”. Luận văn được chia làm 3 phần: Chương 1 : Lý luận chung về hiệu quả cho vay đối với DNVVN. Chương 2 : Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
  • 3. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Do trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn thầy cô giáo và các anh chị trong ngân hàng để luận văn được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Minh Huệ
  • 4. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và đa dạng, song chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu DNVVN. Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm DNVVN và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề tiêu chí để phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về DNVVN, doanh nghiệp nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu...Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của một nước ( trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên), tính chất ngành nghề, vùng lãnh thổ. Các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau. Ở Việt Nam để giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào. Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó DNVVN là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNVVN ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa DNVVN như sau: “ DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc
  • 5. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ”. Cùng với sự phát triển của đất nước, các DNVVN nước ta không ngừng lớn mạnh. Theo đó, ngày 30 tháng 06 năm 2009 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, quy định: “ DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Cụ thể như sau: Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II- Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuồng 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III- Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuồng 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người Tính đến nay, DNVVN chiếm 95% trong tổng số doanh nghiệp có đăng kí. Riêng trong năm 2009 đã có trên 76.5 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, trong đó đại bộ phận là DNVVN. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa , chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2,313,857 tỷ đồng tương đương 121 tỉ USD) đóng góp trên 40% tổng GDP của cả nước.
  • 6. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ  DNVVN có vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp Vốn đầu tư ban đầu của một DNVVN là rất thấp. Theo NĐ 90/CP, vốn đăng kí DNVVN là dưới 10 tỷ đồng. Với quy mô vừa và nhỏ thì nhu cầu nhà xưởng không phải lớn, do đó chi phí ban đầu cũng không cao. Khả năng thu hồi vốn nhanh do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và và nhỏ ngắn. Một số DNVVN thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên khi khó khăn công nhân và chủ lao động đều có tinh thần nỗ lực; lao động được tận dụng để thay thế vốn bằng tiền vào việc mua sắm máy móc thiết bị, DNVVN giảm được chi phí có định nhưng vẫn có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.  DNVVN năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường DNVVN thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng khá nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường. Do quy mô vừa và nhỏ, mô hình tổ chức quản lý sản xuất giản đơn nên DNVVN dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa. Với cơ sở vật chất kĩ thuật không lớn, DNVVN đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hay thu hẹp quy mô để thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế. Vì vây mà ít bị ảnh hưởng trước nhữngbiến độnglớn trên thịtrường, phục hồidễ dànghơn so với doanh nghiệp lớn.  DNVVN có phạm vi hoạt động rộng khắp, lĩnh vưc hoạt động rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện khai thác tối ưu tiềm lực trong nước DNVVN hoạt động kinh doanh ở mọi ngành nghề, phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ, kể cả nông thôn và miền núi, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho dân cư địa phương và các vùng phụ cận, góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong cả nước. Các DNVVN rất có lợi thế trong việc tuyển dụng lao động địa phương và tận dụng các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có, phát huy hết lợi thế vùng kinh tế cho sản xuất kinh doanh.
  • 7. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04  Khả năng tài chính của DNVVN hạn chế Với ưu thế được tạo lập dễ dàng với một lượng vốn ít, DNVVN gặp phải một hạn chế là năng lực tài chính thấp. Từ đó dẫn đến một loạt khó khăn cho DNVVN trong SXKD. Vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn của DNVVN cũng bị hạn chế. Các DNVVN thường thiếu tài sản đảm bảo các khoản vay. Các ngân hàng e ngại khi cho các doanh nghiệp này vay vốn vì khả năng gặp rủi ro cao. Khả năng tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh không lớn, các DNVVN cũng rất khó khăn để huy động vốn trên thị trường. Chính vì vây, phần lớn các DNVVN luôn trong tình trạng thiếu vốn.  Công nghệ sản xuất dịch vụ của các DNVVN hiện nay còn lạc hậu Số ít các doanh nghiệp được trang bị công nghệ hiện đại là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, còn lại hầu hết trình độ công nghệ DNVVN ở Việt Nam lạc hậu từ 20- 50 năm so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, các DNVVN lại rất khó tiếp cận được với nguồn tín dụng trung và dài hạn để đổi mới công nghệ. Máy móc cũ kỹ, lạc hậu làm cho năng suất lao động giảm, lãng phí nhiều nguyên liệu đầu vào, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, doanh thu theo đó cũng hạn chế, lợi nhuận không được đảm bảo.  DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý bị hạn chế, ít có khả năng thu hút được nhà quản lý và người lao động giỏi, năng lực cạnh tranh thấp Trong thời đại ngày nay, thông tin cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD. Với khả năng tài chính còn hạn chế các DNVVN thường khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường. Vấn đề đầu tư để nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản trị cũng ít được quan tâm. Đội ngũ lao động chủ yếu là lao động phổ thông với trình độ tay nghề đơn giản. Quy mô SXKD không lớn, DNVVN gặp phải bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm như: không được hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua với số lượng ít, nhập khẩu máy móc thiết bị nước ngoài do
  • 8. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 thiếu ngoại tệ nên phải mua qua đại lý với giá đắt hơn mua trực tiếp. Ngoài ra, nguồn tài chính của DNVVN dành cho việc thực hiện chiến lược marketing còn hạn chế, ít có khả năng vươn ra thị trường thế giới. 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế  DNVVN có vai trò quan trọng trong việc thu hút tối đa mọi nguồn nhân lực của đất nước, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội Một trong những nhân tố không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp là nguồn lao động. Hàng năm nước ta có trên 1.5 triệu người bước vào tuổi lao động, con số này khôngngừng gia tăngtheo từngnăm đang đặt ra bài toán khó cho các nhà quản lý lao động. Tuy số lượng lao động trong một DNVVN không đông, nhưng số lượng doanh nghiệp lớn nên loại hình doanh nghiệp này vẫn là nguồn chủ yếu tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Với lợi thế đa dạng về lĩnh vực kinh doanh và địa bàn hoạt động, DNVVN có thể sử dụng nguồn lao động dồi dào ở khắp mọi nơi, ở mọi trình độ, từ đó giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thì khu vực này vượt trội hơn hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vai trò tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động của DNVVN có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ nâng cao mức sống cho người dân trong nước mà còn góp phần ổn định chính trị - xã hội về lâu dài.  DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ DNVVN có tính linh hoạt, nhạy bén với thị trường, phạm vi hoạt động rộng khắp, yêu cầu về địa bàn hoạt động không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn thường tập trung ở các vùng đô thị nên không đáp ứng được tất cả các nhu cầu của nền kinh tế như: lưu thông hàng hóa dịch vụ, ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp…Việc các DNVVN phân bố rộng và đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu thị
  • 9. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 trường góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển các vùng miền, địa phương.  DNVVN có nhiều khả năng thu hút nguồn vốn trong dân cư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội Từ việc tạo lập DNVVN đã đưa một lượng vốn lớn từ tầng lớp dân cư đi vào đầu tư sản xuất. DNVVN đã tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể dễ dàng huy động vốn từ bạn bè và người thân. Nên, DNVVN được coi là phương tiện có tính hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển SXKD khá quan trọng. Số lượng lớn các DNVVN cùng với các hình thức huy động vốn linh hoạt và đa dạng, phương thức sử dụng vốn có hiệu quả đã làm cho khối các DNVVN góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước.  DNVVN đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất khẩu của cả nước Theo số lượng thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm các DNVVN tạo ra khoảng 40% GDP của cả nước, trên 30% giá trị sản lượng công nghiệp, gần 90% tổng mức bán lẻ, trên 70% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa, 100% giá trị sản lượng hàng hóa của một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, chạm khảm…Trong các ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy sản, DNVVN đã góp phần quan trọng trong việc tạp ra giá trị xuất khẩu thông qua việc tham gia cung ứng nguyên liệu, gia công, chế biến…  DNVVN hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp lớn, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn Các DNVVN có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp lớn thực hiện sản xuất mang tính chuyên môn hóa, đồng bộ và hiện đại hóa. Vai trò của DNVVN trong mối quan hệ này là: DNVVN làm đại lý, vệ tinh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp các vật tư
  • 10. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 đầu vào với giá rẻ hơn, góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp lớn. 1.1.4 Xu hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Phát triển DNVVN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đã chính thức "nhảy" vào sân chơi quốc tế, do đó các doanh nghiệp trong nước cũng đang phải đối mặt với một thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt.. DNVVN ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc với trên 500.000 doanh nghiệp . Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm hơn 2%, còn lại chủ yếu là DNNQD. Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 17%, lĩnh vực xây dựng 12%, nông nghiệp 11%, còn lại 60% số doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ giúp các DNVVN đã xác định mục tiêu như sau: “ Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Trong tương lai, DNVVN có xu hướng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Dự tính đến cuối năm 2011 trên cả nước sẽ có khoảng 600.000 doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp ổn định chính trị- xã hội. 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
  • 11. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay Theo quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi ”. Như vậy có thể hiểu: “ Hoạt động cho vay của NHTM là hình thức cấp tiền vay, theo đó NHTM giao cho DNVVN sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. 1.2.2 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ  Cho vay ngắn hạn Là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng và vốn vay từ ngân hàng sẽ hình thành lên tài sản lưu động cho DNVVN. Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN bao gồm: + Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản: Cầm cố/thế chấp là phương pháp sử dụng tài sản để đảm bảo trả nợ cho một khoản vay nào đó. + Cho vay bảo lãnh Là sự cam kết bằng văn bản của NHTM( bên bảo lãnh) với bên nhận bảo lãnh ( DNVVN) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho các DNVVN mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của TCTD khác ... + Cho vay tín chấp: Là việc ngân hàng cho vay dựa vào sự tín nhiệm đối với người vay mà không cần có tài sản đảm bảo cho món vay đó.
  • 12. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Khi các DNVVN đi vay dưới hình thức này sẽ: - Không mất bất kỳ khoản chi phí nào khi vay tiền. - Không phải tới ngân hàng, chỉ cần ở nhà vẫn có thể vay được tiền. - Có thể liên hệ qua E-mail hoặc điện thoại, fax… - Không phải nộp sổ đỏ, công chứng bất kỳ loại giấy tờ nào, chỉ cần photo là đủ. - Không phải mất hàng tháng mới nhận được tiền, chỉ mất từ 3 tới 7 ngày. + Cho vay theo hình thức chiết khấu: Là việc NHTM mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của DNVVN. Giấy tờ có giá là các phương tiện chuyển đổi ra tiền, có giá trị và có thời hạn nhất định. Bao gồm: - Chiết khấu toàn bộ: NHTM mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng. - Chiết khấu có kỳ hạn: NHTM chiết khấu kèm theo yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá sau một thời gian nhất định. + Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho DNVVN bằng cách cho phép DNVVN chi vượt 1 số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của DNVVN, vì vậy lãi suất thường cao và tính theo ngày. Cho vay thấu chi được thực hiện trên tài khoản vãng lai và chủ yếu nhằm mục đích cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nảy sinh bất chợt. Ngân hàng có thể tùy vào uy tín hoặc chính sách của mình mà cấp cho hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo hoặc không. Tuy nhiên, lãi suất thấu chi rất cao, gấp 1,5 lần lãi suất vay thông thường.  Cho vay trung và dài hạn Các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm là khoản cho vay trung hạn còn trên 5 năm là cho vay dài hạn. Vốn vay từ ngân hàng sẽ hình thành lên tài sản cố định cho DNVVN. Cho vay trung và dài hạn bao gồm: + Cho vay theo dự án đầu tư:
  • 13. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Đây là hình thức tín dụng trung dài hạn chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo đổi mới kỹ thuật và công nghệ những đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào lĩnh vực tài trợ mà người ta chia hai hình thức phổ biến: Hình thức tín dụng trung dài hạn nhằm cải tạo, khôi phục, mở rộng, thay thế tài sản cố định. Hình thức tín dụng trung dài hạn nhằm đầu tư cho các dự án xây dựng mới, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động SXKD. + Cho vay hợp vốn( đồng tài trợ dự án đầu tư): Khoản vay hợp vốn là một khoản vay được cấp cho người vay bởi một nhóm các ngân hàng. Khoản vay này thường được “ thu xếp” bởi ngân hàng có uy tín nhất trong tổ hợp ngân hàng đồng tài trợ. Khi thực hiện vay hợp vốn, DNVVN được hưởng những ưu đãi như: - Có thể vay được nhiều thông qua khoản vay hợp vốn. - Có được quan hệ với ngân hàng mới. - Hiệu quả về chi phí và thủ tục hành chính đơn giản. - Đảm bảo bí mật. + Cho thuê tài chính: Đây là hoạt động tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đố theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động này đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và các bên liên quan nói riêng. 1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ  Cung cấp nguồn vốn để DNVVN mở rộng sản xuất
  • 14. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích sinh lời và để làm được điều đó thì họ phải không ngừng mở rộng SXKD, nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Đây là nhu cầu cấp thiết của mỗi doanh nghiệp, trong đó có DNVVN. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất của mình vì khả năng tài chính của các DNVVN bị hạn chế. Vì vậy mà nguồn vốn vay ngân hàng trở thành mục tiêu mà các DNVVN tìm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của mình.  Giúp hình thành một cơ cấu vốn hợp lý cho DNVVN Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm: vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Chi phí vốn chủ sở hữu thường cao hơn nhiều so với chi phí đi vay- lãi suất. Do đó, nguồn vốn vay chính là đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNVVN, do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp và nếu có sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm sẽ khó được thị trường tiếp nhận. Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý từ đó tối đa hóa lợi nhuận.  Góp phần thúc đẩy DNVVN hoạt động liên tục Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không tránh khỏi những thời điểm thiếu vốn tạm thời, đặc biệt là DNVVN với lượng vốn hạn chế. Nguyên nhân có thể do vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho, khách hàng mua hàng chịu…Thực tế, hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng. Vì vậy, doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động của mình, giúp cho việc kinh doanh không bị gián đoạn. Và cho vay của ngân hàng chính là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả giúp cho DNVVN hoạt động liên tục.  Thúc đẩy DNVVN nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, tăng tính cạnh tranh Để có thể vay vốn từ phía ngân hàng, DNVVN phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng trong đó doanh nghiệp có phương án SXKD hiệu quả là rất quan trọng. Và các CBTD ngân hàng với công tác thẩm định của mình sẽ đánh giá năng lực của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án. Ngân hàng chỉ cấp tiền vay cho các phương
  • 15. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 án vay vốn có hiệu quả kinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Như vậy, ngân hàng trở thành người tư vấn, giám sát giúp cho DNVVN nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, trong đó có cả vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng. Từ đó giúp DNVVN thực hiện được những phương án kinh doanh hiệu quả, tạo đà nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đôi bên cùng có lợi. 1.3 HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.3.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Song đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt đọng của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay như thế nào đối với ngân hàng là một bài toán khó. Hiệu quả cho vay được hiểu là: Đồng vốn của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của từng vùng và quan trọng hơn là với đồng vốn đó các doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động SXKD hiệu quả, thu được lợi nhuận và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn đã kí trong hợp đồng. Như vậy, hiệu quả cho vay là sự đáp ứng yêu cầu của DNVVN về vốn vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhà nước, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, và đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như tạo tâm lý thoải mái cho họ trong và sau khi giao dịch với ngân hàng. 1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.2.1 Đối với ngân hàng thương mại Ngân hàng thường mại hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Do đó nâng cao hiệu quả cho vay trước tiên đem lại nguồn trả nợ cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thường thấp. Khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán
  • 16. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 nguồn vốn đã huy động. Nếu số lượng khách hàng không trả được nợ tăng, ngân hàng sẽ đứng bên bờ phá sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008- khởi nguồn của cuộc suy thoái kinh tế thế giới mà đến nay mọi quốc gia vẫn phải chống chọi, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng trở thành mục tiêu hướng đến của mọi ngân hàng để duy trì hoạt động của chính mình. 1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, do đó theo chu kỳ doanh nghiệp lại xuất hiện nhu cầu về vốn. Khi doanh nghiệp đi vay, ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của doanh nghiệp. Chắc chắn không ngân hàng nào muốn cho vay một doanh nghiệp đã từng bị gia hạn nợ, treo lãi hay phải cơ cấu lại thời hạn nợ…Để trả nợ đúng hạn, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải thực hiện tốt phương án SXKD, có lãi đủ trang trải chi phí vay vốn. Như vậy kinh doanh có hiệu quả không những đem lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp mà còn tạo dựng lòng tin cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho những lần vay kế tiếp, cải thiện mối quan hệ ngân hàng- doanh nghiệp. 1.3.2.3 Đối với nền kinh tế Ngân hàng và các doanh nghiệp là hai mắt xích quan trọng trong mạng lưới nền kinh tế. Nếu 1 trong 2 mắt xích này gặp trục trặc thì nền kinh tế sẽ suy yếu tức khắc và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội. Ngược lại, khi cả ngân hàng và DNVVN đều ăn nên làm ra thì công ăn việc làm, phúc lợi xã hội đều được nâng cao. Đây là tiền đề để duy trì một xã hội ổn định, vận hành một nền kinh tế vững mạnh. 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính * Về phía ngân hàng - Chấp hành các bước cụ thể trong quy trình tín dụng, đây là việc làm cơ bản mà về nguyên tắc là không thể bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào. Nó là cơ sở pháp lý đảm
  • 17. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả. Hiện nay, một quy trình cho vay thường gồm năm bước cơ bản: lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay, giải ngân và cuối cùng là giám sát và thanh lý khoản vay. - Kết cấu nguồn vốn cho vay: một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tán rủi ro. Cơ cấu của nguồn vốn cho vay là rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro của ngân hàng. Để đảm bảo dược yêu cầu này, các ngân hàng phải đa dạng hóa đối tượng khách hàng của mình, từ đó mà tránh được rủi ro lại có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa dạng. - Quy mô của hoạt động tín dụng: một ngân hàng không chỉ quan hệ với các tổng công ty lớn mà quên đi thị trường tiềm năng là các DNVVN. Một ngân hàng có hiệu quả cho vay cao phải có đội ngũ khách hàng đông đảo và đa dạng, hơn nữa tỷ lệ dư nợ trên một khách hàng không nên quá cao. * Về phía khách hàng - Một món vay có hiệu quả cao chỉ khi khách hàng có ý muốn hợp tác và là một khách hàng có uy tín. Sự hợp tác thể hiện ở chỗ khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin liên quan cho cán bộ ngân hàng phân tich như: báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp, những thông tin về tình hình vay nợ trước đó…Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã tiến hành các bước phân tích, thẩm định tín dụng. - Những phương án SXKD hợp lý, khả năng về tài chính đảm bảo sẽ được chấp nhận cho vay từ phía ngân hàng. Nhưng việc sử dụng vốn đúng mục đích mới là yếu tố quyết định đến chất lượng khoản vay. Một khoản vay được sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại uy tín cho khách hàng, ngân hàng có được một đối tác đáng tin cậy, từ đó sẽ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với ngân hàng. * Về phía Nhà nước - Các hợp đồng tín dụng muốn được thành lập nhanh chóng chỉ khi các giấy tờ, thủ tục của cơ quan có thẩm quyền, ủy ban các cấp được giải quyết kịp thời. Hiện nay ở nước ta, thủ tục giấy tờ còn rất rườm rà, mất thời gian làm ảnh hưởng tới tốc độ giải
  • 18. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 ngân, gây thiếu vốn, làm chậm quá trình SXKD của doanh nghiệp. 1.3.3.2 Các chỉ tiêu định lượng  Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ Doanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định ( thường tính theo quý/năm) phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp trong đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng SXKD. Con số và tốc độ của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là mở rộng hay thu hẹp. Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi được trong một thời kỳ nhất định ( quý, năm), phản ánh tình hình thu nợ của khách hàng. So sánh con số này với doanh số cho vay để xem xét hiệu quả hoạt động thu nợ của ngân hàng, từ đó cho thấy chất lượng của khoản vay giúp ta quan sát được diễn biến hoạt động của ngân hàng. Dư nợ phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Con số này nếu tăng trưởng đều và ổn định qua các năm chứng tỏ quy mô hoạt động cho vay dần được mở rộng, hiệu quả cho vay được nâng cao, tình hình hoạt động của ngân hàng tiến triển tốt.  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ Từ việc tính toán tỷ lệ trên, chúng ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Việc ngân hàng có nhiều khoản vay là nợ quá hạn không những làm giảm uy tín của ngân hàng mà có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn và mất khả năng thanh toán. Một ngân hàng có nhiều khoản vay là nợ quá hạn có nguy cơ bị mất vốn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là yếu kém. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá khả năng tự bù đắp của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng bị đẩy đến bờ vực phá sản.
  • 19. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04  Nợ xấu Nợ xấu bao gồm những khoản nợ nhóm 3, 4, 5 theo quy định của NHNN về phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ Đây là một tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng. Cùng với các quy định về cơ cấu nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ) và chuyển nợ quá hạn, chất lượng cho vay được xem xét toàn diện hơn do đã tính đến khoản nợ đã được cơ cấu lại. Nếu như trước đây, việc chuyển nợ quá hạn chỉ được thực hiện khi khoản nợ đã đến hạn mà không trả nợ được và không cơ cấu thì hiện nay NHTM có thể chuyển nợ quá hạn khi khoản nợ đó chưa đến hạn nhưng bị đánh giá là không có khả năng trả. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là NHTM hoạt động kém hiệu quả, chất lượng cho vay thấp.  Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này cho biết số lần vốn từ ngân hàng đến tay khách hàng rồi quay lại đúng thời hạn trong một thời gian nhất định. Tốc độ luân chuyển vốn cao chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của doanh nghiệp. Với số lượng vốn nhất định, nhưng do tốc độ vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mà còn thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp khác thực hiện phát triển SXKD. Vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp vay vốn cao, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với đồng vốn vay của ngân hàng và chất lượng cho vay được nâng cao.  Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay. Do đó không thể đánh giá hiệu quả cho vay là cao khi mà lợi nhuận nó đem lại quá thấp. Với chỉ tiêu lợi nhuận, hiệu quả cho vay có thể xem xét hai chỉ tiêu:
  • 20. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 - Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay/Tổng dư nợ Phản ánh một đồng dư nợ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lời của khoản cho vay càng lớn. - Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay/Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu cho biết lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm bao nhiêu trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Chỉtiêu này cao thì hoạt động cho vay của ngân hàng là hiệu quả. 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.4.1 Các nhân tố từ phía Ngân hàng thương mại * Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của NHTM bao gồm các yếu tố: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết các khoản nợ có vấn đề…Chính sách tín dụng quyết định toàn bộ hướng phát triển của ngân hàng đó. Một chính sách cho vay đồng bộ, thống nhất, khoa học và đúng đắn giúp cho cán bộ tín dụng có phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động cho vay. Khi ngân hàng đã có định hướng đầu tư cho DNVVN, họ sẽ có các chính sách tín dụng riêng, các ưu đãi đối với bộ phận khách hàng này. DNVVN có quy mô và phạm vi hoạt động phong phú, ngành nghề đa dạng nên chính sách tín dụng của NHTM cũng cần phải được quyết định cụ thể, vừa đúng đắn vừa linh hoạt, phù hợp với thực trạng của loại hình doanh nghiệp này. * Quy trình cho vay Quy trình cho vay là quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay được bắt đầu từ khi phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Việc xây dựng và thực hiện quy trình cho vay một cách chặt chẽ, hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt các khoản nợ, thu hồi nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro về khả năng mất vốn…Ngoài ra, quy trình cho vay cần phải rõ ràng. Nếu quy trình quá rườm rà và phức tạp sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch vay vốn. điều này sẽ làm
  • 21. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 giảm số lượng khách hàng đến xin vay, quy mô tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp. * Sự đổi mới của hoạt động tín dụng và các sản phẩm bổ trợ Sự đổi mới của hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng tạo ra sức hút lớn đối với khách hàng. Ngân hàng cũng cần phải chứng minh uy tín và trình độ phát triển của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động tín dụng như: thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại, nhấn mạnh đến hoạt động marketing ngân hàng. Đối với DNVVN, họ thường rất nhanh nhạy và đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ như:giá cả hợp lý, có nhiều sự lựa chọn, phục vụ chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại… * Chất lượng cán bộ ngân hàng Hoạt động ngân hàng ngày càng đa đạng, phương tiện thiết bị ngày càng tiên tiến hiện đại, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết rộng, như vậy sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Trình độ cán bộ nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay. DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và khá phức tạp. Vì vậy CBTD yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo một cách đầy đủ, thiếu sự nhanh nhạy với thị trường sẽ không thể phân tích và đánh giá một cách chính xác, đầy đủ về khách hàng cũng như phương án, dự án SXKD. Các nhận định về khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ vòng đời sản phẩm…là yếu tố quan trọng trong sự thành công của dự án và đảm bảo cho khả năng trả nợ ngân hàng. Một CBTD giỏi còn là nhà tư vấn đắc lực, tin cậy cho doanh nghiệp. * Thông tin tín dụng Các thông tin tín dụng bao gồm những thông tin tài chính, năng lực pháp lý, uy tín, trình độ quản lý của doanh nghiệp và thông tin về kinh tế xã hội…Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời. Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn với khách hàng và lựa chọn món vay có lợi cho ngân hàng.
  • 22. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 * Tình hình huy động vốn của ngân hàng Đặc trưng nhất của ngân hàng là ‘đi vay để cho vay’, bởi vậy nếu không đi vay được tức là không có vốn để cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng thì càng có điều kiện phát triển hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay vì lãi suất phải đủ để trang trải chi phí đầu vào. Chất lượng hoạt động cho vay và chất lượng huy động vốn luôn đi đôi với nhau. Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không thực hiện được hoạt động cho vay hoặc thực hiện ít sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, chi phí trả lãi vốn tăng trong khi thu nhập thấp hơn chi phí vốn thì ngân hàng sẽ không có lãi. * Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng và chính xác. Ngân hàng có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình thị trường để đưa ra những chiến lược, những chính sách phù hợp và kịp thời; cập nhật liên tục thông tin liên quan đến khách hàng để loại bỏ những thông tin dư thừa, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng phục vụ. * Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng Công tác sắp xếp cán bộ và các phòng ban một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. 1.3.4.2 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ * Thực trạng tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của DNVVN Thực trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản vay. Đối với DNVVN thuận lợi lớn nhất là áp lực thanh toán các khoản tiền lương công nhân, nợ người bán, nợ vay ngân hàng…không quá lớn và họ thường dễ dàng xoay xở hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của họ lại là khả năng quản lý và cân đối nguồn tiền.
  • 23. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Sự hạn hẹp về vốn khiến các DNVVN thường tập trung đầu tư vào tài sản cố định, dẫn đến tình trạng thường xuyên thiếu vốn lưu động trong SXKD. Thậm chí có doanh nghiệp còn sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có tính chất dài hạn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán, doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng vẫn phá sản do không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn. Hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới chất lượng của khoản vay. Nếu làm ăn thua lỗ thì khả năng không trả được nợ ngân hàng sẽ cao, ngân hàng có thể phải gia hạn nợ hoặc phải chuyển sang nợ quá hạn, thậm chí là nợ khó đòi. * Trình độ quản lý và khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp Người điều hành có một vai trò quyết định trong sự thành bại của DN. So với các doanh nghiệp lớn có mô hình quản lý chuyên biệt thì các DNVVN tỏ ra thua kém hơn trong tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý. Hiện nay các chủ DNVVN đa số là những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao, nhưng điều đó không có nghĩa là trình độ quản lý của họ được hoàn toàn cải thiện, hạn chế lớn nhất của họ là thiếu kinh nghiệm. Một doanh nghiệp được quản lý tốt sẽ hoạt động hiệu quả và có lãi, nên dễ dàng được các ngân hàng cho vay vốn vì mức độ rủi ro thấp và ngược lại. Chính vì điều nàycũng là nguyên nhân làm thu hẹp hay mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng. * Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh Các DNVVN thường bị hạn chế trong việc khảo sát và thu thập các thông tin thị trường dẫn đến việc lập dự án, phương án SXKD không được đầy đủ và chính xác, khó thuyết phục được ngân hàng đồng ý cho vay. Khi một phương án, dự án SXKD khả thi và hiệu quả sẽ đảm bảo cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro và có thể cho vay với quy mô lớn hơn. * Đạo đức doanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn được ngân hàng chấp thuận cho vay, trước hết doanh nghiệp phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, thực trạng doanh nghiệp nhất là các DNVVN có 2-3 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che dấu những
  • 24. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 thông tin từ đó làm mất lòng tin của các nhà đầu tư, lập báo cáo tài chính không rõ ràng, không minh bạch để gửi đến ngân hàng xin vay. Thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của khoản vay. Trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, doanh nghiệp lại được tự do kinh doanh và giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng thực sự khó khăn trong việc quản lý nguồn thu nợ. Vì vậy, nếu chủ doanh nghiệp thiếu thiện chí thì dù hợp đồng tín dụng có quy định chặt chẽ đến đâu cũng chưa phải là giải pháp chắc chắn nhất. 1.3.4.3 Các nhân tố khác * Môi trường kinh tế xã hội Hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp , rủi ro ít hay nhiều đều có quan hệ mật thiết với các yếu tố như: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…Một môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, hạn chế được các yếu tổ rủi ro ngoài dự kiến, đảm bảo trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Còn ngân hàng cũng có đủ nguồn vốn, niềm tin để tăng trưởng, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp. * Môi trường pháp lý và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước tạo ra môi trường hành lang pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm: tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời nâng cao tính chấp hành pháp luật của các thành phần kinh tế và trình độ dân trí trong toàn xã hội. Sau luật doanh nghiệp và nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về phát triển DNVVN, Chính phủ đã có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ cho sự thành lập và phát triển DNVVN. Mới đây nhất là nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNVVN. Nhiều cơ quan tổ chức được thành lập vì
  • 25. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 mục tiêu này như Hiệp hội DNVVN Việt Nam và các tỉnh, thành phố, Cục phát triển DNVVN- Bộ Tài chính, Quỹ BLTD… * Môi trường tự nhiên Bên cạnh sự ảnh hưởng bởi những nhân tố do con người tạo ra thì những yếu tố bất thường do thiên nhiên mang lại như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa…cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay của ngân hàng. Những yếu tố này xảy ra có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng do việc kinh doanh của khách hàng bị đình trệ, dẫn tới tổn thất lớn hiệu quả kinh doanh giảm sút, các khoản nợ của ngân hàng bị trì hoãn thậm chí không thể trả được. Đặc biệt ở nước ta, số DNVVN hoạt động trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp với nhiều hạn chế về trình độ khoa học kĩ thuật, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên chiếm tỷ trọng không nhỏ. Vì vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi là một tiền đề quan trọng để DNVVN hoạt động có hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM. Chương 1 đã giới thiệu những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động này. Cho vay DNVVN là một hoạt động quan trọng trong các nghiệp vụ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Sau đây là chương 2 giới thiệu tổng quan về ngân hàng và kết quả đạt được trong công tác cho vay đối với DNVVN.
  • 26. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Theo đó hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên cả nước mà đặc biệt là trong lĩnh vức Nông nghiệp và nông thôn. Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT Việt Nam đựơc xác định thêm nhiệm vụ: “ Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng duy nhất có mạng lưới rộng khắp tại tất cả các đô thị và vùng nông thôn. Với công nghệ ngày càng tiên tiến bao gồm hơn 25.000 nhân viên được đào tạo, hệ thống làm việc ở hơn 2000 Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh, thành phố, huyện, xã. Kể từ năm 1993 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán
  • 27. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Úc Cooper and Lybrand thực hiện và xác nhận “NHNo&PTNT Việt Nam là tổ chức ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy”. NHNo&PTNT Tây Hà Nội có trụ sở chính tại Lô A1K, Cụm sản xuất TTCN&CNN, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội được thành lập vào ngày 05/06/2003 theo theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 5/6/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/07/2003. NHNo&PTNT Tây Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Tây Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã và đang hoạt động kinh doanh trên cở sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội Với 8 phòng ban chính là Phòng hành chính nhân sự, Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, Phòng tín dụng, Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Marketing, Phòng điện toán. Từ 16/1/2008, căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thành lập phòng giao dịch Marketing nhằm đưa công tác tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đi vào hoạt động chuyên nghiệp hơn. NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã phát triển thêm 3 Chi nhánh trực thuộc nội bộ là: Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Trường Trinh. Từ năm 2003 đã phát triển thêm mạng lưới 6 phòng giao dịch khu vực trên các địa bàn là trung tâm kinh tế của thành phố để phục vụ nhân dân, phục vụ khách hàng nhằm
  • 28. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 nâng cao vị thế cũng như thành phần kinh doanh của đơn vị. Với hệ thống mạng lưới hiện có đã đáp ứng ngày càng có hiệu quả nhu cầu gửi tiền, vay vốn và các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và đáp ứng yêu cầu kinh doanh đa năng của một NHTM trên địa bàn đô thị loại I. Mọi hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc- đứng đầu là Giám đốc, người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của tổ chức. Giúp cho giám đốc là 2 phó giám đốc được phân công chỉ đạo theo từng mảng kinh doanh và hành chính. Ban tham mưu cho ban giám đốc có các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau: - Phòng Hành chính nhân sự: + Dự thảo quy định, nội dung về quản lý lao động, tài sản cố định, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy về đảm bảo an ninh trật tự. + Tư vấn pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Dịch vụ & Marketing Phòng Kế hoach kinh doanh Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Điện toán
  • 29. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 theo sự ủy quyền của giám đốc. + Điều mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. + Quản lý sử dụng con dấu, lưu trữ văn bản theo đúng quy định của pháp luật. + Tiếp nhận luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. + Thực hiện theo dõi quản lý các tài sản tại hội sở về hiện vật, hiện trạng của tài sản, phối hợp với phòng kế toán- ngân quỹ thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng quản lý và công tác kiểm kê tài sản. + Thực hiện công tác thông tin tuyên tuyền, quảng cáo, tiếp thị theo điều chỉnh của ban giám đốc. + Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ với cán bộ nhân viên. - Phòng Kế hoạch kinh doanh: + Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, 6 tháng, năm của chi nhánh tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch quý, năm trình giám đốc giao cho đơn vị trực thuộc. + Thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hòa vốn toàn chi nhánh. + Tổng hợp phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. + Nghiên cứu đề xuất triển khai áp dụng các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh chi nhánh. + Xây dựng chiến lược kế hoạch, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách thu hút khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phòng Tín dụng: Làm chức năng tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
  • 30. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 + Nghiên cứu chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tiêu dùng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. + Thẩm định cho vay các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền. + Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn. Đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc cho phép nhân rộng. + Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. + Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn. + Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh. + Nghiên cứu các đề xuất huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ trong từng thời kỳ cho phù hợp. + Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng. + Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của toàn chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. + Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
  • 31. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 + Hướng dẫn kiểm tra theo chuyên đề khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc của chi nhánh. + Thống kê tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. - Phòng Kế toán ngân quỹ + Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam. + Xây dựng quyết toán khách hàng tài chính, khách hàng tiền lương của chi nhánh trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. + Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh. + Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán trong nước. + Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn tại theo quy định. + Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. + Quản lý việc sử dụng thiết bị tin học, định kỳ tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị tin học. + Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ tín dụng, công tác điện toán, phục vụ kinh doanh trong chi nhánh. + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo theo chế độ. + Thực hiện chế độ thanh toán báo cáo theo quy định. + Hướng dẫn kiểm tra chuyên đề. + Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong toàn chi nhánh. + Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được giao. - Phòng thanh toán quốc tế : + Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong từng thời kì. + Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN Việt
  • 32. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. + Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như thanh toán thẻ, thanh toán séc, du lịch, chuyển tiền nhanh... + Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án ủy thác cả các tổ chức chi nhánh nước ngoài. + Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng, mở L/C bằng vốn tự có, ký quỹ 100%. + Hướng dẫn và kiểm tra đào tạo nghiệp vụ theo chuyên đề. + Tổng hợp báo cáo thống kê định kì đột xuất, báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo định kì. + Tổ chức theo dõi bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quyết định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. + Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao. - Phòng Dịch vụ & Marketing + Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng để thiết kế những sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu và ước muốn đó. + Phát hiện những cơ hội và thách thức do môi trường đem lại. + Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp Marketing như tuyên truyền, quảng cáo... để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sảm phẩm dịch vụ của ngân hàng. - Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: + Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trực tiếp kiểm tra các hoạt động nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. + Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm
  • 33. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm tồn tại. + Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm toán của các ngành, các cấp và của thanh tra NHNo&PTNT Tây Hà Nội. + Xem xét, trình Giám đốc giải quyết các đơn thu khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định. - Phòng điện toán + Quản lý, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của chi nhánh và theo qui định của NHNN. + Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác thông tin tư liệu phục vụ công tác điều hành và quản lý theo đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân hàng và theo quy định cấp trên. 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội 2.1.3.1 Tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng Huy động vốn là hoạt động quan trọng đầu tiên và là khâu không thể thiếu trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn tiền để cho vay và đầu tư khác. Công tác huy động vốn gắn liền với công tác cho vay vốn. Trên cơ sở nhận thức rõ những điều đó, ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh và đã đạt được những kết quả bước đầu:
  • 34. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST % ST % So với 2008 ST % So với 2009 ST % ST % Tổng nguồn vốn huy động 2,536 100 2,901 100 365 14.39 3,366 100 465 16.03 Theo kỳ hạn + TG không kì hạn 465 18.34 534 18.41 69 14.84 598 17.77 64 11.99 + TG ≤ 12 tháng 679 26.77 716 24.68 37 5.45 917 27.24 201 28.07 + TG >12 tháng 1,392 54.89 1,651 56.91 259 18.61 1,851 54.99 200 12.11 Theo đôi tượng khách hàng + TG dân cư 475 18.73 560 19.30 85 17.89 625 18.57 65 11.61 + TG TCKT 1,323 52.17 1,340 46.19 17 1.28 2,436 72.37 1,096 81.79 + TG TCTD 738 29.10 1001 34.51 263 35.64 305 9.06 -696 -69.53 Theo loại tiền + VNĐ 2,105 83.00 2,344 80.80 239 11.35 2,596 77.12 252 10.75 + Ngoại tệ đã quy đổi 431 17.00 585 20.17 154 35.73 770 22.88 185 31.62 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2008-2010)
  • 35. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Xác định rõ huy động vốn là công tác trọng yếu trong hoạt động kinh doanh, những năm qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn phấn đấu huy động vượt chỉ tiêu đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 2,536; 2,901; 3,366 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng từng năm là 14.39%, 16.03%. Đây được coi là kết quả khả quan của ngân hàng khi trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Xét theo kỳ hạn gửi tiền: Tiền gửi các kỳ hạn đều gia tăng qua các năm cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong đó tiền gửi trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, giúp cho ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt. Năm 2008 huy động được 1,392 tỷ đồng vốn trung dài hạn. Năm 2009 đạt 1,651 tỷ đồng tăng 259 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18.61% và chiếm 56.91% tổng số tiền gửi. Năm 2010 đạt 1,851 tỷ đồng tăng 200 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng 12.11%, chiếm 54.99% tổng số tiền gửi. Nguồn vốn trung dài hạn thường có chi phí cao, song nó lại là nguồn đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng do có thời gian sử dụng dài và linh hoạt. NHNo&PTNT Tây Hà Nội huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn này được coi là tín hiệu tốt cho kết quả kinh doanh. Đồng thời cũng đặt ra bài toán nâng cao hiệu quả quản lý các khoản cho vay trung dài hạn. Ngoài tiền gửi trung dài hạn chiếm đa số, còn có các khoản tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn cũng đóng góp không ít trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Xét theo đối tượng tiền gửi: Tiền gửi của dân cư và TCKT tăng nhanh qua các năm, có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể năm 2009 huy động từ dân cư được 560 tỷ đồng tăng 19.3% so với năm 2008, năm 2010 đạt 625 tỷ đồng tăng 11.61% so với năm 2009. Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn huy động được. Năm 2008, tiền gửi tổ chức kinh tế là 1,323 tỷ đồng chiếm 52.17% tổng số tiền gửi, năm 2009 là 1,340 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1.28%. Như vậy lượng tiền gửi của TCKT sang năm 2009 có tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số tiền
  • 36. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 gửi so với năm 2008. Đến năm 2010 lượng tiền gửi của TCKT lại tăng đột biến với 2,436 tỷ đồng chiếm 72.34% tổng số tiền gửi với mức độ tăng trưởng là 81.79%. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã tạo dựng niềm tin tốt cho các doanh nghiệp để họ coi đây là nơi gửi tiền an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên quy mô này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn huyện Từ Liêm- một khu vực rộng lớn có đông đảo các TCKT hoạt động. Đáng chú ý là lượng tiền gửi của TCTD tăng nhanh ở năm 2009 nhưng sang năm 2010 lại giảm đột biến. Năm 2009 là 1001 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 35.64%, năm 2010 chỉ còn 305 tỷ đồng với mức tăng trưởng -69.53%. Điều đó cho thấy uy tín của ngân hàng trong năm 2010 đã bị ảnh hưởng, đặt ra bài toán tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao vị thế của ngân hàng trong hệ thống các NHTM trong nước. Xét theo loại tiền tệ: Nguồn vốn bằng VND tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 tăng lên 239 tỷ đồng so với năm 2008 với mức độ tăng trưởng là 11.35%. Đến năm 2010 nguồn vốn này đã là 2,596 tỷ đồng tăng lên 252 tỷ đồng so với năm trước đó tương ứng với mức độ tăng trưởng là 10.75%. Sang đến nguồn ngoại tệ đã quy đổi, năm 2008 là 431 tỷ đồng, năm 2009 là 585 tỷ đồng, năm 2010 là 770 tỷ đồng. Như vậy, nguồn ngoại tệ đã quy đổi mà ngân hàng huy động được qua các năm cũng có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên rất quan trọng của NHTM. Trong những năm qua, bên cạnh vài hạn chế, nhìn chung NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có nhiều thành tích trong công tác này, với tốc độ tăng trưởng ổn định. Song để duy trì và nâng cao thành tích này thì ngân hàng cần phải nâng cấp, cải tạo các phòng giao dịch, triển khai nhiều dịch vụ gửi tiền hấp dẫn, mới lạ nhằm thu hút hơn nữa nguồn tiền nhàn rỗi ngoài xã hội. 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Song song với việc huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, có nhiều hình thức sử dụng vốn nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt
  • 37. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 động đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2008-2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST % ST % So với 2008 ST % So với 2009 ST % ST % Theo kỳ hạn vay Cho vay ngắn hạn 1,127 54.66 1,285 52.71 158 14.02 1,216 42.79 -69 -5.37 Cho vay trung hạn 500 24.25 300 12.31 -200 -40.00 369 12.98 69 23.00 Cho vay dài hạn 435 21.10 853 34.98 418 96.09 1,257 44.23 404 47.36 Theo loại tiền VND 1,764 85.55 1,745 71.58 -19 -1.08 2,214 77.9 469 26.88 Ngoại tệ quy đổi 298 14.45 693 28.42 395 132.55 628 22.1 -65 -9.38 Tổng dư nợ 2,062 100 2,438 100 376 18.23 2,842 100 404 16.57 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2010) Dù nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại nhưng công tác cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn có những kết quả tích cực. Tổng dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 là 2,062 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 376 tỷ đồng và đạt 2,842 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt từng năm là 18.23%, 16.57%. Trong cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ trong năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 54.66%, 52.71%, 42.79%, tuy nhiên lại có xu hướng giảm kéo theo tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng giảm dần qua các năm, thậm chí xuống mức âm.
  • 38. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Trong năm 2009 cho vay ngắn hạn là 1,285 tỷ đồng tăng 158 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với mức tăng trưởng là 14.02%; nhưng sang đến năm 2010 con số này giảm đi 69 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng -5.37%. Do ngân hàng mở rộng lĩnh vực cho vay với nhiều thành phần kinh tế và ngành nghề, lĩnh vực. Nhiều DN tuy vừa mới đi vào hoạt động song đã có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả và được ngân hàng chấp thuận cho vay. Cùng với đó là hiệu quả của chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ DNVVN của chính phủ và để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả, ổn định, NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 5%. Cho vay dài hạn tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 đạt 853 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 96.09%. Sang đến năm 2010, cho vay dài hạn là 1,257 tỷ đồng. ứng với tốc độ tăng trưởng 47.36%. Tuy nhiên, cho vay trung hạn của ngân hàng qua các năm không được ổn định, chiếm tỷ lệ nhỏ, có xu hướng giảm về số tiền và tỷ trọng. Cho vay trung hạn trong năm 2009 giảm đi 200 tỷ đồng so với năm 2008 ứng với tốc độ tăng trưởng -40%. Sang 2010 có cải thiện đáng kể ( tăng 69 tỷ đồng) nhưng vẫn còn thấp so với quy mô tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự suy giảm cho vay trung hạn do sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp muốn khôi phục kinh doanh, mở rộng sản xuất nên cần lượng vốn lâu dài để đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Vì vậy, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng lên trong năm 2010 kéo theo đó là sự giảm sút của cho vay ngắn hạn. Theo loại tiền tệ, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng nội tệ năm 2010 (26,88%) tăng so với năm 2009 (-1,08%) trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ giảm đáng kể. do biến động của thị trường ngoại hối và chính sách điều tiết vĩ mô hạ thấp lãi suất nội tệ của Chính phủ. So với việc mất giá của đồng nội tệ, một số doanh nghiệp lựa chọn vay bằng đồng ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho khoản vay của mình kết quả là tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2009 tăng chóng mặt lên đến mức là 132,55%, nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống - 9,38%.
  • 39. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm 2009 tiếp tục là thách thức cho thực thi chính sách tiền tệ như thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách cũng tăng cao, mức thâm hụt năm 2009 là 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND. Nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp (lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi suất cho vay..) gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm tiền đồng. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND. Đồng thời, sự biến động mạnh của giá vàng cũng có những tác động bất lợi đến tỷ giá. Trước tình hình đó NHNN đã kịp thời điều chỉnh nâng tỷ giá, thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá. Thị trường ngoại hối bớt căng thẳng, theo đó cho vay bằng ngoại tệ cũng suy giảm, các doanh nghiệp trở lại huy động vốn bằng VND. Theo đó dư nợ cho vay của ngân hàng bằng nội tệ cũng gia tăng năm 2010 là 469 tỷ đồng so với năm 2009. Nói chung, tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh theo chiều gia tăng những cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính chất của các khoản vay cộng thêm vào đó là diễn biến khó khăn của nền kinh tế. 2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng Năm 2010 đã có những sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cán bộ về tầm quan trọng của công tác phát triển sản phẩm dịch vụ.  Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại : Tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 55,2 triệu USD so với 2009 ( tương đương 32%). Tuy nhiên do chủ yếu là những món chuyển tiền lớn nên chỉ thu dược mức tối đa. Dẫn tới tổng phí thu được sau khi trừ đi điện phí đạt 2,980 triệu đồng, tăng 58 triệu so với năm 2009 ( tương đương 3%). Về kinh doanh ngoại tệ : Tổng doanh số mua bán đạt 101,8 triệu USD, tăng 29,4 triệu USD so với năm 2009( tương đương 24%). Tổng lãi kinh doanh ngoại tệ năm
  • 40. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 2010 đạt 5.986 triệu đồng( bao gồm cẩ chi phí tư vấn và dịch vụ mua bán ngoại tệ), tăng 844 triệu so với 2009 ( tương đương 20%). Tổng phí và lãi thu được năm 2010 đạt 7,315 triệu đồng, tăng 892 triệu đồng ( tương đương 15% so với năm trước).  Phát hành thẻ Ước tính đến cuối năm 2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ, hơn 11.000 ATM và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ ( POS) được lắp đặt. Số dư tài khoản năm 2010: 25 tỷ đồng ( năm 2009: 20 tỷ đồng); số dư bình quân thẻ: 1,59 triệu đồng ( năm 2009: 1.25 triệu đồng). Phí và lãi thu từ dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng năm 2010: 570 triệu đồng ( tăng 390 triệu đồng so với năm 2009). 2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong 3 năm 2008-2010 hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả sau : Bảng 2.3 : Kết quả kinh doanh năm 2008-2010 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST Chênh lệch ST Chênh lệch ST % ST % Thu nhập 431,674 368,503 -63,171 -14.63 407,553 39,050 10.60 Chi phí 398,759 334,757 -64,002 -16.05 376,063 41,306 12.34 Lợi nhuận trước thuế 32,915 33,746 831 2.52 31,490 -2,256 -6.69 ( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2010) Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 thu nhập mà ngân hàng đạt được là 368,503 triệu đồng giảm 63,171 triệu đồng so với năm 2008 trong khi đó chi phí ngân hàng bỏ ra là 334,757 tỷ đồng ( giảm 64,002 triệu đồng). Năm 2010 thu nhập ngân hàng đạt được là 407,553 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 10.6%, trong khi đó chi phí ngân hàng bỏ ra là 376,063 triệu đồng ( ứng với tốc độ tăng trưởng 12.34%). Như vậy trong năm 2010, nguồn chi phí ngân hàng phải bỏ ra tăng nhanh hơn thu nhập ngân hàng có được dẫn đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong năm này bị
  • 41. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 giảm sút. Biểu hiện : Năm 2009 lợi nhuận hạch toán của ngân hàng đạt 33,746 triệu đồng tăng 831 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 2.52%. Tuy nhiên sang đến năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ đạt có 31,490 triệu đồng, giảm 2,256 triệu đồng so với năm 2009. Như vậy trong năm 2010, tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng đã đạt được lợi nhuận nhưng chưa tương xứng với quy mô vốn mà ngân hàng bỏ ra. Thời gian tới, ngân hàng cần thực hành tiết kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận. 2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI 2.2.1 Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh cũng luôn quan tâm cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là những DNVVN có dự án, phương án SXKD khả thi và có tài sản đảm bảo. Bảng 2.4 : Số lượng DNVVN vay vốn tại ngân hàng năm 2008-2010 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng số khách hàng DN 98 111 278 DN lớn 23 23.47 25 22.52 48 17.27 DNVVN 75 76.53 86 77.48 230 82.73 Khách hàng là DNVVN 75 86 230 DNNN 14 18.67 16 18.60 15 6.52 DNNQD 61 81.33 70 81.4 215 93.48 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm 2008-2010) Có thể thấy, DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng (>60%). Quy mô phát triển cho vay khách hàng là DNVVN từng bước được mở rộng. Lượng DNVVN vay vốn tại ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 ngân
  • 42. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 hàng cho vay được 111 doanh nghiệp trong đó có 86 DNVVN, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2008, năm 2010 cho vay với 230 DNVVN, tăng 144 doanh nghiệp so với năm 2009. Do đó tỷ trọng trong tổng khách hàng doanh nghiệp của DNVVN chiếm đa số, lần lượt là 76.53%, 77.48% và 82.73%. Xuất phát từ thực tế, địa bàn hoạt động của chi nhánh đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất, đặc biệt là các DNVVN. Vì vậy, khả năng tiếp cận với những DNVVN cần vốn và đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng là rất cao. Trong tổng số khách hàng là DNVVN, khối DNNQD chiếm ưu thế hơn so với DNNN. Ngân hàng đã chủ động mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Cho vay đối với doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), cụ thể năm 2009 là 70 doanh nghiệp chiếm 81.40% tổng số DNVVN, năm 2010 là 215 doanh nghiệp (chiếm 93.48% tổng số DNVVN). Đây là một hướng đi hợp lý vì phần lớn các DNVVN nằm ở khu vực tư nhân, tiềm năng cho vay đối với khu vực này rất lớn khi chủ trương cổ phần hóa DNNN, giảm bớt về số lượng và tỷ trọng DNNN. Bên cạnh đó, trong những năm qua các DNNN đã bộc lộ những điểm yếu kém, hiệu quả hoạt động SXKD thấp. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi dành cho DNVVN, nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng tiềm năng này, nâng cao số lượng chất lượng cho vay DNVVN. 2.2.2 Tình hình cho vay và dư nợ Trong 3 năm 2008-2010 hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được kết quả sau:
  • 43. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Bảng 2.5 : Tình hình cho vay và dư nợ DNVVN năm 2008-2010 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền So với năm 2008 Số tiền So với năm 2009 ST % ST % Doanh số cho vay DNVVN 1,217 1,467 250 20.54 1,864 397 27.06 Doanh số thu nợ 983 1,019 36 3.66 1,395 376 36.90 Dư nợ DNVVN 1,239 1,687 448 36.16 2,156 469 27.80 Tổng dư nợ 2,062 2,438 376 18.23 2,842 404 16.57 Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ (%) 60.09 69.19 75.86 ( Nguồn : Báo cáo tổng hợp dư nợ của chi nhánh các năm 2008-2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của chi nhánh đối với loại hình DNVVN đã có những biến động nhất định. Doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 1,467 tỷ đồng, tăng 20.54% so với năm 2008. Năm 2010 cho vay DNVVN đạt 1,864 tỷ đồng, tăng 27.06% so với năm 2009. Như vậy doanh số cho vay DNVVN của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm cho dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên ta cũng cần xem xét tới khả năng thu nợ của ngân hàng đối với DNVVN thông qua chỉ tiêu doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ DNVVN năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 đạt 1,019 tỷ đồng, tăng 3.66% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ DNVVN DNVVN đạt mức 1,395 tỷ đồng với mức tăng trưởng 36.90% so với năm 2009. Đây được coi là kết quả tích cực trong bối cảnh nhiều DNVVN còn gặp khó khăn về tài chính. Có được kết quả này là nhờ sự tích cực của cán bộ ngân hàng, thẩm định và quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời điểm thu nợ kịp thời. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn và tiếp tục có quan hệ lâu dài với ngân hàng.
  • 44. Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm Luận văn Tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp: CQ45/15.04 Xác định DNVVN là khách hàng quan trọng của ngân hàng nên ngân hàng luôn quan tâm và dành nhiều ưu đãi cho đối tượng này. Điều đó được thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao (>60%). Cụ thể, năm 2008 dư nợ DNVVN chiếm 60,09% tổng dư nợ; năm 2009 con số này tăng trưởng lên 69.19%; sang năm 2010, tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao và khả quan hơn năm 2008 ( 75.86%). Cùng với sự gia tăng khách hàng DNVVN là sự tăng trưởng dư nợ của nhóm khách hàng này và được coi là hợp lý. DNVVN luôn chiếm tỷ lệ trên 75% số khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng. 2.2.3 Cơ cấu dư nợ trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.2.3.1 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn Dư nợ theo kì hạn của ngân hàng đối với DNVVN trong những năm gần đây được thể hiện như sau : Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ DNVVN theo kỳ hạn Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST % ST % ST % 1. Cho vay ngắn hạn 1,127 54.66 1,285 52.71 1,216 42.79 Cho vay DNVVN 774 68.68 798 62.10 926 76.15 2. Cho vay trung hạn 500 24.25 300 12.31 369 12.98 Cho vay DNVVN 198 39.60 235 78.33 247 66.94 3. Cho vay dài hạn 435 21.10 853 34.99 1,257 44.23 Cho vay DNVVN 267 61.38 654 76.67 876 69.69 Tổng dư nợ DNVVN 1,239 60.09 1,687 69.20 2,156 75.86 Cho vay ngắn hạn 774 62.47 798 47.30 926 42.95 Cho vay trung hạn 198 15.98 235 13.93 354 16.42 Cho vay dài hạn 267 21.55 654 38.77 876 40.63 Tổng dư nợ 2,062 2,438 2,842 ( Nguồn : Báo cáo tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm 2008-2010)