SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
1
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG
TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ
THÁNG 4/ TPHCM 2023
2
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường;
tạo công ăn, việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn;
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống....
Với một số lượng lớn, chiếm hơn 97% tổng số DN trên cả nước, các
DNNVV đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào GDP
và kim ngạch xuất khẩu, đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Việt Nam nói chung và huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình nói riêng, việc
phát triển các DNNVV là điều kiện tiền đề để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh
của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền
kinh tế thị trường là tất yếu khách quan và là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cho các
DNNVV trên nhiều mặt từ việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (đất đai, vốn, công
nghệ ), đến hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ với bạn
hàng, khách hàng Nhờ đó, các DN này đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng,
năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân DN và sự hỗ trợ của
Nhà nước còn nhiều hạn chế, vì thế chưa phát huy hết tiềm năng đối với các DNNVV.
Đối với huyện Quảng Trạch, phần lớn các DN trên địa bàn là DNNVV.
Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến phát triển
DN luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ quan tâm ban hành, bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
3
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Trong đó, quan trọng là Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm
2005 được ban hành kèm theo các Thông tư, Nghị định thi hành. Luật Doanh
nghiệp đã thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã có bước phát
triển mạnh về số lượng, về năng lực sản xuất và đã có những đóng góp đáng kể cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Để góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển loại hình DNNVV trên địa
bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình, nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn,
lao động, mặt bằng... trong nhân dân, cần thiết phải nghiên cứu để tìm những biện
pháp phù hợp thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng. Đây là vấn đề cấp thiết và có tính cơ bản, lâu dài đối với huyện Quảng Trạch
trong quá trình hội nhập ngày một sâu rộng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình thực tập
tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình" làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý
kinh tế của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêuchung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển DNNVV trên địa
bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụthể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.
- Đánh giá thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn huyện Quảng
Trạch - tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn
huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu: Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định theo
Luật doanh nghiệp 2005.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Không gian: Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
4
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
4.2. Thời gian:
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016
- Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra năm 2017
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập gồm 02 nguồn chính, đó là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành, báo
cáo chính thức, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh
Quảng Bình, Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Công Thương và các tài liệu sách báo, tạp chí khác.
Căn cứ vào kết quả ĐTDN hàng năm của Cục Thống kê Quảng Bình; tiến
hành thu thập, rà soát, trích lược, tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm chuyên
ngành của Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng trong cả nước.
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu được tổ chức điều tra, phỏng vấn thông qua bảng
hỏi; tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra của 81 DNNVV (tương ứng 81 phiếu);
trong đó 2 DN thuộc lĩnh vực NLTS, 31 DN thuộc lĩnh vực CN-XD và 48 DN
thuộc lĩnh vực TMDV. Về chức vụ thì có 8 phiếu hỏi giám đốc/phó giám đốc DN,
24 phiếu hỏi cấp trưởng/ phó trưởng phòng và 49 phiếu hỏi nhân viên.
5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Sử dụng phần mềm excel và SPSS để tổng hợp thông tin từ các DNNVV
trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
- Phân tổ thống kê để phân tổ các DN theo hình thức sở hữu, lĩnh vực SXKD,
vốn SXKD, lao động, doanh thu, lợi nhuận.
- Phân tích xu hướng để thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong
giai đoạn nghiên cứu bằng chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển
bình quân.
- Kiểm định ANOVA để kiểm định ý kiến đánh giá của các chuyên gia về
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
5
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 03 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch -
tỉnh Quảng Bình.
Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn
huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
Đại học Kinh tế Huế
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Kháiniệmvà tiêuchíxác địnhdoanhnghiệpnhỏ và vừa(DNNVV)
1.1.1.1. Khái niệmDNNVV
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được hiểu là một tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh
nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô
doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu,
giá trị thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.
Ở Việt Nam, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định đã đưa ra một định nghĩa
chung về DNNVV để các ban ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có
căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp DNNVV
phát triển. Theo đó, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
hoặc số lao động bình quân năm[1].
1.1.1.2. TiêuchíxácđịnhDNNVV
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động
dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa có
từ 50 đến 300 lao động.
Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV. Ở Việt Nam, nhìn
chung đều dựa vào hai tiêu chí chủ yếu là số lượng lao động và tổng vốn đầu tư để xác
định loại hình DNNVV. Nhưng ở mỗi nước, mức độ định lượng rất khác nhau.
Đại học Kinh tế Huế
6
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia
Tên nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu
Mỹ Tất cả các ngành  500 - -
Chế tác  300 <300 triệu yên -
Nhật Bản
Bán buôn
Bán lẻ
 100
 50
100 triệu yên
 50 triệu yên
-
-
Dịch vụ  100  100 triệu yên -
DN cực nhỏ < 10 - -
EU DN nhỏ <50 - 7 triệu ero
DN vừa < 250 - 40 triệu ero
Sản xuất nhỏ - 50 triệu bạt -
Sản xuất vừa - 50-200 triệu bạt -
Thái Lan
Bán buôn nhỏ
Bán buôn vừa
-
-
 50 triệu bạt
50-100 triệu bạt
-
-
Bán lẻ nhỏ -  30 triệu bạt -
Bán lẻ vừa - 30-60 triệu bạt -
Singapore - <100 < 1,2 triệu đô la -
Nguồn: APEC 1998 và OECD 2000
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và cách phân loại DNNVV cũng rất khác
nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nước.
Trước năm 1998, Nhà nước chưa có văn bản pháp luật nào quy định tiêu chí cụ
thể về DNNVV. Do đó, mỗi tổ chức, mỗi địa phương đưa ra một quan niệm khác nhau
về DNNVV, nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ của tổ chức, địa phương
mình. Ví dụ:
- Ngân hàng Công thương đưa ra tiêu chí DNNVV là những doanh nghiệp có
giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu dưới 8
tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người.
- Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam lại
đưa ra tiêu thức xác định DNNVV dựa trên mục tiêu hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ là
doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn và doanh thu ít hơn 1 tỷ đồng; doanh
nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên từ 51 đến 200 người, tổng số
vốn và doanh thu từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng.
Hiện nay, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy
định DNNVV ở nước ta gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước: Hợp tác xã; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu
Đại học Kinh tế Huế
7
hạn tư nhân; Công ty cổ phần không có vốn nhà nước; Công ty cổ phần có vốn nhà
nước dưới hoặc bằng 50%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tiêu chí DNNVV được xác định như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam
Quy mô
DN siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Lĩnh vực
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy sản
II. CN và xây dựng
III. Thương mại và
dịch vụ
Số lao
động
(người)
Tổng
nguồn
vốn (tỷ
đồng)
Số lao
động
(người)
Tổng
nguồn
vốn
(tỷ đồng)
Số
lao động
(người)
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Theo cách phân loại này, số lượng DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp
hiện có tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm DNNVV đã tạo thêm khoảng nửa triệu lao
động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp trên 40% GDP cho nền kinh
tế.
1.1.2. Đặc điểm của DNNVV
Một là, dễ khởi nghiệp: Do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn cao; với
đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn nên các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tự có hoặc
vay mượn bạn bè, các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, quy trình tổ chức quản lý trong các
DNNVV gọn nhẹ, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thì nội bộ doanh nghiệp dễ
dàng bàn bạc, thống nhất hành động. Vì vậy, DNNVV dễ dàng khởi sự và hoạt động
nhạy bén theo cơ chế thị trường.
Có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Các quyết định quản
lý được đưa ra và thực thiện nhanh chóng, không ách tắc và tránh phiền hà nên có thể
tiết kiệm tối đa chi phí quản lý DN. DNNVV có vốn ban đầu ít xảy ra rủi ro nên tạo ra
nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phần kinh tế.
Hiện nay ở Việt Nam, một chủ thể có ý tưởng SXKD cộng với một số ít vốn,
một số lao động nhất định và mặt bằng không lớn là có thể khởi sự được DN.
Hai là, các DNNVV có tính linh hoạt, năng động cao, dễ thích ứng với các biến
< 10 20 10-200 > 20 – 100 > 200 - 300
< 10 20 10-200 > 20 – 100 > 200 - 300
< 10  10 10 – 50 > 10 – 50 > 50 - 100
Đại học Kinh tế Huế
8
động của thị trường.
Do quy mô không lớn, nên DNNVV rất năng động và dễ thích ứng với những
thay đổi nhanh chóng của thị trường. Trong một số trường hợp, DNNVV còn năng
động thích ứng nhanh với những biến động về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của
nhà nước. Trong thương mại, nhờ tính linh hoạt, dễ tham gia thị trường, cũng như dễ
rút lui khỏi thị trường khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi, nên DNNVV dễ dàng
tìm kiếm lợi nhuận từ những "ngách” của thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển
đổi của nền kinh tế.
Ba là, các DNNVV có một số lợi thế tương đối như lãi suất đầu tư thấp nhờ
phát huy các nguồn lực đầu vào tại chỗ như lao động, tài nguyên hay nguồn vốn, khai
thác và phát huy các ngành nghề truyền thống của từng địa phương.
Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều DN từng bước trưởng thành, lớn mạnh nhờ
khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống trong từng hộ gia đình, từng dòng
họ, làng nghề của nông thôn Việt Nam.
Bốn là, DNNVV có một số lợi thế trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng, qua đó sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Về khía cạnh này, có thể nói DNNVV
có một số lợi thế trong việc định hướng và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới từ phía
người tiêu dùng.
Bên cạnh những ưu thế DNNVV cũng có những đặc điểm yếu thế cần được
giúp đỡ vủa Nhà nước, các tổ chức xã hội:
Thứ nhất, hầu hết các DNNVV có quy mô nhỏ, hoạt động phân tán, thiếu các
nguồn lực để tiến hành các dự án đầu tư lớn; khả năng mở rộng thị trường đầu ra, đặc
biệt là thị trường quốc tế có nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp thiếu tính chiến lược
và không có kế hoạch dài hạn.
Thứ hai, sự liên kết, hợp tác giữa các DNNVV và sự liên kết hợp tác theo hiệp
hội ngành hàng, theo địa bàn không bền vững.
Thứ ba, thiết bị - công nghệ của DNNVV thường ở mức dưới trung bình, do
không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai hay tiếp nhận công nghệ tiên tiến, do
đó suất tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu cao.
Đại học Kinh tế Huế
9
1.1.3. Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.3.1. Đóngvaitròquantrọngtrongthúcđẩy tăngtrưởngkinhtế
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển,
DNNVV chiếm tỷ trọng cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tốc độ gia tăng
số lượng các DNNVV nhanh hơn so với các loại hình DN khác. Các DNNVV hoạt
động phổ biến trong tất cả các ngành CN, TM, DV, từ công nghiệp thủ công truyền
thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, tạo khả năng gia công, thầu phụ cho các
doanh nghiệp lớn. Sự phát triển có hiệu quả, nguồn vốn quay vòng nhanh trong các
DNNVV góp phần nâng cao tích luỹ tài sản trong nước.
DN tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng
tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện
và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho
nền kinh tế ổn định và phát triển. Vì vậy, các DN này góp phần quan trọng vào sự gia
tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP
ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, mỗi năm các DNNVV đóng
góp khoảng 25% GDP của cả nước.
1.1.3.2. Giatăngtínhnăngđộngcủanềnkinhtế
DNNVV là nhân tố tạo nên sự năng động của nền kinh tế trong cơ chế thị
trường. Do số lượng các DNNVV tăng lên rất nhanh, làm gia tăng số lượng, chủng loại
hàng hoá, dịch vụ và làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Chính sự cạnh tranh
của DN trong việc tìm kiếm thị trường, mẫu mã sản phẩm, giá cả hàng hóa… mà nền
kinh tế ngày càng trở nên năng động.
Với quy mô nhỏ và vừa, được thành lập phân tán ở hầu khắp các địa phương,
các , DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, nguyên vật liệu sẵn có
tại địa phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của DN lớn. Lợi thế
của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh với nhiều hình
thức, có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công
nghệ, sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Nên DNNVV đã và đang là lực lượng chủ yếu đảm
bảo lưu thông hàng hoá trong xã hội và có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm
tăng tính năng động của nền kinh tế.
Phân bố rộng, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều, nên các DNNVV rất linh hoạt
Đại học Kinh tế Huế
10
trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư…Chính vì vậy,
DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả và linh hoạt trong việc huy động, sử
dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành khoản vốn đầu tư quan
trọng trong nền kinh tế.
1.1.3.3. Thúcđẩy chuyểndịchcơ cấunềnkinhtế
Sự phát triển của DNNVV tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan
trọng, vì DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để
lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, sự phát
triển của DNNVV không chỉ làm cho công nghiệp phát triển mạnh, mà còn thúc đẩy
sự phát triển các ngành thương mại, dịch vụ. DNNVV là cầu nối giữa công nghiệp
hiện đại với tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp phi tập trung, làm cơ sở và tiền đề
cho phát triển công nghiệp hiện đại. Do đó, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc
làm thay đổi và đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, góp phần làm cho tỷ trọng của lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày
càng tăng lên.
1.1.3.4. Giải quyếtviệclàmchoxã hội
Số liệu thống kê cho thấy, ở các nước phát triển số lượng DNNVV thường
chiếm trên 2/3 tổng số DN trong mỗi nước, thu hút trên 2/3 lao động xã hội và đóng
góp từ 40-60% thu nhập quốc dân, chẳng hạn ở Mỹ các DNNVV thu hút 78,5% lao
động và đóng góp 34% thu nhập quốc dân, ở Đức là 75% lao động và 45% thu nhập
quốc dân. Ở Việt Nam DNNVV góp phần tăng trưởng kinh tế (chiếm 51,7%), tạo việc
làm và thu nhập cho 88,5% lao động.
Phát triển DNNVV ở khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn là biện
pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập các tầng lớp nhân dân khắp các
vùng trong nước. Sự lớn mạnh của các DNNVV đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp trong nền kinh tế. DNNVV không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho số lao động
làm việc thường xuyên trong DN, mà còn tạo điều kiện để lao động ngoài DN có việc
làm thông qua các hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra và phục vụ SXKD.
Xét trên góc độ giải quyết việc làm thì DNNVV luôn đóng vai trò quan trọng
hơn các DN lớn, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Lịch sử phát triển, đổi mới đã
cho thấy: Khi nền kinh tế suy thoái, các DN lớn phải giảm lao động để giảm chi phí
Đại học Kinh tế Huế
11
đến mức có thể tồn tại được vì cầu của thị trường thấp hơn cung, nhưng đối với
DNNVV, do đặc tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với thay đổi của thị trường
nên vẫn có thể hoạt động được. Do đó, các DNNVV không những không giảm lao
động mà còn có thể thu hút thêm lao động. Chính vì vậy, Hội đồng DNNVV thế giới
đã cho rằng: "DNNVV là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh
tế suy thoái".
1.1.3.5. DNNVVcungcấphànghóatrongnướcvà choxuấtkhẩu
Đối với các nước phát triển, hệ thống siêu thị cung ứng các loại hàng hóa phong
phú, đa dạng nhưng cũng không thể thay thế được các cửa hàng bán lẻ. Với sự đa dạng
về ngành nghề, tính nhạy cảm với thị trường, các DNNVV có nhiều thuận lợi trong sản
xuất và cung cấp dịch vụ, đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, các DNNVV có nhiều khả năng
sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, sử dụng nhiều lao động. Ở Việt Nam,với những điều kiện thuận lợi về nguồn
nguyên liệu của các loại nông-lâm-hải sản để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra
còn phải kể đến các ngành nghề thủ công truyền thống với những mặt bằng phong phú,
đa dạng tạo ra khả năng to lớn cho DNNVV tham gia sản xuất, gia công chế biến, đại
lý khai thác cho xuất khẩu, tính riêng lĩnh vực công nghiệp hàng năm của DNNVV tạo
ra hơn 50% giá trị của địa phương và đóng góp 24% GDP.
1.1.3.6. Đàotạocácdoanhnhân chonềnkinhtế
Sự xuất hiện và khả năng phát triển DN phụ thuộc rất nhiều vào những nhà
sáng lập ra chúng. Với ưu thế của mình, DNNVV dễ và thường xuyên phải thay đổi cơ
cấu sản phẩm, thị trường, chiến lược kinh doanh... Để thích nghi với môi trường xung
quanh; ứng xử linh hoạt với những tác động do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập
trung hoá sản xuất; sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện mới các DN thường xuyên diễn
ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc chủ DN phải có tính linh hoạt cao trong
quản lý, điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm. Sự có mặt của đội
ngũ quản lý với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về thị trường và khả năng nắm
bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng DN. Họ luôn là người đi
đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù
hợp với môi trường kinh doanh. Do đó, các DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện một đội ngũ doanh nhân, ươm mầm các tài năng kinh doanh cho đất nước.
Đại học Kinh tế Huế
12
Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự
có mặt của đội ngũ doanh nhân, chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng
động, linh hoạt phù hợp với thị trường.
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN DNNVV
Theo triết học Mác - Lênin “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định
về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn...”[2].
Phát triển DNNVV là một nội dung trong phát triển kinh tế ở một địa phương,
một vùng, một lãnh thổ; do vậy để hiểu rõ hơn thế nào là phát triển DNNVV, trước hết
ta tìm hiểu phát triển kinh tế là gì?
1.2.1. Kháiniệmvề phát triểnkinhtế
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố
nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó; là quá trình lớn lên,
tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và có sự hoàn
chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống[3].
1.2.2. PháttriểnDNNVV- quanđiểmvề pháttriểnDNNVV
Theo khái niệm về phát triển kinh tế thì: Phát triển DNNVV là quá trình lớn lên
về số lượng, quy mô của DN (lao động, nguồn vốn, doanh thu); hiệu quả hơn về chất
lượng DN (lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên 01 lao động, lợi nhuận trên vốn…
thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước) và có sự hoàn chỉnh hơn về cơ cấu DN theo vùng
lãnh thổ, thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh[4].
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV
Sự tồn tại, phát triển của DN là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân nói chung và chủ doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động SXKD, DN chịu tác
động rất nhiều yếu tố có mức độ và bối cảnh khác nhau do đặc điểm về sản phẩm, thị
trường, vị trí, quy mô hoạt động… của DN. Vấn đề đặt ra là các DN phải xác định rõ
các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực; từ đó vận dụng tốt các nhân tố tích cực, hạn
chế và loại bỏ các nhân tố tiêu cực nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD của doanh nghiệp
ngày càng phát triển.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: Nhóm nhân tố bên
ngoài và nhóm nhân tố bên trong DN.
Đại học Kinh tế Huế
13
1.2.3.1. Cácnhântố bênngoàidoanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động thường
xuyên từ các yếu tố bên ngoài DN; các nhân tố này có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của DN, cụ thể:
1.2.3.1.1. Nhân tố môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của DN; các yếu tố
nổi bật mà các DN thường quan tâm đó là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng cao
hơn so với cùng kỳ, tức là thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua trên thị trường
tăng hay nói cách khác “cầu” lớn hơn “cung”; do đó áp lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường giảm. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm, sức mua trên thị trường giảm sút; trong bối cảnh này hàng tồn
kho cao tức là “cung” lớn hơn “cầu”, dẫn đến DN cạnh tranh mạnh hơn, hoạt động khó
khăn hơn.
- Lãi suất: Là một yếu tố thuộc chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất cao hay thấp
ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất cao làm chi phí
vốn của DN cao; dân chúng giảm chi tiêu, gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lời; ngược
lại, lãi suất thấp có thể coi là biện pháp kích cầu tiêu dùng và làm cho chi phí vốn của
DN giảm xuống.
- Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát: Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh
hưởng ngược đối với DN có tham gia xuất nhập khẩu (tỷ giá hối đoái càng cao thì
hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu ít hơn và ngược lại). Tỷ lệ lạm phát ổn
định và nằm trong phạm vi giới hạn được kiểm soát sẽ tạo thuận lợi cho nền kinh tế
phát triển và DN nói riêng như huy động vốn, đầu tư mở rộng SXKD. Ngược lại, nếu
tỷ lệ lạm phát phi mã sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu tính toán, lãi suất tăng cao, tăng rủi ro
đối với các khoản đầu tư dài hạn của DN.
- Chính sách thuế: Đây là một yếu tố kinh tế mà tất cả doanh nghiệp đều quan
tâm; thuế cao sẽ bất lợi cho SXKD và ngược lại. Thuế suất không ổn định sẽ gây khó
khăn cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn của DN.
Bên cạnh các yếu tố trên, DN còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như: xu
hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, GDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội… Do đó, các DN phải dự kiến và đánh giá được mức độ tác
Đại học Kinh tế Huế
14
động, cũng như xu hướng tác động (xấu hay tốt) của từng nhân tố đến DN mình. Mỗi
yếu tố có thể là cơ hội và có thể là nguy cơ nên DN phải có kế hoạch, chủ động đối
phó khi tình huống xảy ra.
1.2.3.1.2. Nhân tố môi trường chính trị, phápluật
Môi trường chính trị ổn định là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tếvà
phát triển DN.
Trong quá trình hoạt động, phát triển SXKD, mọi thành phần kinh tế nói chung
và DN nói riêng đều phải chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị và hệ thống pháp luật.
Chính trị ổn định là tiền đề quan trọng cho hoạt động và mở rộng SXKD của DN. Hệ
thống pháp luật hoàn thiện và ổn định là một chỗ dựa vững chắc cho DN yên tâm hoạt
động.
DN khi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là hành lang, môi trường
pháp lý cho DN hoạt động; đồng thời là trọng tài khi cần thiết để phân xử các tranh
chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể - doanh nghiệp. Môi
trường pháp lý quy định hành vi ứng xử của DN trong môi trường đó; DN có thể hoặc
không thể tận dụng những quy định này để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Hoạt
động SXKD của DN còn phụ thuộc vào nhiều chính sách ưu tiên hay hạn chế đầu tư
và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
1.2.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường. Đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực, vừa là động lực để DN không ngừng nâng
cao hiệu quả SXKD. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các DN phải
luôn cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các DN
không chỉ biết cạnh tranh với nhau, mà còn phải biết liên kết, liên doanh để nâng cao
khả năng cạnh tranh của DN trong nước đối với DN nước ngoài, nhất là các DN cùng
ngành, cùng lĩnh vực SXKD.
1.2.3.1.4. Thị trường
Thị trường đối với DN bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
- Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD của doanh
nghiệp như thị trường máy móc, thiết bị, thị trường nguyên, nhiên vật liệu, thị trường
lao động, thị trường vốn… Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà DN phải tính
Đại học Kinh tế Huế
15
toán, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên
tục của quá trình SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chung của toàn
DN.
- Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng bằng
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của DN; nó tác động đến mức tiêu thụ sản phẩm,
doanh thu bán hàng, tốc độ chu chuyển vốn, khả năng phát triển thị phần sản phẩm và
thương hiệu của DN. Do vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình sản xuất và tái sản
xuất mở rộng SXKD của DN; việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa
sống còn đối với mỗi DN.
1.2.3.1.5. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước, ngân hàng và các
công trình dịch vụ, phúc lợi xã hội khác như y tế, giáo dục, khu vui chơi giải trí… là
các nhân tố có tác động lớn đến hoạt động SXKD của DN. Kết quả hoạt động SXKD
của DN nước ta nói chung và Quảng Bình nói riêng trong những năm qua còn thấp;
một trong những nguyên nhân quan trọng đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là khu
vực nông thôn, miền núi; hệ thống giao thông chưa đồng bộ, xuống cấp nhanh đã làm
khó khăn cho công tác vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa; làm cho chi phí DN tăng cao do
hư hỏng phương tiện, tổn hao nhiên liệu, tốn nhiều nhân công, thời gian… làm cho lợi
nhuận sụt giảm.
Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân
lực của DN. Trình độ dân trí chưa cao, phân bố không đồng đều, lao động phổ thông
còn chiếm tỷ lệ lớn; công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của DN nên
chất lượng lao động còn quá thấp; do vậy, hàm lượng giá trị gia tăng từ nhóm lao động
này mang lại trong quá trình SXKD ở đại đa số các DN còn thấp.
1.2.3.1.6. Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình có tác động khá lớn đến hoạt động SXKD của DN như khí
hậu, thời tiết, độ cao, vùng sâu, vùng xa, thành thị, nông thôn… những thay đổi bấtngờ
của khí hậu, thiên tai luôn rình rập là nguy cơ tiềm ẩn mà các DN phải luôn có kế hoạch
đối phó và dự phòng các phương án SXKD. Vị trí địa lý còn ảnh hưởng đến khả năng
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên
vật liệu và tính cơ động trong SXKD, làm tăng hoặc giảm chi phí lưu thông, chi phí kho
bãi… của DN.
Đại học Kinh tế Huế
16
1.2.3.1.7. Môi trường quốc tế
Hiện nay, các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có xu hướng hợp tác cùng phát triển
theo hướng cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Năm 2006, Việt Nam
chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ
hội cho các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng đặt ra hai vấn đề thách
thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam: một là, sản phẩm muốn thâm nhập thị trường
quốc tế (đặc biệt là thị trường Mỹ và EU) phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về
chất lượng, độ an toàn, thân thiện với môi trường…, hai là, phải đối mặt cạnh tranh
ngay trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đã và sẽ thâm nhập thị trường Việt
Nam. Các DN hàng đầu (thường là các tập đoàn kinh tế) từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… có bề dày kinh nghiệm, có thương hiệu mạnh trong nhiều
lĩnh vực sẽ chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu kinh tế, khu công
nghiệp… Trong khi đó DN Việt Nam còn rất yếu về chiến lược, công nghệ, nhân lực
và nguồn vốn; đồng thời thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Đặc biệt là
kinh nghiệm xử lý các cơ hội cũng như nguy cơ mang tính toàn cầu, khả năng chịu
đựng các va đập, rủi ro trong kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật
pháp kinh doanh quốc tế...
1.2.3.2. Cácnhântố bêntrongdoanh nghiệp
1.2.3.2.1. Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của DN được thể hiện bằng tiền của, tài sản của DN dùng trong
hoạt động SXKD. Vốn là một nhân tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình SXKD.
Nhờ có vốn mới kết hợp được lao động với những tiềm năng kinh tế thực hiện để tạo ra
quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với DN,
là điều kiện quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN; là cơ sở để hoạch
định chiến lược và kế hoạch SXKD. Do vậy, DNluôn tìm mọi cách để mở rộng vốn
SXKD, chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu
nào đó. Trong nền kinh tế thị trường thì khối lượng, cơ cấu vốn ảnh hưởng trực tiếp đến
cơ hội kinh doanh của DN.
1.2.3.2.2. Nguồn nhân lực
Nhân lực luôn được xem là yếu tố đặc biệt, tạo nên thành công hay thất bại của
DN; nếu một DN có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng
lao động thì khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các
Đại học Kinh tế Huế
17
DN; con người là yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất của quy trình SXKD, quyết định
đến kết quả SXKD. Do vậy, DN phải luôn nắm bắt sự biến đổi của kỹ thuật, công nghệ
để có chiến lược đào tạo, tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp cho từng giai đoạn.
1.2.3.2.3. Trình độ về công nghệ, kỹ thuật của doanh nghiệp
Công nghệ kỹ thuật là một yếu tố cơ bản bảo đảm quá trình phát triển và hiệu
quả hoạt động SXKD của DN một cách vững chắc. Ngày nay, con người đã thống nhất
luận điểm: Công nghệ là chìa khóa làm chủ sự phát triển kinh tế, xã hội; "ai làm chủ
được công nghệ, người đó sẽ làm chủ được tương lai". Công nghệ, kỹ thuật quyết định
đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất… của DN; do đó việc
ứng dụng và làm chủ được kỹ thuật, công nghệ là một đòi hỏi tất yếu để phát triển và
nâng cao kết quả SXKD của DN.
1.2.3.2.4. Hệ thống thông tin và xử lý thông tin
Hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế được xem là huyết mạch của
DN và các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở và hội nhập, cùng với xu
thế toàn cầu hóa thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin về thị trường,
kỹ thuật, công nghệ, đường lối, chính sách, pháp luật môi trường kinh doanh trong và
ngoài nước là hết sức cần thiết; giúp cho DN chủ động trong mọi tình huống, nắm bắt
thời cơ, hạn chế rủi ro trong hoạt động SXKD.
Việc nắm bắt, xử lý tốt thông tin thị trường như: giá cả, lãi suất, nguồn hàng,
nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn lao động, công nghệ… giúp cho DN xây
dựng kế hoạch trung và dài hạn về mua sắm, cung cấp, dự trữ nguyên, nhiên vật liệu,
hàng hóa, vốn, phương tiện kỹ thuật và nhân lực để chọn phương án kinh doanh tối ưu
nhất.
1.2.3.2.5. Công tác tổ chức, quản lý
Trong bất cứ hoạt động nào đều phải có bộ phận tổ chức và quản lý; do vậy, bộ
máy tổ chức, quản lý hiệu quả là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tổ
chức nói chung và DN nói riêng. Bộ máy tổ chức, quản lý đảm bảo cho mọi hoạt động
của DN hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới, đi đúng quỹ đạo của sứ mạng, mục
tiêu của DN. Vì vậy, xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là một đòi hỏi tất
yếu.
Tổ chức sản xuất trong DN là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư
liệu sản xuất, phù hợp với yêu cầu công nghệ, quy mô sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm
Đại học Kinh tế Huế
18
đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng sản
lượng và chất lượng đầu ra, nâng cao kết quả hoạt động SXKD của DN.
Tổ chức phân công lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động; bố
trí đúng người, đúng việc, đúng lúc sẽ thúc đẩy và phát huy hiệu quả nhân tố con
người, tạo động lực cho mỗi cá nhân sáng tạo, phát triển góp phần nâng cao hiệu quả
chung của DN.
1.2.3.2.6. Mạng lưới kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, việc mở rộng mạng lưới kinh doanh có ý nghĩa lớn đối
với hoạt động SXKD của DN; mạng lưới kinh doanh quyết định khả năng tiêu thụ sản
phẩm của DN; sản phẩm có tiêu thụ tốt thì mới có doanh thu và lợi nhuận. Mở rộng
mạng lưới tiêu thụ hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả SXKD của DN; đồng thời là
điều kiện để DN mở rộng quy mô SXKD, tăng doanh thu và lợi nhuận.
1.2.4. Hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV
Để có cơ sở đánh giá sự phát triển DNNVV,ta thường sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu về: Chỉ tiêu số tuyệt đối (Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng, quy mô của hiện tượng
nghiên cứu trong thời gian, địa điểm cụ thể; có thể dương (+) hoặc âm (-), và Chỉ tiêu
số tương đối (Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa 02 chỉ tiêu cùng loại, nhưng
khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa 02 chỉ tiêu khác loại, nhưng có mối
quan hệ với nhau để phân tích đặc điểm của hiện tượng về tốc độ phát triển, nhiệm vụ
kế hoạch, hoàn thành kế hoạch, kết cấu, quan hệ so sánh; được sử dụng khá rộng rãi để
phản ánh các mối quan hệ so sánh, trình độ phát triển;… kết quả so sánh được biểu
hiện bằng số lần/hệ số hoặc phần trăm (%)).
Các chỉ tiêu đánh giá sự gia tăng về số lượng trong DNNVV như: Số lượng DN,
số lượng lao động, quy mô vốn SXKD, quy mô doanh thu… ta sử dụng các công thức
sau để so sánh, đánh giá sự phát triển đó. Các công thức này chỉ dùng để so sánh các chỉ
tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian.
+ Lượng tăng, giảm tuyệt đối
Lượng tăng, giảm tuyệt đối = Số lượng kỳ báo cáo - Số lượng kỳ trước (1)
+ Tốc độ phát triển định gốc: Biểu hiện sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện
tượng giữa kỳ nghiên cứu và kỳ chọn làm gốc
Đại học Kinh tế Huế
19
yn
Tốc độ phát triển định gốc (%, lần) =
y1
(2)
+ Tốc độ phát triển bình quân: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chung nhất sự biến
động về mặt tỉ lệ của hiện tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu.
Tốc độ phát triển bình quân (%, lần) =
yn
n1
y1
(3)
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỘT SỐ
HUYỆN Ở CÁC TỈNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.3.1. Kinhnghiệmphát triểnDNNVVtrênđịabànhuyện YênDũng,BắcGiang
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của DNNVV, BCH Đảng bộ huyện khóa 21 đã ban
hành Nghị quyết về 5 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội của huyện, trong
đó thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN được xác định là nhiệm quan trọng. Trong thời
gian qua, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2020; triển khai có hiệu quả
các chính sách của nhà nước trong việc phát triển CN-TTCN- Thương mại và dịch vụ;
Phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bàng, tập
trung cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh
nghiệp thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng… để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng quan tâm, tạp điều kiện hỗ trợ cho
hoạt động của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện.
Huyện đã Quy hoạch đất phát triển CN-TTCN và Thương mại dịch vụ với tổng
diện tích khoảng trên 800 ha, trong đó đất dành cho công nghiệp là 507 ha và quan tâm
đầu tư hạ tầng các cụm cộng nghiệp, các khu đất thương mại. Hiện nay, Khu đô thị
công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư đã thu hút 2 dự án lớn và một số dự án nhỏ vào đầu
tư, tạo sức thu hút đầu tư mạnh mẽ.
Để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp
doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ huyện đến các xã,
thị trấn với các giải pháp cụ thể như sau:
- Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải
quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền
Đại học Kinh tế Huế
20
lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Tổ chức gặp gỡ đối
thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của
doanh nghiệp. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Hội Doanh nghiệp
huyện, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vấn của doanh nghiệp
trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và
huyện nhà nói riêng.
- Đồng thời hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khích các hộ cá thể
chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; Có các chính sách mời
gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn huyện. Tiếp
tục rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng[5].
1.3.2. KinhnghiệmpháttriểnDNNVVtrênđịabànhuyệnThanhBa,PhúThọ
Những năm qua, khai thác lợi thế địa bàn có nền công nghiệp phát triển từ
nhiều năm trước, mạng lưới giao thông thuận lợi, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất
công nghiệp chế biến chè, vật liệu xây dựng dồi dào, nhân công lao động tại chỗ sẵn
có..., huyện Thanh Ba đã vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà
nước để đẩy mạnh thu hút đầu tư, quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề,
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó số lượng các doanh
nghiệp trong huyện vài năm trở lại đây đã tăng lên đáng kể. Toàn huyện hiện có trên
100 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 3 doanh
nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn, còn lại là các doanh nghiệp cổ phần, công ty
TNHH, doanh nghiệp tư nhân...
Các doanh nghiệp đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2014
của toàn huyện đạt 1.446 tỷ đồng vượt 15% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2013.
Năm 2015 huyện phấn đấu nâng giá trị sản xuất CN-TTCN đạt hơn 1.504 tỷ đồng,
trong đó các doanh nghiệp sẽ đóng góp gần 50%. Tuy nhiên những tháng đầu năm
nay, thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động, cùng sự cạnh tranh của các
mặt hàng sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến không ít doanh
nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, nhất là các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng... trong
Đại học Kinh tế Huế
21
khi việc huy động vốn để đầu tư phát triển của các doanh nghiệp hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu sản xuất. Tại Công ty TNHH chè Đại Đồng - một trong những
doanh nghiệp sản xuất chè lớn trên địa bàn, đại diện công ty cho biết: “Hiện công ty
không chỉ khó khăn về đầu ra của sản phẩm, vốn quay vòng phục vụ sản xuất mà ngay
cả đầu vào cũng khó khăn do thời tiết đầu năm khô hạn kéo dài làm cho năng suất, sản
lượng chè búp tươi sụt giảm so với mọi năm”. Ngành chè vốn là một trong những
ngành sản xuất thế mạnh của Thanh Ba, vì vậy ở đây có nhiều doanh nghiệp sản xuất
chè lớn có tên tuổi như: Công ty chè Hoài Trung, Công ty chè Đại Đồng, Công ty chè
Hưng Hà... Bên cạnh ngành chè, ngành dệt may cũng là ngành nghề có ưu thế, thu hút
lực lượng lớn lao động địa phương và các vùng lân cận, nhiều doanh nghiệp đã tăng
quy mô mở rộng sản xuất như: Công ty CP may Hoàng Anh, Công ty CP may Phú
Thọ, các công ty Hàn Quốc sản xuất vải bạt... Đứng trước khó khăn của thị trường
đang có nhiều biến động, hầu hết các doanh nghiệp đã phải tìm giải pháp ổn định sản
xuất: Sắp xếp lại bộ máy hoạt động, phân công bố trí lao động hợp lý, cơ cấu lại nguồn
vốn, tăng cường liên doanh liên kết trong sản xuất, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng,
tìm kiếm đơn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Trao đổi về những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thời gian qua, đồng
chí Trần Quang Sâm - Phó trưởng phòng KT&HT huyện Thanh Ba cho biết: “Huyện
ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về phát triển CN-TTCN nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp,
các công ty, các doanh nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng với quy
định của pháp luật; ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất. Đồng thời tranh thủ các nguồn
vốn khuyến công quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nâng cao tay
nghề cho người lao động, nâng cấp đổi mới dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thu hút các nhà đầu tư vào cụm CN và
địa bàn huyện”. Đến nay cụm CN làng nghề huyện Thanh Ba đã thu hút được 5 doanh
nghiệp vào hoạt động gồm: Công ty TNHH Hòn Ngọc Viễn Đông, Công ty TNHH 1
thành viên Jeong Woo Việt Nam, Công ty TNHH PC Chemvina, Công ty TNHH
Fabinnovina. Trên địa bàn thời gian qua cũng đã thành lập được chi hội doanh nghiệp
nhỏ và vừa, thông qua hoạt động của chi hội các doanh nghiệp đã gắn kết chia sẻ với
nhau về kinh nghiệm, liên doanh liên kết đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Đại học Kinh tế Huế
22
Với quan điểm phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở gắn với việc khai thác tiềm
năng, thế mạnh của từng vùng, từng ngành kinh tế mũi nhọn (ưu tiên phát triển các
ngành hàng có thế mạnh: Vật liệu xây dựng, ngành sản xuất chế biến nông sản, ngành
dệt, may mặc, đồ giả da...), huyện Thanh Ba đang tích cực tuyên truyền vận động thu
hút các nhà đầu tư vào địa bàn, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo đà cho công nghiệp địa phương
phát triển[6].
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà
Nội
Huyện Hoài Đức, Hà Nội hiện có gần 3.000 Doanh nghiệp đầu tư hoạt động và
hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh, sự phát triển của các doanh nghiệp và hộ sản xuất
kinh doanh đang góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của huyện
và Thành phố. Trong những năm qua với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương
và tâm huyết của Tổ chức Thanh niên với sứ Mệnh Youth With A Mission (goi tắt là
YWAM), triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi
trường, đặc biệt triển khai thực hiện dự án Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn huyện Hoài Đức đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất
kinh doanh phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần
tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Ông Đỗ Đức Trung –
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của chính phủ về
tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, ngoài việc tạo điều kiện về hạ tầng kinh tế xã
hội, Huyện đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận những kiến thức về quản trị và
điều hành doanh nghiệp cũng như việc tổ chức và đảm bảo hoạt động sản xuất ra
những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đủ sức cạnh tranh trên thị
trường cũng như bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đồng thời tạo điều kiện giúp
doanh nghiệp giải quyết lao động và các vấn đề an sinh xã hội"[7].
1.3.4. Bài học kinh nghiệm phát triển DNNVV cho huyện Quảng Trạch -
tỉnh Quảng Bình
Qua phân tích, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số huyện của
các tỉnh ta thấy đều quan tâm đến việc phát triển DNNVV. Nhưng, mỗi quốc gia, mỗi
Đại học Kinh tế Huế
23
tỉnh, mỗi huyện có chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV khác nhau; song qua
nghiên cứu chính sách các huyện trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện
Quảng Trạch như sau:
Thứ nhất, tiêu chí phân loại DNNVV áp dụng khác nhau, định nghĩa và phân
loại DNNVV phải dựa vào mục tiêu hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực, loại hình. Như vậy,
đối với mỗi ngành thì tiêu chí phân loại phải khác nhau; cần có quy hoạch ngành, vùng
lãnh thổ rõ ràng và chính xác, làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp, chính sách ưu
đãi được thuận lợi.
Thứ hai, việc hỗ trợ cho các DNNVV phải dựa trên nguyên tắc tự hỗ trợ là
chính; nhằm tránh sự ỷ lại của DNNVV vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức
khác; hỗ trợ phải rõ ràng, minh bạch, tránh bất bình đẳng giữa các loại hình DN, làm
cho sự hỗ trợ là động lực thúc đẩy phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền
vững.
Thứ ba, ban hành chính sách phải rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực, loại hình
DNNVV. Hoàn thiện hệ thống hoá pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường trong
xu hướng toàn cầu hoá. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách để thực thi các quy
định, chính sách hỗ trợ cho các DNNVV, nhất là các DN mới thành lập. Tuy nhiên,
cũng nên tập trung vào những ngành kinh tế mới, ngành kinh tế cần phát triển, có ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia trong tương lai.
Thứ tư, phải tạo điều kiện về tín dụng, đất đai, công nghệ, nguồn nhân lực, hỗ
trợ hoạt động xuất khẩu cho các DNNVV thông qua các chính sách cụ thể nhằm hạn
chế những khó khăn do quy mô nhỏ đem lại. Đối với tín dụng thì việc hình thành hệ
thống bảo lãnh tín dụng là rất quan trọng và cần thiết, nó sẽ hạn chế được tình trạng
khó khăn về vốn của DNNVV hiện nay.
Thứ năm, phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường lao
động, đây là nguồn lực quan trọng của DNNVV. Thành lập và khuyến khích các tổ
chức trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ và giúp đỡ các DNNVV như: tư vấn pháp lý,
quỹ bảo lãnh tín dụng, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế mở.
Thứ sáu, hỗ trợ và khuyến khích việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh
tranh sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng
chuyên môn cao cho các DNNVV; đặc biệt hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý cho đội
ngũ doanh nhân để xứng tầm với các nước trong và trên thế giới.
Đại học Kinh tế Huế
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG
TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Quảng Trạch nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên toạ độ địa lý: Từ
1060
15’ đến 1060
59’ độ kinh Đông; Từ 170
42’ đến 170
59’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc tiếp
giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, phía Đông là biển với chiều dài
bờ biển 24,4 Km, dọc theo các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng
Hưng, Quảng Xuân.
Nằm trong Bắc Trung Bộ, trung điểm cách thành phố Đồng Hới 45 km, cách
Hà Nội 500 km, cách thành phố Đà Nẵng 300 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200
km. Diện tích tự nhiên: 447,88 Km2
, Dân số năm 2016 là: 106.472 người, mật độ dân
số: 238 người/Km2
Địa hình huyện Quảng Trạch khá đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi cùng
với vùng biển rộng. Phía Tây và phía Bắc là đồi núi của dãy Trường Sơn lan sát ra
biển; ở giữa là đồng bằng nhưng bị chia cắt bởi các con sông và cồn cát nội địa, tạo ra
những diện tích đất nông nghiệp tập trung lớn nhất khoảng 1.500 ha; phía Đông là
biển, ven biển có các cồn cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Do địa hình dốc và quá trình xâm thực mạnh, nhiều dãy núi so le nhau, có nhiều
sông suối và hai con sông lớn là Sông Roòn và Sông Gianh.
Ngoài ra các tuyến đường giao thông chạy qua huyện có: Quốc lộ 1A; Quốc lộ
12A qua các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá đến cửa khẩu Cha Lo nối với nước bạn Lào
và các nước dọc tuyến hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Công mở rộng
(GMS); Tuyến đường thuỷ nội địa trên dòng sông Gianh và sông Roòn. Các tuyến trục
giao thông ngang, dọc này nối liền với cảng biển sông Gianh, cảng biển nước sâu Hòn
La.
Đại học Kinh tế Huế
25
Với yếu tố vị trí như trên là điều kiện để tạo giao thương và thuận tiện cho các
nhà đầu tư và doanh nghiệp đến với huyện Quảng Trạch. Tạo điều kiện thuận lợi hơn
để huyện Quảng Trạch phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật,
phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập xu thế chung của cả
tỉnh.
2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu
Huyện Quảng Trạch nằm trong nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu
chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình
ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm
là 250
C, lượng mưa bình quân là 2.900 - 3.000 mm, độ ẩm bình quân 85%. Khí hậu
huyện Quảng Trạch chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11
mưa bão; lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt
trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có lúc xuống
9 -110
C.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt, các tháng 6, 7, 8 có gió Tây Nam
(gió Lào) gây khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát
chảy lấp đồng ruộng và dân cư.
Điều kiện thời tiết bất lợi đối với huyện Quảng Trạch là gió Tây Nam khô nóng
xuất hiện khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 tháng 8 kết hợp
với thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9 tháng 10, bão thường
đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có
hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm.
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động thể hiện qua số liệu ở bảng 1, với 18 xã, Quảng
Trạch có dân số bình quân năm 2016 là 106.472 người, với tỷ lệ phát triển tự nhiên
dân số là 12,29%0, giảm 0,18 điểm phần nghìn so với năm 2014.
Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng đến năm
2016 tăng lên 60.660 người, chiếm 56,97% dân số toàn huyện. Đây là tiềm năng và là
nguồn lực quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn Quảng Trạch.
Đại học Kinh tế Huế
26
Năm 2016, tỷ lệ hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cao chiếm 52,0% trong tổng
số dân số toàn huyện.
Trong 3 năm qua, xu hướng phân công lao động đã có sự chuyễn dịch theo
hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, nhưng vẫn còn
chậm, năm 2016, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 59,60%. Thời kỳ 2012 -
2016 lao động trong các ngành kinh tế tăng bình quân hàng năm còn chậm, chỉ đạt
1,3%/năm. Trong đó lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân
0,3%, lao động phi nông nghiệp tăng 2,9%. Điều này thể hiện một xu hướng tốt trong
phân công lao động của Quảng Trạch. Mật độ tăng dân số ngày càng tăng từ 225
người/km2
năm 2014 đã tăng lên 238 người/km2
năm 2016. Vấn đề này đặt ra cho
Quảng Trạch là cần phải phát triển ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, trong đó phát triển công nghiệp tư nhân là một biện pháp hữu hiệu.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ
phát
triển
BQ
năm
(%)
SL (%) SL (%) SL (%)
I Tổng dân số Người 105.463 - 105.997 - 106.472 - 100,5
II Tổng số hộ Hộ 26.876 100 27.475 100 28.090 100 102,2
1 Hộ SX Nông-Lâm-Thuỷ sản Hộ 14.965 55,7 14.820 53,9 14.595 52,0 98,8
2 Hộ SX phi Nông-Lâm-Thuỷ sản Hộ 11.911 44,3 12.655 46,1 13.495 48,0 106,4
III Tổng số lao động Người 59.060 100 60.191 100 60.660 100 101,3
1 Lao động Nông-Lâm-Thuỷ sản Người 35.937 60,85 36.302 60,31 36.153 59,6 100,3
2 Lao động phi Nông-Lâm-Thuỷ sản Người 23.123 39,15 23.889 39,69 24.507 40,4 102,9
IV Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,25 - 1,08 - 1,08 - -
V Mật độ dân số Người/Km2
234 - 235 - 238 - -
VI Khẩu /hộ Khẩu 3,9 3,9 - 3,9 - -
VII Lao động bình quân /hộ Người 2,2 2,2 - 2,2 - -
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016)
27
Đại học Kinh tế Huế
28
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Tình hình sử dụng đất đai thời kỳ 2014 - 2016 được thể hiện qua số liệu ở
bảng 2.2. Năm 2016 Quảng Trạch có tổng diện tích tự nhiên 44.788 ha, chiếm
5,59% diện tích toàn tỉnh. Do đặc điểm địa hình, diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ
yếu: năm 2014 có 27.748 ha, chiếm 61,6% và năm 2016 có 26.937 ha, chiếm 60,1%
tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
diện tích tự nhiên của huyện, chỉ có 8,221 ha năm 2016, chiếm 18,4%. Diện tích đất
chưa sử dụng không còn nhiều, chỉ có 1.880 ha năm 2016, chiếm 4,2%.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện thời kỳ 2014 - 2016
Tốc độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 phát
TT Chỉ tiêu triển
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) BQ
(%)
Tổng diện tích tự
nhiên
1 Đất nông nghiệp
2 Đất lâm nghiệp
3 Đất nuôi trồng
thủy sản
4 Đất ở dân cư
5 Đất chuyên dùng
6 Đất chưa sử dụng
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016)
Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp hàng năm tăng đáng kể
bình quân tăng 6,1%/năm thời kỳ 2014 - 2016. Dân số ngày càng tăng nên đất bình
quân cho 1 nhân khẩu nông nghiệp tăng không đáng kể, năm 2016 chỉ có 0,07
ha/người, năm 2016 tăng lê gần bằng 0,08ha/người; bình quân hộ nông nghiệp năm
2014 co 0,49 ha/hộ nông nghiệp, năm 2016 tăng tên 0,56 ha nguyên nhân do chuyển
45.070 100,0 45.070 100,0 44.788 100,0 99,7
7.308 16,2 7.279 16,1 8.221 18,4 106,1
27.748 61,6 27.738 61,5 26.937 60,1 98,5
140 0,3 140 0,3 161 0,4 107,2
758 1,7 771 1,7 879 2,0 107,7
4.608 10,2 4.648 10,3 6.710 15,0 120,7
4.510 10,0 4.494 10,0 1.880 4,2 64,6
Đại học Kinh tế Huế
29
đổi mục đích sử dụng dất và trích đo lại diện tích đất của huyện dẫn đến diện tích
đất nông nghiệp tăng.
Những vấn đề nêu trên đặt ra cho Quảng Trạch là phải đẩy mạnh khai thác
quỹ đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp, bổ sung cho quỹ nông nghiệp. Mặt
khác phải phát triển ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó phát triển công nghiệp tư nhân là một
hướng đi tốt.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
Tình hình cơ sở hạ tầng được thể hiện số liệu ở bảng 3.
- Về giao thông: Quảng Trạch có tiềm năng lớn về phát triển giao thông cả về
đường bộ lẩn đường thuỷ. Đường bộ có đường quốc lộ 1A ở phía Đông, phía Tây
có đường Đông và Tây Trường Sơn xuyên qua hết địa phận của huyện. Tuyến
đường nối quốc lộ 12A đi Khu Công nghiệp Hòn La, Hoàn thành mở rộng Quốc lộ
1 đoạn qua huyện Quảng Trạch, cầu Văn Hóa đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện cứng hóa hệ thống giao thông
nông thôn đến xã, các cụm, điểm kinh tế. Với phương châm “ nhà nước và nhân dân
cùng làm, nhiều địa phương đã bê tông hàng trăm km đường thôn xóm đảm bảo
giao thông thuận lợi. Tính đến nay đã có 18/18 xã có đường ô tô về tận trung tâm xã
được rải nhựa.
- Thủy lợi: Toàn huyện có 29 công trình hồ chứa, 08 đập dâng, 14 trạm bơm,
trong đó: có 01 hồ chứa loại lớn (Vực Tròn), 03 hồ chứa loại vừa (Tiên lang, Sông
Thai và Trung Thuần). Ngoài ra có 34 hồ đập nhỏ và 24 trạm bơm điện, đảm bảo
tưới tiêu cho 6.430 ha, chiếm trên 94% diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn
huyện. Đến năm 2015 toàn huyện có 229,8/297,3 km đã được đầu tư kiên cố. Trong
đó: 58,13/60,01km chiều dài các tuyến kênh chính và kênh cấp 1 do Công ty TNHH
một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi đã được nhà nước đầu tư bê tông hoá.
2.1.2.4. Tình hình sản xuất trên địa bàn
Tình hình sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Trạch
được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.3.
Đại học Kinh tế Huế
30
Sản xuất trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) thời kỳ 2014 - 2016 có tốc độ
phát triển ngày càng tăng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2014 -2016 đạt
9,85%; trong đó: Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3,92%, công nghiệp-xây dựng
tăng 10,10%, dịch vụ tăng 115,15%. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng
tiến bộ, nhưng vẫn còn chậm. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng -
dịch vụ năm 2014 tương ứng là 29% - 45% - 26%; năm 2016 tương ứng là 26,2% -
45,0% -28,8%.
Bảng 2.3: Tốc độ phát triển tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng
Trạch thời kỳ 2014 - 2016 (Theo giá so sánh 2010)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ phát triển (%)
TT Chỉ tiêu (Triệu (Triệu (Triệu Bình quân
đồng) đồng) đồng) 2015/2014 2016/2015 thời kỳ 2014-
2016
Tổng số 3.352.338 3.711.269 4.045.014 110,71 108,99 109,85
1 NLTS 916.098 979.704 989.340 106,94 100,98 103,92
2 CN-XD 1.535.531 1.695.814 1.861.374 110,44 109,76 110,10
3 TMDV 900.709 1.035.751 1.194.300 114,99 115,31 115,15
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch 2016)
Từ những phân tích trên cho thấy, Quảng Trạch muốn đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì phải tăng
cường đầu tư phát triển công nghiệp.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
2.2.1.Sự pháttriểnvề sốlượngcácDNNVV
2.2.1.1. SốlượngDNNVVtheohìnhthứcsở hữuvàlĩnhvựcSXKD
Qua Bảng 2.4 cho ta thấy: Trong giai đoạn 2012 - 2016, các DNNVV ở
huyện Quảng Trạch có tốc độ tăng khá. Nếu năm 2012 toàn huyện chỉ có 100 doanh
Đại học Kinh tế Huế
31
nghiệp thì đến năm 2016 đã tăng lên 142 doanh nghiệp, tăng 42 doanh nghiệp tương
ứng với tốc độ tăng bình quân 9,2%/năm.
Về cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, công ty TNHH là loại hình
doanh nghiệp phổ biến ở huyện. Nếu năm 2012 số doanh nghiệp loại hình này là 57
doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 57,0% thì đến năm 2016 đã tăng lên 100 doanh
nghiệp, chiếm 70,4%. Tốc độ tăng bình quân 15,1%/năm.
Đối với hợp tác xã: Năm 2012 có 14 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 14,0% đến
năm 2016 giảm xuống còn 6 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 4,2%. Số lượng doanh
nghiệp theo loại hình hợp tác xã giảm qua các năm khi lĩnh vực hoạt động của loại
hình này không còn phù hợp hay không còn quan trọng trong sự phát triển của kinh
tế - xã hội, như các hợp tác xã dịch vụ điện, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,…
Đối với công ty cổ phần: Đây là hình thức DN có xu hướng tăng nhưng
chiếm tỷ trọng nhỏ và mức độ phát triển khá. Năm 2012 chỉ có 7 DN, chiếm 7,0%
thì đến năm 2016 tăng lên 10 DN, chiếm 7,1% tốc độ tăng bình quân 9,3%/năm. Sở
dĩ loại hình này chiếm tỷ trọng nhỏ là do các doanh nghiệp loại hình này thường có
quy mô lớn hơn các hình thức DN khác, nhưng hiện nay trên địa bàn huyện số
lượng hình thức này còn hạn chế. Một số công ty cổ phần trên địa bàn huyện: Công
ty CP Coseco 1.5; Công ty CP sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông; Công ty CP
Hoàng Hương; Công ty CP Đại Trường Thành; Công ty CP thương mại và xây
dựng Lâm Anh…
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đối với hình thức này năm 2012 có 22 doanh
nghiệp, chiếm tỷ trọng 22,0% đến năm 2016 có 26 doanh nghiệp, chiếm 18,3%,
tăng 4 DN so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 4,3%.
Tóm lại, kết quả phân tích ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình có sự phát triển ở mức độ trung bình, trong tổng số
DNNVV trên địa bàn huyện thì loại hình DN công ty TNHH có sự phát triển nhanh
nhất đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng
Bình nói chung cũng như huyện Quảng Trạch nói riêng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.4: Tình hình phát triển các DNNVV giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%)
Chỉ tiêu Số Số
% %
Số Số Số
% % % 2016/2012 BQ năm
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình
32
lượng lượng lượng lượng lượng
Tổng số DN 100 100,0 113 100,0 125 100,0 143 100,0 143 100,0 143,0 109,4
Tổng số DNNVV 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2
1. Hình thức sở hữu
+ Hợp tác xã 14 14,0 10 8,8 10 8,1 8 5,6 6 4,2 42,9 80,9
+ DN tư nhân 22 22,0 28 24,8 26 21,0 26 18,3 26 18,3 118,2 104,3
+ Công ty TNHH 57 57,0 67 59,3 80 64,5 98 69,0 100 70,4 175,4 115,1
+ Công ty cổ phần 7 7,0 8 7,1 8 6,4 10 7,1 10 7,1 142,9 109,3
2. Lĩnh vực kinh doanh
+ NLTS 3 3,0 6 5,3 6 4,8 4 2,8 2 1,4 66,7 90,4
+ CN-XD 47 47,0 49 43,4 52 41,9 57 40,1 55 38,7 117,0 104,0
+ TMDV 50 50,0 58 51,3 66 53,2 81 57,0 85 59,9 170,0 114,2
Đại học Kinh tế Huế
33
Số liệu ở Bảng 2.4 cho ta thấy các DNNVV phân bố không đồng đều theo
lĩnh vực SXKD trong huyện.
DNNVV lĩnh vực TMDV chiếm tỷ trọng lớn hàng năm và có xu hướng tăng
nhanh, bình quân năm tăng 8,8 DN hay tăng bình quân 14,2%/năm tăng cao nhất
trong 3 lĩnh vực SXKD, năm 2012 có 50 DN, chiếm 50,0% tổng số DNNVV; năm
2013 là 58 DN (tăng 8 DN so với 2012), chiếm 51,3% và đến năm 2016 là 85 DN
(tăng 5 DN so với 2015), chiếm 59,9%. DNNVV lĩnh vực CN-XD có xu hướng
tăng từ năm 2012 có 47 DN, chiếm 47,0% đến năm 2015 có 57 DN, chiếm 40,1%
nhưng năm 2016 có 55 DN, chiếm 38,7% (giảm 2 DN) so với năm 2015, bình quân
mỗi năm tăng 4,0%. Đối với DNNVV lĩnh vực NLTS nhìn chung tăng giảm không
đều, năm 2012 có 3 DN, chiếm 3,0% đến năm 2016 giảm xuống còn 2 DN, chiếm
1,4%, bình quân giảm 9,3%/năm.
Tóm lại, do điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, môi trường và tính chất
ngành nghề kinh doanh; xét về lĩnh vực SXKD thì DN hoạt động ở lĩnh vực thương
mại và dịch vụ phát triển nhanh nhất và chiến tỷ trọng lớn nhất, thấp nhất là DN ở
lĩnh vực NLTS. Sự phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của lĩnh vực sản xuất
kinh doanh TMDV đã phản ánh đúng xu hướng phát triển của nền kinh tế chung của
tỉnh và riêng của huyện Quảng Trạch.
2.2.1.2. Số lượng các DNNVV theo địa bàn
Số lượng DNNVV phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, một số xã có
số lượng DN nhiều như: xã Quảng Tùng có 14 DN, chiếm 9,9%; xã Quảng Phú có
15 DN, chiếm 10,6%; xã Cảnh Dương có 18 DN, chiếm 12,7%; xã Quảng Hưng có
18 DN, chiếm 12,7% trong khi đó, một số xã còn lại do điều kiện kinh tế còn thấp,
chậm phát triển hơn các xã khác cho nên số lượng DN còn hạn chế như: xã Quảng
Thạch, xã Quảng Tiến, xã Phù Hoá chỉ có 1 doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng
0,7%,... Qua sự phân bố DN trên đia bàn huyện cho thấy ở đâu có điều kiện thuận
lợi hơn đặc biệt về giao thông thì ở đó DN phát triển hơn. Ngoài sự phân bổ doanh
nghiệp trên địa bàn còn có 3 DN nằm trong KKT Hòn La và 7 DN nằm trong KCN
Hòn La.
Đại học Kinh tế Huế
34
Bảng 2.5: Số lượng DNNVV năm 2016 huyện Quảng Trạch chia theo địa bàn
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Địa bàn
Tổng số Trong đó
SL (%) NLTS CN-XD TMDV
1. Trong KKT Hòn La,
KCN Hòn La
10 7,0 8 2
1 KKT Hòn La 3 2,1 1 2
2 KCN Hòn La 7 4,9 7
2. Chia theo địa bàn 132 9,3 2 47 83
1 Xã Quảng Đông 8 5,6 8
2 Xã Quảng Phú 15 10,6 1 5 9
3 Xã Quảng Châu 2 1,4 1 1
4 Xã Quảng Thạch 1 0,7 1
5 Xã Quảng Tùng 14 9,9 5 9
6 Xã Cảnh Dương 18 12,7 4 14
7 Xã Quảng Tiến 1 0,7 1
8 Xã Quảng Hưng 18 12,7 10 8
9 Xã Quảng Xuân 17 12,0 9 8
10 Xã Cảnh Hóa 5 3,5 1 4
11 Xã Quảng Liên 6 4,2 1 1 4
12 Xã Quảng Trường 4 2,8 4
13 Xã Quảng Phương 13 9,2 6 7
14 Xã Phù Hóa 1 0,7 1
15 Xã Quảng Thanh 9 6,3 4 5
Tổng cộng 142 100,0 2 55 85
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình)
Đại học Kinh tế Huế
35
2.2.2.Sự pháttriểnquymôdoanh nghiệp
2.2.2.1. VốnSXKDcủa doanh nghiệp
a, Phân tổ doanh nghiệp theo quy mô vốn SXKD
Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế nói chung, các chính
sách hỗ trợ phát triển DN nói riêng, nhất là các DNNVV; cơ cấu DN đã có sự
chuyển dịch về quy mô vốn SXKD nhưng không đồng đều.
Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, nhóm DN có vốn SXKD từ 10 tỷ đồng đến
dưới 50 tỷ đồng có mức tăng bình quân cao nhất là 22,0%/năm; năm 2012 có 14
DN, chiếm 14,0% đến năm 2016 có 31 DN, chiếm 21,8%, tốc độ phát triển năm
2016 so với năm 2012 là 121,4%. Số lượng DN trong nhóm có vốn SXKD dưới 1 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 có 30 DN, chiếm 30,0% đến năm 2016 có
45 DN, chiếm 31,7%, tốc độ phát triển bình quân chỉ 10,7%/năm. Nhóm DN có vốn
SXKD từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng có tốc độ phát triển thấp nhất, năm 2012 có
29 DN, chiếm 29,0% đến năm 2016 có 31 DN, chiếm 21,8%, tốc độ phát triển bình
quân là 1,7%/năm. Nguyên nhân nhóm này biến động mạnh là do quy mô của DN
bị thu hẹp nên dịch về nhóm dưới 1 tỷ đồng hay quy mô DN tăng cho nên một số
DN chuyển lên các nhóm có quy mô lớn hơn. Nhóm DN có vốn SXKD từ 50 tỷ trở
lên cũng đang có xú hướng tăng nhưng do số lượng DN trong nhóm này ít chiếm tỷ
trọng thấp nhất trong các nhóm, năm 2012 có 2 DN chiếm 2,0% đến năm 2016 có 4
DN, chiếm 2,8%, bình quân mỗi năm tăng đến 18,9% nhưng sự biến động về số
lượng là rất thấp chỉ 1-2 DN trong 1 năm, trong cả thời kỳ 2012-2016 chỉ tăng 2
DN. Qua phân tích cho thấy số lượng DN gia tăng thêm hàng năm chủ yếu là doanh
nghiệp có vốn SXKD dưới 1 tỷ đồng. Tuy còn nhiều khó khăn về nguồn vốn kinh
doanh nhưng trong 5 năm 2012 - 2016 số lượng DNNVV không ngừng được gia
tăng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 9,2%. Không những phát triển nhanh về
số lượng mà còn được mở rộng về quy mô hoạt động. Doanh nghiệp phát triển trở
thành động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển về mọi mặt. Số lượng doanh
nghiệp tăng lên làm cho các yếu tố khác đều tăng theo như: lao động, vốn, doanh
thu,...Trong thời gian tới huyện cần có các chính sách để khuyến khích các DN mở
rộng quy mô và hoạt động ổn định hơn.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.6: Phân tổ DNNVV theo quy mô vốn SXKD
Vốn SXKD
(Tỷ đồng)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình
36
DN % DN % DN % DN % DN % 2016/2012 BQ năm
Tổng số 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2
<1 30 30,00 35 31,0 40 32,3 43 30,3 45 31,7 150,0 110,7
1 - 5 29 29,0 32 28,3 31 25,0 36 25,4 31 21,8 106,9 101,7
5 - 10 25 25,0 27 23,9 29 23,4 30 21,1 31 21,8 124,0 105,5
10 - 50 14 14,0 16 14,2 21 16,9 30 21,1 31 21,8 221,4 122,0
≥ 50 2 2,00 3 2,6 3 2,4 3 2,1 4 2,9 200,0 118,9
Đại học Kinh tế Huế
37
b, Vốn bình quân 01 DNNVV theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD
Bất kỳ DN nào muốn tiến hành SXKD nhất thiết phải có vốn. Vốn là yếu tố
đầu vào, là điều kiện tiên quyết để các DN tồn tại và phát triển. Do đó, trong quá trình
hoạt động SXKD vốn luôn được các DN rất quantâm.
Từ năm 2012, mặc dù có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, lãi suất cho
vay tại các ngân hàng ở mức cao, Chính phủ áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm lãi
suất cho vay, nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở
rộng SXKD. Tuy nhiên, DNNVV ở Quảng Trạch vẫn có bước phát triển về số
lượng và quy mô vốn SXKD; song quy mô bình quân cho 01 DN vẫn còn nhỏ bé.
* Vốn SXKD bình quân cho một DNNVV theo hình thức sở hữu
Vốn SXKD bình quân cho một DNNVV theo hình thức hợp tác xã thấp
nhất trong bốn hình thức sở hữu. Năm 2012 vốn SXKD bình quân một DN là
3.061,5 triệu đồng/1DN, đến năm 2016 tăng lên 6.088,3 triệu đồng/1DN tăng
98,9%, bình quân tăng 18,8%/năm trong khi đó vốn SXKD bình quân một công ty
cổ phần cao nhất, năm 2012 là 32.198,4 triệu đồng/1DN đến năm 2016 là 61.628,7
triệu đồng//1DN, bình quân mỗi năm tăng 17,6%. Công ty cổ phần vốn dĩ có quy
mô luôn lớn hơn các hình thức khác cùng với đó tốc độ tăng về số lượng thấp hơn
tốc độ tăng về vốn SXKD do đó, tốc độ tăng về vốn SXKD bình quân cho một DN
luôn cao, hình thức DN này đã phát triển nhanh và có vai trò khá quan trọng trong
việc góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy vốn bình quân cho
một DN tăng lên, nhưng mức tăng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
huyện khi có KKT Hòn La, KCN Hòn La,...
* Vốn SXKD bình quân theo lĩnh vực SXKD
- Lĩnh vực NLTS: Các DN trong lĩnh vực NLTS có quy mô vốn rất nhỏ vốn
SXKD bình quân năm 2012 chỉ 903,3 triệu đồng/1DN tăng lên 1.177,0 triệu
đồng/1DN năm 2016, tăng 273,7 triệu đồng/1DN, bình quân mỗi năm tăng 6,8%.
- Lĩnh vực CN-XD: Vốn SXKD bình quân cho một DN năm 2012 là
14.735,0 triệu đồng/1DN, đến năm 2016 tăng lên 24.525,9 triệu đồng/1DN, qua 04
năm đã tăng thêm 9.790,9 triệu đồng, bình quân tăng 13,6%/năm. Doanh nghiệp ở
Đại học Kinh tế Huế
38
lĩnh vực này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện.
Đối với DN lĩnh vực này khi đi vào hoạt động SXKD cần đầu tư và có lượng vốn
rất lớn khi vốn SXKD dùng đầu tư xây dựng nhà kho, nhà xưởng; mua tài sản cố
định; trang thiết bị và nguyên nhiên vật liệu;… do đó, tổng vốn SXKD cũng như
vốn SXKD bình quân trên 1 DN luôn ở mức cao.
- Lĩnh vực TMDV: Đối với DNNVV lĩnh vực TMDV với việc thực hiện
chiến lược SXKD của mình những năm qua lĩnh vực này đã phát triển nhanh và có
vai trò khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội. Tuy vốn SXKD bình quân cho một DN có tăng lên, nhưng mức tăng còn chậm,
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Năm 2012 vốn SXKD bình
quân một DN lĩnh vực này 4.462,3 triệu đồng/1DN, tăng lên 6.262,2 triệu đồng trên
một DN năm 2016, bình quân tăng 8,8%/năm.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.7: Quy mô vốn bình quân 1 DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD
Đơn vị tính: Triệu đồng/DN
Tốc độ phát triển (%)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
2016/2012 BQ năm
Vốn BQ 1 DNNVV 9.183,7 9.545,2 14.111,2 17.936,2 13.264,5 144,4 109,6
1. Theo hình thức sở hữu
+ Hợp tác xã 3.061,5 4.709,9 3.789,5 10.844,5 6.088,3 198,9 118,8
+ DN tư nhân 3.497,1 2.982,4 3.768,2 4.055,3 4.168,7 119,2 104,5
+ Công ty TNHH 10.055,9 10.295,4 12.579,6 11.499,3 11.223,6 111,6 102,8
+ Công ty cổ phần 32.198,4 32.276,6 53.693,9 53.281,6 61.628,7 191,4 117,6
2. Theo lĩnh vực SXKD
+ NLTS 903,3 830,2 1.445,2 738,5 1.177,0 130,3 106,8
+ CN-XD 14.735,0 15.878,2 20.045,8 20.791,0 24.525,9 166,4 113,6
+ TMDV 4.462,3 5.096,6 7.890,0 8.196,3 6.262,2 140,3 108,8
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình
39
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.2. Quy mô lao động trong các DNNVV
a, Phân tổ doanh nghiệp theo số lượng lao động
Qua số liệu Bảng 2.8 ta thấy, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ
yếu là các doanh nghiệp dưới 50 lao động, doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm tỷ
trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên. Doanh nghiệp trong nhóm 10-50 lao động
chiếm tỷ trọng khá cao nhưng số lượng DN tăng giảm không đều qua các năm. Số
lượng doanh nghiệp trong các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng thấp, có nhóm chỉ 01
doanh nghiệp và đến năm 2016 không còn DN nào (Công ty Cổ phần 1.5).
Xét về tốc độ tăng, nhóm 100-200 lao động chiếm tỷ trọng thấp từ 1% đến
4% nhưng lại có tốc độ tăng bình quân năm cao nhất (18,9%) trong các nhóm.
Nhóm doanh nghiệp dưới 10 lao động có tốc độ tăng bình quân năm luôn ở mức cao
là 14,1% đây là nhóm có số lượng DNNVV cao nhất và có xu hướng tăng qua các
năm. Tóm lại, số lượng DNNVV có quy mô dưới 10 lao động tăng mạnh qua các
năm và DN có từ 10 lao động trở lên, chiếm tỷ trọng thấp và tăng chậm. Qua đó cho
thấy, xét về quy mô lao động thì doanh nghiệp của huyện có quy mô quá nhỏ.
40
Đại học Kinh tế Huế
Số lao động
Bảng 2.8: Phân tổ DN theo số lượng lao động trong doanh nghiệp
2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%)
(LĐ/DN) DN % DN % DN % DN % DN % 2016/2012 BQ năm
Tổng số 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2
<10 49 49,0 67 59,3 62 50,0 75 52,8 83 58,5 169,4 114,1
10 - 50 43 43,0 37 32,7 53 42,8 60 42,3 50 35,2 116,3 103,8
50 - 100 6 6,0 6 5,3 6 4,8 3 2,1 7 4,9 116,7 103,9
100 - 200 1 1,0 3 2,7 3 2,4 4 2,8 2 1,4 200,0 118,9
200 - 300 1 1,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0,0 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình
41
Đại học Kinh tế Huế
b, Số lao động bình quân một DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh
vực SXKD
Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy, lao động bình quân cho một DN hình thức
hợp tác xã tăng dần qua các năm, năm 2012 là 14,6 lao động/1DN đến năm 2016 là
28,7 lao động/1DN tương ứng tăng 95,8%, bình quân mỗi năm tăng 18,3%. Ba hình
thức còn lại có xu hướng giảm vì tốc độ tăng về lao động thấp hơn tốc độ tăng về
DN. Công ty cổ phần vẫn là hình thức có bình quân lao động trên một DN cao nhất
trong các hình thức, năm 2012 là 73,9 lao động/1DN đến năm 2016 là 41,9 lao
động/1DN, giảm 43,3%, bình quân mỗi năm giảm 13,2%.
Lao động làm việc trong lĩnh vực CN-XD bình quân hàng năm thời kỳ 2012-
2016 thu hút khoảng 1.412 lao động, chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi đó lao động
bình quân trên một DN lại giảm từ 27,7 lao động đến năm 2016 chỉ còn 25,3 lao
động, bình quân mỗi năm giảm 2,2%. Tiếp đến là lĩnh vực TMDV bình quân hàng
năm thu hút khoảng 567 lao động, nhưng lao động bình quân cho một DN có sự
tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể, giảm dần từ 9,4 lao động năm 2012
xuống còn 7,7 lao động năm 2013, năm 2014 lại tăng lên 8,4 lao động và giảm
xuống còn 7,8 lao động năm 2016. Qua đó cho thấy lĩnh vực TMDV có sự biến
động về lao động nhiều nhất.
Xét trên tốc độ tăng, giảm bình quân thời kỳ 2012 - 2016 thì tổng lao động
trong các DNNVV tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng bình quân đạt 3,8%/năm,
tương ứng với mức tăng 71 người/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân số lượng
DNNVV là 9,2% năm, do đó làm cho lao động bình quân trong các DNNVV giảm.
42
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.9: Lao động bình quân 1 DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD
Đơn vị tính: Người/doanh nghiệp
Lao động bình quân cho 1 DNNVV Tốc độ phát triển (%)
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2016/2012 BQ năm
Tổng số 17,9 16,3 16,6 16,1 14,6 81,7 95,1
1. Theo hình thức sở hữu
+ Hợp tác xã 14,6 18,0 18,9 23,1 28,7 195,8 118,3
+ DN tư nhân 6,2 5,6 5,8 5,9 5,9 95,8 98,9
+ Công ty TNHH 16,3 15,8 15,7 14,8 13,3 81,4 95,0
+ Công ty cổ phần 73,9 56,3 57,5 48,2 41,9 56,7 86,8
2. Theo lĩnh vực SXKD
+ NLTS 5,3 6,0 5,8 8,0 10,0 187,5 117,0
+ CN-XD 27,7 27,8 28,3 26,8 25,3 91,4 97,8
+ TMDV 9,4 7,7 8,4 8,8 7,8 82,8 95,4
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình
43
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.

More Related Content

Similar to Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.

Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...sividocz
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...nataliej4
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...sividocz
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Similar to Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa. (20)

Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
 
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp trên địa bàn tỉ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...
Luận Văn Quản lý nhà nước các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ v...
 
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
 
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.docPhát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
 
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon ...
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
 
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninhluan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.

  • 1. 1 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ THÁNG 4/ TPHCM 2023
  • 2. 2 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo công ăn, việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.... Với một số lượng lớn, chiếm hơn 97% tổng số DN trên cả nước, các DNNVV đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạch xuất khẩu, đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam nói chung và huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình nói riêng, việc phát triển các DNNVV là điều kiện tiền đề để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cho các DNNVV trên nhiều mặt từ việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (đất đai, vốn, công nghệ ), đến hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng Nhờ đó, các DN này đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng, năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân DN và sự hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều hạn chế, vì thế chưa phát huy hết tiềm năng đối với các DNNVV. Đối với huyện Quảng Trạch, phần lớn các DN trên địa bàn là DNNVV. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến phát triển DN luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ quan tâm ban hành, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
  • 3. 3 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Trong đó, quan trọng là Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành kèm theo các Thông tư, Nghị định thi hành. Luật Doanh nghiệp đã thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã có bước phát triển mạnh về số lượng, về năng lực sản xuất và đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển loại hình DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình, nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng... trong nhân dân, cần thiết phải nghiên cứu để tìm những biện pháp phù hợp thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là vấn đề cấp thiết và có tính cơ bản, lâu dài đối với huyện Quảng Trạch trong quá trình hội nhập ngày một sâu rộng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình thực tập tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình" làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêuchung Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụthể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV. - Đánh giá thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định theo Luật doanh nghiệp 2005. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Không gian: Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 4. 4 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 4.2. Thời gian: - Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016 - Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra năm 2017 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thu thập gồm 02 nguồn chính, đó là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. + Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành, báo cáo chính thức, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các tài liệu sách báo, tạp chí khác. Căn cứ vào kết quả ĐTDN hàng năm của Cục Thống kê Quảng Bình; tiến hành thu thập, rà soát, trích lược, tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm chuyên ngành của Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng trong cả nước. + Số liệu sơ cấp: Số liệu được tổ chức điều tra, phỏng vấn thông qua bảng hỏi; tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra của 81 DNNVV (tương ứng 81 phiếu); trong đó 2 DN thuộc lĩnh vực NLTS, 31 DN thuộc lĩnh vực CN-XD và 48 DN thuộc lĩnh vực TMDV. Về chức vụ thì có 8 phiếu hỏi giám đốc/phó giám đốc DN, 24 phiếu hỏi cấp trưởng/ phó trưởng phòng và 49 phiếu hỏi nhân viên. 5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích - Sử dụng phần mềm excel và SPSS để tổng hợp thông tin từ các DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. - Phân tổ thống kê để phân tổ các DN theo hình thức sở hữu, lĩnh vực SXKD, vốn SXKD, lao động, doanh thu, lợi nhuận. - Phân tích xu hướng để thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu bằng chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân. - Kiểm định ANOVA để kiểm định ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
  • 5. 5 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 03 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
  • 6. Đại học Kinh tế Huế 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Kháiniệmvà tiêuchíxác địnhdoanhnghiệpnhỏ và vừa(DNNVV) 1.1.1.1. Khái niệmDNNVV Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được hiểu là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Ở Việt Nam, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định đã đưa ra một định nghĩa chung về DNNVV để các ban ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp DNNVV phát triển. Theo đó, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm[1]. 1.1.1.2. TiêuchíxácđịnhDNNVV Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV. Ở Việt Nam, nhìn chung đều dựa vào hai tiêu chí chủ yếu là số lượng lao động và tổng vốn đầu tư để xác định loại hình DNNVV. Nhưng ở mỗi nước, mức độ định lượng rất khác nhau.
  • 7. Đại học Kinh tế Huế 6 Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia Tên nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu Mỹ Tất cả các ngành  500 - - Chế tác  300 <300 triệu yên - Nhật Bản Bán buôn Bán lẻ  100  50 100 triệu yên  50 triệu yên - - Dịch vụ  100  100 triệu yên - DN cực nhỏ < 10 - - EU DN nhỏ <50 - 7 triệu ero DN vừa < 250 - 40 triệu ero Sản xuất nhỏ - 50 triệu bạt - Sản xuất vừa - 50-200 triệu bạt - Thái Lan Bán buôn nhỏ Bán buôn vừa - -  50 triệu bạt 50-100 triệu bạt - - Bán lẻ nhỏ -  30 triệu bạt - Bán lẻ vừa - 30-60 triệu bạt - Singapore - <100 < 1,2 triệu đô la - Nguồn: APEC 1998 và OECD 2000 Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và cách phân loại DNNVV cũng rất khác nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nước. Trước năm 1998, Nhà nước chưa có văn bản pháp luật nào quy định tiêu chí cụ thể về DNNVV. Do đó, mỗi tổ chức, mỗi địa phương đưa ra một quan niệm khác nhau về DNNVV, nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ của tổ chức, địa phương mình. Ví dụ: - Ngân hàng Công thương đưa ra tiêu chí DNNVV là những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu dưới 8 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người. - Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam lại đưa ra tiêu thức xác định DNNVV dựa trên mục tiêu hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn và doanh thu ít hơn 1 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên từ 51 đến 200 người, tổng số vốn và doanh thu từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng. Hiện nay, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định DNNVV ở nước ta gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Hợp tác xã; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu
  • 8. Đại học Kinh tế Huế 7 hạn tư nhân; Công ty cổ phần không có vốn nhà nước; Công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiêu chí DNNVV được xác định như sau: Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam Quy mô DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Lĩnh vực I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. CN và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ Số lao động (người) Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Theo cách phân loại này, số lượng DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm DNNVV đã tạo thêm khoảng nửa triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp trên 40% GDP cho nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm của DNNVV Một là, dễ khởi nghiệp: Do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn cao; với đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn nên các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tự có hoặc vay mượn bạn bè, các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, quy trình tổ chức quản lý trong các DNNVV gọn nhẹ, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thì nội bộ doanh nghiệp dễ dàng bàn bạc, thống nhất hành động. Vì vậy, DNNVV dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Các quyết định quản lý được đưa ra và thực thiện nhanh chóng, không ách tắc và tránh phiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý DN. DNNVV có vốn ban đầu ít xảy ra rủi ro nên tạo ra nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phần kinh tế. Hiện nay ở Việt Nam, một chủ thể có ý tưởng SXKD cộng với một số ít vốn, một số lao động nhất định và mặt bằng không lớn là có thể khởi sự được DN. Hai là, các DNNVV có tính linh hoạt, năng động cao, dễ thích ứng với các biến < 10 20 10-200 > 20 – 100 > 200 - 300 < 10 20 10-200 > 20 – 100 > 200 - 300 < 10  10 10 – 50 > 10 – 50 > 50 - 100
  • 9. Đại học Kinh tế Huế 8 động của thị trường. Do quy mô không lớn, nên DNNVV rất năng động và dễ thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Trong một số trường hợp, DNNVV còn năng động thích ứng nhanh với những biến động về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước. Trong thương mại, nhờ tính linh hoạt, dễ tham gia thị trường, cũng như dễ rút lui khỏi thị trường khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi, nên DNNVV dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận từ những "ngách” của thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. Ba là, các DNNVV có một số lợi thế tương đối như lãi suất đầu tư thấp nhờ phát huy các nguồn lực đầu vào tại chỗ như lao động, tài nguyên hay nguồn vốn, khai thác và phát huy các ngành nghề truyền thống của từng địa phương. Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều DN từng bước trưởng thành, lớn mạnh nhờ khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống trong từng hộ gia đình, từng dòng họ, làng nghề của nông thôn Việt Nam. Bốn là, DNNVV có một số lợi thế trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, qua đó sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Về khía cạnh này, có thể nói DNNVV có một số lợi thế trong việc định hướng và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng. Bên cạnh những ưu thế DNNVV cũng có những đặc điểm yếu thế cần được giúp đỡ vủa Nhà nước, các tổ chức xã hội: Thứ nhất, hầu hết các DNNVV có quy mô nhỏ, hoạt động phân tán, thiếu các nguồn lực để tiến hành các dự án đầu tư lớn; khả năng mở rộng thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường quốc tế có nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp thiếu tính chiến lược và không có kế hoạch dài hạn. Thứ hai, sự liên kết, hợp tác giữa các DNNVV và sự liên kết hợp tác theo hiệp hội ngành hàng, theo địa bàn không bền vững. Thứ ba, thiết bị - công nghệ của DNNVV thường ở mức dưới trung bình, do không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai hay tiếp nhận công nghệ tiên tiến, do đó suất tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu cao.
  • 10. Đại học Kinh tế Huế 9 1.1.3. Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội 1.1.3.1. Đóngvaitròquantrọngtrongthúcđẩy tăngtrưởngkinhtế Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, DNNVV chiếm tỷ trọng cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tốc độ gia tăng số lượng các DNNVV nhanh hơn so với các loại hình DN khác. Các DNNVV hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành CN, TM, DV, từ công nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, tạo khả năng gia công, thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự phát triển có hiệu quả, nguồn vốn quay vòng nhanh trong các DNNVV góp phần nâng cao tích luỹ tài sản trong nước. DN tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển. Vì vậy, các DN này góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, mỗi năm các DNNVV đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước. 1.1.3.2. Giatăngtínhnăngđộngcủanềnkinhtế DNNVV là nhân tố tạo nên sự năng động của nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Do số lượng các DNNVV tăng lên rất nhanh, làm gia tăng số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ và làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Chính sự cạnh tranh của DN trong việc tìm kiếm thị trường, mẫu mã sản phẩm, giá cả hàng hóa… mà nền kinh tế ngày càng trở nên năng động. Với quy mô nhỏ và vừa, được thành lập phân tán ở hầu khắp các địa phương, các , DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của DN lớn. Lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh với nhiều hình thức, có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ, sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Nên DNNVV đã và đang là lực lượng chủ yếu đảm bảo lưu thông hàng hoá trong xã hội và có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm tăng tính năng động của nền kinh tế. Phân bố rộng, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều, nên các DNNVV rất linh hoạt
  • 11. Đại học Kinh tế Huế 10 trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư…Chính vì vậy, DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả và linh hoạt trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành khoản vốn đầu tư quan trọng trong nền kinh tế. 1.1.3.3. Thúcđẩy chuyểndịchcơ cấunềnkinhtế Sự phát triển của DNNVV tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, vì DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, sự phát triển của DNNVV không chỉ làm cho công nghiệp phát triển mạnh, mà còn thúc đẩy sự phát triển các ngành thương mại, dịch vụ. DNNVV là cầu nối giữa công nghiệp hiện đại với tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp phi tập trung, làm cơ sở và tiền đề cho phát triển công nghiệp hiện đại. Do đó, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm cho tỷ trọng của lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng lên. 1.1.3.4. Giải quyếtviệclàmchoxã hội Số liệu thống kê cho thấy, ở các nước phát triển số lượng DNNVV thường chiếm trên 2/3 tổng số DN trong mỗi nước, thu hút trên 2/3 lao động xã hội và đóng góp từ 40-60% thu nhập quốc dân, chẳng hạn ở Mỹ các DNNVV thu hút 78,5% lao động và đóng góp 34% thu nhập quốc dân, ở Đức là 75% lao động và 45% thu nhập quốc dân. Ở Việt Nam DNNVV góp phần tăng trưởng kinh tế (chiếm 51,7%), tạo việc làm và thu nhập cho 88,5% lao động. Phát triển DNNVV ở khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn là biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập các tầng lớp nhân dân khắp các vùng trong nước. Sự lớn mạnh của các DNNVV đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. DNNVV không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho số lao động làm việc thường xuyên trong DN, mà còn tạo điều kiện để lao động ngoài DN có việc làm thông qua các hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra và phục vụ SXKD. Xét trên góc độ giải quyết việc làm thì DNNVV luôn đóng vai trò quan trọng hơn các DN lớn, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Lịch sử phát triển, đổi mới đã cho thấy: Khi nền kinh tế suy thoái, các DN lớn phải giảm lao động để giảm chi phí
  • 12. Đại học Kinh tế Huế 11 đến mức có thể tồn tại được vì cầu của thị trường thấp hơn cung, nhưng đối với DNNVV, do đặc tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể hoạt động được. Do đó, các DNNVV không những không giảm lao động mà còn có thể thu hút thêm lao động. Chính vì vậy, Hội đồng DNNVV thế giới đã cho rằng: "DNNVV là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái". 1.1.3.5. DNNVVcungcấphànghóatrongnướcvà choxuấtkhẩu Đối với các nước phát triển, hệ thống siêu thị cung ứng các loại hàng hóa phong phú, đa dạng nhưng cũng không thể thay thế được các cửa hàng bán lẻ. Với sự đa dạng về ngành nghề, tính nhạy cảm với thị trường, các DNNVV có nhiều thuận lợi trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, các DNNVV có nhiều khả năng sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sử dụng nhiều lao động. Ở Việt Nam,với những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu của các loại nông-lâm-hải sản để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra còn phải kể đến các ngành nghề thủ công truyền thống với những mặt bằng phong phú, đa dạng tạo ra khả năng to lớn cho DNNVV tham gia sản xuất, gia công chế biến, đại lý khai thác cho xuất khẩu, tính riêng lĩnh vực công nghiệp hàng năm của DNNVV tạo ra hơn 50% giá trị của địa phương và đóng góp 24% GDP. 1.1.3.6. Đàotạocácdoanhnhân chonềnkinhtế Sự xuất hiện và khả năng phát triển DN phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Với ưu thế của mình, DNNVV dễ và thường xuyên phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, thị trường, chiến lược kinh doanh... Để thích nghi với môi trường xung quanh; ứng xử linh hoạt với những tác động do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất; sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện mới các DN thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc chủ DN phải có tính linh hoạt cao trong quản lý, điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm. Sự có mặt của đội ngũ quản lý với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng DN. Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Do đó, các DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân, ươm mầm các tài năng kinh doanh cho đất nước.
  • 13. Đại học Kinh tế Huế 12 Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ doanh nhân, chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường. 1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN DNNVV Theo triết học Mác - Lênin “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn...”[2]. Phát triển DNNVV là một nội dung trong phát triển kinh tế ở một địa phương, một vùng, một lãnh thổ; do vậy để hiểu rõ hơn thế nào là phát triển DNNVV, trước hết ta tìm hiểu phát triển kinh tế là gì? 1.2.1. Kháiniệmvề phát triểnkinhtế Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó; là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống[3]. 1.2.2. PháttriểnDNNVV- quanđiểmvề pháttriểnDNNVV Theo khái niệm về phát triển kinh tế thì: Phát triển DNNVV là quá trình lớn lên về số lượng, quy mô của DN (lao động, nguồn vốn, doanh thu); hiệu quả hơn về chất lượng DN (lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên 01 lao động, lợi nhuận trên vốn… thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước) và có sự hoàn chỉnh hơn về cơ cấu DN theo vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh[4]. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV Sự tồn tại, phát triển của DN là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và chủ doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động SXKD, DN chịu tác động rất nhiều yếu tố có mức độ và bối cảnh khác nhau do đặc điểm về sản phẩm, thị trường, vị trí, quy mô hoạt động… của DN. Vấn đề đặt ra là các DN phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực; từ đó vận dụng tốt các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố tiêu cực nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: Nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong DN.
  • 14. Đại học Kinh tế Huế 13 1.2.3.1. Cácnhântố bênngoàidoanh nghiệp Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động thường xuyên từ các yếu tố bên ngoài DN; các nhân tố này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của DN, cụ thể: 1.2.3.1.1. Nhân tố môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của DN; các yếu tố nổi bật mà các DN thường quan tâm đó là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng cao hơn so với cùng kỳ, tức là thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua trên thị trường tăng hay nói cách khác “cầu” lớn hơn “cung”; do đó áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giảm. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, sức mua trên thị trường giảm sút; trong bối cảnh này hàng tồn kho cao tức là “cung” lớn hơn “cầu”, dẫn đến DN cạnh tranh mạnh hơn, hoạt động khó khăn hơn. - Lãi suất: Là một yếu tố thuộc chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất cao làm chi phí vốn của DN cao; dân chúng giảm chi tiêu, gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lời; ngược lại, lãi suất thấp có thể coi là biện pháp kích cầu tiêu dùng và làm cho chi phí vốn của DN giảm xuống. - Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát: Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng ngược đối với DN có tham gia xuất nhập khẩu (tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu ít hơn và ngược lại). Tỷ lệ lạm phát ổn định và nằm trong phạm vi giới hạn được kiểm soát sẽ tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và DN nói riêng như huy động vốn, đầu tư mở rộng SXKD. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát phi mã sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu tính toán, lãi suất tăng cao, tăng rủi ro đối với các khoản đầu tư dài hạn của DN. - Chính sách thuế: Đây là một yếu tố kinh tế mà tất cả doanh nghiệp đều quan tâm; thuế cao sẽ bất lợi cho SXKD và ngược lại. Thuế suất không ổn định sẽ gây khó khăn cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn của DN. Bên cạnh các yếu tố trên, DN còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như: xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, GDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội… Do đó, các DN phải dự kiến và đánh giá được mức độ tác
  • 15. Đại học Kinh tế Huế 14 động, cũng như xu hướng tác động (xấu hay tốt) của từng nhân tố đến DN mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội và có thể là nguy cơ nên DN phải có kế hoạch, chủ động đối phó khi tình huống xảy ra. 1.2.3.1.2. Nhân tố môi trường chính trị, phápluật Môi trường chính trị ổn định là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tếvà phát triển DN. Trong quá trình hoạt động, phát triển SXKD, mọi thành phần kinh tế nói chung và DN nói riêng đều phải chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị và hệ thống pháp luật. Chính trị ổn định là tiền đề quan trọng cho hoạt động và mở rộng SXKD của DN. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và ổn định là một chỗ dựa vững chắc cho DN yên tâm hoạt động. DN khi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là hành lang, môi trường pháp lý cho DN hoạt động; đồng thời là trọng tài khi cần thiết để phân xử các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể - doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi ứng xử của DN trong môi trường đó; DN có thể hoặc không thể tận dụng những quy định này để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Hoạt động SXKD của DN còn phụ thuộc vào nhiều chính sách ưu tiên hay hạn chế đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ. 1.2.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực, vừa là động lực để DN không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các DN phải luôn cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các DN không chỉ biết cạnh tranh với nhau, mà còn phải biết liên kết, liên doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong nước đối với DN nước ngoài, nhất là các DN cùng ngành, cùng lĩnh vực SXKD. 1.2.3.1.4. Thị trường Thị trường đối với DN bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. - Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như thị trường máy móc, thiết bị, thị trường nguyên, nhiên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn… Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà DN phải tính
  • 16. Đại học Kinh tế Huế 15 toán, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chung của toàn DN. - Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng bằng những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của DN; nó tác động đến mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, tốc độ chu chuyển vốn, khả năng phát triển thị phần sản phẩm và thương hiệu của DN. Do vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng SXKD của DN; việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi DN. 1.2.3.1.5. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước, ngân hàng và các công trình dịch vụ, phúc lợi xã hội khác như y tế, giáo dục, khu vui chơi giải trí… là các nhân tố có tác động lớn đến hoạt động SXKD của DN. Kết quả hoạt động SXKD của DN nước ta nói chung và Quảng Bình nói riêng trong những năm qua còn thấp; một trong những nguyên nhân quan trọng đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là khu vực nông thôn, miền núi; hệ thống giao thông chưa đồng bộ, xuống cấp nhanh đã làm khó khăn cho công tác vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa; làm cho chi phí DN tăng cao do hư hỏng phương tiện, tổn hao nhiên liệu, tốn nhiều nhân công, thời gian… làm cho lợi nhuận sụt giảm. Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của DN. Trình độ dân trí chưa cao, phân bố không đồng đều, lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn; công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của DN nên chất lượng lao động còn quá thấp; do vậy, hàm lượng giá trị gia tăng từ nhóm lao động này mang lại trong quá trình SXKD ở đại đa số các DN còn thấp. 1.2.3.1.6. Môi trường tự nhiên Vị trí địa lý, địa hình có tác động khá lớn đến hoạt động SXKD của DN như khí hậu, thời tiết, độ cao, vùng sâu, vùng xa, thành thị, nông thôn… những thay đổi bấtngờ của khí hậu, thiên tai luôn rình rập là nguy cơ tiềm ẩn mà các DN phải luôn có kế hoạch đối phó và dự phòng các phương án SXKD. Vị trí địa lý còn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu và tính cơ động trong SXKD, làm tăng hoặc giảm chi phí lưu thông, chi phí kho bãi… của DN.
  • 17. Đại học Kinh tế Huế 16 1.2.3.1.7. Môi trường quốc tế Hiện nay, các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có xu hướng hợp tác cùng phát triển theo hướng cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng đặt ra hai vấn đề thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam: một là, sản phẩm muốn thâm nhập thị trường quốc tế (đặc biệt là thị trường Mỹ và EU) phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn, thân thiện với môi trường…, hai là, phải đối mặt cạnh tranh ngay trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đã và sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các DN hàng đầu (thường là các tập đoàn kinh tế) từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… có bề dày kinh nghiệm, có thương hiệu mạnh trong nhiều lĩnh vực sẽ chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp… Trong khi đó DN Việt Nam còn rất yếu về chiến lược, công nghệ, nhân lực và nguồn vốn; đồng thời thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các cơ hội cũng như nguy cơ mang tính toàn cầu, khả năng chịu đựng các va đập, rủi ro trong kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật pháp kinh doanh quốc tế... 1.2.3.2. Cácnhântố bêntrongdoanh nghiệp 1.2.3.2.1. Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của DN được thể hiện bằng tiền của, tài sản của DN dùng trong hoạt động SXKD. Vốn là một nhân tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình SXKD. Nhờ có vốn mới kết hợp được lao động với những tiềm năng kinh tế thực hiện để tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với DN, là điều kiện quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN; là cơ sở để hoạch định chiến lược và kế hoạch SXKD. Do vậy, DNluôn tìm mọi cách để mở rộng vốn SXKD, chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nào đó. Trong nền kinh tế thị trường thì khối lượng, cơ cấu vốn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội kinh doanh của DN. 1.2.3.2.2. Nguồn nhân lực Nhân lực luôn được xem là yếu tố đặc biệt, tạo nên thành công hay thất bại của DN; nếu một DN có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng lao động thì khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các
  • 18. Đại học Kinh tế Huế 17 DN; con người là yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất của quy trình SXKD, quyết định đến kết quả SXKD. Do vậy, DN phải luôn nắm bắt sự biến đổi của kỹ thuật, công nghệ để có chiến lược đào tạo, tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp cho từng giai đoạn. 1.2.3.2.3. Trình độ về công nghệ, kỹ thuật của doanh nghiệp Công nghệ kỹ thuật là một yếu tố cơ bản bảo đảm quá trình phát triển và hiệu quả hoạt động SXKD của DN một cách vững chắc. Ngày nay, con người đã thống nhất luận điểm: Công nghệ là chìa khóa làm chủ sự phát triển kinh tế, xã hội; "ai làm chủ được công nghệ, người đó sẽ làm chủ được tương lai". Công nghệ, kỹ thuật quyết định đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất… của DN; do đó việc ứng dụng và làm chủ được kỹ thuật, công nghệ là một đòi hỏi tất yếu để phát triển và nâng cao kết quả SXKD của DN. 1.2.3.2.4. Hệ thống thông tin và xử lý thông tin Hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế được xem là huyết mạch của DN và các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở và hội nhập, cùng với xu thế toàn cầu hóa thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin về thị trường, kỹ thuật, công nghệ, đường lối, chính sách, pháp luật môi trường kinh doanh trong và ngoài nước là hết sức cần thiết; giúp cho DN chủ động trong mọi tình huống, nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro trong hoạt động SXKD. Việc nắm bắt, xử lý tốt thông tin thị trường như: giá cả, lãi suất, nguồn hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn lao động, công nghệ… giúp cho DN xây dựng kế hoạch trung và dài hạn về mua sắm, cung cấp, dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa, vốn, phương tiện kỹ thuật và nhân lực để chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất. 1.2.3.2.5. Công tác tổ chức, quản lý Trong bất cứ hoạt động nào đều phải có bộ phận tổ chức và quản lý; do vậy, bộ máy tổ chức, quản lý hiệu quả là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tổ chức nói chung và DN nói riêng. Bộ máy tổ chức, quản lý đảm bảo cho mọi hoạt động của DN hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới, đi đúng quỹ đạo của sứ mạng, mục tiêu của DN. Vì vậy, xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu. Tổ chức sản xuất trong DN là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, phù hợp với yêu cầu công nghệ, quy mô sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm
  • 19. Đại học Kinh tế Huế 18 đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng sản lượng và chất lượng đầu ra, nâng cao kết quả hoạt động SXKD của DN. Tổ chức phân công lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động; bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc sẽ thúc đẩy và phát huy hiệu quả nhân tố con người, tạo động lực cho mỗi cá nhân sáng tạo, phát triển góp phần nâng cao hiệu quả chung của DN. 1.2.3.2.6. Mạng lưới kinh doanh Trong cơ chế thị trường, việc mở rộng mạng lưới kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SXKD của DN; mạng lưới kinh doanh quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN; sản phẩm có tiêu thụ tốt thì mới có doanh thu và lợi nhuận. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả SXKD của DN; đồng thời là điều kiện để DN mở rộng quy mô SXKD, tăng doanh thu và lợi nhuận. 1.2.4. Hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV Để có cơ sở đánh giá sự phát triển DNNVV,ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu về: Chỉ tiêu số tuyệt đối (Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng, quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian, địa điểm cụ thể; có thể dương (+) hoặc âm (-), và Chỉ tiêu số tương đối (Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa 02 chỉ tiêu cùng loại, nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa 02 chỉ tiêu khác loại, nhưng có mối quan hệ với nhau để phân tích đặc điểm của hiện tượng về tốc độ phát triển, nhiệm vụ kế hoạch, hoàn thành kế hoạch, kết cấu, quan hệ so sánh; được sử dụng khá rộng rãi để phản ánh các mối quan hệ so sánh, trình độ phát triển;… kết quả so sánh được biểu hiện bằng số lần/hệ số hoặc phần trăm (%)). Các chỉ tiêu đánh giá sự gia tăng về số lượng trong DNNVV như: Số lượng DN, số lượng lao động, quy mô vốn SXKD, quy mô doanh thu… ta sử dụng các công thức sau để so sánh, đánh giá sự phát triển đó. Các công thức này chỉ dùng để so sánh các chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian. + Lượng tăng, giảm tuyệt đối Lượng tăng, giảm tuyệt đối = Số lượng kỳ báo cáo - Số lượng kỳ trước (1) + Tốc độ phát triển định gốc: Biểu hiện sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện tượng giữa kỳ nghiên cứu và kỳ chọn làm gốc
  • 20. Đại học Kinh tế Huế 19 yn Tốc độ phát triển định gốc (%, lần) = y1 (2) + Tốc độ phát triển bình quân: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chung nhất sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Tốc độ phát triển bình quân (%, lần) = yn n1 y1 (3) 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỘT SỐ HUYỆN Ở CÁC TỈNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.3.1. Kinhnghiệmphát triểnDNNVVtrênđịabànhuyện YênDũng,BắcGiang Nhận thức rõ vị trí, vai trò của DNNVV, BCH Đảng bộ huyện khóa 21 đã ban hành Nghị quyết về 5 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội của huyện, trong đó thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN được xác định là nhiệm quan trọng. Trong thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2020; triển khai có hiệu quả các chính sách của nhà nước trong việc phát triển CN-TTCN- Thương mại và dịch vụ; Phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bàng, tập trung cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng… để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng quan tâm, tạp điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện. Huyện đã Quy hoạch đất phát triển CN-TTCN và Thương mại dịch vụ với tổng diện tích khoảng trên 800 ha, trong đó đất dành cho công nghiệp là 507 ha và quan tâm đầu tư hạ tầng các cụm cộng nghiệp, các khu đất thương mại. Hiện nay, Khu đô thị công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư đã thu hút 2 dự án lớn và một số dự án nhỏ vào đầu tư, tạo sức thu hút đầu tư mạnh mẽ. Để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn với các giải pháp cụ thể như sau: - Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền
  • 21. Đại học Kinh tế Huế 20 lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. - Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của doanh nghiệp. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Hội Doanh nghiệp huyện, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vấn của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng. - Đồng thời hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khích các hộ cá thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; Có các chính sách mời gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn huyện. Tiếp tục rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng[5]. 1.3.2. KinhnghiệmpháttriểnDNNVVtrênđịabànhuyệnThanhBa,PhúThọ Những năm qua, khai thác lợi thế địa bàn có nền công nghiệp phát triển từ nhiều năm trước, mạng lưới giao thông thuận lợi, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến chè, vật liệu xây dựng dồi dào, nhân công lao động tại chỗ sẵn có..., huyện Thanh Ba đã vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước để đẩy mạnh thu hút đầu tư, quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó số lượng các doanh nghiệp trong huyện vài năm trở lại đây đã tăng lên đáng kể. Toàn huyện hiện có trên 100 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 3 doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn, còn lại là các doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân... Các doanh nghiệp đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2014 của toàn huyện đạt 1.446 tỷ đồng vượt 15% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2013. Năm 2015 huyện phấn đấu nâng giá trị sản xuất CN-TTCN đạt hơn 1.504 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp sẽ đóng góp gần 50%. Tuy nhiên những tháng đầu năm nay, thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động, cùng sự cạnh tranh của các mặt hàng sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến không ít doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, nhất là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng... trong
  • 22. Đại học Kinh tế Huế 21 khi việc huy động vốn để đầu tư phát triển của các doanh nghiệp hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tại Công ty TNHH chè Đại Đồng - một trong những doanh nghiệp sản xuất chè lớn trên địa bàn, đại diện công ty cho biết: “Hiện công ty không chỉ khó khăn về đầu ra của sản phẩm, vốn quay vòng phục vụ sản xuất mà ngay cả đầu vào cũng khó khăn do thời tiết đầu năm khô hạn kéo dài làm cho năng suất, sản lượng chè búp tươi sụt giảm so với mọi năm”. Ngành chè vốn là một trong những ngành sản xuất thế mạnh của Thanh Ba, vì vậy ở đây có nhiều doanh nghiệp sản xuất chè lớn có tên tuổi như: Công ty chè Hoài Trung, Công ty chè Đại Đồng, Công ty chè Hưng Hà... Bên cạnh ngành chè, ngành dệt may cũng là ngành nghề có ưu thế, thu hút lực lượng lớn lao động địa phương và các vùng lân cận, nhiều doanh nghiệp đã tăng quy mô mở rộng sản xuất như: Công ty CP may Hoàng Anh, Công ty CP may Phú Thọ, các công ty Hàn Quốc sản xuất vải bạt... Đứng trước khó khăn của thị trường đang có nhiều biến động, hầu hết các doanh nghiệp đã phải tìm giải pháp ổn định sản xuất: Sắp xếp lại bộ máy hoạt động, phân công bố trí lao động hợp lý, cơ cấu lại nguồn vốn, tăng cường liên doanh liên kết trong sản xuất, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm đơn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trao đổi về những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thời gian qua, đồng chí Trần Quang Sâm - Phó trưởng phòng KT&HT huyện Thanh Ba cho biết: “Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phát triển CN-TTCN nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp, các công ty, các doanh nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng với quy định của pháp luật; ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khuyến công quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cấp đổi mới dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thu hút các nhà đầu tư vào cụm CN và địa bàn huyện”. Đến nay cụm CN làng nghề huyện Thanh Ba đã thu hút được 5 doanh nghiệp vào hoạt động gồm: Công ty TNHH Hòn Ngọc Viễn Đông, Công ty TNHH 1 thành viên Jeong Woo Việt Nam, Công ty TNHH PC Chemvina, Công ty TNHH Fabinnovina. Trên địa bàn thời gian qua cũng đã thành lập được chi hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua hoạt động của chi hội các doanh nghiệp đã gắn kết chia sẻ với nhau về kinh nghiệm, liên doanh liên kết đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
  • 23. Đại học Kinh tế Huế 22 Với quan điểm phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở gắn với việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng ngành kinh tế mũi nhọn (ưu tiên phát triển các ngành hàng có thế mạnh: Vật liệu xây dựng, ngành sản xuất chế biến nông sản, ngành dệt, may mặc, đồ giả da...), huyện Thanh Ba đang tích cực tuyên truyền vận động thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo đà cho công nghiệp địa phương phát triển[6]. 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội Huyện Hoài Đức, Hà Nội hiện có gần 3.000 Doanh nghiệp đầu tư hoạt động và hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh, sự phát triển của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đang góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của huyện và Thành phố. Trong những năm qua với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và tâm huyết của Tổ chức Thanh niên với sứ Mệnh Youth With A Mission (goi tắt là YWAM), triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường, đặc biệt triển khai thực hiện dự án Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của chính phủ về tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, ngoài việc tạo điều kiện về hạ tầng kinh tế xã hội, Huyện đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận những kiến thức về quản trị và điều hành doanh nghiệp cũng như việc tổ chức và đảm bảo hoạt động sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đủ sức cạnh tranh trên thị trường cũng như bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đồng thời tạo điều kiện giúp doanh nghiệp giải quyết lao động và các vấn đề an sinh xã hội"[7]. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm phát triển DNNVV cho huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình Qua phân tích, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số huyện của các tỉnh ta thấy đều quan tâm đến việc phát triển DNNVV. Nhưng, mỗi quốc gia, mỗi
  • 24. Đại học Kinh tế Huế 23 tỉnh, mỗi huyện có chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV khác nhau; song qua nghiên cứu chính sách các huyện trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Quảng Trạch như sau: Thứ nhất, tiêu chí phân loại DNNVV áp dụng khác nhau, định nghĩa và phân loại DNNVV phải dựa vào mục tiêu hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực, loại hình. Như vậy, đối với mỗi ngành thì tiêu chí phân loại phải khác nhau; cần có quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ rõ ràng và chính xác, làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp, chính sách ưu đãi được thuận lợi. Thứ hai, việc hỗ trợ cho các DNNVV phải dựa trên nguyên tắc tự hỗ trợ là chính; nhằm tránh sự ỷ lại của DNNVV vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác; hỗ trợ phải rõ ràng, minh bạch, tránh bất bình đẳng giữa các loại hình DN, làm cho sự hỗ trợ là động lực thúc đẩy phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Thứ ba, ban hành chính sách phải rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực, loại hình DNNVV. Hoàn thiện hệ thống hoá pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng toàn cầu hoá. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách để thực thi các quy định, chính sách hỗ trợ cho các DNNVV, nhất là các DN mới thành lập. Tuy nhiên, cũng nên tập trung vào những ngành kinh tế mới, ngành kinh tế cần phát triển, có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia trong tương lai. Thứ tư, phải tạo điều kiện về tín dụng, đất đai, công nghệ, nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho các DNNVV thông qua các chính sách cụ thể nhằm hạn chế những khó khăn do quy mô nhỏ đem lại. Đối với tín dụng thì việc hình thành hệ thống bảo lãnh tín dụng là rất quan trọng và cần thiết, nó sẽ hạn chế được tình trạng khó khăn về vốn của DNNVV hiện nay. Thứ năm, phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường lao động, đây là nguồn lực quan trọng của DNNVV. Thành lập và khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ và giúp đỡ các DNNVV như: tư vấn pháp lý, quỹ bảo lãnh tín dụng, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế mở. Thứ sáu, hỗ trợ và khuyến khích việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng chuyên môn cao cho các DNNVV; đặc biệt hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ doanh nhân để xứng tầm với các nước trong và trên thế giới.
  • 25. Đại học Kinh tế Huế 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình Huyện Quảng Trạch nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên toạ độ địa lý: Từ 1060 15’ đến 1060 59’ độ kinh Đông; Từ 170 42’ đến 170 59’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, phía Đông là biển với chiều dài bờ biển 24,4 Km, dọc theo các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân. Nằm trong Bắc Trung Bộ, trung điểm cách thành phố Đồng Hới 45 km, cách Hà Nội 500 km, cách thành phố Đà Nẵng 300 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km. Diện tích tự nhiên: 447,88 Km2 , Dân số năm 2016 là: 106.472 người, mật độ dân số: 238 người/Km2 Địa hình huyện Quảng Trạch khá đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi cùng với vùng biển rộng. Phía Tây và phía Bắc là đồi núi của dãy Trường Sơn lan sát ra biển; ở giữa là đồng bằng nhưng bị chia cắt bởi các con sông và cồn cát nội địa, tạo ra những diện tích đất nông nghiệp tập trung lớn nhất khoảng 1.500 ha; phía Đông là biển, ven biển có các cồn cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình dốc và quá trình xâm thực mạnh, nhiều dãy núi so le nhau, có nhiều sông suối và hai con sông lớn là Sông Roòn và Sông Gianh. Ngoài ra các tuyến đường giao thông chạy qua huyện có: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 12A qua các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá đến cửa khẩu Cha Lo nối với nước bạn Lào và các nước dọc tuyến hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS); Tuyến đường thuỷ nội địa trên dòng sông Gianh và sông Roòn. Các tuyến trục giao thông ngang, dọc này nối liền với cảng biển sông Gianh, cảng biển nước sâu Hòn La.
  • 26. Đại học Kinh tế Huế 25 Với yếu tố vị trí như trên là điều kiện để tạo giao thương và thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến với huyện Quảng Trạch. Tạo điều kiện thuận lợi hơn để huyện Quảng Trạch phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập xu thế chung của cả tỉnh. 2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu Huyện Quảng Trạch nằm trong nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 250 C, lượng mưa bình quân là 2.900 - 3.000 mm, độ ẩm bình quân 85%. Khí hậu huyện Quảng Trạch chia làm hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có lúc xuống 9 -110 C. - Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt, các tháng 6, 7, 8 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư. Điều kiện thời tiết bất lợi đối với huyện Quảng Trạch là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 tháng 8 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9 tháng 10, bão thường đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm. 2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Tình hình dân số và lao động thể hiện qua số liệu ở bảng 1, với 18 xã, Quảng Trạch có dân số bình quân năm 2016 là 106.472 người, với tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số là 12,29%0, giảm 0,18 điểm phần nghìn so với năm 2014. Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng đến năm 2016 tăng lên 60.660 người, chiếm 56,97% dân số toàn huyện. Đây là tiềm năng và là nguồn lực quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn Quảng Trạch.
  • 27. Đại học Kinh tế Huế 26 Năm 2016, tỷ lệ hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cao chiếm 52,0% trong tổng số dân số toàn huyện. Trong 3 năm qua, xu hướng phân công lao động đã có sự chuyễn dịch theo hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, nhưng vẫn còn chậm, năm 2016, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 59,60%. Thời kỳ 2012 - 2016 lao động trong các ngành kinh tế tăng bình quân hàng năm còn chậm, chỉ đạt 1,3%/năm. Trong đó lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 0,3%, lao động phi nông nghiệp tăng 2,9%. Điều này thể hiện một xu hướng tốt trong phân công lao động của Quảng Trạch. Mật độ tăng dân số ngày càng tăng từ 225 người/km2 năm 2014 đã tăng lên 238 người/km2 năm 2016. Vấn đề này đặt ra cho Quảng Trạch là cần phải phát triển ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trong đó phát triển công nghiệp tư nhân là một biện pháp hữu hiệu.
  • 28. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển BQ năm (%) SL (%) SL (%) SL (%) I Tổng dân số Người 105.463 - 105.997 - 106.472 - 100,5 II Tổng số hộ Hộ 26.876 100 27.475 100 28.090 100 102,2 1 Hộ SX Nông-Lâm-Thuỷ sản Hộ 14.965 55,7 14.820 53,9 14.595 52,0 98,8 2 Hộ SX phi Nông-Lâm-Thuỷ sản Hộ 11.911 44,3 12.655 46,1 13.495 48,0 106,4 III Tổng số lao động Người 59.060 100 60.191 100 60.660 100 101,3 1 Lao động Nông-Lâm-Thuỷ sản Người 35.937 60,85 36.302 60,31 36.153 59,6 100,3 2 Lao động phi Nông-Lâm-Thuỷ sản Người 23.123 39,15 23.889 39,69 24.507 40,4 102,9 IV Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,25 - 1,08 - 1,08 - - V Mật độ dân số Người/Km2 234 - 235 - 238 - - VI Khẩu /hộ Khẩu 3,9 3,9 - 3,9 - - VII Lao động bình quân /hộ Người 2,2 2,2 - 2,2 - - (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016) 27
  • 29. Đại học Kinh tế Huế 28 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Tình hình sử dụng đất đai thời kỳ 2014 - 2016 được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.2. Năm 2016 Quảng Trạch có tổng diện tích tự nhiên 44.788 ha, chiếm 5,59% diện tích toàn tỉnh. Do đặc điểm địa hình, diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu: năm 2014 có 27.748 ha, chiếm 61,6% và năm 2016 có 26.937 ha, chiếm 60,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, chỉ có 8,221 ha năm 2016, chiếm 18,4%. Diện tích đất chưa sử dụng không còn nhiều, chỉ có 1.880 ha năm 2016, chiếm 4,2%. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện thời kỳ 2014 - 2016 Tốc độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 phát TT Chỉ tiêu triển (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) BQ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1 Đất nông nghiệp 2 Đất lâm nghiệp 3 Đất nuôi trồng thủy sản 4 Đất ở dân cư 5 Đất chuyên dùng 6 Đất chưa sử dụng (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016) Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp hàng năm tăng đáng kể bình quân tăng 6,1%/năm thời kỳ 2014 - 2016. Dân số ngày càng tăng nên đất bình quân cho 1 nhân khẩu nông nghiệp tăng không đáng kể, năm 2016 chỉ có 0,07 ha/người, năm 2016 tăng lê gần bằng 0,08ha/người; bình quân hộ nông nghiệp năm 2014 co 0,49 ha/hộ nông nghiệp, năm 2016 tăng tên 0,56 ha nguyên nhân do chuyển 45.070 100,0 45.070 100,0 44.788 100,0 99,7 7.308 16,2 7.279 16,1 8.221 18,4 106,1 27.748 61,6 27.738 61,5 26.937 60,1 98,5 140 0,3 140 0,3 161 0,4 107,2 758 1,7 771 1,7 879 2,0 107,7 4.608 10,2 4.648 10,3 6.710 15,0 120,7 4.510 10,0 4.494 10,0 1.880 4,2 64,6
  • 30. Đại học Kinh tế Huế 29 đổi mục đích sử dụng dất và trích đo lại diện tích đất của huyện dẫn đến diện tích đất nông nghiệp tăng. Những vấn đề nêu trên đặt ra cho Quảng Trạch là phải đẩy mạnh khai thác quỹ đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp, bổ sung cho quỹ nông nghiệp. Mặt khác phải phát triển ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó phát triển công nghiệp tư nhân là một hướng đi tốt. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng Tình hình cơ sở hạ tầng được thể hiện số liệu ở bảng 3. - Về giao thông: Quảng Trạch có tiềm năng lớn về phát triển giao thông cả về đường bộ lẩn đường thuỷ. Đường bộ có đường quốc lộ 1A ở phía Đông, phía Tây có đường Đông và Tây Trường Sơn xuyên qua hết địa phận của huyện. Tuyến đường nối quốc lộ 12A đi Khu Công nghiệp Hòn La, Hoàn thành mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Quảng Trạch, cầu Văn Hóa đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn đến xã, các cụm, điểm kinh tế. Với phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều địa phương đã bê tông hàng trăm km đường thôn xóm đảm bảo giao thông thuận lợi. Tính đến nay đã có 18/18 xã có đường ô tô về tận trung tâm xã được rải nhựa. - Thủy lợi: Toàn huyện có 29 công trình hồ chứa, 08 đập dâng, 14 trạm bơm, trong đó: có 01 hồ chứa loại lớn (Vực Tròn), 03 hồ chứa loại vừa (Tiên lang, Sông Thai và Trung Thuần). Ngoài ra có 34 hồ đập nhỏ và 24 trạm bơm điện, đảm bảo tưới tiêu cho 6.430 ha, chiếm trên 94% diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn huyện. Đến năm 2015 toàn huyện có 229,8/297,3 km đã được đầu tư kiên cố. Trong đó: 58,13/60,01km chiều dài các tuyến kênh chính và kênh cấp 1 do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi đã được nhà nước đầu tư bê tông hoá. 2.1.2.4. Tình hình sản xuất trên địa bàn Tình hình sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Trạch được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.3.
  • 31. Đại học Kinh tế Huế 30 Sản xuất trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) thời kỳ 2014 - 2016 có tốc độ phát triển ngày càng tăng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2014 -2016 đạt 9,85%; trong đó: Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3,92%, công nghiệp-xây dựng tăng 10,10%, dịch vụ tăng 115,15%. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nhưng vẫn còn chậm. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2014 tương ứng là 29% - 45% - 26%; năm 2016 tương ứng là 26,2% - 45,0% -28,8%. Bảng 2.3: Tốc độ phát triển tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016 (Theo giá so sánh 2010) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) TT Chỉ tiêu (Triệu (Triệu (Triệu Bình quân đồng) đồng) đồng) 2015/2014 2016/2015 thời kỳ 2014- 2016 Tổng số 3.352.338 3.711.269 4.045.014 110,71 108,99 109,85 1 NLTS 916.098 979.704 989.340 106,94 100,98 103,92 2 CN-XD 1.535.531 1.695.814 1.861.374 110,44 109,76 110,10 3 TMDV 900.709 1.035.751 1.194.300 114,99 115,31 115,15 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch 2016) Từ những phân tích trên cho thấy, Quảng Trạch muốn đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì phải tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 2.2.1.Sự pháttriểnvề sốlượngcácDNNVV 2.2.1.1. SốlượngDNNVVtheohìnhthứcsở hữuvàlĩnhvựcSXKD Qua Bảng 2.4 cho ta thấy: Trong giai đoạn 2012 - 2016, các DNNVV ở huyện Quảng Trạch có tốc độ tăng khá. Nếu năm 2012 toàn huyện chỉ có 100 doanh
  • 32. Đại học Kinh tế Huế 31 nghiệp thì đến năm 2016 đã tăng lên 142 doanh nghiệp, tăng 42 doanh nghiệp tương ứng với tốc độ tăng bình quân 9,2%/năm. Về cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở huyện. Nếu năm 2012 số doanh nghiệp loại hình này là 57 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 57,0% thì đến năm 2016 đã tăng lên 100 doanh nghiệp, chiếm 70,4%. Tốc độ tăng bình quân 15,1%/năm. Đối với hợp tác xã: Năm 2012 có 14 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 14,0% đến năm 2016 giảm xuống còn 6 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 4,2%. Số lượng doanh nghiệp theo loại hình hợp tác xã giảm qua các năm khi lĩnh vực hoạt động của loại hình này không còn phù hợp hay không còn quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội, như các hợp tác xã dịch vụ điện, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,… Đối với công ty cổ phần: Đây là hình thức DN có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và mức độ phát triển khá. Năm 2012 chỉ có 7 DN, chiếm 7,0% thì đến năm 2016 tăng lên 10 DN, chiếm 7,1% tốc độ tăng bình quân 9,3%/năm. Sở dĩ loại hình này chiếm tỷ trọng nhỏ là do các doanh nghiệp loại hình này thường có quy mô lớn hơn các hình thức DN khác, nhưng hiện nay trên địa bàn huyện số lượng hình thức này còn hạn chế. Một số công ty cổ phần trên địa bàn huyện: Công ty CP Coseco 1.5; Công ty CP sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông; Công ty CP Hoàng Hương; Công ty CP Đại Trường Thành; Công ty CP thương mại và xây dựng Lâm Anh… Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đối với hình thức này năm 2012 có 22 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 22,0% đến năm 2016 có 26 doanh nghiệp, chiếm 18,3%, tăng 4 DN so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 4,3%. Tóm lại, kết quả phân tích ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình có sự phát triển ở mức độ trung bình, trong tổng số DNNVV trên địa bàn huyện thì loại hình DN công ty TNHH có sự phát triển nhanh nhất đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình nói chung cũng như huyện Quảng Trạch nói riêng.
  • 33. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.4: Tình hình phát triển các DNNVV giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu Số Số % % Số Số Số % % % 2016/2012 BQ năm Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình 32 lượng lượng lượng lượng lượng Tổng số DN 100 100,0 113 100,0 125 100,0 143 100,0 143 100,0 143,0 109,4 Tổng số DNNVV 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2 1. Hình thức sở hữu + Hợp tác xã 14 14,0 10 8,8 10 8,1 8 5,6 6 4,2 42,9 80,9 + DN tư nhân 22 22,0 28 24,8 26 21,0 26 18,3 26 18,3 118,2 104,3 + Công ty TNHH 57 57,0 67 59,3 80 64,5 98 69,0 100 70,4 175,4 115,1 + Công ty cổ phần 7 7,0 8 7,1 8 6,4 10 7,1 10 7,1 142,9 109,3 2. Lĩnh vực kinh doanh + NLTS 3 3,0 6 5,3 6 4,8 4 2,8 2 1,4 66,7 90,4 + CN-XD 47 47,0 49 43,4 52 41,9 57 40,1 55 38,7 117,0 104,0 + TMDV 50 50,0 58 51,3 66 53,2 81 57,0 85 59,9 170,0 114,2
  • 34. Đại học Kinh tế Huế 33 Số liệu ở Bảng 2.4 cho ta thấy các DNNVV phân bố không đồng đều theo lĩnh vực SXKD trong huyện. DNNVV lĩnh vực TMDV chiếm tỷ trọng lớn hàng năm và có xu hướng tăng nhanh, bình quân năm tăng 8,8 DN hay tăng bình quân 14,2%/năm tăng cao nhất trong 3 lĩnh vực SXKD, năm 2012 có 50 DN, chiếm 50,0% tổng số DNNVV; năm 2013 là 58 DN (tăng 8 DN so với 2012), chiếm 51,3% và đến năm 2016 là 85 DN (tăng 5 DN so với 2015), chiếm 59,9%. DNNVV lĩnh vực CN-XD có xu hướng tăng từ năm 2012 có 47 DN, chiếm 47,0% đến năm 2015 có 57 DN, chiếm 40,1% nhưng năm 2016 có 55 DN, chiếm 38,7% (giảm 2 DN) so với năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 4,0%. Đối với DNNVV lĩnh vực NLTS nhìn chung tăng giảm không đều, năm 2012 có 3 DN, chiếm 3,0% đến năm 2016 giảm xuống còn 2 DN, chiếm 1,4%, bình quân giảm 9,3%/năm. Tóm lại, do điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, môi trường và tính chất ngành nghề kinh doanh; xét về lĩnh vực SXKD thì DN hoạt động ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ phát triển nhanh nhất và chiến tỷ trọng lớn nhất, thấp nhất là DN ở lĩnh vực NLTS. Sự phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của lĩnh vực sản xuất kinh doanh TMDV đã phản ánh đúng xu hướng phát triển của nền kinh tế chung của tỉnh và riêng của huyện Quảng Trạch. 2.2.1.2. Số lượng các DNNVV theo địa bàn Số lượng DNNVV phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, một số xã có số lượng DN nhiều như: xã Quảng Tùng có 14 DN, chiếm 9,9%; xã Quảng Phú có 15 DN, chiếm 10,6%; xã Cảnh Dương có 18 DN, chiếm 12,7%; xã Quảng Hưng có 18 DN, chiếm 12,7% trong khi đó, một số xã còn lại do điều kiện kinh tế còn thấp, chậm phát triển hơn các xã khác cho nên số lượng DN còn hạn chế như: xã Quảng Thạch, xã Quảng Tiến, xã Phù Hoá chỉ có 1 doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng 0,7%,... Qua sự phân bố DN trên đia bàn huyện cho thấy ở đâu có điều kiện thuận lợi hơn đặc biệt về giao thông thì ở đó DN phát triển hơn. Ngoài sự phân bổ doanh nghiệp trên địa bàn còn có 3 DN nằm trong KKT Hòn La và 7 DN nằm trong KCN Hòn La.
  • 35. Đại học Kinh tế Huế 34 Bảng 2.5: Số lượng DNNVV năm 2016 huyện Quảng Trạch chia theo địa bàn Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Địa bàn Tổng số Trong đó SL (%) NLTS CN-XD TMDV 1. Trong KKT Hòn La, KCN Hòn La 10 7,0 8 2 1 KKT Hòn La 3 2,1 1 2 2 KCN Hòn La 7 4,9 7 2. Chia theo địa bàn 132 9,3 2 47 83 1 Xã Quảng Đông 8 5,6 8 2 Xã Quảng Phú 15 10,6 1 5 9 3 Xã Quảng Châu 2 1,4 1 1 4 Xã Quảng Thạch 1 0,7 1 5 Xã Quảng Tùng 14 9,9 5 9 6 Xã Cảnh Dương 18 12,7 4 14 7 Xã Quảng Tiến 1 0,7 1 8 Xã Quảng Hưng 18 12,7 10 8 9 Xã Quảng Xuân 17 12,0 9 8 10 Xã Cảnh Hóa 5 3,5 1 4 11 Xã Quảng Liên 6 4,2 1 1 4 12 Xã Quảng Trường 4 2,8 4 13 Xã Quảng Phương 13 9,2 6 7 14 Xã Phù Hóa 1 0,7 1 15 Xã Quảng Thanh 9 6,3 4 5 Tổng cộng 142 100,0 2 55 85 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình)
  • 36. Đại học Kinh tế Huế 35 2.2.2.Sự pháttriểnquymôdoanh nghiệp 2.2.2.1. VốnSXKDcủa doanh nghiệp a, Phân tổ doanh nghiệp theo quy mô vốn SXKD Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế nói chung, các chính sách hỗ trợ phát triển DN nói riêng, nhất là các DNNVV; cơ cấu DN đã có sự chuyển dịch về quy mô vốn SXKD nhưng không đồng đều. Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, nhóm DN có vốn SXKD từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng có mức tăng bình quân cao nhất là 22,0%/năm; năm 2012 có 14 DN, chiếm 14,0% đến năm 2016 có 31 DN, chiếm 21,8%, tốc độ phát triển năm 2016 so với năm 2012 là 121,4%. Số lượng DN trong nhóm có vốn SXKD dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 có 30 DN, chiếm 30,0% đến năm 2016 có 45 DN, chiếm 31,7%, tốc độ phát triển bình quân chỉ 10,7%/năm. Nhóm DN có vốn SXKD từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng có tốc độ phát triển thấp nhất, năm 2012 có 29 DN, chiếm 29,0% đến năm 2016 có 31 DN, chiếm 21,8%, tốc độ phát triển bình quân là 1,7%/năm. Nguyên nhân nhóm này biến động mạnh là do quy mô của DN bị thu hẹp nên dịch về nhóm dưới 1 tỷ đồng hay quy mô DN tăng cho nên một số DN chuyển lên các nhóm có quy mô lớn hơn. Nhóm DN có vốn SXKD từ 50 tỷ trở lên cũng đang có xú hướng tăng nhưng do số lượng DN trong nhóm này ít chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các nhóm, năm 2012 có 2 DN chiếm 2,0% đến năm 2016 có 4 DN, chiếm 2,8%, bình quân mỗi năm tăng đến 18,9% nhưng sự biến động về số lượng là rất thấp chỉ 1-2 DN trong 1 năm, trong cả thời kỳ 2012-2016 chỉ tăng 2 DN. Qua phân tích cho thấy số lượng DN gia tăng thêm hàng năm chủ yếu là doanh nghiệp có vốn SXKD dưới 1 tỷ đồng. Tuy còn nhiều khó khăn về nguồn vốn kinh doanh nhưng trong 5 năm 2012 - 2016 số lượng DNNVV không ngừng được gia tăng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 9,2%. Không những phát triển nhanh về số lượng mà còn được mở rộng về quy mô hoạt động. Doanh nghiệp phát triển trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển về mọi mặt. Số lượng doanh nghiệp tăng lên làm cho các yếu tố khác đều tăng theo như: lao động, vốn, doanh thu,...Trong thời gian tới huyện cần có các chính sách để khuyến khích các DN mở rộng quy mô và hoạt động ổn định hơn.
  • 37. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.6: Phân tổ DNNVV theo quy mô vốn SXKD Vốn SXKD (Tỷ đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình 36 DN % DN % DN % DN % DN % 2016/2012 BQ năm Tổng số 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2 <1 30 30,00 35 31,0 40 32,3 43 30,3 45 31,7 150,0 110,7 1 - 5 29 29,0 32 28,3 31 25,0 36 25,4 31 21,8 106,9 101,7 5 - 10 25 25,0 27 23,9 29 23,4 30 21,1 31 21,8 124,0 105,5 10 - 50 14 14,0 16 14,2 21 16,9 30 21,1 31 21,8 221,4 122,0 ≥ 50 2 2,00 3 2,6 3 2,4 3 2,1 4 2,9 200,0 118,9
  • 38. Đại học Kinh tế Huế 37 b, Vốn bình quân 01 DNNVV theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD Bất kỳ DN nào muốn tiến hành SXKD nhất thiết phải có vốn. Vốn là yếu tố đầu vào, là điều kiện tiên quyết để các DN tồn tại và phát triển. Do đó, trong quá trình hoạt động SXKD vốn luôn được các DN rất quantâm. Từ năm 2012, mặc dù có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, lãi suất cho vay tại các ngân hàng ở mức cao, Chính phủ áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm lãi suất cho vay, nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng SXKD. Tuy nhiên, DNNVV ở Quảng Trạch vẫn có bước phát triển về số lượng và quy mô vốn SXKD; song quy mô bình quân cho 01 DN vẫn còn nhỏ bé. * Vốn SXKD bình quân cho một DNNVV theo hình thức sở hữu Vốn SXKD bình quân cho một DNNVV theo hình thức hợp tác xã thấp nhất trong bốn hình thức sở hữu. Năm 2012 vốn SXKD bình quân một DN là 3.061,5 triệu đồng/1DN, đến năm 2016 tăng lên 6.088,3 triệu đồng/1DN tăng 98,9%, bình quân tăng 18,8%/năm trong khi đó vốn SXKD bình quân một công ty cổ phần cao nhất, năm 2012 là 32.198,4 triệu đồng/1DN đến năm 2016 là 61.628,7 triệu đồng//1DN, bình quân mỗi năm tăng 17,6%. Công ty cổ phần vốn dĩ có quy mô luôn lớn hơn các hình thức khác cùng với đó tốc độ tăng về số lượng thấp hơn tốc độ tăng về vốn SXKD do đó, tốc độ tăng về vốn SXKD bình quân cho một DN luôn cao, hình thức DN này đã phát triển nhanh và có vai trò khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy vốn bình quân cho một DN tăng lên, nhưng mức tăng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện khi có KKT Hòn La, KCN Hòn La,... * Vốn SXKD bình quân theo lĩnh vực SXKD - Lĩnh vực NLTS: Các DN trong lĩnh vực NLTS có quy mô vốn rất nhỏ vốn SXKD bình quân năm 2012 chỉ 903,3 triệu đồng/1DN tăng lên 1.177,0 triệu đồng/1DN năm 2016, tăng 273,7 triệu đồng/1DN, bình quân mỗi năm tăng 6,8%. - Lĩnh vực CN-XD: Vốn SXKD bình quân cho một DN năm 2012 là 14.735,0 triệu đồng/1DN, đến năm 2016 tăng lên 24.525,9 triệu đồng/1DN, qua 04 năm đã tăng thêm 9.790,9 triệu đồng, bình quân tăng 13,6%/năm. Doanh nghiệp ở
  • 39. Đại học Kinh tế Huế 38 lĩnh vực này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện. Đối với DN lĩnh vực này khi đi vào hoạt động SXKD cần đầu tư và có lượng vốn rất lớn khi vốn SXKD dùng đầu tư xây dựng nhà kho, nhà xưởng; mua tài sản cố định; trang thiết bị và nguyên nhiên vật liệu;… do đó, tổng vốn SXKD cũng như vốn SXKD bình quân trên 1 DN luôn ở mức cao. - Lĩnh vực TMDV: Đối với DNNVV lĩnh vực TMDV với việc thực hiện chiến lược SXKD của mình những năm qua lĩnh vực này đã phát triển nhanh và có vai trò khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy vốn SXKD bình quân cho một DN có tăng lên, nhưng mức tăng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Năm 2012 vốn SXKD bình quân một DN lĩnh vực này 4.462,3 triệu đồng/1DN, tăng lên 6.262,2 triệu đồng trên một DN năm 2016, bình quân tăng 8,8%/năm.
  • 40. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.7: Quy mô vốn bình quân 1 DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD Đơn vị tính: Triệu đồng/DN Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2016/2012 BQ năm Vốn BQ 1 DNNVV 9.183,7 9.545,2 14.111,2 17.936,2 13.264,5 144,4 109,6 1. Theo hình thức sở hữu + Hợp tác xã 3.061,5 4.709,9 3.789,5 10.844,5 6.088,3 198,9 118,8 + DN tư nhân 3.497,1 2.982,4 3.768,2 4.055,3 4.168,7 119,2 104,5 + Công ty TNHH 10.055,9 10.295,4 12.579,6 11.499,3 11.223,6 111,6 102,8 + Công ty cổ phần 32.198,4 32.276,6 53.693,9 53.281,6 61.628,7 191,4 117,6 2. Theo lĩnh vực SXKD + NLTS 903,3 830,2 1.445,2 738,5 1.177,0 130,3 106,8 + CN-XD 14.735,0 15.878,2 20.045,8 20.791,0 24.525,9 166,4 113,6 + TMDV 4.462,3 5.096,6 7.890,0 8.196,3 6.262,2 140,3 108,8 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình 39
  • 41. Đại học Kinh tế Huế 2.2.2.2. Quy mô lao động trong các DNNVV a, Phân tổ doanh nghiệp theo số lượng lao động Qua số liệu Bảng 2.8 ta thấy, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp dưới 50 lao động, doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên. Doanh nghiệp trong nhóm 10-50 lao động chiếm tỷ trọng khá cao nhưng số lượng DN tăng giảm không đều qua các năm. Số lượng doanh nghiệp trong các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng thấp, có nhóm chỉ 01 doanh nghiệp và đến năm 2016 không còn DN nào (Công ty Cổ phần 1.5). Xét về tốc độ tăng, nhóm 100-200 lao động chiếm tỷ trọng thấp từ 1% đến 4% nhưng lại có tốc độ tăng bình quân năm cao nhất (18,9%) trong các nhóm. Nhóm doanh nghiệp dưới 10 lao động có tốc độ tăng bình quân năm luôn ở mức cao là 14,1% đây là nhóm có số lượng DNNVV cao nhất và có xu hướng tăng qua các năm. Tóm lại, số lượng DNNVV có quy mô dưới 10 lao động tăng mạnh qua các năm và DN có từ 10 lao động trở lên, chiếm tỷ trọng thấp và tăng chậm. Qua đó cho thấy, xét về quy mô lao động thì doanh nghiệp của huyện có quy mô quá nhỏ. 40
  • 42. Đại học Kinh tế Huế Số lao động Bảng 2.8: Phân tổ DN theo số lượng lao động trong doanh nghiệp 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) (LĐ/DN) DN % DN % DN % DN % DN % 2016/2012 BQ năm Tổng số 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2 <10 49 49,0 67 59,3 62 50,0 75 52,8 83 58,5 169,4 114,1 10 - 50 43 43,0 37 32,7 53 42,8 60 42,3 50 35,2 116,3 103,8 50 - 100 6 6,0 6 5,3 6 4,8 3 2,1 7 4,9 116,7 103,9 100 - 200 1 1,0 3 2,7 3 2,4 4 2,8 2 1,4 200,0 118,9 200 - 300 1 1,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0,0 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình 41
  • 43. Đại học Kinh tế Huế b, Số lao động bình quân một DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy, lao động bình quân cho một DN hình thức hợp tác xã tăng dần qua các năm, năm 2012 là 14,6 lao động/1DN đến năm 2016 là 28,7 lao động/1DN tương ứng tăng 95,8%, bình quân mỗi năm tăng 18,3%. Ba hình thức còn lại có xu hướng giảm vì tốc độ tăng về lao động thấp hơn tốc độ tăng về DN. Công ty cổ phần vẫn là hình thức có bình quân lao động trên một DN cao nhất trong các hình thức, năm 2012 là 73,9 lao động/1DN đến năm 2016 là 41,9 lao động/1DN, giảm 43,3%, bình quân mỗi năm giảm 13,2%. Lao động làm việc trong lĩnh vực CN-XD bình quân hàng năm thời kỳ 2012- 2016 thu hút khoảng 1.412 lao động, chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi đó lao động bình quân trên một DN lại giảm từ 27,7 lao động đến năm 2016 chỉ còn 25,3 lao động, bình quân mỗi năm giảm 2,2%. Tiếp đến là lĩnh vực TMDV bình quân hàng năm thu hút khoảng 567 lao động, nhưng lao động bình quân cho một DN có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể, giảm dần từ 9,4 lao động năm 2012 xuống còn 7,7 lao động năm 2013, năm 2014 lại tăng lên 8,4 lao động và giảm xuống còn 7,8 lao động năm 2016. Qua đó cho thấy lĩnh vực TMDV có sự biến động về lao động nhiều nhất. Xét trên tốc độ tăng, giảm bình quân thời kỳ 2012 - 2016 thì tổng lao động trong các DNNVV tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng bình quân đạt 3,8%/năm, tương ứng với mức tăng 71 người/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân số lượng DNNVV là 9,2% năm, do đó làm cho lao động bình quân trong các DNNVV giảm. 42
  • 44. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.9: Lao động bình quân 1 DNNVV phân theo hình thức sở hữu và lĩnh vực SXKD Đơn vị tính: Người/doanh nghiệp Lao động bình quân cho 1 DNNVV Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2012 BQ năm Tổng số 17,9 16,3 16,6 16,1 14,6 81,7 95,1 1. Theo hình thức sở hữu + Hợp tác xã 14,6 18,0 18,9 23,1 28,7 195,8 118,3 + DN tư nhân 6,2 5,6 5,8 5,9 5,9 95,8 98,9 + Công ty TNHH 16,3 15,8 15,7 14,8 13,3 81,4 95,0 + Công ty cổ phần 73,9 56,3 57,5 48,2 41,9 56,7 86,8 2. Theo lĩnh vực SXKD + NLTS 5,3 6,0 5,8 8,0 10,0 187,5 117,0 + CN-XD 27,7 27,8 28,3 26,8 25,3 91,4 97,8 + TMDV 9,4 7,7 8,4 8,8 7,8 82,8 95,4 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN của Cục Thống kê Quảng Bình 43