SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
------------------------
PHẠM HỒ ĐIỆP
ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ
võa
trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i
Phßng
trong giai ®o¹n hiÖn nay
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phạm Hồ Điệp
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa 27
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số
nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 53
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh
hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 53
2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố 58
2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG 84
3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng 84
3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 88
3.3. Kiến nghị 110
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 121
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 CCN Cụm công nghiệp
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 CTCP Công ty cổ phần
4 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
5 DN Doanh nghiệp
6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
8 DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 ĐKKD Đăng kí kinh doanh
10 GTGT Giá trị gia tăng
11 HTX Hợp tác xã
12 KTXH Kinh tế - xã hội
13 ISO International Organization for Standardization
14 QLNN Quản lý nhà nước
15 SBA Small Business Administration
16 SMEFP Small & Medium Enterprise Finance Program
17 SXKD Sản xuất kinh doanh
18 UBND Ủy ban nhân dân
19 VCCI Vietnam Chamber Of Commerce and Industry
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 10
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản 11
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan 12
Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp
dụng ở Việt Nam 16
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo
thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005- 2009 55
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo
nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005- 2009 56
Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính
và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009 58
Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa
bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo
quận, huyện 59
Bảng 2.5: Số doanhnghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại
hình doanh nghiệp 61
Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa
bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2006-2009 62
Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 63
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 63
Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 64
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 65
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế) 66
Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 68
Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện
trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo
nguồn vốn giai đoạn 2004-2009 69
Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo
khu vực kinh tế 70
Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
2004-2009 71
Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (SMEs-Small and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các
doanh nghiệp và đóng góp 40-50% GDP, góp phần đáng kể vào việc phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao
động. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ở Việt Nam,
trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% tổng
ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm cho
trên 12 triệu lao động. Như vậy, chúng ta có thể thấy các DNNVV có vai trò
to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích
cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách phát
huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Nhà
nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động
có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ trương, chính
sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các DNNVV.
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện đảo
(Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số
liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Hải Phòng
có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm, với gần
1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm
rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là
những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển, bờ biển và hải đảo đã
tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là
2
một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Tài nguyên rừng Hải
Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả,
tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng
và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có
khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôiđỏ, sóc bụng đỏ,
mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú
quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải
Phòng phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí
giao thông thuận lợi với các tỉnhtrongnước và quốc tế thông qua hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
Chính vì thế, Hải Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế - công nghiệp lớn
nhất của cả nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra
vào của không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương.
Với nhữnglợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thànhphố Hải Phòng đã phát
triển nhanh trongthờigian dài, tốc độ tăngGDP bìnhquân8năm 2000 - 2007 đạt
11,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.300 triệu USD, tổng nguồn vốn đầu
tư khoảng 20.000 tỷ đồng, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 20 triệu
tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên 2,2 triệu lượt khách
du lịch, tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1%; giải quyết việc làm cho khoảng 4,2
vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,5%; tỷ lệ nhân dân nông
thôn được cấp nước sạch đạt 91-92%; tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và
quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những kết quả trên, có phần đóng góp
không nhỏ của các DNNVV. Hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các
DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có như năng
lực vốn, công nghệ và quản lý. Sản xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo
việc làm cho hàng vạn lao động, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách và GDP
không nhỏ. Năm 2007, DNNVV chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt
động tại Hải Phòng, đóng góp trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao
3
động và tiếp tục có xu hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh
tế quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN ở hầu hết các khu vực
kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn
hết sức quyết liệt, trong đó có các DNNVV Hải Phòng. Các DNNVV của Hải
Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường,
thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm kém,
vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi
suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó,
thành phố Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã
được chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm gần đây.
Một số công trình đã công bố như:
-Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS. TS
Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002). Cuốn sách
trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong
thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số
nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta trong thời gian tới.
-Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các doanh
nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
4
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
-Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004).
Cuốn sách hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam đến năm 2005, PGS. TS. Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà nước về
chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
-Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
(1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về quá
trình hình thành, phát triển và quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, những
kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam.
-Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát
triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, Luận
án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
-Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc
dân (2008).
5
-Quá trình pháttriển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở
Tỉnh BắcNinhgiaiđoạn từ1997-2003-Thựctrạng, kinhnghiệmvà giải pháp,
Mẫn Bá Đạt, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2009).
-Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp đối
với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thành, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004).
-Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2006).
-Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹkinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Nângcaosứccạnhtranhcủacácdoanhnghiệpvừa và nhỏở Việt Nam, Tạ
ThịMinh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở
Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2008).
-Pháttriển kinh tế tư nhân ở HảiPhòng trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân (2006).
-Một số vấn đề về huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998).
-Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam qua việc tham gia siêu thị ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007).
-Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2007).
-Nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa
6
và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999).
-Giảipháptăngcườnghoạtđộngxúctiếnthương mại nhằm hỗ trợ Doanh
nghiệpnhỏvà vừaởViệtNamcủaPhòngThươngmạivà côngnghiệpViệt Nam,
PhanHồngGiang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002).
-Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ
1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006).
-Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc
doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê
Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
-Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Phát triển dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi
nhánh Ngân hàngthương mạicổ phần Quốctế Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Giải pháp tàichính - tín dụng nhằmhỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc sỹ kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) .
-Nâng cao chất lượng tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn Thạc sỹ
7
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005).
-Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân
hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Nâng cao khả năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham
luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của
các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về
vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước trên
thế giới, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV trên
địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết
kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh
thành phố ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng để thấy được những thành công, hạn chế của phát triển
8
DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương một số
nội dung cụ thể về phát triển DNNVV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung phát triển DNNVV
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp hệ thống: Thông tin về DNNVV được thu thập từ nhiều
tài liệu khác nhau nhờ hệ thống hoá sẽ có cách nhìn toàn diện về DNNVV,
thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền kinh tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận,
huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ đó
tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV.
+ Một số phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến
chuyên gia…
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Rút ra bài học cho Hải Phòng từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển
DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
- Chỉ rõ những hạn chế của phát triển DNNVV và xác định nguyên nhân
của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020.
9
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết
luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.
Chương 2:Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của
một số nước
DNNVV tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới như một
thành phần tất yếu của nền kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang
tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển
của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh
thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Nhìn
chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai
nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm các tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ
bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý
ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh
đúng bản chất của vấn đề nhưng trên thực tế thường khó xác định. Vì thế,
chúng chỉ được sử dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng trong
thực tế để xác định quy mô DN.
10
Nhóm các tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như
số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi
nhuận của DN. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống
nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ
vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Các tiêu chí định lượng đóngvai trò hết sức quantrọngtrong việc xác định
quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa
các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định.
Các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV.
Các tiêu chí đó thường không cố định mà thay đổi tuỳ theo ngành nghề và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNNVV giữa các nước là việc
lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô DN và lượng hoá các tiêu chí ấy thông
qua những tiêu chuẩn cụ thể. Một số tiêu chí chung, phổ biến nhất thường
được sử dụng trên thế giới là: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh
thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng.
Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu
vào, còn tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá quy
mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu chí có những mặt tích cực và hạn chế riêng.
Như vậy, để phân loại DNNVV có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu
tố đầu ra của DN, hoặc là sự kết hợp của cả hai loại yếu tố đó.
- TạiEU: Tiêu chí để xác định DNNVV được căn cứ vào 3 yếu tố chính:
số lao động được sử dụng thường xuyên, doanh thu bán hàng trong năm tài
chính và tổng tài sản.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU
Tiêu chí phân loại Đơn vị tính
Doanh nghiệp
nhỏ
Doanh nghiệp
vừa
Số lao động tối đa Người 50 250
Doanh thu/ năm tối đa Triệu EURO 7 40
11
Tổng tài sản/ năm tối đa Triệu EURO 5 27
Nguồn:SME definition, www. modcontractsuk. com
- Tại Mỹ: DN được coi là DNNVV nếu có tổng giá trị tài sản dưới 5
triệu USD, lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu USD (trong tất cả các lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ và thương mại). Bên cạnh đó, tiêu chí lao động để phân loại
quy mô DNNVV còn có sự khác biệt giữa các ngành. Cục Quản lý doanh
nghiệp nhỏ (SBA) Mỹ xác định DNNVV là "một đơn vị kinh doanh có ít hơn
500 lao động".
+ Trong ngành sản xuất công nghiệp: DN có từ 250 lao động trở xuống
được gọi là DN nhỏ.
+ Trong ngànhcông nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: DN có dưới
100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100-1.000 lao động được coi là vừa; từ
1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn.
- Tại Nhật Bản: Luật cơ bản về DNNVV đã được sửa đổi (ban hành
ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho
các DNNVV trong từng lĩnh vực.
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản
Ngành
Số lao động tối đa
(Người)
Số vốn tối đa
(Triệu USD)
1. Sản xuất 300 300
2. Thương mại, dịch vụ (bán buôn) 100 100
3. Thương mại, dịch vụ (bán lẻ) 50 50
Nguồn:Chính sách hỗ trợ pháttriển DNNVV NhậtBản, JICA, MPI, 1999
Trong khái niệm về DNNVV, Nhật Bản chỉ quan tâm đến hai tiêu thức
là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình DN nhỏ, Nhật
Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực châu Á. Do
đó, các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, họ quan tâm
đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn.
12
- Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản về DNNVV,
trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được công nhận là DNNVV. Những
tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào ngành hoạt động cụ thể như sau.
+ Trong ngànhchếtạo, khai thácvà xây dựng:DN có dưới 300 lao động
thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là DNNVV.
Trongsố này DN nào có dưới 200 lao động thường xuyên được coi là DN nhỏ.
+ Trong lĩnh vực thương mại: DN có dưới 20 lao động thường xuyên và
doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/ năm
(nếu là bán buôn) được coi là DNNVV. DN có từ 6-20 lao động là DN vừa,
DN có số lao động dưới 5 người được coi là DN nhỏ. Các tiêu thức này được
xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã thay đổi từ 2 đến
3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần.
- Tại Trung Quốc: Tiêu chí xác định DNNVV chỉ dựa vào số lao động
mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào khác. Theo
Luật Khuyến khích phát triển DNNVV của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì:
DN nhỏ là những DN có từ 50-100 lao động thường xuyên và DN vừa là
những DN có sử dụng từ 101 tới 500 lao động.
- Tại Thái Lan: Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV.
Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác
nhau như doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định
nghĩa DNNVV.
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan
Đơn vị tính:Triệu baht
Ngành DN vừa DN nhỏ
1. Sản xuất Dưới 200 Dưới 50
2. Thương mại dịch vụ Dưới 200 Dưới 50
3. Bán buôn Dưới 100 Dưới 50
4. Bán lẻ Dưới 60 Dưới 30
Nguồn: Chính sách DNNVV ở Thái Lan: Triển vọng và những thách
13
thức-Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội Thái Lan, 2000.
Cho tới giữa năm 2000, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Công nghiệp Thái
Lan sử dụng thêm tiêu chuẩn số lao động dưới 200 người để xác định
DNNVV. Trong khi đó, Tập đoàn Tài chính Công nghiệp Thái Lan (IFCT) lại
coi các DNNVV là những DN có tài sản cố định dưới 1.000 triệu baht.
- Tại Đài Loan: Định nghĩa DNNVV của Đài Loan được quy định trong
từng ngành nghề cụ thể:
+ Trong các ngành chế tạo, xây dựng và khai mỏ, các DNNVV là các
DN có vốn hoạt động dưới 80 triệu tân đài tệ (khoảng 2,3 triệu USD) hoặc số
người lao động thường xuyên dưới 200 người.
+ Đối với các ngành còn lại, các DNNVV là các DN có doanh thu hàng
năm dưới 100 triệu NT$ (khoảng 2,9 triệu USD), hoặc số người lao động
thường xuyên dưới 50 người.
- Tại Singapore: Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số lao
động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore.
- Tại Malaixia: Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số lao động
dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu Ringhít.
Các nước khác như Phi-lip-pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và giá
trị tài sản cố định; In-đô-nê-xi-a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao động.
1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định
DNNVV nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hỗ trợ DNNVV đã đưa ra tiêu
thức riêng để xác định DNNVV phục vụ công tác của mình. Năm 1998, Thủ
tướng Chính phủ có Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 quy định tiêu
chí tạm thời về DNNVV. Theo Công văn này, các DN có vốn điều lệ dưới 5
tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người là các DNNVV.
Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong công văn 681/CP-KTN chỉ là quy ước
14
hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV , là cơ sở để các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối
với khu vực DNNVV. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính
không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNNVV áp
dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng
hỗ trợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNNVV mới chỉ có tính
ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vực DNNVV
ở Việt Nam, bởi vì có rất nhiều các quan điểm khác nhau về việc các đối
tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu
vực DNNVV. Do đó, mỗi một tổ chức đưa ra một quan niệm khác nhau về
DNNVV nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ hoạt động của tổ
chức mình.
Từ những phân tích khái niệm chung về DNVNN, các tiêu chí và giới
hạn tiêu chí, tiêu chí được sử dụng trong phân loại DNNVV trên thế giới
kết hợp với điều kiện cụ thể, những đặc điểm riêng biệt về quan điểm phát
triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách, quy định phát triển kinh
tế của nước ta, khái niệm DNNVV được quy định rõ trong Nghị định số
90/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm
2001 của Chính phủ về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, tại
Điều 3, chương I thì định nghĩa DNNVV là “cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký
không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá
300 người”. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa
phương, hai tiêu chí trên có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hoặc một trong
hai chỉ tiêu trên.
Theo Nghị định này, đối tượng được xác định là DNNVV bao gồm các
DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và Luật DN nhà nước; Các hợp tác
xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng
15
ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh
doanh. Như vậy, theo định nghĩa này, tất cả các DN thuộc mọi thành phần
kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai tiêu thức lao động
hoặc vốn đưa ra trong Nghị định này đều được coi là DNNVV.
Các tiêu chí phân loại này tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, việc dùng hai tiêu chí lao động bình
quân hàng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Theo tác
giả luận văn nếu sử dụng chỉ tiêu bình quân lao động nên dựa vào số lao động
làm việc từ 6 tháng trở lên.
Yếu tố vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế cho thấy số vốn đăng
ký của các DN khi thành lập DN khác xa so với số vốn thực tế đưa vào
kinh doanh. Số lượng lao động của các DN thay đổi hàng năm tuỳ thuộc
vào kết quả kinh doanh của từng DN. Trong khi đó, vốn đăng ký của các
DN là cố định khi đăng ký kinh doanh và thực tế số DN thay đổi vốn đăng
ký là không nhiều và không thường xuyên. Do đó nếu lấy tiêu chí vốn đăng
ký để xác định DNNVV sẽ không đảm bảo phản ánh đúng thực trạng quy
mô của DN. Trong khi đó, chỉ tiêu doanh số cho thấy chính xác hơn quy
mô DN, về thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN thay vì chỉ là các
DN có đăng ký. Luận văn cho rằng chỉ tiêu doanh số hàng năm của các DN
sẽ phản ánh chính xác hơn quy mô của DN trong từng giai đoạn thay vì tiêu
chí vốn đăng ký.
Mặt khác, ở góc độ thống kê về DNNVV, việc sử dụng cả hai chỉ tiêu
lao động và vốn đăng ký đã tạo ra sự khác biệt đáng kể về số liệu thống kê
các DNNVV. Theo tiêu chí lao động, khoảng 95,8% các DN Việt Nam là
DNNVV. Trong khi đó nếu theo số vốn đăng ký kinh doanh thì chỉ có
87,5% là các DNNVV. Như vậy đã tạo ra sự khác biệt về số liệu thống kê
các DNNVV theo từng tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà
chỉ sử dụng một chỉ tiêu lao động hoặc một chỉ tiêu vốn đăng ký/doanh số
để xác định DNNVV. Việc sử dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn/doanh
16
thu sẽ khuyến khích các DN vừa sử dụng nhiều lao động lại vừa tập trung
tích tụ vốn để phát triển. Sử dụng một tiêu chí lao động để xác định
DNNVV, đồng nghĩa với việc tất cả các DN dù có vốn kinh doanh/doanh
số lớn hay nhỏ đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ dành
cho các DNNVV. Điều đó sẽ không hạn chế các DN đầu tư vốn lớn kinh
doanh trong lúc vẫn muốn hưởng ưu đãi từ các chính sách dành cho
DNNVV. Tương tự như vậy, nếu sử dụng tiêu chí vốn kinh doanh/doanh số
thì các DN sử dụng nhiều lao động cũng vẫn được hưởng lợi từ các chính
sách phát triển DNNVV. Vì vậy, việc xác định DNNVV cần dựa trên cả hai
tiêu chí là doanh số và số lao động thường xuyên trung bình hàng năm của
các DN.
Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng
ở Việt Nam
Cơ quan, tổ chức đưa ra
tiêu chí
Vốn Doanh thu Lao động
Ngân Hàng công
Thương Việt Nam
Vốn cố định dưới 10 tỷ
đồng, vốn lưu động dưới 8
tỷ đồng
Dưới 20 tỷ
đồng/năm
Dưới 500 người
Liên Bộ Lao Động & Tài
chính
Vốn pháp định dưới
1 tỷ đồng
Dưới 1 tỷ
đồng/năm
Dưới 100 người
Dự án VIE/US/95/004
(Hỗ trợ DNNVV ở Việt
Nam của UNIDO)
+ Doanh nghiệp nhỏ
+ Doanh nghiệp vừa
Vốn đăng ký dưới 0,1 triệu
USD
Vốn đăng ký dưới 0,4 triệu
USD
Dưới 30 người
Từ 30 đến 500 người
Quỹ hỗ trợ DNNVV
(Chương trình Việt Nam-
EU)
Vốn điều lệ từ 50.000 đến
300.000 USD
Từ 10 đến 500
người
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.2. Đặc điểm của loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV là các DN có quy mô vốn nhỏ và hầu hết hoạt động trong
các ngành thương mại, dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Cũng như các loại
17
hình DN khác, DNNVV có những đặc điểm nhất định trong quá trình hình
thành và phát triển. Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát
triển của DN cũng như cách thức tác động của Nhà nước đối với quá trình
này. So với các DN lớn, DNNVV có những đặc điểm sau:
Một là, DNNVV dễ khởi nghiệp
Phần lớn DNNVV có thể dễ dàng được khởi nghiệp từ khi có ý tưởng.
Hầu hết các DNNVV chỉ cần một lượng vốn ít, số lao động không nhiều, diện
tích mặt bằng nhỏ với các điều kiện làm việc đơn giản đã có thể bắt đầu kinh
doanh ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh. Loại hình DN này có thể tận dụng
được các nguồn lực sẵn có như nhà cửa, nhân lực cho SXKD và hoạt động
chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống, trong các lĩnh vực về thương mại,
dịch vụ, công nghiệp nên suất đầu tư thấp, có khả năng thu hồi vốn nhanh và
gần như không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai đoạn đầu.
Việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là một khó khăn lớn đối với các DN,
nhưng do tốc độ quay vòng vốn nhanh nên DNNVV có thể huy động vốn từ
nhiều nguồn không chính thức khác nhau như bạn bè, người thân để nhanh
chóng biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đây là điều kiện thuận lợi để
tạo ra cơ hội đầu tư đối với nhiều người, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân
dân trong nước dù ở điều kiện văn hoá, giáo dục khác nhau đều có thể tìm đến
cơ hội lập nghiệp và có việc làm.
Hai là, DNNVV linh hoạt và dễ thích ứng
- Vì hoạt động với quy mô nhỏ cho nên hầu hết các DNNVV đều rất
năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Với
hệ thống tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ, cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn,
công việc điều hành mang tính trực tiếp, so với các DN lớn thì DNNVV có
thể dễ dàng kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhanh chóng
thích ứng với những nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng, thị trường, phản
ứng nhanh với những thay đổi về chính sách thuế, tài chính tín dụng... Trong
điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay, DNNVV có thể nhanh chóng thay
18
đổi quyết định, kế hoạch đầu tư, đổi mới công nghệ, thậm chí chuyển đổi mặt
hàng để đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhanh chóng về sở thích của nhóm
khách hàng tiềm tàng. Linh hoạt, sáng tạo và năng động thực sự là những tố
chất cần thiết mà các DN cần phải có trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị
trường như nước ta hiện nay.
- Trongmột số trườnghợp các DNNVV cònnăng độngtrong việc đón đầu
những biến độngđộtngộtcủathể chế, chínhsáchquảnlý kinh tế xã hội, hay các
dao độngđộtbiếntrên thị trường. Khả năng dichuyển vốn tương đối dễ dàng từ
ngành, vùng này sang ngành, vùng khác cùng với mục tiêu hiệu quảkinh tế là cơ
sở của tính nhạy bén, linh hoạt, thích ứng nhanh của DNNVV với sự biến động
của thị trường, thậm chí đối với các loại hình đầu tư mạo hiểm.
- Trên góc độ thương mại, nhờ tính năng động này mà các DNNVV dễ
dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi thấy
việc kinh doanh có thể thu nhiều lợi nhuận hoặc rút khỏi các thị trường này
khi công việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Điều này đặc
biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi hoặc các nền kinh tế
đang phát triển.
Ba là, DNNVV có lợi thế sử dụng lao động
DNNVV cũng có thể hoạt động trong điều kiện phân tán nhỏ lẻ, tận
dụng các yếu tố đầu vào thông qua việc thuê nhân công và sử dụng nguyên
vật liệu tại chỗ, qua đó giảm chi phí vận chuyển. Nó thay thế các DN lớn khi
điều kiện hạ tầng kỹ thuật không cho phép. DNNVVcó thể phân bố ở cả
những vùng nông thôn tận dụng nguồn lao động sẵn có của địa phương, giúp
giải quyết việc làm tại chỗ
Bốn là, DNNVV vốn ít, thiếu nguồn lực
- DNNVV thiếu các nguồn lực để thực hiện những ý tưởng kinh doanh
lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. Nhiều DNNVV bị
phụ thuộc nhiều vào DN lớn trong quá trình phát triển như về thương hiệu, thị
trường, công nghệ, tài chính…Hạn chế về nguồn lực tài chính cũng gây khó
19
khăn cho tích luỹ cũng như huy động vốn để duy trì, phát triển mở rộng sản
xuất, kinh doanh, của loại hình DN này.
- DNNVV không có các lợi thế kinh tế theo quy mô và ở một số nước
thì loại hình DN này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng
với Chính phủ và giới báo chí cũng như thiếu sự ủng hộ của đông đảo công
chúng. Đây là vấn đề đã tồn đọng từ nhiều năm nay, để giải quyết cần tới nỗ
lực của cả ngân hàng và DN. DN phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện tính
minh bạch, công khai về tài chính. DNNVV khó có khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, vì thủ tục thế chấp phiền hà, cách xác
định giá trị tài sản thế chấp để vay vốn không hợp lý, trong khi đó trình độ lập
hồ sơ vay vốn, chế độ kế toán, tài sản thế chấp của DNNVV lại hạn chế.
- Các DNNVV Việt Nam có quymô nhỏ bé, tiềm lực về vốn, côngnghệ và
trình độ quản lý yếu kém. Do đó các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, quá trình hội nhập
tiến hành đồng thời với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền
kinh tế thị trường dẫn đếnviệc các DN phải đồng thời thích ứng với môi trường
thể chế mới do chính sách thay đổi, vừa phải đối phó với những thách thức và
phải kịp thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh do bên ngoài đem lại.
Năm là, DNNVV chịu rủi ro trong kinh doanh do phần lớn các DN
trình độ văn hoá, trình độ quản lý kinh doanh thấp
- Các DNNVV do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi
ro trong kinh doanh. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, càng
nhiều DNNVV ra đời thì cũng có càng nhiều DNNVV bị phá sản. Có những
DN bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn. Theo kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thì các DNNVVcó tỉ lệ
phá sản và thất bại cao trong năm hoạt động thứ tư. Và các DN do nam giới
quản lý thường có tỉ lệ thất bại cao hơn so với các DN được điều hành và
quản lý bởi các chủ DN nữ.
20
Sáu là, DNNVV đa dạng về hình thức sở hữu, tổ chức quản lý và
phân phối thu nhập
- Do quy mô tương đối nhỏ về lao động và vốn đầu tư nên DNNVV có
thể được hình thành trên cơ sở các hình thức sở hữu khác nhau về các điều
kiện SXKD mà trước hết là về vốn đầu tư. Mặc dù vậy, nhưng bộ phận chủ
yếu của các DNNVV được hình thành và hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân.
Tính đa dạng về hình thức sở hữu, thành phần kinh tế cũng như hình thức tổ
chức, quản lý, hoạt động và chế độ phân phối trong các DNNVV là cơ sở
khách quan thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của chúng ở nhiều nơi
trong nước, từ thành thị cho tới các vùng nông thôn, miền núi. Nhờ đó sẽ tạo
thuận lợi cho việc huy động, khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các
nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ năng tay nghề, mặt bằng kinh
doanh... từ mọi tầng lớp dân cư và mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đồng thời, sự hiện diện của các
DNNVV tại các chỗ trống, thiếu vắng các DN lớn có thể làm giảm bớt sự
chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong một quốc gia, giảm
bớt luồng chảy lao động tập trung vào các thành phố, giảm bớt lao động thất
nghiệp ở nông thôn..
- Hiện nay, DNNVV phát triển rất đa dạng, có mặt trong tất các ngành
nghề, lĩnh vực SXKD và là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền
kinh tế quốc dân.Trong quá trình SXKD, ngoài cung ứng các sản phẩm mang
tính độc lập đáp ứng thị hiếu của khách hàng, nó trở thành vệ tinh gắn bó cơ
hữu với các DN lớn, các tập đoàn kinh tế trong việc cung ứng nguyên vật liệu,
gia công các chi tiết, linh kiện sản phẩm và là mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
cho DN lớn. DNNVV có phạm vi hoạt động rộng khắp trong toàn bộ nền kinh
tế, nhưng thường hướng vào các hoạt động kinh doanh có tốc độ chu chuyển
vốn cao như thương mại, dịch vụ, công nghiệp.
1.1.3. Vaitrò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển kinh tế
- xã hội
21
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, DNNVV luôn có
một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò quan
trọng trong mạng sản xuất toàn cầu, chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Vai
trò của các DNNVV được thể hiện ở các mặt khác nhau.
1.1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế
Một là, DNNVV đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
Các DNNVV có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế,
chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các
nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước. Cũng như
DNNVV ở tất cả các nước, DNNVV ở Việt Nam cung cấp ra thị trường nhiều
loại hàng hoá khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước
như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng
và các ngành thủ công nghiệp cũng như các hàng hóa tiêu dùng khác. Theo số
liệu Điều tra DN hàng năm của Tổng cục Thống kê và theo đánh giá của các
chuyên gia, mỗi năm DNNVV đã đóng góp trên 30% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của cả nước. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ
của mình, khả năng đóng góp của DNNVV vào GDP ngày càng tăng.
Hai là, DNNVV thu hút vốn và khai thác các nguồn lực sẵn có trong
dân cư
Do tính chất nhỏ lẻ, DNNVV yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không
nhiều, cho nên các DNNVV có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn
vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh thay vì để
tiền nhàn rỗi. Ví dụ như, hình thức DNTN, các hộ gia đình, HTX vừa huy
động nguồn vốn tự có của cá nhân vừa tận dụng các nguồn đầu tư đa dạng
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều DN
đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng
không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và
22
các ngân hàng chưa thực sự gây được niềm tin đối với những người có vốn
nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư thì nhiều DNNVV đã tiếp xúc trực tiếp với
người dân và huy động được vốn để kinh doanh, hoặc bản thân chính người
có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập DN. Dưới khía cạnh đó,
DNNVV có vai trò to lớn trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần
thứ 24 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, khối lượng vốn đầu tư của dân
cư và DN tư nhân đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% do với thực hiện năm
2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Những số liệu đó cho thấy
DNNVV ở nước ta có vai trò quan trọng đặc biệt trong huy động và sử dụng
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, DNNVV góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động và
hiệu quả hơn
Với sự góp mặt của các DNNVV, số lượng các DN trong nền kinh tế
tăng lên rất lớn, kéo theo sự tăng lên về chủng loại, mặt hàng, dịch vụ... Quá
trình này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế, người tiêu dùng
sẽ được hưởng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn,
phương thức phục vụ văn minh, tiện lợi hơn. Với quy mô nhỏ, vốn ít, sự thích
nghi nhanh, các DNNVV có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, đổi mới công
nghệ... làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt làm cho nền kinh tế năng động
hơn. Ngoài ra, với khả năng dễ dàng thâm nhập thị trường ngách, các
DNNVV còn hỗ trợ cho các DN lớn kinh doanh có hiệu quả thông qua các
hoạt động cung ứng, tiêu thụ hàng hoá, gia công các linh kiện, phụ kiện, cung
cấp vật tư đầu vào.
Bốn là, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển các DNNVV sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế.
Trước tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng, đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua phát triển các ngành
23
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng
thuần nông và độc canh. Các DN được phân bổ đều hơn về lãnh thổ ở cả vùng
nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng..các DNNVV góp phần vào đô thị hoá
phi tập trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển
của các DNNVV ở nông thôn sẽ thu hút những người lao động thiếu hoặc
chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ
nông nhàn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, rút dần lao động làm nông
nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương
bản quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiện phương châm “ly nông bất ly
hương”. Đồng hành với nó là hình thành những khu vực khá tập trung các cơ
sở công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành những
thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là
quá trình đô thị hoá phi tập trung.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh các DNNVV còn có tác dụng làm cho
cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi nhờ sự tăng mạnh của các cơ sở kinh tế
ngoài quốc doanh và việc sắp xếp lại các DN nhà nước.
Sự phát triển các DNNVV cũng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành
kinh tế thông qua sự đa dạng hoá các ngành nghề, đẩy nhanh sự phát triển của
các ngành dịch vụ và công nghiệp, DNNVV là chủ thể năng động và nhanh
nhạy trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. DNNVV chiếm số
lượng đông đảo nhất trong lĩnh vực phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng
thông qua các hoạt động bán buôn và bán lẻ, tiếp theo là trong các ngành sản
xuất chế biến, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kho bãi, giao thông vận tải, và
thông tin liên lạc, nhờ đó góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm
thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tuy có
quy mô hạn chế nhưng với số lượng lớn, DNNVV đã tạo thành mạng lưới
kinh doanh rộng khắp, kể cả địa bàn nông thôn, trở thành lực lượng chủ yếu
trong tiêu thụ nông sản và phân phối vật tư và hàng công nghiệp tiêu dùng
cho nông dân. Việc phát triển các DNNVV còn có tác dụng duy trì và thúc
24
đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các sản
phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước.
Năm là, DNNVV góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ
kinh tế
Các DNNVV hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác
nhau luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các DN
lớn. Nhiều DN nhỏ khi mới ra đời chỉ nhằm mục đích làm vệ tinh cung cấp
các sản phẩm cho các DN lớn. Do đó, khi các DNNVV phát triển sẽ góp phần
tăng cường các mối quan hệ liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các DNNVV và
giữa DNNVV với các DN lớn.
Sáu là, DNNVV đóng góp lớn cho xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đảm
bảo thực hiện định hướng chiến lược của toàn bộ nền kinh tế
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với chính sách mở rộng và khuyến khích
thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh
doanh xuất nhập khẩu, DNNVV đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có
nhiều lợi thế như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và thuỷ sản chế
biến, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích
cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
Bảy là, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển
các ngành nghề truyền thống để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và kinh tế nông thôn.
So với các DN lớn thì DNNVV có lợi thế hơn trong việc khai thác, duy
trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. DNNVV góp phần bảo tồn và
phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp ở nông thôn. Các làng nghề truyền thống có từ hàng trăm năm
nay, đó không chỉ là một phần bản sắc văn hoá dân tộc mà là cơ sở để có thể
phát huy hiệu quả kinh tế vùng. Sự đa dạng và tính linh hoạt trong hoạt động
của các DNNVV có thể đáp ứng tốt nhất điều kiện này. Sản phẩm truyền
thống chủ yếu lại không được sản xuất hàng loạt mà chủ yếu sản xuất theo qui
25
mô nhỏ. Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác, tiềm
năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, bí quyết nghề. Việc phát
triển các DNNVV sản xuất các mặt hàng truyền thống ở nông thôn và các
vùng lân cận là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh
xảo của các nghệ nhân mà hiện nay có xu hướng bị mai một dần, thu hút lao
động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế.
Tám là, DNNVV tạo điều kiện phát triển các DN lớn
Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần lớn
các công ty và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các
DNNVV. Với cách xem xét đó, DNNVV chính là nguồn tích luỹ ban đầu và
là "lồng ấp" cho các DN lớn. Hầu hết các cơ sở dân doanh ở Việt Nam khi
mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và chưa thật hiểu biết về thị trường nên họ
thường lựa chọn quy mô kinh doanh vừa và nhỏ để bắt đầu sự nghiệp kinh
doanh. Sau một thời gian tích lũy thêm vốn, kinh nghiệm và khẳng định được
doanh của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở rộng kinh doanh và phát
triển với quy mô lớn hơn.
Ngoài ra, DNNVV còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh nghiệm
cho các cán bộ quản lý của các DN lớn vì người lao động thường có xu hướng
chỉ làm trong các DNNVV một thời gian, sau khi có đủ kinh nghiệm và khả
năng họ sẽ chuyển sang các DN lớn để làm việc, hưởng thu nhập cao hơn.
Nhờ thế, DN lớn tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo khi tuyển được các
nhân viên có tay nghề từ các DNNVV chuyển sang. Như vậy có thể DNNVV
còn là nơi đào tạo lao động cho các DN lớn.
Chín là, DNNVV đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước
(NSNN). Ở nước ta, đóng góp vào nguồn thu NSNN của DNNVV cũng đang
có xu hướng tăng lên. Sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất
lượng các DNNVV đã tăng nhanh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội
không những trong nước mà còn xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường
ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế xuất khẩu. Các DNNVV
26
làm ăn có lãi làm tăng nguồn thu từ thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân.
Từ đó, làm tăng thu cho NSNN từ việc thực hiện nghĩa vụ thuế. So với Ngân
sách Trung ương, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là
DNNVV) trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều.
1.1.3.2. Vai trò về mặt xã hội
Một là, DNNVV góp phần giải quyết một số lượng công ăn việc làm với
hiệu suất cao
Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế thị
trường. Xét theo vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động, so với các
DN lớn, các DNNVV có tốc độ thu hút lao động cao hơn rất nhiều. Các
DNNVV có thể thu hút lao động thuộc nhiều thành phần, nhiều trình độ
chuyên môn, tay nghề khác nhau, từ lao động gắn với công nghệ hiện đại đến
lao động thủ công truyền thống, từ lao động chưa qua đào tạo đến lao động đã
qua đào tạo. Trong khi đó, các DN lớn chủ yếu thu hút lao động lành nghề,
lao động có trình độ chuyên môn nhất định. Với tính chất sản xuất nhỏ, chi
phí để tạo ra một chỗ làm việc thấp, các DNNVV Việt Nam có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp phần
giảm tỉ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với
chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của dân.
Hai là, DNNVV nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xoá đói giảm
nghèo, thực hiện công bằng xã hội
Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội
cũng như thu nhập của dân cư thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu
dựa vào nền nông nghiệp thuần nông. Việc phát triển các DNNVV ở thành thị
cũng như ở nông thôn là một trong các biện pháp cơ bản góp phần tăng nhanh
thu nhập của các tầng lớp dân cư. Thông qua việc phát triển các DNNVV, lao
động ở nông thôn sẽ được thu hút vào các DN nhờ đó mà thu nhập của dân cư
được đa dạng hoá và nâng cao. Cuộc sống của người dân nông thôn sẽ ổn
27
định hơn và mức sống của dân cư sẽ được nâng cao góp phần xoá đói giảm
nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tăng mức
độ công bằng trong nền kinh tế. Hơn nữa, do có tính năng động và linh hoạt,
khi các DNNVV phát triển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của mỗi vùng,
phát triển các ngành và các khu công nghiệp tạo điều kiện giảm bớt khoảng
cách giữa các vùng trên toàn quốc, xoá bỏ mức chênh lệch về thu nhập rất lớn
giữa các vùng dân cư.
Ba là, DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế
một đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường. Với quy mô vừa và
nhỏ, DNNVV là điều kiện thuận lợi để các công dân tự thành lập DN, tự quản
lý và điều hành, làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ đây, một số
nhà quản lý DNNVV sẽ trưởng thành thành những nhà quản lý DN lớn, tài
ba, biết đưa DN của mình nhanh chóng phát triển. Điều này rất quan trọng
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong quá trình hình
thành và phát triển. Bởi lẽ, nó tạo môi trường để đội ngũ doanh nhân còn non
trẻ của Việt Nam từng bước tích luỹ kinh nghiệm thương trường. Trong nhiều
năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn nhiều với cơ chế bao cấp, chưa có
kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của các
DNNVV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân. Sự
ra đời của các DNNVV làm xuất hiện rất nhiều tài năng trong kinh doanh, đó
là các doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội.
Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được
nhân ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin
khác nhau, qua đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới cho đất nước. Với khía cạnh
như vậy, DNNVV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân
mới ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
DNNVV có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế mỗi nước. Trongbốicảnhcạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, các
nước đều chúý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy độngtốiđa các nguồnlực để phát
28
triển nền côngnghiệp, tăng sức cạnhtranh cho sản phẩm. Hiện nay, trên hầu hết
các nước, DNNVV ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn
đến côngcuộcpháttriển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trongquá trìnhphát triển của
mình, DNNVV vẫn gặp không ítkhó khăn, vướng mắc cần tiếp tục phải tháo gỡ
nhìn từ phía nỗ lực của DN và sự hỗ trợ phù hợp của Chính phủ.
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.1. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để DNNVV phát triển đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía là nhà nước và DN.
Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển,
DN muốn phát triển thì cần phải biết tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh
sẵn có của mình đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Thứ nhất, ban hành khung khổ pháp lý để các DN hoạt động
+ Môi trường pháp lý là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm
tạo “sân chơi” bình đẳng, ổn định lâu dài và thuận lợi cho DN và các thành
phần kinh tế phát triển. Nhà nước phải xây dựng và ban hành được hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo sự đồng bộ, thông thoáng, bình
đẳng, không phân biệt đối xử, mang tính khuyến khích kinh doanh và ổn định
lâu dài. Việt Nam cũng cần phải "tiêu chuẩn hoá" và "quốc tế hoá" các văn
bản pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi
trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trường thực sự bình
đẳng giữa các DNNVV và các DN lớn. Hoàn thiện Luật đất đai hỗ trợ mặt
bằng sản xuất
+ Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi nhưng
chặt chẽ, đúng luật, công khai và minh bạch, nhằm tạo điều kiện cho DN gia
nhập thị trường cũng như rút lui khỏi thị trường một cách thuận lợi. Các quy
định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng của
DNNVV với các DN lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ
thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật. Thủ tục
29
cấp chứng nhận quyền sử dụng đất phải thuận tiện.
Thứ hai, phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp
phụ trợ
Có nhiều lĩnh vực, nhiều công đoạn trong sản xuất kinh doanh DN lớn
không thể hoạt động tốt nếu không có sự hợp tác của các DNNVV như các
ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi
đó, các DNNVV sẽ có vai trò như các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết, các
bộ phận cấu thành của sản phẩm mà các DN lớn đặt hàng.
Thứ ba, ban hành và thực hiện các chính sách kinhtế liên quan nhằm
hỗ trợ cho DNNVV (vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực…)
+ Hỗ trợ DN về tài chính, vốn kinh doanh với thuận lợi và mức ưu đãi,
tạo điều kiện cho DN tiếp cận với công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng
của DN.
+ Xây dựng chiến lược phát triển DNNVV phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế là dựa trên những đánh
giá về lợi thế so sánh của đất nước, những ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế, sản
phẩm đất nước có lợi thế nhất. Cho nên, DNNVV muốn phát triển cũng phải
dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp
điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc...hiện đại, theo công nghệ tiên
tiến, làm một bước chắc một bước.
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện chức năng QLNN đối với DNNVV (Cục Phát triển DNNVV, Trung
tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV..)
 Rà soát, bố trí tổ chức bộ máy trực tiếp giải quyết các công việc có
liên quan đến DN, bộ máy phải tinh gọn, nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng
lực của đội ngũ công chức.
 Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính nhà
30
nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong cơ quan nhà nước ở cấp trung
ương và địa phương. Có cơ chế và hệ thống hỗ trợ DNNVV thống nhất và có
hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.
 Thực hiện phối hợp thông suốt giữa các cơ quan quản lý DNNVV, đó
là sự phối hợp giữa cơ quản QLNN DN cấp bộ với cơ quan QLNN ở địa
phương và giữa các cơ quan QLNN ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho DNNVV phát triển.
Thứ sáu, tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN
 Xây dựng tổ chức xúc tiến phát triển DNNVV như Cục Phát triển
DNNVV. Ở cấp địa phương, hầu hết các Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm
vụ làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện chức năng xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn. Các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương cần giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp vớiBộ
Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện chức năng QLNN về xúc tiến phát triển DNNVV,
đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc trợ giúp phát triển DNNVV.
 Tiếp tục củng cố và hoàn thiện sự trợ giúp các Hiệp hội DN, hiệp hội
ngành nghề như Hiệp hội thuỷ sản, Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội công thương,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội DN trẻ Việt Nam, Liên
minh Hợp tác xã..… và các tổ chức nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ
thực hiện tốt trong những năm vừa qua.
 Trợ giúp các DNNVV tiếp cận các nguồn tín dụng. Thành lập Quỹ
đầu tư phát triển để các DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi
suất đầu tư; Thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân để cho các DNNVV vay phát triển sản xuất; Dùng ngân
sách của địa phương để hỗ trợ các DN có dự án đầu tư được duyệt, hoặc hỗ
trợ lãi suất sau đầu tư; Tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn
qua các kênh chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ
khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngân hàng thương
mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nước. Ngoài các quỹ hỗ trợ tài chính này,
31
một số nước cũng rất thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các
hình thức thuê mua tài chính. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các
DNNVV Việt Nam tận dụng tốt hơn các nguồn vốn quốc tế di chuyển tự do,
bù đắp được những hạn chế đang tồn tại để từng bước phát triển.
 Trợ giúp về mặt bằng sản xuất: Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về mặt
bằng kinh doanh cùng các dịch vụ hạ tầng với thủ tục nhanh chóng và chi phí
hợp lý, thông qua xây dựng khu, CCN nhỏ và vừa. Xây dựng quy chế phân bổ
mặt bằng sản xuất cho DN các khu CCN nhỏ và vừa theo điều kiện của từng
địa phương,
 Trợ giúp thông tin cho các DNNVV: Trợ giúp cung cấp các thông tin
cần thiết cho DN đã được một số Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai
(thông qua việc tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các
sản phẩm, hợp tác và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm
hiểu thị trường trong nước và ở nước ngoài…), nâng cao khả năng cung cấp
thông tin của Tham tán thương mại, cơ quan ngoại giao của Chính phủ ở nước
ngoài. Thông tin rộng rãi, đầy đủ, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại
chúng của các địa phương về các khu, CCN đã được quy hoạch làm mặt bằng
SXKD để DN biết và lựa chọn. Cung cấp thông tin công khai về chủ trương,
chính sách, pháp luật của nhà nước đối với phát triển DNNVV.
 Trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước cho DNNVV:
Xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn, chú ý đến chất lượng và thực hành.
Cung cấp những kiến thức cần thiết cho chủ DNNVV và những người có ý
định thành lập DN; khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và thông
tin, tài chính, kế toán, ngoại ngữ, phát triển thị trường, kỹ năng đàm phán và
ký kết hợp đồng, từng bước nâng cao năng lực quản lý, phát triển kỹ thuật,
công nghệ và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của các DNNVV;
trợ giúp nhà quản lý các DNNVV kiến thức và kỹ năng xây dựng chiến lược
sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
32
 Trợ giúp xúc tiến xuất khẩu cho DNNVV: Một số tổ chức, hiệp hội
DN đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, thuyết trình và tiếp xúc
giữa các DN Việt Nam và nước ngoài nhằm giới thiệu, chắp mối các cơ hội
đầu tư, kinh doanh, các chương trình, dự án hỗ trợ DN; tổ chức tiếp đón và bố
trí chương trình làm việc cho nhiều đoàn với nhiều DN nước ngoài vào Việt
Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư; tổ
chức các đoàn DN Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường để góp phần
duy trì xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản và các
thị trường mới ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Đông; và đã tổ chức một số cuộc
hội chợ triển lãm, tuần lễ DNNVV trong nước và tổ chức đoàn DN tham gia
các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
EU…Lập các website để cung cấp thông tin về thị trường và quảng bá sản
phẩm miễn phí cho các DNNVV.
 Tìm kiếm trợ giúp về công nghệ và kỹ thuật: Khuyến khích đầu tư đổi
mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo Chiến lược phát triển và mở
rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ. Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua
chương trình hỗ trợ nghiên cứu, Phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm
mới, Chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Giúp DNNVV tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện đại, thông qua
chuyển giao công nghệ hoặc giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết
bị cho các DN, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
 Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp
đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, chủ yếu tập trung vào quản trị DN.
Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV của các Bộ,
ngành và địa phương được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các DNNVV làm cơ sở để Bộ
33
Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách hàng
năm của các Bộ, ngành, địa phương.
 Xúc tiến mở rộng thị trường: Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương
xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở
rộng thị trường cho DNNVV. Cơ quan QLNN về Xúc tiến thương mại quốc
gia hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho
DNNVV và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan QLNN về trợ giúp phát
triển DNNVV.
1.2.2. Cácnhântố ảnhhưởngtớisựpháttriểndoanhnghiệpnhỏ và vừa
Sự phát triển của DNNVV chịu tác động của rất nhiều các yếu tố, nhưng
nói chung bao gồm 2 nhóm nhân tố khách quan và chủ quan.
1.2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
Một là, tình hình biến động của nền kinh tế thế giới
Năm 2009, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội,
tình trạng thất nghiệp, nợ công và rủi ro trong lĩnh vực tài chính diễn ra liên
tiếp. Trên bình diện thế giới, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, tăng trưởng kinh tế
toàn cầu được dự báo ở mức 3% với đầu tàu là các nước có chính sách kích
cầu đầu tư và tiêu dùng nội địa. Các thị trường xuất khẩu lớn của DNNVV
Việt Nam và các quốc gia có vốn FDI lớn vào DNNVV Việt Nam vẫn còn
nhiều khó khăn, Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia này tăng
thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của thương mại quốc tế. Chủ
nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng, dưới những hình thức khác nhau.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể gây những
xáo trộn đến giá cả hàng hóa, xuất nhập khẩu và đầu tư của DN các nước có
liên quan, đặc biệt là những nền kinh tế có độ mở lớn, đang trong quá trình
hội nhập như Việt Nam. Xu hướng tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế thế giới
và các nền kinh tế quốc gia khác nhau, từ cơ cấu sản phẩm, cấu trúc thị trường
cho đến các cấu trúc ngành - vùng của từng nền kinh tế. Tái cấu trúc có thể
khiến cho thất nghiệp gia tăng, làm cầu của nền kinh tế yếu hơn, cấu trúc về
34
cầu cũng có khả năng thay đổi, từ đó tác động đến các DNNVV Việt Nam
còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế ngày nay là xu hướng khách quan, lôi cuốn các
nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng
sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tạo ra cơ
hội lớn cho các quốc gia tranh thủ phát triển rút ngắn, đồng thời cũng tạo ra
những thách thức không nhỏ đối với các nền kinh tế hội nhập. Hội nhập kinh
tế quốc tế thể hiện sự tham gia, gắn kết nền kinh tế của một nước vào các nền
kinh tế khu vực và toàn cầu, đã và đang đặt chủ thể kinh tế trong nước, trong
đó có các DNNVV vào môi trường hoạt động mới.
Hội nhập tạo thuận lợi mở ra thị trường mới, thị trường nước ngoài, từ
đó có tác động mở rộng phạm vi hoạt động cho DNNVV, tạo cơ hội cho
DNNVV của Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường các nước khác,
đổi mới công nghệ và không ngừng lớn mạnh. Thực tế cho thấy, kể từ khi
thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam không ngừng được mở rộng, DNNVV ngày càng gắn với thị
trường nước ngoài, không ít DNNVV đã lớn lên nhờ hoạt động xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã và đang đặt ra nhiều
thách thức rất lớn đối với các DNNVV của Việt Nam. DNNVV không những
phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước, mà còn phải đối mặt với những
đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không những tại các thị trường nước ngoài mà
cả ngay tại các thị trường trong nước.
Trong bối cảnh đó các DNNVV cần phải tự phấn đấu vươn lên để vượt
qua tháchthức. Sức ép từ cạnhtranh quốc tếđòi hỏi DNNVV phải không ngừng
nâng cao sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, DNNVV nước ta không những
phảinhanh chóngnghiên cứunắm vững hệ thốngthông lệ, luật pháp thương mại
quốc tế, mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú
trọngtới côngtác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, cung ứng hàng hoá và
35
dịch vụ với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện phong cách
phục vụ hiện đại, quan tâm phát triển các dịch vụ sau bán hàng…
Ba là, sự cạnh tranh của các DN nước ngoài về thị trường tiêu thụ
sản phẩm trong và ngoài nước
Các DN nước ngoài với ưu thế về mặt trình độ, kinh nghiệm quản lý,
năng suất lao động, thương hiệu mạnh nên có khả năng cạnh tranh rất cao đối
với các DNNVV. Các DNNVV Việt Nam chỉ phát triển khá nhanh về số
lượng nhưng lại thiếu về chất. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các
nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia….thì các sản phẩm của Việt
Nam có giá thành cao hơn. Ví dụ như sản lượng gạo của nước ta đứng thứ 2
sau Thái Lan nhưng doanh thu xếp thứ 4, sản lượng cao su xuất khẩu chỉ sau
Brazil nhưng kim ngạch đứng thứ 5
Bốn là, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào
Theo điều tra của VCCI, các DN phải sử dụng trên 40% nguyên phụ liệu
đầu vào nhập khẩu, thậm chí trong một số ngành tỷ lệ này là 70-80%, điều đó
làm cho nguồn cung ứng bị phụ thuộc vào thị trường thế giới và hàm lượng
giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu bị hạn chế. Ngoài các chi phí trung gian
khác như giá cước vận chuyển, phí hải quan, chi phí điện nước cao, và thậm
chí các khoản chi phí ngầm đáng kể khác đã làm tăng đáng kể chi phí đầu vào
của các DNNVV.
Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bao gồm tổng thể các ngành,
các loại hìnhhoạt động, các yếutố, các phươngtiện vật chất kỹ thuật, các thiết bị
và các côngtrìnhđóngvai trò là điều kiện chungphục vụ quátrình sản xuất kinh
doanhnhư hệ thốngđườnggiao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước,
hệ thống thông tin liên lạc... Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện quan trọng
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói
chung và các DNNVV nói riêng có thể thực hiện mộtcáchổn định và bền vững.
Sựphát triển của hệ thống đườnggiao thông và thông tin liên lạc sẽ tạo thuận lợi
36
cho các hoạt động giao lưu kinh tế giữa các chủ thể kinh tê, các vùng miền và
quốc gia. Sự ổnđịnh củahệ thống cungcấp điện, nước là điều kiện đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra ổn định, thông suốt và hiệu quả.
Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của
Việt Nam đã từng bước được phát triển, trở thành nhân tố làm tăng tính hấp
dẫn của môi trường đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật mới chỉ được thực hiện chủ yếu tại các trung tâm kinh
tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát
triển của các DNNVV, đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Sáu là, trình độ phát triển của phân công lao động xã hội trên cơ sở
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của phân công lao động xã hội thể hiện thông qua quá trình
hình thành và phát triển những ngành, nghề mới. Dưới tác động của cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, hàng loạt những ngành, nghề mới được hình
thành, đặc biệt là các ngành dịch vụ mà hoạt độngtrongnhững ngành này có thể
thực hiện với quy mô nhỏ và vừa về vốn cũng như lao động. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân phát triển nhanh của các DNNVV tại các nước phát
triển và đóng góp của chúng đối với sự phát triển của các ngành dịch vụ.
Sự phát triển của phân công lao động xã hội trong cơ chế thị trường còn
thể hiện thông qua quá trình phân tách các chức năng trong sản xuất, kinh
doanh từng sản phẩm hoàn chỉnh thành những chức năng riêng biệt của từng
chủ thể kinh doanh tương đối độc lập. Đó là quá trình phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ trong trong sản xuất công nghiệp cũng như quá trình phát
triển của hệ thống lưu thông phân phối, mà chủ thể của các ngành này thường
là các DNNVV. Do đó, phân công lao động xã hội dưới tác động của cơ chế
thị trường và cách mạng khoa học công nghệ không những tạo điều kiện cho
sự hình thành và phát triển nhanh của DNNVV, mà còn kích thích quá trình
liên kết cùng kinh doanh giữa các DN lớn với các DNNVV.
37
Tuy nhiên, tác động của phân công lao động tới sự phát triển của
DNNVV lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển
của hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống thị trường, thể chế và
chính sách kinh tế. Tại Việt Nam, sự phát triển của phân công lao động xã hội
trong thời gian qua dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ và
cơ chế thị trường cùng sự hoàn thiện, nâng cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng
như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các khu, CCN, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và những đổi mới về thể chế, chính sách kinh tế đã tạo nhiều
thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Tuy nhiên, để tăng cường tác
động của phân công lao động tới sự phát triển của DNNVV vẫn còn rất nhiều
việc phải làm nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho DNNVV có thể giảm được chi
phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước
Trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh là tất
yếu. Cạnh tranh tự do, như V. I. Lênin đã chỉ ra, tất yếu sẽ dẫn tới độc quyền,
do đó sẽ làm cho các DNNVV đã yếu lại càng yếu hơn trước sức mạnh của
các tổ chức độc quyền, đặc biệt là các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, từ
đó khả năng thất bại, phá sản của DNNVV trong nền kinh tế thị trường là rất
lớn. Với vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của DNNVV trong phát triển kinh tế
- xã hội, tại mọi quốc gia ngày nay đều phải thiết lập môi trường thể chế
thuận lợi và thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm giảm bớt rủi ro đối
với hoạt động kinh doanh của DNNVV.
Ở nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với việc thực hiện nhất quán
chính sách kinh tế nhiều thành phần, nhiều chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của các DNNVV
nói riêng đã được thực hiện. Một hệ thống các chính sách theo cơ chế thị
trường đã được hình thành về cơ bản bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động
của DNNVV như: chính sách thuế, chính sách tín dụng, thủ tục thành lập DN,
38
chính sách giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thành lập các khu
công nghiệp, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học, công
nghệ…. đã xác lập được một môi trường bình đẳng cho các DN hoạt động.
Nhờ đó, đã giúp DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế tự do kinh doanh theo
luật định, mở đường phát triển lực lượng sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn
việc làm và gia tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Từ năm 2000, quy mô
DNNVV có tốc độ năm sau gấp đôi năm trước. Điều đó chứng tỏ những tác
động rõ nét của của hệ thống chính sách đối với loại hình DN này.
Tuy vậy, hệ thống chính sách kể trên cũng còn những biểu hiện bất cập,
thiếu đồng bộ, chồng chéo: trong khi khẳng định quan điểm bình đẳng trong
kinh doanh nhưng thực tế vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các DN thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau; chưa có một tổ chức xúc tiến việc liên kết DN
lớn với các DNNVV; chưa có tổ chức quần chúng thực sự đủ mạnh để lên
tiếng nói bảo vệ lợi ích của người lao động trong các DN đặc biệt là DN có
vốn FDI. Từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách đó
nhằm hướng tới một mội trường bình đẳng hơn, thiết thực hơn trong quá trình
đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Trình độ, năng lực của bộ máy QLNN cấp địa phương
Chính quyền địa phương là một bộ phận trực thuộc Chính phủ, vừa có
chức năng QLNN đối với khu vực dân cư thuộc địa phận của mình lại vừa
trực tiếp quản lý DN nên có vai trò lớn đối với hoạt động của DN tại địa
phương nhìn từ góc độ quản lý và cơ chế:
Thứ nhất, thực hiện các chế định do Nhà nước ban hành đề tạo môi
trường kinh doanh tối ưu, định hướng, hỗ trợ DN phát triển đúng định hướng
kinh doanh và tuân thủ luật pháp. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương
phải hết sức nhậy bén, suy nghĩ những vấn đề của sản xuất và đời sống như
chính chủ DN, coi sự thành công của DN là sự thành công của chính quyền
địa phương.
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng

More Related Content

What's hot

Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSỹ Trương
 
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tếCác hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tếKim Huynh
 
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Dung Ha
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Kien Thuc
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisDigiword Ha Noi
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tếCác hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. LewisPhân tích lý thuyết của A. Lewis
Phân tích lý thuyết của A. Lewis
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 

Similar to Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

Similar to Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng (20)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docxLuận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ------------------------ PHẠM HỒ ĐIỆP ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ võa trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i Phßng trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN
  • 2. HÀ NỘI - 2010
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Hồ Điệp
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 27 1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 53 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 53 2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố 58 2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 84 3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng 84 3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 88 3.3. Kiến nghị 110 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 ĐKKD Đăng kí kinh doanh 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 HTX Hợp tác xã 12 KTXH Kinh tế - xã hội 13 ISO International Organization for Standardization 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 SBA Small Business Administration 16 SMEFP Small & Medium Enterprise Finance Program 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VCCI Vietnam Chamber Of Commerce and Industry
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 10 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản 11 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan 12 Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng ở Việt Nam 16 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 55 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 56 Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009 58 Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo quận, huyện 59 Bảng 2.5: Số doanhnghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 61 Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2009 62 Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 63 Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 63 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 64 Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 65
  • 7. Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế) 66 Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 68 Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo nguồn vốn giai đoạn 2004-2009 69 Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo khu vực kinh tế 70 Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 71 Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009 60
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs-Small and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các doanh nghiệp và đóng góp 40-50% GDP, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ở Việt Nam, trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động. Như vậy, chúng ta có thể thấy các DNNVV có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách phát huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Hải Phòng có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm, với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là
  • 9. 2 một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôiđỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải Phòng phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí giao thông thuận lợi với các tỉnhtrongnước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Chính vì thế, Hải Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế - công nghiệp lớn nhất của cả nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra vào của không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương. Với nhữnglợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thànhphố Hải Phòng đã phát triển nhanh trongthờigian dài, tốc độ tăngGDP bìnhquân8năm 2000 - 2007 đạt 11,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.300 triệu USD, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 20 triệu tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1%; giải quyết việc làm cho khoảng 4,2 vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,5%; tỷ lệ nhân dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 91-92%; tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những kết quả trên, có phần đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có như năng lực vốn, công nghệ và quản lý. Sản xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách và GDP không nhỏ. Năm 2007, DNNVV chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt động tại Hải Phòng, đóng góp trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao
  • 10. 3 động và tiếp tục có xu hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN ở hầu hết các khu vực kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn hết sức quyết liệt, trong đó có các DNNVV Hải Phòng. Các DNNVV của Hải Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường, thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm kém, vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó, thành phố Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã được chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm gần đây. Một số công trình đã công bố như: -Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS. TS Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002). Cuốn sách trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian tới. -Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
  • 11. 4 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. -Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, PGS. TS. Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. -Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về quá trình hình thành, phát triển và quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam. -Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003). -Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
  • 12. 5 -Quá trình pháttriển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở Tỉnh BắcNinhgiaiđoạn từ1997-2003-Thựctrạng, kinhnghiệmvà giải pháp, Mẫn Bá Đạt, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2009). -Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). -Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹkinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nângcaosứccạnhtranhcủacácdoanhnghiệpvừa và nhỏở Việt Nam, Tạ ThịMinh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Pháttriển kinh tế tư nhân ở HảiPhòng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Một số vấn đề về huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998). -Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam qua việc tham gia siêu thị ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007). -Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa
  • 13. 6 và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999). -Giảipháptăngcườnghoạtđộngxúctiếnthương mại nhằm hỗ trợ Doanh nghiệpnhỏvà vừaởViệtNamcủaPhòngThươngmạivà côngnghiệpViệt Nam, PhanHồngGiang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). -Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ 1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003). -Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Phát triển dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàngthương mạicổ phần Quốctế Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Giải pháp tàichính - tín dụng nhằmhỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) . -Nâng cao chất lượng tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn Thạc sỹ
  • 14. 7 kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005). -Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nâng cao khả năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh thành phố ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng để thấy được những thành công, hạn chế của phát triển
  • 15. 8 DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. + Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương một số nội dung cụ thể về phát triển DNNVV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp cụ thể: + Phương pháp hệ thống: Thông tin về DNNVV được thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau nhờ hệ thống hoá sẽ có cách nhìn toàn diện về DNNVV, thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền kinh tế. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận, huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ đó tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV. + Một số phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến chuyên gia… 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Rút ra bài học cho Hải Phòng từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Chỉ rõ những hạn chế của phát triển DNNVV và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020.
  • 16. 9 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV. Chương 2:Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước DNNVV tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới như một thành phần tất yếu của nền kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm các tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng trên thực tế thường khó xác định. Vì thế, chúng chỉ được sử dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng trong thực tế để xác định quy mô DN.
  • 17. 10 Nhóm các tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh. Các tiêu chí định lượng đóngvai trò hết sức quantrọngtrong việc xác định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định. Các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV. Các tiêu chí đó thường không cố định mà thay đổi tuỳ theo ngành nghề và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNNVV giữa các nước là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô DN và lượng hoá các tiêu chí ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Một số tiêu chí chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá quy mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu chí có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Như vậy, để phân loại DNNVV có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của DN, hoặc là sự kết hợp của cả hai loại yếu tố đó. - TạiEU: Tiêu chí để xác định DNNVV được căn cứ vào 3 yếu tố chính: số lao động được sử dụng thường xuyên, doanh thu bán hàng trong năm tài chính và tổng tài sản. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU Tiêu chí phân loại Đơn vị tính Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động tối đa Người 50 250 Doanh thu/ năm tối đa Triệu EURO 7 40
  • 18. 11 Tổng tài sản/ năm tối đa Triệu EURO 5 27 Nguồn:SME definition, www. modcontractsuk. com - Tại Mỹ: DN được coi là DNNVV nếu có tổng giá trị tài sản dưới 5 triệu USD, lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu USD (trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại). Bên cạnh đó, tiêu chí lao động để phân loại quy mô DNNVV còn có sự khác biệt giữa các ngành. Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) Mỹ xác định DNNVV là "một đơn vị kinh doanh có ít hơn 500 lao động". + Trong ngành sản xuất công nghiệp: DN có từ 250 lao động trở xuống được gọi là DN nhỏ. + Trong ngànhcông nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: DN có dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100-1.000 lao động được coi là vừa; từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn. - Tại Nhật Bản: Luật cơ bản về DNNVV đã được sửa đổi (ban hành ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các DNNVV trong từng lĩnh vực. Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản Ngành Số lao động tối đa (Người) Số vốn tối đa (Triệu USD) 1. Sản xuất 300 300 2. Thương mại, dịch vụ (bán buôn) 100 100 3. Thương mại, dịch vụ (bán lẻ) 50 50 Nguồn:Chính sách hỗ trợ pháttriển DNNVV NhậtBản, JICA, MPI, 1999 Trong khái niệm về DNNVV, Nhật Bản chỉ quan tâm đến hai tiêu thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình DN nhỏ, Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực châu Á. Do đó, các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, họ quan tâm đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn.
  • 19. 12 - Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản về DNNVV, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được công nhận là DNNVV. Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào ngành hoạt động cụ thể như sau. + Trong ngànhchếtạo, khai thácvà xây dựng:DN có dưới 300 lao động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là DNNVV. Trongsố này DN nào có dưới 200 lao động thường xuyên được coi là DN nhỏ. + Trong lĩnh vực thương mại: DN có dưới 20 lao động thường xuyên và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/ năm (nếu là bán buôn) được coi là DNNVV. DN có từ 6-20 lao động là DN vừa, DN có số lao động dưới 5 người được coi là DN nhỏ. Các tiêu thức này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã thay đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần. - Tại Trung Quốc: Tiêu chí xác định DNNVV chỉ dựa vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào khác. Theo Luật Khuyến khích phát triển DNNVV của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì: DN nhỏ là những DN có từ 50-100 lao động thường xuyên và DN vừa là những DN có sử dụng từ 101 tới 500 lao động. - Tại Thái Lan: Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV. Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác nhau như doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa DNNVV. Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan Đơn vị tính:Triệu baht Ngành DN vừa DN nhỏ 1. Sản xuất Dưới 200 Dưới 50 2. Thương mại dịch vụ Dưới 200 Dưới 50 3. Bán buôn Dưới 100 Dưới 50 4. Bán lẻ Dưới 60 Dưới 30 Nguồn: Chính sách DNNVV ở Thái Lan: Triển vọng và những thách
  • 20. 13 thức-Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội Thái Lan, 2000. Cho tới giữa năm 2000, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Công nghiệp Thái Lan sử dụng thêm tiêu chuẩn số lao động dưới 200 người để xác định DNNVV. Trong khi đó, Tập đoàn Tài chính Công nghiệp Thái Lan (IFCT) lại coi các DNNVV là những DN có tài sản cố định dưới 1.000 triệu baht. - Tại Đài Loan: Định nghĩa DNNVV của Đài Loan được quy định trong từng ngành nghề cụ thể: + Trong các ngành chế tạo, xây dựng và khai mỏ, các DNNVV là các DN có vốn hoạt động dưới 80 triệu tân đài tệ (khoảng 2,3 triệu USD) hoặc số người lao động thường xuyên dưới 200 người. + Đối với các ngành còn lại, các DNNVV là các DN có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu NT$ (khoảng 2,9 triệu USD), hoặc số người lao động thường xuyên dưới 50 người. - Tại Singapore: Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore. - Tại Malaixia: Tiêu chí phân loại DNNVV là những DN có số lao động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu Ringhít. Các nước khác như Phi-lip-pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và giá trị tài sản cố định; In-đô-nê-xi-a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao động. 1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định DNNVV nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hỗ trợ DNNVV đã đưa ra tiêu thức riêng để xác định DNNVV phục vụ công tác của mình. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 quy định tiêu chí tạm thời về DNNVV. Theo Công văn này, các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người là các DNNVV. Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong công văn 681/CP-KTN chỉ là quy ước
  • 21. 14 hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV , là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với khu vực DNNVV. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNNVV áp dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng hỗ trợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNNVV mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vực DNNVV ở Việt Nam, bởi vì có rất nhiều các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực DNNVV. Do đó, mỗi một tổ chức đưa ra một quan niệm khác nhau về DNNVV nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ hoạt động của tổ chức mình. Từ những phân tích khái niệm chung về DNVNN, các tiêu chí và giới hạn tiêu chí, tiêu chí được sử dụng trong phân loại DNNVV trên thế giới kết hợp với điều kiện cụ thể, những đặc điểm riêng biệt về quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách, quy định phát triển kinh tế của nước ta, khái niệm DNNVV được quy định rõ trong Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, tại Điều 3, chương I thì định nghĩa DNNVV là “cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, hai tiêu chí trên có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hoặc một trong hai chỉ tiêu trên. Theo Nghị định này, đối tượng được xác định là DNNVV bao gồm các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và Luật DN nhà nước; Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng
  • 22. 15 ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Như vậy, theo định nghĩa này, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc vốn đưa ra trong Nghị định này đều được coi là DNNVV. Các tiêu chí phân loại này tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hàng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung. Theo tác giả luận văn nếu sử dụng chỉ tiêu bình quân lao động nên dựa vào số lao động làm việc từ 6 tháng trở lên. Yếu tố vốn đăng ký cũng cần xem xét. Thực tế cho thấy số vốn đăng ký của các DN khi thành lập DN khác xa so với số vốn thực tế đưa vào kinh doanh. Số lượng lao động của các DN thay đổi hàng năm tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng DN. Trong khi đó, vốn đăng ký của các DN là cố định khi đăng ký kinh doanh và thực tế số DN thay đổi vốn đăng ký là không nhiều và không thường xuyên. Do đó nếu lấy tiêu chí vốn đăng ký để xác định DNNVV sẽ không đảm bảo phản ánh đúng thực trạng quy mô của DN. Trong khi đó, chỉ tiêu doanh số cho thấy chính xác hơn quy mô DN, về thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN thay vì chỉ là các DN có đăng ký. Luận văn cho rằng chỉ tiêu doanh số hàng năm của các DN sẽ phản ánh chính xác hơn quy mô của DN trong từng giai đoạn thay vì tiêu chí vốn đăng ký. Mặt khác, ở góc độ thống kê về DNNVV, việc sử dụng cả hai chỉ tiêu lao động và vốn đăng ký đã tạo ra sự khác biệt đáng kể về số liệu thống kê các DNNVV. Theo tiêu chí lao động, khoảng 95,8% các DN Việt Nam là DNNVV. Trong khi đó nếu theo số vốn đăng ký kinh doanh thì chỉ có 87,5% là các DNNVV. Như vậy đã tạo ra sự khác biệt về số liệu thống kê các DNNVV theo từng tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chỉ sử dụng một chỉ tiêu lao động hoặc một chỉ tiêu vốn đăng ký/doanh số để xác định DNNVV. Việc sử dụng cả hai tiêu chí lao động và vốn/doanh
  • 23. 16 thu sẽ khuyến khích các DN vừa sử dụng nhiều lao động lại vừa tập trung tích tụ vốn để phát triển. Sử dụng một tiêu chí lao động để xác định DNNVV, đồng nghĩa với việc tất cả các DN dù có vốn kinh doanh/doanh số lớn hay nhỏ đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho các DNNVV. Điều đó sẽ không hạn chế các DN đầu tư vốn lớn kinh doanh trong lúc vẫn muốn hưởng ưu đãi từ các chính sách dành cho DNNVV. Tương tự như vậy, nếu sử dụng tiêu chí vốn kinh doanh/doanh số thì các DN sử dụng nhiều lao động cũng vẫn được hưởng lợi từ các chính sách phát triển DNNVV. Vì vậy, việc xác định DNNVV cần dựa trên cả hai tiêu chí là doanh số và số lao động thường xuyên trung bình hàng năm của các DN. Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng ở Việt Nam Cơ quan, tổ chức đưa ra tiêu chí Vốn Doanh thu Lao động Ngân Hàng công Thương Việt Nam Vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng Dưới 20 tỷ đồng/năm Dưới 500 người Liên Bộ Lao Động & Tài chính Vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng Dưới 1 tỷ đồng/năm Dưới 100 người Dự án VIE/US/95/004 (Hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam của UNIDO) + Doanh nghiệp nhỏ + Doanh nghiệp vừa Vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD Vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD Dưới 30 người Từ 30 đến 500 người Quỹ hỗ trợ DNNVV (Chương trình Việt Nam- EU) Vốn điều lệ từ 50.000 đến 300.000 USD Từ 10 đến 500 người Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.1.2. Đặc điểm của loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Các DNNVV là các DN có quy mô vốn nhỏ và hầu hết hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Cũng như các loại
  • 24. 17 hình DN khác, DNNVV có những đặc điểm nhất định trong quá trình hình thành và phát triển. Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của DN cũng như cách thức tác động của Nhà nước đối với quá trình này. So với các DN lớn, DNNVV có những đặc điểm sau: Một là, DNNVV dễ khởi nghiệp Phần lớn DNNVV có thể dễ dàng được khởi nghiệp từ khi có ý tưởng. Hầu hết các DNNVV chỉ cần một lượng vốn ít, số lao động không nhiều, diện tích mặt bằng nhỏ với các điều kiện làm việc đơn giản đã có thể bắt đầu kinh doanh ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh. Loại hình DN này có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như nhà cửa, nhân lực cho SXKD và hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống, trong các lĩnh vực về thương mại, dịch vụ, công nghiệp nên suất đầu tư thấp, có khả năng thu hồi vốn nhanh và gần như không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn ngay trong giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là một khó khăn lớn đối với các DN, nhưng do tốc độ quay vòng vốn nhanh nên DNNVV có thể huy động vốn từ nhiều nguồn không chính thức khác nhau như bạn bè, người thân để nhanh chóng biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đây là điều kiện thuận lợi để tạo ra cơ hội đầu tư đối với nhiều người, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước dù ở điều kiện văn hoá, giáo dục khác nhau đều có thể tìm đến cơ hội lập nghiệp và có việc làm. Hai là, DNNVV linh hoạt và dễ thích ứng - Vì hoạt động với quy mô nhỏ cho nên hầu hết các DNNVV đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Với hệ thống tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ, cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, công việc điều hành mang tính trực tiếp, so với các DN lớn thì DNNVV có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhanh chóng thích ứng với những nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng, thị trường, phản ứng nhanh với những thay đổi về chính sách thuế, tài chính tín dụng... Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay, DNNVV có thể nhanh chóng thay
  • 25. 18 đổi quyết định, kế hoạch đầu tư, đổi mới công nghệ, thậm chí chuyển đổi mặt hàng để đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhanh chóng về sở thích của nhóm khách hàng tiềm tàng. Linh hoạt, sáng tạo và năng động thực sự là những tố chất cần thiết mà các DN cần phải có trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường như nước ta hiện nay. - Trongmột số trườnghợp các DNNVV cònnăng độngtrong việc đón đầu những biến độngđộtngộtcủathể chế, chínhsáchquảnlý kinh tế xã hội, hay các dao độngđộtbiếntrên thị trường. Khả năng dichuyển vốn tương đối dễ dàng từ ngành, vùng này sang ngành, vùng khác cùng với mục tiêu hiệu quảkinh tế là cơ sở của tính nhạy bén, linh hoạt, thích ứng nhanh của DNNVV với sự biến động của thị trường, thậm chí đối với các loại hình đầu tư mạo hiểm. - Trên góc độ thương mại, nhờ tính năng động này mà các DNNVV dễ dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi thấy việc kinh doanh có thể thu nhiều lợi nhuận hoặc rút khỏi các thị trường này khi công việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi hoặc các nền kinh tế đang phát triển. Ba là, DNNVV có lợi thế sử dụng lao động DNNVV cũng có thể hoạt động trong điều kiện phân tán nhỏ lẻ, tận dụng các yếu tố đầu vào thông qua việc thuê nhân công và sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, qua đó giảm chi phí vận chuyển. Nó thay thế các DN lớn khi điều kiện hạ tầng kỹ thuật không cho phép. DNNVVcó thể phân bố ở cả những vùng nông thôn tận dụng nguồn lao động sẵn có của địa phương, giúp giải quyết việc làm tại chỗ Bốn là, DNNVV vốn ít, thiếu nguồn lực - DNNVV thiếu các nguồn lực để thực hiện những ý tưởng kinh doanh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. Nhiều DNNVV bị phụ thuộc nhiều vào DN lớn trong quá trình phát triển như về thương hiệu, thị trường, công nghệ, tài chính…Hạn chế về nguồn lực tài chính cũng gây khó
  • 26. 19 khăn cho tích luỹ cũng như huy động vốn để duy trì, phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh, của loại hình DN này. - DNNVV không có các lợi thế kinh tế theo quy mô và ở một số nước thì loại hình DN này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với ngân hàng với Chính phủ và giới báo chí cũng như thiếu sự ủng hộ của đông đảo công chúng. Đây là vấn đề đã tồn đọng từ nhiều năm nay, để giải quyết cần tới nỗ lực của cả ngân hàng và DN. DN phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện tính minh bạch, công khai về tài chính. DNNVV khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, vì thủ tục thế chấp phiền hà, cách xác định giá trị tài sản thế chấp để vay vốn không hợp lý, trong khi đó trình độ lập hồ sơ vay vốn, chế độ kế toán, tài sản thế chấp của DNNVV lại hạn chế. - Các DNNVV Việt Nam có quymô nhỏ bé, tiềm lực về vốn, côngnghệ và trình độ quản lý yếu kém. Do đó các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, quá trình hội nhập tiến hành đồng thời với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường dẫn đếnviệc các DN phải đồng thời thích ứng với môi trường thể chế mới do chính sách thay đổi, vừa phải đối phó với những thách thức và phải kịp thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh do bên ngoài đem lại. Năm là, DNNVV chịu rủi ro trong kinh doanh do phần lớn các DN trình độ văn hoá, trình độ quản lý kinh doanh thấp - Các DNNVV do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, càng nhiều DNNVV ra đời thì cũng có càng nhiều DNNVV bị phá sản. Có những DN bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thì các DNNVVcó tỉ lệ phá sản và thất bại cao trong năm hoạt động thứ tư. Và các DN do nam giới quản lý thường có tỉ lệ thất bại cao hơn so với các DN được điều hành và quản lý bởi các chủ DN nữ.
  • 27. 20 Sáu là, DNNVV đa dạng về hình thức sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối thu nhập - Do quy mô tương đối nhỏ về lao động và vốn đầu tư nên DNNVV có thể được hình thành trên cơ sở các hình thức sở hữu khác nhau về các điều kiện SXKD mà trước hết là về vốn đầu tư. Mặc dù vậy, nhưng bộ phận chủ yếu của các DNNVV được hình thành và hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân. Tính đa dạng về hình thức sở hữu, thành phần kinh tế cũng như hình thức tổ chức, quản lý, hoạt động và chế độ phân phối trong các DNNVV là cơ sở khách quan thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của chúng ở nhiều nơi trong nước, từ thành thị cho tới các vùng nông thôn, miền núi. Nhờ đó sẽ tạo thuận lợi cho việc huy động, khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ năng tay nghề, mặt bằng kinh doanh... từ mọi tầng lớp dân cư và mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đồng thời, sự hiện diện của các DNNVV tại các chỗ trống, thiếu vắng các DN lớn có thể làm giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong một quốc gia, giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vào các thành phố, giảm bớt lao động thất nghiệp ở nông thôn.. - Hiện nay, DNNVV phát triển rất đa dạng, có mặt trong tất các ngành nghề, lĩnh vực SXKD và là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân.Trong quá trình SXKD, ngoài cung ứng các sản phẩm mang tính độc lập đáp ứng thị hiếu của khách hàng, nó trở thành vệ tinh gắn bó cơ hữu với các DN lớn, các tập đoàn kinh tế trong việc cung ứng nguyên vật liệu, gia công các chi tiết, linh kiện sản phẩm và là mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho DN lớn. DNNVV có phạm vi hoạt động rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng thường hướng vào các hoạt động kinh doanh có tốc độ chu chuyển vốn cao như thương mại, dịch vụ, công nghiệp. 1.1.3. Vaitrò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển kinh tế - xã hội
  • 28. 21 Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, DNNVV luôn có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò quan trọng trong mạng sản xuất toàn cầu, chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Vai trò của các DNNVV được thể hiện ở các mặt khác nhau. 1.1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế Một là, DNNVV đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Các DNNVV có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước. Cũng như DNNVV ở tất cả các nước, DNNVV ở Việt Nam cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp cũng như các hàng hóa tiêu dùng khác. Theo số liệu Điều tra DN hàng năm của Tổng cục Thống kê và theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi năm DNNVV đã đóng góp trên 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, khả năng đóng góp của DNNVV vào GDP ngày càng tăng. Hai là, DNNVV thu hút vốn và khai thác các nguồn lực sẵn có trong dân cư Do tính chất nhỏ lẻ, DNNVV yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các DNNVV có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh thay vì để tiền nhàn rỗi. Ví dụ như, hình thức DNTN, các hộ gia đình, HTX vừa huy động nguồn vốn tự có của cá nhân vừa tận dụng các nguồn đầu tư đa dạng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều DN đang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động được. Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và
  • 29. 22 các ngân hàng chưa thực sự gây được niềm tin đối với những người có vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư thì nhiều DNNVV đã tiếp xúc trực tiếp với người dân và huy động được vốn để kinh doanh, hoặc bản thân chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh, thành lập DN. Dưới khía cạnh đó, DNNVV có vai trò to lớn trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần thứ 24 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, khối lượng vốn đầu tư của dân cư và DN tư nhân đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% do với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Những số liệu đó cho thấy DNNVV ở nước ta có vai trò quan trọng đặc biệt trong huy động và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, DNNVV góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn Với sự góp mặt của các DNNVV, số lượng các DN trong nền kinh tế tăng lên rất lớn, kéo theo sự tăng lên về chủng loại, mặt hàng, dịch vụ... Quá trình này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế, người tiêu dùng sẽ được hưởng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, phương thức phục vụ văn minh, tiện lợi hơn. Với quy mô nhỏ, vốn ít, sự thích nghi nhanh, các DNNVV có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, đổi mới công nghệ... làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt làm cho nền kinh tế năng động hơn. Ngoài ra, với khả năng dễ dàng thâm nhập thị trường ngách, các DNNVV còn hỗ trợ cho các DN lớn kinh doanh có hiệu quả thông qua các hoạt động cung ứng, tiêu thụ hàng hoá, gia công các linh kiện, phụ kiện, cung cấp vật tư đầu vào. Bốn là, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc phát triển các DNNVV sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trước tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua phát triển các ngành
  • 30. 23 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độc canh. Các DN được phân bổ đều hơn về lãnh thổ ở cả vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng..các DNNVV góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các DNNVV ở nông thôn sẽ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, rút dần lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng hành với nó là hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành những thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là quá trình đô thị hoá phi tập trung. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh các DNNVV còn có tác dụng làm cho cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi nhờ sự tăng mạnh của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và việc sắp xếp lại các DN nhà nước. Sự phát triển các DNNVV cũng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hoá các ngành nghề, đẩy nhanh sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp, DNNVV là chủ thể năng động và nhanh nhạy trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. DNNVV chiếm số lượng đông đảo nhất trong lĩnh vực phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các hoạt động bán buôn và bán lẻ, tiếp theo là trong các ngành sản xuất chế biến, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kho bãi, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc, nhờ đó góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tuy có quy mô hạn chế nhưng với số lượng lớn, DNNVV đã tạo thành mạng lưới kinh doanh rộng khắp, kể cả địa bàn nông thôn, trở thành lực lượng chủ yếu trong tiêu thụ nông sản và phân phối vật tư và hàng công nghiệp tiêu dùng cho nông dân. Việc phát triển các DNNVV còn có tác dụng duy trì và thúc
  • 31. 24 đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước. Năm là, DNNVV góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế Các DNNVV hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác nhau luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các DN lớn. Nhiều DN nhỏ khi mới ra đời chỉ nhằm mục đích làm vệ tinh cung cấp các sản phẩm cho các DN lớn. Do đó, khi các DNNVV phát triển sẽ góp phần tăng cường các mối quan hệ liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các DNNVV và giữa DNNVV với các DN lớn. Sáu là, DNNVV đóng góp lớn cho xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đảm bảo thực hiện định hướng chiến lược của toàn bộ nền kinh tế Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với chính sách mở rộng và khuyến khích thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, DNNVV đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và thuỷ sản chế biến, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Bảy là, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. So với các DN lớn thì DNNVV có lợi thế hơn trong việc khai thác, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. DNNVV góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Các làng nghề truyền thống có từ hàng trăm năm nay, đó không chỉ là một phần bản sắc văn hoá dân tộc mà là cơ sở để có thể phát huy hiệu quả kinh tế vùng. Sự đa dạng và tính linh hoạt trong hoạt động của các DNNVV có thể đáp ứng tốt nhất điều kiện này. Sản phẩm truyền thống chủ yếu lại không được sản xuất hàng loạt mà chủ yếu sản xuất theo qui
  • 32. 25 mô nhỏ. Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác, tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, bí quyết nghề. Việc phát triển các DNNVV sản xuất các mặt hàng truyền thống ở nông thôn và các vùng lân cận là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện nay có xu hướng bị mai một dần, thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế. Tám là, DNNVV tạo điều kiện phát triển các DN lớn Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần lớn các công ty và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các DNNVV. Với cách xem xét đó, DNNVV chính là nguồn tích luỹ ban đầu và là "lồng ấp" cho các DN lớn. Hầu hết các cơ sở dân doanh ở Việt Nam khi mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và chưa thật hiểu biết về thị trường nên họ thường lựa chọn quy mô kinh doanh vừa và nhỏ để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Sau một thời gian tích lũy thêm vốn, kinh nghiệm và khẳng định được doanh của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở rộng kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn. Ngoài ra, DNNVV còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý của các DN lớn vì người lao động thường có xu hướng chỉ làm trong các DNNVV một thời gian, sau khi có đủ kinh nghiệm và khả năng họ sẽ chuyển sang các DN lớn để làm việc, hưởng thu nhập cao hơn. Nhờ thế, DN lớn tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo khi tuyển được các nhân viên có tay nghề từ các DNNVV chuyển sang. Như vậy có thể DNNVV còn là nơi đào tạo lao động cho các DN lớn. Chín là, DNNVV đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Ở nước ta, đóng góp vào nguồn thu NSNN của DNNVV cũng đang có xu hướng tăng lên. Sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng các DNNVV đã tăng nhanh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội không những trong nước mà còn xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế xuất khẩu. Các DNNVV
  • 33. 26 làm ăn có lãi làm tăng nguồn thu từ thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân. Từ đó, làm tăng thu cho NSNN từ việc thực hiện nghĩa vụ thuế. So với Ngân sách Trung ương, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là DNNVV) trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. 1.1.3.2. Vai trò về mặt xã hội Một là, DNNVV góp phần giải quyết một số lượng công ăn việc làm với hiệu suất cao Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế thị trường. Xét theo vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động, so với các DN lớn, các DNNVV có tốc độ thu hút lao động cao hơn rất nhiều. Các DNNVV có thể thu hút lao động thuộc nhiều thành phần, nhiều trình độ chuyên môn, tay nghề khác nhau, từ lao động gắn với công nghệ hiện đại đến lao động thủ công truyền thống, từ lao động chưa qua đào tạo đến lao động đã qua đào tạo. Trong khi đó, các DN lớn chủ yếu thu hút lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn nhất định. Với tính chất sản xuất nhỏ, chi phí để tạo ra một chỗ làm việc thấp, các DNNVV Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của dân. Hai là, DNNVV nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần nông. Việc phát triển các DNNVV ở thành thị cũng như ở nông thôn là một trong các biện pháp cơ bản góp phần tăng nhanh thu nhập của các tầng lớp dân cư. Thông qua việc phát triển các DNNVV, lao động ở nông thôn sẽ được thu hút vào các DN nhờ đó mà thu nhập của dân cư được đa dạng hoá và nâng cao. Cuộc sống của người dân nông thôn sẽ ổn
  • 34. 27 định hơn và mức sống của dân cư sẽ được nâng cao góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tăng mức độ công bằng trong nền kinh tế. Hơn nữa, do có tính năng động và linh hoạt, khi các DNNVV phát triển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của mỗi vùng, phát triển các ngành và các khu công nghiệp tạo điều kiện giảm bớt khoảng cách giữa các vùng trên toàn quốc, xoá bỏ mức chênh lệch về thu nhập rất lớn giữa các vùng dân cư. Ba là, DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế một đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường. Với quy mô vừa và nhỏ, DNNVV là điều kiện thuận lợi để các công dân tự thành lập DN, tự quản lý và điều hành, làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ đây, một số nhà quản lý DNNVV sẽ trưởng thành thành những nhà quản lý DN lớn, tài ba, biết đưa DN của mình nhanh chóng phát triển. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Bởi lẽ, nó tạo môi trường để đội ngũ doanh nhân còn non trẻ của Việt Nam từng bước tích luỹ kinh nghiệm thương trường. Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn nhiều với cơ chế bao cấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của các DNNVV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân. Sự ra đời của các DNNVV làm xuất hiện rất nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội. Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, qua đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới cho đất nước. Với khía cạnh như vậy, DNNVV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. DNNVV có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mỗi nước. Trongbốicảnhcạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, các nước đều chúý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy độngtốiđa các nguồnlực để phát
  • 35. 28 triển nền côngnghiệp, tăng sức cạnhtranh cho sản phẩm. Hiện nay, trên hầu hết các nước, DNNVV ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn đến côngcuộcpháttriển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trongquá trìnhphát triển của mình, DNNVV vẫn gặp không ítkhó khăn, vướng mắc cần tiếp tục phải tháo gỡ nhìn từ phía nỗ lực của DN và sự hỗ trợ phù hợp của Chính phủ. 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.2.1. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Để DNNVV phát triển đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía là nhà nước và DN. Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển, DN muốn phát triển thì cần phải biết tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh sẵn có của mình đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Thứ nhất, ban hành khung khổ pháp lý để các DN hoạt động + Môi trường pháp lý là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo “sân chơi” bình đẳng, ổn định lâu dài và thuận lợi cho DN và các thành phần kinh tế phát triển. Nhà nước phải xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo sự đồng bộ, thông thoáng, bình đẳng, không phân biệt đối xử, mang tính khuyến khích kinh doanh và ổn định lâu dài. Việt Nam cũng cần phải "tiêu chuẩn hoá" và "quốc tế hoá" các văn bản pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trường thực sự bình đẳng giữa các DNNVV và các DN lớn. Hoàn thiện Luật đất đai hỗ trợ mặt bằng sản xuất + Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi nhưng chặt chẽ, đúng luật, công khai và minh bạch, nhằm tạo điều kiện cho DN gia nhập thị trường cũng như rút lui khỏi thị trường một cách thuận lợi. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng của DNNVV với các DN lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật. Thủ tục
  • 36. 29 cấp chứng nhận quyền sử dụng đất phải thuận tiện. Thứ hai, phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ Có nhiều lĩnh vực, nhiều công đoạn trong sản xuất kinh doanh DN lớn không thể hoạt động tốt nếu không có sự hợp tác của các DNNVV như các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi đó, các DNNVV sẽ có vai trò như các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết, các bộ phận cấu thành của sản phẩm mà các DN lớn đặt hàng. Thứ ba, ban hành và thực hiện các chính sách kinhtế liên quan nhằm hỗ trợ cho DNNVV (vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực…) + Hỗ trợ DN về tài chính, vốn kinh doanh với thuận lợi và mức ưu đãi, tạo điều kiện cho DN tiếp cận với công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng của DN. + Xây dựng chiến lược phát triển DNNVV phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế là dựa trên những đánh giá về lợi thế so sánh của đất nước, những ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế, sản phẩm đất nước có lợi thế nhất. Cho nên, DNNVV muốn phát triển cũng phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc...hiện đại, theo công nghệ tiên tiến, làm một bước chắc một bước. Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng QLNN đối với DNNVV (Cục Phát triển DNNVV, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV..)  Rà soát, bố trí tổ chức bộ máy trực tiếp giải quyết các công việc có liên quan đến DN, bộ máy phải tinh gọn, nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng lực của đội ngũ công chức.  Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính nhà
  • 37. 30 nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong cơ quan nhà nước ở cấp trung ương và địa phương. Có cơ chế và hệ thống hỗ trợ DNNVV thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.  Thực hiện phối hợp thông suốt giữa các cơ quan quản lý DNNVV, đó là sự phối hợp giữa cơ quản QLNN DN cấp bộ với cơ quan QLNN ở địa phương và giữa các cơ quan QLNN ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. Thứ sáu, tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN  Xây dựng tổ chức xúc tiến phát triển DNNVV như Cục Phát triển DNNVV. Ở cấp địa phương, hầu hết các Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện chức năng QLNN về xúc tiến phát triển DNNVV, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc trợ giúp phát triển DNNVV.  Tiếp tục củng cố và hoàn thiện sự trợ giúp các Hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội thuỷ sản, Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội DN trẻ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã..… và các tổ chức nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ thực hiện tốt trong những năm vừa qua.  Trợ giúp các DNNVV tiếp cận các nguồn tín dụng. Thành lập Quỹ đầu tư phát triển để các DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất đầu tư; Thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các DNNVV vay phát triển sản xuất; Dùng ngân sách của địa phương để hỗ trợ các DN có dự án đầu tư được duyệt, hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; Tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn qua các kênh chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngân hàng thương mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nước. Ngoài các quỹ hỗ trợ tài chính này,
  • 38. 31 một số nước cũng rất thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê mua tài chính. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các DNNVV Việt Nam tận dụng tốt hơn các nguồn vốn quốc tế di chuyển tự do, bù đắp được những hạn chế đang tồn tại để từng bước phát triển.  Trợ giúp về mặt bằng sản xuất: Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh cùng các dịch vụ hạ tầng với thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý, thông qua xây dựng khu, CCN nhỏ và vừa. Xây dựng quy chế phân bổ mặt bằng sản xuất cho DN các khu CCN nhỏ và vừa theo điều kiện của từng địa phương,  Trợ giúp thông tin cho các DNNVV: Trợ giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho DN đã được một số Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai (thông qua việc tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, hợp tác và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường trong nước và ở nước ngoài…), nâng cao khả năng cung cấp thông tin của Tham tán thương mại, cơ quan ngoại giao của Chính phủ ở nước ngoài. Thông tin rộng rãi, đầy đủ, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng của các địa phương về các khu, CCN đã được quy hoạch làm mặt bằng SXKD để DN biết và lựa chọn. Cung cấp thông tin công khai về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với phát triển DNNVV.  Trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước cho DNNVV: Xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn, chú ý đến chất lượng và thực hành. Cung cấp những kiến thức cần thiết cho chủ DNNVV và những người có ý định thành lập DN; khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và thông tin, tài chính, kế toán, ngoại ngữ, phát triển thị trường, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng, từng bước nâng cao năng lực quản lý, phát triển kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của các DNNVV; trợ giúp nhà quản lý các DNNVV kiến thức và kỹ năng xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 39. 32  Trợ giúp xúc tiến xuất khẩu cho DNNVV: Một số tổ chức, hiệp hội DN đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, thuyết trình và tiếp xúc giữa các DN Việt Nam và nước ngoài nhằm giới thiệu, chắp mối các cơ hội đầu tư, kinh doanh, các chương trình, dự án hỗ trợ DN; tổ chức tiếp đón và bố trí chương trình làm việc cho nhiều đoàn với nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư; tổ chức các đoàn DN Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường để góp phần duy trì xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản và các thị trường mới ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Đông; và đã tổ chức một số cuộc hội chợ triển lãm, tuần lễ DNNVV trong nước và tổ chức đoàn DN tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…Lập các website để cung cấp thông tin về thị trường và quảng bá sản phẩm miễn phí cho các DNNVV.  Tìm kiếm trợ giúp về công nghệ và kỹ thuật: Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo Chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, Phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, Chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giúp DNNVV tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện đại, thông qua chuyển giao công nghệ hoặc giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DN, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.  Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, chủ yếu tập trung vào quản trị DN. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV của các Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các DNNVV làm cơ sở để Bộ
  • 40. 33 Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.  Xúc tiến mở rộng thị trường: Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV. Cơ quan QLNN về Xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho DNNVV và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan QLNN về trợ giúp phát triển DNNVV. 1.2.2. Cácnhântố ảnhhưởngtớisựpháttriểndoanhnghiệpnhỏ và vừa Sự phát triển của DNNVV chịu tác động của rất nhiều các yếu tố, nhưng nói chung bao gồm 2 nhóm nhân tố khách quan và chủ quan. 1.2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan Một là, tình hình biến động của nền kinh tế thế giới Năm 2009, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, tình trạng thất nghiệp, nợ công và rủi ro trong lĩnh vực tài chính diễn ra liên tiếp. Trên bình diện thế giới, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo ở mức 3% với đầu tàu là các nước có chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng nội địa. Các thị trường xuất khẩu lớn của DNNVV Việt Nam và các quốc gia có vốn FDI lớn vào DNNVV Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia này tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của thương mại quốc tế. Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng, dưới những hình thức khác nhau. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể gây những xáo trộn đến giá cả hàng hóa, xuất nhập khẩu và đầu tư của DN các nước có liên quan, đặc biệt là những nền kinh tế có độ mở lớn, đang trong quá trình hội nhập như Việt Nam. Xu hướng tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia khác nhau, từ cơ cấu sản phẩm, cấu trúc thị trường cho đến các cấu trúc ngành - vùng của từng nền kinh tế. Tái cấu trúc có thể khiến cho thất nghiệp gia tăng, làm cầu của nền kinh tế yếu hơn, cấu trúc về
  • 41. 34 cầu cũng có khả năng thay đổi, từ đó tác động đến các DNNVV Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hoá kinh tế ngày nay là xu hướng khách quan, lôi cuốn các nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tạo ra cơ hội lớn cho các quốc gia tranh thủ phát triển rút ngắn, đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các nền kinh tế hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự tham gia, gắn kết nền kinh tế của một nước vào các nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đã và đang đặt chủ thể kinh tế trong nước, trong đó có các DNNVV vào môi trường hoạt động mới. Hội nhập tạo thuận lợi mở ra thị trường mới, thị trường nước ngoài, từ đó có tác động mở rộng phạm vi hoạt động cho DNNVV, tạo cơ hội cho DNNVV của Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường các nước khác, đổi mới công nghệ và không ngừng lớn mạnh. Thực tế cho thấy, kể từ khi thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, DNNVV ngày càng gắn với thị trường nước ngoài, không ít DNNVV đã lớn lên nhờ hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã và đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với các DNNVV của Việt Nam. DNNVV không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước, mà còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không những tại các thị trường nước ngoài mà cả ngay tại các thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó các DNNVV cần phải tự phấn đấu vươn lên để vượt qua tháchthức. Sức ép từ cạnhtranh quốc tếđòi hỏi DNNVV phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, DNNVV nước ta không những phảinhanh chóngnghiên cứunắm vững hệ thốngthông lệ, luật pháp thương mại quốc tế, mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọngtới côngtác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, cung ứng hàng hoá và
  • 42. 35 dịch vụ với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện phong cách phục vụ hiện đại, quan tâm phát triển các dịch vụ sau bán hàng… Ba là, sự cạnh tranh của các DN nước ngoài về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước Các DN nước ngoài với ưu thế về mặt trình độ, kinh nghiệm quản lý, năng suất lao động, thương hiệu mạnh nên có khả năng cạnh tranh rất cao đối với các DNNVV. Các DNNVV Việt Nam chỉ phát triển khá nhanh về số lượng nhưng lại thiếu về chất. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia….thì các sản phẩm của Việt Nam có giá thành cao hơn. Ví dụ như sản lượng gạo của nước ta đứng thứ 2 sau Thái Lan nhưng doanh thu xếp thứ 4, sản lượng cao su xuất khẩu chỉ sau Brazil nhưng kim ngạch đứng thứ 5 Bốn là, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào Theo điều tra của VCCI, các DN phải sử dụng trên 40% nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu, thậm chí trong một số ngành tỷ lệ này là 70-80%, điều đó làm cho nguồn cung ứng bị phụ thuộc vào thị trường thế giới và hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu bị hạn chế. Ngoài các chi phí trung gian khác như giá cước vận chuyển, phí hải quan, chi phí điện nước cao, và thậm chí các khoản chi phí ngầm đáng kể khác đã làm tăng đáng kể chi phí đầu vào của các DNNVV. Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bao gồm tổng thể các ngành, các loại hìnhhoạt động, các yếutố, các phươngtiện vật chất kỹ thuật, các thiết bị và các côngtrìnhđóngvai trò là điều kiện chungphục vụ quátrình sản xuất kinh doanhnhư hệ thốngđườnggiao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc... Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện quan trọng đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng có thể thực hiện mộtcáchổn định và bền vững. Sựphát triển của hệ thống đườnggiao thông và thông tin liên lạc sẽ tạo thuận lợi
  • 43. 36 cho các hoạt động giao lưu kinh tế giữa các chủ thể kinh tê, các vùng miền và quốc gia. Sự ổnđịnh củahệ thống cungcấp điện, nước là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra ổn định, thông suốt và hiệu quả. Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam đã từng bước được phát triển, trở thành nhân tố làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật mới chỉ được thực hiện chủ yếu tại các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của các DNNVV, đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Sáu là, trình độ phát triển của phân công lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nền kinh tế thị trường Sự phát triển của phân công lao động xã hội thể hiện thông qua quá trình hình thành và phát triển những ngành, nghề mới. Dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, hàng loạt những ngành, nghề mới được hình thành, đặc biệt là các ngành dịch vụ mà hoạt độngtrongnhững ngành này có thể thực hiện với quy mô nhỏ và vừa về vốn cũng như lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phát triển nhanh của các DNNVV tại các nước phát triển và đóng góp của chúng đối với sự phát triển của các ngành dịch vụ. Sự phát triển của phân công lao động xã hội trong cơ chế thị trường còn thể hiện thông qua quá trình phân tách các chức năng trong sản xuất, kinh doanh từng sản phẩm hoàn chỉnh thành những chức năng riêng biệt của từng chủ thể kinh doanh tương đối độc lập. Đó là quá trình phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong trong sản xuất công nghiệp cũng như quá trình phát triển của hệ thống lưu thông phân phối, mà chủ thể của các ngành này thường là các DNNVV. Do đó, phân công lao động xã hội dưới tác động của cơ chế thị trường và cách mạng khoa học công nghệ không những tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhanh của DNNVV, mà còn kích thích quá trình liên kết cùng kinh doanh giữa các DN lớn với các DNNVV.
  • 44. 37 Tuy nhiên, tác động của phân công lao động tới sự phát triển của DNNVV lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống thị trường, thể chế và chính sách kinh tế. Tại Việt Nam, sự phát triển của phân công lao động xã hội trong thời gian qua dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ và cơ chế thị trường cùng sự hoàn thiện, nâng cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các khu, CCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và những đổi mới về thể chế, chính sách kinh tế đã tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Tuy nhiên, để tăng cường tác động của phân công lao động tới sự phát triển của DNNVV vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho DNNVV có thể giảm được chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước Trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh là tất yếu. Cạnh tranh tự do, như V. I. Lênin đã chỉ ra, tất yếu sẽ dẫn tới độc quyền, do đó sẽ làm cho các DNNVV đã yếu lại càng yếu hơn trước sức mạnh của các tổ chức độc quyền, đặc biệt là các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, từ đó khả năng thất bại, phá sản của DNNVV trong nền kinh tế thị trường là rất lớn. Với vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội, tại mọi quốc gia ngày nay đều phải thiết lập môi trường thể chế thuận lợi và thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm giảm bớt rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của DNNVV. Ở nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, nhiều chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của các DNNVV nói riêng đã được thực hiện. Một hệ thống các chính sách theo cơ chế thị trường đã được hình thành về cơ bản bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động của DNNVV như: chính sách thuế, chính sách tín dụng, thủ tục thành lập DN,
  • 45. 38 chính sách giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thành lập các khu công nghiệp, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học, công nghệ…. đã xác lập được một môi trường bình đẳng cho các DN hoạt động. Nhờ đó, đã giúp DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế tự do kinh doanh theo luật định, mở đường phát triển lực lượng sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và gia tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Từ năm 2000, quy mô DNNVV có tốc độ năm sau gấp đôi năm trước. Điều đó chứng tỏ những tác động rõ nét của của hệ thống chính sách đối với loại hình DN này. Tuy vậy, hệ thống chính sách kể trên cũng còn những biểu hiện bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo: trong khi khẳng định quan điểm bình đẳng trong kinh doanh nhưng thực tế vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; chưa có một tổ chức xúc tiến việc liên kết DN lớn với các DNNVV; chưa có tổ chức quần chúng thực sự đủ mạnh để lên tiếng nói bảo vệ lợi ích của người lao động trong các DN đặc biệt là DN có vốn FDI. Từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách đó nhằm hướng tới một mội trường bình đẳng hơn, thiết thực hơn trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. - Trình độ, năng lực của bộ máy QLNN cấp địa phương Chính quyền địa phương là một bộ phận trực thuộc Chính phủ, vừa có chức năng QLNN đối với khu vực dân cư thuộc địa phận của mình lại vừa trực tiếp quản lý DN nên có vai trò lớn đối với hoạt động của DN tại địa phương nhìn từ góc độ quản lý và cơ chế: Thứ nhất, thực hiện các chế định do Nhà nước ban hành đề tạo môi trường kinh doanh tối ưu, định hướng, hỗ trợ DN phát triển đúng định hướng kinh doanh và tuân thủ luật pháp. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải hết sức nhậy bén, suy nghĩ những vấn đề của sản xuất và đời sống như chính chủ DN, coi sự thành công của DN là sự thành công của chính quyền địa phương.