SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Download to read offline
ĐỀ THI TRẮC NGHIÊM TỰ LUẬN
                                        học phần: Phương pháp giảng dạy 2
                                               Số đơn vị học trình: 3


Câu 1: Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc chương trình và Sách giáo khoa hoá học PT. Hãy phân tích các nguyên tắc lựa
chọn nội dung và cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hoá học trong trường phổ thông.
Câu 2: Phân tích mục tiêu của chương trình và nguyên tắc chung và phương pháp dạy học cơ bản môn hoá học trung
học cơ sở.
Câu 3: Phân tích mục tiêu của phương trình hoá học trung học phổ thông (theo chương trình sách giáo khoa mới)?
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các thuyết hoá học quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá
học phổ thông.
Câu 5: phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu xác định luật hoá học cơ bản quan trọng trong chương trình sách giáo
khoa hoá học phổ thông?
Câu 6: Phân tích các nguyên tắc chung về phương pháp dạy học các thuyết và định luật hoá học trong chương trình
sách giáo khoa hoá học phổ thông.
Câu 7: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học chương
“Cấu tạo nguyên tử” – sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban KHTN
Câu 8: Xác định mục tiêu của bài và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung và phương pháp khi dạy bài: “Sự
chuyển động của electron trong nguyên tử – obitan nguyên tử” – sách giáo khoa lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên
Câu 9: Xác định mục tiêu và những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương: “Bảng tuần hoàn và
định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học” – sách giáo khoa lớp 10 ban khoa học tự nhiên?
Câu 10: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “liên kết hoá
học” sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 11: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử” -
sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 12: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Độ âm điện và liên kết hoá học” sách giáo khoa hoá học lớp
10 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 13: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “phản ứng oxi hoá - khử” trong chương trình hoá
học phổ thông?
Câu 14: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “Sự điện ly”
Câu 15: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Sự điện ly” sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học
tự nhiên.
Câu 16: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “Axit –Bazơ - Muối” trong chương trình hoá học
phổ thông.
Câu 17: Phân tích ý nghĩa và nguyên tắc chung về PPDH các bài về chất, nguyên tố hoá học trong chương trình hoá
học phổ thông.
Câu 18: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Clo” - sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự
nhiên.
Câu 19: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH. “Khái quát về nhóm
nitơ” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 20: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH khi dạy bài “Axit nitric và muối nitrat” - sách giáo khoa hoá học lớp
11 – Ban khoa học tự nhiên.


                                                         1
Câu 21: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH bài “Nhôm” sách giáo khoa hoá học lớp 12 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 22: Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng, những yêu cầu cơ bản và PPDH các bài về sản xuất hoá học “trong chương
trình hoá học phổ thông”
Câu 23: Hãy phân tích hệ thống kiến thức phần hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông.
Câu 24: Hãy nêu các nguyên tắc sư phạm và PPDH cơ bản khi dạy về hoá học hữu cơ trong chương trình hóa học
phổ thông.
Câu 25: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “Hiđrôcacbon
no” sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên.
Câu 26: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Ancol” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự
nhiên.
Câu 27: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Axit cacbonxylic” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban
khoa học tự nhiên.
Câu 28: Phân tích ý nghĩa tầm quan trọng và hệ thống các bài ôn tập, tổng kết.
Câu 29: Phân tích những điểm cần chú ý về mặt PPDH khi tiến hành bài ôn tập tổng kết.
Câu 30: Những điểm cần lưu ý về nội dung và PPDH khi dạy bài “thực hành thí nghiệm” của học sinh chương hoá
học phổ thông.


                                ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
                                 HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 2
Câu 1: Phân tích các nguyên tắc lựa chọn nội dung và cáu trúc chương trình, SGK Hoá học ở trường THPT.
         1. Đảm bảo tính khoa học ( cơ bản và hiện đại).
         - Đảm bảo tính cơ bản: Những kiến thức cơ bản nhất về hoá học.
         - Đảm bảo tính hiện đại: Đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học ý
tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu làm sáng tạo những phương pháp nhận thức hoá học và các qui luật của nó,
những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức hoá học, tính đúng đắn và tính hiện đại của sự kiện nguyên tắc này
bao gồm một số nguyên tắc bộ phận:
         - Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lý thuyết, đưa các lí thuyết chủ đạo lên gần đầu chương trình, tăng
cường mức độ mức độ lý thuyết, nội dung, tăng cường chức năng giải thích khái quát hoá và dự đoán.
         - Nguyên tắc tương quan hợp lý của lý thuyết và sự kiện. Các sự kiện lựa chọn có căn cứ, có quan hệ chặt
chẽ với lý thuyết mà vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của lý thuyết.
         - Nguyên tắc tương quan hợp lý giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng.
         2. Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng:
         - Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông.
         - Các sự kiện và các qui luật duy vật biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và phản ánh chính sách của
Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên.
         3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
         - Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và cuộc sống, với thực tiễn
và với việc chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động.
         - Các kiến thức hoá học được lựa chọn gồm:
          Những cơ sở của nền sản xuất hoá học.
          Hệ thống những khái niệm công nghệ học cơ bản và những sản xuất cụ thể.
          Những kiến thức ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất


                                                          2
 Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường…
         4. Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm:
         - Nguyên tắc phân tán các khó khăn
         - Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm.
         - Nguyên tắc phát triển các khái niệm.
         - Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử.
         5. Nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù của bộ môn hoá học.
         - Hình thành những kĩ năng của bộ môn hoá học.
         - Chú ý nội dung gắn với thực hành thực nghiệm.
Câu 2: Phân tích mục tiêu của chương trình và nguyên tắc dạy học Hoá học ở trường THCS (SGK mới).
         1. Mục tiêu:
         a) Về kiến thức
         - Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu về hoá học bao gồm:
         + Hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, học thuyết định luật hoá học nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất,
định luật bảo toàn khối lượng, Mol…
         + Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: O2, không khí, H2, nước, kim
loại, phi kim, hiđrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polime…
         b) Về kỹ năng: Học sinh có được một số kĩ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học.
         - Kỹ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các hoá chất, với thiết bị hoá học đơn giản. Biết quan sát, giải thích
một số hiện tượng hoá học trong tự nhiên. Biết giải các bài toán hoá học theo công thức và phương trình hoá học.
         - Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn.
         c) Về thái độ:
         - Giúp học sinh có lòng ham thích học tập bộ môn hoá học.
         - Có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, về hoá học.
         - Có những phẩm chất và thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, chính xác, tỉ mỉ…
         2) Nguyên tắc chung về PPDH hoá học THCS.
         - Phương pháp trực quan:
         Lựa chọn các kiến thức thực tế quen thuộc, các thí nghiệm hoá học, đặc biệt chú ý sử dụng các phương tiện
trực quan: vật mẫu, mô hình, tranh vẽ, …
         - Sử dụng phối hợp các PPDH
                  Kết hợp trực quan với đàm thoại
                  Sử dụng diễn giảng nêu vấn đề với đàm thoại.
         - Sử dụng các PP hoạt động độc lập của học sinh.
         - Sử dụng các PP hoàn thiện kiến thức một cách thường xuyên
         - Thường xuyên rèn thói quen sử dụng ngôn ngữ hóa học, rèn kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh.
         Câu 3: Phân tích mục tiêu cấu trúc chương trình hoá học THPT theo chương trình SGK HH mới (thí
điểm).
         1. Về kiến thức:
         - Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học ở cấp THCS, cung cấp một hệ thống những kiến thức
hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực bao gồm:
         + Hoá đại cương: bao gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo, làm cơ sở để nghiên cứu các chất hoá học cụ thể;
         Thí dụ như: cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, hệ thống tuần hoàn, ĐLTH…


                                                          3
+ Hoá vô cơ: vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như nhóm nguyên tố, những
nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng.
        + Hoá hữu cơ: vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc
loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng gần gũi trong đời sống sản xuất.
        Ngoài ra chương trình còn có thêm một số vấn đề giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về phân tích hoá
học: những phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng; hoá học và vấn đề kinh tế: vai trò của sản xuất
hoá học trong việc tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, hoá học và vấn đề xã hội; hoá học và vấn đề môi trường.
        2) Về kỹ năng: Phát triển các kĩ năng bộ môn hoá học, kĩ năng giải quyết vấn đề để phát triển năng lực nhận
thức và năng lực hành động cho học sinh như:
        - Biết quan sát TN, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả…
        - Biết làm việc với tài liệu SGK, tài liệu tham khảo
        - Biết cách làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ
        - Biết vận dụng và giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến hoá học…
        3) Về thái độ: Hình thành và phát triển học sinh thái độ tích cực như: Hứng thú học tập bộ môn hoá học; Có
ý kiến trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể cộng đồng có liên quan đến hoá học.
        Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan. Có ý thức vận dụng những hiểu biết về hoá học vào
cuộc sống.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các thuyết quan trọng của chương trình hoá học phổ thông.
        Các lý thuyết quan trọng của chương trình hoá học phổ thông được lựa chọn tương ứng với các nguyên tắc
xây dựng chương trình và được phân bố sắp xếp liên tục trong chương trình. Sự phân bố các thuyết - định luật ở đầu
chương trình hoặc phần đầu của các lớp, cấp học đã thể hiện sự phát triển liên tục của các thuyết và vai trò chủ đạo
của chúng. Mỗi lý thuyết sau, được dựa trên cơ sở của các kiến thức lý thuyết trước nó và ngày càng phát triển. Giúp
khám phá sâu sắc cấu trúc các chất và các mối liên hệ nhân quả giữa thành phần – cấu tạo và tính chất của các chất.
Câu 5: Vị trí và ý nghĩa của các định luật hóa học cơ bản của chương trình hoá học phổ thông:
        - Vị trí: Các thuyết và định luật được sắp xếp ở đầu chương trình hoặc phần đầu của các lớp, cấp học
        - Ý nghĩa của các thuyết:
        * Thuyết nguyên tử, phân tử:
        a) Thuyết nguyên tử – phân tử: Đây là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cứu hoá học. Nội dung cơ
bản của học thuyết cũng đã được hình thành trong chương trình vật lý (lớp 7). Trong hoá học các khái niệm nền tảng,
cơ bản của học thuyết, này được khẳng định và hình thành một cách chắc chắn trên cơ sở thực nghiệm hoá học. Khi
dựa vào chương trình, nội dung của học thuyết nguyên tử – phân tử cổ điển đã được bổ sung bằng các yếu tố của các
khái niệm hiện đại về cấu tạo các chất. Đây là tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương trình ở phổ
thông trung học.
        b) Thuyết electron: Phân bố ở phần đầu chương trình lớp 10 phổ thông trung học để nghiên cứu học thuyết
cấu tạo nguyên tử – liên kết hoá học. Cơ sở lý thuyết electron về cấu tạo các chất được nghiên cứu một cách chi tiết
và đầy đủ. Các vấn đề về liên kết hoá học được nghiên cứu trên cơ sở thuyết cấu tạo nguyên tử với các khái niệm cơ
lượng tử làm rõ trạng thái electron trong nguyên tử và cơ chế tạo thành các liên kết hoá học. Nội dung cơ bản của học
thuyết electron được vận dụng để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất các chất và cấu tạo các đơn chất và hợp chất
hoá học. Các bước nghiên cứu này cũng được vận dụng trong việc nghiên cứu các chất hữu cơ.
        c) Lý thuyết về phản ứng hoá học: Đây là thuyết về quá trình hoá học được nghiên cứu ở học kỳ II lớp 10
phổ thông trung học: Bản chất của phản ứng hoá học được nghiên cứu sâu và được giải thích bằng sự phá vỡ liên kết
giữa các nguyên tử trong phân tử các chất tham gia phản ứng và tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử chất mới.


                                                          4
Các qui luật nhiệt hoá học được nghiên cứu về mặt năng lượng của phản ứng hoá học. Động học phản ứng hoá học
được nghiên cứu ở mức độ kinh nghiệm.
         d) Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ: Thuyết cấu tạo hoá học hữu cơ được bắt đầu từ các nội dung cơ bản
của thuyết But lê rốp và được mở rộng bằng các quan điểm của thuyết electron và cấu trúc không gian. Nội dung của
học thuyết giúp nghiên cứu cấu trúc có các loại hợp chất hữu cơ là cơ sở để giải thích các chất hữu cơ, ảnh hưởng
giữa các nguyên tử trong phân tử. Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu ở phần đầu của hoá học hữu
cơ lớp 11 học kỳ II.
         e) Lý thuyết sự điện ly: Lý thuyết sự điện li có đóng góp thực sự vào việc nghiên cứu các chất điện ly về mặt
cơ chế và qui luật phản ứng. Nó cho phép khám phá bản chất của các chất điện ly, các quá trình điện ly, phát triển và
khái quát các kiến thức về các loại chất Axit, bazơ, lưỡng tính và chứng minh tính tương đối của sự phân loại này. Lý
thuyết này đưa ra khả năng giải thích sự phụ thuộc tính chất của các chất điện ly vào thành phần và cấu tạo của chúng
theo quan điểm của thuyết Prôton.
         * Các định luật hoá học cơ bản: Các định luật hoá học được đưa vào chương trình để giúp cho quá trình
nghiên cứu các quy luật chung và riêng biệt về cấu tạo chất và sự biến đổi của các chất.
         a) Định luật thành phần không đổi: Nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân tử các chất, làm cơ
sở để xác định các nguyên tố hoá học tạo nên phân tử các chất. Từ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong thành
phần các chất là cơ sở để biểu diễn, mô tả các chất bằng ký hiệu, công thức hoá học các chất.
         Định luật này được nghiên cứu ở chương II lớp 8 PTTHCS.
         b) Định luật bảo toàn khối lượng: Nghiên cứu quy luật bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá
học quá trình biến đổi, vận động của vật chất: Khối lượng các chất được bảo toàn chỉ có “thay đổi lại cấu tạo, sắp xếp
lại các nguyên tử để tạo chất mới. Định luật làm cơ sở cho việc tính toán định lượng các chất trong phản ứng hoá học.
         c) Định luật Avôgađro: Xác định thể tích mol phân tử chất khí trong điều kiện tiêu chuẩn. Định luật giúp
cho việc nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng trong các điều kiện khác
theo phương trình trạng thái của chất khí.
         4. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Nghiên cứu quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất các
nguyên tố, các hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hoá học. Cùng với thuyết electron xác định mối liên hệ
giữa vị trí các nguyên tố trong HTTH, qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hoá học
các chất. Trên cơ sở đó mà dự đoán tính chất các chất, định hướng cho sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình
thành kỹ năng dự đoán khoa học trong học tập hoá học cho học sinh.
Câu 6: Phân tích nguyên tắc chung về PPDH các thuyết và định luật hoá học cơ bản trong chương trình hoá
học phổ thông.
         - Cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể riêng liên quan đến nội dung các thuyết hoặc các địng luật hoá học cơ
bản.
         - Phát biểu một cách chính xác khoa học nội dung của định luật hoặc học thuyết đó.
         - Từ nội dung của định luật, học thuyết chỉ ra cơ sở khoa học, ý nghĩa của chúng để giúp học sinh hiểu chắc
nội dung và vận dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể.
         - Hoàn thiện, phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng của các thuyết và định luật.
         - Vận dụng các kiến thức lịch sử hoá học.
         - Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan.




                                                          5
Câu 7: Xác định mục tiêu và những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức PPGD chương “ Cấu tạo
nguyên tử”
         I. Mục tiêu
         1. Về kiến thức:
         Học sinh biết: thành phần cấu tạo nguyên tử; kích thước, khối lượng nguyên tử, điện tích hạt nhân; số khối;
nguyên tố hoá học; đồng vị obitan nguyên tử; lớp electron; phân lớp electron; cấu hình electron nguyên tử của các
nguyên tố hoá học.
         Học sinh hiểu: Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học; đặc
điểm của lớp electron ngoài cùng.
         2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình e nguyên tử; làm các dạng bài về cấu tạo nguyên tử.
         3. Về thái độ: Xây dựng vào lòng tin của con người, tìm hiểu bản chất của thế giới vi mô. Rèn luyện tính cẩn
thận nghiêm túc trong khoa học.
         II. Những điểm cần lưu ý.
         Về nội dung của chương: Những kiến thức trong chương là mới mẻ, trừu tượng và khó đối với học sinh.
         - Thành phần và cấu tạo của nguyên tử học sinh đã biết sơ lược ở lớp 8. Ở đây giáo viên cần cho học sinh
thấy rõ đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
         Khái niệm về nguyên tố hoá học; phân biệt các khái niệm nguyên tố hoá học; nguyên tử và đồng vị; khái
niệm obitan nguyên tử.
         Về PPDH:
         - Sử dụng phương pháp tiên đề nghĩa là học sinh công nhận các quan điểm cơ bản của thuyết cấu tạo nguyên
tử và vận dụng vào các trường hợp cụ thể để hiểu và nắm vững nội dung của thuyết electron.
         - Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan: mô hình tranh vẽ kết hợp với các phương pháp dùng lời như lý
thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại; nếu có điều kiện nên khai thác các phần mềm máy vi tính để giúp học sinh dễ
dàng hình dung được cấu tạo nguyên tử.
         - Tận dụng các tư liệu lịch sử
         - Sử dụng bài tập một cách linh hoạt có hiệu quả.
         Câu 8: Xác định mục tiêu của bài và PPDH khi dạy bài “sự chuyển động của electron trong nguyên tử
– obitan nguyên tử” (SGK HH 10 – Ban KHTN).
         I. Mục tiêucủa bài:
         Học sinh biết: Trong nguyên tử, electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác
định.
         Mật độ xác suất tìm thấy electron trong không gian nguyên tử không đồng đều; khu vực xung quanh hạt
nhân mà tại đó xác suất tìm thấy electron lớn nhất gọi là obitan nguyên tử.
         + Hình dạng các obitan nguyên tử
         II. Về PPDH
         - Khi dạy về sự chuyển động của electron trong nguyên tử giáo viên cần chú ý đưa ra sơ đồ mẫu hành tinh
nguyên tử của Rơ - zơ - fo và Bo để biết theo Bo trong nguyên tử electron chuyển động trên quỹ đạo xác định. Tuy
nhiên hạn chế của Bo là: không giải thích được nhiều tính chất khác của nguyên tử do chưa mô tả đúng trạng thái
chuyển động của electron trong nguyên tử.
         - Từ đó giáo viên đưa ra mô hình hiện đại vì sự chuyển động của e trong nguyên tử, obitan nguyên tử. Cho
học sinh quan sát mô hình (tranh ảnh) đám mây electron của nguyên tử H để hiểu được sự chuyển động của electron
trong nguyên tử, từ đó hình thành khái niệm obitan nguyên tử.


                                                          6
- Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc phần mềm mô phỏng hình ảnh các obitan s, p, d để hình dung hình dạng
các obitan nguyên tử.
         Câu 9: Xác định mục tiêu và những điểm lưu ý khi dạy chương: Bảng tuần hoàn và định luật tuần
hoàn các nguyên tố hoá học.
         I. Mục tiêu
         1. Về kiến thức:
         - Học sinh biết nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn
         Cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
         - Học sinh hiểu:
         Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn
và tính chất của nguyên tố.
         Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kỳ nhóm.


         2. Về kỹ năng
         Rèn cho học sinh phương pháp suy diễn
         Từ cấu tạo nguyên tử biết suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại, từ vị trí nguyên tố
trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và từ đó dự đoán tính chất của nguyên tố đó.
         So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
         3. Về thái độ: Rèn cho học sinh tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo, tin tưởng vào chân lý khoa học.
         II. Một số vấn đề cần lưu ý.
         - Học sinh nắm vững được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn
         - Hiểu rõ được mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng
tuần hoàn.
         - Hiểu được quy luật luật biến đổi tính chất của nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kỳ, nhóm.
         Về PPDH: - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở
                              - Sử dụng các phương tiện trực quan.
                              Bảng tuần hoàn, máy tính
         Câu 10: Xác định mục tiêu và những điểm lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương: “Liên kết
hoá học” SGKHH lớp 10 (Ban KHTN)
         I. Mục tiêu.
         1. Về kiến thức:
         - Học sinh biết: Liên kết hoá học là gì? Có những kiểu liên kết hoá học nào? Nội dung quy tắc bát tử.
         Các khái niệm mạng tinh thể ion, tinh thể phân tử, tinh thể nguyên tử, tinh thể kim loại. Tính chất của các
mạng tinh thể khái niệm hoá trị và số oxi hoá.
         - Học sinh hiểu: Nguyên nhân sự tạo thành liên kết ion và liên kết cộng hoá trị.
         - Học sinh vận dụng: giải thích được một số tính chất của tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
         2. Về kỹ năng
         - Rèn luyện thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
         - Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo của các phân tử đơn chất và hợp chất.
         - Xác định cộng hóa trị và điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng.
         - Xác định cộng hoá trị và điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng.
         - Phân biệt được đặc điểm và cấu tạo và tinh chất của bốn loại mạng tinh thể.


                                                            7
3. Về thái độ
         - Giúp cho học sinh thấy rõ sự liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng và bản chất.
         - Khả năng vận dụng các quy luật tự nhiên vào đời sống và sản xuất phục vụ con người.
         II. Một số điều cần lưu ý
         - Về nội dung:
         Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự hình thành liên kết hoá học. Các loại liên kết và các kiểu liên kết. Đánh giá
bản chất liên kết dựa vào độ âm điện.
         Các loại mạng tinh thể và tính chất của mỗi loại
         Về phương pháp:
         - Vận dụng các kiến thức về cấu tạo ngưyên tử và quy tắc bát tử đễ giải quyết vấn đề về liên kết.
         - Hướng dẫn học sinh về so sánh, đối chiếu để rút ra được sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và
liên kết cộng hoá trị, liên kết  và liên kết , liên kết trong các loại mạng tinh thể.
         - Có thể sử dụng hình ảnh, mô hình trong các phần mềm về sự lai hoá, các kiểu mạng tinh thể …
         Câu11: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng
của phân tử” SGKHH 10 (Ban KHTN)
         I. Mục tiêu bài học
         - Học sinh biết: Khái niệm về sự lai hoá các obitan nguyên tử. Một số kiểu lai hoá điển hình (sp. sp2. sp3)
         - Học sinh vận dụng: Giải thích dạng hình học của một số phân tử dạư vào các kiểulai hoa.
         II. Phương pháp dạy học
         1. Khi hình thành khái niệm sự lai hoá
         - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình nêu ngắn gọn nguyên nhân xuất hiện khái niệm lai hoá; đặc
điểm của hiện tượng lai hoá và obitan lai hoá.
         2- Các kiểu lai hoá
         - Lai hoá sp: Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc hình ảnh mô phỏng các lai hoá trong phần mềm có sẵn để mô
tả hình ảnh phân tử BeH2.
       - Đó là sự tổ hợp của một obitan s và 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hoá sp giống nhau.
       - Lai hoá sp2, sp3 : Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc phần mềm mô phỏng lai hoá. PPDH sử dụng trong bài chủ
yếu là pp thuyết trình. Giáo viên trình bày một cách ngắn gọn kết hợp với mô hình.
        Câu 12: Xác định mục tiêu , trình bày PPDH khi dạy bài : “Độ âm điện và liên kết hoá học”-SGKHH
10 (Ban KHTN).
         I. Mục tiêu bài học
         Học sinh hiểu: Thế nào là liên kết cộng hoá trị có cực và không có cực. Độ âm điện ảnh hưởng thế nào đến
các kiểu liên kết hoá học.
         Về kỹ năng: Học sinh biết phân biệt các kiểu liên kết cộng hoá trị. Biết tính hiệu số độ âm điện để xác định
kiểu liên kết hoá học.
         II. Phương pháp dạy học
         1. Độ âm điện và liên kết cộng hoá trị
         Giáo viên cho học sinh biết độ âm điện của nguyên tố Hiđro, Nitơ, Clo. Học sinh nhận xét hai nguyên tử có
cùng nguyên tố có độ âm điện bằng nhau; cặp electron chung được phân bố một cách đối xứng giữa hai nguyên tử 
gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. Tính hiệu độ âm điện của hai nguyên tử liên kết bằng 0. Từ đó đi đến nhận xét:
hiệu độ âm điện của hai nguyên tử liên kết bằng 0  liên kết đó là liên kết cộng hoá trị không cực.
         2. Độ âm điện và liên kết cộng hoá trị có cực.


                                                              8
Tương tự như phần trên
        3. Hiệu độ âm điện và liên kết ion
        Tương tự như phần trên
        Câu 13: Sự hình thành, hoàn thiện phát triển khái niệm phản ứng oxi hoá khử trong chương trình hóa
học phổ thông:
        - Chương trình THCS:
        Lớp 8 – Chương IV: Oxi – Không khí. Bài 25: Sự oxy hoá …
        Khái niệm sự oxy hoá được hình thành lần đầu tiên. (Sự oxy hoá là sự tác dụng của oxy với một chất). Khái
niệm tính khử được hình thành ở bài 31. Hiđrô có tính khử (khử oxy) – Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxy trong hợp
chất đồng oxit…
        Sự hình thành định nghĩa: Sự khử, sự oxy hoá, chất khử, chất oxy hoá. Định nghĩa phản ứng oxy hóa khử là
phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxy hoá và sự khử. Mở rộng kiến thức qua bài đọc thêm trang 112 SGK 8. Qua
phản ứng : CuO + H2  Cu + H2O.
Định nghĩa sự oxy hoá, sự khử, chất oxy hoá, chất khử gắn liền với sự nhường hoặc nhận hiđro.
        - Chương trình lớp 9: Củng cố khái niệm phản ứng oxi hoá khử qua các phản ứng cụ thể.
        - Chương trình lớp 10: Khái niệm phản ứng oxi hoá khử được nghiên cứu một cách đầy đủ sâu sắc và đúng
bản chất.
        Sự khử. Sự ôxi hóa, Chất khử , Chất oxi hoá
        Khái niệm bản chất là sự chuyển dịch e, sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
        - Trong chương này cũng đã đưa ra nguyên tắc cân bằng electron; sau đó khái niệm phản ứng oxi hoá khử
được củng cố vận dụng trong các chương cụ thể: Halogen; Oxi - Lưu huỳnh;
        - Đến lớp 11: Được củng cố một lần nữa qua các chương nghiên cứu các chất.
        - Tiếp tục mở rộng khái niệm phản ứng oxi hoá khử trong chương trình hoá hữu cơ, phần kim loại lớp 12.
        Câu 14: Dạy chương “Sự điện ly”
        I. Mục tiêu của chương trình
        1. Về kiến thức
        HS hiểu:
        - Các khái niệm về sự điện ly, chất điện li mạnh, chất điện ly yếu.
        - Cơ chế của quá trình điện li.
        - Khái niệm về axit – bazơ theo A – rê - ni – ut theo Bron – stet.
        - Sự điện li của nước, tính số ion của nước.
        - Đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+ và dựa vào pH của dung dịch.
        - Phản ứng trong dung dịch chất điện li.
        2. Về kĩ năng
        - Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh, nhận xét.
        - Viết phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.
        - Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ H+, OH – trong dung dịch.
        3. Giáo dục tình cảm thái độ
        - Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.
        - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.
        - Có được hiểu biết khoa học, đúng đắn về dung dịch axit, bazơ, muối.




                                                          9
II – Một số điểm cần lưu ý
         1. Nội dung của chương
         Nội dung của chương gồm ba vấn đề quan trọng:
         - Sự điện ly, chất điện ly.
         - Axit, bazơ. Đánh giá lực axit, bazơ.
         - Phản ứng trong dung dịch chất điện li.
         - Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được các khái niệm quan trọng: Sự điện li, chất điện li, axit, bazơ, muối,
độ điện li, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
         - Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước để tính nồng độ H+.
         - Hiểu được bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.
         2. Phương pháp dạy học.
         - Lý thuyết về phản ứng trong dung dịch chất điện li HD đã được biết đến từ lớp dưới nhưng chưa hệ thống
và chưa biết được bản chất của phản ứng. Vì vậy nên tổ chức dạy học theo nhóm để học sinh dễ trao đổi, thảo luận
tận dụng những kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới.
         - Cố gắng đến mức tối đa sử dụng các thí nghiệm đã mô tả trong SGK, nếu có điều kiện nên cho HS thực
hiện các thí nghiệm đó để bồi dưỡng hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức.
         - Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn HS suy luận logic, phát hiện kiến thức mới.
Câu 15: Bài “Sự điện ly” –SGKHH11 – Ban KHTN
         I. Mục tiêu bài học
         1. Về kiến thức
         - Biết được các khái niệm về sự điện ly, chất điện li.
         - Hiểu nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện ly.
         - Hiểu được cơ chế của quá trình điện li.
         2. Về kỹ năng
         - Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh.
         - Rèn luyện khả năng lập luận logic.
         3. Về tình cảm thái độ
         Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
         II. PPDH:
         1. Thí nghiệm
         Khi dạy bài này giáo viên nên sử dụng TNHH (giáo viên biểu diễn hoặc HS làm thí nghiệm) để từ đó đi đến
nhận xét về các chất dẫn điện và không dẫn điện.
         2. Tìm nguyên nhân phân tích dẫn điện của các dung dịch axit – bazơ - muối. Giáo viên cho học sinh vận
dụng kiến thức đã học ở môn vật lý để hiểu được sự tạo thành các ion dương và ion âm và đi đến kết luận về sự điện
ly – chất điện ly.
Câu 16: Khái niệm axit – bazơ - muối.
         + Khái niệm axit – bazơ - chất lưỡng tính.
         - Ta có thể phân tích ưu nhược điểm của quan điểm lý thuyết sự điện ly theo Arêniúyt để đi đến định nghĩa
axit – bazơ theo Bronstet và đưa ra các ví dụ để hiểu đầy đủ về axit, bazơ, chất lượng tính.
         Axit chất proton có thể là: phân tử trung hòa, cation, anion.
         Bazơ chất nhận proton cũng có thể là phân tử trung hòa, cation, anion.




                                                           10
- Nắm được khái niệm về dung dịch axit (chứa ion H3O +), dung dịch bazơ (chưa ion OH-), phản ứng axit –
bazơ: thể hiện sự cho và nhận proton. Như vậy khái niệm này được mở rộng ở cả dạng phản ứng của axit với oxit
bazơ, kiềm với oxit axit.
         + Khái niệm muối: Cần chú ý nhiều đến tính axit bazơ của dung dịch muối. Bằng các thí nghiệm xác định
môi trường của dung dịch các muối và sử dụng phương pháp nghiên cứu, nêu vấn đề để học sinh rút ra kết luận đối
với dung dịch muối tạo ra từ: axit mạnh – bazơ mạnh, axit yếu – bazơ yếu, axit mạnh – bazơ yếu và ngược lại.
         Như vậy từ thí nghiệm và sự phân tích quá trình thuỷ phân các muối học sinh hiểu được vì sao muối là sản
phẩm của phản ứng giữa một axit và bazơ mà dung dịch của nó lại có môi trường axit, bazơ, trung tính phụ thuộc vào
thành phần phân tử của chúng.
Câu 17: PPGD các bài về chất.
         Ý nghĩa
         1. Các bài giảng về chất nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở chuẩn bị cho học sinh tiếp thu các kiến thức lý
thuyết, hiểu được cơ sở lý thuyết hóa học tạo điều kiện hình thành hệ thống kiến thức hóa học cơ bản.
         2. Bài giảng về chất giúp cho việc hình thành các khái niệm hóa học cơ bản: khái niệm chất, phản ứng hóa
học,... đồng thời cũng qua bài giảng về chất để phát triển, hoàn thiện các khái niệm hóa học cơ bản: các loại chất vô
cơ, hữu cơ, cấu tạo phân tử, dạng liên kết, hóa trị, nguyên tố hóa học...
         3. Qua bài giảng về chất để vận dụng các kiến thức lý thuyết và củng cố, hoàn thiện, phát triển nội dung của
chúng.
         4. Thông qua việc nghiên cứu các chất để củng cố, phát triển các kiến thức về ngôn ngữ hóa học.
         5. Thông qua việc nghiên cứu các chất để hình thành, phát triển, hòan thiện các kĩ năng hóa học: Sử dụng
các chất, thí nghiệm, viết cân bằng phương trình phản ứng hóa học, giải các dạng bài tập hóa học...
         2. Các nguyên tắc chung về PPDH.
         1. Giảng dạy các bài về chất – nguyên tố hóa học ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng các phương
tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức.
         2. Khi nghiên cứu các chất phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại với
nhau, không nên tách biệt chúng.
         3. Khi nghiên cứu các biến đổi của chất ngoài việc dùng thí nghiệm hóa học để minh họa cho các biến đổi
cần vận dụng lý thuyết chủ đạo giải thích bản chất các biến đổi để học sinh hiểu sâu sắc kiến thức và thông qua đó để
rèn luyện thao tác tư duy.
         4. Trong bài giảng về chất cần nghiên cứu sự vận động, chu trình biến hóa của các chất trong tự nhiên để có
những hiểu biết về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên, xử lý sản phẩm thừa trong quá trình sản xuất chúng.
Câu 18: Bài “Clo”
         Mục tiêu bài học
         Học sinh biết:
         Một số tính chất vật lý, ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. Clo là chất
khí độc hại.
         Học sinh hiểu:
         - Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính chất oxi hóa mạnh: oxi hóa kim loại, phi kim và một số hợp chất.
Clo có tính oxi hóa mạnh là do độ âm điện lớn.
         - Trong một số phản ứng, clo còn thể hiện tính khử.
         Học sinh vận dụng:




                                                           11
Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất oxi hóa mạnh và tính khử của clo, phương trình phản
ứng điều chế clo trong PTN.
Chuẩn bị:
        Giáo viên: Lọ chứa khí clo điều chế sẵn (2 lọ), dây sắt, đèn cồn, kẹp sắt...
Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học.
        Đây là bài nghiên cứu về một chất cụ thể, những kiến thức HS đã được học có liên quan gồm:
        + Cấu tạo nguyên tử clo, độ âm điện, cấu tạo phân tử clo (qua bài khái quát nhóm halogen).
        + Tính chất hóa học của clo: phản ứng với hiđro, kim loại, nước, dung dịch kiềm... (đã học ở lớp 9).
        GV cần khai thác triệt để kiến thức cũ HS đã biết, nâng lên mức độ hiểu biết mới, dưới ánh sáng của thuyết
cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học và khái niệm phản ứng oxi hóa – khử.
        Bài học tiến hành trong hai tiết, GV nên dừng tiết 1 ở cuối phần tính chất hóa học của clo.
Câu 19: Dạy bài “khái quát về nhóm nitơ” – SGKHH11.
        Mục tiêu bài học
        1. Về kiến thức
        - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ.
        - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn.
        - Hiểu được sự biến đổi tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm.
        2. Về kỹ năng
        - Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo nguyên tử để hiểu được những tính chất hóa học chung của các
nguyên tố nhóm nitơ.
        - Vận dụng quy luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải
thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố nhóm nitơ.
        3. Về tình cảm và thái độ.
        - Tin tưởng vào quy luật vận động của tự nhiên.
        - Có thái độlàm chủ các quá trình hóa học khi nắm được các quy luật biến đổi của chúng.
Chuẩn bị
        GV: Bảng tuần hoàn
        HS: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 (SGK hóa học 10).
Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học.
        Kiến thức ở bài này được xây dựng trên những kiến thức HS được trang bị ở lớp 10 (chương 1 và chương 2).
Vì vậy GV nên khai thác tối đa những hiểu biết của HS để xây dựng bài học.
        Nếu có điều kiện có thể tổ chức cho HS học theo hình thức nhóm trao đổi, thảo luận. GV giao các vấn đề cụ
thể cho từng nhóm theo dàn bài của SGK để các em chuẩn bị trước ở nhà.
        Đến lớp GV tổ chức cho các em thảo luận trong nhóm và trình bày ý kiến trước cả lớp.
        GV cần phải phân bố thời gian cho từng vấn đề hợp lý và kết luận từng vấn đề rõ ràng để HS dễ theo dõi và
nắm chắc được nội dung bài học.
Câu 20: Dạy bài “Axitnitric - tiết 1).
Mục tiêu bài học
        1. Về kiến thức
        - Hiểu được tính chất vật lý, hóa học của axit nitric và muối nitrat.
        - Biết phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
        2. Về kỹ năng


                                                          12
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng trao đổi ion.
          - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và suy luận logic.
          3. Về tình cảm, thái độ.
          - Thận trọng khi sử dụng hóa chất.
          - Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường.
Axit nitric
          Phương pháp chủ yếu khi dạy bài này là thực nghiệm. Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm GV giúp
HS phát hiện kiến thức mới. Chú ý lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn an toàn khi làm thí nghiệm và bảo vệ môi
trường.
Câu 21: Dạy bài ”Nhôm”
Câu 22: Phân tích ý nghĩa và những yêu cầu cơ bản về PPDH bài sản xuất hóa học.
          1. Ý nghĩa của bài dạy về sản xuất hóa học.
          - Trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp của ngành sản xuất hóa học nói riêng và ngành
công nghiệp nói chung.
          * Hiểu biết về nguyên liệu sản phẩm, hiệu suất, quy trình công nghệ, nguyên tắc kỹ thuật…
          - Học sinh nhận thức được vai trò của hóa học trong nền kinh tế quốc dân.
          - Giúp học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức về phản ứng hóa học lý thuyết về phản ứng hóa học.
          - Giúp thực hiện nhiệm vụ giáo dục gắn liền với thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất.
          2. Những yêu cầu cơ bản và PPGD bài sản xuất hóa học.
          a. Cần có sự liên hệ giữa kiến thức về tính chất các chất cần sản xuất với các kiến thức về kỹ thuật hóa học.
          b. Cần sử dụng các phương tiện trực quan như sơ đồ, tranh vẽ, bản trong, phần mềm mô phỏng dây chuyền
sản xuất để mô tả, làm rõ nguyên tắc chung của nền sản xuất hóa học, các biện pháp kỹ thuật để làm tăng tốc độ, hiệu
suất của các phản ứng hóa học như:
          - Tăng nồng độ các chất
          - Dùng nhiệt độ thích hợp
          - Sử dụng các chất xúc tác
          - Tận dụng nhiệt của phản ứng
          c. Kết hợp với việc giáo dục bảo vệ môi trường.
          d. Kết hợp lựa chọn các bài tập hóa học mang nội dung thực tiễn
          e. Kết hợp bài giảng với hoạt động ngoại khóa
          f. Về mặt phương pháp cần chú ý sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại,
trình bày có nêu vấn đề.
Câu 23: Phân tích hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông.
          I. Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở THCS.
          1. Khái niệm cơ bản về hợp chất hữu cơ, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
          2. Nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, tiêu biểu cho các loại hợp chất hữu cơ. Hợp chất Hiđro cacbon. Dẫn
xuất của Hiđro cacbon, polime.
          II. Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở THPT.
          1. Các khái niệm đại cương về hóa học hữu cơ. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Phản ứng hữu cơ.
          2. Nghiên cứu cácloại hợp chất hữu cơ tiêu biểu
          - Nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cơ bản. (Hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, các hợp chất có nhóm chức, hợp
chất cao phân tử...)


                                                            13
- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ.
         - Nghiên cứu quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ, loại phản ứng, cơ chế, đặc điểm của phản
ứng, quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
         3. Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ cơ bản.
         4. Kiến thức về kỹ năng hóa học và phương pháp giải các dạng bài tập hóa học hữu cơ.
         5. Hệ thống kiến thức hóa học hợp chất được trình bày theo dãy đồng đẳng về các loại chất. Các loại chất
được sắp xếp theo theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản cả về thành phần cấu tạo phân tử đến loạt chất phức
tạp phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và theo tiến trình phát triển về mối liên quan di tính giữa các loạt chất hữu
cơ.
Câu 24: Phân tích các nguyên tắc sư phạm và PPGD khi giảng dạy các chất hữu cơ.
         I. Nguyên tắc sư phạm
         1. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ - hữu cơ. Thấy rõ các chất vô cơ và hữu cơ có mối
liên quan với nhau.
         2. Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể:
         - Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong
phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra...
         - Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học.
         - Vận dụng cơ sở lí thuyết, qui tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng...
         3, Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: như, công thức cấu tạo, công thức tổng quát, danh pháp hóa
học.
         4. Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan.
         5. Chú ý thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
         II. Phương pháp dạy học
         1) – Phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ là phương pháp diễn hay diễn dịch.
            - Nghiên cứu theo dãy đồng đẳng; nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu suy ra tính chất cơ bản của các chất
khác trong dãy.
         2) Khi sử dụng các chất tiêu biểu trong dãy đồng đẳng sử dụng phương pháp qui nạp.
         3) Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan.
         4) Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức.
         5) Luyện tập khả năng vận dụng kiến thức về CTC hữu cơ để tìm hiểu bản chất biến đổi của các chất hữu cơ.
Câu 25: Dạy chương “ Hiđrocacbon no”
         Mục tiêu của chương
         1. Về kiến thức
         HS biết:
         - Cấu trúc và danh pháp của ankan và xicloankan.
         - Tính chất vật lý và tính chất hóa học của ankan và xicloankan.
         - Phương pháp điều chế, ứng dụng của ankan và xicloakan.
         HS hiểu:
         - Nguyên nhân tính tương đối trơ về mặt hóa học của các hiđrocacbon no là do cấu tạo các phân tử
hiđrocacbon no chỉ có các liên kết  bền.
         - Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan.




                                                          14
2. Về kĩ năng
         HS vận dụng:
         - Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của ankan và xicloankan.
         - Gọi tên một số ankan, xicloankan làm cơ sở cho việc gọi tên các hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon sau
này.
         3. Giáo dục tình cảm thái độ
         - HS có phương pháp nghiên cứu chất hữu cơ trong một dãy đồng đẳng làm cơ sở cho phương pháp nghiên
cứu các dãy đồng đẳng sau này.
         - Rèn luyện khả năng suy luận, khái quát hóa trong học tập.
Một số điểm cần lưu ý
         Đây là chương đầu tiên nghiên cứu về loại hợp chất hữu cơ cụ thể, GV cần hình thành cho HS phương pháp
học tập và nghiên cứu dạng bài này. Nếu như ở cấp TCS, HS được nghiên cứu một chất cụ thể trong dãy đồng đẳng
thì ở cấp THPT, HS được nghiên cứu một chất cụ thể trong dãy đồng đẳng thì ở cấp THPT, HS nghiên cứu đầy đủ cả
dãy đồng đẳng vì vậy khi lấy ví dụ cho các phương trình phản ứng GV nên đa dạng hóa các chất trong dãy đồng
đẳng. Tuy nhiên, cần phải chú ý xem xét cụ thể trước khi lấy thí dụ trách việc quy nạp và suy diễn sai. Chẳng hạn
việc thay thế hết các nguyên tử hiđro trong hiđrocacbon no chỉ thực hiện tốt cho metan, etan và propan mà thôi. Đối
với các đồng đẳng khác cao hơn khi định thế hết hiđro sẽ xảy ra phản ứng phân cắt liên kết C – C theo kiểu:
                              C – C + Cl2  C – Cl + Cl – C
         Chú ý trạng thái các chất tham gia phản ứng nhất là phản ứng với brom:
         - Nước brom là dung dịch brom trong nước khi tham gia phản ứng với hiđrocacbon không no ngoài phản
ứng công còn có phản ứng oxi hóa.
         - Dung dịch brom không chỉ là dung dịch brom trong nước mà còn có thể là dung dịch brom trong dung môi
hữu cơ như CCl4.
         - Halogen tan được trong dung môi hữu cơ như benzen, hiđrocacbon no vì vậy mặc dù không có phản ứng
cộng của halogen với hiđrocacbon no nhưng halogen vẫn nhạt màu do hiện tượng hòa tan trong hiđrocacbon no.
         Về phương pháp dạy học.
         - GV nên hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon no, kết hợp với những kiến thức
đã được học ở chương trước, từ đó suy đoán tính chất hóa học của hiđrocacbon no.
         - GV cần tích cực làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mô hình... để giảng dạy.
         Câu 26: Dạy bài “Ancol”
         Mục tiêu bài học
         1. Về kiến thức
         HS hiểu:
         Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hiđro, tính chất hóa học, điều chế ancol.
         HS biết: Tính chất vật lý, ứng dụng của ancol
         2. Về kỹ năng
         GV giúp học sinh rèn luyện để đọc tên viết được công thức của ancol và ngược lại. Viết đúng công thức
đồng phân của ancol. Vận dụng liên kết hiđro giải thích tính chất vật lý của ancol. Vận dụng tính chất hóa học của
ancol để giải đúng bài tập.
Chuẩn bị
         - Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa phần định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol, so sánh mô hình
phân tử H2O và C2H5OH.


                                                          15
- Thí nghiệm C2H5OH + Na hoặc phóng to
         - Thí nghiệm Cu(OH)2 + glixerin.
         - Thí nghiệm so sánh (A), (B), (C) của ancol isoamylic trong bài học (mục 2, phản ứng thế nhóm OH ancol).
         - Các mẫu vật minh họa các ứng dụng của ancol.
         Câu 27: Dạy bài “Axit cacboxylic”
         Mục tiêu bài học
         1. Về kiến thức
         HS hiểu:
         Định nghĩa, phân loại, danh pháp, cấu trúc nhóm cacboxyl, liên kết hiđro ở axit cacboxylic, điều chế, tính
chất hóa học của axit cacboxylic.
         HS biết:
         Tính chất vật lý, ứng dụng của axit cacboxylic.
         2. Về kỹ năng
         GV giúp HS rèn luyện các kỹ năng:
         - Đọc tên đúng và viết đúng công thức. Nhìn vào công thức cấu tạo biết phân loại đúng.
         - Vận dụng cấu trúc để hiểu đúng tính chất vật lý, tính chất hóa học và giải đúng bài tập.
         - Nhận xét số liệu thống kê, đồ thị để rút ra quy luật của một phản ứng.
         - Vận dụng tính chất hóa học để định ra cách điều chế, cách nhận biết.
Câu 28: Bài ôn tập, tổng kết
         I. Ý nghĩa tầm quan trọng của các bài ôn tập tổng kết;
         1. Bài ôn tập tổng kết giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức được học tản
mạn ở các lớp theo các chuyên đề, tìm ra mối liên hệ bản chất, đặc thù của từng loại kiến thức.
         2. Thông qua bài ôn tập tổng kết để giáo viên có điều kiện củng cố làm chính xác hóa, phát triển đào sâu,
củng cố, vận dụng, chỉnh lý các kiến thức mà học sinh hiểu chưa đúng đắn, rõ ràng.
         3. Thông qua bài ôn tập tổng kết để hệ thống hóa các kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm, giải các dạng bài tập hóa
học mà học sinh đã được hình thành một cách tản mạn qua các bài học hóa học.
         4. Thông qua bài tổng kết mà phát triển tư duy, dạy cách giải quyết các vấn đề học tập cho học sinh.
         5. Thông qua việc tổng kết, hệ thống hóa kiến thức mà xác định mối liên hệ các kiến thức liên môn, cóliên
quan mà học sinh tiếp thu được từ các môn khoa học khác (toán, lý, sinh vật,...) để vận dụng nó trong việc giải quyết
các vấn đề học tập, bài tập trong hóa học.
         II. PPDH
         1. Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được
sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh.
         2. Phương pháp giảng dạy được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại, trình bày nêu vấn đề theo
logic diễn dịch so sánh.
         3. Sự trình bày các bài tổng kết: Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết
có thể trình bày theo các đề mục các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập.
         4. Cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết. Để chuẩn bị cho giờ ôn tập tổng kết giáo viên
cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước theo các câu hỏi cho trước.




                                                           16
Câu 29. Phân tích những điểm cần chú ý về mặt PPDH khi dạy bài ôn tập tổng kết.
            1- Bài tập ôn tập tổng kết không phải là sự tái hiện giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự
hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần ôn tập. Do đó, phải xác định rõ cho
bài tập ôn tập về kiến thức, kĩ năng…
            2 – PPDH: Chủ yếu là đàm thoại, trình bày nêu vấn đề theo logic diễn dịch so sánh.
            3 – Bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề. Có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các
sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ. Và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái
quát cao.
            4 – Cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết cụ thể:
              - Đưa ra một hệ thống câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập.
              - Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết…
Câu 30: Khi dạy các bài thực hành thí nghiệm
            Các bước tiến hành trong giờ thực hành:
            Bước 1: GV hướng dẫn chung: Giáo viên nêu mục đích, nội dung bài thực hành (có thể sau tiết học trước);
nêu yêu cầu của giờ thực hành, hướng dẫn ngắn gọn kĩ thuật tiến hành một số thí nghiệm, nêu tại sao phải làm như
vậy, báo trước những sai sót thường gặp. Khi hướng dẫn, giáo viên có thể biểu diễn một số thao tác cần thiết. Phần
này cần thiết trước khi vào giờ thực hành, nhưng không nên chiếm quá nhiều thời gian.
            - Học sinh làm thí nghiệm. Đây là phần chính của giờ thực hành. Học sinh có thể làm thực hành theo nhóm,
nếu đủ điều kiện thì tốt nhất cho từng học sinh làm thực hành. Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn quan sát,
kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn, uốn nắn những sai sót của học sinh.
            - Sau khi làm xong thí nghiệm, học sinh phải hoàn thành việc viết báo cáo kết quả thí nghiệm (thường gọi là
viết tường trình) có thể theo mẫu sau:
Báo cáo kết quả thực hành
Họ và tên học sinh:.......................................Tên bài: ....................................


TT              TÊN TN                      CÁCH TIẾN HÀNH TN                            HIỆN TƯỢNG QUAN   GIẢI THÍCH KẾT
                                                                                             SÁT ĐƯỢC          QUẢ TN




            Trong báo cáo kết quả thực hành, hình vẽ dụng cụ, sơ đồ thí nghiệm rất cẩn thận, cần rèn luyện cho học sinh
cách vẽ hình (cột 2 chỉ cần hình vẽ, chú thích là đã thể hiện được cách làm thí nghiệm).




                                                                              17

More Related Content

What's hot

Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcPhản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcSEO by MOZ
 
Bt dien hoa hoc hoaly3
Bt dien hoa hoc hoaly3Bt dien hoa hoc hoaly3
Bt dien hoa hoc hoaly3anhthaiduong92
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác dang thuan
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 

What's hot (20)

Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
 
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau trucPho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
 
Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa họcPhản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
Phản ứng Oxi hóa khử - Điện hóa học
 
Bt dien hoa hoc hoaly3
Bt dien hoa hoc hoaly3Bt dien hoa hoc hoaly3
Bt dien hoa hoc hoaly3
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Bt hoa huu_co_tap1[1]
Bt hoa huu_co_tap1[1]Bt hoa huu_co_tap1[1]
Bt hoa huu_co_tap1[1]
 
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAYLuận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
Đề tài: Chế tạo vật liệu bentonite biến tính và ứng dụng xử lý amoni
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 

Viewers also liked

Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTPhân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)alexandreminho
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Học Tập Long An
 
Bai tap hdc_a_phan_2_898
Bai tap hdc_a_phan_2_898Bai tap hdc_a_phan_2_898
Bai tap hdc_a_phan_2_898Trần Đương
 
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)Hoa Cỏ May
 
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanMot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanTuyết Nhung
 
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Võ Tâm Long
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơChuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơLá Mùa Thu
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...xuandongpro
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))linh nguyen
 
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_dan
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_danGiao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_dan
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_danVõ Tâm Long
 
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...Anh Pham
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 

Viewers also liked (19)

Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTPhân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Chương 4: Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Chương 4: Đại Cương Về Hóa Học Hữu CơChương 4: Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Chương 4: Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
 
Bai tap hdc_a_phan_2_898
Bai tap hdc_a_phan_2_898Bai tap hdc_a_phan_2_898
Bai tap hdc_a_phan_2_898
 
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
 
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanMot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
 
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
Giáo án lịch sử 11 bài 17-19-20-21-22
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơChuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_dan
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_danGiao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_dan
Giao an trinh_pascal_bai_tap_co_dap_an_huong_dan
 
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 

Similar to De dap an ppdh2

HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdf
HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdfHÀ NAM-PHÚ YÊN.pdf
HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdfTngXunHng
 
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docx
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docxLuận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docx
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docxsividocz
 
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...nataliej4
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
14. CT_Sinh hoc.pdf
14. CT_Sinh hoc.pdf14. CT_Sinh hoc.pdf
14. CT_Sinh hoc.pdfHuTrn140833
 
Bai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuBai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuvanbanqn
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdfGiaLinhLm2
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moCông Bean
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 

Similar to De dap an ppdh2 (20)

Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdf
HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdfHÀ NAM-PHÚ YÊN.pdf
HÀ NAM-PHÚ YÊN.pdf
 
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docx
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docxLuận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docx
Luận Văn Đề Cương Kỹ Thuật Môi Trường Cơ Sở Vi Sinh Và Hoá Sinh.docx
 
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...
Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việ...
 
Pp2 co b.hien
Pp2 co b.hienPp2 co b.hien
Pp2 co b.hien
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học
 
14. CT_Sinh hoc.pdf
14. CT_Sinh hoc.pdf14. CT_Sinh hoc.pdf
14. CT_Sinh hoc.pdf
 
Bai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuBai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tu
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái họcLuận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
 
Pp2 co hien
Pp2 co hienPp2 co hien
Pp2 co hien
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
Dccthp nnl1
Dccthp nnl1Dccthp nnl1
Dccthp nnl1
 
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf
8. Mon Khoa hoc Tu nhien ngay 26 4.pdf
 
Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi mo
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

De dap an ppdh2

  • 1. ĐỀ THI TRẮC NGHIÊM TỰ LUẬN học phần: Phương pháp giảng dạy 2 Số đơn vị học trình: 3 Câu 1: Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc chương trình và Sách giáo khoa hoá học PT. Hãy phân tích các nguyên tắc lựa chọn nội dung và cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hoá học trong trường phổ thông. Câu 2: Phân tích mục tiêu của chương trình và nguyên tắc chung và phương pháp dạy học cơ bản môn hoá học trung học cơ sở. Câu 3: Phân tích mục tiêu của phương trình hoá học trung học phổ thông (theo chương trình sách giáo khoa mới)? Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các thuyết hoá học quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. Câu 5: phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu xác định luật hoá học cơ bản quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông? Câu 6: Phân tích các nguyên tắc chung về phương pháp dạy học các thuyết và định luật hoá học trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. Câu 7: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học chương “Cấu tạo nguyên tử” – sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban KHTN Câu 8: Xác định mục tiêu của bài và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung và phương pháp khi dạy bài: “Sự chuyển động của electron trong nguyên tử – obitan nguyên tử” – sách giáo khoa lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên Câu 9: Xác định mục tiêu và những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương: “Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học” – sách giáo khoa lớp 10 ban khoa học tự nhiên? Câu 10: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “liên kết hoá học” sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 11: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử” - sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 12: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Độ âm điện và liên kết hoá học” sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 13: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “phản ứng oxi hoá - khử” trong chương trình hoá học phổ thông? Câu 14: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “Sự điện ly” Câu 15: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Sự điện ly” sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 16: Phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển khái niệm “Axit –Bazơ - Muối” trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 17: Phân tích ý nghĩa và nguyên tắc chung về PPDH các bài về chất, nguyên tố hoá học trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 18: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “Clo” - sách giáo khoa hoá học lớp 10 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 19: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH. “Khái quát về nhóm nitơ” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 20: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH khi dạy bài “Axit nitric và muối nitrat” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. 1
  • 2. Câu 21: Xác định mục tiêu và trình bày PPDH bài “Nhôm” sách giáo khoa hoá học lớp 12 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 22: Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng, những yêu cầu cơ bản và PPDH các bài về sản xuất hoá học “trong chương trình hoá học phổ thông” Câu 23: Hãy phân tích hệ thống kiến thức phần hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông. Câu 24: Hãy nêu các nguyên tắc sư phạm và PPDH cơ bản khi dạy về hoá học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông. Câu 25: Xác định mục tiêu và trình bày những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương “Hiđrôcacbon no” sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 26: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Ancol” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 27: Xác định mục tiêu trình bày PPDH khi dạy bài “Axit cacbonxylic” - sách giáo khoa hoá học lớp 11 – Ban khoa học tự nhiên. Câu 28: Phân tích ý nghĩa tầm quan trọng và hệ thống các bài ôn tập, tổng kết. Câu 29: Phân tích những điểm cần chú ý về mặt PPDH khi tiến hành bài ôn tập tổng kết. Câu 30: Những điểm cần lưu ý về nội dung và PPDH khi dạy bài “thực hành thí nghiệm” của học sinh chương hoá học phổ thông. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 2 Câu 1: Phân tích các nguyên tắc lựa chọn nội dung và cáu trúc chương trình, SGK Hoá học ở trường THPT. 1. Đảm bảo tính khoa học ( cơ bản và hiện đại). - Đảm bảo tính cơ bản: Những kiến thức cơ bản nhất về hoá học. - Đảm bảo tính hiện đại: Đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu làm sáng tạo những phương pháp nhận thức hoá học và các qui luật của nó, những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức hoá học, tính đúng đắn và tính hiện đại của sự kiện nguyên tắc này bao gồm một số nguyên tắc bộ phận: - Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lý thuyết, đưa các lí thuyết chủ đạo lên gần đầu chương trình, tăng cường mức độ mức độ lý thuyết, nội dung, tăng cường chức năng giải thích khái quát hoá và dự đoán. - Nguyên tắc tương quan hợp lý của lý thuyết và sự kiện. Các sự kiện lựa chọn có căn cứ, có quan hệ chặt chẽ với lý thuyết mà vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của lý thuyết. - Nguyên tắc tương quan hợp lý giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng: - Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông. - Các sự kiện và các qui luật duy vật biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và phản ánh chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên. 3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. - Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và cuộc sống, với thực tiễn và với việc chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động. - Các kiến thức hoá học được lựa chọn gồm:  Những cơ sở của nền sản xuất hoá học.  Hệ thống những khái niệm công nghệ học cơ bản và những sản xuất cụ thể.  Những kiến thức ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất 2
  • 3.  Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường… 4. Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm: - Nguyên tắc phân tán các khó khăn - Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm. - Nguyên tắc phát triển các khái niệm. - Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử. 5. Nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù của bộ môn hoá học. - Hình thành những kĩ năng của bộ môn hoá học. - Chú ý nội dung gắn với thực hành thực nghiệm. Câu 2: Phân tích mục tiêu của chương trình và nguyên tắc dạy học Hoá học ở trường THCS (SGK mới). 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức - Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu về hoá học bao gồm: + Hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, học thuyết định luật hoá học nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lượng, Mol… + Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: O2, không khí, H2, nước, kim loại, phi kim, hiđrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polime… b) Về kỹ năng: Học sinh có được một số kĩ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học. - Kỹ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các hoá chất, với thiết bị hoá học đơn giản. Biết quan sát, giải thích một số hiện tượng hoá học trong tự nhiên. Biết giải các bài toán hoá học theo công thức và phương trình hoá học. - Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn. c) Về thái độ: - Giúp học sinh có lòng ham thích học tập bộ môn hoá học. - Có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, về hoá học. - Có những phẩm chất và thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, chính xác, tỉ mỉ… 2) Nguyên tắc chung về PPDH hoá học THCS. - Phương pháp trực quan: Lựa chọn các kiến thức thực tế quen thuộc, các thí nghiệm hoá học, đặc biệt chú ý sử dụng các phương tiện trực quan: vật mẫu, mô hình, tranh vẽ, … - Sử dụng phối hợp các PPDH Kết hợp trực quan với đàm thoại Sử dụng diễn giảng nêu vấn đề với đàm thoại. - Sử dụng các PP hoạt động độc lập của học sinh. - Sử dụng các PP hoàn thiện kiến thức một cách thường xuyên - Thường xuyên rèn thói quen sử dụng ngôn ngữ hóa học, rèn kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh. Câu 3: Phân tích mục tiêu cấu trúc chương trình hoá học THPT theo chương trình SGK HH mới (thí điểm). 1. Về kiến thức: - Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học ở cấp THCS, cung cấp một hệ thống những kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực bao gồm: + Hoá đại cương: bao gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo, làm cơ sở để nghiên cứu các chất hoá học cụ thể; Thí dụ như: cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, hệ thống tuần hoàn, ĐLTH… 3
  • 4. + Hoá vô cơ: vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng. + Hoá hữu cơ: vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng gần gũi trong đời sống sản xuất. Ngoài ra chương trình còn có thêm một số vấn đề giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về phân tích hoá học: những phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng; hoá học và vấn đề kinh tế: vai trò của sản xuất hoá học trong việc tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, hoá học và vấn đề xã hội; hoá học và vấn đề môi trường. 2) Về kỹ năng: Phát triển các kĩ năng bộ môn hoá học, kĩ năng giải quyết vấn đề để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như: - Biết quan sát TN, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả… - Biết làm việc với tài liệu SGK, tài liệu tham khảo - Biết cách làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ - Biết vận dụng và giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến hoá học… 3) Về thái độ: Hình thành và phát triển học sinh thái độ tích cực như: Hứng thú học tập bộ môn hoá học; Có ý kiến trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể cộng đồng có liên quan đến hoá học. Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan. Có ý thức vận dụng những hiểu biết về hoá học vào cuộc sống. Câu 4: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các thuyết quan trọng của chương trình hoá học phổ thông. Các lý thuyết quan trọng của chương trình hoá học phổ thông được lựa chọn tương ứng với các nguyên tắc xây dựng chương trình và được phân bố sắp xếp liên tục trong chương trình. Sự phân bố các thuyết - định luật ở đầu chương trình hoặc phần đầu của các lớp, cấp học đã thể hiện sự phát triển liên tục của các thuyết và vai trò chủ đạo của chúng. Mỗi lý thuyết sau, được dựa trên cơ sở của các kiến thức lý thuyết trước nó và ngày càng phát triển. Giúp khám phá sâu sắc cấu trúc các chất và các mối liên hệ nhân quả giữa thành phần – cấu tạo và tính chất của các chất. Câu 5: Vị trí và ý nghĩa của các định luật hóa học cơ bản của chương trình hoá học phổ thông: - Vị trí: Các thuyết và định luật được sắp xếp ở đầu chương trình hoặc phần đầu của các lớp, cấp học - Ý nghĩa của các thuyết: * Thuyết nguyên tử, phân tử: a) Thuyết nguyên tử – phân tử: Đây là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cứu hoá học. Nội dung cơ bản của học thuyết cũng đã được hình thành trong chương trình vật lý (lớp 7). Trong hoá học các khái niệm nền tảng, cơ bản của học thuyết, này được khẳng định và hình thành một cách chắc chắn trên cơ sở thực nghiệm hoá học. Khi dựa vào chương trình, nội dung của học thuyết nguyên tử – phân tử cổ điển đã được bổ sung bằng các yếu tố của các khái niệm hiện đại về cấu tạo các chất. Đây là tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương trình ở phổ thông trung học. b) Thuyết electron: Phân bố ở phần đầu chương trình lớp 10 phổ thông trung học để nghiên cứu học thuyết cấu tạo nguyên tử – liên kết hoá học. Cơ sở lý thuyết electron về cấu tạo các chất được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Các vấn đề về liên kết hoá học được nghiên cứu trên cơ sở thuyết cấu tạo nguyên tử với các khái niệm cơ lượng tử làm rõ trạng thái electron trong nguyên tử và cơ chế tạo thành các liên kết hoá học. Nội dung cơ bản của học thuyết electron được vận dụng để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất các chất và cấu tạo các đơn chất và hợp chất hoá học. Các bước nghiên cứu này cũng được vận dụng trong việc nghiên cứu các chất hữu cơ. c) Lý thuyết về phản ứng hoá học: Đây là thuyết về quá trình hoá học được nghiên cứu ở học kỳ II lớp 10 phổ thông trung học: Bản chất của phản ứng hoá học được nghiên cứu sâu và được giải thích bằng sự phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất tham gia phản ứng và tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử chất mới. 4
  • 5. Các qui luật nhiệt hoá học được nghiên cứu về mặt năng lượng của phản ứng hoá học. Động học phản ứng hoá học được nghiên cứu ở mức độ kinh nghiệm. d) Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ: Thuyết cấu tạo hoá học hữu cơ được bắt đầu từ các nội dung cơ bản của thuyết But lê rốp và được mở rộng bằng các quan điểm của thuyết electron và cấu trúc không gian. Nội dung của học thuyết giúp nghiên cứu cấu trúc có các loại hợp chất hữu cơ là cơ sở để giải thích các chất hữu cơ, ảnh hưởng giữa các nguyên tử trong phân tử. Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu ở phần đầu của hoá học hữu cơ lớp 11 học kỳ II. e) Lý thuyết sự điện ly: Lý thuyết sự điện li có đóng góp thực sự vào việc nghiên cứu các chất điện ly về mặt cơ chế và qui luật phản ứng. Nó cho phép khám phá bản chất của các chất điện ly, các quá trình điện ly, phát triển và khái quát các kiến thức về các loại chất Axit, bazơ, lưỡng tính và chứng minh tính tương đối của sự phân loại này. Lý thuyết này đưa ra khả năng giải thích sự phụ thuộc tính chất của các chất điện ly vào thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của thuyết Prôton. * Các định luật hoá học cơ bản: Các định luật hoá học được đưa vào chương trình để giúp cho quá trình nghiên cứu các quy luật chung và riêng biệt về cấu tạo chất và sự biến đổi của các chất. a) Định luật thành phần không đổi: Nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân tử các chất, làm cơ sở để xác định các nguyên tố hoá học tạo nên phân tử các chất. Từ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong thành phần các chất là cơ sở để biểu diễn, mô tả các chất bằng ký hiệu, công thức hoá học các chất. Định luật này được nghiên cứu ở chương II lớp 8 PTTHCS. b) Định luật bảo toàn khối lượng: Nghiên cứu quy luật bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học quá trình biến đổi, vận động của vật chất: Khối lượng các chất được bảo toàn chỉ có “thay đổi lại cấu tạo, sắp xếp lại các nguyên tử để tạo chất mới. Định luật làm cơ sở cho việc tính toán định lượng các chất trong phản ứng hoá học. c) Định luật Avôgađro: Xác định thể tích mol phân tử chất khí trong điều kiện tiêu chuẩn. Định luật giúp cho việc nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng trong các điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí. 4. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Nghiên cứu quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hoá học. Cùng với thuyết electron xác định mối liên hệ giữa vị trí các nguyên tố trong HTTH, qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hoá học các chất. Trên cơ sở đó mà dự đoán tính chất các chất, định hướng cho sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kỹ năng dự đoán khoa học trong học tập hoá học cho học sinh. Câu 6: Phân tích nguyên tắc chung về PPDH các thuyết và định luật hoá học cơ bản trong chương trình hoá học phổ thông. - Cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể riêng liên quan đến nội dung các thuyết hoặc các địng luật hoá học cơ bản. - Phát biểu một cách chính xác khoa học nội dung của định luật hoặc học thuyết đó. - Từ nội dung của định luật, học thuyết chỉ ra cơ sở khoa học, ý nghĩa của chúng để giúp học sinh hiểu chắc nội dung và vận dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể. - Hoàn thiện, phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng của các thuyết và định luật. - Vận dụng các kiến thức lịch sử hoá học. - Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan. 5
  • 6. Câu 7: Xác định mục tiêu và những điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức PPGD chương “ Cấu tạo nguyên tử” I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Học sinh biết: thành phần cấu tạo nguyên tử; kích thước, khối lượng nguyên tử, điện tích hạt nhân; số khối; nguyên tố hoá học; đồng vị obitan nguyên tử; lớp electron; phân lớp electron; cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học. Học sinh hiểu: Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học; đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình e nguyên tử; làm các dạng bài về cấu tạo nguyên tử. 3. Về thái độ: Xây dựng vào lòng tin của con người, tìm hiểu bản chất của thế giới vi mô. Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc trong khoa học. II. Những điểm cần lưu ý. Về nội dung của chương: Những kiến thức trong chương là mới mẻ, trừu tượng và khó đối với học sinh. - Thành phần và cấu tạo của nguyên tử học sinh đã biết sơ lược ở lớp 8. Ở đây giáo viên cần cho học sinh thấy rõ đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. Khái niệm về nguyên tố hoá học; phân biệt các khái niệm nguyên tố hoá học; nguyên tử và đồng vị; khái niệm obitan nguyên tử. Về PPDH: - Sử dụng phương pháp tiên đề nghĩa là học sinh công nhận các quan điểm cơ bản của thuyết cấu tạo nguyên tử và vận dụng vào các trường hợp cụ thể để hiểu và nắm vững nội dung của thuyết electron. - Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan: mô hình tranh vẽ kết hợp với các phương pháp dùng lời như lý thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại; nếu có điều kiện nên khai thác các phần mềm máy vi tính để giúp học sinh dễ dàng hình dung được cấu tạo nguyên tử. - Tận dụng các tư liệu lịch sử - Sử dụng bài tập một cách linh hoạt có hiệu quả. Câu 8: Xác định mục tiêu của bài và PPDH khi dạy bài “sự chuyển động của electron trong nguyên tử – obitan nguyên tử” (SGK HH 10 – Ban KHTN). I. Mục tiêucủa bài: Học sinh biết: Trong nguyên tử, electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. Mật độ xác suất tìm thấy electron trong không gian nguyên tử không đồng đều; khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy electron lớn nhất gọi là obitan nguyên tử. + Hình dạng các obitan nguyên tử II. Về PPDH - Khi dạy về sự chuyển động của electron trong nguyên tử giáo viên cần chú ý đưa ra sơ đồ mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ - zơ - fo và Bo để biết theo Bo trong nguyên tử electron chuyển động trên quỹ đạo xác định. Tuy nhiên hạn chế của Bo là: không giải thích được nhiều tính chất khác của nguyên tử do chưa mô tả đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử. - Từ đó giáo viên đưa ra mô hình hiện đại vì sự chuyển động của e trong nguyên tử, obitan nguyên tử. Cho học sinh quan sát mô hình (tranh ảnh) đám mây electron của nguyên tử H để hiểu được sự chuyển động của electron trong nguyên tử, từ đó hình thành khái niệm obitan nguyên tử. 6
  • 7. - Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc phần mềm mô phỏng hình ảnh các obitan s, p, d để hình dung hình dạng các obitan nguyên tử. Câu 9: Xác định mục tiêu và những điểm lưu ý khi dạy chương: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Học sinh biết nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn Cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm - Học sinh hiểu: Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và tính chất của nguyên tố. Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kỳ nhóm. 2. Về kỹ năng Rèn cho học sinh phương pháp suy diễn Từ cấu tạo nguyên tử biết suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại, từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và từ đó dự đoán tính chất của nguyên tố đó. So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. 3. Về thái độ: Rèn cho học sinh tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo, tin tưởng vào chân lý khoa học. II. Một số vấn đề cần lưu ý. - Học sinh nắm vững được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn - Hiểu rõ được mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. - Hiểu được quy luật luật biến đổi tính chất của nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kỳ, nhóm. Về PPDH: - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở - Sử dụng các phương tiện trực quan. Bảng tuần hoàn, máy tính Câu 10: Xác định mục tiêu và những điểm lưu ý về nội dung kiến thức và PPDH chương: “Liên kết hoá học” SGKHH lớp 10 (Ban KHTN) I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: - Học sinh biết: Liên kết hoá học là gì? Có những kiểu liên kết hoá học nào? Nội dung quy tắc bát tử. Các khái niệm mạng tinh thể ion, tinh thể phân tử, tinh thể nguyên tử, tinh thể kim loại. Tính chất của các mạng tinh thể khái niệm hoá trị và số oxi hoá. - Học sinh hiểu: Nguyên nhân sự tạo thành liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. - Học sinh vận dụng: giải thích được một số tính chất của tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. 2. Về kỹ năng - Rèn luyện thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. - Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo của các phân tử đơn chất và hợp chất. - Xác định cộng hóa trị và điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng. - Xác định cộng hoá trị và điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng. - Phân biệt được đặc điểm và cấu tạo và tinh chất của bốn loại mạng tinh thể. 7
  • 8. 3. Về thái độ - Giúp cho học sinh thấy rõ sự liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng và bản chất. - Khả năng vận dụng các quy luật tự nhiên vào đời sống và sản xuất phục vụ con người. II. Một số điều cần lưu ý - Về nội dung: Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự hình thành liên kết hoá học. Các loại liên kết và các kiểu liên kết. Đánh giá bản chất liên kết dựa vào độ âm điện. Các loại mạng tinh thể và tính chất của mỗi loại Về phương pháp: - Vận dụng các kiến thức về cấu tạo ngưyên tử và quy tắc bát tử đễ giải quyết vấn đề về liên kết. - Hướng dẫn học sinh về so sánh, đối chiếu để rút ra được sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hoá trị, liên kết  và liên kết , liên kết trong các loại mạng tinh thể. - Có thể sử dụng hình ảnh, mô hình trong các phần mềm về sự lai hoá, các kiểu mạng tinh thể … Câu11: Xác định mục tiêu, trình bày PPDH khi dạy bài “sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử” SGKHH 10 (Ban KHTN) I. Mục tiêu bài học - Học sinh biết: Khái niệm về sự lai hoá các obitan nguyên tử. Một số kiểu lai hoá điển hình (sp. sp2. sp3) - Học sinh vận dụng: Giải thích dạng hình học của một số phân tử dạư vào các kiểulai hoa. II. Phương pháp dạy học 1. Khi hình thành khái niệm sự lai hoá - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình nêu ngắn gọn nguyên nhân xuất hiện khái niệm lai hoá; đặc điểm của hiện tượng lai hoá và obitan lai hoá. 2- Các kiểu lai hoá - Lai hoá sp: Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc hình ảnh mô phỏng các lai hoá trong phần mềm có sẵn để mô tả hình ảnh phân tử BeH2. - Đó là sự tổ hợp của một obitan s và 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hoá sp giống nhau. - Lai hoá sp2, sp3 : Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc phần mềm mô phỏng lai hoá. PPDH sử dụng trong bài chủ yếu là pp thuyết trình. Giáo viên trình bày một cách ngắn gọn kết hợp với mô hình. Câu 12: Xác định mục tiêu , trình bày PPDH khi dạy bài : “Độ âm điện và liên kết hoá học”-SGKHH 10 (Ban KHTN). I. Mục tiêu bài học Học sinh hiểu: Thế nào là liên kết cộng hoá trị có cực và không có cực. Độ âm điện ảnh hưởng thế nào đến các kiểu liên kết hoá học. Về kỹ năng: Học sinh biết phân biệt các kiểu liên kết cộng hoá trị. Biết tính hiệu số độ âm điện để xác định kiểu liên kết hoá học. II. Phương pháp dạy học 1. Độ âm điện và liên kết cộng hoá trị Giáo viên cho học sinh biết độ âm điện của nguyên tố Hiđro, Nitơ, Clo. Học sinh nhận xét hai nguyên tử có cùng nguyên tố có độ âm điện bằng nhau; cặp electron chung được phân bố một cách đối xứng giữa hai nguyên tử  gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. Tính hiệu độ âm điện của hai nguyên tử liên kết bằng 0. Từ đó đi đến nhận xét: hiệu độ âm điện của hai nguyên tử liên kết bằng 0  liên kết đó là liên kết cộng hoá trị không cực. 2. Độ âm điện và liên kết cộng hoá trị có cực. 8
  • 9. Tương tự như phần trên 3. Hiệu độ âm điện và liên kết ion Tương tự như phần trên Câu 13: Sự hình thành, hoàn thiện phát triển khái niệm phản ứng oxi hoá khử trong chương trình hóa học phổ thông: - Chương trình THCS: Lớp 8 – Chương IV: Oxi – Không khí. Bài 25: Sự oxy hoá … Khái niệm sự oxy hoá được hình thành lần đầu tiên. (Sự oxy hoá là sự tác dụng của oxy với một chất). Khái niệm tính khử được hình thành ở bài 31. Hiđrô có tính khử (khử oxy) – Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxy trong hợp chất đồng oxit… Sự hình thành định nghĩa: Sự khử, sự oxy hoá, chất khử, chất oxy hoá. Định nghĩa phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxy hoá và sự khử. Mở rộng kiến thức qua bài đọc thêm trang 112 SGK 8. Qua phản ứng : CuO + H2  Cu + H2O. Định nghĩa sự oxy hoá, sự khử, chất oxy hoá, chất khử gắn liền với sự nhường hoặc nhận hiđro. - Chương trình lớp 9: Củng cố khái niệm phản ứng oxi hoá khử qua các phản ứng cụ thể. - Chương trình lớp 10: Khái niệm phản ứng oxi hoá khử được nghiên cứu một cách đầy đủ sâu sắc và đúng bản chất. Sự khử. Sự ôxi hóa, Chất khử , Chất oxi hoá Khái niệm bản chất là sự chuyển dịch e, sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. - Trong chương này cũng đã đưa ra nguyên tắc cân bằng electron; sau đó khái niệm phản ứng oxi hoá khử được củng cố vận dụng trong các chương cụ thể: Halogen; Oxi - Lưu huỳnh; - Đến lớp 11: Được củng cố một lần nữa qua các chương nghiên cứu các chất. - Tiếp tục mở rộng khái niệm phản ứng oxi hoá khử trong chương trình hoá hữu cơ, phần kim loại lớp 12. Câu 14: Dạy chương “Sự điện ly” I. Mục tiêu của chương trình 1. Về kiến thức HS hiểu: - Các khái niệm về sự điện ly, chất điện li mạnh, chất điện ly yếu. - Cơ chế của quá trình điện li. - Khái niệm về axit – bazơ theo A – rê - ni – ut theo Bron – stet. - Sự điện li của nước, tính số ion của nước. - Đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+ và dựa vào pH của dung dịch. - Phản ứng trong dung dịch chất điện li. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh, nhận xét. - Viết phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch. - Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ H+, OH – trong dung dịch. 3. Giáo dục tình cảm thái độ - Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Có được hiểu biết khoa học, đúng đắn về dung dịch axit, bazơ, muối. 9
  • 10. II – Một số điểm cần lưu ý 1. Nội dung của chương Nội dung của chương gồm ba vấn đề quan trọng: - Sự điện ly, chất điện ly. - Axit, bazơ. Đánh giá lực axit, bazơ. - Phản ứng trong dung dịch chất điện li. - Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được các khái niệm quan trọng: Sự điện li, chất điện li, axit, bazơ, muối, độ điện li, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ. - Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước để tính nồng độ H+. - Hiểu được bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li. 2. Phương pháp dạy học. - Lý thuyết về phản ứng trong dung dịch chất điện li HD đã được biết đến từ lớp dưới nhưng chưa hệ thống và chưa biết được bản chất của phản ứng. Vì vậy nên tổ chức dạy học theo nhóm để học sinh dễ trao đổi, thảo luận tận dụng những kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới. - Cố gắng đến mức tối đa sử dụng các thí nghiệm đã mô tả trong SGK, nếu có điều kiện nên cho HS thực hiện các thí nghiệm đó để bồi dưỡng hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức. - Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn HS suy luận logic, phát hiện kiến thức mới. Câu 15: Bài “Sự điện ly” –SGKHH11 – Ban KHTN I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Biết được các khái niệm về sự điện ly, chất điện li. - Hiểu nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện ly. - Hiểu được cơ chế của quá trình điện li. 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh. - Rèn luyện khả năng lập luận logic. 3. Về tình cảm thái độ Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. II. PPDH: 1. Thí nghiệm Khi dạy bài này giáo viên nên sử dụng TNHH (giáo viên biểu diễn hoặc HS làm thí nghiệm) để từ đó đi đến nhận xét về các chất dẫn điện và không dẫn điện. 2. Tìm nguyên nhân phân tích dẫn điện của các dung dịch axit – bazơ - muối. Giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức đã học ở môn vật lý để hiểu được sự tạo thành các ion dương và ion âm và đi đến kết luận về sự điện ly – chất điện ly. Câu 16: Khái niệm axit – bazơ - muối. + Khái niệm axit – bazơ - chất lưỡng tính. - Ta có thể phân tích ưu nhược điểm của quan điểm lý thuyết sự điện ly theo Arêniúyt để đi đến định nghĩa axit – bazơ theo Bronstet và đưa ra các ví dụ để hiểu đầy đủ về axit, bazơ, chất lượng tính. Axit chất proton có thể là: phân tử trung hòa, cation, anion. Bazơ chất nhận proton cũng có thể là phân tử trung hòa, cation, anion. 10
  • 11. - Nắm được khái niệm về dung dịch axit (chứa ion H3O +), dung dịch bazơ (chưa ion OH-), phản ứng axit – bazơ: thể hiện sự cho và nhận proton. Như vậy khái niệm này được mở rộng ở cả dạng phản ứng của axit với oxit bazơ, kiềm với oxit axit. + Khái niệm muối: Cần chú ý nhiều đến tính axit bazơ của dung dịch muối. Bằng các thí nghiệm xác định môi trường của dung dịch các muối và sử dụng phương pháp nghiên cứu, nêu vấn đề để học sinh rút ra kết luận đối với dung dịch muối tạo ra từ: axit mạnh – bazơ mạnh, axit yếu – bazơ yếu, axit mạnh – bazơ yếu và ngược lại. Như vậy từ thí nghiệm và sự phân tích quá trình thuỷ phân các muối học sinh hiểu được vì sao muối là sản phẩm của phản ứng giữa một axit và bazơ mà dung dịch của nó lại có môi trường axit, bazơ, trung tính phụ thuộc vào thành phần phân tử của chúng. Câu 17: PPGD các bài về chất. Ý nghĩa 1. Các bài giảng về chất nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở chuẩn bị cho học sinh tiếp thu các kiến thức lý thuyết, hiểu được cơ sở lý thuyết hóa học tạo điều kiện hình thành hệ thống kiến thức hóa học cơ bản. 2. Bài giảng về chất giúp cho việc hình thành các khái niệm hóa học cơ bản: khái niệm chất, phản ứng hóa học,... đồng thời cũng qua bài giảng về chất để phát triển, hoàn thiện các khái niệm hóa học cơ bản: các loại chất vô cơ, hữu cơ, cấu tạo phân tử, dạng liên kết, hóa trị, nguyên tố hóa học... 3. Qua bài giảng về chất để vận dụng các kiến thức lý thuyết và củng cố, hoàn thiện, phát triển nội dung của chúng. 4. Thông qua việc nghiên cứu các chất để củng cố, phát triển các kiến thức về ngôn ngữ hóa học. 5. Thông qua việc nghiên cứu các chất để hình thành, phát triển, hòan thiện các kĩ năng hóa học: Sử dụng các chất, thí nghiệm, viết cân bằng phương trình phản ứng hóa học, giải các dạng bài tập hóa học... 2. Các nguyên tắc chung về PPDH. 1. Giảng dạy các bài về chất – nguyên tố hóa học ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức. 2. Khi nghiên cứu các chất phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại với nhau, không nên tách biệt chúng. 3. Khi nghiên cứu các biến đổi của chất ngoài việc dùng thí nghiệm hóa học để minh họa cho các biến đổi cần vận dụng lý thuyết chủ đạo giải thích bản chất các biến đổi để học sinh hiểu sâu sắc kiến thức và thông qua đó để rèn luyện thao tác tư duy. 4. Trong bài giảng về chất cần nghiên cứu sự vận động, chu trình biến hóa của các chất trong tự nhiên để có những hiểu biết về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên, xử lý sản phẩm thừa trong quá trình sản xuất chúng. Câu 18: Bài “Clo” Mục tiêu bài học Học sinh biết: Một số tính chất vật lý, ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. Clo là chất khí độc hại. Học sinh hiểu: - Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính chất oxi hóa mạnh: oxi hóa kim loại, phi kim và một số hợp chất. Clo có tính oxi hóa mạnh là do độ âm điện lớn. - Trong một số phản ứng, clo còn thể hiện tính khử. Học sinh vận dụng: 11
  • 12. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất oxi hóa mạnh và tính khử của clo, phương trình phản ứng điều chế clo trong PTN. Chuẩn bị: Giáo viên: Lọ chứa khí clo điều chế sẵn (2 lọ), dây sắt, đèn cồn, kẹp sắt... Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học. Đây là bài nghiên cứu về một chất cụ thể, những kiến thức HS đã được học có liên quan gồm: + Cấu tạo nguyên tử clo, độ âm điện, cấu tạo phân tử clo (qua bài khái quát nhóm halogen). + Tính chất hóa học của clo: phản ứng với hiđro, kim loại, nước, dung dịch kiềm... (đã học ở lớp 9). GV cần khai thác triệt để kiến thức cũ HS đã biết, nâng lên mức độ hiểu biết mới, dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học và khái niệm phản ứng oxi hóa – khử. Bài học tiến hành trong hai tiết, GV nên dừng tiết 1 ở cuối phần tính chất hóa học của clo. Câu 19: Dạy bài “khái quát về nhóm nitơ” – SGKHH11. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ. - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn. - Hiểu được sự biến đổi tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm. 2. Về kỹ năng - Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo nguyên tử để hiểu được những tính chất hóa học chung của các nguyên tố nhóm nitơ. - Vận dụng quy luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố nhóm nitơ. 3. Về tình cảm và thái độ. - Tin tưởng vào quy luật vận động của tự nhiên. - Có thái độlàm chủ các quá trình hóa học khi nắm được các quy luật biến đổi của chúng. Chuẩn bị GV: Bảng tuần hoàn HS: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 (SGK hóa học 10). Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học. Kiến thức ở bài này được xây dựng trên những kiến thức HS được trang bị ở lớp 10 (chương 1 và chương 2). Vì vậy GV nên khai thác tối đa những hiểu biết của HS để xây dựng bài học. Nếu có điều kiện có thể tổ chức cho HS học theo hình thức nhóm trao đổi, thảo luận. GV giao các vấn đề cụ thể cho từng nhóm theo dàn bài của SGK để các em chuẩn bị trước ở nhà. Đến lớp GV tổ chức cho các em thảo luận trong nhóm và trình bày ý kiến trước cả lớp. GV cần phải phân bố thời gian cho từng vấn đề hợp lý và kết luận từng vấn đề rõ ràng để HS dễ theo dõi và nắm chắc được nội dung bài học. Câu 20: Dạy bài “Axitnitric - tiết 1). Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Hiểu được tính chất vật lý, hóa học của axit nitric và muối nitrat. - Biết phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Về kỹ năng 12
  • 13. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng trao đổi ion. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và suy luận logic. 3. Về tình cảm, thái độ. - Thận trọng khi sử dụng hóa chất. - Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường. Axit nitric Phương pháp chủ yếu khi dạy bài này là thực nghiệm. Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm GV giúp HS phát hiện kiến thức mới. Chú ý lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn an toàn khi làm thí nghiệm và bảo vệ môi trường. Câu 21: Dạy bài ”Nhôm” Câu 22: Phân tích ý nghĩa và những yêu cầu cơ bản về PPDH bài sản xuất hóa học. 1. Ý nghĩa của bài dạy về sản xuất hóa học. - Trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp của ngành sản xuất hóa học nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. * Hiểu biết về nguyên liệu sản phẩm, hiệu suất, quy trình công nghệ, nguyên tắc kỹ thuật… - Học sinh nhận thức được vai trò của hóa học trong nền kinh tế quốc dân. - Giúp học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức về phản ứng hóa học lý thuyết về phản ứng hóa học. - Giúp thực hiện nhiệm vụ giáo dục gắn liền với thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất. 2. Những yêu cầu cơ bản và PPGD bài sản xuất hóa học. a. Cần có sự liên hệ giữa kiến thức về tính chất các chất cần sản xuất với các kiến thức về kỹ thuật hóa học. b. Cần sử dụng các phương tiện trực quan như sơ đồ, tranh vẽ, bản trong, phần mềm mô phỏng dây chuyền sản xuất để mô tả, làm rõ nguyên tắc chung của nền sản xuất hóa học, các biện pháp kỹ thuật để làm tăng tốc độ, hiệu suất của các phản ứng hóa học như: - Tăng nồng độ các chất - Dùng nhiệt độ thích hợp - Sử dụng các chất xúc tác - Tận dụng nhiệt của phản ứng c. Kết hợp với việc giáo dục bảo vệ môi trường. d. Kết hợp lựa chọn các bài tập hóa học mang nội dung thực tiễn e. Kết hợp bài giảng với hoạt động ngoại khóa f. Về mặt phương pháp cần chú ý sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại, trình bày có nêu vấn đề. Câu 23: Phân tích hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông. I. Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở THCS. 1. Khái niệm cơ bản về hợp chất hữu cơ, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. 2. Nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, tiêu biểu cho các loại hợp chất hữu cơ. Hợp chất Hiđro cacbon. Dẫn xuất của Hiđro cacbon, polime. II. Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở THPT. 1. Các khái niệm đại cương về hóa học hữu cơ. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Phản ứng hữu cơ. 2. Nghiên cứu cácloại hợp chất hữu cơ tiêu biểu - Nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cơ bản. (Hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, các hợp chất có nhóm chức, hợp chất cao phân tử...) 13
  • 14. - Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ. - Nghiên cứu quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ, loại phản ứng, cơ chế, đặc điểm của phản ứng, quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. 3. Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ cơ bản. 4. Kiến thức về kỹ năng hóa học và phương pháp giải các dạng bài tập hóa học hữu cơ. 5. Hệ thống kiến thức hóa học hợp chất được trình bày theo dãy đồng đẳng về các loại chất. Các loại chất được sắp xếp theo theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản cả về thành phần cấu tạo phân tử đến loạt chất phức tạp phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và theo tiến trình phát triển về mối liên quan di tính giữa các loạt chất hữu cơ. Câu 24: Phân tích các nguyên tắc sư phạm và PPGD khi giảng dạy các chất hữu cơ. I. Nguyên tắc sư phạm 1. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ - hữu cơ. Thấy rõ các chất vô cơ và hữu cơ có mối liên quan với nhau. 2. Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể: - Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra... - Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học. - Vận dụng cơ sở lí thuyết, qui tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng... 3, Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: như, công thức cấu tạo, công thức tổng quát, danh pháp hóa học. 4. Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan. 5. Chú ý thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. II. Phương pháp dạy học 1) – Phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ là phương pháp diễn hay diễn dịch. - Nghiên cứu theo dãy đồng đẳng; nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu suy ra tính chất cơ bản của các chất khác trong dãy. 2) Khi sử dụng các chất tiêu biểu trong dãy đồng đẳng sử dụng phương pháp qui nạp. 3) Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan. 4) Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức. 5) Luyện tập khả năng vận dụng kiến thức về CTC hữu cơ để tìm hiểu bản chất biến đổi của các chất hữu cơ. Câu 25: Dạy chương “ Hiđrocacbon no” Mục tiêu của chương 1. Về kiến thức HS biết: - Cấu trúc và danh pháp của ankan và xicloankan. - Tính chất vật lý và tính chất hóa học của ankan và xicloankan. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của ankan và xicloakan. HS hiểu: - Nguyên nhân tính tương đối trơ về mặt hóa học của các hiđrocacbon no là do cấu tạo các phân tử hiđrocacbon no chỉ có các liên kết  bền. - Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan. 14
  • 15. 2. Về kĩ năng HS vận dụng: - Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của ankan và xicloankan. - Gọi tên một số ankan, xicloankan làm cơ sở cho việc gọi tên các hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon sau này. 3. Giáo dục tình cảm thái độ - HS có phương pháp nghiên cứu chất hữu cơ trong một dãy đồng đẳng làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu các dãy đồng đẳng sau này. - Rèn luyện khả năng suy luận, khái quát hóa trong học tập. Một số điểm cần lưu ý Đây là chương đầu tiên nghiên cứu về loại hợp chất hữu cơ cụ thể, GV cần hình thành cho HS phương pháp học tập và nghiên cứu dạng bài này. Nếu như ở cấp TCS, HS được nghiên cứu một chất cụ thể trong dãy đồng đẳng thì ở cấp THPT, HS được nghiên cứu một chất cụ thể trong dãy đồng đẳng thì ở cấp THPT, HS nghiên cứu đầy đủ cả dãy đồng đẳng vì vậy khi lấy ví dụ cho các phương trình phản ứng GV nên đa dạng hóa các chất trong dãy đồng đẳng. Tuy nhiên, cần phải chú ý xem xét cụ thể trước khi lấy thí dụ trách việc quy nạp và suy diễn sai. Chẳng hạn việc thay thế hết các nguyên tử hiđro trong hiđrocacbon no chỉ thực hiện tốt cho metan, etan và propan mà thôi. Đối với các đồng đẳng khác cao hơn khi định thế hết hiđro sẽ xảy ra phản ứng phân cắt liên kết C – C theo kiểu: C – C + Cl2  C – Cl + Cl – C Chú ý trạng thái các chất tham gia phản ứng nhất là phản ứng với brom: - Nước brom là dung dịch brom trong nước khi tham gia phản ứng với hiđrocacbon không no ngoài phản ứng công còn có phản ứng oxi hóa. - Dung dịch brom không chỉ là dung dịch brom trong nước mà còn có thể là dung dịch brom trong dung môi hữu cơ như CCl4. - Halogen tan được trong dung môi hữu cơ như benzen, hiđrocacbon no vì vậy mặc dù không có phản ứng cộng của halogen với hiđrocacbon no nhưng halogen vẫn nhạt màu do hiện tượng hòa tan trong hiđrocacbon no. Về phương pháp dạy học. - GV nên hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon no, kết hợp với những kiến thức đã được học ở chương trước, từ đó suy đoán tính chất hóa học của hiđrocacbon no. - GV cần tích cực làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mô hình... để giảng dạy. Câu 26: Dạy bài “Ancol” Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức HS hiểu: Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hiđro, tính chất hóa học, điều chế ancol. HS biết: Tính chất vật lý, ứng dụng của ancol 2. Về kỹ năng GV giúp học sinh rèn luyện để đọc tên viết được công thức của ancol và ngược lại. Viết đúng công thức đồng phân của ancol. Vận dụng liên kết hiđro giải thích tính chất vật lý của ancol. Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải đúng bài tập. Chuẩn bị - Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa phần định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol, so sánh mô hình phân tử H2O và C2H5OH. 15
  • 16. - Thí nghiệm C2H5OH + Na hoặc phóng to - Thí nghiệm Cu(OH)2 + glixerin. - Thí nghiệm so sánh (A), (B), (C) của ancol isoamylic trong bài học (mục 2, phản ứng thế nhóm OH ancol). - Các mẫu vật minh họa các ứng dụng của ancol. Câu 27: Dạy bài “Axit cacboxylic” Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức HS hiểu: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, cấu trúc nhóm cacboxyl, liên kết hiđro ở axit cacboxylic, điều chế, tính chất hóa học của axit cacboxylic. HS biết: Tính chất vật lý, ứng dụng của axit cacboxylic. 2. Về kỹ năng GV giúp HS rèn luyện các kỹ năng: - Đọc tên đúng và viết đúng công thức. Nhìn vào công thức cấu tạo biết phân loại đúng. - Vận dụng cấu trúc để hiểu đúng tính chất vật lý, tính chất hóa học và giải đúng bài tập. - Nhận xét số liệu thống kê, đồ thị để rút ra quy luật của một phản ứng. - Vận dụng tính chất hóa học để định ra cách điều chế, cách nhận biết. Câu 28: Bài ôn tập, tổng kết I. Ý nghĩa tầm quan trọng của các bài ôn tập tổng kết; 1. Bài ôn tập tổng kết giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức được học tản mạn ở các lớp theo các chuyên đề, tìm ra mối liên hệ bản chất, đặc thù của từng loại kiến thức. 2. Thông qua bài ôn tập tổng kết để giáo viên có điều kiện củng cố làm chính xác hóa, phát triển đào sâu, củng cố, vận dụng, chỉnh lý các kiến thức mà học sinh hiểu chưa đúng đắn, rõ ràng. 3. Thông qua bài ôn tập tổng kết để hệ thống hóa các kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm, giải các dạng bài tập hóa học mà học sinh đã được hình thành một cách tản mạn qua các bài học hóa học. 4. Thông qua bài tổng kết mà phát triển tư duy, dạy cách giải quyết các vấn đề học tập cho học sinh. 5. Thông qua việc tổng kết, hệ thống hóa kiến thức mà xác định mối liên hệ các kiến thức liên môn, cóliên quan mà học sinh tiếp thu được từ các môn khoa học khác (toán, lý, sinh vật,...) để vận dụng nó trong việc giải quyết các vấn đề học tập, bài tập trong hóa học. II. PPDH 1. Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh. 2. Phương pháp giảng dạy được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại, trình bày nêu vấn đề theo logic diễn dịch so sánh. 3. Sự trình bày các bài tổng kết: Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập. 4. Cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết. Để chuẩn bị cho giờ ôn tập tổng kết giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước theo các câu hỏi cho trước. 16
  • 17. Câu 29. Phân tích những điểm cần chú ý về mặt PPDH khi dạy bài ôn tập tổng kết. 1- Bài tập ôn tập tổng kết không phải là sự tái hiện giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần ôn tập. Do đó, phải xác định rõ cho bài tập ôn tập về kiến thức, kĩ năng… 2 – PPDH: Chủ yếu là đàm thoại, trình bày nêu vấn đề theo logic diễn dịch so sánh. 3 – Bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề. Có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ. Và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. 4 – Cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết cụ thể: - Đưa ra một hệ thống câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập. - Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết… Câu 30: Khi dạy các bài thực hành thí nghiệm Các bước tiến hành trong giờ thực hành: Bước 1: GV hướng dẫn chung: Giáo viên nêu mục đích, nội dung bài thực hành (có thể sau tiết học trước); nêu yêu cầu của giờ thực hành, hướng dẫn ngắn gọn kĩ thuật tiến hành một số thí nghiệm, nêu tại sao phải làm như vậy, báo trước những sai sót thường gặp. Khi hướng dẫn, giáo viên có thể biểu diễn một số thao tác cần thiết. Phần này cần thiết trước khi vào giờ thực hành, nhưng không nên chiếm quá nhiều thời gian. - Học sinh làm thí nghiệm. Đây là phần chính của giờ thực hành. Học sinh có thể làm thực hành theo nhóm, nếu đủ điều kiện thì tốt nhất cho từng học sinh làm thực hành. Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn quan sát, kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn, uốn nắn những sai sót của học sinh. - Sau khi làm xong thí nghiệm, học sinh phải hoàn thành việc viết báo cáo kết quả thí nghiệm (thường gọi là viết tường trình) có thể theo mẫu sau: Báo cáo kết quả thực hành Họ và tên học sinh:.......................................Tên bài: .................................... TT TÊN TN CÁCH TIẾN HÀNH TN HIỆN TƯỢNG QUAN GIẢI THÍCH KẾT SÁT ĐƯỢC QUẢ TN Trong báo cáo kết quả thực hành, hình vẽ dụng cụ, sơ đồ thí nghiệm rất cẩn thận, cần rèn luyện cho học sinh cách vẽ hình (cột 2 chỉ cần hình vẽ, chú thích là đã thể hiện được cách làm thí nghiệm). 17