SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Download to read offline
QUY LUẬT TIỀN BẠC
Cách sử dụng tài liệu học
Lời mở đầu
Bài 1: Ai là chủ? (Mat Mt 6:19-34)
Bài 2: Sự tham tiền (ITi1Tm 6:6-16; Mac Mc 10:17-31)
Bài 3: Nghẹt ngòi vì tiền bạc (Mat Mt 13:18-23; ChCn 23:4-5)
Bài 4: Tiêu tiền (IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1-2)
Bài 5: Cái giá của nợ nần (PhuDnl 28:1-44; ChCn 22:7)
Bài 6: Tiết kiệm hay tích trữ? (SaSt 41:46-57; LuLc 12:16-21)
Bài 7: Ban cho: sẵn lòng hay gắng gượng? (IICo 2Cr 8:1-15; 9:1-15)
Bài 8: Tôi muốn, nhưng tôi có “cần” không? (LuLc 12:22-34; Mat Mt 7:7-
12)
Chú giải dành cho người hướng dẫn
“Sách là bạn, nếu trân trọng nó, chúng ta được nhắc nhở những điều tốt lành
nhất”
Earl Palmer
CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỌC
Tài liệu này được soạn ra cho “những người năng động”. Bạn có thể sử dụng
tài liệu này để học nhóm hoặc tĩnh nguyện ở nhà. Mỗi bài học chỉ mất khoản
30 phút để thảo luận. Nếu có nhiều thời gian hơn, nhóm bạn có thể dành
nhiều thời gian cầu nguyện và chia xẻ với nhau.
Những bài học trong tài liệu này đề cập những vấn đề quan trọng trong cuộc
sống hiện nay. Theo quan điểm Kinh Thánh. Mục đích chính của bài học
nhằm giúp bạn áp dụng Lời Chúa vào đời sống hằng ngày. Do đó, mỗi bài
học bao gồm 3 phần:
1. Phần mở đầu: Bài học mở đầu bằng lời gợi ý thảo luận, có thể là lời thăm
hỏi ngắn, lời trích dẫn gây sự hứng thú hay một mẫu chuyện làm nảy sinh
nan đề hầu đưa đến cuộc thảo luận và rút ra ý kiến. Hãy dành 5 phút cho sự
mở đầu này. Nó sẽ giúp bạn tập trung vào chủ đề bài học cũng như lôi cuốn
những người tham gia vào buổi thảo luận.
2. Suy gẫm: Đây là phần tập trung vào phân đoạn Kinh Thánh với 4-6 câu
hỏi đưa ra sự kiện và ý nghĩa phân đoạn đó. Những câu hỏi suy gẫm này sẽ
mất 15 phút để thảo luận. Dữ kiện về mỗi phân đoạn Kinh Thánh nằm ở
phần chú giải dành cho người hướng dẫn.
3. Áp dụng thực tiễn: Phần này sẽ làm cho vấn đề thảo luận trở nên thực tế
và cụ thể, cùng với những ý kiến đóng góp về vấn đề áp dụng vào cuộc
sống. Những người trong nhóm phải được động viên để đặt câu hỏi: “Điều
đó nghĩa là gì? Tôi sẽ làm gì để vâng theo lời Chúa tại gia đình hoặc nơi
công sở?” Hãy dành 10 phút để thảo luận vấn đề quan trọng này.
Mỗi bài học cũng có mục sự kiện để triển khai thêm ở nhà. Đây là một cách
để khiến lẽ thật của bài học được áp dụng vào thực tiễn và trở thành kinh
nghiệm của bản thân.
Bạn sẽ tìm thấy những gợi ý cho việc hướng dẫn nhóm học và những chú
giải có ích cho mỗi phân đoạn Kinh Thánh trong phần dành cho người
hướng dẫn ở cuối tài liệu.
LỜI MỞ ĐẦU
Tác phẩm “Quả nho khô dưới ánh mặt trời” của tác giả Lorraine Hansberry
nói về một gia đình người da đen ở miền Nam tiểu bang Chicago những năm
của thập niên 50. Walter Lee Younger mơ ước có đủ tiền để mở một tiệm
rượu, thậm chí sẵn sàng hối lộ cho nhân viên nhà nước để nhận giấy phép
kinh doanh nhanh hơn. Đối với Walter tiền là “chiếc vé” bước vào đời sống
sung mãn.
Mẹ anh ta là một tín đồ sốt sắng, hỏi anh rằng: “Con ơi, tại sao con cứ nói
mãi về tiền bạc thế?” Walter đáp: “Mẹ ơi vì đó là cuộc sống mà!”. Bà mẹ
suy nghĩ rồi nói: “Ôi, bây giờ tiền bạc chính là cuộc sống. Trước đây sự tự
do mới là cuộc sống vậy mà bây giờ nó lại là tiền bạc. Chắc thế giới đã đổi
thay mất rồi!” Walter nói với vẻ hăng say: “Không đâu mẹ ơi, cuộc sống
luôn là tiền bạc. Chỉ có chúng ta mới không biết đó thôi!”
Trong mọi cuộc chơi, Walter luôn giành cơ hội để có tiền, và tiền bạc đã
khiến anh không còn biết đến điều nào khác hơn. Chỉ đến khi một hiệp hội
cải cách khu vực nhà ở của người da tắng đề nghị trả cho gia đình Youngster
một số tiền để dọn ra khỏi khu phố của họ, lúc ấy Walter mới nhận ra rằng
danh dự và lòng tự trọng của gia đình anh là vô giá!
“Tiền là cội rễ của mọi điều ác”. Lời trích dẫn này sai với Kinh Thánh,
nhưng nghe có vẻ đúng. Tiền bạc chẳng làm chúng ta thoả lòng vì có bao
nhiêu cũng không thể gọi là đủ. Sự tham tiền đưa con người đến chỗ giết hại
lẫn nhau và tự hại bản thân mình. Chúng ta luôn dùng tiền để mua những thứ
mình cần, vậy mà công việc của Chúa lại tuỳ thuộc và sự dâng hiến của
những người quan tâm.
Chỉ khi nào chúng ta không có liên hệ với xã hội, chúng ta mới có thể sống
mà không cần có tiền. Như bao người khác, Cơ Đốc nhân cũng kiếm ra tiền,
tiêu tiền, mất tiền và lo lắng về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng
mọi của cải vật chất thuộc về Đức Chúa Trời. Những bài học này tập trung
về vấn đề: liệu có thể nhìn tiền bạc theo cách vừa có tính thực tế vừa hợp với
ý Chúa hay không?
AI LÀ CHỦ?
Đọc Kinh Thánh: Mat Mt 6:19-34
Mở đầu:
Có một khuynh hướng đề cao sự giàu có bằng cách tuyên bố rằng: “Trong
lòng tôi, tôi đã dâng hết tất cả cho Đức Chúa Trời”. Câu nói này có thể thốt
ra trong hoàn cảnh hợp lý khi thái độ và động cơ người nói có ý nghĩa như
hành động của anh ta trước mặt Đức Chúa Trời. Giữa Đức Chúa Trời và của
cải vật chất, Chúa Giê-xu không cho phép sự chọn lựa theo cách nói và làm
không đi đôi với nhau. Đức Chúa Trời hoặc của cải, đó là điều con người
phải chọn (6:24; LuLc 16:13). Sẽ có tình trạng yêu chủ này và ghét chủ kia.
Thomas Schmidt nói rằng đó là “lời phán nghiêm khắc của Chúa Giê-xu”.
Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa niềm tin Cơ Đốc và lòng
ước muốn có sự an toàn hơn về tài chính? Bạn giải quyết nan đề đó ra sao?
Hãy giữ những cảm nghĩ của bạn khi thảo luận lời phán của Chúa Giê-xu về
sự chọn lựa giữa hầu việc Đức Chúa Trời và làm tôi cho tiền bạc.
Suy gẫm:
1. Đọc Mat Mt 6:19-24. Đoạn Kinh Thánh này cho thấy sự khác biệt giữa 2
cách sống. Những giá trị cơ bản nào thể hiện nơi những người sống theo một
trong hai thái độ đó?
2. Có bao giờ bạn cố gắng hầu việc 2 chủ và làm hài lòng nhiều người khác?
Điều gì đã xảy ra?
3. Hãy hưởng ứng với câu nói: “Chúa Giê-xu không phán rằng ‘Các ngươi
không thể có Đức Chúa Trời và tiền bạc’ Nhưng Ngài chỉ phán ‘Các ngươi
không thể hầu việc Đức Chúa Trời và cả tiền bạc’”.
4. Trong cách sử dụng tiền bạc của bạn, có chứng cớ nào để người khác có
thể biết bạn đang hầu việc Đức Chúa Trời? Hoặc làm tôi mọi cho tiền bạc?
5. Hãy đọc 6:25-34 Vì sao nghĩ đến tiền bạc quá nhiều sẽ dẫn đến sự lo
lắng? Chúa Giê-xu đưa ra lý do nào để khuyên chúng ta đừng lo lắng?
6. Theo lời Chúa Giê-xu, bạn sẽ hướng lòng và trí mình về điều gì để có sự
bình an về vấn đề tiền bạc?
Bố tôi có một số tiền chi trội ở Ngân hàng tương đương với số tiền đã gởi
Ngân hàng, nghĩa là sắp vỡ nợ. Các chứng từ thanh toán luôn được chi trả
ngay, như thể nếu không chúng tôi sẽ bị bỏ tù.
“Chúng tôi không thể chi trả nổi” - Lời nói ấy cứ vang vọng trong ngôi nhà
bé nhỏ của chúng tôi.
Tuy nhiên, tôi cũng không thể quên rằng bố tôi từng không ngần ngại mua
cho chính ông một nhà kính nhỏ, một cây đàn Mandoline đắt giá, sau đó là
một cây kèn Clarinet hảo hạng. Tôi không oán giận bố về những điều đó,
nhưng nghĩ rằng cuộc sống có lẽ sẽ dễ chịu hơn nếu mẹ tôi không phải lo
mọi việc trong gia đình. Với số tiền chi tiêu quá chắt bóp như thế. Phải chi
ba anh em chúng tôi có được vài xu bỏ túi! Tôi không thể tin rằng chỉ một sự
buông lỏng nhỏ trong kinh tế lại dẫn đến tình trạng chi trội không thể ngờ!
J.B.Phillips (Cái giá của sự thành công).
Ứng dụng:
Hiện nay mối bận tâm nhiều nhất của bạn về tiền bạc là gì?
Hãy nhớ lại thời gian bạn kinh nghiệm lẽ thật trong 6:33-34. Kể lại điều đã
xảy ra? Cảm nghĩ của bạn? Bạn học được gì về Đức Chúa Trời qua từng trải
đó. Điều này khích lệ bạn ra sao khi tin cậy Chúa trước những lo lắng hiện
tại về tài chính?
Những quyết định:
Hãy nghĩ về sự lo lắng nhiều nhất của bạn về tiền bạc. Viết ra lời cầu
nguyện, thưa với Chúa những cảm nghĩ thật của bạn trong sự lo lắng này.
Hãy tiếp tục viết lời cầu nguyện bằng cách trình dâng sự lo lắng cho Ngài
nhiều hơn. Nếu bài học tiếp tục trong những tuần lễ tới, bạn có thể xem và
đọc lại lời cầu nguyện này.
SỰ THAM TIỀN
Đọc Kinh Thánh: ITi1Tm 6:6-16; Mac Mc 10:17-31
Mở đầu:
“Tôi luôn muốn được giàu có, nhưng thật sự chẳng quan tâm đến việc phải
làm sao để giàu. Chúng ta mong có nhiều tiền, chỉ vì chưa bao giờ có. Bạn
luôn muốn những gì mình chưa có!” Mildred Olmstedd
Điều gì khiến người ta tham tiền?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc ITi1Tm 6:6-10. Kẻ ham giàu sẽ gặp những hiểm hoạ nào?
2. Người ta thường trưng dẫn sai câu 10 như sau: “Tiền bạc là cội rễ mọi
điều ác”. Bạn hãy so sánh tư tưởng của câu trên với nguyên văn Kinh Thánh
viết.
3. Sự tham tiền khiến con người không thoả lòng như thế nào?
4. Hãy đọc 6:11-15. Phao-lô dạy Ti-mô-thê những điều phải làm để chống
lại sự ham muốn của cải vật chất. Sự tham tiền huỷ hoại ý muốn làm những
điều lành như thế nào?
5. Hãy đọc Mac Mc 10:17-31. Theo bạn, điều “duy nhất” nào người trai trẻ
giàu có này còn thiếu?
6. Điều “duy nhất” ấy có liên quan gì đến việc anh ta phải bán hết gia tài
mình và giúp kẻ nghèo?
Trong câu chuyện này, vấn đề không phải của cải là điều ác, quan điểm ày
không thể có trong Kinh Thánh. Chúa không bảo người trai trẻ giàu có này
phải hoàn thiện đạo đức anh ta bằng cách giữ thêm một điều răn, cụ thể là
phải sống cách “khổ hạnh”, thánh khiết trong nghèo khó. Làm vậy, anh sẽ
luôn thiếu một điều “duy nhấty”, đó là: theo Chúa Giê-xu, tiếp nhận nước
Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giê-xu. Đối với anh ta,
điều này có nghĩa là anh phải từ bỏ mọi của cải và thí cho kẻ nghèo như một
điều kiện tiên quyết để theo Chúa. Nhưng trong khoảnh khắc quyết đinh rõ
ràng đây là điều anh không muốn vâng theo.
Reginale H.Fuller & Brian K.Rice.
Ứng dụng:
Có những điều nào trong cuộc sống thật sự đem đến cho bạn niềm vui?
Những điều ấy liên hệ thế nào với hiệu lực của tiền bạc?
Cách hiệu quả nhất để ít nghĩ về tiền bạc hơn, đó là phải yêu thích điều gì đó
nhiều hơn. Điều gì có thể thay thế được tiền bạc như đối tượng yêu thích của
bạn?
Những quyết định:
Hãy liệt kê những hoạt động ít tốn kém mà bạn thích. Trong những tuần lễ
tới, hãy bắt đầu thay thế những hoạt động tốn kém bằng những hoạt động ít
tốn kém hơn, không phải vì sự tự dối mình hay “ép xác”, nhưng vì bạn thích.
NGHẸT NGÒI VÌ TIỀN BẠC
Đọc Kinh Thánh: Mat Mt 13:18-23; ChCn 23:4-5
Mở đầu:
Khi những kẻ tống tiền ở toà nhà Watergate (Cơ quan đầu não của Đảng
Dân Chủ) đòi một số tiền để ém nhẹm vụ bê bối tài chính của các quan chức
“chóp bu” các viên chứa Nhà trắng nghĩ rằng hối lộ sẽ giải quyết được vấn
đề. “Món tiền đấm mõm” chỉ càng khiếm mọi việc tồi tệ hơn vì những đòi
hỏi cứ tăng lên. Luật sư Nhà trắng John Dean nhớ lại rằng mánh lới lừa này
đã gây sức ép làm kiệt quệ những con người đó phải thâu tóm tiền bạc rồi
bây giờ phải chi ra như vậy.
Fred Larue thường gọi điện thoại hoặc viết thư để tìm một lời khuyên. Anh
ta trông như một “cái máy” khiến tôi lo rằng anh có thể bị loạn trí. Tôi thấy
điều ấy đã xảy đến cho Kalmbach. Tôi thấy rằng dường như những kẻ sống
vì tiền luôn phải trả giá bằng sự kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Những ai
sống trong tình trạng làm những việc bất hợp pháp luôn đi theo một hướng
như nhau. Trước tiên, họ gặp một cú sốc, sau đó lâm vào một sức ép, rồi kiệt
sức và bế tắc. Cuối cùng tình trạng căng thẳng bắt đầu lộ ra. John Dean.
Dựa vào kinh nghiệm của bạn, có khi nào tiền bạc chỉ mang tính “hứa hẹn”
chớ không đem lại điều mình mong ước?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc Mat Mt 13:18-23, chú ý đặc biệt câu 22 (Nếu chưa nhớ ví dụ về
người gieo giống của Chúa Giê-xu, hãy đọc câu 1-8 để nhớ lại). Câu 22 mô
tả người nghe đạo và bắt đầu hưởng ứng. Điều gì “làm nghẹt ngòi” sự hưởng
ứng của anh ta và khiến anh ta không kết quả?
2. Bản chất tiền bạc vốn vô tri vô giác và không làm được gì, vậy làm sao nó
có thể “lừa dối” chúng ta?
3. Hãy nhớ lại lúc bạn nhận biết ý nghĩa c.22 xảy ra trong đời sống bạn. Khi
nào và bằng cách nào bạn nhận ra sự cám dỗ ấy? Bạn đã hành động ra sao
trước hoàn cảnh ấy?
4. Hãy đọc ChCn 23:4-5. Câu 4 bày tỏ một lẽ thật nào thể hiện ở c.5?
5. Lẽ thật trong lời châm ngôn này đem đến sự thoả lòng (chớ không phải sự
nản lòng) ra sao?
Khi Kinh tế phát triển thuận lợi, thần tượng xuất hiện do chính tay chúng ta
dựng nên đã trở thành một quyền lực gây sức ép trên chúng ta. Người tin
Chúa như người ngoại, cuối cùng cũng đều có trong tay của cải vật chất, để
mặc cho những ảnh hưởng, tiện nghi và quyền thế trong xã hội điều khiển
chúng ta như những thần tượng.
Bob Goudzwaard.
Ứng dụng:
Bạn đầy đủ về tài chính không? Giải thích câu trả lời của bạn.
Hãy kể một số cách đánh giá sai lầm về thực trạng chúng ta “đủ” hoặc
“thiếu” tiền?
Dựa trên đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh khác bạn đã học
về vấn đề tiền bạc, theo bạn, có cách nào tốt nhất để xác định bạn “đủ” hay
“thiếu” tiền?
Những quyết định:
Hãy nhớ lại khi bạn trưởng thành. Gia đình bạn có thái độ nào về tiền bạc?
Bạn đã sống với những giá trị và mong đợi nào ở tiền bạc trong tuổi trưởng
thành? Điều nào đúng? Điều nào chưa đúng? Hãy dành thời gian xem xét lại
những tư tưởng về tiền bạc đã thấm nhuần trong bạn và cách sử dụng tiền
bạc dưới ánh sáng của lời Chúa.
TIÊU TIỀN
Đọc Kinh Thánh: IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1, 2
Mở đầu:
Ngày kia, tôi đến Cửa hiệu Dayton chỉ để mua những bộ Com-lê... không ai
buộc tội phải mặc Com-lê đi làm, nhưng tôi bắt đầu mặc vì nghĩ rằng nếu cất
chúng vào tủ đồ, chúng sẽ bị đề-mốt. Nó như thể thuốc phiện, và tôi phải nói
“không”. Will Pitts.
Có bao giờ bạn có cảm giác bị buộc phải tiêu tiền?
Bạn đựa trên tiêu chuẩn nào để biết sự khác nhau giữa cách tiêu tiền khôn
ngoan và dại dột?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc qua IVua 1V 10:14-29. Bạn mô tả cách tiêu tiền của vua Sa-lô-
môn ra sao?
2. Hãy để ý những thứ Sa-lô-môn mua hoặc đặt làm cho ông. Theo bạn, ông
thực sự muốn mua những gì?
3. Hãy xem qua Nha Dc 2:1-11. Đa số học giả đều cho rằng đây là bài ca Sa-
lô-môn viết theo quan điểm trong những năm cuối đời ông. Nhìn lại cuộc
đời mình, Sa-lô-môn đã rút ra những quan điểm nào về mọi dự án lớn của
ông?
4. Có lẽ, bạn chưa từng có cơ hội tiêu tiền ở cấp “Sa-lô-môn”, nhưng có khi
nào bạn không thoả lòng với “thành quả” tiêu tiền của mình giống như Sa-
lô-môn?
5. Hãy đọc EsIs 55:1, 2 Thay vì cố tiêu tiền theo ý riêng mình để được thoả
lòng, Đức Chúa Trời cho chúng ta biết một giải pháp tốt hơn, giải pháp đó
như thế nào?
6.Theo bạn, người “vui thích trong của béo” được hứa hẹn điều gì?
Khi quốc gia lâm vào tình trạng sa sút về kinh tế giữa thập niên 70, ngành
xây dựng ở Colorado Sprine cũng bị ảnh hưởng xấu. Nhiều người bị mất
việc và ngành thương mại phát triển rất chậm. Các bạn tôi trong ngành xây
dựng gặp cảnh ngặt nghèo về tài chính. Một buổi tối nọ, sau buổi nhóm ở
nhà tôi, họ còn nán lại để nói chuyện. Thay vì chán nản, bi quan, họ lộ vẻ
vui mừng, phấn khởi và bày tỏ những điều Đức Chúa Trời thực hiện trong
đời sống họ. Phản ứng của họ khiến chúng tôi ngạc nhiên khi biết rõ hoàn
cảnh họ.
Họ kể rằng: “Hôm nay, chúng tôi chỉ bán những xe trượt tuyết vài chiếc xe
máy và dụng cụ giải trí khác mà chúng tôi cho rằng chỉ nên có khi nào có
nhiều tiền. Từ khi bán đi những thứ này, chúng tôi nhận ra mình chẳng cần
đến chúng. Thật sự, gia đình chúng tôi hạnh phúc hơn. Điều này thật đã yên
ủi chúng tôi hơn những gì mình mong đợi. Lúc dư thừa tiền, chúng tôi
dường như có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng chẳng khiến chúng
tôi vui vẻ gì cả. Chúng tôi đã học được một bài học đích thực”
Jerry & Mary White.
Ứng dụng:
Bạn nghĩ gì về câu nói: “Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống là những
thứ không mất tiền mua?
Đây là cách diễn giải phóng đại của đoạn Kinh Thánh EsIs 55:1-2, ý muốn
chúng ta không nên tiêu tiền quá nhiều ngoại trừ những thứ cần thiết cơ bản
cho đời sống. Đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh bạn đã đọc
qua trong bài học ảnh hưởng ra sao đến cách bạn tiêu tiền hầu có thể sử dụng
tiền bạc khôn ngoan hơn?
Những quyết định:
Hãy nghĩ ra mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm tới. Bạn có thể kể chi
tiết: Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bạn muốn sống ở môi trường nào? Bạn
còn có mục tiêu nào khác không? Bạn tưởng tượng mình sẽ làm gì để đáp
ứng nhiệm vụ Chúa giao? Bạn dự định làm gì để mở rộng hiểu biết và những
khả năng của mình? Bạn sẽ phục vụ tha nhân ra sao? Hãy dành thời gian
xem lại những mục tiêu về tài chánh của mình theo quan niệm của những
mục tiêu sống này.
CÁI GIÁ CỦA NỢ NẦN
Đọc Kinh Thánh: PhuDnl 28:1-14; ChCn 22:7
Mở đầu:
Có lần trong đời, tôi muốn có ngay một thứ gì đó trước khi nó bị hư! Tôi
luôn chạy đua với đống đồ đồng nát!... Người ta định thời gian cho những
thứ này để khi bạn mua, có thể tận dụng nó!
Hãy liệt kê những thứ bạn mua nợ. Có lẽ sẽ có những thứ cần thiết và những
thứ không cần dùng. Những thứ nào bạn cảm thấy ích lợi và những thứ nào
khiến bạn lo nghĩ (hoặc nghi ngờ)?
Suy gẫm:
1. PhuDnl 28:1-14 mô tả những ơn phước và những lời rủa sả dành cho dân
Y-sơ-ra-ên khi họ đến vùng đất hứa: Nếu vâng phục Đức Chúa Trời, họ lãnh
ơn phước. Nếu bất trung, họ sẽ bị rủa sả. Hãy đọc câu 12-13 (một trong
những ơn phước cho kẻ vâng phục) và câu 43-44 (một trong những sự rủa sả
dành cho kẻ bất trung). Trong đoạn Kinh Thánh này, “vay” và “cho vay”
được mô tả ra sao?
2. Hãy đọc ChCn 22:7. So sánh nguyên tắc này với PhuDnl 28:1-14.
Trong thời Kinh Thánh, người ta mắc nợ vì những lý do khác hẳn với việc
vay nợ ở thời đại chúng ta. Người nghèo đôi lúc buộc phải vay tiền để trang
trải chi tiêu hằng ngày hoặc để đóng thuế (ví dụ ở trường hợp trong NeNe
5:1-12). Việc cho người nghèo vay nợ phải được thực hiện với mục đích cứu
giúp chớ không nhằm kiếm lời (LeLv 25:35-37). Đó là lý do vì sao Kinh
Thánh dù nói nhiều về việc vay và cho vay, nhưng khó tìm ra câu Kinh
Thánh nào thích hợp với quan niệm vay nợ của chúng ta ngày nay: vay tiền
để mua những thứ không cần thiết!
3. Trong Mat Mt 6:25-34 (Bài 1) Chúa Giê-xu khuyên chúng ta đừng lo
lắng. Việc vay nợ có thể khiến sự lo lắng ấy tăng lên như thế nào?
4. Ý niệm về việc vay nợ làm người ta “mê đắm về của cải ra sao? (13:22-
Bài 3)
Có lẽ sự thay đổi đáng kể nhất về kinh tế ở cuối thế kỷ 20 này là do sự giàu
có “nhanh chóng” (gọi là “tín dụng”) của hàng triệu gia đình người Mỹ...
Giàu có do vay nợ chỉ là ảo ảnh thoáng qua, không thể tồn tại lâu. Vay nợ
không giải quyết được nan đề mà còn làm cho nan đề càng trở nên nan giải
hơn!
Ứng dụng:
“Người giàu quản hạt kẻ nghèo;
Kẻ nào mượn là tôi tớ của kẻ cho mượn”
Bạn có từng trải thực tế về ý nghĩa của ChCn 22:7 chưa? Hãy chia xẻ từng
trải của bạn.
Trong những trường hợp nào bạn cho rằng việc “mua chịu” là điều ích lợi?
Bạn có điều gì muốn xem xét lại qua thực tế “mắc nợ”?
Những quyết định:
Có lẽ bạn nhận ra mình đã mắc nợ đến nỗi không kiểm soát được, hoặc ít ra
cũng biết mình nợ quá nhiều. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn quan tâm
đến mỗi lĩnh vực đời sống bạn, kể cả vấn đề tài chính. Ngài không muốn
trách mắng bạn, nhưng muốn giúp bạn có sự chọn lựa khôn ngoan hơn.
Bạn hãy nghĩ đến những cách thực tế để giảm nợ và tránh mắc nợ thêm. Có
thể bạn muốn tìm lời khuyên về vấn đề tái chính qua những buổi nhóm ở
nhà thờ, qua những buổi thảo luận về vấn đề tài chính hoặc qua sách vở. Hãy
viết ra một kế hoạch cụ thể để loại ra một hay hai lĩnh vực của vấn đề tiêu
tiền.
TIẾT KIỆM HAY TÍCH TRỮ?
Đọc Kinh Thánh: SaSt 41:46-57; LuLc 12:16-21
Mở đầu:
Sách Guinness về những kỳ công và sự kiện lạ (1975) có kể một câu chuyện
của một người keo kiệt tên Hetty Green, chết năm 1916, để lại một gia sản
95 triệu đô la. Nhưng bà đã sống trong cảnh nghèo nàn, ăn những bữa ăn
đạm bạc nguội lạnh, không muốn hâm nóng vì sợ tốn kém. Con trai bà bị
bệnh nhiễm trùng, kết quả là một chân nó phải bị cắt đi vì người mẹ này đã
trì hoãn quá lâu để cố tìm đến “dịch vụ y tế miễn phí”. Hetty chết vì một cơn
đột quỵ khi đang tranh luận rằng “hớt bọt sữa” cũng bổ như sữa nguyên
chất!
Bạn nghĩ thế nào về tài khoản tiết kiệm của mình (nếu có). Đó là một kế
hoạch khôn ngoan, mơ tưởng, một hy vọng cho tương lai hay một điều gây
hiểm hoạ?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc SaSt 41:46-57 (Sự kiện: Bị bán làm nô lệ tại Ê-díp-tô, Giô-sép
khiến chủ ông cảm kích bởi sự khôn ngoan và đời sống tin kính. Sau đó ông
bị người ta vu oan và bị cầm tù. Tại đây, ông vẫn sống trung tín. Đức Chúa
Trời ban cho ông khả năng giải mộng cho Pha-ra-ôn. Theo giấc mộng, sẽ có
7 năm dư dật và tiếp theo sẽ là 7 năm đói kém. Khi Giô-sép đề xuất chương
trình thâu góp mùa màng phòng khi hữu sự, Pha-ra-ôn liền cất nhắc Giô-sép
lên địa vị cao trọng xứ Ê-díp-tô).
Bảy năm dư dật chắc sẽ khiến dân Ê-díp-tô ngủ mê với cảm giác yên tâm và
thoải mái. Điều gì khiến họ bị bốc đồng trong những năm tháng hưng thịnh
ấy?
2. Giô-sép hành động theo những nguyên tắc khôn ngoan nào để cứu Ê-díp-
tô thoát khỏi nạn đói?
3. Giô-sép có một ưu thế, đó là ông biết chắc thời điểm hưng thịnh và đói
kém của Ê-díp-tô. Những lãnh vực nào trong kế hoạch của ông luôn là
những gương khôn ngoan cho chúng ta noi theo, dù chúng ta không biết
tương lai?
4. Hãy đọc LuLc 12:16-21. Giô-sép ở Ê-díp-tô thâu góp lúa mì cho tương
lai, và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu cũng làm vậy. Hai
hoàn cảnh này giống nhau ra sao?
5. Theo bạn, có những điểm khác nhau nào giữa Giô-sép và người giàu trong
câu chuyện của Chúa Giê-xu?
6. Theo bạn, sai lầm tai hại của người giàu này là gì?
Là Cơ Đốc nhân, việc tiết kiệm tiền bạc là vấn đề khôn ngoan khác với việc
cố gắng làm cho mình trở nên nổi tiếng. Tiết kiệm tiền bạc có nghĩa là để
dành tiền chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn hoặc những khoản chi phí đặc biệt
mà không sợ vướng vào những cám dỗ làm cho sa ngã. Vấn đề dành cho Cơ
Đốc nhân là: Làm sao chúng ta có thể để dành tiền cho những việc sẽ cần
đến mà không lo lắng về những điều không biết chắc?
Ứng dụng:
Bạn để dành tiền với mục đích gì? Mục đích ấy như thế nào nếu so với mục
đích của Giô-sép? Của người giàu ngu dại?
Bạn noi gương Giô-sép theo những bước nào để tránh phạm sai lầm như
người giàu ngu dại kia? (Trước tiên hãy nghĩ về thái độ, sau đó là hành
động).
Những quyết định:
Hãy tưởng tượng: toàn bộ số tiền dành dụm của bạn bỗng nhiên bị mất sạch.
Hãy viết ra cảm nghĩ của bạn, mối lo sợ của bạn, bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
Điều này thay đổi mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời ra sao? Nếu điều
này thật đã xảy đến cho bạn, hãy viết ra từng trải thật của bạn.
BAN CHO: SẴN LÒNG HAY “GẮNG GƯỢNG”?
Đọc Kinh Thánh: IICo 2Cr 8:1-15; 9:1-15
Mở đầu:
Trong một cuốn sách của Studs Terkel (The Great Divide), tài xế Sam
Tacbert kể rằng: Khi đang ở trong một tiệm tạp hoá, tôi thấy một người bước
vào xin đổi một món đồ để có 5 đôla tiền mặt. Anh ta cho biết, anh không có
tiền và đang đói, nhưng người thủ quỹ từ chối. Tôi tình nguyện cho người
này 5 đôla. Anh ta nói: “Ông đùa đấy à!”. Anh ta hỏi: “Vì sao ông làm vậy?
Người ta không muốn đổi tiền cho tôi nhưng ông lại khác”. Tôi nói: “Buddy
ơi, tôi đi xe không tốn tiền, xuất thân từ gia đình nghèo, có mặt khắp mọi nơi
và được người khác giúp đỡ. Đây là 5 đôla.” Anh ta đáp: “Tôi hy vọng có
thể đáp lại tấm lòng rộng rãi này!” Tôi nói: ”Đừng trả lại cho tôi, hãy cho
bất cứ ai anh gặp trên đường”.
* Khi nào bạn cảm thấy dễ rộng rãi nhất đối với số tiền mình có?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc IICo 2Cr 8:1-15 (Trong những ngày đầu của Hội thánh Chúa, đã
xảy ra một cơn đói kém trong thế giới La-mã. Phao-lô muốn đi thăm Hội
thánh Cô-rinh-tô để nhận tiền quyên góp của tín hữu Cô-rinh-tô và mang đến
Giê-ru-sa-lem cứu trợ cho tín hữu ở đây). Người Ma-xê-đoan đã làm gương
tốt về sự quyên góp rời rộng như thế nào?
2. Câu 5 nâng cao tinh thần ban cho đó vượt ngoài phạm vi đồng tiền ra sao?
3. Những yếu tố tích cực nào Phao-lô tìm thấy khi tiếp xúc với người Ma-xê-
đoan?
4. Chúa Giê-xu là tấm gương điển hình về sự ban cho như thế nào?
5. Hãy đọc 9:1-5. Thái độ Phao-lô đã thay đổi. Ông bày tỏ sự hiểu biết về
bản tính con người ra sao khi tiếp tục viết về sự ban cho được dự tính sẵn
sàng của tín hữu Cô-rinh-tô?
6. Hãy đọc 9:6-11. Có lời hứa nào trong đoạn này? Lời hứa ấy có thể bị lạm
dụng ra sao?
7. Hãy đọc 9:12-15. Việc ban cho rời rộng trong tinh thần đúng đắn sẽ sinh
kết quả gì?
Điều chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh, đó là “nhiệm vụ quản gia suốt
đời”. Nếu chấp nhận tiền đề “thế gian thuộc về Chúa”, vậy vấn đề không còn
là “tôi phải biệt riêng ra bao nhiêu trong số tiền của mình?”, nhưng câu hỏi
phải là: “Tôi được giữ lại bao nhiêu tiền của Chúa?” Có quan niệm cho rằng
nếu chúng ta đã dâng Chúa 1/10 vậy số tiền còn lại là việc riêng của chúng
ta. Suy nghĩ đó không thích hợp với Kinh Thánh. Thế gian này thuộc về
Chúa, vì vậy mọi thứ ta có cũng thuộc về Ngài!
Tom Sine.
Ứng dụng:
Bạn quyết định dâng hiến trên cơ sở nào?
Cơ sở để bạn dâng hiến so sánh thế nào với người Ma-xê-đoan ở 8:1-5?
Khi cảm thấy mình không có điều kiện dâng hiến, lời hứa trong 9:8-11 khích
lệ bạn ra sao?
Những quyết định:
Bạn đã dâng mình cho Chúa và cho những người gặp khó khăn chưa? Đây là
điều trước tiên bạn cần xem xét trước khi tính toán số tiền mình dâng. Hãy
phác thảo một sơ đồ trình bày mọi nguồn tài nguyên bạn có, không kể tiền
bạc: tài năng, kiến thức, thời gian, phương tiện vật chất. Bạn có thể làm
người bạn cho sẵn lòng về những điều mình có như thế nào trong những
tuần lễ tới? Hãy lập một kế hoạch đơn giản cho mình.
TÔI MUỐN, NHƯNG TÔI CÓ “CẦN” KHÔNG”
Đọc Kinh Thánh: LuLc 12:22-34; Mat Mt 7:7-12
Mở đầu:
Với các sinh viên người Nga, việc tôi ca thán về vật giá sinh hoạt là điều
khiến họ không hiểu nổi. Đối với họ, tôi giàu như “vua” và tiêu tiền như
“nước”. Khi tôi đề cập đến máy giặt, nhà cửa, xe hơi, những kỳ nghỉ, họ lắc
đầu, mỉm cười nhìn tôi như thể muốn nói: “Ồ, vâng, tôi đã biết “tuýp” sống
của người Mỹ tên John D.Rockerfeller rồi!”
Tác động của cái nhìn sâu lắng này có sức thuyết phục đánh dạt “thẻ tín
dụng” ra khỏi tâm trí tôi hơn bất cứ lời khuyên nào.
Giáo sư Anh ngữ Robert Hghes.
* Bạn quyết định ra sao khi cần một thứ gì đó?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc LuLc 12:22-34 Chúa phán: “Cha các ngươi biết các ngươi cần
dùng mọi sự đó rồi” (c.30). Theo bạn, Đức Chúa Trời định liệu ra sao về
điều chúng ta cần?
2. Theo bạn, những điều Chúa biết bạn cần có giống với nhu cầu của bạn
không? Giải thích câu trả lời của bạn.
3. Giải đáp của bạn ở câu hỏi số 2 cho bạn biết điều gì về mối liên hệ của
bạn với Đức Chúa Trời?
4. Hãy đọc Mat Mt 7:7-12 Xin bạn cho biết lời hứa quan trọng trong đoạn
Kinh Thánh này là gì?
5. Vì sao Đức Chúa Trời vui lòng ban những điều tốt cho con cái Ngài?
6. Bạn thử nghĩ xem: nếu người con xin Cha nó “đá” hoặc “rắn” (thay vì xin
bánh hoặc cá), vậy người cha nhân từ có đồng ý không?
Joanne Martin ở trường Doanh thương Stanford tiên đoán: “Trong vài năm
tới, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng dữ dội nhất của những khủng hoảng
trên đà lao nhanh mà quốc gia này chưa từng gặp”. Nhiều người trong chúng
ta đều biết về tình trạng thất bại của những người đeo đuổi quyền lực thoáng
qua, tiền bạc và những mục tiêu trần tục. Vậy chúng ta hãy sẵn sàng rao tin
lành của Chúa Giê-xu. Đấng Hằng Hữu cho những kẻ vỡ mộng vì đầy tham
vọng nghề nghiệp!
Charles Colsm (1985)
Ứng dụng:
Ý niệm về điều bạn “muốn” và điều bạn ‘cần” đang thay đổi ra sao khi bạn
sốt sắng về công việc của Chúa? Hãy kể vài điển hình trong đời sống bạn?
Những lãnh vực nào giữa ‘cái muốn” và “cái cần” đang “tranh chiến” trong
lòng bạn?
Những quyết định:
Bạn hãy thực hiện những bản liệt kê sau đây: một bản ghi những “thứ bạn
cần”, bản thứ hai ghi “đồ xa xỉ hằng ngày”, bản thứ ba ghi “những ước muốn
mãnh liệt nhất”. Sau đó, hãy trình dâng mọi bản liệt kê này cho Đức Chúa
Trời như thể một đứa con kể những nhu cầu cho cha mình biết. Hãy để Đức
Chúa Trời ban phát hoặc giữ lại bất cứ những điều gì Ngài thấy tốt lành.
CHÚ GIẢI CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Là người hướng dẫn nhóm, vai trò chính của bạn là giữ cho buổi thảo luận đi
đúng mục tiêu. Bạn không cần phải là người am hiểu tất cả hoặc phải trả lời
mọi câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là đặt câu hỏi, chớ không phải giải thích.
Những câu hỏi trong phần thảo luận sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện buổi thảo
luận có ý nghĩa.
Mỗi người trong nhóm nên có một tập tài liệu này và có thể thay phiên
hướng dẫn.
Chuẩn bị hướng dẫn:
1. Hãy đọc và suy gẫm đoạn Kinh Thánh cũng như xem thông tin có liên
quan trước, xin Chúa giúp bạn hiểu và áp dụng đoạn Kinh Thánh vào đời
sống.
2. Cầu nguyện cho từng người trong nhóm, xin Chúa dọn lòng mỗi người để
nhận lẽ thật từ bài học hầu có thể thay đổi đời sống họ.
3. Hãy nắm vững những lời chú giải trong phần hướng dẫn của bài học sắp
thảo luận. Những chú giải này cung cấp cho bạn dữ kiện và lời bình về một
số câu hỏi. Ghi những ý kiến bổ ích vào khoảng trống dưới những câu hỏi.
Hướng dẫn học Kinh Thánh:
1. Bắt đầu và kết thúc bài học đúng giờ.
2. Hãy đại diện nhóm cầu nguyện hoặc mời người khác cầu nguyện đầu giờ
học.
3. Hãy giải thích rằng bài học đưa ra để thảo luận chớ không phải để “diễn
thuyết”. Nên khích lệ mỗi người tham gia thảo luận, đừng ép những người
nhút nhát phải phát biểu trong vài buổi học đầu.
4. Mở đầu buổi thảo luận bằng cách đọc lớn phần mở đầu và thảo luận
những câu hỏi tiếp theo.
5. Đọc lớn đoạn Kinh Thánh hoặc mời người khác đọc. Đọc những câu hỏi
trong phần suy gẫm và khích lệ mọi người tham gia thảo luận. Đừng ngại sự
yên lặng. Hãy dành thời gian để mọi người có câu trả lời sâu sắc.
6. Đừng đặt câu hỏi của riêng bạn. Nếu cần, hãy lặp lại hoặc làm rõ ý nghĩa
câu hỏi cho đến khi mọi người có thể hiểu rõ.
7. Nếu có một câu hỏi nêu ra khiến bạn không thể trả lời được, đừng ngại
khi phải thừa nhận bạn không hiểu câu hỏi đó. Hãy phân công chủ đề này
cho một người nào đó như một công trình nghiên cứu để có thể trình bày lại
trong buổi nhóm kế tiếp.
8. Nếu vấn đề thảo luận bị chệch theo một hướng khác, hãy trở lại thảo luận
trực tiếp chủ đề chính. Dĩ nhiên đôi khi việc thảo luận ngoài lề cũng cần
thiết. Bạn hãy nhạy cảm về Đức Thánh Linh về nhu cầu của nhóm.
9. Hãy bảo đảm dành đủ thời gian cho những câu hỏi ứng dụng trong phần
ứng dụng của bài học. Mục đích của những bài học này nhằm thay đổi đời
sống chúng ta.
10. Hãy kết thúc buổi thảo luận bằng sự cầu nguyện riêng và cụ thể cho mỗi
cá nhân, xin Chúa giúp bạn vâng theo những điều đã học.
BÀI 1:
Câu 3: Câu nói này rất đúng, Chúng ta có thể kể ra những tín hữu sung túc
đã sử dụng của cải Chúa ban để trung tín hầu việc Đấng ban phát. Đồng thời,
câu 19-21 cho biết của cải thế gian có thể huỷ hoại tấm lòng chúng ta. Chúa
Giê-xu muốn nói rằng: nếu chúng ta có tiền, lòng chúng ta khá nghĩ đến Đức
Chúa Trời hơn. Không phải chúng ta lúc nào cũng bị buộc phải chọn lựa
giữa tiền bạc và Đức Chúa Trời, nhưng Ngài muốn chúng ta luôn chọn điều
gì chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống mình.
Câu 5: Rõ ràng là bởi vì chúng ta chẳng bao giờ có đủ tiền! Hãy khích lệ
nhóm thảo luận sâu hơn bằng cách đặt thêm những câu hỏi phụ như “Chúng
ta đang lo sợ điều gì? Đó có phải là điều tệ hại nhất có thể xảy đến? Đức
Chúa Trời có thể sử dụng điều gì để đáp ứng nhu cầu chúng ta?
Câu 6: Hãy sử dụng câu hỏi này để củng cố vấn đề: “sự bình an về tiền bạc
không phải là cảm giác ta cố tạo ra nhưng đó là kết quả tự nhiên của sự tin
cậy nơi Đức Chúa Trời”.
BÀI 2:
Câu 1: Hiểm hoạ về đạo đức con người không ở tại cính tiền bạc, nhưng ở
tại sự tham lam quá đáng của chúng ta về tiền bạc, khiến cho lòng yêu mến
Đức Chúa Trời trong chúng ta bị “chiếm chỗ”. Đó cũng là ý nghĩa nguyên
tắc Kinh Thánh bày tỏ: tội lỗi không ở tại bất cứ đối tượng đặc biệt nào
nhưng ở chính sự tôn cao quá mức của chúng ta đối với đối tượng đó như
một thần tượng giả dối.
Câu 2: Như mọi thần tượng giả dối, tiền bạc mang tính hứa hẹn nhiều hơn
đem lại điều ta mong muốn - đó là chủ đề chúng ta sẽ học sâu hơn ở những
buổi học tới.
Câu 6: Trong hoàn cảnh của người này, do ham giàu muốn giữ lại của cải,
anh ta bị mắc bẫy bởi những ham mê khác, đến nỗi việc đi theo Chúa Giê-xu
không thể trở thành khao khát lớn nhất của anh.
BÀI 3:
Câu 2: Có thể trả lời theo 2 cách: chúng ta tự lừa dối mình do “tưởng tượng”
những gì tiền bạc có thể đem đến cho mình, hoặc Sa-tan lừa dối chúng ta.
Câu 5: câu châm ngôn này ý nói: thật vô ích khi lãng phí thời gian và công
sức để thâu tóm tiền bạc như “một tình trạng an toàn”. Chúng ta có cảm giác
an toàn giả dối tiền bạc có thể mất đi bất cứ lúc nào. Hãy thoát khỏi sự
cưỡng bách về việc thâu tóm tiền bạc hầu có thể hưởng cuộc sống tự do
ngay bây giờ.
BÀI 4:
Câu 4: Câu trả lời có thể làm những người trong nhóm bối rối, vì không ai
trong chúng ta dám thừa nhận mình đã tiêu tiền cách thiếu khôn ngoan. Nếu
không ai tình nguyện chia xẻ, bạn hãy can đảm chia xẻ trước kinh nghiệm
của riêng mình. Những chia xẻ này có thể vừa nực cười vừa bi thảm!
Câu 6: Hãy khích lệ nhóm suy nghĩ và chia xẻ về những ơn phước trong tình
yêu Chúa, là những điều tiền bạc không thể mua được.
BÀI 5:
Câu 1: Hình ảnh” cho kẻ khác vay nhưng không vay ai” được mô tả theo
cách mọi người đều mong muốn.
Câu 3: “Làm sao tôi có thể trả mọi khoản này?” là câu hỏi day dứt đặt ra cho
những ai vay nợ.
BÀI 6:
Câu 1: Có lẽ họ đã sống trong một thời gian hưng thịnh và tiêu pha những gì
họ có, vì nghĩ rằng họ sẽ luôn luôn dư dật. Câu hỏi kế tiếp có thể là: “Điều
đó khác với cách chúng ta hành động trong thời hưng thịnh ra sao?”
Câu 5: Giô-sép và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu khác nhau
ở những điểm sau: khôn ngoan chớ không ngu dại, quan tâm đến cả dân tộc
chớ không dự trữ cho bản thân, luôn nghĩ đến Đức Chúa Trời (có thể thấy
qua những tên Giô-sép đặt cho các con mình) chớ không phải “tôi...tôi...tôi”
và chẳng biết đến Đức Chúa Trời.
BÀI 7:
Câu 1: Họ dâng hiến rời rộng với lòng vui mừng thậm chí vượt quá sự nghèo
khó của họ (c.2). họ còn nài xin được dự phần dâng hiến (c.4). Trước tiên họ
dâng chính mình cho Chúa và sau cho các thánh đồ (c.5)
Câu 2: Sự dâng mình của người Ma-xê-đoan đi trước việc dâng tiền. Một khi
tấm lòng chúng ta được dâng hiến, việc ban phát tài chính tự nhiên sẽ rộng
rời.
Câu 3: Phao-lô đề cao tính rộng rãi của người Ma-xê-đoan không phải để chỉ
trích lỗi lầm của tín hữu Cô-rinh-tô nhưng ông muốn nói về sự nhân từ của
Đức Chúa Trời, đã khiến một Hội thánh nghèo nàn có lòng rộng rãi. Ông
cũng khen ngợi về những điều tốt đẹp mà tín hữu Cô-rinh-tô đã làm. Ong
luôn nhắc nhở họ rằng sự ban cho phải xuất phát từ lòng tự nguyện (c.3-
4,8,12). Ong khích lệ họ bày tỏ ý muốn tốt lành qua việc làm phải lẽ. Và ông
cũng nhấn mạnh rằng sự ban cho của Cơ Đốc nhân là hành động tương trợ
hầu có thể chia xẻ gánh nặng cho nhau.
BÀI 8:
Câu 1-3: Câu trả lời sẽ cho thấy các nhóm nhìn những giá trị và ưu tiên hàng
đầu khác nhau. Nếu nhóm thấy câu trả lời của mình mâu thuẫn với mối liên
hệ của bản thân với Đức Chúa Trời, vậy mâu thuẫn ấy có thể do 2 nguyên
nhân: Hoặc chúng ta không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời về những gì
chúng ta đang có, hoặc chúng ta hiểu nhưng không muốn sống theo ý Ngài.
hãy khích lệ nhóm giải quyết mâu thuẫn bằng cách tìm hiểu thêm lời Kinh
Thánh dạy về ý muốn Đức Chúa Trời đối với điều chúng ta có và qua cách
sống phù hợp ý muốn của Đức Chúa Trời.

More Related Content

Viewers also liked

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 
ABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERAdrian Ramirez
 
Diapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclosDiapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclos003490
 
Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso  Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso Adrian Ramirez
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLong Do Hoang
 
Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Vikram Rana
 
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefenseAutonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefensePriyanka Aash
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 

Viewers also liked (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
ABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ER
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Prueba II_Luis Alvarado
Prueba II_Luis AlvaradoPrueba II_Luis Alvarado
Prueba II_Luis Alvarado
 
Ensayo
EnsayoEnsayo
Ensayo
 
Eu Escolh[1]..
Eu Escolh[1]..Eu Escolh[1]..
Eu Escolh[1]..
 
Final ingles
Final inglesFinal ingles
Final ingles
 
Diapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclosDiapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclos
 
FGauthResume2
FGauthResume2FGauthResume2
FGauthResume2
 
Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso  Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep la
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01
 
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefenseAutonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 

Similar to Quy luat tien bac

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich su
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich suBi quyet lam giau vi dai nhat trong lich su
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich suninhcute12345
 
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)Audio Của Bạn
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauRedBag Việt Nam
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúNguyễn Huyền
 
Ebook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheoEbook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheoHoàng Độ
 
Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1foriandu
 
Day con lam giau tap 2
Day con lam giau tap 2Day con lam giau tap 2
Day con lam giau tap 2Bảy Nguyễn
 
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạcTập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạcKhanh Freelancers
 
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnKhanh Freelancers
 
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Thiết
 

Similar to Quy luat tien bac (20)

Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich su
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich suBi quyet lam giau vi dai nhat trong lich su
Bi quyet lam giau vi dai nhat trong lich su
 
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Bi mat cho nhan
 Bi mat cho nhan Bi mat cho nhan
Bi mat cho nhan
 
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
 
Bi mat cho_nhan
Bi mat cho_nhanBi mat cho_nhan
Bi mat cho_nhan
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phú
 
So 172
So 172So 172
So 172
 
Chagiauchangheo
ChagiauchangheoChagiauchangheo
Chagiauchangheo
 
Ebook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheoEbook cha-giau-cha-ngheo
Ebook cha-giau-cha-ngheo
 
Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1Day con lam giau tap 1
Day con lam giau tap 1
 
Day con lam giau tap 2
Day con lam giau tap 2Day con lam giau tap 2
Day con lam giau tap 2
 
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạcTập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc
Tập 2 - Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc
 
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
 
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
Tải sách “Dạy con làm giàu” full 13 tập (pdf + miễn phí)
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (14)

Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 

Recently uploaded

Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 

Quy luat tien bac

  • 1. QUY LUẬT TIỀN BẠC Cách sử dụng tài liệu học Lời mở đầu Bài 1: Ai là chủ? (Mat Mt 6:19-34) Bài 2: Sự tham tiền (ITi1Tm 6:6-16; Mac Mc 10:17-31) Bài 3: Nghẹt ngòi vì tiền bạc (Mat Mt 13:18-23; ChCn 23:4-5) Bài 4: Tiêu tiền (IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1-2) Bài 5: Cái giá của nợ nần (PhuDnl 28:1-44; ChCn 22:7) Bài 6: Tiết kiệm hay tích trữ? (SaSt 41:46-57; LuLc 12:16-21) Bài 7: Ban cho: sẵn lòng hay gắng gượng? (IICo 2Cr 8:1-15; 9:1-15) Bài 8: Tôi muốn, nhưng tôi có “cần” không? (LuLc 12:22-34; Mat Mt 7:7- 12) Chú giải dành cho người hướng dẫn “Sách là bạn, nếu trân trọng nó, chúng ta được nhắc nhở những điều tốt lành nhất” Earl Palmer CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỌC Tài liệu này được soạn ra cho “những người năng động”. Bạn có thể sử dụng tài liệu này để học nhóm hoặc tĩnh nguyện ở nhà. Mỗi bài học chỉ mất khoản 30 phút để thảo luận. Nếu có nhiều thời gian hơn, nhóm bạn có thể dành nhiều thời gian cầu nguyện và chia xẻ với nhau. Những bài học trong tài liệu này đề cập những vấn đề quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Theo quan điểm Kinh Thánh. Mục đích chính của bài học nhằm giúp bạn áp dụng Lời Chúa vào đời sống hằng ngày. Do đó, mỗi bài học bao gồm 3 phần: 1. Phần mở đầu: Bài học mở đầu bằng lời gợi ý thảo luận, có thể là lời thăm hỏi ngắn, lời trích dẫn gây sự hứng thú hay một mẫu chuyện làm nảy sinh nan đề hầu đưa đến cuộc thảo luận và rút ra ý kiến. Hãy dành 5 phút cho sự mở đầu này. Nó sẽ giúp bạn tập trung vào chủ đề bài học cũng như lôi cuốn những người tham gia vào buổi thảo luận. 2. Suy gẫm: Đây là phần tập trung vào phân đoạn Kinh Thánh với 4-6 câu hỏi đưa ra sự kiện và ý nghĩa phân đoạn đó. Những câu hỏi suy gẫm này sẽ mất 15 phút để thảo luận. Dữ kiện về mỗi phân đoạn Kinh Thánh nằm ở phần chú giải dành cho người hướng dẫn. 3. Áp dụng thực tiễn: Phần này sẽ làm cho vấn đề thảo luận trở nên thực tế và cụ thể, cùng với những ý kiến đóng góp về vấn đề áp dụng vào cuộc sống. Những người trong nhóm phải được động viên để đặt câu hỏi: “Điều
  • 2. đó nghĩa là gì? Tôi sẽ làm gì để vâng theo lời Chúa tại gia đình hoặc nơi công sở?” Hãy dành 10 phút để thảo luận vấn đề quan trọng này. Mỗi bài học cũng có mục sự kiện để triển khai thêm ở nhà. Đây là một cách để khiến lẽ thật của bài học được áp dụng vào thực tiễn và trở thành kinh nghiệm của bản thân. Bạn sẽ tìm thấy những gợi ý cho việc hướng dẫn nhóm học và những chú giải có ích cho mỗi phân đoạn Kinh Thánh trong phần dành cho người hướng dẫn ở cuối tài liệu. LỜI MỞ ĐẦU Tác phẩm “Quả nho khô dưới ánh mặt trời” của tác giả Lorraine Hansberry nói về một gia đình người da đen ở miền Nam tiểu bang Chicago những năm của thập niên 50. Walter Lee Younger mơ ước có đủ tiền để mở một tiệm rượu, thậm chí sẵn sàng hối lộ cho nhân viên nhà nước để nhận giấy phép kinh doanh nhanh hơn. Đối với Walter tiền là “chiếc vé” bước vào đời sống sung mãn. Mẹ anh ta là một tín đồ sốt sắng, hỏi anh rằng: “Con ơi, tại sao con cứ nói mãi về tiền bạc thế?” Walter đáp: “Mẹ ơi vì đó là cuộc sống mà!”. Bà mẹ suy nghĩ rồi nói: “Ôi, bây giờ tiền bạc chính là cuộc sống. Trước đây sự tự do mới là cuộc sống vậy mà bây giờ nó lại là tiền bạc. Chắc thế giới đã đổi thay mất rồi!” Walter nói với vẻ hăng say: “Không đâu mẹ ơi, cuộc sống luôn là tiền bạc. Chỉ có chúng ta mới không biết đó thôi!” Trong mọi cuộc chơi, Walter luôn giành cơ hội để có tiền, và tiền bạc đã khiến anh không còn biết đến điều nào khác hơn. Chỉ đến khi một hiệp hội cải cách khu vực nhà ở của người da tắng đề nghị trả cho gia đình Youngster một số tiền để dọn ra khỏi khu phố của họ, lúc ấy Walter mới nhận ra rằng danh dự và lòng tự trọng của gia đình anh là vô giá! “Tiền là cội rễ của mọi điều ác”. Lời trích dẫn này sai với Kinh Thánh, nhưng nghe có vẻ đúng. Tiền bạc chẳng làm chúng ta thoả lòng vì có bao nhiêu cũng không thể gọi là đủ. Sự tham tiền đưa con người đến chỗ giết hại lẫn nhau và tự hại bản thân mình. Chúng ta luôn dùng tiền để mua những thứ mình cần, vậy mà công việc của Chúa lại tuỳ thuộc và sự dâng hiến của những người quan tâm. Chỉ khi nào chúng ta không có liên hệ với xã hội, chúng ta mới có thể sống mà không cần có tiền. Như bao người khác, Cơ Đốc nhân cũng kiếm ra tiền, tiêu tiền, mất tiền và lo lắng về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng mọi của cải vật chất thuộc về Đức Chúa Trời. Những bài học này tập trung về vấn đề: liệu có thể nhìn tiền bạc theo cách vừa có tính thực tế vừa hợp với ý Chúa hay không?
  • 3. AI LÀ CHỦ? Đọc Kinh Thánh: Mat Mt 6:19-34 Mở đầu: Có một khuynh hướng đề cao sự giàu có bằng cách tuyên bố rằng: “Trong lòng tôi, tôi đã dâng hết tất cả cho Đức Chúa Trời”. Câu nói này có thể thốt ra trong hoàn cảnh hợp lý khi thái độ và động cơ người nói có ý nghĩa như hành động của anh ta trước mặt Đức Chúa Trời. Giữa Đức Chúa Trời và của cải vật chất, Chúa Giê-xu không cho phép sự chọn lựa theo cách nói và làm không đi đôi với nhau. Đức Chúa Trời hoặc của cải, đó là điều con người phải chọn (6:24; LuLc 16:13). Sẽ có tình trạng yêu chủ này và ghét chủ kia. Thomas Schmidt nói rằng đó là “lời phán nghiêm khắc của Chúa Giê-xu”. Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa niềm tin Cơ Đốc và lòng ước muốn có sự an toàn hơn về tài chính? Bạn giải quyết nan đề đó ra sao? Hãy giữ những cảm nghĩ của bạn khi thảo luận lời phán của Chúa Giê-xu về sự chọn lựa giữa hầu việc Đức Chúa Trời và làm tôi cho tiền bạc. Suy gẫm: 1. Đọc Mat Mt 6:19-24. Đoạn Kinh Thánh này cho thấy sự khác biệt giữa 2 cách sống. Những giá trị cơ bản nào thể hiện nơi những người sống theo một trong hai thái độ đó? 2. Có bao giờ bạn cố gắng hầu việc 2 chủ và làm hài lòng nhiều người khác? Điều gì đã xảy ra? 3. Hãy hưởng ứng với câu nói: “Chúa Giê-xu không phán rằng ‘Các ngươi không thể có Đức Chúa Trời và tiền bạc’ Nhưng Ngài chỉ phán ‘Các ngươi không thể hầu việc Đức Chúa Trời và cả tiền bạc’”. 4. Trong cách sử dụng tiền bạc của bạn, có chứng cớ nào để người khác có thể biết bạn đang hầu việc Đức Chúa Trời? Hoặc làm tôi mọi cho tiền bạc? 5. Hãy đọc 6:25-34 Vì sao nghĩ đến tiền bạc quá nhiều sẽ dẫn đến sự lo lắng? Chúa Giê-xu đưa ra lý do nào để khuyên chúng ta đừng lo lắng? 6. Theo lời Chúa Giê-xu, bạn sẽ hướng lòng và trí mình về điều gì để có sự bình an về vấn đề tiền bạc? Bố tôi có một số tiền chi trội ở Ngân hàng tương đương với số tiền đã gởi Ngân hàng, nghĩa là sắp vỡ nợ. Các chứng từ thanh toán luôn được chi trả ngay, như thể nếu không chúng tôi sẽ bị bỏ tù. “Chúng tôi không thể chi trả nổi” - Lời nói ấy cứ vang vọng trong ngôi nhà bé nhỏ của chúng tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không thể quên rằng bố tôi từng không ngần ngại mua cho chính ông một nhà kính nhỏ, một cây đàn Mandoline đắt giá, sau đó là
  • 4. một cây kèn Clarinet hảo hạng. Tôi không oán giận bố về những điều đó, nhưng nghĩ rằng cuộc sống có lẽ sẽ dễ chịu hơn nếu mẹ tôi không phải lo mọi việc trong gia đình. Với số tiền chi tiêu quá chắt bóp như thế. Phải chi ba anh em chúng tôi có được vài xu bỏ túi! Tôi không thể tin rằng chỉ một sự buông lỏng nhỏ trong kinh tế lại dẫn đến tình trạng chi trội không thể ngờ! J.B.Phillips (Cái giá của sự thành công). Ứng dụng: Hiện nay mối bận tâm nhiều nhất của bạn về tiền bạc là gì? Hãy nhớ lại thời gian bạn kinh nghiệm lẽ thật trong 6:33-34. Kể lại điều đã xảy ra? Cảm nghĩ của bạn? Bạn học được gì về Đức Chúa Trời qua từng trải đó. Điều này khích lệ bạn ra sao khi tin cậy Chúa trước những lo lắng hiện tại về tài chính? Những quyết định: Hãy nghĩ về sự lo lắng nhiều nhất của bạn về tiền bạc. Viết ra lời cầu nguyện, thưa với Chúa những cảm nghĩ thật của bạn trong sự lo lắng này. Hãy tiếp tục viết lời cầu nguyện bằng cách trình dâng sự lo lắng cho Ngài nhiều hơn. Nếu bài học tiếp tục trong những tuần lễ tới, bạn có thể xem và đọc lại lời cầu nguyện này. SỰ THAM TIỀN Đọc Kinh Thánh: ITi1Tm 6:6-16; Mac Mc 10:17-31 Mở đầu: “Tôi luôn muốn được giàu có, nhưng thật sự chẳng quan tâm đến việc phải làm sao để giàu. Chúng ta mong có nhiều tiền, chỉ vì chưa bao giờ có. Bạn luôn muốn những gì mình chưa có!” Mildred Olmstedd Điều gì khiến người ta tham tiền? Suy gẫm: 1. Hãy đọc ITi1Tm 6:6-10. Kẻ ham giàu sẽ gặp những hiểm hoạ nào? 2. Người ta thường trưng dẫn sai câu 10 như sau: “Tiền bạc là cội rễ mọi điều ác”. Bạn hãy so sánh tư tưởng của câu trên với nguyên văn Kinh Thánh viết. 3. Sự tham tiền khiến con người không thoả lòng như thế nào? 4. Hãy đọc 6:11-15. Phao-lô dạy Ti-mô-thê những điều phải làm để chống lại sự ham muốn của cải vật chất. Sự tham tiền huỷ hoại ý muốn làm những điều lành như thế nào? 5. Hãy đọc Mac Mc 10:17-31. Theo bạn, điều “duy nhất” nào người trai trẻ
  • 5. giàu có này còn thiếu? 6. Điều “duy nhất” ấy có liên quan gì đến việc anh ta phải bán hết gia tài mình và giúp kẻ nghèo? Trong câu chuyện này, vấn đề không phải của cải là điều ác, quan điểm ày không thể có trong Kinh Thánh. Chúa không bảo người trai trẻ giàu có này phải hoàn thiện đạo đức anh ta bằng cách giữ thêm một điều răn, cụ thể là phải sống cách “khổ hạnh”, thánh khiết trong nghèo khó. Làm vậy, anh sẽ luôn thiếu một điều “duy nhấty”, đó là: theo Chúa Giê-xu, tiếp nhận nước Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giê-xu. Đối với anh ta, điều này có nghĩa là anh phải từ bỏ mọi của cải và thí cho kẻ nghèo như một điều kiện tiên quyết để theo Chúa. Nhưng trong khoảnh khắc quyết đinh rõ ràng đây là điều anh không muốn vâng theo. Reginale H.Fuller & Brian K.Rice. Ứng dụng: Có những điều nào trong cuộc sống thật sự đem đến cho bạn niềm vui? Những điều ấy liên hệ thế nào với hiệu lực của tiền bạc? Cách hiệu quả nhất để ít nghĩ về tiền bạc hơn, đó là phải yêu thích điều gì đó nhiều hơn. Điều gì có thể thay thế được tiền bạc như đối tượng yêu thích của bạn? Những quyết định: Hãy liệt kê những hoạt động ít tốn kém mà bạn thích. Trong những tuần lễ tới, hãy bắt đầu thay thế những hoạt động tốn kém bằng những hoạt động ít tốn kém hơn, không phải vì sự tự dối mình hay “ép xác”, nhưng vì bạn thích. NGHẸT NGÒI VÌ TIỀN BẠC Đọc Kinh Thánh: Mat Mt 13:18-23; ChCn 23:4-5 Mở đầu: Khi những kẻ tống tiền ở toà nhà Watergate (Cơ quan đầu não của Đảng Dân Chủ) đòi một số tiền để ém nhẹm vụ bê bối tài chính của các quan chức “chóp bu” các viên chứa Nhà trắng nghĩ rằng hối lộ sẽ giải quyết được vấn đề. “Món tiền đấm mõm” chỉ càng khiếm mọi việc tồi tệ hơn vì những đòi hỏi cứ tăng lên. Luật sư Nhà trắng John Dean nhớ lại rằng mánh lới lừa này đã gây sức ép làm kiệt quệ những con người đó phải thâu tóm tiền bạc rồi bây giờ phải chi ra như vậy.
  • 6. Fred Larue thường gọi điện thoại hoặc viết thư để tìm một lời khuyên. Anh ta trông như một “cái máy” khiến tôi lo rằng anh có thể bị loạn trí. Tôi thấy điều ấy đã xảy đến cho Kalmbach. Tôi thấy rằng dường như những kẻ sống vì tiền luôn phải trả giá bằng sự kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Những ai sống trong tình trạng làm những việc bất hợp pháp luôn đi theo một hướng như nhau. Trước tiên, họ gặp một cú sốc, sau đó lâm vào một sức ép, rồi kiệt sức và bế tắc. Cuối cùng tình trạng căng thẳng bắt đầu lộ ra. John Dean. Dựa vào kinh nghiệm của bạn, có khi nào tiền bạc chỉ mang tính “hứa hẹn” chớ không đem lại điều mình mong ước? Suy gẫm: 1. Hãy đọc Mat Mt 13:18-23, chú ý đặc biệt câu 22 (Nếu chưa nhớ ví dụ về người gieo giống của Chúa Giê-xu, hãy đọc câu 1-8 để nhớ lại). Câu 22 mô tả người nghe đạo và bắt đầu hưởng ứng. Điều gì “làm nghẹt ngòi” sự hưởng ứng của anh ta và khiến anh ta không kết quả? 2. Bản chất tiền bạc vốn vô tri vô giác và không làm được gì, vậy làm sao nó có thể “lừa dối” chúng ta? 3. Hãy nhớ lại lúc bạn nhận biết ý nghĩa c.22 xảy ra trong đời sống bạn. Khi nào và bằng cách nào bạn nhận ra sự cám dỗ ấy? Bạn đã hành động ra sao trước hoàn cảnh ấy? 4. Hãy đọc ChCn 23:4-5. Câu 4 bày tỏ một lẽ thật nào thể hiện ở c.5? 5. Lẽ thật trong lời châm ngôn này đem đến sự thoả lòng (chớ không phải sự nản lòng) ra sao? Khi Kinh tế phát triển thuận lợi, thần tượng xuất hiện do chính tay chúng ta dựng nên đã trở thành một quyền lực gây sức ép trên chúng ta. Người tin Chúa như người ngoại, cuối cùng cũng đều có trong tay của cải vật chất, để mặc cho những ảnh hưởng, tiện nghi và quyền thế trong xã hội điều khiển chúng ta như những thần tượng. Bob Goudzwaard. Ứng dụng: Bạn đầy đủ về tài chính không? Giải thích câu trả lời của bạn. Hãy kể một số cách đánh giá sai lầm về thực trạng chúng ta “đủ” hoặc “thiếu” tiền? Dựa trên đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh khác bạn đã học về vấn đề tiền bạc, theo bạn, có cách nào tốt nhất để xác định bạn “đủ” hay “thiếu” tiền?
  • 7. Những quyết định: Hãy nhớ lại khi bạn trưởng thành. Gia đình bạn có thái độ nào về tiền bạc? Bạn đã sống với những giá trị và mong đợi nào ở tiền bạc trong tuổi trưởng thành? Điều nào đúng? Điều nào chưa đúng? Hãy dành thời gian xem xét lại những tư tưởng về tiền bạc đã thấm nhuần trong bạn và cách sử dụng tiền bạc dưới ánh sáng của lời Chúa. TIÊU TIỀN Đọc Kinh Thánh: IVua 1V 10:14-29; Nha Dc 2:1-11; EsIs 55:1, 2 Mở đầu: Ngày kia, tôi đến Cửa hiệu Dayton chỉ để mua những bộ Com-lê... không ai buộc tội phải mặc Com-lê đi làm, nhưng tôi bắt đầu mặc vì nghĩ rằng nếu cất chúng vào tủ đồ, chúng sẽ bị đề-mốt. Nó như thể thuốc phiện, và tôi phải nói “không”. Will Pitts. Có bao giờ bạn có cảm giác bị buộc phải tiêu tiền? Bạn đựa trên tiêu chuẩn nào để biết sự khác nhau giữa cách tiêu tiền khôn ngoan và dại dột? Suy gẫm: 1. Hãy đọc qua IVua 1V 10:14-29. Bạn mô tả cách tiêu tiền của vua Sa-lô- môn ra sao? 2. Hãy để ý những thứ Sa-lô-môn mua hoặc đặt làm cho ông. Theo bạn, ông thực sự muốn mua những gì? 3. Hãy xem qua Nha Dc 2:1-11. Đa số học giả đều cho rằng đây là bài ca Sa- lô-môn viết theo quan điểm trong những năm cuối đời ông. Nhìn lại cuộc đời mình, Sa-lô-môn đã rút ra những quan điểm nào về mọi dự án lớn của ông? 4. Có lẽ, bạn chưa từng có cơ hội tiêu tiền ở cấp “Sa-lô-môn”, nhưng có khi nào bạn không thoả lòng với “thành quả” tiêu tiền của mình giống như Sa- lô-môn? 5. Hãy đọc EsIs 55:1, 2 Thay vì cố tiêu tiền theo ý riêng mình để được thoả lòng, Đức Chúa Trời cho chúng ta biết một giải pháp tốt hơn, giải pháp đó như thế nào? 6.Theo bạn, người “vui thích trong của béo” được hứa hẹn điều gì? Khi quốc gia lâm vào tình trạng sa sút về kinh tế giữa thập niên 70, ngành xây dựng ở Colorado Sprine cũng bị ảnh hưởng xấu. Nhiều người bị mất việc và ngành thương mại phát triển rất chậm. Các bạn tôi trong ngành xây
  • 8. dựng gặp cảnh ngặt nghèo về tài chính. Một buổi tối nọ, sau buổi nhóm ở nhà tôi, họ còn nán lại để nói chuyện. Thay vì chán nản, bi quan, họ lộ vẻ vui mừng, phấn khởi và bày tỏ những điều Đức Chúa Trời thực hiện trong đời sống họ. Phản ứng của họ khiến chúng tôi ngạc nhiên khi biết rõ hoàn cảnh họ. Họ kể rằng: “Hôm nay, chúng tôi chỉ bán những xe trượt tuyết vài chiếc xe máy và dụng cụ giải trí khác mà chúng tôi cho rằng chỉ nên có khi nào có nhiều tiền. Từ khi bán đi những thứ này, chúng tôi nhận ra mình chẳng cần đến chúng. Thật sự, gia đình chúng tôi hạnh phúc hơn. Điều này thật đã yên ủi chúng tôi hơn những gì mình mong đợi. Lúc dư thừa tiền, chúng tôi dường như có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng chẳng khiến chúng tôi vui vẻ gì cả. Chúng tôi đã học được một bài học đích thực” Jerry & Mary White. Ứng dụng: Bạn nghĩ gì về câu nói: “Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống là những thứ không mất tiền mua? Đây là cách diễn giải phóng đại của đoạn Kinh Thánh EsIs 55:1-2, ý muốn chúng ta không nên tiêu tiền quá nhiều ngoại trừ những thứ cần thiết cơ bản cho đời sống. Đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh bạn đã đọc qua trong bài học ảnh hưởng ra sao đến cách bạn tiêu tiền hầu có thể sử dụng tiền bạc khôn ngoan hơn? Những quyết định: Hãy nghĩ ra mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm tới. Bạn có thể kể chi tiết: Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bạn muốn sống ở môi trường nào? Bạn còn có mục tiêu nào khác không? Bạn tưởng tượng mình sẽ làm gì để đáp ứng nhiệm vụ Chúa giao? Bạn dự định làm gì để mở rộng hiểu biết và những khả năng của mình? Bạn sẽ phục vụ tha nhân ra sao? Hãy dành thời gian xem lại những mục tiêu về tài chánh của mình theo quan niệm của những mục tiêu sống này. CÁI GIÁ CỦA NỢ NẦN Đọc Kinh Thánh: PhuDnl 28:1-14; ChCn 22:7 Mở đầu: Có lần trong đời, tôi muốn có ngay một thứ gì đó trước khi nó bị hư! Tôi luôn chạy đua với đống đồ đồng nát!... Người ta định thời gian cho những thứ này để khi bạn mua, có thể tận dụng nó! Hãy liệt kê những thứ bạn mua nợ. Có lẽ sẽ có những thứ cần thiết và những
  • 9. thứ không cần dùng. Những thứ nào bạn cảm thấy ích lợi và những thứ nào khiến bạn lo nghĩ (hoặc nghi ngờ)? Suy gẫm: 1. PhuDnl 28:1-14 mô tả những ơn phước và những lời rủa sả dành cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ đến vùng đất hứa: Nếu vâng phục Đức Chúa Trời, họ lãnh ơn phước. Nếu bất trung, họ sẽ bị rủa sả. Hãy đọc câu 12-13 (một trong những ơn phước cho kẻ vâng phục) và câu 43-44 (một trong những sự rủa sả dành cho kẻ bất trung). Trong đoạn Kinh Thánh này, “vay” và “cho vay” được mô tả ra sao? 2. Hãy đọc ChCn 22:7. So sánh nguyên tắc này với PhuDnl 28:1-14. Trong thời Kinh Thánh, người ta mắc nợ vì những lý do khác hẳn với việc vay nợ ở thời đại chúng ta. Người nghèo đôi lúc buộc phải vay tiền để trang trải chi tiêu hằng ngày hoặc để đóng thuế (ví dụ ở trường hợp trong NeNe 5:1-12). Việc cho người nghèo vay nợ phải được thực hiện với mục đích cứu giúp chớ không nhằm kiếm lời (LeLv 25:35-37). Đó là lý do vì sao Kinh Thánh dù nói nhiều về việc vay và cho vay, nhưng khó tìm ra câu Kinh Thánh nào thích hợp với quan niệm vay nợ của chúng ta ngày nay: vay tiền để mua những thứ không cần thiết! 3. Trong Mat Mt 6:25-34 (Bài 1) Chúa Giê-xu khuyên chúng ta đừng lo lắng. Việc vay nợ có thể khiến sự lo lắng ấy tăng lên như thế nào? 4. Ý niệm về việc vay nợ làm người ta “mê đắm về của cải ra sao? (13:22- Bài 3) Có lẽ sự thay đổi đáng kể nhất về kinh tế ở cuối thế kỷ 20 này là do sự giàu có “nhanh chóng” (gọi là “tín dụng”) của hàng triệu gia đình người Mỹ... Giàu có do vay nợ chỉ là ảo ảnh thoáng qua, không thể tồn tại lâu. Vay nợ không giải quyết được nan đề mà còn làm cho nan đề càng trở nên nan giải hơn! Ứng dụng: “Người giàu quản hạt kẻ nghèo; Kẻ nào mượn là tôi tớ của kẻ cho mượn” Bạn có từng trải thực tế về ý nghĩa của ChCn 22:7 chưa? Hãy chia xẻ từng trải của bạn. Trong những trường hợp nào bạn cho rằng việc “mua chịu” là điều ích lợi? Bạn có điều gì muốn xem xét lại qua thực tế “mắc nợ”? Những quyết định: Có lẽ bạn nhận ra mình đã mắc nợ đến nỗi không kiểm soát được, hoặc ít ra cũng biết mình nợ quá nhiều. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn quan tâm
  • 10. đến mỗi lĩnh vực đời sống bạn, kể cả vấn đề tài chính. Ngài không muốn trách mắng bạn, nhưng muốn giúp bạn có sự chọn lựa khôn ngoan hơn. Bạn hãy nghĩ đến những cách thực tế để giảm nợ và tránh mắc nợ thêm. Có thể bạn muốn tìm lời khuyên về vấn đề tái chính qua những buổi nhóm ở nhà thờ, qua những buổi thảo luận về vấn đề tài chính hoặc qua sách vở. Hãy viết ra một kế hoạch cụ thể để loại ra một hay hai lĩnh vực của vấn đề tiêu tiền. TIẾT KIỆM HAY TÍCH TRỮ? Đọc Kinh Thánh: SaSt 41:46-57; LuLc 12:16-21 Mở đầu: Sách Guinness về những kỳ công và sự kiện lạ (1975) có kể một câu chuyện của một người keo kiệt tên Hetty Green, chết năm 1916, để lại một gia sản 95 triệu đô la. Nhưng bà đã sống trong cảnh nghèo nàn, ăn những bữa ăn đạm bạc nguội lạnh, không muốn hâm nóng vì sợ tốn kém. Con trai bà bị bệnh nhiễm trùng, kết quả là một chân nó phải bị cắt đi vì người mẹ này đã trì hoãn quá lâu để cố tìm đến “dịch vụ y tế miễn phí”. Hetty chết vì một cơn đột quỵ khi đang tranh luận rằng “hớt bọt sữa” cũng bổ như sữa nguyên chất! Bạn nghĩ thế nào về tài khoản tiết kiệm của mình (nếu có). Đó là một kế hoạch khôn ngoan, mơ tưởng, một hy vọng cho tương lai hay một điều gây hiểm hoạ? Suy gẫm: 1. Hãy đọc SaSt 41:46-57 (Sự kiện: Bị bán làm nô lệ tại Ê-díp-tô, Giô-sép khiến chủ ông cảm kích bởi sự khôn ngoan và đời sống tin kính. Sau đó ông bị người ta vu oan và bị cầm tù. Tại đây, ông vẫn sống trung tín. Đức Chúa Trời ban cho ông khả năng giải mộng cho Pha-ra-ôn. Theo giấc mộng, sẽ có 7 năm dư dật và tiếp theo sẽ là 7 năm đói kém. Khi Giô-sép đề xuất chương trình thâu góp mùa màng phòng khi hữu sự, Pha-ra-ôn liền cất nhắc Giô-sép lên địa vị cao trọng xứ Ê-díp-tô). Bảy năm dư dật chắc sẽ khiến dân Ê-díp-tô ngủ mê với cảm giác yên tâm và thoải mái. Điều gì khiến họ bị bốc đồng trong những năm tháng hưng thịnh ấy? 2. Giô-sép hành động theo những nguyên tắc khôn ngoan nào để cứu Ê-díp- tô thoát khỏi nạn đói? 3. Giô-sép có một ưu thế, đó là ông biết chắc thời điểm hưng thịnh và đói kém của Ê-díp-tô. Những lãnh vực nào trong kế hoạch của ông luôn là
  • 11. những gương khôn ngoan cho chúng ta noi theo, dù chúng ta không biết tương lai? 4. Hãy đọc LuLc 12:16-21. Giô-sép ở Ê-díp-tô thâu góp lúa mì cho tương lai, và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu cũng làm vậy. Hai hoàn cảnh này giống nhau ra sao? 5. Theo bạn, có những điểm khác nhau nào giữa Giô-sép và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu? 6. Theo bạn, sai lầm tai hại của người giàu này là gì? Là Cơ Đốc nhân, việc tiết kiệm tiền bạc là vấn đề khôn ngoan khác với việc cố gắng làm cho mình trở nên nổi tiếng. Tiết kiệm tiền bạc có nghĩa là để dành tiền chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn hoặc những khoản chi phí đặc biệt mà không sợ vướng vào những cám dỗ làm cho sa ngã. Vấn đề dành cho Cơ Đốc nhân là: Làm sao chúng ta có thể để dành tiền cho những việc sẽ cần đến mà không lo lắng về những điều không biết chắc? Ứng dụng: Bạn để dành tiền với mục đích gì? Mục đích ấy như thế nào nếu so với mục đích của Giô-sép? Của người giàu ngu dại? Bạn noi gương Giô-sép theo những bước nào để tránh phạm sai lầm như người giàu ngu dại kia? (Trước tiên hãy nghĩ về thái độ, sau đó là hành động). Những quyết định: Hãy tưởng tượng: toàn bộ số tiền dành dụm của bạn bỗng nhiên bị mất sạch. Hãy viết ra cảm nghĩ của bạn, mối lo sợ của bạn, bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Điều này thay đổi mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời ra sao? Nếu điều này thật đã xảy đến cho bạn, hãy viết ra từng trải thật của bạn. BAN CHO: SẴN LÒNG HAY “GẮNG GƯỢNG”? Đọc Kinh Thánh: IICo 2Cr 8:1-15; 9:1-15 Mở đầu: Trong một cuốn sách của Studs Terkel (The Great Divide), tài xế Sam Tacbert kể rằng: Khi đang ở trong một tiệm tạp hoá, tôi thấy một người bước vào xin đổi một món đồ để có 5 đôla tiền mặt. Anh ta cho biết, anh không có tiền và đang đói, nhưng người thủ quỹ từ chối. Tôi tình nguyện cho người này 5 đôla. Anh ta nói: “Ông đùa đấy à!”. Anh ta hỏi: “Vì sao ông làm vậy? Người ta không muốn đổi tiền cho tôi nhưng ông lại khác”. Tôi nói: “Buddy ơi, tôi đi xe không tốn tiền, xuất thân từ gia đình nghèo, có mặt khắp mọi nơi
  • 12. và được người khác giúp đỡ. Đây là 5 đôla.” Anh ta đáp: “Tôi hy vọng có thể đáp lại tấm lòng rộng rãi này!” Tôi nói: ”Đừng trả lại cho tôi, hãy cho bất cứ ai anh gặp trên đường”. * Khi nào bạn cảm thấy dễ rộng rãi nhất đối với số tiền mình có? Suy gẫm: 1. Hãy đọc IICo 2Cr 8:1-15 (Trong những ngày đầu của Hội thánh Chúa, đã xảy ra một cơn đói kém trong thế giới La-mã. Phao-lô muốn đi thăm Hội thánh Cô-rinh-tô để nhận tiền quyên góp của tín hữu Cô-rinh-tô và mang đến Giê-ru-sa-lem cứu trợ cho tín hữu ở đây). Người Ma-xê-đoan đã làm gương tốt về sự quyên góp rời rộng như thế nào? 2. Câu 5 nâng cao tinh thần ban cho đó vượt ngoài phạm vi đồng tiền ra sao? 3. Những yếu tố tích cực nào Phao-lô tìm thấy khi tiếp xúc với người Ma-xê- đoan? 4. Chúa Giê-xu là tấm gương điển hình về sự ban cho như thế nào? 5. Hãy đọc 9:1-5. Thái độ Phao-lô đã thay đổi. Ông bày tỏ sự hiểu biết về bản tính con người ra sao khi tiếp tục viết về sự ban cho được dự tính sẵn sàng của tín hữu Cô-rinh-tô? 6. Hãy đọc 9:6-11. Có lời hứa nào trong đoạn này? Lời hứa ấy có thể bị lạm dụng ra sao? 7. Hãy đọc 9:12-15. Việc ban cho rời rộng trong tinh thần đúng đắn sẽ sinh kết quả gì? Điều chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh, đó là “nhiệm vụ quản gia suốt đời”. Nếu chấp nhận tiền đề “thế gian thuộc về Chúa”, vậy vấn đề không còn là “tôi phải biệt riêng ra bao nhiêu trong số tiền của mình?”, nhưng câu hỏi phải là: “Tôi được giữ lại bao nhiêu tiền của Chúa?” Có quan niệm cho rằng nếu chúng ta đã dâng Chúa 1/10 vậy số tiền còn lại là việc riêng của chúng ta. Suy nghĩ đó không thích hợp với Kinh Thánh. Thế gian này thuộc về Chúa, vì vậy mọi thứ ta có cũng thuộc về Ngài! Tom Sine. Ứng dụng: Bạn quyết định dâng hiến trên cơ sở nào? Cơ sở để bạn dâng hiến so sánh thế nào với người Ma-xê-đoan ở 8:1-5? Khi cảm thấy mình không có điều kiện dâng hiến, lời hứa trong 9:8-11 khích lệ bạn ra sao? Những quyết định: Bạn đã dâng mình cho Chúa và cho những người gặp khó khăn chưa? Đây là điều trước tiên bạn cần xem xét trước khi tính toán số tiền mình dâng. Hãy
  • 13. phác thảo một sơ đồ trình bày mọi nguồn tài nguyên bạn có, không kể tiền bạc: tài năng, kiến thức, thời gian, phương tiện vật chất. Bạn có thể làm người bạn cho sẵn lòng về những điều mình có như thế nào trong những tuần lễ tới? Hãy lập một kế hoạch đơn giản cho mình. TÔI MUỐN, NHƯNG TÔI CÓ “CẦN” KHÔNG” Đọc Kinh Thánh: LuLc 12:22-34; Mat Mt 7:7-12 Mở đầu: Với các sinh viên người Nga, việc tôi ca thán về vật giá sinh hoạt là điều khiến họ không hiểu nổi. Đối với họ, tôi giàu như “vua” và tiêu tiền như “nước”. Khi tôi đề cập đến máy giặt, nhà cửa, xe hơi, những kỳ nghỉ, họ lắc đầu, mỉm cười nhìn tôi như thể muốn nói: “Ồ, vâng, tôi đã biết “tuýp” sống của người Mỹ tên John D.Rockerfeller rồi!” Tác động của cái nhìn sâu lắng này có sức thuyết phục đánh dạt “thẻ tín dụng” ra khỏi tâm trí tôi hơn bất cứ lời khuyên nào. Giáo sư Anh ngữ Robert Hghes. * Bạn quyết định ra sao khi cần một thứ gì đó? Suy gẫm: 1. Hãy đọc LuLc 12:22-34 Chúa phán: “Cha các ngươi biết các ngươi cần dùng mọi sự đó rồi” (c.30). Theo bạn, Đức Chúa Trời định liệu ra sao về điều chúng ta cần? 2. Theo bạn, những điều Chúa biết bạn cần có giống với nhu cầu của bạn không? Giải thích câu trả lời của bạn. 3. Giải đáp của bạn ở câu hỏi số 2 cho bạn biết điều gì về mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời? 4. Hãy đọc Mat Mt 7:7-12 Xin bạn cho biết lời hứa quan trọng trong đoạn Kinh Thánh này là gì? 5. Vì sao Đức Chúa Trời vui lòng ban những điều tốt cho con cái Ngài? 6. Bạn thử nghĩ xem: nếu người con xin Cha nó “đá” hoặc “rắn” (thay vì xin bánh hoặc cá), vậy người cha nhân từ có đồng ý không? Joanne Martin ở trường Doanh thương Stanford tiên đoán: “Trong vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng dữ dội nhất của những khủng hoảng trên đà lao nhanh mà quốc gia này chưa từng gặp”. Nhiều người trong chúng ta đều biết về tình trạng thất bại của những người đeo đuổi quyền lực thoáng qua, tiền bạc và những mục tiêu trần tục. Vậy chúng ta hãy sẵn sàng rao tin lành của Chúa Giê-xu. Đấng Hằng Hữu cho những kẻ vỡ mộng vì đầy tham
  • 14. vọng nghề nghiệp! Charles Colsm (1985) Ứng dụng: Ý niệm về điều bạn “muốn” và điều bạn ‘cần” đang thay đổi ra sao khi bạn sốt sắng về công việc của Chúa? Hãy kể vài điển hình trong đời sống bạn? Những lãnh vực nào giữa ‘cái muốn” và “cái cần” đang “tranh chiến” trong lòng bạn? Những quyết định: Bạn hãy thực hiện những bản liệt kê sau đây: một bản ghi những “thứ bạn cần”, bản thứ hai ghi “đồ xa xỉ hằng ngày”, bản thứ ba ghi “những ước muốn mãnh liệt nhất”. Sau đó, hãy trình dâng mọi bản liệt kê này cho Đức Chúa Trời như thể một đứa con kể những nhu cầu cho cha mình biết. Hãy để Đức Chúa Trời ban phát hoặc giữ lại bất cứ những điều gì Ngài thấy tốt lành. CHÚ GIẢI CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN Là người hướng dẫn nhóm, vai trò chính của bạn là giữ cho buổi thảo luận đi đúng mục tiêu. Bạn không cần phải là người am hiểu tất cả hoặc phải trả lời mọi câu hỏi. Nhiệm vụ của bạn là đặt câu hỏi, chớ không phải giải thích. Những câu hỏi trong phần thảo luận sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện buổi thảo luận có ý nghĩa. Mỗi người trong nhóm nên có một tập tài liệu này và có thể thay phiên hướng dẫn. Chuẩn bị hướng dẫn: 1. Hãy đọc và suy gẫm đoạn Kinh Thánh cũng như xem thông tin có liên quan trước, xin Chúa giúp bạn hiểu và áp dụng đoạn Kinh Thánh vào đời sống. 2. Cầu nguyện cho từng người trong nhóm, xin Chúa dọn lòng mỗi người để nhận lẽ thật từ bài học hầu có thể thay đổi đời sống họ. 3. Hãy nắm vững những lời chú giải trong phần hướng dẫn của bài học sắp thảo luận. Những chú giải này cung cấp cho bạn dữ kiện và lời bình về một số câu hỏi. Ghi những ý kiến bổ ích vào khoảng trống dưới những câu hỏi. Hướng dẫn học Kinh Thánh: 1. Bắt đầu và kết thúc bài học đúng giờ. 2. Hãy đại diện nhóm cầu nguyện hoặc mời người khác cầu nguyện đầu giờ học. 3. Hãy giải thích rằng bài học đưa ra để thảo luận chớ không phải để “diễn thuyết”. Nên khích lệ mỗi người tham gia thảo luận, đừng ép những người
  • 15. nhút nhát phải phát biểu trong vài buổi học đầu. 4. Mở đầu buổi thảo luận bằng cách đọc lớn phần mở đầu và thảo luận những câu hỏi tiếp theo. 5. Đọc lớn đoạn Kinh Thánh hoặc mời người khác đọc. Đọc những câu hỏi trong phần suy gẫm và khích lệ mọi người tham gia thảo luận. Đừng ngại sự yên lặng. Hãy dành thời gian để mọi người có câu trả lời sâu sắc. 6. Đừng đặt câu hỏi của riêng bạn. Nếu cần, hãy lặp lại hoặc làm rõ ý nghĩa câu hỏi cho đến khi mọi người có thể hiểu rõ. 7. Nếu có một câu hỏi nêu ra khiến bạn không thể trả lời được, đừng ngại khi phải thừa nhận bạn không hiểu câu hỏi đó. Hãy phân công chủ đề này cho một người nào đó như một công trình nghiên cứu để có thể trình bày lại trong buổi nhóm kế tiếp. 8. Nếu vấn đề thảo luận bị chệch theo một hướng khác, hãy trở lại thảo luận trực tiếp chủ đề chính. Dĩ nhiên đôi khi việc thảo luận ngoài lề cũng cần thiết. Bạn hãy nhạy cảm về Đức Thánh Linh về nhu cầu của nhóm. 9. Hãy bảo đảm dành đủ thời gian cho những câu hỏi ứng dụng trong phần ứng dụng của bài học. Mục đích của những bài học này nhằm thay đổi đời sống chúng ta. 10. Hãy kết thúc buổi thảo luận bằng sự cầu nguyện riêng và cụ thể cho mỗi cá nhân, xin Chúa giúp bạn vâng theo những điều đã học. BÀI 1: Câu 3: Câu nói này rất đúng, Chúng ta có thể kể ra những tín hữu sung túc đã sử dụng của cải Chúa ban để trung tín hầu việc Đấng ban phát. Đồng thời, câu 19-21 cho biết của cải thế gian có thể huỷ hoại tấm lòng chúng ta. Chúa Giê-xu muốn nói rằng: nếu chúng ta có tiền, lòng chúng ta khá nghĩ đến Đức Chúa Trời hơn. Không phải chúng ta lúc nào cũng bị buộc phải chọn lựa giữa tiền bạc và Đức Chúa Trời, nhưng Ngài muốn chúng ta luôn chọn điều gì chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống mình. Câu 5: Rõ ràng là bởi vì chúng ta chẳng bao giờ có đủ tiền! Hãy khích lệ nhóm thảo luận sâu hơn bằng cách đặt thêm những câu hỏi phụ như “Chúng ta đang lo sợ điều gì? Đó có phải là điều tệ hại nhất có thể xảy đến? Đức Chúa Trời có thể sử dụng điều gì để đáp ứng nhu cầu chúng ta? Câu 6: Hãy sử dụng câu hỏi này để củng cố vấn đề: “sự bình an về tiền bạc không phải là cảm giác ta cố tạo ra nhưng đó là kết quả tự nhiên của sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời”. BÀI 2: Câu 1: Hiểm hoạ về đạo đức con người không ở tại cính tiền bạc, nhưng ở tại sự tham lam quá đáng của chúng ta về tiền bạc, khiến cho lòng yêu mến Đức Chúa Trời trong chúng ta bị “chiếm chỗ”. Đó cũng là ý nghĩa nguyên
  • 16. tắc Kinh Thánh bày tỏ: tội lỗi không ở tại bất cứ đối tượng đặc biệt nào nhưng ở chính sự tôn cao quá mức của chúng ta đối với đối tượng đó như một thần tượng giả dối. Câu 2: Như mọi thần tượng giả dối, tiền bạc mang tính hứa hẹn nhiều hơn đem lại điều ta mong muốn - đó là chủ đề chúng ta sẽ học sâu hơn ở những buổi học tới. Câu 6: Trong hoàn cảnh của người này, do ham giàu muốn giữ lại của cải, anh ta bị mắc bẫy bởi những ham mê khác, đến nỗi việc đi theo Chúa Giê-xu không thể trở thành khao khát lớn nhất của anh. BÀI 3: Câu 2: Có thể trả lời theo 2 cách: chúng ta tự lừa dối mình do “tưởng tượng” những gì tiền bạc có thể đem đến cho mình, hoặc Sa-tan lừa dối chúng ta. Câu 5: câu châm ngôn này ý nói: thật vô ích khi lãng phí thời gian và công sức để thâu tóm tiền bạc như “một tình trạng an toàn”. Chúng ta có cảm giác an toàn giả dối tiền bạc có thể mất đi bất cứ lúc nào. Hãy thoát khỏi sự cưỡng bách về việc thâu tóm tiền bạc hầu có thể hưởng cuộc sống tự do ngay bây giờ. BÀI 4: Câu 4: Câu trả lời có thể làm những người trong nhóm bối rối, vì không ai trong chúng ta dám thừa nhận mình đã tiêu tiền cách thiếu khôn ngoan. Nếu không ai tình nguyện chia xẻ, bạn hãy can đảm chia xẻ trước kinh nghiệm của riêng mình. Những chia xẻ này có thể vừa nực cười vừa bi thảm! Câu 6: Hãy khích lệ nhóm suy nghĩ và chia xẻ về những ơn phước trong tình yêu Chúa, là những điều tiền bạc không thể mua được. BÀI 5: Câu 1: Hình ảnh” cho kẻ khác vay nhưng không vay ai” được mô tả theo cách mọi người đều mong muốn. Câu 3: “Làm sao tôi có thể trả mọi khoản này?” là câu hỏi day dứt đặt ra cho những ai vay nợ. BÀI 6: Câu 1: Có lẽ họ đã sống trong một thời gian hưng thịnh và tiêu pha những gì họ có, vì nghĩ rằng họ sẽ luôn luôn dư dật. Câu hỏi kế tiếp có thể là: “Điều đó khác với cách chúng ta hành động trong thời hưng thịnh ra sao?” Câu 5: Giô-sép và người giàu trong câu chuyện của Chúa Giê-xu khác nhau ở những điểm sau: khôn ngoan chớ không ngu dại, quan tâm đến cả dân tộc chớ không dự trữ cho bản thân, luôn nghĩ đến Đức Chúa Trời (có thể thấy qua những tên Giô-sép đặt cho các con mình) chớ không phải “tôi...tôi...tôi” và chẳng biết đến Đức Chúa Trời. BÀI 7: Câu 1: Họ dâng hiến rời rộng với lòng vui mừng thậm chí vượt quá sự nghèo
  • 17. khó của họ (c.2). họ còn nài xin được dự phần dâng hiến (c.4). Trước tiên họ dâng chính mình cho Chúa và sau cho các thánh đồ (c.5) Câu 2: Sự dâng mình của người Ma-xê-đoan đi trước việc dâng tiền. Một khi tấm lòng chúng ta được dâng hiến, việc ban phát tài chính tự nhiên sẽ rộng rời. Câu 3: Phao-lô đề cao tính rộng rãi của người Ma-xê-đoan không phải để chỉ trích lỗi lầm của tín hữu Cô-rinh-tô nhưng ông muốn nói về sự nhân từ của Đức Chúa Trời, đã khiến một Hội thánh nghèo nàn có lòng rộng rãi. Ông cũng khen ngợi về những điều tốt đẹp mà tín hữu Cô-rinh-tô đã làm. Ong luôn nhắc nhở họ rằng sự ban cho phải xuất phát từ lòng tự nguyện (c.3- 4,8,12). Ong khích lệ họ bày tỏ ý muốn tốt lành qua việc làm phải lẽ. Và ông cũng nhấn mạnh rằng sự ban cho của Cơ Đốc nhân là hành động tương trợ hầu có thể chia xẻ gánh nặng cho nhau. BÀI 8: Câu 1-3: Câu trả lời sẽ cho thấy các nhóm nhìn những giá trị và ưu tiên hàng đầu khác nhau. Nếu nhóm thấy câu trả lời của mình mâu thuẫn với mối liên hệ của bản thân với Đức Chúa Trời, vậy mâu thuẫn ấy có thể do 2 nguyên nhân: Hoặc chúng ta không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời về những gì chúng ta đang có, hoặc chúng ta hiểu nhưng không muốn sống theo ý Ngài. hãy khích lệ nhóm giải quyết mâu thuẫn bằng cách tìm hiểu thêm lời Kinh Thánh dạy về ý muốn Đức Chúa Trời đối với điều chúng ta có và qua cách sống phù hợp ý muốn của Đức Chúa Trời.