SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Download to read offline
Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ Chúa
Tác giả: Merlin R.Carothers
CHƯƠNG MỘT : Quyền năng của tâm hồn biết ca ngợi
CHƯƠNG HAI : Một tin vui
CHƯƠNG BA : Một quyền năng vô giới hạn
CHƯƠNG BỐN : Hãy xem đó như là một nguồn vui trọn vẹn
CHƯƠNG NĂM : Khi chim sẻ rơi xuống đất
CHƯƠNG SÁU : Hết than vãn
CHƯƠNG BẢY : Niềm vui nơi Chúa
QUYỀN NĂNG CỦA TÂM HỒN BIẾT CA NGỢI
Jim có người cha uống rượu từ 30 năm nay. trong suốt những năm đó, mẹ
của Jim và sau này chính anh cùng với vợ anh ta đã cầu xin Chúa chữa lành
cha mình, nhưng vô hiệu. Cha anh không chịu thú nhận mình say rượu chè,
và vùng vẫy khi nghe nói đến tôn giáo.
Một hôm Jim nghe nói về năng lực phóng thích khi chúng ta ca ngơi Chúa
trước mỗi biến cố trong cuộc sống của mỗi chúng ta, thay vì năn nỉ xin Chúa
thay đổi những gì khó chịu cho mình.
Jim mang về nhà bản ghi âm cuộc họp và cho các bạn nghe lại. Rồi một
ngày kia nẩy ra một ý kiến: chưa bao giờ anh thử ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh
cha anh đang sống. Vui mừng quá anh chia xẻ với vợ anh.
Em à, chúng ta hãy ca ngợi Chúa cho người cha say rượu của chúng ta, vì đó
cũng ở trong chương trình tuyệt diệu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống
của cha.
Và ngày hôm đó, cả hai vợ chồng cảm tạ và ca ngợi Chúa về tất cả mọi mặt
của hoàn cảnh. Chiều đến cả hai cảm thấy một niềm vui và hy vọng mới.
Ngày hôm sau, Cha mẹ của Jim đến thăm các con như thường lệ mỗi trưa
chủ nhật. Thường ngày cha của Jim không thích ở lâu và xong bữa là ra về.
Nhưng lần này, trong khi uống cà phê, ông đột nhiên hỏi:
Con nghĩ sao về cái gọi là “Cách mạng của Jêsus”?
Quay về phía Jim ông tiếp:
Hôm qua trên truyền hình đã chiếu vài đoạn. Có phải đó là mốt mới không?
Hay thật sự những đứa trẻ hút ma túy đã được chinh phục và được đổi lòng?
Câu hỏi đó là khởi điểm cho cuộc tranh luận dài và chân thật về Cơ Đốc
Giáo và Cha mẹ Jim ở lại đến chiều.
Sau vài tuần, cha Jim chấp nhận là ông không uống rượu. Ông đã trở về với
Chúa Jêsus và ngừng hẳn rượu, cùng với gia đình, ông kể cho tất cả mọi
người xung quanh nghe về những điều Chúa có thể làm khi chúng ta biết ca
ngợi. Jim nói với tôi:
Thế mà chúng ta đã cầu xin Chúa trong 30 năm, xin ngài thay đổi cha chúng
tôi, trong khi chúng tôi ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh của cha tôi trong vòng
một ngày mà đã thu hoạch biết bao nhiêu.
Chúng ta dễ dàng nói một cách máy móc: “Vinh danh Chúa” và “Tạ ơn
Chúa” nên chúng ta cũng dễ quên ý nghĩa thật của mỗi chữ đó.
Ca ngợi, theo tự điển có nghĩa là ca tụng một người nào đó, đề cao họ làm
cho họ vẻ vang, tuyên bố công trạng và hoan hô người đó. Vậy ca tụng là
góp phần mình để tán đồng về một điều nào đó. Tán đồng nghĩa là chấp
nhận, là thỏa thuận về điều đó. Vậy ca tụng Chúa trước một hoàn cảnh khó
khăn, một bệnh tật hay một tai họa, có ý nghĩa là chúng ta chấp nhận, chúng
ta đồng ý coi những trường hợp đó như ở trong chương trình Chúa định cho
mỗi cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta không thể thực sự ca ngợi Chúa về một điểm nào mà không đồng
thời cảm tạ Chúa về điểm đó. Và chúng ta không thể thực sự cảm tạ mà
không vui sướng về điều mà chúng ta cảm tạ Chúa. Vậy ca ngợi đòi hỏi sự
biết ơn và niềm hoan lạc.
Khi chúng ta ca ngợi Chúa, chứ không phải ca ngợi một thần vô danh của
định mệnh có nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng Chúa có trách nhiệm cho
việc xảy đến cho chúng ta, nếu không thì cảm tạ ngài nào có ý nghĩa gì.
“Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ
ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đổi với
anh em là như vậy” (ITe1Tx 5:16-18).
Tôi biết nhiều người có thể ca ngợi Chúa vì tất cả những gì xảy đến cho họ,
chỉ vì họ chấp nhận cách đối nhân xử thế trong Kinh Thánh. Khi ca ngợi, họ
thường nhận ra ngay kết quả của một thái độ cương quyết tạ ơn và hoan hỉ.
Đức tin của họ mạnh hơn và họ bắt đầu sống một nếp sống mới.
Có người thì khó thuyết phục hơn. Họ nói: Tôi không thể hiểu được. Tôi cố
gắng tạ ơn Chúa, nhưng tôi không thể hiểu được là Chúa đã nhúng tay trong
những tai ương đến với tôi”.
Chúng ta nói chúng ta không thể hiểu được rồi chúng ta ngừng ở đó. Cách lý
luận của chúng ta làm cản trở sự tiếp xúc với Chúa. Nhưng Chúa cũng có
một chương trình tuyệt diệu cho khả năng lý luận của chúng ta, và khi chúng
ta sử dụng khả năng này theo như Chúa muốn, thì nó không còn là một cản
trở mà là một điểm tựa qúy báu cho đức tin.
“Vì Đức Chúa Trời là vua của cả trái đất, Hãy hát ngợi khen cách thông
hiểu” (Thi Tv 47:7)
Chúng ta không phải cắn răng rồi bắt ép trí tuệ chúng ta nói: “Điều này vô
nghĩa đối với tôi, nhưng vì nó là lối thoát duy nhất, tôi sẽ ca ngợi Chúa với
bất cứ giá nào”
Như vậy không ca ngợi mà là mặc cả. Ai trong chúng ta cũng đã mặc cả với
Chúa và một điều tuyệt diệu là Chúa quá yêu chúng ta nên không chiều lòng
chúng ta. Chúng ta phải ca ngợi Chúa với tất cả trí thông minh của chúng ta
chứ không phải chỉ miễn cưỡng mà thôi.
Chúng ta bắt đầu gặp khó khăn khi đặt câu hỏi: “Tại sao?” và “Làm thế nào
được?” Trước những biến cố xảy đến cho cuộc sống mình. Chúng ta sẽ
không hiểu lý do cũng như không hiểu được cách của Chúa, nhưng Chúa
muốn lý trí của chúng ta chấp nhận rằng Chúa là tác giả của các sự việc đó.
Đây là nền tảng của sự ca ngợi. Chúa muốn chúng ta hiểu rằng Chúa yêu
chúng ta và có một kế hoạch cho chúng ta.
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Đức
Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28)
Bạn đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn ư?
Bạn đang nặng óc để giải thích vì sao có điều đó. hãy cố gắng tìm hiểu rằng
Chúa thương bạn, và Ngài cho phép những điều đó xảy ra vì Ngài biết nó có
ích cho bạn.
Hãy ca ngợi Chúa vì những gì xảy ra trong đời bạn: Hãy cố làm điều đó và
để cho trí tuệ của bạn có phần trong đó.
Một hôm, một cặp vợ chống nghe tôi nói về sự ca ngợi Chúa trong mọi sự,
họ trở về nhà, lòng trí bối rối. Trong suốt mấy tháng họ đã khóc than vì đứa
con gái của họ phải vào bệnh viện tâm thần vì họ đã nghe tuyên bố bệnh
thần kinh của con họ vô phương cứu chữa.
Nhiều nhóm đã cầu nguyện xin Chúa đoái thương, và cha mẹ cô gái đó đã
mỗi ngày xin Chúa chữa con cho mình. Nhưng bệnh tình vẫn không thuyên
giảm. Họ bị thách thức khi phải ca ngợi Chúa vì bệnh tình con gái họ: điều
này làm cho họ đau lòng và ngỡ ngàng.
Bà mẹ phản ứng: “Thật là phạm thượng” Cảm tạ Chúa vì một điều bỉ ổi như
vậy! Phải chăng là kết án Chúa cố tình làm hại con mình! Điều này khác xa
với những điều tôi nghĩ về Đức Chúa Trời yêu thương”
Và người cha cũng họa thêm:
Không, điều này không có vẻ hợp lý. Nhưng giả sử giảng viên có lý.
Người vợ ngơ ngác nhìn chồng:
Tôi không hiểu được.
Dù sao đi nữa, chúng ta đâu có mất mát gì nếu chúng ta thử. Vậy chúng ta
hãy thử xem.
Và cả hai người quỳ xuống. Người chồng bắt đầu:
“Lạy Chúa chúng con biết rằng Chúa yêu thương chúng con và Chúa yêu
đứa con này hơn cả chúng con yêu nó. Chúng con đặt niềm tin vào Chúa, và
chúng con tin rằng điều Cha cho phép xảy ra cho nó là điều tốt nhất. Chúng
con cảm tạ Chúa vì bệnh tình của nó, cảm ơn Chúa vì nay con gái của chúng
con đang ở bệnh viện; cảm ơn Chúa vì các bác sĩ đã chưa tìm được cách trị
bệnh. Chúng con ca ngợi Chúa vì sự khôn ngoan và tình yêu Chúa đối với
chúng con…”.
Trong khi cầu nguyện họ xác tín rằng điều đã xảy ra đó là điều tốt đẹp nhất
cho họ.
Sáng hôm nay họ được cú điện thoại của bác sĩ bệnh viện tâm thần:
Thưa ông, có một việc lạ lùng vừa xảy ra cho con gái ông. Mời ông đến
chứng kiến.
Chưa đầy hai tuần sau, cô gái ra khỏi bệnh viện. Một năm sau, một thanh
niên đến gặp tôi trong một buổi nhóm, tự giới thiệu là anh của cô gái anh
cho hay rằng cô đã lập gia đình và đang mang thai, cô hiện nay là nguời phụ
nữ hạnh phúc nhất đời…
Một bà mẹ đến xin tôi cầu nguyện cho con gái bà, là một vũ nữ trong một
hộp đêm. Tôi trả lời rằng tôi rất vui mừng và tạ ơn Chúa vì con bà đang sống
như vậy. Bà nhìn tôi kinh ngạc:
Thưa ông, ông đừng nói rằng tôi phải cảm tạ Chúa, vì đứa con gái đã quên
hết thuần phong mỹ tục và chỉ còn biết nhạo báng tôn giáo. Phải cảm tạ ma
quỷ thì có, chứ không nên cảm tạ Đức Chúa Trời yêu thương.
Người mẹ này bị đặt trước một sự lựa chọn cam go. Suốt cả đời, bà chỉ biết
cảm ơn Chúa vì những điều tốt lành, còn bao nhiêu điều dữ bà cho là do ma
quỷ đặt ra. Chúng tôi cũng tìm lại trong Kinh Thánh những đoạn nói rằng
Chúa có thể biến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho ai tin cậy và yêu Chúa, và
những đoạn nói rằng chúng ta phải biết cảm ơn Chúa, dù gặp cảnh gian nan
nào đi nữa. Tôi nói với bà:
Bà vẫn có thể nghỉ rằng con bà đang ở dưới quyền kiểm soát của ma quỉ,
nhưng vì bà thiếu tin vào uy quyền vô tận của Đức Chúa Trời, nên Ngài
cũng khó thực hiện kế hoạch tuyệt hảo của Ngài trên con bà.
Nhưng trái lại bà cũng có thể tin rằng chính Chúa đang hoạt động và bà nên
cảm tạ Chúa về mọi sự. Nhờ vậy và để cho uy quyền của Chúa có dịp can
thiệp và hoạt động trong cuộc sống con gái bà.
Cuối cùng bà mẹ đau khổ thưa tiếp:
Tôi không hiểu được, nhưng tôi muốn tin rằng Chúa biết rõ điều Chúa làm
và tôi sẽ cám ơn Ngài.
Sau một lúc cầu nguyện chung, bà ra về với một sự bình an mới trong lòng.
Bà thú nhận với một nét mặt hân hoan:
Lần đầu tiên tôi không lo lắng cho con gái của tôi.
Về sau, bà kể cho tôi nghe điều gì đã xảy ra.
Ngay trong đêm chúng tôi cầu nguyện chung, thì con gái bà như thường lệ
vẫn đang khiêu vũ hầu như khỏa thân trên cái bục nhỏ, có một chàng thanh
niên bước vào vũ trường. Anh lại gần cô, nhìn thẳng vào mặt cô và nói:
Chúa Jêsus yêu cô!
Cô gái này quên nghe đủ mọi thứ ngôn ngữ của đàn ông, nhưng cô chưa bao
giờ nghe một câu như vậy. Cô bước xuống sân khấu và lại ngồi gần chàng
trai, cô hỏi:
Tại sao anh lại nói vậy:
Anh ta thuật lại là đang khi đi ngoài đường, anh được thúc giục đi vào nơi
này để nói cho cô vũ nữ biết rằng Chúa Jêsus muốn tặng cô ân huệ nhưng
không của cuộc sống vĩnh cửu.
Như bị sét đánh ngang tai, cô ấy nhìn anh ta. và rưng rưng nước mắt cô bình
tĩnh nói:
Tôi muốn được sự sống ấy!
Và ngay tại bàn ăn của họ đêm ấy, cô đã tiếp nhận sự sống.
Ca ngợi Chúa không phải là liều thuốc, một thần dược để sử dụng luôn luôn
hiệu nghiệm hoặc là một phép lạ, là một cách thế sống đặt nền tảng vững
chắc trên lời Chúa.
Chúng ta ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh đang có, chứ không phải ca ngợi Chúa
khi thấy kết quả.
Khi nào chúng ta chỉ ca ngợi Chúa với hy vọng, chúng ta tự lừa dối mình, và
chúng ta có thể chắc chắn rằng mình không được đổi mới cũng như hoàn
cảnh không đổi mới.
Nền tảng của sự ca ngợi là chấp nhận toàn diện hiện tại cách vui vẻ, coi như
hiện tại ở trong chương trình, ý định hoàn hảo của Đức Chúa Trời yêu
thương. Ca ngợi không căn cứ trên điều chúng ta suy nghĩ hay hy vọng sẽ
xảy đến trong tương lai.
Đó là một định luật cụ thể của ca ngợi.
Chúng ta ca ngợi Chúa, không phải vì chúng ta hy vọng sẽ xảy đến cho
chúng ta và chung quanh chúng ta, nhưng vì Chúa là Chúa ở chỗ chúng ta
đang đứng.
Một điều chắc chắn rằng khi chúng ta thật tình ca ngợi, thì sẽ có một chuyển
biến xảy ra. Uy quyền của Chúa xuất hiện trong hoàn cảnh chúng ta đang
sống, và chúng ta sẽ nhận ra, không chóng thì chầy, có một sự thay đổi trong
ta và nơi người khác. Sự thay đổi đó tạo nên niềm vui và hạnh phúc ngay
chính giữa hoàn cảnh bế tắc, hoặc là chính hoàn cảnh cũng sẽ đổi thay. Và
sự thay đổi đó luôn luôn sẽ là, hậu quả của sự ca ngợi, chứ không phải là lý
do để ca ngợi. Ca ngợi không phải là mặc cả. Chúng ta không nói: “Lạy
Chúa, con ca ngợi Chúa, sau đó Chúa chúc phước cho con nhé!”
Ca ngợi Chúa là tìm hạnh phúc của chúng ta nơi Chúa như tác giả Thi Thiên
đã viết:
“Cũng hãy khoái lạc ở Đức Giêhôva, thì Ngài sẽ ban cho chúng ta điều mà
lòng mình ao ước” (Thi Tv 37:4).
Hãy chú ý đến thứ tự trong câu này, chúng ta bắt đầu lập danh sách tất cả
các ước muốn của chúng ta rồi mới tìm cách vui trong Chúa với mục đích
được toại nguyện. Nhưng chúng ta bắt đầu tìm khoái lạc nơi một mình Chúa
mà thôi, và một khi chúng ta đã được sung mãn và hoan hỉ trong Chúa,
chúng ta sẽ dần dần khám phá rằng tất cả chỉ là thứ yếu. Nhưng Chúa vẫn
muốn ban cho chúng ta những gì lòng ta ao ước. Đó là tất cả ý định của Ngài
và kế hoạch của Ngài trên chúng ta.
Mong sao chúng ta chỉ luôn tìm niềm vui trong Chúa, trước hết và mọi nơi,
mọi lúc.
Một gia đình tín hữu có hai đưa con. Một đứa là sự hãnh diện và niềm vui
của gia đình, nó sống trong nhà, chia xẻ đức tin sống động và nồng nhiệt của
cha mẹ nó.
Một hôm trong bữa cơm tối, họ tâm sự với tôi rằng đức con trai đầu đã bất
mãn và bỏ nhà ra đi. Nó học hành rất giỏi, để phản đối cha mẹ và xã hội, nó
trở thành hippi chạy rong lang thang khắp xứ, hầu như không mục đích,
không lý tưởng. Cha mẹ nó không biết phải làm sao, xin tôi giúp ý kiến. Tôi
trả lời rằng ông bà phải tin rằng Chúa đã ban cho một đức con như vậy, và
Chúa đáp lời khẩn của ông bà để đứa con được cứu rỗi, nếu ông bà chân
thành cầu khẩn, ông bà nên chắc chắn rằng cuộc sống của cháu đang sống
hiện nay ở trong chương trình Chúa đã hoạch định cho cháu và ông bà.
Ông bố trả lời:
Tôi hiều lầm chứ, chúng tôi muốn điều thiện cho con tôi, và Chúa cũng chỉ
muốn điều tốt lành cho mỗi nguời chúng ta.
Sau khi ăn, chúng tôi cầu nguyện cảm tạ Chúa đã thực hiện chương trình của
Chúa theo ý Ngài. Lúc đứng dậy hai bậc cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm và bình
an hơn.
Cách ít lâu họ viết cho tôi.
Từ ngày chúng tôi gặp nhau, họ vẫn tiếp tục kiên trì ca ngợi Chúa vì cuộc
sống của họ, mặc dù họ không hiểu nổi. Nhưng một ngày kia, đứa con trai
đầu lòng đó bị tai nạn xe hơi và bị thương nặng ở chân, vì bị què quặt nên nó
quyết định trở về nhà, nó tuyên bố với cha mẹ là nó còn rất nhiều hóa đơn
chưa trả. Cha mẹ nó cầu nguyện và kết luận rằng nếu Chúa hoạt đông trong
cuộc sống con ông bà thì Chúa cũng thấy trước hóa đơn phải thanh toán đó.
Hai ông bà cám ơn Chúa cho mỗi hóa đơn và lần hồi trả hết.
Người con thấy vậy ngã ngữa! Anh ta nghĩ rằng thế nào cũng bị khiển trách
và cha mẹ sẽ từ chối trả thay cho anh. Nhưng mọi sự lại trái ngược: cha mẹ
anh rất thoải mái và âu yếm anh, ông bà có vẻ chấp nhận cách anh ăn mặc
chải tóc mà không phê bình chỉ trích.
Một tối nọ, có một nhóm nhỏ đến thăm người em. Anh cả tỏ vẻ bực bội,
nhưng vì đau chân nên phải ngồi nhà.
Đám thanh niên này hăng hái nói lên rằng Đức Chúa Trời đã hoạt động thế
nào trên đời sống họ. Lúc đầu anh ngạo nghễ phê bình quan niệm này ngây
thơ và không thực tế của đám trẻ trước cuộc sống, nhưng ần dần anh lắng tai
nghe họ và đặt câu hỏi. Trước khi trời tối, người anh đã dâng trọn cuộc đời
cho Chúa Jêsus.
Trong một bức thư tràn đầy niềm vui, cha mẹ anh đã kể cho tôi nghe sự thay
đổi toàn diện của đứa con: anh đã nhất quyết bước theo Chúa Jêsus và phục
vụ Ngài, anh say sưa đọc Kinh Thánh và ngày hôm sau anh nhận lãnh
báptêm bằng Thánh Linh như các môn đồ đã nhận lãnh trong ngày lễ Ngũ
Tuần đầu tiên, sau khi Chúa Jêsus đã chết và phục sinh. Sau đó ít lâu, anh
gặp một thiếu nữ tín hữu và hai tuần kế đó anh đã đính hôn với cô ta.
Bao nhiêu tháng cầu nguyện trong lo âu và vất vả đã không mang lại thay
đổi nào nơi chàng trai này, nhưng khi cha mẹ anh đã trở lại với Chúa, chấp
nhận hiện trạng của con mình, thì Chúa đã can thiệp và đã thực hiện dự án
tuyệt diệu của Ngài trên mỗi con người.
Chúa thật có một chương trình tuyệt diệu trên đời sống bạn và tôi.
Nếu cứ xét về cảnh sống của mình, chúng ta càng thấy hoàn cảnh bi đát và
khó gỡ. Càng cầu nguyện, càng xin Chúa giúp mình chừng nào, thì những
khó khăn đã không thay đổi mà lại càng tăng thêm chừng ấy. Cuộc sống chỉ
thay đổi khi chúng ta ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh đó thay vì xin Chúa cất
hoàn cảnh đó đi.
Một thiếu phụ viết thư cho tôi nói rằng cô ta xuống tinh thần quá mức. Cô đã
gặp nhiều khó khăn và quên hết tự trọng, cô bắt đầu ăn mặc lôi thôi lếch
thếch.
“Tôi đã tìm trong việc ăn uống một sự bù trừ và tôi lên cân đến nỗi giống
như cái thùng tônô. Chồng tôi đi tìm bạn bè khác, và một ngày kia bỏ nhà ra
đi, làm đơn xin ly dị.
Các hóa đơn dồn dập kéo đến, thiếu phụ này sống căng thẳng và lại càng suy
nghĩ đến việc tự tử.
Trong suốt thời gian này tôi không ngừng cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, đi
nhà thờ, xin bạn bè cầu nguyện cho tôi. Các bạn trong nhóm thông công của
tôi khuyên nhủ: “Hãy vững đức tin đừng nản lòng, ngày mai sẽ khá hơn”.
Nhưng tình hình càng ngày càng trầm trọng. Một hôm có một người bạn cho
tôi một quyển sách “Từ ngục tù đến ca ngợi”. Tôi đọc qua nhưng không thể
tin rằng những điều trong đó đều đáng tin. Một người biết suy nghĩ thì
không thể nào lại đi cám ơn Chúa khi gặp tai họa, nhưng càng đọc quyển
sách ấy tôi càng khóc.
Dần dần tôi thấy những điều ghi chép trong ấy đều đúng. Những đoạn văn
trích trong Kinh Thánh đều nói là phải cảm tạ Chúa, tôi đọc đi đọc lại Kinh
Thánh mà không bao giờ hiểu cả.
Cô đã nhất định bắt đầu cảm ơn Chúa. Nghĩ cho cùng cô có mất mát gì đâu.
Cô đã mập đến nỗi cô biết rằng bệnh đau tim có thể phát ra bất cứ lúc nào.
Với một niềm hy vọng yếu ớt, cô quì xuống cầu nguyện:
“Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì cuộc sống của con hôm nay, Chúa đã để cho
hoàn cảnh đưa đẩy con đến đây. Nếu không phải vì một lợi ích lớn nhất cho
con chắc Chúa đã không để mọi sự xảy ra như vậy. lạy Chúa, Chúa yêu con
thật sự, con biết rằng Chúa yêu con”.
Trong khi cô đang đọc Kinh Thánh thì có tiếng chó sủa ông phát thư. Mỗi
khi có khách đến, chó sủa inh ỏi, đó là một trong những nguyên nhân làm cô
ta bực mình. Cô đứng lên mắng chó như thường lệ, nhưng sực nhớ rằng
mình nên tạ ơn Chúa trong mọi sự. Vậy, lạy Chúa, con tạ ơn Ngài vì con chó
của con sủa không ngừng .
Ông phát thư trao cho một lá thư: Cô nhận được tuồng chữ. Thật không thể
tưởng tượng được. Đã mấy tháng nay chồng cô không viết thư cho cô. Chúa
có thể trả lời mau như vậy được chăng! Tay run lẩu bẩy cô bóc thư và đọc:
“Nếu em muốn, chúng ta có thể tìm được một giải pháp cho các nan đề của
chúng ta”.
Chúa thật đã canh giờ một cách tuyệt diệu. Người phụ nữ này đã ý thức rằng
tất cả có thể đổi thành sự ích lợi. Cô xuống bớt cân, người cô gọn lại và các
bạn khen cô: “Lúc này trông chị khá lắm! Có chuyện gì vui vậy, chị khác
hẳn lúc trước”.
Cô còn giống như trước không. Cô vẫn là người đó, nhưng hiện nay đang
sống trong vũ trụ của đức tin, cô biết rằng mỗi chi tiết của cuộc sống cô đều
có lợi ích cho cô cả. Chồng cô đã trở về gia đình và họ sống hòa thuận. Cô
viết cho tôi: “có những buổi sáng tôi thức dậy và thấy mình đang thưa với
Chúa” “Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa cho ngày tốt đẹp này, con yêu Chúa”.
Sự thay đổi đã bắt đầu trong cuôïc sống khi cô chấp nhận với lòng tri ân về
tất cả những hoàn cảnh mà cô đã gặp. Nơi đấy đã được minh họa bởi thực tế
nguyên tắc thiêng liêng là Chúa có một kế hoạch tiêu diệt trên cuộc sống
chúng ta nhưng Ngài chỉ có thể tiến hành các dự định của Ngài nếu chúng ta
vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của chúng ta xem như nó đang nằm
trong kế hoạch đó, rồi việc gì xảy ra nữa? Đó là việc của Ngài chứ không
phải việc của chúng ta.
Có những người không chấp nhận những nguyên tắc đó. Thấy có sự chuyển
biến trong cuộc đời của những người bắt đầu cảm tạ Chúa về mọi sự, thì họ
cho rằng cũng dễ hiểu thôi: họ chủ trương rằng: Một thay đổi thái độ là
nguyên nhân của một thay đổi hoàn cảnh. Đó là tâm lý thô sơ nhất. Khi bạn
không còn than vãn nữa, bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bạn vui cười và người
xung quanh đối xử với bạn khác với lúc trước. Tất cả cuộc sống của bạn biến
chuyển theo chiều tích cực. Tôi đồng ý với câu: “Hãy cười lên và người ta sẽ
cười với bạn; cứ khóc đi và bạn sẽ khóc một mình”. Câu đó đúng đến một
mức độ nào đó.
Ca ngơi Chúa đi xa hơn là thái độ thay đổi. Quyền năng của sự ca ngợi Chúa
không chỉ tệ hại trong những câu ngợi khen của chúng ta, cũng không chỉ tệ
hại trong những thái độ tri ân hay vui mừng của chúng ta. Tất cả quyền năng
mà chúng ta chứng kiến xuất phát từ Đức Chúa Trời. Phải luôn luôn nhớ
rằng chúng ta dễ rơi vào cạm bẫy để tin rằng nhờ đã đọc vài câu Kinh Thánh
mà chúng ta có thể chế ngự trong hoàn cảnh.
Khi chúng ta thật tình chấp nhận hoàn cảnh chúng ta đang phải sống, và khi
chúng ta chân thành cảm tạ trong sự xác tín rằng những điều đó là Chúa cho
phép xảy tới, thì sẽ có một sức mạnh thần tượng đến biến đổi các biến cố đó
khác hẳn với cách diễn tiến bình thường và tự nhiên của chúng.
Lúc tôi còn làm tuyên úy ở Jort Benning bên Georgie, một anh lính trẻ và
nguời vợ đến gặp tôi, xin tôi giúp đỡ. Vợ anh trước kia nghiện ma túy và
hiện nay đang còn chịu hậu quả của việc hút sách này. Các bác sĩ đã chuyên
trị nhưng không hiệu quả mấy. Trước kia cô ta xinh đẹp bao nhiêu, thì nay
nét mặt bị dày vò bởi sự sợ hãi và đau thương bấy nhiêu.
Cô nói: “Tôi không ngủ được, mỗi khi nhắm mắt tôi toàn nhìn thấy những
con thú dữ khủng khiếp xuất hiện và nhảy chồm lên tôi”.
Chồng tôi cắt nghĩa cho tôi rằng vợ anh cứ la hét thất thanh mỗi khi vừa
chợp mắt sau khi đã mệt đừ.
“Tôi cố gắng đánh thức vợ tôi dây, nhưng phải đến mười phút nhà tôi mới
tỉnh và trong suốt lúc đó cứ la hét khiếp đảm làm cho tôi cũng tuyệt vọng
luôn”.
Tôi nghe hết câu chuyện bị đát và kết luận:
- Tôi chỉ có một điều khuyên anh chị, chúng ta cùng quì xuống và cảm tạ
Chúa vì hoàn cảnh anh chị đang sống.
Hai vợ chồng nhìn tôi bàng hoàng, nghĩ rằng chắc tôi không muốn nói điều
đó. Tôi cắt nghĩa cho họ một cách tỉ mỉ điều tôi đã hiểu rõ : Chúa muốn
chúng ta ca ngợi Ngài trong tất cả mọi sự.
- Tất cả những gì xảy ra đưa đẩy anh chị có ngày hôm nay, tôi chắc rằng
Chúa yêu thương anh chị, và Ngài sẽ làm một việc lạ lùng cho anh chị, bây
giờ Ngài muốn anh chị cám ơn Ngài về tất cả những biến cố đã đưa anh chị
đến với Ngài.
Tôi giở Kinh Thánh và cho họ xem những đoạn tôi đã gạch sẵn. Cả hai đều
chấp nhận, quì xuống và cảm tạ Chúa về tất cả những gì xảy đến cho họ, đặc
biệt những hậu quả của ma túy. Tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong
căn phòng. Tôi nói với họ:
- Chúa Thánh Linh hiện diện nơi đây và sẽ chữa lành cho chị.
Tôi đặt tay lên đầu chị và cầu nguyện:
- Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài đang chữa lành ngay cho chị này lúc này.
Chị ấy ngạc nhiên mở mắt nhìn tôi:
- Thưa ông, có chuyện lạ vừa xảy ra: lần đầu tiên tôi nhắm mắt được và tôi
không thấy gì.
- Chúa đã chữa lành cho chị, bây giờ Ngài muốn trở thành Đấng cứu độ cho
chị. Chị có muốn không?
Hai vợ chồng quỳ gối ngay và họ mời Chúa bước vào cuộc sống của họ. Họ
rời văn phòng tôi lòng đầy hoan hỉ vui mừng.
Thiếu phụ này hoàn toàn khỏi bệnh. Cô không còn bị những hình ảnh quái
gở ám ảnh. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã bẻ gãy uy lực của ma túy.
Các người có thẩm quyền trong giới y khoa đều công nhận họ bất lực không
trục xuất được các chất độc do ma túy để lại trong cơ thể. Nhưng họ đã
chứng kiến những trường hợp lành bệnh sau 10 năm, 20 năm và cả 30 năm
hút ma túy. Điều này đã xảy ra vì có một sự can thiệp linh thiêng của Đức
Chúa Trời.
Không ai có thể tự mình thay đổi chỉ vì tự cho mình có một thái độ mới hoặc
có một quyết tâm cao. Đó chính là do sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động
trong cuộc sống chúng ta.
Những lời cầu nguyện chân thành đã giải phóng và để cho uy quyền của Đức
Chúa Trời hoạt động trong đời sống chúng ta. Và lời tạ ơn hữu hiệu hơn mọi
hình thức khác cầu xin khác. Kinh Thánh cho chúng ta thấy nhiều ví dụ
chứng minh điều này.
Trong Thi Tv 22:3 “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự ngợi
khen của Ysơraên”. Vậy Chúa ở nơi đây và uy quyền của Ngài hoạt động
khi chúng ta ca ngợi Ngài. Ngài lưu lại, Ngài ở giữa ngay lời ca ngợi của
chúng ta.
Trong IISu 2Sb 20:1-37 chúng ta có một ví dụ nổi bật về những điều Chúa
có thể làm khi chúng ta ca ngợi Ngài.
Giôsaphát là vua xứ Giuđa, một ngày kia ông khám phá ra rằng vương quốc
bé nhỏ của ông đang bị các thù địch liên minh bao vây: Đó là con cháu
Môáp, con cháu Ammôn. Biết rằng mình không có hy vọng nào thắng trận
cả Giôsaphát cầu khẩn cùng Chúa:
“Vì nơi chúng tôi chẳng có sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo này
đương đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình
phải làm, nhưng con mắt của chúng tôi ngữa trông Chúa” (20:12).
Khi chúng ta ngợi Chúa, điều tiên quyết là không nhìn vào tình hình và
ngoại cảnh mà chỉ chăm chú nhìn Chúa.
Hãy để ý riêng Giôsaphát không nhắm mắt trước các nguy cơ bao vây
Vương Quốc ông như thế là không có kẻ thù nào ngay bên cạnh, trái lại, ông
thấy rõ tình thế, nhận định được sự bất lực của mình và hướng về Chúa xin
cứu giúp.
Chúng ta không thể cố ý làm ngơ trước sự dữ đang tấn công xung quanh
chúng ta, và chúng ta phải đánh giá cho đúng. Điều này khiến chúng ta gia
tăng lời ca ngợi Chúa, cảm tạ Ngài can thiệp và hoàn toàn làm chủ sự dữ.
Chúng ta không được để cho nguy cơ đang rình mình trong bóng tối đánh
bại chúng ta, nhưng hãy nhìn thẳng vào nó, đo lường sự bất lực của chúng
ta, và quay mặt về phía Chúa, Chúa nói với Giôsaphát: “Chớ sợ, chớ kinh
hãi bởi đám quân đông đảo này, vì trận giặc chẳng phải bởi các ngươi đâu
bèn là của Đức Chúa Trời” (20:15).
Đối với tôi, đây là lời tuyên bố kỳ diệu, chúng ta có khả năng kiềm chế hoàn
cảnh sống của chúng ta, vì thế cuộc tranh chiến này không phải là của chúng
ta mà là của Chúa: “Trong trận này các ngươi chẳng cần gì tranh chiến hãy
dàn xa đứng yên lặng mà xem có thấy sự giãi cứu của Đức Giêhôva ở cùng
các ngươi. Hỡi Giuđa và Giêrusalem, chớ sợ, chớ kinh hãi: ngày mai hãy đi
ra đón chúng nó, vì Đức Giêhôva ở cùng các ngươi”, (20:17).
Thật là một lời hứa lạ lùng! Nhưng Chúa muốn Giôsaphát đứng ở tư thế nào
trong khi chờ đợi và quan sát Chúa hành động.
Sáng hôm sau, Giôsaphát ra lệnh cho quân đội ông. Ông sắp đặt các ca sĩ
thay phiên ca tụng Chúa, họ tiến bước trước quân đội hát vang lên “Hãy
ngợi khen Đức Giêhôva vì sự thương xót Ngài hằng có đời đời” (20:21).
Giôsaphát dàn cảnh như thế đó, đối diện với đạo binh đối phương sẵn sàng
xông ra trận để thanh toán quân địch khi thấy đám ca sĩ tiến về phía họ để
giao chiến không?
Tôi là tuyên úy đã chứng kiến nhiều lần ra trận, nhưng tôi chưa bao giờ thấy
một ông tướng ngồi yên chờ địch , trong khi sai một nhóm ca sĩ tấn công
xông lên chiến trường.
Đó hẳn là một ý kiến kỳ quặc phải không? và trong một hoàn cảnh tương tự,
lý trí của chúng ta phải đầu hàng có người sẽ nói: “Khi gặp đường cùng thì
cũng nên ca ngợi Chúa vậy”. Nhưng chúng ta cũng đừng lố bịch. Châm
ngôn có câu: “Phải tự giúp mình thì trời mới giúp cho”. Điều tối thiểu là
phải chiến đấu trước đã, phải anh hùng chiến đấu rồi Chúa sẽ hoàn tất công
việc.
Nhưng còn Giôsaphát và đạo quân của ông thì sao?
“Đương lúc chúng ta ca hát và ngơi khen, thì Đức Giêhôva đặt phục binh
xông vào Ammôn và dân Moáp dấy lên đánh dân ở núi Sêriơ, đặng diệt
chúng đi; khi đã diệt dân ở Sierơ rồi, thì chúng lại trở giết lẫn nhau”: (20:22-
23).
Một điều hiển nhiên là nếu Giôsaphát đã nói: Mình phải cầu may, và nếu
ông ra lệnh tiến quân thì chắc chắn kết quả sẽ khác.
Nhiều người trong chúng ta dễ bị biến cố đánh bại vì họ không chịu để Chúa
chiến đấu và chỉ dùng sức họ mà thôi. Cả khi thấy mình bất lực trước địch
thù, chúng ta còn sợ không dám trao tất cả cho Chúa, sợ dựa vào quyền uy
của Ngài. Chúng ta để cho lý trí mình cho ấn một chỗ rộng khi chúng ta
tuyên bố: “Tôi không hiểu được, vậy tôi không tin”.
Về điểm này, lời Chúa rất rõ ràng, chúng ta chỉ có thể giải quyết được vấn
đề này trong đức tin; nhận ra rằng lời Chúa hứa là đúng, chấp nhận chúng và
dám tin rằng lời lời ấy sẽ đưa chúng ta đến sự hiểu biết đúng. Nguyên tắc mà
Kinh Thánh đã nhiều lần chứng minh: phải chấp nhận và vâng lời trước khi
hiểu biết tại sao.
Lý do cũng dễ hiểu thôi. Tầm hiểu biết của chúng ta hạn hẹp làm sao hiểu
thấu suốt được kế hoạch cao vời của Chúa dành cho mỗi thọ tạo của Ngài.
Và nếu chúng ta chỉ hiểu rồi chấp nhận thì chúng ta chẳng nhận được bao
nhiêu.
Giôsaphát sẽ không bao giờ dám ra trận theo kiểu của Chúa nếu ông đã có ý
muốn hiểu rõ. Việc Chúa đề nghị và hứa hẹn quả không mấy hợp lý. Nhưng
ông đã tin và ông phó thác cho Chúa. Lý trí của ông hạ mình, ông đã tin và
trao phó tất cả cho Chúa.
Giôsuê cũng là một vị lãnh đạo đã nhận chỉ thị của Chúa, ông được lệnh ra
trận theo cách Chúa chỉ cho ông giao chiến, chắc khác hẳn với những điều
ông quan sát suy nghĩ và sắp đặt, và có thể là một số đông người có mặt tại
đấy đã nhạo cười ông.
Chúng ta đều biết căn nguyên câu chuyện như sau: Giôsuê đã giao chiến với
thành Giêricô và thành lũy này đã sụp đổ.
Thành Giêricô là một pháo đài cổ thành lũy kiên cố bao quanh và dân Do
Thái, sau 40 năm du hành trong sa mạc chắc đã không còn đủ sức lực và vũ
khí để tấn công thành này. Nhưng ông Giôsuê đã tin vào Chúa khi Ngài hứa
sẽ trao thành này vào tay Ysơraên.
Chúa nói với Giôsuê đi quanh thành Giêricô trong sáu ngày, đến ngày thứ
bảy họ phải thổi kèn và ca hát, thì vách thành sẽ sập xuống, rồi dân sự sẽ leo
lên, mỗi người ngay trước mặt mình” (Gios Gs 6:5).
Ông Giôsuê tin vào Chúa, nhưng chúng tôi tự hỏi nếu bạn hoặc tôi là một
quân lính của ông, chúng ta sẽ nghĩ gì?
Có lẽ chúng ta đã phản đối và từ chối tuân theo một mệnh lệnh điên cuồng
và phi lý như vậy. Tôi tự hỏi dân thành Giêricô sẽ nghĩ gì khi đứng bên kia
thành kiên cố nhìn thấy dân Ysơraên rước hòm giao ước đi quanh thành của
họ.
Trong một thời gian rất lâu, tôi vẫn nghĩ rằng câu chuyện ông Giôsuê và
cuộc chiến ở Giêricô không có thật. Nhưng khi các nhà khảo cổ đã tìm thấy
tàn tích của một cổ thành và có nhiều dấu vết chứng minh rằng đá tường quả
thật có sụp đổ vào một thời kỳ lịch sử ăn khớp với thời đại mà Kinh Thánh
đã ghi chép.
Chúa ra tay uy quyền trong khi người Do Thái chứng minh đức tin và lòng
trông cậy của họ. Tường thành Giêricô đã thật sự sụp đổ.
Câu chuyện của Giôsaphát và của Giôsuê chứng minh một cách hiển nhiên
là Chúa thắng trận nhờ những phương tiện và dựa trên những nguyên tắc hầu
như bất hợp lý và ngược hẳn với sự khôn ngoan và chiến lược của chúng ta.
Chúng ta được kêu mời tin lời Chúa phán, ca ngợi Ngài và sau đó nhìn Ngài
hành động. Đó chính là điều Jêsus Christ đã làm trong suốt cuộc đời Ngài,
Ngài đã nói rõ ràng tự Ngài, Ngài không làm nên sự gì. Phần của Ngài là
làm theo ý Cha Ngài trong sự đầu phục, vững lòng cậy trông và tin yêu để
cho quyền năng của Đức Chúa Trời đáp ứng nguyện vọng của con người.
Chúng ta hãy đặt lại lời cầu nguyện của Chúa Jêsus trước hoàn cảnh khó
khăn:
Năm ngàn người đã theo Chúa nghe Ngài giảng dạy. Họ đói lã. Chỉ có một
cậu bé đã mang theo đồ ăn năm cái bánh và hai con cá.
Chúa Jêsus đã cầu nguyện như thế nào? Ngài có xin Đức Chúa Trời một
phép lạ không? Không
Đức Chúa Jêsus lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời tạ ơn, rồi
bẻ ra mà trao cho môn đồ đặng phát cho đoàn dân; lại cũng chia hai con cá
cho họ nữa. Ai nấy no nê rồi, người ta lượm được mươi hai giỏ đầy những
miếng bánh và cá còn thừa lại (Mac Mc 6:41-43).
Có người trong chúng ta phản đối: Chúa Jêsus làm điều đó vì Chúa biết điều
Chúa làm, còn chúng ta thì khác.
Nhưng Chúa Jêsus đã nói với các môn đồ của Ngài: “Quả thật, quả thật. Ta
nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc Ta làm lại cũng làm việc
lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh Ta mà cầu xin điều
chi mặc dầu, Ta sẽ làm cho để Cha được sáng danh nơi Con” (GiGa 14:12-
13).
Chúa Jêsus đã tuyên bố rằng chúng ta sẽ làm những điều lớn lao hơn nữa,
thế có phải là Chúa có một kế hoạch cho nạn đói của thế giới, giải quyết vấn
đề thiếu lương thực mà các chuyên viên về môi trường sống và các chuyên
gia nông sản đã nghiêm nghị tuyên báo sao?
Tôi nghĩ rằng có thể có. Tôi biết có những trường hợp có những người đã
đơn sơ tin lời Chúa, họ đã cảm tạ Chúa ngợi khen Ngài trước một chút lương
thực và họ đã có thể cung cấp đủ cho một số người lớn hơn trù định.
Khi Chúa Jêsus đứng trước mộ của Laxarơ, Ngài đã nói lời tạ ơn. Khi người
ta mở cửa huyệt mã đã chôn cất Laxarơ được 4 ngày rồi. Chúa Jêsus ngước
mắt lên trời nói: “Thưa Cha, con tạ ơn Cha vì đã nhậm lời con” (11:41).
Rồi Ngài ra lệnh cho Laxarơ hãy bước ra khỏi mộ. Ngay khi ấy, Laxarơ đã
chết 4 ngày rồi bước ra khỏi mộ.
Kinh Thánh chép rằng Chúa Jesus đến thế gian để dạy chúng ta ca ngợi
Chúa. Êsai, vị tiên tri đã loan báo sự giáng sinh của Chúa Jesus : “Đặng
giảng Tin Lành cho kẻ khiêm nhường ... đặng rịt những kẻ tan vỡ tấm lòng,
đặng rao bán cho kẻ bị nô lệ xiềng xích được tự do ... đặng yên ủi mọi kẻ
buồn rầu, ban mão hoa cho kẻ than khóc ở Siôn thay vì tro bụi, ban đầu vui
mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng năng nề” (EsIs 61:1-
3).
Bạn có thấy tên mình trên danh sách đó không? lòng bạn có bị tan nát
không? Bạn có bị tê liệt, bệnh hoạn trong thân thể hay trong tâm linh không?
Bạn có bị một điều gì đó giam hãm bạn, nó khiến bạn nô lệ nó không, bạn có
phải là nạn nhân của một sự mù quáng không? Có phải bạn đang khóc lóc?
Và không thể vui lên được để tạ ơn hay ca ngợi Chúa? Tâm linh bạn có đang
ủ dột nặng nề không?
Có lẽ bạn chưa hiểu rõ Tin Mừng Chúa Jesus mang đến cho bạn đó.
Khi Chúa vén màn cho chúng ta thấy rõ điều Chúa đã làm và đang còn làm
cho chúng ta và cho người chung quanh ta, qua trung gian Chúa Jesus và
trong Thánh Linh. Chúng ta chỉ có thể ca ngợi Chúa mà thôi. Nhưng nếu
chúng ta nghi ngờ việc Chúa làm thì chúng ta khó lòng mà ca ngợi Chúa.
Chúng ta sẽ luôn gặp cản trở khi ca ngợi Chúa nếu chúng ta nghi ngờ Tin
Mừng Chúa Jesus mang đến. Đừng nghi ngờ và đừng lưỡng lự thì mới có thể
hết lòng ca ngợi Chúa trong mọi hoàn cảnh được.
MỘT TIN VUI
Nếu tôi tặng bạn một đồng, chắc bạn sẽ không mấy phấn khởi, bạn sẽ tự hỏi
không biết vì sao tôi lại tặng bạn một đồng này, và có thể bạn phát cười lên.
Nếu tôi lại tặng cho bạn một đồng nữa và nói: “Làm quà cho bạn đây”, chắc
bạn còn ngạc nhiên hơn. Và nếu tôi cứ tiếp tục đưa từng đồng cho đến khi
bạn được 20 đồng thì bạn càng khoái, nhưng bạn vẫn chưa hiểu tôi đang
muốn làm trò gì.
Nhưng nếu thay vì cho một đồng, tôi biếu bạn một ngân phiếu 1.000 đồng
tôi chắc bạn sẽ vui sướng ngay. Và nếu tôi tiếp tục đưa thêm cho bạn
100.000 đồng, bạn sẽ nhìn tôi ngây ngất: “Sao mình gặp may quá vậy!”. Bạn
sẽ nhảy nhót vui mừng và bạn sẽ muốn chạy đi kể lại những gì vừa xảy ra
cho bạn. Thật là một tin vui! Và còn sống ngày nào chắc bạn còn muốn kể
lại câu chuyện ấy.
“Anh còn nhớ câu chuyện lạ lùng 100.000 đồng trên trời rơi xuống ngày
hôm qua đó mà !”.
Và Chúa đã gởi cho chúng ta biết bao nhiêu quà. Mỗi người vẫn có thể xin
Chúa hay không xin. Chúng ta có lẽ đã nhận nhiều món quà giá một đồng,
nhưng mấy ai hí hửng trước món quà một đồng? Vì vậy chúng ta cũng đâu
sung sướng đến nổi phải khóc lên hay phải cảm tạ Chúa đã rộng tay ban phát
ơn lành? Lỗi tại ai? Có phải lỗi ở Chúa không? Chắc chắn là không. Vũ trụ
chúng ta sống chỉ phát hành một đồng thôi.
Nhiều Cơ đốc nhân thuộc hạng có suy nghĩ vẫn coi cuộc sống ở cõi vĩnh cữu
như món quà chỉ đáng giá một đồng. Họ nghĩ rằng chỉ cần sống một cuộc
đời đạo đức cho đúng món quà đó thôi và họ cố gắng cho đúng mức nên họ
mệt mỏi đến nổi họ cần nghĩ có cần là một Cơ đốc Nhân không.
Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy họ đâu có hớn hở đi báo tin vui
cho người khác. Đối với họ đời sống Cơ đốc nhân là đi lễ ngày chủ nhật, từ
khước mọi khoái lạc của trần gian và hơn thế nữa là sau tuần lễ lao tác khó
nhọc lại phải góp tiền dâng.
Nếu đó là “Sự cứu rỗi” thì quả nhiên tôi không lạ gì khi thấy tối nào bạn
cũng xem tivi và không bao giờ bạn muốn chạy sang bên cạnh hay mời
khách lạ qua đường đứng lại nghe nói về tình yêu của Chúa cả. Bạn chỉ hiểu
rằng món quà Chúa ban cho chỉ đáng giá 1 đồng bạc, vậy đâu cần có thêm.
Những thứ hàng rẻ tiền, không có cũng chẳng sao. Nhưng nếu món quà
1.000 đồng, bạn sẽ sẵn sàng đi lãnh một món quà khác tương tự như thế nữa.
Và bạn sẽ chỉ dẫn cho những người khác đi lãnh món quà của họ.
Ai cũng thích những món quà 1.000 đồng (dollar). Người ta tiêu bạc triệu
mỗi năm với hy vọng chỉ cần đặt ít mà lại được lợi nhiều. Và Chúa không
chỉ tìm những người có hạnh kiểm tốt để thưởng đâu? Đức Chúa Jêsus đã trả
tất cả những món quà mà Chúa muốn ban cho chúng ta rồi.
Chúa phán: “Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự
thạo biết của người thạo biết” (ICo1Cr 1:19). Được sự tha thứ các tội khiên,
được sống đời đời không giống như những điều chúng ta thường gặp thấy
hằng ngày. Sao chúng ta lại nghĩ rằng mình chỉ nhận những gì mình đóng
góp hay mình có thể mua được? Chúa há không thể cho chúng ta một ân
thưởng nào sao? Điều này thật khó nghĩ đến nỗi chúng ta phải tự bào chữa,
mình chỉ có thể lãnh được nếu mình có điểm này hay điểm khác.
Thánh Phaolô viết: “Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus
Christ là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình
và sự nên Thánh và sự cứu chuộc cho chúng ta” (ICo1Cr 1:30).
Nghe tin vui đó vấn đề của bạn có thể chấp nhận được rằng Chúa Jêsus có
thẩm quyền và quyền năng ban cho chúng ta sự sống đời đời hay không,
mặc dầu chúng ta bất xứng. Và nếu ta nghĩ rằng Ngài không có quyền năng
và không có thẩm quyền vậy thì bạn phải tự làm một cái gì đó để dàn xếp
với Đức Chúa Trời. Suốt đời sẽ cố vươn lên cho xứng đáng với những đòi
hỏi của Chúa. Nhưng lời Chúa quả quyết rằng cho dù bạn cố gắng tối đa,
bạn sẽ không bao giờ sống được như Chúa muốn bạn sống đâu. và càng
chứng minh mình đúng, bạn càng kết án Chúa về tội nói dối.
“Nhờ Ngài chúng ta nhận lãnh ân điển và chức nhiệm sứ đồ, để vì danh Ngài
mà dẫn người ta trong muôn dân đến sự vâng phục của Đức tin” (RoRm
1:5).
Phaolô đã đút túi vài ngân phiếu giá bạc ngàn và ông rất vui sướng nếu ông
muốn tuyên bố cho mọi người nghe.
“Vì trong Tin Lành này đã bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời do đức
tin đến đức tin, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin”
(1:17).
Phaolô quả quyết rằng Chúa chuẩn bị và cho chúng ta khả năng để nên công
bình. Nếu Chúa ra tay làm, chắc hẳn việc Chúa làm là tốt đẹp. Ai còn có thể
làm khá hơn nữa đâu? Bạn có sẵn sàng đối diện với Chúa cuối cuộc đời
mình chăng? Bạn đã để Chúa tạo hình bạn theo ý muốn Ngài chưa?
Mặc dù bạn cố gắng một cách phi thường đi nữa, bạn không thể tự mình làm
cho mình nên “tốt” được đâu. “Vì chẳng có một người nào nhờ công việc
luật pháp mà được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vì do luật
pháp mà người ta biết tội” (3:29). Bạn càng biết điều thiện, bạn càng thấy
mình xấu xa. Chỉ có một tâm trí tự phụ mới dám nhận là lòng mình nhân
hậu. Chúa Jêsus là quyền năng duy nhất trên trần gian này mới có thể giải
thoát tội lỗi và ích kỷ. Chính sự hiện diện của Ngài mới biến đổi bạn thành
con người hoàn hảo.
“Đã vậy thì sự khoe khoang ở đâu? Đã bị loại ra rồi. Bởi luật pháp nào? Luật
pháp của công việc chăng? Không phải, bèn là bởi luật pháp của đức tin.
Vậy nên, chúng ta kể rằng người được xưng công bình đức tin chứ không
phải bởi việc làm theo luật pháp” (3:27-28).
Thánh Phaolô nhận xét điều này không có gì là mới cả, đâu phải vì làm việc
thiện mà Ápraham được Chúa chấp nhận, nhưng vì đức tin của ông. So với
tiêu chuẩn luân lý thời đó Aùpraham chưa phải là người “tốt”. Khi ông sống
đời sống du mục, tạm trú ở xứ người, ông biết rằng người ta có thể tước đoạt
tài sản, gia súc và ngay cả người vợ đẹp của ông nữa. Và để có thể tránh
được hiểm họa đó, ông tính toán, bàn định với Sara, vợ ông, coi nàng là em
gái mình. Ông nghĩ rằng nếu làm thế ông không những thoát khỏi nguy hiểm
mà còn được lợi. Việc xảy ra đúng như vậy. Vua Abimelét thấy Sara và đòi
cưới. Bà được đưa tới cung vua, và Ápraham được lãnh nhiều quà tặng.
Aùpraham đã làm gì ? có phải ông đang tìm cách cứu nguy cho người vợ của
ông không? Không, ông đã cầu may, và Chúa đã phải can thiệp vào vụ này
và vạch rõ cho vua Abimêlét thấy Ápraham đã lừa nhà vua.
Bạn có sẵn sàng nhận Ápraham làm một thành viên trong chi hội của bạn
không? Hãy suy nghĩ rồi trả lời.
Thật ra Chúa đã chọn Ápraham không phải vì ông đã là người tốt, nhưng vì
ông đã tin vào Chúa. Đức tin của Ápraham đã được Chúa chấp nhận thay
cho các việc lành ông làm. Đối với chúng ta, Ápraham không phải tốt,
nhưng đối với Chúa, Ápraham tốt lành vì ông đã tin.
Bạn có thể nghĩ trong lòng bạn khá hơn Aùpraham hay khá hơn ai đó mà
bạn quen, nhưng đối với Chúa, chúng ta chỉ là một tội nhân mà thôi. đâu có
phải vì tỷ lệ bách phân của “điều thiện” hay “điều ác” mà chúng ta được cứu
rỗi hay làm lợi cho nước trời. Ápraham không trả “vé” vào nước trời bằng
những việc thiện của ông.
Phaolô viết :” Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có
tội là công bình, thì đức tin kẻ ấy là công bình cho mình” (4:5)
Chúng ta đã trở lên tốt lành trước mặt Chúa. Nếu bạn thực sự tin điều đó,
bạn lại không muốn nhảy mừng hay sao ? Bạn lại không tuyên bố rằng trở
thành Cơ Đốc Nhân dễ lắm sao ? Bạn có bao giờ nghĩ rằng có hàng triệu
người đang tưởng rằng mình phải ráng lắm mới trở lên Cơ Đốc Nhân được.
Và nếu biết rằng dù cố gắng hết sức mà cũng không bao giờ đạt hạnh kiểm
tốt, thì tương lai sẽ đen tối và buồn bã biết bao ! Chính những người đó cần
được nghe tin mừng.
Đức Chúa Trời cho chúng ta miễn phí ơn cứu rỗi. Phaolô viết :”Nhưng bởi
ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa, nếu vậy việc làm thì ơn không phải là
ơn” (11:6) Tin vui như thế lẽ ra phải được lan truyền khắp chốn, nhưng lạ
thay nhiều Cơ Đốc Nhân lại cứng miệng khi phải rao truyền tin đó.
Đã có lần bạn đã chỉ dùm cho người khác trạm xe búyt hay tiệm bánh mỳ
gần nhất. Lúc đó bạn đâu có sợ tái mặt hay lo sợ hồi hộp, nhưng tại sao bạn
lại sợ sệt khi phải nói cho một người lạ nghe về những gì Chúa Jesu có thể
làm cho người đó.
Chúa muốn chúng ta kể lại Tin Vui cho anh em. Chính chúa Jesu đã dặn dò
các môn đồ của Ngài phải đi kể lại cho đến tận cùng quả đất những gì Chúa
đã làm cho chúng ta. Bạn hãy nghĩ xem, có ai muốn giữ kín điều đó không ?
Phải có một kẻ thù đang rảo quanh chúng ta, và thủ đoạn của nó là gây sự sợ
hãi, gây hoang mang khi phải chia sẽ của những người lãnh quà. Những nếu
chúng ta chắc chắn rằng Chúa đã làm việc lạ, nếu chúng ta biết rõ mình đã
được lãnh nhiều ngân phiếu trị giá bạc ngàn thì chúng ta sẽ tràn ngập niềm
vui và đi kể cho mọi người nghe.
Có một số người vẫn còn lo lắng, khi được Chúa tha thứ và Ngài ban cho
cuộc sống vĩnh cửu, thì cần phải thêm đức tính nào nữa không. Hãy lời sứ
đồ Phaolô :”Vậy phước đó há chỉ chú cho kẻ chịu cắt bì mà thôi, hay là cũng
chúc cho kẻ không chịu cắt bì nữa? Vì chúng ta nói rằng đức tin của
Áprarham được công nghĩa cho mọi người” (4:9). Và Phaolô kết luận gọn
gàng : Ápraham không theo luật Do Thái vì lý do là lúc đó chưa có luật.
“Vì chẳng phải do luật pháp mà có lời hứa cho Ápraham và dòng dõi người
rằng, người sẽ thừa thọ thế gian, bèn là sự công bình đức tin” (4:13).
Đối với chúng ta cũng vậy, Chúa hứa hẹn một phần gia sản không phải để
thưởng cho việc ăn ở tốt lành của chúng ta, nhưng để đáp lại lòng tin của
chúng ta. Bạn có thể không đồng ý với cách làm việc của Chúa, nhưng đó là
lời giải đáp cho nan đề của bạn.
Người Do Thái nhất định không chịu chấp nhận rằng họ là kẻ có tội. Nhiều
Cơ Đốc Nhân cũng không hiểu được câu Chúa trả lời cho người Do Thái.
Chúa quả quyết rằng luật của Ngài tinh truyền hơn điều họ tưởng tượng.Ví
dụ họ cho rằng họ không phạm tội ngoại tình, nhưng Chúa Jêsus giải thích
nếu một người đàn ông đã cưới vợ mà còn thèm muốn người đàn bà khác thì
đã phạm tội ngoại tình. Chúa Jêsus còn nói thêm thà rằng bị mù mắt còn hơn
duy trì dịp phạm tội. Ngài biết rõ tư tưởng lòng người. Nếu ai quyết tâm
không phạm tội. Ngài biết rõ tư tưởng lòng người. Nếu ai đã quyết tâm
không phạm tội thì đã khám phá trong thâm tâm mình có một con người thứ
hai đang muốn phạm tội, và chúng ta cứ quanh quẩn đấu tranh với chính
mình.
Đức Chúa Jêsus muốn dạy bảo chúng ta điều gì? Ngài có dạy chúng ta phải
cố gắng thêm nữa để chu toàn luật pháp chăng? Chắc chắn là không Ngài chỉ
muốn cho chúng ta thấy chúng ta cần đến Ngài. Mỗi một lời phán, mỗi một
sự dạy dỗ của Ngài chứng minh rằng chúng ta cần một Đấng Cứu Thế. Tin
vào Chúa Jêsus là phương thế duy nhất để thực hiện luật pháp, thánh Phaolô
đã tuyên bố như vậy.
Bạn có thể hành xác bạn, bắt nó phải phục tùng luật này, luật nọ. Như vậy
bạn đã làm được việc gì? hãy coi chưa làm việc gì cả. Chúa Jêsus đã cắt
nghĩa rõ ràng nếu bạn chỉ phạm một luật thì cũng giống như bạn đã vi phạm
tất cả luật rồi.
Chúa Jêsus không tìm cách làm cho bạn nản lòng, nhưng Ngài không muốn
khích lệ bạn đó, Ngài đã nói rằng chính Ngài sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.
“Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công
bình” (10:4)
Khi Chúa Jêsus bước vào cuộc sống bạn, xác thịt của bạn vẫn còn nhưng
ước muốn bất chính không còn nữa, có một sự khác biệt lớn: “Vậy nếu ai ở
trong Đấng Christ thì nấy dựng nên mới, những sự cũ qua đi, nầy mọi sự đều
trở nên mới” (8:10).
Trong thâm tâm bạn có một hữu thể thiêng liêng hoàn toàn mới, vì Chúa
Jêsus từ nay cư ngụ trong bạn qua thân vị Thánh linh. Một ngày nào đó thân
thể của bạn sẽ chết, bạn sẽ sống mãi mãi với Chúa Jêsus.
Tôi có dịp nói chuyện với cả ngàn người đi nhà thờ, và tôi hỏi họ: “Theo ý
bạn, bạn phải làm gì để được lên thiên đàng?” “Tôi đã hỏi nhiều người Mỹ,
toàn là những người học Kinh Thánh và 90% đã khai ra những điều phải
làm: Tuân theo điều răn, đi nhóm đều đặn, dâng hiến tiền bạc, đừng làm gì
hại người khác... một danh sách vô tận về những điều họ phải làm.
Những người thường hay lui tới nhà thờ đã nghe hay và tin thất thiệt này
“Sự cứu rỗi của chúng ta tùy thuộc vào những điều chúng ta làm”. Thế thì có
lạ gì nếu tin mừng được ít người đón tiếp? Ai lại muốn đi nhà thờ để lãnh
được một đồng bạc, và lại nếu chỉ có thể thì loan tin đó làm gì?
Bạn có cảm nghĩ rằng ân huệ của Chúa chỉ đáng một đồng nữa thôi? Bạn có
còn nghĩ rằng để đón nhận ơn lành của Chúa chỉ cần đức tin công thêm cái
gì nữa không?
Nếu bạn quả quyết rằng những phước lành của Đức Chúa Trời chỉ dành
riêng cho những người xứng đáng thì bạn coi thường lời hứa của Chúa và
đức tin đâu còn ý nghĩa ?
“Vì nếu nhờ luật pháp mà hướng nghiệp, thì đức tin hóa ra vô ích, lời hứa
cũng bỏ rồi, vì luật pháp gây ra sự phẫn nộ, nhưng đâu không có luật pháp,
đó cũng không có sự phạm luật” (4:14-15).
Như vậy có phải Chúa không thỏa lòng khi chúng ta cố làm theo điều tốt và
giữ luật pháp của Ngài chăng? Chắc chắn là không, nhưng Ngài thấu rõ lý
do khiến chúng ta giữ luật lệ Ngài, nếu vì chúng ta sợ bị phạt, thì cố gắng
của chúng ta không có giá trị gì.
Nếu chúng ta cố gắng vâng lời để được chúc phước thì cũng uổng công. Như
vậy cố gắng để làm gì? Thà cứ ở xấu xa vì thế nào cũng được sự cứu rỗi.
Nói như vậy là phi lý. Lý do duy nhất khiến chúng ta làm điều thiện là
chúng ta muốn làm đẹp lòng Chúa. nếu chúng ta hiểu rõ sự tuyệt diệu của
món quà Chúa ban thì chúng ta sẽ lấy hết lòng thành của mình mà đáp lại
tình yêu của Ngài.
Nhưng nếu bạn cứ nhất quyết nghĩ rằng phải làm điều tốt thì mới xứng đáng
được Chúa chúc phước, thì bạn sẽ không bao giờ học cách yêu Chúa và
thưởng thức những món quà của Chúa cả.
Bây giờ Chúa chỉ chúng ta một lối khác để lên trời không phải một lối sống
trơn tru với một hạnh kiểm tốt, nhưng là một lối đi mới mẻ (tuy không mới
mẻ lắm vì Kinh Thánh đã nói đến vấn đề này từ lâu rồi). Chúa Jêsus khẳng
định rằng Ngài chấp nhận chúng ta và đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta
không còn là một tội nhân nữa nếu chúng ta trao mình cho Chúa Jêsus để
Ngài tẩy rửa tội lỗi chúng ta, dù tội chúng ta nặng đến mức nào đi nữa, thì
Ngài vẫn cứu vớt chúng ta (3:21-22). Điều kiện là giao mình cho Chúa
Jêsus. Còn nghĩ rằng mình xứng đáng hay đâu có tồi tệ là làm trái ngược lại.
Đấng Christ đã làm gì cho chúng ta?
“Đức Chúa Jêsus là Đấng được Đức Chúa Trời sử dụng làm của lễ chuộc tội,
bởi đức tin, tin vào huyết của Đấng ấy thì Ngài bỏ qua các tội phạm trước
kia và kể là công bình (3:25).
Hai yếu tố này cần thiết, không thể thiếu một được. Đấng Christ hoàn tất
phần của Ngài, nhưng điều đó không đi đến đâu nếu chúng ta không tin. Nếu
chúng ta lúng túng trong những “điều phải làm”, chúng ta sẽ không bao giờ
được tự do để tin.
“ Ngài đã bị nộp (tuyên án) vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự công bình
của chúng ta” (4:25). “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự chết mà làm vua thế
nào, thì ơn điển cũng phải nhơn sự công bình mà làm vua thể ấy, để dẫn đến
sự sống đời đời bởi Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (5:21).
Một điều rõ ràng là chúng ta cần chọn giữa sự nhơn hậu của Chúa và sự
phán xét công bằng của. Một bên là quà tặng của đời sống vĩnh cữu, một bên
là sự chết.
Tôi còn nhớ đến một cô nữ y tá quân đội, trẻ đẹp, hành nghề tại một bệnh
viện quân y nơi tôi làm tuyên úy. Lúc đầu mới đến thì cô tràn đầy sức sống
và hy vọng, nhưng dần dần nụ cười tắt hẳn trên môi cô. Cô không thể chịu
được cảnh tượng những quân nhân trẻ tuổi bị trọng thương mà người ta
khiêng từ chiến trường về. Cô thường đến văn phòng tôi tâm sự. Một hôm
cô hỏi:
Làm sao có thể nghĩ rằng Chúa thương con người khi thấy bao đau khổ như
vậy?
Cô nên giãi bày cho Chúa tất cả những lo âu của cô về các bệnh nhân và tin
rằng Chúa lo cho họ. Chúa yêu thương những người lính đó còn hơn cô và
tôi có thể thương họ.
Cô y tá lắc đầu:
Thưa ông, tôi không thể làm thế được. có lẽ một ngày nào đó tôi làm được,
nhưng bây giờ chưa được, lòng tôi bị xé tan trước những đau khổ này. Tôi
không thể cám ơn Chúa được.
Cô ít lui tới văn phòng của tôi. Nét mặt vui vẻ của cô nhuộm vẻ âu sầu và tôi
có thể đoán là cô phải uống thuốc để chống cơn khủng hoảng tinh thần. Cô
không còn thiết tha gì với bên ngoài. Cô được đổi đi nơi khác và tôi mất liên
lạc với cô. Gần đây tôi được một bức thư của một người phụ nữ đang ở tù tại
miền tây nước Mỹ.
Sau khi tôi gặp lại ông lần chót, tôi đã lang thang trên nhiều nẻo đường và
trên những quãng đường đó tôi đã đánh mất những gì tốt đẹp nhất trong tôi.
Tôi không tìm được bình an trong tâm hồn, và tôi đã xuống dốc.
Câu chuyện bắt đầu khi ở bệnh viện, tôi đã phải chứng kiến những cái chết
phi lý hay những cuộc giải phẩu cắt xéo trên thân thể của những quân nhân
trẻ tuổi. Tôi lên án Chúa và bây giờ tôi hiểu rằng những oán trách của tôi chỉ
làm cho tôi xa cách Chúa và tự hủy diệt mà thôi. Hiện nay tôi không còn đủ
nghị lực để tha thiết với bất cứ ai và bất cứ điều gì tôi sống cuộc đời buồn
bã, bất hạnh và rỗng tuyếch.
Tôi biết rằng Chúa là lời giải đáp.
Tôi không muốn chấp nhận điều này từ mấy hôm nay nhưng bây giờ tôi thấy
rõ. Tôi đã muốn viết thơ cho ông từ lâu nhưng tôi hổ thẹn. Tôi nhớ lại những
lần đến thăm ông từ phòng tuyên úy, lúc đó tôi không muốn chấp nhận giải
đáp. Tôi hy vọng rằng đã không quá muộn. Xin ông cầu nguyện cho tôi...
Nữ y tá trẻ tuổi này đã từ chối món quà Gởi cho cô. Bây giờ cô thấy hậu quả
của thái độ đó. Bạn đã có thể thấy cô đã khổ sở biết chừng nào !
Đón nhận món quà của cuộc sống vĩnh cửu, đó là một việc dễ nhất mà bạn
có thể làm trong đời bạn. Có khó gì đâu, đâu cần phải tốt lành hay thông
minh, một em bé cũng có thể làm được ?
Thánh Phaolô viết :”Nhưng còn nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong
miệng ngươi và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy.
Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jesus ra và lòng ngươi tin rằng Đức
Chúa Trời sẽ khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì người sẽ được cứu” (10:8-9).
Vậy tại sao vẫn có những người ngần ngại ? Tại sao họ lại sợ ? Cô ý tá kinh
sợ đặt niềm tin vào một Đức Chúa Trời có thể để cho nhưng người lính phải
chết trên chiến trường hoặc trở thành phế binh. Cô không tin vào tình
thương của Chúa. “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng
sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi, vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ
sợ hãi thì không trọn vẹn trong tình yêu thương” (IGi1Ga 4:18) Đức Chúa
Trời là tình yêu. Tất cả những gì Chúa làm là hoạt động của tình yêu.
Vấn đề là chúng ta có một tầm nhìn rất hạn hẹp về tình yêu. Chúng ta đã bị
phản bội và mang thương tích do những tình yêu của con người gây ra, một
tình yêu biết tán thưởng khi chúng ta làm điều tốt, còn lại trừng phạt khi
chúng ta làm điều quấy. Nhưng tình yêu của Chúa thì khác hẳn.
Trong bản thân văn Hylạp, Tân Ước dùng hai từ khác nhau mà chúng ta đều
dịch bằng chữ “yêu”.
Philie : Tình yêu huynh đệ, nghĩa là lòng cảm mến, tình cảm sâu xa, riêng
biệt và tự nhiên.
Arape : Tình yêu của Đức Chúa trời.
Thánh Phaolô dùng từ Agpe khi ông diễn tả tình vợ chồng. Đó là một sự trao
hiến có ý thức, có quyết tâm, tự do và thiêng liêng không tùy thuộc vào cảm
xúc nhất thời. Đó là một tác động yêu thương hữu ý, bắt nguồn trong ý chí.
Tình yêu này không đổi thay, người ta có thể tin được, người được yêu
không lo mình đáng được yêu hay không.
Đó là cách Chúa yêu chúng ta. Chúa yêu chúng ta khi chúng ta phụ tình
Ngài, khi chúng ta bất tuân, khi chúng ta nghèo khổ. Chúa yêu chúng ta khi
chúng ta phí phạm cuộc sống. Và Ngài luôn luôn sẵn sàng đón tiếp, tha thứ
và cho chúng ta dư dật niềm vui và sự bình an của Ngài.
Món quà vô giá của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh cửu trong Đức Chúa
Jesus Chris. Và cuộc sống này gần kề chúng ta như môi với miệng hay trái
tim của chúng ta. Chúng ta chỉ cần đón nhận những gì Chúa Jesus làm cho
chúng ta, tin trong lòng Chúa rằng Chúa đang sống và loan tin đó cho người
khác. Có gì khó đâu, nhưng vẫn có người không làm được, cho dù họ biết
giá trị của món quà.
Ông Nicôđem, một người Do Thái sùng đạo, đến gặp Chúa Jesus vào một
buổi tối để hỏi Ngài cách nào để vào nước trời. Ông biết rằng Chúa Jesus
phán :”Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì
không thể thấy được nước Đức Chúa Trời !”
Người đã già thì sanh lại làm sao được ? Có thể nào trở vào lòng mẹ mà
sanh lần thứ hai sao?
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước
và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước trời. hễ chi sanh bởi xác
thịt là xác thịt, kẻ chi sanh bởi Thánh linh là thần” (GiGa 3:1-6).
Ông Nicôđem biết Chúa là ai rồi, nhưng điều này chưa đủ, chúng ta phải
hành động theo điều chúng ta hiểu biết đón nhận Chúa Jêsus Christ là Đấng
Cứu Thế của cuộc đời mình. Được tái sinh, chúng ta mới biết được Đức
Chúa Trời. Chưa tái sinh, chúng ta là những người chết về mặt thiêng liêng.
Phaolô viết: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi
sống, không phải tôi sống nữa nhưng Đấng christ sống trong tôi nay tôi còn
sống trong xác thịt, là tôi sống trong đức tin của con Đức Chúa Trời là Đấng
đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (GaGl 3:20).
Phaolô khuyên tín hữu thành Côrinhtô: “Chính anh em hãy tự xét, để xem
mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có
Đức Chúa Jêsus Christ sống trong đức tin của con Đức Chúa Trời là Đấng
đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (3:20).-
Phaolô khuyên tín hữu thành Côrinhtô: “Chính anh em hãy tự xét, để xem
mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có
Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao, miễn là anh em không đáng bị
bỏ” (IICo 2Cr 13:5).
Bạn có thật là một Cơ đốc Nhân không?
Bạn đã tái sanh chưa?
Trong các giáo đường, nhà thờ có nhiều Nicôđem lắm. Họ học hỏi Kinh
Thánh và cầu nguyện hàng giờ. Họ tham gia các nhóm Kinh Thánh và các
nhóm cầu nguyện. Họ là người đã dạy Kinh Thánh, giáo lý, có người là
giảng viên nữa. Nhiều người đã được sinh ra , lớn lên trong giáo hội và tự
xưng là đạo gốc.
Họ biết rất rõ giáo lý. Họ biêt rằng Chúa Jêsus đã chết vì tội lỗi của họ. Họ
biết Chúa đã sống lại nhưng họ chưa bao giờ giao phó cuộc sống cho Chúa.
xin Ngài trở nên Đức Chúa Trời và Vị Cứu Thế của họ. Cả hàng nghìn
người trung tín đi lễ, tham dự các buổi thờ phượng, chu toàn tất cả các bổn
phận bề ngoài của đạo, nhưng chưa bao giờ kinh nghiệm sự sống của Chúa
Jêsus ở trong đời sống của họ.
Món quà cứu rỗi là sống vĩnh cửu vì sự sống vĩnh cửa là món quà qúy giá.
Bạn không cần làm gì để xứng đáng món quà đó, nhưng bạn chỉ cần ngửa
tay ra đón nhận và nó trở thành sở hữu của bạn. Trong tình yêu của Ngài,
Chúa đã định trước và thu xếp mọi hoàn cảnh để chúng ta cảm thấy cần đến
Ngài, và Ngài thu hút chúng ta.
Có một anh binh nhì công giáo đi với một anh bạn cùng đơn vị đến gặp tôi.
Anh bạn này bị bỏ tù vì nghiện ma túy. Từ hồi trẻ anh đã hút xách nhưng khi
nhập ngũ tình trạng còn tệ hơn.
Tôi đã phung phí tuổi xuân, bây giờ quá trễ chắc không thể thay đổi được.
Cặp mắt anh đầy thất vọng.
Tôi hỏi ngay:“ Vậy anh có Chúa chứ ? Ngài có thể thay đổi được anh”.
Anh lính nhún vai :
Tại sao Chúa lại làm điều đó ? Tôi có bao giờ làm gì cho Ngài đâu ?
Ngài yêu thương anh, Ngài đã phái Chúa Jêsus đền những tội ác cho anh,
Ngài có thể chữa lành bệnh cho anh.
Anh lính vẫn tiếp tục buồn bã nhìn tôi :
Tôi đã nghe đến Jêsus. Tôi muốn xin Ngài cứu tôi nhưng tôi nghĩ rằng bây
giờ đã quá trễ. Mặc dù cố gắng nhiều, tôi vẫn không thể ngừng hút xách
được, tôi đã làm mồi cho ma túy quá lâu.
Đức Chúa Trời có thể chữa lành bệnh. Anh không nghĩ rằng Chúa mạnh hơn
Á phiện sao ?
Anh lính suy nghĩ ... vị tuyên úy nói tiếp :
Anh muốn thử không ?
Anh lính gật đầu :
Tôi sẽ thử bất cứ cái gì miễn là tôi thoát khỏi cái địa ngục này.
Như vậy anh hãy cảm ơn Chúa vì những gì Chúa sẽ làm cho anh trong vài
phút nữa, và anh hãy cảm ơn Chúa vì những gì đã xảy ra trong cuộc đời anh
dẫn đưa anh đến đây.
Anh lính có vẻ bàng hoàng:“Sao có chuyện đó? Ông muốn nói rằng tôi phải
cảm ơn Chúa vì tất cả những gì đã xảy đến cho tôi ngay cả tình trạng nghiện
nghập này ư ?
Chính mình anh nghiện Ma túy quá nên anh tìm đến Chúa phải không? Nếu
Chúa chữa lành cho anh, tha thứ cho anh và ban cho anh một đời sống mới
đời sống vĩnh cửu trong Chúa Jêsus, anh có nghĩ rằng anh phải cảm tạ Chúa
đã khiến anh cảm thấy cần ngài không ?
Anh lính ngần ngại, vị tuyên úy nói tiếp :
Anh có muốn tôi cầu nguyện cho anh không ? Và anh ta bằng lòng. Tôi đặt
tay lên đầu anh và cầu nguyện :
Lạy Cha trên trời, con cảm tạ Chúa đã yêu mến chàng trai này, và kéo chàng
lại gần Cha. Xin Ngài gởi Thánh Linh xuống để giúp anh tin rằng đang hành
động mỗi giây phút trong cuộc đời đen tối và cô đơn của anh để dẫn anh đến
với Chúa Jêsus .
Khi tôi dứt lời; ánh mắt anh sáng lên, anh nói:
Có một điều lạ lùng, tôi không hiểu vì sao nhưng tôi tin rằng Chúa đang biến
đổi những tai vạ của đời tôi thành những điều hữu ích cho tôi.
Rưng rưng nước mắt, anh cuối đầu và bộc phát cầu nguyện xin Chúa tha thứ
cuộc nổi loạn của anh và xin Chúa Jêsus hướng dẫn đời anh.
Tôi không thể diễn tả được dây phút sau đó. Tôi đặt tay lên đầu anh ta lần
thứ hai. Tôi cầu xin Chúa chữa lành anh, lấy ra khỏi anh sự thèm muốn hút
ma túy và ban cho anh đầy tình yêu thương. Tôi cảm thấy có một sức mới
nơi anh lính trẻ. Nét mặt ánh sáng ngời lên, và anh khóc sướt mướt anh reo
lên :
Tôi không cần Á phiện nữa. Chúa Jêsus sống trong tôi.
Đối với chàng thanh niên này, đó là lúc tái sanh. Anh không còn là người cũ
nữa. Anh tái sanh, không phải vì anh cảm nhận sự hiện diện của Chúa nhưng
vì anh đã quyết tâm tin.
Nếu mối tương quan của chúng ta lệ thuộc vào cảm xúc của chúng ta, có lẽ
chúng ta không chọn như thế, chúng ta đâu có làm chủ những cảm xúc của
chúng ta nhưng chúng ta có thể trông cậy, quyết định tin và cầu xin. Kinh
Thánh nói chúng ta được cứu rỗi nhờ lòng tin. Nhưng nhiều người trong
chúng ta hiểu sai về lòng tin. Họ nói “Tôi không có đức tin để tin” như thế
có nghĩa là “Tôi không cảm thấy tôi tin”
Đức tin và cảm xúc là hai bình diện hoàn toàn khác.
“Vả đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đường trông
mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (HeDt 11:1)
Đức tin không phải là sản phẩm của cảm xúc hay cảm giác. Đức tin là do ý
chí. Chúng ta nhất quyết nhận định điều nào đó là sự thật, cho dù giác quan
không nhận định được.
Được cứu nhờ đức tin, nghĩa là chấp nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Thế đó
là hành động của trí nhớ không phải của cảm xúc. Chúng ta được tái sinh
trong đức tin, được cứu rỗi nhờ đức tin, điều đó có nghĩa là lời Chúa trở
thành sự thật khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng mình. Có thể
chúng ta không cảm thấy mình được tái sanh, nhưng không phải vì vậy mà
chúng ta được cứu rỗi thật sự.
Chúng ta đã nói nhiều lần rằng lý trí có thể cản trở đức tin. Nhưng có một
mối nguy hại tương đương ấy là cảm xúc mà đo lường lòng tin. Từ lâu
chúng ta có thói quen nghĩ rằng những điều mình cảm thấy đều là sự thật.
Tôi cảm thấy ốm đau, vậy tôi đau. Nhưng cảm xúc của chúng ta thay đổi
mau lắm, tùy khí trời, tùy thức ăn, vì mất ngủ hay vì gặp người khó tánh.
Cảm xúc của chúng ta là một hàn thử biểu ít trung thực ki ta muốn biết rõ sự
thật. Như vậy lấy nó làm thước đo mà đo lòng kính yêu của Chúa thì quá sai.
Chúa Jêsus đã phán :”khi cầu nguyện, hãy tin đã được chắc điều đó sẽ được
ban cho! Làm sao cầu nguyện với lòng tin được khi chúng ta lại muốn lấy
cảm xúc mà đo lường kết quả. Theo Kinh Thánh chân lý của Đức Chúa Trời
đôi khi thúc dục chúng ta đi ngược lại cảm xúc mình.
Chúa Jêsus phán :”Hãy yêu kẻ thù nghịch” Sao Chúa lại không biết rõ tâm
tình của mình đối với kẻ thù ? Vậy mà Chúa nói với chúng ta đừng để cảm
xúc làm chủ ra lệnh cho chúng ta nói hay làm điều gì. Chúng ta tự do lựa
chọn yêu mến, ngay cả kẻ thù.
Chúng ta hoàn toàn tự do chấp nhận lời Chúa như là một thực tại đối với
chúng ta, gạt qua một bên nào là cảm xúc, nào là cảm giác, cả trí tuệ và tình
cảm nữa! Cuộc sống mới trong Chúa Jêsus là một cuộc sống đức tin nói cách
khác là một cuộc sống được tư do, thoát khỏi sự bạo ngược của cảm xúc, của
trí tuệ và cảm giác. Chúng ta không cần để ý đến chúng.
Kinh Thánh ghi rằng chúng ta được cứu rỗi nhờ đức tin, chữa lành nhờ đức
tin, được xưng công bình nhờ đức tin, bảo toàn và che trở đức tin chúng ta
tiến bước, tăng trường nhờ đức tin, đứng vững nhờ đức tin, sống nhờ đức tin,
chúng ta giàu sang nhờ đức tin, chúng ta cầu nguyện trong lòng tin, thắng
thế gian nhờ đức tin và ca tụng Chúa trong đức tin.
Kinh nghiệm sự cứu rỗi trở nên sự thật khi chúng ta chấp nhận trong lòng
tin. Chúa đâu có nhìn vào cảm xúc chúng ta, Chúa nhìn vào quyết tâm của
chúng ta có thể bị nghi ngờ sâu xé, cảm thấy mình khốn nạn, nhưng khi chấp
nhận Chúa Jêsus bằng đức tin, công việc đã được thỏa thuận. Sau khi trao lại
cuộc đời mình cho Chúa Jêsus , bạn có cảm thấy gì hay không cảm thấy gì,
điều đó không quan trọng. Chúa đã chấp nhận sự đầu hàng của ý chí bạn,
bạn đã được Thánh Linh tái sinh.
Tôi lo ngại khi có người nói với tôi : “Tôi biết rằng hôm nay Chúa chúc
phước cho tôi, vì tôi cảm thấy điều đó” một vài ngày sau, cũng người đó trở
lại buồn rầu nói :”Tôi không chắc mình có được cứu rỗi không, vì tôi không
còn cảm thấy Chúa hiện diện nữa.
Tạ ơn Chúa nếu Ngài cho bạn cảm thấy Ngài ở gần bạn. Nhưng đừng để đức
tin của bạn lệ thuộc vào tình cảm. Cơ Đốc Nhân nào lấy cảm xúc mình làm
một bằng chứng, chứng minh mình được cứu rỗi thì nó sẽ bị nghi ngờ hành
hạ.
Một phụ nữ viết thư cho tôi :
“Tôi đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Jesus cách đây nhiều năm, nhưng
không có gì xảy ra cả. Tôi không cảm thấy gì hết, và sau một thời gian tôi
mất hy vọng và buông xuôi lời cam kết sống cho Jêsus . Từ đó cuộc sống tôi
sụp đổ ... Tôi đã đọc cuốn sách của ông tựa đề là “Từ ngục tù đến ca ngợi”
và tôi thèm khát Chúa Jesus. Tôi cầu xin tha thứ và tôi muốn trao phó cuộc
đời tôi trong tay Chúa. Tôi đón nhận Jêsus Christ là Đấng cứu tinh và tôi
muốn gia nhập Vương Quốc của Ngài...nhưng tôi vẫn không cảm thấy gì
thay đổi. Xin ông cầu nguyện cho tôi vì tôi không thể tiếp tục sống như thế
này được nữa:.
Một thanh niên đang bị ở tù viết cho tôi :
“Tôi tin Jêsus Christ và cố gắng tin Ngài hết lòng. Cách đây hai năm tôi đón
nhận Ngài làm vị Cứu Thế của tôi. Lúc đó tôi chân thành và trong hai ngày
đầu tôi cảm thấy mọi sự đều tốt lành. Nhưng sau đâu lại vào đó. Từ đó đến
nay có những lúc tôi sống ngây ngất nhưng chỉ là những phút quá ngắn. Tôi
muốn thờ phượng Chúa nhưng tôi không tìm được Chúa. Tôi đã đọc được
cuốn sách “từ ngục tù đến ca ngợi”, và biết rằng tôi thiếu những điều ông nói
trong cuốn sách đó. Làm sao tìm được Ngài? Ông nghĩ là tôi chưa khao khát
Ngài đủ phải không? Làm sao khao khát hơn nữa ? Tôi đã phung phí cuộc
sống của tôi và nay sống đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Tôi đã học Kinh
Thánh nhưng cũng chẳng đi đến đâu tôi rât muốn tìm được Chúa Jesus. Tôi
sắp ra khỏi tù và tôi mong làmlại cuộc đời với tình yêu của Ngài trong lòng
tôi. Xin ông cầu nguyện cho tôi để tìm được Ngài, và kinh nghiệm được
niềm vui Ngài đã hứa trong Kinh Thánh...”
Tôi đã nhận hàng trăm bức thư tương tự và bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những
người nói với tôi là họ không biết đã gặp Chúa hay chưa.
Và vì lý do nghi ngờ của họ luôn luôn giống nhau: “Tôi không cảm thấy”.
Họ là tù nhân của chính cảm xúc của họ, và họ tin vào họ hơn là tin vào
Chúa.
Khi chúng ta phó mình cho Chúa Jesus , Ngài nói với chúng ta: “Ta ban cho
nó tự sống đời đời, nó chẳng chết bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”
(GiGa 10:28).
Vậy thì làm gì để thắng cảm xúc và nghi ngờ.
Phaolô viết: “Miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng
hề rời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe là
đạo được giảng ra giữa mọi người mọi vật dựng nên ở dưới và chính tôi,
Phaolô là kẻ giúp việc của đạo ấy” (CoCl 1:23)
Những nghi ngờ và cảm xúc tấn công đức tin chúng ta, chúng ta phải lập tức
bám vững vào tảng đá lời Chúa.
Tôi có quen biết một bà kia có một cách cụ thể làm điều đó. Khi nghi ngờ
điều gì, bà đi tìm một câu Kinh Thánh nói về chân lý liên quan đến điều đó.
Bà ghi đoạn Kinh Thánh ấy vào một tờ giấy, mỗi khi cảm thấy nghi ngờ, bà
lấy ra đọc.
Mỗi khi bà thấy tuyệt vọng, bà thường nghĩ : “Mà chắc gì Chúa đã nhận lời
bà khi bà tin Đấng Christ trở nên Đấng Cứu Thế cho bà”, rồi bà tìm ra đoạn
sau:”Nầy là điều chúng ta dạn dĩ trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn
Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ
mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận
lãnh điều mình xin Ngài” (IGi1Ga 5:14-15). Bà chép đoạn này và thêm
“Hôm nay 14-1-1969 tôi đã xưng tội và xin Chúa Jêsus Christ đi vào cuộc
đời tôi làm Đấng Cứu Thế và chủ lòng tôi. Tôi làm điều đó vì lời cầu xin của
tôi cũng ở trong kế hoạch và điều Chúa muốn cho tôi”.
Bà đặt tấm giấy trên giường phòng ngủ bà và mỗi khi bà cảm thấy nghi ngờ
trong lòng, bà tìm miếng giấy và đọc lớn tiếng: “Tôi biết rằng tôi được tái
sanh tôi biết Đức Chúa Trời đã đón nhận và ngày hôm đó tôi đã cầu xin
Chúa Jesus trở nên Đấng Cứu Thế của tôi. Và tôi không đặt câu hỏi để biết
tôi được cứu rỗi hay không”.
Một hôm bà cảm thấy mặc cảm tội lỗi sau khi đã xưng tội và nghĩ rằng :
Chúa chưa tha tội cho bà. Bà tìm lời giải đáp trong Kinh Thánh: “Còn nếu
chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng
ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (IGi1Ga 1:9)
Dưới đoạn Kinh Thánh đó bà viết tội bà đã xưng, ghi ngày tháng và hàng
chữ:”Halêlugia, tôi đã được tha tội”.
Dần dần bà bớt nghi ngờ và sau hết hẳn.
Bạn có thể chống lại các nghi nan và cảm xúc của bạn bằng cách lập danh
sách các quyết định bạn đã làm trong giờ cầu nguyện, ghi rõ ngày tháng và
đoạn Kinh Thánh dẫn chứng lời hứa của Chúa.
Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân lâu năm và đôi khi bạn còn nghi ngờ về sự
cứu rỗi hay về tình yêu của Chúa, đừng để cho những nghi nan hay cảm xúc
của bạn lừa dối nữa. Hãy tuyên xưng lại những lời bạn đã hứa và viết trên
một mảnh giấy, đừng quên ghi ngày. Có nhiều người giữ trong túi Kinh
Thánh của họ những bước tiến quan trọng trong cuộc hành trình thiêng liêng
của họ.
Cuộc đời Cơ Đốc Nhân là một hành trình trong đức tin. Ghi chép lộ trình
cũng là một điều hay vì nó sẽ nhắc nhở chúng ta trong những ngày đen tối
khi chúng ta không thấy mình tiến bộ.
Khi nhìn lại quảng đường đã qua, chúng ta có thể cảm tạ Chúa và ca ngợi
Chúa vì đã tiến tới được đó.
Đức tin của chúng ta dự trên lời Chúa hứa chứ không dựa trên tình cảm của
chúng ta. Và Chúa hứa cho chúng ta được kinh nghiệm sự bình an và niềm
vui của Ngài trên đường đời chúng ta đi.
Hãy vui mừng khi lòng rạo rực niềm vui nhưng cũng hãy tỏ ra vui mừng khi
bạn cảm thấy khô héo và rỗng tuyếch. Ơn cứu rỗi lúc đó cũng là một thực tại
tuyệt diệu. Lúc đó hãy lấy đi tất cả ý chí cương quyết mà nói:”Lạy Chúa con
muốn tin. Con bám vào lời Chúa”.
Bạn hãy thử đi.
Bạn sẽ thấy ông bạo chúa “cảm xúc” sẽ không còn ghì bạn nữa. Bạn sẽ được
tự do để tin. Chúa Jesus đã hứa :”Các người sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ
buông tha các người” (GiGa 8:32).
MỘT QUYỀN NĂNGVÔ GIỚI HẠN
Việc gì sẽ xảy ra khi chúng ta đặt niềm tin cậy nơi Cứu Chúa Jêsus Christ ?
“Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã
xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng
ở các nơi trên trời” (Eph Ep 1:3)
Do sự kết hợp với Đấng Christ, chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã vào nước Chúa. Tất cả mọi năng lực, ưu đãi quyền lợi dành
riêng cho con cái Chúa đều thuộc về chúng ta:”Đủ mọi thứ phước thiêng
liêng ở các nơi trên trời”, Chúa ban cho chúng ta không phải vì công việc
của chúng ta, nhưng vì chúng ta kết hiệp cùng Đấng Christ, thuộc về Đấng
Christ.
Một đứa bé không thể lớn lên vì ráng sức duỗi mình dài ra. Nó cũng không
tìm đủ mọi cách để xứng đáng nhận sự chăm sóc của những người chung
quanh. Nó được nuôi nấng được ăn mặc, được yêu thương, cha mẹ nó bao
bọc, chăm lo cho nó rất chu đáo, chỉ vì nó là đứa con của họ. Họ đáp ứng
mọi nhu cầu của nó. Nó lớn lên một cách tự nhiên. Không một chút cố gắng
ăn đầy đủ, ngủ và sinh hoạt đều đặn. Hãy tưởng tượng một đứa bé không
chịu ăn, ngủ và nói với mẹ nó : “Mẹ ơi ! Con chưa sẵn sàng, con đang kéo
người ra cho lớn lên, khi nào con lớn thêm được 10 phân thì con sẽ ăn”.
Nhưng đó lại là một điều rất nhiều Cơ Đốc Nhân đã làm. Chúa đã chuẩn bị
cho họ đủ mọi thứ để lớn lên : Thức ăn giấc ngủ, tình thương và sự săn sóc.
Nhưng họ đừng ỳ ra một chỗ, để xứng đáng với ân huệ đó, họ cố tự mình lớn
lên một cách vô hiệu quả!
Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta từ rất lâu rồi, trước cả khi các bạn và tôi ra
đời :”Trước khi sáng tạo Ngài đã chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên
Thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời” (Eph Ep 1:4)
Ai là người được Chúa Thánh hóa ?
Bạn có biết người nào đã được Thánh hóa hay chưa? Nếu không thì có lẽ
Chúa đã trễ mãi trong chương trình của Ngài ? Chúa đã bắt đầu Thánh hóa
bản thân bạn hay chưa ?
Hãy đọc tiếp:”Không chỗ trách được”. Có lẽ nào Chúa đã quyết định làm
cho các Cơ Đốc Nhân trở lên trọn hảo, không ai trách cứ vào đâu được, và
Ngài đã thất bại nặng nề với tất cả những người mà chúng ta quen biết ?
Nhưng chúng ta hãy đọc tiếp: “Trước mặt Đức Chúa Trời”, Chúa đã cho
chúng ta nên Thánh không chỗ trách được trước mặt Chúa. Chúa đã làm cho
chúng ta một điều lớn lao, Chúa biến đổi chúng ta “Trước mặt Chúa”. Chính
Chúa đang nhìn chúng ta bây giờ, một cách khác, chỉ mới một mình Chúa có
thể nhìn thấy con người nơi chúng ta thôi. Ai có thể nhìn bằng con mắt của
Chúa ? Không ai cả, trừ một mình Chúa. Ngài đã dùng con người mới để ca
ngợi vinh quang của Chúa.
Khi các người khác nhìn bạn, họ luôn luôn chỉ thấy một con người đó mà
thôi. Nhưng họ không phải là Chúa. Chính bạn, bạn có thể nhìn vào một tấm
gương và tự thuyết phục bạn chưa nên Thánh, cũng chưa trọn hảo, nhưng
bạn phải nhớ rằng bạn không phải là Chúa.
Bạn dám nói rằng Chúa không thể nhìn thấy điều Chúa muốn nhìn sao ? Cái
gì quan trọng đối với bạn hơn: để Chúa nhìn thấy bạn thánh thiện hay là bạn
tự nhịn thấy bạn thánh thiện ?
Hàng ngàn người và có lẽ hàng triệu Cơ Đốc Nhân cố gắng uốn mình vào
một cái khuôn hòa hảo mà chính họ hoặc những người khác có thể chiêm
ngưỡng khi họ thất bại và đó là điều không thể tránh được họ thấy chán nản
và thất vọng ê chề. Tôi đã nghe những câu tự thú về sự thất bại nhiều đến
nỗi tôi có thể hiểu trước cả khi người ta kể lại cho tôi.
Nhưng làm sao Chúa đã thực hiện kỳ diệu này là chúng ta nên thánh trước
mặt Chúa. Thánh Phaolô nói :”Bởi sự yêu thương Ngài đã định trước cho
chúng ta (Eph Ep 1:5). Chúa đã ấp ủ chúng ta trong tình yêu của Ngài. Rồi
sau đó ngài đã lùi lại để nhìn và Chúa thấy ở nơi ta.
Bạn và những người sẽ nhìn thấy chính bạn, còn Chúa, Chúa nhìn thấy tình
yêu của Chúa. Bấy nhiêu chưa đủ để dấy lên hồi chuông vui mừng trong tâm
hồn bạn và làm cho lòng bạn đầy lòng tri ân và ca ngợi sao ?
Và tại sao Chúa đã thực hiện cho chúng ta môt sự màu nhiệm như thế? Tại
sao? Phaolô tiết lộ ”...Cho chúng ta được trở lên con nuôi của Ngài bởi Đức
Chúa Jêsus Christ theo ý tốt của Ngài có quyền và khả năng để cho chúng ta
tất cả những gì Ngài muốn, tất cả phước lộc trên trời và những món quà quí
giá sao ?”
Tại sao Chúa đã chọn tự mình làm việc đó ? Tôi nghĩ rằng vì đối với Chúa
đó là điều duy nhất để chắc chắn rằng công việc ấy sẽ được hoàn thành tốt
đẹp. Vì nếu việc đó do bạn hay tôi thì Chúa sẽ không bao giờ có một chương
trình gì, sự vinh hiển hoàn toàn thuộc về Chúa chứ không phải con người.
Thánh Phaolô viết :”Hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta là kẻ đã
trông cậy trong Đấng Christ trước nhất mà ngợi khen” (1:12)
Kết quả sẽ vẻ vang khi ta đặt trọn niềm tin vào những gì Chúa làm cho
chúng ta!“Trong Ngài chúng ta nhờ đưc tin mà được tự do đến gần Đức
Chúa Trời cách dạn dĩ” (3:12)
Có quá nhiều lời cầu nguyện xuất phát từ lời than thở và một sự khiêm
nhường như giả dối, chúng ta không cần tự bào chữa trước mặt Chúa, Chúa
biết chúng ta quá nhiều. Chúa đã quan sát hàng triệu con người và Chúa biết
rõ tất cả những sự yếu đuối của chúng ta.
Nhưng bây giờ Chúa muốn chúng ta tin chắc rằng nhờ trung gian của Đấng
Christ chúng ta có quyền đến gần Chúa và xin những ơn chúng ta cần. Chúa
muốn ban cho chúng ta những sự tốt lành, Chúa muốn chúng ta sung sướng.
Ít khi người tín đồ của Christ ý thức rõ điều đó.
Gia đình chúng tôi không giàu, và chúng tôi thường phải sống nhờ lòng bác
ái của người khác. tôi lớn lên mang trong lòng một mối uất hận với những
người muốn làm ơn cho tôi hoặc muốn cho tôi một cái gì, bởi vì tôi không
tin đó là do lòng ước muốn chân thành của họ.
Tôi thích làm ra tiền hoặc xứng đáng với những gì tôi sắm được. Và tôi đã
giữ thói xấu này trong mối quan hệ với Chúa. Tôi có thể tin rằng Chúa muốn
cho tôi nhiều hơn là những điều tôi cần dùng. Và chăng tại sao Chúa lại làm
như vậy. Tôi lý luận như thế. Cái nhìn của tôi đối với Đức Chúa Trời đầy
tình yêu và chỉ muốn điều tốt lành nhất cho tôi rất giới hạn.
Rồi một hôm, lúc tôi làm tuyên úy ở Jort Benning, tôi đang ở một tiểu bang
khá xa Georie, tôi không thể trở về căn cứ đúng giờ làm việc chuyến bay mà
tôi định đi đã bị hủy bỏ vì thời tiết quá xấu, và chuyến bay sau thì quá trễ,
không có cách nào đi xe hơi, tôi đứng sững sờ, rất bực mình. trong suốt thời
gian làm công tác tuyên úy, tôi chưa bao giờ nhận một công việc gì cản trở
một công việc thường xuyên của tôi trong đơn vị, mà bây giờ tôi phải bỏ
công việc bổn phận. Tôi cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa biết trong suốt giai
đoạn công tác của con, con không bao giờ đi trễ. Vậy con xin đặt hoàn cảnh
này vào tay Chúa. Con biết rằng Chúa có một chương trình hoàn hảo cho
con. Con xin cám ơn Chúa và tin chắc rằng Chúa sẽ giúp con giải quyết tình
thế.”
Trong buổi họp mà tôi phải thuyết trình, tôi gặp một phi công quân đội. Anh
ra ở một căn cứ gần đó và khi nghe trường hợp của tôi, anh nói :”Tôi đi điện
thoại cho ông đại tá của tôi để xem thử có thể giúp được gì cho tuyên úy
không?”.
Ông đại tá trả lời ngay: ”Dĩ nhiên là được. Việc ấy cũng giúp tôi, chính tôi
đang cần bay. Tôi rất sung sướng được đưa tuyên úy đến Jort Benning. Xin
anh mời tuyên úy đến đây, sáng mai lúc 6 giờ”.
Tôi được mời đến nghỉ đêm tại nhà anh phi công và sáng hôm sau lúc 6 giờ
chúng tôi cùng đi vào phi trường. Tôi cảm thấy phấn khởi và rất vui vì Chúa
trả lời tôi. Nhưng tôi chưa thể ý thức được với cách nào và đến mức độ nào
Chúa đã trả lời. Tôi ngước mắt tìm chiếc máy bay mà tôi sẽ ra đi. Ở đây có
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua

More Related Content

What's hot

Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newThe Golden Ages
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5The Golden Ages
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtthuyn15
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 

What's hot (17)

Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
So 148
So 148So 148
So 148
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
So 127
So 127So 127
So 127
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 

Viewers also liked

Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...NOT
 
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 20173 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017Drift
 

Viewers also liked (6)

Phan tich-hdkd 1
Phan tich-hdkd 1Phan tich-hdkd 1
Phan tich-hdkd 1
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...
Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu cho ngân hàng thương mại cổ phần của ...
 
Hướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATAHướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATA
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 20173 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
3 Things Every Sales Team Needs to Be Thinking About in 2017
 

Similar to Quyen nang cua su cam ta chua

Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctLong Do Hoang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctco_doc_nhan
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hungco_doc_nhan
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhNhân Nguyễn Sỹ
 
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docx
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docxSẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docx
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docxTOAN Kieu Bao
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banLong Do Hoang
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfFapxiu PiuPiu
 

Similar to Quyen nang cua su cam ta chua (20)

Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Thang 6
Thang 6Thang 6
Thang 6
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
 
So 171
So 171So 171
So 171
 
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docx
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docxSẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docx
SẼ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.docx
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
So 135
So 135So 135
So 135
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh ban
 
Ngai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh banNgai lam dieu do cho chinh ban
Ngai lam dieu do cho chinh ban
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 

Recently uploaded

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

Quyen nang cua su cam ta chua

  • 1. Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ Chúa Tác giả: Merlin R.Carothers CHƯƠNG MỘT : Quyền năng của tâm hồn biết ca ngợi CHƯƠNG HAI : Một tin vui CHƯƠNG BA : Một quyền năng vô giới hạn CHƯƠNG BỐN : Hãy xem đó như là một nguồn vui trọn vẹn CHƯƠNG NĂM : Khi chim sẻ rơi xuống đất CHƯƠNG SÁU : Hết than vãn CHƯƠNG BẢY : Niềm vui nơi Chúa QUYỀN NĂNG CỦA TÂM HỒN BIẾT CA NGỢI Jim có người cha uống rượu từ 30 năm nay. trong suốt những năm đó, mẹ của Jim và sau này chính anh cùng với vợ anh ta đã cầu xin Chúa chữa lành cha mình, nhưng vô hiệu. Cha anh không chịu thú nhận mình say rượu chè, và vùng vẫy khi nghe nói đến tôn giáo. Một hôm Jim nghe nói về năng lực phóng thích khi chúng ta ca ngơi Chúa trước mỗi biến cố trong cuộc sống của mỗi chúng ta, thay vì năn nỉ xin Chúa thay đổi những gì khó chịu cho mình. Jim mang về nhà bản ghi âm cuộc họp và cho các bạn nghe lại. Rồi một ngày kia nẩy ra một ý kiến: chưa bao giờ anh thử ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh cha anh đang sống. Vui mừng quá anh chia xẻ với vợ anh. Em à, chúng ta hãy ca ngợi Chúa cho người cha say rượu của chúng ta, vì đó cũng ở trong chương trình tuyệt diệu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống của cha. Và ngày hôm đó, cả hai vợ chồng cảm tạ và ca ngợi Chúa về tất cả mọi mặt của hoàn cảnh. Chiều đến cả hai cảm thấy một niềm vui và hy vọng mới. Ngày hôm sau, Cha mẹ của Jim đến thăm các con như thường lệ mỗi trưa chủ nhật. Thường ngày cha của Jim không thích ở lâu và xong bữa là ra về. Nhưng lần này, trong khi uống cà phê, ông đột nhiên hỏi: Con nghĩ sao về cái gọi là “Cách mạng của Jêsus”? Quay về phía Jim ông tiếp: Hôm qua trên truyền hình đã chiếu vài đoạn. Có phải đó là mốt mới không? Hay thật sự những đứa trẻ hút ma túy đã được chinh phục và được đổi lòng? Câu hỏi đó là khởi điểm cho cuộc tranh luận dài và chân thật về Cơ Đốc Giáo và Cha mẹ Jim ở lại đến chiều. Sau vài tuần, cha Jim chấp nhận là ông không uống rượu. Ông đã trở về với Chúa Jêsus và ngừng hẳn rượu, cùng với gia đình, ông kể cho tất cả mọi
  • 2. người xung quanh nghe về những điều Chúa có thể làm khi chúng ta biết ca ngợi. Jim nói với tôi: Thế mà chúng ta đã cầu xin Chúa trong 30 năm, xin ngài thay đổi cha chúng tôi, trong khi chúng tôi ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh của cha tôi trong vòng một ngày mà đã thu hoạch biết bao nhiêu. Chúng ta dễ dàng nói một cách máy móc: “Vinh danh Chúa” và “Tạ ơn Chúa” nên chúng ta cũng dễ quên ý nghĩa thật của mỗi chữ đó. Ca ngợi, theo tự điển có nghĩa là ca tụng một người nào đó, đề cao họ làm cho họ vẻ vang, tuyên bố công trạng và hoan hô người đó. Vậy ca tụng là góp phần mình để tán đồng về một điều nào đó. Tán đồng nghĩa là chấp nhận, là thỏa thuận về điều đó. Vậy ca tụng Chúa trước một hoàn cảnh khó khăn, một bệnh tật hay một tai họa, có ý nghĩa là chúng ta chấp nhận, chúng ta đồng ý coi những trường hợp đó như ở trong chương trình Chúa định cho mỗi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể thực sự ca ngợi Chúa về một điểm nào mà không đồng thời cảm tạ Chúa về điểm đó. Và chúng ta không thể thực sự cảm tạ mà không vui sướng về điều mà chúng ta cảm tạ Chúa. Vậy ca ngợi đòi hỏi sự biết ơn và niềm hoan lạc. Khi chúng ta ca ngợi Chúa, chứ không phải ca ngợi một thần vô danh của định mệnh có nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng Chúa có trách nhiệm cho việc xảy đến cho chúng ta, nếu không thì cảm tạ ngài nào có ý nghĩa gì. “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đổi với anh em là như vậy” (ITe1Tx 5:16-18). Tôi biết nhiều người có thể ca ngợi Chúa vì tất cả những gì xảy đến cho họ, chỉ vì họ chấp nhận cách đối nhân xử thế trong Kinh Thánh. Khi ca ngợi, họ thường nhận ra ngay kết quả của một thái độ cương quyết tạ ơn và hoan hỉ. Đức tin của họ mạnh hơn và họ bắt đầu sống một nếp sống mới. Có người thì khó thuyết phục hơn. Họ nói: Tôi không thể hiểu được. Tôi cố gắng tạ ơn Chúa, nhưng tôi không thể hiểu được là Chúa đã nhúng tay trong những tai ương đến với tôi”. Chúng ta nói chúng ta không thể hiểu được rồi chúng ta ngừng ở đó. Cách lý luận của chúng ta làm cản trở sự tiếp xúc với Chúa. Nhưng Chúa cũng có một chương trình tuyệt diệu cho khả năng lý luận của chúng ta, và khi chúng ta sử dụng khả năng này theo như Chúa muốn, thì nó không còn là một cản trở mà là một điểm tựa qúy báu cho đức tin. “Vì Đức Chúa Trời là vua của cả trái đất, Hãy hát ngợi khen cách thông hiểu” (Thi Tv 47:7) Chúng ta không phải cắn răng rồi bắt ép trí tuệ chúng ta nói: “Điều này vô nghĩa đối với tôi, nhưng vì nó là lối thoát duy nhất, tôi sẽ ca ngợi Chúa với
  • 3. bất cứ giá nào” Như vậy không ca ngợi mà là mặc cả. Ai trong chúng ta cũng đã mặc cả với Chúa và một điều tuyệt diệu là Chúa quá yêu chúng ta nên không chiều lòng chúng ta. Chúng ta phải ca ngợi Chúa với tất cả trí thông minh của chúng ta chứ không phải chỉ miễn cưỡng mà thôi. Chúng ta bắt đầu gặp khó khăn khi đặt câu hỏi: “Tại sao?” và “Làm thế nào được?” Trước những biến cố xảy đến cho cuộc sống mình. Chúng ta sẽ không hiểu lý do cũng như không hiểu được cách của Chúa, nhưng Chúa muốn lý trí của chúng ta chấp nhận rằng Chúa là tác giả của các sự việc đó. Đây là nền tảng của sự ca ngợi. Chúa muốn chúng ta hiểu rằng Chúa yêu chúng ta và có một kế hoạch cho chúng ta. “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28) Bạn đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn ư? Bạn đang nặng óc để giải thích vì sao có điều đó. hãy cố gắng tìm hiểu rằng Chúa thương bạn, và Ngài cho phép những điều đó xảy ra vì Ngài biết nó có ích cho bạn. Hãy ca ngợi Chúa vì những gì xảy ra trong đời bạn: Hãy cố làm điều đó và để cho trí tuệ của bạn có phần trong đó. Một hôm, một cặp vợ chống nghe tôi nói về sự ca ngợi Chúa trong mọi sự, họ trở về nhà, lòng trí bối rối. Trong suốt mấy tháng họ đã khóc than vì đứa con gái của họ phải vào bệnh viện tâm thần vì họ đã nghe tuyên bố bệnh thần kinh của con họ vô phương cứu chữa. Nhiều nhóm đã cầu nguyện xin Chúa đoái thương, và cha mẹ cô gái đó đã mỗi ngày xin Chúa chữa con cho mình. Nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Họ bị thách thức khi phải ca ngợi Chúa vì bệnh tình con gái họ: điều này làm cho họ đau lòng và ngỡ ngàng. Bà mẹ phản ứng: “Thật là phạm thượng” Cảm tạ Chúa vì một điều bỉ ổi như vậy! Phải chăng là kết án Chúa cố tình làm hại con mình! Điều này khác xa với những điều tôi nghĩ về Đức Chúa Trời yêu thương” Và người cha cũng họa thêm: Không, điều này không có vẻ hợp lý. Nhưng giả sử giảng viên có lý. Người vợ ngơ ngác nhìn chồng: Tôi không hiểu được. Dù sao đi nữa, chúng ta đâu có mất mát gì nếu chúng ta thử. Vậy chúng ta hãy thử xem. Và cả hai người quỳ xuống. Người chồng bắt đầu: “Lạy Chúa chúng con biết rằng Chúa yêu thương chúng con và Chúa yêu đứa con này hơn cả chúng con yêu nó. Chúng con đặt niềm tin vào Chúa, và chúng con tin rằng điều Cha cho phép xảy ra cho nó là điều tốt nhất. Chúng
  • 4. con cảm tạ Chúa vì bệnh tình của nó, cảm ơn Chúa vì nay con gái của chúng con đang ở bệnh viện; cảm ơn Chúa vì các bác sĩ đã chưa tìm được cách trị bệnh. Chúng con ca ngợi Chúa vì sự khôn ngoan và tình yêu Chúa đối với chúng con…”. Trong khi cầu nguyện họ xác tín rằng điều đã xảy ra đó là điều tốt đẹp nhất cho họ. Sáng hôm nay họ được cú điện thoại của bác sĩ bệnh viện tâm thần: Thưa ông, có một việc lạ lùng vừa xảy ra cho con gái ông. Mời ông đến chứng kiến. Chưa đầy hai tuần sau, cô gái ra khỏi bệnh viện. Một năm sau, một thanh niên đến gặp tôi trong một buổi nhóm, tự giới thiệu là anh của cô gái anh cho hay rằng cô đã lập gia đình và đang mang thai, cô hiện nay là nguời phụ nữ hạnh phúc nhất đời… Một bà mẹ đến xin tôi cầu nguyện cho con gái bà, là một vũ nữ trong một hộp đêm. Tôi trả lời rằng tôi rất vui mừng và tạ ơn Chúa vì con bà đang sống như vậy. Bà nhìn tôi kinh ngạc: Thưa ông, ông đừng nói rằng tôi phải cảm tạ Chúa, vì đứa con gái đã quên hết thuần phong mỹ tục và chỉ còn biết nhạo báng tôn giáo. Phải cảm tạ ma quỷ thì có, chứ không nên cảm tạ Đức Chúa Trời yêu thương. Người mẹ này bị đặt trước một sự lựa chọn cam go. Suốt cả đời, bà chỉ biết cảm ơn Chúa vì những điều tốt lành, còn bao nhiêu điều dữ bà cho là do ma quỷ đặt ra. Chúng tôi cũng tìm lại trong Kinh Thánh những đoạn nói rằng Chúa có thể biến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho ai tin cậy và yêu Chúa, và những đoạn nói rằng chúng ta phải biết cảm ơn Chúa, dù gặp cảnh gian nan nào đi nữa. Tôi nói với bà: Bà vẫn có thể nghỉ rằng con bà đang ở dưới quyền kiểm soát của ma quỉ, nhưng vì bà thiếu tin vào uy quyền vô tận của Đức Chúa Trời, nên Ngài cũng khó thực hiện kế hoạch tuyệt hảo của Ngài trên con bà. Nhưng trái lại bà cũng có thể tin rằng chính Chúa đang hoạt động và bà nên cảm tạ Chúa về mọi sự. Nhờ vậy và để cho uy quyền của Chúa có dịp can thiệp và hoạt động trong cuộc sống con gái bà. Cuối cùng bà mẹ đau khổ thưa tiếp: Tôi không hiểu được, nhưng tôi muốn tin rằng Chúa biết rõ điều Chúa làm và tôi sẽ cám ơn Ngài. Sau một lúc cầu nguyện chung, bà ra về với một sự bình an mới trong lòng. Bà thú nhận với một nét mặt hân hoan: Lần đầu tiên tôi không lo lắng cho con gái của tôi. Về sau, bà kể cho tôi nghe điều gì đã xảy ra. Ngay trong đêm chúng tôi cầu nguyện chung, thì con gái bà như thường lệ vẫn đang khiêu vũ hầu như khỏa thân trên cái bục nhỏ, có một chàng thanh
  • 5. niên bước vào vũ trường. Anh lại gần cô, nhìn thẳng vào mặt cô và nói: Chúa Jêsus yêu cô! Cô gái này quên nghe đủ mọi thứ ngôn ngữ của đàn ông, nhưng cô chưa bao giờ nghe một câu như vậy. Cô bước xuống sân khấu và lại ngồi gần chàng trai, cô hỏi: Tại sao anh lại nói vậy: Anh ta thuật lại là đang khi đi ngoài đường, anh được thúc giục đi vào nơi này để nói cho cô vũ nữ biết rằng Chúa Jêsus muốn tặng cô ân huệ nhưng không của cuộc sống vĩnh cửu. Như bị sét đánh ngang tai, cô ấy nhìn anh ta. và rưng rưng nước mắt cô bình tĩnh nói: Tôi muốn được sự sống ấy! Và ngay tại bàn ăn của họ đêm ấy, cô đã tiếp nhận sự sống. Ca ngợi Chúa không phải là liều thuốc, một thần dược để sử dụng luôn luôn hiệu nghiệm hoặc là một phép lạ, là một cách thế sống đặt nền tảng vững chắc trên lời Chúa. Chúng ta ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh đang có, chứ không phải ca ngợi Chúa khi thấy kết quả. Khi nào chúng ta chỉ ca ngợi Chúa với hy vọng, chúng ta tự lừa dối mình, và chúng ta có thể chắc chắn rằng mình không được đổi mới cũng như hoàn cảnh không đổi mới. Nền tảng của sự ca ngợi là chấp nhận toàn diện hiện tại cách vui vẻ, coi như hiện tại ở trong chương trình, ý định hoàn hảo của Đức Chúa Trời yêu thương. Ca ngợi không căn cứ trên điều chúng ta suy nghĩ hay hy vọng sẽ xảy đến trong tương lai. Đó là một định luật cụ thể của ca ngợi. Chúng ta ca ngợi Chúa, không phải vì chúng ta hy vọng sẽ xảy đến cho chúng ta và chung quanh chúng ta, nhưng vì Chúa là Chúa ở chỗ chúng ta đang đứng. Một điều chắc chắn rằng khi chúng ta thật tình ca ngợi, thì sẽ có một chuyển biến xảy ra. Uy quyền của Chúa xuất hiện trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, và chúng ta sẽ nhận ra, không chóng thì chầy, có một sự thay đổi trong ta và nơi người khác. Sự thay đổi đó tạo nên niềm vui và hạnh phúc ngay chính giữa hoàn cảnh bế tắc, hoặc là chính hoàn cảnh cũng sẽ đổi thay. Và sự thay đổi đó luôn luôn sẽ là, hậu quả của sự ca ngợi, chứ không phải là lý do để ca ngợi. Ca ngợi không phải là mặc cả. Chúng ta không nói: “Lạy Chúa, con ca ngợi Chúa, sau đó Chúa chúc phước cho con nhé!” Ca ngợi Chúa là tìm hạnh phúc của chúng ta nơi Chúa như tác giả Thi Thiên đã viết: “Cũng hãy khoái lạc ở Đức Giêhôva, thì Ngài sẽ ban cho chúng ta điều mà
  • 6. lòng mình ao ước” (Thi Tv 37:4). Hãy chú ý đến thứ tự trong câu này, chúng ta bắt đầu lập danh sách tất cả các ước muốn của chúng ta rồi mới tìm cách vui trong Chúa với mục đích được toại nguyện. Nhưng chúng ta bắt đầu tìm khoái lạc nơi một mình Chúa mà thôi, và một khi chúng ta đã được sung mãn và hoan hỉ trong Chúa, chúng ta sẽ dần dần khám phá rằng tất cả chỉ là thứ yếu. Nhưng Chúa vẫn muốn ban cho chúng ta những gì lòng ta ao ước. Đó là tất cả ý định của Ngài và kế hoạch của Ngài trên chúng ta. Mong sao chúng ta chỉ luôn tìm niềm vui trong Chúa, trước hết và mọi nơi, mọi lúc. Một gia đình tín hữu có hai đưa con. Một đứa là sự hãnh diện và niềm vui của gia đình, nó sống trong nhà, chia xẻ đức tin sống động và nồng nhiệt của cha mẹ nó. Một hôm trong bữa cơm tối, họ tâm sự với tôi rằng đức con trai đầu đã bất mãn và bỏ nhà ra đi. Nó học hành rất giỏi, để phản đối cha mẹ và xã hội, nó trở thành hippi chạy rong lang thang khắp xứ, hầu như không mục đích, không lý tưởng. Cha mẹ nó không biết phải làm sao, xin tôi giúp ý kiến. Tôi trả lời rằng ông bà phải tin rằng Chúa đã ban cho một đức con như vậy, và Chúa đáp lời khẩn của ông bà để đứa con được cứu rỗi, nếu ông bà chân thành cầu khẩn, ông bà nên chắc chắn rằng cuộc sống của cháu đang sống hiện nay ở trong chương trình Chúa đã hoạch định cho cháu và ông bà. Ông bố trả lời: Tôi hiều lầm chứ, chúng tôi muốn điều thiện cho con tôi, và Chúa cũng chỉ muốn điều tốt lành cho mỗi nguời chúng ta. Sau khi ăn, chúng tôi cầu nguyện cảm tạ Chúa đã thực hiện chương trình của Chúa theo ý Ngài. Lúc đứng dậy hai bậc cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm và bình an hơn. Cách ít lâu họ viết cho tôi. Từ ngày chúng tôi gặp nhau, họ vẫn tiếp tục kiên trì ca ngợi Chúa vì cuộc sống của họ, mặc dù họ không hiểu nổi. Nhưng một ngày kia, đứa con trai đầu lòng đó bị tai nạn xe hơi và bị thương nặng ở chân, vì bị què quặt nên nó quyết định trở về nhà, nó tuyên bố với cha mẹ là nó còn rất nhiều hóa đơn chưa trả. Cha mẹ nó cầu nguyện và kết luận rằng nếu Chúa hoạt đông trong cuộc sống con ông bà thì Chúa cũng thấy trước hóa đơn phải thanh toán đó. Hai ông bà cám ơn Chúa cho mỗi hóa đơn và lần hồi trả hết. Người con thấy vậy ngã ngữa! Anh ta nghĩ rằng thế nào cũng bị khiển trách và cha mẹ sẽ từ chối trả thay cho anh. Nhưng mọi sự lại trái ngược: cha mẹ anh rất thoải mái và âu yếm anh, ông bà có vẻ chấp nhận cách anh ăn mặc chải tóc mà không phê bình chỉ trích. Một tối nọ, có một nhóm nhỏ đến thăm người em. Anh cả tỏ vẻ bực bội,
  • 7. nhưng vì đau chân nên phải ngồi nhà. Đám thanh niên này hăng hái nói lên rằng Đức Chúa Trời đã hoạt động thế nào trên đời sống họ. Lúc đầu anh ngạo nghễ phê bình quan niệm này ngây thơ và không thực tế của đám trẻ trước cuộc sống, nhưng ần dần anh lắng tai nghe họ và đặt câu hỏi. Trước khi trời tối, người anh đã dâng trọn cuộc đời cho Chúa Jêsus. Trong một bức thư tràn đầy niềm vui, cha mẹ anh đã kể cho tôi nghe sự thay đổi toàn diện của đứa con: anh đã nhất quyết bước theo Chúa Jêsus và phục vụ Ngài, anh say sưa đọc Kinh Thánh và ngày hôm sau anh nhận lãnh báptêm bằng Thánh Linh như các môn đồ đã nhận lãnh trong ngày lễ Ngũ Tuần đầu tiên, sau khi Chúa Jêsus đã chết và phục sinh. Sau đó ít lâu, anh gặp một thiếu nữ tín hữu và hai tuần kế đó anh đã đính hôn với cô ta. Bao nhiêu tháng cầu nguyện trong lo âu và vất vả đã không mang lại thay đổi nào nơi chàng trai này, nhưng khi cha mẹ anh đã trở lại với Chúa, chấp nhận hiện trạng của con mình, thì Chúa đã can thiệp và đã thực hiện dự án tuyệt diệu của Ngài trên mỗi con người. Chúa thật có một chương trình tuyệt diệu trên đời sống bạn và tôi. Nếu cứ xét về cảnh sống của mình, chúng ta càng thấy hoàn cảnh bi đát và khó gỡ. Càng cầu nguyện, càng xin Chúa giúp mình chừng nào, thì những khó khăn đã không thay đổi mà lại càng tăng thêm chừng ấy. Cuộc sống chỉ thay đổi khi chúng ta ca ngợi Chúa vì hoàn cảnh đó thay vì xin Chúa cất hoàn cảnh đó đi. Một thiếu phụ viết thư cho tôi nói rằng cô ta xuống tinh thần quá mức. Cô đã gặp nhiều khó khăn và quên hết tự trọng, cô bắt đầu ăn mặc lôi thôi lếch thếch. “Tôi đã tìm trong việc ăn uống một sự bù trừ và tôi lên cân đến nỗi giống như cái thùng tônô. Chồng tôi đi tìm bạn bè khác, và một ngày kia bỏ nhà ra đi, làm đơn xin ly dị. Các hóa đơn dồn dập kéo đến, thiếu phụ này sống căng thẳng và lại càng suy nghĩ đến việc tự tử. Trong suốt thời gian này tôi không ngừng cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, đi nhà thờ, xin bạn bè cầu nguyện cho tôi. Các bạn trong nhóm thông công của tôi khuyên nhủ: “Hãy vững đức tin đừng nản lòng, ngày mai sẽ khá hơn”. Nhưng tình hình càng ngày càng trầm trọng. Một hôm có một người bạn cho tôi một quyển sách “Từ ngục tù đến ca ngợi”. Tôi đọc qua nhưng không thể tin rằng những điều trong đó đều đáng tin. Một người biết suy nghĩ thì không thể nào lại đi cám ơn Chúa khi gặp tai họa, nhưng càng đọc quyển sách ấy tôi càng khóc. Dần dần tôi thấy những điều ghi chép trong ấy đều đúng. Những đoạn văn trích trong Kinh Thánh đều nói là phải cảm tạ Chúa, tôi đọc đi đọc lại Kinh
  • 8. Thánh mà không bao giờ hiểu cả. Cô đã nhất định bắt đầu cảm ơn Chúa. Nghĩ cho cùng cô có mất mát gì đâu. Cô đã mập đến nỗi cô biết rằng bệnh đau tim có thể phát ra bất cứ lúc nào. Với một niềm hy vọng yếu ớt, cô quì xuống cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì cuộc sống của con hôm nay, Chúa đã để cho hoàn cảnh đưa đẩy con đến đây. Nếu không phải vì một lợi ích lớn nhất cho con chắc Chúa đã không để mọi sự xảy ra như vậy. lạy Chúa, Chúa yêu con thật sự, con biết rằng Chúa yêu con”. Trong khi cô đang đọc Kinh Thánh thì có tiếng chó sủa ông phát thư. Mỗi khi có khách đến, chó sủa inh ỏi, đó là một trong những nguyên nhân làm cô ta bực mình. Cô đứng lên mắng chó như thường lệ, nhưng sực nhớ rằng mình nên tạ ơn Chúa trong mọi sự. Vậy, lạy Chúa, con tạ ơn Ngài vì con chó của con sủa không ngừng . Ông phát thư trao cho một lá thư: Cô nhận được tuồng chữ. Thật không thể tưởng tượng được. Đã mấy tháng nay chồng cô không viết thư cho cô. Chúa có thể trả lời mau như vậy được chăng! Tay run lẩu bẩy cô bóc thư và đọc: “Nếu em muốn, chúng ta có thể tìm được một giải pháp cho các nan đề của chúng ta”. Chúa thật đã canh giờ một cách tuyệt diệu. Người phụ nữ này đã ý thức rằng tất cả có thể đổi thành sự ích lợi. Cô xuống bớt cân, người cô gọn lại và các bạn khen cô: “Lúc này trông chị khá lắm! Có chuyện gì vui vậy, chị khác hẳn lúc trước”. Cô còn giống như trước không. Cô vẫn là người đó, nhưng hiện nay đang sống trong vũ trụ của đức tin, cô biết rằng mỗi chi tiết của cuộc sống cô đều có lợi ích cho cô cả. Chồng cô đã trở về gia đình và họ sống hòa thuận. Cô viết cho tôi: “có những buổi sáng tôi thức dậy và thấy mình đang thưa với Chúa” “Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa cho ngày tốt đẹp này, con yêu Chúa”. Sự thay đổi đã bắt đầu trong cuôïc sống khi cô chấp nhận với lòng tri ân về tất cả những hoàn cảnh mà cô đã gặp. Nơi đấy đã được minh họa bởi thực tế nguyên tắc thiêng liêng là Chúa có một kế hoạch tiêu diệt trên cuộc sống chúng ta nhưng Ngài chỉ có thể tiến hành các dự định của Ngài nếu chúng ta vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của chúng ta xem như nó đang nằm trong kế hoạch đó, rồi việc gì xảy ra nữa? Đó là việc của Ngài chứ không phải việc của chúng ta. Có những người không chấp nhận những nguyên tắc đó. Thấy có sự chuyển biến trong cuộc đời của những người bắt đầu cảm tạ Chúa về mọi sự, thì họ cho rằng cũng dễ hiểu thôi: họ chủ trương rằng: Một thay đổi thái độ là nguyên nhân của một thay đổi hoàn cảnh. Đó là tâm lý thô sơ nhất. Khi bạn không còn than vãn nữa, bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bạn vui cười và người xung quanh đối xử với bạn khác với lúc trước. Tất cả cuộc sống của bạn biến
  • 9. chuyển theo chiều tích cực. Tôi đồng ý với câu: “Hãy cười lên và người ta sẽ cười với bạn; cứ khóc đi và bạn sẽ khóc một mình”. Câu đó đúng đến một mức độ nào đó. Ca ngơi Chúa đi xa hơn là thái độ thay đổi. Quyền năng của sự ca ngợi Chúa không chỉ tệ hại trong những câu ngợi khen của chúng ta, cũng không chỉ tệ hại trong những thái độ tri ân hay vui mừng của chúng ta. Tất cả quyền năng mà chúng ta chứng kiến xuất phát từ Đức Chúa Trời. Phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta dễ rơi vào cạm bẫy để tin rằng nhờ đã đọc vài câu Kinh Thánh mà chúng ta có thể chế ngự trong hoàn cảnh. Khi chúng ta thật tình chấp nhận hoàn cảnh chúng ta đang phải sống, và khi chúng ta chân thành cảm tạ trong sự xác tín rằng những điều đó là Chúa cho phép xảy tới, thì sẽ có một sức mạnh thần tượng đến biến đổi các biến cố đó khác hẳn với cách diễn tiến bình thường và tự nhiên của chúng. Lúc tôi còn làm tuyên úy ở Jort Benning bên Georgie, một anh lính trẻ và nguời vợ đến gặp tôi, xin tôi giúp đỡ. Vợ anh trước kia nghiện ma túy và hiện nay đang còn chịu hậu quả của việc hút sách này. Các bác sĩ đã chuyên trị nhưng không hiệu quả mấy. Trước kia cô ta xinh đẹp bao nhiêu, thì nay nét mặt bị dày vò bởi sự sợ hãi và đau thương bấy nhiêu. Cô nói: “Tôi không ngủ được, mỗi khi nhắm mắt tôi toàn nhìn thấy những con thú dữ khủng khiếp xuất hiện và nhảy chồm lên tôi”. Chồng tôi cắt nghĩa cho tôi rằng vợ anh cứ la hét thất thanh mỗi khi vừa chợp mắt sau khi đã mệt đừ. “Tôi cố gắng đánh thức vợ tôi dây, nhưng phải đến mười phút nhà tôi mới tỉnh và trong suốt lúc đó cứ la hét khiếp đảm làm cho tôi cũng tuyệt vọng luôn”. Tôi nghe hết câu chuyện bị đát và kết luận: - Tôi chỉ có một điều khuyên anh chị, chúng ta cùng quì xuống và cảm tạ Chúa vì hoàn cảnh anh chị đang sống. Hai vợ chồng nhìn tôi bàng hoàng, nghĩ rằng chắc tôi không muốn nói điều đó. Tôi cắt nghĩa cho họ một cách tỉ mỉ điều tôi đã hiểu rõ : Chúa muốn chúng ta ca ngợi Ngài trong tất cả mọi sự. - Tất cả những gì xảy ra đưa đẩy anh chị có ngày hôm nay, tôi chắc rằng Chúa yêu thương anh chị, và Ngài sẽ làm một việc lạ lùng cho anh chị, bây giờ Ngài muốn anh chị cám ơn Ngài về tất cả những biến cố đã đưa anh chị đến với Ngài. Tôi giở Kinh Thánh và cho họ xem những đoạn tôi đã gạch sẵn. Cả hai đều chấp nhận, quì xuống và cảm tạ Chúa về tất cả những gì xảy đến cho họ, đặc biệt những hậu quả của ma túy. Tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong căn phòng. Tôi nói với họ: - Chúa Thánh Linh hiện diện nơi đây và sẽ chữa lành cho chị.
  • 10. Tôi đặt tay lên đầu chị và cầu nguyện: - Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài đang chữa lành ngay cho chị này lúc này. Chị ấy ngạc nhiên mở mắt nhìn tôi: - Thưa ông, có chuyện lạ vừa xảy ra: lần đầu tiên tôi nhắm mắt được và tôi không thấy gì. - Chúa đã chữa lành cho chị, bây giờ Ngài muốn trở thành Đấng cứu độ cho chị. Chị có muốn không? Hai vợ chồng quỳ gối ngay và họ mời Chúa bước vào cuộc sống của họ. Họ rời văn phòng tôi lòng đầy hoan hỉ vui mừng. Thiếu phụ này hoàn toàn khỏi bệnh. Cô không còn bị những hình ảnh quái gở ám ảnh. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã bẻ gãy uy lực của ma túy. Các người có thẩm quyền trong giới y khoa đều công nhận họ bất lực không trục xuất được các chất độc do ma túy để lại trong cơ thể. Nhưng họ đã chứng kiến những trường hợp lành bệnh sau 10 năm, 20 năm và cả 30 năm hút ma túy. Điều này đã xảy ra vì có một sự can thiệp linh thiêng của Đức Chúa Trời. Không ai có thể tự mình thay đổi chỉ vì tự cho mình có một thái độ mới hoặc có một quyết tâm cao. Đó chính là do sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống chúng ta. Những lời cầu nguyện chân thành đã giải phóng và để cho uy quyền của Đức Chúa Trời hoạt động trong đời sống chúng ta. Và lời tạ ơn hữu hiệu hơn mọi hình thức khác cầu xin khác. Kinh Thánh cho chúng ta thấy nhiều ví dụ chứng minh điều này. Trong Thi Tv 22:3 “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự ngợi khen của Ysơraên”. Vậy Chúa ở nơi đây và uy quyền của Ngài hoạt động khi chúng ta ca ngợi Ngài. Ngài lưu lại, Ngài ở giữa ngay lời ca ngợi của chúng ta. Trong IISu 2Sb 20:1-37 chúng ta có một ví dụ nổi bật về những điều Chúa có thể làm khi chúng ta ca ngợi Ngài. Giôsaphát là vua xứ Giuđa, một ngày kia ông khám phá ra rằng vương quốc bé nhỏ của ông đang bị các thù địch liên minh bao vây: Đó là con cháu Môáp, con cháu Ammôn. Biết rằng mình không có hy vọng nào thắng trận cả Giôsaphát cầu khẩn cùng Chúa: “Vì nơi chúng tôi chẳng có sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo này đương đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm, nhưng con mắt của chúng tôi ngữa trông Chúa” (20:12). Khi chúng ta ngợi Chúa, điều tiên quyết là không nhìn vào tình hình và ngoại cảnh mà chỉ chăm chú nhìn Chúa. Hãy để ý riêng Giôsaphát không nhắm mắt trước các nguy cơ bao vây Vương Quốc ông như thế là không có kẻ thù nào ngay bên cạnh, trái lại, ông
  • 11. thấy rõ tình thế, nhận định được sự bất lực của mình và hướng về Chúa xin cứu giúp. Chúng ta không thể cố ý làm ngơ trước sự dữ đang tấn công xung quanh chúng ta, và chúng ta phải đánh giá cho đúng. Điều này khiến chúng ta gia tăng lời ca ngợi Chúa, cảm tạ Ngài can thiệp và hoàn toàn làm chủ sự dữ. Chúng ta không được để cho nguy cơ đang rình mình trong bóng tối đánh bại chúng ta, nhưng hãy nhìn thẳng vào nó, đo lường sự bất lực của chúng ta, và quay mặt về phía Chúa, Chúa nói với Giôsaphát: “Chớ sợ, chớ kinh hãi bởi đám quân đông đảo này, vì trận giặc chẳng phải bởi các ngươi đâu bèn là của Đức Chúa Trời” (20:15). Đối với tôi, đây là lời tuyên bố kỳ diệu, chúng ta có khả năng kiềm chế hoàn cảnh sống của chúng ta, vì thế cuộc tranh chiến này không phải là của chúng ta mà là của Chúa: “Trong trận này các ngươi chẳng cần gì tranh chiến hãy dàn xa đứng yên lặng mà xem có thấy sự giãi cứu của Đức Giêhôva ở cùng các ngươi. Hỡi Giuđa và Giêrusalem, chớ sợ, chớ kinh hãi: ngày mai hãy đi ra đón chúng nó, vì Đức Giêhôva ở cùng các ngươi”, (20:17). Thật là một lời hứa lạ lùng! Nhưng Chúa muốn Giôsaphát đứng ở tư thế nào trong khi chờ đợi và quan sát Chúa hành động. Sáng hôm sau, Giôsaphát ra lệnh cho quân đội ông. Ông sắp đặt các ca sĩ thay phiên ca tụng Chúa, họ tiến bước trước quân đội hát vang lên “Hãy ngợi khen Đức Giêhôva vì sự thương xót Ngài hằng có đời đời” (20:21). Giôsaphát dàn cảnh như thế đó, đối diện với đạo binh đối phương sẵn sàng xông ra trận để thanh toán quân địch khi thấy đám ca sĩ tiến về phía họ để giao chiến không? Tôi là tuyên úy đã chứng kiến nhiều lần ra trận, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một ông tướng ngồi yên chờ địch , trong khi sai một nhóm ca sĩ tấn công xông lên chiến trường. Đó hẳn là một ý kiến kỳ quặc phải không? và trong một hoàn cảnh tương tự, lý trí của chúng ta phải đầu hàng có người sẽ nói: “Khi gặp đường cùng thì cũng nên ca ngợi Chúa vậy”. Nhưng chúng ta cũng đừng lố bịch. Châm ngôn có câu: “Phải tự giúp mình thì trời mới giúp cho”. Điều tối thiểu là phải chiến đấu trước đã, phải anh hùng chiến đấu rồi Chúa sẽ hoàn tất công việc. Nhưng còn Giôsaphát và đạo quân của ông thì sao? “Đương lúc chúng ta ca hát và ngơi khen, thì Đức Giêhôva đặt phục binh xông vào Ammôn và dân Moáp dấy lên đánh dân ở núi Sêriơ, đặng diệt chúng đi; khi đã diệt dân ở Sierơ rồi, thì chúng lại trở giết lẫn nhau”: (20:22- 23). Một điều hiển nhiên là nếu Giôsaphát đã nói: Mình phải cầu may, và nếu ông ra lệnh tiến quân thì chắc chắn kết quả sẽ khác.
  • 12. Nhiều người trong chúng ta dễ bị biến cố đánh bại vì họ không chịu để Chúa chiến đấu và chỉ dùng sức họ mà thôi. Cả khi thấy mình bất lực trước địch thù, chúng ta còn sợ không dám trao tất cả cho Chúa, sợ dựa vào quyền uy của Ngài. Chúng ta để cho lý trí mình cho ấn một chỗ rộng khi chúng ta tuyên bố: “Tôi không hiểu được, vậy tôi không tin”. Về điểm này, lời Chúa rất rõ ràng, chúng ta chỉ có thể giải quyết được vấn đề này trong đức tin; nhận ra rằng lời Chúa hứa là đúng, chấp nhận chúng và dám tin rằng lời lời ấy sẽ đưa chúng ta đến sự hiểu biết đúng. Nguyên tắc mà Kinh Thánh đã nhiều lần chứng minh: phải chấp nhận và vâng lời trước khi hiểu biết tại sao. Lý do cũng dễ hiểu thôi. Tầm hiểu biết của chúng ta hạn hẹp làm sao hiểu thấu suốt được kế hoạch cao vời của Chúa dành cho mỗi thọ tạo của Ngài. Và nếu chúng ta chỉ hiểu rồi chấp nhận thì chúng ta chẳng nhận được bao nhiêu. Giôsaphát sẽ không bao giờ dám ra trận theo kiểu của Chúa nếu ông đã có ý muốn hiểu rõ. Việc Chúa đề nghị và hứa hẹn quả không mấy hợp lý. Nhưng ông đã tin và ông phó thác cho Chúa. Lý trí của ông hạ mình, ông đã tin và trao phó tất cả cho Chúa. Giôsuê cũng là một vị lãnh đạo đã nhận chỉ thị của Chúa, ông được lệnh ra trận theo cách Chúa chỉ cho ông giao chiến, chắc khác hẳn với những điều ông quan sát suy nghĩ và sắp đặt, và có thể là một số đông người có mặt tại đấy đã nhạo cười ông. Chúng ta đều biết căn nguyên câu chuyện như sau: Giôsuê đã giao chiến với thành Giêricô và thành lũy này đã sụp đổ. Thành Giêricô là một pháo đài cổ thành lũy kiên cố bao quanh và dân Do Thái, sau 40 năm du hành trong sa mạc chắc đã không còn đủ sức lực và vũ khí để tấn công thành này. Nhưng ông Giôsuê đã tin vào Chúa khi Ngài hứa sẽ trao thành này vào tay Ysơraên. Chúa nói với Giôsuê đi quanh thành Giêricô trong sáu ngày, đến ngày thứ bảy họ phải thổi kèn và ca hát, thì vách thành sẽ sập xuống, rồi dân sự sẽ leo lên, mỗi người ngay trước mặt mình” (Gios Gs 6:5). Ông Giôsuê tin vào Chúa, nhưng chúng tôi tự hỏi nếu bạn hoặc tôi là một quân lính của ông, chúng ta sẽ nghĩ gì? Có lẽ chúng ta đã phản đối và từ chối tuân theo một mệnh lệnh điên cuồng và phi lý như vậy. Tôi tự hỏi dân thành Giêricô sẽ nghĩ gì khi đứng bên kia thành kiên cố nhìn thấy dân Ysơraên rước hòm giao ước đi quanh thành của họ. Trong một thời gian rất lâu, tôi vẫn nghĩ rằng câu chuyện ông Giôsuê và cuộc chiến ở Giêricô không có thật. Nhưng khi các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của một cổ thành và có nhiều dấu vết chứng minh rằng đá tường quả
  • 13. thật có sụp đổ vào một thời kỳ lịch sử ăn khớp với thời đại mà Kinh Thánh đã ghi chép. Chúa ra tay uy quyền trong khi người Do Thái chứng minh đức tin và lòng trông cậy của họ. Tường thành Giêricô đã thật sự sụp đổ. Câu chuyện của Giôsaphát và của Giôsuê chứng minh một cách hiển nhiên là Chúa thắng trận nhờ những phương tiện và dựa trên những nguyên tắc hầu như bất hợp lý và ngược hẳn với sự khôn ngoan và chiến lược của chúng ta. Chúng ta được kêu mời tin lời Chúa phán, ca ngợi Ngài và sau đó nhìn Ngài hành động. Đó chính là điều Jêsus Christ đã làm trong suốt cuộc đời Ngài, Ngài đã nói rõ ràng tự Ngài, Ngài không làm nên sự gì. Phần của Ngài là làm theo ý Cha Ngài trong sự đầu phục, vững lòng cậy trông và tin yêu để cho quyền năng của Đức Chúa Trời đáp ứng nguyện vọng của con người. Chúng ta hãy đặt lại lời cầu nguyện của Chúa Jêsus trước hoàn cảnh khó khăn: Năm ngàn người đã theo Chúa nghe Ngài giảng dạy. Họ đói lã. Chỉ có một cậu bé đã mang theo đồ ăn năm cái bánh và hai con cá. Chúa Jêsus đã cầu nguyện như thế nào? Ngài có xin Đức Chúa Trời một phép lạ không? Không Đức Chúa Jêsus lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời tạ ơn, rồi bẻ ra mà trao cho môn đồ đặng phát cho đoàn dân; lại cũng chia hai con cá cho họ nữa. Ai nấy no nê rồi, người ta lượm được mươi hai giỏ đầy những miếng bánh và cá còn thừa lại (Mac Mc 6:41-43). Có người trong chúng ta phản đối: Chúa Jêsus làm điều đó vì Chúa biết điều Chúa làm, còn chúng ta thì khác. Nhưng Chúa Jêsus đã nói với các môn đồ của Ngài: “Quả thật, quả thật. Ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc Ta làm lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh Ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, Ta sẽ làm cho để Cha được sáng danh nơi Con” (GiGa 14:12- 13). Chúa Jêsus đã tuyên bố rằng chúng ta sẽ làm những điều lớn lao hơn nữa, thế có phải là Chúa có một kế hoạch cho nạn đói của thế giới, giải quyết vấn đề thiếu lương thực mà các chuyên viên về môi trường sống và các chuyên gia nông sản đã nghiêm nghị tuyên báo sao? Tôi nghĩ rằng có thể có. Tôi biết có những trường hợp có những người đã đơn sơ tin lời Chúa, họ đã cảm tạ Chúa ngợi khen Ngài trước một chút lương thực và họ đã có thể cung cấp đủ cho một số người lớn hơn trù định. Khi Chúa Jêsus đứng trước mộ của Laxarơ, Ngài đã nói lời tạ ơn. Khi người ta mở cửa huyệt mã đã chôn cất Laxarơ được 4 ngày rồi. Chúa Jêsus ngước mắt lên trời nói: “Thưa Cha, con tạ ơn Cha vì đã nhậm lời con” (11:41). Rồi Ngài ra lệnh cho Laxarơ hãy bước ra khỏi mộ. Ngay khi ấy, Laxarơ đã
  • 14. chết 4 ngày rồi bước ra khỏi mộ. Kinh Thánh chép rằng Chúa Jesus đến thế gian để dạy chúng ta ca ngợi Chúa. Êsai, vị tiên tri đã loan báo sự giáng sinh của Chúa Jesus : “Đặng giảng Tin Lành cho kẻ khiêm nhường ... đặng rịt những kẻ tan vỡ tấm lòng, đặng rao bán cho kẻ bị nô lệ xiềng xích được tự do ... đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu, ban mão hoa cho kẻ than khóc ở Siôn thay vì tro bụi, ban đầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng năng nề” (EsIs 61:1- 3). Bạn có thấy tên mình trên danh sách đó không? lòng bạn có bị tan nát không? Bạn có bị tê liệt, bệnh hoạn trong thân thể hay trong tâm linh không? Bạn có bị một điều gì đó giam hãm bạn, nó khiến bạn nô lệ nó không, bạn có phải là nạn nhân của một sự mù quáng không? Có phải bạn đang khóc lóc? Và không thể vui lên được để tạ ơn hay ca ngợi Chúa? Tâm linh bạn có đang ủ dột nặng nề không? Có lẽ bạn chưa hiểu rõ Tin Mừng Chúa Jesus mang đến cho bạn đó. Khi Chúa vén màn cho chúng ta thấy rõ điều Chúa đã làm và đang còn làm cho chúng ta và cho người chung quanh ta, qua trung gian Chúa Jesus và trong Thánh Linh. Chúng ta chỉ có thể ca ngợi Chúa mà thôi. Nhưng nếu chúng ta nghi ngờ việc Chúa làm thì chúng ta khó lòng mà ca ngợi Chúa. Chúng ta sẽ luôn gặp cản trở khi ca ngợi Chúa nếu chúng ta nghi ngờ Tin Mừng Chúa Jesus mang đến. Đừng nghi ngờ và đừng lưỡng lự thì mới có thể hết lòng ca ngợi Chúa trong mọi hoàn cảnh được. MỘT TIN VUI Nếu tôi tặng bạn một đồng, chắc bạn sẽ không mấy phấn khởi, bạn sẽ tự hỏi không biết vì sao tôi lại tặng bạn một đồng này, và có thể bạn phát cười lên. Nếu tôi lại tặng cho bạn một đồng nữa và nói: “Làm quà cho bạn đây”, chắc bạn còn ngạc nhiên hơn. Và nếu tôi cứ tiếp tục đưa từng đồng cho đến khi bạn được 20 đồng thì bạn càng khoái, nhưng bạn vẫn chưa hiểu tôi đang muốn làm trò gì. Nhưng nếu thay vì cho một đồng, tôi biếu bạn một ngân phiếu 1.000 đồng tôi chắc bạn sẽ vui sướng ngay. Và nếu tôi tiếp tục đưa thêm cho bạn 100.000 đồng, bạn sẽ nhìn tôi ngây ngất: “Sao mình gặp may quá vậy!”. Bạn sẽ nhảy nhót vui mừng và bạn sẽ muốn chạy đi kể lại những gì vừa xảy ra cho bạn. Thật là một tin vui! Và còn sống ngày nào chắc bạn còn muốn kể lại câu chuyện ấy. “Anh còn nhớ câu chuyện lạ lùng 100.000 đồng trên trời rơi xuống ngày hôm qua đó mà !”. Và Chúa đã gởi cho chúng ta biết bao nhiêu quà. Mỗi người vẫn có thể xin
  • 15. Chúa hay không xin. Chúng ta có lẽ đã nhận nhiều món quà giá một đồng, nhưng mấy ai hí hửng trước món quà một đồng? Vì vậy chúng ta cũng đâu sung sướng đến nổi phải khóc lên hay phải cảm tạ Chúa đã rộng tay ban phát ơn lành? Lỗi tại ai? Có phải lỗi ở Chúa không? Chắc chắn là không. Vũ trụ chúng ta sống chỉ phát hành một đồng thôi. Nhiều Cơ đốc nhân thuộc hạng có suy nghĩ vẫn coi cuộc sống ở cõi vĩnh cữu như món quà chỉ đáng giá một đồng. Họ nghĩ rằng chỉ cần sống một cuộc đời đạo đức cho đúng món quà đó thôi và họ cố gắng cho đúng mức nên họ mệt mỏi đến nổi họ cần nghĩ có cần là một Cơ đốc Nhân không. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy họ đâu có hớn hở đi báo tin vui cho người khác. Đối với họ đời sống Cơ đốc nhân là đi lễ ngày chủ nhật, từ khước mọi khoái lạc của trần gian và hơn thế nữa là sau tuần lễ lao tác khó nhọc lại phải góp tiền dâng. Nếu đó là “Sự cứu rỗi” thì quả nhiên tôi không lạ gì khi thấy tối nào bạn cũng xem tivi và không bao giờ bạn muốn chạy sang bên cạnh hay mời khách lạ qua đường đứng lại nghe nói về tình yêu của Chúa cả. Bạn chỉ hiểu rằng món quà Chúa ban cho chỉ đáng giá 1 đồng bạc, vậy đâu cần có thêm. Những thứ hàng rẻ tiền, không có cũng chẳng sao. Nhưng nếu món quà 1.000 đồng, bạn sẽ sẵn sàng đi lãnh một món quà khác tương tự như thế nữa. Và bạn sẽ chỉ dẫn cho những người khác đi lãnh món quà của họ. Ai cũng thích những món quà 1.000 đồng (dollar). Người ta tiêu bạc triệu mỗi năm với hy vọng chỉ cần đặt ít mà lại được lợi nhiều. Và Chúa không chỉ tìm những người có hạnh kiểm tốt để thưởng đâu? Đức Chúa Jêsus đã trả tất cả những món quà mà Chúa muốn ban cho chúng ta rồi. Chúa phán: “Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết” (ICo1Cr 1:19). Được sự tha thứ các tội khiên, được sống đời đời không giống như những điều chúng ta thường gặp thấy hằng ngày. Sao chúng ta lại nghĩ rằng mình chỉ nhận những gì mình đóng góp hay mình có thể mua được? Chúa há không thể cho chúng ta một ân thưởng nào sao? Điều này thật khó nghĩ đến nỗi chúng ta phải tự bào chữa, mình chỉ có thể lãnh được nếu mình có điểm này hay điểm khác. Thánh Phaolô viết: “Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình và sự nên Thánh và sự cứu chuộc cho chúng ta” (ICo1Cr 1:30). Nghe tin vui đó vấn đề của bạn có thể chấp nhận được rằng Chúa Jêsus có thẩm quyền và quyền năng ban cho chúng ta sự sống đời đời hay không, mặc dầu chúng ta bất xứng. Và nếu ta nghĩ rằng Ngài không có quyền năng và không có thẩm quyền vậy thì bạn phải tự làm một cái gì đó để dàn xếp với Đức Chúa Trời. Suốt đời sẽ cố vươn lên cho xứng đáng với những đòi hỏi của Chúa. Nhưng lời Chúa quả quyết rằng cho dù bạn cố gắng tối đa,
  • 16. bạn sẽ không bao giờ sống được như Chúa muốn bạn sống đâu. và càng chứng minh mình đúng, bạn càng kết án Chúa về tội nói dối. “Nhờ Ngài chúng ta nhận lãnh ân điển và chức nhiệm sứ đồ, để vì danh Ngài mà dẫn người ta trong muôn dân đến sự vâng phục của Đức tin” (RoRm 1:5). Phaolô đã đút túi vài ngân phiếu giá bạc ngàn và ông rất vui sướng nếu ông muốn tuyên bố cho mọi người nghe. “Vì trong Tin Lành này đã bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời do đức tin đến đức tin, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin” (1:17). Phaolô quả quyết rằng Chúa chuẩn bị và cho chúng ta khả năng để nên công bình. Nếu Chúa ra tay làm, chắc hẳn việc Chúa làm là tốt đẹp. Ai còn có thể làm khá hơn nữa đâu? Bạn có sẵn sàng đối diện với Chúa cuối cuộc đời mình chăng? Bạn đã để Chúa tạo hình bạn theo ý muốn Ngài chưa? Mặc dù bạn cố gắng một cách phi thường đi nữa, bạn không thể tự mình làm cho mình nên “tốt” được đâu. “Vì chẳng có một người nào nhờ công việc luật pháp mà được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vì do luật pháp mà người ta biết tội” (3:29). Bạn càng biết điều thiện, bạn càng thấy mình xấu xa. Chỉ có một tâm trí tự phụ mới dám nhận là lòng mình nhân hậu. Chúa Jêsus là quyền năng duy nhất trên trần gian này mới có thể giải thoát tội lỗi và ích kỷ. Chính sự hiện diện của Ngài mới biến đổi bạn thành con người hoàn hảo. “Đã vậy thì sự khoe khoang ở đâu? Đã bị loại ra rồi. Bởi luật pháp nào? Luật pháp của công việc chăng? Không phải, bèn là bởi luật pháp của đức tin. Vậy nên, chúng ta kể rằng người được xưng công bình đức tin chứ không phải bởi việc làm theo luật pháp” (3:27-28). Thánh Phaolô nhận xét điều này không có gì là mới cả, đâu phải vì làm việc thiện mà Ápraham được Chúa chấp nhận, nhưng vì đức tin của ông. So với tiêu chuẩn luân lý thời đó Aùpraham chưa phải là người “tốt”. Khi ông sống đời sống du mục, tạm trú ở xứ người, ông biết rằng người ta có thể tước đoạt tài sản, gia súc và ngay cả người vợ đẹp của ông nữa. Và để có thể tránh được hiểm họa đó, ông tính toán, bàn định với Sara, vợ ông, coi nàng là em gái mình. Ông nghĩ rằng nếu làm thế ông không những thoát khỏi nguy hiểm mà còn được lợi. Việc xảy ra đúng như vậy. Vua Abimelét thấy Sara và đòi cưới. Bà được đưa tới cung vua, và Ápraham được lãnh nhiều quà tặng. Aùpraham đã làm gì ? có phải ông đang tìm cách cứu nguy cho người vợ của ông không? Không, ông đã cầu may, và Chúa đã phải can thiệp vào vụ này và vạch rõ cho vua Abimêlét thấy Ápraham đã lừa nhà vua. Bạn có sẵn sàng nhận Ápraham làm một thành viên trong chi hội của bạn không? Hãy suy nghĩ rồi trả lời.
  • 17. Thật ra Chúa đã chọn Ápraham không phải vì ông đã là người tốt, nhưng vì ông đã tin vào Chúa. Đức tin của Ápraham đã được Chúa chấp nhận thay cho các việc lành ông làm. Đối với chúng ta, Ápraham không phải tốt, nhưng đối với Chúa, Ápraham tốt lành vì ông đã tin. Bạn có thể nghĩ trong lòng bạn khá hơn Aùpraham hay khá hơn ai đó mà bạn quen, nhưng đối với Chúa, chúng ta chỉ là một tội nhân mà thôi. đâu có phải vì tỷ lệ bách phân của “điều thiện” hay “điều ác” mà chúng ta được cứu rỗi hay làm lợi cho nước trời. Ápraham không trả “vé” vào nước trời bằng những việc thiện của ông. Phaolô viết :” Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin kẻ ấy là công bình cho mình” (4:5) Chúng ta đã trở lên tốt lành trước mặt Chúa. Nếu bạn thực sự tin điều đó, bạn lại không muốn nhảy mừng hay sao ? Bạn lại không tuyên bố rằng trở thành Cơ Đốc Nhân dễ lắm sao ? Bạn có bao giờ nghĩ rằng có hàng triệu người đang tưởng rằng mình phải ráng lắm mới trở lên Cơ Đốc Nhân được. Và nếu biết rằng dù cố gắng hết sức mà cũng không bao giờ đạt hạnh kiểm tốt, thì tương lai sẽ đen tối và buồn bã biết bao ! Chính những người đó cần được nghe tin mừng. Đức Chúa Trời cho chúng ta miễn phí ơn cứu rỗi. Phaolô viết :”Nhưng bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa, nếu vậy việc làm thì ơn không phải là ơn” (11:6) Tin vui như thế lẽ ra phải được lan truyền khắp chốn, nhưng lạ thay nhiều Cơ Đốc Nhân lại cứng miệng khi phải rao truyền tin đó. Đã có lần bạn đã chỉ dùm cho người khác trạm xe búyt hay tiệm bánh mỳ gần nhất. Lúc đó bạn đâu có sợ tái mặt hay lo sợ hồi hộp, nhưng tại sao bạn lại sợ sệt khi phải nói cho một người lạ nghe về những gì Chúa Jesu có thể làm cho người đó. Chúa muốn chúng ta kể lại Tin Vui cho anh em. Chính chúa Jesu đã dặn dò các môn đồ của Ngài phải đi kể lại cho đến tận cùng quả đất những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Bạn hãy nghĩ xem, có ai muốn giữ kín điều đó không ? Phải có một kẻ thù đang rảo quanh chúng ta, và thủ đoạn của nó là gây sự sợ hãi, gây hoang mang khi phải chia sẽ của những người lãnh quà. Những nếu chúng ta chắc chắn rằng Chúa đã làm việc lạ, nếu chúng ta biết rõ mình đã được lãnh nhiều ngân phiếu trị giá bạc ngàn thì chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui và đi kể cho mọi người nghe. Có một số người vẫn còn lo lắng, khi được Chúa tha thứ và Ngài ban cho cuộc sống vĩnh cửu, thì cần phải thêm đức tính nào nữa không. Hãy lời sứ đồ Phaolô :”Vậy phước đó há chỉ chú cho kẻ chịu cắt bì mà thôi, hay là cũng chúc cho kẻ không chịu cắt bì nữa? Vì chúng ta nói rằng đức tin của Áprarham được công nghĩa cho mọi người” (4:9). Và Phaolô kết luận gọn gàng : Ápraham không theo luật Do Thái vì lý do là lúc đó chưa có luật.
  • 18. “Vì chẳng phải do luật pháp mà có lời hứa cho Ápraham và dòng dõi người rằng, người sẽ thừa thọ thế gian, bèn là sự công bình đức tin” (4:13). Đối với chúng ta cũng vậy, Chúa hứa hẹn một phần gia sản không phải để thưởng cho việc ăn ở tốt lành của chúng ta, nhưng để đáp lại lòng tin của chúng ta. Bạn có thể không đồng ý với cách làm việc của Chúa, nhưng đó là lời giải đáp cho nan đề của bạn. Người Do Thái nhất định không chịu chấp nhận rằng họ là kẻ có tội. Nhiều Cơ Đốc Nhân cũng không hiểu được câu Chúa trả lời cho người Do Thái. Chúa quả quyết rằng luật của Ngài tinh truyền hơn điều họ tưởng tượng.Ví dụ họ cho rằng họ không phạm tội ngoại tình, nhưng Chúa Jêsus giải thích nếu một người đàn ông đã cưới vợ mà còn thèm muốn người đàn bà khác thì đã phạm tội ngoại tình. Chúa Jêsus còn nói thêm thà rằng bị mù mắt còn hơn duy trì dịp phạm tội. Ngài biết rõ tư tưởng lòng người. Nếu ai quyết tâm không phạm tội. Ngài biết rõ tư tưởng lòng người. Nếu ai đã quyết tâm không phạm tội thì đã khám phá trong thâm tâm mình có một con người thứ hai đang muốn phạm tội, và chúng ta cứ quanh quẩn đấu tranh với chính mình. Đức Chúa Jêsus muốn dạy bảo chúng ta điều gì? Ngài có dạy chúng ta phải cố gắng thêm nữa để chu toàn luật pháp chăng? Chắc chắn là không Ngài chỉ muốn cho chúng ta thấy chúng ta cần đến Ngài. Mỗi một lời phán, mỗi một sự dạy dỗ của Ngài chứng minh rằng chúng ta cần một Đấng Cứu Thế. Tin vào Chúa Jêsus là phương thế duy nhất để thực hiện luật pháp, thánh Phaolô đã tuyên bố như vậy. Bạn có thể hành xác bạn, bắt nó phải phục tùng luật này, luật nọ. Như vậy bạn đã làm được việc gì? hãy coi chưa làm việc gì cả. Chúa Jêsus đã cắt nghĩa rõ ràng nếu bạn chỉ phạm một luật thì cũng giống như bạn đã vi phạm tất cả luật rồi. Chúa Jêsus không tìm cách làm cho bạn nản lòng, nhưng Ngài không muốn khích lệ bạn đó, Ngài đã nói rằng chính Ngài sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. “Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình” (10:4) Khi Chúa Jêsus bước vào cuộc sống bạn, xác thịt của bạn vẫn còn nhưng ước muốn bất chính không còn nữa, có một sự khác biệt lớn: “Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy dựng nên mới, những sự cũ qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (8:10). Trong thâm tâm bạn có một hữu thể thiêng liêng hoàn toàn mới, vì Chúa Jêsus từ nay cư ngụ trong bạn qua thân vị Thánh linh. Một ngày nào đó thân thể của bạn sẽ chết, bạn sẽ sống mãi mãi với Chúa Jêsus. Tôi có dịp nói chuyện với cả ngàn người đi nhà thờ, và tôi hỏi họ: “Theo ý bạn, bạn phải làm gì để được lên thiên đàng?” “Tôi đã hỏi nhiều người Mỹ,
  • 19. toàn là những người học Kinh Thánh và 90% đã khai ra những điều phải làm: Tuân theo điều răn, đi nhóm đều đặn, dâng hiến tiền bạc, đừng làm gì hại người khác... một danh sách vô tận về những điều họ phải làm. Những người thường hay lui tới nhà thờ đã nghe hay và tin thất thiệt này “Sự cứu rỗi của chúng ta tùy thuộc vào những điều chúng ta làm”. Thế thì có lạ gì nếu tin mừng được ít người đón tiếp? Ai lại muốn đi nhà thờ để lãnh được một đồng bạc, và lại nếu chỉ có thể thì loan tin đó làm gì? Bạn có cảm nghĩ rằng ân huệ của Chúa chỉ đáng một đồng nữa thôi? Bạn có còn nghĩ rằng để đón nhận ơn lành của Chúa chỉ cần đức tin công thêm cái gì nữa không? Nếu bạn quả quyết rằng những phước lành của Đức Chúa Trời chỉ dành riêng cho những người xứng đáng thì bạn coi thường lời hứa của Chúa và đức tin đâu còn ý nghĩa ? “Vì nếu nhờ luật pháp mà hướng nghiệp, thì đức tin hóa ra vô ích, lời hứa cũng bỏ rồi, vì luật pháp gây ra sự phẫn nộ, nhưng đâu không có luật pháp, đó cũng không có sự phạm luật” (4:14-15). Như vậy có phải Chúa không thỏa lòng khi chúng ta cố làm theo điều tốt và giữ luật pháp của Ngài chăng? Chắc chắn là không, nhưng Ngài thấu rõ lý do khiến chúng ta giữ luật lệ Ngài, nếu vì chúng ta sợ bị phạt, thì cố gắng của chúng ta không có giá trị gì. Nếu chúng ta cố gắng vâng lời để được chúc phước thì cũng uổng công. Như vậy cố gắng để làm gì? Thà cứ ở xấu xa vì thế nào cũng được sự cứu rỗi. Nói như vậy là phi lý. Lý do duy nhất khiến chúng ta làm điều thiện là chúng ta muốn làm đẹp lòng Chúa. nếu chúng ta hiểu rõ sự tuyệt diệu của món quà Chúa ban thì chúng ta sẽ lấy hết lòng thành của mình mà đáp lại tình yêu của Ngài. Nhưng nếu bạn cứ nhất quyết nghĩ rằng phải làm điều tốt thì mới xứng đáng được Chúa chúc phước, thì bạn sẽ không bao giờ học cách yêu Chúa và thưởng thức những món quà của Chúa cả. Bây giờ Chúa chỉ chúng ta một lối khác để lên trời không phải một lối sống trơn tru với một hạnh kiểm tốt, nhưng là một lối đi mới mẻ (tuy không mới mẻ lắm vì Kinh Thánh đã nói đến vấn đề này từ lâu rồi). Chúa Jêsus khẳng định rằng Ngài chấp nhận chúng ta và đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta không còn là một tội nhân nữa nếu chúng ta trao mình cho Chúa Jêsus để Ngài tẩy rửa tội lỗi chúng ta, dù tội chúng ta nặng đến mức nào đi nữa, thì Ngài vẫn cứu vớt chúng ta (3:21-22). Điều kiện là giao mình cho Chúa Jêsus. Còn nghĩ rằng mình xứng đáng hay đâu có tồi tệ là làm trái ngược lại. Đấng Christ đã làm gì cho chúng ta? “Đức Chúa Jêsus là Đấng được Đức Chúa Trời sử dụng làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin, tin vào huyết của Đấng ấy thì Ngài bỏ qua các tội phạm trước
  • 20. kia và kể là công bình (3:25). Hai yếu tố này cần thiết, không thể thiếu một được. Đấng Christ hoàn tất phần của Ngài, nhưng điều đó không đi đến đâu nếu chúng ta không tin. Nếu chúng ta lúng túng trong những “điều phải làm”, chúng ta sẽ không bao giờ được tự do để tin. “ Ngài đã bị nộp (tuyên án) vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự công bình của chúng ta” (4:25). “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự chết mà làm vua thế nào, thì ơn điển cũng phải nhơn sự công bình mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sống đời đời bởi Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (5:21). Một điều rõ ràng là chúng ta cần chọn giữa sự nhơn hậu của Chúa và sự phán xét công bằng của. Một bên là quà tặng của đời sống vĩnh cữu, một bên là sự chết. Tôi còn nhớ đến một cô nữ y tá quân đội, trẻ đẹp, hành nghề tại một bệnh viện quân y nơi tôi làm tuyên úy. Lúc đầu mới đến thì cô tràn đầy sức sống và hy vọng, nhưng dần dần nụ cười tắt hẳn trên môi cô. Cô không thể chịu được cảnh tượng những quân nhân trẻ tuổi bị trọng thương mà người ta khiêng từ chiến trường về. Cô thường đến văn phòng tôi tâm sự. Một hôm cô hỏi: Làm sao có thể nghĩ rằng Chúa thương con người khi thấy bao đau khổ như vậy? Cô nên giãi bày cho Chúa tất cả những lo âu của cô về các bệnh nhân và tin rằng Chúa lo cho họ. Chúa yêu thương những người lính đó còn hơn cô và tôi có thể thương họ. Cô y tá lắc đầu: Thưa ông, tôi không thể làm thế được. có lẽ một ngày nào đó tôi làm được, nhưng bây giờ chưa được, lòng tôi bị xé tan trước những đau khổ này. Tôi không thể cám ơn Chúa được. Cô ít lui tới văn phòng của tôi. Nét mặt vui vẻ của cô nhuộm vẻ âu sầu và tôi có thể đoán là cô phải uống thuốc để chống cơn khủng hoảng tinh thần. Cô không còn thiết tha gì với bên ngoài. Cô được đổi đi nơi khác và tôi mất liên lạc với cô. Gần đây tôi được một bức thư của một người phụ nữ đang ở tù tại miền tây nước Mỹ. Sau khi tôi gặp lại ông lần chót, tôi đã lang thang trên nhiều nẻo đường và trên những quãng đường đó tôi đã đánh mất những gì tốt đẹp nhất trong tôi. Tôi không tìm được bình an trong tâm hồn, và tôi đã xuống dốc. Câu chuyện bắt đầu khi ở bệnh viện, tôi đã phải chứng kiến những cái chết phi lý hay những cuộc giải phẩu cắt xéo trên thân thể của những quân nhân trẻ tuổi. Tôi lên án Chúa và bây giờ tôi hiểu rằng những oán trách của tôi chỉ làm cho tôi xa cách Chúa và tự hủy diệt mà thôi. Hiện nay tôi không còn đủ nghị lực để tha thiết với bất cứ ai và bất cứ điều gì tôi sống cuộc đời buồn
  • 21. bã, bất hạnh và rỗng tuyếch. Tôi biết rằng Chúa là lời giải đáp. Tôi không muốn chấp nhận điều này từ mấy hôm nay nhưng bây giờ tôi thấy rõ. Tôi đã muốn viết thơ cho ông từ lâu nhưng tôi hổ thẹn. Tôi nhớ lại những lần đến thăm ông từ phòng tuyên úy, lúc đó tôi không muốn chấp nhận giải đáp. Tôi hy vọng rằng đã không quá muộn. Xin ông cầu nguyện cho tôi... Nữ y tá trẻ tuổi này đã từ chối món quà Gởi cho cô. Bây giờ cô thấy hậu quả của thái độ đó. Bạn đã có thể thấy cô đã khổ sở biết chừng nào ! Đón nhận món quà của cuộc sống vĩnh cửu, đó là một việc dễ nhất mà bạn có thể làm trong đời bạn. Có khó gì đâu, đâu cần phải tốt lành hay thông minh, một em bé cũng có thể làm được ? Thánh Phaolô viết :”Nhưng còn nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jesus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì người sẽ được cứu” (10:8-9). Vậy tại sao vẫn có những người ngần ngại ? Tại sao họ lại sợ ? Cô ý tá kinh sợ đặt niềm tin vào một Đức Chúa Trời có thể để cho nhưng người lính phải chết trên chiến trường hoặc trở thành phế binh. Cô không tin vào tình thương của Chúa. “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi, vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ sợ hãi thì không trọn vẹn trong tình yêu thương” (IGi1Ga 4:18) Đức Chúa Trời là tình yêu. Tất cả những gì Chúa làm là hoạt động của tình yêu. Vấn đề là chúng ta có một tầm nhìn rất hạn hẹp về tình yêu. Chúng ta đã bị phản bội và mang thương tích do những tình yêu của con người gây ra, một tình yêu biết tán thưởng khi chúng ta làm điều tốt, còn lại trừng phạt khi chúng ta làm điều quấy. Nhưng tình yêu của Chúa thì khác hẳn. Trong bản thân văn Hylạp, Tân Ước dùng hai từ khác nhau mà chúng ta đều dịch bằng chữ “yêu”. Philie : Tình yêu huynh đệ, nghĩa là lòng cảm mến, tình cảm sâu xa, riêng biệt và tự nhiên. Arape : Tình yêu của Đức Chúa trời. Thánh Phaolô dùng từ Agpe khi ông diễn tả tình vợ chồng. Đó là một sự trao hiến có ý thức, có quyết tâm, tự do và thiêng liêng không tùy thuộc vào cảm xúc nhất thời. Đó là một tác động yêu thương hữu ý, bắt nguồn trong ý chí. Tình yêu này không đổi thay, người ta có thể tin được, người được yêu không lo mình đáng được yêu hay không. Đó là cách Chúa yêu chúng ta. Chúa yêu chúng ta khi chúng ta phụ tình Ngài, khi chúng ta bất tuân, khi chúng ta nghèo khổ. Chúa yêu chúng ta khi chúng ta phí phạm cuộc sống. Và Ngài luôn luôn sẵn sàng đón tiếp, tha thứ và cho chúng ta dư dật niềm vui và sự bình an của Ngài.
  • 22. Món quà vô giá của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh cửu trong Đức Chúa Jesus Chris. Và cuộc sống này gần kề chúng ta như môi với miệng hay trái tim của chúng ta. Chúng ta chỉ cần đón nhận những gì Chúa Jesus làm cho chúng ta, tin trong lòng Chúa rằng Chúa đang sống và loan tin đó cho người khác. Có gì khó đâu, nhưng vẫn có người không làm được, cho dù họ biết giá trị của món quà. Ông Nicôđem, một người Do Thái sùng đạo, đến gặp Chúa Jesus vào một buổi tối để hỏi Ngài cách nào để vào nước trời. Ông biết rằng Chúa Jesus phán :”Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời !” Người đã già thì sanh lại làm sao được ? Có thể nào trở vào lòng mẹ mà sanh lần thứ hai sao? “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước trời. hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, kẻ chi sanh bởi Thánh linh là thần” (GiGa 3:1-6). Ông Nicôđem biết Chúa là ai rồi, nhưng điều này chưa đủ, chúng ta phải hành động theo điều chúng ta hiểu biết đón nhận Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế của cuộc đời mình. Được tái sinh, chúng ta mới biết được Đức Chúa Trời. Chưa tái sinh, chúng ta là những người chết về mặt thiêng liêng. Phaolô viết: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải tôi sống nữa nhưng Đấng christ sống trong tôi nay tôi còn sống trong xác thịt, là tôi sống trong đức tin của con Đức Chúa Trời là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (GaGl 3:20). Phaolô khuyên tín hữu thành Côrinhtô: “Chính anh em hãy tự xét, để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ sống trong đức tin của con Đức Chúa Trời là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (3:20).- Phaolô khuyên tín hữu thành Côrinhtô: “Chính anh em hãy tự xét, để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao, miễn là anh em không đáng bị bỏ” (IICo 2Cr 13:5). Bạn có thật là một Cơ đốc Nhân không? Bạn đã tái sanh chưa? Trong các giáo đường, nhà thờ có nhiều Nicôđem lắm. Họ học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện hàng giờ. Họ tham gia các nhóm Kinh Thánh và các nhóm cầu nguyện. Họ là người đã dạy Kinh Thánh, giáo lý, có người là giảng viên nữa. Nhiều người đã được sinh ra , lớn lên trong giáo hội và tự xưng là đạo gốc. Họ biết rất rõ giáo lý. Họ biêt rằng Chúa Jêsus đã chết vì tội lỗi của họ. Họ biết Chúa đã sống lại nhưng họ chưa bao giờ giao phó cuộc sống cho Chúa.
  • 23. xin Ngài trở nên Đức Chúa Trời và Vị Cứu Thế của họ. Cả hàng nghìn người trung tín đi lễ, tham dự các buổi thờ phượng, chu toàn tất cả các bổn phận bề ngoài của đạo, nhưng chưa bao giờ kinh nghiệm sự sống của Chúa Jêsus ở trong đời sống của họ. Món quà cứu rỗi là sống vĩnh cửu vì sự sống vĩnh cửa là món quà qúy giá. Bạn không cần làm gì để xứng đáng món quà đó, nhưng bạn chỉ cần ngửa tay ra đón nhận và nó trở thành sở hữu của bạn. Trong tình yêu của Ngài, Chúa đã định trước và thu xếp mọi hoàn cảnh để chúng ta cảm thấy cần đến Ngài, và Ngài thu hút chúng ta. Có một anh binh nhì công giáo đi với một anh bạn cùng đơn vị đến gặp tôi. Anh bạn này bị bỏ tù vì nghiện ma túy. Từ hồi trẻ anh đã hút xách nhưng khi nhập ngũ tình trạng còn tệ hơn. Tôi đã phung phí tuổi xuân, bây giờ quá trễ chắc không thể thay đổi được. Cặp mắt anh đầy thất vọng. Tôi hỏi ngay:“ Vậy anh có Chúa chứ ? Ngài có thể thay đổi được anh”. Anh lính nhún vai : Tại sao Chúa lại làm điều đó ? Tôi có bao giờ làm gì cho Ngài đâu ? Ngài yêu thương anh, Ngài đã phái Chúa Jêsus đền những tội ác cho anh, Ngài có thể chữa lành bệnh cho anh. Anh lính vẫn tiếp tục buồn bã nhìn tôi : Tôi đã nghe đến Jêsus. Tôi muốn xin Ngài cứu tôi nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ đã quá trễ. Mặc dù cố gắng nhiều, tôi vẫn không thể ngừng hút xách được, tôi đã làm mồi cho ma túy quá lâu. Đức Chúa Trời có thể chữa lành bệnh. Anh không nghĩ rằng Chúa mạnh hơn Á phiện sao ? Anh lính suy nghĩ ... vị tuyên úy nói tiếp : Anh muốn thử không ? Anh lính gật đầu : Tôi sẽ thử bất cứ cái gì miễn là tôi thoát khỏi cái địa ngục này. Như vậy anh hãy cảm ơn Chúa vì những gì Chúa sẽ làm cho anh trong vài phút nữa, và anh hãy cảm ơn Chúa vì những gì đã xảy ra trong cuộc đời anh dẫn đưa anh đến đây. Anh lính có vẻ bàng hoàng:“Sao có chuyện đó? Ông muốn nói rằng tôi phải cảm ơn Chúa vì tất cả những gì đã xảy đến cho tôi ngay cả tình trạng nghiện nghập này ư ? Chính mình anh nghiện Ma túy quá nên anh tìm đến Chúa phải không? Nếu Chúa chữa lành cho anh, tha thứ cho anh và ban cho anh một đời sống mới đời sống vĩnh cửu trong Chúa Jêsus, anh có nghĩ rằng anh phải cảm tạ Chúa đã khiến anh cảm thấy cần ngài không ? Anh lính ngần ngại, vị tuyên úy nói tiếp :
  • 24. Anh có muốn tôi cầu nguyện cho anh không ? Và anh ta bằng lòng. Tôi đặt tay lên đầu anh và cầu nguyện : Lạy Cha trên trời, con cảm tạ Chúa đã yêu mến chàng trai này, và kéo chàng lại gần Cha. Xin Ngài gởi Thánh Linh xuống để giúp anh tin rằng đang hành động mỗi giây phút trong cuộc đời đen tối và cô đơn của anh để dẫn anh đến với Chúa Jêsus . Khi tôi dứt lời; ánh mắt anh sáng lên, anh nói: Có một điều lạ lùng, tôi không hiểu vì sao nhưng tôi tin rằng Chúa đang biến đổi những tai vạ của đời tôi thành những điều hữu ích cho tôi. Rưng rưng nước mắt, anh cuối đầu và bộc phát cầu nguyện xin Chúa tha thứ cuộc nổi loạn của anh và xin Chúa Jêsus hướng dẫn đời anh. Tôi không thể diễn tả được dây phút sau đó. Tôi đặt tay lên đầu anh ta lần thứ hai. Tôi cầu xin Chúa chữa lành anh, lấy ra khỏi anh sự thèm muốn hút ma túy và ban cho anh đầy tình yêu thương. Tôi cảm thấy có một sức mới nơi anh lính trẻ. Nét mặt ánh sáng ngời lên, và anh khóc sướt mướt anh reo lên : Tôi không cần Á phiện nữa. Chúa Jêsus sống trong tôi. Đối với chàng thanh niên này, đó là lúc tái sanh. Anh không còn là người cũ nữa. Anh tái sanh, không phải vì anh cảm nhận sự hiện diện của Chúa nhưng vì anh đã quyết tâm tin. Nếu mối tương quan của chúng ta lệ thuộc vào cảm xúc của chúng ta, có lẽ chúng ta không chọn như thế, chúng ta đâu có làm chủ những cảm xúc của chúng ta nhưng chúng ta có thể trông cậy, quyết định tin và cầu xin. Kinh Thánh nói chúng ta được cứu rỗi nhờ lòng tin. Nhưng nhiều người trong chúng ta hiểu sai về lòng tin. Họ nói “Tôi không có đức tin để tin” như thế có nghĩa là “Tôi không cảm thấy tôi tin” Đức tin và cảm xúc là hai bình diện hoàn toàn khác. “Vả đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đường trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (HeDt 11:1) Đức tin không phải là sản phẩm của cảm xúc hay cảm giác. Đức tin là do ý chí. Chúng ta nhất quyết nhận định điều nào đó là sự thật, cho dù giác quan không nhận định được. Được cứu nhờ đức tin, nghĩa là chấp nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Thế đó là hành động của trí nhớ không phải của cảm xúc. Chúng ta được tái sinh trong đức tin, được cứu rỗi nhờ đức tin, điều đó có nghĩa là lời Chúa trở thành sự thật khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng mình. Có thể chúng ta không cảm thấy mình được tái sanh, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta được cứu rỗi thật sự. Chúng ta đã nói nhiều lần rằng lý trí có thể cản trở đức tin. Nhưng có một mối nguy hại tương đương ấy là cảm xúc mà đo lường lòng tin. Từ lâu
  • 25. chúng ta có thói quen nghĩ rằng những điều mình cảm thấy đều là sự thật. Tôi cảm thấy ốm đau, vậy tôi đau. Nhưng cảm xúc của chúng ta thay đổi mau lắm, tùy khí trời, tùy thức ăn, vì mất ngủ hay vì gặp người khó tánh. Cảm xúc của chúng ta là một hàn thử biểu ít trung thực ki ta muốn biết rõ sự thật. Như vậy lấy nó làm thước đo mà đo lòng kính yêu của Chúa thì quá sai. Chúa Jêsus đã phán :”khi cầu nguyện, hãy tin đã được chắc điều đó sẽ được ban cho! Làm sao cầu nguyện với lòng tin được khi chúng ta lại muốn lấy cảm xúc mà đo lường kết quả. Theo Kinh Thánh chân lý của Đức Chúa Trời đôi khi thúc dục chúng ta đi ngược lại cảm xúc mình. Chúa Jêsus phán :”Hãy yêu kẻ thù nghịch” Sao Chúa lại không biết rõ tâm tình của mình đối với kẻ thù ? Vậy mà Chúa nói với chúng ta đừng để cảm xúc làm chủ ra lệnh cho chúng ta nói hay làm điều gì. Chúng ta tự do lựa chọn yêu mến, ngay cả kẻ thù. Chúng ta hoàn toàn tự do chấp nhận lời Chúa như là một thực tại đối với chúng ta, gạt qua một bên nào là cảm xúc, nào là cảm giác, cả trí tuệ và tình cảm nữa! Cuộc sống mới trong Chúa Jêsus là một cuộc sống đức tin nói cách khác là một cuộc sống được tư do, thoát khỏi sự bạo ngược của cảm xúc, của trí tuệ và cảm giác. Chúng ta không cần để ý đến chúng. Kinh Thánh ghi rằng chúng ta được cứu rỗi nhờ đức tin, chữa lành nhờ đức tin, được xưng công bình nhờ đức tin, bảo toàn và che trở đức tin chúng ta tiến bước, tăng trường nhờ đức tin, đứng vững nhờ đức tin, sống nhờ đức tin, chúng ta giàu sang nhờ đức tin, chúng ta cầu nguyện trong lòng tin, thắng thế gian nhờ đức tin và ca tụng Chúa trong đức tin. Kinh nghiệm sự cứu rỗi trở nên sự thật khi chúng ta chấp nhận trong lòng tin. Chúa đâu có nhìn vào cảm xúc chúng ta, Chúa nhìn vào quyết tâm của chúng ta có thể bị nghi ngờ sâu xé, cảm thấy mình khốn nạn, nhưng khi chấp nhận Chúa Jêsus bằng đức tin, công việc đã được thỏa thuận. Sau khi trao lại cuộc đời mình cho Chúa Jêsus , bạn có cảm thấy gì hay không cảm thấy gì, điều đó không quan trọng. Chúa đã chấp nhận sự đầu hàng của ý chí bạn, bạn đã được Thánh Linh tái sinh. Tôi lo ngại khi có người nói với tôi : “Tôi biết rằng hôm nay Chúa chúc phước cho tôi, vì tôi cảm thấy điều đó” một vài ngày sau, cũng người đó trở lại buồn rầu nói :”Tôi không chắc mình có được cứu rỗi không, vì tôi không còn cảm thấy Chúa hiện diện nữa. Tạ ơn Chúa nếu Ngài cho bạn cảm thấy Ngài ở gần bạn. Nhưng đừng để đức tin của bạn lệ thuộc vào tình cảm. Cơ Đốc Nhân nào lấy cảm xúc mình làm một bằng chứng, chứng minh mình được cứu rỗi thì nó sẽ bị nghi ngờ hành hạ. Một phụ nữ viết thư cho tôi : “Tôi đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Jesus cách đây nhiều năm, nhưng
  • 26. không có gì xảy ra cả. Tôi không cảm thấy gì hết, và sau một thời gian tôi mất hy vọng và buông xuôi lời cam kết sống cho Jêsus . Từ đó cuộc sống tôi sụp đổ ... Tôi đã đọc cuốn sách của ông tựa đề là “Từ ngục tù đến ca ngợi” và tôi thèm khát Chúa Jesus. Tôi cầu xin tha thứ và tôi muốn trao phó cuộc đời tôi trong tay Chúa. Tôi đón nhận Jêsus Christ là Đấng cứu tinh và tôi muốn gia nhập Vương Quốc của Ngài...nhưng tôi vẫn không cảm thấy gì thay đổi. Xin ông cầu nguyện cho tôi vì tôi không thể tiếp tục sống như thế này được nữa:. Một thanh niên đang bị ở tù viết cho tôi : “Tôi tin Jêsus Christ và cố gắng tin Ngài hết lòng. Cách đây hai năm tôi đón nhận Ngài làm vị Cứu Thế của tôi. Lúc đó tôi chân thành và trong hai ngày đầu tôi cảm thấy mọi sự đều tốt lành. Nhưng sau đâu lại vào đó. Từ đó đến nay có những lúc tôi sống ngây ngất nhưng chỉ là những phút quá ngắn. Tôi muốn thờ phượng Chúa nhưng tôi không tìm được Chúa. Tôi đã đọc được cuốn sách “từ ngục tù đến ca ngợi”, và biết rằng tôi thiếu những điều ông nói trong cuốn sách đó. Làm sao tìm được Ngài? Ông nghĩ là tôi chưa khao khát Ngài đủ phải không? Làm sao khao khát hơn nữa ? Tôi đã phung phí cuộc sống của tôi và nay sống đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Tôi đã học Kinh Thánh nhưng cũng chẳng đi đến đâu tôi rât muốn tìm được Chúa Jesus. Tôi sắp ra khỏi tù và tôi mong làmlại cuộc đời với tình yêu của Ngài trong lòng tôi. Xin ông cầu nguyện cho tôi để tìm được Ngài, và kinh nghiệm được niềm vui Ngài đã hứa trong Kinh Thánh...” Tôi đã nhận hàng trăm bức thư tương tự và bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những người nói với tôi là họ không biết đã gặp Chúa hay chưa. Và vì lý do nghi ngờ của họ luôn luôn giống nhau: “Tôi không cảm thấy”. Họ là tù nhân của chính cảm xúc của họ, và họ tin vào họ hơn là tin vào Chúa. Khi chúng ta phó mình cho Chúa Jesus , Ngài nói với chúng ta: “Ta ban cho nó tự sống đời đời, nó chẳng chết bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (GiGa 10:28). Vậy thì làm gì để thắng cảm xúc và nghi ngờ. Phaolô viết: “Miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề rời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe là đạo được giảng ra giữa mọi người mọi vật dựng nên ở dưới và chính tôi, Phaolô là kẻ giúp việc của đạo ấy” (CoCl 1:23) Những nghi ngờ và cảm xúc tấn công đức tin chúng ta, chúng ta phải lập tức bám vững vào tảng đá lời Chúa. Tôi có quen biết một bà kia có một cách cụ thể làm điều đó. Khi nghi ngờ điều gì, bà đi tìm một câu Kinh Thánh nói về chân lý liên quan đến điều đó. Bà ghi đoạn Kinh Thánh ấy vào một tờ giấy, mỗi khi cảm thấy nghi ngờ, bà
  • 27. lấy ra đọc. Mỗi khi bà thấy tuyệt vọng, bà thường nghĩ : “Mà chắc gì Chúa đã nhận lời bà khi bà tin Đấng Christ trở nên Đấng Cứu Thế cho bà”, rồi bà tìm ra đoạn sau:”Nầy là điều chúng ta dạn dĩ trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài” (IGi1Ga 5:14-15). Bà chép đoạn này và thêm “Hôm nay 14-1-1969 tôi đã xưng tội và xin Chúa Jêsus Christ đi vào cuộc đời tôi làm Đấng Cứu Thế và chủ lòng tôi. Tôi làm điều đó vì lời cầu xin của tôi cũng ở trong kế hoạch và điều Chúa muốn cho tôi”. Bà đặt tấm giấy trên giường phòng ngủ bà và mỗi khi bà cảm thấy nghi ngờ trong lòng, bà tìm miếng giấy và đọc lớn tiếng: “Tôi biết rằng tôi được tái sanh tôi biết Đức Chúa Trời đã đón nhận và ngày hôm đó tôi đã cầu xin Chúa Jesus trở nên Đấng Cứu Thế của tôi. Và tôi không đặt câu hỏi để biết tôi được cứu rỗi hay không”. Một hôm bà cảm thấy mặc cảm tội lỗi sau khi đã xưng tội và nghĩ rằng : Chúa chưa tha tội cho bà. Bà tìm lời giải đáp trong Kinh Thánh: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (IGi1Ga 1:9) Dưới đoạn Kinh Thánh đó bà viết tội bà đã xưng, ghi ngày tháng và hàng chữ:”Halêlugia, tôi đã được tha tội”. Dần dần bà bớt nghi ngờ và sau hết hẳn. Bạn có thể chống lại các nghi nan và cảm xúc của bạn bằng cách lập danh sách các quyết định bạn đã làm trong giờ cầu nguyện, ghi rõ ngày tháng và đoạn Kinh Thánh dẫn chứng lời hứa của Chúa. Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân lâu năm và đôi khi bạn còn nghi ngờ về sự cứu rỗi hay về tình yêu của Chúa, đừng để cho những nghi nan hay cảm xúc của bạn lừa dối nữa. Hãy tuyên xưng lại những lời bạn đã hứa và viết trên một mảnh giấy, đừng quên ghi ngày. Có nhiều người giữ trong túi Kinh Thánh của họ những bước tiến quan trọng trong cuộc hành trình thiêng liêng của họ. Cuộc đời Cơ Đốc Nhân là một hành trình trong đức tin. Ghi chép lộ trình cũng là một điều hay vì nó sẽ nhắc nhở chúng ta trong những ngày đen tối khi chúng ta không thấy mình tiến bộ. Khi nhìn lại quảng đường đã qua, chúng ta có thể cảm tạ Chúa và ca ngợi Chúa vì đã tiến tới được đó. Đức tin của chúng ta dự trên lời Chúa hứa chứ không dựa trên tình cảm của chúng ta. Và Chúa hứa cho chúng ta được kinh nghiệm sự bình an và niềm vui của Ngài trên đường đời chúng ta đi. Hãy vui mừng khi lòng rạo rực niềm vui nhưng cũng hãy tỏ ra vui mừng khi
  • 28. bạn cảm thấy khô héo và rỗng tuyếch. Ơn cứu rỗi lúc đó cũng là một thực tại tuyệt diệu. Lúc đó hãy lấy đi tất cả ý chí cương quyết mà nói:”Lạy Chúa con muốn tin. Con bám vào lời Chúa”. Bạn hãy thử đi. Bạn sẽ thấy ông bạo chúa “cảm xúc” sẽ không còn ghì bạn nữa. Bạn sẽ được tự do để tin. Chúa Jesus đã hứa :”Các người sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các người” (GiGa 8:32). MỘT QUYỀN NĂNGVÔ GIỚI HẠN Việc gì sẽ xảy ra khi chúng ta đặt niềm tin cậy nơi Cứu Chúa Jêsus Christ ? “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời” (Eph Ep 1:3) Do sự kết hợp với Đấng Christ, chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã vào nước Chúa. Tất cả mọi năng lực, ưu đãi quyền lợi dành riêng cho con cái Chúa đều thuộc về chúng ta:”Đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời”, Chúa ban cho chúng ta không phải vì công việc của chúng ta, nhưng vì chúng ta kết hiệp cùng Đấng Christ, thuộc về Đấng Christ. Một đứa bé không thể lớn lên vì ráng sức duỗi mình dài ra. Nó cũng không tìm đủ mọi cách để xứng đáng nhận sự chăm sóc của những người chung quanh. Nó được nuôi nấng được ăn mặc, được yêu thương, cha mẹ nó bao bọc, chăm lo cho nó rất chu đáo, chỉ vì nó là đứa con của họ. Họ đáp ứng mọi nhu cầu của nó. Nó lớn lên một cách tự nhiên. Không một chút cố gắng ăn đầy đủ, ngủ và sinh hoạt đều đặn. Hãy tưởng tượng một đứa bé không chịu ăn, ngủ và nói với mẹ nó : “Mẹ ơi ! Con chưa sẵn sàng, con đang kéo người ra cho lớn lên, khi nào con lớn thêm được 10 phân thì con sẽ ăn”. Nhưng đó lại là một điều rất nhiều Cơ Đốc Nhân đã làm. Chúa đã chuẩn bị cho họ đủ mọi thứ để lớn lên : Thức ăn giấc ngủ, tình thương và sự săn sóc. Nhưng họ đừng ỳ ra một chỗ, để xứng đáng với ân huệ đó, họ cố tự mình lớn lên một cách vô hiệu quả! Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta từ rất lâu rồi, trước cả khi các bạn và tôi ra đời :”Trước khi sáng tạo Ngài đã chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên Thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời” (Eph Ep 1:4) Ai là người được Chúa Thánh hóa ? Bạn có biết người nào đã được Thánh hóa hay chưa? Nếu không thì có lẽ Chúa đã trễ mãi trong chương trình của Ngài ? Chúa đã bắt đầu Thánh hóa bản thân bạn hay chưa ? Hãy đọc tiếp:”Không chỗ trách được”. Có lẽ nào Chúa đã quyết định làm cho các Cơ Đốc Nhân trở lên trọn hảo, không ai trách cứ vào đâu được, và
  • 29. Ngài đã thất bại nặng nề với tất cả những người mà chúng ta quen biết ? Nhưng chúng ta hãy đọc tiếp: “Trước mặt Đức Chúa Trời”, Chúa đã cho chúng ta nên Thánh không chỗ trách được trước mặt Chúa. Chúa đã làm cho chúng ta một điều lớn lao, Chúa biến đổi chúng ta “Trước mặt Chúa”. Chính Chúa đang nhìn chúng ta bây giờ, một cách khác, chỉ mới một mình Chúa có thể nhìn thấy con người nơi chúng ta thôi. Ai có thể nhìn bằng con mắt của Chúa ? Không ai cả, trừ một mình Chúa. Ngài đã dùng con người mới để ca ngợi vinh quang của Chúa. Khi các người khác nhìn bạn, họ luôn luôn chỉ thấy một con người đó mà thôi. Nhưng họ không phải là Chúa. Chính bạn, bạn có thể nhìn vào một tấm gương và tự thuyết phục bạn chưa nên Thánh, cũng chưa trọn hảo, nhưng bạn phải nhớ rằng bạn không phải là Chúa. Bạn dám nói rằng Chúa không thể nhìn thấy điều Chúa muốn nhìn sao ? Cái gì quan trọng đối với bạn hơn: để Chúa nhìn thấy bạn thánh thiện hay là bạn tự nhịn thấy bạn thánh thiện ? Hàng ngàn người và có lẽ hàng triệu Cơ Đốc Nhân cố gắng uốn mình vào một cái khuôn hòa hảo mà chính họ hoặc những người khác có thể chiêm ngưỡng khi họ thất bại và đó là điều không thể tránh được họ thấy chán nản và thất vọng ê chề. Tôi đã nghe những câu tự thú về sự thất bại nhiều đến nỗi tôi có thể hiểu trước cả khi người ta kể lại cho tôi. Nhưng làm sao Chúa đã thực hiện kỳ diệu này là chúng ta nên thánh trước mặt Chúa. Thánh Phaolô nói :”Bởi sự yêu thương Ngài đã định trước cho chúng ta (Eph Ep 1:5). Chúa đã ấp ủ chúng ta trong tình yêu của Ngài. Rồi sau đó ngài đã lùi lại để nhìn và Chúa thấy ở nơi ta. Bạn và những người sẽ nhìn thấy chính bạn, còn Chúa, Chúa nhìn thấy tình yêu của Chúa. Bấy nhiêu chưa đủ để dấy lên hồi chuông vui mừng trong tâm hồn bạn và làm cho lòng bạn đầy lòng tri ân và ca ngợi sao ? Và tại sao Chúa đã thực hiện cho chúng ta môt sự màu nhiệm như thế? Tại sao? Phaolô tiết lộ ”...Cho chúng ta được trở lên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ theo ý tốt của Ngài có quyền và khả năng để cho chúng ta tất cả những gì Ngài muốn, tất cả phước lộc trên trời và những món quà quí giá sao ?” Tại sao Chúa đã chọn tự mình làm việc đó ? Tôi nghĩ rằng vì đối với Chúa đó là điều duy nhất để chắc chắn rằng công việc ấy sẽ được hoàn thành tốt đẹp. Vì nếu việc đó do bạn hay tôi thì Chúa sẽ không bao giờ có một chương trình gì, sự vinh hiển hoàn toàn thuộc về Chúa chứ không phải con người. Thánh Phaolô viết :”Hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhất mà ngợi khen” (1:12) Kết quả sẽ vẻ vang khi ta đặt trọn niềm tin vào những gì Chúa làm cho chúng ta!“Trong Ngài chúng ta nhờ đưc tin mà được tự do đến gần Đức
  • 30. Chúa Trời cách dạn dĩ” (3:12) Có quá nhiều lời cầu nguyện xuất phát từ lời than thở và một sự khiêm nhường như giả dối, chúng ta không cần tự bào chữa trước mặt Chúa, Chúa biết chúng ta quá nhiều. Chúa đã quan sát hàng triệu con người và Chúa biết rõ tất cả những sự yếu đuối của chúng ta. Nhưng bây giờ Chúa muốn chúng ta tin chắc rằng nhờ trung gian của Đấng Christ chúng ta có quyền đến gần Chúa và xin những ơn chúng ta cần. Chúa muốn ban cho chúng ta những sự tốt lành, Chúa muốn chúng ta sung sướng. Ít khi người tín đồ của Christ ý thức rõ điều đó. Gia đình chúng tôi không giàu, và chúng tôi thường phải sống nhờ lòng bác ái của người khác. tôi lớn lên mang trong lòng một mối uất hận với những người muốn làm ơn cho tôi hoặc muốn cho tôi một cái gì, bởi vì tôi không tin đó là do lòng ước muốn chân thành của họ. Tôi thích làm ra tiền hoặc xứng đáng với những gì tôi sắm được. Và tôi đã giữ thói xấu này trong mối quan hệ với Chúa. Tôi có thể tin rằng Chúa muốn cho tôi nhiều hơn là những điều tôi cần dùng. Và chăng tại sao Chúa lại làm như vậy. Tôi lý luận như thế. Cái nhìn của tôi đối với Đức Chúa Trời đầy tình yêu và chỉ muốn điều tốt lành nhất cho tôi rất giới hạn. Rồi một hôm, lúc tôi làm tuyên úy ở Jort Benning, tôi đang ở một tiểu bang khá xa Georie, tôi không thể trở về căn cứ đúng giờ làm việc chuyến bay mà tôi định đi đã bị hủy bỏ vì thời tiết quá xấu, và chuyến bay sau thì quá trễ, không có cách nào đi xe hơi, tôi đứng sững sờ, rất bực mình. trong suốt thời gian làm công tác tuyên úy, tôi chưa bao giờ nhận một công việc gì cản trở một công việc thường xuyên của tôi trong đơn vị, mà bây giờ tôi phải bỏ công việc bổn phận. Tôi cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa biết trong suốt giai đoạn công tác của con, con không bao giờ đi trễ. Vậy con xin đặt hoàn cảnh này vào tay Chúa. Con biết rằng Chúa có một chương trình hoàn hảo cho con. Con xin cám ơn Chúa và tin chắc rằng Chúa sẽ giúp con giải quyết tình thế.” Trong buổi họp mà tôi phải thuyết trình, tôi gặp một phi công quân đội. Anh ra ở một căn cứ gần đó và khi nghe trường hợp của tôi, anh nói :”Tôi đi điện thoại cho ông đại tá của tôi để xem thử có thể giúp được gì cho tuyên úy không?”. Ông đại tá trả lời ngay: ”Dĩ nhiên là được. Việc ấy cũng giúp tôi, chính tôi đang cần bay. Tôi rất sung sướng được đưa tuyên úy đến Jort Benning. Xin anh mời tuyên úy đến đây, sáng mai lúc 6 giờ”. Tôi được mời đến nghỉ đêm tại nhà anh phi công và sáng hôm sau lúc 6 giờ chúng tôi cùng đi vào phi trường. Tôi cảm thấy phấn khởi và rất vui vì Chúa trả lời tôi. Nhưng tôi chưa thể ý thức được với cách nào và đến mức độ nào Chúa đã trả lời. Tôi ngước mắt tìm chiếc máy bay mà tôi sẽ ra đi. Ở đây có