SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH
MÃ TÀI LIỆU : 0005
Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 885 877
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo, luận văn uy tín:
Luanvantrithuc.com
2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH
Câu hỏi đúng sai giải thích:
1. Ý tưởng kinh doanh xuất hiện ở khắp nơi, điều quan trọng là phải
thực hiện được ý tưởng kinh doanh đó ?
Trả lời: Đúng
Ý tưởng kinh doanh có thể hình thành từ các trường hợp sau:
- Từ những phát minh mới như ô tô hay máy vi tính. Hoặc từ những cải tiến
các sản phẩm dịch vụ như từ “chợ” thành “siờu thị”.
- Do người khác đưa lại cho mình.
- Do xuất hiện ngẫu nhiên.
Do đó ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới này.
Điều quan trọng là có thực hiện được thành công ý tưởng kinh doanh đú
khụng ? Việc thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh hay không phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết đầu tiên và quan trọng nhất
là một ý tưởng kinh doanh tốt.
Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh:
- Mang lại cho doanh nghiệp khi khởi sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện
qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những giá trị mới tốt hơn
trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người khởi sự phải chỉ
ra được những hạn chế của sản phẩm dịch vụ hiện tại những điểm chưa tốt.
Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt từ đó mới tạo ra được cơ hội
thành công cho doanh nghiệp.
- í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai
thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp
ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường.
3
Tóm lại ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Điều quan
trọng là có thể thực hiện thành công được ý tưởng kinh doanh đó hay không.
2. Việc bắt chước doanh nghiệp khác sản xuất những sản phẩm đó cú
trờn thị trường là một ý tưởng kinh doanh tốt ?
Trả lời: Sai !
Bởi vì: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng mang lại cho doanh nghiệp khởi
sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng,
mang lại những giá trị mới tốt hơn trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp. Người khởi sự phải chỉ ra được những hạn chế của sản phẩm dịch
vụ hiện tại những điểm chưa tốt. Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt
từ đó mới tạo ra được cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
- í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai
thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp
ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường.
Nếu doanh nghiệp bắt chước các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đó cú
trờn thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh chưa tốt. Bởi vì nó có
mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Nhưng vi phạm luật về quyền
sở hữu trí tuệ. Nếu sau khi đầu tư vào kinh doanh có thể bị doanh nghiệp
hiện tại kiện. Thì có thể dẫn tới bị phá sản.
3. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự kinh
doanh là tìm được ý tưởng kinh doanh tốt.
Trả lời: Đúng !
Bởi vì ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những
giá trị mới tốt hơn cho sản phẩm ( dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp. Khai
thác được cơ hội kinh doanh bằng việc đáp ứng các cầu chưa được thỏa mãn
hoặc thỏa mãn chưa tốt của các doanh nghiệp đang kinh doanh hiện tại trên
4
thị trường. Không vi phạm pháp luật về bản quyền, quyền sở hữu trí
tuệ….Nếu doanh nghiệp khởi sự kinh doanh theo ý tưởng kinh doanh không
tốt thì có thể sẽ bị mất cân bằng khi khởi nghiệp kinh doanh. Ví dụ như khai
thác được cơ hội kinh doanh nhưng vi phạm phỏp luật….Thỡ sẽ dẫn tới hiệu
quả kém khi kinh doanh.
4. Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhận
biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt ?
Trả lời: Đúng !
Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt xấu.
Bằng phương pháp cho điểm thông qua các chỉ số sau:
TT Tên ý tưởng Cho điểm Đánh giá
1. Sản phẩm mới, tổ chức mới 10
2 Sản phẩm mới 8
3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, cách tổ chức mới. 6
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4
5 Sản phẩm hiện tại, cách tổ chức mới 2
6 Sản phẩm hiện tại 0
Ta có thể cộng thêm điểm qua các mục sau: Nếu sản phẩm hiện tại thị
trưởng mới thì cộng thêm 5 điểm. Sản phẩm hiện tại mà phân đoạn thị
trường mới thì cộng thêm lần lượt vào mục 3,4,5,6 lần lượt là 4, 3, 2, 1,
điểm. Sau đó ta tổng hợp điểm vào,từ tổng điểm ta có đánh giá ý tưởng kinh
doanh tốt xấu như sau:
- Từ 9 – 10 điểm là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời
- Từ 7 – 8 điểm là ý tưởng kinh doanh hay
- Từ 5 – 7 điểm là ý tưởng kinh doanh trung bình
- Dưới 5 điểm là ý tưởng kinh doanh tồi.
Do vậy nói ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh giỳp cỏc doanh nghiệp
5
nhận biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt là hoàn toàn chính xác.
5. Ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng kinh doanh không thực hiện được?
Trả lời: Đúng !
Vì ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng khụng giỳp cho doanh nghiệp khi khởi
nghiệp có thể đạt được các mục tiêu. Như lợi thế cạnh tranh, khai thác được
cơ hội kinh doanh và không vi phạm pháp luật. Do đó ý tưởng kinh doanh
tồi thường là ý tưởng kinh doanh viển vông và hầu như không thực hiện
được. Có thể nói doanh nghiệp nào thực hiện ý tưởng kinh doanh tồi là đi
theo vết xe đổ của một doanh nghiệp đã thất bại.
6. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh bao gồm có cơ hội kinh
doanh và nguồn lực, kỹ năng để tận dụng cơ hội ?
Trả lời: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đem lại cho
doanh nghiệp khởi nghiệp những điểm sau:
- Lợi thế cạnh tranh: Được đem lại thông qua việc lấp đầy cầu của khách
hàng. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và một điểm
không thể thiếu đó là tận dụng được các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp
từ đó sinh ra lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt của doanh nghiệp có thể là
nguồn lực ( tài chính, nhân lực …) kỹ năng …
- Tận dụng được cơ hội kinh doanh: Tận dụng được cơ hội kinh doanh xuất
hiện trên thị trường, thông qua việc thỏa mãn các cầu của khách hàng chưa
được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt bởi các doanh nghiệp hiện tại đang kinh
doanh trên thị trường.
- Không vi phạm pháp luật; Được thể hiện thông qua các ý tưởng kinh doanh
không bị vi phạm các luật về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ…
7. Nhượng quyền kinh doanh là một trong những cơ hội kinh doanh của
doanh nghiệp:
Trả lời : Đúng !
6
Cơ hội kinh doanh là bất kỳ một loại sản phẩm dịch vụ nào mà cung chưa
đáp ứng được cầu ?
Sản phẩm đem nhượng quyền phải là sản phẩm đang lên và thương hiệu
được khẳng định. Từ đó có thể thấy nhu cầu của sản phẩm đó có thể trong
vùng địa lý doanh nghiệp hoạt động chưa được đáp ứng. Do đó là một cơ hội
cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh.
Nhượng quyền kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp nhượng quyền và
doanh nghiệp nhận nhượng quyền rất nhiều lợi ích:
- Bên nhượng quyền thì nâng cao được thương hiệu, thu được khoản phí
nhượng quyền, tận dụng được các nguồn lực khác để mở rộng kinh doanh.
- Bên nhận nhượng quyền thì thụ hưởng sẵn các lợi thế của bên nhượng
quyền về công nghệ, thương hiệu … Làm giảm chi phí cho việc nghiên cứu
và phát triển, quảng cáo marketing tóm lại là các chi phí kinh doanh. Có
được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nhượng quyền.
8. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc khởi sự kinh doanh nếu tìm
được ý tưởng kinh doanh và có cơ hội thực hiện ý tưởng đó ?
Trả lời: Đúng !
Bởi vì: Doanh nghiệp muốn khởi sự kinh doanh thì cần phải tìm được cho
mình một ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng đem lại
cho doanh nghiệp khởi nghiệp lợi thế cạnh tranh, khai thác được cơ hội kinh
doanh và không vi phạm pháp luật. Và có thể tổng kết lại là ý tưởng kinh
doanh tốt là ý tưởng có thể thực hiện được khả thi đáp ứng điều kiện của
doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Cho nên điều khẳng định trên là
đúng.
9. Khi các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ
chất lượng kộm thỡ đó là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới
mang tính cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
7
Trả lời: Đúng !
Bởi vì khi doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất
lượng kộm. Thỡ rõ ràng chưa thể thỏa mãn cầu của khách hàng. Mà bất kỳ
một cầu về sản phẩm dịch vụ nào chưa được đáp ứng thỡ đú chớnh là cơ hội
kinh doanh. Đây là một lỗ hổng thị trường là cơ hội cho một công việc kinh
doanh mới mang tính cạnh tranh để thỏa mãn khách hàng một cách tốt hơn.
10. Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có các hàng hóa và dịch vụ để đáp
ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu
cầu đó ?
Trả lời: Đúng !
Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có hàng hóa dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng
đây là lỗ hổng của thị trường. Lỗ hổng đó cần được lấp đầy, đú chớnh là cơ
hội kinh doanh cần được các chủ doanh nghiệp nắm giữ. Các chủ doanh
nghiệp cần nhận biết các cầu này và tìm ra các sản phẩm dịch vụ để thỏa
mãn các cầu này. Đõy chớnh là thị trường mới và sản phẩm kinh doanh mới
đú chớnh là ý tưởng kinh doanh được 10 điểm (theo ma trận đánh giá ý
tưởng kinh doanh). Tóm lại các chủ doanh nghiệp phải nhận biết được các
cầu mà chưa được đáp ứng để đáp ứng đú chớnh là ý tưởng kinh doanh tốt.
11. Khi lựa chọn lĩnh vực để kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ
về ngành nghề kinh doanh đó.
Trả lời: Đúng !
Sự thật khi kinh doanh bạn có thể nói lý thuyết là bạn chưa cần hiểu về
ngành nghề kinh doanh đó. Nhưng khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh nào
đó bạn phải hiểu rõ về nó. Nếu bạn không hiểu rõ ngành nghề kinh doanh
của mỡnh thỡ bạn thật khó để đưa ra các quyết định đúng trong việc kinh
doanh. Ví dụ bạn kinh doanh chứng khoán chẳng hạn. Thì bạn phải có kiến
thức và hiểu rõ về ngành đó. Không thể nào chơi theo kiểu đánh bạc được.
8
Bạn mua bán chứng khoán trong khi không hiểu gì về nú thỡ có thể phá sản
trong một đêm. Đó là điều bạn phải học tập và bổ xung nếu khi khởi nghiệp
bạn không có. Cho nên điều quan trong khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là
phải hiểu rõ nghề kinh doanh đó.
12. Nếu ý tưởng kinh doanh tốt thì chẳng cần phải có kinh nghiệm, kỹ
năng kinh doanh trong lĩnh vực này cũng được ?
Trả lời: Sai !
Tìm được ý tưởng kinh doanh tốt thì là một điều rất tốt cho doanh nghiệp khi
khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng, kinh nghiệm kinh
doanh trong lĩnh vực đú thỡ thật khó cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực này. Trong kinh doanh không chỉ có ý tưởng kinh doanh tốt mà để thành
công còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Cho nên phải cần có kinh nghiệm kỹ
năng kinh doanh trong lĩnh vực là điều tốt nhất. Thực sự thì khi khởi nghiệp
kinh doanh không một doanh nhân nào không hiểu một chút nào đó về lĩnh
vực kinh doanh của mình.
13. Việc nghiên cứu để tìm ra những dịch vụ còn thiếu là một cách để
tìm kiếm cơ hội kinh doanh ?
Trả lời: Đúng !
Bởi vì ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện do:
- Tự nghiên cứu ra sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng cầu thị trường.
- Do người khác đưa lại
- Do ngẫu nhiên.
Do đó tìm ra những sản phẩm dịch vụ còn thiếu để lấp đầy lỗ hổng thị
trường đú chớnh là một cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
14. Bất cứ người nào cũng có thể thực hiện việc khởi sự kinh doanh
miễn là anh ta có ý tưởng và cơ hội để kinh doanh ?
Trả lời: Sai !
9
Bởi vì kinh doanh là một nghề do đó cũng phải cần những kỹ năng để có thể
khởi sự kinh doanh đó là:
- Nghề kinh doanh là một nghề cần phải có kỹ năng
- Nghề kinh doanh là một nghề cần có trí tuệ
- Nghề kinh doanh là một nghề cần có nghệ thuật
- Nghề kinh doanh là một nghề cần có một chút may mắn.
Cho nên không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh. Nếu đưa ý tưởng
kinh doanh cho một người (ý tưởng kinh doanh do người khác đưa lại)
không có kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề kinh doanh thì chắc chắn anh ta
sẽ thất bại. Do đó không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh mà phải là
người có các tố chất sau:
- Thứ nhất lòng tự tin: Do kinh doanh là một con đường không bao giờ bằng
phẳng cho nên không thể thiếu lòng tự tin. Mặt khác việc kinh doanh không
khác gì một thuyền trường chèo lái con thuyền của mỡnh trờn dòng sông
hoàn toàn không quen biết. Nếu không có lòng tự tin thì liệu có thể chèo lái
con thuyền của mình đi tới đích hay không ?
- Thứ hai có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả
đã dự tính.
- Thứ ba có năng khiếu chịu mạo hiểm: Đôi khi việc kinh doanh dẫn tới việc
doanh nghiệp phải vượt qua sóng gió thác nghềnh. Nếu không phải là người
có năng khiếu chịu mạo hiểm thì làm sao có thể đưa con thuyền vượt qua
sóng gió thác nghềnh để đạt tới thành công.
- Thứ tư năng khiếu chỉ huy: Để đưa công việc kinh doanh đến thành công
thì cần phải có năng khiếu chỉ huy.
- Thứ năm cần có năng khiếu đặc biệt
- Thứ sáu phải biết lo về tương lai
Đú chính là 6 tố chất cần cho một doanh nhân. Một người khởi nghiệp kinh
10
doanh phải có tuy không đầy đủ nhưng cũng cần có các tố chất ấy mới có thể
khởi sự kinh doanh được.
15. Sự chấp nhận của thị trường là một yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh.
Trả lời: Đúng !
Sự chấp nhận của thị trường chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và then
chốt đối với việc khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, thị trường
chấp nhận khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh lấp đầy được chỗ
trống của thị trường. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và
từ đó thị trường mới chấp nhận. Đó là biểu hiện của việc doanh nghiệp có
một ý tưởng kinh doanh tốt. Vì vậy nó là một yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh.
CÂU HÁI TỰ LUẬN
Câu 1: Điều kiện khi bạn là chủ DN
* Tự nhìn nhận về bản thân
Bạn đã biết KD là công việc mạo hiểm, được gì và mất gì. Bạn cũng đã
xem xét đánh giá bản thân và thấy thích hợp với KD. Bạn tràn đầy quyết
tâm. Thế thì bạn phải chuẩn bị gì để có thể bắt tay vào KD? Như đã nói ở
phần trên, sự lúng túng trong việc quản lý là một trong những nguyên nhân
thường gặp trong sự thất bại của một DN, nhất là DN vừa và nhỏ mới ra đời.
Do vậy, việc đào tạo bản thân (thông qua các khóa học hoặc tự học) để có
những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về kinh doanh là điều quan trọng mà bạn
phải làm đầu tiên.
* Một số phẩm chất của người chủ DN
ở các nước phát triển luôn có những tổ chức chuyên nghiên cứu về các
DN và các chủ doanh nghiệp. Thậm chí có những tạp chí chuyên ngành về
11
vấn đề này. Đã có nhiều nghiên cứu về những phẩm chất của các nhà DN
thành đạt. Ngày nay môi trường KD biến động nhanh chóng dưới ảnh hưởng
của các thành tựu khoa học công nghệ, cũng nh- xu thế toàn cầu hóa KD.
Do vậy, danh sách những phẩm chất cá nhân của một nhà DN hiện đại ngày
một dài thêm. Nhưng dù có được gắn thêm bao nhiêu những phẩm chất
“hiện đại” và “quốc tế” đi chăng nữa thì những phẩm chất truyền thống vẫn
giữ nguyên giá trị gốc rễ của chúng. Hãy đừng lấy làm phiền lòng khi nghĩ
rằng phải hội tụ nhiều đến nh- thế những phẩm chất cao quý thì mới thành
đạt.
- Những phẩm chất thủ lĩnh: chủ DN luôn là thủ lĩnh của doanh nghiệp nên
họ có:
- Tinh thần sáng tạo và đổi mới tạo sức mạnh cạnh tranh cho DN và tìm giải
pháp tình huống khi cần
- Tầm nhìn xa: Để xây dựng hướng phát triển lâu dài của DN
- Khát vọng thành đạt để thúc giục lôi kéo mọi người.
- Khả năng định hướng theo cơ hội nhiều hơn là nguồn lực sẵn có: trong KD
cơ hội mới là quan trọng nhất
- Khả năng giữ bình tĩnh và chấp nhận những diễn biến chưa lường trước
được đó là bản lĩnh của một truyền thưởng giữa đại dương.
- Có khả năng quyết đoán khi DN gặp phải những tình huống nan giải
- Những phẩm chất cá nhân:
Tạo tên sức mạnh hành động. Nhà DN cần phải:
- Quyết tâm và bền bỉ để đủ sức gánh chịu những hy sinh của một nghiệp
chủ
- Trung thực và chân thành. Chữ tín tối quan trọng không chỉ đối với khách
hàng mà còn đố với các cộng sự. Sự chân thành bao giờ cũng tập hợp đồng
lòng tin của người khác
12
- Nhiệt tình và thân ái để tập hợp và lôi cuốn mọi người
- Tù tin và lạc quan. KD cũng giống nh- đi trong rừng rậm. Mất lòng tin
nh- mất lố đi và điều đó sẽ làm mọi người hoảng loạn
- Biết ché chự và kiểm soát tình cảm để luôn làm chủ được tình huống
- Có sức khoẻ: kinh doanh là nghề nặng nhọc, luôn chứa chất lo âu và căng
thẳng
- Những phẩm chất thuộc về nhà quản lý
- Biết lắng nghe và chọn lọc: mưu trí dùng người
- biết xây dựng tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, đoàn kết thân thiện
và cùng một mục tiêu.
- Biết luôn tự hoàn thiện các kỹ năng: dao càng mài càng sắc
Bạn nên nhớ: doanh nghiệp cũng nh- con người. Cá tính của bạn có thể
coi là nh- cá tính của DN bạn. có những cá tính làm cho con người dễ tính,
dễ thành công.
Ngược lại, có những cá tính làm con người thường phải nếm mùi thất
bại.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thất bại của
một DN. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ quan vẫn là chính yếu. Thông
thường người chủ doanh nghiệp giải thích sự thất bại của mình bằng cách đổ
lỗi cho các lý do bên ngoài hơn là những khiếm khuyết của mình trong quản
lý. Đành rằng, khi có khủng hoảng kinh tế hay thiên tai ở diện rộng, các
doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn, song những biến đổi cố đó không phải là
thường xuyên. nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng những yếu tố
như thủ tục hành chính rườm ra, mức thuế cao... làm họ không thể phát triển
được. Nhưng yếu tố này chung cho tất cả các doanh nghiệp, hơn nữa những
13
chính sách vi mô được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp. ậ đây chúng tôi không khẳng định nguyên nhân chủ quan luôn đứng
đằng sau các cuộc đổ vỡ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngay ở Mỹ tổng
kết cho thấy nguyên nhân quản lý yếu kém là cơ bản). chúng tôi chỉ muốn
nêu lên những nguyên nhân chủ quan tiềm tàng để bạn xem xét và cảnh giác.
Để làm việc đó, chúng tôi xin thống kê những lý do khách quan mà một chủ
doanh nghiệp có thể đưa ra giải thích cho sự không thành công của mình, và
cố gắng tìm ra những nguyên nhân chủ quan có thể “ẩn náu” sau những sự
kiện đó. Tất nhiên đây chỉ là những trường hợp điển hình, chưa, và đúng hơn
là không thể, bao quát hết được những gì xảy ra trong thực tế.
Lý do khách
quan
Nguyên nhân chủ quan tiềm Èn
Không đủ khách
hàng, cạnh tranh
quá gay gắt
-Không biết hoặc chọn nhầm cơ hội kinh doanh
-Chiến lược kinh doanh không phù hợp với thị trường
-Không có hiểu biết về kinh doanh nói chung hoặc về
ngành mình kinh doanh
-Marketing yếu kém
-Đánh mất chữ tín đối với khách hàng
Không đủ vốn -Mua sắm tài sản cố định nhiều hơn hoặc hiện đại hơn
mức cần thiết
-Không kiểm soát được các chi phí
-Không biết lập kế hoạch kinh doanh
-Không biết cách huy động vốn
-để hàng tồn kho quá nhiều
Có nhiều món
nơ khó đòi
-Quá dễ dãi trong việc cho mua chịu
-Công tác kế toán yếu
14
-Quản trị tài chính có vấn đề
Nhân viên
không có trình
độ
- Quản trị nhân sự yếu kém. Xếp chưa đúng người, đúng
chỗ. Không biết động viên khuyến khích nhân viên
- Chưa làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên
- Dùng nhiều con cháu, họ hàng, hay người quen
- Chưa thành thật và công bằng với nhân viên
- Có ván đề không bình thường trong cách thức làm việc
với người khác
Hàng hóa đất
nước ngoài lấn
át
- Chưa năng động, sáng tạo và đổi mới
- Chưa biết cách giảm chi phí và nâng cao năng suất lao
động để giảm giá thành
- Marketing còn yếu.
- Thiếu những tố chất cần thiết của một nhà doanh nghiệp
- kinh doanh không trung thực, không có chữ tín
- Phạm một hoặc vài một vài thiếu sót kể trên
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một doanh
nghiệp. Thành công (lợi nhuận) là phần thưởng xứng đáng cho những người
biết cách vượt qua. Trong cuộc cạnh tranh sống còn, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ mới thành lập thường dễ bị tổn thương hơn các doanh nghiệp lớn
hoặc lâu năm, hệt nh- một cây non so với một cây to trong môi trường thừa
gió, thiếu nước.
Hai chữ Kinh doanh thường gắn liền với hai chữ lợi nhuận, giống nh-
cặp tình yêu và hôn nhân, mà cái sau vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của cái
trước. Sự phá sản của một doanh nghiệp cũng như một cuộc ly hôn. Tuy
thống kê ở hầu hết các nước cho thấy tỷ lệ ly hon có sự gia tăng trong những
15
năm nửa thế kỷ 20, nhưng không phải vì thế mà làm giảm đi sự háo hức của
các đôi trai gái đang đến với nhau.
Câu 3: Phát hiện cơ hội k d và đánh giá tính khả thi
* Cơ hội và phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
* Đặc điểm của cơ hội.
Để có được thành công, điều cốt lõi là bạn có khả năng phát hiện ra cơ
hội và tận dụng triệt để cơ hội hay không? Cơ hội có một số đặc điểm sau:
- Cơ hội có tính bất ngờ: trước khi bạn tiến hành hoạt động SXKD một cách
có ý thức và mục đích bạn không thể hoàn toàn biết trước được rằng chắc
chắn có cơ hội, đồng thời cũng không biết được cơ hội sẽ xuất hiện trước
mắt mình vào lúc nào, ở đâu, dưới hình thức như thế nào?
- Cơ hội có tính khách quan:
Cơ hội tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Dù bạn có ý thức được hay không tính khách quan của nó luôn luôn
tồn tại trong những phạm vi thời gian nhất định. Chúng ta có nhận thức
chính xác cơ hội và nắm bắt được nó hay không? Điều này phụ thuộc vào
khả năng, trình độ và sự năng động của chúng ta.
- Cơ hội có tính hai mặt
Về mặt thời gian, cơ hội có tính chất khách quan
Về mặt nhận biết và nắm bắt cơ hội, nó có tính chủ quan, tức là cùng 1cơ
hội, có người khai thác được, người thì không, hoặc khai thác ở mức độ khác
nhau dẫn tới kết quả khác nhau. Có thể tốt đối với người này nhưng lại xấu
đối với người khác.
* Bạn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh ở đâu
Tìm cơ hội KD chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận
dân chúng mà nó:
- Chưa được đáp ứng
16
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
* Một số phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
Theo nh- phần trên:
- Chưa được đáp ứng
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
Trước hết hãy tin tưởng và xác định rằng cơ hội kinh doanh có rất nhiều
và có ở mọi nơi, mọi lúc. tính năng động sáng tạo của người chủ doanh
nghiệp sẽ quyết định tìm ra cơ hộ hay không
Trong kinh doanh một sản phẩm được coi là mới nếu nó nằm trong
nhóm được phân cấp sau:
- Mới hoàn toàn
- Tạo thêm tính năng, công dụng
- Sao chép có cải tiến
- Kết hợp cái đã có thành một thứ mới
Câu 4: Các bước lựa chọn cơ hội k d trên thị trường
Bước 1: Liệt kê những vấn đề trên thị trường
Để khởi đầu cho việc kinh doanh, bạn cần nghe ngóng thị trường. Bạn
cần lập một danh sách các lĩnh vực mà nhu cầu con người chưa được thoả
mãn đầy đủ hoặc bỏ trống. Cần chú trọng đến việc lập một doanh sách kèm
theo quy mô những vấn đề có trên thị trường. Lưu ý ở bước này bạn nên
quan tâm tới số lượng các vấn đề có ý nghĩa quan trọng, các bước tiếp theo
sẽ xem xét kỹ đến chất lượng tương đối của mỗi vấn đề. Richard M.White đã
đưa ra một phương pháp khá thú vị để chỉ ra các cơ hội thông qua việc
nghiên cứu các khe hở của thị trường. Theo ông, bạn có thể tìm ra cơ hội
kinh doanh ở mọi khóa cạnh cuộc sống. Bạn hãy tham khảo cách của White
17
khi xác định cơ hội với cách chia cuộc sống của mọi người ra làm hai đó là:
lao động và nghỉ ngơi. Từ đây, ông khuyên hãy quan tâm tới các vấn đề mà
mọi người thường vướng mắc hàng ngày. VD mét loạt vấn đề như: sự mệt
mỏi, giao thông ách tắc, chân tay mái khi trở về nhà, quần áo nhàu bẩn... ông
đã chỉ ra hàng trăm vấn đề phổ biến trong khoảng thời gian nghỉ ngơ ngắn
ngủi hàng ngày này của mọi người và khuyên rằng hãy suy nghĩ lựa chọn để
biến chúng thành cơ hội kinh doanh thông qua việc đáp ứng các nhu cầu trên
Bước 2: chỉ ra các cơ hội kinh doanh thích hợp
Sau khi đã nêu ra một loạt các vấn đề, lúc này bạn hãy cân nhắc: liệu
mỗi vấn đề có thể trở thành cơ hội kinh doanh được không, vấn đề thú vị ở
đây là: mỗi vấn đề hay khe hở đều chứa đựng một hoặc nhiều cơ hội kinh
doanh khác. Các vấn đề cần được suy nghĩ bóc tách thành nhiều cơ hội kinh
doanh có thể thực hiện được. ậ bước này bạn hãy gắng trả lời tốt câu hỏi: có
bao nhiêu cách để làm rõ một vấn đề, bạn nên biết rằng:
- Vấn đề mà bạn phát hiện ra càng lớn thì cơ hội kinh doanh cũng tương ứng
lớn
- Một vấn đề hay khe hở thị trường chưa được đáp ứng ngày hôm nay sẽ sản
sinh ra các SP, dịch vụ hấp dẫn ngày mai.
- Người thành công trong kinh doanh thường bắt đầu bằng việc chỉ ra những
nhu cầu không được đáp ứng chứ không phải bằng các ý đồ về sản phẩm hay
dịch vụ bởi họ sẽ hợp tác với những người khác để nghĩ ra sản phẩm, dịch
vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
- Cơ hội kinh doanh mới không chỉ hạn chế ở các sran phẩm trong ngành
công nghiệp cao cấp. Hỗu hết các cơ hội làm ăn mới đầy hứa hẹn lại nằm ở
việc cải thiện cuộc sống hàng ngày cho những nưgời dân bình thường.
Bước 3: xác định những năng lực và nguồn lực cần thiết
18
Hầu hết các công việc mới đều cần đến những điều kiện về công nghệ,
thiết bị, đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Bạn cần phân tích các yếu tố có
thể cản trở tới công việc KD sau này. Nếu thấy mình không đủ các điều kiện
cần thiết, hãy gạt bỏ những cơ hội này khỏi danh sách. Tuy nhiên nhiều
người thường mắc sai lần khi loại bỏ nhiều cơ hội KD vì cho rằng lĩnh vực
đó mình không có sở trường hoặc kinh nghiệm bằng việc tham gia vào một
số lĩnh vực quen thuộc, dễ dàng với mình song cũng dễ với người khác. kết
quả thường là kinh doanh kém lợi nhuận hoặc dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Bước 4: xác lập quy mô về tài chính của các cơ hội
ở bước này bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi sau:
- Khởi sự thành công việc mới này phải chi phí hết bao nhiêu tiền?
- Cơ hội kinh doanh mới này sẽ đem lại cho bạn khoảng chừng bao nhiêu lợi
nhuận?
- Thời gian bao lâu thì công việc kinh doanh mới có lãi?
Các câu hỏi trên thường có ý nghĩa rất lớn vì rất nhiều DN tiêu hết cả
tiền vẫn chưa đứng vững trên đôi chân của mình, ở bước này sẽ giúp bạn
loại bỏ được những cơ hội không có tính khả thi. Sau khi xem xét các nguồn
thông tin tài chính khác nhau, bạn cần suy nghĩ kỹ hơn về lợi nhuận trung
bình, những yêu cầu vốn đầu tư ban đầu, mức hoàn vốn và thời gian để công
việc kinh doanh có thể trang trải các chi phí và bắt đầu có lãi. bước này
nhằm cung cấp cái nhìn sơ bộ về lợi Ých tài chính tương đối của từng cơ hội
kinh doanh, bạn sẽ loại bỏ vốn đầu tư ban đầu vượt khả năng tài chính của
bạn.
Bước 5: sắp xếp các cơ hội thứ tự
Các cơ hội kinh doanh còn lại cần được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo 3
tiêu chuẩn quan trọng: 1. sở thích riêng, 2. giá trị vềmặt tài chính, 3. rủi ro có
thể chấp nhận được cân nhắc để lựa chọn các cơ hội theo giá trị về mặt tài
19
chính. Điều này cũng chứa đựng việc phải định ra mục tiêu về mặt lợi nhuận
hoặc mức hoàn vốn tối thiểu.
May rủi và lợi nhuận về tài chính có liên quan chặt chẽ tới nhau. Nói
chung, rủi ro càng lớn thì lợi nhậun càng đem về cho bạn nhiều. Tuy nhiên,
ở bước này bạn cầnthiết chỉ ra các yếu tố gây ra nguy hiểm cho mỗi cơ hội
kinh doanh. Càng có Ýt yếu tố phụ thuộc vào những bất ngờ hay thiên tai thì
rủi ro của cơ hội càng nhỏ.
Bước 6: chọn lựa cơ hội kinh doanh sẽ theo đuổi
Đến đây chúng ta cần phải thu hẹp hơn nữa danh sách những cơ hội làm
ăn để chỉ còn lại 1 hay 2 cơ hội tiềm tàng. Đây là bước sắp xếp thứ tự từng
cơ hội còn lại theo mét thang điểm từ thấp tới cao cho cả ba yếu tố: sở thích
riêng, giá trị về mặt tài chính, may rủi ro có thể nhận thấy được. Trường hợp
lý tưởng có sẽ Ýt nhất 1 cơ hội đạt điểm tốt cả về 3 mặt trên. Đìeu đó lại
càng hấp dẫn nếu cơ hội chỉ cần đến một khoản vốn ban đầu không quá lớn.
Bạn không nên hy vọng sẽ tìm thấy cơ hội hay nh- vậy. Nếu có cơ hội hay
nh- thế thì chắc đã có người khác làm trước rồi, hoặc bạn có đã bỏ qua
nhiều điều gì đó khi xem xét cơ hội này.
Nếu quá trình 6 bước đã chỉ ra cho bạn một cơ hội kinh doanh hấp dẫn,
hãy mạnh dạn chớp lấy cơ hội hiếm có này để bắt tay xây dựng một phương
án khả thi cho bạn.
Câu 5: Đánh giá thị trường
Đánh giá thị trường nghĩa là tìm hiểu kỹ về khách hàng tiềm năng cũng
nh- đối thủ cạnh tranh của bạn
* Tìm hiểu khách hàng tiềm năng
Trong mục 2.1 chóng ta nói đến phương pháp xác định cơ hội kinh
doanh theo nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là nhóm khách hàng quan trọng
20
nhất mà bạn cần tập trung phục vụ tốt nhất, thay vì dàn trải cho tất cả đám
đông. nếu ví toàn bộ khách hàng tiềm năng của bạn như một tấm bia thì
khách hàng mục tiêu sẽ là khu vực “hồng tâm” thực tế kinh doanh còng cho
thấy, thường 20% số khách hàng ua 80% số hàng bán được của nhiều doanh
nghiệp thành đạt. việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu loà rất quan trọng
vì nó sẽ quyết định đến kế hoạch marketing trong tương lai.
Công việc tìm hiểu khách hàng bao gồm các nội dung chính sau:
A. Nội dung tìm hiểu
A1. Những ai là khách hàng tiềm năng của bạn?
Bạn phải lên một danh sách các nhóm khách hàng tiềm năng này. bạn
lưu ý rằng khách hàng tiềm năng không chỉ là các cá nhân riêng lẻ mà còn là
các doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của bạn. chẳng hạn bán cây
giống thì ngoài các hộ nông dân còn có các công ty giống cây trồng ở các địa
phương khác. trong trường hợp bạn bán nhiều mặt hàng khác nhau thì cho
mỗi mặt hàng bạn phải tạo lập một danh sách khách hàng tiềm năng riêng
biệt.
A2: mỗi nhóm khách hàng chấp nhận mua với mức giá nào. họ có yêu cầu gì
về chất lượng, hình thức, kích cỡ, màu sắc, hương vị, bao bì... đối với sản
phẩm dịch vụ của bạn?
Giá bán người mua chấp nhận luôn là thông tin quan trọng nhất cần điều
tra. Về những đặc trưng của hàng hóa,; các nhóm khách hàng khác nhau
nhiều khi có những yêu cầu rất khác nhau. Lờy ví dụ, bạn buôn áo đi mưa.
Đa số những người làm nghề nông thích áo màu sẫm, trong khi đó thanh
thiếu niên, học sinh lại thích màu sặc sỡ hơn.
A3. Khách hàng của bạn sống ở đâu, hiện giờ họ thường mua mặt hàng bạn
định bán ở chỗ nào, khi nào. họ có mua hàng ở đó thường xuyên không, mỗi
lần mua số lượng bao nhiêu?
21
Mức độ thường xuyên mua hàng và số lượng khách mua mỗi lần là rất
quan trọng để đánh giá thị trường có đủ lớn hay không. mức độ thường
xuyên có thể tính theo ngày, theo tuần hay theo tháng tuỳ thuộc vào từng
loại hàng.
A4. số khách hàng mua loại hàng đó tăng hay giảm so với trước đây. Liệu
sắp tới có tăng thêm hay giữ nguyên?
Lượng khách mua tăng lên gay giảm đi mách bảo cho bạn KD sản
phẩm/dịch vụ này có nên làm nữa hay không.
A5. Khách hàng có ý định mua loại hàng khác hay không?
Bạn phải biết mặt hàng mình định bán sắp lỗi thời chưa, khách hàng còn
thích nó nữa hay không
B. Cách thức tìmhiểu
Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mục A, bạn có thể tự mình đưa
những cách riêng của mình. Điều quan trọng là câu trả phải tin được. Sau
đây là một số gợi ý.
B1. Quan sát kết hợp với suy luận.
Quan sát thực tế vài lần ở một số địa điểm, ghi chéo cẩn thận rồi cộng
với hiểu biết sẵn có để đưa ra những đánh giá cần thiết. Cách này thích hợp
cho câu hỏi A1.
B2. Quan sát kết hợp với dò hỏi
Quan sát kết hợp với hỏ một số đại diện của từng nhóm khách hàng. Nội
dung câu hỏi phải chuẩn bị kỹ từ trước. Cách này rất thích hợp với các câu
hỏi A2, A3 và A4.
B3. Lâý thông tin từ những nguồn trung gian:
Bạn có thể tìm các số liệu mình cần từ những người, những cơ quan có
liên quan như:
- Ban quản lý thị trường của địa phương,
22
- Ban quản lý các chợ
- Phòng thuế địa phương
- Các nguồn thông tin đại chúng nh- sách, báo, đài ...
- Các tổ chức chuyên làm điều tra thị trường, chẳng hạn nh- công ty tư vấn
(nếu có)
Cách này tốt cho câu trả lời về mức tiêu thụ hiện tại của sản phẩm / dịch
vụ bạn dự định bán
B4. Điều tra bằng hỏi trực tiếp
Bạn có thể hỏi những người quen, hoặc nếu có điều kiện thì đòi hỏi
thêm những người khác nữa về những điều mình muốn biết. Mỗi nhóm
khách hàng nên lựa chọn một số đại biểu để hỏi. Nếu làm được thì cách này
là cách cho kết quả đáng tin cậy cao nhất cho các câu hỏi từ A1 đến A5. Có
thể hỏi bằng cách đưa cho họ một bảng các câu hỏi in sẵn để họ điền câu trả
lời rồi xin lại. Cách này cũng đòi hỏi chi phí về thời gian và tiền bạc nhiều
hơn so với các cách khác.
* Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
A. Nội dung tìm hiểu
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng bán loại sản phẩm / dịch
vụ giống nh- của bạn, trên cùng một địa bàn mà bạn nhắm tới. Cạnh tranh
luôn là những nguyên nhân chính dẫn đến sự không thành công của các
doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp mới. Cạnh tranh lành mạnh
là thu hút khách hàng đến với mình nhiều hơn bằng cách làm cho họ hài lòng
hơn không chỉ bởi cung cấp đúng loại hàng mà họ đang tìm kiếm mà còn
bằng phong cách phục vụ họ. Cạnh tranh k d bằng các biện pháp không lành
mạnh là điều vi phạm luật.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
23
A1: Hiện nay có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên địa bàn? Giá họ bán là
bao nhiêu?
Đây là điều quan trọng nhất bạn cần biết về đồi thủ cạnh tranh của mình.
A2: Hàng hoá của họ nh- thế nào và thái độ phục vụ khách hàng của họ ra
sao?
Nói về hàng hoá có nghĩa là nói về chất lượng và hình thức (kích
thước, màu sắc, hương vị, bao bì...) của nó. Phong cách bán hàng nhiều khi
quan trọng không kém chất lượng hay giá cả của hàng hoá. Điều này càng có
ý nghĩa khi chóng ta bán dịch vụ.
A3: Họ có dịch vụ nào kèm theo không ?
Các doanh nghiệp thương sử dụng những dịch vụ kèm theo để làm vừa lòng
người mua, nhân đó mà có thể nâng cao giá trị bán. Ví dụ: Bán hàng cồng
kềnh có thể đưa về tận nhà cho khách hàng, bán những đồ đắt tiền có kèm
theo dịch vụ sửa chữa miễn phí trong vòng vài thánh đến vài năm. Về những
thủ thuật này sẽ nói kỹ thêm ở chương sau.
A4: Cơ sở vật chất của họ thế nào?
Máy móc, trang thiết bị của họ có tốt không? Cửa hàng (hay văn phòng)
của họ ở địa điểm thuận lợi hay không thuận lợi? Có khang trang hay không
?
A5: Họ bán hàng bằng những cách nào?
Người sản xuất có thể bán hàng của mình làm ra bằng cách bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán buôn cho một người để họ bán lẻ lại
cho người cần. Có thể một người bán bằng hai cách.
A6: Nhân viên của họ có giỏi không, họ được trả lương nh- thế nào?
Nếu quả thực nhân viên của đối thủ cạnh tranh được đào tạo tốt, được
khuyến khích làm việc hăng sau thì đây là đối thủ đáng gườm nhất của bạn.
A7: Họ vó quảng cáo cho hàng hoá của mình không?
24
Quảng cáo tốn rất nhiều tiền. Hãy xem đối thủ của bạn sử dụng những
phương thức quảng cáo nào và phân tích mức độ hiệu quả của từng phương
thức. Nên nhớ, chỉ những doanh nghiệp lớn, mạnh về tài chính mới đủ sức
quản cáo rầm rộ cho những mặt hàng chọn lọc. Đối với những doanh nghiệp
nhỏ và vừa thì biện pháp quảng cáo tốt nhất mà lại không tốn đồng nào là
khách hàng tự mách bảo cho nhau về hàng hoá của chúng ta.
Muốn thế phải có uy tín và chiếm được lòng tin của họ.
A8: Họ có những biện pháp gì để bán được nhiều hàng?
Biện pháp (hay chính sách) có rất nhiều, sẽ được nói kỹ ở chương sau.
Người chủ doanh nghiệp giỏi sẽ tạo thêm được nhiều biện pháp mới và riêng
của mình.
A9: Tổng kết lại: Đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh của từng đối thủ cạnh
tranh?
Bảng tổng kết này là kết quả của việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của
bạn. Phân tích kỹ kết quả này sẽ giúp Ých rất nhiều cho bạn trong việc xác
định lại chính xác nhóm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình và
đề ra những biện pháp cạnh tranh hiệu quả.
B. Cách thức tìm hiều
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đòi hỏi bạn phát huy tính sáng kiến chẳng
khác mấy so với người điều tra hình sự. Bạn có lẽ sẽ nghĩ ra thêm những
biện pháp (trong phạm vi cho phép) hoàn toàn của riêng mình. Dưới đây chỉ
là một số gợi ý:
D1: Quan sát, ghi chép cẩn thận
Đây là cách đơn giản nhất, nhưng không kém phần hiệu nghiệm, nếu
bạn là người có khả năng quan sát và tổng hợp.
D2: Đóng vai khách hàng
25
Kết quả thu bằng cách này thường hạn chế, không đầy đủ, nhưng thông
tin thu được khá chính xác.
D3: Dò hỏi người làm của họ
Người bị hỏi có vai trò càng quan trọng thì thông tin bạn thu được càng
đầy đủ và chính xác.
D4: Cho người làm thuê cho họ
Nhiều chủ doanh nghiệp trưởng thành từ đi làm thuê cho người khác.
Làm thuê không chỉ để tích luỹ tiền bạc mà quan trọng là tích luỹ được kinh
nghiệm kinh doanh.
D5: Sử dụng các bài báo hay các bài viết giới thiệu về họ
Doanh nghiệp càng có tiếng tăm thì công khai về họ càng dễ tìm kiếm .
Nhưng thường những gì gọi về “bảo bối” của họ thì bạn khó tìm được bằng
cách này.
Câu 6:Tiêu chí lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt
Nh- vậy bạn đã biết phát hiện cơ hội kinh doanh và cách đánh giá mức
độ chắc chắn của nó. Nếu cùng một lúc bạn có trong tay một vài cơ hội KD
đều có tính hiện thực thì bạn nên tận dụng cơ hội nào, nếu như bạn không
thể hoặc không muốn tận dụng tất cả các cơ hội đó cùng một lúc ?
Có một cách lựa chọn như sau: Bạn hãy tỉnh táo cho điểm (theo thang
điểm 10) từng cơ hội theo 3 tiêu chí: ý thích của bản thân, mức độ vốn phải
bỏ ra để kinh doanh và mức lãi có thể thu được, mức độ rủi ro trong khi kinh
doanh. Sau đó bạn tính tổng số của 3 loại điểm đó cho từng cơ hội. Cơ hộ có
số điểm cao nhất có lẽ sẽ là tốt nhất cho bạn.
Cách lựa chọn trên tất nhiên chỉ là một gợi ý để bạn tham khảo. Trên
thực tế mỗi người có một cách thức lựa chọn riêng. Trong nhiều trường hợp
“linh tính” của bạn sẽ đứng ra quyết định.
Câu 7: Phương thức tìm ý tưởng kinh doanh
26
Ý tưởng và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ thường được tìm thấy ở những nơi thích
hợp trên bất kỳ thị trường nào. Không có bất kỳ ngành nào, hoặc bất kỳ lại
doanh nghiệp nào có thể là một mỏ vàng ngay lập tức. Nó tuỳ thuộc vào cái
không được cung cấp hoặc chưa được phục vụ một cách đầy đủ trong mét
khu vực thị trường nào đó. Mục tiêu là nhận diện một phân khúc nào đó mà
bạn có thể thoả mãn một nhu cầu chưa được thoả mãn.
Khởi sù DN là một hoạt động không chỉ bó gọn trong việc “mưu sinh lập
nghiệp” mà còn thể hiện một khát vọng làm giàu cháy bỏng của bạn. Để có
một điểm khởi đầu tốt đẹp, trước hết bạn cần biết ý tưởng kinh doanh là gì,
cách tìm tòi ý tưởng, loại hình kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh.
Nó là cơ sở nền tảng cho việc chọn ý tưởng kinh doanh tốt.
* Ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng phải chăng là sự tổng hợp hợp các yếu tố rời rạc ? Hay sự phân
tích những yếu tố thành một tổng thể? Hay phải chăng là mối quan hệ được
thiết lập giữa một ý nghĩ hay một vật với một ý nghĩ khác hay một vật khác?
Hay là lại có thể nhìn theo kiểu khác: Một phương pháp đã cho kết quả tốt
trong hoàn cảnh này, lẽ nào lại không đem lại thành công trong hoàn cảnh
khác trên cơ sở mối tương thích giữa thời gian, không gian, hoàn cảnh, tính
đặc thù riêng? Hay nghĩ ra một cái chưa từng có, hoàn toàn mới ?...
Một cách đơn giản, ý tưởng kinh doanh là ý nghĩ được hình thành từ
mọi khía cạnh của cuộc sống để giải quyết một hay nhiều vấn đề phục vụ
cho cuộc sống với mục đích kiếm tiền. Nó không chỉ có ở một số người có
trí thông minh tuyệt vời mà hiện hữu ở mọi lĩnh vực, mọi con người.
* Phát triển ý tưởng tượng kinh doanh
Dựa vào tính năng, ý tưởng có thể được phân ra làm hai loại hình thái:
27
Ý tưởng tổng hợp : Thông qua khả năng này, con người có thể tổ hợp mới lại
quan niệm, ý tưởng hoặc kế hoạch cũ. Khả năng này không có sáng tạo. Nó
chỉ lấy kinh nghiêm, giáo dục và quan sát đã hấp thụ làm tư liệu. Khả năng
này thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhiều nhất.
Ý tưởng sáng tạo: Thông qua tính năng của tưởng tượng sáng tạo, tâm linh
hữu hạn của con người có thể liên kết trực tiếp với trí tuệ vô hạn. Dự cảm và
linh cảm có được cũng chính bằng khả năng này. Mọi ý tưởng cơ bản hay
mới cũng được truyền tới cá nhân, hay tiến vào, hoặc liên hệ với tiềm thức
của người khác nhờ vào khả năng này. Các nhân vật lãnh đạo giới thương
nghiệp, công nghiệp và tài chính cũng như các nhà nghệ thuật, nhà thơ, nhà
văn sở dĩ vĩ đại vì họ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo.
* Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Trong kinh doanh, cũ và mới không có sự phân định rõ ràng, cũ ở xứ
người nhưng lại mới ở xứ ta. Mới – cũ có tính tương đối , tuỳ thuộc vào
không gian và phạm vi xem xét. Một cách tổng thể, một sản phẩm hay dịch
vụ được xem là mới, nếu nó thuộc trong các nhóm phân cấp dưới đây:
- Hoàn toàn mới: Trước đó chưa hề có. Ví dụ, lai tạo giống mới, máy nghe
nhạc bỏ túi, chụp ảnh kỹ thuật số... Các sản phẩm và dịch vụ này bao giờ
cũng tạo nên cuộc cách mạng trong tiêu dùng.
- Tạo nên công dụng mới cho một sản phẩm hay một dịch vụ đã tồn tại. Ví
dụ, trước đây điện thoại di động chỉ có chức năng truyền thông. Bây giờ, nó
được tạo ra với những kiểu dáng rất đẹp, tính thẩm mỹ cao và nhiều công cụ
khác nữa. Sáng kiến này đã tạo nên một sức cầu rất lớn.
- Sao chép có cải tiến để tạo cho sản phẩm mình có một ưu thế nhất định.
Làm cho sản phẩm mình phù hợp hơn với người tiêu dùng. Nó không chỉ
đơn giản là chất lượng tố hơn mà còn là kiểu dáng, kích thước, chất liệu... Ví
dụ , máy tính cá nhân được thiết kế, chế tạo tại Đài Loan, Hồng Kông được
28
xem là sao chép thành công, bời vì chúng có tính năng kỹ thuật tốt, giá thành
rẻ, phù hợp với người trong vùng và các nước đang phát triển.
- Kết hợp những cái đã có thành cái mới với công dụng mới “Cái đã có”
không chỉ bao gồm sản phẩm dịch vụ mà còn có thể một quan niệm, một yếu
tố, một xu hướng... Ví dụ, chế tạo ra một loại thiết bị cùng một lúc thực hiện
được nhiều chức năng. Máy tính cá nhân vừa có thêm chức năng điện thoại,
chức năng fax, video... Thiết bị này thay thế nhiều thiết bị riêng lẻ nhằm thoả
mãn nhu cầu tiện lợi của con người.
Câu 8: Đánh giá ý tưởng kinh doanh
* Thế nào là ý tưởng kinh doanh tốt
Mét ý tưởng kinh doanh tốt phải thoả mãn được hai điều kiện sau:
- Phải có cơ hội kinh doanh, có khả năng kiếm được nhiều tiền
- Phải có tính khả thi đối với bạn, tức là bạn phải có những kỹ năng, nguồn
lực để tận dụng nó.
* Phân tích ý tưởng kinh doanh
Có được ý tưởng, cơ hội KD, bạn quyết định, xem xét mình có những
kỹ năng để nắm bắt cơ hội đó hay không. Kỹ năng và sự quan tâm sẽ giúp
bạn quyết định công việc cụ thể cần làm gì. Kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng
của bạn, hoặc cũng có thể là kỹ năng của bạn bè, của những người mà bạn có
thể quy tụ được.
Sau khi tìm được ý tưởng KD, hãy viết nó ra giấy, xem xét nó có tốt hay
không, nó có mang tính cạnh tranh hay không. Để làm được điều này, bạn
hãy phân tích ý tưởng này quan mô hình SWOT tức là phân tích các yếu tố
bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội và đe doạ). Sau khi
phân tích xong, thấy ý tưởng KD của mình chưa phải là ý tưởng kinh doanh
tốt thì quay lại tìm ý tưởng mới, còn thấy đó là ý tưởng kinh doanh tốt thì
tiến hành lập kế hoạch KD (bảng mô tả các công việc cần phải làm, thời gian
29
thực hiện, phương cách thực hiện, dự báo kết quả bằng định tính và định
lượng). Sau khi lập kế hoạch xong, thấy kết quả khả quan thì hành động, còn
không khả quan thì quay lại tìm ý tưởng mới.
Các bước cần thiết để có ý tưởng kinh doanh tốt
Điểm mạnh
Điểm yếu những gì
biết làm
những gì
Cơ hội nên làm
Đe doạ
Phân tích SWOT trên cơ sở ý tưởng được xác lập
1. Phân tích các yếu tố bên trong
Mục đích:
Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu. Điểm mạnh là yếu tố dựa vào nó, bạn
thực hiện tốt công việc. Điểm yếu là những yếu tố ngăn cản việc thực hiện
tốt công việc. Nó giúp chúng ta xác định những công việc nào biết làm,
những công việc nào chưa biết làm. Các yếu tố chính liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện ý tưởng.
- Nguồn lực về tài chính
- Năng lực chuyên môn, năng lực quản lý
- Uy tín, quan hệ, được sự giúp đỡ thật sự của người khác
- Đức tính, khí chất
Ph©n tÝch
yÕu tè
bªn trong
T×m ý
t-ëng
kinh
doanh
Ph©n
tÝch ý
t-ëng
KD
LËp kÕ
ho¹ch
Ph©n tÝch
yÕu tè
bªn ngoµi
Hµnh ®éng
30
2. Phân tích các yếu tố bên ngoài
Mục đích
Tìm ra cơ hội và đe doạ. Cơ hội là những yếu tố của môi trường bên
ngoài thuận lợi cho việc thực hiện ý tưởng. Đe doạ là những yếu tố bên
ngòai ngăn cản gây khó khăn cho việc thực hiện ý tưởng. Nó giúp doanh
nghiệp trả lời một phần câu hỏi: Doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn
đề gì? và doanh nghiệp sẽ đón nhận những thuận lợi nh- thế nào? Từ đó xác
định những công việc nào nên làm, những công việc nào nên tránh.
Các yếu tố chính cần xem xét
YÕu tố vĩ mô:
* Kinh tế
- Chu kỳ phát triển kinh tế, xu hướng tăng trởng GDP – GNP
- Tăng giảm thu nhập bình quân đầu người
- chính sách tài chính tiền tệ
- Chính sách thuế
- Biến động của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán
* Chính trị, pháp luật
- Pháp luật: các quy định cho phép, ngăn cấm, những ràng buộc đòi hỏi DN
phải tuân thủ theo.
- Chính phủ: quan điểm. Quy định, ưu tiên, chương trình chi tiêu, hành động
của chính phủ...
- Xu hướng chính trị: đối nội, đối ngoại, hợp tác, phát triển song phương, đa
phương.
* Văn hóa, xã hội
Chuẩn mực, giá trị được chấp nhận, tôn trọng bởi xã hội, văn hóa. Nó
xác định cách thức con người sống, làm việc sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm dịch vụ. Cụ thể:
31
- Đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp
- Phong tục, tập quán truyền thống
- Quan tâm và ưu tiên của xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số, lập gia đình, chuyển dịch dân số
- Tích cực trong tiêu dùng
* Tự nhiên
Vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, sông biển, khoáng sản,
trong sạch của môi trường....
* Công nghệ được sử dụng để thực hiện ý tưởng và những công nghệ liên
quan: hiện tại và xu hướng mới
Yếu tè vi mô:
- Nhà cung cấp
- Khách hàng
- đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm thay thế
- đối thủ tiềm năng.
Câu 9: Vốn để khởi sự k d và kế hoạch thu lợi nhuận
* Các loại vốn ban đầu.
Vốn ban đầu là số vốn cần thiết để chi trả cho đất đai, nhà xưởng, đồ
dùng, trang thiết bị, máy móc, hàng lưu kho, giấy phép kinh doanh, phí tư
vấn, tiền điện và điện thoại, quảng cáo và xúc tiến trước mắt bắt đầu kinh
doanh ... các chi phí trên đây có thể được chia làm hai loại như sau:
* Vốn đầu tư
Đó là những thứ mà bạn mua để hoạt động kinh doanh, có giá trị lớn và
thời gian sử dụng dài. Có những hoạt động kinh doanh có thể bắt đầu với
mức đầu tư thấp trong khi một số hoạt động kinh doanh khác lại đòi hỏi vốn
đầu tư ban đầu lớn. Tốt nhất là bạn nên đầu tư ban đầu ở mức tối thiểu, như
32
vậy sẽ hạn chế rủi ro trong công việc kinh doanh. Mặc dù, mọi việc kinh
doanh đều phải có đầu tư ban đầu.
Để đầu tư bạn phải có vốn ngay từ khi bắt tay vào kinh doanh và có thể
phải mất vài năm bạn mới đủ số lượng hàng để thu hồi toàn bộ số tiền đầu tư
ban đầu. Vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doan bạn phải tính được lượng vốn
bạn cần cho đầu tư. Những khoản cần đầu tư thường được chia thành hai
phần là: nhà xưởng và trang thiết bị.
- Nhà xưởng: bạn sẽ cần có nhà xưởng, có thể là cả một toà nhà cho một nhà
máy hoặc chỉ là một phòng nhỏ để làm việc. Nếu bạn có thể bắt đầu kinh
doanh ngay tại nhà mình thì vốn đầu tư sẽ giảm. Khi bạn biết được địa điểm
mà mình cần để làm nhà xưởng, bạn phải quyết định các vấn đề sau đây:
* Xây dựng nhà xưởng mới để kinh doanh – hoặc mua nhà đã có sẵn
* Thuê toàn bộ hoặc một phần nhà
* Tiến hành việc kinh doanh ngay tại nhà mình
Xây dựng nhà xưởng mới cho riêng mình có thể là giải pháp tốt nhất nếu
như việc kinh doanh của bạn có nhu cầu đặc biệt về nhà xưởng hoặc vị trí
nhà xưởng. Thế nhưng việc này lại đòi hỏi rất nhiều vốn và thời gian xây
dựng.
- Trang thiết bị: là tất cả các máy móc, dụng cụ, đồ dùng văn phòng... cần
cho kinh doanh. Nhu cầu về trang thiết bị thường là lớn đối với các nhà sản
xuất và một số người kinkh doanh dịch vụ. Một số hoạt động kinh doanh đòi
hỏi có đầu tư lớn vào trang thiết bị và trong trường hợp này, bạn phải xác
định được thứ bạn cần và chọn được loại thiết bị thích hợp. Ngay cả khi việc
kinh doan của bạn có nhu cầu về trang thiết bị không nhiều thì điều quan
trọng vẫn là suy nghĩ một cách kỹ càng về những thứ bạn cần đưa vào bản
kế hoạch kinh doanh của mình.
* Vốn lưu động
33
Đây là số tiền cần thiết để chi tiêu hàng ngày nhằm duy trì hoạt động
KD của bạn. Hoạt động KD của bạn sẽ diễn ra trước khi bạn có được những
khoản thu từ việc bán hàng. Cũng như những nhà sản xuất phải sản xuất ra
sản phẩm trước khi có thể bán sản phẩm của mình, người làm dịch vụ phải
mua sắm một số vật tư trước khi có thể bán các dịch vụ của mình và các nhà
bán buôn, bán lẻ phải mua hàng dự trữ trước khi họ có thể bán hàng. Mọi
doanh nghiệp đều phải sử dụng thời gian và tiền bạc để xúc tiến kinh doanh
trước khi họ có khách hàng. Bạn sẽ cần vốn lưu động để chi trả cho các
khoản:
- Mua dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm
- Xúc tiến bán hàng
- Trả lương
- Tiền thuê nhà xưởng, thiết bị...
- Bảo hiểm và các chi phí khác
Một sè DN cần có đủ vốn lưu động để trang trải các khoản chi tiêu trong
6 tháng, nhưng cũng có những DN chỉ cần đủ cho 3 tháng. bạn phải tính toán
được khoảng thời gian cần thiết cho tới khi bạn có được các khoản thu từ
việc bán hàng. Thường thường, khoảng thời gian này dài hơn ta dự định, do
vậy bạn nên lập kế hoạch sao cho vốn lưu động nhiều hơn so với dự kiến.
- Dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm: nhà sản xuất cần nguyên vật liệu để
sản xuất người cung cấp dịch vụ cũng có thể sẽ cần nguyên vật liệu và người
bán buôn, bán lẻ cần có hàng hóa dự trữ để bán. càng dự trữ nhiều bạn càng
cần nhiều vốn lưu động để mua hàng. Vì phải trả tiền để mua hàng dự trữ
nên bạn cần duy trì lượng hàng dự trữ mức tối thiểu.
Trong trường hợp là nhà sản xuất, bạn phải tính bạn cần bao nhiêu
nguyên vật liệu để sản xuất để từ đó tính được lượng vốn ban đầu cần có
trước khi có thể bán hàng của mình và thu được tiền. Nếu bạn là người cung
34
cấp dịch vụ, bạn phải tính được lượng vật tư cần để cung cấp được dịch vụ
cho khách hàng trước khi họ bắt đầu trả tiền. Người bán buôn và bán lẻ phải
được họ cần dự trữ bao nhiều hàng trước khi bắt đầu bán hàng. bạn cần phải
nhớ là nếu có trả chậm thì khoảng thời gian để bạn thu được tiền từ bán hàng
sẽ dài hơn và bạn sẽ cần phải mua dự trữ hàng lần thứ hai bằng vốn ban đầu.
- Xúc tiến bán hàng: Bạn cần phải tuyên truyền, giới thiệu về sản phẩm và
dịch vụ của bạn trước khi khởi sự do vậy cần có vốn để xúc tiến bán hàng.
- Tiền lương: Nừu bạn thuê nhân viên, bạn sẽ phải trả lương cho họ ngay cả
trong giai đoạn ban đầu và bạn cũng có thể phải trả lương cho chính mình để
đảm bảo cuộc sống. Để tính được lượng vốn ban đầu dùng cho việc chi trả
lương, bạn phải tính được số tiền lương phải chi trả hàng tháng và bạn phải
trả lương bằng vốn ban đầu cho đến khi việc kinh doanh của bạn và thu được
tiền từ bán hàng.
- Tiền thuê nhà xưởng và trang thiết bị: thông thường, tiền thuê nhà xưởng
bạn sẽ phải trả ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tiền vốn ban đầu cho việc
thuê nhà sẽ bằng tiền thuê hàng tháng nhân với số tháng bạn phải trả trước
khi bạn thu đủ tiền từ bán hàng để trang trải các chi phí đó.
- Bảo hiểm: phí bảo hiểm phải trả khi hoạt động KD bắt đầu cho bên trong
vốn bạn phải có phần tiền để trả cho các loại phí bảo hiểm của DN mình,
phải trả trong thời gian đầu, thí dụ như tiền điện, văn phòng phẩm, vận tải,
xin giấy phép...
* Danh mục các khoản đầu tư
Đây là khoản chi phí ban đầu khá lớn để có được những thứ cần thiết
cho việc sản xuất và bán hàng sử dụng lâu dài. Thông thường có hai khoản
đầu tư: một là xây dựng mới hoặc cải tạo nhà cửa đã có hay không gian thuê
mướn để làm nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng và trụ sở. Hai là mua sắm máy
móc, trang thiết, bí quyết công nghệ hay bản quyền. Tất nhiên bạn đã biết
35
cách lên kế hoạch xây dựng, cải tạo nơi sản xuất, nhà kho, cửa hàng và trụ
sở, cũng như mua sắm máy móc, trang thiết bị xuất phát từ quy mô và tính
chất công việc kinh doanh của mình. Bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
* Bạn nên tính đến quy mô dự kiến của công vịêc kinh doanh trong một vài
năm tới để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu thích hợp với việc mở rộng sau
này.
* Khi chọn địa điểm sản xuất hay bán hàng bạn nên lưu ý đến những nhận
xét về địa điểm kinh doanh. Vì vậy, xây dựng xưởng, kho tàng, cửa hàng, trụ
sở không nên dựa trên chỉ tiêu tiết kiệm chi phí ban đầu.
* Khi quyết định mua máy móc, trang thiết bị bạn dựa vào ước tính doanh sè
khi KD đã đi vào ổn định để xác định công suốt máy cho phù hợp. Không
nhất thiết phải mua tất cả. Phương án cho phần mua MMTB có thể tốt hơn,
an toàn hơn.
- Khi lên dự toán cho phần mua máy móc, thiết bị, bạn đừng quên khoản
chi phí cho việc lắp đặt, căn chỉnh và cố định chúng
- Sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia kãy thuật có thể sẽ rất hữu
Ých cho bạn.
* Những chi phí hàng tháng điển hình của doanh nghiệp
Sau đây là bản liệt kê các chi phí thường gặp trong hoạt động kinh
doanh:
a/ Mua nguyên vật liệu về hàng hóa: nếu bạn là nhà sản xuất, hàng tháng
bạn phải mua nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm. Với doanh nghiệp bán
buôn bán hoặc bán lẻ, bạn cần phải mua hàng hóa để bán lại. Với doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ, bạn cũng cần mua sắm các vật dụng cần thiết để
tạo nên dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng. Cơ sở để dự trù khoản tiền
này dựa trên các điểm sau:
36
- Doanh số mà bạn ước tính cho từng tháng của năm kinh doanh đầu
tiên.
- Thông thường một DN mới phải Ýt nhất 3 tháng để khách hàng nhận
biết và quen với sản phẩm của nó, từ đó tiền thu được bán hàng mới đủ bù
các chi phí. Do đó tối thiểu bạn phải dự trù tiền mua nguyên vật liệu cho 3
tháng đầu.
b/ Tiền lương của chủ doanh nghiệp và những người quản lý:
Nếu công việc KD mấy tháng đầu chưa thật suôn sẻ thì người chủ doanh
nghiệp có thể không nhận lương. Nừu có thuê những người quản lý phải tính
đến khoản lương của họ Ýt nhất cho 3 tháng. Bạn nhớ là: nếu phải thuê
người quản lý thì phải thuê sao cho “đúng đồng tiền bát gạo”. Vai trò của họ
rất quan trọng, nhất là trong lúc “vạn sự khởi đầu nan”.
c/ Tiền lương và tiền công của những người làm thuê: Đây là vấn đề cần
lưu tâm đặc biệt, vì mấy tháng đầu kết quả kinh doanh chưa như ý muốn nên
bạn có thể ngại trả cho họ lương đầy đủ. Để tránh những rắc rối có thể xảy ra
vì lý do đó, bạn phải thoả thuận ngay từ đầu với họ. Nói chung sự không hài
lòng về mức lương có thể tạo ra ở nhân viên tâm lý luôn tìm cách “cắt xén”
của bạn hay của khách hàng khi có thể. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối
với các doanh nghiệp cung cáp dịch vụ vì chính nhân viên là “sản phẩm” của
các doanh nghiệp này.
d/ Tiền thuê nhà, địa điểm: nếu bạn không phải thuê đất hay thuê nhà thì
khoản này bạn không phải dự trù. Nhưng khi bạn hạch toán kết quả kinh
doanh thì bạn nên tính khoảntiền thuê nhà này như giá cơ hội của tài sản đưa
vào kinh doanh (giá cơ hội có nghĩa là: nếu bạn không mở doanh nghiệp thì
ngôi nhà bạn đang dùng làm địa điểm kinh doanh có thể cho thuê và hàng
tháng thu được một khoản tiền nào đó).
e/ Tiền điện, nước, điện thoại
37
f/ Tiền mua bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế cho gia đình và các nhân viên.
Bảo hiểm xã hội bằng 15% quỹ lương tháng.
g/ Tiền mua bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm máy móc thiết bị và hàng hóa.
h/ Quảng cáo: bạn có thể cần đến những hoạt động quảng cáo, xúc tiến
bán hàng để thu hút sự chú ý của họ đến sản phẩm của bạn, nhất là trong
năm đầu. Ngoài ra bạn còn có thể cần đến các quảng cáo không thường
xuyên, trong những dịp quan trọng nh- lóc khai trương chẳng hạn.
i/ Chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, kể cả vận chuyển
hàng đến tận nhà người mua.
j/ Trả lãi ngân hàng hoặc người cho vay
l/ Chi phí hành chính văn phòng: văn phòng phẩm, chè thuốc tiếp
khách...
m/ Tiền mặt dự phòng
Ngoài các chi phí “đều đều” hàng tháng kể trên, còn có những chi phí
không thường xuyên, nhưng chi trả ngay trong thời gian đầu như: chi phí
cho việc đăng ký KD, thuế môn bài đóng một lần/năm, chi phí cho ngày khai
trương DN.
Câu 10: kế hoạch tạo nguồn vốn
Bước vào kinh doanh không nhất thiết bạn phải có đủ tiền để thực hiện
mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh, mà bạn có thể mời những người khác
cùng góp vốn vào kinh doanh với bạn, bạn có thê đi vay, mua trả góp, mua
chịu của nhà cung cấphay thuê tài sản, thiết bị... bây giờ là lúc bạn phải xác
định lượng tiền cần thiết và xem xét phải lấy tiền từ đâu. trong hầu hết các
doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu, vốn ban đầu thường lấy từ tiền tiết kiệm của
chủ kinh doanh. Nếu bạn có đủ tiền thì tốt, còn không thì bạn có thể đi vay
từ nhiều nguồn.
38
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều là luôn luôn sử dụng tiền của người
khác (đồng sở hữu, chủ nợ) nhưng chỉ ở mức độ mà bạn vẫn kiểm soát được
hoạt động và lợi nhuận của công việc KD. Bằng cách đó, bạn vẫn dành
quyền quyết định và sẽ không bao giờ tuân theo mệnh lệnh của người ngoài-
họ biết kém xa bạn về lĩnh vực, ngành nghề, ý tưởng KD.
Khi vạy mượn, tiền, ngoài yếu tố chi phí, bạn cần để ý các thủ tục cho
vay, thời hạn cho vay để sử dụng nguồn vốn vào việc kinh doanh một cách
hợp lý và những chính sách ưu đãi bạn có thể có. Bạn phải tính những khoản
vay nào để mua sắm tài sản cố định, những khoản vay nào dùng để trang trải
chi phí hiện hành. Tuyệt đối không được dùng nguồn vốn ngắn hạn cho việc
mua sắm tài sản cố định. Sau đây là một vài cách tạo nguồn.
* Vay mượn bạn bè, người trong gia đình
Kêu gọi bạn bè, người thân tham gia vào việc kinh doanh của bạn để
tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp vay mượn họ. Đây là cách khá phổ biến
để bắt đầu kinh doanh. Nừu việc kinh doanh thất bại và bạn không đủ khả
năng trả nợ cho họ thì có thể tình cảm sẽ bị sứt mẻ. Vì thế, ngay từ đầu bạn
phải phân tích mọi vấn đề từ việc nhận thức đúng bản thân, chọn ý tưởng
kinh doanh, lập kế hoạch... sau đó, cung cấp cho họ bản sao kế hoạch kinh
doanh, giải thích những rủi ro cho việc đầu tư vào kinh doanh và thông báo
đều đặn sự tiến triển trong hoạt động kinh doanh của bạn.
Một cách mà bạn cũng có thể làm là tổ chức hoặc tham gia vào cuộc
chơi đồng niên, đồng hương, cùng lớp... những người này gắn bó lại với
nhau, giúp nhau làm giàu. Ví dụ như ở tại thôn quê tôi, có 20 người cùng
sinh năm 1973, họ góp mỗi người 200.000đ vào quỹ chung. Như vậy quỹ
chung có 4.000.000đ. Đây là khoản tiền khá lớn ở nông thôn. Họ phân công
nhau luân phiên mỗi người trong số này được nhận toàn bộ số vốn đó một
lần. Lầu sau đến người khác, như vậy mỗi thành viên có một số vốn lớn
39
trong tay sẽ thuận lợi trong việc mở xưởng, lập tiệm để thực hiện ý đồ kinh
doanh.
* Vay từ người cung cấp
Mua hàng trả tiền mặt thì luôn được giá ưu đãi. nhưng vì lượng vốn của
bạn có bạn, nên bạn có thể chọn việc mua chịu. Mới bước vào kinh doanh,
uy tín doanhnghiệp đôi khi bị nghi ngờ, các nhà cung cấp rất ngại cho bạn
mua chịu. Do đó, ngoài việc phải tạo lòng tin và thuyết phục họ về kết quả
kinh doanh bạn nên tìm nhà cung cấp để qua đó bạn tìm được cơ hội tốt
nhất. Lúc đầu dù khó khăn đến mấy, bạn phải cố gắng xoay sở để tạo niềm
tin nơi họ. Một khi việc kinh doanh đi vào ổn định thì việc này sẽ dễ dàng
hơn. những cách để vay vốn từ nhà cung cấp:
- Mua hàng của người khác đem bán và trả dần cho chủ nợ mà vẫn có vốn
đây quay vòng.
- Mua một thứ hàng hóa đắt đơn bình thường và xin trả chậm với thời gian
vài tháng, vài năm. trong thời gian đó tận dụng vốn của người khác mà kinh
doanh.
- Vay vốn người khác một cách gián tiếp bằng cách thuê các phương tiện
như bàn ghế, địa điểm, nhà xưởng... thậm chí thuê cả điện thoại. Việc thuê
các phương tiện đó thực chất là bạn đang sử dụng vốn người khác mà mỗi
tháng bạn phải trả một Ýt chi phí không đáng là bao nhiêu so với số vốn mà
bạn đang sử dụng.
* Vay ngân hàng hay tổ chức tài chính
Đến mét giai đoạn thích hợp – cần tiền cho việc mua sắm tài sản, kinh
doanh, bạn đem kế hoạch kinh doanh của bạn bàn với giám đốc ngân hàng
để xin vay, bạn nên thăm dò ý kiến của những nhà kinkh doanh khác trong
địa bàn để tìm hiểm xem những viên chức ngân hàng nào dễ thông cảm với
các doanh nghiệp loại nhỏ, hoặc với những người được cho rằng hay giúp đỡ
40
những người mới bước vào kinh doanh, những doanh nghiệp mới thành lập
hoặc đang cố gắng thu để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp này. Từ
đó bạn có đủ sự phát triển của doanh nghiệp này. Từ đó, bạn có đủ sự hiểu
biết tiến hành cuộc đàm đạo về kinh doanh với những người này một cách
hiệu quả.
Để vay ngân hàng hay tổ chức tài chính, bạn phải gửi kèm theo một mẫu
đơn xin vay, một bản sao kế hoạch kinh doanh – những thứ này buộc phải
theo mẫu của ngân hàng và do ngân hàng soạn sẵn, bạn đến liên hệ phòng tín
dụng để yêu cầu. Các ngân hàng thường đòi hỏi tài sản thế chấp để bảo đảm
cho khoản vay và tổng giá trị cho vay và lãi không bao giờ vượt 70% giá trị
tài sản thế chấp. Vậy từ giá trị thế chấp, bạn ước lượng được số tiền mà ngân
hàng có thể cho bạn vay. Vậy từ giá trị thế chấp, bạn ước lượng được số tiền
mà ngân hàng có thể cho bạn vay. Tài sản thế chấp có thể là đất đai, nhà cửa,
xe cộ, những thứ khác có giá trị. Khi bạn đi vay bạn cần lưu ý đến tỉ số nợ
trên vốn chủ sở hữu. Theo kinh nghiệm cho thấy tỉ số này hiếm khi vượt quá
một, và các ngân hàng cân nhắc tỉ số này để cho vay.
Câu 11: Những điều cần lưu ý khi nộp đơn xin vay
Khi nộp đơn xin vay để khởi sự DN, bạn không phải chỉ thuyết phục
người cho vay về khả năng hoàn cả gốc lẫn lãi từ lợi nhuận thu được trong
tương lai mà còn chứng tỏ với người cho vay là bạn thật sự cần số tiền đó và
nêu rõ mục đích sử dụng chúng.
Để tăng cơ hội đồng ý cho vay, trước khi tiếp xúc với những nơi cho
vay, bạn cân nhắc những việc sau:
- Điện thoại hạn trước, không nên đến đột xuất.
- Phần lớn những người cho vay đều muốn biết bạn hiểu công việc kinh
doanh của bạn đến đâu. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước để trả lời một cách
thông suốt các vấn đề kinh doanh của bạn.
41
- Nên mang theo bản sao kế hoạch kinh doanh của bạn khi tiếp xúc với
người cho vay.
- Chuẩn bị tinh thần về việc bàn bạc các ván đề thế chấp tài sản cá nhân hay
tài sản doanh nghiệp.
- Sau khi kết thúc cuộc trao đổi với người cho vay, hái xem khi nào bạn nhận
được hồi âm về việc xin vay của bạn.
Hầu hết các ngân hàng đều có mẫu đơn xin vay và thông tin trong đơn
xin vay được trích ra từ kế hoạch kinh doanh của bạn. xem phụ lục 5: giấy
đề nghị vay vốn và tự khía tình tình hình tài chính – phương án kinkh doanh
theo mẫu của Ngân hàng TMCP á châu. Việc hoàn thành đơn xin vay một
cách thận trọng, chính xác và nộp kèm cùng kế hoạch kinh doanh là rất quan
trọng. Nừu đơn xin vay bị từ chối thì bạn phải tìm hiểu lý do tại sao. Qua
nhiều làn trao đổi với những người cho vay, việc nộp đơn xin vay bị từ chối
vì các lý do sau:
- ý tưởng kinh doanh của bạn bị đánh giá thấp, hay quá mạo hiểm
- việc đảo bảo và thế chấp của bạn không thích đáng
- lý do vay tiền của bạn không rõ ràng, không thế chấp được đối với người
cho vay
- bạn tá ra không đáng tin cậy, không nhiệt tình, không tận tâm, thiếu hiểu
biết về mục tiêu kinh doanh của bạn.
- không chuẩn bị tốt kế hoạch kinh doanh
Bạn cũng có thể kết thân với những người có uy tín rộng rĩa, nhờ họ
đứng ra bảo lãnh. Hoặc theo bí quyết của nhà triệu phú Peter Hurst đã từng
làm: ngay tứ thì tạo được uy tín lớn – vay số lượng Ýt, trả đúng hẹn, tiếp tục
vay – trả đúng hẹn để tạo Ên tượng tốt. Chính uy tín này giúp bạn vay mượn
tiền lớn hơn.
Câu 12: Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
42
* Cơ sở để lập kế hoạch doanh thu và chi phí
Bảng doanh thu và chi phí của từng tháng được lập trên cơ sở các số liệu
sau:
- Doanh thu tháng. Đối với từng mặt hàng cụ thể, doanh thu của nó bằng
lượng hàng bán ra với đơn giá bán (tức là giá bán của một đơn vị hàng loại
đó). Nừu giá bán trong tháng thay đổi thì ta lấy đơn giá trung bình trong
tháng.
- Các chi phí nh- đã liệt kê ở chương trước, trong mục nói về vốn lưu động
- Ngoài ra, khi tính lợi nhuận trước thuế, chúng ta cần thêm một loại chi phí
đặc biệt nữa gọi là khấu hao tài sản cố định. Khoản khấu hao này sẽ được
nói kỹ ở phần dưới đây.
* Phân loại chi phí
Có thể chia các chi phí liên quan đến sản xuất KD thành hai phần: chi
phí cố định và chi phí thay đổi.
Chi phí cố định là những CF không thay đổi, cho dù SP làm ra hay bán
đi nhiều hay Ýt, thậm chí cả khi không sản xuất hay không bán được hàng.
Trong danh sách các chi phí liệt kê ở trên, các chi phí sau thuộc về chi phí cố
định.
- Lương của chủ doanh nghiệp và những người quản lý
- Phần tiền lương, tiền công cố định của người lao động (VD ở một cơ sở sản
xuất, lương cố định của một người nhân công là 300.000đồng. Nừu người đó
làm được hơn 200 sản phẩm/trong tháng thì anh ta hay chị ta sẽ nhận được
5.000 đồng cho mỗi sản phẩm làm thêm, hoặc ở một cơ sở bán lẻ ti vi chẳng
hạn, một người bán hàng mỗi tháng nhận được 400.00đ, nhưng nếu người đó
trong tháng bán được trên 30 cái thì từ cái thứ 31 trở đi, anh ta được hưởng
thêm 20.000đ/chiếc)
- Tiền bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị.
43
- Tiền thuê nhà, địa điểm
- Tiền thuê điện thoại, tiền điện, tiền nước (không dùng trực tiếp cho sản
xuất hay bán hàng)
- Tiền bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm máy móc thiết bị.
- Chi phí hành chính
- Khấu hao
Chi phí biến đổi là các chi phí tăng hay giảm cùng chiều với sự tăng hay
giảm của số lượng sản phẩm hoặc hàng hóa bán ra. Trong những chi phí nói
ở trên, thì những chi phí còn lại nh-:
- Tiền mua nguyên vật liệu hay hàng hóa
- Phần lương của người lao động thêm do làm ra hay bán vượt mức khoán
- Tiền chi cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại
- Tiền trả lãi vay ngắn hạn (các khoản vay thêm do số lượng sản phẩm tăng
nên thiếu vốn lưu động)
Nếu ta ký hiệu số lượng hàng bán được là S, q là đơn giá trung bình của
hàng bán ra, thì khi đó qS là doanh thu. Tiếp theo, ta ký hiệu CĐ là chi
phí cố định, CB là chi phí biến đổi. Khi đó lợi nhuận được tính theo
công thức:
L = qS – (CĐ + CB)
Vì CB tỷ lệ với lượng hàng bán được nên chúng ta có thể viết: CB = kS,
với k là tỷ lệ thay đổi của chi phí biến đổi theo số lượng hàng bán. Vì thế
công thức tính lãi có thể viết lại như sau:
L = qS – CĐ - kS
Công thức này sẽ đươc dùng ở mục sau để phân tích lợi nhuận theo chi
phí và sản lượng.
* Khấu hao tài sản cố định
44
Khấu hao là một ván đề quan trọng đối với kết quả kinh doanh của một
doanh nghiệp. Để vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình, bạn phải tìm
hiểu kỹ Quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng
bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
(dưới đây gọi tắt là quyết định). Trong phần này chúng tôi chỉ dẫn ra những
điểm mấu chốt của quyết định làm rõ bản chất của vấn đề khấu hao.
Trong phần trước, chúng tôi có nói về vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của
một doanh nghiệp mới. Vốn đầu tư này dùng để mua sắm, tạo dựng tài sản
cố định (TSCĐ). Có hai loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Tài sản cố định hữu hình: theo định nghĩa và tiêu chuẩn nhận biết hướng
dẫn trong quyết định thì đây là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái
vật chất, có giá trị lớn (giá trị từ 5 triệu đồng trở lên) và có thời gian sử dụng
lâu dài (1 năm trở lên) tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ
nguyên trạng thái vật chất ban đầu. Các TSCĐ hữu hình dùng cho mục đích
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc nh-: trụ sở, nhà kho, sân bãi...
Loại 2: máy móc, thiết bị: dây chuyền công nghệ, máy đơn lẻ...
Loại 3: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn nh-: ô tô, hệ thống điện,
thông tin..
Loại 4: thiết bị, dụng cụ quản lý nh-: máy tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo
lường
Loại 5: vườn cây lâu năm, súc vật
Loại 6: các loại TSCĐ khác không liệt kê vào 5 loại trên như: tranh ảnh, tác
phẩm nghệ thuật...
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được xác định như sau: Đối với loại
mua sắm thì bao gồm giá thực tế phải trả, tiền lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi
45
chưa đưa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các phí sửa
chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử,
thuế và lệ phí trước bạn (nếu có). Đối với loại đầu tư xây dựng thì nguyên
giá là quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư
xây dựng hiện hành, các chi phí khác co liên quan và lệ phí trước bạ (nếu
có).
TSCĐ vô hình là những TSCĐ cố định không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu
kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi
phí về đất sử dụng, chi phí về bằng phát mi0nh (ví dụ mua bằng phát minh),
bằng sáng chế, bản quyền tác giả... nguyên giá của TSCĐ vô hình xác định
như sau: nếu là chi phí về đất sử dụng thì bao gồm tất cả các các chi phí có
liên quan để có được đưa vào sử dụng đất đó, trừ những chi phí xây dựng
các công trình trên đó. Nừu là chi phí thành lập doanh nghiệp thì bao gồm
các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị khai sinh doanh
nghiệp, được mọi người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như
một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trogn vốn điều lệ của doanh
nghiệp. ví dụ như chi phí nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, thẩm định
dự án, họp hành...
Bây giê chúng ta nói về khấ hao là gì. trong quá trình sản xuất KD
những TSCĐ của DN theo thời gian bị xuông cấp về giá trị hay còn gọi là bị
hao mòn. đó chính là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do
tham gia vào hoạt động KD, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ
thuật mà nó trở thành lạc hậu... khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ
một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào Chi phí KD qua thời gian sử
dụng của TSCĐ.
46
Vậy xác định thời gian sử dụng của TSCD như thế nào? trong quyết
định có quy định cụ thể khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ hữu hình
một cách chi tiết cho từng nhóm tài sản như: máy móc, thiết bị động lực,
máy móc thiết bị công tác, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị
và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, nhà cửa, vật kiến trúc, và các TSCĐ
khác chưa quy định trong các nhóm trên. Theo quy định đó thì các loại máy
công cụ có thời gian sử dụng 7-10 năm, nghĩa là Ýt nhất là 7 năm, lâu nhất là
10 năm, trong ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm là 7 – 12 năm,
các phương tiện vận tải đường bộ là 6-10 năm, thiết bị tính toán đo lường là
5/8 năm, nhà cửa kiên cố 25-50 năm, nhà cửa khác là 6-25 năm. Việc xác
định cụ thể bao nhiêu năm cho từng loại TSCĐ do DN đăng ký trước với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng không ngoài khung quy định. Với
TSCĐ vô hình thì do DN tự xác định trong khoảng 5-40 năm.
Bản chất của việc khấu hao TSCĐ là gì? vì khấu hao được coi là một
chi phí kinh doanh nên nó thường được gộp vào cùng các chi phí khác để
tính giá thành của hàng hóa.’ Cũng vì nó là một chi phí kinh doanh nên nó
được tách ra từ doanh thu khi tính khoản lãi phải chịu thuế thu nhập của
doanh nghiệp. Nh- vậy, khoản khấu hao được tính vào giá sản phẩm và
được hoàn toàn lại toàn bộ cho chủ doanh nghiệp. Do đó, sau khoảng thời
gian sử dụng của TSCĐ (tức là thời gian được tính khấu hao), nó hoàn lại
toàn bộ số tiền bằng nguyên giá của nó cho chủ doanh nghiệp. Khoản tiền
này coi nh- nhà nước hỗ trợ chủ doanh nghiệp khả năng mở rộng sản xuất
kinh doanh hoặc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc sử dụng chính sách khấu hao TSCĐ sao cho kết quả kinh doanh tốt
nhất là một việc mà các doanh nghiệp thường quan tâm cân nhắc. lấy một ví
dụ: một doanh nghiệp mới ra đời nhằm sản xuất một sản phẩm, dịch vụ độc
đáo, có sức tiêu thụ cao trên thị trường, vì vậy họ có lợi thế lớn trong việc
47
đặt giá bán. Khi đó để mau chọn thu hồi vốn đầu tư (có khi là rất lớn) doanh
nghiệp có thể xin đăng ký thời gian khấu hao TSCĐ ở mức ngắn nhất. Khi
đó, tuy khoản chi phí khấu hao hàng năm lớn (do khấu hao nhanh) làm cho
giá bán tăng, nhưng do sản phẩm có tính cạnh tranh cao nên hàng bán vẫn
chạy, lãi vẫn lớn mà vốn đầu tư lại được thu hồi nhanh nhất.
Câu 13: phương pháp phân tích lợi nhuận
* Phương pháp điểm hoà vốn
Trong mục phân loại các chi phí ở phần trên, chúng ta đã biết chi phí
kinh doanh một lô hàng nào đó có thể chia ra làm hai phần: chi phí cố định
(CĐ) và chi phí biến đổi (CB) trong đó CB thay đổi theo khối lượng hay sản
lượng (S) của lô hàng theo một tỷ lệ k nào đó, nghĩa là CB – kS. Khi đó lợi
nhuận (L) từ việc sản xuất hoặc bán lô hàng đó sẽ là:
L = gS – kS – CĐ
Với g là đơn giá bán trung bình của lô hàng. phương pháp điểm hoà vốn
là phương pháp phân tích mối quan hệ qua lại giữa lợi nhuận và chi phí
thông qua sản lượng. Điểm hoà vốn (hay sản lượng hoà vốn) là giá trị S* mà
tại mức đó, doanh thu vừa bằng chi phí (không lỗ nhưng cũng chẳng có lãi).
Từ công thức toán ở trên, chúng ta có thể dễ dàng tìm được điểm hoà vốn
nh- sau: đặt L = 0, từ đó rót ra:
S* = CĐ/ (g-k)
Vì (g-k) là mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi (thông
thường có thể coi bảng giá nguyên vật liệu trong trường hợp sản xuất, hoặc
giá mua vào trong trường hợp bán buôn, bán lẻ) trên một đơn vị sản phẩm,
nên ý nghĩa của S* là mức sản lượng mà khi đó lãi do chênh lệch nói trên
mang lại vừa đủ bù cho các chi phí cố định.
48
Sẽ dễ nhận biết hơn ý nghĩa của phương pháp điểm hoà vốn, nếu chúng
ta dùng cách minh hoạ bằng đồ thị. Trên biểu đồ hai trục (hình vẽ 5.1), trục
ngang ta biểu thị sản lượng S, trục đứng biểu thị doanh thu và chi phí (theo
đơn vị tiền tệ), thì đường thẳng số 1 (doanh thu = gS) biểu diễn mức doanh
thu theo sản lượng, đường thẳng số 2 biểu diễn tổng chi phí CĐ + CB
(đường thẳng nằm ngang nét vạch biểu thị chi phí cố định không đổi theo
sản lượng). Hai đường thẳng 1 và 2 cắt nhau tại điểm H, đó là điểm hoà vốn.
Chiều từ H xuống trục ngang ta được S* đó là sản lượng hoà vốn và chiếu từ
H xuống trục đứng ta được doanh thu ở mức hoà vốn (=gS*). Khi đó, nếu
sản lượng nhỏ hơn mức hoà vốn (S<S*) thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Ngược lại,
ở mức sản lượng cao hơn mức hoà vốn (S>S*) thì doanh nghiệp có lãi.
Sử dụng công thức tính L ở trên, chúng ta có thể tìm được sự ảnh hưởng
của việc thay đổi một số loại chi phí (ví dụ giảm giá vận chuyển hoặc tăng
tiền công...) hoặc thay đổi về giá bán (ví dụ, tăng giá hay giảm giá bán) đến
lợi nhuận ở từng mức sản lượng như thế nào.
* Phương pháp phân tích lợi nhuận biên
Phương pháp này thích hợp cho trường hợp năng lực sản xuất của doanh
nghiệp còn dư thừa, chi phí cố định không thay đổi, dù có làm thêm công
việc khác nữa. Giả sử một doanh nghiệp như vậy có sự lựa chọn chỉ một
trong hai phương án đặt hàng (để làm thêm) với các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu Hợp đồng 1 Hợp đồng 2
Số lượng đặt hàng 1.200 1.000
Giá khách đặt hàng trả cho một
đơn vị sản lượng
500.000đ 600.000đ
Chi phí biến đổi trên một đơn
vị sản phẩm
200.00dđ 220.000đ
49
Tổng chi phí trên một đơn vị
sản phẩm
650.000đ 790.000đ
(Các số liệu về chi phí trên một đơn vị sản phẩm ở đây được tính nh- là
phương án sản xuất độc lập, nghĩa là doanh nghiệp coi nh- chỉ làm một
trong hai hợp đồng và không có làm việc gì khác). vì trong trường hợp này
chi phí cố định của doanh nghiệp không thay đổi, tức là không tăng lên dù có
nhận làm thêm một trong hai hợp đồng. Nên điều mà doanh nghiệp quan tâm
chỉ là lợi nhuận mà mỗi hợp đồng có thể mang về sau khi lấy doanh thu
riêng của chúng trừ đi chi phí biến đổi tương ứng. Chúng ta thấy hợp đồng 1
có lợi nhuận là 1.200*500.000đ - 1.200*200.000đ = 360.000.000đ,còn lợi
nhuận của hợp đồng 2 là 1.000*600.000 – 1.000*220.000 =
380.000.000đồng. Nh- vậy phần đóng góp của hợp đồng 2 vào lợi nhuận
của doanh nghiệp (hay mức bù lỗ của việc làm thêm hai hợp đồng 2 vào
khoản lỗ của doanh nghiệp) sẽ cao hơn so với hợp đồng 1 là 20.000.000đ.
Vậy trong điều kiện doanh nghiệp chưa sản xuất hết năng lực và chi phí
cố định không tăng nếu có thêm đơn đặt hàng thì doanh nghiệp chỉ cần so
sánh thu nhập tăng thêm và chi phí gắn với mỗi đơn hàng để lựa chọn đơn
hàng có phần lợi nhuận biên lớn hơn.
Câu 14: lập kế hoạch tiền mặt
* Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tiền mặt
Như vậy bạn đã lập xong bản kế hoạch lợi nhuận, từ đó bạn áng chừng
đợc kết quả kinh doanh của 12 tháng đầu tiên. giả sử bảng kế hoạch lợi
nhuận cho thấy bạn sẽ thu được lợi nhuận ngay trong năm đầu, thậm chí
tháng đầu. Nhưng bảng này vẫn chưa đủ để nói riêng kinh doanh sẽ tốt đẹp,
vì nó không nói rõ diễn biến kinh doanh có bình thường hay không. sở dĩ nói
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải

More Related Content

What's hot

Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchssuserbc6c42
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngminhphuongcorp
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaminhphuongcorp
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũLe Nguyen Truong Giang
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfMan_Ebook
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffeeavocadoicream
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 

What's hot (20)

Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 

Similar to Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải

NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.
NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.
NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.TẠ MINH TRÃI
 
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanhTài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanhCường Đinh
 
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanhĐi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanhHai Nguyen
 
baolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxbaolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxTrungLHong3
 
Cam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhCam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhlvquynhdhbk
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhQuoc Nguyen
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhQuoc Nguyen
 
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )Hoàng Vương
 
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)Truong Bomi
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namNguyen The Anh
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namireneblue1989
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mau de an kinh doanh
Mau de an kinh doanhMau de an kinh doanh
Mau de an kinh doanhManh Nguyen
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namKỵ Sĩ Bóng Đêm
 
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoiDigiword Ha Noi
 

Similar to Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải (20)

NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.
NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.
NESTA CREATIVE ENTREPREUNEUR's Toolkit 2 - Lên đường.
 
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanhTài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
 
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanhĐi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
 
baolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptxbaolxps20551-Test1.pptx
baolxps20551-Test1.pptx
 
Cam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanhCam nang kinh_doanh
Cam nang kinh_doanh
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanh
 
Cam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanhCam nang khoi su kinh doanh
Cam nang khoi su kinh doanh
 
Sales Secret: 9 Hướng Dẫn Bán Hàng Cho Các Tập Đoàn Lớn
Sales Secret: 9 Hướng Dẫn Bán Hàng Cho Các Tập Đoàn LớnSales Secret: 9 Hướng Dẫn Bán Hàng Cho Các Tập Đoàn Lớn
Sales Secret: 9 Hướng Dẫn Bán Hàng Cho Các Tập Đoàn Lớn
 
Camnang Khoinghiep
Camnang KhoinghiepCamnang Khoinghiep
Camnang Khoinghiep
 
Khoinghiep
KhoinghiepKhoinghiep
Khoinghiep
 
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
75 bí mật của khởi sự kinh doanh ( dành cho nvkd )
 
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)
Lean Customer Development - Tóm tắt (Truong Bomi)
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-nam
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-nam
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
 
Mau de an kinh doanh
Mau de an kinh doanhMau de an kinh doanh
Mau de an kinh doanh
 
Thong tin
Thong tinThong tin
Thong tin
 
Dynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-namDynamic business-plan-template-viet-nam
Dynamic business-plan-template-viet-nam
 
Chiến Lượt Cho
Chiến Lượt ChoChiến Lượt Cho
Chiến Lượt Cho
 
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi
8 sai lam_trong_kd_va_giai_phap--digiworldhanoi
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải

  • 1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH MÃ TÀI LIỆU : 0005 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 885 877 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo, luận văn uy tín: Luanvantrithuc.com
  • 2. 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH Câu hỏi đúng sai giải thích: 1. Ý tưởng kinh doanh xuất hiện ở khắp nơi, điều quan trọng là phải thực hiện được ý tưởng kinh doanh đó ? Trả lời: Đúng Ý tưởng kinh doanh có thể hình thành từ các trường hợp sau: - Từ những phát minh mới như ô tô hay máy vi tính. Hoặc từ những cải tiến các sản phẩm dịch vụ như từ “chợ” thành “siờu thị”. - Do người khác đưa lại cho mình. - Do xuất hiện ngẫu nhiên. Do đó ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới này. Điều quan trọng là có thực hiện được thành công ý tưởng kinh doanh đú khụng ? Việc thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết đầu tiên và quan trọng nhất là một ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh: - Mang lại cho doanh nghiệp khi khởi sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những giá trị mới tốt hơn trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người khởi sự phải chỉ ra được những hạn chế của sản phẩm dịch vụ hiện tại những điểm chưa tốt. Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt từ đó mới tạo ra được cơ hội thành công cho doanh nghiệp. - í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường.
  • 3. 3 Tóm lại ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Điều quan trọng là có thể thực hiện thành công được ý tưởng kinh doanh đó hay không. 2. Việc bắt chước doanh nghiệp khác sản xuất những sản phẩm đó cú trờn thị trường là một ý tưởng kinh doanh tốt ? Trả lời: Sai ! Bởi vì: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng mang lại cho doanh nghiệp khởi sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những giá trị mới tốt hơn trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người khởi sự phải chỉ ra được những hạn chế của sản phẩm dịch vụ hiện tại những điểm chưa tốt. Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt từ đó mới tạo ra được cơ hội thành công cho doanh nghiệp. - í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp bắt chước các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đó cú trờn thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh chưa tốt. Bởi vì nó có mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Nhưng vi phạm luật về quyền sở hữu trí tuệ. Nếu sau khi đầu tư vào kinh doanh có thể bị doanh nghiệp hiện tại kiện. Thì có thể dẫn tới bị phá sản. 3. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự kinh doanh là tìm được ý tưởng kinh doanh tốt. Trả lời: Đúng ! Bởi vì ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những giá trị mới tốt hơn cho sản phẩm ( dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp. Khai thác được cơ hội kinh doanh bằng việc đáp ứng các cầu chưa được thỏa mãn hoặc thỏa mãn chưa tốt của các doanh nghiệp đang kinh doanh hiện tại trên
  • 4. 4 thị trường. Không vi phạm pháp luật về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ….Nếu doanh nghiệp khởi sự kinh doanh theo ý tưởng kinh doanh không tốt thì có thể sẽ bị mất cân bằng khi khởi nghiệp kinh doanh. Ví dụ như khai thác được cơ hội kinh doanh nhưng vi phạm phỏp luật….Thỡ sẽ dẫn tới hiệu quả kém khi kinh doanh. 4. Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhận biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt ? Trả lời: Đúng ! Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt xấu. Bằng phương pháp cho điểm thông qua các chỉ số sau: TT Tên ý tưởng Cho điểm Đánh giá 1. Sản phẩm mới, tổ chức mới 10 2 Sản phẩm mới 8 3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, cách tổ chức mới. 6 4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4 5 Sản phẩm hiện tại, cách tổ chức mới 2 6 Sản phẩm hiện tại 0 Ta có thể cộng thêm điểm qua các mục sau: Nếu sản phẩm hiện tại thị trưởng mới thì cộng thêm 5 điểm. Sản phẩm hiện tại mà phân đoạn thị trường mới thì cộng thêm lần lượt vào mục 3,4,5,6 lần lượt là 4, 3, 2, 1, điểm. Sau đó ta tổng hợp điểm vào,từ tổng điểm ta có đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt xấu như sau: - Từ 9 – 10 điểm là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời - Từ 7 – 8 điểm là ý tưởng kinh doanh hay - Từ 5 – 7 điểm là ý tưởng kinh doanh trung bình - Dưới 5 điểm là ý tưởng kinh doanh tồi. Do vậy nói ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh giỳp cỏc doanh nghiệp
  • 5. 5 nhận biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt là hoàn toàn chính xác. 5. Ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng kinh doanh không thực hiện được? Trả lời: Đúng ! Vì ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng khụng giỳp cho doanh nghiệp khi khởi nghiệp có thể đạt được các mục tiêu. Như lợi thế cạnh tranh, khai thác được cơ hội kinh doanh và không vi phạm pháp luật. Do đó ý tưởng kinh doanh tồi thường là ý tưởng kinh doanh viển vông và hầu như không thực hiện được. Có thể nói doanh nghiệp nào thực hiện ý tưởng kinh doanh tồi là đi theo vết xe đổ của một doanh nghiệp đã thất bại. 6. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh bao gồm có cơ hội kinh doanh và nguồn lực, kỹ năng để tận dụng cơ hội ? Trả lời: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp khởi nghiệp những điểm sau: - Lợi thế cạnh tranh: Được đem lại thông qua việc lấp đầy cầu của khách hàng. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và một điểm không thể thiếu đó là tận dụng được các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp từ đó sinh ra lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt của doanh nghiệp có thể là nguồn lực ( tài chính, nhân lực …) kỹ năng … - Tận dụng được cơ hội kinh doanh: Tận dụng được cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường, thông qua việc thỏa mãn các cầu của khách hàng chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt bởi các doanh nghiệp hiện tại đang kinh doanh trên thị trường. - Không vi phạm pháp luật; Được thể hiện thông qua các ý tưởng kinh doanh không bị vi phạm các luật về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ… 7. Nhượng quyền kinh doanh là một trong những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp: Trả lời : Đúng !
  • 6. 6 Cơ hội kinh doanh là bất kỳ một loại sản phẩm dịch vụ nào mà cung chưa đáp ứng được cầu ? Sản phẩm đem nhượng quyền phải là sản phẩm đang lên và thương hiệu được khẳng định. Từ đó có thể thấy nhu cầu của sản phẩm đó có thể trong vùng địa lý doanh nghiệp hoạt động chưa được đáp ứng. Do đó là một cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh. Nhượng quyền kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận nhượng quyền rất nhiều lợi ích: - Bên nhượng quyền thì nâng cao được thương hiệu, thu được khoản phí nhượng quyền, tận dụng được các nguồn lực khác để mở rộng kinh doanh. - Bên nhận nhượng quyền thì thụ hưởng sẵn các lợi thế của bên nhượng quyền về công nghệ, thương hiệu … Làm giảm chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển, quảng cáo marketing tóm lại là các chi phí kinh doanh. Có được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nhượng quyền. 8. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc khởi sự kinh doanh nếu tìm được ý tưởng kinh doanh và có cơ hội thực hiện ý tưởng đó ? Trả lời: Đúng ! Bởi vì: Doanh nghiệp muốn khởi sự kinh doanh thì cần phải tìm được cho mình một ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng đem lại cho doanh nghiệp khởi nghiệp lợi thế cạnh tranh, khai thác được cơ hội kinh doanh và không vi phạm pháp luật. Và có thể tổng kết lại là ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng có thể thực hiện được khả thi đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Cho nên điều khẳng định trên là đúng. 9. Khi các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kộm thỡ đó là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
  • 7. 7 Trả lời: Đúng ! Bởi vì khi doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kộm. Thỡ rõ ràng chưa thể thỏa mãn cầu của khách hàng. Mà bất kỳ một cầu về sản phẩm dịch vụ nào chưa được đáp ứng thỡ đú chớnh là cơ hội kinh doanh. Đây là một lỗ hổng thị trường là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính cạnh tranh để thỏa mãn khách hàng một cách tốt hơn. 10. Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu đó ? Trả lời: Đúng ! Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có hàng hóa dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng đây là lỗ hổng của thị trường. Lỗ hổng đó cần được lấp đầy, đú chớnh là cơ hội kinh doanh cần được các chủ doanh nghiệp nắm giữ. Các chủ doanh nghiệp cần nhận biết các cầu này và tìm ra các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn các cầu này. Đõy chớnh là thị trường mới và sản phẩm kinh doanh mới đú chớnh là ý tưởng kinh doanh được 10 điểm (theo ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh). Tóm lại các chủ doanh nghiệp phải nhận biết được các cầu mà chưa được đáp ứng để đáp ứng đú chớnh là ý tưởng kinh doanh tốt. 11. Khi lựa chọn lĩnh vực để kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ về ngành nghề kinh doanh đó. Trả lời: Đúng ! Sự thật khi kinh doanh bạn có thể nói lý thuyết là bạn chưa cần hiểu về ngành nghề kinh doanh đó. Nhưng khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh nào đó bạn phải hiểu rõ về nó. Nếu bạn không hiểu rõ ngành nghề kinh doanh của mỡnh thỡ bạn thật khó để đưa ra các quyết định đúng trong việc kinh doanh. Ví dụ bạn kinh doanh chứng khoán chẳng hạn. Thì bạn phải có kiến thức và hiểu rõ về ngành đó. Không thể nào chơi theo kiểu đánh bạc được.
  • 8. 8 Bạn mua bán chứng khoán trong khi không hiểu gì về nú thỡ có thể phá sản trong một đêm. Đó là điều bạn phải học tập và bổ xung nếu khi khởi nghiệp bạn không có. Cho nên điều quan trong khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là phải hiểu rõ nghề kinh doanh đó. 12. Nếu ý tưởng kinh doanh tốt thì chẳng cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh trong lĩnh vực này cũng được ? Trả lời: Sai ! Tìm được ý tưởng kinh doanh tốt thì là một điều rất tốt cho doanh nghiệp khi khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực đú thỡ thật khó cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong kinh doanh không chỉ có ý tưởng kinh doanh tốt mà để thành công còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Cho nên phải cần có kinh nghiệm kỹ năng kinh doanh trong lĩnh vực là điều tốt nhất. Thực sự thì khi khởi nghiệp kinh doanh không một doanh nhân nào không hiểu một chút nào đó về lĩnh vực kinh doanh của mình. 13. Việc nghiên cứu để tìm ra những dịch vụ còn thiếu là một cách để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ? Trả lời: Đúng ! Bởi vì ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện do: - Tự nghiên cứu ra sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng cầu thị trường. - Do người khác đưa lại - Do ngẫu nhiên. Do đó tìm ra những sản phẩm dịch vụ còn thiếu để lấp đầy lỗ hổng thị trường đú chớnh là một cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. 14. Bất cứ người nào cũng có thể thực hiện việc khởi sự kinh doanh miễn là anh ta có ý tưởng và cơ hội để kinh doanh ? Trả lời: Sai !
  • 9. 9 Bởi vì kinh doanh là một nghề do đó cũng phải cần những kỹ năng để có thể khởi sự kinh doanh đó là: - Nghề kinh doanh là một nghề cần phải có kỹ năng - Nghề kinh doanh là một nghề cần có trí tuệ - Nghề kinh doanh là một nghề cần có nghệ thuật - Nghề kinh doanh là một nghề cần có một chút may mắn. Cho nên không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh. Nếu đưa ý tưởng kinh doanh cho một người (ý tưởng kinh doanh do người khác đưa lại) không có kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề kinh doanh thì chắc chắn anh ta sẽ thất bại. Do đó không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh mà phải là người có các tố chất sau: - Thứ nhất lòng tự tin: Do kinh doanh là một con đường không bao giờ bằng phẳng cho nên không thể thiếu lòng tự tin. Mặt khác việc kinh doanh không khác gì một thuyền trường chèo lái con thuyền của mỡnh trờn dòng sông hoàn toàn không quen biết. Nếu không có lòng tự tin thì liệu có thể chèo lái con thuyền của mình đi tới đích hay không ? - Thứ hai có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã dự tính. - Thứ ba có năng khiếu chịu mạo hiểm: Đôi khi việc kinh doanh dẫn tới việc doanh nghiệp phải vượt qua sóng gió thác nghềnh. Nếu không phải là người có năng khiếu chịu mạo hiểm thì làm sao có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió thác nghềnh để đạt tới thành công. - Thứ tư năng khiếu chỉ huy: Để đưa công việc kinh doanh đến thành công thì cần phải có năng khiếu chỉ huy. - Thứ năm cần có năng khiếu đặc biệt - Thứ sáu phải biết lo về tương lai Đú chính là 6 tố chất cần cho một doanh nhân. Một người khởi nghiệp kinh
  • 10. 10 doanh phải có tuy không đầy đủ nhưng cũng cần có các tố chất ấy mới có thể khởi sự kinh doanh được. 15. Sự chấp nhận của thị trường là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh. Trả lời: Đúng ! Sự chấp nhận của thị trường chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và then chốt đối với việc khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, thị trường chấp nhận khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh lấp đầy được chỗ trống của thị trường. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và từ đó thị trường mới chấp nhận. Đó là biểu hiện của việc doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh tốt. Vì vậy nó là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh. CÂU HÁI TỰ LUẬN Câu 1: Điều kiện khi bạn là chủ DN * Tự nhìn nhận về bản thân Bạn đã biết KD là công việc mạo hiểm, được gì và mất gì. Bạn cũng đã xem xét đánh giá bản thân và thấy thích hợp với KD. Bạn tràn đầy quyết tâm. Thế thì bạn phải chuẩn bị gì để có thể bắt tay vào KD? Như đã nói ở phần trên, sự lúng túng trong việc quản lý là một trong những nguyên nhân thường gặp trong sự thất bại của một DN, nhất là DN vừa và nhỏ mới ra đời. Do vậy, việc đào tạo bản thân (thông qua các khóa học hoặc tự học) để có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về kinh doanh là điều quan trọng mà bạn phải làm đầu tiên. * Một số phẩm chất của người chủ DN ở các nước phát triển luôn có những tổ chức chuyên nghiên cứu về các DN và các chủ doanh nghiệp. Thậm chí có những tạp chí chuyên ngành về
  • 11. 11 vấn đề này. Đã có nhiều nghiên cứu về những phẩm chất của các nhà DN thành đạt. Ngày nay môi trường KD biến động nhanh chóng dưới ảnh hưởng của các thành tựu khoa học công nghệ, cũng nh- xu thế toàn cầu hóa KD. Do vậy, danh sách những phẩm chất cá nhân của một nhà DN hiện đại ngày một dài thêm. Nhưng dù có được gắn thêm bao nhiêu những phẩm chất “hiện đại” và “quốc tế” đi chăng nữa thì những phẩm chất truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị gốc rễ của chúng. Hãy đừng lấy làm phiền lòng khi nghĩ rằng phải hội tụ nhiều đến nh- thế những phẩm chất cao quý thì mới thành đạt. - Những phẩm chất thủ lĩnh: chủ DN luôn là thủ lĩnh của doanh nghiệp nên họ có: - Tinh thần sáng tạo và đổi mới tạo sức mạnh cạnh tranh cho DN và tìm giải pháp tình huống khi cần - Tầm nhìn xa: Để xây dựng hướng phát triển lâu dài của DN - Khát vọng thành đạt để thúc giục lôi kéo mọi người. - Khả năng định hướng theo cơ hội nhiều hơn là nguồn lực sẵn có: trong KD cơ hội mới là quan trọng nhất - Khả năng giữ bình tĩnh và chấp nhận những diễn biến chưa lường trước được đó là bản lĩnh của một truyền thưởng giữa đại dương. - Có khả năng quyết đoán khi DN gặp phải những tình huống nan giải - Những phẩm chất cá nhân: Tạo tên sức mạnh hành động. Nhà DN cần phải: - Quyết tâm và bền bỉ để đủ sức gánh chịu những hy sinh của một nghiệp chủ - Trung thực và chân thành. Chữ tín tối quan trọng không chỉ đối với khách hàng mà còn đố với các cộng sự. Sự chân thành bao giờ cũng tập hợp đồng lòng tin của người khác
  • 12. 12 - Nhiệt tình và thân ái để tập hợp và lôi cuốn mọi người - Tù tin và lạc quan. KD cũng giống nh- đi trong rừng rậm. Mất lòng tin nh- mất lố đi và điều đó sẽ làm mọi người hoảng loạn - Biết ché chự và kiểm soát tình cảm để luôn làm chủ được tình huống - Có sức khoẻ: kinh doanh là nghề nặng nhọc, luôn chứa chất lo âu và căng thẳng - Những phẩm chất thuộc về nhà quản lý - Biết lắng nghe và chọn lọc: mưu trí dùng người - biết xây dựng tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, đoàn kết thân thiện và cùng một mục tiêu. - Biết luôn tự hoàn thiện các kỹ năng: dao càng mài càng sắc Bạn nên nhớ: doanh nghiệp cũng nh- con người. Cá tính của bạn có thể coi là nh- cá tính của DN bạn. có những cá tính làm cho con người dễ tính, dễ thành công. Ngược lại, có những cá tính làm con người thường phải nếm mùi thất bại. Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thất bại của một DN. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ quan vẫn là chính yếu. Thông thường người chủ doanh nghiệp giải thích sự thất bại của mình bằng cách đổ lỗi cho các lý do bên ngoài hơn là những khiếm khuyết của mình trong quản lý. Đành rằng, khi có khủng hoảng kinh tế hay thiên tai ở diện rộng, các doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn, song những biến đổi cố đó không phải là thường xuyên. nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng những yếu tố như thủ tục hành chính rườm ra, mức thuế cao... làm họ không thể phát triển được. Nhưng yếu tố này chung cho tất cả các doanh nghiệp, hơn nữa những
  • 13. 13 chính sách vi mô được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. ậ đây chúng tôi không khẳng định nguyên nhân chủ quan luôn đứng đằng sau các cuộc đổ vỡ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngay ở Mỹ tổng kết cho thấy nguyên nhân quản lý yếu kém là cơ bản). chúng tôi chỉ muốn nêu lên những nguyên nhân chủ quan tiềm tàng để bạn xem xét và cảnh giác. Để làm việc đó, chúng tôi xin thống kê những lý do khách quan mà một chủ doanh nghiệp có thể đưa ra giải thích cho sự không thành công của mình, và cố gắng tìm ra những nguyên nhân chủ quan có thể “ẩn náu” sau những sự kiện đó. Tất nhiên đây chỉ là những trường hợp điển hình, chưa, và đúng hơn là không thể, bao quát hết được những gì xảy ra trong thực tế. Lý do khách quan Nguyên nhân chủ quan tiềm Èn Không đủ khách hàng, cạnh tranh quá gay gắt -Không biết hoặc chọn nhầm cơ hội kinh doanh -Chiến lược kinh doanh không phù hợp với thị trường -Không có hiểu biết về kinh doanh nói chung hoặc về ngành mình kinh doanh -Marketing yếu kém -Đánh mất chữ tín đối với khách hàng Không đủ vốn -Mua sắm tài sản cố định nhiều hơn hoặc hiện đại hơn mức cần thiết -Không kiểm soát được các chi phí -Không biết lập kế hoạch kinh doanh -Không biết cách huy động vốn -để hàng tồn kho quá nhiều Có nhiều món nơ khó đòi -Quá dễ dãi trong việc cho mua chịu -Công tác kế toán yếu
  • 14. 14 -Quản trị tài chính có vấn đề Nhân viên không có trình độ - Quản trị nhân sự yếu kém. Xếp chưa đúng người, đúng chỗ. Không biết động viên khuyến khích nhân viên - Chưa làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên - Dùng nhiều con cháu, họ hàng, hay người quen - Chưa thành thật và công bằng với nhân viên - Có ván đề không bình thường trong cách thức làm việc với người khác Hàng hóa đất nước ngoài lấn át - Chưa năng động, sáng tạo và đổi mới - Chưa biết cách giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động để giảm giá thành - Marketing còn yếu. - Thiếu những tố chất cần thiết của một nhà doanh nghiệp - kinh doanh không trung thực, không có chữ tín - Phạm một hoặc vài một vài thiếu sót kể trên Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Thành công (lợi nhuận) là phần thưởng xứng đáng cho những người biết cách vượt qua. Trong cuộc cạnh tranh sống còn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thường dễ bị tổn thương hơn các doanh nghiệp lớn hoặc lâu năm, hệt nh- một cây non so với một cây to trong môi trường thừa gió, thiếu nước. Hai chữ Kinh doanh thường gắn liền với hai chữ lợi nhuận, giống nh- cặp tình yêu và hôn nhân, mà cái sau vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của cái trước. Sự phá sản của một doanh nghiệp cũng như một cuộc ly hôn. Tuy thống kê ở hầu hết các nước cho thấy tỷ lệ ly hon có sự gia tăng trong những
  • 15. 15 năm nửa thế kỷ 20, nhưng không phải vì thế mà làm giảm đi sự háo hức của các đôi trai gái đang đến với nhau. Câu 3: Phát hiện cơ hội k d và đánh giá tính khả thi * Cơ hội và phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh * Đặc điểm của cơ hội. Để có được thành công, điều cốt lõi là bạn có khả năng phát hiện ra cơ hội và tận dụng triệt để cơ hội hay không? Cơ hội có một số đặc điểm sau: - Cơ hội có tính bất ngờ: trước khi bạn tiến hành hoạt động SXKD một cách có ý thức và mục đích bạn không thể hoàn toàn biết trước được rằng chắc chắn có cơ hội, đồng thời cũng không biết được cơ hội sẽ xuất hiện trước mắt mình vào lúc nào, ở đâu, dưới hình thức như thế nào? - Cơ hội có tính khách quan: Cơ hội tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Dù bạn có ý thức được hay không tính khách quan của nó luôn luôn tồn tại trong những phạm vi thời gian nhất định. Chúng ta có nhận thức chính xác cơ hội và nắm bắt được nó hay không? Điều này phụ thuộc vào khả năng, trình độ và sự năng động của chúng ta. - Cơ hội có tính hai mặt Về mặt thời gian, cơ hội có tính chất khách quan Về mặt nhận biết và nắm bắt cơ hội, nó có tính chủ quan, tức là cùng 1cơ hội, có người khai thác được, người thì không, hoặc khai thác ở mức độ khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau. Có thể tốt đối với người này nhưng lại xấu đối với người khác. * Bạn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh ở đâu Tìm cơ hội KD chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận dân chúng mà nó: - Chưa được đáp ứng
  • 16. 16 - đáp ứng chưa được đầy đủ - đáp ứng chưa được tốt * Một số phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh Theo nh- phần trên: - Chưa được đáp ứng - đáp ứng chưa được đầy đủ - đáp ứng chưa được tốt Trước hết hãy tin tưởng và xác định rằng cơ hội kinh doanh có rất nhiều và có ở mọi nơi, mọi lúc. tính năng động sáng tạo của người chủ doanh nghiệp sẽ quyết định tìm ra cơ hộ hay không Trong kinh doanh một sản phẩm được coi là mới nếu nó nằm trong nhóm được phân cấp sau: - Mới hoàn toàn - Tạo thêm tính năng, công dụng - Sao chép có cải tiến - Kết hợp cái đã có thành một thứ mới Câu 4: Các bước lựa chọn cơ hội k d trên thị trường Bước 1: Liệt kê những vấn đề trên thị trường Để khởi đầu cho việc kinh doanh, bạn cần nghe ngóng thị trường. Bạn cần lập một danh sách các lĩnh vực mà nhu cầu con người chưa được thoả mãn đầy đủ hoặc bỏ trống. Cần chú trọng đến việc lập một doanh sách kèm theo quy mô những vấn đề có trên thị trường. Lưu ý ở bước này bạn nên quan tâm tới số lượng các vấn đề có ý nghĩa quan trọng, các bước tiếp theo sẽ xem xét kỹ đến chất lượng tương đối của mỗi vấn đề. Richard M.White đã đưa ra một phương pháp khá thú vị để chỉ ra các cơ hội thông qua việc nghiên cứu các khe hở của thị trường. Theo ông, bạn có thể tìm ra cơ hội kinh doanh ở mọi khóa cạnh cuộc sống. Bạn hãy tham khảo cách của White
  • 17. 17 khi xác định cơ hội với cách chia cuộc sống của mọi người ra làm hai đó là: lao động và nghỉ ngơi. Từ đây, ông khuyên hãy quan tâm tới các vấn đề mà mọi người thường vướng mắc hàng ngày. VD mét loạt vấn đề như: sự mệt mỏi, giao thông ách tắc, chân tay mái khi trở về nhà, quần áo nhàu bẩn... ông đã chỉ ra hàng trăm vấn đề phổ biến trong khoảng thời gian nghỉ ngơ ngắn ngủi hàng ngày này của mọi người và khuyên rằng hãy suy nghĩ lựa chọn để biến chúng thành cơ hội kinh doanh thông qua việc đáp ứng các nhu cầu trên Bước 2: chỉ ra các cơ hội kinh doanh thích hợp Sau khi đã nêu ra một loạt các vấn đề, lúc này bạn hãy cân nhắc: liệu mỗi vấn đề có thể trở thành cơ hội kinh doanh được không, vấn đề thú vị ở đây là: mỗi vấn đề hay khe hở đều chứa đựng một hoặc nhiều cơ hội kinh doanh khác. Các vấn đề cần được suy nghĩ bóc tách thành nhiều cơ hội kinh doanh có thể thực hiện được. ậ bước này bạn hãy gắng trả lời tốt câu hỏi: có bao nhiêu cách để làm rõ một vấn đề, bạn nên biết rằng: - Vấn đề mà bạn phát hiện ra càng lớn thì cơ hội kinh doanh cũng tương ứng lớn - Một vấn đề hay khe hở thị trường chưa được đáp ứng ngày hôm nay sẽ sản sinh ra các SP, dịch vụ hấp dẫn ngày mai. - Người thành công trong kinh doanh thường bắt đầu bằng việc chỉ ra những nhu cầu không được đáp ứng chứ không phải bằng các ý đồ về sản phẩm hay dịch vụ bởi họ sẽ hợp tác với những người khác để nghĩ ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. - Cơ hội kinh doanh mới không chỉ hạn chế ở các sran phẩm trong ngành công nghiệp cao cấp. Hỗu hết các cơ hội làm ăn mới đầy hứa hẹn lại nằm ở việc cải thiện cuộc sống hàng ngày cho những nưgời dân bình thường. Bước 3: xác định những năng lực và nguồn lực cần thiết
  • 18. 18 Hầu hết các công việc mới đều cần đến những điều kiện về công nghệ, thiết bị, đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Bạn cần phân tích các yếu tố có thể cản trở tới công việc KD sau này. Nếu thấy mình không đủ các điều kiện cần thiết, hãy gạt bỏ những cơ hội này khỏi danh sách. Tuy nhiên nhiều người thường mắc sai lần khi loại bỏ nhiều cơ hội KD vì cho rằng lĩnh vực đó mình không có sở trường hoặc kinh nghiệm bằng việc tham gia vào một số lĩnh vực quen thuộc, dễ dàng với mình song cũng dễ với người khác. kết quả thường là kinh doanh kém lợi nhuận hoặc dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Bước 4: xác lập quy mô về tài chính của các cơ hội ở bước này bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi sau: - Khởi sự thành công việc mới này phải chi phí hết bao nhiêu tiền? - Cơ hội kinh doanh mới này sẽ đem lại cho bạn khoảng chừng bao nhiêu lợi nhuận? - Thời gian bao lâu thì công việc kinh doanh mới có lãi? Các câu hỏi trên thường có ý nghĩa rất lớn vì rất nhiều DN tiêu hết cả tiền vẫn chưa đứng vững trên đôi chân của mình, ở bước này sẽ giúp bạn loại bỏ được những cơ hội không có tính khả thi. Sau khi xem xét các nguồn thông tin tài chính khác nhau, bạn cần suy nghĩ kỹ hơn về lợi nhuận trung bình, những yêu cầu vốn đầu tư ban đầu, mức hoàn vốn và thời gian để công việc kinh doanh có thể trang trải các chi phí và bắt đầu có lãi. bước này nhằm cung cấp cái nhìn sơ bộ về lợi Ých tài chính tương đối của từng cơ hội kinh doanh, bạn sẽ loại bỏ vốn đầu tư ban đầu vượt khả năng tài chính của bạn. Bước 5: sắp xếp các cơ hội thứ tự Các cơ hội kinh doanh còn lại cần được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo 3 tiêu chuẩn quan trọng: 1. sở thích riêng, 2. giá trị vềmặt tài chính, 3. rủi ro có thể chấp nhận được cân nhắc để lựa chọn các cơ hội theo giá trị về mặt tài
  • 19. 19 chính. Điều này cũng chứa đựng việc phải định ra mục tiêu về mặt lợi nhuận hoặc mức hoàn vốn tối thiểu. May rủi và lợi nhuận về tài chính có liên quan chặt chẽ tới nhau. Nói chung, rủi ro càng lớn thì lợi nhậun càng đem về cho bạn nhiều. Tuy nhiên, ở bước này bạn cầnthiết chỉ ra các yếu tố gây ra nguy hiểm cho mỗi cơ hội kinh doanh. Càng có Ýt yếu tố phụ thuộc vào những bất ngờ hay thiên tai thì rủi ro của cơ hội càng nhỏ. Bước 6: chọn lựa cơ hội kinh doanh sẽ theo đuổi Đến đây chúng ta cần phải thu hẹp hơn nữa danh sách những cơ hội làm ăn để chỉ còn lại 1 hay 2 cơ hội tiềm tàng. Đây là bước sắp xếp thứ tự từng cơ hội còn lại theo mét thang điểm từ thấp tới cao cho cả ba yếu tố: sở thích riêng, giá trị về mặt tài chính, may rủi ro có thể nhận thấy được. Trường hợp lý tưởng có sẽ Ýt nhất 1 cơ hội đạt điểm tốt cả về 3 mặt trên. Đìeu đó lại càng hấp dẫn nếu cơ hội chỉ cần đến một khoản vốn ban đầu không quá lớn. Bạn không nên hy vọng sẽ tìm thấy cơ hội hay nh- vậy. Nếu có cơ hội hay nh- thế thì chắc đã có người khác làm trước rồi, hoặc bạn có đã bỏ qua nhiều điều gì đó khi xem xét cơ hội này. Nếu quá trình 6 bước đã chỉ ra cho bạn một cơ hội kinh doanh hấp dẫn, hãy mạnh dạn chớp lấy cơ hội hiếm có này để bắt tay xây dựng một phương án khả thi cho bạn. Câu 5: Đánh giá thị trường Đánh giá thị trường nghĩa là tìm hiểu kỹ về khách hàng tiềm năng cũng nh- đối thủ cạnh tranh của bạn * Tìm hiểu khách hàng tiềm năng Trong mục 2.1 chóng ta nói đến phương pháp xác định cơ hội kinh doanh theo nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là nhóm khách hàng quan trọng
  • 20. 20 nhất mà bạn cần tập trung phục vụ tốt nhất, thay vì dàn trải cho tất cả đám đông. nếu ví toàn bộ khách hàng tiềm năng của bạn như một tấm bia thì khách hàng mục tiêu sẽ là khu vực “hồng tâm” thực tế kinh doanh còng cho thấy, thường 20% số khách hàng ua 80% số hàng bán được của nhiều doanh nghiệp thành đạt. việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu loà rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến kế hoạch marketing trong tương lai. Công việc tìm hiểu khách hàng bao gồm các nội dung chính sau: A. Nội dung tìm hiểu A1. Những ai là khách hàng tiềm năng của bạn? Bạn phải lên một danh sách các nhóm khách hàng tiềm năng này. bạn lưu ý rằng khách hàng tiềm năng không chỉ là các cá nhân riêng lẻ mà còn là các doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của bạn. chẳng hạn bán cây giống thì ngoài các hộ nông dân còn có các công ty giống cây trồng ở các địa phương khác. trong trường hợp bạn bán nhiều mặt hàng khác nhau thì cho mỗi mặt hàng bạn phải tạo lập một danh sách khách hàng tiềm năng riêng biệt. A2: mỗi nhóm khách hàng chấp nhận mua với mức giá nào. họ có yêu cầu gì về chất lượng, hình thức, kích cỡ, màu sắc, hương vị, bao bì... đối với sản phẩm dịch vụ của bạn? Giá bán người mua chấp nhận luôn là thông tin quan trọng nhất cần điều tra. Về những đặc trưng của hàng hóa,; các nhóm khách hàng khác nhau nhiều khi có những yêu cầu rất khác nhau. Lờy ví dụ, bạn buôn áo đi mưa. Đa số những người làm nghề nông thích áo màu sẫm, trong khi đó thanh thiếu niên, học sinh lại thích màu sặc sỡ hơn. A3. Khách hàng của bạn sống ở đâu, hiện giờ họ thường mua mặt hàng bạn định bán ở chỗ nào, khi nào. họ có mua hàng ở đó thường xuyên không, mỗi lần mua số lượng bao nhiêu?
  • 21. 21 Mức độ thường xuyên mua hàng và số lượng khách mua mỗi lần là rất quan trọng để đánh giá thị trường có đủ lớn hay không. mức độ thường xuyên có thể tính theo ngày, theo tuần hay theo tháng tuỳ thuộc vào từng loại hàng. A4. số khách hàng mua loại hàng đó tăng hay giảm so với trước đây. Liệu sắp tới có tăng thêm hay giữ nguyên? Lượng khách mua tăng lên gay giảm đi mách bảo cho bạn KD sản phẩm/dịch vụ này có nên làm nữa hay không. A5. Khách hàng có ý định mua loại hàng khác hay không? Bạn phải biết mặt hàng mình định bán sắp lỗi thời chưa, khách hàng còn thích nó nữa hay không B. Cách thức tìmhiểu Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mục A, bạn có thể tự mình đưa những cách riêng của mình. Điều quan trọng là câu trả phải tin được. Sau đây là một số gợi ý. B1. Quan sát kết hợp với suy luận. Quan sát thực tế vài lần ở một số địa điểm, ghi chéo cẩn thận rồi cộng với hiểu biết sẵn có để đưa ra những đánh giá cần thiết. Cách này thích hợp cho câu hỏi A1. B2. Quan sát kết hợp với dò hỏi Quan sát kết hợp với hỏ một số đại diện của từng nhóm khách hàng. Nội dung câu hỏi phải chuẩn bị kỹ từ trước. Cách này rất thích hợp với các câu hỏi A2, A3 và A4. B3. Lâý thông tin từ những nguồn trung gian: Bạn có thể tìm các số liệu mình cần từ những người, những cơ quan có liên quan như: - Ban quản lý thị trường của địa phương,
  • 22. 22 - Ban quản lý các chợ - Phòng thuế địa phương - Các nguồn thông tin đại chúng nh- sách, báo, đài ... - Các tổ chức chuyên làm điều tra thị trường, chẳng hạn nh- công ty tư vấn (nếu có) Cách này tốt cho câu trả lời về mức tiêu thụ hiện tại của sản phẩm / dịch vụ bạn dự định bán B4. Điều tra bằng hỏi trực tiếp Bạn có thể hỏi những người quen, hoặc nếu có điều kiện thì đòi hỏi thêm những người khác nữa về những điều mình muốn biết. Mỗi nhóm khách hàng nên lựa chọn một số đại biểu để hỏi. Nếu làm được thì cách này là cách cho kết quả đáng tin cậy cao nhất cho các câu hỏi từ A1 đến A5. Có thể hỏi bằng cách đưa cho họ một bảng các câu hỏi in sẵn để họ điền câu trả lời rồi xin lại. Cách này cũng đòi hỏi chi phí về thời gian và tiền bạc nhiều hơn so với các cách khác. * Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh A. Nội dung tìm hiểu Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng bán loại sản phẩm / dịch vụ giống nh- của bạn, trên cùng một địa bàn mà bạn nhắm tới. Cạnh tranh luôn là những nguyên nhân chính dẫn đến sự không thành công của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp mới. Cạnh tranh lành mạnh là thu hút khách hàng đến với mình nhiều hơn bằng cách làm cho họ hài lòng hơn không chỉ bởi cung cấp đúng loại hàng mà họ đang tìm kiếm mà còn bằng phong cách phục vụ họ. Cạnh tranh k d bằng các biện pháp không lành mạnh là điều vi phạm luật. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
  • 23. 23 A1: Hiện nay có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên địa bàn? Giá họ bán là bao nhiêu? Đây là điều quan trọng nhất bạn cần biết về đồi thủ cạnh tranh của mình. A2: Hàng hoá của họ nh- thế nào và thái độ phục vụ khách hàng của họ ra sao? Nói về hàng hoá có nghĩa là nói về chất lượng và hình thức (kích thước, màu sắc, hương vị, bao bì...) của nó. Phong cách bán hàng nhiều khi quan trọng không kém chất lượng hay giá cả của hàng hoá. Điều này càng có ý nghĩa khi chóng ta bán dịch vụ. A3: Họ có dịch vụ nào kèm theo không ? Các doanh nghiệp thương sử dụng những dịch vụ kèm theo để làm vừa lòng người mua, nhân đó mà có thể nâng cao giá trị bán. Ví dụ: Bán hàng cồng kềnh có thể đưa về tận nhà cho khách hàng, bán những đồ đắt tiền có kèm theo dịch vụ sửa chữa miễn phí trong vòng vài thánh đến vài năm. Về những thủ thuật này sẽ nói kỹ thêm ở chương sau. A4: Cơ sở vật chất của họ thế nào? Máy móc, trang thiết bị của họ có tốt không? Cửa hàng (hay văn phòng) của họ ở địa điểm thuận lợi hay không thuận lợi? Có khang trang hay không ? A5: Họ bán hàng bằng những cách nào? Người sản xuất có thể bán hàng của mình làm ra bằng cách bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán buôn cho một người để họ bán lẻ lại cho người cần. Có thể một người bán bằng hai cách. A6: Nhân viên của họ có giỏi không, họ được trả lương nh- thế nào? Nếu quả thực nhân viên của đối thủ cạnh tranh được đào tạo tốt, được khuyến khích làm việc hăng sau thì đây là đối thủ đáng gườm nhất của bạn. A7: Họ vó quảng cáo cho hàng hoá của mình không?
  • 24. 24 Quảng cáo tốn rất nhiều tiền. Hãy xem đối thủ của bạn sử dụng những phương thức quảng cáo nào và phân tích mức độ hiệu quả của từng phương thức. Nên nhớ, chỉ những doanh nghiệp lớn, mạnh về tài chính mới đủ sức quản cáo rầm rộ cho những mặt hàng chọn lọc. Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì biện pháp quảng cáo tốt nhất mà lại không tốn đồng nào là khách hàng tự mách bảo cho nhau về hàng hoá của chúng ta. Muốn thế phải có uy tín và chiếm được lòng tin của họ. A8: Họ có những biện pháp gì để bán được nhiều hàng? Biện pháp (hay chính sách) có rất nhiều, sẽ được nói kỹ ở chương sau. Người chủ doanh nghiệp giỏi sẽ tạo thêm được nhiều biện pháp mới và riêng của mình. A9: Tổng kết lại: Đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh của từng đối thủ cạnh tranh? Bảng tổng kết này là kết quả của việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn. Phân tích kỹ kết quả này sẽ giúp Ých rất nhiều cho bạn trong việc xác định lại chính xác nhóm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình và đề ra những biện pháp cạnh tranh hiệu quả. B. Cách thức tìm hiều Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đòi hỏi bạn phát huy tính sáng kiến chẳng khác mấy so với người điều tra hình sự. Bạn có lẽ sẽ nghĩ ra thêm những biện pháp (trong phạm vi cho phép) hoàn toàn của riêng mình. Dưới đây chỉ là một số gợi ý: D1: Quan sát, ghi chép cẩn thận Đây là cách đơn giản nhất, nhưng không kém phần hiệu nghiệm, nếu bạn là người có khả năng quan sát và tổng hợp. D2: Đóng vai khách hàng
  • 25. 25 Kết quả thu bằng cách này thường hạn chế, không đầy đủ, nhưng thông tin thu được khá chính xác. D3: Dò hỏi người làm của họ Người bị hỏi có vai trò càng quan trọng thì thông tin bạn thu được càng đầy đủ và chính xác. D4: Cho người làm thuê cho họ Nhiều chủ doanh nghiệp trưởng thành từ đi làm thuê cho người khác. Làm thuê không chỉ để tích luỹ tiền bạc mà quan trọng là tích luỹ được kinh nghiệm kinh doanh. D5: Sử dụng các bài báo hay các bài viết giới thiệu về họ Doanh nghiệp càng có tiếng tăm thì công khai về họ càng dễ tìm kiếm . Nhưng thường những gì gọi về “bảo bối” của họ thì bạn khó tìm được bằng cách này. Câu 6:Tiêu chí lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt Nh- vậy bạn đã biết phát hiện cơ hội kinh doanh và cách đánh giá mức độ chắc chắn của nó. Nếu cùng một lúc bạn có trong tay một vài cơ hội KD đều có tính hiện thực thì bạn nên tận dụng cơ hội nào, nếu như bạn không thể hoặc không muốn tận dụng tất cả các cơ hội đó cùng một lúc ? Có một cách lựa chọn như sau: Bạn hãy tỉnh táo cho điểm (theo thang điểm 10) từng cơ hội theo 3 tiêu chí: ý thích của bản thân, mức độ vốn phải bỏ ra để kinh doanh và mức lãi có thể thu được, mức độ rủi ro trong khi kinh doanh. Sau đó bạn tính tổng số của 3 loại điểm đó cho từng cơ hội. Cơ hộ có số điểm cao nhất có lẽ sẽ là tốt nhất cho bạn. Cách lựa chọn trên tất nhiên chỉ là một gợi ý để bạn tham khảo. Trên thực tế mỗi người có một cách thức lựa chọn riêng. Trong nhiều trường hợp “linh tính” của bạn sẽ đứng ra quyết định. Câu 7: Phương thức tìm ý tưởng kinh doanh
  • 26. 26 Ý tưởng và lựa chọn ý tưởng kinh doanh Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ thường được tìm thấy ở những nơi thích hợp trên bất kỳ thị trường nào. Không có bất kỳ ngành nào, hoặc bất kỳ lại doanh nghiệp nào có thể là một mỏ vàng ngay lập tức. Nó tuỳ thuộc vào cái không được cung cấp hoặc chưa được phục vụ một cách đầy đủ trong mét khu vực thị trường nào đó. Mục tiêu là nhận diện một phân khúc nào đó mà bạn có thể thoả mãn một nhu cầu chưa được thoả mãn. Khởi sù DN là một hoạt động không chỉ bó gọn trong việc “mưu sinh lập nghiệp” mà còn thể hiện một khát vọng làm giàu cháy bỏng của bạn. Để có một điểm khởi đầu tốt đẹp, trước hết bạn cần biết ý tưởng kinh doanh là gì, cách tìm tòi ý tưởng, loại hình kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh. Nó là cơ sở nền tảng cho việc chọn ý tưởng kinh doanh tốt. * Ý tưởng kinh doanh Ý tưởng phải chăng là sự tổng hợp hợp các yếu tố rời rạc ? Hay sự phân tích những yếu tố thành một tổng thể? Hay phải chăng là mối quan hệ được thiết lập giữa một ý nghĩ hay một vật với một ý nghĩ khác hay một vật khác? Hay là lại có thể nhìn theo kiểu khác: Một phương pháp đã cho kết quả tốt trong hoàn cảnh này, lẽ nào lại không đem lại thành công trong hoàn cảnh khác trên cơ sở mối tương thích giữa thời gian, không gian, hoàn cảnh, tính đặc thù riêng? Hay nghĩ ra một cái chưa từng có, hoàn toàn mới ?... Một cách đơn giản, ý tưởng kinh doanh là ý nghĩ được hình thành từ mọi khía cạnh của cuộc sống để giải quyết một hay nhiều vấn đề phục vụ cho cuộc sống với mục đích kiếm tiền. Nó không chỉ có ở một số người có trí thông minh tuyệt vời mà hiện hữu ở mọi lĩnh vực, mọi con người. * Phát triển ý tưởng tượng kinh doanh Dựa vào tính năng, ý tưởng có thể được phân ra làm hai loại hình thái:
  • 27. 27 Ý tưởng tổng hợp : Thông qua khả năng này, con người có thể tổ hợp mới lại quan niệm, ý tưởng hoặc kế hoạch cũ. Khả năng này không có sáng tạo. Nó chỉ lấy kinh nghiêm, giáo dục và quan sát đã hấp thụ làm tư liệu. Khả năng này thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhiều nhất. Ý tưởng sáng tạo: Thông qua tính năng của tưởng tượng sáng tạo, tâm linh hữu hạn của con người có thể liên kết trực tiếp với trí tuệ vô hạn. Dự cảm và linh cảm có được cũng chính bằng khả năng này. Mọi ý tưởng cơ bản hay mới cũng được truyền tới cá nhân, hay tiến vào, hoặc liên hệ với tiềm thức của người khác nhờ vào khả năng này. Các nhân vật lãnh đạo giới thương nghiệp, công nghiệp và tài chính cũng như các nhà nghệ thuật, nhà thơ, nhà văn sở dĩ vĩ đại vì họ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo. * Lựa chọn ý tưởng kinh doanh Trong kinh doanh, cũ và mới không có sự phân định rõ ràng, cũ ở xứ người nhưng lại mới ở xứ ta. Mới – cũ có tính tương đối , tuỳ thuộc vào không gian và phạm vi xem xét. Một cách tổng thể, một sản phẩm hay dịch vụ được xem là mới, nếu nó thuộc trong các nhóm phân cấp dưới đây: - Hoàn toàn mới: Trước đó chưa hề có. Ví dụ, lai tạo giống mới, máy nghe nhạc bỏ túi, chụp ảnh kỹ thuật số... Các sản phẩm và dịch vụ này bao giờ cũng tạo nên cuộc cách mạng trong tiêu dùng. - Tạo nên công dụng mới cho một sản phẩm hay một dịch vụ đã tồn tại. Ví dụ, trước đây điện thoại di động chỉ có chức năng truyền thông. Bây giờ, nó được tạo ra với những kiểu dáng rất đẹp, tính thẩm mỹ cao và nhiều công cụ khác nữa. Sáng kiến này đã tạo nên một sức cầu rất lớn. - Sao chép có cải tiến để tạo cho sản phẩm mình có một ưu thế nhất định. Làm cho sản phẩm mình phù hợp hơn với người tiêu dùng. Nó không chỉ đơn giản là chất lượng tố hơn mà còn là kiểu dáng, kích thước, chất liệu... Ví dụ , máy tính cá nhân được thiết kế, chế tạo tại Đài Loan, Hồng Kông được
  • 28. 28 xem là sao chép thành công, bời vì chúng có tính năng kỹ thuật tốt, giá thành rẻ, phù hợp với người trong vùng và các nước đang phát triển. - Kết hợp những cái đã có thành cái mới với công dụng mới “Cái đã có” không chỉ bao gồm sản phẩm dịch vụ mà còn có thể một quan niệm, một yếu tố, một xu hướng... Ví dụ, chế tạo ra một loại thiết bị cùng một lúc thực hiện được nhiều chức năng. Máy tính cá nhân vừa có thêm chức năng điện thoại, chức năng fax, video... Thiết bị này thay thế nhiều thiết bị riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu tiện lợi của con người. Câu 8: Đánh giá ý tưởng kinh doanh * Thế nào là ý tưởng kinh doanh tốt Mét ý tưởng kinh doanh tốt phải thoả mãn được hai điều kiện sau: - Phải có cơ hội kinh doanh, có khả năng kiếm được nhiều tiền - Phải có tính khả thi đối với bạn, tức là bạn phải có những kỹ năng, nguồn lực để tận dụng nó. * Phân tích ý tưởng kinh doanh Có được ý tưởng, cơ hội KD, bạn quyết định, xem xét mình có những kỹ năng để nắm bắt cơ hội đó hay không. Kỹ năng và sự quan tâm sẽ giúp bạn quyết định công việc cụ thể cần làm gì. Kỹ năng ở đây có thể là kỹ năng của bạn, hoặc cũng có thể là kỹ năng của bạn bè, của những người mà bạn có thể quy tụ được. Sau khi tìm được ý tưởng KD, hãy viết nó ra giấy, xem xét nó có tốt hay không, nó có mang tính cạnh tranh hay không. Để làm được điều này, bạn hãy phân tích ý tưởng này quan mô hình SWOT tức là phân tích các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội và đe doạ). Sau khi phân tích xong, thấy ý tưởng KD của mình chưa phải là ý tưởng kinh doanh tốt thì quay lại tìm ý tưởng mới, còn thấy đó là ý tưởng kinh doanh tốt thì tiến hành lập kế hoạch KD (bảng mô tả các công việc cần phải làm, thời gian
  • 29. 29 thực hiện, phương cách thực hiện, dự báo kết quả bằng định tính và định lượng). Sau khi lập kế hoạch xong, thấy kết quả khả quan thì hành động, còn không khả quan thì quay lại tìm ý tưởng mới. Các bước cần thiết để có ý tưởng kinh doanh tốt Điểm mạnh Điểm yếu những gì biết làm những gì Cơ hội nên làm Đe doạ Phân tích SWOT trên cơ sở ý tưởng được xác lập 1. Phân tích các yếu tố bên trong Mục đích: Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu. Điểm mạnh là yếu tố dựa vào nó, bạn thực hiện tốt công việc. Điểm yếu là những yếu tố ngăn cản việc thực hiện tốt công việc. Nó giúp chúng ta xác định những công việc nào biết làm, những công việc nào chưa biết làm. Các yếu tố chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện ý tưởng. - Nguồn lực về tài chính - Năng lực chuyên môn, năng lực quản lý - Uy tín, quan hệ, được sự giúp đỡ thật sự của người khác - Đức tính, khí chất Ph©n tÝch yÕu tè bªn trong T×m ý t-ëng kinh doanh Ph©n tÝch ý t-ëng KD LËp kÕ ho¹ch Ph©n tÝch yÕu tè bªn ngoµi Hµnh ®éng
  • 30. 30 2. Phân tích các yếu tố bên ngoài Mục đích Tìm ra cơ hội và đe doạ. Cơ hội là những yếu tố của môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc thực hiện ý tưởng. Đe doạ là những yếu tố bên ngòai ngăn cản gây khó khăn cho việc thực hiện ý tưởng. Nó giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu hỏi: Doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề gì? và doanh nghiệp sẽ đón nhận những thuận lợi nh- thế nào? Từ đó xác định những công việc nào nên làm, những công việc nào nên tránh. Các yếu tố chính cần xem xét YÕu tố vĩ mô: * Kinh tế - Chu kỳ phát triển kinh tế, xu hướng tăng trởng GDP – GNP - Tăng giảm thu nhập bình quân đầu người - chính sách tài chính tiền tệ - Chính sách thuế - Biến động của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán * Chính trị, pháp luật - Pháp luật: các quy định cho phép, ngăn cấm, những ràng buộc đòi hỏi DN phải tuân thủ theo. - Chính phủ: quan điểm. Quy định, ưu tiên, chương trình chi tiêu, hành động của chính phủ... - Xu hướng chính trị: đối nội, đối ngoại, hợp tác, phát triển song phương, đa phương. * Văn hóa, xã hội Chuẩn mực, giá trị được chấp nhận, tôn trọng bởi xã hội, văn hóa. Nó xác định cách thức con người sống, làm việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ. Cụ thể:
  • 31. 31 - Đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp - Phong tục, tập quán truyền thống - Quan tâm và ưu tiên của xã hội - Tỷ lệ tăng dân số, lập gia đình, chuyển dịch dân số - Tích cực trong tiêu dùng * Tự nhiên Vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, sông biển, khoáng sản, trong sạch của môi trường.... * Công nghệ được sử dụng để thực hiện ý tưởng và những công nghệ liên quan: hiện tại và xu hướng mới Yếu tè vi mô: - Nhà cung cấp - Khách hàng - đối thủ cạnh tranh - Sản phẩm thay thế - đối thủ tiềm năng. Câu 9: Vốn để khởi sự k d và kế hoạch thu lợi nhuận * Các loại vốn ban đầu. Vốn ban đầu là số vốn cần thiết để chi trả cho đất đai, nhà xưởng, đồ dùng, trang thiết bị, máy móc, hàng lưu kho, giấy phép kinh doanh, phí tư vấn, tiền điện và điện thoại, quảng cáo và xúc tiến trước mắt bắt đầu kinh doanh ... các chi phí trên đây có thể được chia làm hai loại như sau: * Vốn đầu tư Đó là những thứ mà bạn mua để hoạt động kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Có những hoạt động kinh doanh có thể bắt đầu với mức đầu tư thấp trong khi một số hoạt động kinh doanh khác lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Tốt nhất là bạn nên đầu tư ban đầu ở mức tối thiểu, như
  • 32. 32 vậy sẽ hạn chế rủi ro trong công việc kinh doanh. Mặc dù, mọi việc kinh doanh đều phải có đầu tư ban đầu. Để đầu tư bạn phải có vốn ngay từ khi bắt tay vào kinh doanh và có thể phải mất vài năm bạn mới đủ số lượng hàng để thu hồi toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu. Vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doan bạn phải tính được lượng vốn bạn cần cho đầu tư. Những khoản cần đầu tư thường được chia thành hai phần là: nhà xưởng và trang thiết bị. - Nhà xưởng: bạn sẽ cần có nhà xưởng, có thể là cả một toà nhà cho một nhà máy hoặc chỉ là một phòng nhỏ để làm việc. Nếu bạn có thể bắt đầu kinh doanh ngay tại nhà mình thì vốn đầu tư sẽ giảm. Khi bạn biết được địa điểm mà mình cần để làm nhà xưởng, bạn phải quyết định các vấn đề sau đây: * Xây dựng nhà xưởng mới để kinh doanh – hoặc mua nhà đã có sẵn * Thuê toàn bộ hoặc một phần nhà * Tiến hành việc kinh doanh ngay tại nhà mình Xây dựng nhà xưởng mới cho riêng mình có thể là giải pháp tốt nhất nếu như việc kinh doanh của bạn có nhu cầu đặc biệt về nhà xưởng hoặc vị trí nhà xưởng. Thế nhưng việc này lại đòi hỏi rất nhiều vốn và thời gian xây dựng. - Trang thiết bị: là tất cả các máy móc, dụng cụ, đồ dùng văn phòng... cần cho kinh doanh. Nhu cầu về trang thiết bị thường là lớn đối với các nhà sản xuất và một số người kinkh doanh dịch vụ. Một số hoạt động kinh doanh đòi hỏi có đầu tư lớn vào trang thiết bị và trong trường hợp này, bạn phải xác định được thứ bạn cần và chọn được loại thiết bị thích hợp. Ngay cả khi việc kinh doan của bạn có nhu cầu về trang thiết bị không nhiều thì điều quan trọng vẫn là suy nghĩ một cách kỹ càng về những thứ bạn cần đưa vào bản kế hoạch kinh doanh của mình. * Vốn lưu động
  • 33. 33 Đây là số tiền cần thiết để chi tiêu hàng ngày nhằm duy trì hoạt động KD của bạn. Hoạt động KD của bạn sẽ diễn ra trước khi bạn có được những khoản thu từ việc bán hàng. Cũng như những nhà sản xuất phải sản xuất ra sản phẩm trước khi có thể bán sản phẩm của mình, người làm dịch vụ phải mua sắm một số vật tư trước khi có thể bán các dịch vụ của mình và các nhà bán buôn, bán lẻ phải mua hàng dự trữ trước khi họ có thể bán hàng. Mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng thời gian và tiền bạc để xúc tiến kinh doanh trước khi họ có khách hàng. Bạn sẽ cần vốn lưu động để chi trả cho các khoản: - Mua dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm - Xúc tiến bán hàng - Trả lương - Tiền thuê nhà xưởng, thiết bị... - Bảo hiểm và các chi phí khác Một sè DN cần có đủ vốn lưu động để trang trải các khoản chi tiêu trong 6 tháng, nhưng cũng có những DN chỉ cần đủ cho 3 tháng. bạn phải tính toán được khoảng thời gian cần thiết cho tới khi bạn có được các khoản thu từ việc bán hàng. Thường thường, khoảng thời gian này dài hơn ta dự định, do vậy bạn nên lập kế hoạch sao cho vốn lưu động nhiều hơn so với dự kiến. - Dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm: nhà sản xuất cần nguyên vật liệu để sản xuất người cung cấp dịch vụ cũng có thể sẽ cần nguyên vật liệu và người bán buôn, bán lẻ cần có hàng hóa dự trữ để bán. càng dự trữ nhiều bạn càng cần nhiều vốn lưu động để mua hàng. Vì phải trả tiền để mua hàng dự trữ nên bạn cần duy trì lượng hàng dự trữ mức tối thiểu. Trong trường hợp là nhà sản xuất, bạn phải tính bạn cần bao nhiêu nguyên vật liệu để sản xuất để từ đó tính được lượng vốn ban đầu cần có trước khi có thể bán hàng của mình và thu được tiền. Nếu bạn là người cung
  • 34. 34 cấp dịch vụ, bạn phải tính được lượng vật tư cần để cung cấp được dịch vụ cho khách hàng trước khi họ bắt đầu trả tiền. Người bán buôn và bán lẻ phải được họ cần dự trữ bao nhiều hàng trước khi bắt đầu bán hàng. bạn cần phải nhớ là nếu có trả chậm thì khoảng thời gian để bạn thu được tiền từ bán hàng sẽ dài hơn và bạn sẽ cần phải mua dự trữ hàng lần thứ hai bằng vốn ban đầu. - Xúc tiến bán hàng: Bạn cần phải tuyên truyền, giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của bạn trước khi khởi sự do vậy cần có vốn để xúc tiến bán hàng. - Tiền lương: Nừu bạn thuê nhân viên, bạn sẽ phải trả lương cho họ ngay cả trong giai đoạn ban đầu và bạn cũng có thể phải trả lương cho chính mình để đảm bảo cuộc sống. Để tính được lượng vốn ban đầu dùng cho việc chi trả lương, bạn phải tính được số tiền lương phải chi trả hàng tháng và bạn phải trả lương bằng vốn ban đầu cho đến khi việc kinh doanh của bạn và thu được tiền từ bán hàng. - Tiền thuê nhà xưởng và trang thiết bị: thông thường, tiền thuê nhà xưởng bạn sẽ phải trả ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tiền vốn ban đầu cho việc thuê nhà sẽ bằng tiền thuê hàng tháng nhân với số tháng bạn phải trả trước khi bạn thu đủ tiền từ bán hàng để trang trải các chi phí đó. - Bảo hiểm: phí bảo hiểm phải trả khi hoạt động KD bắt đầu cho bên trong vốn bạn phải có phần tiền để trả cho các loại phí bảo hiểm của DN mình, phải trả trong thời gian đầu, thí dụ như tiền điện, văn phòng phẩm, vận tải, xin giấy phép... * Danh mục các khoản đầu tư Đây là khoản chi phí ban đầu khá lớn để có được những thứ cần thiết cho việc sản xuất và bán hàng sử dụng lâu dài. Thông thường có hai khoản đầu tư: một là xây dựng mới hoặc cải tạo nhà cửa đã có hay không gian thuê mướn để làm nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng và trụ sở. Hai là mua sắm máy móc, trang thiết, bí quyết công nghệ hay bản quyền. Tất nhiên bạn đã biết
  • 35. 35 cách lên kế hoạch xây dựng, cải tạo nơi sản xuất, nhà kho, cửa hàng và trụ sở, cũng như mua sắm máy móc, trang thiết bị xuất phát từ quy mô và tính chất công việc kinh doanh của mình. Bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau: * Bạn nên tính đến quy mô dự kiến của công vịêc kinh doanh trong một vài năm tới để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu thích hợp với việc mở rộng sau này. * Khi chọn địa điểm sản xuất hay bán hàng bạn nên lưu ý đến những nhận xét về địa điểm kinh doanh. Vì vậy, xây dựng xưởng, kho tàng, cửa hàng, trụ sở không nên dựa trên chỉ tiêu tiết kiệm chi phí ban đầu. * Khi quyết định mua máy móc, trang thiết bị bạn dựa vào ước tính doanh sè khi KD đã đi vào ổn định để xác định công suốt máy cho phù hợp. Không nhất thiết phải mua tất cả. Phương án cho phần mua MMTB có thể tốt hơn, an toàn hơn. - Khi lên dự toán cho phần mua máy móc, thiết bị, bạn đừng quên khoản chi phí cho việc lắp đặt, căn chỉnh và cố định chúng - Sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia kãy thuật có thể sẽ rất hữu Ých cho bạn. * Những chi phí hàng tháng điển hình của doanh nghiệp Sau đây là bản liệt kê các chi phí thường gặp trong hoạt động kinh doanh: a/ Mua nguyên vật liệu về hàng hóa: nếu bạn là nhà sản xuất, hàng tháng bạn phải mua nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm. Với doanh nghiệp bán buôn bán hoặc bán lẻ, bạn cần phải mua hàng hóa để bán lại. Với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bạn cũng cần mua sắm các vật dụng cần thiết để tạo nên dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng. Cơ sở để dự trù khoản tiền này dựa trên các điểm sau:
  • 36. 36 - Doanh số mà bạn ước tính cho từng tháng của năm kinh doanh đầu tiên. - Thông thường một DN mới phải Ýt nhất 3 tháng để khách hàng nhận biết và quen với sản phẩm của nó, từ đó tiền thu được bán hàng mới đủ bù các chi phí. Do đó tối thiểu bạn phải dự trù tiền mua nguyên vật liệu cho 3 tháng đầu. b/ Tiền lương của chủ doanh nghiệp và những người quản lý: Nếu công việc KD mấy tháng đầu chưa thật suôn sẻ thì người chủ doanh nghiệp có thể không nhận lương. Nừu có thuê những người quản lý phải tính đến khoản lương của họ Ýt nhất cho 3 tháng. Bạn nhớ là: nếu phải thuê người quản lý thì phải thuê sao cho “đúng đồng tiền bát gạo”. Vai trò của họ rất quan trọng, nhất là trong lúc “vạn sự khởi đầu nan”. c/ Tiền lương và tiền công của những người làm thuê: Đây là vấn đề cần lưu tâm đặc biệt, vì mấy tháng đầu kết quả kinh doanh chưa như ý muốn nên bạn có thể ngại trả cho họ lương đầy đủ. Để tránh những rắc rối có thể xảy ra vì lý do đó, bạn phải thoả thuận ngay từ đầu với họ. Nói chung sự không hài lòng về mức lương có thể tạo ra ở nhân viên tâm lý luôn tìm cách “cắt xén” của bạn hay của khách hàng khi có thể. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cung cáp dịch vụ vì chính nhân viên là “sản phẩm” của các doanh nghiệp này. d/ Tiền thuê nhà, địa điểm: nếu bạn không phải thuê đất hay thuê nhà thì khoản này bạn không phải dự trù. Nhưng khi bạn hạch toán kết quả kinh doanh thì bạn nên tính khoảntiền thuê nhà này như giá cơ hội của tài sản đưa vào kinh doanh (giá cơ hội có nghĩa là: nếu bạn không mở doanh nghiệp thì ngôi nhà bạn đang dùng làm địa điểm kinh doanh có thể cho thuê và hàng tháng thu được một khoản tiền nào đó). e/ Tiền điện, nước, điện thoại
  • 37. 37 f/ Tiền mua bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế cho gia đình và các nhân viên. Bảo hiểm xã hội bằng 15% quỹ lương tháng. g/ Tiền mua bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm máy móc thiết bị và hàng hóa. h/ Quảng cáo: bạn có thể cần đến những hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng để thu hút sự chú ý của họ đến sản phẩm của bạn, nhất là trong năm đầu. Ngoài ra bạn còn có thể cần đến các quảng cáo không thường xuyên, trong những dịp quan trọng nh- lóc khai trương chẳng hạn. i/ Chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, kể cả vận chuyển hàng đến tận nhà người mua. j/ Trả lãi ngân hàng hoặc người cho vay l/ Chi phí hành chính văn phòng: văn phòng phẩm, chè thuốc tiếp khách... m/ Tiền mặt dự phòng Ngoài các chi phí “đều đều” hàng tháng kể trên, còn có những chi phí không thường xuyên, nhưng chi trả ngay trong thời gian đầu như: chi phí cho việc đăng ký KD, thuế môn bài đóng một lần/năm, chi phí cho ngày khai trương DN. Câu 10: kế hoạch tạo nguồn vốn Bước vào kinh doanh không nhất thiết bạn phải có đủ tiền để thực hiện mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh, mà bạn có thể mời những người khác cùng góp vốn vào kinh doanh với bạn, bạn có thê đi vay, mua trả góp, mua chịu của nhà cung cấphay thuê tài sản, thiết bị... bây giờ là lúc bạn phải xác định lượng tiền cần thiết và xem xét phải lấy tiền từ đâu. trong hầu hết các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu, vốn ban đầu thường lấy từ tiền tiết kiệm của chủ kinh doanh. Nếu bạn có đủ tiền thì tốt, còn không thì bạn có thể đi vay từ nhiều nguồn.
  • 38. 38 Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều là luôn luôn sử dụng tiền của người khác (đồng sở hữu, chủ nợ) nhưng chỉ ở mức độ mà bạn vẫn kiểm soát được hoạt động và lợi nhuận của công việc KD. Bằng cách đó, bạn vẫn dành quyền quyết định và sẽ không bao giờ tuân theo mệnh lệnh của người ngoài- họ biết kém xa bạn về lĩnh vực, ngành nghề, ý tưởng KD. Khi vạy mượn, tiền, ngoài yếu tố chi phí, bạn cần để ý các thủ tục cho vay, thời hạn cho vay để sử dụng nguồn vốn vào việc kinh doanh một cách hợp lý và những chính sách ưu đãi bạn có thể có. Bạn phải tính những khoản vay nào để mua sắm tài sản cố định, những khoản vay nào dùng để trang trải chi phí hiện hành. Tuyệt đối không được dùng nguồn vốn ngắn hạn cho việc mua sắm tài sản cố định. Sau đây là một vài cách tạo nguồn. * Vay mượn bạn bè, người trong gia đình Kêu gọi bạn bè, người thân tham gia vào việc kinh doanh của bạn để tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp vay mượn họ. Đây là cách khá phổ biến để bắt đầu kinh doanh. Nừu việc kinh doanh thất bại và bạn không đủ khả năng trả nợ cho họ thì có thể tình cảm sẽ bị sứt mẻ. Vì thế, ngay từ đầu bạn phải phân tích mọi vấn đề từ việc nhận thức đúng bản thân, chọn ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch... sau đó, cung cấp cho họ bản sao kế hoạch kinh doanh, giải thích những rủi ro cho việc đầu tư vào kinh doanh và thông báo đều đặn sự tiến triển trong hoạt động kinh doanh của bạn. Một cách mà bạn cũng có thể làm là tổ chức hoặc tham gia vào cuộc chơi đồng niên, đồng hương, cùng lớp... những người này gắn bó lại với nhau, giúp nhau làm giàu. Ví dụ như ở tại thôn quê tôi, có 20 người cùng sinh năm 1973, họ góp mỗi người 200.000đ vào quỹ chung. Như vậy quỹ chung có 4.000.000đ. Đây là khoản tiền khá lớn ở nông thôn. Họ phân công nhau luân phiên mỗi người trong số này được nhận toàn bộ số vốn đó một lần. Lầu sau đến người khác, như vậy mỗi thành viên có một số vốn lớn
  • 39. 39 trong tay sẽ thuận lợi trong việc mở xưởng, lập tiệm để thực hiện ý đồ kinh doanh. * Vay từ người cung cấp Mua hàng trả tiền mặt thì luôn được giá ưu đãi. nhưng vì lượng vốn của bạn có bạn, nên bạn có thể chọn việc mua chịu. Mới bước vào kinh doanh, uy tín doanhnghiệp đôi khi bị nghi ngờ, các nhà cung cấp rất ngại cho bạn mua chịu. Do đó, ngoài việc phải tạo lòng tin và thuyết phục họ về kết quả kinh doanh bạn nên tìm nhà cung cấp để qua đó bạn tìm được cơ hội tốt nhất. Lúc đầu dù khó khăn đến mấy, bạn phải cố gắng xoay sở để tạo niềm tin nơi họ. Một khi việc kinh doanh đi vào ổn định thì việc này sẽ dễ dàng hơn. những cách để vay vốn từ nhà cung cấp: - Mua hàng của người khác đem bán và trả dần cho chủ nợ mà vẫn có vốn đây quay vòng. - Mua một thứ hàng hóa đắt đơn bình thường và xin trả chậm với thời gian vài tháng, vài năm. trong thời gian đó tận dụng vốn của người khác mà kinh doanh. - Vay vốn người khác một cách gián tiếp bằng cách thuê các phương tiện như bàn ghế, địa điểm, nhà xưởng... thậm chí thuê cả điện thoại. Việc thuê các phương tiện đó thực chất là bạn đang sử dụng vốn người khác mà mỗi tháng bạn phải trả một Ýt chi phí không đáng là bao nhiêu so với số vốn mà bạn đang sử dụng. * Vay ngân hàng hay tổ chức tài chính Đến mét giai đoạn thích hợp – cần tiền cho việc mua sắm tài sản, kinh doanh, bạn đem kế hoạch kinh doanh của bạn bàn với giám đốc ngân hàng để xin vay, bạn nên thăm dò ý kiến của những nhà kinkh doanh khác trong địa bàn để tìm hiểm xem những viên chức ngân hàng nào dễ thông cảm với các doanh nghiệp loại nhỏ, hoặc với những người được cho rằng hay giúp đỡ
  • 40. 40 những người mới bước vào kinh doanh, những doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cố gắng thu để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp này. Từ đó bạn có đủ sự phát triển của doanh nghiệp này. Từ đó, bạn có đủ sự hiểu biết tiến hành cuộc đàm đạo về kinh doanh với những người này một cách hiệu quả. Để vay ngân hàng hay tổ chức tài chính, bạn phải gửi kèm theo một mẫu đơn xin vay, một bản sao kế hoạch kinh doanh – những thứ này buộc phải theo mẫu của ngân hàng và do ngân hàng soạn sẵn, bạn đến liên hệ phòng tín dụng để yêu cầu. Các ngân hàng thường đòi hỏi tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay và tổng giá trị cho vay và lãi không bao giờ vượt 70% giá trị tài sản thế chấp. Vậy từ giá trị thế chấp, bạn ước lượng được số tiền mà ngân hàng có thể cho bạn vay. Vậy từ giá trị thế chấp, bạn ước lượng được số tiền mà ngân hàng có thể cho bạn vay. Tài sản thế chấp có thể là đất đai, nhà cửa, xe cộ, những thứ khác có giá trị. Khi bạn đi vay bạn cần lưu ý đến tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Theo kinh nghiệm cho thấy tỉ số này hiếm khi vượt quá một, và các ngân hàng cân nhắc tỉ số này để cho vay. Câu 11: Những điều cần lưu ý khi nộp đơn xin vay Khi nộp đơn xin vay để khởi sự DN, bạn không phải chỉ thuyết phục người cho vay về khả năng hoàn cả gốc lẫn lãi từ lợi nhuận thu được trong tương lai mà còn chứng tỏ với người cho vay là bạn thật sự cần số tiền đó và nêu rõ mục đích sử dụng chúng. Để tăng cơ hội đồng ý cho vay, trước khi tiếp xúc với những nơi cho vay, bạn cân nhắc những việc sau: - Điện thoại hạn trước, không nên đến đột xuất. - Phần lớn những người cho vay đều muốn biết bạn hiểu công việc kinh doanh của bạn đến đâu. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước để trả lời một cách thông suốt các vấn đề kinh doanh của bạn.
  • 41. 41 - Nên mang theo bản sao kế hoạch kinh doanh của bạn khi tiếp xúc với người cho vay. - Chuẩn bị tinh thần về việc bàn bạc các ván đề thế chấp tài sản cá nhân hay tài sản doanh nghiệp. - Sau khi kết thúc cuộc trao đổi với người cho vay, hái xem khi nào bạn nhận được hồi âm về việc xin vay của bạn. Hầu hết các ngân hàng đều có mẫu đơn xin vay và thông tin trong đơn xin vay được trích ra từ kế hoạch kinh doanh của bạn. xem phụ lục 5: giấy đề nghị vay vốn và tự khía tình tình hình tài chính – phương án kinkh doanh theo mẫu của Ngân hàng TMCP á châu. Việc hoàn thành đơn xin vay một cách thận trọng, chính xác và nộp kèm cùng kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Nừu đơn xin vay bị từ chối thì bạn phải tìm hiểu lý do tại sao. Qua nhiều làn trao đổi với những người cho vay, việc nộp đơn xin vay bị từ chối vì các lý do sau: - ý tưởng kinh doanh của bạn bị đánh giá thấp, hay quá mạo hiểm - việc đảo bảo và thế chấp của bạn không thích đáng - lý do vay tiền của bạn không rõ ràng, không thế chấp được đối với người cho vay - bạn tá ra không đáng tin cậy, không nhiệt tình, không tận tâm, thiếu hiểu biết về mục tiêu kinh doanh của bạn. - không chuẩn bị tốt kế hoạch kinh doanh Bạn cũng có thể kết thân với những người có uy tín rộng rĩa, nhờ họ đứng ra bảo lãnh. Hoặc theo bí quyết của nhà triệu phú Peter Hurst đã từng làm: ngay tứ thì tạo được uy tín lớn – vay số lượng Ýt, trả đúng hẹn, tiếp tục vay – trả đúng hẹn để tạo Ên tượng tốt. Chính uy tín này giúp bạn vay mượn tiền lớn hơn. Câu 12: Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
  • 42. 42 * Cơ sở để lập kế hoạch doanh thu và chi phí Bảng doanh thu và chi phí của từng tháng được lập trên cơ sở các số liệu sau: - Doanh thu tháng. Đối với từng mặt hàng cụ thể, doanh thu của nó bằng lượng hàng bán ra với đơn giá bán (tức là giá bán của một đơn vị hàng loại đó). Nừu giá bán trong tháng thay đổi thì ta lấy đơn giá trung bình trong tháng. - Các chi phí nh- đã liệt kê ở chương trước, trong mục nói về vốn lưu động - Ngoài ra, khi tính lợi nhuận trước thuế, chúng ta cần thêm một loại chi phí đặc biệt nữa gọi là khấu hao tài sản cố định. Khoản khấu hao này sẽ được nói kỹ ở phần dưới đây. * Phân loại chi phí Có thể chia các chi phí liên quan đến sản xuất KD thành hai phần: chi phí cố định và chi phí thay đổi. Chi phí cố định là những CF không thay đổi, cho dù SP làm ra hay bán đi nhiều hay Ýt, thậm chí cả khi không sản xuất hay không bán được hàng. Trong danh sách các chi phí liệt kê ở trên, các chi phí sau thuộc về chi phí cố định. - Lương của chủ doanh nghiệp và những người quản lý - Phần tiền lương, tiền công cố định của người lao động (VD ở một cơ sở sản xuất, lương cố định của một người nhân công là 300.000đồng. Nừu người đó làm được hơn 200 sản phẩm/trong tháng thì anh ta hay chị ta sẽ nhận được 5.000 đồng cho mỗi sản phẩm làm thêm, hoặc ở một cơ sở bán lẻ ti vi chẳng hạn, một người bán hàng mỗi tháng nhận được 400.00đ, nhưng nếu người đó trong tháng bán được trên 30 cái thì từ cái thứ 31 trở đi, anh ta được hưởng thêm 20.000đ/chiếc) - Tiền bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị.
  • 43. 43 - Tiền thuê nhà, địa điểm - Tiền thuê điện thoại, tiền điện, tiền nước (không dùng trực tiếp cho sản xuất hay bán hàng) - Tiền bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm máy móc thiết bị. - Chi phí hành chính - Khấu hao Chi phí biến đổi là các chi phí tăng hay giảm cùng chiều với sự tăng hay giảm của số lượng sản phẩm hoặc hàng hóa bán ra. Trong những chi phí nói ở trên, thì những chi phí còn lại nh-: - Tiền mua nguyên vật liệu hay hàng hóa - Phần lương của người lao động thêm do làm ra hay bán vượt mức khoán - Tiền chi cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại - Tiền trả lãi vay ngắn hạn (các khoản vay thêm do số lượng sản phẩm tăng nên thiếu vốn lưu động) Nếu ta ký hiệu số lượng hàng bán được là S, q là đơn giá trung bình của hàng bán ra, thì khi đó qS là doanh thu. Tiếp theo, ta ký hiệu CĐ là chi phí cố định, CB là chi phí biến đổi. Khi đó lợi nhuận được tính theo công thức: L = qS – (CĐ + CB) Vì CB tỷ lệ với lượng hàng bán được nên chúng ta có thể viết: CB = kS, với k là tỷ lệ thay đổi của chi phí biến đổi theo số lượng hàng bán. Vì thế công thức tính lãi có thể viết lại như sau: L = qS – CĐ - kS Công thức này sẽ đươc dùng ở mục sau để phân tích lợi nhuận theo chi phí và sản lượng. * Khấu hao tài sản cố định
  • 44. 44 Khấu hao là một ván đề quan trọng đối với kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Để vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình, bạn phải tìm hiểu kỹ Quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (dưới đây gọi tắt là quyết định). Trong phần này chúng tôi chỉ dẫn ra những điểm mấu chốt của quyết định làm rõ bản chất của vấn đề khấu hao. Trong phần trước, chúng tôi có nói về vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của một doanh nghiệp mới. Vốn đầu tư này dùng để mua sắm, tạo dựng tài sản cố định (TSCĐ). Có hai loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Tài sản cố định hữu hình: theo định nghĩa và tiêu chuẩn nhận biết hướng dẫn trong quyết định thì đây là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn (giá trị từ 5 triệu đồng trở lên) và có thời gian sử dụng lâu dài (1 năm trở lên) tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu. Các TSCĐ hữu hình dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc nh-: trụ sở, nhà kho, sân bãi... Loại 2: máy móc, thiết bị: dây chuyền công nghệ, máy đơn lẻ... Loại 3: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn nh-: ô tô, hệ thống điện, thông tin.. Loại 4: thiết bị, dụng cụ quản lý nh-: máy tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường Loại 5: vườn cây lâu năm, súc vật Loại 6: các loại TSCĐ khác không liệt kê vào 5 loại trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được xác định như sau: Đối với loại mua sắm thì bao gồm giá thực tế phải trả, tiền lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi
  • 45. 45 chưa đưa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các phí sửa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạn (nếu có). Đối với loại đầu tư xây dựng thì nguyên giá là quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư xây dựng hiện hành, các chi phí khác co liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có). TSCĐ vô hình là những TSCĐ cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí về bằng phát mi0nh (ví dụ mua bằng phát minh), bằng sáng chế, bản quyền tác giả... nguyên giá của TSCĐ vô hình xác định như sau: nếu là chi phí về đất sử dụng thì bao gồm tất cả các các chi phí có liên quan để có được đưa vào sử dụng đất đó, trừ những chi phí xây dựng các công trình trên đó. Nừu là chi phí thành lập doanh nghiệp thì bao gồm các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị khai sinh doanh nghiệp, được mọi người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trogn vốn điều lệ của doanh nghiệp. ví dụ như chi phí nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, họp hành... Bây giê chúng ta nói về khấ hao là gì. trong quá trình sản xuất KD những TSCĐ của DN theo thời gian bị xuông cấp về giá trị hay còn gọi là bị hao mòn. đó chính là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động KD, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nó trở thành lạc hậu... khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào Chi phí KD qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
  • 46. 46 Vậy xác định thời gian sử dụng của TSCD như thế nào? trong quyết định có quy định cụ thể khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ hữu hình một cách chi tiết cho từng nhóm tài sản như: máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, nhà cửa, vật kiến trúc, và các TSCĐ khác chưa quy định trong các nhóm trên. Theo quy định đó thì các loại máy công cụ có thời gian sử dụng 7-10 năm, nghĩa là Ýt nhất là 7 năm, lâu nhất là 10 năm, trong ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm là 7 – 12 năm, các phương tiện vận tải đường bộ là 6-10 năm, thiết bị tính toán đo lường là 5/8 năm, nhà cửa kiên cố 25-50 năm, nhà cửa khác là 6-25 năm. Việc xác định cụ thể bao nhiêu năm cho từng loại TSCĐ do DN đăng ký trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng không ngoài khung quy định. Với TSCĐ vô hình thì do DN tự xác định trong khoảng 5-40 năm. Bản chất của việc khấu hao TSCĐ là gì? vì khấu hao được coi là một chi phí kinh doanh nên nó thường được gộp vào cùng các chi phí khác để tính giá thành của hàng hóa.’ Cũng vì nó là một chi phí kinh doanh nên nó được tách ra từ doanh thu khi tính khoản lãi phải chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp. Nh- vậy, khoản khấu hao được tính vào giá sản phẩm và được hoàn toàn lại toàn bộ cho chủ doanh nghiệp. Do đó, sau khoảng thời gian sử dụng của TSCĐ (tức là thời gian được tính khấu hao), nó hoàn lại toàn bộ số tiền bằng nguyên giá của nó cho chủ doanh nghiệp. Khoản tiền này coi nh- nhà nước hỗ trợ chủ doanh nghiệp khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng chính sách khấu hao TSCĐ sao cho kết quả kinh doanh tốt nhất là một việc mà các doanh nghiệp thường quan tâm cân nhắc. lấy một ví dụ: một doanh nghiệp mới ra đời nhằm sản xuất một sản phẩm, dịch vụ độc đáo, có sức tiêu thụ cao trên thị trường, vì vậy họ có lợi thế lớn trong việc
  • 47. 47 đặt giá bán. Khi đó để mau chọn thu hồi vốn đầu tư (có khi là rất lớn) doanh nghiệp có thể xin đăng ký thời gian khấu hao TSCĐ ở mức ngắn nhất. Khi đó, tuy khoản chi phí khấu hao hàng năm lớn (do khấu hao nhanh) làm cho giá bán tăng, nhưng do sản phẩm có tính cạnh tranh cao nên hàng bán vẫn chạy, lãi vẫn lớn mà vốn đầu tư lại được thu hồi nhanh nhất. Câu 13: phương pháp phân tích lợi nhuận * Phương pháp điểm hoà vốn Trong mục phân loại các chi phí ở phần trên, chúng ta đã biết chi phí kinh doanh một lô hàng nào đó có thể chia ra làm hai phần: chi phí cố định (CĐ) và chi phí biến đổi (CB) trong đó CB thay đổi theo khối lượng hay sản lượng (S) của lô hàng theo một tỷ lệ k nào đó, nghĩa là CB – kS. Khi đó lợi nhuận (L) từ việc sản xuất hoặc bán lô hàng đó sẽ là: L = gS – kS – CĐ Với g là đơn giá bán trung bình của lô hàng. phương pháp điểm hoà vốn là phương pháp phân tích mối quan hệ qua lại giữa lợi nhuận và chi phí thông qua sản lượng. Điểm hoà vốn (hay sản lượng hoà vốn) là giá trị S* mà tại mức đó, doanh thu vừa bằng chi phí (không lỗ nhưng cũng chẳng có lãi). Từ công thức toán ở trên, chúng ta có thể dễ dàng tìm được điểm hoà vốn nh- sau: đặt L = 0, từ đó rót ra: S* = CĐ/ (g-k) Vì (g-k) là mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi (thông thường có thể coi bảng giá nguyên vật liệu trong trường hợp sản xuất, hoặc giá mua vào trong trường hợp bán buôn, bán lẻ) trên một đơn vị sản phẩm, nên ý nghĩa của S* là mức sản lượng mà khi đó lãi do chênh lệch nói trên mang lại vừa đủ bù cho các chi phí cố định.
  • 48. 48 Sẽ dễ nhận biết hơn ý nghĩa của phương pháp điểm hoà vốn, nếu chúng ta dùng cách minh hoạ bằng đồ thị. Trên biểu đồ hai trục (hình vẽ 5.1), trục ngang ta biểu thị sản lượng S, trục đứng biểu thị doanh thu và chi phí (theo đơn vị tiền tệ), thì đường thẳng số 1 (doanh thu = gS) biểu diễn mức doanh thu theo sản lượng, đường thẳng số 2 biểu diễn tổng chi phí CĐ + CB (đường thẳng nằm ngang nét vạch biểu thị chi phí cố định không đổi theo sản lượng). Hai đường thẳng 1 và 2 cắt nhau tại điểm H, đó là điểm hoà vốn. Chiều từ H xuống trục ngang ta được S* đó là sản lượng hoà vốn và chiếu từ H xuống trục đứng ta được doanh thu ở mức hoà vốn (=gS*). Khi đó, nếu sản lượng nhỏ hơn mức hoà vốn (S<S*) thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Ngược lại, ở mức sản lượng cao hơn mức hoà vốn (S>S*) thì doanh nghiệp có lãi. Sử dụng công thức tính L ở trên, chúng ta có thể tìm được sự ảnh hưởng của việc thay đổi một số loại chi phí (ví dụ giảm giá vận chuyển hoặc tăng tiền công...) hoặc thay đổi về giá bán (ví dụ, tăng giá hay giảm giá bán) đến lợi nhuận ở từng mức sản lượng như thế nào. * Phương pháp phân tích lợi nhuận biên Phương pháp này thích hợp cho trường hợp năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn dư thừa, chi phí cố định không thay đổi, dù có làm thêm công việc khác nữa. Giả sử một doanh nghiệp như vậy có sự lựa chọn chỉ một trong hai phương án đặt hàng (để làm thêm) với các chỉ tiêu như sau: Chỉ tiêu Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Số lượng đặt hàng 1.200 1.000 Giá khách đặt hàng trả cho một đơn vị sản lượng 500.000đ 600.000đ Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm 200.00dđ 220.000đ
  • 49. 49 Tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm 650.000đ 790.000đ (Các số liệu về chi phí trên một đơn vị sản phẩm ở đây được tính nh- là phương án sản xuất độc lập, nghĩa là doanh nghiệp coi nh- chỉ làm một trong hai hợp đồng và không có làm việc gì khác). vì trong trường hợp này chi phí cố định của doanh nghiệp không thay đổi, tức là không tăng lên dù có nhận làm thêm một trong hai hợp đồng. Nên điều mà doanh nghiệp quan tâm chỉ là lợi nhuận mà mỗi hợp đồng có thể mang về sau khi lấy doanh thu riêng của chúng trừ đi chi phí biến đổi tương ứng. Chúng ta thấy hợp đồng 1 có lợi nhuận là 1.200*500.000đ - 1.200*200.000đ = 360.000.000đ,còn lợi nhuận của hợp đồng 2 là 1.000*600.000 – 1.000*220.000 = 380.000.000đồng. Nh- vậy phần đóng góp của hợp đồng 2 vào lợi nhuận của doanh nghiệp (hay mức bù lỗ của việc làm thêm hai hợp đồng 2 vào khoản lỗ của doanh nghiệp) sẽ cao hơn so với hợp đồng 1 là 20.000.000đ. Vậy trong điều kiện doanh nghiệp chưa sản xuất hết năng lực và chi phí cố định không tăng nếu có thêm đơn đặt hàng thì doanh nghiệp chỉ cần so sánh thu nhập tăng thêm và chi phí gắn với mỗi đơn hàng để lựa chọn đơn hàng có phần lợi nhuận biên lớn hơn. Câu 14: lập kế hoạch tiền mặt * Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tiền mặt Như vậy bạn đã lập xong bản kế hoạch lợi nhuận, từ đó bạn áng chừng đợc kết quả kinh doanh của 12 tháng đầu tiên. giả sử bảng kế hoạch lợi nhuận cho thấy bạn sẽ thu được lợi nhuận ngay trong năm đầu, thậm chí tháng đầu. Nhưng bảng này vẫn chưa đủ để nói riêng kinh doanh sẽ tốt đẹp, vì nó không nói rõ diễn biến kinh doanh có bình thường hay không. sở dĩ nói