SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚC THIÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚC THIÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KẾ TOÁN (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
TP. Hồ Chí Minh - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh” do tác
giả nghiên cứu thực hiện.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, mọi số
liệu trình bày trong luận văn do tác giả nghiên cứu tìm tòi, phân tích, khảo sát thực
tế và kết quả của bài nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào
trước đây.
Những phần tham khảo, kế thừa của những nhà nghiên cứu trước trong luận
văn đều được trích dẫn một cách rõ ràng và đính kèm những đường link trong danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Phúc Thiên
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cần thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................6
6. Bố cục của luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................8
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài...............................................................................8
1.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................11
1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ..........................................................15
1.4 Hướng nghiên cứu của tác giả.........................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 01.......................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................19
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán .......................................19
2.1.1 Hệ thống ............................................................................................19
2.1.2 Hệ thống thông tin.............................................................................20
2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán ................................................................22
2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ..............................................23
2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT..................25
2.2.1 Chất lượng của hệ thống TTKT ........................................................25
2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ.................................................................27
2.2.3 Văn hóa tổ chức.................................................................................29
2.2.4 Cơ cấu tổ chức...................................................................................30
2.3 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................................................31
2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ...............................................................31
2.3.2 Lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường kinh doanh (TOE).......33
2.3.3 Mô hình kim cương Leavitt 1965......................................................35
2.3.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone and Mclean 2003 ...37
2.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................40
TÓM TẮT CHƯƠNG 02.......................................................................................42
CHƯƠNG 03: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................43
3.1 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................43
3.1.1 Nguồn số liệu sơ cấp .........................................................................43
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................43
3.1.3 Quy trình nghiên cứu.........................................................................44
3.2 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................46
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................46
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ..................................................................47
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................48
3.3 Nghiên cứu chính thức....................................................................................53
3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................53
3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức.....................................54
3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu .................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 03.......................................................................................58
CHƯƠNG 04: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................59
4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát.............................................................59
4.1.1 Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ................................................60
4.1.2 Phân tích nhân tố ...............................................................................62
4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................68
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu...........................................................................74
TÓM TẮT CHƯƠNG 04.......................................................................................76
CHƯƠNG 05: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................77
5.1 Kết luận...........................................................................................................77
5.2 Khuyến nghị....................................................................................................77
5.2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ.................................................................77
5.2.2 Cơ cấu tổ chức...................................................................................79
5.2.3 Văn hóa tổ chức.................................................................................80
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .........................................82
TÓM TẮT CHƯƠNG 05........................................................................................84
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT
PHỤ LỤC III: PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC IV: TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC V: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC VI: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIMQ
Accounting Information Model Quality (Mô hình đo lường chất lượng
thông tin kế toán)
AIS Accounting Information System (Hệ thống thông tin kế toán)
BCTC Báo cáo tài chính
CNTT Công nghệ thông tin
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
DSS Decision Support Systems (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định)
EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
ERP Enterprise resource planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)
ESS Executive Support Systems (Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo)
HTTT Hệ thống thông tin
HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán
IQA Information Quality Analysis (Phân tích chất lượng thông tin)
KSNB Kiểm soát nội bộ
MIS Management Information Systems (Hệ thống thông tin quản lý)
PSP/IQ
Product and Service Performance Model for Information Quality (Mô
hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin)
TAM Technology Acceptance Model (Mô hình chấp thuận công nghệ)
TOE
Technology – Organization – Environment (Lý thuyết Công nghệ - Tổ
chức - Môi trường kinh doanh)
TPS Transaction Processing Systems (Hệ thống xử lý giao dịch)
TTKT Thông tin kế toán
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo chất lượng hệ thống thông tin kế toán
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Bảng 4.3: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tố ban đầu
Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá
Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc
Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc
Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy
Bảng 4.10: Bảng Anova
Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh
Hình 2.2: Mô hình kim cương Leavitt
Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 1992
Hình 2.4: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 2003
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa
Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
TÓM TẮT
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam
đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý của một doanh nghiệp.
Vì thế chất lượng của thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sử dụng và vì thế
nếu thông tin có chất lượng sẽ dẫn đến những quyết định có chất lượng hơn. Nghiên
cứu này nhằm xác định ảnh hưởng tác động của cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và
hệ thống kiểm soát nội bộ lên chất lượng hệ thống thông tin kế toán ở các doanh
nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên
cứu như trên, tác giả đã tiến hành tham khảo, xây dựng, thiết kế mẫu bảng câu hỏi
khảo sát sau khi đã tham khảo xin ý kiến của những chuyên gia, cùng với đó là sự
hỗ trợ, kết hợp của phần mềm SPSS 22, tác giả tiến hành phân tích kết quả với 172
doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản
xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả của việc nghiên cứu cho thấy có sự tác
động tích cực cùng chiều của hệ thống kiểm soát nội bộ, văn hóa tổ chức và cơ cấu
tổ chức lên chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Kết quả của bài nghiên cứu còn
nhấn mạnh sự chú ý về tầm quan trọng của văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, và hệ
thống kiểm soát nội bộ là một trong những nhân tố góp phần cải thiện chất lượng hệ
thống thông tin kế toán.
Từ khóa: cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ, chất
lượng hệ thống thông tin kế toán, doanh nghiệp sản xuất.
ABSTRACT
Accounting Information System (AIS) in some Vietnamese business
organizations plays an important role in business management. Therefore the
quality of information is vital to users. As a result, the more qualified information
is, the better decisions can be. The study aims to define the impacts of
organization’s structure, culture and internal control system on the quality of
accounting information system in manufacturers in HCMC. To achieve the goals of
this study, therefore, researchers have initiated surveys and built up questionnaires
after being advised by experts and using SPSS 22 software. We have analyzed the
results of 172 manufactures and businesses applying AIS in HCMC. The findings
indicate that the positive impacts of organization’s structure, culture and internal
control system go along with the quality of AIS. This also emphasizes that the
factors of organization’s structure, culture and internal control system are of the
most important which help improve the quality of AIS.
Keywords: organizational structure, organizational culture, internal control
system, quality of accounting information system, manufacturing enterprises.
1
1. Tính cần thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là nơi duy trì và tạo lập thông tin kế toán để
các tổ chức phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, và chuẩn đoán các động thái của các
hoạt động và tình hình tài chính (Anthony và cộng sự, 1994). Vì thế, nếu hệ thống
thông tin kế toán (TTKT) không chất lượng, sẽ không có TTKT chất lượng (Sacer
và cộng sự, 2006). Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của
hệ thống TTKT là vấn đề cần thiết để tìm ra công cụ kiểm soát tốt nhất nhằm làm
giảm rủi ro, gia tăng độ tin cậy của thông tin hơn.
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) chặt chẽ giúp ngăn chặn những gian lận và sai
sót một cách hiệu quả, là một phần quan trọng không thể tách rời trong vấn đề quản
trị và quản lý những vấn đề bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Vì thế, những người
làm công việc kế toán phải có sự hiểu biết tinh tường quá trình thiết kế, phát triển
ứng dụng và tổ chức hệ thống TTKT. Cùng với sự phát triển của khoa học, tin học
được áp dụng vào AIS, điều này không chỉ dừng ở phần mềm kế toán thông thường
mà còn bao trùm tất cả hoạt động các khối phòng ban trong toàn hệ thống doanh
nghiệp. Tùy theo đặc thù của các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những quy
trình khác nhau về hoạt động như: quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy
trình thanh toán. Các quy trình thường hình thành do thói quen hoặc từ những quy
định rời rạc. Một doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thì đây không phải là vấn đề
gây cản trở lớn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển hoặc với những đơn vị quy
mô vừa và lớn yêu cầu cần có một hệ thống thông tin kế toán minh bạch, rõ ràng trở
nên cấp thiết trong quản trị kinh doanh. Sẽ không có một hệ thống TTKT tối ưu cho
tất cả doanh nghiệp. Do đặc thù kinh doanh của mỗi đơn vị sản xuất khác nhau,
không thể áp dụng AIS của đơn vị này cho đơn vị khác. Vì vậy, mỗi công ty, mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một AIS có bản sắc riêng.
2
Ngày nay, hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở
Việt Nam nói chung và của TP. HCM nói riêng đã đóng một vai trò hết sức hữu ích
và quan trọng, không chỉ dừng lại ở việc ra quyết định, hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo, điều hành và kiểm soát, mà còn đóng vai trò trong phân tích, dự báo và phòng
ngừa rủi ro. Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ AIS và chúng
được sử dụng làm tiền đề cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả,
một cách hợp lý đem lại lợi ích hài hòa lớn nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư
bên trong cũng như bên ngoài và vai trò của báo cáo tài chính (BCTC) là kênh
chuyển thông tin hiệu quả cho người bên ngoài cũng như bên trong tổ chức một
cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh, H., 2009).
Hệ thống thông tin kế toán (TTKT) còn là một hệ thống xử lý các nghiệp vụ và
chuyển đổi dữ liệu kinh tế phát sinh thành TTKT phù hợp và tin cậy cho những
người sử dụng trong việc hoạch định, lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động điều
hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Romney, Marshall, & Steinbart, 2012).
Từ quan điểm của người dùng, hiệu quả của hệ thống TTKT quyết định chất lượng
TTKT (Sacer et al., 2006). Những nghiên cứu trước đây đã được tiến hành tại các
quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng kết quả của việc tăng hiệu suất, lợi nhuận và hiệu
quả hoạt động thông qua chất lượng AIS (Soudani, 2012). Hơn nữa, doanh nghiệp
sẽ mất đi cơ hội có được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp một hệ thống TTKT
kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những nhà quản lý, nhà lãnh
đạo, người sử dụng đưa ra những phán đoán, phán quyết hoặc dự báo thông tin sẽ bị
sai lệch (Baltzan, 2012). Những bất thường trong kế toán như là báo cáo tài chính bị
thao túng đã làm ảnh hưởng đến mối lo ngại của công chúng, của cổ đông về việc
xác định chất lượng thông tin tài chính kế toán ban hành. Một vài ví dụ điển hình
như: Megan Media Holdings Berhad’s, người kiểm soát tài chính đã tham gia vào
các hành vi gian lận bằng cách làm sai lệch doanh thu và làm sai lệch tình hình tài
chính của doanh nghiệp (Norwani, Mohamad, & Chek, 2011). Một ví dụ khác là sự
sụp đổ của Enron vào năm 2001 là vụ phá sản lớn nhất ở Mỹ đã gây chấn động trên
toàn thế giới (Li, 2014). Mặt khác, theo Folger (2001), Enron liên quan đến hoạt
3
động phạm tội tài chính bằng cách che giấu những khoản nợ khổng lồ ra khỏi bảng
cân đối tài chính, điều này đã đánh lừa các tài khoản liên quan đến tài chính. Mặt
khác, các Giám Đốc của Enron đã biển thủ những quỹ đầu tư của những nhà đầu tư
cũng như là trình bày một cách sai lệch báo cáo về thu nhập lợi nhuận, điều này dẫn
đến báo cáo kế toán phản ánh không trung thực với các cổ đông. Việc cung cấp
thông tin sai lệch với những bất thường trong kế toán tại Enron đã gây ra tổn thất,
mất mát, nặng nề cho những cổ đông và các nhà đầu tư, những người mà phụ thuộc
hoàn toàn về thông tin kế toán sai lệch (Pavel & Encontro, 2012).
Hơn nữa, những vụ bê bối tài chính lớn đã nêu ở trên đây đã đưa ra những lời
chỉ trích nặng nề trong bối cảnh nghề nghiệp kế toán hiện nay, người sử dụng thông
tin đã thực sự giảm niềm tin vào sự trung thực và độ chính xác của thông tin kế toán
(Istrate, 2010). Do đó, những nhà sử dụng BCTC cần có sự hiểu biết cơ bản chất
lượng thông tin mà bộ phận kế toán đã cung cấp nhằm ngăn chặn việc giải thích sai,
điều này có thể đem đến hậu quả là đưa ra các quyết định không đúng.
Các nhà đầu tư thông thường đánh giá các quyết định của họ dựa trên BCTC
được cung cấp hoặc công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
vì vậy, họ luôn quan tâm đến chất lượng của thông tin kế toán được cung cấp. Tuy
nhiên, một số nhà đầu tư lại cho rằng BCTC là không thật sự hữu ích và cần thiết
trong tiến trình quyết định đầu tư của họ, trong khi những nhà đầu tư khác lại cho
rằng báo cáo tài chính chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu các thông tin cần thiết
cho họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Đặc biệt, các nhà đầu tư Malaysia
không tận dụng thông tin đầu tư từ các nguồn trực tuyến có sẵn, mà họ thích đưa ra
những quyết định góp vốn đầu tư với lời khuyên từ gia đình, những người thân và
bạn bè thân thiết của họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Điều này, dẫn đến hệ
lụy sâu xa là các nhà đầu tư đã đánh mất niềm tin và không còn quá phụ thuộc vào
những thông tin về tài chính được cung cấp.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu nhấn mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hệ thống TTKT. Rapina (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
4
hệ thống TTKT giữa các hợp tác xã ở Indonesia. (Muhamad Khalil Omar, Shakerin
Ismail, Lee Pei Ying and Toh Chin Yau, 2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng chất lượng AIS giữa những doanh nghiệp tư nhân ở Malaysia, với các biến
độc lập: cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và văn hóa tổ chức. Mặt
khác, hiện nay các đề tài nghiên cứu trong nước, tác giả chưa tìm thấy có một
nghiên cứu nào có sự kết hợp ba biến: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức.
Trên cơ sở nghiên cứu của Omar, Ismail, Ying và Yau, tác giả muốn kiểm định lại
những nhân tố này tác động như thế nào và tầm ảnh hưởng của chúng ra sao trong
các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) ở TP. HCM. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu
trước, tác giả nhận thấy đều tập trung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống TTKT tại TP.HCM/Bình Dương, tác giả chưa thấy có một nghiên cứu nào đi
sâu vào một doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hay thương mại cụ thể. Vì những lý do
trên và nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng hệ thống TTKT, nhiều tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về chất lượng AIS theo nhiều hướng tiếp cận khác
nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian và không gian nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên qua thống kê khảo sát, tác giả thấy rằng vẫn ít có nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS của DNSX tại TP. HCM được thực hiện. Từ
những phân tích phía trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống TTKT của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tại TP. HCM.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT trong các
DNSX tại Tp. HCM.
5
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT
trong các DNSX tại Tp. HCM.
Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết hai câu hỏi được đặt ra như sau:
Câu hỏi 01: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT
trong các DNSX tại Tp. HCM ?
Câu hỏi 02: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT là
như thế nào ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến chất lượng hệ
thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: là các DNSX tại Tp. HCM.
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng
11/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu định lượng, cụ thể là:
Tác giả dựa vào lý thuyết cơ sở có sẵn và các nghiên cứu của các tác giả trước
đây để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS tại các doanh nghiệp.
Lấy ý kiến hoặc tư vấn của chuyên gia để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hệ thống TTKT trong DNSX tại TP. HCM.
Khảo sát doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM thông qua bảng câu hỏi được thiết
kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác
6
động đến chất lượng AIS tại TP.HCM, dự kiến số lượng cỡ mẫu doanh nghiệp cần
thử nghiệm là 200 đơn vị.
Đánh giá sự phù hợp giá trị, độ tin cậy qua việc áp dụng Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính cho các biến được mã
hóa với giả thuyết và mô hình để kiểm chứng lại dữ liệu.
Kiểm định, đánh giá và xem xét sự phù hợp mô hình bằng việc phân tích phần
mềm SPSS 22.
5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
Về việc đóng góp lý thuyết: Kiểm định lại về tổ chức hệ thống TTKT tại các
DNSX và các nhân tố ảnh hưởng đến AIS. Từ việc đúc kết các kết quả nghiên cứu
đã được thực hiện, tác giả đưa ra mô hình của các nhân tố có ảnh hưởng chất lượng
AIS. Luận văn thêm vào bằng chứng thực tế trong nhiều DNSX ở TP.HCM về các
nhân tố: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức ảnh hưởng chất lượng AIS.
Kiểm định mô hình phản ánh mối liên hệ các nhân tố đến tổ chức AIS trong DNSX,
qua đó xác định mức độ tác động từng nhân tố đến tổ chức AIS từ các DNSX.
Về việc đóng góp thực tiễn: Luận văn truyền tải luận chứng khoa học sẽ góp
một phần nhỏ để giúp cho các nhà lãnh đạo tập trung, phát huy nhân tố, tham gia
vào quá trình làm thế nào có thể nâng cao được chất lượng của AIS. Từ đó, nâng
cao chất lượng AIS tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Qua đó, cũng đưa ra
giải pháp hữu ích góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng AIS.
Về ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý cái
nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các nhân tố có thể mang lại hiệu quả của một AIS.
Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có các
định hướng, chính sách phù hợp trong việc đầu tư cho đơn vị mình một hệ thống
sao cho hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
7
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các chương như:
Chương 01: Tổng quan nghiên cứu
Chương 02: Cơ sở lý thuyết
Chương 03: Phương pháp nghiên cứu
Chương 04: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 05: Kết luận và khuyến nghị
8
CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hệ thống TTKT là một trong những nhân tố quan trọng nhất của một tổ chức.
Những nhà quản trị thường dựa vào thông tin kế toán để đưa ra kết luận và quyết
định một cách chính xác (Aldegis, 2018). Trong chương 01, tác giả sẽ phác thảo các
nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến AIS. Tiếp theo, ở
chương 02 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết nền tảng để thiết lập xây dựng mô hình
nghiên cứu ở chương 03, sau đó sẽ tiến hành thực hiện phân tích và đánh giá ở
chương 04 và cuối cùng chương 05 sẽ thảo luận kết quả và khuyến nghị.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Có nhiều nghiên cứu nước ngoài nói đến những nhân tố ảnh hưởng chất lượng
của thông tin, ví dụ như Delone và Mclean (1992) về chất lượng của TTKT phụ
thuộc và ảnh hưởng vào chất lượng AIS, hay nghiên cứu Lee và đồng sự (2002) nói
về phương pháp luận làm nền tảng cho việc phân tích chất lượng thông tin (AIMQ).
Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS
rất khác nhau. Trong khi Ismail (2009) tìm thấy 3 nhân tố kiến thức kế toán của nhà
quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm, hiệu quả tư vấn của các công
ty kế toán, thì nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011) lại tìm thấy ba nhân tố: các
nhà quản lý giàu kiến thức về công nghệ thông tin và kế toán, sử dụng nhiều chuyên
gia bên trong và tổ chức nào lớn thì có sự phù hợp về AIS. Mặt khác, Rahayu
(2012) chỉ có hai nhân tố đó là sự cam kết nhà quản trị cấp cao và chất lượng của dữ
liệu. Rapina (2014) tìm thấy ba nhân tố: cam kết quản lý, văn hóa và cơ cấu tổ chức.
Bên cạnh đó, Carolina (2014) khảo sát 32 doanh nghiệp tại Indonexia, có ba nhân
tố: ảnh hưởng, cam kết và cơ cấu ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT.
Trong nghiên cứu Ismail (2009), tác giả khảo sát và phân tích kết quả thực hiện
771 DNSX nhỏ và vừa ở Malaysia với kết quả 30,1% bảng câu hỏi được trả lời.
Trái lại, nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011), tác giả lại nghiên cứu định lượng
trên 162 doanh nghiệp được khảo sát có 86,4% câu hỏi được trả lời, kết quả các
9
công ty có các nhà quản lý giàu kiến thức công nghệ thông tin và kế toán hơn, có
nhiều chuyên gia bên trong hoặc quy mô lớn hơn thì sẽ có sự phù hợp giữa nhu cầu
và khả năng xử lý thông tin trong AIS cao hơn.
Tiêu biểu như nghiên cứu Rahayu (2012): tập hợp, thu thập dữ liệu với việc
phỏng vấn tay đôi với trưởng bộ phận xử lý dữ liệu và thông tin tại văn phòng thuế
ở Bandung và Jakarta. Bên cạnh đó, Hamdan (2014) nghiên cứu tại các cơ sở dịch
vụ Syria để nghiên cứu vai trò của văn hóa so với sự thành công của AIS với
phương pháp áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) với mô hình Delone và
McLean, dữ liệu được thu thập từ 251 bảng câu hỏi từ các doanh nghiệp được phân
tích khảo sát với phần mềm SPSS. Còn Budi và Nusa (2015), tác giả chỉ khảo sát 45
trường đại học, cao đẳng là đơn vị mẫu do đó cần triển khai nghiên cứu thêm ở các
trường khác hoặc các vị trí khác nhau để củng cố nhằm làm gia tăng thêm tính tiêu
biểu đại diện cho tổng thể. Aldegis (2018): đối tượng nghiên cứu là các nhân viên ở
miền trung Indonexia với phương pháp là phân tích mô hình phương trình cấu trúc
hồi quy.
Rahayu (2012): khẳng định hai nhân tố: cam kết của nhà quản trị cấp cao và chất
lượng dữ liệu có ảnh hưởng tới AIS, cụ thể sự cam kết ảnh hưởng đến chất lượng dữ
liệu và AIS có tác động chất lượng TTKT. Theo Hamdan (2014): kết quả của việc
nghiên cứu chỉ ra một mô hình tích hợp về sự liên hệ giữa văn hóa và chất lượng
của AIS. Tiếp theo ở Indonexia, Wisan (2016) khảo sát sự ảnh hưởng văn hóa tổ
chức đến chất lượng AIS với đối tượng là các nhân viên kế toán một số trường cao
đẳng ở Indonexia và kết quả là văn hóa đóng vai trò quan trọng có tác động đáng kể
trong việc cải thiện chất lượng AIS. Al-Hiyari (2013) kết luận: có mối quan hệ mật
thiết đáng kể ba bên: nhân sự, chất lượng hệ thống TTKT và chất lượng TTKT, tuy
nhiên, đối tượng nghiên cứu khảo sát hạn chế là sinh viên ở Malaysia dựa trên
phương pháp định tính, do đó hướng khảo sát tiếp theo trong tương lai nên mở rộng
thêm các yếu tố khác, nên phân tích có sự lớn hơn về cơ sở dữ liệu, tiến hành ở
nhiều thành phần khảo sát khác nhau, đề xuất mở rộng các yếu tố, áp dụng phương
pháp định lượng. Aldegis (2018): kết quả khảo sát văn hóa ảnh hưởng chất lượng
10
AIS, còn Rapina (2014): kết quả sự cam kết quản lý, văn hóa, cơ cấu tổ chức ảnh
hưởng đáng kể chất lượng AIS. Mặt khác, Ferguson và Seow (2011) tác giả nghiên
cứu 395 khảo sát trong lãnh vực AIS mười năm (1999-2009) ở 18 bài báo tạp chí có
chất lượng, kết quả có 9 vấn đề chính đang là trọng tâm xu thế nghiên cứu AIS, đa
phần là quản lý AIS và vấn đề tổ chức, đề cập đến sự khác nhau của các giai đoạn
trong vòng đời chu kỳ phát triển của hệ thống với sự tham gia quản trị về việc sử
dụng hệ thống sao cho có hiệu quả và khảo sát, đánh giá, phân tích những hoạt động
tích cực của hệ thống khoảng 26%, quyết định chiếm 19% trong việc đánh giá,
KSNB chiếm 21% đến việc thiết kế và đánh giá kiểm soát nội bộ trong AIS, phần
còn lại là khuôn mẫu AIS, kế toán và tư vấn nghề, cơ sở dữ liệu, hệ thống của
chuyên gia. Lee và cộng sự (2002) nghiên cứu phương pháp luận thuận tiện cho
việc có cơ sở khảo sát đánh giá chất lượng của (AIMQ). AIMQ có 3 yếu tố: dụng cụ
phân tích chất lượng thông tin (IQA), mô hình thực hiện sản phẩm - dịch vụ chất
lượng thông tin (PSP/IQ) và công cụ để phân tích những khe hổng cần thiết để
hướng tới chất lượng của thông tin được cải thiện. Kết quả việc nghiên cứu sẽ đem
đến, cung cấp một hệ thống các cơ sở như lý luận, lý thuyết về chất lượng thông tin
để qua đó có thể đưa ra các giải pháp và đo lường chất lượng thông tin tốt hơn và
làm cơ sở cho việc khảo sát các thang đo. Còn Carolina (2014) kết quả là: cam kết
của tổ chức tác động 62,17%, trong khi đó văn hóa chỉ 55,45% đến chất lượng AIS
và cuối cùng mức độ tác động của cơ cấu chỉ đạt 23,16%, hạn chế: là nghiên cứu
dựa vào dữ liệu DNSX, số lượng mẫu chưa đạt yêu cầu nên tính tổng quát cho tổng
thể nền kinh tế Indonexia vẫn còn thấp. Sacer và Oluic (2013) lại nghĩ rằng công
nghệ thông tin (CNTT) tác động đến cách thức AIS vận hành hoạt động ra sao, như
thế nào, cách trình bày cũng như là xử lý, đóng góp và cuối cùng là cung cấp
TTKT. Fitriati and Mulyani (2015), Anggadinicc (2008), Rapina (2015) cho thấy
cam kết, cơ cấu và văn hóa tác động đến việc áp dụng mô hình thành công AIS ở
Indonexia, trong nghiên cứu này thang đo sự cam kết và văn hóa tương đồng với
nghiên cứu thang đo của Rapina (2014). Pornpandej Witaya (2012), tác giả nghiên
cứu theo phương pháp định lượng với việc khảo sát khoảng 500 công ty niêm yết tại
11
Thái Lan với 23,8% bảng câu hỏi được trả lời, kết quả: tổ chức biết học và sự hỗ trợ
của tổ chức sẽ nâng cao hiệu quả của AIS và hiệu quả của AIS sẽ làm tiền đề nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Tương tự nghiên cứu ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu trong nước xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS. Ví dụ: Nguyễn Bích Liên (2012) có 13
nhóm chi tiết ảnh hưởng: chính sách về nguồn nhân lực; môi trường kiểm tra - giám
sát; văn hóa doanh nghiệp; chất lượng - kiểm soát; quản lý thay đổi; quy trình xử lý
và chất lượng ERP; thiết bị, cơ sở hạ tầng; thử nghiệm hệ thống; huấn luyện và sự
tham gia của thành viên doanh nghiệp; dữ liệu; năng lực đội dự án doanh nghiệp;
năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; tầm nhìn, cam kết và
sự hỗ trợ của ban lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự
(2014) đã đưa ra những nhân tố tác động của các công ty niêm yết đến chất lượng
thông tin được niêm yết công bố, có 10 nhân tố bao gồm: quy mô của hội đồng
quản trị; kiểm toán; địa điểm; độc lập của Ban Giám Đốc với Hội Đồng Quản Trị;
cơ cấu vốn; khả năng thanh toán; khả năng sinh lời; quy mô công ty; loại hình kinh
doanh; tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà nước. Mặt khác, Nguyễn Thị Thúy (2016), luận
văn dựa vào quan điểm chất lượng thông tin theo mô hình thành công (Delone và
McLcan, 1992) và kết hợp nhận diện các nhân tố tác động đến chất lượng theo quan
điểm chất lượng. Bài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để điều tra và trải qua ba giai
đoạn trước kiểm tra, kiểm tra thí điểm và cuộc khảo sát chính thức với kết quả: 8
nhân tố đều ảnh hưởng chất lượng AIS: cam kết của nhà quản lý, kiến thức công
nghệ, kiến thức kế toán, phần mềm và các ứng dụng kế toán ảnh hưởng, dữ liệu,
tham gia của nhân viên thực hiện AIS, đào tạo huấn luyện, văn hóa. Qua ba nghiên
cứu của các tác giả như trên cho ta thấy được có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng AIS, nhưng tóm lại các bài chưa thật sự sâu sát, đi sâu cô đọng vào một
hoặc hai ba nhân tố nào đó, điều này làm cho người đọc chưa hiểu hết các vấn đề cụ
thể của nhân tố.
12
Vì vậy, theo như Đào Ngọc Hạnh (2014) chỉ có ba nhân tố ảnh hưởng chất
lượng AIS: tham gia của nhân viên, kiến thức công nghệ, cam kết của nhà điều hành
trên địa bàn TP. HCM. Trong khi đó: Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả tìm
thấy ba nhân tố: cơ cấu, văn hóa và cam kết tổ chức, chất lượng AIS tác động tích
cực chất lượng TTKT. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), tác giả chỉ tìm ra
hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS bao gồm văn hóa tổ chức và lãnh đạo
chuyển đổi. Trong ba nghiên cứu của Đào Ngọc Hạnh, Trần Lê Thanh Thuyên và
Nguyễn Thị Kim Nguyệt, ba tác giả này cho ta một cách nhìn cụ thể và rõ ràng hơn
về các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống AIS, nổi bật hơn cả là văn hóa và
cơ cấu được các tác giả đề cập nhiều. Điều này, cũng là một bước tiến thuận lợi cho
tác giả khi kiểm định lại một số nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS trong các DNSX
tại TP. HCM.
Về phương pháp nghiên cứu, đa phần các tác giả đều sử dụng phương pháp hỗn
hợp, như Đào Ngọc Hạnh (2014), là định tính + định lượng với 140 mẫu quan sát,
bảng câu hỏi gởi đến các kế toán viên ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.
HCM. Đây là một nghiên cứu có tính hỗn hợp, tác giả dựa vào bảng tổng hợp lý
thuyết trước, từ đó đưa ra đề xuất phác thảo mô hình phù hợp và thực hiện nghiên
cứu thực tế theo mô hình bằng cách khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ
thống kê. Còn Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả dùng phương pháp hỗn hợp
đáp ứng mục tiêu hoàn thành luận văn, về định tính để kiểm định những nhân tố ảnh
hưởng chất lượng AIS và chất lượng TTKT, khảo sát và đề xuất chi tiết câu hỏi hợp
lý đúng nhu cầu tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thực tế tại TP. HCM, về định
lượng được thực hiện, đánh giá, kiểm tra các mô hình bằng việc thực hiện kiểm
định BOOTHSTRAP, SEM, CFA, Cronbach’s Alpha. Ngoài ra, còn sử dụng những
phương pháp so sánh lý thuyết cơ sở chất lượng AIS, bên cạnh đó cũng sử dụng mô
hình kim cương Leavitt và hệ thống thông tin (HTTT) thành công Delone và
Mclean để đánh giá ảnh hưởng qua lại với nhau của bốn yếu tố công nghệ, cơ cấu,
nhiệm vụ và con người với mẫu khảo sát là 240 kế toán viên. Theo Nguyễn Thị
Kim Nguyệt (2019), tác giả cũng đã tiến hành thực hiện phân tích khảo sát kết quả
13
với mẫu là 203 doanh nghiệp đang ứng dụng AIS tại Bình Dương với phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp: tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong
lĩnh vực phân tích, từ đó tiến hành chính thức xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và sẽ
được gởi đến qua email và gởi theo phương pháp trực tiếp đến cá nhân để thực hiện
khảo sát, sau khi loại bảng câu hỏi không phù hợp, tác giả sử dụng công cụ SPSS và
AMOS để phân tích dữ liệu: trước tiên dùng hệ số Cronbach’s Alpha, EFA với
KMO và Barlettt, CFA và SEM cũng được phân tích, cuối cùng kiểm định
BOOTSTRAP. Tuy nhiên, Nguyễn Bích Liên (2012), sử dụng mô hình “hệ thống
hoạt động” làm phương pháp nghiên cứu của mình để xác định những nhân tố, áp
dụng phương pháp so sánh những lý thuyết cơ sở cơ bản, những nhận định và một
số quan điểm những đơn vị uy tín cao, có tính quốc tế như Cobit để chọn quan điểm
có chất lượng TTKT hiệu quả đạt yêu cầu với kết quả chất lượng thông tin phụ
thuộc vào người sử dụng và hệ thống tạo lập thông tin.
Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS
rất khác nhau. Trong khi nghiên cứu của Trần Lê Thanh Thuyên (2017) cho thấy
các biến cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức thực sự tác động chất lượng AIS đồng
thời chất lượng AIS cũng tác động ảnh hưởng một cách tích cực chất lượng TTKT.
Nhưng kết quả vẫn còn đó những hạn chế, mẫu chỉ là các đơn vị ở TP. HCM, không
phân biệt loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ, chỉ nói doanh
nghiệp chung chung với 200 mẫu, cho nên số lượng mẫu nhỏ chưa thật sự đại diện
và đóng vai trò cho tổng thể, hơn nữa cũng chưa phân biệt ra được doanh nghiệp
nào sử dụng ERP cũng như là phần mềm kế toán, ngoài ra tác giả có đề xuất với số
lượng mẫu cao hơn để dữ liệu có kết quả phân tích một cách đầy đủ và rõ ràng hơn.
Thứ hai nghiên cứu chỉ dựa vào ba nhân tố chưa bổ sung thêm như hành vi sử dụng
hệ thống như nhân tố của con người, nhân tố trình độ chuyên môn, hướng tiếp theo
nên mở rộng nhân tố, mô hình và tham khảo thêm các tài liệu có sẵn. Mặt khác,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), văn hóa và lãnh đạo chuyển đổi
ảnh hưởng tích cực lên chất lượng AIS, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, mặt
khác, nghiên cứu còn nhấn mạnh sự quan trọng của văn hóa là một trong những
14
nhân tố góp phần cải thiện chất lượng AIS, từ đó góp phần cải thiện nâng cao chất
lượng của thông tin kế toán. Mặt khác, vẫn còn có những mặt chưa đạt được như
mong đợi như chỉ tập trung các nhân tố nội bộ chưa đề cập đến các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp, nên mở rộng cỡ mẫu và khu vực thu thập dữ liệu có tính tổng
quát hơn và để hạn chế gian lận, sai sót cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát
nội bộ nhằm nâng cao chất lượng AIS, qua đó kiểm định xem nhân tố KSNB có ảnh
hưởng đến chất lượng AIS hay không.
Mặc dù vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng AIS, nhưng vẫn còn đó
những hạn chế: Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), đa số các doanh nghiệp Việt Nam
có áp dụng AIS phục vụ quản lý tuy ở mức độ khác nhau nhưng phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị nội bộ công ty nhưng hạn chế: việc thực
hiện chưa có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương
pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện kỹ
thuật xử lý thông tin hiện đại, chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, với nghiên cứu
trên ở doanh nghiệp trong nước chỉ thấy được thực trạng AIS, chưa thấy được các
nhân tố nào ảnh hưởng tác động tới tính hiệu quả của AIS cũng như đánh giá hiệu
quả của AIS trong các doanh nghiệp. Một vấn đề chung mà các nghiên cứu hay gặp
phải đó là số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để kết luận vấn đề nghiên cứu như
Đào Ngọc Hạnh (2014): số lượng các mẫu khảo sát chưa bao quát hết doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở TP. HCM và mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được mức độ khá
49,3% sự biến động của chất lượng AIS từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
TP. HCM. Cũng vậy, Nguyễn Thị Thúy (2016): số lượng các mẫu khảo sát chưa
bao quát hết được các doanh nghiệp ở TP. HCM và chỉ tập trung một phạm vi rất
nhỏ là chất lượng AIS trong các doanh nghiệp tại TP. HCM và khả năng tổng quát
hóa kết quả của việc nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại ở một số địa
phương khác nhau. Trái lại, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) kết quả là thước
đo cơ sở để áp dụng mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin được công bố rộng rãi của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán, gợi mở những hướng các bước nghiên cứu sau này về kiểm
15
định lại các nhân tố và tác động đến chất lượng về việc công bố thông tin, qua đó
cho thấy được tầm ảnh hưởng loại hoạt động này với sự hữu hiệu và hiệu quả thông
tin chứng khoán tại Việt Nam.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhận thấy: có
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS, bên cạnh đó cũng có nhân tố có
tác động mạnh chất lượng AIS và mọi nghiên cứu đều xoay quanh các nhân tố như
cam kết nhà quản lý, văn hóa và cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
đều có hạn chế như về phương pháp nghiên cứu: các tác giả đều sử dụng nghiên cứu
hỗn hợp như định lượng và định tính. Trong khi đó, định tính là phỏng vấn những
chuyên gia, vậy các chuyên gia mà các tác giả đã nêu có đủ độ tin cậy hay không vì
hầu hết các chuyên gia mà những tác giả trước đề cập đều là những kế toán trưởng,
chuyên viên kế toán của các công ty, tác giả ít thấy các chuyên gia như Giáo sư, Phó
giáo sư, Tiến sỹ của các trường Đại học hoặc các Giám Đốc điều hành - tài chính
của những doanh nghiệp lớn, các công ty có thương hiệu nổi tiếng tại TP.HCM
hoặc các vùng lân cận. Trong phương pháp nghiên định lượng cũng vậy, hầu hết các
tác giả đều cho rằng số lượng cỡ mẫu nhỏ chưa đáp ứng được cho vấn đề nghiên
cứu vì thời gian có hạn và cũng nên mở rộng cỡ mẫu lớn hơn, số lượng lớn hơn để
nội dung nghiên cứu đạt chất lượng hơn. Điều này cũng mở ra cho tác giả khi
nghiên cứu khảo sát cần chú trọng đầu tư về số lượng cỡ mẫu để bài nghiên cứu đạt
kết quả và độ tin cậy có chất lượng và cao hơn.
1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu
Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất đối với những cổ đông đó là chất lượng
AIS có thực sự đáng tin cậy hay không. Rất nhiều các tác giả ngoài nước cũng như
trong nước đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS. Tuy nhiên, số lượng
cũng như chất lượng và mức độ ảnh hưởng tác động của những nhân tố tại mỗi quốc
gia là không hoàn toàn giống nhau. Có thể kể tên một vài nhân tố như CNTT, cam
kết quản lý - tổ chức, nguồn lực nhân sự.
Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam thì vấn đề chất lượng AIS đã được đề cập
chú ý. Chất lượng AIS có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định
16
của người sử dụng thông tin. Từ nghiên cứu trước chỉ đang giai đoạn thống kê mô
tả những nhân tố cũng như là phân biệt các mối tương quan với nhau, mức độ tác
động những nhân tố đó. Mặt khác, khi áp dụng và kế thừa những thành tựu của các
kết quả trước đây khi áp dụng thực hiện ở Việt Nam thì cần sự ràng buộc, sự lựa
chọn, rõ ràng, vì đất nước của chúng ta vẫn còn có nhiều sự khác biệt về chính trị,
kinh tế, văn hóa. Hiện giờ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra và phân biệt sự quan trọng
trong việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS. Song hạn chế là chỉ
ở công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp như quy trình kế toán, đánh giá
khảo sát xem xét thực trạng, bối cảnh của công ty. Mặt khác, cũng có nhiều nghiên
cứu xoáy sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, chất lượng công bố
thông tin, tuy vậy số lượng cũng như chất lượng nghiên cứu chưa nhiều, vẫn còn
nhiều mặt hạn chế. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019) cũng đề cao vai trò
của hệ thống kiểm soát nội bộ, và theo tác giả tìm hiểu cũng chưa có nghiên cứu
nào ở Việt Nam kiểm định xem nhân tố hệ thống KSNB ảnh hưởng ra sao đến chất
lượng AIS. Vì vậy, qua những nghiên cứu của các tác giả trước đây, tác giả cũng đề
xuất đưa biến hệ thống kiểm soát nội bộ kết hợp với biến cơ cấu tổ chức và văn hóa
tổ chức để kiểm định lại vào bài nghiên cứu của mình.
1.4 Hướng nghiên cứu của tác giả
Với các phân tích đã được liệt kê trên đây, với quan điểm là học hỏi và kế thừa
các thành tựu, các nghiên cứu trước, luận văn đi theo xu hướng là kiểm định lại xem
những nhân tố nội bộ của doanh nghiệp có liên quan như thế nào đến chất lượng
AIS dưới góc độ của những nhà sử dụng AIS trong những DNSX tại TP. HCM.
Trong bài nghiên cứu, tác giả có thể dựa vào những lý thuyết, những lý thuyết cơ sở
như mô hình kim cương Levitt, lý thuyết thông tin hữu ích với hy vọng xây dựng và
mở rộng mô hình có thể đáng tin hơn, một cách đầy đủ, chính xác để kiểm định
những nhân tố. Và kết quả là tiền đề cho các doanh nghiệp cân nhắc xem xét phối
hợp hài hòa những đặc tính, tính chất riêng của mỗi doanh nghiệp cùng với việc có
thể vận dụng AIS với cùng đích cuối cùng là đạt được mục tiêu chung của doanh
17
nghiệp là sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có chất lượng về mặt sản phẩm, từ đó
chất lượng AIS trong công ty được nâng cao và khởi sắc.
18
TÓM TẮT CHƯƠNG 01
Chương 01 đã phác thảo tổng hợp những cái nhìn tổng quát về các nghiên
cứu ở trong nước cũng như trên thế giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Từ việc
khái quát này chính là tiền đề để tác giả xác định khe hổng cần phải nghiên cứu và
hướng tiếp theo là đưa ra định hướng nghiên cứu. Chương 02 sẽ trình bày cơ sở lý
thuyết có liên quan đến chất lượng AIS, các mô hình đo lường chất lượng và thông
tin.
19
CHƯƠNG 02: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 01 đã giới thiệu khái quát tổng quan về chủ đề nghiên cứu luận văn
có liên quan đến chất lượng AIS và những nhân tố được nghiên cứu ở trong nước
cũng như trên thế giới. Chương 02 này sẽ mô tả trình bày những khái niệm, các
định nghĩa như hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán, sau đó sẽ
tổng hợp những lý thuyết cơ sở làm nền tảng cho việc phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng AIS cũng như là đưa ra các mô hình có liên quan.
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán
2.1.1 Hệ thống
Theo Hall (2008), Stair và Reymolds (2010), Romney và Steinbart (2014),
Susanto (2015). Hệ thống là một nhóm gồm hai hay nhiều thành phần liên kết với
nhau hoặc bao gồm các hệ thống con nhằm phục vụ cho mục đích chung. Hay hệ
thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau
theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính
mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không
đáng kể.
Các thành phần chủ yếu của một hệ thống: đầu vào, thu thập xử lý số liệu,
đầu ra và cuối cùng là sự phản hồi hệ thống.
20
Nhập dữ liệu Xử lý dữ liệu Thông tin ra
Lưu trữ dữ liệu
Cấu trúc của hệ thống - hệ thống thông tin:
Nguồn nhân lực
Điều khiển thực hiện hệ thống
Sơ đồ: Cấu trúc của hệ thống - hệ thống thông tin
(Nguồn: Susanto, 2015)
Các yếu tố đặc điểm một hệ thống là:
Mục đích: Nêu ra được vấn đề mà một hệ thống tồn tại như thế nào và qua
đó có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chúng.
Phạm vi: xác định cái gì nằm trong và ngoài hệ thống.
Môi trường: hầu hết các yếu tố đang ở bên ngoài hệ thống.
Đầu vào: là những đối tượng và thông tin từ yếu tố môi trường bên ngoài để
chuyển vào bên trong hệ thống.
Đầu ra: là những thành phần và thông tin được đưa từ môi trường bên trong
ra bên ngoài.
Một hệ thống để đo lường chất lượng thì theo Stair and Reymolds (2010) có
thể đo được bằng nhiều cách nhưng quan trọng nhất là phải kể đến tính hiệu quả và
tính hữu hiệu.
2.1.2 Hệ thống thông tin
2.1.2.1 Khái niệm
Nguồn
vật
liệu,
phần
cứng
và bảo
dưỡng
Nguồn
phần
mềm
các
chương
trình và
thủ tục
21
Hệ thống thông tin (HTTT) là một tập hợp những nhân tố hoặc các thành
phần có ảnh hưởng để thao tác thu thập xử lý phân tán dữ liệu, lưu trữ và thông tin
cung cấp cơ chế phản hồi để đạt được những mục tiêu đề ra (Stair and Reymolds,
2010).
Một hệ thống là một thực thể cố định hay còn được gọi là nơi để chứa nhiều
thành phần hay phòng ban có tính hỗ trợ qua lại lẫn nhau và qua đó hoàn thành, đạt
được một cũng như là một trong những mục tiêu đã được hoạch định sẵn có.
Một HTTT được xem là một bộ các hệ thống con mà ở đó chúng có mối liên
hệ, thực hiện những nhiệm vụ một cách tích hợp như là thu thập, xử lý, lưu trữ,
chuyển đổi và phân phối kênh thông tin cho việc đề ra kế hoạch, hoạch định, giám
sát, phân tích và cuối cùng là đưa ra quyết định và kiểm soát thông tin.
Các thành phần cơ bản của HTTT: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,
mạng, quy trình, nguồn nhân lực (Turban, 2007).
Phân loại hệ thống thông tin:
Theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra:
Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing systems, TPS)
Hệ thống thông tin quản lý (Management information systems, MIS)
Hệ thống trợ giúp ra quyết định (Decision support systems, DSS)
Hệ thống chuyên gia (Expert support systems, ESS)
Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh (Information systems for
competitive advantage, ISCA)
2.1.2.2 Vai trò của hệ thống thông tin
Có 3 mục tiêu cơ bản: hỗ trợ chức năng giám sát điều hành của ban quản trị,
ra quyết định cũng như là các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp.
Các thành phần của hệ thống thông tin
22
Theo (Laudon and Laudon, 2011) có 3 thành phần chính của một hệ thống
thông tin bao gồm: tổ chức, quản lý và CNTT.
Trong đó, tổ chức: nguồn nhân lực của con người, cơ cấu tổ chức quản lý của
doanh nghiệp, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nền chính trị của mỗi quốc
gia và sau cùng là văn hóa. Về quản lý thì cũng bao gồm như tập hợp những công
việc để ra quyết định tối ưu hóa, bên cạnh đó cũng lập ra những kế hoạch công việc
để giải quyết những vấn đề. Còn công nghệ thông tin thì gồm phần cứng, phần mềm
để quản lý dữ liệu nhưng cần kếp hợp với mạng.
2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán
2.1.3.1 Khái niệm
Hệ thống TTKT là một hệ thống dùng để thu thập, ghi nhận, lưu trữ, xử lý dữ
liệu để tạo ra kênh thông tin thích hợp cho những người ra quyết định (Romney and
Steinbart, 2014).
Một hệ thống TTKT bao gồm tài liệu, công nghệ, xử lý các dữ liệu và báo
cáo cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo hoạch định các công việc trong và
ngoài đơn vị (Hurt et al., 2008).
Vậy có thể khẳng định rằng hệ thống TTKT là một hệ thống để thu thập và
xử lý dữ liệu, lưu trữ, phân phối mọi thông tin dưới sự theo dõi, giám sát, kiểm soát
chặt chẽ của con người để qua đó cung cấp các thông tin thật sự hữu ích có chất
lượng đối với mọi thành phần của tổ chức.
2.1.3.2 Thành phần hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống TTKT gồm sáu yếu tố: con người là nhân tố đầu tiên, là nhân tố
quan trọng nhất của mọi hoạt động ( con người cũng giống như là người vận hành
như là một dụng cụ có ích), quy trình và thủ tục (tập hợp, xử lý, lưu trữ), dữ liệu
(mô tả về các công việc sản xuất kinh doanh của tổ chức), phần mềm (để xử lý cũng
như là khôi phục dữ liệu), công nghệ thông tin cơ sở hạ tầng (như máy vi tính, mạng
viễn thông), KSNB và an ninh (ngăn ngừa để dữ liệu không bị mất cắp).
23
2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán
Có rất nhiều ý kiến không giống nhau về chất lượng hệ thống TTKT, theo
(Stair and Reymolds, 2010) chất lượng AIS phải linh hoạt, hữu hiệu, hiệu quả, kịp
thời và truy cập được. Và cũng theo (Laudon and Laudon, 2011) có 05 thông số để
đo lường AIS như phạm vi rộng hay hẹp, thời gian có phù hợp hay không và chi phí
của tổ chức có đáp ứng được nhu cầu hay không, chất lượng cũng như số lượng và
rủi ro tổ chức gặp phải.
Ngoài ra, theo (Omar và cộng sự, 2016): chất lượng AIS đo lường bằng quy
trình tạo lập thông tin dựa vào chất lượng dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu và đầu ra.
Mô hình đo lường phù hợp và hiệu quả nhất của HTTT tính đến giai đoạn
hiện nay đó là mô hình HTTT Delone và Mclean năm 1992 & 2003. Thang đo của
hai nhà nghiên cứu có chức năng rất linh hoạt, dễ dàng, đáng tin cậy, chất lượng dữ
liệu thì quan trọng và có tính tích hợp. Mặt khác, (Wixom and Todd, 2005) và (Ong
at al., 2009) cũng đo lường chất lượng HTTT bởi tính kịp thời, tin cậy, truy cập một
cách dễ dàng, số liệu cũng tích hợp và linh hoạt. Và dựa trên nghiên cứu của các tác
giả nêu trên cộng thêm của (Stair and Reymolds, 2010), (Laudon and Laudon,
2011), (Carolina, 2014) vận dụng những nhân tố như hữu hiệu, tổng hợp, linh hoạt
và có độ uy tín cao để đo lường chất lượng hệ thống TTKT.
Cũng vậy, (Susanto, 2015) đưa ra 03 thang đo chất lượng AIS gồm sự linh
hoạt, tin cậy và tích hợp rất kịp thời. Hơn nữa, (Syaifullah, 2014) đo lường thông
qua 03 khía cạnh: hiệu quả, hữu hiệu và tích hợp.
Các thang đo chất lượng hệ thống TTKT nghiên cứu trước đây được liệt kê
trong bảng 2.1:
24
Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo chất lượng AIS
Thang đo chất lượng
AIS
Diễn giải Tác giả
Tính tích hợp
- Kết hợp giữa phần cứng
và phần mềm, mạng, cơ
sở dữ liệu, công việc
nhằm mục đích đem đến
sự thỏa mãn cho người
vận hành chúng.
- Được tích hợp từ nhiều
công cụ, nguồn, đường
truyền không giống nhau.
Wixom and Todd, 2005
Ong et al., 2009
Carolina, 2014
Syaifullah, 2014
Susanto, 2015
Đáng tin cậy
Hệ thống nhận định: hệ
thống sẵn có cho người
sử dụng bởi việc quản lý
cơ sở hạ tầng và CNTT
và mức độ hài lòng của
người dùng.
Delone and Mclean, 2003
Wixom and Todd, 2005
Ong et al., 2009
Carolina, 2014
Susanto, 2015
Tính linh hoạt
- Kết quả của sự phát
triển sản xuất kinh doanh
bởi hệ thống được thiết
lập có ích phù hợp cho
những ai cần nó.
- Sẽ đáp ứng sự chuyển
đổi theo kỳ vọng của
người vận hành hệ thống.
Wixom and Todd, 2005
Ong et al., 2009
Stair and Reynolds, 2010
Carolina, 2014
Susanto, 2015
25
Hiệu quả
Kết quả tối ưu được sử
dụng về việc sử dụng
những nguồn lực sẵn có.
Stair and Reynolds, 2010
Carolina, 2014
Syaifullah, 2014
Hữu hiệu
Đo lường khả năng thực
hiện mức độ làm việc hệ
thống đối với kế hoạch đã
được đề ra ban đầu.
Syaifullah, 2014
Truy cập được
Kết xuất và truy cập dữ
liệu một cách thuận tiện.
Wixom and Todd, 2005
Ong et al., 2009
Stair and Reynolds, 2010
Kịp thời
Luôn đáp ứng kịp thời
vấn đề cung cấp thông tin
của hệ thống.
Delone and Mclean, 2003
Wixom and Todd, 2005
Ong et al., 2009
Stair and Reynolds, 2010
Tính thích nghi Delone and Mclean, 2003
Tính khả dụng Delone and Mclean, 2003
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT
2.2.1 Chất lượng của hệ thống TTKT
Theo Susanto (2013), một hệ thống TTKT là một hệ thống tích hợp với nhiều
thành phần như phần cứng, phần mềm, thủ tục, cơ sở dữ liệu và hệ thống giao tiếp
kết nối mạng. Hệ thống TTKT (AIS) được tạo ra để thu thập dữ liệu và xử lý chúng
thành những thông tin có hữu ích và đáng tin cậy cho những người sử dụng thông
26
tin về kế toán tài chính. Sacer & Oluic (2013) đã lập luận: vấn đề chính để phát triển
một AIS có hiệu quả là sản xuất ra các kênh thông tin có hữu ích cho việc đáp ứng
các quyết định sản xuất kinh doanh. Wilikinson (2000) cũng đã giải thích rằng các
AIS xử lý, chuyển đổi những dữ liệu về tài chính cần thiết thành những TTKT cho
những người sử dụng bên trong cũng như là bên ngoài doanh nghiệp. Theo
Anthony, Reese, & Herrenstein (1994), các đơn vị sử dụng hệ thống TTKT để lập ra
những kế hoạch để đánh giá, và xác định hiệu quả của những hoạt động và điều kiện
tài chính của họ. Mặt khác, theo Stair & Reynolds (2006), vấn đề vận hành quản lý
của một tổ chức áp dụng hệ thống thông tin kế toán như là một phương tiện nhằm
mục tiêu đạt được những ưu thế cạnh tranh.
Ngoài ra, một AIS tích hợp hai hệ thống con chính và chủ yếu đó là hệ thống
thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị (Wikinson et al,
2000). Kieso và cộng sự (2011) đã giải thích rằng hệ thống TTKT tài chính được sử
dụng để cung cấp kế toán và thông tin tài chính cho các bên có liên quan. Trong khi,
một tổ chức hay một doanh nghiệp thực hiện AIS quản trị cung cấp những TTKT
chất lượng và hữu ích cho những người sử dụng bên trong để đưa ra các quyết định
quản trị hợp lý với tổ chức (Hansen & Mowen, 2007). Chất lượng AIS được trình
bày và thể hiện thông qua đo lường những khả năng của nó về việc thiết lập và tạo
ra đầu ra nhằm mục tiêu đáp ứng các yêu cầu cần thiết cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị để có những quyết định phù hợp (Post & Anderson, 2003). Chất lượng
TTKT còn dựa vào tính hữu hiệu của thông tin đối với những nhà sử dụng BCTC
như là công cụ và quan điểm về mối quan tâm của họ (Penman, 2012). Cũng theo
Baltzan (2012) một AIS có chất lượng tối ưu được tích hợp thông tin có những đặc
tính, thuộc tính như chính xác, đầy đủ, nhất quán, so sánh và luôn luôn sẵn sàng
đúng lúc. Theo Laudon & Laudon (2008), một AIS có chất lượng chỉ khi được thiết
lập cho quá trình nhằm mục đích ra quyết sách bằng cách áp dụng một AIS phải có
chất lượng vượt trội.
27
2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ
Một hệ thống kiểm soát nội bộ chất lượng hiệu quả tác động một cách đáng
kể đến sự thất bại hay thành công trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện giúp AIS tạo ra kênh thông tin có ích với sự
phụ thuộc lớn hơn cho các đối tượng là người sử dụng (Neogy, 2014). Kiểm soát
nội bộ là một quy trình và thực thi các chính sách nhằm mục đích duy trì quản lý
thiết kế, quản trị thông tin và thông qua đó giúp doanh nghiệp có thể đạt được
những chiến lược mục tiêu nhất định và nhiệm vụ công việc cụ thể của tổ chức
trong một thời gian có sẵn (Elder et al, 2010). KSNB để đạt được hiệu quả là điều
vô cùng cấp bách và quan trọng để một doanh nghiệp hay một tổ chức, công ty,
cung cấp các sản phẩm là BCTC có liên quan đến số liệu một cách đáng tin cậy, đáp
ứng yêu cầu tối thiểu về tuân thủ pháp luật, luật định và các quy định hiện hữu cũng
như là luôn luôn bảo đảm trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là hiệu quả của đơn vị (Messier et al, 2006). Theo Bodnar & Hoopwod
(2010), một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm năm thành phần chính bao gồm môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và
giám sát để giúp đỡ hỗ trợ hoàn thành những mục tiêu khác của đơn vị.
Tổ chức cũng đã thiết kế KSNB xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bảo
đảm rằng các chi tiết của hệ thống KSNB đã được vận hành thành công và có hiệu
quả. Một hệ thống KSNB một khi được chuyên môn hóa bằng vi tính sẽ gồm có hai
thành phần chính kiểm soát chung và ứng dụng. Mục đích chủ yếu của việc thiết kế
KSNB là giám sát luôn luôn duy trì chất lượng của thông tin tránh khỏi những lỗi ở
các khâu hoạt động như đầu vào, thu thập xử lý dữ liệu, đầu ra (O’Brien &
Marakas, 2010). KSNB còn có chức năng không khác gì giống như một phương
thức chắc chắn bảo đảm rằng mọi giao dịch đã được ghi chép lại một cách đầy đủ
chính xác, rõ ràng và đặc biệt là không còn có những sai sót mang tính trọng yếu tại
những tài khoản luôn luôn chính xác ở những kỳ kế toán phù hợp với mục tiêu là để
lập BCTC trên cơ sở là phải tuân thủ các nguyên tắc của kế toán và pháp lý chuẩn
mực có liên quan (Millchamp & Taylor, 2008). Kết quả của bài nghiên cứu từ
28
Neogy (2014), KSNB hợp lý còn có thể giúp đơn vị doanh nghiệp đạt được những
thuộc tính cơ bản của TTKT cũng như là cung cấp các thông tin phù hợp hữu ích có
liên quan và rõ ràng, đầy đủ, đáng tin cho ban quản trị để họ đưa ra các chính sách
thực hiện các hoạt động công việc kinh doanh sản xuất hợp lý có hiệu quả. Bên
cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ khi được chuyên môn hóa với vi tính sẽ làm gia
tăng chính xác chất lượng TTKT tài chính, điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho nhà
quản trị quản lý chi tiêu giữ gìn tài sản như tiền mặt (Jones & Rama, 2003).
Những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng luôn tồn tại mối quan hệ KSNB và chất
lượng hệ thống TTKT (Fardinal, 2013). Hay nói cách khác, hệ thống KSNB là điều
kiện cần và đủ là điều kiện tiên quyết để thiết lập những thông tin kế toán đáp ứng
đủ điều kiện (Ivana và Ana, 2013). Cùng với sự duy trì tồn tại của một hệ thống
KSNB hiệu quả, hữu hiệu và hiệu quả của AIS được nâng tầm cao hơn bằng cách
ghi lại, xử lý các dữ liệu một cách hợp lý, bảo vệ các tài sản và tính chính xác về độ
tin cậy của TTKT được tạo ra (O’Brien & Marakas, 2010). Hơn nữa, Guan (2006)
giải thích rằng hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng cần được triển khai trong
một hệ thống của kế toán để ngăn ngừa gian lận và giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi
và sai sót có trọng yếu từ hệ thống thông tin. KSNB hữu hiệu có thể đảm bảo sự phù
hợp của báo cáo tài chính nâng cao số lượng và chất lượng môi trường thông tin cho
người dùng báo cáo tài chính (Kim, Song & Zhang, 2011). Tuy nhiên, việc thiết lập
hệ thống KSNB có thể phải chịu chi phí cao hơn, đây sẽ là một gánh nặng lớn đặc
biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới sự hạn chế về quyền sở hữu hoặc
nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, có một số vấn đề liên quan đến các hệ thống
máy tính kế toán như virus, tin tặc, mất thông tin và mất điện (Ahmad, 2012).
Có nhiều lỗi kế toán được phát hiện trong một hệ thống KSNB yếu hơn so với
hệ thống KSNB mạnh (Iceman & Hilson, 2012). Arens (2008) tuyên bố rằng nếu có
sự KSNB không phù hợp đối với hệ thống TTKT, điều đó có thể dẫn đến sự sai lệch
của chuẩn mực kế toán với báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Doyle & McVay
(2007), nó cho thấy sự thấp kém trong KSNB dẫn đến chất lượng tích lũy thấp cũng
29
như cung cấp thêm các bằng chứng thích hợp về sự tồn tại của mối quan hệ giữa hệ
thống KSNB và chất lượng TTKT.
2.2.3 Văn hóa tổ chức
Leidner & Kayworth (2006) khẳng định: văn hóa tổ chức là thành phần quan
trọng của AIS. Văn hóa được định nghĩa là các chuẩn mực, giá trị và niềm tin kiểm
soát hành vi của các cá nhân trong một nhóm. Theo George và Jones (2012), văn
hóa là một tập hợp chuỗi các giá trị, giả định, chuẩn mực và niềm tin chung chi phối
sự tương tác của các nhân viên với nhau trong một khối tổ chức hoặc với những
người bên ngoài tổ chức như nhà phân phối, khách hàng và những người khác. Văn
hóa còn có nhiệm vụ chức năng như một cơ chế để hợp nhất các hoạt động của các
cá nhân trong một tổ chức đến từ nhiều nền tảng khác nhau (Kreitner & Kinichi,
2003). Hơn nữa, văn hóa là một kiến thức xã hội mà nhân viên có thể học hỏi từ
những người khác trong một tổ chức (Carolina, 2015). Các thành viên của tổ chức
có thể có sự hiểu biết văn hóa đồng thuận thông qua việc chuyển giao kiến thức
dưới hình thức giao tiếp và quan sát rõ ràng (Colquitt et al, 2011).
Theo Kieso et al (2007), người ta thấy rằng việc áp dụng AIS phụ thuộc rất
nhiều vào văn hóa để phần hành hệ thống của kế toán có thể chạy một cách phù
hợp. Stair và Reynold (2010) cũng nói rằng văn hóa có ảnh hưởng tác động đến
hiệu suất và hiệu quả phát triển HTTT mới. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của
Coles-Kemp (2009) cho thấy sự phát triển đa dạng của TTKT bị ảnh hưởng bởi văn
hóa. Tuy nhiên, do văn hóa tổ chức khác nhau có các tiêu chí khác nhau về việc
thực hiện AIS, nó không thể hiển thị một bức tranh tổng thể về tác động của văn
hóa đến hiệu quả AIS. Người quản trị sẽ luôn duy trì văn hóa cũ trong việc áp dụng
các HTTT mới (Susanto, 2013). Kết quả của việc nghiên cứu đã được công bố và
thực hiện trên những công ty có giao dịch niêm yết tại Iran của Salehi và Abdipour
(2011) nhận thấy văn hóa tổ chức trở thành rào cản cho việc thiết lập và hoàn chỉnh
hệ thống TTKT.
30
Indeje & Zheng (2010) cũng tuyên bố rằng văn hóa tổ chức được xem xét về
việc phát triển và triển khai AIS cũng như đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến HTTT ở tổ
chức. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Young (2013), một nền văn hóa cá nhân
dẫn đến sự gia tăng các lỗi kế toán và ý định thao túng thu nhập để đạt được mục
tiêu mong muốn. Trong khi các kế toán viên trong tổ chức tập thể ít có khả năng vi
phạm các chuẩn mực kế toán để làm sai lệch các con số để làm giảm thu nhập. Mặt
khác, quản lý trong các tổ chức có khoảng cách quyền lực lớn đã cố tình can thiệp
vào thực tiễn báo cáo tài chính và có thể ghi chèn lên các nguyên tắc kế toán mà
cuối cùng dẫn đến sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, BCTC trong văn hóa khoảng cách
quyền lực nhỏ sẽ ít có khả năng bị sai lệch về mặt vật chất (Chan, Lin, & Mo,
2003).
2.2.4 Cơ cấu tổ chức
Theo Turban et al (2003), cơ cấu tổ chức là một nhân tố chính cần được xem
xét đánh giá về việc phát triển hệ thống TTKT. Cơ cấu được định nghĩa chính thức
là một sự sắp xếp của các phòng ban trong một tổ chức (Schermerhorn, 2011).
Trong khi đó, theo Anggadini (2013), cấu trúc tổ chức là một khung mô tả sự phối
hợp các nhiệm vụ thực hiện công việc giữa các cá nhân và các nhóm trong một tổ
chức. Cơ cấu tổ chức thể hiện mối quan hệ của trách nhiệm và quyền hạn kiểm soát
sự tích hợp các hành động của nhân viên và hiệu suất để đạt được các mục tiêu của
tổ chức (Jones, 2010). Các nhà quản lý tham gia đồng hành vào công cuộc thiết kế
và vận hành của tổ chức có tính đến một vài khía cạnh để phát triển và cải thiện cấu
trúc của tổ chức (Rapina, 2014). Các khía cạnh của cấu trúc tổ chức được sử dụng
trong nghiên cứu này bao gồm công việc được chuyên môn hóa, phạm vi để kiểm
soát, chuỗi chỉ huy, chính thức hóa và ủy quyền (Anggadini, 2013).
Kieso et al (2007) tìm thấy rằng cấu trúc tổ chức đóng vai trò quan trọng về
việc xác định việc thực hiện thành công hệ thống TTKT. Nghiên cứu từ Nagappan
et al (2009) cho thấy cấu trúc tổ chức liên quan đến sự tương tác các phòng ban
trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của AIS. Ví dụ, theo Salehi và
31
Abdipour (2011), người ta thấy rằng cấu trúc tổ chức có thể cản trở việc áp dụng
các AIS của các công ty. Mukherji (2002) đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ tương
hỗ giữa cơ cấu và AIS và chúng phụ thuộc lẫn nhau cho sự phát triển hiệu quả của
doanh nghiệp. Theo Scott (2011), ngày càng có nhiều HTTT phức tạp được thiết lập
và xây dựng với cấu trúc tổ chức phân cấp lớn hơn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cơ cấu tổ chức
được thành lập như một trong những rào cản đối với việc triển khai hệ thống thông
tin kế toán trong các công ty niêm yết (Salehi & Abdipour, 2011). Kết quả, các AIS
sẽ không thể chạy và hoạt động điều hành phù hợp khi thiếu sự hỗ trợ của cơ cấu về
việc phát triển và triển khai hệ thống TTKT (Bouwens & Abernethy, 2000).
2.3 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Theo tác giả đã liệt kê công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có khá
nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế
toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó kết quả của các nghiên cứu cho thấy được các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng AIS là không giống nhau và mỗi tác giả sẽ lại tìm thấy
một vài nhân tố mới trong mô hình. Có nhân tố trong nghiên cứu này ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng AIS, nhưng ở nghiên cứu khác thì không. Và cũng có
trường hợp nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng AIS nhưng ở nghiên
cứu khác thì không và ra kết quả khác.
Vì thế, nhằm củng cố phát triển giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện phân
tích các lý thuyết cơ sở có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các lý thuyết này sẽ làm
gia tăng thêm bằng chứng thuyết phục hơn cho đề tài nghiên cứu của luận văn. Một
số lý thuyết, mô hình được đề cập trong bài là: Lý thuyết thông tin hữu ích, lý
thuyết công nghệ tổ chức môi trường kinh doanh, mô hình kim cương Leavitt 1965,
mô hình HTTT thành công Delone và Mclean 1992-2003.
2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích
2.3.1.1 Nội dung lý thuyết
Theo (Godfrey et al, 2003): “ Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán
quy phạm được sử dụng như một cơ sở lý luận để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế
32
toán hiện hành của chuẩn mực báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn kế toán quốc tế
của nhiều kế toán quốc gia trong nước cũng như trên thế giới. Lý thuyết này nhấn
mạnh và đề cập các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính như là một công cụ hữu
hiệu thông tin hữu ích và phù hợp cho những nhà quản trị, nhà lãnh đạo, nhà quản
lý trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng ngày
của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích này cũng đề cập
đến những khái niệm, những định nghĩa về cân bằng lợi ích – chi phí là một khía
cạnh quan trọng cần xem xét đến khi thiết lập các tiêu chuẩn”.
Lý thuyết thông tin hữu ích xuất hiện với tiêu chí hữu ích về quyết định, cụ
thể là định hướng nhằm mục đích vào việc vận dụng các nguồn lực, những TTKT
có chất lượng hữu ích để nhằm mục đích đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp
và chính xác (Tollerson, 2012).
Qua việc thông qua các định hướng để đề ra các quyết định có tính chất phù
hợp, các luận điểm hiện nay về kế toán đã được di chuyển luân phiên từ nguyên tắc
chuẩn mực kế toán sang hiệu quả của một quá trình mà ở đó thông tin đã được có
sẵn. Vì lý do mất phương hướng đặc điểm thông tin những đối tượng, vì thế những
đối tượng ở bên ngoài thường hay dựa vào các TTKT đã được niêm yết trên các
phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc báo cáo kiểm toán hàng năm như là
một phương thức quan trọng về việc ra các quyết định đầu tư kinh tế lãnh vực sản
xuất kinh doanh. Do đó, chất lượng AIS được xây dựng thiết lập thông thường phải
dựa trên lý thuyết cơ sở hữu ích có chất lượng của thông tin, qua đó sẽ đảm bảo
được về việc phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị doanh nghiệp
trong việc ra các quyết định luôn được kịp thời và chính xác.
2.3.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết này có nội hàm ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm
chuyển đổi cơ bản việc đánh giá phân tích chất lượng TTKT của mỗi doanh nghiệp.
Chất lượng TTKT với mục tiêu ban đầu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đối
tượng sử dụng thông tin và với mục tiêu như vậy các nhà quản trị bắt đầu điều chỉnh
33
xem xét cách vận dụng và vận hành AIS sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất,
qua đó làm gia tăng thêm việc thu thập các thông tin thực sự là hữu dụng đối với
người có liên quan cũng như là người trực tiếp sử dụng.
Bên cạnh đó, lý thuyết cho thấy được việc làm rõ hơn các mục đích các công
việc một cách cụ thể và hoạt động công việc kế toán là thước đo, là tiền đề cho việc
hoạch định những chính sách các kế hoạch, những chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc đánh
giá đo lường chất lượng TTKT do AIS cung cấp, qua đó cũng đem đến một môi
trường cạnh tranh hữu ích lành mạnh về TTKT được phân tích đánh giá đúng với ý
nghĩa giá trị vốn có hiện nay, mặt khác trong thời đại hiện nay, vấn đề cạnh tranh
của các doanh nghiệp là ngày càng khốc liệt và sự phát triển để duy trì trong môi
trường cạnh tranh sòng phẳng như vũ bão là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
đơn vị.
2.3.2 Lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường kinh doanh (TOE)
2.3.2.1 Nội dung lý thuyết
Lý thuyết này được Tornatzky và Fleischer phát hiện đem vào sử dụng năm
1990 (xem hình 2.1) là khung nghiên cứu được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay về
hành vi đồng ý chấp nhận những sự thay đổi công nghệ mới của các đơn vị doanh
nghiệp. Ý tưởng và sự sáng tạo chung về mô hình đó là dễ dàng chấp nhận và đồng
ý thay đổi để đưa công nghệ mới vào hoạt động với sự chi phối của ba thành phần
chủ yếu đó là: sự có sẵn và những đặc tính đặc thù riêng của công nghệ, yếu tố tổ
chức như cấu trúc chính thức và phi chính thức, quy mô, đặc điểm là nhân tố thứ hai
và môi trường như đặc thù riêng từng ngành, cơ cấu thị trường, sự hỗ trợ và các quy
định, luật định của nhà nước là yếu tố cuối cùng (Baker, 2012).
34
Hình 2.1: Lý thuyết công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh
Nguồn: Baker (2012)
2.3.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu
Với việc vận dụng lý thuyết này cho ta thấy được những giải thích, phân tích
sự ảnh hưởng tác động của những yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường sản xuất
kinh doanh đến việc ứng dụng chấp nhận sự thay đổi có lộ trình phù hợp để đưa
công nghệ mới vào hoạt động.
Hiện giờ, ở trong nước thì các quy tắc về luật định, quy trình pháp luật hiện
nay về việc vận dụng CNTT trong đơn vị tổ chức doanh nghiệp hệ thống kế toán đã
được chỉnh sửa, cập nhật kịp thời, chấp nhận sửa đổi bổ sung liên tục để phù hợp
hơn với yêu cầu hội nhập không những ở trong nước mà còn phù hợp với thông lệ
quốc tế. Các đơn vị doanh nghiệp đa phần đã triển khai tự động hóa các công việc
công tác của phòng kế toán trên cơ sở nhập các dữ liệu kinh tế phát sinh để thực
Yếu tố công nghệ
Hệ thống thông tin
Đổi mới công nghệ
Yếu tố tổ chức
- Cấu trúc liên kết
chính thức và phi chính
thức
- Quá trình truyền
thông
- Quy mô
Yếu tố môi trường
- Đặc tính của ngành,
cơ cấu thị trường.
- Cơ sở thiết bị hạ
tầng CNTT
- Môi trường về pháp
lý
35
Con người
Công nghệ
Nhiệm vụ
Cơ cấu
hiện, phản ánh các nghiệp vụ về kế toán với phần mềm rất đa dạng phong phú và có
chiều sâu hiện nay. Những phần mềm kế toán phân biệt rất rõ ràng đa đạng về
chủng loại, số lượng, chất lượng tùy theo với mức giá khác nhau và trên cơ sở đó
được cân chỉnh một cách có khoa học với cơ cấu sản xuất từng đơn vị cũng như là
bảo đảm những điều kiện tối thiểu, tiêu chí của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế cũng như
của Luật thuế.
Bên cạnh đó lý thuyết này đã chứng minh rằng yếu tố công nghệ là quan
trọng nhất là cơ sở hạ tầng CNTT thích hợp với những gì hệ thống đang phát triển
của đơn vị tổ chức doanh nghiệp. Hơn nữa, yếu tố tổ chức cũng đóng vai trò then
chốt ảnh hưởng đến việc thay đổi công nghệ là vấn đề trọng tâm để bài luận văn
nghiên cứu vận dụng làm tiền đề để nhận định chính xác các nhân tố bên trong của
tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng chất lượng hệ thống TTKT.
2.3.3 Mô hình kim cương Leavitt 1965
2.3.3.1 Nội dung mô hình
Mô hình kim cương Leavitt về tổ chức giống như là nhân tố mà qua đó yếu
tố nhiệm vụ - công nghệ - con người và cơ cấu có một mối tương quan song hành,
tác động qua lại lẫn nhau, phản ánh được tính chất rất phức tạp của cả một hệ thống
chính trị xã hội văn hóa lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy được giữa bốn thành phần
này luôn phụ thuộc tác động qua lại song song với nhau. (Keen, 1981 and Williams
et al., 2013).
Hình 2.2: Mô hình kim cương Leavitt. Nguồn: Williams et al., (2013)
36
Con người: trong một tổ chức thì nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, do đó
trong yếu tố này nhấn mạnh đến vai trò con người là sản phẩm nguồn nhân lực hữu
ích có chất lượng của đơn vị tổ chức doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: là tích hợp những hoạt động tham gia trong quá trình cung ứng
sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đạt kết quả khả
quan nhất.
Cơ cấu: đề cập đến hệ thống công ty, các kênh thông tin liên lạc.
Công nghệ: bao gồm máy tính và các thiết bị phục vụ cho công việc.
Leavitt đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi trong một biến sẽ ảnh hưởng đến
các biến khác. Mô hình này có điểm hạn chế là chưa nói đến những tác động của
những nhân tố bên ngoài tác động vào về việc đem đến bất kỳ sự thay đổi thành
phần nào của tổ chức.
Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra thì bốn yếu tố
trên phải kết hợp, tác động qua lại lẫn nhau. Mô hình này có ý nghĩa giá trị của việc
thay đổi của bất kỳ yếu tố nào. Vậy muốn đạt được mục tiêu trên phải thực hiện cải
tiến không chỉ một yếu tố mà phải có sự kết hợp đồng thời, đồng bộ bốn yếu tố kể
trên một cách thường xuyên. Vì thế, để đảm bảo thông tin kế toán có chất lượng,
không chỉ phụ thuộc vào cơ cấu sẵn có mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong
đó công nghệ thông tin là một yếu tố điển hình.
2.3.3.2 Vận dụng mô hình vào nội dung nghiên cứu
Peter và cộng sự (2013) dựa vào mô hình kim cương Leavitt (1965) đã công
bố nghiên cứu về các biến độc lập và các chiều có ảnh hưởng đến HTTT thành công
bao gồm sự thỏa mãn của người dùng, cùng với việc điều tra hơn 600 bài viết, kết
quả của hơn 140 nghiên cứu, 43 biến tác động đến các chiều HTTT thành công, tiếp
theo sắp xếp các nhân tố dựa vào mô hình kim cương 1965 vào năm nhóm khác
như: đặc điểm (công việc, người sử dụng, xã hội, của dự án, tổ chức). Tiếp theo họ
nhấn mạnh có 15 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến HTTT thành công. Ngoài ra,
37
mô hình này cũng được Peter và cộng sự (2013) phân loại các nhân tố có tác động
đến HTTT thành công như là yếu tố nhiệm vụ là công việc được hỗ trợ bởi một
HTTT, con người là đặc điểm của người sử dụng và đặc điểm xã hội, yếu tố cơ cấu
là đặc điểm dự án và tổ chức, cuối cùng yếu tố công nghệ chính là HTTT.
Mô hình này có hữu ích cho bất cứ sự chuyển đổi với tất cả mọi hoạt động
nào. Đó là việc thiết lập quy trình giản đơn, hoàn thành cơ cấu hoặc phân tích ảnh
hưởng của việc thay đổi đến AIS trong thời điểm hiện nay. Đơn vị doanh nghiệp
muốn đạt được những thành công và hiệu quả đính kèm cần có sự tác động hỗ trợ
qua lại cho nhau và có tác dụng phân tích tổng hợp liên kết mắc xích từ bốn thành
phần yếu tố đã nêu phía trên. Nhân tố mạnh hay giảm sẽ phát triển thúc đẩy các
nhân tố khác giảm theo. Do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu bằng việc
thường xuyên chăm sóc cải thiện bốn nhân tố này để đạt được mục đích mà doanh
nghiệp đã đề ra. Mặt khác, mục tiêu rõ ràng nhất là chất lượng TTKT có được duy
trì điều này còn phụ thuộc vào nền móng cơ sở hạ tầng của CNTT và dựa vào hệ
thống cơ cấu về việc sắp xếp lại công việc sao cho khoa học phù hợp với từng nhân
sự, vận dụng nguồn nhân sự một cách hợp lý để thúc đẩy khả năng nâng cao nhận
biết của từng nhân sự và cuối cùng là vận hành AIS một cách hữu hiệu nhất.
2.3.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone and Mclean 2003
2.3.4.1 Nội dung lý thuyết
Chất lượng hiệu quả HTTT đã được khẳng định bởi chất lượng của HTTT và
đầu ra của HTTT (Delone and Mclean, 1992). Các nhân tố này có tác động ảnh
hưởng đến mức độ của việc vận dụng và sự tương tác ngược lại của người sử dụng
HTTT. Vì vậy, kết quả sự ảnh hưởng này tác động đến hành vi của người vận hành
nó và hiệu quả của tổ chức.
Hai nhà nghiên cứu đã nhận định kiểm tra, khảo sát, phân tích có 43 nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin và chúng được sắp xếp thành năm
vấn đề: nhiệm vụ, cá nhân, xã hội, dự án và đặc điểm tổ chức. Trong đó, yếu tố đặc
điểm lại dựa trên ba phương diện của sự chuyển đổi mô hình kim cương Leavitt (
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp than, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp than, HOTLuận văn: Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp than, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp than, HOT
 
Đề cương chi tiết đề tài kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Đề cương chi tiết đề tài kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thuĐề cương chi tiết đề tài kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Đề cương chi tiết đề tài kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
 
Đề tài ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
Đề tài  ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017Đề tài  ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
Đề tài ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán - Gửi miễn phí q...
Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán - Gửi miễn phí q...Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán - Gửi miễn phí q...
Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán - Gửi miễn phí q...
 
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôiĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tôĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN...MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN...
 

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAYĐề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghềLuận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
 
Đề tài: Ứng dụng kho dữ liệu để tích hợp dữ liệu hệ thống, HOT
Đề tài: Ứng dụng kho dữ liệu để tích hợp dữ liệu hệ thống, HOTĐề tài: Ứng dụng kho dữ liệu để tích hợp dữ liệu hệ thống, HOT
Đề tài: Ứng dụng kho dữ liệu để tích hợp dữ liệu hệ thống, HOT
 
Tác Động Của Các Thành Phần Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Làm Việc Của...
Tác Động Của Các Thành Phần Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Làm Việc Của...Tác Động Của Các Thành Phần Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Làm Việc Của...
Tác Động Của Các Thành Phần Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Làm Việc Của...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh TếLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện, 9đ
Luận văn: Chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện, 9đLuận văn: Chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện, 9đ
Luận văn: Chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện, 9đ
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚC THIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚC THIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KẾ TOÁN (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh” do tác giả nghiên cứu thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, mọi số liệu trình bày trong luận văn do tác giả nghiên cứu tìm tòi, phân tích, khảo sát thực tế và kết quả của bài nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào trước đây. Những phần tham khảo, kế thừa của những nhà nghiên cứu trước trong luận văn đều được trích dẫn một cách rõ ràng và đính kèm những đường link trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Phúc Thiên
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cần thiết của đề tài....................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................6 6. Bố cục của luận văn ..........................................................................................7 CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................8 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài...............................................................................8 1.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................11 1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ..........................................................15 1.4 Hướng nghiên cứu của tác giả.........................................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 01.......................................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................19 2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán .......................................19 2.1.1 Hệ thống ............................................................................................19 2.1.2 Hệ thống thông tin.............................................................................20 2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán ................................................................22 2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ..............................................23
  • 5. 2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT..................25 2.2.1 Chất lượng của hệ thống TTKT ........................................................25 2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ.................................................................27 2.2.3 Văn hóa tổ chức.................................................................................29 2.2.4 Cơ cấu tổ chức...................................................................................30 2.3 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................................................31 2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ...............................................................31 2.3.2 Lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường kinh doanh (TOE).......33 2.3.3 Mô hình kim cương Leavitt 1965......................................................35 2.3.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone and Mclean 2003 ...37 2.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................40 TÓM TẮT CHƯƠNG 02.......................................................................................42 CHƯƠNG 03: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................43 3.1 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................43 3.1.1 Nguồn số liệu sơ cấp .........................................................................43 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................43 3.1.3 Quy trình nghiên cứu.........................................................................44 3.2 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................46 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................46 3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ..................................................................47 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................48 3.3 Nghiên cứu chính thức....................................................................................53 3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................53 3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức.....................................54 3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu .................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 03.......................................................................................58 CHƯƠNG 04: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................59 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát.............................................................59 4.1.1 Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ................................................60
  • 6. 4.1.2 Phân tích nhân tố ...............................................................................62 4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................68 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu...........................................................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 04.......................................................................................76 CHƯƠNG 05: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................77 5.1 Kết luận...........................................................................................................77 5.2 Khuyến nghị....................................................................................................77 5.2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ.................................................................77 5.2.2 Cơ cấu tổ chức...................................................................................79 5.2.3 Văn hóa tổ chức.................................................................................80 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .........................................82 TÓM TẮT CHƯƠNG 05........................................................................................84 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT PHỤ LỤC III: PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC IV: TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC V: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC VI: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT AIMQ Accounting Information Model Quality (Mô hình đo lường chất lượng thông tin kế toán) AIS Accounting Information System (Hệ thống thông tin kế toán) BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin DNSX Doanh nghiệp sản xuất DSS Decision Support Systems (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định) EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ERP Enterprise resource planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) ESS Executive Support Systems (Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo) HTTT Hệ thống thông tin HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán IQA Information Quality Analysis (Phân tích chất lượng thông tin) KSNB Kiểm soát nội bộ MIS Management Information Systems (Hệ thống thông tin quản lý) PSP/IQ Product and Service Performance Model for Information Quality (Mô hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin) TAM Technology Acceptance Model (Mô hình chấp thuận công nghệ) TOE Technology – Organization – Environment (Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh) TPS Transaction Processing Systems (Hệ thống xử lý giao dịch) TTKT Thông tin kế toán
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo chất lượng hệ thống thông tin kế toán Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo Bảng 4.3: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tố ban đầu Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy Bảng 4.10: Bảng Anova Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh Hình 2.2: Mô hình kim cương Leavitt Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 1992 Hình 2.4: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 2003 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
  • 10. TÓM TẮT Hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý của một doanh nghiệp. Vì thế chất lượng của thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sử dụng và vì thế nếu thông tin có chất lượng sẽ dẫn đến những quyết định có chất lượng hơn. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng tác động của cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ lên chất lượng hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, tác giả đã tiến hành tham khảo, xây dựng, thiết kế mẫu bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã tham khảo xin ý kiến của những chuyên gia, cùng với đó là sự hỗ trợ, kết hợp của phần mềm SPSS 22, tác giả tiến hành phân tích kết quả với 172 doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả của việc nghiên cứu cho thấy có sự tác động tích cực cùng chiều của hệ thống kiểm soát nội bộ, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức lên chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Kết quả của bài nghiên cứu còn nhấn mạnh sự chú ý về tầm quan trọng của văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, và hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những nhân tố góp phần cải thiện chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Từ khóa: cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng hệ thống thông tin kế toán, doanh nghiệp sản xuất.
  • 11. ABSTRACT Accounting Information System (AIS) in some Vietnamese business organizations plays an important role in business management. Therefore the quality of information is vital to users. As a result, the more qualified information is, the better decisions can be. The study aims to define the impacts of organization’s structure, culture and internal control system on the quality of accounting information system in manufacturers in HCMC. To achieve the goals of this study, therefore, researchers have initiated surveys and built up questionnaires after being advised by experts and using SPSS 22 software. We have analyzed the results of 172 manufactures and businesses applying AIS in HCMC. The findings indicate that the positive impacts of organization’s structure, culture and internal control system go along with the quality of AIS. This also emphasizes that the factors of organization’s structure, culture and internal control system are of the most important which help improve the quality of AIS. Keywords: organizational structure, organizational culture, internal control system, quality of accounting information system, manufacturing enterprises.
  • 12. 1 1. Tính cần thiết của đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là nơi duy trì và tạo lập thông tin kế toán để các tổ chức phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, và chuẩn đoán các động thái của các hoạt động và tình hình tài chính (Anthony và cộng sự, 1994). Vì thế, nếu hệ thống thông tin kế toán (TTKT) không chất lượng, sẽ không có TTKT chất lượng (Sacer và cộng sự, 2006). Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT là vấn đề cần thiết để tìm ra công cụ kiểm soát tốt nhất nhằm làm giảm rủi ro, gia tăng độ tin cậy của thông tin hơn. Hệ thống thông tin kế toán (AIS) chặt chẽ giúp ngăn chặn những gian lận và sai sót một cách hiệu quả, là một phần quan trọng không thể tách rời trong vấn đề quản trị và quản lý những vấn đề bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Vì thế, những người làm công việc kế toán phải có sự hiểu biết tinh tường quá trình thiết kế, phát triển ứng dụng và tổ chức hệ thống TTKT. Cùng với sự phát triển của khoa học, tin học được áp dụng vào AIS, điều này không chỉ dừng ở phần mềm kế toán thông thường mà còn bao trùm tất cả hoạt động các khối phòng ban trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Tùy theo đặc thù của các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những quy trình khác nhau về hoạt động như: quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy trình thanh toán. Các quy trình thường hình thành do thói quen hoặc từ những quy định rời rạc. Một doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thì đây không phải là vấn đề gây cản trở lớn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển hoặc với những đơn vị quy mô vừa và lớn yêu cầu cần có một hệ thống thông tin kế toán minh bạch, rõ ràng trở nên cấp thiết trong quản trị kinh doanh. Sẽ không có một hệ thống TTKT tối ưu cho tất cả doanh nghiệp. Do đặc thù kinh doanh của mỗi đơn vị sản xuất khác nhau, không thể áp dụng AIS của đơn vị này cho đơn vị khác. Vì vậy, mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một AIS có bản sắc riêng.
  • 13. 2 Ngày nay, hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và của TP. HCM nói riêng đã đóng một vai trò hết sức hữu ích và quan trọng, không chỉ dừng lại ở việc ra quyết định, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát, mà còn đóng vai trò trong phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro. Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ AIS và chúng được sử dụng làm tiền đề cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả, một cách hợp lý đem lại lợi ích hài hòa lớn nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư bên trong cũng như bên ngoài và vai trò của báo cáo tài chính (BCTC) là kênh chuyển thông tin hiệu quả cho người bên ngoài cũng như bên trong tổ chức một cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh, H., 2009). Hệ thống thông tin kế toán (TTKT) còn là một hệ thống xử lý các nghiệp vụ và chuyển đổi dữ liệu kinh tế phát sinh thành TTKT phù hợp và tin cậy cho những người sử dụng trong việc hoạch định, lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Romney, Marshall, & Steinbart, 2012). Từ quan điểm của người dùng, hiệu quả của hệ thống TTKT quyết định chất lượng TTKT (Sacer et al., 2006). Những nghiên cứu trước đây đã được tiến hành tại các quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng kết quả của việc tăng hiệu suất, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động thông qua chất lượng AIS (Soudani, 2012). Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội có được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp một hệ thống TTKT kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những nhà quản lý, nhà lãnh đạo, người sử dụng đưa ra những phán đoán, phán quyết hoặc dự báo thông tin sẽ bị sai lệch (Baltzan, 2012). Những bất thường trong kế toán như là báo cáo tài chính bị thao túng đã làm ảnh hưởng đến mối lo ngại của công chúng, của cổ đông về việc xác định chất lượng thông tin tài chính kế toán ban hành. Một vài ví dụ điển hình như: Megan Media Holdings Berhad’s, người kiểm soát tài chính đã tham gia vào các hành vi gian lận bằng cách làm sai lệch doanh thu và làm sai lệch tình hình tài chính của doanh nghiệp (Norwani, Mohamad, & Chek, 2011). Một ví dụ khác là sự sụp đổ của Enron vào năm 2001 là vụ phá sản lớn nhất ở Mỹ đã gây chấn động trên toàn thế giới (Li, 2014). Mặt khác, theo Folger (2001), Enron liên quan đến hoạt
  • 14. 3 động phạm tội tài chính bằng cách che giấu những khoản nợ khổng lồ ra khỏi bảng cân đối tài chính, điều này đã đánh lừa các tài khoản liên quan đến tài chính. Mặt khác, các Giám Đốc của Enron đã biển thủ những quỹ đầu tư của những nhà đầu tư cũng như là trình bày một cách sai lệch báo cáo về thu nhập lợi nhuận, điều này dẫn đến báo cáo kế toán phản ánh không trung thực với các cổ đông. Việc cung cấp thông tin sai lệch với những bất thường trong kế toán tại Enron đã gây ra tổn thất, mất mát, nặng nề cho những cổ đông và các nhà đầu tư, những người mà phụ thuộc hoàn toàn về thông tin kế toán sai lệch (Pavel & Encontro, 2012). Hơn nữa, những vụ bê bối tài chính lớn đã nêu ở trên đây đã đưa ra những lời chỉ trích nặng nề trong bối cảnh nghề nghiệp kế toán hiện nay, người sử dụng thông tin đã thực sự giảm niềm tin vào sự trung thực và độ chính xác của thông tin kế toán (Istrate, 2010). Do đó, những nhà sử dụng BCTC cần có sự hiểu biết cơ bản chất lượng thông tin mà bộ phận kế toán đã cung cấp nhằm ngăn chặn việc giải thích sai, điều này có thể đem đến hậu quả là đưa ra các quyết định không đúng. Các nhà đầu tư thông thường đánh giá các quyết định của họ dựa trên BCTC được cung cấp hoặc công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vì vậy, họ luôn quan tâm đến chất lượng của thông tin kế toán được cung cấp. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại cho rằng BCTC là không thật sự hữu ích và cần thiết trong tiến trình quyết định đầu tư của họ, trong khi những nhà đầu tư khác lại cho rằng báo cáo tài chính chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu các thông tin cần thiết cho họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Đặc biệt, các nhà đầu tư Malaysia không tận dụng thông tin đầu tư từ các nguồn trực tuyến có sẵn, mà họ thích đưa ra những quyết định góp vốn đầu tư với lời khuyên từ gia đình, những người thân và bạn bè thân thiết của họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Điều này, dẫn đến hệ lụy sâu xa là các nhà đầu tư đã đánh mất niềm tin và không còn quá phụ thuộc vào những thông tin về tài chính được cung cấp. Chính vì vậy, bài nghiên cứu nhấn mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT. Rapina (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
  • 15. 4 hệ thống TTKT giữa các hợp tác xã ở Indonesia. (Muhamad Khalil Omar, Shakerin Ismail, Lee Pei Ying and Toh Chin Yau, 2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS giữa những doanh nghiệp tư nhân ở Malaysia, với các biến độc lập: cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và văn hóa tổ chức. Mặt khác, hiện nay các đề tài nghiên cứu trong nước, tác giả chưa tìm thấy có một nghiên cứu nào có sự kết hợp ba biến: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức. Trên cơ sở nghiên cứu của Omar, Ismail, Ying và Yau, tác giả muốn kiểm định lại những nhân tố này tác động như thế nào và tầm ảnh hưởng của chúng ra sao trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) ở TP. HCM. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đều tập trung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT tại TP.HCM/Bình Dương, tác giả chưa thấy có một nghiên cứu nào đi sâu vào một doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hay thương mại cụ thể. Vì những lý do trên và nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng hệ thống TTKT, nhiều tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về chất lượng AIS theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian và không gian nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên qua thống kê khảo sát, tác giả thấy rằng vẫn ít có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS của DNSX tại TP. HCM được thực hiện. Từ những phân tích phía trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tại TP. HCM. Mục tiêu cụ thể: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT trong các DNSX tại Tp. HCM.
  • 16. 5 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT trong các DNSX tại Tp. HCM. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết hai câu hỏi được đặt ra như sau: Câu hỏi 01: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT trong các DNSX tại Tp. HCM ? Câu hỏi 02: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT là như thế nào ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Tp. Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: là các DNSX tại Tp. HCM. Về thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng 11/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu định lượng, cụ thể là: Tác giả dựa vào lý thuyết cơ sở có sẵn và các nghiên cứu của các tác giả trước đây để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS tại các doanh nghiệp. Lấy ý kiến hoặc tư vấn của chuyên gia để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT trong DNSX tại TP. HCM. Khảo sát doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác
  • 17. 6 động đến chất lượng AIS tại TP.HCM, dự kiến số lượng cỡ mẫu doanh nghiệp cần thử nghiệm là 200 đơn vị. Đánh giá sự phù hợp giá trị, độ tin cậy qua việc áp dụng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính cho các biến được mã hóa với giả thuyết và mô hình để kiểm chứng lại dữ liệu. Kiểm định, đánh giá và xem xét sự phù hợp mô hình bằng việc phân tích phần mềm SPSS 22. 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn Về việc đóng góp lý thuyết: Kiểm định lại về tổ chức hệ thống TTKT tại các DNSX và các nhân tố ảnh hưởng đến AIS. Từ việc đúc kết các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả đưa ra mô hình của các nhân tố có ảnh hưởng chất lượng AIS. Luận văn thêm vào bằng chứng thực tế trong nhiều DNSX ở TP.HCM về các nhân tố: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức ảnh hưởng chất lượng AIS. Kiểm định mô hình phản ánh mối liên hệ các nhân tố đến tổ chức AIS trong DNSX, qua đó xác định mức độ tác động từng nhân tố đến tổ chức AIS từ các DNSX. Về việc đóng góp thực tiễn: Luận văn truyền tải luận chứng khoa học sẽ góp một phần nhỏ để giúp cho các nhà lãnh đạo tập trung, phát huy nhân tố, tham gia vào quá trình làm thế nào có thể nâng cao được chất lượng của AIS. Từ đó, nâng cao chất lượng AIS tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Qua đó, cũng đưa ra giải pháp hữu ích góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng AIS. Về ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các nhân tố có thể mang lại hiệu quả của một AIS. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có các định hướng, chính sách phù hợp trong việc đầu tư cho đơn vị mình một hệ thống sao cho hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
  • 18. 7 6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm các chương như: Chương 01: Tổng quan nghiên cứu Chương 02: Cơ sở lý thuyết Chương 03: Phương pháp nghiên cứu Chương 04: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 05: Kết luận và khuyến nghị
  • 19. 8 CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Hệ thống TTKT là một trong những nhân tố quan trọng nhất của một tổ chức. Những nhà quản trị thường dựa vào thông tin kế toán để đưa ra kết luận và quyết định một cách chính xác (Aldegis, 2018). Trong chương 01, tác giả sẽ phác thảo các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến AIS. Tiếp theo, ở chương 02 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết nền tảng để thiết lập xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 03, sau đó sẽ tiến hành thực hiện phân tích và đánh giá ở chương 04 và cuối cùng chương 05 sẽ thảo luận kết quả và khuyến nghị. 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Có nhiều nghiên cứu nước ngoài nói đến những nhân tố ảnh hưởng chất lượng của thông tin, ví dụ như Delone và Mclean (1992) về chất lượng của TTKT phụ thuộc và ảnh hưởng vào chất lượng AIS, hay nghiên cứu Lee và đồng sự (2002) nói về phương pháp luận làm nền tảng cho việc phân tích chất lượng thông tin (AIMQ). Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS rất khác nhau. Trong khi Ismail (2009) tìm thấy 3 nhân tố kiến thức kế toán của nhà quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm, hiệu quả tư vấn của các công ty kế toán, thì nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011) lại tìm thấy ba nhân tố: các nhà quản lý giàu kiến thức về công nghệ thông tin và kế toán, sử dụng nhiều chuyên gia bên trong và tổ chức nào lớn thì có sự phù hợp về AIS. Mặt khác, Rahayu (2012) chỉ có hai nhân tố đó là sự cam kết nhà quản trị cấp cao và chất lượng của dữ liệu. Rapina (2014) tìm thấy ba nhân tố: cam kết quản lý, văn hóa và cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, Carolina (2014) khảo sát 32 doanh nghiệp tại Indonexia, có ba nhân tố: ảnh hưởng, cam kết và cơ cấu ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT. Trong nghiên cứu Ismail (2009), tác giả khảo sát và phân tích kết quả thực hiện 771 DNSX nhỏ và vừa ở Malaysia với kết quả 30,1% bảng câu hỏi được trả lời. Trái lại, nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011), tác giả lại nghiên cứu định lượng trên 162 doanh nghiệp được khảo sát có 86,4% câu hỏi được trả lời, kết quả các
  • 20. 9 công ty có các nhà quản lý giàu kiến thức công nghệ thông tin và kế toán hơn, có nhiều chuyên gia bên trong hoặc quy mô lớn hơn thì sẽ có sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng xử lý thông tin trong AIS cao hơn. Tiêu biểu như nghiên cứu Rahayu (2012): tập hợp, thu thập dữ liệu với việc phỏng vấn tay đôi với trưởng bộ phận xử lý dữ liệu và thông tin tại văn phòng thuế ở Bandung và Jakarta. Bên cạnh đó, Hamdan (2014) nghiên cứu tại các cơ sở dịch vụ Syria để nghiên cứu vai trò của văn hóa so với sự thành công của AIS với phương pháp áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) với mô hình Delone và McLean, dữ liệu được thu thập từ 251 bảng câu hỏi từ các doanh nghiệp được phân tích khảo sát với phần mềm SPSS. Còn Budi và Nusa (2015), tác giả chỉ khảo sát 45 trường đại học, cao đẳng là đơn vị mẫu do đó cần triển khai nghiên cứu thêm ở các trường khác hoặc các vị trí khác nhau để củng cố nhằm làm gia tăng thêm tính tiêu biểu đại diện cho tổng thể. Aldegis (2018): đối tượng nghiên cứu là các nhân viên ở miền trung Indonexia với phương pháp là phân tích mô hình phương trình cấu trúc hồi quy. Rahayu (2012): khẳng định hai nhân tố: cam kết của nhà quản trị cấp cao và chất lượng dữ liệu có ảnh hưởng tới AIS, cụ thể sự cam kết ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu và AIS có tác động chất lượng TTKT. Theo Hamdan (2014): kết quả của việc nghiên cứu chỉ ra một mô hình tích hợp về sự liên hệ giữa văn hóa và chất lượng của AIS. Tiếp theo ở Indonexia, Wisan (2016) khảo sát sự ảnh hưởng văn hóa tổ chức đến chất lượng AIS với đối tượng là các nhân viên kế toán một số trường cao đẳng ở Indonexia và kết quả là văn hóa đóng vai trò quan trọng có tác động đáng kể trong việc cải thiện chất lượng AIS. Al-Hiyari (2013) kết luận: có mối quan hệ mật thiết đáng kể ba bên: nhân sự, chất lượng hệ thống TTKT và chất lượng TTKT, tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu khảo sát hạn chế là sinh viên ở Malaysia dựa trên phương pháp định tính, do đó hướng khảo sát tiếp theo trong tương lai nên mở rộng thêm các yếu tố khác, nên phân tích có sự lớn hơn về cơ sở dữ liệu, tiến hành ở nhiều thành phần khảo sát khác nhau, đề xuất mở rộng các yếu tố, áp dụng phương pháp định lượng. Aldegis (2018): kết quả khảo sát văn hóa ảnh hưởng chất lượng
  • 21. 10 AIS, còn Rapina (2014): kết quả sự cam kết quản lý, văn hóa, cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đáng kể chất lượng AIS. Mặt khác, Ferguson và Seow (2011) tác giả nghiên cứu 395 khảo sát trong lãnh vực AIS mười năm (1999-2009) ở 18 bài báo tạp chí có chất lượng, kết quả có 9 vấn đề chính đang là trọng tâm xu thế nghiên cứu AIS, đa phần là quản lý AIS và vấn đề tổ chức, đề cập đến sự khác nhau của các giai đoạn trong vòng đời chu kỳ phát triển của hệ thống với sự tham gia quản trị về việc sử dụng hệ thống sao cho có hiệu quả và khảo sát, đánh giá, phân tích những hoạt động tích cực của hệ thống khoảng 26%, quyết định chiếm 19% trong việc đánh giá, KSNB chiếm 21% đến việc thiết kế và đánh giá kiểm soát nội bộ trong AIS, phần còn lại là khuôn mẫu AIS, kế toán và tư vấn nghề, cơ sở dữ liệu, hệ thống của chuyên gia. Lee và cộng sự (2002) nghiên cứu phương pháp luận thuận tiện cho việc có cơ sở khảo sát đánh giá chất lượng của (AIMQ). AIMQ có 3 yếu tố: dụng cụ phân tích chất lượng thông tin (IQA), mô hình thực hiện sản phẩm - dịch vụ chất lượng thông tin (PSP/IQ) và công cụ để phân tích những khe hổng cần thiết để hướng tới chất lượng của thông tin được cải thiện. Kết quả việc nghiên cứu sẽ đem đến, cung cấp một hệ thống các cơ sở như lý luận, lý thuyết về chất lượng thông tin để qua đó có thể đưa ra các giải pháp và đo lường chất lượng thông tin tốt hơn và làm cơ sở cho việc khảo sát các thang đo. Còn Carolina (2014) kết quả là: cam kết của tổ chức tác động 62,17%, trong khi đó văn hóa chỉ 55,45% đến chất lượng AIS và cuối cùng mức độ tác động của cơ cấu chỉ đạt 23,16%, hạn chế: là nghiên cứu dựa vào dữ liệu DNSX, số lượng mẫu chưa đạt yêu cầu nên tính tổng quát cho tổng thể nền kinh tế Indonexia vẫn còn thấp. Sacer và Oluic (2013) lại nghĩ rằng công nghệ thông tin (CNTT) tác động đến cách thức AIS vận hành hoạt động ra sao, như thế nào, cách trình bày cũng như là xử lý, đóng góp và cuối cùng là cung cấp TTKT. Fitriati and Mulyani (2015), Anggadinicc (2008), Rapina (2015) cho thấy cam kết, cơ cấu và văn hóa tác động đến việc áp dụng mô hình thành công AIS ở Indonexia, trong nghiên cứu này thang đo sự cam kết và văn hóa tương đồng với nghiên cứu thang đo của Rapina (2014). Pornpandej Witaya (2012), tác giả nghiên cứu theo phương pháp định lượng với việc khảo sát khoảng 500 công ty niêm yết tại
  • 22. 11 Thái Lan với 23,8% bảng câu hỏi được trả lời, kết quả: tổ chức biết học và sự hỗ trợ của tổ chức sẽ nâng cao hiệu quả của AIS và hiệu quả của AIS sẽ làm tiền đề nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Tương tự nghiên cứu ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu trong nước xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS. Ví dụ: Nguyễn Bích Liên (2012) có 13 nhóm chi tiết ảnh hưởng: chính sách về nguồn nhân lực; môi trường kiểm tra - giám sát; văn hóa doanh nghiệp; chất lượng - kiểm soát; quản lý thay đổi; quy trình xử lý và chất lượng ERP; thiết bị, cơ sở hạ tầng; thử nghiệm hệ thống; huấn luyện và sự tham gia của thành viên doanh nghiệp; dữ liệu; năng lực đội dự án doanh nghiệp; năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; tầm nhìn, cam kết và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) đã đưa ra những nhân tố tác động của các công ty niêm yết đến chất lượng thông tin được niêm yết công bố, có 10 nhân tố bao gồm: quy mô của hội đồng quản trị; kiểm toán; địa điểm; độc lập của Ban Giám Đốc với Hội Đồng Quản Trị; cơ cấu vốn; khả năng thanh toán; khả năng sinh lời; quy mô công ty; loại hình kinh doanh; tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà nước. Mặt khác, Nguyễn Thị Thúy (2016), luận văn dựa vào quan điểm chất lượng thông tin theo mô hình thành công (Delone và McLcan, 1992) và kết hợp nhận diện các nhân tố tác động đến chất lượng theo quan điểm chất lượng. Bài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để điều tra và trải qua ba giai đoạn trước kiểm tra, kiểm tra thí điểm và cuộc khảo sát chính thức với kết quả: 8 nhân tố đều ảnh hưởng chất lượng AIS: cam kết của nhà quản lý, kiến thức công nghệ, kiến thức kế toán, phần mềm và các ứng dụng kế toán ảnh hưởng, dữ liệu, tham gia của nhân viên thực hiện AIS, đào tạo huấn luyện, văn hóa. Qua ba nghiên cứu của các tác giả như trên cho ta thấy được có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS, nhưng tóm lại các bài chưa thật sự sâu sát, đi sâu cô đọng vào một hoặc hai ba nhân tố nào đó, điều này làm cho người đọc chưa hiểu hết các vấn đề cụ thể của nhân tố.
  • 23. 12 Vì vậy, theo như Đào Ngọc Hạnh (2014) chỉ có ba nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS: tham gia của nhân viên, kiến thức công nghệ, cam kết của nhà điều hành trên địa bàn TP. HCM. Trong khi đó: Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả tìm thấy ba nhân tố: cơ cấu, văn hóa và cam kết tổ chức, chất lượng AIS tác động tích cực chất lượng TTKT. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), tác giả chỉ tìm ra hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS bao gồm văn hóa tổ chức và lãnh đạo chuyển đổi. Trong ba nghiên cứu của Đào Ngọc Hạnh, Trần Lê Thanh Thuyên và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, ba tác giả này cho ta một cách nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống AIS, nổi bật hơn cả là văn hóa và cơ cấu được các tác giả đề cập nhiều. Điều này, cũng là một bước tiến thuận lợi cho tác giả khi kiểm định lại một số nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS trong các DNSX tại TP. HCM. Về phương pháp nghiên cứu, đa phần các tác giả đều sử dụng phương pháp hỗn hợp, như Đào Ngọc Hạnh (2014), là định tính + định lượng với 140 mẫu quan sát, bảng câu hỏi gởi đến các kế toán viên ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. HCM. Đây là một nghiên cứu có tính hỗn hợp, tác giả dựa vào bảng tổng hợp lý thuyết trước, từ đó đưa ra đề xuất phác thảo mô hình phù hợp và thực hiện nghiên cứu thực tế theo mô hình bằng cách khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ thống kê. Còn Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả dùng phương pháp hỗn hợp đáp ứng mục tiêu hoàn thành luận văn, về định tính để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS và chất lượng TTKT, khảo sát và đề xuất chi tiết câu hỏi hợp lý đúng nhu cầu tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thực tế tại TP. HCM, về định lượng được thực hiện, đánh giá, kiểm tra các mô hình bằng việc thực hiện kiểm định BOOTHSTRAP, SEM, CFA, Cronbach’s Alpha. Ngoài ra, còn sử dụng những phương pháp so sánh lý thuyết cơ sở chất lượng AIS, bên cạnh đó cũng sử dụng mô hình kim cương Leavitt và hệ thống thông tin (HTTT) thành công Delone và Mclean để đánh giá ảnh hưởng qua lại với nhau của bốn yếu tố công nghệ, cơ cấu, nhiệm vụ và con người với mẫu khảo sát là 240 kế toán viên. Theo Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), tác giả cũng đã tiến hành thực hiện phân tích khảo sát kết quả
  • 24. 13 với mẫu là 203 doanh nghiệp đang ứng dụng AIS tại Bình Dương với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, từ đó tiến hành chính thức xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và sẽ được gởi đến qua email và gởi theo phương pháp trực tiếp đến cá nhân để thực hiện khảo sát, sau khi loại bảng câu hỏi không phù hợp, tác giả sử dụng công cụ SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu: trước tiên dùng hệ số Cronbach’s Alpha, EFA với KMO và Barlettt, CFA và SEM cũng được phân tích, cuối cùng kiểm định BOOTSTRAP. Tuy nhiên, Nguyễn Bích Liên (2012), sử dụng mô hình “hệ thống hoạt động” làm phương pháp nghiên cứu của mình để xác định những nhân tố, áp dụng phương pháp so sánh những lý thuyết cơ sở cơ bản, những nhận định và một số quan điểm những đơn vị uy tín cao, có tính quốc tế như Cobit để chọn quan điểm có chất lượng TTKT hiệu quả đạt yêu cầu với kết quả chất lượng thông tin phụ thuộc vào người sử dụng và hệ thống tạo lập thông tin. Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS rất khác nhau. Trong khi nghiên cứu của Trần Lê Thanh Thuyên (2017) cho thấy các biến cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức thực sự tác động chất lượng AIS đồng thời chất lượng AIS cũng tác động ảnh hưởng một cách tích cực chất lượng TTKT. Nhưng kết quả vẫn còn đó những hạn chế, mẫu chỉ là các đơn vị ở TP. HCM, không phân biệt loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ, chỉ nói doanh nghiệp chung chung với 200 mẫu, cho nên số lượng mẫu nhỏ chưa thật sự đại diện và đóng vai trò cho tổng thể, hơn nữa cũng chưa phân biệt ra được doanh nghiệp nào sử dụng ERP cũng như là phần mềm kế toán, ngoài ra tác giả có đề xuất với số lượng mẫu cao hơn để dữ liệu có kết quả phân tích một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Thứ hai nghiên cứu chỉ dựa vào ba nhân tố chưa bổ sung thêm như hành vi sử dụng hệ thống như nhân tố của con người, nhân tố trình độ chuyên môn, hướng tiếp theo nên mở rộng nhân tố, mô hình và tham khảo thêm các tài liệu có sẵn. Mặt khác, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), văn hóa và lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng tích cực lên chất lượng AIS, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, mặt khác, nghiên cứu còn nhấn mạnh sự quan trọng của văn hóa là một trong những
  • 25. 14 nhân tố góp phần cải thiện chất lượng AIS, từ đó góp phần cải thiện nâng cao chất lượng của thông tin kế toán. Mặt khác, vẫn còn có những mặt chưa đạt được như mong đợi như chỉ tập trung các nhân tố nội bộ chưa đề cập đến các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, nên mở rộng cỡ mẫu và khu vực thu thập dữ liệu có tính tổng quát hơn và để hạn chế gian lận, sai sót cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng AIS, qua đó kiểm định xem nhân tố KSNB có ảnh hưởng đến chất lượng AIS hay không. Mặc dù vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng AIS, nhưng vẫn còn đó những hạn chế: Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), đa số các doanh nghiệp Việt Nam có áp dụng AIS phục vụ quản lý tuy ở mức độ khác nhau nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị nội bộ công ty nhưng hạn chế: việc thực hiện chưa có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, với nghiên cứu trên ở doanh nghiệp trong nước chỉ thấy được thực trạng AIS, chưa thấy được các nhân tố nào ảnh hưởng tác động tới tính hiệu quả của AIS cũng như đánh giá hiệu quả của AIS trong các doanh nghiệp. Một vấn đề chung mà các nghiên cứu hay gặp phải đó là số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để kết luận vấn đề nghiên cứu như Đào Ngọc Hạnh (2014): số lượng các mẫu khảo sát chưa bao quát hết doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. HCM và mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được mức độ khá 49,3% sự biến động của chất lượng AIS từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM. Cũng vậy, Nguyễn Thị Thúy (2016): số lượng các mẫu khảo sát chưa bao quát hết được các doanh nghiệp ở TP. HCM và chỉ tập trung một phạm vi rất nhỏ là chất lượng AIS trong các doanh nghiệp tại TP. HCM và khả năng tổng quát hóa kết quả của việc nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại ở một số địa phương khác nhau. Trái lại, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) kết quả là thước đo cơ sở để áp dụng mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng thông tin được công bố rộng rãi của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, gợi mở những hướng các bước nghiên cứu sau này về kiểm
  • 26. 15 định lại các nhân tố và tác động đến chất lượng về việc công bố thông tin, qua đó cho thấy được tầm ảnh hưởng loại hoạt động này với sự hữu hiệu và hiệu quả thông tin chứng khoán tại Việt Nam. Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhận thấy: có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS, bên cạnh đó cũng có nhân tố có tác động mạnh chất lượng AIS và mọi nghiên cứu đều xoay quanh các nhân tố như cam kết nhà quản lý, văn hóa và cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có hạn chế như về phương pháp nghiên cứu: các tác giả đều sử dụng nghiên cứu hỗn hợp như định lượng và định tính. Trong khi đó, định tính là phỏng vấn những chuyên gia, vậy các chuyên gia mà các tác giả đã nêu có đủ độ tin cậy hay không vì hầu hết các chuyên gia mà những tác giả trước đề cập đều là những kế toán trưởng, chuyên viên kế toán của các công ty, tác giả ít thấy các chuyên gia như Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ của các trường Đại học hoặc các Giám Đốc điều hành - tài chính của những doanh nghiệp lớn, các công ty có thương hiệu nổi tiếng tại TP.HCM hoặc các vùng lân cận. Trong phương pháp nghiên định lượng cũng vậy, hầu hết các tác giả đều cho rằng số lượng cỡ mẫu nhỏ chưa đáp ứng được cho vấn đề nghiên cứu vì thời gian có hạn và cũng nên mở rộng cỡ mẫu lớn hơn, số lượng lớn hơn để nội dung nghiên cứu đạt chất lượng hơn. Điều này cũng mở ra cho tác giả khi nghiên cứu khảo sát cần chú trọng đầu tư về số lượng cỡ mẫu để bài nghiên cứu đạt kết quả và độ tin cậy có chất lượng và cao hơn. 1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất đối với những cổ đông đó là chất lượng AIS có thực sự đáng tin cậy hay không. Rất nhiều các tác giả ngoài nước cũng như trong nước đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS. Tuy nhiên, số lượng cũng như chất lượng và mức độ ảnh hưởng tác động của những nhân tố tại mỗi quốc gia là không hoàn toàn giống nhau. Có thể kể tên một vài nhân tố như CNTT, cam kết quản lý - tổ chức, nguồn lực nhân sự. Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam thì vấn đề chất lượng AIS đã được đề cập chú ý. Chất lượng AIS có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định
  • 27. 16 của người sử dụng thông tin. Từ nghiên cứu trước chỉ đang giai đoạn thống kê mô tả những nhân tố cũng như là phân biệt các mối tương quan với nhau, mức độ tác động những nhân tố đó. Mặt khác, khi áp dụng và kế thừa những thành tựu của các kết quả trước đây khi áp dụng thực hiện ở Việt Nam thì cần sự ràng buộc, sự lựa chọn, rõ ràng, vì đất nước của chúng ta vẫn còn có nhiều sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa. Hiện giờ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra và phân biệt sự quan trọng trong việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS. Song hạn chế là chỉ ở công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp như quy trình kế toán, đánh giá khảo sát xem xét thực trạng, bối cảnh của công ty. Mặt khác, cũng có nhiều nghiên cứu xoáy sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, chất lượng công bố thông tin, tuy vậy số lượng cũng như chất lượng nghiên cứu chưa nhiều, vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019) cũng đề cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, và theo tác giả tìm hiểu cũng chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam kiểm định xem nhân tố hệ thống KSNB ảnh hưởng ra sao đến chất lượng AIS. Vì vậy, qua những nghiên cứu của các tác giả trước đây, tác giả cũng đề xuất đưa biến hệ thống kiểm soát nội bộ kết hợp với biến cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức để kiểm định lại vào bài nghiên cứu của mình. 1.4 Hướng nghiên cứu của tác giả Với các phân tích đã được liệt kê trên đây, với quan điểm là học hỏi và kế thừa các thành tựu, các nghiên cứu trước, luận văn đi theo xu hướng là kiểm định lại xem những nhân tố nội bộ của doanh nghiệp có liên quan như thế nào đến chất lượng AIS dưới góc độ của những nhà sử dụng AIS trong những DNSX tại TP. HCM. Trong bài nghiên cứu, tác giả có thể dựa vào những lý thuyết, những lý thuyết cơ sở như mô hình kim cương Levitt, lý thuyết thông tin hữu ích với hy vọng xây dựng và mở rộng mô hình có thể đáng tin hơn, một cách đầy đủ, chính xác để kiểm định những nhân tố. Và kết quả là tiền đề cho các doanh nghiệp cân nhắc xem xét phối hợp hài hòa những đặc tính, tính chất riêng của mỗi doanh nghiệp cùng với việc có thể vận dụng AIS với cùng đích cuối cùng là đạt được mục tiêu chung của doanh
  • 28. 17 nghiệp là sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có chất lượng về mặt sản phẩm, từ đó chất lượng AIS trong công ty được nâng cao và khởi sắc.
  • 29. 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 01 Chương 01 đã phác thảo tổng hợp những cái nhìn tổng quát về các nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Từ việc khái quát này chính là tiền đề để tác giả xác định khe hổng cần phải nghiên cứu và hướng tiếp theo là đưa ra định hướng nghiên cứu. Chương 02 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến chất lượng AIS, các mô hình đo lường chất lượng và thông tin.
  • 30. 19 CHƯƠNG 02: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 01 đã giới thiệu khái quát tổng quan về chủ đề nghiên cứu luận văn có liên quan đến chất lượng AIS và những nhân tố được nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới. Chương 02 này sẽ mô tả trình bày những khái niệm, các định nghĩa như hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán, sau đó sẽ tổng hợp những lý thuyết cơ sở làm nền tảng cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS cũng như là đưa ra các mô hình có liên quan. 2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán 2.1.1 Hệ thống Theo Hall (2008), Stair và Reymolds (2010), Romney và Steinbart (2014), Susanto (2015). Hệ thống là một nhóm gồm hai hay nhiều thành phần liên kết với nhau hoặc bao gồm các hệ thống con nhằm phục vụ cho mục đích chung. Hay hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Các thành phần chủ yếu của một hệ thống: đầu vào, thu thập xử lý số liệu, đầu ra và cuối cùng là sự phản hồi hệ thống.
  • 31. 20 Nhập dữ liệu Xử lý dữ liệu Thông tin ra Lưu trữ dữ liệu Cấu trúc của hệ thống - hệ thống thông tin: Nguồn nhân lực Điều khiển thực hiện hệ thống Sơ đồ: Cấu trúc của hệ thống - hệ thống thông tin (Nguồn: Susanto, 2015) Các yếu tố đặc điểm một hệ thống là: Mục đích: Nêu ra được vấn đề mà một hệ thống tồn tại như thế nào và qua đó có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chúng. Phạm vi: xác định cái gì nằm trong và ngoài hệ thống. Môi trường: hầu hết các yếu tố đang ở bên ngoài hệ thống. Đầu vào: là những đối tượng và thông tin từ yếu tố môi trường bên ngoài để chuyển vào bên trong hệ thống. Đầu ra: là những thành phần và thông tin được đưa từ môi trường bên trong ra bên ngoài. Một hệ thống để đo lường chất lượng thì theo Stair and Reymolds (2010) có thể đo được bằng nhiều cách nhưng quan trọng nhất là phải kể đến tính hiệu quả và tính hữu hiệu. 2.1.2 Hệ thống thông tin 2.1.2.1 Khái niệm Nguồn vật liệu, phần cứng và bảo dưỡng Nguồn phần mềm các chương trình và thủ tục
  • 32. 21 Hệ thống thông tin (HTTT) là một tập hợp những nhân tố hoặc các thành phần có ảnh hưởng để thao tác thu thập xử lý phân tán dữ liệu, lưu trữ và thông tin cung cấp cơ chế phản hồi để đạt được những mục tiêu đề ra (Stair and Reymolds, 2010). Một hệ thống là một thực thể cố định hay còn được gọi là nơi để chứa nhiều thành phần hay phòng ban có tính hỗ trợ qua lại lẫn nhau và qua đó hoàn thành, đạt được một cũng như là một trong những mục tiêu đã được hoạch định sẵn có. Một HTTT được xem là một bộ các hệ thống con mà ở đó chúng có mối liên hệ, thực hiện những nhiệm vụ một cách tích hợp như là thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển đổi và phân phối kênh thông tin cho việc đề ra kế hoạch, hoạch định, giám sát, phân tích và cuối cùng là đưa ra quyết định và kiểm soát thông tin. Các thành phần cơ bản của HTTT: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, mạng, quy trình, nguồn nhân lực (Turban, 2007). Phân loại hệ thống thông tin: Theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing systems, TPS) Hệ thống thông tin quản lý (Management information systems, MIS) Hệ thống trợ giúp ra quyết định (Decision support systems, DSS) Hệ thống chuyên gia (Expert support systems, ESS) Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh (Information systems for competitive advantage, ISCA) 2.1.2.2 Vai trò của hệ thống thông tin Có 3 mục tiêu cơ bản: hỗ trợ chức năng giám sát điều hành của ban quản trị, ra quyết định cũng như là các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Các thành phần của hệ thống thông tin
  • 33. 22 Theo (Laudon and Laudon, 2011) có 3 thành phần chính của một hệ thống thông tin bao gồm: tổ chức, quản lý và CNTT. Trong đó, tổ chức: nguồn nhân lực của con người, cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nền chính trị của mỗi quốc gia và sau cùng là văn hóa. Về quản lý thì cũng bao gồm như tập hợp những công việc để ra quyết định tối ưu hóa, bên cạnh đó cũng lập ra những kế hoạch công việc để giải quyết những vấn đề. Còn công nghệ thông tin thì gồm phần cứng, phần mềm để quản lý dữ liệu nhưng cần kếp hợp với mạng. 2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán 2.1.3.1 Khái niệm Hệ thống TTKT là một hệ thống dùng để thu thập, ghi nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu để tạo ra kênh thông tin thích hợp cho những người ra quyết định (Romney and Steinbart, 2014). Một hệ thống TTKT bao gồm tài liệu, công nghệ, xử lý các dữ liệu và báo cáo cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo hoạch định các công việc trong và ngoài đơn vị (Hurt et al., 2008). Vậy có thể khẳng định rằng hệ thống TTKT là một hệ thống để thu thập và xử lý dữ liệu, lưu trữ, phân phối mọi thông tin dưới sự theo dõi, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của con người để qua đó cung cấp các thông tin thật sự hữu ích có chất lượng đối với mọi thành phần của tổ chức. 2.1.3.2 Thành phần hệ thống thông tin kế toán Hệ thống TTKT gồm sáu yếu tố: con người là nhân tố đầu tiên, là nhân tố quan trọng nhất của mọi hoạt động ( con người cũng giống như là người vận hành như là một dụng cụ có ích), quy trình và thủ tục (tập hợp, xử lý, lưu trữ), dữ liệu (mô tả về các công việc sản xuất kinh doanh của tổ chức), phần mềm (để xử lý cũng như là khôi phục dữ liệu), công nghệ thông tin cơ sở hạ tầng (như máy vi tính, mạng viễn thông), KSNB và an ninh (ngăn ngừa để dữ liệu không bị mất cắp).
  • 34. 23 2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán Có rất nhiều ý kiến không giống nhau về chất lượng hệ thống TTKT, theo (Stair and Reymolds, 2010) chất lượng AIS phải linh hoạt, hữu hiệu, hiệu quả, kịp thời và truy cập được. Và cũng theo (Laudon and Laudon, 2011) có 05 thông số để đo lường AIS như phạm vi rộng hay hẹp, thời gian có phù hợp hay không và chi phí của tổ chức có đáp ứng được nhu cầu hay không, chất lượng cũng như số lượng và rủi ro tổ chức gặp phải. Ngoài ra, theo (Omar và cộng sự, 2016): chất lượng AIS đo lường bằng quy trình tạo lập thông tin dựa vào chất lượng dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu và đầu ra. Mô hình đo lường phù hợp và hiệu quả nhất của HTTT tính đến giai đoạn hiện nay đó là mô hình HTTT Delone và Mclean năm 1992 & 2003. Thang đo của hai nhà nghiên cứu có chức năng rất linh hoạt, dễ dàng, đáng tin cậy, chất lượng dữ liệu thì quan trọng và có tính tích hợp. Mặt khác, (Wixom and Todd, 2005) và (Ong at al., 2009) cũng đo lường chất lượng HTTT bởi tính kịp thời, tin cậy, truy cập một cách dễ dàng, số liệu cũng tích hợp và linh hoạt. Và dựa trên nghiên cứu của các tác giả nêu trên cộng thêm của (Stair and Reymolds, 2010), (Laudon and Laudon, 2011), (Carolina, 2014) vận dụng những nhân tố như hữu hiệu, tổng hợp, linh hoạt và có độ uy tín cao để đo lường chất lượng hệ thống TTKT. Cũng vậy, (Susanto, 2015) đưa ra 03 thang đo chất lượng AIS gồm sự linh hoạt, tin cậy và tích hợp rất kịp thời. Hơn nữa, (Syaifullah, 2014) đo lường thông qua 03 khía cạnh: hiệu quả, hữu hiệu và tích hợp. Các thang đo chất lượng hệ thống TTKT nghiên cứu trước đây được liệt kê trong bảng 2.1:
  • 35. 24 Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo chất lượng AIS Thang đo chất lượng AIS Diễn giải Tác giả Tính tích hợp - Kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu, công việc nhằm mục đích đem đến sự thỏa mãn cho người vận hành chúng. - Được tích hợp từ nhiều công cụ, nguồn, đường truyền không giống nhau. Wixom and Todd, 2005 Ong et al., 2009 Carolina, 2014 Syaifullah, 2014 Susanto, 2015 Đáng tin cậy Hệ thống nhận định: hệ thống sẵn có cho người sử dụng bởi việc quản lý cơ sở hạ tầng và CNTT và mức độ hài lòng của người dùng. Delone and Mclean, 2003 Wixom and Todd, 2005 Ong et al., 2009 Carolina, 2014 Susanto, 2015 Tính linh hoạt - Kết quả của sự phát triển sản xuất kinh doanh bởi hệ thống được thiết lập có ích phù hợp cho những ai cần nó. - Sẽ đáp ứng sự chuyển đổi theo kỳ vọng của người vận hành hệ thống. Wixom and Todd, 2005 Ong et al., 2009 Stair and Reynolds, 2010 Carolina, 2014 Susanto, 2015
  • 36. 25 Hiệu quả Kết quả tối ưu được sử dụng về việc sử dụng những nguồn lực sẵn có. Stair and Reynolds, 2010 Carolina, 2014 Syaifullah, 2014 Hữu hiệu Đo lường khả năng thực hiện mức độ làm việc hệ thống đối với kế hoạch đã được đề ra ban đầu. Syaifullah, 2014 Truy cập được Kết xuất và truy cập dữ liệu một cách thuận tiện. Wixom and Todd, 2005 Ong et al., 2009 Stair and Reynolds, 2010 Kịp thời Luôn đáp ứng kịp thời vấn đề cung cấp thông tin của hệ thống. Delone and Mclean, 2003 Wixom and Todd, 2005 Ong et al., 2009 Stair and Reynolds, 2010 Tính thích nghi Delone and Mclean, 2003 Tính khả dụng Delone and Mclean, 2003 Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT 2.2.1 Chất lượng của hệ thống TTKT Theo Susanto (2013), một hệ thống TTKT là một hệ thống tích hợp với nhiều thành phần như phần cứng, phần mềm, thủ tục, cơ sở dữ liệu và hệ thống giao tiếp kết nối mạng. Hệ thống TTKT (AIS) được tạo ra để thu thập dữ liệu và xử lý chúng thành những thông tin có hữu ích và đáng tin cậy cho những người sử dụng thông
  • 37. 26 tin về kế toán tài chính. Sacer & Oluic (2013) đã lập luận: vấn đề chính để phát triển một AIS có hiệu quả là sản xuất ra các kênh thông tin có hữu ích cho việc đáp ứng các quyết định sản xuất kinh doanh. Wilikinson (2000) cũng đã giải thích rằng các AIS xử lý, chuyển đổi những dữ liệu về tài chính cần thiết thành những TTKT cho những người sử dụng bên trong cũng như là bên ngoài doanh nghiệp. Theo Anthony, Reese, & Herrenstein (1994), các đơn vị sử dụng hệ thống TTKT để lập ra những kế hoạch để đánh giá, và xác định hiệu quả của những hoạt động và điều kiện tài chính của họ. Mặt khác, theo Stair & Reynolds (2006), vấn đề vận hành quản lý của một tổ chức áp dụng hệ thống thông tin kế toán như là một phương tiện nhằm mục tiêu đạt được những ưu thế cạnh tranh. Ngoài ra, một AIS tích hợp hai hệ thống con chính và chủ yếu đó là hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị (Wikinson et al, 2000). Kieso và cộng sự (2011) đã giải thích rằng hệ thống TTKT tài chính được sử dụng để cung cấp kế toán và thông tin tài chính cho các bên có liên quan. Trong khi, một tổ chức hay một doanh nghiệp thực hiện AIS quản trị cung cấp những TTKT chất lượng và hữu ích cho những người sử dụng bên trong để đưa ra các quyết định quản trị hợp lý với tổ chức (Hansen & Mowen, 2007). Chất lượng AIS được trình bày và thể hiện thông qua đo lường những khả năng của nó về việc thiết lập và tạo ra đầu ra nhằm mục tiêu đáp ứng các yêu cầu cần thiết cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để có những quyết định phù hợp (Post & Anderson, 2003). Chất lượng TTKT còn dựa vào tính hữu hiệu của thông tin đối với những nhà sử dụng BCTC như là công cụ và quan điểm về mối quan tâm của họ (Penman, 2012). Cũng theo Baltzan (2012) một AIS có chất lượng tối ưu được tích hợp thông tin có những đặc tính, thuộc tính như chính xác, đầy đủ, nhất quán, so sánh và luôn luôn sẵn sàng đúng lúc. Theo Laudon & Laudon (2008), một AIS có chất lượng chỉ khi được thiết lập cho quá trình nhằm mục đích ra quyết sách bằng cách áp dụng một AIS phải có chất lượng vượt trội.
  • 38. 27 2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ Một hệ thống kiểm soát nội bộ chất lượng hiệu quả tác động một cách đáng kể đến sự thất bại hay thành công trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện giúp AIS tạo ra kênh thông tin có ích với sự phụ thuộc lớn hơn cho các đối tượng là người sử dụng (Neogy, 2014). Kiểm soát nội bộ là một quy trình và thực thi các chính sách nhằm mục đích duy trì quản lý thiết kế, quản trị thông tin và thông qua đó giúp doanh nghiệp có thể đạt được những chiến lược mục tiêu nhất định và nhiệm vụ công việc cụ thể của tổ chức trong một thời gian có sẵn (Elder et al, 2010). KSNB để đạt được hiệu quả là điều vô cùng cấp bách và quan trọng để một doanh nghiệp hay một tổ chức, công ty, cung cấp các sản phẩm là BCTC có liên quan đến số liệu một cách đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tuân thủ pháp luật, luật định và các quy định hiện hữu cũng như là luôn luôn bảo đảm trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả của đơn vị (Messier et al, 2006). Theo Bodnar & Hoopwod (2010), một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm năm thành phần chính bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát để giúp đỡ hỗ trợ hoàn thành những mục tiêu khác của đơn vị. Tổ chức cũng đã thiết kế KSNB xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bảo đảm rằng các chi tiết của hệ thống KSNB đã được vận hành thành công và có hiệu quả. Một hệ thống KSNB một khi được chuyên môn hóa bằng vi tính sẽ gồm có hai thành phần chính kiểm soát chung và ứng dụng. Mục đích chủ yếu của việc thiết kế KSNB là giám sát luôn luôn duy trì chất lượng của thông tin tránh khỏi những lỗi ở các khâu hoạt động như đầu vào, thu thập xử lý dữ liệu, đầu ra (O’Brien & Marakas, 2010). KSNB còn có chức năng không khác gì giống như một phương thức chắc chắn bảo đảm rằng mọi giao dịch đã được ghi chép lại một cách đầy đủ chính xác, rõ ràng và đặc biệt là không còn có những sai sót mang tính trọng yếu tại những tài khoản luôn luôn chính xác ở những kỳ kế toán phù hợp với mục tiêu là để lập BCTC trên cơ sở là phải tuân thủ các nguyên tắc của kế toán và pháp lý chuẩn mực có liên quan (Millchamp & Taylor, 2008). Kết quả của bài nghiên cứu từ
  • 39. 28 Neogy (2014), KSNB hợp lý còn có thể giúp đơn vị doanh nghiệp đạt được những thuộc tính cơ bản của TTKT cũng như là cung cấp các thông tin phù hợp hữu ích có liên quan và rõ ràng, đầy đủ, đáng tin cho ban quản trị để họ đưa ra các chính sách thực hiện các hoạt động công việc kinh doanh sản xuất hợp lý có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ khi được chuyên môn hóa với vi tính sẽ làm gia tăng chính xác chất lượng TTKT tài chính, điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho nhà quản trị quản lý chi tiêu giữ gìn tài sản như tiền mặt (Jones & Rama, 2003). Những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng luôn tồn tại mối quan hệ KSNB và chất lượng hệ thống TTKT (Fardinal, 2013). Hay nói cách khác, hệ thống KSNB là điều kiện cần và đủ là điều kiện tiên quyết để thiết lập những thông tin kế toán đáp ứng đủ điều kiện (Ivana và Ana, 2013). Cùng với sự duy trì tồn tại của một hệ thống KSNB hiệu quả, hữu hiệu và hiệu quả của AIS được nâng tầm cao hơn bằng cách ghi lại, xử lý các dữ liệu một cách hợp lý, bảo vệ các tài sản và tính chính xác về độ tin cậy của TTKT được tạo ra (O’Brien & Marakas, 2010). Hơn nữa, Guan (2006) giải thích rằng hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng cần được triển khai trong một hệ thống của kế toán để ngăn ngừa gian lận và giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi và sai sót có trọng yếu từ hệ thống thông tin. KSNB hữu hiệu có thể đảm bảo sự phù hợp của báo cáo tài chính nâng cao số lượng và chất lượng môi trường thông tin cho người dùng báo cáo tài chính (Kim, Song & Zhang, 2011). Tuy nhiên, việc thiết lập hệ thống KSNB có thể phải chịu chi phí cao hơn, đây sẽ là một gánh nặng lớn đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới sự hạn chế về quyền sở hữu hoặc nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, có một số vấn đề liên quan đến các hệ thống máy tính kế toán như virus, tin tặc, mất thông tin và mất điện (Ahmad, 2012). Có nhiều lỗi kế toán được phát hiện trong một hệ thống KSNB yếu hơn so với hệ thống KSNB mạnh (Iceman & Hilson, 2012). Arens (2008) tuyên bố rằng nếu có sự KSNB không phù hợp đối với hệ thống TTKT, điều đó có thể dẫn đến sự sai lệch của chuẩn mực kế toán với báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Doyle & McVay (2007), nó cho thấy sự thấp kém trong KSNB dẫn đến chất lượng tích lũy thấp cũng
  • 40. 29 như cung cấp thêm các bằng chứng thích hợp về sự tồn tại của mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và chất lượng TTKT. 2.2.3 Văn hóa tổ chức Leidner & Kayworth (2006) khẳng định: văn hóa tổ chức là thành phần quan trọng của AIS. Văn hóa được định nghĩa là các chuẩn mực, giá trị và niềm tin kiểm soát hành vi của các cá nhân trong một nhóm. Theo George và Jones (2012), văn hóa là một tập hợp chuỗi các giá trị, giả định, chuẩn mực và niềm tin chung chi phối sự tương tác của các nhân viên với nhau trong một khối tổ chức hoặc với những người bên ngoài tổ chức như nhà phân phối, khách hàng và những người khác. Văn hóa còn có nhiệm vụ chức năng như một cơ chế để hợp nhất các hoạt động của các cá nhân trong một tổ chức đến từ nhiều nền tảng khác nhau (Kreitner & Kinichi, 2003). Hơn nữa, văn hóa là một kiến thức xã hội mà nhân viên có thể học hỏi từ những người khác trong một tổ chức (Carolina, 2015). Các thành viên của tổ chức có thể có sự hiểu biết văn hóa đồng thuận thông qua việc chuyển giao kiến thức dưới hình thức giao tiếp và quan sát rõ ràng (Colquitt et al, 2011). Theo Kieso et al (2007), người ta thấy rằng việc áp dụng AIS phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa để phần hành hệ thống của kế toán có thể chạy một cách phù hợp. Stair và Reynold (2010) cũng nói rằng văn hóa có ảnh hưởng tác động đến hiệu suất và hiệu quả phát triển HTTT mới. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của Coles-Kemp (2009) cho thấy sự phát triển đa dạng của TTKT bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Tuy nhiên, do văn hóa tổ chức khác nhau có các tiêu chí khác nhau về việc thực hiện AIS, nó không thể hiển thị một bức tranh tổng thể về tác động của văn hóa đến hiệu quả AIS. Người quản trị sẽ luôn duy trì văn hóa cũ trong việc áp dụng các HTTT mới (Susanto, 2013). Kết quả của việc nghiên cứu đã được công bố và thực hiện trên những công ty có giao dịch niêm yết tại Iran của Salehi và Abdipour (2011) nhận thấy văn hóa tổ chức trở thành rào cản cho việc thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống TTKT.
  • 41. 30 Indeje & Zheng (2010) cũng tuyên bố rằng văn hóa tổ chức được xem xét về việc phát triển và triển khai AIS cũng như đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến HTTT ở tổ chức. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Young (2013), một nền văn hóa cá nhân dẫn đến sự gia tăng các lỗi kế toán và ý định thao túng thu nhập để đạt được mục tiêu mong muốn. Trong khi các kế toán viên trong tổ chức tập thể ít có khả năng vi phạm các chuẩn mực kế toán để làm sai lệch các con số để làm giảm thu nhập. Mặt khác, quản lý trong các tổ chức có khoảng cách quyền lực lớn đã cố tình can thiệp vào thực tiễn báo cáo tài chính và có thể ghi chèn lên các nguyên tắc kế toán mà cuối cùng dẫn đến sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, BCTC trong văn hóa khoảng cách quyền lực nhỏ sẽ ít có khả năng bị sai lệch về mặt vật chất (Chan, Lin, & Mo, 2003). 2.2.4 Cơ cấu tổ chức Theo Turban et al (2003), cơ cấu tổ chức là một nhân tố chính cần được xem xét đánh giá về việc phát triển hệ thống TTKT. Cơ cấu được định nghĩa chính thức là một sự sắp xếp của các phòng ban trong một tổ chức (Schermerhorn, 2011). Trong khi đó, theo Anggadini (2013), cấu trúc tổ chức là một khung mô tả sự phối hợp các nhiệm vụ thực hiện công việc giữa các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức. Cơ cấu tổ chức thể hiện mối quan hệ của trách nhiệm và quyền hạn kiểm soát sự tích hợp các hành động của nhân viên và hiệu suất để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Jones, 2010). Các nhà quản lý tham gia đồng hành vào công cuộc thiết kế và vận hành của tổ chức có tính đến một vài khía cạnh để phát triển và cải thiện cấu trúc của tổ chức (Rapina, 2014). Các khía cạnh của cấu trúc tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm công việc được chuyên môn hóa, phạm vi để kiểm soát, chuỗi chỉ huy, chính thức hóa và ủy quyền (Anggadini, 2013). Kieso et al (2007) tìm thấy rằng cấu trúc tổ chức đóng vai trò quan trọng về việc xác định việc thực hiện thành công hệ thống TTKT. Nghiên cứu từ Nagappan et al (2009) cho thấy cấu trúc tổ chức liên quan đến sự tương tác các phòng ban trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của AIS. Ví dụ, theo Salehi và
  • 42. 31 Abdipour (2011), người ta thấy rằng cấu trúc tổ chức có thể cản trở việc áp dụng các AIS của các công ty. Mukherji (2002) đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ tương hỗ giữa cơ cấu và AIS và chúng phụ thuộc lẫn nhau cho sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp. Theo Scott (2011), ngày càng có nhiều HTTT phức tạp được thiết lập và xây dựng với cấu trúc tổ chức phân cấp lớn hơn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cơ cấu tổ chức được thành lập như một trong những rào cản đối với việc triển khai hệ thống thông tin kế toán trong các công ty niêm yết (Salehi & Abdipour, 2011). Kết quả, các AIS sẽ không thể chạy và hoạt động điều hành phù hợp khi thiếu sự hỗ trợ của cơ cấu về việc phát triển và triển khai hệ thống TTKT (Bouwens & Abernethy, 2000). 2.3 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Theo tác giả đã liệt kê công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó kết quả của các nghiên cứu cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS là không giống nhau và mỗi tác giả sẽ lại tìm thấy một vài nhân tố mới trong mô hình. Có nhân tố trong nghiên cứu này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng AIS, nhưng ở nghiên cứu khác thì không. Và cũng có trường hợp nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng AIS nhưng ở nghiên cứu khác thì không và ra kết quả khác. Vì thế, nhằm củng cố phát triển giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích các lý thuyết cơ sở có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các lý thuyết này sẽ làm gia tăng thêm bằng chứng thuyết phục hơn cho đề tài nghiên cứu của luận văn. Một số lý thuyết, mô hình được đề cập trong bài là: Lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết công nghệ tổ chức môi trường kinh doanh, mô hình kim cương Leavitt 1965, mô hình HTTT thành công Delone và Mclean 1992-2003. 2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 2.3.1.1 Nội dung lý thuyết Theo (Godfrey et al, 2003): “ Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán quy phạm được sử dụng như một cơ sở lý luận để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế
  • 43. 32 toán hiện hành của chuẩn mực báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn kế toán quốc tế của nhiều kế toán quốc gia trong nước cũng như trên thế giới. Lý thuyết này nhấn mạnh và đề cập các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính như là một công cụ hữu hiệu thông tin hữu ích và phù hợp cho những nhà quản trị, nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích này cũng đề cập đến những khái niệm, những định nghĩa về cân bằng lợi ích – chi phí là một khía cạnh quan trọng cần xem xét đến khi thiết lập các tiêu chuẩn”. Lý thuyết thông tin hữu ích xuất hiện với tiêu chí hữu ích về quyết định, cụ thể là định hướng nhằm mục đích vào việc vận dụng các nguồn lực, những TTKT có chất lượng hữu ích để nhằm mục đích đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp và chính xác (Tollerson, 2012). Qua việc thông qua các định hướng để đề ra các quyết định có tính chất phù hợp, các luận điểm hiện nay về kế toán đã được di chuyển luân phiên từ nguyên tắc chuẩn mực kế toán sang hiệu quả của một quá trình mà ở đó thông tin đã được có sẵn. Vì lý do mất phương hướng đặc điểm thông tin những đối tượng, vì thế những đối tượng ở bên ngoài thường hay dựa vào các TTKT đã được niêm yết trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc báo cáo kiểm toán hàng năm như là một phương thức quan trọng về việc ra các quyết định đầu tư kinh tế lãnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, chất lượng AIS được xây dựng thiết lập thông thường phải dựa trên lý thuyết cơ sở hữu ích có chất lượng của thông tin, qua đó sẽ đảm bảo được về việc phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị doanh nghiệp trong việc ra các quyết định luôn được kịp thời và chính xác. 2.3.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu Vận dụng lý thuyết này có nội hàm ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm chuyển đổi cơ bản việc đánh giá phân tích chất lượng TTKT của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng TTKT với mục tiêu ban đầu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đối tượng sử dụng thông tin và với mục tiêu như vậy các nhà quản trị bắt đầu điều chỉnh
  • 44. 33 xem xét cách vận dụng và vận hành AIS sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất, qua đó làm gia tăng thêm việc thu thập các thông tin thực sự là hữu dụng đối với người có liên quan cũng như là người trực tiếp sử dụng. Bên cạnh đó, lý thuyết cho thấy được việc làm rõ hơn các mục đích các công việc một cách cụ thể và hoạt động công việc kế toán là thước đo, là tiền đề cho việc hoạch định những chính sách các kế hoạch, những chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc đánh giá đo lường chất lượng TTKT do AIS cung cấp, qua đó cũng đem đến một môi trường cạnh tranh hữu ích lành mạnh về TTKT được phân tích đánh giá đúng với ý nghĩa giá trị vốn có hiện nay, mặt khác trong thời đại hiện nay, vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp là ngày càng khốc liệt và sự phát triển để duy trì trong môi trường cạnh tranh sòng phẳng như vũ bão là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp đơn vị. 2.3.2 Lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường kinh doanh (TOE) 2.3.2.1 Nội dung lý thuyết Lý thuyết này được Tornatzky và Fleischer phát hiện đem vào sử dụng năm 1990 (xem hình 2.1) là khung nghiên cứu được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay về hành vi đồng ý chấp nhận những sự thay đổi công nghệ mới của các đơn vị doanh nghiệp. Ý tưởng và sự sáng tạo chung về mô hình đó là dễ dàng chấp nhận và đồng ý thay đổi để đưa công nghệ mới vào hoạt động với sự chi phối của ba thành phần chủ yếu đó là: sự có sẵn và những đặc tính đặc thù riêng của công nghệ, yếu tố tổ chức như cấu trúc chính thức và phi chính thức, quy mô, đặc điểm là nhân tố thứ hai và môi trường như đặc thù riêng từng ngành, cơ cấu thị trường, sự hỗ trợ và các quy định, luật định của nhà nước là yếu tố cuối cùng (Baker, 2012).
  • 45. 34 Hình 2.1: Lý thuyết công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh Nguồn: Baker (2012) 2.3.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu Với việc vận dụng lý thuyết này cho ta thấy được những giải thích, phân tích sự ảnh hưởng tác động của những yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường sản xuất kinh doanh đến việc ứng dụng chấp nhận sự thay đổi có lộ trình phù hợp để đưa công nghệ mới vào hoạt động. Hiện giờ, ở trong nước thì các quy tắc về luật định, quy trình pháp luật hiện nay về việc vận dụng CNTT trong đơn vị tổ chức doanh nghiệp hệ thống kế toán đã được chỉnh sửa, cập nhật kịp thời, chấp nhận sửa đổi bổ sung liên tục để phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập không những ở trong nước mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các đơn vị doanh nghiệp đa phần đã triển khai tự động hóa các công việc công tác của phòng kế toán trên cơ sở nhập các dữ liệu kinh tế phát sinh để thực Yếu tố công nghệ Hệ thống thông tin Đổi mới công nghệ Yếu tố tổ chức - Cấu trúc liên kết chính thức và phi chính thức - Quá trình truyền thông - Quy mô Yếu tố môi trường - Đặc tính của ngành, cơ cấu thị trường. - Cơ sở thiết bị hạ tầng CNTT - Môi trường về pháp lý
  • 46. 35 Con người Công nghệ Nhiệm vụ Cơ cấu hiện, phản ánh các nghiệp vụ về kế toán với phần mềm rất đa dạng phong phú và có chiều sâu hiện nay. Những phần mềm kế toán phân biệt rất rõ ràng đa đạng về chủng loại, số lượng, chất lượng tùy theo với mức giá khác nhau và trên cơ sở đó được cân chỉnh một cách có khoa học với cơ cấu sản xuất từng đơn vị cũng như là bảo đảm những điều kiện tối thiểu, tiêu chí của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế cũng như của Luật thuế. Bên cạnh đó lý thuyết này đã chứng minh rằng yếu tố công nghệ là quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng CNTT thích hợp với những gì hệ thống đang phát triển của đơn vị tổ chức doanh nghiệp. Hơn nữa, yếu tố tổ chức cũng đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến việc thay đổi công nghệ là vấn đề trọng tâm để bài luận văn nghiên cứu vận dụng làm tiền đề để nhận định chính xác các nhân tố bên trong của tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng chất lượng hệ thống TTKT. 2.3.3 Mô hình kim cương Leavitt 1965 2.3.3.1 Nội dung mô hình Mô hình kim cương Leavitt về tổ chức giống như là nhân tố mà qua đó yếu tố nhiệm vụ - công nghệ - con người và cơ cấu có một mối tương quan song hành, tác động qua lại lẫn nhau, phản ánh được tính chất rất phức tạp của cả một hệ thống chính trị xã hội văn hóa lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy được giữa bốn thành phần này luôn phụ thuộc tác động qua lại song song với nhau. (Keen, 1981 and Williams et al., 2013). Hình 2.2: Mô hình kim cương Leavitt. Nguồn: Williams et al., (2013)
  • 47. 36 Con người: trong một tổ chức thì nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, do đó trong yếu tố này nhấn mạnh đến vai trò con người là sản phẩm nguồn nhân lực hữu ích có chất lượng của đơn vị tổ chức doanh nghiệp. Nhiệm vụ: là tích hợp những hoạt động tham gia trong quá trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đạt kết quả khả quan nhất. Cơ cấu: đề cập đến hệ thống công ty, các kênh thông tin liên lạc. Công nghệ: bao gồm máy tính và các thiết bị phục vụ cho công việc. Leavitt đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi trong một biến sẽ ảnh hưởng đến các biến khác. Mô hình này có điểm hạn chế là chưa nói đến những tác động của những nhân tố bên ngoài tác động vào về việc đem đến bất kỳ sự thay đổi thành phần nào của tổ chức. Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra thì bốn yếu tố trên phải kết hợp, tác động qua lại lẫn nhau. Mô hình này có ý nghĩa giá trị của việc thay đổi của bất kỳ yếu tố nào. Vậy muốn đạt được mục tiêu trên phải thực hiện cải tiến không chỉ một yếu tố mà phải có sự kết hợp đồng thời, đồng bộ bốn yếu tố kể trên một cách thường xuyên. Vì thế, để đảm bảo thông tin kế toán có chất lượng, không chỉ phụ thuộc vào cơ cấu sẵn có mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó công nghệ thông tin là một yếu tố điển hình. 2.3.3.2 Vận dụng mô hình vào nội dung nghiên cứu Peter và cộng sự (2013) dựa vào mô hình kim cương Leavitt (1965) đã công bố nghiên cứu về các biến độc lập và các chiều có ảnh hưởng đến HTTT thành công bao gồm sự thỏa mãn của người dùng, cùng với việc điều tra hơn 600 bài viết, kết quả của hơn 140 nghiên cứu, 43 biến tác động đến các chiều HTTT thành công, tiếp theo sắp xếp các nhân tố dựa vào mô hình kim cương 1965 vào năm nhóm khác như: đặc điểm (công việc, người sử dụng, xã hội, của dự án, tổ chức). Tiếp theo họ nhấn mạnh có 15 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến HTTT thành công. Ngoài ra,
  • 48. 37 mô hình này cũng được Peter và cộng sự (2013) phân loại các nhân tố có tác động đến HTTT thành công như là yếu tố nhiệm vụ là công việc được hỗ trợ bởi một HTTT, con người là đặc điểm của người sử dụng và đặc điểm xã hội, yếu tố cơ cấu là đặc điểm dự án và tổ chức, cuối cùng yếu tố công nghệ chính là HTTT. Mô hình này có hữu ích cho bất cứ sự chuyển đổi với tất cả mọi hoạt động nào. Đó là việc thiết lập quy trình giản đơn, hoàn thành cơ cấu hoặc phân tích ảnh hưởng của việc thay đổi đến AIS trong thời điểm hiện nay. Đơn vị doanh nghiệp muốn đạt được những thành công và hiệu quả đính kèm cần có sự tác động hỗ trợ qua lại cho nhau và có tác dụng phân tích tổng hợp liên kết mắc xích từ bốn thành phần yếu tố đã nêu phía trên. Nhân tố mạnh hay giảm sẽ phát triển thúc đẩy các nhân tố khác giảm theo. Do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu bằng việc thường xuyên chăm sóc cải thiện bốn nhân tố này để đạt được mục đích mà doanh nghiệp đã đề ra. Mặt khác, mục tiêu rõ ràng nhất là chất lượng TTKT có được duy trì điều này còn phụ thuộc vào nền móng cơ sở hạ tầng của CNTT và dựa vào hệ thống cơ cấu về việc sắp xếp lại công việc sao cho khoa học phù hợp với từng nhân sự, vận dụng nguồn nhân sự một cách hợp lý để thúc đẩy khả năng nâng cao nhận biết của từng nhân sự và cuối cùng là vận hành AIS một cách hữu hiệu nhất. 2.3.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone and Mclean 2003 2.3.4.1 Nội dung lý thuyết Chất lượng hiệu quả HTTT đã được khẳng định bởi chất lượng của HTTT và đầu ra của HTTT (Delone and Mclean, 1992). Các nhân tố này có tác động ảnh hưởng đến mức độ của việc vận dụng và sự tương tác ngược lại của người sử dụng HTTT. Vì vậy, kết quả sự ảnh hưởng này tác động đến hành vi của người vận hành nó và hiệu quả của tổ chức. Hai nhà nghiên cứu đã nhận định kiểm tra, khảo sát, phân tích có 43 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin và chúng được sắp xếp thành năm vấn đề: nhiệm vụ, cá nhân, xã hội, dự án và đặc điểm tổ chức. Trong đó, yếu tố đặc điểm lại dựa trên ba phương diện của sự chuyển đổi mô hình kim cương Leavitt (